Phụng Vụ - Mục Vụ
Cầu Nguyện Cho Việc Truyền Giáo
Lm. Anthony Trung Thành
07:46 28/06/2016
Suy niệm Chúa Nhật XIV Thường Niên C
Cầu Nguyện Cho Việc Truyền Giáo
Chúa Giêsu là sứ giả Tin mừng đầu tiên. Ngài nhận lãnh sứ mạng đó từ Thiên Chúa Cha. Để tiếp tục công việc của mình, Ngài đã chọn nhóm Mười Hai mà chúng ta gọi là Tông đồ. Sau đó, Ngài còn gọi thêm 72 môn đệ như Tin mừng hôm nay kể lại. Ngoài ra, trong cuộc hành trình truyền giáo, còn có rất nhiều người đi theo để giúp Chúa và các Tông đồ, họ đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Kitô và các môn đệ (x. Lc 8,2-3).
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã nói: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Đó là mệnh lệnh, không ai được miễn trừ. Nhưng đã có một thời người ta quan niệm rằng, truyền giáo là công việc của Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ…Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Truyền giáo là bổn phận không chỉ của Đức Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ mà còn là bổn phận của tất cả mọi người giáo dân. Nghĩa là bổn phận của tất cả những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Vì thế, tuỳ địa vị, tuỳ khả năng, tuỳ hoàn cảnh…Các kitô hữu cần phải ra sức chu toàn lệnh truyền này của Chúa Giêsu. Nếu ai lơ là, hay khinh dễ mà không chu toàn thì phạm tội thiếu sót. Thánh Phaolô đã từng nói: “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng!”(1Cr 9,16).
Tâm tình của Thánh Phaolô cũng phải là tâm tình của mỗi người chúng ta hôm nay. Nhưng phải truyền giáo bằng cách nào? Chúng ta có thể truyền giáo bằng nhiều cách khác nhau: bằng việc rao giảng, bằng việc thăm viếng, bằng chứng tá đời sống…Nhưng trước hết và trên hết, chúng ta phải cầu nguyện cho công việc truyền giáo. Đây là việc quan trọng hàng đầu. Vì khi nhìn thấy đồng lúa chín bao la mà thiếu thợ gặt, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ cầu nguyện: “Anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến” (Lc 10, 2). Lệnh truyền này nằm trong bối cảnh Chúa Giêsu đang huấn luyện cho các thợ gặt đầu tiên. Lúc đó, số lượng thợ gặt được Chúa huấn luyện rất ít ỏi: Mười Hai Tông đồ; Bảy Mươi Hai Môn đệ và một số cộng tác viên khác.
Còn hiện nay thì sao? Theo niên giám toà thánh năm 2013: Giáo Hội Công Giáo có trên 1.253.000.000 tín hữu; 5.173 giám mục; 415.348 linh mục; 55.253 nam tu sĩ; 693.575 nữ tu; 118.251 chủng sinh. Như vậy, đã gần 2000 năm qua, cánh đồng truyền giáo vẫn đang còn bát ngát mênh mông, vẫn đang còn thiếu nhiều thợ gặt. Người Công Giáo mới chiếm koảng 17.7% dân số thế giới. Vì vậy, lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến” (Lc 10, 2) vẫn đang còn mang tính cấp bách và thời sự. Cho nên, chúng ta cần phải tiếp tục cầu nguyện cho việc truyền giáo.
Thứ nhất, cầu nguyện cho có nhiều thợ gặt: thợ gặt ở đây có thể là Giám mục, Linh muc, Tu sĩ và cũng có thể là người giáo dân, tức là những người dám xã thân trong công việc loan báo Tin mừng. Đó là những: “Trái tim quảng đại biết cảm thương những cảnh đời bơ vơ không người chăn dắt, những tâm hồn thiện chí hăng hái dấn thân ra đi loan báo Tin mừng”(Thư chung HĐGMVN 2003, số 10). Đó là những bạn trẻ tự nguyện hiến thân mình trong ơn gọi tu sĩ và linh mục để phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội.
Thứ hai, cầu nguyện cho những “nhà truyền giáo” để họ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc loan báo Tin mừng. Đặc biệt là những người đang có sứ mệnh loan báo Tin mừng tại các vùng sâu vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số, tại các nước mà đạo Chúa đang bị cấm cách và bách hại…Họ cần sự trợ giúp không chỉ bằng vật chất mà còn cần sự nâng đỡ của chúng ta trong lời cầu nguyện.
Thứ ba, cầu nguyện cho những người kitô hữu luôn sống xứng đáng với danh nghĩa của mình. Số tín hữu của Giáo Hội Công Giáo hiện nay trên thế giới là 1.253.000.000 người. Số tín hữu Công Giáo Việt Nam có trên 6.606.495 người. Giáo xứ chúng ta có 8.600 người. Nhưng thử hỏi trong số đó, được bao nhiêu người là kitô hữu đúng nghĩa? Thực tế cho chúng ta thấy, vẫn còn nhiều người mang danh kitô hữu nhưng không sống giáo lý của Đức Kitô, không giữ luật Chúa và Giáo Hội, không đi lễ và lãnh nhận các Bí tích, vẫn rối vợ rối chồng, vẫn buôn gian bán lận, vẫn lỗi đức công bằng bác ái yêu thương, vẫn hằn thù ghen ghét, chém giết lẫn nhau…Vì thế, mọi kitô hữu phải biết cầu nguyện cho nhau để trở thành những kitô hữu đích thực.
Thứ tư, cầu nguyện cho những người không phải là kitô hữu: có thể họ là những người làng xóm láng giềng, đang ở bên cạnh chúng ta; có thể họ là bạn bè của chúng ta; có thể họ là những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày; có thể họ là những người theo các đạo khác: Phật giáo, Khổng giáo, Hoà hảo…Thậm chí họ là những người vô thần, những người chúng ta không quen biết; có thể họ là những người đã biết về đạo, biết về giáo lý của Đức Kitô, nhưng họ không trở lại đạo vì một gương xấu gương mù nào đó của người Công Giáo hoặc họ chưa có cơ hội để gia nhập đạo Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để họ có cơ hội trở thành người kitô hữu, là con cái của Chúa.
Thứ năm, cầu nguyện đặc biệt cho những người tội lỗi: có thể họ là thành viên trong gia đình, hội đoàn, giáo xứ, Giáo Hội. Có thể họ là người chồng, người cha, người mẹ, người vợ, con cái…Chúng ta hãy cầu nguyện để họ biết ăn năn thống hối tội lỗi của mình mà trở về với Chúa. Vì cầu nguyện có sức biến đổi người tội lỗi trở thành thánh nhân. Thánh Augustinô đã được ơn trở lại nhờ lời cầu nguyện của Thánh Mônca. Tử tội Pranzini đã tỏ dấu ăn năn trước khi lên đoạn đầu đài nhờ lời cầu nguyện của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Thứ sáu, cầu nguyện cho chính chúng ta biết siêng năng cầu nguyện: cầu nguyện chung; cầu nguyện riêng; cầu nguyện trong gia đình; cầu nguyện ở nhà thờ; cầu nguyện mọi nơi mọi lúc nhất là khi thi hành công việc loan báo Tin mừng. Chính Mẹ Têrêxa đã cho biết, bí quyết thành công trong công việc của mẹ là cầu nguyện. Cầu nguyện như việc nạp bình, hoạt động là việc thắp sáng.
Lạy Chúa là Cha đầy tình yêu thương, để tiếp tục sứ mạng truyền giáo mà Con Cha giao phó, xin Cha sai đến cánh đồng truyền giáo thêm nhiều thợ gặt lành nghề. Xin cho mỗi người chúng con nhiệt tâm hơn trong việc loan báo Tin mừng. Đặc biệt, xin cho chúng con luôn siêng năng cầu nguyện và cầu nguyện nhiều cho công cuộc truyền giáo. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Cầu Nguyện Cho Việc Truyền Giáo
Chúa Giêsu là sứ giả Tin mừng đầu tiên. Ngài nhận lãnh sứ mạng đó từ Thiên Chúa Cha. Để tiếp tục công việc của mình, Ngài đã chọn nhóm Mười Hai mà chúng ta gọi là Tông đồ. Sau đó, Ngài còn gọi thêm 72 môn đệ như Tin mừng hôm nay kể lại. Ngoài ra, trong cuộc hành trình truyền giáo, còn có rất nhiều người đi theo để giúp Chúa và các Tông đồ, họ đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Kitô và các môn đệ (x. Lc 8,2-3).
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã nói: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Đó là mệnh lệnh, không ai được miễn trừ. Nhưng đã có một thời người ta quan niệm rằng, truyền giáo là công việc của Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ…Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Truyền giáo là bổn phận không chỉ của Đức Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ mà còn là bổn phận của tất cả mọi người giáo dân. Nghĩa là bổn phận của tất cả những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Vì thế, tuỳ địa vị, tuỳ khả năng, tuỳ hoàn cảnh…Các kitô hữu cần phải ra sức chu toàn lệnh truyền này của Chúa Giêsu. Nếu ai lơ là, hay khinh dễ mà không chu toàn thì phạm tội thiếu sót. Thánh Phaolô đã từng nói: “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng!”(1Cr 9,16).
Tâm tình của Thánh Phaolô cũng phải là tâm tình của mỗi người chúng ta hôm nay. Nhưng phải truyền giáo bằng cách nào? Chúng ta có thể truyền giáo bằng nhiều cách khác nhau: bằng việc rao giảng, bằng việc thăm viếng, bằng chứng tá đời sống…Nhưng trước hết và trên hết, chúng ta phải cầu nguyện cho công việc truyền giáo. Đây là việc quan trọng hàng đầu. Vì khi nhìn thấy đồng lúa chín bao la mà thiếu thợ gặt, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ cầu nguyện: “Anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến” (Lc 10, 2). Lệnh truyền này nằm trong bối cảnh Chúa Giêsu đang huấn luyện cho các thợ gặt đầu tiên. Lúc đó, số lượng thợ gặt được Chúa huấn luyện rất ít ỏi: Mười Hai Tông đồ; Bảy Mươi Hai Môn đệ và một số cộng tác viên khác.
Còn hiện nay thì sao? Theo niên giám toà thánh năm 2013: Giáo Hội Công Giáo có trên 1.253.000.000 tín hữu; 5.173 giám mục; 415.348 linh mục; 55.253 nam tu sĩ; 693.575 nữ tu; 118.251 chủng sinh. Như vậy, đã gần 2000 năm qua, cánh đồng truyền giáo vẫn đang còn bát ngát mênh mông, vẫn đang còn thiếu nhiều thợ gặt. Người Công Giáo mới chiếm koảng 17.7% dân số thế giới. Vì vậy, lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến” (Lc 10, 2) vẫn đang còn mang tính cấp bách và thời sự. Cho nên, chúng ta cần phải tiếp tục cầu nguyện cho việc truyền giáo.
Thứ nhất, cầu nguyện cho có nhiều thợ gặt: thợ gặt ở đây có thể là Giám mục, Linh muc, Tu sĩ và cũng có thể là người giáo dân, tức là những người dám xã thân trong công việc loan báo Tin mừng. Đó là những: “Trái tim quảng đại biết cảm thương những cảnh đời bơ vơ không người chăn dắt, những tâm hồn thiện chí hăng hái dấn thân ra đi loan báo Tin mừng”(Thư chung HĐGMVN 2003, số 10). Đó là những bạn trẻ tự nguyện hiến thân mình trong ơn gọi tu sĩ và linh mục để phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội.
Thứ hai, cầu nguyện cho những “nhà truyền giáo” để họ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc loan báo Tin mừng. Đặc biệt là những người đang có sứ mệnh loan báo Tin mừng tại các vùng sâu vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số, tại các nước mà đạo Chúa đang bị cấm cách và bách hại…Họ cần sự trợ giúp không chỉ bằng vật chất mà còn cần sự nâng đỡ của chúng ta trong lời cầu nguyện.
Thứ ba, cầu nguyện cho những người kitô hữu luôn sống xứng đáng với danh nghĩa của mình. Số tín hữu của Giáo Hội Công Giáo hiện nay trên thế giới là 1.253.000.000 người. Số tín hữu Công Giáo Việt Nam có trên 6.606.495 người. Giáo xứ chúng ta có 8.600 người. Nhưng thử hỏi trong số đó, được bao nhiêu người là kitô hữu đúng nghĩa? Thực tế cho chúng ta thấy, vẫn còn nhiều người mang danh kitô hữu nhưng không sống giáo lý của Đức Kitô, không giữ luật Chúa và Giáo Hội, không đi lễ và lãnh nhận các Bí tích, vẫn rối vợ rối chồng, vẫn buôn gian bán lận, vẫn lỗi đức công bằng bác ái yêu thương, vẫn hằn thù ghen ghét, chém giết lẫn nhau…Vì thế, mọi kitô hữu phải biết cầu nguyện cho nhau để trở thành những kitô hữu đích thực.
Thứ tư, cầu nguyện cho những người không phải là kitô hữu: có thể họ là những người làng xóm láng giềng, đang ở bên cạnh chúng ta; có thể họ là bạn bè của chúng ta; có thể họ là những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày; có thể họ là những người theo các đạo khác: Phật giáo, Khổng giáo, Hoà hảo…Thậm chí họ là những người vô thần, những người chúng ta không quen biết; có thể họ là những người đã biết về đạo, biết về giáo lý của Đức Kitô, nhưng họ không trở lại đạo vì một gương xấu gương mù nào đó của người Công Giáo hoặc họ chưa có cơ hội để gia nhập đạo Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để họ có cơ hội trở thành người kitô hữu, là con cái của Chúa.
Thứ năm, cầu nguyện đặc biệt cho những người tội lỗi: có thể họ là thành viên trong gia đình, hội đoàn, giáo xứ, Giáo Hội. Có thể họ là người chồng, người cha, người mẹ, người vợ, con cái…Chúng ta hãy cầu nguyện để họ biết ăn năn thống hối tội lỗi của mình mà trở về với Chúa. Vì cầu nguyện có sức biến đổi người tội lỗi trở thành thánh nhân. Thánh Augustinô đã được ơn trở lại nhờ lời cầu nguyện của Thánh Mônca. Tử tội Pranzini đã tỏ dấu ăn năn trước khi lên đoạn đầu đài nhờ lời cầu nguyện của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Thứ sáu, cầu nguyện cho chính chúng ta biết siêng năng cầu nguyện: cầu nguyện chung; cầu nguyện riêng; cầu nguyện trong gia đình; cầu nguyện ở nhà thờ; cầu nguyện mọi nơi mọi lúc nhất là khi thi hành công việc loan báo Tin mừng. Chính Mẹ Têrêxa đã cho biết, bí quyết thành công trong công việc của mẹ là cầu nguyện. Cầu nguyện như việc nạp bình, hoạt động là việc thắp sáng.
Lạy Chúa là Cha đầy tình yêu thương, để tiếp tục sứ mạng truyền giáo mà Con Cha giao phó, xin Cha sai đến cánh đồng truyền giáo thêm nhiều thợ gặt lành nghề. Xin cho mỗi người chúng con nhiệt tâm hơn trong việc loan báo Tin mừng. Đặc biệt, xin cho chúng con luôn siêng năng cầu nguyện và cầu nguyện nhiều cho công cuộc truyền giáo. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tại Sao Hai Thánh Tông Đồ Cả Lại Được Mừng Lễ Chung Với Nhau?
Linh mục Pr. Nguyễn Đức Thắng
07:48 28/06/2016
Tại Sao Hai Thánh Tông Đồ Cả Lại Được Mừng Lễ Chung Với Nhau?
Một số thánh nhân, vì là anh em với nhau, vì cùng tử đạo, vì là mẹ con, vì có những điểm chung nhất, nên được mừng lễ trùng ngày với nhau hoặc sát gần nhau. Vậy thánh Phêrô và thánh Phaolô tương quan với nhau thế nào mà lại có ngày lễ kính cùng với nhau?
Đức Tổng Giám Mục Patrick Flores đã từng đặt câu hỏi này với giáo dân trong bài giảng của mình. Và rồi ngài tự trả lời cách hóm hỉnh: “bởi vì hai thánh nhân không thể sống chung với nhau được trên thế gian, nên Chúa bắt các ngài phải chung với nhau trên thiên đàng.”(!)
Câu chuyện hài hước này rất có cơ sở. Thánh kinh cho thấy hai ông thật sự khác biệt nhau về tính cách, chênh lệch nhau về đẳng cấp:
• Người kém văn hóa, kẻ trí thức cao
• Người đã có vợ, kẻ vẫn độc thân
• Người rút gươm bảo vệ Chúa, kẻ phóng ngựa truy giết những ai theo Chúa
• Người giảng dạy cho giới đã cắt bì, kẻ loan Tin Mừng cho dân ngoại.
Chính thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Galata đã thừa nhận sự đụng độ với thánh Phêrô ở Antiokia. Ông đã cự lại thánh Phêrô vì đã không dám công khai dùng bữa với lương dân như trước khi nhóm cắt bì đến (từ cự lại là nguyên văn của Phaolô trong Gl 2, 11).
Điều rất dễ thương là, trong tất cả sự khác biệt cũng như cãi vã đó, thánh Phaolô luôn nhìn nhận vị trí quan trọng của thánh Phêrô với tư cách là người đầu tiên được Chúa Giêsu cho thấy Người đã phục sinh (1Cr 15, 5), một tư cách xứng đáng với cương vị thủ lĩnh. Một sự trân trọng rất tuyệt đến nỗi tính cách khác biệt không hề làm cản trở sứ mạng và lý tưởng của hai thánh nhân. Phần mình, thánh Phêrô cũng không kém cao thượng khi bắt tay Phaolô để tỏ dấu hiệp thông (Gl 2,10). Điểm độc đáo này được Giáo Hội đưa vào kinh tiền tụng trong ngày lễ 29/06: “các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Ðức Kitộ” Để rồi từ những khác biệt tính cách và mâu thuẫn đường lối đó, các ngài đã trở thành:
Hai người tiên phong, hai sao sáng đi đôi và hai tướng anh hùng.
Thế còn anh và em? Còn bạn và tôi thì sao?
Dĩ nhiên chúng ta thế nào cũng có các điểm khác biệt, và dĩ nhiên chúng ta đã từng cãi vã, giận hờn. Không ít lần chúng ta đặt câu hỏi tại sao và tại sao người mà mình trọn niềm tin tưởng lại cư xử như thế. Đã nhiều lần ta như muốn buông một bàn tay thân yêu, rời xa một bờ vai thân thiết, phớt lờ một ánh mắt thân thương. Chỉ vì những khác biệt, chỉ vì không hiểu nhau.
Khác biệt giữa Phêrô và Phaolô làm cho công cuộc loan báo Tin Mừng trở nên phong phú hơn. Các khác biệt của chúng ta lẽ ra là để bổ sung cho nhau và để làm cho đời ta thêm màu hương sắc, cũng như các giới hạn của cá nhân là để chúng ta cần đến nhau hơn trong cuộc trần này. Điều quan yếu là ta biết trân trọng người khác và chiến thắng cái tôi ích kỷ.
Phêrô và Phaolô, hai ngôi sao “chỏi” tỏa sáng trên bầu trời Thiên quốc, hai con người Phêrô và Phaolô trở thành đồng trụ và bàn thạch cho tòa nhà Giáo Hội. Tình yêu đối với Chúa Giêsu làm nên điều kỳ diệu này. Chỉ có tình yêu đủ lớn mới có thể làm cho các bất đồng giữa vợ chồng, giữa bạn bè trở thành một liên kết phong nhiêu, một tương giao phong phú. Tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có tình yêu còn ở lại.
Anh và em, bạn và tôi đã giận hờn, tranh cãi, thậm chí căm thù nhau trong quá khứ. Có những điều cứ tái đi tái lại nhiều lần như một căn bệnh mãn tính, nan y. Chúng ta có quá nhiều khác biệt mà. Vẫn biết gương vỡ khó lành, vẫn biết ly nước đổ ra không thể lấy lại hết, nhưng tình yêu sẽ bù đắp tất cả và tình yêu sẽ làm cho tấm gương và ly nước lấy lại sau đó trở nên kỳ thú hơn, ngon lành hơn.
Có bao giờ chúng ta trân trọng nhau cho đúng mức không? Có bao giờ anh và em cầu nguyện cho nhau rồi nói với Chúa về những lỗi lầm, yếu đuối của nhau chưa? Có bao giờ bạn và tôi, chúng mình cùng cầu nguyện với nhau để chấp nhận các khác biệt của nhau mà mưu cầu công ích, mà lo cho đại cuộc không? Đã bao giờ tôi nhìn ra được khía cạnh tốt đẹp của sự khác biệt, để yêu mến những gì “bất thường” nơi anh em, và phát huy những gì “cá biệt” của tôi nhằm hướng tới những điều cao quý hơn chưa?
Xin hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô giúp chúng con biết kết hợp các tính tình khác biệt để làm cho cuộc đời này thêm vui tươi và phong phú.
Linh mục Pr. Nguyễn Đức Thắng
Một số thánh nhân, vì là anh em với nhau, vì cùng tử đạo, vì là mẹ con, vì có những điểm chung nhất, nên được mừng lễ trùng ngày với nhau hoặc sát gần nhau. Vậy thánh Phêrô và thánh Phaolô tương quan với nhau thế nào mà lại có ngày lễ kính cùng với nhau?
Đức Tổng Giám Mục Patrick Flores đã từng đặt câu hỏi này với giáo dân trong bài giảng của mình. Và rồi ngài tự trả lời cách hóm hỉnh: “bởi vì hai thánh nhân không thể sống chung với nhau được trên thế gian, nên Chúa bắt các ngài phải chung với nhau trên thiên đàng.”(!)
Câu chuyện hài hước này rất có cơ sở. Thánh kinh cho thấy hai ông thật sự khác biệt nhau về tính cách, chênh lệch nhau về đẳng cấp:
• Người kém văn hóa, kẻ trí thức cao
• Người đã có vợ, kẻ vẫn độc thân
• Người rút gươm bảo vệ Chúa, kẻ phóng ngựa truy giết những ai theo Chúa
• Người giảng dạy cho giới đã cắt bì, kẻ loan Tin Mừng cho dân ngoại.
Chính thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Galata đã thừa nhận sự đụng độ với thánh Phêrô ở Antiokia. Ông đã cự lại thánh Phêrô vì đã không dám công khai dùng bữa với lương dân như trước khi nhóm cắt bì đến (từ cự lại là nguyên văn của Phaolô trong Gl 2, 11).
Điều rất dễ thương là, trong tất cả sự khác biệt cũng như cãi vã đó, thánh Phaolô luôn nhìn nhận vị trí quan trọng của thánh Phêrô với tư cách là người đầu tiên được Chúa Giêsu cho thấy Người đã phục sinh (1Cr 15, 5), một tư cách xứng đáng với cương vị thủ lĩnh. Một sự trân trọng rất tuyệt đến nỗi tính cách khác biệt không hề làm cản trở sứ mạng và lý tưởng của hai thánh nhân. Phần mình, thánh Phêrô cũng không kém cao thượng khi bắt tay Phaolô để tỏ dấu hiệp thông (Gl 2,10). Điểm độc đáo này được Giáo Hội đưa vào kinh tiền tụng trong ngày lễ 29/06: “các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Ðức Kitộ” Để rồi từ những khác biệt tính cách và mâu thuẫn đường lối đó, các ngài đã trở thành:
Hai người tiên phong, hai sao sáng đi đôi và hai tướng anh hùng.
Thế còn anh và em? Còn bạn và tôi thì sao?
Dĩ nhiên chúng ta thế nào cũng có các điểm khác biệt, và dĩ nhiên chúng ta đã từng cãi vã, giận hờn. Không ít lần chúng ta đặt câu hỏi tại sao và tại sao người mà mình trọn niềm tin tưởng lại cư xử như thế. Đã nhiều lần ta như muốn buông một bàn tay thân yêu, rời xa một bờ vai thân thiết, phớt lờ một ánh mắt thân thương. Chỉ vì những khác biệt, chỉ vì không hiểu nhau.
Khác biệt giữa Phêrô và Phaolô làm cho công cuộc loan báo Tin Mừng trở nên phong phú hơn. Các khác biệt của chúng ta lẽ ra là để bổ sung cho nhau và để làm cho đời ta thêm màu hương sắc, cũng như các giới hạn của cá nhân là để chúng ta cần đến nhau hơn trong cuộc trần này. Điều quan yếu là ta biết trân trọng người khác và chiến thắng cái tôi ích kỷ.
Phêrô và Phaolô, hai ngôi sao “chỏi” tỏa sáng trên bầu trời Thiên quốc, hai con người Phêrô và Phaolô trở thành đồng trụ và bàn thạch cho tòa nhà Giáo Hội. Tình yêu đối với Chúa Giêsu làm nên điều kỳ diệu này. Chỉ có tình yêu đủ lớn mới có thể làm cho các bất đồng giữa vợ chồng, giữa bạn bè trở thành một liên kết phong nhiêu, một tương giao phong phú. Tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có tình yêu còn ở lại.
Anh và em, bạn và tôi đã giận hờn, tranh cãi, thậm chí căm thù nhau trong quá khứ. Có những điều cứ tái đi tái lại nhiều lần như một căn bệnh mãn tính, nan y. Chúng ta có quá nhiều khác biệt mà. Vẫn biết gương vỡ khó lành, vẫn biết ly nước đổ ra không thể lấy lại hết, nhưng tình yêu sẽ bù đắp tất cả và tình yêu sẽ làm cho tấm gương và ly nước lấy lại sau đó trở nên kỳ thú hơn, ngon lành hơn.
Có bao giờ chúng ta trân trọng nhau cho đúng mức không? Có bao giờ anh và em cầu nguyện cho nhau rồi nói với Chúa về những lỗi lầm, yếu đuối của nhau chưa? Có bao giờ bạn và tôi, chúng mình cùng cầu nguyện với nhau để chấp nhận các khác biệt của nhau mà mưu cầu công ích, mà lo cho đại cuộc không? Đã bao giờ tôi nhìn ra được khía cạnh tốt đẹp của sự khác biệt, để yêu mến những gì “bất thường” nơi anh em, và phát huy những gì “cá biệt” của tôi nhằm hướng tới những điều cao quý hơn chưa?
Xin hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô giúp chúng con biết kết hợp các tính tình khác biệt để làm cho cuộc đời này thêm vui tươi và phong phú.
Linh mục Pr. Nguyễn Đức Thắng
Học hỏi nơi thánh quan thầy Phêrô và Phaolô
Lm. Đaminh Hương Quất
07:51 28/06/2016
HỌC NƠI THÁNH QUAN THẦY PHÊRÔ -PHAOLÔ :
HƯỚNG NỘI: XÂY DỰNG Giáo Hội HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG;
HƯỚNG NGOẠI: TRUYỀN GIÁO CHO LƯƠNG DÂN (Mt 16, 13-19 )
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội long trọng mừng đại lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ, hai trụ cột kiên vững của ngôi nhà Giáo Hội cho đến ngày Tận thế.
Trong Gia đình Giáo Phận Xuân Lộc niềm vui càng được khơi trào nhân lên gấp nhiều lần, bởi hai đại Thánh Phêrô và Phaolô là Bổn mạng mạng Ban hành giáo giáo phận, của Giáo xứ.
Simon, anh là anh em ruột với Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Ga-li-lê, làm nghề đánh cá, có gia đình. Tất cả đều bình thường cho đến ngày Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người. Chúa Giêsu đã ban cho ông tên mới là Kê-pha hay Phêrô nghĩa là Đá, gắn liền với sứ vụ làm trưởng đoàn nhóm Tông đồ, mà ngày nay chính là Đức Giáo Hoàng.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phê-rô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rô-ma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nê-rô (khoảng năm 64-67).
Thánh Phao-lô tử đạo vào năm 67. Là tín đồn Do Thái giáo cuồng nhiệt, theo nhóm Biệt phái, thuộc hàng trí thức, đã từng tích cực trong việc bắt Đạo- những Kitô hữu tiên khởi. Sau khi trở lại Đạo, ông là người hăng hái nhất, thành công nhất trong việc Loan báo Tin Mừng đến lương dân. Ngài được gọi là Tông đồ Dân ngoại.
Nói đến Phêrô người ta liên tưởng một ‘vết nhơ’ tai tiếng: Tội chối Chúa, không chỉ một lần mà đến ba lần;
Nhắc đến Phaolô, hình ảnh ‘đen tối’ gắn liền: người hăng say bắt Đạo, trực tiếp tham gia vào vụ xử Tử Đạo đẩu tiên của Giáo Hội- Phó tế Têphano.
Từ góc nhìn ‘lý lịch’ của hai đại thánh Phêrô và Phaolô, ta thấy điều quan trọng để làm thánh, để nên thánh không phải là không phạm tội mà chính trong trong những té ngã đau thương ấy, các ngài nhận ra Tình yêu Cứu độ của Chúa, một Tình yêu tha thứ vượt trội hơn tất cả những bội phản của con người. Chính trong những té ngã đau thương ấy các ngài có kinh nghiệm rõ nhất, sâu sắc nhất thân phận yếu đuối của mình. Các Thánh cảm nghiêm sâu sắc, trong Tình yêu Chúa, con người đầy tội lỗi ấy Chúa vẫn dùng, vẫn trọng dụng để làm sáng danh Chúa, đem ơn Cứu độ cho muôn dân.
Có thể nói, trong hành trình Rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu của các ngài, bài Rao giảng làm lay động lòng người nhất, va chạm đến con tim người nhiều nhất chính là những lúc thuật lại lần ‘vết nhơ’ sa ngã của mình và nhận ra Tình yêu tha thứ Chúa.
Tin Mừng Cứu độ mà các ngài rao giảng, tất cả các Tông đồ rao truyền không phải thứ lý thuyết trừu tượng, xa rời thực tế mà phát xuất từ chính những gặp gỡ sống động với Thiên Chúa giàu lòng thương xót, từ Con người Giêsu lịch sử cụ thể và Hằng sống. Nói như Gioan Tông đồ: ‘Điều vẫn có ngay từ đâu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi chạm đến. Dó là Lời Sự sống… chúng tôi loan báo cho anh em nữa’ (x.1 Ga 1, 1-4).
Vì Đức tin Tông truyền khởi đi từ cuộc gặp Chúa, để sống Đức tin đòi ta cần có những kinh nghiệm cá vị sống động về Thiên Chúa Tình yêu, nhất là trong Năm thánh Lòng thương xót của Chúa. Đấy là đòi hỏi của chính Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu hỏi thẳng các môn đệ: ‘Còn các con, các con nói Thầy là ai?”.
‘Còn các con’, Chúa tách các môn đệ ra khỏi đám đông, để mỗi người trực diện với Chúa Giêsu, để tự trả lời đối với tôi Chúa Giêsu là ai. Chúa muốn lời tuyên xưng phải phát xuất từ chính xác tín trong tâm can của mỗi người chứ không muốn chấp nhận thụ động từ một công thức. Mỗi người chúng ta trả lẽ trước mặt Chúa về Đức tin của chính mình.
Hai đại Thánh Phêrô và Phaolô đã kinh nghiệm thâm sâu về tình yêu cứu độ, và không ngừng hoàn thiện nên giống Chúa Giêsu nhờ trên con đường vác Thập giá theo Chúa Giêsu. Các ngài hăng say, không quản bao hy sinh, kể cả cái chết để Tin Mừng Chúa Giêsu – Kitô được Rao giảng. Điều lạ, càng hy sinh đau khổ vì Chúa Giêsu các thánh càng khám phá thêm Tin Mừng Cứu độ. Thánh Phêrô quả quyết: “Được chia sẻ những đau khổ của Chúa Giêsu bao nhiêu anh em hãy vui mừng hoan hỷ bấy nhiêu… ” (1Pr 4,12tt); Thánh Phaolô xác tín: vinh dự của tôi là Thập giá Chúa Giêsu – Kitô’ (Gl4,
Mừng đại lễ Phêrô và Phaolô Tông đồ, quan thầy BHG, và nhìn rộng hơn là quan thầy của mỗi chúng ta. Bởi các ngài là hai trụ cột chính của Gia đình Giáo Hội, mỗi chúng ta thuộc về gia đình Giáo Hội, là con cái Giáo Hội đều được sự chở che bảo bọc của các ngài.
Nhận các ngài làm Quan Thầy, Ban Hành Giáo, và mỗi chúng ta cũng mong muốn được như các ngài.
Nếu xét về lý lịch, về tầng lớp Phêrô và Phaolô khác nhau, khác xa: Phêrô thuộc dân chài lưới, ít học, không có quyền công dân trong đế quốc Roma; còn Phaolô thuộc tầng lớp tri thức, nói tiếng Aram, học tiếng Hipri, lưu loát tiếng Hylạp; có quyền công dân … Dù khác nhau, song trong Tình yêu, nhờ Chúa Thánh Thần thanh luyện, các ngài gặp nhau ở điểm chung: Say mê Chúa Giêsu, bỏ tất cả theo Chúa Giêsu, hy sinh tất cả vì Chúa Giêsu, vì Tin Mừng cứu độ.
Nhận Phêrô và Phaolô làm quan Thầy, chúng ta đừng mặc cảm những hạn chế của mình; và cũng đừng kiêu hãnh những tài năng của mình, để rồi coi khinh, khó làm việc chung với người khác. Các ngài nhờ biết cậy vào sức Chúa đã biết bỏ mình, hết tình và hết mình vác Thập giá theo Chúa trong một mối tình tình yêu kiên trung.
Quý chức Ban Hành giáo được coi như cánh tay lối dài của Cha xứ, phục vụ giáo xứ như làm dâu trăm họ; lãnh đạo đi liền với lãnh đạn. Mà ‘mẹ vợ’, những người kê súng bắn nhiều khi lại chính là anh chị em trong gia đình giáo xứ. Bị chỉ chích phê bình là điều không sao tránh khỏi, (theo Chúa Giêsu mà không bị gian nan, xỉ nhục mới lạ…)… nhưng với con mắt Đức tin, với lòng yêu mến Chúa Giêsu và như hai thánh quan Thầy ta nhận ra đấy là hồng phúc. Đấy không phải là lý do để buồn chán, thoái lui, trái lại như hai Thánh quan Thầy còn tìm ra động lực để ta quản đại hơn, dấn thân hơn. Con Đức Chúa Trời còn chẳng được tha thì mình có là gì đâu!
Góc nhìn khác: Phêrô được Chúa chọn đặt làm vị Giáo hoàng đầu tiên nhằm xây dựng Giáo Hội không ngừng lớn mạnh; Phaolô được Chúa chọn gọi làm Tông đồ dân ngoại, hướng đến việc Rao giảng in Mừng cho Lương dân, không ngừng mở mang Nước Chúa ở trần gian là Giáo Hội.
Nhận Phêrô và Phaolô nhắc nhớ chúng ta sống hai chiều kích: Hướng nội không ngừng sống Hiệp thông yêu thương, trong việc tôn trọng phẩm trật Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập khi đặt Phêrô làm đầu; Hướng ngoại hướng đến Truyền giáo, đến với Lương dân, Rao giảng Chúa Giêsu cho lương dân. Giáo Hội Màu nhiệm Hiệp thông và Sứ vụ là thế.
“Con là Phêrô nghìa là tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sé xây Giáo Hội của Thầy…’ xin ban cho Giáo Hội dưới sự dẫn dắt của Đức Giáo Hoàng và các Giám mục ngày càng hiệp nhất yêu thương.
Nhờ Thánh Quan Thầy cầu thay nguyện giúp xin cho chúng con, cách riêng quý chức BHG có được ngọn lửa Tình yêu Chúa, ngày càng hăng say phục vụ Giáo Hội, hăng say Truyền giáo, nhất là trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót- Thương xót Như Cha trên trời mà Chúa Giêsu- Dung mạo của Thiên Chúa đã đang và mãi biểu tỏ. Amen
Lm. Đaminh Hương Quất
HƯỚNG NỘI: XÂY DỰNG Giáo Hội HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG;
HƯỚNG NGOẠI: TRUYỀN GIÁO CHO LƯƠNG DÂN (Mt 16, 13-19 )
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội long trọng mừng đại lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ, hai trụ cột kiên vững của ngôi nhà Giáo Hội cho đến ngày Tận thế.
Trong Gia đình Giáo Phận Xuân Lộc niềm vui càng được khơi trào nhân lên gấp nhiều lần, bởi hai đại Thánh Phêrô và Phaolô là Bổn mạng mạng Ban hành giáo giáo phận, của Giáo xứ.
Simon, anh là anh em ruột với Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Ga-li-lê, làm nghề đánh cá, có gia đình. Tất cả đều bình thường cho đến ngày Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người. Chúa Giêsu đã ban cho ông tên mới là Kê-pha hay Phêrô nghĩa là Đá, gắn liền với sứ vụ làm trưởng đoàn nhóm Tông đồ, mà ngày nay chính là Đức Giáo Hoàng.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phê-rô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rô-ma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nê-rô (khoảng năm 64-67).
Thánh Phao-lô tử đạo vào năm 67. Là tín đồn Do Thái giáo cuồng nhiệt, theo nhóm Biệt phái, thuộc hàng trí thức, đã từng tích cực trong việc bắt Đạo- những Kitô hữu tiên khởi. Sau khi trở lại Đạo, ông là người hăng hái nhất, thành công nhất trong việc Loan báo Tin Mừng đến lương dân. Ngài được gọi là Tông đồ Dân ngoại.
Nói đến Phêrô người ta liên tưởng một ‘vết nhơ’ tai tiếng: Tội chối Chúa, không chỉ một lần mà đến ba lần;
Nhắc đến Phaolô, hình ảnh ‘đen tối’ gắn liền: người hăng say bắt Đạo, trực tiếp tham gia vào vụ xử Tử Đạo đẩu tiên của Giáo Hội- Phó tế Têphano.
Từ góc nhìn ‘lý lịch’ của hai đại thánh Phêrô và Phaolô, ta thấy điều quan trọng để làm thánh, để nên thánh không phải là không phạm tội mà chính trong trong những té ngã đau thương ấy, các ngài nhận ra Tình yêu Cứu độ của Chúa, một Tình yêu tha thứ vượt trội hơn tất cả những bội phản của con người. Chính trong những té ngã đau thương ấy các ngài có kinh nghiệm rõ nhất, sâu sắc nhất thân phận yếu đuối của mình. Các Thánh cảm nghiêm sâu sắc, trong Tình yêu Chúa, con người đầy tội lỗi ấy Chúa vẫn dùng, vẫn trọng dụng để làm sáng danh Chúa, đem ơn Cứu độ cho muôn dân.
Có thể nói, trong hành trình Rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu của các ngài, bài Rao giảng làm lay động lòng người nhất, va chạm đến con tim người nhiều nhất chính là những lúc thuật lại lần ‘vết nhơ’ sa ngã của mình và nhận ra Tình yêu tha thứ Chúa.
Tin Mừng Cứu độ mà các ngài rao giảng, tất cả các Tông đồ rao truyền không phải thứ lý thuyết trừu tượng, xa rời thực tế mà phát xuất từ chính những gặp gỡ sống động với Thiên Chúa giàu lòng thương xót, từ Con người Giêsu lịch sử cụ thể và Hằng sống. Nói như Gioan Tông đồ: ‘Điều vẫn có ngay từ đâu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi chạm đến. Dó là Lời Sự sống… chúng tôi loan báo cho anh em nữa’ (x.1 Ga 1, 1-4).
Vì Đức tin Tông truyền khởi đi từ cuộc gặp Chúa, để sống Đức tin đòi ta cần có những kinh nghiệm cá vị sống động về Thiên Chúa Tình yêu, nhất là trong Năm thánh Lòng thương xót của Chúa. Đấy là đòi hỏi của chính Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu hỏi thẳng các môn đệ: ‘Còn các con, các con nói Thầy là ai?”.
‘Còn các con’, Chúa tách các môn đệ ra khỏi đám đông, để mỗi người trực diện với Chúa Giêsu, để tự trả lời đối với tôi Chúa Giêsu là ai. Chúa muốn lời tuyên xưng phải phát xuất từ chính xác tín trong tâm can của mỗi người chứ không muốn chấp nhận thụ động từ một công thức. Mỗi người chúng ta trả lẽ trước mặt Chúa về Đức tin của chính mình.
Hai đại Thánh Phêrô và Phaolô đã kinh nghiệm thâm sâu về tình yêu cứu độ, và không ngừng hoàn thiện nên giống Chúa Giêsu nhờ trên con đường vác Thập giá theo Chúa Giêsu. Các ngài hăng say, không quản bao hy sinh, kể cả cái chết để Tin Mừng Chúa Giêsu – Kitô được Rao giảng. Điều lạ, càng hy sinh đau khổ vì Chúa Giêsu các thánh càng khám phá thêm Tin Mừng Cứu độ. Thánh Phêrô quả quyết: “Được chia sẻ những đau khổ của Chúa Giêsu bao nhiêu anh em hãy vui mừng hoan hỷ bấy nhiêu… ” (1Pr 4,12tt); Thánh Phaolô xác tín: vinh dự của tôi là Thập giá Chúa Giêsu – Kitô’ (Gl4,
Mừng đại lễ Phêrô và Phaolô Tông đồ, quan thầy BHG, và nhìn rộng hơn là quan thầy của mỗi chúng ta. Bởi các ngài là hai trụ cột chính của Gia đình Giáo Hội, mỗi chúng ta thuộc về gia đình Giáo Hội, là con cái Giáo Hội đều được sự chở che bảo bọc của các ngài.
Nhận các ngài làm Quan Thầy, Ban Hành Giáo, và mỗi chúng ta cũng mong muốn được như các ngài.
Nếu xét về lý lịch, về tầng lớp Phêrô và Phaolô khác nhau, khác xa: Phêrô thuộc dân chài lưới, ít học, không có quyền công dân trong đế quốc Roma; còn Phaolô thuộc tầng lớp tri thức, nói tiếng Aram, học tiếng Hipri, lưu loát tiếng Hylạp; có quyền công dân … Dù khác nhau, song trong Tình yêu, nhờ Chúa Thánh Thần thanh luyện, các ngài gặp nhau ở điểm chung: Say mê Chúa Giêsu, bỏ tất cả theo Chúa Giêsu, hy sinh tất cả vì Chúa Giêsu, vì Tin Mừng cứu độ.
Nhận Phêrô và Phaolô làm quan Thầy, chúng ta đừng mặc cảm những hạn chế của mình; và cũng đừng kiêu hãnh những tài năng của mình, để rồi coi khinh, khó làm việc chung với người khác. Các ngài nhờ biết cậy vào sức Chúa đã biết bỏ mình, hết tình và hết mình vác Thập giá theo Chúa trong một mối tình tình yêu kiên trung.
Quý chức Ban Hành giáo được coi như cánh tay lối dài của Cha xứ, phục vụ giáo xứ như làm dâu trăm họ; lãnh đạo đi liền với lãnh đạn. Mà ‘mẹ vợ’, những người kê súng bắn nhiều khi lại chính là anh chị em trong gia đình giáo xứ. Bị chỉ chích phê bình là điều không sao tránh khỏi, (theo Chúa Giêsu mà không bị gian nan, xỉ nhục mới lạ…)… nhưng với con mắt Đức tin, với lòng yêu mến Chúa Giêsu và như hai thánh quan Thầy ta nhận ra đấy là hồng phúc. Đấy không phải là lý do để buồn chán, thoái lui, trái lại như hai Thánh quan Thầy còn tìm ra động lực để ta quản đại hơn, dấn thân hơn. Con Đức Chúa Trời còn chẳng được tha thì mình có là gì đâu!
Góc nhìn khác: Phêrô được Chúa chọn đặt làm vị Giáo hoàng đầu tiên nhằm xây dựng Giáo Hội không ngừng lớn mạnh; Phaolô được Chúa chọn gọi làm Tông đồ dân ngoại, hướng đến việc Rao giảng in Mừng cho Lương dân, không ngừng mở mang Nước Chúa ở trần gian là Giáo Hội.
Nhận Phêrô và Phaolô nhắc nhớ chúng ta sống hai chiều kích: Hướng nội không ngừng sống Hiệp thông yêu thương, trong việc tôn trọng phẩm trật Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập khi đặt Phêrô làm đầu; Hướng ngoại hướng đến Truyền giáo, đến với Lương dân, Rao giảng Chúa Giêsu cho lương dân. Giáo Hội Màu nhiệm Hiệp thông và Sứ vụ là thế.
“Con là Phêrô nghìa là tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sé xây Giáo Hội của Thầy…’ xin ban cho Giáo Hội dưới sự dẫn dắt của Đức Giáo Hoàng và các Giám mục ngày càng hiệp nhất yêu thương.
Nhờ Thánh Quan Thầy cầu thay nguyện giúp xin cho chúng con, cách riêng quý chức BHG có được ngọn lửa Tình yêu Chúa, ngày càng hăng say phục vụ Giáo Hội, hăng say Truyền giáo, nhất là trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót- Thương xót Như Cha trên trời mà Chúa Giêsu- Dung mạo của Thiên Chúa đã đang và mãi biểu tỏ. Amen
Lm. Đaminh Hương Quất
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 14 Mùa Quanh Năm C - 3.7.2016
Lm Francis Lý văn Ca
15:51 28/06/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những tuần lễ gần đây, nếu có dịp theo dõi trên mạng lưới điện toán, báo chí, truyền thanh, truyền hình trên Thế Giới và tại Quê Nhà, chúng ta được biết nhiều bông hạt trổ sinh hoa trái… một số Giám Mục Việt Nam được bổ nhiệm không những trong lòng Giáo Hội Việt Nam mà cả Hải Ngoại. Nhiều Tân Linh Mục, Phó Tế và Nữ Tu được phong chức và lãnh nhận hồng ân Tiên Khấn, Vĩnh Khấn đặc biệt trong thánh 6 hằng năm. Chúng ta cùng cảm tạ ơn Chúa vì những hoa trái trổ sinh do máu đào của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Phúc âm hôm nay, thuật lại việc các tông đồ trở về sau những chuyến công tác truyền giáo, hăng say tường thuật lại những kết quả nhận được trong cuộc hành trình truyền giáo của các ông cho Đức Kitô nghe. Chúa Giêsu chỉ nhắc nhở cho các ông là phần thưởng đời sau, tên các ông được khắc ghi trên trời.
Chúng ta là con cháu của Các Thánh Tử Đạo, cuộc đời của mỗi người phải là những chứng nhân anh dũng, đem cuộc sống minh chứng đời sống của tiền nhân. Làm chứng tá cho Tin Mừng Phúc Âm trong hoàn cảnh hiện nay là bổn phận của chúng ta. Chúng ta cũng giống như 72 môn đệ được sai đi và Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang chờ đợi một mùa gặt thật phong phú, trĩu nặng những hoa trái tình thương và đức tin.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa hứa ban, qua miệng của ngôn sứ Isaia, cho Giêrusalem sự bình an như dòng sông mang đến cho mọi người nguồn nước mát trong, như dòng sữa mẹ làm tươi môi miệng trẻ thơ. Đó cũng là hình ảnh Đấng Thiên Sai sẽ đến, mang lại cho nhân loại sự bình an và hạnh phúc.
TRƯỚC BÀI II:
Xét về phương diện thể xác, giữa chúng ta và anh em lương dân không có chi khác biệt. Nhưng qua phép rửa tội, chúng ta trở nên con cái Chúa, chúng ta mang trong người những đức tính của Chúa Kitô; kể cả sự đau khổ.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi từng đôi một vào các làng, thành thị... Chúa cũng sai mỗi người chúng ta đi vào xã hội trần thế nầy, mang Chúa đến cho anh em đồng loại. Một lúc nào đó, trong cuộc đời, Chúa sẽ gọi chúng ta tường thuật lại công việc đem Chúa đến với anh em đồng loại như thế nào.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Lời Chúa hứa: "Nơi nào có hai hay ba người tụ họp, thì có Ta ngự giữ". Chúng ta không phải chỉ có hai hay ba, mà là một cộng đoàn đông đảo, cùng hợp nhau để dâng lên Thiên Chúa Hy Lễ Con Ngài. Giờ đây, chúng ta hiệp dâng những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin ban cho dân tộc Dothái mà Chúa chọn làm dân riêng của Chúa: ánh sáng ân sủng của Đức Kitô, Vị Cứu Chúa mà chúng ta đã tin thật là Ngôi Hai Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các nhà truyền giáo, chấp nhận cuộc sống xa quê hương xứ sở: Sống với dân ngoại, với phong tục tập quán mới, với ơn Chúa ban họ sẽ thích nghi và đem được nhiều linh hồn về dâng cho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những ai đang sống đời hiến dâng, để phục vụ tha nhân: can đảm và kiên nhẫn phục vụ trong những chức năng mà họ đang phục vụ vì phần rỗi các linh hồn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không gia đình người thân thuộc, trong những quốc gia nghèo đói: gặp được lòng hảo tâm của những gia đình từ tâm. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa đã phán: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít". Xin Chúa ban cho giới trẻ trong cộng đoàn xứ đạo của chúng con, trở thành những thợ gặt chuẩn bị cho mùa lúa chín vàng không những cho Giáo Hội Việt Nam mà còn cho cả Giáo Hội Hoàn Vũ, vì Giáo Hội đang cần đến những tâm hồn trẻ, nhiệt thành và trung kiên. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Trong những tuần lễ gần đây, nếu có dịp theo dõi trên mạng lưới điện toán, báo chí, truyền thanh, truyền hình trên Thế Giới và tại Quê Nhà, chúng ta được biết nhiều bông hạt trổ sinh hoa trái… một số Giám Mục Việt Nam được bổ nhiệm không những trong lòng Giáo Hội Việt Nam mà cả Hải Ngoại. Nhiều Tân Linh Mục, Phó Tế và Nữ Tu được phong chức và lãnh nhận hồng ân Tiên Khấn, Vĩnh Khấn đặc biệt trong thánh 6 hằng năm. Chúng ta cùng cảm tạ ơn Chúa vì những hoa trái trổ sinh do máu đào của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Phúc âm hôm nay, thuật lại việc các tông đồ trở về sau những chuyến công tác truyền giáo, hăng say tường thuật lại những kết quả nhận được trong cuộc hành trình truyền giáo của các ông cho Đức Kitô nghe. Chúa Giêsu chỉ nhắc nhở cho các ông là phần thưởng đời sau, tên các ông được khắc ghi trên trời.
Chúng ta là con cháu của Các Thánh Tử Đạo, cuộc đời của mỗi người phải là những chứng nhân anh dũng, đem cuộc sống minh chứng đời sống của tiền nhân. Làm chứng tá cho Tin Mừng Phúc Âm trong hoàn cảnh hiện nay là bổn phận của chúng ta. Chúng ta cũng giống như 72 môn đệ được sai đi và Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang chờ đợi một mùa gặt thật phong phú, trĩu nặng những hoa trái tình thương và đức tin.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa hứa ban, qua miệng của ngôn sứ Isaia, cho Giêrusalem sự bình an như dòng sông mang đến cho mọi người nguồn nước mát trong, như dòng sữa mẹ làm tươi môi miệng trẻ thơ. Đó cũng là hình ảnh Đấng Thiên Sai sẽ đến, mang lại cho nhân loại sự bình an và hạnh phúc.
TRƯỚC BÀI II:
Xét về phương diện thể xác, giữa chúng ta và anh em lương dân không có chi khác biệt. Nhưng qua phép rửa tội, chúng ta trở nên con cái Chúa, chúng ta mang trong người những đức tính của Chúa Kitô; kể cả sự đau khổ.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi từng đôi một vào các làng, thành thị... Chúa cũng sai mỗi người chúng ta đi vào xã hội trần thế nầy, mang Chúa đến cho anh em đồng loại. Một lúc nào đó, trong cuộc đời, Chúa sẽ gọi chúng ta tường thuật lại công việc đem Chúa đến với anh em đồng loại như thế nào.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Lời Chúa hứa: "Nơi nào có hai hay ba người tụ họp, thì có Ta ngự giữ". Chúng ta không phải chỉ có hai hay ba, mà là một cộng đoàn đông đảo, cùng hợp nhau để dâng lên Thiên Chúa Hy Lễ Con Ngài. Giờ đây, chúng ta hiệp dâng những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin ban cho dân tộc Dothái mà Chúa chọn làm dân riêng của Chúa: ánh sáng ân sủng của Đức Kitô, Vị Cứu Chúa mà chúng ta đã tin thật là Ngôi Hai Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các nhà truyền giáo, chấp nhận cuộc sống xa quê hương xứ sở: Sống với dân ngoại, với phong tục tập quán mới, với ơn Chúa ban họ sẽ thích nghi và đem được nhiều linh hồn về dâng cho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những ai đang sống đời hiến dâng, để phục vụ tha nhân: can đảm và kiên nhẫn phục vụ trong những chức năng mà họ đang phục vụ vì phần rỗi các linh hồn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không gia đình người thân thuộc, trong những quốc gia nghèo đói: gặp được lòng hảo tâm của những gia đình từ tâm. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa đã phán: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít". Xin Chúa ban cho giới trẻ trong cộng đoàn xứ đạo của chúng con, trở thành những thợ gặt chuẩn bị cho mùa lúa chín vàng không những cho Giáo Hội Việt Nam mà còn cho cả Giáo Hội Hoàn Vũ, vì Giáo Hội đang cần đến những tâm hồn trẻ, nhiệt thành và trung kiên. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Thánh Phêrô và Phaolô 29.6.2016
Lm Francis Lý văn Ca
15:59 28/06/2016
Đầu Lễ: Anh Chi Em thân mến
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng kính 2 cột trụ chính của tòa nhà Giáo Hội mà Chúa Kitô đã chọn để chống đỡ Giáo Hội thời tiên khởi, đó là hai thánh cả Phêrô và Phaolô. Trước khi trao quyền bính cho các ngài, Đức Kitô đã thử nghiệm đức tin của Thánh Phêrô qua sự tuyên tín của ông. Thánh Phaolô trên đường đi bắt bớ các tín hữu Chúa đã cho ông ngã ngựa trên đuờng Đamas.
Sau khi thánh Phêrô đã tuyên tín trung thành với Thầy Giêsu và thánh Phaolô đã được sáng mắt và chịu phép rửa, 2 ngài đã trở nên chứng nhân của Đức Kitô qua chính cuộc sống và lời rao giảng. Chúng ta học nơi 2 gương chứng nhân anh dũng của 2 vi thánh cả biết xả thân cho việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay không những bằng lời nói nhưng bằng gương sáng đạo đức của cá nhân đôi lúc Tin Mừng đòi hỏi những hy sinh trong cuộc sống của ngưởi tín hữu chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước Bài Đọc I:
Vì trung thành trong lời rao giảng mà thánh Phêrô đã bị xiềng xích trong ngục tù. Nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu thời tiên khởi, Thiên Chúa đã sai thiên thần đến giải thoát thánh Phêrô ra khỏi xiềng xích để ông tiếp tục rao giảng Tin Mừng.
Trước Bài Đọc II:
Trong lá thư gởi cho người con là Timôthêô, thánh Phaolô đã xác quyết Ngài đã hoàn tất cuộc đời làm chứng nhân cho Đức Kitô mà Ngài đã ra tay bắt bớ. Vì chính Đức Kitô mà Ngài đã tra tay bắt bớ đã là sức mạnh để ông làm chứng tá cho Ngài bằng cuộc sống và trong lời rao giảng.
Trước Bài Phúc Âm
Thánh Matthêô trong bài Tin Mừng đã trình bày cho chúng ta thấy thánh Phêrô sau khi đã tuyên tín Đức Kitô là Đấng Messia thì được Chúa Kitô trao chìa khóa nắm giữ toà nhà Giáo Hội được xây dựng trên nền đá vững chắc.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội và Dân Thánh đang lữ hành luôn được trung thành với Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập trên nên đá tảng là thánh Phêrô.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, là Đấng kế vị thánh Phêrô luôn là đá tảng để Giáo Hội luôn hiệp nhất trong Tòa Nhà Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Hàng Giáo Phẩm…. luôn biết thực thi quyền bính của các Ngài trong việc phục vụ Dân Chúa mà các Ngài chăn dắt; xin cho các Linh Mục Tu Sĩ biết làm trổ sinh hoa trái qua cuộc sống chứng nhân của những lời mà các ngài rao gỉảng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyên cho những nhà Truyền Giáo luôn trung thành trong lời rao giảng cho các dân tộc và mọi dân nước. Xin cho mọi dân nước biết đón nhận Tin Mừng theo sắc thái và hợp với truyền thống của riêng họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho Dân Thánh Chúa luôn có quả tim nhạy cảm trước những thống khổ của anh em đồng loại để có thể đáp lại những nhu cầu thiết yếu cho tha nhân trong những hoàn cảnh có thể được. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xi cho những linh hồn đã yên nghỉ… xin cho họ được hợp đoàn cùng 2 thánh Phêrô và Phaolô cũng như hàng thần thánh trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúaa, Con Một Chúa đã hứa sẽ ở lại với Giáo Hội cho đến ngày thế mạt. Xin Ngài hiện diện giữa chúng con để biến đổi chúng con thành những viên gạch xây dựng Giáo Hội trần thế trong tinh huynh đệ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng kính 2 cột trụ chính của tòa nhà Giáo Hội mà Chúa Kitô đã chọn để chống đỡ Giáo Hội thời tiên khởi, đó là hai thánh cả Phêrô và Phaolô. Trước khi trao quyền bính cho các ngài, Đức Kitô đã thử nghiệm đức tin của Thánh Phêrô qua sự tuyên tín của ông. Thánh Phaolô trên đường đi bắt bớ các tín hữu Chúa đã cho ông ngã ngựa trên đuờng Đamas.
Sau khi thánh Phêrô đã tuyên tín trung thành với Thầy Giêsu và thánh Phaolô đã được sáng mắt và chịu phép rửa, 2 ngài đã trở nên chứng nhân của Đức Kitô qua chính cuộc sống và lời rao giảng. Chúng ta học nơi 2 gương chứng nhân anh dũng của 2 vi thánh cả biết xả thân cho việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay không những bằng lời nói nhưng bằng gương sáng đạo đức của cá nhân đôi lúc Tin Mừng đòi hỏi những hy sinh trong cuộc sống của ngưởi tín hữu chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước Bài Đọc I:
Vì trung thành trong lời rao giảng mà thánh Phêrô đã bị xiềng xích trong ngục tù. Nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu thời tiên khởi, Thiên Chúa đã sai thiên thần đến giải thoát thánh Phêrô ra khỏi xiềng xích để ông tiếp tục rao giảng Tin Mừng.
Trước Bài Đọc II:
Trong lá thư gởi cho người con là Timôthêô, thánh Phaolô đã xác quyết Ngài đã hoàn tất cuộc đời làm chứng nhân cho Đức Kitô mà Ngài đã ra tay bắt bớ. Vì chính Đức Kitô mà Ngài đã tra tay bắt bớ đã là sức mạnh để ông làm chứng tá cho Ngài bằng cuộc sống và trong lời rao giảng.
Trước Bài Phúc Âm
Thánh Matthêô trong bài Tin Mừng đã trình bày cho chúng ta thấy thánh Phêrô sau khi đã tuyên tín Đức Kitô là Đấng Messia thì được Chúa Kitô trao chìa khóa nắm giữ toà nhà Giáo Hội được xây dựng trên nền đá vững chắc.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội và Dân Thánh đang lữ hành luôn được trung thành với Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập trên nên đá tảng là thánh Phêrô.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, là Đấng kế vị thánh Phêrô luôn là đá tảng để Giáo Hội luôn hiệp nhất trong Tòa Nhà Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Hàng Giáo Phẩm…. luôn biết thực thi quyền bính của các Ngài trong việc phục vụ Dân Chúa mà các Ngài chăn dắt; xin cho các Linh Mục Tu Sĩ biết làm trổ sinh hoa trái qua cuộc sống chứng nhân của những lời mà các ngài rao gỉảng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyên cho những nhà Truyền Giáo luôn trung thành trong lời rao giảng cho các dân tộc và mọi dân nước. Xin cho mọi dân nước biết đón nhận Tin Mừng theo sắc thái và hợp với truyền thống của riêng họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho Dân Thánh Chúa luôn có quả tim nhạy cảm trước những thống khổ của anh em đồng loại để có thể đáp lại những nhu cầu thiết yếu cho tha nhân trong những hoàn cảnh có thể được. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xi cho những linh hồn đã yên nghỉ… xin cho họ được hợp đoàn cùng 2 thánh Phêrô và Phaolô cũng như hàng thần thánh trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúaa, Con Một Chúa đã hứa sẽ ở lại với Giáo Hội cho đến ngày thế mạt. Xin Ngài hiện diện giữa chúng con để biến đổi chúng con thành những viên gạch xây dựng Giáo Hội trần thế trong tinh huynh đệ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Amen.
Hãy Ra Đi Rao Giảng Tin Mừng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:02 28/06/2016
Hãy Ra Đi Rao Giảng Tin Mừng
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIV Năm – C
(Lc 10, 1-12. 17-20)
Câu đầu trang Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10, 1). Như thế, sứ mạng loan báo Tin Mừng không chỉ dành riêng cho nhóm 12 Tông Đồ, mà còn được trao cho các môn đệ khác nữa. Ðây là một đặc điểm tiêu biểu của thánh sử Luca khi muốn nhấn mạnh đến sứ mạng phổ quát của việc loan báo Tin Mừng trong đó chúng ta có nhiệm vụ này.
Trong Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo Năm 2011, khi nhắc đến tính chất thời sự và cấp thiết của sứ vụ truyền giáo mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội. Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết : "Sứ vụ này vẫn chưa được hoàn tất... Một cái nhìn chung về nhân loại cho thấy sứ mạng ấy vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu và chúng ta phải hết sức dấn thân phục vụ sứ mạng ấy" (J.P. II, RM 1). Chúng ta không thể tiếp tục an tâm khi nghĩ rằng sau hai ngàn năm, vẫn còn những dân tộc không biết Chúa Kitô và chưa được nghe biết sứ điệp cứu độ của Ngài."
Đúng là "lúa chín thì nhiều, nhưng thợ gặt lại ít" (Lc 10,2). Lời Chúa Giêsu cách đây gần 2000 năm vẫn còn luôn thời sự, Ngài mời gọi chúng ta : "Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người" (Lc 10,2). Cánh đồng của Thiên Chúa thật bát ngát mênh mông, những người được sai đi thỏa sức làm việc. Nhưng Chúa Kitô không phải chỉ giới hạn trong việc sai đi, Chúa còn trao cho các nhà truyền giáo những quy luật rõ ràng để hành xử. Trước hết, Chúa "sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới " (Lc 10,1), để họ giúp đỡ lẫn nhau và làm chứng cho tình yêu huynh đệ. Chúa cảnh báo cho họ biết trước là họ sẽ như "chiên ở giữa sói rừng" (Lc 10,3), nghĩa là trước sự dửng dưng, không đón tiếp, có khi bị từ chối, bị ngược đãi, bị bắt bớ bởi thế gian dành cho họ, hiền hoà là thái độ luôn cần phải có. Vì là sứ giả hòa bình, nên họ phải mang trong mình sứ điệp hoà bình ấy như lời Chúa dạy : "Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: Bình an cho nhà này" (Lc 10,3), và Chúa khuyên họ : "Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép" (Lc 10, 4). Tại sao vậy? Thưa là để người được sai đi sống với những gì Chúa Quan Phòng an bài cho họ ; họ sẽ chăm sóc cho những kẻ đau yếu như là dấu chỉ của lòng thương xót Chúa; nơi nào họ bị khước từ, thì đi nơi khác, chỉ cần cảnh báo nơi đó về trách nhiệm khước từ Nước Thiên Chúa. Thánh sử Luca làm nổi bật lòng hăng say của các môn đệ vì những kết quả tốt của sứ mạng, và ghi lại lời nói đẹp sau đây của Chúa Giêsu : "Các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời" (Lc 10,20).
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới, con người đang tìm kiếm sự sung túc, dễ dàng, công danh sự nghiệp và thành công như mục đích của cuộc sống, gây thiệt hại cho các giá trị luân lý, sống xa rời Sứ điệp Tin Mừng, và sống như thể không có Thiên Chúa.
Trang Tin Mừng trên đây khơi dậy nơi chúng ta, những người đã lãnh nhận bí tích Rửa tội ý thức làm nhà thừa sai của Chúa Kitô, những kẻ được gọi để chuẩn bị đường cho Chúa, bằng lời nói và bằng chứng tá đời sống. Vì Thánh Phêrô nói : "Tin mừng không phải là một thiện ích dành riêng cho người lãnh nhận, nhưng là một hồng ân cần phải được chia sẻ, một tin vui cần phải thông truyền. Hồng ân - Nghĩa vụ này được ủy thác không phải chỉ cho vài người, nhưng cho tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa…" (1 Pr 2,9).
Vì vậy không lạ gì khi Công đồng Vaticanô II và Huấn quyền của Hội Thánh luôn nhấn mạnh cách đặc biệt về nhiệm vụ truyền giáo mà Đức Kitô đã uỷ thác cho các môn đệ của Người, và là nhiệm vụ mà toàn thể Dân Thiên Chúa: các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân phải dấn thân thực hiện. Hội Thánh phải cảm thấy lệnh truyền rao giảng Tin Mừng của Chúa chất vấn mình mãnh liệt, để Đức Kitô được rao giảng khắp nơi.
Là những tín hữu trong Đức Kitô, chúng ta phải tiếp bước Thánh Phaolô Tông Đồ, là "tù nhân của Đức Kitô vì anh em, những người dân ngoại" (Ep 3, 1), ngài đã chịu đau khổ và chiến đấu để đem Tin Mừng đến giữa dân ngoại (x. Cl 1, 24-29), không ngại tiêu hao sức lực, thời giờ và của cải để loan báo Sứ điệp của Đức Kitô.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Redemptoris Missio viết: "Chúng ta không thể ngồi yên khi nghĩ tới hàng triệu anh chị em chúng ta đang sống trong tình trạng không biết đến tình yêu của Thiên Chúa, chính họ cũng được cứu chuộc bằng máu Chúa Kitô" (số 86).
Khi công bố Năm Đức Tin, Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết rằng : "Đức Kitô hôm nay cũng như hồi ấy, sai chúng ta đi khắp các nẻo đường trên thế giới để loan báo Tin Mừng của Người cho mọi dân tộc trên mặt đất" (Tông Thư Porta Fidei, 7).
Hướng tới kỷ niệm 90 năm thành lập Ngày Thế Giới truyền Giáo vào Chúa Nhật 23 tháng 10 năm 2016 tới đây với chủ đề "Giáo Hội Truyền Giáo, Chứng Tá Của Lòng Thương Xót", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cao vai trò của phụ nữ và các gia đình trong việc biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài khẳng định : "Khi đón nhận và theo Chúa Giêsu qua Tin Mừng và các bí tích, nhờ tác động của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể trở nên người có lòng thương xót như Cha chúng ta trên trời, học yêu thương như Chúa yêu thương chúng ta và biến cuộc sống chúng ta trở thành một món quà nhưng không, dấu chỉ lòng nhân lành của Ngài" (Misericordiae Vultus 3).
Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trên việc loan báo Tin Mừng, đặc biệt trên những ai đang làm việc trên cánh đồng truyền giáo. Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ Hội Thánh, Ngôi Sao dẫn đường loan báo Tin Mừng đồng hành với tất cả các sứ giả của Tin Mừng. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIV Năm – C
(Lc 10, 1-12. 17-20)
Câu đầu trang Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10, 1). Như thế, sứ mạng loan báo Tin Mừng không chỉ dành riêng cho nhóm 12 Tông Đồ, mà còn được trao cho các môn đệ khác nữa. Ðây là một đặc điểm tiêu biểu của thánh sử Luca khi muốn nhấn mạnh đến sứ mạng phổ quát của việc loan báo Tin Mừng trong đó chúng ta có nhiệm vụ này.
Trong Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo Năm 2011, khi nhắc đến tính chất thời sự và cấp thiết của sứ vụ truyền giáo mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội. Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết : "Sứ vụ này vẫn chưa được hoàn tất... Một cái nhìn chung về nhân loại cho thấy sứ mạng ấy vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu và chúng ta phải hết sức dấn thân phục vụ sứ mạng ấy" (J.P. II, RM 1). Chúng ta không thể tiếp tục an tâm khi nghĩ rằng sau hai ngàn năm, vẫn còn những dân tộc không biết Chúa Kitô và chưa được nghe biết sứ điệp cứu độ của Ngài."
Đúng là "lúa chín thì nhiều, nhưng thợ gặt lại ít" (Lc 10,2). Lời Chúa Giêsu cách đây gần 2000 năm vẫn còn luôn thời sự, Ngài mời gọi chúng ta : "Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người" (Lc 10,2). Cánh đồng của Thiên Chúa thật bát ngát mênh mông, những người được sai đi thỏa sức làm việc. Nhưng Chúa Kitô không phải chỉ giới hạn trong việc sai đi, Chúa còn trao cho các nhà truyền giáo những quy luật rõ ràng để hành xử. Trước hết, Chúa "sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới " (Lc 10,1), để họ giúp đỡ lẫn nhau và làm chứng cho tình yêu huynh đệ. Chúa cảnh báo cho họ biết trước là họ sẽ như "chiên ở giữa sói rừng" (Lc 10,3), nghĩa là trước sự dửng dưng, không đón tiếp, có khi bị từ chối, bị ngược đãi, bị bắt bớ bởi thế gian dành cho họ, hiền hoà là thái độ luôn cần phải có. Vì là sứ giả hòa bình, nên họ phải mang trong mình sứ điệp hoà bình ấy như lời Chúa dạy : "Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: Bình an cho nhà này" (Lc 10,3), và Chúa khuyên họ : "Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép" (Lc 10, 4). Tại sao vậy? Thưa là để người được sai đi sống với những gì Chúa Quan Phòng an bài cho họ ; họ sẽ chăm sóc cho những kẻ đau yếu như là dấu chỉ của lòng thương xót Chúa; nơi nào họ bị khước từ, thì đi nơi khác, chỉ cần cảnh báo nơi đó về trách nhiệm khước từ Nước Thiên Chúa. Thánh sử Luca làm nổi bật lòng hăng say của các môn đệ vì những kết quả tốt của sứ mạng, và ghi lại lời nói đẹp sau đây của Chúa Giêsu : "Các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời" (Lc 10,20).
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới, con người đang tìm kiếm sự sung túc, dễ dàng, công danh sự nghiệp và thành công như mục đích của cuộc sống, gây thiệt hại cho các giá trị luân lý, sống xa rời Sứ điệp Tin Mừng, và sống như thể không có Thiên Chúa.
Trang Tin Mừng trên đây khơi dậy nơi chúng ta, những người đã lãnh nhận bí tích Rửa tội ý thức làm nhà thừa sai của Chúa Kitô, những kẻ được gọi để chuẩn bị đường cho Chúa, bằng lời nói và bằng chứng tá đời sống. Vì Thánh Phêrô nói : "Tin mừng không phải là một thiện ích dành riêng cho người lãnh nhận, nhưng là một hồng ân cần phải được chia sẻ, một tin vui cần phải thông truyền. Hồng ân - Nghĩa vụ này được ủy thác không phải chỉ cho vài người, nhưng cho tất cả các tín hữu đã chịu phép rửa…" (1 Pr 2,9).
Vì vậy không lạ gì khi Công đồng Vaticanô II và Huấn quyền của Hội Thánh luôn nhấn mạnh cách đặc biệt về nhiệm vụ truyền giáo mà Đức Kitô đã uỷ thác cho các môn đệ của Người, và là nhiệm vụ mà toàn thể Dân Thiên Chúa: các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân phải dấn thân thực hiện. Hội Thánh phải cảm thấy lệnh truyền rao giảng Tin Mừng của Chúa chất vấn mình mãnh liệt, để Đức Kitô được rao giảng khắp nơi.
Là những tín hữu trong Đức Kitô, chúng ta phải tiếp bước Thánh Phaolô Tông Đồ, là "tù nhân của Đức Kitô vì anh em, những người dân ngoại" (Ep 3, 1), ngài đã chịu đau khổ và chiến đấu để đem Tin Mừng đến giữa dân ngoại (x. Cl 1, 24-29), không ngại tiêu hao sức lực, thời giờ và của cải để loan báo Sứ điệp của Đức Kitô.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Redemptoris Missio viết: "Chúng ta không thể ngồi yên khi nghĩ tới hàng triệu anh chị em chúng ta đang sống trong tình trạng không biết đến tình yêu của Thiên Chúa, chính họ cũng được cứu chuộc bằng máu Chúa Kitô" (số 86).
Khi công bố Năm Đức Tin, Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết rằng : "Đức Kitô hôm nay cũng như hồi ấy, sai chúng ta đi khắp các nẻo đường trên thế giới để loan báo Tin Mừng của Người cho mọi dân tộc trên mặt đất" (Tông Thư Porta Fidei, 7).
Hướng tới kỷ niệm 90 năm thành lập Ngày Thế Giới truyền Giáo vào Chúa Nhật 23 tháng 10 năm 2016 tới đây với chủ đề "Giáo Hội Truyền Giáo, Chứng Tá Của Lòng Thương Xót", Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cao vai trò của phụ nữ và các gia đình trong việc biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài khẳng định : "Khi đón nhận và theo Chúa Giêsu qua Tin Mừng và các bí tích, nhờ tác động của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể trở nên người có lòng thương xót như Cha chúng ta trên trời, học yêu thương như Chúa yêu thương chúng ta và biến cuộc sống chúng ta trở thành một món quà nhưng không, dấu chỉ lòng nhân lành của Ngài" (Misericordiae Vultus 3).
Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trên việc loan báo Tin Mừng, đặc biệt trên những ai đang làm việc trên cánh đồng truyền giáo. Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ Hội Thánh, Ngôi Sao dẫn đường loan báo Tin Mừng đồng hành với tất cả các sứ giả của Tin Mừng. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican phủ nhận việc chiếm quyền kiểm soát Tổ chức Joseph Ratzinger
Chân Phương
07:53 28/06/2016
Vatican phủ nhận việc chiếm quyền kiểm soát Tổ chức Joseph Ratzinger
Hôm 27 tháng 6 năm 2016, Tòa Thánh Vatican đã ban hành tuyên bố phủ nhận việc một cơ quan truyền thông ở Ý nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chiếm quyền kiểm soát một tổ chức hỗ trợ việc nghiên cứu thần học do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thành lập trước đây.
Tổ chức Joseph Ratzinger - Benedict XVI (Joseph Ratzinger - Benedict XVI Foundation) được thành lập vào năm 2010 nhằm mở các cuộc hội thảo và tặng học bổng cho các nhà thần học. Tổ chức này gây quỹ bằng khoản tiền thu được từ bản quyền nhiều tác phẩm đã được xuất bản của Đức Bênêđictô XVI.
Tuy nhiên, Văn phòng báo chí Vatican nhấn mạnh rằng, từ ngày thành lập, tổ chức này đã được thiết đặt để chịu sự kiểm soát của vị Giáo Hoàng Rôma. Do đó, khi Đức Bênêđictô XVI từ chức và Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên kế nhiệm ngài thì quyền kiểm soát tổ chức này mặc nhiên chuyển qua cho vị Giáo Hoàng mới.
Chân Phương
Hôm 27 tháng 6 năm 2016, Tòa Thánh Vatican đã ban hành tuyên bố phủ nhận việc một cơ quan truyền thông ở Ý nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chiếm quyền kiểm soát một tổ chức hỗ trợ việc nghiên cứu thần học do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thành lập trước đây.
Tổ chức Joseph Ratzinger - Benedict XVI (Joseph Ratzinger - Benedict XVI Foundation) được thành lập vào năm 2010 nhằm mở các cuộc hội thảo và tặng học bổng cho các nhà thần học. Tổ chức này gây quỹ bằng khoản tiền thu được từ bản quyền nhiều tác phẩm đã được xuất bản của Đức Bênêđictô XVI.
Tuy nhiên, Văn phòng báo chí Vatican nhấn mạnh rằng, từ ngày thành lập, tổ chức này đã được thiết đặt để chịu sự kiểm soát của vị Giáo Hoàng Rôma. Do đó, khi Đức Bênêđictô XVI từ chức và Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên kế nhiệm ngài thì quyền kiểm soát tổ chức này mặc nhiên chuyển qua cho vị Giáo Hoàng mới.
Chân Phương
Lễ mừng 65 năm linh mục của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican
Đặng Tự Do
20:42 28/06/2016
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô đi vào phòng họp tại Điện Clêmentê, ngài đi thẳng tới và ôm lấy người tiền nhiệm của mình. Trong khi đó, Đức Bênêđíctô thứ 16 giở mũ sọ của mình ra chào người kế nhiệm mình trong một dấu chỉ của sự tôn kính.
Đáp lại sự tôn kính Đức Bênêđíctô thứ 16 dành cho mình, trong bài phát biểu sau bài ca chúc mừng của Ca đoàn Sistina, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng từ “Thưa Đức Thánh Cha” với vị tiền nhiệm và cám ơn Đức Bênêđíctô thứ 16 vì nhiều năm phục vụ cho Giáo Hội của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến một nét nổi bật trong ơn gọi linh mục của Đức Bênêđíctô thứ 16 là câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra với Tông Đồ Phêrô “Hỡi Simon, con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,15-19).
“Đây là nét trổi vượt trong toàn đời sống phục vụ như linh mục và thần học gia mà Đức Thánh Cha đã không ngại định nghĩa là ‘sự tìm kiếm Đấng được yêu mến’: đó là điều Ngài vẫn luôn đã và đang làm chứng ngày nay: điều quyết định trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chính là Chúa thực sự hiện diện, Đấng mà chúng ta mong ước và gần gũi Người trong nội tâm, Đấng mà chúng ta yêu mến và thực sự tin tưởng, tin rằng Chúa thực sự yêu thương chúng ta.. Chính khi sống và làm chứng một cách khẩn trương và sáng ngời điều duy nhất thực sự quan trọng như thế mà ngài vẫn tiếp tục phục vụ Giáo Hội, không ngừng góp phần mạnh mẽ vào sự tăng trưởng của Giáo Hội và Ngài thi hành điều đó trong Đan viện bé nhỏ Mater Ecclesiae ở Vatican...”
Tu viện Mater Ecclesiae, tức là Mẹ Giáo Hội, được thành lập bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào đầu năm 1990, là nơi Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 đã sống sau khi thoái vị vào ngày 11 tháng 2 năm 2013.
Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, cũng chúc mừng Đức Bênêđíctô thứ 16 và trao cho ngài cuốn đầu tiên trong tuyển tập của ngài có tựa đề “Dạy và học Tình Yêu Thiên Chúa” vừa được ấn hành. Đức Hồng Y nói: “Tựa đề đó nói lên tất cả: chúng ta được kêu gọi dạy điều mà chúng ta đã học được nơi Tình Yêu Thiên Chúa.” Đức Bênêđíctô thứ 16 đón nhận một số sách và tặng một cuốn cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, thay mặt các vị trong giáo triều Rôma đã chúc mừng Đức Bênêđíctô thứ 16 nhân 65 năm linh mục của ngài.
Đức Hồng Y đã nhắc lại bài giảng thánh lễ của Đức Bênêđíctô thứ 16 vào tháng 9 năm 2006 tại nhà thờ chính tòa Freising, bên Đức, nơi Đức Bênêđíctô thụ phong cùng với bào huynh của ngài là Georg Ratzinger. Trong bài giảng này, Đức Bênêđíctô kể lại rằng: “Khi tôi nằm phủ phục trên mặt đất, tôi như được kinh cầu các thánh bao phủ, tôi ý thức rằng trên con đường này chúng tôi không lẻ loi, nhưng có hàng ngũ đông đảo các thánh đồng hành với chúng tôi và các thánh vẫn còn sống, nghĩa là các tín hữu hôm nay và ngày mai, họ đang nâng đỡ và đồng hành với chúng tôi. Rồi đến nghi thức đặt tay và khi Đức Hồng Y Faulhaber nói với chúng tôi: “Từ nay Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu”, lúc ấy tôi cảm nghiệm thấy rằng việc truyền chức linh mục giống như một sự khai tâm trong cộng đoàn các bạn hữu của Chúa Giêsu, họ được kêu gọi ở với Chúa và loan báo sứ điệp của Ngài”.
Đức Hồng Y Sodano cũng nhắc đến một giáo huấn của Đức Bênêđíctô về bản chất sứ điệp mà các linh mục được kêu gọi loan báo trên thế giới, theo đó các linh mục phải mang đến cho con người ngày nay “Ánh sáng của Thiên Chúa và Tình Yêu của Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y cũng nhận xét rằng khi đọc lại những giáo huấn của Đức Bênêđíctô, chúng ta thấy đó là “một sự đi trước Giáo huấn của Đức Phanxicô”, là người luôn mời gọi chúng ta hãy đi gặp những người đau khổ nhất, và mang đến cho họ tình yêu thương huynh đệ. Đó cũng là chính là sứ điệp nòng cốt của Năm Thánh Lòng Thương Xót chúng ta đang cử hành.
Đức Hồng Y niên trưởng Hồng Y đoàn cũng xin Đức Giáo Hoàng Danh Dự “đang ở trên núi” để chuyên chăm sứ mạng cầu nguyện và suy niệm, hãy tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Hội và các tín hữu.
Trong lời phát biểu ứng khẩu của mình, Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 cảm ơn những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho ngài. Phát biểu với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Bênêđíctô nói, “lòng tốt của ngài, từ những giây phút đầu tiên sau cuộc bầu cử, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống của tôi ở đây, làm tôi cảm động, và là một nguồn cảm hứng thực sự cho tôi. Hơn cả vẻ đẹp trong Vườn Vatican, lòng tốt của ngài là nơi tôi nương náu. Tôi cảm thấy được bảo vệ”
Đức Giáo Hoàng Danh Dự cũng trình bày những suy tư của ngài về khái niệm “tạ ơn” trên một từ tiếng Hy Lạp, là từ “eucharistomen”, được viết trên tấm thiệp mừng Thánh Lễ mở tay của ngài. Từ eucharistomen, theo Đức Bênêđíctô, gợi ý “không chỉ sự tạ ơn của con người, nhưng gợi ý một điều sâu sắc hơn ẩn chứa trong phụng vụ, trong Kinh Thánh, và trong lời truyền phép”. Từ Hy Lạp “eucharistomen,” “mang chúng ta trở lại với thực tại của hành động tạ ơn, tới chiều kích mới mà Chúa Kitô đã mang lại cho từ ấy. Ngài đã biến Thánh Giá, đau khổ, tất cả sự gian ác của thế giới thành lời cảm tạ, và một phúc lành. Như thế, Chúa Kitô đã chuyển hóa triệt để cuộc sống và thế giới, và đã ban cho chúng ta hôm nay Bánh đích thực của cuộc sống, để vượt thắng thế giới nhờ sức mạnh tình yêu của Ngài.”
Sau những bài hát của Ca đoàn Sistina, các vị trong giáo triều Rôma, kể cả các vị trong đoàn đại biểu Chính Thống Giáo sang Rôma mừng lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã bắt tay và chúc mừng Đức đương kim Giáo Hoàng và vị Tiền Nhiệm.
Hai anh em Ratzinger mừng 65 năm thiên chức linh mục
LM Paul Phạm Văn Tuấn
16:59 28/06/2016
Hai anh em Ratzinger mừng 65 năm thiên chức linh mục
Điều hiếm có khi hai anh em ruột cùng mừng chung ngày chịu chức linh mục cách đây 65 năm, đó là anh cả Georg Ratzinger và người em Josep Ratzinger, người anh đã 92 tuổi và người em 89. Nhìn lại quãng đường đời trường thọ như thế đúng là một hồng ân vì cả hai còn sống, còn quý hiếm hơn ngàn năm chưa từng xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo vì người em trên đôi vai gánh vác chức vụ Giáo Hoàng danh dự.
Đúng như thế, ngày hôm nay một tờ báo Đức đã dám diễn tả rằng Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI đã đánh cắp mất show diễn của ĐGH Phanxicô tại Vatican khi Tòa Thánh mừng lễ kỷ niệm 65 năm thiên chức linh mục. Cũng tại điện tông tòa Clementina trước đây 3 năm ĐGH Bênêđictô XVI tuyên bố từ chức vào ngày 28.2.2013 trước Hông Y đoàn, thì hôm nay ngài cũng ngồi tại đó để mừng lễ kỷ niệm sớm hơn một ngày. Trước đây 65 năm, vào ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 29.6.1951 hai anh em Georg và Joseph Ratzinger cùng với 44 phó tế khác được thụ phong linh mục do ĐHY Michael von Faulhaber đặt tay tấn phong tại nhà thờ chính tòa Marien Freising.
Tham dự mừng lễ hôm nay có sự hiện diện của Hông Y đoàn, giáo triều Vatican, các cựu nhân viên ngày xưa của ĐGH Bênêđictô XVI, tất nhiên phải có mặt hai vị quan trọng là ĐGH Phanxicô và ĐGH danh dự Bênêđictô XVI. Sắp đặt chỗ ngồi thì thấy vai trò của ĐGH Phanxicô vẫn là chỗ ngồi của vị đứng đầu Hội Thánh, còn ĐGH Bênêđictô XVI ngồi ở vị trí tréo bên tay trái và chung quanh các Hồng Y.
Những lời chào ấm áp, yêu thương đầy tình huynh đệ được ĐGH Phanxicô khai mạc ngắn gọn để mừng người tiền nhiệm: "Thưa Đức Thánh Cha, xin hãy tiếp tục phục vụ Giáo Hội, đừng cảm thấy mệt mỏi để đóng góp sức mạnh và trí tuệ cho sự tăng trưởng của Giáo Hội." Cơ hội này ĐGH Phanxicô vẫn gọi người tiền nhiệm là "anh em của tôi" và nhấn mạnh từ tu viện Mater Ecclesiae ở Vatican, nơi ĐGH Bênêđictô đang trú ngụ từ 3 năm nay là nơi tuôn đổ sự thinh lặng, an bình và sức mạnh làm "cho con cảm giác dễ chịu và thêm sức mạnh cho con cũng như cho Giáo Hội".
Sóng truyền hình Vatican hiếm khi phát hình trực tiếp về một lễ kỷ niệm như hôm nay, nhìn vào hình ảnh thì thấy thiếu một nhân vật quan trọng, người anh cả Georg Ratzinger của ĐGH Bênêđictô vì người anh đã 92 tuổi, hầu như mù hoàn toàn và đi lại khó khăn. Theo chương trình dự định thì Đức Ông Georg Ratzinger từ Regensburg sẽ đến Vaticcan vào cuối tháng 7 này để sống với người em trong 3 tuần lễ.
Đức Ông Georg Ratzinger cho biết hai anh em không muốn mừng kỷ niệm năm nay. "Kỷ niệm 65 năm linh mục là một ngày của lòng biết ơn và niềm vui, không phải là một ngày mừng lễ", ĐÔ Georg Ratzinger nói. Tuy nhiên ĐGH Phanxicô không nghĩ như thế và muốn mừng lễ với ĐGH Bênêđictô vào thứ ba hôm nay.
ĐGH danh dự Bênêđictô XVI đã ca ngợi người kế nhiệm tại buổi mừng lễ nhân dịp kỷ niệm 65 năm thụ phong linh mục cũng như cám ơn ĐGH Phanxicô cho phép ngài dành những năm cuối đời còn lại sống trong vẻ đẹp của khu vườn Vatican. Ở đó, ĐGH Bênêđictô XVI cảm thấy "được bảo vệ".
"Cảm ơn Đức Thánh Cha, cho lòng tốt của Ngài, mà con cảm nhận mỗi ngày trong cuộc sống," ĐGH Bênêđictô XVI nói những lời kết thúc và "chúng con hy vọng rằng ĐTC có thể tiên phong đi trước với tất cả chúng con trên con đường này với lòng thương xót của Thiên Chúa."
Chúng ta nhớ lại lời phát biểu của ĐGH Phanxicô trên chuyển bay từ Armenien trở về Rôma như sau: "Tôi thường nói rằng đó là một ân sủng để có một người ông khôn ngoan sống trong nhà. Người ông này đã mở ra cánh cửa cho vị Giáo Hoàng danh dự. Nhưng chỉ có một Giáo Hoàng. Trong tương lai có thể sẽ có hai hoặc ba Giáo Hoàng, nhưng họ được nghỉ hưu."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Đúng như thế, ngày hôm nay một tờ báo Đức đã dám diễn tả rằng Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI đã đánh cắp mất show diễn của ĐGH Phanxicô tại Vatican khi Tòa Thánh mừng lễ kỷ niệm 65 năm thiên chức linh mục. Cũng tại điện tông tòa Clementina trước đây 3 năm ĐGH Bênêđictô XVI tuyên bố từ chức vào ngày 28.2.2013 trước Hông Y đoàn, thì hôm nay ngài cũng ngồi tại đó để mừng lễ kỷ niệm sớm hơn một ngày. Trước đây 65 năm, vào ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 29.6.1951 hai anh em Georg và Joseph Ratzinger cùng với 44 phó tế khác được thụ phong linh mục do ĐHY Michael von Faulhaber đặt tay tấn phong tại nhà thờ chính tòa Marien Freising.
Tham dự mừng lễ hôm nay có sự hiện diện của Hông Y đoàn, giáo triều Vatican, các cựu nhân viên ngày xưa của ĐGH Bênêđictô XVI, tất nhiên phải có mặt hai vị quan trọng là ĐGH Phanxicô và ĐGH danh dự Bênêđictô XVI. Sắp đặt chỗ ngồi thì thấy vai trò của ĐGH Phanxicô vẫn là chỗ ngồi của vị đứng đầu Hội Thánh, còn ĐGH Bênêđictô XVI ngồi ở vị trí tréo bên tay trái và chung quanh các Hồng Y.
Sóng truyền hình Vatican hiếm khi phát hình trực tiếp về một lễ kỷ niệm như hôm nay, nhìn vào hình ảnh thì thấy thiếu một nhân vật quan trọng, người anh cả Georg Ratzinger của ĐGH Bênêđictô vì người anh đã 92 tuổi, hầu như mù hoàn toàn và đi lại khó khăn. Theo chương trình dự định thì Đức Ông Georg Ratzinger từ Regensburg sẽ đến Vaticcan vào cuối tháng 7 này để sống với người em trong 3 tuần lễ.
Đức Ông Georg Ratzinger cho biết hai anh em không muốn mừng kỷ niệm năm nay. "Kỷ niệm 65 năm linh mục là một ngày của lòng biết ơn và niềm vui, không phải là một ngày mừng lễ", ĐÔ Georg Ratzinger nói. Tuy nhiên ĐGH Phanxicô không nghĩ như thế và muốn mừng lễ với ĐGH Bênêđictô vào thứ ba hôm nay.
"Cảm ơn Đức Thánh Cha, cho lòng tốt của Ngài, mà con cảm nhận mỗi ngày trong cuộc sống," ĐGH Bênêđictô XVI nói những lời kết thúc và "chúng con hy vọng rằng ĐTC có thể tiên phong đi trước với tất cả chúng con trên con đường này với lòng thương xót của Thiên Chúa."
Chúng ta nhớ lại lời phát biểu của ĐGH Phanxicô trên chuyển bay từ Armenien trở về Rôma như sau: "Tôi thường nói rằng đó là một ân sủng để có một người ông khôn ngoan sống trong nhà. Người ông này đã mở ra cánh cửa cho vị Giáo Hoàng danh dự. Nhưng chỉ có một Giáo Hoàng. Trong tương lai có thể sẽ có hai hoặc ba Giáo Hoàng, nhưng họ được nghỉ hưu."
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (17)
Vũ Văn An
18:06 28/06/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)
5. Trái Tim Chúa Giêsu mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa
Việc mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa có nơi chốn cụ thể là Chúa Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã chọn tất cả chúng ta từ thuở đời đời. Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (Ga 14:9). Thư gửi tín hữu Do Thái viết rằng: Người đã trở nên giống chúng ta trong mọi sự, để Người có thể là thầy cả thượng phẩm đầy lòng thương xót trước mặt Thiên Chúa (Dt 2:17). Người là tòa ơn thánh, mà ta lui tới, một cách đầy tin tưởng, để tìm lòng thương xót và ơn thánh (Dt 4: 16). Là Con nhập thể của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô là tòa thương xót (116).
Trong nhiều thế kỷ, việc tôn sùng thánh tâm Chúa Giêsu đóng vai trò như một phát biểu đức tin cách đặc biệt vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, được mặc khải nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngày nay, lòng sùng kính này đã trở nên xa lạ với chúng ta nhiều cách khác nhau. Các nhấn mạnh mới mà phong trào phụng vụ đã đưa ra cho lòng đạo đức cũng đã góp phần vào diễn tiến này. Nhưng việc trình bầy thánh tâm Chúa Giêsu, như ta đã quen thuộc từ thế kỷ 18 và thế kỷ 19, cũng góp phần làm giảm lòng sùng kính thánh Tâm Chúa. Vì các trình bầy này, vốn mô tả Chúa Giêsu với một trái tim bị đâm thủng và thường được bao quanh bởi một mão gai, bị chúng ta ngày nay coi là thiếu thận trọng, khiếm nhã và hào nhoáng. Chúng cũng đáng bị nghi vấn về thần học vì chúng tập chú vào trái tim thể lý của Chúa Giêsu, hơn là hiểu trái tin như là biểu tượng ban sơ và là tiêu điểm của con người nhân bản, theo nghĩa toàn bộ (holistically) (117).
Một cái nhìn vắn vỏi trở về với lịch sử lòng đạo đức cũng có thể phá đổ sự chú tâm có tính giới hạn trên vào trái tim thể lý của Chúa Giêsu và giúp ta đi sâu một lần nữa vào cốt lõi và ý nghĩa sâu xa của việc sùng kính trái tim Chúa. Để bắt đầu, ta cần chứng minh rằng việc sùng kính trái tim Chúa Giêsu có gốc rễ trong Thánh Kinh. Ta có thể đã thấy các gốc rễ này nơi lời hứa tìm thấy trong Sách Tiên Tri Giacaria (12:10), câu mà Tin Mừng Gioan đã trích dẫn như sau: “Họ sẽ nhìn lên đấng họ đã đâm thâu” (19:37). Trong lời tiên tri này, trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu tượng trưng cho nhân tính của Chúa Kitô trong tính toàn diện của nó, một nhân tính đã được hiến mình chịu chết vì chúng ta. Nhìn vào trái tim bị đâm thâu này, cùng một lúc, sẽ giải thoát tầm nhìn để ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa nhập thể nơi Chúa Giêsu. Ta tìm được những lời tốt đẹp sau đây nơi Thánh Bonaventura: “Qua các vết thương hữu hình ta thấy các vết thương của tình yêu vô hình” (Per vulnus visibile vulnus amoris invisibilis vedeamus) (118). Nơi trái tim Chúa Giêsu, ta nhận ra: Thiên Chúa có một trái tim (cor) dành cho ta, những kẻ khốn cùng (miseri), và do đó, theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ, Người là Đấng hay thương xót (misericors). Theo cách này, trái tim Chúa Giêsu là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đã nhập thể nơi Chúa Giêsu Kitô.
Các gốc rễ Thánh Kinh trên được khai triển từ từ trong lịch sử lòng đạo đức và trong diễn trình khai triển này, đã kinh qua một số biến đổi không hẳn là không có ý nghĩa. Kết quả không phải là những phát biểu chỉ có tính giáo dục. Chúng có một nền tảng tín lý sâu sắc trong học lý cổ xưa của Giáo Hội về Chúa Giêsu Kitô, một học lý vốn kết hợp cả Đông lẫn Tây Phương. Vì học lý của Giáo Hội vốn tin chắc rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, là duy nhất và như nhau. Theo nghĩa này, Giáo Hội đã nói tới một hypostasis duy nhất, nghĩa là một ngôi duy nhất trong hai bản tính của Chúa Kitô. Từ xác quyết này, Công Đồng Chung Êphêsô thứ ba (431) và Công Đồng Chung Constantinốp thứ hai (553) đã kết luận rằng nơi Chúa Giêsu Kitô, chỉ một hành vi thờ phượng đơn nhất cũng đủ cho cả thần tính và nhân tính của Người rồi, đến nỗi, việc thờ phượng thần tính của Người không thể tách biệt khỏi việc thờ phượng nhân tính Người (119). Do đó, việc thờ phượng (cultus latreiae) cũng phải có đối với trái tim Chúa Giêsu hiểu như thành phần cấu tạo và là cốt lõi biểu tượng cho nhân tính của Người (120). Dưới sự soi sáng của tín điều Kitô học nơi các công đồng sơ khai, ta phải hiểu trái tim Chúa Giêsu, một trái tim từng chịu đau khổ vì ta và vì phần rỗi của ta như là sự đau khổ của chính Con Thiên Chúa. Trái tim Con Thiên Chúa đập và đau khổ trong trái tim Con Thiên Chúa nhập thể. Bởi thế, Đức Piô XI đã có thể mô tả lòng sùng kính trái tim Chúa Giêsu như là bản tóm lược của toàn bộ tôn giáo (121).
Muốn hiểu lòng đạo đức đã lên khuôn việc sùng kính thánh tâm Chúa Giêsu ở thời các giáo phụ ra sao, ta có thể dựa vào cuốn trình bầy toàn diện của Hugo Rahner (122). Các giáo phụ tham chiếu lời Chúa Giêsu nói rằng từ trái tim Người, suối nước trường sinh sẽ vọt ra (Ga 7:38). Các ngài giải thích câu quả quyết này bằng cách lưu ý tới lời khẳng định theo đó máu và nước đã tuôn ra từ trái tim Chúa Giêsu khi nó bị lưỡi đòng đâm thâu (Ga 19:34). Đối với các ngài, máu và nước có ý nhắc đến hai bí tích căn bản của Giáo Hội là Phép Rửa và Phép Thánh Thể. Dựa vào khởi điểm này, lòng sùng kính trái tim Chúa Giêsu thời các giáo phụ đã có đặc điểm bí tích, nói cho chính xác hơn, đã có đặc điểm Thánh Thể rồi. Thánh Augustinô giải thích việc mở trái tim Chúa Giêsu như sau: “ở đấy, cửa dẫn vào sự sống đã mở ra, từ đó, các bí tích của Giáo Hội đã tuôn chẩy, mà không có chúng, ta không thể đạt tới sự sống vốn là sự sống chân thật” (123).
Với Thánh Bernard thành Clairvaux, ta thấy có việc quay lưng đối với nền huyền nhiệm khách quan về Chúa Kitô của các giáo phụ để hướng tới một lòng đạo đức nội tâm hóa chủ quan về Người. Thánh Bernard dựa vào Diễm Ca và giải thích nó theo nghĩa tình yêu Thiên Chúa trở thành hữu hình nơi trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu (124). Lòng đạo đức chủ quan đối với Chúa Kitô này được trình bầy bằng một hình ảnh nổi tiếng trong đó, Chúa Giêsu chịu đóng đinh đích thân từ thập giá cúi xuống với Thánh Bernard. Thời cao điểm của Kinh Viện trung cổ, Thánh Bonaventura đã đào sâu tư tưởng này về phương diện thần học. Ngài giải thích vết thương ở cạnh sườn Chúa Giêsu như là vết thương của tình yêu vì bất cứ ai đã yêu đều bị tình yêu làm cho bị thương (Dc 4:9). Do đó, trái tim đáng thương và rất thường tẻ nhạt của ta có thể được bừng lửa như mới và rực cháy trở lại nhờ sự nồng ấm của tình yêu nơi trái tim Chúa Giêsu. Tình yêu của Chúa Giêsu cũng có thể làm trái tim ta bị thương, ấy thế nhưng ta không thể không yêu thương trái tim của Người (125). Trên thực tế, Thánh Bonaventura quả có nói thế này: “trái tim Chúa Giêsu trở nên trái tim ta” (126).
Nền huyền nhiệm có tính bản vị này về Chúa Kitô đã được khai triển hơn nữa trong nền huyền nhiệm nữ giới thời trung cổ. Các nhà huyền nhiệm như Gertrude thành Helfta, Mechthild thành Magdeburg, Mechthild thành Hackeborn, và nhiều vị khác, do đó, đã thiết lập ra lòng đạo đức kính trái tim Chúa Giêsu, như ta đã biết (127). Ta cũng tìm thấy lòng đạo đức này nơi Meister Eckhart, John Tauler và Henry Suso. Thời cận đại, loại lòng đạo đức này đã được loan truyền rộng rãi nhờ các thị kiến của Thánh Nữ Margaríta Alacoque tại Paray-le-Monial. Sau khai triển này, Lễ thánh Tâm Chúa Giêsu đã được từ từ đưa vào lịch phụng vụ. Các Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, Piô XI, Piô XII, Gioan Phaolô II và cuối cùng Bênêđíctô XVI đã liên tiếp cổ vũ việc tôn sùng thánh tâm Chúa Giêsu. Các nhật ký của nhà huyền nhiệm Ba Lan, Nữ Tu Faustina Kowalska, đã đem lại một thúc đẩy mới cho lòng tôn sùng này. Đối với bà, lòng thương xót là thuộc tính lớn nhất và cao nhất của Thiên Chúa và tượng trưng cho sự hoàn thiện của Thiên Chúa, tinh ròng và đơn giản (128). Do những trải nghiệm khủng khiếp của thế kỷ 20, Đức Gioan Phaolô II hiểu sứ điệp của bà như một sứ điệp quan trọng cho thế kỷ 21 (129).
Người ta có thể có những ý kiến khác nhau về óc thẩm mỹ của các tranh ảnh vẽ trái tim Chúa Giêsu trong mấy thế kỷ trước đây; họ cũng có thể có những ý kiến khác nhau về bức ảnh vẽ trái tim của Người phát sinh từ thị kiến của Nữ Tu Faustina. Tuy nhiên, các vấn nạn về óc thẩm mỹ như thế không nên làm ta không chú ý tới sự kiện quan trọng hơn thế nhiều: việc sùng kính trái tim Chúa Giêsu thời cận đại đã lan tràn khắp nơi trong bối cảnh Phong Trào Ánh Sáng, phong trào thế tục hóa và cả cảm thức mỗi ngày một mạnh hơn cho rằng Thiên Chúa không hiện diện, thậm chí đã chết rồi (130). Từ đó, bóng tối của Gôngôtha (Lc 23:44tt) đã phủ lên thế giới như chiếc màn che khuất Thiên Chúa. Giữa đêm đen của đức tin suy tàn vào Thiên Chúa này và giữa sự trì độn mỗi ngày mỗi gia tăng của thế giới cũng như sự lãnh cảm đối với tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, ta có thể cảm nghiệm được sự đau khổ của Thiên Chúa vì thế giới và tình yêu bất diệt của Người đối với ta.
Nơi trái tim bị đâm thâu của Con Người, Thiên Chúa chỉ cho ta thấy Người đã đi đến cực điểm để, qua sự đau khổ đến chết của Con Người, Người mang lấy sự đau khổ vô lường của thế giới, sự lạnh nhạt của ta, và trái tim không biết yêu của ta, và tìm cách cứu chuộc chúng. Nhờ nước và máu chẩy ra từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, ta được rửa sạch, trong Phép Rửa, khỏi mọi dơ bẩn vốn chồng chất trong ta và trong thế giới; và trong Phép Thánh Thể, ta luôn có thể làm nguôi cơn khát những điều không tầm thường như những điều bao quanh ta và, theo nghĩa bóng, ta có thể thoả mãn cơn khát những điều không phải chỉ là “nước ngọt” được cung cấp cho ta tại đó. Bởi thế, cùng với lời Kinh Lạy Linh Hồn Chúa Kitô của Thánh Inhaxiô thành Loyola, ta có thể thân thưa: “Lạy máu thánh Chúa Kitô, xin làm cho con say mến Chúa. Lạy nước từ cạnh sườn Chúa Kitô, xin rửa con thanh sạch”.
Hai đoạn trong Tin Mừng Thánh Gioan có thể cung cấp cho ta một trình bầy sống động về cái hiểu đổi mới của Thánh Kinh, của giáo phụ và của tín lý về lòng đạo đức kính trái tim Chúa Giêsu, một lòng đạo đức rất thích ứng với các mẫn cảm thời nay. Một đàng, có những tranh ảnh thời Trung Cổ vẽ về tình yêu của Chúa Kitô, mô tả môn đệ yêu dấu đã tựa vào lòng Chúa Giêsu ra sao (Ga 13:23). Các tranh ảnh này có thể minh họa rằng: giữa những băn khoăn lo lắng và náo động trên thế giới, vẫn có một nơi để chúng ta tìm được yên tĩnh và bình an nội tâm. Một bức tranh khác bắt nguồn từ cảnh Tông Đồ “Tôma hay hoài nghi” gặp Chúa sống lại. Theo cảnh đó, Tông Đồ Tôma ưa hoài nghi chỉ tìm lại được đức tin khi ngài đút được ngón tay vào vết thương ở cạnh sườn Chúa Giêsu, một việc được vinh danh trong biến cố Phục Sinh (Ga 20:24-29). Cuộc gặp gỡ này đặc biệt có ý nghĩa đối với những ai hiện nay có nhiều câu hỏi hay khốn khổ vì hoài nghi. Vì, theo một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều giống “Tôma hay hoài nghi” này. Giống ngài, ta thường không muốn tin khi chỉ dựa vào lời nói của người khác. Bởi thế, cũng như Thánh Tôma, ta chỉ tìm được đường vào đức tin trong một cuộc gặp gỡ đích thân với Chúa sống lại. Giống Thánh Nữ Maria Mađalêna, ta không thể đụng tới thân xác Người và đút ngón tay thể lý của ta vào vết thương mở rộng ở cạnh sườn Người. Tuy nhiên, về phương diện thiêng liêng, trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu cũng có thể trở thành con đường để chúng ta ý thức được tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu đã bị thương tích vì chúng ta. Blaise Pascal dường như đã trực giác điều này, khi ông viết: “Đối với tôi, hình như Chúa Giêsu chỉ cho phép đụng tới các vết thương của Người sau khi Người sống lại. ‘Đừng đụng đến Ta’” (Ga 20:17) (131).
Ta không nên có bất cứ luận bác nào chống lại lòng đạo đức đối với trái tim Chúa Giêsu như trên, một lòng đạo đức tự nhiên phải được coi như một điều làm ấm lòng, đúng hơn, như một điều gì thuộc tình cảm theo nghĩa tốt. Vì trái tim và các xúc cảm đáng có một chỗ không thể thiếu trong lòng đạo đức. Nơi nào xúc cảm đạo đức bị ngăn cấm, nơi ấy thứ xúc cảm vô trật tự và hoang dại mà ta thường thấy ngày nay, sẽ chiếm chỗ. Ta không nên để các xúc cảm bị tước mất khỏi ta và ta cũng nên xấu hổ vì chúng. Như Chúa Giêsu đã nói trong giới răn yêu thương chính, tình yêu Thiên Chúa đòi hỏi trọn bộ con người nhân bản với mọi sức mạnh thể lý, tâm lý và tâm linh của họ (Mc 12:30 tt). Cuối cùng, lòng đạo đức đương đầu với lịch sử tình yêu giữa Thiên Chúa và con người tử sinh chúng ta, và tình yêu thì luôn xúc động mạnh. Xét cho cùng, đây là vấn đề đích thân đối thoại với Thiên Chúa. Đức Hồng Y Newman nói lên điều này theo hướng đó trong khẩu hiệu dùng làm huy hiệu của ngài: Cor ad cor loquitur (lòng nói với lòng).
Cuộc gặp gỡ đích thân này không nên nằm lại ở phạm vi hoàn toàn có tính bản thân; nó cần tự mở ra với tất cả những ai đang đau khổ ngay cạnh ta và chung quanh ta. Trong diễn trình chiêm ngắm trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, ta thực sự cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa quả yêu thương thế giới đến độ đã hiến Người Con duy nhất của Người (Ga 3:16). Nhờ thế, ta được phép và có thể tham dự một cách thiện cảm vào sự đau khổ của Thiên Chúa, và do đó, vào tình liên đới với tất cả những ai đang đau khổ trong bóng tối và sự man rợ của thế giới hiện tại. Với Chúa Giêsu, ta có thể lao mình vào đêm đen Gôngôtha của thế giới, cùng chịu đựng nó với Chúa Giêsu và nhân danh rất nhiều người đang đau khổ vì nó cho tới tận cùng. Là nhiệm thể của Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, toàn thể Giáo Hội tham dự vào cuộc thống khổ của Chúa Kitô trên thế giới. Theo Pascal, cuộc thống khổ của Chúa Giêsu vẫn tiếp diễn cho tới tận cùng thời gian (132). Do đó, là nhiệm thể Chúa Kitô, Giáo Hội có thể tham dự theo tính cách đại biểu vào sự đau khổ của thế giới, đồng hành với nó một cáh đầy thiện cảm, và hoàn toàn mang lấy nỗi đau của nó. Trong mỗi “đêm đen” của thế giới, nhờ ngắm nhìn trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, ta đều biết chắc chắn rằng nơi trái tim này, trái tim của Thiên Chúa đang đập vì thế giới chúng ta. Trái tim của Thiên Chúa là trái tim của thế giới, là sức mạnh bên trong của nó, và là niềm hy vọng hoàn toàn và trọn vẹn của nó (133). Nhờ thế, ta có thể chịu đựng đêm đen của Thứ Sáu Tuần Thánh trong sự chắc chắn sẽ thấy bình minh mới và trường cửu của Ngày Phục Sinh. Đây là sự chắc chắn mà không điều gì, cả sự sống lẫn sự chết, sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô (Rm 8:35-39).
Kỳ sau: 6. Thiên Chúa, Đấng chịu đau khổ với chúng ta một cách đầy thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(116) Scheeben, Handbuch der katholischen Dogmatik, 2:266.
(117) Xem Karl Rahner, “Some Theses for a Theology of Devotion to the Sacred Heart” trong Theological Investigations cuốn 3, bản dịch của Karl-H. và Boniface Kruger (Baltimore: Helicon, 1967), 331-52; Joseph Ratzinger, Behold the Pierced One: An Approach to a Spiritual Christology (San Farncisco: Ignatius Press, 1986), 51-56.
(118) Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình tới Thiên Chúa của Tâm Trí, III, 5. J. Ratzinger nhắc đến câu này trong Behold the Pierced One, 53.
(119) Denzinger, Enchiridion, 259, 431.
(120) Đức Piô XII trình bầy luận điểm này một cách chi tiết trong thông điệp năm 1956 của ngài Haurietis Aquas (“Về Việc Tôn Sùng Thánh Tâm”). Gần đây hơn, J. Ratzinger cũng như L. Scheffczyk đã nhấn mạnh tới bối cảnh của lòng tôn sung này trong lịch sử học lý: J. Ratzinger, Behold the Pierced One, 51-69 và L. Scheffczyk, “Her Jesu II”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 5:53tt.
(121) Đức Piô XI, Miserentissimus Redemptor (1928)
(122) Hugo Rahner, Symbole der Kirche, 177-235.
(123) Thánh Augustinô, In evangelium Ioannis, 120,2.
(124) Thánh Bernard thành Clairvaux, Commentary on the Song of Songs, 61,4.
(125) Ibid.
(126) Thánh Bonaventura, Vitis Mystica, III, 4.
(127) Karl Richtstatter, Die Herz-Jesu-Verehrung des deutschen Mittelalters: Nach gedruckten und ungedruckten Quellen dargestellt (Paderborn: Bonifacius, 1919).
(128) Tagebuch der Schwester Maria Faustina Kowalska (Hauteville: Parvis Verlag, 1993).
(129) Xem chương I.
(130) Đặc biệt Karl Rahner đã chỉ rõ hiện tượng này: “Some Theses for a Theology of Devotion to the Sacred Heart”, 339-40.
(131) Pascal, Pensées, 323.
(132) Ibid. 313.
(133) Balthasar, Heart of the World, bản dịch của Erasmo S. Leiva (San Francisco: Ignatius, 1979).
5. Trái Tim Chúa Giêsu mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa
Việc mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa có nơi chốn cụ thể là Chúa Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã chọn tất cả chúng ta từ thuở đời đời. Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (Ga 14:9). Thư gửi tín hữu Do Thái viết rằng: Người đã trở nên giống chúng ta trong mọi sự, để Người có thể là thầy cả thượng phẩm đầy lòng thương xót trước mặt Thiên Chúa (Dt 2:17). Người là tòa ơn thánh, mà ta lui tới, một cách đầy tin tưởng, để tìm lòng thương xót và ơn thánh (Dt 4: 16). Là Con nhập thể của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô là tòa thương xót (116).
Trong nhiều thế kỷ, việc tôn sùng thánh tâm Chúa Giêsu đóng vai trò như một phát biểu đức tin cách đặc biệt vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, được mặc khải nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngày nay, lòng sùng kính này đã trở nên xa lạ với chúng ta nhiều cách khác nhau. Các nhấn mạnh mới mà phong trào phụng vụ đã đưa ra cho lòng đạo đức cũng đã góp phần vào diễn tiến này. Nhưng việc trình bầy thánh tâm Chúa Giêsu, như ta đã quen thuộc từ thế kỷ 18 và thế kỷ 19, cũng góp phần làm giảm lòng sùng kính thánh Tâm Chúa. Vì các trình bầy này, vốn mô tả Chúa Giêsu với một trái tim bị đâm thủng và thường được bao quanh bởi một mão gai, bị chúng ta ngày nay coi là thiếu thận trọng, khiếm nhã và hào nhoáng. Chúng cũng đáng bị nghi vấn về thần học vì chúng tập chú vào trái tim thể lý của Chúa Giêsu, hơn là hiểu trái tin như là biểu tượng ban sơ và là tiêu điểm của con người nhân bản, theo nghĩa toàn bộ (holistically) (117).
Một cái nhìn vắn vỏi trở về với lịch sử lòng đạo đức cũng có thể phá đổ sự chú tâm có tính giới hạn trên vào trái tim thể lý của Chúa Giêsu và giúp ta đi sâu một lần nữa vào cốt lõi và ý nghĩa sâu xa của việc sùng kính trái tim Chúa. Để bắt đầu, ta cần chứng minh rằng việc sùng kính trái tim Chúa Giêsu có gốc rễ trong Thánh Kinh. Ta có thể đã thấy các gốc rễ này nơi lời hứa tìm thấy trong Sách Tiên Tri Giacaria (12:10), câu mà Tin Mừng Gioan đã trích dẫn như sau: “Họ sẽ nhìn lên đấng họ đã đâm thâu” (19:37). Trong lời tiên tri này, trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu tượng trưng cho nhân tính của Chúa Kitô trong tính toàn diện của nó, một nhân tính đã được hiến mình chịu chết vì chúng ta. Nhìn vào trái tim bị đâm thâu này, cùng một lúc, sẽ giải thoát tầm nhìn để ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa nhập thể nơi Chúa Giêsu. Ta tìm được những lời tốt đẹp sau đây nơi Thánh Bonaventura: “Qua các vết thương hữu hình ta thấy các vết thương của tình yêu vô hình” (Per vulnus visibile vulnus amoris invisibilis vedeamus) (118). Nơi trái tim Chúa Giêsu, ta nhận ra: Thiên Chúa có một trái tim (cor) dành cho ta, những kẻ khốn cùng (miseri), và do đó, theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ, Người là Đấng hay thương xót (misericors). Theo cách này, trái tim Chúa Giêsu là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đã nhập thể nơi Chúa Giêsu Kitô.
Các gốc rễ Thánh Kinh trên được khai triển từ từ trong lịch sử lòng đạo đức và trong diễn trình khai triển này, đã kinh qua một số biến đổi không hẳn là không có ý nghĩa. Kết quả không phải là những phát biểu chỉ có tính giáo dục. Chúng có một nền tảng tín lý sâu sắc trong học lý cổ xưa của Giáo Hội về Chúa Giêsu Kitô, một học lý vốn kết hợp cả Đông lẫn Tây Phương. Vì học lý của Giáo Hội vốn tin chắc rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, là duy nhất và như nhau. Theo nghĩa này, Giáo Hội đã nói tới một hypostasis duy nhất, nghĩa là một ngôi duy nhất trong hai bản tính của Chúa Kitô. Từ xác quyết này, Công Đồng Chung Êphêsô thứ ba (431) và Công Đồng Chung Constantinốp thứ hai (553) đã kết luận rằng nơi Chúa Giêsu Kitô, chỉ một hành vi thờ phượng đơn nhất cũng đủ cho cả thần tính và nhân tính của Người rồi, đến nỗi, việc thờ phượng thần tính của Người không thể tách biệt khỏi việc thờ phượng nhân tính Người (119). Do đó, việc thờ phượng (cultus latreiae) cũng phải có đối với trái tim Chúa Giêsu hiểu như thành phần cấu tạo và là cốt lõi biểu tượng cho nhân tính của Người (120). Dưới sự soi sáng của tín điều Kitô học nơi các công đồng sơ khai, ta phải hiểu trái tim Chúa Giêsu, một trái tim từng chịu đau khổ vì ta và vì phần rỗi của ta như là sự đau khổ của chính Con Thiên Chúa. Trái tim Con Thiên Chúa đập và đau khổ trong trái tim Con Thiên Chúa nhập thể. Bởi thế, Đức Piô XI đã có thể mô tả lòng sùng kính trái tim Chúa Giêsu như là bản tóm lược của toàn bộ tôn giáo (121).
Muốn hiểu lòng đạo đức đã lên khuôn việc sùng kính thánh tâm Chúa Giêsu ở thời các giáo phụ ra sao, ta có thể dựa vào cuốn trình bầy toàn diện của Hugo Rahner (122). Các giáo phụ tham chiếu lời Chúa Giêsu nói rằng từ trái tim Người, suối nước trường sinh sẽ vọt ra (Ga 7:38). Các ngài giải thích câu quả quyết này bằng cách lưu ý tới lời khẳng định theo đó máu và nước đã tuôn ra từ trái tim Chúa Giêsu khi nó bị lưỡi đòng đâm thâu (Ga 19:34). Đối với các ngài, máu và nước có ý nhắc đến hai bí tích căn bản của Giáo Hội là Phép Rửa và Phép Thánh Thể. Dựa vào khởi điểm này, lòng sùng kính trái tim Chúa Giêsu thời các giáo phụ đã có đặc điểm bí tích, nói cho chính xác hơn, đã có đặc điểm Thánh Thể rồi. Thánh Augustinô giải thích việc mở trái tim Chúa Giêsu như sau: “ở đấy, cửa dẫn vào sự sống đã mở ra, từ đó, các bí tích của Giáo Hội đã tuôn chẩy, mà không có chúng, ta không thể đạt tới sự sống vốn là sự sống chân thật” (123).
Với Thánh Bernard thành Clairvaux, ta thấy có việc quay lưng đối với nền huyền nhiệm khách quan về Chúa Kitô của các giáo phụ để hướng tới một lòng đạo đức nội tâm hóa chủ quan về Người. Thánh Bernard dựa vào Diễm Ca và giải thích nó theo nghĩa tình yêu Thiên Chúa trở thành hữu hình nơi trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu (124). Lòng đạo đức chủ quan đối với Chúa Kitô này được trình bầy bằng một hình ảnh nổi tiếng trong đó, Chúa Giêsu chịu đóng đinh đích thân từ thập giá cúi xuống với Thánh Bernard. Thời cao điểm của Kinh Viện trung cổ, Thánh Bonaventura đã đào sâu tư tưởng này về phương diện thần học. Ngài giải thích vết thương ở cạnh sườn Chúa Giêsu như là vết thương của tình yêu vì bất cứ ai đã yêu đều bị tình yêu làm cho bị thương (Dc 4:9). Do đó, trái tim đáng thương và rất thường tẻ nhạt của ta có thể được bừng lửa như mới và rực cháy trở lại nhờ sự nồng ấm của tình yêu nơi trái tim Chúa Giêsu. Tình yêu của Chúa Giêsu cũng có thể làm trái tim ta bị thương, ấy thế nhưng ta không thể không yêu thương trái tim của Người (125). Trên thực tế, Thánh Bonaventura quả có nói thế này: “trái tim Chúa Giêsu trở nên trái tim ta” (126).
Nền huyền nhiệm có tính bản vị này về Chúa Kitô đã được khai triển hơn nữa trong nền huyền nhiệm nữ giới thời trung cổ. Các nhà huyền nhiệm như Gertrude thành Helfta, Mechthild thành Magdeburg, Mechthild thành Hackeborn, và nhiều vị khác, do đó, đã thiết lập ra lòng đạo đức kính trái tim Chúa Giêsu, như ta đã biết (127). Ta cũng tìm thấy lòng đạo đức này nơi Meister Eckhart, John Tauler và Henry Suso. Thời cận đại, loại lòng đạo đức này đã được loan truyền rộng rãi nhờ các thị kiến của Thánh Nữ Margaríta Alacoque tại Paray-le-Monial. Sau khai triển này, Lễ thánh Tâm Chúa Giêsu đã được từ từ đưa vào lịch phụng vụ. Các Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, Piô XI, Piô XII, Gioan Phaolô II và cuối cùng Bênêđíctô XVI đã liên tiếp cổ vũ việc tôn sùng thánh tâm Chúa Giêsu. Các nhật ký của nhà huyền nhiệm Ba Lan, Nữ Tu Faustina Kowalska, đã đem lại một thúc đẩy mới cho lòng tôn sùng này. Đối với bà, lòng thương xót là thuộc tính lớn nhất và cao nhất của Thiên Chúa và tượng trưng cho sự hoàn thiện của Thiên Chúa, tinh ròng và đơn giản (128). Do những trải nghiệm khủng khiếp của thế kỷ 20, Đức Gioan Phaolô II hiểu sứ điệp của bà như một sứ điệp quan trọng cho thế kỷ 21 (129).
Người ta có thể có những ý kiến khác nhau về óc thẩm mỹ của các tranh ảnh vẽ trái tim Chúa Giêsu trong mấy thế kỷ trước đây; họ cũng có thể có những ý kiến khác nhau về bức ảnh vẽ trái tim của Người phát sinh từ thị kiến của Nữ Tu Faustina. Tuy nhiên, các vấn nạn về óc thẩm mỹ như thế không nên làm ta không chú ý tới sự kiện quan trọng hơn thế nhiều: việc sùng kính trái tim Chúa Giêsu thời cận đại đã lan tràn khắp nơi trong bối cảnh Phong Trào Ánh Sáng, phong trào thế tục hóa và cả cảm thức mỗi ngày một mạnh hơn cho rằng Thiên Chúa không hiện diện, thậm chí đã chết rồi (130). Từ đó, bóng tối của Gôngôtha (Lc 23:44tt) đã phủ lên thế giới như chiếc màn che khuất Thiên Chúa. Giữa đêm đen của đức tin suy tàn vào Thiên Chúa này và giữa sự trì độn mỗi ngày mỗi gia tăng của thế giới cũng như sự lãnh cảm đối với tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, ta có thể cảm nghiệm được sự đau khổ của Thiên Chúa vì thế giới và tình yêu bất diệt của Người đối với ta.
Nơi trái tim bị đâm thâu của Con Người, Thiên Chúa chỉ cho ta thấy Người đã đi đến cực điểm để, qua sự đau khổ đến chết của Con Người, Người mang lấy sự đau khổ vô lường của thế giới, sự lạnh nhạt của ta, và trái tim không biết yêu của ta, và tìm cách cứu chuộc chúng. Nhờ nước và máu chẩy ra từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, ta được rửa sạch, trong Phép Rửa, khỏi mọi dơ bẩn vốn chồng chất trong ta và trong thế giới; và trong Phép Thánh Thể, ta luôn có thể làm nguôi cơn khát những điều không tầm thường như những điều bao quanh ta và, theo nghĩa bóng, ta có thể thoả mãn cơn khát những điều không phải chỉ là “nước ngọt” được cung cấp cho ta tại đó. Bởi thế, cùng với lời Kinh Lạy Linh Hồn Chúa Kitô của Thánh Inhaxiô thành Loyola, ta có thể thân thưa: “Lạy máu thánh Chúa Kitô, xin làm cho con say mến Chúa. Lạy nước từ cạnh sườn Chúa Kitô, xin rửa con thanh sạch”.
Hai đoạn trong Tin Mừng Thánh Gioan có thể cung cấp cho ta một trình bầy sống động về cái hiểu đổi mới của Thánh Kinh, của giáo phụ và của tín lý về lòng đạo đức kính trái tim Chúa Giêsu, một lòng đạo đức rất thích ứng với các mẫn cảm thời nay. Một đàng, có những tranh ảnh thời Trung Cổ vẽ về tình yêu của Chúa Kitô, mô tả môn đệ yêu dấu đã tựa vào lòng Chúa Giêsu ra sao (Ga 13:23). Các tranh ảnh này có thể minh họa rằng: giữa những băn khoăn lo lắng và náo động trên thế giới, vẫn có một nơi để chúng ta tìm được yên tĩnh và bình an nội tâm. Một bức tranh khác bắt nguồn từ cảnh Tông Đồ “Tôma hay hoài nghi” gặp Chúa sống lại. Theo cảnh đó, Tông Đồ Tôma ưa hoài nghi chỉ tìm lại được đức tin khi ngài đút được ngón tay vào vết thương ở cạnh sườn Chúa Giêsu, một việc được vinh danh trong biến cố Phục Sinh (Ga 20:24-29). Cuộc gặp gỡ này đặc biệt có ý nghĩa đối với những ai hiện nay có nhiều câu hỏi hay khốn khổ vì hoài nghi. Vì, theo một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều giống “Tôma hay hoài nghi” này. Giống ngài, ta thường không muốn tin khi chỉ dựa vào lời nói của người khác. Bởi thế, cũng như Thánh Tôma, ta chỉ tìm được đường vào đức tin trong một cuộc gặp gỡ đích thân với Chúa sống lại. Giống Thánh Nữ Maria Mađalêna, ta không thể đụng tới thân xác Người và đút ngón tay thể lý của ta vào vết thương mở rộng ở cạnh sườn Người. Tuy nhiên, về phương diện thiêng liêng, trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu cũng có thể trở thành con đường để chúng ta ý thức được tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu đã bị thương tích vì chúng ta. Blaise Pascal dường như đã trực giác điều này, khi ông viết: “Đối với tôi, hình như Chúa Giêsu chỉ cho phép đụng tới các vết thương của Người sau khi Người sống lại. ‘Đừng đụng đến Ta’” (Ga 20:17) (131).
Ta không nên có bất cứ luận bác nào chống lại lòng đạo đức đối với trái tim Chúa Giêsu như trên, một lòng đạo đức tự nhiên phải được coi như một điều làm ấm lòng, đúng hơn, như một điều gì thuộc tình cảm theo nghĩa tốt. Vì trái tim và các xúc cảm đáng có một chỗ không thể thiếu trong lòng đạo đức. Nơi nào xúc cảm đạo đức bị ngăn cấm, nơi ấy thứ xúc cảm vô trật tự và hoang dại mà ta thường thấy ngày nay, sẽ chiếm chỗ. Ta không nên để các xúc cảm bị tước mất khỏi ta và ta cũng nên xấu hổ vì chúng. Như Chúa Giêsu đã nói trong giới răn yêu thương chính, tình yêu Thiên Chúa đòi hỏi trọn bộ con người nhân bản với mọi sức mạnh thể lý, tâm lý và tâm linh của họ (Mc 12:30 tt). Cuối cùng, lòng đạo đức đương đầu với lịch sử tình yêu giữa Thiên Chúa và con người tử sinh chúng ta, và tình yêu thì luôn xúc động mạnh. Xét cho cùng, đây là vấn đề đích thân đối thoại với Thiên Chúa. Đức Hồng Y Newman nói lên điều này theo hướng đó trong khẩu hiệu dùng làm huy hiệu của ngài: Cor ad cor loquitur (lòng nói với lòng).
Cuộc gặp gỡ đích thân này không nên nằm lại ở phạm vi hoàn toàn có tính bản thân; nó cần tự mở ra với tất cả những ai đang đau khổ ngay cạnh ta và chung quanh ta. Trong diễn trình chiêm ngắm trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, ta thực sự cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa quả yêu thương thế giới đến độ đã hiến Người Con duy nhất của Người (Ga 3:16). Nhờ thế, ta được phép và có thể tham dự một cách thiện cảm vào sự đau khổ của Thiên Chúa, và do đó, vào tình liên đới với tất cả những ai đang đau khổ trong bóng tối và sự man rợ của thế giới hiện tại. Với Chúa Giêsu, ta có thể lao mình vào đêm đen Gôngôtha của thế giới, cùng chịu đựng nó với Chúa Giêsu và nhân danh rất nhiều người đang đau khổ vì nó cho tới tận cùng. Là nhiệm thể của Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, toàn thể Giáo Hội tham dự vào cuộc thống khổ của Chúa Kitô trên thế giới. Theo Pascal, cuộc thống khổ của Chúa Giêsu vẫn tiếp diễn cho tới tận cùng thời gian (132). Do đó, là nhiệm thể Chúa Kitô, Giáo Hội có thể tham dự theo tính cách đại biểu vào sự đau khổ của thế giới, đồng hành với nó một cáh đầy thiện cảm, và hoàn toàn mang lấy nỗi đau của nó. Trong mỗi “đêm đen” của thế giới, nhờ ngắm nhìn trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, ta đều biết chắc chắn rằng nơi trái tim này, trái tim của Thiên Chúa đang đập vì thế giới chúng ta. Trái tim của Thiên Chúa là trái tim của thế giới, là sức mạnh bên trong của nó, và là niềm hy vọng hoàn toàn và trọn vẹn của nó (133). Nhờ thế, ta có thể chịu đựng đêm đen của Thứ Sáu Tuần Thánh trong sự chắc chắn sẽ thấy bình minh mới và trường cửu của Ngày Phục Sinh. Đây là sự chắc chắn mà không điều gì, cả sự sống lẫn sự chết, sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô (Rm 8:35-39).
Kỳ sau: 6. Thiên Chúa, Đấng chịu đau khổ với chúng ta một cách đầy thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(116) Scheeben, Handbuch der katholischen Dogmatik, 2:266.
(117) Xem Karl Rahner, “Some Theses for a Theology of Devotion to the Sacred Heart” trong Theological Investigations cuốn 3, bản dịch của Karl-H. và Boniface Kruger (Baltimore: Helicon, 1967), 331-52; Joseph Ratzinger, Behold the Pierced One: An Approach to a Spiritual Christology (San Farncisco: Ignatius Press, 1986), 51-56.
(118) Thánh Bonaventura, Cuộc Hành Trình tới Thiên Chúa của Tâm Trí, III, 5. J. Ratzinger nhắc đến câu này trong Behold the Pierced One, 53.
(119) Denzinger, Enchiridion, 259, 431.
(120) Đức Piô XII trình bầy luận điểm này một cách chi tiết trong thông điệp năm 1956 của ngài Haurietis Aquas (“Về Việc Tôn Sùng Thánh Tâm”). Gần đây hơn, J. Ratzinger cũng như L. Scheffczyk đã nhấn mạnh tới bối cảnh của lòng tôn sung này trong lịch sử học lý: J. Ratzinger, Behold the Pierced One, 51-69 và L. Scheffczyk, “Her Jesu II”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 5:53tt.
(121) Đức Piô XI, Miserentissimus Redemptor (1928)
(122) Hugo Rahner, Symbole der Kirche, 177-235.
(123) Thánh Augustinô, In evangelium Ioannis, 120,2.
(124) Thánh Bernard thành Clairvaux, Commentary on the Song of Songs, 61,4.
(125) Ibid.
(126) Thánh Bonaventura, Vitis Mystica, III, 4.
(127) Karl Richtstatter, Die Herz-Jesu-Verehrung des deutschen Mittelalters: Nach gedruckten und ungedruckten Quellen dargestellt (Paderborn: Bonifacius, 1919).
(128) Tagebuch der Schwester Maria Faustina Kowalska (Hauteville: Parvis Verlag, 1993).
(129) Xem chương I.
(130) Đặc biệt Karl Rahner đã chỉ rõ hiện tượng này: “Some Theses for a Theology of Devotion to the Sacred Heart”, 339-40.
(131) Pascal, Pensées, 323.
(132) Ibid. 313.
(133) Balthasar, Heart of the World, bản dịch của Erasmo S. Leiva (San Francisco: Ignatius, 1979).
Giải đáp phụng vụ: Những ai được lãnh nhận Bí tích Xức dầu?
Nguyễn Trọng Đa
21:34 28/06/2016
Giải đáp phụng vụ: Những ai được lãnh nhận Bí tích Xức dầu?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong giáo xứ của con và các giáo xứ lân cận, vào ngày thứ sáu đầu tháng, bí tích xức dầu được ban trong Thánh Lễ. Những người mà con quen biết là khỏe mạnh hoặc không có nguy cơ tử vong (thí dụ, các vận động viên trẻ) được xức dầu. Điều này dường như đối với con là một sự lạm dụng bí tích. Nền tảng cho ý kiến này là rằng một điều kiện cần thiết để lãnh nhận một bí tích là người phải có khả năng lãnh nhận nó. Nếu một người không được rửa tội, người ấy thiếu khả năng để lãnh nhận bất cứ bí tích nào. Người ấy có thể rước Mình Thánh, nhưng không lãnh nhận bí tích Thánh Thể - vì người ấy là incapax (không đủ khả năng). Nếu một người không phạm tội, người ấy không có khả năng lãnh nhận bí tích giải tội. Nếu một người không bị bệnh nặng hoặc không có nguy cơ tử vong (thí dụ, sắp bị xử tử hình), thì người ấy không có khả năng lãnh nhận bí tích xức dầu. Xin cha cho biết ý kiến của cha về các điểm trên đây; cám ơn cha nhiều. - F. M., Gosford, Australia
Đáp: Theo qui định hiện hành, bí tích xức dầu được ban “cho một tín hữu đã biết xử dụng trí khôn, khi họ lâm cơn hiểm nghèo vì bệnh tật hay tuổi già” (Bộ giáo luật, điều 1004 §1; bản dịch Việt ngữ của các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). Sách Giáo lý, tổng hợp các công hiệu của bí tích này, cho biết trong số 1532:
"Ơn riêng của bí tích Xức Dầu có những hiệu quả sau đây:
“- kết hiệp bệnh nhân với Ðức Kitô chịu khổ nạn, vì lợi ích cho họ và toàn thể Hội Thánh;
“- được ơn sức mạnh, bình an và can đảm đón nhận theo tinh thần Kitô giáo những đau khổ do bệnh tật hay tuổi già ;
“- tha tội trong tường hợp bệnh nhân không xưng tội được;
“- hồi phục sức khoẻ nếu hữu ích cho phần rỗi;
“- chuẩn bị bước vào đời sống vĩnh cửu” (Bản dịch Việt ngữ của Ban giáo lý Tổng giáo phận Sàigòn).
Các quy định của “Nghi thức xức dầu cho bệnh nhân và chăm sóc mục vụ cho họ [PCS]" do Tòa Thánh ban hành, làm rõ các điều kiện để có thể lãnh nhận bí tích này.
Về việc xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh, số 8 của Nghi thức nói rằng "Thật là đủ khi có một phán đoán thận trọng hoặc có thể xảy ra về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tất cả sự lo lắng về vấn đề này cần được đặt sang một bên và, nếu cần thiết, hỏi ý kiến bác sĩ”.
Ngoài ra: "Bí tích này có thể được thực hiện lại, nếu người bệnh đã phục hồi sau khi lãnh nhận bí tích lần trước rồi. Bí tích cũng có thể được ban thêm một lần nữa nếu, trong lúc bị bệnh tương tự, tình trạng nguy hiểm của người bệnh trở nên trầm trọng hơn".
Sự phẫu thuật lớn cũng là một nguyên nhân đủ để lãnh nhận bí tích, ngay cả nếu điều kiện là tự thân chưa đe dọa mạng sống ngay lập tức: "Trước khi phẫu thuật (tức là “mổ”), bí tích xức dầu có thể được ban cho người bệnh, vì thường bệnh nguy hiểm là nguyên nhân của phẫu thuật".
Ở đây, Giáo Hội phân biệt giữa một bệnh tự nó không đảm bảo việc nhận lãnh bí tích, và bệnh tương tự trước khi phẫu thuật. Trong trường hợp sau, việc xức dầu trở nên bảo đảm.
Về người cao tuổi: "Bí tích xức dầu có thể được ban cho người già, đang bị yếu nhiều về sức khỏe, mặc dù không có dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm". Trong trường hợp này, việc xức dầu có thể được lặp đi lặp lại theo định kỳ khi tuổi già càng tăng lên.
Bí tích xức dầu cũng có thể được ban cho trẻ em bị bệnh "từ thời họ đạt đến tuổi khôn và sử dụng lý trí, để họ có thể được tăng sức mạnh bởi bí tích này".
Bí tích xức dầu cũng có thể được ban cho người bất tỉnh nếu "là tín hữu, họ có thể sẽ xin lãnh bí tích, trong khi họ đang sở hữu khả năng của mình". Tương tự như vậy, nếu một người dường như đã chết, nhưng linh mục "nghi ngờ liệu người ấy đã thực sự chết không, ngài có thể xức dầu có điều kiện cho người ấy".
Cho đến gần đây, giáo lý Công Giáo không xem bí tích xức dầu là cần thiết cho các bệnh mãn tính không đe dọa tính mạng, bệnh tâm thần và các điều kiện khác, như nghiện ma túy và nghiện rượu. Tuy nhiên, bí tích có thể được ban, trong trường hợp của một tình trạng nguy hiểm, vốn phát sinh từ các điều kiện ấy, chẳng hạn dùng thuốc quá liều.
Tuy nhiên, y khoa đã phát hiện ra rằng một số bệnh tâm thần là thực ra triệu chứng của sự mất cân bằng về thể chất. Ví dụ, bệnh mất trí nhớ, liên quan đến bệnh Alzheimer, là dường như tâm thần, nhưng nó cũng là một bệnh gây tử vong và không thể chữa khỏi.
Ngay cả khi bệnh tâm thần nghiêm trọng không bị gây ra bởi các hiện tượng vật lý được biết đến, số 53 của phần Dẫn nhập của "Nghi thức xức dầu cho bệnh nhân và chăm sóc mục vụ cho họ [PCS]" mở ra khả năng của việc sử dụng bí tích xức dầu trong trường hợp như vậy. Xin mời đọc:
"Một số loại bệnh tâm thần hiện nay được xếp loại như là nghiêm trọng. Những người được đánh giá là có một bệnh tâm thần nghiêm trọng, và người sẽ được tăng sức mạnh bởi bí tích, có thể lãnh bí tích này. Việc xức dầu có thể được lặp lại theo các điều kiện đối với các loại bệnh nghiêm trọng".
Thừa tác viên nên tiến hành một cách thận trọng đối với việc xức dầu cho người bệnh tâm thần. Không có tiêu chuẩn rõ ràng để xác định "tình trạng nghiêm trọng". Vì lý do này, các tình huống này cần được xử lý trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, và nên tham vấn với bác sĩ của người đó.
Thật là quan trọng để nhắc lại rằng các nguồn ân sủng thông thường của Giáo Hội, chẳng hạn việc năng đến với bí tích hòa giải và bí tích Thánh Thể, sùng kính Đức Mẹ, cũng như cầu nguyện và tìm sự linh hướng, là lợi ích nhiều trong việc giúp chúng ta vượt qua các gánh nặng ấy, hoặc ít nhất là nhẫn nại chịu các sự thử thách, vốn được Chúa cho phép.
Động thái ban bí tích xức dầu không (mặc dù nó có thể bao gồm) là tha tội cá nhân của người lãnh nhận, nhưng để hô có được sức mạnh mà họ có thể cần, hoặc để chịu đau khổ của họ, hoặc để vượt qua sự nản lòng. Như số 52 của Nghi thức xức dầu nói: "Những người lãnh nhận bí tích này, trong đức tin của Giáo Hội, sẽ thấy nó là một dấu hiệu thực sự của sự an ủi và hỗ trợ, trong thời gian thử thách và đau khổ. Nó sẽ hoạt động để vượt qua bệnh tật, nếu đó là ý Chúa muốn".
Do đó, mặc dù các sự xếp đặt của Giáo Hội cho phép một việc ban bí tích hào phóng cho bệnh nhân, bí tích được nhắm tới việc bệnh trở nên nặng từ một tình trạng thể lý hoặc tinh thần. Bí tích xức dầu không nên được ban chung chung và bừa bãi.
Cuối cùng, mặc dù độc giả chúng ta đề cập đến một tội phạm sắp bị tử hình, một người như vậy thường không đủ khả năng cho bí tích xức dầu. Trong khi cái chết có thể sắp xảy ra, nguyên nhân không phải là do bệnh tật. Đối với một người như vậy, bí tích Hòa giải và việc rước lễ sẽ là phương tiện bình thường, cho sự an ủi tinh thần trong những giây phút ấy. (Zenit.org 28-6-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong giáo xứ của con và các giáo xứ lân cận, vào ngày thứ sáu đầu tháng, bí tích xức dầu được ban trong Thánh Lễ. Những người mà con quen biết là khỏe mạnh hoặc không có nguy cơ tử vong (thí dụ, các vận động viên trẻ) được xức dầu. Điều này dường như đối với con là một sự lạm dụng bí tích. Nền tảng cho ý kiến này là rằng một điều kiện cần thiết để lãnh nhận một bí tích là người phải có khả năng lãnh nhận nó. Nếu một người không được rửa tội, người ấy thiếu khả năng để lãnh nhận bất cứ bí tích nào. Người ấy có thể rước Mình Thánh, nhưng không lãnh nhận bí tích Thánh Thể - vì người ấy là incapax (không đủ khả năng). Nếu một người không phạm tội, người ấy không có khả năng lãnh nhận bí tích giải tội. Nếu một người không bị bệnh nặng hoặc không có nguy cơ tử vong (thí dụ, sắp bị xử tử hình), thì người ấy không có khả năng lãnh nhận bí tích xức dầu. Xin cha cho biết ý kiến của cha về các điểm trên đây; cám ơn cha nhiều. - F. M., Gosford, Australia
Đáp: Theo qui định hiện hành, bí tích xức dầu được ban “cho một tín hữu đã biết xử dụng trí khôn, khi họ lâm cơn hiểm nghèo vì bệnh tật hay tuổi già” (Bộ giáo luật, điều 1004 §1; bản dịch Việt ngữ của các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh). Sách Giáo lý, tổng hợp các công hiệu của bí tích này, cho biết trong số 1532:
"Ơn riêng của bí tích Xức Dầu có những hiệu quả sau đây:
“- kết hiệp bệnh nhân với Ðức Kitô chịu khổ nạn, vì lợi ích cho họ và toàn thể Hội Thánh;
“- được ơn sức mạnh, bình an và can đảm đón nhận theo tinh thần Kitô giáo những đau khổ do bệnh tật hay tuổi già ;
“- tha tội trong tường hợp bệnh nhân không xưng tội được;
“- hồi phục sức khoẻ nếu hữu ích cho phần rỗi;
“- chuẩn bị bước vào đời sống vĩnh cửu” (Bản dịch Việt ngữ của Ban giáo lý Tổng giáo phận Sàigòn).
Các quy định của “Nghi thức xức dầu cho bệnh nhân và chăm sóc mục vụ cho họ [PCS]" do Tòa Thánh ban hành, làm rõ các điều kiện để có thể lãnh nhận bí tích này.
Về việc xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh, số 8 của Nghi thức nói rằng "Thật là đủ khi có một phán đoán thận trọng hoặc có thể xảy ra về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tất cả sự lo lắng về vấn đề này cần được đặt sang một bên và, nếu cần thiết, hỏi ý kiến bác sĩ”.
Ngoài ra: "Bí tích này có thể được thực hiện lại, nếu người bệnh đã phục hồi sau khi lãnh nhận bí tích lần trước rồi. Bí tích cũng có thể được ban thêm một lần nữa nếu, trong lúc bị bệnh tương tự, tình trạng nguy hiểm của người bệnh trở nên trầm trọng hơn".
Sự phẫu thuật lớn cũng là một nguyên nhân đủ để lãnh nhận bí tích, ngay cả nếu điều kiện là tự thân chưa đe dọa mạng sống ngay lập tức: "Trước khi phẫu thuật (tức là “mổ”), bí tích xức dầu có thể được ban cho người bệnh, vì thường bệnh nguy hiểm là nguyên nhân của phẫu thuật".
Ở đây, Giáo Hội phân biệt giữa một bệnh tự nó không đảm bảo việc nhận lãnh bí tích, và bệnh tương tự trước khi phẫu thuật. Trong trường hợp sau, việc xức dầu trở nên bảo đảm.
Về người cao tuổi: "Bí tích xức dầu có thể được ban cho người già, đang bị yếu nhiều về sức khỏe, mặc dù không có dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm". Trong trường hợp này, việc xức dầu có thể được lặp đi lặp lại theo định kỳ khi tuổi già càng tăng lên.
Bí tích xức dầu cũng có thể được ban cho trẻ em bị bệnh "từ thời họ đạt đến tuổi khôn và sử dụng lý trí, để họ có thể được tăng sức mạnh bởi bí tích này".
Bí tích xức dầu cũng có thể được ban cho người bất tỉnh nếu "là tín hữu, họ có thể sẽ xin lãnh bí tích, trong khi họ đang sở hữu khả năng của mình". Tương tự như vậy, nếu một người dường như đã chết, nhưng linh mục "nghi ngờ liệu người ấy đã thực sự chết không, ngài có thể xức dầu có điều kiện cho người ấy".
Cho đến gần đây, giáo lý Công Giáo không xem bí tích xức dầu là cần thiết cho các bệnh mãn tính không đe dọa tính mạng, bệnh tâm thần và các điều kiện khác, như nghiện ma túy và nghiện rượu. Tuy nhiên, bí tích có thể được ban, trong trường hợp của một tình trạng nguy hiểm, vốn phát sinh từ các điều kiện ấy, chẳng hạn dùng thuốc quá liều.
Tuy nhiên, y khoa đã phát hiện ra rằng một số bệnh tâm thần là thực ra triệu chứng của sự mất cân bằng về thể chất. Ví dụ, bệnh mất trí nhớ, liên quan đến bệnh Alzheimer, là dường như tâm thần, nhưng nó cũng là một bệnh gây tử vong và không thể chữa khỏi.
Ngay cả khi bệnh tâm thần nghiêm trọng không bị gây ra bởi các hiện tượng vật lý được biết đến, số 53 của phần Dẫn nhập của "Nghi thức xức dầu cho bệnh nhân và chăm sóc mục vụ cho họ [PCS]" mở ra khả năng của việc sử dụng bí tích xức dầu trong trường hợp như vậy. Xin mời đọc:
"Một số loại bệnh tâm thần hiện nay được xếp loại như là nghiêm trọng. Những người được đánh giá là có một bệnh tâm thần nghiêm trọng, và người sẽ được tăng sức mạnh bởi bí tích, có thể lãnh bí tích này. Việc xức dầu có thể được lặp lại theo các điều kiện đối với các loại bệnh nghiêm trọng".
Thừa tác viên nên tiến hành một cách thận trọng đối với việc xức dầu cho người bệnh tâm thần. Không có tiêu chuẩn rõ ràng để xác định "tình trạng nghiêm trọng". Vì lý do này, các tình huống này cần được xử lý trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, và nên tham vấn với bác sĩ của người đó.
Thật là quan trọng để nhắc lại rằng các nguồn ân sủng thông thường của Giáo Hội, chẳng hạn việc năng đến với bí tích hòa giải và bí tích Thánh Thể, sùng kính Đức Mẹ, cũng như cầu nguyện và tìm sự linh hướng, là lợi ích nhiều trong việc giúp chúng ta vượt qua các gánh nặng ấy, hoặc ít nhất là nhẫn nại chịu các sự thử thách, vốn được Chúa cho phép.
Động thái ban bí tích xức dầu không (mặc dù nó có thể bao gồm) là tha tội cá nhân của người lãnh nhận, nhưng để hô có được sức mạnh mà họ có thể cần, hoặc để chịu đau khổ của họ, hoặc để vượt qua sự nản lòng. Như số 52 của Nghi thức xức dầu nói: "Những người lãnh nhận bí tích này, trong đức tin của Giáo Hội, sẽ thấy nó là một dấu hiệu thực sự của sự an ủi và hỗ trợ, trong thời gian thử thách và đau khổ. Nó sẽ hoạt động để vượt qua bệnh tật, nếu đó là ý Chúa muốn".
Do đó, mặc dù các sự xếp đặt của Giáo Hội cho phép một việc ban bí tích hào phóng cho bệnh nhân, bí tích được nhắm tới việc bệnh trở nên nặng từ một tình trạng thể lý hoặc tinh thần. Bí tích xức dầu không nên được ban chung chung và bừa bãi.
Cuối cùng, mặc dù độc giả chúng ta đề cập đến một tội phạm sắp bị tử hình, một người như vậy thường không đủ khả năng cho bí tích xức dầu. Trong khi cái chết có thể sắp xảy ra, nguyên nhân không phải là do bệnh tật. Đối với một người như vậy, bí tích Hòa giải và việc rước lễ sẽ là phương tiện bình thường, cho sự an ủi tinh thần trong những giây phút ấy. (Zenit.org 28-6-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Thư gửi Sơ vừa mới qua đời với nụ cười thật tươi!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
07:45 28/06/2016
Thư gửi Sơ vừa mới qua đời với nụ cười thật tươi!
Sơ Cecilia thân mến,
Trong tang lễ, chắc nhiều người ngỡ ngàng và hạnh phúc với nụ cười của sơ. Ngỡ ngàng vì khi nhắm mắt lìa đời, sơ vẫn thản nhiên nở nụ cười thật tươi. Nụ cười ấy toát lên niềm hạnh phúc ngập tràn vì sơ có Thiên Chúa ở cùng. Giờ đây ai cũng tin rằng Thiên Chúa đã đón sơ vào vương quốc tình yêu của Người. Nơi đó, sơ gặp được Đấng Lang Quân mà sơ trọn đời hiến dâng.
Còn nhớ mới ngày nào ở tuổi 26, sơ tuyên khấn lần đầu trong dòng Cát Minh tại Argentina. Bốn năm sau, sơ khấn trọn đời với niềm hạnh phúc vô bờ trong mối tình của sơ với Thầy Giêsu. Trong dòng, sơ luôn cảm nhận được Chúa Giêsu thật hấp dẫn đối với sơ. Trong Thầy Giêsu, sơ nên nhân chứng về tình yêu nồng nàn của mình dành cho Thầy Chí Thánh. Ai cũng cảm nhận được bình an khi trò chuyện với sơ. Nhất là với nụ cười thánh thiện, sơ đã sống niềm vui của đời dâng hiến.
Rồi khi biết mình mắc phải căn bệnh ung thư phổi, sơ đón nhận tất cả và xin người khác thêm lời cầu nguyện cho mình. Đúng là lời nguyện dâng về Thiên Chúa đã cho sơ nhiều nghị lực để sống vui tươi những tháng ngày còn lại! Với sơ, Thiên Chúa lúc nào cũng là Đấng tuyệt vời. Trong Chúa, sơ luôn tỏa lan nụ cười thánh thiện hạnh phúc đến cho nhiều người. Đúng như lời chị em trong dòng của sơ chia sẻ: “Một thời gian dài, sơ đã phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo trong đau đớn và niềm vui cùng với vị Hiền Thê của sơ là thầy Giêsu.” Một lần nữa, sơ cho thấy ở đâu có tu sĩ thì ở đấy có niềm vui, sơ nhỉ!
Linh cảm thấy Thiên Chúa sẽ rước mình về Trời ở tuổi 43, sơ chân thành nhắn với chị em trong dòng: “Em tự hỏi tang lễ tang em sẽ diễn ra như thế nào? Trước nhất, mọi người hãy cầu nguyện cho em rồi mở một bữa tiệc lớn. Và cũng đừng quên cầu nguyện cho em như tổ chức lễ mừng vậy!” Với những dòng chia sẻ sau cùng của sơ, khiến ai cũng vỡ òa ngấn lệ! Sau tang lễ của sơ, chúng em buồn vì không còn thấy sơ với nụ cười tươi tắn nữa; nhưng ai cũng vui mừng vì biết rằng sơ được giải thoát và nghỉ yên trong Nước Trời!
Sơ biết không? Khi hình ảnh về sự ra đi của sơ lan truyền trên Internet, ai cũng nhận thấy đây là khoảng thời gian đau buồn với sự mất mát nhưng lại là khoảnh khắc tuyệt diệu. Chúng em tin chắc rằng, sơ giờ này đã trên Thiên đàng. Nơi ấy, sơ cầu thay nguyện giúp cho chúng em nữa nhé! Để trong mọi hoàn cảnh, chúng em cũng luôn chạy đến với Chúa Giêsu là nguồn sức mạnh cho chúng em có được niềm vui hạnh phúc. Mừng chúc sơ!
Tạm biệt sơ, hẹn gặp nhau trong Nước Trời, sơ nhé!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
http://jceworld.blogspot.hu/2016/06/nun-dies-with-beautiful-smile-and.html
http://aleteia.org/2016/06/27/exclusive-the-death-of-sister-cecilia-the-rest-of-the-story/
Sơ Cecilia thân mến,
Còn nhớ mới ngày nào ở tuổi 26, sơ tuyên khấn lần đầu trong dòng Cát Minh tại Argentina. Bốn năm sau, sơ khấn trọn đời với niềm hạnh phúc vô bờ trong mối tình của sơ với Thầy Giêsu. Trong dòng, sơ luôn cảm nhận được Chúa Giêsu thật hấp dẫn đối với sơ. Trong Thầy Giêsu, sơ nên nhân chứng về tình yêu nồng nàn của mình dành cho Thầy Chí Thánh. Ai cũng cảm nhận được bình an khi trò chuyện với sơ. Nhất là với nụ cười thánh thiện, sơ đã sống niềm vui của đời dâng hiến.
Rồi khi biết mình mắc phải căn bệnh ung thư phổi, sơ đón nhận tất cả và xin người khác thêm lời cầu nguyện cho mình. Đúng là lời nguyện dâng về Thiên Chúa đã cho sơ nhiều nghị lực để sống vui tươi những tháng ngày còn lại! Với sơ, Thiên Chúa lúc nào cũng là Đấng tuyệt vời. Trong Chúa, sơ luôn tỏa lan nụ cười thánh thiện hạnh phúc đến cho nhiều người. Đúng như lời chị em trong dòng của sơ chia sẻ: “Một thời gian dài, sơ đã phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo trong đau đớn và niềm vui cùng với vị Hiền Thê của sơ là thầy Giêsu.” Một lần nữa, sơ cho thấy ở đâu có tu sĩ thì ở đấy có niềm vui, sơ nhỉ!
Linh cảm thấy Thiên Chúa sẽ rước mình về Trời ở tuổi 43, sơ chân thành nhắn với chị em trong dòng: “Em tự hỏi tang lễ tang em sẽ diễn ra như thế nào? Trước nhất, mọi người hãy cầu nguyện cho em rồi mở một bữa tiệc lớn. Và cũng đừng quên cầu nguyện cho em như tổ chức lễ mừng vậy!” Với những dòng chia sẻ sau cùng của sơ, khiến ai cũng vỡ òa ngấn lệ! Sau tang lễ của sơ, chúng em buồn vì không còn thấy sơ với nụ cười tươi tắn nữa; nhưng ai cũng vui mừng vì biết rằng sơ được giải thoát và nghỉ yên trong Nước Trời!
Sơ biết không? Khi hình ảnh về sự ra đi của sơ lan truyền trên Internet, ai cũng nhận thấy đây là khoảng thời gian đau buồn với sự mất mát nhưng lại là khoảnh khắc tuyệt diệu. Chúng em tin chắc rằng, sơ giờ này đã trên Thiên đàng. Nơi ấy, sơ cầu thay nguyện giúp cho chúng em nữa nhé! Để trong mọi hoàn cảnh, chúng em cũng luôn chạy đến với Chúa Giêsu là nguồn sức mạnh cho chúng em có được niềm vui hạnh phúc. Mừng chúc sơ!
Tạm biệt sơ, hẹn gặp nhau trong Nước Trời, sơ nhé!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
http://jceworld.blogspot.hu/2016/06/nun-dies-with-beautiful-smile-and.html
http://aleteia.org/2016/06/27/exclusive-the-death-of-sister-cecilia-the-rest-of-the-story/
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Điêu Khắc Lưng Trời
Joseph Ngọc Phạm
18:18 28/06/2016
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Núi non điêu khắc của Trời
Mở đôi mắt hưởng tuyệt vời Chúa ban.
(bt)