Ngày 04-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:19 04/07/2013
CHÍNH KHÍ THẮNG QUỶ THẦN
N2T

Trương Phác là một viên quan chính trực, khi ông ta cáo lão về hưu thì đem vợ con đến chùa Lư Sơn cầu phúc, một tên tớ gái chỉ một pho tượng thần nhỏ và nói:
- “Pho tượng thần nhỏ này mi thanh mục tú, rất hợp với tiểu thư nhà mình.”
Tối lại Trương phu nhân nằm mộng thấy sơn thần Lư Sơn hiện về cám ơn vì đã chọn con trai ông làm con rể. Trương Phác biết được thì quyết định mau mau rời khỏi miếu Lư Sơn ấy, nhưng thuyền của họ cứ quay vòng vòng tại chỗ không thể nào chèo đi, Trương Phác chỉ còn cách là bắt con gái nhảy xuống sông gả cho con trai của sơn thần, nhưng Trương phu nhân lại theo ý mình bắt đứa đầy tớ gái nhảy xuống hồ, lúc ấy thuyền mới có thể chèo đi.
Khi Trương Phác phát hiện con gái mình vẫn còn ở trên thuyền, thì ông ta kiên quyết kêu con gái phải nhảy xuống hồ.
Khi thuyền tới bờ thì có tiếng của sơn thần truyền lại:
- “Chính khí thắng quỷ thần !”
Và con gái cũng như tớ gái của Trương Phác cũng hoàn toàn khỏe mạnh đang đứng trên bờ.
(Tấn, Can Bảo “Sưu thần ký”)

Suy tư:
Chính khí và tà khí là hai thế lực luôn chống đối nhau trong cuộc sống của con người, và ngay cả trên thân thể của con người chính khí và tà khí vẫn thường đối chọi nhau.
- Khi chính khí thắng thì thân thể con người cường tráng khỏe mạnh, nhưng khi tà khí thắng thì thân thể con người sinh ra bệnh hoạn.
- Khi chính khí thắng thì đầu óc con người minh mẫn hoạt bát yêu đời, nhưng khi tà khí thắng thì con người mệt mỏi ủ rủ, trì trệ và có những suy nghĩ tiêu cực.
Trong cuộc sống ngoài xã hội cũng thế, khi chính khí thắng thì xã hội phòn vinh, con người đối xử với nhau cách văn minh thân thiện, nhưng khi tà khí thắng thì xã hội loạn lạc, con người đối xử với nhau như loài súc vật, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, và các tệ nạn hoành hành khắp nơi...
Đức Chúa Giê-su là ánh sáng thế gian, là đèn dẫn đường cho nhân loại bước đi trong chính khí của Ngài là yêu thương và công bằng; Ngài cũng là chính khí chiến thắng tà thần là ma quỷ và những thế lực đen tối của ác thần khi Ngài từ cõi chết sống lại, chính sự sống lại này đã làm cho quỷ thần không còn thống trị trên con người nữa, nếu họ tin và giữ lời của Ngài trong cuộc sống.
“Chính khí và tà khí”, “công bằng và gian dối”, “yêu thương và ghen ghét”, đang hiện diện trong xã hội và trong cuộc sống của mỗi con người, chúng ta chỉ có quyền chọn một mà thôi.
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:20 04/07/2013
N2T

10. Khi tôi nghèo nàn thì sách Thánh Kinh và sách Gương Chúa Giê-su đã giúp tôi rất nhiều, trong hai quyển sách này tôi tìm được chất bổ và lương thực thuần khiết, đặc biệt sách Phúc Âm vượt qua tất cả những quyển sách khác, trả lời tất cả những gì nội tâm tôi cần thiết và kỳ vọng. Trong Phúc Âm tôi thường thường tìm được ánh sáng mới, ý nghĩa tiềm tàng thần bí.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Ý thức truyền giáo
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
07:57 04/07/2013
Ý THỨC TRUYỀN GIÁO

Chúa Giêsu phán: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”.

Theo thống kê, thế giới hiện có hơn 7 tỷ người, nhưng chỉ khoảng 1,5 tỷ người Công Giáo.

Tại Việt Nam có hơn 88 triệu người nhưng chỉ có khoảng hơn 7 triệu tín hữu Công Giáo.

Một cánh đồng truyền giáo còn bát ngát trên mọi phương diện. Vì thế, Hội Thánh của Chúa Kitô vẫn cần mọi tấm lòng của mọi tín hữu Kitô dành hết tâm huyết của mình cho việc mở rộng biên giới Nước Trời tại trần gian.

Chính vì thế, lời Chúa Giêsu: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” mãi mãi mang tính thời sự, mãi mãi vẫn là lời thúc bách hết sức hiện thực dành cho từng người chúng ta.

Bởi tính cấp bách của sứ vụ truyền giáo, nên ngay sau khi thông báo: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít”, Chúa Kitô vừa căn dặn: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”, vừa phác lệnh: “Các con hãy đi”. Nhưng thật lạ lùng. Lời sai đi của Chúa lại kèm theo lời cảnh báo đáng sợ: “Các con hãy đi. Này Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng…”.

Như vậy, con đường mà Kitô hữu phải bước lên đó để thực hành sứ mạng truyền giáo, không phải là con đường trải thảm, không phải là nhung lụa, càng không bao giờ là con đường mang lại vinh quang, bình an hay lợi lộc theo nghĩa tìm kiếm sự vinh thân, phì da, sung túc cho cuộc sống đời này…

Người môn đệ của Chúa thực hành công tác truyền giáo, sẽ là người quăng mình vào mọi nơi, mọi ngỏ ngách, chỉ có lý tưởng Tin Mừng, lý tưởng tình yêu Chúa Kitô làm lẽ sống. Mang lấy lý tưởng cao cả ấy để ra đi, người môn đệ Chúa Kitô chỉ còn biết hiến thân mình cho công cuộc mang ơn cứu rỗi đến trong tâm hồn con người.

Người môn đệ Chúa Kitô bất chấp tất cả mọi hiểm nguy, mọi bấp bênh, mọi thiếu thốn, mọi bách hại, mọi chống đối, mọi thách thức của hoàn cảnh, của thái độ cứng cõi và lòng người thâm ác… để chỉ băng mình sống chết cho sự nghiệp Tin Mừng mà mình đang cưu mang.

Hình ảnh Tin Mừng, so sánh người môn đệ ra đi truyền giáo như chiên hiền lành giữa bầy sói, khiến chúng ta nhớ lại lời Ðức Gioan Phaolô II, trong chuyến hành hương Lộ Ðức tháng 8.1981, khi nhắc đến những hình thức bách hại đạo tại nhiều nơi trên thế giới:

"Có những tín hữu bị bắt buộc phải hội họp một cách lén lút, bởi vì cộng đoàn tôn giáo của họ không được phép hoạt động. Có những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bị cấm thi hành chức vụ trong nhà thờ hay tại những nơi công cộng. Có những nữ tu bị phân tán không thể tiếp tục cuộc sống hiến thân của họ. Có những người trẻ quảng đại nhưng không thể thực hiện ơn gọi của họ. Có những tín hữu bị tước đoạt cả quyền có thể tận hiến cho một cuộc sống chung để cầu nguyện và thực thi bác ái. Có những bậc cha mẹ bị người ta khước từ quyền được bảo đảm cho con em một nền giáo dục dựa trên niềm tin của mình..."

Y như lời Đức cố Giáo hoàng, tại Việt Nam đang xảy ra sự chênh lệch quá mức giữa nhu cầu thợ và tính cấp bách của cánh đồng lúa mà chính Chúa Kitô đã nhìn thấy cách đây hơn 2000 năm.

Đó cũng chính là lời cảnh báo về “chiên” và “sói” mà Chúa Kitô, trong khi sai các môn đệ ra đi, đã từng lên tiếng cảnh báo:

Bởi sống giữa một đất nước, tuy chưa phải là quốc gia phát triển về kinh tế, nhưng đã có hiện tượng, người ta đâm đầu chạy theo thói hưởng thụ, càng ngày càng đẩy mạnh lối sống tục hóa, cộng vào đó, vai cấp thống trị không từ một thủ đoạn nào để khuếch trương chủ nghĩa vô thần, thậm chí nhiều nơi còn gây gắt trong việc thực hành đạo của người tín hữu Kitô, đã làm cho gánh nặng về việc truyền giáo như nặng hơn.

Cũng tại Việt Nam, có nhiều khu vực rộng lớn không có một ngôi nhà thờ nào, không tìm thấy một người Công Giáo nào. Nhiều nơi khác, một vài người Công Giáo sống chung phần lớn với những anh chị em chưa nhận biết Chúa.

Thêm vào đó, ý thức về trách nhiệm, về ơn gọi truyền giáo chưa thật sự ăn sâu và cảm nhận đủ nơi tâm tư mỗi người Kitô hữu. Nhiều người sống giữa người ngoại giáo, đã trở thành lai căng, pha trộn, hoặc chối bỏ hẳn đức tin của mình. Rõ ràng, lời kêu gọi của Chúa Giê-su: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” luôn thiết thực và cấp bách.

Vì thế, vâng lời Chúa và thực hiện chính mệnh lệnh của Chúa: “Các con hãy đi. Này Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng…”, là một đòi hỏi can đảm, một đòi hỏi dấn thân không biết sợ thử thách mà tất cả những ai ý thức, hãy cố gắng thực hiện cho bằng được, vì lợi ích của Hội Thánh, lợi ích thiêng liêng của chính đồng bào mình.

Đàng khác, được sai đi là danh dự. Người Kitô hữu hãy nhớ, một khi tất cả chúng ta thực hiện lệnh truyền của Chúa, quên mình cho công cuộc truyền giáo, là chúng ta đang nối dài bước chân truyền giáo của Chúa Kitô.

Sống nên, và sống đúng bằng một lòng yêu mến thiết tha, với một ước muốn làm vinh danh Chúa, lúc đó đời sống của mỗi người chính là một bài giảng hùng hồn, và sẽ thu hút, chinh phục được các linh hồn.

Chúa vẫn cần chúng ta. Chúa cần tất cả mọi nỗ lực của từng người tín hữu Kitô. Được thực hành chính sứ mạng của Chúa, được hoàn thành chính công tác mà Chúa đã khởi sự, là một vinh dự cao quý, một vinh dự không thể tả của người môn đệ Chúa.

Ý thức: vinh quang của người được sai đi là làm trọn thánh ý Đấng sai mình, tất cả chúng ta quyết sống từng ngày, không bao giờ để lý tưởng truyền giáo phai nhạt hay mai một. Chúng ta nguyện hiến dâng mình, nguyện sống, nguyện chết cho lý tưởng truyền giáo đến trọn cuộc đời chúng ta.

Bởi vậy, người Kitô hữu phải luôn tự nhắc nhở nhau và nhắc nhở mình rằng: Trong khi cánh đồng truyền giáo còn bề bộn, thì không ai được nghỉ ngơi.

Mỗi Kitô hữu, không loại trừ, không miễn chuẩn, dù là ai, cũng không độc quyền, không ỷ lại…, tất cả đều phải có trách nhiệm và bổn phận với đời sống truyền giáo của Hội Thánh, vì Hội Thánh cũng chính là mỗi Ki-tô hữu.

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết dấn thân mà không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ chùng bước, để danh Chúa được cả sáng và Nước Chúa được phát triển mạnh. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tin, động-tác phát từ con tim
Mai Tá
20:03 04/07/2013
Tin, động-tác phát từ con tim
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch


Triết học, là như mình đang ở trong phòng tối lại cứ tìm chú mèo mun xem nó có trong đó không.
Siêu-hình-học, là như mình đang ở trong tối để tìm chú mèo mun vẫn không thấy nó trong đó.
Tin, là như đi vào phòng tối tìm chú mèo mun không thấy nó trong đó nhưng lại cứ la: tôi thấy nó!
Thần học, như thể kể cho mọi người biết mình ở trong phòng tối để tìm chú mèo mun không có đó
nhưng vẫn thấy nó và biết rằng mình có nói điều đó ra cũng chẳng ma nào tin.
Tu-đức-học, là như thể đi vào phòng tối tìm chú mèo mun lại cứ đoan chắc là nó không có đó
nhưng lại cứ nghĩ rằng mình vừa nghe như có tiếng nó kêu “meo meo” trong đó.
Giáo dục về đạo, là như thể đi vào phòng tối để tìm chú mèo mun biết chắc nó không có trong đó
nhưng lại vẫn tự hỏi không biết chú “mun” của mình có đó không.
Khoa học, là như ở trong phòng tối tìm chú mèo mun nhưng đã biết dùng đèn loé sáng để dễ thấy.

*

Tôi tin Chúa, điều này có nghĩa gì?

SAO LÀ TÔI? SAO LÀ TIN? SAO LÀ CHÚA?

2013 năm nay, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã yêu cầu Giáo Hội lập ‘Năm Thánh Đức Tin’ để mọi người cùng tìm về niềm tin. Cách đây không lâu, Đức Phaolô Đệ Lục cũng đã làm thế cho năm 1967-1968. Dù có thế, xem ra ngày nay, Đức Tin không còn là vấn-đề quan-yếu cần đặt ra cho chức sắc trong Đạo hoặc mọi người nữa. Tôi thiết nghĩ: ta còn nhiều việc quan trọng cần đặt ưu tiên, như: chuyện tập-thể-hoá lãnh-đạo, chuyện Hội thánh chưa cởi mở đủ với thực tại bên ngoài, vai-trò và vị-thế của nữ-giới trong xã-hội và Giáo-hội, chuyện người từng ly-dị rồi nay tái giá, chuyện tấn-phong linh-mục cho các vị có gia đình, chuyện Giáo Hội quá tập-trung quyền lực vào trung ương, Hội thánh quá cứng ngắc trong cung-cách giáo-huấn tình-dục, chuyện các linh mục ở đây đó cứ phải chạy “Show” hết nhà thờ này đến xứ đạo khác để chủ trì Tiệc Thánh do giáo-dân tổ chức mà các ngài không nắm chắc các giáo-dân ấy có đủ chức năng để làm thế không, vv. Dù thế nào đi nữa, sao lại gọi đó là Đức Tin?

Lại có nhiều vị cứ khẳng định: ngày nay, không ai đoan chắc được mình có được 100% đức tin không. Có vị khác lại bảo: hiện đang xảy ra sự-kiện gọi là: “niềm tin nay mệt mỏi”. “Tin” đây, là tin gì? Tin thế, có tiếp cận được cơ-quan thù-tiếp nơi người mình không? Lâu nay nhiều vị chẳng hề phẩm-bình gì về niềm tin theo cung cách họ vẫn bình-phẩm Hội thánh chuyện này khác. Xem như thế, có lẽ các vị ấy chắc cũng chẳng chú trọng gì nhiều đến niềm tin, chứ nhỉ? Ngay dữ-liệu đầy cảm-tính lại cũng được đưa vào địa-hạt rao-truyền Tin Mừng theo kiểu mới cũng chỉ chú ý rất ít đến vấn đề: Tin, có là động lực xuất tự con tim không? Ở đây, tôi dùng cụm từ “cảm-tính” không theo nghĩa kinh-nghiệm nổi trôi, như thể bảo: nay thì sốt sắng, mai kia mốt nọ lại đã biến dạng.” Đây là sự việc cứ tiếp diễn một cách sâu sắc. Và, đó cũng là lý do khiến ta đặt câu hỏi: đâu là cơ-phận trong con người mình ít được quan tâm, để tìm hiểu cho rõ.

Thế nên, nay cũng là dịp thuận để ta dành vài phút tư-duy về niềm tin trong khuôn khổ “Năm Thánh Đức Tin” 2013 này. Đi vào cụ thể, ta sẽ để ra hai buổi thảo-luận khác nhau: một, về: tác động của niềm tin xuất tự con tim diễn ra hôm nay, tháng 5/2013; và buổi thứ hai, về: nội-dung chính của Niềm tin và cung cách diễn tả theo văn hoá khác biệt. Buổi này sẽ diễn ra vào hạ tuần tháng 8/2013. Phải công nhận: tính nội-tại của niềm tin không được nhiều người đặt nặng trong “Năm Thánh Đức Tin” này. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng xác tín rằng: đó là thực-chất cho mọi luận-bàn về niềm tin, thật sâu sắc. Dĩ nhiên, làm thế, ta có nguy cơ phát hiện ra rằng: ta chẳng bao giờ có động-lực tin-yêu phát xuất từ nội tâm hết! Hoặc, có khi còn “lầm lẫn” về niềm tin, coi đó như thứ gì không phải là tin và cũng chẳng yêu. Nên, từ đó, ta sẽ nhận thức rằng: quà tặng của tin-yêu như thế vẫn được Chúa phú ban, không ngưng nghỉ.

Tôi phải nói ngay rằng: đây không là niềm khích-lệ của sự việc mà bên tiếng La-tinh mọi người vẫn nói “sentire cum ecclesia” (tức “đồng-hành với Hội-thánh”) nhưng đây chỉ là bản phân-tích để ta hiểu rõ về niềm tin, khả dĩ làm nó nổi lên trên mặ,t nếu như và mỗi khi ta thực hiện việc này, và cả khi không ai làm thế. Giả như Hội thánh không có niềm tin, thì ta chẳng có gì để đồng hành, hết. Làm sao các thể-chế trong giáo-hội lại có niềm tin đích-thực được? Phải chăng tin là chuyện tư riêng/cá thể mà chỉ con người mới có? Thế nên, đây không là chương trình đề ra để ta đề-bạt/đề-xuất điều gì trong Năm Thánh Đức Tin, nhưng để ta nhìn vào khoảnh-khắc của niềm tin ta có vào bất cứ ngày nào trong năm.

Thêm điều nữa, ở đây tôi chỉ muốn nói: vấn nạn gay gắt về niềm tin có thể khiến một số người trong ta cảm thấy như bị doạ nạt này khác khiến có cảm tưởng là niềm tin ta có cũng quá nhỏ hoặc không đích xác là tin. Nói cho cùng, tôi vẫn muốn tỏ ra trung thực về chuyện này, nên sẽ kết luận rằng: mọi người chúng ta đều có lòng tin. Vâng. Đúng thế. Ai cũng có khả năng đạt kết cuộc để rồi sẽ cảm kích nói rằng: thực tế vượt quá những gì ta thường làm.

Tôi muốn nói thêm một điều nữa, là: nhìn về những ngày còn đi học –nhất là học về niềm tin đi Đạo- tôi thấy được điều mà người Trung cổ vẫn thường qui về điều mà các vị gọi là: “questio disputata”, tức: vấn đề dễ gây tranh cãi. Thật sự, ở đây, tôi chỉ muốn công-khai-hoá các dữ-kiện tiềm-ẩn để ta có thể và có nhu cầu đưa ra nhiều câu trả lời hơn chỉ một câu. Tôi thật sự chẳng muốn đệ-đạt một phương-án nào, dù cũ/mới, về niềm tin theo cung-cách đối nghịch hoặc tách rời nhau. Tôi muốn trình bày sự việc tuy có khác biệt nhưng tương tác với nhau trong khi chúng cùng một lúc hiện-diện bên nhau và với nhau. Các vấn đề như thế, tôi nghiêng về lập luận của tác giả Mikael Bakhtin trong bài nói về “tính nguyên-thủy” cần được giải-thích, nhưng cùng lúc ông lại vào Google để kiếm những điều ông muốn tìm.

*

Phần đầu này, tôi nhắm vào kinh-nghiệm thẳm-sâu về niềm tin. Và, thực hiện điều này cho trọn vẹn, ta cần xét kỹ, dù không đuợc trọn hảo, đối tượng hoặc cung cách nó diễn tả. Thông thường thì, động-tác thâm-sâu nội-tại này không được xét kỹ. Thế nên, tôi đề nghị ta nhấn mạnh đến khía-cạnh tâm-lý và thần-học của tác-động nội-tại đang đổi thay, như thế sẽ tốt hơn. Tôi sẽ để cho các mẫu mã -và một số phê-bình về điều đó- từ từ nổi lên trong khi ta khai thác dữ-kiện nào thấy có ở trong đó.

Đồng thời, ta cũng sẽ để ý đến yếu-tố năng-động/thần-thánh vẫn can-dự vào niềm tin thánh thiêng/linh đạo, chứ không chỉ xét xem người mới tin đang làm gì mà thôi, nhưng cả việc Thiên-Chúa-là-Tình-yêu đang khởi-sự có quan-hệ mới với những người mới tin. Tôi nghĩ điều này sẽ không được thần học đón nhận như một thực-thể. Thường thì, ta quá nhanh-nhẩu phân tích các bước tiến khác nhau trong tiến-trình tin-yêu nơi con người. Trong khi đó, lại ít sẵn sàng nắm vững tính bí-nhiệm để cho thấy Chúa chẳng ban chính tâm-trạng của chút nào hết.

Lâu nay, tôi vẫn cố gắng trình-bày dữ-kiện theo cách thăm-dò để học hỏi đôi điều thực tế rất trọn vẹn. Thăm dò như thế, bao giờ cũng cần tính kiên-nhẫn.

*

Dĩ nhiên, tài liệu chính ta sử dụng ở đây là Lời Chúa, tức: hiến chế về tín lý do Công Đồng Vaticăng 2 ban hành, còn văn bản kia là Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân”. Lúc ấy, mọi người đều thấy được chất tiểu-thuyết trong Hiến chế về Lời Chúa. Bởi, mặc-khải là cung cách Chúa đối-thoại xuất từ Ngài, và về Ngài. Bằng việc này, Ngài triển-khai cuộc trao-đổi/đối-thoại cả với ta, nữa. Thế nên, ta cần phương-án mang tính cảm-nghiệm tư riêng khi đối thoại. Về phần ta, đối thoại ấy là “Niềm Tin”. Và, chủ đích tôi nhắm đến ở đây, là dõi theo đường lối đối-thoại, qua học hỏi.

“Bản thể con người được đặt để một cách trọn vẹn và tự do trong tuyên-dương rất mực đầy tính thông-minh kiên-định để cho Chúa mặc-khải về chính Ngài, bằng việc tự nguyện thuận thảo với mặc khải.” (chương 5)

“Nhờ mặc khải đến từ tình yêu tràn đầy của Thiên-Chúa theo cách khó nhìn thấy nhưng được gửi cho con người theo tư cách bạn bè, nên Ngài chuyện trò với con người để rồi mời gọi họ đi vào hiệp-thông với Chúa Cha, để Cha chấp-nhận mọi người vào với sự hiệp thông thần thánh này.”


Đức Gioan Phaolô II có nói trong Tông Thư “Fides et Ratio” (tức: Niềm Tin và Lý Trí) mục đích là để nhắm vào niềm tin ta có. Năm 2007, ĐGH Bênêđíchtô 16 cũng ban hành Thông Điệp “Spe Salvi” (tức: Cứu Rỗi nhờ vào Hy vọng) mở đường cho Tông thư khác có tên là “Caritas in Veritate” (tức: Bác Ái nhờ vào Sự Thật). Thông điệp, gồm ba từ-vựng kép nói về Niềm Tin, Hy vọng và Thương Yêu. Nhưng, từ vựng kép này được dùng như khuôn khổ nhấn mạnh ý nghĩa của Thông điệp. Ý chủ ở Thông điệp này, là tuyên ngôn về tín-lý của đạo Công Giáo liên quan đến các thuyết-lý nhằm giảm-thiểu tính tập-trung đầu óc vào chuyện siêu-hình, đời sau và niềm tin, ân huệ là quà tặng. Tông thư do Đức Gioan Phaolô đệ Nhị ban hành là kết-quả một đời người có triết thuyết về tính hữu-sự, siêu việt. Tông thư do Đức Bênêđíchtô 16 ban-hành lại đặt nặng lên niềm Hy vọng trình bày rộng-rãi những gì ngài đã quảng-diễn trong các bài ngài viết vào lúc trước khi trở thành giáo-hoàng, là về Cánh-chung-luận. Vào tháng 11 năm 2012, Đức Bênêđíchtô 16 có hứa sẽ viết một tông-thư bàn về niềm tin vào năm thánh Đức Tin, tức xuất hiện khoảng đầu năm 2013, nhưng nay ngài đã từ nhiệm chức-vụ làm đầu Hội-thánh, nên muốn biết ngài viết những gì trong đó, xin đọc lại thông điệp Porta Fidei (Cánh Cửa Niềm Tin) ban hành vào đầu “Năm Thánh Đức Tin”. Nay, ngài đã hưu dưỡng, thế nên có lẽ ta sẽ chẳng được đọc ý tưởng của ngài về niềm tin nữa. Thế nhưng, dữ-liệu ngài thu thập để viết tông thư, có thể cũng xuất hiện ở đâu đó, không chính thức.

Ở đây, tôi không muốn bình-luận về các nguồn như thế, mà chỉ khai-triển các đặc trưng cảm-nghiệm nội-tại về sự tin-tưởng vẫn có trong niềm tin. Thật sự, tôi chỉ muốn triển-khai tính-khí cũng như tình-tự nằm trong đó, thôi. Tôi những muốn mở con đường tiềm-ẩn trong nội-tâm của mỗi người mà có khi chẳng ai buồn khám phá ra hết. Tôi lại cũng muốn làm được chuyện ấy bằng cách phẩm-bình vài đường lối diễn tả về những dính dự vào niềm tin, đặc biệt là tin Chúa. Với lòng tôn kính sẵn có, tôi cũng hàm-ẩn lối diễn tả khác dành cho mỗi người và mọi người có cơ hội đào sâu niềm tin sâu xa của mình.

Trên hết mọi sự, phương-cách tôi sử dụng ở đây, là: nhìn vào đặc trưng thông-suốt của niềm tin, chí ít là tin Chúa. Trước kia, Giáo Hội có thói quen sử dụng lý-trí để đưa trí-tuệ vào địa hạt tin tưởng nơi đấng bậc thánh-thiêng; nhưng, cân nhắc theo lý-trí chỉ là phương-cách nhỏ để trở thành thông-minh, trí-tuệ. Mới đây, có phong-trào phổ biến khá rộng đưa về định-hướng có phương-án chủ-lực đặt nặng về cảm-tính khi nói về niềm tin vào đấng thánh-thiêng. Làm thế, sẽ giảm-thiểu hoặc trệch đường khỏi đặc-trưng/đặc-thù thông-minh, rất trí-tuệ. Thế nên, mục tiêu hôm nay tôi muốn nhắm đến, là: từ từ rồi ra ta cũng bắt gặp được từ truyền-thống rất rộng, thứ trí-tuệ đặc-thù có ở niềm tin vốn dĩ vượt trội đặc trưng lý-trí; và như thế sẽ cho phép và đòi ta bao gồm cả yếu tố tự nhiên, rất thương cảm.

Tóm lại, hôm nay ta cùng nhau duyệt xét chủ đề tin, qua các chương như sau:

Chương Một: Tin, động-tác phát từ con tim
“Tin” thật ra có nghĩa gì?

Chương Hai: Ánh sáng Niềm tin
Thấy ánh sáng trong niềm tin – ta “nhận” ra được đôi điều

Chương Ba: Quà tặng Niềm tin
Nhận quà “siêu nhiên” về Niềm tin

Chương Bốn: Từ Tin đến Yêu
Tháp nhập Niềm Tin vào cuộc sống có Yêu Thương

Chương Năm: Tin – Yêu tràn đầy Hy vọng
Tin và Hy vọng vào hạnh phúc vĩnh-cửu rày sẽ đến

Chương I

Tin, động tác phát tự con tim
điều này thật ra có nghĩa gì?


Phần I:

Động-tác của niềm tin: một quan hệ


Tin, không là mặt hàng sản-xuất


Có lẽ, tôi sẽ mạn phép xin được bắt đầu ngay ở đây, bằng một tư-duy suy thật kỹ về sự khác biệt giữa điều mà ta gọi là “niềm tin, như mặt hàng sản-xuất” và “niềm tin đích thật “nội-tại”. Trọng tâm của buổi thảo-luận hôm nay, nhắm vào tiêu đề sau. Nhưng, dẫn-nhập bằng quá-trình mang tính nghịch-thường như thế cũng là điều hay, rất bổ ích.


Sao gọi niềm tin là món hàng sản xuất?

Hồi còn trẻ, tôi chứng kiến nơi Đạo mình một biến-chuyển khá quan trọng. Mãi đến thập niên ’60 và nhất là vào thời kỳ diễn ra Công Đồng Vatican II, đã thấy xuất hiện một mô-hình xem ra cũng an-toàn đòi đảm bảo có sự đồng-thuận của phần lớn các kẻ tin. Tiếp đó, là những bước chuẩn bị, rồi đi đến thảo-luận và sau cùng, là thời hậu-Công Đồng đã diễn tiến tiếp theo sau một loạt các sự kiện, rất khác lạ. Xem ra, việc ấy cũng không kém an toàn và cũng đòi ta phải đạt cho được sự đồng-thuận của phần đông tín-hữu, giống như thế. Sau triều đại Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô đệ Nhị và Đức Bênêđíchtô 16, nay lại thấy Hội thánh ta đang quay về để tái tạo một cuộc cải-tổ như từng xảy đến vào thời kỳ trước Công Đồng Vatican II gồm phần lớn nội dung vẫn từng có vào những ngày trước đó. Và điều này, xem ra cũng đảm bảo có được sự đồng thuận của ít là một số rất lớn những người tự coi mình là giáo-dân chuyên-chăm việc nhà thờ/nhà thánh. Ở đây, tôi không muốn cãi tranh/biện luận để xem mô-hình nào ‘đúng’, cái nào sai. Tôi thiết nghĩ: bao giờ cũng thế, mô-hình vượt trội được cho là ‘đúng’ nhất đều do những nguời đã bán/buôn nó, nên mới có. Điều, mà tôi quan ngại thật sự chỉ là: coi xem những gì xảy đến có ‘đúng’ như một số người từng đồng thuận hay không, mà thôi. Và, coi thử xem sự đồng thuận, tự căn bản, có thay đổi được gì không; và nếu có, thay đổi ấy là từ những gì?

Vấn đề tôi ưu-tư nhất là việc tiếp cận thị trường và đón nhận lập trường tiếp-thị ấy như thế nào?

Cùng thời gian này, lại cũng thấy xảy đến khá nhiều ví dụ về mô-hình đổi thay rất tương tự. Thay đổi thường có bấy lâu nay, là thay và đổi từ các quốc gia tên tuổi, xấu/tốt cho chí các nền văn minh tăm tiếng, tốt/xấu. Các nền văn minh đáng quan-ngại đã đổi thay cũng khá nhiều, cả những người như: người đạo Hồi, người Ả Rập và cả người Trung Đông cũng được “coi” là “kẻ thù truyền kiếp” thay vì sự kiện đó phải do từ nước Nga hay từ người đảng Cộng Sản chính gốc mới đúng. Lại nữa, vấn đề tôi đặt ra đây là: làm sao ta bán/buôn được mặt hàng như thế để chúng-dân có thể mua vào và làm sao họ chịu mua các mặt hàng như thế. Mặt khác, cũng nên điều tra xem đó có là sự kiện nghiêng hẳn về nhu-cầu tái-thiết học-đường ở thế giới này/khác mà người Đạo Chúa chúng ta chú tâm đến, ngõ hầu dựa vào đó mà đầu tư. Thêm nữa, cũng có thể là đổi và thay nơi vai trò của phụ nữ trong thế giới hiện-đại và Hội thánh. Thay và đổi, về thái độ mình nhắm đến, cũng như việc cho phép người khác phái tính đã được thực hiện ở một số việc trong Đạo mình. Lại cũng có một số các hình thức trong thừa-tác-vụ sẵn sàng bứt-phá lằn ranh sắc tộc, phái tính và chủ trương chọn phái nam hay nữ giới cho mỗi sự việc rất khác nhau. Một lần nữa, ở đây, tôi lại sẽ không đưa ra vấn-nạn nào về các giải đáp đúng/sai, mà về cung cách rất khác biệt nơi lời đáp trả từng trao đi đổi lại để rồi đi đến kết cuộc, là: có được sự đồng thuận khá chung chung nơi phần đông dân chúng.

Mới đây, tôi lại đã tự tạo cho mình một số tư-duy phản ánh quan điểm này, nhờ các tác giả nổi bật như: Edward Herman và Noam Chomsky là những người từng đề-cập đến các vấn đề như thế. Riêng Chomsky lại đã viết lên cuốn sách có đầu đề là: “Sản-xuất ra đồng-thuận là kinh tế chính-trị của truyền thông đại-chúng”. Sách này, tác giả đề cập nhiều đến “mẫu mã tuyên truyền” vốn là cội nguồn của những đồng thuận được xuất xưởng, mới như thế. Tôi chưa có dịp đọc kỹ sách này, nhưng cũng hiểu là tác giả muốn nhấn mạnh về đề-tài như quyền sở-hữu những gì được trưng bày ra ngoài, về tài-trợ cho việc trưng bày giòng chảy thông-tin về những điều như thế cứ liên tục chảy mãi, về đường lối vận-dụng các lời phê phán kình chống nhau và tiếp cận giới chức bên ngoài, ngang qua truyền thông đại chúng. Tôi thiển nghĩ, việc tiếp cận các tiện nghi như thế là để thu thập được nhiều điều đã là yếu tố khiến nhà báo nào thích can dự vào các vần đề được đặt ra, về những vấn đề đáng tin cậy của cuộc họp báo, tính thông thường nhưng hữu ích của “ngôn từ bình dị” được dùng để diễn tả dù không quán xuyến trọn vẹn danh sách các sự việc có liên can. Tôi cho rằng: phần đông các yếu tố này, đặc biệt là yếu tố ý-thức-hệ và chính-trị, mở ra trong tiềm thức, ít nhất là vào lúc đầu.

Với tôi, nếu ta chịu nghiên cứu học hỏi cho thật kỹ lưỡng về niềm tin, thì rồi ra ta cũng sẽ hiểu các vấn đề này và yếu tố “lúc đực lúc cái” hơn sáu mươi năm qua từng diễn ra với Hội thánh, và đặc biệt là sự việc có lien quan đến công cuộc truyền giáo của thánh Hội.

Xem thế thì, ta có thể xem xét bản chất nào có chất-lượng hơn. Và vấn đề đặt ra, là: “sự đồng thuận nhờ vào sản xuất” có hiệu lực đến mức độ nào để coi được là tán thành niềm tin? Cả đến Huấn quyền của Hội thánh có thực hiện sản xuất được sự đồng thuận hiệu quả đến mức độ nào không? Nếu có ai chống đối Huấn quyền của Hội thánh lại cũng làm thế, thì họ có được được phép làm thế không? Và, làm được đến mức độ nào?

Thành thử, ở đây, ta cũng nên xem xét đến các yếu tố tương tự về nguồn gốc của niềm tin trong gia đình và văn hoá này khác hay sao đó...

Cũng là chuyện bổ ích nếu ta để ý xem những gì xuất hiện ở bên dưới các vấn đề như thế, xem và xét cả đến tính-chất nội tại của niềm tin đến thế nào. Đi vào thực tế, tôi vẫn muốn coi xem có sự khác biệt nào giữa công cuộc tiếp-thị và rao truyền Lời Chúa...

----------
(còn tiếp)
______________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Thánh lễ cuộc đời
Lm. Vũ Xuân Hạnh
21:22 04/07/2013
THÁNH LỄ CUỘC ĐỜI

Còn nhớ, cách đây hơn mười hai năm, tại giáo phận Sài Gòn, ngày 30.6.2001, cùng trong một ngày, xảy ra hai biến cố trọng đại: Buổi sáng tại nhà thờ Đức Bà (Chánh Tòa Sài Gòn), Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (lúc đó Đức Cha chưa thăng chức Hồng Y), chủ sự lễ phong chức linh mục cho mười tám thầy thuộc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn.

Buổi chiều, khoảng 17 giờ, Đức Cha Luis Phạm văn Nẫm, nguyên Giám mục Phụ tá giáo phận Sài Gòn qua đời tại Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn (sau một thời gian điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trãi – Sài Gòn).

Hai sự kiện quang trọng đối nghịch nhau: một là vui mừng, còn một là đau thương, lại xảy ra cùng một ngày, khiến tôi suy nghĩ: Lễ phong chức linh mục là khởi đầu cho cả một đời hiến tế, khai mạc cho cả một thánh lễ dài, không phải lễ dâng trên bàn thờ, nhưng là lễ hiến dâng cuộc đời. Thánh lễ cuộc đời ấy sẽ kết thúc cùng với sự kết thúc cuộc đời của mỗi người trong cái chết.

Đã là thánh lễ cuộc đời, lễ vật Thiên Chúa đòi hỏi không phải là tạo ra thật nhiều của cải vật chất, không phải tìm hư danh, tư lợi. Nhưng thánh lễ cuộc đời là chính cuộc đời của mỗi một người làm lễ vật. Đó là một đời gắn bó với Chúa Kitô, sống Lời Chúa dạy, nỗ lực làm chứng nhân cho Chúa, phục vụ Nước Trời.

Mang những suy nghĩ từ hai sự kiện trọng đại ấy, tôi đọc lại Lời Chúa trong Tin Mừng của ngày Chúa Nhật XIV thường niên năm C. Tôi thấy Lời Chúa dạy tôi nhiều ý nghĩa. Chúa nói: “Thầy sai các con ra đi như chiên con ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, giày dép, bao bị…Đến bất cứ nơi đâu, các con hãy nói thế này: “Bình an cho nhà này”.

Với Lời Chúa, chúng ta hãy xác tín rằng, tất cả mọi người, dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, đều có chung một ơn gọi xuất phát từ Chúa Kitô, đó là được sai đi sống chứng nhân Tin Mừng ở giữa cuộc đời này.

Nhưng Chúa Kitô nói về cuộc sai đi này thật cam go, thật nhiều thử thách như hình ảnh “chiên ở giữa sói”. Cuộc ra đi, vào đời làm chứng cho Chúa, làm chứng cho Tin Mừng của Chúa, không phải là những bước chân êm ái, càng không bao giờ là lụa là gấm vóc, nhưng đó là khó khăn, là tê buốt, là chống đối, là bách hại…

Những tưởng đầy những khó khăn giăng mắc như vậy, Chúa sẽ bảo chúng ta mang theo vũ khí, mang theo gậy gộc và tất cả những gì cần thiết để đề phòng.

Nhưng không! Chúa dạy chúng ta làm những điều ngược lại: “Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: Bình an cho nhà này”.

Hình như Lời Chúa có sự mâu thuẫn? Vì người truyền giáo xem ra không hề có bình an, ngược lại, bị vây bọc bởi những nguy hiểm đến nỗi “như chiên con ở giữa sói rừng”, vậy mà lại lên tiếng chúc “bình an cho nhà này”.

Như vậy, bình an mà Chúa muốn nói đây là bình an như thế nào? Làm sao lại có thể trao ban bình an, trong khi bản thân chẳng có bình an?

Hóa ra, hành trang để giữ người môn đệ trong đời sống đức tin không phải là tiền của, hay bất cứ thứ vật chất nào, nhưng là “sự bình an”, một thứ bình an trong tâm hồn. Đó chính là ơn bình an nội tâm. Đó là ơn bình an của tâm hồn biết tín thác cho Chúa, biết đặt trọn sự sống và cuộc đời mình trong tay Thiên Chúa.

Đó là sự bình an sâu lắng, là tất cả sự chấp nhận vì lòng yêu mến Chúa, vì muốn tháp nhập thập giá đời mình vào thập giá Chúa Kitô.

Đó là bình an, cho dù bên ngoài, nơi thân xác vẫn còn đó rất nhiều đau khổ, rất nhiều thử thách, gian lao…

Đó là thứ bình an nội tâm cần thiết vô cùng cho những tâm hồn thuộc về Chúa Kitô, những tâm hồn muốn làm môn đệ Chúa. Bình an ấy giúp họ ngày đêm miệt mài để “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”, và Lời của Chúa lan tỏa, dẫu có phải chịu cảnh khốn cùng, nguy hiểm như “chiên con ở giữa sói rừng” đi nữa.

Bởi vậy, bình an trong tâm hồn mới có thể giữ vững đức tin, giúp ta mạnh mẽ sống đời sống chứng nhân Tin Mừng. Vì nếu lòng mà thiếu vằng ơn bình an, ta không thể dứng vững trước những khó khăn, nhiều lúc tưởng chừng vùi lấp mình trong đau khổ.

Vì nếu không có bình an trong nội tâm, chính lúc bản thân bị chìm trong đau khổ, thì tuyệt vọng dễ hơn vươn lên. Bởi vậy, chỉ có Thiên Chúa là nguồn bình an đích thực của ta.

Hãy cậy dựa vào Chúa, xin Người ban cho ta bình an trong tâm hồn. Hãy chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô để học nơi Người bài học của sự vâng phục và đón nhận.

Để như Chúa Kitô, lòng ta cũng sẽ bình an và nhờ đó có thể trao ban bình an cho anh chị em. Vì nếu không có bình an nơi Thiên Chúa và như Chúa Kitô, nhiều lúc tưởng như cuộc đời vùi ta trong đau khổ, sẽ dễ làm ta nghi nan, nguy hiểm, hơn nữa, dễ mất đức tin.

Bởi thế, tôi thấy Lời Chúa Kitô như thấm tận hồn tôi. Lời ấy giúp tôi vượt qua mọi khốn khó bằng sự bình an trong tâm hồn. Mọi nỗi khốn khó nói riêng, mọi vui buồn của đời sống nói chung, dệt nên cuộc đời của mỗi người. Đặc biệt, đó là sức sống muôn đời của mỗi Kitô hữu. Vì thế, tôi coi đó là thánh lễ nối dài suốt đời người. Và tôi gọi đó là thánh lễ cuộc đời của tôi.

Nếu bạn luôn bình an chấp nhận cuộc đời của mình như những hoa trái cần thiết, tiến dâng lên Chúa, cuộc đời của bạn cũng chính là thánh lễ quý giá vô cùng.

Bởi thế, không chỉ có mười tám linh mục của giáo phận Sài Gòn, hay bất cứ linh mục nào, hoặc Đức Cha Luis Phạm Văn Nẫm, mới là những của lễ. Nhưng là tất cả những ai trung thành theo Chúa, sống đời sống chứng nhân cho Tin Mừng bằng sự bình an trong tâm hồn mà Chúa ban cho mỗi người.

Từ những gì đã suy niệm, bạn và tôi hãy vui lên, hãy đón nhận thập giá đời mình, để cùng Chúa Kitô, dâng lên Thiên Chúa hiến lễ là chính cuộc đời chúng ta.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 14 Thường niên năm C 07.7.2013
Mai Tá
21:29 04/07/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 14 Thường niên năm C 07.7.2013

“Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp,”
“là áo người trắng cả giấc ngủ mê.”
(dẫn từ thơ Đỗ Trung Quân)
Lc 10: 1-12, 17-20
Giấc ngủ mê, đưa nhà thơ ra ngoài cửa lớp. Giấc mộng dài, dẫn người nhà Đạo về với lời Chúa dạy để nhớ mà đi vào hiện thực.
Trình thuật, nay thánh Luca lại cũng kể về Lời Chúa dạy con dân Ngài hãy ra đi rao truyền Nước Trời đến mọi thôn làng gần xa, trên thế giới. Nhưng, thế giới nay đổi thay cũng khá nhiều trong lịch sử. Thế nên, công cuộc mục vụ của thánh Hội từ đó cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử.
Lịch sử Đạo, khởi đầu nơi thế giới, với đế quốc La Mã khá mạnh. Mạnh đến độ, người trong đó đều tham gia góp phần vào nghi thức thánh thiêng của họ. Ai không theo qui định họ đề ra, đều chịu xử phạt khiến phải tử đạo. Và từ đó, niềm tin đi Đạo lại nhanh chóng tràn vào đế quốc La Mã cả ở trời Tây lẫn phía Đông, khắp mọi chốn.
Được như thế, một phần là nhờ vào phương tiện cầu đường do đế quốc lập. Sau thời bách hại, dân con Đạo Chúa lại cũng nhờ có Constantine thiết lập khung trời mới với nhiều thứ, nên việc rao truyền niềm tin xuyên suốt châu Âu đã đạt nhịp điệu đáng kể. Chính vì thế, chức sắc trong Đạo lại trở thành giống như giới chức của Đế quốc, tức: cũng thi hành quyền-lực hệt như họ. Và từ đó, việc rao truyền Đạo Chúa với thế giới, đã xuất hiện tự bên trong.
Thời đầu, dân con/quần thần ở đế quốc tiếp tục hành đạo theo kiểu cũ, dù ít người theo, nhưng vẫn là thứ tôn giáo không niềm tin chẳng có tầm nhìn hoặc thị kiến linh đạo. Tôn giáo của đế quốc cũng nhanh chóng mai một. Và, đám “rợ” các nơi mới có dịp xâm nhâp toàn cõi châu này. Dù ra thế, Hội thánh vẫn đủ sức tồn tại và trở thành chiếc cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Hội thánh vẫn giúp dân con mọi người tạo thành khối đoàn-kết để sau đó, thành một Âu châu đầy quyền-thế. Và Hội thánh cứ thế tồn tại đến ngàn năm, khả dĩ bảo tồn được nền văn hoá quá khứ và trao lại cho chúng dân điều tốt đẹp nhất trong đời.
Tuy nhiên, Hội thánh rồi cũng suy sụp, để sau này, phải nhường đất cho một Âu Châu đang trong vị-thế phát triển mạnh mẽ. Ngay đầu thế kỷ 16, đã thấy chủ-thuyết “Thệ Phản” nhanh chóng chiếm-lĩnh nhiều thị trấn ở châu này. Trong khi đó, thay vì đối thoại, Công đồng Triđentinô lại chọn thái-độ kình chống họ. Nên, mới xảy đến “chiến tranh tôn giáo”; và từ đó, dẫn đến khủng hoảng nơi Kitô-giáo, cho cả nhóm Thệ Phản lẫn Công Giáo. Và, các nhà trí-thức lại cũng xác tín rằng: tôn giáo là chất kích-tác tạo cuộc chiến đến độ không sao tái tạo được nền hoà bình rất công chính. Và sự việc cứ thế rời xa cuộc sống của công chúng, để rồi lấn dần vào địa hạt cá nhân, riêng lẻ.
Và, đã đến lúc toàn cõi châu Âu nay trên đà đi xuống. Sau đó, lại thấy xuất hiện thời hiện-đại tân-kỳ bằng những phát minh mới. Giấc mơ mới. Cách mạng mới. Nhất nhất mọi sự đều nhân danh tự do, giàu có quyết đem đến cho cuộc sống của mọi người. Và, cũng từ đó, lại thấy xuất hiện một số quốc gia khá “hiện đại” khiến Hội thánh phẫn uất, bất-ưng và chối bỏ khiến đem lại kết quả thảm hại cho cả Hội thánh lẫn thế trần. Ngay khi đó, trần-thế bên ngoài đã tạo được kiến thức mới, kỹ thuật mới và cả lối sống rất mới nữa.
Về thần học, Hội thánh khi ấy cũng có thái-độ thủ thế, tức: chỉ lặp lại và bình-luận các văn-bản cổ xưa, rồi phản-bác những gì xảy đến với thế giới “hiện đại”. Hội thánh lúc ấy chỉ muốn dân con mình trở thành đồng-dạng cả trong phụng vụ, ngôn từ thần học lẫn công cuộc đào tạo linh mục/tu sĩ với tiêu chuẩn cao nhất. Tựa hồ thực-dân-ông chễm chệ một cõi, Hội thánh những muốn chuyển-tải duy một truyền-thống của mình cho toàn thể địa-cầu, chẳng lý gì đến văn-hoá địa phương, qua mặt cả tầng-lớp giáo-dân của mình, vẫn cứ “cầm cân nảy mực”, chỉ mình “tôi”.
Kịp đến khi xảy ra cách mạng Pháp, Hội thánh đã để mất giai-cấp ở trên cao. Mất cả giai cấp lao-động khi xuất hiện cuộc cách-mạng kỹ-nghệ nữa. Và, khi mọi người tìm cách đổ dồn về thành phố để sinh nhai, Hội thánh đã bị bỏ lại đằng sau với đám hầu cận, dân dã cấp nông gia. Trên thực tế, ở thế kỷ 18 và 19, phần lớn đám dân-cư còn tin tưởng vào truyền-thống Công-giáo rất dễ bảo, đã trở thành đám người quê-mùa, dại dột. Trong khi đó, loại hình xã-hội mới gọi là “thế-hệ hiện-đại” lại đã trồi lên mặt thế giới mới.
Từ đó, nền-tảng chính-trị, xã-hội và trí-thức từng phục vụ nhu-cầu cơ bản của con người khiến Hội thánh có được hoạt-động thiêng-liêng sủng-ái cả ngàn năm, nay không còn nữa. Tầm nhìn nhân-loại và thế-giới từng phục vụ niềm tin thời đầu đang dần dà biến dạng. Vào thế kỷ thứ 20, Hội thánh đã ngưng-trệ nhiều và dần dà lùi vào dĩ vãng. Muốn thực hiện công cuộc truyền giáo vãi gieo Tin Mừng cho mọi người, Hội thánh buộc phải tái-tạo kho bãi, mặt bằng cho riêng mình. Trước Công Đồng Vaticăng 2, Hội thánh với tư cách là thể-chế, không học-hỏi được gì nhiều để có thể sống không cần đến quyền-thế đến nghìn năm.
Thời Công Đồng, Hội thánh đã khám-phá ra sự-thể là: mình có thể thực-thi sứ-vụ Chúa giao phó trong khiêm hạ và khó nghèo, tốt hơn cả thời vinh quang, quyền thế. Và khám phá ra rằng: giáo-dân cũng có trọng trách rao truyền Tin Mừng của Chúa, chứ không chỉ các chức-sắc/phẩm trật nơi Giáo triều, thôi. Thông thường, giáo dân thực-hiện công-cuộc truyền giáo qua sống thực niềm tin tại nơi mình trú-ngụ. Cơ-chế Hội thánh có mặt ở đó, là để hỗ-trợ cho họ, chứ không chỉ mỗi Hội thánh mình mới có quyền làm thế.
Ít năm sau Công Đồng, chừng như mọi sự thành gãy nát, vỡ đổ. Trong nội bộ Hội thánh, lại xảy ra một thời rất lạ. Lúc ấy, toàn bộ công cuộc tiến-hoá đều bị nhóm hội/cộng đoàn quan trọng trong Hội thánh lẫn giáo triều cật vấn. Ở cuộc sống bên ngoài, Hội thánh lại trở thành một lực lượng sống ngoài rìa xã-hội. Tự bản thân mình, Hội thánh không thể kể cho con dân nhà Đạo biết phải làm gì để sống tu đức và cũng không còn khả năng hướng-dẫn thế giới bên ngoài con đường mình tiến bước.
Chức sắc Hội thánh từng ban hành nhiều tài-liệu hay/đẹp nhưng chẳng ai đọc. Sứ-giả Hội thánh được tôn kính, nhưng chẳng ai biết gì về sứ điệp. Có vị còn cho rằng: Công Đồng Vatican 2 phạm phải sai lầm, nên mới có phong trào tái-tục tinh thần của Công Đồng để mọi người sống cho sinh động, phải phép. Từ đó, các vị quyết canh-tân cả những gì đã được đổi mới, nhất thứ về phụng vụ.
Hội thánh, nay không nhận thức được những gì đã và đang xảy đến với xã hội. Và, Hội thánh cũng không thấy được cơn khủng-hoảng mà xã hội phương Tây đang gặp phải. Đồng thời, Hội thánh tiếp tục tìm cách có mặt với cả hai loại-hình thế-giới nay không còn hiện hữu, tức: xã hội kinh-điển cũng như hiện-đại đều đã biến dạng. Đây là cách mạng văn hoá vĩ-đại đã nổ-bùng chỉ hai, ba năm sau thời Công Đồng. Nổ bùng đến độ nhiều vị còn không biết là đã có Công Đồng Vaticăng 2 nữa.
Chuyện này gây ảnh hưỏng lên mọi tôn giáo và xã-hội. Ngày nay, ta gọi thời kỳ này là thời hậu-hiện-đại, hoặc tân-hiện-đại. Hiện-đại, đến độ chẳng ai tin vào thứ gì hoặc chẳng ai thích những chuyện đầy ý-nghĩa về cuộc sống; cũng chẳng chấp-nhận bất cứ thể-chế trần gian hay đạo giáo nào, hết. Nói cách khác, chẳng ai tin tưởng vào đường lối thực tiễn để thể hiện công cuộc truyền giáo nữa. Nói tóm lại, thời kỳ này là thời lầm lạc, trầm thống rất đáng tiếc.
Nay, lại thấy xảy ra giai-đoạn mới gọi là hậu-trần-tục, tức: thời kỳ cùng xảy ra với đạo-giáo và thế-trần. Mặt bằng cuộc sống của công chúng nay trở nên rộng lớn hơn cả tư tưởng hiện đại cũng như hậu-hiện-đại. Tuy mang tính phàm trần, nhưng thời đại này lại song hành mở ra một triển-khai hài-hoà đối với niềm tin cũng như tôn giáo. Nói cách khác, nay là thời của chủ-thuyết đa-nguyên khá hoà-hoãn đang sonh-hành tiến bước với thế trần, nhưng lại sâu sắc đối với đời sống có niềm tin. Tuy nhiên, nay cũng lại thấy có cuộc phục-hồi cảm-kích về tôn giáo với tính chất trần-tục khá nới rộng.
Cuộc sống dân-dã ngoài đời, đã nối kết một cách lạ lùng với tôn giáo. Tôn-giáo không chỉ hiện diện ở bên ngoài để đấu-tranh cho quyền-lợi của những người bị áp-bức, thua thiệt hoặc đối xử bất công, mà thôi. Nay, lại đã thấy một chuyển mình để bảo toàn, cổ vũ nét đặc-trưng căn-bản của mỗi người trong văn hoá, tôn giáo hoặc nhóm hội mình tuỳ thuộc. Đặc-trưng căn bản này, còn sâu sắc hơn bất cứ cuộc sống dân dã, xã hội khả dĩ tạo cho mọi người đến độ, không có nó, mọi người sẽ nghèo nàn, bất lực. Tôn giáo, nay đang ở “trong” vì có thể nói với và nói về hiện trạng này.
Tôn giáo cũng “ở trong”, nhưng không như nghi thức hoặc sự việc sùng kính này khác từ địa hạt nào hết. Tôn giáo “ở trong”, là bởi tôn-giáo có thể đeo mang niềm-tin đích-thực. Và, không có niềm tin này, cuộc sống trần-tục cũng chẳng thể nào sống sốt được nữa.
Thành thử, như lời Chúa từng căn-dặn: hãy ra đi thực hiện cuộc truyền giáo dễ như khoác áo vào người rồi dấn bước ra đi hướng về thôn-làng cận bên, để cảm-nghiệm tình Chúa thương ta một cách rộng rãi. Làm thế, trong bối cảnh truyền-thống Hội thánh vẫn tìm cách khám phá ra phương-thế để thực thi Lời Chúa dặn. Nói khác đi, đó chính là loan truyền niềm tin vào Đức Kitô; và, đó mới diễn tả niềm tin vào chính mình cho những người mà mình mới quen biết, hoặc mới gặp.
Có vị hỏi: nếu thế thì, đâu là định-luật truyền giáo ngày hôm nay? Câu trả lời, là: vẫn như trước; tức: vẫn “ở trong” và “ở với” nền văn hoá mình sống cùng và sống với, vào bất cứ giai đoạn nào trong đời để rồi biến con người của mình thành Tin Mừng, ở nơi đó.
Cảm nghiệm được tinh thần đó, ta hãy cùng nhau ngâm lên lời ca vang đầy những thơ, rằng:

“Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp,
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê.”
(Đỗ Trung Quân – Chút Tình Đầu)

Tình đầu hay tình cuối, còn là chút tình thực hiện lời dặn của Chúa quyết ra đi rao truyền Tin Mừng rộng rãi cho mọi người. Ở mọi nơi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thời của hoài nghi
Vũ Văn An
04:28 04/07/2013
Ai viếng Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Rôma đều chú ý tới hình ảnh kiến trúc của hai “cánh tay” rộng mở, vươn ra từ thánh đường như chào đón khách hành hương từ muôn phương vào Giáo Hội. Ấy thế nhưng nếu để ý tới dữ kiện và chứng cớ, ta thấy cứ một người bước vào vòng ôm cửa trước đó, thì gần như bốn người bước ra cửa sau.

Với viễn tượng ảm đạm ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới để thảo luận chủ đề “tân phúc âm hóa để truyền giảng đức tin Kitô Giáo”. Song song với việc ấy, ngài còn công bố một “Năm Đức Tin”. Cuộc họp Tháng Mười năm ngoái, ngoài các giám mục đại diện khắp thế giới, còn có 45 chuyên viên và 49 quan sát viên, trong đó có 10 chuyên viên nữ và 19 quan sát viên nữ, một sự tham dự của nữ giới lớn nhất xưa nay

Phần lớn các chẩn đoán do các giám mục đưa ra liên quan tới thách đố đối với đức tin và Giáo Hội trong thế giới hậu hiện đại đều chính xác. Một trong các chẩn đoán đó là chủ nghĩa hòai nghi khá phổ biến đối với khả năng biết sự thật trong thế giới ngày nay. Nhà xã hội học James Davison Hunter gọi hiện tượng này là “tan vỡ” (dissolution), một rạn nứt giữa tri thức và ngôn ngữ khiến người ta không còn tin tưởng lời lẽ sẽ chuyên chở được ý nghĩa chính xác hay phát biểu được bất cứ điều gì chân thực một cách khác quan nữa. Sự tan vỡ này xuất hiện cả trong văn hóa trí thức lẫn trong văn hóa bình dân. Ngay một số sinh viên thần học cũng hoài nghi không muốn coi thần học như một tìm kiếm có tính học thuật.

Hiện tượng trên có thể đọc thấy nơi vợ chồng Jacques và Raissa Maritain. Hai vợ chồng triết gia này vì lao đao với khả thể biết sự thật ấy, đã cam kết rằng nếu biết chắc mình không thể đạt tới sự thật, họ sẽ quyên sinh. Dĩ nhiên, phản ứng này quá bi đát đối với hiện tượng tan vỡ văn hóa, nhưng nó cũng cho thấy điều này: muốn cuộc đời có ý nghĩa, đáng sống, ta cần một cảm nhận nào đó về sự thật. Nhiều người trong nền văn hóa ngày nay không coi trọng cam kết của vợ chồng Maritain; nhưng có lẽ đúng như Henry David Thoreau từng nói, phần lớn con người thời nay sống trong một trạng thái ngã lòng thầm lặng. Sự thất vọng này không biểu lộ qua cam kết tự vận, nhưng quả họ không còn một cảm nhận nào về ý nghĩa hay mục đích nữa. Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu nói lên trạng huống này: “Khi thấy đám đông, Ngưới mủi lòng thương xót họ, vì họ… như chiên không có người chăn” (Mt 9:36). Vì những thách đố này, ta phải tiến hành ra sao cuộc đối thoại với văn hóa mà Tin Mừng và lương tri vốn mời gọi ta như những con người của đức tin?

Cơn bệnh hiện đại

Có lẽ không ai chẩn đoán trạng huống hiện đại trên hay hơn triết gia Đức theo trường phái Tôma là Josef Pieper. Viết sau Thế Chiến II và dựa vào ngôn từ của truyền thống đan việc xưa, ông gọi cơn bệnh tâm linh này là biểu hiện thời nay của chứng acedia (tẻ lạnh, biếng nhác tâm linh). Đối với Pieper, acedia là việc “thiếu thanh thản sâu xa”, bắt nguồn từ việc người ta từ khước không dành cho chính bản thân mình sự đồng thuật của ý chí, nhất là vì bản thân ấy vốn được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa (St 1:26). Con người nhân bản chỉ tìm được sự thanh thản chân thực của mình trong việc chiêm niệm vẻ đẹp và sự tốt lành của Thiên Chúa và liên hệ với chúng. Dù acedia có thể xuất hiện dưới trạng thái trầm cảm (và do đó, người ta đôi khi đã dịch sai là lười biếng hay biếng nhác), nhưng thông thường hơn, trong thế giới ngày nay, nó xuất hiện dưới trạng thái cực kỳ bận bịu: bận bịu theo đuổi hoạt động, thành tích, thu góp, bất cứ điều gì miễn biện minh được sự hiện hữu của tôi trong lòng một thế giới rõ ràng vô nghĩa và giúp tôi quên khuấy cái cảm thức chán nản nhức nhối đang ám ảnh cuộc hiện sinh thường ngày của tôi.

Giáo Hội là người quản lý nhiều tài nguyên tâm linh rộng lớn, trong đó đáng kể có phụng vụ, lời Chúa và Thánh Thể. Những tài nguyên này trực tiếp nói với nỗi đau khổ và tình trạng acedia của con người nhân bản trong thế giới hậu hiện đại. Cố gắng chuyên chở các tài nguyên này một cách chân chính, hòa bình, đầy yêu thương vả cảm thông thực sự là vấn đề sống chết đối với nhiều người và là nhiệm vụ chính của tân phúc âm hóa. Trong bối cảnh Tây Phương, thiển nghĩ các suy tư về thần học luân lý sau đây có thể có ích.

Thoát ra ngoài “cuộc chiến tranh văn hóa”. Thời Chúa Giêsu cũng như thời nay, cuối cùng, người ta cũng sẽ được chân lý của Tin Mừng thuyết phục nhờ lời kêu gọi thấu tâm gan và vẻ đẹp nguyên tuyền của chân lý nơi Chúa Kitô. Trêu chọc hay hạ giá về chính trị những ai bất đồng với ta chỉ tổ phát huy hận thù, ghanh ghét và đố kị mà thôi. Tệ hơn nữa, điều này còn chia rẽ cả các chi thể của cùng Nhiệm Thể Chúa Kitô. Thiển nghĩ tội không thể tha thứ chống lại Chúa Thánh Thần mà Tin Mừng Máccô 3:29 và Tin Mừng Mátthêu 12:30 nói đến dám là tội cổ vũ cái thứ chia rẽ này. Vả lại, ta cũng không biết chắc liệu trách nhiệm của ta có phải là “Kitô hóa” nền văn hoá hiện đại hay không. Tin Mừng theo Thánh Gioan bảo ta rằng: “Nước Ta không thuộc thế gian này. Vì nếu nước Ta thuộc thế gian này, thì những người theo Ta đã chiến đấu để Ta khỏi bị trao nộp” (18:36). Chiến tranh văn hóa là cuộc chiến có tính bạo lực, dù chỉ bằng ngôn từ, thì tại sao “các kẻ theo Ta” lại phải cầm vũ khí? Tất nhiên, điều này không có nghĩa ta phải quay mặt khỏi những cam kết công cộng hay văn hóa, hoặc cuộc chiến chống bất công, miễn là phải tiến hành cuộc chiến này theo phương cách phù hợp với Tin Mừng.

Đừng cạnh tranh với nền văn hóa bình dân thời thượng (pop culture). Câu nói của người xưa luôn luôn đúng: “chiết trung là sứ điệp”. Nói cho cùng, kỹ thuật hiện đại, dù hữu ích, hình thức truyền thông nổi bật nhất của nó vẫn chỉ cổ vũ sự hời hợp và thường rất tầm thường, và cố gắng lắm, nó cũng không có khả năng cổ vũ được sự chiêm niệm sâu sắc, là thứ duy nhất có thể giải quyết được tính tẻ nhạt, biếng nhác tâm linh (acedia) của thời đại. Con người thời nay, nhất là giới trẻ, có thể "ngửi" được sự thiếu thành thật, dù xa cả hàng dặm, và các phương tiện truyền thông hiện đại không thể nào nắm bắt hay chuyên chở trọn vẹn các biểu thức tươi đẹp của truyền thống Công Giáo.

Rút ra những gì xưa cũ và những gì mới mẻ từ kho báu của ta (Mt 13:52). Nhà giáo sử Jaroslav Pelikan từng nhận định rằng công đồng chung nào cũng cần cả trăm năm mới thực thi được trọn vẹn viễn kiến và óc thiên phú của mình. Nếu đúng như thế, thì ta mới ở giữa đường thể hiện trọn vẹn Công Đồng Vatican II, một diễn trình vẫn còn đang tiếp diễn. Nét thiên phú của Công Đồng được mô tả qua hạn từ Pháp Ngữ ressourcement (trở về nguồn). Lý tưởng là trở về nguồn cội, về Thánh Kinh và kho khôn ngoan của Giáo Hội sơ khai và trung cổ, để có thể nói với thế giới hiện đại về sự thật của tình yêu Chúa Kitô. Truyền thống Công Giáo rất tươi đẹp trong các phát biểu sự thật của nó và ta có thể làm chứng cho nét tươi đẹp của truyền thống đó bằng man vàn cách thế khác nhau.

Duy trì chân lý. Ngày nay, việc bênh vực đức tin xem ra không còn giống như trong các thế kỷ qua. Chắc chắn nó không giống như thứ chủ nghĩa phản động chống lại thời cận đại dưới hình thức tân kinh viện của thế kỷ 19. Nếu muốn cho việc trình bày chân lý của ta có sức lôi cuốn con người hiện đại, thì việc trình bày này phải có tính chú giải (hermeneutical). Nghĩa là, phải trình bày Tin Mừng như chứa đựng các chân lý chủ yếu và vượt thời gian về bản chất Ba Ngôi của Thiên Chúa, về con người nhân bản và về sáng tạo, một cách nào đó khiến nó được giải thích và đem vào cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau, nhiều như con số các Kitô hữu còn sống, đã qua đời hay sắp đến. Tuy nhiên, đây không phải là chủ nghĩa duy tương đối. Luật tin và Kinh Tin Kính Nixêa-Constantinốp vẫn còn đó để làm chuẩn mực. Ấy thế nhưng, giữa các chuẩn mực này, vẫn có man vàn cách thế sống thực Tin Mừng một cách hân hoan.

Mô phỏng mối liên hệ của người phục vụ. Điều này áp dụng cho mọi Kitô hữu, chứ không riêng các vị giám mục, dù các vị này có trách nhiệm chuyên biệt về phương diện này. Kitô Giáo chỉ được tôn trọng là con đường sự thật nếu các nhà lãnh đạo thừa hành trách nhiệm và quyền bính của mình theo mô thức tôi trung lãnh đạo của Chúa Kitô (rửa chân, chẳng hạn, trong Ga 13). Các tín hữu và những người vô tín ngưỡng thời hậu cận đại này thường có khuynh hướng hoài nghi bất cứ ai thi hành bất cứ hình thức uy quyền nào, và cách duy nhất khiến họ tin tưởng Giáo Hội đủ để lắng nghe sứ điệp của Giáo Hội là họ thấy các nhà lãnh đạo Kitô Giáo sống cuộc sống cao thượng, thậm chí thầm lặng và không khoa trương. Thực ra, điều này áp dụng cho mọi người vì “Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội” vốn nói tới chức linh mục của mọi tín hữu. Vả lại, đây cũng là yếu tố chủ yếu của lời mời gọi mọi người nên thánh. Các Kitô hữu có thể thể hiện tài lãnh đạo chân chính của mình ở nhiều lãnh vực công cộng: kinh doanh, truyền thông, giáo dục, văn chương, nghệ thuật, học thuật, chính trị và hành chính, cũng như các chức vụ chính thức của Giáo Hội phẩm trật. Kiểu tôi trung lãnh đạo này, muốn gây được ảnh hưởng, đòi ta phải chú ý tới các đặc điểm trong đời sống tư của ta, tới vai trò ta đảm nhiệm và tới định chế ta thuộc về. Nhờ đảm nhiệm một cách có ý thức các vai trò đặc thù của Kitô hữu và các biểu hiện của lời mời gọi nên thánh, ta sẽ trở thành hiện thân của Tin Mừng bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau và làm cho mọi khía cạnh của văn hóa trở thành sống động.

Mohandas Gandhi coi sứ mệnh và công việc của đời ông nhân danh công lý là “một thử nghiệm của sự thật”. Với cách tiếp cận sự thật có tính chú giải của họ, con người hiện đại cho rằng sự thật chỉ có thể được khám phá nhờ kinh nghiệm sống, và kinh nghiệm này thường kéo theo những khúc ngoặt và những bước đi lầm lẫn dẫn tới đường cùng. Nhưng nếu ta tin Chúa Thánh Thần vẫn đang hướng dẫn Giáo Hội, thì, như ca sĩ Emmylou Harris thường nói, ta chỉ có thể “rơi vào [đường cùng] ơn thánh”. Ta không nên mơ mộng hão huyền rằng mọi người trong nền văn hóa của ta sẽ quay về với Tin Mừng và Giáo Hội, nhưng quả đang có một sự khát khao phổ quát đối với chân lý; và Giáo Hội có vai trò riêng biệt trong việc đề xuất Chúa Giêsu Kitô là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6) cho cộng đồng nhân loại. Bất chấp các sợ sệt và bấp bênh về tương lai Giáo Hội và về nền văn hóa hậu hiện đại, các “cánh tay” dang rộng của Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vẫn tiếp tục thách thức để ta cởi mở và hy vọng.
 
Ngày 5/7/2013 ĐTC Phanxicô ban hành thông điệp : ''Ánh Sáng Đức Tin''
Lê Đình Thông
10:09 04/07/2013
NGÀY 05/07 : Đức Thánh Cha PHANXICÔ
BAN HÀNH THÔNG ĐIỆP ‘‘ÁNH SÁNG ĐỨC TIN’’


Linh mục Federico Lombardi, dòng Tên, giám đốc Phòng Báo chí Tòa thánh, vừa cho biết ĐHY Marc Ouellet, bộ trưởng Thánh bộ Giám mục, Đức TGM Gerhard Ludwig Müller, bộ trưởng Thánh bộ Đức tin, Đức TGM Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Phúc âm hóa, sẽ cùng công bố thông điệp Lumen Fidei (Ánh sáng Đức tin) vào 11 giờ thứ sáu 5 tháng 7 năm 2013.

Thông điệp này tiếp nối ba thông điệp của Đức Bênêdictô XVI : ‘‘Deus caritas est’’ (Chúa là Tình yêu) công bố ngày 25/12/2005, ‘‘Caritas in veritate’’ (Bác ái trong chân lý) ngày 29/06/2009, thông điệp ‘‘Spe salvi’’ (Chúng ta được cứu rỗi trong hy vọng) ngày 30/11/2007.

Chưa đầy bốn tháng sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành thông điệp ‘‘Ánh sáng Đức tin’’ trong khuôn khổ Năm Đức Tin. Thông điệp này củng với các thông điệp của Đức Bênêdictô XVI, đã khai triển ba nhân đức đối thần : Tin, Cậy, Mến.

Thông điệp của Đức Phanxicô đề cập đến đức khó nghèo bằng những ý nghĩ riêng của ngài. Theo ĐGM Luigi Martelle, giám mục Molfette, một giáo phận miền nam nước Ý, nhân tiếp các vị giám mục Ý tham dư Ad Limina, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết chủ đề của thông điệp Lumen Fidei khai triển từ phúc thật thứ nhất trong Tám mối Phúc thật : ‘‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.’’

Lê Đình Thông
 
Công bố kết toán chi thu 2012 của Tòa Thánh
Lm. Trần Đức Anh OP
16:56 04/07/2013
VATICAN. Trong năm 2012, ngân sách của Tòa Thánh dư được hơn 2 triệu Euro và ngân sách Quốc Gia thành Vatican dư được 23 triệu Euro.

Con số trên đây được Hội đồng Hồng Y đặc trách nghiên cứu các vấn đề tổ chức và kinh tế của Tòa Thánh, công bố hôm 4-7-2013, sau 2 ngày nhóm họp, mùng 2 và 3-7, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và với sự tham dự của 15 HY thành viên đến từ nhiều nước trên thế giới và các chức sắc liên hệ của Tòa Thánh. Đặc biệt ngày 3-7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp và nói chuyện với Hội đồng HY. Ngài tái khẳng định mục đích và sự hữu ích của Hội đồng và mời gọi tiếp tục các vị nhóm họp định kỳ.

Theo thông cáo, kết toán chi thu năm 2012 của Tòa Thánh dư được 2 triệu 185 ngàn Euro (2.185.622), nhờ sự quản trị tốt về tài chánh. Phần lớn chi phí trong ngân sách của Tòa Thánh là để trả lương cho nhân viên, với 2.823 người tính đến cuối năm vừa qua; tiếp đến là chi phí cho các phương tiện truyền thông xã hội, và trả thuế mới về bất động sản, tăng 5 triệu Euro so với quá khứ.

Phủ Thống đốc quốc gia thành Vatican có ngân sách độc lập với Tòa Thánh, và kết toán chi thu trong năm 2012 dư được hơn 23 triệu Euro (23.079.800), tức là tăng 1 triệu so với năm trước đó. Tính đến cuối năm ngoái số nhân viên của Phủ này là 1936 người.

”Đồng tiền thánh Phêrô”, tức là số tiền các tín hữu đóng góp cho các hoạt động bác ái của Đức Thánh Cha trong năm qua (2012) được gần 66 triệu mỹ kim (65.922.637,08), tức là giảm gần 3 triệu 800 ngàn mỹ kim (3,789.085). Số tiền các giáo phận đóng góp cho Tòa Thánh chiếu theo khoản giáo luật số 1271 là 28 triệu 303 ngàn mỹ kim tức là giảm gần 12% so với năm 2011 trước đó. Cũng vậy số tiền các dòng tu giúp Tòa Thánh giảm 5,09% tức là được 1 triệu 133 ngàn mỹ kim.

Viện Giáo Vụ, tức là Ngân Hàng Vatican, đã dâng tặng Đức Thánh Cha số tiền 50 triệu Euro trong tài khóa 2012. Thêm vào đó Viện này còn giúp 1 triệu Euro cho ngân quỹ Amazzonia, 1 triệu 500 ngàn Euro cho Quỹ trợ giúp các nữ đan viện chiêm niệm, 1 triệu rưỡi Euro giúp quỹ thánh Sergio, nâng đỡ các Giáo Hội tại cựu Liên Xô, 1 triệu Euro cho Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh.

Hội đồng Hồng Y chân thành cám ơn sự hỗ trợ của các tín hữu, nhiều khi dưới hình thức ẩn danh, dành cho sứ vụ hoàn vũ của Đức Thánh Cha, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, và các HY kêu gọi tiếp tục kiên trì trong việc thiện này (SD 4-7-2013)
 
Tuần báo America của Dòng Tên thắng lớn tại lễ trao giải thưởng của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo
Chỉnh Trần, S.J.
19:29 04/07/2013
Tuần báo America của Dòng Tên thắng lớn tại lễ trao giải thưởng của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo

Tuần báo America (http://www.americamagazine.org/) đã mang về nhà một số giải nhất từ lễ trao giải của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo được tổ chức ngày 21 tháng 06 tại Denver. Trong số 12 hạng mục đề cử, tờ tạp chí của Dòng Tên tại Hoa Kỳ này đã dành giải thưởng ở 8 hạng mục.

“Những thành quả này minh chứng cho nỗ lực không ngừng của đội ngũ biên tập của chúng tôi cũng như khả năng lãnh đạo tuyệt vời của cha Drew Christiansen, SJ trong năm 2012,” cha Matt Malone, Dòng Tên, người kế nhiệm cha Christiansen trong cương vị Tổng Biên Tập từ tháng 10 năm 2012 nói.

Tuần báo America đã dành giải nhất trong số những hạng mục dành cho tạp chí sau đây:

• Dẫn đầu về các bài viết hay

• Dẫn đầu về các đề tài ‘những vấn nạn tự do tôn giáo’

• Dẫn đầu về các đề tài ‘lựa chọn và hình thành lương tâm’

• Dẫn đầu về đề tài kỉ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II

• Dẫn đầu về mục bình luận

• Dẫn đầu về ‘chiều sâu nội dung’

• Dẫn đầu về trình bày hình ảnh truyền thông mạng

• Báo mạng tốt nhất

Ngoài ra, Tuần báo America cũng đoạt giải nhì và giải ba trong nhiều hạng mục khác gồm có: Mục chuyên đề, Mục ơn gọi và ‘Blog’ hay.

Hai tác giả Dòng Tên cũng được Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo – CPA khen tặng vì những tác phẩm của họ. Cha Gerard J. McGlone và nhà văn Len Sperry, đồng tác giả của “Đời sống nội tâm của linh mục”, do Liturgy Press xuất bản, nhận giải nhì về ‘Phát triển chuyên môn’ mà Hiệp hội Báo chí Công Giáo đánh giá là “một cuốn sách đặc biệt dành cho tất cả mọi người phục vụ trong mục vụ ơn gọi và đào tạo giáo sĩ”.

Cha Sonny Manuel dành giải nhì trong danh sách ‘Các tác giả đầu tiên’ cho cuốn sách “Sống độc thân: Những lối sống lành mạnh dành cho các linh mục” vừa được Pauline Press xuất bản. Cuốn sách này được Hiệp hội Báo chí Công Giáo đánh giá là một cuốn sách “có suy tư nhưng cũng rất thực tế” và “mặc dù cuốn sách này nhắn đến đối tượng độc giả là các linh mục, nội dung cũng rất hữu ích cho những ai sống bậc độc thân muốn giữ mình khiết tịnh”.

Chỉnh Trần, SJ
 
Top Stories
Vatican finances presented to Economic Council of Cardinals
Vatican Radio
06:56 04/07/2013
2013-07-04 Vatican - On Tuesday Wednesday (July 2 and 3rd), the meeting of the Council of Cardinals for the Study of Organisational and Economic Problems of the Holy See took place in Vatican City, presided over by Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone . Particularly noteworthy was the visit on Wednesday 3 by Pope Francis, who addressed the speakers and engaged in a brief dialogue, reiterating the aims and purpose of the Council and inviting the continuation of periodical meetings.

The following Cardinals participated in the meeting: Joachim Meisner, archbishop of Köln (Germany), Antonio María Rouco Varela, archbishop of Madrid (Spain), Polycarp Pengo, archbishop of Dar-el-Salaam (Tanzania), Norberto Rivera Carrera, archbishop of México (México), Wilfrid Fox Napier, o.f.m., archbishop of Durban (South Africa), Angelo Scola, archbishop of Milan (Italy), Telesphore Placidus Toppo, archbishop of Ranchi (India), George Pell, archbishop of Sydney (Australia), Agostino Vallini, vicar general of His Holiness for the diocese of Rome, John Tong Hon, bishop of Hong Kong (China), Jorge Liberato Urosa Savino, archbishop of Caracas (Venezuela), Odilo Pedro Scherer, archbishop of São Paulo (Brazil).

The Prefecture for the Economic Affairs of the Holy See was represented by the president, Cardinal Giuseppe Versaldi, the secretary, Msgr. Lucio Angel Vallejo Balda, and the Accountant General, Stefano Fralleoni. Antonio Chiminello, director of the State Accounting Administration, spoke on behalf of the Governorate of Vatican City State.

The Governorate of Vatican City State and the Administration of the Patrimony of the Apostolic See (APSA) were represented by: Cardinal Giuseppe Bertello and Msgr. Giuseppe Sciacca, president of the Commission of Cardinals for Vatican City State and the secretary general of the Governorate of Vatican City State respectively, Cardinal Domenico Calcagno and Msgr. Luigi Misto, president and secretary of APSA respectively.

Upon invitation by the Cardinal Secretary of State, the following speakers intervened: Fr. Federico Lombardi s.j. and Alberto Gasbarri, director general and administrative director of Vatican Radio respectively; Marco Pacciarini, Lorenzo Suraci and Fernando Giménez Barriocanal, members of the Commission charged with formulating a technical appraisal of Vatican Radio; Cardinal Fernando Filoni, prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples (Propaganda Fidei), who gave a report on this latter Dicastery and on the Pontifical Missionary Works; Peter Sutherland, consultor for APSA, who explained the current macroeconomic situation and the investment policies of the aforementioned Administration; Ernst Von Freyborg, president of the IOR, who in conformity with article 25 § 2 of the Apostolic Constitution Pastor Bonus, gave a presentation to the Cardinal Fathers on the Institute’s current situation, followed by a broad discussion on suitable clarifications. In addition, Msgr. Luigi Mistò spoke about the problem of safeguarding and appraising the patrimony of ecclesiastical entities.

Following an introduction by the Cardinal Secretary of State and Cardinal Versaldi, the accountant general first read the report on the consolidated financial statement of the Holy See for the year 2012 and subsequently that of the Governorate of Vatican City State. Msgr. Vallejo Balda instead focused on four areas – the Holy See-Roman Curia, the Holy See-Pastoral, the Holy See-Charity and Vatican City State – which together form the integrated financial statement of the two entities in question.

The consolidated financial statement for the Holy See for the year 2012 closes with a profit of € 2,185,622, due mainly to good performance in financial management. The most significant categories of expenditure are those regarding the cost of personnel, numbering 2,823 units on 31 December 2012, means of social communication considered in their entirety, and the new property taxes (IMU) which resulted in an increase in expenditure of € 5,000,000 compared to previous figures.

The Governorate has an autonomous Administration independent from contributions of the Holy See and, through its various Directions, provides for the needs relating to the management of the State. The 2012 financial statement, while affected by the global economic climate, closed with a profit of € 23,079,800, an increase of over a million euros compared to that of the previous year. A total of 1,936 were employed on 31 December 2012.

Peter’s Pence, the contributions offered by the faithful in support of the Holy Father’s charity, passed from USD 69,711,722.76 in 2011, to USD 65,922,637.08, registering a reduction of 11.91%. Further contributions to the Holy See on the part of the Institutes of Consecrated Life, Societies of Apostolic Life and Foundations passed from USD 1,194,217.78, in 2011, to USD 1,133,466.91, with a reduction of 5.09%. In total, therefore, there has been a decrement of 7.45% compared to the total in US dollars recorded in 2011.

The Institute for the Works of Religion (IOR), as each year, offered the Holy Father a significant sum in support of his apostolic and charitable ministry. For 2012 this was a sum of € 50,000,000, to which € 1,000,000 is to be added for the Amazon Fund, € 1,500,000 for the Pro-orantibus Fund (support for cloistered monasteries), € 1,500,000 for the San Sergio Fund (support for the Church in the former Soviet Union), € 1,000,000 for the Commission for Latin America, and other minor donations.

The Cardinal Fathers reflected on the data presented in the financial statements, verifying the positive results attained, and encouraged the reform necessary to reduce costs through the simplification and rationalisation of existent bodies, as well as more careful planning of the activities of all administrations. The Members of the Council expressed their deep gratitude for the support given, often anonymously, to the Holy Father’s universal ministry in spite of moments of economic crisis, and encouraged perseverance in this good work.
 
Vatican representative calls for ethically responsible use of technology
+ Archbishop Silvano Tomasi
06:57 04/07/2013
2013-07-04 Vatican - Archbishop Silvano Tomasi, the Holy See’s Permanent Observer to the United Nations and other international organizations in Geneva made a statement addressed to the high level segment of the Economic and Social Council on Thursday. In his comments, the Archbishop speaks of the positive contributions of science and technology to human development and the need for an “ethically responsible use of technology.”

Below, we publish that statement in its entirety :

The international community is searching for new models of development that can fight poverty and improve the quality of life more effectively. In this ECOSOC Substantive Session, “Science, technology and innovation, and the potential of culture for promoting sustainable development” have been chosen as the instruments for a systemic reform and a new way forward. No doubt, for the overall achievement of human development science, technology and innovation (STI) are key elements. They have helped many areas of the world to evolve considerably and take their place in the global context. The discovery of new medicines, for example, has lengthened the average lifespan of entire regions and provided immunity from contagious diseases. Progress of a merely economic and technological kind, however, is insufficient. “Development needs above all to be true and integral,” such as to embrace all the aspirations of the human person who remains its best resource and indispensable protagonist.

STI are critical dimensions of human knowledge and progress. At the same time, they carry a social mortgage that finds expression in solidarity with poorer individuals and countries and in a lifestyle based on human relations that take precedence over technical mechanisms, as useful as these are. The importance of culture rests on the fact that it speaks of the intelligence of rational beings enabling them to understand and order the world that surrounds them. Besides, knowledge is the result of an incredible amount of observations, analysis and reflections accumulated over centuries and that have become a common patrimony. That is why intellectual property protects an invention for only an agreed period of time after which it becomes public and remains at the service of all.

Certainly science and technology are powerful instruments of change. In the last decades the world wide web has created a true revolution. An ever increasing mass of information documents, statistics and art expressions is uploaded every day, and for the most part it can be accessed freely. But the spread of data and information through IT technologies cannot be automatically equated to a transmission of knowledge whose modality plays a role more important now than ever before. In fact, human culture expresses the way we live together as human beings. Without culture no human being accesses the full possession of faculties like speech, reason and even freedom. The importance of culture as vehicle of our common humanity is never overstressed. The relationship between culture and development has to be considered, therefore, in a dialectic and not in a deterministic way. Cultural changes are in fact both a cause and an effect of social and economic changes. Culture includes both the system of values, norms, preferences and the level of knowledge acquired through the educational system. It follows that culture is a strategic resource for an effective human development which must include the improvement of human dignity, individual, social, and political freedom, i.e. of human rights. Culture in fact is not just an end in itself or the delivery of new products, but a way to express interpersonal relations, which constitute the fundamental dimension of human beings.

Even if STI all belong to the field of human knowledge, there is no simple and linear link between them. Technology is not only an application of science. “Technology enables us to exercise dominion over matter, to reduce risks, to save labour, to improve our conditions of life… Technology is the objective side of human action”. It is a specific knowledge that accounts for how to achieve a specific objective result. The difference between science and technology is that techniques actually become embedded in real objects or procedures. Thus, by its own nature, technology tends to be protected by intellectual property rights and is consequently a source of power and money. The rationale behind technology, science and innovation is not the same and public policies should avoid equating them.

The Report of the U.N. Secretary-General on “Science, technology and innovation” rightly states their relevance for development as supported by strong evidence from development economics. Public policies should foster science and research, promote a friendly environment for technological development and facilitate a culture of innovation. Private-public partnerships are also welcomed and necessary to meet the growing cost of research and innovation. On the other hand, we cannot simply assume that STI will automatically lead to positive socio-economic gains. Technology and innovation are not neutral: their outcome will vastly depend on what they are used for. Most importantly, we need not surrender to the idea that science has embedded a notion of self-determination according to which whatever can be done is feasible. “When technology is allowed to take over, the result is confusion between ends and means, such that the sole criterion for action in business is thought to be the maximization of profit, in politics the consolidation of power, and in science the findings of research. Often, underneath the intricacies of economic, financial and political interconnections, there remain misunderstandings, hardships and injustice. The flow of technological know-how increases, but it is those in possession of it who benefit, while the situation on the ground for the peoples who live in its shadow remains unchanged: for them there is little chance of emancipation”.

Mr. President, two conclusions emerge. First, there is a need for an ethically responsible use of technology. Second, in the use and development of STI forms of solidarity are required that are truly favourable to the poorest countries. In this way, the promotion of scientific knowledge in developing countries and the transfer of technologies to them becomes a moral component of the common good.

Often the development of peoples is considered a matter of financial engineering, the freeing up of markets, the removal of tariffs, investment in production, and institutional reforms — in other words, a purely technical matter. All these factors are of great importance, but we have to ask why technical choices made thus far have yielded rather mixed results. We need to think hard about the cause. Development will never be fully guaranteed through automatic or impersonal forces, whether they derive from the market or from international politics. “Development is impossible without upright men and women, without financiers and politicians whose consciences are finely attuned to the requirements of the common good.”

The international community is entering a critical phase of redefining sustainable development in its three pillars-- economic, environmental and social- as an effective way to combat poverty and improve the lives of people worldwide. Investing in education and innovation opens the way toward a future of greater equality and prosperity as they sustain growth, employment and distribution, but with an indispensable condition, that the human person with her dignity, aspirations and fundamental rights be placed at the centre of all policies and programs.
 
Laos: Au séminaire de Thakekh, les étudiants manquent toujours de formateurs
Eglises d'Asie
16:55 04/07/2013
Depuis sa création en 1998, le grand séminaire Saint Jean-Marie Vianney se retrouve tous les ans confronté au même problème: un cruel manque de prêtres et donc de formateurs pour les jeunes étudiants qui doivent souvent se contenter de sessions assurées par différents intervenants, de façon très aléatoire et irrégulière.

Rapporté par l’agence Ucanews le 3 juillet dernier, le témoignage de l’un de ces enseignants, (1), un prêtre d’origine vietnamienne, venu de la Thaïlande toute proche, illustre bien cette difficulté qui forme le quotidien des séminaristes laotiens. Invité à venir donner trois semaines de cours intensifs sur le thème de l’homélie, le P.Anthony Leduc a raconté à son retour combien les séminaristes « étaient avides d’apprendre » et tentaient de surmonter les obstacles dus à la langue (l’enseignement est donné en thaï, alors que leur langue maternelle est le laotien), sans presque aucun des « outils nécessaires pour se former à la prêtrise, comme des ouvrages de commentaires sur la Bible, ou des cours de théologie ou de philosophie en ligne».

Situé à Thakekh, dans le vicariat de Savannakhet, l’institut Saint Jean-Marie Vianney est l’unique séminaire du Laos. C’est dans cette région que se concentre la majeure partie de la petite communauté catholique (un peu plus d’1 % de la population du Laos, bouddhiste dans son écrasante majorité), formée essentiellement de Vietnamiens et d’autres ethnies minoritaires.

Lors du lancement du grand séminaire, il avait été décidé que chacun des quatre vicariats du Laos fournirait des prêtres enseignants qui assureraient par roulement, la continuité des cours à Saint Jean-Marie Vianney. Mais, écrasés par leurs tâches pastorales, les formateurs pressentis avaient rapidement signifié leur impossibilité de participer au fonctionnement du séminaire tout en assumant leur charge au sein de leur diocèse où ils cumulaient déjà les fonctions. Pour tout le Laos, la communauté catholique ne disposait que d’une petite quinzaine de prêtres et de quatre évêques dont Mgr Toto Banchong unique prêtre et administrateur de son vicariat de Luang Prabang.

Quinze ans plus tard, la situation n’a que très peu changé. Le clergé, qui s’est progressivement étoffé, ne dépasse toutefois pas la vingtaine, un nombre toujours insuffisant pour permettre aux prêtres de délaisser leurs charges pour enseigner à Saint Jean-Marie Vianney.

« Je n’ai pas été invité [ à donner des cours] parce que je suis un expert dans l’art de préparer des homélies -, mais avant parce que le grand séminaire du Laos est depuis plusieurs années, en grand manque de professeurs pour ses formations », explique ainsi avec lucidité, le P. Anthony, au retour de sa session à Thakekh.

Né au Vietnam, le prêtre missionnaire a grandi et suivi ses études aux Etats Unis où sa famille est venue se réfugier après la chute de Saïgon. Aujourd’hui membre de la Société du Verbe Divin (SVD), il a été envoyé par sa congrégation à Nong Bua Lamphu, au nord-est de la Thailande, où depuis cinq ans il est curé de la paroisse de l’archange Saint Michel.

C’est son implantation dans cette région particulière de la Thaïlande qui a permis au P. Antony de donner des cours aux étudiants du grand séminaire: « Les Laotiens qui baignent continuellement dans la culture thaïe par la télévision et les autres médias, comprennent cette langue et peuvent la lire (…) Heureusement, le laotien a de grandes similitudes avec le thaï, et en particulier avec le dialecte du nord-est de la Thaïlande où je sers en tant que curé de paroisse », explique le jeune prêtre vietnamien.

Une grande partie de la session du P. Anthony était consacrée aux exercices pratiques: les étudiants devaient notamment rédiger trois homélies (deux pour le dimanche et une pour un jour de semaine) qu’ils devaient lire ensuite lors d’une célébration eucharistique ou devant leurs condisciples.

Les sermons étaient enregistrés pour pouvoir ensuite être commentés et retravaillés en classe. « Bien sûr, les homélies étaient en laotien, rapporte encore le P. Anthony, « mais avec le dialecte thaïlandais que j’avais appris à Nong Bua Lamphu, et l’aide des autres étudiants qui m’éclairaient souvent sur tel ou tel usage d’un terme ou sur son contexte culturel, j’avais les éléments suffisants pour confirmer la première impression que j’avais eu de l’homélie ».

Le dernier jour de la session, le formateur et ses étudiants se sont rendus dans un magnifique temple bouddhique au bord du Mékong afin de se recueillir et de méditer sur l’enseignement qu’ils avaient reçu. « Les séminaristes m’ont dit qu’ils avaient encore plus reçu de ces cours qu’ils n’en attendaient », se réjouit le prêtre missionnaire qui avoue avoir lui-même « beaucoup appris de ses étudiants et s’être ‘enrichi’ à leur contact ».

Le missionnaire avait été particulièrement impressionné par la volonté des séminaristes « qui faisaient leur maximum » pour réaliser le programme qui leur était demandé, « malgré le fait qu’aucun d’eux n’avait à sa disposition dans sa langue, ni ouvrages d’exégèse, ni même d’aide aux homélies disponibles en ligne, comme cela est le cas un peu partout dans le mondes ».

A l’heure actuelle, le grand séminaire de Thakekh compte environ une vingtaine de jeunes en formation laquel comprend un cycle de 7 ans (3 ans de philosophie et quatre années de théologie).

(1) Ce témoignage est tiré du bulletin de la Société missionnaire du Verbe divin (SVD), en date du 25 juin 2013.

Légende photo: Le P. Anthony Le Duc venu former les séminaristes du grand séminaire de Thakekh

(Source: Eglises d'Asie, 4 juillet 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một vài chia sẻ trước ngày thi của các nhóm sinh viên công giáo ở Hà Nội
SVCG Hà Nội
08:40 04/07/2013
HÀ NỘI - Sáng ngày 3/7/2013, các thí sinh đã có mặt tại các địa điểm thi để làm các thủ tục dự thi và chuẩn bị bước vào những môn thi đầu tiên của kì thi đại học năm nay.

Xem hình ảnh

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em thí sinh trong quá trình làm thủ tục, trước khi đón tiếp các thí sinh các anh (chị) TNV của các nhóm đã đi đến địa điểm thi để liên hệ và tìm hiểu trước về địa điểm phòng thi. Các giấy tờ cần thiết cho việc làm thủ tục cũng được các TNV quan tâm và tư vấn đầy đủ.

Theo anh Vinh sơn Phạm Đức Hải – cựu sinh viên của nhóm công nghiệp cho biết: “Năm nay số lượng thí sinh dự thi ít hơn mọi năm nên công việc tiếp đón thí sinh cũng được đảm bảo, ban đầu thì nhóm cũng gặp một số khó khăn như các thí sinh mới từ quê lên vẫn đang còn tâm lý nhút nhát, rụt rè…nên các TNV trong nhóm cũng cố gắng chia sẻ, động viên, tạo tâm lý thoải mái cho các thí sinh”. Ngoài ra, nhóm cũng được các quý ân nhân cho mượn nhà cho các thí sinh ở, hỗ trợ phí đi lại và phương tiện ô tô, xe máy cho nhóm nên công việc đưa,đón các thí sinh đến các địa điểm thi rất thuận lợi. Do tìm hiểu rõ các quy chế và chỉ bảo tận tình cho các thí sinh nên không có trường hợp xấu phát sinh trong quá trình các em thí sinh làm thủ tục dự thi.

Để tạo cho thí sinh có sức khỏe tốt trước khi bước vào kì thi, công việc hậu cần cũng được các nhóm hết sức coi trọng. Trước khi đón tiếp thí sinh, ban hậu cần của các nhóm cũng đã lên thực đơn sẵn, tìm những địa điểm mua thực phẩm đảm bảo chất lượng, các món ăn được thay đổi liên tục để phù hợp với khẩu vị của thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho các thí sinh.

Vấn đề sức khỏe của thí sinh được các nhóm hết sức coi trọng nên ngoài những bữa ăn chính thì các nhóm còn bổ sung cho các em thí sinh bằng việc cung cấp cho các em các bữa ăn phụ với một số thực phẩm như: Bánh mì, sữa, hoa quả…Chị Maria Trần Thị Dung – thư kí nhóm SVCG Nam Định cho biết.

Một số nhóm cũng gặp phải khó khăn trong việc chọn thực phẩm cho các thí sinh vì có một vài trường hợp các em thí sinh bị dị ứng với một số loại thức ăn như trường hợp một thí sinh thuộc nhóm Công Nghiệp tại Ngọc Mạch, em bị dị ứng với một số thực phẩm như trứng, đồ nếp, đồ tanh…Nên các TNV trong nhóm cũng tạo cho em một khẩu phần ăn riêng và cung cấp thêm một số thuốc bổ để đảm bảo cho em có sức khỏe tốt trong kì thi.

Trước khi bước vào mỗi kì thi quý cha cũng dâng lễ chúc cho các sĩ tử gặp nhiều may mắn, tự tin và cố gắng hoàn thành tốt bài thi của mình. Thí sinh Anna Nguyễn Thị Là (TS nhóm Phú Mỹ) cho biết thêm các anh chị TNV rất nhiệt tình ngoài việc chăm lo, đưa đón các thí sinh đến các địa điểm thi, các thí sinh còn được tham gia sinh hoạt, giao lưu bóng đá và nhận được nhiều lời chúc may mắn đến từ các TNV.

Chỉ còn vài tiếng nữa các em thí sinh sẽ bước vào thi môn thi đầu tiên cầu chúc cho các em may mắn, gặt hái được nhiều thành quả cao trong kì thi đại học sắp tới.

Đêm cầu nguyện trước ngày thi đầu tiên

“Thánh Giá là chữ T, người nằm dang tay chữ Y, là tình yêu yêu đến tận cùng. Yêu nhân gian chiều ngang, yêu đời mình chiều sâu, yêu Chúa là chiều cao để tình yêu nên mãi nhiệm màu…” tiếng nhạc đâu đó vọng lại khiến tôi chợt nhận ra rằng một bản nhạc nhẹ nhàng, một tiếng kinh cầu nho nhỏ hay cái nắm tay truyền hơi ấm….chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để ai đó có thêm niềm tin vượt qua những thử thách khó khăn. Và với mỗi thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi đại học cũng thế, cần một điểm tựa tâm linh để các em có thể hoàn thành tốt kì thi quan trọng ngày mai một cách tốt nhất và điểm tựa ấy không ai khác ngoài Thầy Giêsu.

Trong đời sống người Công Giáo, cầu nguyện là một hoạt động không thể thiếu. Nó giúp con người ta cảm thấy gần Chúa hơn, than thảnh trong tâm hồn hay đơn giản hơn là thoải mái và tự tin vào chính mình. Có lẽ chính vì vậy, đêm trước ngày các em bước vào “kì thi sinh tử” hầu hết các nhóm đều tổ chức cầu nguyện không chỉ là cơ hội để các em thân thưa với Chúa những điều muốn nói mà còn với ý nghĩa dâng trọn kì thi này trong tay Chúa.

Đến một số nhóm tiếp sức mùa thi thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội vào buổi tối muộn, cảnh thường gặp nhất chính là một đoàn người cả thí sinh và tình nguyện viện lặng lẽ ngồi bên nhau, bên ánh sáng dịu nhẹ của ngọn nến đang miệt mài đốt cháy chình mình để thắp lửa cho đời. Chắc hẳn mỗi sĩ tử đều có những ước mơ, hoài bão riêng khi “lên kinh ứng thí” nhưng tin chắc rằng các em đều có chung một niềm Tin, một hy vọng vào tương lai, vào ngày mai nếu có Chúa song hành. Có giọt nước mắt nào đó khẽ rơi nhưng đây không phải là giọt nước mắt muộn màng của sự hối hận mà đây chính là giọt nước mắt của niềm hạnh phúc sớm vì các em tin rằng công sức 12 năm miệt mài đèn sách của các em sẽ được đền bù xứng đáng dưới sự quan phòng của Chúa.

Dù là thí sinh của nhóm Công Nghiệp hay Hải Hà, dù là tình nguyện viên của Hà Nam hay Thanh Hóa…nhưng tất cả đều sống chung trong một tình yêu tận cùng của Thiên Chúa. Vì thế tin rằng bất cứ lời cầu xin nào cũng sẽ được nhận lời. Không còn khoảng cách giữa thí sinh và tình nguyện viên, không còn khoảng cách giữa nhóm này, nhóm kia nhưng trong giờ Cầu Nguyện mọi người như trở nên một, một tâm hồn, một trái tim, một tình yêu.

Đêm dần trôi về khuya, sau giờ cầu nguyện là giấc ngủ an lành. Nguyện cầu cho các em sẽ có một mùa thi thành công trong tình yêu của Chúa.
 
Khóa Huấn luyện Giáo lý viên ''Đưốc Hồng'' tại GP Xuân Lộc
Nt. Têrêxa Ngọc Lễ, O.P.
08:43 04/07/2013
XUÂN LỘC - Vẫn tiếp nối những chặng đường trước, năm nay, năm 2013, chương trình huấn luyện giáo lý viên của Giáo phận Xuân Lộc đã bắt đầu khóa 1 của Đuốc Hồng dành cho các anh chị giáo lý viên cấp II từ ngày 01-03/07/2013 trong 4 khóa liên tiếp của năm ( khóa II từ ngày 08-10/07/2013; khóa III từ ngày 15-17/07/2013 và khóa IV từ ngày 22-24/07/2013).

Xem hình ảnh

“Giáo lý viên- Sống Đức Tin - Hiệp Thông – Bác Ái” là chủ đề của khóa Đuốc Hồng huấn luyện Giáo lý viên năm nay. Mỗi khóa được tổ chức trong ba ngày theo từng chủ đề riêng của mỗi ngày: ngày thứ nhất “Giáo lý viên sống Đức Tin trong đời phục vụ”; ngày thứ hai “Giáo lý viên xây dựng tình hiệp thông trong phục vụ” và ngày thứ ba “Giáo lý viên bác ái trong sứ mạng phục vụ”. Do đó, chương trình của khóa mang tính xuyên suốt, chặt chẽ và có hệ thống, dàn trải theo mỗi ngày huấn luyện và mỗi ngày sống của học viên tham dự khóa Đuốc Hồng. Không chỉ là trau dồi những kỹ năng, nhưng còn trau dồi những kiến thức giáo lý, luân lý, đặc biệt là tâm linh cho người giáo lý viên qua những giờ chầu, kiểm tâm, tĩnh nguyện và đặc biệt trong Thánh lễ mỗi ngày. Mỗi ngày học, ngày sống của anh chị giáo lý viên trong ba ngày này, có thể được ví như một cuộc đào luyện, tập huấn thực sự về cả tâm linh lẫn những kỹ năng sống cho từng học viên, là cơ hội để các anh chị giáo lý viên học và biết cách sống sự trưởng thành những đức tính nhân bản Kitô giáo như: tinh thần kỷ luật, trung thực, lòng khiêm tốn, đức ái với tha nhân, sự vui tươi, kiên nhẫn, chấp nhận chính mình… nơi một người Kitô hữu, đặc biệt trong vị trí của một người giáo lý viên khi tham gia khóa học.

Khóa thứ nhất có sự tham dự của 155 anh chị giáo lý viên đến từ các Giáo xứ trong ba Giáo hạt Gia Kiệm, Hòa Thanh và Hố Nai. Theo thống kê, khóa sinh được xem là “ lão làng” có độ tuổi là 65, một độ tuổi mà ít ai có thể ngờ rằng, giáo lý viên đó vẫn còn mang trong mình đầy nhiệt huyết của sức trẻ, vẫn còn nhiệt thành tham gia và cộng tác với Giáo Hội trong sứ mạng giáo dục. Bên cạnh đó, còn biết bao trái tim trẻ, đầy sức sống, đang dấn thân trong vai trò và trách nhiệm của người giáo lý viên đã, đang và sẽ hy sinh đời mình cho Nước Chúa, cho Đức Kitô như trong phần tổng kết đã nói:

“…Vâng theo lời mời gọi yêu thương của Chúa Giêsu: “Hãy đến mà xem”, bất chấp tuổi tác, hoàn cảnh, địa vị, hay khả năng; họ đã gác lại chuyện gia đình, vợ chồng con, bạn bè, cũng như công ăn việc làm, để đến và ở lại với Chúa Giêsu qua ba ngày Đuốc Hồng.

Trong ba ngày huấn luyện, xoay quanh chủ đề của khóa “Giáo Lý Viên Sống Đức Tin - Hiệp Thông – Bác Ái”, các khóa sinh đã được hướng dẫn theo một tiến trình như sau:

Ngày thứ nhất: GLV – Sống Đức Tin
Ngày thứ hai: GLV Sống Hiệp Thông
Và ngày thứ ba: GLV Sống Bác Ái.

Với một hành trình như trên, các khóa sinh đã được bồi dưỡng các khía cạnh nhân bản, thiêng liêng, tri thức, và các kỹ năng cần thiết cho đời tông đồ.

Về phương diện nhân bản, các khóa sinh được chuẩn bị để có một tinh thần hiệp thông, cách sống chung, cách ứng xử, khả năng biết đối thoại, biết quên đi cái tôi, và biết quan tâm đến người khác…

Về phương diện thêng liêng, các khóa sinh được chuẩn bị để có thể nối nguồn với Đức Kitô, sống kết hợp với Đức Kitô và sẵn sàng ra đi làm chứng cho Tin mừng của Đức Kitô qua việc cổ võ tham dự Thánh lễ cách sinh động, tổ chức các phút dâng ngày và xét mình, giờ viếng Chúa buổi trưa, giờ cầu nguyện trước Thánh Thể, cầu nguyện dưới Thánh Giá, và các giờ cầu nguyện riêng tư khác…

Trên bình diện tri thức, với những tiết học sinh động được xen kẽ bởi các vũ điệu và trò chơi, các khóa sinh được bồi dưỡng về tinh thần và kiến thức đức tin qua các tiết học điển hình như: Luân lý căn bản, Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Dung mạo Đức Kitô, các môn học đào sâu về kỹ năng như: Nghệ thuật lãnh đạo, Quản lý lớp, quản lý sự giận dữ và xác định mục đích cuộc đời.”

Có được những khóa học Đuốc Hồng như thế này, là do bao hy sinh vất vả, vì trách nhiệm của cha Giuse Đỗ Đức Trí, Đặc trách Huấn Giáo Giáo phận Xuân Lộc, cùng quý cha đặc trách Huấn Giáo của các Giáo Hạt, quý cha xứ, quý cha giảng viên, quý thầy Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, quý dì các dòng tu, Ban Trị sự Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo phận, Ban Hành Giáo, quý hội đoàn của giáo xứ Thái Hòa, cùng quý ân nhân đã không ngần ngại đầu tư tinh thần và vật chất để khóa Đuốc Hồng được tổ chức. Nhưng trên hết, tất cả là hồng ân của Thiên Chúa dẫn đưa, được thể hiện qua sự quan tâm, ưu ái của Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá Giáo phận.

Khóa thứ nhất Đuốc Hồng năm 2013 khép lại, và các khóa sinh đã trở về với gia đình, môi trường làm việc của từng người trong nhịp thường của đời mình. Nhưng có lẽ, mỗi anh chị giáo lý viên sẽ khó quên những thời gian trong khóa học Đuốc Hồng vừa qua. Từng người sẽ có những cảm nghiệm riêng theo cách nhìn, suy tư và nhận định của mình, đặc biệt là những “ thay đổi” bên trong từ chính lòng của mỗi người khi nhìn lại hành trình, sứ vụ của người giáo lý viên. Họ, những người giáo lý viên ấy biết rằng: trước khi trở thành người huấn luyện, họ phải được huấn luyện và tự huấn luyện đời mình mỗi ngày trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội. Chính hành trình huấn luyện và tự huấn luyện đó giúp họ trở nên những “ thầy dạy” không phải chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính cuộc sống, trở nên nhân chứng đức tin, thể hiện một đức tin vững vàng và dám đi ngược dòng đời, trước tiên là để sống với những giá trị của Tin Mừng, của Chúa Kitô, sau đó họ sẽ là những người giáo huấn, giúp đỡ các em thiếu nhi kiên vững đức tin giữa một xã hội nhiều biến động hôm nay như lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 23/06/2013 “…là những người trẻ, cha muốn nhắn nhủ rằng: Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà những giá trị được bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu, muốn cướp mất hy vọng của chúng ta, … chúng ta phải đi ngược dòng đời! Và các con, các bạn trẻ, các con phải là người đi tiên phong: “hãy đi ngược dòng đời và hãy lấy làm hãnh diện khi đi ngược dòng đời như vậy. Hãy tiến lên, các con hãy can đảm và hãy đi ngược dòng đời. Các con hãy hãnh diện về điều này”.

Cầu chúc quý khóa sinh đã tham dự khóa Đuốc Hồng sẽ trở nên những người giáo lý viên trung thành, nhiệt huyết, đầy sức mạnh nội lực đã được kín múc từ Chúa Kitô, luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và nâng đỡ trong sứ vụ của mình.
 
Phỏng vấn Đức Tân Giám mục phụ tá Giáo phận Vinh
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
23:08 04/07/2013
Ngày 15/6/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng Đại Diện Giáo phận Vinh làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh. Đức Cha Phêrô năm nay 48 tuổi, làm linh mục hơn
14 năm, đã từng du học tại Úc và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo phận Vinh. Ngài sẽ thụ phong Giám mục vào ngày 04/9 tới đây. Thông tấn xã Vietcatholic xin được phỏng vấn ngài nhân dịp này.

PV. Kính thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha. Xin Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết đôi nét về tình hình giáo phận Vinh, một giáo phận có truyền thống Đức Tin kiên vững.

(1) Về địa lý: Giáo Phận Vinh bao gồm 3 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình); phía Bắc của Giáo Phận Vinh là tỉnh Thanh Hóa, phía Nam là tỉnh Quảng Trị, phía Đông là biển Đông, phía Tây là nước Lào; diện tích Giáo Phận Vinh khoảng hơn 30.000 km2; chiều dài từ ranh giới phía Bắc tới ranh giới phía Nam khoảng 400 km;

(2) Về dân số: Khoảng hơn 500.000 người là Công Giáo, chiếm hơn 10% dân số của 3 tỉnh;

(3) Về điều kiện sống: Giàu thì không có, nghèo thì triền miên! Phần lớn người dân của 3 tỉnh thuộc Giáo Phận Vinh làm nghề nông; khí hậu thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi;

(4) Về đời sống đạo: Hạt giống đức tin Kitô Giáo gieo vào lòng đất Nghệ - Tĩnh – Bình khoảng 400 năm về trước. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vẫn luôn gìn giữ và làm cho hạt giống đức tin Kitô Giáo sinh nhiều bông hạt trên miền đất vốn cằn cỗi này.

PV. Thưa Đức Cha, giáo phận Vinh rộng lớn và rất đông giáo dân. Nhưng sự hiệp thông trong giáo phận thật đáng thán phục. Theo Đức Cha, đâu là những yếu tố góp phần vào sự hiệp thông ấy?

Một số yếu tố góp phần vào sự hiệp thông của Giáo Phận Vinh:

(1) Giáo Phận Vinh hình thành và lớn lên từ đau khổ: Sự hiệp thông của các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh đặt nền tảng trên nội dung đức tin Kitô Giáo và kinh nghiệm của một Giáo Hội đau khổ triền miên. Sự hiệp thông này phần nào diễn tả điều mà Tertullian (sống vào cuối thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ thứ 3 AD) nói rằng “máu các vị tử đạo là hạt giống nảy sinh Giáo Hội”. Trong cảnh đau thương, khó khăn, nghèo khổ xem ra con người biết sống hiệp thông, yêu thương, và giàu nhân tính hơn;

(2) Sự gần gũi về văn hóa và điều kiện xã hội: Các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh khá gần nhau về văn hóa, ngôn ngữ, và điều kiện sống;

(3) Coi trọng giá trị gia đình: Đa số các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh sống ở nông thôn, nơi các giá trị gia đình luôn được duy trì và phát triển. Hơn nữa, mọi người trong các giáo xứ, giáo họ luôn ý thức về căn tính và vai trò của mình trong giáo xứ, giáo họ;

(4) Ít chịu ảnh hưởng của truyền thông thông tin độc hại: Phần lớn các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ít tiếp xúc với lối sống thành thị và ít có phương tiện thu nhận hay truy cập các thông tin độc hại; (

5) Sự cộng tác tích cực của các thành phần Dân Chúa: Khoảng 3000 người sống đời độc thân dâng hiến và hàng chục ngàn người tham gia các hội đoàn (chẳng hạn: Dòng Ba Phanxicô, Dòng Ba Đa Minh, Legio Mariae, Têrêsa, Khôi Bình…)

PV. Thưa Đức Cha, xin Đức Cha vui lòng chia sẻ với chúng con về những sứ vụ mà Đức Cha đã đảm nhận, cũng như một vài thao thức, ưu tư khi Đức Cha đón nhận sứ vụ mới.

(1) Một số công việc đã thực hiện: Sau khi chịu chức linh mục (1999), tôi được gửi đi du học ở Australia (2000-2009), về lại Giáo Phận Vinh và sống tại Đại Chủng Viện Vinh Thanh vào cuối 2009: Được bổ nhiệm là Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện Vinh Thanh (niên khóa 2010-2014), Giám Học Đại Chủng Viện Vinh Thanh, đồng thời dạy một số môn thần học (từ năm 2010 đến nay); được bổ nhiệm là Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh (từ năm 2010 đến nay).

(2) Một số thao thức:
(1) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh phát huy hơn nữa tinh thần hiệp nhất với nhau trong niềm tin cũng như các công việc khác;
(2) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ý thức hơn nữa về việc loan báo Tin Mừng trong môi trường sống của họ;
(3) Làm sao để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vừa biết sống hiệp thông với những anh chị em cùng niềm tin, vừa biết sống hòa hợp với những anh chị em không cùng niềm tin;
(4) Bằng cách nào để các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh ý thức hơn vai trò ‘nhân chứng’ của mình nhằm làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

PV. Theo chúng con được biết, Đức Cha luôn quan tâm đến mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Về khía cạnh thể hiện niềm tin, có lần Đức Cha nói “tiếng nói chung của các giáo phận trong những vấn đề dân sự cần xuất hiện với tần suất cao hơn”. Đức Cha có thể cho chúng con biết thêm những ưu tư của Đức Cha về khía cạnh này?

Các giáo phận chính là các Giáo Hội Địa Phương đúng nghĩa nhất. Các giáo phận thể hiện chính căn tính, đời sống, và sứ mệnh của Giáo Hội được Đức Giêsu Kitô thiết lập, được Chúa Thánh Thần thánh hóa và sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Một mặt, Giáo Hội không đồng hóa mình với bất cứ thể chế chính trị, xã hội, hay phe nhóm nào. Mặt khác, Giáo Hội không thể bất động trước những bất cập, bất công, bất bình đẳng gây nên bởi các thể chế chính trị, xã hội hay phe nhóm. Tin Mừng Cứu Độ mà Giáo Hội có sứ mệnh loan báo bao gồm việc làm cho con người ngày càng sống đúng hơn với phẩm giá của mình là hình ảnh của Thiên Chúa, là con cái Thiên Chúa, và là anh chị em với nhau.

Tiếng nói chung của các giáo phận trong việc làm giảm thiểu các tiêu cực trong xã hội dân sự, đồng thời, làm tăng thêm sự nhận thức về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn luôn là cần thiết. Hơn nữa, các giáo phận không chỉ có ‘tiếng nói chung’ mà còn ‘làm việc chung’ nữa. Sự hòa hợp giữa nói và làm luôn cần thiết cho con người trên bình diện cá nhân cũng như tập thể. Điều cần quan tâm nhất đó là ‘tiếng nói chung’ và ‘làm việc chung’ phải đặt nền tảng trên các giá trị Tin Mừng chứ không phải trên những thiên kiến của cá nhân hay tập thể. ‘Tiếng nói chung’ và ‘làm việc chung’ của các giáo phận sẽ là động lực căn bản cho các tín hữu thực thi quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội dân sự, đồng thời góp phần làm cho các giá trị Tin Mừng được thấm nhập tất cả các chiều kích của cuộc sống con người.

PV. Xin Đức Cha cho độc giả biết về khẩu hiệu và biểu tượng huy hiệu Giám mục của Đức Cha và xin Đức Cha giải thích ý nghĩa của khẩu hiệu, huy hiệu ấy.

Khẩu hiệu tôi chọn lấy từ câu nói của Đức Giêsu Kitô với các môn đệ của mình trong Ga 14,27 rằng “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Câu đầy đủ của Ga 14,27 là “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” Bình an mà Đức Giêsu Kitô ban cho các môn đệ xưa cũng như những ai tin tưởng và thực thi giáo huấn của Người qua dòng thế kỷ không phải là thứ bình an chóng qua tạm bợ mà thế gian có thể ban tặng, nhưng là sự bình an đích thực nhất. Bình an mà Đức Giêsu Kitô ban tặng là chính Người chứ không phải là thứ gì đó bên ngoài Người. Đức Giêsu Kitô chính là Hoàng Tử Bình An được tiên tri Isaia loan báo trong Cựu Ước. Để đem lại bình an đích thực nhất cho toàn thể nhân loại, Hoàng Tử Bình An đã mang lấy sự bất an nhất của nhân loại, đó là sự chết. Nhờ sự chết và phục sinh của Đức Giêsu Kitô, toàn thể nhân loại và vũ trụ được đổi mới theo lộ trình tình yêu và bình an của Thiên Chúa.

Biểu tượng huy hiệu mà tôi chọn là con thuyền chồng chềnh trên sóng biển và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu. Biểu tượng này gợi lên trong chúng ta con thuyền của gia đình Nô-ê và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu báo hiệu lũ lụt chấm dứt trong Sách Sáng Thế. Biểu tượng này cũng gợi lên trong chúng ta con thuyền của gia đình Giáo Hội và con chim bồ câu ngậm cành Ô-liu, biểu tượng Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp tục công trình của Đức Giêsu Kitô, Hoàng Tử Bình An. Sự bình an của Giáo Hội được định dạng theo sự bình an của chính Hoàng Tử Bình An (bởi vì Giáo Hội là bí tích của Hoàng Tử Bình An), nghĩa là sự bình an giữa phong ba bão táp và thăng trầm của thế giới. Sự bình an viên mãn của Giáo Hội chỉ có thể đạt được khi Thiên Chúa qui tụ muôn loài muôn vật ‘dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô’, Hoàng Tử Bình An, trong trời mới đất mới.

PV. Chúng con xin cám ơn Đức Cha, kính chúc Đức Cha được đầy ơn Chúa trong sứ vụ mới. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ẩn Sĩ Ngắm Trăng
Đặng Đức Cương
21:55 04/07/2013
ẨN Sĩ NGẮM TRĂNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê nhả.

Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(Trích thơ của Lý Bạch)
 
VietCatholic TV
Gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô 27/06 - 03/07/2013
VietCatholic Network
16:37 04/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng nói về các Kitô hữu giả mạo

Trong Thánh lễ buổi sáng 27 tháng Sáu tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ý nghĩa thực sự của một Kitô hữu. Ngài nói có rất nhiều người tự xưng là Kitô hữu, nhưng không thực sự sống đức tin của họ. Những người như thế có hai loại chính: Những người cố gắng tách biệt giữa Kitô giáo và Chúa Kitô; và những người sống đức tin của họ cứng nhắc và không có niềm vui.

Đức Thánh Cha nói:

"Loại người thứ nhất có một thứ hạnh phúc hời hợt. Loại thứ hai sống trong trạng thái than khóc thường xuyên, nhưng họ không biết gì về niềm vui Kitô. Họ không biết làm thế nào để tận hưởng cuộc sống mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, vì họ không biết nói chuyện với Chúa Giêsu. Họ không cảm thấy rằng họ được nghỉ ngơi nơi Chúa Giêsu, với sự vững tin nơi sự hiện diện của Chúa Giêsu. Và không những là không có niềm vui, họ cũng chẳng có tự do. Họ là những nô lệ của sự hời hợt, cho cuộc sống bất định, là đầy tớ của những tập tục , họ không được tự do. Chúa Thánh Thần không có chỗ đứng trong cuộc sống của họ. "

Sau đó Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng Kitô giáo không phải chỉ là việc truyền bá những lời đẹp đẽ, nhưng còn là về sự thật và hành động.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Hãy kiên nhẫn, đặt niềm tin vào đường lối mầu nhiệm của Thiên Chúa

Trong Thánh lễ sáng 28 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự kiên nhẫn. Ngài kêu gọi các Kitô hữu tin tưởng Thiên Chúa và đường lối mầu nhiệm của Ngài.

Đôi khi Thiên Chúa can thiệp vào cuộc sống của một người ngay lập tức, nhưng có những lần khác, chúng ta cần kiên nhẫn.

Đức Thánh Cha nói:

"Trong mối quan hệ với chúng ta, Thiên Chúa rất kiên nhẫn nên chúng ta cũng phải thể hiện sự kiên nhẫn. Thật vậy, Ngài chờ đợi chúng ta! Và Ngài chờ đợi chúng ta cho đến đường biên cuối cùng của cuộc sống chúng ta! Hãy nghĩ đến người trộm lành, ngay ở đường biên cuối cùng của cuộc đời đã tín thác nơi Thiên Chúa.

Chúa cùng đồng hành với chúng ta, nhưng thường không mạc khải Ngài cho chúng ta, như trong trường hợp của các môn đệ trên đường Emmau. Chúa dự phần vào cuộc sống của chúng ta - đó là điều chắc chắn! - Nhưng thường thì chúng ta không nhìn thấy. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn của chúng ta trong niềm tín thác rằng Thiên Chúa đã đồng hành với chúng ta, và rất kiên nhẫn với chúng ta."

3. Đức Thánh Cha Phanxicô: Đừng quyến luyến tội lỗi!

Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Tư 3 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào chủ đề tội lỗi. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha giải thích rằng khi đối mặt với nó, các Kitô hữu thường bị cám dỗ để quyến luyến tội lỗi thay vì phải can đảm, chạy trốn khỏi tội lỗi và cầu xin Chúa hướng dẫn.

Đức Thánh Cha nói:

Hãy nhìn lên Chúa, chiêm ngắm Ngài. Điều này đem lại cho chúng ta sự ngạc nhiên tuyệt đẹp trước một cuộc gặp gỡ mới với Thiên Chúa. Chúng ta có thể nói, “Lạy Chúa, con bị cám dỗ. Con muốn ở lại trong tình trạng tội lỗi này. Lạy Chúa, con tò mò muốn biết về những điều này. Lạy Chúa, con sợ.”

Khi đó, những bài đọc hôm nay nói với chúng ta hãy thưa với Chúa: "Lạy Chúa cứu con, lạy Chúa, chúng con lạc lối rồi!”

Lúc đó cuộc gặp gỡ mới với Chúa Giêsu sẽ diễn ra. Chúng ta không được ngây thơ hay lãnh đạm, nhưng hãy dũng cảm, hãy can đảm. Chúng ta yếu đuối, nhưng chúng ta phải can đảm ngay cả trong sự yếu đuối của chúng ta. Thông thường can đảm của chúng ta phải được thể hiện bằng cách vượt thoát ra ngoài và không ngoái cổ nhìn lại, để không rơi vào cái bẫy của nỗi nhớ quá khứ tội lỗi. Đừng sợ nhưng hãy luôn luôn dán mắt nhìn lên Chúa! "

Đức Hồng Y Manuel Monteiro De Castro, người Bồ Đào Nha, chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, đã đồng tế cùng Đức Thánh Cha.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 27/06 - 04/07/2013 Phong Thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:45 04/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII có thể cùng được phong thánh trong năm nay

Các vị Hồng Y trong Bộ Phong Thánh đã có cuộc họp hôm thứ Ba 2 tháng Bẩy và đã công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Theo báo cáo của hội đồng y khoa của Toà Thánh được công bố vào tháng 4 vừa qua, một phụ nữ ở Mỹ Châu Latin đã được chữa lành một cách tự nhiên vào ngày 1 tháng 5 năm 2011, nhờ sự cầu bầu của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Sự kiện này xảy ra chỉ vài giờ sau khi đức cố Giáo Hoàng được phong chân phước.

Hai ủy ban đã được thành lập để nghiên cứu về phép lạ này. Một ủy ban gồm các bác sĩ và một ủy ban nữa bao gồm các thần học gia. Cả hai ủy ban đã đưa ra kết luận rằng đây là một phép lạ và việc khỏi bệnh không thể giải thích được về mặt y khoa.

Cũng trong cuộc họp ngày 2 tháng Bẩy, các vị Hồng Y cũng công nhận phép lạ thứ hai của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII.

Đức Hồng Y Angelo Amato sẽ trình kết quả này lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Nếu ngài chuẩn y thì hai vị Chân Phước Giáo Hoàng có lẽ sẽ cùng được phong thánh trong cùng một ngày. Các nguồn tin dự đoán đó là ngày 8 tháng 12 năm nay nhân lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

2. Đại Hội Đời Sống Thánh Hiến tại Vatican

Theo chương trình của Năm Đức Tin, 6.000 chủng sinh, dự tập, và những thanh niên và thiếu nữ đang trên con đường tới chức linh mục và đời sống thánh hiến sẽ tập hợp tại Rôma từ ngày 4 đến 7 tháng Bẩy. Sự kiện này sẽ được bắt đầu với một cuộc hành hương viếng mộ Thánh Phêrô, sau đó là 3 bài thuyết trình của ba vị Hồng Y, và đỉnh cao là Thánh Lễ Chúa Nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành.

Các tham dự viên sẽ đến từ 66 quốc gia.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Hai 01 Tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ Tân Phúc Âm Hóa, đã trình bày chi tiết về cuộc gặp gỡ.

Ngày 5 tháng Bảy, các tham dự viên sẽ tham gia lớp giáo lý và hành hương đến các nhà thờ tại Rôma để kính viếng thánh tích của các thánh, những vị "đại diện cho một cột mốc quan trọng trên con đường ơn gọi": Đó là Thánh Monica và Thánh Augustinô, Thánh Phanxicô thành Assisi, và các thánh Catherine, Philip Neri, Ignatiô Loyola, Aloysius Gonzaga, John Berchmans, Gaspar del Bufalo, và Thánh Têrêsa thành Lisieux. Cuối ngày, các chủng sinh sẽ có buổi trình bày các chứng từ về ơn gọi.

Vào ngày 06 tháng 7, các tham dự viên sẽ có buổi chầu Thánh Thể và có cơ hội để đi xưng tội, trước khi gặp gỡ các vị giám đốc các chủng viện và các thuyết trình viên trong cuộc nói chuyện về ơn gọi tại Đại học Lateranô. Các tham dự viên sẽ nghe chia sẻ của Cha Robert Barron, Giám Đốc Đại Chủng viện Mundelein; Chị Maria Piccione, một nữ tu người Ý dòng Augustinô là người đã viết những bài chia sẻ cho chặng Đàng Thánh Giá tại Hý Trường Côlôsêô Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2011, và Juan Manuel Cotelo, một nhà báo Tây Ban Nha, đạo diễn bộ phim “Ở Nơi Thiên Chúa Bị Cấm”. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các tham dự viên và kể lại hành trình ơn gọi của ngài. Chương trình sẽ được tiếp nối với những bài Thánh Ca của nhóm The Priests của Ái Nhĩ Lan và của Hermana Glenda, một nữ tu Chile. Cuối cùng là cuộc rước kiệu Đức Mẹ qua Vườn Vatican.

Các biến cố liên quan đến Năm Đức Tin đã diễn ra trước đây gồm có Hội Thảo về Bí Tích Thêm Sức, Thánh Lễ dành cho các cộng đoàn và phong trào cổ vũ lòng đạo đức bình dân, và ngày Tin Mừng Sự Sống.

3. Các vị đứng đầu Ngân hàng Vatican từ chức để tạo điều kiện cải cách

Chỉ vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một ủy ban đặc biệt phụ trách việc cải cách cơ cấu của Ngân hàng Vatican, còn gọi là Viện Giáo Vụ hay IOR, hai vị lãnh đạo của Ngân hàng Vatican đã từ chức.

Theo tuyên bố chính thức của Tòa Thánh, giám đốc của IOR Paolo Cipriani và Phó Giám đốc Massimo Tulli, cả hai đều là giáo dân, đã xin từ chức “vì lợi ích tốt nhất của Viện Giáo Vụ và Tòa Thánh."

Doanh nhân người Đức Ernst von Freyberg, chủ tịch IOR sẽ là giám đốc tạm thời của ngân hàng. Ông cũng sẽ được hỗ trợ bởi hai cộng tác viên.

4. Đức Thánh Cha trao giây Pallium cho 34 vị Tổng Giám Mục chính tòa

Sáng 29 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ mừng kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ và trao dây Pallium cho 34 vị Tổng Giám Mục chính tòa.

Dây Pallium là dây làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình thánh giá màu đen, biểu tượng quyền của vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh và sự hiệp thông với người kế vị Thánh Phêrô.

34 vị Tổng Giám Mục thuộc 21 quốc tịch, trong đó đông nhất là 4 vị người Mỹ và 3 vị người Italia; tiếp đến Brazil, Ấn độ và Ba Lan mỗi nước có 2 vị. Trong số các Tổng Giám Mục, có 7 vị thuộc các dòng tu: gồm 2 vị dòng Don Bosco, 2 vị dòng Thừa Sai Chúa Thánh Thần, các vị còn lại thuộc dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu, dòng Camêlô nhặt phép, và một vị nguyên là Bề trên Tổng Quyền dòng Chúa Cứu Thế, là Đức Cha Joseph Tobin, từng làm Tổng thư ký Bộ các dòng tu, và nay là Tổng Giám Mục giáo phận Indianapolis, Hoa Kỳ.

Hiện diện trong thánh lễ có 50 Hồng Y và hơn 60 Giám Mục, cùng với trên 8 ngàn tín hữu. Đặc biệt trên khán đài danh dự có phái đoàn của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople do Đức Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas hướng dẫn.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

"Đây không chỉ là ơn gọi của Đức Giám Mục Roma, nhưng là của tất cả các anh em. Là Tổng Giám Mục và giám mục, anh em có trách nhiệm phải tận hiến cho Tin Mừng, phải gần gũi với tất cả mọi người, và sử dụng mọi năng lực của anh em để phụng sự tha nhân"

Theo truyền thống lễ trao giây Pallium được tổ chức vào Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Đó là một biểu tượng về tình hiệp thông với Tòa Thánh. Đức Thánh Cha đã mô tả sự đa dạng của Giáo Hội như một bức tranh được thiết kế bởi Thiên Chúa. Đó là điều mà theo Đức Thánh Cha chúng ta phải nhớ rõ khi có sự khác biệt hoặc căng thẳng.

Đức Thánh Cha nói:

"Điều này sẽ linh hứng cho chúng ta hoạt động để vượt qua mỗi một xung đột gây ra những vết thương trên Thân thể Giáo Hội, để thống nhất trong sự khác biệt của chúng ta. Đây là con đường Công Giáo hướng tới sự hiệp nhất. Đây là tinh thần Công Giáo, tinh thần Kitô giáo. "

Trong số 34 Tổng Giám Mục nhận dây Pallium, có cả vị tân Tổng Giám Mục của Buenos Aires là Đức Cha Mario Aurelio Poli, người đã kế vị chủ chăn tổng giáo phận thủ đô Á Căn Đình sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng.

Thông thường, các vị Tổng Giám Mục sẽ quỳ trước Đức Thánh Cha khi nhận dây Pallium để bày tỏ sự vâng phục của mình. Tuy nhiên, khi Đức Tổng Giám Mục Juarez Párraga của tổng giáo phận Sucre, Bolivia, chuẩn bị quỳ trước Đức Thánh Cha, ngài đã được Đức Thánh Cha nâng dậy. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng để trao dây Pallium cho Đức Tổng Giám Mục.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ với các Đức Tổng Giám Mục rằng:

"Khi chúng ta để cho những suy nghĩ của chúng ta, cảm xúc hay luận lý phàm nhân của mình thắng thế, thay vì để cho chúng ta được giảng dạy và hướng dẫn bởi đức tin và Thiên Chúa, chúng ta trở nên những trở ngại. Đức tin nơi Chúa Kitô phải là ánh sáng của đời sống chúng ta như là Kitô hữu và là các thừa tác viên trong Giáo Hội! "

Trong lễ kỷ niệm, một ca đoàn nổi tiếng thế giới đã được mời để hát chung với ca đoàn Sistina của Tòa Thánh. Đó là dàn hợp xướng của giáo xứ Thomaskirche tại Leipzig, đó là nơi mà nhà soạn nhạc người Đức, Sebastian Bach đã làm ca trưởng trong những năm 1700.

5. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 30 tháng Sáu

Dưới trời nắng chói chang 30 độ của mùa hè Rôma, 60,000 tín hữu và khách hành hương đã tụ tập vào trưa Chúa Nhật 30 tháng Sáu để cùng đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu noi gương Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 lắng nghe và tuân theo tiếng lương tâm.

Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta phải học cách lắng nghe lương tâm chúng ta nhiều hơn nữa. Nhưng xin chú ý! Điều này không có nghĩa là đi theo cái tôi của mình, làm điều mình thích, làm những gì hợp với mình, làm cho mình hài lòng. Không phải vậy! Lương tâm là không gian nội tâm của sự lắng nghe sự thật, sự thiện, lắng nghe Thiên Chúa; là nơi nội tâm ta quan hệ với Chúa, Đấng nói với tâm hồn ta và giúp ta phân định, hiểu con đường ta phải đi, và một khi đã quyết định, thì tiến bước, trung thành với quyết định đó”.

Như một thí dụ về sự tuân phục Thiên Chúa và lương tâm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trưng dẫn một chứng nhân đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16:

“Chúng ta đã có một tấm gương tuyệt vời về quan hệ như thế với Thiên Chúa trong lương tâm của mình, một tấm gương tuyệt vời gần đây. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nêu gương sáng theo nghĩa này, khi Chúa làm cho Người hiểu trong kinh nguyện, đâu là bước đường phải thực hiện. Người đã tuân theo lương tâm, với một ý thức mạnh mẽ về sự phân định và can đảm, nghĩa là ý Thiên Chúa nói với con tim của Người. Và tấm gương này của người Cha chúng ta mưu ích cho tất cả chúng ta, như một tấm gương đáng phải noi theo”.

6. Bất chấp bạo động tại Brazil, các cận vệ của Đức Thánh Cha lạc quan về ngày Quốc Tế Giới Trẻ

Người chỉ huy của lực lượng an ninh của Tòa thánh Vatican đã tán đồng những ý kiến lạc quan đến từ Hội Đồng Giám Mục Brazil bất chấp làn sóng bạo động vẫn đang tiếp diễn tại đây.

Ngày Giới Trẻ thế giới sẽ diễn ra tại Rio de Janeiro, thành phố lớn thứ hai của Brazil, từ ngày 23 đến 28 tháng Bẩy. Hàng trăm cuộc biểu tình đã diễn ra trên toàn quốc trong những tuần gần đây.

Ông Domenico Giani, chỉ huy của đội hiến binh Vatican nói: "Tôi nghĩ rằng sẽ không có bất kỳ vấn đề an ninh nào đối với Đức Giáo Hoàng và những người tham dự, vì chúng tôi đã nghiên cứu tất cả mọi khả năng kể cả các chi tiết nhỏ nhất."

"Chính những người biểu tình đã nhấn mạnh rằng họ không có ý bạo động," Giám Mục phụ tá Leonardo Steiner của giáo phận Brasilia, tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Brazil đã cho biết như trên sau một cuộc họp với Tổng thống Dilma Rousseff.

7. Quốc Hội Nga thông qua đạo luật chống báng bổ tôn giáo

Một đạo luật chống báng bổ đã được Quốc Hội Nga thông qua và có hiệu lực ngay vào ngày 1 tháng Bẩy theo đó những ai báng bổ tôn giáo có thể bị phạt lên đến 300.000 rúp (tức khoảng 9,000 Mỹ Kim) và phạt tù lên đến 2 năm đối với hành vi công khai "xúc phạm niềm tin tôn giáo của các tín hữu. Hình phạt cho hành vi phạm tội được tăng lên nếu các hành vi này diễn ra trong nhà thờ.

Linh mục Vsevolod Chaplin, phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Nga, hoan nghênh luật này và cho rằng các hình phạt có thể là "quá nhẹ."

Luật này đã được thông qua tiếp theo những vụ xúc xiểm như bẻ thánh giá, vẽ bậy và viết các khẩu hiệu chống tôn giáo trên tường các nhà thờ. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ các phụ nữ theo trào lưu feminist Nihilism gây náo loạn tại Vương Cung Thánh Đường Chúa Cứu Thế

tại Mạc Tư Khoa hồi năm ngoái. Một trong những nhà đưa ra dự luật này là Dân Biểu Mikhail Markelov nói rằng theo thăm dò của việm Vtsiom của nhà nước Nga, 82% dân Nga ủng hộ luật này.

Chủ nghĩa hư vô Nga (Russian Nihilism) khởi đầu từ những năm 1860 đặc biệt bài xích Sa Hoàng và Giáo Hội Chính Thống Giáo.

8. Thông tấn xã Bộ Truyền Giáo cảnh giác: Hàng ngàn thanh thiếu niên Kitô thờ lạy Satan ở Nagaland, Đông Bắc Ấn Độ

Các thanh thiếu niên tại bang Nagaland ở Đông Bắc Ấn Độ đang bị quyến rũ bởi một nhóm tôn thờ Satan. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc cho biết trong vài tháng qua, hơn 3.000 người trẻ "tôn thờ Satan" đã được xác định tại Kohima, thủ phủ của Nagaland, và làn sóng sùng bái Satan đang “lan như cháy rừng”.

Điều đau lòng là Nagaland được xem là trọng điểm của Kitô giáo. 95% dân số trong vùng là các Kitô hữu.

Mục sư Zotuo Kiewhuo của Giáo Hội Báp-tít ở Kohima, nói việc thờ phượng Satan đang được thực hành rộng rãi trong các trường trung học và đại học, và trong vòng năm năm trở lại đây, hiện tượng này đang gia tăng đáng kể. Trẻ em tiếp thu và truyền bá văn hóa của Satan chủ yếu thông qua các trang web và mạng xã hội như "Facebook" và "Twitter".

Mục sư Shan Kikon, của cộng đồng Tin Lành tại Nagaland, nói với thông tấn xã Fides rằng ông đã đích thân gặp các thiếu niên thường xuyên đi thờ phượng Satan. Có những em mới 12 tuổi.

Thông tấn xã Fides cảnh cáo rằng "Sa-tan đã xâm nhập vào các hiệp hội và cộng đồng Kitô hữu bằng cách tạo ra những ngộ nhận, mất lòng tin, và chia rẽ".

Cha Charles Irudayam, tổng thư ký Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ nói với Fides rằng "Chúng tôi thực sự bị sốc khi biết về tin tức này vì trước đây việc thờ lạy Satan không phải là một hiện tượng phổ biến ở Ấn Độ. Những hoạt động của các nhóm Satan ở vùng Đông Bắc Ấn là tiếng chuông báo động.”

Hàng ngàn phụ nữ trong hội các bà mẹ Công Giáo đã xuống đường tuần hành tại Nagaland như một tiếng chuông cảnh tỉnh về hiện trạng nguy hiểm này. Nhiều phụ nữ khóc lóc thảm thiết khi biết con cái mình tham gia vào các nghi thức tôn thờ Satan.

9. Đức Thánh Cha tiếp tổ chức Lương thực Thế giới

Hôm 27 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Ertharin Cousin, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới.

Chương trình Lương thực Thế giới là một cơ quan của Liên Hợp Quốc có trách nhiệm đấu tranh chống đói toàn cầu bằng cách cung cấp thực phẩm cho những người cần. Được thành lập vào năm 1961, tổ chức này hiện đang hoạt động tại hơn 70 quốc gia và cung cấp hỗ trợ cho hơn 90 triệu người.

Đức Thánh Cha đã đề cập đến vấn đề nạn đói thế giới khi ngài có cuộc gặp gỡ với các thành viên của Tổ Chức Lương Nông Thế Giới gần đây tại Vatican. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Cousin và các cộng tác viên của mình có dịp gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng.

Bà Ertharin Cousin, Giám đốc điều hành, cũng là người đứng đầu một phái đoàn của Chương trình Lương thực Thế giới trong lễ khai mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của Đức Thánh Cha hôm 19 tháng Ba vừa qua.

10. Phẫn nộ trước cái chết của thuyền nhân, Đức Giáo Hoàng quyết định đến thăm đảo Lampedusa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã xúc động trước cái chết của bảy người nhập cư bất hợp pháp đã chết vào giữa tháng Sáu tại Địa Trung Hải. Theo báo cáo, trong khi chơi vơi giữa đại dương, họ cố bám vào những lưới đánh cá để sống sót, nhưng những ngư dân chủ sở hữu của những lưới này, đã cắt chúng và để mặc cho những người nhập cư bị sóng cuốn trôi.

Vào ngày 08 tháng 7 tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm đảo Lampedusa, nằm giữa đảo Sicily và Bắc Phi. Khu vực này là một điểm dừng chủ yếu của những con tàu vận chuyển người tị nạn đang cố chạy trốn đất nước họ. Đức Giáo Hoàng có kế hoạch ném một bó hoa để tưởng nhớ những người đã chết trong khi cố gắng để tìm con đường sống của mình.

Theo Vatican, Đức Giáo Hoàng dự định đi một mình, không có giám mục hoặc chính quyền dân sự tháp tùng. Ngài dự kiến sẽ có một bài phát biểu với các tín hữu, nhằm kêu gọi sự tôn trọng những người nhập cư và người tị nạn.

Người ta ước tính rằng trong năm nay, khoảng 4,500 người tị nạn và di dân đã đến được đảo Lampedusa. Còn có bao nhiêu người chìm sâu trong lòng biển thì người ta không rõ.

11. Đức Thánh Cha Phanxicô công bố thông điệp đầu tiên vào ngày 05 tháng 7

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 1 tháng 7, cha Federico Lombardi, trưởng phòng báo chí Tòa Thánh cho biết lúc 11 giờ sáng thứ Sáu 5 tháng 7, thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được công bố tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Bộ Giám Mục, và Đức Tổng Giám Mục Gerhard Ludwig Müller, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa sẽ hiện diện trong cuộc họp báo trình bày về thông điệp này.

Tòa Thánh cũng thông báo rằng thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được mang tên "Lumen Fidei" nghĩa là 'Ánh Sáng Đức Tin’. Thông điệp đã được bắt đầu bởi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 khi ngài còn tại vị. Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn thành thông điệp này, là thông điệp được ngài mô tả là một "văn bản mạnh mẽ."

Các thông điệp của các vị Giáo Hoàng là những lá thư ngỏ, viết về các đề tài tôn giáo và xã hội, và được gởi đến tất cả mọi người thiện chí.

Đức Gioan Phaolô II công bố 14 thông điệp. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố ba thông điệp.

Thông thường, thông điệp đầu tiên của một vị Giáo Hoàng thường đưa ra những phác thảo về những ưu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Nhưng điều đó không luôn nhất thiết là như vậy. Đặc biệt trong trường hợp này, vì một phần của tài liệu đã được viết bởi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

12. Thánh giá đeo ở ngực theo kiểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ưa chuộng tại Rôma

Tiệm sách ở Rôma này nổi tiếng không chỉ vì nó nằm trên đường phố Via della Conciliazione, nhưng vì tiệm sách này có bán kiểu thánh giá đeo ở ngực giống hệt như của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thực ra cửa hàng này đã bày bán kiểu thánh giá này từ năm 2004, nhưng gần đây nhiều người đổ xô đến mua vì nó đã trở thành một biểu tượng cho phong cách đơn giản của Đức Giáo Hoàng Thánh Phanxicô.

Cha Luciano Orsi giám đốc nhà sách Ancora nói:

"Thánh giá này là cùng một mô hình như thánh giá Đức Giáo Hoàng thường đeo. Chúng tôi đã bán trong nhiều năm nay, khoảng năm 2004. Nhưng trước đó chúng tôi chỉ có thể bán một hoặc hai cây mỗi năm, bởi vì kiểu mẫu này không được ưa chuộng lắm. Nhưng trong ba tháng qua, chúng tôi đã bán được rất nhiều. "

Cây thánh giá được thiết kế đơn giản, được làm bằng bạc có hình ảnh vị Mục Tử Nhân Lành và một chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần.

Cha Luciano Orsi nói:

"Chúa là vị Mục Tử Nhân Lành là một hình ảnh nổi tiếng trong truyền thống Công Giáo. Đó là hình ảnh của chính Chúa đang chăn dắt dân Ngài. Ngài chăm sóc đàn chiên của Ngài, và mang về những con chiên lạc "

Các thánh giá bằng bạc được bán với giá khoảng $500 Mỹ Kim. Nhưng, cũng có những mô hình khác với giá cả phải chăng hơn được làm từ các loại vật liệu khác nhau.