Phụng Vụ - Mục Vụ
Mầu nhiệm Ba Ngôi: Sống hiệp thông chia sẻ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:52 17/06/2011
Có người nông dân dạy con trai mới lớn: muốn cho mướp ra nhiều trái phải bấm ngọn.
Cậu bé hỏi: tại sao?
Người cha trả lời : vì nó tức nên nó đâm trái.
Có thể cậu bé không bằng lòng với câu trả lời của cha, nhưng sau này khi vào đại học nông nghiệp, cậu sẽ biết rõ lý do.
Một em bé đứng trước thi hài ông nội, hỏi mẹ : Mẹ ơi sao ông nội chết vậy hả mẹ?
Mẹ đáp : vì ông nội già rồi.
Bé lại hỏi : thế bà nội già rồi sao không chết ? Chú Tư trẻ vậy sao lại chết.
Người mẹ vui mừng vì thấy con thông minh lý sự nhưng lúng túng không tìm ra câu trả lời thoả đáng. Khi lớn lên bé sẽ hiểu lý do.
Trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn con người vẫn không bao giờ hiểu thấu. Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau : Đố ai biết lúa mấy cây, biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng. Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Có lẽ trong tất cả mọi điều khó hiểu của cuộc sống con người thì tình yêu là khó hiểu nhất. Chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức và giấy mực qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn vẹn ý nghĩa. Và vì không có được một định nghĩa nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm.
Thế nhưng, mầu nhiệm tình yêu có đáng là gì so với các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thì mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là cao cả nhất, khó hiểu nhất. Như sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo khẳng định : “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu. Bởi vì đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa “cho chúng ta”.
Trước mầu nhiệm Ba Ngôi, một mầu nhiệm cao sâu,trí khôn nhỏ bé của con người không thể hiễu nổi.Tại sao Một Chúa mà Ba Ngôi? 1 là 3 và 3 là 1 ?.
Vậy phải hiểu và đón nhận mầu nhiệm quá cao siêu này như thế nào?
Ba Ngôi là một mầu nhiệm thuộc đời sống nội tại của Thiên Chúa, vượt qúa mọi khả năng hiểu biết và suy luận của trí khôn hữu hạn con người. Qua bao thời đại, trí khôn con người dựa vào mạc khải để tìm hiểu huyền nhiệm sâu thẳm này.
Thánh kinh diễn tả nhiều về mầu nhiệm Ba Ngôi.
- Mạc khải Cựu ước chủ yếu là mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất nhưng cũng có mầm móng về mầu nhiệm Ba Ngôi.Niềm tin độc thần là tín điều lớn nhất của Cựu ước ( Đnl 6,4-5). Điều này cần thiết cho bối cảnh đa thần giáo ở Trung đông thời bấy giờ.
- Mạc khải Tân ước dạy rõ ràng hơn về Thiên Chúa Ba Ngôi. Sứ thần Gabriel đến báo tin cho Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ che chở bà, vì thế Hài Nhi bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Những lời đó cho biết: Đấng Tối Cao là Chúa Cha cùng với Chúa Thánh Thần sẽ lo cho Hài Nhi sắp sinh ra là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Hình ảnh đặc trưng nhất là khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, chim bồ câu ngự xuống đậu trên Ngài (Ga1,32-34). Tiếng Chúa Cha tuyên phán : Con là con Ta yêu dấu (Mt 1,11).Tiếng nói, chim câu,Chúa Giêsu,ba hình ảnh này tạo nên chân dung sống động về Ba Ngôi. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu hứa với các tông đồ: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bàu Chữa khác, đó là Thần Khí sự thật…” Chúa Giêsu xin Chúa Cha ban Đấng Bàu Chữa là Thần Khí sự thật, nghĩa là Chúa Thánh Thần cho các môn đệ. Trong phúc âm Matthêu có câu nói nổi tiếng về Ba Ngôi “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”( Mt 28,19).Thánh Phaolô luôn cầu chúc: Ân sủng của Đức Kitô,tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.
Chỉ có một Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa có Ba Ngôi và là Ba Ngôi :Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần. Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa,dù vậy vẫn chỉ có một Thiên Chúa mà thôi.Mỗi ngôi vị đều bằng nhau về thần tính và ưu phẩm,nhưng không có ba Thiên Chúa ngang nhau mà chỉ có một Thiên Chúa.Mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một sự sống thần linh duy nhất.Nói theo từ ngữ của Công đồng Vatican II : Sáng kiến cứu độ là của Chúa Cha. Chúa Cha chia sẽ và bàn bạc sáng kiến ấy với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Việc thực hiện sáng kiến ấy giống như một bản trường ca gồm hai phần chính.Đức Kitô thực hiện phần đầu.Ngài nhập thể,mạc khải về Chúa Cha dâng lên Cha hy lễ thập giá để cứu độ.Phần hai dựa vào công trình ấy mà nâng con người lên,đưa con người về cùng Cha, đó là phần vụ của Chúa Thánh Thần. Thánh Ignatio Loyola trong một lần cầu nguyện, bổng nhiên nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi thương yêu nhau hướng về nhau.Ba Ngôi là một gia đình.Giáo hội là một gia đình của Thiên Chúa.Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của nhau.Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ trung, chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo.Trung với Chúa,hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái với mọi người.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người không thể nào hiểu hết,chỉ có thể đón nhận bằng đức tin.Thực tại Ba ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ,ánh sáng ban sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
Nhìn lên cung thánh, ta thấy Thánh Giá,Nhà Tạm,Bàn Thờ.Đó là trung tâm niềm tin của người Kitô hữu.Trên Thánh Giá,Đức Kitô đã tự hiến làm hy lễ dâng lên Chúa Cha.Ngài tự nguyện chịu đau khổ,chịu chết trong tinh thần vâng phục và yêu mến đối với Cha,để thiết lập giao ước mới với Giáo hội trong máu của Ngài.Ngài đã phục sinh về với Cha nhưng vẫn luôn ở lại với Giáo hội qua Bí Tích Thánh Thể mà Nhà Tạm là nơi Ngài hiện diện thường trực. Bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô.Khi linh mục cử hành thánh lễ là tưởng niệm hy lễ thập giá và cử hành mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô.
Ba Ngôi sống bằng một lương thực thần linh,cùng một sự sống đó là tình yêu thần linh.Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ.Với chúng ta sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô,Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua thánh thể “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6,34).Khi chia sẽ chén hiệp thông cuả Ba Ngôi,chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau để trở nên một như Ba Ngôi là một( Ga 17,21).
Chúng ta đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa.Nói theo kiểu nói của Đức Hồng y Henry de Lubac : Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương.Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng.Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến.Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương.Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa.Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa,tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa.Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu,không gặp mâu thuẫn đau khổ.Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần.
Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẽ,là ở lại trong tình yêu.Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác ”Nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh thần”. Ước gì mỗi người cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, hiệp thông chia sẽ trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Cậu bé hỏi: tại sao?
Người cha trả lời : vì nó tức nên nó đâm trái.
Có thể cậu bé không bằng lòng với câu trả lời của cha, nhưng sau này khi vào đại học nông nghiệp, cậu sẽ biết rõ lý do.
Một em bé đứng trước thi hài ông nội, hỏi mẹ : Mẹ ơi sao ông nội chết vậy hả mẹ?
Mẹ đáp : vì ông nội già rồi.
Bé lại hỏi : thế bà nội già rồi sao không chết ? Chú Tư trẻ vậy sao lại chết.
Người mẹ vui mừng vì thấy con thông minh lý sự nhưng lúng túng không tìm ra câu trả lời thoả đáng. Khi lớn lên bé sẽ hiểu lý do.
Trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn con người vẫn không bao giờ hiểu thấu. Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau : Đố ai biết lúa mấy cây, biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng. Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Có lẽ trong tất cả mọi điều khó hiểu của cuộc sống con người thì tình yêu là khó hiểu nhất. Chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức và giấy mực qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn vẹn ý nghĩa. Và vì không có được một định nghĩa nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm.
Thế nhưng, mầu nhiệm tình yêu có đáng là gì so với các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thì mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là cao cả nhất, khó hiểu nhất. Như sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo khẳng định : “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu. Bởi vì đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa “cho chúng ta”.
Trước mầu nhiệm Ba Ngôi, một mầu nhiệm cao sâu,trí khôn nhỏ bé của con người không thể hiễu nổi.Tại sao Một Chúa mà Ba Ngôi? 1 là 3 và 3 là 1 ?.
Vậy phải hiểu và đón nhận mầu nhiệm quá cao siêu này như thế nào?
Ba Ngôi là một mầu nhiệm thuộc đời sống nội tại của Thiên Chúa, vượt qúa mọi khả năng hiểu biết và suy luận của trí khôn hữu hạn con người. Qua bao thời đại, trí khôn con người dựa vào mạc khải để tìm hiểu huyền nhiệm sâu thẳm này.
Thánh kinh diễn tả nhiều về mầu nhiệm Ba Ngôi.
- Mạc khải Cựu ước chủ yếu là mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất nhưng cũng có mầm móng về mầu nhiệm Ba Ngôi.Niềm tin độc thần là tín điều lớn nhất của Cựu ước ( Đnl 6,4-5). Điều này cần thiết cho bối cảnh đa thần giáo ở Trung đông thời bấy giờ.
- Mạc khải Tân ước dạy rõ ràng hơn về Thiên Chúa Ba Ngôi. Sứ thần Gabriel đến báo tin cho Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ che chở bà, vì thế Hài Nhi bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Những lời đó cho biết: Đấng Tối Cao là Chúa Cha cùng với Chúa Thánh Thần sẽ lo cho Hài Nhi sắp sinh ra là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Hình ảnh đặc trưng nhất là khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, chim bồ câu ngự xuống đậu trên Ngài (Ga1,32-34). Tiếng Chúa Cha tuyên phán : Con là con Ta yêu dấu (Mt 1,11).Tiếng nói, chim câu,Chúa Giêsu,ba hình ảnh này tạo nên chân dung sống động về Ba Ngôi. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu hứa với các tông đồ: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bàu Chữa khác, đó là Thần Khí sự thật…” Chúa Giêsu xin Chúa Cha ban Đấng Bàu Chữa là Thần Khí sự thật, nghĩa là Chúa Thánh Thần cho các môn đệ. Trong phúc âm Matthêu có câu nói nổi tiếng về Ba Ngôi “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”( Mt 28,19).Thánh Phaolô luôn cầu chúc: Ân sủng của Đức Kitô,tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.
Chỉ có một Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa có Ba Ngôi và là Ba Ngôi :Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần. Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa,dù vậy vẫn chỉ có một Thiên Chúa mà thôi.Mỗi ngôi vị đều bằng nhau về thần tính và ưu phẩm,nhưng không có ba Thiên Chúa ngang nhau mà chỉ có một Thiên Chúa.Mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một sự sống thần linh duy nhất.Nói theo từ ngữ của Công đồng Vatican II : Sáng kiến cứu độ là của Chúa Cha. Chúa Cha chia sẽ và bàn bạc sáng kiến ấy với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Việc thực hiện sáng kiến ấy giống như một bản trường ca gồm hai phần chính.Đức Kitô thực hiện phần đầu.Ngài nhập thể,mạc khải về Chúa Cha dâng lên Cha hy lễ thập giá để cứu độ.Phần hai dựa vào công trình ấy mà nâng con người lên,đưa con người về cùng Cha, đó là phần vụ của Chúa Thánh Thần. Thánh Ignatio Loyola trong một lần cầu nguyện, bổng nhiên nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi thương yêu nhau hướng về nhau.Ba Ngôi là một gia đình.Giáo hội là một gia đình của Thiên Chúa.Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của nhau.Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ trung, chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo.Trung với Chúa,hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái với mọi người.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người không thể nào hiểu hết,chỉ có thể đón nhận bằng đức tin.Thực tại Ba ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ,ánh sáng ban sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
Nhìn lên cung thánh, ta thấy Thánh Giá,Nhà Tạm,Bàn Thờ.Đó là trung tâm niềm tin của người Kitô hữu.Trên Thánh Giá,Đức Kitô đã tự hiến làm hy lễ dâng lên Chúa Cha.Ngài tự nguyện chịu đau khổ,chịu chết trong tinh thần vâng phục và yêu mến đối với Cha,để thiết lập giao ước mới với Giáo hội trong máu của Ngài.Ngài đã phục sinh về với Cha nhưng vẫn luôn ở lại với Giáo hội qua Bí Tích Thánh Thể mà Nhà Tạm là nơi Ngài hiện diện thường trực. Bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô.Khi linh mục cử hành thánh lễ là tưởng niệm hy lễ thập giá và cử hành mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô.
Ba Ngôi sống bằng một lương thực thần linh,cùng một sự sống đó là tình yêu thần linh.Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ.Với chúng ta sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô,Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua thánh thể “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6,34).Khi chia sẽ chén hiệp thông cuả Ba Ngôi,chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau để trở nên một như Ba Ngôi là một( Ga 17,21).
Chúng ta đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa.Nói theo kiểu nói của Đức Hồng y Henry de Lubac : Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương.Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng.Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến.Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương.Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa.Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa,tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa.Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu,không gặp mâu thuẫn đau khổ.Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần.
Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẽ,là ở lại trong tình yêu.Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác ”Nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh thần”. Ước gì mỗi người cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, hiệp thông chia sẽ trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Qua tình yêu, chúng ta ở trong Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
06:54 17/06/2011
Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm A (Exodus 34: 4-6, 8-9; Daniel 3; 2 Corinthians 13: 11-13; John 3: 16-18)
Thiên Chúa trông như thế nào? Điều đó sẽ như thế nào để được sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa? Sách Xuất Hành trả lời câu hỏi này bằng nhiều cách. Trong một số đoạn trích, tầm nhìn của Thiên Chúa đáng khiếp sợ và gây sợ hãi mà không ai có thể nhìn vào Thiên Chúa và tiếp tục tồn tại. Một đoạn khác liên hệ rằng Moses đã nói chuyện với Thiên Chúa mặt đối mặt như với một người bạn. Trong đoạn trích này Thiên Chúa xuất hiện trên một đám mây, đi qua, trước lúc Moses nói chuyện với Người. Tất cả những truyền thống khác nhau tiêu biểu này ở Israel cổ đại được thêu dệt trong lời tường thuật của Sách Xuất Hành.
Thiên Chúa rất thực tế đối với con người cổ đại, nhưng Thiên Chúa không mang hình dáng con người, thiên Chúa không bách bộ qua vườn hoa vào buổi chiều nhạt nắng. Chúng ta không thể đối diện để đối thoại với Thiên Chúa, ít nhất trong cuộc đời này. Nhưng chân lý thần học của những truyền thống thật trong sáng, rõ ràng. Trong truyền thống của truyện kể cổ xưa, những truyền thống này đa phản ảnh rằng Thiên Chúa đậm nét tính cá nhân và không phải là một khái niệm trừu tượng. Đoạn trích này cũng bộc lộ đặc tính quan trọng của Thiên Chúa: từ bi và độ lượng, hòa nhã và chu toàn trong tình yêu và lòng trung thành. Đây là hình ảnh của Thiên Chúa mà dân Israel đã gắn bó suốt lich lâu dài của họ và từ đó họ đã hấp thụ sức mạnh. Đó là món quà họ trao tặng Ki-tô giáo. Không chỉ thế, đó là một hình ảnh mà chúng ta chia sẻ với Hồi giáo – và thuở sơ khai của kinh Quran Thiên Chúa được mô tả là người nhân từ và giàu lòng thương xót. Đó là hình ảnh của Thiên Chúa trước những điều mà tất cả chúng ta phải liên tục quay lại và cố gắng để bắt chước vì khi chúng ta khởi sự từ nó những hậu quả là sự nghiệt ngã và đau đớn cho tất cả mọi người.
Khi Moses cầu nguyện cho sự hiện diện thường trực của Thiên Chúa, ông rất thực tế về tính cách con người. Con người có tiếng là nhu nhược, thế thái và ích kỷ - và tạo cho nó rất khó khăn đối với chúng ta để đến phút cuối cùng của mình về mối quan hệ với Thiên Chúa.
Những Tin Mừng nhấn mạnh rằng chúng ta phải xót thương và động lòng trắc ẩn hỏi xem chúng ta nhận được sự tương tự hay chưa. Cùng một tâm trạng, Thánh Phao-lô khuyên bảo cộng đồng của mình hãy sống hòa bình với nhau. Điều này không hẳn chỉ vì nó “tốt đẹp” mà còn là sự cần thiết tuyệt đối nếu họ mong muốn Thiên Chúa của tình yêu và an bình hiện diện. Việc tạo thành những xã hội, những gia đình, những nơi làm việc và những cộng đồng giáo hội, nơi mà hòa bình, yêu thương được thực thi là công cụ hữu hiệu nhất mà chúng ta giành được lợi thế chiến thắng “sự vắng mặt của Thiên Chúa” trên thế giới. Thiên Chúa không ngự trị ở nơi mà Thiên Chúa không được chào đón.
Lòng từ bi và tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện tuyệt hảo trong niềm chí tín những dòng gợi cảm và trác tuyệt nhất của Tân Ước. Thiên Chúa không giữ lại thứ gì – thậm chí Con Duy Nhất của Thiên Chúa – trong khao khát của Người là để cứu vớt thế giới và trao ban sự sống cho nhân loại. Nhưng có một phần nào nhận xét thâm độc trong những câu sau đó. Mặc dù nhấn mạnh rằng mục đích về sự hiện thân của Thiên Chúa trong hình Đức Ki-tô là không phải để phán xét thế giới mà là để cứu chuộc, Thánh Gio-an tiếp tục nói rằng những ai không tin vào Con Một Thiên Chúa là đã tự mình lên án thông qua việc chối bỏ niềm tin của họ. Ví bất cứ ai đã từng nhận được đường lối tôn giáo chính thống. Tiếc thay, điều này dẫn đến ý nghĩa khá tầm thường của nhiều người. Theo quan điểm này, chĩ những Ki-tô hữu mang danh thiếp – thường là một thành phần đặc biệt – được đến chốn thiên đàng trong khi mọi người khác bị tuyên án xuống hỏa ngục.
Những điều quan trọng để chú ý đó là Thánh Gio-an tin rằng những người mà Chúa Giê-su đã nói chuyện nhận được sự liên kết trực tiếp đối diện từ Thiên Chúa. Nghe và thấy Chúa Giê-su là nghe và thấy Đức Chúa Cha. Từ chối sự biểu hiện tức khác và trực tiếp của Thiên Chúa thì hoàn toàn khác với sự phụ thuộc vào một đức tin khác hoặc không có một tôn giáo nào cả. Người không nói chuyện trong một bối cảnh hiện đại và không phải hôm nay mà con người có đặc quyền đặc lợi với một sự mặc khải của bản tính đó. Đoạn trích này không nên được sử dụng để loại trừ, đe dọa hay lên án. Thiên Chúa tiếp tục nói chuyện với tât cả mọi người bằng nhiều cách khác nhau – đó là bản tính của Thiên Chúa – từ bi và kiên định.
Nếu Chúa Giê-su là đường dẫn đến Thiên Chúa, có nhiều con đường đến với Chúa Giê-su. Lại một lần nữa, tiêu điểm của chúng ta luôn ở trên lòng thương xót và từ bi của Thiên Chúa. Khi chúng ta khước từ lòng thương xót và từ bi ấy, chúng ta thực sự mang bản án cho chính chúng ta. Nhưng khi chúng ta bước đi trong sự thương xót và tình yêu là chúng ta ở trong Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Thiên Chúa trông như thế nào? Điều đó sẽ như thế nào để được sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa? Sách Xuất Hành trả lời câu hỏi này bằng nhiều cách. Trong một số đoạn trích, tầm nhìn của Thiên Chúa đáng khiếp sợ và gây sợ hãi mà không ai có thể nhìn vào Thiên Chúa và tiếp tục tồn tại. Một đoạn khác liên hệ rằng Moses đã nói chuyện với Thiên Chúa mặt đối mặt như với một người bạn. Trong đoạn trích này Thiên Chúa xuất hiện trên một đám mây, đi qua, trước lúc Moses nói chuyện với Người. Tất cả những truyền thống khác nhau tiêu biểu này ở Israel cổ đại được thêu dệt trong lời tường thuật của Sách Xuất Hành.
Thiên Chúa rất thực tế đối với con người cổ đại, nhưng Thiên Chúa không mang hình dáng con người, thiên Chúa không bách bộ qua vườn hoa vào buổi chiều nhạt nắng. Chúng ta không thể đối diện để đối thoại với Thiên Chúa, ít nhất trong cuộc đời này. Nhưng chân lý thần học của những truyền thống thật trong sáng, rõ ràng. Trong truyền thống của truyện kể cổ xưa, những truyền thống này đa phản ảnh rằng Thiên Chúa đậm nét tính cá nhân và không phải là một khái niệm trừu tượng. Đoạn trích này cũng bộc lộ đặc tính quan trọng của Thiên Chúa: từ bi và độ lượng, hòa nhã và chu toàn trong tình yêu và lòng trung thành. Đây là hình ảnh của Thiên Chúa mà dân Israel đã gắn bó suốt lich lâu dài của họ và từ đó họ đã hấp thụ sức mạnh. Đó là món quà họ trao tặng Ki-tô giáo. Không chỉ thế, đó là một hình ảnh mà chúng ta chia sẻ với Hồi giáo – và thuở sơ khai của kinh Quran Thiên Chúa được mô tả là người nhân từ và giàu lòng thương xót. Đó là hình ảnh của Thiên Chúa trước những điều mà tất cả chúng ta phải liên tục quay lại và cố gắng để bắt chước vì khi chúng ta khởi sự từ nó những hậu quả là sự nghiệt ngã và đau đớn cho tất cả mọi người.
Khi Moses cầu nguyện cho sự hiện diện thường trực của Thiên Chúa, ông rất thực tế về tính cách con người. Con người có tiếng là nhu nhược, thế thái và ích kỷ - và tạo cho nó rất khó khăn đối với chúng ta để đến phút cuối cùng của mình về mối quan hệ với Thiên Chúa.
Những Tin Mừng nhấn mạnh rằng chúng ta phải xót thương và động lòng trắc ẩn hỏi xem chúng ta nhận được sự tương tự hay chưa. Cùng một tâm trạng, Thánh Phao-lô khuyên bảo cộng đồng của mình hãy sống hòa bình với nhau. Điều này không hẳn chỉ vì nó “tốt đẹp” mà còn là sự cần thiết tuyệt đối nếu họ mong muốn Thiên Chúa của tình yêu và an bình hiện diện. Việc tạo thành những xã hội, những gia đình, những nơi làm việc và những cộng đồng giáo hội, nơi mà hòa bình, yêu thương được thực thi là công cụ hữu hiệu nhất mà chúng ta giành được lợi thế chiến thắng “sự vắng mặt của Thiên Chúa” trên thế giới. Thiên Chúa không ngự trị ở nơi mà Thiên Chúa không được chào đón.
Lòng từ bi và tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện tuyệt hảo trong niềm chí tín những dòng gợi cảm và trác tuyệt nhất của Tân Ước. Thiên Chúa không giữ lại thứ gì – thậm chí Con Duy Nhất của Thiên Chúa – trong khao khát của Người là để cứu vớt thế giới và trao ban sự sống cho nhân loại. Nhưng có một phần nào nhận xét thâm độc trong những câu sau đó. Mặc dù nhấn mạnh rằng mục đích về sự hiện thân của Thiên Chúa trong hình Đức Ki-tô là không phải để phán xét thế giới mà là để cứu chuộc, Thánh Gio-an tiếp tục nói rằng những ai không tin vào Con Một Thiên Chúa là đã tự mình lên án thông qua việc chối bỏ niềm tin của họ. Ví bất cứ ai đã từng nhận được đường lối tôn giáo chính thống. Tiếc thay, điều này dẫn đến ý nghĩa khá tầm thường của nhiều người. Theo quan điểm này, chĩ những Ki-tô hữu mang danh thiếp – thường là một thành phần đặc biệt – được đến chốn thiên đàng trong khi mọi người khác bị tuyên án xuống hỏa ngục.
Những điều quan trọng để chú ý đó là Thánh Gio-an tin rằng những người mà Chúa Giê-su đã nói chuyện nhận được sự liên kết trực tiếp đối diện từ Thiên Chúa. Nghe và thấy Chúa Giê-su là nghe và thấy Đức Chúa Cha. Từ chối sự biểu hiện tức khác và trực tiếp của Thiên Chúa thì hoàn toàn khác với sự phụ thuộc vào một đức tin khác hoặc không có một tôn giáo nào cả. Người không nói chuyện trong một bối cảnh hiện đại và không phải hôm nay mà con người có đặc quyền đặc lợi với một sự mặc khải của bản tính đó. Đoạn trích này không nên được sử dụng để loại trừ, đe dọa hay lên án. Thiên Chúa tiếp tục nói chuyện với tât cả mọi người bằng nhiều cách khác nhau – đó là bản tính của Thiên Chúa – từ bi và kiên định.
Nếu Chúa Giê-su là đường dẫn đến Thiên Chúa, có nhiều con đường đến với Chúa Giê-su. Lại một lần nữa, tiêu điểm của chúng ta luôn ở trên lòng thương xót và từ bi của Thiên Chúa. Khi chúng ta khước từ lòng thương xót và từ bi ấy, chúng ta thực sự mang bản án cho chính chúng ta. Nhưng khi chúng ta bước đi trong sự thương xót và tình yêu là chúng ta ở trong Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Bài Giáo Lý Thứ Sáu về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
07:12 17/06/2011
Lời Cầu Nguyện của Ngôn Sứ Êlia
“Việc Thờ Phượng Chân Chính không Phá Hủy, nhưng Canh Tân”
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ sáu về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Tư 15 tháng 6, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài suy niệm về cầu nguyện trong Thánh Kinh, đặc biệt là lời cầu nguyện của ngôn sứ Êlia trên núi Carmel.
* * *
Anh chị em thân mến,
Trong lịch sử tôn giáo Israel cổ thời, người ta rất đề cao tầm quan trọng của các ngôn sứ, cũng như các giáo huấn và lời rao giảng của các ngài. Trong số đó, nhân vật nổi bật nhất là ngôn sứ Êlia, được Thiên Chúa linh hứng để hoán cải dân chúng. Tên của ông có nghĩa là "Chúa là Thiên Chúa của tôi". Và ông đã sống theo đúng nghĩa của tên này bằng cách để cho Thiên Chúa điều khiển đời mình qua việc hoàn toàn hiến thân cho trọng trách làm cho mọi người nhận ra Chúa là Thiên Chúa duy nhất. Ông Ben Sira nói về ngôn sứ Êlia rằng: “Rồi ngôn sứ Êlia xuất hiện như ngọn lửa, lời của ông tựa như đuốc cháy bừng bừng.” (Hc 48,1). Với ngọn lửa này dân Israel đã khám phá ra con đường đến cùng Thiên Chúa. Trong sứ vụ của ông, ngôn sứ Êlia cầu xin Chúa cho con trai của người góa phụ đang cho ông trú ngụ sống lại (x. 1 V 17,17-24). Ông kêu cầu cùng Thiên Chúa trong mệt mỏi và lo âu khi ông chạy thoát thân vào hoang địa lúc bị hoàng hậu Giêzebel tìm giết (x. 1 V 19,1-4). Nhưng đặc biệt là trên núi Carmel, ông đã chứng tỏ cho người ta thấy tất cả quyền năng của lời cầu xin của ông, trước toàn thể dân Israel, ông đã cầu xin Thiên Chúa tỏ Mình ra và hoán cải tâm hồn dân chúng. Hôm nay chúng ta sẽ suy niệm về cảnh này như được tả trong chương 18 của sách Các Vua Quyển I.
Chúng ta ở vương quốc miền Bắc, vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên, thời vua Ahab, là thời mà ở Israel đã phát triển một tình trạng hỗn hợp tôn giáo công khai. Ngoài Chúa, dân chúng còn thờ thần Baal, là vị thần mà họ nghĩ rằng có thể đảm bảo hồng ân mưa cho họ, do đó đã được họ nhìn nhận như có quyền ban sự sống và khả năng sinh sản cho đồng ruộng, con người và gia súc. Trong khi tự nhận là theo Chúa, một Thiên Chúa vô hình và bí nhiệm, dân chúng đã tìm nương tựa nơi một vị thần họ có thể hiểu và tiên đoán được, mà họ nghĩ rằng có thể làm cho họ có khả năng sinh sản và trở nên thịnh vượng, và họ đáp lễ lại bằng các hy tế. Dân Israel đã làm theo lời dụ dỗ của việc thờ ngẫu tượng, một cám dỗ liên tục đối với các tín hữu, ảo tưởng rằng mình có thể "làm tôi hai chủ" (x. Mt 6:24, Lc 16:13), cùng biến những con đường khó khăn của niềm tin vào Đấng Toàn Năng thành dễ dàng qua việc đặt niềm tin vào một vị thần bất lực được tạo nên bởi con người.
Chính để vạch trần sự điên rồ của thái độ này mà ngôn sứ Êlia đã cho dân Israel tập họp trên núi Carmel và đặt trước họ điều cần thiết mà họ phải chọn lựa: "Nếu Chúa là Thiên Chúa thì hãy theo Ngài. Nếu Baal là Thiên Chúa thì hãy theo nó "(1 V 18, 21). Và vị ngôn sứ, người mang tình yêu Thiên Chúa, không bỏ mặc dân của ông trước lựa chọn này, nhưng giúp họ bằng cách cho họ dấu chỉ chứng tỏ đâu là sự thật: Cả ông và các tiên tri của Baal sửa soạn một hy lễ và cầu nguyện, và Thiên Chúa thật sẽ tỏ Mình ra qua việc đáp lời bằng cách lấy lửa thiêu hủy lễ vật. Như thế là bắt đầu cuộc chạm trán giữa ngôn sứ Êlia và những người theo Baal, mà trên thực tế là giữa Chúa của Israel, Thiên Chúa của ơn cứu độ và sự sống, và một ngẫu thần câm lặng, vô hồn, không thể làm được việc gì dù tốt hay xấu (xem Gr 10:5). Đây cũng là khởi đầu sự tương phản giữa hai cách hướng về Thiên Chúa và cầu nguyện hoàn toàn khác nhau.
Thực ra, các ngôn sứ của Baal đã khóc lóc, lắc mình, nhảy múa, rơi vào một trạng thái cuồng nhiệt đến nỗi rạch cả thân xác mình “bằng gươm giáo đến chảy máu” (1 V 18:28). Họ tự hành hạ để được đến gần thần minh của họ, bằng cách dựa vào những khả năng riêng của mình để được thần minh đáp lời. Do đó thực chất gian tà của ngẫu tượng bị lộ tẩy: Con người nghĩ rằng ngẫu tượng là một điều gì đó họ có thể điều khiển được và quản trị được bằng những nỗ lực riêng của họ, có thể đến gần được dựa trên chính mình và những sức mạnh sống còn của mình. Thay vì giúp mở tâm hồn con người ra cho Đấng Khác, và cho một mối liên hệ tự do, là liên hệ cho phép một người rời xa những ranh giới hạn hẹp của tính ích kỷ để bước vào những bình diện của tình yêu và ban tặng lẫn nhau, thì việc thờ ngẫu tượng lại làm cho con người tự khép mình trong vòng độc quyền và tuyệt vọng của tính trục lợi. Và sự lừa dối ấy là, trong khi thờ ngẫu tượng, con người thấy mình bị bắt buộc phải lệ thuộc vào những hành động cực đoan, trong cố gắng hão huyễn tự đặt mình dưới sự điều khiển của ý muốn của mình. Vì vậy, các tiên tri của Baal đi đến độ làm hại chính mình, tạo ra những vết thương trên cơ thể, bằng những cử chỉ mỉa mai tức cười. Để được trả lời, một dấu chỉ là thần minh của họ đang sống, họ phải tự lấy máu phủ mình, như thế tượng trưng cho việc phủ mình trong cái chết.
Một thái độ cầu nguyện vượt trên những thái độ trên rất nhiều là thái độ của ngôn sứ Êlia. Ông yêu cầu dân chúng đến gần, như thế làm cho họ liên hệ đến hành động và lời cầu xin của ông. Mục đích của thách thức mà ông đưa ra cho các tiên tri của Baal là để đem dân đã lầm lạc vì đi theo ngẫu tượng trở về với Thiên Chúa, vì thế ông muốn dân Israel kết hợp với ông, và như thế trở thành tham dự viên và vai chính trong cầu nguyện của ông và trong tất cả những gì đang xảy ra. Sau đó, vị ngôn sứ dựng một bàn thờ, sử dụng, như văn bản viết, “mười hai phiến đá, theo số các chi tộc con cháu ông Giacob, người đã được Chúa phán bảo rằng: ‘Tên ngươi sẽ là Israel’” (c. 31 ). Những phiến đá này đại diện cho tất cả dân Israel và là những điều nhắc nhở hữu hình về lịch sử của ơn tuyển chọn, ơn được Chúa thương cách riêng và ơn cứu độ mà trong đó dân chúng là đối tượng.
Cử chỉ phụng vụ của ngôn sứ Êlia có một ảnh hưởng quyết định: bàn thờ là nơi thánh ám chỉ sự hiện diện của Chúa, còn những phiến đá được dùng để hình thành nó tiêu biểu cho dân chúng, là những người mà giờ đây qua sự trung gian của vị ngôn sứ, được đặt cách biểu tượng trước Nhan Thiên Chúa, trở thành "bàn thờ", nơi dâng lễ vật và hy tế.
Nhưng biểu tượng này cần phải trở thành một thực tại, là dân Israel nhìn nhận Thiên Chúa thật và tái khám phá ra căn tính riêng của mình như dân riêng của Chúa. Vì vậy ngôn sứ Êlia xin Chúa tự tỏ Mình ra, và mười hai viên đá được dùng để vừa có ý nhắc nhở dân Israel về chính thực trạng của họ, mà còn có ý nhắc nhở Thiên Chúa về đức trung tín của Ngài, là điều mà ngôn sứ nại đến trong lời cầu nguyện. Những lời cầu khẩn của ông có đầy đủ ý nghĩa và niềm tin: "Lạy Chúa, Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Israel! Ước chi hôm nay người ta biết rằng trong Israel Ngài là Thiên Chúa và con là tôi tớ Ngài. Cũng vì lời Ngài phán mà con đã làm tất cả các việc này. Xin đáp lời con, lạy Chúa, xin đáp lời con, để dân này nhận biết Ngài là Chúa, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ." (cc. 36-37; x. St 32:36-37). Ngôn sứ Êlia hướng về Chúa và gọi Ngài là Thiên Chúa của các Tổ Phụ; và như thế ông gián tiếp nhắc đến những lời hứa của Thiên Chúa và lịch sử của việc tuyển chọn và giao ước là những điều liên kết Thiên Chúa với dân Ngài mà không thể nào phân ly được nữa. Sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử con người thật vĩ đại đến nỗi Danh của Ngài giờ đây liên kết một cách bất khả phân ly với các Tổ Phụ, và ngôn sứ nói lên Danh Thánh ấy để cho Thiên Chúa nhớ lại và biểu lộ lòng trung tín của Ngài; nhưng ông cũng làm như thế để dân Israel có thể nghe thấy mình được gọi tên và nhận chân lòng trung tín của chính mình. Nhưng việc ngôn sứ Êlia công bố Danh Thiên Chúa có một điểm hơi 'đáng ngạc nhiên. Thay vì sử dụng công thức thông thường, “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob,” ông dùng một tên ít phổ biến hơn: “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Israel.” Việc thay thế tên “Giacob” với “Israel” nhắc lại cuộc chiến đấu của ông Giacob ở sông Giaboc cùng việc đổi tên mà người kể chuyện nói đến một cách rõ ràng (x. St 32:31), và tôi đã đề cập ở một trong những bài giáo lý gần đây nhất. Sự thay thế này mang một ý nghĩa sâu sắc trong lời cầu xin của ông Êlia. Vị ngôn sứ đang cầu nguyện cho dân của vương quốc Miền Bắc, thực ra được gọi là Israel để phân biệt với Giuđa, là vương quốc Miền Nam. Giờ đây, dân chúng, hầu như đã quên nguồn gốc của mình và mối liên hệ đặc quyền của mình với Chúa, nghe thấy mình được gọi đích danh, cũng như Danh Thiên Chúa, được gọi là Thiên Chúa của các Tổ Phụ và Thiên Chúa của dân, một cách thật rõ ràng: "Lạy Chúa, Thiên Chúa [...] của Israel, hôm nay xin hãy làm cho người ta biết rằng Ngài là Thiên Chúa trong Israel."
Một lần nữa, dân mà ngôn sứ Êlia cầu nguyện cho lại được đặt trước thực trạng của họ. Vị ngôn sứ cũng xin cho chân lý của Chúa được tỏ lộ; xin Ngài can thiệp vào việc hoán cải dân Israel bằng cách làm cho họ từ bỏ sự lừa dối của việc thờ ngẫu tượng, nhờ đó dẫn họ đến ơn cứu độ. Lời cầu xin của ông là dân chúng sau cùng nhân biết, và biết cách tường tận, ai thực sự là Thiên Chúa của họ, và họ sẽ dứt khoát quyết định chọn lựa chỉ theo Ngài, là Thiên Chúa thật. Vì chỉ bằng cách này mà Thiên Chúa được công nhận theo Bản Tính của Ngài, là Đấng Tuyệt Đối và Siêu Việt. Vì thế người ta không thể đặt Ngài bên cạnh các thần minh khác, vì làm như thế là phủ nhận Tính Tuyệt Đối của Ngài qua việc tương đối hóa Ngài. Đây là niềm tin làm cho dân Israel trở thành dân Thiên Chúa; đó chính là đức tin được công bố trong câu Thánh Kinh thời danh của Israel là ‘Shema Israel’: "Hãy nghe, hỡi Israel: Chúa Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất; và anh em phải yêu mến Chúa, là Thiên Chúa của anh em với hết tâm hồn, và hết linh hồn và hết sức anh em” (Đnl. 6:4-5). Đối với tính tuyệt đối của Thiên Chúa, các tín hữu phải đáp trả bằng một tình yêu tuyệt đối và hoàn toàn, cam kết cả cuộc đời, sức lực và tâm hồn mình. Và bằng lời cầu nguyện của mình, vị ngôn sứ cho dân chúng ơn hoán cải cho tâm hồn: “Ôi lạy Chúa, để dân này có thể nhận biết rằng Ngài là Thiên Chúa thật, và xin Ngài làm cho họ thay đổi tâm hồn!" (1 V 18:37). Qua lời chuyển cầu của ông, ngôn sứ Êlia xin Chúa những gì chính Thiên Chúa muốn làm, là tỏ Mình ra bằng tất cả lòng thương xót của Ngài , trung thành với bản thể của Ngài như Chúa Sự Sống là Đấng tha thứ, hoán cải và biến đổi.
Và đó là những gì xảy ra, “Bấy giờ lửa của Chúa ập xuống, thiêu rụi của lễ toàn thiêu, củi, đá và bụi, cả nước trong mương cũng hút cạn luôn. Toàn dân thấy vậy, liền phủ phục sát đất và nói: ‘Chúa quả thật là Thiên Chúa! Chúa quả thật là Thiên Chúa!” (cc. 38-39). Lửa, một nguyên tố vừa cần thiết vừa khủng khiếp này, liên quan đến việc Thiên Chúa tỏ Mình ra nơi bụi gai bốc cháy và ở núi Sinai, giờ đây được dùng để chỉ tình yêu của Thiên Chúa đáp lại lời cầu nguyện và tỏ Mình ra cho dân Ngài. Baal, ngẫu tượng lặng câm và bất lực, đã không đáp trả lời cầu khẩn của các tiên tri của nó. Chính Chúa là Đấng đã trả lời, và một cách rõ ràng, không chỉ qua việc thiêu hủy của lễ toàn thiêu, nhưng còn làm khô tất cả nước đã được đổ quanh bàn thờ. Dân Israel không còn có thể nghi ngờ gì nữa, lòng thương xót của Thiên Chúa đã đáp trả sự yếu hèn, nghi ngờ và thiếu đức tin của họ. Giờ đây, Baal, ngẫu tượng vô hồn đã bị đánh bại, và dân chúng, những kẻ dường như bị lạc đường, đã tìm thấy con đường chân lý và đã tái khám phá ra chính mình.
Anh chị em thân mến, câu truyện trong quá khứ muốn nói gì với chúng ta? Câu truyện này muốn trình bày điều chi? Điều được đặt ra đầu tiên và tiên quyết là sự ưu tiên của Giới Răn Thứ Nhất: chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa. Khi vắng bóng Thiên Chúa, con người rơi vào vòng nô lệ của việc thờ ngẫu tượng, như những chế độ độc tài của thời đại chúng ta đã chứng tỏ, cùng với những hình thức khác nhau của chủ nghĩa hư vô, làm cho con người lệ thuộc vào các ngẫu tượng, vào việc thờ ngẫu tượng – chúng biến họ thành nô lệ. Thứ đến: mục đích chính của cầu nguyện là hoán cải: lửa của Thiên Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, có thể sống theo ý Thiên Chúa và sống cho nhau. Điểm thứ ba: Các Giáo Phụ cho chúng ta biết rằng câu truyện về ngôn sứ này cũng có tính tiên tri, các ngài nói, mặc dù chỉ là hình bóng về tương lai, về Đức Kitô trong tương lai, nó là một bước trong hành trình hướng về Đức Kitô. Và các ngài cho chúng ta biết rằng ở đó chúng ta thấy lửa thật sự của tình yêu Thiên Chúa, là tình yêu dẫn Chúa đến tận Thánh Giá, đến việc hoàn toàn tự hiến. Như thế, việc thờ phượng Thiên Chúa cách chân chính là hiến mình cho Thiên Chúa và tha nhân. Thờ phượng thật là yêu thương thật. Và việc thờ phượng Thiên Chúa thật không hủy diệt, nhưng canh tân và biến đổi. Tất nhiên, lửa của Thiên Chúa, lửa tình yêu bốc cháy, biến đổi và thanh luyện, nhưng chính bằng cách này mà lửa ấy không tiêu hủy mà tạo ra sự thật về con người chúng ta, tái tạo tâm hồn chúng ta. Và như thế, chớ gì nhờ được thực sự sống bằng ân sủng của ngọn lửa Chúa Thánh Thần, của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta trở thành những người thờ phượng Ngài trong Thần Khí và Chân Lý.
Xin cám ơn anh chị em.
theo http://giaoly.org/vn
“Việc Thờ Phượng Chân Chính không Phá Hủy, nhưng Canh Tân”
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ sáu về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Tư 15 tháng 6, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài suy niệm về cầu nguyện trong Thánh Kinh, đặc biệt là lời cầu nguyện của ngôn sứ Êlia trên núi Carmel.
Anh chị em thân mến,
Trong lịch sử tôn giáo Israel cổ thời, người ta rất đề cao tầm quan trọng của các ngôn sứ, cũng như các giáo huấn và lời rao giảng của các ngài. Trong số đó, nhân vật nổi bật nhất là ngôn sứ Êlia, được Thiên Chúa linh hứng để hoán cải dân chúng. Tên của ông có nghĩa là "Chúa là Thiên Chúa của tôi". Và ông đã sống theo đúng nghĩa của tên này bằng cách để cho Thiên Chúa điều khiển đời mình qua việc hoàn toàn hiến thân cho trọng trách làm cho mọi người nhận ra Chúa là Thiên Chúa duy nhất. Ông Ben Sira nói về ngôn sứ Êlia rằng: “Rồi ngôn sứ Êlia xuất hiện như ngọn lửa, lời của ông tựa như đuốc cháy bừng bừng.” (Hc 48,1). Với ngọn lửa này dân Israel đã khám phá ra con đường đến cùng Thiên Chúa. Trong sứ vụ của ông, ngôn sứ Êlia cầu xin Chúa cho con trai của người góa phụ đang cho ông trú ngụ sống lại (x. 1 V 17,17-24). Ông kêu cầu cùng Thiên Chúa trong mệt mỏi và lo âu khi ông chạy thoát thân vào hoang địa lúc bị hoàng hậu Giêzebel tìm giết (x. 1 V 19,1-4). Nhưng đặc biệt là trên núi Carmel, ông đã chứng tỏ cho người ta thấy tất cả quyền năng của lời cầu xin của ông, trước toàn thể dân Israel, ông đã cầu xin Thiên Chúa tỏ Mình ra và hoán cải tâm hồn dân chúng. Hôm nay chúng ta sẽ suy niệm về cảnh này như được tả trong chương 18 của sách Các Vua Quyển I.
Chúng ta ở vương quốc miền Bắc, vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên, thời vua Ahab, là thời mà ở Israel đã phát triển một tình trạng hỗn hợp tôn giáo công khai. Ngoài Chúa, dân chúng còn thờ thần Baal, là vị thần mà họ nghĩ rằng có thể đảm bảo hồng ân mưa cho họ, do đó đã được họ nhìn nhận như có quyền ban sự sống và khả năng sinh sản cho đồng ruộng, con người và gia súc. Trong khi tự nhận là theo Chúa, một Thiên Chúa vô hình và bí nhiệm, dân chúng đã tìm nương tựa nơi một vị thần họ có thể hiểu và tiên đoán được, mà họ nghĩ rằng có thể làm cho họ có khả năng sinh sản và trở nên thịnh vượng, và họ đáp lễ lại bằng các hy tế. Dân Israel đã làm theo lời dụ dỗ của việc thờ ngẫu tượng, một cám dỗ liên tục đối với các tín hữu, ảo tưởng rằng mình có thể "làm tôi hai chủ" (x. Mt 6:24, Lc 16:13), cùng biến những con đường khó khăn của niềm tin vào Đấng Toàn Năng thành dễ dàng qua việc đặt niềm tin vào một vị thần bất lực được tạo nên bởi con người.
Chính để vạch trần sự điên rồ của thái độ này mà ngôn sứ Êlia đã cho dân Israel tập họp trên núi Carmel và đặt trước họ điều cần thiết mà họ phải chọn lựa: "Nếu Chúa là Thiên Chúa thì hãy theo Ngài. Nếu Baal là Thiên Chúa thì hãy theo nó "(1 V 18, 21). Và vị ngôn sứ, người mang tình yêu Thiên Chúa, không bỏ mặc dân của ông trước lựa chọn này, nhưng giúp họ bằng cách cho họ dấu chỉ chứng tỏ đâu là sự thật: Cả ông và các tiên tri của Baal sửa soạn một hy lễ và cầu nguyện, và Thiên Chúa thật sẽ tỏ Mình ra qua việc đáp lời bằng cách lấy lửa thiêu hủy lễ vật. Như thế là bắt đầu cuộc chạm trán giữa ngôn sứ Êlia và những người theo Baal, mà trên thực tế là giữa Chúa của Israel, Thiên Chúa của ơn cứu độ và sự sống, và một ngẫu thần câm lặng, vô hồn, không thể làm được việc gì dù tốt hay xấu (xem Gr 10:5). Đây cũng là khởi đầu sự tương phản giữa hai cách hướng về Thiên Chúa và cầu nguyện hoàn toàn khác nhau.
Thực ra, các ngôn sứ của Baal đã khóc lóc, lắc mình, nhảy múa, rơi vào một trạng thái cuồng nhiệt đến nỗi rạch cả thân xác mình “bằng gươm giáo đến chảy máu” (1 V 18:28). Họ tự hành hạ để được đến gần thần minh của họ, bằng cách dựa vào những khả năng riêng của mình để được thần minh đáp lời. Do đó thực chất gian tà của ngẫu tượng bị lộ tẩy: Con người nghĩ rằng ngẫu tượng là một điều gì đó họ có thể điều khiển được và quản trị được bằng những nỗ lực riêng của họ, có thể đến gần được dựa trên chính mình và những sức mạnh sống còn của mình. Thay vì giúp mở tâm hồn con người ra cho Đấng Khác, và cho một mối liên hệ tự do, là liên hệ cho phép một người rời xa những ranh giới hạn hẹp của tính ích kỷ để bước vào những bình diện của tình yêu và ban tặng lẫn nhau, thì việc thờ ngẫu tượng lại làm cho con người tự khép mình trong vòng độc quyền và tuyệt vọng của tính trục lợi. Và sự lừa dối ấy là, trong khi thờ ngẫu tượng, con người thấy mình bị bắt buộc phải lệ thuộc vào những hành động cực đoan, trong cố gắng hão huyễn tự đặt mình dưới sự điều khiển của ý muốn của mình. Vì vậy, các tiên tri của Baal đi đến độ làm hại chính mình, tạo ra những vết thương trên cơ thể, bằng những cử chỉ mỉa mai tức cười. Để được trả lời, một dấu chỉ là thần minh của họ đang sống, họ phải tự lấy máu phủ mình, như thế tượng trưng cho việc phủ mình trong cái chết.
Một thái độ cầu nguyện vượt trên những thái độ trên rất nhiều là thái độ của ngôn sứ Êlia. Ông yêu cầu dân chúng đến gần, như thế làm cho họ liên hệ đến hành động và lời cầu xin của ông. Mục đích của thách thức mà ông đưa ra cho các tiên tri của Baal là để đem dân đã lầm lạc vì đi theo ngẫu tượng trở về với Thiên Chúa, vì thế ông muốn dân Israel kết hợp với ông, và như thế trở thành tham dự viên và vai chính trong cầu nguyện của ông và trong tất cả những gì đang xảy ra. Sau đó, vị ngôn sứ dựng một bàn thờ, sử dụng, như văn bản viết, “mười hai phiến đá, theo số các chi tộc con cháu ông Giacob, người đã được Chúa phán bảo rằng: ‘Tên ngươi sẽ là Israel’” (c. 31 ). Những phiến đá này đại diện cho tất cả dân Israel và là những điều nhắc nhở hữu hình về lịch sử của ơn tuyển chọn, ơn được Chúa thương cách riêng và ơn cứu độ mà trong đó dân chúng là đối tượng.
Cử chỉ phụng vụ của ngôn sứ Êlia có một ảnh hưởng quyết định: bàn thờ là nơi thánh ám chỉ sự hiện diện của Chúa, còn những phiến đá được dùng để hình thành nó tiêu biểu cho dân chúng, là những người mà giờ đây qua sự trung gian của vị ngôn sứ, được đặt cách biểu tượng trước Nhan Thiên Chúa, trở thành "bàn thờ", nơi dâng lễ vật và hy tế.
Nhưng biểu tượng này cần phải trở thành một thực tại, là dân Israel nhìn nhận Thiên Chúa thật và tái khám phá ra căn tính riêng của mình như dân riêng của Chúa. Vì vậy ngôn sứ Êlia xin Chúa tự tỏ Mình ra, và mười hai viên đá được dùng để vừa có ý nhắc nhở dân Israel về chính thực trạng của họ, mà còn có ý nhắc nhở Thiên Chúa về đức trung tín của Ngài, là điều mà ngôn sứ nại đến trong lời cầu nguyện. Những lời cầu khẩn của ông có đầy đủ ý nghĩa và niềm tin: "Lạy Chúa, Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Israel! Ước chi hôm nay người ta biết rằng trong Israel Ngài là Thiên Chúa và con là tôi tớ Ngài. Cũng vì lời Ngài phán mà con đã làm tất cả các việc này. Xin đáp lời con, lạy Chúa, xin đáp lời con, để dân này nhận biết Ngài là Chúa, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ." (cc. 36-37; x. St 32:36-37). Ngôn sứ Êlia hướng về Chúa và gọi Ngài là Thiên Chúa của các Tổ Phụ; và như thế ông gián tiếp nhắc đến những lời hứa của Thiên Chúa và lịch sử của việc tuyển chọn và giao ước là những điều liên kết Thiên Chúa với dân Ngài mà không thể nào phân ly được nữa. Sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử con người thật vĩ đại đến nỗi Danh của Ngài giờ đây liên kết một cách bất khả phân ly với các Tổ Phụ, và ngôn sứ nói lên Danh Thánh ấy để cho Thiên Chúa nhớ lại và biểu lộ lòng trung tín của Ngài; nhưng ông cũng làm như thế để dân Israel có thể nghe thấy mình được gọi tên và nhận chân lòng trung tín của chính mình. Nhưng việc ngôn sứ Êlia công bố Danh Thiên Chúa có một điểm hơi 'đáng ngạc nhiên. Thay vì sử dụng công thức thông thường, “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob,” ông dùng một tên ít phổ biến hơn: “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Israel.” Việc thay thế tên “Giacob” với “Israel” nhắc lại cuộc chiến đấu của ông Giacob ở sông Giaboc cùng việc đổi tên mà người kể chuyện nói đến một cách rõ ràng (x. St 32:31), và tôi đã đề cập ở một trong những bài giáo lý gần đây nhất. Sự thay thế này mang một ý nghĩa sâu sắc trong lời cầu xin của ông Êlia. Vị ngôn sứ đang cầu nguyện cho dân của vương quốc Miền Bắc, thực ra được gọi là Israel để phân biệt với Giuđa, là vương quốc Miền Nam. Giờ đây, dân chúng, hầu như đã quên nguồn gốc của mình và mối liên hệ đặc quyền của mình với Chúa, nghe thấy mình được gọi đích danh, cũng như Danh Thiên Chúa, được gọi là Thiên Chúa của các Tổ Phụ và Thiên Chúa của dân, một cách thật rõ ràng: "Lạy Chúa, Thiên Chúa [...] của Israel, hôm nay xin hãy làm cho người ta biết rằng Ngài là Thiên Chúa trong Israel."
Một lần nữa, dân mà ngôn sứ Êlia cầu nguyện cho lại được đặt trước thực trạng của họ. Vị ngôn sứ cũng xin cho chân lý của Chúa được tỏ lộ; xin Ngài can thiệp vào việc hoán cải dân Israel bằng cách làm cho họ từ bỏ sự lừa dối của việc thờ ngẫu tượng, nhờ đó dẫn họ đến ơn cứu độ. Lời cầu xin của ông là dân chúng sau cùng nhân biết, và biết cách tường tận, ai thực sự là Thiên Chúa của họ, và họ sẽ dứt khoát quyết định chọn lựa chỉ theo Ngài, là Thiên Chúa thật. Vì chỉ bằng cách này mà Thiên Chúa được công nhận theo Bản Tính của Ngài, là Đấng Tuyệt Đối và Siêu Việt. Vì thế người ta không thể đặt Ngài bên cạnh các thần minh khác, vì làm như thế là phủ nhận Tính Tuyệt Đối của Ngài qua việc tương đối hóa Ngài. Đây là niềm tin làm cho dân Israel trở thành dân Thiên Chúa; đó chính là đức tin được công bố trong câu Thánh Kinh thời danh của Israel là ‘Shema Israel’: "Hãy nghe, hỡi Israel: Chúa Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất; và anh em phải yêu mến Chúa, là Thiên Chúa của anh em với hết tâm hồn, và hết linh hồn và hết sức anh em” (Đnl. 6:4-5). Đối với tính tuyệt đối của Thiên Chúa, các tín hữu phải đáp trả bằng một tình yêu tuyệt đối và hoàn toàn, cam kết cả cuộc đời, sức lực và tâm hồn mình. Và bằng lời cầu nguyện của mình, vị ngôn sứ cho dân chúng ơn hoán cải cho tâm hồn: “Ôi lạy Chúa, để dân này có thể nhận biết rằng Ngài là Thiên Chúa thật, và xin Ngài làm cho họ thay đổi tâm hồn!" (1 V 18:37). Qua lời chuyển cầu của ông, ngôn sứ Êlia xin Chúa những gì chính Thiên Chúa muốn làm, là tỏ Mình ra bằng tất cả lòng thương xót của Ngài , trung thành với bản thể của Ngài như Chúa Sự Sống là Đấng tha thứ, hoán cải và biến đổi.
Và đó là những gì xảy ra, “Bấy giờ lửa của Chúa ập xuống, thiêu rụi của lễ toàn thiêu, củi, đá và bụi, cả nước trong mương cũng hút cạn luôn. Toàn dân thấy vậy, liền phủ phục sát đất và nói: ‘Chúa quả thật là Thiên Chúa! Chúa quả thật là Thiên Chúa!” (cc. 38-39). Lửa, một nguyên tố vừa cần thiết vừa khủng khiếp này, liên quan đến việc Thiên Chúa tỏ Mình ra nơi bụi gai bốc cháy và ở núi Sinai, giờ đây được dùng để chỉ tình yêu của Thiên Chúa đáp lại lời cầu nguyện và tỏ Mình ra cho dân Ngài. Baal, ngẫu tượng lặng câm và bất lực, đã không đáp trả lời cầu khẩn của các tiên tri của nó. Chính Chúa là Đấng đã trả lời, và một cách rõ ràng, không chỉ qua việc thiêu hủy của lễ toàn thiêu, nhưng còn làm khô tất cả nước đã được đổ quanh bàn thờ. Dân Israel không còn có thể nghi ngờ gì nữa, lòng thương xót của Thiên Chúa đã đáp trả sự yếu hèn, nghi ngờ và thiếu đức tin của họ. Giờ đây, Baal, ngẫu tượng vô hồn đã bị đánh bại, và dân chúng, những kẻ dường như bị lạc đường, đã tìm thấy con đường chân lý và đã tái khám phá ra chính mình.
Anh chị em thân mến, câu truyện trong quá khứ muốn nói gì với chúng ta? Câu truyện này muốn trình bày điều chi? Điều được đặt ra đầu tiên và tiên quyết là sự ưu tiên của Giới Răn Thứ Nhất: chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa. Khi vắng bóng Thiên Chúa, con người rơi vào vòng nô lệ của việc thờ ngẫu tượng, như những chế độ độc tài của thời đại chúng ta đã chứng tỏ, cùng với những hình thức khác nhau của chủ nghĩa hư vô, làm cho con người lệ thuộc vào các ngẫu tượng, vào việc thờ ngẫu tượng – chúng biến họ thành nô lệ. Thứ đến: mục đích chính của cầu nguyện là hoán cải: lửa của Thiên Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, có thể sống theo ý Thiên Chúa và sống cho nhau. Điểm thứ ba: Các Giáo Phụ cho chúng ta biết rằng câu truyện về ngôn sứ này cũng có tính tiên tri, các ngài nói, mặc dù chỉ là hình bóng về tương lai, về Đức Kitô trong tương lai, nó là một bước trong hành trình hướng về Đức Kitô. Và các ngài cho chúng ta biết rằng ở đó chúng ta thấy lửa thật sự của tình yêu Thiên Chúa, là tình yêu dẫn Chúa đến tận Thánh Giá, đến việc hoàn toàn tự hiến. Như thế, việc thờ phượng Thiên Chúa cách chân chính là hiến mình cho Thiên Chúa và tha nhân. Thờ phượng thật là yêu thương thật. Và việc thờ phượng Thiên Chúa thật không hủy diệt, nhưng canh tân và biến đổi. Tất nhiên, lửa của Thiên Chúa, lửa tình yêu bốc cháy, biến đổi và thanh luyện, nhưng chính bằng cách này mà lửa ấy không tiêu hủy mà tạo ra sự thật về con người chúng ta, tái tạo tâm hồn chúng ta. Và như thế, chớ gì nhờ được thực sự sống bằng ân sủng của ngọn lửa Chúa Thánh Thần, của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta trở thành những người thờ phượng Ngài trong Thần Khí và Chân Lý.
Xin cám ơn anh chị em.
theo http://giaoly.org/vn
Khi chúng ta đón nhận đức tin
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
09:46 17/06/2011
Khi chúng ta đón nhận đức tin, là người Kitô hữu, chúng ta đều hiểu rằng, mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi không do một thần học gia, hay Đức Giáo Hoàng và cũng không phải Công đồng chung nào có quyền để dạy chúng ta một chân lý tuyệt đối này. Nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta.
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm rất cao trọng, không ai trong chúng ta có thể hiểu được. Vì nếu hiểu được thì không còn là mầu nhiệm!. Nhưng bất kỳ ai trong chúng ta cũng tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi hàng ngày và trong mọi lúc. Khi chúng ta làm dấu Thánh giá trên mình là chúng ta bắt đầu tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi, đặt tay lên trán: chúng ta tuyên xưng ngôi Cha, đó là tất cả sự nhận thức của những người con đối với Cha mình; đặt tay trên ngực: chúng ta tuyên xưng ngôi Con để nói lên lòng yêu mến của chúng ta và đặt tay trên vai, chúng ta tuyên xưng ngôi Thánh Thần để xin Chúa đồng hành và hoạt động trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Như vậy, khi vẽ một dấu Thánh giá trên mình, chúng ta đã tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi trong trong nhận thức, trong lòng yêu mến và trong lời cầu xin để hoạt động.
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi cho chúng ta một mô hình chuẩn, mô hình ấy là một mô hình Thiên Chúa không đơn độc. Ngôi Cha luôn yêu ngôi Con và nhiệm suốt tình yêu là Thánh Thần. Vì vậy, chúng ta nhìn thấy trong mô hình chuẩn này một cộng đồng yêu thương, luôn luôn là một tình yêu nhiệm suốt; luôn luôn là Cha yêu Con. Và như vậy, hình ảnh của một tình yêu dấn thân, một tình yêu tự hiến được biểu lộ trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính mô hình chuẩn này là nguyên ủy cho sự sống, cho tất cả ý nghĩa của cuộc đời chúng ta. Không ai là người sống ngoài Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi lẽ, chúng ta lấy một mô hình con người, chúng ta sẽ thấy có ba yếu tính trong đó:
- Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ, đó là yếu tính thứ nhất;
- Nơi mỗi con người gồm có thể xác và linh hồn, đó là yếu tính thứ hai;
- Con người không sống riêng rẽ, gắn với cha mẹ ông bà, gắn với môi trường xã hội, cộng đoàn mà mình đang sống, và vì thế, cá nhân và cộng đoàn, đó là yếu tính thứ ba.
Khi đặt con người vào trung tâm, chúng ta cũng có một mô hình dựa theo mô hình của Thiên Chúa Ba Ngôi là con người có giới tính, có nam có nữ, có xác có hồn và có cá nhân có gia đình gắn với cộng đoàn. Nhưng khi người ta cố tình tách ra khỏi mô hình này như linh hồn tách ra khỏi xác là chết. Thời đại của chúng ta, người ta cũng đang cố tình tách ra như vậy mà Chân phúc Gioan Phaolô II gọi đó là “Nền văn hóa phân rẽ”. Người ta cố tình phân rẽ tình dục ra khỏi tình yêu và người ta phân rẽ tình yêu ra khỏi sự sống. Vì phân rẽ tình dục ra khỏi tình yêu nên giới trẻ ngày nay lao vào hưởng thụ và sống gấp. Họ đánh mất lý tính của mình. Những bạn trẻ ngày nay, không còn tính đến giới tính nữa: hai người nữ đòi lấy nhau và đòi buộc xã hội làm giấy hôn thú, tổ chức lễ cưới linh đình; hai người nam lấy nhau, tuyên bố vợ chồng. Như vậy, người ta cố tình làm mất đi giới tính của bản thân mình. Ở nước Thái Lan thì những người đàn ông lại làm nên đàn bà, những người đàn bà lại cố gắng cải trang thành đàn ông. Người ta đánh mất giới tính của mình là bởi vì người ta cố tình sống trong tự do của hưởng thụ để rồi đi đến mức độ là đánh mất chính mình. Người ta tách tình yêu ra khỏi cuộc sống cho nên người ta mới giết, phá thai một cách vô tội vạ. Tội phá thai được sánh như tội hủy diệt bởi tính chất dã man và hệ thống của nó. Vậy mà người ta đã tách tình yêu ra khỏi sự sống, cho nên người ta giết thai nhi mà không biết rằng đó là hoa trái của tình yêu. Người ta hưởng thụ mà không phải vì yêu mà phát sinh sự sống. Những bào thai bị phá, vì ngay từ ban đầu nó đã không được hưởng kết quả của tình yêu mà chỉ là một tình dục hưởng thụ, dẫn đến phá thai một cách vô tội vạ trong cái ngụy biện của họ. Như vậy, trong ba yếu tính trên: tách tình dục ra khỏi tình yêu; tách xác ra khỏi hồn hay là tách con người ra khỏi gia đình, sự sống đều là sự chết. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh thực tế, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu mà lại sâu sắc, đó là: “Nhành nào lìa cây sẽ khô héo đi” (Ga 15,6).
Những người cố tình tách mình ra khỏi lý tính là tự mình giết mình, cũng như khi người ta cố tình tách mình ra khỏi Thiên Chúa Ba Ngôi, người ta cũng sẽ đi vào cõi chết. Như vậy, mô hình chuẩn về Thiên Chúa Ba Ngôi bao trùm khắp vũ trụ. Tại sao lại như thế? Người ta đặt vấn đề: “Tại sao lại như thế?” Có những tiền đề mà con người phải chấp nhận, ví dụ: Tại sao 2 x 2 = 4 mà không phải bằng 5?; Tại sao trong một tam giác chỉ quy định chỉ có 180 độ chia cho các góc mà không phải 190 độ?; Tại sao một vòng tròn là 360 độ mà không phải là 365 độ như là một năm có 365 ngày?. Những tiền đề về toán học đó là những tiền đề tương đối thôi, nhưng con người phải chấp nhận vì nó đã trở thành tiền đề. Nếu không chấp nhận nó thì không có độ chuẩn tính toán cho các dữ kiện tiếp theo. Một tiền đề tương đối mà trong toán học con người biết chấp nhận, thì nếu như trong cuộc sống, người ta không biết chấp nhận một tiền đề tuyệt đối thì dựa vào đâu để con người tồn tại? Tiền đề tuyệt đối này, xin nói lại, không một thần học gia, Đức Giáo Hoàng hay Công đồng nào có quyền để đặt ra được nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta tiền đề về chân lý tuyệt đối này.
Thánh Giuse thành Copectino (Italia) đã giải thích về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong một ví dụ rất đơn sơ, rất gần gũi và thật thân thương khi ngài được Đức Giám mục Disi Chen Phó Bề Trên Tổng Quyền Dòng Anh Em Hèn Mọn tới thăm: “Này Giuse, đêm đẹp quá! Ngắm các vì sao đi kìa. Cha vừa nghe thầy Olando trình bày về Chúa Ba Ngôi. Nghe rồi cha lại thấy khó hiểu hơn trước. Lúc nào cha cũng thấy khó hiểu về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi đấy. Này, Giuse. Thực sự, cha thấy những cái mình tin lại là những cái rất khó hiểu. Còn con thì sao? Con có hay thắc mắc không? Không! Có Ba ngôi trong một Chúa: Cha, Con và Thánh Thần. Ba ngôi trong một. Đây, một cái chăn và một nếp gấp, hai nếp gấp và ba nếp gấp. Ba nếp gấp trong cùng một cái chăn. Ba ngôi trong cùng một Chúa là Chúa Ba Ngôi.” (Truyện Ông Thánh Bất Đắc Dĩ).
Chúng ta hãy xin Thiên Chúa Cha, Đấng đã sáng tạo chúng ta, Đấng luôn luôn quan phòng yêu thương chúng ta tiếp tục quan phòng vì Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay, chúng trở về chốn tro bụi của mình . Nếu Ngài gửi hơi thở, chúng được tạo thành và như vậy là chúng ta được ở trong sự quan phòng của Thiên Chúa Cha (x. Tv 104, 29-30). Nhưng chúng ta hằng ý thức mình phạm tội, bởi vậy, nhờ Ngôi Con luôn luôn tái tạo chúng ta qua các bí tích mà chúng ta lãnh nhận, đặc biệt là bí tích Rửa Tội và bí tích Giao hòa. Rồi, chúng ta được thánh hóa nhờ Chúa Ngôi Ba, bởi lẽ, nếu không chúng ta chỉ mãi mãi là “gieo trong bụi đất” để gặt lấy sự hư nát. Nhưng nhờ Thánh Thần, chúng ta gieo trong Thần Khí và gặt được sự sống đời đời. Do vậy Thiên Chúa Ba Ngôi luôn luôn sống trong cuộc đời của chúng ta để quan phòng, để tái tạo, để thánh hóa.
Khi chúng ta đón nhận đức tin, là người Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng Một Thiên Chúa Ba Ngôi là chúng ta đang đi vào trong mầu nhiệm sự sống. Mầu nhiệm ấy, chính Đức Giêsu đã cầu nguyện: “Lạy Cha, con cầu cho chúng hợp nhất nên một như Cha và Con là một” (Ga 17, 20-21). Như vậy, mỗi người chúng ta không chỉ được mời gọi mà Đức Giêsu còn cầu nguyện để chúng ta đi vào trong mầu nhiệm của tình yêu tự hiến, một tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi là sự sống, là nguyên ủy của sự thánh thiện đó.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi,
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi sống trong tâm hồn chúng con;
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi hoạt động trong mỗi gia đình chúng con
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi gìn giữ và thánh hóa
Giáo hội của chúng con,
Thế giới của chúng con,
để ngày nay,
khi thế giới càng phát sinh nhiều tệ nạn
do hậu quả của sự tự do và tình yêu bị lạm dụng
thì chúng con càng hiểu hơn bao giờ hết
chúng con cần Thiên Chúa Ba Ngôi
Yêu thương,
Tái tạo,
Thánh hóa,
hầu giúp cho thế giới của chúng con được hưởng sự an bình thực sự
gia đình của chúng con được hạnh phúc Nước Trời
và tâm hồn của chúng con được bình an trong Chúa.
Chúng con đặt trót niềm tin yêu vào Thiên Chúa Ba Ngôi
là Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:59 17/06/2011
THƠ CON HỔ
Có một người mở miệng khoe: “Tôi có đọc qua một bài thơ rất tuyệt vời, đó là bài thớ nói về con hổ, bài thơ chỉ có bốn hàng mà thôi nhưng miêu tả được một con hổ sống động, thật là một bài thơ có một không hai”.
Người bên cạnh nói:
- “Anh đừng có mà khoe khoang nó được không, trước hết anh đọc bài thơ ấy cho chúng tôi nghe đã nào”.
Người ấy trả lời:
- “Câu đầu cái gì cái gì là hổ, câu thứ hai là cái gì cái gì khổ nhỉ ?”
Người bên cạnh hỏi:
- “Được rồi, cho dù hai câu đầu anh không nhớ nỗi, thì anh đọc hai câu cuối vậy”.
Người ấy lấy tay vỗ vỗ trên đầu rất lâu, đột nhiên làm như nhớ được rồi, bèn nói:
- “Câu thứ ba thì nói thật tôi không nhớ nổi, nhưng câu thứ tư thì nhớ rõ ràng, đại khái là: rất là lang sói”.
Suy tư:
Có những người mở miệng là thích nói thơ văn, dù rằng mình không biết làm thơ viết văn; có người hể mở miệng là thích phê bình lý luận bài giảng của cha này hay của cha kia dở, bởi vì tâm hồn họ dầy những kiêu ngạo; lại có người hể mở miệng là nói mình là một linh mục ưu tú, là học sinh xuất sắc hồi còn đi học.
Khoe mình biết một bài thơ hay tuyệt, nhưng lại không nhớ nổi một câu thơ nào cả thì làm sao biết là thơ hay tuyệt, chẳng qua đó là vì cái tật thích nổ mà thôi; khoe mình là một linh mục xuất sắc nhưng cứ chê bai giáo dân mình là dân quê không biết gì, làm cho giáo dân tránh mình, thì có phải xuất sắc không, chẳng qua đó là khoe khoang kiêu ngạo mà thôi.
Biết thưởng thức một bài thơ hay thì chắc chắn phải thuộc nằm lòng bài thơ ấy; biết mình là một linh mục xuất sắc thì chắc chắn phải làm cho giáo dân yêu mến tôn trọng mình, không phải vì trình độ, nhưng là vì lòng khiêm tốn đạo đức của mình, đó chính là sự xuất sắc vậy.
“Ai nâng mình lên thì bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nhắc lên”, đây không phải là lời của ma quỷ hay là thơ miêu tả con hổ, nhưng là lời của Chúa Giê-su đưa ra hai lối sống và hai đường đi cho nhân loại, đó là khiêm nhường và kiêu ngạo, thiên đàng và hỏa ngục.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người mở miệng khoe: “Tôi có đọc qua một bài thơ rất tuyệt vời, đó là bài thớ nói về con hổ, bài thơ chỉ có bốn hàng mà thôi nhưng miêu tả được một con hổ sống động, thật là một bài thơ có một không hai”.
Người bên cạnh nói:
- “Anh đừng có mà khoe khoang nó được không, trước hết anh đọc bài thơ ấy cho chúng tôi nghe đã nào”.
Người ấy trả lời:
- “Câu đầu cái gì cái gì là hổ, câu thứ hai là cái gì cái gì khổ nhỉ ?”
Người bên cạnh hỏi:
- “Được rồi, cho dù hai câu đầu anh không nhớ nỗi, thì anh đọc hai câu cuối vậy”.
Người ấy lấy tay vỗ vỗ trên đầu rất lâu, đột nhiên làm như nhớ được rồi, bèn nói:
- “Câu thứ ba thì nói thật tôi không nhớ nổi, nhưng câu thứ tư thì nhớ rõ ràng, đại khái là: rất là lang sói”.
Suy tư:
Có những người mở miệng là thích nói thơ văn, dù rằng mình không biết làm thơ viết văn; có người hể mở miệng là thích phê bình lý luận bài giảng của cha này hay của cha kia dở, bởi vì tâm hồn họ dầy những kiêu ngạo; lại có người hể mở miệng là nói mình là một linh mục ưu tú, là học sinh xuất sắc hồi còn đi học.
Khoe mình biết một bài thơ hay tuyệt, nhưng lại không nhớ nổi một câu thơ nào cả thì làm sao biết là thơ hay tuyệt, chẳng qua đó là vì cái tật thích nổ mà thôi; khoe mình là một linh mục xuất sắc nhưng cứ chê bai giáo dân mình là dân quê không biết gì, làm cho giáo dân tránh mình, thì có phải xuất sắc không, chẳng qua đó là khoe khoang kiêu ngạo mà thôi.
Biết thưởng thức một bài thơ hay thì chắc chắn phải thuộc nằm lòng bài thơ ấy; biết mình là một linh mục xuất sắc thì chắc chắn phải làm cho giáo dân yêu mến tôn trọng mình, không phải vì trình độ, nhưng là vì lòng khiêm tốn đạo đức của mình, đó chính là sự xuất sắc vậy.
“Ai nâng mình lên thì bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nhắc lên”, đây không phải là lời của ma quỷ hay là thơ miêu tả con hổ, nhưng là lời của Chúa Giê-su đưa ra hai lối sống và hai đường đi cho nhân loại, đó là khiêm nhường và kiêu ngạo, thiên đàng và hỏa ngục.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 12 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:00 17/06/2011
CHỦA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 10, 26-33
“Sau khi gọi mười hai môn đệ, Đức Giê-su đã sai các ông đi truyền giáo”.
Anh chị em thân mến,
Trong cuộc sống, có rất nhiều lần chúng ta tuyên bố là sẽ lấy vợ trong năm nay, sẽ làm ăn lớn trong năm nay, sẽ mua xe hơi đời mới trong năm nay, sẽ xây nhà lầu cao tầng trong năm nay.v.v…nhưng có lẽ rất ít người Ki-tô hữu tuyên bố tôi sẽ làm sang danh Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi –ít là tuyên bố trong lòng.
Chúa Giê-su đã hứa, lời hứa này có giá trị cho những người tin vào Ngài: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 26, 32). Bất cứ lúc nào và ở nơi đâu chúng ta đều có thể tuyên bố nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa của chúng ta, nhưng đặc biệt có ba nơi sau đây là quan trọng cho việc tuyên bố ấy :
1. Trong gia đình.
Người ta dễ dàng nhận ra mình là người Ki-tô hữu khi trong gia đình chúng ta bày biện một bàn thờ trang trọng ngay giữa phòng khách, đây là một lời tuyên xưng gia đình mình là người có đạo, là con cái của Thiên Chúa.
Nhưng làm một bàn thờ trang trọng thôi thì chưa đủ, bởi vì có một vài gia đình công giáo làm bàn thờ trong gia đình đẹp và rất đắt tiền, bày biện rất hợp với ý Giáo Hội, nhưng trong gia đình thì vợ chồng bất hòa, con cái hư thân mất nết, làm cho người khác nhìn vào nhà thì biết là nhà đạo Chúa, nhưng cuộc sống của gia đình thì là đệ tử của ma quỷ.
Bởi thế, gia đình là nơi mà chúng ta tuyên bố Chúa Giê-su là vua và là Chúa của chúng ta, Ngài luôn ở trong nhà chúng ta, do đó, gia đình là nơi đầu tiên mà chúng ta tuyên xưng danh thánh của Chúa Giê-su.
2. Nơi bản thân.
Bản thân của mỗi người Kitô hữu có một giá trị tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban cho, giá trị này được nhân lên vạn lần khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở nên con cái của Thiên Chúa, tức là chúng ta có bổn phận tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa, và là Đấng giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ cho tôi lỗi và quỷ ma.
Nơi bản thân này của chúng ta, Chúa Thánh Thần đã làm cho tâm hồn trở nên đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi, và hiệu quả của ơn thánh ấy mời gọi chúng ta -bản thân mỗi người- phải làm chứng nhân cho Thiên Chúa bằng cuộc sống bác ái và phục vụ của mình.
Dù mang thân phận gì chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn phải luôn nghĩ rằng tôi là người Ki-tô hữu, phải sống bác ái và yêu thương tha nhân, đó chính là lời tuyên bố có sức thu hút mọi người cách đặc biệt, và nếu cần thì lấy máu của mình ra để lời tuyên bố ấy có thế lực lớn trước mặt mọi người...
3. Trong cộng đoàn.
Cộng đoàn, đoàn thể, tập thể là nơi mà nhất cử nhất động của mọi người thường dễ thấy nhất, và cũng nơi đây, người Ki-tô hữu luôn có bổn phận tuyên bố danh thánh của Chúa Giê-su cho mọi người biết qua lời nói và việc làm của họ.
Tuyên bố nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là cứu chúa của mình trong một tập thể, là một sự gan dạ tuyệt vời nhất của chúng ta, khi mà có rất nhiều người vì miếng cơm manh áo, vì danh dự cá nhân và vì vinh quang hão huyền mà chối bỏ, không tuyên nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng cứu chuộc thế gian, và có khi họ làm cho những người trong tập thể, cộng đoàn ấy hiểu lầm về niềm tin vào Chúa Giê-su của người Ki-tô hữu.
Anh chị em thân mến,
Lời của Chúa Giê-su vẫn còn đó: ai tuyên xưng Ngài trước mặt bàn dân thiên hạ, thì Ngài sẽ tuyên xưng họ trước mặt Cha của Ngài trên trời, đó là một sự công bằng rất “đời thường” mà Chúa Giê-su đòi hỏi những người theo Ngài cần phải có.
Đừng sợ những người chỉ giết thân xác mà không giết được linh hồn, đừng sợ mất công ăn việc làm mà không dám tuyên bố nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa của mình, cũng đừng sợ mất chút quyền hành vinh dự chóng qua mà chối bỏ đức tin của mình trong cuộc sống, bởi vì tất cả mọi sự ở trần gian này, đều sẽ có một ngày sẽ kết thúc...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 10, 26-33
“Sau khi gọi mười hai môn đệ, Đức Giê-su đã sai các ông đi truyền giáo”.
Anh chị em thân mến,
Trong cuộc sống, có rất nhiều lần chúng ta tuyên bố là sẽ lấy vợ trong năm nay, sẽ làm ăn lớn trong năm nay, sẽ mua xe hơi đời mới trong năm nay, sẽ xây nhà lầu cao tầng trong năm nay.v.v…nhưng có lẽ rất ít người Ki-tô hữu tuyên bố tôi sẽ làm sang danh Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi –ít là tuyên bố trong lòng.
Chúa Giê-su đã hứa, lời hứa này có giá trị cho những người tin vào Ngài: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 26, 32). Bất cứ lúc nào và ở nơi đâu chúng ta đều có thể tuyên bố nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa của chúng ta, nhưng đặc biệt có ba nơi sau đây là quan trọng cho việc tuyên bố ấy :
1. Trong gia đình.
Người ta dễ dàng nhận ra mình là người Ki-tô hữu khi trong gia đình chúng ta bày biện một bàn thờ trang trọng ngay giữa phòng khách, đây là một lời tuyên xưng gia đình mình là người có đạo, là con cái của Thiên Chúa.
Nhưng làm một bàn thờ trang trọng thôi thì chưa đủ, bởi vì có một vài gia đình công giáo làm bàn thờ trong gia đình đẹp và rất đắt tiền, bày biện rất hợp với ý Giáo Hội, nhưng trong gia đình thì vợ chồng bất hòa, con cái hư thân mất nết, làm cho người khác nhìn vào nhà thì biết là nhà đạo Chúa, nhưng cuộc sống của gia đình thì là đệ tử của ma quỷ.
Bởi thế, gia đình là nơi mà chúng ta tuyên bố Chúa Giê-su là vua và là Chúa của chúng ta, Ngài luôn ở trong nhà chúng ta, do đó, gia đình là nơi đầu tiên mà chúng ta tuyên xưng danh thánh của Chúa Giê-su.
2. Nơi bản thân.
Bản thân của mỗi người Kitô hữu có một giá trị tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban cho, giá trị này được nhân lên vạn lần khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở nên con cái của Thiên Chúa, tức là chúng ta có bổn phận tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa, và là Đấng giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ cho tôi lỗi và quỷ ma.
Nơi bản thân này của chúng ta, Chúa Thánh Thần đã làm cho tâm hồn trở nên đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi, và hiệu quả của ơn thánh ấy mời gọi chúng ta -bản thân mỗi người- phải làm chứng nhân cho Thiên Chúa bằng cuộc sống bác ái và phục vụ của mình.
Dù mang thân phận gì chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn phải luôn nghĩ rằng tôi là người Ki-tô hữu, phải sống bác ái và yêu thương tha nhân, đó chính là lời tuyên bố có sức thu hút mọi người cách đặc biệt, và nếu cần thì lấy máu của mình ra để lời tuyên bố ấy có thế lực lớn trước mặt mọi người...
3. Trong cộng đoàn.
Cộng đoàn, đoàn thể, tập thể là nơi mà nhất cử nhất động của mọi người thường dễ thấy nhất, và cũng nơi đây, người Ki-tô hữu luôn có bổn phận tuyên bố danh thánh của Chúa Giê-su cho mọi người biết qua lời nói và việc làm của họ.
Tuyên bố nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là cứu chúa của mình trong một tập thể, là một sự gan dạ tuyệt vời nhất của chúng ta, khi mà có rất nhiều người vì miếng cơm manh áo, vì danh dự cá nhân và vì vinh quang hão huyền mà chối bỏ, không tuyên nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng cứu chuộc thế gian, và có khi họ làm cho những người trong tập thể, cộng đoàn ấy hiểu lầm về niềm tin vào Chúa Giê-su của người Ki-tô hữu.
Anh chị em thân mến,
Lời của Chúa Giê-su vẫn còn đó: ai tuyên xưng Ngài trước mặt bàn dân thiên hạ, thì Ngài sẽ tuyên xưng họ trước mặt Cha của Ngài trên trời, đó là một sự công bằng rất “đời thường” mà Chúa Giê-su đòi hỏi những người theo Ngài cần phải có.
Đừng sợ những người chỉ giết thân xác mà không giết được linh hồn, đừng sợ mất công ăn việc làm mà không dám tuyên bố nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa của mình, cũng đừng sợ mất chút quyền hành vinh dự chóng qua mà chối bỏ đức tin của mình trong cuộc sống, bởi vì tất cả mọi sự ở trần gian này, đều sẽ có một ngày sẽ kết thúc...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Chúa Ba Ngôi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:03 17/06/2011
LỄ CHÚA BA NGÔI
Tin mừng : Ga 3, 16-18.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy lãnh nhận lấy Thánh Thần”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đây là mầu nhiệm cao cả nhất trong đạo chúng ta; cao cả bởi vì không một trí óc nào của nhân loại có thể hiểu thấu suy tới, cao cả bởi vì yêu thương nhân loại mà chính mỗi ngôi vị của Thiên Chúa đã không ngừng hoạt động trong đại vũ trụ và trong mỗi một tiểu vũ trụ là chúng ta, để nhờ đó mà chúng ta biết kết hợp mật thiết với Ngài hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Thông phần sáng tạo với Chúa Cha
Chúa Cha đã tạo dựng nên vũ trụ, và con người không phải là căn nguyên của vạn vật nên không sáng tạo, nhưng con người được Thiên Chúa cho cộng tác vào chương trình sáng tạo của Ngài, khi nói với con người: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (Stk 1, 28).
Như vậy con người được phép tiếp tục hoàn thành công việc sáng tạo của Thiên Chúa cho đến tận thế, bằng sự khôn ngoan và hiểu biết của mình.
Thiên Chúa ban quyền “sáng tạo” ra con người trong bậc vợ chồng, nhưng ngày nay có những vợ chồng không làm như ý của Thiên Chúa, họ làm nên những bào thai sự sống rồi giết chết; họ tìm thấy những khoái lạc chóng qua hơn là hạnh phúc lâu dài đầy trách nhiệm, họ đang phá hoại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, mà chính họ được Ngài ban cho quyền ấy.
Thiên Chúa cũng ban quyền “sáng tạo” ấy cho các nhà khoa học, để họ nghiên cứu, khám phá ra những ích lợi cho nhân loại trong vũ trụ này, nhưng rồi nhân loại đã lợi dụng khoa học để gây chiến tranh đau khổ cho nhau...
Thông phần cứu chuộc với Chúa Giêsu
Được hy sinh cho người mình yêu là một hạnh phúc mà là một hạnh phúc trọn vẹn. Chúa Giê-su đã đến trần gian để cứu chuộc nhân loại thoát khỏi tội lỗi do ma quỷ và sự ác hoành hành, mà điểm cao của việc cứu chuộc là chính Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá, chết và sống lại.
Tất cả chúng ta đều được Chúa Giê-su mời gọi thông phần vào sự cứu chuộc của Ngài, dù chúng ta không hề cứu chuộc ai, nhưng nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta được thông phần vào cuộc khổ nạn với Chúa Giê-su, đó là: khi chúng ta khiêm tốn để tha nhân được dễ chịu, khi chúng ta vui vẻ để người khác được thoải mái, khi chúng ta hy sinh để họ được hạnh phúc, khi chúng ta phục vụ để mọi người nhìn thấy Chúa Giê-su hiện diện giữa họ.v.v...đó chính là thông phần vào sự cứu chuộc nhân loại của Chúa Giê-su vậy.
Thông phần thánh hóa với Thánh Thần
Chúa Thánh Thần là Đấng được gởi đến để làm cho Giáo Hội của Chúa Giê-su trở nên ánh sáng cho muôn dân, chính Ngài là Đấng dẫn dắt và là Đấng thánh hóa, để mỗi một phần tử trong Giáo Hội của Chúa Giê-su được trở nên những chứng nhân sống động cho Tin Mừng.
Chúng ta thông phần thánh hóa với Thánh Thần không có nghĩa là chúng ta thánh hóa anh em chị em, nhưng nhờ ân sủng của bí tích Thêm Sức mà chúng ta được trở nên người lính chiến chống lại sự ác và tội lỗi, nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta trở nên tôi tớ phục vụ tha nhân để họ nhận biết khuôn mặt của Chúa Giê-su nơi ngôn hành của chúng ta, đồng thời làm cho họ trở nên người môn đệ của Chúa Giê-su nhờ vào sự phục vụ vô vị lợi của mình.
Anh chị em thân mến,
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi là đồng thời chúng ta cũng tuyên xưng mầu nhiệm ấy giữa muôn dân:
- Khi chúng ta bảo vệ và duy trì sự sống nơi con người, nhất là các thai nhi.
- Khi chúng ta làm cho xã hội có sự bình an hạnh phúc bằng các phương thế mà khoa học đem lại.
- Khi chúng ta biết chia sẻ niềm vui nổi buồn với tha nhân.
- Khi chúng ta biết rao giảng Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá, chết và sống lại bằng ngôn hành bác ái và phục vụ của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Ga 3, 16-18.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy lãnh nhận lấy Thánh Thần”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đây là mầu nhiệm cao cả nhất trong đạo chúng ta; cao cả bởi vì không một trí óc nào của nhân loại có thể hiểu thấu suy tới, cao cả bởi vì yêu thương nhân loại mà chính mỗi ngôi vị của Thiên Chúa đã không ngừng hoạt động trong đại vũ trụ và trong mỗi một tiểu vũ trụ là chúng ta, để nhờ đó mà chúng ta biết kết hợp mật thiết với Ngài hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Thông phần sáng tạo với Chúa Cha
Chúa Cha đã tạo dựng nên vũ trụ, và con người không phải là căn nguyên của vạn vật nên không sáng tạo, nhưng con người được Thiên Chúa cho cộng tác vào chương trình sáng tạo của Ngài, khi nói với con người: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (Stk 1, 28).
Như vậy con người được phép tiếp tục hoàn thành công việc sáng tạo của Thiên Chúa cho đến tận thế, bằng sự khôn ngoan và hiểu biết của mình.
Thiên Chúa ban quyền “sáng tạo” ra con người trong bậc vợ chồng, nhưng ngày nay có những vợ chồng không làm như ý của Thiên Chúa, họ làm nên những bào thai sự sống rồi giết chết; họ tìm thấy những khoái lạc chóng qua hơn là hạnh phúc lâu dài đầy trách nhiệm, họ đang phá hoại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, mà chính họ được Ngài ban cho quyền ấy.
Thiên Chúa cũng ban quyền “sáng tạo” ấy cho các nhà khoa học, để họ nghiên cứu, khám phá ra những ích lợi cho nhân loại trong vũ trụ này, nhưng rồi nhân loại đã lợi dụng khoa học để gây chiến tranh đau khổ cho nhau...
Thông phần cứu chuộc với Chúa Giêsu
Được hy sinh cho người mình yêu là một hạnh phúc mà là một hạnh phúc trọn vẹn. Chúa Giê-su đã đến trần gian để cứu chuộc nhân loại thoát khỏi tội lỗi do ma quỷ và sự ác hoành hành, mà điểm cao của việc cứu chuộc là chính Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá, chết và sống lại.
Tất cả chúng ta đều được Chúa Giê-su mời gọi thông phần vào sự cứu chuộc của Ngài, dù chúng ta không hề cứu chuộc ai, nhưng nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta được thông phần vào cuộc khổ nạn với Chúa Giê-su, đó là: khi chúng ta khiêm tốn để tha nhân được dễ chịu, khi chúng ta vui vẻ để người khác được thoải mái, khi chúng ta hy sinh để họ được hạnh phúc, khi chúng ta phục vụ để mọi người nhìn thấy Chúa Giê-su hiện diện giữa họ.v.v...đó chính là thông phần vào sự cứu chuộc nhân loại của Chúa Giê-su vậy.
Thông phần thánh hóa với Thánh Thần
Chúa Thánh Thần là Đấng được gởi đến để làm cho Giáo Hội của Chúa Giê-su trở nên ánh sáng cho muôn dân, chính Ngài là Đấng dẫn dắt và là Đấng thánh hóa, để mỗi một phần tử trong Giáo Hội của Chúa Giê-su được trở nên những chứng nhân sống động cho Tin Mừng.
Chúng ta thông phần thánh hóa với Thánh Thần không có nghĩa là chúng ta thánh hóa anh em chị em, nhưng nhờ ân sủng của bí tích Thêm Sức mà chúng ta được trở nên người lính chiến chống lại sự ác và tội lỗi, nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà chúng ta trở nên tôi tớ phục vụ tha nhân để họ nhận biết khuôn mặt của Chúa Giê-su nơi ngôn hành của chúng ta, đồng thời làm cho họ trở nên người môn đệ của Chúa Giê-su nhờ vào sự phục vụ vô vị lợi của mình.
Anh chị em thân mến,
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi là đồng thời chúng ta cũng tuyên xưng mầu nhiệm ấy giữa muôn dân:
- Khi chúng ta bảo vệ và duy trì sự sống nơi con người, nhất là các thai nhi.
- Khi chúng ta làm cho xã hội có sự bình an hạnh phúc bằng các phương thế mà khoa học đem lại.
- Khi chúng ta biết chia sẻ niềm vui nổi buồn với tha nhân.
- Khi chúng ta biết rao giảng Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá, chết và sống lại bằng ngôn hành bác ái và phục vụ của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:10 17/06/2011
N2T |
9. Lòng nhân từ của Thiên Chúa thì vô hạn, Ngài thương xót nhân loại chúng ta, làm cho chúngta biết rằng đau khổ chúng ta ở đời này thì ngắn, nhưng hưởng phúc thiên đàng thì muôn đời.
(Thánh Augusine)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:11 17/06/2011
NƠI NGỦ
Ông cố mất, ngài về nằm ngủ dưới đất bên cạnh quan tài; bà cố mất ngài lại về và ngủ dưới đất bên cạnh quan tài, bởi vì nhà ông bà cố quá nhỏ vừa đủ chỗ để chiếc quan tài.
Anh chị em trong nhà nhìn ngài ngủ mà xót xa...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ông cố mất, ngài về nằm ngủ dưới đất bên cạnh quan tài; bà cố mất ngài lại về và ngủ dưới đất bên cạnh quan tài, bởi vì nhà ông bà cố quá nhỏ vừa đủ chỗ để chiếc quan tài.
Anh chị em trong nhà nhìn ngài ngủ mà xót xa...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
23:15 17/06/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời:
“Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới”
“Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói”
“Bây giờ anh vui, hai bàn chân mỏi,”
“Thời gian nơi đây…”
(Trịnh Công Sơn – Cuối Cùng Cho Một Tình yêu)
(1P 5: 7-9)
Bàn tay “Em” có đói, hay có mỏi. Chiều mưa, giông có tới hay chỉ là cơn mưa cuộc tình của người mình, thì linh hồn rỗi cũng rất vui. Vui, với “thời gian nơi đây”,“Tình yêu xứ này”. Thế đấy, là tình tự mà dân con nhà Đạo rày vẫn có vào ngày mừng kính Mình Máu Chúa, rất Thánh Thể.
Thật ra thì, bạn cũng như tôi, ta nào dám nghĩ: nhạc bản trên lại có thể “ăn khớp” với ý nghĩa của ngày Lễ rất thánh được. Thế nhưng, bản thân bần đạo, sao vẫn thấy như có điểm nào đó cũng rất gần. Cũng, liên quan đến đời mình, ở huyện nhà. Thành thử, có “Ừ thôi” hay “Ừ nhỉ”, cũng chỉ để nói lên rằng “Cuối Cùng (rồi) Cũng Cho Một Tình Yêu” thôi.
Vâng. Quả có thế. Cuối cùng ra, mọi sự, ta cũng chỉ dành để: “Cho Một Tình Yêu!” thôi. Tình đó là tình yêu dấu, có Đức Chúa. Chứ, đâu chỉ mỗi tình người, tuy là tình lai láng rất số lượng. Và, phẩm chất. Như, tính chất cũng rất “tình” của mẹ hiền cứ gọi con đến gần mình rồi bảo: “Mẹ yêu con lắm!” Phải chăng, đó còn là ý nghĩa của “Cuối cùng, cho một Tình Yêu”, rất nhà Đạo?
Về Tình Yêu, hay “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu”, là về tình tiết, rất “kể lể”, như truyện kể ở bên dưới, cũng để cười. Cho vui:
“Truyện rằng:
Ba đồng nghiệp nọ cùng làm chung một sở. Hôm ấy, thấy hứng vì vừa trúng một vụ cũng kha khá. Cả ba rủ nhau ra Nhà Bè lai rai một bữa cho thoả thuê tấm lòng những căng cùng thẳng do công việc, mãi kéo dài. Họ gồm một nhân viên tiếp tân, một thư ký đánh máy và vị trưởng sở. Vừa đến nơi, một trong ba người tình cờ vớ được cây đèn dầu rất cổ lỗ, tựa hồ cây đèn của Alibaba, nhiều bùa phép. Thế là, cả ba vị lập tức tập trung xoa xoa vào đèn, xem có phép thần thông biến hoá nào hiện ra chăng? Quả y như rằng, vừa xoa xong, đã thấy thần đèn hiện lên bảo:
-Ta cho các ngươi mỗi người một điều ước, cứ thành thật mà “khai báo”, nói lên ước nguyện của mình. Sau đó, ta sẽ hoá phép. Và ước nguyện ấy sẽ thành hiện thực, ngay lập tức.
Cả ba vị giành nhau bước tới mà ước trước. Nhưng, người thư ký trẻ được ưu tiên, nói nhanh nhẩt:
-Tôi muốn thành đại gia. Sống đến già, ở Bahamas . Ăn chơi hết ga. Quên chuyện nhà.
Tức thì, thần đèn thổi hơi ngắn vào người của thư ký. Và, thư ký trẻ biến mất.
Đến lượt người thanh niên chuyên tiếp tân, cũng vội ước:
-Tôi muốn đi Hawai. Nằm dài nơi bãi biển. Có dinh thự đẹp ở khu sang. Sáng chiều, lúc nào cũng có người đến xoa bóp. Cơm bưng. Nước rót. Cũng khoẻ re.
Lập tức, thần đèn thổi vào người nhân viên tiếp tân. Và, anh cũng biến mất. Đến lượt trưởng sở thấy sự việc coi mòi không êm ắng. Nếu để nhân viên biến mất dạng như thế thì rồi ra lấy ai làm việc cho mình. Ông bèn đề xuất một ước nguyện, theo kiểu Đạo:
-Tôi muốn nhân viên của tôi có mặt ngay ở văn phòng, để còn tiếp tục phát huy tình hiệp thông đoàn kết, trong mọi việc.
Thế là xong. Thần đèn chỉ thổi làn hơi nhẹ vào người, tức thì cả ba đồng nghiệp “ham vui” ấy lại đã quay về chốn cũ, tiếp tục công việc rất “Vũ Như Cẫn”. Tức, “vẫn như cũ”.
Nghe kể xong, người người cứ nghĩ đó chỉ là “chuyện tưởng như đùa”, rất cổ tích. Sự thật, thì nhiều truyện tích được trích từ các báo điện, cũng rất tiện. Báo nào cũng nói toàn chuyện đời. Ít khí bàn chuyện Đạo. Đúng hơn phải nói: báo/đài cùng lắm chỉ nói mỗi chuyện vui thôi. Nào để ý chuyện Đạo ở đời?
Chuyện Đạo ở đời, chuyện nào mà chẳng vui tươi, tinh tế. Ý nhị. Chí ít, là những chuyện có kết hậu. Có lời bàn của người kể. Chính vì thế, nên người kể hôm nay lại cũng đưa ra lời bàn luận rất ngắn gọn, rằng: bà con ta ước gì thì ước, chớ có mơ ước trở thành cán bộ cao cấp, hoặc linh mục nhà Đạo, dù bình dị. Bởi, đó là hai giới cấp rất sáng chói. Người người đều ước muốn.
Về những ước và muốn làm cán bộ cao cấp, bần đạo đây chẳng dám phiếm hoặc luận bàn. Vì không đủ tư cách. Chỉ dám phiếm qua đôi giòng cho bớt lòng thòng. Rồi thôi. Nhưng, đề cập nhiều đến chuyện phối kiểm tin tức về đạo đức/chức năng của linh mục hiện diễn xảy ra ở đâu đó, rất xứ mình. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, thì: mới đây, bần đạo nhận được một điện thư có nội dung khá ly kỳ như sau:
“Gửi anh một bài mới nhận được. Những loại “vạ tuyệt thông” như thế này vẫn cứ xảy ra dài dài, ở Việt Nam . Mình có đề cập đến chuyện này trong một bài viết ngắn trước đây, về tình trạng của một cụ ông thôn trưởng từng bị “vạ tuyệt thông” chỉ vì con gái ở làng cụ quá xinh đẹp đến độ lôi cuốn quá nhiều Việt kiều về cưới hỏi… đâm rắc rối. Cụ bị cha cố trong xứ ra vạ tuyệt thông cho đến khi “cha” này được đổi đi xứ khác mà vạ kia vẫn chưa thông, lại triệt tuyệt. Chuyện lạ đời là: cứ vạ này chồng lên vạ khác, mới chết con dân nhà Đức Chúa Lời, thế cơ chứ…” (trích điện thư từ một linh mục xa quê, đề ngày 6/6/2011 )
Đọc thư người anh em linh mục viết rất ngắn, nhưng bần đạo lại cứ liên tưởng đến ca từ nghệ sĩ hát:
“Bây giờ anh vui, một linh hồn rỗi,
Tình yêu xứ này.
Một lần yêu thương, một đời bão nổi.
Giã từ giã từ.
Chiều mưa giông tới.
Em ơi! Em ơi!..”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Thoạt nhìn, hẳn bạn bè/người thân chẳng thấy có gì ăn khớp giữa lời thư với lời thơ, trích ở trên? Nhưng chuyện có “ăn khớp” hay không, cũng chẳng làm bần đạo bận tâm thêm, bằng nội dung bức thư của vị đại diện báo điện tử mang tên “ BBT CGVN” mới đáng ngại. Ngại, là vì bức thư mang tính cách rất chung đuợc gửi đến Đức ngài “Chủ tịch HĐGMVN”, như sau:
“Trọng kính Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN,
Quí Đức Cha Giáo Phận,
Nhân dịp có bài viết dưới đây của cha PX. Ngô Tôn Huấn đề cập đến việc lạm quyền ở một vài nơi, chúng con khẩn khoản kính mong Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Quí Đức Cha Giáo Phận vui lòng giải thích soi sáng và điều chỉnh một số qui định đã lỗi thời, nhưng vẫn còn được áp dụng ở một vài nơi, đồng thời đã và đang còn tiếp tục gây phản tác dụng cho việc Rao giảng Tin Mừng trên Quê hương Việt Nam.
Chúng con đã có dịp nhìn tận mắt “Đơn xin giải vạ”: có bút phê, chữ ký, mộc của Cha Xứ và cha Quản Hạt, được giao lại cho hối nhân chỉ vì đã tham gia vào một đám cưới (của người thân) chưa hoàn thành thủ tục hôn phối đầy đủ theo phép đạo.
Có nơi đã “kỷ luật cả xác chết” bằng cách không cho lễ an táng, buộc phải chôn bên ngoài đất thánh chỉ vì được “báo cáo”là đương sự đã tự tử. Tiếc rằng ít lâu sau lại có tin người này bị hãm hại chứ không phải tự tử, thế là trong đêm lại âm thầm “đào mồ” lên đem xác vào chôn trong đất thánh. Có thai nhi còn nằm trong bụng mẹ cũng bị kỷ luật chung với mẹ (không có lễ an táng, không được chôn trong đất thánh), chỉ vì “quyền bính xã hội” kết luận là bà mẹ (quá đau khổ) này đã tự tử. Nhưng ở nơi kia, cha phó treo cổ tự tử thì chẳng thấy bị kỷ luật?
Thật ra để kết luận một trường hợp tự tử lại không phải là chuyện đơn giản của những “người trần mắt thịt”!
Chúng con xin chân thành cám ơn.
BBT CGVN
Như thường lệ, mỗi khi được thông tri về “sự lạ” có liên quan đến cuộc sống tốt đạo/đẹp đời xảy ra ở khắp nơi, bần đạo thường có thói tật không hay cho lắm, là: bụng bảo dạ chớ có dại mà dính vô. Và thật ra, cũng chẳng có tư cách để tham gia ý kiến hay biện luận. Chỉ dám trộm nghĩ và suy tìm lời Chúa, cho bản thân thôi. Với bần đạo, Lời Chúa mới giúp ích mình, chứ không chỉ mỗi giáo luật, mà thôi. Và, cũng tình cờ, bần đạo tìm được một đoạn thư của thánh nhân trong Đạo từng có những lời khuyên như sau:
“Anh em hãy đứng vững trong đức tin
mà chống cự,
vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian
đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.
Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng,
cũng là Đấng đã kêu gọi anh em
vào vinh quang đời đời của Người
trong Đức Kitô.
Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu,
chính Thiên Chúa sẽ cho anh em
được nên hoàn thiện,
vững vàng,
mạnh mẽ và kiên cường.”
(1P 5: 9-10)
Vững vàng. Hoàn thiện. Mạnh mẽ và kiên cường. Phải chăng, đó là những đức tính cần có để sống giữa đời. Với nhà Đạo? “Đứng vững trong đức tin mà chống cự”. Chống cự, là chống ai? Cự gì? Theo bối cảnh nhà Đạo lúc thánh nhân viết thư, là: chống lại “mưu chước của quỉ ma, tà thần chuyên dùng thân xác để lượn rình mà cắn xé” (1P 5: 8).
Nhưng ở đây, trong bối cảnh của những chuyện viết trong thư gửi “Quí Đức Cha” có đầu đề rất nổi cộm: “Xin đừng kỷ luật xác chết”. Và, một đầu đề khác, nơi bài viết của Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, cũng có nói: “Dự tiệc cưới của đôi vợ chồng lấy nhau không hợp lẽ đạo thì bị vạ tuyệt thông?”. Và, cả kết luận của người đặt câu hỏi trên, cũng viết như thế này:
“Tóm lại, mọi linh mục đều được mong đợi học hành đến nơi đến chốn để khi thi hành sứ vụ (prietly ministries) không tự ý mình làm những việc sai trái về phụng vụ và bí tích, khiến gây hoang mang và thiệt hại cho giáo dân chẳng may rơi vào trách nhiệm mục vụ của mình.” (x. Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, www.conggiaovietnam.net, 8/6/2011 )
Về với lời thơ (chứ không phải lời thư, hay lời trong thư), người nghệ sĩ lại đã hát:
“Sầu thôi xuống đầy, làm sao em nhớ
Mưa ngoài sông bay
Lời ca anh nhỏ, nỗi lòng anh đầy.
Sầu thôi thôi đầy,
Sầu thôi xuống…đầy”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Với nhà Đạo, lại cũng có lời nhủ khuyên từ đấng thánh hiền, từng vướng mắc một vài sai phạm/lầm lỡ cũng tương tự, nhưng sau đó lại đã quyết tâm, trong hành xử. Quyết, là quyết thế này:
“Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ
dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa,
để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.
Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người,
vì Người chăm sóc anh em.”
(1P 5: 6-7)
Về với lời khuyên “như ở trên”, là về với quyết tâm “khiêm hạ”, đặt mình “dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa”, để rồi ”mọi âu lo, trút cả cho Người”. Về với lời nhủ, dù rất cũ, là về với Cộng đoàn Hội thánh có niềm tin vững chãi quyết rằng bản thân mình là Đền thờ của Thánh Thần. Và cả mình nữa, hãy về với lời nhủ khuyên, là về với Mình Thánh Chúa. Với Hội thánh, để rồi sẽ thẩm nhập vào Tiệc Lòng Mến, ngày của Chúa. Nhất là ngày đặc biệt mừng kính Mình Máu rất thánh, của Đức Chúa.
Về với Hội thánh, còn là về mà tìm hiểu “tại sao Hội thánh lại có buổi mừng kính những hai lần trong một năm, sau khi đã mừng kính vào Lễ Tạ Từ ngày Thứ Năm Thánh?” Về với lời kinh/khuyên răn, còn là về mà nghe lời giải thích của đấng bậc nhà Đạo ở Sydney , như sau:
“Một trong các lý do khiến ta thêm một Lễ nữa để mừng kính Mình Thánh Chúa, là vì lần này ta tập trung vào sự hiện diện của Thánh Thể, tức Mình Thánh Chúa bằng một lễ Trọng gọi là Lễ Mình Máu Chúa.
Lễ này có nguồn gốc xuất từ việc tôn sùng thờ kính Thánh Thể vào thế kỷ thứ 13, lần đầu được thiết lập tại Liege, nước Bỉ vào năm 1246, do Đức Giám Mục Robertô thành Turôtê đề nghị. Vào lúc ấy, chị Julianna thành Cornillon đã khẩn nài Hội thánh hãy mừng Lễ này sau khi chị được thị kiến gặp gỡ Chúa năm 1208. Và, chị được thần hứng cho biết: Chúa muốn Giáo hội tổ chức trong niên lịch phụng vụ, một thánh lễ đặc biệt chú trọng đến sự hiện diện của Bí tích Thánh Thể ở nhà thờ.
Đấng bậc từng cổ võ việc này mong được phổ biến rộng rãi trong Hội thánh, là Tổng Phó tế Jacques Pantaleon lúc ấy còn trụ trì ở giáo Phận Liege, nước Bỉ. Đến năm 1261, ngài trở thành Giáo Hoàng Urban IV và ba năm sau, ngài quyết định thành lập Lễ này, cho toàn Hội thánh. Có kiệu rước rất long trọng, để tỏ lòng sùng kính. Và từ đó, Lễ này trở thành tập tục truyền thống, tổ chức hằng năm, từ thế kỷ thứ 14 cho đến nay.
Thật ra thì, Lễ này này tồn tại là do Phép lạ xảy ra ở Bolsena, nước Ý vào năm 1263. Năm đó, có linh mục người Đức là linh mục Phêrô thành Praha trên đường hành hương, đã dừng chân tại thủ phủ Bolsena, ngài được ơn lành nhận ra rằng Chúa Kitô thực sự vẫn hiện diện nơi bánh thánh khi ngài cử hành thánh lễ tại giáo đường có mộ phần của thánh nữ tử đạo Christina. Và, khi ngài truyền phép vào bánh thánh thì lúc đó bánh thánh rỉ máu, chảy vào tay ngài xuống khăn thánh thấm vào bàn thờ. Ngay khi ấy, toàn thân ngài bủn rủn đến khiếp sợ. Lúc đầu, ngài định bụng giữ kín trong lòng sự việc này, nhưng sau đó, quyết định ngưng thánh lễ và yêu cầu người dự lễ chở ngài đến thành Orvieto, nơi Đức Giáo Hoàng Urban IV trụ trì.
Đức Giáo Hoàng lắng nghe cha Phêrô kể đâu đuôi sự việc. Sau đó, ban phép lành cho cha; rồi chỉ thị cho các vị trong giáo triều có trọng trách điều tra “sự lạ” ấy. Khi mọi sự được cân nhắc, thẩm định kỹ, Đức Giáo Hoàng chỉ thị cho Giám Mục sở tại đem Bánh Thánh và Khăn Thánh có vệt máu ấy đến ngai toà ở Orvieto. Đức Giáo Hoàng đích thân đón tiếp phái đoàn kiệu rước thánh tích và cho phép đặt thánh tích ấy tại nhà thờ chánh toà, rất trang nghiêm. Trọng thể. Kể từ đó, Thánh tích này được lưu giữ tại nhà thờ ở Orvieto, như thánh tích rất quý hiếm.
Được biết Đức Giáo Hoàng Urban IV, rất quan tâm đến sự việc lạ lùng này, nên đã truyền cho thánh Tôma Akinô soạn Phần Riêng cho Thánh lễ và viết một kinh đặc biệt sùng kính Thánh Thể và công nhận đó chính là Mình Chúa Kitô. Tháng 8 năm 1264, tức một năm sau đó, Đức Giáo Hoàng Urban IV đã chỉ thị cho Uỷ Ban Phụng Vụ thành lập Lễ kính Mình Máu Chúa. Đến hôm nay, Phụng vụ Hội thánh vẫn sử dụng bản kinh do thánh Tôma đặt cho Lể Trọng này kể cả Kinh Phần Vụ được nhiều người biết đến và đọc đến hôm nay.
Tháng 8 năm 1964, nhân kỷ niệm 700 năm ngày thành lập Lễ Mình Máu Chúa Kitô, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cũng đã cử hành thánh lễ ngay tại bàn thờ, nơi xảy ra sự lạ khăn thánh có máu rỉ, đuợc lưu trữ tại Mồ thánh bằng vàng bên trong Thánh đường Orvieto.” (x. Lm John Flader, Question Time Connorcourt Publishing 2008 tr. 312-313)
Về thắc mắc: có xứng hợp chăng giữa hành xử của vị linh mục “nhà” đầy quyền sinh/quyền sát rất “tuyệt thông”, với động thái của vị linh mục rất lành và cũng, thánh nói ở trên? Nói cách khác, người đọc và nghe truyện nghĩ sao về sự kiện đấng bậc khi xưa dù lành thánh đến mấy vẫn không dám tự quyết đoán về “phép lạ” liên quan đến sự hiệp thông trong Hội thánh, và đấng bậc nay cứ tự tung tự tác quyết đoán cả lệnh “tuyệt thông” những ai liên quan đến “sự lạ”, trong hành xử. Ở giáo xứ
Nói cho cùng, thì sứ mệnh của thành viên Hội thánh, ở mọi bậc, sẽ là và phải là gầy dựng một thánh hội hiệp thông, hơn là và đúng là: một hội thánh chủ trương tuyệt thông, vô tội vạ. Hoặc, đầy những “vạ này chồng chất vạ kia”, đến khó giải.
Lời phiếm cuối hôm nay, là: đề nghị tôi/đề nghị bạn, ta cứ trở về với lời kinh rất thánh, vẫn nhủ khuyên, rằng:
“Chính vì Đức Kitô đã chịu đau khổ trong thân xác,
nên anh em cũng phải lấy tư tưởng này làm khí giới:
ai chịu đau khổ trong thân xác
thì đoạn tuyệt với tội lỗi,
để bao lâu còn sống trong thân xác,
người ấy không theo những đam mê của con người nữa,
mà theo ý muốn của Thiên Chúa.”
(1P 4: 1-2)
Có lẽ, Thân Xác rất thánh của Đức Kitô, vẫn và sẽ là lý tưởng để tôi và bạn lấy đó làm mục tiêu sống, rất ở đây. Hôm nay và mai ngày.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn nhủ mình
và nhủ bạn
những điều rất như thế.
“Linh hồn em vội vã, vẽ chân dung”
“bay vội vã, vào trong hồn mở cửa.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Ga 6: 51-58
Vội hay không, thì anh và em nào vẽ được những chân dung. Của hồn mình. Chí ít, là khi vẽ xong, em cũng vội bay vào trong hồn mở cửa. Phải chăng, đó là tâm trạng của người đời? Còn nhà Đạo, nay vẽ gì khi mừng kính Mình Máu Chúa, rất Kitô?
Trình thuật hôm nay thánh Gioan cũng có ghi nhưng không vẽ. Thánh nhân ghi, là ghi về Thánh Thể, để kể về cuộc đời Chúa. Có tình yêu. Sự sống. Rất văn chương.
Cứ sự thường, người người bảo: ở văn chương thi tứ, bốn thể loại thấy rất rõ để diễn tả đời người và người đời, là: kịch tính, mỉa mai, hài hước, lãng mạn. Tình tiết này, ăn khớp với bốn mùa: thu, đông, xuân, hạ, rất nghe quen. Xét về kịch tính của cuộc đời, người người sẽ thấy thời khắc/tháng năm luôn thăng trầm, khó lẩn tránh. Chỉ có tình yêu, mới kiên định được nổi khó khăn, cần hy sinh. Tính mai mỉa ở người đời, ai cũng thấy mặt ngoài có vẻ dễ chịu, nhưng bản chất thật khó chịu. Trường hợp này, tình yêu là những ngày dài đầy khổ đau. Nhưng, với các vị tử đạo dù bị bức bách, vẫn không chịu đầu hàng.
Tính hài hước của cuộc đời, người người kỳ vọng sẽ thấy ngạc nhiên xảy đến, dù rất khó. Nhưng khi đó, tình yêu sẽ là những tháng ngày hoà lẫn giữa thích thú và chán buồn. Chỉ mong có được kết hậu, để vui hơn. Tính lãng mạn của cuộc đời, người người sẽ quên mất thực tại, chỉ giữ lại những mộng mơ, vào ngày cuối. Và khi ấy, tình yêu là thế giới tư riêng, không như ý. Xem như thế, đời người vẫn trải nghiệm những phấn đấu, xúc cảm, rồi buồn bã, và thức tỉnh.
Xét văn chương, ta thường bảo mọi chuyện đời đều chất chứa tính “cổ điển”. Và, một trong các đặc trưng của “cổ điển”, là sự chan hoà giữa kịch tính, mỉa mai, hài hước và lãng mạn. Từ đó, người người sẽ hiểu: đời mình là sự hoà tan rất nhiều thứ, cũng giống như tình yêu vốn đượm nhiều sắc thái nên vẫn khiến người từng trải rày sẽ bảo: đời là thế. Nào có khác tình yêu đâu! Đến đây, ta sẽ bảo: chuyện tình đời gia đình mình cũng mang tính cách cổ điển, hệt như thế.
Phúc âm ta đọc từ mùa Phục Sinh cho đến Lễ Ngũ Tuần, cũng đều mang tính cách “cổ điển”, như cuộc đời. Tức, cũng hoà trộn một cách nhuần nhuyễn giữa kịch tính, mỉa mai, hài hước và lãng mạn. Chương 11-12 Tin Mừng thánh Gioan là một ví dụ cụ thể về kịch tính, từ cái chết của Ladarô, đến các phản ứng Đức Kitô cho đến sự việc Ngài lên đường đi Giêrusalem, cũng thế. Chương 5-10, là thể loại trào phúng, rất mai mỉa. Trong đó, thánh sử ghi rõ Chúa là Vị Thẩm Phán rất đích thực. Ngài là Bánh Hằng Sống. Là Nước. Là, Ánh Sáng. Là, Đấng Chữa Lành và là Vị Mục Tử Chân Chính, rất đích thực. Chương 2, hiện rõ văn phong lãng mạn. Trữ tình. Có, thánh Gioan Tẩy Giả nói đến niềm vui của lang quân. Có truyện Đức Giêsu đối thoại với nữ phụ người Samari. Nói tóm lại, với Tin Mừng thánh Gioan, cuộc đời Chúa là sự chan hoà giữa bản chất đích thực của tình yêu và sự sống.
Cách đây ít năm, ở Úc, có trình chiếu bộ phim mang tên “Người vẫn cứ đi”. Phim, do tác giả người Nhật từng viết “Chẳng ai biết rõ” nay xây dựng trên kịch bản làm nền cho phim, để bàn về quan hệ của các thành viên trong gia đình. Trước nhất, là nhân vật chính thủ vai mẹ già rất truyền thống sống trong nhà. Cụ Bà luôn chuẩn bị của ăn thức uống, phụ giúp con gái ruột của mình, tức nhân vật thứ hai trong cốt truyện. Ở đoạn khác trong phim, lại có thêm nhân vật thứ ba, là gia chủ đang năn nỉ vợ (tức nhân vật thứ tư) nên về xin lỗi mẹ già, để rồi cùng hẹn sẽ đến thăm cụ dù chỉ trong thoáng chốc. Trên đường về, ông mải bận tâm lo lắng về chuyện họp mặt gia đình để bắt vợ mình phải đeo mang quà cáp, đồ đạc cũng rất nặng. Và rồi, cả hai cũng gặp mẹ. Hôm đó, có mặt cả người cha (tức nhân vật thứ 5), một bác sĩ về hưu, tai hơi lãng.
Nhân vật thứ sáu là người chị cả, cũng đã đến. Đi theo sau, là ông anh rể vui tính (nhân vật thứ 7) cùng với hai con. Thoạt xem phim, khán giả thấy đó như cuộc liên hoan đoàn tụ, của gia đình. Nhưng vẫn thiếu một thành viên nữa, tức nhân vật số 8, là người anh lớn đã tử nạn, cách đó đến 15 năm. Và, mẹ già hôm ấy lại vẫn muốn mời một người trong làng mà cụ cho là thủ phạm lỡ gây ra cái chết của con cụ (nhân vật số 9). Cụ nghĩ thế, nên anh ấy cũng chẳng thể nào quên được chuyện đau buồn từng xảy ra. Và cuối cùng, người con út còn nhỏ tuổi cũng đã đến. Tổng cộng, là 10 người. Mỗi người mỗi vẻ, làm nên tính chất rất đặc thù của đời người.
Chuyện đời người nói ở đây, cũng “bình thường”. Nhưng, khá phức tạp và tế nhị. Tế nhị nhất, là đoạn nói về năm tháng vẫn trôi qua, không ngần ngại. Do dự. Có im lặng là vàng. Có một chút đắng cay. Một chút hy vọng sẽ không bị kềm toả, bởi vật chất. Có cảm xúc rất bất chợt. Có người vắng mặt. Cũng có tình yêu tuy biểu lộ không nhiều. Có, niềm vui chung tuy gượng ép. Nhưng, tất cả đều đã chói sáng bằng lớp vỏ bọc ngoài. Và, sáng hơn cả vỏ bọc nữa. Đó chính để tỏ lòng lòng hiếu đễ với bậc tổ tiên. Cao niên.
Bối cảnh của phim trong tựa như khu vườn còn khép kín. Có, cửa đóng then cài. Có, cuộc sống nghịch thường. Có, đủ mọi tình tự lẫn đặc thù tưởng chừng như giả vờ làm thân cho đẹp lòng người mẹ rất cao niên. Nhưng bên dưới lớp vỏ bọc lịch sự/lễ phép ở bên ngoài, vẫn là những tâm tính chua cay. Hận thù. Khuất tất.
Nhân vật chính, là cụ bà cao niên ra như vẫn hằn in tâm trạng độc đoán. Cứng ngắc. Bởi, thực tế cuộc đời, là người ai mà chẳng độc đoán. Khó tính khó nết. Cái tính rất khó của cụ bà trong phim, là sự độc đoán/khó chịu ngày một gia tăng. Và, vẫn cứ bộc phát vào ngày con cháu tụ họp hằng năm, Để đến nỗi, người con út vốn tính thẳng thắn, bộc trực vẫn không chịu tham dự.
Tất cả mọi nhân vật trong phim đều như đang đối đầu với một chuyện. Đó là, sự thiếu vắng. Như hồn mà cứ ám ảnh người nhà. Tức, mọi người vẫn cứ phải sống mà không được phép lựa chọn hoặc trắng hoặc đen, chỉ một mầu. Hoặc ngọt ngào hoặc cay đắng, một cuộc đời.
Tuy nhiên, tựa đề của phim truyện vẫn còn ghi dấu “Người vẫn cứ đi”. Đi mãi không ngừng. Phải chăng là đi về với hòa giải. Hoà hợp. Chừng như có thứ gì đó không thể lẩn tránh. Thứ gì đó, rất bi ai.
Hôm nay, Hội thánh mừng kính Lễ Mình Máu Chúa Kitô, rất Thánh Thể. Lễ hội này, các gia đình đều đến nhà thờ để tham dự, và rước Mình Thánh Chúa. Cuộc sống hài hoà của các thành viên Hội thánh hoà lẫn với sự sống tràn đầy của Đức Kitô. Cuộc sống Ngài nuôi dưỡng thành viên, như gia đình. Có thăng, có trầm. Có hy vọng, có hạn chế. Nhưng Ngài vẫn trao ban quà tặng như mọi người trông ngóng trong quá khứ. Và, tương lai. Có, thứ gì đó đáng động mọi người, từ bên ngoài. Chính đó là ơn huệ. Để, ta cảm tạ.
Đón rước Mình Thánh Chúa vào buổi Tiệc Thánh Thể cũng là một chữa lành. Trên thế gian, không phải gia đình nào cũng rách nát như phim truyện. Nhưng, mỗi người vẫn duy trì những bí ẩn của đời mình, không thể hàn gắn. Chữa lành. Thế nên, hôm nay, mọi thành viên Hội thánh cùng với gia đình khác mình không quen cũng đến dự Tiệc Thánh để được chữa lành, từ Thánh Thể. Thánh Thể, chuyển biến tất cả thành người phàm có quan hệ mật thiết, với nhau. Có, hạnh phúc từ những phúc hạnh mà chính mình không tạo được cho mình. Hoặc, cho người nhà mình.
Tất cả đều trở về nhà mình và “vẫn cứ đi”, nhưng không biết. Biết rằng, chính mình là thành phần của Thân Mình rất Thánh, Đức Kitô.
Trong hân hoan cảm nhận, cũng nên về với lời thơ còn để ngỏ, ở bên trên, mà ngâm rằng:
“Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa.
Gặp hai hôm, thành nhị hỷ của tâm hồn.
Thơ học trò, anh chất lại thành non,
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.”
(Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)
Chất rượu nơi “đôi mắt ngất ngây”, vẫn là thần linh của Thân Mình rất Thánh, nay mừng Chúa. Vẫn mong rằng, chất rượu ấy sẽ luôn thành “nhị hỷ” của tâm hồn người anh, người chị trong Hội thánh. Hôm nay. Và mãi mãi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch.
“Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới”
“Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói”
“Bây giờ anh vui, hai bàn chân mỏi,”
“Thời gian nơi đây…”
(Trịnh Công Sơn – Cuối Cùng Cho Một Tình yêu)
(1P 5: 7-9)
Bàn tay “Em” có đói, hay có mỏi. Chiều mưa, giông có tới hay chỉ là cơn mưa cuộc tình của người mình, thì linh hồn rỗi cũng rất vui. Vui, với “thời gian nơi đây”,“Tình yêu xứ này”. Thế đấy, là tình tự mà dân con nhà Đạo rày vẫn có vào ngày mừng kính Mình Máu Chúa, rất Thánh Thể.
Thật ra thì, bạn cũng như tôi, ta nào dám nghĩ: nhạc bản trên lại có thể “ăn khớp” với ý nghĩa của ngày Lễ rất thánh được. Thế nhưng, bản thân bần đạo, sao vẫn thấy như có điểm nào đó cũng rất gần. Cũng, liên quan đến đời mình, ở huyện nhà. Thành thử, có “Ừ thôi” hay “Ừ nhỉ”, cũng chỉ để nói lên rằng “Cuối Cùng (rồi) Cũng Cho Một Tình Yêu” thôi.
Vâng. Quả có thế. Cuối cùng ra, mọi sự, ta cũng chỉ dành để: “Cho Một Tình Yêu!” thôi. Tình đó là tình yêu dấu, có Đức Chúa. Chứ, đâu chỉ mỗi tình người, tuy là tình lai láng rất số lượng. Và, phẩm chất. Như, tính chất cũng rất “tình” của mẹ hiền cứ gọi con đến gần mình rồi bảo: “Mẹ yêu con lắm!” Phải chăng, đó còn là ý nghĩa của “Cuối cùng, cho một Tình Yêu”, rất nhà Đạo?
Về Tình Yêu, hay “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu”, là về tình tiết, rất “kể lể”, như truyện kể ở bên dưới, cũng để cười. Cho vui:
“Truyện rằng:
Ba đồng nghiệp nọ cùng làm chung một sở. Hôm ấy, thấy hứng vì vừa trúng một vụ cũng kha khá. Cả ba rủ nhau ra Nhà Bè lai rai một bữa cho thoả thuê tấm lòng những căng cùng thẳng do công việc, mãi kéo dài. Họ gồm một nhân viên tiếp tân, một thư ký đánh máy và vị trưởng sở. Vừa đến nơi, một trong ba người tình cờ vớ được cây đèn dầu rất cổ lỗ, tựa hồ cây đèn của Alibaba, nhiều bùa phép. Thế là, cả ba vị lập tức tập trung xoa xoa vào đèn, xem có phép thần thông biến hoá nào hiện ra chăng? Quả y như rằng, vừa xoa xong, đã thấy thần đèn hiện lên bảo:
-Ta cho các ngươi mỗi người một điều ước, cứ thành thật mà “khai báo”, nói lên ước nguyện của mình. Sau đó, ta sẽ hoá phép. Và ước nguyện ấy sẽ thành hiện thực, ngay lập tức.
Cả ba vị giành nhau bước tới mà ước trước. Nhưng, người thư ký trẻ được ưu tiên, nói nhanh nhẩt:
-Tôi muốn thành đại gia. Sống đến già, ở Bahamas . Ăn chơi hết ga. Quên chuyện nhà.
Tức thì, thần đèn thổi hơi ngắn vào người của thư ký. Và, thư ký trẻ biến mất.
Đến lượt người thanh niên chuyên tiếp tân, cũng vội ước:
-Tôi muốn đi Hawai. Nằm dài nơi bãi biển. Có dinh thự đẹp ở khu sang. Sáng chiều, lúc nào cũng có người đến xoa bóp. Cơm bưng. Nước rót. Cũng khoẻ re.
Lập tức, thần đèn thổi vào người nhân viên tiếp tân. Và, anh cũng biến mất. Đến lượt trưởng sở thấy sự việc coi mòi không êm ắng. Nếu để nhân viên biến mất dạng như thế thì rồi ra lấy ai làm việc cho mình. Ông bèn đề xuất một ước nguyện, theo kiểu Đạo:
-Tôi muốn nhân viên của tôi có mặt ngay ở văn phòng, để còn tiếp tục phát huy tình hiệp thông đoàn kết, trong mọi việc.
Thế là xong. Thần đèn chỉ thổi làn hơi nhẹ vào người, tức thì cả ba đồng nghiệp “ham vui” ấy lại đã quay về chốn cũ, tiếp tục công việc rất “Vũ Như Cẫn”. Tức, “vẫn như cũ”.
Nghe kể xong, người người cứ nghĩ đó chỉ là “chuyện tưởng như đùa”, rất cổ tích. Sự thật, thì nhiều truyện tích được trích từ các báo điện, cũng rất tiện. Báo nào cũng nói toàn chuyện đời. Ít khí bàn chuyện Đạo. Đúng hơn phải nói: báo/đài cùng lắm chỉ nói mỗi chuyện vui thôi. Nào để ý chuyện Đạo ở đời?
Chuyện Đạo ở đời, chuyện nào mà chẳng vui tươi, tinh tế. Ý nhị. Chí ít, là những chuyện có kết hậu. Có lời bàn của người kể. Chính vì thế, nên người kể hôm nay lại cũng đưa ra lời bàn luận rất ngắn gọn, rằng: bà con ta ước gì thì ước, chớ có mơ ước trở thành cán bộ cao cấp, hoặc linh mục nhà Đạo, dù bình dị. Bởi, đó là hai giới cấp rất sáng chói. Người người đều ước muốn.
Về những ước và muốn làm cán bộ cao cấp, bần đạo đây chẳng dám phiếm hoặc luận bàn. Vì không đủ tư cách. Chỉ dám phiếm qua đôi giòng cho bớt lòng thòng. Rồi thôi. Nhưng, đề cập nhiều đến chuyện phối kiểm tin tức về đạo đức/chức năng của linh mục hiện diễn xảy ra ở đâu đó, rất xứ mình. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, thì: mới đây, bần đạo nhận được một điện thư có nội dung khá ly kỳ như sau:
“Gửi anh một bài mới nhận được. Những loại “vạ tuyệt thông” như thế này vẫn cứ xảy ra dài dài, ở Việt Nam . Mình có đề cập đến chuyện này trong một bài viết ngắn trước đây, về tình trạng của một cụ ông thôn trưởng từng bị “vạ tuyệt thông” chỉ vì con gái ở làng cụ quá xinh đẹp đến độ lôi cuốn quá nhiều Việt kiều về cưới hỏi… đâm rắc rối. Cụ bị cha cố trong xứ ra vạ tuyệt thông cho đến khi “cha” này được đổi đi xứ khác mà vạ kia vẫn chưa thông, lại triệt tuyệt. Chuyện lạ đời là: cứ vạ này chồng lên vạ khác, mới chết con dân nhà Đức Chúa Lời, thế cơ chứ…” (trích điện thư từ một linh mục xa quê, đề ngày 6/6/2011 )
Đọc thư người anh em linh mục viết rất ngắn, nhưng bần đạo lại cứ liên tưởng đến ca từ nghệ sĩ hát:
“Bây giờ anh vui, một linh hồn rỗi,
Tình yêu xứ này.
Một lần yêu thương, một đời bão nổi.
Giã từ giã từ.
Chiều mưa giông tới.
Em ơi! Em ơi!..”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Thoạt nhìn, hẳn bạn bè/người thân chẳng thấy có gì ăn khớp giữa lời thư với lời thơ, trích ở trên? Nhưng chuyện có “ăn khớp” hay không, cũng chẳng làm bần đạo bận tâm thêm, bằng nội dung bức thư của vị đại diện báo điện tử mang tên “ BBT CGVN” mới đáng ngại. Ngại, là vì bức thư mang tính cách rất chung đuợc gửi đến Đức ngài “Chủ tịch HĐGMVN”, như sau:
“Trọng kính Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN,
Quí Đức Cha Giáo Phận,
Nhân dịp có bài viết dưới đây của cha PX. Ngô Tôn Huấn đề cập đến việc lạm quyền ở một vài nơi, chúng con khẩn khoản kính mong Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Quí Đức Cha Giáo Phận vui lòng giải thích soi sáng và điều chỉnh một số qui định đã lỗi thời, nhưng vẫn còn được áp dụng ở một vài nơi, đồng thời đã và đang còn tiếp tục gây phản tác dụng cho việc Rao giảng Tin Mừng trên Quê hương Việt Nam.
Chúng con đã có dịp nhìn tận mắt “Đơn xin giải vạ”: có bút phê, chữ ký, mộc của Cha Xứ và cha Quản Hạt, được giao lại cho hối nhân chỉ vì đã tham gia vào một đám cưới (của người thân) chưa hoàn thành thủ tục hôn phối đầy đủ theo phép đạo.
Có nơi đã “kỷ luật cả xác chết” bằng cách không cho lễ an táng, buộc phải chôn bên ngoài đất thánh chỉ vì được “báo cáo”là đương sự đã tự tử. Tiếc rằng ít lâu sau lại có tin người này bị hãm hại chứ không phải tự tử, thế là trong đêm lại âm thầm “đào mồ” lên đem xác vào chôn trong đất thánh. Có thai nhi còn nằm trong bụng mẹ cũng bị kỷ luật chung với mẹ (không có lễ an táng, không được chôn trong đất thánh), chỉ vì “quyền bính xã hội” kết luận là bà mẹ (quá đau khổ) này đã tự tử. Nhưng ở nơi kia, cha phó treo cổ tự tử thì chẳng thấy bị kỷ luật?
Thật ra để kết luận một trường hợp tự tử lại không phải là chuyện đơn giản của những “người trần mắt thịt”!
Chúng con xin chân thành cám ơn.
BBT CGVN
Như thường lệ, mỗi khi được thông tri về “sự lạ” có liên quan đến cuộc sống tốt đạo/đẹp đời xảy ra ở khắp nơi, bần đạo thường có thói tật không hay cho lắm, là: bụng bảo dạ chớ có dại mà dính vô. Và thật ra, cũng chẳng có tư cách để tham gia ý kiến hay biện luận. Chỉ dám trộm nghĩ và suy tìm lời Chúa, cho bản thân thôi. Với bần đạo, Lời Chúa mới giúp ích mình, chứ không chỉ mỗi giáo luật, mà thôi. Và, cũng tình cờ, bần đạo tìm được một đoạn thư của thánh nhân trong Đạo từng có những lời khuyên như sau:
“Anh em hãy đứng vững trong đức tin
mà chống cự,
vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian
đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.
Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng,
cũng là Đấng đã kêu gọi anh em
vào vinh quang đời đời của Người
trong Đức Kitô.
Phần anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu,
chính Thiên Chúa sẽ cho anh em
được nên hoàn thiện,
vững vàng,
mạnh mẽ và kiên cường.”
(1P 5: 9-10)
Vững vàng. Hoàn thiện. Mạnh mẽ và kiên cường. Phải chăng, đó là những đức tính cần có để sống giữa đời. Với nhà Đạo? “Đứng vững trong đức tin mà chống cự”. Chống cự, là chống ai? Cự gì? Theo bối cảnh nhà Đạo lúc thánh nhân viết thư, là: chống lại “mưu chước của quỉ ma, tà thần chuyên dùng thân xác để lượn rình mà cắn xé” (1P 5: 8).
Nhưng ở đây, trong bối cảnh của những chuyện viết trong thư gửi “Quí Đức Cha” có đầu đề rất nổi cộm: “Xin đừng kỷ luật xác chết”. Và, một đầu đề khác, nơi bài viết của Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, cũng có nói: “Dự tiệc cưới của đôi vợ chồng lấy nhau không hợp lẽ đạo thì bị vạ tuyệt thông?”. Và, cả kết luận của người đặt câu hỏi trên, cũng viết như thế này:
“Tóm lại, mọi linh mục đều được mong đợi học hành đến nơi đến chốn để khi thi hành sứ vụ (prietly ministries) không tự ý mình làm những việc sai trái về phụng vụ và bí tích, khiến gây hoang mang và thiệt hại cho giáo dân chẳng may rơi vào trách nhiệm mục vụ của mình.” (x. Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, www.conggiaovietnam.net, 8/6/2011 )
Về với lời thơ (chứ không phải lời thư, hay lời trong thư), người nghệ sĩ lại đã hát:
“Sầu thôi xuống đầy, làm sao em nhớ
Mưa ngoài sông bay
Lời ca anh nhỏ, nỗi lòng anh đầy.
Sầu thôi thôi đầy,
Sầu thôi xuống…đầy”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Với nhà Đạo, lại cũng có lời nhủ khuyên từ đấng thánh hiền, từng vướng mắc một vài sai phạm/lầm lỡ cũng tương tự, nhưng sau đó lại đã quyết tâm, trong hành xử. Quyết, là quyết thế này:
“Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ
dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa,
để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.
Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người,
vì Người chăm sóc anh em.”
(1P 5: 6-7)
Về với lời khuyên “như ở trên”, là về với quyết tâm “khiêm hạ”, đặt mình “dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa”, để rồi ”mọi âu lo, trút cả cho Người”. Về với lời nhủ, dù rất cũ, là về với Cộng đoàn Hội thánh có niềm tin vững chãi quyết rằng bản thân mình là Đền thờ của Thánh Thần. Và cả mình nữa, hãy về với lời nhủ khuyên, là về với Mình Thánh Chúa. Với Hội thánh, để rồi sẽ thẩm nhập vào Tiệc Lòng Mến, ngày của Chúa. Nhất là ngày đặc biệt mừng kính Mình Máu rất thánh, của Đức Chúa.
Về với Hội thánh, còn là về mà tìm hiểu “tại sao Hội thánh lại có buổi mừng kính những hai lần trong một năm, sau khi đã mừng kính vào Lễ Tạ Từ ngày Thứ Năm Thánh?” Về với lời kinh/khuyên răn, còn là về mà nghe lời giải thích của đấng bậc nhà Đạo ở Sydney , như sau:
“Một trong các lý do khiến ta thêm một Lễ nữa để mừng kính Mình Thánh Chúa, là vì lần này ta tập trung vào sự hiện diện của Thánh Thể, tức Mình Thánh Chúa bằng một lễ Trọng gọi là Lễ Mình Máu Chúa.
Lễ này có nguồn gốc xuất từ việc tôn sùng thờ kính Thánh Thể vào thế kỷ thứ 13, lần đầu được thiết lập tại Liege, nước Bỉ vào năm 1246, do Đức Giám Mục Robertô thành Turôtê đề nghị. Vào lúc ấy, chị Julianna thành Cornillon đã khẩn nài Hội thánh hãy mừng Lễ này sau khi chị được thị kiến gặp gỡ Chúa năm 1208. Và, chị được thần hứng cho biết: Chúa muốn Giáo hội tổ chức trong niên lịch phụng vụ, một thánh lễ đặc biệt chú trọng đến sự hiện diện của Bí tích Thánh Thể ở nhà thờ.
Đấng bậc từng cổ võ việc này mong được phổ biến rộng rãi trong Hội thánh, là Tổng Phó tế Jacques Pantaleon lúc ấy còn trụ trì ở giáo Phận Liege, nước Bỉ. Đến năm 1261, ngài trở thành Giáo Hoàng Urban IV và ba năm sau, ngài quyết định thành lập Lễ này, cho toàn Hội thánh. Có kiệu rước rất long trọng, để tỏ lòng sùng kính. Và từ đó, Lễ này trở thành tập tục truyền thống, tổ chức hằng năm, từ thế kỷ thứ 14 cho đến nay.
Thật ra thì, Lễ này này tồn tại là do Phép lạ xảy ra ở Bolsena, nước Ý vào năm 1263. Năm đó, có linh mục người Đức là linh mục Phêrô thành Praha trên đường hành hương, đã dừng chân tại thủ phủ Bolsena, ngài được ơn lành nhận ra rằng Chúa Kitô thực sự vẫn hiện diện nơi bánh thánh khi ngài cử hành thánh lễ tại giáo đường có mộ phần của thánh nữ tử đạo Christina. Và, khi ngài truyền phép vào bánh thánh thì lúc đó bánh thánh rỉ máu, chảy vào tay ngài xuống khăn thánh thấm vào bàn thờ. Ngay khi ấy, toàn thân ngài bủn rủn đến khiếp sợ. Lúc đầu, ngài định bụng giữ kín trong lòng sự việc này, nhưng sau đó, quyết định ngưng thánh lễ và yêu cầu người dự lễ chở ngài đến thành Orvieto, nơi Đức Giáo Hoàng Urban IV trụ trì.
Đức Giáo Hoàng lắng nghe cha Phêrô kể đâu đuôi sự việc. Sau đó, ban phép lành cho cha; rồi chỉ thị cho các vị trong giáo triều có trọng trách điều tra “sự lạ” ấy. Khi mọi sự được cân nhắc, thẩm định kỹ, Đức Giáo Hoàng chỉ thị cho Giám Mục sở tại đem Bánh Thánh và Khăn Thánh có vệt máu ấy đến ngai toà ở Orvieto. Đức Giáo Hoàng đích thân đón tiếp phái đoàn kiệu rước thánh tích và cho phép đặt thánh tích ấy tại nhà thờ chánh toà, rất trang nghiêm. Trọng thể. Kể từ đó, Thánh tích này được lưu giữ tại nhà thờ ở Orvieto, như thánh tích rất quý hiếm.
Được biết Đức Giáo Hoàng Urban IV, rất quan tâm đến sự việc lạ lùng này, nên đã truyền cho thánh Tôma Akinô soạn Phần Riêng cho Thánh lễ và viết một kinh đặc biệt sùng kính Thánh Thể và công nhận đó chính là Mình Chúa Kitô. Tháng 8 năm 1264, tức một năm sau đó, Đức Giáo Hoàng Urban IV đã chỉ thị cho Uỷ Ban Phụng Vụ thành lập Lễ kính Mình Máu Chúa. Đến hôm nay, Phụng vụ Hội thánh vẫn sử dụng bản kinh do thánh Tôma đặt cho Lể Trọng này kể cả Kinh Phần Vụ được nhiều người biết đến và đọc đến hôm nay.
Tháng 8 năm 1964, nhân kỷ niệm 700 năm ngày thành lập Lễ Mình Máu Chúa Kitô, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cũng đã cử hành thánh lễ ngay tại bàn thờ, nơi xảy ra sự lạ khăn thánh có máu rỉ, đuợc lưu trữ tại Mồ thánh bằng vàng bên trong Thánh đường Orvieto.” (x. Lm John Flader, Question Time Connorcourt Publishing 2008 tr. 312-313)
Về thắc mắc: có xứng hợp chăng giữa hành xử của vị linh mục “nhà” đầy quyền sinh/quyền sát rất “tuyệt thông”, với động thái của vị linh mục rất lành và cũng, thánh nói ở trên? Nói cách khác, người đọc và nghe truyện nghĩ sao về sự kiện đấng bậc khi xưa dù lành thánh đến mấy vẫn không dám tự quyết đoán về “phép lạ” liên quan đến sự hiệp thông trong Hội thánh, và đấng bậc nay cứ tự tung tự tác quyết đoán cả lệnh “tuyệt thông” những ai liên quan đến “sự lạ”, trong hành xử. Ở giáo xứ
Nói cho cùng, thì sứ mệnh của thành viên Hội thánh, ở mọi bậc, sẽ là và phải là gầy dựng một thánh hội hiệp thông, hơn là và đúng là: một hội thánh chủ trương tuyệt thông, vô tội vạ. Hoặc, đầy những “vạ này chồng chất vạ kia”, đến khó giải.
Lời phiếm cuối hôm nay, là: đề nghị tôi/đề nghị bạn, ta cứ trở về với lời kinh rất thánh, vẫn nhủ khuyên, rằng:
“Chính vì Đức Kitô đã chịu đau khổ trong thân xác,
nên anh em cũng phải lấy tư tưởng này làm khí giới:
ai chịu đau khổ trong thân xác
thì đoạn tuyệt với tội lỗi,
để bao lâu còn sống trong thân xác,
người ấy không theo những đam mê của con người nữa,
mà theo ý muốn của Thiên Chúa.”
(1P 4: 1-2)
Có lẽ, Thân Xác rất thánh của Đức Kitô, vẫn và sẽ là lý tưởng để tôi và bạn lấy đó làm mục tiêu sống, rất ở đây. Hôm nay và mai ngày.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn nhủ mình
và nhủ bạn
những điều rất như thế.
“Linh hồn em vội vã, vẽ chân dung”
“bay vội vã, vào trong hồn mở cửa.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Ga 6: 51-58
Vội hay không, thì anh và em nào vẽ được những chân dung. Của hồn mình. Chí ít, là khi vẽ xong, em cũng vội bay vào trong hồn mở cửa. Phải chăng, đó là tâm trạng của người đời? Còn nhà Đạo, nay vẽ gì khi mừng kính Mình Máu Chúa, rất Kitô?
Trình thuật hôm nay thánh Gioan cũng có ghi nhưng không vẽ. Thánh nhân ghi, là ghi về Thánh Thể, để kể về cuộc đời Chúa. Có tình yêu. Sự sống. Rất văn chương.
Cứ sự thường, người người bảo: ở văn chương thi tứ, bốn thể loại thấy rất rõ để diễn tả đời người và người đời, là: kịch tính, mỉa mai, hài hước, lãng mạn. Tình tiết này, ăn khớp với bốn mùa: thu, đông, xuân, hạ, rất nghe quen. Xét về kịch tính của cuộc đời, người người sẽ thấy thời khắc/tháng năm luôn thăng trầm, khó lẩn tránh. Chỉ có tình yêu, mới kiên định được nổi khó khăn, cần hy sinh. Tính mai mỉa ở người đời, ai cũng thấy mặt ngoài có vẻ dễ chịu, nhưng bản chất thật khó chịu. Trường hợp này, tình yêu là những ngày dài đầy khổ đau. Nhưng, với các vị tử đạo dù bị bức bách, vẫn không chịu đầu hàng.
Tính hài hước của cuộc đời, người người kỳ vọng sẽ thấy ngạc nhiên xảy đến, dù rất khó. Nhưng khi đó, tình yêu sẽ là những tháng ngày hoà lẫn giữa thích thú và chán buồn. Chỉ mong có được kết hậu, để vui hơn. Tính lãng mạn của cuộc đời, người người sẽ quên mất thực tại, chỉ giữ lại những mộng mơ, vào ngày cuối. Và khi ấy, tình yêu là thế giới tư riêng, không như ý. Xem như thế, đời người vẫn trải nghiệm những phấn đấu, xúc cảm, rồi buồn bã, và thức tỉnh.
Xét văn chương, ta thường bảo mọi chuyện đời đều chất chứa tính “cổ điển”. Và, một trong các đặc trưng của “cổ điển”, là sự chan hoà giữa kịch tính, mỉa mai, hài hước và lãng mạn. Từ đó, người người sẽ hiểu: đời mình là sự hoà tan rất nhiều thứ, cũng giống như tình yêu vốn đượm nhiều sắc thái nên vẫn khiến người từng trải rày sẽ bảo: đời là thế. Nào có khác tình yêu đâu! Đến đây, ta sẽ bảo: chuyện tình đời gia đình mình cũng mang tính cách cổ điển, hệt như thế.
Phúc âm ta đọc từ mùa Phục Sinh cho đến Lễ Ngũ Tuần, cũng đều mang tính cách “cổ điển”, như cuộc đời. Tức, cũng hoà trộn một cách nhuần nhuyễn giữa kịch tính, mỉa mai, hài hước và lãng mạn. Chương 11-12 Tin Mừng thánh Gioan là một ví dụ cụ thể về kịch tính, từ cái chết của Ladarô, đến các phản ứng Đức Kitô cho đến sự việc Ngài lên đường đi Giêrusalem, cũng thế. Chương 5-10, là thể loại trào phúng, rất mai mỉa. Trong đó, thánh sử ghi rõ Chúa là Vị Thẩm Phán rất đích thực. Ngài là Bánh Hằng Sống. Là Nước. Là, Ánh Sáng. Là, Đấng Chữa Lành và là Vị Mục Tử Chân Chính, rất đích thực. Chương 2, hiện rõ văn phong lãng mạn. Trữ tình. Có, thánh Gioan Tẩy Giả nói đến niềm vui của lang quân. Có truyện Đức Giêsu đối thoại với nữ phụ người Samari. Nói tóm lại, với Tin Mừng thánh Gioan, cuộc đời Chúa là sự chan hoà giữa bản chất đích thực của tình yêu và sự sống.
Cách đây ít năm, ở Úc, có trình chiếu bộ phim mang tên “Người vẫn cứ đi”. Phim, do tác giả người Nhật từng viết “Chẳng ai biết rõ” nay xây dựng trên kịch bản làm nền cho phim, để bàn về quan hệ của các thành viên trong gia đình. Trước nhất, là nhân vật chính thủ vai mẹ già rất truyền thống sống trong nhà. Cụ Bà luôn chuẩn bị của ăn thức uống, phụ giúp con gái ruột của mình, tức nhân vật thứ hai trong cốt truyện. Ở đoạn khác trong phim, lại có thêm nhân vật thứ ba, là gia chủ đang năn nỉ vợ (tức nhân vật thứ tư) nên về xin lỗi mẹ già, để rồi cùng hẹn sẽ đến thăm cụ dù chỉ trong thoáng chốc. Trên đường về, ông mải bận tâm lo lắng về chuyện họp mặt gia đình để bắt vợ mình phải đeo mang quà cáp, đồ đạc cũng rất nặng. Và rồi, cả hai cũng gặp mẹ. Hôm đó, có mặt cả người cha (tức nhân vật thứ 5), một bác sĩ về hưu, tai hơi lãng.
Nhân vật thứ sáu là người chị cả, cũng đã đến. Đi theo sau, là ông anh rể vui tính (nhân vật thứ 7) cùng với hai con. Thoạt xem phim, khán giả thấy đó như cuộc liên hoan đoàn tụ, của gia đình. Nhưng vẫn thiếu một thành viên nữa, tức nhân vật số 8, là người anh lớn đã tử nạn, cách đó đến 15 năm. Và, mẹ già hôm ấy lại vẫn muốn mời một người trong làng mà cụ cho là thủ phạm lỡ gây ra cái chết của con cụ (nhân vật số 9). Cụ nghĩ thế, nên anh ấy cũng chẳng thể nào quên được chuyện đau buồn từng xảy ra. Và cuối cùng, người con út còn nhỏ tuổi cũng đã đến. Tổng cộng, là 10 người. Mỗi người mỗi vẻ, làm nên tính chất rất đặc thù của đời người.
Chuyện đời người nói ở đây, cũng “bình thường”. Nhưng, khá phức tạp và tế nhị. Tế nhị nhất, là đoạn nói về năm tháng vẫn trôi qua, không ngần ngại. Do dự. Có im lặng là vàng. Có một chút đắng cay. Một chút hy vọng sẽ không bị kềm toả, bởi vật chất. Có cảm xúc rất bất chợt. Có người vắng mặt. Cũng có tình yêu tuy biểu lộ không nhiều. Có, niềm vui chung tuy gượng ép. Nhưng, tất cả đều đã chói sáng bằng lớp vỏ bọc ngoài. Và, sáng hơn cả vỏ bọc nữa. Đó chính để tỏ lòng lòng hiếu đễ với bậc tổ tiên. Cao niên.
Bối cảnh của phim trong tựa như khu vườn còn khép kín. Có, cửa đóng then cài. Có, cuộc sống nghịch thường. Có, đủ mọi tình tự lẫn đặc thù tưởng chừng như giả vờ làm thân cho đẹp lòng người mẹ rất cao niên. Nhưng bên dưới lớp vỏ bọc lịch sự/lễ phép ở bên ngoài, vẫn là những tâm tính chua cay. Hận thù. Khuất tất.
Nhân vật chính, là cụ bà cao niên ra như vẫn hằn in tâm trạng độc đoán. Cứng ngắc. Bởi, thực tế cuộc đời, là người ai mà chẳng độc đoán. Khó tính khó nết. Cái tính rất khó của cụ bà trong phim, là sự độc đoán/khó chịu ngày một gia tăng. Và, vẫn cứ bộc phát vào ngày con cháu tụ họp hằng năm, Để đến nỗi, người con út vốn tính thẳng thắn, bộc trực vẫn không chịu tham dự.
Tất cả mọi nhân vật trong phim đều như đang đối đầu với một chuyện. Đó là, sự thiếu vắng. Như hồn mà cứ ám ảnh người nhà. Tức, mọi người vẫn cứ phải sống mà không được phép lựa chọn hoặc trắng hoặc đen, chỉ một mầu. Hoặc ngọt ngào hoặc cay đắng, một cuộc đời.
Tuy nhiên, tựa đề của phim truyện vẫn còn ghi dấu “Người vẫn cứ đi”. Đi mãi không ngừng. Phải chăng là đi về với hòa giải. Hoà hợp. Chừng như có thứ gì đó không thể lẩn tránh. Thứ gì đó, rất bi ai.
Hôm nay, Hội thánh mừng kính Lễ Mình Máu Chúa Kitô, rất Thánh Thể. Lễ hội này, các gia đình đều đến nhà thờ để tham dự, và rước Mình Thánh Chúa. Cuộc sống hài hoà của các thành viên Hội thánh hoà lẫn với sự sống tràn đầy của Đức Kitô. Cuộc sống Ngài nuôi dưỡng thành viên, như gia đình. Có thăng, có trầm. Có hy vọng, có hạn chế. Nhưng Ngài vẫn trao ban quà tặng như mọi người trông ngóng trong quá khứ. Và, tương lai. Có, thứ gì đó đáng động mọi người, từ bên ngoài. Chính đó là ơn huệ. Để, ta cảm tạ.
Đón rước Mình Thánh Chúa vào buổi Tiệc Thánh Thể cũng là một chữa lành. Trên thế gian, không phải gia đình nào cũng rách nát như phim truyện. Nhưng, mỗi người vẫn duy trì những bí ẩn của đời mình, không thể hàn gắn. Chữa lành. Thế nên, hôm nay, mọi thành viên Hội thánh cùng với gia đình khác mình không quen cũng đến dự Tiệc Thánh để được chữa lành, từ Thánh Thể. Thánh Thể, chuyển biến tất cả thành người phàm có quan hệ mật thiết, với nhau. Có, hạnh phúc từ những phúc hạnh mà chính mình không tạo được cho mình. Hoặc, cho người nhà mình.
Tất cả đều trở về nhà mình và “vẫn cứ đi”, nhưng không biết. Biết rằng, chính mình là thành phần của Thân Mình rất Thánh, Đức Kitô.
Trong hân hoan cảm nhận, cũng nên về với lời thơ còn để ngỏ, ở bên trên, mà ngâm rằng:
“Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa.
Gặp hai hôm, thành nhị hỷ của tâm hồn.
Thơ học trò, anh chất lại thành non,
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.”
(Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)
Chất rượu nơi “đôi mắt ngất ngây”, vẫn là thần linh của Thân Mình rất Thánh, nay mừng Chúa. Vẫn mong rằng, chất rượu ấy sẽ luôn thành “nhị hỷ” của tâm hồn người anh, người chị trong Hội thánh. Hôm nay. Và mãi mãi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám mục Pháp nói: “Từ chối hôn nhân đồng tính không phải là phân biệt kỳ thị
Phạm Kim An
02:53 17/06/2011
Giám mục Pháp nói: “Từ chối hôn nhân đồng tính không phải là phân biệt kỳ thị
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Dijon
ROMA - Tổng giám mục Tổng giáo phận Dijon (Pháp), Roland Minnerath, cho biết "không có sự phân biệt kỳ thị nào” khi từ chối hôn nhân đồng tính, bằng cách nhắc lại rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ luôn được bảo vệ bởi các xã hội, “bởi vì hôn nhân này thành lập gia đình, bằng cách bảo đảm sự tồn tại và phát triển của loài người".
Đức Tổng Giám mục Minnerath phản ứng với dự luật được tranh luận tại Quốc hội về hôn nhân của hai người đồng tính. Một dự luật bị bác bỏ ngày 14-6, với 293 phiếu bác bỏ và 222 phiếu đồng ý tại Quốc hội.
Ngài nói: "Nói rằng hôn nhân là sự kết hiệp được xã hội công nhận giữa một người đàn ông và một phụ nữ không phải là một ý kiến tôn giáo. Hôn nhân là một định chế tự nhiên và phổ quát của con người được Đấng Tạo Hóa muốn".
"Luật Roma trước Kitô giáo định nghĩa hôn nhân là "sự kết hợp giữa người nam và người nữ", sự kết hợp này "được giảng dạy bởi thiên nhiên cho tất cả các sinh vật sống trên đất, biển, không khí".
"Tất cả các xã hội đã nghi lễ hóa và bảo vệ hôn nhân, bởi vì hôn nhân thành lập gia đình, bằng cách bảo đảm sự tồn tại và phát triển của loài người".
Do đó, Ngài khẳng định: “không có phân biệt đối xử khi loại bỏ hôn nhân đồng tính, vì hai loại kết hợp không thể so sánh với nhau được và không có các chỉ số xã hội giống nhau”.
"Hành vi của một nhóm thiểu số riêng tư không có thể đòi hỏi toàn xã hội và luật pháp nhầm lẫn khái niệm của chính hôn nhân."
Tổng Giám mục kết luận: “Những gì đang bị đe dọa là quan niệm của chúng ta về con người và việc sống chung, về những gì có sẵn và những gì không có sẵn, bởi vì hôn nhân - cũng như khái niệm về giới tính - là các thực tại tự nhiên mà trên đó mọi xã hội dựa vào". (Zenit 16-6-2011)
Phạm Kim An
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Dijon
ROMA - Tổng giám mục Tổng giáo phận Dijon (Pháp), Roland Minnerath, cho biết "không có sự phân biệt kỳ thị nào” khi từ chối hôn nhân đồng tính, bằng cách nhắc lại rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ luôn được bảo vệ bởi các xã hội, “bởi vì hôn nhân này thành lập gia đình, bằng cách bảo đảm sự tồn tại và phát triển của loài người".
Đức Tổng Giám mục Minnerath phản ứng với dự luật được tranh luận tại Quốc hội về hôn nhân của hai người đồng tính. Một dự luật bị bác bỏ ngày 14-6, với 293 phiếu bác bỏ và 222 phiếu đồng ý tại Quốc hội.
Ngài nói: "Nói rằng hôn nhân là sự kết hiệp được xã hội công nhận giữa một người đàn ông và một phụ nữ không phải là một ý kiến tôn giáo. Hôn nhân là một định chế tự nhiên và phổ quát của con người được Đấng Tạo Hóa muốn".
"Luật Roma trước Kitô giáo định nghĩa hôn nhân là "sự kết hợp giữa người nam và người nữ", sự kết hợp này "được giảng dạy bởi thiên nhiên cho tất cả các sinh vật sống trên đất, biển, không khí".
"Tất cả các xã hội đã nghi lễ hóa và bảo vệ hôn nhân, bởi vì hôn nhân thành lập gia đình, bằng cách bảo đảm sự tồn tại và phát triển của loài người".
Do đó, Ngài khẳng định: “không có phân biệt đối xử khi loại bỏ hôn nhân đồng tính, vì hai loại kết hợp không thể so sánh với nhau được và không có các chỉ số xã hội giống nhau”.
"Hành vi của một nhóm thiểu số riêng tư không có thể đòi hỏi toàn xã hội và luật pháp nhầm lẫn khái niệm của chính hôn nhân."
Tổng Giám mục kết luận: “Những gì đang bị đe dọa là quan niệm của chúng ta về con người và việc sống chung, về những gì có sẵn và những gì không có sẵn, bởi vì hôn nhân - cũng như khái niệm về giới tính - là các thực tại tự nhiên mà trên đó mọi xã hội dựa vào". (Zenit 16-6-2011)
Phạm Kim An
Pakistan: Một đảng rút lại yêu cầu cấm sách Kinh thánh
Nguyễn Trọng Đa
02:55 17/06/2011
Pakistan: Một đảng rút lại yêu cầu cấm sách Kinh thánh
ROMA – Nhằm xoa dịu các Kitô hữu, đảng Hồi giáo JUI-S đã rút lại yêu cầu cấm sách Kinh Thánh, vốn đã đệ trình tại Tòa án Tối cao, nhưng các Kitô hữu tiếp tục bị sách nhiễu và thậm chí buộc phải trở lại đạo Hồi giáo, theo một bài báo trong «Eglises d’Asie», cơ quan ngôn luận của Hội Thừa sai Paris.
Ngày 13-6, ông Sami ul Haq, lãnh đạo của đảng Jamiat Ulema-e-Islam (phái Sami ul Haq) (JUI-S), cho biết đảng của ông đã rút đơn kiện nộp cuối tháng trước tại Tòa án Tối cao, nhằm cấm Kinh Thánh Kitô giáo, với lý do sách này là "phạm thượng". Các nhà lãnh đạo Kitô giáo của Pakistan đã hoan nghênh việc rút lại đơn kiện này của đảng Hồi giáo, ngay cả khi các vị cho rằng đây không phải là một dấu hiệu của sự cải thiện cơ bản về số phận của thiểu số Kitô giáo trong cả nước.
Ngày 30-5, người phụ trách tôn giáo của JUI-S, giáo sĩ Abdul Rauf Farooqi, đã triệu tập các nhà báo để giải thích rằng Kinh Thánh có các đoạn "khiêu dâm", và thiếu tôn trọng đối với một số ngôn sứ. Với cáo buộc này, cuốn sách thánh của Kitô giáo bị coi là "phạm thượng", và do đó cần bị kiện ra tòa án. Giáo sĩ Hồi giáo này đã không che dấu rằng việc kiện này tại Tòa án tối cao diễn ra trong bối cảnh hồi tháng Ba một cuốn Kinh thánh Hồi giáo đã bị Mục sư Terry Jones đốt tại Mỹ; tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng người Hồi giáo không muốn tự thực hiện công lý để trả đũa, nhưng thực thi công lý qua Tòa án. Động thái của ông đã ngay lập tức không được các nhà lãnh đạo Kitô giáo ở Pakistan đồng ý, một số vị còn tố cáo "một nỗ lực nhằm kích động một tinh thần thánh chiến".
Ngày 13-6, ông Sami ul Haq đã biện minh việc rút đơn kiện trước Tòa án cao, bằng cách nêu bật sự cam kết của đảng của ông về ủng hộ "sự đoàn kết liên tôn". Ông đã giải thích mà không đưa thêm chi tiết nào: “Giống như tín đồ các tôn giáo khác, người Hồi giáo phải tôn trọng các sách thánh. Tôi đã nói chuyện với người yêu cầu Kinh Thánh phải bị cấm, và tôi thuyết phục ông rằng đó không phải là một quyết định tốt".
Đối với ông Julius Salik, một Kitô hữu, cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển các cộng đồng và người sáng lập Liên minh các nhóm Thiểu số Thế giới, việc rút lại đơn kiện của đảng JUI-S là "một cử chỉ có giá trị và đánh giá cao, được thực hiện bởi một nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu rõ chiều sâu của đức tin Hồi giáo, vào thời điểm khó tìm thấy một người nào đó sẵn sàng làm việc cho sự hòa hợp liên tôn”.
Theo linh mục công giáo Francis Nadeem, người đứng đầu Hội đồng Quốc gia về Đối thoại Liên tôn, quyết định của Sami ul Haq không nên được hiểu như một bước tiến, hướng tới sự hòa hợp liên tôn lớn hơn. Cha Nadeem, người đã nói rằng sự kiện gần đây không khuyến khích sự lạc quan về số phận dành cho nhóm thiểu số Kitô giáo ở Pakistan, giải thích: “Về cơ bản, đơn kiện là vô hiệu và không hấp dẫn: không ai nhận trách nhiệm bảo vệ vụ kiện này trước các thẩm phán tối cao, bởi vì không thể truy tố một cuốn sách thánh. Chúa Giêsu Kitô được nêu ra trong Kinh thánh Koran là Iesa, và mọi nỗ lực để làm hại Kinh thánh Kitô giáo sẽ đi vào mâu thuẫn với đức tin, vốn được đại đa số người dân Hồi giáo ở đất nước này tuyên xưng".
Trên bình diện quốc gia, tương lai của Bộ đặc trách các nhóm Thiểu số là không chắc chắn. Ông Paul Bhatti, anh trai của Bộ trưởng Shahbaz Bhatti, người đã bị ám sát ngày 2-3, đã được bổ nhiệm làm "Cố vấn đặc biệt" của Thủ tướng về vấn đề các nhóm Thiểu số, và một người Công giáo khác, Akram Gill, đã được bổ nhiệm làm “Quốc vụ khanh”, nhưng không ai trong hai vị này là “bộ trưởng liên bang” cả, và chỉ chức vụ này mới có quyền lực thực thụ. Theo Đạo Luật Tài chính gần đây, "Bộ Hòa hợp liên tôn và các nhóm Thiểu số" vẫn chưa được hưởng ngân sách nào. (Zenit 16-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA – Nhằm xoa dịu các Kitô hữu, đảng Hồi giáo JUI-S đã rút lại yêu cầu cấm sách Kinh Thánh, vốn đã đệ trình tại Tòa án Tối cao, nhưng các Kitô hữu tiếp tục bị sách nhiễu và thậm chí buộc phải trở lại đạo Hồi giáo, theo một bài báo trong «Eglises d’Asie», cơ quan ngôn luận của Hội Thừa sai Paris.
Ngày 13-6, ông Sami ul Haq, lãnh đạo của đảng Jamiat Ulema-e-Islam (phái Sami ul Haq) (JUI-S), cho biết đảng của ông đã rút đơn kiện nộp cuối tháng trước tại Tòa án Tối cao, nhằm cấm Kinh Thánh Kitô giáo, với lý do sách này là "phạm thượng". Các nhà lãnh đạo Kitô giáo của Pakistan đã hoan nghênh việc rút lại đơn kiện này của đảng Hồi giáo, ngay cả khi các vị cho rằng đây không phải là một dấu hiệu của sự cải thiện cơ bản về số phận của thiểu số Kitô giáo trong cả nước.
Ngày 30-5, người phụ trách tôn giáo của JUI-S, giáo sĩ Abdul Rauf Farooqi, đã triệu tập các nhà báo để giải thích rằng Kinh Thánh có các đoạn "khiêu dâm", và thiếu tôn trọng đối với một số ngôn sứ. Với cáo buộc này, cuốn sách thánh của Kitô giáo bị coi là "phạm thượng", và do đó cần bị kiện ra tòa án. Giáo sĩ Hồi giáo này đã không che dấu rằng việc kiện này tại Tòa án tối cao diễn ra trong bối cảnh hồi tháng Ba một cuốn Kinh thánh Hồi giáo đã bị Mục sư Terry Jones đốt tại Mỹ; tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng người Hồi giáo không muốn tự thực hiện công lý để trả đũa, nhưng thực thi công lý qua Tòa án. Động thái của ông đã ngay lập tức không được các nhà lãnh đạo Kitô giáo ở Pakistan đồng ý, một số vị còn tố cáo "một nỗ lực nhằm kích động một tinh thần thánh chiến".
Ngày 13-6, ông Sami ul Haq đã biện minh việc rút đơn kiện trước Tòa án cao, bằng cách nêu bật sự cam kết của đảng của ông về ủng hộ "sự đoàn kết liên tôn". Ông đã giải thích mà không đưa thêm chi tiết nào: “Giống như tín đồ các tôn giáo khác, người Hồi giáo phải tôn trọng các sách thánh. Tôi đã nói chuyện với người yêu cầu Kinh Thánh phải bị cấm, và tôi thuyết phục ông rằng đó không phải là một quyết định tốt".
Đối với ông Julius Salik, một Kitô hữu, cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển các cộng đồng và người sáng lập Liên minh các nhóm Thiểu số Thế giới, việc rút lại đơn kiện của đảng JUI-S là "một cử chỉ có giá trị và đánh giá cao, được thực hiện bởi một nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu rõ chiều sâu của đức tin Hồi giáo, vào thời điểm khó tìm thấy một người nào đó sẵn sàng làm việc cho sự hòa hợp liên tôn”.
Theo linh mục công giáo Francis Nadeem, người đứng đầu Hội đồng Quốc gia về Đối thoại Liên tôn, quyết định của Sami ul Haq không nên được hiểu như một bước tiến, hướng tới sự hòa hợp liên tôn lớn hơn. Cha Nadeem, người đã nói rằng sự kiện gần đây không khuyến khích sự lạc quan về số phận dành cho nhóm thiểu số Kitô giáo ở Pakistan, giải thích: “Về cơ bản, đơn kiện là vô hiệu và không hấp dẫn: không ai nhận trách nhiệm bảo vệ vụ kiện này trước các thẩm phán tối cao, bởi vì không thể truy tố một cuốn sách thánh. Chúa Giêsu Kitô được nêu ra trong Kinh thánh Koran là Iesa, và mọi nỗ lực để làm hại Kinh thánh Kitô giáo sẽ đi vào mâu thuẫn với đức tin, vốn được đại đa số người dân Hồi giáo ở đất nước này tuyên xưng".
Trên bình diện quốc gia, tương lai của Bộ đặc trách các nhóm Thiểu số là không chắc chắn. Ông Paul Bhatti, anh trai của Bộ trưởng Shahbaz Bhatti, người đã bị ám sát ngày 2-3, đã được bổ nhiệm làm "Cố vấn đặc biệt" của Thủ tướng về vấn đề các nhóm Thiểu số, và một người Công giáo khác, Akram Gill, đã được bổ nhiệm làm “Quốc vụ khanh”, nhưng không ai trong hai vị này là “bộ trưởng liên bang” cả, và chỉ chức vụ này mới có quyền lực thực thụ. Theo Đạo Luật Tài chính gần đây, "Bộ Hòa hợp liên tôn và các nhóm Thiểu số" vẫn chưa được hưởng ngân sách nào. (Zenit 16-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Các cơ quan của giáo hội đem lại niềm hy vọng cho các nạn nhân bị hãm hiếp tại Congo
Bùi Hữu Thư
04:12 17/06/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Việc hãm hiếp một cách hệ thống hóa tại Congo đã được gọi là "một vũ khí thời chiến," nhưng sau khi chuộc chiến cuối cùng chấm dứt năm 2003, các bạo hành về tính dục tiếp tục là một thực tại của các phụ nữ người Congo.
Một phụ nữ nói với bà Pascale Palmer, uỷ viên truyền thông thâm niên của Cơ Quan Phát Triển Quốc Ngoại Công Giáo (CAFOD), là là cơ quan bác ái chính thức của các giám mục Anh và Welsh: "Xin ghi nhận câu chuyện của chúng tôi và xin kể cho tất cả mọi người nghe những gì đang xẩy ra ở đây. Thế giới tưởng đã biết -- nhưng thực ra thì không. Bà Feza M'Nyampunda, một nạn nhân 48 tuổi bị hãm hiếp, đã nói như vậy với bà Palmer trong một chuyến viếng thăm Congo năm ngoái.
Một cuộc nghiên cứu được tổ chức bởi Dự Án Nhân Bản của Đại Học Harvard tháng Tư năm 2010 cho thấy các vụ hãm hiếp người dân tại Congo đã gia tăng gấp 17 lần giữa năm 2004 và 2008.
Trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại của Catholic News Service, bà Palmer nói bà đã thăm các trại phục hồi CAFOD tại Bukavu, Goma và Bunia rất nhiều lần và được nghe thấy "những câu chuyện khủng khiếp" về các phụ nữ từ 16 đến 60 tuổi đã có kinh nghiệm về bạo hành tính dục.
Bà nói cơ quan CAFOD đã khởi sự các dự án tại Congo năm 2004, dau khi cơ quan này bắt đầu ý thức được những gì đang xẩy ra tại đây.
Bà Palmer nói: "Càng ngày càng nhiều phụ nữ hơn đã đến với các tổ chức giáo hội để kể chuyện của họ" về hãm hiếp và bạo hành tính dục trong thời gian chiến tranh 7 năm.
Để cung cấp cho các phụ nữ này một lối thoát, CAFOD đã hợp tác với Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình của tổng giáo phận Bukavu để thành lập các "trung tâm lắng nghe", nơi các phụ nữ có thể tới để nói về các kinh nghiệm của họ là nạn nhân của các vụ bạo hành tính dục trong một môi trường an toàn.
Bà Palmer nói: Một vào phụ nữ chỉ bị hãm hiếp hay bạo hành một lần, trong khi nhiều người khác bị bắt cóc và giam tại các trại của quân kháng chiến sau khi ngôi làng của họ bị tấn công. Bà nói họ có thể bị giam giữ nhiều tháng trời, "bị cầm giữ như những tì thiếp, phải ở trần truồng và phục vụ như những nô lệ tính dục."
Bà nói với CNS, "tại các trung tâm lắng nghe, các phụ nữ ngồi với nhau và học một nghề thủ thuật, giúp cho họ có việc làm trong khi họ kể chuyện." Tài khéo học được sẽ giúp cho họ có thể khởi sự một tiểu thương riêng của họ.
Bà Palmer giải thích: Tại các trung tâm lắng nghe, phụ nữ tụ họp nhau từng nhóm cùng với các trợ tá đã được huấn luyện để giúp họ "giải tỏa được những kinh nghiệm hết sức ghê gớm đã xây đến cho họ."
Cơ quan CAFOD tại Bukavu cũng làm việc mật thiết với các gia đình trước đây xua đuổi các phụ nữ sau khi họ bị hãm hiếp, vì lý do tiếng xấu.
Bà Palmer nói: "Chúng tôi giúp cho cộng đồng nhậy cảm hơn. Cái vết xấu này không thể là điều làm cho cộng đồng bị phá vỡ."
Bà Palmer tin rằng vấn đề bạo hành tính dục tại Congo một phần là do chế độ phụ hệ trong xã hội tại đây, và khi nào phụ nữ được bình quyền thì việc bạo hành tính dục mới có thể chấm dứt.
Đề án mới nhất của cơ Quan Trợ Cấp Công Giáo CRS (Catholic Relief Services) hy vọng trao quyền cho các phụ nữ Congo ngay bên trong cộng đồng của họ. Chương trình của cơ quan này sử dụng kỹ thuật mới để thiết kế một hệ thống báo động sớm và bảo vệ. Dùng hệ thống truyền tin bằng máy phát thanh và điện thoại cầm tay do cơ quan CRS cung cấp, các cộng đồng có thể chia xẻ và tiếp nhận các tin tức cập nhật hóa về tình trạng nhân sự đễ họ có thể tự bảo vệ mình.
Denis Tougas, Giám đốc miền Đại Hồ Phi Châu của nhóm Các Thừa Sai Tương Trợ có trụ sở tại Montreal (L'Entraide missionnaire), đã theo dõi các vụ bạo hành tính dục tại Congo trong nhiều năm. Ông nói với CN là "giải pháp duy nhất là người Congo phải phản ứng bằng hình thức dân chủ," và việc trao quyền cho phụ nữ sẽ là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu này và tương lai của quốc gia này. Thay vì chỉ chú trọng đến vấn đề hãm hiếp, huấn luyện các cộng đồng về quyển phụ nữ có thể có ích nhiều hơn trong việc phòng ngừa các tấn công tính cục cũng như bạo hành trong gia đình.
L'Entraide missionnaire là một tổ chức được các hội dòng tu yểmtrợ và các nhóm ngoài đời nói tiếng Pháp. Tổ chức này bảo vệ nhân quyền và cổ võ cho sự tương trợ quốc tế. Nhiều năm qua họ đã tụ tập được nhiều người có liên hệ với các hội dòng và các cơ quan phát triển tham dự một cuộc hội thảo bàn tròn về tình hình tại Congo.
Ông Tougas nói: "Có rất nhiều ưu tư và lo lắng trong thế giới Tây Phương, khiến cho câu trả lời cho các vấn đề bị sai lạc." Ông giải thích rằng ông cảm thấy là đa số các dự án và chương trình được đặt ra để giúp các phụ nữ Congo không thành công vì được trao phó cho người ngoại quốc đảm trách.
Ông Tougas nói: "Vấn đề phải được giải quyết từ bên trong, nếu không người phụ nữ sẽ chỉ thấy "đây chỉ là một chương trình từ bên ngoài vào. "
Hội đồng văn hóa Tòa Thánh cộng tác với công ty nghiên cứu tế bào gốc của Hoa Kỳ
Nguyễn Trầm Tư
05:24 17/06/2011
Hội đồng văn hóa Tòa Thánh cộng tác với công ty nghiên cứu tế bào gốc của Hoa Kỳ
Xem xét những thay đổi đối với sự hiểu biết về con người
VATICAN CITY, ngày 16 tháng 6, 2011 (Zenit.org).-Hội đồng Giáo Hoàng về văn hóa đang cộng tác với một công ty Mỹ chuyên nghiên cứu những tế bào gốc của người trưởng thành.
Việc hội đồng cộng tác với công ty NeoStem được công bố vào ngày hôm nay tại Vatican.
Cha Tomasz Trafny, giám đốc bộ khoa học và đức tin đã nói về động cơ hợp tác.
Ngài nói: “Mối quan tâm chúng tôi có trong cuộc tìm kiếm đặc biệt này thì khá giới hạn: nó nhắm đến việc nghiên cứu tác động văn hóa của cuộc nghiên cứu trên những tế bào gốc của người trưởng thành và của y học có tính tái tạo trong thời gian vừa và lâu dài.”
Người đại diện Tòa Thánh đã đề xuất rằng y học tái tạo là nhằm tác động đến cách thức con người được hiểu trong bối cảnh văn hóa.
Ngài phái biểu: “Sự hợp tác duy nhất với NeoStem phải nhắm vào hai lý do. Lý do thứ nhất dựa trên việc chung tôi chia sẻ cùng một sự nhạy cảm đối với những giá trị đạo đức vốn tập trung vào sự bảo vệ đời sống con người tại tất cả giai đoạn hiện hữu. Lý do thứ hai nhắm đến lợi ích nghiên cứu trên những hệ quả văn hóa mà những khám phá khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc người lớn và sự ứng dụng của chúng trong y học tái tạo sẽ gây nên.”
Hội đồng Giáo Hoàng và NeoStem sẽ làm việc với nhau cho một hội nghị quốc tế về nghiên cứu tế bào gốc người lớn vào tháng 11.
Robin Smith, giám đốc điều hành của NeoStem , đã nói về sự dấn thân của tổ chức đối với việc nghiên cứu tế bào gốc người lớn như là việc tìm tòi vốn “có tiềm năng giảm nhẹ đau khổ của con người bằng việc khai mở sức mạnh chữa lành của thân thể con người. Điều quan trọng nhất là chúng tôi có khả năng làm tất cả việc này mà không phá hủy đời sống người khác.”
Bà tiếp tục nói về những liệu pháp đạt được với những tế bào gốc người lớn, gọi chúng là “những điều thần kỳ đến mà không vướng phải những nan giải do việc sử dụng những tế bào gốc ở thời kỳ phôi thai.”
Nguyễn Trầm Tư
Xem xét những thay đổi đối với sự hiểu biết về con người
VATICAN CITY, ngày 16 tháng 6, 2011 (Zenit.org).-Hội đồng Giáo Hoàng về văn hóa đang cộng tác với một công ty Mỹ chuyên nghiên cứu những tế bào gốc của người trưởng thành.
Việc hội đồng cộng tác với công ty NeoStem được công bố vào ngày hôm nay tại Vatican.
Cha Tomasz Trafny, giám đốc bộ khoa học và đức tin đã nói về động cơ hợp tác.
Ngài nói: “Mối quan tâm chúng tôi có trong cuộc tìm kiếm đặc biệt này thì khá giới hạn: nó nhắm đến việc nghiên cứu tác động văn hóa của cuộc nghiên cứu trên những tế bào gốc của người trưởng thành và của y học có tính tái tạo trong thời gian vừa và lâu dài.”
Người đại diện Tòa Thánh đã đề xuất rằng y học tái tạo là nhằm tác động đến cách thức con người được hiểu trong bối cảnh văn hóa.
Ngài phái biểu: “Sự hợp tác duy nhất với NeoStem phải nhắm vào hai lý do. Lý do thứ nhất dựa trên việc chung tôi chia sẻ cùng một sự nhạy cảm đối với những giá trị đạo đức vốn tập trung vào sự bảo vệ đời sống con người tại tất cả giai đoạn hiện hữu. Lý do thứ hai nhắm đến lợi ích nghiên cứu trên những hệ quả văn hóa mà những khám phá khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc người lớn và sự ứng dụng của chúng trong y học tái tạo sẽ gây nên.”
Hội đồng Giáo Hoàng và NeoStem sẽ làm việc với nhau cho một hội nghị quốc tế về nghiên cứu tế bào gốc người lớn vào tháng 11.
Robin Smith, giám đốc điều hành của NeoStem , đã nói về sự dấn thân của tổ chức đối với việc nghiên cứu tế bào gốc người lớn như là việc tìm tòi vốn “có tiềm năng giảm nhẹ đau khổ của con người bằng việc khai mở sức mạnh chữa lành của thân thể con người. Điều quan trọng nhất là chúng tôi có khả năng làm tất cả việc này mà không phá hủy đời sống người khác.”
Bà tiếp tục nói về những liệu pháp đạt được với những tế bào gốc người lớn, gọi chúng là “những điều thần kỳ đến mà không vướng phải những nan giải do việc sử dụng những tế bào gốc ở thời kỳ phôi thai.”
Nguyễn Trầm Tư
Sợ chết ư? Các Giám Mục Hoa Kỳ đề xuất một “đường lối hoàn toàn tốt đẹp hơn”
Nguyễn Trầm Tư
09:57 17/06/2011
Các Giám mục Hoa Kỳ chấp thuận Bản tuyên bố liên quan tới việc chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ
WASHINGTON, D.C., ngày 16 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Quá trình chết có thể thật khủng khiếp, nhưng người ta có thể đánh giá xã hội dựa trên cách thức nó đáp trả những nỗi hãi hùng này, theo lời các giám mục Hoa kỳ trong một tài liệu mới về cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ.
Các giám mục Hoa kỳ đang họp kỳ họp chung mùa xuân tại Seattle đã đưa ra bản tuyên bố có tựa đề “Sống từng ngày với phẩm giá.”
Bản tuyên bố khẳng định: “Một cộng đồng chu đáo thì sẽ biết quan tâm nhiều hơn, chứ không phải ít hơn, đến các thành viên đang đối diện với những thời kỳ dễ bị tổn thương nhất trong đời sống của họ. Khi con người bị cám dỗ nhìn thấy cuộc sống của họ bị giảm thiểu đi trong giá trị và ý nghĩa, thì họ đang rất cần đến tình yêu và sự hỗ trợ của người khác để đảm bảo giá trị cố hữu của họ.”
Tài liệu trình bày tóm lược về sự phát triển về vấn đề này dựa trên những tranh luận về cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ. Tài liệu khẳng định rằng – trái với những chiến dịch tiếp thị - động cơ để hợp pháp hóa tội ác này không đề cao sự tự do của những người đang ở trong những tình trạng sức khỏe hiểm nghèo.
Các giám mục tuyên bố: “Những người tự vẫn ngày càng trở nên mất khả năng đánh giá đúng những chọn lựa và có một cái nhìn phiến diện, chỉ nhìn thấy sự giải thoát qua cái chết. Họ cần sự giúp đỡ để được tự do không bị ám ảnh bởi tư tưởng tự vẫn, qua sự cố vấn và hỗ trợ và, khi cần thiết và có ích thì dùng thuốc.”
Các giám mục khuyến cáo: “Rõ ràng là những chọn lựa tự do có thể bị ảnh hưởng cách quá đáng bởi những thành kiến và ước ao của người khác. Bằng việc hủy bỏ sự bảo có tính cách pháp luật đối với sự sống của một nhóm người, mà chính quyền mặc nhiên tuyên truyền sứ điệp là ‘có thể được chết tốt hơn’. Do đó, thành kiến của rất nhiều người khỏe mạnh chống lại giá trị sự sống đối với ai đó mang bệnh hoặc khuyết tật lại được hiện thân hóa trong một chính sách chính thức.”
Tính quá đáng
Tài liệu của các giám mục nhìn nhận rằng một phán quyết thiên lệch như thế “được chất thêm lửa bởi lợi nhuận cao ngất trời mà nền văn hóa của chúng ta đặt trên năng suất và tính tự trị vốn có khuynh hướng coi thường đời sống của những ai bị khuyết tật hoặc sống dựa vào người khác. Nếu những người này nói rằng họ muốn chết, những người khác có thể bị cám dỗ để xem đấy không phải như là một lời mời gọi giúp đỡ nhưng như là một sự đáp trả hợp lý cho điều mà họ đồng ý là một đời sống vô nghĩa.”
Một cái nhìn lạc hậu như thế có thể khiến cho những người chọn lựa sống tiếp bị xem là “ích kỷ hoặc phi lý, là một gánh nặng không cần thiết cho người khác.”
Các giám mục thừa nhận rằng khổ đau của căn bệnh kinh niên hay ở vào thời kỳ cuối thường thì rất nặng nề. Đau khổ này mời gọi sự trắc ẩn. Lòng trắc ẩn chân thật giảm nhẹ đau khổ trong khi vẫn duy trì sự đoàn kết với những người khổ đau. Lòng trắc ẩn này không đặt những viên thuốc gây chết người trong đôi tay của họ và không bỏ rơi họ trong những thôi thúc tự vẫn của họ, hoặc trong những động cơ vị kỷ của người khác, là những người muốn cho họ chết quách đi. Lòng trắc ẩn ấy giúp đỡ những người bị tổn thương với những vấn đề của họ thay vì xem họ như là vấn đề.”
Những vấn đề thực tiễn
Các giám mục cũng khuyến cáo về một “con dốc trơn trượt” vốn bắt đầu khi sự sống bị tước đi nhân danh lòng trắc ẩn.”
“Các bác sĩ Hà Lan, những người đã từng giới hạn cái chết êm dịu vào những bệnh nhân thời kỳ cuối, giờ đây cung cấp những phương dược cho những người mắc bệnh kinh niên và bị khuyết tật, bị bệnh tâm thần, và ngay cả cho người u buồn sầu muộn. Một khi họ thuyết phục rằng việc kết thúc một đời sống ngắn ngủi có thể là một hành vi trắc ẩn, thì quả là hợp lý cách bệnh hoạn khi kết luận rằng việc kết thúc một cuộc sống lâu hơn có thể phô bày lòng trắc ẩn hơn.”
“Về mặt tâm lý, cũng thế, khi người bác sĩ bắt đầu xem cái chết như là một giải pháp cho một số bệnh tật thì họ bị cám dỗ để xem nó như là câu trả lời cho một dãy các vấn đề ngày càng rộng lớn.”
Cũng có khả năng là các chương trình của chính phủ và các công ty bảo hiểm tư nhân có thể giới hạn sự hỗ trợ dành cho việc chăm sóc vốn có thể kéo dài sự sống, trong khi đó lại nhấn mạnh đến giải pháp “sinh lợi nhuận” của một cái chết được bác sĩ kê đơn.
Các giám mục khuyến cáo: “Tại sao các nhà chuyên môn y khoa lại dành cả đời để phát triển sự đồng cảm và những kỹ năng cần thiết cho nhiệm vụ khó khăn nhưng quan trọng trong việc cung cấp sự chăm sóc tối ưu, trong khi xã hội lại nhìn nhận một giải pháp cho người bệnh vốn chẳng đòi hỏi chút kỹ năng gì cả? Một khi có vài người trở nên ứng viên cho liệu pháp rẻ mạt của cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ, thì những người trả tiền công hoặc tư dành cho lĩnh vực sức khỏe cũng nhận thấy thật dễ dàng để hướng tới những nguồn có tính khẳng định đời sống ở đâu đó.”
Công việc còn dở dang
Tài liệu của các giám mục khẳng định: “Có một cách thức hoàn toàn tốt hơn để hướng đến nhu cầu của những người mang bệnh hiểm nghèo.”
Họ nói rõ: “Sự tôn trọng sự sống không đòi hỏi chúng ta nỗ lực để kéo dài sự sống bằng việc sử dụng những cách điều trị y khoa vốn không có hiệu quả hoặc phiền toái quá đáng. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta không được cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chỉ vì sợ hãi cách lầm lẫn và quá đáng rằng chúng có thể mang lại phản ứng phụ là rút ngắn đời sống.”
Tuy nhiên, biện pháp giảm đau hiệu quả sẽ cho phép bệnh nhân “tận tâm đến những công việc còn dang dở trong đời sống, để đạt đến một cảm thức bình an với Thiên Chúa, với những người thân yêu, và với chính họ.”
“Không ai được phép xem thời điểm này là vô nghĩa hoặc vô dụng.”
Các giám mục kết luận: “Khi chúng ta về già hoặc khi bị bệnh và chúng ta bị cám dỗ nản chí, chúng ta nên có người vây quanh và hỏi ‘Chúng tôi có thẻ giúp được gì?’Chúng ta xứng đáng
sống tuổi già trong một xã hội vốn nhìn nhận sự chăm nom và nhu cầu của chúng ta với lòng trắc ẩn được bắt nguồn trên sự tôn trọng, dành sự nâng đỡ chân thành trong những ngày cuối cùng. Những chọn lựa chúng ta thực hiện với nhau vào lúc này sẽ quyết định xem liệu đây có phải là loại xã hội chu đáo mà chúng ta sẽ để lại cho các thế hệ mai sau.”
WASHINGTON, D.C., ngày 16 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Quá trình chết có thể thật khủng khiếp, nhưng người ta có thể đánh giá xã hội dựa trên cách thức nó đáp trả những nỗi hãi hùng này, theo lời các giám mục Hoa kỳ trong một tài liệu mới về cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ.
Các giám mục Hoa kỳ đang họp kỳ họp chung mùa xuân tại Seattle đã đưa ra bản tuyên bố có tựa đề “Sống từng ngày với phẩm giá.”
Bản tuyên bố khẳng định: “Một cộng đồng chu đáo thì sẽ biết quan tâm nhiều hơn, chứ không phải ít hơn, đến các thành viên đang đối diện với những thời kỳ dễ bị tổn thương nhất trong đời sống của họ. Khi con người bị cám dỗ nhìn thấy cuộc sống của họ bị giảm thiểu đi trong giá trị và ý nghĩa, thì họ đang rất cần đến tình yêu và sự hỗ trợ của người khác để đảm bảo giá trị cố hữu của họ.”
Tài liệu trình bày tóm lược về sự phát triển về vấn đề này dựa trên những tranh luận về cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ. Tài liệu khẳng định rằng – trái với những chiến dịch tiếp thị - động cơ để hợp pháp hóa tội ác này không đề cao sự tự do của những người đang ở trong những tình trạng sức khỏe hiểm nghèo.
Các giám mục tuyên bố: “Những người tự vẫn ngày càng trở nên mất khả năng đánh giá đúng những chọn lựa và có một cái nhìn phiến diện, chỉ nhìn thấy sự giải thoát qua cái chết. Họ cần sự giúp đỡ để được tự do không bị ám ảnh bởi tư tưởng tự vẫn, qua sự cố vấn và hỗ trợ và, khi cần thiết và có ích thì dùng thuốc.”
Các giám mục khuyến cáo: “Rõ ràng là những chọn lựa tự do có thể bị ảnh hưởng cách quá đáng bởi những thành kiến và ước ao của người khác. Bằng việc hủy bỏ sự bảo có tính cách pháp luật đối với sự sống của một nhóm người, mà chính quyền mặc nhiên tuyên truyền sứ điệp là ‘có thể được chết tốt hơn’. Do đó, thành kiến của rất nhiều người khỏe mạnh chống lại giá trị sự sống đối với ai đó mang bệnh hoặc khuyết tật lại được hiện thân hóa trong một chính sách chính thức.”
Tính quá đáng
Tài liệu của các giám mục nhìn nhận rằng một phán quyết thiên lệch như thế “được chất thêm lửa bởi lợi nhuận cao ngất trời mà nền văn hóa của chúng ta đặt trên năng suất và tính tự trị vốn có khuynh hướng coi thường đời sống của những ai bị khuyết tật hoặc sống dựa vào người khác. Nếu những người này nói rằng họ muốn chết, những người khác có thể bị cám dỗ để xem đấy không phải như là một lời mời gọi giúp đỡ nhưng như là một sự đáp trả hợp lý cho điều mà họ đồng ý là một đời sống vô nghĩa.”
Một cái nhìn lạc hậu như thế có thể khiến cho những người chọn lựa sống tiếp bị xem là “ích kỷ hoặc phi lý, là một gánh nặng không cần thiết cho người khác.”
Các giám mục thừa nhận rằng khổ đau của căn bệnh kinh niên hay ở vào thời kỳ cuối thường thì rất nặng nề. Đau khổ này mời gọi sự trắc ẩn. Lòng trắc ẩn chân thật giảm nhẹ đau khổ trong khi vẫn duy trì sự đoàn kết với những người khổ đau. Lòng trắc ẩn này không đặt những viên thuốc gây chết người trong đôi tay của họ và không bỏ rơi họ trong những thôi thúc tự vẫn của họ, hoặc trong những động cơ vị kỷ của người khác, là những người muốn cho họ chết quách đi. Lòng trắc ẩn ấy giúp đỡ những người bị tổn thương với những vấn đề của họ thay vì xem họ như là vấn đề.”
Những vấn đề thực tiễn
Các giám mục cũng khuyến cáo về một “con dốc trơn trượt” vốn bắt đầu khi sự sống bị tước đi nhân danh lòng trắc ẩn.”
“Các bác sĩ Hà Lan, những người đã từng giới hạn cái chết êm dịu vào những bệnh nhân thời kỳ cuối, giờ đây cung cấp những phương dược cho những người mắc bệnh kinh niên và bị khuyết tật, bị bệnh tâm thần, và ngay cả cho người u buồn sầu muộn. Một khi họ thuyết phục rằng việc kết thúc một đời sống ngắn ngủi có thể là một hành vi trắc ẩn, thì quả là hợp lý cách bệnh hoạn khi kết luận rằng việc kết thúc một cuộc sống lâu hơn có thể phô bày lòng trắc ẩn hơn.”
“Về mặt tâm lý, cũng thế, khi người bác sĩ bắt đầu xem cái chết như là một giải pháp cho một số bệnh tật thì họ bị cám dỗ để xem nó như là câu trả lời cho một dãy các vấn đề ngày càng rộng lớn.”
Cũng có khả năng là các chương trình của chính phủ và các công ty bảo hiểm tư nhân có thể giới hạn sự hỗ trợ dành cho việc chăm sóc vốn có thể kéo dài sự sống, trong khi đó lại nhấn mạnh đến giải pháp “sinh lợi nhuận” của một cái chết được bác sĩ kê đơn.
Các giám mục khuyến cáo: “Tại sao các nhà chuyên môn y khoa lại dành cả đời để phát triển sự đồng cảm và những kỹ năng cần thiết cho nhiệm vụ khó khăn nhưng quan trọng trong việc cung cấp sự chăm sóc tối ưu, trong khi xã hội lại nhìn nhận một giải pháp cho người bệnh vốn chẳng đòi hỏi chút kỹ năng gì cả? Một khi có vài người trở nên ứng viên cho liệu pháp rẻ mạt của cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ, thì những người trả tiền công hoặc tư dành cho lĩnh vực sức khỏe cũng nhận thấy thật dễ dàng để hướng tới những nguồn có tính khẳng định đời sống ở đâu đó.”
Công việc còn dở dang
Tài liệu của các giám mục khẳng định: “Có một cách thức hoàn toàn tốt hơn để hướng đến nhu cầu của những người mang bệnh hiểm nghèo.”
Họ nói rõ: “Sự tôn trọng sự sống không đòi hỏi chúng ta nỗ lực để kéo dài sự sống bằng việc sử dụng những cách điều trị y khoa vốn không có hiệu quả hoặc phiền toái quá đáng. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta không được cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chỉ vì sợ hãi cách lầm lẫn và quá đáng rằng chúng có thể mang lại phản ứng phụ là rút ngắn đời sống.”
Tuy nhiên, biện pháp giảm đau hiệu quả sẽ cho phép bệnh nhân “tận tâm đến những công việc còn dang dở trong đời sống, để đạt đến một cảm thức bình an với Thiên Chúa, với những người thân yêu, và với chính họ.”
“Không ai được phép xem thời điểm này là vô nghĩa hoặc vô dụng.”
Các giám mục kết luận: “Khi chúng ta về già hoặc khi bị bệnh và chúng ta bị cám dỗ nản chí, chúng ta nên có người vây quanh và hỏi ‘Chúng tôi có thẻ giúp được gì?’Chúng ta xứng đáng
sống tuổi già trong một xã hội vốn nhìn nhận sự chăm nom và nhu cầu của chúng ta với lòng trắc ẩn được bắt nguồn trên sự tôn trọng, dành sự nâng đỡ chân thành trong những ngày cuối cùng. Những chọn lựa chúng ta thực hiện với nhau vào lúc này sẽ quyết định xem liệu đây có phải là loại xã hội chu đáo mà chúng ta sẽ để lại cho các thế hệ mai sau.”
Hoa Kỳ: Hội Đồng Giám Mục tổ chức Hội Nghị Mùa Xuân
Tiền Hô
11:08 17/06/2011
Seattle (Hoa Kỳ), 15 Tháng Sáu 2011 (Agenzia Fides) - Các vị giám mục Hoa Kỳ đã tề tựu lại nhân dịp Hội Nghị Mùa Xuân diễn ra từ ngày 15-17 Tháng Sáu tại Seattle. Các chủ đề dự kiến có trong chương trình nghị sự bao gồm: thảo luận và biểu quyết về một văn kiện liên quan đến việc trợ tử và án phạt dành cho các linh mục lạm dụng tính dục. Sửa đổi Hiến Chương Về Việc Bảo Vệ Thiếu Nhi Và Giới Trẻ cho thích nghi với những hướng dẫn mà Vatican ban hành gần đây, có cả việc dâm ô trẻ em, một tội danh mà Tòa Thánh luôn lên án.
Hội nghị lần này cũng sẽ thảo luận về phương thức thúc đẩy hôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Đức Hồng Y Wuerl sẽ trình bày những tiến triển mới nhất về "đời sống cá nhân của chức vị giám mục" dành cho các tín hữu Anh giáo muốn quay về với Giáo Hội Công Giáo. Trong Hội nghị lần này, sẽ có một cuộc bỏ phiếu về các vấn đề liên quan đến phụng vụ, bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Sách Lễ Rôma và lời nguyện cho các ngày lễ chính trong các nước nói tiếng Tây Ban Nha nhằm để thúc đẩy hội nhập nhiều hơn. Chi tiết của hội nghị sẽ được phản ánh thông qua trang web của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Hội nghị lần này cũng sẽ thảo luận về phương thức thúc đẩy hôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Đức Hồng Y Wuerl sẽ trình bày những tiến triển mới nhất về "đời sống cá nhân của chức vị giám mục" dành cho các tín hữu Anh giáo muốn quay về với Giáo Hội Công Giáo. Trong Hội nghị lần này, sẽ có một cuộc bỏ phiếu về các vấn đề liên quan đến phụng vụ, bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Sách Lễ Rôma và lời nguyện cho các ngày lễ chính trong các nước nói tiếng Tây Ban Nha nhằm để thúc đẩy hội nhập nhiều hơn. Chi tiết của hội nghị sẽ được phản ánh thông qua trang web của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Tân Tây Lan: địa chấn lại làm hư hỏng nhà thờ Chánh tòa Christchurch
Tiền Hô
11:08 17/06/2011
Christchurch (Tân Tây Lan), 17 Tháng Sáu 2011 (CNA) - Nhà thờ Chánh tòa thành phố Christchurch (Tân Tây Lan) vốn đang hư hỏng nặng thì lại bị chấn động một lần nữa bởi hàng loạt cơn địa chấn xảy ra trong tuần này.
Đức Giám Mục Barry Jones của Christchurch đã bày tỏ nỗi đau buồn vì Nhà thờ Chánh tòa tước hiệu Thánh Thể của địa phận lại tiếp tục bị hủy hoại nhiều hơn, nhưng ngài nói rằng tạ ơn vì "không ai bị thiệt mạng" sau hai trận địa chấn lớn làm rung chuyển thành phố này vào hôm 13 Tháng Sáu.
Ban quản lý Nhà thờ Chánh tòa cho biết công trình "bị hư hỏng một cách trầm trọng" trong trận thảm họa gần đây. Nhà thờ đã đóng cửa kể từ Tháng Chín năm ngoái, sau một trận địa chấn ít gây thiệt hại.
Tuy nhiên, trận địa chấn hôm 22 Tháng Hai năm nay đã làm chết hơn 180 người và đã được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử của Tân Tây Lan - làm vỡ tan cửa kính màu, phá hủy tháp chuông và nền Nhà thờ Chánh tòa.
Ông Lance Ryan - trưởng ban quản lý của nhà thờ giải bày rằng, những thiệt hại mới nhất sau trận địa chấn tuần này là hủy hoại nền bêtông ở bên ngoài nhà thờ, sụp đổ đến tầng dưới, làm hư hỏng mái vòm phía bắc và phía nam vốn trợ lực cho mái vòm chính.
Ông Ryan nói rằng, các kỹ sư đang cố gắng thực hiện một đợt kiểm tra tổng quát nhà thờ. Mặc dù ban đầu dự kiến sẽ dùng một một máy bay nhỏ bay vào bên trong nhà thờ để kiểm tra thiệt hại, nhưng trận địa chấn vừa rồi đã khiến dự tính trên phải tạm hoãn. Ông nói: "Chúng tôi cần có vài ngày trước khi đưa ra lời nhận xét cho tương lai của ngôi nhà thờ này".
Ông Ryan nói thêm: "Những cơn dư chấn đã tàn phá hết, mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị khá tốt tiến độ nâng các mái vòm lên lại trong một vài tuần qua. Nhưng tất cả các công việc này hiện giờ phải hoãn lại".
Trong một tuyên bố hôm 15 Tháng Sáu, Đức Tổng Giám Mục Jones đã nói với giáo dân của Nhà thờ Chánh tòa rằng cộng đoàn sở tại cần ơn an bình của Thiên Chúa, bởi vì "chúng ta đang chịu hệ lụy bởi hai trận động đất lớn lao này, bị căng thẳng và bất an vì chúng đã ập vào cuộc sống của chúng ta".
Ngài nói: "Tôi nhớ đến giáo phận và giáo dân rất nhiều trong lời cầu nguyện của tôi, và tôi rất an tâm bởi có lời cầu nguyện của những người sống ở các nơi khác trong Tân Tây Lan dành cho chúng ta".
"Những giáo dân trong Giáo Hội đã cho thấy sự yểm trợ và hiệp thông lớn lao với chúng ta và chúng ta cần phải biết ơn họ trong lời cầu nguyện của mình".
Đức Giám Mục Barry Jones của Christchurch đã bày tỏ nỗi đau buồn vì Nhà thờ Chánh tòa tước hiệu Thánh Thể của địa phận lại tiếp tục bị hủy hoại nhiều hơn, nhưng ngài nói rằng tạ ơn vì "không ai bị thiệt mạng" sau hai trận địa chấn lớn làm rung chuyển thành phố này vào hôm 13 Tháng Sáu.
Ban quản lý Nhà thờ Chánh tòa cho biết công trình "bị hư hỏng một cách trầm trọng" trong trận thảm họa gần đây. Nhà thờ đã đóng cửa kể từ Tháng Chín năm ngoái, sau một trận địa chấn ít gây thiệt hại.
Tuy nhiên, trận địa chấn hôm 22 Tháng Hai năm nay đã làm chết hơn 180 người và đã được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử của Tân Tây Lan - làm vỡ tan cửa kính màu, phá hủy tháp chuông và nền Nhà thờ Chánh tòa.
Ông Lance Ryan - trưởng ban quản lý của nhà thờ giải bày rằng, những thiệt hại mới nhất sau trận địa chấn tuần này là hủy hoại nền bêtông ở bên ngoài nhà thờ, sụp đổ đến tầng dưới, làm hư hỏng mái vòm phía bắc và phía nam vốn trợ lực cho mái vòm chính.
Ông Ryan nói rằng, các kỹ sư đang cố gắng thực hiện một đợt kiểm tra tổng quát nhà thờ. Mặc dù ban đầu dự kiến sẽ dùng một một máy bay nhỏ bay vào bên trong nhà thờ để kiểm tra thiệt hại, nhưng trận địa chấn vừa rồi đã khiến dự tính trên phải tạm hoãn. Ông nói: "Chúng tôi cần có vài ngày trước khi đưa ra lời nhận xét cho tương lai của ngôi nhà thờ này".
Ông Ryan nói thêm: "Những cơn dư chấn đã tàn phá hết, mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị khá tốt tiến độ nâng các mái vòm lên lại trong một vài tuần qua. Nhưng tất cả các công việc này hiện giờ phải hoãn lại".
Trong một tuyên bố hôm 15 Tháng Sáu, Đức Tổng Giám Mục Jones đã nói với giáo dân của Nhà thờ Chánh tòa rằng cộng đoàn sở tại cần ơn an bình của Thiên Chúa, bởi vì "chúng ta đang chịu hệ lụy bởi hai trận động đất lớn lao này, bị căng thẳng và bất an vì chúng đã ập vào cuộc sống của chúng ta".
Ngài nói: "Tôi nhớ đến giáo phận và giáo dân rất nhiều trong lời cầu nguyện của tôi, và tôi rất an tâm bởi có lời cầu nguyện của những người sống ở các nơi khác trong Tân Tây Lan dành cho chúng ta".
"Những giáo dân trong Giáo Hội đã cho thấy sự yểm trợ và hiệp thông lớn lao với chúng ta và chúng ta cần phải biết ơn họ trong lời cầu nguyện của mình".
Trung Quốc: Nhà thờ Chánh tòa Bắc Kinh thiết lập trung tâm truyền giáo
Tiền Hô
11:09 17/06/2011
Bắc Kinh, 15 Tháng Sáu 2011 (Agenzia Fides) - Để tăng cường và phối hợp tốt hơn các hoạt động truyền giáo, đáp ứng được các yêu cầu trong Năm Truyền Giáo của giáo phận, Nhà thờ Chánh tòa Bắc Kinh tước hiệu Đấng Thánh Cứu Tinh (còn gọi là "Bắc Đường") đã thiết lập ra một Trung tâm Truyền giáo.
Theo thông tin mà Fides thu thập được, các tổ chức phối hợp mới của trung tâm truyền giáo này bao gồm: các nhóm giáo lý dự tòng, các nhóm sau rửa tội, các ca đoàn giới trẻ, Hiệp hội giới trẻ Công giáo, các nhóm chia sẻ Thánh Kinh cho những người trẻ tuổi. Họ gặp nhau vào buổi chiều Chúa Nhật hoặc buổi tối Thứ Bảy tùy theo nhu cầu công việc của các thành viên. Hơn nữa, mỗi ban của Trung tâm này đều có trang web riêng hoặc blog riêng của mình để mở rộng giao tiếp và đoàn kết những người trẻ mang đặc tính riêng của ban, sử dụng ngôn ngữ của chính họ.
Các nhóm chia sẻ Thánh Kinh cho giới trẻ được thành lập từ Tháng Tư năm 2002, đã thành công lớn trong việc truyền giáo cho giới trẻ. Ngày nay, đây là một trong những nhóm bao gồm hầu hết các bạn trẻ thuộc giáo xứ Chánh tòa, do đó nhiều người đã biết đến Lời Chúa, thúc đẩy sự phát triển tâm linh của người Công giáo trẻ, và làm cho Tin Mừng gần gũi hơn với cuộc sống của người dân và đời sống của người dân ngày càng được phúc âm hóa, để tất cả mọi người đều có thể là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa.
Theo thông tin mà Fides thu thập được, các tổ chức phối hợp mới của trung tâm truyền giáo này bao gồm: các nhóm giáo lý dự tòng, các nhóm sau rửa tội, các ca đoàn giới trẻ, Hiệp hội giới trẻ Công giáo, các nhóm chia sẻ Thánh Kinh cho những người trẻ tuổi. Họ gặp nhau vào buổi chiều Chúa Nhật hoặc buổi tối Thứ Bảy tùy theo nhu cầu công việc của các thành viên. Hơn nữa, mỗi ban của Trung tâm này đều có trang web riêng hoặc blog riêng của mình để mở rộng giao tiếp và đoàn kết những người trẻ mang đặc tính riêng của ban, sử dụng ngôn ngữ của chính họ.
Các nhóm chia sẻ Thánh Kinh cho giới trẻ được thành lập từ Tháng Tư năm 2002, đã thành công lớn trong việc truyền giáo cho giới trẻ. Ngày nay, đây là một trong những nhóm bao gồm hầu hết các bạn trẻ thuộc giáo xứ Chánh tòa, do đó nhiều người đã biết đến Lời Chúa, thúc đẩy sự phát triển tâm linh của người Công giáo trẻ, và làm cho Tin Mừng gần gũi hơn với cuộc sống của người dân và đời sống của người dân ngày càng được phúc âm hóa, để tất cả mọi người đều có thể là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa.
Mỹ: Phúc trình về Giáo hạt Tòng nhân dành cho tín hữu cựu Anh giáo
Nguyễn Trọng Đa
02:52 17/06/2011
Mỹ: Phúc trình về Giáo hạt Tòng nhân dành cho tín hữu cựu Anh giáo
Bellevue, Washington – Trong phúc trình với các Giám mục Mỹ ngày 15-6, Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Tổng giáo phận Washington cho biết, có đến 100 linh mục Anh giáo và 2.000 tín hữu Anh giáo ở Mỹ có thể là các thành viên đầu tiên của một Giáo hạt Tòng nhân ở Mỹ dành cho tín hữu cựu Anh giáo, khi họ muốn tham gia vào hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo.
Đức Hồng Y Wuerl được Tòa thánh bổ nhiệm vào tháng 9-2010 để hướng dẫn việc sát nhập của các nhóm Anh giáo vào Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ theo tông hiến "Anglicanorum coetibus", vốn được ĐTC Biển Đức XVI ban hành hồi tháng 11-2009.
Tại cuộc họp báo sau phúc trình của mình, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng Ngài "sẽ không ngạc nhiên" nếu Vatican sẽ thành lập Giáo hạt Tòng nhân vào cuối năm nay. Ngài nói: "Tôi nghĩ rằng Giáo hạt sẽ ra đời sớm hơn thế”.
Hai cộng đoàn Anh giáo ở Maryland – Cộng đoàn Thánh Luca ở Bladensburg và Cộng đoàn Núi Sọ ở Baltimore - đã tuyên bố ý định tham gia vào Giáo hạt tòng nhân mới, một khi nó được thành lập.
Phát biểu với các Giám mục khi kết thúc ngày đầu tiên của Hội nghị mùa xuân gần Seattle, Đức Hồng y cho biết chủng viện Đức Mẹ Maria ở Houston đã triển khai sẵn sàng, và Vatican đã chấp thuận một chương trình chín tháng chuyên sâu về việc đào tạo linh mục cho giáo sĩ Anh giáo muốn trở thành linh mục Công Giáo.
Đức Hồng Y Wuerl nói, linh mục Jeffrey Steenson, cựu Giám mục Episcopal của giáo phận Rio Grande đã trở thành Công giáo trong năm 2007, và hiện đang giảng dạy tại Chủng viện Đức Mẹ Maria, là nhân tố trong việc triển khai chương trình, vốn tập trung vào "các lĩnh vực của sự phân rẽ thần học trong lịch sử" giữa Giáo hội Công Giáo và Giáo hội Anh giáo.
Giáo hạt tòng nhân duy nhất hiện nay, được thiết lập theo tông hiến "Anglicanorum coetibus", là Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham ở Anh, trong đó gồm 60 giáo sĩ Anh giáo cũ và khoảng 1.000 giáo dân.
Các Giáo hạt tòng nhân khác đang được xem xét tại Úc và Canada, cũng như tại Mỹ.
Phác thảo quá trình Ngài đã theo dõi để xác định sự quan tâm hình thành một Giáo hạt tòng nhân ở Mỹ, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng Ngài nhận được "một số lượng lớn các thư từ, thư điện tử, các cuộc gọi" từ các người Anh giáo quan tâm, sau khi Ngài được bổ nhiệm hồi tháng Chín năm ngoái.
Đức Hồng y cầm đầu một nhóm công tác gồm: Đức Giám Mục Robert J. McManus giáo phận Worcester, bang Mass, và Đức Giám Mục Kevin W. Vann giáo phận Fort Worth, bang Texas. Linh mục Scott Hurd, thuộc Tổng Giáo Phận Washington đã từng là linh mục Episcopal, phục vụ như người liên lạc cho Hội đồng Giám mục Công giáo Mỹ để thực hiện tông hiến "Anglicanorum coetibus".
Đức Hồng Y Wuerl cho biết nhóm công tác báo cáo hồi đầu năm nay cho cả Tòa thánh Vatican và Hội Ðồng Giám Mục Mỹ rằng việc thiết lập một Giáo hạt tòng nhân ở Mỹ "sẽ là khả thi trong thực tế".
Ngài nói, nhiệm vụ hiện nay liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ gửi qua Tòa thánh Vatican về mỗi linh mục Anh giáo đang tìm kiếm tham gia quá trình đào tạo linh mục.
Ngài giải thích: “Thông tin này sẽ bao gồm kết quả kiểm tra lý lịch tư pháp, một đánh giá tâm lý, một lá thư từ chức khỏi giáo đoàn Anh giáo của họ", và các thư từ Đức Hồng Y Wuerl hoặc vị đứng đầu Giáo hạt tòng nhân một khi nó được thành lập, Giám mục Công giáo của giáo phận nơi ứng viên cư trú, và nếu có thể, vị bề trên Anh giáo cũ của ứng viên.
Ngài nói thêm, sau khi thông tin đã được đệ trình cho Vatican, ứng viên "sẽ chấm dứt cử hành Thánh lễ Anh giáo", và bắt đầu hướng dẫn giáo đoàn của mình trong việc chuẩn bị giáo lý cho họ để trở thành người Công Giáo.
Đức Hồng Y Wuerl cho rằng các giám mục Mỹ có thể trợ giúp trong quá trình này, bằng cách cung cấp không gian thờ phượng cho các cộng đồng nhỏ đang tìm kiếm để trở thành Công giáo, trong các giáo phận của các vị; cử một linh mục để làm liên lạc cho các nhóm đó; sẵn sàng tòa án hôn nhân giáo phận để giúp đỡ người Anh giáo, giáo sĩ và giáo dân, mà cuộc hôn nhân cần phải được hợp luật Giáo hội; và cung cấp việc phục vụ của một giám đốc địa phương về giáo lý hoặc giáo lý viên để hỗ trợ việc chuẩn bị giáo lý cho những người muốn trở thành người Công giáo.
Các câu hỏi của các Giám mục đặt ra cho Hồng Y Wuerl cho thấy một mức độ lo lắng về cách thức Giáo hạt tòng nhân sẽ hoạt động, trong liên quan đến các giáo phận của các ngài, và làm thế nào họ có thể đáp ứng với các thành viên của giáo phái khác, những người được thu hút với ý tưởng Giáo hạt tòng nhân.
Mặc dù Giáo hạt tòng nhân được thiết kế để các tín hữu là người Công Giáo trọn vẹn, trong khi vẫn giữ lại các yếu tố di sản Anh giáo, Đức Hồng Y Wuerl thừa nhận rằng chưa rõ ràng là các yếu tố nào, và chúng được duy trì ra sao.
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng, việc tiếp nhận các cộng đoàn Anh giáo cũ vào Giáo Hội Công Giáo, thông qua các điều khoản của tông hiến "Anglicanorum coetibus", là khác biệt so với Điều khoản Mục Vụ do ĐTC Gioan Phaolô II thành lập, qua đó giáo sĩ Anh giáo đã kết hôn có thể gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tư cách cá nhân. (Catholic News Service 16-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Bellevue, Washington – Trong phúc trình với các Giám mục Mỹ ngày 15-6, Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Tổng giáo phận Washington cho biết, có đến 100 linh mục Anh giáo và 2.000 tín hữu Anh giáo ở Mỹ có thể là các thành viên đầu tiên của một Giáo hạt Tòng nhân ở Mỹ dành cho tín hữu cựu Anh giáo, khi họ muốn tham gia vào hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo.
Đức Hồng Y Wuerl được Tòa thánh bổ nhiệm vào tháng 9-2010 để hướng dẫn việc sát nhập của các nhóm Anh giáo vào Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ theo tông hiến "Anglicanorum coetibus", vốn được ĐTC Biển Đức XVI ban hành hồi tháng 11-2009.
Tại cuộc họp báo sau phúc trình của mình, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng Ngài "sẽ không ngạc nhiên" nếu Vatican sẽ thành lập Giáo hạt Tòng nhân vào cuối năm nay. Ngài nói: "Tôi nghĩ rằng Giáo hạt sẽ ra đời sớm hơn thế”.
Hai cộng đoàn Anh giáo ở Maryland – Cộng đoàn Thánh Luca ở Bladensburg và Cộng đoàn Núi Sọ ở Baltimore - đã tuyên bố ý định tham gia vào Giáo hạt tòng nhân mới, một khi nó được thành lập.
Phát biểu với các Giám mục khi kết thúc ngày đầu tiên của Hội nghị mùa xuân gần Seattle, Đức Hồng y cho biết chủng viện Đức Mẹ Maria ở Houston đã triển khai sẵn sàng, và Vatican đã chấp thuận một chương trình chín tháng chuyên sâu về việc đào tạo linh mục cho giáo sĩ Anh giáo muốn trở thành linh mục Công Giáo.
Đức Hồng Y Wuerl nói, linh mục Jeffrey Steenson, cựu Giám mục Episcopal của giáo phận Rio Grande đã trở thành Công giáo trong năm 2007, và hiện đang giảng dạy tại Chủng viện Đức Mẹ Maria, là nhân tố trong việc triển khai chương trình, vốn tập trung vào "các lĩnh vực của sự phân rẽ thần học trong lịch sử" giữa Giáo hội Công Giáo và Giáo hội Anh giáo.
Giáo hạt tòng nhân duy nhất hiện nay, được thiết lập theo tông hiến "Anglicanorum coetibus", là Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham ở Anh, trong đó gồm 60 giáo sĩ Anh giáo cũ và khoảng 1.000 giáo dân.
Các Giáo hạt tòng nhân khác đang được xem xét tại Úc và Canada, cũng như tại Mỹ.
Phác thảo quá trình Ngài đã theo dõi để xác định sự quan tâm hình thành một Giáo hạt tòng nhân ở Mỹ, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng Ngài nhận được "một số lượng lớn các thư từ, thư điện tử, các cuộc gọi" từ các người Anh giáo quan tâm, sau khi Ngài được bổ nhiệm hồi tháng Chín năm ngoái.
Đức Hồng y cầm đầu một nhóm công tác gồm: Đức Giám Mục Robert J. McManus giáo phận Worcester, bang Mass, và Đức Giám Mục Kevin W. Vann giáo phận Fort Worth, bang Texas. Linh mục Scott Hurd, thuộc Tổng Giáo Phận Washington đã từng là linh mục Episcopal, phục vụ như người liên lạc cho Hội đồng Giám mục Công giáo Mỹ để thực hiện tông hiến "Anglicanorum coetibus".
Đức Hồng Y Wuerl cho biết nhóm công tác báo cáo hồi đầu năm nay cho cả Tòa thánh Vatican và Hội Ðồng Giám Mục Mỹ rằng việc thiết lập một Giáo hạt tòng nhân ở Mỹ "sẽ là khả thi trong thực tế".
Ngài nói, nhiệm vụ hiện nay liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ gửi qua Tòa thánh Vatican về mỗi linh mục Anh giáo đang tìm kiếm tham gia quá trình đào tạo linh mục.
Ngài giải thích: “Thông tin này sẽ bao gồm kết quả kiểm tra lý lịch tư pháp, một đánh giá tâm lý, một lá thư từ chức khỏi giáo đoàn Anh giáo của họ", và các thư từ Đức Hồng Y Wuerl hoặc vị đứng đầu Giáo hạt tòng nhân một khi nó được thành lập, Giám mục Công giáo của giáo phận nơi ứng viên cư trú, và nếu có thể, vị bề trên Anh giáo cũ của ứng viên.
Ngài nói thêm, sau khi thông tin đã được đệ trình cho Vatican, ứng viên "sẽ chấm dứt cử hành Thánh lễ Anh giáo", và bắt đầu hướng dẫn giáo đoàn của mình trong việc chuẩn bị giáo lý cho họ để trở thành người Công Giáo.
Đức Hồng Y Wuerl cho rằng các giám mục Mỹ có thể trợ giúp trong quá trình này, bằng cách cung cấp không gian thờ phượng cho các cộng đồng nhỏ đang tìm kiếm để trở thành Công giáo, trong các giáo phận của các vị; cử một linh mục để làm liên lạc cho các nhóm đó; sẵn sàng tòa án hôn nhân giáo phận để giúp đỡ người Anh giáo, giáo sĩ và giáo dân, mà cuộc hôn nhân cần phải được hợp luật Giáo hội; và cung cấp việc phục vụ của một giám đốc địa phương về giáo lý hoặc giáo lý viên để hỗ trợ việc chuẩn bị giáo lý cho những người muốn trở thành người Công giáo.
Các câu hỏi của các Giám mục đặt ra cho Hồng Y Wuerl cho thấy một mức độ lo lắng về cách thức Giáo hạt tòng nhân sẽ hoạt động, trong liên quan đến các giáo phận của các ngài, và làm thế nào họ có thể đáp ứng với các thành viên của giáo phái khác, những người được thu hút với ý tưởng Giáo hạt tòng nhân.
Mặc dù Giáo hạt tòng nhân được thiết kế để các tín hữu là người Công Giáo trọn vẹn, trong khi vẫn giữ lại các yếu tố di sản Anh giáo, Đức Hồng Y Wuerl thừa nhận rằng chưa rõ ràng là các yếu tố nào, và chúng được duy trì ra sao.
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng, việc tiếp nhận các cộng đoàn Anh giáo cũ vào Giáo Hội Công Giáo, thông qua các điều khoản của tông hiến "Anglicanorum coetibus", là khác biệt so với Điều khoản Mục Vụ do ĐTC Gioan Phaolô II thành lập, qua đó giáo sĩ Anh giáo đã kết hôn có thể gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tư cách cá nhân. (Catholic News Service 16-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Peru khánh thành bức tượng ''Đức Kitô của Thái Bình Dương'' nhân dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của Đức Giáo Hòang
Trần Mạnh Trác
19:43 17/06/2011
Bức tượng "Chúa Kitô của Thái Bình Dương" cao 121 foot (37m) dựng trên một đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Lima của Peru sẽ được khánh thành ngày 29 tháng Sáu, nhân dịp lễ Thánh Pherô và Phaolô.
Bức tượng cao hơn tượng Chúa Kitô ở Swiebodzin, Ba Lan, (36m) vừa được hoàn thành cuối tháng 11 năm ngóai và hiện là tượng cao nhất thế giới.
Tổng thống Alan Garcia của Peru (mới thất cử) cho biết bức tượng là ước mơ của đời mình. Đây sẽ là một bức tượng mô tả chúa Kitô nhìn về Thái Bình Dương, đối lưng với bức tượng Christ the Redeemer (Chúa Kitô cứu chuộc) nổi tiếng của Rio de Janeiro ở Brazil hướng về Đại tây Dương, cách xa nhau bằng một bề ngang đại lục của Châu Mỹ La Tinh.
Ngày khánh thành cũng trùng với lễ kỷ niệm 60 năm ngày Đức Giáo Hoàng Benedict XVI được thụ phong linh mục cùng với bào huynh là Đức Ông Georg Ratzinger tại nhà thờ chính tòa Freising ở Đức vào ngày 29 tháng 6 năm 1951.
Theo nguồn tin thông tấn xã Andina, Tổng thống Garcia cho biết kinh phí của bức tượng được đóng góp bởi tư nhân, không dùng tiền thuế, và riêng ông đã tặng $36.000 tiền riêng của mình cho dự án.
"Tôi muốn bức tượng ban phước lành và bảo vệ Lima, Peru", Garcia nói.
Bức tượng diễn tả Chúa Kitô đứng với hai cánh tay mở rộng, cùng kiểu giống như tượng ở Rio de Janeiro (và ở Vũng Tàu VN). Bức tượng được đúc tại Brazil và đưa về Peru bằng nhiều mảnh. Dựng trên một trụ cao 49-foot (15m) và chiếu sáng bởi một hệ thống đèn 26-màu, bức tượng sẽ được nhìn thấy từ mọi điểm của thủ đô Peru.
Tuy nhiên, với hiện trạng chính trị nhiều đảng phái lẻ tẻ của Peru, một biến cố tôn giáo như vậy cũng không khỏi bị xoi bói và gây cảnh cãi vã ồn ào.
Ngày khánh thành chắc chắn sẽ vắng mặt bà thị trưởng Lima, một chính trị gia có tham vọng Tổng Thống.
Bà Susana Lima Villaran, chính trị gia trung tả, từng là ứng viên Tổng Thống và là người phụ nữ đầu tiên đắc cử thị trưởng Lima, nói rằng Tổng thống Peru Alan Garcia đã không hỏi ý kiến của bà trước khi thông báo ý định của mình.
Bà chỉ trích bức tượng thiếu sự độc đáo, vì nó giống với tượng của Rio de Janeiro và yêu cầu dời bức tượng qua một vị trí khác, chẳng hạn như dọc theo còn đường Interoceánica, là biểu tượng của sự hội nhập giữa Peru và Brazil, để duy trì cảnh quan của khu lịch sử Moro Solar gồm có núi và bãi biển.
Nhưng chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng là bà Rosario Fernández thì cho biết công trình đã nhận được mọi giấy phép cần thiết. "Theo quy định pháp luật, thẩm quyền của vị trí này thuộc về thành phố Chorrillos. Tôi tôn trọng ý kiến của bà thị trưởng, nhưng bà ấy không có thẩm quyền ở đây", bà nói.
Dân biểu Luis Posada Gonzales của đảng Aprista, cùng phe với Tổng Thống, thì góp ý rằng "thị trưởng thành phố nên hỗ trợ dự án đó vì nó không dùng chi phí và nhân lực của nhà nước và đã có sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và của thành phố Chorrillos."
Ông hy vọng công trình sẽ "nâng cao danh tiếng của thành phố và sẽ trở thành một điểm thu hút du lịch cho Lima."
Ông kết luận "Tượng Chúa Kitô là một thông điệp của đoàn kết, hòa bình và huynh đệ cho tất cả mọi người Peru. Chúng ta không nên đưa chính trị hoặc tạo hiểu lầm vào đây."
Bức tượng cao hơn tượng Chúa Kitô ở Swiebodzin, Ba Lan, (36m) vừa được hoàn thành cuối tháng 11 năm ngóai và hiện là tượng cao nhất thế giới.
Tổng thống Alan Garcia của Peru (mới thất cử) cho biết bức tượng là ước mơ của đời mình. Đây sẽ là một bức tượng mô tả chúa Kitô nhìn về Thái Bình Dương, đối lưng với bức tượng Christ the Redeemer (Chúa Kitô cứu chuộc) nổi tiếng của Rio de Janeiro ở Brazil hướng về Đại tây Dương, cách xa nhau bằng một bề ngang đại lục của Châu Mỹ La Tinh.
Ngày khánh thành cũng trùng với lễ kỷ niệm 60 năm ngày Đức Giáo Hoàng Benedict XVI được thụ phong linh mục cùng với bào huynh là Đức Ông Georg Ratzinger tại nhà thờ chính tòa Freising ở Đức vào ngày 29 tháng 6 năm 1951.
Theo nguồn tin thông tấn xã Andina, Tổng thống Garcia cho biết kinh phí của bức tượng được đóng góp bởi tư nhân, không dùng tiền thuế, và riêng ông đã tặng $36.000 tiền riêng của mình cho dự án.
"Tôi muốn bức tượng ban phước lành và bảo vệ Lima, Peru", Garcia nói.
Bức tượng diễn tả Chúa Kitô đứng với hai cánh tay mở rộng, cùng kiểu giống như tượng ở Rio de Janeiro (và ở Vũng Tàu VN). Bức tượng được đúc tại Brazil và đưa về Peru bằng nhiều mảnh. Dựng trên một trụ cao 49-foot (15m) và chiếu sáng bởi một hệ thống đèn 26-màu, bức tượng sẽ được nhìn thấy từ mọi điểm của thủ đô Peru.
Tuy nhiên, với hiện trạng chính trị nhiều đảng phái lẻ tẻ của Peru, một biến cố tôn giáo như vậy cũng không khỏi bị xoi bói và gây cảnh cãi vã ồn ào.
Ngày khánh thành chắc chắn sẽ vắng mặt bà thị trưởng Lima, một chính trị gia có tham vọng Tổng Thống.
Bà Susana Lima Villaran, chính trị gia trung tả, từng là ứng viên Tổng Thống và là người phụ nữ đầu tiên đắc cử thị trưởng Lima, nói rằng Tổng thống Peru Alan Garcia đã không hỏi ý kiến của bà trước khi thông báo ý định của mình.
Bà chỉ trích bức tượng thiếu sự độc đáo, vì nó giống với tượng của Rio de Janeiro và yêu cầu dời bức tượng qua một vị trí khác, chẳng hạn như dọc theo còn đường Interoceánica, là biểu tượng của sự hội nhập giữa Peru và Brazil, để duy trì cảnh quan của khu lịch sử Moro Solar gồm có núi và bãi biển.
Nhưng chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng là bà Rosario Fernández thì cho biết công trình đã nhận được mọi giấy phép cần thiết. "Theo quy định pháp luật, thẩm quyền của vị trí này thuộc về thành phố Chorrillos. Tôi tôn trọng ý kiến của bà thị trưởng, nhưng bà ấy không có thẩm quyền ở đây", bà nói.
Dân biểu Luis Posada Gonzales của đảng Aprista, cùng phe với Tổng Thống, thì góp ý rằng "thị trưởng thành phố nên hỗ trợ dự án đó vì nó không dùng chi phí và nhân lực của nhà nước và đã có sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và của thành phố Chorrillos."
Ông hy vọng công trình sẽ "nâng cao danh tiếng của thành phố và sẽ trở thành một điểm thu hút du lịch cho Lima."
Ông kết luận "Tượng Chúa Kitô là một thông điệp của đoàn kết, hòa bình và huynh đệ cho tất cả mọi người Peru. Chúng ta không nên đưa chính trị hoặc tạo hiểu lầm vào đây."
Top Stories
Philippines: Une Eglise protestante et des familles de victimes d'exécutions extrajudiciaires, déposent une requête en recours collectif contre l'ex-présidente Gloria Arroyo
Eglises d'Asie
12:48 17/06/2011
Eglises d'Asie, 17 juin 2011 -Un groupe formé de chrétiens protestants a intenté jeudi 16 juin une action judiciaire à l’encontre de l’ancienne présidente des Philippines, Gloria Macapagal-Arroyo, aujourd’hui députée de la province de Pampanga. Les plaignants demandent à ce que soient reconnus et sanctionnés les assassinats, les actes de torture, d’enlèvement, de séquestration et les autres violations des droits de l’homme qui ont marqué la présidence de Gloria Arroyo tout en bénéficiant d’une totale impunité (1). Ils réclament également des dommages et intérêts à hauteur de 4,3 millions de pesos (soit 70 000 euros).
La requête en recours collectif (2) a été déposée devant la Cour régionale de Quezon City par cinq familles de victimes, le Rév. Guerrero (enlevé en mai 2007, détenu et torturé pendant 16 mois) et Mgr Reuel Norman O. Marigza, nouveau secrétaire général de l’United Church of Christ in the Philippines (l’Eglise unifiée du Christ des Philippines, UCCP). C’est au nom de cette Eglise protestante, qui détient le triste record du plus grand nombre d’assassinats extrajudiciaires parmi ses membres, que ce recours collectif a été initié. Dès son installation en mai 2010, alors que les premiers résultats du scrutin présidentiel ne laissaient aucun doute sur la victoire de Benigno ‘Noynoy’ Aquino, Mgr Marigza avait annoncé son intention de lancer une procédure contre Gloria Arroyo, laquelle venait d’être élue à la Chambre des représentants.
De 2001 à 2010, période du long mandat présidentiel de Gloria Macapagal-Arroyo, 25 membres de l’UCCP, prêtres comme laïcs, ont été assassinés. L'Eglise protestante compte également parmi ses fidèles de nombreux disparus et victimes de torture. L’ONG de défense des droits de l’homme Karapatan (Alliance for the Advancement of People’s Rights) a déclaré avoir recensé plus de 1 188 exécutions extrajudiciaires aux Philippines depuis 2001, effectuées par les forces armées des Philippines ou des milices sous contrôle militaire. Karapatan dont la plupart des militants sont proches des Eglises protestantes (en particulier de l'Eglise indépendante des Philippines (3)) a payé elle aussi un lourd tribut à la défense des droits de l’homme avec bon nombre de ses membres assassinés lors d’enquêtes menées sur des meurtres et massacres non élucidés.
La nouvelle de cette action en justice collective est tombée alors que, ce même jeudi 16 juin, la Cour Suprême rendait son verdict concernant la couverture médiatique controversée du procès des responsables du massacre de Maguindanao de novembre 2009 (4). Dans un contexte de lutte électorale, la tuerie commanditée par le clan des Ampatuan, une famille alliée de la présidente Arroyo, contre un clan rival, avait particulièrement choqué la population philippine. La Cour Suprême, en tranchant en faveur de la retransmission en direct du procès, a selon les médias, permis aux Philippins de ne pas voir une fois de plus « le processus judiciaire leur échapper ».
Dans sa requête qui compte 18 pages, Mgr Marigza accuse Gloria Arroyo des violations multiples des droits de l'homme qui ont eu lieu durant son mandat et d'avoir utilisé l'armée pour éradiquer toute opposition au régime. Selon lui, à l’époque des faits, l’UCCP était visée par les militaires dans le cadre de la lutte armée contre le parti communiste auquel l’Eglise protestante avait été assimilée en raison de ses prises de position.
Le rôle prépondérant de l’armée dans les exécutions extrajudiciaires aux Philippines a été maintes fois dénoncé, bien que le gouvernement ait généralement mis les meurtres et disparitions inexpliquées sur le compte de la guerre des clans et des armées privées.
Les dernières années de la présidence de Gloria Arroyo, l’Eglise catholique dont plusieurs membres avaient également été assassinés, avait à plusieurs reprises appelé le gouvernement à « enquêter en toute transparence sur les disparitions et les exécutions extrajudiciaires » (5).
(1) Sur les nombreuses exécutions extrajudiciaires aux Philippines et la "commission Melo " chargée par Gloria Arroyo d’enquêter sur les meurtres et disparitions inexpliquées, voir EDA 130, 248, Cahier de Document 279, EDA 314, 352, 371, 382, 446, 457 et 465.
(2) Une requête en recours collectif ('class suit') est une procédure permettant à plusieurs personnes ayant subi un préjudice commun de poursuivre une personne ou une institution publique afin d'obtenir une indemnisation morale ou financière. Né aux Etats-Unis, ce système de procédure est aujourd'hui utilisé dans de nombreux pays.
(3) L'Eglise indépendante des Philippines a été fondée en 1902 par des révolutionnaires nationalistes philippins réclamant, à une époque où la plupart des paroisses étaient dirigées par des religieux espagnols, une administration de l'Eglise par le clergé philippin.
(4)Le 23 novembre 2009, 57 personnes, dont plusieurs femmes et de nombreux journalistes, étaient massacrées dans une embuscade tendue par une centaine d’hommes armés, à la solde de la puissante famille Ampatuan, alliée de la présidente Arroyo, dont l’un des membres était gouverneur de la Région autonome musulmane de Mindanao. Les victimes appartenaient au clan rival et venaient déposer la candidature de Datu Ismail Mangudadatu au poste de gouverneur de la province de Maguindanao. Le principal inculpé Andal Ampatuan Jr. est actuellement jugé pour meurtre ainsi qu’une centaine d’autres personnes. Voir EDA 518, 519, 520, 521
(5) Ucanews, 16 juin 2011 ; Inquirer Visayas, 31 mai 2010 ; Cebu Daily News, 16 juin 2011 ; GMATV 16 juin 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 17 juin 2011)
La requête en recours collectif (2) a été déposée devant la Cour régionale de Quezon City par cinq familles de victimes, le Rév. Guerrero (enlevé en mai 2007, détenu et torturé pendant 16 mois) et Mgr Reuel Norman O. Marigza, nouveau secrétaire général de l’United Church of Christ in the Philippines (l’Eglise unifiée du Christ des Philippines, UCCP). C’est au nom de cette Eglise protestante, qui détient le triste record du plus grand nombre d’assassinats extrajudiciaires parmi ses membres, que ce recours collectif a été initié. Dès son installation en mai 2010, alors que les premiers résultats du scrutin présidentiel ne laissaient aucun doute sur la victoire de Benigno ‘Noynoy’ Aquino, Mgr Marigza avait annoncé son intention de lancer une procédure contre Gloria Arroyo, laquelle venait d’être élue à la Chambre des représentants.
De 2001 à 2010, période du long mandat présidentiel de Gloria Macapagal-Arroyo, 25 membres de l’UCCP, prêtres comme laïcs, ont été assassinés. L'Eglise protestante compte également parmi ses fidèles de nombreux disparus et victimes de torture. L’ONG de défense des droits de l’homme Karapatan (Alliance for the Advancement of People’s Rights) a déclaré avoir recensé plus de 1 188 exécutions extrajudiciaires aux Philippines depuis 2001, effectuées par les forces armées des Philippines ou des milices sous contrôle militaire. Karapatan dont la plupart des militants sont proches des Eglises protestantes (en particulier de l'Eglise indépendante des Philippines (3)) a payé elle aussi un lourd tribut à la défense des droits de l’homme avec bon nombre de ses membres assassinés lors d’enquêtes menées sur des meurtres et massacres non élucidés.
La nouvelle de cette action en justice collective est tombée alors que, ce même jeudi 16 juin, la Cour Suprême rendait son verdict concernant la couverture médiatique controversée du procès des responsables du massacre de Maguindanao de novembre 2009 (4). Dans un contexte de lutte électorale, la tuerie commanditée par le clan des Ampatuan, une famille alliée de la présidente Arroyo, contre un clan rival, avait particulièrement choqué la population philippine. La Cour Suprême, en tranchant en faveur de la retransmission en direct du procès, a selon les médias, permis aux Philippins de ne pas voir une fois de plus « le processus judiciaire leur échapper ».
Dans sa requête qui compte 18 pages, Mgr Marigza accuse Gloria Arroyo des violations multiples des droits de l'homme qui ont eu lieu durant son mandat et d'avoir utilisé l'armée pour éradiquer toute opposition au régime. Selon lui, à l’époque des faits, l’UCCP était visée par les militaires dans le cadre de la lutte armée contre le parti communiste auquel l’Eglise protestante avait été assimilée en raison de ses prises de position.
Le rôle prépondérant de l’armée dans les exécutions extrajudiciaires aux Philippines a été maintes fois dénoncé, bien que le gouvernement ait généralement mis les meurtres et disparitions inexpliquées sur le compte de la guerre des clans et des armées privées.
Les dernières années de la présidence de Gloria Arroyo, l’Eglise catholique dont plusieurs membres avaient également été assassinés, avait à plusieurs reprises appelé le gouvernement à « enquêter en toute transparence sur les disparitions et les exécutions extrajudiciaires » (5).
(1) Sur les nombreuses exécutions extrajudiciaires aux Philippines et la "commission Melo " chargée par Gloria Arroyo d’enquêter sur les meurtres et disparitions inexpliquées, voir EDA 130, 248, Cahier de Document 279, EDA 314, 352, 371, 382, 446, 457 et 465.
(2) Une requête en recours collectif ('class suit') est une procédure permettant à plusieurs personnes ayant subi un préjudice commun de poursuivre une personne ou une institution publique afin d'obtenir une indemnisation morale ou financière. Né aux Etats-Unis, ce système de procédure est aujourd'hui utilisé dans de nombreux pays.
(3) L'Eglise indépendante des Philippines a été fondée en 1902 par des révolutionnaires nationalistes philippins réclamant, à une époque où la plupart des paroisses étaient dirigées par des religieux espagnols, une administration de l'Eglise par le clergé philippin.
(4)Le 23 novembre 2009, 57 personnes, dont plusieurs femmes et de nombreux journalistes, étaient massacrées dans une embuscade tendue par une centaine d’hommes armés, à la solde de la puissante famille Ampatuan, alliée de la présidente Arroyo, dont l’un des membres était gouverneur de la Région autonome musulmane de Mindanao. Les victimes appartenaient au clan rival et venaient déposer la candidature de Datu Ismail Mangudadatu au poste de gouverneur de la province de Maguindanao. Le principal inculpé Andal Ampatuan Jr. est actuellement jugé pour meurtre ainsi qu’une centaine d’autres personnes. Voir EDA 518, 519, 520, 521
(5) Ucanews, 16 juin 2011 ; Inquirer Visayas, 31 mai 2010 ; Cebu Daily News, 16 juin 2011 ; GMATV 16 juin 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 17 juin 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Leopoldo Girelli thăm giáo phận Bùi Chu
TGM Bùi Chu
10:08 17/06/2011
Xem hình ảnh
Trước đây vào ngày 4/7/1989, lần đầu tiên Giáo phận Chính toà Bùi Chu đã được đón tiếp Đức Hồng Y Roger Etchegaray, đại diện Đức Thánh Cha về thăm giáo phận. Sau chuyến viếng thăm rất đáng ghi nhớ này, giáo phận còn được đón tiếp phái đoàn Toà Thánh gồm Đức ông Celestino Migliore và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương về thăm vào ngày 14/10/2002. Tiếp theo, vào các ngày 20-21/2/2009, phái đoàn Toà Thánh gồm Đức ông Pietro Parolin, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương và Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung sang thăm gặp gỡ các linh mục tu sĩ và dâng thánh lễ đồng tế với sự hiện diện đông đảo của giáo dân tại nhà thờ Chính Toà Bùi Chu.
Lần viếng thăm này của vị đại diện Toà Thánh bắt đầu đúng ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 12 tháng 6 năm 2011 mang đến một sức sống mới cho giáo phận. Chương trình cuộc thăm viếng như sau:
- Chúa Nhật, 12 tháng 6 năm 2011:
08g00: Đón Đức TGM từ TGM Hải Phòng
11g00: Về TGM Bùi Chu
14g30: Gặp gỡ giới tu sĩ trong giáo phận
16g00: Gặp gỡ các chủng sinh
17g15: Thánh lễ tại nhà nguyện TGM
19g00: Văn nghệ chào mừng
- Thứ Hai, 13 tháng 6 năm 2011:
08g00: Gặp gỡ các linh mục
09g30: Thánh lễ trọng thể tại nhà thờ Chính Toà
14g30: Thăm Vương cung Thánh đường Phú Nhai
16g00: Thăm Đền thánh Kiên Lao, thăm Nhà tổ Dòng Mến Thánh Giá
- Thứ Ba, 14 tháng 6 năm 2011:
07g00: Tiễn Đức TGM sang Thái Bình.
Lúc 11g00, ngày 12/6/2011, tháp tùng Đức Tổng Giám mục Leopolo Girelli về thăm giáo phận Bùi Chu, có Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng và Cha Andrea, người Ý. Đại diện giáo phận Bùi Chu đi đón phái đoàn từ Toà Giám mục Hải Phòng gồm có: Cha Chính Giuse Nguyễn Đức Giang, các cha hạt trưởng và quý cha toà giám mục. Ra nghinh đón phái đoàn từ cổng Toà Giám mục Bùi Chu gồm có Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám mục giáo phận Bùi Chu, quý cha, quý chủng sinh, quý tu sĩ của năm hội dòng trong giáo phận và nhiều tín hữu đã về từ rất sớm. Phái đoàn tiến vào khuôn viên Toà Giám mục trong tiếng kèn hoà vang của hội kèn giáo xứ Kiên Lao với gần 100 nhạc công, cùng với hội trống nhịp nhàng của các nữ tu Dòng Nữ Đa Minh. Đức cha Giuse giáo phận phát biểu chào mừng, sau đó Đức Tổng nói đôi lời chào thăm mọi người hiện diện và ban phép lành.
Buổi chiều lúc 14g30, Đức Tổng Giám mục có cuộc gặp gỡ giới tu sĩ trong giáo phận. Sau bài chào mừng của Sr. Maria Nguyễn Thị Thục, Dòng Trinh Vương đại diện giới tu sĩ là huấn từ của Đức Tổng; trong đó ngài nhấn mạnh về đặc tính căn bản của ba lời khấn trong bối cảnh xã hội thay đổi nhanh chóng, nhiều giá trị tinh thần Tin Mừng không được coi trọng đúng mức. Đức Tổng Giám mục đưa ra mẫu gương của Đức Kitô trong đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục như là nền tảng cho các tu sĩ hướng đến.
Sau đó vào lúc 16g, Đức Tổng Giám mục có cuộc gặp gỡ các chủng sinh giáo phận. Cha Giuse Trần Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Đại Chủng viện Bùi Chu đọc diễn văn chào mừng bằng tiếng Ý, nói về việc đào tạo chủng sinh trong quá khứ và hiện tại. Ngỏ lời với các cha giáo và chủng sinh, Đức Tổng nêu bật tầm quan trọng của việc đào tạo các linh mục tương lai. Chủng sinh chính là niềm hy vọng của Giáo Hội, là mầm sống, là men muối và ánh sáng trần gian. Giáo Hội sẽ không có tương lai nếu không có các chủng sinh. Ngài vui mừng vì giáo phận vừa khai giảng khoá đầu tiên của Đại Chủng viện Bùi Chu. Nhấn mạnh với các chủng sinh, ngài mong muốn họ trở nên những người thánh thiện và cố gắng trau dồi kiến thức về mọi mặt để đáp ứng những nhu cầu luôn luôn mới mẻ của Giáo Hội.
Tiếp theo Đức Tổng Giám mục dâng thánh lễ trọng thể mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cùng với Đức cha Giuse, quý cha tại nguyện đường Toà Giám mục. Thánh lễ này dành riêng cho các tu sĩ và chủng sinh. Đức Tổng nhấn mạnh về Chúa Thánh Thần trong công cuộc sáng tạo và tác động của Ngài trong vũ trụ, trong Thánh Kinh và trong Giáo Hội. Cha Giuse Đinh Công Phúc, giáo sư Đại Chủng viện Bùi Chu phiên dịch trong suốt cuộc viếng thăm này.
Vào 19g cùng ngày, diễn ra buổi văn nghệ chào mừng với các tiết mục: “tiếng sáo thiên thai” của Dòng Mân Côi, “mời trầu” của Dòng Đa Minh, “giấc mơ cánh cò” của chủng sinh, “cánh hoa đồng nội” của Dòng Mến Thánh Giá, “bản tình ca Giêsu” của Dòng Trinh Vương và “gặp Chúa trên quê hương” của Dòng Thăm Viếng. Đức Tổng ban phép lành cho mọi người hiện diện sau lời kinh Salve Regina.
Trong cuộc gặp gỡ vào lúc 8g sáng ngày 14/6/2011với linh mục đoàn giáo phận, Đức Tổng nói về căn tính của chức linh mục, trong đó ngài nhấn mạnh đến ba khía cạnh của đời sống linh mục cần có hiện nay đó là: đức tin, lòng trung thành với Giáo Hội, sự vâng phục được thể hiện qua sự vâng phục Đấng kế vị Thánh Phêrô và Đức Giám mục giáo phận. Ngoài ra, ngài cũng mong muốn mỗi linh mục phải là một mẫu gương sống động, để có thể cảm hoá con người hiện nay đang xuống dốc trầm trọng về luân lý đạo đức và xu hướng hưởng thụ. Ngài mong muốn các linh mục hãy đi đầu trong việc thay đổi bản thân mình và nêu gương sáng cho mọi người.
Trong lúc gặp gỡ các linh mục, các tín hữu khắp nơi trong giáo phận hành hương về nhà thờ Chính Toà Bùi Chu tham dự thánh lễ vào lúc 9g30 để được nhìn thấy vị đại diện Đức Thánh Cha, đồng thời để bày tỏ sự hiệp nhất, đức tin kiên trung và lòng yêu mến đối với Hội Thánh. Hơn 10 ngàn tín hữu, gồm mọi thành phần dân Chúa giáo phận Bùi Chu về tham dự, với ban kèn của các giáo xứ Kiên Lao, Phạm Pháo và ca đoàn Dòng Nữ Đa Minh do Sr. Scholastica Nguyễn Thuý Liễu điều hợp.
Trong bài giảng thánh lễ mừng kính Thánh Antôn Pađôva, Đức Tổng nói:
“Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Antôn Pađôva, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Ngài sinh tại Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phan Sinh, được biết đến với vốn kiến thức thần học uyên thâm và tài giảng thuyết lừng danh. Thánh Thần đã đưa bước chân của ngài ra đi truyền giáo từ quê hương Bồ Đào Nha tới Bắc Phi, Pháp, rồi tới Ý. Ngài qua đời tại Pađôva, miền Bắc nước Ý. Thánh nhân được biết đến như là vị tiến sĩ truyền giáo, bởi vì tất cả những gì ngài đã rao giảng đều dựa trên nền tảng Thánh Kinh.
Lời mời gọi nên thánh được tìm thấy nơi cuộc sống mẫu mực của ngài. Con đường nên thánh cũng đòi hỏi ít nhất hai yếu tố cần thiết sau đây:
Trước tiên, chúng ta phải cầu nguyện. Ai không cầu nguyện sẽ không được cứu độ. Cầu nguyện không phải là khó đối với chúng ta. Chúng ta có quá nhiều dịp tốt để cầu nguyện như: tham dự thánh lễ hàng ngày, cầu nguyện một mình trước Thánh Thể hay lần chuỗi mân côi.
Thứ đến, chúng ta phải yêu mến, phải phấn đấu để trở nên những người đạo đức. Hãy coi Hội Thánh như là mẹ của chúng ta; hơn thế nữa, tất cả chúng ta là anh chị em với nhau. Người anh em đích thực là giúp đỡ chính anh em mình. Do vậy, cuộc đua tranh duy nhất giữa chúng ta sẽ là cuộc đua tranh huynh đệ để nên thánh.
Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ của Người rằng hạnh phúc thiên đàng sẽ bù đắp cho những khó khăn và gian khổ có thể đến trong cuộc đời này. Chúng ta hãy làm lớn mạnh thêm đức tin của chúng ta, theo gương thánh Antôn, chúng ta sẽ nên thánh.
Các chủng sinh và các tu sĩ thân mến, hôm nay tôi rất vui mừng hiện diện nơi đây, trước ngôi nhà thờ Chính Toà đẹp đẽ và giàu tính lịch sử này để dâng thánh lễ anh chị em. Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, giáo phận Bùi Chu có một vị thế hết sức đặc biệt.
Bùi Chu được coi là cửa ngõ đón nhận Tin Mừng đầu tiên tại Việt Nam với việc đặt chân của nhà truyền giáo tiên khởi Inêxu vào năm 1533. Bùi Chu là cái nôi của đức tin Công giáo tại đất nước này. Năm 1624, cha Alexander de Rhodes đã đến Bùi Chu và ngày nay mọi người đều nhìn nhận những đóng góp to lớn của ngài cho sự phát triển văn hoá tiếng Việt. Đức cha Pierre Lambert de la Motte, một trong những người tiên phong trong việc truyền giáo tại vùng đất này, đã thiết lập nơi đây Dòng Mến Thánh Giá bản xứ đầu tiên vào năm 1670.
Và rồi, có các thánh tử đạo là những chứng nhân kiên vững mà chúng ta tôn kính trong ngôi nhà thờ Chính Toà này. Các ngài là những chứng nhân rạng ngời cho đức tin của chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô. Các ngài là những nhà truyền giáo làm sản sinh ra những Kitô hữu mới bằng việc hy sinh chính cuộc sống của mình cho Đức Kitô. Các thánh tử đạo là nền tảng vững chắc của cộng đoàn anh chị em. Bằng sự hy sinh của mình, các ngài đã góp phần cho sự hiệp nhất của Hội Thánh. Sự hy sinh của các ngài nói cho chúng ta về tính phổ quát của Giáo Hội. Nó chỉ cho chúng ta thấy một Hội Thánh: una, catholica, apostolica et sancta - duy nhất, công giáo, tông truyền và thánh thiện và anh chị em được mời gọi trở nên phần thánh thiện trong Hội Thánh.
Anh em linh mục và các tín hữu của giáo phận Bùi Chu thân mến, từ những tấm gương của các thánh tử đạo của anh chị em, hãy hăng hái và nhiệt thành học hỏi về sự trung tín với Đức Giêsu và hiệp nhất trong Hội Thánh. Nhờ lòng tôn kính hài cốt của các thánh tử đạo tại Bùi Chu mà khích lệ anh chị em thực thi công cuộc truyền giáo mới trong giáo phận của anh chị em.
Hội thánh luôn luôn truyền giáo và không bao giờ ngừng công việc truyền giáo. Hội Thánh cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể hàng ngày, ban phát các bí tích, công bố Lời Chúa, và uỷ thác cho chính Hôi Thánh nhiệm vụ thực thi công lý và tình thương.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy chủ nghĩa vô thần thực tiễn và chủ nghĩa tiêu thụ ở Việt Nam như là nguyên do của việc đánh mất những giá trị nhân bản thiết yếu. Một phần lớn người Việt Nam không tìm thấy sự hứng khởi với Tin Mừng. Điều đó lý giải tại sao một cuộc truyền giáo mới, khả năng được nghe loan báo Tin Mừng, là điều cần thiết. Tin Mừng được mang đến cho hết mọi người, không chỉ riêng cho các Kitô hữu mà thôi. Điều này cũng giải thích tại sao chúng ta có bổn phận buộc phải tìm ra những phương thế mới để mang Tin Mừng cho hết thảy mọi người.
Đặc biệt, Giáo Hội được uỷ thác cho công cuộc truyền giáo mới theo cung cách của mình. Đó là ‘bằng đời sống mà Giáo Hội sẽ rao giảng Tin Mừng cho thế giới, nghĩa là bằng chứng tá đời sống trung thành với Đức Kitô, sống nghèo khó và từ bỏ, sống không lệ thuộc vào các quyền lực thế gian, tắt một lời, chính bằng đời sống thánh thiện mà Giáo Hội rao giảng Tin Mừng” (Tông huấn Loan báo Tin Mừng Evangelli Nuntiandi, số 41).
Đức cha và các linh mục giáo phận Bùi Chu thân mến, các vị là những nhà truyền giáo tiên phong. Hãy kiên tâm và bền chí trong sứ vụ tông đồ của mình. Hãy thực thi những điều mà các vị rao giảng.
Các nam nữ tu sĩ của giáo phận Bùi Chu thân mến, anh chị em là những nhà truyền giáo chuyên biệt. Hãy kiên trì và đáng tín nhiệm trong đời sống tu trì của mình. Hãy chứng tỏ bằng sự dâng hiến của mình cho những người mà anh chị em yêu mến.
Anh chị em tín hữu giáo phận Bùi Chu thân mến, anh chị em là những nhà truyền giáo thông thường. Hãy kiên định và đứng vững trong đức tin của mình. Hãy loan báo bằng chính đời sống của anh chị em với những điều mà anh chị em tin tưởng.
Nguyện xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam che chở giáo phận Bùi Chu”.
Buổi chiều cùng ngày, Đức Tổng viếng thăm Đền thánh Phú Nhai, nơi mà Toà Thánh đã nâng lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường vào ngày 12/8/2008, nhân dịp kỷ niệm 150 năm (1848-2008) dâng hiến giáo phận Bùi Chu cho Đức Mẹ. Phú Nhai (Trà Lũ) cùng với Ninh Cường, Quần Phương (Quần Anh) được vinh dự là nơi đón nhận Tin Mừng đầu tiên trên quê hương Việt Nam vào năm 1533.
Năm 1858, lúc giáo phận đang bị bách hại nặng nề, Đức cha thánh Valentinô Berrio Ochoa Vinh, Giám mục Bùi Chu và Cha Chính Emmanuel Riaño Hoà đã dâng giáo phận Bùi Chu cho Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và hứa rằng nếu Đức Mẹ ban cho giáo phận được bình an, thì sẽ nhận Ngài làm quan thầy và sẽ xây một đền thờ nguy nga để tỏ lòng tôn kính và khắc ghi công ơn. Lời khấn hứa đã được Đức Mẹ nhận lời. Năm 1868, Cha Chính Emmanuel Riaño Hoà được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận. Năm 1881, ngài đã khởi công xây dựng ngôi thánh đường tại Phú Nhai và tổ chức lễ cách long trọng vào ngày 8/12 hằng năm.
Cha Quản hạt cũng là Linh mục quản đốc Vương cung Thánh đường, Giuse Trần Quang Tuyến đại diện giáo xứ có lời chào mừng bày tỏ niềm vui được đón Đức Tổng. Trong bài huấn dụ, Đức Tổng nhắc lại ơn Toà Thánh rộng ban cho Đền thánh Phú Nhai được nâng lên thành Vương cung Thánh đường và cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ nơi các tín hữu. Rất đông tín hữu đến tham dự và nhận phép lành.
Tiếp đó, Đức Tổng và đoàn tuỳ tùng đến thăm Đền thánh Kiên Lao là nơi mà từ thời cha Đắc Lộ, rồi đến cha Amaral (năm 1632) và cha Morelli (năm 1637) đã có đông đảo tín hữu nhất trong địa phận Đàng Ngoài. Năm 1667, cha chính Deydier Điển đến Kiên Lao tiếp nối công việc của các vị đi trước để xây dựng giáo xứ này và ngài còn hướng dẫn các chị em sống ơn gọi Dòng Mến Thánh Giá. Ngày 19/2/1670, Đức cha Lambert de la Motte chủ sự lễ khấn dòng tại Kiên Lao, đặt mốc lịch sử cho việc thành lập cộng đoàn Mến Thánh Giá đầu tiên tại Việt Nam.
Vì Kiên Lao là giáo xứ có đông giáo hữu nhất trong giáo phận Đàng Ngoài (hơn 2000 tín hữu), nên tại Công đồng Phố Hiến ngày 14/2/1673 được Đức Giáo Hoàng Clêmentê X phê chuẩn ngày 23/12/1673, ở điều 3, chia giáo phận Đàng Ngoài thành năm xứ đạo thì Kiên Lao là một trong năm xứ này và cha Gioan Huệ († 1671) thuộc lớp linh mục người Việt đầu tiên do Đức cha Lambert de la Motte truyền chức linh mục tại Xiêm (Thái Lan), được cử về coi sóc giáo xứ Kiên Lao. Cha Gioan Huệ cũng là cha xứ tiên khởi của giáo xứ; đồng thời, Kiên Lao là giáo xứ đầu tiên trong lịch sử giáo phận Bùi Chu theo sắc lệnh của công đồng này.
Trong buổi đón vị đại diện Đức Giáo Hoàng về thăm giáo xứ Kiên Lao, Cha xứ Giuse Vũ Thế Nghinh đọc lời chào mừng và Cha Giuse Vũ Ngọc Tứ, giáo sư Đại Chủng viện Bùi Chu, đang phục vụ tại đây, đã dịch ra tiếng Ý cho Đức Tổng. Trong bài huấn dụ, Đức Tổng đã nhắc lại biến cố thành lập giáo xứ năm 1673 theo sắc lệnh của Công đồng Phố Hiến được Đức Thánh Cha Clêmentê X phê chuẩn. Ngài nêu lên tầm quan trọng của công việc truyền giáo cũng như cổ võ các ơn gọi sống đời thánh hiến. Hơn 5 ngàn tín hữu đến đón tiếp và tham dự buổi gặp gỡ này. Phái đoàn cùng hiệp ý dâng hoa kính Đức Mẹ với đoàn đồng tiến của 16 đội hoa (400 người) trong giáo xứ. Phái đoàn dùng bữa ăn nhẹ (merenda) theo phong cách Ý Đại Lợi tại nhà xứ, sau đó sang thăm Nhà tổ Dòng Mến Thánh Giá.
Các chị em Dòng Mến Thánh Giá quy tụ đông đủ để đón phái đoàn và Sr. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Yêu, Bề trên Tổng quyền đọc bài diễn văn chào mừng nói về nguồn gốc, những chặng đường lịch sử của Hội Dòng. Ngỏ lời với chị em Dòng Mến Thánh Giá, Đức Tổng nhắc lại biến cố lịch sử lúc Đức cha Pierre Lambert de la Motte thành lập cộng đoàn Mến Thánh Giá tiên khởi, và mong ước Hội Dòng phát triển theo tinh thần đấng sáng lập là yêu mến mầu nhiệm thánh giá Chúa. Thánh giá, một biểu tượng đơn sơ, nhưng ý nghĩa thật sâu sắc, vì là biểu tượng tình yêu của Thiên Chúa. Thập giá là biểu tượng của sự đau khổ, sự chết, nhưng cũng là biểu tượng của niềm hy vọng. Chị em hãy trở thành biểu tượng của niềm hy vọng cho Giáo Hội, cách riêng là biểu tượng của niềm hy vọng cho giáo phận Bùi Chu.
Hôm sau lúc 7g30, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ và phái đoàn giáo phận Thái Bình sang Toà Giám Mục Bùi Chu để đón Đức Tổng về viếng thăm mục vụ tại giáo phận Thái Bình.
Trong các bài huấn dụ những ngày về thăm giáo phận Bùi Chu, Đức Tổng Leopoldo Girelli đề cao đức tin kiên trung và lòng trung thành với Hội Thánh, lòng yêu mến Đức Thánh Cha và sự nhiệt thành của các tín hữu nơi đây. Hướng tới việc mừng 500 năm đón nhận Tin Mừng (1533-2033), ngài nhắc lại tinh thần truyền giáo của một giáo phận từng được tặng thưởng danh hiệu giáo phận truyền giáo kiểu mẫu và mong muốn các tín hữu làm chứng cho Chúa trong bối cảnh hiện nay.
TGM Leopoldo Girelli thăm Tổng giáo phận Hà Nội
Gioan Đình Sơn
10:14 17/06/2011
HÀ NỘI - Sau thời gian viếng thăm một số Giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội: Lạng Sơn- Cao Bằng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bùi Chu và Thái Bình, vị đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli và thư kí riêng của ngài đã trở lại Tổng giáo phận Hà Nội để làm việc trong ba ngày (ngày 17, 18 và 19 tháng 6). Khoảng thời gian này, ngài dành nhiều thời gian đến thăm và hiệp dâng thánh lễ tại một số giáo xứ trong Tổng giáo phận.
Xem hình ảnh
Để tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng Tử Đạo, sáng ngày 17 tháng 6, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli chủ sự thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại giáo xứ Vĩnh Trị, Tổng giáo phận Hà Nội. Nơi đây là quê hương của hai Thánh Tử Đạo: An-tôn Nguyễn Tiến Đích và Mi-ca-e Nguyễn Huy Mỹ. Mảnh đất này có một bề dày lịch sử đáng trân trọng; ngay từ buổi sơ khai của Giáo Hội tại Việt Nam, nơi đây đã được các đấng thừa sai chọn làm Thủ phủ của Giáo Hội Tây Đàng Ngoài, hiện còn ba Giám mục và mười Linh mục thừa sai người Pháp Quốc đang an nghỉ trong khu vườn Nhà chung cũ, trích trong bài chào mừng của cha xứ F.X Kiều Ngọc Viên.
Giới thiệu về quê hương Vĩnh Trị, cha F.X tiếp: Tràng Vĩnh là tiền thân của Chủng Viện ngày nay, do cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh làm Giám đốc, nhiều linh mục đã xuất thân từ đây. Vĩnh Trị có nhà in, nhà hội nuôi dạy trẻ mồ côi và tàng tật. Ngày nay, Vĩnh Trị còn lưu giữ một phần hài cốt của Ngài và mười bộ hài cốt chứng nhân đức tin khác có tên tuổi, đang chờ ngày phong chân phước. Ngôi nhà thờ cổ kính có tuổi thọ 115 năm với kiến trúc Á Đông của cha Trần Lục, chính là nơi được cử hành đại lễ hôm nay.
Thật là ý nghĩa khi vị đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dâng thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Cố Đô của Tây Đàng Ngoài. Đồng tế với ngài có Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn- Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô Chu Văn Minh- Giám đốc Đại Chủng Viện Hà Nội, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và nhiều giáo hữu trong giáo hạt Nam Định.
Trước khi bước vào thánh lễ, Đức Tổng giám mục Phêrô giới thiệu vị đại diện không thường trú của Tòa Thánh, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, ngài nói: Sáng nay, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli bắt đầu cuộc hành trình từ Tòa Tổng giám mục Hà Nội- phía Bắc của giáo phận đi tới Vĩnh Trị là cực Nam của Tổng giáo phận. Như vậy, ngài đã có dịp đi xuyên suốt Tổng giáo phận của chúng ta, ngài đã mang lấy tâm tình và con tim của ngài để sẻ chia với chúng ta, đặc biệt việc ngài dừng chân tại Vĩnh Trị. Đây là một sự lựa chọn cố ý trong sứ vụ của ngài tại Giáo Hội Việt Nam. Vì thế, chúng ta cầu nguyện cho ngài và cho sứ vụ của ngài, chúng ta hiệp thông và cộng tác với ngài để vị đại diện của Tòa Thánh trên mảnh đất này gặp một Giáo Hội với bề dày lịch sử, một Giáo Hội gắn bó với Chúa và Hội thánh qua chính ngài...
Đặc biệt, ngài cùng cộng đoàn chúc mừng Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli nhân dịp kỷ niệm 5 năm nhận chức Giám mục và 33 năm chịu chức Linh mục. Sau lời giới thiệu của Đức Tổng giám mục Hà Nội là những tràng pháo tay liên tiếp giòn giã tạo nên một bầu khí vui tươi, ấm cúng trong tình Gia Đình Hội Thánh.
Khởi đầu phần giảng lễ, vị đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cám ơn Đức Tổng giám mục Hà Nội, Đức cha Phụ tá, quý cha và cộng đoàn bằng Việt ngữ. Ngài sử dụng tiếng Việt chút ít nhưng đã nói lên tâm tình của vị đại diện Tòa thánh rất yêu mến, gắn bó và quyết tâm phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam.
Trong bài giảng, ngài bày tỏ niềm vui mừng và hãnh diện khi hiện diện nơi đây, một địa danh lịch sử đối với Giáo Hội Việt Nam. Ngài nhấn mạnh: Tôi xin đại diện Đức Thánh Cha nhắc nhở anh chị em hướng về gốc rễ của chúng ta, để có thể kín múc nguồn mạch và củng cố đức tin của mình. Tôi đến đây để kính nhớ những vị tổ tiên của anh chị em trong đức tin, những vị Thánh Tử Đạo; những hạt lúa đã chết thực sự để trổ sinh nhiều bông hạt. Tôi tỏ lòng tôn kính các Ngài, đặc biệt là những vị trên quê hương Vĩnh Trị thân yêu.
Thực sự, Vĩnh Trị được vững mạnh và phát triển đức tin là nhờ máu các Thánh Tử Đạo đã đổ và tưới dội. Chính máu các Thánh Tử Đạo đã đổ để nhiều người trở nên anh chị em trong đức tin. Như vậy, Tử Đạo không phải là một sự kết án nhưng đó là sức mạnh của tình yêu chiến thắng hận thù và bạo động, tạo nên một cộng đoàn mới. Nhờ máu các Thánh tử Đạo mà cộng đoàn tín hữu của Vĩnh Trị đã được sinh ra.
Sự hiệp thông trong một Giáo Hội duy nhất là sự diễn tả rõ ràng máu các Thánh Tử Đạo, máu được chảy ra từ thân thể các ngài để hòa thành một dòng máu. Cũng vậy, dòng máu của Hội Thánh chính là Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh trên Thập giá; dưới Thập giá thì Giáo Hội được khai sinh.
Từ tổ tiên của mình, anh chị em đã nhận được một gương sáng chói về Tử Đạo. Anh chị em hãy học nơi họ sự trung thành với Đức Kitô và hiệp nhất trong Hội Thánh. Hiến lễ của các ngài đã nói nên tính Công Giáo của Hội Thánh để nói với chúng ta về sự Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền trong Giáo Hội; tất cả anh chị em là một phần của sự thánh thiện đó. Sứ vụ của Hội Thánh là hiệp nhất cả nhân loại hợp thành dân của Thiên Chúa và tạo dựng hòa bình. Vì thế, tôi mời gọi anh chị em củng cố đức tin mỗi ngày để tỏ ra lòng mến sâu sắc trong Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Hội tại địa phương, nơi Tổng giáo phận Hà Nội này.
Cuối Thánh lễ, cha xứ F.X Kiều Ngọc Viên thay lời cộng đoàn bày tỏ niềm tri ân lên hai Đức Tổng giám mục, Đức cha Phụ tá, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và cộng đoàn phụng vụ. Thánh lễ khép lại lúc 11 giờ.
Xem hình ảnh
Để tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng Tử Đạo, sáng ngày 17 tháng 6, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli chủ sự thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại giáo xứ Vĩnh Trị, Tổng giáo phận Hà Nội. Nơi đây là quê hương của hai Thánh Tử Đạo: An-tôn Nguyễn Tiến Đích và Mi-ca-e Nguyễn Huy Mỹ. Mảnh đất này có một bề dày lịch sử đáng trân trọng; ngay từ buổi sơ khai của Giáo Hội tại Việt Nam, nơi đây đã được các đấng thừa sai chọn làm Thủ phủ của Giáo Hội Tây Đàng Ngoài, hiện còn ba Giám mục và mười Linh mục thừa sai người Pháp Quốc đang an nghỉ trong khu vườn Nhà chung cũ, trích trong bài chào mừng của cha xứ F.X Kiều Ngọc Viên.
Giới thiệu về quê hương Vĩnh Trị, cha F.X tiếp: Tràng Vĩnh là tiền thân của Chủng Viện ngày nay, do cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh làm Giám đốc, nhiều linh mục đã xuất thân từ đây. Vĩnh Trị có nhà in, nhà hội nuôi dạy trẻ mồ côi và tàng tật. Ngày nay, Vĩnh Trị còn lưu giữ một phần hài cốt của Ngài và mười bộ hài cốt chứng nhân đức tin khác có tên tuổi, đang chờ ngày phong chân phước. Ngôi nhà thờ cổ kính có tuổi thọ 115 năm với kiến trúc Á Đông của cha Trần Lục, chính là nơi được cử hành đại lễ hôm nay.
Thật là ý nghĩa khi vị đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dâng thánh lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Cố Đô của Tây Đàng Ngoài. Đồng tế với ngài có Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn- Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô Chu Văn Minh- Giám đốc Đại Chủng Viện Hà Nội, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và nhiều giáo hữu trong giáo hạt Nam Định.
Trước khi bước vào thánh lễ, Đức Tổng giám mục Phêrô giới thiệu vị đại diện không thường trú của Tòa Thánh, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, ngài nói: Sáng nay, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli bắt đầu cuộc hành trình từ Tòa Tổng giám mục Hà Nội- phía Bắc của giáo phận đi tới Vĩnh Trị là cực Nam của Tổng giáo phận. Như vậy, ngài đã có dịp đi xuyên suốt Tổng giáo phận của chúng ta, ngài đã mang lấy tâm tình và con tim của ngài để sẻ chia với chúng ta, đặc biệt việc ngài dừng chân tại Vĩnh Trị. Đây là một sự lựa chọn cố ý trong sứ vụ của ngài tại Giáo Hội Việt Nam. Vì thế, chúng ta cầu nguyện cho ngài và cho sứ vụ của ngài, chúng ta hiệp thông và cộng tác với ngài để vị đại diện của Tòa Thánh trên mảnh đất này gặp một Giáo Hội với bề dày lịch sử, một Giáo Hội gắn bó với Chúa và Hội thánh qua chính ngài...
Đặc biệt, ngài cùng cộng đoàn chúc mừng Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli nhân dịp kỷ niệm 5 năm nhận chức Giám mục và 33 năm chịu chức Linh mục. Sau lời giới thiệu của Đức Tổng giám mục Hà Nội là những tràng pháo tay liên tiếp giòn giã tạo nên một bầu khí vui tươi, ấm cúng trong tình Gia Đình Hội Thánh.
Khởi đầu phần giảng lễ, vị đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cám ơn Đức Tổng giám mục Hà Nội, Đức cha Phụ tá, quý cha và cộng đoàn bằng Việt ngữ. Ngài sử dụng tiếng Việt chút ít nhưng đã nói lên tâm tình của vị đại diện Tòa thánh rất yêu mến, gắn bó và quyết tâm phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam.
Trong bài giảng, ngài bày tỏ niềm vui mừng và hãnh diện khi hiện diện nơi đây, một địa danh lịch sử đối với Giáo Hội Việt Nam. Ngài nhấn mạnh: Tôi xin đại diện Đức Thánh Cha nhắc nhở anh chị em hướng về gốc rễ của chúng ta, để có thể kín múc nguồn mạch và củng cố đức tin của mình. Tôi đến đây để kính nhớ những vị tổ tiên của anh chị em trong đức tin, những vị Thánh Tử Đạo; những hạt lúa đã chết thực sự để trổ sinh nhiều bông hạt. Tôi tỏ lòng tôn kính các Ngài, đặc biệt là những vị trên quê hương Vĩnh Trị thân yêu.
Thực sự, Vĩnh Trị được vững mạnh và phát triển đức tin là nhờ máu các Thánh Tử Đạo đã đổ và tưới dội. Chính máu các Thánh Tử Đạo đã đổ để nhiều người trở nên anh chị em trong đức tin. Như vậy, Tử Đạo không phải là một sự kết án nhưng đó là sức mạnh của tình yêu chiến thắng hận thù và bạo động, tạo nên một cộng đoàn mới. Nhờ máu các Thánh tử Đạo mà cộng đoàn tín hữu của Vĩnh Trị đã được sinh ra.
Sự hiệp thông trong một Giáo Hội duy nhất là sự diễn tả rõ ràng máu các Thánh Tử Đạo, máu được chảy ra từ thân thể các ngài để hòa thành một dòng máu. Cũng vậy, dòng máu của Hội Thánh chính là Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô, Đấng đã chịu đóng đinh trên Thập giá; dưới Thập giá thì Giáo Hội được khai sinh.
Từ tổ tiên của mình, anh chị em đã nhận được một gương sáng chói về Tử Đạo. Anh chị em hãy học nơi họ sự trung thành với Đức Kitô và hiệp nhất trong Hội Thánh. Hiến lễ của các ngài đã nói nên tính Công Giáo của Hội Thánh để nói với chúng ta về sự Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền trong Giáo Hội; tất cả anh chị em là một phần của sự thánh thiện đó. Sứ vụ của Hội Thánh là hiệp nhất cả nhân loại hợp thành dân của Thiên Chúa và tạo dựng hòa bình. Vì thế, tôi mời gọi anh chị em củng cố đức tin mỗi ngày để tỏ ra lòng mến sâu sắc trong Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Hội tại địa phương, nơi Tổng giáo phận Hà Nội này.
Cuối Thánh lễ, cha xứ F.X Kiều Ngọc Viên thay lời cộng đoàn bày tỏ niềm tri ân lên hai Đức Tổng giám mục, Đức cha Phụ tá, quý cha, quý nam nữ tu sĩ và cộng đoàn phụng vụ. Thánh lễ khép lại lúc 11 giờ.
Sa mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng cấp 3 tại Giáo phận Vĩnh Long.
Tuyết Minh
10:14 17/06/2011
Sa mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng cấp 3 tại Giáo phận Vĩnh Long.
Giáo Phận Vĩnh Long, quê hương cha Tổng Tuyên úy Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) Phaolo Nguyễn Văn Thảnh sau rất nhiều năm âm thầm chuẩn bị và được sự chấp thuận của vị cha Chung Đức Cha TôMa, đã chình thức ra mắt Ban Chấp hành Liên Đoàn TNTT Giáo Phận Vĩnh Long, nhân dịp Đại Hội TNTT Giáo phận ngày 1/6/11 vừa qua. Để mở màn cho những hoạt động của mình, trong 2 ngày 14-15/6 /11 Liên Đoàn đã quy tụ 135 SMS đến từ 4 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long học khóa Huấn luyện Huynh Trưởng (HT) cấp 3.
Xem hình sa mạc huấn luyện huynh trưởng TNTT
Cùng đồng hành với các SMS có cha Phao lô Lê Văn Nhẫn đặc trách TNTT Giáo phận Vĩnh Long cùng các cha đặc trách Thiếu nhi của 4 tỉnh: Cha An rê Huỳnh Hữu Phước Vĩnh Long; Cha Toma Nguyễn Quốc Tuấn Trà Vinh ; Cha Philipphê Phạm Huy Phong Sa Đéc ; Cha Micae Phạm Long Giang Bến Tre ; Cha Micae Nguyễn Hà Thiện Tâm ; cha Lorenso Nguyễn văn Dũng Bến Tre ..
Tạo điều kiện cho các em có nơi ăn chốn ở phải kể đến sự ưu ái của cha Phê rô Dương Văn Thạnh Chánh tỏa Vĩnh Long cùng hai cha phụ tá Phê rô Phạm minh Tân và Tô ma Nguyễn Ngọc Tân.
Chủ sự thánh lễ đồng tế là cha Tổng Đại diện Phaolô Lưu Văn kiện thay mặt Đức Cha hiện diện nơi đây như một sự khích lệ với các em nói riêng và liên Đoàn TNTT Vĩnh Long nói chung.
Trong 2 ngày, các SMS được trang bị hành trang cho những huynh trưởng cầm đoàn. Các bạn được tìm hiểu về dự thảo cương lĩnh tổ chức TNTT cũng như chương trình Thăng tiến đoàn sinh cho TNTT Giáo Phận Vĩnh Long do chính cha Phaolô soạn thảo và được cha cùng các cha đặc trách Thiếu nhi trình bày.
Để tạo thêm bầu khí vui tươi , sinh động và mới lạ cho Sa mạc, các HT từ Liên đoàn Anrê Phú Yên Tổng Giáo Phận Sài Gòn cũng về đây nối rộng vòng tay , tiếp sức với những bài khóa thực hành: Nghiêm tập, Lửa thiêng , Sinh hoạt, Băng reo, Trò chơi Thánh Kinh để làm phong phú hơn vốn liếng cho các HT
Sau 2 ngày gặp gỡ Chúa Giê su Thánh thể trong sa mạc, cùng nhau học hỏi, vui chơi để tiếp thêm sức sống, các bạn lại hăng hái lên đường trở về với giáo xứ, với đàn em thân yêu mang theo những gì mới lạ, bổ ích vừa thu nhận được cùng một trái tim tràn đầy lửa nhiệt huyết. Mong chúc các huynh Trưởng của Giáo phận Vĩnh Long luôn nhiệt thành hăng hái trong sứ vụ tông đồ: “Mở Nước trời là sứ mệnh thiếu nhi, bằng lời cầu nguyện hợp với lễ hy sinh. Là Thiếu nhi ta nêu gương bác ái, là thiếu nhi ta vui sống thanh bình.”
Tuyết Minh
Giáo Phận Vĩnh Long, quê hương cha Tổng Tuyên úy Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) Phaolo Nguyễn Văn Thảnh sau rất nhiều năm âm thầm chuẩn bị và được sự chấp thuận của vị cha Chung Đức Cha TôMa, đã chình thức ra mắt Ban Chấp hành Liên Đoàn TNTT Giáo Phận Vĩnh Long, nhân dịp Đại Hội TNTT Giáo phận ngày 1/6/11 vừa qua. Để mở màn cho những hoạt động của mình, trong 2 ngày 14-15/6 /11 Liên Đoàn đã quy tụ 135 SMS đến từ 4 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long học khóa Huấn luyện Huynh Trưởng (HT) cấp 3.
Xem hình sa mạc huấn luyện huynh trưởng TNTT
Cùng đồng hành với các SMS có cha Phao lô Lê Văn Nhẫn đặc trách TNTT Giáo phận Vĩnh Long cùng các cha đặc trách Thiếu nhi của 4 tỉnh: Cha An rê Huỳnh Hữu Phước Vĩnh Long; Cha Toma Nguyễn Quốc Tuấn Trà Vinh ; Cha Philipphê Phạm Huy Phong Sa Đéc ; Cha Micae Phạm Long Giang Bến Tre ; Cha Micae Nguyễn Hà Thiện Tâm ; cha Lorenso Nguyễn văn Dũng Bến Tre ..
Tạo điều kiện cho các em có nơi ăn chốn ở phải kể đến sự ưu ái của cha Phê rô Dương Văn Thạnh Chánh tỏa Vĩnh Long cùng hai cha phụ tá Phê rô Phạm minh Tân và Tô ma Nguyễn Ngọc Tân.
Chủ sự thánh lễ đồng tế là cha Tổng Đại diện Phaolô Lưu Văn kiện thay mặt Đức Cha hiện diện nơi đây như một sự khích lệ với các em nói riêng và liên Đoàn TNTT Vĩnh Long nói chung.
Trong 2 ngày, các SMS được trang bị hành trang cho những huynh trưởng cầm đoàn. Các bạn được tìm hiểu về dự thảo cương lĩnh tổ chức TNTT cũng như chương trình Thăng tiến đoàn sinh cho TNTT Giáo Phận Vĩnh Long do chính cha Phaolô soạn thảo và được cha cùng các cha đặc trách Thiếu nhi trình bày.
Để tạo thêm bầu khí vui tươi , sinh động và mới lạ cho Sa mạc, các HT từ Liên đoàn Anrê Phú Yên Tổng Giáo Phận Sài Gòn cũng về đây nối rộng vòng tay , tiếp sức với những bài khóa thực hành: Nghiêm tập, Lửa thiêng , Sinh hoạt, Băng reo, Trò chơi Thánh Kinh để làm phong phú hơn vốn liếng cho các HT
Sau 2 ngày gặp gỡ Chúa Giê su Thánh thể trong sa mạc, cùng nhau học hỏi, vui chơi để tiếp thêm sức sống, các bạn lại hăng hái lên đường trở về với giáo xứ, với đàn em thân yêu mang theo những gì mới lạ, bổ ích vừa thu nhận được cùng một trái tim tràn đầy lửa nhiệt huyết. Mong chúc các huynh Trưởng của Giáo phận Vĩnh Long luôn nhiệt thành hăng hái trong sứ vụ tông đồ: “Mở Nước trời là sứ mệnh thiếu nhi, bằng lời cầu nguyện hợp với lễ hy sinh. Là Thiếu nhi ta nêu gương bác ái, là thiếu nhi ta vui sống thanh bình.”
Tuyết Minh
Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang 2011 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn
Pt Nguyễn Hòa Phú
19:37 17/06/2011
Xin xem hình ảnh
Thánh lễ khai mạc bắt đầu lúc 7giờ chiều tại Thánh Đường Giáo xứ Mẹ Việt Nam. Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu (Giám Mục Phụ tá Tổng giáo phận Toronto, Canada) chủ tế. Trong đòan đồng tế có LM Nguyễn Thanh Liêm (Chủ tịch LĐCGVN tại Hoa kỳ), LM Đaminh Vũ Ngọc An (Chánh xứ, Giáo xứ Mẹ Việt Nam) cùng quý cha khách đến từ các miền.
Hiện trong Thánh Lễ khai mạc, ngòai cộng đồng Dân Chúa tại hai giáo xứ chủ lực tại Thủ đô, người ta còn thấy phái đòan từ Seattle và San Jose, California cũng về kịp giờ khai mạc.
Khách từ xa về, còn có Ban Chấp Hành LĐ: Ông Bùi Công (Tài Chánh / Chủ tịch Cộng đồng Giáo dân); Chị Bích-Vi (Phó Chủ tịch CDGDân); Thầy Nguyễn Ánh (Chủ tịch Cộng Đồng Phó tế); Thầy Hòang Qúy (Tổng Thư ký CĐPTế); Phó tế Phú (Tổng Thư Ký LĐ) và Cha Nguyễn Đức Vượng (Phó Chủ tịch LĐ – Giáo xứ CTTĐVN – Trưởng Ban Tổ Chức Hành Hương 2011).
Sau bài Tin Mừng, Cha Liêm, đại diện BTC ngỏ lời chào mừng Đức Cha Hiếu, quý Linh Mục, Phó tế, Tu sĩ Nam nữ, quý khách hành hương và tòan thể cộng đồng Dân Chúa đã về tham dự Hành Hương Đức Mẹ LaVang 2011. Và Cha chủ tịch chính thức tuyên bố khai mạc Đại Hội Hành Hương trong tiếng vỗ tay hân hoan của cộng đồng Dân Chúa.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Chủ tịch nhấn mạnh đến các cách thức cầu nguyện. Với câu chuyện dí dỏm về ba vị ẩn tu, Cha đã kết thúc phần suy niêm với ý tưởng: Cầu nguyện là kết hợp tâm hồn, thể xác và đối tthọai với Chúa.
Ca đòan Cecilia, Giáo xứ Mẹ Việt Nam (Silver Spring) với phần hợp xướng điêu luyện, đã làm tăng thêm vẻ trang trọng của Thánh lễ khai mạc và nâng tâm hồn mọi người lên cùng Thiên Chúa.
Theo chương trình, lễ khai mạc Đại Hội sẽ được tiếp nối với phần nghỉ giải lao (phục vụ thực phẩm) và sau đó là buổi hội thảo với chủ đề “Đức Mẹ đồng hành với gia đình chúng ta” do Đức cha Hiếu phụ trách.
Bài chào mừng Khai Mạc Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần Thứ Tư tại Thủ Đô Washington DC
do LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Thánh Lễ Khai Mạc cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ Tư do Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ tổ chức đã được long trọng diễn ra tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland, Washington DC, vào lúc 7giờ chiều, thứ Năm 16/6/2011, dưới sự Chủ Tế của Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto. Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn, đã đọc diễn từ Khai Mạc và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ. Dưới đây là toàn văn bài diễn từ.
Kính thưa Đức Cha Vincente Nguyễn Mạnh Hiếu,
quý Cha, quý Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ,
quý Chức Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương Liên Đoàn,
và toàn thể quý ông bà anh chị em,
Chiều hôm nay, chúng ta tụ họp tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, để bắt đầu tham dự cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang hằng năm do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức ở thủ đô Washington, thay mặt cho Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương và Ban Tổ Chức, chúng con hân hoan chào mừng tất cả quý vị.
Cuộc Hành Hương năm nay rất hân hạnh được đón tiếp quý khách ở những tiểu bang khác về, đặc biệt là sự hiện diện của Đức Cha Vincente Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Toronto, là vị Giám Mục Việt Nam tiên khởi của Giáo Hội Canada.
Đức Cha sinh ngày 8 tháng 5, 1966 tại Sàigòn. Là con thứ 6 trong gia đình truyền thống Công giáo: gồm có 9 anh chị em. Ngài rời VN vào năm 1983, đến Canada năm 1984. Sau khi tốt nghiệp Kỹ Sư Điện vào năm 1991, ngài bắt đầu cuộc hành trình thiêng liêng tìm hiểu ơn gọi Linh Mục. Ngài vào Chủng Viện St. Augustine vào năm 1993, và thụ phong Linh Mục vào ngày 9 tháng 5, 1998.
Sau những tháng ngày phục vụ địa phận, tu học thêm ở Roma, Đức Giáo Hoàng đã chọn ngài làm Giám Mục phụ tá TGP Toronto, và ngài đã chính thức thụ phong tại Nhà thờ Chính Tòa St. Michael, Toronto, ngày 13 tháng 1, 2010.
Chúng con cám ơn Đức Cha đã vì tình thương mến đến với chúng con trong cuộc Hành Hương này. Ước mong tất cả mọi người chúng ta sẽ kín múc được nhiều ân sủng do Thiên Chúa và Mẹ La Vang ban cho qua Đức Cha.
Kính thưa quý vị,
Cuộc hành hương cũng là cơ hội thuận tiện để chúng ta cùng về thủ đô Washington viếng thăm Mẹ La Vang tại Nguyện Đường trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Năm nay kỷ niệm 5 năm khánh thành Nguyện Đường. Nguyện Đường là công trình chung do sự đóng góp và hy sinh của người Việt Nam trong nhiều năm qua. Nguyện đường nói lên lòng yêu mến đặc biệt của người VN đối với Đức Mẹ La Vang, người mẹ đã luôn yêu thương, chở che con cái của Mẹ.
Chúng ta về bên Mẹ để tạ ơn, cũng như tiếp tục dâng lên Mẹ những ý nguyện thiết tha, cần thiết của chúng ta, để qua Mẹ, xin Thiên Chúa ban cho chúng ta qua một số chương trình tâm linh, đặc biệt trong ba ngày sắp tới, bắt đầu là Thánh Lễ Khai Mạc này. Sau Thánh Lễ, Đức Cha sẽ chia sẻ đề tài: Đức Mẹ Đồng Hành Với Gia Đình Chúng Ta. Ngày mai có Thánh Lễ lúc 6m tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Virginia, sau đó chúng ta ra nhà hàng Harvest Moon tham dự buổi tiệc Hành Hương Liên Đoàn với những tiết mục văn nghệ xuất sắc, cùng các món hàng đấu giá đặc biệt, và trưa thứ bảy, lúc 2pm Thánh lễ Đại Trào tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội do Đức Cha Vincente chủ tế và giảng thuyết.
Giờ đây, thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con xin được tuyên bố: Cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang tổ chức lần thứ Tư tại Thủ Đô Washington... bắt đầu!
Cây Cao Bóng Cả”, ngày hội Mừng Ngày Của Cha TGP. Sài Gòn
Tạ Ân Phúc
23:23 17/06/2011
“Cây Cao Bóng Cả”, ngày hội Mừng Ngày Của Cha TGP. Sài Gòn
Xã hội hôm nay, một xã hội duy vật chất, chuộng tiêu dùng, các chuẩn mực đạo đức trong lối sống, trong tình yêu, nhất là trong đời sống gia đình đang bị xem nhẹ, ngày càng tuột dốc mà hậu quả của nó là các vấn nạn như ly dị, phá thai, sống thử trước hôn nhân, xung đột giữa cha mẹ và con cái cùng nhiều hệ lụy khác. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Ngày Của Cha, Ngày Của Mẹ thật sự là một nỗ lực đáng cổ võ, nhằm mục đích nhắc nhở mọi người về trách nhiệm đạo hiếu làm con cũng như trách nhiệm giáo dục con cái của các bậc làm cha mẹ.
Hướng đến Ngày Của Cha, được mừng vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu, năm nay là ngày 19/06/2011, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức ngày này sớm một tuần để những người con chuẩn bị nghĩa cử đạo hiếu đối với cha mình trong ngày của Cha. Chiều Chúa Nhật ngày 12/06/2011, “CHƯƠNG TRÌNH MỪNG NGÀY CỦA CHA 2011” với chủ đề “Cây Cao Bóng Cả” đã được tổ chức cách trang trọng và ấn tượng, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sài Gòn.
Xem hình ngày hội Mừng Ngày Của Cha
Tuy 2 giờ 30 chiều chương trình mới bắt đầu nhưng ngay từ sáng sớm, Ban Tổ Chức cùng các thiện nguyện viên đã có mặt để hoàn thiện các công việc chuẩn bị đến tận giờ tiếp đón khách tham dự. Như thông lệ, các thành viên trong Ban Tổ Chức đã dành chút thời gian quây quần trên khán đài, cùng nắm tay dâng lời cầu nguyện cho chương trình được nhiều ơn phúc và diễn ra tốt đẹp. Sau ít phút cầu nguyện, mọi người trở về vị trí của mình, Ban Tiếp Tân đã hiện diện tại các điểm đón tiếp và hướng dẫn khách vào hội trường. Mỗi khán giả được tặng một quyển sách in màu khá đẹp mang tên “Chân Phước Gioan Phaolô II”, là tiểu sử tự kể về cuộc đời của ngài cùng tập sách nhỏ tựa đề “Tân Chân Phước Gioan Phaolô II với Giáo Hội tại Việt Nam”.
Tại tiền sảnh của hội trường là gian hàng trình bày những bức thư pháp nói về đạo hiếu làm con trong gia đình, nơi đó hai “ông Đồ” với trang phục truyền thống, sẵn sàng viết thư pháp theo yêu cầu của khán giả. Bên cạnh đó là các thiện nguyện viên vào vai các nhân tượng để thể hiện các nhân vật như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Thánh Martinô, Thánh Lộc, cùng những người cha trong xã hội với các nghề công nhân, nông dân, đánh đàn, cầu thủ, lái xe ôm. Tất cả mang lại sự thú vị, lạ mắt đối với những người vừa bước chân đến tham dự chương trình Ngày Của Cha.
Với phong cách dí dỏm, năng động vốn có, cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, SDB., đã làm cả hội trường nhộn nhịp bằng những bài múa cử điệu nói về người cha. Trái với phút sôi động chỉ mới xuất hiện trước đó, cả hội trường im phăng phắt đế lắng đọng tâm hồn bắt đầu giờ Thánh hóa khai mạc. Cha Thiệu cùng với hai người dẫn chương trình là nhà thơ Pm Cao Huy Hoàng và anh Pio X Lê Hồng Bảo đã dẫn dắt cộng đoàn có những giây phút cầu nguyện tưởng niệm thật tuyệt vời về Đức Thánh Cha Gioan và Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Đức Tân Chân Phước Gioan Phaolô II, “Một người cha đức độ và quả cảm, vì Nước Trời và vì đoàn chiên của mình, một người cha đã luôn để con dân Việt Nam trong trái tim và trong kinh nguyện của ngài”. Chúng con xin ghi khắc lời cha dặn dò: “Các con hãy dìm mình trong tình yêu Đức Kitô để sống chính sự sống của người để cho thế giới của chúng ta có thể sống dưới ánh sáng của Phúc Âm. Việt Nam luôn ở trong trái tim cha”.
Đó cũng là giây phút tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người cha khẳng định rằng “Con có một Tổ Quốc” để Việt Nam luôn hòa quyện trong dòng máu, trong từng nhịp tim của cha. Ngài cũng là người cha sống phút hiện tại khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn để cống hiến cho Giáo hội “Đường Hy Vọng”: “Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không chờ đợi, con muốn sống giây phút hiện tại cho tràn đầy tình thương. Vết chấm này nối tiếp vết chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng” (ĐHV số 977).
Sau đó, cộng đoàn cùng hiệp nguyện: “Lạy Cha là chúa tể trời đất, chúng con cảm tạ Cha vì đã ban cho chúng con có một người cha mang hình ảnh và tình yêu của chính Cha trên trần gian này. Hôm nay là ngày của cha, chúng con xin Cha chúc lành và nâng đỡ những người làm cha để các ngài sống xứng đáng và hạnh phúc trong thiên chức làm cha, đồng thời trở thành cây cao bóng cả che chở đoàn con”.
Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP., đã giới thiệu thành phần tham dự Ngày Của Cha, trong đó có quý khách mời đến từ các tôn giáo bạn như: Mục sư Dương Quang Vinh, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Agape Việt Nam; Mục sư Đỗ Đình Song, Phó Tổng quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp Truyền Giáo VN; Thượng Tọa Thích Thiện Tâm, Chú Xứ Quan Âm tu viện, Biên Hòa, Đồng Nai; Đại Đức Thích Quang Thạnh, Chánh thư ký Ban Phật giáo Quốc Tế Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là một diễn giả quen thuộc của Chương Trình Chuyên Đề; Đại Đức Thích Hoàng Tín, Ủy viên Ban Hoằng Pháp Thành Hội Phật Giáo TP. HCM. Về phía Công Giáo có sự hiện diện của: Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP. Sài Gòn; Cha Tổng Đại diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh; Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Gp Xuân Lộc; Đức Ông Francesco B. Trần Văn Khả; Đức viện phụ Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên, Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý cùng với quý linh mục, tu sĩ và khoảng 800 tham dự viên là các bậc cha mẹ và những người đến để vinh danh các bậc làm cha.
Trong lời tuyên bố lý do, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn cho hay một trong những nhiệm vụ, sứ mạng của Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận là giáo dục những giá trị sống: “Khi đề cao các giá trị sống nhân bản thì đạo hiếu là một giá trị hết sức quan trọng, có thể nói là quan trọng hàng đầu”. Cha cho hay trong một tác phẩm về giáo dục con cái theo tinh thần Don Bosco có nói rằng: “Bổn phận thứ nhất của người làm cha chăm sóc cho con là phải biết yêu thương mẹ của nó và ngược lại bổn phận đầu tiên của người mẹ chăm lo cho con là phải biết yêu thương cha nó”. Ngài hy vọng rằng Ngày tôn vinh người Cha sẽ mang đến cho các tham dự viên nhiều cảm xúc thật sâu lắng, và để lại trong lòng mỗi người một cái gì đó về người cha để khi về có thể trao gởi lại cho những người ở nhà.
Phần 1 của ngày hội mang tên “Tình Cha” được bắt đầu bằng tiếng hát của ca sĩ Hoàng Quân, anh đã gởi gắm tâm tình thật sâu lắng bằng giọng ca trầm ấm qua bài hát "Khúc hát Cha Yêu", với phần minh họa sinh động của Nhóm múa Don Bosco: “Nhiều năm trôi qua mau, dòng đời bao nhiêu đổi thay. Nhìn lại mái tóc Cha yêu nay đã bạc màu cùng bao năm tháng nuôi con lớn khôn. Nhiều gian lao hy sinh cuộc đời Cha luôn mong sao được nhìn con sống yên vui, khôn lớn nên người. Từ sâu trong trái tim con cám ơn cuộc đời”. Phần minh họa diễn tả hoàn cảnh của một người cha lâm vào hoàn cảnh gà trống nuôi con khi vợ qua đời. Người cha đã vất vả mưu sinh để nuôi con ăn học, trưởng thành bằng nghề bán vé số. Và ông đã hạnh phúc trong ngày sinh nhật của mình bên cạnh con cháu.
Lòng quý mến, tri ân và nhất là lời cầu xin đặc biệt cho người cha yêu đã được những người đạt giải Cuộc thi Viết và Thuyết trình chủ đề về Cha chia sẻ (xin xem Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Cha và Các tác phẩm Viết Về Cha đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”). Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong của Giáo xứ Vị Tín, Thị xã Vị Thanh, TP. Cần Thơ thuộc Giáo phận Cần Thơ đã tóm tắt lại tác phẩm “Cha Tôi” kể về người cha mắc bệnh câm điếc bẩm sinh, một người cha hiền từ, dáng cao gầy với đôi mắt nhiều suy tư, ông cố đã hiện diện trong hội trường để theo dõi người con linh mục thuyết trình về mình. Linh mục Phaolô trải lòng khi nói về cha mình: “Khi suy nghĩ về cuộc đời của cha, tôi rút ra bài học quý giá này: mặc dù cha tôi không nói và không nghe nhưng người dạy dỗ tôi rất nhiều điều trong cuộc sống”. Đó là người cha đã dạy dỗ con cái nên người qua cử ra dấu của đôi bàn tay bao năm trường và thành quả to lớn nhất là con mình đã trở thành linh mục, và cha Phaolô sẽ sớm được gởi đi du học. Đó là người cha không khỏi đau đớn khi vợ trải qua bệnh tật nghặt nghèo trong thời gian dài. Khi vợ vừa khỏi bệnh thì con gái đột ngột qua đời sau cơn bệnh nặng lúc mới 27 tuổi, ông đã dồn tình thương cho hai đứa cháu mất mẹ. Cha Phaolô đã nói lên tâm tình tạ ơn: “Cám ơn Chúa đã ban cho con một người cha như thế! Cám ơn cha đã yêu thương lo lắng cho anh em chúng con. Nguyện xin Chúa ban cho cha, cho mẹ của con được bình an, nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống”.
Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh đã đã làm không ít người rơi lệ khi kể về cha mình và ngâm bài thơ “Tình Cha”. Chị cho hay cha là một y tá rất nhân hậu, sống bác ái, vị tha, chính trực, là tấm gương sáng cho con khôn lớn. Cha luôn làm việc đắc lực cho giáo xứ và luôn giúp đỡ chữa bệnh những người láng giềng khi cần dù đêm hôm khuya khoắt. Được cha khuyến khích, chị đã cùng cha dấn thân giúp cai nghiện khi Giáo Hội cần đến với ước mong làm nhẹ nỗi đau của những người làm cha mẹ muốn cứu con mình thoát khỏi ma túy. Với sự kiên nhẫn, cha còn âm thầm khâu mấy trăm cuốn sách kinh của nhà thờ đến lúc qua đời. “…Băng rừng, vượt biển, lên non; Đem về sự sống ngọt ngon ấm lòng; Nuôi con vun đắp cây trồng; Mầm xanh đứng vững theo dòng thời gian”; “Lớn lên nguyện ước con ngoan; Đức tài ghi khắc toả ngàn tiếng thơm; Dù cho vắt kiệt sức hơn; Cha luôn bấm chịu thoả cơn sóng đời…”
Bằng sự nhí nhảnh, trẻ trung, với một chút nũng nịu, em Maria Nguyễn Bảo Thư đã đem đến cho khán phòng một cảm nghiệm mới về hình ảnh người cha trong gia đình bằng Video Clip “Ba ơi, Ba là tất cả”, với sự hiện diện của ba mẹ và em gái. Đó là lời tâm sự, cũng là lời cảm ơn mà em chưa từng nói. Đó là niềm vui vì ba và con gái có những điểm giống nhau: sinh vào tháng Hai, có thói quen viết tay trái, nhóm máu B. Em đã tự hào về ba: thủy chung với mẹ, chú trọng đến gia đình; chăm sóc con cái, không thuốc lá, rượu chè, cho con tự do lựa chọn theo đuổi ước mơ và luôn gần gũi con. Đối với em, “ba là tài sản quý giá nhất mà Chúa đã gởi đến cuộc đời con. Con biết mình may mắn và con biết phải trân trọng may mắn này. Con tự hứa phải luôn sống thật tốt, thật có trách nhiệm để luôn là niềm tự hào của ba và của mẹ”. Em đã dành tặng bó hoa mà ban tổ chức tặng cho mình để gởi đến người ba thương yêu.
“Nhân vô thập toàn”, đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn những người cha chưa làm tròn trách nhiệm của mình cách này, cách khác, từ việc giáo dục con cái không đúng cách cho đến bỏ mặc gia đình và tột đỉnh là vấn nạn ly dị đã làm tan nát biết bao gia đình, để lại trong tâm hồn con trẻ không ít đau đớn. Với giọng trầm buồn, truyền cảm, em Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh đã khắc khoải một nỗi niềm thắc mắc khi ba hai lần dứt áo ra đi khỏi mái ấm gia đình: “Cho Con Một Lý Do Đi Ba!”. Với tư cách là một người con, em cũng nhớ đến cha, nói lên suy nghĩ của mình mong gửi thông điệp đến những người đang và sẽ trở thành một người cha: “Trước khi làm điều gì, xin hãy dừng lại một chút suy nghĩ để đừng làm tan vỡ một mái ấm gia đình, đừng để lại vết thương lòng ít ra là cho những đứa con…”. Ba mẹ chia tay khi vừa lên bốn, sau một thời gian, ba trở về hàn gắn với mẹ nhưng sau đó lại ra đi không chút luyến lưu trong sự khóc than, đau đớn tận cùng của mẹ và khổ nhọc của con lúc trưởng thành với những câu hỏi không có lời đáp. Em đã lớn lên trong tình thương của mẹ để sống mạnh mẽ, đón nhận hạnh phúc lẫn khổ đau một cách nhẹ nhàng nhất. Qua những biến cố, em đã tin vào Tình Yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa để không phải gục ngã. Nhân có sự hiện diện của mẹ em đã nói lên tâm tình của mình: “Con hết lòng cảm ơn và tri ân những công lao và tình yêu mà mẹ đã dành cho con, vì cả một đời mẹ đã sống và hy sinh vì con”. Bó hoa tươi thắm đã được em tặng lại cho mẹ, một người mẹ gánh vác cả trách nhiệm người cha trong gia đình.
Sau những bài chia sẻ, các nhân tượng Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Thuận, Thánh Martin đã tặng hoa cho những người chia sẻ tâm tình về cha.Ban Tổ Chức đã trao những giải nhất cuộc thi viết và thuyết trình, chủ đề về Cha cho những người đoạt giải là Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh (thể loại Thơ), cha Phaolô Trương Hoàng Phong (thể loại Văn), em Maria Nguyễn Bảo Thư (thể loại Video Clip).
Đỉnh điểm của chương trình chính là bài chia sẻ “Cha ơi, Cha là ai?”, đó là bài khắc họa đậm nét về Ơn gọi và Sứ mạng của người Cha theo quan điểm Kitô giáo. Người thuyết giảng không ai khác chính là người cha quen thuộc của Trung Tâm Mục Vụ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Đức Cha bắt đầu chia sẻ với câu chuyện một linh mục kể dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” cho những trẻ bụi đời có người cha rất dữ tợn, nhậu nhẹt, say xỉn, đánh đập vợ con. Khi kể đến đoạn người con thứ trở về, vị linh mục hỏi những đứa về phản ứng người cha thế nào, những đứa trẻ đều cho rằng người cha sẽ nổi cơn thịnh nộ mà trừng phạt con, chẳng đứa trẻ nào tin: “Anh ta còn ở đằng xa, ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để, rồi mở tiệc ăn mừng”. Ngài đặt ra câu hỏi: “Những đứa trẻ bụi đời có kinh nghiệm đau buồn về cha của nó nơi trần thế như vậy, nó sẽ nghĩ sao về một Đấng Thiên Chúa được gọi là Cha, có thể đón nhận không?”
Câu chuyện thứ hai, theo nhận xét của một học giả người Nhật Bản, người Nhật có 3 nỗi sợ: sợ động đất, sợ sóng thần, sợ người cha. Trong truyền thống văn hóa của Nhật Bản người cha dạy dỗ con nghiêm khắc và con chỉ biết cúi đầu lắng nghe. Ngài lại tự hỏi: “Vậy liệu đây có phải là một trong những lý do khiến người Nhật khó đón nhận niềm tin Kitô giáo, một tôn giáo giới thiệu Thiên Chúa là Cha không?”
Đức Cha lại kể về cuộc đời của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II: Chín tuổi, mất mẹ, hai năm sau người anh trai duy nhất cũng qua đời, ngài chỉ sống với cha. Đến tuổi trưởng thành thì người cha cũng được Chúa gọi về. Thưở nhỏ, Đức Thánh Cha đã từng chứng kiến cha ngài quỳ cầu nguyện rất sốt sắng giữa đêm khuya. Do ngài không sốt sắng trong việc ca đoàn, cha đã dạy bài kinh “cầu nguyện với Chúa Thánh Thần”, ngài đã đọc bài kinh đó từ bé đến lớn, đến khi làm giáo hoàng. Cha ngài và bài kinh cũng là nguồn hứng để ngài viết Thông Điệp về Chúa Thánh Thần. Đức cha lại đặt câu hỏi thứ ba: “Phải chăng từ kinh nghiệm về người cha trần thế tuyệt vời như vậy, Đức Gioan Phaolô II có thể dễ dàng tiếp cận với Thiên Chúa là Cha?”
Để lý giải cho những câu hỏi, Đức Cha giải thích rằng từ góc nhìn của Kitô giáo, làm cha không chỉ là một chức năng sinh lý vì sinh ra một đứa con, không chỉ là một chức năng tâm lý, sinh con thì trưởng thành hơn mà làm cha trước hết còn là một chức năng thiêng liêng, chia sẻ chức năng làm cha của chính Thiên Chúa là Cha, đó là một ơn gọi. Ơn gọi đó hết sức cao cả, hàm chứa trách nhiệm họa lại, trình bày, diễn đạt tình yêu của Thiên Chúa là Cha dành cho những đứa con của mình. Trách nhiệm đó không chỉ dành cho những người cha trong gia đình mà còn dành cho các linh mục được giáo dân gọi là cha. Từ dụ ngôn trên, Đức Cha nói đến ba khía cạnh nổi bật về tình yêu được diễn đạt trong câu chuyện Thánh Kinh đó:
Thứ nhất là một tình yêu thuần khiết, có nghĩa là yêu con vì chính hạnh phúc của con chứ không vì cái gì khác. Tình yêu của Thiên Chúa chỉ hướng đến hạnh phúc của người mình yêu và vì hạnh phúc ấy mà chấp nhận hy sinh mạng sống. Có lẽ, chỉ có tình của cha mẹ dành cho con cái mới diễn đạt được tình yêu thuần khiết này.
Thứ hai là tình yêu tôn trọng tự do: Thương yêu con, nhưng cha mẹ có thể lại ép con thực hiện điều mình mơ ước, sẽ là bất hạnh cho chúng nếu không thực hiện được, và không thật sự tôn trọng tự do của con. Người cha trong câu chuyện đã đau đớn chấp nhận để con ra đi khi không thuyết phục được con, khi nó quay về thì ông vui mừng khôn xiết. Đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa tôn trọng con người, chấp nhận để cho con người sử dụng tự do mà phản bội chính ngài, một tình yêu tôn trọng tự do.
Thứ ba là một tình yêu bao dung: Trong câu chuyện Thánh Kinh, người con cả không bỏ nhà ra đi mà vẫn ở lại làm mọi công việc, bổn phận trong nhà rất chu đáo, đầy đủ nhưng không học nổi tình yêu bao dung của cha mà trong lòng vẫn cứ chất chứa ghen ghét, ích kỷ, hận thù, tranh chấp. Anh đã lập luận chính xác trên nền tảng của công bằng pháp lý nhưng đó không phải là lập luận của lòng thương xót, của tình yêu bao dung. Tình yêu của người cha thể hiện trong câu chuyện này mới là một tình yêu bao dung.
Để kết thúc, Đức Cha đã gợi lên đôi nét khắc họa “Cha ơi, Cha là ai?”: “Cha là họa ảnh tình yêu của Cha trên trời, tình yêu dẫn lối cho con vào đời, tình yêu mạnh mẽ nâng con đứng dậy, tình yêu nghiêm khắc dạy con đường công chính, tình yêu tha thứ khi con lầm lỡ, tình yêu bao dung lúc con sai phạm, tình yêu đau nỗi đau của con, vui niềm vui của con, tình yêu hy sinh tất cả để con được sống, được hạnh phúc và bình an. Đơn giản chỉ vì cha là cha của con. Mong sao được như vậy. Amen”.
Để thể hiện tâm tình da diết của một người con xa nhà trong Ngày của Cha, ca sĩ Khắc Dũng đã trình bày bài hát “Ngày của Cha” do chính anh sáng tác: “Ngày của cha, bên sân nhà người, giọng ai vui, đang mừng tuổi cha? Tôi chạnh lòng rưng lệ ăn năn, ngày của cha, cha một mình. Ngày của cha, tôi không về nhà, ngày của cha, tôi còn ở xa, xa lòng người hay tự lòng xa. Ngày của cha, sao chưa một lần…”
Giờ giải lao, cộng đoàn được thưởng thức những món ăn nhẹ dân dã, đồng thời cũng là lúc mọi người thích thú chụp ảnh lưu niệm với các nhân tượng, ngắm nhìn các “ông đồ” vẽ thư pháp. Rút kinh nghiệm từ lần tổ chức Ngày Của Mẹ, không gian các gian hàng đã được mở rộng để tham dự viên thoải mái đi lại. Và thật thú vị với sự xuất hiện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, ngài ngạc nhiên trầm trồ về các nhân tượng và cũng vui vẻ chụp hình lưu niệm cùng các tham dự viên.
Phần 2 của ngày hội: “Chia Sẻ Cảm Nghĩ Về Cha” được bắt đầu bằng vở kịch “Chuyện Của Con” do cha Giuse Hoàng Kim Toan dàn dựng và nhóm kịch Tân Định diễn xuất đã nói lên rất nhiều điều về chuyện của con, chuyện của bố, chuyện của mẹ, chuyện của chúng ta. Vở kịch bắt đầu với tình tiết trong một lần đi hát karaoke cùng chúng bạn, người con phát hiện ba đi chơi với bồ nhí khi mẹ có việc về quê. Vì cú sốc này, không nói không rằng em đã bỏ nhà đi và đến nhà chú tá túc. Với nỗi nhớ ba và nhờ những bài hát cùng lời khuyên răn của chú, khi hay tin ba nhập viện, em đã đến với ba ngay và nhận lỗi, đồng thời ba em cũng nhận ra thiếu sót của mình.
Thông điệp mà Ngày Của Cha nhận được từ huấn từ của Đức Cha Phêrô chính là hình ảnh người cha họa lại tình yêu của Thiên Chúa Cha, hình ảnh ấy là những người làm cha trong gia đình, những người cha thiêng liêng. Chương trình “Cây Cao Bóng Cả” đã làm nghĩa cử tôn vinh những người cha đã họa lại tình yêu Thiên Chúa, đó là những ân nhân của chương trình, những người cha đã cộng tác đắc lực với Chương Trình Chuyên Đề được các con tặng những bó hoa nồng thắm trong ngày của Cha.
Nhạc phẩm “Ơn Cha” được hai ca sĩ quen thuộc Xuân Trường - Diệu Hiền trình bày một cách da diết, thể hiện tâm tình biết ơn đối với công lao cha che chở, dẫn dắt con trên đường đời: “Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng, ngoài thì cương quyết mà lòng thương mến. Ơn cha như đuốc cao soi trên đường, đuốc soi tâm hồn, dẫn con tìm hướng. Ơn cha như bóng cây xanh trên ngàn, lòng cha tha thiết, tình cha âu yếm. Ơn cha như mái che bao năm trường, gió mưa xa gần, nắng sương không rời…”
Trong nhịp sống hôm nay, vẫn còn đó những người cha yêu thương con bằng tất cả tình yêu dành cho con. Đó là hình ảnh của một người cha thật cảm động được đề cập trong bài báo Tình Cha của tờ Tuổi Trẻ, bác Huỳnh Văn Ẩn, một người cha 71 tuổi ở Gò Vấp đã nhiều năm chăm sóc cho người con bị rối loạn chức năng vận động là anh Huỳnh Lê Võ, năm nay đã 33 tuổi. Được mời chia sẻ trong Ngày Của Cha, bác cho hay sau khi bác gái sinh anh Võ được 20 ngày thì phát hiện bất thường, đến khi khám bệnh thì biết anh bị rối loạn chức năng vận động, do đó bác phải theo dõi thường xuyên và tập dợt cho anh theo phương pháp vật lý trị liệu. Sau một thời gian tập luyện, vì mẹ bác bệnh nặng, bác phải gánh vác kinh tế gia đình nên đã gián đoạn sự tập luyện cho anh Võ. Sau khi mẹ mất và người con trai lớn có thể phụ giúp kinh tế gia đình, bác đã tập luyện trở lại cho anh. Tuy bị tai biến nhẹ lúc 68 tuổi, nhưng bác vẫn kiên trì với hy vọng anh Võ sẽ hoạt động bình thường để mai khi bác qua đời không làm khổ người con trai lớn. Hiện nay anh Võ mới chỉ đi lại được nên bác mong ước có một cơ quan y tế quốc tế nào đó có thể chữa trị cho anh. Truyền thống đạo hiếu nơi gia đình bác thật tốt đẹp, bác đã tận tình nuôi mẹ già bệnh tật, giờ anh con trai lớn tuy đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình để lo liệu mọi vấn đề kinh tế trong gia đình.
Anh Lê Hữu Tuấn, một khán giả 40 tuổi ở Giáo xứ Hạnh Thông Tây đã chia sẻ với các bạn trẻ về kinh nghiệm lo toan cho con cái của một người cha trong xã hội hiện đại. Khi biết tin mình sẽ có con, vợ chồng anh đã luôn trăn trở chuyện sinh con trai, con gái, đặt tên con. Khi con một tuổi anh đã chạy vạy để mua được mảnh đất ở thôn quê để làm mảnh vườn nhỏ trồng cây, nuôi súc vật để hàng tuần chở con về đó để dạy dỗ con yêu thế giới xung quanh. Con anh vừa trải qua kỳ thi lớp 5, vài tháng trời anh phải vật lộn với chương trình học, lo toan không biết con có bị học vẹt, có bị dạy khuôn mẫu, có bị dạy vô cảm hay không? Dù bao mệt mỏi nhưng cũng ráng dậy sớm mỗi sáng đi lễ để nêu gương đạo đức cho vợ con và sống tử tế. Thật tuyệt cho một người cha chính chắn trong xã hội hôm nay.
Bạn trẻ Song Ninh, một thí sinh đoạt giải nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Cha Tôi” trong cuộc thi Viết Về Cha đã nói lên suy nghĩ bản thân về cha mình. Em ở Quảng Ninh, hiện học ở Sài Gòn, từ nhỏ chủ yếu sống với bà nội do ba đi làm xa, tận cửa khẩu, và có thêm vợ bé ở đó. Lúc trước em rất căm ghét ba ngoại tình, nhưng khi vào học ở Sàigòn bằng tiền chu cấp của ba, mỗi lần suy nghĩ về ba thì cảm thương cho ba dù rằng những dịp gần nhau thì cha con xung khắc. Em đã hối lỗi về những suy nghĩ của mình dành cho ba mà trước đây em đã từng suy nghĩ. Em hy vọng rằng những bậc làm cha mẹ dù thấy con mình ngỗ nghịch nhưng cũng hiểu rằng trong lòng nó vẫn chất chứa tình cảm đối với cha dù không nói ra.
Em Giuse Lương Bảo Quốc chia sẻ cảm xúc và những suy nghĩ cảm nhận được từ chương trình, em cho hay đã cảm nhận được một khía cạnh mới của cuộc sống mà từ nhỏ đến giờ em chưa từng suy nghĩ và nhìn về công ơn của người cha. Em thừa nhận cha không phải là người cha hoàn hảo do hay nhậu say xỉn, la mắng vợ con. Em không trách cha nhưng gạt mọi sửa dạy của cha dành cho mình. Chương trình ngày của Cha đã làm cho em suy nghĩ rất nhiều về người cha đã 18 năm mà chưa từng suy nghĩ, và nhìn lại cuộc đời cùng những hành động mà người cha đã mang lại. Em gởi lời tri ân sâu sắc nhất về công ơn mà cha dành cho gia đình. Đồng thời em cũng cám ơn một người mà em đã gọi bằng cha 1 năm qua, và cha đã mang em đến với chương trình để tâm hồn em mở thêm một trang mới, một cái nhìn mới, suy nghĩ mới trong cõi lòng để thấu hiểu cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Bên cây đàn guitar, ca sĩ Ksor Duk đã trình bày ca khúc “Đứa con của núi rừng” mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Anh đã đem lửa vào hội trường hoặc ngược lại anh đã đem khán giả đến với núi rừng hoang sơ mà thân thiết, nơi đó cũng có những người cha, người mẹ, người con, ngoài quan hệ gia tộc huyết thống còn có quan hệ với thiên nhiên. Bởi vì nói cho cùng thì thiên nhiên chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi con người chúng ta.
Đón Cha Về Nhà là tiết mục đấu giá hai bức tranh gây quỹ giáo dục cho Chương Trình Chuyên Đề: Bức tranh sơn dầu chân dung Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được cô Mary Theresa mua với giá 20 triệu đồng và tặng lại cho Trung Tâm Mục Vụ để treo tại Hội trường mang tên ngài. Bức tranh cát chân dung Đức Chân Phước Gioan Phaolô II của Họa sĩ Nhật Quang được chị Maria Nguyễn Thị Cúc Lan ở Giáo xứ Lộc Hưng mua với giá 15 triệu đồng.
Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, vị cha chung của Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã đến với Ngày Của Cha bằng cách tặng những món quà từ những người cha:
Món quà thứ nhất, ngài cho hay trong quan hệ cha con, xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, một số người cha cho rằng ngày nay con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nhưng một số người cha khác thì lập luận: “Khi con lớn khôn thì làm gì cũng phải trao đổi gợi ý với nhau, mở đường chứ không còn áp đặt nữa”. Đó là món quà ngài gởi đến cho mọi người kinh nghiệm sống của những người cha trong gia đình.
Món quà thứ hai đến từ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là những lời tâm huyết nhất của ngài muốn nhắn gởi cho mọi người chúng ta, ngài đưa ra những điều kiện như thế nào để chúng ta hưởng nhận được ơn chúc lành của Chúa: “Con hãy năng gặp gỡ Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài. Lời Ngài nói trong Sách Thánh và trong bí tích Thánh Thể, trong Giáo Huấn của Giáo Hội và dấu chỉ thời đại, trong nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương. Ngày càng hiểu biết Chúa hơn, con càng yêu mến Ngài hơn. Ngày càng mến Chúa hơn, đời con càng phong phú hơn. Từ nơi sâu thẳm của lòng mình, Cha khẩn cầu Chúa chúc phúc cho con.”
Món quà cuối cùng, Đức Hồng Y nói rằng ngài cũng là người cha có một ngôi nhà nhưng có đến 100 gian nên phải học từ những người cha có một mái nhà, có một gian nhà, học hoài cho đầy 100 gian. Ngài cho hay có nhiều vấn đề, có những hoàn cảnh gây bất đồng, bất hòa không những trên đất nước này mà cả thế giới nữa, thí dụ vấn đề biển Đông. Trong ngôi nhà trăm gian khi người muốn thế này, kẻ muốn thế khác, ngài phải làm sao, làm cái gì, nói cái gì để trong gia đình không sức mẻ hoặc là không bị phân rẽ thêm. Ngài đưa ra câu trả lời rằng: “Chỉ có Thiên Chúa, cái gốc của con người, cái gốc của sự thật, cái gốc của tình yêu thì Ngài mới mở ra con đường đi đến sự hài hòa, bình an trong gia đình, trong xã hội, trên thế giới”.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ tham dự ngày hội, 7 giờ 30 tối, các tham dự viên đã nhận được nhiều điều đáng suy nghĩ về cách sống của mình trong đạo nghĩa cha con, dù trong tư cách người cha hay người con trong gia đình. Mong rằng những cộng đoàn giáo hội, sau những lễ hội tôn vinh cha mẹ, sẽ là muối men không chỉ sống và loan truyền đạo nghĩa ở đời mà còn là chứng tá Tin Mừng trong cuộc sống nhiễu nhương để Danh Cha cả sáng: “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Ep 3, 20).
Sàigòn, ngày 17 tháng Sáu năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Xã hội hôm nay, một xã hội duy vật chất, chuộng tiêu dùng, các chuẩn mực đạo đức trong lối sống, trong tình yêu, nhất là trong đời sống gia đình đang bị xem nhẹ, ngày càng tuột dốc mà hậu quả của nó là các vấn nạn như ly dị, phá thai, sống thử trước hôn nhân, xung đột giữa cha mẹ và con cái cùng nhiều hệ lụy khác. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Ngày Của Cha, Ngày Của Mẹ thật sự là một nỗ lực đáng cổ võ, nhằm mục đích nhắc nhở mọi người về trách nhiệm đạo hiếu làm con cũng như trách nhiệm giáo dục con cái của các bậc làm cha mẹ.
Hướng đến Ngày Của Cha, được mừng vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu, năm nay là ngày 19/06/2011, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức ngày này sớm một tuần để những người con chuẩn bị nghĩa cử đạo hiếu đối với cha mình trong ngày của Cha. Chiều Chúa Nhật ngày 12/06/2011, “CHƯƠNG TRÌNH MỪNG NGÀY CỦA CHA 2011” với chủ đề “Cây Cao Bóng Cả” đã được tổ chức cách trang trọng và ấn tượng, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sài Gòn.
Xem hình ngày hội Mừng Ngày Của Cha
Tuy 2 giờ 30 chiều chương trình mới bắt đầu nhưng ngay từ sáng sớm, Ban Tổ Chức cùng các thiện nguyện viên đã có mặt để hoàn thiện các công việc chuẩn bị đến tận giờ tiếp đón khách tham dự. Như thông lệ, các thành viên trong Ban Tổ Chức đã dành chút thời gian quây quần trên khán đài, cùng nắm tay dâng lời cầu nguyện cho chương trình được nhiều ơn phúc và diễn ra tốt đẹp. Sau ít phút cầu nguyện, mọi người trở về vị trí của mình, Ban Tiếp Tân đã hiện diện tại các điểm đón tiếp và hướng dẫn khách vào hội trường. Mỗi khán giả được tặng một quyển sách in màu khá đẹp mang tên “Chân Phước Gioan Phaolô II”, là tiểu sử tự kể về cuộc đời của ngài cùng tập sách nhỏ tựa đề “Tân Chân Phước Gioan Phaolô II với Giáo Hội tại Việt Nam”.
Tại tiền sảnh của hội trường là gian hàng trình bày những bức thư pháp nói về đạo hiếu làm con trong gia đình, nơi đó hai “ông Đồ” với trang phục truyền thống, sẵn sàng viết thư pháp theo yêu cầu của khán giả. Bên cạnh đó là các thiện nguyện viên vào vai các nhân tượng để thể hiện các nhân vật như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Thánh Martinô, Thánh Lộc, cùng những người cha trong xã hội với các nghề công nhân, nông dân, đánh đàn, cầu thủ, lái xe ôm. Tất cả mang lại sự thú vị, lạ mắt đối với những người vừa bước chân đến tham dự chương trình Ngày Của Cha.
Với phong cách dí dỏm, năng động vốn có, cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, SDB., đã làm cả hội trường nhộn nhịp bằng những bài múa cử điệu nói về người cha. Trái với phút sôi động chỉ mới xuất hiện trước đó, cả hội trường im phăng phắt đế lắng đọng tâm hồn bắt đầu giờ Thánh hóa khai mạc. Cha Thiệu cùng với hai người dẫn chương trình là nhà thơ Pm Cao Huy Hoàng và anh Pio X Lê Hồng Bảo đã dẫn dắt cộng đoàn có những giây phút cầu nguyện tưởng niệm thật tuyệt vời về Đức Thánh Cha Gioan và Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Đức Tân Chân Phước Gioan Phaolô II, “Một người cha đức độ và quả cảm, vì Nước Trời và vì đoàn chiên của mình, một người cha đã luôn để con dân Việt Nam trong trái tim và trong kinh nguyện của ngài”. Chúng con xin ghi khắc lời cha dặn dò: “Các con hãy dìm mình trong tình yêu Đức Kitô để sống chính sự sống của người để cho thế giới của chúng ta có thể sống dưới ánh sáng của Phúc Âm. Việt Nam luôn ở trong trái tim cha”.
Đó cũng là giây phút tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người cha khẳng định rằng “Con có một Tổ Quốc” để Việt Nam luôn hòa quyện trong dòng máu, trong từng nhịp tim của cha. Ngài cũng là người cha sống phút hiện tại khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn để cống hiến cho Giáo hội “Đường Hy Vọng”: “Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không chờ đợi, con muốn sống giây phút hiện tại cho tràn đầy tình thương. Vết chấm này nối tiếp vết chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng” (ĐHV số 977).
Sau đó, cộng đoàn cùng hiệp nguyện: “Lạy Cha là chúa tể trời đất, chúng con cảm tạ Cha vì đã ban cho chúng con có một người cha mang hình ảnh và tình yêu của chính Cha trên trần gian này. Hôm nay là ngày của cha, chúng con xin Cha chúc lành và nâng đỡ những người làm cha để các ngài sống xứng đáng và hạnh phúc trong thiên chức làm cha, đồng thời trở thành cây cao bóng cả che chở đoàn con”.
Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP., đã giới thiệu thành phần tham dự Ngày Của Cha, trong đó có quý khách mời đến từ các tôn giáo bạn như: Mục sư Dương Quang Vinh, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Agape Việt Nam; Mục sư Đỗ Đình Song, Phó Tổng quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp Truyền Giáo VN; Thượng Tọa Thích Thiện Tâm, Chú Xứ Quan Âm tu viện, Biên Hòa, Đồng Nai; Đại Đức Thích Quang Thạnh, Chánh thư ký Ban Phật giáo Quốc Tế Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là một diễn giả quen thuộc của Chương Trình Chuyên Đề; Đại Đức Thích Hoàng Tín, Ủy viên Ban Hoằng Pháp Thành Hội Phật Giáo TP. HCM. Về phía Công Giáo có sự hiện diện của: Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP. Sài Gòn; Cha Tổng Đại diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh; Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Gp Xuân Lộc; Đức Ông Francesco B. Trần Văn Khả; Đức viện phụ Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên, Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý cùng với quý linh mục, tu sĩ và khoảng 800 tham dự viên là các bậc cha mẹ và những người đến để vinh danh các bậc làm cha.
Trong lời tuyên bố lý do, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn cho hay một trong những nhiệm vụ, sứ mạng của Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận là giáo dục những giá trị sống: “Khi đề cao các giá trị sống nhân bản thì đạo hiếu là một giá trị hết sức quan trọng, có thể nói là quan trọng hàng đầu”. Cha cho hay trong một tác phẩm về giáo dục con cái theo tinh thần Don Bosco có nói rằng: “Bổn phận thứ nhất của người làm cha chăm sóc cho con là phải biết yêu thương mẹ của nó và ngược lại bổn phận đầu tiên của người mẹ chăm lo cho con là phải biết yêu thương cha nó”. Ngài hy vọng rằng Ngày tôn vinh người Cha sẽ mang đến cho các tham dự viên nhiều cảm xúc thật sâu lắng, và để lại trong lòng mỗi người một cái gì đó về người cha để khi về có thể trao gởi lại cho những người ở nhà.
Phần 1 của ngày hội mang tên “Tình Cha” được bắt đầu bằng tiếng hát của ca sĩ Hoàng Quân, anh đã gởi gắm tâm tình thật sâu lắng bằng giọng ca trầm ấm qua bài hát "Khúc hát Cha Yêu", với phần minh họa sinh động của Nhóm múa Don Bosco: “Nhiều năm trôi qua mau, dòng đời bao nhiêu đổi thay. Nhìn lại mái tóc Cha yêu nay đã bạc màu cùng bao năm tháng nuôi con lớn khôn. Nhiều gian lao hy sinh cuộc đời Cha luôn mong sao được nhìn con sống yên vui, khôn lớn nên người. Từ sâu trong trái tim con cám ơn cuộc đời”. Phần minh họa diễn tả hoàn cảnh của một người cha lâm vào hoàn cảnh gà trống nuôi con khi vợ qua đời. Người cha đã vất vả mưu sinh để nuôi con ăn học, trưởng thành bằng nghề bán vé số. Và ông đã hạnh phúc trong ngày sinh nhật của mình bên cạnh con cháu.
Lòng quý mến, tri ân và nhất là lời cầu xin đặc biệt cho người cha yêu đã được những người đạt giải Cuộc thi Viết và Thuyết trình chủ đề về Cha chia sẻ (xin xem Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Cha và Các tác phẩm Viết Về Cha đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”). Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong của Giáo xứ Vị Tín, Thị xã Vị Thanh, TP. Cần Thơ thuộc Giáo phận Cần Thơ đã tóm tắt lại tác phẩm “Cha Tôi” kể về người cha mắc bệnh câm điếc bẩm sinh, một người cha hiền từ, dáng cao gầy với đôi mắt nhiều suy tư, ông cố đã hiện diện trong hội trường để theo dõi người con linh mục thuyết trình về mình. Linh mục Phaolô trải lòng khi nói về cha mình: “Khi suy nghĩ về cuộc đời của cha, tôi rút ra bài học quý giá này: mặc dù cha tôi không nói và không nghe nhưng người dạy dỗ tôi rất nhiều điều trong cuộc sống”. Đó là người cha đã dạy dỗ con cái nên người qua cử ra dấu của đôi bàn tay bao năm trường và thành quả to lớn nhất là con mình đã trở thành linh mục, và cha Phaolô sẽ sớm được gởi đi du học. Đó là người cha không khỏi đau đớn khi vợ trải qua bệnh tật nghặt nghèo trong thời gian dài. Khi vợ vừa khỏi bệnh thì con gái đột ngột qua đời sau cơn bệnh nặng lúc mới 27 tuổi, ông đã dồn tình thương cho hai đứa cháu mất mẹ. Cha Phaolô đã nói lên tâm tình tạ ơn: “Cám ơn Chúa đã ban cho con một người cha như thế! Cám ơn cha đã yêu thương lo lắng cho anh em chúng con. Nguyện xin Chúa ban cho cha, cho mẹ của con được bình an, nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống”.
Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh đã đã làm không ít người rơi lệ khi kể về cha mình và ngâm bài thơ “Tình Cha”. Chị cho hay cha là một y tá rất nhân hậu, sống bác ái, vị tha, chính trực, là tấm gương sáng cho con khôn lớn. Cha luôn làm việc đắc lực cho giáo xứ và luôn giúp đỡ chữa bệnh những người láng giềng khi cần dù đêm hôm khuya khoắt. Được cha khuyến khích, chị đã cùng cha dấn thân giúp cai nghiện khi Giáo Hội cần đến với ước mong làm nhẹ nỗi đau của những người làm cha mẹ muốn cứu con mình thoát khỏi ma túy. Với sự kiên nhẫn, cha còn âm thầm khâu mấy trăm cuốn sách kinh của nhà thờ đến lúc qua đời. “…Băng rừng, vượt biển, lên non; Đem về sự sống ngọt ngon ấm lòng; Nuôi con vun đắp cây trồng; Mầm xanh đứng vững theo dòng thời gian”; “Lớn lên nguyện ước con ngoan; Đức tài ghi khắc toả ngàn tiếng thơm; Dù cho vắt kiệt sức hơn; Cha luôn bấm chịu thoả cơn sóng đời…”
Bằng sự nhí nhảnh, trẻ trung, với một chút nũng nịu, em Maria Nguyễn Bảo Thư đã đem đến cho khán phòng một cảm nghiệm mới về hình ảnh người cha trong gia đình bằng Video Clip “Ba ơi, Ba là tất cả”, với sự hiện diện của ba mẹ và em gái. Đó là lời tâm sự, cũng là lời cảm ơn mà em chưa từng nói. Đó là niềm vui vì ba và con gái có những điểm giống nhau: sinh vào tháng Hai, có thói quen viết tay trái, nhóm máu B. Em đã tự hào về ba: thủy chung với mẹ, chú trọng đến gia đình; chăm sóc con cái, không thuốc lá, rượu chè, cho con tự do lựa chọn theo đuổi ước mơ và luôn gần gũi con. Đối với em, “ba là tài sản quý giá nhất mà Chúa đã gởi đến cuộc đời con. Con biết mình may mắn và con biết phải trân trọng may mắn này. Con tự hứa phải luôn sống thật tốt, thật có trách nhiệm để luôn là niềm tự hào của ba và của mẹ”. Em đã dành tặng bó hoa mà ban tổ chức tặng cho mình để gởi đến người ba thương yêu.
“Nhân vô thập toàn”, đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn những người cha chưa làm tròn trách nhiệm của mình cách này, cách khác, từ việc giáo dục con cái không đúng cách cho đến bỏ mặc gia đình và tột đỉnh là vấn nạn ly dị đã làm tan nát biết bao gia đình, để lại trong tâm hồn con trẻ không ít đau đớn. Với giọng trầm buồn, truyền cảm, em Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh đã khắc khoải một nỗi niềm thắc mắc khi ba hai lần dứt áo ra đi khỏi mái ấm gia đình: “Cho Con Một Lý Do Đi Ba!”. Với tư cách là một người con, em cũng nhớ đến cha, nói lên suy nghĩ của mình mong gửi thông điệp đến những người đang và sẽ trở thành một người cha: “Trước khi làm điều gì, xin hãy dừng lại một chút suy nghĩ để đừng làm tan vỡ một mái ấm gia đình, đừng để lại vết thương lòng ít ra là cho những đứa con…”. Ba mẹ chia tay khi vừa lên bốn, sau một thời gian, ba trở về hàn gắn với mẹ nhưng sau đó lại ra đi không chút luyến lưu trong sự khóc than, đau đớn tận cùng của mẹ và khổ nhọc của con lúc trưởng thành với những câu hỏi không có lời đáp. Em đã lớn lên trong tình thương của mẹ để sống mạnh mẽ, đón nhận hạnh phúc lẫn khổ đau một cách nhẹ nhàng nhất. Qua những biến cố, em đã tin vào Tình Yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa để không phải gục ngã. Nhân có sự hiện diện của mẹ em đã nói lên tâm tình của mình: “Con hết lòng cảm ơn và tri ân những công lao và tình yêu mà mẹ đã dành cho con, vì cả một đời mẹ đã sống và hy sinh vì con”. Bó hoa tươi thắm đã được em tặng lại cho mẹ, một người mẹ gánh vác cả trách nhiệm người cha trong gia đình.
Sau những bài chia sẻ, các nhân tượng Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Thuận, Thánh Martin đã tặng hoa cho những người chia sẻ tâm tình về cha.Ban Tổ Chức đã trao những giải nhất cuộc thi viết và thuyết trình, chủ đề về Cha cho những người đoạt giải là Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh (thể loại Thơ), cha Phaolô Trương Hoàng Phong (thể loại Văn), em Maria Nguyễn Bảo Thư (thể loại Video Clip).
Đỉnh điểm của chương trình chính là bài chia sẻ “Cha ơi, Cha là ai?”, đó là bài khắc họa đậm nét về Ơn gọi và Sứ mạng của người Cha theo quan điểm Kitô giáo. Người thuyết giảng không ai khác chính là người cha quen thuộc của Trung Tâm Mục Vụ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Đức Cha bắt đầu chia sẻ với câu chuyện một linh mục kể dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” cho những trẻ bụi đời có người cha rất dữ tợn, nhậu nhẹt, say xỉn, đánh đập vợ con. Khi kể đến đoạn người con thứ trở về, vị linh mục hỏi những đứa về phản ứng người cha thế nào, những đứa trẻ đều cho rằng người cha sẽ nổi cơn thịnh nộ mà trừng phạt con, chẳng đứa trẻ nào tin: “Anh ta còn ở đằng xa, ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để, rồi mở tiệc ăn mừng”. Ngài đặt ra câu hỏi: “Những đứa trẻ bụi đời có kinh nghiệm đau buồn về cha của nó nơi trần thế như vậy, nó sẽ nghĩ sao về một Đấng Thiên Chúa được gọi là Cha, có thể đón nhận không?”
Câu chuyện thứ hai, theo nhận xét của một học giả người Nhật Bản, người Nhật có 3 nỗi sợ: sợ động đất, sợ sóng thần, sợ người cha. Trong truyền thống văn hóa của Nhật Bản người cha dạy dỗ con nghiêm khắc và con chỉ biết cúi đầu lắng nghe. Ngài lại tự hỏi: “Vậy liệu đây có phải là một trong những lý do khiến người Nhật khó đón nhận niềm tin Kitô giáo, một tôn giáo giới thiệu Thiên Chúa là Cha không?”
Đức Cha lại kể về cuộc đời của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II: Chín tuổi, mất mẹ, hai năm sau người anh trai duy nhất cũng qua đời, ngài chỉ sống với cha. Đến tuổi trưởng thành thì người cha cũng được Chúa gọi về. Thưở nhỏ, Đức Thánh Cha đã từng chứng kiến cha ngài quỳ cầu nguyện rất sốt sắng giữa đêm khuya. Do ngài không sốt sắng trong việc ca đoàn, cha đã dạy bài kinh “cầu nguyện với Chúa Thánh Thần”, ngài đã đọc bài kinh đó từ bé đến lớn, đến khi làm giáo hoàng. Cha ngài và bài kinh cũng là nguồn hứng để ngài viết Thông Điệp về Chúa Thánh Thần. Đức cha lại đặt câu hỏi thứ ba: “Phải chăng từ kinh nghiệm về người cha trần thế tuyệt vời như vậy, Đức Gioan Phaolô II có thể dễ dàng tiếp cận với Thiên Chúa là Cha?”
Để lý giải cho những câu hỏi, Đức Cha giải thích rằng từ góc nhìn của Kitô giáo, làm cha không chỉ là một chức năng sinh lý vì sinh ra một đứa con, không chỉ là một chức năng tâm lý, sinh con thì trưởng thành hơn mà làm cha trước hết còn là một chức năng thiêng liêng, chia sẻ chức năng làm cha của chính Thiên Chúa là Cha, đó là một ơn gọi. Ơn gọi đó hết sức cao cả, hàm chứa trách nhiệm họa lại, trình bày, diễn đạt tình yêu của Thiên Chúa là Cha dành cho những đứa con của mình. Trách nhiệm đó không chỉ dành cho những người cha trong gia đình mà còn dành cho các linh mục được giáo dân gọi là cha. Từ dụ ngôn trên, Đức Cha nói đến ba khía cạnh nổi bật về tình yêu được diễn đạt trong câu chuyện Thánh Kinh đó:
Thứ nhất là một tình yêu thuần khiết, có nghĩa là yêu con vì chính hạnh phúc của con chứ không vì cái gì khác. Tình yêu của Thiên Chúa chỉ hướng đến hạnh phúc của người mình yêu và vì hạnh phúc ấy mà chấp nhận hy sinh mạng sống. Có lẽ, chỉ có tình của cha mẹ dành cho con cái mới diễn đạt được tình yêu thuần khiết này.
Thứ hai là tình yêu tôn trọng tự do: Thương yêu con, nhưng cha mẹ có thể lại ép con thực hiện điều mình mơ ước, sẽ là bất hạnh cho chúng nếu không thực hiện được, và không thật sự tôn trọng tự do của con. Người cha trong câu chuyện đã đau đớn chấp nhận để con ra đi khi không thuyết phục được con, khi nó quay về thì ông vui mừng khôn xiết. Đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa tôn trọng con người, chấp nhận để cho con người sử dụng tự do mà phản bội chính ngài, một tình yêu tôn trọng tự do.
Thứ ba là một tình yêu bao dung: Trong câu chuyện Thánh Kinh, người con cả không bỏ nhà ra đi mà vẫn ở lại làm mọi công việc, bổn phận trong nhà rất chu đáo, đầy đủ nhưng không học nổi tình yêu bao dung của cha mà trong lòng vẫn cứ chất chứa ghen ghét, ích kỷ, hận thù, tranh chấp. Anh đã lập luận chính xác trên nền tảng của công bằng pháp lý nhưng đó không phải là lập luận của lòng thương xót, của tình yêu bao dung. Tình yêu của người cha thể hiện trong câu chuyện này mới là một tình yêu bao dung.
Để kết thúc, Đức Cha đã gợi lên đôi nét khắc họa “Cha ơi, Cha là ai?”: “Cha là họa ảnh tình yêu của Cha trên trời, tình yêu dẫn lối cho con vào đời, tình yêu mạnh mẽ nâng con đứng dậy, tình yêu nghiêm khắc dạy con đường công chính, tình yêu tha thứ khi con lầm lỡ, tình yêu bao dung lúc con sai phạm, tình yêu đau nỗi đau của con, vui niềm vui của con, tình yêu hy sinh tất cả để con được sống, được hạnh phúc và bình an. Đơn giản chỉ vì cha là cha của con. Mong sao được như vậy. Amen”.
Để thể hiện tâm tình da diết của một người con xa nhà trong Ngày của Cha, ca sĩ Khắc Dũng đã trình bày bài hát “Ngày của Cha” do chính anh sáng tác: “Ngày của cha, bên sân nhà người, giọng ai vui, đang mừng tuổi cha? Tôi chạnh lòng rưng lệ ăn năn, ngày của cha, cha một mình. Ngày của cha, tôi không về nhà, ngày của cha, tôi còn ở xa, xa lòng người hay tự lòng xa. Ngày của cha, sao chưa một lần…”
Giờ giải lao, cộng đoàn được thưởng thức những món ăn nhẹ dân dã, đồng thời cũng là lúc mọi người thích thú chụp ảnh lưu niệm với các nhân tượng, ngắm nhìn các “ông đồ” vẽ thư pháp. Rút kinh nghiệm từ lần tổ chức Ngày Của Mẹ, không gian các gian hàng đã được mở rộng để tham dự viên thoải mái đi lại. Và thật thú vị với sự xuất hiện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, ngài ngạc nhiên trầm trồ về các nhân tượng và cũng vui vẻ chụp hình lưu niệm cùng các tham dự viên.
Phần 2 của ngày hội: “Chia Sẻ Cảm Nghĩ Về Cha” được bắt đầu bằng vở kịch “Chuyện Của Con” do cha Giuse Hoàng Kim Toan dàn dựng và nhóm kịch Tân Định diễn xuất đã nói lên rất nhiều điều về chuyện của con, chuyện của bố, chuyện của mẹ, chuyện của chúng ta. Vở kịch bắt đầu với tình tiết trong một lần đi hát karaoke cùng chúng bạn, người con phát hiện ba đi chơi với bồ nhí khi mẹ có việc về quê. Vì cú sốc này, không nói không rằng em đã bỏ nhà đi và đến nhà chú tá túc. Với nỗi nhớ ba và nhờ những bài hát cùng lời khuyên răn của chú, khi hay tin ba nhập viện, em đã đến với ba ngay và nhận lỗi, đồng thời ba em cũng nhận ra thiếu sót của mình.
Thông điệp mà Ngày Của Cha nhận được từ huấn từ của Đức Cha Phêrô chính là hình ảnh người cha họa lại tình yêu của Thiên Chúa Cha, hình ảnh ấy là những người làm cha trong gia đình, những người cha thiêng liêng. Chương trình “Cây Cao Bóng Cả” đã làm nghĩa cử tôn vinh những người cha đã họa lại tình yêu Thiên Chúa, đó là những ân nhân của chương trình, những người cha đã cộng tác đắc lực với Chương Trình Chuyên Đề được các con tặng những bó hoa nồng thắm trong ngày của Cha.
Nhạc phẩm “Ơn Cha” được hai ca sĩ quen thuộc Xuân Trường - Diệu Hiền trình bày một cách da diết, thể hiện tâm tình biết ơn đối với công lao cha che chở, dẫn dắt con trên đường đời: “Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng, ngoài thì cương quyết mà lòng thương mến. Ơn cha như đuốc cao soi trên đường, đuốc soi tâm hồn, dẫn con tìm hướng. Ơn cha như bóng cây xanh trên ngàn, lòng cha tha thiết, tình cha âu yếm. Ơn cha như mái che bao năm trường, gió mưa xa gần, nắng sương không rời…”
Trong nhịp sống hôm nay, vẫn còn đó những người cha yêu thương con bằng tất cả tình yêu dành cho con. Đó là hình ảnh của một người cha thật cảm động được đề cập trong bài báo Tình Cha của tờ Tuổi Trẻ, bác Huỳnh Văn Ẩn, một người cha 71 tuổi ở Gò Vấp đã nhiều năm chăm sóc cho người con bị rối loạn chức năng vận động là anh Huỳnh Lê Võ, năm nay đã 33 tuổi. Được mời chia sẻ trong Ngày Của Cha, bác cho hay sau khi bác gái sinh anh Võ được 20 ngày thì phát hiện bất thường, đến khi khám bệnh thì biết anh bị rối loạn chức năng vận động, do đó bác phải theo dõi thường xuyên và tập dợt cho anh theo phương pháp vật lý trị liệu. Sau một thời gian tập luyện, vì mẹ bác bệnh nặng, bác phải gánh vác kinh tế gia đình nên đã gián đoạn sự tập luyện cho anh Võ. Sau khi mẹ mất và người con trai lớn có thể phụ giúp kinh tế gia đình, bác đã tập luyện trở lại cho anh. Tuy bị tai biến nhẹ lúc 68 tuổi, nhưng bác vẫn kiên trì với hy vọng anh Võ sẽ hoạt động bình thường để mai khi bác qua đời không làm khổ người con trai lớn. Hiện nay anh Võ mới chỉ đi lại được nên bác mong ước có một cơ quan y tế quốc tế nào đó có thể chữa trị cho anh. Truyền thống đạo hiếu nơi gia đình bác thật tốt đẹp, bác đã tận tình nuôi mẹ già bệnh tật, giờ anh con trai lớn tuy đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình để lo liệu mọi vấn đề kinh tế trong gia đình.
Anh Lê Hữu Tuấn, một khán giả 40 tuổi ở Giáo xứ Hạnh Thông Tây đã chia sẻ với các bạn trẻ về kinh nghiệm lo toan cho con cái của một người cha trong xã hội hiện đại. Khi biết tin mình sẽ có con, vợ chồng anh đã luôn trăn trở chuyện sinh con trai, con gái, đặt tên con. Khi con một tuổi anh đã chạy vạy để mua được mảnh đất ở thôn quê để làm mảnh vườn nhỏ trồng cây, nuôi súc vật để hàng tuần chở con về đó để dạy dỗ con yêu thế giới xung quanh. Con anh vừa trải qua kỳ thi lớp 5, vài tháng trời anh phải vật lộn với chương trình học, lo toan không biết con có bị học vẹt, có bị dạy khuôn mẫu, có bị dạy vô cảm hay không? Dù bao mệt mỏi nhưng cũng ráng dậy sớm mỗi sáng đi lễ để nêu gương đạo đức cho vợ con và sống tử tế. Thật tuyệt cho một người cha chính chắn trong xã hội hôm nay.
Bạn trẻ Song Ninh, một thí sinh đoạt giải nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Cha Tôi” trong cuộc thi Viết Về Cha đã nói lên suy nghĩ bản thân về cha mình. Em ở Quảng Ninh, hiện học ở Sài Gòn, từ nhỏ chủ yếu sống với bà nội do ba đi làm xa, tận cửa khẩu, và có thêm vợ bé ở đó. Lúc trước em rất căm ghét ba ngoại tình, nhưng khi vào học ở Sàigòn bằng tiền chu cấp của ba, mỗi lần suy nghĩ về ba thì cảm thương cho ba dù rằng những dịp gần nhau thì cha con xung khắc. Em đã hối lỗi về những suy nghĩ của mình dành cho ba mà trước đây em đã từng suy nghĩ. Em hy vọng rằng những bậc làm cha mẹ dù thấy con mình ngỗ nghịch nhưng cũng hiểu rằng trong lòng nó vẫn chất chứa tình cảm đối với cha dù không nói ra.
Em Giuse Lương Bảo Quốc chia sẻ cảm xúc và những suy nghĩ cảm nhận được từ chương trình, em cho hay đã cảm nhận được một khía cạnh mới của cuộc sống mà từ nhỏ đến giờ em chưa từng suy nghĩ và nhìn về công ơn của người cha. Em thừa nhận cha không phải là người cha hoàn hảo do hay nhậu say xỉn, la mắng vợ con. Em không trách cha nhưng gạt mọi sửa dạy của cha dành cho mình. Chương trình ngày của Cha đã làm cho em suy nghĩ rất nhiều về người cha đã 18 năm mà chưa từng suy nghĩ, và nhìn lại cuộc đời cùng những hành động mà người cha đã mang lại. Em gởi lời tri ân sâu sắc nhất về công ơn mà cha dành cho gia đình. Đồng thời em cũng cám ơn một người mà em đã gọi bằng cha 1 năm qua, và cha đã mang em đến với chương trình để tâm hồn em mở thêm một trang mới, một cái nhìn mới, suy nghĩ mới trong cõi lòng để thấu hiểu cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Bên cây đàn guitar, ca sĩ Ksor Duk đã trình bày ca khúc “Đứa con của núi rừng” mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Anh đã đem lửa vào hội trường hoặc ngược lại anh đã đem khán giả đến với núi rừng hoang sơ mà thân thiết, nơi đó cũng có những người cha, người mẹ, người con, ngoài quan hệ gia tộc huyết thống còn có quan hệ với thiên nhiên. Bởi vì nói cho cùng thì thiên nhiên chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi con người chúng ta.
Đón Cha Về Nhà là tiết mục đấu giá hai bức tranh gây quỹ giáo dục cho Chương Trình Chuyên Đề: Bức tranh sơn dầu chân dung Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được cô Mary Theresa mua với giá 20 triệu đồng và tặng lại cho Trung Tâm Mục Vụ để treo tại Hội trường mang tên ngài. Bức tranh cát chân dung Đức Chân Phước Gioan Phaolô II của Họa sĩ Nhật Quang được chị Maria Nguyễn Thị Cúc Lan ở Giáo xứ Lộc Hưng mua với giá 15 triệu đồng.
Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, vị cha chung của Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã đến với Ngày Của Cha bằng cách tặng những món quà từ những người cha:
Món quà thứ nhất, ngài cho hay trong quan hệ cha con, xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, một số người cha cho rằng ngày nay con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nhưng một số người cha khác thì lập luận: “Khi con lớn khôn thì làm gì cũng phải trao đổi gợi ý với nhau, mở đường chứ không còn áp đặt nữa”. Đó là món quà ngài gởi đến cho mọi người kinh nghiệm sống của những người cha trong gia đình.
Món quà thứ hai đến từ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là những lời tâm huyết nhất của ngài muốn nhắn gởi cho mọi người chúng ta, ngài đưa ra những điều kiện như thế nào để chúng ta hưởng nhận được ơn chúc lành của Chúa: “Con hãy năng gặp gỡ Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài. Lời Ngài nói trong Sách Thánh và trong bí tích Thánh Thể, trong Giáo Huấn của Giáo Hội và dấu chỉ thời đại, trong nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương. Ngày càng hiểu biết Chúa hơn, con càng yêu mến Ngài hơn. Ngày càng mến Chúa hơn, đời con càng phong phú hơn. Từ nơi sâu thẳm của lòng mình, Cha khẩn cầu Chúa chúc phúc cho con.”
Món quà cuối cùng, Đức Hồng Y nói rằng ngài cũng là người cha có một ngôi nhà nhưng có đến 100 gian nên phải học từ những người cha có một mái nhà, có một gian nhà, học hoài cho đầy 100 gian. Ngài cho hay có nhiều vấn đề, có những hoàn cảnh gây bất đồng, bất hòa không những trên đất nước này mà cả thế giới nữa, thí dụ vấn đề biển Đông. Trong ngôi nhà trăm gian khi người muốn thế này, kẻ muốn thế khác, ngài phải làm sao, làm cái gì, nói cái gì để trong gia đình không sức mẻ hoặc là không bị phân rẽ thêm. Ngài đưa ra câu trả lời rằng: “Chỉ có Thiên Chúa, cái gốc của con người, cái gốc của sự thật, cái gốc của tình yêu thì Ngài mới mở ra con đường đi đến sự hài hòa, bình an trong gia đình, trong xã hội, trên thế giới”.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ tham dự ngày hội, 7 giờ 30 tối, các tham dự viên đã nhận được nhiều điều đáng suy nghĩ về cách sống của mình trong đạo nghĩa cha con, dù trong tư cách người cha hay người con trong gia đình. Mong rằng những cộng đoàn giáo hội, sau những lễ hội tôn vinh cha mẹ, sẽ là muối men không chỉ sống và loan truyền đạo nghĩa ở đời mà còn là chứng tá Tin Mừng trong cuộc sống nhiễu nhương để Danh Cha cả sáng: “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Ep 3, 20).
Sàigòn, ngày 17 tháng Sáu năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà Nước và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam
Hà Minh Thảo
10:38 17/06/2011
NHÀ NƯỚC VÀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
Trong thông điệp ‘Thiên Chúa là tình yêu’ được ban hành ngày 25.12.2005, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã minh xác mối tương quan giữa việc dấn thân cần thiết cho công bằng và thừa tác vụ bác ái nơi số 28:
a) Tổ chức đúng đắn cho Quốc gia là một trách nhiệm chính yếu của chính trị. Một Quốc gia không được cai trị theo công bằng chỉ có thể là một bầy trộm cướp như thánh Augustinô đã nói. Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21) là nền tảng, đối với Kitô giáo, cho sự phân biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, hoặc, như Công đồng Vatican II diễn đạt, sự độc lập của lãnh vực trần thế. Chính quyền không thể áp lực trên tôn giáo, mà phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự hoà hợp giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Về phần mình, Giáo hội, như một sự biểu hiện về phương diện xã hội của đức tin kitô giáo, có một sự độc lập riêng và được tổ chức trên nền tảng của đức tin như một cộng đoàn mà Chính quyền phải nhìn nhận. Hai lãnh vực phân biệt lẫn nhau, tuy vậy luôn có quan hệ lẫn nhau.
Công bằng vừa là mục tiêu và tiêu chuẩn nội tại của quyền lực chính trị. Chính trị là một cơ chế để xác định luật lệ cho đời sống công cộng: nguồn gốc và mục đích của nó được tìm thấy trong công bằng, và thuộc về lãnh vực đạo đức. Chính quyền phải đáp ứng câu hỏi: làm thế nào để công bằng có thể được thực hiện tại đây và bây giờ. Nhưng câu hỏi đó bao hàm một câu hỏi triệt để hơn nữa: công bằng là gì? Đây là một vấn đề liên quan đến lý trí thực hành; nhưng để có thể được sử dụng cách đúng đắn, lý trí cần phải trải qua sự thanh luyện thường xuyên, bởi vì lý trí không bao giờ có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi nguy cơ của một thứ mù quáng về phương diện đạo đức, gây ra bởi tác dụng chói chang của quyền lực và quyền lợi.
Tại điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Đức tin do bởi bản tính riêng là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống—một cuộc gặp gỡ mở ra những chân trời mới vượt khỏi lãnh vực của lý trí. Nhưng đồng thời nó là một sức mạnh có sức thanh luyện chính lý trí. Khởi từ viễn ảnh của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi sự mù quáng và vì thế giúp lý trí trở nên hoàn thiện hơn. Đức tin giúp lý trí chu toàn công việc cách hiệu quả hơn và thấy mục tiêu riêng rõ hơn. Giáo huấn xã hội Công giáo đặt mình vào chỗ ấy là không tạo cho Hội Thánh một quyền trên Chính quyền, lại càng không muốn áp đặt lên những người không chia sẻ cùng một đức tin lối suy nghĩ và cách hành động riêng của mình. Giáo huấn này chỉ muốn giúp thanh luyện lý trí và góp phần vào sự hiểu biết và đạt tới điều gì là công bình, tại đây và bây giờ.
Giáo huấn xã hội Công giáo biện luận trên nền tảng của lý trí và luật tự nhiên, tức trên nền tảng của cái gì tương hợp với bản tính nhân loại. Hội Thánh không có trách nhiệm làm cho Giáo huấn này chiếm ưu thế trong lãnh vực chính trị. Đúng hơn, Hội Thánh muốn giúp đào tạo lương tâm trong lãnh vực chính trị và góp phần gia tăng sự hiểu biết rõ ràng những đòi hỏi đích thực của sự công bằng cũng như sự sẵn sàng để hành động cho phù hợp, dù phải gặp sự đối kháng của những người có quyền lợi riêng tư. Xây dựng một xã hội công bằng và trật tự dân sự, trong đó mỗi người lãnh nhận điều thuộc về họ, là một nhiệm vụ cốt yếu mà mọi thế hệ phải luôn quan tâm. Vì là một nhiệm vụ chính trị, nó không thể là trách nhiệm trực tiếp của Hội Thánh. Tuy nhiên, bởi vì đây cũng là một trách nhiệm quan trọng nhất của nhân loại, Hội Thánh buộc lòng phải trao tặng một sự đóng góp riêng, qua việc thanh tẩy lý trí và qua việc huấn luyện đạo đức, để hiểu biết và chu toàn những đòi hỏi của công bằng trong lãnh vực chính trị.
Hội Thánh không thể và không phải gánh lấy cho mình cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bằng nhất. Hội Thánh không thể và không phải thay thế Chính quyền, nhưng cũng không thể và không phải ở bên lề cuộc đấu tranh cho công bằng. Hội Thánh cần đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, công bằng vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Hội Thánh. Tuy nhiên cổ võ cho công bằng qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của ích chung, là điều gì can hệ đến Hội Thánh cách sâu xa.
b) Tình yêu (caritas) luôn cần thiết, dù trong một xã hội công bằng nhất. Không hề có một tổ chức Nhà nước đúng đắn đến độ có thể xem công việc phục vụ của tình yêu là thừa thãi. Ai muốn loại trừ tình yêu thì cũng đang có ý loại trừ con người. Luôn có những người đau khổ, cô đơn, thiếu thốn vật chất đang kêu cầu sự an ủi và giúp đỡ. Nhà nước muốn thâu tóm mọi sự, cung cấp mọi sự, cuối cùng sẽ trở nên một bộ máy quan liêu không thể bảo đảm cái chính yếu mà tha nhân đang đau khổ cần đến: nghĩa là, sự quan tâm của một người biết yêu thương. Chúng ta không cần một Chính quyền điều phối và kiểm soát mọi sự, nhưng cần một Chính quyền, tuân theo nguyên tắc phụ đới, hiểu biết và nâng đỡ cách quảng đại những sáng kiến nảy sinh từ các lực lượng xã hội khác nhau và phối hợp cách bộc phát và gần gũi với những ai đang thiếu thốn. Hội Thánh là một trong những lực lượng sống động ấy: Hội Thánh hành động với tình yêu mà Thần Khí Đức Kitô nhóm lên. Tình yêu ấy không chỉ ban tặng cho con người sự trợ giúp vật chất, nhưng còn là sự tĩnh dưỡng và chăm sóc cho linh hồn, vốn là những điều thường còn cần thiết hơn những trợ giúp vật chất. Cuối cùng, luận điệu cho rằng những cơ cấu xã hội công bằng sẽ làm cho những công việc bác ái trở nên thừa thãi che dấu một quan niệm duy vật về con người: khái niệm sai lầm là con người có thể sống chỉ “bằng cơm bánh” (Mt 4,4; x. Dt 8,3), một xác tín làm hạ giá con người và cuối cùng coi thường tất cả những gì là nhân tính.
I. HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
A. Hiện tình kinh tế với nhiều khó khăn.
1./ Lạm phát tăng cao làm người nghèo thêm túng thiếu.
Ngày 24.05.2011, Tổng cục Thống kê loan báo chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam 2,21% trong tháng 5 so với tháng 04.2011, đưa bách phân lạm phát trong 5 tháng đầu năm 2011 lên 12,07% (chỉ tiêu Quốc hội định 7% cho cả năm 2011) và lên đến 19,78% so với tháng 06.2010. Trong rổ hàng hóa, như thường lệ, hàng ăn-dịch vụ ăn uống, giao thông và nhà ở-vật liệu xây dựng tiếp tục là những tác nhân gây tăng giá chính.
Giá hàng ăn đã tăng chậm lại 3,01% so với 4,5% tháng trước, nhưng, trong nhóm này, giá thực phẩm vẫn leo thang khá mạnh, tăng tới 3,53%, đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nghèo vì họ phải ‘hy sinh’ mọi chi tiêu khác nhưng không thể không ăn uống. Do đó, họ phải ăn những thực phẩm giá rẻ, nên kém chất lượng hay có khi độc hại, đang tràn ngập thị trường Việt Nam, nhập cảnh từ Trung quốc. Mức nhập siêu từ Trung quốc đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỷ mỹ kim năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỷ mỹ kim năm 2010, tức tăng gần gấp 5 lần!
Nguyên nhân lạm phát trong năm tháng đầu năm 2011 ngoài việc tăng giá điện và xăng dầu, phá giá tiền đồng Việt Nam so với mỹ kim còn những chi tiêu tổ chức Đại hội Đảng (khoảng 2.000 tỷ đồng) và bầu cử Quốc hội (700 tỷ đồng) cùng ăn Tết Nguyên đán quá tốn kém.
2./ Dự trữ ngoại tệ cạn dần.
Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cuối năm 2008 là 23 tỷ mỹ kim. Tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 09.06.2011 ở Hà Tĩnh, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 13,5 tỷ mỹ kim, tương đương nhu cầu ngoại tệ cho khoảng 1,5 tháng nhập cảng hiện tại của Việt Nam (trong tháng 5, toàn nền kinh tế ước nhập cảng khoảng 9,2 tỷ mỹ kim). Trong khi đó, theo khuyến cáo của Ngân hàng thế giới (WB), mức dự trữ này nên được đảm bảo ở mức ít nhất là 2,5 tháng nhập cảng.
Theo Tổng cục Thống kê, mức thâm thủng mậu dịch, tức là nhập siêu, của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, đã là khoảng 6,5 tỷ mỹ kim, tức trung bình 1,5 tỷ mỹ kim/tháng. Như vậy, trong 9 tháng nữa, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam sẽ cạn nếu người Việt toàn cầu không gởi tiền về. Việt Nam khó có thể vay nợ ngoại quốc sau vụ Vinashin không thanh toán nợ đúng hạn.
B. Hòa bình với Trung quốc đang bị đe dọa.
Sáng ngày 26.05.2011, tàu khảo sát địa chất Bình Minh 02 đang hoạt động ở thềm lục địa miền Trung Việt Nam, thì ba chiếc tàu hải giám của Trung quốc chạy vào khu vực đang khảo sát và cắt đứt dây cáp thăm dò của tàu thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Sau đó, các tàu Trung quốc tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh, cản trở hoạt động của tàu này cho đến 9 giờ sáng và cho rằng tàu Việt Nam xâm phạm lãnh hải của Trung quốc mà tàu Bình Minh bác bỏ hoàn toàn. Các tàu hộ tống tàu Bình Minh 02 chỉ biết nhìn và không dám can thiệp.
Điều đáng lưu ý là nơi đây do Vùng 4 Hải quân quản lý, gần quân cảng Cam Ranh, với những chiến hạm hiện đại có nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, cũng như những máy bay của Không quân, tại Căn cứ Phan rang (Ninh thuận) đều không can đãm can thiệp.
Người Việt trong và ngoài nước lại càng phẫn uất hơn khi nhà cầm quyền cộng sản không dám triệu tập đại sứ Trung cộng tới Bộ Ngoại giao để hạch hỏi mà phải cử đại diện đến Tòa Đại sứ tại Hà Nội để xin gặp và trao công hàm với “yêu cầu” (thay vì đòi hỏi) họ chấm dứt sự việc. Do đó, lần đầu tiên sau 36 năm, hai cuộc biểu tình tuần hành đã diễn ra tại Hà nội và Sài gòn ngày 05.06.2011, để minh xác ‘Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam’ và phản đối Trung quốc.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tối ngày 08.06.2011, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã chủ tọa và phát biểu long trọng tại lễ mít tinh quốc gia nhân Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011: Cần tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
Ngay hôm sau, lúc 6 giờ ngày 09.06.2011, tàu thăm dò Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang thu nổ địa chấn đã bị một tàu cá Trung quốc, được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính, chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung quốc vẫn lao vào khu vực cáp và vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường. Sau đó, hai tàu ngư chính và các tàu Trung quốc khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.
Sau đó, phát ngôn viên ngoại giao Trung quốc Hồng Lỗi nói rằng tàu cá của họ đang hoạt động ở gần Trường Sa thì bị tàu của Việt Nam đuổi theo và, do đó, bị vướng vào cáp của tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam, nên họ phải cắt lưới. Ông yêu cầu Việt Nam "ngừng các hành động vi phạm chủ quyền của Trung quốc".
Do đó, ngày 12.06.2011, đồng bào mọi lứa tuổi lại biểu tình chống Tàu công tại Hà nội và Sài gòn, nhưng nơi sau này, nhiều người đã bị đàn áp và bắt bớ vì tội ‘yêu nước’.
Các vụ tấn công tàu Bình Minh 02 và Viking II đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
II. THỰC HIỆN LIÊN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM.
[Đề nghị: xin mời đọc ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ Chương 8 có tựa đề ‘Cộng đồng chính trị’ đoạn ‘Nhà nước và các Cộng đồng Tôn giáo’ (từ số 421 đến số 427) hay ‘Con người có lý trí và tự do (4)’ tại
http://vietcatholic.net/News/Html/90036.htm để hiểu mối Liên hệ này.]
Nhà nước biết người dân Việt không ưa họ, nhất là sau các vụ chiếm nhà đất và các bản án phạt tù những người yêu nước, vô tội đã giúp đỡ những đồng bào nghèo, những dân oan. Bằng chứng là công an đã đàn áp thô bạo những người tham gia biểu tình chống Trung quốc ngày 12.06.2011. Tín hữu các Tôn giáo rất bất mãn các nhóm giáo sĩ ‘quốc doanh’ được người cộng sản thành lập để đánh phá các Giáo hội thánh thiện bằng vi phạm Giáo luật.
A. Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01.03.2005.
Bản góp ý xây dựng của các Đức Giám mục thuộc Giáo tỉnh Sài gòn gởi Thủ tướng:
1. Đại hội Đảng lần VI đã nghị quyết: “Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội. Do đó, Luật được xây dựng và hoàn thiện phải thực sự “vị nhân sinh”, mang tính tôn trọng sự sống, nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xã hội, tôn trọng sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xã hội, hướng đến một trật tự xã hội nhân bản hơn.
2. Hiến Pháp và Pháp Lệnh Về Tín ngưỡng, Tôn giáo đều khẳng định : “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”. Nhưng Pháp Lệnh năm 2004 và nghị định 22/2005/NĐ-CP đã có nhiều bất cập và bất bình đẳng đối với các Tôn giáo và các chức sắc, như Nhà nước công nhận sự hiện diện, nhưng không công nhận tư cách pháp nhân
của các tôn giáo. Nhờ đó, các tổ chức tôn giáo và chức sắc được tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, đào tạo, phong chức… không phải xin phép.
3. Pháp lệnh qui định tài sản hợp pháp thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật “bảo hộ”; nhưng không có văn bản nào nói rõ thế nào là bảo hộ và quyền lợi về phía tôn giáo được bảo hộ như thế nào nên dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở và đất đai của các tôn giáo bị chiếm dụng bất công. Luật đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Các tổ chức tôn giáo có quyền làm chủ tài sản và đất đai, đồng thời họ cũng phải nhận trách nhiệm của mình đối với xã hội về những tài sản đó.
4. Các tôn giáo đều có lý tưởng phục vụ con người và xã hội ngày càng thăng tiến hơn, nên đều có các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lãnh vực y tế và giáo dục, nhưng bị hạn chế trong một số lãnh vực. Hiện nay, công dân và tổ chức nước ngoài được phép mở bệnh viện, mở trường học tới cấp đại học, nên đề nghị các tổ chức tôn giáo phải được pháp luật nhìn nhận bình đẳng với các pháp nhân khác, trong lãnh vực y tế và giáo dục.
5. Nhìn chung Dự thảo Nghị Định thay thế Nghị Định 22/2005 (lần 5) là một sự thụt lùi nặng nề so với các văn kiện pháp lý hiện có với ý muốn tái lập tình trạng Xin – Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế này vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.
B. Đối với Giáo hội Công giáo.
Nhân dịp Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức một buổi tọa đàm để ra mắt tại Sài gòn ngày 27.05.2011, Đức cha Nguyễn thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban, đã có nói với thông tín viên Trần Văn, đài Á châu Tự do (RFA):
- « Ủy ban Công lý và Hòa bình đặt nặng vấn đề đối thoại theo chiều kích xã hội, chính trị, kinh tế và đó là con đường mà Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã nêu ra một cách rất đặc biệt cho Giáo hội Việt Nam và cũng là con đường của Vatican II. Nhưng đối thoại trong xã hội Việt Nam rất là khó và đối thoại thẳng thắn càng khó hơn. Nhiều người nhận định rằng, có lẽ hiện thời, Nhà nước Việt Nam chưa có thói quen đối thoại thẳng thắn với các tổ chức khác. Hầu như trong quá khứ chỉ thường dùng biện pháp là xin-cho, hay là áp đặt, hay là áp lực nhiều hơn là đối thoại thẳng thắn. »
- « Lễ ra mắt của Ủy ban Công lý và Hòa bình gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều áp lực. Tưởng chừng như không thể tổ chức được vì nhiều sức ép đến từ nhiều nơi. Có lẽ nhiều sức ép lên những cộng tác viên của chúng tôi thì đúng hơn - lên những người trong khâu tổ chức ở địa phương. Còn riêng bản thân tôi thì đối thoại với một số quan chức…
Nhưng mà cuối cùng, nhờ ơn Trên, Ủy ban đã ra mắt vào ngày 27 vừa qua, mặc dù cho đến chiều 26 vẫn còn những áp lực và những đề nghị là xin dời cuộc họp. Hay là đề nghị nên gạch tên một số người ở trong Ban Thuyết trình, vân vân…
Khi mà trả lời với một số vị, tôi cũng có nói là có lẽ, đây là lần đầu tiên có một ủy ban của Hội đồng Giám mục ra mắt và đưa ra đường hướng như vậy. Xã hội Việt Nam có lẽ không quen nhưng mà đến lúc, những người Việt Nam, dù ở trong lĩnh vực Nhà nước hay là lĩnh vực dân sự cũng phải quen dần với cách làm việc mới. Trong đó người dân cần có khoảng trống để suy nghĩ và người dân cũng có quyền để tổ chức, để phát biểu, để nói lên ý kiến của mình. »
Kết luận. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã nói với các Nhà cầm quyền chính trị phải nhớ nhiệm vụ ‘cai trị theo công bằng’ và đừng ‘thâu tóm mọi sự’ trong tay để ‘trở nên một bộ máy quan liêu’. Nhắc lại ‘Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa’, Ngài xác định lại sứ vụ của Giáo hội Đức Kitô. Lời Đức Thánh Cha thật chính đáng. Thiết nghĩ Nhà nước Việt Nam chăm lo ‘công bằng xã hội’ và ‘bảo vệ Tổ quốc’, hãy để các Cộng đồng Tôn giáo hoàn thành sứ nhiệm và cầu nguyện cho sự toàn vẹn Quê Hương.
Trong thông điệp ‘Thiên Chúa là tình yêu’ được ban hành ngày 25.12.2005, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã minh xác mối tương quan giữa việc dấn thân cần thiết cho công bằng và thừa tác vụ bác ái nơi số 28:
a) Tổ chức đúng đắn cho Quốc gia là một trách nhiệm chính yếu của chính trị. Một Quốc gia không được cai trị theo công bằng chỉ có thể là một bầy trộm cướp như thánh Augustinô đã nói. Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21) là nền tảng, đối với Kitô giáo, cho sự phân biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, hoặc, như Công đồng Vatican II diễn đạt, sự độc lập của lãnh vực trần thế. Chính quyền không thể áp lực trên tôn giáo, mà phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự hoà hợp giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Về phần mình, Giáo hội, như một sự biểu hiện về phương diện xã hội của đức tin kitô giáo, có một sự độc lập riêng và được tổ chức trên nền tảng của đức tin như một cộng đoàn mà Chính quyền phải nhìn nhận. Hai lãnh vực phân biệt lẫn nhau, tuy vậy luôn có quan hệ lẫn nhau.
Công bằng vừa là mục tiêu và tiêu chuẩn nội tại của quyền lực chính trị. Chính trị là một cơ chế để xác định luật lệ cho đời sống công cộng: nguồn gốc và mục đích của nó được tìm thấy trong công bằng, và thuộc về lãnh vực đạo đức. Chính quyền phải đáp ứng câu hỏi: làm thế nào để công bằng có thể được thực hiện tại đây và bây giờ. Nhưng câu hỏi đó bao hàm một câu hỏi triệt để hơn nữa: công bằng là gì? Đây là một vấn đề liên quan đến lý trí thực hành; nhưng để có thể được sử dụng cách đúng đắn, lý trí cần phải trải qua sự thanh luyện thường xuyên, bởi vì lý trí không bao giờ có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi nguy cơ của một thứ mù quáng về phương diện đạo đức, gây ra bởi tác dụng chói chang của quyền lực và quyền lợi.
Tại điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Đức tin do bởi bản tính riêng là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống—một cuộc gặp gỡ mở ra những chân trời mới vượt khỏi lãnh vực của lý trí. Nhưng đồng thời nó là một sức mạnh có sức thanh luyện chính lý trí. Khởi từ viễn ảnh của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi sự mù quáng và vì thế giúp lý trí trở nên hoàn thiện hơn. Đức tin giúp lý trí chu toàn công việc cách hiệu quả hơn và thấy mục tiêu riêng rõ hơn. Giáo huấn xã hội Công giáo đặt mình vào chỗ ấy là không tạo cho Hội Thánh một quyền trên Chính quyền, lại càng không muốn áp đặt lên những người không chia sẻ cùng một đức tin lối suy nghĩ và cách hành động riêng của mình. Giáo huấn này chỉ muốn giúp thanh luyện lý trí và góp phần vào sự hiểu biết và đạt tới điều gì là công bình, tại đây và bây giờ.
Giáo huấn xã hội Công giáo biện luận trên nền tảng của lý trí và luật tự nhiên, tức trên nền tảng của cái gì tương hợp với bản tính nhân loại. Hội Thánh không có trách nhiệm làm cho Giáo huấn này chiếm ưu thế trong lãnh vực chính trị. Đúng hơn, Hội Thánh muốn giúp đào tạo lương tâm trong lãnh vực chính trị và góp phần gia tăng sự hiểu biết rõ ràng những đòi hỏi đích thực của sự công bằng cũng như sự sẵn sàng để hành động cho phù hợp, dù phải gặp sự đối kháng của những người có quyền lợi riêng tư. Xây dựng một xã hội công bằng và trật tự dân sự, trong đó mỗi người lãnh nhận điều thuộc về họ, là một nhiệm vụ cốt yếu mà mọi thế hệ phải luôn quan tâm. Vì là một nhiệm vụ chính trị, nó không thể là trách nhiệm trực tiếp của Hội Thánh. Tuy nhiên, bởi vì đây cũng là một trách nhiệm quan trọng nhất của nhân loại, Hội Thánh buộc lòng phải trao tặng một sự đóng góp riêng, qua việc thanh tẩy lý trí và qua việc huấn luyện đạo đức, để hiểu biết và chu toàn những đòi hỏi của công bằng trong lãnh vực chính trị.
Hội Thánh không thể và không phải gánh lấy cho mình cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bằng nhất. Hội Thánh không thể và không phải thay thế Chính quyền, nhưng cũng không thể và không phải ở bên lề cuộc đấu tranh cho công bằng. Hội Thánh cần đóng vai trò của mình qua việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, công bằng vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Hội Thánh. Tuy nhiên cổ võ cho công bằng qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của ích chung, là điều gì can hệ đến Hội Thánh cách sâu xa.
b) Tình yêu (caritas) luôn cần thiết, dù trong một xã hội công bằng nhất. Không hề có một tổ chức Nhà nước đúng đắn đến độ có thể xem công việc phục vụ của tình yêu là thừa thãi. Ai muốn loại trừ tình yêu thì cũng đang có ý loại trừ con người. Luôn có những người đau khổ, cô đơn, thiếu thốn vật chất đang kêu cầu sự an ủi và giúp đỡ. Nhà nước muốn thâu tóm mọi sự, cung cấp mọi sự, cuối cùng sẽ trở nên một bộ máy quan liêu không thể bảo đảm cái chính yếu mà tha nhân đang đau khổ cần đến: nghĩa là, sự quan tâm của một người biết yêu thương. Chúng ta không cần một Chính quyền điều phối và kiểm soát mọi sự, nhưng cần một Chính quyền, tuân theo nguyên tắc phụ đới, hiểu biết và nâng đỡ cách quảng đại những sáng kiến nảy sinh từ các lực lượng xã hội khác nhau và phối hợp cách bộc phát và gần gũi với những ai đang thiếu thốn. Hội Thánh là một trong những lực lượng sống động ấy: Hội Thánh hành động với tình yêu mà Thần Khí Đức Kitô nhóm lên. Tình yêu ấy không chỉ ban tặng cho con người sự trợ giúp vật chất, nhưng còn là sự tĩnh dưỡng và chăm sóc cho linh hồn, vốn là những điều thường còn cần thiết hơn những trợ giúp vật chất. Cuối cùng, luận điệu cho rằng những cơ cấu xã hội công bằng sẽ làm cho những công việc bác ái trở nên thừa thãi che dấu một quan niệm duy vật về con người: khái niệm sai lầm là con người có thể sống chỉ “bằng cơm bánh” (Mt 4,4; x. Dt 8,3), một xác tín làm hạ giá con người và cuối cùng coi thường tất cả những gì là nhân tính.
I. HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
A. Hiện tình kinh tế với nhiều khó khăn.
1./ Lạm phát tăng cao làm người nghèo thêm túng thiếu.
Ngày 24.05.2011, Tổng cục Thống kê loan báo chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam 2,21% trong tháng 5 so với tháng 04.2011, đưa bách phân lạm phát trong 5 tháng đầu năm 2011 lên 12,07% (chỉ tiêu Quốc hội định 7% cho cả năm 2011) và lên đến 19,78% so với tháng 06.2010. Trong rổ hàng hóa, như thường lệ, hàng ăn-dịch vụ ăn uống, giao thông và nhà ở-vật liệu xây dựng tiếp tục là những tác nhân gây tăng giá chính.
Giá hàng ăn đã tăng chậm lại 3,01% so với 4,5% tháng trước, nhưng, trong nhóm này, giá thực phẩm vẫn leo thang khá mạnh, tăng tới 3,53%, đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nghèo vì họ phải ‘hy sinh’ mọi chi tiêu khác nhưng không thể không ăn uống. Do đó, họ phải ăn những thực phẩm giá rẻ, nên kém chất lượng hay có khi độc hại, đang tràn ngập thị trường Việt Nam, nhập cảnh từ Trung quốc. Mức nhập siêu từ Trung quốc đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỷ mỹ kim năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỷ mỹ kim năm 2010, tức tăng gần gấp 5 lần!
Nguyên nhân lạm phát trong năm tháng đầu năm 2011 ngoài việc tăng giá điện và xăng dầu, phá giá tiền đồng Việt Nam so với mỹ kim còn những chi tiêu tổ chức Đại hội Đảng (khoảng 2.000 tỷ đồng) và bầu cử Quốc hội (700 tỷ đồng) cùng ăn Tết Nguyên đán quá tốn kém.
2./ Dự trữ ngoại tệ cạn dần.
Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cuối năm 2008 là 23 tỷ mỹ kim. Tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 09.06.2011 ở Hà Tĩnh, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 13,5 tỷ mỹ kim, tương đương nhu cầu ngoại tệ cho khoảng 1,5 tháng nhập cảng hiện tại của Việt Nam (trong tháng 5, toàn nền kinh tế ước nhập cảng khoảng 9,2 tỷ mỹ kim). Trong khi đó, theo khuyến cáo của Ngân hàng thế giới (WB), mức dự trữ này nên được đảm bảo ở mức ít nhất là 2,5 tháng nhập cảng.
Theo Tổng cục Thống kê, mức thâm thủng mậu dịch, tức là nhập siêu, của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, đã là khoảng 6,5 tỷ mỹ kim, tức trung bình 1,5 tỷ mỹ kim/tháng. Như vậy, trong 9 tháng nữa, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam sẽ cạn nếu người Việt toàn cầu không gởi tiền về. Việt Nam khó có thể vay nợ ngoại quốc sau vụ Vinashin không thanh toán nợ đúng hạn.
B. Hòa bình với Trung quốc đang bị đe dọa.
Sáng ngày 26.05.2011, tàu khảo sát địa chất Bình Minh 02 đang hoạt động ở thềm lục địa miền Trung Việt Nam, thì ba chiếc tàu hải giám của Trung quốc chạy vào khu vực đang khảo sát và cắt đứt dây cáp thăm dò của tàu thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Sau đó, các tàu Trung quốc tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh, cản trở hoạt động của tàu này cho đến 9 giờ sáng và cho rằng tàu Việt Nam xâm phạm lãnh hải của Trung quốc mà tàu Bình Minh bác bỏ hoàn toàn. Các tàu hộ tống tàu Bình Minh 02 chỉ biết nhìn và không dám can thiệp.
Điều đáng lưu ý là nơi đây do Vùng 4 Hải quân quản lý, gần quân cảng Cam Ranh, với những chiến hạm hiện đại có nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, cũng như những máy bay của Không quân, tại Căn cứ Phan rang (Ninh thuận) đều không can đãm can thiệp.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tối ngày 08.06.2011, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã chủ tọa và phát biểu long trọng tại lễ mít tinh quốc gia nhân Ngày Đại dương Thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011: Cần tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
Ngay hôm sau, lúc 6 giờ ngày 09.06.2011, tàu thăm dò Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang thu nổ địa chấn đã bị một tàu cá Trung quốc, được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính, chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung quốc vẫn lao vào khu vực cáp và vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường. Sau đó, hai tàu ngư chính và các tàu Trung quốc khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.
Sau đó, phát ngôn viên ngoại giao Trung quốc Hồng Lỗi nói rằng tàu cá của họ đang hoạt động ở gần Trường Sa thì bị tàu của Việt Nam đuổi theo và, do đó, bị vướng vào cáp của tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam, nên họ phải cắt lưới. Ông yêu cầu Việt Nam "ngừng các hành động vi phạm chủ quyền của Trung quốc".
Do đó, ngày 12.06.2011, đồng bào mọi lứa tuổi lại biểu tình chống Tàu công tại Hà nội và Sài gòn, nhưng nơi sau này, nhiều người đã bị đàn áp và bắt bớ vì tội ‘yêu nước’.
Các vụ tấn công tàu Bình Minh 02 và Viking II đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
II. THỰC HIỆN LIÊN HỆ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM.
[Đề nghị: xin mời đọc ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ Chương 8 có tựa đề ‘Cộng đồng chính trị’ đoạn ‘Nhà nước và các Cộng đồng Tôn giáo’ (từ số 421 đến số 427) hay ‘Con người có lý trí và tự do (4)’ tại
http://vietcatholic.net/News/Html/90036.htm để hiểu mối Liên hệ này.]
Nhà nước biết người dân Việt không ưa họ, nhất là sau các vụ chiếm nhà đất và các bản án phạt tù những người yêu nước, vô tội đã giúp đỡ những đồng bào nghèo, những dân oan. Bằng chứng là công an đã đàn áp thô bạo những người tham gia biểu tình chống Trung quốc ngày 12.06.2011. Tín hữu các Tôn giáo rất bất mãn các nhóm giáo sĩ ‘quốc doanh’ được người cộng sản thành lập để đánh phá các Giáo hội thánh thiện bằng vi phạm Giáo luật.
A. Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01.03.2005.
Bản góp ý xây dựng của các Đức Giám mục thuộc Giáo tỉnh Sài gòn gởi Thủ tướng:
1. Đại hội Đảng lần VI đã nghị quyết: “Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội. Do đó, Luật được xây dựng và hoàn thiện phải thực sự “vị nhân sinh”, mang tính tôn trọng sự sống, nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xã hội, tôn trọng sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xã hội, hướng đến một trật tự xã hội nhân bản hơn.
2. Hiến Pháp và Pháp Lệnh Về Tín ngưỡng, Tôn giáo đều khẳng định : “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”. Nhưng Pháp Lệnh năm 2004 và nghị định 22/2005/NĐ-CP đã có nhiều bất cập và bất bình đẳng đối với các Tôn giáo và các chức sắc, như Nhà nước công nhận sự hiện diện, nhưng không công nhận tư cách pháp nhân
của các tôn giáo. Nhờ đó, các tổ chức tôn giáo và chức sắc được tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, đào tạo, phong chức… không phải xin phép.
3. Pháp lệnh qui định tài sản hợp pháp thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật “bảo hộ”; nhưng không có văn bản nào nói rõ thế nào là bảo hộ và quyền lợi về phía tôn giáo được bảo hộ như thế nào nên dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở và đất đai của các tôn giáo bị chiếm dụng bất công. Luật đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Các tổ chức tôn giáo có quyền làm chủ tài sản và đất đai, đồng thời họ cũng phải nhận trách nhiệm của mình đối với xã hội về những tài sản đó.
4. Các tôn giáo đều có lý tưởng phục vụ con người và xã hội ngày càng thăng tiến hơn, nên đều có các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lãnh vực y tế và giáo dục, nhưng bị hạn chế trong một số lãnh vực. Hiện nay, công dân và tổ chức nước ngoài được phép mở bệnh viện, mở trường học tới cấp đại học, nên đề nghị các tổ chức tôn giáo phải được pháp luật nhìn nhận bình đẳng với các pháp nhân khác, trong lãnh vực y tế và giáo dục.
5. Nhìn chung Dự thảo Nghị Định thay thế Nghị Định 22/2005 (lần 5) là một sự thụt lùi nặng nề so với các văn kiện pháp lý hiện có với ý muốn tái lập tình trạng Xin – Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế này vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.
B. Đối với Giáo hội Công giáo.
Nhân dịp Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức một buổi tọa đàm để ra mắt tại Sài gòn ngày 27.05.2011, Đức cha Nguyễn thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban, đã có nói với thông tín viên Trần Văn, đài Á châu Tự do (RFA):
- « Ủy ban Công lý và Hòa bình đặt nặng vấn đề đối thoại theo chiều kích xã hội, chính trị, kinh tế và đó là con đường mà Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã nêu ra một cách rất đặc biệt cho Giáo hội Việt Nam và cũng là con đường của Vatican II. Nhưng đối thoại trong xã hội Việt Nam rất là khó và đối thoại thẳng thắn càng khó hơn. Nhiều người nhận định rằng, có lẽ hiện thời, Nhà nước Việt Nam chưa có thói quen đối thoại thẳng thắn với các tổ chức khác. Hầu như trong quá khứ chỉ thường dùng biện pháp là xin-cho, hay là áp đặt, hay là áp lực nhiều hơn là đối thoại thẳng thắn. »
- « Lễ ra mắt của Ủy ban Công lý và Hòa bình gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều áp lực. Tưởng chừng như không thể tổ chức được vì nhiều sức ép đến từ nhiều nơi. Có lẽ nhiều sức ép lên những cộng tác viên của chúng tôi thì đúng hơn - lên những người trong khâu tổ chức ở địa phương. Còn riêng bản thân tôi thì đối thoại với một số quan chức…
Nhưng mà cuối cùng, nhờ ơn Trên, Ủy ban đã ra mắt vào ngày 27 vừa qua, mặc dù cho đến chiều 26 vẫn còn những áp lực và những đề nghị là xin dời cuộc họp. Hay là đề nghị nên gạch tên một số người ở trong Ban Thuyết trình, vân vân…
Khi mà trả lời với một số vị, tôi cũng có nói là có lẽ, đây là lần đầu tiên có một ủy ban của Hội đồng Giám mục ra mắt và đưa ra đường hướng như vậy. Xã hội Việt Nam có lẽ không quen nhưng mà đến lúc, những người Việt Nam, dù ở trong lĩnh vực Nhà nước hay là lĩnh vực dân sự cũng phải quen dần với cách làm việc mới. Trong đó người dân cần có khoảng trống để suy nghĩ và người dân cũng có quyền để tổ chức, để phát biểu, để nói lên ý kiến của mình. »
Kết luận. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã nói với các Nhà cầm quyền chính trị phải nhớ nhiệm vụ ‘cai trị theo công bằng’ và đừng ‘thâu tóm mọi sự’ trong tay để ‘trở nên một bộ máy quan liêu’. Nhắc lại ‘Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa’, Ngài xác định lại sứ vụ của Giáo hội Đức Kitô. Lời Đức Thánh Cha thật chính đáng. Thiết nghĩ Nhà nước Việt Nam chăm lo ‘công bằng xã hội’ và ‘bảo vệ Tổ quốc’, hãy để các Cộng đồng Tôn giáo hoàn thành sứ nhiệm và cầu nguyện cho sự toàn vẹn Quê Hương.
Vùng lên chớ sợ cúi đầu!
Thanh Sơn
14:44 17/06/2011
19 THÁNG 6 CHỐNG TẦU XÂM LĂNG
HỠI dòng máu đỏ da vàng
DÒNG Trần Hưng Đạo lên đàng cứu nguy
MÁU dân đảng đã bán đi
ĐỎ loang khắp Nước từ khi Tầu vào
DA vàng xuất khẩu đảng rao
VÀNG da, vàng mắt nô lao cho Tầu
HÃY vùng lên! ngước cao đầu
MAU cùng đả đảo Cộng Tầu xâm lăng
BỪNG bừng như gió bẻ măng
TỈNH hồn "Dân tộc" đuổi văng đảng Hồ
HÔ vang đả đảo cộng nô
VANG danh bán đứng cơ đồ Việt Nam
LỜI nguyền đuổi lũ gian tham
NGUYỀN đem thân giữ Nước Nam vẹn toàn
"TRƯỜNG SA" là của VIỆT NAM
"HOÀNG SA" do tội việt gian cộng Hồ
CHO dù chúng rước Tầu vô
ĐẾN ngàn sau những tội đồ chẳng phai
CAO Nguyên chúng bán công khai
NGUYÊN bộ chính trị bất tài tham ăn
ĐUỔI cho sạch lũ chó săn
HẾT đi cái lũ tham ăn cúi đầu
CỘNG phỉ đồng chí của Tầu
PHỈ Hồ mê gái cúi đầu theo Mao...
GIỮ biên cương hỡi đồng bào
BIÊN cương "Tổ Quốc" lẽ nào mất đi
CƯƠNG thường đạo lý thực thi
NHÀ Hùng Vương há sợ chi Cộng Tầu.
VÙNG LÊN CHỚ SỢ CÚI ĐẦU
19 THÁNG 6 CHỐNG TẦU XÂM LĂNG
XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU NGỮ TA CĂNG
ĐẢ ĐẢO TẦU CỘNG XÂM LĂNG NƯỚC MÌNH.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phải chăng Biển Đông đã lặng sóng?
Trần Mạnh Trác
07:30 17/06/2011
Châu chấu đá xe?
Sau nhiều tuần nóng bỏng tại Biển Đông, hình như các phe tranh chấp đang tìm cách 'hạ nhiệt.'
Cao điểm là lúc Việt Nam tổ chức thao dượt hải lực tại Hòn Ông, 40 km ngoài khơi miền Trung, và đồng thời công bố những thể lệ miễn dịch trong trường hợp có Tổng Động Viên.
Tuy được coi là một hành động dằn mặt Trung Quốc, nhưng phản ứng của Trung Quốc lần này lại tỏ ra mềm mỏng khác thường, không giống như những lời tuyên bố sấc láo trước đây.
Phát ngôn viên bộ Ngọai Giao Trung quốc Hồng Lỗi (Hong Lei) đã tránh đề cập trực tiếp đến Việt Nam mà chỉ tuyên bố một cách rất chung chung là: "Một số quốc gia đang có những hành động làm nguy hại tới chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc," và rằng, "Trung Quốc hy vọng các bên liên hệ nên có nỗ lực nhiều hơn để ổn định và duy trì hòa bình tại khu vực."
Ông ta thêm rằng "Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp."
Và để chứng tỏ Trung Quốc vẫn kiên cường, một tầu hải giám to nhất được gửi đi thăm Singapore, lộ trình sẽ đi qua Biển Đông.
Tầu không có vũ khí tấn công hạng nặng.
Người ta tự hỏi liệu Trung Quốc đã phải xuống nước như thế là vì áp lực quốc tế hay là vì sợ đụng độ? phải chăng việc 'châu chấu đá xe' của Việt Nam đã gặt hái kết quả khả quan?
Một nước cờ hớ của Trung Hoa?
Tuy không nói ra nhưng có vẻ đó là ý kiến của GS Minxin Pei, dậy môn Chính Quyền (Government) tại Claremont McKenna College, adjunct senior associate của quỹ the Carnegie Endowment for International Peace, ông viết: "Sau cú sốc do những lời tuyên bố của Bà Clinton (hồi tháng 7 năm 2010), mà tất cả các các nước Đông Nam Á đều ngầm cổ vũ, Trung Quốc đã bị cô lập về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Đông. Ngoài ra, phản ứng vụng về của Trung Quốc, bao gồm các việc ngầm đe dọa các quốc gia láng giềng, và hàng loạt các sai lầm ngớ ngẩn về ngoại giao khác trong năm 2010 đã làm cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở thành tồi tệ nhất kể từ năm 1989."
"Vì vậy, ở giai đoạn này, một cuộc đụng độ nguy hiểm với Việt Nam là điều cuối cùng mà Trung Quốc muốn."
Bài viết của ông có nhan đề "How China Can Avoid Next Conflict" (Trung Quốc phải làm gì để tránh đụng độ thêm), ông viết "Có phải tư thế mới của Washington trên Biển Đông và quan hệ cải thiện Mỹ-Việt đã khuyến khích Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh là một việc mà không ai đoán chắc được. Nhưng điều quan trọng đối với Bắc Kinh hiện nay là làm thế nào để tránh một cuộc đụng độ với Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa."
Kết luận, ông khuyên: "Để bắt đầu, Trung Quốc tạm thời phải đình chỉ hoạt động tuần tra tại khu vực tranh chấp để tránh những xung đột có thể ngẫu nhiên xảy ra. Bắc Kinh cũng nên đề xuất những việc cụ thể với Hà Nội để tránh những đối đầu tương tự trong tương lai. Ví dụ, tạm thời ngưng các hoạt động thăm dò của cả hai bên trong vùng biển tranh chấp."
Phụ họa cho GS Pei thì Shen Dingli (phó viện trưởng viện Ngọai Giao của ĐH Fudan ở Shanghai ?) cũng viết: "Dù cho Trung Quốc vẫn tuyên bố đòi toàn bộ biển Nam Trung Hoa, tất cả các bên tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc, cần phải tuân thủ các Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông ký năm 2002 giữa Trung Quốc và tất cả các thành viên ASEAN, để loại trừ các mối đe dọa, và loại trừ sử dụng vũ lực."
Riêng về cuộc tranh chấp với Việt Nam, ông viết: "Còn những tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc với những nước khác thì sao? Điều này có thể được giải quyết một cách hoà bình thông qua tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Trong khi chờ đợi (sự phán quyết quốc tế) thì những bằng chứng lịch sử về việc sở hữu và phát triển nên được tôn trọng."
Nên nhớ từ trước đến nay Trung Quốc chưa hề chấp nhận việc quốc tế hóa các tranh chấp. Họ chỉ muốn giải quyết song phương (với từng nước nhỏ một) vì như vậy thì có lợi hơn. Vậy phải chăng đây là một ý tưởng cá nhân mới mẻ hay là một bong bóng thăm dò để tìm một lối thóat? Một điểm khác nữa là lối giải thích về UNCLOS của người Trung Hoa khác với cách giải thích thông thường của quốc tế.
Ông đưa ra đề nghị "Bắc Kinh về phần mình nên hoan nghênh sự giúp đỡ (của những nước khác) và không nên suy nghĩ rằng nhờ vả người khác trong những tình huống khó khăn là một việc làm ngây thơ. Cuối cùng, sẽ là tùy ở Bắc Kinh và ở tất cả các bên liên hệ, để giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua sự chân thành, thân thiện và sẵn sàng tuân thủ luật quốc tế. "
Trên diễn đàn quốc tế.
Cuộc tranh chấp Việt Trung đã lôi kéo nhiều chuyên gia quốc tế vào cuộc tranh luận. Tiến sĩ Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore bình luận rằng tuy Trung Quốc vẫn cho rằng mình mới chính là nạn nhân, nhưng: "Bất chấp những lời lẽ hùng biện về ý muốn sống chung hòa bình và không tìm kiếm quyền bá chủ, mọi người vẫn thấy rằng Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn, và trong vài tháng qua, hung hăng hơn"
Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, một hãng cố vấn về các rủi ro chính trị tại Connecticut (USA), thì viết một cách gay gắt rằng "Vấn đề Trường Sa là một bài thử cho biết Trung Quốc sẽ hành động như là một con khỉ đột nặng 800 pounds muốn làm gì thì làm, hay là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế biết tự trọng và đứng đắn trong hành động của mình. Các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc đã được nhìn thấy trên đường phố Việt Nam cuối tuần qua, là kết quả của các hành động của Trung Quốc dọc theo biên giới hàng hải của Việt Nam, những phản ứng đó có thể dễ dàng lan rộng ra bên Phi Luật Tân và các nơi khác ở châu Á. NếuTrung Quốc thông minh, thì nó sẽ theo đuổi những yêu sách của mình tại tòa án hơn là trên đại dương. Hy vọng trong khi Trung Quốc tiếp tục sống trên trường quốc tế, Trung Quốc sẽ nhận ra sự khôn ngoan, chơi các trò chơi một cách ngay thẳng, phù hợp với một quốc gia có tầm cỡ của nó"
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt của ủy ban International Crisis Group thì cho rằng nhiều vấn đề đã xảy ra chỉ vì Trung Quốc không có một chính sách thống nhất, bà nói: "Trung Quốc có tới bảy cơ quan trung ương, nào là Hải quân, các tỉnh, các chính quyền và doanh nghiệp nhà nước là những cơ quan có quyền lợi riêng của họ trong vùng tranh chấp. Nếu không có sự phối hợp rất vững chắc giữa các cơ quan thì các viên chức (diễn viên) thường đưa ra nhiều quyết định về chính sách cách tùy tiện tùy theo các ưu tiên cá nhân của họ."
"Một số diễn viên đã tìm cách biện minh cho hành động của mình bằng cách khơi dậy tình cảm dân tộc, làm cho môi trường trong nước nóng lên và đè bẹp các tiếng nói ôn hoà."
Nói chung, ý kiến của giới truyền thông là Trung Quốc đã đi sai một nước cờ, mất thế thượng phong về ngọai giao và sự tham gia của Hoa Kỳ đã buộc Trung Quốc phải nhún nhường. Tuy nhiên một số tác giả đã suy đóan rằng yếu tố kinh tế xã hội là căn bản để giải thích sự rút lui của Trung Quốc.
Áp lực kinh tế.
Người ta đã đặt câu hỏi, giả sử cuộc chiến xẩy ra thì Trung Quốc sẽ mất gì?
Về giá trị tiền mặt, Trung Quốc chắc chắn sẽ mất đi 12.7 tỷ Mỷ kim, là số chênh lệch ngọai thương với Việt Nam dựa trên dữ liệu năm 2010.
Đó là 7% lợi tức quốc gia, tuy nhỏ, nhưng đủ để làm khó khăn thêm cho cuộc sống của các dân tộc thiểu số đang sôi động ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Nhưng hậu quả của chiến tranh Biển Đông còn to lớn hơn số tiền mặt thế nữa.
Nariman Behravesh, trưởng ban kinh tế của IHS Global Insight, là hãng nghiên cứu kinh tế hàng đầu ở London, bình luận về việc Trung Quốc lập lại lời cam kết sẽ "không sử dụng vũ lực", ông nói: "Tôi chắc chắn kinh tế có một ảnh hưởng lớn tới câu tuyên bố này."
Ông cho rằng số lượng ngọai thương của Trung Quốc với các quốc gia tuyên bố có chủ quyền trên Trường Sa đã tăng trưởng đến độ quá lớn. Một sự 'rút dây động rừng' sẽ tai hại khôn lường.
Vì vậy ông tin rằng ngòai việc lớn tiếng tố cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc hầu như chắc chắn sẽ đi những bước hòa hõan chứ không đi tìm chiến tranh.
Viễn ảnh chiến tranh.
"Người ta có thể tính được sự gì sẽ xẩy ra nếu có chiến tranh", theo lời Tiến sĩ Donald K. Emmerson, Giám đốc viện nghiên cứu vùng Đông Nam Á tại Stanford University.
"Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu từ Trung Đông. Các nhiên liệu đều đi qua biển Đông.. Nếu Trung Quốc để cho một cuộc chiến xảy ra ngay trên con đường tiếp tế của mình, thì đó là một quyết định thiếu khôn ngoan."
Mặc dù Việt Nam có thể bị Trung Quốc đè bẹp mau chóng. Nhưng Trung quốc không có đủ lực lượng để trải dài sự kiểm sóat đường biển và không phận của phía Nam Việt Nam.
Việt nam có thể đánh sẻ từ những căn cứ an tòan nằm ở phía dưới Đèo Cả và dù nhỏ bé vẫn có thể tuyên bố một cuộc phong tỏa đường biển đối với tất cả các tàu chở hàng cho Trung Quốc.
Mọi tầu dầu to lớn kềnh càng và 'chậm như rùa' sẽ tuân thủ lệnh cấm này thay vì liều mạng đi qua, dù cho có hộ tống nếu Trung Quốc có đủ tầu chiến.
Đó là chưa kể nguy cơ các quốc gia khác trong vùng có thể bị lôi kéo vào. "Các quốc gia lân cận đều nhận ra rằng một cuộc chiến tranh toàn diện với những tàu chở dầu bị nổ tung trên biển Đông sẽ rất nguy hiểm đối với các nước liên quan", ông Emmerson nói, thêm rằng nền kinh tế tòan cầu sẽ bị chấn động bởi sự gián đoạn của tuyến đường vận chuyển chính yếu này. Thống kê cho biết một nửa đội thương thuyền của thế giới phải đi qua biển Đông mỗi năm.
Một lý do nữa là tâm lý. Hải quân Trung Quốc vẫn chưa có một lần thử lửa. Việc trang bị ồ ạt trong những năm qua vẫn chỉ là để phô trương. Giữa Trung Quốc và Viêt Nam thì Trung Quốc sợ thất bại nhiều hơn Việt Nam. Họ không muốn lịch sử lập lại một trận Đối Mã thứ hai, khi mà hải quân Nhật đánh tan hạm đội Nga.
Thế cờ mới.
Rõ ràng Việt Nam đang được hưởng một thế cờ mới.
Và dù là một hành động liều lĩnh, sự diễn tập quân sự của Việt Nam đã được thế giới nhìn với đôi mắt thông cảm.
Nhưng theo Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, thì "Trung Quốc vốn là một bậc thầy trong việc đẩy lui các ranh giới của những hành vi chấp nhận được trên chính trường quốc tế, họ thường vượt qua đường ranh một thời gian ngắn, rồi rút lui, và làm lại nữa, cho đến khi việc đó trở thành một ' bình thường mới' cho những gì được coi là chấp nhận được. Điều này đã được nhìn thấy trong nhiều lãnh vực, cho đó là sự tuân hành các quy định của WTO hoặc những ứng dụng về luật quốc tế. Do đó việc 'vung đao múa kiếm' gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam, trên vùng biển quốc gia và trên quần đảo Trường Sa, chứng tỏ rằng Trung Quốc không có khả năng nói chuyện theo ngôn ngữ ngoại giao quốc tế một cách tương xứng như là của một quốc gia có trách nhiệm."
Như vậy thì bàn cờ sẽ còn biến chuyển từng ngày một, và Viêt Nam cần phải cẩn trọng khi sử dụng nước cờ mới của mình.
GS Carl Thayer, nghiên cứu chính trị tại Đại học New South Wales ở Úc khuyên: "Việt Nam không nên tiến xa hơn nữa trong các hành động quân sự. Nếu Việt Nam sử dụng lực lượng không cân xứng, Trung Quốc lại có thể nắm bắt vào đó để khẳng định rằng Việt Nam là kẻ xâm lược."
Ông cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột có thể tác động đến mối quan hệ trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN.) Và sự liên hệ của Hoa Kỳ trong việc ngăn cản Trung Quốc sẽ không có chiều sâu như ta tưởng.
Diễn đàn cấp cao để giải quyết tranh chầp lãnh thổ của ASEAN sẽ diễn ra vào tháng Bảy. Các nhà lãnh đạo châu Á và tổng thống Mỹ sẽ họp thượng đỉnh vào tháng mười một.
Hoa kỳ có mọi lý do để mong muốn diễn đàn này thành công trong việc giải quyết lãnh thổ trong vùng, do đó Thayer lập luận: "Nếu Hoa Kỳ có hành động dồn Trung Quốc phải có một đường lối cứng rắn hơn trong lúc này. Thì tôi nghĩ rằng việc đó sẽ phá hỏng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, vì đa số các quốc gia sẽ có thái độ bài Trung Quốc."
Thái độ kiêng dè không muốn đối mặt với Trung Quốc được phản ảnh qua ý kiến của Kissinger. Được hỏi liệu Hoa Kỳ có nên lợi dụng dịp này để thắt chặt thêm mối liên đới với các quốc gia trong vùng không, ông không đề cập đến Việt Nam mà chỉ đưa ra một lời khuyên phải có thài độ thế nào với Trung Quốc: "Chúng ta có thể quan sát, tìm hiểu và kết luận. Nhưng đừng nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra thay đổi bắng cách lên lớp (by lecturing) Trung Quốc."
Đó là sau khi ông cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc đã làm thiệt hại tới các đồng minh của Hoa Kỳ như Đức và Anh Quốc.
Thái độ không nồng nàn với Việt Nam đó của đa số chính giới Mỷ rõ ràng tương phản với thái độ của họ dành cho Phi Luật Tân. Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có hổ trợ Phi Luật Tân không, Đại Sứ Mỹ Thomas Harry tuyên bố: "Phi Luật tân và Hoa Kỳ đã ký hiệp ước chiến lược.Chúng tôi là những đối tác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc với nhau trên tất cả các vấn đề bao gồm biển Đông và Trường Sa."
Hỏi rõ hơn về việc Tổng Thống Aquino mới đây kêu gọi Mỹ giúp phần giải quyết những tranh chấp, hàm ý có thể sử dụng sức mạnh quân sự, ông Đại Sứ nói: "chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì chúng tôi được yêu cầu."
Hình như Việt Nam cũng hiểu được rằng chưa thể trông cậy vào Hoa Kỳ được, cho nên cuộc thao dợt hải quân đã diễn ra cách xa vùng tranh chấp, gần bờ và không bắn hỏa tiễn.
Nhưng dù đó là một hành động thích hợp thì cách cư xử như vậy vẫn chỉ là một phản ứng tạm bợ, phản ảnh một lối sống chỉ biết lo 'từng bữa ăn một'.
Một đời sống vững mạnh bên cạnh một anh khổng lồ ưa lấn lướt vẫn phải là tự lực tự cường và phải biết tìm bạn mà chơi.
Nhưng làm thế nào để tự cường trong một bối cảnh chính trị xã hội hiện nay?
Và làm sao có bạn tốt khi vẫn cho rằng mình là cái môi cho hàm răng Trung Quốc, là con ngáo ộp trong vùng?
Với tình trạng yếu kém và lệ thuộc như vậy thì áp xuất của Biển Đông sẽ vẫn còn sôi bỏng. Khi nào thì lại có một cơn 'bão nhiệt đới' mới đây?
Sau nhiều tuần nóng bỏng tại Biển Đông, hình như các phe tranh chấp đang tìm cách 'hạ nhiệt.'
Cao điểm là lúc Việt Nam tổ chức thao dượt hải lực tại Hòn Ông, 40 km ngoài khơi miền Trung, và đồng thời công bố những thể lệ miễn dịch trong trường hợp có Tổng Động Viên.
Tuy được coi là một hành động dằn mặt Trung Quốc, nhưng phản ứng của Trung Quốc lần này lại tỏ ra mềm mỏng khác thường, không giống như những lời tuyên bố sấc láo trước đây.
Phát ngôn viên bộ Ngọai Giao Trung quốc Hồng Lỗi (Hong Lei) đã tránh đề cập trực tiếp đến Việt Nam mà chỉ tuyên bố một cách rất chung chung là: "Một số quốc gia đang có những hành động làm nguy hại tới chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc," và rằng, "Trung Quốc hy vọng các bên liên hệ nên có nỗ lực nhiều hơn để ổn định và duy trì hòa bình tại khu vực."
Ông ta thêm rằng "Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp."
Và để chứng tỏ Trung Quốc vẫn kiên cường, một tầu hải giám to nhất được gửi đi thăm Singapore, lộ trình sẽ đi qua Biển Đông.
Tầu không có vũ khí tấn công hạng nặng.
Người ta tự hỏi liệu Trung Quốc đã phải xuống nước như thế là vì áp lực quốc tế hay là vì sợ đụng độ? phải chăng việc 'châu chấu đá xe' của Việt Nam đã gặt hái kết quả khả quan?
Một nước cờ hớ của Trung Hoa?
Tuy không nói ra nhưng có vẻ đó là ý kiến của GS Minxin Pei, dậy môn Chính Quyền (Government) tại Claremont McKenna College, adjunct senior associate của quỹ the Carnegie Endowment for International Peace, ông viết: "Sau cú sốc do những lời tuyên bố của Bà Clinton (hồi tháng 7 năm 2010), mà tất cả các các nước Đông Nam Á đều ngầm cổ vũ, Trung Quốc đã bị cô lập về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Đông. Ngoài ra, phản ứng vụng về của Trung Quốc, bao gồm các việc ngầm đe dọa các quốc gia láng giềng, và hàng loạt các sai lầm ngớ ngẩn về ngoại giao khác trong năm 2010 đã làm cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở thành tồi tệ nhất kể từ năm 1989."
"Vì vậy, ở giai đoạn này, một cuộc đụng độ nguy hiểm với Việt Nam là điều cuối cùng mà Trung Quốc muốn."
Bài viết của ông có nhan đề "How China Can Avoid Next Conflict" (Trung Quốc phải làm gì để tránh đụng độ thêm), ông viết "Có phải tư thế mới của Washington trên Biển Đông và quan hệ cải thiện Mỹ-Việt đã khuyến khích Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh là một việc mà không ai đoán chắc được. Nhưng điều quan trọng đối với Bắc Kinh hiện nay là làm thế nào để tránh một cuộc đụng độ với Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa."
Kết luận, ông khuyên: "Để bắt đầu, Trung Quốc tạm thời phải đình chỉ hoạt động tuần tra tại khu vực tranh chấp để tránh những xung đột có thể ngẫu nhiên xảy ra. Bắc Kinh cũng nên đề xuất những việc cụ thể với Hà Nội để tránh những đối đầu tương tự trong tương lai. Ví dụ, tạm thời ngưng các hoạt động thăm dò của cả hai bên trong vùng biển tranh chấp."
Phụ họa cho GS Pei thì Shen Dingli (phó viện trưởng viện Ngọai Giao của ĐH Fudan ở Shanghai ?) cũng viết: "Dù cho Trung Quốc vẫn tuyên bố đòi toàn bộ biển Nam Trung Hoa, tất cả các bên tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc, cần phải tuân thủ các Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông ký năm 2002 giữa Trung Quốc và tất cả các thành viên ASEAN, để loại trừ các mối đe dọa, và loại trừ sử dụng vũ lực."
Riêng về cuộc tranh chấp với Việt Nam, ông viết: "Còn những tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc với những nước khác thì sao? Điều này có thể được giải quyết một cách hoà bình thông qua tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Trong khi chờ đợi (sự phán quyết quốc tế) thì những bằng chứng lịch sử về việc sở hữu và phát triển nên được tôn trọng."
Nên nhớ từ trước đến nay Trung Quốc chưa hề chấp nhận việc quốc tế hóa các tranh chấp. Họ chỉ muốn giải quyết song phương (với từng nước nhỏ một) vì như vậy thì có lợi hơn. Vậy phải chăng đây là một ý tưởng cá nhân mới mẻ hay là một bong bóng thăm dò để tìm một lối thóat? Một điểm khác nữa là lối giải thích về UNCLOS của người Trung Hoa khác với cách giải thích thông thường của quốc tế.
Ông đưa ra đề nghị "Bắc Kinh về phần mình nên hoan nghênh sự giúp đỡ (của những nước khác) và không nên suy nghĩ rằng nhờ vả người khác trong những tình huống khó khăn là một việc làm ngây thơ. Cuối cùng, sẽ là tùy ở Bắc Kinh và ở tất cả các bên liên hệ, để giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua sự chân thành, thân thiện và sẵn sàng tuân thủ luật quốc tế. "
Trên diễn đàn quốc tế.
Cuộc tranh chấp Việt Trung đã lôi kéo nhiều chuyên gia quốc tế vào cuộc tranh luận. Tiến sĩ Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore bình luận rằng tuy Trung Quốc vẫn cho rằng mình mới chính là nạn nhân, nhưng: "Bất chấp những lời lẽ hùng biện về ý muốn sống chung hòa bình và không tìm kiếm quyền bá chủ, mọi người vẫn thấy rằng Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn, và trong vài tháng qua, hung hăng hơn"
Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, một hãng cố vấn về các rủi ro chính trị tại Connecticut (USA), thì viết một cách gay gắt rằng "Vấn đề Trường Sa là một bài thử cho biết Trung Quốc sẽ hành động như là một con khỉ đột nặng 800 pounds muốn làm gì thì làm, hay là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế biết tự trọng và đứng đắn trong hành động của mình. Các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc đã được nhìn thấy trên đường phố Việt Nam cuối tuần qua, là kết quả của các hành động của Trung Quốc dọc theo biên giới hàng hải của Việt Nam, những phản ứng đó có thể dễ dàng lan rộng ra bên Phi Luật Tân và các nơi khác ở châu Á. NếuTrung Quốc thông minh, thì nó sẽ theo đuổi những yêu sách của mình tại tòa án hơn là trên đại dương. Hy vọng trong khi Trung Quốc tiếp tục sống trên trường quốc tế, Trung Quốc sẽ nhận ra sự khôn ngoan, chơi các trò chơi một cách ngay thẳng, phù hợp với một quốc gia có tầm cỡ của nó"
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt của ủy ban International Crisis Group thì cho rằng nhiều vấn đề đã xảy ra chỉ vì Trung Quốc không có một chính sách thống nhất, bà nói: "Trung Quốc có tới bảy cơ quan trung ương, nào là Hải quân, các tỉnh, các chính quyền và doanh nghiệp nhà nước là những cơ quan có quyền lợi riêng của họ trong vùng tranh chấp. Nếu không có sự phối hợp rất vững chắc giữa các cơ quan thì các viên chức (diễn viên) thường đưa ra nhiều quyết định về chính sách cách tùy tiện tùy theo các ưu tiên cá nhân của họ."
"Một số diễn viên đã tìm cách biện minh cho hành động của mình bằng cách khơi dậy tình cảm dân tộc, làm cho môi trường trong nước nóng lên và đè bẹp các tiếng nói ôn hoà."
Nói chung, ý kiến của giới truyền thông là Trung Quốc đã đi sai một nước cờ, mất thế thượng phong về ngọai giao và sự tham gia của Hoa Kỳ đã buộc Trung Quốc phải nhún nhường. Tuy nhiên một số tác giả đã suy đóan rằng yếu tố kinh tế xã hội là căn bản để giải thích sự rút lui của Trung Quốc.
Áp lực kinh tế.
Người ta đã đặt câu hỏi, giả sử cuộc chiến xẩy ra thì Trung Quốc sẽ mất gì?
Về giá trị tiền mặt, Trung Quốc chắc chắn sẽ mất đi 12.7 tỷ Mỷ kim, là số chênh lệch ngọai thương với Việt Nam dựa trên dữ liệu năm 2010.
Đó là 7% lợi tức quốc gia, tuy nhỏ, nhưng đủ để làm khó khăn thêm cho cuộc sống của các dân tộc thiểu số đang sôi động ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Nhưng hậu quả của chiến tranh Biển Đông còn to lớn hơn số tiền mặt thế nữa.
Nariman Behravesh, trưởng ban kinh tế của IHS Global Insight, là hãng nghiên cứu kinh tế hàng đầu ở London, bình luận về việc Trung Quốc lập lại lời cam kết sẽ "không sử dụng vũ lực", ông nói: "Tôi chắc chắn kinh tế có một ảnh hưởng lớn tới câu tuyên bố này."
Ông cho rằng số lượng ngọai thương của Trung Quốc với các quốc gia tuyên bố có chủ quyền trên Trường Sa đã tăng trưởng đến độ quá lớn. Một sự 'rút dây động rừng' sẽ tai hại khôn lường.
Vì vậy ông tin rằng ngòai việc lớn tiếng tố cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc hầu như chắc chắn sẽ đi những bước hòa hõan chứ không đi tìm chiến tranh.
Viễn ảnh chiến tranh.
"Người ta có thể tính được sự gì sẽ xẩy ra nếu có chiến tranh", theo lời Tiến sĩ Donald K. Emmerson, Giám đốc viện nghiên cứu vùng Đông Nam Á tại Stanford University.
"Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu từ Trung Đông. Các nhiên liệu đều đi qua biển Đông.. Nếu Trung Quốc để cho một cuộc chiến xảy ra ngay trên con đường tiếp tế của mình, thì đó là một quyết định thiếu khôn ngoan."
Mặc dù Việt Nam có thể bị Trung Quốc đè bẹp mau chóng. Nhưng Trung quốc không có đủ lực lượng để trải dài sự kiểm sóat đường biển và không phận của phía Nam Việt Nam.
Việt nam có thể đánh sẻ từ những căn cứ an tòan nằm ở phía dưới Đèo Cả và dù nhỏ bé vẫn có thể tuyên bố một cuộc phong tỏa đường biển đối với tất cả các tàu chở hàng cho Trung Quốc.
Mọi tầu dầu to lớn kềnh càng và 'chậm như rùa' sẽ tuân thủ lệnh cấm này thay vì liều mạng đi qua, dù cho có hộ tống nếu Trung Quốc có đủ tầu chiến.
Đó là chưa kể nguy cơ các quốc gia khác trong vùng có thể bị lôi kéo vào. "Các quốc gia lân cận đều nhận ra rằng một cuộc chiến tranh toàn diện với những tàu chở dầu bị nổ tung trên biển Đông sẽ rất nguy hiểm đối với các nước liên quan", ông Emmerson nói, thêm rằng nền kinh tế tòan cầu sẽ bị chấn động bởi sự gián đoạn của tuyến đường vận chuyển chính yếu này. Thống kê cho biết một nửa đội thương thuyền của thế giới phải đi qua biển Đông mỗi năm.
Một lý do nữa là tâm lý. Hải quân Trung Quốc vẫn chưa có một lần thử lửa. Việc trang bị ồ ạt trong những năm qua vẫn chỉ là để phô trương. Giữa Trung Quốc và Viêt Nam thì Trung Quốc sợ thất bại nhiều hơn Việt Nam. Họ không muốn lịch sử lập lại một trận Đối Mã thứ hai, khi mà hải quân Nhật đánh tan hạm đội Nga.
Thế cờ mới.
Rõ ràng Việt Nam đang được hưởng một thế cờ mới.
Và dù là một hành động liều lĩnh, sự diễn tập quân sự của Việt Nam đã được thế giới nhìn với đôi mắt thông cảm.
Nhưng theo Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, thì "Trung Quốc vốn là một bậc thầy trong việc đẩy lui các ranh giới của những hành vi chấp nhận được trên chính trường quốc tế, họ thường vượt qua đường ranh một thời gian ngắn, rồi rút lui, và làm lại nữa, cho đến khi việc đó trở thành một ' bình thường mới' cho những gì được coi là chấp nhận được. Điều này đã được nhìn thấy trong nhiều lãnh vực, cho đó là sự tuân hành các quy định của WTO hoặc những ứng dụng về luật quốc tế. Do đó việc 'vung đao múa kiếm' gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam, trên vùng biển quốc gia và trên quần đảo Trường Sa, chứng tỏ rằng Trung Quốc không có khả năng nói chuyện theo ngôn ngữ ngoại giao quốc tế một cách tương xứng như là của một quốc gia có trách nhiệm."
Như vậy thì bàn cờ sẽ còn biến chuyển từng ngày một, và Viêt Nam cần phải cẩn trọng khi sử dụng nước cờ mới của mình.
GS Carl Thayer, nghiên cứu chính trị tại Đại học New South Wales ở Úc khuyên: "Việt Nam không nên tiến xa hơn nữa trong các hành động quân sự. Nếu Việt Nam sử dụng lực lượng không cân xứng, Trung Quốc lại có thể nắm bắt vào đó để khẳng định rằng Việt Nam là kẻ xâm lược."
Ông cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột có thể tác động đến mối quan hệ trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN.) Và sự liên hệ của Hoa Kỳ trong việc ngăn cản Trung Quốc sẽ không có chiều sâu như ta tưởng.
Diễn đàn cấp cao để giải quyết tranh chầp lãnh thổ của ASEAN sẽ diễn ra vào tháng Bảy. Các nhà lãnh đạo châu Á và tổng thống Mỹ sẽ họp thượng đỉnh vào tháng mười một.
Hoa kỳ có mọi lý do để mong muốn diễn đàn này thành công trong việc giải quyết lãnh thổ trong vùng, do đó Thayer lập luận: "Nếu Hoa Kỳ có hành động dồn Trung Quốc phải có một đường lối cứng rắn hơn trong lúc này. Thì tôi nghĩ rằng việc đó sẽ phá hỏng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, vì đa số các quốc gia sẽ có thái độ bài Trung Quốc."
Thái độ kiêng dè không muốn đối mặt với Trung Quốc được phản ảnh qua ý kiến của Kissinger. Được hỏi liệu Hoa Kỳ có nên lợi dụng dịp này để thắt chặt thêm mối liên đới với các quốc gia trong vùng không, ông không đề cập đến Việt Nam mà chỉ đưa ra một lời khuyên phải có thài độ thế nào với Trung Quốc: "Chúng ta có thể quan sát, tìm hiểu và kết luận. Nhưng đừng nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra thay đổi bắng cách lên lớp (by lecturing) Trung Quốc."
Đó là sau khi ông cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc đã làm thiệt hại tới các đồng minh của Hoa Kỳ như Đức và Anh Quốc.
Thái độ không nồng nàn với Việt Nam đó của đa số chính giới Mỷ rõ ràng tương phản với thái độ của họ dành cho Phi Luật Tân. Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có hổ trợ Phi Luật Tân không, Đại Sứ Mỹ Thomas Harry tuyên bố: "Phi Luật tân và Hoa Kỳ đã ký hiệp ước chiến lược.Chúng tôi là những đối tác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc với nhau trên tất cả các vấn đề bao gồm biển Đông và Trường Sa."
Hỏi rõ hơn về việc Tổng Thống Aquino mới đây kêu gọi Mỹ giúp phần giải quyết những tranh chấp, hàm ý có thể sử dụng sức mạnh quân sự, ông Đại Sứ nói: "chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì chúng tôi được yêu cầu."
Hình như Việt Nam cũng hiểu được rằng chưa thể trông cậy vào Hoa Kỳ được, cho nên cuộc thao dợt hải quân đã diễn ra cách xa vùng tranh chấp, gần bờ và không bắn hỏa tiễn.
Nhưng dù đó là một hành động thích hợp thì cách cư xử như vậy vẫn chỉ là một phản ứng tạm bợ, phản ảnh một lối sống chỉ biết lo 'từng bữa ăn một'.
Một đời sống vững mạnh bên cạnh một anh khổng lồ ưa lấn lướt vẫn phải là tự lực tự cường và phải biết tìm bạn mà chơi.
Nhưng làm thế nào để tự cường trong một bối cảnh chính trị xã hội hiện nay?
Và làm sao có bạn tốt khi vẫn cho rằng mình là cái môi cho hàm răng Trung Quốc, là con ngáo ộp trong vùng?
Với tình trạng yếu kém và lệ thuộc như vậy thì áp xuất của Biển Đông sẽ vẫn còn sôi bỏng. Khi nào thì lại có một cơn 'bão nhiệt đới' mới đây?
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bố Con – Father and Son!
Nguyễn Đức Cung
21:58 17/06/2011
BỐ CON – Father and Son!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mặc cho đời sống bận bề
Nhưng Ba vẫn có giờ về bên tôi
Cha con tâm sự khôn nguôi
Lời cha răn dạy trong tôi suốt đời.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mặc cho đời sống bận bề
Nhưng Ba vẫn có giờ về bên tôi
Cha con tâm sự khôn nguôi
Lời cha răn dạy trong tôi suốt đời.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền