Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 06/05/2025
118. Khuyên người khác sống tu đức hoặc nói năng hòa nhã thì là đi vòng vèo, nhưng chính mình bày tỏ sự lương thiện thì mới là đường tắt.
(Thánh Senica)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:40 06/05/2025
34. ĐẠP BẸP HỒ LÔ
Có một quán rượu đưa ra quy định như sau: phàm khách đến mua rượu hoặc uống rượu, chỉ cần nói rượu chua thì sẽ bị ông ta cột lại dưới gốc cây và trừng phạt.
Một hôm, có một đạo sĩ vác cái hồ lô to tổ bố vào tiệm rượu, nhìn thấy có người bị cột dưới gốc cây thì hỏi tại sao như vậy. Chủ quán trả lời:
- “Hắn ta hại tôi, nói là rượu của tôi chua nên bị phạt.”
Đạo sĩ nói:
- “Xin đưa tôi một ly uống thử xem sao?”
Chủ tiệm đến rót rượu, đạo sĩ uống một miếng và vội vàng chạy khỏi, chủ quán vì không nghe đạo sĩ nói rượu chua nên rất phấn khởi, liên nói lớn:
- “Ngài quên cái hồ lô rồi.”
Đạo sĩ vừa chạy vừa nói:
- “Ta không cần, ta không cần, ông giữ lại đạp bẹp nó làm bảng hiệu bán giấm !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 34:
Thời nay các cửa hàng quốc doanh thường nói khách hàng như là thượng đế, nhưng khi khách hàng hỏi mua lượng giá thì bị nhân viên bán hàng mắng như tát nước vào mặt thượng đế; thời nay người ta cạnh tranh nhau để moi tiền của thượng đế, nhưng khi thượng đế phê bình hàng hóa không tốt và cung cách phục vụ của nhân viên bán hàng chưa lịch sự, thì bị các bảo vệ có tính cô hồn dập vào mặt thượng đế.
Không phải khách hàng là thượng đế, nhưng túi tiền của khách hàng mới là thượng đế; không phải người ta vì thượng đế mà phục vụ, nhưng vì túi tiền của thượng đế mà phục vụ.
Người Ki-tô hữu không gọi khách hàng là thượng đế, nhưng họ nhìn thấy thượng đế là Đức Chúa Giê-su trong con người của khách hàng, nên phục vụ họ với thái độ yêu thương và hòa nhã; người Ki-tô hữu không gọi khách hàng là thượng đế, nhưng vẫn cứ phục vụ họ cách vui vẻ ân cần, vì họ -khách hàng- là anh em chị em của họ trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô…
Bắt khách trói dưới gốc cây chỉ vì khách chê rượu của mình chua là hành động của kẻ gian ác, cô hồn; đạo sĩ bỏ chạy lập tức quên cả hồ lô khi nếm rượu, là người khôn ngoan biết hậu quả giữa chữ “chua” và chữ “giấm” thì khác nhau rất xa…
Người Ki-tô hữu càng khôn ngoan hơn khi hiểu rõ hậu quả giữa chữ thật và chữ nịnh thì khác nhau xa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một quán rượu đưa ra quy định như sau: phàm khách đến mua rượu hoặc uống rượu, chỉ cần nói rượu chua thì sẽ bị ông ta cột lại dưới gốc cây và trừng phạt.
Một hôm, có một đạo sĩ vác cái hồ lô to tổ bố vào tiệm rượu, nhìn thấy có người bị cột dưới gốc cây thì hỏi tại sao như vậy. Chủ quán trả lời:
- “Hắn ta hại tôi, nói là rượu của tôi chua nên bị phạt.”
Đạo sĩ nói:
- “Xin đưa tôi một ly uống thử xem sao?”
Chủ tiệm đến rót rượu, đạo sĩ uống một miếng và vội vàng chạy khỏi, chủ quán vì không nghe đạo sĩ nói rượu chua nên rất phấn khởi, liên nói lớn:
- “Ngài quên cái hồ lô rồi.”
Đạo sĩ vừa chạy vừa nói:
- “Ta không cần, ta không cần, ông giữ lại đạp bẹp nó làm bảng hiệu bán giấm !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 34:
Thời nay các cửa hàng quốc doanh thường nói khách hàng như là thượng đế, nhưng khi khách hàng hỏi mua lượng giá thì bị nhân viên bán hàng mắng như tát nước vào mặt thượng đế; thời nay người ta cạnh tranh nhau để moi tiền của thượng đế, nhưng khi thượng đế phê bình hàng hóa không tốt và cung cách phục vụ của nhân viên bán hàng chưa lịch sự, thì bị các bảo vệ có tính cô hồn dập vào mặt thượng đế.
Không phải khách hàng là thượng đế, nhưng túi tiền của khách hàng mới là thượng đế; không phải người ta vì thượng đế mà phục vụ, nhưng vì túi tiền của thượng đế mà phục vụ.
Người Ki-tô hữu không gọi khách hàng là thượng đế, nhưng họ nhìn thấy thượng đế là Đức Chúa Giê-su trong con người của khách hàng, nên phục vụ họ với thái độ yêu thương và hòa nhã; người Ki-tô hữu không gọi khách hàng là thượng đế, nhưng vẫn cứ phục vụ họ cách vui vẻ ân cần, vì họ -khách hàng- là anh em chị em của họ trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô…
Bắt khách trói dưới gốc cây chỉ vì khách chê rượu của mình chua là hành động của kẻ gian ác, cô hồn; đạo sĩ bỏ chạy lập tức quên cả hồ lô khi nếm rượu, là người khôn ngoan biết hậu quả giữa chữ “chua” và chữ “giấm” thì khác nhau rất xa…
Người Ki-tô hữu càng khôn ngoan hơn khi hiểu rõ hậu quả giữa chữ thật và chữ nịnh thì khác nhau xa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 07/05: Quyền năng của Đức Giêsu Phục Sinh – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:15 06/05/2025
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
Hồi ấy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giu-đê và Sa-ma-ri.
Có mấy người sùng đạo chôn cất ông Tê-pha-nô và khóc thương ông thảm thiết.
Còn ông Sao-lô thì cứ phá hoại Hội Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục.
Vậy những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa.
Ông Phi-líp-phê xuống một thành miền Sa-ma-ri và rao giảng Đức Ki-tô cho dân cư ở đó. Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Phi-líp-phê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng kiến những dấu lạ ông làm. Thật vậy, các thần ô uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều người trong số những kẻ bị chúng ám. Nhiều người tê bại và tàn tật được chữa lành. Trong thành, người ta rất vui mừng.
Đó là lời Chúa
Chiên tôi thì nghe, biết và theo tôi
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
03:20 06/05/2025
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH NĂM C : GA 10,27-30
7Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không cai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30Tôi và Chúa Cha là một.”
CHIÊN TÔI THÌ NGHE, BIẾT VÀ THEO TÔI
Chúa nhật Thứ tư Phục sinh mỗi năm trở lại như là ngày của Mục tử và của ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi Linh mục và tu sĩ. Trong cả ba năm, sách bài đọc Tin Mừng luôn công bố một đoạn lấy từ chương 10 thánh Gio-an. Trong đoạn ngắn được phụng vụ hôm nay cắt từ chương đó, tương quan giữa Mục tử Giê-su và đoàn chiên Giáo Hội được xác định dựa trên loạt động từ và kiểu nói đặc trưng : nghe, biết, theo, ban sự sống đời đời, không diệt vong, không cướp được.
1. Lắng nghe Mục tử và Cha Người.
Qua chùm từ ngữ này, được liên kết với nhau bởi một sợi chỉ thiêng liêng sáng ngời, có thể xây dựng câu chuyện toàn bộ về ơn gọi Ki-tô hữu. Ơn gọi này xuất phát từ một tiếng nói vang lên bên ngoài chúng ta : “Những kẻ không tìm Ta, Ta đã cho chúng gặp; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy” (Rm 10,20). Ơn Thiên Chúa đi trước mọi tính toán cá nhân và phá vỡ sự im lặng của tâm thức, y như lời sáng tạo của Người đã phá vỡ sự im lặng của hư vô vậy. Do đó con người phải “lắng nghe”; và chúng ta biết rằng trong ngôn ngữ Kinh Thánh, động từ này chất chứa nhiều âm vang cũng như bao hàm việc gắn bó, vâng phục, chọn lựa sự sống.
Nhưng trước khi lắng nghe Đức Ki-tô, cần phải nhắm mắt một chút. Như vừa thấy, một giọng nói muốn thấu đến chúng ta. Không những từ bên trên những tiếng động của cuộc đời mà cả từ bên trên những xì xào phù phiếm hay xấu xa của con tim chúng ta.
Ngay trước lời khẳng định đầy âu yếm của mình, “chiên của tôi thì nghe tiếng tôi”, Đức Giê-su đã có với người Do-thái một cuộc trao đổi gay gắt : “Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói thẳng cho chúng tôi biết – Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin.” Người đã chẳng nói với những từ mà trong bầu khí đầy xúc cảm của một cuộc tranh luận, rất có thể bị giải thích sai lạc, song đã nói qua mọi hành vi của mình : “Những việc tôi làm làm chứng cho tôi” (x. Ga 10,24-25)
Giờ đây Đức Giê-su nói với chúng ta qua các chữ của Tin Mừng nhưng cũng tiếp tục nói qua các hành vi và qua chính bản chất Con Thiên Chúa của Người nữa. Chỉ cần mở một cuốn Tin Mừng ra, ai nấy đều có thể thấy và nghe Người, tuy nhiên lắm kẻ vẫn mù quáng và điếc đặc.
Vì có một khó khăn trong vấn đề nghe. Thánh Gio-an bảo ta rằng chẳng phải những “dấu chỉ” (các phép lạ) hay các từ ngữ làm chúng ta gắn bó sâu xa với Đức Giê-su. Phải có một kiểu trong sáng của con mắt và lỗ tai, tự do của trí óc, sẵn sàng của quả tim. Đến cùng Người với nhiều ý tưởng làm sẵn, với lắm tâm tình tiêu cực, sẽ có nguy cơ biến độc giả Tin Mừng thành những một kẻ nhìn mù quáng và kẻ nghe điếc lác. Chỉ duy những ai rất sẵn sàng mới nhận được tác động của con người ấy, mới thật sự nghe được tiếng nói ấy.
Vậy là phải tin để tin? Phải được chinh phục trước? Chúng ta đã suy ngắm mầu nhiệm này bao lần rồi. Chúng ta biết phải chú ý đến độ nào tới ơn lôi kéo đến cùng Đức Ki-tô và phải tích cực đến độ nào để khai thác ơn ấy. Công việc nội tâm kép này biến ta thành “một con chiên nghe tiếng Người.” Lúc ấy, các dấu chỉ trở nên rõ ràng, và lời Người mở lòng ta đón nhận đức tin. Chúng ta biết nghe Người vì chúng ta “theo Người.”
Khi nghe tiếng Người, chúng ta nghe một tiếng khác, tiếng của Chúa Cha : “Chúa Cha và tôi là một.” Vốn sắp làm cho người Do-thái giận dữ (“Họ lấy đá để ném Đức Giê-su”, c.31), khẳng định này đẩy chúng ta vào trong một thái độ lắng nghe đầy kinh ngạc thán phục : khi Đức Giê-su nói, thì chính tiếng nói của Chúa Cha thấu đến chúng ta ! Có lẽ chính trong Thánh lễ Giáng sinh mà ta đọc được bản văn đẹp nhất về vấn đề này : “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào những ngày sau hết này, Thiên Chúa đã phán với chúng ta qua một Người Con… mà nhờ Người Con ấy, Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ” (mở đầu thư Hip-ri).
Chớ bao giờ quên điều rất chắc chắn này : trong các lời của Đức Giê-su rung lên sự thật của Thiên Chúa và lòng âu yếm của Thiên Chúa. Nhưng Người cũng có nhiều đòi hỏi đấy chứ? Đúng ! song chúng ta có tin Thiên Chúa là tình yêu chăng? Nếu tin thì, vì Đức Giê-su là tiếng nói của tình yêu ấy, ta có thể đón nhận các đòi hỏi ấy như thành phần của cùng sứ điệp tình yêu.
2. Hiểu biết và bước theo Mục tử.
Bấy giờ mới thiết lập một mối hiệp thông thân mật và sâu xa giữa Đức Ki-tô và môn đệ; mối hiệp thông này được xác định bởi một từ Kinh Thánh quan trọng : “biết”. Sự hiểu biết này bao gồm trí tuệ, trái tim, hành động và ở sâu bên trong con người đến độ trở thành trên miệng Đức Giê-su của Gio-an chính định nghĩa về sự sống đời đời : “Sự sống đời đời là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa thật duy nhất, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô” (17,3). Con người đã nghe, làm cho mình được Thiên Chúa nhận biết và đã nhận biết Thiên Chúa thì “theo” Đức Ki-tô như Mục tử độc nhất của mình. Việc bước theo này phải là thường nhật và liên tục, kể cả khi ở chân trời thấp thoáng bóng chó sói sẵn sàng cấu xé xác ta và dày vò hồn ta. Giây phút đó xuất hiện trong tâm trí chúng ta hai động từ khác của đoạn về Mục tử : chúng ta sẽ không bao giờ “diệt vong” và chẳng ai có thể “cướp” chúng ta khỏi bàn tay chắc chắn và toàn năng của Đức Ki-tô được.
Sự an toàn này dựa trên thần tính của Đức Ki-tô, Đấng vốn “làm một với Chúa Cha” : thật thế, ngay từ trong Cựu Ước đã có tuyên bố về Thiên Chúa rằng “không ai có thể giật cái gì khỏi bàn tay của Người được” (x. Is 43,13). Sự an toàn này được diễn tả rõ ràng bởi Phao-lô trong một thánh thi đặt vào cuối thư Rô-ma chương 8 : “Tôi tin chắc rằng : cho dù là sự chết hay sự sống, thiên sứ hay quản thần, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hoặc bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (8,38-39). Niềm thanh thản này từng được xác nhận bởi một con người mới thoạt nhìn xem ra như bị nuốt chửng trong miệng sự dữ. Đó là Rosanna Benzi (1948-1991), một phụ nữ Ý bị giam mình ngay từ tuổi trẻ trong buồng phổi thép (hay “lá phổi sắt”). Được phát minh từ những năm 1920, "lá phổi sắt" là máy thở áp lực hỗ trợ các bệnh nhân bại liệt không thể tự hô hấp do virus làm tê liệt khối cơ ở ngực. Với chiều dài hơn 2m và cân nặng khoảng 320kg, nó hoạt động như một thiết bị thông gió, làm giãn nở và mở rộng các lá phổi. Khi đóng máy, bệnh nhân chỉ để lộ đầu ra ngoài. Từ nơi đó Rosanna Benzi đã làm báo, viết sách an ủi nhiều người và đã nói lên câu này : “Tôi bằng lòng, tôi hãnh diện vì đã không để mình bị đánh bại. Tôi chẳng có gì tiếc nuối. Tôi lập lại rằng tôi hạnh phúc vì đã sống 20 năm nay và sẵn sàng sống những năm tháng còn lại cách bình thản theo thánh ý Thiên Chúa. Bình thản và vui tươi !” Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII từng viết thư cảm ơn, khen ngợi và ban phép lành cho cô.
Mục tiêu ơn gọi Ki-tô hữu, thật thế, không tối tăm hay bất định nhưng nằm trong câu cuối cùng được Mục tử Giê-su thốt lên : “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời.” Trong ngôn ngữ Gio-an, “sự sống đời đời” không ám chỉ một khoảng thời gian vô tận, một sự bất tử của linh hồn như lời dạy của các triết gia Hy-lạp, nhưng trái lại là chính sự sống thần linh, sự sống của Đấng Đời Đời, là mối hiệp thông cuộc sống, bình an, hữu thể với chính Thiên Chúa. Lắng nghe Thiên Chúa nơi Đức Giê-su chắc chắn là dấn thân trên những con đường khó khăn nhưng dẫn đến sự sống : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; chúng theo tôi và tôi ban cho chúng sự sống đời đời.”
Việc mô tả cách biểu tượng kinh nghiệm này được thấy trong bài đọc 2 hôm nay (Kh 7,9.14-17), bài đọc làm sáng lên trong trí chúng ta một bức tranh hoành tráng. Trong bức tranh đó, đoàn lũ đông đảo các môn đệ thuộc mọi miền, mọi thời và mọi nền văn hóa của hành tinh chúng ta không còn đói khát, không còn bị tổn thương bởi các biến động của thiên nhiên và lịch sử, không còn nếm biết vị đắng của nước mắt, không còn phải uống thuốc độc của thần chết, vì Thiên Chúa đã ban cho mọi tín hữu của Người “nguồn nước trường sinh.”
Đó là lúc hiệp thông trọn hảo với Thiên Chúa, bỏ lại sau mình thời gian trong đó đã họ đã phải đắm mình trong máu của thử thách, của đau khổ và của gian truân vì tham dự vào cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô. Giờ đây họ khoác lên y phục sáng chói như của thiên thần trong ngày Chúa sống lại (x. Lc 24,4). Từ đây họ ở trong niềm vui và trên họ căng ra chiếc lều đầy sao của bầu trời, hình ảnh Đền thờ thiên quốc hoàn hảo trong đó Thiên Chúa sẽ hiện diện, hiện diện không như một phản ảnh cần chiêm ngắm trong một tấm gương, nhưng tỏ tường, diện đối diện (x. 1Cr 13,12).
7Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không cai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30Tôi và Chúa Cha là một.”
CHIÊN TÔI THÌ NGHE, BIẾT VÀ THEO TÔI
Chúa nhật Thứ tư Phục sinh mỗi năm trở lại như là ngày của Mục tử và của ơn gọi, đặc biệt là ơn gọi Linh mục và tu sĩ. Trong cả ba năm, sách bài đọc Tin Mừng luôn công bố một đoạn lấy từ chương 10 thánh Gio-an. Trong đoạn ngắn được phụng vụ hôm nay cắt từ chương đó, tương quan giữa Mục tử Giê-su và đoàn chiên Giáo Hội được xác định dựa trên loạt động từ và kiểu nói đặc trưng : nghe, biết, theo, ban sự sống đời đời, không diệt vong, không cướp được.
1. Lắng nghe Mục tử và Cha Người.
Qua chùm từ ngữ này, được liên kết với nhau bởi một sợi chỉ thiêng liêng sáng ngời, có thể xây dựng câu chuyện toàn bộ về ơn gọi Ki-tô hữu. Ơn gọi này xuất phát từ một tiếng nói vang lên bên ngoài chúng ta : “Những kẻ không tìm Ta, Ta đã cho chúng gặp; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy” (Rm 10,20). Ơn Thiên Chúa đi trước mọi tính toán cá nhân và phá vỡ sự im lặng của tâm thức, y như lời sáng tạo của Người đã phá vỡ sự im lặng của hư vô vậy. Do đó con người phải “lắng nghe”; và chúng ta biết rằng trong ngôn ngữ Kinh Thánh, động từ này chất chứa nhiều âm vang cũng như bao hàm việc gắn bó, vâng phục, chọn lựa sự sống.
Nhưng trước khi lắng nghe Đức Ki-tô, cần phải nhắm mắt một chút. Như vừa thấy, một giọng nói muốn thấu đến chúng ta. Không những từ bên trên những tiếng động của cuộc đời mà cả từ bên trên những xì xào phù phiếm hay xấu xa của con tim chúng ta.
Ngay trước lời khẳng định đầy âu yếm của mình, “chiên của tôi thì nghe tiếng tôi”, Đức Giê-su đã có với người Do-thái một cuộc trao đổi gay gắt : “Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói thẳng cho chúng tôi biết – Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin.” Người đã chẳng nói với những từ mà trong bầu khí đầy xúc cảm của một cuộc tranh luận, rất có thể bị giải thích sai lạc, song đã nói qua mọi hành vi của mình : “Những việc tôi làm làm chứng cho tôi” (x. Ga 10,24-25)
Giờ đây Đức Giê-su nói với chúng ta qua các chữ của Tin Mừng nhưng cũng tiếp tục nói qua các hành vi và qua chính bản chất Con Thiên Chúa của Người nữa. Chỉ cần mở một cuốn Tin Mừng ra, ai nấy đều có thể thấy và nghe Người, tuy nhiên lắm kẻ vẫn mù quáng và điếc đặc.
Vì có một khó khăn trong vấn đề nghe. Thánh Gio-an bảo ta rằng chẳng phải những “dấu chỉ” (các phép lạ) hay các từ ngữ làm chúng ta gắn bó sâu xa với Đức Giê-su. Phải có một kiểu trong sáng của con mắt và lỗ tai, tự do của trí óc, sẵn sàng của quả tim. Đến cùng Người với nhiều ý tưởng làm sẵn, với lắm tâm tình tiêu cực, sẽ có nguy cơ biến độc giả Tin Mừng thành những một kẻ nhìn mù quáng và kẻ nghe điếc lác. Chỉ duy những ai rất sẵn sàng mới nhận được tác động của con người ấy, mới thật sự nghe được tiếng nói ấy.
Vậy là phải tin để tin? Phải được chinh phục trước? Chúng ta đã suy ngắm mầu nhiệm này bao lần rồi. Chúng ta biết phải chú ý đến độ nào tới ơn lôi kéo đến cùng Đức Ki-tô và phải tích cực đến độ nào để khai thác ơn ấy. Công việc nội tâm kép này biến ta thành “một con chiên nghe tiếng Người.” Lúc ấy, các dấu chỉ trở nên rõ ràng, và lời Người mở lòng ta đón nhận đức tin. Chúng ta biết nghe Người vì chúng ta “theo Người.”
Khi nghe tiếng Người, chúng ta nghe một tiếng khác, tiếng của Chúa Cha : “Chúa Cha và tôi là một.” Vốn sắp làm cho người Do-thái giận dữ (“Họ lấy đá để ném Đức Giê-su”, c.31), khẳng định này đẩy chúng ta vào trong một thái độ lắng nghe đầy kinh ngạc thán phục : khi Đức Giê-su nói, thì chính tiếng nói của Chúa Cha thấu đến chúng ta ! Có lẽ chính trong Thánh lễ Giáng sinh mà ta đọc được bản văn đẹp nhất về vấn đề này : “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào những ngày sau hết này, Thiên Chúa đã phán với chúng ta qua một Người Con… mà nhờ Người Con ấy, Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ” (mở đầu thư Hip-ri).
Chớ bao giờ quên điều rất chắc chắn này : trong các lời của Đức Giê-su rung lên sự thật của Thiên Chúa và lòng âu yếm của Thiên Chúa. Nhưng Người cũng có nhiều đòi hỏi đấy chứ? Đúng ! song chúng ta có tin Thiên Chúa là tình yêu chăng? Nếu tin thì, vì Đức Giê-su là tiếng nói của tình yêu ấy, ta có thể đón nhận các đòi hỏi ấy như thành phần của cùng sứ điệp tình yêu.
2. Hiểu biết và bước theo Mục tử.
Bấy giờ mới thiết lập một mối hiệp thông thân mật và sâu xa giữa Đức Ki-tô và môn đệ; mối hiệp thông này được xác định bởi một từ Kinh Thánh quan trọng : “biết”. Sự hiểu biết này bao gồm trí tuệ, trái tim, hành động và ở sâu bên trong con người đến độ trở thành trên miệng Đức Giê-su của Gio-an chính định nghĩa về sự sống đời đời : “Sự sống đời đời là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa thật duy nhất, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô” (17,3). Con người đã nghe, làm cho mình được Thiên Chúa nhận biết và đã nhận biết Thiên Chúa thì “theo” Đức Ki-tô như Mục tử độc nhất của mình. Việc bước theo này phải là thường nhật và liên tục, kể cả khi ở chân trời thấp thoáng bóng chó sói sẵn sàng cấu xé xác ta và dày vò hồn ta. Giây phút đó xuất hiện trong tâm trí chúng ta hai động từ khác của đoạn về Mục tử : chúng ta sẽ không bao giờ “diệt vong” và chẳng ai có thể “cướp” chúng ta khỏi bàn tay chắc chắn và toàn năng của Đức Ki-tô được.
Sự an toàn này dựa trên thần tính của Đức Ki-tô, Đấng vốn “làm một với Chúa Cha” : thật thế, ngay từ trong Cựu Ước đã có tuyên bố về Thiên Chúa rằng “không ai có thể giật cái gì khỏi bàn tay của Người được” (x. Is 43,13). Sự an toàn này được diễn tả rõ ràng bởi Phao-lô trong một thánh thi đặt vào cuối thư Rô-ma chương 8 : “Tôi tin chắc rằng : cho dù là sự chết hay sự sống, thiên sứ hay quản thần, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hoặc bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (8,38-39). Niềm thanh thản này từng được xác nhận bởi một con người mới thoạt nhìn xem ra như bị nuốt chửng trong miệng sự dữ. Đó là Rosanna Benzi (1948-1991), một phụ nữ Ý bị giam mình ngay từ tuổi trẻ trong buồng phổi thép (hay “lá phổi sắt”). Được phát minh từ những năm 1920, "lá phổi sắt" là máy thở áp lực hỗ trợ các bệnh nhân bại liệt không thể tự hô hấp do virus làm tê liệt khối cơ ở ngực. Với chiều dài hơn 2m và cân nặng khoảng 320kg, nó hoạt động như một thiết bị thông gió, làm giãn nở và mở rộng các lá phổi. Khi đóng máy, bệnh nhân chỉ để lộ đầu ra ngoài. Từ nơi đó Rosanna Benzi đã làm báo, viết sách an ủi nhiều người và đã nói lên câu này : “Tôi bằng lòng, tôi hãnh diện vì đã không để mình bị đánh bại. Tôi chẳng có gì tiếc nuối. Tôi lập lại rằng tôi hạnh phúc vì đã sống 20 năm nay và sẵn sàng sống những năm tháng còn lại cách bình thản theo thánh ý Thiên Chúa. Bình thản và vui tươi !” Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII từng viết thư cảm ơn, khen ngợi và ban phép lành cho cô.
Mục tiêu ơn gọi Ki-tô hữu, thật thế, không tối tăm hay bất định nhưng nằm trong câu cuối cùng được Mục tử Giê-su thốt lên : “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời.” Trong ngôn ngữ Gio-an, “sự sống đời đời” không ám chỉ một khoảng thời gian vô tận, một sự bất tử của linh hồn như lời dạy của các triết gia Hy-lạp, nhưng trái lại là chính sự sống thần linh, sự sống của Đấng Đời Đời, là mối hiệp thông cuộc sống, bình an, hữu thể với chính Thiên Chúa. Lắng nghe Thiên Chúa nơi Đức Giê-su chắc chắn là dấn thân trên những con đường khó khăn nhưng dẫn đến sự sống : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; chúng theo tôi và tôi ban cho chúng sự sống đời đời.”
Việc mô tả cách biểu tượng kinh nghiệm này được thấy trong bài đọc 2 hôm nay (Kh 7,9.14-17), bài đọc làm sáng lên trong trí chúng ta một bức tranh hoành tráng. Trong bức tranh đó, đoàn lũ đông đảo các môn đệ thuộc mọi miền, mọi thời và mọi nền văn hóa của hành tinh chúng ta không còn đói khát, không còn bị tổn thương bởi các biến động của thiên nhiên và lịch sử, không còn nếm biết vị đắng của nước mắt, không còn phải uống thuốc độc của thần chết, vì Thiên Chúa đã ban cho mọi tín hữu của Người “nguồn nước trường sinh.”
Đó là lúc hiệp thông trọn hảo với Thiên Chúa, bỏ lại sau mình thời gian trong đó đã họ đã phải đắm mình trong máu của thử thách, của đau khổ và của gian truân vì tham dự vào cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô. Giờ đây họ khoác lên y phục sáng chói như của thiên thần trong ngày Chúa sống lại (x. Lc 24,4). Từ đây họ ở trong niềm vui và trên họ căng ra chiếc lều đầy sao của bầu trời, hình ảnh Đền thờ thiên quốc hoàn hảo trong đó Thiên Chúa sẽ hiện diện, hiện diện không như một phản ảnh cần chiêm ngắm trong một tấm gương, nhưng tỏ tường, diện đối diện (x. 1Cr 13,12).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bí Tích Thêm Sức _ Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California
Magarita Nguyễn Phương Lan
00:53 06/05/2025
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức GX Đức Mẹ La Vang Fresno California do Đức Giám Mục Joseph V. Brennan 5/4/2025
XEM HÌNH
XEM HÌNH
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn gọi Linh mục và Tu sĩ trong Giáo hội hôm nay
Lm Thái Nguyên
06:34 06/05/2025
ƠN GỌI LINH MỤC VÀ TU SĨ TRONG GIÁO HỘI HÔM NAY
I. MỞ ĐẦU
• Bối cảnh xã hội và văn hóa hiện đại
• Mục tiêu đề tài: Làm sáng tỏ nền tảng thần học – Kinh Thánh về ơn gọi, cho thấy thực trạng ơn gọi hiện nay, và đề xuất hướng canh tân – phát triển.
II. NỀN TẢNG THẦN HỌC VÀ KINH THÁNH VỀ ƠN GỌI
1. Một sự chọn lựa thần linh, không phải là tuyển dụng nhân sự
2. Ơn gọi là nhiệm mầu tình yêu, không phải vì công trạng
3. Ơn gọi là lời mời gọi đáp lại tình yêu, không phải là nghĩa vụ
4. Tính siêu việt và nhưng không của ơn gọi
III. THỰC TRẠNG ƠN GỌI HÔM NAY
1. Những tín hiệu tích cực
• Sự tăng trưởng tại Á Châu và Phi Châu
• Khát vọng sống đời dâng hiến của giới trẻ
2. Những thách đố lớn
• Khủng hoảng căn tính linh mục – tu sĩ
• Chủ nghĩa cá nhân – hưởng thụ
• Thiếu nâng đỡ từ gia đình và cộng đoàn
3. Suy giảm số lượng tại nhiều nơi
• Tình trạng báo động tại Âu – Mỹ
• Nhu cầu cấp thiết phải canh tân mục vụ ơn gọi
4. Tình hình tại Việt Nam: Ổn định nhưng chuyển biến
a. Tương đối ổn định nhưng không đồng đều
b. Thách đố từ xã hội hiện đại
c. Thiếu môi trường và sự đồng hành thiêng liêng
d. Tác động từ khủng hoảng trong Giáo Hội toàn cầu
IV. HƯỚNG CANH TÂN VÀ PHÁT TRIỂN ƠN GỌI
1. Đào sâu căn tính và linh đạo
2. Đồng hành và phân định ơn gọi
3. Tạo môi trường vun trồng ơn gọi
4. Làm chứng bằng đời sống hấp dẫn và chân thực
V. KẾT LUẬN
ƠN GỌI LINH MỤC VÀ TU SĨ TRONG GIÁO HỘI HÔM NAY
LỜI MỞ
Chúng ta đang sống trong một thế giới biến động chưa từng có. Cuộc cách mạng công nghệ số, sự lan rộng của toàn cầu hóa, cùng với làn sóng tục hóa đang làm thay đổi tận căn nền văn hóa nhân loại. Con người ngày nay đang rơi vào một lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa và tương đối hóa chân lý. Trong bối cảnh đó, Giáo Hội cũng đang phải đối diện với những thách đố nghiêm trọng: số tín hữu thực hành đạo giảm sút, nhiều người trẻ rời xa Giáo Hội, và đặc biệt là sự khủng hoảng về ơn gọi linh mục và tu sĩ. Tình trạng thiếu hụt ơn gọi tại nhiều giáo phận và dòng tu là một thực tế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Người trẻ ngày nay khó đáp lại lời mời gọi tận hiến vì nhiều lý do: sự quyến rũ của đời sống tiện nghi, sự thiếu mẫu gương sống động, và cả sự mất phương hướng về căn tính và ý nghĩa cuộc đời.
Tuy nhiên, giữa lòng thế giới đang biến động và bị tục hóa ấy, ơn gọi linh mục và tu sĩ vẫn là một dấu chỉ ngôn sứ và sống động của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Những con người dám dâng hiến trọn vẹn đời mình cho Thiên Chúa và phục vụ tha nhân là những chứng nhân sống động cho niềm hy vọng và sự hiện diện của Nước Trời. Họ không chỉ thi hành một sứ mạng chức năng, mà còn là biểu tượng của một đời sống hiến thân vì tình yêu.
Chính vì thế, đề tài “Ơn gọi linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội hôm nay” muốn đào sâu nền tảng Kinh Thánh và thần học của ơn gọi đời sống thánh hiến, nhìn lại thực trạng ơn gọi trong thế giới hiện tại, và từ đó đề xuất những định hướng canh tân nhằm khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi trong Giáo Hội. Đây không chỉ là một vấn đề mục vụ cấp bách, mà còn là một công việc loan báo Tin Mừng trong bối cảnh thời đại.
Ơn gọi trong Giáo Hội không phát sinh từ con người hay tổ chức, nhưng từ chính Thiên Chúa – Đấng yêu thương và kêu gọi con người cộng tác vào kế hoạch cứu độ của Ngài. Cái nhìn thần học và Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu rằng ơn gọi là một mầu nhiệm – mầu nhiệm của tình yêu được trao ban, của lời mời gọi bước theo, và của sự đáp trả quảng đại.
I. NỀN TẢNG THẦN HỌC VÀ KINH THÁNH VỀ ƠN GỌI
ƠN GỌI LÀ SÁNG KIẾN CỦA THIÊN CHÚA
Ơn gọi – đặc biệt là ơn gọi linh mục và tu sĩ – không khởi đi từ khát vọng tự nhiên của con người, nhưng luôn là một lời mời gọi từ Thiên Chúa. Sáng kiến này hoàn toàn thuộc về Ngài, Đấng nhìn thấy trước và kêu gọi mỗi người theo một kế hoạch yêu thương đã được chuẩn bị từ thuở đời đời.
1. Một sự chọn lựa thần linh, không phải tuyển chọn nhân sự
Ngay từ thời Cựu Ước, Kinh Thánh đã minh chứng: ơn gọi luôn đến từ Thiên Chúa. Không ai có thể tự “ứng tuyển” vào sứ vụ ngôn sứ hay tư tế mà không được Thiên Chúa kêu gọi:
• Ngôn sứ Giêrêmia là một ví dụ điển hình: ông không xin làm ngôn sứ, trái lại còn muốn thoái thác. Nhưng Thiên Chúa đã quả quyết với ông: “Trước khi cho ngươi thành hình trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đã đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1,5).
• Tương tự, Môsê cũng được gọi giữa bụi gai cháy, dù ông vốn sợ hãi, cảm thấy mình bất xứng và yếu kém trong ăn nói (x. Xh 3,1-12). Chính Thiên Chúa đã trấn an ông: “Ta sẽ ở với ngươi”.
Những lời ấy cho thấy: không phải khả năng cá nhân, mà là lòng tín thác và sự vâng phục mới là nền tảng của ơn gọi.
2. Ơn gọi là một nhiệm mầu tình yêu, chứ không phải là sự tuyển chọn vì công trạng
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu cũng bày tỏ rất rõ điều này nơi các môn đệ đầu tiên: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Đây là một tuyên ngôn then chốt để hiểu bản chất của ơn gọi: nó không phát xuất từ phía con người, mà từ Thiên Chúa – và lý do của sự chọn lựa đó không nằm ở tài năng, học vấn, hay đạo đức của người được gọi, mà là tình yêu nhưng không của Thiên Chúa.
Nhìn lại các môn đệ đầu tiên – Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê – họ không phải là những người có “lý lịch đạo đức” xuất sắc. Họ là những ngư phủ, thô ráp, nóng tính, và thậm chí đầy sai lầm. Thế nhưng chính họ được Chúa chọn để xây dựng nền móng của Hội Thánh. Điều này cho thấy ơn gọi là ân huệ, không phải phần thưởng cho những ai xứng đáng.
Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Côrintô, cũng làm nổi bật ý tưởng này: “Thiên Chúa đã chọn những gì hèn mọn trước thế gian… để không ai được tự hào trước mặt Người” (1 Cr 1,27-29). Đây không phải là một chiến lược “nghịch lý” của Thiên Chúa, mà là cách Ngài bày tỏ quyền năng trong yếu đuối và lòng thương xót nơi những người không tự cứu mình.
Ơn gọi, vì thế, mang tính huyền nhiệm: không thể dự đoán, không thể đòi hỏi, không thể mua được. Nó chỉ có thể được đón nhận trong tâm tình khiêm tốn và biết ơn, như Mẹ Maria thưa: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
3. Một lời mời gọi đáp lại tình yêu, chứ không phải là nghĩa vụ
Ơn gọi không phải là sự cưỡng ép hay áp đặt, nhưng là một “cuộc hẹn yêu thương” mà Thiên Chúa mời gọi con người đáp lại bằng tự do và tình yêu. Chính vì vậy, trong mỗi ơn gọi đích thực, luôn có một yếu tố nhiệm mầu và riêng tư: đó là sự chạm đến của Thiên Chúa trong sâu thẳm cõi lòng.
Nhiều người đã kể lại họ cảm thấy “bị đánh động”, “bị lôi cuốn” vào đời sống thánh hiến không phải vì ép buộc hay điều kiện, mà vì họ không thể không đáp lại tình yêu quá lớn mà họ cảm nghiệm nơi Thiên Chúa.
4. Tính siêu việt và nhưng không của ơn gọi
Thánh Phaolô đã từng thốt lên: “Thiên Chúa đã chọn những gì thế gian cho là dại dột để làm hổ thẹn những ai khôn ngoan” (1Cr 1,27). Qua đó, ta thấy rõ hơn: Thiên Chúa kêu gọi ai tùy ý Ngài, không theo tiêu chuẩn nhân loại. Điều này vừa là một niềm an ủi cho người yếu đuối, vừa là một sự thức tỉnh cho người tự mãn.
Tóm lại: Ơn gọi không phải là chuyện “người ta muốn dâng hiến”, nhưng là chuyện Thiên Chúa muốn trao ban một sứ vụ. Con người chỉ có thể sống ơn gọi ấy cách trọn vẹn khi nhận ra: mình được biết – được yêu – và được sai đi từ một Thiên Chúa luôn đi bước trước.
II. THỰC TRẠNG ƠN GỌI HÔM NAY
Ơn gọi linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội không diễn tiến theo đường thẳng, nhưng phản ánh những chuyển biến sâu sắc của thời đại. Thực trạng hôm nay là một bức tranh đa sắc: có ánh sáng hy vọng nhưng cũng không thiếu những vùng tối đáng lo ngại.
1. Những tín hiệu tích cực
Mặc dù nhiều nơi đang lo ngại về sự sụt giảm ơn gọi, vẫn có những điểm sáng mang lại niềm hy vọng cho tương lai Giáo Hội:
• Tại Á Châu và Phi Châu, số lượng ơn gọi linh mục và tu sĩ tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Theo thống kê của Tòa Thánh, trong vài thập kỷ qua, hơn 60% ơn gọi mới của Giáo Hội đến từ các châu lục này. Đây là dấu hiệu cho thấy sức sống đức tin mãnh liệt nơi các cộng đoàn trẻ trung, năng động, dù còn nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng đạo đức và nhiệt huyết truyền giáo
• Nhiều người trẻ khát khao đời dâng hiến. Những phong trào tân Phúc âm hóa, các cuộc hành hương, đại hội giới trẻ, và việc tiếp xúc với các chứng nhân sống động đã khơi dậy trong giới trẻ lòng mến Chúa và thao thức sống đời phục vụ, đặc biệt giữa người nghèo và những người bị bỏ rơi. Điều này phản ánh một cuộc tìm kiếm sâu xa ý nghĩa cuộc đời giữa xã hội tiêu thụ hiện đại.
2. Những thách đố lớn
Tuy nhiên, ơn gọi hôm nay cũng đối diện với những khó khăn nghiêm trọng, vừa đến từ bên ngoài xã hội, vừa đến từ chính nội tại Giáo Hội:
• Khủng hoảng căn tính linh mục – tu sĩ: Trong một thế giới đề cao hiệu quả, kỹ năng và thành công, đời sống chiêm niệm và thiêng liêng có nguy cơ bị lu mờ. Một số người sống đời thánh hiến bị cám dỗ chạy theo “não trạng chức năng”, đánh mất chiều sâu cầu nguyện, sự hiệp nhất nội tâm, và căn tính người môn đệ.
• Chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ: Tư tưởng “tôi là trung tâm” cùng lối sống hưởng thụ, dễ dãi khiến nhiều bạn trẻ không còn sẵn sàng cho một sự dấn thân lâu dài. Họ sợ mất tự do, sợ cam kết suốt đời, sợ bỏ lại những tiện nghi quen thuộc. Đây là một rào cản lớn đối với việc chọn lựa đời sống tu trì –vốn đòi hỏi sự từ bỏ và tự hiến.
• Gia đình và cộng đoàn ít nâng đỡ: Gia đình là "vườn ươm ơn gọi", nhưng nhiều gia đình ngày nay không còn đặt nền tảng trên đức tin. Tình trạng ly dị, giáo dục đạo đức lỏng lẻo, áp lực học hành – nghề nghiệp khiến các bậc phụ huynh không sẵn lòng “hiến dâng” con mình cho Giáo Hội. Bên cạnh đó, cộng đoàn giáo xứ thiếu những mô hình sống động, thiếu các linh mục và tu sĩ hiện diện, đồng hành, để giới thiệu vẻ đẹp của đời sống dâng hiến.
3. Suy giảm số lượng tại nhiều nơi
Một thực trạng đáng báo động là sự suy giảm trầm trọng ơn gọi tại các nước Âu – Mỹ:
• Nhiều giáo phận tại châu Âu và Bắc Mỹ đang trong tình trạng thiếu linh mục nặng nề. Có nơi, một linh mục phải phục vụ cho 3–5 giáo xứ. Các dòng tu từng rất phát triển nay đang dần khép lại, không còn ơn gọi trẻ thay thế.
• Cơ cấu cộng đoàn già hóa, lớp trẻ hiếm hoi khiến sinh khí tu trì bị suy yếu. Việc duy trì hoạt động mục vụ trở thành một gánh nặng lớn. Đây là một lời cảnh tỉnh cho toàn Giáo Hội về nhu cầu canh tân mục vụ ơn gọi và đồng hành với giới trẻ trong môi trường văn hóa đang tục hóa sâu rộng.
4. Tình hình tại Việt Nam: Tương đối ổn định nhưng đang chuyển biến.
Tại Việt Nam, so với nhiều quốc gia phương Tây đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi, thì tình hình ơn gọi linh mục và tu sĩ vẫn tương đối khả quan. Một số giáo phận như Xuân Lộc, Bùi Chu, Phát Diệm, Vinh… vẫn tiếp tục có đông chủng sinh và ơn gọi dòng tu. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ổn định ấy là những chuyển biến âm thầm đáng lưu ý.
a. Tương đối ổn định nhưng không đồng đều
Nhiều giáo phận vẫn ghi nhận số lượng ơn gọi dồi dào hàng năm, điển hình như Xuân Lộc với hàng trăm chủng sinh và thỉnh sinh mỗi năm, được xem là giáo phận có đông chủng sinh nhất cả nước. Tuy nhiên, một số giáo phận khác lại ghi nhận sự sụt giảm, nhất là ở các thành phố lớn, nơi nhịp sống hiện đại và trào lưu tục hóa gia tăng nhanh chóng.
Sự phân hóa giữa các vùng miền phản ánh thực trạng: ơn gọi không còn là hiện tượng đại trà, mà ngày càng trở thành một chọn lựa hiếm hoi và có ý thức hơn.
b. Những thách đố từ xã hội hiện đại
Người trẻ ngày nay bị lôi kéo bởi những giá trị thực dụng, tự do cá nhân, đam mê thành đạt và hưởng thụ. Đời sống tu trì, với những đòi hỏi khắt khe về khiết tịnh, khó nghèo, và vâng phục, không còn dễ thu hút như trước đây. Thêm vào đó, áp lực kinh tế gia đình, gánh nặng học hành, và tâm lý sợ ràng buộc cũng khiến nhiều bạn trẻ không dám bước vào đời tu. Sự hiện diện tràn ngập của mạng xã hội và văn hóa tiêu dùng làm cho đời sống chiêm niệm, cầu nguyện và đơn sơ trở nên xa lạ và khó sống đối với nhiều người trẻ.
c. Thiếu môi trường và sự đồng hành thiêng liêng
Một số nghiên cứu mục vụ cho thấy: đa phần người trẻ không có một người đồng hành thiêng liêng lâu dài, và cũng ít được khuyến khích từ môi trường gia đình hay giáo xứ. Việc nuôi dưỡng ơn gọi từ nhỏ đang bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, chính Giáo hội mời gọi không ngừng: “Ơn gọi cần được gieo trồng, vun tưới và chăm sóc trong môi trường cụ thể: gia đình, giáo xứ, cộng đoàn”. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Việc đồng hành là một nghệ thuật, và cần những người mục tử có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và dẫn dắt”.
d. Tác động của những khủng hoảng trong Giáo Hội toàn cầu
Các vụ bê bối liên quan đến đời sống linh mục tại một số nơi trên thế giới, dù không trực tiếp tại Việt Nam, vẫn ảnh hưởng đến cái nhìn của người trẻ về ơn gọi. Tâm lý nghi ngờ, mất niềm tin hoặc dè dặt với đời sống tận hiến có thể khiến họ “chần chừ” hoặc chọn lựa những con đường khác. Đây là lời mời gọi khẩn thiết cho các linh mục và tu sĩ phải trở thành những chứng nhân đáng tin cậy, có đời sống nội tâm sâu xa, nhân cách trưởng thành và niềm vui hiện diện đích thực.
Đặc biệt, những linh mục – tu sĩ sống vui tươi, gần gũi, đơn sơ, và dấn thân nơi người nghèo đang trở thành những “ánh sáng hy vọng” cho người trẻ đang tìm kiếm căn tính và lý tưởng sống. Dù có những vùng tối đáng lo, nhưng các điểm sáng về ơn gọi – nhất là ở những vùng đất trẻ trung, nghèo nhưng đạo đức – vẫn thắp lên hy vọng. Thách đố hôm nay chính là lời mời gọi canh tân: đổi mới đời sống tu trì, đẩy mạnh đồng hành thiêng liêng và làm chứng bằng niềm vui Tin Mừng.
Iii. HƯỚNG CANH TÂN VÀ PHÁT TRIỂN ƠN GỌI
1. Đào sâu căn tính và linh đạo
Ơn gọi không phải là một công việc hay chức danh, nhưng là một lối sống – sống thuộc trọn về Chúa. Linh mục và tu sĩ không đơn thuần là những người “làm việc tông đồ”, mà trước tiên là những người “thuộc về Chúa Kitô”. Họ phải là người chiêm niệm giữa lòng thế giới, người giữ lửa Đức Tin trong thời đại nhiều chuyển động.
Việc đào tạo cần nhấn mạnh đời sống nội tâm, linh đạo cá vị với Chúa, học biết sống thinh lặng, cầu nguyện, sống các bí tích, lắng nghe Lời Chúa… Như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis: “Căn tính linh mục không phải hình thành từ một công thức cứng nhắc, mà từ một con tim sống động kết hiệp với Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành”.
2. Đồng hành và phân định ơn gọi
Nhiều người trẻ cảm thấy bối rối trước những chọn lựa cuộc đời. Ơn gọi không thể ép buộc, cũng không thể khám phá một mình. Giáo Hội được mời gọi phát triển các nhóm đồng hành ơn gọi, các chương trình linh thao, tĩnh tâm, gặp gỡ thiêng liêng – nơi đó, người trẻ được lắng nghe, giải thích, phân định với sự đồng hành của linh hướng.
Đức Phanxicô đề cập đến “nghệ thuật đồng hành” : không áp đặt, nhưng biết đồng hành với lòng kiên nhẫn, biết tôn trọng sự trưởng thành nội tâm của từng người, và để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tiến trình. Đức Phanxicô cho biết: “Phân định không phải là phép tính logic, mà là sự nhạy bén trước tiếng nói của Chúa trong lòng mình.”
3. Tạo môi trường vun trồng ơn gọi
Ơn gọi không sinh ra từ hư không. Nó nảy mầm trong những cộng đoàn đức tin sống động: gia đình đạo đức, giáo xứ cầu nguyện, nhóm bạn trẻ dấn thân… Đây là mảnh đất cần được chăm bón bằng đời sống bí tích, chia sẻ Lời Chúa, tấm gương phục vụ và bầu khí yêu thương.
Giáo Hội cần khơi dậy nơi người trẻ “văn hóa ơn gọi” – nghĩa là có cái nhìn tích cực và rộng mở về đời sống tận hiến như một lối sống đẹp, một chọn lựa có giá trị trong thời đại này. Các hoạt động cụ thể gồm: ngày cầu nguyện cho ơn gọi, chia sẻ chứng từ, trại ơn gọi, chương trình truyền thông ơn gọi sáng tạo trên mạng xã hội...
4. Làm chứng bằng đời sống hấp dẫn và chân thực
Ơn gọi lôi cuốn không phải qua bài giảng hay lý thuyết, mà chính là qua cuộc đời chứng nhân. Một linh mục đơn sơ, vui tươi, phục vụ hết mình; một nữ tu sống chan hòa, khiêm tốn và gần gũi – chính là “Tin Mừng sống động”.
Đã có biết bao nhiêu người nên chứng tá như thế trong thời đại chúng ta, như Thánh Têrêsa Calcutta; Tổng Giám Mục Oscar Romero; Cha Pedro Opeka,v,v… Họ không chiêu mộ, nhưng cuộc đời họ mời gọi cách mạnh mẽ. Thế giới cần thấy những tu sĩ đang sống, chứ không chỉ đang tồn tại.
Ơn gọi là một quà tặng – nhưng cũng là một mầm sống cần chăm sóc. Việc canh tân ơn gọi không thể tách rời khỏi đời sống thiêng liêng, mục vụ đồng hành, môi trường giáo dục đức tin và chứng tá sống động của các bậc sống tận hiến. Canh tân ơn gọi là canh tân chính Giáo Hội trong cội nguồn thâm sâu nhất: là thân mình sống động của Đức Kitô.
KẾT LUẬN
Ơn gọi linh mục và tu sĩ là một quà tặng vô giá Thiên Chúa ban cho Giáo Hội. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của lịch sử – khủng hoảng niềm tin, tục hoá văn hóa, hay thách đố nhân bản – Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi, và vẫn có những tâm hồn quảng đại đáp trả. Ơn gọi không bao giờ là vấn đề “không còn ai muốn đi tu”, mà là câu hỏi: “Chúng ta có đủ không gian nội tâm để nghe tiếng Chúa và đủ cộng đoàn nâng đỡ để sống lời đáp trả ấy không?”
Ngày nay, giữa những con số suy giảm tại Âu – Mỹ, lại là thời điểm nảy nở ơn gọi nơi Á – Phi. Chính trong thời khủng hoảng, Thiên Chúa đang thực hiện những điều mới. Tương lai của Giáo Hội không thuộc về sự hoài niệm quá khứ, nhưng thuộc về những ai biết nhìn về phía trước với đức tin, thắp sáng hy vọng, và dám gieo mình vào cánh đồng truyền giáo.
Ơn gọi không còn là con đường dành riêng cho những người “tốt lành đặc biệt”, mà là tiếng gọi phổ quát của một Thiên Chúa không ngừng bước vào đời thường, mời gọi từng người sống một đời hiến thân – có thể là hiến thân trong đời sống linh mục, tu sĩ, hay giữa lòng đời với linh đạo phục vụ và tình yêu trọn vẹn.
Giáo Hội hôm nay cần những người:
• Dám sống với Chúa trước khi làm việc cho Chúa.
• Dám yêu Giáo Hội trong những vết thương của nó.
• Dám sống chứng tá giữa một thế giới vô thần bằng niềm vui và tình yêu.
Ơn gọi hôm nay không chỉ là “trả lời cho quá khứ”, mà còn là hướng tới một tương lai hy vọng. Thế giới ngày càng khát khao những người có đời sống siêu việt, có trái tim rộng mở, và có can đảm sống nghịch dòng.
Hơn bao giờ hết, Chúa Thánh Thần vẫn đang âm thầm hoạt động. Chúng ta được mời gọi không ngừng cầu nguyện, nâng đỡ, và can đảm xây dựng một nền văn hóa ơn gọi – nơi mỗi người trẻ có thể lắng nghe, phân định và can đảm bước đi.
Và trên hết, chúng ta được mời gọi tin tưởng: Dù có bao nhiêu bóng tối, thì ơn gọi là ánh sáng vẫn không tắt. Tương lai của Giáo Hội không phải là sự suy tàn, mà là mùa xuân của những ơn gọi đích thực – được thanh luyện, thắp lửa, và sai đi.
Lm. Thái Nguyên
Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi: https://youtu.be/R2OsXnc_ntc?si=H0zYyFANJboQnXCS
I. MỞ ĐẦU
• Bối cảnh xã hội và văn hóa hiện đại
• Mục tiêu đề tài: Làm sáng tỏ nền tảng thần học – Kinh Thánh về ơn gọi, cho thấy thực trạng ơn gọi hiện nay, và đề xuất hướng canh tân – phát triển.
II. NỀN TẢNG THẦN HỌC VÀ KINH THÁNH VỀ ƠN GỌI
1. Một sự chọn lựa thần linh, không phải là tuyển dụng nhân sự
2. Ơn gọi là nhiệm mầu tình yêu, không phải vì công trạng
3. Ơn gọi là lời mời gọi đáp lại tình yêu, không phải là nghĩa vụ
4. Tính siêu việt và nhưng không của ơn gọi
III. THỰC TRẠNG ƠN GỌI HÔM NAY
1. Những tín hiệu tích cực
• Sự tăng trưởng tại Á Châu và Phi Châu
• Khát vọng sống đời dâng hiến của giới trẻ
2. Những thách đố lớn
• Khủng hoảng căn tính linh mục – tu sĩ
• Chủ nghĩa cá nhân – hưởng thụ
• Thiếu nâng đỡ từ gia đình và cộng đoàn
3. Suy giảm số lượng tại nhiều nơi
• Tình trạng báo động tại Âu – Mỹ
• Nhu cầu cấp thiết phải canh tân mục vụ ơn gọi
4. Tình hình tại Việt Nam: Ổn định nhưng chuyển biến
a. Tương đối ổn định nhưng không đồng đều
b. Thách đố từ xã hội hiện đại
c. Thiếu môi trường và sự đồng hành thiêng liêng
d. Tác động từ khủng hoảng trong Giáo Hội toàn cầu
IV. HƯỚNG CANH TÂN VÀ PHÁT TRIỂN ƠN GỌI
1. Đào sâu căn tính và linh đạo
2. Đồng hành và phân định ơn gọi
3. Tạo môi trường vun trồng ơn gọi
4. Làm chứng bằng đời sống hấp dẫn và chân thực
V. KẾT LUẬN
ƠN GỌI LINH MỤC VÀ TU SĨ TRONG GIÁO HỘI HÔM NAY
LỜI MỞ
Chúng ta đang sống trong một thế giới biến động chưa từng có. Cuộc cách mạng công nghệ số, sự lan rộng của toàn cầu hóa, cùng với làn sóng tục hóa đang làm thay đổi tận căn nền văn hóa nhân loại. Con người ngày nay đang rơi vào một lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa và tương đối hóa chân lý. Trong bối cảnh đó, Giáo Hội cũng đang phải đối diện với những thách đố nghiêm trọng: số tín hữu thực hành đạo giảm sút, nhiều người trẻ rời xa Giáo Hội, và đặc biệt là sự khủng hoảng về ơn gọi linh mục và tu sĩ. Tình trạng thiếu hụt ơn gọi tại nhiều giáo phận và dòng tu là một thực tế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Người trẻ ngày nay khó đáp lại lời mời gọi tận hiến vì nhiều lý do: sự quyến rũ của đời sống tiện nghi, sự thiếu mẫu gương sống động, và cả sự mất phương hướng về căn tính và ý nghĩa cuộc đời.
Tuy nhiên, giữa lòng thế giới đang biến động và bị tục hóa ấy, ơn gọi linh mục và tu sĩ vẫn là một dấu chỉ ngôn sứ và sống động của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Những con người dám dâng hiến trọn vẹn đời mình cho Thiên Chúa và phục vụ tha nhân là những chứng nhân sống động cho niềm hy vọng và sự hiện diện của Nước Trời. Họ không chỉ thi hành một sứ mạng chức năng, mà còn là biểu tượng của một đời sống hiến thân vì tình yêu.
Chính vì thế, đề tài “Ơn gọi linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội hôm nay” muốn đào sâu nền tảng Kinh Thánh và thần học của ơn gọi đời sống thánh hiến, nhìn lại thực trạng ơn gọi trong thế giới hiện tại, và từ đó đề xuất những định hướng canh tân nhằm khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi trong Giáo Hội. Đây không chỉ là một vấn đề mục vụ cấp bách, mà còn là một công việc loan báo Tin Mừng trong bối cảnh thời đại.
Ơn gọi trong Giáo Hội không phát sinh từ con người hay tổ chức, nhưng từ chính Thiên Chúa – Đấng yêu thương và kêu gọi con người cộng tác vào kế hoạch cứu độ của Ngài. Cái nhìn thần học và Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu rằng ơn gọi là một mầu nhiệm – mầu nhiệm của tình yêu được trao ban, của lời mời gọi bước theo, và của sự đáp trả quảng đại.
I. NỀN TẢNG THẦN HỌC VÀ KINH THÁNH VỀ ƠN GỌI
ƠN GỌI LÀ SÁNG KIẾN CỦA THIÊN CHÚA
Ơn gọi – đặc biệt là ơn gọi linh mục và tu sĩ – không khởi đi từ khát vọng tự nhiên của con người, nhưng luôn là một lời mời gọi từ Thiên Chúa. Sáng kiến này hoàn toàn thuộc về Ngài, Đấng nhìn thấy trước và kêu gọi mỗi người theo một kế hoạch yêu thương đã được chuẩn bị từ thuở đời đời.
1. Một sự chọn lựa thần linh, không phải tuyển chọn nhân sự
Ngay từ thời Cựu Ước, Kinh Thánh đã minh chứng: ơn gọi luôn đến từ Thiên Chúa. Không ai có thể tự “ứng tuyển” vào sứ vụ ngôn sứ hay tư tế mà không được Thiên Chúa kêu gọi:
• Ngôn sứ Giêrêmia là một ví dụ điển hình: ông không xin làm ngôn sứ, trái lại còn muốn thoái thác. Nhưng Thiên Chúa đã quả quyết với ông: “Trước khi cho ngươi thành hình trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đã đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1,5).
• Tương tự, Môsê cũng được gọi giữa bụi gai cháy, dù ông vốn sợ hãi, cảm thấy mình bất xứng và yếu kém trong ăn nói (x. Xh 3,1-12). Chính Thiên Chúa đã trấn an ông: “Ta sẽ ở với ngươi”.
Những lời ấy cho thấy: không phải khả năng cá nhân, mà là lòng tín thác và sự vâng phục mới là nền tảng của ơn gọi.
2. Ơn gọi là một nhiệm mầu tình yêu, chứ không phải là sự tuyển chọn vì công trạng
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu cũng bày tỏ rất rõ điều này nơi các môn đệ đầu tiên: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Đây là một tuyên ngôn then chốt để hiểu bản chất của ơn gọi: nó không phát xuất từ phía con người, mà từ Thiên Chúa – và lý do của sự chọn lựa đó không nằm ở tài năng, học vấn, hay đạo đức của người được gọi, mà là tình yêu nhưng không của Thiên Chúa.
Nhìn lại các môn đệ đầu tiên – Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê – họ không phải là những người có “lý lịch đạo đức” xuất sắc. Họ là những ngư phủ, thô ráp, nóng tính, và thậm chí đầy sai lầm. Thế nhưng chính họ được Chúa chọn để xây dựng nền móng của Hội Thánh. Điều này cho thấy ơn gọi là ân huệ, không phải phần thưởng cho những ai xứng đáng.
Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Côrintô, cũng làm nổi bật ý tưởng này: “Thiên Chúa đã chọn những gì hèn mọn trước thế gian… để không ai được tự hào trước mặt Người” (1 Cr 1,27-29). Đây không phải là một chiến lược “nghịch lý” của Thiên Chúa, mà là cách Ngài bày tỏ quyền năng trong yếu đuối và lòng thương xót nơi những người không tự cứu mình.
Ơn gọi, vì thế, mang tính huyền nhiệm: không thể dự đoán, không thể đòi hỏi, không thể mua được. Nó chỉ có thể được đón nhận trong tâm tình khiêm tốn và biết ơn, như Mẹ Maria thưa: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
3. Một lời mời gọi đáp lại tình yêu, chứ không phải là nghĩa vụ
Ơn gọi không phải là sự cưỡng ép hay áp đặt, nhưng là một “cuộc hẹn yêu thương” mà Thiên Chúa mời gọi con người đáp lại bằng tự do và tình yêu. Chính vì vậy, trong mỗi ơn gọi đích thực, luôn có một yếu tố nhiệm mầu và riêng tư: đó là sự chạm đến của Thiên Chúa trong sâu thẳm cõi lòng.
Nhiều người đã kể lại họ cảm thấy “bị đánh động”, “bị lôi cuốn” vào đời sống thánh hiến không phải vì ép buộc hay điều kiện, mà vì họ không thể không đáp lại tình yêu quá lớn mà họ cảm nghiệm nơi Thiên Chúa.
4. Tính siêu việt và nhưng không của ơn gọi
Thánh Phaolô đã từng thốt lên: “Thiên Chúa đã chọn những gì thế gian cho là dại dột để làm hổ thẹn những ai khôn ngoan” (1Cr 1,27). Qua đó, ta thấy rõ hơn: Thiên Chúa kêu gọi ai tùy ý Ngài, không theo tiêu chuẩn nhân loại. Điều này vừa là một niềm an ủi cho người yếu đuối, vừa là một sự thức tỉnh cho người tự mãn.
Tóm lại: Ơn gọi không phải là chuyện “người ta muốn dâng hiến”, nhưng là chuyện Thiên Chúa muốn trao ban một sứ vụ. Con người chỉ có thể sống ơn gọi ấy cách trọn vẹn khi nhận ra: mình được biết – được yêu – và được sai đi từ một Thiên Chúa luôn đi bước trước.
II. THỰC TRẠNG ƠN GỌI HÔM NAY
Ơn gọi linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội không diễn tiến theo đường thẳng, nhưng phản ánh những chuyển biến sâu sắc của thời đại. Thực trạng hôm nay là một bức tranh đa sắc: có ánh sáng hy vọng nhưng cũng không thiếu những vùng tối đáng lo ngại.
1. Những tín hiệu tích cực
Mặc dù nhiều nơi đang lo ngại về sự sụt giảm ơn gọi, vẫn có những điểm sáng mang lại niềm hy vọng cho tương lai Giáo Hội:
• Tại Á Châu và Phi Châu, số lượng ơn gọi linh mục và tu sĩ tiếp tục tăng trưởng đều đặn. Theo thống kê của Tòa Thánh, trong vài thập kỷ qua, hơn 60% ơn gọi mới của Giáo Hội đến từ các châu lục này. Đây là dấu hiệu cho thấy sức sống đức tin mãnh liệt nơi các cộng đoàn trẻ trung, năng động, dù còn nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng đạo đức và nhiệt huyết truyền giáo
• Nhiều người trẻ khát khao đời dâng hiến. Những phong trào tân Phúc âm hóa, các cuộc hành hương, đại hội giới trẻ, và việc tiếp xúc với các chứng nhân sống động đã khơi dậy trong giới trẻ lòng mến Chúa và thao thức sống đời phục vụ, đặc biệt giữa người nghèo và những người bị bỏ rơi. Điều này phản ánh một cuộc tìm kiếm sâu xa ý nghĩa cuộc đời giữa xã hội tiêu thụ hiện đại.
2. Những thách đố lớn
Tuy nhiên, ơn gọi hôm nay cũng đối diện với những khó khăn nghiêm trọng, vừa đến từ bên ngoài xã hội, vừa đến từ chính nội tại Giáo Hội:
• Khủng hoảng căn tính linh mục – tu sĩ: Trong một thế giới đề cao hiệu quả, kỹ năng và thành công, đời sống chiêm niệm và thiêng liêng có nguy cơ bị lu mờ. Một số người sống đời thánh hiến bị cám dỗ chạy theo “não trạng chức năng”, đánh mất chiều sâu cầu nguyện, sự hiệp nhất nội tâm, và căn tính người môn đệ.
• Chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ: Tư tưởng “tôi là trung tâm” cùng lối sống hưởng thụ, dễ dãi khiến nhiều bạn trẻ không còn sẵn sàng cho một sự dấn thân lâu dài. Họ sợ mất tự do, sợ cam kết suốt đời, sợ bỏ lại những tiện nghi quen thuộc. Đây là một rào cản lớn đối với việc chọn lựa đời sống tu trì –vốn đòi hỏi sự từ bỏ và tự hiến.
• Gia đình và cộng đoàn ít nâng đỡ: Gia đình là "vườn ươm ơn gọi", nhưng nhiều gia đình ngày nay không còn đặt nền tảng trên đức tin. Tình trạng ly dị, giáo dục đạo đức lỏng lẻo, áp lực học hành – nghề nghiệp khiến các bậc phụ huynh không sẵn lòng “hiến dâng” con mình cho Giáo Hội. Bên cạnh đó, cộng đoàn giáo xứ thiếu những mô hình sống động, thiếu các linh mục và tu sĩ hiện diện, đồng hành, để giới thiệu vẻ đẹp của đời sống dâng hiến.
3. Suy giảm số lượng tại nhiều nơi
Một thực trạng đáng báo động là sự suy giảm trầm trọng ơn gọi tại các nước Âu – Mỹ:
• Nhiều giáo phận tại châu Âu và Bắc Mỹ đang trong tình trạng thiếu linh mục nặng nề. Có nơi, một linh mục phải phục vụ cho 3–5 giáo xứ. Các dòng tu từng rất phát triển nay đang dần khép lại, không còn ơn gọi trẻ thay thế.
• Cơ cấu cộng đoàn già hóa, lớp trẻ hiếm hoi khiến sinh khí tu trì bị suy yếu. Việc duy trì hoạt động mục vụ trở thành một gánh nặng lớn. Đây là một lời cảnh tỉnh cho toàn Giáo Hội về nhu cầu canh tân mục vụ ơn gọi và đồng hành với giới trẻ trong môi trường văn hóa đang tục hóa sâu rộng.
4. Tình hình tại Việt Nam: Tương đối ổn định nhưng đang chuyển biến.
Tại Việt Nam, so với nhiều quốc gia phương Tây đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi, thì tình hình ơn gọi linh mục và tu sĩ vẫn tương đối khả quan. Một số giáo phận như Xuân Lộc, Bùi Chu, Phát Diệm, Vinh… vẫn tiếp tục có đông chủng sinh và ơn gọi dòng tu. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ổn định ấy là những chuyển biến âm thầm đáng lưu ý.
a. Tương đối ổn định nhưng không đồng đều
Nhiều giáo phận vẫn ghi nhận số lượng ơn gọi dồi dào hàng năm, điển hình như Xuân Lộc với hàng trăm chủng sinh và thỉnh sinh mỗi năm, được xem là giáo phận có đông chủng sinh nhất cả nước. Tuy nhiên, một số giáo phận khác lại ghi nhận sự sụt giảm, nhất là ở các thành phố lớn, nơi nhịp sống hiện đại và trào lưu tục hóa gia tăng nhanh chóng.
Sự phân hóa giữa các vùng miền phản ánh thực trạng: ơn gọi không còn là hiện tượng đại trà, mà ngày càng trở thành một chọn lựa hiếm hoi và có ý thức hơn.
b. Những thách đố từ xã hội hiện đại
Người trẻ ngày nay bị lôi kéo bởi những giá trị thực dụng, tự do cá nhân, đam mê thành đạt và hưởng thụ. Đời sống tu trì, với những đòi hỏi khắt khe về khiết tịnh, khó nghèo, và vâng phục, không còn dễ thu hút như trước đây. Thêm vào đó, áp lực kinh tế gia đình, gánh nặng học hành, và tâm lý sợ ràng buộc cũng khiến nhiều bạn trẻ không dám bước vào đời tu. Sự hiện diện tràn ngập của mạng xã hội và văn hóa tiêu dùng làm cho đời sống chiêm niệm, cầu nguyện và đơn sơ trở nên xa lạ và khó sống đối với nhiều người trẻ.
c. Thiếu môi trường và sự đồng hành thiêng liêng
Một số nghiên cứu mục vụ cho thấy: đa phần người trẻ không có một người đồng hành thiêng liêng lâu dài, và cũng ít được khuyến khích từ môi trường gia đình hay giáo xứ. Việc nuôi dưỡng ơn gọi từ nhỏ đang bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, chính Giáo hội mời gọi không ngừng: “Ơn gọi cần được gieo trồng, vun tưới và chăm sóc trong môi trường cụ thể: gia đình, giáo xứ, cộng đoàn”. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Việc đồng hành là một nghệ thuật, và cần những người mục tử có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và dẫn dắt”.
d. Tác động của những khủng hoảng trong Giáo Hội toàn cầu
Các vụ bê bối liên quan đến đời sống linh mục tại một số nơi trên thế giới, dù không trực tiếp tại Việt Nam, vẫn ảnh hưởng đến cái nhìn của người trẻ về ơn gọi. Tâm lý nghi ngờ, mất niềm tin hoặc dè dặt với đời sống tận hiến có thể khiến họ “chần chừ” hoặc chọn lựa những con đường khác. Đây là lời mời gọi khẩn thiết cho các linh mục và tu sĩ phải trở thành những chứng nhân đáng tin cậy, có đời sống nội tâm sâu xa, nhân cách trưởng thành và niềm vui hiện diện đích thực.
Đặc biệt, những linh mục – tu sĩ sống vui tươi, gần gũi, đơn sơ, và dấn thân nơi người nghèo đang trở thành những “ánh sáng hy vọng” cho người trẻ đang tìm kiếm căn tính và lý tưởng sống. Dù có những vùng tối đáng lo, nhưng các điểm sáng về ơn gọi – nhất là ở những vùng đất trẻ trung, nghèo nhưng đạo đức – vẫn thắp lên hy vọng. Thách đố hôm nay chính là lời mời gọi canh tân: đổi mới đời sống tu trì, đẩy mạnh đồng hành thiêng liêng và làm chứng bằng niềm vui Tin Mừng.
Iii. HƯỚNG CANH TÂN VÀ PHÁT TRIỂN ƠN GỌI
1. Đào sâu căn tính và linh đạo
Ơn gọi không phải là một công việc hay chức danh, nhưng là một lối sống – sống thuộc trọn về Chúa. Linh mục và tu sĩ không đơn thuần là những người “làm việc tông đồ”, mà trước tiên là những người “thuộc về Chúa Kitô”. Họ phải là người chiêm niệm giữa lòng thế giới, người giữ lửa Đức Tin trong thời đại nhiều chuyển động.
Việc đào tạo cần nhấn mạnh đời sống nội tâm, linh đạo cá vị với Chúa, học biết sống thinh lặng, cầu nguyện, sống các bí tích, lắng nghe Lời Chúa… Như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis: “Căn tính linh mục không phải hình thành từ một công thức cứng nhắc, mà từ một con tim sống động kết hiệp với Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành”.
2. Đồng hành và phân định ơn gọi
Nhiều người trẻ cảm thấy bối rối trước những chọn lựa cuộc đời. Ơn gọi không thể ép buộc, cũng không thể khám phá một mình. Giáo Hội được mời gọi phát triển các nhóm đồng hành ơn gọi, các chương trình linh thao, tĩnh tâm, gặp gỡ thiêng liêng – nơi đó, người trẻ được lắng nghe, giải thích, phân định với sự đồng hành của linh hướng.
Đức Phanxicô đề cập đến “nghệ thuật đồng hành” : không áp đặt, nhưng biết đồng hành với lòng kiên nhẫn, biết tôn trọng sự trưởng thành nội tâm của từng người, và để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tiến trình. Đức Phanxicô cho biết: “Phân định không phải là phép tính logic, mà là sự nhạy bén trước tiếng nói của Chúa trong lòng mình.”
3. Tạo môi trường vun trồng ơn gọi
Ơn gọi không sinh ra từ hư không. Nó nảy mầm trong những cộng đoàn đức tin sống động: gia đình đạo đức, giáo xứ cầu nguyện, nhóm bạn trẻ dấn thân… Đây là mảnh đất cần được chăm bón bằng đời sống bí tích, chia sẻ Lời Chúa, tấm gương phục vụ và bầu khí yêu thương.
Giáo Hội cần khơi dậy nơi người trẻ “văn hóa ơn gọi” – nghĩa là có cái nhìn tích cực và rộng mở về đời sống tận hiến như một lối sống đẹp, một chọn lựa có giá trị trong thời đại này. Các hoạt động cụ thể gồm: ngày cầu nguyện cho ơn gọi, chia sẻ chứng từ, trại ơn gọi, chương trình truyền thông ơn gọi sáng tạo trên mạng xã hội...
4. Làm chứng bằng đời sống hấp dẫn và chân thực
Ơn gọi lôi cuốn không phải qua bài giảng hay lý thuyết, mà chính là qua cuộc đời chứng nhân. Một linh mục đơn sơ, vui tươi, phục vụ hết mình; một nữ tu sống chan hòa, khiêm tốn và gần gũi – chính là “Tin Mừng sống động”.
Đã có biết bao nhiêu người nên chứng tá như thế trong thời đại chúng ta, như Thánh Têrêsa Calcutta; Tổng Giám Mục Oscar Romero; Cha Pedro Opeka,v,v… Họ không chiêu mộ, nhưng cuộc đời họ mời gọi cách mạnh mẽ. Thế giới cần thấy những tu sĩ đang sống, chứ không chỉ đang tồn tại.
Ơn gọi là một quà tặng – nhưng cũng là một mầm sống cần chăm sóc. Việc canh tân ơn gọi không thể tách rời khỏi đời sống thiêng liêng, mục vụ đồng hành, môi trường giáo dục đức tin và chứng tá sống động của các bậc sống tận hiến. Canh tân ơn gọi là canh tân chính Giáo Hội trong cội nguồn thâm sâu nhất: là thân mình sống động của Đức Kitô.
KẾT LUẬN
Ơn gọi linh mục và tu sĩ là một quà tặng vô giá Thiên Chúa ban cho Giáo Hội. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của lịch sử – khủng hoảng niềm tin, tục hoá văn hóa, hay thách đố nhân bản – Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi, và vẫn có những tâm hồn quảng đại đáp trả. Ơn gọi không bao giờ là vấn đề “không còn ai muốn đi tu”, mà là câu hỏi: “Chúng ta có đủ không gian nội tâm để nghe tiếng Chúa và đủ cộng đoàn nâng đỡ để sống lời đáp trả ấy không?”
Ngày nay, giữa những con số suy giảm tại Âu – Mỹ, lại là thời điểm nảy nở ơn gọi nơi Á – Phi. Chính trong thời khủng hoảng, Thiên Chúa đang thực hiện những điều mới. Tương lai của Giáo Hội không thuộc về sự hoài niệm quá khứ, nhưng thuộc về những ai biết nhìn về phía trước với đức tin, thắp sáng hy vọng, và dám gieo mình vào cánh đồng truyền giáo.
Ơn gọi không còn là con đường dành riêng cho những người “tốt lành đặc biệt”, mà là tiếng gọi phổ quát của một Thiên Chúa không ngừng bước vào đời thường, mời gọi từng người sống một đời hiến thân – có thể là hiến thân trong đời sống linh mục, tu sĩ, hay giữa lòng đời với linh đạo phục vụ và tình yêu trọn vẹn.
Giáo Hội hôm nay cần những người:
• Dám sống với Chúa trước khi làm việc cho Chúa.
• Dám yêu Giáo Hội trong những vết thương của nó.
• Dám sống chứng tá giữa một thế giới vô thần bằng niềm vui và tình yêu.
Ơn gọi hôm nay không chỉ là “trả lời cho quá khứ”, mà còn là hướng tới một tương lai hy vọng. Thế giới ngày càng khát khao những người có đời sống siêu việt, có trái tim rộng mở, và có can đảm sống nghịch dòng.
Hơn bao giờ hết, Chúa Thánh Thần vẫn đang âm thầm hoạt động. Chúng ta được mời gọi không ngừng cầu nguyện, nâng đỡ, và can đảm xây dựng một nền văn hóa ơn gọi – nơi mỗi người trẻ có thể lắng nghe, phân định và can đảm bước đi.
Và trên hết, chúng ta được mời gọi tin tưởng: Dù có bao nhiêu bóng tối, thì ơn gọi là ánh sáng vẫn không tắt. Tương lai của Giáo Hội không phải là sự suy tàn, mà là mùa xuân của những ơn gọi đích thực – được thanh luyện, thắp lửa, và sai đi.
Lm. Thái Nguyên
Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi: https://youtu.be/R2OsXnc_ntc?si=H0zYyFANJboQnXCS
VietCatholic TV
Sỉ nhục Putin trước cuộc diễn binh: Drone lũ lượt tấn công Moscow. Ukraine tấn công xuyên biên giới
VietCatholic Media
02:28 06/05/2025
1. Trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng của Putin, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhắm vào Mạc Tư Khoa, các quan chức Nga tuyên bố
Hôm Thứ Ba, 06 Tháng Năm, Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết vào tối Thứ Hai, 05 Tháng Năm, bốn máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn lại trong đêm khi chúng tiếp cận Mạc Tư Khoa, chỉ vài ngày trước lễ diễn hành Ngày Chiến thắng thường niên của Nga.
Sobyanin cho biết máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ gần thị trấn Podolsk, phía nam thủ đô, và không có báo cáo về thương vong hay thiệt hại. Các cuộc không kích, diễn ra trước đó vào sáng sớm ngày 5 tháng 5, được tường trình đã làm gián đoạn hoạt động tại các phi trường của Mạc Tư Khoa. Các video được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội của Nga ghi lại được âm thanh của các hệ thống phòng không trong khu vực.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn hạ bốn máy bay điều khiển từ xa trên vùng Mạc Tư Khoa. Bộ này cũng báo cáo đã chặn được 17 máy bay điều khiển từ xa trên vùng Bryansk và năm máy bay khác trên vùng Kaluga.
Vụ tấn công xảy ra trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9 tháng 5, đánh dấu vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cảnh báo vào ngày 3 tháng 5 rằng Nga có thể dàn dựng các hành động khiêu khích, chẳng hạn như “đốt phá, nổ bom hoặc các hành động khác” xung quanh sự kiện này và cố gắng đổ lỗi cho Ukraine.
Ngày Chiến thắng, một trong những ngày lễ mang tính biểu tượng nhất của Nga, dự kiến sẽ có một cuộc diễn hành quân sự tại Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa. Điện Cẩm Linh đã mời khách nước ngoài tham dự, mặc dù hầu hết đã từ chối.
Ukraine, cùng với hầu hết các quốc gia Âu Châu, kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Âu Châu vào ngày 8 tháng 5 và đã mời các quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu đến Kyiv vào ngày hôm đó như một hành động phản đối mang tính biểu tượng đối với hành động của Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Ahead of Putin's Victory Day Parade, Ukrainian drones reportedly target Moscow, Russian officials claim]
2. Ukraine để mắt đến cuộc tấn công mới vào Nga trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng của Putin
Lực lượng Ukraine được tường trình đã tiến hành một cuộc tấn công mới vào khu vực biên giới Kursk của Nga, nơi các quan chức Kyiv hy vọng sẽ giành được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Kênh Telegram của quân đội Nga đưa tin quân đội Ukraine đã vi phạm biên giới Nga gần làng Tetkino.
Sự việc này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga tuyên bố giành lại khu vực Kursk, nơi Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào năm ngoái.
Việc Kyiv chiếm thành công một phần khu vực này có thể sẽ là đòn giáng mạnh vào Putin trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng vào ngày 9 tháng 5, nơi ông đã ca ngợi thành công của quân đội trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng.
Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin hôm thứ Hai rằng có một đoạn video cho thấy lực lượng Ukraine đang cố gắng tấn công vào làng Tetkino ở Kursk.
Đoạn phim do cơ quan báo chí không chính thức của Nhóm lực lượng phía Bắc của Nga công bố được cho là cho thấy cảnh các xe quân sự của Ukraine tiến về biên giới Nga trước khi bị quân đội Nga bắn phá.
Euan MacDonald, một nhà báo tại Kyiv thường xuyên đăng tải các tin tức cập nhật về cuộc chiến trên X, cho biết Ukraine có thể đang muốn chiếm giữ một phần đáng kể lãnh thổ của Nga trước cuộc diễn hành quân sự Ngày Chiến thắng hàng năm của Putin vào ngày 9 tháng 5.
Ngày Chiến thắng là ngày kỷ niệm hàng năm về thất bại của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 80 năm lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Putin thường sử dụng ngày này để thể hiện sức mạnh quân sự của Nga và mời các nhà lãnh đạo nước ngoài đến dự lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa.
Kênh SHOT Telegram, một kênh của Nga chuyên đăng tải thông tin cập nhật về cuộc chiến, cho biết 250 quân Ukraine, hơn 15 đơn vị thiết bị hạng nặng và xe địa hình đã được Ukraine sử dụng trong đợt tấn công mới vào Kursk.
Quân đội Ukraine đã phủ nhận tuyên bố của Nga rằng quân đội nước này đã đẩy lùi toàn bộ lực lượng Ukraine khỏi Kursk.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các quan chức chính phủ nổi tiếng trước đây đã ám chỉ rằng Kursk có thể là một phần của các cuộc đàm phán hòa bình có thể xảy ra. Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết trong một chương trình phát sóng truyền hình quốc gia vào tháng 8 năm 2024 rằng cuộc tấn công Kursk vào mùa hè sẽ giúp thúc đẩy vị thế của Kyiv trong các cuộc đàm phán tiềm năng trong tương lai với Nga.
[Newsweek: Ukraine Eyes New Russia Incursion Ahead of Putin's Victory Day Parade]
3. Đài truyền hình nhà nước Nga nói rằng cuộc tấn công hạt nhân sẽ biến Hoa Kỳ thành ‘Thế giới dưới nước’
Trong một phát biểu khiêu khích trên truyền hình nhà nước Nga, Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình Buổi tối với Vladimir Solovyov, đã cảnh báo rằng một cuộc tấn công hạt nhân của Nga có thể biến nước Mỹ thành một bối cảnh hậu tận thế gợi nhớ đến bộ phim Waterworld năm 1995.
Bình luận này được đưa ra để đáp lại những phát biểu gần đây của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Hoa Kỳ John Kennedy, người đã mô tả Putin là người đáng bị biến thành “thức ăn cho cá”.
Theo Newsweek đưa tin, Kennedy đã chỉ trích gay gắt Putin, cáo buộc ông này không nghiêm chỉnh trong các cuộc đàm phán hòa bình trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
“Tôi nghĩ ông ấy nghĩ chúng ta sợ ông ấy,” thượng nghị sĩ Louisiana nói về nhà lãnh đạo Nga. “Ông ấy đã qua mặt Tổng thống Trump ở mọi ngã rẽ. Ông ấy đã không tôn trọng tổng thống của chúng ta. Tôi không nghĩ mọi chuyện sẽ tốt hơn cho đến khi chúng ta nói rõ với Putin rằng chúng ta sẵn sàng biến ông ta và đất nước của ông ta thành thức ăn cho cá.”
Lời chỉ trích giận dữ của Solovyov đánh dấu bước leo thang mới nhất trong làn sóng đưa tin ngày càng gay gắt của truyền thông Điện Cẩm Linh về chính quyền Tổng thống Trump và các đồng minh của nước này, trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình giữa Mạc Tư Khoa, Kyiv và Washington dường như đang đi vào ngõ cụt.
Solovyov, nổi tiếng với tài hùng biện sôi nổi và sự ủng hộ mạnh mẽ của Điện Cẩm Linh, đã nắm bắt cơ hội để leo thang căng thẳng. Trong một video được đăng trên YouTube của Russian Media Monitor và tài khoản trực tuyến X của người sáng tạo Julia Davis, Solovyov cho biết:
“Tôi không muốn nghe Thượng nghị sĩ Kennedy lẩm bẩm nhưng tên khốn này nói rằng họ đã sẵn sàng biến tổng thống của chúng ta và đất nước của ông ta, tức là đất nước của chúng ta, thành thức ăn cho cá. Ông ta nói rằng ông ta không nói về chiến tranh hạt nhân: 'Chúng ta nên dừng bán dầu, chúng ta nên gây áp lực lên Nga và bóp nghẹt họ, nếu không, họ sẽ không chịu ngồi vào bàn đàm phán đâu.'
“Nghe này... đường lối thức ăn cho cá có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, nhờ vào sự vĩ đại của một nhà đấu tranh nhân quyền nổi tiếng, một kỹ sư tài năng và một nhà vật lý, và một Học giả, người nhận được vô số giải thưởng. Và một anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa ba lần, tôi nghĩ vậy. Tên ông là Andrei Sakharov.
“Vào thời của ông, học giả Sakharov đã đề xuất như sau, các đồng nghiệp của chúng tôi biết điều này, nhưng vì Tổng thống Trump và các đồng chí của ông đang theo dõi, tôi sẽ giải thích vì lợi ích của họ. Ông đã đề xuất một kế hoạch cho nổ tung hai quả bom hạt nhân [...], bom khinh khí, dù chúng có là bom nhiệt hạch hay không, hãy cho nổ tung chúng gần hai bờ biển của Hoa Kỳ.
“Làn sóng thần phóng xạ sắp tới sẽ biến Hoa Kỳ thành một loại Thế giới dưới nước, như sau này được Hollywood mô tả. Eo biển được tạo ra trong quá trình này sẽ được đặt tên để vinh danh đồng chí Stalin.”
[Kyiv Independent: Russian State TV Says Nuclear Strike Would Turn US Into 'Waterworld']
4. Tổng thống Trump nói về đề xuất ngừng bắn 3 ngày của Putin rằng đó là rất nhiều
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố vào ngày 5 tháng 5 rằng đề xuất ngừng bắn trong ba ngày của Putin là một bước tiến quan trọng hướng tới giải pháp hòa bình.
“Như các bạn đã biết, Tổng thống Putin vừa tuyên bố lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày, nghe có vẻ không đáng kể, nhưng thực ra là rất lớn, nếu các bạn biết chúng tôi bắt đầu từ đâu,” Tổng thống Trump nói với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục.
Putin vào ngày 28 tháng 4 đã công bố cái gọi là “lệnh ngừng bắn nhân đạo” từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 5, nhằm kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Mạc Tư Khoa. Đề xuất này được đưa ra khi Nga tiếp tục bác bỏ lời kêu gọi của Kyiv và Washington về lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày đối với mọi hành động thù địch.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ tuyên bố của Putin và coi đó là một “màn kịch” chứ không phải là động thái nghiêm chỉnh hướng tới hòa bình.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn bày tỏ sự lạc quan về triển vọng đạt được thỏa thuận hòa bình trong tương lai mới.
“Tôi nghĩ Nga, với giá dầu hiện nay, giá dầu đã giảm, tôi nghĩ chúng ta đang ở vị thế tốt để giải quyết vấn đề”, ông nói với các phóng viên.
“ Họ muốn giải quyết, Ukraine muốn giải quyết. Nếu tôi không phải là tổng thống, sẽ không có ai giải quyết.”
Đề xuất của Putin về lệnh ngừng bắn Ngày Chiến thắng được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Trump bày tỏ sự thất vọng với việc Nga thiếu hợp tác trong các cuộc đàm phán hòa bình. Ngày 26 tháng 4, Tổng thống Trump cho biết Putin có thể không thực sự quan tâm đến việc chấm dứt chiến tranh.
“Ông ấy chỉ đang lợi dụng tôi thôi”, Tổng thống Trump nhận định, đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ có thể cần phải leo thang bằng cách áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Hai ngày sau, Putin tuyên bố lệnh ngừng bắn ba ngày. Tương tự, Putin kêu gọi lệnh ngừng bắn tạm thời vào lễ Phục sinh ngay sau khi Tổng thống Trump đe dọa rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Động thái này đã bị các nhà lãnh đạo thế giới bác bỏ rộng rãi như một chiêu trò truyền thông để xoa dịu Tổng thống Trump. Ukraine cáo buộc Nga vi phạm lệnh ngừng bắn của chính mình gần 3.000 lần trong 30 giờ.
Ukraine đã sẵn sàng bắt đầu lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày với Nga kể từ đầu tháng 3, khi Hoa Kỳ lần đầu tiên đề xuất lệnh ngừng bắn tạm thời. Yêu cầu duy nhất của Kyiv là Mạc Tư Khoa phải tuân thủ các điều khoản tương tự, trong khi Nga đã từ chối áp đặt lệnh ngừng bắn toàn diện trừ khi Ukraine đưa ra những nhượng bộ đặc biệt, chẳng hạn như từ chối mọi viện trợ quân sự nước ngoài.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov tuyên bố vào ngày 5 tháng 5 rằng một cuộc gặp giữa Putin và Tổng thống Trump đang “nằm trong tầm ngắm” nhưng vẫn chưa được lên lịch. Putin đã gặp nhiều lần với Đặc phái viên Trung Đông của Tổng thống Trump là Steve Witkoff, người đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán Nga-Ukraine.
[Kyiv Independent: 'It's a lot' — Trump on Putin's proposed 3-day truce]
5. Kyiv phản ứng với phát biểu ‘bài Ukraine’ của Fico trước chuyến thăm Nga của Thủ tướng Slovakia để tham dự Lễ diễn hành Chiến thắng ở Mạc Tư Khoa
Hôm Thứ Hai, 05 Tháng Năm, Đại sứ quán Ukraine tại Slovakia đã lên án những phát biểu mà họ gọi là “chống Ukraine” của Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người chỉ trích lời cảnh báo của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy rằng Nga có thể dàn dựng các hành động khiêu khích trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 tại Mạc Tư Khoa.
Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Ukraine cho biết họ lấy làm tiếc về những cáo buộc của Fico và kêu gọi các quan chức Slovakia “nghiên cứu, xem xét lại và phân tích kỹ hơn” những tuyên bố của Tổng thống Zelenskiy.
Tổng thống Zelenskiy ngày 3 tháng 5 cho biết Ukraine không thể bảo đảm an toàn cho các quan chức nước ngoài có kế hoạch tham dự lễ diễn hành Ngày Chiến thắng của Nga tại Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5, cảnh báo Nga có thể dàn dựng các hành động khiêu khích, bao gồm “đốt phá, nổ hoặc các hành động khác” và cố gắng đổ lỗi cho Ukraine. Nga có trách nhiệm bảo đảm an toàn và an ninh trên lãnh thổ của mình, Tổng thống Zelenskiy nói thêm.
Fico, người có kế hoạch tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga, trước đó đã lên án Tổng thống Zelenskiy vì “đe dọa” các phái đoàn nước ngoài, gọi những phát biểu đó là “không thể chấp nhận được” và cáo buộc nhà lãnh đạo Ukraine không tôn trọng vai trò của Nga trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Thế chiến II.
Đại sứ quán cho biết Tổng thống Zelenskiy chỉ cảnh báo rằng Nga có thể lợi dụng cuộc diễn hành để gây hấn và đổ lỗi cho Ukraine, do đó không thể bảo đảm an toàn cho các quan chức nước ngoài đến thăm.
Trong phản hồi của mình, Đại sứ quán Ukraine cho biết họ coi những phát biểu của ông Fico là “rất đáng tiếc”, đặc biệt là trong bối cảnh hành động xâm lược đang diễn ra của Nga.
“Liên quan đến nhu cầu không nên trộn lẫn lịch sử với hiện tại, Đại sứ quán lấy làm tiếc khi lưu ý rằng hành động xâm lược hiện nay của Nga đối với Ukraine đã quay trở lại mức độ tàn bạo chưa từng thấy kể từ Thế chiến II, mà Nga hiện đang sử dụng chỉ để biện minh cho cuộc chiến chống lại đất nước chúng tôi”, Đại sứ quán cho biết.
“Cần nhớ rằng trong Thế chiến thứ hai, những người lính Ukraine đã có những đóng góp to lớn vào chiến thắng trước chủ nghĩa Quốc xã, họ thể hiện tinh thần anh hùng, lòng dũng cảm và sự hy sinh quên mình trên mọi mặt trận”, tuyên bố viết.
Nhấn mạnh sự đóng góp của Ukraine vào nỗ lực chiến tranh của Đồng minh, đại sứ quán lưu ý rằng sáu triệu người Ukraine đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa Quốc xã, cả trong quân đội Liên Xô và các lực lượng Đồng minh khác. Cuộc chiến, theo đại sứ quán, đã cướp đi sinh mạng của hơn tám triệu người Ukraine.
Đại sứ quán cũng phản đối lời kêu gọi ngừng bắn của Fico vào đúng ngày kỷ niệm Thế chiến II, lưu ý rằng Ukraine đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn vào ngày 11 tháng 3, trong khi Nga “liên tục bác bỏ lựa chọn này và đưa ra các yêu sách mới, thao túng, leo thang khủng bố, và hiện đưa ra lệnh ngừng bắn ngắn hạn trong 3 ngày, đây không phải là con đường nghiêm chỉnh hướng tới hòa bình”.
Fico, một người theo chủ nghĩa dân túy có khuynh hướng thân Nga, là một trong số ít nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ tham dự Ngày Chiến thắng của Nga trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Vào ngày 9 tháng 5, Nga tổ chức các cuộc diễn hành quân sự hoành tráng để kỷ niệm ngày kết thúc Thế chiến II ở Âu Châu. Ukraine và hầu hết các quốc gia Âu Châu kỷ niệm ngày 8 tháng 5 là Ngày Chiến thắng ở Âu Châu.
Ukraine đã mời các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu tới Kyiv vào ngày 9 tháng 5 để phản đối lễ kỷ niệm của Nga.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, Kaja Kallas, đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Âu Châu không nên tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga tại Mạc Tư Khoa vào ngày 15 tháng 4.
[Kyiv Independent: Kyiv responds to Fico’s 'anti-Ukrainian' remarks ahead of Slovak PM's Russia visit to attend Moscow Victory Parade]
6. Các quan chức Nga phàn nàn rằng trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng của Putin, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được thường xuyên nhắm vào Mạc Tư Khoa
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin và Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày 5 tháng 5, bốn máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn lại trong đêm khi chúng tiếp cận Mạc Tư Khoa, chỉ vài ngày trước cuộc diễn hành Ngày Chiến thắng thường niên của Nga và sau khi Putin đưa ra đề xuất ngừng bắn tạm thời.
Sobyanin cho biết máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ gần thị trấn Podolsk, phía nam thủ đô, và không có báo cáo về thương vong hay thiệt hại. Các cuộc không kích, diễn ra vào sáng sớm ngày 5 tháng 5, được tường trình đã làm gián đoạn hoạt động tại các phi trường của Mạc Tư Khoa. Các video được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội của Nga dường như ghi lại được âm thanh của các hệ thống phòng không trong khu vực.
Sobyanin phàn nàn rằng các cuộc tấn công cũng diễn ra trong hai đêm 3 và 4 Tháng Năm, mặc dù không nêu chi tiết về địa điểm tấn công và hậu quả.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn hạ bốn máy bay điều khiển từ xa trên vùng Mạc Tư Khoa. Bộ này cũng báo cáo đã chặn được 17 máy bay điều khiển từ xa trên vùng Bryansk và năm máy bay khác trên vùng Kaluga.
Chính phủ Ukraine chưa bình luận về vụ tấn công được báo cáo.
Vụ tấn công xảy ra trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga vào ngày 9 tháng 5, đánh dấu vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo vào ngày 3 tháng 5 rằng Nga có thể dàn dựng các hành động khiêu khích, chẳng hạn như “đốt phá, nổ bom hoặc các hành động khác” xung quanh sự kiện này và cố gắng đổ lỗi cho Ukraine.
Ngày Chiến thắng, một trong những ngày lễ mang tính biểu tượng nhất của Nga, dự kiến sẽ có một cuộc diễn hành quân sự tại Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa. Điện Cẩm Linh đã mời khách nước ngoài tham dự, mặc dù nhiều quan chức phương Tây đã từ chối.
Ukraine, cùng với hầu hết các quốc gia Âu Châu, kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Âu Châu vào ngày 8 tháng 5 và đã mời các quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu đến Kyiv vào ngày hôm đó như một hành động phản đối mang tính biểu tượng đối với hành động của Mạc Tư Khoa.
Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa diễn ra sau tuyên bố của Nga về “lệnh ngừng bắn nhân đạo” đơn phương từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 11 tháng 5. Tổng thống Zelenskiy bác bỏ động thái này là một “màn trình diễn”, cáo buộc Nga lợi dụng lệnh ngừng bắn ngắn hạn để thao túng nhận thức quốc tế trong khi vẫn tiếp tục các cuộc tấn công trước và sau đó.
Lệnh ngừng bắn Ngày Chiến thắng là sáng kiến ngừng bắn mới nhất trong một loạt các sáng kiến do Mạc Tư Khoa công bố, tất cả đều bị Nga vi phạm.
Đầu tháng này, Nga đã tuyên bố ngừng bắn trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh, mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Mạc Tư Khoa đã vi phạm gần 3.000 lần từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 21 tháng 4.
Ukraine cũng cho biết lực lượng Nga đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần về các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng được thỏa thuận vào ngày 25 tháng 3.
Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẵn sàng đàm phán hòa bình trong khi đồng thời thúc đẩy các yêu cầu tối đa. Kyiv đã bác bỏ những tuyên bố này là một chiêu trò tuyên truyền, lưu ý rằng lực lượng Nga chỉ tăng cường các cuộc tấn công vào các thành phố và thị trấn của Ukraine.
[Kyiv Independent: Ahead of Putin's Victory Day Parade, Ukrainian drones reportedly target Moscow, Russian officials claim]
7. Hoa Kỳ sẽ gửi hệ thống phòng không Patriot tân trang từ Israel tới Ukraine, Tờ New York Times đưa tin
Hệ thống phòng không Patriot đặt tại Israel sẽ được chuyển giao cho Ukraine sau khi tân trang, tờ New York Times đưa tin vào ngày 4 tháng 5, trích dẫn nguồn tin từ bốn quan chức Mỹ hiện tại và trước đây giấu tên.
Theo cơ quan truyền thông này, các đồng minh phương Tây cũng đang thảo luận về vấn đề hậu cần cung cấp các hệ thống bổ sung từ Đức hoặc Hy Lạp khi Nga leo thang các cuộc tấn công trên khắp Ukraine.
Các nguồn tin từ chối cung cấp thông tin chi tiết về lập trường của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quyết định này hoặc làm rõ liệu động thái này có được khởi xướng trước khi ông nhậm chức hay không, dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các cuộc không kích của Nga gia tăng mạnh mẽ, gây ra nhiều thương vong ở Kryvyi Rih, Sumy, Odesa, Kharkiv và Kyiv.
Kyiv liên tục gây áp lực buộc các đối tác phương Tây tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng năng lực hiện tại của nước này là không đủ để chống lại quy mô các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga.
Hệ thống Patriot, một hệ thống hỏa tiễn đất đối không do Hoa Kỳ sản xuất, được công nhận rộng rãi vì khả năng phát hiện, theo dõi và đánh chặn máy bay, hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn đạn đạo có độ chính xác cao.
Theo tờ New York Times, Ukraine hiện có tám hệ thống Patriot, trong đó chỉ có sáu hệ thống đang hoạt động. Hai hệ thống còn lại được cho là đang trong quá trình tân trang.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nhắc lại nhu cầu cấp thiết của Ukraine về phòng không trong cuộc phỏng vấn với CBS News ngày 13 tháng 4, cho biết Kyiv sẵn sàng mua 10 hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất với giá 15 tỷ đô la để bảo vệ các thành phố đông dân cư.
“Chúng tôi sẽ tìm tiền và chi trả cho mọi thứ”, Tổng thống Zelenskiy nói, nhấn mạnh ý định mua chứ không phải yêu cầu mua thêm các hệ thống bổ sung của Ukraine.
Bất chấp lời kêu gọi của Kyiv, Tổng thống Trump đã bác bỏ yêu cầu này vào ngày 14 tháng 4, cáo buộc Tổng thống Zelenskiy “luôn tìm cách mua hỏa tiễn” và đổ lỗi sai cho Ukraine về việc kích động chiến tranh.
Giọng điệu của Tổng thống Trump về Ukraine đã thay đổi trong những tuần gần đây. Vào ngày 24 tháng 4, ông chỉ trích cuộc tấn công của Nga vào Kyiv khiến ít nhất chín thường dân thiệt mạng và 87 người bị thương, gọi đó là “không cần thiết” và thúc giục Putin dừng các cuộc tấn công.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ áp thuế và trừng phạt Nga để buộc phải đàm phán, nói rằng “chúng ta có thể thực hiện theo cách dễ dàng hoặc khó khăn”, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào được đưa ra.
Tổng thống Trump gần đây đã đặt câu hỏi về ý định tìm kiếm hòa bình của Nga, khi Mạc Tư Khoa tiếp tục từ chối thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn, tăng cường các cuộc tấn công vào khu vực dân sự của Ukraine.
[Kyiv Independent: US to send refurbished Patriot air defense system from Israel to Ukraine, NYT reports]
8. Cuộc chiến của Hoa Kỳ với người Houthis: Năm điều cần chú ý
Hoa Kỳ đã tăng cường tấn công lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen sau hơn một tháng không kích, nhưng người Houthi vẫn tiếp tục phản kháng.
Hành động chống lại Houthis là hoạt động quân sự lớn đầu tiên được lệnh của chính quyền thứ hai của Tổng thống Trump và do đó được coi là một phép thử về ý chí cũng như năng lực quân sự. Houthis đã làm mất ổn định một tuyến đường quan trọng cho hoạt động vận chuyển toàn cầu ở Biển Đỏ, một điều mà Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ bảo vệ.
Sau đây là một số điểm chính cần lưu ý:
Diễn tập Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã mất một chiếc F/A-18E Super Hornet trong tuần này, các quan chức cho biết nó đã rơi khỏi tàu USS Harry S. Truman xuống Biển Đỏ. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Hàng Không Mẫu Hạm này đã thực hiện một động tác chuyển hướng gấp rút vào thời điểm Houthis cho biết họ đang phóng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa tấn công tàu.
Hải quân Hoa Kỳ đã tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực, ngoài ra còn điều động tàu USS Carl Vinson. Houthis đã tuyên bố tấn công cả hai Hàng Không Mẫu Hạm.
Houthi phóng hỏa tiễn
Houthis tiếp tục phóng hỏa tiễn vào Israel với nhiều cuộc tấn công hơn vào thứ sáu. Phát ngôn nhân quân sự của nhóm Yahya Saree cho biết hai hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh đã được phóng vào thành phố Haifa ở phía bắc.
Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF đã báo cáo hai trường hợp còi báo động vang lên ở miền bắc Israel do các quả đạn phóng từ Yemen, không có báo cáo nào về thương vong. Các mảnh vỡ từ một vụ đánh chặn hỏa tiễn đã làm hư hại nhẹ một trường mẫu giáo, theo The Times of Israel.
Quân đội Israel cho biết họ đã có thể đánh chặn hầu hết các hỏa tiễn được bắn từ Yemen. Người Houthis đã thề sẽ leo thang chiến tranh vì các hoạt động tàn khốc của Israel ở Gaza chống lại Hamas kể từ khi nhóm Hồi giáo Palestine này tấn công Israel vào tháng 10 năm 2023.
Hỗ trợ cho Hoa Kỳ
Anh đã tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự của Houthi ở Yemen vào thứ Ba. Bộ Quốc phòng Anh cho biết hoạt động này phù hợp với chính sách lâu dài chống lại nhóm này, nhưng đây là lần đầu tiên Anh tham gia các hoạt động dưới thời Tổng thống Trump.
Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Ý, Hòa Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha đều là một phần của liên minh đa quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden nhằm chống lại mối đe dọa của Houthis đối với tuyến đường vận chuyển toàn cầu. Các nước Âu Châu sau đó đã tham gia vào các hoạt động riêng biệt.
Vai trò của Iran
Bằng cách tấn công Houthis, Hoa Kỳ cũng gửi một thông điệp tới những người ủng hộ lực lượng dân quân này ở Iran và tới các đồng minh khu vực của Hoa Kỳ, bao gồm các quốc gia vùng Vịnh cũng như Israel. Tổng thống Trump và chính quyền của ông đã đe dọa Cộng hòa Hồi giáo bằng “hậu quả” và cáo buộc nước này hỗ trợ gây tử vong cho Houthis.
Iran phủ nhận những cáo buộc này và lên án các cuộc không kích ở Yemen. Vào tháng 3, Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã phát biểu rằng Hoa Kỳ đang trong tình trạng “hoảng loạn” vì sự kháng cự ngày càng gia tăng trong khu vực.
Căng thẳng đã làm trầm trọng thêm tình hình mong manh trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Iran đang gặp khó khăn và tình hình quân sự đang gia tăng trong khu vực.
Tấn công mặt đất
Hoa Kỳ cho biết chiến dịch quân sự của họ đã tiêu diệt hàng trăm mục tiêu và chiến binh Houthi ở Yemen. Các chuyên gia cho biết đây có thể là tiền đề cho một cuộc tấn công trên bộ của chính phủ Yemen được quốc tế công nhận.
Hoa Kỳ chưa nói liệu họ có hỗ trợ lực lượng chính phủ trong bất kỳ cuộc chiến nào chống lại Houthis hay không. Các quan chức chính phủ đã tuyên bố quân đội sẵn sàng chiến đấu với Houthis.
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ, Tướng Michael Erik Kurilla, gần đây đã thảo luận về những nỗ lực khôi phục quyền tự do hàng hải ở Biển Đỏ trong một cuộc họp với tổng tham mưu trưởng quân đội Yemen được Hoa Kỳ công nhận, trong chuyến đi tới Trung Đông.
[Newsweek: U.S. War on the Houthis: Five Things to Watch]
9. Số phận của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vẫn còn đang gặp khó khăn
Tương lai của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vẫn còn bất định sau khi tòa phúc thẩm liên bang hôm thứ Bảy đã tạm dừng phán quyết đảo ngược quyết định giải thể cơ quan thông tấn đang gặp khó khăn này — một ngày sau khi các nhà báo được thông báo rằng họ sẽ sớm quay trở lại làm việc.
Một email của Bộ Tư pháp gửi cho các luật sư đại diện cho nhân viên VOA vào thứ sáu cho biết cơ quan này sẽ bắt đầu “trở lại theo từng giai đoạn” và tiếp tục chương trình vào tuần tới. Nhưng đến chiều thứ bảy, một hội đồng Tòa án DC chia rẽ đã ban hành lệnh hoãn lệnh của tòa án cấp dưới muốn khôi phục lại đài phát thanh.
VOA đã chuẩn bị phát sóng trở lại sau gần hai tháng ngừng phát sóng, sau khi chính quyền Tổng thống Trump ngừng phát sóng theo lệnh hành pháp ngày 14 tháng 3 nhắm vào một số cơ quan và văn phòng liên bang, bao gồm Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ, cơ quan mẹ của hãng truyền thông do chính phủ tài trợ.
Hiện tại, kế hoạch cho cơ quan này vẫn chưa rõ ràng sau phán quyết có lợi cho chính quyền Tổng thống Trump vào chiều thứ bảy.
Phát ngôn nhân của USAGM không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về kế hoạch của cơ quan này sau chiến thắng vào cuối tuần.
Nỗ lực giải thể cơ quan truyền thông do chính phủ hậu thuẫn đã trở thành tâm điểm của một cuộc chiến pháp lý gay gắt. Thẩm phán Tòa án Quận Hoa Kỳ Royce Lamberth đã ra lệnh cho chính quyền Tổng thống Trump khôi phục Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong lệnh tạm thời được ban hành vào ngày 22 tháng 4. Lamberth lập luận rằng quyết định giải thể Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, gọi tắt là VOA của chính quyền có khả năng vi phạm hiến pháp.
Trợ lý Luật sư Hoa Kỳ Brenda González Horowitz đã xác nhận việc trở lại văn phòng trong một email gửi cho các luật sư đại diện cho nhân viên VOA. Email cũng xác nhận rằng tất cả nhân viên VOA đã lấy lại được quyền truy cập hệ thống.
“USAGM hiện đang mong đợi nhân viên sẽ bắt đầu quay trở lại văn phòng vào tuần tới, vì các vấn đề về an ninh, không gian xây dựng và thiết bị đòi hỏi phải quay trở lại theo từng giai đoạn”, González Horowitz viết trong email, được POLITICO thu thập được. Tờ Washington Post là tờ đầu tiên đưa tin về sự trở lại sắp tới của VOA.
Theo điều lệ của VOA, đài này đã hoạt động trong hơn 80 năm để đưa tin “chính xác, khách quan và toàn diện” nhằm “trình bày các chính sách của Hoa Kỳ một cách rõ ràng và hiệu quả”.
Vào tháng 3, chính quyền Tổng thống Trump đã ra lệnh rằng các khoản tài trợ liên bang thông qua USAGM sẽ được xem xét và “loại bỏ ở mức tối đa phù hợp với luật hiện hành”. Một hội đồng của Tòa án quận DC đã tạm dừng các lệnh chặn việc cắt giảm tài trợ cho USAGM cho các cơ quan truyền thông khác vào thứ năm, nhưng không dừng lệnh cho phép nhân viên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trở lại làm việc.
Lệnh ra vào thứ Bảy đã thay đổi điều đó, với các thẩm phán phúc thẩm Neomi Rao và Gregory Katsas — cả hai đều là người được Tổng thống Trump bổ nhiệm — cùng nhau ra phán quyết tạm dừng một phần lệnh của tòa án cấp dưới yêu cầu chính phủ “thực hiện mọi bước cần thiết để đưa nhân viên và nhà thầu của USAGM trở lại tình trạng trước” theo lệnh hành pháp của Tổng thống Trump.
Họ thấy rằng tòa án cấp dưới có thể không có thẩm quyền ra lệnh cho nhân viên quay lại làm việc.
Thẩm phán Nina Pillard, người được Obama bổ nhiệm, đã phản đối vào thứ Bảy, viết rằng quyết định này tương đương với việc “làm im tiếng Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong tương lai gần”.
Nhưng ngay cả khi nhân viên mong muốn quay lại làm việc, một số người vẫn đặt câu hỏi liệu cơ quan có thể trở lại trạng thái trước đó hay không.
“Chúng ta sẽ phải đưa VOA ra khỏi tình trạng hôn mê sâu,” Steve Herman, phóng viên quốc gia chính của VOA, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với POLITICO trước phán quyết hôm thứ Bảy. “Và liệu nó có thể lấy lại được ý thức hoàn toàn không? Điều đó vẫn còn phải chờ xem, bởi vì rất nhiều bộ não của VOA đã bị phá hủy khi cố gắng bóp nghẹt chúng ta.”
[Kyiv Independent: Embattled Voice of America’s fate uncertain after brief apparent reprieve]
Thánh Ca
TV 99 – Chúa nhật 4 Phục Sinh C
Lm Thái Nguyên
06:07 06/05/2025