Ngày 12-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:19 12/06/2011
SÁCH LÀ DO IN MÀ CÓ
N2T

Nhà nọ có một đứa con trai rất thích ham chơi mà không thích đi học.
Bố của nó rất tức giận nên nhốt nó trong nhà, ngay cả cơm cũng đưa vào trong cho nó ăn, cấm nó không được đi ra khỏi nhà, kêu nó dùng con mắt mà nhìn từng con chữ, dùng trí óc để nhớ từng chữ và suy nghĩ từng câu, hy vọng ở trong nhà nó cảm nghiệm được đọc sách là có lợi cho nó.
Cứ như thế qua được ba ngày thì ông bố đến thăm nó, hỏi nó đọc sách mấy ngày có tiến bộ không ?
Đứa con vui vẻ phấn khởi trả lời ba nó:
- “Ba giáo huấn con thật chu đáo, đọc sách thật có nhiều lợi ích, con chỉ mới đọc ba ngày mà thôi mà trong lòng hiểu rất rõ ràng”.
Ông bố nghe như thế thì rất đắc ý, sau đó lại hỏi nó:
- “Những lời bố nói với con, con hiểu những gì nào ?”
Con trai nói:
- “Trước đây con vẫn cứ cho rằng sách đều là dùng bút lông mà viết; ba ngày nay con nhìn thật kỷ mới biết từng trang sách đều do nhà in xuất bản”.

Suy tư:
Có những phụ huynh dạy con cái cách tiêu cực: con đi học về thì nhốt con trong nhà không cho chúng nó ra ngoài, bắt chúng nó không rời sách vở, kết quả là con cái có những bất mãn âm thầm, những chống đối âm thầm, và có khi bị trầm uất, sinh bệnh học hành không tiến bộ…
Có những phụ huynh lại để con cái rất tự do, chỉ cần nó đến trường thì muốn gì được nấy, muốn đi đâu thì đi, muốn chơi thì thì chơi, thế là con cái trở giống như những con ngựa không cương, đến khi muốn hãm lại cũng không được…
Cha mẹ phải đặt Chúa Giê-su vào trung tâm cuộc sống của gia đình, để Ngài trở thành mục đích của cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái; phải đặt Chúa Giê-su vào trong sinh hoạt của gia đình, để Ngài trở thành niềm vui cho con cái khi chúng nó học hành, khi vui chơi, khi cầu nguyện. Bởi vì chính Ngài là một người trong trong gia đình Na-da-rét, là một học trò khi ngồi nghe các thầy thong luật giảng dạy, là một người lao động trong xưởng mộc của Giu-se, và là thầy dạy mọi người khi rao giảng Tin Mừng về Nước Trời.
Lìa xa Chúa Giê-su thì mọi cố công đều vô ích mà thôi., bởi vì con cái không nhận ra được Chúa Giê-su trong cuộc sống của cha mẹ mình.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:20 12/06/2011
N2T

5. Luôn luôn chuẩn bị cho sự chết là người có đức, luôn luôn đón nhận sự chết là thánh nhân, với những người công chính ấy thì chết không thật là chết, nhưng vì để được sự sống thì phải kinh qua con đường sự chết.

(ThánhJohn Climacus)
 
Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:29 12/06/2011
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI
Ga 3, 16-18
Mỗi năm Giáo Hội đều dùng ngày Chúa nhật VIII thường niên để kính mừng lễ Chúa Ba Ngôi. Khi mừng lễ Chúa Ba Ngôi chắc chắn mỗi người chúng ta đều có những suy nghĩ, những cảm nghiệm, những xác tín về Chúa Ba Ngôi. Thực tế mà nói khi đề cập về Chúa Ba Ngôi không phải ai cũng dễ chấp nhận, cũng dễ im lặng nếu không được Chúa Thánh Thần soi sáng, nếu không có lòng tin thì quả thực Chúa Ba Ngôi xem ra lạ lùng, khó hiểu. Thế nên, lòng tin và Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta dễ dàng hiểu về một mầu nhiệm cao sâu trong đạo là Chúa Ba Ngôi.
Dấu thánh giá mỗi ngày chúng ta ghi trên trán :” Nhân danh Cha, va Con và Thánh Thần “ hoặc kinh sáng danh “ Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần “ nói lên cho chúng ta về Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô thường mở đầu và kết thúc các thư của Ngài viết cho các giáo đoàn như sau :” Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em “. Dấu thánh giá là tuyên xưng niềm tin và tôn vinh Chúa Ba Ngôi. Kinh Thánh cũng dạy chúng ta :” Dù ăn, dù uống, dù làm việc gì, anh em hãy làm mọi sự để tôn vinh Thiên Chúa “. Thiên Chúa là Tình Yêu như lời thánh Gioan tông đồ đã viết. Thiên Chúa đã dựng nên loài người, dựng nên con người, Ngài yêu thương con người, nhưng con người đã phản bội lại Ngài. Bị con người ngỗ nghịch phản bội, Thiên Chúa đã không bỏ rơi loài người, Ngài đã sai Con của Ngài là Chúa Giêsu xuống trần để cứu chuộc con người. Thiên Chúa lại sai Chúa Thánh Thần đến thánh hóa con người, làm cho con người nên mới hầu dẫn con người về hưởng vinh quang Nước Trời. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cao cả, thâm sâu con người dùng trí loài người không thể hiểu nổi. Nhưng trong đức tin và trong tình yêu, chúng ta dễ dàng nhận biết Chúa Ba Ngôi. Để rõ hơn về Chúa Ba Ngôi, chúng ta hãy nghe câu trả lời của thánh Phêrô :” Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống “. Chúa Giêsu khen ngợi thánh Phêrô “ Simon, con ông Giona, con có phúc, không phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con biết những điều đó, nhưng là Cha Thầy trên trời đã mạc khải cho biết những điều ấy “ ( Mt 16, 16 ). Thiên Chúa Cha cũng đã mạc khải về Chúa Giêsu :” Đây là Con Ta yêu dấu “ ( Mt 3, 17 ) hoặc “ Cha và Ta là một “.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi dạy ta rằng : “ Ngôi thứ nhất là Chúa Cha, Đấng đã sinh ra Chúa Con; Ngôi Hai Thiên Chúa từ đời đời. Ngôi Cha và Ngôi Con liên kết với nhau bằng một tình yêu muôn đời là Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba. Ba Ngôi đều là Thiên Chúa và liên kết với nhau. Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Roma :” Những người Thiên Chúa đã biết trước thì Người cũng đã tiền định cho họ trở nên đồng hình đồng dạng với hình ảnh của Con Người, để Người Con có thể trở thành trưởng tử của một đàn em đông đúc “ ( Rm 8, 29 ). Khi chúng ta lãnh phép rửa tội, chúng ta được trở thành những đứa con của gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi.
Trở về lịch sử Dân Chúa, chúng ta càng hiểu rõ chính Thiên Chúa đã cứu Dân của Ngài ra khỏi đất Ai Cập và dẫn đưa Dân vào Đất Hứa. Rồi Thiên Chúa đã mạc khải qua Môisen rằng :” Ngài là một Thiên Chúa rất nhân từ và hay tha thứ, chậm bất bình và rất mực khoan dung “. Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa cũng đã xác nhận :” Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân của Ta “. Nhìn vào khía cạnh thâm sâu và đầy lòng tin, chúng ta có thể nói được rằng Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần thật sự là một gia đình.
Chúng ta phải tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi vì Chúa ba Ngôi luôn gần gũi với chúng ta.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con càng ngày càng yêu mến Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Tại sao lại gọi Thiên Chúa Ba Ngôi ?
2. Ba Ngôi Thiên Chúa : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ngôi nào lớn, ngôi nào nhỏ hơn ?
3. Ai đã mạc khải Chúa Giêsu ?
4. Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba có phải là Thiên Chúa không ?
5. Ba Ngôi có hiệp nhất với nhau không ?
6. Chúng ta có thể ví Ba Ngôi như một gia đình không ?
 
Chú nhật lễ Chúa Ba Ngôi
Lm. Anphong Trần Đức Phương
15:23 12/06/2011
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI

Hôm nay chúng ta dâng lễ kính Đức Chúa Trời Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Đây là một mầu nhiệm cao cả mà Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết khi Ngài nói: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, và rửa tội cho họ Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần…”

Khi chúng ta làm dấu Thánh Giá trên người, chúng ta cũng đọc “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần” để suy tôn Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi chúng ta chịu các phép Bí tích là chúng ta chịu Nhân Danh Thiên Chúa Ba Ngôi.

Các Bài Đọc Sách Thánh:

Bài Đọc 1 (Sách Xuất Hành 34:4-6, 8-9) ghi lại việc ông Maisen lên núi Sinai như Thiên Chúa truyền dạy và ông sấp mình xuống đất để tôn thờ Thiên Chúa, khi Ngài ngự đến. Bài Đọc 2 (2 Côrintô 13:11-13): Thánh Phaolô nguyện xin Thiên Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần luôn ở với chúng ta và chúc lành cho chúng ta. Bài Phúc Âm (Gioan 3:16-18) nói đến những ai tin Chúa Giêsu là Con Một Đức Chúa Cha và sống theo tinh thần Phúc Âm của Ngài thì sẽ được sự sống đời đời. Ngài đến không phải để luận phạt, nhưng để ban ơn cứu độ.”

Hôm nay cũng là ngày “Tôn Vinh Các Người Cha” (Father’s Day). Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện cho các người Cha của chúng ta. Xin Chúa cho các vị còn sống được mạnh khỏe, được lòng đạo đức sốt sáng noi gương thánh Giuse, để làm gương sáng cho vợ con và xây dựng các gia đình công giáo gương mẫu. Xin cho các vị đã qua đời sớm được trả công bội hậu trên Nước Chúa.

Xin Thiên Chúa Ba Ngôi thương xót chúng ta, thanh tẩy và thánh hóa chúng ta, gia đình chúng ta . Mỗi khi làm dấu Thánh Giá, chúng ta hãy ý thức với cả tâm hồn chúng ta để tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi: "NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN. AMEN."

Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta. Amen! Alleluia! Alleluia!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên nhân thất bại của việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp tại Trung Quốc
Nguyễn Long Thao
20:37 12/06/2011
Nguyên nhân thất bại của việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp tại Trung Quốc

Rome 11/06/2011.- Ký giả Sandro Magister, trên mạng lưới http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1348237?eng=y cho biết vì sự phản kháng của Công Giáo nên nhà cầm quyền Trung Quốc đã buộc phải ngưng lại dự định truyền chức Giám Mục bất hợp pháp cho một linh mục..

Ký giả Sandro viết rằng âm mưu của Trung Quốc tấn phong giám mục không được Tòa Thánh phê chuẩn đã bị thất bại vì sự chống đối có kế hoạch của giáo dân và của chính vị linh mục được nhà cầm quyền chọn để tấn phong Giám Mục.

Ký giả người Ý này còn viết rằng chính những lời tuyên bố mạnh mẽ của Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy hiện giữ chức Tổng Thư ký Thánh Bộ Truyền Giáo đã làm cho giáo dân Trung Quốc thêm kiên vững, đồng thời làm thất bại âm mưu của Hội Công Giáo Yêu Nước.

Cha Thẩm Quốc An (Shen Guoan), người được Hội Công Giáo Yêu Nước chọn để được tấn phong Giám Mục, cũng mạnh mẽ chống lại việc tấn phong này.

Vị Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy còn tuyên bố rằng các Giám Mục Trung Quốc phải tiếp tục chống lại các áp lực của Hội Công Giáo Yêu Nước do nhà nước điều hành. Vị Tổng Giám Mục người Trung Quốc còn nói thêm các Giám Mục nào chịu khuất phục trước các áp lực của nhà cầm quyền, theo nguyên văn của ngài: “là các kẻ cơ hội, muốn thoả hiệp, và đưa ra các lý do khác cho sự khuất phục này như họ làm thế là để Giáo Hội được hưởng sự tốt lành, vì sự cấp bách của việc phúc âm hóa, đồng thời được nhận sự trợ giúp của nhà nước…. Tất cả những lợi ích đó đều là giả tạo”

Đức TGM họ Hàn còn cáo buộc một số nhà thần học ở Mỹ Châu và Âu Châu đã nối giáo cho Hội Công Giáo Yêu Nước bằng cách cổ vũ ý tưởng rằng việc bổ nhiệm các Giám Mục phải để cho Giáo Hội Điạ Phương chứ không phải do Tòa Thánh Roma quyết định. Do vậy, theo lời đức TGM Hàn Đại Huy: “Có người tại Mỹ Châu và Âu Châu đã thúc giục các Giám Mục Trung Quốc cứ tiến hành việc chọn Giám Mục theo cung cách này”
 
Tòa Thánh: trẻ em được phục vụ tốt nhất bởi gia đình truyền thống
Nguyễn Trầm Tư
08:39 12/06/2011
Tòa Thánh: trẻ em được phục vụ tốt nhất bởi gia đình truyền thống

Kêu gọi sự cộng tác hiệu quả hơn trong việc giúp đỡ những người bị lạm dụng

GENEVA, Thụy Sĩ, ngày 10 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Tòa Thánh đã nói chuyện với phiên họp thứ 17 của hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc ba lần trong tuần này, cổ võ những gia đình truyền thống và khẳng định rằng có thể tìm thấy một thế giới mà trong đó, tình trạng của phụ nữ được cải thiện.

Đức TGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã nói chuyện với kỳ họp vào ngày thứ 2 về các quyền của trẻ em.

Ngài chào đón bản thảo của nghị định thư không bắt buộc đối với hiệp định về các quyền của trẻ em, nói rằng nó “cung cấp một lời hy vọng và khuyến khích đối với trẻ em và người trẻ mà sự ngây thơ và phẩm giá của họ bị tổn thương bởi sự tàn ác vốn hiện diện trong thế giới của người lớn.”

Ngài nói: “Nếu tất cả nhà nước, các cơ quan liên hiệp quốc, xã hội dân sự và các thể chế có nền tảng đức tin làm việc với nhau trong sự cộng tác hiệu quả hơn, thì họ sẽ có khả năng bảo đảm tình yêu, sự chăm sóc và sự hỗ trợ đối với những ai bị ảnh hưởng bởi bạo lực và lạm dụng. Hơn nữa, họ sẽ cổ võ một thế giới mà tại đó, những trẻ em này có thể theo đuổi giấc mơ và khát vọng của chúng về một tương lai không có bạo lực.”

Vị đại diện Tòa Thánh nhấn mạnh rằng “những quyền lợi tốt nhất của trẻ em về căn bản được đáp ứng trong bối cảnh gia đình truyền thống.”

Phụ nữ

Vào ngày 3 tháng 6, đức TGM Tomasi nói với hội đồng về bạo lực chống lại phụ nữ.

Ngài khẳng định rằng nguồn gốc của vấn nạn này là “cách nhìn vốn phớt lờ hoặc từ khước phẩm giá bình đẳng của họ.”

Ngài nhìn nhận rằng “vẫn còn có một con đường dài để đi nhằm ngăn chặn bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ gái và nhằm đạt được sự bình đẳng hiệu quả khắp nơi.”

Đức TGM nói rằng vấn đề này không thể được phân tích cách riêng biệt từ những bối cảnh mà trong đó vấn nạn này nảy sinh.

Những cải thiện trong các tiêu chuẩn sống và giáo dục sẽ cho phép xã hội ngăn chặn bạo lực chống lại phụ nữ, ngài nói. “Thật vậy, giáo dục có thể là phương tiện để tạo ra một não trạng vốn hỗ trợ và tôn trọng phụ nữ.”

Ngài kết thúc bằng một ghi nhận đầy tích cực: “Xét đến ‘những chân lý nhân loại nền tảng của người nam và người nữ, sự bình đẳng nhân phẩm và sự thống nhất của cả hai, sự dị biệt phong phú và có nền tảng vững chắc và ơn gọi hướng đến trao đổi và bổ sung lẫn nhau, sự hợp tác và thông hiệp,’phái đoàn của tôi nhìn nhận rằng có thể cải thiện tình trạng của phụ nữ và chiến đấu chống lại tai họa bạo lực, và để xây dựng một sự bình đẳng sáng tạo và một sự tôn trọng lẫn nhau vốn ngăn chặn bất cứ lý do nào dẫn tới bạo lực.

Nguyễn Trầm Tư
 
Roma: Hội nghị quốc tế về đời đan tu
Phạm Kim An
08:42 12/06/2011
Roma: Hội nghị quốc tế về đời đan tu

Roma - Trước kia, các đan sĩ Kitô giáo đã cứu các kho tàng văn hóa của thế giới phương Tây khỏi bị người man di xâm chiếm, và hiện giờ một hội nghị bốn ngày diễn ra tại Roma để xem xét nền văn hóa hiện đại ảnh hưởng đời đan tu như thế nào.

Ngày 10-6, linh mục Jeremy Driscoll, người Mỹ, Dòng Biển Đức (OSB), nói với CNA: “Chúng tôi đã mời các học giả từ khắp nơi trên thế giới đến chia sẻ xung quanh chủ đề của đời đan tu và văn hóa - ảnh hưởng của đời đan tu trên nền văn hóa và ảnh hưởng của văn hóa trên đời đan tu”.

Hội nghị tại Đại học Thánh Anselmo Dòng Biển Đức ở Roma có chủ đề “Đời đan tu giữa văn hóa và các nền văn hoá", và diễn ra từ ngày 8 đến ngày 11-6.

Hiện nay từ ngữ "đời đan tu” (monasticism), phát sinh từ chữ Hi lạp có nghĩa là “sống một mình”, và dùng để chỉ một lối sống ẩn dật khỏi thế tục, theo lời khấn tu sĩ và tuân theo một luật chặt chẽ. Đời đan tu xuất hiện ở các sa mạc Bắc Phi trong các thế kỷ đầu của Kitô giáo.

Cha Driscoll, người gia nhập tu viện Biển Đức tại Mount Angel ở Oregon năm 1973, ở tuổi 22, giải thích : “Một đan tu là người tách khỏi thế tục, để có thể tham gia sâu sắc vào thế giới trong tinh thần và cầu nguyện”.

"Sự cô đơn của một đan tu và cường độ cuộc sống của ngài tách khỏi thế tục được thực hiện chính xác vì thế giới, và để làm chứng cho thế giới, và trong sự hiệp nhất với thế giới".

Hội nghị xem xét mọi khía cạnh của đời đan tu - quá khứ, hiện tại và tương lai.

Trong bài thuyết trình của mình, cha Driscoll nêu ra đời sống và công việc của một linh mục và đan tu người Ý của thế kỷ 20, là Don Divo Barsotti. Cha là một linh mục giáo phận ở Florence, nhưng đã đi tìm một cộng đoàn gọi là Figli di Dio - hoặc “con Thiên Chúa” - với niềm tin rằng các lý tưởng đan tu có thể được áp dụng cho cuộc sống giáo dân bình thường.

Cha nói: “Linh mục Divo muốn chia sẻ linh đạo đan tu với giáo dân, và để thực sự cho họ nghĩ rằng mình là một hạng người sống một đời đan tu nội tâm trong thế gian”.

"Cha Divo nói rằng đời đan tu là không gì khác hơn đời sống Kitô hữu được sống và sống dồi dào".

Mặc dầu công việc của cha Don Divo Barsotti hiện đang còn ít được biết đến bên ngoài nước Ý, linh mục Driscoll nói rằng hội nghị quốc tế tuần này giới thiệu một cơ hội lý tưởng để thay đổi tình hình. Ngài hy vọng rằng nhiều giáo dân hiện nay sẽ cố gắng sống tinh thần đan tu hơn.

Ngài nói: “Dứt khỏi thế gian là một thái độ được thấm hút vào Chúa Kitô, và sau đó được hiệp nhất với thế giới, bằng phương tiện thấm hút này vào Chúa Kitô - bởi vì chính Ngài đã hiệp nhất với thế giới." (CNA 11-6-2011)

Phạm Kim An
 
Giám mục giáo phận Rumbek thảo luận về sự ly khai của Nam Sudan
Nguyễn Trọng Đa
08:45 12/06/2011
Giám mục giáo phận Rumbek thảo luận về sự ly khai của Nam Sudan

ROMA - Đúng một tháng nữa, châu Phi sẽ có một quốc gia mới, khi Nam Sudan tách rời khỏi miền Bắc nước Sudan.

Việc tách rời giữa miền Nam giàu dầu mỏ và miền Bắc Sudan là điều dễ hiểu. Các túi bạo lực vẫn đang tiếp diễn, và không ai đoan chắc là Nam Sudan sẽ thực hiện được trọn vẹn sự quản lý hành chính của mình.

Tuy nhiên, cư dân Kitô hữu và người dân thờ vật linh ở miền Nam đang nôn nóng cho một sự tách rời khỏi miền Bắc đông người Hồi giáo.

Hãng tin ZENIT đã nói chuyện với một trong các nhân vật hoạt động cho hòa bình, Đức cha Cesare Mazzolari, giáo phận Rumbek, ở Nam Sudan.

Vị Giám mục người Ý 74 tuổi, thuộc Dòng Truyền giáo Comboni Thánh Tâm Chúa Giêsu, và đã làm việc ở Sudan trong ba thập niên, làm Giám mục giáo phận Rumbek từ năm 1999.

ZENIT: Với sự thành lập của Nam Sudan, điều gì sẽ thay đổi cho người dân và cho tình hình địa chính trị của Bắc Phi?

Đức Giám mục Mazzolari: Sự ly khai của Nam Sudan trình bày một mục tiêu của nền tự do cho một dân tộc bị áp bức hơn 20 năm vì nội chiến. Tôi thấy trước một thời kỳ của Kitô giáo sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Biểu tượng này của nền tự do theo kiểu châu Phi, của nền tự do được ước muốn mãnh liệt, cũng có thể nhìn thấy ở Bắc Phi với các cuộc cách mạng đã xảy ra trong các tháng qua. Điều này không có nghĩa là cũng sẽ có chia cắt trong các quốc gia châu Phi khác, nhưng chắc chắn cách thức Nam Sudan đang đi theo đã được đánh giá cao, và được hỗ trợ trên toàn bộ châu Phi.

ZENIT: Lập trường của Giáo Hội Công Giáo ra sao? Và bằng cách nào các Kitô hữu góp phần vào việc giúp khai sinh và phát triển Nam Sudan?

Đức Giám mục Mazzolari: Đối với một quốc gia có tỉ lệ mù chữ cao nhất thế giới - chỉ có 15% nam giới và chỉ 9% nữ giới có thể biết đọc và biết viết - hơn bao giờ hết, chúng tôi cần đào tạo một giai cấp quản trị của tương lai, để cho quyền tự quyết của họ được đầy đủ và trưởng thành, trong dấu hiệu của hy vọng và sự phục hồi cơ bản bản sắc của họ. Là Giáo Hội, chúng tôi vẫn còn có một trách nhiệm lớn lao trong việc xây dựng nhà nước mới: Chúng tôi phải dạy nghệ thuật kiên trì của đối thoại, giao tiếp và hòa giải, để thiết lập các cơ sở của một quốc gia mới, vốn đã chỉ biết con đường bạo lực mà thôi.

ZENIT: Đâu là các kế hoạch giáo dục cho sự phát triển được cổ vũ bởi hội CESAR, mà Ngài làm chủ tịch? Và, đặc biệt, làm thế nào Ngài sẽ xây dựng trung tâm đầu tiên để đào tạo giáo viên ở Nam Sudan?

Đức Giám mục Mazzolari: Tổ chức CESAR ra đời năm 2000, để tìm kiếm viện trợ ngoài châu Phi, và nó là một liên kết thực sự và hợp lý giữa việc truyền giáo và các nhà tài trợ. Các quĩ thu được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, theo nhu cầu của thời điểm: từ chăm sóc mục vụ cho đến giáo dục, từ y tế đến viện trợ nhân đạo, như được ghi trong trang web của chúng tôi www.cesarsudan.org

Hiện nay chúng tôi đang xây dựng một trung tâm cho giáo viên ở Cuiebet, một địa điểm cách Rumbek khoảng 80km (50 miles). Hàng năm một trường học sẽ đào tạo 30 giáo viên, để họ có thể cung cấp giáo dục cơ bản cho hơn 5.000 trẻ em chỉ trong năm năm đầu hoạt động. Việc thực hiện công tác này đòi hỏi sự cam kết của các tổ chức quốc tế; chúng tôi kêu gọi họ để họ có thể giúp một xung động mới cho các dự án trong lãnh thổ này, vốn chịu đau khổ vì nội chiến và nghèo đói. Đây là lý do tại sao chúng tôi hỗ trợ việc thành lập một đại sứ quán Ý tại Juba, vốn sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi có ý nghĩa theo chiều hướng này.

Zenit: Bằng cách nào, các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các Giáo hội Thiên chúa giáo góp phần thực hiện các dự án phát triển cho Nam Sudan?

Đức Giám mục Mazzolari: Thật không may, Nam Sudan là đất nước nghèo nhất thế giới, 90% người dân sống dưới mức 1 USD / ngày. Tuy nhiên, ở bề mặt và dưới lòng đất của quốc gia nước này che giấu nhiều tài nguyên phong phú và cần được phát hiện: dầu, vàng, gỗ quý hiếm, như gỗ mun và gỗ gụ. Nhưng hiện đang thiếu người dân có khả năng làm cho tài nguyên này được biết đến trong và ngoài biên giới của miền Nam Sudan. Ý tưởng xây dựng một cửa hàng thợ mộc đi chính xác theo hướng này: đầu tư vào Nam Sudan, làm cho người dân Nam Sudan có khả năng khai thác các nguồn tài nguyên, mà đất nước cung cấp cho họ.

ZENIT: Đâu là những khó khăn mà Ngài tiên liệu? Và nguồn nhân lực nào cần được huy động?

Đức Giám mục Mazzolari: Chúng tôi sẽ không có sự hội nhập ngay lập tức, do đó miền Bắc và miền Nam sẽ phải chấp nhận sống nghèo ít nhất là thêm 10 năm nữa. Không có bệnh viện, trường học, nguồn nước, cơ sở hạ tầng. Sự viện trợ của cộng đồng quốc tế sẽ là cần thiết để đạt được nhiều mục tiêu, mà độc lập sẽ mang lại cho chúng tôi. Các cuộc tấn công khiêu khích liên tục của chính phủ Khartoum, với sự chiếm đóng quân sự ở khu vực Abyei, nơi bị tranh chấp vì các mỏ dầu ở đó, dễ dẫn đến chiến tranh. Nhưng chính quyền của miền Nam phản ứng tốt với các hành động khiêu khích này, bằng cách làm cho chúng rơi vào hư không. Do đó, bầu không khí không phải là một trong những bầu khí thanh bình nhất, mặc dù tôi tin chắc rằng người dân đã quyết định về nền độc lập của họ, và sự chịu đựng thầm lặng của họ với chính phủ Khartoum là một minh chứng cho điều này. (Zenit 9-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giải thích của Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật về vạ tuyệt thông
LM Trần Đức Anh OP
10:15 12/06/2011
VATICAN - Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật cho biết theo giáo luật, những vụ truyền chức GM không có sự ủy nhiệm của ĐTC đưa tới vạ tuyệt thông tức khắc, nhưng có thể có những hoàn cảnh giảm khinh, như sợ hãi trầm trọng, bất tiện nghiêm trọng, bạo lực thể lý v.v.

Vấn đề được nêu lên vì trong thời gian gần đây lại xảy ra những vụ truyền chức GM tại Trung Quốc không có sự ủy nhiệm của ĐTC và do sức ép mạnh mẽ của Nhà Nước. Như vụ truyền chức GM tại giáo phận Thường Đức tỉnh Hà Bắc hồi cuối năm ngoái, có 8 GM hiệp thông với ĐTC tham dự cuộc truyền chức bất hợp pháp như thế. Nhiều vị bị áp lực rất mạnh của Nhà Nước.

Trong tuyên ngôn công bố trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, số đề ngày 11-6-2011, Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật minh định một số điều liên quan đến khoản giáo luật số 1382, theo đó người truyền chức GM và chịu chức GM không có sự ủy nhiệm của Tòa Thánh thì mắc vạ tuyệt thông do chính hành động của họ, và không cần một vị thẩm phán tuyên án. Cũng vậy đối với các GM tham gia vào việc phong chức như thế.

Tuy nhiên có thể có những trường hợp giảm khinh như vừa nói trên, nên cần phải kiểm chứng đối với mỗi người can dự vào việc truyền chức GM như thế: các GM phong chức và người thụ phong.

Thông cáo của Tòa Thánh nói thêm rằng: ”Dù những lý do chủ quan thế nào đi nữa, nhưng sự kiện khách quan là việc truyền chức GM không có sự ủy nhiệm của ĐTC là một hành vi gây gương xấu, tạo hoang mang và chia rẽ nơi các tín hữu. Đó là những điều thiệt hại nặng nề không thể coi nhẹ, và vì thế cần phải có những hành vi quan trọng tái tạo tình hiệp thông Giáo Hội và những hành vi thống hối mà mọi người có thể đánh giá được.”

Trường hợp những người can dự vào việc truyền chức GM bất hợp pháp như thế mà không có hoàn cảnh giảm khinh thì sẽ bị phạt vạ tuyệt thông là hình phạt nặng nhất trong Giáo Hội. Đương sự không được tham dự thánh lễ và không được cử hành và lãnh nhận các bí tích.

Nếu hoàn cảnh đòi hỏi, Tòa Thánh có thể tuyên phạt hoặc chính thức tuyên bố vạ tuyệt thông để sửa chữa gương xấu và tái lập hiệp thông. Vạ này nhắm mục đích làm cho kẻ có tội hối lỗi và hòa giải. Ai chứng tỏ lòng chân thành thống hối thì có quyền được giải vạ tuyệt thông. Tuy nhiên chỉ có Tòa Thánh mới có quyền giải vạ này trong trường hợp truyền chức GM mà không có phép của ĐTC.

Hôm 9-6-2011, lẽ ra Nhà Nước Trung Quốc, qua Hội Công Giáo yêu nước, đã tiến hành việc truyền chức GM bất hợp pháp cho LM Thẩm Quốc An (Shen Guo An), để làm GM giáo phận Hán Khẩu, tỉnh Hồ Bắc, nhưng vào phút chót đã hoãn lại vô thời hạn việc làm này (Tổng hợp 11-6-2011)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 2 ngàn người du mục
LM Trần Đức Anh OP
10:25 12/06/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi Âu Châu đừng quên tình trạng bị xách nhiễu, phủ nhận và khinh rẻ mà nhiều người dân du mục phải chịu đồng thời ngài kêu gọi các sắc dân này luôn tìm công lý, sự hợp pháp và hòa giải.

Trẻ em du mục trình diễn trước Đức Thánh Cha
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-6-2011 dành cho 2 ngàn người thuộc nhiều sắc dân du mục đến từ các nơi ở Âu Châu. Đây là lần đầu tiên con số đông đảo người du mục như thế được ĐTC tiếp kiến. Cộng tác vào biến cố này có Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, tổ chức di dân thuộc HĐGM Italia, giáo phận Roma và cộng đồng thánh Egidio.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến ở Đại thính đường Phaolô 6, sau lời chào chào mừng của Đức TGM Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, ĐTC nói với những người du mục rằng: ”Lịch sử của anh chị em thật phức tạp và thật là đau thương trong một số thời kỳ. Trong những thế kỷ qua, anh chị em là một dân tộc không sống theo các ý thức hệ quốc gia chủ nghĩa, không mong ước sở hữu đất đai hoặc thống trị các dân tộc khác. Anh chị em không có tổ quốc và coi toàn Âu Châu là nhà của mình. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề trầm trọng và đáng lo ngại, như những quan hệ nhiều khi khó khăn với xã hội nơi anh chị em sinh sống. Rất tiếc là qua nhiều thế kỷ, anh chị em đã phải chịu cay đắng vì không được đón nhận và nhiều khi bị bách hại, như đã xảy ra trong thời thế chiến thứ 2: hàng ngàn người nam nữ và trẻ em thuộc các sắc dân du mục bị tàn sát dã man trong các trại tiêu diệt..”

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Lương tâm Âu châu không thể quên bao nhiêu đau khổ như thế! Ước gì không bao giờ dân tộc của anh chị em phải chịu những xách nhiễu, phủ nhận và khinh rẻ như thế nữa! Về phần anh chị em, hãy luôn luôn tìm kiếm công lý, sống hợp luật pháp, hòa giải, và cố gắng đừng bao giờ là nguyên nhân gây đau khổ cho tha nhân!”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC mời gọi các tín hữu du mục noi gương chân phước Zefirino Giménez Malla (1861-1936), một người du mục ở Tây ban nha, năm nay kỷ niệm 150 năm sinh nhật và 75 năm tử đạo của thánh nhân.

”Zeferino đã thành hôn theo truyền thống của người du mục, nhưng cùng với vợ đã quyết định củng cố mối giây hôn phối trong Giáo Hội bằng bí tích hôn phối. Lòng đạo đức sâu xa của chân phước được biểu lộ qua sự tham dự thánh lễ và đọc kinh Mân Côi. Chính xâu chuỗi mà Zeferino luôn giữ trong túi khiến cho ông bị bắt và trở thành vị tử đạo đích thực của Đức Mẹ Mân Côi, và ông không để cho người ta tước bỏ xâu chuỗi Mân Côi, cả lúc sắp chết.

ĐTC nhận xét: ”Ngày nay chân phước Zeferino mời gọi anh chị em theo gương của Người và chỉ cho anh chị em con đường: siêng năng cầu nguyện, đặc biệt là đọc kinh Mân Côi, yêu mến Thánh Thể, và các bí tích khác, tuân giữa các giới răn, sống lương thiện, bác ái, quảng đại đối với tha nhân, nhất là đối với những người nghèo; điều này sẽ làm cho anh chị em vững mạnh đứng trước nguy cơ các giáo phái hoặc các nhóm khác gây nguy hiểm cho tình hiệp thông của anh chị với với Giáo Hội”.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi các tín hữu du mục hãy tích cực tham gia vào sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội, thăng tiến những hoạt động mục vụ trong các cộng đoàn của mình. Ngài nói:

”Sự hiện diện nơi anh chị em những LM, phó tế và tu sĩ nam nữ cùng thuộc chủng tộc như anh chị em, là một hồng ân của Chúa và là một dấu chỉ tích cực về cuộc đối thoại của các Giáo Hội địa phương với dân tộc của anh chị em. Anh chị em hãy tín nhiệm và lắng nghe những người ấy và cùng với họ, hãy vui mừng loan báo tình thương của Thiên Chúa đối với dân dụ mục, cũng như cho mọi dân tộc”.

Trước đó, một số đại diện của các sắc dân du mục đã trình bày chứng từ: họ bày tỏ mong ước một tương lai an bình và thanh thản, có thể giáo dục con cái cùng với các trẻ em khác ở Âu Châu mà không bị loại trừ và kỳ thị (SD 11-6-2011)
 
Đức Thánh Cha cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
LM Trần Đức Anh OP
10:16 12/06/2011
VATICAN - Chúa nhật 12-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành thánh lễ trọng thể tại đền thờ Thánh Phêrô trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu, để mừng kính biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Đúng 9 giờ rưỡi sáng, đoàn giúp lễ, 50 GM và 40 Hồng Y đồng tế đã cùng ĐTC đi rước lên bàn thờ chính giữa tiếng kèn bạc báo hiệu đại lễ khởi đầu, trong khi ca đoàn xướng bài ”Hỡi Phêrô, con là Đá!”, trước khi hát bài ca nhập lễ: Thần trí Chúa làm đầy trái đất.

Trong bài giảng, ĐTC đã dựa vào các bài đọc để giải thích ý nghĩa lễ Hiện Xuống cũng như vai trò và quan hệ của Chúa Thánh Linh với cộng đoàn tín hữu. Ngài nói:

Hôm nay chúng ta cử đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Theo một nghĩa nào đó, tất cả các lễ trọng của phụng vụ đều là đại lễ, nhưng Lễ Hiện Xuống là một đại lễ một cách đặc biệt, vì đánh dấu, vào ngày thứ 50, sự hoàn tất biến cố Vượt Qua, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, với hồng ân Thần Trí của Đấng Phục Sinh. Trong những ngày qua, Giáo Hội đã chuẩn bị chúng ta mừng lễ Hiện Xuống qua kinh nguyện, qua sự liên tục sốt sắng kêu cầu Thiên Chúa để xin Ngài tái đổ tràn Thánh Linh trên chúng ta. Như thế, Giáo Hội tái cảm nghiệm điều đã xảy ra thời nguyên thủy, khi các Tông Đồ họp nhau trong Nhà Tiệc Ly ở Jerusalem, ”họ kiên trì và hòa hợp trong kinh nguyện, cùng với một vài phụ nữ và Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và các anh em của Ngài” (Cv 1,14). Họ họp nhau trong sự khiêm tốn chờ đợi và tin tưởng nơi sự ứng nghiệm lời hứa của Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã thông báo cho họ: ”Chẳng bao lâu nữa, các con sẽ được chịu phép rửa trong Thánh Linh.. các con sẽ nhận được sức mạnh từ Thánh Linh, Đấng sẽ ngự xuống trên các con” (Cv 1,5.8).

Qua bài đọc thứ I trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 2,1-11) và đáp ca trích từ thánh vịnh 103, ĐTC nhận xét rằng qua các đoạn sách thánh ấy Giáo Hội muốn nói với chúng ta điều này: Thánh Linh sáng tạo vạn vật, Thánh Linh mà Chúa Kitô phái xuống từ Chúa Cha trên cộng đoàn các môn đệ là duy nhất và cùng là một: sự sáng tạo và cứu chuộc thuộc về nhau và, xét cho cùng, họp thành mầu nhiệm yêu thương và cứu độ duy nhất của Chúa. Thánh Linh trước tiên là Thánh Thần Sáng Tạo, vì thế Lễ Hiện Xuống là lễ sáng tạo. Đối với chúng ta, thế giới là kết quả một hành vi yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng mọi sự và Ngài vui mừng vì ”đó là điều tốt”, điều rất tốt đẹp (Xc St 1,1-31). Vì thế, Thiên Chúa không phải là Đấng hoàn toàn khác, Đấng không thể nêu danh và u tối. Thiên Chúa tự biểu lộ, Ngài có một khuôn mặt, Thiên Chúa là lý trí, Thiên Chúa là ý chí, Thiên Chúa là tình thương, Thiên Chúa là vẻ đẹp. Niềm tin nơi Thánh Thần Sáng Tạo và niềm tin nơi Thần Trí mà Chúa Kitô Phục Sinh ban cho các Tông Đồ và mỗi người chúng ta, là điều gắn liền với nhau, không thể tách rời”.

ĐTC nói thêm rằng bài Tin Mừng hôm nay cống hiến cho chúng ta một hình ảnh tuyệt vời để làm sáng tỏ quan hệ giữa Chúa Giêsu, Chúa Thánh Linh và Chúa Cha: Thánh Linh được trình bày như hơi thở của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh (Xc Ga 20,22). Ở đây thánh sử Gioan lấy lại một hình ảnh trong trình thuật về sự sáng tạo, trong đó có kể rằng Thiên Chúa thổi một luồng sinh khí vào mũi của con người (Xc St 2,7). Hơi thở của Thiên Chúa là sự sống. Giờ đây, Chúa thổi vào trong linh hồn chúng ta một luồng sinh khí mới, là Thánh Linh, là yếu tính thâm sâu nhất của Ngài, và qua đó, Chúa đón nhận chúng ta vào trong gia đình của Thiên Chúa. Qua phép rửa tội và thêm sức, ơn ấy được ban cho chúng ta một cách đặc biệt và với bí tích Thánh Thể và Thống Hối, ơn ấy được liên tục lập lại: Chúa thổi vào linh hồn chúng ta một luồng sinh khí. Tất cả các bí tích, mỗi phép theo thể thức riêng, đều thông truyền cho con người sự sống thần linh, nhờ Thánh Linh hoạt động trong các bí tích ấy.

Tiếp tục bài giảng trong thánh lễ sáng hôm qua, ĐTC nói:

“Trong phụng vụ hôm nay, chúng ta còn nhận thấy một sự nối kết nữa. Chúa Thánh Linh là Đấng Sáng Tạo, đồng thời cũng là Thần Trí của Chúa Giêsu Kitô, nhưng theo thể thức: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh là một Thiên Chúa duy nhất. Dưới ánh sáng bài đọc thứ I, chúng ta có thể nói thêm rằng Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội sinh động. Giáo Hội không xuất phát từ ý chí loài người, từ suy tư, sự tài khéo và khả năng tổ chức của con người, vì nếu như thế, thì Giáo Hội đã bị tàn lụi từ lâu rồi, như vẫn xảy ra đối với mọi điều phàm nhân. Trái lại Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô, được Thánh Linh làm cho sinh động. Những hình ảnh như gió và lửa, được thánh Luca dùng để diễn tả sự hiện xuống của Chúa Thánh Linh (Xc Cv 2,2-3), gợi lại núi Sinai nơi Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân Israel và ban cho họ giao ước của Ngài; sách Xuất Hành kể lại: ”núi Sinai đầy khói, vì Chúa ngự xuống trên đó trong lửa” (19,18). Thực vậy, dân Israel mừng ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua, sau khi tưởng niệm cuộc di tản khỏi Ai Cập, như là lễ Sinai, lễ Giao Ước. Khi thánh Luca nói về những lưỡi lửa để diễn tả Chúa Thánh Linh, Giao ước cũ ấy được nhắc nhớ, Giao ước được thiết lập trên căn bản Luật mà dân Israel đã nhận từ trên núi Sinai. Như thế, biến cố Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần hiện xuống, được trình bày như một biến cố Sinai mới, như hồng ân giao ước mới trong đó giao ước với Israel được nới rộng cho tất cả các dân tộc trên trái đất, trong đó tất cả các hàng rào của Luật cũ đều sụp đổ và xuất hiện con tim thánh thiện và bất biến, tức là tình yêu, mà chính Thánh Linh thông ban và phổ biến, là tình yêu bao trùm mọi sự. Đồng thời Luật được mở rộng, cởi mở, tuy trở nên đơn sơ hơn: đó là Giao Ước mới mà Thánh Thần ”viết” trong con tim của những người tin nơi Chúa Kitô. Sự nới rộng Giao Ước cho mọi dân tộc trên trái đất được thánh Luca diễn tả qua sự liệt kê các dân tộc đáng kể thời ấy (Xc Cv 2,9-11). Qua sự kiện đó, Ngài nói với chúng một điều rất quan trọng: đó là Giáo Hội là Công Giáo ngay từ lúc đầu tiên, đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội không phải là kết quả của hành động dần dần tháp nhập các cộng đoàn khác nhau. Thực vậy, ngay từ giây phút đầu tiên, Chúa Thánh Linh đã kiến tạo Giáo Hội như Hội Thánh của tất cả các dân tộc; Giáo Hội bao trùm toàn thể thế giới, vượt lên trên mọi biên cương chủng tộc, giai cấp, quốc gia; sau khi phá đổ mọi hàng rào, Giáo Hội liên kết con người trong việc tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi. Ngay từ đầu, Giáo Hội là duy nhất, Công Giáo, và tông truyền: đây chính là bản chất đích thực của Giáo Hội và phải được nhìn nhận như thế. Giáo Hội là thánh thiện không phải do khả năng của các phần tử, nhưng vì chính Thiên Chúa cùng với Thần Trí của Ngài, sáng tạo và luôn thánh hóa Giáo Hội”.

Trong phần lời nguyện giáo dân bằng 5 thứ tiếng, cộng đoàn đã lần lượt cầu cho Giáo Hội ngày càng được vũng mạnh trong sự hiệp nhất và tình thương; cầu cho ĐGH được tràn đầy ơn khôn ngoan và can đảm để hướng dẫn và củng cố anh em trong đức tin; cầu cho các tín hữu Kitô được vững mạnh trong đức tin và làm chứng tá, cho các chính quyền luôn quyết định bênh vực sự sống và tình liên đới, cầu cho mọi người luôn sẵn sàng tìm kiếm con đường huynh đệ, cộng tác và hòa bình..

Chủ sự kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng

Thánh lễ kéo dài 1 giờ 45 phút và kết thúc lúc 11 giờ 15. 45 phút sau đó, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với 40 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Hiện diện trong buổi đọc kinh đặc biệt Hội những người nuôi ngựa ở miền Bavière nam Đức, hành hương Roma theo vết chân thánh Corbiniano GM thành Freising. Có 42 con ngựa và 6 mô hình thánh đường của miền Bavière, trong đó có Nhà thờ chính tòa Munich và Nhà nguyện ở Đền thánh Đức Mẹ Altoetting, nhà thờ giáo xứ Aschau, nơi hài nhi Joseph Ratzinger, tức là Đức đương kim Giáo Hoàng, đã chịu phép rửa tội. Đoàn hành hương này đã khởi hành từ ngày 1-6 tại miền Bavière. Thứ sáu 10-6 vừa qua, đoàn đã tới Roma và đã cử hành thánh lễ hôm thứ bẩy 11-6 tại Nhà thờ thánh Corbiniano, cũng là Nhà thờ hiệu tòa của Reinhard Marx, TGM giáo phận Munich bên Đức.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn ý nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như là lễ ”rửa tội” của Giáo Hội trong Thánh Linh (Xc Cv 1,5). Như sách Tông đồ công vụ thuật lại, sáng ngày lẽ Ngũ Tuần, một gầm lớn như gió thổi mạnh tràn Nhà Tiệc Ly và những lưỡi như lửa xuống trên mỗi môn đệ (Xc Cv 2,2-3). Thánh Gregorio Cả đã bình luận rằng: ”Hôm nay Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ với âm thanh bất ngờ, và biến đổi tâm trí phàm nhân trong tình thương của Ngài, và trong khi những lưỡi lửa xuất hiện bên ngoài, thì bên trong, các tâm hồn nồng cháy, bởi vì khi đón nhận Thiên Chúa trong thị kiến lửa, họ được đốt cháy dịu dàng để yêu thương” (Hom. in Evang. XXX, 1: CCL 141, 256). Tiếng Chúa thần hóa ngôn ngữ phàm nhân của các Tông Đồ, các vị trở nên có khả năng công bố ”đa âm” Lời duy nhất của Thiên Chúa. Hơi thở của Thánh Linh làm đầy vũ trụ, sinh ra đức tin, lôi kéo đến sự thật, tạo điều kiện cho sự hiệp nhất các dân tộc. ”Nghe tiếng động ấy, dân chúng tụ tập lại và ngỡ ngàng vì mỗi người nghe các tông đồ nói trong ngôn ngữ của họ” về những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2,6.11).

”Chân phước Antonio Rosmini giải thích rằng ”trong ngày Ngũ Tuần của các tín hữu Kitô, Thiên Chúa công bố .. luật bác ái của Ngài, viết nhờ Thánh Linh không phải trên những bia đá, nhưng trong tâm hồn của các Tông Đồ, và rồi qua các Tông Đồ thông truyền luật ấy cho toàn thể Giáo Hội” (Sách Giáo Lý được sắp xếp theo thứ tự ý tưởng... n.737, Torino 1863). Thánh Linh, ”là Chúa và là Đấng ban sự sống” - như chúng ta đọc trong kinh Tin Kính,- liên kết với Chúa Cha nhờ Chúa Con và hoàn tất mạc khải Ba Ngôi Chí Thánh. Ngài đến từ Thiên Chúa như hơi thở từ miệng Chúa và có quyền năng thánh hóa, xóa bỏ chia rẽ, phá tan sự xáo trộn do tội lỗi. Ngài là Đấng thiêng liêng và không có thể xác, rộng ban các hồng ân thiêng liêng, nâng đỡ sinh vật, để chúng hoạt động phù hợp với điều thiện. Như Ánh sáng trí tuệ, Chúa Thánh Linh ban ý nghĩa cho kinh nguyện, ban sinh lực cho sứ mạng truyền giáo, làm cho con tim của những người nghe Tin Mừng được nồng cháy, gợi hứng cho nghệ thuật Kitô giáo và cung điệu phụng vụ”.

ĐTC cũng khẳng định rằng Chúa Thánh Linh, Đấng tạo nên nơi chúng ta niềm tin trong lúc chúng ta chịu phép rửa, cũng giúp chúng ta sống như con cái Thiên Chúa, một cách ý thức và đồng thuận, theo hình ảnh Chúa Con duy nhất. Cả quyền tha tội cũng là một hồng ân của Chúa Thánh Linh (Ga 20,23)... Chúng ta hãy phó thác Giáo Hội cho Đức Trinh Nữ Maria là Đền thờ Chúa Thánh Linh để, Giáo hội luôn sống bằng Chúa Giêsu Kitô, bằng Lời Chúa, các giới răn của Ngài, và dưới tác động trường kỳ của Thánh Linh, Giáo Hội loan báo cho mọi người rằng ”Đức Giêsu là Chúa!” (1 Cr 12,30). ĐTC đã cùng mọi người đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng và ban phép lành cho các tín hữu:

Trong phần chào thăm các tín hữu, ĐTC đặc biệt nhắc đến lễ phong chân phước vào ngày thứ hai 13-6, tại thành phố Dresden bên Đông Đức, cho linh mục Alois Andritzki tử đạo, bị Đức quốc xã sát hại năm 1943 lúc mới 28 tuổi. Ngài nói: ”Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì vị chứng nhân anh hùng này của đức tin, được thêm vào hàng ngũ bao nhiêu người đã hiến mạng sống nhân danh Chúa Kitô trong các trại tập trung. Lễ Hiện xuống hôm nay, tôi muốn phó thác cho sự chuyển cầu của các ngài chính nghĩa hòa bình trên thế giới. Xin Chúa Thánh Linh soi sáng những đề nghị can đảm về hòa bình và nâng đỡ sự dấn thân thi hành các đề nghị đó, để đối thoại được vượt thắng võ khí và sự tôn trọng phẩm giá con người vượt lên trên mọi quyền lợi phe phái. Xin Chúa Thánh Linh là mối dây hiệp thông, làm cho những tâm hồn lạc đường vì ích kỷ được trở nên ngay thẳng và xin Ngài giúp gia đình nhân loại tái khám phá và cảnh giác bảo tồn sự hiệp nhất cơ bản của mình”.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”ngày 14-6 này là Ngày Thế giới những người hiến máu, hàng triệu người đang âm thầm góp phần giúp đỡ anh chị em đang gặp khó khăn. Tôi nồng nhiệt gửi lời chào thân ái đến tất cả những người hiến máu và mời gọi người trẻ hãy theo gương của họ.”
 
Phản ứng của quân đội đối với cuộc khủng hoảng tiếp diễn tại Lybia đang bị duyệt xét kỹ lưỡng
Bùi Hữu Thư
16:11 12/06/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Chiến dịch quân sự của Liên Hiệp Quốc chống ông Moammar Gadhafi, tổng thống Lybia đang khiến cho nhiều người lo ngại là các mục tiêu của nỗ lực này vẫn không rõ ràng và sẽ có thể đưa tới một cuộc chiến lâu dài giữa nhà độc tài trị vì lâu năm và các lực lượng nổi loạn, trong khi thường dân vô tội ở giữa bị tổn thương.

Các mối ưu tư là về vấn đề mục tiêu của chiến dịch chính là: (1) để bảo vệ quân nổi loạn và các người dân ủng hộ họ khỏi bị các cuộc tấn công không phân biệt ai là mục tiêu của quân đội trung thành với Gadhafi; hay là (2) để loại trừ vị lãnh tụ Lybia với hy vọng là những hình thức dân chủ sẽ được thực hiện sau đó.

Điều hướng dẫn cuộc thảo luận là một quan niệm tương đối mới mẻ trong bang giao quốc tế, được mô tả là trách nhiệm bảo vệ -- (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P trong các văn thư ngoại giao.)

Quan niệm này được dựa trên các ưu tư về đạo lý, đã phát triển trong 20 năm qua sau các thời kỳ tranh chấp tại Somalia và Bosnia-Herzegovina trong đó số thường dân bị thương vong gia tăng trong các cuộc nội chiến trong khi thế giới bất động.

Trách nhiệm bảo vệ các thành phần vô tội là ưu tư hàng đầu của Quyết Nghị 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 17 tháng Ba, cho phép các cuộc can thiệp quốc tế đa phương tại Lybia sau khi Gadhafi đe doạ các người chống đối chính quyền của ông -- bất kể là thường dân hay quân nổi loạn -- bằng những cuộc trả đũa thật hùng hậu.

Đây là quyết nghị đầu tiên được phát xuất từ nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ. Đáp ứng của các quốc gia thành viên trong Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn là những hoạt động quân sự: chính là những vụ oanh tạc các yếu điểm quân sự và các mục tiêu chiến lược và duy trì một khu vực phong tỏa không phận, ngăn không cho phi cơ bay ngang.

Dựa trên nguyên tắc về trách nhiệm bảo vệ, Đức Giám Mục Howard J. Hubbard ở Albany, Nữu Ước, chủ tịch Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã nhấn mạnh trong một lá thứ ngày 24 tháng Ba gửi cho Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Thomas Donilon. Ngài viết là Hoa Kỳ phải đảm bảo rằng việc sử dụng vũ lực phải "tỉ lệ với mục tiêu là bảo vệ dân chính."
 
Top Stories
Secret U.S. effort aims to help dissidents: report
Paul Simao
10:32 12/06/2011
WASHINGTON (Reuters) – The Obama administration is leading a global effort to establish "shadow" Internet and cellphone systems to help dissidents undermine authoritarian governments, the New York Times reported on Sunday.

The effort has quickened since former Egyptian President Hosni Mubarak's government shut down the country's Internet in the last days of his rule, said the Times report, which cited planning documents, classified diplomatic cables and sources.

The Internet has been used in recent months by anti-government protesters in North Africa and the Middle East to help coordinate demonstrations. Some governments have responded by disabling Internet access.

In one project, the U.S. State Department and Pentagon have spent at least $50 million to create an independent cellphone network in Afghanistan using towers on military bases in the country, the Times said, citing unnamed U.S. officials.

The operation is aimed at counteracting the Taliban insurgency's ability to shut down official Afghan services, the Times said.

The State Department is also financing creation of stealth wireless networks to enable activists to communicate beyond the reach of governments in countries like Iran, Syria and Libya, the Times said, citing participants in the projects.

Another project focuses on development of an "Internet in a suitcase" that could be smuggled across a border and deployed to allow wireless communication with a link to the global Internet, the Times reported.

Secretary of State Hillary Clinton is backing the U.S. effort, according to the report.

"We see more and more people around the globe using the Internet, mobile phones and other technologies to make their voices heard as they protest against injustice and seek to realize their aspirations," the Times quoted Clinton as saying in an email response to a query on the subject.

U.S. diplomats also are meeting with operatives who have been burying Chinese cellphones near the border with North Korea, where they can be dug up and used to make furtive calls, the Times reported.

(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/us_usa_dissent_internet;)
 
What Religious Freedom means in Vietnam
Michael Benge
16:56 12/06/2011
For many Vietnam veterans, Memorial Day was for remembering not only those Americans who died in the Vietnam War, but also our counterparts -- the Vietnamese, Laotians, and Cambodians who died fighting for freedom, and for all who still suffer persecution under the brutal communist regimes of those countries.

It seemed that Vietnam's wave of human rights violations and religious persecution might have peaked with the arrest and detention of over 1,500 activists for democracy, human rights, and religious freedom prior to the nation's 11th Congress of the Communist Party, but the brutal communist regime may have outdone itself with last month's reported slaughter of over 75 ethnic Hmong Christians. Hundreds more were wounded and/or arrested and taken to undisclosed locations.

An estimated 9,000 Hmong, mainly Catholics and Protestant Christians, gathered in the Muong Nhe district in North Vietnam's Dien Bien province on May 1 to honor the beatification of Pope John Paul II. According to Catholic sources, the late "Polish Pope," who had opposed both fascist Nazis forces and communist totalitarianism, is a source of inspiration to many Vietnamese, Laotian, Cambodian, and Hmong Christian believers due to the courageous moral conduct of his life and his powerful call to "be not afraid" in challenging social injustice and Stalinist-type regimes around the world.

The religious services honoring the pope evolved into peaceful protests by Hmong seeking religious freedom and the cessation of human rights abuses, institutional corruption, social injustice, and land-grabbing. Dien Bien is one of Vietnam's poorest provinces, located in the remote and mountainous area bordering Laos and China. The province's estimated 170,000 Hmong represent 35 percent of its population (1.24% of VN's total), with the Hmong earning less than a tenth of the average annual income of the Vietnamese.

As was the case during similar protests by Montagnard Christians in 2001 in the Central Highlands, and in true fascist form, communist officials overreacted by deploying thousands of troops, special police, and MI-24 "Hind" helicopter gunships. All outside communication was shut down, the electricity was cut off, the province was cordoned off to prevent anyone from entering or leaving, and all news media and foreigners were banned from the area. Some Hmong demonstrators were able to escape into the nearby mountains, where they were hunted by heliborne "Dac Cong" Special Forces units. Some of the fleeing Hmong are reported to have been summarily executed when caught. At least two Hmong mountain villages and several enclaves suspected of harboring fleeing protesters were attacked by the gunships armed with rockets, cannons, and Gatling guns. It is not known how many were killed or wounded.

Ethnic cleansing "is a purposeful policy designed by one ethnic or religious group to remove by violent and terror-inspiring means the civilian population of another ethnic or religious group from certain geographic areas" (Commission of Experts Established Pursuant to United Nations Security Council Resolution 780). With the Montagnards in 2001, and currently with the Hmong, the Vietnamese communist regime is guilty as sin of ethnic cleansing.

Article 70 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam provides that "the citizen shall enjoy freedom of belief and religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law. No one can violate freedom of belief and of religion."

However, Article 70 contains this caveat: "nor can anyone misuse beliefs and religions to contravene the law, and State policies." This caveat is further defined in the Ordinance on Beliefs and Religions, not to mention the Constitution (Government Decree 22/2005) and Government Decree 26/1999 that is based on a directive of the Communist Party (No.37 CT/TW).

The laws cited above are full of ambiguities and contradictions and provide no criteria as to what is considered "misuse," but they fundamentally state that all religions, religious denominations, churches, clergy, and religious activities must be approved by the central government in order to be legal. Ethnic minority Christians are regularly harassed, beaten, and tortured in attempts by communist officials to force them to renounce their beliefs in God. The Vietnamese government is now proposing amendments to the already harsh existing laws that will further restrict freedom of worship and all church-related activities.

Vietnam requires that the bestowal of religious titles ("Bishop" and "Cardinal" in particular) must be approved by the government, which on several occasions has rejected candidates proposed by the Vatican. Vietnamese officials will not allow Catholic priests to serve the four Catholic communities in the Dien Bien region in what is called a "white zone," in which the level of religious restriction is the highest in the country.

Anyone who participates in unauthorized religious activities, including outdoor prayer services, protests, or demonstrations, is guilty of "undermining Vietnam's national unity," a crime that carries a prison sentence of ten years or more. Even if the Hmong Christians had not held peaceful protests, the mere fact that they conducted open-air prayer services to honor the beatification of Pope John Paul II makes them subject to arrest and imprisonment.

During the Hmong protests, the Vietnamese communist propaganda machine had agitprop specialists, communist church clerics, and secret police out in force mingling with the protesters. Some propagandists declared that they were "awaiting God to take them to the Promised Land," while others claimed to advocate the establishment of an autonomous Hmong kingdom. These disinformation themes gave Vietnamese authorities an excuse to label the protestors as "cult members," "irredentists," "extremists," and "anti-revolutionary activists," thereby justifying the use of armed force against Hmong Christian believers.

These themes have been repeated over and over again by Hanoi's state-run media and, unfortunately, many foreign news media willing to parrot their propaganda. The Vietnamese communists subscribe to Nazi propagandist Joseph Goebbels' theory that if you tell a lie big enough and keep repeating it, people will eventually come to believe it.

Human rights groups have called for investigations into the atrocities, and the U.S. Embassy in Hanoi has also vowed to investigate the matter. However, the truth may never be known. A trickle of information has come from VietCatholic and Vatican news services, and from some local NGOs that somehow circumvented the shutdown of communications. The Vietnamese communist apparatus restricts free travel and controls all media, and the communist officials and their puppet clerics are the only ones allowed to speak to foreign officials and news reporters. Outsiders are closely watched by the police. Foreigners are not allowed to freely travel in the area and must always be accompanied by government chaperones.

The State Department will no doubt mention the persecuted Hmong Christians in its Annual Report on Human Rights. Yet State has continually refused to do anything that might be deemed punitive, such as designating Vietnam as a Country of Particular Concern regarding religious persecution, which might upset the delicate feelings of the communist regime. Needless to say, President Obama seems oblivious to the ongoing religious persecution and human rights abuses.

In other words, the band plays on.

(Source: http://www.americanthinker.com/2011/06/what_religious_freedom_means_in_vietnam.html, (Original title, Vietnam’s ethnic cleansing: "It's déjà vu all over again"). Michael Benge spent eleven years in Vietnam as a Foreign Service Officer and five years as a POW. He is a student of Southeast Asian politics. He is very active in advocating for human rights and religious freedom and has written extensively on these subjects.)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Cung hiến Ngôi nhà thờ dâng kính Chúa Thánh Thần GP Phan Thiết
Hồng Hương
10:11 12/06/2011
Đúng vào sáng Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 12.6.2011, trong niềm hân hoan của toàn thể Giáo Hội, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, đã cử hành thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến ngôi Thánh đường của Giáo họ Hiện Xuống kính dâng Chúa Ngôi Ba. Bảy sắc cầu vồng rực rỡ nơi tháp chuông tượng trưng cho các ơn của Chúa Thánh Thần.

Xem hình ảnh

Nhà thờ mới của Giáo họ Hiện Xuống thật khang trang rộng 820m2. Giáo họ trải dài từ cây số 37 đến 42 cách Thành phố Phan Thiết . Dù nằm khuất sau những lò gạch, nhưng khi đi trên đường quốc lộ 1A cũng không khó để tìm ra nhà thờ bởi đã có ngọn tháp chuông cao 33m rực rỡ sắc đỏ. Những người đã từng biết về lịch sử của ngôi nhà thờ mới Giáo phận Phan Thiết có được hôm nay đều đã thầm thốt lên như Nhạc sĩ PM. Cao Huy Hoàng “Giáo họ Hiện Xuống, phép lạ của Chúa Thánh Thần”.

Bà con Giáo dân tập trung trong sân Nhà Thờ từ sớm để đón tiếp Đức Cha Giuse, Đức Cha Nicôla, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ, Quý đại diện Tôn giáo bạn, Quý vị Ân - Thân nhân, Quý khách trong và ngoài Giáo Phận tới tham dự Thánh Lễ Cung Hiến Nhà Thờ. Thánh Lễ trọng thể do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, cùng 15 Linh Mục đồng tế (Lễ Tạ Ơn trúng vào Chúa Nhật nên các linh mục phải làm mục vụ).

Đoàn rước tiến về tiền sảnh Nhà Thờ trong tiếng trống, tiếng kèn rộn rã. Đức Cha Giuse, Cha Hạt Trưởng Hàm Thuận Nam, Cha Quản nhiệm Phaolô Nguyễn Văn Linh (Cha Sở Tà Mon) cùng cắt băng khánh thành Thánh Đường mới Hiện Xuống.

Một vị đại diện HĐMV Giáo họ trao chìa khóa Nhà Thờ cho Đức Giám Mục. Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh mục Quản nhiệm mở cửa Nhà Thờ, nghi thức này nói lên việc quản trị Thánh Đường thuộc Giám Mục Giáo Phận, còn Linh Mục quản xứ chỉ là người đón nhận quyền trông coi, cũng như cử hành và ban các bí tích cho dân Chúa.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse từ câu đáp ca “Xin Thánh Thần xuống đổi mới mặt địa cầu” đã gợi nên ba ý tưởng. Thứ nhất, Chúa Thánh Thần là Đấng Canh Tân làm nên sự hiện diện của Giáo họ Hiện Xuống. Các tông đồ từ những người khiếp sợ sau cái chết của Chúa Giêsu, khi nhận ơn Thánh Thần đã vươn vai trở nên những chứng nhân hùng hồn rao truyền Tin Mừng Phục Sinh của Chúa. Nơi đây, từ một vùng đất trũng sâu ngày nào, giờ đây vươn lên một ngôi thánh đường . Thứ đến là Chúa Thánh Thần làm nên sự hiệp thông, sự quy tụ mọi dân mọi nước. Giáo họ hiện xuống từ nhóm người di dân nhỏ bé đầu tiên, thiếu chủ chăn chăm sóc thường xuyên vẫn kiên trì sống đạo , rồi dần qui tụ thành chi họ và ngày nay là Giáo họ Hiện Xuống gồm 150 hộ với 650 giáo dân. Đây thực sự là một ơn của Chúa Thánh Thần. Và thứ ba, Đức Cha nói đến hướng đi tương lai của Giáo họ. Như các tông đồ ra đi muôn nơi để loan báo Tin Mừng. Giáo họ Hiện Xuống với nghi thức Cung hiến Thánh đường hôm nay mở ra một hướng mục vụ. Đó là làm chứng và loan báo Tin Mừng của Chúa Phục Sinh cho một số lớn anh chị em lương dân xung quanh.

Sau bài giảng, Đức Giám Mục cử hành nghi thức Cung Hiến và Xức Dầu Bàn Thờ và các tường Nhà Thờ để thánh hóa những vật chất này trở thành nơi thánh dùng vào việc dâng lễ tế lên Chúa. Xông Hương Bàn Thờ và Nhà Thờ, Thắp Sáng Bàn Thờ và Nhà Thờ như là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô là Ánh Sáng cho thế gian và dấu chỉ vui mừng tôn vinh Đức Kitô là ánh sáng trần gian.

Giáo họ Hiện Xuống hiện nay thuộc giáo xứ Tà Mon, Hạt Hàm Thuận Nam, GP Phan Thiết. Năm 1973, những giáo dân di cư theo chương trình “khẩn hoang lập ấp” lần đầu đặt chân lên vùng đất thuộc giáo xứ Hiệp Đức này (khi ấy còn là vùng đất này còn hoang sơ với thú rừng rắt rít). Tháng 2. 1983, Cha PX Lê Quang Diễn thành lập chi họ Hiện Xuống cùng với 5 chi họ khác vào. Sau bao năm mong mỏi, ngày 28.7.2009 , Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Nguyên Giám Mục Phan Thiết, đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới này và khởi công xây dựng vào ngày 12.3.2010. Trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính, những lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần của mọi người càng tha thiết hơn. Trong khả năng có thể, bà con giáo dân nhiệt tình đóng góp tiền bạc và công sức xây dựng nhà thờ. Cộng với sự năng nổ của cha Quản nhiệm trẻ trung và lòng hăng say của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Họ và sự đóng góp của các ân nhân, ngôi nhà thờ bao năm mơ ước nay đã thành hiện thực.

Trong niềm vui Tạ Ơn, Đức Cha Giuse chúc mừng cha Quản xứ và bà con giáo họ Hiện Xuống nhân ngày Bổn Mạng và cung hiến nhà thờ mới. Ngài cũng tri ân các ân nhân xa gần đã quảng đại đóng góp xây dựng ngôi thánh đường này. Đức Cha cầu chúc cho cộng đoàn được tràn đầy các hồng ân của Chúa Thánh Thần trong ngày Hiện Xuống và từng người sống xứng đáng với ơn lãnh nhận trong việc ra đi loan báo Tin Mừng như Chúa Giêsu đã truyền “như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trung Cộng sửa soạn dư luận để xua quân đánh Việt Nam
Gs. Vũ Cao Đàm dịch
11:01 12/06/2011
Trung Cộng sửa soạn dư luận để xua quân đánh Việt Nam

Sau đây là nội dung bài báo Tàu đã được dịch :

Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.

Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Vi ệt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.

Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.

Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa :

1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4. Hai nước Trung – Vi ệt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – M ỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.

Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney... giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

Gs. Vũ Cao Đàm dịch theo nguyên bản tiếng Tàu trên điện báo “Trung quốc Binh khí Đại toàn”

http://www.cnweapon .com/html/ news/2010- 01/news14304. html
 
Văn Hóa
Tìm lại khuôn mặt Thiên Chúa
Vũ Văn An
19:23 12/06/2011
“Khuôn Mặt Thiên Chúa” là tựa đề một cuốn sách của nhà báo kiêm sử gia Đức, Paul Badde, xuất bản năm ngoái. Tập san Đức Der Spiegel cho đây là một truyện văn hóa ly kỳ hấp dẫn, còn tác giả thì mô tả nó như “một sổ ghi việc khám phá ngay từ đầu” chép lại việc ông và một số nhỏ các nhà chuyên môn cố gắng “tái khám phá” khuôn mặt Thiên Chúa trên tấm khăn mà người ta cho là hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Gioan đã tìm thấy trong ngôi mộ trống của Chúa Giêsu. Tấm khăn này hiện đặt Nhà Thờ Manoppello, một thành phố thuộc vùng Abruzzo, nước Ý.

Tấm khăn mang hình lạ lùng của một khuôn mặt đàn ông trên tấm lụa biển (sea silk), một loại vải mỏng và rất mịn, mịn đến không thể vẽ sơn trên đó được. Ấy thế nhưng hình một khuôn mặt có râu, gần như trong mơ, mang nhiều thương tích lại thấy rất rõ từ cả hai phía, đàng trước và đàng sau. Nó có phẩm chất sáng rực và một lối diễn tả thay đổi tùy theo hướng của ánh sáng. Nó cũng có y hệt kích thước như khuôn mặt in lên tấm Khăn Liệm ở Turin.

Badde cho Zenit hay: “Nó không thể vẽ được, không có vết mầu nào trên nó cả, ấy thế nhưng trông nó lại như một bức vẽ. Hòan toàn không thể giải thích được”.

Người đầu tiên, năm 1999, cho nó là Khuôn Mặt Thánh là Linh Mục Dòng Tên Người Đức Heinrich Pfeiffer. Lý thuyết đầu tiên của ngài trùng hợp với truyền thuyết cho rằng bức hình này bị đánh cắp từ Vatican trong diễn trình tranh cãi nhân dịp xây dựng Tân Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, khoảng giữa các năm 1506 và 1606. Nhưng sau đó, ngài và một số người khác tin rằng nó biến mất giữa lúc có cuộc Cướp Phá Rôma năm 1527 và cuối cùng đã xuất hiện tại Manoppello. Ngài cũng tin rằng bức hình này phát sinh do sức mạnh phóng ra từ việc Phục Sinh, sức mạnh mà ngài cho cũng đã in hình thân xác Chúa trên Khăn Liệm Turin. Ngay từ đầu, cả hai khăn đều được xếp vào loại "acheiropoietos", tiếng Hy Lạp có nghĩa là: các hình ảnh “không do tay người làm ra”.

Diễn lại khung cảnh

Chính ở đây, câu truyện mới trở nên hấp dẫn. Các nhà khảo sát này tìm ra lý do tại sao hai thánh Tông Đồ Phêrô và Gioan lại xác tín Chúa sống lại thật vì hai vị thấy Khăn Liệm (trong số các khăn khác mà Thánh Gioan gọi chung ở số nhiều là "othonia") nằm trên một chỗ cao ở phía tay mặt của mồ. “Được xếp riêng ra một nơi” và có lẽ ở phía trái, thấp hơn, của mồ là tấm khăn được Thánh Gioan gọi là "soudarion" (Ga 20:6), khăn liệm đầu, tức tấm vải mỏng có Khuôn Mặt Thánh. Bà Maria Mađalêna là người đầu tiên khám phá ra ngôi mồ trống. Bà rất buồn, bèn chạy đi kiếm các tông đồ. Nhưng khi Phêrô và Gioan vội vàng trở về vào lúc hừng đông, các vị có phản ứng khác hẳn.

Bởi thế, Badde hỏi lý do tại sao “Thánh Phêrô không hẳn thông minh hơn, cũng không can đảm hơn gì, ấy thế nhưng Thánh Maria Mađalêna đã chạy đến báo tin (cho ông hay) họ đã lấy mất Thầy”? Và ông cho hay: các nhà nghiên cứu thuộc nhóm của ông trả lời như thế này: vì Thánh Phêrô nhìn thấy tấm khăn sáng ở trong mồ, chứ không nhìn thấy bất cứ đồ vật gì khác (kể cả khăn liệm) tại chỗ ít có ánh sáng (khi Thánh Maria Mađalêna vào mồ, thì trời còn quá tối, nên không thấy gì, kể cả tấm soudarion). Badde tin rằng lý thuyết này có lý, “nếu bạn nghiêm chỉnh xem sét Tin Mừng, nghiêm chỉnh xem sét các đồ vật này, nghiêm chỉnh xem sét tới cấu trúc của ngôi mồ, và cả giờ giấc và ánh sáng nữa”.

Một điểm còn chủ yếu hơn nữa là nếu Khuôn Mặt Thánh là quan trọng đến thế trong việc các tông đồ lập tức nhận ra việc phục sinh của Chúa, thì tại sao người ta lại ít thảo luận đến nó suốt trong dòng lịch sử vừa qua? Badde nhấn mạnh đến sự quan trọng của luật trong sạch về tôn giáo đối với người Do Thái, một luật cho rằng các đồ vật trong mồ chôn luôn luôn là dơ bẩn. Nếu người Do Thái biết được công khai rằng một đồ vật như thế được tôn kính , thì các tông đồ chắc chắn đã bị săn đuổi từ lâu và chắc chắn không sống sót để lập ra các cộng đoàn Kitô Giáo tiên khởi. Badde nhớ lại rằng trong các Sách Tin Mừng, khi Chúa Giêsu trở về thăm chỗ các vị hội họp, họ đóng chặt cửa vì sợ bị nhìn dưới hình ảnh này, một hình ảnh “tuyệt đối không thể chịu được” dưới con mắt Do Thái.

Không phải ngôi mồ trống

Về Khuôn Mặt Thánh này, cũng còn một khía cạnh chủ chốt khác, đó là liên hệ của nó với Khăn Liệm Turin. Badde cho rằng “Hai hình ảnh này ăn khớp với nhau như một, như một dấu ấn” nhất là về kích thước của khuôn mặt thì y hệt. Điều này cũng được một nhà khảo cứu người Đức khác thực hiện, đó là Nữ Tu Pascalis Shlömer, một nhà nghiên cứu về ảnh tượng học. Badde cho rằng “Đây là những bản văn (Tin Mừng) đầu tiên, và chúng là những bản văn bổ túc cho nhau. Khăn Liệm nói về Khổ Nạn; khăn này nói về Phục Sinh”.

Chính vì lý do đó, ông không chấp nhận việc đề cập tới ngôi mồ trống, dù là do Đức Thánh Cha nói. Sau khi nghe Đức Thánh Cha nhắc đến ngôi mồ trống cách đó tại Giêrusalem năm trước, Badde đã viết cho ngài để nhấn mạnh rằng Thánh Gioan không bao giờ nói đến ngôi mồ trống vì trong ngôi mồ đó có nhiều đồ vật.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI viếng Khuôn Mặt Thánh tại Manoppello hồi tháng 9 năm 2006 và có tiếng là người ủng hộ mạnh mẽ cho bức hình này và những khám phá về nó. Badde cho rằng: trong triều giáo hoàng của ngài, ngài luôn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Kitô, và từng du hành tới chiêm ngắm khuôn mặt đó dù bị một số chống đối mạnh mẽ tại Vatican. Trong cuộc du hành trên, Đức Thánh Cha nói đến tầm quan trọng của việc biến đổi “nhờ ánh sáng chói lọi nơi khuôn mặt của Người”.

Cuộc tông du đó là kết quả trực tiếp từ cuốn sách của Badde, được xuất bản lần đầu năm 2004 bằng tiếng Đức và nay được cập nhật cho ấn bản tiếng Anh đầu tiên. Badde tâm sự: “Lần cuối cùng khi tôi gặp (Đức HY) Joseph Ratzinger trước khi ngài trở thành giáo hoàng, tôi đang mang rác ra ngoài căn hộ của mình, thấy tôi, ngài bảo ngài đã đọc bài viết của tôi hồi tháng Chín năm 2004 và ngài khen ngợi tôi. Chúng tôi vốn là hàng xóm (Badde cư ngụ ở Vatican). Sau khi đọc sách của tôi, ngài quyết định đi thăm Manoppello, một trong những chuyến tông du đầu tiên của ngài”. Năm 2010, cả Badde lẫn Đức Bênêđíctô XVI đều được thị trưởng Manoppello trao chìa khóa thành phố. Từ ngày có cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng, thành phố trở thành nổi tiếng, thu hút nhiều khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, không phải ai ai cũng được các khám phá này thuyết phục. Nhiều người coi các lý thuyết của Cha Pfeiffer là truyện tưởng tượng. Nhiều người khác cho rằng bất chấp chủ trương do nguồn thần linh, tấm khăn Khuôn Mặt Thánh thực ra là một hình ảnh nhân tạo theo lối vẽ của cuối thời Trung Cổ hay đầu thời Phục Hưng. Một tác giả còn dám gợi ý rằng hình này là bức tự vẽ chân dung bị thất lạc của họa sĩ Albrecht Dürer. Một ý kiến khác cho hay: bức hình này không mang được nét tương tự quen thuộc như các bản sao Khăn Veronica trong lịch sử, dù trong sách của mình, Badde cố gắng đả phá ý kiến này bằng cách trưng dẫn các bức hình thực hiện trước năm 1608 với cách diễn tả khuôn mặt giống như bức hình tại Manoppello.

Lẽ dĩ nhiên, ông hoàn toàn bênh vực tính chân thực của nó. Ông viết “Tôi hoàn toàn tin chắc. Đối với tôi, nó là lời xác nhận vĩ đại sự thật về Chúa Giêsu và giáo huấn của Giáo Hội”. Ông cũng coi đây là cây cầu nối liền Kitô Giáo Phương Đông và Kitô Giáo Phương Tây (Manoppello nằm gần hải cảng Pescara nhìn qua Hy Lạp) và do đó có tầm quan trọng về đại kết. Ông cũng coi những khám phá nói trên có tính quan phòng đối với thời hiện đại. “Nó thực sự hấp dẫn, nhất là đối với việc Tân Tin Mừng Hóa. Các khách hành hương ngày nay sẽ bắt đầu khám phá ra điều đó”.

Liên hệ với Đức

Một điều lạ lùng nữa quanh bức ảnh này là việc tại sao lại có nhiều người Đức can dự vào việc khám phá và cổ vũ nó? Badde cho là do Chúa Quan Phòng, có lẽ để đền bù vai trò của Đức trong việc tạo ra một xã hội tha hóa và thế tục cao độ ngày nay. Ông bảo: “Chúng tôi từng có Phong Trào Cải Cách vốn mở cửa cho việc bài xích ảnh đạo lần cuối cùng. Chủ nghĩa Mácxít cũng đã phát sinh tại Đức, chính tại Đức, chúng lột sạch các Giáo Hội”.

Một người Đức khác cũng mới đi viếng bức ảnh trong dịp vừa qua. Badde đã đưa bạn của ông đến, đó chính là Peter Seewald, người từng phỏng vấn Đức Giáo Hoàng cho cuốn sách mới của ông tựa là “Ánh Sáng Thế Gian”. Badde cho hay: anh ta rất cảm động. “Anh ta đứng trước bức ảnh, rồi quay lại nói với tôi: ‘Không ai cho tôi hay Người đang cười’. Tôi bảo anh ta Người cười vì anh tới đây”. Sau cuộc gặp gỡ này, Peter Seewald đề tặng ấn bản tiếng Ý đầu tiên cuốn sách của ông cho các Tu Sĩ Cappuchin tại Manoppello, gọi Khuôn Mặt Thiên Chúa là “Ánh Sáng Thế Gian”.

Badde biết rõ có những người coi bức ảnh này vô vị, gần như khôi hài, không có nghệ thuật cao, điều người ta mong chờ nếu quả được bàn tay Thiên Chúa thực hiện. Badde cho hay ông không bác bỏ thẳng thừng điều những người hoài nghi phát biểu, nhưng làm nổi bật nhiều phản ứng khác nhau từ những người từng thấy bức ảnh. Ông nói: “Có người được nó gây ấn tượng tức khắc, nhiều người cần đến cả một diễn trình. Tôi thấy nhiều người chẩy nước mắt ở đấy, nhiều người khác cười, nhiều người dùng iPhone chụp hình nó, mọi phản ứng đều khác nhau”.

Trong khi đó, việc làm thế nào bức ảnh này xuất hiện trên một thứ vải quá mịn như thế vẫn còn làm điên đầu nhiều nhà khoa học. Ít năm trước đây, trên truyền hình Đức, Badde đề nghị tặng 2 triệu đồng Euro cho bất cứ ai tạo được một bản sao bức ảnh ấy. Ông cho hay “Cho đến nay, chưa có ai xung phong”. Theo ông không thể nào viết vẽ trên bất cứ vật liệu nào để tái tạo được nét sống động của bức ảnh.

Theo Edward Pentin, cộng tác viên Zenit.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Về Đậu Nóc Giáo Đường
Đặng Đức Cương
21:37 12/06/2011
CHIM VỀ ĐẬU NÓC GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cuộc đời như những cánh chim
Khi xa nhớ tổ chung tìm đói no
Lòng như trang giấy học trò
Thánh kinh cầu nguyện chẳng lo khổ nàn.
(Trích thơ của Minh Tuấn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền