Ngày 03-07-2010
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn 600 ngàn người đã ghi danh tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid
Phụng Nghi
07:03 03/07/2010
Madrid, Tây ban nha (CNA).- Còn 409 hôm nữa Ngày Giới trẻ Thế giới mới khai mạc tại Madrid, thế mà ban tổ chức cho biết đã có hơn 600 ngàn người hành hương từ các nước bên ngoài Tây ban nha ghi danh tham dự biến cố trọng đại kéo dài một tuần lễ này để gặp gỡ Đức thánh cha.

Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được tổ chức tại Madrid, thủ đô của Tây ban nha, từ ngày 16 đến 21 tháng 8 năm 2011. Đây là một cuộc hành trình đức tin và hiệp nhất của giới trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Cuộc quy tụ quốc tế lớn lao này được thực hiện ba năm một lần, đỉnh cao là những buổi kinh chiều, một đêm canh thức và một Thánh lễ ngoài trời do Đức thánh cha cử hành.

Cho đến nay, ban tổ chức loan báo đã có 120 ngàn người Ý, 70 ngàn người Pháp, 50 ngàn người Ba lan và 250 ngàn người Bắc Mỹ đã ghi danh đến dự. Đa số các khách hành hương này ghi danh theo từng nhóm, hoặc từ giáo phận, đoàn thể thanh thiếu niên, giáo xứ của họ, hay theo các tổ chức khác.

Mỗi người hành hương phải trả một lệ phí ghi danh căn cứ theo quốc gia họ xuất phát, thời gian lưu lại tại Madrid và những dịch vụ họ yêu cầu.

Mặc dầu một phần lệ phí đó sẽ dùng để tài trợ cho các chi tiêu về tổ chức, nhưng một phần khác trong lệ phí ghi danh này được xung vào “quỹ kết đoàn” dùng để giúp trả chi phí chuyển vận và ăn ở cho những ai không đủ khả năng trả được. Ngày Giới trẻ Thế giới “không phải chỉ dành cho người giầu có, mà dành cho mọi người, cho người đến từ Madagascar hay đến từ miền nam châu Mỹ Latinh.” Đó là lời của Giám mục Cesar Franco, giám mục phụ tá tại Madrid. Ngài nhấn mạnh đến nhu cầu đóng góp phụ phí 10 Euro vào “quỹ kết đoàn” được cộng thêm vào mỗi lệ phí ghi danh, và đây cũng là lời kêu gọi giới trẻ hãy tỏ ra là người “quảng đại.”

Công việc ghi danh năm nay được thực hiện trên mạng. Trang mạng www.madrid11.com được ISBAN thiết kế, với sự trợ giúp về tài chánh từ nhiều cơ sở ở Tây ban nha. Sau khi Ngày Giới trẻ Thế giới bế mạc, Tổng giáo phận Madrid sẽ biếu tặng Tòa thánh Vatican hệ thống điều hành này, hy vọng sẽ được dùng để giúp tổ chức những cuộc hành hương trong tương lai. Hệ thống này, thâu thập các dữ kiện về cá nhân qua một liên kết an toàn để lý lịch người ghi danh được bản đảm không bị tiết lộ ra bên ngoài, sẽ giúp cho tổng giáo phận và các phối trí viên biết rõ hơn về các người hành hương cũng như nhu cầu của họ để có thể phục vụ họ hữu hiệu hơn.

Tuy việc tham dự vào mọi sinh hoạt của Ngày Giới trẻ Thế giới không đòi hỏi người tham gia phải ghi danh, nhưng ban tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011 hy vọng có thể ghi danh được ít nhất 40% những người sẽ đến tham dự. Ban tổ chức cũng dự kiến là Ngày Giới trẻ Thế giới này sẽ lôi cuốn một số người đông hơn các Ngày Giới trẻ Thế giới trước khoảng 15%.
 
Ngôn ngữ của thể thao bóng đá
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
07:33 03/07/2010
Ngôn ngữ của thể thao bóng đá

Những tiếng reo hò say mê như cuồng loạn của khán gỉa trong cầu trường đi xem thi đấu bóng đá không là tiếng nói của trái banh được các cầu thủ đá lừa dẫn giao chuyền lăn trên sân cỏ.

Những tiếng vỗ tay hay tiếng kèn trống vang dội trong cầu trường cũng không là tiếng nói của trái banh da đang bay bổng trong không gian cầu trường, khi thể lực từ đôi chân cầu thủ phổ vào đá tung lên cao.

Những nét hân hoan vui mừng trên đôi má vầng trán với cờ xí khăn quàng tung bay ngợp không gian cầu trường ngoài đường phố, hay cả nỗi ấm ức vẻ mặt buồn thảm thất vọng của khán gỉa, và của cả cầu thủ thi đấu bóng đá cũng không là tiếng nói của trái banh da bơm căng đầy không khí trên sân cỏ.

Nhưng dẫu vậy môn thể thao bóng đá ẩn chứa sứ điệp không thành tiếng nói.

1.Thể thao bóng đá và giáo dục đào tạo

Những trận thi đấu bóng đá World Cup 2010 ( từ 11.06. đến 11.07.) đang diễn ra mỗi ngày càng sôi nổi, như cơn sốt lên tới cao độ ở bên Nam Phi, lần đầu tiên trong lịch sử ở lục địa Châu Phi, đã và đang phát tỏa gây ra làn sóng phấn khởi hân hoan đến độ cuồng loạn.

Tinh thần này không chỉ nổ lan ra nơi những người có mặt tại cầu trường sân cỏ thi đấu, cũng không chỉ nơi những người dân Nam Phi hay ở Phi Châu, mà còn cả nơi những người trên khắp thế giới theo dõi qua màn ảnh truyền hình. Làn sóng phấn khởi hân hoan của thể thao bóng đá như thế đã nối kết mọi con người trên khắp qủa địa cầu hình tròn như trái banh lại với nhau.

Nhà văn Eduardo Galeano người Uruguay đã có nhận xét tương tự: “ Thể thao bóng đá là ngôn ngữ, mà tất cả mọi người đều hiểu được.”.

Ở thành phố cảng Tema nước Ghana, 55 trẻ em bạn trẻ bị bơ vơ theo chiều hướng giáo dục được hội từ thiện tập trung gây dựng thành những đội banh đá. Qua cùng thao luyện tập tành chơi chung bóng đá, các em dần hiểu ra thế nào là tinh thần đồng đội cùng chơi chung; thế nào kỷ luật và cung cách chơi thể thao Fair play. Và qua tập luyện thi đấu, các em cảm nhận ra mình vẫn cón gía trị, khi tập luyện thành công, thi đấu thắng giải được công nhận khen thưởng.

Thể thao bóng đá như thế khác nào chiếc chìa khóa giúp vào việc giáo dục làm thay đổi tâm lý nếp sống con người bạn trẻ. Và nhờ đó có đà sức sống cố gắng vươn lên.

Ở thủ đô Quinto nước Ecuadors, Dòng Don-Bosco trong chương trình dự án giúp đỡ các trẻ em bạn trẻ bụi đời sống lang thang ngoài đường phố, đã thành lập trường thể thao, nhằm qui tụ các em đó lại và hướng dẫn giáo dục họ qua môn thể thao bóng đá. Trường có tên bằng tiếng Tây ban Nha Golaso.

Trường thể thao Galaso không chỉ nhắm chú trọng đến thể thao bóng đá, nhưng tên Galoso còn mang ý nghĩa khác trong việc nâng đỡ giáo dục các em đó: Gol có nghĩa là Khung thành, cú banh lọt lưới khung thành; A từ chữ Autoestima= tự tin vào gía trị mình; S =Solidaridad= tình đoàn kết; O= Organización= tổ chức sắp xếp. Đây là những gía trị tinh thần cần thiết cho đời sống, mà trường Galoso mong muốn qua môn thể thao bóng đá truyền mang lại làm hành trang cho các trẻ em bạn trẻ vướng mắc vào đời sống khó khăn lang thang không nghề nghiệp.

Mùa World Cup 2010, cầu thủ chuyên nghiệp nổi tiếng banh đá người Brazilia Nam Mỹ, Giovane Elber, nhận đỡ đầu cho chương trình “ Champions for South Afrika – Join the Game” và cùng với Dòng Don-Bosco phát động dự án nâng đỡ các trẻ nghèo, lang thang bên nước Nam Phi, vùng Ennerdale gần thành phố Johannesburg, mở trường học dạy nghề nghiệp cho tương lai đời sống.

Các bạn trẻ cần được khuyến khích có niềm vui phấn khởi với đời sống. Thể thao bóng đá là một cách thế giúp họ. Vì thế trường dậy nghề cũng tổ chức song song đội nhóm lớp luyện tập thi đấu đá banh giữa nhau. Như thế, Thể thao bóng đá đóng vai trò trọng yếu trong cách tập luyện giáo dục đào tạo các em bước chân vào đời sống chung trong xã hội.

“ Thể thao bóng đá dậy đào tạo cung cách tinh thần đồng đội cùng chơi chung; gây niềm hân hoan phấn khởi cùng thúc đẩy lòng hâm hộ thể thao. Nên thể thao bóng đá là một yếu tố quan trọng trong chương trình nhằn nâng đỡ phát triển” như Reinhard Heiser, người điều khiển trong chương trình nâng đỡ phát triển, đã có nhận xét như vậy.

2.Thể thao bóng đá và khát vọng đời sống con người

Hồi còn là Tổng giám mục München, Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là đương kim Giáo hoàng Benedicto 16., ngày 03.06.1978 đã có suy tư về thể thao bóng đá trên đài phát thanh:

„ Bóng đá đã trở nên một biến cố trên khắp thế giới. Bóng đá có sức mạnh lôi cuốn, liên kết con người vuợt qua mọi ranh giới trong niềm hy vọng, lo âu hồi hộp, tha thiết nồng nàn và niềm vui tươi phấn khởi. Hiếm có biến cố nào trên thế giới có hấp lực trải rộng như thế.

Biến cố đó, có thể nói được, là khát vọng xa xưa khởi thủy của con người, và cũng đặt ra câu hỏi, trên nền tảng nào môn chơi này có hấp lực sức mạnh như vậy.

Người bi quan sẽ cho rằng, điều đó giống như ở thời Roma cổ xưa, họ đã viết trên biểu ngữ: Panem et circenses – Cơm bánh, ăn và trò chơi Xiếc. Ăn và chơi chỉ là nội dung đời sống của một xã hội đang trên đà xuống dốc, đang lúc họ không còn nhận ra những đích điểm cao hơn nữa.

Nhưng nếu, cho đi rằng, người ta chấp nhận điều này, điều đó cũng không thể nào đủ có sức thuyết phục được. Vì thế phải hỏi lại: Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy?

Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Roma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời, tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.

Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm về trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.

Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.

Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.

Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.

Môn thể thao bóng đá nối kết cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.

Môn thể thao luyện cung cách chơi đấu cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.

Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa. Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.

Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp.

Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất. Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân.

Nên rất có thể, trong suy nghĩ như thế, chúng ta rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống.

Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi. Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ tốt có lối sống ngay chính trong cuộc chơi.

Cuộc chơi, đời sống, nếu đi sâu vào hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá, có thể giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí.“

Bóng đá, theo sử sách viết để lại có từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên bên Trung Hoa. Đến thời Trung cổ phát triển bên Anh quốc và từ thế kỷ thứ 19. được cải tiến cho phù hợp với thời đại cùng tâm tính con người. Dần dần bóng đá được du nhập vào các quốc gia khác trên thế giới như một môn thể thao cho việc giải trí, rồi cho việc huấn luyện thân thể con người khoẻ mạnh.

Và cũng trên nền tảng đó, bóng đá trở thành phổ thông hơn cho dân gian hầu như trong mọi lãnh vực khác nữa của đời sống.

Trong lãnh vực văn hóa, thể thao bóng đá cũng có chỗ đứng. Nhiều huấn luyện viên đã phát triển kỹ thuật chơi nhồi banh trên sân cỏ theo một triết lý đời sống mà họ nghĩ tìm ra. Như nền bóng đá Nam Mỹ có triết lý kỹ thuật khác với nền bóng đá Âu Châu hay Phi Châu.

Có lẽ từ căn bản văn hóa đó thể thao bóng đá còn được nhiều nghệ sĩ, nhà giáo dục hiểu coi như một thứ ngôn ngữ toàn cầu có cấu trúc tổ chức về luật lệ chơi thi đấu và truyền thống riêng.

Nhà văn Albert Camus, từng là người bắt banh thủ giữ khung thành một đội bóng đá đã có nhận xét: “Tất cả những gì tôi hiểu rõ về đạo đức và ý nghĩa nhiệm vụ của con người đều có được nhờ môn bóng đá!”

Mùa World Cup 2010
 
Ngục giam hai thánh Phêrô và Phaolô: Từ tăm tối trở thành ánh sáng
Phụng Nghi
09:00 03/07/2010
ROME (Zenit.org).- Sau một năm trời khai quật, Nhà ngục Mamertine, nơi Thánh Phêrô và Phaolô phải giam giữ trước khi bị hành hình, đã được tân trang và mở cửa lại.

Địa điểm nhà ngục nằm cạnh Quần thể Cổ Roma (Ancient Roman Forum), tạc sâu vào vách đá của đồi Capitol (Capitoline Hill) và nhìn xuống ngôi nhà dùng làm Nghị viện thời đó. Người ta vẫn tin là nhà ngục này – còn có tên gọi là Carcer Tullianum – được hoàng đế Roma Servius Tullius xây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, gồm có hai phòng giam chồng lên nhau. Phòng giam dưới là một khoảng chật hẹp ẩm thấp, chỉ xuống được qua một lỗ hổng trên sàn phòng giam trên, được sử dụng suốt thời kỳ Cộng hoà và Đế quốc Roma để làm tù ngục giam giữ và hành quyết.

Chính tại phòng giam này viên tướng chỉ huy quân đội người Gaule là Vercingetorix bị xiết cổ chết sau trận chiến thắng của Julius Caesar, và cũng tại nơi đây, trong tù ngục âm u, Jugurtha, vua người Numidians đã bị để cho chết đói. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Sallust một văn sĩ Roma đã mô tả nhà ngục này “sâu 12 feet, chung quang là tường và trên là mái vòm bằng đá. Khung cảnh thật ghê tởm và đáng sợ vì bị bỏ bê, tối tăm và hôi thối.”

Ngục dưới, nơi giam Thánh Phêrô và Phaolô


Một thế kỷ sau lời mô tả như trên của Sallust, Thánh Phêrô và Phaolô đã phải đến cư ngụ trong phòng giam dưới cực kỳ ghê tởm này, trong những ngày cuối đời trước khi tử vì đạo, bị cầm tù theo lệnh của hoàng đế Nero. Sự hiện diện của hai vị tông đồ đã chuyển biến địa điểm thất vọng này thành nơi chỗ hy vọng, khi các ngài rao giảng đức tin cho lính canh ngục là Processus và Martinianus. Hai người lính Roma xin được rửa tội, nhưng không có nước trong phòng giam để cử hành bí tích này, vì thế Thánh Phêrô dùng gậy đập trên nền phòng và nước phun ra từ tảng đá. Địa điểm nơi dòng nước của phép lạ này chảy ra nay còn được ghi nhớ nơi phòng giam dưới.
Vòng tròn ghi chỗ nước từ đá phun ra để rửa tội


Những người giam giữ Phêrô giúp ông vượt ra khỏi nhà ngục tồi tệ này, nhưng sau khi gặp được Chúa Kitô trên con đường Appian, Thánh Phêrô quay trở lại và tự ý nhận lấy cái chết là bị đóng đinh vào thập giá tại đấu trường của Nero trên đồi Vatican.

Tuần qua, văn phòng của vị giám sát khảo cổ tại Roma loan báo rằng công việc khai quật đã khám phá ra những phần còn lại của các bích họa cho biết việc chuyển đổi nơi này thành một không gian tôn kính của người Kitô giáo đã xảy ra ngay tận đầu thế kỷ thứ 7, cùng thời gian với việc Curia (Nghị viện) được biến đổi thành một thánh đường cũng như nhiều cấu trúc khác trong khu vực Quần thể. Cuộc khai quật dõi tìm được dấu vết nhiều giai đoạn khác nhau của khu vực này, từ lúc còn là khu mỏ đá cổ cho đến khi trở thành nhà ngục cho đến lúc “biến đổi rất nhanh” thành một trung tâm tôn kính Thánh Phêrô.

Ngày nay, ngục giam này nằm dưới ngôi Thánh đường San Giuseppe dei Falegnami xây vào thế kỷ 17, nhưng địa điểm là do Tòa giám quản giáo phận Roma sở hữu và sẽ được Opera Romana Pellegrinaggi mở cửa cho công chúng vào thăm viếng có thể là từ đầu tháng 7 này. Ở đó khách hành hương có cơ hội tỏ lòng tôn kính hai thánh Phêrô và Phaolô. Hai thánh nhân đã từng nhìn ra ngoài Quần thể nơi có nhiều đền đài thờ phượng những con người phàm đã biến thành thần nhân, và các ngài đã có dũng cảm tuyên xưng Tin Mừng của Thần Chúa đã sinh hạ làm người phàm.
 
Lituania có Tân Giám Mục Quân Đội
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:39 03/07/2010
Roma 02/07/2010, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Cha Gintaras Grušas, Giám mục giáo phận Vilnius, và là Thư Ký Hội Đồng Giám mục Lituania, làm giám mục Quân Đội Lituania.

Trước đó, Đức Thánh Cha cũng đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Eugenijus Bartulis.

Đức Cha Gintaras Grušas sinh năm 1961 tại Washington D.C, trong một gia đình người Lituania định cư tại Mỹ. Ngài được sinh ra và sống tại đây cho đến năm 29 tuổi. Trước khi bước vào năm dự bị tại Trường Đại Học Phan Sinh Steubenville (Ohio), Tân Giám Mục Quân Đội đã có văn bằng về tin học tại Los Angeles. Ngài lần lượt đoạt học vị tú tài thần học tại Angelicum, Roma, sau đó là tiến sĩ giáo luật.

Ngài thụ phong linh mục năm 1994 cho giáo phận Vilnius.
 
Đức Thánh Cha sắp đi nghỉ hè
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:41 03/07/2010
Roma, (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ nghỉ hè kể từ thứ Tư, ngày 7 tháng Bảy tới đây: sau buổi tiếp kiến chung, ngài sẽ đến dinh thự Castel Gandolfo.

Trong thời gian nghỉ ngơi này, các cuộc tiếp kiến riêng đều được huy bỏ. Ngày cuối cùng của kỳ nghĩ vẫn chưa được ấn định.

Những buổi tiếp kiến chung cũng được tạm ngưng cho đến tận cuối tháng Bảy. Như vậy sẽ không có trong chương trình tiếp kiến vào các ngày thứ Tư 14, 21 và 28 tháng Bảy. Thông thường, Đức Thánh Cha trở về Roma bằng trực thăng trong dịp hè để dành thời gian cho các buổi tiếp kiến hàng tuần.

Các Chúa Nhật cũng như các dịp lễ phụng vụ, nhất là ngày 15 tháng Tám, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi cầu nguyện Kinh Truyền Tin ban trưa tại khuôn viên dinh thự Castel Gandolfo.

Đức Giáo Hoàng 83 tuổi đã được 15.000 linh mục khắp nơi trên thế giới đổ về Roma vào dịp bế mạc Năm Linh Mục vỗ tay tán đồng trong buổi canh thức vào tối thứ Năm ngày 10 tháng Sáu, khi ngài nhấn mạnh rằng cần phải có « sự khiêm tốn nghỉ ngơi ».

Tuy vậy, Đức Thánh Cha đã từ chối đi đến vùng Alpes để nghỉ ngơi. Một vài người nhận ra ở đó một cử chỉ từ chối, trong đoạn các giáo huấn của ngài cho Năm Linh Mục về sự thanh tẩy và sám hối.
 
Dòng Thánh Gioan chọn Ars làm nơi truyền chức
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
18:54 03/07/2010
Dòng Thánh Gioan chọn Ars làm nơi truyền chức

Roma, (Zenit.org) - Đức Hồng Y Carlo Caffarra, Tổng Giám Mục Bologne, đã truyền chức linh mục cho 9 thầy phó tế và truyền chức phó tế cho 15 đại chủng sinh của Cộng Đoàn Thánh Gioan hôm thứ bảy ngày 3 tháng Bảy tại đền thánh Ars.

Các tu sĩ lãnh chức đợt này thuộc 11 quốc tịch khác nhau. Hiện nay Cộng Đoàn Thánh Gioan có 540 tu sĩ (trong số này có 240 linh mục), xuất thân từ 35 quốc gia.

Các tân linh mục và phó tế sẽ thi hành tác vụ tại một trong 60 nhà được phân bổ trên bốn châu lục. Các tu sĩ hướng đến đời sống nguyện gẫm trong thinh lặng tại các cộng đoàn nhỏ nhưng cũng hướng đến đời sống tông đồ phục vụ theo nhu cầu trong Giáo Hội, như tuyên úy học đường, cha xứ, giáo sư chủng viện, thăm viếng tù nhân, giúp người trẻ thoát khỏi nghiện ngập…

Trong tháng Chín 2010, có ba nhà mới của Cộng Đoàn được thành lập tại Bruxelles; Christchurch, New Zealand; và tại Notre Dame du Chêne thuộc giáo phận Mans, Pháp.

Được thành lập năm 1975, Gia Đình Thánh Gioan gồm có ngành nam; ngành nữ với một nhánh chiêm niệm và nhánh khác làm việc tông đồ; và ngành giáo dân thánh hiến giữa đời. Vị sáng lập là cha Marie-Dominique Philippe, tu sĩ dòng Thánh Đa Minh, giáo sư triết học và thần học, giảng thuyết tĩnh tâm về thánh Gioan, tác giả của nhiều tác phẩm và bài viết. Vào dịp tháng Tư năm ngoái, cha Thomas được bầu làm bề trên tổng quyền.

Kết thúc Năm Linh Mục, Gia Đình Thánh Gioan tập họp với nhau trong cuộc hành hương tại Ars, bên cạnh Cha Thánh Gioan Maria Vianney, vào thứ sáu ngày 2 tháng Bảy. Hôm trước ngày truyền chức, đêm canh thức được diễn ra tại vương cung thánh đường ngầm để cầu nguyện cho các tân chức.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng kết hội nghị thường niên Caritas Việt Nam 2010
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
07:27 03/07/2010
TỔNG KẾT HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CARITAS VIỆT NAM 2010

Uỷ ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thường niên 2010, từ ngày 29-6 đến 2-7-2010, tại Toà Giám mục Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai. Tham dự Hội nghị lần này có đại biểu của 26 giáo phận, 9 dòng tu nam, 12 dòng tu nữ và một vài tổ chức tín hữu giáo dân. Tất cả gồm 94 tham dự viên, trong đó có 5 giám mục, 1 đức ông, 54 linh mục, 20 tu sĩ, 14 tín hữu giáo dân. Đây là hội nghị đầu tiên có đầy đủ các vị lãnh đạo hoạt động bác ái xã hội của tất cả các giáo phận trên toàn quốc.

Chủ đề của Hội nghị: “Đồng hành trong hoạt động bác ái” như muốn xác tín rằng mọi thành phần của cộng đồng Dân Chúa đều tham gia vào việc thể hiện tình yêu bao la (bác ái) của Thiên Chúa cho mọi người mọi vật quanh mình. Đúng như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã xác định trong Thông điệp Caritas Deus est (Thiên Chúa là Tình yêu): Bản chất của Giáo Hội và cũng là của từng tín hữu Kitô gồm 3 điểm: Đời sống phụng tự - Hoạt động bác ái – Loan báo Tin Mừng (TCLTY, số 22-25).

Như thế, mọi thành phần Dân Chúa gồm các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và tín hữu giáo dân cần phải đồng hành với nhau trên con đường tình yêu này.

Hội nghị dành ngày đầu tiên để học hỏi về Thông điệp Caritas in Veritate (Bác ái trong chân lý) do các Đức cha Chủ tịch Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu và Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo khai triển về các khía cạnh xã hội, tổ chức cộng đồng và tu đức của Thông điệp.

Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã cử cha Gioan Nguyễn Văn Ty, Phó Chủ tịch Uỷ ban Di Dân, đến dự và phát biểu thay ngài về đề tài: “Sự cộng tác giữa hai Uỷ ban Di Dân và Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam trong việc phục vụ các di dân” như muốn diễn tả sự đồng hành của các uỷ ban trong Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN).

Đức cha Michael Hoàng Đức Oanh, Chủ tịch Uỷ ban Truyền giáo, cũng đến chia sẻ với hội nghị về mối liên kết giữa “hoạt động bác ái xã hội và hồn tông đồ”.

Ngày thứ hai, 30-6-2010, Hội nghị dành thời gian cho việc lắng nghe hoạt động bác ái của các giáo phận, dòng tu và tổ chức tín hữu giáo dân. Mỗi đơn vị chỉ có 6 phút để trình bày tóm tắt những hoạt động đặc sắc, những thách đố hay vấn đề xã hội quan trọng đáng lưu tâm các bản báo cáo từ 26 giáo phận, 13 dòng tu nam nữ và hai tổ chức giáo dân là Teresa Charity và CRS (Catholic Relief Services) đã cho thấy hoạt động rất phong phú, sáng tạo và năng động trong lĩnh vực xã hội của Giáo hội Việt Nam.

Tổ chức Teresa Charity, do thầy Sáu Vũ Thành An sáng lập, với các hoạt động bác ái ở Việt Nam và một vài nước khác đang muốn hoà nhập vào đường hướng hoạt động bác ái xã hội chung của HĐGMVN như một dấu hiệu mời gọi các tổ chức bác ái của tín hữu giáo dân khác cùng đồng hành với Giáo hội Việt Nam trong việc diễn tả tình yêu Chúa.

Trong khoá họp VI, Văn phòng Caritas Việt Nam Trung ương đã tổng kết hoạt động của Văn phòng trong 6 tháng đầu năm, kế hoạch dự trù cho năm 2011, trong đó có thêm các mục bảo vệ sự sống, giúp đỡ bệnh nhân phong cùi và việc tái hoà nhập vào mạng Caritas Internationalis (Caritas Quốc tế) của Caritas Việt Nam.

Để chuẩn bị cho việc tái hoà nhập này, Caritas Việt Nam sắp đặt lại cơ cấu điều hành ở Trung ương và việc xác định lại chức danh vị giám mục đại diện cho HĐGMVN tại các giáo tỉnh: Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến tại Giáo tỉnh Hà Nội và Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hồng tại Giáo tỉnh Huế là hai Phó Chủ tịch Caritas Việt Nam; chức danh “Giám đốc” dành cho các vị đứng đầu Caritas Việt Nam ở Trung ương và ở các giáo phận thay cho chức danh “Trưởng ban” như đang sử dụng hiện nay. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn là Tổng Thư ký của Uỷ ban Bác ái Xã hội thuộc HĐGMVN và cũng là giám đốc của Caritas Việt Nam theo sự vận hành của 2 tổ chức này. Hội nghị cũng xác định đại biểu của dòng nữ trong Hội đồng Đại biểu Caritas Việt Nam là nữ tu Maria Nguyễn Tấn Xinh, dòng Thánh Phaolô và nữ tu Lucia Nguyễn Thị Hồng Vân, Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Chị Vân cũng được bầu làm đại biểu trong Hội đồng Quản trị (HĐQT) Caritas Việt Nam. Ông Phaolô Lê Phước Thiện được chỉ định làm đại diện giáo dân cho các Hội viên trong HĐQT. Văn phòng Caritas Việt Nam cũng thông báo về việc làm Thẻ Hội Viên cho những người muốn gia nhập vào Caritas Việt Nam.

Tối 30-6-2010, Hội đồng Quản trị Caritas Việt Nam đã họp phiên thường lệ, từ 20 giờ đến 22 giờ. Tham dự cuộc họp này có ĐC. Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch Caritas Việt Nam; ĐC. Giuse Nguyễn Văn Yến, đại diện HĐGMVN tại Giáo tỉnh Hà Nội; ĐC. Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc; cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký; cha Brunô Phạm Bá Quế, đại diện Giáo tỉnh Hà Nội; cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, đại diện Giáo tỉnh Huế; cha Giuse Nguyễn Văn Uy, đại diện Giáo tỉnh TP.HCM; cha Gioan Baotixita Phương Đình Toại, đại biểu dòng nam; chị Lucia Nguyễn Thị Hồng Vân, đại biểu dòng nữ, ông Phaolô Lê Phước Thiện, đại biểu giáo dân. Các đại biểu thảo luận nhiều vấn đề và đã nhất trí xây dựng trụ sở trung ương Caritas Việt Nam tại TP.HCM.

Trong Hội nghị lần này, Văn phòng Caritas Trung ương cũng giới thiệu dự án “Con đường sáng” để giúp đỡ các học sinh nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long có phương tiện học tập. Ngoài ra, Caritas Việt Nam cũng dành 500 suất học bổng cho các học sinh khuyết tật và 1.500 suất học bổng cho các học sinh, sinh viên nghèo thuộc diện gia đình có người mắc bệnh phong hay nhiễm HIV/AIDS. Hy vọng những chương trình này sẽ được nhiều ân nhân đóng góp.

Trong hai ngày, 1 và 2-7-2010, các tham dự viên được các chuyên viên xã hội Dòng Tên và nữ tu Lệ Minh hướng dẫn đề tài “Lãnh đạo cộng tác và tầm nhìn chiến lược”. Các bài trình bày rất hấp dẫn, năng động, thu hút sự chú ý cao độ và rất cần thiết cho các vị lãnh đạo Caritas Việt Nam trong hoạt động bác ái xã hội tại địa phương.

Điều đáng quan tâm là các tham dự viên trong suốt kỳ họp đã dành nhiều thời giờ để kết hợp với Chúa qua Thánh lễ, Giờ Kinh Phụng Vụ, Chầu Thánh Thể, suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày. Chính khi tìm về nguồn tình yêu là Chúa, các thành viên gia đình Caritas Việt Nam cảm nghiệm được sức sống kỳ diệu liên kết tất cả trong nhiệm thể Chúa Kitô và kín múc được sức mạnh cho những hoạt động diễn tả tình yêu này. Hội nghị kết thúc vào trưa ngày 2-7-2010.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Tổng Thư ký UBBAXH

Giám đốc Caritas Việt Nam
 
Hội nghị thường niên Caritas Việt Nam 2010
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
07:49 03/07/2010
HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CARITAS VIỆT NAM 2010

Ngày 29/6-2/7/2010, Caritas Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên tại TGM Xuân Lộc.

Tham dự Hội nghị năm nay được xem là đông đủ nhất của gia đình Caritas Việt Nam. Sự hiện diện của 5 Giám mục: Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Gm. Gp. Xuân Lộc, Chủ tịch UBBAXH - Caritas VN; Đức cha Toma Vũ Đình Hiệu, Gm Phụ tá. Gp. Xuân lộc; Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Gm. Gp. Kontum - Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng; Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, đặc trách Caritas Giaó Tỉnh miền Bắc. Đức cha FX Lê Văn Hồng, Gm phụ tá TGP Huế, đặc trách Caritas Giáo Tỉnh miền Trung; có đại diện Caritas Hoa kỳ, Catholic Relief Services (CRS); cùng tham dự có 94 đại biểu Caritas của 26 giáo phận và đại biểu của 9 Dòng Tu Nam, 12 Dòng Tu Nữ.

Xem hình hội nghị thường niên 2010

Qua 4 ngày, các tham dự viên đã lắng nghe các bài tham luận về Thông điệp “ Bác ái trong Chân lý”; các báo cáo về hoạt động Caritas của 26 Giáo phận, 13 Dòng Tu Nam Nữ và 2 tổ chức giáo dân; tổng kết hoạt động của Caritas trung ương; học hỏi và tập huấn về kỹ năng lãnh đạo cộng tác và tầm nhìn chiến lược; thảo luận và góp ý cho chương trình hoạt động Caritas trong thời gian tới. Mỗi ngày mới đều khởi đầu bằng Kinh sáng, Thánh Lễ, sinh hoạt buổi chiều bắt đầu bằng Kinh chiều. Ban tối có giờ Chầu Thánh Thể và Kinh tối.

Từ chiều ngày 28/6, ban tổ chức đón tiếp ân cần các đại biểu từ các giáo phận miền Bắc, miền Trung, vùng Cao nguyên, miền Tây. TGM Xuân Lộc với cơ sở rộng rãi, khang trang, thiết bị máy móc hiện đại, các tham dự viên được phục vụ hết sức tận tình chu đáo. Tivi màn hình lớn đặt tại nhà cơm phục vụ cho các đại biểu thích xem World Cup.

Ngày 29/6.

10g30 ngày đầu tiên, diễn văn khai mạc của Đức cha Chủ tịch và giới thiệu chương trình làm việc của Cha Tổng Thư Ký Cariats Việt nam. Hội nghị được đánh dấu bằng Thánh lễ đồng tế mừng kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại nhà nguyện của Toà Giám mục. Đức cha Đaminh chủ tế, cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn giảng lễ.

Ban chiều: Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Đức Cha Toma Vũ Đình Hiệu, lần lượt trình bày Thông điệp “Bác ái trong chân lý” dưới lăng kính xã hội, tu đức và tổ chức cộng đồng. Những bài trình bày này giúp cho các tham dự viên hiểu sâu xa hơn nhiều góc cạnh Thông điệp của ĐTC Bênêđictô XVI. Sau đó, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB, Phó chủ tịch Ủy ban Di dân HĐGMVN trình bày sự cộng tác giữa hai Ủy ban: Di dân và Bác ái trong việc phục vụ những người di dân nghèo. Tiếp theo Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh nói chuyện đề tài “Hoạt động bác ái và hồn tông đồ”. Thời gian còn lại dành cho các tham dự viên trao đổi và góp ý cho câu hỏi “Cần phải làm gì để người tín hữu nhận thức đúng về hoạt động bác ái là bản chất Kitô giáo?”.

Ngày 30-6

Caritas 26 Giáo phận và 21 Dòng Tu lần lượt báo cáo những nét đặc sắc trong hoạt động một năm qua, mỗi đơn vị chỉ được trình bày trong 6 phút. Cha tổng Thư Ký Caritas tổng kết hoạt động Caritas Việt nam trong năm từ tháng 6.2009 đến tháng 6.2010; dự thảo ngân sách 2010-2011; quy trình thực hiện để Caritas Việt nam hội nhập vào Caritas Quốc tế; thực hiện việc làm thẻ hội viên Caritas Việt nam trên toàn quốc. Hội nghị dành thời giờ để tất cả các đại biểu góp ý xây dựng Caritas Việt nam. Ban tối Hội đồng quản trị Caritas Việt nam họp thường kỳ.

Ngày 1.7

Ban giảng huấn gồm: Lm Mic Trương Thanh Tâm SJ, Lm Pet Ngô Phan Đình Phục, SJ, Sr Maria Nguyễn Thị Lệ Minh, MTG Chợ Quán, giới thiệu và tập huấn đề tài “Lãnh đạo cộng tác và tầm nhìn chiến lược”. Hai Lm SJ thuyết trình viên trẻ trung năng động có chuyên môn cao, trình bày theo lối hiện đại nên lôi cuốn hấp dẫn với nhiều minh họa cụ thể. Sau mỗi phần trình bày, tham dự viên thảo luận và góp ý rất sôi nổi.

Ngày 2.7

Tiếp tục đề tài tập huấn.

Tóm lược nội dung tập huấn như sau:

Trong khoa học về lãnh đạo ngày nay, có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ “hợp tác” (cooperation) và “cộng tác” (collaboration). “Cộng tác” được nhấn mạnh và sử dụng nhiều hơn vào lúc này. Lý do, thuật ngữ này nhấn mạnh tới chiều ngang (horizontal) trong tương quan lãnh đạo - cộng sự và tới chức năng của lãnh đạo – cộng sự trong công việc. Thuật ngữ “cộng tác” đề cao “tính tham gia” của cộng sự và cộng đồng; từ đó, tính dân chủ có điều kiện xuất hiện cho việc phát triển bền vững (sustainable development) trong bất cứ hoạt động xã hội nào.

Lãnh đạo cộng tác dựa trên định nghĩa “lãnh đạo 3 P” vốn đưa ra 3 chức năng của lãnh đạo: 1. đạt mục tiêu, 2. giúp nhóm cộng tác của mình phát triển và 3. giúp từng cá nhân cộng sự của mình phát triển và trưởng thành. Như vậy, “lãnh đạo 3 P” có thể đạt được hai mục đích chính: thành công (chức năng 1) và “thành nhân” (chức năng 2 và 3). Để được điều này, hình thức lãnh đạo cộng tác hữu hiệu nhất là hình thức lãnh đạo ủy quyền (lãnh đạo D = delegate).

Vậy đâu là các kỹ năng giúp cho người lãnh đạo có thể thực hiện lãnh đạo cộng tác với tầm nhìn chiến lược? Khoá tập huấn sẽ đưa giới thiệu một số kỹ năng giúp tạo nên hoặc củng cố hành vi lãnh đạo thích hợp. Trong 2 ngày tập huấn (1-2.7.2010) của Caritas Việt Nam với 8 buổi học, các tham dự viên sẽ “cộng tác” với nhóm tập huấn trong việc đào sâu các khái niệm và thực hành các kỹ năng về lãnh đạo cộng tác.

Ý tưởng chủ đạo xuyên suốt tập huấn sẽ là lãnh đạo cộng tác có tâm và tầm (nhìn) và bắt tay vào hành động (lãnh đạo 3 H: Heart – Head – Hand), vốn được trình bày qua một số kỹ năng.

Lãnh đạo có Tâm sẽ là người có “7 thói quen của những người thành đạt”, trong đó, thói quen “win-win” sẽ được đào sâu hơn. Một người lãnh đạo cần có “ngôn từ lãnh đạo”, đặc biệt trong những lúc phản hồi có tính tiêu cực biết sử dụng “phản hồi Sandwich” và “phản hồi FISC”. Lãnh đạo cần phải có kỹ năng “lắng nghe thấu cảm”. Cuối cùng, một nhà lãnh đạo Kitô giáo có tâm phải là một người luôn sống theo mẫu gương lãnh đạo của Chúa Giêsu. Dựa trên các kỹ năng và khuôn mẫu này, nhà lãnh đạo tiến hành xây dựng “tính tham gia” với các cộng sự và cộng đồng.

Lãnh đạo có tầm nhìn phải biết rõ nhu cầu của cộng đồng. Một tổ chức xã hội sẽ có tính vững bền khi đáp ứng chính xác và có hiệu quả những nhu cầu của xã hội. Bảng “Coffing-Hutchinson” sẽ giúp việc chọn lựa các nhu cầu ưu tiên. Muốn có tầm nhìn bao quát, nhìn xa trông rộng; nhà lãnh đạo cần có kỹ năng tổng hợp về bối cảnh mình đang sống trên mức độ vĩ mô và vi mô. Đây là lúc áp dụng kỹ năng tổng hợp “PESTLE”. Kỹ năng tổng hợp phải đi theo kỹ năng phân tích “SWOT” để “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Hai kỹ năng tổng hợp và phân tích này sẽ được đúc kết trong chiến lược “USED”.

Sau tiến trình tổng hợp và phân tích, nhà lãnh đạo sẽ tiến hành việc xây dựng tầm nhìn (vision, V). Để thực hiện “tầm nhìn”, nhà lãnh đạo “đặt ra sứ mạng”. Sứ mạng (mission, M) được thể hiện qua các mục tiêu (goal, G) được thiết lập cụ thể một cách “SMART”(thông minh) và “SMARTER”(thông minh hơn). Cuối cùng “qui trình ra quyết định SAID” là bước cân nhắc thận trọng cuối cùng trước khi nhà lãnh đạo bắt tay hành động. Chú ý, lãnh đạo không cần thiết phải quản trị trực tiếp, nhưng có thể hành động qua các nhà quản trị và điều hành (đây là lý do tại sao lãnh đạo vừa giống vừa khác với quản trị, management. Nhưng làm lãnh đạo phải biết nghệ thuật quản trị để … lãnh đạo người khác trong việc thực hiện VMG).

Lãnh đạo bắt tay hành động, hoặc chính mình hoặc qua các cộng sự của mình. 10 bước tiến hành “Kế hoạch chiến lược” với VMG, thể hiện cái nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo. “Kế hoạch chiến lược” (strategic planning) là một kế hoạch có mục tiêu chiến lược lâu dài (goal) được thể hiện trên lý thuyết và được thực hiện qua các “kế hoạch hành động” (action plan) với những mục tiêu cụ thể (objectives).

Việc kiểm tra, đôn đốc và giám sát kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động luôn là những công việc cần thiết để giúp các kế hoạch đạt được mục tiêu theo đúng tiến độ thực hiện. Các kỹ năng về “ma trận thời gian”, “PULSE check”, “biểu đồ Gantt”, “nguyên tắc giám sát 8 M” là một số kỹ năng có tính thực dụng và cần thiết cho tiến trình kiểm tra, đôn đốc và giám sát này. Cuối cùng, “phương pháp duyệt xét LENS” giúp vị lãnh đạo lượng giá hiệu quả các kế hoạch để điều chỉnh thậm chí thay đổi những gỉ đã đề xuất, nhưng không thích hợp.

Như vậy, “cộng tác” là một khuynh hướng nổi bật của thời đại hiện nay. Phong cách lãnh đạo thích hợp với thời đại hẳn phải là một sự lãnh đạo cộng tác. Sự cộng tác này được thể hiện qua hành vi cộng tác của vị lãnh đạo với các cộng sự và cộng đồng của mình trong việc tạo nên “tính tham gia” cho mọi người. Nhờ đó, việc đáp ứng các nhu cầu xã hội sẽ là một sự phát triển sẽ có tính bền vững. Việc tông đồ xã hội sẽ góp phần tạo nên một “nền văn minh tình yêu” cho nhân loại. Đây chính là mong ước nho nhỏ của nhóm tập huấn muốn chia sẻ với các vị lãnh đạo Caritas của Giáo Hội Việt Nam trong khóa tập huấn của Caritas Việt Nam.(x. web: Caritasvn.org)

11 giờ trưa nghi thức bế mạc.

Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn tổng kết hội nghị.

Kính thưa anh chị em!

UBBA Caritas Việt Nam đã tổ chức hội nghị thường niên 2010 từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7, tại TGM Xuân Lộc - Long Khánh - Đồng Nai. Tham dự đại hội lần này có đại biểu của 26 giáo phận, 9 Dòng tu nam, 12 Dòng tu nữ, và một vài tổ chức giáo dân. Tất cả gồm 94 tham dự viên, trong đó có 5 Giám mục, 54 Linh mục, 20 Tu sĩ, 14 tín hữu giáo dân.

Đây là một dịp đầu tiên có mặt đông đủ của tất cả các Caritas giáo phận trên toàn quốc. Chủ đề của hội nghị là “Đồng Hành Năm Hoạt Động Bác Ái” như muốn xác tín rằng mọi thành phần của cộng đồng Dân Chúa đều tham gia vào việc thể hiện tình yêu bao la và bác ái của Thiên Chúa cho mọi người mọi vật quanh mình. Đúng như Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã xác định trong thông điệp Caritas Deus Est là bản chất của Giáo hội và cũng là của từng tín hữu Kitô là đời sống phụng tự, hoạt động bác ái và loan báo Tin mừng. Như thế, mọi thành phần Dân Chúa gồm các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ và tín hữu giáo dân cần phải đồng hành với nhau trên con đường tình yêu này. Hội nghị dành thời gian để học hỏi về thông điệp Caritas in Veritate dưới các khía cạnh: xã hội, tổ chức cộng đồng và tu đức của. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã cử Cha Gioan Nguyễn Văn, phó chủ tịch ủy ban Di Dân đến dự và phát biểu thay ngài về đề tài “Sự cộng tác giữa hai ủy ban Di Dân và Bác Ái Xã Hội Caritas Việt Nam trong việc phục vụ các di dân”, như muốn diễn tả sự đồng hành của các ủy ban trong HĐGM Việt Nam. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, chủ tịch ủy ban Truyền Giáo cũng đến chia sẻ với hội nghị về mối liên kết giữa hoạt động bác ái xã hội và hồn tông đồ.

Ngày thứ hai, 30 tháng 6 năm 2010, hội nghị dành thời gian cho việc lắng nghe hoạt động bác ái của các giáo phận, dòng tu và tổ chức tín hữu giáo dân, mỗi đơn vị chỉ có 6 phút để trình bày tóm tắt các hoạt động đặc sắc, những thách đố, hay vấn đề xã hội đang biến động. 26 bài báo cáo của các giáo phận, 13 Dòng tu nam nữ và 2 tổ chức giáo dân đã cho thấy hoạt động phong phú, sáng tạo và năng động trong lãnh vực xã hội của Giáo hội Việt Nam. Tổ chức Têrêsa Charities do Thầy Phó Tế Gioan Maria Têrêsa Vũ Thành An sáng lập, với các hoạt động bác ái ở Việt Nam và một vài nước khác đang muốn hòa nhập vào đường hướng hoạt động bác ái xã hội chung của HĐGM Việt Nam như một dấu hiệu mời gọi các tổ chức bác ái của tín hữu giáo dân khác cùng đồng hành với Giáo hội Việt Nam trong việc diễn tả tình yêu Thiên Chúa.

Trong khóa học thứ 6, văn phòng Caritas Việt Nam đã tổng kết hoạt động của văn phòng trong 6 tháng đầu năm, dự trù cho năm 2011, trong đó có thêm các mục: bảo vệ sự sống, giúp đỡ bệnh nhân phong cùi và việc tái hòa nhập vào Caritas Quốc tế của Caritas Việt Nam. Để chuẩn bị cho việc tái hòa nhập này, Caritas Việt Nam sắp đặt lại cơ cấu điều hành ở trung ương và việc xác định lại chức danh Giám mục, đại diện cho HĐGM Việt Nam tại 2 giáo tỉnh, đó là Đức Cha Giuse Nguyễn Văn tại giáo tỉnh Hà Nội và Đức Cha Fx. Lê Văn Hồng tại giáo tỉnh Huế với chức danh phó chủ tịch Caritas Việt Nam. Cũng như xác định lại chức danh Giám đốc dành cho các vị đứng đầu Caritas Việt Nam ở trung ương hay ở các giáo phận thay cho chức danh trưởng ban như đang sử dụng hiện nay. Hội nghị cũng xác định lại Hội dòng nữ trong Caritas Việt Nam là nữ tu Maria Nguyễn Tấn Sinh dòng Thánh Phaolô, và nữ tu Lucia Nguyễn Thị Hồng Vân dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Sr Vân cũng được bầu làm đại biểu trong Hội đồng quản trị Caritas Việt Nam. Ông Phaolô Lê Phúc Thiện được chỉ định làm đại diện giáo dân cho các hội viên trong hội đồng quản trị. Văn phòng Caritas Việt Nam cũng thông báo về việc làm thẻ hội viên cho những người gia nhập vào Caritas Việt Nam.

Tối 30 tháng 6 năm 2010, Hội đồng quản trị Caritas Việt Nam đã họp phiên thường lệ từ 20g-22g, tham dự cuộc họp này có Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh - chủ tịch Caritas Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến - phó chủ tịch Caritas Việt Nam tại giáo tỉnh Hà Nội, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu - Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn - Tổng thư ký, Cha Bruno Phạm Bá Quế - đại diện giáo tỉnh Hà Nội, Cha Phêrô Nguyễn Văn Đông - đại diện giáo tỉnh Huế, Cha Giuse Nguyễn Văn Uy (Caritas Xuân Lộc)- đại diện giáo tỉnh Sài gòn, Cha GB. Phương Đình Toại - đại diện Dòng nam, Sr Lucia Nguyễn Thị Hồng Vân - đại diện Dòng nữ, ông Phaolô Lê Phúc Thiện - đại diện giáo dân. Các đại biểu thảo luận nhiều vấn đề và đã nhất trí xây dựng trụ sở trung ương Caritas Việt Nam tại Sài gòn.

Trong hội nghị lần này, văn phòng Caritas trung ương cũng giới thiệu dự án “Con Đường Sáng” để giúp đỡ các học sinh nghèo vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có phương tiện học tập. Ngoài ra Caritas Việt Nam cũng dành 500 suất học bổng cho các học sinh khuyết tật, và 1500 suất học bổng cho các học sinh sinh viên nghèo thuộc diện gia đình có người mắc bệnh phong hay nhiễm HIV/AIDS. Hy vọng những chương trình này sẽ được nhiều ân nhân đóng góp thêm.

Trong 2 ngày 1 & 2 tháng 7 năm 2010, các tham dự viên đã được các chuyên viên về xã hội là các cha Dòng Tên hướng dẫn đề tài “Lãnh đạo cộng tác và tầm nhìn chiến lược”, các bài trình bày rất hấp dẫn, năng động, thu hút sự chú ý cao độ và rất cần thiết cho các vị lãnh đạo Caritas Việt Nam trong hoạt động bác ái xã hội tại địa phương và trung ương.

Điều đáng quan tâm là các tham dự viên trong suốt kỳ họp đã dành nhiều thời giờ để kết hiệp với Chúa qua Thánh lễ, Giờ kinh Phụng vụ, chầu Thánh Thể, suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày. Chính khi tìm về nguồn tình yêu là Chúa, các thành viên gia đình Caritas Việt Nam cảm nghiệm được sự sống kỳ diệu, liên kết tất cả trong nhiệm thể Chúa Kitô và kín múc được sự mạnh cho những hoạt động diễn tả tình yêu này.

Cha Nguyễn Vân Đông – Giáo phận Kontum, đại diện các tham dự diên bày tỏ tâm tình tri ân đến ban tổ chức, đặc biệt là sự đón tiếp ân cần, giúp đỡ tận tình của hai Đức Cha Xuân Lộc.

Đức Cha Chủ tịch UBBAXH – Caritas Việt Nam ban huấn từ bế mạc. Ngài trao chứng thư bổ nhiệm chức danh Giám đốc Carias Giáo phận cho 26 linh mục trưởng ban Caritas 26 Giáo phận.

Bữa tiệc trưa liên hoan chia tay trong niềm vui. Các đại biểu ra về với nhiều hành trang cho sứ vụ lãnh đạo của mình.

Sau 32 năm gián đoạn, Caritas Việt Nam nay đã hồi phục và nhanh chóng đi vào hoạt động thiết thực trên mọi miền đất nước.

Đầu năm 1965, Hội đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam (HĐGMVN) thành lập Caritas Việt Nam. Sau đó năm 1966, Caritas của 14 giáo phận tại Miền Nam Việt Nam được hình thành.

Tháng 6 năm 1976, Caritas Việt Nam và Caritas các giáo phận được Nhà nước yêu cầu tạm ngưng hoạt động.

Ngày 19/9/2001, HĐGM Việt Nam thành lập ủy Ban Bác Ái Xã Hội. Ủy Ban BAXH chính thức làm việc từ ngày 16/9/2002. Sau thời gian này, các ban BAXH tại các Giáo phận bắt đầu được thành lập.

Ngày 2/7/2008, Nhà nước chấp nhận cho tái lập CARITAS việt Nam và Caritas các Giáo phận.

Hiện tại, Caritas Việt Nam đã thiết lập 26 văn phòng làm việc của Caritas giáo phận và trợ giúp phương tiện làm việc cho 26 văn phòng này. Caritas Giáo phận đã và đang phổ biến hoạt động Caritas tại các xứ đạo và thiết lập mạng lưới Caritas đến các hội viên. Caritas Trung ương đã soạn các tài liệu, cẩm nang, hoàn thành bản nội quy và quy chế của Caritas Việt Nam, đồng thời xác định những vấn đề xã hội ưu tiên, những đối tượng cần sự trợ giúp thật sự, xây dựng sơ sở Caritas Việt nam tại Sài gòn, lên chương trình hoạt động trong tương lai gần. Sự phối hợp và liên kết giữa các dòng tu, giữa các các tổ chức bác ái xã hội đã khởi sắc nhịp nhàng giúp cho những hoạt động bác ái của Caritas có được hiệu quả và trở thành một hành động loan báo Tin Mừng.

Ngoài nhiệm vụ gây ý thức về việc đào luyện con tim và nghĩa vụ thực hành bác ái nơi cộng đồng Dân Chúa nhằm phục vụ con người, thì nhiệm vụ quan trọng nữa mà Caritas Việt Nam phải hoàn thành là tích cực thực hiện vai trò làm cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những người nghèo khổ, khuyết tật, kém may mắn, những thành phần bị bỏ rơi trong xã hội. Vì sự sống con người, vì quyền lợi của những người nghèo khổ, kém may mắn, khuyết tật tinh thần hoặc thể chất, vì lợi ích các linh hồn, Caritas Việt Nam cần sự hiệp thông, cộng tác của mọi người, mọi thành phần Dân Chúa để với Ơn Chúa giúp, tất cả cùng nhau với cái Tâm cái Hồn của người làm việc bác ái thực hiện sứ mạng yêu thương loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An, Caritas Phan thiết
 
Thông tin cập nhật tiếp sức mùa thi - Đợt 1. Phóng Sự nhanh.
SVCG
09:00 03/07/2010
Thông tin cập nhật tiếp sức mùa thi - Đợt 1. Phóng Sự nhanh.

7h00 sáng 02 - 7 - 2010, Giáo Xứ Kẻ Sét - Làng Tám đã trở nên thực sự nhộn nhịp bởi những bước chân vội vã của các anh chị em tình nguyện viên và các em thí sinh từ mọi miền quê xa xôi lên Hà Nội dự thi đại học.

Đến những phố Kim Đồng, Giáp Bát chúng tôi đã thấy những màu áo xanh của Liên Đoàn Sinh viên Công Giáo Miền Bắc (Tình Nguyện Viên - TNV) trở nên rất quen thuộc và có thể bắt gặp tại bất kỳ nơi nào có bóng dáng của các em thí sinh...

Những anh chị em TNV "special" này luôn luôn được đặt trong tình thế thực sự bận rộn bởi liên tục phải liên tục đưa đón các em Thí sinh, được qui tụ từ Bến xe Giáp Bát (Bx Phía Nam), Bến xe Lương Yên, Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Gia Lâm. Tất cả các em thí sinh cùng anh chị em TNV đều tập trung tại hai địa điểm chính là nhà thờ Làng Tám nhà thờ Thái Hà để tiến hành ghi danh, phân nhóm và Tham dự Thánh Lễ để cầu nguyện cho một mùa thi thành công.

Tới khu vực bến xe Giáp Bát (Bến xe phía Nam), chúng tôi thấy rất nhiều màu áo xanh tình nguyện nhưng đông đúc hơn là các bạn TNV Sinh viên Công Giáo. Các nhóm SVCG được chia thành nhiều cụm để tập trung tại các vị trí trong bến xe đón các em và đưa các em về khu vực ghi danh chung.

Những chiếc xe của các bạn TNV cứ nối đuôi nhau chở nặng hành trình yêu thương, chở bao nhiêu niềm hân hoan khi đón được các Thí Sinh (TS) của mình, khi nhận được TS của nhóm mình các TNV nhanh chóng đưa ra khu vực báo danh tạm thời tại bến xe, rồi đưa về ghi danh chi tiết tại Gx Kẻ Sét, Thái Hà...

Riêng các TS của GP Thái Bình, các em tập trung từ các Giáo xứ và tập trung lên TGM Giáo phận, từ đó tập hợp và được Cha đặc trách Sinh viên, Giới trẻ Vinc. Ngô Thái Phong, Ngài cùng với các bạn SVCG Thái Bình đi trên 4 chiếc xe chuyên chở các em lên tới điểm tập kết Hà Nội, các bạn TNV SVCG Thái Bình chỉ đợi và đón các em vào ghi danh.

Theo quan sát của BP Truyền thông mùa thi, số thí sinh năm nay tham gia đợt 1 tương đối đông, nhóm SVCG Hải Hà khoảng hơn 100 em, nhóm SVCG Thái Bình khoảng 160 em, nhóm SVCG Hà Nam khoảng hơn 200 em, ngoài ra còn số lượng của các nhóm SVCG khác. Trong Thánh Lễ có hàng nghìn em thí sinh của tất cả các nhóm SVCG, các em đã được đón tiếp ghi danh đầy đủ, chu đáo.

Cũng có những con mắt quen thuộc với nơi thị thành, nhưng cũng không ít những con mắt lạ lẫm, ngại ngùng, chưa quen. Nhưng tất cả dần tự tin vì sự đón tiếp của các TNV, các em đã được tập trung và chuẩn bị Thánh Lễ đón tiếp và chúc phúc, cầu nguyện cho một kỳ thi thành công tốt đẹp.

Tại các bến xe và điểm tập kết là nơi rất nhộn nhịp và rất nhiều TNV, có những em bị say xe, có em không. Nhưng do thời tiết quá nóng nên ai nấy đều thấy mệt vì đã vượt một chặng đường dài, đông đúc, tắc đường, ngột ngạt và đã tới được nơi đây.
 
Giáo hạt Hàm tân Phan Thiết tổ chức trại hè cho các Huynh Trưởng thiếu nhi
LM FX Hồ Xuân Hùng - Ảnh Nguyễn Quang Ngọc
09:08 03/07/2010
TRẠI HUẤN LUYỆN VÀ GIAO LƯU HUYNH, DỰ TRƯỞNG CỤM IV HÈ NĂM THÁNH 2010

Tại Giáo xứ Đức Mẹ Fatima Giáo Hạt Hàm Tân Giáo Phận Phan Thiết.

Hàm Tân – Phan Thiết, nhân dịp hè về, các anh chị Huynh Trưởng thuộc cụm Hàm Thượng, Giáo hạt Hàm tân, Giáo phận Phan Thiết đã tổ chức trại hè cho các Huynh Trưởng. Các anh chị sinh hoạt và vui hè trong 2 ngày 2/7 – 3/7/2010. Số lượng tham dự bao gồm 6 Giáo xứ thuộc cụm Hàm Thượng. Tổng số trại viên lên đến 220 người tham dự.

Xem hình trại hè

Ngày khai mạc, Cha fx. Hồ Xuân Hùng, tuyên úy của xứ đoàn Mẹ Fatima đã trao gởi những tâm tình và những điều lý thú trong Năm Thánh 2010, nhằm khơi dậy tinh thần sống đạo và niềm vui sống trong Năm Thánh 2010. Cha động viên các trại sinh luôn lấy Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống cho phong trào Thiếu nhi.

Trong Thánh Lễ cùng ngày, Giáo xứ Mẹ Fatima có tới 13 anh chị đã tuyên hứa để cùng hòa nhịp vào cánh đồng truyền giáo của Giáo hội, cho giới Thiếu nhi.

Các trại sinh trong những ngày trại đã được các trưởng liên đoàn Giáo phận đến để chia sẻ những kỹ năng sống và làm việc trong phong trào.

Tạ ơn Chúa và Đức mẹ Fatima cho các trưởng những ngày vui tươi, thánh thiện, đoàn kết và yêu thương. Các trại sinh chia tay trong nỗi niềm mến thương và đầy nhiệt huyết của người tông đồ của Chúa.
 
Huynh Trưởng Cụm Hàm Thượng, GP Phan Thiết Dự Trại Hè Sống Năm Thánh
Sr Hồng Hương - Ảnh FX Hùng
19:00 03/07/2010
Huynh Trưởng Cụm Hàm Thượng, GP Phan Thiết Dự Trại Hè Sống Năm Thánh

Trong hai ngày 2&3.7.2010, hội trại huấn luyện và giao lưu của các Huynh trưởng và Dự trưởng cụm IV hạt Hàm Tân với chủ đề “Sống Năm Thánh” đã diễn ra tại Giáo xứ MẹFatima, Giáo phận Phan Thiết. Khoảng 220 Huynh, Dự trưởng các giáo xứ Thánh Linh, Mẹ Fatima, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Lên Trời, Châu Thủy, Đông Hà và Tân Châu đã về tham dự trại.

Xem hình trại hè Fatima

Đúng 7 giờ sáng ngày 2.7, nghi thức chào cờ đã chính thức khai mạc trại hè “ Sống Năm Thánh” dưới sự chủ trì của linh mục FX. Hồ Xuân Hùng, cha tuyên úy Giáo xứ Mẹ Fatima. Với kỹ năng thuần thục, chỉ sau chưa đến 1 tiếng đồng hồ, khu đất trại đã hiện lên những lều trại xinh xắn của từng xứ đoàn. Trong lần tập huấn này, các trại viên sẽ được học hỏi, chia sẻ 4 bài khóa với những đề tài thiết thực cho công tác của mình như: Huynh Trưởng Sống Năm Thánh 2010 (cha Xuân Hùng trình bày); Và các đề tài: Nghệ thuật chỉ huy, hoạt náo, sửa phạt và vô hiệu hóa phản kháng; Tâm lý tuổi ngành Thiếu; Hàng đội tự trị và nghiêm tập do các Trưởng Liên Đoàn Hàm Tân trình bày

Các trại viên đã có những giây phút sốt sắng để chiêm ngắm và cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong phần trò chơi vận động, tiếng reo cười động viên nhau vang dội khắp không gian Fatima khiến nhiều người trong ngoài giáo xứ cũng vui theo. 18g, mọi người tham dự thánh lễ. Tiếp đó là nghi thức Lửa Thiêng do Trưởng Tuấn phụ trách quản lửa. Trò chơi lớn lôi cuốn và hấp dẫn diễn ra lúc 2g sáng ngày 3.7. Chương trình cũng đưa các huynh, dự trưởng thêm yêu mến quê hương Việt qua những trò chơi dân gian vốn rất quen thuộc. Đặc biệt trong hội trại này, có 13 dự trưởng thuộc Giáo xứ Mẹ Fatima tuyên hứa để được chính thức trở thành Huynh trưởng phục vụ cho công tác của ngành. Theo nhận xét của Ban tổ chức thì hầu hết các trại viên đều tích cực giữ nghiêm luật trại và chương trình đề ra.

Trại hè Sống Năm Thánh kết thúc lúc 4g chiều, các trại viên chia tay nhau trong sự luyến tiếc. Rời đất trại, mỗi người mang trong lòng một sự quyết tâm mới đã được thắp lên từ ngọn lửa tình yêu của Chúa Thánh Thần để thay đổi cuộc sống chính mình và phục vụ cộng đoàn tốt hơn. Hội trại là một cố gắng của các cha tuyên úy và những người đặc trách để tạo thêm cơ hội gặp gỡ, học hỏi và nhất là tạo niềm vui cho các huynh, dự trưởng trong mùa hè Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam.
 
Thánh lễ đón tiếp và cầu nguyện cho các sỹ tử tại Hà Nội.
SVCG Hà Nội
20:12 03/07/2010
Thánh lễ đón tiếp và cầu nguyện cho các sỹ tử tại Hà Nội.

Từ video Thánh Lễ có thể Quý vị phụ huynh thấy được hình ảnh con em mình đã bình an và đang tham dự Thánh lễ tại Hà Nội.

Điểm đón tiếp Thí sinh toàn khu vực Miền Bắc là Giáo xứ Kẻ Sét, tại đây tập trung rất đông các TNV, và hầu như toàn bộ các em thí sinh.

Trong Thánh Lễ đồng tế, Cha Vinc. Ngô Thái Phong đặc trách Sinh viên, giới trẻ GP Thái Bình, VP TGM đã cùng các thí sinh trên 4 chiếc xe đưa các em lên HN dự thi, Cha chia sẻ; trên đường đi có em bị say xa nhưng các em đã tới HN một cách an toàn và vẫn khỏe mạnh.

Trong Thánh lễ Cha chia sẻ về những kỷ niệm khi được hỏi đến Hà Nội đông đúc như thế nào?! "Như lúc tan lễ về", như "xe chạy hàng giờ đồng hồ mới đi được 300 mét". Cảm nhận của Cha khi tới Hà Nội là lời nói của một TNV "trước đây chúng con đã bỡ ngỡ, nhưng năm nay con cố gắng không để các em bỡ ngỡ nữa". Cha cũng chia kẻ những kinh nghiệm, những cảm xúc về tình hình thi cử, động viên các sỹ tử thật bình tĩnh, tự tin, đừng lo sợ, hãy cố gắng hết sức của mình, chịu khó nghỉ ngơi và ăn uống, mọi chuyện khác đã có các anh chị tình nguyện giúp đỡ các em.

Hình ảnh ghi nhận trong Thánh Lễ hầu như các em vẫn khỏe mạnh, nhưng thoáng qua chúng con thấy được sự lo âu của các em, vì trước mắt là những ngày các em phải vận dụng kiến thức đã thu lượm được của mình để cố gắng thi cử thật tốt, lần đầu tiên đến Hà Nội, và cũng là lần đầu tiên thấy được đông đảo các bạn của mình từ muôn phương - chung một niềm tin ngồi với nhau tại đây.

Qua video nếu quý vị phụ huynh coi thấy con em mình, xin quý vị phụ huynh yên tâm; con em mình đã được Quý Cha chúc phúc, được các anh chị TNV nhiệt tình, hy sinh, phục vụ lo lắng cho các em thay quý vị.

Cuối Thánh Lễ, Đại diện SVCG Jos. Nguyễn Văn Thập - Trưởng nhóm SVCG Thái Bình thay lời tri ân quý Cha, cảm ơn tất cả mọi người và chúc mừng các em trong kỳ thi ĐH thành công tốt đẹp. Sau cùng là những tâm tình nhắn gởi của Cha chủ tế.

Cuối là những hình ảnh ghi lại bữa cơm đầu tiên của các em ngay tại điểm đón tiếp, và công tác tình nguyện của các bạn TNV SVCG Thái Bình, Hà Nam, Bùi Chu, Hải Hà.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thỏa thuận Vatican – Việt Nam: Mừng mà lo!
Alf. Hoàng Gia Bảo
16:28 03/07/2010
Thỏa thuận Vatican – Việt Nam: Mừng mà lo!

Thỏa thuận vừa đạt được giữa Vatican và Hà Nội về việc bổ nhiệm đại diện tòa thánh tại VN, tuy còn ở mức khiêm tốn ‘không thường trú’ có thể hiểu là khi nào có việc đột xuất hoặc theo lịch ấn định trước thì vị đại diện lưu động này mới có mặt tại VN (nhưng làm việc ở đâu thì chưa biết?), đây vẫn có thể xem là tin tốt lành cho toàn thể giáo hội VN sau nửa thế kỷ phải giữ đạo trong cảnh ‘mồ côi tòa thánh’, tuy chưa bị cô lập hoàn toàn nhưng cũng đã gặp không ít khó khăn tại một đất nước mà vô thần chủ nghĩa từng được xem là quốc sách.

Tuy nhiên, do thời điểm đạt được thỏa thuận này diễn ra ngay sau hàng loạt biến cố gây căng thẳng với nhà nước bắt nguồn từ việc nhiều tài sản của giáo hội bị chiếm đoạt trước kia, mà không phải là sự kết quả của một quá trình nhiều năm đàm phán để tìm hiểu nhau một cách tốt đẹp như với nhiều nước. Do vậy với những người có đạo, bên cạnh niềm vui còn có không ít lý do khiến họ cảm thấy băn khoăn lo lắng.

Bởi thật khó tin bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong bối cảnh cơm không lành canh chẳng ngọt như giữa giáo hội và nhà nước hiện nay, với những điều khoản ưu ái dành cho người công giáo mà lại không đi kèm những toan tính có lợi cho nhà nước.

‘Lấy độc trị độc’?

Như với hầu hết trường hợp của các chính thể độc tài khác trên thế giới, nhìn lại mối bang giao giữa tòa thánh Vatican và VN suốt nhiều thập niên qua chúng ta gần như chỉ có một chiều, mà ở đó sự ‘nóng lạnh’ của nó bị lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền Hà Nội nhiều hơn là từ Vatican. Thay vì tiếng nói của tòa thánh lẽ ra phải được xem trọng hơn trong bang giao đối với một quốc gia có số người theo đạo đông đứng thứ hai ở Châu Á như Việt Nam.

Thực tế là thái độ của Hà Nội trước nay luôn tỏ ra bất cần, thậm chí sau ngày đất nước đã thống nhất họ lên án chống đối nhiều quyết định của tòa thánh có liên quan đến giáo hội VN. Đến thời mở cửa hội nhập với thế giới hơn 20 năm trước, những ưu tiên mà Hà Nội nhắm đến khi lập bang giao với các nước là về kinh tế và chính trị mà không phải tôn giáo.

Phải đợi cho đến khi nổ ra vụ Tòa Khâm Sứ vào cuối năm 2007 mà cuối cùng phải cậy nhờ đến uy quyền từ tòa thánh Vatican vụ việc mới được giải quyết êm đẹp. Chỉ đến khi ấy giới lãnh đạo Csvn khi ấy mới nhận thức được vai trò quan trọng của tòa thánh Vatican, bởi sớm muộn gì cũng đến lúc họ sẽ phải trả lời giáo hội về ‘món nợ lịch sử’ bao gồm nhiều ngàn tài sản bị tịch thu trên cả nước, mà nay khả năng trả lại cho các ‘khổ chủ’ là rất thấp.

Trong khi ấy phong trào đấu tranh đòi hỏi Công lý và Sự thật cho giáo hội đang có xu hướng lan rộng khắp nơi. Sau vụ TKS là đến lượt giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý ngoài Bắc còn ở trong miền Nam một số nơi cũng bắt đầu rục rịch như việc đòi lại cơ sở dạy học của các nữ tu Dòng Nữ tử Bác ái tại Sàigòn đường Nguyễn Thị Diệu Q3, trung tâm nuôi trẻ mồi côi của Dòng Thánh PhaoLô tỉnh Vĩnh Long v.v…

Sau kinh nghiệm ‘tháo ngòi nổ’ cho vụ tòa khâm sứ chắc hẳn Csvn đã biết rõ hơn cái ‘yếu huyệt’ vâng phục vô điều kiện mọi quyết định của tòa thánh là luôn sẵn có nơi mọi tín hữu công giáo. Để một khi họ đã ‘bắt tay’ được với tòa thánh thì chắc chắn những sự rủi ro từ ‘món nợ lịch sử’ về những tài sản của giáo hội trước kia sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, vì khi ấy họ chỉ còn biết đến độc đạo Hà Nội – Vatican thay vì phải chạy vạy trên trăm nẻo nghìn đường, khi nay phải đương đầu với họ đạo này mai phải chống đỡ với giáo xứ nọ v.v...

Bởi vậy, người có đạo chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy mấy năm gần đây nhiều lãnh đạo cao cấp của VN bỗng dưng ‘chịu khó’ lặn lội sang thăm viếng giáo đô Rome của chúng ta, điều mà chỉ khoảng chục năm trước có nằm mơ cũng chẳng bao giờ thấy nổi.

Rõ ràng là nếu không vì áp lực sợ hãi về những vụ đấu tranh đòi công lý của người công giáo sẽ khơi mào và tác động mạnh mẽ đến các phong trào đấu tranh của các tầng lớp khác trong xã hội, như của giới trí thức chống đối khai thác boxit sẽ tạo nên một sự cộng hưởng bất lợi cho nhà cầm quyền. Trong lúc ấy, uy tín của đảng Csvn ngày càng xuống dốc trầm trọng bởi tệ tham nhũng, do những khó khăn về cải cách kinh tế với số nợ nước ngoài nay đã xấp xỉ 50% GDP và nhất là trước nguy cơ phải đối mặt với ‘đàn anh’ TQ trong việc tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chưa biết chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào v.v… chắc hẳn phải mất thêm nhiều năm nữa Hà Nội mới chấp thuận cho tòa thánh cử đại diện đến VN nếu kết quả đàm phán cứ diễn ra theo cái tiến độ ‘rùa bò’ trước khi mà VN bắt đầu nối lại những cuộc tiếp xúc với Vatican từ năm 1990 nhưng cho đến trước khi nổ ra vụ TKS (2007) với khoảng 17 lần gặp gỡ, bế tắc vẫn hoàn bế tắc!

Không bao lâu sau khi lỡ để xảy ra biến cố tòa khâm sứ trong chuyến thăm VN của phái đoàn Tòa Thánh do Thứ trưởng ngoại giao - Đức ông Pietro Parolin dẫn đầu hồi tháng 2/2009, Hà Nội đã không còn sự chọn lựa nào khác nên đã phải nhanh chóng lập ra "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican" để thúc đẩy việc thiết lập quan hệ ngoại giao được tiến triển nhanh hơn.

Và mọi chuyện đã diễn ra đúng như vậy. Chỉ mới sau hơn một năm với hai lần gặp mặt thỏa thuận về một đại diện không thường trú cho tòa thánh đã đạt được. Quả là một bước tiến kỷ lục! Chỉ có điều với những loại kỷ lục ‘nhanh đột biến’ như thế này chúng ta không biết có nên vội mừng hay nên lo?

Có lẽ cần phải nhìn thỏa thuận vừa đạt được giữa tòa thánh Vatican và nhà nước VN lồng trong một bối cảnh như trình bày trên, chúng ta mới không cảm thấy bị bất ngờ khi sắp tới đây, lần đầu tiên sau nhiều thập niên, sẽ có một đại diện tòa thánh đến với giáo hội và đất nước VN chúng ta, mà dù muốn hay không, vai trò của vị đại diện này sẽ có những ảnh hưởng nhất định không chỉ với mối quan hệ cấp nhà nước, mà có thể còn có tác động không nhỏ đến các hoạt động của từng giáo phận, giáo xứ, dòng tu… trên cả nước trong tương lai.

Vụ Tòa Khâm Sứ đã tạo bước ngoặt cho ngoại giao VN-Vatican

Như chúng ta đã biết sau khi mưu toan sang nhượng bất hợp pháp Tòa Khâm Sứ Hà Nội của một số quan chức địa phương này bị đổ bể hồi cuối năm 2007, nhà cầm quyền Csvn như bị lâm vào tình thế hết sức lúng túng và bị động trước làn sóng phản kháng mạnh mẽ và đầy chính nghĩa của hàng ngàn tu sĩ giáo dân thủ đô, mà hành động dám phá bỏ cánh cổng sắt đã khóa chặt tòa nhà này suốt mấy thập niên qua, là dấu chỉ báo cho chế độ biết sự bất mãn đối với các chính sách bất công áp đặt lên người công giáo nhiều chục năm qua nay đã đến lúc cần phải được chấm dứt.

Ban đầu họ cố bưng bít vụ việc khi hàng trăm tờ báo tuyệt nhiên lảng tránh vụ việc dù họ thừa biết nó đang làm nóng bỏng khắp các trang tin và diễn đàn mạng internet. Bên cạnh đó, chính quyền quận Hoàn Kiếm nơi tọa lạc TKS đã bằng nhiều cách thức khác nhau, khi mềm lúc rắn cố làm sao giải tán được đám đông vài trăm giáo dân đang tụ tập đã nhiều ngày trong khuôn viên tòa khâm sứ, càng sớm và càng êm chừng nào càng tốt chừng đó. Thế nhưng mọi cố gắng của họ đều thất bại, kể cả trước trước đó khi bắt đầu đánh hơi biết có thể sắp nổ ra một cuộc phản kháng của giáo dân Hà Nội, đích thân ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có đến TGM trao đổi riêng với Đ/c Kiệt.

Những buổi cầu nguyện như vậy mỗi lúc thu hút một nhiều sự chú ý của công luận quốc tế vì kéo dài suốt tháng 1/2008, trở thành vụ tụ tập đông người ‘bất hợp pháp’ lớn và lâu nhất trước nay tại thủ đô Hà Nội kể từ ngày nhà nước cộng sản VN được lập ra 2/9/1945.

Trong lúc hai bên đang ở giằng co canh chừng nhau chưa biết sẽ ngã ngũ ra sao thì bất ngờ vào gần cuối tháng, UBND Tp.Hà Nội đã đưa ra tối hậu thư với lời lẽ khá cứng rắn dọa sẽ dùng vũ lực để giải quyết vụ tụ tập ‘bất hợp pháp’ này nêu giáo dân không chịu giải tán trước 17g ngày 27/1/2008. Thế nhưng lời đe dọa này vẫn bị vô hiệu lực, vì chẳng những không tự giải tán mà càng gần đến giờ ‘G’ giáo dân khắp nơi đổ về càng đông hơn như sẵn sàng dón nhận đổ máu, tình thế này càng khiến Csvn bị bẽ mặt thêm trước dư luận mạng

Vào thời điểm cực kỳ căng thẳng như vậy và có vẻ như sức chịu đựng của nhà nước đã sắp cạn kiệt rất nhiều người có đạo ở khắp nơi luôn theo dõi sát vụ việc để xem liệu nhà nước VN dám có hành động tàn ác nào với giáo dân Hà Nội hay không? Tuy nhiên, nếu tinh ý quan sát sự kiên nhẫn án binh bất động của hàng trăm lực lượng công an đang bao vây ngày đêm khu vực phố Nhà Chung chúng ta có thể đã nhận ra có vẻ như họ đang chờ đợi một điều gì đó…

Và quả thật sau thêm vài ngày căng thẳng nữa cái mà họ chờ đợi đã đến… nhưng không phải là mệnh lệnh từ thượng cấp của họ mà là một ‘vị cứu tinh’!

Điều trớ trêu là ở chỗ vị cứu tinh này lại có ‘bà con’ với đám đông giáo dân tu sĩ, những người sắp sửa trở thành đối tượng bị tác động bởi chính ông: Đó là Đức hồng y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone (chức vụ tương đương thủ tướng) qua lá thư gởi TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Lời lẽ nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng mục đích tối hậu là yêu cầu chấm dứt việc tụ tập trong khuôn viên TKS và rút thánh giá ra khỏi nơi này. Nhờ vậy mà vụ tòa khâm sứ mới được kết thúc trong êm thắm, nếu không, chẳng ai dám chắc những hành động ‘liều mạng’ nào đã được nhà cầm quyền Csvn đã dám đem ra sử dụng trong hoàn cảnh ‘dầu sôi lửa bỏng’ khi ấy?

Nhờ đâu mà Hà Nội có được bức thư của Hồng Y Bertone? Một lời cầu cứu từ Hà Nội hay từ sự gợi ý của Vatican sau nhiều ngày quan sát? cho đến nay vẫn còn là điều ‘bí ẩn’ mà người viết chưa thấy ai đề cập đến sau vu Tòa Khâm Sứ và có lẽ phải cần thêm nhiều năm tháng nữa mới có thể được làm rõ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng liệu Csvn khi ấy đã mật báo cho tòa thánh biết trước họ sẽ ra tay dùng vũ lực để giải quyết vụ việc khiến Vatican vì lo ngại cho sự an toàn của hàng ngàn giáo dân và nhất là sự an toàn của TGM Ngô Quang Kiệt và cho cả mối quan hệ đã đi được chặng đường dài gần 20 năm, nên đã buộc phải đáp ứng yêu sách cấp bách của họ khi ấy chăng?

Kết luận

Tóm lại, thỏa thuận vừa đạt được với việc Hà Nội chấp thuận cho tòa thánh cử một đại diện không thường trú tại VN Vatican cho thấy các ‘quân sư’ cho nhà nước VN đã nghiền ngẫm rất kỹ thất bại của đồng minh cộng sản Ba Lan trước phong trào Công Đoàn Đoàn Kết hồi cuối thập niên 80, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của ĐTC Gioan II.

Có thể xem thỏa thuận này cho phép một đại diện tòa thánh không thường trú tại VN là một bước nhượng bộ của nhà nước Csvn và chỉ mỗi điều khoản này được công bố, nhưng rất có thể đây đã là bước cuối cùng của một loạt các thỏa thuận khác đã được thực hiện trước đó, mà trọng tâm, chính là sự ra đi của TGM Ngô Quang Kiệt. Và ngoài ra là một loạt thay đổi trong hàng ngũ giám mục VN vừa qua, vì cùng thuộc về vấn đề nhân sự giáo hội và có thể cũng đã nằm trong loạt thỏa thuận này, nhất là với vị trí thay thế Đ/c Kiệt, nhưng vì sự tế nhị hai bên đồng ý giữ kín?

Như vậy, thỏa thuận này đang đặt ra cho chúng ta câu hỏi là với vai trò ‘đại diện không thường trú’ của tòa thánh thì ai sẽ là vị sứ thần lâm thời trong tương lai, đồng thời liệu vị này sẽ ứng xử bảo vệ ai và điều gì nếu đâu đó lại xảy ra những biến cố tương tự như với Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm v.v…?

Chỉ khi nào có được những ‘phép thử’ như trên hoặc tương tự thế thì chúng ta mới biết chắc với nội dung thỏa thuận vừa đạt được giữa tòa thánh Vatican và nhà nước VN, mừng và lo, cái nào sẽ lớn hơn?

Sàigòn, 03/7/2010
 
Văn Hóa
Bài học về Hoa Oải Hương
Sr.Thérèse Hiền Linh
14:57 03/07/2010
Xe chúng tôi dừng trước cổng «la maison de la Pairelle», một trung tâm tĩnh tâm của các cha dòng Tên tại Namur. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là từng dãy hoa màu xanh biếc chạy dọc dài hai bên cổng vào. Những cành hoa nhỏ nhắn mang dáng vẻ yếu ớt đứng tựa vào nhau, đơn sơ thôi nhưng lại có sức hút kỳ lạ. Tôi dừng lại bên luống hoa và hỏi chị phụ trách - người đưa tôi đến: «Loài hoa nhỏ này tên là gì, sao ngộ nghĩnh quá?» Chị ấy trả lời: «La lavande!".

Chợt có cái gì đó thân quen ùa về trong ký ức tôi……

À, tôi nhớ ra rồi!

« Oải hương » – cái tên gọi này tôi đã từng được nghe kể đến rất nhiều ngay từ những ngày đầu tiên chập chững bước vào đời sống tu trì thánh hiến.

Có một vị thánh nữ đã đưa bài học về loài hoa nhỏ này vào trong các bài huấn từ nhân bản tu đức mà khi ấy tôi vẫn đọc hằng ngày như quyển sách liêng liêng cho tâm hồn. Ngài nói rằng: Oải hương cũng chỉ là một loài hoa tầm thường như bao loài hoa dại khác. Nhỏ xíu! Yếu ớt! Rất mộc mạc! Không cầu kỳ kiêu sa, khoe hương tỏa sắc như họ nhà hồng. Nhưng khi ta đưa oải hương vào lòng bàn tay, chà xát, nó sẽ tỏa ra một thứ hương thơm rất quý phái mà không loài hoa nào có được.

Mẹ Thánh không ngừng nhắc nhở rằng cuộc đời người nữ tu hãy nên như loài hoa oải hương này, chấp nhận mang vác hy sinh, chịu nghiền nát hủy mình ra mỗi ngày, đón lấy cuộc đời này với những phiền muộn, bất trắc, khó khăn… Dĩ nhiên không phải để tự làm khổ mình, hay để cầu xin sự thương hại từ người khác, nhưng là để cống hiến những hương thơm ngọt ngào quý báu cho cuộc sống con người.

…..

Năm tháng dần trôi, bài học ấy dường như cũng bị cuốn theo những bề bộn của công việc, học hành, hôm nay lại trở về, làm cho tôi phải nghĩ suy!

Sáng nay, thả mình bách bộ trong thinh lặng, tôi dừng lại trước luống hoa oải hương. Ngắt một cánh hoa nhỏ đặt trong lòng bàn tay, muốn lắm đưa lên nghiền nát để ngửi lấy mùi hương, nhưng tôi không thể! Có cái gì đó nghẹn đắng trong tôi….

Tôi tự hỏi tại sao Oải hương không tự mình tỏa hương thơm như đoá hồng mỗi sớm mai ? Tại sao phải đợi có ai đó chà xát nghiền nát rồi nó mới tỏa hương?

Rồi có khi nào nó giận ghét những trái tim vô tình của con người chỉ vì muốn có cái hương mà làm nó mất đi hình dạng dáng vẻ? Có khi nào nó thầm trách móc những đôi bàn tay cứng cỏi đã chà xát nó trong đau đớn? Có khi nào nó ước mơ Thượng đế biến đổi nó thành Hồng, thành Cúc, chứ khộng phải là Oải hương ???

Bao nhiêu câu hỏi cứ ùa về trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi thương cho cánh hoa nhỏ mỏng manh kia hay thực ra là thương cho chính mình? Bởi tôi lúc này cũng đang đứng trước một nỗi đau lớn lao, nỗi đau sợ mất mẹ.

Linh mục Anton Nguyễn Ngọc Sơn đã từng viết trong « Sứ điệp các loài hoa» rằng loài hoa nào cũng dạy ta về bài học của lòng quảng đại. Hoa nào cũng tỏa hương hết mình, dâng hiến cho đời vô vị lợi, cho người xấu cũng như kẻ tốt, không đắn đo, không tính toán thiệt hơn… Niềm vui của nó là trao hương tặng sắc cho cuộc đời».

Có lẽ vậy!

Như cành hoa oải hương nhỏ nhắn bị chà xát bởi đôi lòng bàn tay rắn chắc. Nó có thấy gì đâu là trời xanh mây trắng? Nó chỉ biết cái cảm giác đau đớn tột cùng vì bị nghiền nát, bị bầm dập. Chung quanh nó chỉ là bóng tối! Nhưng tôi tin rằng nó vẫn rất vui vì cảm nhận được niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt con người đang ngửi lấy mùi thơm tuyệt diệu từ nó tỏa ra.

Ngẫm nghĩ mới thấy mình còn kém cỏi nhiều lắm so với các loài hoa.

Ngay từ tuổi thơ, dù rằng rất muốn đi tu và cũng rất yêu mến các Sr dòng Mến Thánh Giá đang phục vụ tại giáo xứ, nhưng con bé tôi nhất định không chọn vào dòng Mến Thánh Giá… Tôi sợ chọn thánh giá, sợ đau thương….. Nhưng rồi càng tiến sâu trong ơn gọi, tôi càng hiểu ra rằng ơn gọi nào cũng phải gắn kết với Thập Giá Chúa Giêsu. Có người nữ tu nào mà chẳng lấy Thánh Giá làm điểm tựa của đời mình? Để sống ơn gọi Carmel Thánh Giuse, chúng tôi cũng được mời gọi không ngừng sống sự chiêm niệm trong cô tịch và thinh lặng của tâm hồn bằng việc hướng nhìn lên thánh giá đó chứ !

Thế nhưng, với tôi Thánh Giá vẫn còn là mầu nhiệm quá lớn lao và nặng nề. Nhìn lại thời gian qua trong đời dâng hiến, mỗi một lần phải đối diện với đau thương mất mát, là một lần tôi vật lộn với chính mình và với cả Đấng Toàn Năng! Nhận lấy thánh giá sao khó quá!!!

Nhất là trong những ngày tháng vừa rồi! Khi mà tôi nói lên quyết định chọn Chúa, ước muốn tiến sâu hơn trong ơn gọi qua những chuẩn bị cho việc lặp lại lời tuyên khấn thì cũng là lúc mà tôi đau đớn biết rằng mẹ tôi mắc bệnh nan y. Có cái gì đó như sụp đổ trước mắt tôi! Khủng khiếp lắm! Tôi nghĩ về những đau đớn mẹ tôi đã chịu đựng trong suốt thời gian qua. Tôi tưởng tượng đến những những tháng ngày sắp tới mẹ tôi sẽ phải chống chọi như thế nào. Tôi nghĩ đến ba và các em tôi… Khi ngày mai kia mẹ tôi không còn nữa, ba và chúng tôi sẽ sống thế nào? Tôi vật vã, quay cuồng với những câu hỏi tại sao. Taị sao phải là mẹ tôi? Tại sao phải là gia đình tôi? Tại sao phải là lúc này? Tôi muốn hét lên thật to cho cả đất trời này rằng tôi không thể chấp nhận! Cái thực tế kia quá tàn nhẫn, quá đau đớn. Dù cho tôi nhận được rất nhiều lời ủi an khích lệ, biết bao người đã trấn an và động viên tôi can đảm, nhưng tôi chẳng cảm thấy được xoa dịu! Không một chút nào! Tôi vùng vẫy đau đớn và cả thất vọng nữa!

Và rồi hôm nay, khi đứng trước loài hoa mỏng manh, nhỏ bé này, tôi bừng tỉnh. Có một tia sáng được thắp lên trong tôi với sức nóng mãnh liệt! Tôi chợt nghiệm ra nhiều điều. Tôi không còn muốn hét to vào trời đất nữa để chối từ phủ định, mà ngược lại, tôi muốn thưa lên thật nhẹ, thật khẽ trong cô tịch của lòng mình, trước Thánh Thể Chúa Giêsu rằng tôi xin đón nhận tất cả dù cho lòng tôi vẫn rất đau. Tôi đã khóc rất nhiều và chắc chắn sẽ vẫn còn khóc nhiều nữa những khi nghĩ về mẹ, về những ngày tháng còn lại của mẹ, nhưng lòng tôi thật sự thấy bình thản hơn. Bình tâm, tôi lại thấy nhiều điều tốt lành đang tới từ việc đau bệnh của mẹ tôi.

Đó là chính nụ cười của ba của mẹ mỗi khi tôi gọi điện thoại về nhà. Dù rất đau đớn sau mỗi lần vào hóa trị, rất mệt mỏi vì bị thuốc tác động, nhưng vẫn nụ cười hiền hòa và lời nói đầy lạc quan, mẹ luôn tìm cách trấn an đàn con dại. Ba tôi cũng thế, cứ cười, như thể cuộc sống lúc nào cũng thoải mái và nhẹ nhàng. Nhưng vượt trên tất cả, đó chính là niềm tin và lòng tín thác, mà tôi biết ba mẹ tôi đã đặt trọn vẹn và hoàn toàn trong bàn tay của Đấng Quan Phòng.

Đó là sự trưởng thành của các em tôi. Chúng lớn nhanh không ngờ, hơn cả sức tưởng tượng của tôi! Từ trước tới nay, các em tôi vẫn quen với bàn tay chăm bẵm của mẹ, từng ly từng tí, từ việc lớn tới việc nhỏ đều nhờ mẹ…Vậy mà lúc này đây, chúng đã biết trách nhiệm trên cuộc sống mình, biết suy nghĩ, quyết đoán, biết tự lo cho mình những ngày vắng mẹ. Chúng chững chạc trong cách nhìn và nhất là trong cách sống. Thậm chí còn biết dùng những lời lẽ khôn ngoan chững chạc để trấn an tôi - người chị lớn đang ở rất xa nhà - được an tâm học hành và sống đời tu trì. Mà lẽ ra chính tôi phải là người đỡ nâng và động viên chúng nó.

Đó còn chính là tấm lòng yêu thương của biết bao nhiêu người ở gần ở xa. Tất cả đều dành cho ba cho mẹ và cho chị em tôi một tình thương mến đặc biệt, bằng những lời sẻ chia nâng đỡ, bằng sự trợ giúp cách này cách khác, bằng lời cầu nguyện qua những thánh lễ và câu kinh sớm chiều…

Điều lớn lao nhất tôi cảm nhận trong lúc này là niềm vui, là sự bình an của tâm hồn. Vui vì mẹ tôi vẫn còn đó, dù đau vẫn mỉm cười. Vui vì ba tôi quá tuyệt vời, hết lòng yêu thương chăm sóc cho mẹ tôi không một lời phàn nàn mệt mỏi và cũng chưa bao giờ tỏ ra thất vọng. Vui vì thấy các em tôi chững chạc lớn khôn. Vui vì biết rằng chúng tôi không đơn độc, chúng tôi được rất nhiều sự đồng hành.

Thật ra những niềm vui này chính người Bác thân thương đã nhiều lần gợi lên cho tôi, để trấn an tinh thần tôi đã đành, mà để còn nhắc nhở tôi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa bởi biết bao điều tốt lành Ngài đang thực hiện bên cạnh những nỗi đau buồn. Nhưng những lúc ấy tôi đâu có nhận ra, bởi tôi đã để cho mình rơi xuống quá sâu dưới cái hố của buồn phiền và thất vọng.

Hôm nay tôi thật sự khám phá được những niềm vui ấy nhờ bài học về hoa oải hương và vì vậy tôi cũng vui cho chính mình, bởi tôi thấy mình bỗng lớn khôn thêm trong và niềm tin, tình yêu và lòng tín thác vào Thiên Chúa. Tôi tìm lại được niềm bình an!

Tôi muốn gửi tâm tình này vào kinh nguyện sớm mai, xin dâng về Thiên Chúa như lời nguyện ước cho một chặng đường mới của đời dâng hiến: « này con chỉ là khí cụ trong tay Ngài, mong được sống để thực thi công trình Ngài. Xin dùng con như lòng Ngài mong ước, xin chúc lành và đỡ nâng con những ngày tháng tương lai. Xin cũng thương gìn giữ mẹ con trong tình yêu Ngài và theo cách thế Ngài muốn ».

Tôi muốn gửi những lời này vào gió. Xin mang đến bên mẹ tôi và nói với Người rằng tôi yêu người lắm! Tôi cần Người hiện diện luôn mãi bên đời tôi. Nhưng rồi nếu có ngày nào đó Người phải ra đi mà không thể ở lại, tôi hứa vẫn sẽ vững vàng và mạnh mẽ để đi trọn cuộc hành trình của chính mình: là sống cho Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa. Xin Người cứ an lòng !

Tôi muốn gửi tấm lòng tôi lúc này cho nắng. Xin hãy hồng lên và sửi ấm cho mẹ tôi. Đừng để Người phải cô đơn bất cứ lúc nào. Xin cũng rọi sáng nẻo đường tương lai của ba và các em tôi. Ước gì bước đường ấy dù không thiếu những khó khăn nhưng vẫn luôn ngập tràn tiếng cười vui hạnh.

Tôi cũng muốn gửi cái cảm nghiệm nhỏ bé này đến tất cả những ai đang nao núng thất vọng, những ai vừa mất mẹ mất cha, hoặc mất đi chỗ dựa nào đó quan trọng nhất trong đời, những ai đang phải đối diện với gai chông đau đớn….như một sự đồng cảm và san sẻ. Cầu mong sao hình ảnh về hoa oải hương sẽ giúp ta thêm nghị lực, tiếp thêm cho ta lòng can đảm, để rồi nổ lực từng bước, từng ngày, hướng về một cuộc sống sáng hơn, đẹp hơn.

Xin Đức Kitô, vị Thầy của Tình Yêu mỗi ngày giáo huấn ta biết khám phá ra tình yêu của Ngài trong mọi cảnh huống của cuộc sống. Xin đôi bàn tay rắn chắc của Ngài dắt dìu và nhấc nâng ta lên những khi ta không còn sức để bước tiếp nữa.

Xin cám ơn Oải hương, loài hoa bé dại nhưng vĩ đại biết bao, dù chỉ đến với tôi rất tình cờ nhưng đã để lại trong tôi dấu ấn thật sâu đậm! Sẽ không bao giờ tôi lãng quên lần nữa bài học về loài hoa nhỏ này.

Hoa Oải Hương!!!