Ngày 10-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:09 10/06/2020

48. Không có sức sống của Thánh Giá, thì chỉ là một thập giá nặng nề nhất.

(Thánh Pastor)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:16 10/06/2020
44. QUỲ MƯỢN BẠC

Có một người mượn bạn bè tiền để tham gia hội ngân (1), bạn bè từ chối không tham gia, nói:

- “Nếu anh muốn tôi cho mượn tiền, chỉ có cách là quỳ xuống trước mặt tôi đây”.

Người mượn tiền liền quỳ xuống và người bạn ấy cho mượn tiền. Người bên cạnh nhìn thấy thì cười nhạo nói:

- “Một chút tiền rồì cũng sẽ trả cho anh ta, tại sao lại coi thường chính mình vậy? ”

Người mượn tiền trả lời:

- “Tôi sẽ không lỗ vốn, từ nay trở đi lúc anh ta đến đòi tiền, thì sẽ có nhiều ngày quỳ lạy tôi mà !”

(Tiếu lâm)

Suy tư 44:

Mượn một ít tiền còm mà cũng cúi đầu quỳ lạy thì rõ là người hèn; cho mượn một chút tiền mà bắt người ta phải quỳ lạy là một người thất đức.

Người đời hay phán đoán việc làm bên ngoài của người khác để rồi chê hoặc khen, nhưng người Ki-tô hữu thì luôn để sự phán đoán này cho Thiên Chúa, còn họ thì chỉ biết cầu nguyện cho anh chị em mình mà thôi.

Người khác thấy người hèn hạ thì khinh và thấy người sang thì trọng nể, nhưng trong con mắt của người Ki-tô hữu thì tất cả mọi người đều đáng được yêu mến và tôn trọng như nhau, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su đã đổ máu và cứu chuộc tất cả mọi người không trừ một ai.

Quỳ xuống lạy để mượn một ít tiền –đôi lúc- cũng là một mưu mô của họ nên không đáng trách, nhưng quỳ xuống lạy đầu hàng ma quỷ và chước cám dỗ, thì không những đáng trách mà còn là một sự nhục mạ Thiên Chúa của người Ki-tô hữu...

(1) Cách thức cùng nhau mượn tiền tạm thời của người xưa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa. Năm A. 14.6.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:13 10/06/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng kính Mình Máu Chúa Kitô. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, qua việc ban tặng Con Yêu Dấu của Ngài cho chúng ta. Mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ, luôn nhớ rằng mình là thành phần của Cộng Đoàn Dân Chúa, đã được cứu chuộc bằng giá máu châu báu của Đức Kitô.

Hôm nay cũng là ngày bổn mạng Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới. Chúng ta xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn hướng dẫn Các Em Thiếu Nhi theo sự quan phòng khôn ngoan của Chúa. Nhiều giáo xứ trong Giáo Hội, ngày lễ hôm nay sẽ có nhiều em sẽ lãnh nhận Chúa Giêsu lân đầu tiên. Chúng ta hiệp lời cầu nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể ngự vào tâm hồn các em thật sốt sắng.

Ngoài ra, ngày lễ hôm nay cũng là ngày bổn mạng của Các Thừa Tác Viên Giúp Lễ và Thừa Tác Viên Đặc Biệt của Bí Tích Thánh Thể. Họ là những người được chọn giữa chúng ta để phục vụ Dân Chúa trong công việc ban phát Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn xứ đạo, giúp đỡ linh mục trong việc phục vụ bàn thờ và đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành và ban ơn để những ai được chọn để phân phát Mình Thánh Chúa và phục vụ bàn thánh luôn trung thành.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

Trước bài I:
Môisen nhắc nhở Dân Dothái về tình thương của Chúa đối với họ, khi Ngài ban Manna nuôi sống họ trong sa mạc. Đó cũng là hình ảnh của bí tích thánh thể mà Chúa sẽ thiết lập sau nầy.

Trước bài II:
Thánh Phaolô giúp chúng ta suy nghĩ về cách thức chúng ta thông hiệp qua việc rước Mình và Máu Chúa. Qua cánh thức nầy, chúng ta trở nên một thân thể trong Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

Trước bài Phúc Âm:
Phúc âm thuật lại việc Chúa trao ban Mình Ngài như Bánh Hằng sống. Đây là sức mạnh thiêng liêng nuôi dưỡng chúng ta trên đường về Nhà Cha.


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta nhớ lại lời Chúa trối trong đêm Người chuẩn bị vào Thương Khó: "Các con hãy yêu thương nhau, như chính Thầy đã yêu thương các con". Chúng ta cầu xin Chúa gìn giữ tình yêu mà Ngài đã kêu mời chúng ta như một lời di trối.

1. Chúng ta cầu xin cho Giáo Hội Hoàn Vũ mà Chúa đã nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Con Chúa. Xin cho tất cả nên một trong thân thể mình mầu nhiệm là Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu xin Chúa cho những con em sẽ lãnh nhận bí tích Thánh Thể trong ngày lễ hôm nay ở đó đây trên thế giới sẽ được ơn thánh trợ lực, sẽ là những đứa con ngoan hiền trong gia đình, nơi học đường và trong những sinh hoạt cộng đoàn xứ đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới nhân ngày bổn mạng hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa trả công đặc biệt những Anh Chị Em Huynh Trưởng đã hy sinh thời gian sinh hoạt với Đoàn và quý phụ huynh luôn nâng đỡ Phong Trào. Xin cho tinh thần phục vụ và nâng đỡ nầy được tìm thấy nhiều nơi giới trẻ và quý phụ huynh trong Cộng Đoàn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho những Thừa Tác Viên Giúp Lễ và Đặc Biệt của Bí Tích Thánh Thể. Xin cho họ được tràn đầy ơn thánh Chúa để chu toàn nhiệm vụ đã nhận lãnh từ Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con niềm hoan lạc khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa trong đời sống hằng ngày. Xin ban cho đời sống đức tin của chúng con được tăng trưởng qua việc lãnh nhận Bánh Trường Sinh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Dấu chỉ sự sống
Lm Vũđình Tường
20:51 10/06/2020
Thân thể con người cần được chăm sóc, bảo vệ. Nếu lơ là, coi thường, hậu quả thật khó lường trong tương lai. Tư tưởng muốn thay đổi một phần cơ thể do ảnh hưởng xã hội. Tư tưởng này được cổ võ bởi nhóm chuyên sửa sắc đẹp và phẫu thuật làm đẹp. Yêu quí sắc đẹp là điều tốt, cần cổ võ. Mục đích chính của ngành sửa sắc đẹp là kinh doanh, là lợi nhuận. Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ là điều tốt lành, đáng khuyến khích. Hiện nay hầu như quốc gia nào cũng có trụ sở 'Hồng Thập Tự'. Một số quốc gia tránh dùng chữ này nên dùng chữ khác nhưng cùng chung mục đích: bảo vệ sự sống con người. Hồng Thập Tự được sáng lập năm 1863 bên Thuỵ Sĩ để giúp nạn nhân thiên tai, chiến tranh và bệnh dịch.

Phụ huynh thương yêu con cái và cung cấp cho chúng những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống về các phương diện sức khoẻ, tâm lí và tâm linh. Phụ huynh có khả năng cung cấp sự an toàn cho con cái và mang lại sự an vui trong cuộc sống của chúng. Họ còn muốn làm tốt hơn cho con cái, nhưng không thể cung cấp những gì ngoài khả năng. Một trong những điều đó là vấn đề bảo đảm đời sống tâm linh. Những ai tin tưởng vào Đức Kitô thường phó dâng cuộc sống của cái, người thân cho Đức Kitô và mẹ Maria coi sóc. Làm như thế vì họ tin tưởng Đấng Toàn Năng có khả năng, sẵn sàng bảo vệ người thân họ.

Con người có thể hiến máu mà không bị tổn hại đến sức khoẻ, trái lại việc hiến máu còn mang lại sự sống cho người khác. Thân nhân có thể hiến một mắt, tặng một trái thận khi còn sống. Việc hiến tặng một bộ phận cơ thể cho người khác đòi người cho phải chết đi mới có để hiến tặng. Đức Kitô cũng theo cách này; chết đi để trao tặng nhân loại sự sống. Đức Kitô yêu thương nhân loại đã tự hiến chính Thịt và Máu Ngài làm của ăn nuôi dưỡng tâm linh con người. Ngài diễn tả việc đó dưới hình bánh rượu - Bí Tích Thánh Thể. Chính Ngài phán:

'Tôi là bánh gằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống' Gn 6, 51.

Điều này không những ây tranh luận và còn tạo bất mãn trong số những người nghe. Họ đặt vấn đề Đức Kitô có khả năng làm điều Ngài phán dậy chăng? . Số khác đi xa hơn, không những chỉ trích điều Đức Kitô phán dậy mà còn phân tích và chỉ trích ngôn từ Đức Kitô dùng. Họ nói 'Lời gì nghe chói tai thế, ! ai mà nghe nổi c.60'. Lối suy nghĩ này hiện nay vẫn tồn tại. Hai niềm tin đối nghịch nhau. Nhóm một tự tin vào khả năng con người, tin là càng ngày càng tiến bộ về mọi mặt, nên con người có khả năng tự cứu mình. Nhóm hai tin là con người dù tài giỏi đến đâu cũng phải đầu hàng trước bí ẩn của sự chết. Đi về đâu sau khi chết. Con người đầu hàng trước sự sống trường sinh. Họ hướng về Đức Kitô. Tin vào điều Ngài giảng dậy. Họ tin là mọi sự Thiên Chúa toàn năng đều có thể thực hiện, bao gồm cả việc cho kẻ chết sống lại, cho linh hồn sống an vui muôn đời. Đây không phải là tin hão huyền. Niềm tin này đặt trọng tâm vào Đức Kitô Phục Sinh, hứa ban cho những ai tin tưởng, yêu mến Ngài. Đón nhận 'Mình và Máu' Đức Kitô là liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa Ba Ngôi. Đức Kitô dùng từ 'Bánh và rượu' chỉ về thân thể và máu Người đổ ra trên thập giá. Thân thể Ngài bị tra tấn, da rách, thịt nát, máu trào ra, vương vãi, tương tự như tấm bánh bị bẻ ra, li rượu trao tay, chia sẻ cho người cùng bàn ăn.

Cha mẹ diễn tả tình yêu của mình cho con cái bằng cách làm việc cho con có nhà ở, của ăn, thức uống, học hành. Biến lao nhọc, mồ hôi thành thực phẩm và điều cao quí nhất là tình yêu, lòng mến. Con cái không hiểu được việc biến đổi này. Chúng nhìn thấy nhưng không hiểu, không giải thích được việc biến đổi đó. Đức Kitô cũng liên kết thân thể rách nát của Ngài trên thập giá là hình ảnh Bánh Trường Sinh, và chén cứu độ Ngài ban. Ngài chết để cho ta được sống. Ngài sống lại ban cho ta sự sống trường sinh. Khi chúng ta tham dự Bí Tích Thánh Thể, chúng ta liên kết Thánh Thể và Thập Tự của Đức Kitô là một thực thể không thể chia lìa, phân cách. Hai sự việc diễn tả một hành động: Tình yêu Đức Kitô dành cho Kitô hữu. Ngày nay cử hành Bí Tích Thánh Thể chính là làm sống lại hành động xưa Đức Kitô đã hy sinh trên thập tự. Lập lại việc chính Đức Kitô đã thực hiện trong bữa Tiệc Li; làm sống lại đoạn đường thương khó của Đức Kitô, cái chết và sự sống lại Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Đây là niềm tin của các Kitô hữu. Chúng ta cầu nguyện mỗi khi tham dự Bí Tích Thánh Thể hình ảnh bữa Tiệc Li và hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh luôn sống trong tâm hồn chúng ta.

TiengChuong.org

Symbol of Life

We have a bo
dy and we need to love it. The idea of disliking some parts of our body comes from social movements, promoting by the beauty and cosmetic industry. Whether you like your own body or not, you still need to look after it, otherwise you have to bear the cost in the years to come. Caring for the human body is a wise, and praise worthy cause. Many countries now have the Red Cross- some have it in different names- because it gives support to life. The Red Cross Society began in 1863 in Switzerland, to provide assistance to victims of disasters, armed conflicts and health crises.

Parents show love for their children by providing them with what they need for their physical, mental, and spiritual development. They are able to give physical body support, and add more to life for their own children. All parents would love to do that for their offspring. They want to do more for them, but often don't know how; especially when it comes to the question of the afterlife. For those who believe in Jesus, dedicating the lives of their loved ones to Jesus to care for means to love, and to have faith in Him.

We are able to donate blood while we continue go on living, but organ donation often happens after a donor has passed away. Jesus, our Lord, loves us so much that He feeds our soul with His own Body and blood. He made it visible for us in the forms of Bread and Wine- the Eucharist. Jesus once said 'I am the living bread which has come down from heaven. Anyone who eats this bread will live forever; and the bread that I shall give is my flesh, for the life of the world Jn 6, 51'. This extraordinary teaching made some people questioned about Jesus' ability; others rejected, not just His teaching; but even the language used. The question whether to trust human wisdom or divine's generosity exists even today. Those who believe 'everything is possible to God' have faith in Jess' teaching, that

'Anyone who does eat my flesh and drink my blood has eternal life, and I shall raise him up on the last day v.54.'

Eternal life is not a baseless promise but it is a reality. Jesus allows those who believe in Him to share His Risen life. Receiving the 'Body and Blood' of Jesus moves a person deeper into relationship with the Trinity. The words 'broken body and blood poured out' points to the cross. Jesus' Body was broken like bread that was broken as food to share, and His Blood spewed out from a broken body. Parents are able to transform 'the hard work of their body and sweat' into food, shelter and something higher - love and compassion - which is invisible to our eyes, but the effect on the child has to be seen to be believed. Jesus hinted at the linkage between the reality of His Body and Blood poured out on the cross to His teaching about life- giving. Whenever we come to the table of the Lord, the connection between the cross and the Eucharist is real. The two become one, one Body and one Flesh. What we today celebrate makes alive, what, in the past, Jesus offered on the cross. By doing that we participate in His life on earth, and His Risen life in heaven, and that is our faith. We pray to love and have faith in Jesus.
 
Mầu Nhiệm Hiệp Thông
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:48 10/06/2020
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu

Đnl 8, 2-3.14b-16a; 1 Cr 10, 16-17; Ga 6, 51-58

Hôm nay, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi). Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy niệm về bí tích Thánh Thể. Trong bài đọc II, thánh Phaolô trình bày về bí tích Thánh Thể như là mầu nhiệm “hiệp thông”: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? ” (1 Cr 10, 16).

1. Ý nghĩa hiệp thông

Hiệp thông có nghĩa là kết hợp, trao đổi và chia sẻ. Đây là nguyên tắc nền tảng của sự chia sẻ: mọi sự của anh là của tôi và mọi sự của tôi là của anh. Chúng ta thử áp dụng nguyên tắc này vào sự hiệp thông của bí tích Thánh Thể để khám phá ý nghĩa cao cả của sự hiệp thông này.

Theo nguyên tắc trên, điều tôi có thể chia sẻ là những gì nếu không phải là sự khốn cùng và tội lỗi. Điều Chúa Giêsu có là gì nếu không phải là sự thánh thiện, sự hoàn hảo của các nhân đức. Như thế, những gì tôi dành cho Chúa Giêsu là tội lỗi và sự nghèo khó của tôi, và những gì Người ban tặng cho tôi chính là sự thánh thiện và muôn vàn ơn phúc của Người.

Trong mầu nhiệm này, “một sự trao đổi nhiệm lạ” (admirabile commercium) hay là “sự chuyển đổi tuyệt vời” được thực hiện như phụng vụ diễn tả. Chúng ta nhận thấy có những kiểu hiệp thông khác nhau. Một trong những sự hiệp thông có tính thân mật và đặc trưng nhất đó là chia sẻ thức ăn mà chúng ta dùng với nhau. Khi chúng ta ăn thức ăn như cơm bánh, thịt cá, rau quả vào trong chúng ta, chúng trở thành nguồn dinh dưỡng, năng lượng và sức mạnh cho chúng ta, thành xương thịt trong cơ thể chúng ta. Nhờ quá trình tiêu hóa và biến đổi này, thức ăn trở nên giống chúng ta và nên một với chúng ta.

2. Nên một với Chúa

Ở trong bí tích Thánh Thể, có điều gì đó tương tự như thế xảy ra khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể như là của nuôi linh hồn chúng ta. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu giới thiệu rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống… Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời… vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 51-56).

Ở đây, Chúa Giêsu trở thành bánh hằng sống, Mình và Máu Người trở thành của ăn nuôi dưỡng chúng ta.

Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy quan sát những gì xảy ra trong thế giới tự nhiên liên quan đến thức ăn nuôi dưỡng. Những sinh vật cấp cao hơn ăn và tiêu hóa những sinh vật cấp thấp hơn. Cây cối ăn khoáng vật; con vật ăn cây cỏ. Cả trong mối tương quan giữa Chúa Kitô và con người cũng theo quy luật này.

Tuy nhiên, nơi bí tích Thánh Thể, lương thực không chỉ là một cái gì, mà là một Con Người sống động, là chính Thiên Chúa. Vì thế, ở đây có sự khác biệt so với các lương thực vật chất; khi tiếp nhận thức ăn, chúng ta tiêu hóa chúng và làm cho chúng trở thành máu thịt của chúng ta. Còn khi tiếp nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa không bị biến đổi thành chúng ta, nhưng chúng ta được biến đổi và nên giống Người. Một nhà vô thần duy vật chất nói rằng: “Bạn cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ cho biết bạn là ai.” Dù không biết gì về Thánh Thể, người này đã cho chúng ta một định nghĩa hoàn hảo về Thánh Thể. Nhờ Thánh Thể, con người thực sự trở thành điều mình ăn tức là thân thể Chúa Kitô. Chúng ta được kết hợp và nên một với Người. Đây là sự hiệp thông gần gũi, thân mật và kỳ diệu nhất trong các sự hiệp thông.

3. Nên một với tha nhân

Chúng ta hãy đọc phần còn lại bản văn của thánh Phaolô: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10, 17).

Rõ ràng trong trường hợp thứ hai này từ “thân thể” không còn quy chiếu về thân thể Chúa Kitô được sinh ra từ Đức Maria, nhưng quy chiếu về “tất cả chúng ta, ” nghĩa là muốn nói đến một thân thể vĩ đại của Chúa Kitô, tức là Giáo Hội. Thánh Augustinô gọi đó là “Đức Kitô toàn thể (total Christ) gồm chính Người và Giáo Hội. Điều này muốn nói rằng sự hiệp thông Thánh Thể cũng chính là sự hiệp thông ở giữa chúng ta với nhau, giữa con người với con người. Khi cùng ăn một tấm bánh và uống chung một chén rượu, chúng ta sẽ trở nên một thân thể mầu nhiệm trong Đức Kitô. Chúng ta được nên một với nhau nhờ việc hiệp thông với Chúa Kitô và ngược lại.

Điều gì sẽ xảy ra từ đây? Chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Kitô nếu chúng ta chia rẽ lẫn nhau, nếu chúng ta thù ghét nhau; hay nếu chúng ta không sẵn sàng hòa giải cho nhau. Nếu chúng ta xúc phạm đến người anh em mình, thánh Augustinô khuyên rằng: “Nếu bạn đã phạm tội bất công chống lại người anh em, rồi đi rước lễ như là không có gì xảy ra, có thể khi đó bạn tràn đầy lòng yêu mến trước Chúa Kitô, khi đó bạn giống như một người gặp một người bạn đang đến với mình, người bạn đó khá lâu rồi anh không gặp. Anh chạy đến với người bạn đó, anh đưa tay choàng lên cổ và hôn người bạn mình. Nhưng đang khi làm như thế, anh đồng thời đá vào người đó bằng mũi dày đinh nhọn.”

Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy rằng: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5, 23-24).

Tha nhân chính là hiện thân của Chúa Kitô. Trong ngày lễ Corpus Christi, chúng ta được mời gọi để khám phá sự mù lòa của mình khi đánh mất khả năng nhận biết tha nhân, nhất là những người nghèo là hiện thân của Chúa Kitô, tệ hơn khi hình thành một lối sống vô cảm và vô can trước cuộc sống.

Đây cũng là điều xảy ra với Thiên Chúa. Con người ngày hôm nay tìm kiếm Thiên Chúa trong vũ trụ bao la hoặc trong thế giới nguyên tử; họ tranh luận suốt ngày về một Thiên Chúa tạo dựng thế giới này. Họ tiếp tục chất vấn: “Thiên Chúa ở đâu? ” Nhưng họ không ý thức rằng Người ở với chúng ta và quả thật Người trở thành của ăn và của uống để nên một với chúng ta cách thân mật nhất nơi Thánh Thể. Thật đáng buồn khi nhắc lại lời của thánh Gioan Tẩy Giả: “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết” (Ga 1, 26b).

Chính vì thế, lễ Mình Máu Thánh Chúa được thiếp lập và cử hành chính xác là để giúp người Kitô hữu ý thức về sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta và để minh chứng cho điều mà thánh Giáo Hoàng Phaolô II gọi: “Sự diệu kỳ của Thánh Thể.” Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Tất cả chúng ta có trách nhiệm về việc lạm dụng sức lao động của trẻ em vị thành niên
Thanh Quảng sdb
05:00 10/06/2020
Đức Thánh Cha nói: Tất cả chúng ta có trách nhiệm về việc lạm dụng sức lao động của trẻ em vị thành niên

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy bảo vệ số đông trẻ em đang bị tước mất tuổi thơ khi ép buộc chúng phải làm nô lệ cho lao động.

(Tin Vatican)

Trong buổi triều yết chung thứ Tư 10/6/2020), Đức Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung suy tư của ngài về nạn lạm dụng sức lao động trẻ vị thành niên, những người đang bị cướp đi tuổi thơ...

Đức Thánh Cha lưu ý rằng Thứ Sáu ngày 12 tháng 6, là Ngày Thế giới Chống lạm dụng sức Lao động Trẻ em vị thành niên, một hiện tượng mà Đức Thánh Cha nói nó đang gây nguy hại cho sự phát triển quân bình nơi nhiều thanh thiếu niên.

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe hiện nay, ở một số quốc gia, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên bị buộc phải làm những công việc không phù hợp với lứa tuổi của các em, các em phải lao động để giúp đỡ gia đình các em trong tình trạng cực kỳ nghèo đói.

Thông thường, ĐTC gọi đây là những hình thức nô lệ và bóc lột, đưa đến nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tâm lý cho các em.

Đức Thánh Cha nói: Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về vụ việc này.

Đức Thánh Cha kêu gọi các tổ chức cố gắng hết sức bảo vệ trẻ em vị thành niên. Ngài yêu cầu họ đảm bảo rằng các lỗ hổng kinh tế và xã hội phải được san lấp, vì đó là nền tảng đưa tới sự lạm dụng sức lao động trẻ vị thành niên!

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói trẻ em là tương lai của gia đình nhân loại: tất cả chúng ta phải giúp các em được nuôi dưỡng, lớn lên theo đà phát triển, khỏe mạnh và thanh thản theo lứa tuổi của các em…
 
Những kẻ phá hoại đã chặt đầu và tay tượng Thánh Tâm Chúa ở Tây Ban Nha
Thanh Quảng sdb
05:45 10/06/2020
Những kẻ phá hoại đã chặt đầu và tay tượng Thánh Tâm Chúa ở Tây Ban Nha

Theo trang mạng Church Pop loan tin thì dân chúng rất đau lòng khi biết có một nhóm người phá hoại đã chặt đầu và hai tay của tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu ở La Roda de Andalucía, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Seville, Tây Ban Nha. Tượng đài này đã có hơn 70 năm nay.

Vào tháng 10 năm 1952, tượng đài được khánh thành, đặt tại quảng trường của một thị trấn mang tên Quảng trường Thánh Tâm Chúa, vì Vua Alfonso XIII vào năm 1919, đã truyền dâng hiến nước Tây Ban Nha cho Thánh Tâm Chúa.

Các kẻ phá hoại đã chặt đầu và hai tay tượng Chúa. Hiên nay tượng đang được bọc vải đen cho đến khi tượng được sửa chữa. Người dân trong thị trấn vẫn đến cầu nguyện và thắp nến cũng như cắm hoa ở tượng đài... Vụ việc hiện đang được chính quyền điều tra.
 
Cảnh sát có người xấu kẻ tốt, có người có thể làm Thánh.
Trần Mạnh Trác
10:36 10/06/2020
Rome, Italy, ngày 09 tháng 6 2020 ( CNA ).- Dù cho thế giới đang sôi nổi tranh luận về sự tàn bạo của cảnh sát, một linh mục lo việc phong thánh cho biết là có một cảnh sát viên, một ngày nào đó, có thể được phong thánh: Đó là Trung sĩ Salvo D'Acquisto, cảnh sát Ý, đã hiến mạng sống mình cho những người mà anh tuyên thệ bảo vệ.

Trong Thế Chiến thứ hai, anh Salvo D'Acquisto là một thành viên của lực lượng cảnh sát Carabinieri của Ý, và là phó chỉ huy của đồn cảnh sát ở làng Torrimpietra, ngoại ô cuả Rome.

Vào tháng 9 năm 1943, binh lính Đức kiểm tra các hộp đạn tại một căn cứ quân sự gần đó. Một hộp đạn phát nổ, và hai lính Đức chết. Các quan chức Đức quyết định vụ nổ không phải là một tai nạn. Vì thế, họ bắt giữ 22 người trong làng.

Là quan chức cảnh sát địa phương, D'Acquisto điều tra về vụ nổ và thẩm vấn 22 người bị bắt ấy. Sau khi kết thúc phỏng vấn, anh giải thích với người Đức rằng vụ nổ chỉ là một tai nạn, và không có ai đáng nghi ngờ cả.

Nhưng người Đức đã quyết tâm trả thù. Họ bắt 22 tù nhân đào một ngôi mộ tập thể, và tuyên bố sẽ xử tử hết.

Vì vậy, Salvo D'Acquisto nói với người Đức rằng chính anh mới là người chủ mưu sắp xếp vụ nổ, và anh đã hành động một mình.

Những người dân thường đã được thả ra. D'Acquisto bị một đội hành quyết bắn chết. Lúc đó anh vừa mới 22 tuôi.

Nha tuyên úy cuả Quân đội Ý đã mở án phong thánh cho anh vào năm 1983.

Đức ông Gabriele Teti là Cáo Thỉnh Viên của vụ án phong thánh từ năm 2014 đến 2018. Chính ngài cũng là cựu thành viên cảnh sát Carabinieri, cho nên Đ.Ô. Teti biết rất rõ câu chuyện cuả anh Salvo D'Acquisto.

Đ.Ô. Teti nói rằng Salvo D'Acquisto coi chức vụ Carabinieri cuả mình là một sự phục vụ cho người đồng hương.

Người cảnh sát viên ấy "đã đi xa đến mức chứng minh rằng cuộc sống của anh ta thực sự là để phục vụ nhân dân, thậm chí đến cả việc tự hy sinh, ” vị linh mục nói.

Trước khi sảy ra vụ nổ, anh D'Acquisto đã gặp một người bạn cùng khóa. Vào lúc đó có nhiều Carabinieri đã gia nhập du kích quân để chiến đấu chống Đức ở Rome và người bạn này đã mời D'Acquisto đào ngũ để tham gia kháng chiến.

D'Acquisto trả lời rằng nhiệm vụ của anh là bảo vệ trật tự và an toàn, và để làm tròn nhiệm vụ ấy thì anh không thể bỏ đi.

Vào năm 2001, Thánh Giáo hoàng John Paul II đã nói với các sĩ quan cảnh sát Ý rằng Lịch sử của Carabinieri Ý cho thấy rằng đỉnh cao của sự thánh thiện có thể đạt được trong việc trung thành hoàn thành các nghĩa vụ của quốc gia. “Tôi đang nghĩ đến một đồng nghiệp của các bạn, Trung sĩ Salvo D'Acquisto, đã được truy tặng huân chương anh dũng, và nay là nguyên nhân của việc phong chân phước.”

“Sự hy sinh của D'Acquisto nên được nhìn qua bối cảnh của cả một đời cuả anh, ” Cha Teti nói.

"Anh đã lớn lên trong một gia đình rất sùng đạo.

Ngay từ lúc nhỏ, có nhiều câu chuyện nho nhỏ khiến chúng ta hiểu thêm về bản chất của Salvo D'Acquisto. Có lần đi học về, anh đã tặng đôi giày của mình cho một đứa trẻ mà anh luôn gặp đi chân trần. Một lần khác, anh cứu một đứa trẻ sắp bị tầu hoả cán chết trong gang tấc.”

Cha Teti cho biết nguyên nhân phong thánh cuả anh đã bị chậm trễ vì các thủ tục "quan liêu”. “Người ta đã nghĩ tới nguyên nhân tử đạo của anh, nhưng sự hy sinh của Salvo D'Acquist có thể rơi vào một loại thánh mới, là những người trao tặng ‘món quà sự sống’", vị linh mục nói. Nguyên nhân phong thánh của anh còn tiếp tục được xem xét tại Vatican.

Ở Ý, cha Teti nói: "Phong trào tôn kính Salvo D'Acquisto đã có ở khắp mọi nơi. Đến nỗi một số người nghĩ rằng không cần phải biến anh ta thành một vị thánh nữa, vì mọi người đã coi anh là một vị ‘Tôi Tớ Chúa.’
 
Yêu cầu thay đổi luật di trú tại Vương quốc Anh
Thanh Quảng sdb
20:11 10/06/2020
Yêu cầu thay đổi luật di trú tại Vương quốc Anh

Các Giám mục Vương quốc Anh kêu gọi thay đổi điều kiện nhập cư

Trong một tuyên bố chung, các Giám mục Scotland, Anh và xứ Wales yêu cầu chính phủ Anh sửa đổi luật di trú về di trú trong kỳ họp quốc hội tới.

(Tin Vatican)

Trong các đề xuất về luật di trú đề nghị công dân trong Liên hiệp Âu Châu có thể nộp đơn xin gia hạn các quyền hiện họ đang có ở Anh. Quyền đó bao gồm được cung cấp bảo hiểm cho giáo sĩ bao gồm cả lệ phí visa và thi điểm ngôn ngữ.

Trong một tuyên bố chung được ký bởi Đức Giám Mục người Scotland là William Nolan và Giám mục Anh là Paul McAleenan cho hay các Dự luật Di trú được thay đổi để nhìn nhận những đóng góp xây dựng cuộc sống và xã hội của chúng ta.

Thời hạn tạm giữ

Các Giám mục kêu gọi chính phủ nên đưa ra giới hạn thời gian tạm giữ những người nhập cư lậu vì người ta cho hay: Vương quốc Anh là quốc gia thuộc châu Âu duy nhất giam giữ di dân nhập cư lậu không có thời hạn.

Nhiều người cho rằng việc giam giữ vô thời hạn gây ra hậu quả tàn khốc cho những người bị giam giữ, không kể hậu quả của các việc điều tra, những người sống sót sau khi vượt qua biết bao gian chuân như bị buôn bán và trốn thoát khỏi các cuộc đàn áp tôn giáo. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, đại dịch Covid-19 còn gây nhiều rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe tại các trung tâm giam giữ đông đúc.

Mặc dù chúng tôi nhìn nhận các bước y tế khẩn cấp đã được thực hiện để giảm thiểu sự nhiễm trùng và đề phòng bị lây lan… Nhưng nếu có sự ấn định thời gian tạm giam thì tình trạng tâm lý sức khỏe của những người bị giam giữ sẽ tốt đẹp hơn vì họ nhìn thấy một hy vọng ổn định nào đó.

Xóa bỏ các rào cản tài chính khiến gia đình bị chia cách

Các Giám mục cũng đề xuất việc loại bỏ các rào cản tài chính khiến các gia đình phải phân tán để tìm kế sinh nhai…

Ví dụ một số công nhân đóng những vai trò quan yếu nên trong cơn đại dịch Covid-19 này họ không thể về với gia đình.

Sự cách ly này, không chỉ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống gia đình, mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển và an sinh của những trẻ em bị cách xa cha mẹ.

Làm việc bất hợp pháp

Quay lại vấn đề nô lệ hiện đại, các Giám mục nhấn mạnh rằng chính phủ phải có trách nhiệm bảo đảm các biện pháp bảo vệ đúng đắn được áp dụng để bảo vệ người dân khỏi những kẻ lợi dụng các chính sách nhập cư mới này để trục lợi!

Các Giám mục đề nghị chính phủ nên bãi bỏ luật chống lại những người làm việc bất hợp pháp, như vậy mọi người không còn sợ bị phạm pháp mà sẵn sàng ra trình diện với cảnh sát.

Thị thực chiếu khán cho các giáo sĩ

Các Giám mục nói rằng các quy định mới về thị thực chiếu khán cho các giáo sĩ đã tăng gấp đôi chi phí cho các giáo xứ đang xin linh mục phụ giúp để cho các giáo sĩ có trách nhiệm có thời gian đi nghỉ hoặc dưỡng bệnh khi các ngài đau yếu!

Các Giám mục nhìn nhận rằng hầu hết các giáo phận trước đây được ưu tiên bảo trợ cho 5 tu sĩ và 2 linh mục tạm trú tại Vương quốc Anh nhằm đáp ứng những nhu cầu nêu trên.

Ngoài ra, các lớp học tiếng Anh không nhất thiết phải buộc tham dự vì nhiều linh mục đã có trình độ hậu đại học mà các nghành học của họ được giảng dậy bằng tiếng Anh. Có lẽ họ chỉ cần qua một cuộc khảo hạch tương đương cho đỡ tốn kém.

Các Giám mục cho hay các ngài ủng hộ mạnh mẽ việc tu chính di trú, hầu giải quyết các vấn đề quan trọng này. Các Giám mục hy vọng các dân biểu của lưỡng đảng nên nhân cơ hội này đề ra một hệ thống di trú công bằng và nhân văn hơn.
 
Lệnh hành pháp về việc thăng tiến tự do tôn giáo quốc tế của Tổng Thống Donald Trump
Vũ Văn An
20:22 10/06/2020



Ngày 2 tháng 6 vừa qua, đúng như dự định, Tổng Thống Donald Trump đã ký ban hành Lệnh Hành pháp về Việc Thăng tiến Tự do Tôn giáo Quốc tế, với nội dung như sau:

Do thẩm quyền được Hiến Pháp và luật pháp Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu trao cho tôi trong tư cách Tổng thống, tôi ra lệnh các điều sau đây:

Điều 1. Chính sách. (a) Tự do tôn giáo, quyền tự do đầu tiên của Hoa Kỳ, là một lệnh truyền luân lý và có tính quốc gia về an ninh. Tự do tôn giáo cho mọi người khắp thế giới là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hiệp Chúng Quốc, và Hiệp Chúng Quốc sẽ tôn trọng và mạnh mẽ cổ vũ quyền tự do này. Như đã tuyên bố trong Chiến Lược An Ninh Quốc Gia năm 2017, Các Vị Lập Quốc của chúng ta hiểu tự do tôn giáo không phải là một sáng tạo của nhà nước, mà là một hồng phúc của Thiên Chúa ban cho mọi người và là một quyền lợi làm nền tảng cho việc phát triển thịnh vượng của xã hội chúng ta.

(b) Các cộng đồng và tổ chức tôn giáo, và các định chế khác của xã hội dân sự, đều là những người hùn hạp quan yếu vào các cố gắng của Chính phủ Hiệp Chúng Quốc để thăng tiến tự do tôn giáo khắp thế giới. Chính sách của Hiệp Chúng Quốc là vận động mạnh mẽ và liên tục để các tổ chức của xã hội dân sự, kể cả các tổ chức tại các nước bên ngoài, chịu thông báo cho Chính Phủ Hiệp Chúng Quốc các chính sách, chương trình, và hoạt động liên quan tới tự do tôn giáo quốc tế.

Điều 2. Ưu tiên hóa Tự do Tôn giáo Quốc tế. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày có lệnh hành pháp này, (Bộ trưởng) Ngoại giao, sau khi tham khảo Quản trị viên Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hiệp Chúng Quốc, sẽ khai triển một kế hoạch để ưu tiên hóa tự do tôn giáo quốc tế trong việc hoạch định và thực thi chính sách ngoại giao của Hiệp Chúng Quốc và trong các chương trình ngoại viện của Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế.

Điều 3. Việc Tài trợ Ngoại viện cho Tự do Tôn giáo Quốc Tế. (a) Bộ trưởng Ngoại giao, sau khi tham khảo Quản trị viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế, sẽ lên ngân sách ít nhất $50 triệu mỗi năm tài chánh dành cho các chương trình thăng tiến tự do tôn giáo quốc tế, đến mức khả thi và được luật pháp cho phép và tùy thuộc việc sẵn có các chuẩn chi. Các chương trình này sẽ bao gồm các chương trình nhằm dự ứng, ngăn ngừa, và đáp ứng các cuộc tấn công chống các cá nhân và các nhóm vì lý do tôn giáo của họ, kể cả các chương trình nhằm giúp bảo đảm rằng các nhóm này có thể tiếp tục tồn tại như các cộng đồng khác biệt; cổ vũ việc giải trình đối với những kẻ vi phạm các cuộc tấn công như thế; bảo đảm các quyền bình đẳng và che chở luật pháp cho các cá nhân và các nhóm bất luận niềm tin của họ; cải thiện an toàn và an ninh của các nơi thờ phượng và các nơi công cộng cho mọi tín ngưỡng; bảo vệ và duy trì các di sản văn hóa của các cộng đồng tôn giáo.

(b) Các bộ và cơ quan hành pháp có nhiệm vụ tài trợ các chương trình ngoại viện phải bảo đảm để các thực thể có cơ sở đức tin và tôn giáo, kể cả các thực thể đủ điều kiện ở các nước ngoài, không bị kỳ thị vì bản sắc tôn giáo hay niềm tin tôn giáo của họ khi cạnh tranh để được hưởng việc tài trợ của Liên Bang, đến mức được luập pháp cho phép.

Điều 4. Tích nhập Tự do Tôn giáo Quốc tế vào Nền Ngoại giao Hiệp Chúng Quốc. (a) Bộ trưởng Ngoại giao sẽ điều hướng các Trưởng Sứ bộ tại các nước phải quan tâm đặc biệt, các nước trên Danh sách Quan sát Đặc biệt, các nước trong đó có các thực thể phải quan tâm đặc biệt, và bất cứ nước nào khác dấn thân vào các vi phạm được dung túng về tự do tôn giáo như đã được ghi nhận trong Phúc trình Hàng năm về Tự do Tôn giáo Quốc tế do đòi hỏi của điều 102 (b) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (Luật Công cộng 105-292), như đã được tu chính (the “Act”), để khai triển các kế hoạch hành động tổng thể trong việc thông tri và trợ giúp các cố gắng của Hiệp Chúng Quốc nhằm thăng tiến tự do tôn giáo quốc tế và khuyến khích chính phủ các nước sở tại thực hiện các tiến bộ trong việc loại trừ các vi phạm tự do tôn giáo.

(b) Trong những cuộc gặp gỡ với các đối tác của họ trong các chính phủ nước ngoài, các trưởng nhiệm sở, khi thích hợp và với sự phối trí với Bộ trưởng Ngoại giao, sẽ nêu lên các quan tâm về tự do tôn giáo quốc tế và những trường hợp có liên quan đến các cá nhân bị cầm tù vì tôn giáo của họ.

(c) Bộ trưởng Ngoại giao sẽ vận động cho chính sách tự do tôn giáo quốc tế của Hiệp Chúng Quốc tại các diễn đàn cả song phương lẫn đa phương, khi thích hợp, và sẽ điều hướng Quản trị viên Cơ quan Phát triển Quốc tế cùng làm như vậy.

Điều 5. Huấn luyện Các Viên chức Liên bang. (a) Bộ trưởng Ngoại giao sẽ yêu cầu mọi nhân viên của công vụ Bộ Ngoại giao thuộc Hệ Ngoại Vụ dự huấn luyện theo mẫu huấn luyện về tự do tôn giáo quốc tế trong điều 708(a) của Đạo luật Phục vụ Ngoại quốc năm 1980 (Luật Công cộng 96-465), như đã được tu chính bởi điều 103(a)(1) của Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank R. Wolf (Luật Công cộng 114-281).

(b) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày có lệnh này, các trưởng mọi cơ quan có nhiệm vụ đề cử các nhân viên tới các chức vụ ở ngoại quốc phải đệ nạp kế hoạch lên Tổng thống, qua Phụ tá Tổng thống về An ninh Quốc gia Sự vụ, cho biết chi tiết về việc cơ quan mình lồng ra sao loại huấn luyện được mô tả ở tiểu mục (a) của điều này vào việc huấn luyện cần phải thực hiện trước khi bắt đầu được chỉ định làm việc ở ngoại quốc đối với mọi nhân viên sẽ được định sở ở ngoại quốc, hay sẽ được khai triển và ở lại tại ngoại quốc, cho một thời gian 30 ngày hoặc hơn.

(c) Mọi nhân viên Liên bang lệ thuộc các yêu cầu này sẽ được yêu cầu hoàn tất việc huấn luyện về tự do tôn giáo quốc tế ít nhất mỗi ba năm một lần.

Điều 6. Các phương tiện kinh tế. (a) Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Nhân khố sẽ, sau khi tham khảo với Phụ tá Tổng thống về An ninh Quốc gia Sự vụ, và qua diễn trình được mô tả trong Giác thư-4 ngày 4 tháng 4 năm 2017 của Tổng thống về An ninh Quốc gia (Tổ chức Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội Đồng An ninh Nội địa và các Tiểu ban), sẽ khai triển các khuyến cáo nhằm ưu tiên hóa việc sử dụng thích đáng các phương tiện kinh tế để thăng tiến tự do tôn giáo quốc tế tại các nước phải quan tâm đặc biệt, các nước trên Danh sách Quan sát Đặc biệt, các nước trong đó có các thực thể phải quan tâm đặc biệt, và bất cứ nước nào khác dấn thân vào các vi phạm được dung túng về tự do tôn giáo như đã được ghi nhận trong phúc trình do đòi hỏi của điều 102 (b) của Đạo luật. Những phương tiện kinh tế này có thể bao gồm, một cách thích đáng và tới mức được pháp luật cho phép, việc gia tăng đặt chương trình cho tự do tôn giáo, tái điều chỉnh ngoại viện để phản ảnh các hoàn cảnh của đất nước một cách tốt đẹp hơn, hay hạn chế việc cấp chiếu khán dưới điều 604(a) của Đạo luật.

(b) Bộ trưởng Ngân khố, sau khi tham khảo với Bộ trưởng Ngoại giao, có thể xem xét việc áp đặt các chế tài dưới Lệnh Hành Pháp 13818, ngày 20 tháng 12, 2017 (Chặn Tài sản của Những Người Liên quan đến Việc Lạm dụng Nhân quyền Cách Nghiêm trọng hay Tham nhũng), một việc, trong những việc khác, thực thi Đạo luật Giải trình Nhân quyền Hoàn cầu Magnitsky (Luật Công cộng 114-328).

Điều 7. Các định nghĩa. Đối với mục đích của lệnh hành pháp này:

(a) “Các nước phải quan tâm đặc biệt” được định nghĩa như đã được đưa ra ở điều 402(b)(1)(A) của Đạo luật;
(b) “Thực thể phải quan tâm đặc biệt” được định nghĩa như đã được đưa ra ở điều 301 của Đạo luật Tự do Tôn giáo Frank R. Wolf (Luật Công cộng 114-328);
(c) “Danh sách Quan sát Đặc biệt” được định nghĩa như đã được nêu ra ở điều 3(15) và 402(b)(1)(A)(iii) của Đạo luật; và
(d) “Các vi phạm tự do tôn giáo” được định nghĩa như đã được đưa ra ở điều 3(16) của Đạo luật.

Điều 8. Các dự liệu tổng quát. (a) Không điều gì trong lệnh này được giải thích là làm suy yếu hay nếu không sẽ ảnh ưởng tới
(i) thẩm quyền được luật pháp dành cho một bộ hay một cơ quan hành pháp, hay trưởng cơ quan đó; hay
(ii) các chức năng của Giám đốc Phòng Quản trị và Ngân sách liên quan đến các đề nghị ngân sách, hành chánh, hay luật lệ.
(b) Lệnh này sẽ được thực thi nhất quán với luật lệ có thể áp dụng và tùy thuộc việc sẵn có các chuẩn chi.
(c) Lệnh này không có ý định, và không, tạo ra bất cứ quyền lợi hay phúc lợi nào, có thực chất hay chỉ có tính thủ tục, có thể chấp pháp theo luật hay trong luật công lý của bất cứ bên nào chống lại Hiệp Chúng Quốc, các bộ sở, cơ quan, hay thực thể nào của nó, các viên chức, nhân viên, hay đại lý của nó, hay bất cứ người nào khác.

DONALD J. TRUMP

Tòa Bạch Ốc,
2 tháng 6, 2020.

Kỳ sau: Các nhận định về Lệnh Hành Pháp của Tổng thống Donald Trump về Tự do Tôn giáo Quốc tế
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lung Tung Beng, Lộn Tùng Phèo
Phạm Trần
20:58 10/06/2020
Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi trường dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nói như than, như khóc rằng:” Trong đội ngũ hiện nay, cán bộ có biểu hiện xấu còn nhiều, "không để lọt vào Trung ương cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất".

Tuy nhiên ông Trọng, sau 9 năm cầm quyền từ 2011, đã không biết làm cách nào để không cho lọt vào Trung ương những kẻ tham nhũng, hay tập đoàn “ăn của dân không từ cái gì” (tuyên bố của Bà Nguyễn Thị Doan, khi còn là Phó Chủ tịch nước, ngày 11/09/2013).

Trước khi bàn thêm, hãy nhìn vào bức tranh tham nhũng và bè cánh trong đảng cầm quyền đang ăn hại trong guồng mày nhà nước như thế nào, qua quan sát của Giáo sư Võ.

Ông viết:”Nhìn vào thực tế về cán bộ và điều hành đang diễn ra từ cấp cơ sở tới trung ương. Vào một cơ quan, nhìn thấy những người anh em, chú cháu, họ mạc, đồng hương, đồng liêu... của người đứng đầu và vợ người đứng đầu thì thấy công tác cán bộ ở đây ra sao.n

Vào những lúc mở lòng khi trà dư tửu hậu, ta có thể nghe thấy những chuyện cụ thể về giá để chạy một chức vụ hiện nay, cách đưa tiền và những "tín hiệu" là đủ hay chưa. Nhiều nơi còn đặt ra nhiều nấc thang phụ cho một chức vụ. Bước một là chạy lên được phó phụ trách, bước hai lên quyền trưởng, rồi bước ba mới lên được trưởng. Có nơi còn gọi thầm thủ trưởng là "thợ đóng ghế bậc cao". Nghe thật đau lòng! (Trích bài “Chọn những người đứng đầu”, báo VnExpress, ngày 04/06/2020)

Sau đó, ông Võ nêu bằng chứng đảng chỉ biết đánh võ mồm, và vẫn còn cái thói giơ cao đánh khẽ những phần tử tham nhũng to đầu. Ông nêu bằng chứng:”Suốt từ 2014 tới 2017, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã xây dựng một biệt phủ rất lớn, không thực hiện đúng quy định về kê khai, minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân. Vị này sau đó chỉ bị giáng chức, nộp phạt 500 triệu Đồng và cho tồn tại mọi loại tài sản không thể giải trình được đầy đủ nguồn gốc.”

Đáng chú ý là chuyện ở Yên Báy đã xẩy ra, sau 3 năm ông Trọng lên chức Tổng Bí thư khóa đảng XI (2011), và sau 1 năm ông tái chức đứng đầu Đàng khóa XII, bắt đấu từ năm 2016.

Vậy chẳng nhẽ ông Trọng không hay biết gì. Hơn nữa ông Trọng còn là Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng Trung ương của đảng từ ngày 01/02/2013 mà để xẩy ra như thế thì ông có “tâm tư” không, hay ông biết mà không làm gì được?

THAM NHŨNG QUYỀN LỰC

Nhìn sâu hơn vào cách cơ cấu nhân viên, lãnh đạo của Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) là lĩnh vực chuyên môn của mình, Giáo sư nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ nêu ra những khuất tất:”Tôi cũng mới đọc Thông báo số 372/TB-TTBNV của Thanh tra Bộ Nội vụ (TTNV)về kết luận thanh tra việc tuyển dụng, quản lý và bổ nhiệm công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Rồi tôi thấy buồn vì có tới 58 trường hợp thiếu bằng lý luận chính trị, 4 trường hợp thiếu chứng chỉ ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, 36 trường hợp chưa có chứng chỉ bồi dưỡng năng lực lãnh đạo nhưng vẫn được bổ nhiệm. Pháp luật đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ, nhưng họ vẫn được bổ nhiệm dù không đạt. Tôi hỏi lại về các trường hợp trên, người ta cho biết, họ vẫn được cho tồn tại, chưa xử lý gì.”

Với những việc làm chà đạp lên luật pháp và quy chế bổ nhiệm của Bộ TN-MT như thế, ban TTNV đã quyết từ ngày 09/08/2019 :”Với những hạn chế nêu trên, Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT rà soát các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về sử dụng và quản lý công chức, viên chức để kịp thời bổ sung, thay thế cho phù hợp quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành. Chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; số lượng người làm việc trong các đơn vị SNCL; tuyển dụng công chức, viên chức; bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và số lượng cấp phó; đảm bảo thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị SNCL (sự nghiệp công lập) theo đúng chỉ tiêu kế hoạch và quy định của pháp luật.

Đối với các đơn vị chưa tự chủ hoàn toàn, Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT thực hiện số lượng người làm việc theo đúng chỉ tiêu được cơ quan có thẩm quyền giao; chỉ đạo các đơn vị rà soát, chấm dứt số LĐHĐ (lao động hợp đồng)làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vượt so với số lượng cơ quan có thâm quyền giao; đến năm 2020 không sử dụng LĐHĐ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị SNCL chưa được giao tự chủ hoàn toàn.”

Lạ chưa? Chuyện “tham nhũng quyền lực” của Bộ Tài Nguyên-Môi trường (TN-MT) đến nay, sau gần một năm bị phanh phui, mà hai ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn để nguyên cho số càn bộ này tồn tại thì có phải họ chỉ chống nạn bè phái bằng mồm không?

TÀI SẢN Ở ĐÂU -AI BIẾT?

Lan man qua chuyện “không để lọt vào Trung ương” khóa đảng XIII (Đại hội đầu năm 2021) những kẻ mà ông Nguyễn Phú Trọng gọi là “cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất", ông Đặng Hùng Võ hiến kế:”Công khai tài sản của cán bộ và những người thân kèm theo giải trình nguồn gốc là việc có thể làm trước nhất. Tài sản gồm tiền, vàng, ngoại tệ, nhà, đất, xe cộ đều là những thứ định lượng được. Phần tài sản không giải trình được nguồn gốc chắc chắn là bất hợp pháp và phải xử lý, công khai toàn bộ với dân.”

Ông Đặng Hùng Võ đề nghị tiếp:”Trung ương có thể khảo sát tín nhiệm những vị trí lãnh đạo cần thiết theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, của một số tổ chức xã hội, một số chuyên gia và người dân. Đánh giá cán bộ và chất lượng công việc của cán bộ không thể thiếu những ý kiến khách quan từ dân, ít nhất là những người có thông tin…”

Nhưng liệu có thể tin các “đại biểu Quốc hội” trong công tác chọn nhân sự vào Trung ương hay không? Hỏi như vậy là vì chưa thấy có Đại biểu Quốc hội nào dám đứng ra tố cáo tham nhũng, hay đi điều tra những kẻ đã “ăn của dân không từ cái gì”.

Theo dõi sinh hoạt Quốc hội thì thấy số Đại biểu có trình độ sinh hoạt nghị trường và có khả năng nêu vấn đề chất vấn hoặc đòi điều tra minh bạch quốc nạn tham nhũng, lãng phí chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, nhiều Đại biểu lại có “mẫu số chung” là trốn họp, thích đi ra nước ngòai du lịch và mua đồ ngoại nhưng dưới vỏ bọc “đi nghiên cứu” !

Bằng chứng như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng than phiền rằng bên cạnh tồn tại triền miên qua nhiều kỳ họp là hồ sơ, tài liệu của Chính phủ gửi sang QH chậm thì kỳ họp thứ 7 (10/5 – 13/6/2019) là kỳ họp ĐB vắng nhiều nhất trong tất cả các kỳ họp QH.

Bà nói:“Mỗi ngày đều vắng không dưới 30 người. Có ngày vắng trên dưới 100 người. Có đoàn có hôm vắng 50% như TP.HCM, TP.Hà Nội. Có đoàn 7 ĐB thì vắng 4, 6 ĐB thì vắng 3”.

Bà Ngân còn cho biết:”Nguyên nhân chính là các ĐB đi công tác nước ngoài trong thời gian diễn ra kỳ họp quá nhiều.” (theo báo Thanh Niên, ngày 17/07/2020)

Ăn lương của dân để làm Đại biểu cho Dân ở Quốc hội mà hành động phản dân như thế thì có xấu xa nào hơn không?

Do đó, việc dựa vào ý kiến của Đại biểu Quốc hội để chọn “lãnh đạo cần thiết”, theo ý kiến của Giáo sư Võ, cũng cần phải nghĩ lại cho chín, để tránh hậu họa.

Trở lại với bài viết của nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT thì ông đã kết luận dè dặt rằng:”Đánh giá con người theo định lượng là cách khoa học và hiệu quả nhất để có cán bộ đủ năng lực điều khiển nhà nước tại mọi vị trí. Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng nếu không thất bại trong khâu chọn cán bộ.”

Chữ “nếu” của Giáo sư Đặng Hùng Võ không viển vông mà là một thách thức trong thực tế đời sống chính trị “nói nhiều làm ít” kinh niên của đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì rằng chuyện gọi là “kê khai tài sản” của cán bộ, đảng viên, quân đội, công an”, nhất là những người có chức, có quyền đã thực hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng có bao nhiêu tài sản do tham nhũng mà có đã được tìm thấy, hay được công khai cho dân biết, dù đảng vẫn oang oang tuyên truyền khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Lý do vì khai xong, tờ khai chỉ được phổ biến trong nội bộ, niêm yết tại cơ quan, tại doanh nghiệp nơi người khai làm việc. Nhân dân, nhất là ở địa phương người khai, không được phép dòm vào, vì Thủ trưởng của người khai đã cất vào tủ khóa lại.

Vậy mà ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng vẫn phán phải loại không những kẻ “chạy” chức, “chạy” quyền mà còn không để lọt vào Trung ương những kẻ :“Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính..” (Trích bài “Một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm về chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII”, phổ biến ngày 26/04/2020.)

Nhưng ai, tổ chức nào trong đảng CSVN biết cán bộ, đảng viên tham nhũng mà không dám nói ra, hay vì anh chị nào cũng dính mép nên đánh bài ngậm miệng, mũ ni che tai cho yên ổn cả làng?

Bằng chứng sinh hoạt đảng từ cấp Chi bộ lên tận Trung ương, đâu đâu cũng đầy hồ sơ khai báo lý lịch cá nhân, họ hàng, hang hốc của mỗi đảng viên. Thậm chí cái kim cũng khó lọt qua lời khai, nhưng khối lượng tài sản giấu kín và những ngôi biệt thự bạc tỷ, xe hơi bạc triệu thì lại không bao giờ thấy. Lý do những cơ ngơi này toàn do người khác đứng tên, khó mà tìm ra chủ nhân thật.

Nguyên Tổng bí thư đảng khóa VIII Lê Khả Phiêu đã từng nói tài sản tham nhũng đã được phân tán cho người khác đứng tên nên rất khó giải quyết.

DÂN BIẾT NHƯNG AI NÓI

Vì vậy, bây giờ trong làng báo nhà nước, đã máy mó có bài khuyến cáo cần có yếu tố nhân dân, phải hỏi ý dân, lắng nghe tiếng nói của dân, và hãy tin dân để tìm ra cán bộ tốt, những người xứng đáng ngồi vào Trung ương XIII.

Dưới Tiêu đề “Cán bộ có bao nhiêu nhà, xe dân biết cả, phải có cơ chế để dân nói ra“, đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết :” Ông Dương Quang Phái, nguyên Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, cần tin dân, dựa vào dân để lựa chọn cán bộ.”

Ông nói:“Nhiều ý kiến chia sẻ là những người giàu nhanh, nhiều xe sang, nhiều nhà đất thì không đưa vào Trung ương. Theo tôi ý kiến đó là đúng, nhưng làm sao để kết luận được họ? Đây là vấn đề rất khó, cho nên để giải quyết được vấn đề này thì vai trò của cấp ủy quản lý đảng viên rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất là phải dựa vào nhân dân. Cán bộ có bao nhiêu nhà, bao nhiêu xe, dân biết cả. Nhưng phải có cơ chế để người dân nói ra.”

Bài học để lọt cán bộ suy thoái từ nhiệm kỳ khóa 12 cho thấy, công tác cán bộ đòi hỏi hết sức thận trọng. Trong đó có vai trò quan trọng của công tác tổ chức trong lựa chọn cán bộ. Đặc biệt, cần tin dân, dựa vào dân để lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài. (theo VOV, ngày 15/05/2020)

Nhưng tại sao lại phải sắp xếp hay tổ chức để lấy ý dân về chọn lựa cán bộ lãnh đạo, hay còn được gọi mỹ miều là “cấp chiến lược”? Lý do vì từ lâu đảng CSVN đã quen thói quy chụp những ý kiến trái chiều với lãnh đạo nên người dân không muốn tham gia thật lòng với các cuộc “lấy ý kiến nhân dân” của đảng.

Hơn nữa ai cũng biết phần lớn chuyện đảng giả vờ lấy ý dân chỉ diễn ra sau khi cấp trên hay Trung ương đã quyết rồi nên người dân, trong trường hợp này, chỉ đóng vai bung xung, bị đảng sử dụng để trang điểm cho đảng.

Vì vậy, Giáo sư-Tiến sỹ Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ phó thường trực Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIII mới nhìn nhận:”Bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng cần thẳng thắn nhìn nhận trong thực tế, có lúc, có nơi việc lấy ý kiến còn sơ sài, hình thức, quy mô, đối tượng lấy ý kiến còn hẹp.

Từ những bài học kinh nghiệm đã làm được và chưa làm được từ nhiệm kỳ trước, lần này Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh việc mở rộng diện lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình giám sát xây dựng Đảng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ nói riêng. Đặc biệt, trong dự thảo Văn kiện nhấn mạnh việc phải có cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân thật sự tham gia vào quá trình xây dựng, giám sát đội ngũ cán bộ.”

Ông Phú nói tiếp:” Muốn chọn được cán bộ có đức, có tài vào bộ máy thì không gì tốt hơn bằng việc lắng nghe ý kiến của nhân dân. Bởi vì cán bộ ở trong lòng dân nên cái gì người dân cũng biết, vấn đề là phải tổ chức thế nào để lấy được ý kiến thật sự của họ…Dân thông qua mọi mối quan hệ nên họ biết hết. Người dân biết cán bộ nào tham nhũng, cán bộ có bao nhiêu đất, bao nhiêu nhà, biết lắng nghe dân sẽ kể cho nghe. Tất nhiên không phải tất cả ý kiến đều chính xác nhưng cơ bản là nếu chúng ta biết lắng nghe, biết phân tích thì sẽ hiểu cán bộ đầy đủ hơn.” (trích VOV, ngày 30/05/2020)

Rất đúng là dân biết hết. Cả chuyện ông quan nào có bồ nhí cũng khộng lọt qua được mắt dân. Nhưng, với lề lối làm việc “anh có ăn thì em cũng được nhờ” hay trong cơ chế “còn đảng còn mình” mà bảo dân hãy can đảm đứng lên “phất cờ khởi nghĩa” tố cáo những cán bộ, đảng viên tham nhũng giúp đảng thì rất khó. Lý do vì đảng không bảo vệ được miếng cơm manh áo và mạng sống cho dân, trong khi kẻ tham nhũng ở sát bên dân lại có hàng lọat “quân xanh, quân đỏ và côn đồ”, kể cả các phe phái trong Đảng bảo vệ thì có cho ăn vàng cũng không ai dám hé răng.

Hơn nữa, ông bà ta đã bảo:”Chờ được vạ thì má đã sưng” nên dân ta mới để mặc thây cho đảng tự đối phó. Người dân đã từng bị Công an và Công an giả dạng Côn đồ đàn áp dã man khi họ biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông và đàn áp ngư dân thì cán bộ đã nhiều lần bảo họ :“hãy về nhà đi, mọi chuyện đã có đảng lo”

Do đó, chỉ khi nào người dân được quyền trực tiếp chọn Lãnh đạo qua bầu cử tự do, công bằng và dân chủ thì khi ấy những kẻ bất tài, có thành tích xấu, hay chỉ biết thu vét cho đầy túi tham, lợi ích nhóm hay làm tay sai cho Ngoại bang mới bị loại khỏi đội ngũ cầm quyền.

Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục chọn người theo thông lệ “đảng cử dân bầu” hay “đảng chọn, cán bộ bỏ phiếu” thì có trăm năm, nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. -/-

Phạm Trần

(06/020)

 
VietCatholic TV
Ảnh hưởng của đại dịch coronavirus kinh hoàng đối với cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại Assisi
Giáo Hội Năm Châu
05:52 10/06/2020
 
Giữa thời bạo loạn kinh hoàng, Giáo Hội đón nhận hai tin vui lớn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:14 10/06/2020

1. Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima chính thức loan báo mở lại các cuộc hành hương quốc tế

Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima chính thức loan báo mở lại các cuộc hành hương quốc tế đầu tiên trong năm với sự hiện diện của đông đảo các đoàn hành hương vào ngày 12 và 13 tháng 6 này, sau khi bị phong tỏa do đại dịch Covid-19 từ hơn ba tháng qua.

Theo thông lệ, đây là cuộc hành hương quốc tế hàng năm được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng 6, kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai với ba trẻ Mục Đồng cách đây 103 năm. Chủ đề hành hương quốc tế năm nay là: „Thời gian của ân sủng và lòng thương xót: cảm tạ vì được sống trong Chúa”.

Đặc biệt cuộc hành hương năm nay mừng Đệ Nhất Bách Chu Niên (100 năm) tác phẩm điêu khắc Đức Mẹ Fatima „Nossa Senhora de Fátima” được tôn kính tại Nguyện Đường Hiện Ra „ Capelinha das Aparições”.

Tác phẩm điêu khắc thánh tượng Đức Mẹ Fatima đã trở thành một trong những bức tượng nổi tiếng và được tôn kính nhiều nơi trên thế giới. Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima đã được tạc vào năm 1919 bởi ông Gilberto Fernandes dos Santos, một nghệ nhân quê ở Torres Novas, Casa Fânzeres, thành phố Braga, vùng Bắc Nước Bồ Đào Nha.

Tác phẩm Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima, lấy cảm hứng từ một hình ảnh của Nossa Senhora da Lapa, được tôn kính ở Ponte de Lima. Thánh Tượng này được tạc và thực hiện đúng theo lời kể của các thị nhân là ba Mục Đồng và được ông Manuel Formigão ghi lại một cách trung thực. Với chiều cao 1, 04 mét, tác phẩm điêu khắc được tạc bằng gỗ trắc bá từ Ba Tây.

Thánh tượng này được làm phép và thánh hiến vào ngày 13 tháng 5 năm 1920 bởi linh mục quản nhiệm giáo xứ Fátima, Cha Manuel Marques Ferreira, ngay trong thánh đường của giáo xứ, và đã được chuyển đến Nguyện Đường Hiện Ra “Capelinha das Aparições” chỉ một tháng sau đó. Bởi vì vào thời điểm đó, các biểu hiện tôn giáo đều bị chế độ cộng hòa Bồ Đào Nha nghiêm cấm.

Lịch sử kể lại bà Maria Carreira - được biết đến với tên gọi Maria da Capelinha – bà từ chăm sóc Nguyện Đường Hiện Ra, trong đêm ngày mùng 6 tháng 3 năm 1922 đã xẩy ra một trận hỏa hoạn phá hủy một phần Nguyện Đường Hiện Ra, nhưng Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima đã được bà Maria Carreira cứu thoát.

Kể từ tháng 5 năm 1982, Thánh đường Hiện ra “ Capelinha das Aparições” được trùng tu và mở rộng để chuẩn bị cho chuyến thăm đầu tiên của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị, Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima đã được đặt trên một bệ đá cẩm thạch đúng vào vị trí chính xác nơi Đức Mẹ đã hiện ra từ ngày 13 tháng 5 năm 1917 với ba trẻ mục đồng trên cây sồi (cây sồi này đã biến mất do hàng chục ngày tín hữu đã tranh nhau chặt cành ngắt lá sau cuộc hiện ra lần cuối cùng 13.10.1917 với phép lạ mặt trời quay).

Tưởng cũng nến nhắc lại, Thánh tượng chính của Đức Mẹ Fatima, đội vương miện quý giá với hàng ngàn viên bảo ngọc và viên ngọc quý giá nhất là chính viên đạn ám sát Đức Thánh Giáo Hoàng GIoan-Phaolô đệ Nhị vào ngày 13.05.1981 tại quảng trường Thánh Phêro Roma.

Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima cũng đặc biệt thông báo rằng vào chiều ngày 13 tháng 6, Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ được trưng bày trong vòng vài tiếng ở phòng triển lãm với chủ đề “Áo choàng trắng” (Vestida de Branco) mừng 100 năm Thánh Tượng... Các tín hữu hành hương vào ngày 13.06 này sẽ được dịp chiêm ngưỡng thánh tượng này vì Đức Mẹ “sẽ gần gũi hơn với những người hành hương”.

Theo truyền thống các cuộc hành hương quốc tế, Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima được cung nghinh vào đêm ngày 12 và 13, từ tháng 5 đến tháng 10 tới lễ đài chính.

Chương trình lễ hành hương năm nay sẽ do Đức cha phụ tá Lisbon D. Américo Aguiar chủ sự, bao gồm, theo thường lệ chuỗi Mân côi quốc tế tại Nguyện đường Hiện ra lúc 9g30 tối ngày 12.06, sau đó là cuộc rước kiệu trọng thể cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima, năm nay kỷ niệm 100 năm, tới lễ đài chính của quảng trường và dâng đại lễ tới nửa đêm. Vào buổi sáng ngày 13.06, đoàn hành hương cũng tham dự lần hạt Mân Côi vào lúc 9g30 sáng và cũng rước kiệu trọng thể cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima lên lễ đài trước quảng trường rộng lớn với đại lễ bế mạc…Sau đại lễ đoàn hành hương sẽ rước kiệu bế mạc từ giã Thánh Tượng Mẹ với bài hát quen thuộc vang vộng và vẫy khăn chào tạm biệt Mẹ với những dòng lệ hân hoan phó thác đầy tin yêu.


Source:Fatima

2. Ngăn chặn bạo lực xã hội bằng cách giải tán cảnh sát, phải chăng là một ý kiến hay?

Bạo lực tàn bạo của cảnh sát đời nào cũng có, nước nào cũng có. Tại Hoa Kỳ, vụ giết hại anh George Floyd là một ví dụ điển hình. Ở quê nhà chúng ta cũng chẳng thiếu những anh George Floyd như thế, nên có thơ rằng:

“Ai ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan

Thời nay cướp đã sang trang

Quan nó ăn cướp cả ngày lẫn đêm

Khi nào chưa đủ tiền thêm

Chúng nó ăn cướp cả đêm lẫn ngày.”

Tuy nhiên, những vụ cướp bóc, đốt phá nhà cửa ở Mỹ trong hai tuần qua cho thấy việc xóa bỏ toàn bộ lực lượng cảnh sát như nhiều người đề nghị chắc không phải là một ý kiến hay.

Đức Tổng Giám Mục Jóse Gomez nhận định rằng “Sự tàn nhẫn và bạo lực mà anh George Floyd phải chịu không phản ảnh đa số những người nam nữ tốt lành trong lực lượng thực thi pháp luật, là những người thực hiện nhiệm vụ của mình trong danh dự. Chúng ta biết điều đó.”

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 8 tháng Sáu, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany cho biết Tổng thống Trump cảm thấy kinh hoàng trước phong trào đòi giải thể hay ít nhất là cắt giảm tài trợ cảnh sát, và chỉ trích Thị trưởng New York Bill de Blasio và Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez vì sự ủng hộ của họ đối với đề xuất này.

“Tổng thống cảm thấy kinh hoàng trước phong trào đòi cắt giảm tài trợ cảnh sát, ” cô Mc Mcnnany nói trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc.

Tổng thống Trump đã tweet vào hôm thứ Hai rằng ông ủng hộ “Luật pháp và Trật Tự”, và chống lại yêu sách cắt giảm tài trợ cho cảnh sát, và cáo buộc rằng có một động lực đang được xây dựng bên trong đảng Dân chủ nhằm cắt giảm hay thậm chí là giải thể các sở cảnh sát.

“Một thực tế là đang có các thành viên quốc hội nữ muốn giải tán cảnh sát, đáng chú ý là Rashida Tlaib, và cố vấn tranh cử của ông Biden, Alexandria Ocasio-Cortez, cựu phát ngôn viên của Clinton và Eric Holder, Brian Fallon, là những người muốn cắt giảm lực lượng cảnh sát của chúng ta trên khắp đất nước này, điều đó thật bất thường, ” McEnany nói.

“Thị trưởng của Los Angeles muốn cắt giảm tài trợ cảnh sát, muốn giảm tiền của cảnh sát. Thị trưởng de Blasio, thị trưởng New York, cũng muốn giảm tiền cảnh sát. Điều đó có nghĩa là giảm bớt số cảnh sát viên, điều đó có nghĩa là thu hẹp hoạt động của các sở cảnh sát, họ hô hào giảm tiền tài trợ các sở cảnh sát, hay loại bỏ hoàn toàn các lực lượng này. Không, tổng thống không đồng ý với điều đó và phần còn lại của nước Mỹ cũng không đồng ý với điều đó, ” cô nói thêm.


Source:New York Post

3. Một cảnh sát viên người Ý có thể được tuyên thánh

Trước sự tập trung chú ý vào sự tàn bạo của cảnh sát trên khắp thế giới, một linh mục nói rằng điều quan trọng là phải nhớ rằng có những người cảnh sát tốt lành và một ngày nào đó một cảnh sát viên có thể được tuyên bố là một vị thánh: Đó là Hạ Sĩ Salvo D'Acquisto, một cảnh sát viên người Ý đã hy sinh để bảo vệ người dân.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Salvo D'Acquisto là một thành viên của lực lượng cảnh sát Ý Carierieri, và là phó chỉ huy của đồn cảnh sát nông thôn Torrimpietra, bên ngoài Rôma.

Vào tháng 9 năm 1943, binh lính Đức đang kiểm tra đạn dược tại một căn cứ quân sự gần đó. Một thùng đạn phát nổ, và hai lính Đức chết. Các sĩ quan Đức đã cho rằng vụ nổ này không phải là một tai nạn. Vì thế, họ đã vây ngôi làng và bắt giữ 22 người.

Là quan chức cảnh sát địa phương, D'Acquisto đã thực hiện một cuộc điều tra về vụ nổ, và thẩm vấn 22 người bị bắt giữ. Sau các cuộc thẩm vấn, anh cố gắng giải thích với người Đức rằng vụ nổ chỉ là một tai nạn, và không ai trong khu vực phải chịu trách nhiệm.

Nhưng các sĩ quan Đức quốc xã đã quyết tâm trả thù. Họ đã cho các tù nhân đào một ngôi mộ tập thể, và tuyên bố họ sẽ bị xử tử.

Trước tình hình đó, Salvo D’Acquisto nói với các sĩ quan Đức quốc xã rằng chính anh đã sắp xếp vụ nổ, và anh đã hành động một mình.

Những những dân thường đã được thả ra. Còn D'Acquisto đã bị một đội hành quyết bắn chết. Nắm ấy anh mới 22 tuổi.

Tổng giáo phận Quân đội Ý đã mở án tuyên thánh cho anh vào năm 1983.

Đức ông Gabriele Teti là cáo thỉnh viên trong vụ án tuyên thánh cho người cảnh sát viên từ năm 2014 đến 2018. Chính Đức Ông cũng từng là cựu thành viên của Carabinieri nên ngài biết rất rõ câu chuyện về Salvo D'Acquisto.

Đức Ông Teti nói rằng Salvo D’Acquisto coi việc gia nhập Carabinieri là một dịch vụ phục vụ những người đồng bào của mình.

Người cảnh sát “đã đi xa đến mức chứng minh rằng cuộc sống của anh ta thực sự là sự phục vụ người dân, thậm chí là hy sinh chính mình, ” vị linh mục cáo thỉnh viên nói.

Trước khi chết, D’Acquisto đã gặp một người bạn đã tham gia khóa đào tạo của Carabinieri với anh ta. Đến lúc đó, phần lớn các thành viên Carabinieri đã rời bỏ hàng ngũ để gia nhập du kích kháng chiến chống quân Đức ở Rôma, và người bạn này đã kêu gọi D’Acquisto tham gia kháng chiến.

D’Acquisto chưa quyết định vì anh lo rằng sẽ không có ai bảo vệ trật tự và an toàn cho dân chúng.

Vào năm 2001, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói với các viên chức cảnh sát quốc gia Ý rằng “Lịch sử của Carabinieri Ý cho thấy rằng đỉnh cao của sự thánh thiện có thể đạt được trong việc trung thành và hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với quốc gia. Tôi đang nghĩ đến đồng nghiệp của anh chị em, Hạ sĩ Salvo D'Acquisto, là người lính đã được trao huy chương vàng, là người mà án tuyên chân phước đang diễn ra.”

“Sự hy sinh của D’Acquisto nên được nhìn thấy trong bối cảnh của cả cuộc đời ông, ” vị linh mục cáo thỉnh viên nói.

“Chắc chắn, anh ta đã lớn lên trong một gia đình rất sùng đạo.”

Khi còn nhỏ, trên đường đi học về, anh đã tặng đôi giày của mình cho một đứa trẻ nghèo anh thường gặp khi đi học về và đi chân trần về nhà mình. Một lần khác, anh đã liều mạng nhào ra cứu một đứa trẻ đang bò trên đường ray xe lửa trong khi một chuyến tàu đang lao tới.

Cha Teti nói rằng ở Ý người ta sùng kính Salvo DỉAcquisto ở khắp mọi nơi, đến nỗi một số người nói rằng tuyên thánh cho anh hay không cũng không quan trọng, vì đối với họ, anh đã là thánh rồi.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Chúa và Con – Trình bày: Phương Thảo & Đình Trinh
Phương Thảo & Đình Trinh
19:19 10/06/2020