Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:59 09/06/2012
GIỎI THẦN HỌC
Lễ trọng, cha sở giải thích tràng giang đại hải về mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi, giáo dân kẻ ngáp người gục đầu...
Một giáo dân ngoái đầu lui nói với giáo dân ngồi phía sau:
- “Ông cha sở mình giỏi thần học quá, giảng cả tiếng đồng hồ rồi mà sao tui không hiểu gì cả.”
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ trọng, cha sở giải thích tràng giang đại hải về mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi, giáo dân kẻ ngáp người gục đầu...
Một giáo dân ngoái đầu lui nói với giáo dân ngồi phía sau:
- “Ông cha sở mình giỏi thần học quá, giảng cả tiếng đồng hồ rồi mà sao tui không hiểu gì cả.”
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Quà tặng trở thành sự sống giữa đời thường !
LM. Jos. Trương Đình Hiền
20:57 09/06/2012
Nhà thơ Xuân Diệu có viết :
"Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều...!"
Vâng, chỉ một buổi chiều, một buổi hoàng hôn nơi nhà Tiệc Ly cách đây 2000 năm tại xứ Palestina, nhân loại đã tìm được câu định nghĩa cho tình yêu, câu định nghĩa được viết ra, được công bố, được hình thành không phải bằng ngôn từ đầu môi chót lưởi kiểu "anh yêu em như rừng yêu thú dữ...", bằng đủ mọi gam màu của cây cọ Picasso hay bằng những tượng đài "Bà mẹ Việt nam anh hùng" bự chát hoang tưởng..., mà đơn giản, bằng nghĩa cử thân thương của một con người khi trọn tình trao tặng sự sống cho anh em : "Nầy là Mình Thầy...nầy là Máu Thầy...anh em hãy nhận mà ăn, mà uống..." (Mc 14,22-24). Đó chính là sự "cụ thể hóa" chính câu định nghĩa về tình yêu mà cũng do chính Người đã sáng tạo không lâu trước đó : "Không có tình yêu nào cao cả cho bằng mối tình của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13)
Mầu nhiệm Thánh Thể cũng chỉ có thể được định nghĩa trong chiều kích sâu thẳm nhất đó chính là “Quà Tặng tình Yêu”, đó chính là nghĩa cử của lòng thương xót vô bờ bến. Đức G.P. II đã xác quyết trong thông điệp về Thánh Thể : “Tôi muốn nhắc lại chân lý nầy một lần nữa và cùng với anh chị em yêu dấu, tôn thờ mầu nhiệm nầy : mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm của lòng thương xót. Đức Giêsu còn có thể làm gì cho chúng ta hơn nữa chăng ? Thật thế, trong Thánh Thể, Người tỏ bày cho chúng ta một tình yêu “cho đến cùng” (Ga 13,1), một tình yêu không thể đo lường được.” Quả thật chỉ có Thiên Chúa mới dám nghĩ ra Thứ quà tặng độc đáo nầy, một thứ quà tặng gắn liền với hy sinh, với máu đào hy tế để làm cho chúng ta được “thần hóa” thực sự, được thanh tẩy để “xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa” và “lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu”…như đã từng được tiên báo khi “Mô-sê rảy máu trên dân để cử hành Giao ước Sinai” (BĐ 1) và như lời khẳng định của Thánh Phaolô trong trích đoạn thư thứ gởi tín hữu Do Thái trong Bài đọc 2 hôm nay : “Bởi vậy, Người là trung gian của Giao ước mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời Giao Ước Cũ, và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu của Thiên Chúa”.
Cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể hôm nay không phải chỉ dừng lại để cảm tạ một hồng ân, để trân trọng một tặng phẩm cao quý trên mọi tặng phẩm, mà còn để "đem huyền nhiệm Thánh Thể hội nhập vào cuộc sống đời thường".
Thật vậy, trong một thế giới mà nhu cầu vật chất được đề cao quá mức, sự hưởng thụ lạc thú trần gian luôn là một cám dỗ mạnh mẽ, thì Bí Tích Thánh thể, “Manna trường sinh” của người kitô hữu quả là một thách đố lớn lao cho nhiều người nhưng lại là một sức mạnh, một điểm tựa bất khả thay thế cho muôn người. Ngày xưa, cách đây 2000 năm, sau bài giảng “Bánh Hằng Sống” của Đức Kitô, đã có không ít người càm ràm : “Lời gì nghe chói tai quá” và một số môn đệ đã bỏ thầy ra đi. Ngày hôm nay, sau 2000 năm, chắc cũng có rất nhiều người có thái độ “bỏ đi” như thế, khi không cảm nhận được Thánh Thể có một sức thu hút nào, một, ích lợi nào, một lợi nhuận nào cho cuộc sống. Riêng cộng đoàn giáo xứ chúng ta có thể cảm nghiệm được điều đó, khi mầu nhiệm Thánh Thể được cử hành mỗi ngày, tại đây, nhưng vẫn còn có quá ít người đến tham dự !
Thiết tưởng, cử hành mầu nhiệm Thánh Thể hôm nay, là dịp để mỗi người chúng ta xác định lại không chỉ bằng một lời tuyên xưng suông về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể ; nhưng là bằng một cam kết dấn thân sống cho và sống với sự hiện diện của “Bánh Hằng Sống” được trao ban trong mỗi bước đi của cuộc đời.
Nói cách khác, chúng ta chỉ thực sự có niềm tin và sống niềm tin Thánh Thể :
- Khi cuộc sống của tôi, gia đình tôi sẽ mang Thánh Thể về tận trung tâm của đời sống gia đình để chính Thánh Thể Chúa, chứ không phải tiền bạc, vật chất, sẽ làm phong phú hơn, vui tươi hơn, hạnh phúc hơn. Bời vì : tôi luôn xác tin và tâm niệm rằng : Bánh Hằng Sống là chính Đức Kitô sẽ mang lại cho chúng tôi được sống và được sống dồi dào.
- Khi tôi là giáo lý viên, là chức việc, là ca viên hay chỉ là một kitô hữu vô danh nào đó giữa cộng đoàn, nhưng tôi biết yêu thương, tha thứ, phục vụ nhiệt tình hơn, quảng đại hơn vì tôi nhờ Thánh Thể đang ở trong tôi. Bởi vì tôi luôn xác tín rằng : Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và yêu thương đến cùng khi hiến thân trên thánh giá.
- Khi tôi là một công nhân, một sinh viên, một công chức nghèo nàn, vất vả, thiếu hụt, hay một người cha, người mẹ đầu tắt mặt tối trong cuộc sống gia đình, mà vẫn sống liêm khiết, vẫn biết sẻ chia, vẫn can đảm nối không với bao điều gian dối, vẫn tín trung với các giá trị của Tin Mừng Tám Mối phước thật...bởi vì Thánh Thể đang đồng hành với tôi trên mọi nẻo đường cuộc sống và tôi luôn tin rằng : Bánh hằng Sống là chính Đức Kitô Đấng đã bị treo lên cây Thánh Giá và đã kéo mọi sự cùng đi lên với Ngài.
Và để được như thế, để "Quà Tặng Thánh Thể trở thành sự sống" thật sự giữa đời thường, chúng ta có thể cầu nguyện với nhau :
Lạy Chúa Giêsu, có cái gì tương tự
Giữa phận làm người và phận làm bánh của Chúa.
Xin cho chúng con biết cách
Đến với con người hôm nay :
Đơn sơ, khiêm hạ,
Không chút vinh quang hay quyền lực.
Nhờ ăn tấm bánh của Chúa,
Chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon,
Được bẻ ra đẻ đáp ứng khẩu vị của nhiều người.
Uớc gì chúng con dám rước Chúa
Đi vào mọi vùng mờ tối của lòng mình,
Để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên.
Và ước gì chúng con trở thành
Những Nhà Tạm di động,
Đem Chúa đến cho đồng bào
Và quê hương chúng con. Amen.
Hiến Lễ Tình Yêu
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
21:01 09/06/2012
Đối với tất cả những người Công giáo chúng ta thì Hiến tế trên Thập Giá là nơi Chúa Giê su đã đổ máu ra để ban ơn cứu độ, là nơi Chúa tuyên bố: “Mọi sự đã hoàn tất”(Ga 19,30), vì hiến lễ Misa chính là Hiến lễ Thập Giá kéo dài. Thế nhưng, khi chúng ta cùng các tông đồ đi vào bàn tiệc dự bữa Tiệc Ly với Chúa, chúng ta đã thấy Máu Chúa đổ ra ngay từ trong bữa Tiệc ly, vào lúc Chúa Giêsu cầm lấy chén và trao cho các tông đồ: “Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”(Mc 14,24). Không phải ở trên cây Thánh Giá, Máu Chúa mới đổ ra, mà ngay giờ phút này, Máu Chúa đã đổ ra cho nhiều người được tha tội, và các tông đồ là những người đầu tiên được ăn Thịt Chúa và uống Máu Chúa từ Nhà Tiệc Ly.
Hiến lễ Misa là hiến lễ được kéo dài từ Hy tế Thập Giá nhưng cũng bao hàm cả giờ phút xúc động Chúa lập phép Mình Thánh, Máu Thánh trong bữa Tiệc Ly. Có thể thấy, Chúa Giê su đã trao ban cho chúng ta chương trình cứu độ, không phải bằng mồ hôi – là những biểu hiện vất vả đời trần thế – hay bằng những con đường chông gai vác Thập Giá, mà ở đỉnh cao nhất, đó là Hiến Tế Cuộc Đời, trao ban Mình và Máu Ngài cho toàn dân.
Máu là biểu hiện của sự sống. Vì thế, khi người ta thề hứa với nhau một điều gì trọng đại thì người ta thường gọi là “Uống máu ăn thề” (Thành ngữ). Người Do Thái ngày xưa, khi muốn hiến dâng cho Thiên Chúa một lễ vật tinh tuyền và đẹp lòng Thiên Chúa thì người ta muốn dâng sự sống của mình, nhưng vì mạng sống của con người cao quý nên được thay thế bằng mạng sống của chiên cừu dâng tế lễ cho Thiên Chúa. Do đó, máu chiên được bôi lên thành cửa (tại đất nước Ai Cập) được biểu hiện là sự sống. Sự sống không chỉ của thể xác, mà sự sống của linh hồn. Sự sống thể xác là lễ Vượt qua của thời Cựu Ước, khi Thiên thần Chúa đi qua, thấy máu chiên bôi trên thành cửa thì để cho nhà đó được bình an, nhưng nhà nào không có máu bôi trên thành cửa thì Thiên thần Chúa lập tức giết chết con đầu lòng của nhà đó (x. Xh 12, 1-14). Năm ấy, cả đất nước Ai Cập đều có đại tang. Còn bên đất nước Israel thì sự sống tràn đầy và bình an đã làm cho toàn dân Do Thái được sống hạnh phúc. Sang thời Tân Ước, Máu của Chiên Thiên Chúa, từ nhà Tiệc Ly cũng như từ trên Thập Giá đổ ra đã trao ban cho tất cả mọi người, cho sự sống linh hồn được bảo đảm. Vì vậy, máu là biểu hiện của tình yêu, của giao ước. Và Chúa Giêsu gọi giao ước này là giao ước mới, mặc dầu xét về bề ngoài, trước sau vẫn là máu, nhưng giao ước mới được đổ ra từ Chiên Thiên Chúa. Giao ước ấy mới hoàn tất được Chương trình Cứu độ và trao ban sự sống đời đời cho những kẻ tin.
Bí tích Thánh Thể mà chúng ta cử hành mỗi ngày là nhắc lại cho chúng ta một hiến tế tình yêu, một hiến tế mà Chiên Thiên Chúa đã bị sát tế và lễ Vượt qua của thời Tân Ước hôm nay không phải chỉ vượt qua Biển Đỏ, mà còn vượt qua cả sự chết để được vào đất hứa là Thiên Đàng. Với một ý nghĩa quan trọng đó, Bí tích Thánh Thể là nơi hội tụ của tình yêu, là nơi kết tinh của trời đất, là trung tâm điểm của ơn cứu độ. Nơi đây, chúng ta đến không phải bằng lòng tin mà cả bằng lòng kính mến, vì tình yêu phải đáp đền bằng tình yêu, mà bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình yêu đã được Đức Giê su thiết lập không phải là bằng một lời phán, và cũng không phải chỉ là bằng những biểu tượng bên ngoài nhưng là chính Thịt và Máu Ngài từ tay Ngài trao cho các tông đồ, Ngài nói: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, các con hãy cầm lấy mà uống. Này là Mình Ta, này là Máu Ta”. Một giao ước mới được ký kết trong chính Thân Mình và Máu Chúa Giêsu. Giao ước ấy là Giao ước Tình yêu Hiến tế. Vì vậy, đức tin chưa đủ mà cần phải có lòng mến tha thiết để đáp lại tình yêu vô cùng của Chúa đã trao ban cho chúng ta nơi Bí tích Thánh Thể yêu thương.
Điều lạ lùng trong Bí tích Thánh Thể đó là dùng tình yêu để xóa đi hận thù; dùng tình yêu để cảm hóa những oán ghét. Đức Giêsu đã dùng tình yêu của mình trên Thập Giá để xóa tội trần gian, và tình yêu ấy đã làm cho những kẻ thù của Chúa Giêsu phải thốt lên: “Người này đích thực là người công chính”(Lc 23,47). Tình yêu ấy đã làm cho bao nhiêu những người từ trong cõi chết sống lại. Tình yêu đánh thức tất cả nhân loại và đánh thức tất cả những ai đang ở trong cõi chết. Đến với Bí tích Thánh Thể không chỉ bằng lời nói mà bằng cả việc làm, bằng lòng yêu mến, bằng những hy sinh có thể được và bằng sự kết hợp tha thiết với Chúa Giêsu. Lời Chúa Giêsu tha thiết thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, Con muốn rằng con ở đâu thì những kẻ Cha ban cho Con cũng ở đó với Con” (Ga 17,24). Bí tích Thánh Thể đã phát xuất từ lời cầu nguyện Hiến tế của Chúa Giêsu để đưa chúng ta vào sâu trong mầu nhiệm sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, và khởi đi từ Bí tích Thánh Thể với việc chúng ta ăn Thịt và uống Máu Ngài, chúng ta được trở nên sự sống trong Đức Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa Hằng Sống.
Chúng ta là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ mặc lấy danh hiệu Kitô hữu mà còn được nên đồng hình đồng dạng với Ngài, vì được ăn Thịt và uống Máu Ngài, được ở trong Ngài. Khi chúng ta ý thức như vậy thì Bí tích Thánh Thể làm cho người ta được tẩy sạch tội lỗi. Như trong sách Khải Huyền của thánh Gioan diễn tả: “Tôi thấy một trăm bốn mươi bốn ngàn người thuộc đủ mọi thành phần, giai cấp. Họ mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành thiên tuế”. Và thánh Gioan tả tiếp: “Tôi hỏi những người này từ đâu mà đến thì được trả lời ‘họ từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trong Máu của Con Chiên’”(Kh 7, 9,14). Chính Máu Đức Giêsu Kitô đã tẩy sạch trần gian, đã tha thứ tội lỗi và đã đưa những người yêu Chúa vào sống trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tất cả được khởi điểm từ Bí tích Thánh Thể. Cho nên, điều mà Chúa Giêsu tiên quyết: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết”(Ga 6,54). Những lời tiên quyết của Chúa Giê su đã khiến nhiều môn đệ của Người thốt lên: “Lời này chói tai quá, ai mà nghe được. Từ lúc đó nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa”(Ga 6, 60, 66). Chỉ có tông đồ Phê rô đại diện tông đồ đoàn mười hai đã thưa với Chúa Giê su rằng: “Chúng con bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”(Ga 6, 68-69).
Hôm nay, sự sống đời đời nơi Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta: Hãy cầm lấy mà ăn; hãy cầm lấy mà uống. Một lần nữa, mỗi người chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể trong tất cả lòng tin yêu của người Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể,
Chúa đã cho chúng con được mặc lấy danh hiệu Kitô hữu.
Chúa còn cho chúng con ăn Thịt và uống Máu Chúa,
để chúng con được đồng hóa trong Chúa
và được sống bằng sức sống của Chúa
là sự sống của Tình yêu Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người.
Xin cho chúng con thực hiện được lời Chúa đã cầu nguyện, đó là:
“Chúa ở đâu, chúng con cũng ở đó với Chúa”,
và để chúng con được nên một
trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi
là Cha và Con, và Thánh Thần. Amen.
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Rwanda: hành hương kính viếng các thánh tích của Thánh nữ Marguerite-MarieII
lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
08:16 09/06/2012
Nhân tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
Roma, ngày 7.6.2012 (ZENIT.org) –Hội Đồng Giám Mục Rwanda thông báo: nhân tháng sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội Công Giáo Rwanda sẽ được nghênh đón các thánh tích của Thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690).
Các thánh tích của Thánh nữ người Pháp, nữ tu dòng Thăm Viếng (Visitandine de Paray-le-Monial), đấng đã có công truyền bá lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, sẽ được kính viếng tại Rwanda từ ngày mùng 9 đến 22.06.2012.
Thông báo cho biết: mục đích cuộc hành hương này nhắm “cổ võ lòng sùng kính chân thật Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng chính là lòng tôn sùng Phép Thánh Thể.
Khách hành hương sẽ kính viếng các thánh tích của Thánh nữ Marguerite-Marie tại các thành phố Butare, Save, Cyangugu, Gikongoro, Kabgayi, Nyanza, Ruhango, Nyamirambo, Kibungo, Kiziguro, Rilima, Ruhengeri, Nkumba, Nyundo và thủ đô Kigali
Các thánh tích của Thánh Nữ Marguerite-Marie cũng sẽ được kính viếng trong các nhà thờ chính tòa do các hội dòng như Emmanuel, Hội dòng Thăm Viếng và Carmel.
Lễ trọng mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được mừng vào thứ sáu trong tuần thứ ba sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, năm nay sẽ mừng vào ngày 15.06.2012. Khắp năm châu bốn bể, cũng là ngày thánh hoá các linh mục, đã được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II thiết lập.
Huấn Từ của ĐTC trong Lễ Mình Máu Thánh Chúa – 2012
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:59 09/06/2012
“Đừng chống lại việc cử hành và chầu Thánh Thể”
Dưới đây là bản dịch bài huấn tử của ĐTC Bênêđictô XVI về việc tôn thờ Thánh Thể trong Lễ Corpus Domini (Corpus Christi) vào chiều thứ năm, ngày 7 tháng 6, năm 2012 ở sân trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, sau đó rước Thánh Thể từ nhà thờ chính tòa Roma đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Đức Bà Cả.
* * *
Anh chị em thân mến,
Chiều nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về hai khía cạnh liên hệ với nhau của Mầu Nhiệm Thánh Thể: tôn thờ Thánh Thể và đặc tính thánh thiêng của Thánh Thể. Điều quan trọng là chúng xem lại một lần nữa để bảo vệ chúng khỏi những quan điểm thiếu sót về chính Mầu Nhiệm này, chẳng hạn như những quan điểm được đưa ra trong quá khứ gần đây.
Trước hết, một suy nghĩ về giá trị của việc kính thờ Thánh Thể, đặc biệt là việc tôn thờ Bí Tích Cực Trọng. Đây là kinh nghiệm mà chúng ta cũng sẽ trải qua ở đây sau Thánh Lễ, trước cuộc rước, trong lúc rước kiệu và khi kết thúc. Một giải thích đơn phương về Công Đồng Vatican II đã làm tổn thương đến chiều kích này qua việc giới hạn thực hành Thánh Thể vào những lúc cử hành phụng vụ. Thật ra, nhận thức được đặc tính trung tâm của việc cử hành phụng vụ là điều rất quan trong, vì trong đó Thiên Chúa mời gọi dân Ngài, quy tụ họ lại chung quanh bàn tiệc gồm có hai phần là Lời Chúa và Bánh Ban Sự Sống, nuôi dưỡng và kết hợp họ với Chính Ngài trong việc dâng Hy Lễ. Sự đánh giá này về việc tụ họp phụng vụ, trong đó Chúa họat động và thể hiện Mầu Nhiệm Hiệp Thông cùa Người, đương nhiên vẫn còn giá trị, nhưng phải được đánh giá một cách cân bằng.
Thật vậy, như thường xảy ra, việc nhấn mạnh đến một khía cạnh sẽ đưa đến việc hy sinh những khía cạnh khác. Trong trường hợp này, việc nhấn mạnh đến cử hành Bí Tích Thánh Thể đã làm phương hại đến việc tôn thờ Thánh Thể, như một hành động của đức tin và cầu nguyện dâng lên Chúa Giêsu, là Đấng hiện diện thật trong Bí Tích Bàn Thờ. Sự thiếu cân bằng này cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của các tín hữu. Thật vậy, việc chỉ tập trung toàn thể liên hệ với Chúa Giêsu Thánh Thể trong thời gian Thánh Lễ, có thể đưa đến nguy cơ tách rời sự hiện diện của Người ra khỏi những thời gian và không gian khác của cuộc sống. Và như thế, người ta sẽ ít ý thức về sự hiện diện liên tục của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta và với chúng ta, một sự hiện diện cụ thể, gần gũi ngay trong nhà chúng ta, như “Trái Tim rộn ràng đập” của thành phố, của xứ sở, của lãnh thổ với những cách diễn tả và hoạt động khác nhau của nó. Bí Tích Bác Ái của Đức Kitô phải thấm nhuần vào toàn thể cuộc sống hằng ngày.
Thực ra, việc đặt ra sự tương phản giữa cử hành phụng vụ và tôn thờ Thánh Thể, như thể hai việc này cạnh tranh với nhau, là một điều sai lầm. Điều ngược lại mới đúng: việc tôn thờ Thánh Thể là một “môi trường” tinh thần mà trong đó cộng đồng có thể cử hành Thánh Lễ một cách tốt đẹp và trong chân lý. Vì chỉ khi nào được đi trước, đi kèm và đi theo bằng thái độ đức tin và tôn thờ nội tâm này, hành động phụng vụ mới có thể bày tỏ ý nghĩa và giá trị đầy đủ của nó. Cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh Lễ được thể hiện thật sự và đầy đủ khi cộng đoàn nhận ra rằng trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa đang sống trong nhà của Người, đang chờ đợi chúng ta, mời gọi chúng ta đến bàn tiệc của Người, và sau khi cuộc tụ họp đã giải tán, Chúa vẫn còn ở cùng chúng ta, với sự hiện diện kín đáo và thầm lặng của Người, và Người vẫn đồng hành với chúng ta bằng lời chuyển cầu của Người, bằng việc tiếp tục thu góp những hy lễ thiêng liêng của chúng ta và dâng chúng lên Đức Chúa Cha.
Về điều này, tôi muốn nhấn mạnh đến những kinh nghiệm mà chúng ta cũng sẽ cùng nhau trải qua tối nay. Vào lúc chầu Thánh Thể, tất cả chúng ta đều bằng nhau qua việc quỳ trước Bí Tích Tình Yêu. Chức tư tế cộng đồng và chức tư tế thừa tác kết hợp với nhau trong việc tôn thờ Thánh Thể. Đây là một kinh nghiệm rất tốt đẹp và rất quan trọng mà chúng ta đã cảm nghiệm nhiều lần ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, và cũng trong những buổi canh thức không thể quên được với những người trẻ: như những buổi canh thức ở Cologne, London, Zagreb và Madrid. Thật rõ ràng đối với tất cả mọi người là những giây phút canh thức cầu nguyện Thánh Thể chuẩn bị cho việc cử hành Thánh Lễ, chuẩn bị tâm hồn cho cuộc gặp gỡ, để nó trở nên hữu hiệu hơn. Sống cùng nhau trong một thời gian im lặng dài trước sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích của Người là một trong những kinh nghiệm đích thực nhất của việc chúng ta là Hội Thánh, được đi kèm một cách bổ túc với việc cử hành Thánh Lễ, lắng nghe Lời Chúa, ca hát, cùng nhau đến gần bàn Bánh Ban Sự Sống. Sự hiệp thông và chiêm niệm không thể tách rời nhau được, chúng cùng đi với nhau. Để thật sự hiệp thông với người khác, tôi phải biết biết người ấy, tôi phải có khả năng sống trong im lặng, để lắng nghe người ấy và để nhìn ngắm nhìn người ấy bằng tình yêu. Tình yêu đích thực và tình bằng hữu chân thật luôn sống trong cái nhìn trao đổi, cái im lặng cao độ, hùng hồn đầy tôn trọng và sùng kính này, để cuộc gặp gỡ được sống một cách sâu xa, một cách cá nhân nhưng không hời hợt. Và tiếc thay, nếu thiếu chiều kích này, ngay cả chính sự hiệp thông bí tích, đối với chúng ta, cũng có thể trở thành một cử chỉ bề ngoài. Thay vào đó, trong sự hiệp thông thật, được chuẩn bị bằng cầu nguyện đối thoại và bằng đời sống, chúng ta có thể thân thưa với Chúa bằng những lời tin tưởng, như những lời vừa được vang lên trong Thánh Vịnh Đáp Ca: “Vâng lạy Chúa, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi. Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa” (Thánh Vịnh 115 (116):16-17).
Giờ đây tôi muốn lướt qua khía cạnh thứ hai: tính chất thánh thiêng của Bí Tích Thánh Thể. Ở đây chúng ta ghi nhận rằng, trong quá khứ gần đây, có một sự hiểu lầm nào đó về sứ điệp thật sự của Thánh Kinh. Tính mới lạ của Kitô giáo về việc phụng tự đã bị ảnh hưởng bởi một não trạng thế tục nào đó của những thập niên sáu mươi và bảy mươi của thế kỷ trước. Điều chân thật, và vẫn còn có giá trị, là trọng tâm của việc phụng tự giờ đây không còn là các nghi lễ và hy lễ xưa kía, nhưng là chính Đức Kitô, trong con người của Người, trong cuộc đời của Người và trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Tuy nhiên, từ sự mới lạ cơ bản này, người ta không được phép kết luận rằng sự thánh thiêng không còn nữa, nhưng nó tìm thấy sự viên mãn trong Đức Chúa Giêsu Kitô, Tình Yêu Thiên Chúa Nhập Thể. Thư gửi Tín Hữu Do Thái mà chúng ta vừa nghe trong Bài Đọc Thứ Hai chiều nay, nói cho chúng ta một cách chính xác về tính mới lạ của chức tư tế của Đức Kitô, “Vị Thượng Tề của những điều tốt lành sẽ đến” (Dt 9:11), nhưng không nói rằng chức tư tế đã hết. Đức Kitô là “Đấng Trung Gian của giao ước mới” (Dt 9:15), được thiết lập trong máu của Người để thanh tẩy “lương tâm chúng ta khỏi những việc làm của sự chết” (Dt 9:14). Người không xóa bỏ điều thánh thiêng, nhưng làm cho nó nên hoàn hảo, bằng cách khai trương một cách thờ phượng mới, hoàn toàn tinh thần, nhưng, bao lâu chúng ta còn lữ hành trong thời gian, chúng ta vẫn còn phải sử dụng các dấu hiệu và nghi lễ, là những điều chúng ta sẽ không cần nữa vào ngày sau hết, ở Giêrusalem trên trời, nơi sẽ có không còn đền thờ nữa (Kh 21:22). Nhờ Đức Kitô, điều thánh thiêng trở nên thật hơn, mạnh hơn, và, như đã xảy ra cho các Giới Răn, cũng đòi hỏi nhiều hơn! Chỉ làm theo nghi lễ mà thôi thì chưa đủ, nhưng chúng ta cần thanh luyện tâm hồn, và thực hành trong đời sống.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng điều thánh thiêng có một chức năng giáo huấn và sự biến mất của nó chắc chắn sẽ làm cho nền văn hóa ra nghèo nàn, đặc biệt là việc đào tạo các thế hệ mới. Thí dụ, nếu nhân danh niềm tin thế tục, chúng ta không còn cần những dấu hiệu thánh thiêng, chúng ta bãi bỏ cuộc rước Mình Máu Thánh Chúa trong thành phố này, thì bộ mặt tinh thần của thánh Roma sẽ bị “san bằng” và lương tâm cá nhân cùng cộng đồng của chúng ta sẽ bị yếu đi. Hoặc chúng ta hãy nghĩ về một người mẹ hay một người cha, nhân danh một đức tin mà sự thánh thiêng đã bị loại ra ngoài, làm cho con em mình bị tước đoạt tất cả mọi nghi lễ tôn giáo: trên thực tế, kết cuộc họ sẽ để cho nó thành một cách đồng hoang cho nhiểu sự thay thế khác đang hiện diện trong xã hội tiêu thụ, những nghi thức và dấu chỉ khác, là những điều có thể trở thành những thần tượng một cách dễ dàng hơn. Thiên Chúa, Cha chúng ta, đã không làm như vậy đối với nhân loại: Ngài đã sai Con Ngài vào thế gian không phải để phá bỏ, nhưng để làm tròn điều thánh thiêng. Ở cao điểm của sứ mệnh này, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã lập bí tích Mình và Máu Người, Tưởng Niệm Hy Lễ Vượt Qua của Người. Bằng cách đó, Người đặt Mình ở vị thế những hy lễ cổ xưa, nhưng Người đã làm trong một nghi lễ, mà Người đã truyền cho các Tông Đồ phải tiếp tục làm mãi mãi, là dấu chỉ tối cao của sự thánh thiêng thật, chính Người. Anh chị em thân mến, với đức tin này, chúng ta đang cử hành ngày hôm nay và mỗi ngày Mầu Nhiệm Thánh Thể và chúng ta tôn thờ Thánh Thể như trung tâm của cuộc sống chúng ta và con tim của thế giới. Amen.
Dưới đây là bản dịch bài huấn tử của ĐTC Bênêđictô XVI về việc tôn thờ Thánh Thể trong Lễ Corpus Domini (Corpus Christi) vào chiều thứ năm, ngày 7 tháng 6, năm 2012 ở sân trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, sau đó rước Thánh Thể từ nhà thờ chính tòa Roma đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Đức Bà Cả.
Anh chị em thân mến,
Chiều nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về hai khía cạnh liên hệ với nhau của Mầu Nhiệm Thánh Thể: tôn thờ Thánh Thể và đặc tính thánh thiêng của Thánh Thể. Điều quan trọng là chúng xem lại một lần nữa để bảo vệ chúng khỏi những quan điểm thiếu sót về chính Mầu Nhiệm này, chẳng hạn như những quan điểm được đưa ra trong quá khứ gần đây.
Trước hết, một suy nghĩ về giá trị của việc kính thờ Thánh Thể, đặc biệt là việc tôn thờ Bí Tích Cực Trọng. Đây là kinh nghiệm mà chúng ta cũng sẽ trải qua ở đây sau Thánh Lễ, trước cuộc rước, trong lúc rước kiệu và khi kết thúc. Một giải thích đơn phương về Công Đồng Vatican II đã làm tổn thương đến chiều kích này qua việc giới hạn thực hành Thánh Thể vào những lúc cử hành phụng vụ. Thật ra, nhận thức được đặc tính trung tâm của việc cử hành phụng vụ là điều rất quan trong, vì trong đó Thiên Chúa mời gọi dân Ngài, quy tụ họ lại chung quanh bàn tiệc gồm có hai phần là Lời Chúa và Bánh Ban Sự Sống, nuôi dưỡng và kết hợp họ với Chính Ngài trong việc dâng Hy Lễ. Sự đánh giá này về việc tụ họp phụng vụ, trong đó Chúa họat động và thể hiện Mầu Nhiệm Hiệp Thông cùa Người, đương nhiên vẫn còn giá trị, nhưng phải được đánh giá một cách cân bằng.
Thật vậy, như thường xảy ra, việc nhấn mạnh đến một khía cạnh sẽ đưa đến việc hy sinh những khía cạnh khác. Trong trường hợp này, việc nhấn mạnh đến cử hành Bí Tích Thánh Thể đã làm phương hại đến việc tôn thờ Thánh Thể, như một hành động của đức tin và cầu nguyện dâng lên Chúa Giêsu, là Đấng hiện diện thật trong Bí Tích Bàn Thờ. Sự thiếu cân bằng này cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của các tín hữu. Thật vậy, việc chỉ tập trung toàn thể liên hệ với Chúa Giêsu Thánh Thể trong thời gian Thánh Lễ, có thể đưa đến nguy cơ tách rời sự hiện diện của Người ra khỏi những thời gian và không gian khác của cuộc sống. Và như thế, người ta sẽ ít ý thức về sự hiện diện liên tục của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta và với chúng ta, một sự hiện diện cụ thể, gần gũi ngay trong nhà chúng ta, như “Trái Tim rộn ràng đập” của thành phố, của xứ sở, của lãnh thổ với những cách diễn tả và hoạt động khác nhau của nó. Bí Tích Bác Ái của Đức Kitô phải thấm nhuần vào toàn thể cuộc sống hằng ngày.
Thực ra, việc đặt ra sự tương phản giữa cử hành phụng vụ và tôn thờ Thánh Thể, như thể hai việc này cạnh tranh với nhau, là một điều sai lầm. Điều ngược lại mới đúng: việc tôn thờ Thánh Thể là một “môi trường” tinh thần mà trong đó cộng đồng có thể cử hành Thánh Lễ một cách tốt đẹp và trong chân lý. Vì chỉ khi nào được đi trước, đi kèm và đi theo bằng thái độ đức tin và tôn thờ nội tâm này, hành động phụng vụ mới có thể bày tỏ ý nghĩa và giá trị đầy đủ của nó. Cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh Lễ được thể hiện thật sự và đầy đủ khi cộng đoàn nhận ra rằng trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa đang sống trong nhà của Người, đang chờ đợi chúng ta, mời gọi chúng ta đến bàn tiệc của Người, và sau khi cuộc tụ họp đã giải tán, Chúa vẫn còn ở cùng chúng ta, với sự hiện diện kín đáo và thầm lặng của Người, và Người vẫn đồng hành với chúng ta bằng lời chuyển cầu của Người, bằng việc tiếp tục thu góp những hy lễ thiêng liêng của chúng ta và dâng chúng lên Đức Chúa Cha.
Về điều này, tôi muốn nhấn mạnh đến những kinh nghiệm mà chúng ta cũng sẽ cùng nhau trải qua tối nay. Vào lúc chầu Thánh Thể, tất cả chúng ta đều bằng nhau qua việc quỳ trước Bí Tích Tình Yêu. Chức tư tế cộng đồng và chức tư tế thừa tác kết hợp với nhau trong việc tôn thờ Thánh Thể. Đây là một kinh nghiệm rất tốt đẹp và rất quan trọng mà chúng ta đã cảm nghiệm nhiều lần ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, và cũng trong những buổi canh thức không thể quên được với những người trẻ: như những buổi canh thức ở Cologne, London, Zagreb và Madrid. Thật rõ ràng đối với tất cả mọi người là những giây phút canh thức cầu nguyện Thánh Thể chuẩn bị cho việc cử hành Thánh Lễ, chuẩn bị tâm hồn cho cuộc gặp gỡ, để nó trở nên hữu hiệu hơn. Sống cùng nhau trong một thời gian im lặng dài trước sự hiện diện của Chúa trong Bí Tích của Người là một trong những kinh nghiệm đích thực nhất của việc chúng ta là Hội Thánh, được đi kèm một cách bổ túc với việc cử hành Thánh Lễ, lắng nghe Lời Chúa, ca hát, cùng nhau đến gần bàn Bánh Ban Sự Sống. Sự hiệp thông và chiêm niệm không thể tách rời nhau được, chúng cùng đi với nhau. Để thật sự hiệp thông với người khác, tôi phải biết biết người ấy, tôi phải có khả năng sống trong im lặng, để lắng nghe người ấy và để nhìn ngắm nhìn người ấy bằng tình yêu. Tình yêu đích thực và tình bằng hữu chân thật luôn sống trong cái nhìn trao đổi, cái im lặng cao độ, hùng hồn đầy tôn trọng và sùng kính này, để cuộc gặp gỡ được sống một cách sâu xa, một cách cá nhân nhưng không hời hợt. Và tiếc thay, nếu thiếu chiều kích này, ngay cả chính sự hiệp thông bí tích, đối với chúng ta, cũng có thể trở thành một cử chỉ bề ngoài. Thay vào đó, trong sự hiệp thông thật, được chuẩn bị bằng cầu nguyện đối thoại và bằng đời sống, chúng ta có thể thân thưa với Chúa bằng những lời tin tưởng, như những lời vừa được vang lên trong Thánh Vịnh Đáp Ca: “Vâng lạy Chúa, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi. Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa” (Thánh Vịnh 115 (116):16-17).
Giờ đây tôi muốn lướt qua khía cạnh thứ hai: tính chất thánh thiêng của Bí Tích Thánh Thể. Ở đây chúng ta ghi nhận rằng, trong quá khứ gần đây, có một sự hiểu lầm nào đó về sứ điệp thật sự của Thánh Kinh. Tính mới lạ của Kitô giáo về việc phụng tự đã bị ảnh hưởng bởi một não trạng thế tục nào đó của những thập niên sáu mươi và bảy mươi của thế kỷ trước. Điều chân thật, và vẫn còn có giá trị, là trọng tâm của việc phụng tự giờ đây không còn là các nghi lễ và hy lễ xưa kía, nhưng là chính Đức Kitô, trong con người của Người, trong cuộc đời của Người và trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Tuy nhiên, từ sự mới lạ cơ bản này, người ta không được phép kết luận rằng sự thánh thiêng không còn nữa, nhưng nó tìm thấy sự viên mãn trong Đức Chúa Giêsu Kitô, Tình Yêu Thiên Chúa Nhập Thể. Thư gửi Tín Hữu Do Thái mà chúng ta vừa nghe trong Bài Đọc Thứ Hai chiều nay, nói cho chúng ta một cách chính xác về tính mới lạ của chức tư tế của Đức Kitô, “Vị Thượng Tề của những điều tốt lành sẽ đến” (Dt 9:11), nhưng không nói rằng chức tư tế đã hết. Đức Kitô là “Đấng Trung Gian của giao ước mới” (Dt 9:15), được thiết lập trong máu của Người để thanh tẩy “lương tâm chúng ta khỏi những việc làm của sự chết” (Dt 9:14). Người không xóa bỏ điều thánh thiêng, nhưng làm cho nó nên hoàn hảo, bằng cách khai trương một cách thờ phượng mới, hoàn toàn tinh thần, nhưng, bao lâu chúng ta còn lữ hành trong thời gian, chúng ta vẫn còn phải sử dụng các dấu hiệu và nghi lễ, là những điều chúng ta sẽ không cần nữa vào ngày sau hết, ở Giêrusalem trên trời, nơi sẽ có không còn đền thờ nữa (Kh 21:22). Nhờ Đức Kitô, điều thánh thiêng trở nên thật hơn, mạnh hơn, và, như đã xảy ra cho các Giới Răn, cũng đòi hỏi nhiều hơn! Chỉ làm theo nghi lễ mà thôi thì chưa đủ, nhưng chúng ta cần thanh luyện tâm hồn, và thực hành trong đời sống.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng điều thánh thiêng có một chức năng giáo huấn và sự biến mất của nó chắc chắn sẽ làm cho nền văn hóa ra nghèo nàn, đặc biệt là việc đào tạo các thế hệ mới. Thí dụ, nếu nhân danh niềm tin thế tục, chúng ta không còn cần những dấu hiệu thánh thiêng, chúng ta bãi bỏ cuộc rước Mình Máu Thánh Chúa trong thành phố này, thì bộ mặt tinh thần của thánh Roma sẽ bị “san bằng” và lương tâm cá nhân cùng cộng đồng của chúng ta sẽ bị yếu đi. Hoặc chúng ta hãy nghĩ về một người mẹ hay một người cha, nhân danh một đức tin mà sự thánh thiêng đã bị loại ra ngoài, làm cho con em mình bị tước đoạt tất cả mọi nghi lễ tôn giáo: trên thực tế, kết cuộc họ sẽ để cho nó thành một cách đồng hoang cho nhiểu sự thay thế khác đang hiện diện trong xã hội tiêu thụ, những nghi thức và dấu chỉ khác, là những điều có thể trở thành những thần tượng một cách dễ dàng hơn. Thiên Chúa, Cha chúng ta, đã không làm như vậy đối với nhân loại: Ngài đã sai Con Ngài vào thế gian không phải để phá bỏ, nhưng để làm tròn điều thánh thiêng. Ở cao điểm của sứ mệnh này, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã lập bí tích Mình và Máu Người, Tưởng Niệm Hy Lễ Vượt Qua của Người. Bằng cách đó, Người đặt Mình ở vị thế những hy lễ cổ xưa, nhưng Người đã làm trong một nghi lễ, mà Người đã truyền cho các Tông Đồ phải tiếp tục làm mãi mãi, là dấu chỉ tối cao của sự thánh thiêng thật, chính Người. Anh chị em thân mến, với đức tin này, chúng ta đang cử hành ngày hôm nay và mỗi ngày Mầu Nhiệm Thánh Thể và chúng ta tôn thờ Thánh Thể như trung tâm của cuộc sống chúng ta và con tim của thế giới. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ: Hành Hương Mẹ La Vang 2012
Bùi Hữu Thư
06:10 09/06/2012
Hoa Thịnh Đốn, ngày 7 tháng 6, 2012: Như đã được dự trù và thông báo trước đây, Hành Hương Mẹ La Vang năm 2012 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội sẽ được tổ chức trong ba ngày: thứ năm 14/6/2012 tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Silverspring MD; ngày thứ sáu 15/6/2012 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA, với bữa tiệc cùng ngày tại nhà hàng Harvest Moon, Falls Church, VA; và ngày thứ bẩy 16/6/2012 với Thánh Lễ Đại Trào tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hoa Thịnh Đốn do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Tổng Giáo Phận Melbourne, Úc chủ tế. Đây là dịp kỷ niệm đệ lục chu niên ngày khánh thành Nguyện Đường Mẹ La Vang tại Hoa Thịnh Đốn và cũng là dịp kỷ niệm 24 năm ngày 117 vị Tử Đạo Việt Nam được phong thánh.
Chủ Đề cuộc Hành Hương: "Mẹ La Vang với Dân Tộc Việt Nam"
Chương trình chi tiết được ấn định như sau:
Thứ Năm 14/6/2012: Thánh Lễ Khai Mạc tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Silver Spring, Maryland với Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, OFM Conventional, Melbourne, Australia chủ tế. Sau thánh lễ sẽ có bữa cơm do Giáo Xứ Mẹ Việt Nam khoản đãi Đức Cha, các cha và các tu sĩ. Qúy khách có thể mua thức ăn của giáo xứ.
Thứ Sáu 15/6/2012: Rước Kiệu, Thánh Lễ tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia -Đức GM Vincent Nguyễn Văn Long. Chi tiết được trích trong Biên Bản buổi họp khoáng đại các ban ngành đoàn thể của giáo xứ ngày 23/5/2012 như sau:
Ngày 15/6 cũng là ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng hai hội đoàn trong giáo xứ là Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm. Cuộc rước kiệu sẽ khởi sự lúc 6 giờ chiều với ba cỗ kiệu: Kiệu Thánh Tâm Chúa: do LMTT khiêng, trong khi hát bài Thánh Tâm Chúa Giêsu, và đọc kinh Đền tạ Thánh Tâm Chúa; Kiệu Mẹ La Vang do các Bà Mẹ Công Giáo phụ trách: hát bài Nữ Vương Hòa Bình và đọc kinh Thánh Mẫu La Vang; Kiệu Các Thánh Tử Đạo do Đoàn Thanh Sinh Công phụ trách: hát bài Tiếng Nhạc Oai Hùng và đọc kinh Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đoàn vũ sinh tung hoa sau kiệu Mẹ. Các hội đoàn đi sau kiệu của mình. Phòng Trào Fatmia, Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Đạo Binh Hồn Nhỏ và Phong Trào Cursillo đia sau kiệu Mẹ. Đoàn Thiếu Nhi, Hội Cao Niên, Huynh Đoàn Đa Minh Phạm Trọng Khảm và Hiệp Sĩ Đoàn đi sau kiệu Các Thánh Tử Đạo.
Ca Đoàn tổng hợp sẽ hát diễn nguyện hai bài trước thánh lễ. Thánh lễ bắt đầu lúc 7 giờ để 8 giờ ra nhà hàng. Đọc sách: 1 bài đọc do Liên Minh Thánh Tâm và 1 bài đọc do Ban Phụng Vụ lo; Thiếu Nhi sẽ dâng của lễ; Lời nguyện giáo dân: giáo xứ và Liên Đoàn. Các hội đoàn mặc đồng phục có ưu tiên ngồi trong nhà thờ. Trang hoàng có hai câu đối và một banner, treo ngay từ 1/6 và để nguyên cho tới cuối tháng 6. Ban cắm bông sẽ trang hoàng ba cỗ kiệu. Trật tự: Hiệp Sĩ Đoàn và tình nguyện viên giữ cho lối đi kiệu không có xe ngăn cản.
Lúc 8 giờ tối sẽ có bữa tiệc tại Nhà Hàng Harvest Moon 7260 Arlington Blvd Falls Church, VA 22042, với sự giúp vui văn nghệ của các ca sĩ: Nguyệt Anh, Phương Nhi, Minh Thơ, Văn Duy Tùng, Vượng Đức, Đoàn Thanh Sinh Công, và các nghệ sĩ khac của các ca đoàn. Trong bữa ăn sẽ có xổ số Raffle do Giáo Xứ Mẹ Việt Nam phụ trách, và bán đấu giá các kỷ vật để gây qũy cho Liên Đoàn. Số vé có hạn, xin quý vị muốn tham dự liên lạc gấp với chúng tôi: GS Bùi Hữu Thư (703) 281-7929, e-mail: thumaibui@yahoo.com
Thứ Bảy 16/6/2012: Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ La Vang và Kỷ Niệm Năm Thứ Sáu Khánh Thành Nguyện Đường - Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long chủ tế.
12:45 pm: các bục risers cho ca đoàn sẽ được mang vào xếp sẵn cho Liên Ca Đoàn
1: 00 pm: Giáo dân sẽ tụ tập vào ngồi trong Vương Cung Thánh Đường. Liên Ca Đoàn sẽ tổng dượt trên cung thánh. Doàn trống Thiếu Nhi vào vị trí trên bực thềm dưới cung thánh. Các hội đoàn có cờ hiệu tụ tập phía cuối nhà thờ
2:00 pm: Các hội đoàn có đồng phục và cờ hiệu sẽ khởi sự đi rước và tiến vào nhà thờ. các cờ hiệu được mang lên hai bên thềm cung thánh và cắm vào các chân cờ có sẵn, trong khi đoàn trống Thiếu Nhi nổi trống liên tục. Kiệu Các Thánh Tử Đạo sẽ đi trước và được mang lên thềm bên phải. Kiệu Mẹ La Vang sẽ ngưng trước cung thánh để được vị chủ tế xông hương và để đoàn trống chúc mừng Mẹ một lần cuối rồi thu dọn ngay. Sau đó Kiệu Mẹ La Vang được đưa lên thềm dưới cung thánh phía bên trái. Đức Giám Mục và quý Đức Ông, quý cha sẽ bước lên cung thánh.
2:30 pm: Thánh Lễ Đại Trào khởi sự. Trong thánh lễ Liên Ca Đoàn Virginia, Maryland và Washington DC cùng các ca viên từ khắp nơi sẽ hát các bài sau đây:
Rước Kiệu: Kìa Bà Nào
Nhập Lễ: Tung Hô Danh Ngài
Bộ Lễ: Seraphim
Đáp Ca: Linh Hồn Tôi
Alleluia
Dâng Lễ: Ca Khúc Trầm Hương
Hiệp Lễ: Tán Tụng Hồng Ân
Tạ Lễ: Nữ Vương Hoà Bình
Chúc Tụng Mẹ La Vang
Sẽ có sự cộng tác của các nhạc công Maryland và Virginia, cùng với một số các em trong ban nhạc trẻ của nhạc trưởng Phạm Dương Hãn. Cha xứ Nguyễn Đức Vượng kiêm Trưởng Ban Thánh Nhạc Liên Đoàn sẽ cùng với Nhạc Trưởng Văn Duy Tùng điều khiển Liên Ca Đoàn. Các ca viên và nhạc công đã tập dượt các bài hát nói trên tại ba điạ phương và sẽ có hai lần tổng dượt ngày Chúa Nhật 10/6 tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam và ngày 16/6 tại Vương Cung Thánh Đường lúc 1 giờ chiều.
Việc tổ chức đã được thực hiện chu đáo từ mấy tháng qua, Đức Ông Rossi chánh xứ nhà thờ chánh tòa và cha Vito Buonano, Giám Đốc Hành Hương của Vương Cung Thánh Đường đã thông qua các chi tiết của thánh lễ đại trào. Một số quý cha và quý khách các nơi đã đặt mua vé dạ tiệc và đã cho hay sẽ tham dự hành hương. Xin Chúa Giêsu Kitô qua lời bầu cử của Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo chúc lành cho Đức Cha Vicent Nguyễn Văn Long, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, ban chấp hành Liên Đoàn, ban tổ chức cuộc hành hương của Liên Đoàn được thành công mỹ mãn và cho mọi khách hành hương được bình an mạnh khoẻ, đi đến nơi về đến chốn.
Tổng kết lớp Giáo lý tại giáo xứ Hòa Nghĩa
Thới Hoa
20:06 09/06/2012
NHA TRANG - 19g30 thứ bảy ngày 9 - 6 - 2012, trong không khí một ngày vui chơi trại hè của các em thiếu niên trong giáo xứ, sau giờ cơm tối lễ tổng kết năm học giáo lý 2011- 2012 đươc tổ chức long trọng. Với sự có mặt của Cha Chính và Phó xứ,ban hành giáo,quí Thầy, Quí Sr cùng đông đảo phụ huynh của các em trong giáo xứ.
Xem hình ảnh
Sau lời phát biểu đại diện của thầy cô giáo lý, Cha Phó khai mạc đêm tổng kết với bài hát "Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa..."
Mở màn là vũ khúc "Tình Ca Tri Ân "của các Em Lớp kinh Thánh.
Sau mỗi lần phát thưởng là tiết mục múa của các em. Buổi lễ diễn ra thật vui vẽ, các em đạt giải thưởng phấn khởi tươi cười phụ huynh sung sướng khi nghe MC gọi tên từng người. Phần thưởng cho các em là những quyển vở tấm giấy khen.
Sau cùng"Vũ khúc Tình Ca Quê Hương" khép lại đêm tổng kết năm học Giáo Lý 2011- 2012.
Xem hình ảnh
Sau lời phát biểu đại diện của thầy cô giáo lý, Cha Phó khai mạc đêm tổng kết với bài hát "Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa..."
Mở màn là vũ khúc "Tình Ca Tri Ân "của các Em Lớp kinh Thánh.
Sau mỗi lần phát thưởng là tiết mục múa của các em. Buổi lễ diễn ra thật vui vẽ, các em đạt giải thưởng phấn khởi tươi cười phụ huynh sung sướng khi nghe MC gọi tên từng người. Phần thưởng cho các em là những quyển vở tấm giấy khen.
Sau cùng"Vũ khúc Tình Ca Quê Hương" khép lại đêm tổng kết năm học Giáo Lý 2011- 2012.
GM Vincentê Nguyễn Văn Long, OFM, thăm Vùng Bay Area, California
Cảnh Vũ
20:11 09/06/2012
Nhân chuyến mục vụ tại Hoa Kỳ - Hành Hương Đức Mẹ Lavang tại Washington D.C. từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 6, năm 2012, Đức Cha Vincentê Nguyễn Văn Long, OFM, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Úc Châu, đã đến thăm Nhà Dòng Phanxicô và Cộng Đoàn Giáo Xứ St. Pablo, California.
Xem hình ảnh
Đức Cha Vincentê đã chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn Đức Mẹ vào lúc 8 giờ tối Thứ Sáu, ngày 8 tháng 6, năm 2012 tại Nhà Thờ St. Pablo. Cùng dâng Thánh Lễ với Ngài, có Cha Gary Klauer, Chánh Xứ, Cha Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cha Joseph Nguyễn Văn Tuấn, OFM, và Cha Joseph Vũ Văn Lực, OFM.
Cộng Đoàn Thánh Phaolô rất hân hoan được Đức Cha đến thăm. Sr. Rosaline Nguyễn Thúy Liễu, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ, Giáo Phận Oakland, cùng nhiều Quý Ông Bà và Anh Chị Em Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Oakland đã đến hiệp dâng Thánh Lễ và chào thăm Đức Cha.
Sáng Thứ Bảy, ngày 9 tháng 6, Đức Cha Vincentê đến thăm Cha Peter Võ Sơn tại Giáo Xứ Saint Anthony, Thành Phố Oakland, California .
Xem hình ảnh
Đức Cha Vincentê đã chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn Đức Mẹ vào lúc 8 giờ tối Thứ Sáu, ngày 8 tháng 6, năm 2012 tại Nhà Thờ St. Pablo. Cùng dâng Thánh Lễ với Ngài, có Cha Gary Klauer, Chánh Xứ, Cha Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cha Joseph Nguyễn Văn Tuấn, OFM, và Cha Joseph Vũ Văn Lực, OFM.
Cộng Đoàn Thánh Phaolô rất hân hoan được Đức Cha đến thăm. Sr. Rosaline Nguyễn Thúy Liễu, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ, Giáo Phận Oakland, cùng nhiều Quý Ông Bà và Anh Chị Em Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Oakland đã đến hiệp dâng Thánh Lễ và chào thăm Đức Cha.
Sáng Thứ Bảy, ngày 9 tháng 6, Đức Cha Vincentê đến thăm Cha Peter Võ Sơn tại Giáo Xứ Saint Anthony, Thành Phố Oakland, California .
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu chọn dân biểu quốc hội (2)
Hà Minh Thảo
18:05 09/06/2012
CỬ TRI PHÁP BẦU CHỌN DÂN BIỂU QUỐC HỘI 2 (Tiếp theo)
B. Ứng cử viên.
Để được nộp đơn ứng cử dân biểu, công dân Pháp phải đủ 18 tuổi (thay vì 23 như trước do quy định của Luật tổ chức số 2011-410 ngày 14.04.2011). Dân biểu trẻ nhất xuất nhiệm hiện nay là Olivier Dussopt, sinh ngày 16.08.1978, tức đã được bầu khi 29 tuổi. Ngoài ra, ứng viên cần được hưởng quyền dân sự và không bị truất quyền cá nhân hay nghề nghiệp.
Ứng cử viên không bắt buộc chỉ được nơi mình cư ngụ vì khi đắc cử dân biểu, họ biểu quyết luật cho quốc gia.
Một thí dụ đáng lưu ý và… cười. Nguời ta mệnh danh đây là cuộc tranh cử (người Pháp nói mạnh hơn gọi là ‘la guerre’) giữa hai Mặt trận.
Bà Marine Le Pen (Mặt trận quốc gia, Front national) đã ‘nhảy dù’ (parachuter) xuống kỳ bầu năm 2007 để chuẩn bị địa trước tại đơn vị 11 tỉnh Pas-de-Calais [‘parachuter’ là hành động chỉ những người đang sinh sống ở nơi khác, nay gì thấy cái ghế ‘dân biểu’ có giá (trên 10 ngàn euro/tháng, gồm lương, phụ cấp, hoàn trả chi phí chức vụ. Hàng năm, ngân sách quốc gia trả 42.200 euro/năm cho đảng]. Tình trạng còn ‘đau’ hơn khi trong cùng một đảng, vị dân biểu mãn nhiệm thấy Bộ chánh trị từ Paris gởi xuống một đảng viên ‘cấp to’ và bảo nhường chổ cho vị ‘thả dù’ (parachutage). Nếu không vâng lời, đương sự bị coi là vị ly khai (dissident), bị đuổi khỏi đảng và hai người tranh cử để cử tri phán quyết.
Sau khi bầu cử Tổng thống, ông Jean-Luc Mélenchon (Mặt trận tả phái, Front de gauche, đang cưu mang đảng Cộng sản đệ tam) cũng ‘dù’ đến đơn vị này để tranh chiếm chiếc ghế này. Tại sao ?
Hai ứng cử viên này đều đang là những lãnh tụ hai mặt trận ‘phe cực’ tả và hữu kiêm dân biểu nghị viện Âu châu. Họ còn là ứng cử viên Tổng thống trong kỳ vừa qua. Sau những cuộc vận động ngoài trời đông người dự, ông Mélenchon nuôi hy vọng thắng bà Le Pen nơi hạng 3 và, nếu may, sẽ vào vòng ‘chung kết’. Ngày 22.04.2012, cử tri đã phán quyết : bà Le Pen được 17,90% và ông Mélenchon 11,11% số phiếu hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý do viện thống kê Ifop-Fiducial cho báo ‘La Voix du Nord’, thực hiện trong các ngày từ 02 đến 04.06.2012, với số mẫu 605 người trên 18 tuổi, kết quả cho thấy : bà Le Pen dẫn đầu với 37% ý định bầu; ông Mélenchon 25% và ông Philippe Kemel PS được 21,5%, trong 11 cuộc đầu phiếu có đến 14 ứng cử viên. Trước đó, viện thống kê cũng đã làm một cuộc trưng cầu dân ý khác cho báo ‘Journal được Dimanche’từ ngày 15 đến 17.05.2012, cho thấy bà Le Pen được 34% ý định bầu ; ông Mélenchon 29% và ông Kemel chỉ 18%, tức ông Mélenchon và các ứng cử viên khác bị giảm.
Tuy nhiên, vào vòng hai, bà Le Pen (48% ý định bầu) thua ông Mélenchon (52%) hay ông Kemel (Le Pen 43% và 57% cho ứng viên xã hội). Đây thật sự có phải là dịp để ‘cực tả’trả thù ‘cực hữu’ không ; dù phải nhờ vòng hai ?
C. Thể thức đầu phiếu.
Đơn danh, da số, hai vòng.
Điều L123-L126 Luật Bầu cử quy định :
1.- Vòng một.
Để được tuyên bố đắc cử, ứng cử viên phải đạt được đa số tuyệt đối tổng số những phiếu bầu hợp lệ và số phiếu phải bằng một phần tư số cử tri ghi danh. Nếu không ai đắc cử, vòng nhì được tổ chức.
2.- Vòng nhì.
Hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất được vào vòng nhì.
Ứng cử viên đạt được nhiều hơn hay bằng 12,50% số cử tri ghi danh cũng có thể tham dự vòng này.
Chỉ cần đa số tương đối, ứng cử viên được tuyên bố đắc cử. Trong trường hợp hai ứng cử viên có số phiếu bằng nhau, ứng cử viên cao tuổi hơn được tuyên bố đắc cử.
IV. TÀI CHÁNH CHO SINH HOẠT CHÍNH TRỊ.
Lá phiếu bầu Dân biểu có giá trị để tính việc hoàn trả chi phí vận động và bầu cử cùng để tính trợ cấp cho đảng chánh trị trong suốt nhiệm kỳ lập pháp.
A. Hoàn trả chi phí vận động và bầu cử.
1. Mức trần chi tiêu được phép.
Mỗi ứng cử viên được quyền chi tối đa với :
- mức cố định : 38.000 euro
- mức tỷ lệ theo dân số trong đơn vị bầu cử (circonscription) được INSEE (Institut national de la statistique et des études économiques, Viện Thống kê) công bố ngày : 0,1589 euro cho mỗi cư dân.
Sau khi cộng hai mức lại, không trường hợp nào cao hơn 76.000 euro.
2. Điều kiện.
Ứng cử viên đạt được ít nhất hay bằng 5% số phiếu hợp lệ được hoàụn trả 47,50% mức trần chi tiêu được phép nói trên.
B. Trợ cấp tài chính cho các đảng và nhóm chánh trị.
Việc tài trợ từ ngân sách quốc gia này theo hai tiêu chuẩn :
a. Kết quả bầu cử Quốc hội cho những đảng có ứng cử viên tranh cử tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử theo luật ngày 20.02.1993. Theo đó, ngân sách quốc gia cấp theo số phiếu mà các tập thể chánh trị (đảng, nhóm…) đã giới thiệu ứng cử viên tham gia tuyển cử Quốc hội thu được ít nhất 1% số phiếu hợp lệ và hiện diện tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử, nhận được 1,63 euro cho mỗi lá phiếu hàng năm trong trong suốt nhiệm kỳ (thường là 5 năm, nếu Quốc hội không bị giải tán.
Các đảng nhỏ ở các phần đất ở hải ngoại (outre-mer) chỉ cần đạt được ít nhất 1% số phiếu hợp lệ trong tất cả các đơn vị bầu cử mà đảng có ứng cử viên tham gia tranh cử.
b. Tỉ lệ theo số dân biểu và nghị sĩ thuộc từng chính đảng.
Ngoài ra, ngân sách quốc gia cũng chi trả 42.200 euro/năm/người để tài trợ việc đào tạo các chính trị gia mới theo số Dân biểu và Nghị sĩ mang đảng tịch những chính đảng hiện diện tại Quốc hội và Thượng nghị viện.
Trái lại, các đảng không tuân theo luật ngày 06.06.2002 về số ứng cử viên nam nữ phải bằng nhau, số tiền trợ giúp công sẽ bị trừ bớt.
c. Ngân sách đã chi trả theo năm 2012.
Nghị định số 2012-192 ngày 07.02.2012 cho thấy :
- Theo số phiếu bầu Quốc hội năm 2007 : 32.998.491,04 euros cho UMP (12,50 triệu), PS (9,75), UDF (2,63), PCF (1,80), Verts (1,74), FN (1,4 triệu), …
- Theo số dân biểu và nghị sĩ : 38.123.204 euros cho UMP (17,69 triệu), PS (9,75), …
d. Tặng kim cá nhân (dons des personnes physiques) được giới hạn ở mức 4.000 euro/người. Tặng kim có trị giá trên 150 euro phải trả bằng ngân phiếu, chuyển khoản hay thẻ ngân hàng (điều L. 52-8 Luật bầu cử). Ngoài ra, tổng số tiền mặt nhận được phải dưới hay bằng 1/5 mức trần chi tiêu được phép.
V. GIẢI TÁN QUỐC HỘI.
Tổng thống có thể quyết định giải tán Quốc hội bằng việc thực hiện quyền của mình được quy định nơi điều 12 Hiến pháp.
Trong trường hợp này, cuộc tổng tuyển cử phải được tổ chức ít nhất là hai mươi ngày và trước bốn mươi ngày, kể từ ngày công bố sắc lệnh giải thể.
Một thí dụ. Cuộc khủng hoảng chính trị tháng 05.1968 đã đạt đỉnh cao ngày 29.05.1968, Tổng thống Charles de Gaulle đã biến khỏi Paris. Giới thân cận nghĩ rằng ông đang ở tại tư gia ở Colombey les Deux-Église, nên càng thêm hoang mang.
Ngày 30.05.1968, Tổng thống trở lại. Thật sự, ông đã đến viếng Tướng Massu ở Baden-Baden (Đức). Khi trở về, ông gặp Georges Pompidou, Thủ tướng Chính phủ, để hội kiến về sự giải tán Quốc hội và được loan báo với quốc dân qua đài phát thanh chiều hôm đó.
Cuộc tuyển cử bầu Quốc hội mới được tổ chức như một cuộc thăm dò dây ý qua lá phiếu. Sau hai vòng bầu ngày 23 và 30.06.1968, những người ủng hộ ông de Gaulle (gaullistes) bằng lá phiếu ủy nhiệm ông quyền đẹp đình công và biểu tình hổn loạn. Thắng cử với Quốc hội đa số tuyệt đối, Tổng thống Charles de Gaulle trao cử nhiệm vụ Thủ tướng cho ông Maurice Couve de Murville để tái lập trật tự.
B. Ứng cử viên.
Để được nộp đơn ứng cử dân biểu, công dân Pháp phải đủ 18 tuổi (thay vì 23 như trước do quy định của Luật tổ chức số 2011-410 ngày 14.04.2011). Dân biểu trẻ nhất xuất nhiệm hiện nay là Olivier Dussopt, sinh ngày 16.08.1978, tức đã được bầu khi 29 tuổi. Ngoài ra, ứng viên cần được hưởng quyền dân sự và không bị truất quyền cá nhân hay nghề nghiệp.
Ứng cử viên không bắt buộc chỉ được nơi mình cư ngụ vì khi đắc cử dân biểu, họ biểu quyết luật cho quốc gia.
Một thí dụ đáng lưu ý và… cười. Nguời ta mệnh danh đây là cuộc tranh cử (người Pháp nói mạnh hơn gọi là ‘la guerre’) giữa hai Mặt trận.
Bà Marine Le Pen (Mặt trận quốc gia, Front national) đã ‘nhảy dù’ (parachuter) xuống kỳ bầu năm 2007 để chuẩn bị địa trước tại đơn vị 11 tỉnh Pas-de-Calais [‘parachuter’ là hành động chỉ những người đang sinh sống ở nơi khác, nay gì thấy cái ghế ‘dân biểu’ có giá (trên 10 ngàn euro/tháng, gồm lương, phụ cấp, hoàn trả chi phí chức vụ. Hàng năm, ngân sách quốc gia trả 42.200 euro/năm cho đảng]. Tình trạng còn ‘đau’ hơn khi trong cùng một đảng, vị dân biểu mãn nhiệm thấy Bộ chánh trị từ Paris gởi xuống một đảng viên ‘cấp to’ và bảo nhường chổ cho vị ‘thả dù’ (parachutage). Nếu không vâng lời, đương sự bị coi là vị ly khai (dissident), bị đuổi khỏi đảng và hai người tranh cử để cử tri phán quyết.
Sau khi bầu cử Tổng thống, ông Jean-Luc Mélenchon (Mặt trận tả phái, Front de gauche, đang cưu mang đảng Cộng sản đệ tam) cũng ‘dù’ đến đơn vị này để tranh chiếm chiếc ghế này. Tại sao ?
Hai ứng cử viên này đều đang là những lãnh tụ hai mặt trận ‘phe cực’ tả và hữu kiêm dân biểu nghị viện Âu châu. Họ còn là ứng cử viên Tổng thống trong kỳ vừa qua. Sau những cuộc vận động ngoài trời đông người dự, ông Mélenchon nuôi hy vọng thắng bà Le Pen nơi hạng 3 và, nếu may, sẽ vào vòng ‘chung kết’. Ngày 22.04.2012, cử tri đã phán quyết : bà Le Pen được 17,90% và ông Mélenchon 11,11% số phiếu hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý do viện thống kê Ifop-Fiducial cho báo ‘La Voix du Nord’, thực hiện trong các ngày từ 02 đến 04.06.2012, với số mẫu 605 người trên 18 tuổi, kết quả cho thấy : bà Le Pen dẫn đầu với 37% ý định bầu; ông Mélenchon 25% và ông Philippe Kemel PS được 21,5%, trong 11 cuộc đầu phiếu có đến 14 ứng cử viên. Trước đó, viện thống kê cũng đã làm một cuộc trưng cầu dân ý khác cho báo ‘Journal được Dimanche’từ ngày 15 đến 17.05.2012, cho thấy bà Le Pen được 34% ý định bầu ; ông Mélenchon 29% và ông Kemel chỉ 18%, tức ông Mélenchon và các ứng cử viên khác bị giảm.
Tuy nhiên, vào vòng hai, bà Le Pen (48% ý định bầu) thua ông Mélenchon (52%) hay ông Kemel (Le Pen 43% và 57% cho ứng viên xã hội). Đây thật sự có phải là dịp để ‘cực tả’trả thù ‘cực hữu’ không ; dù phải nhờ vòng hai ?
C. Thể thức đầu phiếu.
Đơn danh, da số, hai vòng.
Điều L123-L126 Luật Bầu cử quy định :
1.- Vòng một.
Để được tuyên bố đắc cử, ứng cử viên phải đạt được đa số tuyệt đối tổng số những phiếu bầu hợp lệ và số phiếu phải bằng một phần tư số cử tri ghi danh. Nếu không ai đắc cử, vòng nhì được tổ chức.
2.- Vòng nhì.
Hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất được vào vòng nhì.
Ứng cử viên đạt được nhiều hơn hay bằng 12,50% số cử tri ghi danh cũng có thể tham dự vòng này.
Chỉ cần đa số tương đối, ứng cử viên được tuyên bố đắc cử. Trong trường hợp hai ứng cử viên có số phiếu bằng nhau, ứng cử viên cao tuổi hơn được tuyên bố đắc cử.
IV. TÀI CHÁNH CHO SINH HOẠT CHÍNH TRỊ.
Lá phiếu bầu Dân biểu có giá trị để tính việc hoàn trả chi phí vận động và bầu cử cùng để tính trợ cấp cho đảng chánh trị trong suốt nhiệm kỳ lập pháp.
A. Hoàn trả chi phí vận động và bầu cử.
1. Mức trần chi tiêu được phép.
Mỗi ứng cử viên được quyền chi tối đa với :
- mức cố định : 38.000 euro
- mức tỷ lệ theo dân số trong đơn vị bầu cử (circonscription) được INSEE (Institut national de la statistique et des études économiques, Viện Thống kê) công bố ngày : 0,1589 euro cho mỗi cư dân.
Sau khi cộng hai mức lại, không trường hợp nào cao hơn 76.000 euro.
2. Điều kiện.
Ứng cử viên đạt được ít nhất hay bằng 5% số phiếu hợp lệ được hoàụn trả 47,50% mức trần chi tiêu được phép nói trên.
B. Trợ cấp tài chính cho các đảng và nhóm chánh trị.
Việc tài trợ từ ngân sách quốc gia này theo hai tiêu chuẩn :
a. Kết quả bầu cử Quốc hội cho những đảng có ứng cử viên tranh cử tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử theo luật ngày 20.02.1993. Theo đó, ngân sách quốc gia cấp theo số phiếu mà các tập thể chánh trị (đảng, nhóm…) đã giới thiệu ứng cử viên tham gia tuyển cử Quốc hội thu được ít nhất 1% số phiếu hợp lệ và hiện diện tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử, nhận được 1,63 euro cho mỗi lá phiếu hàng năm trong trong suốt nhiệm kỳ (thường là 5 năm, nếu Quốc hội không bị giải tán.
Các đảng nhỏ ở các phần đất ở hải ngoại (outre-mer) chỉ cần đạt được ít nhất 1% số phiếu hợp lệ trong tất cả các đơn vị bầu cử mà đảng có ứng cử viên tham gia tranh cử.
b. Tỉ lệ theo số dân biểu và nghị sĩ thuộc từng chính đảng.
Ngoài ra, ngân sách quốc gia cũng chi trả 42.200 euro/năm/người để tài trợ việc đào tạo các chính trị gia mới theo số Dân biểu và Nghị sĩ mang đảng tịch những chính đảng hiện diện tại Quốc hội và Thượng nghị viện.
Trái lại, các đảng không tuân theo luật ngày 06.06.2002 về số ứng cử viên nam nữ phải bằng nhau, số tiền trợ giúp công sẽ bị trừ bớt.
c. Ngân sách đã chi trả theo năm 2012.
Nghị định số 2012-192 ngày 07.02.2012 cho thấy :
- Theo số phiếu bầu Quốc hội năm 2007 : 32.998.491,04 euros cho UMP (12,50 triệu), PS (9,75), UDF (2,63), PCF (1,80), Verts (1,74), FN (1,4 triệu), …
- Theo số dân biểu và nghị sĩ : 38.123.204 euros cho UMP (17,69 triệu), PS (9,75), …
d. Tặng kim cá nhân (dons des personnes physiques) được giới hạn ở mức 4.000 euro/người. Tặng kim có trị giá trên 150 euro phải trả bằng ngân phiếu, chuyển khoản hay thẻ ngân hàng (điều L. 52-8 Luật bầu cử). Ngoài ra, tổng số tiền mặt nhận được phải dưới hay bằng 1/5 mức trần chi tiêu được phép.
V. GIẢI TÁN QUỐC HỘI.
Tổng thống có thể quyết định giải tán Quốc hội bằng việc thực hiện quyền của mình được quy định nơi điều 12 Hiến pháp.
Trong trường hợp này, cuộc tổng tuyển cử phải được tổ chức ít nhất là hai mươi ngày và trước bốn mươi ngày, kể từ ngày công bố sắc lệnh giải thể.
Một thí dụ. Cuộc khủng hoảng chính trị tháng 05.1968 đã đạt đỉnh cao ngày 29.05.1968, Tổng thống Charles de Gaulle đã biến khỏi Paris. Giới thân cận nghĩ rằng ông đang ở tại tư gia ở Colombey les Deux-Église, nên càng thêm hoang mang.
Ngày 30.05.1968, Tổng thống trở lại. Thật sự, ông đã đến viếng Tướng Massu ở Baden-Baden (Đức). Khi trở về, ông gặp Georges Pompidou, Thủ tướng Chính phủ, để hội kiến về sự giải tán Quốc hội và được loan báo với quốc dân qua đài phát thanh chiều hôm đó.
Cuộc tuyển cử bầu Quốc hội mới được tổ chức như một cuộc thăm dò dây ý qua lá phiếu. Sau hai vòng bầu ngày 23 và 30.06.1968, những người ủng hộ ông de Gaulle (gaullistes) bằng lá phiếu ủy nhiệm ông quyền đẹp đình công và biểu tình hổn loạn. Thắng cử với Quốc hội đa số tuyệt đối, Tổng thống Charles de Gaulle trao cử nhiệm vụ Thủ tướng cho ông Maurice Couve de Murville để tái lập trật tự.
Thông Báo
Tĩnh Tâm Cho Giáo Lý Viên
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:14 09/06/2012
Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức một buổi Tĩnh Tâm dành cho Giáo Lý viên:
Thời gian: từ 6:30pm thứ sáu ngày 3/8 đến 2:00pm Chúa nhật 5/8/2012
Địa điểm: Nhà Tĩnh Tâm Thánh Lê thị Thành, 20303 Kermier Rd., Waller, TX. 77484.
Tham dự viên: Dành cho các GLV không hạn đinh tuổi tác hay phái tính. (Tối đa 50 người.)
Chủ đề: Giáo Lý viên: Thầy dạy hay Chứng nhân tình yêu?
Mục đích:
• Giúp GLV gặp gỡ Đức Kitô và kết thân với Người.
• Giúp GLV cảm nhận được tình thương Chúa dành cho mình, và nhận ra lời mời gọi cộng tác vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng.
• Để đạt được mục đích trên đây, GLV được hướng dẫn trong các giờ huấn đức, cầu nguyện, gặp linh hướng, chia sẻ cảm nghiệm, nghỉ ngơi thong dong.
Linh hướng & Hướng dẫn & Điều hành:
Lm Dominic Nguyễn Hùng, SJ
Lm Nguyễn Việt Hưng, ICM
Lm Antôn Đinh Minh Tiên, OP
Chị Mộng Hằng
Gs Lê Xuân Hy
Anh Nguyễn văn Nhật
Anh Phạm Xuân Khôi
Anh Mai Hoàng Ân & Chị Mai Hương
Chị Thu Phong
Lệ phí: $50/1 ngươi.
Liên lạc ghi danh: http://www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanh1.html
Hay:
Lm Nguyễn Hải Minh, 225-650-4127
Lm Dominic Nguyễn Hùng, SJ, 619-414-7003
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM, 225-802-4153 email: nvhungicm@yahoo.com
Chị Mộng Hằng,713-240-3785
Anh Nguyễn văn Nhật, 832-381-8103
Anh Phạm Xuân Khôi email: giaolygh@gmail.com
Hạn chót ghi danh: Ngày 15/7/2012.
Lưu ý: Quý vị cần đưa đón tại phi trường, xin liên lạc trước với Ban Điều Hành.
Thời gian: từ 6:30pm thứ sáu ngày 3/8 đến 2:00pm Chúa nhật 5/8/2012
Địa điểm: Nhà Tĩnh Tâm Thánh Lê thị Thành, 20303 Kermier Rd., Waller, TX. 77484.
Tham dự viên: Dành cho các GLV không hạn đinh tuổi tác hay phái tính. (Tối đa 50 người.)
Chủ đề: Giáo Lý viên: Thầy dạy hay Chứng nhân tình yêu?
Mục đích:
• Giúp GLV gặp gỡ Đức Kitô và kết thân với Người.
• Giúp GLV cảm nhận được tình thương Chúa dành cho mình, và nhận ra lời mời gọi cộng tác vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng.
• Để đạt được mục đích trên đây, GLV được hướng dẫn trong các giờ huấn đức, cầu nguyện, gặp linh hướng, chia sẻ cảm nghiệm, nghỉ ngơi thong dong.
Linh hướng & Hướng dẫn & Điều hành:
Lm Dominic Nguyễn Hùng, SJ
Lm Nguyễn Việt Hưng, ICM
Lm Antôn Đinh Minh Tiên, OP
Chị Mộng Hằng
Gs Lê Xuân Hy
Anh Nguyễn văn Nhật
Anh Phạm Xuân Khôi
Anh Mai Hoàng Ân & Chị Mai Hương
Chị Thu Phong
Lệ phí: $50/1 ngươi.
Liên lạc ghi danh: http://www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanh1.html
Hay:
Lm Nguyễn Hải Minh, 225-650-4127
Lm Dominic Nguyễn Hùng, SJ, 619-414-7003
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM, 225-802-4153 email: nvhungicm@yahoo.com
Chị Mộng Hằng,713-240-3785
Anh Nguyễn văn Nhật, 832-381-8103
Anh Phạm Xuân Khôi email: giaolygh@gmail.com
Hạn chót ghi danh: Ngày 15/7/2012.
Lưu ý: Quý vị cần đưa đón tại phi trường, xin liên lạc trước với Ban Điều Hành.
Văn Hóa
Một thoáng suy tư về vấn đề Văn hóa Dân tộc
Nguyễn Đức Cung
20:14 09/06/2012
Trước khi đề cập khái quát về nền văn hóa dân tộc và những nỗ lực của các thế hệ đi trước trong việc xây đắp tô bồi cáí gia sản văn hóa thiêng liêng của giống nòi, cùng những hoài bảo đăm chiêu của thế hệ trẻ ngày nay, nhất là ở hải ngoại, thiết tưởng cũng cần tìm hiều một vài định nghĩa về hai chữ văn hóa.
1.- Một số định nghĩa về Văn Hóa.
Văn hóa dịch từ tiếng La-tinh là CULTUS có nghĩa là “trồng trọt”. Văn hóa là một phạm trù hết sức rộng lớn và bao quát cho nên người ta cho biết đã từng có trên 300 định nghĩa nói về văn hóa, bởi thế ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số định nghĩa khái quát làm thí dụ điển hình mà thôi.
Trong bài Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, đăng trên báo Nam-Phong số 84, tháng 6 năm 1924, Phạm Quỳnh, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX, đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn-hóa là cách đào-luyện tinh-thần người ta thế nào cho được thập phần tốt đẹp, để nẩy-nở ra những công-trình to-tát, sự-nghiệp lớn-lao mà đem tư-cách một quốc-dân đến tuyệt-phẩm. Ví người ta như cái cây, thời văn-hóa là cách trồng cây, bón cây, tưới cây, cho cây nở ngành xanh ngọn, kết-quả sinh-hoa, để tô-điểm cho cái vườn hoa của thế-giới.”
Ở một đọan khác, Phạm Quỳnh viết tiếp rằng: “Văn-hóa là dịch tiếng Tây culture , nghĩa đen là cách cấy trồng. Người ta ví như cái cây thì văn-hóa là cách vun trồng cho nẩy nở được hết cái tinh-hoa. Cây có trồng cây mới tốt, người có hóa người mới hay. Văn-minh với dã-man khác nhau là một bên có văn-hóa, một bên không. Như vậy thời văn-hóa là một sự cần, một dân một nước không thể khuyết được.” (Trích trong tác phẩm Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Phạm Quỳnh (1892-1992) Tuyển tập & Di cảo, An Tiêm xuất bản, Paris, 1992, trang 211)
Định nghĩa của Phạm Quỳnh gần tám mươi năm về trước vẫn còn có ý nghĩa rất cụ thể và thực dụng đối với thế hệ chúng ta ngày nay.
Trong cuốn sách có tên Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, học giả Đào Duy Anh viết rằng: “Người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt.” (Đào Duy Anh, Sách đã dẫn, Nhà xuất bản Xuân Thu, Houston, bản in ở hải ngoại dựa theo bản in cũ năm 1938, trang 13).
Quan niệm về văn hóa của Đào Duy Anh mang tính hiện thực, bao quát trong nhiều phương diện và phần lớn dựa trên giới thuyết của Félix Sartiaux khi ông này cho rằng “văn hóa về phương diện động, là cuộc phát triển tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng xã hội về kỹ thuật, kinh tế, tư tưởng, nghệ thuật, xã hội tổ chức, những tác dụng ấy tuy liên lạc mà vẫn riêng nhau. Về phương diện tĩnh thì văn hóa là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy ở một thời gian nhất định, và tất cả các tính chất mà những tác dụng ấy bày ra ở các xã hội loài người” (Đào Duy Anh, Sách đã dẫn, trang VIII).
Trong tác phẩm Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Văn Hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” (Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004, trang 25).
Với định nghĩa mang tính chất kinh điển này văn hóa không chỉ là những vật thể cụ thể hiện diện trước mắt con người như đền đài miếu vũ, lăng tẩm thành quách, các tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ, hàm chứa giá trị vật chất còn có cả những giá trị tinh thần vượt thời gian và không gian. Con người hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội với trí thông minh và đầu óc sáng tạo, đối cảnh sinh tình cho nên đã tạo ra được các công trình văn hóa như văn học, nghệ thuật, hình thái cuộc sống, lối ứng xử, và đạo đức luân lý của con người.
Trong cuốn sách Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L. Cadière, Giáo sư Đỗ Trinh Huệ cho biết văn hóa là một khái niệm rất mông lung khó lòng mà có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng như là một định nghĩa toàn bích và trọn vẹn. Cũng không thể dùng lối chiết tự như có người đã từng làm, dù đựa trên cơ sở ngôn ngữ nào, dù dựa trên khái niệm phương Đông hay phương Tây, La Mã hay Hy Lạp, Trung Hoa hay Ấn Độ… Có điều ai cũng cảm nhận được văn hóa của dân tộc mình, của cộng đồng mình đang chung sống và … của mình. Giáo sư Đỗ Trinh Huệ trích dẫn một định nghĩa được nhiều người quan tâm, bởi thấy nó quen thuộc, cho dù đọc nó lần đầu, tự nó như là một dạng thức cảm nhận : Văn hóa như là “một toàn bộ phức tạp: nghệ thuật, luân lý, lề luật, phong tục và tất cả các khuynh hướng cũng như tập quán mà con người xét như là một thành phần xã hội đã tiếp nhận được” (E.Tylor, 1871) Ý chúng tôi muốn thêm là còn dự phóng cho tương lai. Bởi lẽ, văn hóa không tĩnh mà luôn động, giao thoa và chuyển biến.” (Nhà xb. Thuận Hóa, 2006, trang 78)
Có người như Mạc Định Hoàng Văn Chí trong cuốn sách mang tên Duy Văn Sử Quan dẫn giải quan điểm của nhiều học giả (trong đó có Đào Duy Anh) khi cho rằng “Văn hóa là nếp sống, là lề lối sinh hoạt.” Theo ông Hoàng Văn Chí thì nhận định đó rất gọn nhưng có lẽ vì gọn quá nên thành ra thiếu sót, vì có người có thể nêu lên câu hỏi: Mỗi sinh vật đều có lề lối sinh hoạt riêng biệt, vậy thì chiếu theo định nghĩa ấy chúng cũng có văn hóa hay sao? Thí dụ như loài ong là một xã hội hoàn hảo có phân công, phân phối , có giai cấp, nào ong chúa, ong thợ, v.v… có tổ chức hành chính, có đội quân tình nguyện ‘thần phong’. Và ông đưa ra một định nghĩa khác với dụng ý bổ túc: “Văn hóa phải là lề lối sinh hoạt và suy nghĩ.” (Tủ sách Cành Nam, 1990, trang 27). Thật ra nếu đọc kỹ sách của Đào Duy Anh, chúng ta thấy rằng học giả họ Đào đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về hệ thống tư tưởng Việt Nam tức là lối suy nghĩ khi viết về phần Trí thức Sinh hoạt trong cuốn sách giá trị của ông.
Trước đây hơn nửa thế kỷ, trong một bài báo có tên Vấn-đề đào-tạo trí-thức tại Việt-Nam, Giáo sư Đặng Vũ Biền cho biết “tìm được một định nghĩa cho thật đúng cho chữ văn hóa quả là một việc khó khăn và vì thế, dĩ nhiên, việc xét giá trị văn hóa của người lại càng khó khăn hơn nữa.” Sau đó, Giáo sư Đặng Vũ Biền đưa ra một định nghĩa mang tính thực dụng:
“Định nghĩa tôi đưa ra dưới đây không phải là một định nghĩa có giá trị tuyệt đối, mà chỉ là một định nghĩa tôi xét thấy thích hợp nhất đối với vấn đề.
Theo ý tôi, cái văn hóa mà ta cần phải huấn luyện cho các học sinh ở Trung học là sự tổng hợp của:
1) Những hiểu biết thực dụng trong đời sống như ngôn ngữ, sinh ngữ, khoa học thường thức.
2) Những tư tưởng hay đẹp, những sự khôn ngoan của các văn gia, các triết gia.
3) Những hiểu biết về văn nghệ, về nghệ thuật.
4) Và nhất là óc suy luận, biết nhận thấy cái hay cái đẹp, cái phải cái trái.
(Tạp chí Đại Học, số 11, Tháng 9 năm 1959, trang 152, Viện Đại Học Huế xuất bản).
Những liệt kê các hiểu biết này của Giáo sư Đặng Vũ Biền thực ra không phải là một định nghĩa về văn hóa nhưng là những thành tố cấu tạo nên văn hóa và quan điểm này cũng không có gì khác biệt với một số khái niệm đã trình bày ở trên.
Tất cả những định nghĩa nêu trên – qua nhiều thế hệ cầm bút - quả thực đã cho chúng ta một vài khái niệm về hai chữ văn hóa, dĩ nhiên trong hoàn cảnh của một cộng đồng người Việt cư trú ở hải ngoại cũng cần thiết phải rút ra những áp dụng cụ thể mang lại ích lợi cho bản thân mình nhất là cho các thế hệ trẻ đang lớn lên chung quanh.
2.- Vóc dáng văn hóa Việt Nam nhìn qua những nguyên tắc ứng dụng và những mô hình khắc họa đan thanh.
Hoạt động trong môi trường văn hóa dưới hình thức một tổ chức văn học hay nghệ thuật thậm chí trong cơ cấu của một tổ chức chính trị, người đứng đầu tổ chức phải có viễn kiến (vision) đề ra một số nguyên tắc làm chuẩn mực cho các hoạt động của mình để từ những nguyên tắc chuẩn mực đó các sáng tác phẩm được thai nghén, phổ biến.
Năm 1933, khi khai sinh tổ chức Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Tường Tam đã chủ trương lập một nhóm nòng cốt (formation d’un noyau) lấy tên Tự Lực “là có ý họ tự sức mình gây lấy môt cơ sở chứ không cậy nhờ bàn tay chính phủ hoặc một thế lực tài chính nào, do đó có tư cách độc lập, không tuân theo một chỉ thị nào, ngoài đường lối tự họ vạch ra.” (Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn học sử Giản ước Tân biên, tập 3, trang 433).
Trong lời tuyên bố của Tự Lực Văn Đoàn đăng trên báo Phong Hóa số 87, ngày 2-3-1933, những người thành lập văn đoàn này đã nói rõ cái tôn chỉ và mục đích của họ như sau:
“Tự lực Văn đoàn họp những người đồng chí trong văn giới: người trong đoàn đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ, hết sức giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong những công cuộc có tính cách văn chương. Tôn chỉ gồm 10 điều nguyên văn như sau:
1-Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi:mục đích là để làm giầu thêm văn chương trong nước.
2-Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và cho xã hội ngày một hơn lên.
3-Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
4-Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.
5-Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
6-Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của đất nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quý phái.
7-Trọng tự do cá nhân.
8-Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
9-Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam.
10-Theo một trong 10 điều này cũng được, miễn là đừng trái ngược với những điều khác.
(Nhiều tác giả, Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ, Người Chiến Sĩ, Nhà xuất bản Thế Kỷ, 2004, trang 143)
Năm 1943, nghĩa là mười năm sau, Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh người được coi là lý thuyết gia của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra bản Đề Cương Văn Hóa Việt Nam trong đó có nói đến chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản Đông Dương với ba nguyên tắc như sau: “ Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa” .
Rất nhiều cây bút Cộng Sản nhiệt liệt ca ngợi bản đề cương văn hóa này, thí dụ Trần Hoàn, Bộ Trưởng Văn Hóa Thông tin (1987-1996) đã viết: “50 năm qua, hiệu quả của “Đề cương Văn hóa Việt Nam” thật là rộng lớn. Đã có biết bao biến đổi trên các hoạt động tư tưởng, văn hóa, giáo dục và xã hội. Đã có biết bao tác phẩm nghiên cứu, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản cách mạng, giàu bản sắc dân tộc được đưa vào cuộc sống, làm nên những sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc, xây dựng nên một diện mạo mới của nền văn hóa Việt Nam đáng phấn khởi và tự hào.” (Trần Hoàn, Tuyển Tập Văn Hóa & Âm Nhạc, Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật, Nhà xuất bản Văn Hóa – Hà Nội 1997, trang 129). Tuy nhiên phải công bình mà nói, ba nguyên tắc Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa của bản Để Cương Văn Hóa Việt Nam 1943 do Trường Chinh soạn thảo đã vay mượn từ tư tưởng hay viễn kiến của Tự Lực Văn Đoàn qua bản tuyên bố năm 1933. Dân tộc hóa rất gần với tôn chỉ số 2 và 4. Đại chúng hóa nằm trong nội dung tôn chỉ số 3, số 6. Khoa học hóa là phản ánh tôn chỉ số 9. Đây là một sự cóp nhặt công trình tim óc của người đi trước nhưng không chịu lương thiện nói ra.
Ở Miền Nam Tự Do, từ ngày mồng 7 đến ngày 16 tháng giêng năm 1957, Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc với sự tham dự của rất nhiều tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, chính khách, nhà báo, nhà văn được triệu tập dưới thời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và người ta cũng đưa ra ba nguyên tắc ứng dụng trong lãnh vực văn hóa đó là Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng. Tuy được khai sinh dưới thời Đệ I Cộng Hòa nhưng ba nguyên tắc này vẫn được mặc nhiên công nhận dưới thời Đệ II Cộng Hòa nghĩa là tiếp tục làm khuôn phép cho các hoạt động văn học nghệ thuật và những bộ môn sáng tác khác. Trong đại hội đó, “một dân biểu Miền Nam, ông Nguyễn Phương Thiệp trình bày về tự do tư tưởng trong hiến pháp VNCH và cho rằng sự “chỉ huy văn hóa” của cộng sản đã tiêu diệt sáng tác văn hóa vì nó phủ nhận bản sắc cá nhân của mọi người nghệ sĩ, nguồn gốc của sự sáng tác.” ( Trần Anh, Chủ nghĩa quốc gia của chánh quyền Đệ Nhứt Cộng hòa, 1954-1963, Tạp chí Talawas số mùa Thu 2009, Chuyên đề “Bao nhiêu chủ nghĩa dân tộc là đủ?”)
Xét chung mỗi miền của đất nước có một lề lối ứng xử trong văn hóa nhưng cả hai đều lấy phải Dân Tộc làm đối tượng đề cao tiên khởi. Con người được đề cao vì con người có tự do đó là ý nghĩa của hai chữ nhân bản và khai phóng. Văn hóa như ở Miền Bắc tuy nói rằng hướng về đại chúng và xây dựng trên tinh thần khoa học nhưng quần chúng miền Bắc trước năm 1975 vẫn đa số mù chữ và sống trong cảnh ngu dốt, mê tín và mông muội thì thật là hoàn toàn trái ngược với đường hướng đại chúng và khoa học.
Để nhận diện rõ nét vóc dáng văn hóa Việt Nam, thiết tưởng nên có một cái nhìn khái khát về phạm vi các nền văn hóa thế giới và như thế có thể dễ dàng đối chiếu khi nhận định về văn hóa của ta.
Trong tác phẩm Chính Đề Việt Nam, tác giả Tùng Phong (bút hiệu của ông Ngô Đình Nhu) đã chia khu vực văn hóa trên thế giới làm 5 khối với những luận giải như sau: “Bây giờ nếu chúng ta đứng vào lĩnh vực văn hóa thì nhận thấy thế giới lại chia ra làm nhiều khối hơn. Trước tiên là khối Âu Mỹ gồm các nước ở Âu Châu, kể cả Nga Sô và các nước Đông Âu thuộc Nga. Các nước ở Bắc và Nam Mỹ và những quốc gia do người Âu lập ra ở Úc Châu, Tân Tây Lan và Nam Phi. Khối này gồm các nước thuộc vào xã hội Tây Phương. thừa hưởng văn hóa Hy Lạp và La Mã khi xưa và văn hóa Gia Tô sau này.
Khối thứ hai gồm các quốc gia Ả Rập ở từ vùng cận Đông đến Hồi Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Soudan, Ai Cập và các quốc gia Bắc Phi Châu. Khối này thành lập xã hội Hồi Giáo thừa hưởng văn hóa Hồi Giáo.
Khối thứ ba gồm các quốc gia ở phía Đông Đại lục Âu Á: Nhật Bổn, Đại Hàn, Trung Hoa và Việt Nam, lập thành xã hội Đông Á thừa hưởng văn hóa xưa của Trung Hoa.
Khối thứ tư gồm Ấn Độ và, ngoài các nước nhỏ phụ cận Ấn Độ phía Bắc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Mã Lai và Nam Dương. Lập thành xã hội Ấn Độ thừa hưởng văn hóa Ấn Độ.
Và sau hết khối Hắc Phi gồm các quốc gia mới xuất hiện ở Phi Châu lập thành xã hội Hắc Phi có một văn hóa phôi thai.” (Tùng Phong, Chính Đề Việt Nam, Nhà xuất bản Hùng Vương, Los Angeles, 1988, trang 17)
Việt Nam thuộc nền văn hóa xưa của Trung Hoa, thừa hưởng nhiều di sản nhưng lại có tinh thần sáng tạo và nhờ tinh thần đó Việt Nam thoát được sự đồng hóa của Bắc phương.
Ở Việt Nam, nếu xét theo bình diện địa lý, người ta thường dùng tên các con sông để định vị cho một phạm vi văn hóa, thí dụ Văn hóa Sông Hồng ở Bắc, Văn hóa Sông Hương ở Miền Trung hay Văn Hóa Sông Cửu Long thuộc Miền Nam. Tại sao vậy? Bởi vì các con sông nhất là những con sông lớn trên thế giới thường là nơi phát tích và quần cư của cả một dân tộc thí dụ như sông Hoàng Hà, Dương Tử ở Trung Quốc là nơi quần tụ các nền văn minh của Hán Tộc. Các sông Tigre và Euphrate là nơi hình thành nền văn minh Lưỡng Hà Địa vùng cư trú của các giống dân Trung Đông. Sông Nil làm nên nền văn minh Ai Cập. Các sông Seine, Loire, Garonne làm thành nền văn minh Pháp và nói chung Âu châu. Ở Hoa Kỳ, các con sông lớn Mississipi, Missouri đóng góp nhiều công sức vào việc hình thành nền văn minh Hoa Kỳ.
Về phương diện khảo cổ học, ở nước người ta thường hay nhắc đến tên các địa danh văn hóa như Bắc Sơn, Hòa Bình, Đông Sơn, Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu, v.v.. ở Miền Bắc. Các nền văn hóa Bàu Tró ở Quảng Bình, văn hóa Cù Bai ở Quảng Trị, di chỉ Gò Quảng ở Quảng Nam, Gò Rừng Cây ở Quảng Ngải v.v… ở Miền Trung. Các nền văn hóa Óc Eo, Phù Nam ở Miền Nam và thêm vào đó là các di chỉ khảo cổ học ở Long Khánh, Xuân Lộc, Bà Rịa v.v…
Về nghệ thuật, chúng ta có nền văn hóa thuộc âm nhạc như quan họ Bắc Ninh, hát ví hát dặm Nghệ Tĩnh, văn hóa bài chòi ở Bình Định. Văn hóa chèo, tuồng, hát bội, ca trù, rối nước, hội hè đình đám, thi đua, đánh vật, đánh đu kể cả các hình thức tín ngưỡng dân gian như lên đồng, cầu cơ, xin xăm, xũ quẻ v.v.. cũng được kể như những hình thái văn hóa. Ở Miền Nam, nhất là vùng Lục Tỉnh Nam Bộ, nghệ thuật trình diễn cải lương được xem là một bộ môn văn hóa rất được quần chúng ưa thích.
Về phương diện ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam trước đây được biểu thị trong hơn mười mấy thế kỷ bằng chữ Hán rồi từ thế kỷ 13, với sự xuất hiện của chữ Nôm và thế kỷ XVII với chữ Quốc Ngữ là hai thứ ngôn tự đã giúp cho nền văn hóa chúng ta trở thành phong phú, đa dạng hơn.
Văn hóa Việt Nam vô cùng biến hóa trong lãnh vực ngôn từ, văn chương từ khả năng trao đổi đàm thoại hàng ngày cho đến thứ ngôn ngữ thù tạc đối đáp trong phạm vi ngoại giao, ứng xử, thậm chí cả đến những lúc chửi bới rủa sả nhau cũng có một thứ văn hóa gọi là “văn hóa chửi”, dĩ nhiên cũng phải có bài bản, mạch lạc, văn chương.
Về ăn uống, chúng ta cũng có loại hình gọi là văn hóa ẩm thực mà mỗi miền có một hay nhiều món ăn điển hình cho địa phương thí dụ : nói đến Bắc là nói đến phở, nói đến Huế là nói đến bún bò, nói đến Nam là nói hũ tiếu v.v… Văn hóa ẩm thực là một phạm trù rất bao quát, đa diện, phong phú về nghệ thuật và lối trình bày dưới nhiều chủ đề lại tỏ ra có khả năng hấp dẫn đối với bên ngoài.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Alain Ruscio khoảng năm 1995, khi được hỏi rằng: “Tôi tin rằng ông cũng có một thuyết lý về vai trò đặc thù của người phụ nữ trong sự phòng giữ bản diện, bản sắc Việt Nam?”, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), một học giả nổi tiếng đã cống hiến gần trọn cuộc đời cho nền văn hóa Việt Nam, đã trả lời :
“Đó là sự thể thường xuyên trong suốt lịch sử của đất nước chúng tôi. So với đàn ông, đàn bà khó chấp nhận hơn những tập tục của kẻ chiếm đóng. Đúng là như vậy về trang phục. Đúng là như vậy về những lề thói gia đình. Rõ rệt nổi bật ở lĩnh vực ngôn ngữ. Ai giữ gìn tiếng nói nếu không phải là phụ nữ? Ai dạy cho trẻ thơ biết nói? So với đàn ông, đàn bà ít có dịp tiếp xúc hơn với các nhà chức trách người Trung Hoa. Tôi nghĩ rằng phần lớn công việc phòng giữ văn hóa Việt Nam là do các bà mẹ, các bà vợ.” (La Sơn Yên Hồ HOÀNG XUÂN HÃN, Tập I Con Người và Trước Tác, Phần I, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1998, trang 1130).
Câu trả lời của Hoàng Xuân Hãn xác định một thực tế về vai trò của người phụ nữ trong việc giữ gìn bản sắc của nền văn hóa dân tộc.
Cách đây hơn hai nghìn năm, Lão Tử, một nhà hiền triết Đông Phương có nói: “Làm thầy thuốc mà lầm thì giết một người, làm chính trị mà lầm thì giết một nước, làm văn hóa mà lầm thì giết muôn đời.” Câu nói này đã nói lên được tất cả sự quan trọng của công tác văn hóa bởi vì văn hóa là cái gốc của tư tưởng mà tư tưởng luôn luôn điều khiển hành động.
Gần đây, một nhà hoạt động chính trị ở Âu châu cũng cho rằng: “Văn hóa của một dân tộc là toàn bộ những giá trị đã được chấp nhận và tạo ra cách suy nghĩ, hành động và ứng xử của dân tộc đó…Văn hóa quyết định tổ chức xã hội và tổ chức xã hội quyết định chỗ đứng và sự hơn kém của các dân tộc.” (Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn, 2000, trang 368).
Lịch sử đất nước trong những thập niên gần đây đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm đau thương về cái gọi là văn hóa vô sản, qua một cụm từ nghe rất kêu “văn hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, lồng dưới tấm áo chủ nghĩa Mác Lê xâm nhập đất nước Việt Nam do sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và phe nhóm, từ mùa thu năm 1945 và tiếp tục ngự trị cho tới bây giờ.
Ngày nay những giá trị tinh thần cốt lõi tinh túy của nền văn hóa truyền thống Việt Nam dù ở trong nước hay ở hải ngoại đều là những cái cần được bảo tồn, phát huy để làm nổi bật bản sắc của chúng ta. Chúng ta chủ trương duy trì và phát triển một nền văn hóa dân tộc dựa trên ba tiêu ngữ mang tính chiến lược mà cũng rất vắn gọn đó là Chân, Thiện, Mỹ nghĩa là một nền văn hóa tôn trọng sự thật, hướng về cái tốt của con người và xiển dương cái đẹp của thể phách cùng tâm linh trong vũ trụ. Cơ chế chính trị của Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác chấp nhận hình thức đa văn hóa cho nên nhiệm vụ của cộng đồng Việt Nam là làm sao gìn giữ và phát huy nền văn hóa độc đáo của Việt Nam, tiếp tục truyền thụ lại cho các thế hệ mai sau. Mong sao con đường văn hóa đó sẽ được nhiều giới tiếp sức yểm trợ, nhất là các bà mẹ, bà vợ chẳng những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai nữa.
Philadelphia 03-6-2012