Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:29 15/06/2009
THUỐC NỔ CỦA NA-LU-TIN
Na-lu-tin đắc ý tự nói một mình, bạn bè thấy bèn hỏi tại sao vui vẻ như thế, ông ta trả lời:
- “Cái thằng A Mộng ngu đần kia, mỗi lần nhìn thấy tớ thì huơ tay đập sau lưng tớ, bây giờ sau lưng tớ giấu một gói thuốc nổ, khi gặp tớ, hắn ta lại huơ tay đập như thế, thì thuốc nổ sẽ nổ tan tành tay của nó.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người khôn ngoan nói mười câu cũng có một câu bị lố, Na-lu-tin là một người khôn ngoan nhưng lại làm một việc thiếu suy nghĩ là đặt chất nổ sau lưng để nổ tan tành bàn tay người khác, nhưng nếu chất nổ mà nổ thì thân xác ông ta cũng banh ra trăm mảnh.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng ăn nói rất hay về giáo lý nhưng lại không khôn ngoan thực hành giáo lý mà họ đã học được.
- Có người nói: giữ đạo tại tâm, thế là họ giữ đạo trong lòng bằng cách không đi tham dự thánh lễ và các bí tích...
- Có người nói Chúa ở trong lòng, thế là họ đi vào hát karaoke với các em móng xanh móng đỏ, vì có Chúa ở trong lòng nên không sợ các em quyến rủ !
- Có người nói mình là giáo lý viên giáo lý thâm hậu, nên không sợ những lạc thuyết học thuyết của thế gian, thế là họ đi tìm mua cho bằng được những quyển sách chóng phá Giáo Hội, những dĩa CD hoặc DVD nhục mạ bôi bác Chúa Giê-su đem về coi...
Khôn ngoan là cẩn thận với lời nói và những việc mình làm dù với ý tưởng tốt, bởi vì ma quỷ thường dùng những ý tưởng tốt lành để đánh ngã người khôn ngoan, như chúng nó dùng vật chất để hạ gục những người tham lam ích kỷ.
Nhưng tốt hôn hết là luôn cầu nguyện và bàn hỏi với những người khôn ngoan nhiều kinh nghiệm...
Đó chính là thuốc nổ để đánh tan kiêu ngạo vậy !
N2T |
Na-lu-tin đắc ý tự nói một mình, bạn bè thấy bèn hỏi tại sao vui vẻ như thế, ông ta trả lời:
- “Cái thằng A Mộng ngu đần kia, mỗi lần nhìn thấy tớ thì huơ tay đập sau lưng tớ, bây giờ sau lưng tớ giấu một gói thuốc nổ, khi gặp tớ, hắn ta lại huơ tay đập như thế, thì thuốc nổ sẽ nổ tan tành tay của nó.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người khôn ngoan nói mười câu cũng có một câu bị lố, Na-lu-tin là một người khôn ngoan nhưng lại làm một việc thiếu suy nghĩ là đặt chất nổ sau lưng để nổ tan tành bàn tay người khác, nhưng nếu chất nổ mà nổ thì thân xác ông ta cũng banh ra trăm mảnh.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng ăn nói rất hay về giáo lý nhưng lại không khôn ngoan thực hành giáo lý mà họ đã học được.
- Có người nói: giữ đạo tại tâm, thế là họ giữ đạo trong lòng bằng cách không đi tham dự thánh lễ và các bí tích...
- Có người nói Chúa ở trong lòng, thế là họ đi vào hát karaoke với các em móng xanh móng đỏ, vì có Chúa ở trong lòng nên không sợ các em quyến rủ !
- Có người nói mình là giáo lý viên giáo lý thâm hậu, nên không sợ những lạc thuyết học thuyết của thế gian, thế là họ đi tìm mua cho bằng được những quyển sách chóng phá Giáo Hội, những dĩa CD hoặc DVD nhục mạ bôi bác Chúa Giê-su đem về coi...
Khôn ngoan là cẩn thận với lời nói và những việc mình làm dù với ý tưởng tốt, bởi vì ma quỷ thường dùng những ý tưởng tốt lành để đánh ngã người khôn ngoan, như chúng nó dùng vật chất để hạ gục những người tham lam ích kỷ.
Nhưng tốt hôn hết là luôn cầu nguyện và bàn hỏi với những người khôn ngoan nhiều kinh nghiệm...
Đó chính là thuốc nổ để đánh tan kiêu ngạo vậy !
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:30 15/06/2009
N2T |
13. Người kiêu ngạo khiến cho Thiên Chúa không hài lòng, lại làm cho người ta căm giận.
(Thánh Chrysogonus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 15/06/2009
N2T |
146. Thiên Chúa duy trì sự công chính, thế gian sẽ chọn điều ác để báo oán.
Hãy yêu quý và trân trọng các Linh Mục của Chúa
Tuyết Mai
05:43 15/06/2009
Tôi không phải là linh mục, nhưng tôi biết và thông cảm thật nhiều cho tất cả các Linh Mục, trẻ, trung trung, và các cha già. Tôi rất yêu các Linh Mục, bởi không có Linh Mục chúng tôi không có dịp và có cơ hội được gặp gỡ Chúa qua Thánh Lễ và qua Bí Tích Thánh Thể. Tôi rất yêu các ngài và chẳng những riêng tôi mà tôi biết toàn thể giáo dân con cái Chúa đều cần các ngài, vì các ngài là những người đại diện Chúa Giêsu. Các ngài là tông đồ nhiệt thành của Chúa. Các ngài là những vị mục tử tốt lành, đi theo con đường đầy dẫy những chông gai và thử thách, như xưa Chúa Giêsu đã đi qua. Các ngài đã chọn cho mình con đường thiện hảo, dấn thân, hy sinh, quên mình, vác thánh giá theo chân Thầy, vì linh hồn của đàn chiên luôn cần các ngài chăn dắt.
Trước khi các ngài chọn cho mình một hướng đi, dâng hiến cả cuộc đời, được Chúa chọn lọc qua các Đấng bề trên. Các ngài đã trải qua nhiều thử thách, suy tư về con đường mình chọn lựa rất kĩ càng và qua thời gian học tập huấn luyện lâu dài, ít nhất cũng từ 12 năm trở lên, để rồi quyết định đi theo con đường dấn thân làm tông đồ cho Chúa, với chính đời sống ơn gọi độc thân của mình. Tôi biết các ngài cầu nguyện nhiều lắm, để xin Thiên Chúa giúp sức các ngài từ bỏ được tất cả để chọn cho mình một cuộc đời tận hiến. Cả đời các ngài sẽ phải sống độc thân, chọn Chúa làm gia nghiệp, phải luôn giữ mình trinh khiết, luôn tuân giữ đức vâng lời, sống đời khó nghèo. Thật vậy, những lựa chọn sống những luật buộc này quả không dễ dàng chút nào, vì các ngài vẫn còn là một con người bình thường cũng như bao nhiêu con người trần tục khác.
Các ngài cũng ăn, uống, làm việc, ngủ, nghỉ, sinh hoạt chung với các giáo dân. Các ngài cũng có một trái tim bằng thịt. Các ngài cũng có những xuyến xao, những suy tư, những giao động khi phải tiếp xúc với các giáo dân. Các ngài cũng có cặp mắt bằng thịt, cho nên các ngài cũng không sao tránh cho được không nhìn những mỹ nhân, cố tình lai vãng gần các ngài. Các ngài cũng có những cảm giác khi các ngài phải bắt buộc bắt tay những mỹ nhân, khi cố tình muốn làm cho ngài bị hớp hồn vì các cô. Các ngài cũng có những rung động trong con tim khi các nàng cứ cố tình lượn lờ trước mắt các ngài.
Ai bảo đi tu là các ngài bỏ được tất cả mọi sự đời, không rung động, không có cảm giác, không ray rứt, không bức xúc, những khi phải va chạm với con chiên là những phụ nữ trẻ đẹp đẽ, hiền lành lại có tâm hồn đầy nhiệt huyết. Ai bảo các ngài cấm không được ăn ngon, không được hút thuốc, không được nhậu, không được nhảy đầm, không được đi dạo bát phố, không đi một mình, không và không. ...??? Ai cấm các ngài không được nhìn ở những cô gái đẹp chưa có chồng, nhưng vì lý do gì đó lại muốn đi chiếm cho bằng được trái tim của các cha cơ! Thế mới là ma quỷ chứ! Thế mới có chuyện để mà nói! Thế mới có chuyện xảy ra là các bà phải dòm chừng các cha dữ lắm! Dòm chừng đến độ mà các cha cảm thấy mình bị mất cả tự do. Dòm chừng đến độ mà có cha phải khó chịu, phải nói thẳng với giáo dân là các ông các bà đừng nên làm thế!
Tôi không biết bửu bối của các linh mục là chi khi gặp hay phải tiếp xúc với những nàng mỹ nữ muốn trêu chọc hay muốn khêu gợi các cha!? Nhưng lại làm cho tôi liên tưởng đến những chapter chuyện phim của Tề Thiên Đại Thánh. Thầy trò trên đường đi Tây Tạng để thỉnh kinh, đi đến đâu thì y như rằng mỹ nữ đẹp tuyệt trần ở đâu tự nhiên hiện ra để trêu chọc các ông, cố tình lưu giữ hay làm mê hoặc để chậm trễ cuộc hành trình của các ông chăng!??? Nào là hồ ly tinh giả dạng ra các cô nàng đẹp như tiên nữ, múa lượn vờn quanh, đàn ca hát xướng, chuốc rượu cho các ông uống, để mưu mô bắt giữ các ông, v.v........
Tôi thật tình không biết các cha làm được những gì trong những tình huống tiến thoái lưỡng nan như thế xảy đến cho các cha!? Không biết các cha sẽ thoái thác và từ chối khéo như thế nào khi bị các cô tấn công lúc chỉ có riêng hai người???? Và tôi nghĩ không những các cha bị tấn công một lần rồi thôi đâu, mà còn nhiều nhiều lần trong quá khứ cũng như sẽ tiếp tục trong tương lai. Nhất là các cha trẻ, cao ráo, lắm tài, ăn nói lưu loát, và lại điển trai. Bí quyết của các cha là gì??? Là cầu nguyện? Là ăn chay? Là mặt đối mặt để thách thức với chính mình? Rồi để thắng cuộc hay để cho lòng mình bị sa ngã, bị đánh gục? Tôi không biết các cha làm gì sau đó khi các ngài thắng cuộc được một lần hay tôi cũng không biết các cha sẽ làm gì sau đó khi các ngài thua cuộc một cách nặng nề???
Quả thật tình, tôi yêu quý các cha vô cùng. Các cha chẳng khác nào như chiên non đi giữa bầy sói. Bửu bối và khí giới của các cha chẳng có gì ngoài lòng sắt son mà các cha đã thề ước với Thiên Chúa. Khí cụ của các cha là chuỗi Mân Côi, là đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là hạnh phúc đời sau, là đem tình yêu đến cho muôn người, là dẫn dắt đàn chiên cả chiên mẹ và chiên con, là lý tưởng, và nhất là cần phải có đời sống tâm lý trưởng thành và cũng cần một "biên cương" cách ly đúng mức trong giao tiếp.
Muốn đem thật nhiều con chiên về cho Chúa. Muốn được theo thánh ý Chúa. Muốn chương trình của Chúa được hoàn tất trên các ngài. Muốn cho Lời của Chúa và tình yêu trao ban cho nhưng không, được gieo vãi khắp mọi nơi mà các ngài có cơ hội đặt chân đến. Muốn tình yêu và bình an của Thiên Chúa được tất cả con người nhân loại hứng nhận từ đông sang tây, từ khắp mọi nơi trên địa cầu, nhận biết Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất mà hết cả thảy nhân loại phải cúc cung bái lậy, cảm tạ, suy tôn, và thờ phượng.
Không ai là giáo dân mà không quý trọng chức vụ linh thiêng của vị linh mục. Linh mục là một chức vụ cao cả nhất vì các ngài thay Chúa Giêsu chăn dắt đàn chiên của mình và các ngài là những tông đồ đặc biệt được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn. Không vị mục tử nào muốn đàn chiên của mình bị tan tác. Không vị mục tử nào chỉ muốn chăn dắt hay chăm sóc cho một con chiên mà bỏ quên cả đàn chiên. Không mục tử nào muốn chiên của mình bị mắc bẫy hay sa vào hố sâu, và ngược lại cũng không chiên nào lại muốn Thầy của mình bị mắc bẫy hay té hố sâu, vì không Thầy chúng con biết theo ai, vì không Thầy chúng con biết đi về đâu????
Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn ban cho các linh mục một cuộc đời ngày lại ngày trên trần thế này, có được cuộc sống tuy thinh lặng nhưng thật bình an, trong sóng gió nhưng luôn nguyện cầu, xác hồn tuy yếu đuối nhưng luôn có ơn Chúa gìn giữ ngày đêm, gặp cám dỗ thì chuỗi Mân Côi của Mẹ Maria sẽ giúp các ngài tai qua nạn khỏi. Xin Thiên Chúa luôn gìn giữ, đỡ nâng, an ủi, và xoa dịu các ngài, vì các ngài cũng chỉ là một con người bình thường, cũng trải qua con đường mà ai trên trần gian này cũng đều phải trải qua đó là sinh bệnh lão tử và cũng sống trong một cuộc sống hằng ngày phải chiến đấu với những tham sân si. Lậy Chúa xưa Chúa đã phán: "Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt. ...".
Xin Chúa ban cho thế giới chúng con thêm thật nhiều thợ gặt thánh thiện, có tấm lòng luôn biết xót thương, có nhiều nhiệt huyết, tận tâm, hy sinh, bác ái, độ lượng, để danh Chúa qua các ngài được sáng tỏa lan khắp mặt địa cầu. Để danh Thiên Chúa cả trên trời và dưới đất cùng tung hô, ca ngợi, và chúc khen một Thiên Chúa quyền năng khắp bờ cõi từ muôn thuở muôn đời. Amen.
Trước khi các ngài chọn cho mình một hướng đi, dâng hiến cả cuộc đời, được Chúa chọn lọc qua các Đấng bề trên. Các ngài đã trải qua nhiều thử thách, suy tư về con đường mình chọn lựa rất kĩ càng và qua thời gian học tập huấn luyện lâu dài, ít nhất cũng từ 12 năm trở lên, để rồi quyết định đi theo con đường dấn thân làm tông đồ cho Chúa, với chính đời sống ơn gọi độc thân của mình. Tôi biết các ngài cầu nguyện nhiều lắm, để xin Thiên Chúa giúp sức các ngài từ bỏ được tất cả để chọn cho mình một cuộc đời tận hiến. Cả đời các ngài sẽ phải sống độc thân, chọn Chúa làm gia nghiệp, phải luôn giữ mình trinh khiết, luôn tuân giữ đức vâng lời, sống đời khó nghèo. Thật vậy, những lựa chọn sống những luật buộc này quả không dễ dàng chút nào, vì các ngài vẫn còn là một con người bình thường cũng như bao nhiêu con người trần tục khác.
Các ngài cũng ăn, uống, làm việc, ngủ, nghỉ, sinh hoạt chung với các giáo dân. Các ngài cũng có một trái tim bằng thịt. Các ngài cũng có những xuyến xao, những suy tư, những giao động khi phải tiếp xúc với các giáo dân. Các ngài cũng có cặp mắt bằng thịt, cho nên các ngài cũng không sao tránh cho được không nhìn những mỹ nhân, cố tình lai vãng gần các ngài. Các ngài cũng có những cảm giác khi các ngài phải bắt buộc bắt tay những mỹ nhân, khi cố tình muốn làm cho ngài bị hớp hồn vì các cô. Các ngài cũng có những rung động trong con tim khi các nàng cứ cố tình lượn lờ trước mắt các ngài.
Ai bảo đi tu là các ngài bỏ được tất cả mọi sự đời, không rung động, không có cảm giác, không ray rứt, không bức xúc, những khi phải va chạm với con chiên là những phụ nữ trẻ đẹp đẽ, hiền lành lại có tâm hồn đầy nhiệt huyết. Ai bảo các ngài cấm không được ăn ngon, không được hút thuốc, không được nhậu, không được nhảy đầm, không được đi dạo bát phố, không đi một mình, không và không. ...??? Ai cấm các ngài không được nhìn ở những cô gái đẹp chưa có chồng, nhưng vì lý do gì đó lại muốn đi chiếm cho bằng được trái tim của các cha cơ! Thế mới là ma quỷ chứ! Thế mới có chuyện để mà nói! Thế mới có chuyện xảy ra là các bà phải dòm chừng các cha dữ lắm! Dòm chừng đến độ mà các cha cảm thấy mình bị mất cả tự do. Dòm chừng đến độ mà có cha phải khó chịu, phải nói thẳng với giáo dân là các ông các bà đừng nên làm thế!
Tôi không biết bửu bối của các linh mục là chi khi gặp hay phải tiếp xúc với những nàng mỹ nữ muốn trêu chọc hay muốn khêu gợi các cha!? Nhưng lại làm cho tôi liên tưởng đến những chapter chuyện phim của Tề Thiên Đại Thánh. Thầy trò trên đường đi Tây Tạng để thỉnh kinh, đi đến đâu thì y như rằng mỹ nữ đẹp tuyệt trần ở đâu tự nhiên hiện ra để trêu chọc các ông, cố tình lưu giữ hay làm mê hoặc để chậm trễ cuộc hành trình của các ông chăng!??? Nào là hồ ly tinh giả dạng ra các cô nàng đẹp như tiên nữ, múa lượn vờn quanh, đàn ca hát xướng, chuốc rượu cho các ông uống, để mưu mô bắt giữ các ông, v.v........
Tôi thật tình không biết các cha làm được những gì trong những tình huống tiến thoái lưỡng nan như thế xảy đến cho các cha!? Không biết các cha sẽ thoái thác và từ chối khéo như thế nào khi bị các cô tấn công lúc chỉ có riêng hai người???? Và tôi nghĩ không những các cha bị tấn công một lần rồi thôi đâu, mà còn nhiều nhiều lần trong quá khứ cũng như sẽ tiếp tục trong tương lai. Nhất là các cha trẻ, cao ráo, lắm tài, ăn nói lưu loát, và lại điển trai. Bí quyết của các cha là gì??? Là cầu nguyện? Là ăn chay? Là mặt đối mặt để thách thức với chính mình? Rồi để thắng cuộc hay để cho lòng mình bị sa ngã, bị đánh gục? Tôi không biết các cha làm gì sau đó khi các ngài thắng cuộc được một lần hay tôi cũng không biết các cha sẽ làm gì sau đó khi các ngài thua cuộc một cách nặng nề???
Quả thật tình, tôi yêu quý các cha vô cùng. Các cha chẳng khác nào như chiên non đi giữa bầy sói. Bửu bối và khí giới của các cha chẳng có gì ngoài lòng sắt son mà các cha đã thề ước với Thiên Chúa. Khí cụ của các cha là chuỗi Mân Côi, là đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là hạnh phúc đời sau, là đem tình yêu đến cho muôn người, là dẫn dắt đàn chiên cả chiên mẹ và chiên con, là lý tưởng, và nhất là cần phải có đời sống tâm lý trưởng thành và cũng cần một "biên cương" cách ly đúng mức trong giao tiếp.
Muốn đem thật nhiều con chiên về cho Chúa. Muốn được theo thánh ý Chúa. Muốn chương trình của Chúa được hoàn tất trên các ngài. Muốn cho Lời của Chúa và tình yêu trao ban cho nhưng không, được gieo vãi khắp mọi nơi mà các ngài có cơ hội đặt chân đến. Muốn tình yêu và bình an của Thiên Chúa được tất cả con người nhân loại hứng nhận từ đông sang tây, từ khắp mọi nơi trên địa cầu, nhận biết Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất mà hết cả thảy nhân loại phải cúc cung bái lậy, cảm tạ, suy tôn, và thờ phượng.
Không ai là giáo dân mà không quý trọng chức vụ linh thiêng của vị linh mục. Linh mục là một chức vụ cao cả nhất vì các ngài thay Chúa Giêsu chăn dắt đàn chiên của mình và các ngài là những tông đồ đặc biệt được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn. Không vị mục tử nào muốn đàn chiên của mình bị tan tác. Không vị mục tử nào chỉ muốn chăn dắt hay chăm sóc cho một con chiên mà bỏ quên cả đàn chiên. Không mục tử nào muốn chiên của mình bị mắc bẫy hay sa vào hố sâu, và ngược lại cũng không chiên nào lại muốn Thầy của mình bị mắc bẫy hay té hố sâu, vì không Thầy chúng con biết theo ai, vì không Thầy chúng con biết đi về đâu????
Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn ban cho các linh mục một cuộc đời ngày lại ngày trên trần thế này, có được cuộc sống tuy thinh lặng nhưng thật bình an, trong sóng gió nhưng luôn nguyện cầu, xác hồn tuy yếu đuối nhưng luôn có ơn Chúa gìn giữ ngày đêm, gặp cám dỗ thì chuỗi Mân Côi của Mẹ Maria sẽ giúp các ngài tai qua nạn khỏi. Xin Thiên Chúa luôn gìn giữ, đỡ nâng, an ủi, và xoa dịu các ngài, vì các ngài cũng chỉ là một con người bình thường, cũng trải qua con đường mà ai trên trần gian này cũng đều phải trải qua đó là sinh bệnh lão tử và cũng sống trong một cuộc sống hằng ngày phải chiến đấu với những tham sân si. Lậy Chúa xưa Chúa đã phán: "Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt. ...".
Xin Chúa ban cho thế giới chúng con thêm thật nhiều thợ gặt thánh thiện, có tấm lòng luôn biết xót thương, có nhiều nhiệt huyết, tận tâm, hy sinh, bác ái, độ lượng, để danh Chúa qua các ngài được sáng tỏa lan khắp mặt địa cầu. Để danh Thiên Chúa cả trên trời và dưới đất cùng tung hô, ca ngợi, và chúc khen một Thiên Chúa quyền năng khắp bờ cõi từ muôn thuở muôn đời. Amen.
Sóng gió cuộc đời
LM. An Phong Trần Đức Phương
14:53 15/06/2009
SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI
(CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Tôi đã được nghe một câu chuyện về Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1881-1963). Ngài chỉ ở trên ngôi vị Giáo Hoàng trong vòng 5 năm (1958-1963), nhưng được nhiều người sùng mộ. Sau khi Ngài qua đời, rất nhiều người đã đến viếng mộ của Ngài, đến nỗi di hài của Ngài đã được đưa từ hầm mộ lên trên nền Đền Thờ Thánh Phêrô để dễ dàng cho giáo dân kính viếng. Ngài có một niềm ưu tư đặc biệt về việc hiện đại hóa Giáo Hội. Ngài cũng luôn quan tâm về nền hòa bình thế giới. Một trong những thông điệp nổi tiếng của Ngài là Thông Điệp “Hòa Bình Trên Thế Giới” (Pacem in Terris), ra ngày 11-4-1963, trong đó Ngài kêu gọi mọi người có thành tâm thiện chí hãy chung tay xây dựng Hòa Bình và sự Công Chính trên thế giới, để “làm cho trái đất này trở nên nơi ở tốt đẹp hơn cho nhân loại!”(Lời kết Thông Điệp) Một đêm khi Ngài đang ngủ, Ngài chợt nghĩ đến bao nhiêu những điều cần phải thực hiện trong Giáo Hội. Ngài mong cho đến sáng để xin vào trình bày với Đức Giáo Hoàng về những việc cần phải làm ngay. Nhưng Ngài sực tỉnh và mới nhận ra chính Ngài đang là Giáo Hoàng! Lúc đó, Ngài cảm thấy hết sức sợ hãi! Nhưng như có tiếng Chúa nói với Ngài: “Giáo Hội là của Cha chứ không phải của con!” Bấy giờ Ngài mới lấy lại can đảm và cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho Ngài biết phải làm gì để canh tân Giáo Hội. Rồi Ngài đã mở Đại Công Đồng Vatican II (1962-1965), mời các vị Hồng Y và Giám Mục từ các nơi trên thế giới trở về Rôma họp để cùng nhau đưa ra những ý kiến hiện đại hóa Giáo Hội.
Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, trong Bài Phúc Âm (Matcô 4: 35-41), chúng ta thấy các Thánh Tông Đồ đang chèo thuyền trên Biển Hồ Tibêriat trong đêm tối, thì sóng to gió lớn nổi lên, nước ùa vào trong thuyền đến nỗi thuyền sắp chìm, mà Chúa Giêsu cứ ‘ngủ yên’ trên mạn thuyền, như không biết gì cả. Các Tông Đồ phải đánh thức Chúa dậy: “Chúng con sắp chết đến nơi mà Thày không quan tâm đến sao?” Chúa Giêsu đã ‘thức dậy’ và làm phép lạ cho gió yên, biển lặng! Rồi Chúa trách các Tông Đồ: “Các con không có đức tin ư? Sao mà qúa sợ hãi như vậy!”
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta có nhiều lúc cũng gặp “bão tố nổi lên” và chúng ta có cảm tưởng Chúa cứ ‘ngủ yên’ mà không thương cứu giúp chúng ta. Y như trong trường hợp khổ đau của ông Gióp trong Bài Đọc I (Gióp 38: 1.8-11). Nhưng ông Gióp đã luôn vững tin nơi Chúa, không phàn nàn, kêu trách; rồi Chúa đã làm cho sóng gió cuộc đời ông chấm dứt, và ban lại cho ông một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong Bài Đọc II (2 Corintô
5:14-17), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: Vì thương yêu chúng ta, “Chúa Giêsu Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài đã sống lại!..”, đem lại cho chúng ta một niềm tin vững chắc vào tình thương của Chúa.
Là những tín hữu của Chúa, chúng ta hãy noi gương ông Gióp, luôn biết tin tưởng, phó thác nơi Chúa trong mọi biến cố xảy ra cho chúng ta, gia đình chúng ta, thế giới chúng ta và ngay trong Giáo Hội Chúa nữa; vì Chúa là Thiên Chúa toàn năng, và là Cha yêu thương của chúng ta. Trong Phúc Âm Chúa Giêsu cũng bảo chúng ta hãy luôn tin tưởng nơi sự quan phòng của Chúa là Cha luôn yêu thương chúng ta và lo lắng mọi điều cần thiết cho chúng ta. (Matthêu 6: 25-34)
Trong thế giới ngày nay, người ta thường thiếu niềm tin nơi Chúa, và vì thế dễ lo lắng, sợ hãi trước những biến cố đau thương xảy ra trong cuộc đời, và trở nên khủng hoảng tinh thần, bất mãn với cuộc đời, tâm trí bị căng thẳng, rồi suy nhược (depressed) và có những trường hợp đưa đến loạn trí, hành động điên rồ gây nên những tội ác khủng khiếp: như tự hủy chính mình, có khi giết hại mạng sống cả gia đình, có khi giết hại những người vô tội, như những cuộc bắn giết tại các trường học, tiệm ăn, sở làm và các trung tâm thương mại v.v...
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta được vững niềm tin phó thác nơi tình thương che chở của Chúa là Cha chúng ta. Xin cho chúng ta biết nhìn lên Thánh Giá Chúa để chấp nhận mọi đau khổ, thử thách xảy ra cho chúng ta, gia đình chúng ta. Chính những đau khổ, thử thách tôi luyện đức tin của chúng ta, làm cho đức tin của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Đau khổ và thử thách cũng là những dịp để chúng ta được thông phần với sự đau khổ Chúa đã chịu để cứu chuộc chúng ta (Xin xem 1 Phêrô 1: 6-9; 2 Côrintô 4: 17-18; Rôma 8: 18).
“Anh em hãy phó thác mọi nỗi lo âu cho Chúa; vì Chúa luôn lo lắng cho anh em!” (1 Phêrô 5:7).
“Hãy phó thác đường đời cho Chúa,
Người sẽ lo liệu mọi sự cho chúng ta!”
(Thánh Vịnh 37).
“Tôi tin, tôi tin Chúa đã thương tôi, nên Người đã chết, chết vì tôi…
“Tôi tin Chúa vẫn thương tôi, cho dù đời tôi bao phen giông tố…”
(Bản Thánh ca “Tôi Tin” của Thành Tâm)
(CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Tôi đã được nghe một câu chuyện về Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1881-1963). Ngài chỉ ở trên ngôi vị Giáo Hoàng trong vòng 5 năm (1958-1963), nhưng được nhiều người sùng mộ. Sau khi Ngài qua đời, rất nhiều người đã đến viếng mộ của Ngài, đến nỗi di hài của Ngài đã được đưa từ hầm mộ lên trên nền Đền Thờ Thánh Phêrô để dễ dàng cho giáo dân kính viếng. Ngài có một niềm ưu tư đặc biệt về việc hiện đại hóa Giáo Hội. Ngài cũng luôn quan tâm về nền hòa bình thế giới. Một trong những thông điệp nổi tiếng của Ngài là Thông Điệp “Hòa Bình Trên Thế Giới” (Pacem in Terris), ra ngày 11-4-1963, trong đó Ngài kêu gọi mọi người có thành tâm thiện chí hãy chung tay xây dựng Hòa Bình và sự Công Chính trên thế giới, để “làm cho trái đất này trở nên nơi ở tốt đẹp hơn cho nhân loại!”(Lời kết Thông Điệp) Một đêm khi Ngài đang ngủ, Ngài chợt nghĩ đến bao nhiêu những điều cần phải thực hiện trong Giáo Hội. Ngài mong cho đến sáng để xin vào trình bày với Đức Giáo Hoàng về những việc cần phải làm ngay. Nhưng Ngài sực tỉnh và mới nhận ra chính Ngài đang là Giáo Hoàng! Lúc đó, Ngài cảm thấy hết sức sợ hãi! Nhưng như có tiếng Chúa nói với Ngài: “Giáo Hội là của Cha chứ không phải của con!” Bấy giờ Ngài mới lấy lại can đảm và cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho Ngài biết phải làm gì để canh tân Giáo Hội. Rồi Ngài đã mở Đại Công Đồng Vatican II (1962-1965), mời các vị Hồng Y và Giám Mục từ các nơi trên thế giới trở về Rôma họp để cùng nhau đưa ra những ý kiến hiện đại hóa Giáo Hội.
Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, trong Bài Phúc Âm (Matcô 4: 35-41), chúng ta thấy các Thánh Tông Đồ đang chèo thuyền trên Biển Hồ Tibêriat trong đêm tối, thì sóng to gió lớn nổi lên, nước ùa vào trong thuyền đến nỗi thuyền sắp chìm, mà Chúa Giêsu cứ ‘ngủ yên’ trên mạn thuyền, như không biết gì cả. Các Tông Đồ phải đánh thức Chúa dậy: “Chúng con sắp chết đến nơi mà Thày không quan tâm đến sao?” Chúa Giêsu đã ‘thức dậy’ và làm phép lạ cho gió yên, biển lặng! Rồi Chúa trách các Tông Đồ: “Các con không có đức tin ư? Sao mà qúa sợ hãi như vậy!”
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta có nhiều lúc cũng gặp “bão tố nổi lên” và chúng ta có cảm tưởng Chúa cứ ‘ngủ yên’ mà không thương cứu giúp chúng ta. Y như trong trường hợp khổ đau của ông Gióp trong Bài Đọc I (Gióp 38: 1.8-11). Nhưng ông Gióp đã luôn vững tin nơi Chúa, không phàn nàn, kêu trách; rồi Chúa đã làm cho sóng gió cuộc đời ông chấm dứt, và ban lại cho ông một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong Bài Đọc II (2 Corintô
5:14-17), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: Vì thương yêu chúng ta, “Chúa Giêsu Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài đã sống lại!..”, đem lại cho chúng ta một niềm tin vững chắc vào tình thương của Chúa.
Là những tín hữu của Chúa, chúng ta hãy noi gương ông Gióp, luôn biết tin tưởng, phó thác nơi Chúa trong mọi biến cố xảy ra cho chúng ta, gia đình chúng ta, thế giới chúng ta và ngay trong Giáo Hội Chúa nữa; vì Chúa là Thiên Chúa toàn năng, và là Cha yêu thương của chúng ta. Trong Phúc Âm Chúa Giêsu cũng bảo chúng ta hãy luôn tin tưởng nơi sự quan phòng của Chúa là Cha luôn yêu thương chúng ta và lo lắng mọi điều cần thiết cho chúng ta. (Matthêu 6: 25-34)
Trong thế giới ngày nay, người ta thường thiếu niềm tin nơi Chúa, và vì thế dễ lo lắng, sợ hãi trước những biến cố đau thương xảy ra trong cuộc đời, và trở nên khủng hoảng tinh thần, bất mãn với cuộc đời, tâm trí bị căng thẳng, rồi suy nhược (depressed) và có những trường hợp đưa đến loạn trí, hành động điên rồ gây nên những tội ác khủng khiếp: như tự hủy chính mình, có khi giết hại mạng sống cả gia đình, có khi giết hại những người vô tội, như những cuộc bắn giết tại các trường học, tiệm ăn, sở làm và các trung tâm thương mại v.v...
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta được vững niềm tin phó thác nơi tình thương che chở của Chúa là Cha chúng ta. Xin cho chúng ta biết nhìn lên Thánh Giá Chúa để chấp nhận mọi đau khổ, thử thách xảy ra cho chúng ta, gia đình chúng ta. Chính những đau khổ, thử thách tôi luyện đức tin của chúng ta, làm cho đức tin của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Đau khổ và thử thách cũng là những dịp để chúng ta được thông phần với sự đau khổ Chúa đã chịu để cứu chuộc chúng ta (Xin xem 1 Phêrô 1: 6-9; 2 Côrintô 4: 17-18; Rôma 8: 18).
“Anh em hãy phó thác mọi nỗi lo âu cho Chúa; vì Chúa luôn lo lắng cho anh em!” (1 Phêrô 5:7).
“Hãy phó thác đường đời cho Chúa,
Người sẽ lo liệu mọi sự cho chúng ta!”
(Thánh Vịnh 37).
“Tôi tin, tôi tin Chúa đã thương tôi, nên Người đã chết, chết vì tôi…
“Tôi tin Chúa vẫn thương tôi, cho dù đời tôi bao phen giông tố…”
(Bản Thánh ca “Tôi Tin” của Thành Tâm)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: đã đến lúc phải chấm dứt nạn đói kém “tuyệt đối không thể chấp nhận
Bùi Hữu Thư
02:59 15/06/2009
Đức Thánh Cha: đã đến lúc phải chấm dứt nạn đói kém “tuyệt đối không thể chấp nhận
Cầu nguyện cho các tham dự viên trong Hội Nghị của Liên Hiệp Quốc được khôn ngoan
VATICAN, ngày 14 tháng 6, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đang khuyến khích cộng đồng thế giới tận dụng cơ hội của hội nghị của Liên Hiệp Quốc sắp đến và lấy các quyết định để bảo đảm rằng thực tại “tuyệt đối không thể chấp nhận” về nạn đói kém trên thế giới có thể vượt qua.
Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay sau khi cầu nguyện Kinh Truyền Tin buổi trưa cùng cả ngàn người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha đả đề cập đến một hội nghị của Liên Hiệp Quốc về tình hình tài chánh và kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến việc phát triển của các quốc gia kém mở mang, được dự trù tổ chức tại Nữu Ước từ ngày 24 đến 26 tháng 6 tại Nữu Ước.
Đức Thánh Cha nói "Tôi cầu nguyện cho các tham dự viên có tinh thần khôn ngoan và hợp quần trong hội nghị này và cho những ai chịu trách nhiệm về 'res publica' và số phận của hành tinh này để cho cuộc khủng hoảng này được biến thành một cơ hội để chú trọng nhiều hơn đến phẩm giá của mọi con người và để cổ võ cho sự phân phối đồng đều về quyền quyết định và sử dụng các tài nguyên, và đặc biệt chú ý đến con số người dân các nước phải sống nghèo khó, rất tiếc con số này ngày càng gia tăng.
Liên Hiệp Quốc triệu tập buổi họp 3 ngày để duyệt xét tình hình được coi là “khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất từ trước đến nay."
Vatican ra vạ tuyệt thông cho một cựu linh mục Công giáo Zambia
Peter Nguyễn Minh Trung
07:21 15/06/2009
LUSAKA, ZAMBIA (CNS) - Hôm 09-06-2009, Đức cha George Lungu, Giám mục Giáo phận Chipata, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Zambia, ra thông cáo rằng linh mục Luciano Anzanga Mbewe bị mắc vạ tuyệt thông. Vị cựu linh mục này có chủ trương mạnh mẽ ủng hộ việc không bắt buộc các linh mục phải sống độc thân và yêu cầu phụ nữ được chịu chức linh mục.
Sắc lệnh phạt vạ tuyệt thông đối với linh mục Mbewe mang chữ ký của Đức Hồng Y William Levada, tổng trưởng Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngoài những quan điểm bất đồng với Giáo luật của Giáo hội Công giáo, việc phạt vạ linh mục Mbewe dựa trên hai nguyên do chính: Thứ nhất, ông này đã tự ý thành lập cái-gọi-là "Giáo hội Quốc gia Tông đồ Công giáo Zambia" ly khai khỏi Công giáo. Thứ hai, ông còn chịu chức "Giám mục" bất hợp pháp trong cái-gọi-là "Giáo hội Công giáo Cổ truyền Âu châu."
Nói thêm về tình trạng này, Đức cha Lungu cho biết, kể từ nay Linh mục Luciano Anzanga Mbewe không còn thuộc Giáo hội Công giáo nữa và ông cũng không được phép cử hành bất kỳ nghi lễ tôn giáo nào thuộc Giáo hội Công giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong Giáo hội Zambia, năm 1983, Emmanuel Milingo lúc đó đang là Tổng Giám Mục Lusaka, Zambia, đã bị buộc phải từ chức vì những hành vi không đúng đắn. TGM Emmanuel Milingo đã bị phạt vạ tuyệt thông tiền kết ngày 26-09-2006 vì nhiều lý do, như kết hôn dân sự với bà Maria Sung (người Hàn Quốc) ngày 27-05-2001 trong một đám cưới tập thể tại New York bởi mục sư Sun M. Moon, trưởng giáo phái Moon. Kế đó là ông còn tấn phong Giám mục bất hợp pháp cho 4 người đã lập gia đình.
Sau khi kết hôn bất hợp pháp vài tháng, Milingo tỏ vẻ ân hận và mong muốn được chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tha thứ, ông ngỏ lời với Tòa Thánh và có cuộc hẹn gặp với Đức Giáo Hoàng tại Vatican để xin thứ tội.
Ngày 06-08-2001, Milingo được một số bạn bè ở Italia cứu thoát khỏi tay các người thuộc giáo phái Moon khi đang trên đường từ New York về Milano và từ Milano về Rôma để gặp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Lúc 20h00 ngày 06-08-2001, Milingo chỉ có thể gặp Ðức cha thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng là Stanislaw Dziwis tại Castel Gandolfo. Sáng hôm sau 07-08-2001, cũng tại Castel Ggandolfo, ÐTC Gioan Phaolô II tiếp Milingo hơn một tiếng đồng hồ với cử chỉ nhân lành của một người Cha. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đồng ý tha thứ và cho ông quay về với Giáo hội và còn cho phép ông cư ngụ tại Rôma. Do cuộc gặp gỡ đầy tình thương và tha thứ này, Milingo bắt đầu sống những ngày tĩnh tâm. Ngày 11-08-2001, Milingo chính thức viết một thư lên ÐTC, xin từ bỏ mọi sự và xin trở về với Giáo hội. Về phía Bà Maria Sung, vì mất người mà bà vẫn coi là "chồng" bắt đầu tuyệt thực, để đòi lại "người yêu" từ "tay" Tòa Thánh. Thật sự, hôn phối tập thể do mục sư Moon cử hành ngày 27-05-2001 tại New York không thành xét về cả giáo luật và về phương diện dân sự. Theo cuộc điều tra của ÐHY Egan, nguyên TGM New York, thì đám cưới này không được công nhận ở bất kỳ cơ quan chính quyền nào.
Bà Sung chỉ chấp nhận "chia tay chồng" và "nâng đỡ ông trong sứ vụ riêng" sau khi chính Milingo viết cho bà một thư tay và trao tận mặt thứ 04-29-08-2001, thư có đoạn: "Việc dấn thân của tôi trong Giáo hội qua lời khấn giữ luật độc thân không cho phép tôi được kết hôn. Lời kêu gọi của Giáo hội về dấn thân đầu tiên của tôi là điều hợp lý".
Thế nhưng như quay ngoắt 180 độ, tháng 06-2006, Emmanuel Milingo biến mất khỏi nơi cư trú tại Rôma và gia nhập nhóm George Stallings, một linh mục thuộc tổng giáo phận Washington D.C đã bị treo chén, phạt vạ và đang điều hành một giáo phái gần Capitol Hill. Emmanuel Milingo đã xuất hiện cùng George Stallings trong một buổi họp báo tại Washington D.C vào tháng 07-2006 và ngược ngạo kêu gọi Giáo hội bãi bỏ luật độc thân linh mục.
Đi xa hơn, ngày 24-09-2006, Milingo đã tấn phong giám mục cho 4 cựu linh mục đã huyền tục và đã có gia đình. Tòa Thánh ngay tức khắc ra sắc lệnh phạt vạ tuyệt thông đối với Milingo và 4 người nói trên vào ngày 26-09-2006. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đã triệu tập một phiên họp toàn thể kéo dài 3 tiếng đồng hồ tại Vatican với các vị giáo chức cao cấp ở Giáo triều Rôma hôm 16-11-2006. Ngày 10-12-2006, Milingo lại tiếp tục phong chức linh mục cho một người đã có gia đình tại New York sau cuộc gặp gỡ với gần 100 linh mục đã huyền tục tại Hoa Kỳ. Sau khi phạm tội và được tha thứ, Milingo lại tiếp tục phạm tội như một biểu hiện của sự bất mãn sâu xa với Giáo hội.
Giáo hội Công giáo tại Zambia hiện có khoảng 3 triệu tín hữu (chiếm 1/4 dân số) với 9 giáo phận và 1 giáo tỉnh.
Sắc lệnh phạt vạ tuyệt thông đối với linh mục Mbewe mang chữ ký của Đức Hồng Y William Levada, tổng trưởng Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngoài những quan điểm bất đồng với Giáo luật của Giáo hội Công giáo, việc phạt vạ linh mục Mbewe dựa trên hai nguyên do chính: Thứ nhất, ông này đã tự ý thành lập cái-gọi-là "Giáo hội Quốc gia Tông đồ Công giáo Zambia" ly khai khỏi Công giáo. Thứ hai, ông còn chịu chức "Giám mục" bất hợp pháp trong cái-gọi-là "Giáo hội Công giáo Cổ truyền Âu châu."
Nói thêm về tình trạng này, Đức cha Lungu cho biết, kể từ nay Linh mục Luciano Anzanga Mbewe không còn thuộc Giáo hội Công giáo nữa và ông cũng không được phép cử hành bất kỳ nghi lễ tôn giáo nào thuộc Giáo hội Công giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong Giáo hội Zambia, năm 1983, Emmanuel Milingo lúc đó đang là Tổng Giám Mục Lusaka, Zambia, đã bị buộc phải từ chức vì những hành vi không đúng đắn. TGM Emmanuel Milingo đã bị phạt vạ tuyệt thông tiền kết ngày 26-09-2006 vì nhiều lý do, như kết hôn dân sự với bà Maria Sung (người Hàn Quốc) ngày 27-05-2001 trong một đám cưới tập thể tại New York bởi mục sư Sun M. Moon, trưởng giáo phái Moon. Kế đó là ông còn tấn phong Giám mục bất hợp pháp cho 4 người đã lập gia đình.
Sau khi kết hôn bất hợp pháp vài tháng, Milingo tỏ vẻ ân hận và mong muốn được chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tha thứ, ông ngỏ lời với Tòa Thánh và có cuộc hẹn gặp với Đức Giáo Hoàng tại Vatican để xin thứ tội.
Ngày 06-08-2001, Milingo được một số bạn bè ở Italia cứu thoát khỏi tay các người thuộc giáo phái Moon khi đang trên đường từ New York về Milano và từ Milano về Rôma để gặp Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Lúc 20h00 ngày 06-08-2001, Milingo chỉ có thể gặp Ðức cha thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng là Stanislaw Dziwis tại Castel Gandolfo. Sáng hôm sau 07-08-2001, cũng tại Castel Ggandolfo, ÐTC Gioan Phaolô II tiếp Milingo hơn một tiếng đồng hồ với cử chỉ nhân lành của một người Cha. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đồng ý tha thứ và cho ông quay về với Giáo hội và còn cho phép ông cư ngụ tại Rôma. Do cuộc gặp gỡ đầy tình thương và tha thứ này, Milingo bắt đầu sống những ngày tĩnh tâm. Ngày 11-08-2001, Milingo chính thức viết một thư lên ÐTC, xin từ bỏ mọi sự và xin trở về với Giáo hội. Về phía Bà Maria Sung, vì mất người mà bà vẫn coi là "chồng" bắt đầu tuyệt thực, để đòi lại "người yêu" từ "tay" Tòa Thánh. Thật sự, hôn phối tập thể do mục sư Moon cử hành ngày 27-05-2001 tại New York không thành xét về cả giáo luật và về phương diện dân sự. Theo cuộc điều tra của ÐHY Egan, nguyên TGM New York, thì đám cưới này không được công nhận ở bất kỳ cơ quan chính quyền nào.
Bà Sung chỉ chấp nhận "chia tay chồng" và "nâng đỡ ông trong sứ vụ riêng" sau khi chính Milingo viết cho bà một thư tay và trao tận mặt thứ 04-29-08-2001, thư có đoạn: "Việc dấn thân của tôi trong Giáo hội qua lời khấn giữ luật độc thân không cho phép tôi được kết hôn. Lời kêu gọi của Giáo hội về dấn thân đầu tiên của tôi là điều hợp lý".
Thế nhưng như quay ngoắt 180 độ, tháng 06-2006, Emmanuel Milingo biến mất khỏi nơi cư trú tại Rôma và gia nhập nhóm George Stallings, một linh mục thuộc tổng giáo phận Washington D.C đã bị treo chén, phạt vạ và đang điều hành một giáo phái gần Capitol Hill. Emmanuel Milingo đã xuất hiện cùng George Stallings trong một buổi họp báo tại Washington D.C vào tháng 07-2006 và ngược ngạo kêu gọi Giáo hội bãi bỏ luật độc thân linh mục.
Đi xa hơn, ngày 24-09-2006, Milingo đã tấn phong giám mục cho 4 cựu linh mục đã huyền tục và đã có gia đình. Tòa Thánh ngay tức khắc ra sắc lệnh phạt vạ tuyệt thông đối với Milingo và 4 người nói trên vào ngày 26-09-2006. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đã triệu tập một phiên họp toàn thể kéo dài 3 tiếng đồng hồ tại Vatican với các vị giáo chức cao cấp ở Giáo triều Rôma hôm 16-11-2006. Ngày 10-12-2006, Milingo lại tiếp tục phong chức linh mục cho một người đã có gia đình tại New York sau cuộc gặp gỡ với gần 100 linh mục đã huyền tục tại Hoa Kỳ. Sau khi phạm tội và được tha thứ, Milingo lại tiếp tục phạm tội như một biểu hiện của sự bất mãn sâu xa với Giáo hội.
Giáo hội Công giáo tại Zambia hiện có khoảng 3 triệu tín hữu (chiếm 1/4 dân số) với 9 giáo phận và 1 giáo tỉnh.
Năm linh mục: các nghịch lý và tương quan
Vũ Văn An
07:48 15/06/2009
Ngày 4 tháng Sáu, trên tờ “The Catholic Standard and Times” của Tổng Giáo Phận Pensylvania, Mỹ, Đức Hồng Y Justin Rigali, Tổng Giám Mục của TGP này, có viết một bài về Năm Linh Mục.
Theo Đức Hồng Y, vị giáo hoàng đầu tiên biết tới nghệ thuật chụp ảnh là Đức GH Piô X. Các bức hình chụp vị giáo hoàng này phần nhiều cho thấy ngài đang giảng Phúc Âm cho giáo dân Rôma, dạy giáo lý cho trẻ em, những việc mà người ta vốn nghĩ là “nghề” của các cha xứ vùng quê. Điều ấy không có gì lạ. Bởi Đức Piô X từng là một cha xứ vùng quê như thế. Và dù ngài có làm giám mục, tổng giám mục, hồng y và giáo hoàng đi chăng nữa, thì “cốt cán” của ngài vẫn là tâm hồn và phong thái của một cha xứ, làm mọi công việc theo cung cách ấy. Trên bàn làm việc của ngài, ngoài tượng chịu nạn, không còn gì khác ngoài một bức tượng lớn. Hình ảnh bức tượng này không phải của một Thánh Tông Đồ hay một Thánh Tiến Sĩ vĩ đại nào đó, mà là của một cha xứ miền quê. Tên vị cha xứ ấy là Gioan Maria Vianney. Chính Đức Piô X phong á thánh cho vị cha xứ này năm 1905. Tước hiệu Quan Thầy Các Cha Xứ của vị thánh này thì do một vị giáo hoàng khác, Đức Piô XI (1922-1939), công bố. Chính vị giáo hoàng này đã phong hiển thánh cho ngài vào năm 1925.
Việc ấy âu cũng là một nghịch lý vì ai cũng biết Đức Piô XI vốn là một học giả, cựu quản thủ thư viện, người luôn miệt mài nghiên cứu khoa học, từng ký kết nhiều tông hiệp (concordat) có tính quốc tế quan trọng, trong đó có Reichskonkordat nổi tiếng với Đức, và nhất là hiệp ước Latran năm 1929 với Ý thiết lập ra Thị Quốc độc lập Vatican năm 1929 với ngài là quốc trưởng đầu tiên. Ngài từng vận động hết sức để tránh việc sát hại hàng loạt Kitô hữu tại Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha và nhất là Nga Xô, nhưng không thành. Ngài cực lực lên án cả chủ nghĩa Cộng Sản lẫn chủ nghĩa Quốc Xã nhưng không được sự hợp tác của các nền dân chủ Phương Tây, một thái độ bị ngài gọi là Âm Mưu Im Lặng (nực cười là một số người theo chủ nghĩa Xion đã dùng chính thuật ngữ này để gán ghép cho người kế vị ngài là Đức Piô XII). Nhà học giả và hoạt động không mệt nghỉ ấy vẫn tôn kính hình ảnh khiêm nhu thánh thiện của Cha Xứ Họ Ars.
Họ Ars là một họ đạo chỉ có 230 giáo dân lúc cha Gioan Maria Vianney đến đó nhận nhiệm sở. Đầu óc vị giám mục bản quyền chắc nghĩ: khả năng cha Vianney chỉ đến thế là cùng, chăm sóc một nhúm giáo dân 230 người. Trong bầu khí vẫn còn bị nhiễm độc bởi Cách Mạng Pháp, một cuộc cách mạng hoàn toàn sổ lồng lòng thù hận đối với Giáo Hội do những con người tự hào là đem ánh sáng lại cho nhân loại, thì một người ‘dốt nát’ như Vianney, phỏng làm được gì khác ngoài cái giáo xứ ‘khỉ ho cò gáy’ này? Nhưng đúng như cha chính giáo phận của cha từng nói: Giáo Hội cần nhất các linh mục thánh thiện, nên những linh mục như Cha Vianney mới thực sự cần cho nước Pháp thời hậu cách mạng. Bởi nước Pháp ấy đã chán ngấy một Giáo Hội phách lối, kênh kiệu với hiểu biết của mình, nhưng sống không phù hợp với những điều hiểu biết ấy. Nhờ thế, Cha Vianney đã được chào đón nồng nhiệt, chiếm được lòng người và ồ ạt dẫn họ trở về với Chúa và Giáo Hội. Đến năm 1855, những người kéo nhau tìm gặp cha xứ họ Ars lên đến hơn 20 ngàn người một năm, biến giáo xứ Ars thành một trung tâm sinh hoạt đạo đức sầm uất.
Năm nay, kỷ niệm năm thứ 150 ngày sinh của Cha Xứ Họ Ars, lại một nghịch lý khác xẩy ra: một vị giáo hoàng học giả khác cũng lưu ý tới vị thánh nhà quê, ‘dốt nát’ này. Không ai chối cãi việc Đức Bênêđíctô XVI được coi là một trong những đầu óc vĩ đại nhất của thời đại ta: Hơn 20 năm làm giáo sư đại học, 4 năm làm chuyên viên của Công Đồng Vatican II, sáng lập viên tạp chí thần học Communio từ 1972, cùng với Hans Urs von Balthasar và Henri de Lubac, hơn 20 năm làm bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, người cầm cương cho nền chính thống Công Giáo và là lý thuyết gia trên thực tế của Tòa Thánh Vatican; nói thông thạo tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, và tiếng Latinh; còn đọc được cả tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hy Lạp Cổ, và tiếng Hibálai; hội viên của nhiều hàn lâm viện trong đó, có Hàn Lâm Viện Khoa Học Luân Lý Và Chính Trị (Académie des sciences morales et politiques) của Pháp. Nhưng, trong tư cách linh mục (cốt lõi của bất cứ vị giáo hoàng nào cũng là linh mục), thì mẫu người lý tưởng vẫn là Cha Xứ Họ Ars. Không những Đức Thánh Cha Bênêđíctô cho mở Năm Linh Mục nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của vị thánh này, mà còn sẽ phong cho vị thánh này làm Bổn Mạng Mọi Linh Mục, bất cứ làm cha xứ hay không, bất cứ thông thái hay không và bất kể có đạo đức hay không.
Bốn chiều kích thánh thiện của linh mục
Theo Đức Hồng Y Rigali: lý do khiến vị giáo hoàng học giả chú ý tới vị thánh toan không được chịu chức linh mục chỉ vì học quá kém này là vì Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không phải chỉ có hiểu biết tri thức mà còn biết rõ tầm quan trọng của sự thánh thiện. Tầm quan trọng này ngài học được do kinh nghiệm các biến cố long trời lở đất của năm1968, lúc các sinh viên toàn thế giới đứng lên toan phá bỏ trật tự cũ để thiết lập ra một thế giới mới biết trung thực với chính mình, biết nói trắng là trắng, nói đen là đen, biết giữ cho mình toàn vẹn, không bị tâm thần phân liệt (schizophrenia), sống nước đôi hai mặt. Thánh thiện chính là toàn vẹn. Chỉ có mẫu người ấy mới nói truyện được với con người thời nay, nhất là giới trẻ.
Có điều, sự thánh thiện của linh mục không có tính cá thể. Khi công bố Năm Linh Mục, Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh tới việc các ngài phải sống sứ mệnh mình giữa lòng Giáo Hội và để phục dịch Giáo Hội. Sứ mệnh ấy vì thế có đến bốn chiều kích: giáo hội, cộng đoàn, phẩm trật và hợp tín lý. Giáo hội, vì không linh mục nào được công bố mình ở ngôi thứ nhất; mọi linh mục phải ý thức rõ mình đang đại diện cho một Người Khác có tính thế giới, cho chính Thiên Chúa. Người phải là kho báu duy nhất người ta thèm muốn tìm thấy nơi linh mục. Sứ mệnh linh mục phải có tính cộng đoàn, vì nó được thi hành trong hiệp nhất và hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Đàng khác, sự hiệp nhất và hiệp thông kia chủ yếu phát sinh từ việc sống thân mật với Thiên Chúa, một sự thân mật mà linh mục được mời gọi trở nên chuyên viên chuyên nghiệp, đến có thể dẫn dắt các linh hồn đã được giao phó cho mình đến cùng một cuộc gặp gỡ ấy với Chúa một cách khiêm nhu và đầy tin tưởng. Sau cùng, sứ mệnh ấy phải có tính phẩm trật và hợp tín lý, nghĩa là phải biết tái khẳng định tầm quan trọng của kỷ luật, huấn luyện về tín lý cũng như đào luyện về thần học và liên tục tu nghiệp (Xem Bài Diễn Văn cho nhân viên Thánh Bộ Giáo Sĩ nhân ngày công bố Năm Linh Mục, 16 tháng Ba năm 2009).
Trái Tim Chúa Giêsu
Theo Đức Hồng Y Rigali, không phải là tình cờ mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chọn Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu làm ngày khai mạc Năm Linh Mục. Vì Thánh Gioan Vianney từng nói: “Chức linh mục chính là tình yêu trong Thánh Tâm Chúa Giêsu”. Thành ra ba thực tại: Thánh Tâm, Chức Linh Mục và Thánh Gioan Vianney có tương quan mật thiết với nhau. Tình yêu trong Thánh Tâm Chúa Giêsu lên cực điểm trong hai biến cố Tiệc Ly và Cái Chết của Chúa Giêsu. Người tiếp cận “giờ” của Người một cách đầy âu lo. Người nói với các môn đệ rằng: “Thầy rất ước ao được ăn Lễ Vượt Qua này với các con trước khi Thầy chịu đau khổ” (Lc 22:15).
Phúc Âm Thánh Gioan nói với ta rằng Chúa Giêsu “yêu thương những kẻ thuộc về Người còn ở thế gian này và Người thương yêu họ cho đến cùng” (Ga 13:1). Tình yêu của Người đổ tràn ra khi Người ban cho các Môn Đệ, và cho tất cả chúng ta, chính con người của Người trong Phép Thánh Thể. Điều này nhắc ta nhớ rằng tình yêu của Chúa Giêsu không hề ở thế tĩnh. Nó luôn sống động và bền bỉ. Ta cũng được nhắc nhở rằng ta không phải chỉ tin vào một cuốn sách hay một bộ lề luật, mà ta cũng không chỉ tin vào một định chế. Nhưng trước nhất, ta tin vào một người, là chính Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ta bằng một tình yêu đời đời và mời gọi ta yêu Người trở lại bằng một tình yêu cá thể và có tính bản thân. Ta yêu Lời của Người, các giới răn của Người và cả Giáo Hội của Người nữa vì tất cả đều là những vươn dài của chính Người.
Vì tình yêu của Chúa Giêsu sống động và bền vững, nên nó cần được tiếp diễn trên thế giới cho đến ngày tận cùng. Thánh Thể chính là món quà tiếp diễn của Tình Yêu Chúa Giêsu. Theo kế hoạch Thiên Chúa, Sự Hiện Diện Thánh Thể xuất hiện qua Chức Linh Mục. Chúa Giêsu đã chọn một phương thế tuyệt hảo để ban tình yêu của Người cho ta trong Thánh Lễ, trong Hiệp Lễ và trong Nhà Chầu. Người sử dụng các dụng cụ nhân bản, các con người bất toàn, những người được Người kêu gọi tiếp tục vai trò và sứ mệnh của các Tông Đồ, thực hiện việc Người đã làm. Suốt hai ngàn năm qua, “ơn phúc và mầu nhiệm” này, thuật ngữ được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dùng để chỉ chức linh mục, đã được thông truyền cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi cách mầu nhiệm để Tình Yêu của Người được khắp thế gian biết tới nhờ Lời của Người và nhờ Lời đã thành Nhục Thân trong Phép Bí Tích Cực Trọng.
Một cách khác để nhìn Năm Linh Mục là lời của Đức Hồng Y Claudio Hummes, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, suy niệm về năm này rằng năm nay sẽ là một dịp tốt để mọi người biết đánh giá căn tính linh mục, nền thần học về chức linh mục Công Giáo, và ý nghĩa phi thường của ơn gọi và sứ mệnh linh mục trong Giáo Hội và trong xã hội, với sự tham dự nồng nhiệt của giáo dân Công Giáo, những người rất qúy yêu các linh mục của họ và muốn thấy các ngài được hạnh phúc, thánh thiện và hân hoan trong các lao nhọc tông đồ hằng ngày của các ngài.
Theo Đức Hồng Y, vị giáo hoàng đầu tiên biết tới nghệ thuật chụp ảnh là Đức GH Piô X. Các bức hình chụp vị giáo hoàng này phần nhiều cho thấy ngài đang giảng Phúc Âm cho giáo dân Rôma, dạy giáo lý cho trẻ em, những việc mà người ta vốn nghĩ là “nghề” của các cha xứ vùng quê. Điều ấy không có gì lạ. Bởi Đức Piô X từng là một cha xứ vùng quê như thế. Và dù ngài có làm giám mục, tổng giám mục, hồng y và giáo hoàng đi chăng nữa, thì “cốt cán” của ngài vẫn là tâm hồn và phong thái của một cha xứ, làm mọi công việc theo cung cách ấy. Trên bàn làm việc của ngài, ngoài tượng chịu nạn, không còn gì khác ngoài một bức tượng lớn. Hình ảnh bức tượng này không phải của một Thánh Tông Đồ hay một Thánh Tiến Sĩ vĩ đại nào đó, mà là của một cha xứ miền quê. Tên vị cha xứ ấy là Gioan Maria Vianney. Chính Đức Piô X phong á thánh cho vị cha xứ này năm 1905. Tước hiệu Quan Thầy Các Cha Xứ của vị thánh này thì do một vị giáo hoàng khác, Đức Piô XI (1922-1939), công bố. Chính vị giáo hoàng này đã phong hiển thánh cho ngài vào năm 1925.
Việc ấy âu cũng là một nghịch lý vì ai cũng biết Đức Piô XI vốn là một học giả, cựu quản thủ thư viện, người luôn miệt mài nghiên cứu khoa học, từng ký kết nhiều tông hiệp (concordat) có tính quốc tế quan trọng, trong đó có Reichskonkordat nổi tiếng với Đức, và nhất là hiệp ước Latran năm 1929 với Ý thiết lập ra Thị Quốc độc lập Vatican năm 1929 với ngài là quốc trưởng đầu tiên. Ngài từng vận động hết sức để tránh việc sát hại hàng loạt Kitô hữu tại Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha và nhất là Nga Xô, nhưng không thành. Ngài cực lực lên án cả chủ nghĩa Cộng Sản lẫn chủ nghĩa Quốc Xã nhưng không được sự hợp tác của các nền dân chủ Phương Tây, một thái độ bị ngài gọi là Âm Mưu Im Lặng (nực cười là một số người theo chủ nghĩa Xion đã dùng chính thuật ngữ này để gán ghép cho người kế vị ngài là Đức Piô XII). Nhà học giả và hoạt động không mệt nghỉ ấy vẫn tôn kính hình ảnh khiêm nhu thánh thiện của Cha Xứ Họ Ars.
Họ Ars là một họ đạo chỉ có 230 giáo dân lúc cha Gioan Maria Vianney đến đó nhận nhiệm sở. Đầu óc vị giám mục bản quyền chắc nghĩ: khả năng cha Vianney chỉ đến thế là cùng, chăm sóc một nhúm giáo dân 230 người. Trong bầu khí vẫn còn bị nhiễm độc bởi Cách Mạng Pháp, một cuộc cách mạng hoàn toàn sổ lồng lòng thù hận đối với Giáo Hội do những con người tự hào là đem ánh sáng lại cho nhân loại, thì một người ‘dốt nát’ như Vianney, phỏng làm được gì khác ngoài cái giáo xứ ‘khỉ ho cò gáy’ này? Nhưng đúng như cha chính giáo phận của cha từng nói: Giáo Hội cần nhất các linh mục thánh thiện, nên những linh mục như Cha Vianney mới thực sự cần cho nước Pháp thời hậu cách mạng. Bởi nước Pháp ấy đã chán ngấy một Giáo Hội phách lối, kênh kiệu với hiểu biết của mình, nhưng sống không phù hợp với những điều hiểu biết ấy. Nhờ thế, Cha Vianney đã được chào đón nồng nhiệt, chiếm được lòng người và ồ ạt dẫn họ trở về với Chúa và Giáo Hội. Đến năm 1855, những người kéo nhau tìm gặp cha xứ họ Ars lên đến hơn 20 ngàn người một năm, biến giáo xứ Ars thành một trung tâm sinh hoạt đạo đức sầm uất.
Năm nay, kỷ niệm năm thứ 150 ngày sinh của Cha Xứ Họ Ars, lại một nghịch lý khác xẩy ra: một vị giáo hoàng học giả khác cũng lưu ý tới vị thánh nhà quê, ‘dốt nát’ này. Không ai chối cãi việc Đức Bênêđíctô XVI được coi là một trong những đầu óc vĩ đại nhất của thời đại ta: Hơn 20 năm làm giáo sư đại học, 4 năm làm chuyên viên của Công Đồng Vatican II, sáng lập viên tạp chí thần học Communio từ 1972, cùng với Hans Urs von Balthasar và Henri de Lubac, hơn 20 năm làm bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, người cầm cương cho nền chính thống Công Giáo và là lý thuyết gia trên thực tế của Tòa Thánh Vatican; nói thông thạo tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, và tiếng Latinh; còn đọc được cả tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hy Lạp Cổ, và tiếng Hibálai; hội viên của nhiều hàn lâm viện trong đó, có Hàn Lâm Viện Khoa Học Luân Lý Và Chính Trị (Académie des sciences morales et politiques) của Pháp. Nhưng, trong tư cách linh mục (cốt lõi của bất cứ vị giáo hoàng nào cũng là linh mục), thì mẫu người lý tưởng vẫn là Cha Xứ Họ Ars. Không những Đức Thánh Cha Bênêđíctô cho mở Năm Linh Mục nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của vị thánh này, mà còn sẽ phong cho vị thánh này làm Bổn Mạng Mọi Linh Mục, bất cứ làm cha xứ hay không, bất cứ thông thái hay không và bất kể có đạo đức hay không.
Bốn chiều kích thánh thiện của linh mục
Theo Đức Hồng Y Rigali: lý do khiến vị giáo hoàng học giả chú ý tới vị thánh toan không được chịu chức linh mục chỉ vì học quá kém này là vì Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không phải chỉ có hiểu biết tri thức mà còn biết rõ tầm quan trọng của sự thánh thiện. Tầm quan trọng này ngài học được do kinh nghiệm các biến cố long trời lở đất của năm1968, lúc các sinh viên toàn thế giới đứng lên toan phá bỏ trật tự cũ để thiết lập ra một thế giới mới biết trung thực với chính mình, biết nói trắng là trắng, nói đen là đen, biết giữ cho mình toàn vẹn, không bị tâm thần phân liệt (schizophrenia), sống nước đôi hai mặt. Thánh thiện chính là toàn vẹn. Chỉ có mẫu người ấy mới nói truyện được với con người thời nay, nhất là giới trẻ.
Có điều, sự thánh thiện của linh mục không có tính cá thể. Khi công bố Năm Linh Mục, Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh tới việc các ngài phải sống sứ mệnh mình giữa lòng Giáo Hội và để phục dịch Giáo Hội. Sứ mệnh ấy vì thế có đến bốn chiều kích: giáo hội, cộng đoàn, phẩm trật và hợp tín lý. Giáo hội, vì không linh mục nào được công bố mình ở ngôi thứ nhất; mọi linh mục phải ý thức rõ mình đang đại diện cho một Người Khác có tính thế giới, cho chính Thiên Chúa. Người phải là kho báu duy nhất người ta thèm muốn tìm thấy nơi linh mục. Sứ mệnh linh mục phải có tính cộng đoàn, vì nó được thi hành trong hiệp nhất và hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Đàng khác, sự hiệp nhất và hiệp thông kia chủ yếu phát sinh từ việc sống thân mật với Thiên Chúa, một sự thân mật mà linh mục được mời gọi trở nên chuyên viên chuyên nghiệp, đến có thể dẫn dắt các linh hồn đã được giao phó cho mình đến cùng một cuộc gặp gỡ ấy với Chúa một cách khiêm nhu và đầy tin tưởng. Sau cùng, sứ mệnh ấy phải có tính phẩm trật và hợp tín lý, nghĩa là phải biết tái khẳng định tầm quan trọng của kỷ luật, huấn luyện về tín lý cũng như đào luyện về thần học và liên tục tu nghiệp (Xem Bài Diễn Văn cho nhân viên Thánh Bộ Giáo Sĩ nhân ngày công bố Năm Linh Mục, 16 tháng Ba năm 2009).
Trái Tim Chúa Giêsu
Theo Đức Hồng Y Rigali, không phải là tình cờ mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chọn Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu làm ngày khai mạc Năm Linh Mục. Vì Thánh Gioan Vianney từng nói: “Chức linh mục chính là tình yêu trong Thánh Tâm Chúa Giêsu”. Thành ra ba thực tại: Thánh Tâm, Chức Linh Mục và Thánh Gioan Vianney có tương quan mật thiết với nhau. Tình yêu trong Thánh Tâm Chúa Giêsu lên cực điểm trong hai biến cố Tiệc Ly và Cái Chết của Chúa Giêsu. Người tiếp cận “giờ” của Người một cách đầy âu lo. Người nói với các môn đệ rằng: “Thầy rất ước ao được ăn Lễ Vượt Qua này với các con trước khi Thầy chịu đau khổ” (Lc 22:15).
Phúc Âm Thánh Gioan nói với ta rằng Chúa Giêsu “yêu thương những kẻ thuộc về Người còn ở thế gian này và Người thương yêu họ cho đến cùng” (Ga 13:1). Tình yêu của Người đổ tràn ra khi Người ban cho các Môn Đệ, và cho tất cả chúng ta, chính con người của Người trong Phép Thánh Thể. Điều này nhắc ta nhớ rằng tình yêu của Chúa Giêsu không hề ở thế tĩnh. Nó luôn sống động và bền bỉ. Ta cũng được nhắc nhở rằng ta không phải chỉ tin vào một cuốn sách hay một bộ lề luật, mà ta cũng không chỉ tin vào một định chế. Nhưng trước nhất, ta tin vào một người, là chính Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ta bằng một tình yêu đời đời và mời gọi ta yêu Người trở lại bằng một tình yêu cá thể và có tính bản thân. Ta yêu Lời của Người, các giới răn của Người và cả Giáo Hội của Người nữa vì tất cả đều là những vươn dài của chính Người.
Vì tình yêu của Chúa Giêsu sống động và bền vững, nên nó cần được tiếp diễn trên thế giới cho đến ngày tận cùng. Thánh Thể chính là món quà tiếp diễn của Tình Yêu Chúa Giêsu. Theo kế hoạch Thiên Chúa, Sự Hiện Diện Thánh Thể xuất hiện qua Chức Linh Mục. Chúa Giêsu đã chọn một phương thế tuyệt hảo để ban tình yêu của Người cho ta trong Thánh Lễ, trong Hiệp Lễ và trong Nhà Chầu. Người sử dụng các dụng cụ nhân bản, các con người bất toàn, những người được Người kêu gọi tiếp tục vai trò và sứ mệnh của các Tông Đồ, thực hiện việc Người đã làm. Suốt hai ngàn năm qua, “ơn phúc và mầu nhiệm” này, thuật ngữ được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dùng để chỉ chức linh mục, đã được thông truyền cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi cách mầu nhiệm để Tình Yêu của Người được khắp thế gian biết tới nhờ Lời của Người và nhờ Lời đã thành Nhục Thân trong Phép Bí Tích Cực Trọng.
Một cách khác để nhìn Năm Linh Mục là lời của Đức Hồng Y Claudio Hummes, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, suy niệm về năm này rằng năm nay sẽ là một dịp tốt để mọi người biết đánh giá căn tính linh mục, nền thần học về chức linh mục Công Giáo, và ý nghĩa phi thường của ơn gọi và sứ mệnh linh mục trong Giáo Hội và trong xã hội, với sự tham dự nồng nhiệt của giáo dân Công Giáo, những người rất qúy yêu các linh mục của họ và muốn thấy các ngài được hạnh phúc, thánh thiện và hân hoan trong các lao nhọc tông đồ hằng ngày của các ngài.
Top Stories
Ho Chi Minh City “moves” sisters, despite their church, nursery, clinic
Asia-News
18:21 15/06/2009
Authorities take over the very last sliver of a complex, already largely requisitioned, that has gone up in value over the years, ignoring the religious sisters work in favour of the poor and children on the area.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Another case of nuns being deprived of their home in Vietnam. On June 11th the religious sisters of the Cross Lovers in Thu Thiem, a suburb of Ho Chi Minh City, were called to a meeting by the head of the second district, during which they were informed that the authorities had decided to “move” them from their only home, in which they have lived for over 170 years.
It was crushing news for the nuns, as well the children of their school and the poor in the area who are helped by the sisters.
The house is situated on 3.5 acres (less than 15 thousand square metres) of land, all that was left to tem to carry out their charity after authorities already confiscated 100 acres (over 40 thousand square metres) which housed the junior and high schools, when Saigon was taken by the communists. Since 1840, the sisters spent an incalculable quantity of time in transforming the tropical area of humid jungle into homes, schools and farms from which they earned their living and supported the poor of the area.
Tears were shed silently when the first confiscation took place: their peaceful and loving nature and fears of revenge should they speak out ensured no protests from the religious over the authorities illegal acts. With broken hearts they pusher ahead with what they had left.
This time however, they have no other choice, given that they are being thrown from their only home and they have decided to break their silence and no longer submit to this injustice. They want to stay in their home and fight for their rights and the good of those who have benefited from their charity; the disadvantaged and the children of the school.
In fact in that tiny piece of land, the sisters have built a Church, a convent, a school for vocations, a farm, a shelter and clinic and a nursery school for 400 children. Many lives that will be badly affected if the sisters are moved to another area, given that no-one will be able to follow them to their new home.
It must be pointed out that over the past years, the economic reforms have been accompanied by increasing land speculation, particularly along the Bach Dang River in the suburbs of Ho Chi Minh City. The value of the land in the area where the convent is situated has grown enormously, resulting in the growing desire of civil servants turned businessmen to move the nuns.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Another case of nuns being deprived of their home in Vietnam. On June 11th the religious sisters of the Cross Lovers in Thu Thiem, a suburb of Ho Chi Minh City, were called to a meeting by the head of the second district, during which they were informed that the authorities had decided to “move” them from their only home, in which they have lived for over 170 years.
It was crushing news for the nuns, as well the children of their school and the poor in the area who are helped by the sisters.
The house is situated on 3.5 acres (less than 15 thousand square metres) of land, all that was left to tem to carry out their charity after authorities already confiscated 100 acres (over 40 thousand square metres) which housed the junior and high schools, when Saigon was taken by the communists. Since 1840, the sisters spent an incalculable quantity of time in transforming the tropical area of humid jungle into homes, schools and farms from which they earned their living and supported the poor of the area.
Tears were shed silently when the first confiscation took place: their peaceful and loving nature and fears of revenge should they speak out ensured no protests from the religious over the authorities illegal acts. With broken hearts they pusher ahead with what they had left.
This time however, they have no other choice, given that they are being thrown from their only home and they have decided to break their silence and no longer submit to this injustice. They want to stay in their home and fight for their rights and the good of those who have benefited from their charity; the disadvantaged and the children of the school.
In fact in that tiny piece of land, the sisters have built a Church, a convent, a school for vocations, a farm, a shelter and clinic and a nursery school for 400 children. Many lives that will be badly affected if the sisters are moved to another area, given that no-one will be able to follow them to their new home.
It must be pointed out that over the past years, the economic reforms have been accompanied by increasing land speculation, particularly along the Bach Dang River in the suburbs of Ho Chi Minh City. The value of the land in the area where the convent is situated has grown enormously, resulting in the growing desire of civil servants turned businessmen to move the nuns.
A Ho Chi Minh City, si “spostano” le suore, malgrado abbiano chiesa, asilo, clinica
Asia-News
18:22 15/06/2009
Le autorità si prendono l'ultimo pezzetto di un grande terreno, in gran parte già requisito, ma che con gli anni è cresciuto di valore, malgrado i tanti servizi che le religiose offrono ai poveri e ai bambini della zona.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Ancora suore private della loro casa, in Vietnam. L’11 giugno, le religiose dell’ordine delle Cross Lovers di Thu Thiem, un suburbio di Ho Chi Minh City, sono state convocate dai responsabili del secondo distretto per un incontro, nel corso del quale sono state informate della decisione delle autorità di “spostarle” dalla loro unica casa, nella quale vivono da almeno 170 anni.
E’ stata una notizia terribile per le suore, così come per i bambini della scuola e per i poveri della zona ai quali offrono la loro opera.
La loro casa è situata in appena 3,5 acri (meno di 15mila metri quadrati) di terreno, quello che resta di quello che è stato lasciato loro per vivere e portare avanti le loro attività caritative dopo che le stesse autorità hanno confiscato 100 acri (oltre 40mila metri quadrati) di terreno con la scuola media e superiore, quando l’allora Saigon è stata presa dai comunisti. Dal 1840, le suore avevano speso un’incalcolabile quantità di tempo per trasformare una zona tropicale, umida e boscosa in case, scuole e fattorie vivibili, nelle quali si mantenevano loro e i poveri della zona.
Molte lacrime sono state versate in silenzio quando ci fu la prima confisca: la loro natura pacifica e amorevole e il timore di subire rappreseaglie se avessero parlato fecero sì che le suore non avanzarono proteste contro l’illegale comportamento delle autorità e accettarono la dura realtà. Col cuore in pezzi si sforzarono di tirare avanti con quallo che restava.
Stavolta, però, non hanno scelta, dal momento che vengono cacciate dalla loro unica casa hanno deciso di rompere il silenzio e di non subire un’altra ingiustizia. Vogliono restare nella loro casa e battersi non solo per i loro diritti, ma anche per il bene di coloro che sono beneficiati dalla loro carità: gli svantaggiati e i bambini della scuola.
In quel piccolo pezzo di terra, infatti, le suore hanno realizzato una chiesa, un convento, una scuola per lo studio e le vocazioni, una fattoria, una casa di assistenza, una clinica e un asilo frequentato da 400 bambini. Tante vite che saranno colpite se le suore saranno spostate in un altro luogo, dal momento ch enssuno potrà seguirle nella nuova sede.
C’è da rilevare che evidentemente negli ultimi anni, insieme con le riforme economiche c’è stata crescita degli affari sui terreni, specialmente nelle zone lungo il fiume Bach Dang, nella periferia di Ho Chi Minh City. Il valore dei terreni in aree come quella dove è il convento delle suore è enormemente cresciuto, per cui il desiderio di spostarle è cresciuto in funzionari pubblici diventati affaristi.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Ancora suore private della loro casa, in Vietnam. L’11 giugno, le religiose dell’ordine delle Cross Lovers di Thu Thiem, un suburbio di Ho Chi Minh City, sono state convocate dai responsabili del secondo distretto per un incontro, nel corso del quale sono state informate della decisione delle autorità di “spostarle” dalla loro unica casa, nella quale vivono da almeno 170 anni.
E’ stata una notizia terribile per le suore, così come per i bambini della scuola e per i poveri della zona ai quali offrono la loro opera.
La loro casa è situata in appena 3,5 acri (meno di 15mila metri quadrati) di terreno, quello che resta di quello che è stato lasciato loro per vivere e portare avanti le loro attività caritative dopo che le stesse autorità hanno confiscato 100 acri (oltre 40mila metri quadrati) di terreno con la scuola media e superiore, quando l’allora Saigon è stata presa dai comunisti. Dal 1840, le suore avevano speso un’incalcolabile quantità di tempo per trasformare una zona tropicale, umida e boscosa in case, scuole e fattorie vivibili, nelle quali si mantenevano loro e i poveri della zona.
Molte lacrime sono state versate in silenzio quando ci fu la prima confisca: la loro natura pacifica e amorevole e il timore di subire rappreseaglie se avessero parlato fecero sì che le suore non avanzarono proteste contro l’illegale comportamento delle autorità e accettarono la dura realtà. Col cuore in pezzi si sforzarono di tirare avanti con quallo che restava.
Stavolta, però, non hanno scelta, dal momento che vengono cacciate dalla loro unica casa hanno deciso di rompere il silenzio e di non subire un’altra ingiustizia. Vogliono restare nella loro casa e battersi non solo per i loro diritti, ma anche per il bene di coloro che sono beneficiati dalla loro carità: gli svantaggiati e i bambini della scuola.
In quel piccolo pezzo di terra, infatti, le suore hanno realizzato una chiesa, un convento, una scuola per lo studio e le vocazioni, una fattoria, una casa di assistenza, una clinica e un asilo frequentato da 400 bambini. Tante vite che saranno colpite se le suore saranno spostate in un altro luogo, dal momento ch enssuno potrà seguirle nella nuova sede.
C’è da rilevare che evidentemente negli ultimi anni, insieme con le riforme economiche c’è stata crescita degli affari sui terreni, specialmente nelle zone lungo il fiume Bach Dang, nella periferia di Ho Chi Minh City. Il valore dei terreni in aree come quella dove è il convento delle suore è enormemente cresciuto, per cui il desiderio di spostarle è cresciuto in funzionari pubblici diventati affaristi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm nhạc ''Đôi khi''
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:02 15/06/2009
TÀPAO - Từ Thanh đa rồi Đồng tiến Sài gòn, “Đêm nhạc Đôi khi” của Nhạc sĩ Thông Vi Vu đã đến với nhà thờ Đồng Kho - TàPao vào đêm 12.6 vừa qua. Nhân dịp kỷ niệm một năm Cung hiến Nhà thờ Đồng kho, Linh mục Toma Nguyễn Ngọc Hảo đã mời “gánh hát rong Đôi khi” đến để hát lên những khúc ca “Hạt giống tâm hồn”.
Đêm nhạc “Đôi khi” hấp dẫn xuyên suốt cả ba phần: gieo niềm tin, lên hy vọng, hoa trái yêu thương với 18 tiết mục.
Đêm nay, sân Nhà thờ đã kín người. Khách hành hương Đức Mẹ Tà Pao khắp mọi miền đất nước có cơ hội thưởng thức đêm nhạc của một “Đức Giám Mục nghệ sĩ”.
Trống khai mạc, Nhóm Hương Xuân; Bài Ca Lửa Cháy, Trần Ngọc (Vũ đoàn); Một Chút, Tam Ca Áo Trắng; Sao Không, Xuân Trường ( Múa đôi);Dấu Chân, Huy Quang (Vũ đoàn); Tôi Mơ Mai Thảo- Thanh Sử; Như Hạt Cà Phêrô, Diệu Hiền (Minh hoạ); Đôi Khi, Nhóm Phương Đông; Một Mình Không Thể, Hồng Mơ (Vũ quạt); Trầm Tư, Hồng Ân; Yêu Thương,Trần Ngọc - Hồ Bích Ngọc; Để Mẹ Trọn Niềm Tin, Xuân Trường (Minh hoạ); Chuyện Cây Bút Chì, Tam Ca Áo Trắng; Hộp Quà Tặng Cha, Đông Nghi (Minh hoạ); Gọi Tên Em, Thanh Sử; Đôi Dép, Thông Vi Vu (Minh hoạ); Ngày Mùa, Mai Thảo; Gieo Và Gặt, Nhóm Ngàn Thông.
Những giọng ca nổi tiếng trong đạo ngoài đời như Tam ca Áo Trắng, Hồng Mơ, Diệu hiền,Hồ Ngọc Bích, Đông Nghi, Trần Ngọc, Xuân Trường, Thanh Sử, Nguyễn Hồng Ân, Huy Quang… Chương trình “Đôi khi” lần này có thêm những bài mới, nghe mới hơn và cuốn hút hơn nhờ phần phối âm hoà khí rất mới và trẻ trung của nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu và MC Minh Quân dẫn chương trình linh hoạt.
Đêm nhạc “Đôi khi” là những ca khúc hạt giống tâm hồn, được các ca sĩ trình bày đã đi vào lòng người, thắp lên hy vọng, tin yêu cho vui đời và để đời vui. Mỗi khúc ca là mỗi cảm xúc, mỗi tâm niệm và kinh nghiệm sống của tác giả thổi vào trong từng ca từ, ý nhạc. Nhạc Thông Vi Vu nhẹ nhàng mà sâu lằng, lời ca triết lý gởi trao cho người nghe thông điệp yêu thương, đời đáng sống, cần phải sống cho hết mình, hết tình.
Nguyên Vũ đã chia sẽ “Nghe nhiều lần ca khúc của Thông Vi Vu càng thấy thấm thía và ngẫm ngợi hơn với những ca từ lay động lòng người của tác giả hay của những nhà thờ mà Thông Vi Vu phổ nhạc: “Mẹ tôi là thế, giống như bao bà mẹ quê, thương con mọi bề. dang cánh tay âm thầm vỗ về, mãi chở che. Tình thương vì thế mới thiêng liêng làm sao. Tâm tư dạt dào, nhưng nỗi riêng tư nào dám ngỏ, để mẹ trọn niềm vui…” Ca khúc “Để mẹ trọn niềm vui” đã được rất nhiều người yêu thích đặc biệt là các bà mẹ. Viết về Chúa, Thông Vi Vu tâm sự nhẹ nhàng: Ngài, nhẹ như giọt sương đem yêu thương đến với trần đời. Ngài, ngọt như nắng mới gieo thắm tươi lên từng ngày tháng. Ngài, đẹp như mùa xuân, trời hồng ân ngát xanh tuyệt vời, toả ngàn nơi sắc hương tràn đầy. Bài ca lửa cháy, hát về Ngài. (Bài ca lửa cháy). Rất ý nhị mà cũng rất sâu lắng khi ta nghe: Một chút những viên đá nhỏ hợp thành ngọn núi lớn. Một chút những bước chân đi xa về muôn lối. Một chút những phút ủi an, dịu xoa ngàn nỗi sầu. Chỉ một chút khởi đầu, tương lai sẽ đẹp mầu… Chỉ một chút hy vọng, tin yêu sáng ngập lòng. (Một chút). Khi ta gặp khổ đau, buồn khổ trên đường đời, hãy nghe Thông Vi Vu an ủi: Đôi khi va vấp trên đường, mới thấm thía một nghĩa yêu thương. Có đôi khi tối tăm rã rời, lòng thầm mơ ngọn đèn soi lối. đôi khi vào đời bơ vơ, mới thèm sao bạn bè nâng đỡ. Và thường khi đến nơi biển rộng vì đã qua biết bao dòng sông. Đừng tiếc nuối, đừng đắm đuối, vì bước cuối cũng chính là một nhịp khởi đầu. Hãy đứng lên, hãy vững tin bởi thất bại sẽ lại là mẹ của thành công. Dù giông tố, dù thách đố, hãy luôn cố sống hết mình sẽ chia hết tình. Hôm nay gieo vất vả, mai ngày gặt hoan ca. (Đôi khi)…Ca khúc của Thông Vi Vu viết rất đời nhưng cũng rất đạo. Và cũng có thể nói ngược lại ca khúc của Thông Vi Vu viết rất đạo nhưng nghe lại rất đời. Chính vì thế mà những ca khúc được gọi là “Hạt giống tâm hồn” được đón nhận một cách nhiệt tình.
Riêng tôi thì rất thích bài ca “Như hạt cà phê”. Từ một câu chuyện nghệ thuật sống trên internette “Cà rốt, trứng và hạt cà phê”, Thông Vi Vu đã viết ca khúc trẻ trung đong đầy ý nghĩa.
Cô con gái than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác lại vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này. Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hột cà phê vào từng nồi riêng rồi lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời. Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau, người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng ô khác nhau. Ông bảo con gái dùng thử cà rốt.
“Mềm lắm cha ạ”, cô gái đáp. Sau đó ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng. Cô liền hỏi cha: “Điều này nghĩa là gì vậy cha ?”. Nghe con gái hỏi, cha cô liền đáp: “Ba loại thức ăn này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác nhau. Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng, lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Còn hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà”.
Người cha quay sang hỏi cô con gái: “Còn con, con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh ? Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực ? Hay con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay, nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn ? Hay con sẽ giống hạt cà phê, loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ ? Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon. Cuộc đời này cũng vậy con ạ, khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc đó lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào ? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê ?”.
Đêm nhạc “Đôi khi” đã kết thúc, khán giả vẫn chưa muốn về. Mọi người vây quanh Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, văn sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ để chúc mừng và cảm tạ những khúc ca “Hạt giống tâm hồn” gieo niềm tin yêu hy vọng rất sâu lắng vào lòng người thưởng thức.
Đêm nhạc “Đôi khi” hấp dẫn xuyên suốt cả ba phần: gieo niềm tin, lên hy vọng, hoa trái yêu thương với 18 tiết mục.
Đêm nay, sân Nhà thờ đã kín người. Khách hành hương Đức Mẹ Tà Pao khắp mọi miền đất nước có cơ hội thưởng thức đêm nhạc của một “Đức Giám Mục nghệ sĩ”.
Trống khai mạc, Nhóm Hương Xuân; Bài Ca Lửa Cháy, Trần Ngọc (Vũ đoàn); Một Chút, Tam Ca Áo Trắng; Sao Không, Xuân Trường ( Múa đôi);Dấu Chân, Huy Quang (Vũ đoàn); Tôi Mơ Mai Thảo- Thanh Sử; Như Hạt Cà Phêrô, Diệu Hiền (Minh hoạ); Đôi Khi, Nhóm Phương Đông; Một Mình Không Thể, Hồng Mơ (Vũ quạt); Trầm Tư, Hồng Ân; Yêu Thương,Trần Ngọc - Hồ Bích Ngọc; Để Mẹ Trọn Niềm Tin, Xuân Trường (Minh hoạ); Chuyện Cây Bút Chì, Tam Ca Áo Trắng; Hộp Quà Tặng Cha, Đông Nghi (Minh hoạ); Gọi Tên Em, Thanh Sử; Đôi Dép, Thông Vi Vu (Minh hoạ); Ngày Mùa, Mai Thảo; Gieo Và Gặt, Nhóm Ngàn Thông.
Những giọng ca nổi tiếng trong đạo ngoài đời như Tam ca Áo Trắng, Hồng Mơ, Diệu hiền,Hồ Ngọc Bích, Đông Nghi, Trần Ngọc, Xuân Trường, Thanh Sử, Nguyễn Hồng Ân, Huy Quang… Chương trình “Đôi khi” lần này có thêm những bài mới, nghe mới hơn và cuốn hút hơn nhờ phần phối âm hoà khí rất mới và trẻ trung của nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu và MC Minh Quân dẫn chương trình linh hoạt.
Đêm nhạc “Đôi khi” là những ca khúc hạt giống tâm hồn, được các ca sĩ trình bày đã đi vào lòng người, thắp lên hy vọng, tin yêu cho vui đời và để đời vui. Mỗi khúc ca là mỗi cảm xúc, mỗi tâm niệm và kinh nghiệm sống của tác giả thổi vào trong từng ca từ, ý nhạc. Nhạc Thông Vi Vu nhẹ nhàng mà sâu lằng, lời ca triết lý gởi trao cho người nghe thông điệp yêu thương, đời đáng sống, cần phải sống cho hết mình, hết tình.
Nguyên Vũ đã chia sẽ “Nghe nhiều lần ca khúc của Thông Vi Vu càng thấy thấm thía và ngẫm ngợi hơn với những ca từ lay động lòng người của tác giả hay của những nhà thờ mà Thông Vi Vu phổ nhạc: “Mẹ tôi là thế, giống như bao bà mẹ quê, thương con mọi bề. dang cánh tay âm thầm vỗ về, mãi chở che. Tình thương vì thế mới thiêng liêng làm sao. Tâm tư dạt dào, nhưng nỗi riêng tư nào dám ngỏ, để mẹ trọn niềm vui…” Ca khúc “Để mẹ trọn niềm vui” đã được rất nhiều người yêu thích đặc biệt là các bà mẹ. Viết về Chúa, Thông Vi Vu tâm sự nhẹ nhàng: Ngài, nhẹ như giọt sương đem yêu thương đến với trần đời. Ngài, ngọt như nắng mới gieo thắm tươi lên từng ngày tháng. Ngài, đẹp như mùa xuân, trời hồng ân ngát xanh tuyệt vời, toả ngàn nơi sắc hương tràn đầy. Bài ca lửa cháy, hát về Ngài. (Bài ca lửa cháy). Rất ý nhị mà cũng rất sâu lắng khi ta nghe: Một chút những viên đá nhỏ hợp thành ngọn núi lớn. Một chút những bước chân đi xa về muôn lối. Một chút những phút ủi an, dịu xoa ngàn nỗi sầu. Chỉ một chút khởi đầu, tương lai sẽ đẹp mầu… Chỉ một chút hy vọng, tin yêu sáng ngập lòng. (Một chút). Khi ta gặp khổ đau, buồn khổ trên đường đời, hãy nghe Thông Vi Vu an ủi: Đôi khi va vấp trên đường, mới thấm thía một nghĩa yêu thương. Có đôi khi tối tăm rã rời, lòng thầm mơ ngọn đèn soi lối. đôi khi vào đời bơ vơ, mới thèm sao bạn bè nâng đỡ. Và thường khi đến nơi biển rộng vì đã qua biết bao dòng sông. Đừng tiếc nuối, đừng đắm đuối, vì bước cuối cũng chính là một nhịp khởi đầu. Hãy đứng lên, hãy vững tin bởi thất bại sẽ lại là mẹ của thành công. Dù giông tố, dù thách đố, hãy luôn cố sống hết mình sẽ chia hết tình. Hôm nay gieo vất vả, mai ngày gặt hoan ca. (Đôi khi)…Ca khúc của Thông Vi Vu viết rất đời nhưng cũng rất đạo. Và cũng có thể nói ngược lại ca khúc của Thông Vi Vu viết rất đạo nhưng nghe lại rất đời. Chính vì thế mà những ca khúc được gọi là “Hạt giống tâm hồn” được đón nhận một cách nhiệt tình.
Riêng tôi thì rất thích bài ca “Như hạt cà phê”. Từ một câu chuyện nghệ thuật sống trên internette “Cà rốt, trứng và hạt cà phê”, Thông Vi Vu đã viết ca khúc trẻ trung đong đầy ý nghĩa.
Cô con gái than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác lại vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này. Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hột cà phê vào từng nồi riêng rồi lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời. Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau, người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng ô khác nhau. Ông bảo con gái dùng thử cà rốt.
“Mềm lắm cha ạ”, cô gái đáp. Sau đó ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng. Cô liền hỏi cha: “Điều này nghĩa là gì vậy cha ?”. Nghe con gái hỏi, cha cô liền đáp: “Ba loại thức ăn này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác nhau. Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng, lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Còn hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà”.
Người cha quay sang hỏi cô con gái: “Còn con, con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh ? Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực ? Hay con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay, nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn ? Hay con sẽ giống hạt cà phê, loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ ? Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon. Cuộc đời này cũng vậy con ạ, khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc đó lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào ? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê ?”.
Đêm nhạc “Đôi khi” đã kết thúc, khán giả vẫn chưa muốn về. Mọi người vây quanh Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, văn sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ để chúc mừng và cảm tạ những khúc ca “Hạt giống tâm hồn” gieo niềm tin yêu hy vọng rất sâu lắng vào lòng người thưởng thức.
Lễ Bổn Mạng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Sydney
Văn Kim & Diệp Hải Dung
18:10 15/06/2009
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 14/06/2009 các Xứ đoàn Bankstown, Cabramatta, Lakemba, Granville, Miller, Marrickville, Mt. Pritchard, Plumpton và Wollongong thuộc Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney mừng kính Lễ Quan Thầy “Mình Máu Thánh Chúa KiTô” và kỷ niệm 80 thành lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
< href="http://catholicvideo.org/Albums/90614Sydney15062009/">Xem hình ảnh
Đúng 9 giờ tất cả các Xứ đoàn tập họp trước sân Trung Tâm chào cờ Úc-Việt và Liên Đoàn. Trong phần câu chuyện dưới cờ, cha FX Nguyễn Văn Tuyết,Tuyên Úy Liên Đoàn TNTT ngỏ lời chào mừng các Huynh Trưởng và các em Thiếu Nhi đã đến Trung Tâm tham dự ngày mừng kính Bổn Mạng. Sơ Trợ úy Liên đoàn Bernadette Đoàn Thị Phục cũng chào mừng các em và tuyên đọc nội quy cho ngày bổn mạng và sau đó các em hân hoan chào đón Đức Giám Mục Terry Brady lần đầu tiên đến viếng thăm Thiếu Nhi sinh hoạt.
Sau phần chào đón, Đức Giám Mục cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Thầy Phó tế Đặng Đình Nên phụ giúp Lễ.
Trong bài giảng Đức Giám Mục thách đố các em Thiếu Nhi rằng khi nhận lấy Mình Thánh Chúa các em hãy chứng tỏ bằng hành động cho mọi người chung quanh nhận ra các em là Kitô hữu và là em của Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng mà các em chọn là Anh Cả của Phong Trào mà các em mừng kính bổn mạng hôm nay.
Sau bài giảng là nghi thức thăng Cấp 1 và 2 cho các Huynh Trưởng. Cha Nguyễn Văn Tuyết làm phép Cấp hiệu và Khăn quàng. Các Huynh Trưởng tiến lên quỳ trước bàn thờ giơ cao tay phải đọc lời tuyên thệ để đón nhận Cấp hiệu, Khăn quàng và Chứng Chỉ.
Sau nghi thức thăng cấp, thánh lễ tiếp tục với phần tiến dâng Lễ Vật với một Thánh vũ mang một ý nghĩa phụng vụ rất đặc sắc.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cám ơn Đức Giám Mục Terry Brady đã thương mến các em Thiếu Nhi lần đầu tiên đến dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng và Cha chúc mừng các em Thiếu Nhi và cũng hứa rằng Cha sẽ dành nhiều đặc quyền ưu tiên cho Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trong Cộng Đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Liên Đoàn Trưởng LĐ Nữ Vương Hòa Bình cũng ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ, Thầy Đặng Đình Nên, quý đại diện Ban Thường Vụ, Ban Mục Vụ các Giáo Đoàn, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Phụ Huynh và quý ân nhân, cũng như quý anh chị cựu huynh trưởng đã đến tham dự Thánh lễ Bổn Mạng của Phong Trào hôm nay.
Sau Thánh lễ các em sinh hoạt theo từng Ngành và dùng cơm trưa tại Trung Tâm. Sau cơm trưa, các em thăm viếng các gian hàng của 9 Xứ đoàn và cùng tham dự những trò chơi giải trí lành mạnh có phần thưởng tại các gian hàng.
Ngày Bổn Mạng được bế mạc lúc 4 giờ chiều với nghi thức hạ cờ. Một lần nữa Cha Nguyễn Văn Tuyết cám ơn Xứ đoàn Wollongong xa xôi đến tham dự Bổn Mạng và giới thiệu Xứ Đoàn Thánh Tử Đạo Nguyễn Huy Mỹ, Giáo đoàn Mt. Pritchard mới thành lập và cũng là lần đầu tiên sinh hoạt chung với Liên Đoàn. Sau cùng Cha cám ơn quý ân nhân phụ giúp nấu ẩm thực cho các em Thiếu Nhi trong ngày mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
< href="http://catholicvideo.org/Albums/90614Sydney15062009/">Xem hình ảnh
Đúng 9 giờ tất cả các Xứ đoàn tập họp trước sân Trung Tâm chào cờ Úc-Việt và Liên Đoàn. Trong phần câu chuyện dưới cờ, cha FX Nguyễn Văn Tuyết,Tuyên Úy Liên Đoàn TNTT ngỏ lời chào mừng các Huynh Trưởng và các em Thiếu Nhi đã đến Trung Tâm tham dự ngày mừng kính Bổn Mạng. Sơ Trợ úy Liên đoàn Bernadette Đoàn Thị Phục cũng chào mừng các em và tuyên đọc nội quy cho ngày bổn mạng và sau đó các em hân hoan chào đón Đức Giám Mục Terry Brady lần đầu tiên đến viếng thăm Thiếu Nhi sinh hoạt.
Sau phần chào đón, Đức Giám Mục cùng với quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Thầy Phó tế Đặng Đình Nên phụ giúp Lễ.
Trong bài giảng Đức Giám Mục thách đố các em Thiếu Nhi rằng khi nhận lấy Mình Thánh Chúa các em hãy chứng tỏ bằng hành động cho mọi người chung quanh nhận ra các em là Kitô hữu và là em của Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng mà các em chọn là Anh Cả của Phong Trào mà các em mừng kính bổn mạng hôm nay.
Sau bài giảng là nghi thức thăng Cấp 1 và 2 cho các Huynh Trưởng. Cha Nguyễn Văn Tuyết làm phép Cấp hiệu và Khăn quàng. Các Huynh Trưởng tiến lên quỳ trước bàn thờ giơ cao tay phải đọc lời tuyên thệ để đón nhận Cấp hiệu, Khăn quàng và Chứng Chỉ.
Sau nghi thức thăng cấp, thánh lễ tiếp tục với phần tiến dâng Lễ Vật với một Thánh vũ mang một ý nghĩa phụng vụ rất đặc sắc.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cám ơn Đức Giám Mục Terry Brady đã thương mến các em Thiếu Nhi lần đầu tiên đến dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng và Cha chúc mừng các em Thiếu Nhi và cũng hứa rằng Cha sẽ dành nhiều đặc quyền ưu tiên cho Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trong Cộng Đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Liên Đoàn Trưởng LĐ Nữ Vương Hòa Bình cũng ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ, Thầy Đặng Đình Nên, quý đại diện Ban Thường Vụ, Ban Mục Vụ các Giáo Đoàn, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Phụ Huynh và quý ân nhân, cũng như quý anh chị cựu huynh trưởng đã đến tham dự Thánh lễ Bổn Mạng của Phong Trào hôm nay.
Sau Thánh lễ các em sinh hoạt theo từng Ngành và dùng cơm trưa tại Trung Tâm. Sau cơm trưa, các em thăm viếng các gian hàng của 9 Xứ đoàn và cùng tham dự những trò chơi giải trí lành mạnh có phần thưởng tại các gian hàng.
Ngày Bổn Mạng được bế mạc lúc 4 giờ chiều với nghi thức hạ cờ. Một lần nữa Cha Nguyễn Văn Tuyết cám ơn Xứ đoàn Wollongong xa xôi đến tham dự Bổn Mạng và giới thiệu Xứ Đoàn Thánh Tử Đạo Nguyễn Huy Mỹ, Giáo đoàn Mt. Pritchard mới thành lập và cũng là lần đầu tiên sinh hoạt chung với Liên Đoàn. Sau cùng Cha cám ơn quý ân nhân phụ giúp nấu ẩm thực cho các em Thiếu Nhi trong ngày mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
Mạo danh Linh mục DCCT để lừa tiền
Dòng chúa Cứu Thế VN
18:19 15/06/2009
SAIGÒN - Mới đây có một anh thanh niên tự xưng tên là Dũng, khoảng hơn 20 tuổi, tóc ngắn, cổ đeo dây chuyền. Anh này vào nhà các Soeur Dòng Phaolô ở Kontum, xin các Soeur tạm ứng cho anh ta 20 triệu, rồi Cha Luca Nguyễn Hữu Khanh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế sẽ trả ngay. Vì anh ta nói là "Đức cha Khanh" nên các Soeur thêm nghi ngờ và cật vấn. Anh ta liền ngụy biện mình là con một ông chủ tịch nên không có đạo, không rành về đạo...Khi thấy một Soeur vào trong gọi điện thoại, anh ta chuồn mất...
Tuần trước cũng có một vụ xảy ra với các Soeur Dòng Phaolô ở Bảo Lộc (cũng Dòng Phaolô). Một người tự xưng là Cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Saigon gọi điện thoại nhắn với Soeur bề trên rằng ông ta muốn nhờ Soeur chuyển cho một người nào đó ở Bảo Lộc 20 triệu (cũng là 20 triệu). Soeur Bề trên lấy làm lạ vì xưa nay chẳng hề quen biết Cha bề trên DCCT Saigon. Vừa qua, nhân tiện có dịp đi Saigon, Soeur ghé qua hỏi thăm nhưng không gặp được vì kẹt Công hội Tỉnh.
Mấy hàng chúng con xin thông báo để các đấng đề phòng. Xin cảm ơn !
Tuần trước cũng có một vụ xảy ra với các Soeur Dòng Phaolô ở Bảo Lộc (cũng Dòng Phaolô). Một người tự xưng là Cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Saigon gọi điện thoại nhắn với Soeur bề trên rằng ông ta muốn nhờ Soeur chuyển cho một người nào đó ở Bảo Lộc 20 triệu (cũng là 20 triệu). Soeur Bề trên lấy làm lạ vì xưa nay chẳng hề quen biết Cha bề trên DCCT Saigon. Vừa qua, nhân tiện có dịp đi Saigon, Soeur ghé qua hỏi thăm nhưng không gặp được vì kẹt Công hội Tỉnh.
Mấy hàng chúng con xin thông báo để các đấng đề phòng. Xin cảm ơn !
TGP Saigòn sẽ có thêm 13 tân linh mục vào ngày 19.6.2009, ngày khai mạc Năm Linh Mục
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
18:23 15/06/2009
SAIGÒN - Sau đây là thư thông báo ĐHY Phạm Minh Mẫn gửi báo tin cho Quý Linh mục chánh xứ Tổng Giáo phận Saigòn về quyết định phong chức linh mục cho 13 phó tế như sau:
Theo đề nghị của Ban Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, tôi đã thuận cho 13 đại chủng sinh trong danh sách dưới đây lãnh chức Linh mục vào lúc 8 giờ 30 ngày 19.6.2009, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày thánh hoá Linh mục, khai mạc Năm Linh mục, tại Nhà thờ Chánh Toà, 1 Quảng trường công xá Paris, phường Bến Nghé, thành phố Saigòn:
Theo đề nghị của Ban Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, tôi đã thuận cho 13 đại chủng sinh trong danh sách dưới đây lãnh chức Linh mục vào lúc 8 giờ 30 ngày 19.6.2009, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày thánh hoá Linh mục, khai mạc Năm Linh mục, tại Nhà thờ Chánh Toà, 1 Quảng trường công xá Paris, phường Bến Nghé, thành phố Saigòn:
- 1. Mactinô Chu Quang Định, Tân Hoà, Phú Nhuận
- 2. Giuse Nguyễn Minh Đức, Tân Phú, Tân Sơn Nhì
- 3. Inhaxiô Nguyễn Văn Đức, Tân Lập, Thủ Thiêm
- 4. Phanxicô At Trần Đức Huân, Mân Côi, Gò Vấp
- 5. Gioan B Lê Quốc Kiệt, Hoà Hưng, Phú Thọ
- 6. Đaminh Lâm Quang Khánh, Lạc Quang, Hốc Môn
- 7. Giuse Nguyễn Văn Lãnh, Tân Lập, Thủ Thiêm
- 8 Giuse Đặng Thanh Phong, Mông Triệu, Gia Định
- 9. Giuse Trần Hoàng Quân, Vinh Sơn (Ông Tạ), Chí Hoà
- 10. Giuse Nguyễn Hồng Thanh, Xóm Thuốc, Gò Vấp
- 11. Giuse Nguyễn Ngọc Thông, Bình Thái, Bình An
- 12. Giuse Nguyễn Hữu Thức, Hoàng Mai, Xóm Mới
- 13. Phêrô Giuse M Hà Thiên Trúc, Tân Định, Tân Định.
- 1. Giuse Hồng Đình Hải, Lộc Hưng, Chí Hoà
- 2. Bartôlômêô Nguyễn Hoàng Tú, Bình Hoà, Gia Định.
Dòng Anh Em Hèn Mọn Nha Trang mừng 800 năm ơn gọi Phan Sinh
Tâm Phúc
18:24 15/06/2009
Sáng ngày 13.6.2009, khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Antôn Vĩnh Phước Nha Trang tưng bừng rộn rã cờ hoa trong niềm vui Dòng Anh Em Hèn Mọn hân hoan mừng trọng thể lễ Thánh Antôn Pađua với nhiều ý nguyện: đây là ngày Tỉnh dòng chọn làm cao điểm miền Nha Trang mừng Năm Thánh Kỉ Niệm 800 thành lập Dòng Anh Em Hèn Mọn, 80 năm thành lập Tỉnh Dòng Phanxicô tại Việt Nam và Mừng Kim Khánh Linh Mục Đức Cha Chính GP Phaolô Nguyễn Văn Hòa.
Đâu đâu cũng ngập tràn sắc áo nâu của anh chị em gia đình Phan Sinh miền Nha Trang về mừng ngày Hội Thánh. Đại lễ mừng Năm Thánh Phan Sinh được mở đầu với chương trình Thánh Ca với các tiết mục: Múa Tuổi thần tiên (Thiếu nhi Xóm Nhỏ), Song ca Cất tiếng hát (Giáo xứ Thanh Hải), Tốp ca Như cánh chim (Giáo xứ Antôn Vĩnh Phước), Múa Bàn tay Chúa (Giáo xứ Thanh Hải). Đặc biệt cộng đoàn được thưởng thức sự trình diễn tuyệt vời nhạc phẩm Trường Ca Các Tạo Vật được viết từ lời kinh của Thánh Phanxicô do anh chị em ca đoàn Quê Hương lặn lội từ Hố Nai và Đakao –Tp HCM về thực hiện với sự điều khiển của linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo.
Ngay sau chương trình Thánh ca là phần cao điểm của ngày vui, Thánh lễ Tạ ơn Mừng Năm Thánh Phan Sinh với sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện GP, Cha Hạt trưởng Hat Nha Trang, linh mục Trợ Úy Quốc gia Dòng Phanxicô, đoàn linh mục đồng tế, các Bề trên dòng tu nam nữ, tu sĩ, khách mời và anh chị em gia đình Phan Sinh. Trong niềm xúc động, cộng đoàn đã cùng lắng nghe lại đôi dòng lịch sử về di sản mà Thánh Phanxicô đã để lại trong 800 năm qua. Tiếp ngay sau đó, tất cả mọi người hiệp thông chung chia niềm vui với anh chị em Phan Sinh khi đón nhận thư chúc mừng của hai Đức Cha của Giáo phận. Thánh lễ được cử hành cách sốt sắng và trang trọng với tâm tình tạ ơn Tình Yêu quan phòng của Thiên Chúa. Tình Chúa được thể hiện qua bao nhiêu dấu chứng tuyệt diệu trong cuộc đời của Vị Thánh Nghèo của Thiên Chúa Phanxicô Átxidi và là Đấng Sáng Lập Dòng Anh Em Hèn Mọn, qua vị thánh của Dòng là Tiến sĩ Tin Mừng Thánh Antôn Pađua, và qua từng chặng đường trong suốt 800 năm phát triển của Đại gia đình Phan Sinh như trong bài chia sẻ của cha Nguyễn Hải Minh.
Cuối thánh lễ, linh mục Giuse Nguyễn Xuân Quý, đại diện Giám Tỉnh Dòng Việt Nam miền Nha Trang, đã nói lên tâm tình tri ân với Quý Đức Cha Giáo phận, quý linh mục, tu sĩ và cộng đoàn. Tiếp sau đó là phần chụp hình lưu niệm và tiệc chia vui mừng Năm Thánh với anh chị em Dòng Phan Sinh Việt Nam.
Ân huệ của lễ kỷ niệm 800 năm thành lập Hội dòng và 80 năm anh em Phan Sinh hiện diện trên đất Việt là một quà tặng cao quý mà Thiên Chúa đã trao tặng cho Giáo hội, cách riêng cho các thành viên của gia đình Phan Sinh. Chúng ta hãy cầu chúc cho Hội dòng Anh Em Hèn Mọn luôn được nhiều phúc lành của Thiên Chúa và ngày càng phát triển trong ân nghĩa và đường lối của Người.
Đâu đâu cũng ngập tràn sắc áo nâu của anh chị em gia đình Phan Sinh miền Nha Trang về mừng ngày Hội Thánh. Đại lễ mừng Năm Thánh Phan Sinh được mở đầu với chương trình Thánh Ca với các tiết mục: Múa Tuổi thần tiên (Thiếu nhi Xóm Nhỏ), Song ca Cất tiếng hát (Giáo xứ Thanh Hải), Tốp ca Như cánh chim (Giáo xứ Antôn Vĩnh Phước), Múa Bàn tay Chúa (Giáo xứ Thanh Hải). Đặc biệt cộng đoàn được thưởng thức sự trình diễn tuyệt vời nhạc phẩm Trường Ca Các Tạo Vật được viết từ lời kinh của Thánh Phanxicô do anh chị em ca đoàn Quê Hương lặn lội từ Hố Nai và Đakao –Tp HCM về thực hiện với sự điều khiển của linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo.
Ngay sau chương trình Thánh ca là phần cao điểm của ngày vui, Thánh lễ Tạ ơn Mừng Năm Thánh Phan Sinh với sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện GP, Cha Hạt trưởng Hat Nha Trang, linh mục Trợ Úy Quốc gia Dòng Phanxicô, đoàn linh mục đồng tế, các Bề trên dòng tu nam nữ, tu sĩ, khách mời và anh chị em gia đình Phan Sinh. Trong niềm xúc động, cộng đoàn đã cùng lắng nghe lại đôi dòng lịch sử về di sản mà Thánh Phanxicô đã để lại trong 800 năm qua. Tiếp ngay sau đó, tất cả mọi người hiệp thông chung chia niềm vui với anh chị em Phan Sinh khi đón nhận thư chúc mừng của hai Đức Cha của Giáo phận. Thánh lễ được cử hành cách sốt sắng và trang trọng với tâm tình tạ ơn Tình Yêu quan phòng của Thiên Chúa. Tình Chúa được thể hiện qua bao nhiêu dấu chứng tuyệt diệu trong cuộc đời của Vị Thánh Nghèo của Thiên Chúa Phanxicô Átxidi và là Đấng Sáng Lập Dòng Anh Em Hèn Mọn, qua vị thánh của Dòng là Tiến sĩ Tin Mừng Thánh Antôn Pađua, và qua từng chặng đường trong suốt 800 năm phát triển của Đại gia đình Phan Sinh như trong bài chia sẻ của cha Nguyễn Hải Minh.
Cuối thánh lễ, linh mục Giuse Nguyễn Xuân Quý, đại diện Giám Tỉnh Dòng Việt Nam miền Nha Trang, đã nói lên tâm tình tri ân với Quý Đức Cha Giáo phận, quý linh mục, tu sĩ và cộng đoàn. Tiếp sau đó là phần chụp hình lưu niệm và tiệc chia vui mừng Năm Thánh với anh chị em Dòng Phan Sinh Việt Nam.
Ân huệ của lễ kỷ niệm 800 năm thành lập Hội dòng và 80 năm anh em Phan Sinh hiện diện trên đất Việt là một quà tặng cao quý mà Thiên Chúa đã trao tặng cho Giáo hội, cách riêng cho các thành viên của gia đình Phan Sinh. Chúng ta hãy cầu chúc cho Hội dòng Anh Em Hèn Mọn luôn được nhiều phúc lành của Thiên Chúa và ngày càng phát triển trong ân nghĩa và đường lối của Người.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những mâu thuẫn pháp luật trong vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định
Trân Văn, RFA
02:16 15/06/2009
Theo báo chí Việt Nam, trưa ngày 13 tháng 6, Cục An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Luật sư Lê Công Định, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM vì có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Chỉ vài giờ sau khi Cục An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Luật sư Lê Công Định, Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố rộng rãi sự kiện này...
Trước sự kiện này, nhiều người am tường thời cuộc tại Việt Nam nhận định, có một số dấu hiệu cho thấy, vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định cung cấp thêm những chứng cứ chứng minh luật pháp Việt Nam đầy mâu thuẫn và bất ổn.
Tại cuộc họp báo được tổ chức vào chiều thứ bảy 13 tháng 6, hai viên tướng phụ trách an ninh của Bộ Công an Việt Nam là ông Vũ Hải Triều và ông Hoàng Kông Tư đã cung cấp cho báo giới Việt Nam rất nhiều thông tin liên quan đến các “dấu hiệu” mà Bộ này dùng để xác định luật sư Lê Công Định đã “phạm tội”.
Tự do hội họp, lập hội?
Theo đó, luật sư Lê Công Định “thường xuyên liên lạc để bàn thảo về mục tiêu, kế hoạch hoạt động, tập hợp lực lượng nhằm thành lập Đảng Dân chủ và Đảng Lao động Việt Nam”, “quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong như Đảng Việt Tân, nhóm Họp mặt dân chủ, nhóm Viễn tượng Việt Nam... bàn cách lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở trong nước”.
Tự do ngôn luận?
Bộ Công an Việt Nam còn cho rằng luật sư Định đã tham gia soạn thảo “Tân Hiến pháp” và một cuốn sách có tựa đề “Con đường Việt Nam”. Đồng thời “đã biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải ở nước ngoài công khai xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kêu gọi thay chế độ do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề xã hội đang quan tâm để kích động chống Đảng, Nhà nước. Tham gia ý kiến với các đối tượng trong nhóm đưa tin, viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập trung vào Thủ tướng”. Ngoài ra, ông còn “lợi dụng việc bào chữa cho các đối tượng chống đối (như: luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, blogger Điếu Cày”) để hậu thuẫn cho họ, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và pháp luật Việt Nam...”.
Hiến pháp bảo đảm an toàn, bí mật đối với thư điện tử?
Cũng theo Bộ Công an Việt Nam, luật sư Định có một số “bí danh”, hộp thư điện tử để dùng vào việc “phạm tội”. Đáng chú ý là tất cả những tài liệu được Bộ Công an xem là “chứng cứ” để tiến hành điều tra, khám xét tư gia của luật sư Định được chính bộ này xác nhận là đã thu thập thông qua việc đọc lén thư điện tử, với sự hỗ trợ của Công ty Điện toán và truyền số liệu khu vực 2, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Trên thực tế, luật sư Lê Công Định không chỉ viết bài, trả lời phỏng vấn một số đài phát thanh quốc tế, diễn đàn điện tử, ông còn là tác giả khá nhiều bài viết đã được đăng tải trên hàng loạt tờ báo trong nước. Không ít ý kiến của ông đã được báo chí trong nước giới thiệu, trích dẫn - kể cả tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cho dù những ý kiến này không kém phần mạnh mẽ so với những bài viết, ý kiến của ông trên các đài phát thanh quốc tế hay diễn đàn điện tử.
Kiến nghị với Nhà nước?
Chẳng hạn, tháng 2 năm 2007, trong một bài viết cho BBC Việt ngữ, có tựa là “Tranh luận với Thủ tướng”, nhân sự kiện lần đầu tiên, một nguyên thủ của Việt Nam đối thoại với dân chúng, tuy luật sư Lê Công Định từng nhận định, việc ông Nguyễn Tấn Dũng bảo rằng “luật pháp Việt Nam chưa cho phép tư nhân hóa báo chí” là không đúng, vì: “Khác với các chế độ quân chủ chuyên chế trước đây, ở những thể chế dân chủ, người dân được quyền làm những gì luật pháp không cấm. Việc ngăn cấm, nếu có và đặc biệt liên quan đến quyền tự do của công dân, phải được minh thị trong bản văn lập pháp do quốc hội ban hành. Nền dân chủ thực chất không bao giờ chấp nhận quan niệm chờ khi luật cho phép thì người dân mới được làm, vì điều này tạo cơ hội dễ dàng cho nhà cầm quyền công nhiên tước đoạt quyền tự do của công dân”. Đồng thời theo luật sư Lê Công Định: “Nếu ý kiến của người dân về quyền tự do của họ hoặc về quyết sách lớn ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia chưa được thu thập thông qua một cơ chế dân chủ như trưng cầu dân ý thì nhà cầm quyền không thể tự ý tuyên bố quyết định của mình phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Nhận bừa một cách thiếu cơ sở sẽ khiến người dân dị nghị về thái độ nghiêm túc và đức tính trung thực của nhà cầm quyền vì họ không còn thơ ngây và dễ tính như trước đây. Một lần nữa, các vị cố vấn soạn thảo trước câu trả lời của Thủ tướng đã thiếu cẩn trọng chính trị cần thiết”.
Tự do báo chí?
Thế nhưng sự thẳng thắn này trên các bài viết gửi báo chí trong nước không hề giảm sút. Ví dụ, ở bài “Trả lại hào khí Diên Hồng”, đã đăng trên tờ Pháp Luật TP.HCM hôm 5 tháng 3 năm 2006, luật sư Định tâm tình: “Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong… quán nhậu! Chí khí kiểu ‘sĩ phu Bắc Hà’ ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa? Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc”.
Một vài luật sư Việt Nam khẳng định, tại Việt Nam, tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước, kiến nghị với Nhà nước, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội không chỉ là những quyền hiến định mà còn là nghĩa vụ của công dân. Tương tự, hiến pháp khẳng định, bảo đảm sự an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín của mọi công dân. Mặt khác, theo các quy định của pháp luật mọi công dân có quyền nhờ luật sư bảo vệ mình và tất cả luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng nên những tuyên bố của Bộ Công an về chuyện luật sư Lê Công Định phạm tội khiến họ hết sức hoang mang.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-have-just-arrested-lawyer-le-cong-dinh-tvan-06142009134513.html)
Ls Lê Công Định (photo:tuoitreonline) |
Trước sự kiện này, nhiều người am tường thời cuộc tại Việt Nam nhận định, có một số dấu hiệu cho thấy, vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định cung cấp thêm những chứng cứ chứng minh luật pháp Việt Nam đầy mâu thuẫn và bất ổn.
Tại cuộc họp báo được tổ chức vào chiều thứ bảy 13 tháng 6, hai viên tướng phụ trách an ninh của Bộ Công an Việt Nam là ông Vũ Hải Triều và ông Hoàng Kông Tư đã cung cấp cho báo giới Việt Nam rất nhiều thông tin liên quan đến các “dấu hiệu” mà Bộ này dùng để xác định luật sư Lê Công Định đã “phạm tội”.
Tự do hội họp, lập hội?
Theo đó, luật sư Lê Công Định “thường xuyên liên lạc để bàn thảo về mục tiêu, kế hoạch hoạt động, tập hợp lực lượng nhằm thành lập Đảng Dân chủ và Đảng Lao động Việt Nam”, “quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong như Đảng Việt Tân, nhóm Họp mặt dân chủ, nhóm Viễn tượng Việt Nam... bàn cách lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở trong nước”.
Tự do ngôn luận?
Bộ Công an Việt Nam còn cho rằng luật sư Định đã tham gia soạn thảo “Tân Hiến pháp” và một cuốn sách có tựa đề “Con đường Việt Nam”. Đồng thời “đã biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải ở nước ngoài công khai xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kêu gọi thay chế độ do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề xã hội đang quan tâm để kích động chống Đảng, Nhà nước. Tham gia ý kiến với các đối tượng trong nhóm đưa tin, viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập trung vào Thủ tướng”. Ngoài ra, ông còn “lợi dụng việc bào chữa cho các đối tượng chống đối (như: luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, blogger Điếu Cày”) để hậu thuẫn cho họ, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và pháp luật Việt Nam...”.
Hiến pháp bảo đảm an toàn, bí mật đối với thư điện tử?
Cũng theo Bộ Công an Việt Nam, luật sư Định có một số “bí danh”, hộp thư điện tử để dùng vào việc “phạm tội”. Đáng chú ý là tất cả những tài liệu được Bộ Công an xem là “chứng cứ” để tiến hành điều tra, khám xét tư gia của luật sư Định được chính bộ này xác nhận là đã thu thập thông qua việc đọc lén thư điện tử, với sự hỗ trợ của Công ty Điện toán và truyền số liệu khu vực 2, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Trên thực tế, luật sư Lê Công Định không chỉ viết bài, trả lời phỏng vấn một số đài phát thanh quốc tế, diễn đàn điện tử, ông còn là tác giả khá nhiều bài viết đã được đăng tải trên hàng loạt tờ báo trong nước. Không ít ý kiến của ông đã được báo chí trong nước giới thiệu, trích dẫn - kể cả tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cho dù những ý kiến này không kém phần mạnh mẽ so với những bài viết, ý kiến của ông trên các đài phát thanh quốc tế hay diễn đàn điện tử.
Kiến nghị với Nhà nước?
Chẳng hạn, tháng 2 năm 2007, trong một bài viết cho BBC Việt ngữ, có tựa là “Tranh luận với Thủ tướng”, nhân sự kiện lần đầu tiên, một nguyên thủ của Việt Nam đối thoại với dân chúng, tuy luật sư Lê Công Định từng nhận định, việc ông Nguyễn Tấn Dũng bảo rằng “luật pháp Việt Nam chưa cho phép tư nhân hóa báo chí” là không đúng, vì: “Khác với các chế độ quân chủ chuyên chế trước đây, ở những thể chế dân chủ, người dân được quyền làm những gì luật pháp không cấm. Việc ngăn cấm, nếu có và đặc biệt liên quan đến quyền tự do của công dân, phải được minh thị trong bản văn lập pháp do quốc hội ban hành. Nền dân chủ thực chất không bao giờ chấp nhận quan niệm chờ khi luật cho phép thì người dân mới được làm, vì điều này tạo cơ hội dễ dàng cho nhà cầm quyền công nhiên tước đoạt quyền tự do của công dân”. Đồng thời theo luật sư Lê Công Định: “Nếu ý kiến của người dân về quyền tự do của họ hoặc về quyết sách lớn ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia chưa được thu thập thông qua một cơ chế dân chủ như trưng cầu dân ý thì nhà cầm quyền không thể tự ý tuyên bố quyết định của mình phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Nhận bừa một cách thiếu cơ sở sẽ khiến người dân dị nghị về thái độ nghiêm túc và đức tính trung thực của nhà cầm quyền vì họ không còn thơ ngây và dễ tính như trước đây. Một lần nữa, các vị cố vấn soạn thảo trước câu trả lời của Thủ tướng đã thiếu cẩn trọng chính trị cần thiết”.
Tự do báo chí?
Thế nhưng sự thẳng thắn này trên các bài viết gửi báo chí trong nước không hề giảm sút. Ví dụ, ở bài “Trả lại hào khí Diên Hồng”, đã đăng trên tờ Pháp Luật TP.HCM hôm 5 tháng 3 năm 2006, luật sư Định tâm tình: “Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong… quán nhậu! Chí khí kiểu ‘sĩ phu Bắc Hà’ ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa? Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc”.
Một vài luật sư Việt Nam khẳng định, tại Việt Nam, tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước, kiến nghị với Nhà nước, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội không chỉ là những quyền hiến định mà còn là nghĩa vụ của công dân. Tương tự, hiến pháp khẳng định, bảo đảm sự an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín của mọi công dân. Mặt khác, theo các quy định của pháp luật mọi công dân có quyền nhờ luật sư bảo vệ mình và tất cả luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng nên những tuyên bố của Bộ Công an về chuyện luật sư Lê Công Định phạm tội khiến họ hết sức hoang mang.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-have-just-arrested-lawyer-le-cong-dinh-tvan-06142009134513.html)
Cả ngàn người đã tới Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn cầu nguyện cho Quê hương đất nước
Lm. Quang Uy, DCCT
06:20 15/06/2009
SAIGÒN - Kể từ khi có lời kêu gọi của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận Sàigòn, hãy cầu nguyện cho quê hương, đất nước, cứ đến Thánh Lễ 20g Chúa Nhật dành cho Người Xa Quê tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp DCCT Sàigòn, cha chủ tế lại mời cộng đoàn hiệp thông dâng lời cầu nguyện vào cuối Thánh Lễ. Toàn bộ đèn trong Nhà Thờ tắt hết, chỉ giữ lại ngọn đèn cao áp ngay trên đỉnh Cung Thánh, cùng với ngọn nến Phục Sinh được thắp sáng, ngầm hiểu giữa đêm đen của thế gian dối trá và bất công, tất cả cùng tìm đến quây quần quanh Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh để khẩn nài những ơn cấp thiết sinh tử cho dân tộc, cho đất nước, cho những người dân oan mọi miền.
Tối nay, Chúa Nhật 14.6.2009, Lễ kính trọng thể Mình Máu Thánh Chúa, cộng đoàn cử hành Thánh Lễ cho Người Xa quê có lẽ phải lên đến hơn một ngàn người. Khoảng mấy trăm người đã tràn lên toàn bộ Cung thánh, giơ cao tay phải cùng cha chủ tế dâng 3 lời nguyện, sau mỗi ý nguyện lại hát: “Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn An Bình”.
Trước hết là lời cầu xin với Chúa Cha cho đồng bào, quê hương, đất nước Việt Nam đang trải qua một giai đoạn có quá nhiều căng thẳng và sóng gió, đặc biệt là thảm họa Bauxite...
Kế đến là lời cầu xin với Chúa Giêsu Phục Sinh cho dân nghèo, cho biết bao nạn nhân của bất công và dối trá trong xã hội đang phải gánh chịu những oan ức thiệt thòi, trong đó nạn nhân mới nhất là luật sư Đa Minh Lê Công Định bị bắt trưa hôm qua, thứ bảy 13.6.2009...
Sau hết là lời cầu xin với Chúa Thánh Thần cho nhà cầm quyền, cho những người có trách nhiệm trong xã hội có được những quyết định sáng suốt vì vận mệnh của đất nước và vì quyền lợi của con dân...
Cộng đoàn lại được mời gọi hướng về gian kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cũng là Nữ Vương của Công Lý và Hòa Bình, cùng nhau hát lên bài Thánh Ca cổ xưa của nhạc sĩ Hải Linh, có sửa lời một câu cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay: “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An, đưa Việt Nam qua phút nguy nan”.
Cuối cùng, đèn trong Nhà Thờ được bật sáng trở lại, cha chủ tế gần như đứng lọt chính giữa đám đông anh chị em Giáo Dân trên Cung Thánh, đã long trong ban Phúc Bình An cho mọi người. Vừa dứt lời Amen, toàn thể cộng đoàn chợt bùng lên tiếng vỗ tay rền vang, không ít người nước mắt đầm đìa...
Bất ngờ, có một người đàn ông tiến lại gần chúng tôi, nắm lấy hai tay chúng tôi và nói: “Xin chư Phật ở cùng Linh Mục !” Chúng tôi ngạc nhiên hỏi thăm, thì ra đây là một Phật Tử có pháp danh là Nguyên Hạnh, cùng vợ là một tín hữu Công Giáo thường xuyên tham dự Thánh Lễ tại đây từ lâu rồi, hôm nay ông quyết định tiến lại nói một lời tỏ dấu hiệp thông với Nhà Dòng chúng tôi trong việc đứng về phía người nghèo, cùng liên đới với dân oan...
Sàigòn, đêm Chúa Nhật 14.6.2009
Tối nay, Chúa Nhật 14.6.2009, Lễ kính trọng thể Mình Máu Thánh Chúa, cộng đoàn cử hành Thánh Lễ cho Người Xa quê có lẽ phải lên đến hơn một ngàn người. Khoảng mấy trăm người đã tràn lên toàn bộ Cung thánh, giơ cao tay phải cùng cha chủ tế dâng 3 lời nguyện, sau mỗi ý nguyện lại hát: “Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn An Bình”.
Trước hết là lời cầu xin với Chúa Cha cho đồng bào, quê hương, đất nước Việt Nam đang trải qua một giai đoạn có quá nhiều căng thẳng và sóng gió, đặc biệt là thảm họa Bauxite...
Kế đến là lời cầu xin với Chúa Giêsu Phục Sinh cho dân nghèo, cho biết bao nạn nhân của bất công và dối trá trong xã hội đang phải gánh chịu những oan ức thiệt thòi, trong đó nạn nhân mới nhất là luật sư Đa Minh Lê Công Định bị bắt trưa hôm qua, thứ bảy 13.6.2009...
Sau hết là lời cầu xin với Chúa Thánh Thần cho nhà cầm quyền, cho những người có trách nhiệm trong xã hội có được những quyết định sáng suốt vì vận mệnh của đất nước và vì quyền lợi của con dân...
Cộng đoàn lại được mời gọi hướng về gian kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cũng là Nữ Vương của Công Lý và Hòa Bình, cùng nhau hát lên bài Thánh Ca cổ xưa của nhạc sĩ Hải Linh, có sửa lời một câu cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay: “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An, đưa Việt Nam qua phút nguy nan”.
Cuối cùng, đèn trong Nhà Thờ được bật sáng trở lại, cha chủ tế gần như đứng lọt chính giữa đám đông anh chị em Giáo Dân trên Cung Thánh, đã long trong ban Phúc Bình An cho mọi người. Vừa dứt lời Amen, toàn thể cộng đoàn chợt bùng lên tiếng vỗ tay rền vang, không ít người nước mắt đầm đìa...
Bất ngờ, có một người đàn ông tiến lại gần chúng tôi, nắm lấy hai tay chúng tôi và nói: “Xin chư Phật ở cùng Linh Mục !” Chúng tôi ngạc nhiên hỏi thăm, thì ra đây là một Phật Tử có pháp danh là Nguyên Hạnh, cùng vợ là một tín hữu Công Giáo thường xuyên tham dự Thánh Lễ tại đây từ lâu rồi, hôm nay ông quyết định tiến lại nói một lời tỏ dấu hiệp thông với Nhà Dòng chúng tôi trong việc đứng về phía người nghèo, cùng liên đới với dân oan...
Sàigòn, đêm Chúa Nhật 14.6.2009
Luật sư sẽ không còn dám bào chữa?
Thiện Giao /RFA
06:35 15/06/2009
Vụ bắt luật sư Lê Công Định được cơ quan hữu trách Việt Nam “dọn đường dư luận” theo cung cách đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ, nhưng không hoàn toàn tương đồng, ít ra về mặt ngôn ngữ sử dụng.
Cùng một ngày, nhiều tờ báo tại Việt Nam đồng loạt loan tin về vụ “bắt khẩn cấp” luật sư Lê Công Định. Những chi tiết bên lề của vụ bắt giữ có thể không giống nhau, nhưng phần mà báo chí mô tả và gọi là các “hoạt động” của luật sư Định thì khá giống nhau.
Giới quan sát trong nước cho rằng ngôn ngữ trong các bài báo nói về vụ bắt luật sư Lê Công Định được sử dụng một cách “thận trọng.”
Một số ý kiến khác cho rằng, nội dung những bài viết trên báo chí Việt Nam “mô tả luật sư Lê Công Định như là thành viên của tổ chức này, tổ chức kia” thông qua sự sắp xếp các sự kiện chỉ cho thấy luật sư này “bày tỏ những ý kiến không đồng nhất với quan điểm chính thống của Nhà Nước.”
Luật sư Định bị bắt khẩn cấp theo Điều 88, Bộ Luật Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó qui định tội danh tuyên truyền chống phá Nhà Nước. Ý kiến nhận định trong và ngoài nước cho đến nay vẫn xem Điều 88 là bất hợp lý, vi phạm quyền tự do ngôn luận được chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.
Biến phiên tòa thành diễn đàn tuyên truyền
Báo chí trong nước viết rằng, trong số các hoạt động của Luật Sư Định, có cả việc “lợi dụng bào chữa cho một số đối tượng chống đối … để thực hiện ý đồ biến các phiên tòa thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.”
Điều này khiến một số luật sư trong nước bày tỏ thái độ hoài nghi vì cho rằng công việc bào chữa của luật sư trong tương lai sẽ gặp rủi ro; và nội dung bào chữa có thể được dùng để chống lại chính luật sư ấy, khi cần thiết.
Bày tỏ bất đồng quan điểm là bôi nhọ Nhà Nước
Một nội dung khác cũng nói luật sư Lê Công Định tham gia “viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, trong đó tập trung vào Thủ Tướng.” Điều này có nghĩa, những ý kiến bày tỏ sự không đồng ý, cho dầu là bày tỏ công khai, có thể bị xem là “bôi nhọ lãnh đạo.” Và sự “bôi nhọ” này, thay vì có thể giải quyết bằng một vụ kiện mang tính dân sự, đã phải được giải quyết bằng một đội ngũ công an cùng sự dọn đường dư luận của báo chí.
Phát biểu từ Sài Gòn, một người bạn của luật sư Lê Công Định là tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, chuyên viên về luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ, luật tổ chức Nhà Nước và Công Pháp Quốc Tế, nói rằng ông thấy “ngạc nhiên và buồn” trước vụ bắt luật sư Định. Tiến Sĩ Nguyễn Vân Nam cũng nói, hành động bắt luật sư Lê Công Định là “không có lợi cho Chính Phủ Việt Nam trong thời điểm hiện nay.”
“Tôi cảm thấy buồn vì hiện đất nước Việt Nam vẫn còn nhiều điều nóng bỏng mà toàn dân, Quốc Hội, cùng Chính Phủ phải quan tâm để ý. Không việc gì phải bắt một luật sư, một trí thức được nhiều người trong và ngoài nước biết đến như Luật Sư Lê Công Định. Việt Nam hiện nay không chỉ hội nhập kinh tế, mà còn muốn xây dựng một Nhà Nước pháp quyền. Tức là chúng ta ý thức được rằng việc hội nhập này là tiếp thu những giá trị nền tảng tinh thần của cả nhân loại. Trong đó đặc biệt có quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do ngôn luận.”
Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam cũng bày tỏ, rằng việc bắt luật sư Định trong hoàn cảnh hiện nay có thể “khiến quốc tế nghi ngại.” Trong khi Việt Nam còn nhiều việc phải bàn, đặc biệt là vấn đề biên giới trên biển, khủng hoảng kinh tế, thì tại sao Việt Nam “để ý tập trung bắt một trí thức có những phát biểu có thể ngược lại quan điểm chính thống?”
Là một luật sư nổi tiếng tại Việt Nam, ông Lê Công Định có nhiều phát biểu thẳng thắn, công khai với giới truyền thông trong và ngoài nước về nhiều lãnh vực khác nhau.
Bài viết “Vào Cuộc Cạnh Tranh Toàn Cầu,” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 25 tháng Hai, 2006, nói rằng những phát biểu thẳng thừng, “đôi khi gay gắt” của Luật Sư Định trong lãnh vực pháp lý “khiến không ít người khó chịu.”
Chẳng hạn, trong bài viết “Vai Trò Xây Dựng Án Lệ của Tòa Án,” luật sư Lê Công Định nói thẳng, rằng “Hệ thống tòa án Việt Nam hiện tại được tổ chức và vận hành thuần túy như một thành phần của bộ máy công quyền hơn là cơ quan tư pháp với vai trò duy trì công lý trong một cộng đồng có nhiều quyền lợi đa dạng. Tuy hành xử quyền tài phán, một trong ba quyền nền tảng của hệ thống quyền lực quốc gia, tòa án lại hoạt động như một cơ quan hành pháp, và các thẩm phán cũng chỉ đơn thuần là những công chức mẫn cán của bộ máy công quyền đó.”
Luật sư Lê Công Định bị Cục An ninh Điều tra, Bộ Công an Việt Nam, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp bắt trưa ngày 13 tháng 6 vì có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Prominent-lawyer-le-cong-dinh-arrested-in-saigon-for-intending-to-overthrow-the-people-government-tgiao-06142009121705.html)
Ls Lê Công Định và vợ Ngọc Khánh |
Giới quan sát trong nước cho rằng ngôn ngữ trong các bài báo nói về vụ bắt luật sư Lê Công Định được sử dụng một cách “thận trọng.”
Một số ý kiến khác cho rằng, nội dung những bài viết trên báo chí Việt Nam “mô tả luật sư Lê Công Định như là thành viên của tổ chức này, tổ chức kia” thông qua sự sắp xếp các sự kiện chỉ cho thấy luật sư này “bày tỏ những ý kiến không đồng nhất với quan điểm chính thống của Nhà Nước.”
Luật sư Định bị bắt khẩn cấp theo Điều 88, Bộ Luật Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó qui định tội danh tuyên truyền chống phá Nhà Nước. Ý kiến nhận định trong và ngoài nước cho đến nay vẫn xem Điều 88 là bất hợp lý, vi phạm quyền tự do ngôn luận được chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.
Biến phiên tòa thành diễn đàn tuyên truyền
Báo chí trong nước viết rằng, trong số các hoạt động của Luật Sư Định, có cả việc “lợi dụng bào chữa cho một số đối tượng chống đối … để thực hiện ý đồ biến các phiên tòa thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.”
Điều này khiến một số luật sư trong nước bày tỏ thái độ hoài nghi vì cho rằng công việc bào chữa của luật sư trong tương lai sẽ gặp rủi ro; và nội dung bào chữa có thể được dùng để chống lại chính luật sư ấy, khi cần thiết.
Bày tỏ bất đồng quan điểm là bôi nhọ Nhà Nước
Một nội dung khác cũng nói luật sư Lê Công Định tham gia “viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, trong đó tập trung vào Thủ Tướng.” Điều này có nghĩa, những ý kiến bày tỏ sự không đồng ý, cho dầu là bày tỏ công khai, có thể bị xem là “bôi nhọ lãnh đạo.” Và sự “bôi nhọ” này, thay vì có thể giải quyết bằng một vụ kiện mang tính dân sự, đã phải được giải quyết bằng một đội ngũ công an cùng sự dọn đường dư luận của báo chí.
Phát biểu từ Sài Gòn, một người bạn của luật sư Lê Công Định là tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, chuyên viên về luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ, luật tổ chức Nhà Nước và Công Pháp Quốc Tế, nói rằng ông thấy “ngạc nhiên và buồn” trước vụ bắt luật sư Định. Tiến Sĩ Nguyễn Vân Nam cũng nói, hành động bắt luật sư Lê Công Định là “không có lợi cho Chính Phủ Việt Nam trong thời điểm hiện nay.”
“Tôi cảm thấy buồn vì hiện đất nước Việt Nam vẫn còn nhiều điều nóng bỏng mà toàn dân, Quốc Hội, cùng Chính Phủ phải quan tâm để ý. Không việc gì phải bắt một luật sư, một trí thức được nhiều người trong và ngoài nước biết đến như Luật Sư Lê Công Định. Việt Nam hiện nay không chỉ hội nhập kinh tế, mà còn muốn xây dựng một Nhà Nước pháp quyền. Tức là chúng ta ý thức được rằng việc hội nhập này là tiếp thu những giá trị nền tảng tinh thần của cả nhân loại. Trong đó đặc biệt có quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do ngôn luận.”
Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam cũng bày tỏ, rằng việc bắt luật sư Định trong hoàn cảnh hiện nay có thể “khiến quốc tế nghi ngại.” Trong khi Việt Nam còn nhiều việc phải bàn, đặc biệt là vấn đề biên giới trên biển, khủng hoảng kinh tế, thì tại sao Việt Nam “để ý tập trung bắt một trí thức có những phát biểu có thể ngược lại quan điểm chính thống?”
Là một luật sư nổi tiếng tại Việt Nam, ông Lê Công Định có nhiều phát biểu thẳng thắn, công khai với giới truyền thông trong và ngoài nước về nhiều lãnh vực khác nhau.
Bài viết “Vào Cuộc Cạnh Tranh Toàn Cầu,” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 25 tháng Hai, 2006, nói rằng những phát biểu thẳng thừng, “đôi khi gay gắt” của Luật Sư Định trong lãnh vực pháp lý “khiến không ít người khó chịu.”
Chẳng hạn, trong bài viết “Vai Trò Xây Dựng Án Lệ của Tòa Án,” luật sư Lê Công Định nói thẳng, rằng “Hệ thống tòa án Việt Nam hiện tại được tổ chức và vận hành thuần túy như một thành phần của bộ máy công quyền hơn là cơ quan tư pháp với vai trò duy trì công lý trong một cộng đồng có nhiều quyền lợi đa dạng. Tuy hành xử quyền tài phán, một trong ba quyền nền tảng của hệ thống quyền lực quốc gia, tòa án lại hoạt động như một cơ quan hành pháp, và các thẩm phán cũng chỉ đơn thuần là những công chức mẫn cán của bộ máy công quyền đó.”
Luật sư Lê Công Định bị Cục An ninh Điều tra, Bộ Công an Việt Nam, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp bắt trưa ngày 13 tháng 6 vì có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Prominent-lawyer-le-cong-dinh-arrested-in-saigon-for-intending-to-overthrow-the-people-government-tgiao-06142009121705.html)
Đại Sứ Mỹ nói về vụ bắt Ls Lê Công Định
Việt Báo
07:11 15/06/2009
Đại Sứ Mỹ Nói Về Vụ Bắt LS Lê Công Định; Trí Thức Hà Nội: Bắt LS Định Là “Răn Đe”; Công An Đã Xin Bắt LS Định Từ Cuối 2008
SAIGON/WASHINGTON (VB tổng hợp) -- Sau khi công an vây bắt luật sư lê Công Định tại Sài Gòn hôm Thứ Bảy, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak trả lời đaì VOA hôm 13-6-2009 rằng ông “khó có thể tin được là ông [Lê Công Định] câu kết với các thế lực thù địch’ như công an Sài Gòn cáo buộc.
Bản tin trên đaì VOA hôm 14-6-2009 cho biết rằng Đại sứ Mỹ ‘quan tâm’ vụ bắt luật sư Lê Công Định và “Trong một cuộc phỏng vấn riêng với đài VOA bên lề cuộc gặp mặt Việt Kiều đang sinh sống ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết ông ‘quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn’ vụ luật sư Lê Công Định bị bắt.”
Thông tấn VietnamNet từ Sài Gòn cho biết là vào buổi “Trưa 13/6, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Gặp gỡ báo giới chiều 13/6 tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều cho hay, đã thu được rất nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy luật sư Định hoạt động chống Nhà nước từ nhiều năm nay.”
Bản tin bắt LS Lê Công Định nguyên thủy từ báo Công An Nhân Dân, sau đó đăng laạ hầu hết các báo qúôc nội, ghi lời Ông Triều cho biết, trích:
“...từ năm 2005, luật sư Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình, đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong "Đảng nhân dân hành động" tại Mỹ và "Đảng dân chủ Việt Nam".
Luật sư Định là một trong những thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối gồm Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ, Trần Huỳnh Duy Thức (đã bị bắt ngày 24/5 vừa qua) hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam, đang tìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng để hình thành tổ chức chống chế độ ở trong nước.
Theo ông Triều, "với bí danh "chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước.”
Từ nhiều năm nay, ông Lê Công Định đã nổi tiếng qua nhiều bài viết, một số đăng ở báo trong nứơc và hầu hết đăng trên trang web đài BBC, nêu lập trường về nhu cầu bảo đảm nhân quyền, cởi mở đa nguyên, cải tổ Hiến Pháp, và cụ thể việc làm là nhận biện hộ trứơc pháp lý cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền -- trong đó nổi tiếng nhất năm 2007 là hồs ơ biện hộ cho các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, và năm 2008 là cho người viết blog Nguyễn Văn Hải (tức anh Điếu Cày.)
Bản tin đài VOA ghi rằng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã trả lời VOA Việt Ngữ tối 13/6, Đại sứ Michalak cho biết ông ‘mới nghe thông tin này và muốn tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này’.
Bản tin VOA viết: “Ông nói: ‘Tôi biết Lê Công Định. Tôi nghĩ đó là một trong những luật sư giỏi nhất Việt Nam. Ông Định từng làm việc với chính phủ, các công ty, những người muốn bày tỏ chính kiến và rất nhiều người khác nữa’"...
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói thêm: "Có thể nói là luật sư Định từng làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin được là ông câu kết với các thế lực thù địch...”
Đặc biệt, bản tin trên đaì BBC ghi lại dư luận quốc nội, trong đó có một số ý kiến như sau:
“...Từ Hà Nội, một trong các ý kiến, nhà văn Võ Thị Hảo cho BBC Việt ngữ hôm 14/06, hay rằng bà đã bị sốc sau khi nghe tin luật sư Lê Công Định, người từng nhận bào chữa cho nhiều vụ án nhân quyền, dân chủ trong nước, bị công an Việt Nam bắt giữ, nhưng không tin là ông Định có tội".
Bà cũng phê phán cách đưa tin một chiều, thiếu khách quan, chịu chỉ đạo của Chính quyền, của nhiều cơ quan truyền thông trong nước.
Còn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên (bauxitevietnam.info), nói ông "rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Định.”
Bản tin BBC sau đó còn phỏng vấn từ ông Lê Hồng Hà, nhà văn Phạm Xuân Nguyên. Một ý kiến có thể được gợi ý từ nhà văn Phạm Xuân Nguyên là vụ bắt luật sư Lê Công Định xảy ra vài giờ đồng hồ sau khi luật sư Cù Huy Hà Vũ đưa đơn kiện Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng về dự án bauxite Tây Nguyên... cho thấy có thể là nhằm “răn đe” giới luật sư nhân quyền...
Đặc biệt, thông tấn VietCatholic News hôm 14-6-2009, qua bài phân tích nhan đề “Bắt luật sư Lê Công Định - Bộ chính trị CSVN quyết hai lần” của tác giả Lê Sáng đã cho thấy thực tế công an đã xin bắt LS Lê Công Định từ cuối năm 2008 nhưng Bộ Chính Trị ĐCSVN bảo tạm hoãn, và vị luật sư 41 tuổi này đã được thông báo qua một người bạn. Bài viết của ông Lê Sáng kể:
“Điều quan trọng là luật sư Lê Công Định cũng biết điều này thông qua một người bạn. Nhưng anh không hề nao núng và tỏ vẻ sẵn sàng chấp nhận tất cả… Ngay như chuyến đi sang Thái hồi tháng 3/2009 vừa qua của anh, cũng được người này cảnh báo là đang bị đặc tình của an ninh theo sát. Luật sư Lê Công Định cho rằng việc sang Thái là công việc tiếp xúc khách hàng bình thường của một luật sư như anh. An ninh điều tra công an cộng sản đi theo càng hay, nó sẽ chứng minh các việc làm của anh hoàn toàn minh bạch. Còn câu chuyện bên lề bàn tán về quan điểm chính trị không thể là chứng cứ để bắt người…
Thực tế công an cộng sản đã cử đến 5 người chia làm hai nhóm độc lập để theo sát và cùng thuê khách sạn nơi luật sư Lê Công Định tạm trú… Ngoài ra lực lượng an ninh công an cộng sản còn cử cả đặc tình của họ là Việt kiều bên Thái tham gia vào công việc theo dõi giám sát các hoạt động của luật sư Lê Công Định lúc ở Thái… Việt kiều này có biệt hiệu là “R” nhiều kiều bào bên Thái biết tiếng về sự giầu có của người này …
Hoàn toàn không có việc luật sư Lê Công Định sang Thái họp bàn lật đổ chính quyền việt gian cộng sản, lại càng không có việc anh soạn ra hiến pháp chuẩn bị sẵn cho việc thành lập nhà nước sau khi cộng sản đổ. Đây là cuốn hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa do một tập sinh nghành luật nhờ anh phân tích tính chất ưu việt cũng như lạc hậu của nó trong thời điểm trước 1975 và hiện tại… Sau khi phân tích anh tập hợp lại thành một bản văn mới, đã sửa đi những điểm được cho là lạc hậu… Cuộc gặp mặt khách hàng tại Thái hồi tháng 3/2009 mà viên thiếu tướng công an Nguyễn Hải Triều họp báo công bố rằng: “nhóm người này nhận định thời cơ đã đến vào đầu năm 2010…” Và sẽ tiến hành lật đổ nọ kia… Thực ra chỉ là cuộc nói chuyện thời sự kinh tế bình thường như bất cứ ai, tại bất cứ quán café nào ở Sài Gòn về khủng hoảng kinh tế tác động đến chính trị Việt Nam mà thôi… Tuy nhiên đặc tình tại Thái, và tổ công tác của anh ninh điều tra có thu được một đoạn và trình lên bộ chính trị…”
Một phản ứng gần như đồng loạt là rất nhiều bài viết trước đây của luật sư Lê Công Định lập tức được đăng liên tục trên nhiều mạng Internet để bày tỏ cho toàn dân hiểu vì sao công an CSVN muốn bắt luật sư Lê Công Định, và thực sự trong thâm tâm của luật sư Định chỉ là một ước mơ và đòi hỏi để đưa đất nứơc Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có đa nguyên và có sự tôn trọng nhân quyền.
(Nguồn: Việt Báo, Thứ Hai, 6/15/2009, http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=145808)
SAIGON/WASHINGTON (VB tổng hợp) -- Sau khi công an vây bắt luật sư lê Công Định tại Sài Gòn hôm Thứ Bảy, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak trả lời đaì VOA hôm 13-6-2009 rằng ông “khó có thể tin được là ông [Lê Công Định] câu kết với các thế lực thù địch’ như công an Sài Gòn cáo buộc.
Bản tin trên đaì VOA hôm 14-6-2009 cho biết rằng Đại sứ Mỹ ‘quan tâm’ vụ bắt luật sư Lê Công Định và “Trong một cuộc phỏng vấn riêng với đài VOA bên lề cuộc gặp mặt Việt Kiều đang sinh sống ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết ông ‘quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn’ vụ luật sư Lê Công Định bị bắt.”
Thông tấn VietnamNet từ Sài Gòn cho biết là vào buổi “Trưa 13/6, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Gặp gỡ báo giới chiều 13/6 tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều cho hay, đã thu được rất nhiều tài liệu, chứng cứ cho thấy luật sư Định hoạt động chống Nhà nước từ nhiều năm nay.”
Bản tin bắt LS Lê Công Định nguyên thủy từ báo Công An Nhân Dân, sau đó đăng laạ hầu hết các báo qúôc nội, ghi lời Ông Triều cho biết, trích:
“...từ năm 2005, luật sư Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình, đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong "Đảng nhân dân hành động" tại Mỹ và "Đảng dân chủ Việt Nam".
Luật sư Định là một trong những thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối gồm Nguyễn Sỹ Bình ở Mỹ, Trần Huỳnh Duy Thức (đã bị bắt ngày 24/5 vừa qua) hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam, đang tìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng để hình thành tổ chức chống chế độ ở trong nước.
Theo ông Triều, "với bí danh "chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước.”
Từ nhiều năm nay, ông Lê Công Định đã nổi tiếng qua nhiều bài viết, một số đăng ở báo trong nứơc và hầu hết đăng trên trang web đài BBC, nêu lập trường về nhu cầu bảo đảm nhân quyền, cởi mở đa nguyên, cải tổ Hiến Pháp, và cụ thể việc làm là nhận biện hộ trứơc pháp lý cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền -- trong đó nổi tiếng nhất năm 2007 là hồs ơ biện hộ cho các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, và năm 2008 là cho người viết blog Nguyễn Văn Hải (tức anh Điếu Cày.)
Bản tin đài VOA ghi rằng Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã trả lời VOA Việt Ngữ tối 13/6, Đại sứ Michalak cho biết ông ‘mới nghe thông tin này và muốn tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này’.
Bản tin VOA viết: “Ông nói: ‘Tôi biết Lê Công Định. Tôi nghĩ đó là một trong những luật sư giỏi nhất Việt Nam. Ông Định từng làm việc với chính phủ, các công ty, những người muốn bày tỏ chính kiến và rất nhiều người khác nữa’"...
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói thêm: "Có thể nói là luật sư Định từng làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin được là ông câu kết với các thế lực thù địch...”
Đặc biệt, bản tin trên đaì BBC ghi lại dư luận quốc nội, trong đó có một số ý kiến như sau:
“...Từ Hà Nội, một trong các ý kiến, nhà văn Võ Thị Hảo cho BBC Việt ngữ hôm 14/06, hay rằng bà đã bị sốc sau khi nghe tin luật sư Lê Công Định, người từng nhận bào chữa cho nhiều vụ án nhân quyền, dân chủ trong nước, bị công an Việt Nam bắt giữ, nhưng không tin là ông Định có tội".
Bà cũng phê phán cách đưa tin một chiều, thiếu khách quan, chịu chỉ đạo của Chính quyền, của nhiều cơ quan truyền thông trong nước.
Còn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên (bauxitevietnam.info), nói ông "rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Định.”
Bản tin BBC sau đó còn phỏng vấn từ ông Lê Hồng Hà, nhà văn Phạm Xuân Nguyên. Một ý kiến có thể được gợi ý từ nhà văn Phạm Xuân Nguyên là vụ bắt luật sư Lê Công Định xảy ra vài giờ đồng hồ sau khi luật sư Cù Huy Hà Vũ đưa đơn kiện Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng về dự án bauxite Tây Nguyên... cho thấy có thể là nhằm “răn đe” giới luật sư nhân quyền...
Đặc biệt, thông tấn VietCatholic News hôm 14-6-2009, qua bài phân tích nhan đề “Bắt luật sư Lê Công Định - Bộ chính trị CSVN quyết hai lần” của tác giả Lê Sáng đã cho thấy thực tế công an đã xin bắt LS Lê Công Định từ cuối năm 2008 nhưng Bộ Chính Trị ĐCSVN bảo tạm hoãn, và vị luật sư 41 tuổi này đã được thông báo qua một người bạn. Bài viết của ông Lê Sáng kể:
“Điều quan trọng là luật sư Lê Công Định cũng biết điều này thông qua một người bạn. Nhưng anh không hề nao núng và tỏ vẻ sẵn sàng chấp nhận tất cả… Ngay như chuyến đi sang Thái hồi tháng 3/2009 vừa qua của anh, cũng được người này cảnh báo là đang bị đặc tình của an ninh theo sát. Luật sư Lê Công Định cho rằng việc sang Thái là công việc tiếp xúc khách hàng bình thường của một luật sư như anh. An ninh điều tra công an cộng sản đi theo càng hay, nó sẽ chứng minh các việc làm của anh hoàn toàn minh bạch. Còn câu chuyện bên lề bàn tán về quan điểm chính trị không thể là chứng cứ để bắt người…
Thực tế công an cộng sản đã cử đến 5 người chia làm hai nhóm độc lập để theo sát và cùng thuê khách sạn nơi luật sư Lê Công Định tạm trú… Ngoài ra lực lượng an ninh công an cộng sản còn cử cả đặc tình của họ là Việt kiều bên Thái tham gia vào công việc theo dõi giám sát các hoạt động của luật sư Lê Công Định lúc ở Thái… Việt kiều này có biệt hiệu là “R” nhiều kiều bào bên Thái biết tiếng về sự giầu có của người này …
Hoàn toàn không có việc luật sư Lê Công Định sang Thái họp bàn lật đổ chính quyền việt gian cộng sản, lại càng không có việc anh soạn ra hiến pháp chuẩn bị sẵn cho việc thành lập nhà nước sau khi cộng sản đổ. Đây là cuốn hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa do một tập sinh nghành luật nhờ anh phân tích tính chất ưu việt cũng như lạc hậu của nó trong thời điểm trước 1975 và hiện tại… Sau khi phân tích anh tập hợp lại thành một bản văn mới, đã sửa đi những điểm được cho là lạc hậu… Cuộc gặp mặt khách hàng tại Thái hồi tháng 3/2009 mà viên thiếu tướng công an Nguyễn Hải Triều họp báo công bố rằng: “nhóm người này nhận định thời cơ đã đến vào đầu năm 2010…” Và sẽ tiến hành lật đổ nọ kia… Thực ra chỉ là cuộc nói chuyện thời sự kinh tế bình thường như bất cứ ai, tại bất cứ quán café nào ở Sài Gòn về khủng hoảng kinh tế tác động đến chính trị Việt Nam mà thôi… Tuy nhiên đặc tình tại Thái, và tổ công tác của anh ninh điều tra có thu được một đoạn và trình lên bộ chính trị…”
Một phản ứng gần như đồng loạt là rất nhiều bài viết trước đây của luật sư Lê Công Định lập tức được đăng liên tục trên nhiều mạng Internet để bày tỏ cho toàn dân hiểu vì sao công an CSVN muốn bắt luật sư Lê Công Định, và thực sự trong thâm tâm của luật sư Định chỉ là một ước mơ và đòi hỏi để đưa đất nứơc Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có đa nguyên và có sự tôn trọng nhân quyền.
(Nguồn: Việt Báo, Thứ Hai, 6/15/2009, http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=145808)
Amnesty International 'hết sức lo ngại' vụ ông Định
BBC
18:39 15/06/2009
Một tổ chức nhân quyền quốc tế hàng đầu đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc Luật sư có tiếng Lê Công Định bị bắt vì cáo buộc "cấu kết với bên ngoài" chống lại chính quyền Việt Nam.
Ông Định bị bắt hồi cuối tuần qua tại nhà riêng và vụ việc đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các giới người Việt hải ngoại.
Tổ chức Ân xá Quốc tế, tên tiếng Anh là Amnesty International trụ sở London, nói với BBC hôm 15/06 rằng họ đã theo dõi sát các diễn biến. Trước câu hỏi về phản ứng của tổ chức này, bà Janice Beanland, người phụ trách vùng Đông Nam Á của Amnesty international nói:
Bà Janice Beanland: Chúng tôi hết sức lo ngại cho ông ấy. Hiện chúng tôi đang thu thập thêm thông tin nhưng chúng tôi biết ông ấy từng là luật sư bào chữa cho hai tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, hai người hiện đang trong tù.
- Chúng tôi cũng biết ông Định là luật sư có tiếng ở Việt Nam. Chúng tôi rất lo ngại vì ông ấy có vẻ bị bắt theo điều 88 Luật Hình sự theo truyền thông chính thức.
Từ lâu nay chúng tôi đã vận động để Việt Nam bãi bỏ hay sửa đổi Điều 88 và một số điều khác trong Luật Hình sự, những điều luật hình sự hóa việc phản đối bằng phương thức hòa bình.
Nếu đúng là ông Định bị bắt vì đại diện cho những người bất đồng chính kiến và thể hiện quan điểm của mình trên báo chí thì đây là điều rất đáng lo ngại.
BBC: Ông Định bị cáo buộc kêu gọi lật đổ chính phủ, liệu Amnesty International có tiếp tục ủng hộ ông ấy không nếu ông ấy kêu gọi lật đổ chính phủ một cách hòa bình?
- Amnesty vận động cho tự do ngôn luận ở Việt Nam và đây là một trong những vấn đề chính đối với chúng tôi hiện nay. Ai cũng có quyền có ý kiến và thể hiện ý kiến trước công chúng một cách hòa bình ngay cả trong trường hợp các ý kiến đó chỉ trích chính quyền.
Chúng tôi sẽ xem xét trường hợp này kỹ hơn nhưng thường chúng tôi không nghĩ rằng những người phản đối một cách hòa bình lại có thể bị buộc tội lật đổ chính phủ.
BBC: Nhưng câu hỏi vẫn là nếu người ta kêu gọi lật đổ chính quyền một cách hòa bình thì Amnesty có ủng hộ họ không?
- Tôi nghĩ phải có trường hợp cụ thể thì chúng tôi mới có thể tiếp tục tìm hiểu được.
Tôi cũng lo ngại chính quyền Việt Nam có khuynh hướng dùng những ngôn ngữ kích động đối với các nhà bất đồng chính kiến và trong nhiều trường hợp những điều đó về sau này được chứng minh là không đúng. Chúng ta phải luôn để ý tới điểm này.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090615_amnesty.shtml)
Ông Định bị bắt hồi cuối tuần qua tại nhà riêng và vụ việc đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các giới người Việt hải ngoại.
Tổ chức Ân xá Quốc tế, tên tiếng Anh là Amnesty International trụ sở London, nói với BBC hôm 15/06 rằng họ đã theo dõi sát các diễn biến. Trước câu hỏi về phản ứng của tổ chức này, bà Janice Beanland, người phụ trách vùng Đông Nam Á của Amnesty international nói:
Bà Janice Beanland: Chúng tôi hết sức lo ngại cho ông ấy. Hiện chúng tôi đang thu thập thêm thông tin nhưng chúng tôi biết ông ấy từng là luật sư bào chữa cho hai tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, hai người hiện đang trong tù.
- Chúng tôi cũng biết ông Định là luật sư có tiếng ở Việt Nam. Chúng tôi rất lo ngại vì ông ấy có vẻ bị bắt theo điều 88 Luật Hình sự theo truyền thông chính thức.
Từ lâu nay chúng tôi đã vận động để Việt Nam bãi bỏ hay sửa đổi Điều 88 và một số điều khác trong Luật Hình sự, những điều luật hình sự hóa việc phản đối bằng phương thức hòa bình.
Nếu đúng là ông Định bị bắt vì đại diện cho những người bất đồng chính kiến và thể hiện quan điểm của mình trên báo chí thì đây là điều rất đáng lo ngại.
BBC: Ông Định bị cáo buộc kêu gọi lật đổ chính phủ, liệu Amnesty International có tiếp tục ủng hộ ông ấy không nếu ông ấy kêu gọi lật đổ chính phủ một cách hòa bình?
- Amnesty vận động cho tự do ngôn luận ở Việt Nam và đây là một trong những vấn đề chính đối với chúng tôi hiện nay. Ai cũng có quyền có ý kiến và thể hiện ý kiến trước công chúng một cách hòa bình ngay cả trong trường hợp các ý kiến đó chỉ trích chính quyền.
Chúng tôi sẽ xem xét trường hợp này kỹ hơn nhưng thường chúng tôi không nghĩ rằng những người phản đối một cách hòa bình lại có thể bị buộc tội lật đổ chính phủ.
BBC: Nhưng câu hỏi vẫn là nếu người ta kêu gọi lật đổ chính quyền một cách hòa bình thì Amnesty có ủng hộ họ không?
- Tôi nghĩ phải có trường hợp cụ thể thì chúng tôi mới có thể tiếp tục tìm hiểu được.
Tôi cũng lo ngại chính quyền Việt Nam có khuynh hướng dùng những ngôn ngữ kích động đối với các nhà bất đồng chính kiến và trong nhiều trường hợp những điều đó về sau này được chứng minh là không đúng. Chúng ta phải luôn để ý tới điểm này.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090615_amnesty.shtml)
Qua việc bắt giữ Ls Lê Công Định, Nhà Nước CSVN chứng tỏ không phải là có tính chất nhân dân
Đỗ Hữu Nghiêm
20:51 15/06/2009
Trong suốt quá trình lịch sử, Đáng Cộng Sản không khi nào là của nhân dân, qua nhiều sự kiện đã diễn ra, dưới chế độ ấy. Đây là những sự kiện chính yếu:
Cuộc Đấu Tố Cải Cách Ruộng Đất tàn bạo bất công, phản dân chủ và nhân bản mà báo chí và những nhân vật nay phản tỉnh đả cáo giác khi đào thoát ra nước ngoài như Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Chí Thiện hay Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương và nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước như Nguyễn Văn Lý, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Đại, Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật, Trần Khải Thanh Thủy, …
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm trăm hoa đua nở đã bị nhà nước Cộng sản Việt Nam bắt bớ và đàn áp. Chính quyền CSVN đã buộc các văn thi nhạc nghệ sĩ miền Bắc phải bẻ cong ngòi bút ca tụng chế độ.
Cuối cúng ngày 30/4/1975, Đảng CSVN đã Chiếm Miền Nam Việt Nam Bằng Bạo Lực, khi Mỹ thay đổi lập trường chính trị, toa rập với Trung Quốc, cho Henry Kissinger mật đàm với chính quyền Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1972, mua chuộc nhiều thành phần chống đối chế độ, và giới lãnh đạo quân sự Miền Nam, lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Tất cả Hiến Pháp Và Những Luật Lệ Và Cơ Chế Tổ Chức trong chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Chính Phủ, Quốc Hội, Tòa Án, Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc, các đoàn thể) đều do một mình Đáng Cộng Sản Việt Nam chuyên quyền sắp đặt.
Việc Luật Hóa Các Sinh Hoạt Dân Chủ Cơ Bản Tự Nhiên của nhân dân, như tôn giáo, giáo dục, đất đai, nhà ở,… chỉ là một mưu toan toàn trị cấm đạo, tiêu diệt tôn giáo tinh vi bằng chuyên quyền như về mọi lãnh vực kinh tế và giáo dục, sở hữu và xử dụng nhà đất, …
Việc Tuyển Cử Do Chính Quyền Chỉ Đạo thành phần ứng viên và cử tri hậu thuẫn các cơ chế và sinh hoạt chính trị quốc gia đều chỉ là một mưu toan vừa đàn áp vừa lừa bịp nhân dân và thế giới
Những bài bình luận Phát Biểu Thẳng Thắn Độc Lập Của Luật Sư Lê Công Định Chỉ Là Một Quyền Dân Chủ Hiển Nhiên Tối Thiểu Cuối Cùng của người dân, thể hiện quyền tự do ngôn luận trước tất cả những vấn đề bức bách thời sự hiện nay của quốc gia. Quyền đó nay đã bị công khai chà đạp và giải thích xuyên tạc để qui kết vào hành vi vi phạm điều 88 bộ luật hình sự.
Điều cần phát biểu và lên án chính là phân tích rõ ràng những mưu toan độc đoán mafia của chế độ hiện nay để thức tỉnh các tầng lớp nhân dân nhận định phán đoán và bày tỏ ý kiến.
Thiết tưởng hoạt động trí thức xuất sắc của Luật sư Lê Công Định không những không thể bị kết án, mà còn đáng ca ngợi. Chính quyền thực sự có tính chất nhân dân phải cổ vũ nhân dân lên tiếng để góp phần xây dựng đất nước, theo con đường tiến bộ dân chủ nhân quyền mà chính quyền đang chủ trương theo đuổi!
Người ta còn nhận thấy nhiều mâu thuẫn trong luật pháp quốc gia và trong chính sách đối ngoại. Rõ rệt nhất va điển hình nhất là chính sách ứng xử với hai chế độ tại Bắc Hàn và Nam Hàn.
Trong khi giao dịch với chế độ Nam Hàn chủ yếu về văn hóa và kinh tế, thì lại chủ trương ủng hộ Bắc Hàn về mặt chính trị một cách công khai vô liêm sỉ!
Oakland, CA, ngày 14.6.2009
Cuộc Đấu Tố Cải Cách Ruộng Đất tàn bạo bất công, phản dân chủ và nhân bản mà báo chí và những nhân vật nay phản tỉnh đả cáo giác khi đào thoát ra nước ngoài như Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Chí Thiện hay Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương và nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước như Nguyễn Văn Lý, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Đại, Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật, Trần Khải Thanh Thủy, …
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm trăm hoa đua nở đã bị nhà nước Cộng sản Việt Nam bắt bớ và đàn áp. Chính quyền CSVN đã buộc các văn thi nhạc nghệ sĩ miền Bắc phải bẻ cong ngòi bút ca tụng chế độ.
Cuối cúng ngày 30/4/1975, Đảng CSVN đã Chiếm Miền Nam Việt Nam Bằng Bạo Lực, khi Mỹ thay đổi lập trường chính trị, toa rập với Trung Quốc, cho Henry Kissinger mật đàm với chính quyền Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1972, mua chuộc nhiều thành phần chống đối chế độ, và giới lãnh đạo quân sự Miền Nam, lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Tất cả Hiến Pháp Và Những Luật Lệ Và Cơ Chế Tổ Chức trong chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Chính Phủ, Quốc Hội, Tòa Án, Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc, các đoàn thể) đều do một mình Đáng Cộng Sản Việt Nam chuyên quyền sắp đặt.
Việc Luật Hóa Các Sinh Hoạt Dân Chủ Cơ Bản Tự Nhiên của nhân dân, như tôn giáo, giáo dục, đất đai, nhà ở,… chỉ là một mưu toan toàn trị cấm đạo, tiêu diệt tôn giáo tinh vi bằng chuyên quyền như về mọi lãnh vực kinh tế và giáo dục, sở hữu và xử dụng nhà đất, …
Việc Tuyển Cử Do Chính Quyền Chỉ Đạo thành phần ứng viên và cử tri hậu thuẫn các cơ chế và sinh hoạt chính trị quốc gia đều chỉ là một mưu toan vừa đàn áp vừa lừa bịp nhân dân và thế giới
Những bài bình luận Phát Biểu Thẳng Thắn Độc Lập Của Luật Sư Lê Công Định Chỉ Là Một Quyền Dân Chủ Hiển Nhiên Tối Thiểu Cuối Cùng của người dân, thể hiện quyền tự do ngôn luận trước tất cả những vấn đề bức bách thời sự hiện nay của quốc gia. Quyền đó nay đã bị công khai chà đạp và giải thích xuyên tạc để qui kết vào hành vi vi phạm điều 88 bộ luật hình sự.
Điều cần phát biểu và lên án chính là phân tích rõ ràng những mưu toan độc đoán mafia của chế độ hiện nay để thức tỉnh các tầng lớp nhân dân nhận định phán đoán và bày tỏ ý kiến.
Thiết tưởng hoạt động trí thức xuất sắc của Luật sư Lê Công Định không những không thể bị kết án, mà còn đáng ca ngợi. Chính quyền thực sự có tính chất nhân dân phải cổ vũ nhân dân lên tiếng để góp phần xây dựng đất nước, theo con đường tiến bộ dân chủ nhân quyền mà chính quyền đang chủ trương theo đuổi!
Người ta còn nhận thấy nhiều mâu thuẫn trong luật pháp quốc gia và trong chính sách đối ngoại. Rõ rệt nhất va điển hình nhất là chính sách ứng xử với hai chế độ tại Bắc Hàn và Nam Hàn.
Trong khi giao dịch với chế độ Nam Hàn chủ yếu về văn hóa và kinh tế, thì lại chủ trương ủng hộ Bắc Hàn về mặt chính trị một cách công khai vô liêm sỉ!
Oakland, CA, ngày 14.6.2009
Giáo xứ Thái Nguyên thuộc giáo phận Bắc Ninh: Nến sáng như lòng tin bùng cháy
JB. Nguyễn Hữu Vinh
22:40 15/06/2009
BẮC NINH - Đến Thái Nguyên đã nhiều lần, song đây là lần đầu tiên chúng tôi đến một xứ đạo ngay giữa lòng Thành phố với nhiều bỡ ngỡ và ấn tượng. Ở một Thành Phố phía Bắc đất nước, một giáo xứ với hơn 4000 nhân danh kiên cường, vững mạnh với đời sống đạo đức nhiệt thành đã làm chúng tôi hết sức cảm phục.
Xem hình ảnh giáo xứ lụt và giáo dân phản đối công an, cán bộ, cảnh sát, dân phòng định chiếm đất
Giáo xứ miền sơn cước vững mạnh niềm tin
Khi chúng tôi đến trời đã xế chiều, Giáo xứ đang chuẩn bị cho lễ Mình máu Thánh Chúa. Từ ngoài quãng trường vào sân nhà thờ, từng đoàn người lũ lượt kéo nhau về vị trí của mình. Các đội trống, kèn, kiệu, ca đoàn và ban phục vụ đang tất bật cho một buổi tối thắp nến cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hòa bình, cầu nguyện cho Tây Nguyên, cho đất nước và nhất là cầu nguyện cho nhà cầm quyền ở Thái Nguyên biết tôn trọng sự thật, lẽ công bằng đối với giáo dân tại đây.
Từng đoàn người với đủ mọi loại sắc phục rực rỡ, những chàng trai, cô gái Thái Nguyên với nụ cười trên môi và tấm lòng rộng mở tươi cười đến nhà thờ như về với nhà mình, gặp nhau thân thiện và vui vẻ.
Từ các giáo xứ bạn các đoàn đại biểu với đủ loại phương tiện đang kéo về hiệp thông cùng Giáo xứ Thái Nguyên dự buổi thắp nến cầu nguyện của Giáo xứ trong Thánh Lễ Mình máu Thánh Chúa sau những biến cố vừa qua tại đây.
Tiếp chúng tôi, linh mục Fanxico Nguyễn Đức Đại cho biết: “Hôm nay, các giáo xứ lân cận cũng được các linh mục cử đoàn đại biểu về đây tham dự cùng giáo xứ Thái Nguyên như đã từng đồng hành và hiệp thông với chúng tôi hơn cả chục năm qua trong quá trình tìm kiếm Công lý – Sự thật và lẽ công bằng, hành trình của Giáo xứ chúng tôi những năm qua cũng đã là một quá trình gian nan và khó khăn”.
Gian nan trong hành trình đòi công lý
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, vừa qua ở giáo xứ Thái Nguyên này cũng như những nơi khác, vấn nạn đất đai, tài sản tôn giáo, nơi thờ tự bị lấn chiếm, cưỡng đoạt ngang nhiên là điều đang gây nhức nhối trong lòng giáo dân.
Nhà thờ Giáo xứ Thái Nguyên được xây dựng từ lâu đời trên một khu đất rộng rãi và quang đãng với đầy đủ nhà xứ, nhà thờ và một quãng trường rộng lớn phía trước đủ dành cho cả vạn giáo dân trong những dịp lễ lớn, trọng thể tụ hội về đây.
Trong thời gian “xây dựng Chủ nghĩa xã hội” trên miền bắc, đất đai nhà thờ bị ngang nhiên lấn chiếm. Nhà thờ đã có đơn từ đòi lại nhiều lần, nhưng vẫn như “nói với đầu gối”.
Cách đây cả chục năm, hàng đoàn giáo dân đã kéo về Hà Nội nằm kêu kiện cả tháng nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết cho đến tận bây giờ.
Khu đất phía trước nhà thờ, bên kia con đường nhựa chạy qua, giờ chỉ còn một bức tượng Trái tim Chúa Giêsu từ thời xa xưa còn đứng đó chen lẫn với một dãy nhà ở nhếch nhác kiêm quán ăn. Đằng sau bức tượng là những người đàn ông bụng béo ngồi ngả ngớn nhìn ra, những chị phụ nữ với đủ loại dụng cụ gia đình bày biện như để nói lên thái độ văn hóa của một Thành phố vốn có truyền thống lâu đời đối với nơi thờ tự của một tôn giáo lớn.
Bênh cạnh dãy nhà cấp 4 tạm bợ, có một khu đất khá đẹp đã làm nền xi măng. Theo lời giáo dân ở đây, thì mảnh đất này đã được xí phần cho một cán bộ có cỡ ở tỉnh. Nhưng khi ông ta đến xây móng làm nhà đã bị giáo dân phản đối quyết liệt nên mới còn đó, nếu không, bên cạnh bức tượng này giờ đã có công trình hoành tráng nguy nga.
Chiếc cổng vào nhà thờ đang xây dựng dở dang do khi xây dựng đã có giấy phép, nhưng rồi đang xây lại bị đình chỉ. Vì vậy mà lối vào cồng chính của Nhà thờ vẫn không có, đành đi lối tạm hai bên.
Với chiếc cổng nhà thờ thì phép tắc đến là kỹ như thế, nhưng nhà dân lấn chiếm đất nhà thờ thì cứ “vô tư” kể cả nhà nước cấp “sổ đỏ” cho họ. Vì vậy, quãng trường nhà thờ nhìn ra nay lộm nhộm cả hai dãy quán xá, café, điện thoại, cơm phở… đủ cả, trưng lên sự nhếch nhác khó coi ngay trước cổng nhà thờ. Quãng trường trước mặt nhà thờ nay tự thu hẹp lại như một bằng chứng cho việc lấn chiếm đất đai nhà thờ là không thể chối cãi.
Những tháng qua, nhiều cách hành xử của nhà cầm quyền ở đây đã gây cho giáo dân nhiều bức xúc.
Gần sát hàng rào nhà xứ bên phía phải có một con mương thoát nước rộng khoảng 2 mét là nơi thoát nước chung cho cả tổ dân phố. Tuy nhiên, Phường đã bán mảnh đất này cho một đại gia nào đó và đã được cấp sổ đỏ(?). Khi san lấp để xây dựng, họ đã cho lấp luôn con mương thoát nước này.
Chính vì vậy mà một trận mưa đổ xuống ngày 8/5/2009, cả khu vực nhà thờ thành một chiếc bể bơi, khu vực nhà xứ cũng bị nhấn chìm. Hàng rào bao quanh nhà thờ đổ sụp khoảng 30m do nước ứ đọng đột ngột, mở một lối vào tự do cho những ai không thích đi vào cổng chính, nhất là ban đêm. Con mương thoát nước của nhà thờ và cả tổ dân phố coi như xóa sổ.
Linh mục Quản xứ đã bao lần giấy tờ, lập biên bản… nhưng vẫn cứ con bài… chờ đợi cho đến ngày 28/5/2009 đã có lá đơn thứ 3. Nhưng khi chúng tôi đến, cảnh hoang tàn, đổ sập vẫn còn đó như trêu ngươi dân cư và giáo dân.
Trước tình hình đó, để chống lại những cơn mưa rừng mùa hạ có thể ập đến bất cứ lúc nào nhấn chìm một cơ sở tôn giáo, ngày 29/5/2009 Ban Giáo xứ đã hợp đồng với một số xe tải để chở đất tôn cao mặt đường đi và những nơi ngập úng.
Vậy nhưng, những chiếc xe tải vừa đổ được một xe thì như có bão, cảnh sát giao thông, công an các loại đã ập đến hiện trường bắt dừng lại. Một vài xe đã đổ đất xuống nơi tập kết trước quãng trường nhà thờ đã bị thu giấy phép lái xe tại chỗ.
Hơn thế, sau đó các loại cảnh sát, cán bộ với dùi cui gậy gộc trong tay kèm máy xúc đến để xúc đi số đất mà Ban Giáo xứ đã mua về để chống ngập. Bên cạnh đó, các cán bộ đua nhau hò hét, máy chụp ảnh, quay phim đã thi nhau hoạt động để đe dọa bà con giáo dân.
Đến nước này thì tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân đã đồng loạt xông ra ngăn chặn, họ ngồi ngay trước mũi xe, trước lưỡi máy xúc, quyết thà chết nhất định không để bị cướp đi thành quả lao động của họ.
Cuối cùng, thì cả đám cán bộ, cảnh sát, dân phòng và những lực lượng khác cùng xe, máy xúc đã phải rút lui không kèn không trống.
Khi chúng tôi đến nơi này, trước quãng trường nhà thờ, những đống đất vẫn còn đó như chứng tích của những hi sinh và sự kiên định vững vàng của giáo dân, còn nhà xứ thì vẫn bị đe dọa ngập, hàng rào vẫn đổ, mương nước vẫn cứ tịt.
Một giáo dân bức xúc với chúng tôi: “Thật chúng tôi không thể hiểu cách làm việc của họ như vậy để nhằm mục đích gì? Có phải họ đang bộc lộ dã tâm ngâm cả nhà xứ và nhà thờ của chúng tôi trong bãi nước thải của dân cư xung quanh hay không? Việc này chính quyền không giải quyết thì ai giải quyết, chúng tôi còn phải đợi đến bao giờ? Khi nào thì đất đai của chúng tôi mới được trả lai để chúng tôi làm nơi thờ phượng?”
Chúng tôi đành… lảng, vì ai có thể trả lời được cho giáo dân này ngoài chính những người cầm quyền ở Thái Nguyên.
Buổi cầu nguyện hiệp thông với tinh thần vững mạnh
Trời tối, thánh lễ được cử hành khá muộn ngay trên quãng trường đất đá đang nham nhở, lổm chổm để thuận tiện cho những người lao động đi làm về muộn. Khoảng 4000 người đã tập trung dày đặc trước và xung quanh khu vực lễ đài sáng rực rỡ đèn và hoa.
Hàng đoàn thiếu nhi, thiếu nữ, thanh niên và cả những bậc trung niên, các cụ già hàng lối chỉnh tề, trang phục đẹp đẽ nghiêm trang tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng.
Thánh lễ Mình Máu Chúa hôm nay diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa với nhân loại, một tình yêu mãnh liệt và sâu sắc “hiến cả mạng sống của mình vì bạn hữu” . Ngài đã hi sinh bản thân mình, đã biến bánh rượu trở thành mình và máu để “ở lại với nhân loại cho mọi ngày cho đến tận thế”.
Nhình những gương mặt thân ái, những cử chỉ thân thiện của giáo dân nơi đây, chúng tôi hiểu rằng, chính họ, những giáo dân này đã diễn tả mạnh mẽ nhất, sống động nhất tình yêu của Thiên Chúa nơi trần thế bằng “Tình yêu thương của con người” như lời Chúa đã dạy “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.
Sau Thánh lễ dù đã hơi muộn, nhưng tất cả đều ở lại để tổ chức buổi cầu nguyện, đi kiệu rước mình Thánh Chúa trên khu đất của Nhà thờ. Một cuộc cầu nguyện hoành tráng, đậm sâu dấu ấn đức tin đã được tổ chức với hàng ngàn ngọn nến rực cháy trong tay và niềm tin rực cháy trong lòng người tín hữu Thái Nguyên.
Chủ đề cuộc cầu nguyện: Cầu cho Sự thật – Công lý – Hòa Bình, cầu nguyện cho đất nước, cho đồng bào Tây Nguyên và nhất là cầu cho các nhà lãnh đạo Thái Nguyên được sáng suốt, biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, biết lẽ phải, công bằng và công lý theo chuẩn mực văn minh, sớm trả lại sự công bằng cho Giáo xứ, Giáo họ và Giáo hội nói chung, nhất là trả lại những tài sản bị chiếm đoạt vô cớ.
Nghe những lời cầu nguyện cho đất nước, cho đồng bào Tây Nguyên, chúng tôi không khỏi rưng rưng xúc động khi thấy họ thể hiện Tình yêu Thiên Chúa qua sự quan tâm đến những đồng đạo, đồng bào của mình nơi xa xôi vời vợi kia.
Trời về khuya, cái nóng của ngày hè đã tạm lui, hai bên đường lộ, hàng đoàn giáo dân vẫn cầm nến cháy và hát những lời kinh Hòa bình, kêu gọi “đem chân lý vào chốn lỗi lầm” và xin được “làm khí cụ bình an của Chúa”.
Nghe những lời kinh cất lên trong đêm với cả lòng sốt mến lạ lùng và nhìn những ngọn nến hồng rực trên tay, chúng tôi tin rằng: Dù có khó khăn đến đâu, công lý, sự thật sẽ luôn luôn có sức mạnh để chiến thắng mọi sự dữ, mọi thế lực bạo tàn.
Ra về khi trời đã khuya, con đường xuôi về Hà Nội bỏ lại Thành phố Thái Nguyên sau lưng, nhưng những ấn tượng về một vùng đất, một giáo xứ đầy nhiệt thành vẫn vương vấn mãi trong chúng tôi như một giấc mơ kỳ diệu.
Chúng tôi tin rằng: Với tấm lòng nhiệt thành, kiên trung của giáo dân Thái Nguyên và sự đoàn kết vững mạnh của họ, Thiên Chúa toàn năng sẽ nhậm lời cầu của họ đêm nay.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 4 năm 2009
Xem hình ảnh giáo xứ lụt và giáo dân phản đối công an, cán bộ, cảnh sát, dân phòng định chiếm đất
Giáo xứ miền sơn cước vững mạnh niềm tin
Khi chúng tôi đến trời đã xế chiều, Giáo xứ đang chuẩn bị cho lễ Mình máu Thánh Chúa. Từ ngoài quãng trường vào sân nhà thờ, từng đoàn người lũ lượt kéo nhau về vị trí của mình. Các đội trống, kèn, kiệu, ca đoàn và ban phục vụ đang tất bật cho một buổi tối thắp nến cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hòa bình, cầu nguyện cho Tây Nguyên, cho đất nước và nhất là cầu nguyện cho nhà cầm quyền ở Thái Nguyên biết tôn trọng sự thật, lẽ công bằng đối với giáo dân tại đây.
Từng đoàn người với đủ mọi loại sắc phục rực rỡ, những chàng trai, cô gái Thái Nguyên với nụ cười trên môi và tấm lòng rộng mở tươi cười đến nhà thờ như về với nhà mình, gặp nhau thân thiện và vui vẻ.
Từ các giáo xứ bạn các đoàn đại biểu với đủ loại phương tiện đang kéo về hiệp thông cùng Giáo xứ Thái Nguyên dự buổi thắp nến cầu nguyện của Giáo xứ trong Thánh Lễ Mình máu Thánh Chúa sau những biến cố vừa qua tại đây.
Tiếp chúng tôi, linh mục Fanxico Nguyễn Đức Đại cho biết: “Hôm nay, các giáo xứ lân cận cũng được các linh mục cử đoàn đại biểu về đây tham dự cùng giáo xứ Thái Nguyên như đã từng đồng hành và hiệp thông với chúng tôi hơn cả chục năm qua trong quá trình tìm kiếm Công lý – Sự thật và lẽ công bằng, hành trình của Giáo xứ chúng tôi những năm qua cũng đã là một quá trình gian nan và khó khăn”.
Gian nan trong hành trình đòi công lý
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, vừa qua ở giáo xứ Thái Nguyên này cũng như những nơi khác, vấn nạn đất đai, tài sản tôn giáo, nơi thờ tự bị lấn chiếm, cưỡng đoạt ngang nhiên là điều đang gây nhức nhối trong lòng giáo dân.
Nhà thờ Giáo xứ Thái Nguyên được xây dựng từ lâu đời trên một khu đất rộng rãi và quang đãng với đầy đủ nhà xứ, nhà thờ và một quãng trường rộng lớn phía trước đủ dành cho cả vạn giáo dân trong những dịp lễ lớn, trọng thể tụ hội về đây.
Trong thời gian “xây dựng Chủ nghĩa xã hội” trên miền bắc, đất đai nhà thờ bị ngang nhiên lấn chiếm. Nhà thờ đã có đơn từ đòi lại nhiều lần, nhưng vẫn như “nói với đầu gối”.
Cách đây cả chục năm, hàng đoàn giáo dân đã kéo về Hà Nội nằm kêu kiện cả tháng nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết cho đến tận bây giờ.
Khu đất phía trước nhà thờ, bên kia con đường nhựa chạy qua, giờ chỉ còn một bức tượng Trái tim Chúa Giêsu từ thời xa xưa còn đứng đó chen lẫn với một dãy nhà ở nhếch nhác kiêm quán ăn. Đằng sau bức tượng là những người đàn ông bụng béo ngồi ngả ngớn nhìn ra, những chị phụ nữ với đủ loại dụng cụ gia đình bày biện như để nói lên thái độ văn hóa của một Thành phố vốn có truyền thống lâu đời đối với nơi thờ tự của một tôn giáo lớn.
Bênh cạnh dãy nhà cấp 4 tạm bợ, có một khu đất khá đẹp đã làm nền xi măng. Theo lời giáo dân ở đây, thì mảnh đất này đã được xí phần cho một cán bộ có cỡ ở tỉnh. Nhưng khi ông ta đến xây móng làm nhà đã bị giáo dân phản đối quyết liệt nên mới còn đó, nếu không, bên cạnh bức tượng này giờ đã có công trình hoành tráng nguy nga.
Chiếc cổng vào nhà thờ đang xây dựng dở dang do khi xây dựng đã có giấy phép, nhưng rồi đang xây lại bị đình chỉ. Vì vậy mà lối vào cồng chính của Nhà thờ vẫn không có, đành đi lối tạm hai bên.
Với chiếc cổng nhà thờ thì phép tắc đến là kỹ như thế, nhưng nhà dân lấn chiếm đất nhà thờ thì cứ “vô tư” kể cả nhà nước cấp “sổ đỏ” cho họ. Vì vậy, quãng trường nhà thờ nhìn ra nay lộm nhộm cả hai dãy quán xá, café, điện thoại, cơm phở… đủ cả, trưng lên sự nhếch nhác khó coi ngay trước cổng nhà thờ. Quãng trường trước mặt nhà thờ nay tự thu hẹp lại như một bằng chứng cho việc lấn chiếm đất đai nhà thờ là không thể chối cãi.
Những tháng qua, nhiều cách hành xử của nhà cầm quyền ở đây đã gây cho giáo dân nhiều bức xúc.
Gần sát hàng rào nhà xứ bên phía phải có một con mương thoát nước rộng khoảng 2 mét là nơi thoát nước chung cho cả tổ dân phố. Tuy nhiên, Phường đã bán mảnh đất này cho một đại gia nào đó và đã được cấp sổ đỏ(?). Khi san lấp để xây dựng, họ đã cho lấp luôn con mương thoát nước này.
Chính vì vậy mà một trận mưa đổ xuống ngày 8/5/2009, cả khu vực nhà thờ thành một chiếc bể bơi, khu vực nhà xứ cũng bị nhấn chìm. Hàng rào bao quanh nhà thờ đổ sụp khoảng 30m do nước ứ đọng đột ngột, mở một lối vào tự do cho những ai không thích đi vào cổng chính, nhất là ban đêm. Con mương thoát nước của nhà thờ và cả tổ dân phố coi như xóa sổ.
Linh mục Quản xứ đã bao lần giấy tờ, lập biên bản… nhưng vẫn cứ con bài… chờ đợi cho đến ngày 28/5/2009 đã có lá đơn thứ 3. Nhưng khi chúng tôi đến, cảnh hoang tàn, đổ sập vẫn còn đó như trêu ngươi dân cư và giáo dân.
Trước tình hình đó, để chống lại những cơn mưa rừng mùa hạ có thể ập đến bất cứ lúc nào nhấn chìm một cơ sở tôn giáo, ngày 29/5/2009 Ban Giáo xứ đã hợp đồng với một số xe tải để chở đất tôn cao mặt đường đi và những nơi ngập úng.
Vậy nhưng, những chiếc xe tải vừa đổ được một xe thì như có bão, cảnh sát giao thông, công an các loại đã ập đến hiện trường bắt dừng lại. Một vài xe đã đổ đất xuống nơi tập kết trước quãng trường nhà thờ đã bị thu giấy phép lái xe tại chỗ.
Hơn thế, sau đó các loại cảnh sát, cán bộ với dùi cui gậy gộc trong tay kèm máy xúc đến để xúc đi số đất mà Ban Giáo xứ đã mua về để chống ngập. Bên cạnh đó, các cán bộ đua nhau hò hét, máy chụp ảnh, quay phim đã thi nhau hoạt động để đe dọa bà con giáo dân.
Đến nước này thì tức nước vỡ bờ, bà con giáo dân đã đồng loạt xông ra ngăn chặn, họ ngồi ngay trước mũi xe, trước lưỡi máy xúc, quyết thà chết nhất định không để bị cướp đi thành quả lao động của họ.
Cuối cùng, thì cả đám cán bộ, cảnh sát, dân phòng và những lực lượng khác cùng xe, máy xúc đã phải rút lui không kèn không trống.
Khi chúng tôi đến nơi này, trước quãng trường nhà thờ, những đống đất vẫn còn đó như chứng tích của những hi sinh và sự kiên định vững vàng của giáo dân, còn nhà xứ thì vẫn bị đe dọa ngập, hàng rào vẫn đổ, mương nước vẫn cứ tịt.
Một giáo dân bức xúc với chúng tôi: “Thật chúng tôi không thể hiểu cách làm việc của họ như vậy để nhằm mục đích gì? Có phải họ đang bộc lộ dã tâm ngâm cả nhà xứ và nhà thờ của chúng tôi trong bãi nước thải của dân cư xung quanh hay không? Việc này chính quyền không giải quyết thì ai giải quyết, chúng tôi còn phải đợi đến bao giờ? Khi nào thì đất đai của chúng tôi mới được trả lai để chúng tôi làm nơi thờ phượng?”
Chúng tôi đành… lảng, vì ai có thể trả lời được cho giáo dân này ngoài chính những người cầm quyền ở Thái Nguyên.
Buổi cầu nguyện hiệp thông với tinh thần vững mạnh
Trời tối, thánh lễ được cử hành khá muộn ngay trên quãng trường đất đá đang nham nhở, lổm chổm để thuận tiện cho những người lao động đi làm về muộn. Khoảng 4000 người đã tập trung dày đặc trước và xung quanh khu vực lễ đài sáng rực rỡ đèn và hoa.
Hàng đoàn thiếu nhi, thiếu nữ, thanh niên và cả những bậc trung niên, các cụ già hàng lối chỉnh tề, trang phục đẹp đẽ nghiêm trang tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng.
Thánh lễ Mình Máu Chúa hôm nay diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa với nhân loại, một tình yêu mãnh liệt và sâu sắc “hiến cả mạng sống của mình vì bạn hữu” . Ngài đã hi sinh bản thân mình, đã biến bánh rượu trở thành mình và máu để “ở lại với nhân loại cho mọi ngày cho đến tận thế”.
Nhình những gương mặt thân ái, những cử chỉ thân thiện của giáo dân nơi đây, chúng tôi hiểu rằng, chính họ, những giáo dân này đã diễn tả mạnh mẽ nhất, sống động nhất tình yêu của Thiên Chúa nơi trần thế bằng “Tình yêu thương của con người” như lời Chúa đã dạy “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.
Sau Thánh lễ dù đã hơi muộn, nhưng tất cả đều ở lại để tổ chức buổi cầu nguyện, đi kiệu rước mình Thánh Chúa trên khu đất của Nhà thờ. Một cuộc cầu nguyện hoành tráng, đậm sâu dấu ấn đức tin đã được tổ chức với hàng ngàn ngọn nến rực cháy trong tay và niềm tin rực cháy trong lòng người tín hữu Thái Nguyên.
Chủ đề cuộc cầu nguyện: Cầu cho Sự thật – Công lý – Hòa Bình, cầu nguyện cho đất nước, cho đồng bào Tây Nguyên và nhất là cầu cho các nhà lãnh đạo Thái Nguyên được sáng suốt, biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, biết lẽ phải, công bằng và công lý theo chuẩn mực văn minh, sớm trả lại sự công bằng cho Giáo xứ, Giáo họ và Giáo hội nói chung, nhất là trả lại những tài sản bị chiếm đoạt vô cớ.
Nghe những lời cầu nguyện cho đất nước, cho đồng bào Tây Nguyên, chúng tôi không khỏi rưng rưng xúc động khi thấy họ thể hiện Tình yêu Thiên Chúa qua sự quan tâm đến những đồng đạo, đồng bào của mình nơi xa xôi vời vợi kia.
Trời về khuya, cái nóng của ngày hè đã tạm lui, hai bên đường lộ, hàng đoàn giáo dân vẫn cầm nến cháy và hát những lời kinh Hòa bình, kêu gọi “đem chân lý vào chốn lỗi lầm” và xin được “làm khí cụ bình an của Chúa”.
Nghe những lời kinh cất lên trong đêm với cả lòng sốt mến lạ lùng và nhìn những ngọn nến hồng rực trên tay, chúng tôi tin rằng: Dù có khó khăn đến đâu, công lý, sự thật sẽ luôn luôn có sức mạnh để chiến thắng mọi sự dữ, mọi thế lực bạo tàn.
Ra về khi trời đã khuya, con đường xuôi về Hà Nội bỏ lại Thành phố Thái Nguyên sau lưng, nhưng những ấn tượng về một vùng đất, một giáo xứ đầy nhiệt thành vẫn vương vấn mãi trong chúng tôi như một giấc mơ kỳ diệu.
Chúng tôi tin rằng: Với tấm lòng nhiệt thành, kiên trung của giáo dân Thái Nguyên và sự đoàn kết vững mạnh của họ, Thiên Chúa toàn năng sẽ nhậm lời cầu của họ đêm nay.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 4 năm 2009
Thông Báo
Thông báo: Thánh lễ cầu nguyện và ghi ơn đức cố Giám Mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ
Chủng sinh và giáo dân Long Xuyên
22:47 15/06/2009
THÔNG BÁO
THÁNH LỂ CẦU NGUYỆN VÀ GHI ƠN
ĐỨC CỐ GIÁM MỤC MICAE NGUYỄN KHẮC NGỮ
NGUYÊN GIÁM MỤC TIÊN KHỞI CHÁNH TOÀ ĐIẠ PHẬN LONG XUYÊN.
Kính thưa:
Quí Linh Mục tu sỹ nam nữ gốc giáo phận Long Xuyên - các Linh muc tu sỹ thân hữu.
Quí ông bà anh chị em giáo dân hải ngoại gốc điạ phận Long Xuyên.
Quí ông bà anh chị em giáo dân hải ngoại gốc điạ phận Thái Bình.
Quí ông bà anh chị em giáo dân hải ngoại gốc điạ phận Lạng Sơn.
Quí anh em cựu chủng sinh thuộc điạ phận Long Xuyên.
Quí gia tộc đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ.
Quí thân hữu.
Để tưởng nhớ công ơn và cầu nguyện cho Đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ, vị Giám mục tiên khởi và là đại Ân nhân của điạ phận Long Xuyên, mới thất lộc tại Việt Nam thọ 100 tuổi.
Chúng tôi, Ban tổ chức, bao gồm một số giáo dân và cựu chủng sinh gốc điạ phận Long Xuyên – Xin kính mời quí cha, tu sỹ nam nữ, giáo dân gốc Long Xuyên, Thái Bình, Lạng Sơn, quí vị trong gia tộc của ĐC Micae và các thân hữu bớt chút thời giờ đến tham dự thánh lễ cầu nguyện và tỏ lòng ghi ơn Đức Cha Micae Nguyễn khắc Ngữ của chúng tôi.
Điạ điểm: Nguyện đường Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đường Singleton – San Jose – CA
Thời gian: 6 giờ chiều –thứ Sáu này – ngày 19/6/2009
Ban tổ chức chúng tôi rất mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình đến hiệp dâng thánh lể để cầu nguyện cho ĐC Micae của quí cha, quí tu sỹ nam nữ, toàn thể giáo dân gốc Long Xuyên, Thái Bình, Lạng Sơn, các cựu chủng sinh, gia tộc của ĐC Micae và quí thân hữu.
Nếu cần biết thêm chi tiết xin quí vị vui lòng gọi cho:
Anh Hải - số phone: 408-205-7965
Hoặc anh Khánh - số phone: 408-823-9146
Ban Tổ chức xin trân trọng kính mời.
Ghi chú: chúng tôi sẽ có bàn ghi ý lễ để cầu nguyện cho đức cha Micae trong ngày hôm đó.
Các ý lễ sẽ được gửi về giáo phận để giúp các cha già hưu của giáo phận.
THÁNH LỂ CẦU NGUYỆN VÀ GHI ƠN
ĐỨC CỐ GIÁM MỤC MICAE NGUYỄN KHẮC NGỮ
NGUYÊN GIÁM MỤC TIÊN KHỞI CHÁNH TOÀ ĐIẠ PHẬN LONG XUYÊN.
Kính thưa:
Quí Linh Mục tu sỹ nam nữ gốc giáo phận Long Xuyên - các Linh muc tu sỹ thân hữu.
Quí ông bà anh chị em giáo dân hải ngoại gốc điạ phận Long Xuyên.
Quí ông bà anh chị em giáo dân hải ngoại gốc điạ phận Thái Bình.
Quí ông bà anh chị em giáo dân hải ngoại gốc điạ phận Lạng Sơn.
Quí anh em cựu chủng sinh thuộc điạ phận Long Xuyên.
Quí gia tộc đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ.
Quí thân hữu.
Để tưởng nhớ công ơn và cầu nguyện cho Đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ, vị Giám mục tiên khởi và là đại Ân nhân của điạ phận Long Xuyên, mới thất lộc tại Việt Nam thọ 100 tuổi.
Chúng tôi, Ban tổ chức, bao gồm một số giáo dân và cựu chủng sinh gốc điạ phận Long Xuyên – Xin kính mời quí cha, tu sỹ nam nữ, giáo dân gốc Long Xuyên, Thái Bình, Lạng Sơn, quí vị trong gia tộc của ĐC Micae và các thân hữu bớt chút thời giờ đến tham dự thánh lễ cầu nguyện và tỏ lòng ghi ơn Đức Cha Micae Nguyễn khắc Ngữ của chúng tôi.
Điạ điểm: Nguyện đường Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đường Singleton – San Jose – CA
Thời gian: 6 giờ chiều –thứ Sáu này – ngày 19/6/2009
Ban tổ chức chúng tôi rất mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình đến hiệp dâng thánh lể để cầu nguyện cho ĐC Micae của quí cha, quí tu sỹ nam nữ, toàn thể giáo dân gốc Long Xuyên, Thái Bình, Lạng Sơn, các cựu chủng sinh, gia tộc của ĐC Micae và quí thân hữu.
Nếu cần biết thêm chi tiết xin quí vị vui lòng gọi cho:
Anh Hải - số phone: 408-205-7965
Hoặc anh Khánh - số phone: 408-823-9146
Ban Tổ chức xin trân trọng kính mời.
Ghi chú: chúng tôi sẽ có bàn ghi ý lễ để cầu nguyện cho đức cha Micae trong ngày hôm đó.
Các ý lễ sẽ được gửi về giáo phận để giúp các cha già hưu của giáo phận.
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Chuyện trên xe lửa
Trà Lũ
02:20 15/06/2009
Chuyện trên xe lửa
Tháng Sáu này làng tôi vui vẻ qúa sức. Tháng trước mừng lễ Hiền Mẫu, cả làng đã vui, tháng này có lễ Hiền Phụ, lễ mừng các ông cha, làng còn vui hơn nữa. Điểm đặc biệt năm nay là làng tôi đã tiếp rước một ông cha không phải của gia đình mà của nhà thờ. Việc này vui lắm vì có nhiều bất ngờ. Ban đầu chúng tôi định mời Cha Paolo, một người bạn thân của mọi người, nhưng rồi một ông cha khác chợt hiện ra. Ông là một ngôi sao sáng làm át cả sao Paolo.
Chắc các cụ ở xa không đoán nổi người khách qúy này đâu. Đây là một ông cha già, trên 70, đến từ miền cây đước cây bần xứ Cái Rắn, tỉnh Cà Mau. Đó là LM Ngô Phúc Hậu. Ngài đến đây do lời mời của Anh John và Chị Ba Biên Hòa. Chị Ba kể: Thật là một duyên may, tình cờ có người bạn ở Hoa Kỳ gửi cho một cuốn sách và dặn rằng nên đọc ngay vì hay vô cùng, hay cả ý hay cả lời. Anh John và tôi đều bị cuốn hút ngay trang đầu. Tác giả viết về Chúa mà ta không cảm thấy ngài có ý giảng đạo. Chúa ở trong sách là một nhân vật sinh hoạt hằng ngày với ngài. Giọng văn rất tếu. Qua những trang sách tôi nhìn ra một ông cha không sống trong nhà thờ mà sống cả ngày với người nghèo, người bệnh, người Phật Giáo, người đaọ Ông Bà, với con nít. Ngài xây cầu, đóng ghe, làm đường không phải để con nít đến nhà thờ mà để đến trường học, người đau đếnh bệnh viện. Báo chí nói VN giầu mạnh, nhà cao tầng khắp nơi, nhưng là ở các thành phố lớn cơ, chứ ở miền khỉ ho cò gáy này, nhiều gia đình vẫn còn chui rúc trong những túp lều xiêu vẹo. Ông cha này hô hào bạn bè và những người ông quen giúp làm ‘ Mái Nhà Tình Thương’. Bạn cho 500 mỹ kim thì ông cha dựng cho họ được một căn nhà, mặt trước mặt sau làm bằng xi măng và trên đầu là mái tôn, hai bên là vách lá. Căn nhà này sẽ tồn tại được 10 năm. Tính ra mỗi năm ta chỉ giúp có 50 mỹ kim mà cả một gia đình cha mẹ con cái bớt nheo nhóc. Chị Ba Biên Hoà kể: Đọc xong cuốn sách, tụi mình liên lạc với ông cha ngay, và đã giúp được mấy mái nhà, mấy thùng thưốc, mấy cái ghe. Và quen ông cha từ đấy. Nhân dịp ông Cha Cà Mau này sang Mỹ thăm bà con và cám ơn các ân nhân, bọn tôi mời luôn ông sang Canada. Ngài đi đến đâu thì bà con kéo đến đó để nghe ngài kể chuyện. Ông người Bắc mà nói đặc giọng Nam, giọng đồng bào miệt dưới. Lời ông rất đơn sơ và chân tình. Ông bảo ông chả làm chuyện gì to lớn cả. Ông chỉ theo chân Chúa, làm những việc khi xưa Chúa đã làm: yêu thương người ngoại giáo, người nghèo khổ, người bệnh tật, người tội lỗi và nhi đồng. Miệng nói bác ái mà không chứng minh bằng việc làm là nói dối.
Ông ODP tiếp lời Chị Ba: Ông Cha Cà Mau này giống hệt như ông Cha Nguyễn Văn Đông đi thăm nuôi người cùi bị bỏ rơi trong rừng Kontum, giống hệt như ông Cha Trần Sĩ Tín đã 40 năm giúp người Thượng ở cao nguyên. Ông Cha Sĩ kể cho bạn bè: Người Thượng vốn đã nghèo nay càng ngày càng nghèo thêm. Vấn đề chưa hẳn là truyền giáo mà là giúp họ sống còn. Hằng ngày tôi giáp mặt với những trẻ em mồ côi. Các em chẳng được nuôi dưỡng chẳng được học hành. Nếu không cưu mang các em nhất là các bé sơ sinh thì nhất định các em sẽ chết. Người Jrai vì nghèo đói qúa nên quen chôn sống các bé mới sinh ra hay giết một trong hai em sinh đôi vì nghĩ như vậy là tốt.
Chuyện mấy ông cha nhà thờ đưa các cụ đi xa mất rồi. Bây giờ xin kể chuyện mấy ông cha gia đình. Phe các bà đã làm một đại tiệc mừng lễ các người cha. Phe liền ông chúng tôi sung sướng hết sức. Nào bún chả Hà Nội của Cụ B.95, nào bánh canh giò heo của chị Ba Biên Hòa, nào bánh nậm của hai cô Huế, nào rượu đế của vợ ông ODP. Bữa ăn thật là ồn ào náo nhiệt. Vì được ăn ngon vì được uống rượu, bữa nay phe liền ông tự nhiên nổi hứng biến thành các văn nhân thi sĩ, mới ghê chứ. Khi Cụ B.95 hỏi anh John về những điều đặc sắc trong văn hóa VN thì anh John đã nói một hơi, rất hùng hồn, những lời anh nói như đã chứa sẵn trong bụng từ lâu. Anh John nói về những kỷ lục của VN mà không nước nào có được, như sau:
- Bà mẹ sinh nhiều con nhất thế giới: Bà Âu Cơ. 100 con..
- Người đầu tiên lên tới mặt trăng và hiện còn ở trên mặt trăng: Chú Cuội.
- Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới: Con ngựa sắt bay lên trời của Thánh Gióng.
- Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Phù Đổng Thiên Vương.
- Vị nữ quốc trưởng kiêm tổng tư lệnh quân đội đầu tiên trên thế giới: Bà Trưng.
- Người đàn ông đầu tiên trên thế giới có sữa cho con bú: Ông Thọ.
- Vụ ly thân và ly dị đầu tiên trên thế giới: Ông Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ.. .
Các cụ đã thấy cái anh John của làng tôi hóm hỉnh chưa ? Cô Huế Cao Xuân vỗ tay hồi lâu rồi cất tiếng: Mình học sử từ bé, học đi học lại thế mà có bao giờ nhìn ra những kỷ lục này đâu ! Phục anh quá !
Rồi anh John quay vào bồ chữ ODP xin nghe chuyện. Ông ODP lắc đầu vì cho rằng mình gìa, không còn bén nhậy và đầu óc không còn trẻ trung. Anh H.O. bèn lên tiếng ngay: Bác chưa hề già. Tôi mới đọc được một bài thơ ‘ Ai dám bảo tôi già ?’ của thi sĩ Trương Ngọc Thạch đăng trong tuyển tập ‘Đồng Tâm 8’ ở Houston. Bài này khá vui, xin đọc tặng Bác ODP và cả làng:
Năm nay tôi tuổi sáu lăm
An sinh xã hội, đơn làm hôm qua
Sáu lăm, bạn tưởng tôi già ?
Coi chừng, nhiều kẻ cho rằng bạn sai
Trước tiên phải kể tóc tai
Tôi nhuộm đen giống hai mươi xuân thì
Họa hoằn đôi lúc quên đi
Chân tóc ngả trắng, nhuộm thì đen ngay
Tôi nghe bằng máy đeo tai
Máy này nhỏ xíu ai mà thấy đâu
Cườm khô mắt mổ đã lâu
Tôi không phải hỏi ‘ kính đâu ?’ suốt ngày
Mi sụp cắt kéo lên ngay
Tattoo đậm nét chân mày cong veo
Mí mắt gắn bộ lông nheo
Mũi nâng đúng kiểu theo người Phương Tây
Da mặt căng tận mang tai
Không còn xếp lớp phủ dài trán nhăn
Đồi mồi nhiều nếp lăn tăn
Mỹ viện đốt sạch bào phăng đi rồi
Hàm răng gẫy rụng một thời
Nay thay bộ giả mãn đời êm xuôi
Má hồng son đỏ viền môi
Người quen khi gặp khen tôi trẻ hoài
Người lạ hỏi: Chị bốn mươi ?
Tôi không đáp lại, chỉ cười làm duyên
Cười lộ má lúm đồng tiền
Hàm răng trắng mịn đảo điên lắm chàng
Nhờ bạn kiểm chứng đàng hoàng
Người tôi như vậy sao mang tiếng già ?
Đọc xong bài thơ rồi anh H.O. bình luận: Trên đây là bài thơ ca tụng tuổi cao niên các bà. Còn phe liền ông chúng tôi thì xin dùng câu ca dao lục bát mà tôi đã đọc cho làng nghe cuối năm ngoái, chỉ hai câu thôi nha mà đã nói lên hết được cái hùng tráng của phe liền ông:
Già thì già tóc già râu
Riêng về cái ấy còn lâu mới già
Các cụ còn nhớ chuyện gay cấn bữa đó chứ ? Hôm đó các bà nghe xong liền la lớn tiếng là câu thơ tục qúa, đến khi anh H.O. cắt nghĩa ‘cái ấy’ là trái tim, là tiếng cười thì các bà im re vì không cãi lại được.
Rồi cụ Chánh tiên chỉ làng lên tiếng: Hôm nay ngày lễ Hiền Phụ mà chưa thấy các bà đọc diễn văn chúc mừng các ông là thế nào ?
Chị Ba Biên Hoà thưa: Xin có ngay đây. Sở dĩ chưa có diễn văn chúc mừng qúy ông là vì phe chúng tôi còn tranh luận để chọn người đại diện. Đáng lẽ cụ B.95 phải đọc nhưng cụ cứ viện lẽ tuổi tác và gốc nhà quê. Cuối cùng phái yếu chúng tôi đã bỏ phiếu và tôi được tín nhiệm. Vậy xin mở đầu như thế này: Tôi có rất nhiều chuyện chúc tụng người cha, tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Tây Ban Nha, đủ hết. Đang khi loay hoay kén chọn tài liệu để viết diễn văn thì bất ngờ tôi đọc được một chuyện nhỏ đăng trên báo tiếng Việt. Chuyện nhỏ mà nó làm tôi cảm động nên tôi cho là hay nhất. Chuyện kể hai cha con nhà nghèo đi ăn phở. Người cha vừa già vừa mù loà. Người con chắt chiu mãi mới đủ tiền đưa cha đi tiệm. Không biết ai là tác giả vì bài xuất hiện trên liên mạng internet. Xin tạ lỗi cùng tác giả. Xin cho phép tôi viết lại. Chủ hiệu phở là vai chính, đại ý ông kể như sau:
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi rồi nói to: Xin cho hai tô phở bò lớn. Tôi đang định viết vào tờ giấy ghi ‘order’ thì cậu ta hướng về phía tôi rồi nháy mắt và xua xua tay. Cậu ta nhoẻn miệng cười rồi chỉ vào bảng gía tiền trên cao, ra dấu là chỉ một tô phở có thịt, tô kia thì không. Nhìn cậu ta, nhìn ông già, rồi nhìn y phục thì tôi hiểu ra. À, hóa ra cậu ta gọi 2 tô phở bò to tiếng là cốt để cho ông già nghe thấy, chứ thực ra chỉ một tô có thịt thôi, còn tô kia là phở chay. Chắc không đủ tiền. Tôi liền cười, tỏ ra hiểu ý. Và hai tô phở được bưng ra. Người cha dùng đôi đũa dò dẫm bát phở. Mãi lâu ông mới gắp trúng miếng thịt. Ông vội vàng bỏ miếng thịt đó vào bát người con. Vừa bỏ thịt vào bát cho con ông vừa nói: Ăn đi con, con ăn thêm một chút cho đủ sức mà học, kỳ thi sắp tới rồi đó. Người con cứ để cho người cha gắp thịt sang tô của mình rồi lén gắp hết trở lại tô người cha. Ông già mắt lòa nên đâu có biết. Cứ gắp qua gắp lại như vậy. Gắp một hồi rồi người cha lên tiếng: cái nhà hàng này thật là tốt, một bát phở mà bao nhiêu là thịt. Nhìn tô phở lèo tèo vài miếng thịt thái mỏng, tôi cảm thấy có lỗi trong lòng. Rồi người con lên tiếng: Cha ơi, cha ăn phở đi kẻo nguội. Bát phở của con đầy ắp thịt rồi đây này. Bấy giờ người cha mới bắt đầu ăn. Tôi nhìn quanh thì không phải chỉ mình tôi quan sát cha con ông già, mà hầu như mọi ngươi trong quán đều theo rõi. Tiếng ông già nói to nên đã làm mọi người để ý. Ai cũng xúc động.
Ý chuyện hay qúa chứ. Ôi lòng người cha ! Ôi lòng người con !
Nghe xong thì Cụ B.95 lên tiếng: Chuyện này chắc xảy ra lâu rồi ở VN, vì tô phở đắt lắm và qúy lắm, không phải ai cũng có tiền để ăn.
Thấy ai cũng thích câu chuyện hai cha con nhà nghèo ăn phở, chị Ba Biên Hoà tỏ ra sung sướng. Và như được đà, chị vừa cười vừa kể sang một chuyện khác. Rằng cũng trong tờ báo tiếng Việt đó, chị thấy có một bài tếu. Chuyện không phải để tôn vinh các ông nhưng là để khen cái lém qúa quắt của các ông. Rằng một bà vợ kia biết được chồng có bồ nhí, và đã phán xét chồng. Anh chồng này cũng gớm lắm, cãi lại, giọng rất hùng biện mới khiếp chứ. Đây là lời anh chồng vừa chống chế vừa nói khích lòng tự ái của vợ:
- Nhà em ở rộng thênh thang, nơi nó ở có mấy chục thước vuông à ! Em chấp nó làm gì !
- Em ở với anh cả đời, lâu lâu nó mới ở với anh chỉ có mấy tiếng à. Em chấp nó làm gì !
-Tiền lương hàng tháng anh đưa em cả mớ, nó chỉ được vài tờ à. Em chấp nó làm gì !
- Quần áo em cả trăm bộ, nó chả có bộ nào, lơ thơ vài cái áo mỏng. Em chấp nó làm gì !
-Về tuổi tác, em là bậc mệnh phụ, nó là đồ con nít. Em chấp nó làm gì !
Vợ ông ODP nghe đến đây liền phát biểu: Chả biết các chị thế nào, chứ nếu chồng tôi có mèo mà còn dám nói những lời chạy tội như trên thì chết với tôi. Nói như vậy là đổ dầu vào lửa. Tôi chả thèm chấp, tôi chỉ xé xác nó ra, muốn đến đâu thì đến.
Mọi người nhìn ông ODP rồi cười ầm. Ông cũng cười rồi trả lời bà xã: Vợ là cơm, ta ăn cơm hàng ngày, còn bồ nhí là phở, lâu lâu bà cũng phải cho tôi đi ăn phở một bữa chứ. Chị Ba Biên Hoà nói nhỏ với hai cô Huế: Bác ODP này ngày xưa là nhà binh, đóng quân mọi vùng chiến thuật, lại tài hoa như vậy, làm sao lại không có mèo.
Anh H.O. xưa kia là thuộc cấp của ông ODP liền đáp ngay: Bà vợ ông khôn và ngoan vô cùng. Ông đóng quân đâu là bà cắm trại ngay đó. Ha ha, chuyện đóng quân của ông, chuyện màng lưới trinh sát của bà, dài lắm. Xin để một ngày đẹp trời, tôi sẽ tìm cách phỏng vấn riêng ông. Tôi sẽ hỏi nhỏ ông ở quán cà phê buổi sáng.
Các cụ còn nhớ phe liền ông chúng tôi lập ra cái club đi bộ, sáng nào cũng vậy, đi bộ nửa giờ rồi điểm hẹn là quán cà phê của dân bản xứ không. Quán Starbucks ấy mà. Nơi đây, vừa uống cà phê vừa nói chuyện thả dàn. Phe các bà không nghe được, phe khách da trắng trong quán chẳng hiểu gì. Tha hồ nói. Sướng lắm. Về già mà có mấy người bạn già thân thiết để tâm sự, đó là một trong những điều hạnh phúc nhất trên đời. Bạn già cũng như rượu ngon lâu năm, quý lắm thay.
Trong buổi uống cà phê sáng hôm qua, chúng tôi đã nói đủ thứ chuyện. Riêng ông ODP hóm hỉnh kể một chuyện quê nhà mà tôi cho là khá hay. Rằng trong việc đặt tên mới cho nhiều miền đất nước, cái lối ghép tên đôi khi nghe cũng rất êm tai. Chẳng hạn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, ba địa danh này thu nhỏ lại thành ‘Bình Trị Thiên’, nghe cũng được qúa chứ. Chẳng hạn hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, ghép ngắn lại thành ‘Phú Khánh’, nghe cũng được qúa chứ. Ấy thế nhưng mà ba tỉnh sau đây khi thu nhỏ lại, thu cách nào thì nghe cũng không lọt tai. Ba tỉnh ấy là Kontum, Pleiku, Đắc Lắc. Ghép lại nha: Kon-ku-lắc, Ku-kon-lắc, Lắc-kon-ku. . .
Đó là chuyện quán cà phê. Xin trở lại chuyện làng mừng lễ các người cha. Chị Ba Biên Hòa chưa đọc hết diễn văn. Chị đúng là cô giáo, dân có học, nói có sách, luận có chứng, đâu ra đấy. Chị nói tiếp: Năm nay là năm con trâu. Mấy ông mang tuổi trâu đa số là thứ dữ. Kìa ông Napoléon sinh năm Kỷ Sửu 15-8-1769 là một nhân vật lừng danh của nước Pháp. 120 năm sau, hai lục thập hoa giáp, ông Hitler ra đời năm Kỷ Sửu 20-4-1889. Hitler là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới. 120 năm sau, cũng hai lục thập hoa giáp, ông Obama của Hoa Kỳ ra đời năm Kỷ Sửu 4-8-1961. Ông Obama thì sao đây ? Obama sẽ đưa nước Mỹ và thế giới đi về đâu, chưa ai biết được. Đó là những chuyện lớn trong thiên hạ. Xin nói chuyện nhỏ ở quê mình. Xin nói chuyện ông Bùi Giáng, một thiên tài về thơ, một siêu nhân triết gia. Chuyện kể rằng sau 30.4.1975, một bữa ông đi lang thang ở chợ trời Saigon, tiện tay ông lượm một cái guidon xe đạp và đi luôn. Bà bán hàng rối rít chạy theo la um xùm. Bùi Giáng liền trả lại cái guidon rồi nói: Mất một cái guidon mà la om xòm trời đất, còn mất cả nước thì nín khe !
Lời Bùi Giáng nghe mà thấm thía, phải không các cụ ? Trường Sa và Hoàng Sa coi như bị chiếm, mỏ bô xít ở Tây Nguyên coi như sắp mất, mà chính quyền Hà Nội vẫn nín khe. Ông Buì Giáng ơi, ông đâu rồi, lời của ông có thần, ai cũng đang chờ ông lên tiếng. Ông ở thế giới bên kia rồi ư, ông cũng có cách lên tiếng chứ.
Chị Ba xin chấm dứt diễn văn ở đây. Phe các bà vỗ tay và khen vị đại diện nức nở. Rồi các bà xin nghe chuyện thời sự trong tháng. Anh John được mời lên diễn đàn. Anh vào đề ngay, nghề và nghiệp của chàng mà.
Tin nổi cộm là trong tháng Năm, một nhóm người Tamil biểu tình ầm ĩ ở Toronto. Họ cản trở cả xa lộ dẫn vào thành phố. Mục đích là để người Canada chúng ta chú ý tới cảnh chiến đấu tuyệt vọng của phe kháng chiến Hổ Tamil ở quê nhà Sri Lanka. Mấy ngày sau thì có tin quân đội Sri Lanka đã hạ sát được lãnh tụ Tamil và đã dẹp tan nhóm phản loạn. Người Tamil bẽ bàng rút vào bóng tối.
Tin thứ hai là Canada vẽ lại bản đồ mạn bắc. Xưa nay bản đồ Canada chỉ vẽ biên giới phía bắc ăn tới bắc cực là hết. Nay Canada vừa cộng tác với Đan Mạch công bố bản đồ quốc gia, phía bắc Canada chạy qua bắc Cực và ăn lan vào đất Nga. Canada đã căn cứ vào thềm lục địa. Canada đã theo gương Đan Mạch. Các cụ biết Đan Mạch là chủ nhân hải đảo Greenland tiếp giáp bắc cực, ở cạnh sườn phía đông của Canada. Đan Mạch đã vẽ bản đồ vượt qua bắc cực. Chưa nghe Nga sẽ phản ứng ra sao. Ngày xưa thời còn chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn sợ quân Nga Xô bò qua bắc cực tiến xuống phía nam, băng qua Canada để tấn công vào nước Mỹ. Nay thì Canada cũng theo con đường ấy, đi ngược vào đất Nga. Chuyện này nghe buồn cười, phải không các cụ. Canada định bành trướng lãnh thổ, tiến sang chiếm đất Nga. Ha ha.
Nhân nói tới mạn bắc, xin nói tới người Da Đỏ Inuit của Canada. Những người này ngày xưa phe da trắng thường gọi họ là người Eskimo. Họ giận lắm vì họ ghét cái tên này. Eskimo là tiếng Da Đỏ có nghĩa là ‘bọn ăn thịt sống’. Người Da Đỏ cãi: Chúng tôi ăn thịt sống hồi nào? Rõ ràng chúng tôi có bếp lửa, có nấu chín thịt rõ ràng. Đa số người Inuit sống ở những miền tiếp giáp bắc cực, đời sống rất thấp so với người Canada da trắng phía nam. Vừa đây bà Toàn Quyền Michaelle Jean đề nghị chính phủ nên cho lập một viện đại học miền bắc cực này để người Da Đỏ có cơ hội thăng tiến. Dư luận chung ở Canada đều cho việc này rất hợp lý và công bằng.
Cuối bữa ăn, Cụ Chánh được mời nói lời cám ơn phe các bà đã chúc mừng lễ Hiền Phụ. Cụ Chánh nói ngay. Rằng đầu bữa chúng ta nói tới chuyện 3 ông cha của nhà thờ, Cha Đông, Cha Tín và Cha Hậu. Nhân nói tới ông cha nhà thờ thì lão nghĩ ngay tới đời sống tâm linh, đời sống tôn giáo. Ai cũng cần có đời sống tâm linh. Con người có xác, có trí và có hồn. Thiếu một thì đời sống không quân bình, không hạnh phúc. Lão chợt nhớ tới câu chuyện ngày xưa ở bên Pháp. Bữa đó trên chuyến xe lửa Lyon-Paris trong một toa tàu chỉ có một cậu thanh niên và một ông già. Ông già thì dáng dấp xuề xòa nhà quê, còn cậu thanh niên thì ăn mặc diêm dúa bộ mặt kênh kiệu. Cậu thấy ông già tay lần chuỗi miệng lâm râm đọc kinh thì tỏ ra khinh rẻ và khó chịu. Chàng nói với ông già: Thời buổi khoa học tiến bộ như thế này mà cụ còn mê tín dị đoan đọc kinh nữa sao ? Ông già hỏi lại: Vậy chớ bây giờ ta không cần tin có Thượng Đế nữa sao ? Cậu thanh niên đáp ngay: Không cần ! Bây giờ là thời đại thực nghiệm, mọi sự đều phải chứng nghiệm. Cụ không nghe nói về những phát minh lừng danh của khoa học gia nổi tiếng Louis Pasteur sao ? Ông già gật đầu, rồi miệng lại lâm râm đọc kinh. Khi tới Paris, cậu thanh niên trao cho ông già một tấm danh thiếp và nói: Tôi là sinh viên y khoa năm thứ ba. Cụ cần giúp đỡ hay cần hiểu biết gì thêm xin cứ liên lạc với tôi. À, mà tên cụ là gì ?
Ông già khiêm tốn đáp: Tôi là Pasteur, Louis Pasteur.
Tháng Sáu này làng tôi vui vẻ qúa sức. Tháng trước mừng lễ Hiền Mẫu, cả làng đã vui, tháng này có lễ Hiền Phụ, lễ mừng các ông cha, làng còn vui hơn nữa. Điểm đặc biệt năm nay là làng tôi đã tiếp rước một ông cha không phải của gia đình mà của nhà thờ. Việc này vui lắm vì có nhiều bất ngờ. Ban đầu chúng tôi định mời Cha Paolo, một người bạn thân của mọi người, nhưng rồi một ông cha khác chợt hiện ra. Ông là một ngôi sao sáng làm át cả sao Paolo.
Chắc các cụ ở xa không đoán nổi người khách qúy này đâu. Đây là một ông cha già, trên 70, đến từ miền cây đước cây bần xứ Cái Rắn, tỉnh Cà Mau. Đó là LM Ngô Phúc Hậu. Ngài đến đây do lời mời của Anh John và Chị Ba Biên Hòa. Chị Ba kể: Thật là một duyên may, tình cờ có người bạn ở Hoa Kỳ gửi cho một cuốn sách và dặn rằng nên đọc ngay vì hay vô cùng, hay cả ý hay cả lời. Anh John và tôi đều bị cuốn hút ngay trang đầu. Tác giả viết về Chúa mà ta không cảm thấy ngài có ý giảng đạo. Chúa ở trong sách là một nhân vật sinh hoạt hằng ngày với ngài. Giọng văn rất tếu. Qua những trang sách tôi nhìn ra một ông cha không sống trong nhà thờ mà sống cả ngày với người nghèo, người bệnh, người Phật Giáo, người đaọ Ông Bà, với con nít. Ngài xây cầu, đóng ghe, làm đường không phải để con nít đến nhà thờ mà để đến trường học, người đau đếnh bệnh viện. Báo chí nói VN giầu mạnh, nhà cao tầng khắp nơi, nhưng là ở các thành phố lớn cơ, chứ ở miền khỉ ho cò gáy này, nhiều gia đình vẫn còn chui rúc trong những túp lều xiêu vẹo. Ông cha này hô hào bạn bè và những người ông quen giúp làm ‘ Mái Nhà Tình Thương’. Bạn cho 500 mỹ kim thì ông cha dựng cho họ được một căn nhà, mặt trước mặt sau làm bằng xi măng và trên đầu là mái tôn, hai bên là vách lá. Căn nhà này sẽ tồn tại được 10 năm. Tính ra mỗi năm ta chỉ giúp có 50 mỹ kim mà cả một gia đình cha mẹ con cái bớt nheo nhóc. Chị Ba Biên Hoà kể: Đọc xong cuốn sách, tụi mình liên lạc với ông cha ngay, và đã giúp được mấy mái nhà, mấy thùng thưốc, mấy cái ghe. Và quen ông cha từ đấy. Nhân dịp ông Cha Cà Mau này sang Mỹ thăm bà con và cám ơn các ân nhân, bọn tôi mời luôn ông sang Canada. Ngài đi đến đâu thì bà con kéo đến đó để nghe ngài kể chuyện. Ông người Bắc mà nói đặc giọng Nam, giọng đồng bào miệt dưới. Lời ông rất đơn sơ và chân tình. Ông bảo ông chả làm chuyện gì to lớn cả. Ông chỉ theo chân Chúa, làm những việc khi xưa Chúa đã làm: yêu thương người ngoại giáo, người nghèo khổ, người bệnh tật, người tội lỗi và nhi đồng. Miệng nói bác ái mà không chứng minh bằng việc làm là nói dối.
Ông ODP tiếp lời Chị Ba: Ông Cha Cà Mau này giống hệt như ông Cha Nguyễn Văn Đông đi thăm nuôi người cùi bị bỏ rơi trong rừng Kontum, giống hệt như ông Cha Trần Sĩ Tín đã 40 năm giúp người Thượng ở cao nguyên. Ông Cha Sĩ kể cho bạn bè: Người Thượng vốn đã nghèo nay càng ngày càng nghèo thêm. Vấn đề chưa hẳn là truyền giáo mà là giúp họ sống còn. Hằng ngày tôi giáp mặt với những trẻ em mồ côi. Các em chẳng được nuôi dưỡng chẳng được học hành. Nếu không cưu mang các em nhất là các bé sơ sinh thì nhất định các em sẽ chết. Người Jrai vì nghèo đói qúa nên quen chôn sống các bé mới sinh ra hay giết một trong hai em sinh đôi vì nghĩ như vậy là tốt.
Chuyện mấy ông cha nhà thờ đưa các cụ đi xa mất rồi. Bây giờ xin kể chuyện mấy ông cha gia đình. Phe các bà đã làm một đại tiệc mừng lễ các người cha. Phe liền ông chúng tôi sung sướng hết sức. Nào bún chả Hà Nội của Cụ B.95, nào bánh canh giò heo của chị Ba Biên Hòa, nào bánh nậm của hai cô Huế, nào rượu đế của vợ ông ODP. Bữa ăn thật là ồn ào náo nhiệt. Vì được ăn ngon vì được uống rượu, bữa nay phe liền ông tự nhiên nổi hứng biến thành các văn nhân thi sĩ, mới ghê chứ. Khi Cụ B.95 hỏi anh John về những điều đặc sắc trong văn hóa VN thì anh John đã nói một hơi, rất hùng hồn, những lời anh nói như đã chứa sẵn trong bụng từ lâu. Anh John nói về những kỷ lục của VN mà không nước nào có được, như sau:
- Bà mẹ sinh nhiều con nhất thế giới: Bà Âu Cơ. 100 con..
- Người đầu tiên lên tới mặt trăng và hiện còn ở trên mặt trăng: Chú Cuội.
- Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới: Con ngựa sắt bay lên trời của Thánh Gióng.
- Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Phù Đổng Thiên Vương.
- Vị nữ quốc trưởng kiêm tổng tư lệnh quân đội đầu tiên trên thế giới: Bà Trưng.
- Người đàn ông đầu tiên trên thế giới có sữa cho con bú: Ông Thọ.
- Vụ ly thân và ly dị đầu tiên trên thế giới: Ông Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ.. .
Các cụ đã thấy cái anh John của làng tôi hóm hỉnh chưa ? Cô Huế Cao Xuân vỗ tay hồi lâu rồi cất tiếng: Mình học sử từ bé, học đi học lại thế mà có bao giờ nhìn ra những kỷ lục này đâu ! Phục anh quá !
Rồi anh John quay vào bồ chữ ODP xin nghe chuyện. Ông ODP lắc đầu vì cho rằng mình gìa, không còn bén nhậy và đầu óc không còn trẻ trung. Anh H.O. bèn lên tiếng ngay: Bác chưa hề già. Tôi mới đọc được một bài thơ ‘ Ai dám bảo tôi già ?’ của thi sĩ Trương Ngọc Thạch đăng trong tuyển tập ‘Đồng Tâm 8’ ở Houston. Bài này khá vui, xin đọc tặng Bác ODP và cả làng:
Năm nay tôi tuổi sáu lăm
An sinh xã hội, đơn làm hôm qua
Sáu lăm, bạn tưởng tôi già ?
Coi chừng, nhiều kẻ cho rằng bạn sai
Trước tiên phải kể tóc tai
Tôi nhuộm đen giống hai mươi xuân thì
Họa hoằn đôi lúc quên đi
Chân tóc ngả trắng, nhuộm thì đen ngay
Tôi nghe bằng máy đeo tai
Máy này nhỏ xíu ai mà thấy đâu
Cườm khô mắt mổ đã lâu
Tôi không phải hỏi ‘ kính đâu ?’ suốt ngày
Mi sụp cắt kéo lên ngay
Tattoo đậm nét chân mày cong veo
Mí mắt gắn bộ lông nheo
Mũi nâng đúng kiểu theo người Phương Tây
Da mặt căng tận mang tai
Không còn xếp lớp phủ dài trán nhăn
Đồi mồi nhiều nếp lăn tăn
Mỹ viện đốt sạch bào phăng đi rồi
Hàm răng gẫy rụng một thời
Nay thay bộ giả mãn đời êm xuôi
Má hồng son đỏ viền môi
Người quen khi gặp khen tôi trẻ hoài
Người lạ hỏi: Chị bốn mươi ?
Tôi không đáp lại, chỉ cười làm duyên
Cười lộ má lúm đồng tiền
Hàm răng trắng mịn đảo điên lắm chàng
Nhờ bạn kiểm chứng đàng hoàng
Người tôi như vậy sao mang tiếng già ?
Đọc xong bài thơ rồi anh H.O. bình luận: Trên đây là bài thơ ca tụng tuổi cao niên các bà. Còn phe liền ông chúng tôi thì xin dùng câu ca dao lục bát mà tôi đã đọc cho làng nghe cuối năm ngoái, chỉ hai câu thôi nha mà đã nói lên hết được cái hùng tráng của phe liền ông:
Già thì già tóc già râu
Riêng về cái ấy còn lâu mới già
Các cụ còn nhớ chuyện gay cấn bữa đó chứ ? Hôm đó các bà nghe xong liền la lớn tiếng là câu thơ tục qúa, đến khi anh H.O. cắt nghĩa ‘cái ấy’ là trái tim, là tiếng cười thì các bà im re vì không cãi lại được.
Rồi cụ Chánh tiên chỉ làng lên tiếng: Hôm nay ngày lễ Hiền Phụ mà chưa thấy các bà đọc diễn văn chúc mừng các ông là thế nào ?
Chị Ba Biên Hoà thưa: Xin có ngay đây. Sở dĩ chưa có diễn văn chúc mừng qúy ông là vì phe chúng tôi còn tranh luận để chọn người đại diện. Đáng lẽ cụ B.95 phải đọc nhưng cụ cứ viện lẽ tuổi tác và gốc nhà quê. Cuối cùng phái yếu chúng tôi đã bỏ phiếu và tôi được tín nhiệm. Vậy xin mở đầu như thế này: Tôi có rất nhiều chuyện chúc tụng người cha, tiếng Anh tiếng Pháp tiếng Tây Ban Nha, đủ hết. Đang khi loay hoay kén chọn tài liệu để viết diễn văn thì bất ngờ tôi đọc được một chuyện nhỏ đăng trên báo tiếng Việt. Chuyện nhỏ mà nó làm tôi cảm động nên tôi cho là hay nhất. Chuyện kể hai cha con nhà nghèo đi ăn phở. Người cha vừa già vừa mù loà. Người con chắt chiu mãi mới đủ tiền đưa cha đi tiệm. Không biết ai là tác giả vì bài xuất hiện trên liên mạng internet. Xin tạ lỗi cùng tác giả. Xin cho phép tôi viết lại. Chủ hiệu phở là vai chính, đại ý ông kể như sau:
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi rồi nói to: Xin cho hai tô phở bò lớn. Tôi đang định viết vào tờ giấy ghi ‘order’ thì cậu ta hướng về phía tôi rồi nháy mắt và xua xua tay. Cậu ta nhoẻn miệng cười rồi chỉ vào bảng gía tiền trên cao, ra dấu là chỉ một tô phở có thịt, tô kia thì không. Nhìn cậu ta, nhìn ông già, rồi nhìn y phục thì tôi hiểu ra. À, hóa ra cậu ta gọi 2 tô phở bò to tiếng là cốt để cho ông già nghe thấy, chứ thực ra chỉ một tô có thịt thôi, còn tô kia là phở chay. Chắc không đủ tiền. Tôi liền cười, tỏ ra hiểu ý. Và hai tô phở được bưng ra. Người cha dùng đôi đũa dò dẫm bát phở. Mãi lâu ông mới gắp trúng miếng thịt. Ông vội vàng bỏ miếng thịt đó vào bát người con. Vừa bỏ thịt vào bát cho con ông vừa nói: Ăn đi con, con ăn thêm một chút cho đủ sức mà học, kỳ thi sắp tới rồi đó. Người con cứ để cho người cha gắp thịt sang tô của mình rồi lén gắp hết trở lại tô người cha. Ông già mắt lòa nên đâu có biết. Cứ gắp qua gắp lại như vậy. Gắp một hồi rồi người cha lên tiếng: cái nhà hàng này thật là tốt, một bát phở mà bao nhiêu là thịt. Nhìn tô phở lèo tèo vài miếng thịt thái mỏng, tôi cảm thấy có lỗi trong lòng. Rồi người con lên tiếng: Cha ơi, cha ăn phở đi kẻo nguội. Bát phở của con đầy ắp thịt rồi đây này. Bấy giờ người cha mới bắt đầu ăn. Tôi nhìn quanh thì không phải chỉ mình tôi quan sát cha con ông già, mà hầu như mọi ngươi trong quán đều theo rõi. Tiếng ông già nói to nên đã làm mọi người để ý. Ai cũng xúc động.
Ý chuyện hay qúa chứ. Ôi lòng người cha ! Ôi lòng người con !
Nghe xong thì Cụ B.95 lên tiếng: Chuyện này chắc xảy ra lâu rồi ở VN, vì tô phở đắt lắm và qúy lắm, không phải ai cũng có tiền để ăn.
Thấy ai cũng thích câu chuyện hai cha con nhà nghèo ăn phở, chị Ba Biên Hoà tỏ ra sung sướng. Và như được đà, chị vừa cười vừa kể sang một chuyện khác. Rằng cũng trong tờ báo tiếng Việt đó, chị thấy có một bài tếu. Chuyện không phải để tôn vinh các ông nhưng là để khen cái lém qúa quắt của các ông. Rằng một bà vợ kia biết được chồng có bồ nhí, và đã phán xét chồng. Anh chồng này cũng gớm lắm, cãi lại, giọng rất hùng biện mới khiếp chứ. Đây là lời anh chồng vừa chống chế vừa nói khích lòng tự ái của vợ:
- Nhà em ở rộng thênh thang, nơi nó ở có mấy chục thước vuông à ! Em chấp nó làm gì !
- Em ở với anh cả đời, lâu lâu nó mới ở với anh chỉ có mấy tiếng à. Em chấp nó làm gì !
-Tiền lương hàng tháng anh đưa em cả mớ, nó chỉ được vài tờ à. Em chấp nó làm gì !
- Quần áo em cả trăm bộ, nó chả có bộ nào, lơ thơ vài cái áo mỏng. Em chấp nó làm gì !
-Về tuổi tác, em là bậc mệnh phụ, nó là đồ con nít. Em chấp nó làm gì !
Vợ ông ODP nghe đến đây liền phát biểu: Chả biết các chị thế nào, chứ nếu chồng tôi có mèo mà còn dám nói những lời chạy tội như trên thì chết với tôi. Nói như vậy là đổ dầu vào lửa. Tôi chả thèm chấp, tôi chỉ xé xác nó ra, muốn đến đâu thì đến.
Mọi người nhìn ông ODP rồi cười ầm. Ông cũng cười rồi trả lời bà xã: Vợ là cơm, ta ăn cơm hàng ngày, còn bồ nhí là phở, lâu lâu bà cũng phải cho tôi đi ăn phở một bữa chứ. Chị Ba Biên Hoà nói nhỏ với hai cô Huế: Bác ODP này ngày xưa là nhà binh, đóng quân mọi vùng chiến thuật, lại tài hoa như vậy, làm sao lại không có mèo.
Anh H.O. xưa kia là thuộc cấp của ông ODP liền đáp ngay: Bà vợ ông khôn và ngoan vô cùng. Ông đóng quân đâu là bà cắm trại ngay đó. Ha ha, chuyện đóng quân của ông, chuyện màng lưới trinh sát của bà, dài lắm. Xin để một ngày đẹp trời, tôi sẽ tìm cách phỏng vấn riêng ông. Tôi sẽ hỏi nhỏ ông ở quán cà phê buổi sáng.
Các cụ còn nhớ phe liền ông chúng tôi lập ra cái club đi bộ, sáng nào cũng vậy, đi bộ nửa giờ rồi điểm hẹn là quán cà phê của dân bản xứ không. Quán Starbucks ấy mà. Nơi đây, vừa uống cà phê vừa nói chuyện thả dàn. Phe các bà không nghe được, phe khách da trắng trong quán chẳng hiểu gì. Tha hồ nói. Sướng lắm. Về già mà có mấy người bạn già thân thiết để tâm sự, đó là một trong những điều hạnh phúc nhất trên đời. Bạn già cũng như rượu ngon lâu năm, quý lắm thay.
Trong buổi uống cà phê sáng hôm qua, chúng tôi đã nói đủ thứ chuyện. Riêng ông ODP hóm hỉnh kể một chuyện quê nhà mà tôi cho là khá hay. Rằng trong việc đặt tên mới cho nhiều miền đất nước, cái lối ghép tên đôi khi nghe cũng rất êm tai. Chẳng hạn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, ba địa danh này thu nhỏ lại thành ‘Bình Trị Thiên’, nghe cũng được qúa chứ. Chẳng hạn hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, ghép ngắn lại thành ‘Phú Khánh’, nghe cũng được qúa chứ. Ấy thế nhưng mà ba tỉnh sau đây khi thu nhỏ lại, thu cách nào thì nghe cũng không lọt tai. Ba tỉnh ấy là Kontum, Pleiku, Đắc Lắc. Ghép lại nha: Kon-ku-lắc, Ku-kon-lắc, Lắc-kon-ku. . .
Đó là chuyện quán cà phê. Xin trở lại chuyện làng mừng lễ các người cha. Chị Ba Biên Hòa chưa đọc hết diễn văn. Chị đúng là cô giáo, dân có học, nói có sách, luận có chứng, đâu ra đấy. Chị nói tiếp: Năm nay là năm con trâu. Mấy ông mang tuổi trâu đa số là thứ dữ. Kìa ông Napoléon sinh năm Kỷ Sửu 15-8-1769 là một nhân vật lừng danh của nước Pháp. 120 năm sau, hai lục thập hoa giáp, ông Hitler ra đời năm Kỷ Sửu 20-4-1889. Hitler là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới. 120 năm sau, cũng hai lục thập hoa giáp, ông Obama của Hoa Kỳ ra đời năm Kỷ Sửu 4-8-1961. Ông Obama thì sao đây ? Obama sẽ đưa nước Mỹ và thế giới đi về đâu, chưa ai biết được. Đó là những chuyện lớn trong thiên hạ. Xin nói chuyện nhỏ ở quê mình. Xin nói chuyện ông Bùi Giáng, một thiên tài về thơ, một siêu nhân triết gia. Chuyện kể rằng sau 30.4.1975, một bữa ông đi lang thang ở chợ trời Saigon, tiện tay ông lượm một cái guidon xe đạp và đi luôn. Bà bán hàng rối rít chạy theo la um xùm. Bùi Giáng liền trả lại cái guidon rồi nói: Mất một cái guidon mà la om xòm trời đất, còn mất cả nước thì nín khe !
Lời Bùi Giáng nghe mà thấm thía, phải không các cụ ? Trường Sa và Hoàng Sa coi như bị chiếm, mỏ bô xít ở Tây Nguyên coi như sắp mất, mà chính quyền Hà Nội vẫn nín khe. Ông Buì Giáng ơi, ông đâu rồi, lời của ông có thần, ai cũng đang chờ ông lên tiếng. Ông ở thế giới bên kia rồi ư, ông cũng có cách lên tiếng chứ.
Chị Ba xin chấm dứt diễn văn ở đây. Phe các bà vỗ tay và khen vị đại diện nức nở. Rồi các bà xin nghe chuyện thời sự trong tháng. Anh John được mời lên diễn đàn. Anh vào đề ngay, nghề và nghiệp của chàng mà.
Tin nổi cộm là trong tháng Năm, một nhóm người Tamil biểu tình ầm ĩ ở Toronto. Họ cản trở cả xa lộ dẫn vào thành phố. Mục đích là để người Canada chúng ta chú ý tới cảnh chiến đấu tuyệt vọng của phe kháng chiến Hổ Tamil ở quê nhà Sri Lanka. Mấy ngày sau thì có tin quân đội Sri Lanka đã hạ sát được lãnh tụ Tamil và đã dẹp tan nhóm phản loạn. Người Tamil bẽ bàng rút vào bóng tối.
Tin thứ hai là Canada vẽ lại bản đồ mạn bắc. Xưa nay bản đồ Canada chỉ vẽ biên giới phía bắc ăn tới bắc cực là hết. Nay Canada vừa cộng tác với Đan Mạch công bố bản đồ quốc gia, phía bắc Canada chạy qua bắc Cực và ăn lan vào đất Nga. Canada đã căn cứ vào thềm lục địa. Canada đã theo gương Đan Mạch. Các cụ biết Đan Mạch là chủ nhân hải đảo Greenland tiếp giáp bắc cực, ở cạnh sườn phía đông của Canada. Đan Mạch đã vẽ bản đồ vượt qua bắc cực. Chưa nghe Nga sẽ phản ứng ra sao. Ngày xưa thời còn chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn sợ quân Nga Xô bò qua bắc cực tiến xuống phía nam, băng qua Canada để tấn công vào nước Mỹ. Nay thì Canada cũng theo con đường ấy, đi ngược vào đất Nga. Chuyện này nghe buồn cười, phải không các cụ. Canada định bành trướng lãnh thổ, tiến sang chiếm đất Nga. Ha ha.
Nhân nói tới mạn bắc, xin nói tới người Da Đỏ Inuit của Canada. Những người này ngày xưa phe da trắng thường gọi họ là người Eskimo. Họ giận lắm vì họ ghét cái tên này. Eskimo là tiếng Da Đỏ có nghĩa là ‘bọn ăn thịt sống’. Người Da Đỏ cãi: Chúng tôi ăn thịt sống hồi nào? Rõ ràng chúng tôi có bếp lửa, có nấu chín thịt rõ ràng. Đa số người Inuit sống ở những miền tiếp giáp bắc cực, đời sống rất thấp so với người Canada da trắng phía nam. Vừa đây bà Toàn Quyền Michaelle Jean đề nghị chính phủ nên cho lập một viện đại học miền bắc cực này để người Da Đỏ có cơ hội thăng tiến. Dư luận chung ở Canada đều cho việc này rất hợp lý và công bằng.
Cuối bữa ăn, Cụ Chánh được mời nói lời cám ơn phe các bà đã chúc mừng lễ Hiền Phụ. Cụ Chánh nói ngay. Rằng đầu bữa chúng ta nói tới chuyện 3 ông cha của nhà thờ, Cha Đông, Cha Tín và Cha Hậu. Nhân nói tới ông cha nhà thờ thì lão nghĩ ngay tới đời sống tâm linh, đời sống tôn giáo. Ai cũng cần có đời sống tâm linh. Con người có xác, có trí và có hồn. Thiếu một thì đời sống không quân bình, không hạnh phúc. Lão chợt nhớ tới câu chuyện ngày xưa ở bên Pháp. Bữa đó trên chuyến xe lửa Lyon-Paris trong một toa tàu chỉ có một cậu thanh niên và một ông già. Ông già thì dáng dấp xuề xòa nhà quê, còn cậu thanh niên thì ăn mặc diêm dúa bộ mặt kênh kiệu. Cậu thấy ông già tay lần chuỗi miệng lâm râm đọc kinh thì tỏ ra khinh rẻ và khó chịu. Chàng nói với ông già: Thời buổi khoa học tiến bộ như thế này mà cụ còn mê tín dị đoan đọc kinh nữa sao ? Ông già hỏi lại: Vậy chớ bây giờ ta không cần tin có Thượng Đế nữa sao ? Cậu thanh niên đáp ngay: Không cần ! Bây giờ là thời đại thực nghiệm, mọi sự đều phải chứng nghiệm. Cụ không nghe nói về những phát minh lừng danh của khoa học gia nổi tiếng Louis Pasteur sao ? Ông già gật đầu, rồi miệng lại lâm râm đọc kinh. Khi tới Paris, cậu thanh niên trao cho ông già một tấm danh thiếp và nói: Tôi là sinh viên y khoa năm thứ ba. Cụ cần giúp đỡ hay cần hiểu biết gì thêm xin cứ liên lạc với tôi. À, mà tên cụ là gì ?
Ông già khiêm tốn đáp: Tôi là Pasteur, Louis Pasteur.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Núi Già Trên Thung Lũng Tử Thần
Lê Trị
06:14 15/06/2009
NÚI GIÀ TRÊN THUNG LŨNG TỬ THẦN
Ảnh của Lê Trị (Hình chụp tại Death Valley)
Núi kia trăm tuổi vẫn còn
Biết bao năm nữa chìm lòng biển sâu?
Hỏi thì cứ hỏi biết đâu
Bạn ơi gió thổi mất câu trả lời !!
How many years can a mountain exist
before it is washed to the sea….
…The answer my friend is blowin’ in the wind!
(Trích ca khúc Blownin’ in The Wind của Bob Dylan, nđc phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền