Ngày 09-06-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngài cũng là Phanxicô của chúng tôi
Vũ Văn An
03:15 09/06/2013
Timothy George, khoa trưởng phân khoa thần học Beeson, thuộc Đại Học Samford, và là thành viên Hội Đồng Chủ Bút của Christianity Today cùng với Charles Colson, cánh tay mặt của Richard Nixon thời Watergate ngày nào. Colson trở lại Kitô giáo trước khi bị kết tội vì liên lụy tới vụ Watergate. Từ lúc trở lại, Colson dốc tòan tâm truyền bá Tin Mừng của Chúa Kitô. Ông là tác giả các cuốn Born Again How Now Shall We Live? Đặc biệt hơn nữa, ông là người sáng lập ra Thừa Tác Vụ Nhà Tù, một thừa tác vụ hiện có mặt tại 123 quốc gia trên thế giới, với sự hợp tác của cả người Công Giáo, mà chúng tôi có đề cập tới trong một bài gần đây “Đem Chúa Kitô Vào Nhà Tù”. Năm 2011, Colson và George cùng viết cho mục “Contra Mundum” của Christianity Today. Trong mục này, ngày 4 tháng 6 vừa qua, George có bài “Our Francis, too”.

Papa Francesco! Trong bóng đêm ẩm ướt của Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, quần chúng hô vang tên ngài khi Jorge Mario Bergoglio, tổng giám mục Buenos Aires được bầu làm tân giáo hoàng. Ít khi nào một nhà lãnh đạo tôn giáo được chào đón nồng ấm như thế bởi khắp thế giới Kitô Giáo, trong đó, có rất nhiều người Tin Lành. Ít khi nào hy vọng lại lên cao và lên nhanh đến thế. Và niềm hy vọng lên cao ấy có lý do chính đáng của nó.

Kể từ thời Cải Cách, nhiều tên đã được các giáo hoàng chọn lựa: Piô, Clêmentê, Lêô, Urbanô và cả Bênêđíctô nữa, toàn là những tên lạ hoắc đối với lỗ tai không phải là Công Giáo. Nhưng Phanxicô thành Assisi khiêm tốn thì là thánh của mọi người. Phanxicô thách thức Giáo Hội thời của ngài, không chạy theo tiêu chuẩn thế gian mà là trở về với khuôn thước của Chúa Giêsu, Đấng không tìm địa vị mà khiêm hạ và trở thành vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá (Pl. 2:5–11).

Trước đó, trong một tác phong từ bỏ triệt để, Phanxicô đã dứt khoát xa lìa lối sống cũ của một quân nhân và một tay chơi. Ngài cởi bỏ y phục và vừa trần truồng chạy ra khỏi tòa giám mục sở tại vừa la to: “Không ai được gọi tôi là con trai của Pietro Bernardone nữa. Từ nay trở đi, tôi sẽ chỉ thưa ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’”.

Nơi Giáo Hoàng Phanxicô, ta có thể thấy khuôn hình Thánh Phanxicô. Y phục đơn giản: giầy đen hè phố thay vì giầy da đỏ chói của người tiền nhiệm, chiếc áo chùng trắng đơn giản không một chút trang trí thêu thùa vàng bạc. Ngoài ra, ngài còn sống tại một nhà khách tầm thường (trái với những căn phòng rộng lớn vốn dành cho một vị giáo hoàng), thờ phượng vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các tù nhân trẻ, và ôm ấp các bệnh nhân HIV/AIDS tại một nhà tế bần, theo chân il poverello "người nghèo”, danh xưng vốn có của Thánh Phanxicô ngày nào.

Kể từ phán quyết Roe v. Wade của Tối Cao Pháp Viện năm 1973 cho tới nay, người Công Giáo và Tin Lành ở Mỹ vốn sát cánh làm việc với nhau để cổ vũ tính thánh thiêng của sự sống. Cộng đồng phò sự sống sẽ có được một liên minh mạnh mẽ nơi tân giáo hoàng. Ngài vốn gọi phá thai là “án tử hình” của trẻ chưa sinh. Năm 2005, ngài thúc giục các đồng đạo của mình tại Argentina “bảo vệ trẻ chưa sinh khỏi nạn phá thai dù bị người ta bách hại, vu khống, gài bẫy, đưa ra tòa, hay sát hại. Không được tước đoạt khỏi bất cứ trẻ em nào quyền được sinh ra, được nuôi dưỡng, được học hành”. Cũng thế, Thánh Phanxicô cũng nổi tiếng về lòng say mê truyền bá Tin Mừng, có lần đã vào sâu Bắc Phi để công bố Chúa Kitô cho một ông hoàng Hồi Giáo. Một trong các thách đố lớn của Giáo Hoàng Phanxicô là lên năng lực tân phúc âm hóa cho các nhà lãnh đạo Công Giáo, để họ nghiên cứu Thánh Kinh, đổi mới các kỷ luật đức tin, và mạnh bạo tuyên xưng tình yêu của Chúa Kitô. Quan trọng không kém bất cứ cuộc đối thoại liên tôn nào, việc phúc âm hóa chân thực đòi một điều gì hơn thế nữa: phải làm chứng một cách không mơ hồ rằng Chúa Giêsu Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, là Đấng Cứu Thế độc nhất và duy nhất.

Không chỉ giới hạn trong Giáo Hội Công Giáo, các tai tiếng lạm dụng tình dục đã và đang bôi lọ chứng tá Kitô Giáo trong thế kỷ 21. Cả trong lẫn ngoài bờ tường Giáo Hội, có nhiều sự việc khiến ta phải cau mày, quay mặt. Nhưng cải cách và canh tân chỉ có thể có khi ta chịu giáp mặt trực diện với sự dữ trong ta và quanh ta và tìm cách ăn năn thống hối, một ăn năn chỉ xẩy đến như một ân phúc. Tôi tin Giáo Hoàng Phanxicô, một tu sĩ Dòng Tên, sẽ đồng ý với luận đề thứ nhất trong 95 luận đề của Martin Luther rằng “Khi nói phải ‘ăn năn’, Chúa và là Thầy chúng ta là Chúa Giêsu Kitô nuốn trọn cuộc sống của tín hữu phải là một cuộc sống ăn năn”.

Đức Phanxicô kế nhiệm hai vị thiên tài trong vai trò giáo hoàng của ngài. Đức Gioan Phaolô II là nhà giải phóng, từng xé nát chủ nghĩa Cộng Sản chỉ bằng lòng can đảm và lời cầu nguyện của mình. Đức Bênêđíctô XVI là một bậc thầy chói sáng của Giáo Hội Công Giáo trong lịch sử gần đây. Nay, Đức Phanxicô xuất hiện như một mục tử, một người chăn chiên biết rõ và yêu thương đoàn chiên của mình và muốn hướng dẫn đoàn chiên ấy bằng tình yêu và lòng khiêm nhường. Thời điểm của tân Phanxicô là mùa của mục tử...

Dù không quên các dị biệt sâu xa hiện đang phân rẽ chúng ta, cả bây giờ cũng như trước đây, ta đều được kêu gọi cùng đứng và làm việc chung với nhau vì chính nghĩa Chúa Kitô trong một thế giới đổ vỡ. Ta có thể bắt đầu bằng lời cầu nguyện với Thánh Phanxicô: “Lạy Thiên Chúa Tối Cao và Vinh Hiển, xin đem ánh sáng đến tâm hồn đen tối của con. Xin ban cho con đức tin đúng đắn, đức cậy chắc chắn, và đức ái hoàn hảo, cái nhìn thấu suốt và sự khôn ngoan, để con luôn tuân giữ giới răn thánh thiện và chân thực của Chúa. Amen”.
 
Đức Thánh Cha nói: Than thở với Thiên Chúa về những đau khổ phải chịu không phải là một tội lỗi
Đặng Tự Do
08:27 09/06/2013
Than thở với Thiên Chúa về những đau khổ phải chịu không phải là một tội lỗi, nhưng một lời cầu nguyện tự thâm tâm con người, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong Thánh Lễ buổi sáng Thứ Tư 5 tháng Sáu tại nhà nguyện của Domus Sanctae Marthae trước sự hiện diện của một số thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích và của Thư viện Tòa Thánh Vatican.

Câu chuyện về Tôbia và Sarah, trong bài đọc thứ nhất là trọng tâm bài giảng của Đức Giáo Hoàng: Hai con người công chính này đã phải sống trong những hoàn cảnh bi đát. Ông Tôbia đã bị mù dù đã làm bao nhiêu điều thiện đến mức suýt chết. Còn bà Sarah đã phải kết hôn với bảy người đàn ông nhưng họ lần lượt chết trước đêm tân hôn. Cả hai, trong tột cùng của đau khổ đã cầu nguyện với Thiên Chúa để cho họ được chết cho xong.

Đức Thánh Cha nói:

"Họ là những người rơi vào trong những tình huống bi đát, và họ tìm kiếm một con đường giải thoát. Họ than thở nhưng họ không nói lộng ngôn phạm đến Chúa":

"Than thở trước mặt Thiên Chúa không phải là một tội lỗi. Một linh mục mà tôi quen biết đã từng nói với một người phụ nữ than thở với Chúa về những bất hạnh của mình: Bà ơi, đó là một hình thức cầu nguyện. Cứ làm như vậy đi. Chúa lắng nghe, Ngài chú ý đến những thở than của chúng ta. Hãy nghĩ đến những con người vĩ đại, như ông Job, trong chương III đã nổi khùng lên: ‘Khốn nạn thay cái ngày tôi chào đời’, và tiên tri Jeremiah, trong chương thứ hai mươi gào lên: ‘Đáng rủa sả thay cái ngày ấy’- họ phàn nàn, thậm chí nguyền rủa, nhưng không phải là nhắm vào Chúa, nhưng là điên tiết lên trước cái tình cảnh của mình, phải không nào? Con người mà. "

Đức Thánh Cha đã trình bày suy tư của ngài về những người đang sống trên bờ vực: trẻ em suy dinh dưỡng, người tị nạn, người bị bệnh nan y. Ngài nhận xét rằng, trong bài Tin Mừng trong thánh lễ hôm thứ Tư trong tuần thứ Chín Mùa Quanh Năm, có những người thuộc bè Sa-đốc gài bẫy Chúa Giêsu về trường hợp khó khăn của một người phụ nữ, là người vợ góa của bảy người đàn ông.

"Những người Sa-đốc này đã nói về người phụ nữ này như thể cô ta là một vật thí nghiệm, hoàn toàn vô cảm khi coi cô là một vấn nạn đạo đức trừu tượng. Khi chúng ta nghĩ về những người đau khổ, chúng ta nghĩ về họ như thể họ đơn thuần là một câu hỏi hóc búa về đạo đức hay chúng ta nghĩ về họ với sự rung động của trái tim và thể xác chúng ta? Tôi không thích cái kiểu đề cập đến người những sống trong tình huống khó khăn một cách lạnh lùng đôi khi với các số liệu thống kê, chứ không phải với tình người. Trong Giáo Hội không thiếu những người đang phải sống trong những tình huống khó khăn này ".

Đức Giáo Hoàng nói rằng trong những trường hợp này, chúng ta hãy làm những gì Chúa Giêsu đã đưa ra:

"Hãy cầu nguyện cho họ. Họ phải đi vào con tim tôi, họ phải làm tôi bồn chồn lo lắng khi anh chị em tôi đang phải đau đau khổ. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công: hãy cầu nguyện với Chúa, ‘Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến người anh em này đang than khóc, đau khổ. Hãy cầu nguyện thực sự với thân xác cụ thể của chúng ta, chứ đừng chỉ là những ý tưởng suông, hãy cầu nguyện bằng con tim chúng ta."
 
Giải đáp phụng vụ: Tràng hạt Mân côi được làm phép ra sao?
Nguyễn Trọng Đa
08:07 09/06/2013
Giải đáp phụng vụ: Tràng hạt Mân côi được làm phép ra sao?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi đi lễ, mang theo một tràng hạt Mân côi, để xin cha xứ làm phép tràng hạt này sau thánh lễ, nhưng cha xứ từ chối. Ngài nói rằng lời ban phép lành cuối lễ là đủ cho việc làm phép tràng hạt của tôi rồi, nên không cần làm phép lại nữa, và rằng đức tin cùa tôi cho phép tôi tin rằng sự làm phép tràng hạt lại là không cần thiết. Bởi vì tôi vâng lời các cha xứ của tôi, nên tôi tin ngài, và muốn đức tin của tôi là đơn giản và an toàn như ngài mong ước. Tôi xin hỏi cha rằng liệu lời ban phép lành cuối lễ là 'đủ tốt' để làm phép cho các á bí tích chăng, ngay cả đó không phải là ý định của tôi tại thời điểm lời ban phép lành cuối lễ được thực hiện? – Một độc giả.


Đáp: Câu trả lời vắn tắt là không được.

Lời ban phép lành cuối lễ là lời chúc lành khẩn cầu trên những người hiện diện trong thánh lễ ấy, để cho trong một cách nào đó, họ mang hoa trái của Thánh lễ theo họ và vào cuộc sống thường ngày của họ. Trong chủ định của Giáo Hội, đây là một lời ban phép lành cho con người, chứ không cho đồ vật.

Khi Giáo Hội muốn làm phép một đồ vật, Giáo Hội có các nghi thức riêng để làm như vậy. Các nghi thức ấy có sẵn trong phần III của cuốn “Sách các Phép”, có tựa đề “Nghi thức làm phép các đồ dành để tỏ lòng đạo đức và sốt sắng”, có một chương dành riêng cho việc làm phép tràng hạt Mân côi với hai nghi thức làm phép, tùy thuộc vào việc có nhiều hay ít tràng hạt để được làm phép.

Trong trường hợp đặc biệt, một linh mục hay phó tế cũng có thể làm phép tràng hạt cách đơn giản như sau: "Xin Chúa chúc lành cho người sốt sắng cầu nguyện với Tràng hạt Mân Côi này, và làm phép cho tràng hạt, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần".

Nói cách khác, có nghi thức làm phép riêng cho mỗi đồ vật. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù nghi thức làm phép tràng hạt tiên liệu khả năng cử hành làm phép trong cộng đoàn, nó không bao gồm một nghi thức làm phép tràng hạt trong Thánh Lễ.

Một trường hợp ngoại lệ cho luật chung này việc Đức Thánh Cha làm phép các đồ vật. Tại các cuộc tiếp kiến chung, người ta thường thông báo chính thức rằng Đức Thánh Cha sẽ làm phép cho mọi đồ vật đạo đức do khách hành hương đem tới.

Mặc dù không có thông báo như vậy vào các dịp khác, Đức Thánh Cha cũng biết rằng nhiều người hành hương chỉ có thể tham dự một sự kiện có sự hiện diện của Ngài, và rằng họ cũng mang theo các đồ vật đạo đức để được làm phép trong giờ Kinh Truyền Tin hàng tuần, và trong các Thánh Lễ giáo hoàng. Do đó, việc làm phép các đồ vật này được đưa vào trong ý định của Ngài vào thời điểm Ngài ban phép lành. (Zenit.org 28-5-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Album mới của các nữ tu Dòng Biển Đức phá kỷ lục
Lã Thụ Nhân
11:33 09/06/2013
Tu viện Đức Bà thành Êphêsô là một cộng đoàn nhỏ của 22 nữ tu dòng Biển Đức ở bang Missouri, Hoa Kỳ. Cho đến năm ngoái, không ai biết đến họ, nhưng tất cả đã thay đổi vào tháng Mười Hai năm 2012 sau khi cộng đoàn này được ca ngợi trên các báo như USA Today và Washington Times.

Nghe nhạc Advent at Ephesus

Nữ tu Scholastica, Phó viện mẫu cho hay: "Chúng tôi được mô tả như một cộng đoàn khổ tu. Chúng tôi dành hầu hết thời gian vào việc tìm kiếm Thiên Chúa, như vẻ đẹp, lòng nhân từ và sự thật".

Tất cả bắt đầu với một album mang tên 'Mùa Vọng ở Êphêsô'. Tất cả họ tự làm mọi thứ, từ đồ họa, ảnh nghệ thuật và chụp ảnh. Ngoài ra họ hát tất cả các bè bài theo kiểu cappella.

CD được thực hiện khá tốt. Nó đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng các album cổ điển trong suốt sáu tuần và các nữ tu được vinh danh là 'những nghệ sĩ truyền thống cổ điển số một năm 2012'.

Vào tháng Năm, các tu sĩ Biển Đức của Đức Maria đã đứng đầu bảng xếp hạng khi phát hành album thứ hai của họ với tựa đề 'Thiên thần và các Thánh ở Êphêsô'. Album này nhằm tỏ lòng tôn kính các nhân vật thánh thiện như Đức Mẹ, Thánh Giuse và Thánh Phanxicô Xaviê, và nó cũng được thực hiện rất tốt.

Mẹ Cecilia, bề trên tu viện cho hay: "Với CD mới này, được mang tên 'Thiên thần và các Thánh ở Êphêsô', mọi người sẽ tìm thấy một album tương tự như 'Mùa Vọng ở Ephesus.' Tất cả chúng tôi cùng nhau hát, một lần nữa hát theo kiểu cappella, hoàn toàn không có nhạc cụ hỗ trợ".

Album được sản xuất bởi nhà sản xuất từng đạt giải thưởng Grammy, là Christopher Alder, ông nói rằng ban đầu ông không bao giờ hình dung là mình đang nghe nữ tu hát. Ông nói: "Trước hết tôi rất ngạc nhiên, làm thế nào mà họ lại hát hay như thế. Tôi bị thuyết phục ít nhất là chất giọng cao của họ, vì vậy tôi cảm thấy chìm đắm trong âm nhạc. Điều này chưa bao giờ xảy ra với tôi như đã xảy ra khi nghe các nữ tu Biển Đức hát ngay tại Hoa Kỳ!"

Các nữ tu Biển Đức nhấn mạnh rằng họ không phải là chuyên nghiệp, nhưng họ tập ít nhất ba giờ mỗi ngày. Họ nói rằng ca hát là hình thức cầu nguyện ưa thích của họ.
 
Thánh Tâm Chúa Giêsu là tình yêu tình tuyền và lòng thương xót thứ tha
Linh Tiến Khải
11:20 09/06/2013
Thánh Tâm Chúa Giêsu diễn tả tột đỉnh tình yêu và lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa đối với con người. Nó là suối nguồn ơn cứu độ cho toàn thế giới. Chúng ta hãy học biết sống khiêm nhường và thương xót đối với tha nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 80.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 9-6-2013.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, là kiểu loài người diễn tả tột đỉnh tình yêu thương của Thiên Chúa. Ngài nói thật thế, thứ sáu vừa qua chúng ta đã cử hành lễ trọng Thánh Tâm Chúa Kitô, và ngày lễ này trao ban cung điệu cho toàn tháng 6. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa biểu tượng Thánh Tâm Chúa như sau:

Lòng đạo đức bình dân đánh gía rất cao các biểu tượng, và Trái tim Chúa Giêsu là biểu tượng tuyệt diệu lòng thương xót của Thiên Chúa: nhưng nó không là một biểu tượng tưởng tượng, nó là biểu tượng thực sự, diễn tả trung tâm, diễn tả suối nguồn, từ đó vot ra ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.

Trong các Phúc âm chúng ta tìm thấy các quy chiếu khác nhau về Trái Tim Chúa Giêsu, chẳng hạn trong văn bản trong đó Chúa Kitô nói: ”Các con tất cả là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, hãy đền cùng Thầy, và Thầy sẽ bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của Thầy và học nơi Thầy, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,28-29). Thế rồi nền tảng là trình thuật cái chết của Chúa Kitô theo thánh Gioan. Thật thế, thánh sử làm chứng điều thánh nhân đã trông thấy trên núi Sọ, nghĩa là sự kiện khi Chúa Giêsu đã chết, một người lính lấy đòng đậm cạnh sườn Người và từ vết thương đó máu và nước chảy ra (x. Ga 19,33-34). Thánh Gioan nhận ra trong dấu chỉ ấy, xem ra là tình cờ, việc thành toàn các lời tiên tri: từ tim của Chúa Giêsu, là Chiên Con bị sát tế trên thập giá, nảy sinh ra ơn tha tội và sự sống cho tất cả mọi người. Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dự:

Nhưng lòng thương xót của Chúa Giêsu không chỉ là một tâm tình, còn hơn thế nữa, nó là một sức mạnh trao ban sự sống, làm cho con người sống lại! Tin Mừng hôm nay cũng nói với chúng ta về điều này, trong giai thoại bà góa làng Naim (Lc 7,11-17). Với các môn đệ Chúa Giêsu đang đến Naim, một làng trong vùng Galilea, chính trong lúc diễn ra một đám tang: người ta đem chôn một thanh niên, con trai duy nhất của một bà góa. Cái nhìn của Chúa Giêsu lập tức dán chặt trên bà mẹ đang khóc. Thánh sự Luca nói rằng: ”Khi trông thấy bà, Chúa cảm thấy một sự xót thương lớn đối với bà” (c. 13). Sự xót thương này là tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, là sự thương xót, nghĩa là thái độ của Thiên Chúa tiếp xúc với sự khốn cùng của con người, với sự nghèo nàn của chúng ta, với khổ đau và sự âu lo của chúng ta. Từ xót thương trong Thánh Kinh gợi lại lòng dạ của bà mẹ: thật vậy, người mẹ cảm nhận một phản ứng hoàn toàn là của bà trước nỗi khổ đau của con cái. Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế.

Và đâu là hoa trái của tình yêu thương, của lòng thương xót của Thiên Chúa? Đó là sự sống! Chúa Giêsu nói với bà góa thành Naim: ”Đừng khóc!”, rồi Người gọi thanh niện đã chết, và đàmh thức anh ta dậy như từ một giấc ngủ (x. cc. 13-15). Đức Thánh Cha chú thích cử chỉ này của Chúa Giêsu như sau:

Chúng ta hãy nghĩ tới điều này, thật là đẹp: lòng thương xót của Thiên Chúa trao ban sự sống cho con người, cho nó sống lại từ cái chết. Chúa luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, chúng ta đừng quên điều này, Người luôn luôn nhìn chúng ta với lòng thương xót, Người chờ đợi chúng ta với lòng thương xót. Chúng ta đừng sợ đến gần Người! Người có một con tim thương xót! Nếu chúng ta cho Người thấy các vết thương nội tâm của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta. Người là lòng thương xót tinh tuyền. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu!

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Chúng ta hướng lên Đức Trinh Nữ Maria: con tim vô nhiễm nguyên tội của Mẹ, con tim bà mẹ, đã chia sẻ tột đỉnh lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt trong giờ của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết khiêm nhường và thương xót với các anh chị em khác.

Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin chào các tín hữu Đức Thánh Cha nói hôm nay tại Cracovia có hai nữ tu Ba Lan được tôn phong Chân phước: đó là chị Sofia Czeska Maciejowska, là người hồi tiền bán thế kỷ XVII đã thành lập Dòng các Trinh nữ dâng Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc, và chị Margherita Lucia Szewczyk, là người hồi thế kỷ XIX đã thành lập Dòng các Nữ tử Trinh Nữ Maria Sầu Bi Diễm Phúc. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa với Giáo Hội tại Cracovia.

Tôi xin thân ái chào tất cả các khách hành hương hiện diện hộm nay: các nhóm giáo xứ, các gia đình, các học sinh, các hội đoàn, các phong trào. Tôi xin chào tất cả mọi người. Tôi cũng xin chào một đoàn hành hương đến từ Mombay bên Ấn Độ. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chào các nhóm đến từ nhiều nơi trong nước Italia, Cuối cùng ngài nhắc lại: Hôm nay chúng ta đừng quên tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Chúa Giêsu: Người luôn nhìn chúng ta, yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta. Người là tất cả con tim và lòng thương xót. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu với lòng tin tưởng, Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta.
 
Top Stories
Pope: Religious freedom often affirmed, not always put into practice
Vatican Radio
09:36 09/06/2013
Vatican 2013-06-08- Religious freedom was among the topics which Pope Francis touched upon Saturday during his meeting with Italian President Giorgio Napolitano. In his address to the Italian Head of State, Pope Francis recalled how 2013 marks the 17th centenary of the Edict of Milan, a document which many consider to be the first example of religious freedom being promoted.

“In today’s world, religious freedom is more often affirmed than put into practice”, the pope said. It is often threatened, and not infrequently violated. The serious outrages against this fundamental right are a source of serious concern, and need to be confronted at the global level.

Defending religious liberty and making it available for everyone, Pope Francis said, is everyone’s responsibility. Doing so “guarantees the growth and development of the entire community.”

Pope Francis then turned his attention to the current global crisis. At this time in history, he said, the world is undergoing a “serious and persistent global economic crisis which accentuates economic and social problems, above all placing a burden on the weakest of society.”

Some of the main causes for concern, Pope Francis pointed out, include the weakening of family and social ties; decreasing populations; the prevalence of a way of thinking which values profit more than work; insufficient attention given to younger generations and their formation, which jeopardizes a peaceful and secure future for society.

In such a moment of crisis he said, “there is therefore an urgent need to foster, especially among young people, a new way of thinking with regard to the responsibility of politics,” one where “believers and non-believers can work together to promote a society where injustice can be overcome, and each person can contribute to the common good according to his or her dignity, and make the most of his or her abilities.”

Even in the civil sphere, what the faith assures us is true: we must never lose hope. How many examples of this have we received from our parents and grandparents, who faced the difficulties of their own life with great courage and a spirit of sacrifice!”
 
Pope Francis: Sunday Angelus: the mercy of our Lord
Vatican Radio
09:37 09/06/2013
Vatican 2013-06-09- Pope Francis prayed the Angelus with thousands of pilgrims gathered in St Peter's Square this Sunday. In his remarks to the gathered faithful, the Holy Father reflected on the mercy of Our Lord, which is the focus of the Church's prayerful attention during the month of June, traditionally dedicated to the Sacred Heart of Jesus. Below, please find Vatican Radio's English translation of the Holy Father's remarks ahead of the traditional prayer of Marian devotion.

Dear brothers and sisters!

The month of June is traditionally dedicated to the Sacred Heart of Jesus, the highest human expression of divine love. Just this past Friday, in fact, we celebrated the Solemnity of the Sacred Heart of Jesus: the feast that sets the tone for the whole month. Popular piety highly prizes symbols, and the Heart of Jesus is the ultimate symbol of God's mercy – but it is not an imaginary symbol, it is a real symbol, which represents the center, the source from which salvation for all humanity gushed forth.

In the Gospels we find several references to the Heart of Jesus, for example, in the passage where Christ says, “Come unto me, all ye that labor and are heavy laden, and I will give you rest. Take my yoke upon you and learn from me, for I am meek and humble of heart. (Mt 11:28-29)” Then there is the key story of the death of Christ according to John. This evangelist in fact testifies to what he saw on Calvary: that a soldier, when Jesus was already dead, pierced his side with a spear, and from the wound flowed blood and water (cf. Jn 19.33-34). John recognized in that – apparently random – sign, the fulfillment of prophecies: from the heart of Jesus, the Lamb slain on the cross, flow forgiveness and life for all men.

But the mercy of Jesus is not just sentiment: indeed it is a force that gives life, that raises man up! [This Sunday]’s Gospel tells us this as well, in the episode of the widow of Nain (Luke 7:11-17). Jesus, with his disciples, is just arrived in Nain, a village in Galilee, at the very moment in which a funeral is taking place. a boy is buried, the only son of a widow. Jesus’ gaze immediately fixes itself on the weeping mother. The evangelist Luke says: “Seeing her, the Lord was moved with great compassion for her (v. 13).” This “compassion” is the love of God for man, it is mercy, i.e. the attitude of God in contact with human misery, with our poverty, our suffering, our anguish. The biblical term “compassion” recalls the maternal viscera: a mother, in fact, experiences a reaction all her own, to the pain of her children. In this way does God love us, the Scripture says.

And what is the fruit of this love? It is life! Jesus said to the widow of Nain, “Do not weep,” and then called the dead boy and awoke him as from a sleep (cf. vv. 13-15). The mercy of God gives life to man, it raises him from the dead. The Lord is always watching us with mercy, [always] awaits us with mercy. Let us be not afraid to approach him! He has a merciful heart! If we show our inner wounds, our sins, He always forgives us. He is pure mercy! Let us never forget this: He is pure mercy! Let us go to Jesus!

Let us turn to the Virgin Mary: her immaculate heart – a mother’s heart – has shared the “compassion” of God to the full, especially at the hour of the passion and death of Jesus. May Mary help us to be meek, humble and compassionate with our brethren.

After the Angelus, Pope Francis spoke these words to Pilgrims:

Dear brothers and sisters!

Today in Krakow are proclaimed Blessed two Polish women religious: Zofia Czeska Maciejowska, who, in the first half of the 17th century, founded the Congregation of the Virgins of the Presentation of the Blessed Virgin Mary; Margaret Lucia Szewczyk, who in the 19th century founded the Congregation of the Daughters of Our Lady of Sorrows. With the Church in Krakow we give thanks to the Lord!

I affectionately greet all the pilgrims present today: church groups, families, schools, associations, movements.

I greet the faithful from Mumbai, India.

I greet the Family Love Movement of Rome, the confraternities and volunteers of the Sanctuary of Mongiovino, near Perugia, Umbria, the Young Franciscans of Umbria, the "House of Charity" in Lecce, the faithful of the province of Modena, whom I encourage [in their work of] reconstruction [the region was hard-hit by an earthquake in 2012], and those of Ceprano. I greet the pilgrims of Ortona, where we venerate the relics of the Apostle Thomas, who made ​​a journey “from Thomas to Peter”! Thank you!

I wish you all a good Sunday, and a good lunch!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm Đức Tin: Hạt thành phố Huế thi kiến thức Giáo lý
Trương Cao Minh Mẫn
09:20 09/06/2013
Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình năm Đức Tin Tổng Giáo phận Huế. Sáng Chúa Nhật 09-06-2013, hạt Thành phố Huế tổ chức cuộc thi tìm hiểu Giáo lý tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam. Đúng 8 giờ30, đại diện giáo lý sinh của 16 giáo xứ thuộc hạt Thành phố Huế tập trung tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam để tham dự vòng loại và vòng chung kết Cuộc thi kiến thức Giáo lý năm Đức Tin 2012 – 2013 cấp Hạt. Cuộc thi này sẽ chọn ra đội xuất sắc nhất để tham dự cuộc thi chung kết toàn Giáo phận.

Xem hình ảnh

Luật chơi của cuộc thi này dựa trên phiên bản các chương trình truyền hình “Đường lên đỉnh Olympia”, “Tam sao thất bản”, “Chiếc nón kỳ diệu” trên kênh VTV3, gồm có 4 vòng thi:
- Vòng 1: Tìm hiểu Đức Tin: Lần lượt các đội trả lời nhanh 10 câu hỏi trong vòng 60 giây.
- Vòng 2: Chia sẻ Đức Tin: Mỗi đội cử 4 người, 2 người diễn giải bằng lời nói và hành động để 2 người còn lại đoán được từ khóa hiển thị trên màn hình.
- Vòng 3: Sống Đức Tin: 4 đội thi giải các ô chữ để tìm ra từ khóa bí ẩn.
- Vòng 4: Tuyên xưng Đức Tin: Từng thí sinh trong đội lần lượt trả lời các câu hỏi tương ứng với gói câu hỏi mà đội đã chọn.

16 giáo xứ thuộc Hạt Thành Phố gồm có: đội chủ nhà Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, Giáo xứ Sơn Thủy, Giáo xứ Tây Lộc, Giáo xứ Thiên An, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Giáo xứ Gia Hội, Giáo xứ Phú Hậu, Giáo xứ Đốc Sơ, Giáo xứ Kim Long, Giáo xứ Tây Linh, Giáo xứ Bình Điền, Giáo xứ Bến Ngự, Giáo xứ An Vân, Giáo xứ Đá Hàn, Giáo xứ Phan - xi - cô, Giáo xứ Ngọc Hồ. . Tất cả chia thành 4 bảng và tham gia vòng loại vào buổi sáng. Cuộc thi diễn ra sôi nổi và không kém phần kịch tính.

Sau vòng loại cuộc thi vào buổi sáng, các em cùng nhau dùng bữa cơm trưa thân mật tại khuôn viên Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam trong tình huynh đệ, dưới một mái nhà chung và cùng chung một Cha chung trên trời.

Vào lúc 12h30, sau giờ nghỉ trưa, toàn bộ giáo lý sinh có mặt trong ngày hôm nay cùng nhau làm bài kiểm tra kiến thức giáo lý dưới hình thức trắc nghiệm gồm 30 câu trong vòng 30 phút. Kết quả rất bất ngờ đối với Ban tổ chức khi có rất 2 bài làm đạt 29/30 điểm và rất nhiều bài đạt từ 26 – 28/30 điểm. Điều này khiến quý Cha cùng Ban tổ chức và ban Giám khảo tỏ ra rất hạnh phúc và vui mừng.

Đến 13h, tất cả tập trung trong nhà thờ Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam để cổ vũ cho 4 đội thi xuất sắc nhất gồm: đội chủ nhà Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, đội Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đội Giáo xứ Kim Long và Đội Giáo xứ Đá Hàn.

Trận chung kết diễn ra hết sức gay cấn và không kém phần kịch tính. Kết thúc 2 vòng thi đầu tiên, cả 4 đội đều có số điểm rất cao và bám đuổi nhau quyết liệt.

Tuy nhiên, đến 2 vòng thi cuối cùng, đội thi đến từ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã tỏ ra rất xuất sắc khi trả lời chính xác các câu hỏi hóc búa để giành chiến thắng thuyết phục và bỏ xa 3 đối thủ còn lại.

Kết quả chung cuộc, Giải nhất thuộc về đội Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp với 310 điểm, Giải nhỉ thuộc về Giáo xứ Phủ Cam và Giáo xứ Kim Long cùng đạt được 105 điểm, Giải 3 thuộc về Giáo xứ Đá Hàn. Qua đó, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp sẽ là giáo xứ đại diện cho Hạt Thành Phố tham dự vòng Chung Kết Cuộc Thi Giáo Lý Năm Đức Tin cấp Giáo phận tổ chức tại Trung tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế.

Buổi gặp mặt tạo nên sự đoàn kết giữa các giáo lý sinh thuộc nhiều giáo xứ khác nhau. Đặc biệt, trong ngày hôm nay, có sự tham gia của Giáo xứ Sơn Thủy đến từ A Lưới, là giáo xứ xa nhất của Hạt Thành phố. Để đến được với cuộc thi hôm nay, đội Giáo xứ Sơn Thủy phải xuất phát từ lúc 3 giờ sáng để kịp thời tham dự cuộc thi với các Giáo xứ bạn. Giáo xứ Sơn Thủy đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho tất cả mọi người về tinh thần hăng say phục vụ, nhiệt tâm lo việc nhà Chúa.

“ Đẹp thay bước chân, người đi loan báo Tin Mừng …”
 
Hội đồng Comitium Sài Gòn III: Kỷ niệm 10 năm thành lập
Nguyễn Đức
09:30 09/06/2013
Hội đồng Comitium Sài Gòn III: Kỷ niệm 10 năm thành lập

"Hạt giống mục rồi cây đã mọc

Từ lòng đất mẹ mùa bao la.

Ngày đi gieo, vừa gieo vừa khóc

Ngày trở về, ôm bó lúa hoan ca."

Lúc 9g00’ ngày 08/06/2013, tại nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – giáo xứ Hà Nội, giáo hạt Xóm Mới, TGP. Sài Gòn, hơn 2.000 hội viên Legio Mariæ của 7 Hội đồng Curiæ và 23 Præsidia thuộc Hội đồng Comitium Sài Gòn III là đơn vị trong Hệ thống Legio Mariæ Việt Nam đã long trọng tổ chức Thánh lễ Tạ ơn mừng kính Trái Tim Đức Mẹ, đồng thời đánh dấu 10 năm thành lập.

Đến hiệp dâng Thánh lễ có Đức Cha Giu-se Đặng Đức Ngân, giám mục GP. Cao Bằng – Lạng Sơn chủ tế. Đồng tế với ngài có Cha Đa-minh Đinh Ngọc Lễ, Linh Giám Hội đồng Comitium Sài Gòn III, Cha Sở giáo xứ Hà Nội kiêm Hạt Trưởng giáo hạt Xóm Mới; Cha GBt. Nguyễn Văn Luyến, Linh Giám Hội đồng Curia Xóm Mới; Cha Giu-se Nguyễn Văn Thanh, Linh Giám Hội đồng Curia Bình Tân; Cha Phao-lô Nguyễn Thực, Linh Giám Præsidia giáo xứ Hà Đông; Cha Vinh Sơn Nguyễn Minh Huấn, Linh Giám Præsidia giáo xứ Tử Đình và Cha Giu-se Phùng Văn Thông Minh nghĩa tử của Cha Hạt Trưởng; Hai anh Gio-a-kim Hoàng Văn Thái và Phao-lô Vũ Văn Ngò, Đại diện Hội đồng Senatus Việt Nam và Hội đồng Comitium Hà Nội; Quý anh chị Legio thuộc Hội đồng Comitium Sài Gòn II và III; các Hội đồng Comitiæ, Curiæ và Præsidia cùng quý khách mời.

Trước khi diễn ra Thánh lễ tạ ơn đánh dấu 10 năm thành lập, các hội viên Legio khai mạc bằng giờ kinh nguyện bản kinh Tessera của Legio: lần hạt 5 chục mùa Vui, các lời nguyện và kinh Catena . Kế đó là phần diễn nguyện gồm các tiết mục:

1. Múa: Lạy Chúa con tin do Hội đồng Curia Tân Sơn Nhì

2. Múa: Làm Dấu do Præsidium Junior Mân Côi gx. Thiên Ân

3. Hợp ca: Kính Mừng Nữ vương do Præsidium gx. Bình Tân

4. Hành Khúc Legio do Præsidium gx. Thiên Ân

5. Đức tin hành động do Hội đồng Curia Tân Sơn Nhì

6. Hợp ca Mẹ là bóng mát do Hội đồng Curia Bình Tân, gx. Bình Thuận

6. Từ rất xa khơi do Hội đồng Curia Bình Tân.

Sau đó, anh Đa-minh Hoàng Vĩnh Tuyến, Thư ký Hội đồng Comitium Sài Gòn III, kiêm Trưởng Hội đồng Curia Xóm Mới, đã trình bản yếu lược về chặng đường 10 năm hình thành và phát triển của Comitium Sài Gòn III.

Anh cho biết Legio Mariæ là một trong các Hội đoàn Công Giáo Tiến hành toàn cầu do Tôi Tớ Chúa Frank Duff là giáo dân khởi xướng tại Ireland. Ngày 09/06/2003, Hội đồng Senatus Việt Nam đã quy tụ các Hội đồng Curiæ trong các giáo hạt thuộc TGP. Sài Gòn: Xóm Mới, Tân Sơn Nhì, Hóc Môn, Bình Chánh và nâng lên thành Hội đồng Comitium Sài Gòn III, đồng thờiđặt địa điểm tại Curia Xóm Mới. Việc nâng cấp này là một vinh dự nhưng cũng đặt thêm trọng trách cho các cấp quản trị điều hành.

Nhờ ơn Thiên Chúa giúp, ngày 11/12/2003 Hội đồng Curia Bình Chánh được thành lập tại giáo xứ thánh Phao-lô, ngày 08/05/2010 thành lập Hội đồng Curia Gò Vấp tại giáo xứ Hạnh Thông Tây. Hội đồng Comitum Sài Gòn III đang hoạt động tại 4 giáo hạt trên địa bàn 8 quận huyện với tổng số 70 giáo xứ, 60 giáo xứ đã có sự diện của Legio Mariæ . Hội đồng Comitium Sài Gòn III quản trị 7 Curiæ Senior và 1 Curia Junior với tổng số 1.721 hội viên hoạt động và 3.777 hội viên tán trợ. Việc tuyển mộ hội viên mới hiện nay gặp khó khăn vì mọi người thường đã ở trong các hội đoàn khác, nếu vào Legio phải hy sinh thêm nhiều công sức. Khó khăn khác là uỷ viên các cấp chưa thật sự quan tâm phát triển các em Junior và Legio thiếu niên…

Tiếp theo là Thánh lễ Tạ ơn mừng kính Trái Tim Đức Mẹ. Thánh Lễ mở ra, bày tỏ lòng tri ân Chúa, biết ơn tiền nhân. Thánh lễ là đỉnh cao của lòng biết ơn, của cầu nguyện và nhìn lại 10 năm hình thành và phát triển. Qua thánh lễ hôm nay hội viên Legio được mời gọi tiếp tục lên đường loan báo Tin Mừng."Con hãy về nhà với thân quyến và loan truyền cho họ biết Chúa đã làm gì và đã thương con thế nào” (Mc 5, 19).

Chia sẻ trong bài giảng, Đức Cha Giu-se nói về tâm tình vâng phục biết ơn của Mẹ Maria với Thiên Chúa và mời gọi mọi người dấn thân bước theo chân Mẹ, tín thác nơi lòng thương xót của Chúa và tin tưởng vào sự cầu bầu của Mẹ. Đức Cha nói: "Sau khi tôn vinh tình yêu vô biên của Thánh Tâm Chúa Giê-su, Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm Trái Tim tinh tuyền vẹn sạch của Mẹ Ma-ri-a là Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ của Giáo Hội và Mẹ của mỗi người chúng ta. Qua các tiết mục diễn nguyện, tôi cảm nhận lòng hiếu thảo và biết ơn đối với Đức Mẹ của Comitium Nữ Vương các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Qua tiếng “Xin Vâng”, Mẹ đã khiêm hạ phó thác dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa. Rồi Đức Mẹ đã hạ mình thăm viếng, giúp đỡ bà Ê-li-sa-bét và giúp đỡ mọi người. Được Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ bảo trợ, hội viên Legio càng trở nên mạnh mẽ trong công cuộc vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Việc truyền giáo khó mà khả thi nếu thiếu đi vai trò của người giáo dân. Hạt mầm Legio năm 1948, lần đầu tiên được ươm tại Việt Nam nơi nhà thờ Hàm Long, từ đó đến nay, cây Legio đã lan toả trên khắp các giáo phận Việt Nam thân yêu. Hội đồng Comitium Sài Gòn III chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì chặng đường 10 năm nhìn lại, ơn gọi Ki-tô hữu sẽ mạnh mẽ hơn nhờ được liên kết với Đức Mẹ. Sự khiêm hạ của mọi người sẽ được nâng lên qua hai tiếng “Xin Vâng” của Mẹ. Đáp lại tình yêu huyền nhiệm của Thiên Chúa, anh chị em nhiều khi đã gác lại niềm vui nơi gia đình nhỏ của mình để lo nỗi lo của gia đình lớn Legio Mariæ .. Xin Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Mẹ Ma-ri-a, ban ơn và tăng sức cho tất cả mọi người…"

Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Gio-an Tông đồ Nguyễn Văn Đạo, Trưởng Hội đồng Comitium Sài Gòn III, đã có lời cảm ơn Đức Cha chủ tế, quý Cha Linh Giám và quý khách. Quý Cha đã luôn nâng đỡ, tạo mọi điều kiện để gia đình Legio Mariæ hoạt động được tốt trong 10 năm qua. Anh cầu xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống cho Đức Cha và mọi người trong giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, giáo phận xa xôi nhất của Việt Nam. Anh cũng ngỏ lời cảm ơn quý Cha Linh Giám đồng tế. Cảm ơn sự hiện diện tích cực và cộng tác của các Hội đồng Curiæ : Xóm Mới, Tân Bình, Tân Sơn Nhì, Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Bình Tân và 23 Præsidia trực thuộc.

Trong phần đáp từ, Đức Cha Giuse bày tỏ niềm vui mừng được trở lại giáo xứ Hà Nội sau lần thăm viếng chung với các giám mục Á Châu, cảm ơn sự tiếp đón của Cha Linh Giám Đa-minh và của tất cả mọi người. Đức Cha nói: Như xưa Mẹ Ma-ri-a đã xin vâng thì nay anh chị em cũng lắng nghe tiếng Chúa và những dấu chỉ của Ngài để chúng ta cũng “Xin Vâng” và thực hiện cho tròn sứ vụ tông đồ của chúng ta. Hãy mặc lấy tâm tình của Đức Mẹ trong lời kinh Magnificat..

Cha Linh Giám Đa-minh tâm tình thêm với cộng đoàn: Giáo phận Lạng Sơn ở phía Bắc nước ta bao gồm ba tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Giang nhiều núi non bao quanh, đời sống dân chúng còn khó khăn. Địa bàn rộng gấp mấy chục lần TGP. Sài Gòn, nhưng dân số vỏn vẹn 1 triệu người, trong đó Công Giáo chỉ có 6000 người. Cách đây 20 năm, nhà thờ chánh tòa và một số thánh đường bị đổ nát, Đức Cha tiền nhiệm, Giu-se Ngô Quang Kiệt, từng là giám quản giáo phận. Dịp con ghé thăm thấy Đức Cha đích thân cầm chổi quét nhà, phục vụ chỉ có vài ba người trong đó một nữ tu già hơn 90 tuổi. Nhìn thấy dung mạo Đức Cha tuy bên ngoài tươi đẹp thế nhưng bên trong hẳn đầy những lo âu trăn trở. Ngày mai là Chúa Nhật, Đức Cha Giuse sẽ dâng hai Thánh lễ tại xứ Hà Nội, xin mời quý anh chị đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện và giúp đỡ cho GP. Lạng Sơn - Cao Bằng.

Kết thúc Bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, niềm vui đánh dấu mừng kỷ niệm “10 năm thành lập” được tiếp diễn trong buổi liên hoan thân mật tại hội trường giáo xứ. Đức Cha, quý Cha Linh Giám và mọi người tiến vào hội trường dùng tiệc liên hoan chia sẻ niềm vui. Lồng trong chương trình họp mặt là phần trao quà lưu niệm động viên tinh thần, và những tiết mục văn nghệ thật hào hứng, vui nhộn, đã làm tăng thêm phần ấm cúng, thân tình đầy tình thân ái cho ngày đặc biệt này.

Bằng trọn vẹn tấm lòng thảo hiếu, chúng ta xin dâng lời ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các bậc tiền nhân, và hy vọng những năm sắp tới, Hội đồng Comitium Sài Gòn III sẽ mở rộng cửa, để ra đi đem Tin Mừng đến cho mọi người.

BTT/ HĐ. Senatus Việt Nam - ảnh: Ant. Lê Tân
 
Đại lễ Lòng Thương Xót Chúa tại giáo phận Thanh Hóa
Têrêxa Phương Thu
12:32 09/06/2013
Đại lễ Lòng Thương Xót Chúa tại giáo phận Thanh Hóa

GPTH_Kết thúc tháng Năm - tháng hoa kính Đức Mẹ, toàn thể Giáo Hội bước vào tháng 6 - tháng kính Trái tim cực thánh Chúa Giêsu (Thánh Tâm). Ngày 07.06.2013 vừa qua, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là ngày lễ truyền thống của Hội Lòng Thương Xót Chúa giáo phận Thanh Hóa, đã được cử hành cách trọng thể tại giáo xứ Chính Tòa với sự tham dự của gần 3.000 hội viên.

Xem Hình

Mặt trời ló rạng, nắng chan hòa trải xuống không gian, theo chân dòng người đang nô nức đổ về nhà thờ Chính Tòa. Từ những cụ già đến các em thơ, có những bệnh nhân và cả người tật nguyền…tất cả về đây để xin ơn, để cầu nguyện và trên hết vì họ tin vào sự quan phòng nhiệm màu của Thiên Chúa.

Sau một thời gian rất ngắn kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo Đệ Nhị phát động phong trào Lòng Thương Xót Chúa, hoạt động này đã nhanh chóng lan rộng. Đến nay, ở Việt Nam, hầu hết các giáo phận đều đã đón nhận và hình thành các cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa. Riêng trong giáo phận Thanh Hóa, trên 40 giáo xứ có hội viên thuộc cộng đoàn này.

Trước khi bước vào cuộc rước tôn vinh và thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, một giờ sám hối cộng đồng đã diễn ra. Chia sẻ với cộng đoàn hiện diện, cha Anton Trịnh Đình Thiệu mời gọi mỗi người tạm gác bỏ hết những lo toan, suy tính, muộn phiền…để tâm hồn thực sự lắng đọng đón nghe tiếng Chúa; mời gọi mọi người chạy đến với Chúa với lòng thống hối ăn năn để được lãnh nhận nguồn ơn tha thứ qua bí tích giao hòa. Bên cạnh đó, cũng đòi hỏi một sự mạnh dạn đổi mới đời sống, đổi mới tâm hồn để đạt được ý nguyện Chúa Giêsu truyền dạy là đức yêu thương.

Đúng 8g00, đoàn rước từ Tòa giám Mục tiến sang nhà thờ Chính Tòa. Đức Cha giáo phận cử hành nghi thức làm phép ảnh lòng thương xót Chúa. Ảnh được truyền tay gửi đến từng người. Nâng niu ảnh Chúa trên tay, chiêm ngắm hồi lâu, rồi đâu đó bắt gặp những giọt nước mắt khẽ rơi trên đôi gò má gầy, khắc khổ. Giọt nước mắt của lòng tri ân, của tâm tình tạ ơn và cả cảm giác tội lỗi của phận người trước những bao dung, hi sinh lớn lao của Thiên Chúa.

Trong tình yêu Thánh Tâm Chúa, tất cả đều trở nên nhỏ bé. Đức chân phước giáo hoàng Gioan XXIII đã cảm nghiệm được sâu sắc vẻ đẹp của tình yêu ấy. Trong cuốn “Nhật Ký Tâm Hồn” Người khẳng định: “Chính Trái Tim Chúa Giêsu là nơi tôi phải hướng đến để tìm ra giải đáp cho mọi vấn nạn của tôi. Tôi muốn lòng sùng kính Trái Tim Người, ẩn dấu trong Bí tích Tình Yêu, là thước đo cho tất cả sự tiến bộ tâm linh của tôi. Tôi quyết tâm không để mình ngơi nghỉ cho đến khi tôi có thể thực sự nói rằng tôi đã được tan hòa vào trong Trái Tim Chúa Giêsu”.

Ngay sau đó, cuộc rước kiệu tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa bắt đầu. Cái nắng không thể làm khó lòng người. Đội trống xứ Ngọc Lẫm và đội đèn đồng xứ Đa Phạn đã góp phần cho không khí ngày đại lễ thêm trang trọng. Đoàn người lần lượt cất bước. Ngày hôm nay, không có những sắc màu rực rỡ trong bộ áo dài của các bà các mẹ, không có hoa tươi trên tay; thay vào đó là sắc đỏ của tình yêu thương. Màu đỏ biểu tượng cho máu Chúa đã đổ vì loài người; màu đỏ còn là màu của tình yêu, của một mối tình đẹp và sâu đậm giữa Thiên Chúa với con người.

Trong thánh lễ hôm nay ngoài Đức Cha, quý cha trong giáo phận còn có sự hiện diện của cha Gioan Nguyễn Thế Hinh – cha linh hướng cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa giáo phận Xuân Lộc cùng phái đoàn Lòng Thương Xót Chúa giáo phận Sài Gòn – những vị khách đặc biệt đến từ nơi xa. Thêm một niềm vui nữa, khi cộng đoàn lại được thấy gương mặt quen thuộc của cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc trên bàn thánh sau một thời gian dài dưỡng bệnh.

Mở đầu bài chia sẻ, Đức Cha giáo phận đã viện dẫn câu chuyện về một cái chết thương tâm của đứa trẻ ăn xin nơi bãi rác. Chỉ vì muốn nhặt nhạnh chút đồ ăn, đứa trẻ ấy đã đến thật sớm trực chờ xe rác đầu tiên về, nhưng rồi nó mệt và thiếp đi, chiếc xe đi qua vô tình cướp đi mạng sống của nó. Trong nghèo khổ, cơ cực, người ta mong chờ sự sung túc nhưng những người được quan tâm, no đủ liệu đã thực sự hạnh phúc chưa? Thưa, sung túc vật chất không làm cho con người hạnh phúc; nó có thể vẫn làm con người cảm thấy đau khổ, mặc cảm, cô đơn. Ngay trong tình thân, chúng ta vẫn cảm thấy rất cô độc vì người xung quanh không hiểu thấu tấm lòng mình. Chính vì thế, Thiên Chúa đã sai con một Người xuống cứu độ và yêu thương con người.

“Ấy thế nhưng trong một ngày, chúng ta nói biết bao điều làm tha nhân quanh ta phiền muộn; đôi mắt, đôi tay… đều là những khí cụ khiến chúng ta phạm tội. Đời chúng ta như một bãi sa mạc, nếu như không đứng lên bước ra khỏi bóng tối thì chúng ta mãi đắm chìm trong tội lỗi. Nhưng Chúa luôn bên ta. Hãy nghĩ đến thập giá, máu và nước Người đã đổ ra, trở nên nguồn ơn cứu độ đời đời cho nhân loại…”.

Qua mọi thời đại, con người luôn đươc gọi mời chạy đến với Thánh Tâm Chúa, để đón nhận tình yêu và sự đỡ nâng của Người. Chúa là Đấng đáp ứng được tất cả mọi chờ đợi của con người để con người hạnh phúc trong yêu thương. Ngày hôm nay cũng là ngày quốc tế cầu cho các linh mục, Đức Cha mời gọi mọi người cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục. Xin Chúa uốn nắn tâm hồn các linh mục, xin cho các ngài cũng mang trái tim Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Trong Kinh tin kính, Đức Giám Mục, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân đã bỏ mũ, nâng cao ảnh Chúa thương xót như một cách cảm tạ tình Chúa yêu thương. Ngay sau đó, Ban chấp hành cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa giáo phận được giới thiệu ra mắt cộng đoàn hiện diện.

Nắng bất chợt dịu xuống, thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn. Phải chăng Chúa đang tỏ lòng mình với đoàn con cái Chúa.

Thánh lễ tiếp tục được cử hành trong sự trang nghiêm, sốt sắng.

Trước khi kết thúc thánh lễ, vị chủ chăn giáo phận một lần nữa mời gọi cộng đoàn xác tín vào sự quan phòng màu nhiệm Chúa. “Ít ai nghĩ một quốc gia còn đặt nặng vấn đề vật chất lại có một lòng tôn sùng Chúa mạnh mẽ đến vậy. Nhưng chúng ta làm được…”. Thánh Tâm Chúa Giêsu luôn là nguồn êm ái dịu dàng cho mọi tâm hồn biết chạy đến nương nhờ nơi Trái tim đầy yêu thương của Chúa.

Thánh lễ khép lại nhưng tình yêu thương của Chúa vẫn còn lưu giữ trong tâm khảm mọi tín hữu xứ Thanh và tất cả xác tín một điều rằng: Chúa Giêsu là điểm tựa vững chắc nhất, là bến bình an vĩnh cửu ở giữa nhân gian. Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa…

Têrêxa Phương Thu
 
Năm Đức Tin: Giáo xứ VN Paris học hỏi các văn kiện Công Đồng Vatican II
Trần Văn Cảnh
16:10 09/06/2013
NĂM ĐỨC TIN: GIÁO XỨ VN PARIS HỌC HỎI CÁC VĂN KIỆN CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

Paris, Chúa Nhật 09 tháng 06 năm 2013, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, có buổi học hỏi về « Thánh Kinh trong đời sống Giáo Hội », chương VI trong Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa, Dei Verbum. Đây là buổi học hỏi cuối cùng trong niên khóa 2012-2013 về các văn kiện Công Đồng Vaticanô II do Trường Huấn Luyện của Phong Trào Cursillo Giáo Xứ Việt Nam tổ chức cho các Cursillistas.

Tại sao học hỏi các văn kiện Công Đồng Vaticanô II ?

Trong buổi khai mạc chương trình học tập cho năm đức tin, ngày 09.09.2013, chị trách nhiệm Trường Huấn Luyện đã giải thích tại sao cần học hỏi các tài liệu Công Đồng Vatican II. Chị nêu ra đường hướng mục vụ Năm Đức Tin của Giáo Xứ Việt Nam Paris và của Tổng Giáo Phận Paris ; Và đặc biệt chị trích Tông Thư Cánh Cửa Đức Tin của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI : « việc khởi sự Năm Đức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 có thể là một cơ hội thích hợp để hiểu rằng các văn kiện Công đồng, được các Nghị Phụ để lại như gia sản, "không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng". Cần đọc các văn kiện ấy một cách thích hợp, cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn Quyền Hội Thánh, giữa lòng Truyền Thống của Giáo Hội. Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng như "hồng ân lớn lao mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20" : trong đó chúng ta được một địa bàn chắc chắn để định hướng trong con đường của thế kỷ đang mở ra". (CCĐ T, 8-10). Chị cũng nhắc đến « Hướng dẫn Mục Vụ Năm Đức Tin » điều 6, ở cấp Giáo Hội Hoàn Cầu, của Bộ Giáo lý Đức Tin, ngày 6 tháng Giêng 2012 : « Đối với mọi tín hữu, Năm Đức Tin sẽ đem lại một cơ hội tốt để học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vatican II và nghiên cứu sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo ».

Học hỏi những văn kiện nào ?

Sau khi đã giới thiệu sơ qua Công Đồng và liệt kê tất cả những tài liệu chình yếu của Công Đồng, chị đề nghị một chương trình học hỏi xoay quanh ba tài liệu : Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium), - Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum) và - Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium Et Spes). Chương trình cụ thể được đề nghị xoay quanh 9 buổi với những đề tài chi tiết như sau :

1. 09/09/2012 : Ý kiến về chương trình năm ngoái. Giới thiệu về chương trình năm nay : Công Đồng Vatican II.

2. 14/10/2012 : Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa, Dei Verbum, chương I. « Về chính việc Mạc Khải »

3. 11/11/2012 : Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa, Dei Verbum, chương III. « Sự linh ứng của Thiên Chúa và việc giải thích Thánh Kinh ».

4. 09/12/2012 : Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, chương I «Mầu Nhiệm Giáo Hội».

5. 10/02/2013 : Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, chương IV «Giáo Dân».

6. 10/03/2013 : Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, chương VIII «Ðức Nữ Trinh Maria Mẹ Thiên Chúa trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội».

7. 14/04/2013 : Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, chương IV «Vai trò của Giáo Hội trong thế giới ngày nay».

8. 12/05/2013 : Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, chương V «Cổ võ hòa bình và xây dựng cộng đoàn các dân tộc».

9. 09/06/2013 : Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa, Dei Verbum, chương VI « Thánh Kinh trong đời sống Giáo Hội ».

Học hỏi như thế nào ?

Mỗi đề tài được một nhóm tự nguyện đảm trách. Nhóm này quyết định cách học hỏi thuận lợi cho đề tài của mình. Nhưng tổng thể, các nhóm đều đi theo tiến trình bốn bước : trình bày, trao đổi, tổng kết của tuyên úy và suy tư riêng trước Thánh Thể.

Việc trình bày có thể là do nhóm trách nhiệm trình bày. Nhưng cũng có nhóm trách nhiệm không trình bày, mà chỉ in tài liệu, phát ra, rồi xin các hội thảo viên tự nguyện đọc một đoạn và trình bày điều mình hiểu trong đoạn văn vừa đọc.

Việc trao đổi thì do nhóm trách nhiệm điều hành, nhưng tổng quát thì rất tự do. Ai cũng có quyền diễn tả và chia sẻ quan điểm của mình.

Việc tổng hợp của tuyên úy vừa có ý nghĩa sư phạm tóm tắt lại những ý tứ đã được nêu ra trong phần trình bày và thảo luận vừa có ý nghĩa huấn quyền đại diện của Giáo Hội.

Việc suy tư riêng trước Thánh Thể là áp dụng cụ thể đầu tiên của việc học hỏi. Ghi nhận những trao đổi của các anh chị em khác, nghĩa là giơ tay ra nắm lấy anh em. Suy tư trước Thánh Thể Chúa là giây phút đưa tay ra nắm lấy Chúa.

Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), chương VI : Thánh Kinh Trong Ðời Sống Giáo Hội

21. Tầm quan trọng của Thánh Kinh đối với Giáo Hội. Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu. Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Giáo Hội xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời, Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các Tiên Tri cùng với các Tông Ðồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn. Thực thế, trong các sách thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ. Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội. Bởi thế, lời nói sau đây thật xứng hợp cho Thánh Kinh: "Thực vậy, lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm" (Dth 4,12). "có khả năng gây dựng và ban gia tài cho mọi người đã được thánh hóa" (CvTđ 20,32; x. 1Th 2, 13).

22. Cần có bản văn và bản dịch. Phải mở rộng lối vào Thánh Kinh cho các Kitô hữu. Chính vì thế mà từ buổi đầu, Giáo Hội đã công nhận như của riêng mình bản dịch Cựu Ước bằng tiếng Hy lạp, một bản văn rất cổ và được gọi là bản dịch do bảy mươi người. Ngoài ra Giáo Hội còn luôn tôn trọng các bản dịch của Ðông Phương hay các bản dịch Latinh, nhất là bản thường gọi là bản "Phổ Thông". Vì phải đem lời Chúa đến cho mọi thời đại, Giáo Hội như một người mẹ ân cần lo liệu cho các sách thánh được dịch ra các thứ tiếng cách thích hợp và đứng đắn, đặc biệt dịch từ nguyên bản. Mọi Kitô hữu có thể xử dụng những bản dịch được thực hiện chung với cả những anh em ly khai trong trường hợp thuận tiện và được giáo quyền chấp thuận.

23. Nhiệm vụ tông đồ của các nhà Thánh Kinh học. Hiền thê của Ngôi Lời nhập thể, tức Giáo Hội, được Chúa Thánh Thần dạy dỗ, hằng cố gắng hiểu biết Thánh Kinh ngày càng sâu rộng hơn, hầu không ngừng lấy lời Chúa nuôi dưỡng con cái mình. Do đó, Giáo Hội có lý khi khuyến khích việc học hỏi các thánh Giáo Phụ Ðông Phương và Tây Phương cũng như các Phụng Vụ thánh. Phần các nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo và những người chuyên về Thần Học Thánh phải ân cần lo lắng, dưới sự trông nom của Quyền Giáo Huấn Thánh, và dùng những phương thế thích hợp, để nghiên cứu và trình bày Thánh Kinh, để cung ứng nhiều thừa tác viên lời Chúa hết sức có thể, hầu lương thực Thánh Kinh được dồi dào ban bố cho dân Chúa, để soi sáng trí khôn, kiên trì ý chí và nung đốt lòng người yêu Chúa. Thánh Công Ðồng khuyến khích các con cái Giáo Hội đang chuyên cần học hỏi những khoa học Thánh Kinh, hãy tiếp tục theo đuổi công trình đã khởi sự cách tốt đẹp với những năng lực ngày được đổi mới, và tất cả hăng say hợp với cảm thức của Giáo Hội.

24. Tầm quan trọng của Thánh Kinh đối với thần học. Khoa Thần Học dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền như dựa vào một nền tảng vĩnh viễn. Trên nền tảng này, thần học được củng cố hết sức chắc chắn và mãi mãi được trẻ trung trong khi tìm kiếm, dưới ánh sáng đức tin, mọi chân lý tiềm ẩn trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Thánh Kinh chứa đựng lời Chúa và thực sự là lời của Chúa, vì được linh ứng. Nên nghiên cứu Thánh Kinh phải là linh hồn của Khoa Thần Học Thánh. Thừa tác vụ lời Chúa - nghĩa là việc rao giảng thuộc mục vụ, dạy giáo lý và huấn dụ Kitô giáo, trong đó bài giảng phụng vụ phải chiếm một chỗ quan trọng - phải được nuôi dưỡng cách an lành và gia tăng sinh lực cách thánh thiện, nhờ lời Thánh Kinh.

25. Khuyên nhủ năng học hỏi và đọc Thánh Kinh. Vì thế, tất cả các giáo sĩ, trước hết là các linh mục của Chúa Kitô và những người có bổn phận phục vụ lời Chúa, như các phó tế và những người dạy giáo lý, phải gắn bó với Thánh Kinh nhờ việc chăm đọc và ân cần học hỏi, để khi họ phải truyền đạt kho tàng bao la của lời Chúa, nhất là trong phụng vụ thánh, cho các giáo hữu được ủy thác cho họ, không ai trong họ sẽ trở thành "kẻ huênh hoang rao giảng lời Thiên Chúa ngoài môi miệng bởi không lắng nghe lời Thiên Chúa trong lòng". Thánh Công Ðồng cũng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu, cách riêng các tu sĩ hay năng đọc Thánh Kinh để học biết "khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô" (Ph 3,8). "Vì không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô". Vậy ước gì họ hăng hái tiếp xúc với chính bản văn Thánh Kinh, nhờ Phụng Vụ Thánh dồi dào lời Thiên Chúa, hoặc nhờ sốt sắng đọc Thánh Kinh hay nhờ những tổ chức học hỏi thích hợp, hoặc bất cứ phương thế nào mà ngày nay đã được các Chủ Chăn trong Giáo Hội chấp thuận và ân cần phổ biến khắp nơi. Nhưng mọi người cũng nên nhớ rằng kinh nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì "chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sâm ngôn thần linh".

Các Giám Mục là những người "gìn giữ giáo lý tông truyền" có phận sự tùy nghi dạy các tín hữu đã được ủy thác cho các ngài, cho biết xử dụng đúng đắn sách thánh, nhất là Tân Ước và trước tiên các sách Phúc Âm, nhờ các bản dịch, và các bản dịch này phải được kèm theo những lời giải thích cần thiết và đầy đủ, để con cái Giáo Hội có thể xử dụng Thánh Kinh cách bảo đảm và ích lợi, và được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh.

Hơn nữa, cũng cần thực hiện những ấn bản Thánh Kinh với lời chú giải thích hợp cho cả những người ngoài Kitô giáo và thích hợp với hoàn cảnh của họ. Các vị Chủ Chăn linh hồn cũng như các Kitô hữu, dù trong bậc sống nào, cũng phải ân cần lo lắng phổ biến các ấn bản ấy.

26. Kết luận. Vì thế, ước gì nhờ việc đọc và học hỏi sách thánh, "Lời Thiên Chúa được trôi chảy và sáng sủa" (2Th 3,1), và ước gì kho tàng Mạc Khải, đã được ủy thác cho Giáo Hội, ngày một tràn ngập tâm hồn con người. Nếu đời sống Giáo Hội được tăng triển nhờ năng nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể, cũng thế, cũng có thể hy vọng đời sống thiêng liêng được đổi mới nhờ thêm lòng sùng kính lời Chúa, là lời "hằng tồn tại muôn đời" (Is 40,8; 1P 1,23-25).

Sau giờ học hỏi về Thánh Kinh trong đời sống Giáo Hội, trên đường ra về, một anh tâm sự : Hôm nay, qua buổi trao đổi và cầu nguyện, tôi ghi nhận và học được 4 điều quan trọng về vai trò của Thánh kinh trong đời sống đức tin của mình :

Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Giáo Hội xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin ;

Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội ;

Thánh Công Ðồng cũng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu, cách riêng các tu sĩ hay năng đọc Thánh Kinh để học biết "khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô" (Ph 3,8). "Vì không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô".

Nhưng mọi người cũng nên nhớ rằng kinh nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì "chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sâm ngôn thần linh".

Paris, ngày 09 tháng 06 năm 2013

Trần Văn Cảnh
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tại Denver mừng Lễ Quan Thầy
Nguyễn Thái Ninh
16:23 09/06/2013
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tại Denver mừng Lễ Quan Thầy

Ngày 7 tháng 6 năm 2013, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu là bổn mạng của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc Giáo xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Denver – Colorado. Đoàn tổ chức Tĩnh Tâm cho các đoàn viên trước Thánh Lễ, do Cha Chánh xứ Louis Maria Phạm Hữu Độ và cũng là Tuyên Úy của Đoàn giảng phòng. Trong Thánh Lễ có nghi thức tuyên hứa cho 8 anh em đoàn viên mới. Cha Chủ tế đã nhấn mạnh đến trách nhiệm và nghĩa vụ của người Đoàn viên là tôn vương Thánh Tâm Chúa trong gia đình và hoạt động góp phần thăng tiến giáo xứ. Sau đó là tiệc liên hoan tại hội trường thánh Giuse của giáo xứ để mừng Lễ Quan Thầy.

Xem Hình

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tại Giáo xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Denver, Colorado hiện nay có hơn 40 anh em. Đoàn đang cổ võ các anh em trẻ gia nhập thành đoàn viên để kế thừa truyền thống của Đoàn và giúp Đoàn hoạt động hăng hái hơn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phong trào Văn Thân - bài 1
Trần Vinh
17:54 09/06/2013
PHONG TRÀO VĂN THÂN (Bài 1)

LTS: 19 tháng 6 năm 2013 là ngày kỷ niệm 25 năm Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tôn vinh 117 vị tử đạo Việt Nam lên bậc hiển thánh. Nhân dịp này VietCatholic trình bày một số tài liệu liên quan đến việc cấm đạo và công bố tài liệu lịch sử về tiến trình xin phong thánh cho các vị tử đạo tại Việt Nam. Kính mong qúy độc giả theo dõi.

*Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương

*Dẫn nhập Phong trào Văn Thân* Văn Thân là những ai?

*Tại sao Văn Thân “Bình Tây sát tả”?

* Hành động của Văn Thân

*Một số nhận xét




Khoảng giữa thế kỉ 19, thực dân Pháp bắt đầu dùng vũ lực đánh chiếm đất nước ta rồi thiết lập một hệ thống thuộc địa để cai trị và khai thác tài nguyên của nước ta. Dân Việt Nam đã đứng lên chống lại quân Pháp xâm lược. Có thể gom các nỗ lực chống ngoại xâm ở nước ta trong giai đoạn này vào hai phong trào lớn: Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương.

Bài này nhằm tìm hiểu Phong trào Văn Thân, nhưng để thấy có sự khác biệt giữa hai phong trào, trước hết, xin tóm tắt vài hàng về Phong trào Cần Vương.

1. Phong trào Cần Vương

Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt tại Quảng Bình (Tranh vẽ. Nguồn: bellindochine)

Ý nghĩa và nguồn gốc:

Phong trào Cần Vương ra đời năm 1885, sau Phong trào Văn Thân khoảng 20 năm.

Cần vương có nghĩa là giúp vua. Vua đây là vua Hàm Nghi.

Phong trào Cần Vương là phong trào sĩ phu khắp nơi, hưởng ứng Dụ Cần Vương (nguyên văn là Lệnh Dục Thiên Hạ Cần Vương) do vua Hàm Nghi ban ra, đứng lên chống quân Pháp. Do đó, trên danh nghĩa, vua Hàm Nghi là thủ lãnh của Phong trào Cần vương.

Trong Dụ Cần Vương này có đoạn như sau: “ Chỉ vì sức yếu nên ta phải chịu nhục ký hoà ước (1884) với giặc Pháp đã bao nhiêu năm và bao nhiêu lần. Với chính sách “tàm thực”, thoạt tiên chúng cướp ba tỉnh Nam Kỳ, còn ba tỉnh nữa sau hai năm chúng cũng cướp nốt. Nhưng túi tham của quân cướp nước không bao giờ đầy. Thế rồi chúng dùng thiên phương bách kế, khiêu khích, gây hấn khắp Trung Kỳ và Bắc Kỳ...

Hỡi các trung thần nghĩa sĩ toàn quốc!

Hỡi các nghĩa dân hảo hán bốn phương!

Trước giờ Tổ Quốc lâm nguy, xã tắc nghiêng đổ, ai là dân, ai là thần, lẽ nào chịu khoanh tay ngồi chờ chết?

Hãy mau mau cùng nhau đứng dậy, phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước...!” (truclamyentu.info).

Đặc điểm:

Đặc điểm của Phong trào Cần Vương là các sĩ phu khắp nơi đáp lời kêu gọi của vua mà đứng lên. Họ đánh Tây nhiều, sát tả ít. Lãnh đạo Cần Vương ở Hương Khê là Đình nguyên Phan Đình Phùng đã đưa ra chủ trương sáng suốt “Lương giáo thông hành”.

Diễn tiến:

Đêm 05.7.1885, Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá của Pháp tại Huế. Cuộc tấn công thất bại, ông Thuyết đưa vua Hàm Nghi xuất thành, chạy về chiến khu Tân Sở ở Quảng Trị. Tại đây, ngày 13.7.1885, nhà vua ban Dụ Cần Vương. Do đó, trên danh nghĩa, vua Hàm Nghi là thủ lãnh đầu tiên của Phong trào Cần Vương.

Hưởng ứng Dụ Cần Vương, hàng chục cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra ở miền Trung và miền Bắc:

Miền Bắc với Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy (Hưng Yên 1885-1889), “con hùm xám Yên Thế” Hoàng Hoa Thám (1892-1913), Ba Bao ở Thái Bình (1883-1887), Lãnh Giang và Đốc Khoái ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tuyên Quang (1892-1893), Lãnh Pha ở Đông Triều (1892-1893), Lãnh Tánh ở Phú Thọ (1890-1893), Tạ Hiện ở Thái Bình.

Miền Trung, nổi bật với Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh (1885-1895), Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hà Văn Mao ở Thanh Hóa (1885-1886). Ngoài ra, còn có các cuộc khởi nghĩa khác với các thủ lãnh như: Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã ở Nghệ An; Lê Ninh, Ấm Võ ở Hà Tĩnh; Trương Đình Hội, Nguyễn Tử Nha ở Quảng Trị; Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiến ở Quảng Nam; Mai Xuân Thông, Bùi Biên, Nguyễn Đức Nhuận ở Bình Định…

Tại Miền Nam, khi dụ Cần Vương ban ra, thực dân Pháp đã kiểm soát chặt chẽ khắp miển Lục Tỉnh, cho nên ít có cuộc khởi nghĩa nào đáng kể nổ ra được.

Đêm 02.11.1888, vua Hàm Nghi bị tên phản bội Trương Quang Ngọc bắt nộp cho thực dân Pháp và chúng đã đầy nhà vua sang Algérie. Từ đó, Phong trào Cần Vương yếu dần.

Vua Hàm Nghi là linh hồn của Phong trào Cần Vương. Mất vua Hàm Nghi, phong trào mất ý nghĩa chính thống, nhưng Phong trào Cần Vương chủ yếu là “bình Tây”, cho nên vẫn tiếp tục hoạt động được một thời gian. Phong trào Cần Vương chỉ chấm dứt ở miền Trung với cái chết của Phan Đình Phùng năm 1895, và ở miền Bắc với cái chết của “con hùm xám Yên Thế” Hoàng Hoa Thám năm 1913.

Đang khi đó, Phong trào Văn Thân mất chính nghĩa dân tộc do chủ yếu là “sát tả”, cho nên đã lụi tàn nhanh chóng.

Lí do thất bại:

Sở dĩ Phong trào Cần Vương thất bại là vì các cuộc khởi nghĩa mang tính cục bộ và địa phương, chưa liên kết với nhau thành một lực lượng có hệ thống quy mô toàn quốc.

Vũ khí, quân nhu, quân dụng của mỗi cuộc khởi nghĩa còn thô sơ, thiếu thốn, thua sút quá xa so với quân Pháp.

Chiến thuật, chiến lược chưa thích hợp.

Chính trị quốc nội thất bại: Lòng người li tán bởi vì, từ triều đình xuống tới hàng quan lại địa phương cũng như đa số các sĩ phu, đã thất sách trong việc đối xử tàn ác và giết hại những người theo đạo Gia Tô. Chính sách đối với các sắc dân thiểu số cũng sai lầm, khiến cho các sắc dân Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ …đi theo Pháp và ngăn chặn con đường tiếp liệu vũ khí từ Trung Hoa.

Chính sách đối ngoại cũng phạm sai lầm lớn vì hầu như chỉ biết cầu viện quân Tầu. Vào thời điểm đó, Tầu cũng hèn yếu, đã không cứu nổi mình thì còn cứu được ai. Hơn nữa, nước Tầu muôn đời nuôi mộng thôn tính nước ta, cho nên dù đang bị liệt cường xâu xé, họ vẫn không ngừng nuôi mộng bá quyền. Một bằng chứng rõ ràng là vào năm 1882, vừa khi thành Hà Nội thất thủ, Triều đình Huế đã kêu cứu Bắc Kinh, họ liền đem quân vào chiếm lấy các tỉnh phía Bắc sông Hồng của ta. (Xem Nguyễn Xuân Thọ. Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897). 1995. Từ trang 272 đến 292).

2. Dẫn nhập Phong trào Văn Thân

Phong trào Văn Thân là phong trào quần chúng do các nho sĩ lãnh đạo.

Mục tiêu của phong trào là “bình Tây, sát tả” để cứu nước.

Phong trào này phát khởi năm 1864 với cuộc bãi thi của sĩ tử kì thi Hương tại các trường thi miền Bắc và miền Trung, để phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước năm Nhâm tuất (1862), nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam phần cho Pháp.

10 năm sau, 1874, Phong trào Văn Thân lại bùng phát dữ dội tại Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) do ông tú Trần Tấn và học trò của ông là ông tú Đặng Như Mai lãnh đạo. Phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh là phong trào nhân dân tự phát, không phát khởi do lệnh của vua; ngược lại, còn chống lại nhà vua, cho nên đã bị tiễu phạt do quan quân của triều đình.

Năm 1885, khi Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết, nhân danh vua Hàm Nghi, ban dụ Cần Vương khai mở Phong trào Cần Vương khắp nơi, thì Phong trào Văn Thân nương theo chính nghĩa của Phong trào Cần Vương, lại chỗi dậy một lần nữa. Nhưng do việc Phong trào Văn Thân chỉ lo sát hại người theo đạo Gia Tô một các bừa bãi và tàn ác, cho nên đã làm mất uy tín của Phong trào Cần Vương rất nhiều và không bao lâu sau, đã bị Phong trào Cần Vương loại ra khỏi công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn dân.

3. Văn thân là những ai?

Văn: Chữ, người có học thức (Nho học). Thân: Dải thắt lưng bằng tơ của các viên chức xưa, chỉ thư lại, thân hào, các viên chức về hưu. Theo nghĩa rộng, Văn thân là tất cả những ai có Nho học, từ vua quan cho tới dân. Theo nghĩa hẹp dùng cho Phong trào Văn thân ở nước ta vào khoảng giữa thế kỉ 19 thì Văn thân là các sĩ tử, các nhân sĩ hay thân sĩ. Họ là dân sự, có Nho học. Họ là giới trung gian giữa quan quyền với dân. Chỉ có họ mới đọc và hiểu được các lệnh lạc, các niêm yết chốn công đường viết bằng chữ Nho và truyền dịch lại cho dân. Họ không là quan, thấp hơn quan, nhưng có vị cao hơn dân, được dân kính trọng và nghe theo.

Sĩ tử là những khóa sinh theo đường cử nghiệp. Khóa sinh đã từng đi thi mà chưa đậu đạt gì thì gọi là thí sinh hay thầy khóa. Đậu Nhất trường kể như chưa có tên gọi. Đậu Nhị trường có thể gọi là Nhị trường. Đậu Tam trường mới được gọi là Tú tài. Dù đậu Tú tài, việc học vẫn còn dở dang, chưa được kể là đã xong nợ đèn sách, chưa đủ điều kiện để ra làm quan. Dân chúng gọi các thí sinh đậu Tú tài là ông tú hay thầy đồ. Các ông tú này là thành phần lãnh đạo chính yếu của Phong trào Văn Thân.

Nhân sĩ hay thân sĩ là những vị khoa bảng không chịu ra làm quan hoặc đã làm quan nhưng từ giã quan trường.

Thông thường, các Văn Thân sống bằng các nghề dậy học, bốc thuốc, làm thầy bói, viết đối liễn…Đời sống của họ tuy đạm bạc, nhưng họ là những người có uy tín và dù thế nào họ vẫn cố gắng bảo vệ lấy cái danh dự của giới sĩ.

Cũng thuộc giới sĩ, nhưng không kể là Văn Thân, những sĩ tử đã đậu Tứ trường, tức Cử nhân. Thường thường những ông Cử nhân có được một chức quan nhỏ, kèm theo là địa vị và bổng lộc. Những ông quan này có thể có chính kiến giống như giới Văn Thân, thù Tây, ghét đạo Gia Tô, nhưng vì quyền lợi và chức tước địa vị, cho nên hành động chính trị của họ có khi giống, có khi không giống như hành động của giới Văn Thân. Nói đúng ra các quan cũng từng đi thi và đã đỗ đạt. Có thể nói họ là Văn thân “đàn anh”, Văn thân “bề trên”. Đa số họ hành động chín chắn, có trách nhiệm, theo luật pháp, chứ không tùy tiện, bừa bãi theo cảm tính hận thù riêng tư.

4. Tại sao Văn Thân “Bình tây Sát Tả”?

* Vì dị ứng do khác biệt văn hoá, bao gồm phong tục, tập quán

Trong Bình Ngô Đạo Cáo, Nguyễn Trãi viết: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hóa đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc (Tàu) Nam cũng khác” (Ngô Tất Tố dịch). Nghĩa là từ khi lập quốc, nước ta đã có riêng một lãnh thổ, có riêng một nền văn hóa. Nền văn hóa của một dân tộc bao gồm các sinh hoạt phát xuất từ vũ trụ quan và nhân sinh quan của dân tộc ấy. Có thể nhận biết vũ trụ quan của dân tộc Việt qua tín ngưỡng thờ các vị Thần linh và qua các truyền thuyết, huyền sử, truyện cổ, văn chương truyền khẩu; còn nhân sinh quan dân tộc Việt biểu hiện qua phong tục tập quán của người Việt.

Để hình thành một nền văn hóa riêng, người Việt cần có ngôn ngữ hay tiếng nói riêng của người Việt. Rồi cũng nhờ có tiếng nói Việt, đã giúp cho việc trao đổi, phát triển, ghi nhận, diễn tả và lưu truyền nền văn hóa đặc thù của người Việt được dễ dàng. Do đó, có thể tìm thấy các sinh hoạt văn hóa của người Việt trong các truyền thuyết, huyền sử, truyện cổ, tục ngữ, ca dao, tức là kho tàng văn chương truyền khẩu, kho tàng văn chương bình dân (chưa cần tới chữ viết).

Nhờ có nền văn hóa riêng mà người Việt gìn giữ được truyền thống Việt, tinh thần Việt kinh qua biết bao thăng trầm của lịch sử.

Ngoài nền văn hóa đặc thù ấy ra, người Việt còn đón nhận thêm nền văn hóa, văn minh Trung Hoa. Thật vậy, nước ta bị Tầu đô hộ cả ngàn năm; họ đã để lại dấu ấn sâu sắc về đủ mọi phương diện trong nền văn hóa nước ta. Đặc biệt là việc du nhập Tam giáo: Khổng, Lão, Phật. Với tinh thần bao dung, rộng mở, người Việt đã biến Tam giáo thành “Tam giáo đồng nguyên”.

Tam giáo đồng nguyên cùng với Nho học đã dần dần hòa nhập với nền văn hóa đặc thù, cố cựu của người Việt để trở thành cái mà sử gia Trần Trọng Kim (1883-1953) gọi là “cái quốc túy của mình” (Tựa cuốn Việt Nam Sử Lược, 1919).

Cách nghĩ và lối sống của người Việt đã thành nền nếp hàng ngàn năm như thế, đột nhiên phải va chạm với một hệ tư tưởng và nếp sống xa lạ, tức đạo Gia Tô, do các giáo sĩ Tây phương mang tới.

Các nhà truyền giáo đã mang tới một đạo giáo mới lạ về giáo thuyết, kinh sách, cơ cấu tổ chức, nghi lễ phụng tự, nghi lễ phong tục (tang chế, cưới hỏi…), các thứ cấm kị. Trong số những điều mới lạ ấy, một số chỉ gây tò mò, thắc mắc cho người Việt bản xứ, nhưng cũng có những cấm cản làm cho một số thành phần người Việt bất bình, như cấm đa thê, cấm tảo hôn, cấm li dị, sự khắt khe trong hôn nhân khác tôn giáo, cấm dự phần vào các nghi lễ cúng kiếng…

Số tín hữu Gia Tô lúc đầu tuy còn ít ỏi, nhưng khi theo đạo mới, họ tuân giữ nghiêm ngặt các điều được dậy bảo. Họ từ bỏ một số phong tục, tập quán cũ; rồi dần dần trở thành những nhóm nhỏ, thành những làng đạo sống khép kín, tự cô lập giữa đa số đồng bào mình. Hậu quả là họ phải hứng chịu phản ứng nghi ngờ, đố kị của đa số đồng bào.

Nói tới dị ứng và bất bình văn hóa đương nhiên thành phần có học, tức là các nho sĩ, các Văn Thân, là những người hiểu biết và ý thức hơn trong xã hội, sẽ là thành phần phản kháng đầu tiên.

* Vì hận thù do các vụ việc liên quan tới tín ngưỡng và tôn giáo

Đây là lí do đặc biệt nghiêm trọng. Có thể kể ra một số vụ việc như sau:

Một là, thái độ quá nhiệt tình “đi chinh phục các linh hồn” của các giáo sĩ đã làm cho người bản xứ cảm thấy như đang bị xâm lăng, bị tấn công, bị “thực dân” (thế kỉ 19), mặc dù phải nhìn nhận là các vị “đầy thiện chí, quả cảm, hy sinh, bất chấp mọi ngăn trở, dám chết cho đức tin.” (Đỗ Quang Chính, S.J. Đôi Nét Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo. Niên Giám 2004 GHCGVN. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2004. Trang 41).

Hai là, có sự dị biệt rất lớn giữa đôi bên trong quan niệm về tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Người theo đạo mới, chỉ giữ đạo hiếu theo tinh thần của Điều răn thứ 4 “thảo kính cha mẹ” trong 10 Điều Răn, mà không thờ cúng ông bà như một tín ngưỡng. Đối với lương dân, không thờ cúng ông bà là một tội không thể tha thứ và đáng gọi là loài “cầm thú”!

Ba là, trong sách vở cũng như kinh đọc do các giáo sĩ soạn ra cho giáo dân, có những chỗ tỏ ra kém hiểu biết và bất kính đối với các tín ngưỡng và tôn giáo vốn đã hiện diện từ lâu đời ở Việt Nam. Sự bất kính thấy rất rõ trong Chương “Ngày Thứ Bốn: Những Đạo Vạy” trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày của Alexandre de Rhodes (Dunglac.org).

Có thể khẳng định rằng đa số tín hữu Công Giáo ngày nay, nếu có dịp đọc chương sách này, cũng sẽ cảm thấy bị một cú “sốc” giống như Gs. Trần Thái Đỉnh đã cảm thấy trong bài viết “Cái Nhìn Về Phật Giáo Trong Phép Giảng Tám Ngày Của A. De Rhodes” của ông. Trong bài viết ấy, Gs.Trần Thái Đỉnh (một cựu linh mục và từng là giáo sư các Đại chủng viện) nhận xét: “Trong phần nói về Phật Giáo tác giả không chỉ nói sai mà còn xuyên tạc. Nó không chỉ phản ánh một sự thiếu hiểu biết mà là một một thái độ thiếu tôn trọng đối với một tôn giáo không phải là Ki Tô Giáo. Một thái độ có lẽ phổ biến nơi các thừa sai phương Tây tới truyền giáo tại châu Á vào thế kỷ XVII – XVIII. Tôi không thể không nhớ lại ở đây một đoạn kinh “cầu cho kẻ ngoại” của thánh Phanxicô Xavie: “Những kẻ thờ bụt thần ma qủy đang sa xuống đầy rẫy hỏa ngục!”. (Trần Thái Đỉnh. Cái Nhìn Về Phật Giáo Trong Phép Giảng Tám Ngày Của A. De Rhodes. Tác giả không tham dự nhưng đã gửi bài này để góp ý cho cuộc hội thảo “Hội nhập của Ki Tô Giáo tại Việt Nam qua một số tác phẩm và tác giả Công Giáo của thế kỷ 17 và 18’ tổ chức vào đầu tháng 11 năm 1995 tại Sài Gòn).

Tại sao năm 1651, Bộ Truyền giáo Rôma đã cung cấp phương tiện cho Alexandre de Rhodes in cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày này, trong đó có những từ, những câu, những quy kết đáng trách như vậy? Một là, có thể Bộ Truyền giáo ở Rôma, lúc đó, vì tin tưởng Alexandre de Rhodes, cho nên không nghĩ đến việc kiểm duyệt sách. Hai là, dù nghĩ tới cũng không có viên chức nào đọc được thứ chữ mới dùng để viết ra cuốn sách đó. Ba là, đúng như Gs. Trần Thái Đỉnh đã nhận xét trên đây: Hồi đó, các nhà truyền giáo và ngay cả các viên chức Giáo triều Roma, một phần vì tự tôn quá đáng về tôn giáo mình, một phần vì sự hiểu biết vừa ít vừa sai lạc về các tôn giáo khác trên thế giới, cho nên đã sinh ra thái độ “phổ biến nơi các thừa sai Tây phương” là bất kính đối với các tôn giáo khác. Đấy là chưa kể đến quan niệm chung của người Âu châu thời đó là, nhờ có những phát kiến khoa học kĩ thuật sớm sủa, người Tây phương đã coi thường các dân nước khác trên thế giới.

Thái độ bất kính này trái ngược hẳn với tinh thần Huấn thị của Bộ Truyền giáo Rôma. Thật vậy, chỉ sau đó 8 năm, năm 1659, khi cử 2 giám mục tiên khởi người Pháp tới Việt Nam, Bộ Truyền Giáo đã ra Huấn thị rất rõ ràng cho các nhà truyền giáo là phải tôn trọng văn hóa địa phương. Huấn thị viết:

“ Các vị đừng có tìm cách, đừng có tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ ra những gì rõ ràng là trái ngược với tôn giáo và luân lý (….). Đừng đem đến cho các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm thương tổn các nghi thức, các tập tục của bất cứ một dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có gì là xấu (…). Đừng bao giờ đem so sánh tập tục của các dân tộc đó với tập tục của các nước Châu Âu. Trái lại, các vị hãy làm quen với những tập tục đó…” (Vương Đình Chữ. Truyền giáo ở Viễn Đông. Từ chế độ bảo trợ sang chế độ đại diện tông tòa. Trích Huấn thị của Bộ Truyền giáo gửi cho 2 vị giám mục tông tòa tiên khởi. Ttntt.free.fr/archive/dinhchuvuong.html).

* Do ảnh hưởng việc bách hại đạo Gia Tô của các vua chúa

Tất cả những xung khắc kể trên đã đưa tới tình hình một cuộc giao thoa văn hóa từ không mấy êm thắm, dần dà trở nên hết sức tồi tệ. Quần chúng nghi hoặc. Giới sĩ thù ghét. Rồi vua chúa liên tiếp ban ra những chỉ dụ cấm đạo; quan quyền phải răm rắp bắt đạo theo lệnh vua chúa, thường khi còn đi quá trớn, lạm dụng quyền hành để thỏa mãn lòng thù ghét đạo mới hoặc để tống tiền, đoạt của. Giáo sĩ Tây cũng như ta và giáo dân đã phải hứng chịu những biện pháp khắc nghiệt: từ hạn chế đến trục xuất, truy quét, tù đầy, tra tấn, bắt “quá khóa” (bước qua Thập Tự Giá), khắc chữ lên mặt, chém, giết, đốt phá thánh đường, làng mạc và phân tháp (bắt giáo dân phân tán trong các làng lương dân). Thê thảm nhất là vào giữa thế kỉ 19, có những đợt, nạn nhân là tất cả các làng Công Giáo trên toàn quốc, đem tới thương vong, máu và nước mắt cho hàng vạn giáo dân.

Việc cấm đạo chính thức bắt đầu ở Đàng Trong do sắc chỉ của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên năm 1625 và ở Đàng Ngoài do sắc chỉ của Chúa Trịnh Tráng năm 1629. Thời Tây Sơn cũng cấm đạo, chứ không phải mãi tới thời các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức mới cấm đạo.

Các tài liệu Tây cũng như ta đều khẳng định: suốt từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên năm 1625 tới thời Tự Đức, các chính quyền ban ra 53 sắc chỉ cấm đạo. Tất cả chỉ quy kết cho người theo đạo Giatô các tội thuộc về văn hóa, tức lí do tôn giáo và phong tục, không hề nêu lí do chính trị.

Xin trích dẫn sắc chỉ cấm đạo của Chúa Trịnh Tạc vào thời cấm đạo đầu tiên và của hai vua Minh Mạng,Vua Tự Đức ban ra vào thời cấm đạo khốc liệt nhất để làm thí dụ:

Sắc chỉ cấm đạo năm 1663 thời vua Lê Huyền Tông (tức là thời chúa Trịnh Tạc) có đoạn: “Mùa đông, tháng 10, cấm người trong nước học đạo Hoa Lang. Trước đây, có người nước Hoa Lang vào ở nước ta, lập ra đạo lạ để lừa phỉnh dân ngu. Bọn đàn ông, đàn bà ngu dốt nhiều kẻ tin mộ. Trường giảng đạo người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi mà sách đạo và nơi giảng hãy còn, thói tệ chưa đổi. Đến đây lại nghiêm cấm” (Đại Việt Sử Ký Toàn thư. Bản kỉ quyển XIX, trang 689. Huyền Tôn, năm Cảnh Hưng thứ nhất (1663). Viethoc.org).

Chiếu chỉ cấm đạo của vua Minh Mạng ngày 06-01-1833 viết: "Dân ngu bị mê hoặc mà không biết... Chúng lập nhà riêng nhà giảng, tụ tập nhiều người cám dỗ dâm ô phụ nữ, lừa gạt lấy mắt người ốm... ai trót theo đạo muốn hối thì hãy từ bỏ đạo, bước qua cây thập tự (quá khóa) được miễn tội" (Đại Nam Thực Lục. XI. Tr 235).

Vua Tự Đức là vị vua nhà Nguyễn cuối cùng cấm đạo, và cũng là vị vua ra nhiều sắc chỉ cấm đạo nhất với 7 sắc chỉ vào các năm 1848, 1851, 1855, 1857, 1859, 1860 (2 sắc chỉ), 1861 (sắc chỉ phân sáp). Sắc chỉ phân sáp ra ngày 05.8.1861, lệnh phải “phá bình địa các làng Kitô giáo, tịch thu tài sản, khắc trên má tên làng và chữ "Giatô tả đạo", phân tán các tín đồ, giao cho lương dân cứ năm người canh một người” (Ts. Đào Trung Hiệu. Giáo Hội Công Giáo Thời Cận đại. daminhvn.net).

Điểm đáng lưu ý là trong lúc nước ta đang phải đối phó với ý đồ xâm lăng của thực dân Pháp, vậy mà việc cấm đạo vẫn viện lí do tín ngưỡng và phong tục: “…Vì kẻ theo tôn giáo ấy bất kính phụ mẫu quá cố, chúng móc mắt người chết để làm một thứ nước ma thuật dung mê hoặc dân chúng; hơn nữa trong đạo đó, chúng còn làm nhiều hành vi dị đoan và ghê tởm (Sắc chỉ 1848). “Những tên Tây dương đạo trưởng phải chịu hình phạt bị dìm xuống đáy biển, đáy sông vì vinh quang của chính đạo (Nho giáo). Đạo trưởng người trong nước phải lấy chân tay dày đạp thập tự nếu không thì bị chém ngang thân...” (Sắc chỉ năm 1851). (Gs.Nguyễn Ngọc Lan. Bài Nói Chuyện Tử Đạo Với Ông Nguyễn Khắc Viện trích trong Nhật Ký 1988. Trang 252-263. Giadinhanphong.blogspot.com).

Các vua chúa quan quyền của ta ngày trước đã ra sức tiễu trừ “tả đạo” (đạo Gia Tô) để bảo vệ “chính đạo” (đạo Nho). Các Văn Thân là đệ tử Nho gia, đương nhiên hầu như tất cả đều ủng hộ việc cấm đạo. Vì từ ngàn xưa, giới này luôn luôn cho là mình có bổn phận phải giữ chính đạo, chống gian tà và ngăn cản điều bất chính (“Cầm chính đạo để tịch tà cự bí”, Bài Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ). Văn Thân là dân giả, nhưng vì có học, họ trở thành gạch nối giữa chính quyền và dân. Dân quê rất tôn trọng các Văn Thân, cho nên quan điểm, lập trường của giới Văn Thân sẽ dễ dàng được truyền bá rộng rãi và được dân chúng khắp nơi tin tưởng. Noi theo việc bách hại đạo của các vua chúa quan quyền, khi tức nước vỡ bờ, Văn Thân cũng nổì lên bách hại đạo Gia Tô. Họ dễ dàng lôi kéo được đông đảo dân quê theo họ, tạo thành một phong trào quần chúng rộng lớn.

* Lí do ái quốc

Cũng trong bài Kẻ Sĩ, Nguyễn Công Trứ đã minh định vị trí và nhiệm vụ của giới sĩ. Về vị trí: Sĩ đứng đầu trong 4 hạng dân (“Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên”).

Về nhiệm vụ: Khi còn là thường dân, kẻ sĩ phải bàn bàn bạc điều hơn lẽ phải để giáo dục dân (“Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”). Đến khi hữu sự, phải vì chính đạo mà ngăn chống gian tà, bất chính; đẩy lui sóng dữ để che chở các dòng sông (“Cầm chính đạo để tịch tà cự bí”, “Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên”). Mọi việc trong vũ trụ đều thuộc phận sự kẻ làm trai, làm được thế mới thật là hào hùng và nước nhà có bình yên, kẻ sĩ mới được thong dong (“Vũ trụ chi gian giai phận sự, nam nhi đáo thử thị hào hùng, Nhà nước yên mà sĩ được thung dung”).

Ý thức vị trí và nhiệm vụ tiên phong như thế, cho nên khi thực dân Pháp thực sự mở những cuộc đánh chiếm nước ta thì Văn Thân là kẻ đầu tiên căm thù giặc Pháp. Nhất là khi phát hiện được có vài giáo sĩ người Pháp và một số giáo dân dính líu tới thực dân Pháp, như giọt nước làm tràn li, Văn Thân trút hết oán thù lên các giáo sĩ và giáo dân, kết tội họ là nguồn gốc mọi tai họa cho đất nước.

Họ yêu cầu nhà vua phải tiêu diệt tất cả các giáo sĩ và giáo dân trước, sau đó mới đánh đuổi giặc Pháp để khôi phục sự vẹn toàn chủ quyền cho đất nước. Và khi nhà vua không làm theo ý họ, lại kí những thỏa ước nhượng bộ đất đai và cho phép tự do giảng đạo thì họ tự động tổ chức thành lực lượng dân chúng đông đảo, với chủ trương “Bình Tây Sát Tả”, kéo đi chém giết, đốt phá các làng đạo.

Đó là Phong trào VănThân.

* Vì não trạng “nhất Tầu, nhì ta”

Nói chung, triều đình nhà Nguyễn đã cai trị đất nước rập theo khuôn mẫu nhà Thanh bên Tầu, từ tổ chức, tới luật pháp, nhất là về đối ngoại (tức chính sách bế môn tỏa cảng) và giáo dục, đào tạo (tức tôn sùng Nho học và tuyển chọn nhân tài theo lối khoa cử từ chương). Cách giáo dục và đào tạo nhân tài này đã tạo nên lớp sĩ phu sùng thượng Trung Hoa, tự che mắt mình, khiến không còn đủ sáng suốt để tiếp nhận bất cứ cách nghĩ, cách làm nào khác Trung Hoa. Trung Hoa là nhất, là mẫu mực; ngoài ra là man di, mọi rợ và phải lên án, phải loại trừ.

Đó cũng là một trong những lí do khiến cho giới Văn Thân miệt thị đạo Gia Tô là “tả đạo” và người Tây phương là “bạch qủy”, dẫn đưa tới chủ trương cực đoan và thất sách khi muốn thể hiện lòng ái quốc. Ở Phần II, Chương VI cuốn Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim. Sđd. Trang 32), khi bàn về kết quả của thời Bắc thuộc, tác giả Trần Trọng Kim đã nhận xét: “Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả…Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ”.

* Vì sợ mất địa vị lãnh đạo tinh thần và nghề nghiệp sinh sống

Đọc thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tú Xương…người ta hình dung ra được cảnh nghèo khổ thê thảm của các nho sinh theo con đường cử nghiệp khi chưa đỗ đạt hoặc hoạn lộ không được hanh thông.

Gia cảnh Ông Tú Vị Xuyên thì “Vợ lăm le ở vú, Con tấp tểnh đi bồi” (bài Than cùng của Tú Xương, 1870-1907).

Nơi cư ngụ của Cao Chu Thần chỉ là “Lều nho nhỏ, kéo tấm gianh lướt thướt, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa. Đèn cỏn con, có chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vầng trăn tỏ” (bài Tài Tử Đa Cùng Phú của Cao Bá Quát, 1809-1854).

Còn về cái ăn cái mặc của Nguyễn Công Trứ thì “Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch…Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu..” (bài Hàn Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trứ, 1778-1858).

Song dù nghèo khổ đến đâu, giới nho sĩ vẫn hãnh diện về vị trí hàng đầu mà xã hội vẫn dành cho họ (“Tước hữu ngũ, sĩ cư kì liệt. Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên” Bài Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ). Đồng thời các ông vẫn phải giữ trọn đạo “cương thường” với phong thái an nhiên, ung dung và ứng xử cho xứng là bậc mô phạm giữa xóm làng.

Trong cảnh “Chẳng phải quan mà chẳng phải dân” (Tự Trào của Tú Xương) ấy, các nho sinh đành phải kiếm kế mưu sinh bằng cách “mài chữ” ra mà sống; tức là làm các nghề có liên quan tới chữ nghĩa, như làm thầy đồ dạy học, viết đối liễn hoặc làm thầy lang bốc thuốc, chữa bệnh. Nói chung, tuy không phải chân lấm tay bùn, nhưng nghề làm thầy đồ, thầy lang, thầy địa lí, thầy bói, thầy tướng, thầy số, thầy viết đối liễn …, cao lắm cũng chỉ đủ nuôi bản thân của thầy, mọi việc khác cùng chuyện gia đình con cái thầy đặt hết lên vai bà thầy hay bà đồ: “Quanh năm buôn bán ở mom song. Nuôi đủ đàn con với một chồng” (Bài Khen Vợ của Tú Xương). Những nho sinh có chí tiến thủ, quyết “dùi mài kinh sử”, cũng phải nhờ vào người vợ đảm đang tần tảo: “Vì tằm tôi phải chạy dâu, Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. Chồng tôi thi đỗ khoa này, Bõ công kinh sử từ ngày lấy tôi…” (Bài Trăng Sáng Vườn Chè của Nguyễn Bính).

Nhưng tất cả đang bắt đầu thay đổi. Người Tây phương và các giáo sĩ truyền giáo đã đến nước ta mang theo nhiều cái mới: đạo mới, tư tưởng mới, nếp sống mới, và những cái mới khác nữa, như: Khoa học, Y học, vũ khí…

Những cái mới này, nhất là khi thực dân Pháp bắt đầu thiết lập guồng máy cai trị mới, bắt đầu làm lung lay toàn thể xã hội nước ta vốn yên ả đã hàng ngàn năm, bao gồm cả vị trí và nghề nghiệp của giới nho sĩ: “Nào có ra gì cái chữ nho. Ông nghè ông cống cũng nằm co. Sao bằng đi học làm thầy phán. Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Bài Cái Chữ Nho của Tú Xương).

Vừa bị mất nồi cơm vừa bị sang đoạt vị trí danh giá, đã góp thêm vào các lí do khiến giới nho sĩ Văn Thân thù ghét cả “Tây” lẫn “tả” (tả đạo).

Những lí do trên đây là nguyên nhân chính yếu, đã từ từ nung nấu lòng hận thù trong giới nho sĩ đối với đạo Gia tô trong một thời gian lâu dài. Lòng thù hận ấy tích lũy thành một lò thuốc súng, chỉ cần có một mồi lửa là phát nổ. Đúng vậy, kể từ năm 1862, mỗi lần quân Pháp gây hấn là mỗi lần châm mồi lửa cho lò thuốc súng hận thù trong lòng giới Văn thân phát nổ dữ dội.

(còn tiếp: Bài 2. Hành Động Của Văn Thân)
 
Thông Báo
Thông báo: Chương trình tiếp sức mùa thi 2013 của giáo phận Xuân Lộc
Ban Di Dân GP. Xuân Lộc
09:24 09/06/2013
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
BAN DI DÂN

THÔNG BÁO: CHƯƠNG TRÌNH TIẾP SỨC MÙA THI NĂM 2013


Kính thưa quý Cha,

Chúng con xin gửi đến quý Cha thông tin về việc tổ chức tiếp sức mùa thi trong kì thi Đại Học – Cao Đẳng năm 2013 tại Giáo Xứ An Bình.

1. Ban tổ chức: Ban Di Dân Giáo Phận Xuân Lộc.

2. Địa điểm tổ chức: Nhà thờ Giáo Xứ An Bình, 56A/6, tổ 6, ấp Nội Hóa 2, huyện Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và TP. Biên Hòa.

3. Thời gian:

Đợt 1 từ ngày 02/07/1013 đến ngày 05/07/2013
Đợt 2 từ ngày 07/07/2013 đến ngày 10/07/2013
Đợt 3 từ ngày 13/07/2013 đến ngày 16/07/2013


4. Đối tượng tiếp nhận:
Các thí sinh có hội đồng thi thuộc các khu vực Quận 9, Quận Thủ Đức – TP Biên Hòa, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Có hoàn cảnh khó khăn – được các Cha Xứ giới thiệu.

5.Nội dung chương trình: Giúp đỡ thí sinh và phụ huynh:

Tìm hiểu thể lệ và địa điểm thi qua Ban Di Dân Giáo Phận.
Trợ giúp miễn phí về vấn đề ăn – ở cho thí sinh.
Tạo điều kiện để các thí sinh đến địa điểm thi đúng giờ (nếu có yêu cầu).
Kính thưa quý Cha, mục tiêu của Ban Di Dân Giáo Phận là muốn giúp đỡ các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, nên khi thí sinh đăng kí tại giáo xứ, xin quý Cha cho các em giấy giới thiệu để chúng con phục vụ tốt hơn.
Vì hoàn cảnh không cho phép nên số lượng chúng con tiếp nhận có giới hạn. Xin quý Cha cho các em đăng kí trước ngày 23/06/2013.
Chúng con chân thành tri ân quý Cha. Xin thêm lời cầu nguyện cho chúng con.


Nghĩa Yên, Ngày 0 3 Tháng 06 Năm 2013

BAN DI DÂN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

Chúng con xin gởi đến quý cha lịch thi đại học và cao đẳng:

Lịch thi đại học, cao đẳng năm 2013 vẫn được tổ chức theo 3 đợt:

Đợt 1 diễn ra ngày 4-5/7: khối A, A1, V.
Đợt 2 diễn ra ngày 9-10/7: khối B, C, D, N, H, T, R, M, K.
Đợt 3 diễn ra ngày 15-16/7: thi CĐ.



 
Thông báo: Hành Hương Linh Địa Chimayo và Lễ Kính Đức Mẹ Lavang tại New Mexico
Lm Gregory Vu, O.S.B
09:24 09/06/2013
Santuario de Chimayo & Santo Nino Chapel

P.O. Box 235

Chimayo, NM 87522

(505) 351-9961

February 20, 2013

THÔNG BÁO

Hành Hương Linh Địa Chimayo và Lễ Kính Đức Mẹ Lavang nhân kỷ niệm Đệ nhị Chu niên Tượng Đài Đức Mẹ Lavang Việtnam Chimayo sẽ được tổ chức long trọng tại Linh Địa Chimayo, thuộc Giáo phận Santa Fe, tiểu bang New Mexico, ngày Chúa Nhật 25 tháng 8 năm 2013, lúc 12:00 giờ trưa. Sau đó sẽ được tiếp tục thực hiện vào Chúa Nhật cuối tháng 8 hàng năm. Bí tích Giải tội và Hội thảo về Đức Mẹ và Năm Đức Tin sẽ bắt đầu vào lúc 10:00 sáng. Có Quý Cha Việt, Mỹ và Mễ ngồi toà từ lúc 10:00 đến 11:30 sáng.

Thánh lễ sẽ do Đức Viện Phụ Đan Viện Biển Đức chủ tế và Quý Linh mục Việt, Mỹ, Mễ đồng tế. Nghi thức tổ chức theo truyền thống Việt nam, do người Công Giáo Việt nam phối hợp với Giáo xứ Chimayo và Đan viện Biển Đức Abiquiu, New Mexico thực hiện. Thánh lễ sẽ được hát bằng 2 ngôn ngữ Latinh và Việt nam.

Trân trọng kính mới Quý Cha, Quý Tu sĩ và đồng hương vui lòng đến tham dự đông đủ để góp phần vinh danh Đức Mẹ Lavang tại hải ngoại. (Chương trình đính kèm)

Fr. Julio Gonzales, S.F., Pastor

Cước chú:

Điện thoại liên lạc nếu cần tham khảo: Ông Cảnh (505) 480-8628

Nơi nhận:

- Giáo dân Giáo xứ Đức Mẹ Lavang ABQ, NM

- Giáo dân Cộng đoàn CTTDVN St. Charles Borromeo

- Các tổ chức Du lịch Công Giáo California

- Đài SBTN

- Các Đài phát thanh địa phương. (để xin phổ biến)
 
Văn Hóa
Lưu luyến tình hiệp thông
Lm. Pet. Võ Tá Khánh
21:06 09/06/2013
LƯU LUYẾN TÌNH HIỆP THÔNG

(Cảm nhận sau ngày đại lễ Kỷ niệm 72 & 50 năm nhà thờ Quảng Ngãi)

Thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 50 năm và 72 năm xây dựng hai nhà thờ Quang Ngãi kết thúc sau 11g, tiếp đó là tiệc liên hoan. Chia tay người quen xong, tôi tìm một chỗ nghỉ. Đến 3 giờ chiều, trở lại hiện trường chỉ còn một số bạn trẻ Tuy Hòa ngồi lưu luyến bên hông nhà thờ, cạnh tấm bạt “Trại trung ương” chưa dỡ. Lác đác vài người đang hoàn tất việc dọn dẹp.

Đánh nhanh, rút gọn. Chưa đầy hai giờ đồng hồ sau phút chia tay, mặt bằng cuộc lễ, từ trong và ngoài nhà thờ đến trong và ngoài nhà xứ, hầu như đã trở lại tình trạng ngày thường.

Ban điều hành cuộc lễ không nhiều người nhưng dưới sự điều hành của cha chính xứ Giuse Trương Đình Hiền, Quản hạt Quảng Ngãi, mọi chuyện được tổ chức rất khoa học cho nên rất xuôi xắn và tốt đẹp. Từ cuộc hội trại chan hòa, đêm diễn nguyện phong phú đầy ấn tượng, tới thánh lễ cung hiến thánh đường thật sốt sắng và bữa liên hoan đầm ấm cho trên một ngàn thực khách…

Cuộc lễ đánh động tôi nhiều vì nó đồng nhịp với điều tôi mới giúp các tiểu chủng sinh Qui Nhơn mấy tháng cuối niên học vừa xong. Đám học viên đã say mê với những chia sẻ của cha Ronald Knott trong quyển Thuật Lãnh Đạo Tinh Thần của Cha Xứ (Đúng hơn phải dịch là sự lãnh đạo về mặt tâm linh). Linh mục trước hết là người lãnh đạo tâm linh, dẫn dắt cộng đồng tín hữu trên đường nên thánh. Linh mục cần biết nhận định đúng, sắp xếp công việc đúng mục đích và đúng chừng mực. Quyển sách cũng còn nói đến chuyện thuyên chuyển: cha sở phải làm gì khi sắp rời giáo xứ và khi vừa đến giáo xứ mới…

Trước khi về Quảng Ngãi (tháng 5-2012), cha Giuse Trương Đình Hiền là Hạt trưởng Giáo hạt Phú Yên. Suốt mười một năm ở Tuy Hòa, cha đã tôn tạo những gì các vị tiền nhiệm để lại. Cha cắt bớt một phần phòng ở của mình để mở một phòng sinh hoạt cho các linh mục khi về tĩnh tâm, sát liền phòng ngủ chung, chỉ cách một tấm màn gió, rất tiện dụng, người đọc sách, cầu nguyện, viết thư hoặc xem TV không ảnh hưởng gì đến những người đang ngủ. Cha chuyển bàn ăn xuống khoảng trống cạnh nhà bếp, để có một phòng khách rộng. Cha xây một hội trường đa năng và một phòng Truyền thống cạnh nhà xứ và một Trung tâm Mục vụ mang tên “Trung Tâm Mục vụ Tổng hợp Anrê Phú Yên” làm trạm đón khách hành hương và thực hiện các chương trình đào tạo trong Giáo hạt. Cha tôn tạo khuôn viên nhà thờ và cung thánh. Các công trình của người trước không bị đập bỏ nhưng được nâng cấp và làm cho hữu hiệu hơn. Bên cạnh những tôn tạo cơ sở vật chất, cha đã đặt nền nhiều cấu trúc tinh thần. Ngoài những đoàn thể quen thuộc còn có nhóm nhà giáo, nhóm thầy thuốc, nhóm doanh nhân Công Giáo, ngày hội tân tòng hằng năm, trang mạng cho Giáo hạt, Giáo xứ và chuyên trang về Anrê Phú Yên. Tôi nghĩ ở trên trời các cha sở cựu Giuse Tô Đinh Sơn, Martinô Nguyễn Trọng Huấn và FX Nguyễn Xuân Văn đều hài lòng mỉm cười, tấm tắc khen ngợi người hậu bối.

Những ai đã biết nhà xứ Quang Ngãi trước đây, hôm nay về dự lễ hẳn cũng kinh ngạc và mến phục. Trước đây, giữa những điều kiện rất khó khăn, cha Phêrô Đặng Son đã hoàn thiện nhà thờ và xây dựng được một nhà xứ khang trang. Nay nhờ hoàn cảnh thuận lợi hơn, cha Hiền đã xây một hội trường 500 chỗ ngồi, áp vào lưng nhà xứ. Nhà kho và nhà bếp được cải tạo thành khoảng không gian nối liền phòng khách nhà xứ với hội trường, tạo nên một sự thống nhất hài hòa và hết sức tiện dụng. Các phòng trên lầu của nhà xứ nay được cơi nới thêm và xếp đặt lại, rất thuận tiện cho sinh hoạt tĩnh tâm hàng tháng của cộng đồng linh mục Giáo hạt.

Về dự đại lễ kỷ niệm, có nhiều anh chị em gốc Quảng Ngãi hiện sống ở các tỉnh phía Nam và một ít người từ hải ngoại. Có cả cha Khổng Năng Bao đã từng là thầy xứ phục vụ tại trường Trung học Kim Thông Quảng Ngãi. Cách riêng, hai linh nục gốc Quảng Ngãi là cha Giacôbê Đặng Công Anh và Phêrô Đặng Son rủ nhau đi chung xe về thăm lại chốn xưa. Cha Son chỉ mới rời Quảng Ngãi cách nay hơn một năm để đảm nhận vai trò Quản hạt phía cực nam của Giáo phận thay cha Hiền. Trong nghi lễ cung hiến thánh đường hôm nay, hai cha cựu và đương kim Quản hạt đứng hai bên Đức Giám Mục. Tôi hết sức cảm động khi cả cha sở cũ và cha sở mới cùng tiếp tay với Đức Giám Mục xức dầu hiến thánh bàn thờ. Quả thật công cuộc Nước Chúa tại Quảng Ngãi này không là việc riêng của một linh mục nào nhưng là của chính Đức Chúa Thánh Thần, do nhiều người cùng đóng góp. Cái mới tiếp nối cái cũ, vừa đặt nền trên cái cũ vừa vươn xa. Cung thánh nhà thờ được tôn tạo thật mỹ thuật. Câu thánh vịnh hai bên nhà tạm vẫn giữ nguyên nội dung nhưng được đổi mới cách trình bày:

Ân huệ nhà Chúa chúng con tận hưởng,

Lộc thánh đền Ngài lại được đầy no.

Tôi nán lại Quảng Ngãi để dự ngày tập huấn Chúa Nhật sắp tới cho các bạn trẻ yêu văn thơ trong Giáo hạt này chứ không phải vì lưu luyến ; nhưng các giáo lý viên Tuy Hòa và cha Quản hạt Phú Yên thì nán lại vì lưu luyến. Nhóm giáo lý viên lưu luyến cha sở cũ Giuse Trương Đình Hiền. Cha Phêrô Đặng Son lưu luyến cảnh cũ người xưa của đất Quảng.

Giáo phận Qui Nhơn kéo dài hơn 300 km đường Quốc lộ 1. Từ ngày hai vị Quản hạt hai đầu hoán đổi nhiệm sở, đường xa bỗng hóa gần. Quảng Ngãi – Tuy Hòa. Tuy Hòa – Quảng Ngãi. Tình thân và tình thương giữa giáo dân và mục tử, giữa mục tử với nhau và giữa giáo dân với giáo dân phát triển hồn nhiên, nồng ấm.

Điều tôi tâm đắc và mến phục khi nghỉ lại ở nhà xứ Tuy Hòa và nhà xứ Quảng Ngãi không chỉ là tài sắp đặt nhà cửa và tổ chức cuộc sống của cha Hiền nhưng nhất là tinh thần Hội thánh của Công vụ Tông đồ nơi cha. Bận tâm ưu tiên của cha luôn là tình hiệp thông. Hiệp thông trong từng bữa ăn, hiệp thông trong cách bố trí nhà xứ, hiệp thông trong những chuyến viếng thăm tập thể đến từng anh em linh mục trong Giáo hạt. Cha đã rời khỏi Phú Yên nhưng tình hiệp thông cha gieo vẫn tồn tại và không ngừng lớn lên tại đó. Một hoa quả hữu hình của nó là trong ngày lễ hôm nay có đến 15 linh mục từ Giáo hạt Phú Yên. Nay cha mới về Quảng Ngãi hơn một năm thì tình hiệp thông ở đây đã lan tỏa, hứa hẹn một Giáo hạt Quảng Ngãi đầy sức sống và hạnh phúc trong Chúa.

Nhà truyền giáo Rick Warren, trong quyển Sống Theo Đúng Mục Đích, cho biết giáo xứ của ông trong 7 năm đã gia tăng 9000 tín hữu và bí quyết của sự gia tăng ấy là mọi người trong giáo xứ đều cam kết duy trì tình hiệp nhất và hiệp thông.

Vâng, tương lai của mỗi Giáo xứ, Giáo hạt và Giáo phận tùy thuộc ở tình hiệp thông.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Biển Chiều
Tấn Đạt
23:10 09/06/2013
BÊN NHAU BIỂN CHIỀU
Ảnh của Tấn Đạt
Tình biển đẹp bao nhiêu
Một mối tình chung thủy
Một tình yêu bình dị
Mãi bên nhau trọn đời.
(Trích thơ của Trần Hà)