Ngày 07-06-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 08/06: Mến Chúa – Yêu Người – Đến gần Nước Thiên Chúa – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
01:54 07/06/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô

Khi ấy, có một người trong các kinh sư đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?” Đức Giê-su trả lời: “Điều răn đứng hàng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó.” Ông kinh sư nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.

Đó là lời Chúa
 
Lời đỡ nâng
Lm. Minh Anh
03:39 07/06/2023

LỜI ĐỠ NÂNG
“Các ông không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”.

Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói, “Chỉ cần lướt mắt đến cuốn Thánh Kinh cũng đủ cho tôi! Vì ngay lúc đó, tôi hít lấy hương thơm cuộc đời của Chúa Giêsu, và biết mình phải chạy về đâu!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Giá mà chúng ta có thể hít lấy hương thơm cuộc đời của Chúa Giêsu như Têrêxa, bạn và tôi biết mình phải chạy về đâu! Bởi lẽ, có Ngài, chúng ta có Lời ban sự sống, ‘Lời đỡ nâng!’.

Sẽ rất hữu ích khi những khiển trách của Chúa Giêsu dành cho những người Sađucêô trong Tin Mừng hôm nay được coi như lời trách Ngài dành cho bạn và tôi. Người Sađucêô không tin vào sự sống lại vì họ “không hiểu biết Thánh Kinh, cũng chẳng hiểu biết quyền phép của Thiên Chúa!”. Phần chúng ta, không như họ, nhưng phải chăng chúng ta cũng đang sống như thể không tin vào đời sau cũng như tin vào quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Chẳng hạn, trước những tai ương dồn dập, bạn có thể mất niềm tin và đi đến chỗ tuyệt vọng; và rồi, chúng ta tự tìm hiểu cuộc sống, tự đặt ra hàng loạt câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Nhưng càng phân tích, bạn và tôi càng bế tắc và lầm lạc như khi mới bắt đầu.

Một khi thấy mình đang rối bời trong một tình huống nào đó về bất cứ điều gì, cách tốt nhất, bạn hãy quỳ gối, lắng nghe những ‘Lời đỡ nâng’ của Chúa Giêsu! Đó có thể là một câu Lời Chúa bạn nhớ được; hay một trang Lời Chúa nào đó mà bạn đang cầm trên tay. Lời Chúa có thể khắc nghiệt, chói tai, như “Khốn cho các ngươi!”; hoặc như hôm nay, “Các ông không hiểu biết Thánh Kinh!”; dù vậy, bạn cứ khiêm tốn đọc chậm rãi, thẩm thấu, lắng nghe với lòng xác tín rằng, Ngài đang yêu thương tôi và một chỉ muốn chữa lành tôi. Ở đây, điều cần lưu ý là, cầu nguyện hoàn toàn khác với suy nghĩ! Chắc chắn, chúng ta sẽ dùng trí óc để suy gẫm ý muốn của Thiên Chúa, nhưng ‘suy nghĩ, và suy nghĩ nhiều hơn’ không phải lúc nào cũng là cách để hiểu biết Ngài. Đừng nhầm lẫn, suy nghĩ không phải là cầu nguyện!

Tôbia và Sarah trong bài đọc hôm nay là hai mẫu gương tuyệt vời về sự cầu nguyện. Cả hai không chỉ suy nghĩ, nhưng cầu nguyện chân thành. Từ vực thẳm, Tôbia nài van; ông thừa nhận tội lỗi mình, tội lỗi dân mình. Sự đau khổ vùi dập đến nỗi ông xin được Chúa cất về, “Lạy Chúa, xin cho linh hồn con được an nghỉ; vì thà con chết còn hơn sống!”. Sarah, nàng dâu tương lai của ông, cũng ở trong một tình cảnh tương tự. Đối mặt với sự dèm pha tủi nhục “sát phu”, cô kiệt sức và không còn thiết sống, “Cô chỉ cầu nguyện, khóc lóc than van cùng Chúa”. Và này, lời cầu nguyện của hai người đã chứng tỏ rằng, Thiên Chúa, Đấng xót thương, đầy quyền năng và ‘Lời đỡ nâng’ của Ngài còn mạnh hơn khổ đau và sự dữ!

Anh Chị em,

“Biết mình phải chạy về đâu!”. Như Tôbia, Sarah và nhất là, như Chúa Giêsu, trước khổ đau, chúng ta phải biết mình chạy về đâu! Không chỉ suy nghĩ, bạn và tôi còn phải ra sức cầu nguyện! Hãy cho phép linh hồn vươn lên Chúa, vươn tới chỗ tôn thờ thánh ý Chúa Cha cách tuyệt đối như Chúa Giêsu, Con Một Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật thâm trầm, “Lạy Chúa, con vươn linh hồn lên tới Chúa!”. Có như thế, những lời chói tai của Chúa Giêsu giờ đây lại trở nên ‘Lời đỡ nâng’ ngọt ngào, vì Thiên Chúa, Đấng quyền năng có thể làm cho hạt lúa đã chết ngày thứ Sáu Tuần Thánh đâm chồi sự sống rạng ngời sáng ngày Chúa Nhật Phục Sinh!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con xác tín, Lời Chúa dù khó nghe hay chói tai đến đâu, vẫn là Lời yêu thương, Lời cứu sống và ‘Lời đỡ nâng’. Nhờ đó, con biết phải chạy về đâu, chạy về hướng Giêsu!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:15 07/06/2023

12. Bàn về việc kết hôn hoặc giữ trinh khiết, thì tôi tớ không có trách nhiệm phục tùng chủ nhân mình, con gái không có trách nhiệm phục tùng cha mẹ mình.

(Thánh Thomas de Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:17 07/06/2023
70. TÒA ĐẠI SẢNH VÀ CĂN NHÀ TRANH

An na ở trong một tòa đại sảnh hoa lệ, cô ta rất kiêu ngạo vì địa vị của mình trong xã hội.

Một hôm, một đứa con gái của người thợ lát gạch tên là Mạc Lợi chạy qua nhà của cô ta, nói:

- “Ba của con sắp chết rồi, ông ta mời cô đi qua nhà ông một chút xíu, ông có chuyện quan trọng muốn nói với cô.”

An na lạnh lùng cười và nói:

- “Thật chứ? Chắc đó là việc gấp, như ba của mày nghèo như thế mà lại có chuyện cần nói với ta à, cút đi, ta làm gì có thời gian đến ngôi nhà tranh rách nát của các ngươi chứ?”

Mấy phút sau, Mạc Lợi vội vội vàng vàng chạy trở lại, hoang mang nói:

- “Cô An na, con cầu xin cô mau đi một chuyến được không? Trước đây khi chiến tranh xảy ra, mẹ của cô nhờ ba của con đem một va ly vàng bạc châu báu giấu trong tường, dặn ông ta đừng để cho bất kỳ ai biết, đợi khi cô mừng sinh nhật thứ hai mươi mốt thì báo cho cô biết bí mật này. Nhưng bây giờ ba của con sắp chết rồi, ông ta không thể đợi được nữa.”

An na lúc này mới vội vàng chạy qua căn nhà tranh. Nhưng vừa bước vào nhà thì nghe tin người công nhân lát gach vừa trút hơi thở cuối cùng. Cô ta hối hận như phát điên, ra lệnh cho công nhân đập vỡ các bức tường của tòa đại sảnh để tìm của cải châu báu, nhưng không tìm được gì cả.

Mặc dù cô ta mất cả gia tài nhiều như thế, nhưng nhờ đó mà cô ta hiểu rõ, nếu một người có một tâm hồn kiêu ngạo và vô tình, thì hắn ta sẽ không được gì cả.

Suy tư ngắn 70:

Khiêm tốn là gốc rễ của mật ngọt và sự kỷ diệu, từ nơi gốc rễ đó sẽ mọc ra tất cả mọi đức hạnh của thánh đức -hay nói cách khác- khiêm tốn chính là nền tảng của mọi nhân đức.

Khiêm tốn làm cho con người trở nên vĩ đại, bởi vì họ đã thành công khi trói buộc cái tôi của mình không nô lệ bởi hư vinh của thế gian.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Làm cho lớn lên
Lm. Minh Anh
15:17 07/06/2023

LÀM CHO LỚN LÊN

“Yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật!”.

“Xin coi tôi như một con người, tôi muốn là một diễn viên nghiêm túc!”. Đó là lời van của Marilyn Monroe, nữ tài tử xinh đẹp một thời của Hollywood, ngỏ với giới điện ảnh. Để cuối cùng, ở tuổi 35, “‘Nữ Thần Tình Yêu’ không bao giờ tìm thấy bất kỳ tình yêu nào” đã kết liễu đời mình. Vào đêm định mệnh, cô điện thoại cho Rhett Butler, một nam tài tử; nói với anh rằng, cô đã uống đủ thuốc ngủ để tự sát. Butler lạnh lùng, “Thành thật mà nói, em yêu, anh không quan tâm!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Giới điện ảnh, những người khai thác sắc đẹp của Marilyn Monroe, không làm cho cô lớn lên; hoặc chỉ làm cho cô lớn lên như ‘một ngôi sao’ theo định hướng lợi nhuận. Lời Chúa hôm nay mời gọi bạn và tôi ‘làm cho lớn lên’ một tình yêu cho Thiên Chúa; cùng lúc, cho tha nhân.

Bài đọc thứ nhất cống hiến một câu chuyện ly kỳ. Thiên thần Chúa đích thân dẫn ‘Tôbia con’ đến nhà Raguel để hỏi vợ cho cậu. Thế mà, chuyện của Sarah, nàng dâu, lại ly kỳ hơn! Đã có đến bảy ‘đức ông’ muốn cưới nàng làm vợ, nhưng họ đã chết trước khi đến với nàng. Raguel hoảng sợ khi biết ý định của Tôbia; nhưng thiên thần kịp trấn an, “Ông đừng sợ gả con gái cho người này!”. Thiên Chúa đã làm cho họ lớn lên, Ngài chúc phúc. Tôbia - Sarah trở nên cặp đôi mẫu mực cho hôn nhân Kitô giáo; lời cầu nguyện thánh thiện của họ trong ba đêm đầu gặp nhau thi thoảng được đọc trong các lễ hôn phối. Qua đó, Lời Chúa cho thấy chìa khoá hạnh phúc lứa đôi vẫn là ‘làm cho lớn lên’ tình yêu của người phối ngẫu trong niềm kính sợ Chúa! Cũng một tâm tình, Thánh Vịnh đáp ca thổ lộ, “Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa!”.

Trong Tin Mừng hôm nay, một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu đâu là giới răn trọng nhất; Ngài cho ông một ‘câu trả lời kép’: ‘kính mến Chúa, yêu thương người’. Ông hỏi một, Ngài trả lời hai; tưởng đi một bước, ông sẽ đi hai bước. Ngài mời ông ‘nhất hoá’ tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân. Kitô giáo không chỉ là chuyện giữa tôi với Chúa; nhưng giữa tôi với Chúa và anh em tôi! Việc yêu Chúa bảo đảm cho việc yêu người lớn lên! Chính mối tương quan này sẽ giúp mỗi người yêu như Chúa yêu. Thánh Ignatiô Loyola cầu nguyện, “Lạy Chúa, xin nhận lấy tất cả tự do, trí nhớ, hiểu biết và ý chí của con; hết những gì con có. Chúa trao cho con tất cả; con trao lại Chúa tất cả!”. Trao lại Chúa tất cả qua việc con ‘làm cho lớn lên’ những người anh em.

Anh Chị em,

“Yêu thương ai là làm cho người ấy lớn lên!”. ‘Kính mến Chúa, yêu thương người’ không chỉ thực hiện bằng lời nói, nhưng bằng một cách sống tốt lành. Thế giới sẽ được truyền cảm hứng khi họ nhìn thấy tình yêu, niềm đam mê, sự khao khát, sự tận tâm và cam kết của chúng ta đối với Thiên Chúa cùng lúc, với tha nhân. Nhân loại nhìn thấy và bị thu hút bởi nó, một tình yêu thiên linh mà trong thực tế sẽ thật hấp dẫn. Chứng kiến một tình yêu đầy cảm hứng như thế, làm sao họ có thể cưỡng lại khả năng hướng thiện của chính họ để bắt chước bằng được cách sống yêu thương của bạn và tôi, những người “không xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin dạy con cách thức ‘làm cho lớn lên’ những ai Chúa trao cho con; không vì lợi nhuận, nhưng vì họ phải trở nên những con người Chúa muốn họ trở thành!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Để Thực Sự Là Sống
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:08 07/06/2023
Để Thực Sự Là Sống

(Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Năm A).

“Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.” (Ga 6, 53). Khi Chúa Giêsu đã dùng kiểu nói trịnh trọng theo văn phong thời bấy giờ “thật, Tôi bảo thật.. (Amen…Amen…)” thì không chỉ nói lên tầm quan trọng của nội dung lời tuyên bố mà còn nói lên tính tất yếu và thiết yếu của chân lý đối với thính giả bấy giờ và nhân loại mọi thời. Căn cứ vào những lời Chúa Giêsu tuyên phán ở trên, chúng ta thử hỏi rằng những thính giả lúc bấy giờ, thực sự có sự sống nơi họ không. Hay nói cách khác, cần phải đặt vấn đề: sống là gì?

SỐNG LÀ GÌ?

Một câu hỏi không dễ trả lời. Câu trả lời khá phổ thông: sống là động. Trạng thái động đối lập với trạng thái tỉnh (bất động). Trạng thái này có thể là di động, chuyển động, cử động hay hành động. Nếu mô tả tình trạng sống là trạng thái động, thì vừa thái quá lại vừa bất cập. Các khoáng sản như đất đá hay lớn hơn như quả địa cầu, các tinh tú…chúng hằng di động và đang chuyển động. Vậy chúng đang sống ư? Với sinh vật bậc cao là con người, nếu ở trong tình trạng hôn mê, không còn hành động cũng chẳng cử động thì đã chết chưa?

Dưới cái nhìn sinh hóa thì sống là một quá trình tổng hợp và trao đổi các hợp chất hữu cơ. Các học giả trình bày khái niệm: sống là tồn tại có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết. Một số triết gia vừa thực tế vừa phũ phàng cho ta thấy sống là một quá trình tích lũy năng lực: sức khỏe, tiền bạc, địa vị…để tiến dần về nấm mộ (cái chết).

Quả thật nếu quan niệm sống như là một tình trạng đối lập với chết thì cuộc sống của con người trên bình diện thể lý tự nhiên đúng là nghịch lý và phi lý. Và rồi người ta dễ dàng đồng quan niệm với anh em Phật tử rằng cuộc sống (đời) là bể khổ với cái vòng lẫn quẩn thành - trụ - hoại – không; sinh - lão - bệnh - tử.

Dưới nhãn quan Kitô giáo theo ánh sáng Lời mạc khải thì sống là một trạng thái, đúng hơn là một động thái ở cùng, ở với và ở trong Đấng là nguồn sống, là Đấng Sáng tạo, là căn nguyên và cùng đích của mọi hiện hữu, đặc biệt của loài người. Con người khi tự ý cắt lìa, xa rời Thiên Chúa là đi vào cõi chết hay là đã chết, cho dù cơ thể còn sinh động, còn tổng hợp các chất hữu cơ…

Sách Sáng Thế ký diễn tả chân lý này khi cho thấy loài bụi đất chỉ thực sự là sống khi được Giavê thổi sinh khí vào (x.St 2,7). Đến đây chúng ta mới hiểu được ý nghĩa lời Chúa trong sách Đệ Nhị Luật khi Giavê thử thách dân Người trong hoang mạc, khi để họ phải chịu đói cùng cực rồi ban Manna từ trời nuôi sống họ để họ ý thức, đúng hơn là để họ tin nhận rằng: “người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3).

“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51). Một lời tuyên bố công khai gây nhiều tranh cãi cho thính giả bấy giờ. Quả là chối tai! Nhưng đó là sự thật, một sự thật nền tảng và thiết yếu cho con người đến nỗi Chúa Giêsu trình bày một cách thẳng thừng tới mức “sống sượng”, không chút rào đón xa gần. Người còn tái khẳng định chân lý ấy ở dạng thức đối nghịch: “Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình” (Ga 6,53). Chúng ta nhận ra tính tất yếu và khẩn thiết của chân lý này qua thái độ của Chúa Kitô là sẵn sàng chấp nhận người ta, kể cả các môn đệ rời bỏ Người. Và Người không ngần ngại để tự do cho cả nhóm Mười hai (x.Ga 6,60-71).

ĐỂ THỰC SỰ LÀ SỐNG CẦN PHẢI ĐÓN NHẬN NGUỒN SỐNG TỪ THIÊN CHÚA VÀ HÀNH XỬ THEO SỰ SỐNG THIÊN LINH.

Thiên Chúa có thể ban cho nhân loại sự sống của Người dưới nhiều dạng thức khác nhau. Mình Máu Chúa Kitô chính là một trong những phương thế đặc biệt Chúa ban sự sống của Người cho nhân loại chúng ta. Là Kitô hữu, chúng ta dễ dàng tin nhận chân lý này hơn người Do Thái xưa, vì chúng ta tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là chúng ta có biết sống, cư xử, hành động theo nguyên lý hoạt động của sự sống Thiên Chúa không.

Sự sống của Thiên Chúa chính là tình yêu giữa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tình yêu ấy được tỏ bày qua dòng lịch sử, qua lịch sử ơn cứu độ và được tỏ bày cách trọn vẹn, hoàn hảo cho nhân loại nơi Đức Kitô, Ngôi Hai nhập thể làm người. Dựa vào lời mạc khải và qua lời dạy của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta cùng xem xét một vài sắc thái của tình yêu Thiên Chúa :

Một tình yêu thể hiện qua tình bạn (Filia): Ngay từ thưở đầu công trình sáng tạo, Giavê đã ngày ngày dạo chơi với con người và con người ở trước nhan Giavê cách thân tình như bạn hữu. Sau khi phạm tội thì con người mới lánh mặt Giavê (x.St 3,8). Khi đã biết đến giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Cha, Chúa Giêsu đã tỏ bày cho các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy đã gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15).

Đã là bạn hữu chân thành thì luôn tín nhiệm nhau. Sự tín nhiệm được thể hiện không chỉ qua việc tỏ bày cho nhau cả những sự sâu kín của mình mà còn sẵn sàng trao phó trách nhiệm, cả trong những việc lớn lao, cao cả lẫn hệ trọng. “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy bá chủ cá biển, chim trời…”(St 1,28). Ngay từ đầu Giavê đã trao phó nhiệm vụ làm chủ vũ trụ thiên nhiên cho con người. Đến thời viên mãn Chúa Kitô lại trao phó việc rao giảng Tin Mừng cứu độ cho các môn đệ (x.Mt 28,16-20).

Một tình yêu thể hiện qua việc đón nhận và trao ban (Eros và Agapê): Khi tạo dựng con người Giavê Thiên Chúa đã sáng tạo loài tạo vật hữu hình cao cả nhất là loài người giống hình ảnh và họa ảnh của mình (x.St 1,26-27). Có thể nói đây là một sự đón nhận toàn vẹn. Xem ai như chính mình là một sự đón nhận hết cả tấm lòng. Trên thập giá, đôi tay của Chúa Kitô giang ra, Trái Tim cực thánh của Người mở tung, là hành vi tình yêu đón nhận cách hoàn hảo và trọn vẹn. Người đón nhận cả những lời hoan hô Người khi Người vào thành thành Giêrusalem lẫn cả những lời nhục mạ khinh khi của nhiều người Do Thái bấy giờ. Người đón nhận lời tuyên tín của Phêrô thay mặt nhóm Mười Hai: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai…” (Ga 6,68) và đón nhận cả sự phản bội, sự hèn nhát của các ngài khi bỏ Thầy chạy cứu lấy thân mình. Người đón nhận nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ vốn ghen tức tìm mọi cách loại trừ Người và đón nhận cả sự mê lầm của họ (x. Lc 23,34).

Khi đón nhận con người như là hình ảnh của mình, Giavê Thiên Chúa đã trao ban chính công trình sáng tạo của mình, một công trình như mới khởi đầu. Và Chúa Kitô khi đón nhận các môn sinh làm bạn hữu thì Người đã trao ban công trình cứu độ mà Người vừa khai mở. Khi đón nhận bản tính nhân loại vào Ngôi vị Thiên Chúa thì Ngôi Hai đã thực sự trao ban chức vị làm con Thiên Chúa cùng với gia sản thừa kế cho loài người.

Chính khi đón nhận là lúc trao ban. Chính lúc trao ban là lúc đón nhận. Cả hai động thái trao ban và đón nhận luôn quyện lẫn vào nhau trong một tình yêu đích thực. Và tình yêu ấy bắt nguồn từ Đấng là Tình Yêu (x.1Ga 4,8). Hôm nay chúng ta cùng tôn thờ mầu nhiệm Chúa Kitô trao ban cho chúng ta chính Máu Thịt của Người qua Bí Tích Thánh Thể. Hiện diện trong Thánh Thể là trọn vẹn Chúa Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa với thiên tình và nhân tính của Người. Trao ban cho ta Thân Mình Người là Chúa Kitô đón nhận chúng ta nên một với Người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định chân lý này: “Thưa anh em, khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Chúa Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” (1 Cor 10,16).

Được dự phần vào Mình và Máu Thánh Chúa Kitô là để được sống. Và sự sống đích thực này phải được thể hiện bằng tình yêu. Đó là tình yêu sẵn sàng đón nhận tha nhân, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm, cả mặt nổi trội lẫn khía cạnh hạn chế… Đó là tình yêu sẵn sàng trao ban những gì tốt nhất, đẹp nhất của ta cho tha nhân và trao ban cả con người của ta, sự sống của ta. Và đó phải là tình yêu luôn tìm cách nâng nhau lên hàng bạn hữu. Nếu như được vậy, thì một điều chắc chắn là chúng ta đang sống thực sự và thực sự đang sống cách dồi dào.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhập viện để giải phẫu bụng
Thanh Quảng sdb
03:20 07/06/2023
Đức Thánh Cha nhập viện để giải phẫu bụng

Đức Thánh Cha được đưa vào bệnh viện Gemelli của Rome, để giải phẫu bụng vào chiều thứ Tư. ĐTC dự kiến sẽ ở lại bệnh viện trong vài ngày để được chăm xóc và phục hồi hoàn toàn. Theo Tin Vatican, vào cuối buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư (7/6/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rôma, nơi ngài sẽ được giải phẫu vào buổi chiều.

Một tuyên bố do Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết Đức Thánh Cha “sẽ trải qua một ca phẫu thuật bụng và thành bụng dưới, nên ngài sẽ được gây mê toàn thân.” “Ca phẫu thuật, được quyết định trong vài ngày qua bởi đội ngũ y tế của Đức Thánh Cha, lý do vì một vết rạch ở bụng (thoát vị) đang gây ra các hội chứng tắc nghẽn tái phát, đau đớn và ngày càng trầm trọng”.

Văn phòng Báo chí cho biết thêm Đức Thánh Cha sẽ ở lại bệnh viện vài ngày “để săn sóc cho quá trình hậu giải phẫu và phục hồi chức năng hoàn toàn”. Việc Đức Thánh Cha nhập viện sau khi ngài đi khám bệnh và hội chẩn với các bác sĩ tại cùng một nhà thương vào chiều thứ Ba 6/6/2023.
 
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê truyền giáo, Nhân chứng: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu,
Vũ Văn An
14:53 07/06/2023

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 7 tháng 6 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới chứng tá của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng các xứ truyền giáo. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Trước mặt chúng ta đây là thánh tích của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng các xứ truyền giáo. Thật tốt khi điều này xảy ra trong khi chúng ta đang suy tư về niềm đam mê rao giảng Tin Mừng, về lòng nhiệt thành tông đồ. Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy để chứng tá của Thánh Têrêsa giúp chúng ta. Ngài đã sinh ra cách đây 150 năm, và tôi dự định sẽ dành một Tông thư cho ngài vào ngày kỷ niệm này.

Ngài là thánh quan thầy của các xứ truyền giáo, nhưng ngài chưa bao giờ được cử đi truyền giáo. Ngài là một nữ tu dòng Cát Minh, sống cuộc đời bé nhỏ và yếu đuối: ngài tự nhận mình là “một hạt cát nhỏ”. Sức khỏe yếu, ngài qua đời ở tuổi 24. Nhưng dù thân xác ốm yếu, nhưng trái tim ngài vẫn sôi nổi, truyền giáo. Ngài kể lại trong “nhật ký” của ngài rằng ước muốn của ngài là trở thành một nhà truyền giáo, và ngài muốn trở thành một nhà truyền giáo không chỉ trong vài năm mà trong suốt phần đời còn lại của ngài, thậm chí cho đến tận thế. Thánh Têrêsa là một “chị em thiêng liêng” của một số nhà truyền giáo: ngài đã đồng hành cùng họ từ tu viện của ngài qua những lá thư, qua lời cầu nguyện của ngài và bằng cách liên tục dâng những hy sinh cho họ. Không hiển hiện, ngài đã cầu bầu cho các xứ truyền giáo, giống như một động cơ, mặc dù bị che khuất, nhưng mang lại sức mạnh cho một chiếc xe tiến về phía trước. Tuy nhiên, ngài thường không được các nữ đồng tu hiểu: ngài nhận được “nhiều gai hơn hoa hồng” từ họ, nhưng ngài chấp nhận mọi điều một cách yêu thương, kiên nhẫn, kể cả những lời phán xét và hiểu lầm cùng với bệnh tật của ngài. Và ngài đã làm điều này một cách vui vẻ, vì nhu cầu của Giáo hội, để như ngài nói, “hoa hồng có thể rơi trên tất cả mọi người,” đặc biệt là những người ở xa nhất.

Bây giờ, tôi xin hỏi, tất cả lòng nhiệt thành này, sức mạnh truyền giáo này, và niềm vui cầu bầu này phát xuất từ đâu? Hai tình tiết xảy ra trước khi Têrêsa vào tu viện giúp chúng ta hiểu điều này.

Điều đầu tiên liên quan đến ngày đã thay đổi cuộc đời ngài, Giáng sinh năm 1886, khi Thiên Chúa làm phép lạ trong trái tim ngài. Năm đó, Têrêsa sẽ tròn 14 tuổi. Là con út nên ngài được mọi người trong nhà cưng chiều. Tuy nhiên, trở về từ Thánh lễ nửa đêm, người cha rất mệt mỏi của ngài không cảm thấy muốn ở đó khi con gái ông mở những món quà của cô, và nói: “May là năm ngoái rồi!” Têrêsa, người rất nhạy cảm và dễ rơi nước mắt, đã bị tổn thương và đi lên phòng và khóc. Nhưng ngài đã nhanh chóng kìm nén nước mắt, đi xuống nhà và tràn ngập niềm vui, chính ngài là người đã làm cho cha mình vui. Chuyện gì đã xảy ra? Trong đêm ấy, khi Chúa Giêsu tự làm cho Người ra yếu đuối vì tình yêu, tâm hồn Thánh Têrêsa trở nên mạnh mẽ: chỉ trong giây lát, ngài đã ra khỏi ngục tù ích kỷ và tủi thân; ngài bắt đầu cảm thấy “đức ái đi vào trái tim ngài, với nhu cầu quên mình” (xem Thủ bản A,133-134). Kể từ đó, ngài hướng lòng nhiệt thành của mình đến những người khác, để họ có thể tìm thấy Thiên Chúa, và thay vì tìm kiếm sự an ủi cho bản thân, ngài bắt đầu “an ủi Chúa Giêsu, [để] làm cho Người được các linh hồn yêu mến,” bởi vì, như Têrêsa, Tiến sĩ của Giáo hội, đã nhận định, “Chúa Giêsu mắc bệnh yêu và [...] căn bệnh yêu không thể chữa khỏi ngoại trừ bằng tình yêu” (Thư gửi Marie Guérin, tháng 7 năm 1890). Sau đó, đây là quyết tâm hàng ngày của ngài: “làm cho Chúa Giêsu được yêu mến” (Thư gửi Céline, ngày 15 tháng 10 năm 1889), cầu thay cho người khác. Ngài viết, “Con muốn cứu các linh hồn và quên mình vì họ: Con muốn cứu họ ngay cả sau khi con chết” (Thư gửi Cha Roullan, 19 tháng 3 năm 1897). Nhiều lần ngài nói, "Tôi sẽ dành cả thiên đường của mình để làm điều tốt trên trái đất."

Theo gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, lòng nhiệt thành của ngài đặc biệt hướng đến những người tội lỗi, đến “những người ở xa”. Điều này được tiết lộ trong tình tiết thứ hai. Têrêsa được biết về một tên tội phạm, Enrico Pranzini, bị kết án tử hình vì những tội ác khủng khiếp: anh bị kết tội giết ba người một cách dã man, và bị đưa lên máy chém; nhưng anh không muốn nhận những an ủi của đức tin. Têrêsa đã đưa anh vào tâm hồn mình và làm tất cả những gì ngài có thể làm: ngài cầu nguyện bằng mọi cách cho anh được hoán cải, để anh, người mà ngài gọi với lòng cảm thương anh em là “Pranzini khốn khổ tội nghiệp”, có thể bày tỏ một dấu hiệu nhỏ của sự ăn năn và dành chỗ cho lòng thương xót của Thiên Chúa mà Têrêsa đã tin tưởng một cách mù quáng. Cuộc hành quyết diễn ra. Ngày hôm sau, Têrêsa đọc trên báo thấy Pranzini, ngay trước khi đặt đầu vào máy chém, “đột nhiên, được một nguồn cảm hứng chiếm lấy, quay lại, chộp lấy Cây Thánh giá mà vị linh mục đưa cho anh và hôn ba lần lên những vết thương thánh thiêng” của Chúa Giêsu. Thánh nhân nhận xét: “Bấy giờ linh hồn anh đi lãnh bản án nhân từ của Đấng đã tuyên bố rằng trên Thiên Đàng sẽ vui mừng cho một tội nhân ăn năn hơn là cho chín mươi chín người công chính không cần ăn năn!” (Thủ bản A, 135).

Đó là sức mạnh của việc cầu thay do lòng bác ái thúc đẩy; đó là động cơ của sứ mệnh! Trên thực tế, những nhà truyền giáo - mà Têrêsa là thánh quan thầy - không chỉ là những người đi đường dài, học ngôn ngữ mới, làm việc tốt và rao giảng tốt; không, một nhà truyền giáo là bất cứ ai sống như một công cụ của tình yêu Thiên Chúa nơi họ đang ở. Các nhà truyền giáo là những người làm mọi việc để Chúa Giêsu có thể đi ngang qua chứng tá của họ, lời cầu nguyện của họ, sự chuyển cầu của họ.

Đây là lòng nhiệt thành tông đồ, chúng ta hãy luôn nhớ rằng, không bao giờ hoạt động bằng cách cải đạo hay ép buộc, nhưng bằng sự lôi cuốn: một người trở thành Kitô hữu không phải vì bị ai đó ép buộc, nhưng vì họ đã được đánh động bởi tình yêu. Với rất nhiều phương tiện, phương pháp và cơ cấu sẵn có, đôi khi làm xao nhãng những gì thiết yếu, Giáo hội cần những trái tim như trái tim của Têrêsa, những trái tim lôi cuốn mọi người tới tình yêu và đưa mọi người đến gần Thiên Chúa hơn. Chúng ta hãy cầu xin vị thánh này ân sủng để vượt qua lòng ích kỷ của chúng ta và niềm say mê chuyển cầu để Chúa Giêsu có thể được biết đến và yêu mến.
 
Đức Thánh Cha tỉnh táo, và vui đùa sau ca phẫu thuật
Thanh Quảng sdb
16:43 07/06/2023
Đức Thánh Cha tỉnh táo, và 'vui đùa' sau ca phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật cho Đức Thánh Cha Phanxicô vào chiều thứ Tư (7/6/2023) nói với các nhà báo rằng ca phẫu thuật đã diễn ra mà không có biến chứng và Đức Thánh Cha rất tỉnh táo và tươi vui bình thản.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

“Đức Thánh Cha không sao, ngài tỉnh táo, lanh lợi, đã cùng đùa giỡn rồi!”

Bác sĩ Sergio Alfieri, bác sĩ phẫu thuật cho Đức Thánh Cha Phanxicô tại Bệnh viện Gemelli của Rôma vào chiều thứ Tư, nói với các nhà báo rằng ca phẫu thuật đã diễn ra mà không có biến chứng và Đức Thánh Cha dự kiến sẽ hồi phục hoàn toàn sau một thời gian thông thường cho một ca mổ như vậy.

Ông xác nhận rằng quy trình phẫu thuật để loại bỏ một vết mổ hở (thoát vị) do sẹo từ các ca phẫu thuật cũ, chứ không phải là một ca phẫu thuật cấp cứu.

Không phải là trường hợp khẩn cấp

Vị bác sĩ nói: “Nếu đó là trường hợp khẩn cấp, chúng tôi đã can thiệp vào ngày hôm qua khi ĐTC đến bệnh viện để chụp CAT theo lịch trình”.

Bác sĩ Alfieri giải thích rằng vết mổ hở ngày càng gây đau thường xuyên, do đó đội ngũ y tế của Đức Thánh Cha đã quyết định lên lịch phẫu thuật.

Ông nói: “Chúng tôi đã tìm thấy một số chất kết dính lại (sẹo bên trong) giữa một số vòng giữa ruột bị tắc nghẽn một phần và phúc mạc thành, gây ra các triệu chứng nêu trên.

Bác sĩ phẫu thuật giải thích rằng các chất kết dính đã được loại bỏ và vết hở thoát vị đã được sửa chữa bằng phương pháp “phẫu thuật tạo hình thành bụng với sự trợ giúp của một tấm lưới nhân tạo.”

Không có biến chứng

“Ca phẫu thuật và gây mê toàn thân đã diễn ra mà không có biến chứng,” bác sĩ Alfieri nói, đồng thời nhắc lại rằng Đức Thánh Cha đã có những phản ứng tốt.

Trả lời các câu hỏi của các phóng viên có mặt tại cuộc họp báo, bác sĩ Alfieri nói rằng một ca phẫu thuật như vậy thường cần khoảng bảy ngày trong bệnh viện để phục hồi.

Ông lưu ý rằng do tuổi tác của Đức Thánh Cha Phanxicô, “chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa” và sẽ quyết định trong những ngày tới về quá trình phục hồi sau phẫu thuật của ngài.

Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, người điều phối cuộc họp báo, xác nhận một thông báo trước đó rằng tất cả các cuộc tiếp kiến của Đức Thánh Cha sẽ bị đình chỉ cho đến ngày 18 tháng Sáu.

Bác sĩ Alfieri nhắc lại rằng cả trong quá trình này và lần cuối cùng, vào năm 2021, không tìm thấy gì ác tính, cũng như không phát hiện ra các bệnh nào khác.

Cảm ơn nhân viên bệnh viện

Alfieri, cũng chính là bác sĩ phẫu thuật đã phẫu thuật cho Đức Thánh Cha Phanxicô vì triệu chứng hẹp túi thừa đại tràng vào tháng 7 năm 2021, tuyên bố rằng “Đức Thánh Cha chưa bao giờ gặp vấn đề" với việc gây mê toàn thân, “không phải hôm nay hay 2 năm trước; không có vấn đề gì về một trong hai dịp.”

Bác sĩ phẫu thuật kết luận cuộc họp ngắn này đề ghi nhận những công việc của các nhân viên Bệnh viện Gemelli, vì sự cống hiến, tính chuyên nghiệp và sự làm việc cặm cụi chuyên cần của họ.
 
Tuyên bố của Phủ Tổng Thống Ukraine về cuộc gặp gỡ với Đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
17:15 07/06/2023


Trong thông cáo báo chí được đưa ra hôm 6 Tháng Sáu sau khi Đức Hồng Y Matteo Zuppi kết thúc chuyến thăm Kyiv, Phủ Tổng Thống Ukraine cho biết như sau:

Nguyên thủ quốc gia và Đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận về tình hình ở đất nước chúng ta và sự hợp tác nhân đạo giữa Ukraine và Tòa thánh trong khuôn khổ thực hiện Công thức hòa bình Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy nhấn mạnh rằng Nga tiếp tục phạm tội ác chiến tranh khủng khiếp đối với Ukraine, trong đó mới nhất là vụ nổ đập thủy điện Kakhovka.

“Tội ác này đặt ra những mối đe dọa to lớn và sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với cuộc sống của người dân và môi trường,” Tổng thống nói.

Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh rằng việc ngừng bắn và đóng băng xung đột sẽ không dẫn đến hòa bình.

“Đối phương sẽ lợi dụng thời gian tạm dừng để xây dựng khả năng của mình và tiếp tục tấn công, để tiến hành một làn sóng tội phạm và khủng bố mới. Nga phải rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ Ukraine trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận”, tổng thống Volodymyr Zelenskiyy nhấn mạnh.

Ông cũng nói rằng chỉ có nỗ lực đoàn kết, cô lập ngoại giao và gây sức ép với Nga mới có thể tác động đến kẻ xâm lược và mang lại hòa bình công bằng cho đất nước Ukraine.

Volodymyr Zelenskiyy và Hồng Y Matteo Zuppi đã thảo luận chi tiết về việc thực hiện Công thức Hòa bình Ukraine và sự cần thiết phải thu hút nhiều quốc gia nhất có thể, bao gồm cả Nam bán cầu, trong Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Toàn cầu.

Nguyên thủ quốc gia kêu gọi Tòa thánh đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch hòa bình Ukraine: “Chúng tôi hoan nghênh sự sẵn sàng của các quốc gia và đối tác khác để mưu tìm hòa bình, nhưng khi chiến tranh tiếp diễn trên lãnh thổ Ukraine, thuật toán để đạt được hòa bình chỉ có thể là từ Ukraine.”

Tổng thống lưu ý rằng Tòa thánh có thể đóng góp hiệu quả vào việc trả tự do cho các tù nhân Ukraine, trao trả trẻ em bị bắt cóc và khôi phục công lý.

Về phần mình, Đức Hồng Y bày tỏ tình liên đới của Đức Thánh Cha Phanxicô với người dân Ukraine và bảo đảm với họ về việc Tòa Thánh sẵn sàng tham gia tìm cách thực hiện các sáng kiến nhân đạo này.

Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã trao một lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho tổng thống Volodymyr Zelenskiyy.


Source:president.gov.ua
 
VietCatholic TV
Phe đảo chính Putin thắng lớn. Ukraine thắng oanh liệt trong cuộc phản công. Ảnh hưởng của vụ vỡ đập
VietCatholic Media
03:11 07/06/2023


1. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cáo buộc Nga đã phá đập lại còn pháo kích bừa bãi vào dân lành vô tội

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 7 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết vào lúc 2 giờ sáng thứ Ba, những kẻ khủng bố Nga đã phạm một tội ác chiến tranh khác. Để ngăn chặn bước tiến của quân đội Ukraine, họ đã cho nổ tung các cấu trúc bên trong của nhà máy thủy điện Kakhovka. Do hậu quả của cuộc tấn công khủng bố, khoảng 80 khu định cư đang nằm trong vùng lũ lụt.

Chưa hết, trong ngày thứ Ba, quân xâm lược Nga đã phóng 35 hỏa tiễn tấn công, sử dụng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Kh-101/Kh-555. Tất cả các hỏa tiễn đã bị phá hủy bởi lực lượng phòng không và các phương tiện của Lực lượng Không quân Ukraine.

Quân đội Nga cũng đã tiến hành 30 cuộc không kích và 43 cuộc tấn công hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí của quân đội Ukraine và các khu định cư đông dân cư. Thật không may, thường dân đã thiệt mạng và bị thương, các khu chung cư và nhà riêng bị hư hại.

Đáp lại, Không quân Ukraine đã tiến hành 10 cuộc tấn công vào các khu vực tập trung đối phương. Ngoài ra, các đơn vị hỏa tiễn, pháo binh đã đánh trúng 9 sở chỉ huy địch, 4 khu vực tập trung binh lực, vũ khí, khí tài, 3 kho đạn, 1 hệ thống hỏa tiễn phòng không, 14 đơn vị pháo binh vào các vị trí tác xạ và 16 mục tiêu quan trọng khác của quân xâm lược.

Thứ trưởng Hanna Maliar cũng nhắc lại bản báo cáo trước đó. Theo báo cáo này, trong 24 giờ trước đó, 800 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 12 xe tăng, 20 xe thiết giáp, 36 hệ thống pháo, 6 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không, và 20 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 6 Tháng Sáu, 211.150 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.860 xe tăng, 7.543 xe thiết giáp, 3.603 hệ thống pháo, 590 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 351 hệ thống phòng không, 313 máy bay, 299 trực thăng, 3.212 máy bay không người lái, 1.171 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.332 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 489 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Phe đảo chính Putin nói rằng họ đã phá hủy hai xe tăng Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Defectors Say They Have Destroyed Two Russian Tanks”, nghĩa là “Phe đảo chính Putin nói rằng họ đã phá hủy hai xe tăng Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Các nhà hoạt động chống Vladimir Putin của Nga đã phá hủy hai xe tăng tại một trạm kiểm soát ở khu vực biên giới Belgorod, theo những người bất đồng chính kiến với Điện Cẩm Linh.

Quân Đoàn Tự Do cho Nga, một nhóm bán quân sự chống Cẩm Linh, cho biết trong một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội hôm thứ Hai rằng họ đã sử dụng máy bay không người lái để hạ gục hai xe tăng Nga gần trạm kiểm soát Shebekino, gần biên giới của Nga với Ukraine. Họ cũng phá hủy một xe chiến đấu bộ binh và một xe trinh sát.

Newsweek không thể xác minh độc lập tuyên bố của nhóm. Bộ quốc phòng Nga đã được liên lạc để bình luận qua email.

Quân đoàn Tự do của Nga cho biết họ đã thực hiện một số cuộc tấn công xuyên biên giới chống lại Mạc Tư Khoa trong những tuần gần đây, tập trung vào khu vực Belgorod, nơi đã chứng kiến các cuộc tấn công đáng kể từ cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Hôm Chúa Nhật, nhóm này cho biết một “nhóm tấn công ưu tú”, cùng với các thành viên của Quân đoàn tình nguyện Nga thân Ukraine, đã tiến vào Shebekino.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật rằng một “nhóm phá hoại và do thám của những kẻ khủng bố Ukraine” đã cố gắng vượt qua một con sông gần Novaya Tavolzhanka, một khu định cư gần Shebekino.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết: “Đối phương đã bị trúng đạn pháo. Nhóm này sau đó phân tán và rút lui.”

“Những kẻ khủng bố Ukraine muốn vượt sông gần làng Novaya Tavolzhanka, nhưng các quân nhân của chúng ta đã ngăn họ lại,” thống đốc khu vực Belgorod, Vyacheslav Gladkov cho biết như trên hôm thứ Hai. Ukraine đã phủ nhận có liên quan đến nhóm bán quân sự.

Quân đoàn Tự do của Nga trước đây cho biết họ đã phá hủy các thiết bị quân sự của Nga trong các cuộc tấn công xuyên biên giới.

Ilya Ponomarev, một chính trị gia người Nga lưu vong, người từng là Dân biểu Duma quốc gia Nga từ 2007 đến 2016, tuyên bố phát biểu thay mặt cho Quân đoàn Tự do Nga, nói với Newsweek vào ngày 1 tháng 6 rằng các chiến binh đã đến Shebekino với “thiết bị hạng nặng”, và nói thêm vào ngày 2 tháng 6 rằng “các cuộc giao tranh tích cực đang diễn ra” ở vùng ngoại ô của Novaya Tavolzhanka.

“Một trong những mục tiêu chiến thuật của chúng tôi là lôi kéo quân đội Nga khỏi các khu vực khác của mặt trận Ukraine,” Alexei Baranovsky, đại diện của Quân đoàn Nga Tự do nói với Reuters vào ngày 1 tháng 6.

Nhóm này cũng hy vọng sẽ tuyển được thành viên mới và “cho người Nga thấy rằng có thể có một quốc gia khác, rằng một nhóm vũ trang đã xuất hiện sẵn sàng đấu tranh cho tự do,” Baranovsky nói thêm.

Bộ Quốc phòng Anh ngày 2/6 cho biết các cuộc tấn công xuyên biên giới đã đặt các quan chức quân sự Nga vào “tình thế tiến thoái lưỡng nan” về nơi đặt các hệ thống phòng thủ, và có thể phải di chuyển các nguồn lực từ lãnh thổ bị tạm chiếm ở Ukraine đến biên giới Nga.

3. Tòa Bạch Ốc theo dõi chặt chẽ sự việc vỡ đập Nova Kakhovka của Ukraine

Tòa Bạch Ốc đang theo dõi chặt chẽ tác động của sự việc vỡ đập quan trọng trên sông Dnipro ở Ukraine.

Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết Hoa Kỳ đang xem xét các báo cáo về những gì có thể đã gây ra sự sụp đổ, nhưng nói rõ rằng “chúng tôi không thể nói một cách thuyết phục điều gì đã xảy ra vào thời điểm này.”

“Chúng tôi đã xem các báo cáo rằng Nga chịu trách nhiệm về vụ nổ tại con đập, điều mà tôi muốn nhắc nhở rằng các lực lượng Nga đã tiếp quản bất hợp pháp con đập này vào năm ngoái và đã chiếm đóng vùng này kể từ đó,” Kirby nói và cho biết thêm rằng Hoa Kỳ đang làm việc với người Ukraine để thu thập thêm thông tin.

Đập Nova Kakhovka quan trọng là hồ chứa lớn nhất ở Ukraine xét về thể tích và là đập cuối cùng trong chuỗi sáu đập thời Liên Xô trên sông Dnipro, là tuyến đường thủy chính chạy qua đông nam Ukraine. Có nhiều thị trấn và thành phố ở hạ lưu, bao gồm Kherson, thành phố có khoảng 300.000 dân trước khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine.

Sự việc vỡ đập, cung cấp năng lượng cho nhà máy thủy điện Kakhovka của Ukraine, có thể “có tác động tàn phá rất lớn đối với an ninh năng lượng của Ukraine, và nó chắc chắn sẽ có tác động đến hệ thống kênh đào của Ukraine,” Kirby nói, khiến Mỹ phải liên hệ với các bên liên quan của Ukraine để cung cấp hỗ trợ nhân đạo

4. Hoa Kỳ nhận thấy các dấu hiệu cho thấy cuộc phản công của Ukraine đang bắt đầu rất thành công

Hoa Kỳ nhận thấy các dấu hiệu cho thấy cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine chống lại Nga đang bắt đầu và đã ghi nhận “sự gia tăng đáng kể giao tranh” ở phía đông đất nước trong 48 giờ qua khi quân đội Ukraine thăm dò điểm yếu trong các tuyến phòng thủ của Nga, Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết như trên.

Trong khi các cuộc tấn công sơ bộ, còn được gọi là hoạt động “định hình”, đã diễn ra ít nhất hai tuần, các lực lượng Ukraine trong vài ngày qua đã bắt đầu thử nghiệm các vị trí của Nga bằng các cuộc tấn công bằng pháo và tấn công trên bộ để tìm ra những khu vực dễ bị tổn thương mà họ có thể đột phá.

Ông cho rằng rằng sự việc vỡ đập ở khu vực Kherson do Nga xâm lược của Ukraine, gây ra làn sóng di tản vào thứ Ba khi nước lũ tràn ra từ nhà máy thủy điện Nova Kakhovka, có thể làm phức tạp một số kế hoạch của Ukraine.

Vụ vỡ đập hiện có thể gây khó khăn hơn cho quân đội Ukraine khi vượt sông Dnipro và tấn công các vị trí của Nga ở đó. Và sự việc vỡ đập đã tạo ra một thách thức nhân đạo quan trọng mà chính phủ Ukraine sẽ cần phải giải quyết và phân phối các nguồn lực.

Ông nhấn mạnh rằng “Bất cứ điều gì có thể đã được lên kế hoạch ở hạ lưu con đập đều có thể phải được lên kế hoạch lại. Cuối cùng, mực nước sẽ rút, nhưng rất có thể, trận lũ lụt thảm khốc đã ảnh hưởng đến cầu đường trong khu vực nên có thể không sử dụng được theo kế hoạch trước đó.”

Mỹ và cộng đồng tình báo phương Tây vẫn đang điều tra xem ai chịu trách nhiệm cho việc phá hủy con đập, nhưng các quan chức đang nghiêng về phía Nga là thủ phạm, theo Chuẩn tướng Pat Ryder

Trong vài ngày qua, các nhà phân tích đã chứng kiến một số hoạt động thăm dò và hoạt động đáng chú ý của Ukraine ở khu vực đông nam Zaporizhzhia, giữa thành phố miền nam Kherson và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Các lực lượng Ukraine cũng đang tiến hành các chiến dịch ở phía nam thành phố Donetsk ở miền đông Ukraine, đây dường như là một nỗ lực mới.

5. Các phi công lái máy bay không người lái 'tốt nhất' của Nga thiệt mạng bởi mìn của chính Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Best' Russian Drone Pilots Killed by Own Landmine”, nghĩa là “Các phi công lái máy bay không người lái 'tốt nhất' của Nga thiệt mạng bởi mìn của chính Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một số “chuyên gia giỏi nhất” của Nga trong chiến tranh máy bay không người lái đã bị giết bởi mìn do chính lực lượng của Mạc Tư Khoa đặt, theo một chỉ huy thân Cẩm Linh.

“Gài mìn thiếu suy nghĩ” đã dẫn đến cái chết của 4 người điều khiển máy bay không người lái của Nga tại một khu định cư ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, Alexander Khodakovsky, một chỉ huy được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, đã viết trên Telegram vào ngày Thứ hai.

Khodakovsky cho biết, những người điều khiển máy bay không người lái đã ở xung quanh khu định cư Novodonets'ke, gần Vuhledar, nơi đã chứng kiến những cuộc đụng độ gay gắt trong suốt cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Khodakovsky cho biết: “Các quả mìn do chính chúng ta sản xuất đột nhiên xuất hiện trên cái mà ông mô tả là “lộ trình truyền thống của các nhóm luân phiên nhau”.

Khodakovsky nói thêm: “Do một tai nạn thương tâm, điều này đã xảy ra vào đêm trước của cuộc tấn công.”

“Đối phương, đã cảm nhận được điểm yếu của chúng ta, đang tăng cường nỗ lực.”

Tuyên bố này dường như đề cập đến các báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai, trong đó nói rằng các lực lượng Ukraine đã tiến hành một “nỗ lực không thành công trong một cuộc tấn công quy mô lớn”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.

Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng của Kyiv hôm Chúa Nhật đã đẩy mạnh các cuộc tấn công trong 5 khu vực của tiền tuyến xung quanh phía nam Donetsk, là khu vực phía đông Ukraine mà Mạc Tư Khoa tuyên bố đã sáp nhập, mặc dù điều này không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết các lực lượng Ukraine đã triển khai các lữ đoàn cơ giới số 23 và 31, trong số các lực lượng khác, nhưng báo cáo rằng cuộc phản công đã thất bại và khiến Ukraine thiệt mạng 250 binh sĩ.

“Chúng tôi không có thông tin như vậy và chúng tôi không bình luận về bất kỳ hình thức tin giả nào”, Oleskiy Danilov, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, nói với Reuters.

“Chiến tranh vẫn tiếp diễn, cho đến khi chiến thắng hoàn toàn” Oleskiy Danilov, nói thêm.

Các nhà phân tích cũng như các lực lượng Nga đã chờ đợi hàng tháng trời cho cuộc phản công được mong đợi từ lâu của Ukraine, và vẫn chưa rõ liệu đây có phải là khởi đầu cho các hoạt động của Kyiv nhằm đẩy lùi quân đội của Mạc Tư Khoa hay không. Các quan chức Ukraine đã đưa ra những thông tin trái ngược nhau về ngày bắt đầu cuộc phản công, ban đầu được dự kiến vào những tháng mùa xuân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal được công bố vào hôm thứ Bảy vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các lực lượng Ukraine “sẽ làm điều đó và chúng tôi đã sẵn sàng”. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn riêng với tờ The Sunday Times của London, cũng được xuất bản vào thứ Bảy, phó chánh văn phòng của Zelenskiy cho biết Ukraine có lẽ phải chờ thêm thiết bị quân sự để thành công.

Các quan chức Ukraine phần lớn vẫn im lặng trước những báo cáo mới này. Trong một bản cập nhật hoạt động vào sáng thứ Hai, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết 29 “cuộc đụng độ” đã diễn ra trong 24 giờ trước đó, nhưng không bình luận gì thêm.

Hôm Chúa Nhật, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trên phương tiện truyền thông xã hội rằng cần phải giữ im lặng đối với các tin tức liên quan đến cuộc tổng phản công.

6. Zelenskiy tuyên bố Nga phải chịu “trách nhiệm hình sự” về vụ vỡ đập

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy một lần nữa đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa về sự việc vỡ đập Nova Kakhovka và nói rằng Nga phải chịu “trách nhiệm hình sự” vì “sự hủy diệt sinh thái”.

“ Theo chúng tôi, đây là một tội ác, Văn phòng Tổng Công tố đã ghi danh nó. Họ sẽ có bằng chứng. Có một phân loại hiện đại cho tội ác này, đó là diệt chủng sinh thái,” Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc gia hôm thứ Ba.

Ông nói thêm, “Tôi nghĩ rằng Nga phải chịu trách nhiệm hình sự... Các tổ chức quốc tế, bao gồm cả Tòa án Hình sự Quốc tế, nên phản ứng.”

Zelenskiy cũng đề cập đến một báo cáo của tình báo Ukraine năm ngoái tuyên bố quân đội Nga xâm lược đã gài mìn con đập.

Ông nói, từ 35 đến 80 khu định cư dự kiến sẽ bị ngập lụt do vụ nổ con đập, và chính phủ của ông đang làm việc để cung cấp nước uống cho cư dân ở các khu vực bị ngập lụt và những người lân cận.

“Hậu quả của thảm kịch sẽ rõ ràng trong một tuần nữa. Khi nước rút đi, sẽ rõ ràng những gì còn lại và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”, ông nói.

Trong một tweet sau đó vào thứ Ba, Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện với người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Rafael Grossi, và rằng họ đã “thảo luận về các cách để giảm thiểu rủi ro đối với an ninh của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia,” mà Grossi sẽ có chuyến thăm vào tuần tới.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia sử dụng nước từ đập ở Nova Kakhovka để làm mát các lò phản ứng hạt nhân.

7. Thủ tướng Anh, Rishi Sunak đề cao danh tiếng của Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace

Người Ukraine rất mến mộ cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson vì sự ủng hộ nhiệt thành của ông đối với cuộc kháng chiến của họ. Gần đây, người Ukraine cũng bày tỏ sự mộ mến của họ đối với Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh Ben Wallace vì sự nhạy bén của ông khi cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn Storm Shadow, là thứ đang thay đổi tình thế chiến tranh tại Ukraine.

Thủ tướng Anh, Rishi Sunak, đã đánh giá cao và gọi Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace là “người được kính trọng rộng rãi” khi được hỏi về khả năng ứng cử lãnh đạo Nato của ông tại một cuộc họp báo ở Kent hôm thứ Hai.

Sunak nói: “Tôi muốn nói rằng Ben được các đồng nghiệp của anh ấy trên khắp thế giới kính trọng, đặc biệt là vì vai trò của anh ấy ở Ukraine.”

“Vương Quốc Anh luôn là quốc gia đóng góp hàng đầu cho Nato… Và chúng tôi sẽ luôn tiếp tục là quốc gia đóng góp mạnh mẽ, tham gia vào Nato.”

Telegraph đưa tin hôm Chúa Nhật rằng Sunak sẽ sử dụng chuyến đi hai ngày tới Mỹ để khuyến khích tổng thống Mỹ, Joe Biden, ủng hộ Wallace trở thành người đứng đầu tiếp theo của Nato.

Trong khi Wallace chưa bao giờ nói thẳng rằng anh ấy thích công việc này, anh ấy đã nói với hãng thông tấn Đức DPA vào tuần trước: “Tôi luôn nói rằng đó sẽ là một công việc tốt. Đó là một công việc tôi muốn. Nhưng tôi cũng yêu công việc tôi đang làm bây giờ.”

Dưới thời Wallace, Vương Quốc Anh đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình tầm xa Storm Shadow vào tháng trước. Các chuyên gia về an ninh quốc phòng cho rằng chỉ một quả Storm Shadow là đủ để đánh sập cây cầu Kerch nối liền lục địa Nga với bán đảo Crimea. Mykhailo Podolyak, cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với các phóng viên báo chí rằng vào lúc thích hợp Ukraine sẽ thổi bay cây cầu này. Ukraine vẫn để cây cầu ở đó để người Nga có đường rút lui.

Wallace cũng cho biết “con đường đang rộng mở” để Ukraine gia nhập NATO tại một cuộc họp ở Singapore vào tuần trước.

Nếu Wallace trở thành người đứng đầu Nato tiếp theo, một cuộc bầu cử bổ sung vào ghế thành viên Quốc Hội cho khu vực Wyre và Preston North của anh ấy có thể được kích hoạt.

8. Vụ tấn công Thủ tướng Đức của nhóm người Nga đang phản tác dụng

Truyền thông Đức đã ví thủ tướng Olaf Scholz như một “ngọn núi lửa đang phun trào”, sau khi ông phá vỡ sự dè dặt thông thường của mình và đưa ra lời bảo vệ quyết liệt về việc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine sau khi phát biểu tại một sự kiện ở thị trấn Falkensee bên ngoài Berlin hôm thứ Sáu.

Vài chục người biểu tình đã la ó và chế nhạo thủ tướng trong sự kiện “lễ hội Âu Châu”, hô vang những khẩu hiệu như “kẻ hiếu chiến” và “hãy kiến tạo hòa bình chứ không phải vũ khí”. Một số người biểu tình mặc áo phông có thông điệp chống vắc xin, những người khác vẫy cờ xanh với chim bồ câu trắng, là biểu tượng của phong trào chống hạt nhân Tây Đức vào những năm 1980.

Scholz đáp lại những người phản đối. “Trước hết: kẻ hiếu chiến,” ông hét lên, nắm chặt micrô bằng cả hai tay. “Putin là kẻ hiếu chiến. Ông ta đưa 200.000 quân vào Ukraine, ông ta huy động thêm nhiều người nữa và mạo hiểm mạng sống của chính công dân mình vì giấc mơ đế quốc. Putin muốn hủy diệt Ukraine”.

“Tổng thống Nga đã giết nhiều người Ukraine bao gồm cả trẻ em và người già”, ông nói. “Đó là một tên giết người,” Scholz nói trong bài phát biểu tự phát không chuẩn bị trước kéo dài khoảng bốn phút. “Hòa bình và tự do đang bị tấn công trong cuộc chiến này.”

Scholz, một luật sư được đào tạo bài bản, thường được biết đến với phong cách nói trước công chúng ngắn gọn và hạn chế, mặc dù trước đây ông đã tăng âm lượng vào những thời điểm chiến lược tại các sự kiện tranh cử hoặc các cuộc tranh luận của Bundestag.

“Scholz giống như một ngọn núi lửa,” Süddeutsche viết hôm thứ Hai. “Ông ấy hiếm khi phun trào, nhưng khi ông ấy bùng nổ thì tia lửa bắt đầu bay.”

Tờ báo kết luận rằng trò chế giễu Thủ tướng Đức đang phản tác dụng. Trong các ngày tới người ta có thể thấy Olaf Scholz viện trợ cho Ukraine nhiều vũ khí hơn, kể cả hỏa tiễn tầm xa đang rất được Ukraine mong đợi.

9. Hoa Kỳ trừng phạt các thành viên của nhóm liên kết với tình báo Nga vì cố gắng gây bất ổn cho chính phủ Moldova

Chính quyền Biden hôm thứ Hai đã áp đặt các lệnh trừng phạt “bảy thành viên hàng đầu của một nhóm có ảnh hưởng có liên hệ với tình báo Nga” vì vai trò của họ trong việc cố gắng gây bất ổn cho chính phủ Moldova.

Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, những người bị trừng phạt hôm thứ Hai có liên quan đến một âm mưu liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Moldova vào đầu năm nay với nỗ lực “kích động một cuộc nổi dậy giả tạo chống lại chính phủ Moldova.”

“Vào tháng 2 năm 2023, nhóm này đã tổ chức huấn luyện phản kháng, có khả năng là để ủng hộ một âm mưu gây bất ổn tập trung vào Moldova,” Bộ Tài chính cho biết trong một thông cáo báo chí. “Trong các cuộc biểu tình, các thành viên của nhóm có ảnh hưởng xấu nói trên đã giám sát việc di chuyển của một số nhân viên đến các địa điểm ở Moldova, bao gồm cả Chisinau.”

Những người bị trừng phạt hôm thứ Hai là Konstantin Prokopyevich Sapozhnikov, Yury Yuryevich Makolov, Gleb Maksimovich Khloponin, Svetlana Andreyevna Boyko, Aleksey Vyacheslavovich Losev, Vasily Viktorovich Gromovikov và Anna Travnikova.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cáo buộc rằng các tác nhân bị trừng phạt hôm thứ Hai “là một phần của hoạt động thông tin toàn cầu lớn kết nối với Liên bang Nga nhắm vào Ukraine, các quốc gia giáp Ukraine bao gồm Moldova, các nước Balkan, Liên minh Âu Châu, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ và những quốc gia khác.”

“Những kẻ này đã kích động, huấn luyện và giám sát các nhóm ở các quốc gia dân chủ tiến hành các cuộc biểu tình, mít tinh, tuần hành và biểu tình chống chính phủ. Họ cho biết những kẻ gây ảnh hưởng xấu này phân tích các quốc gia dễ bị khai thác và khơi dậy nỗi sợ hãi làm suy yếu niềm tin vào các nguyên tắc dân chủ ở các quốc gia bị tấn công.

10. Sự phụ thuộc của Nga vào chiến hào khiến quân đội dễ bị tổn thương

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Reliance on Trenches Leaves Troops Vulnerable”, nghĩa là “Sự phụ thuộc của Nga vào chiến hào khiến quân đội dễ bị tổn thương.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Lực lượng quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã và đang xây dựng một mạng lưới chiến hào trên khắp Ukraine, nhưng những chiến tuyến này có thể không hoàn toàn hiệu quả.

Guy McCardle, biên tập viên quản lý của Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, gọi tắt là SOFREP, nói với Newsweek về chiến tranh chiến hào: “Quân đội về cơ bản là những con vịt ngồi yên, và đối phương cố gắng ném bom hoặc xả khí độc đốt cháy họ”.

Trong những tháng gần đây, các vệ tinh đã chụp được hình ảnh về các chiến hào và các chướng ngại vật khác—chẳng hạn như cái gọi là hàng rào bê tông “răng rồng”—mà quân đội Nga đang xây dựng ở Ukraine. Các biện pháp phòng thủ này đã được đưa ra trong khi Nga chờ đợi cuộc phản công rất được mong đợi được cho là sắp xảy ra từ quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

“Người Nga đã có thể đào sâu các tuyến phòng thủ,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói về chiến lược gần đây trong một diễn đàn ngày 24 tháng 5, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội Nga cũng đã tạo ra “rất nhiều bãi mìn khác nhau và khá tiên tiến” ở Ukraine.

Mặc dù khái niệm về chiến tranh chiến hào có thể khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh chiến trường trong Thế chiến thứ nhất, nhưng Thiếu tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu John Spencer nói với Newsweek rằng chiến hào vẫn là “một chiến thuật rất hiệu quả để giữ căn cứ”, ngay cả khi chúng không được sử dụng thường xuyên như cách đây một thế kỷ.

“Lý do khiến các chiến hào biến mất là do khả năng chiến tranh cơ động sử dụng xe tăng, máy bay và sóng vô tuyến cùng nhau để tạo ra những bước đột phá,” Spencer, chủ tịch Nghiên cứu Chiến tranh Đô thị tại Diễn đàn Chính sách Madison, cho biết.

Việc mở rộng các chiến hào của Nga trên khắp Ukraine trong khi tiền tuyến trong cuộc chiến hầu như vẫn ở trạng thái tĩnh không có gì đáng ngạc nhiên đối với McCardle.

“Chiến tranh chiến hào diễn ra ở những khu vực địa lý rộng lớn với số lượng lớn binh lính của cả hai bên trong thời điểm bế tắc. Không bên nào có thể tiến lên, và họ không muốn rút lui. Giống như trong Thế chiến thứ nhất, trừ khi bạn có một lực lượng vượt trội hơn nhiều, còn không thì tất cả những gì bạn có thể làm là cố gắng đánh bom đối phương”, ông nói.

“Cuộc chiến ở Ukraine phần lớn đã biến thành một cuộc chiến pháo binh dã chiến, nơi các chiến hào bị bắn phá từ xa khác với các cuộc xung phong trong Thế chiến thứ nhất,” McCardle nói thêm. “Đây là một cách khủng khiếp để chiến đấu.”

Một điểm khác biệt rõ ràng so với Chiến tranh thế giới thứ nhất - hay thậm chí là việc sử dụng chiến hào của Tổng thống Iraq Saddam Hussein trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất - là quân đội hiện có máy bay không người lái.

Spencer cho biết máy bay không người lái có thể “làm phức tạp chiến tranh chiến hào”, nhưng các đơn vị trong chiến hào vẫn có thể chuyển sang các phương pháp che giấu bổ sung như lưới dày để tránh bị máy bay không người lái phát hiện.

Tuy nhiên, khi các tiểu đoàn chiến hào được định vị, chúng rất dễ bị đối phương tấn công. Do đó, việc Zelenskiy liên tục yêu cầu các chiến đấu cơ từ các đồng minh phương Tây có thể mang lại cho ông một vũ khí cực kỳ quan trọng để tấn công chiến hào của Putin.

Trong khi đó, quân đội Ukraine đã tấn công vào các kho nhiên liệu và các địa điểm cung cấp khác. Spencer gọi những cuộc tấn công này là một “chiến thuật cực kỳ quan trọng” và nói rằng việc lấy đi nguồn cung cấp — từ đạn dược đến thực phẩm và nước uống — sẽ khiến việc đóng quân trong các chiến hào trở nên không bền vững đối với người Nga.

Nga cũng được cho là đã gặp khó khăn trong việc tuyển dụng binh lính mới vào hàng ngũ của mình, điều mà Spencer cho rằng có thể là một vấn đề khác liên quan đến chiến tranh chiến hào.

Ông nói: “Họ đã xây dựng một số tuyến giao thông hào tốt, nhưng họ không có quân đội để quản lý các chiến hào đó. Và Ukraine không nhất thiết phải tấn công 500 km giao thông hào. Họ chỉ cần có một cuộc tấn công vào một km đường hào ở nơi họ đã chọn.”
 
Tư Lệnh Lục Quân: Kyiv thắng lớn ở Bakhmut. Prigozhin: Putin có thể tung hạt nhân vào quân cách mạng
VietCatholic Media
15:25 07/06/2023


1. Tư Lệnh Lục Quân Ukraine cho biết Kyiv đang thắng lớn ở thành phố Bakhmut

Các lực lượng phòng thủ của Ukraine tiếp tục tiến dọc theo hai bên sườn theo hướng Bakhmut khi quân xâm lược Nga đang mất dần vị trí.

Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã cho biết như trên Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư mùng 7 tháng Sáu

“Hướng Bakhmut. Lực lượng phòng thủ của chúng tôi tiếp tục tiến dọc theo hai bên sườn, trong khi đối phương đang mất dần các vị trí gần Bakhmut. Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân đang dẫn đầu các hoạt động,” ông nói.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Bakhmut đóng vai trò như một thỏi nam châm trong cuộc chiến đang diễn ra, đồng thời cho biết thêm rằng những vũ khí tốt nhất và mới nhất mà Ukraine nhận được từ các đối tác phương Tây đang được triển khai trong khu vực.

Nga đã không thành công khi cố gắng kiểm soát Bakhmut trong hơn tám tháng.

Đại tướng Syrskyi cho biết các xe tăng tiên tiến của phương Tây đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở thành phố Bakhmut. Lính Dù Nga và các Lữ Đoàn Súng Trường Cơ Giới của Nga tiếp tục bỏ chạy và trong hầu hết các trường hợp họ bỏ lại nhiều khí tài chiến tranh, quan trọng nhất là các hệ thống pháo. Không quân Nga đã được phái đến để yểm trợ cho bộ binh rút lui. Một chiếc Su-25 bay rất thấp đã bị quân Ukraine bắn rớt bằng hỏa tiễn phòng không vác trên vai. Phi công được tường trình tử trận cùng với chiếc máy bay vì không phóng ra kịp.

Lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành 17 cuộc tấn công vào các khu vực tập trung binh lính Nga và 4 cuộc tấn công khác vào các hệ thống phòng không của đối phương.

Trong 24 giờ qua, 880 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 13 xe tăng, 17 xe thiết giáp, 34 hệ thống pháo, 4 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một hệ thống phòng không và 17 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 7 Tháng Sáu, khoảng 212.030 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.873 xe tăng, 7.560 xe thiết giáp, 3.640 hệ thống pháo, 594 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 352 hệ thống phòng không, 314 máy bay, 299 máy bay trực thăng, 3.219 máy bay không người lái cấp tác chiến-chiến thuật, 1.171 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chién, 6.349 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 492 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Tổng thống Zelenskiy nói hậu quả của hành động tàn bạo của Nga khi cho nổ con đập Nova Kakhovka là hàng trăm ngàn người không có nước uống

Volodymyr Zelenskiy đã sử dụng các kênh truyền thông xã hội của mình để đưa ra một tuyên bố khác về việc con đập Nova Kakhovka bị phá hủy, cho rằng hàng trăm nghìn người đã rơi vào tình cảnh không có nước uống.

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Tư 7 Tháng Sáu, ông nói rằng:

Những kẻ khủng bố Nga một lần nữa chứng minh rằng chúng là mối đe dọa đối với mọi sinh vật sống. Việc phá hủy một trong những hồ chứa nước lớn nhất ở Ukraine là hoàn toàn có chủ ý. Ít nhất 100 nghìn người sống ở những khu vực này trước cuộc xâm lược của Nga. Ít nhất hàng chục ngàn vẫn còn đó. Hàng trăm ngàn người đã lâm vào tình cảnh không có nước uống.

Các dịch vụ của chúng ta, tất cả những người có thể giúp đỡ người khác, đều đã tham gia. Nhưng chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ trên lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.

Trên những phần đất bị Nga tạm chiếm, quân xâm lược Nga không đoái hoài gì đến việc giúp đỡ người dân. Điều này một lần nữa cho thấy sự tàn bạo trong cung cách Nga đối xử với những người dân trong vùng bị tạm chiếm và những gì Nga thực sự mang lại cho Âu Châu và thế giới.

3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Đập Kakhovka do Nga kiểm soát bị vỡ một phần ngay trước 03:00 giờ sáng theo giờ địa phương ngày 06 tháng 6 năm 2023. Đến 12 giờ trưa, toàn bộ phần phía đông của con đập và phần lớn cơ sở hạ tầng thủy điện và tiện ích đã bị cuốn trôi.

Mực nước trong Hồ chứa Kakhovka cao kỷ lục trước khi vỡ, dẫn đến một lượng nước đặc biệt lớn làm ngập khu vực hạ lưu.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nằm cách đập 120 km, rất khó có khả năng phải đối mặt với các vấn đề an toàn bổ sung ngay lập tức do mực nước trong hồ chứa giảm xuống.

Cấu trúc của đập có khả năng xuống cấp hơn nữa trong vài ngày tới, gây thêm lũ lụt.

4. Lực lượng Nga bắn vào đường ống dẫn amoniac ở Kharkiv để ngăn chặn cuộc tổng phản công của Ukraine

Các lực lượng Nga đã liên tục bắn vào một đường ống dẫn khí amoniac ở khu vực Kharkiv của Ukraine, một thống đốc địa phương cho biết hôm thứ Ba. Ông cho biết ống dẫn này rất quan trọng đối với việc gia hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc và phân bón an toàn từ các cảng Hắc Hải.

Reuters báo cáo rằng đường ống dẫn amoniac, dài nhất thế giới, trải dài khoảng 2.470 km (1.534 dặm) từ Togliatti của Nga trên sông Volga đến ba cảng Hắc Hải. Nó đã bị đóng cửa kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Oleh Sinehubov, thống đốc vùng Kharkiv của Ukraine, cho biết không có rò rỉ nào được ghi nhận từ vụ pháo kích vào cuối ngày thứ Ba đánh vào đường ống gần làng Masiutivka và vụ pháo kích qua đêm gần làng Zapadne.

“Không có mối đe dọa nào đối với tính mạng và sức khỏe của mọi người,” Sinehubov nói nhưng nhấn mạnh rằng chiến thuật của quân Nga là sẵn sàng làm nổ đường ống này để cản đà tiến của quân Ukraine.

5. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc bị cáo buộc lúng túng trong “vũng bùn dối trá”

Đại Sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc bị buộc tội “lúng túng trong một vũng bùn dối trá” sau khi ông tuyên bố tại một phiên họp khẩn cấp của hội đồng an ninh rằng Ukraine phá hủy đập Kakhovka nhưng không đưa ra ra được bất cứ luận chứng nào cho thấy người Ukraine có chút lợi ích nào khi làm như thế.

Sergiy Kyslytsya, Đại Sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc, cho biết Nga thường đổ lỗi cho nạn nhân về tội ác của chính Nga, đồng thời chỉ ra rằng Nga đã kiểm soát hoàn toàn con đập này trong hơn một năm qua và về mặt thực tế là không thể cho nổ tung nó bằng pháo kích. Ông nói rằng con đập đã bị quân xâm lược Nga gài mìn và đã cho nổ tung nó để cản đà tiến của quân Ukraine. Ông cáo buộc Nga “lúng túng một lần nữa trong vũng bùn dối trá”.

Kyslytsya nói: “Bằng cách sử dụng chiến thuật tiêu thổ, hoặc trong trường hợp này là chiến thuật đất ngập nước, quân xâm lược Nga đã nhận ra một cách hiệu quả rằng lãnh thổ chiếm được không thuộc về họ và họ không thể giữ những vùng đất này”.

6. Thủ tướng Vương Quốc Anh nói: Các cơ quan tình báo Anh đang giúp điều tra vụ vỡ đập tại Ukraine

Các cơ quan tình báo Anh đang điều tra vụ vỡ đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine, Thủ tướng Rishi Sunak cho biết hôm thứ Ba, theo PA Media của Anh.

“Các cơ quan quân sự và tình báo của chúng tôi hiện đang xem xét vấn đề này, vì vậy còn quá sớm để đưa ra phán quyết dứt khoát,” Sunak nói với các phóng viên khi ông tới Washington để hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, theo PA Media.

“Nhưng những gì tôi có thể nói là nếu đó là cố ý, tôi nghĩ đó sẽ là cuộc tấn công lớn nhất vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh, và sẽ chỉ ra mức tồi tệ mới mà chúng ta có thể thấy từ sự gây hấn của Nga. Các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự là kinh khủng và sai trái. Cho đến nay, chúng tôi đã từng chứng kiến những trường hợp như vậy trong cuộc xung đột này, nhưng còn quá sớm để nói một cách dứt khoát.”

Khi được hỏi liệu ông có thảo luận vấn đề này với Biden trong cuộc gặp của họ vào thứ Năm hay không, Sunak nói: “Tất nhiên, nói chung, tôi sẽ thảo luận về Ukraine với Tổng thống Biden, nhưng phản ứng ngay lập tức là những trợ giúp về nhân đạo.”

Sunak nói thêm: “Chúng tôi đã chuẩn bị các nguồn lực và kinh phí để hỗ trợ cả Liên Hiệp Quốc và Hội Hồng Thập Tự ứng phó với những tình huống như thế này. Và giờ đây họ có thể chuyển hướng các nguồn lực đó để hỗ trợ đặc biệt cho hoạt động ứng phó nhân đạo và di tản trong khu vực này sau những gì đã xảy ra.”

7. Ukraine đang chờ thỏa thuận cuối cùng với các đồng minh về việc giao máy bay phản lực F-16, Zelenskiy nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với các nhà báo hôm thứ Ba rằng Ukraine đang chờ đợi các thỏa thuận cuối cùng với các đồng minh của mình về việc cung cấp máy bay phản lực F-16.

“Các đối tác của chúng tôi biết chúng tôi cần bao nhiêu máy bay. Tôi đã nhận được sự hiểu biết về con số từ một số đối tác Âu Châu của chúng tôi và nó rất hiệu quả. Tôi rất hài lòng với thông tin tôi nhận được từ một số quốc gia… Đó là một lời đề nghị nghiêm túc và mạnh mẽ,” Zelenskiy nói.

Một bản tin trên trang web của tổng thống Ukraine cho biết ông Zelenskiy đã gặp lãnh đạo của các quốc gia sẵn sàng cung cấp F-16 cho Ukraine trong chuyến đi gần đây tới Moldova.

“Bây giờ chúng tôi vẫn cần một thỏa thuận chung với Hoa Kỳ,” thông cáo cho biết.

Chính quyền Biden đã ủng hộ việc các phi công của Kyiv được huấn luyện sử dụng máy bay F-16 do Mỹ sản xuất tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản vào ngày 19 tháng 5 và đã ra tín hiệu cho các đồng minh — một số trong số họ có nguồn cung cấp máy bay phản lực — rằng Hoa Kỳ sẽ không cản trở họ xuất khẩu sang Ukraine.

Đại diện cấp cao của khối, Josep Borrell, nói với các phóng viên vào tháng trước rằng việc đào tạo về F-16 đã bắt đầu ở một số nước Liên Hiệp Âu Châu.

8. Vụ nổ đập Kakhovka của Ukraine đã đổ 150 tấn dầu xuống sông

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Kakhovka Dam Explosion Released 150 Tons of Oil Into River”, nghĩa là “Vụ nổ đập Kakhovka của Ukraine đã đổ 150 tấn dầu xuống sông”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Ba rằng ít nhất 150 tấn dầu máy đã được thải ra sông Dnipro sau vụ nổ đập của nhà máy thủy điện Kakhovka.

Con đập thời Liên Xô ở Nova Kakhovka, một thành phố ở vùng Kherson phía nam Ukraine, đã bị phá hủy vào sáng thứ Ba. Đoạn video cho thấy các vụ nổ xảy ra xung quanh con đập. Oleksandr Prokudin, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Kherson, cho biết lũ lụt đã xảy ra ở ít nhất 8 khu định cư và việc di tản đang được tiến hành.

Ukraine cho rằng Nga đứng sau vụ nổ tại con đập, trong khi Nga đổ lỗi cho Kyiv.

Văn phòng của Zelenskiy đã đưa ra một tuyên bố cho biết tổng thống đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia của đất nước ông, trong đó họ được thông báo rằng ít nhất 150 tấn dầu máy đã bị rò rỉ vào Dnipro sau vụ nổ của con đập. Tuyên bố nói thêm rằng có nguy cơ tiếp tục rò rỉ hơn 300 tấn dầu nữa.

Bộ Quốc phòng Ukraine gọi vụ phá hủy con đập là một “cuộc tấn công khủng bố và tội ác chiến tranh” do Mạc Tư Khoa gây ra. Bộ cũng cáo buộc rằng các lực lượng của Putin đã cho nổ tung con đập “trong cơn hoảng loạn” khi Ukraine tiếp tục chuẩn bị cho cuộc phản công dự kiến trong cuộc chiến mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động hơn 15 tháng trước.

Trong khi đó, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov lại cho rằng Ukraine phá hoại con đập để ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước của Crimea và để chuyển sự chú ý khỏi điều mà ông gọi là cuộc phản công “ chùn bước” của Zelenskiy. Thực ra, con đập đã bị Nga tạm chiếm trong hơn một năm nay và vụ nổ con đập đã làm mất khả năng Ukraine mở cuộc phản công ở miền Nam nước này bằng cách vượt sông Dnipro.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine qua email để bình luận.

Cho đến nay, không có thương vong dân sự hay quân sự nào được báo cáo do vụ nổ của con đập. Bộ Nội vụ Ukraine báo cáo rằng 885 thường dân đã được di tản vào lúc 11 giờ sáng theo giờ địa phương và Tờ Kyiv Independent cho biết “một số khu định cư có nguy cơ lũ lụt lớn nhất đang nằm dưới sự xâm lược của Nga.”

Văn phòng của ông Zelenskiy cho biết việc phá hủy con đập đã làm dấy lên lo ngại về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Energoatom, công ty năng lượng hạt nhân nhà nước của Ukraine, cho biết trong một tuyên bố trên Telegram rằng sự việc đập “có thể gây hậu quả tiêu cực” cho nhà máy nhưng tình hình đang được kiểm soát.

Hậu quả môi trường của rò rỉ dầu ở Dnipro vẫn chưa được biết. Nhưng Andriy Yermak, chánh văn phòng của Zelenskiy, đã cảnh báo về “khả năng mất nước uống” đối với người dân ở miền nam Kherson và Crimea, cũng như “có thể phá hủy một số khu định cư và sinh thái”.

9. Liên Hiệp Âu Châu lên án Nga phá nổ đập thủy điện, kêu gọi viện trợ khẩn cấp cho người Ukraine

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen hôm thứ Ba cho biết Liên minh Âu Châu đang huy động tất cả sự hỗ trợ để giúp đỡ Ukraine vượt qua những khó khăn sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka, đồng thời mô tả vụ vỡ đập này là “cuộc tấn công quá đáng” từ Nga.

“Nga sẽ phải trả giá cho những tội ác chiến tranh đã gây ra ở Ukraine. Việc phá hủy con đập là một cuộc tấn công quá đáng vào cơ sở hạ tầng dân sự, khiến hàng nghìn người ở vùng Kherson gặp nguy hiểm,” von der Leyen nói.

Nga đã bác bỏ “mạnh mẽ” mọi trách nhiệm về vụ việc. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng Mạc Tư Khoa tin rằng “rõ ràng” đây là “sự phá hoại có chủ ý” của Ukraine, bất chấp thực tế là Nga đã chiếm con đập này trong hơn một năm qua, canh phòng nghiêm nhặt, và các chuyên gia quân sự khẳng định rằng không có khả năng phá vỡ con đập từ xa bằng pháo kích.

Liên Hiệp Âu Châu đang huy động sự hỗ trợ thông qua cơ chế bảo vệ dân sự của mình, von der Leyen cho biết thêm rằng Liên Hiệp Âu Châu đang nỗ lực để bảo đảm cung cấp nhanh chóng máy bơm nước bẩn, vòi chữa cháy, thuyền và trạm lọc nước di động.

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên, bao gồm cả những người từ Đức và Ái Nhĩ Lan, đã lên án vụ việc.

Nhà ngoại giao trưởng của khối, Josep Borrell, cũng không nương tay, nói trong một tuyên bố rằng “các cuộc tấn công” thể hiện “một khía cạnh mới trong hành động tàn bạo của Nga”.

10. Phần Lan trục xuất 9 nhân viên đại sứ quán Nga được xác định là “sĩ quan tình báo”

Phần Lan đã trục xuất 9 nhân viên Đại sứ quán Nga hôm thứ Ba sau khi xác định họ là “nhân viên tình báo”.

Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết trong một tweet rằng họ đã “triệu tập Đại biện lâm thời của Nga, là người đã được thông báo về việc trục xuất.”

“Mạc Tư Khoa sẽ đưa ra phản ứng thích hợp đối với quyết định của Phần Lan về việc trục xuất 9 nhân viên của đại sứ quán Nga khỏi Helsinki,” Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói.

11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói: Vỡ đập là “một hậu quả tàn khốc khác” trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga,

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cho biết hôm thứ Ba rằng rõ ràng sự việc vỡ đập ở khu vực phía nam Kherson là “một hậu quả tàn khốc khác của cuộc xâm lược Ukraine của Nga”.

Ông nói thêm rằng Liên Hiệp Quốc không có quyền truy cập thông tin để xác minh độc lập nguyên nhân.

“Tất cả chúng ta đã thấy những hình ảnh bi thảm về thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái nghiêm trọng ngày hôm nay ở vùng Kherson của Ukraine,” Guterres nói với các phóng viên.

“Thảm kịch hôm nay là một ví dụ khác về cái giá khủng khiếp của chiến tranh đối với con người. Dòng lũ đau khổ đã tràn ngập hơn một năm nay,” ông nói thêm. “Điều đó phải dừng lại. Các cuộc tấn công chống lại thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng phải dừng lại.”

Ông Guterres cho biết để đáp lại, Liên Hiệp Quốc và các đối tác nhân đạo đang “gấp rút hỗ trợ phối hợp với Chính phủ Ukraine – bao gồm nước uống và viên lọc nước cũng như các hỗ trợ quan trọng khác”.

Quan chức này nói: “Trên tất cả, tôi kêu gọi một nền hòa bình công bằng phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Đại hội đồng”.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp vào lúc 4 giờ chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ vào chiều thứ Ba để thảo luận về vụ vỡ đập.

12. Nga có thể tấn công hạt nhân trong biên giới của mình, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin cảnh báo

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Could Nuke Own Border Region, Wagner PMC Chief Warns”, nghĩa là “Nga có thể tấn công hạt nhân trong biên giới của mình, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin cảnh báo.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner PMC, suy đoán rằng giới lãnh đạo Nga có thể tiến hành một “cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật” vào một thị trấn ở vùng Belgorod, giáp biên giới với Ukraine, nơi các lực lượng Nga hiện đang giao tranh với quân nổi dậy thân Ukraine.

Rạn nứt giữa lính đánh thuê Wagner và Bộ Quốc phòng Nga đã gia tăng trong những tuần gần đây, với việc Prigozhin tuyên bố trong tuần này rằng đã “bắt giữ” một trung tá của Quân đội Nga, người được cho là đã ra lệnh gài mìn các tuyến đường rút lui của Wagner ở Bakhmut và đã cho binh sĩ tập kích sát hại quân Wagner.

“Tôi e rằng họ có thể nuôi dưỡng những suy nghĩ xấu xa về việc thả một hạt nhân nhỏ trên lãnh thổ của họ. Nếu chúng ta mất lãnh thổ ở khu vực Belgorod thì họ có thể làm như thế bởi vì họ quá sợ hãi khi tấn công lãnh thổ của đối phương, còn lãnh thổ của họ thì tha hồ” Prigozhin nói trong một cuộc phỏng vấn video với kênh Telegram Donbass Today.

“Ném đánh bom vào lãnh thổ nước ngoài thật đáng sợ, thì chúng ta có thể đánh vào phần đất của chính mình, để cho thấy chúng ta bệnh hoạn và tâm thần như thế nào. Các lực lượng Ukraine có thể đang xâm lược một số ngôi làng nhỏ của Nga, và đó là nơi Nga sẽ nhắm đến cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật,” đồng minh của Putin nói.

“Tôi nói thế với điều kiện là các vũ khí hạt nhân ấy vẫn hoạt động — hãy đánh giá bằng cách xem họ đang bảo trì các vũ khí khác như thế nào,” anh ta nói thêm.

Trong cuộc phỏng vấn, Prigozhin, người trước đây đã chỉ trích chính quyền Nga vì không cung cấp đủ đạn dược, cũng tiếp tục đưa ra tối hậu thư rõ ràng cho Bộ Quốc phòng, ám chỉ rằng ông ta có thể đưa quân đến Mạc Tư Khoa nếu nguồn cung cấp không đến.

“Chúng tôi cho Bộ Quốc Phòng hai tuần để giải phóng lãnh thổ của chúng ta ở vùng Belgorod. Nhưng nếu họ thất bại hoặc chúng tôi không tin tưởng vào nỗ lực của họ thì tôi sẽ yêu cầu chúng tôi được phép đến đó vì nếu không, họ sẽ tiếp tục lừa dối người dân Nga”, ông nói.

“Nếu điều đó không xảy ra và nếu tình hình tiếp tục xấu đi, thì chúng tôi sẽ đến Belgorod. Và từ khu vực Belgorod đến Rublyovka, hay đến bờ kè Frunzenskaya cũng không xa, và nếu chúng tôi đến đó để yêu cầu thêm đạn dược thì sao?”

Rublyovka là nơi ở của các quan chức cấp cao và giới tinh hoa giầu có của Nga. Frunzenskaya là nơi có trụ sở Bộ Quốc Phòng.

Cuộc khẩu chiến của Prigozhin với giới lãnh đạo hàng đầu của Nga đã lên một tầm cao mới trong tuần này khi Tập đoàn Wagner tuyên bố họ đã bắt được một trung tá quân đội Nga, người mà họ tuyên bố đã ra lệnh tấn công lực lượng Wagner của Prigozhin trong lúc “say xỉn”.

Trong video do dịch vụ báo chí của Prigozhin công bố, người đàn ông tự giới thiệu mình là Trung tá Roman Venevitin, Tư Lệnh lữ đoàn bộ binh cơ giới số 72.

Anh ta nói rằng, cùng với từ 10 đến 12 cấp dưới của mình, anh ta đã tước vũ khí của một nhóm chiến binh Tập đoàn Wagner và “nổ súng vào một chiếc xe Wagner say rượu,” nói thêm rằng anh ta làm điều này vì “thù hận”. “

Tuần trước, Prigozhin đã rút lực lượng bán quân sự của mình khỏi thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine, thành phố mà Nga đã chiếm được sau nhiều tháng giao tranh ác liệt và tổn thất đáng kể. Ông liên tục cáo buộc Bộ Quốc phòng Nga cố tình tước đoạt đạn dược của các chiến binh của ông.

Hôm thứ Hai, “Quân đoàn Tự do của Nga” đã công bố một địa chỉ video tới Prigozhin, đề nghị trao đổi những người lính Nga mà họ đã bắt ở Belgorod để lấy viên Trung Tá do Wagner giam cầm.

Prigozhin từ chối lời đề nghị, nói rằng viên Trung Tá này không phải là “tù nhân chiến tranh, nhưng đã bị giam giữ và sẽ giao cho chính quyền Nga”, và nói thêm rằng Wagner “không đổi người Nga lấy người Nga.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.

13. Trung Quốc và Nga đã tiến hành một cuộc tuần tra trên không chung vào hôm thứ Ba trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông

Trung Quốc và Nga đã tiến hành một cuộc tuần tra trên không chung vào hôm thứ Ba trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông. Đây là lần thứ sáu họ làm như thế kể từ năm 2019, khiến các nước láng giềng Hàn Quốc và Nhật Bản phải điều động các chiến đấu cơ lên ứng chiến, Reuters đưa tin.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc tuần tra là một phần trong kế hoạch hợp tác hàng năm của quân đội hai nước. Theo quân đội nước này, Hàn Quốc đã điều chiến đấu cơ sau khi 4 máy bay quân sự của Nga và 4 máy bay của Trung Quốc đi vào vùng nhận dạng phòng không của nước này ở phía nam và phía đông bán đảo Triều Tiên.

Quân đội Nhật Bản cho biết họ đã điều động các chiến đấu cơ sau khi xác minh rằng hai máy bay ném bom của Nga đã cùng với hai máy bay ném bom của Trung Quốc bay qua Biển Nhật Bản và bay cùng nhau đến Biển Hoa Đông, nơi chúng được hai chiến đấu cơ của Trung Quốc tham gia.

14. Cơ quan nhân đạo Hoa Kỳ cho biết họ đang làm việc với các đối tác để hỗ trợ sau vụ vỡ đập

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID, cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác nhân đạo để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt từ đập Nova Kakhovka bị phá hủy.

Phát ngôn nhân của USAID Jessica Jennings cho biết: “Việc di tản đang được tiến hành bằng xe buýt, tàu hỏa và phương tiện cá nhân. USAID đã có thể kích hoạt các nguồn lực được bố trí sẵn để cung cấp xe buýt trong vài giờ ngay sau khi vụ nổ xảy ra.”

Cô ấy nói thêm rằng cơ quan đã mua phiếu nhiên liệu cho các tình nguyện viên di tản, rằng các đối tác đang đánh giá rủi ro thiên tai thứ cấp và họ đã “chuẩn bị trong suốt cuộc khủng hoảng này cho khả năng phải di dời.”

“Do đó, các đối tác của chúng tôi đã huy động các nguồn cung cấp được bố trí sẵn để phân phối tại các điểm di tản, bao gồm bộ dụng cụ vệ sinh, các mặt hàng phi thực phẩm, bữa ăn nóng và nước uống an toàn cũng như hỗ trợ tiền mặt đa mục đích cho các nhu yếu phẩm cơ bản khác,” Jennings nói.

“USAID cũng đang hỗ trợ Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước của Ukraine, gọi tắt là SESU, và các đơn vị ứng phó khẩn cấp khác trong việc mua và cung cấp thiết bị lọc nước, máy bơm nước để loại bỏ nước, bộ dụng cụ vệ sinh, bộ thực phẩm và đồ gia dụng, thiết bị cấp cứu, động cơ thuyền và các bộ phận động cơ và dịch vụ cho thuê thuyền,” cô nói thêm.

Jennings nói rằng “các nhu cầu ưu tiên trước mắt bao gồm thực phẩm và nước uống an toàn tại các điểm tiếp nhận người di tản ở thành phố Kherson, cũng như chỗ ở an toàn cho những người còn lại ở thành phố Kherson.”
 
Vẻ vang dân Việt: Linh mục Việt Nam thứ tư được ĐTC bổ nhiệm làm Giám Mục ở Mỹ
VietCatholic Media
17:12 07/06/2023


1. Giáo Hội tại Hoa Kỳ có thêm một linh mục gốc Việt được bổ nhiệm làm giám mục

Hôm thứ Ba, ngày 06 tháng Sáu vừa qua, một linh mục người Mỹ gốc Việt, là cha Micae Phạm Minh Cường, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận San Diego, tiểu bang California, hiện do Đức Hồng Y Robert McElroy cai quản.

Đức cha Phạm Minh Cường năm nay 56 tuổi, sinh ngày 27 tháng Giêng năm 1967 tại Đà Nẵng. Sau khi đậu Cao học kỹ sư hàng không, thầy Cường theo học tại Đại chủng viện thánh Patrick ở Menlo Park, rồi thụ phong linh mục năm 1999, khi được 32 tuổi. Sau đó, cha Cường làm cha phó, cha sở, và đậu thêm bằng Cử nhân về truyền giáo tại Đại chủng viện Thánh Tâm ở thành phố Detroit, năm 2020. Từ năm 2017, cha Cường làm Đại diện Giám mục về các cộng đoàn sắc tộc, và từ 5 năm nay là Tổng đại diện của Giáo phận San Diego. Giáo phận San Diego có 1,391,334 người Công giáo trên tổng số dân 3,478,336. Đức Cha Micae Phạm Minh Cường là Cha Sở giáo xứ Good Sherpherd. Ngài thông thạo tiếng Việt, Anh và Tây Ban Nha.

Cùng được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận này, vào hôm 06 tháng Sáu, có Đức cha Felipe Pulido, 53 tuổi, gốc Mễ Tây Cơ.

Đức cha Micae Phạm Minh Cường hiện là giám mục thứ tư gốc Việt tại Mỹ, sau Đức cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Đức cha Tôma Nguyễn Thái Thành, 70 tuổi và Đức cha Gioan Trần Văn Nhàn, 57 tuổi.

2. Tuyên bố của Phủ Tổng Thống Ukraine về cuộc gặp gỡ với Đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong thông cáo báo chí được đưa ra hôm 6 Tháng Sáu sau khi Đức Hồng Y Matteo Zuppi kết thúc chuyến thăm Kyiv, Phủ Tổng Thống Ukraine cho biết như sau:

Nguyên thủ quốc gia và Đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận về tình hình ở đất nước chúng ta và sự hợp tác nhân đạo giữa Ukraine và Tòa thánh trong khuôn khổ thực hiện Công thức hòa bình Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy nhấn mạnh rằng Nga tiếp tục phạm tội ác chiến tranh khủng khiếp đối với Ukraine, trong đó mới nhất là vụ nổ đập thủy điện Kakhovka.

“Tội ác này đặt ra những mối đe dọa to lớn và sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với cuộc sống của người dân và môi trường,” Tổng thống nói.

Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh rằng việc ngừng bắn và đóng băng xung đột sẽ không dẫn đến hòa bình.

“Đối phương sẽ lợi dụng thời gian tạm dừng để xây dựng khả năng của mình và tiếp tục tấn công, để tiến hành một làn sóng tội phạm và khủng bố mới. Nga phải rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ Ukraine trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận”, tổng thống Volodymyr Zelenskiyy nhấn mạnh.

Ông cũng nói rằng chỉ có nỗ lực đoàn kết, cô lập ngoại giao và gây sức ép với Nga mới có thể tác động đến kẻ xâm lược và mang lại hòa bình công bằng cho đất nước Ukraine.

Volodymyr Zelenskiyy và Hồng Y Matteo Zuppi đã thảo luận chi tiết về việc thực hiện Công thức Hòa bình Ukraine và sự cần thiết phải thu hút nhiều quốc gia nhất có thể, bao gồm cả Nam bán cầu, trong Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Toàn cầu.

Nguyên thủ quốc gia kêu gọi Tòa thánh đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch hòa bình Ukraine: “Chúng tôi hoan nghênh sự sẵn sàng của các quốc gia và đối tác khác để mưu tìm hòa bình, nhưng khi chiến tranh tiếp diễn trên lãnh thổ Ukraine, thuật toán để đạt được hòa bình chỉ có thể là từ Ukraine.”

Tổng thống lưu ý rằng Tòa thánh có thể đóng góp hiệu quả vào việc trả tự do cho các tù nhân Ukraine, trao trả trẻ em bị bắt cóc và khôi phục công lý.

Về phần mình, Đức Hồng Y bày tỏ tình liên đới của Đức Thánh Cha Phanxicô với người dân Ukraine và bảo đảm với họ về việc Tòa Thánh sẵn sàng tham gia tìm cách thực hiện các sáng kiến nhân đạo này.

Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã trao một lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô cho tổng thống Volodymyr Zelenskiyy.


Source:president.gov.ua