Ngày 23-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:21 23/06/2014
Chúa Nhật XIII THƯỜNG NIÊN, năm A. Mt 10,37-42
THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ. Mt 16,13-19

Chúa Giêsu đã nói với những người muốn theo Ngài :” Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy “. Lời Chúa là một đòi hỏi thật mãnh liệt và sâu xa đối với mọi Kitô hữu. Thế nhưng, con đường theo Chúa không phải cứ phẳng lì như mặt nước. Cuộc hành trình theo Đức Kitô có những lúc thật êm xuôi nhưng có những lúc thật dậy sóng.Chúa nói những điều trên để môn đệ của Chúa luôn ý thức việc theo chúa đòi hỏi môn đệ phải biết từ bỏ, quảng đại và hy sinh.

Cuộc hành trình theo Đức Kitô có thể gọi nôm na là một cuộc hải hành. Trong cuộc hải hành đức tin, thực tế có những lúc người môn đệ cảm thấy êm xuôi, lặng lẽ, tuy nhiên, có lần Chúa đã từng nói:” Hãy đến mà xem “ và Ngài cũng đã từng nói trắng với những người muốn theo Ngài :” Chồn có hang.Chim có tổ. Con người không đá gối đầu “. Nói lên thực tế như vậy, Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài phải bám chặt vào Ngài, phải sống thanh thản và đặt dưới sự quan phòng của Ngài.Trong đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay Chúa Giêsu kết thúc bài giảng nói về truyền giáo. Chúa nói với các Tông đồ và qua các Tông đồ, Ngài nói với mọi Kitô hữu về sự từ bỏ tất cả để đi theo làm môn đệ của Chúa. Sự từ bỏ mà Chúa nói, đòi hỏi các môn đệ một cách thật nghiêm túc, và sâu xa đến nỗi muốn theo Ngài: “ Phải vác Thập giá mà theo Ngài “. Thập giá là điều khó khăn, thử thách mà người môn đệ phải phấn đấu, hy sinh và quảng đại để làm theo ý Chúa, theo ý Cha của Ngài như Ngài đã vâng phục Cha để chết trên thập giá mà cứu độ gian trần, cứu độ con người. Ngài nói tiếp :” Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất;còn ai liều mắt mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được “.Chúa muốn các môn đệ của Ngài khi đã chọn Ngài thì phải liều mình, đến nỗi nếu cần phải hiến dâng cả mạng sống để làm chứng cho Ngài. Theo Chúa, làm môn đệ của Chúa quả thực đòi hỏi con người nhiều lắm. Theo Chúa để sống với Chúa luôn là một thách thức đối với người tín hữu. Bởi vì, những điều Chúa nói luôn là những đòi hỏi con người phải từ bỏ, phải quảng đại, phải hy sinh.

Chúa Giêsu hứa ban thưởng gấp bội cho những ai đã thực hành điều Ngài muốn, những điều Ngài đòi hỏi, yêu cầu. Tại sao Chúa lại đòi hỏi như vậy và đòi hỏi như vậy có khác thường, có nghịch lý không ? Con đường theo Chúa đầy những nghịch lý và cái nghịch lý để theo chúa là từ bỏ tất cả : Cha mẹ, anh em, gia đình thân thương, gia tài, của cải, danh vọng và cả mạng sống của mình. Đó là nghịch lý lớn nhất để theo Chúa.

Làm môn đệ Chúa, ở lại và đi theo, sống với Chúa là phải từ bỏ vì Chúa đã sống như vậy, nghĩa là Ngài đã bỏ gia đình, bỏ tất cả để chỉ làm theo ý Thiên Chúa Cha. Ngài đã sống thật thảo hiền với Chúa Cha và làm gương cho mọi người, cho nhân loại về sự từ bỏ. Không chỉ những người dấn thân, đi tu trong các Dòng tu, trong các Tu hội là phải từ bỏ.Nhưng người Kitô hữu cũng được Chúa mời gọi sống triệt để “ đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy “ và sống lời Chúa :” Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy “. Trong cuộc sống hằng ngày giữa trăm ngàn bề bộn của công việc, gia đình, cha mẹ, anh em luôn là giằng co giữa người môn đệ Chúa với đòi hỏi của chúa Giêsu và sự gắn bó với Chúa. Rồi những giằng co giữa danh vọng, tiền tài, của cải với sự trung thành với bổn phận, với giới răn của Chúa.

Giữa những giằng co của tình cảm gia đình, những người thân thương, danh vọng,tiền tài, của cải, môn đệ của Chúa phải làm gì, phải chọn lựa làm sao? Lời Chúa ngày hôm nay sẽ giúp soi sáng, hướng dẫn để người môn đệ Chúa chọn lựa đúng và thực hành đúng!

Hôm nay, Giáo Hội cũng mừng kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô.Hai cột trụ của Giáo Hội Chúa. Thánh Phêrô là Vị thủ lãnh trong việc tuyên xưng đức tin, thánh Phaolô là người bảo vệ lừng danh trong việc tìm hiểu đức tin. Với việc tuyên tín của thánh Phêrô về Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa hằng sống.Chúa Giêsu tỏ mình cho các Tông đồ và tuyên bố thiết lập Nước Thiên Chúa cụ thể trên thế giới, trên trần gian dựa trên nền tảng đá là các Tông đồ, đặc biệt là thánh Phêrô và sau này, khi trắc nghiệm tình yêu của thánh Phêrô, Chúa Giêsu đã đặt Phêrô làm đầu Giáo Hội của Chúa. Chúa Giêsu đã nói với Phêrô:” Hãy chăn dắt chiên con, chiên mẹ của Ta “.

Lạy Chúa Giêsu, hai thánh Phêrô và Phaolô cùng các Tông đồ khác đã bỏ mọi mà theo Chúa, sống chết cho Chúa. Xin cho chúng con cũng biết từ bỏ để chúng con luôn làm theo ý Chúa như Chúa đã hoàn toàn làm theo ý Chúa Cha. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa đòi hỏi người môn đệ những gì để theo Ngài ?
2.Tại sao môn đệ lại phải vác Thập giá mà theo Chúa ?
3.Thánh Phêrô và thánh Phaolô là ai ?
4.Tại sao khi Phêrô tuyên tín Chúa là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu lại tỏ mình ra cho các Tông đồ và thiết lập Giáo Hội của Chúa ở trần gian này ?
 
Lịch phụng vụ tháng 7 năm 2014
LM. Anphong Trần Đức Phương
08:10 23/06/2014
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 7/2014

Trong Tháng 7 này, chúng ta sẽ mừng lễ các Chúa Nhật thường Niên (Năm A) 14,15,16, 17. Ngoài ra chúng ta cũng mừng các Lễ đặc biệt sau đây: Thánh Tôma Tông Đồ, Thánh Giacôbê Tông Đồ, Thánh Gioankim và Anna.

LỄ THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ (Ngày 3 Tháng 7): Bài Đọc 1(Êphêsô 2:19-22); Bài Phúc Âm (Gioan 20: 24-29).

Chúa Nhật XIV THƯỜNG NIÊN (Ngày 6 Tháng 7): Bài Đọc 1 (Giacaria 9: 9-10) ghi lại lời Tiên Tri Giacaria nói trước về Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ đem lại hòa bình cho các dân tộc. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 8: 9, 11-13), Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta đừng sống theo tính xác thịt; nhưng hãy sống thánh thiện, nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Vì lòng chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần hằng ngự trong lòng chúng ta, giúp đỡ chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người.

Bài Phúc Âm (Matthêu 11:25-30) ghi lời Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết: Đức Chúa Cha tỏ mình ra cho những ai sống khiêm tốn và không tỏ mình ra cho những ai sống tự cao tự đại. Rồi Chúa Giêsu mời gọi "Hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta vì ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng và tâm hồn anh em sẽ gặp được sự bình an; vì ách của ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng."

Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN (Ngày 13 Tháng 7): Bài Đọc 1 (Isaia 55: 10-11) nói về Lời Chúa đến với chúng ta và những ai đón nhận đều sinh hoa, kết quả tốt đẹp. Trong Bài đọc 2 (Rôma 8:18-23), Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy kiên nhẫn chịu đựng gian khổ ở đời này, để qua đau khổ đời này, chúng ta sẽ được hưởng phúc trường sinh đời sau. Bài Phúc Âm (Matthêu 13:1-23) ghi lại Dụ Ngôn Chúa Giêsu nói về người gieo giống. Có hạt rơi xuống vệ đường, bị chim trời ăn mất; có hạt rơi xuống đá sỏi, không mọc lên được; có hát rơi xuống bụi gai, bị chết nghẹt; chỉ có những hạt rơi xuống đất tốt, mới sinh hoa kết quả tốt đẹp. Có hạt được một trăm, có hạt được sáu mươi, có hạt được ba mươi."

Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN (Ngày 20 Tháng 7): Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 12:13,16-19) nhắc nhở mọi người là "ngoài Thiên Chúa, không có Chúa nào khác, và Ngài săn sóc mọi sự, và không xét đoán bất công...Ngài cho người nhân hậu chán chứa niềm hy vọng; Ngài ban cho những kẻ tội lỗi lòng ăn năn xám hối." Trong Bài Đọc 2 (Rôma 8:26-27),Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là "chính Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu đuối của chúng ta, giúp chúng ta cầu nguyện thế nào cho xứng đáng." Bài Phúc Âm ( Matthêu 13:24-43) ghi lại Dụ Ngôn "Cỏ Lùng", Dụ Ngôn "Hạt Cải," và Dụ Ngôn "Men Trong Bột."

LỄ THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ (Ngày 25 Tháng 7): Bài Đọc 1 (2 Côrintô 4:7-15); Bài Phúc Âm (Matthêu 20:20-28).

LỄ THÁNH GIOAKIM VÀ ANNA (Ngày 26 Tháng 7) SONG THÂN ĐỨC MARIA (Ngày 26 Tháng 7): Bài Đọc 1 (Sách Huấn Ca 44:1,10-15); Bài Phúc Âm (Matthêu 13:16-17).

Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN (Ngày 27 Tháng 7): Bài Đọc 1 (1 Các Vua 3:5,7-12) ghi lại việc Vua Salomon đã không xin Chúa được sống lâu, giầu sang, nhiều của cải, mạng sống quân thù; nhưng xin Đức Khôn Ngoan để dẫn dắt Dân Chúa; nên Chúa đã ban cho ông "Đức khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi cũng không có ai bằng người." Trong Bài Đọc 2 (Rôma 8:28-30), Thánh Phaolô nói về ơn gọi Chúa ban cho những người yêu mến Chúa, và ban cho họ mọi sự lành và dẫn đưa họ đến chốn vinh quang. Bài Phúc ÂM (Matthêu 13: 44-52) ghi lại lời Chúa Giêsu nói về Dụ Ngôn nước trời giống như người tìm được một kho tàng giấu trong cánh đồng, như người đi buôn tìm được ngóc quý, như người đi đánh cá ở ngoài biển khơi bắt được mọi thứ cá. Chúa Giêsu cũng nói về ngày phán xét "Thiên Chúa sẽ thưởng công người lành và phạt kẻ dử."

Các bài Phúc Âm trong tháng này thường ghi lại các "Dụ Ngôn." Dụ Ngôn là những câu chuyện cụ thể, dễ hiểu, Chúa Giêsu kể ra để cắt nghĩa những thực tại về "Nước Trời," để người nghe suy nghĩ, và tìm hiểu về thực tại Nước trời và đem ra áp dụng vào đời sống.

Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau để chúng ta luôn biết lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu về ý nghĩa Lời Chúa nói với chúng ta và đem ra thực hành vào đời sống hằng ngày của chúng ta, làm sao để Lời Chúa sinh hoa kết quả dồi dào cho chúng ta , và hướng dẫn chúng ta thêm Lòng Tin, Lòng Cậy, Lòng Yêu Mến Chúa và tha nhân.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chiều hướng giáo hội học của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
05:41 23/06/2014
Theo tin Zenit ngày 18 tháng 6, thứ tư vừa qua, Đức Phanxicô đã khởi đầu loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh tới vai trò mẹ của Giáo Hội, và việc ta phải nói với Giáo Hội như một đứa con nói với mẹ mình. Ngài nhắc lại chủ đề hết sức quen thuộc của ngài là: Giáo Hội không phải là một tổ chức phi chính phủ (NGO), và không chỉ bao gồm hàng giáo sĩ và Vatican. Trái lại, Giáo Hội là một thực tại rộng lớn hơn nhiều, mở cửa chào đón toàn thể nhân loại. Giáo Hội cũng không bất thần sinh ra mà là một dân tộc với một lịch sử lâu dài và được chuẩn bị rất lâu trước khi Chúa Giêsu xuống thế.

Nhân dịp này linh mục Thomas M. Kelly, giáo sư thần học hệ thống tại ĐH Creighton, Omaha, Nebraska, có bài nhận định về Giáo Hội học của Đức Phanxicô.

Theo linh mục Kelly, muốn hiểu loại Giáo Hội học này, ta phải trở về quá khứ, xem lại xem ngài đã được đào tạo ra sao tại Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh, một Giáo Hội rất khác với các Giáo Hội tại Âu Châu và Bắc Mỹ: nó có lối trình thuật khác về công lý, lãnh đạo và tính hợp đoàn.

Nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo Phận San Salvador cung cấp cho ta một tương phản lý thú về điều người ta muốn hiểu “Giáo Hội Công Giáo” có nghĩa gì. Trên tầng chính ta thấy một ngôi nhà thờ chính tòa cổ truyền xây theo hình Thánh Giá với các bàn thờ lớn ở bên cạnh và bàn thờ chính cách hàng ghế giáo dân khá xa. Tòa của đức tổng giám mục lại càng được đặt xa hẳn tít tắp. Các nghi thức phụng vụ ở nhà thờ chính được cử hành theo lối hết sức cổ truyền, với rất ít hoặc không có sự tham dự nào của giáo dân ngồi phía dưới.

Ở tầng hầm bên dưới nhà thờ chính tòa này, có nơi thờ phượng gọi là Nhà Nguyện Romero. Gần ngôi mộ của Đức TGM Oscar Romero tử đạo, người ta thấy dựng một bàn thờ cao giữa những hàng ghế đơn giản xếp vòng tròn. Mỗi Chúa Nhật, người ta lại xếp những hàng ghế theo hình tròn như thế. Trong khi đức TGM cử hành phụng vụ ở bên trên, tại nhà thờ chính tòa, thì ở bên dưới, một linh mục khác từ một địa điểm khác trong nước tình nguyện tới San Salvador để dâng lễ mỗi Chúa Nhật quanh năm. Bên trên, khoảng cách giữa đức TGM và giáo dân khiến cho việc cử hành Lễ Đại Trào trở thành một cử hành ít có sự tham dự của giáo dân. Bên dưới, bài giảng lễ thường dưới hình thức chuyện trò qua lại, trong đó, giáo dân đứng dậy và đàm đạo với vị linh mục và với các giáo dân khác để tìm cho ra ý nghĩa và cách áp dụng bài Tin Mừng. Những bài giảng “có tính tham dự” trong đó nhiều giáo dân đứng lên và góp phần vào việc suy niệm các bài đọc như thế đã trở thành thông lệ.

Xét về nhiều phương diện, hai thứ nhà thờ trong cùng một nhà thờ như thế quả đã đại biểu cho hai thứ Giáo Hội Công Giáo tại Châu Mỹ La Tinh. Hai cách hiểu “Giáo Hội” này khác nhau một cách đầy ý nghĩa cả về phong cách, sứ mệnh lẫn thực chất. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Đức TGM Romero từng tách mình khỏi các bận bịu của Giáo Hội định chế để đồng hành với Giáo Hội bình dân trong cảnh đau khổ của Giáo Hội này dưới bàn tay sắt thép của chính phủ, một chính phủ hoàn toàn cam kết duy trì các đặc ân và quyền lực của thiều số giầu có. Thành thử, hai thứ Đạo Công Giáo, một thứ “chính thức” và thứ kia “bình dân” đã từng hiện hữu bên cạnh nhau từ nhiều thế kỷ. Theo Cha Kelly, dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, Giáo Hội đang chuyển mình để trở một Giáo Hội bình dân.

Từ Vatican II tới Medellín

Dù Vatican II được nhìn nhận như là công trình phần lớn của Âu Châu, nhưng về cuối công đồng này, người ta thấy các giám mục và các thần học gia của Châu Mỹ La Tinh cũng đã có phần đóng góp quan trọng, tuy hơi kín đáo. Các học giả John O’Malley, S.J., và Robert Pelton, C.S.C., cho rằng hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, tức tuyên bố chính về mục vụ của Vatican II, có sự đóng góp lớn lao của các giám mục Châu Mỹ La Tinh. Đức HY Raul Silva và Đức Cha Manuel Larraín, cả hai đều là người Chile, đã có nhiều tiếp xúc với các nhà lãnh đạo mục vụ của Bỉ, Đức và Pháp trong suốt các khóa họp của Công Đồng. Sau đó, Đức HY Silva, Đức TGM Marcus McGrath (của Panama), Đức Cha Larraín và các thần học gia Châu Mỹ La Tinh chú tâm vào vấn đề nghèo đói đang rất phổ quát tại các nước đang mở mang và các thách đố do vấn đề này đặt ra cho Giáo Hội. Các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh ý thức được rằng thách đố lớn nhất của Giáo Hội họ là đại đa số người Công Giáo, vì nghèo đói, bất bình đẳng và áp bức, đang phải vật lộn để có được một cuộc sống xứng đáng.

Chỉ ba năm sau Vatican II, các giám mục Châu Mỹ La Tinh đã đưa ra lối giải thích rất cụ thể, có tính lịch sử, trung thành và tiến bộ về công đồng này. Dựa vào thông điệp năm 1967 của Đức GH Phaolô VI, tựa là “sự tiến bộ của các dân tộc” (“Populorum progressio”), tiếng nói của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh bắt đầu được gióng lên.

Cuộc họp tại Medellín là cuộc họp phi thường của các giám mục và thần học gia vì đã rút tỉa rất nhiều từ các cuộc tham khảo trong vùng do các giám mục thực hiện ngay trong các giáo phận của mình. Trong những cuộc tham khảo này, các giám mục cùng giáo dân thăm dò các thách đố và các cơ hội của vấn đề: đối với họ Giáo Hội có nghĩa gì.

Bốn khai triển cho Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh sau đây đã được xác nhận tại Medellín. Thứ nhất, các giám mục quả quyết rằng giữa tiến bộ xã hội, chính trị, kinh tế ở đời này, và Nước Thiên Chúa vốn có mối liên hệ chặt chẽ. Thứ hai, các ngài kêu gọi phải thay đổi cơ cấu cả trong xã hội lẫn trong Giáo Hội để giảm thiểu đau khổ và phát huy hiểu biết. Thứ ba, các ngài xác nhận cái hiểu của mình về Giáo Hội: Giáo Hội là dân Thiên Chúa, với ưu tiên minh nhiên chọn người nghèo. Cuối cùng, hội nghị Medellín xác nhận rằng cung cách Giáo Hội áp dụng các giáo huấn của mình chính là yếu tố xác định được việc liệu người ta có lắng nghe mình hay không. Hành động luôn phải đi kèm các cam kết.

Ai cũng thấy rõ: phần lớn thành tích và thừa tác vụ của Đức Phanxicô lúc còn ở Á Căn Đình hoàn toàn nhất quán với cuộc họp của các giám mục tại Medellín.

Ngài khuyến khích các linh mục lặn lội (immersion) vào các khu ổ chuột trên khắp xứ sở, nhất là tại Buenos Aires. Ngài cổ động một “Giáo Hội của người nghèo” chứ không phải chỉ là một Giáo Hội cho người nghèo, một điều nhiều người ở Bắc Mỹ cho tới nay vẫn chưa hiểu. Giống Đấng Cứu Thế nhập thể mà mình phụng sự, Giáo Hội phải thực hành “lưu động tính đi xuống”, nghĩa là từ thanh thế và uy quyền, chuyển xuống yêu thương phục vụ trong một tình xót thương, đi vào đời sống mọi người. Sau cùng, ngài nhấn mạnh tới “lòng xót thương trong phán đoán”, một điều sau này ngài quảng diễn rõ trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, trong đó, hình ảnh Giáo Hội trở thành nhà cha của đứa con phung phá, mở cửa vô điều kiện cho bất cứ ai chịu trở về.

Gần như mọi chủ đề chính phát xuất từ Medellín và các hội nghị giám mục Châu Mỹ La Tinh tiếp theo đã được khai triển cách này hay cách khác trong tông huấn trên. Thí dụ, chủ đề “hành động” hơn là “tư duy” đã được bàn tới khi Đức Phanxicô lý luận rằng “các ý tưởng, các khai triển ý niệm, là để phục vụ truyền thông, hiểu nhau và hành động (praxis)”.

Trong tông huấn trên, ngài cũng cổ vũ tính hợp đoàn sâu sắc và thành thực khi ngài đề cập chi tiết tới “niềm tin tưởng vào ngoại biên (nền linh đạo bình dân của “dân Chúa”) ngược với khuynh hướng tập quyền chi tin tưởng ‘Rôma’”.

Cuối cùng, ngài tập chú vào khía cạnh con người của hoạt động truyền giáo nhất là quan tâm của hoạt động này đối với người nghèo. Những điều này xuất hiện nhiều lần trong tông huấn khi ngài trích dẫn các giám mục Châu Mỹ La Tinh tại Medellín (1968), tại Puebla (1979), tại Santo Domingo (1992) và cuối cùng tại Aparecida (2007). Không phải là trùng hợp khi chính Đức HY Jorge Bergoglio chủ biên và khởi thảo các văn kiện sau cùng tại Aparecida.

Có lẽ Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Mỹ, một Giáo Hội bị điều kiện hóa bởi nền văn hóa vụ nhân tài (meritocracy) cá nhân chủ nghĩa, nên khó có thể hiểu được Đức Phanxicô và hướng đi ngài muốn dẫn dắt Giáo Hội. Về khía cạnh này, ngài hay nhấn mạnh những điều như: Phép Thánh Thể không còn là điều cần phải giành lấy; tòa giải tội không còn là “phòng tra tấn” và không chỉ có người đạo hạnh mới được chào đón trong các cộng đoàn của ta mà là bất cứ ai cần Thiên Chúa, nghĩa là hết mọi người.

Như chính Đức Phanxicô viết rất đúng trong tông huấn của ngài: “Tôi thích một Giáo Hội bầm tím, bị thương và dơ dáy vì ở ngoài đường phố, hơn là một Giáo Hội không khỏe mạnh vì bị giam hãm và chỉ bám lấy sự an toàn của riêng mình”.

Thành thử, theo Cha Kelly, Giáo Hội Bắc Mỹ nên học từ Đức Phanxicô bài học sau: “đức tin” là một hành động, chứ không phải chỉ là một ý niệm hay một niềm tin. Nếu bạn quan tâm tới người nghèo và người đau khổ, thì hãy vươn tay ra và gặp gỡ họ bằng tiếp xúc, thiện nguyện, sẻ chia. Nếu bạn quan tâm tới người di dân, hãy chìa tay cho họ, hãy học tiếng Tây Ban Nha, hãy đồng hành với những người không có giấy tờ. Nếu bạn quan tâm tới việc phá thai, hãy cung cấp chỗ ở cho một bà mẹ còn niên thiếu mà không phê phán và cùng bước với nàng trên con đường trách nhiệm, thách đố, thậm chí cả nhục nhằn nữa. Suy nghĩ và tin theo các lý tưởng là điều dễ dàng, dựa vào chúng để hành động sẽ biến ta thành thành phần của cộng đồng “bầm tím, bị thương và dơ dáy” biết sống thực lòng cảm thương của Chúa Kitô.
 
Đức Thánh Cha gặp các linh mục và dâng thánh lễ tại Cassano
Lm. Trần Đức Anh OP
07:22 23/06/2014
CASSANO. ĐTC Phanxicô cổ võ các linh mục sống tình huynh đệ và ngài tái lên án những kẻ gian ác trong các tổ chức bất lương.

Ngài đưa ra lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ các linh mục của giáo phận Cassano all'Jonio và trong bài giảng thánh lễ cho các tín hữu tại vùng này, hôm 21-6-2016.

Giáo phận Cassano cách Roma 400 cây số và có 106 ngàn tín hữu Công Giáo, do Đức Cha Nunzio Galantino cai quản. Ngài cũng là Tổng thư ký HĐGM Italia. Vùng này thường bị nạn tổ chức bất lương N'drangheta, giống như mafia, hoành hành. Thậm chí gần đây một em bé 3 tuổi cũng bị bọn bất lương này rưới xăng đốt chết với cha mẹ em.

Huấn dụ cho các linh mục

Trong bài huấn dụ ngắn tại buổi gặp gỡ các LM tại nhà thờ chính tòa Cassano lúc 12 giờ trưa, ĐTC nhắc nhở cho các vị về niềm vui làm linh mục, vẻ đẹp của tình huynh đệ, đồng thời khích lệ các vị làm việc với các gia đình và cho các gia đình. Ngài nói:

Trước tiên tôi muốn chia sẻ với anh em niềm vui được làm LM. Một điều luôn gây ngạc nhiên, đó là được Chúa Giêsu kêu gọi, kêu gọi theo Chúa, ở với Chúa, mang Chúa, Lời Chúa và ơn tha thứ của Chúa cho tha nhân.. Không có gì đẹp hơn đối với một người như thế, có đúng không anh em?. Khi các linh mục chúng ta ở trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa, và chúng ta dừng lại một lát nơi đó, trong thinh lặng, lúc ấy chúng ta cảm thấy cái nhìn của Chúa lại đặt nơi chúng ta, cái nhìn ấy đổi mới và tái linh hoạt chúng ta..

Quả thực, nhiều khi không dễ ở lại trước Chúa, không dễ dàng vì chúng ta bị bao nhiêu công việc, bao nhiêu người lôi kéo..; nhưng nhiều khi việc làm ấy không dễ vì chúng ta cảm thấy một sự khó chịu nào đó, cái nhìn của Chúa làm cho chúng ta có phần bất an, có khi đặt chúng ta trong một cơ khủng hoảng.. Nhưng điều có cũng có lợi cho chúng ta! Trong thinh lặng cầu nguyển, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy chúng ta là những người thợ tốt, hoặc chỉ là những công nhân, công chức; chúng ta là những máng mở rộng và quảng đại qua đó tình thương và ơn thánh của Chúa tuôn chảy dồi dào, hoặc chúng ta tự đặt mình ở trung tâm, và thay vì là máng chuyển, chúng ta trở thành những hàng rào không giúp gặp gỡ Chúa, với ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng”.

Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ với anh em là vẻ đẹp của tình huynh đệ: là linh mục với nhau, không phải một mình theo Chúa, không riêng rẽ nhưng cùng nhau, tuy là trong những năng khiếu và nhân cách khác nhau; đúng ra chính điều ấy là cho linh mục đoàn được phong phú, với nhiều gốc gác, tuổi tác, tài năng khác nhau.. và tất cả những điều đó được sống trong tình hiệp thông, trong tình huynh đệ.

Cả điều này cũng không dễ dàng, không phải là điều đương nhiên xảy ra. Trước tiên vì cả các linh mục chúng ta cũng bị chìm trong nền văn hóa chủ quan ngày nay, thứ văn hóa tuyên dương cái tôi, đến độ tôn thờ nó như thần tượng, và do một thái độ duy cá nhân chủ nghĩa trong mục vụ, đáng tiếc là cũng lan tràn trong các giáo phận chúng ta. Vì thế chúng ta phải phản ứng lại nó bằng một sự chọn lựa tình huynh đệ. Tôi cố ý nói về sự ”chọn lựa”. Không thể chỉ là một điều do tình cờ tạo nên, theo hoàn cảnh thuận tiện. Không phải thế, đó là một sự chọn lựa tương ưng với thực tại của chúng ta, với hồng ân chúng ta đã lãnh nhận, và cần luôn luôn đón nhận và vun trồng: đó là sự hiệp thông trong Chúa Kitô, trong hàng linh mục, quanh Đức GM. Tình hiệp thông này đòi phải được sống bằng cách tìm kiếm những hình thức cụ thể thích hợp với thời đại và thực tại của địa phương, nhưng luôn trong viễn tượng tông đồ, theo cách thức truyền giáo, huynh đệ và đời sống đơn sơ. Khi Chúa Giêsu nói: ”Cứ dấu này mọi người nhận biết các con là môn đệ thầy: nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,35), Chúa nói điều nói điều đó cho mọi người, nhưng trước tiên là cho 12 tông đồ, cho những người mà Ngài kêu gọi theo sát Ngài.

Niềm vui được làm linh mục và vẻ đẹp của tình huynh đệ. Hai điều này tôi nghĩ là quan trọng nhất khi nghĩ đến anh em. Một điều cuối tôi chỉ nhắc sơ, tôi khuyến khích anh em trong công việc với các gia đình và cho các gia đình. Đó là công việc mà Chúa yêu cầu chúng ta làm một cách đặc biệt trong thời kỳ này, là thời kỳ khó khăn, đối với gia đình như một định chế cũng như các gia đình, vì khủng hoảng. Nhưng chính trong thời kỳ khó khăn này mà Thiên Chúa làm cho ta cảm thấy sự gần gũi, ơn thánh, sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa. Và tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành chứng nhân, làm người trung gian về sự gần gũi của Thiên Chúa đối với các gia đình và về sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa cho các gia đình”.

Thánh lễ

Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong cuộc viếng thăm là thánh lễ ngài cử hành lúc 4 giờ chiều ngày 21-6-2014 tại cánh đồng Sibari trước sự tham dự của 250 ngàn tín hữu. Đồng tế với ngài có các GM của 12 giáo phận thuộc miền Calabria và 207 linh mục.

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nhắc đến ý nghĩa lễ kính Mình Thánh Chúa, là Bánh Hằng Sống từ trời xuống (Ga 6,51), lương thực thỏa mãn lòng khao hát của chúng ta đối với sự sống đời đời, là sức mạnh cho hành trình của chúng ta. Ngài nói:

”Lễ hôm nay là lễ qua đó Giáo Hội chúc tụng Chúa vì hồng ân Thánh Thể. Trong khi Thứ Năm Tuần Thánh chúng ta tưởng niệm việc Chúa lập phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, thì hôm nay trổi vượt lòng cảm tạ và thờ lạy Chúa. Thực vậy, theo truyền thống trong ngày này có cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa.

ĐTC khai triển hai khía cạnh của ngày lễ này, đó là ”Thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể và tiến bước với Chúa”. Ngài nói: ”Đây là hai khía cạnh không thể tách rời nhau trong ngày lễ hôm nay, hai khía cạnh ghi dấu vết trong toàn thể đời sống của dân Kitô giáo: một dân tộc thờ lạy Chúa và một dân tộc tiến bước, không dừng lại, nhưng bước đi.

- Trước tiên chúng ta là một dân tộc thờ lạy Thiên Chúa. Chúng ta thờ lạy Thiên Chúa là tình thương, trong Chúa Giêsu Người ban cho chúng ta chính mình, hiến thân trên thập giá để đền tội cho chúng ta và do quyền năng của tình thương ấy, Chúa sống lại từ cõi chết và đang sống trong Giáo Hội. Chúng ta không thờ lạy Thiên Chúa nào khác ngoài Ngài!

Tố giác tổ chức bất lương

Khi người ta thay thế việc thờ lạy Chúa bằng việc thờ lạy tiền bạc, thì người ta mở đường cho tội lỗi, cho tư lợi và cho lạm dụng; khi người ta không thờ lại Thiên Chúa là Chúa, thì họ trở thành người tôn thờ sự ác, như những kẻ sống bằng những điều gian ác và bạo lực. Phần đất của anh chị em đẹp đẽ dường nào, nhưng đang gặp phải những dấu hiệu và hậu quả của tội lỗi ấy. Tổ chức tội phạm N'drangheta là thờ lạy sự ác và coi rẻ ích chung. Cần phải bài trừ sự ác này, xua đuổi nó đi! Cần phải phủ nhận nó! Giáo Hội mà tôi biết là đang dấn thân trong việc giáo dục lương tâm, phải luôn luôn xả thân hơn nữa để sự thiện có thể trổi vượt. Các bạn trẻ của chúng ta yêu cầu điều ấy. Những người trẻ của chúng ta đang cần hy vọng, yêu cầu chúng ta điều ấy. Để có thể đáp ứng đòi hỏi ấy, đức tin có thể giúp đỡ chúng ta. Những người trong cuộc sống đi theo con đường sự ác như thế, như những tên mafia, họ không ở trong tình hiệp thông với Thiên Chúa: họ bị tuyệt thông!

Ngày hôm nay chúng ta tuyên xưng điều ấy, mắt hướng nhìn về Mình Thánh Chúa, Bí Tích Bàn Thánh. Và do niềm tin ấy, chúng ta từ bỏ Satan với tất cả những quyến rũ của nó; chúng ta từ bỏ những thần tượng tiền bạc, háo danh, kiêu ngạo và quyền lực. Các Kitô hữu chúng ta không muốn thờ lạy điều gì và không thờ lạy ai trên trần thế này ngoài Chúa Giêsu Kitô, Đấng hiện diện trong Thánh Thể. Có lẽ chúng ta không luôn luôn ý thức tường tận điều này có ý nghĩa gì, với những hệ luận của việc chúng ta tuyên xưng niềm tin ấy.

Niềm tin của chúng ta nơi sự hiện diện thực của Giêsu Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật trong bánh rượu đã được thánh hiến, là chân thực nếu chúng ta quyết tâm tiến bước theo Chúa và với Chúa. Thờ lạy và tiến bước: một dân tộc thờ lạy là một dân tộc tiến bước! Tiến bước với Chúa và theo Chúa, tìm cách thực hành giới răn của Chúa, giới răn mà Ngài đã ban cho các môn đệ trong bữa tiệc ly: ”Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau” (Ga 13,34). Dân thờ lạy Thiên Chúa trong Thánh Thể là dân tiến bước trong tình bác ái. Thờ lạy Chúa trong Thánh Thể, tiến bước với Chúa trong tình bác ái huynh đệ.

ĐTC nói tiếp:

Ngày hôm nay, trong tư cách là GM Roma, tôi đến đây để củng cố anh chị em không những trong đức tin nhưng cả trong đức bác ái, để tháp tùng và khích lệ anh chị em trong hành trì với Chúa Giêsu Tình Thương. Tôi muốn bày tỏ sự hỗ trợ của tôi với Đức Giám Mục, các LM và phó tế của giáo phận này, cũng như giáo phận Công Giáo đông phương Lungro, vốn có truyền thống Hy lập Bizantine phong phú. Nhưng tôi cũng nới rộng sự khích lệ nâng đỡ ấy cho tất cả các vị Mục Tử và tín hữu của Giáo Hội ở miền Calabria, can dảm dấn thân trong việc loan báo Tin Mừng và cổ võ lối sống cũng như những sáng kiến đặt những nhu cầu của người nghèo và những người rốt cùng ở trung tâm. Tôi cũng khích lệ chính quyền dân sự đang nỗ lực dấn thân chính trị và hành chính để phục vụ công ích. Tôi khuyến khích tất cả hãy biểu lộ tình liên đới cụ thể với các anh chị em, nhất là những người đang cần nhiều hơn công lý, hy vọng và dịu dàng. Cám ơn Chúa có bao nhiêu dấu chỉ hy vọng trong các gia đình, giáo xứ, hội đoàn và phon gtrào Giáo Hội. Chúa Giêsu không ngừng khơi dậy những cử chỉ bác ái nơi đoàn dân lữ hành của Ngài! Một dấu chỉ cụ thể nói lên niềm hy vọng ấy là dự án Policoro, dành cho những người trẻ muốn dấn thân và kiến tạo những cơ hội làm việc cho bản thân và tha nhân. Hỡi các bạn trẻ quí mến, các bạn đừng để cho người ta cướp mất niềm hy vọng! Khi thờ lạy Chúa trong tâm hồn anh chị em và liên kết với Chúa anh chị em sẽ biết chống lại sự ác, chống lại bất công, bạo lực bằng sức mạnh của chân, thiện, mỹ.

Anh chị em thân mến, Thánh Thể tụ họp chúng ta với nhau, Mình Chúa làm cho chúng ta trở nên một, một gia đình duy nhất, Dân Chúa quây quần quanh Chúa Giêsu, Bánh sự sống. Điều mà tôi đã nói với những người trẻ, tôi cũng nói với tất cả mọi người, đó là nếu anh chị em thờ lạy Chúa Kitô và bước theo Chúa và với Chúa, thì giáo phận, các giáo xứ của anh chị em sẽ tăng trưởng trong đức tin và bác ái, trong niềm vui loan báo Tin Mừng. Anh chị em sẽ là một giáo phận trong đó các cha mẹ,các LM tu sĩ, giáo lý viên, trẻ em, người già, người trẻ tiến bước cạnh nhau, nâng đỡ, tương trợ, yêu thương nhau như anh chị em, nhất là trong những lúc khó khăn.

Sau thánh lễ vào khoảng 6 giờ chiều ĐTC đã đáp trực thăng trở về Vatican bình an.
 
Nhà cầm quyền Hồi Giáo Sudan trả tự do cho người phụ nữ bị kết án treo cổ
Đặng Tự Do
15:25 23/06/2014
Hôm thứ Hai 23 tháng Sáu, thông tấn xã chính thức của nhà nước Sudan cho biết chị Meriam Yehya Ibrahim đã được tự do sau khi một toà án đã đưa ra phán quyết hủy bỏ bản án trước đó. Cô Meriam đã được ra khỏi tù và được đưa đến một điạ điểm bí mật vì nhiều người Hồi Giáo vẫn muốn cô phải chết.

Hôm 16 tháng 5, một tòa án Sudan đã đưa ra một phán quyết tàn bạo là treo cổ chị Meriam Yehya Ibrahim, là một người phụ nữ đang mang thai vì phạm tội bỏ Hồi giáo để gia nhập Kitô Giáo.

Cô Meriam Yehya Ibrahim, 27 tuổi, có cha là một người Hồi Giáo đã bỏ rơi mẹ cô là một tín hữu Chính Thống Giáo nghi lễ Êthiôpia. Từ nhỏ, cô đã được mẹ nuôi dạy trong đức tin Kitô và chưa một ngày nào là người Hồi Giáo.

Cô đã kết hôn với một tín hữu Kitô là anh Daniel Wani, một công dân Hoa Kỳ và có một cháu bé gần 2 tuổi. Những người Hồi Giáo là bà con của cha cô đã tố cáo cô bỏ đạo Hồi để theo Kitô Giáo.

Trước tòa, Meriam luôn kiên quyết cho rằng mình theo đạo mẹ và đã là một Kitô hữu từ nhỏ.

Tòa án khăng khăng cho rằng Meriam đã phạm tội bội giáo và vì thế cô phải bị treo cổ. Luật lệ Hồi Giáo cũng không cho phép một người phụ nữ kết hôn với một Kitô hữu nên tòa cũng không công nhận hôn nhân giữa cô và anh Daniel Wani và truyền đánh Meriam 100 hèo vì tội ngoại tình.

Trong thời gian bị giam trong tù, cô đã hạ sinh cháu bé thứ hai vào ngày 27 tháng 5 vừa qua. Tòa truyền rằng khi cháu gái mới sinh được dứt sữa thì cô sẽ phải thi hành án.

Nhiều phong trào cầu nguyện cho cô và phản kháng bản án bất nhân đã nổ ra trên khắp thế giới.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra thông cáo nói chính phủ Mỹ "quan ngại sâu sắc" trước phán quyết này. Ngoài tuyên bố ngắn gọn nêu trên Hoa Kỳ không can thiệp vào vụ này.

Anh Daniel Wani, là chồng Mariam, đã bày tỏ sự thất vọng với thái độ này của Hoa Kỳ. Anh nói: "Là một công dân Mỹ, tôi thất vọng với quan điểm của Đại sứ quán Mỹ ở Khartoum từ đầu vụ án này" Sự im lặng lâu dài của cả Tổng thống Barrack Obama và Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry về trường hợp của cô Meriam Yehya Ibrahim đã bị chỉ trích mạnh tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Ngày 12 tháng 6, John Kerry mới phá vỡ sự im lặng khó hiểu này.

Trong khi đó, tại Jordan, hoàng tử Hassan bin Talal, một người Hồi Giáo lên tiếng phê bình việc cưỡng bức cô Meriam phải theo đạo Hồi của nhà cầm quyền Khartoum. Ông nói: “Việc phượng tự mà không có được tự do chọn lựa và lòng nhiệt thành thì chẳng có nghĩa gì.”

Tại Anh, thông cáo chính thức của chính phủ nước này đã mô tả bản án là “man rợ” và có những dấu hiệu vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Muốn biết thêm về thái độ im lặng khó hiểu của Tổng thống Barrack Obama và Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry xin xem, chẳng hạn bài What About Meriam, President Obama? đăng trên USNews hôm 2/06/2014.

 
Đức Giáo Hoàng nói: Đừng phán xét - anh chị em không phải là Thiên Chúa đâu!
Đặng Tự Do
16:05 23/06/2014
Trong thánh lễ sáng thứ Hai 23 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu hãy từ bỏ thái độ xăm xoi, phán xét người khác. Ngài gọi đó là thái độ của những kẻ giả hình đang bị Satan xúi giục.

Đức Thánh Cha giải thích rằng:

“Khi phán xét người khác, ta đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, là Vị thẩm phán duy nhất. Nếu ai hy vọng một ngày nào đó những hành vi phạm tội của mình được tha thứ, thì đừng phán xét người khác.”

Đức Thánh Cha đã trình bày những giáo huấn của ngài dựa trên bài Phúc Âm trong ngày khi Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ:

“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?” (Mt 7: 1-3)

Đức Thánh Cha cảnh báo các tín hữu đừng chiếm đoạt vai trò thẩm phán. Đó không phải là trách nhiệm của bất kỳ ai và nếu ai trong chúng ta cố gắng phán xét anh chị em của mình, người ấy sẽ là một "kẻ thua cuộc, bởi vì người ấy cuối cùng sẽ là nạn nhân của chính thái độ thiếu thương xót của mình. Đây là những gì sẽ xảy ra với một người ham phán xét kẻ khác. "

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu "không bao giờ buộc tội", trái lại, Người luôn đứng về phía biện hộ.

Thiên Chúa không chỉ sai Chúa Giêsu, Con Ngài đến để bảo vệ chúng ta, nhưng Ngài cũng sai Chúa Thánh Thần đến để "biện hộ cho chúng tôi."

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: "Người cáo buộc là ai?" Và ngài trả lời: "Trong Kinh Thánh, kẻ 'cáo buộc' được gọi là ma quỷ, Satan", nhưng ngài lưu ý rằng mặc dù ma quỷ cáo buộc, "Chúa Giêsu sẽ phán xét, vào ngày sau hết, nhưng ngay lúc này Ngài cầu bầu cho chúng ta và bảo vệ chúng ta”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

"Phán xét anh chị em mình là một hành vi sai lầm và cuối cùng sẽ bị phán xét theo cùng một cách như thế. Thiên Chúa là ‘vị thẩm phán duy nhất’ và bất cứ ai bị phán xét cũng luôn luôn có thể dựa vào sự biện hộ của Chúa Giêsu, là trạng sư đầu tiên của mình, và kế đó là Chúa Thánh Thần".

Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Nói cho cùng, những ai phán xét người khác đang ‘bắt chước ma quỷ thế gian’, là kẻ đang chờ đợi trong hậu trường để sẵn sàng buộc tội.

Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để bắt chước Chúa Giêsu, Đấng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, là trạng sư của chúng ta chứ đừng bắt chước những kẻ xăm xoi kết án người khác.”
 
Top Stories
Hanoi: une association catholique de création récente se réforme et change de nom
Eglises d'Asie
10:24 23/06/2014
L’Association des entrepreneurs et intellectuels catholiques était un mouvement de formation et d’action religieuse et sociale en activité au Nord-Vietnam depuis quelque quatre ans. L’organisation vient de faire peau neuve et de se transformer en profondeur. Le mouvement s’appelle désormais « le groupe apostolique Jean-Paul II ». L’organisation, la direction, les statuts, les objectifs d’action ont subi un profond remaniement. La séance inaugurale de la nouvelle association a eu lieu à Hanoi, dans la paroisse de Thai Ha, le 22 juin 2014, à l’occasion de la fête du corps et du sang du Christ. Elle s’est achevée par une messe solennelle.

Bien que l’association des entrepreneurs et intellectuels catholiques n’ait véritablement entamé ses activités qu’en 2010, son projet avait germé, il y a longtemps, dans l’esprit de l’ancien archevêque de la capitale, le cardinal Joseph Pham Dinh Tung. Il espérait, grâce à elle, faire lever une élite chrétienne. Les circonstances l’empêchèrent de réaliser son objectif. A partir de 2010, sous l’impulsion d’un certain nombre de membres du clergé, surtout des religieux rédemptoristes, et grâce au dynamisme du responsable principal de l’époque, aujourd’hui en prison, l’avocat Lê Quôc Quân, le mouvement s’est répandu dans tous les diocèses du Nord-Vietnam où ont été fondés des groupes très actifs.

Le nouveau « Groupe Jean-Paul II » hérite donc des nombreux acquis obtenus par la précédente association qui s’était donnée pour maxime : « Solides dans la foi, riches en connaissance et forts par la charité ».

Avant la réforme actuelle, le groupe s’était manifesté par l’organisation de nombreuses sessions de formation à la doctrine sociale de l’Eglise, ainsi que de retraites annuelles. Il apportait également son assistance aux étudiants grâce à des bourses d’études et contribuait à la création de bibliothèques dans les paroisses pauvres.

L’épisode marquant de la vie du mouvement en cette période fut sans nul doute l’arrestation de son président, Lê Quôc Quân. Celui-ci avait été appréhendé au mois d’avril 2011 pour avoir soutenu publiquement le célèbre dissident Cu Huy Ha Vu lors de son procès. Toute l’association se mobilisa alors dans la prière et, finalement, les autorités furent obligées de libérer le président du groupe après neuf jours d’internement.

Malgré ces côtés positifs, un certain nombre de points laissaient à désirer ou restaient à déterminer avec plus de précision : les objectifs, la finalité, les statuts… Certains craignaient de voir l’association s’embourber dans la politique. L’appellation du groupe faisait problème pour un certain nombre de membres qui n’étaient ni vraiment intellectuels, ni entrepreneurs. Ce sont toutes ces raisons qui ont poussé l’association à changer de nom et à se réformer, avec l’aide spirituelle des prêtres rédemptoristes de la paroisse de Thai Ha (1).

La nouvelle association a ainsi résumé ces lignes directrices : « Apporter l’Evangile à ceux qui recherchent Dieu. (…) Créer un lieu d’activités et d’échanges sur la vie spirituelle pour les intellectuels ».

(1) Informations recueillies sur VietCatholic News, le 22 juin 2014.
(Source: Eglises d'Asie, le 23 juin 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể GP Bắc Ninh mừng Đại Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Liên Đoàn Giuse Hoàng Lương Cảnh
08:41 23/06/2014
Chúa Nhật 22-6-2014, Đức Cha Cosma Hoàng văn Đạt cùng với Đức TGM Leopoldo Girelli cùng đã đến dâng lễ Mình Máu Thánh Chúa cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Giuse Hoàng Lương Cảnh, Giáo Phận Bắc Ninh.

Hình ảnh

Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, khi Ngài mời Đức Tổng Leopoldo đến các địa điểm xa xôi của Giáo Phận, cốt ý dành một sự quan tâm cách đặc biệt đối với thể hệ trẻ, cụ thể là các em thanh thiếu niên. Ngài luôn ước mong đất Giáo Phận Bắc Ninh trổ sinh hoa trái, Ngài thường nói “Để đất chúng ta trổ sinh hoa trái” khi đến khắp nói trong Giáo Phận. Nhưng điều đáng nói đến là việc Ngài thực hiện cách cụ thể điều đó, thế hệ trẻ cần được giáo dục toàn diện. Đối với các em thiếu nhi, Đức Cha đã chọn Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là cách thức, là môi trường giáo dục toàn diện và năng động.

Năm năm Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trên mảnh đất Giáo Phận Bắc Ninh không phải là thời gian dài, nhưng năm năm đó Thiếu Nhi Thánh Thể không thiếu vắng một linh mục chuyên đặc trách Phong Trào. Trong bối cảnh Giáo Phận còn thiếu linh mục trầm trọng thì việc Ngài dành riêng một linh mục chuyên chăm về Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể quả là một chọn lựa hệ trọng. “Để đất chúng ta trổ sinh hoa trái” các cụ thể là các em thiếu nhi cần một môi trường huấn luyện giáo dục. Chính trong sự ưu tư chung cho cả Giáo Phận mà một đường lối giáo dục được thực hiện, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giuse Hoàng Lương Cảnh ra đời. Năm năm của Liên Đoàn này với nhiều người thì chỉ là giai đoạn xem xét chứ chưa dám làm. Vậy mà đã có gần 25 Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Giáo Xứ trong Giáo Phận hoạt động, với tổng số Thiếu Nhi hơn 10 ngàn em, cùng với gần 1500 anh chị Huynh Trưởng phục vụ trong Phong Trào và gần 50 quý Thầy quý Sơ Trợ Úy cộng tác linh hướng huấn luyện. Kỷ niệm sinh nhật 5 năm của Liên Đoàn, các em Thiếu Nhi và Huynh Trưởng thực hiện một năm học hỏi và sống Đức Tin trong Năm Đức Tin của Giáo Hội, kết thúc với một Ngày Thánh Thể. Ngày Thánh Thể như ngày hội của Thiếu Nhi toàn Giáo Phận quy tụ về bên Chúa Giê-su Thánh Thể để Chầu Chúa, họp mặt Thiếu Nhi, dâng lễ tạ ơn, thi đua học hỏi về Giáo lý, Kinh Thánh, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, lịch sử Giáo phận.

Liên Đoàn Giuse đã chọn ngày Lễ Mình Máu Thánh Chúa là ngày họp mặt. Ngày gặp gỡ diễn ra tại Giáo Xứ Lập Trí, thuộc Giáo Hạt Tây Nam của Giáo Phận Bắc Ninh. Nhân dịp này, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể mời Đức Tổng và Đức Cha chủ sự Lễ Nghi Tuyên Hứa Thiếu Nhi, Lễ Nghi ra mắt Ban Chấp Hành Đoàn và công bố Xứ Đoàn Lập Trí chính thức hoạt động trong Liên Đoàn Giuse Hoàng Lương Cảnh. Có lẽ đây là lần duy nhất trong một Thánh Lễ Tuyên Hứa của các em Thiếu Nhi Thánh Thể có sự hiện diện của hai Đức Giám Mục.

Nhân đây, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Bắc Ninh trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì ngày họp mặt vừa qua ở Lập Trí, chúng con xin được bày tỏ tâm tình tri ân cách đặc biệt Đức Tổng Leopoldo và Đức Cha Cosma đã dành một sự ưu ái lớn lao cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, cách riêng cho Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Bắc Ninh.

Nguyện Chúa Giê-su Thánh Thể chúc lành bình an cho Quý Đức Cha qua sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
 
Khoá huấn luyện huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể tại GP Mỹ Tho năm 2014
TNTT Mỹ Tho
21:37 23/06/2014
KHOÁ HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG NĂM 2014 TẠI GP MỸ THO

Sa mạc huấn luyện huynh trưởng cấp I, II của Liên Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với tên gọi Lên Đường đã được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho từ ngày 17.06.2014 đến ngày 20.06.2014. Hành trình sa mạc của khóa huấn luyện năm nay quy tụ rất đông các sa mạc sinh đến từ khắp các giáo xứ trong giáo phận, gần 200 sa mạc sinh.

Sa mạc huấn luyện chính thức được khai mạc cách trang trọng với sự hiện diện và đồng hành của cha Tổng đại diện Phaolo Trần Kỳ Minh, cha Tuyên úy sa mạc Giuse Trần Thanh Long, cha ma mạc trưởng Phêrô Nguyễn Ngọc Long, và ban huấn luyện: cha Philiphê Huỳnh Ngọc Tuấn thuộc Giáo phận Mỹ Tho, cha Giuse Thái thuộc giáo phận Sai gòn. Cùng ban điều hành, các huấn luyện viên, các trưởng thuộc liên đoàn Anrê Phú Yên, Giáo phận Saigon, các trưởng cấp III Giáo phận Cần Thơ và các huynh trưởng giáo phận Mỹ Tho.

Các sa mạc sinh lần lượt trải qua ý lực sống các ngày Cầu nguyện, ngày Thánh Thể, ngày Hy sinh và ngày làm việc Tông đồ. Thời gian học tập và sinh hoạt của các sa mạc sinh bắt đầu từ sáng 4h45 đến 21h00 mỗi ngày với Thánh lễ, các khóa huấn luyện, nâng cao kiến thức và các kỹ năng cho các sa mạc sinh; Các giờ đạo đức như sưởi ấm Thánh Thể, kinh tối, chầu Thánh Thể, lửa thiêng Thánh Thể, lãnh nhận Lời Chúa; Các buổi sinh hoạt, các giờ thảo luận đội nhóm…

Khóa huấn luyện năm nay có sự gia tăng về số lượng nhưng cũng có một bước tiến bộ rõ rệt về tinh thần, trách nhiệm và kỷ luật trong mọi giờ giấc sinh hoạt, làm việc và học tập…Các bài khóa nghiêm tập rất nghiêm khắc, nhưng các sa mạc sinh cũng đã làm rất tốt những yêu cầu được đặt ra trong khóa huấn luyện. Các sa mạc sinh đã lãnh nhận được rất nhiều kiến thức về Thánh Kinh, kỹ năng về lều trại, sinh hoạt, mật thư…Sau khóa huấn luyện các sa mạc sinh đã có đủ chuyên môn để phục vụ trong các xứ đoàn của giáo xứ. Một vài huynh trưởng của Liên Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng đã không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng, đã trưởng thành và đã mạnh dạn đảm nhận được một vài bài khóa trong chương trình huấn luyện.

Cao điểm của sa mạc huấn luyện huynh trưởng là đêm Lửa Thiêng Thánh Thể, chương trình được diễn ra với các tiết mục diễn nguyện thật sốt sắng, sâu sắc, ý nghĩa và cảm động. Một đêm còn được nhớ đến như một đêm hồng phúc, có lẽ đó là điều cảm động nhất trong đêm mà Chúa Giêsu Thánh Thể đã thương đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Ngài. Một đêm không mưa đó là điều thật ngạc nhiên mà không ai có thể ngờ rằng sao lại có được một ngày thật đẹp trong những ngày mưa kéo dài liên tục suốt thời gian diễn ra hành trình sa mạc này.

Trong Thánh lễ bế mạc khóa huấn luyện do cha Tổng Đại Diện làm chủ tế, cùng đồng tế có cha sa mạc trưởng và quý cha Tuyên úy sa mạc. Đồng thời nghi thức trao chứng nhận huynh trưởng cấp I cho 73 sa mạc sinh cũng được diễn ra trong Thánh lễ. Cha chủ tế cũng chúc mừng các tân huynh trưởng và đề cao rằng: Giáo Hội rất cần sự hy sinh vượt qua mọi khó khăn của người huynh trưởng, nhằm hướng dẫn và đưa các em đến với Chúa Giêsu Thánh Thể trong xã hội hôm nay.

Thánh lễ kết thúc, cha sa mạc trưởng đã gởi lời cám ơn chân thành đến cha Tuyên úy Liên đoàn Anrê Phú Yên Giáo phận Saigon. Khóa huấn luyện huynh trưởng của Giáo phận Mỹ Tho luôn nhận được sự tiếp sức từ Liên đoàn Anrê Phú Yên trên từng cây số. Mặt khác, còn được cha Tuyên úy quan tâm và gửi những người trưởng đến hướng dẫn. Ngài gởi lời cám ơn vì sự đồng hành đầy yêu thương, trách nhiệm và rất tâm huyết của cha đối với phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Liên đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Giáo phận Mỹ Tho. Cha sa mạc trưởng cũng không quên cám ơn quý cha và quý Sơ quản lý nhà chung cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chuẩn bị chỗ ăn, ở cho các sa mạc sinh trong suốt thời gian huấn luyện.

Vào lúc 15h00 ngày 20.06.2014 là giờ mà các sa mạc sinh phải rời sa mạc huấn luyện. Vì vậy đã có những giọt nước mắt mang nhiều niềm vui và cảm xúc. Những giọt nước mắt lưu luyến khi chia tay. Giọt nước mắt hạnh phúc vì đã được quy tụ về ngôi nhà chung, cùng vui sống bên nhau, cùng quyết tâm trở nên ánh sáng và muối cho đời, cùng một nhiệt huyết vẫn đang cháy bỏng vì lý tưởng Thiếu nhi Thánh Thể.

Giờ chia tay, điều không mong đợi cũng đã đến, chia tay để về lại nơi mình xuất phát và mang trên vai sứ mạng của một tân huynh trưởng để chính thức nhận nhiệm vụ mới. Ước mong rằng các tân huynh trưởng sẽ giữ mãi màu khăn đỏ thắm của người huynh trưởng bằng những hy sinh, nhiệt tình phục vụ, cầu nguyện và kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể đêm ngày. Các tân huynh trưởng và các sa mạc sinh không quên hẹn nhau năm sau sẽ gặp lại để bổ sung kiến thức, nâng cao các kỹ năng huynh trưởng.

Tạ ơn Chúa Giêsu Thánh Thể đã ban nguồn ơn Thánh để khóa huấn luyện huynh trưởng của chúng con thành công tốt đẹp. Chúng con xin cám ơn cha Tổng Đại Diện, cha sa mạc trưởng, quý cha Tuyên úy, quý Sơ quản lý nhà chung, các huấn luyện viên của Liên Đoàn Anrê Phú Yên, ban điều hành Liên đoàn các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để chúng con được quy tụ học hỏi về thiếu nhi Thánh Thể, các phẩm chất của một huynh trưởng. Chúng con nguyện sống theo tinh thần huynh trưởng để phục vụ thiếu nhi Thánh Thể của Chúa.

Ban Hành Chánh Liên Đoàn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Biển, Đảo nào của Ta, chủ quyền nào không thay đổi?
Bảo Giang
08:01 23/06/2014
Biển, Đảo nào của Ta, chủ quyền nào không thay đổi?

Vào chiều ngày 18-6-14, tại Hà Nội có một cuộc hội, gọi là họp cấp cao, giữa Việt Nam và Trung cộng. Sau khi đứng nghe Dương khiết Trì, xác định lại lập trường của Trung cộng tại biển đông là không thay dổi và cũng không có ý định thay đổi tiến trình hợp tác song phương toàn diện với đảng và nhà nước Việt cộng. Diễn viên từ phía Việt cộng là Nguyễn phú Trọng, một lão già đầu bạc trắng, mặt xanh như tàu lá, phát biểu như sau:

Chúng tôi đã nghe và hiểu rõ “chủ trương của Trung quốc về biển đảo là không thay đồi” đã nghe biết “Trung quốc khẳng định coi trọng và chưa bao giờ thay đồi phương châm hữu nghị trong quan hệ với Việt Nam”.. . Chúng tôi cũng thế “ Khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên biển đông là không thay đổi và không thể thay đổi.” ( VNExpress)

Thế nghĩa là gì ? Người hỏi lớn tiếng.

Phát đúng qúa, cương quyết qúa, dứt khoát quá! Phía ta có kẻ nói thầm trong cổ.

Mới nghe qua, nhiều người cho rằng lời tuyên bố của Nguyễn phú Trọng là đanh thép. Là cương quyết, là dứt khoát bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Và dĩ nhiên, hơn 700 tờ báo đảng và các cơ quan truyền thông, truyền hình của nhà nước CS không bỏ lỡ cơ hội để thi nhau thổi phồng lên làm cho người dân Việt Nam hiểu lầm là như thế.

Trong thực tế, không phải như vậy, và ý của Nguyễn phú Trọng đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên Việt cộng cũng không phải là như thế. Trái lại, đó là một câu tuyên bố tồi tệ và rất bi đát. Nó là di căn, là sự công nhận, là sự nhắc lại cái chủ quyền mà công hàm của Phạm văn Đồng đã “ghi nhận và tán thành bản công bố của Trung quốc” lúc trước. Nó không hề mang ý nghĩa là đanh thép là dứt khoát, báo cho Dương khìết Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt nam. Trái lại, Nó muốn nói toạc ra là: Văn bản của Phạm thủ trưởng còn đây, ông ấy viết ra sao thì nay cũng không có gì thay đổi và không thể thay đổi. Với lời minh xác công khai trước mặt Dương khiết Trì, Trung cộng thì nâng ly hoan hỉ và đưa thêm dàn khoan vào vùng biển đông. Phần Nguyễn phú Trọng có quyền tin tưởng vào sự ổn dịnh cho cái ghế của y thêm một thời gian nữa. Nhưng về phía Việt Nam, tôi cho rằng, Việt Nam coi như đã mất hẳn Trường Sa, Hoàng Sa vào tay Trung cộng rồi, không còn cứu gỡ được nữa. Tại sao lại như thế ?

Rất đơn giản. Bởi vì trước mặt của Nguyễn phú Trọng và Dương khiết Trì, một bên đại diện cho Trung cộng, một bên đại diện cho đảng cộng sản VN ( Xin lỗi qúy độc giả, tôi rất đau lòng khi phải viết chữ Việt Nam sau cái từ Cộng Sản, nên xin qúy dộc giả thông cảm cho tôi dùng hai chữ Việt cộng để gọi tập thể này cho ngắn gọn và bao hàm đúng cái ý nghĩa của chúng đại điện) là hai bản văn chính làm nền cho mọi thương nghị giữa đôi bên là:

Một là của Chu ân Lai đề ngày 4 tháng 9-1958 với nội dung chính là công bố chủ quyền của TC trên biển và trên đảo (Declaration on China’s Territorial Sea) như sau: “ Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý và áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh quần đảo Bành Hổ, quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), quần đảo Chungsha, quần đảo Nam Sa (Nansha) và các đảo thuộc Trung Quốc”

Hai là của Phạm văn Đồng đề ngày14 tháng 9-1958, chính thức công nhận chủ quyền của Trung cộng ở trên những quần đảo do Chu ân Lai ghi trong văn bản của họ bằng một câu văn ngắn gọn, đầy đủ, trọn nghĩa là:” ghi nhận và tán thành bản công bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của trung Quốc”. Như thế là qúa đủ, qúa rõ ràng, bản văn của Phạm văn Đồng là văn bản chính thức hoá lời tuyên bố của Ung văn Khiêm trưóc đó là ” căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung quốc”. Nghĩa là, PV Đồng đã thay mặt nhà nước VNDCCH công khai xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung cộng, không phải là của Việt Nam. Nói cách khác, nhà nước VNDCCH qua văn bản này đã tự từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên những phần lãnh thổ và lãnh hải này.

Xét về nguyên tắc, lời tuyên bố của Ung văn Khiêm và cái bản văn của Phạm văn Đồng và của Chu ân Lai không tự nó tạo ra, hay ban cho Trung cộng có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa theo tính pháo lý. Nó chỉ có khả năng chứng minh rõ ràng cho dân tộc Việt Nam biết đây là một tập đoàn bán nước (bè lũ bán nước, từ ngữ của họ) có chủ đích lợi nhuận của CS mà thôi. Song trong thực tế, Trung cộng đã cậy vào cái xác và dân số đông đảo và bản văn này, lấy thịt đè ngưòi và tạo ra thành phố Tam Sa ở trên hai quần đảo của Việt Nam. Từ đây, Trung cộng còn muốn biến những đảo hoang này thành những nơi có thể “ có sự sống tự nhiên hay có lợi ích về kinh tế”, bằng cách đắp thêm đất, sửa chữa, xây dựng những cơ sở, để nó khả dĩ phù hợp với điều kiện của luật biển QT năm 1982 đã quy định cho các quần đảo,và đòi được đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ đất của Hoàng Sa và Trường Sa. Từ bài tính này, Trung cộng đưa đặt giàn khoan HĐ981 vào vùng biển của Hoàng Sa rồi vênh cổ lên tố ngược Việt Nam xâm phạm và quấy rối giàn khoan nằm trong lãnh hải của họ. Tại sao lại có chuyện nghịch lý này?

Trước hết, vì Đảo Lý sơn thuộc Quảng Ngãi và Hoàng Sa cách nhau khoảng 135 hải lý. Theo đó trong vùng tiếp giáp, Trung cộng muốn được chia hai, mỗi bên một nữa, vào khoảng 68-70 hải lý mỗi phía. Nếu tính bằng con số này, thì cái dàn HD981 của Trung cộng đặt trong vùng nước thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa mà họ nhận là của họ, và Việt cộng cũng đã công nhận như thế vào ngày 14-9-1958 theo bản văn của Phạm văn Đồng. Kế đến, chừng nào cái công hàm của PVĐ chưa bị tiêu hủy, chưa bị vô hiệu hóa thì Trung cộng còn làm tới và Việt cộng không bao giờ dám kiện Trung cộng ra trước toà án quốc tế. Bởi lẽ, họ không thể đi kiện cái hậu quả do chính bản văn của mình đã viết ra. Nếu họ muốn đi kiện thì phải tìm cách tiêu hủy, vô hiệu hóa cái bản văn của PVD trước đã.

Đó là những khó khăn nhà nước Việt cộng không thể bước qua và cũng chính là lý do tại sao tôi viết bài “ Việt Nam Cộng Hoà, một giải pháp cho Việt Nam- Biển Đông”. Trong đó, tôi cũng đã đề cập đến sự kiện cái dàn khoan HD 981 sẽ không nằm ở đó lẻ loi một mình. Nhưng sẽ còn nhiều cái khác đến tiép sức với nó và chúng sẽ cắm dàn khoan xuống lòng đất, lòng biển để xẻ thịt mẹ Việt Nam nữa. Và nay, Nguyễn phú Trọng tựa vào hai bản văn ấy để xác định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thay đổi thì nó có nghĩa là NPT dã xác nhận lại cái có của Trung cộng và cái không có chủ quyền của VN trên những vùng lãnh thổ, lãnh hải này. Chuyện như thế, có gì là đanh thép, phản kháng đâu?

Lẽ dĩ nhiên, tôi không cho rằng những kẻ lãnh đạo thuộc tập đoàn bán nước Việt cộng ở Hà Nội hôm nay không nhìn biết điều này, Trái lại, tôi cho rằng họ đã được học tập và quán triệt đường lối chủ trương của Trung cộng không phải chỉ có ở trên biển đông, nhưng còn là ở trên đất liền của Việt Nam nữa. Chủ trương này không phải đến hôm nay mới có. Trái lại, nó đã có từ khi Hồ chí Minh ( Hồ tạp Chương) xuất hiện. Đây chính là cái nguyên nhân, là tai hoạ, là điạ ngục, là cái mồ Trung cộng muốn đào ra để chôn vùi Việt Nam. Tiếc rằng VC lại cho đó là 16 chữ vàng và 4 tốt, nên những thành phần lãnh đạo hôm nay chỉ là những kẻ nhai lại và tiếp tục công việc đào cho cái mồ ấy lớn rộng thêm ra mà thôi. Bằng chứng là:

Với Trương tấn Sang, theo Vnexpress, Sang tuyên bố ” Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm”! Quả là cái miệng vô thường. Nói như con vẹt học nói như thế thì đứa trẻ lên năm cũng biết nói. Hỏi thừ xem, chủ quyền ấy là từ đâu đến đâu, bao gồm những vùng lãnh thổ và lãnh hải nào? Nó có bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam không? Nếu có thì tại sao không nêu tên ra trong những tranh chấp? Nếu không thì tại sao và từ bao giờ? Ai, kẻ nào dám loại trừ hai vùng lãnh thổ và lãnh hải ấy ra khỏi chủ quyền của Việt Nam? Nếu Hoàng Sa, Trường Sa bị loại ra khỏi chủ quyền của Việt Nam từ bản văn của PV Đồng theo lệnh của Hồ chí Minh thì những thành phần này sẽ bị xử trí ra sao? Liệu những tên phản quốc, bè lũ bán nưóc này có bị đưa ra xét sử vì câu tuyên bố “ lẫy lừng” trên hay không? Hay đây chỉ là tiếng kêu của con vẹt học nói và không có hiểu biết gì?

Đến Nguyễn tấn Dũng cũng không một điều gì khá hơn. Cũng theo VNexpress, một loại báo mạng khá nổi tiếng do Việt cộng điều hành, thì trong cuộc gặp Dương khiết Trì vào sáng ngày 18-6, sau khi nghe Dương khiết Trì bảo vệ lập trường của Trung cộng về biển dông, NT Dũng “ yêu cầu Trung quốc rút giàn khoan cùng tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam…” Quả thật, đây là câu nóí nghe ra đầy bóng bẩy, viễn vông và mạnh miệng hơn Trương tấn Sang. Tuy nhiên, thử hỏi xem. Vùng biển nào là vùng biển của Việt Nam mà Dũng định nghĩa? Vùng biển mà Dũng nói đến có bao gồm vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa hay không? Nếu có, tại sao Dũng không hề nhắc đên chữ Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam? Nếu có , tại sao Dũng lại ra lệnh bắt và giam giữ, tù đày những người dân lên tiếng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam?

Sở dĩ tôi phải nhắc lại câu hỏi này một lần nữa là vì như ở trên tôi đã viết. Đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi cách Hoàng Sa vào khoảng 135 hải lý. Theo đó dựa theo luật biển QT vào năm 1982, vùng tiếp giáp này có thể được phân chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một nửa khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh thế của Lý Sơn. Một nửa khác cũng khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa. Theo đó chúng ta sẽ có bài toán như sau:

Trường hợp Hoàng Sa và Lý Sơn là của Việt Nam theo lịch sử và được công nhận trong Hội Nghị Quốc Tế tại san Francisco vào năm 1951 thì Trung cộng đã hoàn toàn sai trái khi đặt cái giàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam. Quốc tế không để yên và toàn dân Việt Nam sẽ lấy máu xương của mình để bảo vệ tiền đồ do cha ông để lại. Đây chính là việc làm mà quân dân Việt Nam Cộng Hoà đã làm khi Trung cộng lấn chiếm Trường Sa vàog năm 1974. Công cuộc chiến đấu tuy gặp thất bại, nhưng đó chính là danh tính của những anh hùng bảo vệ chủ quyền truyền đời và vĩnh viễn trên lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, cái nhìn từ lịch sử và thực tế sinh hoạt cũng như theo hội nghị San Francisco bảo quản Hoàng Sa , Trường Sa là của Việt Nam đã bị tập đoàn Việt cộng bán nước làm cho thay đồi trái chiều bằng cái công hàm của Phạm văn Đồng ký theo lệnh của Hồ chí Minh vào ngày 14-9-1958. Bản văn này đã đưa ra một dấu mốc khác, hoàn toàn trái ngược với dòng lịch sử của Việt Nam và của hội nghị QT san Francisco. Cộng sản đã công nhận chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của Hoàng Sa và Trưòng Sa thuộc về Trung cộng. Từ cái văn bản này, tập đoàn cộng sản đã trở thành bè lũ bán nước. Họ không còn tư cách để tranh cãi với Trung cộng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Truòng Sa nữa.

Rồi từ cái văn bản này, nó trở thành bằng cớ cho một kẻ to bụng tham lam, muốn nuốt trửng cả biển đông, nên họ đã tự vẽ ra cái đuờng luỡi bò. Và từ đó, có thêm bằng chứng để chứng thực Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng. Vì chính đối tác quan trọng nhất trong cuộc tranh chấp, nếu có, là Việt Nam cũng đã nhìn nhận như vậy.

Bằng vào cái nhìn chia cắt này, Trung cộng tự ban cho mình có chủ quyền trên Hoàng Sa, nên có ý đòi vùng tiếp giáp giữa Lý Sơn và Hoàng Sa là 135 hải lý phải được chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một khi vùng tiếp giáp được chia ra làm hai thì cái giàn khoan HĐ981 kia còn đặt sâu trong lòng đặc khu kinh tế thuộc phạm vi 68 hải lý của Hoàng Sa, nó không hề lấn qua vị trí của Lý Sơn, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nên Việt Nam không thể khiếu nại.

Theo đó, câu nói của Nguyễn tấn Dũng phải được hiểu là điều viễn vông, ấm ớ, và y cũng chẳng biết vùng biển của Việt Nam là vùng nào, ở đâu. Nó trực thuộc Hoàng Sa của Việt Nam trước khi có công hàm của Phạm văn Đồng hay là sau đó? Nếu là trước 1958, thì y là kẻ thừa kế chính thức từ cái nhà nước VNDCCH do PVĐ để lại, Y phải biết xé bỏ cái công hàm kia đi rồi hãy yêu cầu. Trường hợp Y không dám xé bỏ cái công hàm kia đi thì nên im miệng đi thì hơn. Bởi lẽ, đây chính là cốt lõi của vấn đề và Trung cộng bắt nguồn từ cái văn bản ấy, họ đã chứng minh là có chủ quyền theo lịch sử và thực tế ở trên Hoàng Sa, Trường Sa. Đây cũng chính là điểm tựa để Trung cộng cương quyết duy trì chủ trương hội nghị song phương với các bên tranh chấp. Và cũng từ điểm cốt lõi này, họ đặt gian khoan HD981 trong vùng đặc khu kinh tế Hoàng Sa vì tự tin đó là phần lãnh hải của họ. Từ đó, họ có toàn quyền để bảo vệ nó, cũng như đem đến thêm những cái khác nữa..

Thế là ta mất nước rồi! Việt Nam còn nằm trong tay Việt cộng thì Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải nằm trong tay Trung cộng. Nằm vì những kẻ bán nước và nằm vì cứt trâu để lâu hóa bùn, sau này cũng chẳng có ai xét đến nữa. Trừ khi Trung cộng bị vỡ ra thành nhiều mảnh và bè lũ bán nước cũng không còn hiện diện trên đất Việt.

Từ đó, sẽ chẳng lạ gì khi Dương khiết Trì kinh lưọc đất bắc, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang Nguyễn tấn Dũng… và tập đoàn cộng sản bán nưóc không có một lời nào nhắc nhở cho DK Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo lịch sử, thực tế quản lý và theo hội nghị ở San Francisco năm 1951. Trái lại, chỉ thấy quanh co, dối trá, mờ ám, thay nhau tựa vào hai bản văn này để lừa bịp người dân bằng những câu tuyên bố ỡm ờ, vớ vẩn “ xác định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trưòng Sa là không thay đổi và không thể thay đổi”. Nghĩa là trươc đây PVD đã xác định như thế nào thì nay cũng không thay đổi và không thể thay đổi! Nói toạc ra rằng, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng đã bám vào cái công hàm ấy để tái xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng, không phải là của Việt Nam để sống còn. ( nếu không sẽ bị loại ra ngoài cho những Hoàng Trung Hải, Uông chung Lưu, Phạm vũ Luận… thế chỗ.) Ngoài ra không có một tư duy, một lối thoát nào khác. Có chăng là một toan tính ỡm ờ để bịp lừa người dân mà thôi. Đó chính là cái bi đát của những kẻ bán nước, nhưng cũng là một thảm họa cho Việt Nam.

Đứng trước cơn quốc nạn hôm nay, tôi cho rằng, đã đến lúc tất cả mọi ngưòi Việt Nam yêu nước, từ vị trí cá nhân hay đứng chung trong các tổ chức dân sự, chính trị, nếu còn nghĩ đến tương lai sinh mệnh của đất nước Việt Nam, phải cùng nhau lên tiếng khẳng định rằng:

Chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền từ ài Nam quan đến mũi Cà Mau và các biển đảo ngoài khơi, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về dân tộc Việt Nam. Phần lãnh thổ, lãnh hải này không phải là của tập đoàn Việt cộng ( CSVN)

Phần lãnh thổ, lãnh hải kể trên không thuộc chủ quyền của tập đoàn Việt cộng, nhưng đất nưóc Việt Nam hiện bị tập đoàn cộng sản chiếm đóng. Theo đó, người dân và các tổ chức dân sự và chính trị của ngườiViệt Nam hoàn toàn bác bỏ, không công nhận bất cứ loại văn bản nào do tập thể này ký kết với ngoại bang nhằm phân rẽ, cắt chia bất cứ một phần lãnh hải, biển đảo hay lãnh thổ nào kể trên ra khỏi chủ quyền của Việt Nam.

Vận động, kêu gọi tất cả các quốc gia tây phương, các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới hãy hỗ trợ cho một chính thể Việt Nam không cộng sản trong công cuộc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ và lãnh hải của mình theo Công Pháp Quốc Tế.

Sau cùng, kêu gọi toàn thể mọi người Việt Nam hãy sẵn sàng làm cuộc tổng nổi dậy để diệt cộng cúu nước.

Có cương quyết, dứt khoát như thể, chúng ta mới khả dĩ bảo vệ được chủ quyền của đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và bảo vệ được toàn bộ lãnh hải bao gồm cả Hoàng Sa Trưòng Sa là của Việt Nam. Mới có cơ hội xây dựng lại một xã hội Việt Nam trong Nhân Bản, Độc Lập và Tự Do.

Bảo Giang

19-6-4014
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đàn ông đàn bà theo Sách Sáng Thế (2)
Vũ Văn An
22:03 23/06/2014
IV. Con rắn và người đàn bà

Trước khi xem xét khía cạnh tiếp theo của trình thuật về người đàn ông và người đàn bà, ta sẽ dừng lại để nói qua tới cuộc đàm đạo nổi tiếng giữa con rắn và người đàn bà. Trọng điểm của cuộc đàm đạo này là nêu lên vấn đề uy quyền và vâng lời: bằng việc thách thức lòng tốt (St 3:1) và sự chân thật (St 3:4) của tác giả, bằng việc bác bỏ hậu quả của bất vâng phục (St 3:4-5) và bằng việc khêu gợi các ích lợi quyến rũ khác với ăn uống (được hiểu biết như Thiên Chúa [St 3:5] chẳng hạn), ngôn từ và lý lẽ (của con rắn) dần dần sói mòn được sức mạnh của lệnh cấm (4).

Một khi lệnh cấm đã bị sói mòn, một khi lý trí đã thành yếu ớt, thì sự vâng lời, bất kể là vâng lời Thiên Chúa hay vâng theo một bản năng nhất định, đều trở thành bất khả. Trí tưởng tượng được giải phóng bởi việc và nhân khi người ta khẳng định sự khả hữu của tiếng “không”: sự việc có thể sẽ không như thế, thậm chí, không nhất thiết sẽ phải như thế. Với nhiều giải pháp khác được đặt ra trước nàng, thèm muốn của người đàn bà tự nó lớn lên, một phần vì được lời hứa khôn ngoan của con rắn quyến rũ, nhưng phần lớn được khuyến khích bởi trí tưởng tượng vừa được tăng sức của nàng: “Và người đàn bà thấy cây này dùng làm thực phẩm thì tốt, nhìn thì vui mắt và đáng ước ao vì làm cho mình ra khôn, bèn hái trái của nó mà ăn, và còn đưa cho chồng lúc đó đang ở bên và chồng cũng ăn” (St 3:6).

Người đàn bà “thấy” bằng một ánh sáng mới, và lần đầu tiên, tâm trí và thèm muốn vừa tô mầu vừa phản chiếu các sức mạnh mới mẻ của trí tưởng tượng, những sức mạnh đánh dấu các bước tiến khổng lồ trên con đường nhân bản hóa, trong mọi nét bi ai và hàm hồ của nó.

Ta nên cố gắng bỏ qua các bình luận của những thời kỳ sau này và việc họ nghiêm khắc phê phán một cách tiêu cực tác phong của người đàn bà, một phán đoán thực sự không hoàn toàn vô căn cứ, nếu xét trong ngữ cảnh toàn diện. Không xét tới vấn đề luân lý và tội lỗi, mà chỉ xét tới khía cạnh tâm lý và nhân học, ta buộc phải nhận rằng chính linh hồn người đàn bà mang trong mình mầm mống của việc đi lên của con người. Không như người đàn ông, với các thèm muốn tính dục xoáy chặt vào người đàn bà, ở đây, người đàn bà cởi mở hơn đối với thế giới, với cái đẹp và khả thể khôn ngoan. Trong não bộ của nàng, người đàn bà không chỉ nghĩ tới tình dục. Các hoài bão của nàng tuy có hơi tản mạn về hướng đi, và hàm hồ về kết quả, nhưng đều là những khát vọng đầu tiên có tính nhân bản chuyên biệt. Chính bởi vì dục lực (eros) của nàng ít có tính tập chú và xác thịt hơn, nên họ có thể chắp cánh bay xa. Người đàn ông, người đã làm, cũng như từ đó vẫn làm, tất cả những gì khiến người đàn bà được vui, đã lặng lẽ đi theo sự hướng dẫn của nàng mà bước vào nẻo đường của bất tuân hay nẻo đường của nhân tính (St 3:6).

V. Mở mắt ra

Việc khám phá ra nhân tính hay nói đúng hơn, việc khám phá vốn tạo ra nhân tính ta, chính là việc khám phá ra bản ngã tính dục của ta, chứ không hẳn việc khám phá ra tính hữu tử, như một số người chủ trương: “thế là mắt của cả hai mở ra và họ biết họ trần truồng” (St 3:7).

Con rắn, trước đó, từng hứa rằng “mắt ông bà sẽ mở ra và ông bà sẽ nên giống Thiên Chúa, biết thiện biết ác” (St 3:5). Nhưng, như tác giả Thánh Kinh từng nhấn mạnh một cách nghịch lý, mắt họ mở ra để biết mình trần truồng, một cái biết trở thành nguồn cho xấu hổ và đau buồn. Họ thấy sự vật như chúng thực sự là: họ nhận biết điều từ trước đến nay họ không nhận biết được; hay đúng hơn, nay họ hiểu được ý nghĩa của những điều trước đây họ chỉ nhìn mà không hiểu. Nhưng dù là nghịch lý, ta cũng vẫn phải xem sét lời gợi ý cho rằng khởi điểm của nhận thức luân lý hay khởi điểm của khôn ngoan con người, thực ra, là nhận thức ý nghĩa của trần truồng. Mà trần truồng là gì? Tại sao nhận ra nó lại xấu hổ? Việc nhận ra này và phản ứng của ta đối với nó đã thay đổi mối tương quan giữa người đàn ông và người đàn bà ra sao?

Dĩ nhiên, trần truồng là vô chống đỡ, bất bảo vệ, là bị lộ, một dấu chỉ dễ bị tổn hại trước các yếu tố thiên nhiên và thú dữ. Nhưng bản văn khiến ta chú ý tới tính dục của ta. Có thể nói, khi nhìn vào cơ thể mình như là một hữu thể có dục tính lần đầu tiên, ta khám phá ra mình quá khác xa với bất cứ điều gì là thần linh. Nói cụ thể hơn, điều ta nhận ra đầu tiên là sự không đầy đủ vĩnh viễn của ta. Ngay đến việc muốn nhận ra và thỏa mãn bản chất xác thân của ta, ta cũng cần và tùy thuộc một người bổ túc, khác với ta. Ta biết rằng tính dục có nghĩa ta là những cái nửa, chứ không phải những cái trọn vẹn, toàn bộ, và, còn tệ hơn thế, ta không điều khiển được cái nửa bổ túc hiện đang thiếu kia. Tệ hơn nữa, sự hòa tan là điều bất khả: sự giao hợp chỉ mang đến cho ta sự ghép đôi chứ không hẳn nên một. Mà ngay trong nội tâm, ta cũng không trọn vẹn. Ta bị ám ảnh bởi một bản chất tính dục “độc lập” bất kham, hay nổi loạn ngay tại bên trong, một bản chất không thèm để ý tới các mênh lệnh của ta; cũng từ bên trong, ta còn phải đương đầu với một thành phần bất trị không hề biết vâng lời là gì, một điều khiến luận điệu tự cho mình điều khiển được mình thành trò cười. Nó khiến ta ý thức được những xung động mạnh mẽ mà chính ta không hiểu được nội dung, chỉ vì chúng rõ ràng khác với các thèm muốn căn bản hơn và chỉ có tính phục vụ chính mình là ăn, uống, và nghỉ ngơi, và là các thèm muốn hoàn toàn được thỏa mãn tư riêng. Ta bắt buộc phải qui phục thứ thèm muốn thống trị ngay bên trong và qui phục các mưu chước nơi đối tượng của nó ở bên ngoài; và khi đầu hàng như thế, ta từ bỏ cái bộ dạng ông chúa chính trực của mình. Cái niềm tự hào non dại vừa phát sinh từ phản tỉnh còn bị ngượng nghịu bởi cung cách ta cần tới con người tính dục khác kia và được họ cần ta. Sau đó, nếu chịu phản tỉnh thêm, ta còn có thể khám phá ra rằng các bộ phận sinh dục là dấu chỉ việc ta dễ bị diệt vong, và hoạt động của chúng là lá phiếu hạ bệ chính ta, nhường chỗ cho những người sẽ thay thế ta.

Cuối cùng, tất cả những điều trên đều có vấn đề. Vì khi hướng chú ý vào chính sự thiếu sót của mình, sự lệ thuộc, sự dễ bị diệt vong, tính thú vật của mình, sự tự phân chính mình, và việc không điều khiển được mình, ta đã biểu lộ một khó khăn khác nữa, đó là khó khăn của việc tự ý thức về mình. Vì giờ đây, trong linh hồn ta, có một thứ nước đôi (doubleness) nhân bản, qua đó, ta lục tìm chính ta, tự nhìn mình như người khác nhìn mình. Ta không còn bảo đảm có được sự tham dự vào đời một cách tự phát, tức khắc, vô thức về mình nữa… Tệ hơn nữa, việc tự ý thức về mình không những có tính sói mòn và cản trở; nó còn có tính phê phán nữa. Vì nay ta đã là những hữu thể bắt đầu biết đến hãnh diện, nên, khi thấy mình bị một người khác nhìn, ta không thể tự dấu diếm với chính ta cái ý thức thấy mình thiếu sót và yếu đuối. Ta xấu hổ.

Việc xuất hiện của xấu hổ và việc tự ý thức về tính dục đã thay đổi căn để các liên hệ giữa người đàn ông và người đàn bà. Sự lôi cuốn tính dục nay bị khuấy động bởi mối lo lắng muốn được chấp thuận nhưng lại sợ bị khước từ. Mỗi người trong hai người họ đều khám phá ra điều này: người khác này quả là một người khác thật và khác một cách không thể nào giảm thiểu được, chứ không phải là cái phần đã tha hóa của chính mình. Hơn nữa, mỗi người họ còn thấy ra rằng mối liên hệ của mình với người khác này không những không tự do và tất yếu, mà còn có tính đòi hỏi nữa. Tất cả để giải thích tại sao ta rất có thể không được chấp thuận và bị khước từ.

Nhưng lạ thay, việc khám phá ra mình không được tự do này lại được thực hiện một cách tự do và phần nào có tính giải thoát. Vì nếu có khả thể khước từ thì cũng có khả thể chấp thuận. Cái chiều kích mới của tự do này thay đổi hẳn tính tất yếu của tính dục. Mỗi người không còn phải chỉ là tùng phục đơn thuần nữa, mà là tự ý (willingly) tùng phục; mỗi người tìm cách chinh phục trái tim của người kia. Mỗi người tìm kiếm sự chấp thuận, sự ca ngợi, sự tôn trọng, sự qúy mến, thoạt đầu, có thể để làm phương tiện thoả mãn tính dục, nhưng sau đó không lâu để làm mục đích ngay trong nó. Nhờ hẹn hò và tán tỉnh, nhờ gợi hứng và quyến rũ, một biện chứng mới được dẫn vào cuộc khiêu vũ: chấp thuận, thán phục, và tôn trọng đòi phải giữ cho hai kẻ yêu nhau ở một khoảng cách xa, bất chấp cái bản năng tính dục nguyên thủy kia vẫn đẩy họ tới chỗ tan hòa vào nhau. Một sự thân mật xuồng xã mới và chân thực được sản sinh ra từ nhu cầu tế vi phải duy trì và dàn xếp cho bằng được khoảng cách này và lúc nào nên loại bỏ nó. Ấy thế nhưng, tình bạn của những kẻ yêu nhau này vẫn có vấn đề ngay ở bên trong: vì một đàng, có sự khác nhau, có sự lệ thuộc và có yêu cầu; nhưng đàng khác, ý muốn được chấp thuận đã chiếm được và được tự do ban cấp. Cái thế căng thẳng, mà đôi khi con người nhận ra nhưng phần lớn họ không nhận ra này, lên sức mạnh cho dục lực (eros) của họ và nâng nó lên nhiều khả thể mới mẻ.

Cả các con vật cũng trần truồng, nhưng chúng không biết xấu hổ. Cả chúng nữa cũng trải nghiệm tính tất yếu của tính dục, nhưng chúng không biết điều này và không biết nó tất yếu. Dù cái biết này làm ta khiêm hạ, nhưng nó không làm ta tê liệt. Trái lại, nó kích thích ta trỗi dậy. Hữu thể nhân bản không nằm đó mà xấu hổ: “Và họ khâu các lá vả lại với nhau và tạo cho mình chiếc khố che thân” (St 3:7). Sự xấu hổ của tình dục trở thành mẹ đẻ ra phát kiến, ra nghệ thuật, và ra những kiểu cách hợp tác xã hội: ta cũng nên để ý điều này: không phải chỉ có đàn bà mới biết khâu. Quần áo, một sáng tạo của con người, thoạt đầu là để dấu cái tính dục của họ, không cho người khác nhìn thấy. Ta thấy ở đây, bản văn muốn trình bày theo lối biểu tượng việc muốn được thỏa mãn nhục dục ngay tức khắc đã bị trở ngại ra sao. Hơn nữa, quần áo, vừa như vật che thân hay dấu diếm vừa như vật trang trí hay làm đẹp, giúp trí tưởng tượng tha hồ tô vẽ và giúp tình yêu lớn mạnh hơn trong phạm vi cách phân được cái hạn chế đặt cho nhục dục kia tạo ra, một hạn chế do xấu hổ khởi diễn và được thừa nhận bởi việc dấu diếm kia. Ta khó có thể khuếch đại tầm quan trọng của thời khắc chuyển biến này. Kant đã nắm được nó, một cách súc tích và sâu sắc, trong tác phẩm “Phỏng Đoán Buổi Khởi Đầu Của Lịch Sử Con Người”.

Trong trường hợp thú vật, sự lôi cuốn tính dục chỉ là một vấn đề thôi thúc (impulse) thoáng qua, phần lớn có tính định kỳ. Nhưng phần con người, họ nhanh chóng khám phá ra rằng họ có thể dùng trí tưởng tượng kéo dài và thậm chí gia tăng sự lôi cuốn này … Nhờ trí tưởng tượng, họ không còn cảm thấy chán ngấy, một chán ngấy thường đi đôi với việc thỏa mãn thèm khát thuần súc vật. Như thế, lá cây vả (St 3:7) là một biểu lộ của lý trí, sự biểu lộ này lớn hơn sự biểu lộ trong giai đoạn phát triền đầu tiên nhiều. Vì việc thèm muốn trái cấm chỉ cho thấy năng lực chọn lựa có chừng mực để phục vụ thôi thúc; còn việc làm cho xu hướng thèm muốn hướng nội nhiều hơn và thường xuyên che dấu đối tượng của nó đối với các giác quan, đã phản ảnh được sự kiện: con người ý thức được phần nào việc lý trí làm chủ thôi thúc. Sự khước từ là một điều kỳ diệu đã làm con người từ lãnh vực lôi cuốn giác cảm (sensual) chuyển qua lôi cuốn linh cảm, từ thèm muốn thuần súc vật từ từ chuyển qua tình yêu, và cùng với chuyển dịch này là chuyển dịch từ cảm quan thuần khóai cảm qua việc thưởng ngoạn cái đẹp, mà thoạt đầu chỉ là cái đẹp nơi con người nhưng lâu dần là cả cái đẹp trong thiên nhiên nữa. Ngoài ra, từ đó còn phát sinh ra dấu hiệu đầu tiên cho thấy con người đã trở thành một tạo vật luân lý. Vì họ bắt đầu có cảm thức về đoan trang tề chỉnh (decency), vốn là khuynh hướng thúc đẩy người khác biết tôn trọng qua cách cư xử đứng đắn nghĩa là che dấu tất cả những gì có thể khiến người ta coi khinh. Ở đây, một cách tình cờ, có cả một nền tảng thực chất cho mọi khả thể xã hội hóa đích thực.

Có thể đây chỉ là một khởi đầu bé nhỏ. Nhưng nếu đã cung cấp cho tư tưởng một hướng đi hoàn toàn mới, thì khởi đầu nhỏ bé này quả có tính đột phá. Nó quan trọng hơn hàng loạt những khai triển văn hóa bất tận phát sinh từ đó về sau.

Nhưng, dù mầm mống văn minh đã được gieo ở đây, hình ảnh do Kant vẽ ra cũng có vẻ quá tô hồng. Bởi vì, nếu nhìn dưới cái nhìn của Thánh Kinh, thì phản ứng của con người đối với ý thức tính dục nói trên, dù hoàn toàn có tính khả niệm và hợp nhân bản, vẫn cục bộ, và hơi bóp méo. Cặp vợ chồng người này nay hướng tới việc hàn gắn sự cách phân bằng cách chủ yếu chỉ nhìn vào nhau. Họ hướng nội, “hai ta chống lại biển đời rắc rối”. Sự tự giúp đỡ và cậy nhờ hỗ tương này trở thành chương trình hành động hàng ngày. Vì phát sinh từ lòng tự hào, một lòng tự hào vốn bị thương tổn, nên tình yêu cũng mang dấu ấn và quan tâm của tự hào. Các dấu ấn và quan tâm này, khổ thay, càng làm cho câu truyện đàn ông đàn bà trở nên phức tạp, như Rousseau (sắc sảo hơn người “học trò” Kant của mình) từng nhận định khi nói tới cùng một sự biến đổi của tình yêu con người này trong Diễn Từ Thứ Hai của ông:

Sự giao hợp thoáng qua do thiên nhiên đòi hỏi chẳng bao lâu dẫn tới một thứ giao tiếp khác không dịu ngọt bằng, nhưng thường xuyên hơn nhờ hỗ tương lui tới với nhau. Con người trở nên quen thuộc với việc xem sét nhiều đối tượng khác nhau và đem chúng ra so sánh; một cách vô thức, họ thu lượm được các ý niệm về giá trị và cái đẹp từ đó phát sinh ra các tình cảm ưu đãi, ưa thích hơn. Nhờ thấy nhau mãi, họ không thể không thấy nhau lần nữa. Và thế là một tình cảm trìu mến và dịu dàng dần dần được khởi dẫn vào linh hồn và nhờ ít bị cản trở nhất, nó trở thành một cuồng nhiệt mãnh liệt. Ghen tương sống dậy cùng với tình yêu, bất hòa chiến thắng, và đam mê dịu hiền nhất cũng tiếp nhận lễ hy sinh bằng máu người… Mỗi người bắt đầu nhìn người khác và nhìn vào chính mình, và thế là lòng trọng vọng nơi công cộng có một giá trị. Người hát và nhẩy khéo nhất, người đẹp trai nhất, người khỏe nhất, người khéo léo nhất, hay người hùng biện nhất trở thành người được trọng vọng nhất; và đó chính là bước đầu dẫn tới bất bình đẳng và, cùng một lúc, dẫn tới tội ác. Một đàng, từ những ưu đãi, thích hơn này, ta có lòng tự cao tự đại và khinh người; đàng khác, ta có sự xấu hổ và ghen tị; và những lần dậy men do những chất men mới này tạo ra cuối cùng sẽ sản sinh ra các hợp chất tiêu diệt hạnh phúc và sự ngây thơ trong trắng.

Ở vào giai đoạn trên, câu truyện của Thánh Kinh chưa cho thấy hết các khó khăn, vì dù sao nó cũng chỉ mới nói tới 1 người đàn ông và 1 người đàn bà. Tuy nhiên, tất cả các đam mê và các hiệu quả có tiềm năng bạo lực của chúng đều do tự hào và xấu hổ mà phát sinh, như ta sẽ thấy ở những đoạn sau đó nói tới việc Cain giết em là Aben. Dù đáng hoan nghênh bao nhiêu đi chăng nữa, tính đáng yêu của lòng tự hào không nhất thiết là điều tốt đối với tình yêu.

Ấy thế nhưng, trở lại với bản văn của ta, ta nhận ra một khả thể mới mẻ khác nữa mà nay cũng được mở ra cho hai kẻ yêu nhau. Ngay sau khi khâu cho mình những chiếc khố che thân, người đàn ông và người đàn bà chứng tỏ họ có những ý thức đầu tiên về Đấng Thần Linh. Tác giả câu truyện tường trình rằng ngay sau khi che thân, “họ nghe thấy tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa đi trong Vườn”. Tường trình này lần đầu tiên minh nhiên nhắc tới việc: hữu thể nhân bản thực sự chú ý, hay đúng hơn, ghi nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính lúc nhìn nhận sự thấp hèn của ta là lúc ta khám phá ra điều thực sự ở trên cao.

Đấy quả là giờ phút tế nhị: sau khi để mắt vào những đồ cám dỗ đầy quyến rũ, những lời hứa khôn ngoan, con người tiến tới chỗ thấy bằng chính mắt mình sự thiếu sót của mình. Vẫn còn tin tưởng vẻ bề ngoài, nhưng sau đó tìm cách làm đẹp các dáng vẻ này, họ bắt đầu tự trang điểm chính họ, để được lòng trước mặt người yêu. Những con mắt thèm muốn đã lặng lẽ nhường bước cho những con mắt thán phục, nhờ sự thùy mị e lệ can thiệp vào. Ấy thế nhưng, cái nhìn và tình yêu mà thôi không tiết lộ được trọn vẹn tình thế của con người, hay câu truyện đàn ông đàn bà. Các hữu thể nhân bản phải mở cả tai lẫn mắt, họ phải lắng nghe lời kêu gọi, một lời kêu gọi mà cả cái nhìn và người yêu xinh đẹp không chuẩn bị đủ cho họ hướng tới và họ có thể đi trệch ra khỏi khi chỉ biết đặt tình yêu và khát mong của mình hoàn toàn vào nhau mà thôi. Thực ra, lứa đôi nhân bản nguyên mẫu này, nhờ được tình yêu thẹn thùng mở mắt, có khả năng nghe được tiếng nói của siêu việt.

(Còn tiếp)

______________________________________________________________________________________________________________________

Ghi Chú

(4) Tình tiết này, vốn chuẩn bị cho việc phạm qui, là một suy tư chua cay về ngôn ngữ và lý trí; ngôn ngữ được trình bày như một cỗ xe chuyên chở cả xảo quyệt lẫn hiểu lầm. Câu hỏi đầu tiên của con rắn “có thật Thiên Chúa bảo: ‘các ngươi không được ăn bất cứ (mikol) trái cây nào trong vườn’ phải không?” ngụ ý muốn nói rằng Thiên Chúa là loại người ranh mãnh tùy tiện giữ mọi thức ăn để duy trì sự sống khỏi tay với của con người. Trong câu nói kế tiếp, hắn còn bảo Thiên Chúa là người láo khoét. Về phần nàng, người đàn bà cũng nói điều không có, dù một cách ngây thơ trong trắng: nàng không trả lời điều được hỏi, nói nhiều hơn lời yêu cầu, nhận diện cây cấm “ở giữa vườn”, lại còn nói thêm “ngươi cũng không được đụng tới” vào lệnh cấm, và quan trọng nhất là đã đổi các hậu quả của việc không vâng lời (“vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” [St 2:17]) thành lý do để vâng lời (“ Các ngươi không được ăn… kẻo phải chết” [St 3:3]). Khi con rắn bác bỏ việc nếu ăn sẽ chết, người đàn bà không còn lý do gì nữa để tiếp tục vâng lời, mà quên mất rằng vâng theo lệnh truyền tự nó là lý do rồi. Như thế, ở đây, ta thấy sự “chiến thắng” có tính nguyên mẫu của lý tính tự do, biết tính toán, tự giải phóng mình khỏi mệnh lệnh của tất yếu (hoặc bản năng hoặc bản nhiên hoặc Hữu Thể hoặc Thiên Chúa).
 
Đàn ông đàn bà theo Sách Sáng Thế (1)
Vũ Văn An
22:01 23/06/2014
Đàn ông và đàn bà. Họ là gì và tại sao lại như vậy, xét theo từng người và xét theo cả hai với nhau? Họ giống nhau ra sao và khác nhau thế nào? Khác do bản chất bao nhiêu và khác do văn hóa bao nhiêu? Sự khác nhau này tạo ra và nên tạo ra dị biệt nào? Đàn ông muốn gì nơi đàn bà hay đàn bà muốn gì nơi đàn ông? Họ nên muốn điều gì? Họ có thực sự cần tới nhau hay không? Nếu cần, thì tại sao? Những niềm tin nào, những phong tục nào, và những định chế nào hiện đang tác động lên tính dục phát huy được sự triển nở của con người hơn cả?

Ngày nay, có thể người ta ít đặt ra những câu hỏi như trên, nhưng họ đang hết sức say mê tranh luận với nhau về chủ đề của những câu hỏi như thế. Thực vậy, hiện nay, không có vấn đề quan trọng nào về đời người khiến người ta nói nhiều và nói ngược nhau đến như vậy. Điều đáng tiếc là, phần lớn cuộc tranh luận của người ta về đàn ông và đàn bà không đem lại bao nhiêu soi sáng; vì, vốn mang nặng tính chính trị và tranh cãi, nó chỉ đi tìm chiến thắng chứ không hẳn hiểu biết. Nghịch lý một điều, các quan niệm truyền thống, nhất là các định chế tôn giáo, vì bị coi chỉ là truyền thống, nên đang ở thế lùi. Trong giới học thuật, các nhà duy nhân bản mỗi ngày mỗi mê loạn về phái tính: hàng loạt các học giả tạo được nghề nghiệp nhờ trình bày các thiên kiến duy phái tính trong nền văn chương, triết học và thần học của Âu Châu, nhờ giảng dạy rằng phái tính là do văn hóa xây dựng nên, hay nhờ đẩy mạnh học thuyết cho rằng suy nghĩ của con người do các tùy thể của việc sinh sản, như phái tính, chủng tộc và giai cấp, xác định dứt khoát.

Trong toàn bộ xã hội hiện nay, lối suy nghĩ được coi là đúng về chính trị thẩy đều lên án hệ thống gia trưởng (patriarchy), trung tính hóa các đại danh từ và những kiểu nói khác bị coi là kỳ thị giới tính, đồng nhất hóa phòng gửi hành lý (locker rooms), phái các bà mẹ có con thơ đi đánh nhau tận trận địa Kuwait, và gần như một chiều lên án cuộc chiến tranh giới tính.

Thời nay cũng như bất cứ thời nào khác, người ta đều có nhiều ý kiến dị biệt sâu xa về chủ đề đàn ông và đàn bà. Ấy thế nhưng ta khó có được một cuộc khảo sát công cộng nghiêm chỉnh và có suy nghĩ về những ý kiến này. Vì dù được tự do ngôn luận và cởi mở đến đáng khen, ta vẫn không có được một bầu khí dư luận khuyến khích ta cải tiến các ý kiến của mình, hay thay thế chúng bằng hiểu biết và sự thật; một phần vì ta đã trở nên quá sành sõi đến không tin nổi rằng còn có thứ sự thật nào khác hơn những sự thật được nhà cầm quyền “dựng lên”.

Tuy nhiên, ta không nên quá bi quan yếm thế như vậy. Vì ta biết ít nhất vẫn còn mộ số sự thật rất quan trọng về đàn ông và đàn bà. Thí dụ, bất chấp tin tưởng của họ ra sao, độc giả nào cũng đều có một lỗ rốn. Hãy nhìn kỹ mà coi: cái lỗ rốn ấy là một bằng chứng rõ ràng cho thấy mọi người chúng ta đều sinh ra từ một người đàn bà. Đàng khác, không kể phép lạ, cuộc hiện sinh của mỗi người chúng ta đều mang ơn một người đàn ông và một người đàn bà, không hơn, không kém, không ai khác, và do đó, mang ơn hành vi kết hợp dị tính. Chuyện này không hề do xã hội dựng lên, nó là sự kiện tự nhiên, một sự kiện lâu đời hơn chính nhân tộc. Một sự kiện nữa, và sự kiện này cùng tuổi với nhân tộc, là việc con người tự ý thức được dị biệt giới tính và sự khác nhau do dị biệt này tạo ra, và cả những rắc rối do nó tạo ra nữa. Các khó khăn trong việc là đàn ông hay đàn bà, cũng như các khó khăn trong việc hiểu đàn ông và đàn bà là môt chuyện rất xưa. Tại sao? Tại một số sự thật trường cửu và bất khả giảm thiểu về đàn ông, đàn bà và giới tính đúng nghĩa mà ta sẽ đề cập sau này.

Để hiểu chút đỉnh về đàn ông và đàn bà, ta nên xem sét một câu truyện rất xưa và rất nổi bật về họ, câu truyện đầu hết về họ, tức câu truyện trong Địa Đàng. Có một số lý do để ta xem xét câu truyện này: trước nhất, để tránh xa các tranh cãi hiện thời, luôn có tính chính trị nhiều hơn. Thứ hai, để hiểu truyền thống tôn giáo của ta nguyên khởi coi người đàn ông và người đàn bà ra sao. Hiểu truyền thống này qua các nguồn đệ nhị đẳng là điều nguy hiểm, nhất là trong khung cảnh ngày nay; vì hiện nay những gì được nói về Thánh Kinh cách chung và về câu truyện này cách riêng phần lớn một là lầm lẫn hai là nông cạn, như coi nó kỳ thị giới tính hay biện minh cho việc tròng cổ đàn bà. Thứ ba, ta khảo sát câu truyện này xem xem nó có nói thật hay không và nói thật ra sao, vì, giống như nhiều câu truyện vĩ đại khác, ta sợ nó chỉ là một kho khôn ngoan hay đúng hơn chỉ giúp ta hướng tới khôn ngoan nếu ta suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa của nó.

Vì phương thức trên có hơi bất thường, nên ta cần minh nhiên nói rõ ý hướng của ta ra sao khi đọc truyện này. Thứ nhất, ta đọc nó một cách kỹ lưỡng, từng chữ, thẳng thắn, tránh các bình luận sau này, của cả Do Thái Giáo lẫn Kitô Giáo, và tránh cả mọi việc người ta sử dung nó ra sao. Thứ hai, ta không đọc nó với bất cứ cam kết ý thức hệ nào, nhất là về chủ đề giới tính và phái tính. Thứ ba, ta không giả thuyết ai là tác giả, tác giả này là đàn ông hay đàn bà; vì đối với ta, việc này không quan trọng. Miễn là bản văn nói với tâm và trí ta, mời gọi ta suy tư một cách nghiêm chỉnh và mẫn cảm, thì ai nói đâu có gì là quan trọng. Nếu một nhà tư tưởng (hay một độc giả), dù là nam hay nữ, dù là duy nữ hay duy nam, tình cờ gặp được một sự thật về giới tính, thì nó vẫn là một sự thật, và cách duy nhất để biết liệu nó có đúng sự thật hay không là suy nghĩ về nó. Thứ tư, nói tổng quát hơn, ta tin rằng bản văn này có thể đọc theo lối triết học nghĩa là để tìm tòi khôn ngoan, không cần cam kết tôn giáo trước đó; người ta không cần phải là một tín hữu mới hiểu nó nói về điều gì và tại sao, hay mới có thể khẳng nhận hay bác bỏ sự thật của câu truyện. Về phương diện này, ta đọc nó giống như đọc bất cứ cuốn sách vĩ đại nào khác: ta cho rằng mỗi chữ đều có giá trị của nó; ta đặc biệt cẩn thận chú ý tới sự phối hợp (sequence) và ngữ cảnh địa phương, vì tin rằng ý nghĩa của từng phần tùy thuộc một phần ở những gì đến trước và đến sau, cả kế cận lẫn từ xa. Giống như với bất cứ cuốn sách nào, ta tìm cách khám phá ra điều nó nói và muốn nói và liệu nó có nói thật hay không.

Tuy nhiên, đọc Thánh Kinh kiểu này là một điều rất khó, vì, cuối cùng thế nào ta cũng phải đề cập tới vai trò của Thiên Chúa, không cách này thì cách khác. Y hệt như khi đọc Iliad, ta nhất thiết ta xem xét vai trò của thần Zeus và thần Apollo. Thực vậy, cơ sở triết học mà thôi không thể xác nhận hay khẳng nhận các sự kiện hay các nội dung trong mạc khải đặc biệt của Người, nhất là sau khi Thiên Chúa giáo huấn Ápraham theo cách riêng của Người. Nhưng ít nhất, qua 11 chương đầu của Sách Sáng Thế, ta tin rằng người ta có thể học được rất nhiều về những điều sách này giảng dậy liên quan tới Thiên Chúa: Người chính là cơ sở và sự hỗ trợ hữu thể học của những gì đang diễn ra trong câu truyện, không hơn không kém. Không phải một Thiên Chúa như là quyền lực áp chế và võ đoán hay như một tác nhân tự ý muốn can thiệp ra sao tùy ý, nhưng là một Thiên Chúa suối nguồn của hiện hữu và/hoặc như sự thiện “đứng đàng sau” hay hỗ trợ hoặc làm sáng tỏ ý nghĩa của tất cả những gì sắp và đang hiện hữu. Thiên Chúa trong những câu truyện này lên tiếng cho chính hữu thể; lời của Người và việc Người làm giúp ta tìm thấy, và còn hơn thế nữa, tin tưởng vào tính hữu lý và tính hợp lý của tất cả những gì ta học được từ những câu truyện này.

Các chương đầu tiên của Sách Sáng Thế (sau ngay chương một) cho ta một trình thuật về thuở ban đầu của con người, phần lớn theo thứ tự thời gian, một trình thuật mở ra lịch sử sơ nguyên của loài người. Nhưng, và có lẽ đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong “phương pháp” đọc của ta, ta xác tín rằng trình thuật theo thứ tự thời gian cũng là phương tiện chuyên chở một điều gì đó phi thời gian và vĩnh viễn về sự sống con người trên thế giới. Trình thuật này dạy ta về thuở ban đầu của loài người theo hai nghĩa: thứ nhất, nó cho ta một nhân học phổ quát (thậm chí một hữu thể học), trình bày cho ta các yếu tố tâm lý và xã hội nguyên thủy của sự sống con người, vừa có tính người vừa chân thực đối với mọi nơi, mọi lúc. Người đàn ông đầu tiên và người đàn bà đầu tiên, cũng như con cái họ, đã là những con người nhân bản theo nghĩa nguyên mẫu (prototypically) chứ không chỉ theo nghĩa tổ tiên. Thứ hai, vì trình thuật nhân học có ý hướng luân lý chính trị, nên các câu truyện này dẫn ta vào sự sống con người trong tất cả tính hàm hồ về luân lý của nó; ta sẽ học để biết các yếu tố nhân bản nào tạo ra loại rắc rối nào về luân lý hay chính trị và tại sao. Theo nghĩa này, các chương đầu của Sách Sáng Thế bắt đầu giáo dục người đọc về luân lý.

Câu truyện ở Địa Đàng lẽ dĩ nhiên không chỉ nói về đàn ông đàn bà; trái lại, truyện kể về họ bao gồm một chủ đề rộng lớn hơn: sự bất vâng phục của họ, việc họ đánh mất sự ngây thơ vô tội và việc xuất hiện của tự do con người và việc họ tự ý thức về luân lý, việc mất Địa Đàng và việc ta bước vào cuộc hiện sinh hữu tử đầy nặng nề và đau đớn. Phần lớn những điều trình bày ở đây đã được rút tỉa từ những xem sét hết sức quan trọng này. Nhưng ta tin ta đã bao gồm đủ ngữ cảnh để chứng minh tại sao các chủ đề lớn lao này thực sự có liên quan mật thiết với câu truyện về giới tính.

I. Hữu thể nhân ban nguyên khởi

Ở đầu câu truyện, ta thấy trái đất khô, cứng và không cỏ cây (1). Ngay từ đầu, ta đã biết trái đất cần cả mưa trời lẫn lao công của con người. Ngay trước khi ta gặp họ, con người đã được xác định bằng việc làm của họ, con người nhận được việc làm đã được định sẵn cho họ: thống trị sự sống thì ít, phục vụ trái đất thì nhiều, con người sẽ phải cày cấy, lao công, mong mưa, lo lắng cho tương lai. Câu truyện khởi đầu một cách đầy thuyết phục, đem đến cho ta một sự thật gần như phổ quát về sự sống con người. Nhưng tại sao sự sống này lại là sự sống của ta? Điều gì làm cho sự sống ấy ra khó khăn đến thế? Những điều sau đây nhằm đưa ra một câu trả lời.

Manh mối đầu tiên có thể tìm thấy ngay trong nguồn gốc kép của con người: con người được tạo nên bằng hai nguyên lý, nguyên lý thấp “bụi đất”, nguyên lý cao “hơi thở sống”. Hữu thể nhân bản ra chào đời trong tư cách bụi đất có hình dạng và có sinh lực (hay hơi thở). Cao hơn trái đất nhưng vẫn bị cột vào trái đất, con người có một cái tên, adam (lấy từ adamah, nghĩa là “đất”), một cái tên nhắc ta nhớ tới nguồn gốc cát bụi thấp hèn. Ngay từ đầu, con người đã lên cao từ dưới thấp và ở giữa hai cõi cao thấp ấy.

Hữu thể nhân bản nguyên mẫu ấy là như thế nào? Hữu thể ấy là một hữu thể đơn giản với một linh hồn đơn giản, sống một cuộc sống đơn giản. Đứng thẳng, trần truồng, ngu dốt, không nói được, và ngây thơ vô tội, con người không biết gì tới các đam mê hay thèm muốn phức tạp: linh hồn hồn họ không xấu hổ cũng chẳng tự hào, không giận dữ cũng không mặc cảm tội lỗi, không ác ý cũng không tự đại, không kinh ngạc cũng không kính sợ. Họ bằng lòng khi những thèm muốn đơn giản như thức ăn, thức uống, nghỉ ngơi được thỏa mãn; giữa thèm muốn và thỏa mãn không phân cách bao nhiêu, họ không bị phân tâm hay tự ý thức về mình. Họ như đứa trẻ lớn xác hay đúng hơn một đười ươi không lông; là hữu thể nhân bản nguyên mẫu, họ chỉ là con người chủ yếu trong dáng vẻ. Cô đơn, tự do, và độc lập, hưởng điều mà sau này Rousseau gọi là “cảm quan hiện hữu”, con người chỉ sống cho chính mình, trong một thế giới cung cấp cho họ bình an, thanh thản và thoả mãn các nhu cầu căn bản của họ.

Thực tế ra, có lẽ con người chưa bao giờ sống cô đơn hay trong trạng thái địa đường. Bất chấp điều đó, câu truyện vẫn chuyên chở một khía cạnh hết sức vĩnh viễn về hữu thể ta. Bất kể các hữu thể nhân bản là gì hay trở nên gì, luôn luôn và ở tận cùng, họ cũng là các hữu thể mang theo mình một gắn bó chẳng phức tạp gì mà lại vô tư trong trắng với chính sự sống còn và tính sống động của họ. Cái lớp hiện hữu động vật này, gồm các nhu cầu thể xác tư riêng được thỏa mãn và vui hưởng tư riêng, là một phần không thể xóa bỏ của hữu thể nhân bản. Người nào cũng biết đói, khát và mệt mỏi. Không người nào, dù vị tha hay thánh thiện bao nhiêu đi nữa, lại thỏa mãn cái đói riêng của mình bằng cách đút thực phẩm vào miệng một ai khác. Hơn nữa, nhìn từ phía nhu cầu đơn giản, tức cần thức ăn thức uống, thì thế giới là nơi khá hào phóng; nếu không có sự phá phách của con người văn minh, có lẽ đến bây giờ nó vẫn như thế. Đối với phần đông các “họ hàng” đơn giản hơn của ta, trong đó có các loài linh trưởng (primates), phần lớn nó vẫn còn là một thửa vườn thực sự; và có lẽ cả với ta, nó cũng vẫn như thế, nếu ta không bao giờ ra khỏi tính động vật hay tính trẻ con.

Ấy thế nhưng, hữu thể nhân bản nguyên thủy (primordial), vì chỉ nhân bản theo nghĩa nguyên thủy, và có lẽ nên nói là nhân bản theo nghĩa tiềm năng (potentially), nên không hẳn hoàn toàn đơn giản. Như chính câu truyện đã khéo léo cho thấy, có điều gì đó gây lo ngại trong chính bản chất nguyên khởi của họ. Một khả năng bẩm sinh hay ở trong trạng thái tiềm năng nào đó nơi linh hồn con người đe dọa lật đổ sự yên tĩnh trong cuộc sống đơn giản và ngây thơ vô tội của họ. Vì nếu không, tại sao lại cần có lệnh cấm ở đây? Người ta đã nhận diện được một cách phúng dụ hai nguồn có thể gây ra sự bất ổn này; hai nguồn đó chính là hai loại cây đặc biệt, khác với những loại cây dùng làm thức ăn (St 2:9). Cây sự sống, đem lại sự bất tử, đứng ở giữa vườn; nơi con người, sự gắn bó tức khắc với sự sống hàm nghĩa, từ bản năng, họ vốn sợ chết, một nỗi sợ, một khi trở thành hữu thức, rất có thể và thực sự đã khuấy động sự thanh tĩnh của con người.

Nhưng, theo cái nhìn của Thánh Kinh, bất ổn hơn nữa còn là khả thể tự do nơi con người, được biểu tượng bằng cây biết thiện biết ác. Bất cứ lựa chọn tự do nào cũng mặc nhiên hàm nghĩa một vươn tới và một hành động dựa trên sự “hiểu biết” riêng của ta về thiện hay ác, về tốt hơn hay xấu hơn. Đối với hữu thể nhân bản, hay đúng hơn, đối với hữu thể nhân bản nguyên mẫu, cũng như đối với bất cứ đứa trẻ nào, khả thể chọn lựa cho chính mình luôn nằm trong vòng tay với. Và, như lời dạy dỗ của mọi cha mẹ, và như ta lúc còn trẻ đau đớn học được sau này, chọn lựa tự do không nhất thiết là chọn lựa tốt, kể cả cho chính mình. Thiên Chúa đại độ với tình cha hiền muốn giữ cho con người khỏi hy sinh chính niềm hạnh phúc đơn giản và thơ ngây của họ; ấy thế nhưng, nguyên sự cần thiết phải có giới hạn ấy là một bằng chứng cho thấy nguồn gốc của rắc rối vốn đã nằm rất sâu bên trong con người. Hơn nữa, khả năng hiểu lệnh cấm nơi con người, dù chỉ phiến diện, vẫn chứng minh là họ cần tới nó; vì họ đã có đủ trí khôn để phân biệt được hai cây trên bằng tên, nên chẳng bao lâu, họ sẽ có đủ trí khôn riêng và với trí khôn này, là khả năng tự làm mình ra khốn khổ.

II. Một đối tác thích hợp

Sự ngứa ngáy trong linh hồn họ, một sự ngứa ngáy sẽ hủy diệt sự mãn nguyện của họ xem ra chưa tỏ tường đối với hữu thể nhân bản đơn giản. Khó khăn thứ hai cũng thế, là chính sự cô đơn, ở một mình, của họ. Không phải con người, mà là Thiên Chúa nhận ra “con người ở một mình không tốt; ta sẽ dựng nên cho hắn một giúp đỡ ngược với hắn (ezer k'negdo)” (St 2:18). Vì nhận định này dẫn tới việc tạo dựng người đàn bà và giải thích nó, nên ta cần phải xem xét ý nghĩa của nó một cách cẩn thận hơn.

Tại sao và vì ai sự cô đơn của con người lại không tốt? Nó không tốt cho con người hay không tốt cho thế giới bao quanh họ hay không tốt cho Thiên Chúa? Nó không tốt vì hoàn cảnh hiện nay hay vì các khả thể tương lai? Nghĩa là, phải chăng vì Thiên Chúa dự ứng cái chết của con người, một cái chết mà Người vừa nhắc tới như là hậu quả của việc biết thiện biết ác, nên nay Người sẽ cung cấp phương tiện để họ trường tồn? Việc này còn tùy ở chỗ ta hiểu sự cô đơn của con người ra sao.

Thông thường và cũng thích đáng khi ta nghĩ “ở một mình” là “cô đơn” hay “cần được trợ giúp”; nghĩa là, “ở một mình” là dấu hiệu của yếu ớt. Yếu ớt cần được giúp đỡ, bất kể giúp đỡ này là một bạn đồng hành, một người hùn hạp (partner), hay một người bạn cùng làm việc với nhau; và quả thực, Thiên Chúa hứa sẽ tạo nên một “giúp đỡ” cho hữu thể nhân bản. Nhưng “ở một mình” cũng có nghĩa “tự mãn” hay “độc lập”; nó có thể là dấu chỉ sức mạnh biểu kiến, có thực chất hay do tưởng tượng. Ở một mình theo nghĩa sức mạnh hay tự mãn có thể nguy hiểm nhiều cách: người ở một mình, vì thiếu gương soi thích đáng, rất có thể không có khả năng tự biết về mình; hay vì độc lập, người ở một mình, dù ở ngay trong vườn Thiên Chúa, rất có thể vẫn không thực sự biết Thiên Chúa hiện diện (2); hay vì tự mãn, con người rất có thể có khuynh hướng muốn thăm dò các giới hạn, như người anh hùng Achilles hay như con người vòng tròn nguyên thủy trong truyện Aristophanes (trong cuốn Symposium của Platông) nói về việc phát sinh ra eros, một người đi tìm chứng cớ để bênh vực hay để chống lại chính bản sắc thần linh của mình. Đối với việc ở một mình hiểu như sức mạnh, phương thuốc thích hợp là làm cho yếu đi, bằng chia rẽ, đối nghịch, tranh chấp. Trong ngữ cảnh hàm hồ này, Thiên Chúa đã đề xuất một người giúp đỡ cũng khá hàm hồ. Trong tiếng Hípri, người giúp đỡ con người nguyên khởi là neged, nghĩa là đối nghịch với họ, là chống lại họ, là ở đàng trước họ, trước mặt họ theo nghĩa thân xác: người giúp đỡ này sẽ là một chống lại (contra). Đặt “hùn hạp” (partner) và “chống lại” với nhau, Thiên Chúa tạo nên một đối tác (counterpart) cho con người. Bất kể lý do là gì, điều cần là không phải một người nữa, mà là một người khác thế. Đồng hành ở đây xuất hiện với một khác biệt; và sự khác biệt này quả là một khác biệt rất lớn, cả theo nghĩa tốt lẫn theo nghĩa xấu.



III. Con người tự ý thức tính dục của mình

Sự xuất hiện của người đàn bà khai sáng ra hoặc nhập thân một chiều kích mới trong tính người của ta, bao gồm việc gia tăng ý lực cho lý trí và cho ngôn từ, ý thức về mình ở bình diện cao hơn, và một xã hội tính chân chính bắt nguồn từ dị biệt và lôi cuốn tính dục, tất cả trọn trong một gói. Sự khác nhau của con người đối với súc vật nhất định là việc họ tự ý thức được tính dục của họ; sự ý thức về phân chia mới này dần dần tách biệt con người ra khỏi lối sống thuần súc vật. Tuy nhiên, như ta sẽ thấy, tính dục và ý thức tính dục có một số yếu tố (hay giai đoạn) khác nhau, và tách biệt với nhau, như trong tính dục đang xuất hiện của tuổi dậy thì. Trong đó, yếu tố hàng đầu lại không hẳn chỉ riêng con người mới có.

Để chuẩn bị cho họ một đối tác thích hợp, việc con người thèm khát một đồng hành được kích thích bởi cuộc gặp gỡ giữa họ và súc vật. Các năng lực ý chí đang ngủ yên của họ, những năng lực mà xét cho cùng chính là khả năng tách biệt và phối hợp, hay khả năng nhìn ra sự khác biệt và sự giống nhau, được chính cuộc gặp gỡ hay đối mặt này làm thức dậy; các tên mà họ đặt cho súc vật có thể là tùy tiện, nhưng các dị biệt do các tên khác nhau này thừa nhận thì không tùy tiện chút nào. Đây không chỉ là việc thờ ơ triển khai sự phân loại; cùng với cảm quan, năng lực biện phân này quay ngược trở lại với chính họ. Nhờ thế, họ tiếp nhận được mầm mống đầu tiên của việc tự ý thức về mình: tôi không cô đơn; nhưng tôi khác với chúng; chúng khác với tôi, đúng thế, quá khác đến không thể thỏa mãn nỗi thèm khát mới bừng dậy trong tôi tha thiết muốn một đối tác thích đáng. “Nhưng không tìm được một giúp đỡ ngược với con người nhân bản” (St 2:20).

Trong câu liền sau đó, Thiên Chúa tạo nên người đối tác từ chính con người; Người tạo nên hay dựng nên người đàn bà (ishah) lấy từ xương sườn người đàn ông (adam), rồi đem nàng tới cho con người. Như thế, tính đối ngẫu (duality) cần thiết đã được tạo nên từ bên trong. Quả thực, cuộc giải phẫu lần này ít quyết liệt hơn thủ thuật cắt đôi cân xứng do thần Apollo thực hiện trên con người vòng tròn nguyên thủy trong truyện Aristophane, trong đó, mỗi nửa tha thiết đi tìm và kết hợp tính dục với nửa khác đang thất lạc kia. Nhưng đây vẫn là một cuộc giải phẫu, và con người nguyên thủy không còn như trước nữa; họ không còn nguyên khối (whole) nữa. Như ta sẽ thấy, những khuấy động nguyên thủy và chưa định hình của bồn chồn (muốn tự do? vì cô đơn? vì tham vọng? vì sợ sệt?) sẽ được thay thế bằng một thèm muốn đã có tập chú.

Một số nhà phê bình cho rằng bản văn bài trình thuật về nguồn gốc của người đàn bà này có tính kỳ thị giới tính: không những vì người đàn ông được tạo dựng đầu tiên, thứ đến mới là người đàn bà, mà còn vì hữu thể người đàn bà có tính dẫn xuất (derivative) và tùy thuộc người đàn ông. Tuy nhiên, đọc kỹ, người ta sẽ thấy bản văn này rõ ràng hỗ trợ một cách nhìn ngược lại. Trước nhất, nguồn gốc của con người thấp hơn, họ từ đất mà ra; trái lại, người đàn bà khởi diễn từ một thân xác đã có sự sống và hơn nữa, còn từ một xác thịt lấy từ rất gần trái tim. Ngoài ra, trong diễn trình tạo dựng, người đàn ông rõ ràng chưa trọn vẹn; người đàn bà vì được dựng nên từ xương sườn không có chi méo mó cả. Đàng khác, sự khác nhau về nguồn gốc rất có thể không là dấu chỉ thứ hạng hay vị thế, mà chỉ có ý nói tới đặc điểm trong thèm muốn của người nam và của người nữ nguyên khởi mà thôi, một vấn đề ta sẽ bàn tới sau này.

Lời tố cáo kỳ thị giới tính còn có thể có câu phản chứng căn để hơn nữa. Adam, hữu thể nhân bản nguyên khởi, nghĩa là trước việc tạo dựng ra người đàn bà, trên thực tế, một là không có giới tính hai là ái nam ái nữ: nguyên lý nữ đã có ngay bên trong họ rồi; chỉ sau khi phân rẽ, mới thực sự có chuyện nam nữ, và chỉ khi đó, tính dục mới tạo ra dị biệt. Bất chấp khoa mổ xẻ nói gì, “adam” nguyên khởi, về chức năng, là người trung phái (gender-indifferent). Và điều quan trọng hơn nữa là: cả ngày nay nữa, hữu thể người, lúc khởi đầu, cũng không có giới tính và chưa gợi dục (sexless and nonerotic).



Nhưng ta nên để ý tới sự phi đối xứng về giới tính (gender asymmetry) trong bản văn. Vì dù không có sự hiện diện của người đàn bà, hữu thể nhân bản đầu tiên vẫn tỏ ra là nam giới. Và điều chắc chắn là người đàn ông ấy, trước sự xuất hiện của người đàn bà, đã phản ứng y hệt hàng tỉ người đàn ông sau này cho tới tận nay, với một cảm thức rõ rệt về ưu tiên và ưu quyền của mình: “Và người đàn ông cất tiếng: ‘cuối cùng, đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi; và nàng sẽ được gọi là đàn bà vì nàng đã được lấy ra từ đàn ông’” (St 2:23).

Sự xuất hiện của người đàn bà thúc đẩy người đàn ông nguyên khởi nói được cả một câu trọn vẹn đầy tính nhân bản; đây quả là ngôn từ đầu hết của bất cứ hữu thể nhân bản nào được trực tiếp trích dẫn trong bản văn. Người đối tác khích động linh hồn người đàn ông bước vào những sức mạnh và tầm nhìn thông sáng mới. Người đàn ông thấy người đàn bà vừa giống với mình vừa khác với mình: khi nàng đứng trước và đối diện với chàng, chàng cũng thấy ra mình lần đầu tiên. Kết quả: chàng cũng đồng thời đặt tên cho chính chàng: không còn là adam nữa, cái thứ hữu thể nhân bản theo chủng loại từ đất, mà là ish, hữu thể nhân bản nam tính cá thể, một người đàn ông nam tính trong tương quan với người đàn bà nữ tính. Người đàn bà, tức ishah, nhận từ người đàn ông cái tên dẫn xuất (derivative name) của nàng; cũng giống như nguồn gốc nàng, tên này có tính dẫn xuất. Ấy thế nhưng, trên thực tế, vị trí của nàng trong thứ ngôn từ tự khám phá ra mình và tự đặt cho mình này lại ở hàng đầu: không phải vì người đàn bà đứng đàng trước chàng trước nhất mà còn là người xuất hiện đầu tiên khiến chàng có khả năng biết mình và đặt tên cho mình. Cái nhìn thông sáng sâu xa này về tính bổ túc và tính bản ngã đã được bản văn chuyên chở một cách hết sức tươi đẹp: trong ngôn từ của người đàn ông, ishah, dù dẫn xuất về từ ngữ, nhưng lại được nói lên trước nhất.

Ta hãy xem sét kỹ càng hơn câu nói đầu tiên của người đàn ông, được coi như một biểu thức của thèm muốn tiên khởi, hay cũng có thể nói là mầm mống của tình yêu. Dù nhìn nhận sự khác biệt nơi người đàn bà, ở đây rõ ràng chàng bị ấn tượng mạnh bởi sự tương tự của nàng; không những thế, chàng còn nói hơi quá và coi sự tương tự này như giống hệt y như nhau: “đây là xương thịt tôi; đây là của tôi; đây là tôi”. Lời phát biểu thèm muốn đầu tiên của chàng được cảm nhận như là một thứ tình yêu đối với chính mình, hay chính xác hơn, như thứ tình yêu đối với xác thịt mình. Yếu tố đầu tiên của tình yêu quả có tính vị kỷ: người khác tỏ ra đáng yêu vì được coi là giống y hệt mình, xem ra là chính mình. Tình yêu này tìm sự xuất hiện, tìm sự tái hợp, tìm sự hòa tan (fusion), khi người thuật truyện phụ họa: “bởi thế, người đàn ông (ish) sẽ lìa bỏ cha mẹ mình và kết hợp với vợ: và cả hai sẽ nên một xác thịt” (3) (St 2:24)

Khía cạnh nguyên khởi của tính dục này bàng bạc khắp nơi và được nhiều người biết đến. Nổi tiếng nhất có lẽ là câu truyện Aristophane về tình yêu, một cuộc tình đi tìm chính phân nửa của mình đang bị thất lạc, được trình bày như một thèm muốn được gần gũi và hoà tan vào người yêu để phục hồi thể toàn diện đã mất của mình, một thể toàn diện, mà buồn thay, không thể nào phục hồi được. Nó là sự thúc đẩy trong linh hồn nhằm sửa chữa hay cung cấp một sự thiếu vắng thuần thể xác. Đầy tính xác thân và chiếm hữu, nhưng lại không quan tâm tới thứ hạng hay qui luật, không hề bối rối vì hoàn toàn ngây thơ và không biết gì tới điều mình thực sự muốn nói hay thèm muốn, sự thôi thúc tính dục đẩy các hữu thể nhân bản thẳng lưng tới chỗ giao hợp chưa có tính nhân bản chuyên biệt, một giao hợp có người biếm họa nói là làm họ giống một con vật có hai lưng. Bất cứ điều gì khác bất ngờ xẩy ra có thể ôn hòa hóa hay biến đổi hoặc nhân bản hóa thèm muốn tính dục của ta, thứ tính dục nguyên tổ, đầy dục vọng và chiếm hữu này vẫn tồn tại và mạnh mẽ. Mọi tính dục đều có yếu tố này, một yếu tố chỉ có thể “giải thích” hay hơn hết bằng cách giả thuyết rằng mục tiêu của nó, một mục tiêu mà những người tham dự không hề ý thức được, là phục hồi một thể toàn diện nào đó cho thân xác mà mình “đã đánh mất”, là người xem ra khác kia đã được yêu thương vì thực sự chàng hay nàng chỉ là cái phần đã đánh mất kia của chính mình.

Có lẽ ta không nên nói “chàng hay nàng”. Ngôn từ của thèm muốn vốn là ngôn từ của người đàn ông: thực vậy, khi tuyên bố đặc điểm “nàng là của tôi, nàng là tôi” của thèm muốn, chàng tự đồng hóa mình với hữu thể nhân bản nam, ngược với đối tác nữ của mình. Ta không được người ta cho hay người đàn bà nghĩ gì về điều này. Thèm muốn của nàng ra sao? Các cảm quan của nàng có tính hỗ tương hay tính đối xứng hay không? Điều này ta không biết; nhưng có một số lý do khiến ta hoài nghi như thế. Thực vậy, nguồn gốc khác nhau của người đàn ông và của người đàn bà, và nguồn gốc người đàn bà từ xương thịt đàn ông, rất có thể là một gợi ý, chuyên chở nhiều dị biệt căn bản rất tự nhiên trong thèm muốn tính dục của nam và của nữ. Nếu nam trong tư cách nam muốn một kết hợp và tan hòa có tính chiếm hữu, thì nữ trong tư cách nữ muốn gì? Nếu thèm khát của nam tự nhiên tập chú vào người đàn bà, thì tâm điểm thèm muốn của người đàn bà trong tư cách nữ là chi?

Bất cứ ai không muốn tự đánh lừa mình về những vấn đề quan trọng như trên, hẳn sẽ khảo sát một cách vô tư xem liệu thèm muốn của nam và của nữ trước đây và bây giờ, trước khi văn hóa can thiệp vào, có đối xứng (symmetrical) và ngay cả đồng nhất hay không. Bước ra ngoài bản văn, nhưng chịu ảnh hưởng bởi gợi ý của nó cho rằng có sự phi đối xứng, ta có khuynh hướng nghĩ rằng sự phi đối xứng này khá hiện thực và sâu xa, nhất là khi nghĩ tới giới tính và sự dị biệt giới tính trong ngữ cảnh biến hóa. Các suy nghĩ này dựa trên các khía cạnh có liên hệ với việc sinh sản nhiều hơn là với thèm muốn tính dục đúng nghĩa, nhưng nhất thiết có những hệ luận đối với thèm muốn. Vì, xét về phương diện biến hóa, thèm muốn tính dục là để phục vụ và vốn được lựa chọn cho sự thành công của sinh sản. Do đó, giống mọi loài có vú khác, dù người đàn ông khi hưởng nhục dục thường không quan tâm tới mối liên kết của nó với việc sinh sản con cái, nhưng đặc tính của mối thèm khát nhục dục này chắc chắn bị mối liên kết với mục tiêu kia điều kiện hóa.

Vì việc làm tình có ý nghĩa sinh học, nghĩa là có liên hệ với việc sinh sản, nên các khác biệt tính dục chắc chắn được dị biệt hóa theo các khác biệt sơ khai liên quan tới việc lưu truyền nòi giống. Đối với người nữ, tương lai sinh sản lệ thuộc số trứng khá ít ỏi của họ; cơ may sinh sản thành công ấy tùy ở một chiếc trứng mỗi tháng. Đối với người nữ, sự thành công này còn tùy thuộc những gì giúp bảo đảm việc thụ thai cũng như những gì hỗ trợ và che chở đứa con. Tương lai sinh sản nam, vì không có tính cô đọng bằng, nên được cả hàng tỉ tinh trùng thi hành. Do đó, chiến thuật hữu hiệu nhất là cấy tinh nhiều lần, thường xuyên hơn, và cả đa thê nữa. So sánh với trứng, là thứ di chuyển rất ít, thường quanh quẩn đâu đó “cạnh nhà” để được che chở, tinh trùng phải di chuyển khá xa tại một môi trường thù nghịch, lại phải cạnh tranh với thật nhiều địch thủ; trong môi trường này, chỉ “ai” có vận tốc, năng lực và trì chí mới được tưởng thưởng và tồn tại do luật thải trừ tự nhiên. Các khác biệt liên quan tới giao tử (gamete) này chắc chắn có liên hệ qua lại với các khác biệt trong cấu trúc và chức năng của cơ thể và cả các khác biệt của linh hồn nữa. Xét về phương diện biến hóa, ta thấy nơi các chủng loại có vú, thèm muốn giao hợp nơi con đực nhất thiết mạnh hơn. Nó càng mạnh hơn nơi các chủng loại, như chủng người chẳng hạn, là nơi, nữ thường không chủ động, trái lại khá thụ động trong chu kỳ động dục (estrous cycle). Thèm muốn của nữ, vì thế, không nhất thiết có tính hỗ tương hay mạnh mẽ hoặc có tính năng nổ hỗ tương; ít nhất đối với động vật, tính tiếp nhận đã đủ cho nữ giới rồi.

Tình hình có phức tạp hơn, dù chỉ nói về phương diện sinh học mà thôi. Các yếu tố tâm lý khác liên hệ tới tính dục, như các yếu tố chung quanh việc tán tỉnh hay thai nghén hay dưỡng thai, càng làm bức tranh phức tạp hơn. Cơ cấu tổ chức và cân bằng thèm muốn rất khác nhau nơi các loài có vú, tùy thuộc việc cặp đôi nam nữ, như một cách thế tự nhiên, là đơn hôn suốt đời hay là đa hôn hoặc là “làm tình tùy tiện”. Hơn nữa, các khía cạnh khác trong tính dục có tính nhân bản chuyên biệt còn có thể và thực sự đã thay đổi hẳn nền tảng có tính động vật này, kể cả trước khi văn hóa ảnh hưởng tới. Ấy thế nhưng, một lần nữa, Sách Sáng Thế đã nói đúng sự thật, vì không những đã trình bày bình diện căn bản của tính dục này, nghĩa là thèm khát giao hợp nơi động vật, như là một “khía cạnh” tách biệt, mà còn gợi ý rằng ở bình diện này, thèm muốn tính dục cũng có thể được phân bổ một cách phi đối xứng, với những tập chú, định hướng và cường độ khác nhau nơi nam và nữ. Nếu đúng như thế, thì cho tới nay, tập chú của thèm muốn nơi người đàn bà vẫn còn là một mầu nhiệm.

Bất kể các khác biệt phái tính có ra sao trong thèm muốn, thì vẫn không có khác biệt nào liên quan tới ý thức về thèm muốn: nó hầu như vắng bóng. Thèm muốn được trải nghiệm, thèm muốn lên sinh lực, thèm muốn được thỏa mãn và, như người cấp tiến quen nói, không phải là vấn đề lớn. Nhục dục đến một cách tự nhiên: “và hai người đều trần truồng, cả người đàn ông (adam) lẫn vợ ông ta (ishtoh), và chẳng xấu hổ chi cả” (St 2:25). Việc không xấu hổ này cũng rất tự nhiên, như ta còn thấy nơi các động vật khác, nào chúng có biết xấu hổ là chi. Việc tự ý thức về tính dục vẫn còn là việc của tương lai; cũng thế, mọi vấn đề phê phán luân lý cũng vẫn còn là việc của tương lai. Giờ đây, chỉ là hòa tan và vui sướng.

_______________________________________________________________________________________________________________________

Ghi chú:

(1) Hãy so sánh với cảnh khởi nguyên đầy nước và phi định hình của trình thuật vốn được coi là thứ nhất. Nhiều dị biệt quan trọng khác cho thấy trình thuật thứ hai không đơn thuần chỉ là một trình thuật được mở rộng với nhiều chi tiết hơn về việc tạo dựng con người đã được tường thuật trong Sáng Thế 1. Thí dụ, trình thuật thứ nhất kết thúc ở người đàn ông, trong khi trình thuật thứ hai bắt đầu với chàng. Trong trình thuật thứ nhất, súc vật xuất hiện trước nhất nhưng con người sẽ là người thống trị chúng; trong trình thuật thứ hai, súc vật xuất hiện sau, như những kẻ đồng hành. Trong trình thuật thứ nhất, nam và nữ được tạo dựng cùng với nhau; trong trình thuật thứ hai, nam được tạo dựng trước. Trong trình thuật thứ nhất, sự vật được coi là “tốt”; trong trình thuật thứ hai, có cây biết tốt biết xấu, còn con người ở một mình thì “không tốt”. Trong trình thuật thứ nhất, con người nhận được một lệnh truyền tích cực, sinh sản tràn mặt đất và thống trị mặt đất; trong trình thuật thứ hai, họ nhận được một giới điều tiêu cực, vì cần bị giới hạn. Trình thuật đầu đưa ra một tầm nhìn có tính vũ trụ và nói với ta như những khách bàng quan, trang trọng trình bày vị trí ta giữa toàn thể vũ trụ; trình thuật sau trình bày một tập chú hoàn toàn có tính địa cầu và nói với ta như những tác nhân luân lý đau khổ, vẽ nên một bức tranh cho thấy khốn khổ đã bước vào cuộc nhân sinh như thế nào. Trình thuật đầu bác bỏ thần tính và hạ thấp địa vị mặt trời và các tầng trời; trình thuật sau cho thấy hậu quả đáng buồn trong khuynh hướng tự nhiên của con người muốn tìm đường đi riêng cho mình trong thế giới chỉ cần tới lý trí và cậy nhờ “tự nhiên” hướng dẫn.

(2) Những ai chủ trương rằng trước sự xuất hiện của người đàn bà, người đàn ông sống đồng hành và hoà hợp với Thiên Chúa là đã không coi trọng chứng từ của chính Thiên Chúa, Đấng cho rằng người đàn ông lúc đó ở một mình. Nói theo ngôn từ phi thời gian, thì chả có chứng cớ bản văn nào cũng chả có lý lẽ hợp lý nào để nghĩ rằng hữu thể nhân bản lại nhận thức được mối liên hệ của họ với đấng thần linh nếu họ không có liên hệ nào với những hữu thể nhân bản khác.

(3) Tốt nhất nên hiểu điểm này như một phê phán luân lý không phải về đơn hôn mà là về việc yêu chính những người của mình, một việc yêu, nói cho đúng, chính là loạn luân (incest), kể cả loạn luân giữa cha mẹ và con cái. Người thuật truyện muốn cho thấy rõ: yêu thân xác mình không phải là loạn luân.

Còn tiếp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Buồm Nâu
Nguyễn Ngọc Liên
22:49 23/06/2014
CÁNH BUỒM NÂU
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu ?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
(Trích thơ của Nguyễn Bính)