Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 03/07/2009
LINH MỤC CƯ TRÚ TRONG VIỆN
Một linh mục trẻ được giao cho nhiệm vụ trú ngụ trong một bệnh viện nọ.
Một hôm, vị linh mục kiểm tra phiếu đăng ký nhập viện gần đây của bệnh nhân, và phát hiện ra một giáo dân. Nhưng chú thích trên bảng công bố viết: “Không muốn nhìn thấy linh mục, ngoài trừ bệnh nhân mất đi tri giác.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Bổn phận của linh mục tuyên úy bệnh viện là đi xức dầu thánh cho bệnh nhân, cho họ xưng tội và an ủi bệnh nhân hoặc các thân nhân của họ, đó là những công việc xem ra nhàn rỗi, nhưng có thể nói rỗi chứ không nhàn tí nào cả, bởi vì các ngài không những lo cho linh hồn của bệnh nhân mà còn tranh giành linh hồn với ma quỷ nữa.
Thời nay, vì con cái đem bố mẹ mình vào trong các nhà dưỡng lão để họ chăm sóc, khi có bệnh và bệnh nguy hiểm thì người ta đưa thẳng vào bệnh viện, có khi đưa vào phòng săn sóc đặc biệt không người nào được vào, cho nên các bố mẹ già đó không có giáo dân bên cạnh để kêu tên Chúa tên Mẹ, để đọc kinh giúp cho họ chiến đấu với ma quỷ trong giờ sau hết, không có linh mục bên cạnh để giúp họ chữa bệnh phần hồn...
Con cái phải nhớ điều này: bố mẹ già rất cần được săn sóc đặc biệt về thân thể cũng như linh hồn, chăm lo phần xác bố mẹ như thế nào thì chăm lo phần hồn như thế, hãy cấp tốc đi mời các linh mục tuyên úy bệnh viện đến (nếu ở bệnh viện) ban các bí tích sau cùng cho bố mẹ trước khi đưa vào phòng săn sóc đặc biệt, nếu ở nhà thì phải mời cha sở đến ban bí tích, và giáo dân đến để đọc kinh cầu nguyện cho bố mẹ.
Linh mục là bác sĩ, là trạng sư và là thẩm phán của linh hồn, hãy nhớ điều này với tất cả đức tin và lòng khiêm tốn.
N2T |
Một linh mục trẻ được giao cho nhiệm vụ trú ngụ trong một bệnh viện nọ.
Một hôm, vị linh mục kiểm tra phiếu đăng ký nhập viện gần đây của bệnh nhân, và phát hiện ra một giáo dân. Nhưng chú thích trên bảng công bố viết: “Không muốn nhìn thấy linh mục, ngoài trừ bệnh nhân mất đi tri giác.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Bổn phận của linh mục tuyên úy bệnh viện là đi xức dầu thánh cho bệnh nhân, cho họ xưng tội và an ủi bệnh nhân hoặc các thân nhân của họ, đó là những công việc xem ra nhàn rỗi, nhưng có thể nói rỗi chứ không nhàn tí nào cả, bởi vì các ngài không những lo cho linh hồn của bệnh nhân mà còn tranh giành linh hồn với ma quỷ nữa.
Thời nay, vì con cái đem bố mẹ mình vào trong các nhà dưỡng lão để họ chăm sóc, khi có bệnh và bệnh nguy hiểm thì người ta đưa thẳng vào bệnh viện, có khi đưa vào phòng săn sóc đặc biệt không người nào được vào, cho nên các bố mẹ già đó không có giáo dân bên cạnh để kêu tên Chúa tên Mẹ, để đọc kinh giúp cho họ chiến đấu với ma quỷ trong giờ sau hết, không có linh mục bên cạnh để giúp họ chữa bệnh phần hồn...
Con cái phải nhớ điều này: bố mẹ già rất cần được săn sóc đặc biệt về thân thể cũng như linh hồn, chăm lo phần xác bố mẹ như thế nào thì chăm lo phần hồn như thế, hãy cấp tốc đi mời các linh mục tuyên úy bệnh viện đến (nếu ở bệnh viện) ban các bí tích sau cùng cho bố mẹ trước khi đưa vào phòng săn sóc đặc biệt, nếu ở nhà thì phải mời cha sở đến ban bí tích, và giáo dân đến để đọc kinh cầu nguyện cho bố mẹ.
Linh mục là bác sĩ, là trạng sư và là thẩm phán của linh hồn, hãy nhớ điều này với tất cả đức tin và lòng khiêm tốn.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:49 03/07/2009
N2T |
29. Nếu không phải A-dong khởi xướng kiêu ngạo trước, tất không đến nổi bị ma quỷ lừa gạt phỉnh phờ.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:50 03/07/2009
N2T |
162. Khí chất của con người vốn khó biến đổi, duy chỉ có đọc sách thì mới có thể biến đổi khí chất.
Đời Sống Tâm Linh #6: Noi Gương Thánh Phaolô
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:30 03/07/2009
Đời Sống Tâm Linh # 6: Noi gương Phaolô
HÃY LÀM THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA
Dave Egner kể: chứng bệnh đau đớn đã ngăn giáo sư Kinh Thánh là Billy Walker thực hiện chương trình hành động của ông suốt nhiều tháng. Ông nói với một số bạn hữu trong trường rằng Thiên Chúa đang dạy ông sau khi phục hồi sức khoẻ sẽ dùng tôi vào việc khác.
Một hôm trong lúc đang bệnh, khi suy gẫm và cầu nguyện. Billy nhớ đến phân đoạn Phaolô chìm tầu ở Man-ta, được ghi lại trong Công vụ 28 như sau: Ông Phaolo vớ được một mớ cành và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông mà không bị rắn độc cắn (x. câu 3- 6)
Cảm nghĩ: Vị Tông đồ lừng danh của dân Ngoại này đã từng giảng cho hàng ngàn người nghe, làm nhiều phép lạ, viết 14 thư, phần lớn Tân Ước, đã bị táp lên ngồi tù trên một hải đảo. Ông có nằm đó mà than khóc cho hoàn cảnh của mình không? Ông có cho mình là phải được đối xử tốt hơn người khác vì mình là Tông đồ không? Không !
Kinh Thánh cho chúng ta biết ông tự chọn góp phần trong công việc cùng nhu cầu của bạn hữu. Hôm đó lạnh và mưa nhiều, nên Phaolô gom được một bó củi để đốt lửa sưởi ấm, vốn đang là nhu cầu cấp thiết: “Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa thì một con rắn độc bò ra, cuốn vào tay ông.” (Cv 28, 3)
Sách Công vụ kể tiếp: “Gần nơi ấy có đồn điền của viên quan lớn nhất đảo tên là Pup-li-ô, có ông thân sinh đang liệt giừơng vì bị sốt và kiết lỵ. ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tầu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng.” (Cv 28, 7-10)
Có lẽ bạn phải tránh xa qua một bên trong thời gian do hoàn cảnh khó khăn. Có lẽ bạn đã tới tuổi đời không còn hoạt động sôi nổi được nữa. Đừng thất vọng! Hãy nhớ gương Phaolô và làm những việc bạn có thể làm – cho dù đó chỉ là “gom củi”
Lời hay ý đẹp: Thiên Chúa không bao giờ đặt sai chỗ để bạn phục vụ Ngài.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
HÃY LÀM THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA
Dave Egner kể: chứng bệnh đau đớn đã ngăn giáo sư Kinh Thánh là Billy Walker thực hiện chương trình hành động của ông suốt nhiều tháng. Ông nói với một số bạn hữu trong trường rằng Thiên Chúa đang dạy ông sau khi phục hồi sức khoẻ sẽ dùng tôi vào việc khác.
Một hôm trong lúc đang bệnh, khi suy gẫm và cầu nguyện. Billy nhớ đến phân đoạn Phaolô chìm tầu ở Man-ta, được ghi lại trong Công vụ 28 như sau: Ông Phaolo vớ được một mớ cành và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông mà không bị rắn độc cắn (x. câu 3- 6)
Cảm nghĩ: Vị Tông đồ lừng danh của dân Ngoại này đã từng giảng cho hàng ngàn người nghe, làm nhiều phép lạ, viết 14 thư, phần lớn Tân Ước, đã bị táp lên ngồi tù trên một hải đảo. Ông có nằm đó mà than khóc cho hoàn cảnh của mình không? Ông có cho mình là phải được đối xử tốt hơn người khác vì mình là Tông đồ không? Không !
Kinh Thánh cho chúng ta biết ông tự chọn góp phần trong công việc cùng nhu cầu của bạn hữu. Hôm đó lạnh và mưa nhiều, nên Phaolô gom được một bó củi để đốt lửa sưởi ấm, vốn đang là nhu cầu cấp thiết: “Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa thì một con rắn độc bò ra, cuốn vào tay ông.” (Cv 28, 3)
Sách Công vụ kể tiếp: “Gần nơi ấy có đồn điền của viên quan lớn nhất đảo tên là Pup-li-ô, có ông thân sinh đang liệt giừơng vì bị sốt và kiết lỵ. ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tầu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng.” (Cv 28, 7-10)
Có lẽ bạn phải tránh xa qua một bên trong thời gian do hoàn cảnh khó khăn. Có lẽ bạn đã tới tuổi đời không còn hoạt động sôi nổi được nữa. Đừng thất vọng! Hãy nhớ gương Phaolô và làm những việc bạn có thể làm – cho dù đó chỉ là “gom củi”
Lời hay ý đẹp: Thiên Chúa không bao giờ đặt sai chỗ để bạn phục vụ Ngài.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Đời Sống Tâm Linh #7: Trị Liệu Tâm Linh
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:33 03/07/2009
Đời Sống Tâm Linh # 7:
TRỊ LIỆU TÂM LINH
Philip Yancy kể lại: Có lần tôi viết cuốn sách nhan đề Thất hứa với Chúa. Các nhà xuất bản của tôi ngại họ sẽ bị cho là rối đạo, khi đưa một cuốn sách với tựa đề như vậy vào tiệm sách Kitô giáo.
Tuy nhiên, trong tiến trình viết, tôi thấy Kinh Thánh kể nhiều chuyện thật là chi tiết về những người đau đớn thất vọng với Thiên Chúa. Ông Giop và Mô-sê tranh luận với Chúa, cũng như Ha-ba-cuc, Giê-rê-mi và nhiều tác giả không nêu tên trong Thánh Vịnh.
Cảm nghĩ: Đưa những cảnh thất bại tâm linh vào văn phẩm thánh, dường như là chuyện lạ; nhưng điều này phản một nguyên tắc quan trọng. Nhà trị liệu hôn nhân cảnh báo các cặp vợ chồng như sau: “Mối quan hệ của các bạn có thể phải tồi tệ rồi mới khá lên được.” Hiểu lầm phải cần phải được phơi bày thì sự hiểu biết chân thật mới phát triển hơn. Các tác giả Thánh Vịnh không biện minh cho sự giận dữ, hoặc khuyên bảo cách trừu tượng trước nỗi đau, họ chỉ biểu lộ xúc cảm thật sinh động, chủ yếu hướng tâm tình lên Thiên Chúa. Vài tâm tình đau khổ của Thánh Vịnh 88 đủ chứng minh điều này:
Vì hồn con ngập tràn đau khổ,
Mạng sống con âm phủ gần kề
Thân kể như đã vào phần mộ,
Ví tựa người kiệt sức còn chi… ! (x. 4-18)
Các Thánh Vịnh đưa ra tiến trình Trị liệu Tâm Linh gồm nhiều mảnh ghép lại: Nghi ngờ, Sợ hãi, Choáng váng, Vui sướng, Ghen ghet, Vui mừng, Ngợi khen, Hận thù, Phản bội. Bạn thấy đủ cả trong các Thánh Vịnh. Từ đó, tôi học được những tiến trình dâng lên Đức Chúa bất kỳ cảm nghĩ nào của tôi về Ngài.
Tôi chẳng cần phải dấu thất bại của mình, phơi bày yếu đuối của mình với Ngài lại càng tốt hơn nữa. Vì chỉ một mình Ngài mới có quyền chữa lành tôi hết mọi sự.
* Hoa thơm cỏ lạ: Thành thật thưa chuyện với Chúa là bước đầu tiên để tìm tâm hồn bình an.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
TRỊ LIỆU TÂM LINH
Philip Yancy kể lại: Có lần tôi viết cuốn sách nhan đề Thất hứa với Chúa. Các nhà xuất bản của tôi ngại họ sẽ bị cho là rối đạo, khi đưa một cuốn sách với tựa đề như vậy vào tiệm sách Kitô giáo.
Tuy nhiên, trong tiến trình viết, tôi thấy Kinh Thánh kể nhiều chuyện thật là chi tiết về những người đau đớn thất vọng với Thiên Chúa. Ông Giop và Mô-sê tranh luận với Chúa, cũng như Ha-ba-cuc, Giê-rê-mi và nhiều tác giả không nêu tên trong Thánh Vịnh.
Cảm nghĩ: Đưa những cảnh thất bại tâm linh vào văn phẩm thánh, dường như là chuyện lạ; nhưng điều này phản một nguyên tắc quan trọng. Nhà trị liệu hôn nhân cảnh báo các cặp vợ chồng như sau: “Mối quan hệ của các bạn có thể phải tồi tệ rồi mới khá lên được.” Hiểu lầm phải cần phải được phơi bày thì sự hiểu biết chân thật mới phát triển hơn. Các tác giả Thánh Vịnh không biện minh cho sự giận dữ, hoặc khuyên bảo cách trừu tượng trước nỗi đau, họ chỉ biểu lộ xúc cảm thật sinh động, chủ yếu hướng tâm tình lên Thiên Chúa. Vài tâm tình đau khổ của Thánh Vịnh 88 đủ chứng minh điều này:
Vì hồn con ngập tràn đau khổ,
Mạng sống con âm phủ gần kề
Thân kể như đã vào phần mộ,
Ví tựa người kiệt sức còn chi… ! (x. 4-18)
Các Thánh Vịnh đưa ra tiến trình Trị liệu Tâm Linh gồm nhiều mảnh ghép lại: Nghi ngờ, Sợ hãi, Choáng váng, Vui sướng, Ghen ghet, Vui mừng, Ngợi khen, Hận thù, Phản bội. Bạn thấy đủ cả trong các Thánh Vịnh. Từ đó, tôi học được những tiến trình dâng lên Đức Chúa bất kỳ cảm nghĩ nào của tôi về Ngài.
Tôi chẳng cần phải dấu thất bại của mình, phơi bày yếu đuối của mình với Ngài lại càng tốt hơn nữa. Vì chỉ một mình Ngài mới có quyền chữa lành tôi hết mọi sự.
* Hoa thơm cỏ lạ: Thành thật thưa chuyện với Chúa là bước đầu tiên để tìm tâm hồn bình an.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Sống đức tin để trở nên ngôn sứ
Lm. Jude Siciliano, OP
12:25 03/07/2009
CHÚA LÀM THƯỜNG NIÊN (B)
Ed 2: 2-5; Tv 123; 2 Cr 12: 7-10; Mc 6: 1-6
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu cũng như ngôn sứ Ê-dê-ki-en, cả hai đều là người không xa lạ trong việc giảng dạy dân chúng. Bài đọc 1 hôm nay cho chúng ta biết, cả hai đều là người địa phương. Đối với chúng ta, đôi khi cũng được mời lên phát biểu vài lời, hay để làm gương cho những người xung quanh, trong gia đình, trong xã hội hay trong cộng đoàn chúng ta.
Ê-dê-ki-en và những người khác ở Giê-ru-sa-lem bị đưa đi đày qua Babylon. Trong thân phận đi đày, Ê-dê-ki-en được Chúa gọi làm ngôn sứ cho dân chúng cùng đi đày với ông. Tại sao người đi đày lại cần ngôn sứ? Vì trong lúc bị đày, họ mất hy vọng vào Chúa, nhiều người bắt đầu thích nghi với đời sống lưu đày, đến khi có cơ hội để trở về quê hương, họ lại không muốn trở về quê cũ. Họ đã chấp nhận đời sống ở Babylon, và thậm chí đã thờ các thần của Babylon, họ cho thần Babylon mạnh mẽ, tốt hơn Thiên Chúa của Israel. Họ tự hỏi sao lại không gia nhập vào những người Babylon đang hùng mạnh, giàu có với những thần của họ.
Chúng ta có khác với những người đi đày ở Babylon chăng? Có phải chúng ta cũng đang sống ở vùng đất xa lạ? Có phải chúng ta vừa chấp nhận những giá trị của Giáo hội, nhưng đồng thời cũng sống theo giá trị khác để thích nghi với đời sống xã hội và nên như những người cần cù, cũng như những công dân tốt. Và nếu có ai gợi ý giúp chúng ta thay đổi cách sống bằng hy sinh, sống theo đức tin, cầu nguyện và phục vụ, thử hỏi chúng ta có chấp nhận không? Hay cũng như những người đi đày ở Babylon, chúng ta đã thích nghi với đời sống xã hội và đã chấp nhận các giá trị và các thần của xã hội rồi?
Những người đi đày ở Babylon cần nhớ lại họ là những người đã được Chúa đưa ra khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập, và bây giờ họ lại được hưởng tự do trở về quê quán. Nhưng họ không sẵn sàng nhận lãnh ơn huệ trở về với Chúa. Chúa than với Ê-dê-ki-en là dân Ngài cũng cứng đầu như tổ tiên của họ. Dù thế, Chúa vẫn gọi Ê-dê-ki-en làm ngôn sứ cho Ngài để nói với họ. Chúa không bỏ chúng ta, và đã gởi hết ngôn sứ này đến ngôn sứ khác để thức tỉnh chúng ta.
Ơn gọi làm ngôn sứ không phải là một lời thì thầm gợi ý trong lòng. Hình như Ê-dê-ki-en cảm nhận được mãnh lực của lời mời gọi đó. Ê-dê-ki-en nói: “…và Tiếng đó bảo tôi: Hỡi con người, hãy đứng cho vững, Ta sắp nói với ngươi đây, một thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng…”. Chúa hoạt động mãnh liệt và đầy quyền năng để mời gọi một dân tộc đã quay lưng với Ngài.
Tôi tự hỏi, Ê-dê-ki-en đang làm gì lúc Chúa “vực ông đứng dậy”? Có người nói là ông đang quỳ gối than khóc cho số phận dân tộc mình. Có lẽ ông là một ngôn sứ yếu đuối sợ sệt. Và chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng cảm thấy sợ sệt trong một môi trường đối kháng, khi chúng ta phải nói lên sự thật mà xã hội chúng ta không thích nghe. Nếu chúng ta cảm thấy chúng ta đang ở trong trường hợp như Ê-dê-ki-en, là cần phải đứng dậy đương đầu với thế lực kình địch, thì chúng ta nên cầu xin để được như Ê-dê-ki-en là: “Lạy Chúa quyền năng, xin gởi Thần khí Ngài đến, giúp con đứng dậy. Xin Chúa của các Ngôn sứ, Chúa của Ê-dê-ki-en và Đấng Giêsu, giúp con nên như lời tiên tri giữa màn đêm của xã hội thời nay”. Sách Ê-dê-ki-en khơi dậy nơi tôi về lời cảnh cáo của Chúa: Dân Ngài không nghe lời ngôn sứ Ê-li-a mặc dù Chúa ban quyền năng cho Ê-li-a. Nếu Chúa gởi tôi đến với một dân tộc cứng đầu như vậy thì lời cầu nguyện của tôi sẽ là “Xin Chúa giúp con”. Và tôi chắc rằng trong anh chị em cũng có nhiều người ở trong trường hợp ấy
Chúa đã gọi chúng ta cũng như đã gọi Ê-dê-ki-en để nói lời Chúa trên mảnh đất lưu đày này, và có thật sự đây là mảnh đất lưu đày chăng? Thử hỏi một người sống đức tin có thể “cảm thấy như sống ở quê nhà” trên mảnh đất lưu đày? Ai có thể chứng minh được Chúa của dân Israel, đã đến giúp họ vào lúc họ là người di dân; giải phóng họ lúc bị nô lệ, phóng thích lúc bị giam cầm; cho thức ăn trên đường tìm tự do; và cho nơi cư trú nữa, thật là một dân tộc đã biết phó thác cho Chúa?
Tôi tự hỏi, có ai trong cộng đoàn chúng ta là những ngôn sứ để đem lời Chúa đến với mọi người? Có phải họ là những người phê phán chúng ta không tổ chức Phụng vụ đàng hoàng; than phiền về bài giảng; nhấn mạnh là cần phải có chương trình đón tiếp người mới gia nhập cộng đoàn làm những thành phần cũ khó chịu; họ đặt câu hỏi vì sao chúng ta không dùng vi tính để liên lạc với mọi người; thăm viếng an ủi người ốm đau; họ hăng hái soạn và đọc bài sách Thánh trong Phụng vụ và làm nhiều việc khác không?
Một phụ nữ đã mô tả con gái của bà như sau: “Cháu nó thích nấu ăn giống tôi”. Tôi trả lời “vậy là trái trên cây không rụng xa gốc cây được”. Đó là cách chúng ta thường nói nhiều về trẻ con giống cha mẹ, cả nết tốt lẫn nết xấu. Khi nào con cái chúng ta theo gương tốt của chúng ta thì chúng ta hãnh diện, và nhiều khi chúng ta ước mong các con hơn chúng ta nữa. “Con hơn cha là nhà có phước”.
Nhưng trong xã hội Chúa Giêsu thì lại khác. Con phải nối gót cha mẹ, theo nghề của cha mẹ, nhưng không vượt hơn cha mẹ. Nếu cha làm thợ mộc thì con trai cũng làm thợ mộc, chứ không làm gì khác. Khi dân chúng trong đền thờ nghe Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh, họ thấy Ngài khôn ngoan, và muốn hoan hô Ngài, nhưng họ không làm như vậy. Dù sao đi nữa, Chúa Giêsu chỉ là con một ông thợ mộc, không thể khác được. Anh chị em có thấy họ gọi Chúa Giêsu là con bà Maria, chứ không gọi Chúa Giêsu là con ông Giuse. Thường thì con trai giống cha. Như vậy chứng tỏ họ nghi ngờ không biết ai là cha của Giêsu.
Đám dân chúng không muốn đón nhận một người địa phương có tài năng vượt trội. Chúa Giêsu nói thẳng vào mặt họ là người ngoài thấy rõ hơn người trong làng. Thật vậy, chúng ta khó lòng chấp nhận bị những người quen biết coi thường chúng ta. Tục ngữ Việt Nam có câu “Bụt chùa nhà không thiêng”. Do dân làng thiếu đức tin không nhìn nhận Chúa Giêsu nên Ngài không làm nhiều phép lạ tại nơi Ngài sống và rời bỏ làng để đi nơi khác.
Nhiều người nghĩ, sống đức tin rất khó với những người trong gia đình hơn là với những người ở nơi làm việc, hay với bạn bè. “Các con tôi đâu có nghe tôi”. Anh chị em tôi cho rằng tôi sống đạo quá cuồng tín. “Vợ tôi không chịu đi nhà thờ chung với tôi”. Và đây lời Chúa Giêsu: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi…” (Mc 6,4)
Hôm nay chúng ta nhớ đến Ê-dê-ki-en. Nếu là ngôn sứ, dù ở nơi hội trường, hay trong gia đình, thì sẽ gặp khó khăn và có thể bị ruồng bỏ. Và lúc đó, chúng ta cần lời cầu nguyện xin Chúa gởi Thần Khí để giúp chúng ta “đứng dậy”, để chúng ta sống đức tin trên đất lưu đày này, và hơn nữa, để chúng ta có thể giúp những người lưu đày khác tìm đến Chúa và ước muốn sống theo Thánh ý Chúa.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Ed 2: 2-5; Tv 123; 2 Cr 12: 7-10; Mc 6: 1-6
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu cũng như ngôn sứ Ê-dê-ki-en, cả hai đều là người không xa lạ trong việc giảng dạy dân chúng. Bài đọc 1 hôm nay cho chúng ta biết, cả hai đều là người địa phương. Đối với chúng ta, đôi khi cũng được mời lên phát biểu vài lời, hay để làm gương cho những người xung quanh, trong gia đình, trong xã hội hay trong cộng đoàn chúng ta.
Ê-dê-ki-en và những người khác ở Giê-ru-sa-lem bị đưa đi đày qua Babylon. Trong thân phận đi đày, Ê-dê-ki-en được Chúa gọi làm ngôn sứ cho dân chúng cùng đi đày với ông. Tại sao người đi đày lại cần ngôn sứ? Vì trong lúc bị đày, họ mất hy vọng vào Chúa, nhiều người bắt đầu thích nghi với đời sống lưu đày, đến khi có cơ hội để trở về quê hương, họ lại không muốn trở về quê cũ. Họ đã chấp nhận đời sống ở Babylon, và thậm chí đã thờ các thần của Babylon, họ cho thần Babylon mạnh mẽ, tốt hơn Thiên Chúa của Israel. Họ tự hỏi sao lại không gia nhập vào những người Babylon đang hùng mạnh, giàu có với những thần của họ.
Chúng ta có khác với những người đi đày ở Babylon chăng? Có phải chúng ta cũng đang sống ở vùng đất xa lạ? Có phải chúng ta vừa chấp nhận những giá trị của Giáo hội, nhưng đồng thời cũng sống theo giá trị khác để thích nghi với đời sống xã hội và nên như những người cần cù, cũng như những công dân tốt. Và nếu có ai gợi ý giúp chúng ta thay đổi cách sống bằng hy sinh, sống theo đức tin, cầu nguyện và phục vụ, thử hỏi chúng ta có chấp nhận không? Hay cũng như những người đi đày ở Babylon, chúng ta đã thích nghi với đời sống xã hội và đã chấp nhận các giá trị và các thần của xã hội rồi?
Những người đi đày ở Babylon cần nhớ lại họ là những người đã được Chúa đưa ra khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập, và bây giờ họ lại được hưởng tự do trở về quê quán. Nhưng họ không sẵn sàng nhận lãnh ơn huệ trở về với Chúa. Chúa than với Ê-dê-ki-en là dân Ngài cũng cứng đầu như tổ tiên của họ. Dù thế, Chúa vẫn gọi Ê-dê-ki-en làm ngôn sứ cho Ngài để nói với họ. Chúa không bỏ chúng ta, và đã gởi hết ngôn sứ này đến ngôn sứ khác để thức tỉnh chúng ta.
Ơn gọi làm ngôn sứ không phải là một lời thì thầm gợi ý trong lòng. Hình như Ê-dê-ki-en cảm nhận được mãnh lực của lời mời gọi đó. Ê-dê-ki-en nói: “…và Tiếng đó bảo tôi: Hỡi con người, hãy đứng cho vững, Ta sắp nói với ngươi đây, một thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng…”. Chúa hoạt động mãnh liệt và đầy quyền năng để mời gọi một dân tộc đã quay lưng với Ngài.
Tôi tự hỏi, Ê-dê-ki-en đang làm gì lúc Chúa “vực ông đứng dậy”? Có người nói là ông đang quỳ gối than khóc cho số phận dân tộc mình. Có lẽ ông là một ngôn sứ yếu đuối sợ sệt. Và chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng cảm thấy sợ sệt trong một môi trường đối kháng, khi chúng ta phải nói lên sự thật mà xã hội chúng ta không thích nghe. Nếu chúng ta cảm thấy chúng ta đang ở trong trường hợp như Ê-dê-ki-en, là cần phải đứng dậy đương đầu với thế lực kình địch, thì chúng ta nên cầu xin để được như Ê-dê-ki-en là: “Lạy Chúa quyền năng, xin gởi Thần khí Ngài đến, giúp con đứng dậy. Xin Chúa của các Ngôn sứ, Chúa của Ê-dê-ki-en và Đấng Giêsu, giúp con nên như lời tiên tri giữa màn đêm của xã hội thời nay”. Sách Ê-dê-ki-en khơi dậy nơi tôi về lời cảnh cáo của Chúa: Dân Ngài không nghe lời ngôn sứ Ê-li-a mặc dù Chúa ban quyền năng cho Ê-li-a. Nếu Chúa gởi tôi đến với một dân tộc cứng đầu như vậy thì lời cầu nguyện của tôi sẽ là “Xin Chúa giúp con”. Và tôi chắc rằng trong anh chị em cũng có nhiều người ở trong trường hợp ấy
Chúa đã gọi chúng ta cũng như đã gọi Ê-dê-ki-en để nói lời Chúa trên mảnh đất lưu đày này, và có thật sự đây là mảnh đất lưu đày chăng? Thử hỏi một người sống đức tin có thể “cảm thấy như sống ở quê nhà” trên mảnh đất lưu đày? Ai có thể chứng minh được Chúa của dân Israel, đã đến giúp họ vào lúc họ là người di dân; giải phóng họ lúc bị nô lệ, phóng thích lúc bị giam cầm; cho thức ăn trên đường tìm tự do; và cho nơi cư trú nữa, thật là một dân tộc đã biết phó thác cho Chúa?
Tôi tự hỏi, có ai trong cộng đoàn chúng ta là những ngôn sứ để đem lời Chúa đến với mọi người? Có phải họ là những người phê phán chúng ta không tổ chức Phụng vụ đàng hoàng; than phiền về bài giảng; nhấn mạnh là cần phải có chương trình đón tiếp người mới gia nhập cộng đoàn làm những thành phần cũ khó chịu; họ đặt câu hỏi vì sao chúng ta không dùng vi tính để liên lạc với mọi người; thăm viếng an ủi người ốm đau; họ hăng hái soạn và đọc bài sách Thánh trong Phụng vụ và làm nhiều việc khác không?
Một phụ nữ đã mô tả con gái của bà như sau: “Cháu nó thích nấu ăn giống tôi”. Tôi trả lời “vậy là trái trên cây không rụng xa gốc cây được”. Đó là cách chúng ta thường nói nhiều về trẻ con giống cha mẹ, cả nết tốt lẫn nết xấu. Khi nào con cái chúng ta theo gương tốt của chúng ta thì chúng ta hãnh diện, và nhiều khi chúng ta ước mong các con hơn chúng ta nữa. “Con hơn cha là nhà có phước”.
Nhưng trong xã hội Chúa Giêsu thì lại khác. Con phải nối gót cha mẹ, theo nghề của cha mẹ, nhưng không vượt hơn cha mẹ. Nếu cha làm thợ mộc thì con trai cũng làm thợ mộc, chứ không làm gì khác. Khi dân chúng trong đền thờ nghe Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh, họ thấy Ngài khôn ngoan, và muốn hoan hô Ngài, nhưng họ không làm như vậy. Dù sao đi nữa, Chúa Giêsu chỉ là con một ông thợ mộc, không thể khác được. Anh chị em có thấy họ gọi Chúa Giêsu là con bà Maria, chứ không gọi Chúa Giêsu là con ông Giuse. Thường thì con trai giống cha. Như vậy chứng tỏ họ nghi ngờ không biết ai là cha của Giêsu.
Đám dân chúng không muốn đón nhận một người địa phương có tài năng vượt trội. Chúa Giêsu nói thẳng vào mặt họ là người ngoài thấy rõ hơn người trong làng. Thật vậy, chúng ta khó lòng chấp nhận bị những người quen biết coi thường chúng ta. Tục ngữ Việt Nam có câu “Bụt chùa nhà không thiêng”. Do dân làng thiếu đức tin không nhìn nhận Chúa Giêsu nên Ngài không làm nhiều phép lạ tại nơi Ngài sống và rời bỏ làng để đi nơi khác.
Nhiều người nghĩ, sống đức tin rất khó với những người trong gia đình hơn là với những người ở nơi làm việc, hay với bạn bè. “Các con tôi đâu có nghe tôi”. Anh chị em tôi cho rằng tôi sống đạo quá cuồng tín. “Vợ tôi không chịu đi nhà thờ chung với tôi”. Và đây lời Chúa Giêsu: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi…” (Mc 6,4)
Hôm nay chúng ta nhớ đến Ê-dê-ki-en. Nếu là ngôn sứ, dù ở nơi hội trường, hay trong gia đình, thì sẽ gặp khó khăn và có thể bị ruồng bỏ. Và lúc đó, chúng ta cần lời cầu nguyện xin Chúa gởi Thần Khí để giúp chúng ta “đứng dậy”, để chúng ta sống đức tin trên đất lưu đày này, và hơn nữa, để chúng ta có thể giúp những người lưu đày khác tìm đến Chúa và ước muốn sống theo Thánh ý Chúa.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Sự cứng lòng tin
Anmai, CSsR
14:46 03/07/2009
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN (Ed 2, 2-5; 2 Cr 12, 7-10; Mc 6, 1-6)
Nhìn lại lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn ở bên con người và Thiên Chúa dùng đủ mọi cách để tiếp cận với con người. Khi thì nói gián tiếp, khi thì nói trực tiếp, khi thì dùng người này, khi thì dùng người kia. Những người nói Lời Thiên Chúa cho dân là các ngôn sứ của Chúa. Các ngôn sứ chuyển tải thông điệp của Thiên Chúa cho dân.
Vì lẽ con người thường đi ngược với Thiên Chúa, con người không muốn sống trong vòng tay che chở của Thiên Chúa nên đã đi nghịch lại với thánh ý của Thiên Chúa và con đường mà Thiên Chúa vạch ra nên biết bao nhiêu lần tương quan giữa con người và Thiên Chúa đổ vỡ. Thiên Chúa là đấng chậm bất bình và giàu lòng thương xót đã không nỡ bỏ con người, Thiên Chúa dùng các ngôn sứ để tiếp tục răn đe có, an ủi có, khích lệ có. Đáng tiếc thay bản tính con người ngỗ nghịch nên những lời mà các ngôn sứ nói ra thì có người được đón nhận, có người bị khước từ và thậm chí có người còn bị giết.
Một trong những ngôn sứ thời Cựu Ước đã nói Lời Thiên Chúa đó là ngôn sứ Êdêkien, Êdêkien ý thức rõ rệt mình đã được sai đến trong một thời khủng hoảng: lúc mà Israel phải suy nghĩ lại về số mạng mình. Israel đang bị xâu xé phân chia theo nhiều hướng: hãnh diện trong hiện tại, tủi hổ nghĩ đến thời xưa, tin cậy, và ngã lòng hối hận; hèn nhát mà cũng gan dạ, Êdêkien cũng như các ngôn sứ trong thời lưu đày đã đặt nền móng cho một nền tảng mới đó là lòng tin vào Thiên Chúa.
Đoạn sách mà chúng ta vừa nghe cho chúng ta biết sứ mạng mà Thiên Chúa gửi Ngài đến với dân: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại với Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: ‘Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này’. Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng”. (Ed 2, 2-5). Rõ ràng chúng ta thấy sứ mạng của Êdêkien. Không chỉ mình Êdêkien nhưng nhiều và ngôn sứ cùng chung chịu số phận như Êdêkien.
Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe thánh Máccô thuật lại không còn là xa lạ với chúng ta. Trang Tin mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta về hình ảnh Con Một Thiên Chúa. Các ngôn sứ nói, con người không chịu nghe, Thiên Chúa đã sai chính Con Một của Ngài xuống để nói cho dân nhưng hình như dân cũng đâu có nghe. Hôm nay, Chúa Giêsu trở về quê hương, mang theo sứ điệp cứu độ nhưng đáng tiếc thay Ngài đã đụng đầu với sự cứng lòng tin của những người đồng hương quen thân.
Trình thuật này có thể qui chiếu tới bối cảnh nơi Mc 3, 20-35 ở đó Chúa Giêsu bị hiểu lầm và nghi ngờ, song cũng ở đó sứ điệp thần học về Đấng Thiên sai cứu độ được phác họa một cách hùng hồn. Cũng thế, thảm trạng cứng tin của dân làng Nadaret là một thứ mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin.
Để thấy rõ hơn ý nhắm thần học của Máccô, chúng ta thử lưu ý đến lược đồ câu chuyện của thánh ký:
+ Trước hết đó là thái độ kinh ngạc thán phục của những kẻ nghe lời giảng dạy và nghe biết các phép lạ (c. 2)
+ Vấn nạn về lý lịch của Chúa Giêsu (c. 3a)
+ Phản ứng cứng tin (c. 3b)
Đó là một thứ lược đồ về mầu nhiệm cứng tin, mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin (x. Lc 4,16-30; Ga 7,14-29). Nếu so sánh với bản văn Gioan chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa:
Như vậy, nghe lời giảng dạy, chứng kiến các phép lạ các kỳ công của Chúa Giêsu... điều đó chưa đủ. Người ta cần phải đạt đến một tầm mức cao hơn: tầm mức của đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng Thiên sai cứu độ.
So sánh với bản văn Luca 4,16-21, cách miêu tả của Máccô rất ngắn gọn. Chủ ý của thánh ký chỉ nhằm nêu lên sự kiện cứng tin của người dân quê nhà. Họ ngạc nhiên về những lời giảng giải kinh thánh đầy sự khôn ngoan của Người; họ nhắc đến quyền năng làm các phép lạ của Người (c. 2). Song, họ không tin Người.
Ông ấy chẳng phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giôse, Giuđa, Simon đó ư ?Và các chị em của ông lại không ở giữa chúng ta đây sao ? Và họ vấp phạm vì Người (c. 3)
Người quê nhà của Chúa Giêsu quả thực biết rõ lý lịch của Người. Họ quen biết anh em và chị em của Người. Những chàng dân quê như Giacôbê, Giôsê, Giuđa hay Simon, đâu có xa lạ gì với họ. Như vậy, ông Giêsu này không thể là một nhân vật khác thường. Và cũng chính vì thế mà Người trở thành một thứ viên đá vấp phạm cho họ: họ đã vấp phạm vì Người.
Thành ngữ eskandalizonto en autô được Giáo hội sơ khai sử dụng như thứ ngữ vựng chuyên môn ám chỉ tới sự sa bẫy của đức tin (x. Mc 4,17). Sự kiện này trở nên một lời cảnh giác cho Cộng đoàn tin Chúa: những ai nghĩ rằng họ biết Chúa Giêsu, họ phải coi chừng và duyệt xét lại đức tin của họ: có nhiều trở ngại và nguy cơ trong lãnh vực đức tin.
Chúa Giêsu đã vay mượn một châm ngôn quen thuộc để đáp lời lại các người đồng hương cứng tin “Ngôn sứ mà bị khinh thì chỉ có nơi quê quán”.
Trước hết câu châm ngôn này có thể gợi nhắc đến một thứ tâm lý xã hội: không ai nói tiên tri được trong quê nhà mình cũng như không có lương y nào chữa trị được những kẻ quen biết mình. Lời châm ngôn nói lên một kinh nghiệm sống khá chua chát. Các ngôn sứ của Thiên Chúa đã từng gặp phải sự phản kháng bi đát nhất nơi quê hương họ: “Ấy anh em ngươi và gia đình cha ngươi, ngay chúng nó cũng đã phản ngươi. .. Đừng tin chúng khi chúng nói ngon ngọt với người. Phần tôi như con chiên dễ bảo ngưòi ta dẫn tới lò sát sinh, tôi vần không biết rằng chúng âm mưu hãm hại tôi”. (Gr 11,18t).
Chúa Giêsu, vị ngôn sứ sau cùng của Thiên Chúa cũng không thoát khỏi số phận đó. Và đây cũng là ý nhắm thần học của Máccô. Thái độ cứng tin của người dân làng Nadarét trở thành lời loan báo mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Nó sẽ là cớ vấp phạm cho những kẻ không tin song là dấu chỉ cứu độ cho kẻ tin theo.
Từ đó số phận ngôn sứ của Chúa Giêsu cũng vén mở cho chúng ta ơn gọi của người môn đệ Chúa. Chúa Giêsu đã thành lập một cộng đoàn mới, một gia đình mới (x. Mc 3,35) vượt lên trên tầm vóc “quê quán, bà con, gia đình” (c. 4b). Bởi vậy, kẻ tin theo Chúa sẽ không để cho những liên hệ hoặc những thảm trạng ở tầm vóc tự nhiên tạo nguy cơ cho đức tin của mình.
Do sự cứng tin, Chúa Giêsu không thể làm các phép lạ. .. Nhưng tại sao Người không thể tỏ bày quyền lực trước một thái độ cứng tin ? Thực ra sự không thể liên kết với sự kiện thiếu đức tin: Người ngạc nhiên thấy họ cứng tin (c. 6a). Vì chưng, thánh ký Máccô không hề muốn miêu tả một mối tương quan tâm lý, như thể sự tin tưởng của bệnh nhân là điều kiện của sự chữa trị thành công. Nhãn quan thần học của Máccô nhằm đến chủ đề đức tin.
Nếu thiếu vắng đức tin, một phép lạ của Đấng Thiên sai cứu độ sẽ mất hết ý nghĩa cứu độ. Nó có nguy cơ dẫn tới quan niệm lệch lạc về quyền lực của Chúa Giêsu.
Ngược lại, chỉ có đức tin mới mở mắt cho người ta nhìn thấy quyền năng cứu độ của Người ngang qua các lời nói hay việc làm của Người.
Nguyện xin Chúa Giêsu ban thêm lòng tin cho con người mỏng dòn yếu đuối của chúng ta để chúng ta nhận ra quyền năng, tình thương của Chúa ngày mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta. Và cũng xin Chúa mở lòng chúng ta để chúng ta cao rao lòng tin, cao rao quyền năng Chúa cho mọi người mà chúng ta chung sống, chúng ta gặp gỡ.
Nhìn lại lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn ở bên con người và Thiên Chúa dùng đủ mọi cách để tiếp cận với con người. Khi thì nói gián tiếp, khi thì nói trực tiếp, khi thì dùng người này, khi thì dùng người kia. Những người nói Lời Thiên Chúa cho dân là các ngôn sứ của Chúa. Các ngôn sứ chuyển tải thông điệp của Thiên Chúa cho dân.
Vì lẽ con người thường đi ngược với Thiên Chúa, con người không muốn sống trong vòng tay che chở của Thiên Chúa nên đã đi nghịch lại với thánh ý của Thiên Chúa và con đường mà Thiên Chúa vạch ra nên biết bao nhiêu lần tương quan giữa con người và Thiên Chúa đổ vỡ. Thiên Chúa là đấng chậm bất bình và giàu lòng thương xót đã không nỡ bỏ con người, Thiên Chúa dùng các ngôn sứ để tiếp tục răn đe có, an ủi có, khích lệ có. Đáng tiếc thay bản tính con người ngỗ nghịch nên những lời mà các ngôn sứ nói ra thì có người được đón nhận, có người bị khước từ và thậm chí có người còn bị giết.
Một trong những ngôn sứ thời Cựu Ước đã nói Lời Thiên Chúa đó là ngôn sứ Êdêkien, Êdêkien ý thức rõ rệt mình đã được sai đến trong một thời khủng hoảng: lúc mà Israel phải suy nghĩ lại về số mạng mình. Israel đang bị xâu xé phân chia theo nhiều hướng: hãnh diện trong hiện tại, tủi hổ nghĩ đến thời xưa, tin cậy, và ngã lòng hối hận; hèn nhát mà cũng gan dạ, Êdêkien cũng như các ngôn sứ trong thời lưu đày đã đặt nền móng cho một nền tảng mới đó là lòng tin vào Thiên Chúa.
Đoạn sách mà chúng ta vừa nghe cho chúng ta biết sứ mạng mà Thiên Chúa gửi Ngài đến với dân: “Hỡi con người, chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại với Ta; chúng cũng như cha ông đã nổi lên chống lại Ta mãi cho đến ngày nay. Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá, chính Ta sai ngươi đến với chúng: ‘Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này’. Còn chúng, vốn là nòi phản loạn, chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng”. (Ed 2, 2-5). Rõ ràng chúng ta thấy sứ mạng của Êdêkien. Không chỉ mình Êdêkien nhưng nhiều và ngôn sứ cùng chung chịu số phận như Êdêkien.
Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe thánh Máccô thuật lại không còn là xa lạ với chúng ta. Trang Tin mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta về hình ảnh Con Một Thiên Chúa. Các ngôn sứ nói, con người không chịu nghe, Thiên Chúa đã sai chính Con Một của Ngài xuống để nói cho dân nhưng hình như dân cũng đâu có nghe. Hôm nay, Chúa Giêsu trở về quê hương, mang theo sứ điệp cứu độ nhưng đáng tiếc thay Ngài đã đụng đầu với sự cứng lòng tin của những người đồng hương quen thân.
Trình thuật này có thể qui chiếu tới bối cảnh nơi Mc 3, 20-35 ở đó Chúa Giêsu bị hiểu lầm và nghi ngờ, song cũng ở đó sứ điệp thần học về Đấng Thiên sai cứu độ được phác họa một cách hùng hồn. Cũng thế, thảm trạng cứng tin của dân làng Nadaret là một thứ mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin.
Để thấy rõ hơn ý nhắm thần học của Máccô, chúng ta thử lưu ý đến lược đồ câu chuyện của thánh ký:
+ Trước hết đó là thái độ kinh ngạc thán phục của những kẻ nghe lời giảng dạy và nghe biết các phép lạ (c. 2)
+ Vấn nạn về lý lịch của Chúa Giêsu (c. 3a)
+ Phản ứng cứng tin (c. 3b)
Đó là một thứ lược đồ về mầu nhiệm cứng tin, mặt phản tương của mầu nhiệm đức tin (x. Lc 4,16-30; Ga 7,14-29). Nếu so sánh với bản văn Gioan chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa:
Mc 6,1-6a | Gioan 7,14t |
Câu 2: Người lên tiếng giảng dạy trong Hội đường. Nhiều người ngạc nhiên mà rằng: BỞi đâu ông ấy được như thế ? Và là gì vậy sự khôn ngoan ban xuống cho ông ? | Câu 14: Chúa Giêsu lên đền thờ và giảng dạy. Người Do Thái bỡ ngỡ mà rằng: làm sao ông ấy đã chẳng theo học mà lại thông hay chữ nghĩa |
Câu 3a: Ông ấy không phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giosê, Giuđa, Simon đó sao ? Các chị em của ông không ở giữa chúng ta sao ? | Câu 27: Nhưng ông ấy, chúng ta đã biết tự đâu ra, còn Đức Kitô khi Người đến, thì nào ai biết được do lai của Người ? |
Câu 3b: Và họ vấp phạm vì Người | Câu 28: Chúa Giêsu hô lên: phải các ngươi biết Ta và rõ Ta từ đâu ra. Thế mà nào có phải tự Ta, Ta đã đến đâu. Nhưng Đấng đã sai Ta là Đấng chân thật, các ngươi lại không biết Ngài. |
Như vậy, nghe lời giảng dạy, chứng kiến các phép lạ các kỳ công của Chúa Giêsu... điều đó chưa đủ. Người ta cần phải đạt đến một tầm mức cao hơn: tầm mức của đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng Thiên sai cứu độ.
So sánh với bản văn Luca 4,16-21, cách miêu tả của Máccô rất ngắn gọn. Chủ ý của thánh ký chỉ nhằm nêu lên sự kiện cứng tin của người dân quê nhà. Họ ngạc nhiên về những lời giảng giải kinh thánh đầy sự khôn ngoan của Người; họ nhắc đến quyền năng làm các phép lạ của Người (c. 2). Song, họ không tin Người.
Ông ấy chẳng phải là bác thợ mộc, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giôse, Giuđa, Simon đó ư ?Và các chị em của ông lại không ở giữa chúng ta đây sao ? Và họ vấp phạm vì Người (c. 3)
Người quê nhà của Chúa Giêsu quả thực biết rõ lý lịch của Người. Họ quen biết anh em và chị em của Người. Những chàng dân quê như Giacôbê, Giôsê, Giuđa hay Simon, đâu có xa lạ gì với họ. Như vậy, ông Giêsu này không thể là một nhân vật khác thường. Và cũng chính vì thế mà Người trở thành một thứ viên đá vấp phạm cho họ: họ đã vấp phạm vì Người.
Thành ngữ eskandalizonto en autô được Giáo hội sơ khai sử dụng như thứ ngữ vựng chuyên môn ám chỉ tới sự sa bẫy của đức tin (x. Mc 4,17). Sự kiện này trở nên một lời cảnh giác cho Cộng đoàn tin Chúa: những ai nghĩ rằng họ biết Chúa Giêsu, họ phải coi chừng và duyệt xét lại đức tin của họ: có nhiều trở ngại và nguy cơ trong lãnh vực đức tin.
Chúa Giêsu đã vay mượn một châm ngôn quen thuộc để đáp lời lại các người đồng hương cứng tin “Ngôn sứ mà bị khinh thì chỉ có nơi quê quán”.
Trước hết câu châm ngôn này có thể gợi nhắc đến một thứ tâm lý xã hội: không ai nói tiên tri được trong quê nhà mình cũng như không có lương y nào chữa trị được những kẻ quen biết mình. Lời châm ngôn nói lên một kinh nghiệm sống khá chua chát. Các ngôn sứ của Thiên Chúa đã từng gặp phải sự phản kháng bi đát nhất nơi quê hương họ: “Ấy anh em ngươi và gia đình cha ngươi, ngay chúng nó cũng đã phản ngươi. .. Đừng tin chúng khi chúng nói ngon ngọt với người. Phần tôi như con chiên dễ bảo ngưòi ta dẫn tới lò sát sinh, tôi vần không biết rằng chúng âm mưu hãm hại tôi”. (Gr 11,18t).
Chúa Giêsu, vị ngôn sứ sau cùng của Thiên Chúa cũng không thoát khỏi số phận đó. Và đây cũng là ý nhắm thần học của Máccô. Thái độ cứng tin của người dân làng Nadarét trở thành lời loan báo mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Nó sẽ là cớ vấp phạm cho những kẻ không tin song là dấu chỉ cứu độ cho kẻ tin theo.
Từ đó số phận ngôn sứ của Chúa Giêsu cũng vén mở cho chúng ta ơn gọi của người môn đệ Chúa. Chúa Giêsu đã thành lập một cộng đoàn mới, một gia đình mới (x. Mc 3,35) vượt lên trên tầm vóc “quê quán, bà con, gia đình” (c. 4b). Bởi vậy, kẻ tin theo Chúa sẽ không để cho những liên hệ hoặc những thảm trạng ở tầm vóc tự nhiên tạo nguy cơ cho đức tin của mình.
Do sự cứng tin, Chúa Giêsu không thể làm các phép lạ. .. Nhưng tại sao Người không thể tỏ bày quyền lực trước một thái độ cứng tin ? Thực ra sự không thể liên kết với sự kiện thiếu đức tin: Người ngạc nhiên thấy họ cứng tin (c. 6a). Vì chưng, thánh ký Máccô không hề muốn miêu tả một mối tương quan tâm lý, như thể sự tin tưởng của bệnh nhân là điều kiện của sự chữa trị thành công. Nhãn quan thần học của Máccô nhằm đến chủ đề đức tin.
Nếu thiếu vắng đức tin, một phép lạ của Đấng Thiên sai cứu độ sẽ mất hết ý nghĩa cứu độ. Nó có nguy cơ dẫn tới quan niệm lệch lạc về quyền lực của Chúa Giêsu.
Ngược lại, chỉ có đức tin mới mở mắt cho người ta nhìn thấy quyền năng cứu độ của Người ngang qua các lời nói hay việc làm của Người.
Nguyện xin Chúa Giêsu ban thêm lòng tin cho con người mỏng dòn yếu đuối của chúng ta để chúng ta nhận ra quyền năng, tình thương của Chúa ngày mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta. Và cũng xin Chúa mở lòng chúng ta để chúng ta cao rao lòng tin, cao rao quyền năng Chúa cho mọi người mà chúng ta chung sống, chúng ta gặp gỡ.
Bắc Hàn không chỉ túng thiếu lương thực mà còn thiếu về giáo dục và nhân quyền
Nguyễn Hoàng Thương
17:19 03/07/2009
Bắc Hàn không chỉ túng thiếu lương thực mà còn thiếu về giáo dục và nhân quyền
Seoul (AsiaNews) – Khủng hoảng nhân đạo ở Bắc Hàn không chỉ là thiếu lương thực mà còn bao gồm các vi phạm về những quyền căn bản của con người như quyền chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và truyền thông. Để đương đầu với cuộc khủng hoảng, Caritas Triều Tiên and Caritas Quốc Tế đang bảo trợ một số sáng kiến ở Miền Bắc trong các lĩnh vực y tế (bệnh lao và các thiết bị y khoa) và lương thực (cung cấp lương thực cho các bệnh nhân, nước uống). Cả hai tổ chức nhân đạo này cũng đang phát triển các dự án hợp tác dài hạn trong lĩnh vực xã hội (liên quan đến người đau yếu tàn tật và trẻ em).
Mới đây Chương Trình Lương Thực Thế Giới (WFP) đã cảnh báo rằng Bắc Hàn đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, nhất là ở những vùng nông thôn xa xôi. Để biết được hoàn cảnh của đất nước này và những gì các thiện nguyện viên Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện, Tin Tức Á Châu đã trò chuyện với Wolfgang Gerstner, cố vấn Caritas Triều Tiên trong chương trình CI-DPRK, ông cho hay: “Ở Bắc Triều Tiên hiện có cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng trên diện rộng, nhưng không có số liệu rõ ràng”, thêm vào đó “nghiên cứu của WFP dự trù kết thúc vào năm 2008 đã bị Bắc Hàn hủy bỏ”. “Trong chuyến viếng thăm Bắc Hàn vào đầu tháng Năm vừa qua, tôi không thấy dấu hiệu rõ rệt của thiếu lương thực”. Tuy nhiên, đó “là vì người ngoài không thể có cơ hội nói chuyện với thường dân và đi lại tự do”. Tình hình nông nghiệp không thuận lợi và nước này phụ thuộc vào “lương thực viện trợ của Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
Một số người sống sót được là nhờ họ “có vườn tượt hoặc đồng ruộng đồi dốc; một số kiếm tiền bằng cách buôn bán” chứ không dựa vào “Hệ Thống Phân Phối Công với những sai lầm kinh niên”.
Viên chức Caritas cho hay rằng cuộc khủng hoảng không chỉ về lương thực mà còn về “y tế, giáo dục, truyền thông…:. Vì thế mà tổ chức Công Giáo này đang nỗ lực làm việc mang tính chất địa phương bằng cách tài trợ cho các dự án quy mô nhỏ và dài hạn. “Chúng tôi đang cố tìm các dự án hợp tác dài hạn trong lĩnh vực xã hội (liên quan đến người đau yếu tàn tật và trẻ em).”
Seoul (AsiaNews) – Khủng hoảng nhân đạo ở Bắc Hàn không chỉ là thiếu lương thực mà còn bao gồm các vi phạm về những quyền căn bản của con người như quyền chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và truyền thông. Để đương đầu với cuộc khủng hoảng, Caritas Triều Tiên and Caritas Quốc Tế đang bảo trợ một số sáng kiến ở Miền Bắc trong các lĩnh vực y tế (bệnh lao và các thiết bị y khoa) và lương thực (cung cấp lương thực cho các bệnh nhân, nước uống). Cả hai tổ chức nhân đạo này cũng đang phát triển các dự án hợp tác dài hạn trong lĩnh vực xã hội (liên quan đến người đau yếu tàn tật và trẻ em).
Mới đây Chương Trình Lương Thực Thế Giới (WFP) đã cảnh báo rằng Bắc Hàn đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, nhất là ở những vùng nông thôn xa xôi. Để biết được hoàn cảnh của đất nước này và những gì các thiện nguyện viên Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện, Tin Tức Á Châu đã trò chuyện với Wolfgang Gerstner, cố vấn Caritas Triều Tiên trong chương trình CI-DPRK, ông cho hay: “Ở Bắc Triều Tiên hiện có cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng trên diện rộng, nhưng không có số liệu rõ ràng”, thêm vào đó “nghiên cứu của WFP dự trù kết thúc vào năm 2008 đã bị Bắc Hàn hủy bỏ”. “Trong chuyến viếng thăm Bắc Hàn vào đầu tháng Năm vừa qua, tôi không thấy dấu hiệu rõ rệt của thiếu lương thực”. Tuy nhiên, đó “là vì người ngoài không thể có cơ hội nói chuyện với thường dân và đi lại tự do”. Tình hình nông nghiệp không thuận lợi và nước này phụ thuộc vào “lương thực viện trợ của Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
Một số người sống sót được là nhờ họ “có vườn tượt hoặc đồng ruộng đồi dốc; một số kiếm tiền bằng cách buôn bán” chứ không dựa vào “Hệ Thống Phân Phối Công với những sai lầm kinh niên”.
Viên chức Caritas cho hay rằng cuộc khủng hoảng không chỉ về lương thực mà còn về “y tế, giáo dục, truyền thông…:. Vì thế mà tổ chức Công Giáo này đang nỗ lực làm việc mang tính chất địa phương bằng cách tài trợ cho các dự án quy mô nhỏ và dài hạn. “Chúng tôi đang cố tìm các dự án hợp tác dài hạn trong lĩnh vực xã hội (liên quan đến người đau yếu tàn tật và trẻ em).”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II
Vũ Văn An
02:38 03/07/2009
Năm mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Đức GH Gioan XXIII làm thế giới ngạc nhiên khi công bố ý định triệu tập một công đồng chung. Ai trong chúng ta có trí khôn vào thời ấy hẳn nhớ rõ cái náo nức do việc công bố ấy đem lại cho người Công Giáo cũng như cho thế giới nói chung. Nguyên sự kiện một công đồng chung có thể xẩy ra đã là một chuyện phi thường rồi, vì theo cách tính của người Công Giáo, cho đến nay mới có 20 công đồng chung mà thôi. Đức GH Gioan XXIII đã từ từ cho biết rõ các ý định của ngài về công đồng chung lần này: canh tân Giáo Hội về phương diện thiêng liêng, cập nhật hóa mục vụ
(aggiornamento) và cổ vũ sự hợp nhất các Kitô hữu. Muốn thực hiện được bất cứ mục tiêu nào trong số ấy cũng đều đòi phải có việc thay đổi trong Giáo Hội. Canh tân thiêng liêng đòi phải thống hối; cập nhật có nghĩa là phải cởi bỏ một số thái độ, thói quen và định chế không còn thích hợp và dẫn nhập các thái độ, thói quen và định chế thích hợp hơn đối với giai đoạn cuối của thế kỷ 20; còn cổ vũ việc hợp nhất các Kitô hữu đương nhiên bao hàm các cố gắng để vượt lên trên các tha hóa mà từ bỏ nhiều sức mạnh ù lì của nhiều thế kỷ qua. Một điều gì mới mẻ và khác biệt đang hiện ra ở cuối chân trời. Đức GH Gioan XXIII soạn một lời cầu nguyện xin Chúa cho công đồng thành “một lễ Hiện Xuống mới!”.
Từ ngày được công bố (25 tháng 1 năm 1959) tới ngày kết thúc (8 tháng 12 năm 1965), Công Đồng Chung Vatican II đã tự chứng tỏ là một biến cố hết sức đặc biệt, như phần đông chúng ta đã chứng kiến bằng chính kinh nghiệm và quan sát bản thân. Mười sáu văn kiện đã đại biểu được điều 2,500 nghị phụ, hội họp dưới thời hai vị Giáo Hoàng là Gioan XXIII và Phaolô VI, muốn nói với Giáo Hội và thế giới. Các văn kiện này không từ trời rơi xuống, nhưng là kết quả của một diễn trình đối thoại, chạm trán, thỏa hiệp và hoà giải. Biết lịch sử lập pháp này là điều cần thiết để ta hiểu và lượng giá đầy đủ điều Công Đồng muốn nói, và không muốn nói, trong các bản văn sau cùng của mình. Nói cách khác, lịch sử và khoa giải thích (hermeneutics) phải đi đôi với nhau. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu là chúng đi đôi với nhau như thế nào.
Gián đoạn hay canh tân?
Ngày 22 tháng 12 năm 2005, tức năm lên ngôi, Đức GH Bênêđíctô XVI, nhân dịp nói truyện hàng năm, theo thói quen, với Giáo Triều, trong phần duyệt lại các biến cố trong mấy tháng trước đó, đã nhắc đến việc cử hành kỷ niệm lần thứ 40 ngày kết thúc Vatican II. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha trình bày các suy nghĩ của ngài về việc giải thích đúng đắn Công Đồng này.
Đức Bênêđíctô XVI khởi sự bằng cách tương phản hai lối giải thích Công Đồng. Cách thứ nhất ngài gọi là “lối giải thích bất liên tục” (hermeneutics of discontinuity). Trong hai đoạn ngắn, Đức GH cho rằng phương thức này có nguy cơ chủ trương một sự bất liên tục giữa giáo hội trước công đồng và giáo hội sau công đồng, mà bỏ qua sự kiện này là thực ra Giáo Hội chỉ là một chủ thể lịch sử đơn nhất. Lối giải thích này xem thường các văn kiện của Công Đồng, coi chúng chỉ là kết quả của những thỏa hiệp bất hạnh, và chỉ trân qúy các yếu tố mới lạ trong các văn kiện ấy mà thôi. Nó xếp Công Đồng vào loại các hội nghị lập hiến với sứ mệnh bãi bỏ hiến pháp cũ để soạn ra hiến pháp mới, mặc dù trên thực tế, Giáo Hội vốn nhận lãnh từ Chính Chúa Kitô một hiến pháp không thể thay đổi.
Còn đối với lối giải thích kia, lối giải thích được Đức Bênêđíctô XVI ưa thích, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng hẳn ngài sẽ gọi nó là lối “giải thích liên tục” (hermeneutics of continuity). Và quả thực những nhà bình luận bất cẩn đã từng sử dụng thuật ngữ ấy để miêu tả chủ trương của ngài. Nhưng thực ra, ngài gọi lối giải thích ấy là lối “giải thích canh tân” (hermeneutics of reform). Ngài dành phần lớn bài nói truyện của ngài (đến 85% nội dung) để giảng giải điều ngài muốn hàm ý trong thuật ngữ kia. Và phần lớn các giảng giải này tập chú vào lý do tại sao vào thời của Công Đồng, lại có nhu cầu cần một mức độ bất liên tục nào đó. Dù sao, nếu không có bất liên tục, thì khó mà nói tới canh tân.
Chìa khóa của giải thích
Để minh họa được sơ đồ giải thích của Đức GH Bênêđíctô XVI, ta phải nại tới hai vị Giáo Hoàng của Công Đồng. Từ bài diễn văn khai mạc Công Đồng của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô trích dẫn đoạn văn nói rằng một đàng, mục tiêu của Công Đồng là chuyển giao tín lý một cách tinh ròng và trọn vẹn, đàng khác lại đòi phải nghiên cứu và trình bày tín lý ấy một cách phù hợp với nhu cầu của thời đại. Như thế, theo Đức Bênêđíctô XVI, việc phân biệt giữa bản chất đức tin và việc phát biểu nó ra đòi ta vừa phải trung thành vừa phải uyển chuyển năng động (dynamism). Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc tới đoạn trong bài diễn văn kết thúc Công Đồng của Đức Phaolô VI. Đoạn văn này có thể cung cấp cho ta một căn bản nào đó để ta nghĩ tới một thứ giải thích bất liên tục, vì nó đề cập tới sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới, một tha hóa vốn là đặc điểm của mấy thế kỷ trước đó. Chính sự xem sét này đã hướng dẫn phần còn lại trong bài nói truyện của Đức Bênêđíctô XVI trước Giáo triều Rôma; một điều khá ngạc nhiên trong bài nói truyện của vị nguyên giáo sư thần học tín lý là ngài không quan tâm bao nhiêu tới các cuộc tranh luận đặc thù về tín lý.
Một thăm dò rất nhanh sẽ cho ta thấy sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới tân thời: từ vụ án Galileo tới Phong Trào Ánh Sáng (the Enlightenment), từ Cách mạng Pháp và việc xuất hiện chủ nghĩa tự do triệt để tới các huênh hoang của khoa học tự nhiên cho rằng mình không cần tới giả thuyết Thiên Chúa mà vẫn có thể tự lo liệu được. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: phản ứng của Giáo Hội dưới thời Đức Piô IX đối với sự tha hóa ấy là “cay đắng và triệt để lên án”. Để trả đũa một phản ứng như thế, các đại biểu của thế giới cận đại cũng đã thẳng thừng hoàn toàn bác bỏ Giáo Hội như vậy. Xem ra không thể nào có được một “hiểu biết tích cực và có hiệu quả”.
Tuy nhiên, kể từ thời đó, sự việc đã thay đổi. Trong một nhận định mà có lẽ linh mục John Courtney Murray, Dòng Tên, hẳn phải thích thú, Đức Thánh Cha nói rằng thể nghiệm chính trị của Mỹ cho thấy một mô thức khác với mô thức xuất thân từ Cách Mạng Pháp. Các khoa học tự nhiên cũng đã trở nên khiêm tốn hơn trong các tham vọng của mình. Sau Thế Chiến Hai, “các chính khách Công Giáo đã chứng tỏ được rằng một nhà nước thế tục tân thời có thể hiện hữu mà không đòi phải trung lập đối với các giá trị nhưng có thể rút tỉa được sự sống từ các nguồn đạo đức vĩ đại do Kitô giáo mở ra”, mặt khác, học thuyết xã hội Công Giáo cũng đã đưa ra được một lý thuyết thay thế cho lý thuyết triệt để tự do và lý thuyết Mác-xít.
Thành thử ra, trước ngày Công Đồng khai mạc, ba câu hỏi lớn đã được đặt ra, và cả ba câu hỏi này đều đòi một suy tư và một định nghĩa mới. Đó là: các mối liên hệ giữa đức tin và khoa học hiện đại, giữa Giáo Hội và nhà nước hiện đại, và giữa Kitô Giáo cùng các tôn giáo khác, nhất là Do Thái Giáo. Đức Giáo Hoàng cho rằng: trong mỗi phạm vi ấy, “một hình thức bất liên tục nào đó có thể xuất hiện, và quả thực nó đã xuất hiện rồi”, một bất liên tục không đòi ta phải từ bỏ các nguyên tắc cổ truyền.
Đức Thánh Cha cũng mô tả chìa khóa giải thích mà ngài nghĩ nên áp dụng cho cả Vatican II nữa: “Chính sự phối hợp cả liên tục lẫn bất liên tục ở các bình diện khác nhau ấy đã tạo nên bản chất đích thực của canh tân chân chính”. Khi giải thích về sự “mới lạ trong liên tục”này, Đức Thánh Cha cho hay: đáp ứng của Giáo Hội đối với các vấn đề phụ thuộc tự nó phải là phụ thuộc, dù được đặt căn bản trên các nguyên tắc lâu bền. Trong trường hợp ấy, các nguyên tắc vẫn phải được duy trì ngay trong trường hợp có những thay đổi được đưa ra trong phương cách áp dụng chúng. Thí dụ chính được Đức Bênêđíctô XVI đưa ra là “Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo” của Công Đồng, một tuyên ngôn “cùng một lúc vừa nhìn nhận và biến làm của riêng nguyên tắc chủ yếu của nhà nước hiện đại vừa tái khám phá gia tài hết sức sâu sắc của Giáo Hội”, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu và Giáo Hội của các thánh tử đạo mọi thời.
Nếu những xác định mới này về mối liên hệ giữa đức tin và “một số yếu tố căn bản của tư tưởng hiện đại” đòi Công Đồng phải suy nghĩ lại và có khi phải sửa chữa lại các quyết định lịch sử của thời trước, thì Công Đồng đã chỉ làm thế để duy trì và thâm hậu hóa bản chất và căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội. Điều được Đức Thánh Cha gọi là “câu trả lời ‘có’ đầy căn bản này đối với thế giới hiện đại” không có tham vọng chấm dứt mọi căng thẳng, cũng như không loại trừ được mọi nguy cơ, và có nhiều phương diện Giáo Hội tiếp tục vẫn phải là “dấu chỉ của mâu thuẫn” (Lc 2:34). Điều Giáo Hội muốn thực hiện là “bỏ qua một bên các chống đối do lầm lẫn tạo ra hay đã trở nên phù phiếm, hầu có thể trình bày cho thế giới chúng ta các đòi hỏi của Phúc Âm trong vẻ cao cả và tinh ròng của nó”. Đó là cách Giáo Hội xử lý sự khó khăn trong mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, được miêu tả theo lối nói của Thánh Kinh là Kitô hữu có bổn phận phải sẵn sàng trả lời (apo-logia) cho bất cứ ai hỏi họ cái logos, hay lý do tại sao họ tin cậy (1 Pet 3:15). Điều này từng đưa Giáo Hội vào cuộc đối thoại với nền Văn Hóa Hy Lạp. Và trong thời Trung Cổ, lúc xem ra đức tin và lý trí có nguy cơ mâu thuẫn nhau một cách không thể nào hoà giải được, thì việc ấy đã khiến Thánh Tôma Aquinô suy tư về “cuộc gặp gỡ mới giữa đức tin và triết lý Aristốt và nhờ thế đã đặt đức tin vào một mối liên hệ tích cực với hình thức lý luận thuận lý đang thịnh hành lúc bấy giờ”. Có điều đáng nói là từ những thế kỷ sau đó, Đức GH Bênêđíctô XVI không đưa ra một thí dụ nào cho thấy một thành tựu tương tự và đầy thành công như thế trong điều được ngài gọi là “cuộc tranh luận giảm dần giữa lý trí hiện đại và đức tin Kitô Giáo”.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng càng tiếp diễn các luận điểm của ngài, thì sự dị biệt rõ ràng giữa hai xu hướng giải thích trái ngược nhau mà ngài vốn dùng để khởi sự cuộc nói truyện của ngài càng trở nên mờ nhạt đi. Sự canh tân mà Đức Bênêđíctô XVI vốn coi như tâm điểm các thành tựu của Công Đồng tự nó cũng đã là một mới lạ trong liên tục, một trung thành trong uyển chuyển năng động rồi. Nó bao hàm nhiều yếu tố quan trọng của bất liên tục. Dĩ nhiên, ta có thể tương phản hai phương thức này bằng cách bảo một phương thức rằng: “các anh chỉ biết nhấn mạnh tới liên tục!” và bảo phương thức kia rằng: “các anh chỉ nhấn mạnh tới bất liên tục!”. Nhưng những quan điểm ấy chỉ là những điều trừu tượng, trên thực tế khó có thể tìm thấy người nào chủ trương một trong hai thứ ấy. Có lẽ các lối giải thích cân bằng của Đức Thánh Cha đại biểu cho điều được các nhà xã hội học gọi là “các mẫu lý tưởng” (ideals types), có thể coi là các phương thế hữu dụng để đặt ra câu hỏi quan trọng, chứ không nên cho đó là chủ trương theo nghĩa đen của một ai đó. Lối giải thích bất liên tục không nên nhìn đâu cũng thấy đứt đoạn; nhưng lối giải thích canh tân cũng phải thừa nhận một số bất liên tục quan trọng nào đó.
Thuyết phục những nhà duy truyền thống
Điều khiến một số quan sát viên lấy làm bỡ ngỡ là khi muốn minh họa lối giải thích canh tân, Đức Thánh Cha lại sử dụng phương thức tiếp cận mới mẻ của Công Đồng đối với thế giới hiện đại trong việc bàn tới tự do tôn giáo. Thiển nghĩ, đây là dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha không chủ yếu, hay ít nhất không duy nhất, có ý nói đến các nhà biên tập cũng như các tác giả của bộ Lịch Sử Vatican II do Giuseppe Alberigo chủ biên, như nhiều người vốn nghĩ. Bởi vì khi Giuseppe Alberigo viết rằng Công Đồng đại biểu cho “una svolta epochale” (một khúc quanh có tính thời đại), là ông ta muốn đặc biệt ám chỉ các loại liên hệ mới với thế giới, những liên hệ mà Đức Thánh Cha vốn cho là Công Đồng cần phải tạo ra.
Cho nên theo thiển nghĩ, đúng hơn, Đức Thánh Cha muốn thuyết phục nhóm người khác hẳn, tức các nhà duy truyền thống. Nhóm người này sở dĩ chống đối Công Đồng, phần lớn vì họ tin rằng giáo huấn của Công Đồng về Giáo Hội, về nhà nước và về tự do tôn giáo đem lại một bất liên tục có tính cách mạng đối với tín lý chính thức của Giáo Hội. Tổng giám mục Marcel Lefèbvre, chẳng hạn, đã cực lực chỉ trích lời tuyên bố của Đức HY Ratzinger hồi đó mà cho rằng: các văn kiện Gaudium et Spes, Dignitatis Humanae và Nostra Aetate ( Vui Mừng và Hy Vọng, Phẩm Giá Con Người, và Thời Đại Ta) đã đại diện cho “việc xét lại Bản Danh Mục (các sai lầm), một thứ phản đề đối với bản danh mục kia…, một mưu toan chính thức giao hòa với thời đại mới bắt đầu khai sinh từ [cách mạng] 1789”. Đức Hồng Y Ratzinger quả có nói rằng các văn kiện trên rất đúng khi bỏ lại phía sau các quan điểm một chiều và xưa cũ từng được chấp nhận dưới thời Đức Piô IX và Đức Piô X; và nay đã đến lúc để Giáo Hội từ bỏ nhiều điều từ trước đến nay từng được coi là an toàn và là chuyện đương nhiên. Giáo Hội phải loại bỏ các pháo đài cố hữu và chỉ nên tin vào thuẫn đỡ của đức tin.
Tổng giám mục Lefèbvre coi các nhận định trên là “tầm phào phóng túng” (liberal banalities), dửng dưng hay đúng hơn phỉ báng sự hỗ trợ mà Giáo Hội vốn nhận được từ nhà nước có tuyên tín Công Giáo và các định chế của nó. Lefèbvre cho rằng sự kếp hợp giữa giáo hội và nhà nước “là một nguyên tắc của học lý Công Giáo cũng bất di bất dịch như chính học lý vậy”. Người kế nhiệm Lefèbvre là Bernard Fellay đã nhắc lại các nhận định trên đây của Đúc HY Ratzinger trong một lá thư viết năm 2002 để minh họa các điểm bất đồng nghiêm trọng còn tồn tại giữa Rôma và Ecône (trụ sở của nhóm này). Nhóm của ông không khi nào chấp nhận “bất cứ sự khai triển không đồng nhất nào”, như điều Công Đồng dạy về tự do tôn giáo chẳng hạn.
Như thế, phải hiểu bài nói truyện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về việc giải thích Công đồng Vatican II như một cố gắng nhằm thuyết phục các nhà duy truyền thống rằng cần phải phân biệt giữa bình diện học lý hay nguyên tắc với bình diện áp dụng cụ thể và đáp ứng hoàn cảnh. Ta có thể coi bài nói truyện của ngài ngang tầm như nhiều hành động khác của ngài nhằm vào các nhà duy truyền thống, như việc ngài minh xác rằng tại Công Đồng, Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ chủ trương coi mình là Giáo Hội duy nhất chân thật và việc ngài cho phép sử dụng nền phụng vụ chưa được cải cách. Cho đến nay, xem ra nhóm của Fellay vẫn chưa được thuyết phục. Ám chỉ đến việc Đức Thánh Cha nhận định về việc giái thích Công Đồng Vatican II, Fellay cho rằng công đồng cần nhiều điều hơn là việc giải thích đúng; giáo huấn của công đồng cần được duyệt lại và sửa chữa lại.
Về liên tục tính
Vấn đề liên tục tính, ít nhất, cũng có thể nhìn từ ba quan điểm khác nhau. Về phương diện tín lý, rõ ràng là có sự liên tục: Vatican II không vứt bỏ bất cứ tín điều nào của Giáo Hội và cũng không công bố bất cứ tín điều nào mới. Tuy nhiên, công đồng quả có tái khám phá nhiều tín điều quan trọng, tương đối đã bị lãng quên trong mấy thế kỷ trước đó, như tính hiệp đoàn (collegiality) của các giám mục, chức linh mục của mọi người đã rửa tội, thần học về giáo hội địa phương và sự quan trọng của Thánh Kinh. Tái khẳng định những điều như thế có nghĩa là đặt các tín điều khác vào một đồng văn rộng lớn hơn và phong phú hơn trước. Sau cùng, công đồng vượt ra ngoài phương pháp và ngôn ngữ bình thường của các công đồng chung như Trent và Vatican I, ít nhất cũng tuân theo lệnh của Đức Gioan XXIII đòi nó phải đưa ra một tầm nhìn tích cực và dễ cho mọi người với tới về đức tin, và tự chế không đưa ra các lời kết án (anathemas) vốn là đặc điểm của các công đồng chung trước đó.
Về phương diện thần học, công đồng là hoa trái của các phong trào canh tân của thế kỷ 20 trong các ngành nghiên cứu thánh kinh, giáo phụ và trung cổ; trong nền thần học phụng vụ; trong cuộc đối thoại đại kết; trong các cuộc gặp gỡ mới mẻ và tích cực hơn với nền triết lý hiện đại; trong việc tái suy tư mối liên hệ giữa giáo hội và thế giới; và trong việc tái suy tư vai trò của giáo dân trong giáo hội. Trong mấy thập niên trước khi có công đồng, nhiều phong trào trong số trên đã bị chính thức nghi ngờ cách này hay cách nọ, đôi khi còn bị kết án nữa, một thái độ đã được phản ánh ngay trong các văn kiện chính thức do Vatican II soạn thảo. Trong kỳ họp đầu tiên của công đồng (năm 1962), đã có cả một bi kịch thực sự xẩy ra, khi các văn kiện kia bị chỉ trích nặng nề vì thiếu sót nội dung canh tân về thần học và mục vụ đang thịnh hành lúc ấy. Việc bác bỏ các bản văn soạn sẵn quả có đem lại một bất liên tục tính nào đó cho việc diễn tiến của công đồng. Phần lớn diễn biến sau đó của công đồng cho thấy sự khó khăn trong việc xác định phải đưa các bản văn nào thay thế cho các bản văn bị loại bỏ, trong việc phục hồi “gia tài sâu sắc nhất của giáo hội”, nói theo kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI, và trong việc tìm ra thứ ngôn ngữ thích hợp để phát biểu gia tài ấy ra. Trong tất cả những vấn đề ấy, ta thấy có một bất liên tục đáng kể.
Còn về phương diện xã hội học và lịch sử, người ta nhìn công đồng trên một cái phông rộng lớn hơn, và họ không thể tự hạn chế họ vào các ý định của các vị giáo hoàng và các vị giám mục hay vào các văn kiện sau cùng. Ngày nay, người ta thường nghiên cứu tác động của công đồng theo những điều đã cảm nghiệm, đã quan sát và đã được thực thi. Từ những góc cạnh này, khó tránh được việc nhấn mạnh tới sự bất liên tục, hay nhấn mạnh tới cảm nghiệm về một biến cố vượt thoát ra ngoài lề thói (routine). Đó là ngôn ngữ chung được các vị tham dự và quan sát viên sử dụng vào lúc ấy. Các suy tư riêng của nhà thần học trẻ tuổi Ratzinger sau mỗi phiên họp, được công bố bằng tiếng Anh dưới tựa đề “Theological Highlights of Vatican II” (Các cao điểm thần học của Vatican II) là một điển hình rất tốt. Chính từ quan điểm này, James Hitchcock đã gọi Vatican II là “biến cố quan trọng nhất của giáo hội trong bốn trăm năm qua” và nhà sử học kiêm xã hội học người Pháp là Émile Poulat đã nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo, trong 10 năm sau Vatican II, đã thay đổi nhiều hơn cả 100 năm trước đó. Một cái nhìn tương tự như thế cũng đã được nhiều người khác, thuộc đủ mọi trình độ ý thức hệ, chủ trương. Bất kể họ coi những điều đã xẩy ra là tốt hay xấu, tất cả đều nhất trí rằng một biến cố lớn lao đã xẩy ra.
Nếu những phân biệt như trên được duy trì trong tâm trí người ta, thì điều ấy quả rất hữu ích. Vì các phân biệt như thế sẽ giúp các học giả biết nhận dạng chính xác đâu mới thực sự là điểm dị biệt trong việc giải thích Vatican II, và lượng giá được liệu các dị biệt ấy có thực sự kình chống nhau hay không. Phong thái của Đức Bênêđíctô XVI trong bài nói truyện này cũng là tấm gương cho thấy một cố gắng nghiêm chỉnh muốn phân biệt rõ ràng và nếu cố gắng của ngài được nhiều người mô phỏng, thì cuộc tranh luận về công đồng sẽ được nâng cấp một cách đáng kể.
Theo Cha Joseph A. Komonchak, Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại Học Công Giáo Mỹ, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Novelty in Continuity, America 2/2/09
(aggiornamento) và cổ vũ sự hợp nhất các Kitô hữu. Muốn thực hiện được bất cứ mục tiêu nào trong số ấy cũng đều đòi phải có việc thay đổi trong Giáo Hội. Canh tân thiêng liêng đòi phải thống hối; cập nhật có nghĩa là phải cởi bỏ một số thái độ, thói quen và định chế không còn thích hợp và dẫn nhập các thái độ, thói quen và định chế thích hợp hơn đối với giai đoạn cuối của thế kỷ 20; còn cổ vũ việc hợp nhất các Kitô hữu đương nhiên bao hàm các cố gắng để vượt lên trên các tha hóa mà từ bỏ nhiều sức mạnh ù lì của nhiều thế kỷ qua. Một điều gì mới mẻ và khác biệt đang hiện ra ở cuối chân trời. Đức GH Gioan XXIII soạn một lời cầu nguyện xin Chúa cho công đồng thành “một lễ Hiện Xuống mới!”.
Từ ngày được công bố (25 tháng 1 năm 1959) tới ngày kết thúc (8 tháng 12 năm 1965), Công Đồng Chung Vatican II đã tự chứng tỏ là một biến cố hết sức đặc biệt, như phần đông chúng ta đã chứng kiến bằng chính kinh nghiệm và quan sát bản thân. Mười sáu văn kiện đã đại biểu được điều 2,500 nghị phụ, hội họp dưới thời hai vị Giáo Hoàng là Gioan XXIII và Phaolô VI, muốn nói với Giáo Hội và thế giới. Các văn kiện này không từ trời rơi xuống, nhưng là kết quả của một diễn trình đối thoại, chạm trán, thỏa hiệp và hoà giải. Biết lịch sử lập pháp này là điều cần thiết để ta hiểu và lượng giá đầy đủ điều Công Đồng muốn nói, và không muốn nói, trong các bản văn sau cùng của mình. Nói cách khác, lịch sử và khoa giải thích (hermeneutics) phải đi đôi với nhau. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu là chúng đi đôi với nhau như thế nào.
Gián đoạn hay canh tân?
Ngày 22 tháng 12 năm 2005, tức năm lên ngôi, Đức GH Bênêđíctô XVI, nhân dịp nói truyện hàng năm, theo thói quen, với Giáo Triều, trong phần duyệt lại các biến cố trong mấy tháng trước đó, đã nhắc đến việc cử hành kỷ niệm lần thứ 40 ngày kết thúc Vatican II. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha trình bày các suy nghĩ của ngài về việc giải thích đúng đắn Công Đồng này.
Đức Bênêđíctô XVI khởi sự bằng cách tương phản hai lối giải thích Công Đồng. Cách thứ nhất ngài gọi là “lối giải thích bất liên tục” (hermeneutics of discontinuity). Trong hai đoạn ngắn, Đức GH cho rằng phương thức này có nguy cơ chủ trương một sự bất liên tục giữa giáo hội trước công đồng và giáo hội sau công đồng, mà bỏ qua sự kiện này là thực ra Giáo Hội chỉ là một chủ thể lịch sử đơn nhất. Lối giải thích này xem thường các văn kiện của Công Đồng, coi chúng chỉ là kết quả của những thỏa hiệp bất hạnh, và chỉ trân qúy các yếu tố mới lạ trong các văn kiện ấy mà thôi. Nó xếp Công Đồng vào loại các hội nghị lập hiến với sứ mệnh bãi bỏ hiến pháp cũ để soạn ra hiến pháp mới, mặc dù trên thực tế, Giáo Hội vốn nhận lãnh từ Chính Chúa Kitô một hiến pháp không thể thay đổi.
Còn đối với lối giải thích kia, lối giải thích được Đức Bênêđíctô XVI ưa thích, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng hẳn ngài sẽ gọi nó là lối “giải thích liên tục” (hermeneutics of continuity). Và quả thực những nhà bình luận bất cẩn đã từng sử dụng thuật ngữ ấy để miêu tả chủ trương của ngài. Nhưng thực ra, ngài gọi lối giải thích ấy là lối “giải thích canh tân” (hermeneutics of reform). Ngài dành phần lớn bài nói truyện của ngài (đến 85% nội dung) để giảng giải điều ngài muốn hàm ý trong thuật ngữ kia. Và phần lớn các giảng giải này tập chú vào lý do tại sao vào thời của Công Đồng, lại có nhu cầu cần một mức độ bất liên tục nào đó. Dù sao, nếu không có bất liên tục, thì khó mà nói tới canh tân.
Chìa khóa của giải thích
Để minh họa được sơ đồ giải thích của Đức GH Bênêđíctô XVI, ta phải nại tới hai vị Giáo Hoàng của Công Đồng. Từ bài diễn văn khai mạc Công Đồng của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô trích dẫn đoạn văn nói rằng một đàng, mục tiêu của Công Đồng là chuyển giao tín lý một cách tinh ròng và trọn vẹn, đàng khác lại đòi phải nghiên cứu và trình bày tín lý ấy một cách phù hợp với nhu cầu của thời đại. Như thế, theo Đức Bênêđíctô XVI, việc phân biệt giữa bản chất đức tin và việc phát biểu nó ra đòi ta vừa phải trung thành vừa phải uyển chuyển năng động (dynamism). Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc tới đoạn trong bài diễn văn kết thúc Công Đồng của Đức Phaolô VI. Đoạn văn này có thể cung cấp cho ta một căn bản nào đó để ta nghĩ tới một thứ giải thích bất liên tục, vì nó đề cập tới sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới, một tha hóa vốn là đặc điểm của mấy thế kỷ trước đó. Chính sự xem sét này đã hướng dẫn phần còn lại trong bài nói truyện của Đức Bênêđíctô XVI trước Giáo triều Rôma; một điều khá ngạc nhiên trong bài nói truyện của vị nguyên giáo sư thần học tín lý là ngài không quan tâm bao nhiêu tới các cuộc tranh luận đặc thù về tín lý.
Một thăm dò rất nhanh sẽ cho ta thấy sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới tân thời: từ vụ án Galileo tới Phong Trào Ánh Sáng (the Enlightenment), từ Cách mạng Pháp và việc xuất hiện chủ nghĩa tự do triệt để tới các huênh hoang của khoa học tự nhiên cho rằng mình không cần tới giả thuyết Thiên Chúa mà vẫn có thể tự lo liệu được. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: phản ứng của Giáo Hội dưới thời Đức Piô IX đối với sự tha hóa ấy là “cay đắng và triệt để lên án”. Để trả đũa một phản ứng như thế, các đại biểu của thế giới cận đại cũng đã thẳng thừng hoàn toàn bác bỏ Giáo Hội như vậy. Xem ra không thể nào có được một “hiểu biết tích cực và có hiệu quả”.
Tuy nhiên, kể từ thời đó, sự việc đã thay đổi. Trong một nhận định mà có lẽ linh mục John Courtney Murray, Dòng Tên, hẳn phải thích thú, Đức Thánh Cha nói rằng thể nghiệm chính trị của Mỹ cho thấy một mô thức khác với mô thức xuất thân từ Cách Mạng Pháp. Các khoa học tự nhiên cũng đã trở nên khiêm tốn hơn trong các tham vọng của mình. Sau Thế Chiến Hai, “các chính khách Công Giáo đã chứng tỏ được rằng một nhà nước thế tục tân thời có thể hiện hữu mà không đòi phải trung lập đối với các giá trị nhưng có thể rút tỉa được sự sống từ các nguồn đạo đức vĩ đại do Kitô giáo mở ra”, mặt khác, học thuyết xã hội Công Giáo cũng đã đưa ra được một lý thuyết thay thế cho lý thuyết triệt để tự do và lý thuyết Mác-xít.
Thành thử ra, trước ngày Công Đồng khai mạc, ba câu hỏi lớn đã được đặt ra, và cả ba câu hỏi này đều đòi một suy tư và một định nghĩa mới. Đó là: các mối liên hệ giữa đức tin và khoa học hiện đại, giữa Giáo Hội và nhà nước hiện đại, và giữa Kitô Giáo cùng các tôn giáo khác, nhất là Do Thái Giáo. Đức Giáo Hoàng cho rằng: trong mỗi phạm vi ấy, “một hình thức bất liên tục nào đó có thể xuất hiện, và quả thực nó đã xuất hiện rồi”, một bất liên tục không đòi ta phải từ bỏ các nguyên tắc cổ truyền.
Đức Thánh Cha cũng mô tả chìa khóa giải thích mà ngài nghĩ nên áp dụng cho cả Vatican II nữa: “Chính sự phối hợp cả liên tục lẫn bất liên tục ở các bình diện khác nhau ấy đã tạo nên bản chất đích thực của canh tân chân chính”. Khi giải thích về sự “mới lạ trong liên tục”này, Đức Thánh Cha cho hay: đáp ứng của Giáo Hội đối với các vấn đề phụ thuộc tự nó phải là phụ thuộc, dù được đặt căn bản trên các nguyên tắc lâu bền. Trong trường hợp ấy, các nguyên tắc vẫn phải được duy trì ngay trong trường hợp có những thay đổi được đưa ra trong phương cách áp dụng chúng. Thí dụ chính được Đức Bênêđíctô XVI đưa ra là “Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo” của Công Đồng, một tuyên ngôn “cùng một lúc vừa nhìn nhận và biến làm của riêng nguyên tắc chủ yếu của nhà nước hiện đại vừa tái khám phá gia tài hết sức sâu sắc của Giáo Hội”, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu và Giáo Hội của các thánh tử đạo mọi thời.
Nếu những xác định mới này về mối liên hệ giữa đức tin và “một số yếu tố căn bản của tư tưởng hiện đại” đòi Công Đồng phải suy nghĩ lại và có khi phải sửa chữa lại các quyết định lịch sử của thời trước, thì Công Đồng đã chỉ làm thế để duy trì và thâm hậu hóa bản chất và căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội. Điều được Đức Thánh Cha gọi là “câu trả lời ‘có’ đầy căn bản này đối với thế giới hiện đại” không có tham vọng chấm dứt mọi căng thẳng, cũng như không loại trừ được mọi nguy cơ, và có nhiều phương diện Giáo Hội tiếp tục vẫn phải là “dấu chỉ của mâu thuẫn” (Lc 2:34). Điều Giáo Hội muốn thực hiện là “bỏ qua một bên các chống đối do lầm lẫn tạo ra hay đã trở nên phù phiếm, hầu có thể trình bày cho thế giới chúng ta các đòi hỏi của Phúc Âm trong vẻ cao cả và tinh ròng của nó”. Đó là cách Giáo Hội xử lý sự khó khăn trong mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, được miêu tả theo lối nói của Thánh Kinh là Kitô hữu có bổn phận phải sẵn sàng trả lời (apo-logia) cho bất cứ ai hỏi họ cái logos, hay lý do tại sao họ tin cậy (1 Pet 3:15). Điều này từng đưa Giáo Hội vào cuộc đối thoại với nền Văn Hóa Hy Lạp. Và trong thời Trung Cổ, lúc xem ra đức tin và lý trí có nguy cơ mâu thuẫn nhau một cách không thể nào hoà giải được, thì việc ấy đã khiến Thánh Tôma Aquinô suy tư về “cuộc gặp gỡ mới giữa đức tin và triết lý Aristốt và nhờ thế đã đặt đức tin vào một mối liên hệ tích cực với hình thức lý luận thuận lý đang thịnh hành lúc bấy giờ”. Có điều đáng nói là từ những thế kỷ sau đó, Đức GH Bênêđíctô XVI không đưa ra một thí dụ nào cho thấy một thành tựu tương tự và đầy thành công như thế trong điều được ngài gọi là “cuộc tranh luận giảm dần giữa lý trí hiện đại và đức tin Kitô Giáo”.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng càng tiếp diễn các luận điểm của ngài, thì sự dị biệt rõ ràng giữa hai xu hướng giải thích trái ngược nhau mà ngài vốn dùng để khởi sự cuộc nói truyện của ngài càng trở nên mờ nhạt đi. Sự canh tân mà Đức Bênêđíctô XVI vốn coi như tâm điểm các thành tựu của Công Đồng tự nó cũng đã là một mới lạ trong liên tục, một trung thành trong uyển chuyển năng động rồi. Nó bao hàm nhiều yếu tố quan trọng của bất liên tục. Dĩ nhiên, ta có thể tương phản hai phương thức này bằng cách bảo một phương thức rằng: “các anh chỉ biết nhấn mạnh tới liên tục!” và bảo phương thức kia rằng: “các anh chỉ nhấn mạnh tới bất liên tục!”. Nhưng những quan điểm ấy chỉ là những điều trừu tượng, trên thực tế khó có thể tìm thấy người nào chủ trương một trong hai thứ ấy. Có lẽ các lối giải thích cân bằng của Đức Thánh Cha đại biểu cho điều được các nhà xã hội học gọi là “các mẫu lý tưởng” (ideals types), có thể coi là các phương thế hữu dụng để đặt ra câu hỏi quan trọng, chứ không nên cho đó là chủ trương theo nghĩa đen của một ai đó. Lối giải thích bất liên tục không nên nhìn đâu cũng thấy đứt đoạn; nhưng lối giải thích canh tân cũng phải thừa nhận một số bất liên tục quan trọng nào đó.
Thuyết phục những nhà duy truyền thống
Điều khiến một số quan sát viên lấy làm bỡ ngỡ là khi muốn minh họa lối giải thích canh tân, Đức Thánh Cha lại sử dụng phương thức tiếp cận mới mẻ của Công Đồng đối với thế giới hiện đại trong việc bàn tới tự do tôn giáo. Thiển nghĩ, đây là dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha không chủ yếu, hay ít nhất không duy nhất, có ý nói đến các nhà biên tập cũng như các tác giả của bộ Lịch Sử Vatican II do Giuseppe Alberigo chủ biên, như nhiều người vốn nghĩ. Bởi vì khi Giuseppe Alberigo viết rằng Công Đồng đại biểu cho “una svolta epochale” (một khúc quanh có tính thời đại), là ông ta muốn đặc biệt ám chỉ các loại liên hệ mới với thế giới, những liên hệ mà Đức Thánh Cha vốn cho là Công Đồng cần phải tạo ra.
Cho nên theo thiển nghĩ, đúng hơn, Đức Thánh Cha muốn thuyết phục nhóm người khác hẳn, tức các nhà duy truyền thống. Nhóm người này sở dĩ chống đối Công Đồng, phần lớn vì họ tin rằng giáo huấn của Công Đồng về Giáo Hội, về nhà nước và về tự do tôn giáo đem lại một bất liên tục có tính cách mạng đối với tín lý chính thức của Giáo Hội. Tổng giám mục Marcel Lefèbvre, chẳng hạn, đã cực lực chỉ trích lời tuyên bố của Đức HY Ratzinger hồi đó mà cho rằng: các văn kiện Gaudium et Spes, Dignitatis Humanae và Nostra Aetate ( Vui Mừng và Hy Vọng, Phẩm Giá Con Người, và Thời Đại Ta) đã đại diện cho “việc xét lại Bản Danh Mục (các sai lầm), một thứ phản đề đối với bản danh mục kia…, một mưu toan chính thức giao hòa với thời đại mới bắt đầu khai sinh từ [cách mạng] 1789”. Đức Hồng Y Ratzinger quả có nói rằng các văn kiện trên rất đúng khi bỏ lại phía sau các quan điểm một chiều và xưa cũ từng được chấp nhận dưới thời Đức Piô IX và Đức Piô X; và nay đã đến lúc để Giáo Hội từ bỏ nhiều điều từ trước đến nay từng được coi là an toàn và là chuyện đương nhiên. Giáo Hội phải loại bỏ các pháo đài cố hữu và chỉ nên tin vào thuẫn đỡ của đức tin.
Tổng giám mục Lefèbvre coi các nhận định trên là “tầm phào phóng túng” (liberal banalities), dửng dưng hay đúng hơn phỉ báng sự hỗ trợ mà Giáo Hội vốn nhận được từ nhà nước có tuyên tín Công Giáo và các định chế của nó. Lefèbvre cho rằng sự kếp hợp giữa giáo hội và nhà nước “là một nguyên tắc của học lý Công Giáo cũng bất di bất dịch như chính học lý vậy”. Người kế nhiệm Lefèbvre là Bernard Fellay đã nhắc lại các nhận định trên đây của Đúc HY Ratzinger trong một lá thư viết năm 2002 để minh họa các điểm bất đồng nghiêm trọng còn tồn tại giữa Rôma và Ecône (trụ sở của nhóm này). Nhóm của ông không khi nào chấp nhận “bất cứ sự khai triển không đồng nhất nào”, như điều Công Đồng dạy về tự do tôn giáo chẳng hạn.
Như thế, phải hiểu bài nói truyện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về việc giải thích Công đồng Vatican II như một cố gắng nhằm thuyết phục các nhà duy truyền thống rằng cần phải phân biệt giữa bình diện học lý hay nguyên tắc với bình diện áp dụng cụ thể và đáp ứng hoàn cảnh. Ta có thể coi bài nói truyện của ngài ngang tầm như nhiều hành động khác của ngài nhằm vào các nhà duy truyền thống, như việc ngài minh xác rằng tại Công Đồng, Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ chủ trương coi mình là Giáo Hội duy nhất chân thật và việc ngài cho phép sử dụng nền phụng vụ chưa được cải cách. Cho đến nay, xem ra nhóm của Fellay vẫn chưa được thuyết phục. Ám chỉ đến việc Đức Thánh Cha nhận định về việc giái thích Công Đồng Vatican II, Fellay cho rằng công đồng cần nhiều điều hơn là việc giải thích đúng; giáo huấn của công đồng cần được duyệt lại và sửa chữa lại.
Về liên tục tính
Vấn đề liên tục tính, ít nhất, cũng có thể nhìn từ ba quan điểm khác nhau. Về phương diện tín lý, rõ ràng là có sự liên tục: Vatican II không vứt bỏ bất cứ tín điều nào của Giáo Hội và cũng không công bố bất cứ tín điều nào mới. Tuy nhiên, công đồng quả có tái khám phá nhiều tín điều quan trọng, tương đối đã bị lãng quên trong mấy thế kỷ trước đó, như tính hiệp đoàn (collegiality) của các giám mục, chức linh mục của mọi người đã rửa tội, thần học về giáo hội địa phương và sự quan trọng của Thánh Kinh. Tái khẳng định những điều như thế có nghĩa là đặt các tín điều khác vào một đồng văn rộng lớn hơn và phong phú hơn trước. Sau cùng, công đồng vượt ra ngoài phương pháp và ngôn ngữ bình thường của các công đồng chung như Trent và Vatican I, ít nhất cũng tuân theo lệnh của Đức Gioan XXIII đòi nó phải đưa ra một tầm nhìn tích cực và dễ cho mọi người với tới về đức tin, và tự chế không đưa ra các lời kết án (anathemas) vốn là đặc điểm của các công đồng chung trước đó.
Về phương diện thần học, công đồng là hoa trái của các phong trào canh tân của thế kỷ 20 trong các ngành nghiên cứu thánh kinh, giáo phụ và trung cổ; trong nền thần học phụng vụ; trong cuộc đối thoại đại kết; trong các cuộc gặp gỡ mới mẻ và tích cực hơn với nền triết lý hiện đại; trong việc tái suy tư mối liên hệ giữa giáo hội và thế giới; và trong việc tái suy tư vai trò của giáo dân trong giáo hội. Trong mấy thập niên trước khi có công đồng, nhiều phong trào trong số trên đã bị chính thức nghi ngờ cách này hay cách nọ, đôi khi còn bị kết án nữa, một thái độ đã được phản ánh ngay trong các văn kiện chính thức do Vatican II soạn thảo. Trong kỳ họp đầu tiên của công đồng (năm 1962), đã có cả một bi kịch thực sự xẩy ra, khi các văn kiện kia bị chỉ trích nặng nề vì thiếu sót nội dung canh tân về thần học và mục vụ đang thịnh hành lúc ấy. Việc bác bỏ các bản văn soạn sẵn quả có đem lại một bất liên tục tính nào đó cho việc diễn tiến của công đồng. Phần lớn diễn biến sau đó của công đồng cho thấy sự khó khăn trong việc xác định phải đưa các bản văn nào thay thế cho các bản văn bị loại bỏ, trong việc phục hồi “gia tài sâu sắc nhất của giáo hội”, nói theo kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI, và trong việc tìm ra thứ ngôn ngữ thích hợp để phát biểu gia tài ấy ra. Trong tất cả những vấn đề ấy, ta thấy có một bất liên tục đáng kể.
Còn về phương diện xã hội học và lịch sử, người ta nhìn công đồng trên một cái phông rộng lớn hơn, và họ không thể tự hạn chế họ vào các ý định của các vị giáo hoàng và các vị giám mục hay vào các văn kiện sau cùng. Ngày nay, người ta thường nghiên cứu tác động của công đồng theo những điều đã cảm nghiệm, đã quan sát và đã được thực thi. Từ những góc cạnh này, khó tránh được việc nhấn mạnh tới sự bất liên tục, hay nhấn mạnh tới cảm nghiệm về một biến cố vượt thoát ra ngoài lề thói (routine). Đó là ngôn ngữ chung được các vị tham dự và quan sát viên sử dụng vào lúc ấy. Các suy tư riêng của nhà thần học trẻ tuổi Ratzinger sau mỗi phiên họp, được công bố bằng tiếng Anh dưới tựa đề “Theological Highlights of Vatican II” (Các cao điểm thần học của Vatican II) là một điển hình rất tốt. Chính từ quan điểm này, James Hitchcock đã gọi Vatican II là “biến cố quan trọng nhất của giáo hội trong bốn trăm năm qua” và nhà sử học kiêm xã hội học người Pháp là Émile Poulat đã nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo, trong 10 năm sau Vatican II, đã thay đổi nhiều hơn cả 100 năm trước đó. Một cái nhìn tương tự như thế cũng đã được nhiều người khác, thuộc đủ mọi trình độ ý thức hệ, chủ trương. Bất kể họ coi những điều đã xẩy ra là tốt hay xấu, tất cả đều nhất trí rằng một biến cố lớn lao đã xẩy ra.
Nếu những phân biệt như trên được duy trì trong tâm trí người ta, thì điều ấy quả rất hữu ích. Vì các phân biệt như thế sẽ giúp các học giả biết nhận dạng chính xác đâu mới thực sự là điểm dị biệt trong việc giải thích Vatican II, và lượng giá được liệu các dị biệt ấy có thực sự kình chống nhau hay không. Phong thái của Đức Bênêđíctô XVI trong bài nói truyện này cũng là tấm gương cho thấy một cố gắng nghiêm chỉnh muốn phân biệt rõ ràng và nếu cố gắng của ngài được nhiều người mô phỏng, thì cuộc tranh luận về công đồng sẽ được nâng cấp một cách đáng kể.
Theo Cha Joseph A. Komonchak, Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại Học Công Giáo Mỹ, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Novelty in Continuity, America 2/2/09
Tin thêm về ngôi mộ Thánh Phaolô
Phụng Nghi
23:25 03/07/2009
VATICAN CITY (VIS) - Tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh sáng nay, Hồng y Andrea Cordero Lanza di Montezemolo, linh mục quản hạt vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành, và giáo sư Ulderico Santamaria, giám đốc phòng thí nghiệm khoa học thuộc Viện Bảo tàng Vatican, đã chủ trì một buổi họp trình bầy về ngôi mộ Thánh Phaolô.
Hồng y Cordero giải thích rằng hai năm trước đây ngài đã đề nghị với Đức giáo hoàng nên đặt ngôi mộ Thánh Phaolô làm đối tượng khảo sát khoa học. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI chấp thuận lời đề nghị đó, nhưng chỉ thị rằng kết quả chỉ được loan báo vào lúc kết thúc năm kính Thánh Phaolô. Đó là lý do tại sao các kết quả đã được giữ kín cho tới nay.
Giáo sư Santamaria nhấn mạnh vào các phương diện kỹ thuật trong cuộc nghiên cứu. Ông giải thích rằng một lỗ nhỏ được khoan nơi cổ mộ để luồn máy dò vào. Những mảnh vải mầu xanh, những miếng vải mầu tím dệt chen lẫn các sợi chỉ vàng, những hạt trầm hương mầu đỏ và những mảnh xương đã được khám phá thấy. Dùng phương pháp xác định niên đại bằng carbon trên các vật thể hữu cơ cho biết những gì tìm thấy được trong cổ mộ thuộc về một con người sống ở thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai. Đức giáo hoàng tuyên bố trong buổi lễ kết thúc Năm kính Thánh Phaolô hôm 28 tháng 6: “Điều đó hầu như xác định truyền thống nhất trí và không tranh cãi từ lâu cho rằng đây là hài cốt của Tông đồ Phaolô, và tâm hồn chúng ta tràn đầy mối xúc cảm sâu xa.”
Đức hồng y cũng giải thích rằng có thể Đức giáo hoàng không loại trừ khả năng tiến hành một cuộc khảo sát ngôi cổ mộ của Thánh Phaolô một cách cặn kẽ hơn. Tuy nhiên, ngài nói tiếp, Đức thánh cha không muốn việc đó xảy ra trong Năm kính Thánh Phaolô, bởi vì để khai mở ngôi cổ mộ, cần phải tháo dỡ bàn thờ nơi Đức giáo hoàng dâng thánh lễ và lọng tán do Arnolfo di Cambio thiết kế mà theo lời kết luận của hồng y, là một công tác khó khăn và tế nhị.
Hồng y Cordero giải thích rằng hai năm trước đây ngài đã đề nghị với Đức giáo hoàng nên đặt ngôi mộ Thánh Phaolô làm đối tượng khảo sát khoa học. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI chấp thuận lời đề nghị đó, nhưng chỉ thị rằng kết quả chỉ được loan báo vào lúc kết thúc năm kính Thánh Phaolô. Đó là lý do tại sao các kết quả đã được giữ kín cho tới nay.
Giáo sư Santamaria nhấn mạnh vào các phương diện kỹ thuật trong cuộc nghiên cứu. Ông giải thích rằng một lỗ nhỏ được khoan nơi cổ mộ để luồn máy dò vào. Những mảnh vải mầu xanh, những miếng vải mầu tím dệt chen lẫn các sợi chỉ vàng, những hạt trầm hương mầu đỏ và những mảnh xương đã được khám phá thấy. Dùng phương pháp xác định niên đại bằng carbon trên các vật thể hữu cơ cho biết những gì tìm thấy được trong cổ mộ thuộc về một con người sống ở thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai. Đức giáo hoàng tuyên bố trong buổi lễ kết thúc Năm kính Thánh Phaolô hôm 28 tháng 6: “Điều đó hầu như xác định truyền thống nhất trí và không tranh cãi từ lâu cho rằng đây là hài cốt của Tông đồ Phaolô, và tâm hồn chúng ta tràn đầy mối xúc cảm sâu xa.”
Đức hồng y cũng giải thích rằng có thể Đức giáo hoàng không loại trừ khả năng tiến hành một cuộc khảo sát ngôi cổ mộ của Thánh Phaolô một cách cặn kẽ hơn. Tuy nhiên, ngài nói tiếp, Đức thánh cha không muốn việc đó xảy ra trong Năm kính Thánh Phaolô, bởi vì để khai mở ngôi cổ mộ, cần phải tháo dỡ bàn thờ nơi Đức giáo hoàng dâng thánh lễ và lọng tán do Arnolfo di Cambio thiết kế mà theo lời kết luận của hồng y, là một công tác khó khăn và tế nhị.
Top Stories
VIETNAM: Des sénateurs américains réclament la libération immédiate du P. Thaddée Nguyên Van Ly
Eglises d'Asie
19:38 03/07/2009
Trente-sept sénateurs américains viennent de signer une lettre envoyée au chef de l’Etat vietnamien, Nguyên Minh Triêt, lui demandant de libérer immédiatement le P. Thaddée Nguyên Van Ly, qui purge une peine de huit ans de prison dans le camp d’internement de Ba Sao, dans la partie nord du Vietnam. Dans leur lettre, les membres de la Chambre haute américaine affirment que le procès du prêtre catholique s’est déroulé en l’absence de tout avocat. Lorsque que l’accusé a voulu s’exprimer devant la cour, il en a été empêché de force par un policier et a été conduit hors de la salle d’audience.
Selon les sénateurs américains, les conditions dans lesquelles s’est déroulé le procès n’étaient pas conformes aux exigences de la Constitution vietnamienne et de la charte internationale des droits civils et politiques. Par suite, la sentence qui a été prononcée est invalide. En conséquence, les signataires de la lettre demandent la libération immédiate et sans condition du prêtre incarcéré ainsi que la restitution de tous ses droits légaux. Quelques-uns des sénateurs signataires jouissent d’un certain renom comme Barbara Boxer, Sam Brownback et d’autres.
Le procès du P. Thaddée Nguyên Van Ly avait duré quatre heures dans la matinée du 30 mars 2007. Le prêtre avait été condamné à huit ans de prison par le Tribunal populaire de la province de Thua Thiên-Huê, pour recel et diffusion de documents, de propagande contre la République socialiste du Vietnam. Une photo prise pendant le procès par un journaliste étranger a rapidement fait le tour du monde. Elle représente un policier imposant le silence au prêtre en lui mettant la main devant la bouche. Le 24 février précédant le procès, la P. Ly avait été transporté par la police, depuis sa résidence de l’archevêché de Huê, jusqu’à la petite paroisse de Bên Cui où il avait été gardé jusqu’à son procès. Il a été ensuite transféré dans le camp d’internement de Ba Sao dans le Vietnam du Nord.
Le P. Ly a une expérience particulièrement longue des prisons communistes. Il fut incarcéré une première fois de 1977 à 1978 puis une seconde fois de 1983 à 1992. En novembre 2000, il entamait une retentissante campagne pour la liberté religieuse, jusqu’à une nouvelle arrestation en mai 2001, qui fut suivie d’une nouvelle condamnation à quinze ans de prison. Libéré le 1er février 2005, mais toujours assigné à la résidence surveillée, il ne tarda pas à reprendre sa lutte, lui donnant comme objectif, les droits de l’homme et la démocratie. Ces activités lui valurent le procès et la condamnation du 30 mars 2007 (1).
(1) Voir EDA 460 pour le procès. Voir également pour l’ensemble des faits concernant le P. Ly, voir EDA 321, 322, 323, 324, 325, 326, 327, 330, 331, 332, 335, 337, 340, 357, 358
(Source: Eglises d'Asie, 3 juillet 2009)
Selon les sénateurs américains, les conditions dans lesquelles s’est déroulé le procès n’étaient pas conformes aux exigences de la Constitution vietnamienne et de la charte internationale des droits civils et politiques. Par suite, la sentence qui a été prononcée est invalide. En conséquence, les signataires de la lettre demandent la libération immédiate et sans condition du prêtre incarcéré ainsi que la restitution de tous ses droits légaux. Quelques-uns des sénateurs signataires jouissent d’un certain renom comme Barbara Boxer, Sam Brownback et d’autres.
Le procès du P. Thaddée Nguyên Van Ly avait duré quatre heures dans la matinée du 30 mars 2007. Le prêtre avait été condamné à huit ans de prison par le Tribunal populaire de la province de Thua Thiên-Huê, pour recel et diffusion de documents, de propagande contre la République socialiste du Vietnam. Une photo prise pendant le procès par un journaliste étranger a rapidement fait le tour du monde. Elle représente un policier imposant le silence au prêtre en lui mettant la main devant la bouche. Le 24 février précédant le procès, la P. Ly avait été transporté par la police, depuis sa résidence de l’archevêché de Huê, jusqu’à la petite paroisse de Bên Cui où il avait été gardé jusqu’à son procès. Il a été ensuite transféré dans le camp d’internement de Ba Sao dans le Vietnam du Nord.
Le P. Ly a une expérience particulièrement longue des prisons communistes. Il fut incarcéré une première fois de 1977 à 1978 puis une seconde fois de 1983 à 1992. En novembre 2000, il entamait une retentissante campagne pour la liberté religieuse, jusqu’à une nouvelle arrestation en mai 2001, qui fut suivie d’une nouvelle condamnation à quinze ans de prison. Libéré le 1er février 2005, mais toujours assigné à la résidence surveillée, il ne tarda pas à reprendre sa lutte, lui donnant comme objectif, les droits de l’homme et la démocratie. Ces activités lui valurent le procès et la condamnation du 30 mars 2007 (1).
(1) Voir EDA 460 pour le procès. Voir également pour l’ensemble des faits concernant le P. Ly, voir EDA 321, 322, 323, 324, 325, 326, 327, 330, 331, 332, 335, 337, 340, 357, 358
(Source: Eglises d'Asie, 3 juillet 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký tiếp sức mùa thi 2009 của SVCG TGP Hà Nội (Kỳ 1)
SV TGP Hà Nội
03:53 03/07/2009
HÀ NỘI - Ngày 2/7/2009 được xem là ngày cao điểm thí sinh dự thi đợt I đổ về Hà Nội. Là trung tâm giáo dục lớn nhất của đất nước, số thí sinh dự kiến qua 3 kỳ thi có thể đạt nửa triệu em (số liệu Bộ Giáo Dục và Đào tạo).
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm, bến xe Giáp Bát đã nhộn nhịp. Đúng 6h 30 phút, một chốt tình nguyện Sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đã được đặt ngay trong Bến xe Giáp Bát. Đây được xem là điểm tập kết đông đảo nhất của thí sinh, dự kiến khoảng 15 vạn lượt người, các nhóm nhỏ Bùi Chu, Hà Nam, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Nông Nghiệp, Phát Diệm, Công Nghiệp, Thạch Bích … thay phiên nhau đón tiếp thí sinh đang từ trên xe bước xuống rồi dẫn các em đến khu vực ban thư ký.
Tại đây, đội xe của Sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội đã sẵn sàng di chuyển, đưa các em tỏa đi về các hướng: Thái Hà, Nhà thờ Lớn, Kẻ Sét, Phùng Khoang, Cổ Nhuế, Cầu Giấy. v.v. Một tình nguyện viên nhóm Thanh Hóa cho biết: “Đón được em nào, nhóm mình đưa em đó về ngay địa điểm trọ. Phương tiện chủ yếu để di chuyển là xe bus, xe máy”.
Dưới cái nóng gay gắt, một tình nguyện viên nữ Bùi Chu vừa giơ biển đón thí sinh, vừa giơ tay vẫy vẫy với cặp mắt chăm chú nhìn về chiếc xe khách Nam Định – Hà Nội. Chị cho biết: “Tấm biển này giúp cho các em dễ nhận ra nhóm sinh viên công giáo của mình hơn và tiếp cận dễ hơn, mau chóng hơn”.
Anh Giuse Trần Văn Tuân, trưởng nhóm sinh viên tình nguyện Hà Nam cho biết: “Đây là lần đầu tiên mình tham gia công tác tình nguyện tiếp sức mùa thi. Mới cách đây một năm, mình cũng bỡ ngỡ như các em bây giờ đánh đường từ Thanh Liêm lên đây dự thi. May nhờ có sự giúp đỡ tận tình nên mình có nhiều thuận lợi. Nay đã là sinh viên, lại muốn quay trở lại giúp đỡ thế hệ đi sau. Dù công việc vất vả nhưng mình cảm thấy rất vui vì làm được một việc gì đó bổ ích cho các em”
Mệt mỏi vì quãng đường dài và thời tiết nóng nực của mùa hè. Nhưng các sĩ tử cũng không giấu nổi niềm vui, háo hức và sự biết ơn với sự nhiệt tình của các anh chị tình nguyện viên. Em Phanxicô Phạm Thanh Quang đến từ giáo xứ Nam Định cho biết: “Em bắt đầu ra đi từ lúc 5h30 phút sáng và đến bến xe Giáp Bát chừng hai tiếng sau đó. May mắn là em thời gian trước đã đăng ký nơi giáo xứ nên các bạn cùng đi thi đã thuê một xe riêng nên rất thoải mái. Đến nơi, có các anh chị tình nguyện viên đón và chở đến nơi nghỉ trọ”
Một thí sinh nữ đến từ Phát Diệm nói rằng: "em sợ nhất là tình trạng móc túi và xe ôm chặt chém. Nếu mà bị móc túi mất giấy báo thi thì đúng là một tai họa lớn. Nhờ các anh chị tình nguyện nên em có thể yên tâm trong đợt thi này. Tâm trạng của em không còn lo lắng bồn chồn như ban đầu nữa, chỗ trọ cũng được các anh chị tìm cho rồi và lại còn miễn phí nữa".
Em Antôn Trần Quang Hải xúc động: “Các anh chị tình nguyện viên rất nhiệt tình trong việc quan tâm săn sóc chúng em. Đi một mình, bố mẹ ở nhà rất lo nhưng khi nghe điện thoại gọi về, bố mẹ em rất vui. Cám ơn các anh chị sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội rất nhiều”
Mỹ Đình cũng là một trong số những bến xe lớn của Hà Nội. Có mặt lúc 7h00, Mỹ Đình được phân công cho nhóm Hưng Hóa đứng ra điều hành hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi. Đến sáng nay, tại Mỹ Đình đã đón được hàng trăm thí sinh Công giáo về dự thi.
Nhìn chung, hoạt động tiếp sức mùa thi của Sinh viên Tổng giáo phận có nhiều thuận lợi. Chỉ có một số khó khăn nhỏ, đó là việc xác định chỉ đón tiếp các thí sinh chứ không có các bậc phụ huynh nên vẫn còn khúc mắc. Mặt khác, do thí sinh đông nên phương tiện di chuyển ở một số nhóm tình nguyện gặp nhiều khó khăn: có nơi 10 tình nguyện viên nhưng chỉ có một xe. Chị Maria Bùi Thị Thảo – nhóm Hưng Hóa cho biết.
Tổng kết ngày làm việc khá vất vả trong điều kiện thời tiết nắng nóng, có khoảng hơn 1.000 thí sinh, không kể người nhà đã nhận được sự trợ giúp của anh chị sinh viên Công giáo. Trong ngày 3/7/2009, thí sinh sẽ được các tình nguyện viên dẫn đến địa điểm thi để chuẩn bị bước vào kỳ thi đầy thử thách.
Sau đây là diễn biến một vài khu vực chính:
* GIÁO XỨ CHÍNH TÒA: Nhóm Hà Nam được phân công chịu trách nhiệm chính tại khu vực này. Anh trưởng nhóm Giuse Trần Văn Tuân cho biết: Có 9 bạn trong nhóm tham gia hoạt động tiếp sức mùa thi khu vực Nhà Chung, có cả bạn không công giáo cũng tham gia. Nhóm đã mượn được 5 chiếc xe máy để đón các em đi thi. Hiện tại, nhóm đã đưa được gần 40 em đến Nhà Chung.
* GIÁO XỨ CỔ NHUẾ: Lúc 10h sáng, nhóm tình nguyện đã đón tiếp được 70% thí sinh đã đăng ký. Vì quãng đường đưa các em về nơi nghỉ hơn 10km nên các TNV đã tối ưu trong việc sử dụng xe bus đối với những em có sức khỏe tốt.
Đến 12h30 coi như công việc tiếp đón các em tại bến xe và đưa về đã hoàn tất, tuy có những phát sinh nhưng đã được xử lý nhanh chóng. Sau khi sắp xếp phòng ở đầy đủ cho các em thì đã có một bữa cơm thân mật vào lúc 13h00. Lúc 14h30 cùng ngày, anh Bằng - trưởng nhóm Cổ Nhuế đã tổ chức một buổi họp nhanh nhằm thông báo tình hình cho tình nguyện viên, nhắc nhở một số vấn đề phát sinh trong quá trình ăn ở đi lại của các em và nhắc thí sinh một số nội qui sinh hoạt trong thời gian nghỉ trọ tại Đại chủng viện Cổ Nhuế.
* GIÁO XỨ KẺ SÉT: Sau khi được các anh chị TNV tại bến xe Giáp Bát, các thí sinh Thái Bình, Hà Nam di chuyển đến Kẻ Sét tham dự Thánh lễ. Anh Long, trưởng phụ trách tại điểm tập kết: nhóm Thái Bình đón khoảng hơn 100 thí sinh, số lượng tình nguyện viên là 30; nhóm Hà Nam đón khoảng 200 em và có khoảng 80 tình nguyện viên tham gia tiếp sức trong đợt thi ĐH lần 1 này.
* GIÁO XỨ THÁI HÀ: Đây là một địa điểm thu nhận đông đảo thí sinh Công giáo đến dự thi. Ước tính, đến thời điểm chiều ngày 2.7, có khoảng 150 thí sinh đã về Thái Hà.
* GIÁO XỨ PHÙNG KHOANG: Có hơn 30 em thí sinh đã có mặt tại đây lúc 12h trưa. Giáo xứ có điều kiện rất tốt để các em nghỉ ngơi như khung cảnh thoáng đãng, yên tĩnh hơn những địa điểm khác.
* QUẬN CẦU GIẤY: Nhóm Bắc Ninh đã chuẩn bị khá công phu cho hoạt động đón tiếp thí sinh. Ngay từ hôm 1.7, các thành viên tình nguyện trong nhóm đã về Tòa Giám Mục Bắc Ninh để trực tiếp dẫn các em lên Hà Nội. Chị phó nhóm Nguyễn Thị Hường cho biết tại đây, nhóm đã thu xếp chỗ ở cho khoảng gần 35 thí sinh. Các em ở trong một gia đình Công giáo nên được phục vụ khá tận tình, có tình nguyện viên chịu trách nhiệm nấu ăn cho các thí sinh.
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm, bến xe Giáp Bát đã nhộn nhịp. Đúng 6h 30 phút, một chốt tình nguyện Sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đã được đặt ngay trong Bến xe Giáp Bát. Đây được xem là điểm tập kết đông đảo nhất của thí sinh, dự kiến khoảng 15 vạn lượt người, các nhóm nhỏ Bùi Chu, Hà Nam, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Nông Nghiệp, Phát Diệm, Công Nghiệp, Thạch Bích … thay phiên nhau đón tiếp thí sinh đang từ trên xe bước xuống rồi dẫn các em đến khu vực ban thư ký.
Tại đây, đội xe của Sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội đã sẵn sàng di chuyển, đưa các em tỏa đi về các hướng: Thái Hà, Nhà thờ Lớn, Kẻ Sét, Phùng Khoang, Cổ Nhuế, Cầu Giấy. v.v. Một tình nguyện viên nhóm Thanh Hóa cho biết: “Đón được em nào, nhóm mình đưa em đó về ngay địa điểm trọ. Phương tiện chủ yếu để di chuyển là xe bus, xe máy”.
Dưới cái nóng gay gắt, một tình nguyện viên nữ Bùi Chu vừa giơ biển đón thí sinh, vừa giơ tay vẫy vẫy với cặp mắt chăm chú nhìn về chiếc xe khách Nam Định – Hà Nội. Chị cho biết: “Tấm biển này giúp cho các em dễ nhận ra nhóm sinh viên công giáo của mình hơn và tiếp cận dễ hơn, mau chóng hơn”.
Anh Giuse Trần Văn Tuân, trưởng nhóm sinh viên tình nguyện Hà Nam cho biết: “Đây là lần đầu tiên mình tham gia công tác tình nguyện tiếp sức mùa thi. Mới cách đây một năm, mình cũng bỡ ngỡ như các em bây giờ đánh đường từ Thanh Liêm lên đây dự thi. May nhờ có sự giúp đỡ tận tình nên mình có nhiều thuận lợi. Nay đã là sinh viên, lại muốn quay trở lại giúp đỡ thế hệ đi sau. Dù công việc vất vả nhưng mình cảm thấy rất vui vì làm được một việc gì đó bổ ích cho các em”
Mệt mỏi vì quãng đường dài và thời tiết nóng nực của mùa hè. Nhưng các sĩ tử cũng không giấu nổi niềm vui, háo hức và sự biết ơn với sự nhiệt tình của các anh chị tình nguyện viên. Em Phanxicô Phạm Thanh Quang đến từ giáo xứ Nam Định cho biết: “Em bắt đầu ra đi từ lúc 5h30 phút sáng và đến bến xe Giáp Bát chừng hai tiếng sau đó. May mắn là em thời gian trước đã đăng ký nơi giáo xứ nên các bạn cùng đi thi đã thuê một xe riêng nên rất thoải mái. Đến nơi, có các anh chị tình nguyện viên đón và chở đến nơi nghỉ trọ”
Một nhóm sĩ tử đứng ở bến xe Giáp Bát đón xe buýt |
Em Antôn Trần Quang Hải xúc động: “Các anh chị tình nguyện viên rất nhiệt tình trong việc quan tâm săn sóc chúng em. Đi một mình, bố mẹ ở nhà rất lo nhưng khi nghe điện thoại gọi về, bố mẹ em rất vui. Cám ơn các anh chị sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội rất nhiều”
Mỹ Đình cũng là một trong số những bến xe lớn của Hà Nội. Có mặt lúc 7h00, Mỹ Đình được phân công cho nhóm Hưng Hóa đứng ra điều hành hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi. Đến sáng nay, tại Mỹ Đình đã đón được hàng trăm thí sinh Công giáo về dự thi.
Nhìn chung, hoạt động tiếp sức mùa thi của Sinh viên Tổng giáo phận có nhiều thuận lợi. Chỉ có một số khó khăn nhỏ, đó là việc xác định chỉ đón tiếp các thí sinh chứ không có các bậc phụ huynh nên vẫn còn khúc mắc. Mặt khác, do thí sinh đông nên phương tiện di chuyển ở một số nhóm tình nguyện gặp nhiều khó khăn: có nơi 10 tình nguyện viên nhưng chỉ có một xe. Chị Maria Bùi Thị Thảo – nhóm Hưng Hóa cho biết.
Ls Lê Quốc Quân cũng tình nguyện tiếp sức tại Cổ Nhuế |
Sau đây là diễn biến một vài khu vực chính:
* GIÁO XỨ CHÍNH TÒA: Nhóm Hà Nam được phân công chịu trách nhiệm chính tại khu vực này. Anh trưởng nhóm Giuse Trần Văn Tuân cho biết: Có 9 bạn trong nhóm tham gia hoạt động tiếp sức mùa thi khu vực Nhà Chung, có cả bạn không công giáo cũng tham gia. Nhóm đã mượn được 5 chiếc xe máy để đón các em đi thi. Hiện tại, nhóm đã đưa được gần 40 em đến Nhà Chung.
* GIÁO XỨ CỔ NHUẾ: Lúc 10h sáng, nhóm tình nguyện đã đón tiếp được 70% thí sinh đã đăng ký. Vì quãng đường đưa các em về nơi nghỉ hơn 10km nên các TNV đã tối ưu trong việc sử dụng xe bus đối với những em có sức khỏe tốt.
Đến 12h30 coi như công việc tiếp đón các em tại bến xe và đưa về đã hoàn tất, tuy có những phát sinh nhưng đã được xử lý nhanh chóng. Sau khi sắp xếp phòng ở đầy đủ cho các em thì đã có một bữa cơm thân mật vào lúc 13h00. Lúc 14h30 cùng ngày, anh Bằng - trưởng nhóm Cổ Nhuế đã tổ chức một buổi họp nhanh nhằm thông báo tình hình cho tình nguyện viên, nhắc nhở một số vấn đề phát sinh trong quá trình ăn ở đi lại của các em và nhắc thí sinh một số nội qui sinh hoạt trong thời gian nghỉ trọ tại Đại chủng viện Cổ Nhuế.
* GIÁO XỨ KẺ SÉT: Sau khi được các anh chị TNV tại bến xe Giáp Bát, các thí sinh Thái Bình, Hà Nam di chuyển đến Kẻ Sét tham dự Thánh lễ. Anh Long, trưởng phụ trách tại điểm tập kết: nhóm Thái Bình đón khoảng hơn 100 thí sinh, số lượng tình nguyện viên là 30; nhóm Hà Nam đón khoảng 200 em và có khoảng 80 tình nguyện viên tham gia tiếp sức trong đợt thi ĐH lần 1 này.
* GIÁO XỨ THÁI HÀ: Đây là một địa điểm thu nhận đông đảo thí sinh Công giáo đến dự thi. Ước tính, đến thời điểm chiều ngày 2.7, có khoảng 150 thí sinh đã về Thái Hà.
* GIÁO XỨ PHÙNG KHOANG: Có hơn 30 em thí sinh đã có mặt tại đây lúc 12h trưa. Giáo xứ có điều kiện rất tốt để các em nghỉ ngơi như khung cảnh thoáng đãng, yên tĩnh hơn những địa điểm khác.
* QUẬN CẦU GIẤY: Nhóm Bắc Ninh đã chuẩn bị khá công phu cho hoạt động đón tiếp thí sinh. Ngay từ hôm 1.7, các thành viên tình nguyện trong nhóm đã về Tòa Giám Mục Bắc Ninh để trực tiếp dẫn các em lên Hà Nội. Chị phó nhóm Nguyễn Thị Hường cho biết tại đây, nhóm đã thu xếp chỗ ở cho khoảng gần 35 thí sinh. Các em ở trong một gia đình Công giáo nên được phục vụ khá tận tình, có tình nguyện viên chịu trách nhiệm nấu ăn cho các thí sinh.
Mẫu Gương Sáng Ngời Của Một Đoàn Viên Liên Minh Thánh Tâm Tại Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam St. Maria Goretti, San Jose
Joachim Nguyễn
17:07 03/07/2009
Mẫu Gương Sáng Ngời Của Một Đoàn Viên Liên Minh Thánh TâmTại Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam St. Maria Goretti, San Jose
Từ chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến trở thành Chiến Sĩ của Thánh Tâm: Có ai ngờ được từ khi anh Macco Mark Seaman, một chiến sĩ oai hùng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, “The Few, The Proud, The Marines”, một tín hữu Lutheran trở lại đạo Công Giáo rồi kết hôn với chính cô giáo ngoan đạo hiền thục của mình, cô giáo Hương, người giảng viên dạy tiếng Việt tại Hải Quân Học Viên Ngôn Ngữ Monterey, California; Mark đã trở thành một người “con rể Việt Nam” đúng nghĩa, một giáo dân Việt Nam nhiệt thành, một người chồng gương mẫu và một Chiến Sĩ “Nước Chúa Trị Đến” của Thánh Tâm Chúa.
Trước hết, là con người tuân theo lời Chúa và vâng lời cha mẹ dạy mà nên một với vợ mình đã hẳn; Mark Seaman lại trở thành một người “con rể Việt Nam” đúng nghĩa bởi vì, sau khi lấy vợ Việt, trái tim Mark “đã thành trái tim Việt Nam; yêu vợ Việt, yêu luôn người Việt” . Gặp người Việt Nam nào anh cũng niềm nở mở lời "chào ông chào bà chào chị chào em". Rồi, tình cảm thì đúng như người Việt chính gốc. Gặp anh là gặp nụ cười: Vui cũng cười, buồn cũng cười. Miệng cười trong hạnh phúc đã hẳn; gian truân cũng vẫn nụ cười trên môi.
Một giáo dân Việt Nam nhiệt thành: Những ngày đại lễ, có ai tham dự rước kiệu cổ truyền “đóng đinh táng xác” trong lễ Phục Sinh đều không quên được hình ảnh của một thanh niên Mỹ Trắng, Anh Mark Seaman, đủng đỉnh áo thụng xanh với mão (mũ) phe phẩy cánh chuồn giống hệt như ông nghè về làng. Lần khác thì xúng xính áo thụng khăn đóng trong hàng các cụ thánh giá nến cao. Có khi thì theo kiệu táng xác cùng vợ ngân nga giọng mùa thương khó: “Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá. Thương xót chúng tôi.” Mỗi năm một việc, từ mặc áo quan viên cho đến làm sạch thánh đường không việc nào anh từ chối. Thật là một giáo dân Việt Nam nhiệt thành gương mẫu.
Dễ nhớ hơn nữa, những người đi lễ sáng Chúa Nhật hẳn không quên được hình ảnh anh Mark quàng tay chị Hương đếm bước từ bãi đậu xe lên hàng ghế giữa vì Chị Hương bị bệnh, đi đứng khó khăn. Thật, các bà vợ có chồng Việt Nam chính tông cũng thấy hãnh diện thêm cho chị Hương có một người chồng gương mẫu.
Gia nhập Liên Minh Thánh Tâm: Quyết định của anh gia nhập LMTT chẳng những làm cho anh em LMTT gốc Việt Nam hãnh diện mà còn chứng tỏ rằng LMTT là MỘT không kể ngưồn cội nơi sinh, chức vị ngoài đời, thông thái hay bình dân. Chúng ta đều là anh em. Anh Mark là người“ngoại quốc” tham gia và sinh hoạt tích cực với LMTT đã nêu một gương sáng cho chính các anh em Việt Nam còn chần chừ mau mắn ghi tên. Điển hình là một đoàn viên mới tuyên hứa tháng 6 vừa qua thành thật tiết lộ: “Tôi gia nhập đoàn LMTT giáo xứ St Maria Goretti vì có 3 đoàn viên đặc biệt: Một anh Mỹ rặt, một anh người Hoa, và một anh đạo Phật mới trở lại đạo. Người tưởng như xa lạ mà còn nhận thấy cái hay của LMTT; Vậy, tôi cũng quyết định ghi tên.”
5 năm làm chiến sĩ của Thánh Tâm: Trong Phúc Âm có nói rằng đối với con mắt người thế gian thì chết là hết, là đau buồn, nhưng với con mắt đức tin; chết là đi vào cuộc sống miên viễn. Vậy, trong suốt 62 năm phục vụ quê hương và tha nhân, trong đó có 5 năm làm đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm; ngày 16 tháng 6 năm 2009 anh Macco Mark Seaman đã yên nghỉ trong Chúa. Xin Chúa và Mẹ Maria ủi an gia đình chị Hương Seaman. Còn lại là một niềm vui được sống miên viễn cùng Đức Kitô Phục Sinh.
Bài điếu văn của đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong tang lễ nói lên tất cả con người và tâm tình của anh Mark Seaman “Là chiến sĩ US Marine Corps; anh hy sinh gian khổ để đạt được mục tiêu giao phó”, “Là người chồng; Mark là tấm gương gia trưởng sáng ngời: “Yêu vợ Việt Nam; Yêu cả người Việt Nam”, “Tình yêu của Mark lớn như biển cả đúng như tên gọi của anh, Mark Seaman”, “Là Công Giáo; anh yêu Chúa; yêu anh em”, “Là Liên Minh Thánh Tâm; Anh bền gan theo Giêsu” đến cùng. Bên Chúa, anh sẽ cầu bầu cho LMTT rộng mở, không hẳn chỉ cho người Việt mà cho tất cả những ai yêu mến Thánh Tâm và anh em. Nhớ anh là nhớ mãi mẫu gương sáng ngời của một đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm.
Hình ảnh của Terri Đinh
Từ chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến trở thành Chiến Sĩ của Thánh Tâm: Có ai ngờ được từ khi anh Macco Mark Seaman, một chiến sĩ oai hùng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, “The Few, The Proud, The Marines”, một tín hữu Lutheran trở lại đạo Công Giáo rồi kết hôn với chính cô giáo ngoan đạo hiền thục của mình, cô giáo Hương, người giảng viên dạy tiếng Việt tại Hải Quân Học Viên Ngôn Ngữ Monterey, California; Mark đã trở thành một người “con rể Việt Nam” đúng nghĩa, một giáo dân Việt Nam nhiệt thành, một người chồng gương mẫu và một Chiến Sĩ “Nước Chúa Trị Đến” của Thánh Tâm Chúa.
Trước hết, là con người tuân theo lời Chúa và vâng lời cha mẹ dạy mà nên một với vợ mình đã hẳn; Mark Seaman lại trở thành một người “con rể Việt Nam” đúng nghĩa bởi vì, sau khi lấy vợ Việt, trái tim Mark “đã thành trái tim Việt Nam; yêu vợ Việt, yêu luôn người Việt” . Gặp người Việt Nam nào anh cũng niềm nở mở lời "chào ông chào bà chào chị chào em". Rồi, tình cảm thì đúng như người Việt chính gốc. Gặp anh là gặp nụ cười: Vui cũng cười, buồn cũng cười. Miệng cười trong hạnh phúc đã hẳn; gian truân cũng vẫn nụ cười trên môi.
Một giáo dân Việt Nam nhiệt thành: Những ngày đại lễ, có ai tham dự rước kiệu cổ truyền “đóng đinh táng xác” trong lễ Phục Sinh đều không quên được hình ảnh của một thanh niên Mỹ Trắng, Anh Mark Seaman, đủng đỉnh áo thụng xanh với mão (mũ) phe phẩy cánh chuồn giống hệt như ông nghè về làng. Lần khác thì xúng xính áo thụng khăn đóng trong hàng các cụ thánh giá nến cao. Có khi thì theo kiệu táng xác cùng vợ ngân nga giọng mùa thương khó: “Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá. Thương xót chúng tôi.” Mỗi năm một việc, từ mặc áo quan viên cho đến làm sạch thánh đường không việc nào anh từ chối. Thật là một giáo dân Việt Nam nhiệt thành gương mẫu.
Dễ nhớ hơn nữa, những người đi lễ sáng Chúa Nhật hẳn không quên được hình ảnh anh Mark quàng tay chị Hương đếm bước từ bãi đậu xe lên hàng ghế giữa vì Chị Hương bị bệnh, đi đứng khó khăn. Thật, các bà vợ có chồng Việt Nam chính tông cũng thấy hãnh diện thêm cho chị Hương có một người chồng gương mẫu.
Gia nhập Liên Minh Thánh Tâm: Quyết định của anh gia nhập LMTT chẳng những làm cho anh em LMTT gốc Việt Nam hãnh diện mà còn chứng tỏ rằng LMTT là MỘT không kể ngưồn cội nơi sinh, chức vị ngoài đời, thông thái hay bình dân. Chúng ta đều là anh em. Anh Mark là người“ngoại quốc” tham gia và sinh hoạt tích cực với LMTT đã nêu một gương sáng cho chính các anh em Việt Nam còn chần chừ mau mắn ghi tên. Điển hình là một đoàn viên mới tuyên hứa tháng 6 vừa qua thành thật tiết lộ: “Tôi gia nhập đoàn LMTT giáo xứ St Maria Goretti vì có 3 đoàn viên đặc biệt: Một anh Mỹ rặt, một anh người Hoa, và một anh đạo Phật mới trở lại đạo. Người tưởng như xa lạ mà còn nhận thấy cái hay của LMTT; Vậy, tôi cũng quyết định ghi tên.”
5 năm làm chiến sĩ của Thánh Tâm: Trong Phúc Âm có nói rằng đối với con mắt người thế gian thì chết là hết, là đau buồn, nhưng với con mắt đức tin; chết là đi vào cuộc sống miên viễn. Vậy, trong suốt 62 năm phục vụ quê hương và tha nhân, trong đó có 5 năm làm đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm; ngày 16 tháng 6 năm 2009 anh Macco Mark Seaman đã yên nghỉ trong Chúa. Xin Chúa và Mẹ Maria ủi an gia đình chị Hương Seaman. Còn lại là một niềm vui được sống miên viễn cùng Đức Kitô Phục Sinh.
Bài điếu văn của đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong tang lễ nói lên tất cả con người và tâm tình của anh Mark Seaman “Là chiến sĩ US Marine Corps; anh hy sinh gian khổ để đạt được mục tiêu giao phó”, “Là người chồng; Mark là tấm gương gia trưởng sáng ngời: “Yêu vợ Việt Nam; Yêu cả người Việt Nam”, “Tình yêu của Mark lớn như biển cả đúng như tên gọi của anh, Mark Seaman”, “Là Công Giáo; anh yêu Chúa; yêu anh em”, “Là Liên Minh Thánh Tâm; Anh bền gan theo Giêsu” đến cùng. Bên Chúa, anh sẽ cầu bầu cho LMTT rộng mở, không hẳn chỉ cho người Việt mà cho tất cả những ai yêu mến Thánh Tâm và anh em. Nhớ anh là nhớ mãi mẫu gương sáng ngời của một đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm.
Hình ảnh của Terri Đinh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thu phục ác nhân
Lê Sáng
14:48 03/07/2009
Thu phục ở góc độ xã hội và nhân văn là làm cho người ta cảm phục điều hay lẽ phải mình đang có mà theo về với mình. Thu phục có sự chủ động từ phía người đi thu phục với động cơ rất trong sáng. Nhưng để có thể thu phục được, còn phải có sự hợp tác một cách tự nguyện từ phía người được thu phục. Đối với một ác nhân, là kẻ đang mang trong mình tội lỗi, việc thu phục còn đòi hỏi kẻ này phải nhận ra chân lý, nhận biết lỗi lầm, phải sám hối tội lỗi, phải cải tà qui chính. Thu phục sẽ không có kết quả nếu chỉ đến từ một phía.
Thu phục ở góc độ trong sáng nhất, nhân bản nhất, thường gắn với các tôn giáo. Giáo sử của tôn giáo nào cũng có ghi nhận về sự thu phục nhân tâm của các vị giáo tổ đối với con người, và cả đối với ác nhân. Nhưng qui luật muốn thu phục thành công, phải có sự cộng tác từ hai phía không thay đổi.
Phật giáo ghi nhận Phật Tổ thu phục được cả nghiệt chủng, nghiệt súc… Nhưng có khi Phật Tổ cũng phải bó tay với một đạo sĩ cả đời chẳng làm hại đến ai: Chuyện kể lại rằng một lần đi giảng đạo, Phật Tổ cùng với hai học trò Anam và Cadiếc, lúc đó theo thầy mà chưa phục lắm, có lẽ thấy hay hay và được nuôi ăn mà theo. Đến một bờ sông. Trong khi chờ đò thì gặp một đạo sĩ ngồi thiền ở gốc cây đa. Phật Tổ hỏi chuyện vị đạo sĩ và đàm đạo về lẽ sống ở đời ý muốn thu phục… Nhưng vị đạo sĩ có vẻ không hiểu ý và luôn lái câu chuyện về việc tu luyện của mình. Vị đạo sĩ này kể về cuộc đời tu luyện 40 năm qua, không làm chết một ngon cỏ, không làm đau một con kiến… Phật tổ mới hỏi: 40 năm tu luyện ngài làm được những gì? Vị đạo sĩ trả lời: Tôi có thể đi trên mặt nước – Nói đoạn liền bay người chạy lướt trên sông sang bờ bên và trở lại trong phút chốc. Hai học trò của Phật Tổ lấy làm khâm phục lắm. Phật Tổ không nói gì vừa lúc đò ngang cập bến, Ngài cùng hai học trò xuống đò qua sông. Lên bờ bên Ngài hỏi người chèo đò hết bao nhiêu tiền? người lái đò xin 3 xu cho ba thầy trò. Phật Tổ trả tiền rồi nói với hai thầy Anam - Cadiếc rằng: Tu 40 năm mà chỉ làm được cái việc đáng 1 xu 1 lần. Hai thầy bỗng ngộ ra và bị thu phục hoàn toàn bởi những gì Phật Tổ truyền dạy… Còn vị đạo sĩ vẫn ngồi đó dưới gốc cây đa, không làm đau con kiến, không làm chết ngon cỏ… Nhưng chẳng theo Phật vì Ngài không thể thu phục được một người chẳng hại đến ai, chẳng nghe ai nói, việc mình-mình làm, ý mình-mình phải…
Cuộc đời giảng đạo của Chúa Giê Su thì rất sống động với không biết bao nhiêu phép lạ khiến ai dù có cứng lòng mà không thể không tin. Mỗi bước chân Ngài là một câu chuyện ẩn chứa nhiều nghĩa mà con người ngày nay còn chưa khám phá hết. Vậy mà có lúc Ngài cũng bó tay với ngay cả một người ngay lành giữ sạch các điều răn mà Chúa Cha khi xưa truyền xuống. Đó là anh nhà giầu nhưng sống ngay lành, giữ nghiêm luật Chúa mà vẫn chưa yên tâm, đến gặp Thầy Giêsu mà hỏi rằng: Thưa thầy tôi đã giữ hết các giới luật, tôi còn phải làm gì để vào nước Chúa? Chúa Giê Su nhìn anh rất yêu thương và thân thiện mà trả lời: Anh hãy về bán hết của lả, chia cho người nghèo rồi đi theo ta – Anh nhà giầu ngay lành buồn bã bỏ đi và không thể làm như Chúa phán.
Một người ngay lành giữ đủ giới luật, một vị đạo sĩ chẳng hại đến ngọn cỏ con kiến mà chân lý vĩnh cửu không thể thu phục được nếu họ không muốn. Phương chi ác nhân đang mang trên mình đủ thứ tỗi lỗi, lại đang nắm giữ tiền bạc quyền lực sinh sát, đang hưởng thụ sa hoa… Mà thu phục được họ thì khó đến nhường nào??? Đương nhiên việc khó khăn này không thể là nguyên cớ để loại trừ chân lý thu phục với bất cứ ai… Ai cũng có quyền nhận được tiếng gọi đi theo chân lý, cải tà qui chính… Chỉ cần họ nghe theo tiếng gọi lương tâm để hướng thiện, phục thiện là Thượng Đế sẽ tha thứ lỗi lầm đón nhận họ như một lương dân của Ngài. Dân lành cũng vui mừng khôn xiết bởi bớt đi tai hoạ và có thêm người anh em…
Nói về lý luận và những việc làm của người cộng sản có lẽ không ai có thể bưng bít hay biện minh được tính chất phi lý cùng với những tội ác của cộng sản mà lịch sử đã lưu giữ… Nếu có chính nghĩa sáng ngời, mà csvn lại phải cải tổ cải cách theo “tà nghĩa tối tăm” thì thật là vô lý và ngu xuẩn. Những câu nói như thế trong xã hội văn minh ngày nay như là tự vạch mặt, tự tố cáo mình mà thôi. Không còn lừa dối được ai nữa, nhưng nó làm tổn thương đến nhiều người, nhất là những nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam. Phát ngôn câu nói đó, csvn dập tắt mọi hy vọng của người ngay lành về khả năng phục thiện của người cộng sản Việt Nam.
Chưa có tôn giáo nào lại đặt người anh em dù là lạc lối là kẻ thù của mình cả. Với Công Giáo lại càng ngặt nghèo chuyện này. Luân lý Công Giáo buộc giáo dân tu sĩ phải yêu thương người anh em cộng sản của mình cho dù họ đã, đang xuống tay đàn áp bạo ngược… Lúc đầu người cộng sản lấy làm ngạc nhiên lúc sau họ nghi ngờ cho rằng đây là một thủ đoạn gì chăng? Nhưng sau hết họ sẽ phải thừa nhận chân lý. Nếu cuộc đời ngắn ngủi của một cá nhân chưa đủ để ngộ ra chân lý, thế hệ kế tiếp, thừa kế… sẽ nhận ra chân lý, không có con đường nào khác, cũng không có ngoại lệ.
Đức nhẫn nhịn, đức hy sinh, đức khoan dung Kitô Giáo chưa bao giờ có điểm gới hạn cả. Nhưng nó luôn song hành với nghĩa vụ trách nhiệm mở dậy ngu muội, bảo vệ công lý của tu sĩ giáo dân Công Giáo. Nghĩa vụ này có trường hợp gắn với sinh mạng của tu sĩ giáo dân Công Giáo chứ không chỉ là công việc nên làm. Giáo luật Công Giáo đối với các tu sĩ, giáo dân là bất khả xâm phạm. Nếu có xung đột giữa Luật Đời và Luật Đạo, người Công Giáo sẽ chọn Luật Đạo cho các hành vi của mình, chứ không phải như ông thủ tướng Nguyên Tấn Dũng hăm he đe doạ Luật Đạo không được trên Luật nhà nước csvn đâu. Chính vì thế mà Công Giáo Việt Nam đã có hàng vạn thánh tử đạo… Không chỉ Công Giáo, mà bất cứ tôn giáo nào đều hành xử như thế, ông Nguyễn Tấn Dũng hãy đọc lại sử.
Ngày 27/06/2009 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI có lời phát biểu trước hàng Giám Mục Việt Nam gây xúc động cho nhiều người, trong đó có cả đảng viên cộng sản Việt Nam:
"Sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là có thể thực hiện được… Giáo hội không tìm bất cứ cách nào để thay thế những người có trách nhiệm cai trị mà chỉ mong muốn, trên tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng để có được vai trò chính đáng trong đời sống quốc gia nhằm phục vụ mọi người... Tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhắm giúp mỗi người tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi” - Đức Giáo hoàng cũng nói: Giáo hội và các con chiên có thể làm việc một cách trung thành để tạo ra một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
Niềm hy vọng lớn lao về đối thoại giữa các tôn giáo và csvn cho một nền hoà bình, công lý được thực thi trên quê hương Việt Nam lại được mở ra. Người ta hy vọng cuộc đối thoại này sẽ kết thúc trong hoà bình và công lý. Vì công lý chỉ được viên mãn trong môi trường hoà bình. Hoà bình chỉ bền vững và có thật khi công lý được thực thi.
Chỉ có Thượng Đế mới biết hết được csvn nghĩ gì trước lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng. Tu sĩ giáo dân các tôn giáo ở Việt Nam đã quá mệt mỏi với những suy đoán về phản ứng của người cộng sản trước các tình huống… Quá mệt mỏi với sự lật lọng phản trắc của người cộng sản từ các cuộc đàm phán trong quá khứ… Nhưng người cộng sản chẳng qua cũng là con người của thụ tạo. Họ không thể tự có, họ cũng không thể muôn năm trong cái vũ trụ tồn tại hữu năm này được. Không biết được điều này đã là một bất hạnh. Biết được điều này mà không có hành xử, thì còn bất hạnh hơn. Chỉ có người cộng sản mới làm cho việc chân lý thu phục họ đến được thành công mà thôi. Nhân loại hãy chờ xem những việc cộng sản làm.
Thu phục ở góc độ trong sáng nhất, nhân bản nhất, thường gắn với các tôn giáo. Giáo sử của tôn giáo nào cũng có ghi nhận về sự thu phục nhân tâm của các vị giáo tổ đối với con người, và cả đối với ác nhân. Nhưng qui luật muốn thu phục thành công, phải có sự cộng tác từ hai phía không thay đổi.
Phật giáo ghi nhận Phật Tổ thu phục được cả nghiệt chủng, nghiệt súc… Nhưng có khi Phật Tổ cũng phải bó tay với một đạo sĩ cả đời chẳng làm hại đến ai: Chuyện kể lại rằng một lần đi giảng đạo, Phật Tổ cùng với hai học trò Anam và Cadiếc, lúc đó theo thầy mà chưa phục lắm, có lẽ thấy hay hay và được nuôi ăn mà theo. Đến một bờ sông. Trong khi chờ đò thì gặp một đạo sĩ ngồi thiền ở gốc cây đa. Phật Tổ hỏi chuyện vị đạo sĩ và đàm đạo về lẽ sống ở đời ý muốn thu phục… Nhưng vị đạo sĩ có vẻ không hiểu ý và luôn lái câu chuyện về việc tu luyện của mình. Vị đạo sĩ này kể về cuộc đời tu luyện 40 năm qua, không làm chết một ngon cỏ, không làm đau một con kiến… Phật tổ mới hỏi: 40 năm tu luyện ngài làm được những gì? Vị đạo sĩ trả lời: Tôi có thể đi trên mặt nước – Nói đoạn liền bay người chạy lướt trên sông sang bờ bên và trở lại trong phút chốc. Hai học trò của Phật Tổ lấy làm khâm phục lắm. Phật Tổ không nói gì vừa lúc đò ngang cập bến, Ngài cùng hai học trò xuống đò qua sông. Lên bờ bên Ngài hỏi người chèo đò hết bao nhiêu tiền? người lái đò xin 3 xu cho ba thầy trò. Phật Tổ trả tiền rồi nói với hai thầy Anam - Cadiếc rằng: Tu 40 năm mà chỉ làm được cái việc đáng 1 xu 1 lần. Hai thầy bỗng ngộ ra và bị thu phục hoàn toàn bởi những gì Phật Tổ truyền dạy… Còn vị đạo sĩ vẫn ngồi đó dưới gốc cây đa, không làm đau con kiến, không làm chết ngon cỏ… Nhưng chẳng theo Phật vì Ngài không thể thu phục được một người chẳng hại đến ai, chẳng nghe ai nói, việc mình-mình làm, ý mình-mình phải…
Cuộc đời giảng đạo của Chúa Giê Su thì rất sống động với không biết bao nhiêu phép lạ khiến ai dù có cứng lòng mà không thể không tin. Mỗi bước chân Ngài là một câu chuyện ẩn chứa nhiều nghĩa mà con người ngày nay còn chưa khám phá hết. Vậy mà có lúc Ngài cũng bó tay với ngay cả một người ngay lành giữ sạch các điều răn mà Chúa Cha khi xưa truyền xuống. Đó là anh nhà giầu nhưng sống ngay lành, giữ nghiêm luật Chúa mà vẫn chưa yên tâm, đến gặp Thầy Giêsu mà hỏi rằng: Thưa thầy tôi đã giữ hết các giới luật, tôi còn phải làm gì để vào nước Chúa? Chúa Giê Su nhìn anh rất yêu thương và thân thiện mà trả lời: Anh hãy về bán hết của lả, chia cho người nghèo rồi đi theo ta – Anh nhà giầu ngay lành buồn bã bỏ đi và không thể làm như Chúa phán.
Một người ngay lành giữ đủ giới luật, một vị đạo sĩ chẳng hại đến ngọn cỏ con kiến mà chân lý vĩnh cửu không thể thu phục được nếu họ không muốn. Phương chi ác nhân đang mang trên mình đủ thứ tỗi lỗi, lại đang nắm giữ tiền bạc quyền lực sinh sát, đang hưởng thụ sa hoa… Mà thu phục được họ thì khó đến nhường nào??? Đương nhiên việc khó khăn này không thể là nguyên cớ để loại trừ chân lý thu phục với bất cứ ai… Ai cũng có quyền nhận được tiếng gọi đi theo chân lý, cải tà qui chính… Chỉ cần họ nghe theo tiếng gọi lương tâm để hướng thiện, phục thiện là Thượng Đế sẽ tha thứ lỗi lầm đón nhận họ như một lương dân của Ngài. Dân lành cũng vui mừng khôn xiết bởi bớt đi tai hoạ và có thêm người anh em…
Nói về lý luận và những việc làm của người cộng sản có lẽ không ai có thể bưng bít hay biện minh được tính chất phi lý cùng với những tội ác của cộng sản mà lịch sử đã lưu giữ… Nếu có chính nghĩa sáng ngời, mà csvn lại phải cải tổ cải cách theo “tà nghĩa tối tăm” thì thật là vô lý và ngu xuẩn. Những câu nói như thế trong xã hội văn minh ngày nay như là tự vạch mặt, tự tố cáo mình mà thôi. Không còn lừa dối được ai nữa, nhưng nó làm tổn thương đến nhiều người, nhất là những nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam. Phát ngôn câu nói đó, csvn dập tắt mọi hy vọng của người ngay lành về khả năng phục thiện của người cộng sản Việt Nam.
Chưa có tôn giáo nào lại đặt người anh em dù là lạc lối là kẻ thù của mình cả. Với Công Giáo lại càng ngặt nghèo chuyện này. Luân lý Công Giáo buộc giáo dân tu sĩ phải yêu thương người anh em cộng sản của mình cho dù họ đã, đang xuống tay đàn áp bạo ngược… Lúc đầu người cộng sản lấy làm ngạc nhiên lúc sau họ nghi ngờ cho rằng đây là một thủ đoạn gì chăng? Nhưng sau hết họ sẽ phải thừa nhận chân lý. Nếu cuộc đời ngắn ngủi của một cá nhân chưa đủ để ngộ ra chân lý, thế hệ kế tiếp, thừa kế… sẽ nhận ra chân lý, không có con đường nào khác, cũng không có ngoại lệ.
Đức nhẫn nhịn, đức hy sinh, đức khoan dung Kitô Giáo chưa bao giờ có điểm gới hạn cả. Nhưng nó luôn song hành với nghĩa vụ trách nhiệm mở dậy ngu muội, bảo vệ công lý của tu sĩ giáo dân Công Giáo. Nghĩa vụ này có trường hợp gắn với sinh mạng của tu sĩ giáo dân Công Giáo chứ không chỉ là công việc nên làm. Giáo luật Công Giáo đối với các tu sĩ, giáo dân là bất khả xâm phạm. Nếu có xung đột giữa Luật Đời và Luật Đạo, người Công Giáo sẽ chọn Luật Đạo cho các hành vi của mình, chứ không phải như ông thủ tướng Nguyên Tấn Dũng hăm he đe doạ Luật Đạo không được trên Luật nhà nước csvn đâu. Chính vì thế mà Công Giáo Việt Nam đã có hàng vạn thánh tử đạo… Không chỉ Công Giáo, mà bất cứ tôn giáo nào đều hành xử như thế, ông Nguyễn Tấn Dũng hãy đọc lại sử.
Ngày 27/06/2009 Đức Giáo Hoàng Benedict XVI có lời phát biểu trước hàng Giám Mục Việt Nam gây xúc động cho nhiều người, trong đó có cả đảng viên cộng sản Việt Nam:
"Sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là có thể thực hiện được… Giáo hội không tìm bất cứ cách nào để thay thế những người có trách nhiệm cai trị mà chỉ mong muốn, trên tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng để có được vai trò chính đáng trong đời sống quốc gia nhằm phục vụ mọi người... Tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhắm giúp mỗi người tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi” - Đức Giáo hoàng cũng nói: Giáo hội và các con chiên có thể làm việc một cách trung thành để tạo ra một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
Niềm hy vọng lớn lao về đối thoại giữa các tôn giáo và csvn cho một nền hoà bình, công lý được thực thi trên quê hương Việt Nam lại được mở ra. Người ta hy vọng cuộc đối thoại này sẽ kết thúc trong hoà bình và công lý. Vì công lý chỉ được viên mãn trong môi trường hoà bình. Hoà bình chỉ bền vững và có thật khi công lý được thực thi.
Chỉ có Thượng Đế mới biết hết được csvn nghĩ gì trước lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng. Tu sĩ giáo dân các tôn giáo ở Việt Nam đã quá mệt mỏi với những suy đoán về phản ứng của người cộng sản trước các tình huống… Quá mệt mỏi với sự lật lọng phản trắc của người cộng sản từ các cuộc đàm phán trong quá khứ… Nhưng người cộng sản chẳng qua cũng là con người của thụ tạo. Họ không thể tự có, họ cũng không thể muôn năm trong cái vũ trụ tồn tại hữu năm này được. Không biết được điều này đã là một bất hạnh. Biết được điều này mà không có hành xử, thì còn bất hạnh hơn. Chỉ có người cộng sản mới làm cho việc chân lý thu phục họ đến được thành công mà thôi. Nhân loại hãy chờ xem những việc cộng sản làm.
Ad Limina 2009: ĐTC Bênêdictô XVI và những dấu nhấn mục vụ cho Giáo hội tại Việt nam
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
15:03 03/07/2009
ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
VÀ NHỮNG DẤU NHẤN MỤC VỤ CHO GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thực hiện chuyến viếng thăm ad limina từ ngày 22-06 đến 4-07-2009. Đỉnh cao của chuyến viếng thăm là cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào ngày 27-06-2009. Trong mỗi cuộc gặp gỡ với từng Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, Đức Thánh Cha đều ban huấn từ cho các giám mục với những nội dung thần học và trọng tâm mục vụ khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của từng Giáo Hội địa phương. Huấn từ này có tầm quan trọng đặc biệt vì trong tư cách là vị chủ chăn của Giáo Hội phổ quát, huấn từ của Đức Thánh Cha chính là những định hướng mà mỗi Giáo Hội địa phương phải quan tâm khai triển trong đời sống. Chắc chắn mọi thành phần trong Giáo Hội Việt Nam sẽ lắng nghe, suy nghĩ, trao đổi và khai triển nhiều khía cạnh trong huấn từ quan trọng của Đức Thánh Cha. Ở đây chỉ xin gợi lên một vài dấu nhấn mục vụ như bước đầu cho những suy nghĩ và ứng dụng sâu sắc hơn.
Huấn từ của Đức Thánh Cha có một cấu trúc rõ ràng và mạch lạc. Sau lời chào mừng, cảm ơn và bày tỏ sự quý mến đối với Giáo Hội và người dân Việt Nam, Đức Thánh Cha nhấn mạnh những lãnh vực cần phải quan tâm: linh mục và tu sĩ; giáo dân, cách riêng đời sống gia đình và các bạn trẻ; sự hợp tác trong lòng Giáo Hội Việt Nam; Giáo Hội và xã hội. Cuối cùng là lời thăm hỏi và chúc lành gửi đến tất cả cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Trong mỗi lãnh vực, ngài đều đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam.
Đời sống thánh thiện của các linh mục và tu sĩ
Chuyến viếng thăm ad limina của HĐGMVN trùng hợp với thời điểm Giáo Hội toàn cầu bắt đầu bước vào Năm Linh Mục (19-06-2009 - 19-06-2010). Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Trong tầm nhìn của đức tin, chính Chúa quan phòng đã sắp đặt sự trùng hợp này để Giáo Hội Việt Nam ý thức về ân huệ lớn lao Thiên Chúa ban cho mình: một Giáo Hội phong phú ơn gọi linh mục và tu sĩ trong bối cảnh ơn gọi ấy dường như ngày càng vơi cạn trên nhiều miền đất của thế giới. Ý thức ấy dẫn Giáo Hội Việt Nam đến tâm tình tạ ơn Chúa, đồng thời phải tích cực góp phần để gìn giữ, bảo vệ và phát triển kho tàng Chúa ban cho.
Theo ý hướng đó, rất cần quan tâm đến lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha gửi đến các linh mục và tu sĩ Việt Nam. Ngài nhấn mạnh đến đời sống nội tâm và sự thánh thiện của linh mục, tu sĩ, theo gương cha sở họ Ars. Đây sẽ là điều đáng ngạc nhiên với những ai chỉ nhìn vị giáo hoàng hiện tại như bậc trí thức thượng thặng của thế giới. Thật vậy, Đức Bênêđictô XVI không chỉ là nhà thần học lỗi lạc trong Giáo Hội Công giáo, nhưng ngài còn được nhìn nhận như một trong những nhà tư tưởng uyên bác có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Thế nhưng vị giáo hoàng uyên bác ấy lại nhấn mạnh đến đời sống nội tâm và sự thánh thiện, lại đề cao mẫu gương của cha thánh Gioan Maria Vianney, vị linh mục hơi đuối về mặt học vấn! Bởi lẽ hơn ai hết, ngài thấy rõ những giới hạn và cả mối hiểm nguy khi nghiên cứu thần học mà thiếu vắng đời sống nội tâm. Khi đó, thần học chỉ còn là một ngành nghiên cứu khoa học thuần túy chứ không có khả năng khơi mạch sự sống đức tin, nhà thần học chỉ còn là chuyên viên nói về Thiên Chúa như một đối tượng khách quan chứ không có khả năng nói với Chúa như một chủ thể trong tương giao sống động. Tương tự như thế, khi thiếu vắng đời sống nội tâm, các linh mục và tu sĩ có nguy cơ trở thành những công chức chứ không là mục tử, những giáo viên chứ không là ngôn sứ, những thầy dạy thay vì là chứng nhân, và sẽ không còn khả năng thông truyền sự sống đức tin cho người khác.
Hiểu như thế, việc đào sâu đời sống nội tâm và nỗ lực sống thánh thiện phải là mối quan tâm hàng đầu của các linh mục tu sĩ Việt Nam trong giai đoạn tới. Trách nhiệm này trước hết là của từng cá nhân linh mục, tu sĩ, đồng thời các giám mục cũng phải xem đây là mối ưu tư hàng đầu của mình. Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi các giám mục phải quan tâm lo lắng cho các linh mục, phải hiểu biết các linh mục trong giáo phận mình cho thấu đáo, phải giúp các linh mục chu toàn việc thường huấn.
Người Công giáo tốt và người công dân tốt
Đức Thánh Cha tâm đắc với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khi các giám mục đề cao vai trò của ơn gọi giáo dân trong đời sống gia đình, để gia đình thực sự trở thành trường dạy đức tin và đức mến đối với Thiên Chúa, trở thành cái nôi của những giá trị nhân văn và đức tính nhân bản. Đồng thời, ngài nhấn mạnh đến vai trò chứng tá của người tín hữu giáo dân giữa lòng xã hội, để xã hội nhìn nhận rằng là người công giáo tốt cũng chính là người công dân tốt.
Bằng cách nào người giáo dân công giáo có thể chu toàn sứ mạng đó? Người giáo dân được mời gọi chu toàn sứ mạng đó không phải bằng việc rao giảng giáo huấn của Giáo Hội nhưng bằng chính đời sống cụ thể hằng ngày của mình, một đời sống xây dựng trên cái kiềng ba chân là bác ái, liêm chính và quý trọng ích chung. Xem ra Đức Thánh Cha theo dõi tình hình của Việt Nam khá sát, vì đây chính là những trọng điểm của xã hội Việt Nam hôm nay. Khi Việt Nam bước sâu vào tiến trình toàn cầu hóa thì một mặt, có những phát triển về kinh tế nhưng mặt khác, lại có những tác động tiêu cực về đạo đức và tinh thần. Chủ nghĩa cá nhân len lỏi vào trong cách suy nghĩ và lối sống của người dân, khiến cho “tình làng nghĩa xóm” thưở xưa đang dần tan biến. Sự gian dối lan tràn trong cuộc sống hằng ngày, kể cả trong những môi trường đáng trân trọng nhất là giáo dục và y tế, làm cho mối tương quan giữa người với người mất đi sự trong sáng cần thiết. Chủ nghĩa hưởng thụ khiến cho mỗi người chỉ biết đến quyền lợi riêng của mình, của gia đình và phe nhóm của mình, mà không màng gì đến ích lợi chung của tập thể xã hội. Trong tình hình đó, bác ái, liêm chính và quý trọng ích chung quả là những đòi hỏi khẩn thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền. Cũng bằng cách sống những giá trị đó, người công giáo có thể minh chứng cho mọi người thấy rằng, nếu mỗi người công giáo thực sự là công giáo thì điều đó không những không gây tai hại gì cho đất nước và dân tộc; trái lại, còn làm cho đất nước được phồn thịnh và tốt đẹp hơn.
Để đạt được mục đích này, Đức Thánh Cha yêu cầu các giám mục phải chú tâm đến việc đào tạo người giáo dân. Điều đặc biệt là ngài không chỉ nói đến đào tạo về đức tin mà ngài còn nói đến cả việc nâng cao trình độ văn hoá của người tín hữu, bởi lẽ khi trình độ văn hoá được nâng cao, người giáo dân sẽ có thể hiểu biết đức tin cách sâu xa hơn và phục vụ Giáo Hội cũng như xã hội cách hiệu quả hơn. Trong thực tế, dù có nhiều giới hạn, Giáo Hội tại Việt Nam đã quan tâm đến việc đào tạo người tín hữu giáo dân dưới nhiều hình thức, từ cấp giáo xứ đến cấp giáo phận. Chắc chắn sự nhắc nhở của Đức Thánh Cha sẽ thúc đẩy các vị có trách nhiệm trong Giáo Hội quan tâm hơn nữa đến đòi hỏi này.
Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình
Khi nói đến mối tương quan giữa Giáo Hội và xã hội tại Việt Nam, Đức Thánh Cha nhắc lại định hướng của Thư Chung 1980: “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình” (l’Eglise du Christ au milieu de son Peuple). Nếu xét theo từ ngữ, cụm từ mà Đức Thánh Cha dùng có chút thay đổi so với nguyên bản của Thư Chung 1980 vì Thư Chung nói đến việc “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Thiết nghĩ sự thay đổi này không tương phản mà chỉ muốn làm cho rõ hơn nội dung của Thư Chung 1980. Cụm từ “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình” làm nổi bật chiều kích Giáo Hội. Chiều kích ấy trước hết hàm nghĩa cộng đoàn chứ không chỉ là cá nhân. Vấn đề không chỉ là mỗi cá nhân sống Phúc Âm nhưng là tất cả Dân Chúa tại Việt Nam cùng sống Phúc Am trong tư cách là những chi thể của cùng một Thân Thể mầu nhiệm. Thứ đến, chiều kích Giáo Hội còn hàm nghĩa Dân Chúa tại Việt Nam sống Phúc Am trong mối hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Sẽ không có chuyện tự cho rằng mình sống Phúc Âm nhưng lại không hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, cụ thể là với Đấng kế vị thánh Phêrô. Cũng sẽ không có chuyện tự hào mình sống Phúc Âm nhưng lại là thứ Phúc Âm theo cách giải thích riêng của mình, bởi vì Phúc Âm chỉ được sống và công bố cách chính thực trong mối hiệp thông với Huấn quyền của Giáo Hội. Đây là một trong những điều kiện căn bản để Giáo Hội tại Việt Nam thực sự là Giáo Hội của Chúa Kitô.
Sứ mạng đặc thù của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng Chúa Kitô. Tin Mừng đó là Tin Mừng Nước Trời, vương quốc của tình yêu và chân lý; do đó, khi loan báo Tin Mừng – bằng lời rao giảng và bằng đời sống – Giáo Hội góp phần không những vào việc phát triển những giá trị nhân văn và tinh thần của người dân Việt Nam, mà còn góp phần cho sự phát triển vững bền của đất nước nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi những giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc bị đe doạ trước làn sóng của chủ nghĩa thực dụng và hưởng thụ.
Khi loan báo Tin Mừng cho người dân Việt, Giáo Hội ý thức rõ ràng mối liên hệ với đời sống xã hội cũng như với cộng đồng chính trị, vì người dân Việt là những con người cụ thể đang sống trong môi trường xã hội cụ thể, dưới sự điều hành của một Chính quyền cụ thể. Nói về mối liên hệ này, Đức Thánh Cha khẳng định rõ ràng: Giáo Hội không hề có ý định thay thế Chính quyền dân sự và đòi hỏi quyền lực, nhưng chỉ muốn cộng tác nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Ngài cũng xác tín rằng sự cộng tác lành mạnh như thế là điều có thể thực hiện được, trên nền tảng đối thoại và tôn trọng lẫn nhau. Hiểu như thế, tôn giáo chân chính không bao giờ là mối nguy hiểm cho dân tộc và đất nước, vì tôn giáo chỉ nhằm mục đích giúp mỗi cá nhân thánh hoá bản thân, đồng thời qua những tổ chức và hoạt động của mình, tôn giáo phục vụ con người cách quảng đại và vô vị lợi.
Kết luận
Vào cuối năm nay, 24.11.2009, Giáo Hội Việt Nam sẽ chính thức khai mạc Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam. Chắc chắn những chỉ dẫn mục vụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ được cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam quan tâm đặc biệt, để cùng nhau sống chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội, phát huy sự hiệp thông trong Giáo Hội, và hăng say thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời cho đồng bào của mình trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Rôma, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ 2009,
+ Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Ban Thư ký HĐGMVN
VÀ NHỮNG DẤU NHẤN MỤC VỤ CHO GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thực hiện chuyến viếng thăm ad limina từ ngày 22-06 đến 4-07-2009. Đỉnh cao của chuyến viếng thăm là cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào ngày 27-06-2009. Trong mỗi cuộc gặp gỡ với từng Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, Đức Thánh Cha đều ban huấn từ cho các giám mục với những nội dung thần học và trọng tâm mục vụ khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của từng Giáo Hội địa phương. Huấn từ này có tầm quan trọng đặc biệt vì trong tư cách là vị chủ chăn của Giáo Hội phổ quát, huấn từ của Đức Thánh Cha chính là những định hướng mà mỗi Giáo Hội địa phương phải quan tâm khai triển trong đời sống. Chắc chắn mọi thành phần trong Giáo Hội Việt Nam sẽ lắng nghe, suy nghĩ, trao đổi và khai triển nhiều khía cạnh trong huấn từ quan trọng của Đức Thánh Cha. Ở đây chỉ xin gợi lên một vài dấu nhấn mục vụ như bước đầu cho những suy nghĩ và ứng dụng sâu sắc hơn.
Huấn từ của Đức Thánh Cha có một cấu trúc rõ ràng và mạch lạc. Sau lời chào mừng, cảm ơn và bày tỏ sự quý mến đối với Giáo Hội và người dân Việt Nam, Đức Thánh Cha nhấn mạnh những lãnh vực cần phải quan tâm: linh mục và tu sĩ; giáo dân, cách riêng đời sống gia đình và các bạn trẻ; sự hợp tác trong lòng Giáo Hội Việt Nam; Giáo Hội và xã hội. Cuối cùng là lời thăm hỏi và chúc lành gửi đến tất cả cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Trong mỗi lãnh vực, ngài đều đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam.
Đời sống thánh thiện của các linh mục và tu sĩ
Chuyến viếng thăm ad limina của HĐGMVN trùng hợp với thời điểm Giáo Hội toàn cầu bắt đầu bước vào Năm Linh Mục (19-06-2009 - 19-06-2010). Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Trong tầm nhìn của đức tin, chính Chúa quan phòng đã sắp đặt sự trùng hợp này để Giáo Hội Việt Nam ý thức về ân huệ lớn lao Thiên Chúa ban cho mình: một Giáo Hội phong phú ơn gọi linh mục và tu sĩ trong bối cảnh ơn gọi ấy dường như ngày càng vơi cạn trên nhiều miền đất của thế giới. Ý thức ấy dẫn Giáo Hội Việt Nam đến tâm tình tạ ơn Chúa, đồng thời phải tích cực góp phần để gìn giữ, bảo vệ và phát triển kho tàng Chúa ban cho.
Theo ý hướng đó, rất cần quan tâm đến lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha gửi đến các linh mục và tu sĩ Việt Nam. Ngài nhấn mạnh đến đời sống nội tâm và sự thánh thiện của linh mục, tu sĩ, theo gương cha sở họ Ars. Đây sẽ là điều đáng ngạc nhiên với những ai chỉ nhìn vị giáo hoàng hiện tại như bậc trí thức thượng thặng của thế giới. Thật vậy, Đức Bênêđictô XVI không chỉ là nhà thần học lỗi lạc trong Giáo Hội Công giáo, nhưng ngài còn được nhìn nhận như một trong những nhà tư tưởng uyên bác có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Thế nhưng vị giáo hoàng uyên bác ấy lại nhấn mạnh đến đời sống nội tâm và sự thánh thiện, lại đề cao mẫu gương của cha thánh Gioan Maria Vianney, vị linh mục hơi đuối về mặt học vấn! Bởi lẽ hơn ai hết, ngài thấy rõ những giới hạn và cả mối hiểm nguy khi nghiên cứu thần học mà thiếu vắng đời sống nội tâm. Khi đó, thần học chỉ còn là một ngành nghiên cứu khoa học thuần túy chứ không có khả năng khơi mạch sự sống đức tin, nhà thần học chỉ còn là chuyên viên nói về Thiên Chúa như một đối tượng khách quan chứ không có khả năng nói với Chúa như một chủ thể trong tương giao sống động. Tương tự như thế, khi thiếu vắng đời sống nội tâm, các linh mục và tu sĩ có nguy cơ trở thành những công chức chứ không là mục tử, những giáo viên chứ không là ngôn sứ, những thầy dạy thay vì là chứng nhân, và sẽ không còn khả năng thông truyền sự sống đức tin cho người khác.
Hiểu như thế, việc đào sâu đời sống nội tâm và nỗ lực sống thánh thiện phải là mối quan tâm hàng đầu của các linh mục tu sĩ Việt Nam trong giai đoạn tới. Trách nhiệm này trước hết là của từng cá nhân linh mục, tu sĩ, đồng thời các giám mục cũng phải xem đây là mối ưu tư hàng đầu của mình. Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi các giám mục phải quan tâm lo lắng cho các linh mục, phải hiểu biết các linh mục trong giáo phận mình cho thấu đáo, phải giúp các linh mục chu toàn việc thường huấn.
Người Công giáo tốt và người công dân tốt
Đức Thánh Cha tâm đắc với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khi các giám mục đề cao vai trò của ơn gọi giáo dân trong đời sống gia đình, để gia đình thực sự trở thành trường dạy đức tin và đức mến đối với Thiên Chúa, trở thành cái nôi của những giá trị nhân văn và đức tính nhân bản. Đồng thời, ngài nhấn mạnh đến vai trò chứng tá của người tín hữu giáo dân giữa lòng xã hội, để xã hội nhìn nhận rằng là người công giáo tốt cũng chính là người công dân tốt.
Bằng cách nào người giáo dân công giáo có thể chu toàn sứ mạng đó? Người giáo dân được mời gọi chu toàn sứ mạng đó không phải bằng việc rao giảng giáo huấn của Giáo Hội nhưng bằng chính đời sống cụ thể hằng ngày của mình, một đời sống xây dựng trên cái kiềng ba chân là bác ái, liêm chính và quý trọng ích chung. Xem ra Đức Thánh Cha theo dõi tình hình của Việt Nam khá sát, vì đây chính là những trọng điểm của xã hội Việt Nam hôm nay. Khi Việt Nam bước sâu vào tiến trình toàn cầu hóa thì một mặt, có những phát triển về kinh tế nhưng mặt khác, lại có những tác động tiêu cực về đạo đức và tinh thần. Chủ nghĩa cá nhân len lỏi vào trong cách suy nghĩ và lối sống của người dân, khiến cho “tình làng nghĩa xóm” thưở xưa đang dần tan biến. Sự gian dối lan tràn trong cuộc sống hằng ngày, kể cả trong những môi trường đáng trân trọng nhất là giáo dục và y tế, làm cho mối tương quan giữa người với người mất đi sự trong sáng cần thiết. Chủ nghĩa hưởng thụ khiến cho mỗi người chỉ biết đến quyền lợi riêng của mình, của gia đình và phe nhóm của mình, mà không màng gì đến ích lợi chung của tập thể xã hội. Trong tình hình đó, bác ái, liêm chính và quý trọng ích chung quả là những đòi hỏi khẩn thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền. Cũng bằng cách sống những giá trị đó, người công giáo có thể minh chứng cho mọi người thấy rằng, nếu mỗi người công giáo thực sự là công giáo thì điều đó không những không gây tai hại gì cho đất nước và dân tộc; trái lại, còn làm cho đất nước được phồn thịnh và tốt đẹp hơn.
Để đạt được mục đích này, Đức Thánh Cha yêu cầu các giám mục phải chú tâm đến việc đào tạo người giáo dân. Điều đặc biệt là ngài không chỉ nói đến đào tạo về đức tin mà ngài còn nói đến cả việc nâng cao trình độ văn hoá của người tín hữu, bởi lẽ khi trình độ văn hoá được nâng cao, người giáo dân sẽ có thể hiểu biết đức tin cách sâu xa hơn và phục vụ Giáo Hội cũng như xã hội cách hiệu quả hơn. Trong thực tế, dù có nhiều giới hạn, Giáo Hội tại Việt Nam đã quan tâm đến việc đào tạo người tín hữu giáo dân dưới nhiều hình thức, từ cấp giáo xứ đến cấp giáo phận. Chắc chắn sự nhắc nhở của Đức Thánh Cha sẽ thúc đẩy các vị có trách nhiệm trong Giáo Hội quan tâm hơn nữa đến đòi hỏi này.
Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình
Khi nói đến mối tương quan giữa Giáo Hội và xã hội tại Việt Nam, Đức Thánh Cha nhắc lại định hướng của Thư Chung 1980: “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình” (l’Eglise du Christ au milieu de son Peuple). Nếu xét theo từ ngữ, cụm từ mà Đức Thánh Cha dùng có chút thay đổi so với nguyên bản của Thư Chung 1980 vì Thư Chung nói đến việc “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Thiết nghĩ sự thay đổi này không tương phản mà chỉ muốn làm cho rõ hơn nội dung của Thư Chung 1980. Cụm từ “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình” làm nổi bật chiều kích Giáo Hội. Chiều kích ấy trước hết hàm nghĩa cộng đoàn chứ không chỉ là cá nhân. Vấn đề không chỉ là mỗi cá nhân sống Phúc Âm nhưng là tất cả Dân Chúa tại Việt Nam cùng sống Phúc Am trong tư cách là những chi thể của cùng một Thân Thể mầu nhiệm. Thứ đến, chiều kích Giáo Hội còn hàm nghĩa Dân Chúa tại Việt Nam sống Phúc Am trong mối hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Sẽ không có chuyện tự cho rằng mình sống Phúc Âm nhưng lại không hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, cụ thể là với Đấng kế vị thánh Phêrô. Cũng sẽ không có chuyện tự hào mình sống Phúc Âm nhưng lại là thứ Phúc Âm theo cách giải thích riêng của mình, bởi vì Phúc Âm chỉ được sống và công bố cách chính thực trong mối hiệp thông với Huấn quyền của Giáo Hội. Đây là một trong những điều kiện căn bản để Giáo Hội tại Việt Nam thực sự là Giáo Hội của Chúa Kitô.
Sứ mạng đặc thù của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng Chúa Kitô. Tin Mừng đó là Tin Mừng Nước Trời, vương quốc của tình yêu và chân lý; do đó, khi loan báo Tin Mừng – bằng lời rao giảng và bằng đời sống – Giáo Hội góp phần không những vào việc phát triển những giá trị nhân văn và tinh thần của người dân Việt Nam, mà còn góp phần cho sự phát triển vững bền của đất nước nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi những giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc bị đe doạ trước làn sóng của chủ nghĩa thực dụng và hưởng thụ.
Khi loan báo Tin Mừng cho người dân Việt, Giáo Hội ý thức rõ ràng mối liên hệ với đời sống xã hội cũng như với cộng đồng chính trị, vì người dân Việt là những con người cụ thể đang sống trong môi trường xã hội cụ thể, dưới sự điều hành của một Chính quyền cụ thể. Nói về mối liên hệ này, Đức Thánh Cha khẳng định rõ ràng: Giáo Hội không hề có ý định thay thế Chính quyền dân sự và đòi hỏi quyền lực, nhưng chỉ muốn cộng tác nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Ngài cũng xác tín rằng sự cộng tác lành mạnh như thế là điều có thể thực hiện được, trên nền tảng đối thoại và tôn trọng lẫn nhau. Hiểu như thế, tôn giáo chân chính không bao giờ là mối nguy hiểm cho dân tộc và đất nước, vì tôn giáo chỉ nhằm mục đích giúp mỗi cá nhân thánh hoá bản thân, đồng thời qua những tổ chức và hoạt động của mình, tôn giáo phục vụ con người cách quảng đại và vô vị lợi.
Kết luận
Vào cuối năm nay, 24.11.2009, Giáo Hội Việt Nam sẽ chính thức khai mạc Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam. Chắc chắn những chỉ dẫn mục vụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ được cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam quan tâm đặc biệt, để cùng nhau sống chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội, phát huy sự hiệp thông trong Giáo Hội, và hăng say thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời cho đồng bào của mình trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Rôma, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ 2009,
+ Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Ban Thư ký HĐGMVN
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sông Nước Miền Hậu Giang
Lê Ngọc Minh
06:19 03/07/2009
SÔNG NƯỚC MIỀN HẬU GIANG
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Quê hương tôi vẫn mơ thường
Về bên sông ấy ngập hương lúa mùa.
(Trích thơ của Việt Hoài Phương)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền