Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:13 08/07/2010
NHÌN PHẢI TRÁI MÀ NÓI CHUYỆN KHÁC
Có một lần Mạnh tử nói với Tề Tuyên vương: “Có một người phải đi đến nước Sở, do đó mà nhờ người bạn ở nhà chăm sóc vợ và con trai của anh ta. Nhưng đợi khi anh ta từ nước Sở trở về, thì phát hiện vợ và con đã lần lượt chết đói, anh ta phải làm thế nào ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Thì tuyệt giao với người bạn ấy”.
Mạnh tử lại hỏi:
- “Có một quan trưởng chấp chánh, nhưng không quản lý nổi thuộc hạ của mình, thì nên làm thế nào cho tốt ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Tước đoạt chức vụ của nó”.
Mạnh tử hỏi tiếp:
- “Một quốc gia mà chính trị bại hoại, người dân không thể sống thoải mái, làm thế nào để giải quyết ?”
Tề Tuyên vương không muốn trả lời vấn đề này, nên giả bộ nghe không rõ, cặp mắt nhìn ra chỗ khác, đem đề tài xé ra nhỏ.
(Mạnh tử, Lương Huệ vương quyển hạ)
Suy tư:
Những người khi đối diện với người khác mà cứ nhìn nơi khác để nói chuyện, là người tâm hồn bất an trong long bối rối; người mà khi đối diện nói chuyện với người khác mà cứ liếc ngang liếc dọc là người có tâm địa bất chính dối gian; người mà khi nói chuyện với người khác mà nhìn vào mặt người người đối diện, mắt không chớp là người ngay thẳng đến cố chấp; người mà khi nói chuyện thường nhìn vào thằng vào người đối diện, cặp mắt linh động, cười vui vẻ là người thật thà đơn sơ…
Có những câu chuyện không đụng chạm đến mình, thì vui vẻ trả lời, và có khi góp ý phê bình; nhưng cũng có những câu chuyện có liên quan đến mình thì “nhìn phải trái mà nói chuyện khác”, bởi vì tâm hồn đang lo sợ bất an.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su dạy: “có thì nói có, không thì nói không”, tức là sống lương thiện thật thà công chính, bởi khi tâm hồn ngay chính thì luôn nhìn thẳng vào sự thật, dù sự thật đó có phủ phàng hoặc bất lợi cho mình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một lần Mạnh tử nói với Tề Tuyên vương: “Có một người phải đi đến nước Sở, do đó mà nhờ người bạn ở nhà chăm sóc vợ và con trai của anh ta. Nhưng đợi khi anh ta từ nước Sở trở về, thì phát hiện vợ và con đã lần lượt chết đói, anh ta phải làm thế nào ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Thì tuyệt giao với người bạn ấy”.
Mạnh tử lại hỏi:
- “Có một quan trưởng chấp chánh, nhưng không quản lý nổi thuộc hạ của mình, thì nên làm thế nào cho tốt ?”
Tề Tuyên vương nói:
- “Tước đoạt chức vụ của nó”.
Mạnh tử hỏi tiếp:
- “Một quốc gia mà chính trị bại hoại, người dân không thể sống thoải mái, làm thế nào để giải quyết ?”
Tề Tuyên vương không muốn trả lời vấn đề này, nên giả bộ nghe không rõ, cặp mắt nhìn ra chỗ khác, đem đề tài xé ra nhỏ.
(Mạnh tử, Lương Huệ vương quyển hạ)
Suy tư:
Những người khi đối diện với người khác mà cứ nhìn nơi khác để nói chuyện, là người tâm hồn bất an trong long bối rối; người mà khi đối diện nói chuyện với người khác mà cứ liếc ngang liếc dọc là người có tâm địa bất chính dối gian; người mà khi nói chuyện với người khác mà nhìn vào mặt người người đối diện, mắt không chớp là người ngay thẳng đến cố chấp; người mà khi nói chuyện thường nhìn vào thằng vào người đối diện, cặp mắt linh động, cười vui vẻ là người thật thà đơn sơ…
Có những câu chuyện không đụng chạm đến mình, thì vui vẻ trả lời, và có khi góp ý phê bình; nhưng cũng có những câu chuyện có liên quan đến mình thì “nhìn phải trái mà nói chuyện khác”, bởi vì tâm hồn đang lo sợ bất an.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su dạy: “có thì nói có, không thì nói không”, tức là sống lương thiện thật thà công chính, bởi khi tâm hồn ngay chính thì luôn nhìn thẳng vào sự thật, dù sự thật đó có phủ phàng hoặc bất lợi cho mình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:14 08/07/2010
N2T |
44. Chúng ta cần phải chịu đau khổ thì mới có thể đi đến cùng Thiên Chúa. Có rất nhiều lúc chúng ta quên mất chân lý ấy
. (Thánh nữ Sophia)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:17 08/07/2010
N2T |
480. Sự nghiệp thành công là do bền dẻo, phá sản là do hấp tấp.
Tản mạn cùng World Cup
Lm Giacobe Tạ Chúc
19:56 08/07/2010
Thế là cuộc chơi lớn cũng dần khép lại. Ba mưới hai đội bóng đá, đại diện cho năm châu lục và toàn thể thế giới sau một tháng so tài, giờ đã tìm ra các ứng viên vào chung kết. Nụ cười của hạnh phúc, nước mắt của đắng cay luôn thể hiện trên sân cỏ trong 90 phút của các trận thư hùng.
Ai cũng muốn đội mình vô địch, những khát khao chiến thắng và giấc mơ cup vàng luôn làm cho sân cỏ trở nên sôi động và đầy kịch tính. Những cổ động viên may mắn có mặt trên đất nước Nam phi, và trực tiếp chứng kiến tận mắt những màn trình diễn thật ấn tượng của các ngôi sao, trong làng bóng đá. Thật xúc động biết bao! Thế nhưng qua các màn hình nhỏ, những lúc thức đêm để xem bóng đá, cũng không kém phần hấp dẫn. Những quán cà phê, những tụ điểm của dân cá độ...luôn nhộn nhịp của những đợi chờ trước các trận đấu, và sau mỗi trận là kẻ khóc, người cười. Thế nhưng, có một điều mà không ai có thể phủ nhận được giá trị cao quý của bóng đá, là đưa con người xích lại gần nhau hơn. Khoảng cách giàu nghèo, da trắng hay da màu, bất kể đến từ đâu, họ cũng được bình đẳng, và được mời gọi đối xử với nhau bằng lòng quảng đại, vị tha, và chơi đẹp.
Phải chăng cuộc đời cũng là một sân bóng, mỗi chúng ta là một cầu thủ dưới sự dẫn đắt của huấn luyện viên trưởng GIÊ-SU. Thiên Chúa tung chúng ta vào sân cỏ cuộc đời và mong muốn mỗi người phải nổ lực, tự huấn luyện để vươn lên ghi bàn trong bất cứ phút giây nào. Dầu có vấp váp té ngã, thì cũng đứng lên để tiếp tục các trận đấu. Không tự phụ, không xem thường đối phương, chiến thắng không tự đắc, thất bại không nản chí. Kiên trì và dũng mãnh để vươn lên chiến thắng chính mình, qua các tham vọng, dục vọng và ảo vọng. Đừng lo khi thấy mình không đủ sức hay không thể tiếp tục ghi tên vào cuộc chơi, vì bên cạnh chúng ta, luôn có Chúa, người huấn luyện viên tài ba, và đầy kinh nghiệm. Mỗi người nổ lực cộng tác, và Thiên Chúa sẽ xua tan sự ác, để sự thiện lên ngôi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn dệt đời mình, như quả bóng, lăn đều trên sân cỏ. Những va chạm, những chuyển động và những cú sút sẽ làm cho chúng con bền vững, và mạnh mẽ hơn trên con đường thiêng liêng của mình. Amen.
Ai cũng muốn đội mình vô địch, những khát khao chiến thắng và giấc mơ cup vàng luôn làm cho sân cỏ trở nên sôi động và đầy kịch tính. Những cổ động viên may mắn có mặt trên đất nước Nam phi, và trực tiếp chứng kiến tận mắt những màn trình diễn thật ấn tượng của các ngôi sao, trong làng bóng đá. Thật xúc động biết bao! Thế nhưng qua các màn hình nhỏ, những lúc thức đêm để xem bóng đá, cũng không kém phần hấp dẫn. Những quán cà phê, những tụ điểm của dân cá độ...luôn nhộn nhịp của những đợi chờ trước các trận đấu, và sau mỗi trận là kẻ khóc, người cười. Thế nhưng, có một điều mà không ai có thể phủ nhận được giá trị cao quý của bóng đá, là đưa con người xích lại gần nhau hơn. Khoảng cách giàu nghèo, da trắng hay da màu, bất kể đến từ đâu, họ cũng được bình đẳng, và được mời gọi đối xử với nhau bằng lòng quảng đại, vị tha, và chơi đẹp.
Phải chăng cuộc đời cũng là một sân bóng, mỗi chúng ta là một cầu thủ dưới sự dẫn đắt của huấn luyện viên trưởng GIÊ-SU. Thiên Chúa tung chúng ta vào sân cỏ cuộc đời và mong muốn mỗi người phải nổ lực, tự huấn luyện để vươn lên ghi bàn trong bất cứ phút giây nào. Dầu có vấp váp té ngã, thì cũng đứng lên để tiếp tục các trận đấu. Không tự phụ, không xem thường đối phương, chiến thắng không tự đắc, thất bại không nản chí. Kiên trì và dũng mãnh để vươn lên chiến thắng chính mình, qua các tham vọng, dục vọng và ảo vọng. Đừng lo khi thấy mình không đủ sức hay không thể tiếp tục ghi tên vào cuộc chơi, vì bên cạnh chúng ta, luôn có Chúa, người huấn luyện viên tài ba, và đầy kinh nghiệm. Mỗi người nổ lực cộng tác, và Thiên Chúa sẽ xua tan sự ác, để sự thiện lên ngôi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn dệt đời mình, như quả bóng, lăn đều trên sân cỏ. Những va chạm, những chuyển động và những cú sút sẽ làm cho chúng con bền vững, và mạnh mẽ hơn trên con đường thiêng liêng của mình. Amen.
Bác ái Kitô Giáo – Bác Ái của Tin Mừng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
22:48 08/07/2010
Chúa Nhật Thứ15 Mùa Thường Niên - Năm C
Tâm lý triết học chia bác ái ra làm nhiều loại tuỳ theo đặc tính của nó: bác ái đổi chác, theo nghĩa “bánh ít đi, bánh qui lại”; bác ái ngân hàng là bác ái kiểu cho vay lấy lãi một cách sòng phẳng; bác ái vị tha là bác ái hoàn toàn cho đi một cách vô vị lợi; bác ái quảng đại tức là biết sẵng sàng trao ban hơn cả những gì mà đối tượng chờ đợi, v.v… Thế còn bác ái Kitô giáo là loại bác ái nào ? Thưa, đó là bác ái của Tin Mừng, bác ái mang các đặc tính: đại đồng, vị tha và quảng đại.
- Tính đại đồng: Câu hỏi của người luật sĩ, “Ai là cận nhân của tôi ?” phản ánh chiều hướng suy nghĩ của ông. Qua đó ông muốn biết ai là đối tượng của đức ái mà luật dạy: người đồng hương, đồng đạo, người lương dân, hay người ngoại kiều cư ngụ tại Israel ? Tôi phải yêu ai mới gọi là giữ lề luật ? Bởi chưng, người Do thái thời đó hiểu người thân cận chỉ là đồng bào Do thái của mình, hay là đồng đạo với mình, nên họ không thể lưu tâm hay giúp đỡ một người ô uế, thờ ngẫu tượng.
Thế còn đối với Chúa Giêsu thì sao ? Đối với Chúa Giêsu, người thân cận là bất cứ ai, không biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng… Tất cả đều là anh em, con cùng một Cha trên trời. Khi ra tay giúp đỡ một người được xem là kẻ thù của mình, người Samaria đã thực thi lòng bác ái cách bao dung, đại đồng. Và đây cũng là một nét rất đặc trưng của bác ái Kitô giáo. Quả thế, bác ái Kitô giáo luôn mang tính phổ quát, không loại trừ ai, không cục bộ bè phái, không phân biệt lương hay giáo, Bắc hay Nam, xứ này xứ kia, vùng này hay vùng nọ ….
- Tính vị tha: Thái độ của thầy Tư tế và thầy Lêvi là thái độ của những người chỉ biết quan tâm đến lề luật, hay đúng hơn là chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Khi gặp tình huống khó khăn, họ nghĩ đến bản thân họ trước. Họ đã “tránh sang một bên” mà đi, bỏ mặc người bị nạn. Vì sao ? Vì họ sợ bị phiền hà liên lụy, sợ mất thời gian, mất công, sợ bị ô uế khi chạm vào người bị thương hay người chết. Có thể nói, thầy Tư Tế và thầy Lêvi chỉ chú ý giữ luật ở trên sách vở; trái lại, người Samaria giữ luật trong tim.
Khi gặp người bị nạn, người Samaria đã không ngần ngại đến với người xấu số kia, mà không hề nghĩ rằng mình có thể gặp bao điều phiền toái: hành trình sẽ bị gián đoạn và trễ hẹn, sẽ phải tốn kém, thậm chí có thể bị thiệt thân nữa, vì bọn cướp có thể đang rình rập đâu đó. Ông chỉ quan tâm giúp đỡ nạn nhân, mà không ngại hy sinh, không ngại cả hiểm nguy. Lòng bác ái yêu thương nơi người Samaria không phải là thứ bác ái kiểu đổi chác, cũng không phải là thứ bác ái kiểu ngân hàng, càng không phải là thứ bác ái nữa vời, nhưng là thứ bác ái hoàn toàn vị tha, quên mình, không vụ lợi tính toán, không so đo hơn thiệt để chỉ biết nghĩ và quan tâm đến người khác.
- Tính quảng đại: Dụ ngôn cho biết cả ba người (người Samaria, thầy Tư Tế và thầy Lêvi) đều trông thấy nạn nhân bên đường, song chỉ có người Samaria biết “chạnh lòng thương”. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở mức độ từ “ánh mắt” (trông thấy) “đến trái tim” (chạnh lòng thương) như thế; nhưng còn “đến cả đôi tay”, tức là bằng những hành động rất cụ thể. Ông dừng lại, cúi xuống, đổ dầu rượu (có lẽ ông đã dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho người bị nạn), và băng bó cẩn thận sau khi đã tẩy trùng cho vết thương. Rồi đặt lên lưng lừa, đưa tới quán trọ mà săn sóc. Hơn thế nữa, ông còn ở lại với người bị nạn: “Hôm sau ông đưa ra hai quan tiền”. Từ ngữ “hôm sau”, mặc nhiên ta có thể hiểu ông đã ở lại với nạn nhân qua đêm để cho người đó qua khỏi cơn nguy kịch đã, rồi mới an lòng ra đi. Chưa hết, ông còn thanh toán mọi chi phí, và dặn dò cặn kẽ với người chủ quán: “Nhờ bác săn sóc người này, có tốn kém bao nhiêu, chính tôi sẽ chi trả khi trở về”. “Chính tôi” sẽ chi trả chứ không phải vợ con anh ta, cha mẹ anh ta, cũng không phải nhà băng, hay dịch vụ bảo hiểm y tế. Lòng quảng đại của ông thật tuyệt vời ! Ông đã không ngại hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền bạc. Nói cách khác, ông đã quảng đại cho đi tấ cả, nhất là cho đi chính mình.
Cách cư xử của người Samaria nói lên một lòng bác ái kiểu mẫu của Tin Mừng. Đó là thứ bác ái Kitô giáo mà dụ ngôn muốn trình bày. Đức Kitô đích thực là người Samaria nhân hậu đối với chúng ta, khi Ngài đã sống trọn hảo đức bác ái đó của Tin Mừng. Đức Kitô đã rời bỏ mọi vinh quang nơi Giêrusalem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra. Đoạn Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom chăm sóc hộ Ngài..
Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaria nhân lành bên cạnh tất cả những người mà chúng ta gặp và chân tình giúp đỡ, băng bó các vết thương của họ. Vết thương của nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, chết chóc,.... Con đường từ Giêrusalem tới Giêricô chính là đường đời, trên đó không thiếu những con người bất hạnh, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị để mặc trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Họ đang là những nạn nhân của bạo lực, bất công, bệnh tật, chiến tranh …. “Hãy đi và làm như thế” luôn là một mệnh lệnh có tính cấp bách.
Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc chúng ta nỗ lực mỗi ngày làm một việc bác ái cụ thể trong môi trường mà mình đang sống: nơi thôn xóm, nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Xin hãy làm với một niềm tin tưởng rằng mỗi một cử chỉ bác ái mà ta làm cho tha nhân, dù nhỏ bé đến đâu, cũng đều góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và làm cho nền văn minh tình thương của nhân loại được thăng hoa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng: “Không phải những ai cứ kêu: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21 ). Ngài cũng đã dạy rằng Thiên Chúa chỉ tính sổ với ta về những hành động yêu thương, bác ái mà ta đã làm hoặc đã không làm cho những người anh em của ta (x. Mt 25).
Xin cho điều Chúa dạy về đức bác ái của Tin Mừng in sâu vào tâm trí chúng ta, để chúng ta không bao giờ quên; trái lại luôn cố gắng sống theo lời Chúa dạy để “được sự sống đời đời”. Amen.
Tâm lý triết học chia bác ái ra làm nhiều loại tuỳ theo đặc tính của nó: bác ái đổi chác, theo nghĩa “bánh ít đi, bánh qui lại”; bác ái ngân hàng là bác ái kiểu cho vay lấy lãi một cách sòng phẳng; bác ái vị tha là bác ái hoàn toàn cho đi một cách vô vị lợi; bác ái quảng đại tức là biết sẵng sàng trao ban hơn cả những gì mà đối tượng chờ đợi, v.v… Thế còn bác ái Kitô giáo là loại bác ái nào ? Thưa, đó là bác ái của Tin Mừng, bác ái mang các đặc tính: đại đồng, vị tha và quảng đại.
- Tính đại đồng: Câu hỏi của người luật sĩ, “Ai là cận nhân của tôi ?” phản ánh chiều hướng suy nghĩ của ông. Qua đó ông muốn biết ai là đối tượng của đức ái mà luật dạy: người đồng hương, đồng đạo, người lương dân, hay người ngoại kiều cư ngụ tại Israel ? Tôi phải yêu ai mới gọi là giữ lề luật ? Bởi chưng, người Do thái thời đó hiểu người thân cận chỉ là đồng bào Do thái của mình, hay là đồng đạo với mình, nên họ không thể lưu tâm hay giúp đỡ một người ô uế, thờ ngẫu tượng.
Thế còn đối với Chúa Giêsu thì sao ? Đối với Chúa Giêsu, người thân cận là bất cứ ai, không biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng… Tất cả đều là anh em, con cùng một Cha trên trời. Khi ra tay giúp đỡ một người được xem là kẻ thù của mình, người Samaria đã thực thi lòng bác ái cách bao dung, đại đồng. Và đây cũng là một nét rất đặc trưng của bác ái Kitô giáo. Quả thế, bác ái Kitô giáo luôn mang tính phổ quát, không loại trừ ai, không cục bộ bè phái, không phân biệt lương hay giáo, Bắc hay Nam, xứ này xứ kia, vùng này hay vùng nọ ….
- Tính vị tha: Thái độ của thầy Tư tế và thầy Lêvi là thái độ của những người chỉ biết quan tâm đến lề luật, hay đúng hơn là chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Khi gặp tình huống khó khăn, họ nghĩ đến bản thân họ trước. Họ đã “tránh sang một bên” mà đi, bỏ mặc người bị nạn. Vì sao ? Vì họ sợ bị phiền hà liên lụy, sợ mất thời gian, mất công, sợ bị ô uế khi chạm vào người bị thương hay người chết. Có thể nói, thầy Tư Tế và thầy Lêvi chỉ chú ý giữ luật ở trên sách vở; trái lại, người Samaria giữ luật trong tim.
Khi gặp người bị nạn, người Samaria đã không ngần ngại đến với người xấu số kia, mà không hề nghĩ rằng mình có thể gặp bao điều phiền toái: hành trình sẽ bị gián đoạn và trễ hẹn, sẽ phải tốn kém, thậm chí có thể bị thiệt thân nữa, vì bọn cướp có thể đang rình rập đâu đó. Ông chỉ quan tâm giúp đỡ nạn nhân, mà không ngại hy sinh, không ngại cả hiểm nguy. Lòng bác ái yêu thương nơi người Samaria không phải là thứ bác ái kiểu đổi chác, cũng không phải là thứ bác ái kiểu ngân hàng, càng không phải là thứ bác ái nữa vời, nhưng là thứ bác ái hoàn toàn vị tha, quên mình, không vụ lợi tính toán, không so đo hơn thiệt để chỉ biết nghĩ và quan tâm đến người khác.
- Tính quảng đại: Dụ ngôn cho biết cả ba người (người Samaria, thầy Tư Tế và thầy Lêvi) đều trông thấy nạn nhân bên đường, song chỉ có người Samaria biết “chạnh lòng thương”. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở mức độ từ “ánh mắt” (trông thấy) “đến trái tim” (chạnh lòng thương) như thế; nhưng còn “đến cả đôi tay”, tức là bằng những hành động rất cụ thể. Ông dừng lại, cúi xuống, đổ dầu rượu (có lẽ ông đã dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho người bị nạn), và băng bó cẩn thận sau khi đã tẩy trùng cho vết thương. Rồi đặt lên lưng lừa, đưa tới quán trọ mà săn sóc. Hơn thế nữa, ông còn ở lại với người bị nạn: “Hôm sau ông đưa ra hai quan tiền”. Từ ngữ “hôm sau”, mặc nhiên ta có thể hiểu ông đã ở lại với nạn nhân qua đêm để cho người đó qua khỏi cơn nguy kịch đã, rồi mới an lòng ra đi. Chưa hết, ông còn thanh toán mọi chi phí, và dặn dò cặn kẽ với người chủ quán: “Nhờ bác săn sóc người này, có tốn kém bao nhiêu, chính tôi sẽ chi trả khi trở về”. “Chính tôi” sẽ chi trả chứ không phải vợ con anh ta, cha mẹ anh ta, cũng không phải nhà băng, hay dịch vụ bảo hiểm y tế. Lòng quảng đại của ông thật tuyệt vời ! Ông đã không ngại hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền bạc. Nói cách khác, ông đã quảng đại cho đi tấ cả, nhất là cho đi chính mình.
Cách cư xử của người Samaria nói lên một lòng bác ái kiểu mẫu của Tin Mừng. Đó là thứ bác ái Kitô giáo mà dụ ngôn muốn trình bày. Đức Kitô đích thực là người Samaria nhân hậu đối với chúng ta, khi Ngài đã sống trọn hảo đức bác ái đó của Tin Mừng. Đức Kitô đã rời bỏ mọi vinh quang nơi Giêrusalem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra. Đoạn Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom chăm sóc hộ Ngài..
Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaria nhân lành bên cạnh tất cả những người mà chúng ta gặp và chân tình giúp đỡ, băng bó các vết thương của họ. Vết thương của nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, chết chóc,.... Con đường từ Giêrusalem tới Giêricô chính là đường đời, trên đó không thiếu những con người bất hạnh, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị để mặc trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Họ đang là những nạn nhân của bạo lực, bất công, bệnh tật, chiến tranh …. “Hãy đi và làm như thế” luôn là một mệnh lệnh có tính cấp bách.
Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc chúng ta nỗ lực mỗi ngày làm một việc bác ái cụ thể trong môi trường mà mình đang sống: nơi thôn xóm, nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Xin hãy làm với một niềm tin tưởng rằng mỗi một cử chỉ bác ái mà ta làm cho tha nhân, dù nhỏ bé đến đâu, cũng đều góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và làm cho nền văn minh tình thương của nhân loại được thăng hoa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng: “Không phải những ai cứ kêu: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21 ). Ngài cũng đã dạy rằng Thiên Chúa chỉ tính sổ với ta về những hành động yêu thương, bác ái mà ta đã làm hoặc đã không làm cho những người anh em của ta (x. Mt 25).
Xin cho điều Chúa dạy về đức bác ái của Tin Mừng in sâu vào tâm trí chúng ta, để chúng ta không bao giờ quên; trái lại luôn cố gắng sống theo lời Chúa dạy để “được sự sống đời đời”. Amen.
Cái Bàn và Gia Đình
Thanh Thanh
22:55 08/07/2010
Muốn gia đình hạnh phúc, vững bền và thăng tiến, nhất thiết phải có 3 cái bàn. Đó là: bàn tay, bàn tiệc và bàn thánh.
Bàn Tay
Chúa không ban cho con người bàn tay để làm điều ác, gây ra đau khổ, đổ máu hay sát hại nhau, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Thiên Chúa và công trình của Người.
Con người được ban cho cho đôi tay để làm hai việc. Một là cộng tác vào công trình sáng tạo và cứu chuộc của Chúa. Hai là giúp đỡ, chia sẻ trách nhiệm, công việc với nhau.
Khi dựng nên trời đất muôn vật và con người, Thiên Chúa thật tuyệt khi không kết thúc chương trình sáng tạo, mà mở ra con đường ân sủng, là cho con người được tiếp tục cộng tác vào chương trình sáng tạo mới của Ngài.
Khác với gà làm tổ theo thói quen. Con người sử dụng trí khôn Chúa ban để làm việc với thời gian ngắn nhất, đầu tư ít nhất, hiệu quả cao nhất.
Nhờ ơn Chúa, nhiều người đã phát huy và làm sinh lợi nén bạc Chúa trao để xây dựng nhiều công trình giúp bảo vệ vũ trụ thiên nhiên, bảo vệ con người, làm cho thế giới xanh, sạch, đẹp, giàu có sung túc hơn.
Nhờ bàn tay siêng năng làm việc mà của cải được sản sinh, có điều kiện để xây dựng và phát triển các chiều kích khác con người.
Nhờ bàn tay lao động mà con người có của nuôi thân, có cơm ăn áo mặc, gia đình được ấm no, và có điều kiện giúp đỡ nhiều người túng quẫn, thiếu cơ hội...
Gia đình mà vợ chồng biết sẻ chia công việc, không phân biệt việc của tôi việc của anh thì thật hạnh phúc.
Nếu còn phân biệt theo kiểu cha chú, bề trên như: việc sinh con đẻ cái, trong nhà ngoại ngõ, ao vườn chuồng trại, cơm nước nhà cửa, con cái là chuyện của bà. Còn tôi thì bàn đại sự quốc gia, hòa bình thế giới, bầu tổng thống, bầu giáo hoàng, thì mỗi thành viên trong gia đình chỉ là những công nhân lao động không lương mà thôi.
Bàn Tiệc
Của cải làm ra là để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ con người, nhất là phục vụ gia đình.
Những thành quả do công sức con người làm ra lại được sử dụng để tái tạo cuộc sống, làm gia đình và bảo tồn sức khỏe, qua bữa ăn thân tình.
Ăn cơm chung của gia đình không chỉ đơn giản là bồi dưỡng sức khỏe thân xác, mà còn bồi dưỡng sức khỏe tình yêu, tinh thần. Bù đáp lại sự thiếu thốn trong khoảng thời gian phải xa cách nhau vì công việc, vì trách nhiệm.
Cơm chung là một kỷ luật. Vợ chồng phải coi việc ăn cơm chung là một kỷ luật, vì hạnh phúc gia đình. Nếu không, sẽ có đủ lý do để tránh mặt. Nào là mệt mỏi khó chịu đến nóng nảy cần nghỉ ngơi, tắm rửa; nào là phim hay cần xem ngay đến phải đi với bạn bè, đồng nghiệp, giao dịch.. Nào là cơm canh không vừa miệng đến…
Nếu không có kỷ luật và tôn trọng, thì sẽ có trăm ngàn lý do không ngồi dùng chung trong bữa cơm gia đình. Và chính ta sẽ mở đường cho ý riêng hoạt động, dẫn đến sự mong manh, rạn rứt, đổ vỡ gia đình.
Nếu không ăn cơm chung được 3 lần thì 2 lần hoặc cố gắng sắp xếp 1 lần, hay thống nhất một giờ khắc nhất định để có mặt đầy đủ trong bữa cơm thân tình. Mỗi người phải nghiêm túc tuân theo để tôn trọng người thân yêu của mình.
Nếu ai đó viện đủ mọi lý do để vắng mặt trong sinh hoạt chung của, thì đây là dấu hiệu về tình yêu của mình đang nguội dần, nên cố gắng cũng ít dần.
Cơm chung là việc hy sinh. Vợ chồng phải coi việc dùng cơm chung là việc hy sinh cụ thể và cần thiết, vì hạnh phúc gia đình.
Thật nghịch lý khi chồng hay vợ là người rất hào phóng với bạn bè nhưng lại khắt khe với gia đình; rộng rã với đồng nghiệp nhưng lại tính toán với người thân; dễ dãi với mọi người nhưng lại nghiêm khắc với gia đình.
Đáng lẽ vợ, chồng phải là người đầu tiên được hưởng những hy sinh ấy trước khi dành cho người ngoài mới đúng. Vì vợ, chồng đã dâng hiến trọn vẹn thân xác, tâm hồn và cả đời cho nhau, thì cũng xứng đáng được hưởng mọi thứ tốt nhất của nhau.
Vợ chồng nếu biết quan tâm, lo lắng và đặt mình vào hoàn cảnh của nhau, thì sẽ đọc được ước muốn, khao khát, thao thức của nhau, xuyên qua các sinh hoạt đời thường.
Cơm chung là việc bác ái. Vợ chồng phải coi việc dùng cơm chung là việc bác ái cần thiết để nói lên rằng mình vẫn còn yêu thương nhau.
Cũng vậy, những lời ngon ngọt, dễ thương, những lời khen ngợi tế nhị có thể rất dễ áp dụng đối với người dưng, thì cũng hãy dành cách cư xử ấy đối với gia đình của mình.
Không chỉ bác ái vì có mặt, mà còn thể hiện bằng cách vui lòng đón nhận những hy sinh của nhau, dù có thể không đẹp, không ngon, không hấp dẫn bằng nhà hàng khách sạn. Nhưng vậy mới gọi là tình yêu. Tình yêu thì không so đo tính toán hay chê bai, nhưng là sẵn sàng đón nhận, dù không được hài lòng.
Bàn Thánh
Bàn thánh ở đây chính là lòng đạo đức, hết lòng gắn bó, tín thác vào tình yêu và quan phòng của Thiên Chúa.
Lòng đạo đức giúp vợ chồng đẩy lui thói ích kỷ, ghen tị, tìm tư lợi, phần thắng, phần tốt, phần dễ dãi thoải mái ra khỏi bản thân và gia đình.
Lòng đạo đức là trọng tài, là trung gian để vợ chồng dựa vào làm chuẩn mực cho đời mình, cũng như là thước đo giải quyết mọi trục trặc xảy ra trong cuộc sống gia đình.
Lòng đạo đức là liều thuốc tuyệt vời chữa lành các vết thương thể xác cũng như tinh thần do người thân gây ra.
Lòng đạo đức xoa dịu mọi mệt mỏi, chán nản, thất vọng để thay bằng mạnh khỏe, hy vọng, phấn khởi hân hoan.
Lòng đạo đức cho ta nguồn sức mạnh vượt khó, kiên trì nhẫn nại, không chấp nhất hẹp hòi.
Lòng đạo đức bù đắp mọi khuyết điểm và thiếu sót trong cuộc sống cũng như trong bản tính yếu đuối mỏng giòn của kiếp người.
Lòng đạo đức như sợi dây cột chặt con người với nhau trong nghĩa thiết, nghĩa hiếu và nghĩa ân.
Lòng đạo đức bù đắp mọi khoảng trống mà con người không thể làm đầy trong tiến trình hoàn thiện bản thân và gia đình.
Lòng đạo đức là kim chỉ nam dẫn đường cho vợ chồng đến bến bờ yêu thương một cách an toàn.
Lòng đạo đức giúp ta nhận ra tâm hồn, tấm lòng và hy sinh của nhau một cách dễ dàng.
Lòng đạo đức giúp ta sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Làm cho ta có thể cười trong cả những hoàn cảnh éo le và đau khổ nhất của cuộc đời.
Lòng đạo đức giúp con người có thể tin tưởng và thông cảm nhau, thay vì nghi ngờ, vô cảm.
Lòng đạo đức là mối dây ràng buộc giao ước, bổn phận và trách nhiệm của vợ chồng.
Lòng đạo đức giúp ta cố gắng hoàn thành tốt sứ mệnh Chúa trao với tất cả lòng yêu mến.
Lòng đạo đức cho ta sức mạnh để có thể chấp nhận nhau, sẵn sàng trung thành đến chết trong giao ước hôn nhân của mình.
Muốn gia đình của mình luôn hạnh phúc và bền vững, thì cần phải có và giữ cho được ba cái bàn. Đó là bàn tay, bàn tiệc và bàn thánh.
Bàn Tay
Chúa không ban cho con người bàn tay để làm điều ác, gây ra đau khổ, đổ máu hay sát hại nhau, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Thiên Chúa và công trình của Người.
Con người được ban cho cho đôi tay để làm hai việc. Một là cộng tác vào công trình sáng tạo và cứu chuộc của Chúa. Hai là giúp đỡ, chia sẻ trách nhiệm, công việc với nhau.
Khi dựng nên trời đất muôn vật và con người, Thiên Chúa thật tuyệt khi không kết thúc chương trình sáng tạo, mà mở ra con đường ân sủng, là cho con người được tiếp tục cộng tác vào chương trình sáng tạo mới của Ngài.
Khác với gà làm tổ theo thói quen. Con người sử dụng trí khôn Chúa ban để làm việc với thời gian ngắn nhất, đầu tư ít nhất, hiệu quả cao nhất.
Nhờ ơn Chúa, nhiều người đã phát huy và làm sinh lợi nén bạc Chúa trao để xây dựng nhiều công trình giúp bảo vệ vũ trụ thiên nhiên, bảo vệ con người, làm cho thế giới xanh, sạch, đẹp, giàu có sung túc hơn.
Nhờ bàn tay siêng năng làm việc mà của cải được sản sinh, có điều kiện để xây dựng và phát triển các chiều kích khác con người.
Nhờ bàn tay lao động mà con người có của nuôi thân, có cơm ăn áo mặc, gia đình được ấm no, và có điều kiện giúp đỡ nhiều người túng quẫn, thiếu cơ hội...
Gia đình mà vợ chồng biết sẻ chia công việc, không phân biệt việc của tôi việc của anh thì thật hạnh phúc.
Nếu còn phân biệt theo kiểu cha chú, bề trên như: việc sinh con đẻ cái, trong nhà ngoại ngõ, ao vườn chuồng trại, cơm nước nhà cửa, con cái là chuyện của bà. Còn tôi thì bàn đại sự quốc gia, hòa bình thế giới, bầu tổng thống, bầu giáo hoàng, thì mỗi thành viên trong gia đình chỉ là những công nhân lao động không lương mà thôi.
Bàn Tiệc
Của cải làm ra là để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ con người, nhất là phục vụ gia đình.
Những thành quả do công sức con người làm ra lại được sử dụng để tái tạo cuộc sống, làm gia đình và bảo tồn sức khỏe, qua bữa ăn thân tình.
Ăn cơm chung của gia đình không chỉ đơn giản là bồi dưỡng sức khỏe thân xác, mà còn bồi dưỡng sức khỏe tình yêu, tinh thần. Bù đáp lại sự thiếu thốn trong khoảng thời gian phải xa cách nhau vì công việc, vì trách nhiệm.
Cơm chung là một kỷ luật. Vợ chồng phải coi việc ăn cơm chung là một kỷ luật, vì hạnh phúc gia đình. Nếu không, sẽ có đủ lý do để tránh mặt. Nào là mệt mỏi khó chịu đến nóng nảy cần nghỉ ngơi, tắm rửa; nào là phim hay cần xem ngay đến phải đi với bạn bè, đồng nghiệp, giao dịch.. Nào là cơm canh không vừa miệng đến…
Nếu không có kỷ luật và tôn trọng, thì sẽ có trăm ngàn lý do không ngồi dùng chung trong bữa cơm gia đình. Và chính ta sẽ mở đường cho ý riêng hoạt động, dẫn đến sự mong manh, rạn rứt, đổ vỡ gia đình.
Nếu không ăn cơm chung được 3 lần thì 2 lần hoặc cố gắng sắp xếp 1 lần, hay thống nhất một giờ khắc nhất định để có mặt đầy đủ trong bữa cơm thân tình. Mỗi người phải nghiêm túc tuân theo để tôn trọng người thân yêu của mình.
Nếu ai đó viện đủ mọi lý do để vắng mặt trong sinh hoạt chung của, thì đây là dấu hiệu về tình yêu của mình đang nguội dần, nên cố gắng cũng ít dần.
Cơm chung là việc hy sinh. Vợ chồng phải coi việc dùng cơm chung là việc hy sinh cụ thể và cần thiết, vì hạnh phúc gia đình.
Thật nghịch lý khi chồng hay vợ là người rất hào phóng với bạn bè nhưng lại khắt khe với gia đình; rộng rã với đồng nghiệp nhưng lại tính toán với người thân; dễ dãi với mọi người nhưng lại nghiêm khắc với gia đình.
Đáng lẽ vợ, chồng phải là người đầu tiên được hưởng những hy sinh ấy trước khi dành cho người ngoài mới đúng. Vì vợ, chồng đã dâng hiến trọn vẹn thân xác, tâm hồn và cả đời cho nhau, thì cũng xứng đáng được hưởng mọi thứ tốt nhất của nhau.
Vợ chồng nếu biết quan tâm, lo lắng và đặt mình vào hoàn cảnh của nhau, thì sẽ đọc được ước muốn, khao khát, thao thức của nhau, xuyên qua các sinh hoạt đời thường.
Cơm chung là việc bác ái. Vợ chồng phải coi việc dùng cơm chung là việc bác ái cần thiết để nói lên rằng mình vẫn còn yêu thương nhau.
Cũng vậy, những lời ngon ngọt, dễ thương, những lời khen ngợi tế nhị có thể rất dễ áp dụng đối với người dưng, thì cũng hãy dành cách cư xử ấy đối với gia đình của mình.
Không chỉ bác ái vì có mặt, mà còn thể hiện bằng cách vui lòng đón nhận những hy sinh của nhau, dù có thể không đẹp, không ngon, không hấp dẫn bằng nhà hàng khách sạn. Nhưng vậy mới gọi là tình yêu. Tình yêu thì không so đo tính toán hay chê bai, nhưng là sẵn sàng đón nhận, dù không được hài lòng.
Bàn Thánh
Bàn thánh ở đây chính là lòng đạo đức, hết lòng gắn bó, tín thác vào tình yêu và quan phòng của Thiên Chúa.
Lòng đạo đức giúp vợ chồng đẩy lui thói ích kỷ, ghen tị, tìm tư lợi, phần thắng, phần tốt, phần dễ dãi thoải mái ra khỏi bản thân và gia đình.
Lòng đạo đức là trọng tài, là trung gian để vợ chồng dựa vào làm chuẩn mực cho đời mình, cũng như là thước đo giải quyết mọi trục trặc xảy ra trong cuộc sống gia đình.
Lòng đạo đức là liều thuốc tuyệt vời chữa lành các vết thương thể xác cũng như tinh thần do người thân gây ra.
Lòng đạo đức xoa dịu mọi mệt mỏi, chán nản, thất vọng để thay bằng mạnh khỏe, hy vọng, phấn khởi hân hoan.
Lòng đạo đức cho ta nguồn sức mạnh vượt khó, kiên trì nhẫn nại, không chấp nhất hẹp hòi.
Lòng đạo đức bù đắp mọi khuyết điểm và thiếu sót trong cuộc sống cũng như trong bản tính yếu đuối mỏng giòn của kiếp người.
Lòng đạo đức như sợi dây cột chặt con người với nhau trong nghĩa thiết, nghĩa hiếu và nghĩa ân.
Lòng đạo đức bù đắp mọi khoảng trống mà con người không thể làm đầy trong tiến trình hoàn thiện bản thân và gia đình.
Lòng đạo đức là kim chỉ nam dẫn đường cho vợ chồng đến bến bờ yêu thương một cách an toàn.
Lòng đạo đức giúp ta nhận ra tâm hồn, tấm lòng và hy sinh của nhau một cách dễ dàng.
Lòng đạo đức giúp ta sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Làm cho ta có thể cười trong cả những hoàn cảnh éo le và đau khổ nhất của cuộc đời.
Lòng đạo đức giúp con người có thể tin tưởng và thông cảm nhau, thay vì nghi ngờ, vô cảm.
Lòng đạo đức là mối dây ràng buộc giao ước, bổn phận và trách nhiệm của vợ chồng.
Lòng đạo đức giúp ta cố gắng hoàn thành tốt sứ mệnh Chúa trao với tất cả lòng yêu mến.
Lòng đạo đức cho ta sức mạnh để có thể chấp nhận nhau, sẵn sàng trung thành đến chết trong giao ước hôn nhân của mình.
Muốn gia đình của mình luôn hạnh phúc và bền vững, thì cần phải có và giữ cho được ba cái bàn. Đó là bàn tay, bàn tiệc và bàn thánh.
Sồng Và Chia Sẻ Lời Chua- Yêu Người Thân Cận
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
23:57 08/07/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 15 TN-C: 11-7-2010
YÊU NGƯỜI THÂN CẬN (Lc 10: 25-37)
* Gợi tôi nhớ tới bài hát: Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời, đâu có lòng từ bi là đấy có ân sủng Người….
Câu chuyện dụ ngôn người Samari tốt lành là Kim chỉ nam để mọi Tín hữu Kitô và các Hội đoàn phải thực hành, tóm tắt như sau:
“Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau ông lấy ra hai quan tiền trao cho chủ quán và nói: Nhờ bác săn sóc người này có tốn bao nhiêu, thì khi trở về chính tôi sẽ hoàn lại bác…Đức Giêsu bảo ông ta: “Anh hãy đi và cũng làm như vậy. (Lc 10, 34-37)
* Ca dao Việt nam có câu: Thương người như thể thương thân
Rách lành đùm bọc yếu đau đỡ đần
A- Chúa muốn dạy tôi làm những gì qua đọan Tin Mừng trên?
1/ Lòng bác ái liên tục: Thực hiện lòng bác ái của người Samari không phải chỉ trong chốc lát; nhưng phải liên tục mà qúy vị được mời gọi để thực hiện yêu thương những người mình gặp hàng ngày.
2/ Nhạy cảm với người khác: Một tiếng gọi cấp bách mình phải chăm lo, săn sóc cho người gặp hoạn nạn, ốm đau, nghèo khổ trong xã hội cả tinh thần lẫn vât chất, không gián đoạn và nhất thời.
3/ Cộng tác với giáo xứ: Qúy vị được mời tham gia với các Hội đoàn trong Giáo xứ để thực hành Lời Chúa sau Thánh Lễ, hầu xoa dịu những người đau khổ, bị bỏ rơi trong gia đình và ngoài xã hội.
4/ Bác ái là cần thiết: Đừng như các thầy Rap-bi hay tranh luận về điều răn nào lớn nhỏ, mà không bàn tới việc phải thi hành bác ái mới là cần thiết. Vì tất cả Lề Luật đều tập trung vào hai giới răn này.
B- Chuyện kể: Một câu chuyện cổ Ái Nhĩ lan có từ khi vua chúa còn còn cai trị về một ông vua hành khất như sau:
Ông vua này không có con cái nối ngôi, nên ông sai các hầu cận đi tìm một người thay thế trước khi ông từ trần, với điều kiện là người ấy phải có hai đức tính quan trọng là mến Chúa và yêu người.
Một thanh niên thấy mình có hai đức tính trên, nên quyết định đến gặp vua; nhưng anh nghèo quá không có bộ đồ coi được để đến gặp vua. Anh liền cầu nguyện và xin được một ít bộ đồ và ít vật liệu cần dùng để lên đường. Sau gần một tháng anh tới cung điện nhà vua; nhưng lại gặp một người ăn xin bên vệ đường, ông ta run rẩy van nài xin anh ta giúp đỡ và nói: “Tôi đói và lạnh quá, xin anh cho tôi bộ quần áo để mặc và chút lương thực để ăn.” - Anh quá xúc động trước cảnh tượng này, liền cởi bộ quần áo ấm áp của mình ra, để lấy bộ quần áo tả tơi của người ăn xin mặc vào, anh cũng cho anh ta hết những đồ ăn cần thiêt.
Sau đó anh bươc vào cung vua chẳng còn gì cả! Lính gác liền ngăn chặn lại, bắt anh đợi chờ, sau một thời gian thật lâu anh mới được vào. Với tư thế khúm núm không dám nhìn lên vua, khi được lệnh, anh qúa ngạc nhiên nói với vua: “Ngài chính là người ăn xin bên vệ đường mà tôi gặp lúc nãy?” – Nhà vua trả lời: Đúng rồi ! – Anh hỏi: “Sao ngài làm như vậy đối với tôi? – Vua trả lời: “Tôi muốn làm như vậy xem anh có thực lòng mến Chúa và yêu người không?
Câu chuyện trên có tính cách giả tưởng; nhưng đó thật là một bài học qúy giá cho bạn và tôi như trong đoạn Phúc Âm về ngày Cánh chung như sau: “Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta tần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã thăm nom, Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm.” (Mt 25, 35-38)
C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống hôm nay:
ÔNG HÃY ĐI VÀ CŨNG LÀM NHƯ VẬY (Lc 10:37)
1/ Tôi thăm hỏi kẻ ốm đau, tật nguyền về thể xác lẫn tâm linh.
2/ Bạn săn sóc người thân cận từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống với Lời Chúa:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói với người thông luật: Anh hãy đi và cũng hãy làm như vậy. Con quyết sống đạo không chỉ đi nhà thờ hay đọc kinh là đủ, mà cần sẵn sàng giúp đỡ mọi người đau khổ, hoạn nạn ở ngoài xã hội như gương người Samari hôm nay. Con luôn quan tâm đến người bất hạnh ngoài xã hội, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, màu da, để xứng đáng với danh hiệu là Kitô hữu. Tôi noi gương Đức Maria như trong tiệc cưới Cana, luôn nhìn ra những nhu cầu của tha nhân; để yên uỉ và hết lòng giúp họ khi có thể. Amen..
Lời hay ý đẹp: CÀNG YÊU ĐỨC KITÔ, BẠN CÀNG YÊU NGƯỜI KHÁC
The more you love Christ, the more you will love others
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật 15 TN-C: 11-7-2010
YÊU NGƯỜI THÂN CẬN (Lc 10: 25-37)
* Gợi tôi nhớ tới bài hát: Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời, đâu có lòng từ bi là đấy có ân sủng Người….
Câu chuyện dụ ngôn người Samari tốt lành là Kim chỉ nam để mọi Tín hữu Kitô và các Hội đoàn phải thực hành, tóm tắt như sau:
“Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau ông lấy ra hai quan tiền trao cho chủ quán và nói: Nhờ bác săn sóc người này có tốn bao nhiêu, thì khi trở về chính tôi sẽ hoàn lại bác…Đức Giêsu bảo ông ta: “Anh hãy đi và cũng làm như vậy. (Lc 10, 34-37)
* Ca dao Việt nam có câu: Thương người như thể thương thân
Rách lành đùm bọc yếu đau đỡ đần
A- Chúa muốn dạy tôi làm những gì qua đọan Tin Mừng trên?
1/ Lòng bác ái liên tục: Thực hiện lòng bác ái của người Samari không phải chỉ trong chốc lát; nhưng phải liên tục mà qúy vị được mời gọi để thực hiện yêu thương những người mình gặp hàng ngày.
2/ Nhạy cảm với người khác: Một tiếng gọi cấp bách mình phải chăm lo, săn sóc cho người gặp hoạn nạn, ốm đau, nghèo khổ trong xã hội cả tinh thần lẫn vât chất, không gián đoạn và nhất thời.
3/ Cộng tác với giáo xứ: Qúy vị được mời tham gia với các Hội đoàn trong Giáo xứ để thực hành Lời Chúa sau Thánh Lễ, hầu xoa dịu những người đau khổ, bị bỏ rơi trong gia đình và ngoài xã hội.
4/ Bác ái là cần thiết: Đừng như các thầy Rap-bi hay tranh luận về điều răn nào lớn nhỏ, mà không bàn tới việc phải thi hành bác ái mới là cần thiết. Vì tất cả Lề Luật đều tập trung vào hai giới răn này.
B- Chuyện kể: Một câu chuyện cổ Ái Nhĩ lan có từ khi vua chúa còn còn cai trị về một ông vua hành khất như sau:
Ông vua này không có con cái nối ngôi, nên ông sai các hầu cận đi tìm một người thay thế trước khi ông từ trần, với điều kiện là người ấy phải có hai đức tính quan trọng là mến Chúa và yêu người.
Một thanh niên thấy mình có hai đức tính trên, nên quyết định đến gặp vua; nhưng anh nghèo quá không có bộ đồ coi được để đến gặp vua. Anh liền cầu nguyện và xin được một ít bộ đồ và ít vật liệu cần dùng để lên đường. Sau gần một tháng anh tới cung điện nhà vua; nhưng lại gặp một người ăn xin bên vệ đường, ông ta run rẩy van nài xin anh ta giúp đỡ và nói: “Tôi đói và lạnh quá, xin anh cho tôi bộ quần áo để mặc và chút lương thực để ăn.” - Anh quá xúc động trước cảnh tượng này, liền cởi bộ quần áo ấm áp của mình ra, để lấy bộ quần áo tả tơi của người ăn xin mặc vào, anh cũng cho anh ta hết những đồ ăn cần thiêt.
Sau đó anh bươc vào cung vua chẳng còn gì cả! Lính gác liền ngăn chặn lại, bắt anh đợi chờ, sau một thời gian thật lâu anh mới được vào. Với tư thế khúm núm không dám nhìn lên vua, khi được lệnh, anh qúa ngạc nhiên nói với vua: “Ngài chính là người ăn xin bên vệ đường mà tôi gặp lúc nãy?” – Nhà vua trả lời: Đúng rồi ! – Anh hỏi: “Sao ngài làm như vậy đối với tôi? – Vua trả lời: “Tôi muốn làm như vậy xem anh có thực lòng mến Chúa và yêu người không?
Câu chuyện trên có tính cách giả tưởng; nhưng đó thật là một bài học qúy giá cho bạn và tôi như trong đoạn Phúc Âm về ngày Cánh chung như sau: “Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta tần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã thăm nom, Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm.” (Mt 25, 35-38)
C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống hôm nay:
ÔNG HÃY ĐI VÀ CŨNG LÀM NHƯ VẬY (Lc 10:37)
1/ Tôi thăm hỏi kẻ ốm đau, tật nguyền về thể xác lẫn tâm linh.
2/ Bạn săn sóc người thân cận từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống với Lời Chúa:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói với người thông luật: Anh hãy đi và cũng hãy làm như vậy. Con quyết sống đạo không chỉ đi nhà thờ hay đọc kinh là đủ, mà cần sẵn sàng giúp đỡ mọi người đau khổ, hoạn nạn ở ngoài xã hội như gương người Samari hôm nay. Con luôn quan tâm đến người bất hạnh ngoài xã hội, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, màu da, để xứng đáng với danh hiệu là Kitô hữu. Tôi noi gương Đức Maria như trong tiệc cưới Cana, luôn nhìn ra những nhu cầu của tha nhân; để yên uỉ và hết lòng giúp họ khi có thể. Amen..
Lời hay ý đẹp: CÀNG YÊU ĐỨC KITÔ, BẠN CÀNG YÊU NGƯỜI KHÁC
The more you love Christ, the more you will love others
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Bánh Sự Sống 59 - Ảnh Hưởng Của Những Tin Hữu Công Giáo
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
00:58 08/07/2010
Bánh Sự Sống Hàng Ngày # 59
ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Anh em hãy ăn ở khôn ngoan với người ngoại; hãy tận dụng thời buổi hiện tại.” (Cl 4, 5)
* Chuyện kể: Cecil Northcott kể lại về cuộc thảo luận trong một trại hè dành cho thiếu niên Công giáo đại diện cho nhiều quốc gia.
Hôm ấy là một đêm mưa, các trại sinh thảo luận đề tài: “Những phương cách làm cho người khác biết Chúa Cứu Thế.” Nhiều câu hỏi và nhiều kinh nghiệm được đưa ra. Khi người điều khiển chương trình thảo luận hỏi đến Jancuati, một nữ trại sinh người Châu Phi:
-Jancuati, ở xứ bạn, có phương cách truyền giáo hiệu quả không?
- Cô trả lời: Chỗ chúng tôi có rất nhiều người tin Chúa, dù chúng tôi không có Hội truyền giáo nào, cũng không có tài liệu để phát. Chúng tôi chỉ kêu gọi một hay vài gia đình Công giáo tình nguyện đến sinh sống trong một ngôi làng người ngoại nào đó. Khi dân làng nhìn thấy đời sống của người theo Chúa như thế nào, tức khắc họ đều muốn trở thành Kitô hữu ngay !.
* Một phút suy tư: Bạn có đủ can đảm để nói những lời như Jancuati chăng? Hay là ta phải cay đắng nhìn nhận lắm người Công giáo đang sống đạo còn thấp hơn số người không có Chúa.?
Cách sống đạo của Tín hữu hiện nay còn ít thể hiện được tình yêu Chúa, vì không được đào sâu, biến đổi cuộc đời sống mới trong Chúa là gì? Còn nặng nề về hình thức lễ nghi, chiếm mất nhiều chỗ và thì giờ, nặng nề về đi đạo để xin ơn, mà thiếu chấp nhận thanh tẩy, sám hối như lời kêu gọi của vị Cha Chung trong các giáo huấn.
Chính vì vậy, mà Chúa Giêsu đã than thở: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít… (Lc 10, 2). Để tôi có một tấm lòng, sống biết chia sẻ cho người khác, bớt hưởng thụ, có nhân cách, bớt tham lam, ích kỷ, để làm gương tốt cho lương dân, họ nhìn vào cách sống đạo của tôi mà theo Chúa. Vì thế, thư Phaolô đã kêu nài: “Anh em hãy khôn ngoan giao hảo tốt với với người ngoại, dùng hết thì giờ của mình rao truyền, làm gương sáng bằng đời sống, để họ thấy cách sống đạo của mình mà mến yêu Hội Thánh Chúa.” (x. ý Côlôxê 4, 5)
Cho nên Phaolô tha thiết: Van nài anh em sống xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng kêu gọi anh em vào Nước của Người. 1 Tx 2, 12)
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn /Huyền Đồng
ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Anh em hãy ăn ở khôn ngoan với người ngoại; hãy tận dụng thời buổi hiện tại.” (Cl 4, 5)
* Chuyện kể: Cecil Northcott kể lại về cuộc thảo luận trong một trại hè dành cho thiếu niên Công giáo đại diện cho nhiều quốc gia.
Hôm ấy là một đêm mưa, các trại sinh thảo luận đề tài: “Những phương cách làm cho người khác biết Chúa Cứu Thế.” Nhiều câu hỏi và nhiều kinh nghiệm được đưa ra. Khi người điều khiển chương trình thảo luận hỏi đến Jancuati, một nữ trại sinh người Châu Phi:
-Jancuati, ở xứ bạn, có phương cách truyền giáo hiệu quả không?
- Cô trả lời: Chỗ chúng tôi có rất nhiều người tin Chúa, dù chúng tôi không có Hội truyền giáo nào, cũng không có tài liệu để phát. Chúng tôi chỉ kêu gọi một hay vài gia đình Công giáo tình nguyện đến sinh sống trong một ngôi làng người ngoại nào đó. Khi dân làng nhìn thấy đời sống của người theo Chúa như thế nào, tức khắc họ đều muốn trở thành Kitô hữu ngay !.
* Một phút suy tư: Bạn có đủ can đảm để nói những lời như Jancuati chăng? Hay là ta phải cay đắng nhìn nhận lắm người Công giáo đang sống đạo còn thấp hơn số người không có Chúa.?
Cách sống đạo của Tín hữu hiện nay còn ít thể hiện được tình yêu Chúa, vì không được đào sâu, biến đổi cuộc đời sống mới trong Chúa là gì? Còn nặng nề về hình thức lễ nghi, chiếm mất nhiều chỗ và thì giờ, nặng nề về đi đạo để xin ơn, mà thiếu chấp nhận thanh tẩy, sám hối như lời kêu gọi của vị Cha Chung trong các giáo huấn.
Chính vì vậy, mà Chúa Giêsu đã than thở: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít… (Lc 10, 2). Để tôi có một tấm lòng, sống biết chia sẻ cho người khác, bớt hưởng thụ, có nhân cách, bớt tham lam, ích kỷ, để làm gương tốt cho lương dân, họ nhìn vào cách sống đạo của tôi mà theo Chúa. Vì thế, thư Phaolô đã kêu nài: “Anh em hãy khôn ngoan giao hảo tốt với với người ngoại, dùng hết thì giờ của mình rao truyền, làm gương sáng bằng đời sống, để họ thấy cách sống đạo của mình mà mến yêu Hội Thánh Chúa.” (x. ý Côlôxê 4, 5)
Cho nên Phaolô tha thiết: Van nài anh em sống xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng kêu gọi anh em vào Nước của Người. 1 Tx 2, 12)
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn /Huyền Đồng
Anh em hãy đi và hãy làm như vậy
Lm. Jude Siciliano, OP
06:35 08/07/2010
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN -C-
Đnl 30: 10-14; Tv 69; Cl 1: 15-20; Lc 10: 25-37
Tôi viết một vài suy nghĩ về người Samaritano nhân hậu trong lúc đang chờ ở phòng đợi phi trường vì máy bay trễ 3 giờ. Ước gì hãng hàng không cho tôi biết trước để tôi ở nhà soạn bài giảng này với tiện nghi đầy đủ hơn. Và tôi được dùng bữa sáng nóng hổi, và được đọc báo nữa. Nhờ thế may ra tôi có được vài suy nghĩ về một người Samaritano nhân hậu hợp với thời buổi này chăng!. Trái lại, tôi phải viết trong khi ngồi trên ghế cứng ở phi trường đặt giấy viết trên đùi, không có tiện nghi gì cả. Nhưng dụ ngôn về người Samaritano không liên quan gì đến những điều bất tiện tôi vừa gặp phải, và không có ý gì đến việc phải tử tế với người khác, vì tôi vừa nóng nảy phiền trách với cô nhân viên của hãng hàng không. Và tất cả dụ ngôn đó cũng không nói gì đến việc đi đường hay làm gì trên đường đi. Đây là câu chuyện về người đi đường, và chúng ta tất cả là người đi đường. Dụ ngôn nhắc nhở chúng ta nhớ là chúng ta phải đối đãi với người khác như thế nào trong lúc chúng ta cùng đi đường với họ trong cuộc hành trình dương thế theo ý chỉ của đức tin.
“Người Samaritano nhân hậu” đó là một cụm từ để khen ngợi một người nào. Ai được gọi là Người Samaritano nhân hậu là chúng ta biết ngay là người đó có lòng thương cảm với người lạ đang cần được giúp đỡ, mặc dù phải tốn kém cho mình. Nhưng, lẽ cố nhiên, đối với người Do Thái, người Samaritano là những người không tốt, và họ bị xem là kẻ thù địch. Và cả hai bên đều không ưa nhau. Hai dân tộc thù nhau từ bao nhiêu thế hệ. Và những người Do Thái đang nghe Chúa Giêsu kể dụ ngôn này đều không cần nhắc đến việc đó. Đối với họ dụ ngôn này không làm họ hài lòng. Dụ ngôn này trở nên một cú sốc làm cho những người nghe suy nghĩ lại về những thành kiến họ đã có từ trước đến nay.
Người thông luật muốn biết ông “phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Ông ấy không muốn biết những chuyện gì xa lạ, nhưng chỉ muốn biết điều gì giúp ông có được sự sống trong liên hệ mật thiết với Thiên Chúa ngay từ bây giờ, một liên hệ mà ngay cả sự chết không phá huỷ được. Chúng ta nhận thấy câu trả lời cho ông ấy không chú trọng đến Thiên Chúa. Người Do Thái tốt đạo nào cũng biết thương yêu là gì. Và câu trả lời nói về thương người lân cận đều đã có sẵn trong kinh thánh (Đnl 6:4 và Lv 19:18). Điểm chính của dụ ngôn là “ai là người thân cận của tôi?” Và đó cũng là câu hỏi đối với cả chúng ta nữa?
Bài Phúc âm hôm nay nằm trong Phúc âm thánh Luca nói về “những chuyện xảy ra trên đoạn đường lên Jêrusalem” (9:51-19:27). Câu chuyện này bắt đầu khi Chúa Giêsu bắt đầu thay đổi vì “Ngài hướng về Jêrusalem” (9:51). Thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biết trước việc Ngài sẽ gặp. Trước câu chuyện này, Chúa Giêsu gọi 72 môn đệ ra đi rao giảng (10:1). Các ông trở về mừng rõ vì đã được thành công (10:17-20). Chúa Giêsu cảm tạ Thiên Chúa vì sự mạc khải đã đến với các “người bé mọn”, là môn đệ (10:21-22), và Chúa Giêsu chúc lành cho họ (10:23-24). Đến đây thì câu chuyện người thông luật xảy đến để hỏi Chúa Giêsu về sự sống đời đời và chúng ta nghe câu trả lời của Chúa Giêsu. Câu chuyện Chúa Giêsu gặp người thông luật, và dụ ngôn kế tiếp là những lời nói của những người đi đường. Chúng ta, những người tin nghe Chúa Giêsu hãy tự hỏi xem chúng ta đối với những người cùng đồng hành với chúng ta như thế nào, hoặc đối với những kẻ đi ngược đường với chúng ta?
Khi người thông luật hỏi “Ai là người thân cận của tôi?”, ông ấy nghĩ là câu trả lời chắc sẽ là: người thân cận anh là bất kỳ người Do Thái nào. Câu trả lời như vậy sẽ chỉ rõ cho ông ta biết lề luật tôn giáo về sự yêu thương là như thế nào. Nhưng, Chúa Giêsu muốn đem hình ảnh người Samaritano ra làm câu trả lời cho người thông luật. Cho dù người bị thương năm kia có thuộc về giới “người thân cận” hay không. Điểm chính là Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy làm như người Samaritano đã làm là: Hãy trở nên người thân cận bằng các săn sóc người cần sự giúp đỡ vì lòng bác ái. Điểm quan trọng là: tôi không còn vai vế nào trong xã hội cả?, và người cần tôi giúp đó là bất cứ ai?
Người thông luật muốn Chúa Giêsu nói rõ người thân cận là ai, nhưng, trái lại, Chúa Giêsu nói là không cần nói đến người mình giúp đỡ, mà phải nói đến người giúp đỡ: người Samaritano là người chính trong việc giúp đỡ. Ông ta là người biết yêu thương, và chúng ta cũng hãy làm như vậy. Rốt cuộc câu hỏi của người thông luật là câu hỏi sai. Và, có lẽ chúng ta cũng muốn biết yêu thương thế nào mới gọi là đủ. Hãy cho tôi biết ai là người tôi phải yêu thương và lúc nào tôi phải yêu thương họ. Nhưng, “thương người thân cận” không phải là một bài giảng chỉ định về tình thương yêu người khác. Câu hỏi không phải là “ai là người thân cận của tôi?”, nhưng là “tôi là người thân cận của ai?”. Đó là ý Chúa Giêsu khi Ngài hỏi “vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”… “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Từ “thân cận” chỉ sự liên hệ mật thiết. Thiên Chúa làm tất cả mọi người trở nên là người “thân cận” của chúng ta, và câu trả lời của chúng ta với Chúa là con sẽ trở nên người thân cận của người cần được giúp đỡ.
Trên đường đi lên Jêrusalem Chúa Giêsu có nhiều điều để dạy các môn đệ. Một điều Chúa Giêsu dạy các ông là: Jêrusalem sẽ là nơi Ngài chịu khổ hình và chịu chết. Trên đường lên Jêrusalem, Chúa Giesu muốn cho chúng ta biết là chúng ta phải sẵn sàng hy sinh mạng sống chúng ta vì sứ vụ và tình thương. Đó là tất cả những gì mà dụ ngôn hôm nay dạy chúng ta. Người theo Chúa Giêsu phải là người như thế nào? Làm sao chúng ta biết được người đó? Người theo Chúa Giêsu thật sự là người đáp lời ngay khi gặp người cần được giúp đỡ, không so đo xem họ có tiền không, có bằng cấp gì, ăn mặc ra sao, con người đó đi học trường nào, hay người đó thuộc quốc tịch nào, và thuộc nước nào v.v…?
Hôm nay trong phụng vụ chúng ta nghe dụ ngôn người Samaritano nhân hậu. Chúng ta có tạm dừng những thói quen đố kỵ trong làm việc, trong học hành, hay vui chơi trong gia đình như dụ ngôn. Trong đó nhấn mạnh những việc Chúa đã làm, đó là việc tốt dành cho những ai đã lãnh nhận đức tin qua bí tích Thánh Thể, đó là đem Chúa Giêsu đến như người Samaritano. Hôm nay khi chúng ta ra về Chúa Giêsu nói với chúng ta “anh em hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Trong phụng vụ chúng ta xin Thiên Chúa cho chúng ta “lương thực hàng ngày” và lương thực đi đường đến những nơi cần chúng ta giúp đỡ để trở nên người “Samaritano nhân hậu”.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
Đnl 30: 10-14; Tv 69; Cl 1: 15-20; Lc 10: 25-37
Tôi viết một vài suy nghĩ về người Samaritano nhân hậu trong lúc đang chờ ở phòng đợi phi trường vì máy bay trễ 3 giờ. Ước gì hãng hàng không cho tôi biết trước để tôi ở nhà soạn bài giảng này với tiện nghi đầy đủ hơn. Và tôi được dùng bữa sáng nóng hổi, và được đọc báo nữa. Nhờ thế may ra tôi có được vài suy nghĩ về một người Samaritano nhân hậu hợp với thời buổi này chăng!. Trái lại, tôi phải viết trong khi ngồi trên ghế cứng ở phi trường đặt giấy viết trên đùi, không có tiện nghi gì cả. Nhưng dụ ngôn về người Samaritano không liên quan gì đến những điều bất tiện tôi vừa gặp phải, và không có ý gì đến việc phải tử tế với người khác, vì tôi vừa nóng nảy phiền trách với cô nhân viên của hãng hàng không. Và tất cả dụ ngôn đó cũng không nói gì đến việc đi đường hay làm gì trên đường đi. Đây là câu chuyện về người đi đường, và chúng ta tất cả là người đi đường. Dụ ngôn nhắc nhở chúng ta nhớ là chúng ta phải đối đãi với người khác như thế nào trong lúc chúng ta cùng đi đường với họ trong cuộc hành trình dương thế theo ý chỉ của đức tin.
“Người Samaritano nhân hậu” đó là một cụm từ để khen ngợi một người nào. Ai được gọi là Người Samaritano nhân hậu là chúng ta biết ngay là người đó có lòng thương cảm với người lạ đang cần được giúp đỡ, mặc dù phải tốn kém cho mình. Nhưng, lẽ cố nhiên, đối với người Do Thái, người Samaritano là những người không tốt, và họ bị xem là kẻ thù địch. Và cả hai bên đều không ưa nhau. Hai dân tộc thù nhau từ bao nhiêu thế hệ. Và những người Do Thái đang nghe Chúa Giêsu kể dụ ngôn này đều không cần nhắc đến việc đó. Đối với họ dụ ngôn này không làm họ hài lòng. Dụ ngôn này trở nên một cú sốc làm cho những người nghe suy nghĩ lại về những thành kiến họ đã có từ trước đến nay.
Người thông luật muốn biết ông “phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Ông ấy không muốn biết những chuyện gì xa lạ, nhưng chỉ muốn biết điều gì giúp ông có được sự sống trong liên hệ mật thiết với Thiên Chúa ngay từ bây giờ, một liên hệ mà ngay cả sự chết không phá huỷ được. Chúng ta nhận thấy câu trả lời cho ông ấy không chú trọng đến Thiên Chúa. Người Do Thái tốt đạo nào cũng biết thương yêu là gì. Và câu trả lời nói về thương người lân cận đều đã có sẵn trong kinh thánh (Đnl 6:4 và Lv 19:18). Điểm chính của dụ ngôn là “ai là người thân cận của tôi?” Và đó cũng là câu hỏi đối với cả chúng ta nữa?
Bài Phúc âm hôm nay nằm trong Phúc âm thánh Luca nói về “những chuyện xảy ra trên đoạn đường lên Jêrusalem” (9:51-19:27). Câu chuyện này bắt đầu khi Chúa Giêsu bắt đầu thay đổi vì “Ngài hướng về Jêrusalem” (9:51). Thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biết trước việc Ngài sẽ gặp. Trước câu chuyện này, Chúa Giêsu gọi 72 môn đệ ra đi rao giảng (10:1). Các ông trở về mừng rõ vì đã được thành công (10:17-20). Chúa Giêsu cảm tạ Thiên Chúa vì sự mạc khải đã đến với các “người bé mọn”, là môn đệ (10:21-22), và Chúa Giêsu chúc lành cho họ (10:23-24). Đến đây thì câu chuyện người thông luật xảy đến để hỏi Chúa Giêsu về sự sống đời đời và chúng ta nghe câu trả lời của Chúa Giêsu. Câu chuyện Chúa Giêsu gặp người thông luật, và dụ ngôn kế tiếp là những lời nói của những người đi đường. Chúng ta, những người tin nghe Chúa Giêsu hãy tự hỏi xem chúng ta đối với những người cùng đồng hành với chúng ta như thế nào, hoặc đối với những kẻ đi ngược đường với chúng ta?
Khi người thông luật hỏi “Ai là người thân cận của tôi?”, ông ấy nghĩ là câu trả lời chắc sẽ là: người thân cận anh là bất kỳ người Do Thái nào. Câu trả lời như vậy sẽ chỉ rõ cho ông ta biết lề luật tôn giáo về sự yêu thương là như thế nào. Nhưng, Chúa Giêsu muốn đem hình ảnh người Samaritano ra làm câu trả lời cho người thông luật. Cho dù người bị thương năm kia có thuộc về giới “người thân cận” hay không. Điểm chính là Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy làm như người Samaritano đã làm là: Hãy trở nên người thân cận bằng các săn sóc người cần sự giúp đỡ vì lòng bác ái. Điểm quan trọng là: tôi không còn vai vế nào trong xã hội cả?, và người cần tôi giúp đó là bất cứ ai?
Người thông luật muốn Chúa Giêsu nói rõ người thân cận là ai, nhưng, trái lại, Chúa Giêsu nói là không cần nói đến người mình giúp đỡ, mà phải nói đến người giúp đỡ: người Samaritano là người chính trong việc giúp đỡ. Ông ta là người biết yêu thương, và chúng ta cũng hãy làm như vậy. Rốt cuộc câu hỏi của người thông luật là câu hỏi sai. Và, có lẽ chúng ta cũng muốn biết yêu thương thế nào mới gọi là đủ. Hãy cho tôi biết ai là người tôi phải yêu thương và lúc nào tôi phải yêu thương họ. Nhưng, “thương người thân cận” không phải là một bài giảng chỉ định về tình thương yêu người khác. Câu hỏi không phải là “ai là người thân cận của tôi?”, nhưng là “tôi là người thân cận của ai?”. Đó là ý Chúa Giêsu khi Ngài hỏi “vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”… “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Từ “thân cận” chỉ sự liên hệ mật thiết. Thiên Chúa làm tất cả mọi người trở nên là người “thân cận” của chúng ta, và câu trả lời của chúng ta với Chúa là con sẽ trở nên người thân cận của người cần được giúp đỡ.
Trên đường đi lên Jêrusalem Chúa Giêsu có nhiều điều để dạy các môn đệ. Một điều Chúa Giêsu dạy các ông là: Jêrusalem sẽ là nơi Ngài chịu khổ hình và chịu chết. Trên đường lên Jêrusalem, Chúa Giesu muốn cho chúng ta biết là chúng ta phải sẵn sàng hy sinh mạng sống chúng ta vì sứ vụ và tình thương. Đó là tất cả những gì mà dụ ngôn hôm nay dạy chúng ta. Người theo Chúa Giêsu phải là người như thế nào? Làm sao chúng ta biết được người đó? Người theo Chúa Giêsu thật sự là người đáp lời ngay khi gặp người cần được giúp đỡ, không so đo xem họ có tiền không, có bằng cấp gì, ăn mặc ra sao, con người đó đi học trường nào, hay người đó thuộc quốc tịch nào, và thuộc nước nào v.v…?
Hôm nay trong phụng vụ chúng ta nghe dụ ngôn người Samaritano nhân hậu. Chúng ta có tạm dừng những thói quen đố kỵ trong làm việc, trong học hành, hay vui chơi trong gia đình như dụ ngôn. Trong đó nhấn mạnh những việc Chúa đã làm, đó là việc tốt dành cho những ai đã lãnh nhận đức tin qua bí tích Thánh Thể, đó là đem Chúa Giêsu đến như người Samaritano. Hôm nay khi chúng ta ra về Chúa Giêsu nói với chúng ta “anh em hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Trong phụng vụ chúng ta xin Thiên Chúa cho chúng ta “lương thực hàng ngày” và lương thực đi đường đến những nơi cần chúng ta giúp đỡ để trở nên người “Samaritano nhân hậu”.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kitô hữu bị bách hại vì trung thành với Chúa Kitô, Giáo Hội và Giáo Hoàng
Linh Tiến Khải
06:03 08/07/2010
Trong lịch sử Giáo Hội tín hữu đã gặp các thù nghịch và chịu bách hại vì lòng trung thành và lòng tôn sùng đối với Chúa Kitô, với Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 7-7-2010 trong đại thính đường Phaolô VI. Đây cũng là buổi tiếp kiến chung cuối cùng, vì ban chiều Đức Thánh Cha sẽ đi nghỉ hè tại Castel Gandolfo, cách Roma 30 cây số.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt thần học gia quan trọng khác nữa trong lịch sử thần học: đó là chân phước Giovanni Duns Scoto, sống vào thế kỷ XIII. Có một câu khắc trên mộ người tóm tắt được các nét địa lý trong tiểu sử của người: ”Anh quốc tiếp nhận người, nước Pháp giáo dục người; thành phố Koeln bên Đức giữ gìn thi hài người; người sinh bên Ecốt”. Đức Thánh Cha bổ túc tiểu sử của thánh nhân như sau.
Chắc hẳn người sinh năm 1266 trong một làng quê có tên là Duns, gần Edinburgh. Được lôi cuốn bởi đặc sủng của thánh Phanxicô thành Assisi, người gia nhập gia đình Anh em hèn mọn Phanxicô, và năm 1291 được thụ phong linh mục.
Là người có trí thông minh sáng ngời thích suy tư khiến cho truyền thống gọi người là vị ”Tiến sĩ tinh tế”, Duns Scoto được gửi đi học triết lý và thần học tại các đại học nổi tiếng như Oxford và Paris. Sau khi kết thúc thành công việc đào tạo, người bắt đầu dậy thần học tại đại học Oxford và Cambridge, rồi tại đại học Paris, và bắt đầu chú giải các tác phẩm của Pietro Lombardo. Các tác phẩm chính của Duns Scoto là kết qủa các bài giảng dậy được thu thập và mang tên những nơi người dậy học: Tác phẩm Oxford (Opus Oxoniense), Tường trình Cambridge (Reportatio Cambrigensis), Tường trình Paris (Reportata Parisiensia). Khi xảy ra xung khắc giữa vua Philiphe IV và Đức Giáo Hoàng Bonifacio VIII, Duns Scoto tự ý rời xa Paris để khỏi phải ký vào tài liệu chống lại Đức Giáo Hoàng, do nhà vua ép buộc các tu sĩ. Thế là vì yêu thương Tòa Thánh Phêrô thánh nhân rời bỏ nước Pháp cùng với các tu sĩ Phanxicô khác. Sự kiện này cho thấy trong lịch sử Giáo Hội tín hữu đã gặp các thù nghịch và chịu bách hại vì lòng trung thành và lòng tôn sùng đối với Chúa Kitô, với Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, các tương quan giữa vua nước Pháp và Đức Bonifacio VIII lại thân thiện trở lại, nên năm 1305 Duns Scoto có thể trở lại Paris để dậy thần học. Sau đó các bề trên gửi người sang Koeln như giáo sư thần học của dòng, nhưng cha qua đời ngày mùng 8 tháng 11 năm 1308, khi mới 43 tuổi, và đã để lại một số tác phẩm quan trọng.
Ngày 20 tháng 3 năm 1993 Đức Gioan Phaolô II đã phong Chân phước cho cha và định nghĩa cha là 'ca viên của Ngôi Lời nhập thể và người bảo vệ Sự thụ thai vô nhiễm”. Định nghĩa này tóm tắt phần đóng góp của chân phước cho lịch sử thần học.
Khác với nhiều tư tưởng gia kitô thời đó, Duns Scoto cho rằng cả khi loài người không phạm tội, Con Thiên Chúa cũng sẽ nhập thể làm người. Tư tưởng hơi gây ngạc nhiên này nảy sinh, bởi vì đối với Duns Scoto, việc nhập thể của Con Thiên Chúa đã được Thiên Chúa Cha dự định từ đời đời trong chương trình tình yêu, và là việc thành toàn công trình tạo dựng. Nó khiến cho mọi thụ tạo được tràn đầy ơn thánh và chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa muôn đời trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô. Đức Thánh Cha minh giải tư tưởng thần học của thánh nhân như sau.
Thật ra tuy ý thức rằng vì tội nguyên tổ mà Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta với cuộc Khổ Nạn, cái Chết và sự Sống Lại, Duns Scoto nhấn mạnh rằng việc Nhập Thể là công trình lớn lao nhất và xinh đẹp nhất trong lịch sử cứu độ, và nó không bị điều kiện hóa bởi bất cứ sự kiện ngẫu nhiên nào khác, mà là tư tưởng độc đáo của Thiên Chúa kết hiệp toàn thụ tạo với chính mình trong con người và thịt xác Con của Ngài.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: như là môn đệ trung thành của thánh Phanxicô, Duns Scoto yêu thích suy gẫm và giảng giải về Mầu Nhiệm Khổ Nạn cứu rỗi của Chúa Kitô, diễn tả tình yêu mênh mông của Thiên Chúa, là Đấng quảng đại thông truyền cho con người các tia sáng Lòng Lành và Tình Yêu của Ngài. Tình yêu này không chỉ được vén mở trên núi Sọ, mà cả trong Thánh Thể Chí Thánh nữa, mà thánh Duns Scoto rất tôn sùng. Quan niệm thần học tập trung mạnh mẽ nơi Chúa Kitô rộng mở chúng ta cho sự chiêm niệm, kinh ngạc và biết ơn: Chúa Kitô là trung tâm lịch sử và vũ hoàn, là Đấng trao ban ý nghĩa, phẩm giá và giá trị cho cuộc sống chúng ta...
Vào thời chân phước Duns Scoto đa số các thần học gia chống lại giáo lý Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, vì nó khiến cho người ta nghĩ rằng Đức Maria không cần ơn cứu rỗi. Để giúp mọi người hiểu Duns Scoto khai triển điểm thần học ”sự cứu rỗi phòng ngừa”, sẽ được Đức Giáo Hoàng Pio IX lấy lại năm 1854, khi long trọng định nghĩa tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Đức Maria là tuyệt tác công trình cứu chuộc do Chúa Kitô thành toàn, chính bởi quyền năng tình yêu thương và sự trung gian của Chúa mà Đức Mẹ đã được giữ gìn khỏi tội tổ tông. Như thế Đức Maria hoàn toàn được Chúa Kitô cứu chuộc, nhưng ngay từ trước khi Mẹ được thụ thai. Đức Thánh Cha nhận xét về điểm này như sau.
Liên quan tới giáo lý về việc Vô nhiễm nguyên tội, các thần học gia có giá trị như Duns Scoto đã đóng góp tư tưởng đặc thù và làm giầu cho điều, mà Dân Chúa đã tin một cách tự phát nơi Đức Trinh Nữ Có Phúc, và đã biểu lộ ra trong các cử chỉ sùng mộ, trong các kiểu diễn tả nghệ thuật, và nói chung trong cuộc sống kitô. Như thế đức tin nơi sự Vô nhiễm nguyên tội và Hồn xác lên trời của Đức Trinh Nữ đã hiện diện trong Dân Chúa, trong khi thần học chưa tìm ra chìa khóa để giải thích nó trong sự toàn vẹn của giáo lý đức tin. Như vậy, Dân Chúa đi trước các thần học gia và tất cả đều nhờ ý thức siêu nhiên của đức tin, tức khả năng do Chúa Thánh Thần ban cho, khiến cho tín hữu chấp nhận thực tại đức tin với lòng khiêm tốn của con tim và trí tuệ. Trong nghĩa này, Dân Chúa là ”huấn quyền đi trước” và phải được thần học đào sâu và tiếp nhận một cách trí thức. Ước chi các thần học gia thuộc mọi thời đại biết lắng nghe từ suối nguồn đức tin đó và duy trì được sự khiêm tốn và đơn sơ của con trẻ!
Sau cùng Duns Scoto còn khai triển đề tài tương quan giữa sự tự do ý chí và trí tuệ. Thánh nhân nêu bật sự tự do như phẩm giá nền tảng của ý chí. Trong nền thần học phan sinh, tình yêu thương vượt trên sự hiểu biết và luôn có khả năng nhận thức hơn tư tưởng, nhưng luôn luôn là tình yêu của Thiên Chúa ”logos lời”. Trong mọi thời đại sự tự do đã là giấc mộng lớn của nhân loại ngay từ đầu, nhưng đặc biệt là trong thời đại tân tiến ngày nay. Lịch sử và kinh nghiệm thường ngày đậy cho chúng ta biết rằng sự tự do đích thật chỉ giúp xây dựng một nền văn minh nhân bản thực sự, khi nó được thừa nhận cùng với chân lý. Nếu nó bị tách rời khỏi sự thật, thì sự tự do trở thành nguyên lý của tàn phá thê thảm, phá hủy sự hài hòa nội tâm của con người, nguồn gốc sự khiếm nhiệm của các kẻ mạnh hơn và của các người thô bạo, gây ra khổ đau và buồn thương cho con người.
Chân phước Duns Scoto dậy cho chúng ta biết rằng trong cuộc sống điều chính yếu là tin rằng Thiên Chúa gần gũi chúng ta và yêu thương chúng ta trong Chúa Kitô Giêsu, và như thế vun trồng một tình yêu sâu xa đối với Chúa và với Giáo Hội của Ngài. Và chúng ta là chứng nhân của tình yêu ấy trên trái đất này.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào người trẻ Đức Thánh Cha nói ngày mùng 6 tháng 7 là lễ kính thánh Maria Goretti tử đạo. Tuy là một thiếu nữ rất trẻ, nhưng người đã biết chứng tỏ sức mạnh và lòng can đảm chống lại sự dữ. Đức Thánh Cha cầu nguyện để thánh nữ trợ giúp các bạn trẻ luôn biết lựa chọn sự thiện, cả khi có phải trả giá mắc mỏ đi nữa. Ngài xin thánh nữ nâng đỡ các anh chị em đau yếu trong các khổ đau thường ngày của họ, và cầu bầu cho các cặp vợ chồng mới cưới luôn chung thủy và tôn trong nhau.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 7-7-2010 trong đại thính đường Phaolô VI. Đây cũng là buổi tiếp kiến chung cuối cùng, vì ban chiều Đức Thánh Cha sẽ đi nghỉ hè tại Castel Gandolfo, cách Roma 30 cây số.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt thần học gia quan trọng khác nữa trong lịch sử thần học: đó là chân phước Giovanni Duns Scoto, sống vào thế kỷ XIII. Có một câu khắc trên mộ người tóm tắt được các nét địa lý trong tiểu sử của người: ”Anh quốc tiếp nhận người, nước Pháp giáo dục người; thành phố Koeln bên Đức giữ gìn thi hài người; người sinh bên Ecốt”. Đức Thánh Cha bổ túc tiểu sử của thánh nhân như sau.
Chắc hẳn người sinh năm 1266 trong một làng quê có tên là Duns, gần Edinburgh. Được lôi cuốn bởi đặc sủng của thánh Phanxicô thành Assisi, người gia nhập gia đình Anh em hèn mọn Phanxicô, và năm 1291 được thụ phong linh mục.
Là người có trí thông minh sáng ngời thích suy tư khiến cho truyền thống gọi người là vị ”Tiến sĩ tinh tế”, Duns Scoto được gửi đi học triết lý và thần học tại các đại học nổi tiếng như Oxford và Paris. Sau khi kết thúc thành công việc đào tạo, người bắt đầu dậy thần học tại đại học Oxford và Cambridge, rồi tại đại học Paris, và bắt đầu chú giải các tác phẩm của Pietro Lombardo. Các tác phẩm chính của Duns Scoto là kết qủa các bài giảng dậy được thu thập và mang tên những nơi người dậy học: Tác phẩm Oxford (Opus Oxoniense), Tường trình Cambridge (Reportatio Cambrigensis), Tường trình Paris (Reportata Parisiensia). Khi xảy ra xung khắc giữa vua Philiphe IV và Đức Giáo Hoàng Bonifacio VIII, Duns Scoto tự ý rời xa Paris để khỏi phải ký vào tài liệu chống lại Đức Giáo Hoàng, do nhà vua ép buộc các tu sĩ. Thế là vì yêu thương Tòa Thánh Phêrô thánh nhân rời bỏ nước Pháp cùng với các tu sĩ Phanxicô khác. Sự kiện này cho thấy trong lịch sử Giáo Hội tín hữu đã gặp các thù nghịch và chịu bách hại vì lòng trung thành và lòng tôn sùng đối với Chúa Kitô, với Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, các tương quan giữa vua nước Pháp và Đức Bonifacio VIII lại thân thiện trở lại, nên năm 1305 Duns Scoto có thể trở lại Paris để dậy thần học. Sau đó các bề trên gửi người sang Koeln như giáo sư thần học của dòng, nhưng cha qua đời ngày mùng 8 tháng 11 năm 1308, khi mới 43 tuổi, và đã để lại một số tác phẩm quan trọng.
Ngày 20 tháng 3 năm 1993 Đức Gioan Phaolô II đã phong Chân phước cho cha và định nghĩa cha là 'ca viên của Ngôi Lời nhập thể và người bảo vệ Sự thụ thai vô nhiễm”. Định nghĩa này tóm tắt phần đóng góp của chân phước cho lịch sử thần học.
Khác với nhiều tư tưởng gia kitô thời đó, Duns Scoto cho rằng cả khi loài người không phạm tội, Con Thiên Chúa cũng sẽ nhập thể làm người. Tư tưởng hơi gây ngạc nhiên này nảy sinh, bởi vì đối với Duns Scoto, việc nhập thể của Con Thiên Chúa đã được Thiên Chúa Cha dự định từ đời đời trong chương trình tình yêu, và là việc thành toàn công trình tạo dựng. Nó khiến cho mọi thụ tạo được tràn đầy ơn thánh và chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa muôn đời trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô. Đức Thánh Cha minh giải tư tưởng thần học của thánh nhân như sau.
Thật ra tuy ý thức rằng vì tội nguyên tổ mà Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta với cuộc Khổ Nạn, cái Chết và sự Sống Lại, Duns Scoto nhấn mạnh rằng việc Nhập Thể là công trình lớn lao nhất và xinh đẹp nhất trong lịch sử cứu độ, và nó không bị điều kiện hóa bởi bất cứ sự kiện ngẫu nhiên nào khác, mà là tư tưởng độc đáo của Thiên Chúa kết hiệp toàn thụ tạo với chính mình trong con người và thịt xác Con của Ngài.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: như là môn đệ trung thành của thánh Phanxicô, Duns Scoto yêu thích suy gẫm và giảng giải về Mầu Nhiệm Khổ Nạn cứu rỗi của Chúa Kitô, diễn tả tình yêu mênh mông của Thiên Chúa, là Đấng quảng đại thông truyền cho con người các tia sáng Lòng Lành và Tình Yêu của Ngài. Tình yêu này không chỉ được vén mở trên núi Sọ, mà cả trong Thánh Thể Chí Thánh nữa, mà thánh Duns Scoto rất tôn sùng. Quan niệm thần học tập trung mạnh mẽ nơi Chúa Kitô rộng mở chúng ta cho sự chiêm niệm, kinh ngạc và biết ơn: Chúa Kitô là trung tâm lịch sử và vũ hoàn, là Đấng trao ban ý nghĩa, phẩm giá và giá trị cho cuộc sống chúng ta...
Vào thời chân phước Duns Scoto đa số các thần học gia chống lại giáo lý Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, vì nó khiến cho người ta nghĩ rằng Đức Maria không cần ơn cứu rỗi. Để giúp mọi người hiểu Duns Scoto khai triển điểm thần học ”sự cứu rỗi phòng ngừa”, sẽ được Đức Giáo Hoàng Pio IX lấy lại năm 1854, khi long trọng định nghĩa tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Đức Maria là tuyệt tác công trình cứu chuộc do Chúa Kitô thành toàn, chính bởi quyền năng tình yêu thương và sự trung gian của Chúa mà Đức Mẹ đã được giữ gìn khỏi tội tổ tông. Như thế Đức Maria hoàn toàn được Chúa Kitô cứu chuộc, nhưng ngay từ trước khi Mẹ được thụ thai. Đức Thánh Cha nhận xét về điểm này như sau.
Liên quan tới giáo lý về việc Vô nhiễm nguyên tội, các thần học gia có giá trị như Duns Scoto đã đóng góp tư tưởng đặc thù và làm giầu cho điều, mà Dân Chúa đã tin một cách tự phát nơi Đức Trinh Nữ Có Phúc, và đã biểu lộ ra trong các cử chỉ sùng mộ, trong các kiểu diễn tả nghệ thuật, và nói chung trong cuộc sống kitô. Như thế đức tin nơi sự Vô nhiễm nguyên tội và Hồn xác lên trời của Đức Trinh Nữ đã hiện diện trong Dân Chúa, trong khi thần học chưa tìm ra chìa khóa để giải thích nó trong sự toàn vẹn của giáo lý đức tin. Như vậy, Dân Chúa đi trước các thần học gia và tất cả đều nhờ ý thức siêu nhiên của đức tin, tức khả năng do Chúa Thánh Thần ban cho, khiến cho tín hữu chấp nhận thực tại đức tin với lòng khiêm tốn của con tim và trí tuệ. Trong nghĩa này, Dân Chúa là ”huấn quyền đi trước” và phải được thần học đào sâu và tiếp nhận một cách trí thức. Ước chi các thần học gia thuộc mọi thời đại biết lắng nghe từ suối nguồn đức tin đó và duy trì được sự khiêm tốn và đơn sơ của con trẻ!
Sau cùng Duns Scoto còn khai triển đề tài tương quan giữa sự tự do ý chí và trí tuệ. Thánh nhân nêu bật sự tự do như phẩm giá nền tảng của ý chí. Trong nền thần học phan sinh, tình yêu thương vượt trên sự hiểu biết và luôn có khả năng nhận thức hơn tư tưởng, nhưng luôn luôn là tình yêu của Thiên Chúa ”logos lời”. Trong mọi thời đại sự tự do đã là giấc mộng lớn của nhân loại ngay từ đầu, nhưng đặc biệt là trong thời đại tân tiến ngày nay. Lịch sử và kinh nghiệm thường ngày đậy cho chúng ta biết rằng sự tự do đích thật chỉ giúp xây dựng một nền văn minh nhân bản thực sự, khi nó được thừa nhận cùng với chân lý. Nếu nó bị tách rời khỏi sự thật, thì sự tự do trở thành nguyên lý của tàn phá thê thảm, phá hủy sự hài hòa nội tâm của con người, nguồn gốc sự khiếm nhiệm của các kẻ mạnh hơn và của các người thô bạo, gây ra khổ đau và buồn thương cho con người.
Chân phước Duns Scoto dậy cho chúng ta biết rằng trong cuộc sống điều chính yếu là tin rằng Thiên Chúa gần gũi chúng ta và yêu thương chúng ta trong Chúa Kitô Giêsu, và như thế vun trồng một tình yêu sâu xa đối với Chúa và với Giáo Hội của Ngài. Và chúng ta là chứng nhân của tình yêu ấy trên trái đất này.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào người trẻ Đức Thánh Cha nói ngày mùng 6 tháng 7 là lễ kính thánh Maria Goretti tử đạo. Tuy là một thiếu nữ rất trẻ, nhưng người đã biết chứng tỏ sức mạnh và lòng can đảm chống lại sự dữ. Đức Thánh Cha cầu nguyện để thánh nữ trợ giúp các bạn trẻ luôn biết lựa chọn sự thiện, cả khi có phải trả giá mắc mỏ đi nữa. Ngài xin thánh nữ nâng đỡ các anh chị em đau yếu trong các khổ đau thường ngày của họ, và cầu bầu cho các cặp vợ chồng mới cưới luôn chung thủy và tôn trong nhau.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Sau khi đàm thoại với Giáo Hội Công Giáo, Cuba sẽ trả tự do cho 52 tù nhân chính trị
Bùi Hữu Thư
07:58 08/07/2010
Havana, Cuba, ngày 7, tháng7, 2010 / 05:21 pm (CNA).- Sau một cuộc đàm thoại không tiền khoáng hậu giữa chính quyền Cuba và các vị lãnh đạo Công Giáo, các giới chức chính trị Cuba tuyên bố sẽ trả tự do cho 52 tù nhân chính trị.
Theo báo Miami Herald, Lãnh tụ Cuba Raul Castro tuyên bố quyết định này cho Đức Hồng Y Jaime Ortega ở Havana ngày 7 tháng 7 trong buổi họp cuối cùng sau gần hai tháng đối thoại.
Báo Herald báo cáo: Ông Castro cho Đức Hồng Y hay 5 tù nhân sẽ được giải phóng tức thì, với 47 người còn lại sẽ được rời khỏi quốc gia trên hòn đảo này trong vòng 4 tháng tới. 52 người này thuộc thành phần 75 người chống đối chính phủ bị bắt giam từ năm 2003 vì lý do chính quyền cho rằng họ âm mưu phản loạn.
Trước lời tuyên bố ngày hôm nay, sự can thiệp của Giáo Hội với chính quyền Cuba đã giúp cho có sự trả tự do cho một tù nhân và sự thuyên chuyển khoảng 12 người khác đến những trại tù gần nhà của họ hơn.
Các tù nhân đã báo cáo họ phải chịu đựng những tình trạng hết sức khổ cực trong khi bị cầm cố, một số đã tuyệt thực để phản đối. Ông Ariel Sigler Amaya, một tù nhân 46 tuổi được thả ra tháng trước bị liệt giường liệt chiếu trong khi ở tù và hiện cân nặng có 106 lbs.
Cuộc đàm thoại đưa đến việc trả tự do cho tù nhân cũng có sự can thiệp của Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Vatican là Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, khi ngài thăm viếng quốc gia này trong Tuần Lễ Xã Hội Cuba trong tháng 6.
Đức Hồng Y Jaime Ortega, Havana |
Báo Herald báo cáo: Ông Castro cho Đức Hồng Y hay 5 tù nhân sẽ được giải phóng tức thì, với 47 người còn lại sẽ được rời khỏi quốc gia trên hòn đảo này trong vòng 4 tháng tới. 52 người này thuộc thành phần 75 người chống đối chính phủ bị bắt giam từ năm 2003 vì lý do chính quyền cho rằng họ âm mưu phản loạn.
Trước lời tuyên bố ngày hôm nay, sự can thiệp của Giáo Hội với chính quyền Cuba đã giúp cho có sự trả tự do cho một tù nhân và sự thuyên chuyển khoảng 12 người khác đến những trại tù gần nhà của họ hơn.
Các tù nhân đã báo cáo họ phải chịu đựng những tình trạng hết sức khổ cực trong khi bị cầm cố, một số đã tuyệt thực để phản đối. Ông Ariel Sigler Amaya, một tù nhân 46 tuổi được thả ra tháng trước bị liệt giường liệt chiếu trong khi ở tù và hiện cân nặng có 106 lbs.
Cuộc đàm thoại đưa đến việc trả tự do cho tù nhân cũng có sự can thiệp của Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Vatican là Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, khi ngài thăm viếng quốc gia này trong Tuần Lễ Xã Hội Cuba trong tháng 6.
Đối thoại đức tin và văn hóa dịp lễ hội Avignon
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:51 08/07/2010
Pháp Quốc - Avignon là một địa danh được nhiều người biết đến vì có một thời gắn liền với lịch sử Giáo Hội vào thế kỷ XIV. Hàng năm, theo truyền thống, vào dịp hè tại đây thường diễn ra mùa lễ hội, quy tụ nhiều giới nghệ sĩ tên tuổi và thu hút đông đảo khán giả đến từ khắp nơi.
Dịp Lễ Hội mùa hè tại Avignon năm nay, Đức Ông Robert Chave và Hiệp Hội “Đức Tin và Văn Hóa” có tổ chức những buổi giao lưu với giới văn nghệ sĩ. Một cuộc đối thoại giữa nghệ thuật hiện đại và đức tin Kitô giáo làm tăng thêm chiều kích lắng nghe và loan báo của đức tin.
Nằm trong chương trình 2010 “Ki tô hữu và lễ hội” từ ngày 8 đến ngày 31 tháng Bảy, nhiều buổi gặp gỡ đã được Hiệp Hội “Đức Tin và Văn Hóa” lên kế hoạch. Theo Đức Ông Chave, khởi thủy của dự án, có nhiều tác phẩm hiện đại băng qua câu hỏi về hoài niệm và lịch sử, do vậy chủ đề đặt ra cho năm nay là: « Ký ức và sáng tạo ». « Giáo Hội rất quan tâm đến những vấn nạn của nhân loại, được tiếp sức bởi giới văn nghệ sĩ. Do đó, Giáo Hội đã chọn tư thế đối thoại với họ », cha Chave bày tỏ.
Được khởi xướng từ 45 năm nay, « những ngày Thứ Ba của Lễ Hội » từng đi tiên phong. Đức Ông Chave nhớ lại cuộc viếng thăm của Đức Hồng Y Paul Poupard vào năm 1982 và 1988, khi ngài còn là Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về văn hóa (1985-2007). Hai chuyến viếng thăm đó đã củng cố bước khởi đầu.
Nhân dịp này, Đức Ông Chave cũng gửi đến những người tham gia lễ hội một thông điệp của lòng tin: « Mặc dù còn những phân ly, tranh cãi, cưỡng bách, hay đánh mất ý nghĩa, nhưng cần phải luôn luôn đặt niềm hy vọng nơi con người ». Cũng theo nhà tổ chức này, một thái độ đúng đắn luôn kèm theo cuộc đấu tranh nội tâm. Vả lại, ngài đã chọn đoạn Kinh Thánh kể về cuộc đọ sức của Gia cóp với sứ thần (St 32, 25-32) để chúc lành cho nhóm diễn viên hài kịch.
Ngoài ra, về thông tin liên quan đến nhu cầu đời sống đạo của những người tham dự lễ hội, Đức Cha Jean-Pierre Cattenoz, Giám Mục giáo phận Avignon và các hội dòng trong địa bàn bố trí 6 địa điểm phụng tự. Các cộng đoàn Công Giáo, Tin Lành, và Chính Thống cũng tổ chức những buổi cử hành riêng dành cho các tín hữu của mình.
Dịp Lễ Hội mùa hè tại Avignon năm nay, Đức Ông Robert Chave và Hiệp Hội “Đức Tin và Văn Hóa” có tổ chức những buổi giao lưu với giới văn nghệ sĩ. Một cuộc đối thoại giữa nghệ thuật hiện đại và đức tin Kitô giáo làm tăng thêm chiều kích lắng nghe và loan báo của đức tin.
Nằm trong chương trình 2010 “Ki tô hữu và lễ hội” từ ngày 8 đến ngày 31 tháng Bảy, nhiều buổi gặp gỡ đã được Hiệp Hội “Đức Tin và Văn Hóa” lên kế hoạch. Theo Đức Ông Chave, khởi thủy của dự án, có nhiều tác phẩm hiện đại băng qua câu hỏi về hoài niệm và lịch sử, do vậy chủ đề đặt ra cho năm nay là: « Ký ức và sáng tạo ». « Giáo Hội rất quan tâm đến những vấn nạn của nhân loại, được tiếp sức bởi giới văn nghệ sĩ. Do đó, Giáo Hội đã chọn tư thế đối thoại với họ », cha Chave bày tỏ.
Được khởi xướng từ 45 năm nay, « những ngày Thứ Ba của Lễ Hội » từng đi tiên phong. Đức Ông Chave nhớ lại cuộc viếng thăm của Đức Hồng Y Paul Poupard vào năm 1982 và 1988, khi ngài còn là Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về văn hóa (1985-2007). Hai chuyến viếng thăm đó đã củng cố bước khởi đầu.
Nhân dịp này, Đức Ông Chave cũng gửi đến những người tham gia lễ hội một thông điệp của lòng tin: « Mặc dù còn những phân ly, tranh cãi, cưỡng bách, hay đánh mất ý nghĩa, nhưng cần phải luôn luôn đặt niềm hy vọng nơi con người ». Cũng theo nhà tổ chức này, một thái độ đúng đắn luôn kèm theo cuộc đấu tranh nội tâm. Vả lại, ngài đã chọn đoạn Kinh Thánh kể về cuộc đọ sức của Gia cóp với sứ thần (St 32, 25-32) để chúc lành cho nhóm diễn viên hài kịch.
Ngoài ra, về thông tin liên quan đến nhu cầu đời sống đạo của những người tham dự lễ hội, Đức Cha Jean-Pierre Cattenoz, Giám Mục giáo phận Avignon và các hội dòng trong địa bàn bố trí 6 địa điểm phụng tự. Các cộng đoàn Công Giáo, Tin Lành, và Chính Thống cũng tổ chức những buổi cử hành riêng dành cho các tín hữu của mình.
Một Kitô hữu ở Bắc Hàn bị tra tấn cho đến chết khi mang Kinh Thánh.
Tiền Hô
12:03 08/07/2010
Seoul (AsiaNews) - Một Kitô hữu truyền giáo ở Bắc Hàn đã bị tra tấn và sau đó chết trong một nhà tù ở Bình Nhưỡng. Người em trai của nạn nhân đã chia sẻ câu chuyện này và công khai nó. Trong một cuộc phỏng vấn khá lâu, ông đả kích chế độ Bắc Hàn (CHDCND Triều Tiên), gọi nó là "giả nhân", cố thâu tóm hết luật lệ, kể cả dân sự và tâm linh.
Ông Son Jung-hun, hiện đang sống tại Nam Hàn (Hàn Quốc), đã trở thành một Kitô hữu sùng đạo sau khi anh trai Son Jong-nam của ông bị kết án tử hình bởi chế độ Stalin cuối cùng trên thế giới.
Son Jong-nam qua đời ở tuổi 50. Sinh ra ở Bình Nhưỡng ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông đã trải qua 10 năm trong đội vệ sĩ chủ tịch nước, ông bị sa thải ra khi đã là thượng sĩ vào năm 1983.
Là một quân nhân, ông đã dành cả cuộc đời mình để chiến đấu chống "Đế quốc Mỹ", nhưng vào năm 1997, vợ ông đang mang thai 8 tháng thì bị bắt giữ vì đã lên tiếng cáo buộc ông chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-il tàn phá nền kinh tế và gây ra nạn đói hàng loạt cho Bắc Hàn. Thường thì việc này đủ để bị tử hình.
Để có cho bằng được lời thú nhận của bà, viên thẩm vấn đã đá vào bụng bà khiến bà bị sẩy thai. Tuyệt vọng và sợ hãi, ông Son và gia đình ông chạy trốn sang Trung Quốc vào năm 1998. Bảy tháng sau khi trốn thoát, vợ ông cũng qua đời vì bệnh máu trắng.
Mặc dù tuyên bố rằng quyền tự do tôn giáo được đảm bảo, nhưng nhà nước Bắc Hàn đã có những phương thức bách hại các tín hữu cho từng tôn giáo. Kitô hữu đặc biệt bị cô lập bởi vì họ tin vào một tôn giáo mà nhà nước coi là "phương Tây" và bằng cách nào đó có liên hệ với Hoa Kỳ.
Hình thức thực hành tôn giáo duy nhất được cho phép trong nước này là sự sùng bái nhà độc tài Kim Jong-il và cha của ông ta, "chủ tịch vĩnh viễn" Kim Il-sung.
Chỉ có 3 nhà thờ ở Bình Nhưỡng, hai thuộc Tin Lành và một thuộc Công giáo, nhưng không có giáo sĩ nào cả. Đối với nhiều người, những nơi này có chỉ là để đánh lừa du khách khi họ đến với thủ đô.
Cuộc nội chiến Liên Triều kết thúc bằng một hiệp ước đình chiến vào năm 1953, sau đó, chế độ Cộng sản miền Bắc đã thành công trong việc loại trừ tất cả các tín hữu Kitô giáo và chủ chăn của họ. Gần đây, các nguồn tin từ Bắc Hàn nói với AsiaNews rằng, có khoảng 200 người Công giáo vẫn còn sống, chủ yếu là người già cả.
Truyền giáo ở một nơi như vậy là gần như không thể. Một số nhóm Kitô giáo đã cố gắng dùng người tị nạn Bắc Hàn cho mục đích này. Sau khi đào tạo thì họ được gửi trở về miền Bắc.
"Tôi lo lắng rất nhiều mỗi khi tôi được gửi về lại miền Bắc, vì tôi biết loại hình phạt nào sẽ dành cho tôi nếu bị bắt", linh mục Isaac Lee, một người Mỹ gốc Hàn Quốc đang làm công tác truyền giáo nói.
Son Jong-nam là một trong những người được gửi về Bắc Hàn. Ông đã bị bắt và bị trừng phạt. Mang theo 20 quyển Kinh Thánh và 10 băng cát-xét, ông trở lại Bắc Hàn, nơi đây ông đã gần như bị bắt ngay lập tức. Ông bị chuyển đến một trại tù, bị tra tấn buộc phải thú nhận "tội lỗi của mình", và bị kết án tử hình. Ông qua đời vào tháng 11 năm 2008.
Chỉ mới một vài tuần trước, người em trai Son Jung-hun đã nói về cái chết của ông Son Jong-nam thông qua một người tị nạn khác.
"Tôi tin rằng tôn giáo đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của anh ấy", ông Son nói. "Anh ấy đã hy vọng có một ngày nào đó anh ấy có thể mở một nhà thờ cách tự do tại Bình Nhưỡng, và giảng dạy Tin Mừng".
(Nguồn: http://www.asianews.it/news-en/N-Korean-Christian-tortured-to-death-for-having-Bibles-at-home-18874.html)
Ông Son Jung-hun, hiện đang sống tại Nam Hàn (Hàn Quốc), đã trở thành một Kitô hữu sùng đạo sau khi anh trai Son Jong-nam của ông bị kết án tử hình bởi chế độ Stalin cuối cùng trên thế giới.
Son Jong-nam qua đời ở tuổi 50. Sinh ra ở Bình Nhưỡng ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông đã trải qua 10 năm trong đội vệ sĩ chủ tịch nước, ông bị sa thải ra khi đã là thượng sĩ vào năm 1983.
Là một quân nhân, ông đã dành cả cuộc đời mình để chiến đấu chống "Đế quốc Mỹ", nhưng vào năm 1997, vợ ông đang mang thai 8 tháng thì bị bắt giữ vì đã lên tiếng cáo buộc ông chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-il tàn phá nền kinh tế và gây ra nạn đói hàng loạt cho Bắc Hàn. Thường thì việc này đủ để bị tử hình.
Để có cho bằng được lời thú nhận của bà, viên thẩm vấn đã đá vào bụng bà khiến bà bị sẩy thai. Tuyệt vọng và sợ hãi, ông Son và gia đình ông chạy trốn sang Trung Quốc vào năm 1998. Bảy tháng sau khi trốn thoát, vợ ông cũng qua đời vì bệnh máu trắng.
Mặc dù tuyên bố rằng quyền tự do tôn giáo được đảm bảo, nhưng nhà nước Bắc Hàn đã có những phương thức bách hại các tín hữu cho từng tôn giáo. Kitô hữu đặc biệt bị cô lập bởi vì họ tin vào một tôn giáo mà nhà nước coi là "phương Tây" và bằng cách nào đó có liên hệ với Hoa Kỳ.
Hình thức thực hành tôn giáo duy nhất được cho phép trong nước này là sự sùng bái nhà độc tài Kim Jong-il và cha của ông ta, "chủ tịch vĩnh viễn" Kim Il-sung.
Chỉ có 3 nhà thờ ở Bình Nhưỡng, hai thuộc Tin Lành và một thuộc Công giáo, nhưng không có giáo sĩ nào cả. Đối với nhiều người, những nơi này có chỉ là để đánh lừa du khách khi họ đến với thủ đô.
Cuộc nội chiến Liên Triều kết thúc bằng một hiệp ước đình chiến vào năm 1953, sau đó, chế độ Cộng sản miền Bắc đã thành công trong việc loại trừ tất cả các tín hữu Kitô giáo và chủ chăn của họ. Gần đây, các nguồn tin từ Bắc Hàn nói với AsiaNews rằng, có khoảng 200 người Công giáo vẫn còn sống, chủ yếu là người già cả.
Truyền giáo ở một nơi như vậy là gần như không thể. Một số nhóm Kitô giáo đã cố gắng dùng người tị nạn Bắc Hàn cho mục đích này. Sau khi đào tạo thì họ được gửi trở về miền Bắc.
"Tôi lo lắng rất nhiều mỗi khi tôi được gửi về lại miền Bắc, vì tôi biết loại hình phạt nào sẽ dành cho tôi nếu bị bắt", linh mục Isaac Lee, một người Mỹ gốc Hàn Quốc đang làm công tác truyền giáo nói.
Son Jong-nam là một trong những người được gửi về Bắc Hàn. Ông đã bị bắt và bị trừng phạt. Mang theo 20 quyển Kinh Thánh và 10 băng cát-xét, ông trở lại Bắc Hàn, nơi đây ông đã gần như bị bắt ngay lập tức. Ông bị chuyển đến một trại tù, bị tra tấn buộc phải thú nhận "tội lỗi của mình", và bị kết án tử hình. Ông qua đời vào tháng 11 năm 2008.
Chỉ mới một vài tuần trước, người em trai Son Jung-hun đã nói về cái chết của ông Son Jong-nam thông qua một người tị nạn khác.
"Tôi tin rằng tôn giáo đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của anh ấy", ông Son nói. "Anh ấy đã hy vọng có một ngày nào đó anh ấy có thể mở một nhà thờ cách tự do tại Bình Nhưỡng, và giảng dạy Tin Mừng".
(Nguồn: http://www.asianews.it/news-en/N-Korean-Christian-tortured-to-death-for-having-Bibles-at-home-18874.html)
Cúp Hòa Bình – Giải bóng đá của văn hóa và tôn giáo
Tiền Hô
12:04 08/07/2010
Cape Town, Nam Phi (CNS) – Người hâm mộ bóng đá biết tất cả mọi sự về World Cup, vòng chung kết diễn ra tại Nam Phi đã thu hút nhiều người trên toàn cầu đến nước này và đồng thời cũng gia tăng hoặc làm giảm đi niềm tự hào quốc gia.
Tiếp theo sau đây sẽ còn có Cup Hòa Bình tổ chức ở miền tây Pretoria.
Trùng với một tháng trời diễn ra World Cup, kết thúc vào ngày 11 tháng 7, Cúp Hòa Bình là một giải đấu mang cảm hứng Công Giáo, dành cho cầu thủ bóng đá từ mọi tầng lớp xã hội, sắc tộc và nguồn gốc quốc gia khác nhau, có cơ hội kết hiệp với nhau trên một sân chơi bình đẳng.
Các trận đấu được diễn ra vào ngày Thứ Bảy trên một khu đất do các cư dân nghèo nhất của Atteridgeville chuẩn bị, đó là một thị trấn của khoảng 200.000 người dân trong Tổng Giáo Phận Pretoria.
Có 26 đội tham gia chơi trong Cup Hòa Bình, do Caritas Quốc Tế tổ chức, dưới sự bảo trợ của các tổ chức bác ái Công giáo, các cơ quan phát triển Vatican và một tổ chức sáng kiến hòa bình liên tôn giáo của châu Phi. Hội đồng Giám mục Công giáo Nam Phi đồng tài trợ.
Ngày 29 tháng 6, Hội đồng Giám mục Nam Phi cho biết, các đội bóng quy tụ những cầu thủ địa phương, người hâm mộ bóng đá từ khắp nơi trên thế giới đang ở Nam Phi xem World Cup, và người tị nạn đến từ các nước châu Phi đang sống trong và xung quanh Pretoria và đại diện cho 16 quốc gia.
Trận chung kết ngày 3 tháng 7 đã được các đại biểu chính thức đến từ Ireland, Pháp và Argentina theo dõi. Còn trận bán kết ngày 26 tháng 6 trước đó cũng được Đại sứ Tây Ban Nha tại Nam Phi, Pablo Benavides Orgaz, đón xem.
Điều phối viên của giải - Munde Martin - trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 29 tháng 6 cho biết: “Một số lượng lớn cư dân của Atteridgeville đã hào hứng đi xem chồng và con họ chơi bóng".
Thị trấn này phần lớn là không có điện "và do đó, những người hâm mộ đến xem các trận bóng vì không có cơ hội để xem World Cup tại sân vận động, các sân trình chiếu hoặc thậm chí trên truyền hình," ông Munde nói thêm.
Các trận đấu của Cup Hòa Bình, trong số đó được ghi nhận là một đội tuyển với hầu hết các thành viên gốc từ Cộng hòa Dân chủ Congo thi đấu với đội người Tanzania, nó đã kích thích "người dân ở đây cảm nhận được tinh thần của FIFA World Cup," ông Munde nói.
"Chúng tôi đã thấy kết quả của sự hội nhập nơi người dân địa phương với nhóm người tị nạn, cùng tinh thần của tình hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau mà giải đấu này mang lại" ông nói thêm.
Cup Hòa Bình "được đánh giá cao về quan hệ hữu nghị hơn là niềm tự hào quốc gia", Cha Dòng Phanxicô - Kees Thonissen - Giám đốc tổ chức sáng kiến hòa bình, phát biểu trong một bài viết trên trang web Hội đồng Giám mục. "Hòa bình được xây dựng trên những giá trị ẩn chứa bên trong như là tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự khác biệt."
Ngài gọi giải đấu "là một nỗ lực khiêm tốn để mang lại thay đổi giá trị thông qua kinh nghiệm trực tiếp của nhau, giống như một con người với phẩm chất và kỹ năng độc đáo".
Một thông cáo từ các giám mục nói rằng Cup Hòa Bình "cố gắng làm nổi bật lên một số mối quan tâm lớn của cộng đồng Công giáo miền nam Châu Phi, như là sự tồn tại của các khu định cư, sự tiếp cận với các tiện nghi, chấp nhận những người tị nạn và người di cư, và cần phải được hoạt động trong công cuộc xây dựng hòa bình".
Mặc dù hầu hết các cầu thủ ở Cúp Hòa Bình là từ 18 đến 35 tuổi, Munde cho biết, giải đầu đã làm dấy lên một mối quan tâm về bóng đá ở các trẻ em nhỏ tuổi hơn. Môn thể thao này đã được tổ chức hằng tuần trong các giáo xứ thuộc Tổng Giáo Phận Pretoria, để cho trẻ em chơi với nhau khi trường học của chúng đóng cửa cho đến khi mùa World Cup kết thúc.
"Chúng tôi mong muốn tiếp tục và mở rộng các chương trình sau World Cup", Munde nói, ông lưu ý rằng "cũng như là một cơ hội để chơi bóng đá, chương trình sẽ mang đến cho giới trẻ một nền tảng để đáp ứng nhu cầu thường xuyên" và thảo luận những vấn đề mà họ quan tâm.
"Khi họ cần giúp đỡ với một vấn đề cụ thể, chúng tôi có thể cố gắng để liên kết họ với một ai đó có vị thế để có thể trợ giúp cho họ", ông nói.
Cha Thonissen cảm thấy có sự hiểu biết nhiều hơn giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau sau giải đấu.
"Bóng đá được phác họa như là một cơ chế của hòa bình, có thể phá vỡ ranh giới xung đột, như là tại Nigeria, nơi các đội quân hỗn hợp của người Hồi giáo và Kitô hữu đã học được cách xây dựng tình đoàn kết", ngài cho biết. (Bài của Dachs Bronwen)
(Nguồn: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1002742.htm)
Tiếp theo sau đây sẽ còn có Cup Hòa Bình tổ chức ở miền tây Pretoria.
Trùng với một tháng trời diễn ra World Cup, kết thúc vào ngày 11 tháng 7, Cúp Hòa Bình là một giải đấu mang cảm hứng Công Giáo, dành cho cầu thủ bóng đá từ mọi tầng lớp xã hội, sắc tộc và nguồn gốc quốc gia khác nhau, có cơ hội kết hiệp với nhau trên một sân chơi bình đẳng.
Các trận đấu được diễn ra vào ngày Thứ Bảy trên một khu đất do các cư dân nghèo nhất của Atteridgeville chuẩn bị, đó là một thị trấn của khoảng 200.000 người dân trong Tổng Giáo Phận Pretoria.
Có 26 đội tham gia chơi trong Cup Hòa Bình, do Caritas Quốc Tế tổ chức, dưới sự bảo trợ của các tổ chức bác ái Công giáo, các cơ quan phát triển Vatican và một tổ chức sáng kiến hòa bình liên tôn giáo của châu Phi. Hội đồng Giám mục Công giáo Nam Phi đồng tài trợ.
Ngày 29 tháng 6, Hội đồng Giám mục Nam Phi cho biết, các đội bóng quy tụ những cầu thủ địa phương, người hâm mộ bóng đá từ khắp nơi trên thế giới đang ở Nam Phi xem World Cup, và người tị nạn đến từ các nước châu Phi đang sống trong và xung quanh Pretoria và đại diện cho 16 quốc gia.
Trận chung kết ngày 3 tháng 7 đã được các đại biểu chính thức đến từ Ireland, Pháp và Argentina theo dõi. Còn trận bán kết ngày 26 tháng 6 trước đó cũng được Đại sứ Tây Ban Nha tại Nam Phi, Pablo Benavides Orgaz, đón xem.
Điều phối viên của giải - Munde Martin - trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 29 tháng 6 cho biết: “Một số lượng lớn cư dân của Atteridgeville đã hào hứng đi xem chồng và con họ chơi bóng".
Thị trấn này phần lớn là không có điện "và do đó, những người hâm mộ đến xem các trận bóng vì không có cơ hội để xem World Cup tại sân vận động, các sân trình chiếu hoặc thậm chí trên truyền hình," ông Munde nói thêm.
Các trận đấu của Cup Hòa Bình, trong số đó được ghi nhận là một đội tuyển với hầu hết các thành viên gốc từ Cộng hòa Dân chủ Congo thi đấu với đội người Tanzania, nó đã kích thích "người dân ở đây cảm nhận được tinh thần của FIFA World Cup," ông Munde nói.
"Chúng tôi đã thấy kết quả của sự hội nhập nơi người dân địa phương với nhóm người tị nạn, cùng tinh thần của tình hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau mà giải đấu này mang lại" ông nói thêm.
Cup Hòa Bình "được đánh giá cao về quan hệ hữu nghị hơn là niềm tự hào quốc gia", Cha Dòng Phanxicô - Kees Thonissen - Giám đốc tổ chức sáng kiến hòa bình, phát biểu trong một bài viết trên trang web Hội đồng Giám mục. "Hòa bình được xây dựng trên những giá trị ẩn chứa bên trong như là tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự khác biệt."
Ngài gọi giải đấu "là một nỗ lực khiêm tốn để mang lại thay đổi giá trị thông qua kinh nghiệm trực tiếp của nhau, giống như một con người với phẩm chất và kỹ năng độc đáo".
Một thông cáo từ các giám mục nói rằng Cup Hòa Bình "cố gắng làm nổi bật lên một số mối quan tâm lớn của cộng đồng Công giáo miền nam Châu Phi, như là sự tồn tại của các khu định cư, sự tiếp cận với các tiện nghi, chấp nhận những người tị nạn và người di cư, và cần phải được hoạt động trong công cuộc xây dựng hòa bình".
Mặc dù hầu hết các cầu thủ ở Cúp Hòa Bình là từ 18 đến 35 tuổi, Munde cho biết, giải đầu đã làm dấy lên một mối quan tâm về bóng đá ở các trẻ em nhỏ tuổi hơn. Môn thể thao này đã được tổ chức hằng tuần trong các giáo xứ thuộc Tổng Giáo Phận Pretoria, để cho trẻ em chơi với nhau khi trường học của chúng đóng cửa cho đến khi mùa World Cup kết thúc.
"Chúng tôi mong muốn tiếp tục và mở rộng các chương trình sau World Cup", Munde nói, ông lưu ý rằng "cũng như là một cơ hội để chơi bóng đá, chương trình sẽ mang đến cho giới trẻ một nền tảng để đáp ứng nhu cầu thường xuyên" và thảo luận những vấn đề mà họ quan tâm.
"Khi họ cần giúp đỡ với một vấn đề cụ thể, chúng tôi có thể cố gắng để liên kết họ với một ai đó có vị thế để có thể trợ giúp cho họ", ông nói.
Cha Thonissen cảm thấy có sự hiểu biết nhiều hơn giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau sau giải đấu.
"Bóng đá được phác họa như là một cơ chế của hòa bình, có thể phá vỡ ranh giới xung đột, như là tại Nigeria, nơi các đội quân hỗn hợp của người Hồi giáo và Kitô hữu đã học được cách xây dựng tình đoàn kết", ngài cho biết. (Bài của Dachs Bronwen)
(Nguồn: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1002742.htm)
Vị giám mục ''hầm trú'' Trung Quốc đã được phóng thích
Paul Minh Nhật chuyển ngữ
12:18 08/07/2010
ĐGM Julius Jia Zhiguo đã được phóng thích sau 15 tháng bị chính quyền Trung Quốc giam cầm
(Ucanews. 08/07/2010.) ĐGM Julius Jia Zhiquo giáo phận Zhengding đã được phóng thích vào sáng ngày 07 tháng bảy sau 15 tháng bị cầm tù.
Vị GM "hầm trú"(underground) ngay lập tức tổ chức một thánh lễ chiều cho đoàn chiên của ngài khi ngài được về lại thánh đường Chúa Ki-tô Vua tại làng Wugiu, gần Thạch Gia Trang(Shijiazhuang), thủ phủ của tỉnh Hà Bắc(Hebei).
Ngài cũng đã nêu ý kiến khẳng định rằng ngài đã không chấp nhận Hội Liên Hiệp Công Giáo(Catholic Association) cũng không chấp nhận thẩm quyền của Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, tổ chức mà các ban đoàn, thành viên giáo hội được chính phủ phê chuẩn.
Trong một thông cáo báo chỉ được ấn hành bởi Tổ Chức Tài Trợ Hồng Y Kung, ngài đã nhấn mạnh rằng "ngài đã và luôn luôn gắn bó trung thành dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.
ĐGM Jia đã bị loại bỏ bởi công chức chính quyền vào ngày 30 tháng 3 năm 2009, ngày mà ủy ban Trung Quốc của Vatican bắt đầu phiên họp toàn thể của nó tại Rome. Ủy Ban đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại cho những giám mục nổi bật trong một thông cáo sau đó.
Trong suốt thời gian ngài bị giam cầm, gia đình của ngài đã có một chiến dịch mạnh mẽ đòi hỏi trả tự do cho ngài.
Hai giám mục hầm trú của Hà Bắc - các ĐGM James Su Zhemin của Bảo Định(Bouding) và ĐGM Cosmas Shi Enxiang của Yixian - đã bị giam cầm từ 1997 và 2001 một cách đầy tôn trọng. Nơi các ngài ở không ai biết được trong mấy năm.
(Ucanews. 08/07/2010.) ĐGM Julius Jia Zhiquo giáo phận Zhengding đã được phóng thích vào sáng ngày 07 tháng bảy sau 15 tháng bị cầm tù.
Vị GM "hầm trú"(underground) ngay lập tức tổ chức một thánh lễ chiều cho đoàn chiên của ngài khi ngài được về lại thánh đường Chúa Ki-tô Vua tại làng Wugiu, gần Thạch Gia Trang(Shijiazhuang), thủ phủ của tỉnh Hà Bắc(Hebei).
Ngài cũng đã nêu ý kiến khẳng định rằng ngài đã không chấp nhận Hội Liên Hiệp Công Giáo(Catholic Association) cũng không chấp nhận thẩm quyền của Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, tổ chức mà các ban đoàn, thành viên giáo hội được chính phủ phê chuẩn.
Trong một thông cáo báo chỉ được ấn hành bởi Tổ Chức Tài Trợ Hồng Y Kung, ngài đã nhấn mạnh rằng "ngài đã và luôn luôn gắn bó trung thành dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.
ĐGM Jia đã bị loại bỏ bởi công chức chính quyền vào ngày 30 tháng 3 năm 2009, ngày mà ủy ban Trung Quốc của Vatican bắt đầu phiên họp toàn thể của nó tại Rome. Ủy Ban đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại cho những giám mục nổi bật trong một thông cáo sau đó.
Trong suốt thời gian ngài bị giam cầm, gia đình của ngài đã có một chiến dịch mạnh mẽ đòi hỏi trả tự do cho ngài.
Hai giám mục hầm trú của Hà Bắc - các ĐGM James Su Zhemin của Bảo Định(Bouding) và ĐGM Cosmas Shi Enxiang của Yixian - đã bị giam cầm từ 1997 và 2001 một cách đầy tôn trọng. Nơi các ngài ở không ai biết được trong mấy năm.
Khủng hoảng đội tuyển Túc cầu Pháp (2)
Hà Minh Thảo
15:54 08/07/2010
KHỦNG HOẢNG ÐỘI TUYỂN TÚC CẦU PHÁP 2
(tiếp theo)
C. Thảm bại.
Ngày 17.06.2010, trên sân Peter Mokaba (Polokwane), đội Pháp gặp đội Mexico để tranh xếp hạng trong bảng A, Giải túc cầu thế giới năm 2010, trong thời tiết lạnh chừng 5 độ C. Do biết Uruguay đã thắng Nam phi 3-0 vào hôm trước, nên hai đội vào sân với một quyết tâm cao, hầu tạo một trận thắng đầu tiên tại World Cup 2010, để có thể đặt một chân vào vòng sau.
Huấn luyện viên Raymond Domenech đưa Florent Malouda vào đá thay chổ Yoann Gourcuff với tiền đạo duy nhất Nicolas Anelka. Thierry Henry (đã ghi 51 bàn trong 122 trận thi đấu trong đội tuyển) tiếp tục phải ngồi băng phòng hờ. Nhưng sự sắp xếp nhân sự mới cũng không tạo được kết quả như ý muốn.
Suốt 45 phút hiệp nhất, đôi bên tạm dừng sau khi không bên nào mở tỉ số. Vào hiệp nhì, vào phút 64, một cú sút của tiền đạo Javier Hernadez đưa banh vào khung thành của thủ môn Hugo Lloris để mở tỷ số cho Mexico. Phút thứ 79, hy vọng của Pháp giảm dần khi Pablo Barrera dẫn banh vào cấm địa, buộc hậu vệ Pháp Eric Abidal phải truy cản nhưng thiếu chuẩn xác dẫn đến phạt đền cho Mexico. Được giao trách nhiệm đá phạt, cầu thủ kỳ cựu Cuauhtemoc Blanco tung lưới Lloris nâng tỷ số lên 2-0.
Sau trận đấu thứ nhì, Urugay và Mexico cùng được 4 điểm chiếm hai hạng đầu bảng A. Pháp và Nam phi mỗi đội 1 điểm nhưng vẫn còn cơ đội, thật nhỏ, để tiến sâu vào giải. Pháp phải thắng Nam phi đến 4-0 và nếu Urugay và Mexico không huề nhau thì mới có thể vào vòng bát kết.
Thành phần tham dự trận đấu như sau:
Đội Pháp: Lloris, Sagna, Abidal, Gallas, Evra, Toulalan, Malouda, Diaby, Ribery, Govou (rồi Valbuena từ phút 69), Anelka (rồi Gignac từ phút 46).
Đội Mexico: Perez, Rodriguez, Salcido, Marquez, Osorio, Moreno, Juarez (rồi Hernandez từ phút 55), Torrado, Franco (rồi Blanco từ phút 62), Vela (Barrera từ phút 31), Giovani.
D. Khủng hoảng tột đỉnh.
Trong quá khứ, đội tuyển Pháp đã bị loại khỏi vòng đầu nhiều lần. Gần đây, năm 2002, đương kiêm vô địch thế giới Pháp bị loại khỏi vòng đầu Giải túc cầu thế giới tổ chức tại Đại hàn và Nhật bổn, không ghi được một bàn nào. Năm 2008, á quân thế giới Pháp bị loại khỏi vòng đầu Giải vô địch túc cầu Âu châu. Báo chí có chỉ trích, giới mộ điệu có thất vọng… Nhưng lần nầy, khủng hoảng đã đi đến tột đỉnh.
1. Chuyện trong phòng áo lọt ra ngoài.
Trong suốt hiệp nhất, Nicolas Anelka đã thi đấu kém hiệu năng. Là một cầu thủ tiền đạo, anh thường ở cách khung thành Mexico đến hàng 30 thước. Nên trong giờ nghỉ giữa hiệp, nơi phòng thay quần áo, ông Raymond Domenech đã trách cứ về lối chơi kém hiệu quả với Anelka và yêu cầu phải cố gắng hơn. Anh này đã lăng mạ huấn luyện viên. Những cuộc trao đổi như thế vẫn thường xãy ra khi mọi người đều ở tình trạng căng thẳng tinh thần. Nhưng các cầu thủ thường phản ứng bằng những ‘cằn nhằn, thì thầm’ không như Anelka đã phản ứng mạnh mẽ trước mặt các đồng đội. Do đó, vào hiệp hai, ít ai biết tại sao ông Domenech đã đưa André-Pierre Gignac vào sân thay Anelka.
Sau trận đấu, ông Domenech báo cáo sự việc với FFF. Ông Jean-Pierre Escalettes, chủ tịch FFF đích thân tìm hiểu sự thật đã xảy ra dựa theo lời kể của thủ quân Patrice Evra và đã yêu cầu Anelka công khai xin lỗi huấn luyện viên. Nhưng Anelka đã từ chối thẳng thừng. Các thành viên FFF có mặt tại Nam phi đã đồng ý loại Anelka khỏi đội tuyển.
[Năm 2002, Anelka đã nói với tuần báo ‘Paris Match’ rằng anh không bao giờ chơi bant trong Đội tuyển Pháp trừ khi Jacques Santini (huấn luyện viên lúc đó) quỳ lạy và xin anh trở lại, chỉ vì ông Santini đã đưa Sidney Govou thay anh trong trận giao hữu với đội Yugoslavia.
Năm 1998, ông Aimé Jacquet (huấn luyện viên đưa Đội tuyển Pháp tới vô địch thế giới) cũng không nhận Anelka vào thành phần Đội tuyển. Ngày nay, 12 năm sau, các cầu thủ vô địch thế giới đã trở thành huấn luyện viên hay đã giải nghệ.
Khi vào thi đấu cho Chelsea, Anelka đã thay đổi tính tình và được ông Domenech đưa vào đấu cho Đội tuyển tham dự Giải túc cầu thế giới năm nay.]
Cầu thủ lừng danh Pháp Just Fontaine (‘vua phá lưới’ kỷ lục với 13 bàn thắng trong vòng chung kết túc cầu thế giới năm 1958) nói với báo ‘Journal được Dimanche’: "Il faut virer Anelka" (Phải loại Anelka) và kết luận: “Nếu thua, phải thua trong phẩm cách (dignité)”.
2. Đình công tập luyện chung.
Những kết quả không đáng khuyến khích trước Uruguay (hòa 0-0) và Mexico (thua 0-2), cơ may vào vòng trong mỏng manh, Đội tuyển Pháp rơi vào hỗn loạn, nội bộ mất đoàn kết, nay lại thêm vụ lăng mạ của Anelka. Sau đó, Anelka từ giã đồng đội và rời khỏi Nam phi để trở về Anh quốc, nơi cầu thủ này đá banh cho đội Chelsea, chờ ngày được triệu hồi ra trước Đội đồng Kỷ luật của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.
“ Trách nhiệm nặng đè trên vai các cầu thủ Pháp không cho phép họ có một sơ sót nào. Họ phải nhớ rằng đang khoát màu áo nước Pháp và được xem như những gương mẫu cho bao nhiêu người trẻ.” Lời bà Tổng trưởng Y tế và Thể thao nhắc nhở các tuyển thủ Pháp.
Bất chấp lời nhắc nhở ấy, các phần tử ‘xách động’ trong Đội tuyển Pháp quyết đi đến tận cùng cuộc ‘khủng hoảng và thất bại’… Chiều ngày 20.06.2010, trên sân tập huấn tại Knysna, các tuyển thủ đã từ chối tập luyện để phản đối quyết định của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc đuổi Nicolas Anelka ra khỏi đội Pháp ngày trước.
Sau khi tới nơi, các tuyển thủ bận rộn bắt tay chào những người mộ điệu trong khi thủ quân Patric Evra thảo luận với huấn luyện viên thể lực Robert Duverne. Bỗng nhiên, đôi bên tranh cải gay gắt buộc ông Domenech phải can hai người ra. Khi đội túc cầu trở lại xe, ông Jean Louis Valentin, trưởng đoàn bóng đá Pháp nổi giận và tuyên bố sẽ từ chức vì “Đó là vụ tai tiếng (scandale) của Pháp, của Liên đoàn túc cầu và Đội tuyển Pháp. Thật đáng hổ thẹn. Đối với tôi, mọi sự đã chấm dứt…”
Sau cuộc trao đổi giữa huấn luyện viên và các tuyển thủ, ông Domenech đã bản thông cáo của các tuyển thủ, trước giới truyền thông, phàn nàn Liên đoàn bóng đá Pháp không bênh vực họ mà chỉ nghe lời báo chí và họ không được tham khảo ý kiến về quyết định kỷ luật đuổi Anelka. Do đó, họ bỏ tập để phản đối… Mọi giới người Pháp, từ thể thao gia, các nhà chính trị đến báo chí và người hâm mộ dều phản ứng dữ dội. Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, yêu cầu bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng bộ Y tế và Thể thao, có mặt tại Nam phi lúc đó, triệu tập một cuộc họp giữa đại diện Liên đoàn túc cầu Pháp quốc và đội tuyển để giải quyết khủng hoảng.
Cuối cùng, nhiều cầu thủ trẻ đã gặp huấn luyện viên Domenech để khóc và xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Những người không còn cơ đội thi đấu với đội tuyển như William Gallas, Eric Abidal và Thierry Henry.
Trước hành động phản thể thao của các cầu thủ Pháp, các nhà tài trợ (nhà hàng Quick, ngân hàng Crédit Agricole, … ) chấm dứt sự ủng hộ đội tuyển Pháp.
E. Thảm bại cuối cùng.
Ngày 22.06.2010, Đội tuyển Nam phi thắng Đội tuyển Pháp 2-1 và cả hai bị loại khỏi Giải túc cầu thế giới năm 2010.
1. Trước trận đấu.
Trong quá khứ, đội tuyển Pháp đã gặp đội tuyển Nam phi trên sân cỏ ba lần với hết quả: hai thắng (2-1 giao hữu 1997; 3-1 vô địch thế giới 1998) và một hòa. Đội tuyển Pháp thắng cả ba lần các đội tuyển Kuwait (năm 1982), Ảrập Xêút (1998), Brazil (2006) do ông Carlos Alberto Parreira (huấn luyện viên đội tuyển Nam phi năm 2010) trong khuôn khổ các Giải túc cầu thế giới. Do đó, đội tuyển Pháp đầy hy vọng thắng…
Chuyện khác, trong cuộc họp báo trước trận đấu sáng ngày 22.06.2010, ông Domenech cho biết các cầu thủ của tôi dường như không muốn ra sân tranh tài với đội Nam phi’. Nếu không thi đấu, đội tuyển Pháp bị chế tài bởi FIFA bằng cấm thi đấu khắp thế giới trong nhiều năm.
2. Trận đấu giữa Pháp và Nam phi.
Ngày 22.06.2010, để tranh xếp hạng trong bảng A Giải túc cầu thế giới năm 2010, đội tuyển Pháp gặp Nam phi trên sân Bloemfontein.
Vào phút 20, từ một dường banh phạt góc của Siphiwe Tshabalala, bằng một đường banh đánh đầu, trung vệ Bongani Khumalo tung lưới Hugo Lloris, mở tỷ số cho đội tuyền nhà Nam phi. Không bao lâu sau, phút 26, tiền nội Yoann Gourcuff bị thẻ đỏ phải rời sân thúc cùi chỏ vào mặt hậu vệ đối phương. Bị dẫn trước lại kém số, các cầu thủ Pháp xuống tinh thần. Phút 37, Tsepo Masilela chuyền bóng cho Katlego Mphela đá vào khung thành Pháp nâng tỷ số lên 2-0.
Vào hiệp nhì, Malouda vào thay Gignac. Phút thứ 50, Mphela đá thật mạnh tưởng phá lưới Lloris, nhưng banh dội xà ngang. Trong khi đó, trong trận túc cầu Uruguay-Mexico, ở phút 44, Suarez mở tỷ số 1-0 cho Uruguay… nếu Nam phi thắng thêm thì có thể đi vào vòng trong. Phút 55, Henry vào thay Cissé, Henry – Malouda – Ribery tìm lại sự xông xáo. Phút thứ 70, Ribery dẫn banh vào vùng cấm địa Nam Phi rồi chuyền cho Malouda đá banh vào khung thành trống, rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2.
Sau trận đấu, Carlos Alberto Parreira đến bắt tay xã giao ông Raymond Domenech nhưng ông nầy từ chối. Sau đó, ông Domenech có giải thích vì, trước khi vòng chung kết Giải túc cầu thế giới 2010 khởi đầu, huấn luyện viên Nam phi đã nói đội Pháp không xứng đáng góp mặt tại Nam phi năm nay.
Đáp câu hỏi về tương lai đội Pháp, ông Raymond Domenech nói: “Tôi rất buồn với những gì đã xảy ra vì không chỉ với tôi mà với toàn bộ người dân Pháp. Đây là đội banh có thực lực, tôi chúc người kế thừa sẽ gặp nhiều may mắn. Tôi yêu đội tuyển Pháp. Đội Pháp không chết và sẽ còn tiếp tục phát triển mãi. Họ có đủ mọi yếu tố để thành công”. Cũng tại cuộc họp báo sau trận đấu, Evra đã xin lỗi người hâm mộ và khẳng định anh và các bạn sẽ không nhận một euro nào tiền thưởng được nhận và hứa sẽ giải thích cho thảm họa này cho người dân Pháp.
Đội tuyển Pháp và Nam phi cùng rời World Cup 2010 sau trận đấu. Mỗi đội nhận được 7 triệu mỹ kim tiền thù lao ba trận đá vòng đầu. Trước khi đến Nam phi, 32 đội tuyển đã nhận một triệu để trả chi phí chuẩn bị. Như vậy, 16 đội bị loại ở vòng đầu nhận được 8 triệu mỹ kim/đội. 8 đội bị loại ở bát kết nhận được 9 triệu mỹ kim. 4 đội bị loại ở tứ kết nhận được 18 triệu mỹ kim. 2 đội bị loại ở bán kết chỉ nhận được 20 triệu mỹ kim sau khi đá trận tranh hạng ba. Vào chung kết, đội thua lãnh 24 và đội thắng (vô địch) 30 triệu mỹ kim.
III. TRỞ VỀ ĐẤT PHÁP.
A. Tại phi trường.
Ngày 24.06.2010, chiếc Boeing 737 F-GZTD đáp xuống phi trường Le Bourget lúc 11 giờ 35 và đậu trước Bảo tàng viện. Những xe chở lính hiến binh và xe cứu hỏa tiến đến bảo vệ không cho chụp hình các tuyển thủ bại trận. Khoảng hơn 150 người đến đón họ nhưng khi xuống phi cơ, họ lập tức lên bus và xe lăn bánh rời sân bay. Trong khi đó, Thierry Henry lên chiếc Renault Espace với lính lái môtô hộ tống đến điện Elysee để gặp Tổng thống Nicolas Sarkozy trong lúc hơn triệu người biểu tình khắp nước để chống lại dự luật cải tổ hưu bổng. Ngoài ra, vì tiếp Henry, Tổng thống đã hủy phiên họp với các hiệp đội để chuẩn bị kỳ họp Thượng đỉnh G20 vào cuối tuần tại Toronto (Canada).
Không một chi tiết nào về cuộc gặp gỡ được loan báo. Phụ trách các hiệp đội phi chánh phủ trách Tổng thống chú trọng túc cầu hơn lo chuẩn bị Đội nghị G20.
B. Chính phủ can thiệp.
Sự thảm bại và đình công tập huấn của đội tuyển Pháp đã trở thành câu chuyện quốc gia khiến chính phủ phải quan tâm. Chiều ngày 23.06.2010, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp với sự tham dự của Thủ tướng Francois Fillon, Tổng trưởng Y tế và Thể thao Roselyne Bachelot và Bộ trưởng đặỉc trách về Thể thao Rama Yade để nghe báo cáo về những điều xảy ra bên trong cũng như ngoài sân cỏ đưa đến thất bại tại Nam phi. Sau cuộc họp, Tổng thống tuyên bố chánh phủ sẽ triệu tập một đội nghị thảo luận yêu cầu trong tháng 10 phải tổ chức một đội nghị xem xét lại toàn bộ túc cầu Pháp. Ông đề nghị chính phủ cắt mọi khoản trợ cấp cho Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.
Bà Bachelot cho rằng: « Trách nhiệm về thảm họa này thuộc về tất cả chúng ta, bắt đầu từ các cầu thủ, sau đó là huấn luyện viên và cuối cùng là liên đoàn bóng đá.»
C. Henry nói về đội tuyển Pháp.
Ngày 25.06.2010, khi trả lời phỏng vấn của Michel Denisot từ Barcelone, trong chương trình Grand Journal của đài truyền hình Canal Plus, Thierry Henry, cầu thủ cuối cùng còn lại của đội tuyển Pháp đăng quang vô địch túc cầu thế giới 1998, thẩm luợng lý do đầu tiên sự thất bại là các cầu thủ thi đấu không đúng mức.
Cựu thủ quân đội tuyển Pháp cho biết anh cảm thấy bị ‘bỏ rơi’ vì ‘mọi người không còn nói chuyện với tôi như theo thói quen trước đây. Khi Domenech đến huấn luyện, đội tuyển Pháp đã xảy ra khá nhiều rắc rối trong nội bộ. Đội đã từng vào trận chung kết Giải túc cầu thế giới năm 2006 đã bị loại khỏi vòng đầu Giải túc cầu thế giới năm nay, sau hai trận thua trước Mexico và Nam phi và một trận hòa với Uruguay. Thêm vào đó, bầu không khí căng thẳng còn bao trùm cả đội tuyển Pháp khi Anelka bị ‘tống cổ’. Tôi không hiểu tạo sao việc đó được các báo đưa lên trang nhất, với những từ ngữ không đúng. Do đó, tôi nghĩ chúng tôi phải có hành động để ủng hộ Nicolas. Nhưng anh cho rằng quyết định bỏ tập của các cầu thủ là một quyết định dại dột « Thành thực nói, đó là một sai lầm”.
Ngoài ra, anh cho biết các cầu thủ kỳ cựu hiện không còn nhận được sự tôn trọng như thời anh, cách đây 13 năm.
D. Chủ tịch Liên đoàn túc cầu Pháp từ chức.
Ngày 24.06.2010, đáp câu của Jean-Michel Aphatie, đài phát thanh RTL, bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng Y tế và Thể thao, nói: « Theo bà nghĩ, sự rời khỏi chức vụ của ông Jean-Pierre Escalettes là điều không thể tránh được. » Sau đó, ngày 26.06.2010, Tổng thư ký FIFA Jérôme Valcke nhắc giới cầm quyền Pháp tránh mọi sự can thiệp vào nội bộ Liên đoàn túc cầu Pháp quốc, đang điều khiển bởi ông Escalettes.
Ngày 28.06.2010, trong một thông cáo phổ biến bởi Liên đoàn túc cầu Pháp quốc, ông Jean-Pierre Escalettes cho biết quyết định từ chức Chủ tịch Liên đoàn túc cầu: « Tôi sẽ đệ đơn từ chức trong buổi họp Đội đồng liên đoàn ngày 02.07 tới. Tôi sẳn sàng để phân tích những lý do của sự thảm bại của đội tuyển Pháp tại Nam phi. Tôi sẽ trình bày từng điểm trước các đồng vị trong Đội đồng liên đoàn hôm thứ sáu. Từ nay tới đó, tôi không trả lời bất cứ cơ quan truyền thông nào. »
Ông Jean-Pierre Escalettes, 75 tuổi, đã là Chủ tịch Tập hợp Túc cầu tải tử (Ligue de football amateur) và là người đã khai sáng tài chính của định chế sau nhiệm kỳ của ông Claude Simonet cùng thành công trong việc nước Pháp dành được quyền tổ chức Giải vô địch Âu châu 2016.
E. Chủ tịch Liên đoàn túc cầu và huấn luyện viên ra trước Quốc đội.
Ngày 29.06.2010, đáp lời mời của các dân biểu trong Ủy ban Văn hóa Quốc đội, bà Roselyne Bachelot đã đến trình bày những lý do đưa đến sự thảm bại của đội tuyển Pháp lúc 18 giờ. Hôm sau, lúc 11 giờ, hai ông Jean-Pierre Escalettes và Raymond Domenech đến trả lời những câu hỏi của các dân biểu trong Ủy ban này trong một phiên điều trần kín. Không một tiết lộ mới nào so với những điều đã được đề cập trên các cơ quan truyền thông khắp thế giới.
F. Huấn luyện viên mới đội tuyển Pháp.
Ngày 26.06.2010, cựu tuyển thủ Laurent Blanc, thành viên đội tuyển Pháp vô địch túc cầu thế giới 1998, đã ký khế ước nhận huấn luyện đội tuyển Pháp kể từ ngày 02.07.2010 trong hai năm tới (thời gian đội tuyển chuẩn bị và thi đấu Giải vô địch Âu châu 2016). Lương tháng 100.000 euros, gấp đôi người tiền nhiệm (48.000 euros), nhưng thấp hơn lương tháng đội cầu Bordeaux đã trả (140.000 euros).
Hiện nay, người Pháp hy vọng Laurent Blanc sẽ thành lập một đội tuyển Pháp càng hữu hiệu càng tốt trong các trận đấu sắp tới:
- Ngày 11.08.2010, gặp đội tuyển Na-uy trong trận giao hữu tại Oslo;
- Bắt đầu tranh vòng loại EURO 2012 gặp Biélorussie (03.09.2010 tại Pháp), Bosnie-Herzégovine (07.09.2010 tại Bosnie-Herzégovine), Roumanie (09.10.2010 tại Pháp), Luxembourg (12.10.2010 tại Pháp);
- Hai trận giao hữu với đội tuyển Anh (17.11.2010 tại Anh) và với Ba tây (09.02.2011 tại Pháp).
Điểm cuối cùng chúng tôi muốn nói là: « Theo dõi các trận đấu vòng chung kết Giải túc cầu thế giới năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đội tuyển Nhật bản… Những hình ảnh năm (hình như) 1960, trên sân Cộng hòa, Sài gòn, khi các cầu thủ Nhật tặng cho các tuyển thủ Việt-Nam một chiếc giày bạc nhỏ để tượng trưng cho nền túc cầu nước Phù tang lúc đó so với nền túc cầu con cháu Lạc Hồng. Kết quả trận đấu Việt-Nam thắng Nhật bản 2-0 … Năm mươi năm sau, các cầu thủ Nhật đã tiến tới bát kết túc cầu thế giới, trong khi Việt-Nam ngày nay đã đoạt huy chương vàng Đông Nam Á vận đội chưa? » (Lưu ý: Việt-Nam Cộng hoà đoạt huy chương vàng Đông Nam Á vận đội năm 1959).
(tiếp theo)
C. Thảm bại.
Ngày 17.06.2010, trên sân Peter Mokaba (Polokwane), đội Pháp gặp đội Mexico để tranh xếp hạng trong bảng A, Giải túc cầu thế giới năm 2010, trong thời tiết lạnh chừng 5 độ C. Do biết Uruguay đã thắng Nam phi 3-0 vào hôm trước, nên hai đội vào sân với một quyết tâm cao, hầu tạo một trận thắng đầu tiên tại World Cup 2010, để có thể đặt một chân vào vòng sau.
Huấn luyện viên Raymond Domenech đưa Florent Malouda vào đá thay chổ Yoann Gourcuff với tiền đạo duy nhất Nicolas Anelka. Thierry Henry (đã ghi 51 bàn trong 122 trận thi đấu trong đội tuyển) tiếp tục phải ngồi băng phòng hờ. Nhưng sự sắp xếp nhân sự mới cũng không tạo được kết quả như ý muốn.
Suốt 45 phút hiệp nhất, đôi bên tạm dừng sau khi không bên nào mở tỉ số. Vào hiệp nhì, vào phút 64, một cú sút của tiền đạo Javier Hernadez đưa banh vào khung thành của thủ môn Hugo Lloris để mở tỷ số cho Mexico. Phút thứ 79, hy vọng của Pháp giảm dần khi Pablo Barrera dẫn banh vào cấm địa, buộc hậu vệ Pháp Eric Abidal phải truy cản nhưng thiếu chuẩn xác dẫn đến phạt đền cho Mexico. Được giao trách nhiệm đá phạt, cầu thủ kỳ cựu Cuauhtemoc Blanco tung lưới Lloris nâng tỷ số lên 2-0.
Sau trận đấu thứ nhì, Urugay và Mexico cùng được 4 điểm chiếm hai hạng đầu bảng A. Pháp và Nam phi mỗi đội 1 điểm nhưng vẫn còn cơ đội, thật nhỏ, để tiến sâu vào giải. Pháp phải thắng Nam phi đến 4-0 và nếu Urugay và Mexico không huề nhau thì mới có thể vào vòng bát kết.
Thành phần tham dự trận đấu như sau:
Đội Pháp: Lloris, Sagna, Abidal, Gallas, Evra, Toulalan, Malouda, Diaby, Ribery, Govou (rồi Valbuena từ phút 69), Anelka (rồi Gignac từ phút 46).
Đội Mexico: Perez, Rodriguez, Salcido, Marquez, Osorio, Moreno, Juarez (rồi Hernandez từ phút 55), Torrado, Franco (rồi Blanco từ phút 62), Vela (Barrera từ phút 31), Giovani.
D. Khủng hoảng tột đỉnh.
Trong quá khứ, đội tuyển Pháp đã bị loại khỏi vòng đầu nhiều lần. Gần đây, năm 2002, đương kiêm vô địch thế giới Pháp bị loại khỏi vòng đầu Giải túc cầu thế giới tổ chức tại Đại hàn và Nhật bổn, không ghi được một bàn nào. Năm 2008, á quân thế giới Pháp bị loại khỏi vòng đầu Giải vô địch túc cầu Âu châu. Báo chí có chỉ trích, giới mộ điệu có thất vọng… Nhưng lần nầy, khủng hoảng đã đi đến tột đỉnh.
1. Chuyện trong phòng áo lọt ra ngoài.
Trong suốt hiệp nhất, Nicolas Anelka đã thi đấu kém hiệu năng. Là một cầu thủ tiền đạo, anh thường ở cách khung thành Mexico đến hàng 30 thước. Nên trong giờ nghỉ giữa hiệp, nơi phòng thay quần áo, ông Raymond Domenech đã trách cứ về lối chơi kém hiệu quả với Anelka và yêu cầu phải cố gắng hơn. Anh này đã lăng mạ huấn luyện viên. Những cuộc trao đổi như thế vẫn thường xãy ra khi mọi người đều ở tình trạng căng thẳng tinh thần. Nhưng các cầu thủ thường phản ứng bằng những ‘cằn nhằn, thì thầm’ không như Anelka đã phản ứng mạnh mẽ trước mặt các đồng đội. Do đó, vào hiệp hai, ít ai biết tại sao ông Domenech đã đưa André-Pierre Gignac vào sân thay Anelka.
Sau trận đấu, ông Domenech báo cáo sự việc với FFF. Ông Jean-Pierre Escalettes, chủ tịch FFF đích thân tìm hiểu sự thật đã xảy ra dựa theo lời kể của thủ quân Patrice Evra và đã yêu cầu Anelka công khai xin lỗi huấn luyện viên. Nhưng Anelka đã từ chối thẳng thừng. Các thành viên FFF có mặt tại Nam phi đã đồng ý loại Anelka khỏi đội tuyển.
[Năm 2002, Anelka đã nói với tuần báo ‘Paris Match’ rằng anh không bao giờ chơi bant trong Đội tuyển Pháp trừ khi Jacques Santini (huấn luyện viên lúc đó) quỳ lạy và xin anh trở lại, chỉ vì ông Santini đã đưa Sidney Govou thay anh trong trận giao hữu với đội Yugoslavia.
Năm 1998, ông Aimé Jacquet (huấn luyện viên đưa Đội tuyển Pháp tới vô địch thế giới) cũng không nhận Anelka vào thành phần Đội tuyển. Ngày nay, 12 năm sau, các cầu thủ vô địch thế giới đã trở thành huấn luyện viên hay đã giải nghệ.
Khi vào thi đấu cho Chelsea, Anelka đã thay đổi tính tình và được ông Domenech đưa vào đấu cho Đội tuyển tham dự Giải túc cầu thế giới năm nay.]
Cầu thủ lừng danh Pháp Just Fontaine (‘vua phá lưới’ kỷ lục với 13 bàn thắng trong vòng chung kết túc cầu thế giới năm 1958) nói với báo ‘Journal được Dimanche’: "Il faut virer Anelka" (Phải loại Anelka) và kết luận: “Nếu thua, phải thua trong phẩm cách (dignité)”.
2. Đình công tập luyện chung.
Những kết quả không đáng khuyến khích trước Uruguay (hòa 0-0) và Mexico (thua 0-2), cơ may vào vòng trong mỏng manh, Đội tuyển Pháp rơi vào hỗn loạn, nội bộ mất đoàn kết, nay lại thêm vụ lăng mạ của Anelka. Sau đó, Anelka từ giã đồng đội và rời khỏi Nam phi để trở về Anh quốc, nơi cầu thủ này đá banh cho đội Chelsea, chờ ngày được triệu hồi ra trước Đội đồng Kỷ luật của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.
“ Trách nhiệm nặng đè trên vai các cầu thủ Pháp không cho phép họ có một sơ sót nào. Họ phải nhớ rằng đang khoát màu áo nước Pháp và được xem như những gương mẫu cho bao nhiêu người trẻ.” Lời bà Tổng trưởng Y tế và Thể thao nhắc nhở các tuyển thủ Pháp.
Bất chấp lời nhắc nhở ấy, các phần tử ‘xách động’ trong Đội tuyển Pháp quyết đi đến tận cùng cuộc ‘khủng hoảng và thất bại’… Chiều ngày 20.06.2010, trên sân tập huấn tại Knysna, các tuyển thủ đã từ chối tập luyện để phản đối quyết định của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc đuổi Nicolas Anelka ra khỏi đội Pháp ngày trước.
Sau khi tới nơi, các tuyển thủ bận rộn bắt tay chào những người mộ điệu trong khi thủ quân Patric Evra thảo luận với huấn luyện viên thể lực Robert Duverne. Bỗng nhiên, đôi bên tranh cải gay gắt buộc ông Domenech phải can hai người ra. Khi đội túc cầu trở lại xe, ông Jean Louis Valentin, trưởng đoàn bóng đá Pháp nổi giận và tuyên bố sẽ từ chức vì “Đó là vụ tai tiếng (scandale) của Pháp, của Liên đoàn túc cầu và Đội tuyển Pháp. Thật đáng hổ thẹn. Đối với tôi, mọi sự đã chấm dứt…”
Sau cuộc trao đổi giữa huấn luyện viên và các tuyển thủ, ông Domenech đã bản thông cáo của các tuyển thủ, trước giới truyền thông, phàn nàn Liên đoàn bóng đá Pháp không bênh vực họ mà chỉ nghe lời báo chí và họ không được tham khảo ý kiến về quyết định kỷ luật đuổi Anelka. Do đó, họ bỏ tập để phản đối… Mọi giới người Pháp, từ thể thao gia, các nhà chính trị đến báo chí và người hâm mộ dều phản ứng dữ dội. Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, yêu cầu bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng bộ Y tế và Thể thao, có mặt tại Nam phi lúc đó, triệu tập một cuộc họp giữa đại diện Liên đoàn túc cầu Pháp quốc và đội tuyển để giải quyết khủng hoảng.
Cuối cùng, nhiều cầu thủ trẻ đã gặp huấn luyện viên Domenech để khóc và xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Những người không còn cơ đội thi đấu với đội tuyển như William Gallas, Eric Abidal và Thierry Henry.
Trước hành động phản thể thao của các cầu thủ Pháp, các nhà tài trợ (nhà hàng Quick, ngân hàng Crédit Agricole, … ) chấm dứt sự ủng hộ đội tuyển Pháp.
E. Thảm bại cuối cùng.
Ngày 22.06.2010, Đội tuyển Nam phi thắng Đội tuyển Pháp 2-1 và cả hai bị loại khỏi Giải túc cầu thế giới năm 2010.
1. Trước trận đấu.
Trong quá khứ, đội tuyển Pháp đã gặp đội tuyển Nam phi trên sân cỏ ba lần với hết quả: hai thắng (2-1 giao hữu 1997; 3-1 vô địch thế giới 1998) và một hòa. Đội tuyển Pháp thắng cả ba lần các đội tuyển Kuwait (năm 1982), Ảrập Xêút (1998), Brazil (2006) do ông Carlos Alberto Parreira (huấn luyện viên đội tuyển Nam phi năm 2010) trong khuôn khổ các Giải túc cầu thế giới. Do đó, đội tuyển Pháp đầy hy vọng thắng…
Chuyện khác, trong cuộc họp báo trước trận đấu sáng ngày 22.06.2010, ông Domenech cho biết các cầu thủ của tôi dường như không muốn ra sân tranh tài với đội Nam phi’. Nếu không thi đấu, đội tuyển Pháp bị chế tài bởi FIFA bằng cấm thi đấu khắp thế giới trong nhiều năm.
2. Trận đấu giữa Pháp và Nam phi.
Ngày 22.06.2010, để tranh xếp hạng trong bảng A Giải túc cầu thế giới năm 2010, đội tuyển Pháp gặp Nam phi trên sân Bloemfontein.
Vào phút 20, từ một dường banh phạt góc của Siphiwe Tshabalala, bằng một đường banh đánh đầu, trung vệ Bongani Khumalo tung lưới Hugo Lloris, mở tỷ số cho đội tuyền nhà Nam phi. Không bao lâu sau, phút 26, tiền nội Yoann Gourcuff bị thẻ đỏ phải rời sân thúc cùi chỏ vào mặt hậu vệ đối phương. Bị dẫn trước lại kém số, các cầu thủ Pháp xuống tinh thần. Phút 37, Tsepo Masilela chuyền bóng cho Katlego Mphela đá vào khung thành Pháp nâng tỷ số lên 2-0.
Vào hiệp nhì, Malouda vào thay Gignac. Phút thứ 50, Mphela đá thật mạnh tưởng phá lưới Lloris, nhưng banh dội xà ngang. Trong khi đó, trong trận túc cầu Uruguay-Mexico, ở phút 44, Suarez mở tỷ số 1-0 cho Uruguay… nếu Nam phi thắng thêm thì có thể đi vào vòng trong. Phút 55, Henry vào thay Cissé, Henry – Malouda – Ribery tìm lại sự xông xáo. Phút thứ 70, Ribery dẫn banh vào vùng cấm địa Nam Phi rồi chuyền cho Malouda đá banh vào khung thành trống, rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2.
Sau trận đấu, Carlos Alberto Parreira đến bắt tay xã giao ông Raymond Domenech nhưng ông nầy từ chối. Sau đó, ông Domenech có giải thích vì, trước khi vòng chung kết Giải túc cầu thế giới 2010 khởi đầu, huấn luyện viên Nam phi đã nói đội Pháp không xứng đáng góp mặt tại Nam phi năm nay.
Đáp câu hỏi về tương lai đội Pháp, ông Raymond Domenech nói: “Tôi rất buồn với những gì đã xảy ra vì không chỉ với tôi mà với toàn bộ người dân Pháp. Đây là đội banh có thực lực, tôi chúc người kế thừa sẽ gặp nhiều may mắn. Tôi yêu đội tuyển Pháp. Đội Pháp không chết và sẽ còn tiếp tục phát triển mãi. Họ có đủ mọi yếu tố để thành công”. Cũng tại cuộc họp báo sau trận đấu, Evra đã xin lỗi người hâm mộ và khẳng định anh và các bạn sẽ không nhận một euro nào tiền thưởng được nhận và hứa sẽ giải thích cho thảm họa này cho người dân Pháp.
Đội tuyển Pháp và Nam phi cùng rời World Cup 2010 sau trận đấu. Mỗi đội nhận được 7 triệu mỹ kim tiền thù lao ba trận đá vòng đầu. Trước khi đến Nam phi, 32 đội tuyển đã nhận một triệu để trả chi phí chuẩn bị. Như vậy, 16 đội bị loại ở vòng đầu nhận được 8 triệu mỹ kim/đội. 8 đội bị loại ở bát kết nhận được 9 triệu mỹ kim. 4 đội bị loại ở tứ kết nhận được 18 triệu mỹ kim. 2 đội bị loại ở bán kết chỉ nhận được 20 triệu mỹ kim sau khi đá trận tranh hạng ba. Vào chung kết, đội thua lãnh 24 và đội thắng (vô địch) 30 triệu mỹ kim.
III. TRỞ VỀ ĐẤT PHÁP.
A. Tại phi trường.
Ngày 24.06.2010, chiếc Boeing 737 F-GZTD đáp xuống phi trường Le Bourget lúc 11 giờ 35 và đậu trước Bảo tàng viện. Những xe chở lính hiến binh và xe cứu hỏa tiến đến bảo vệ không cho chụp hình các tuyển thủ bại trận. Khoảng hơn 150 người đến đón họ nhưng khi xuống phi cơ, họ lập tức lên bus và xe lăn bánh rời sân bay. Trong khi đó, Thierry Henry lên chiếc Renault Espace với lính lái môtô hộ tống đến điện Elysee để gặp Tổng thống Nicolas Sarkozy trong lúc hơn triệu người biểu tình khắp nước để chống lại dự luật cải tổ hưu bổng. Ngoài ra, vì tiếp Henry, Tổng thống đã hủy phiên họp với các hiệp đội để chuẩn bị kỳ họp Thượng đỉnh G20 vào cuối tuần tại Toronto (Canada).
Không một chi tiết nào về cuộc gặp gỡ được loan báo. Phụ trách các hiệp đội phi chánh phủ trách Tổng thống chú trọng túc cầu hơn lo chuẩn bị Đội nghị G20.
B. Chính phủ can thiệp.
Sự thảm bại và đình công tập huấn của đội tuyển Pháp đã trở thành câu chuyện quốc gia khiến chính phủ phải quan tâm. Chiều ngày 23.06.2010, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp với sự tham dự của Thủ tướng Francois Fillon, Tổng trưởng Y tế và Thể thao Roselyne Bachelot và Bộ trưởng đặỉc trách về Thể thao Rama Yade để nghe báo cáo về những điều xảy ra bên trong cũng như ngoài sân cỏ đưa đến thất bại tại Nam phi. Sau cuộc họp, Tổng thống tuyên bố chánh phủ sẽ triệu tập một đội nghị thảo luận yêu cầu trong tháng 10 phải tổ chức một đội nghị xem xét lại toàn bộ túc cầu Pháp. Ông đề nghị chính phủ cắt mọi khoản trợ cấp cho Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.
Bà Bachelot cho rằng: « Trách nhiệm về thảm họa này thuộc về tất cả chúng ta, bắt đầu từ các cầu thủ, sau đó là huấn luyện viên và cuối cùng là liên đoàn bóng đá.»
C. Henry nói về đội tuyển Pháp.
Ngày 25.06.2010, khi trả lời phỏng vấn của Michel Denisot từ Barcelone, trong chương trình Grand Journal của đài truyền hình Canal Plus, Thierry Henry, cầu thủ cuối cùng còn lại của đội tuyển Pháp đăng quang vô địch túc cầu thế giới 1998, thẩm luợng lý do đầu tiên sự thất bại là các cầu thủ thi đấu không đúng mức.
Cựu thủ quân đội tuyển Pháp cho biết anh cảm thấy bị ‘bỏ rơi’ vì ‘mọi người không còn nói chuyện với tôi như theo thói quen trước đây. Khi Domenech đến huấn luyện, đội tuyển Pháp đã xảy ra khá nhiều rắc rối trong nội bộ. Đội đã từng vào trận chung kết Giải túc cầu thế giới năm 2006 đã bị loại khỏi vòng đầu Giải túc cầu thế giới năm nay, sau hai trận thua trước Mexico và Nam phi và một trận hòa với Uruguay. Thêm vào đó, bầu không khí căng thẳng còn bao trùm cả đội tuyển Pháp khi Anelka bị ‘tống cổ’. Tôi không hiểu tạo sao việc đó được các báo đưa lên trang nhất, với những từ ngữ không đúng. Do đó, tôi nghĩ chúng tôi phải có hành động để ủng hộ Nicolas. Nhưng anh cho rằng quyết định bỏ tập của các cầu thủ là một quyết định dại dột « Thành thực nói, đó là một sai lầm”.
Ngoài ra, anh cho biết các cầu thủ kỳ cựu hiện không còn nhận được sự tôn trọng như thời anh, cách đây 13 năm.
D. Chủ tịch Liên đoàn túc cầu Pháp từ chức.
Ngày 24.06.2010, đáp câu của Jean-Michel Aphatie, đài phát thanh RTL, bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng Y tế và Thể thao, nói: « Theo bà nghĩ, sự rời khỏi chức vụ của ông Jean-Pierre Escalettes là điều không thể tránh được. » Sau đó, ngày 26.06.2010, Tổng thư ký FIFA Jérôme Valcke nhắc giới cầm quyền Pháp tránh mọi sự can thiệp vào nội bộ Liên đoàn túc cầu Pháp quốc, đang điều khiển bởi ông Escalettes.
Ngày 28.06.2010, trong một thông cáo phổ biến bởi Liên đoàn túc cầu Pháp quốc, ông Jean-Pierre Escalettes cho biết quyết định từ chức Chủ tịch Liên đoàn túc cầu: « Tôi sẽ đệ đơn từ chức trong buổi họp Đội đồng liên đoàn ngày 02.07 tới. Tôi sẳn sàng để phân tích những lý do của sự thảm bại của đội tuyển Pháp tại Nam phi. Tôi sẽ trình bày từng điểm trước các đồng vị trong Đội đồng liên đoàn hôm thứ sáu. Từ nay tới đó, tôi không trả lời bất cứ cơ quan truyền thông nào. »
Ông Jean-Pierre Escalettes, 75 tuổi, đã là Chủ tịch Tập hợp Túc cầu tải tử (Ligue de football amateur) và là người đã khai sáng tài chính của định chế sau nhiệm kỳ của ông Claude Simonet cùng thành công trong việc nước Pháp dành được quyền tổ chức Giải vô địch Âu châu 2016.
E. Chủ tịch Liên đoàn túc cầu và huấn luyện viên ra trước Quốc đội.
Ngày 29.06.2010, đáp lời mời của các dân biểu trong Ủy ban Văn hóa Quốc đội, bà Roselyne Bachelot đã đến trình bày những lý do đưa đến sự thảm bại của đội tuyển Pháp lúc 18 giờ. Hôm sau, lúc 11 giờ, hai ông Jean-Pierre Escalettes và Raymond Domenech đến trả lời những câu hỏi của các dân biểu trong Ủy ban này trong một phiên điều trần kín. Không một tiết lộ mới nào so với những điều đã được đề cập trên các cơ quan truyền thông khắp thế giới.
F. Huấn luyện viên mới đội tuyển Pháp.
Ngày 26.06.2010, cựu tuyển thủ Laurent Blanc, thành viên đội tuyển Pháp vô địch túc cầu thế giới 1998, đã ký khế ước nhận huấn luyện đội tuyển Pháp kể từ ngày 02.07.2010 trong hai năm tới (thời gian đội tuyển chuẩn bị và thi đấu Giải vô địch Âu châu 2016). Lương tháng 100.000 euros, gấp đôi người tiền nhiệm (48.000 euros), nhưng thấp hơn lương tháng đội cầu Bordeaux đã trả (140.000 euros).
Hiện nay, người Pháp hy vọng Laurent Blanc sẽ thành lập một đội tuyển Pháp càng hữu hiệu càng tốt trong các trận đấu sắp tới:
- Ngày 11.08.2010, gặp đội tuyển Na-uy trong trận giao hữu tại Oslo;
- Bắt đầu tranh vòng loại EURO 2012 gặp Biélorussie (03.09.2010 tại Pháp), Bosnie-Herzégovine (07.09.2010 tại Bosnie-Herzégovine), Roumanie (09.10.2010 tại Pháp), Luxembourg (12.10.2010 tại Pháp);
- Hai trận giao hữu với đội tuyển Anh (17.11.2010 tại Anh) và với Ba tây (09.02.2011 tại Pháp).
Điểm cuối cùng chúng tôi muốn nói là: « Theo dõi các trận đấu vòng chung kết Giải túc cầu thế giới năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đội tuyển Nhật bản… Những hình ảnh năm (hình như) 1960, trên sân Cộng hòa, Sài gòn, khi các cầu thủ Nhật tặng cho các tuyển thủ Việt-Nam một chiếc giày bạc nhỏ để tượng trưng cho nền túc cầu nước Phù tang lúc đó so với nền túc cầu con cháu Lạc Hồng. Kết quả trận đấu Việt-Nam thắng Nhật bản 2-0 … Năm mươi năm sau, các cầu thủ Nhật đã tiến tới bát kết túc cầu thế giới, trong khi Việt-Nam ngày nay đã đoạt huy chương vàng Đông Nam Á vận đội chưa? » (Lưu ý: Việt-Nam Cộng hoà đoạt huy chương vàng Đông Nam Á vận đội năm 1959).
Đức Hồng Y Urosa của Venezuela tuyên bố rằng Chavez đang đưa đất nước đến thể chế độc tài.
Dominic David Trần
16:31 08/07/2010
Đức Hồng Y Urosa của Venezuela tuyên bố rằng Chavez đang đưa đất nước đến thể chế độc tài.
ROMA, Ý, ngày 08/07/2010 / 01:33PM Theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo (CNA)- phát biểu từ Rôma, nơi ngài đang tham dự một hội nghị đã được sắp xếp theo chương trình trước đây; Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, Tổng Giám Mục Caracas đã đáp lại những lời lẽ mà ông Hugo Chavez, Tổng Thống Venezuela đã dùng để tấn công vào chính cá nhân ngài và Hàng Giám Mục Venezuela trong ngày 05 tháng Bảy vừa qua nhân Lễ Độc Lập của nước Venezuela.
ĐHY Jorge Urosa Savino tuyên bố rằng; Tổng Thống Hugo Chavez, nhà lãnh đạo đương nhiệm hiện nay tại nước Venezuela " không có quyền lăng nhục; bôi nhọ làm mất phẩm gía; hay phỉ báng nói xấu hoặc vu oan giá họa bất cứ một công dân Venezuela nào ! "
Trong một bản tuyên bố phát hành bởi Tòa Tổng Giám Mục Caracas; ĐHY Urosa nói, " Trong một vài dịp gần đây, ngài Chavez đã tấn công cá nhân tôi bằng lời nói; công khai nhạo báng và chế diễu cá nhân tôi trước công chúng. Tôi hoàn toàn bác bỏ mọi lời lẽ tấn công này, bởi vì những lời lẽ ấy không xứng đáng và không thích hợp với vị thế của người đang tuôn ra những lời lẽ ấy."
Tiếp đến Đức Hồng Y Urosa cảnh báo về những nguy hiểm mà đất nước và nhân dân Venezuela hiện đang đối diện.
" Tôi đã phát biểu một số tuyên bố và những tuyên bố này được chính giới truyền thông báo chí trình thuật lại bởi chính sự đồng ý của cá nhân tôi - chứ không phải là tôi đã bị áp lực bởi một người nào khác. Những lời tuyên bố của tôi là nghiêm túc tuân theo tiếng nói của lương tâm cá nhân tôi với tư cách là một công dân Venezuela và trong vị thế Tổng Giám Mục thủ đô Caracas ngay giữa thực tế mà chúng ta đang trải nghiệm. Thật tiếc qúa, thay vì suy tư và phản tỉnh về những lập luận tôi đã nêu ra và đề nghị sửa chữa lại cho đúng các tư cách của cá nhân mình, ngài Tổng Thống lại thu hẹp năng lực của chính ngài vào việc chỉ để làm mất uy tín và xúc phạm đến cá nhân tôi thôi."
Đức Hồng Y Urosa đã cảnh báo rằng chính quyền Chavez đang dẫn đưa đất nước Venezuela tiến đến "một thể chế độc tài" đã được thiết lập theo hệ tư tưởng Mácxít; và rằng " chính tự ngài Tổng Thống đã công khai tuyên bố và lập đi lập lại điều ấy qua một số dịp."
Đức Hồng Y Urosa đã bổ sung thêm; " Những cung cách hành xử như vậy thật là vi phạm vào hiến pháp và là bất hợp pháp, nhưng trên hết mọi sự cái cung cách hành xử ấy đã tấn công vào các quyền về chính trị, dân sự và nhân quyền của nhân dân Venezuela. Sự thất bại của Chủ nghĩa Xã Hội theo khuynh hướng Mácxit ở tại các quốc gia khác đã là bằng chứng rõ ràng hiển nhiên hơn bao giờ hết."
Về quyền năng bổ nhiệm các Đức Giám Mục: để giải quyết sự vụ này theo như "kiến nghị và có hàm ý ám chỉ" của Tổng Thống Chavez, ĐHY Urosa nói; " Việc chọn lựa và bổ nhiệm các Đức Giám Mục Công Giáo của nước Venezuela cũng như các Đức Giám mục trên toàn thế giới là trong bàn tay trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo, và cụ thể là thuộc trách nhiệm của chính Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng sau khi ngài đã tham khảo kỹ lưỡng và cẩn thận với các Cộng Đồng Giáo Hội liên quan. Xin tạ ơn Thiên Chúa bởi vì quyền năng lựa chọn và bổ nhiệm các Đức Giám Mục đã không nằm trong tầm tay của các chính trị gia thế tục." Đức Hồng Y Venezuela tuyên bố tiếp;
"Cũng giống như tất cả các tín hữu Thiên Chúa Giáo, các Đức Giám Mục là những người xây dựng hòa bình. Vì bởi lý do này, không có bất kỳ ham muốn nào về quyền lực thế tục hay không có bất kỳ một ao ước nào để trở thành các hoạt động phục vụ chính trị, Hàng Giám Mục Công Giáo Venezuela chúng tôi yêu cầu và đòi hỏi Quyền của Chúng tôi được nói thẳng ra bất kỳ vấn đề nào có quan hệ đến cuộc sống và tương lai của nhân dân Venezuela. Anh Em Giám Mục Chúng Tôi chỉ muốn những sự tốt lành, hòa bình an lạc, và mang lại lợi ích cho Venezuela, với những cơ hội cho tất cả người dân Venezuela mà không có bất kỳ sự loại trừ nào vì kỳ thị trong bất công và trong bất khoan dung."
Kết thúc bản tuyên bố, Đức Hồng Y Urosa, Tổng Giám Mục Caracas thử đô Venezuela đã bày tỏ sự tri ân đến mọi sự ủng hộ mà mọi người đã ưu ái dành cho ngài trong những ngày sóng gió gần đây.
Cảm nghiệm của Dominic David Trần: Xin Chúa thương xót cho Giáo Hội của Chúa trên bước đường lữ thứ trần gian cách riêng cho Giáo Hội Venezuela và Giáo Hội Việt Nam. Kính Thưa Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Nguyên Tổng Giám Mục TGP và Thủ Đô Hà Nội, con nghĩ rằng trong một cách thế nào đó - Đức Hồng Y Jorge Uraso Savino, Tổng Giám Mục TGP Caracas và Thủ Đô Venezuela cũng cần có một lời an ủi động viên của ngài trong tinh thần Hiệp nhất của Giám Mục Đoàn Thế giới và trong cùng một hoàn cảnh như chính Đức Tổng Giám Mục Giuse đã trải nghiệm. Xin Thiên Chúa thương xót cho cả hai Đức Tổng Giám Mục.
ĐHY Jorge Urosa Savino tuyên bố rằng; Tổng Thống Hugo Chavez, nhà lãnh đạo đương nhiệm hiện nay tại nước Venezuela " không có quyền lăng nhục; bôi nhọ làm mất phẩm gía; hay phỉ báng nói xấu hoặc vu oan giá họa bất cứ một công dân Venezuela nào ! "
Trong một bản tuyên bố phát hành bởi Tòa Tổng Giám Mục Caracas; ĐHY Urosa nói, " Trong một vài dịp gần đây, ngài Chavez đã tấn công cá nhân tôi bằng lời nói; công khai nhạo báng và chế diễu cá nhân tôi trước công chúng. Tôi hoàn toàn bác bỏ mọi lời lẽ tấn công này, bởi vì những lời lẽ ấy không xứng đáng và không thích hợp với vị thế của người đang tuôn ra những lời lẽ ấy."
Tiếp đến Đức Hồng Y Urosa cảnh báo về những nguy hiểm mà đất nước và nhân dân Venezuela hiện đang đối diện.
" Tôi đã phát biểu một số tuyên bố và những tuyên bố này được chính giới truyền thông báo chí trình thuật lại bởi chính sự đồng ý của cá nhân tôi - chứ không phải là tôi đã bị áp lực bởi một người nào khác. Những lời tuyên bố của tôi là nghiêm túc tuân theo tiếng nói của lương tâm cá nhân tôi với tư cách là một công dân Venezuela và trong vị thế Tổng Giám Mục thủ đô Caracas ngay giữa thực tế mà chúng ta đang trải nghiệm. Thật tiếc qúa, thay vì suy tư và phản tỉnh về những lập luận tôi đã nêu ra và đề nghị sửa chữa lại cho đúng các tư cách của cá nhân mình, ngài Tổng Thống lại thu hẹp năng lực của chính ngài vào việc chỉ để làm mất uy tín và xúc phạm đến cá nhân tôi thôi."
Đức Hồng Y Urosa đã cảnh báo rằng chính quyền Chavez đang dẫn đưa đất nước Venezuela tiến đến "một thể chế độc tài" đã được thiết lập theo hệ tư tưởng Mácxít; và rằng " chính tự ngài Tổng Thống đã công khai tuyên bố và lập đi lập lại điều ấy qua một số dịp."
Đức Hồng Y Urosa đã bổ sung thêm; " Những cung cách hành xử như vậy thật là vi phạm vào hiến pháp và là bất hợp pháp, nhưng trên hết mọi sự cái cung cách hành xử ấy đã tấn công vào các quyền về chính trị, dân sự và nhân quyền của nhân dân Venezuela. Sự thất bại của Chủ nghĩa Xã Hội theo khuynh hướng Mácxit ở tại các quốc gia khác đã là bằng chứng rõ ràng hiển nhiên hơn bao giờ hết."
Về quyền năng bổ nhiệm các Đức Giám Mục: để giải quyết sự vụ này theo như "kiến nghị và có hàm ý ám chỉ" của Tổng Thống Chavez, ĐHY Urosa nói; " Việc chọn lựa và bổ nhiệm các Đức Giám Mục Công Giáo của nước Venezuela cũng như các Đức Giám mục trên toàn thế giới là trong bàn tay trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo, và cụ thể là thuộc trách nhiệm của chính Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng sau khi ngài đã tham khảo kỹ lưỡng và cẩn thận với các Cộng Đồng Giáo Hội liên quan. Xin tạ ơn Thiên Chúa bởi vì quyền năng lựa chọn và bổ nhiệm các Đức Giám Mục đã không nằm trong tầm tay của các chính trị gia thế tục." Đức Hồng Y Venezuela tuyên bố tiếp;
"Cũng giống như tất cả các tín hữu Thiên Chúa Giáo, các Đức Giám Mục là những người xây dựng hòa bình. Vì bởi lý do này, không có bất kỳ ham muốn nào về quyền lực thế tục hay không có bất kỳ một ao ước nào để trở thành các hoạt động phục vụ chính trị, Hàng Giám Mục Công Giáo Venezuela chúng tôi yêu cầu và đòi hỏi Quyền của Chúng tôi được nói thẳng ra bất kỳ vấn đề nào có quan hệ đến cuộc sống và tương lai của nhân dân Venezuela. Anh Em Giám Mục Chúng Tôi chỉ muốn những sự tốt lành, hòa bình an lạc, và mang lại lợi ích cho Venezuela, với những cơ hội cho tất cả người dân Venezuela mà không có bất kỳ sự loại trừ nào vì kỳ thị trong bất công và trong bất khoan dung."
Kết thúc bản tuyên bố, Đức Hồng Y Urosa, Tổng Giám Mục Caracas thử đô Venezuela đã bày tỏ sự tri ân đến mọi sự ủng hộ mà mọi người đã ưu ái dành cho ngài trong những ngày sóng gió gần đây.
Cảm nghiệm của Dominic David Trần: Xin Chúa thương xót cho Giáo Hội của Chúa trên bước đường lữ thứ trần gian cách riêng cho Giáo Hội Venezuela và Giáo Hội Việt Nam. Kính Thưa Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Nguyên Tổng Giám Mục TGP và Thủ Đô Hà Nội, con nghĩ rằng trong một cách thế nào đó - Đức Hồng Y Jorge Uraso Savino, Tổng Giám Mục TGP Caracas và Thủ Đô Venezuela cũng cần có một lời an ủi động viên của ngài trong tinh thần Hiệp nhất của Giám Mục Đoàn Thế giới và trong cùng một hoàn cảnh như chính Đức Tổng Giám Mục Giuse đã trải nghiệm. Xin Thiên Chúa thương xót cho cả hai Đức Tổng Giám Mục.
Chiến dịch chống Công Giáo: American Civil Liberties Union (ACLU) thưa kiện các bệnh viện Công Giáo
Trần Mạnh Trác
19:48 08/07/2010
Washington DC, ngày 08 tháng 7 2010 - American Civil Liberties Union (ACLU, liên đoàn bảo vệ tự do dân sự Mỹ) đã gởi một bức thư khiếu nại tới Trung Tâm Dịch Vụ Medicare và Medicaid (CMS) đòi điều tra các bệnh viện Công giáo vì đã từ chối cung cấp dịch vụ phá thai, ACLU tuyên bố rằng các bệnh viện Công Giáo đã vi phạm "quyền chăm sóc sức khỏe” cuả các bệnh nhân.
Những nhà phân tích và bình luận cho rằng lá thư đã có cái nhìn lệch lạc về giáo huấn Công giáo và cũng cho biết rằng bất kỳ quy định pháp luật nào đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải thực hiện phá thai thì sẽ vi phạm quyền lương tâm mà chính quyền Obama đã hứa sẽ duy trì.
Bức thư cuả ACLU, đề ngày 01 tháng 7, tuyên bố rằng các bệnh viện từ chối cung cấp phá thai vì lý do tôn giáo tức là có hành vi vi phạm qui định y tế về điều trị khẩn cấp, vi phạm luật Lao động và vi phạm các điều kiện tham gia vào Medicare và Medicaid.
Bức thư viết "các bệnh viện tôn giáo trong nước khi từ chối chăm sóc y tế khẩn cấp cho sản phụ thì không thích hợp và bất hợp pháp." ACLU cũng nêu lên trường hợp Sơ Margaret Mary McBride bị cách chức sau khi cho phép phá thai tại Bệnh viện St Joseph's ở Phoenix. Bức thư cho rằng mặc dù việc phá thai đã được thực hiện tại đó, nhưng hành động kỷ luật với Sơ McBride, cũng như những tuyên bố của giáo phận, đã tạo điều kiện ngăn cản nhân viên bệnh viện hoàn thành nghĩa vụ hợp pháp của họ.
Ngoài ra, ACLU cũng cung cấp một số ví dụ khác về các bệnh viện Công Giáo không cung cấp "dịch vụ sinh sản" cho phụ nữ. Theo ý kiến pháp lý cuả họ thì việc "một bệnh viện từ chối cung cấp kịp thời sự chăm sóc dịch vụ về sinh sản cho sản phụ là một đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự sống của họ."
Phát ngôn viên cuả CMS là Ellen Griffith xác nhận rằng họ đã nhận được thư và hiện đang xem xét để quyết định xem sẽ phải có những hành động thế nào, nếu có.
Các chuyên gia về đạo đức sinh học và pháp luật đã phản hồi rằng bức thư đã tấn công và trình bày sai giáo huấn Công giáo khi miêu tả những giáo huấn này là cấm cản bất kỳ nỗ lực nào để cứu sống một bà mẹ mang thai.
Bác sĩ John Haas, chủ tịch trung tâm đạo đức sinh học quốc gia Công giáo, giải thích rằng trong khi việc phá thai trực tiếp thì luôn luôn là bị cấm, nhưng Giáo huấn Công Giáo vẫn cho phép những nỗ lực điều trị hoặc chữa bệnh cho người mẹ, ngay cả như nếu những nỗ lực đó có thể dẫn đến cái chết gián tiếp và không chủ ý của đứa con chưa sinh. Nguyên tắc “hiệu lực kép” cho biết nếu việc mất mát sự sống này là không trực tiếp và không cố ý, thì không sai về mặt đạo đức.
"Trong thực tế, một số các trường hợp trích dẫn trong bức thư sẽ là 'phá thai gián tiếp' trong một bệnh viện Công Giáo, tức là các bác sĩ sẽ điều trị một bệnh lý nghiêm trọng nhưng gián tiếp có thể, tuy có dự kiến (đoán trước được) nhưng không chủ ý, dẫn đến cái chết của đứa trẻ,"
Bác sĩ John Haas đã tham chiếu "Chỉ thị đạo đức và tôn giáo cho Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe" của Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ để nêu ra Chỉ thị 47 rằng " Những mổ xẻ, điều trị và thuốc men có mục đích trực tiếp và cân đối (không làm quá việc phải làm) để chữa một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của một phụ nữ mang thai thì vẫn được phép khi họ không thể an toàn hoãn lại cho đến khi thai nhi có tính khả thi, ngay cả khi việc ấy sẽ gây ra cái chết của đứa trẻ chưa sinh. "
Ông Tom Brejcha, chủ tịch và cố vấn trưởng cuả hội Thomas More, cho biết rằng việc đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải tạo điều kiện phá thai sẽ vi phạm các quyền cơ bản của luật lương tâm.
"Người Công giáo nên xem lá thư của ACLU như là một sự báo trước những cuộc tấn công chống lại những giáo huấn cốt lõi của Giáo Hội, đó là những lời dạy rằng đời sống con người là thiêng liêng từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, sự thu góp để gây ra hoặc trực tiếp gây ra sự hủy diệt một bào thai trong tình trạng có thể sống được là không bao giờ được phép, và những người tham gia hoặc hỗ trợ cụ thể các hành vi đó thì đặt mình ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội," Ông Brejcha giải thích.
"Người Công giáo, và những người có niềm tin rằng sự sống con người là một quyền bất khả xâm phạm, thì cần cảnh tỉnh và hăng hái chống đối lại luận điệu cuả ACLU cho rằng phá thai đôi khi cần thiết để "cứu một mạng sống" và việc chăm sóc sức khỏe có thể đòi hỏi phải giết một thai nhi"
"Trực tiếp giết chết một người không có khả năng tự vệ là một sự dữ. Không có luật pháp nào đòi hỏi rằng những người ghê tởm sự giết chóc như vậy phải tham gia vào việc giết chóc đó, và những người biện hộ cho một đạo luật coi thường quyền lương tâm như vậy phải bị đẩy lùi và lên án với những danh từ mạnh mẽ nhất là phi nhân tính và vô lương tâm."
"Tổng thống Obama đã hứa trong bài diễn văn tại Notre Dame, tháng Năm 2009, là sẽ bảo vệ quyền cơ bản của lương tâm," ông Brejcha nói thêm. "Tổng thống và chính quyền cuả ông ta phải bị bắt buộc phải giữ lời hứa đó. Di sản chăm sóc sức khỏe cuả người Công Giáo tại Mỹ không thể bị hy sinh để chiều ý những những nhóm vận động hành lang cho tệ nạn phá thai. "
Những nhà phân tích và bình luận cho rằng lá thư đã có cái nhìn lệch lạc về giáo huấn Công giáo và cũng cho biết rằng bất kỳ quy định pháp luật nào đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải thực hiện phá thai thì sẽ vi phạm quyền lương tâm mà chính quyền Obama đã hứa sẽ duy trì.
Bức thư cuả ACLU, đề ngày 01 tháng 7, tuyên bố rằng các bệnh viện từ chối cung cấp phá thai vì lý do tôn giáo tức là có hành vi vi phạm qui định y tế về điều trị khẩn cấp, vi phạm luật Lao động và vi phạm các điều kiện tham gia vào Medicare và Medicaid.
Bức thư viết "các bệnh viện tôn giáo trong nước khi từ chối chăm sóc y tế khẩn cấp cho sản phụ thì không thích hợp và bất hợp pháp." ACLU cũng nêu lên trường hợp Sơ Margaret Mary McBride bị cách chức sau khi cho phép phá thai tại Bệnh viện St Joseph's ở Phoenix. Bức thư cho rằng mặc dù việc phá thai đã được thực hiện tại đó, nhưng hành động kỷ luật với Sơ McBride, cũng như những tuyên bố của giáo phận, đã tạo điều kiện ngăn cản nhân viên bệnh viện hoàn thành nghĩa vụ hợp pháp của họ.
Ngoài ra, ACLU cũng cung cấp một số ví dụ khác về các bệnh viện Công Giáo không cung cấp "dịch vụ sinh sản" cho phụ nữ. Theo ý kiến pháp lý cuả họ thì việc "một bệnh viện từ chối cung cấp kịp thời sự chăm sóc dịch vụ về sinh sản cho sản phụ là một đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự sống của họ."
Phát ngôn viên cuả CMS là Ellen Griffith xác nhận rằng họ đã nhận được thư và hiện đang xem xét để quyết định xem sẽ phải có những hành động thế nào, nếu có.
Các chuyên gia về đạo đức sinh học và pháp luật đã phản hồi rằng bức thư đã tấn công và trình bày sai giáo huấn Công giáo khi miêu tả những giáo huấn này là cấm cản bất kỳ nỗ lực nào để cứu sống một bà mẹ mang thai.
Bác sĩ John Haas, chủ tịch trung tâm đạo đức sinh học quốc gia Công giáo, giải thích rằng trong khi việc phá thai trực tiếp thì luôn luôn là bị cấm, nhưng Giáo huấn Công Giáo vẫn cho phép những nỗ lực điều trị hoặc chữa bệnh cho người mẹ, ngay cả như nếu những nỗ lực đó có thể dẫn đến cái chết gián tiếp và không chủ ý của đứa con chưa sinh. Nguyên tắc “hiệu lực kép” cho biết nếu việc mất mát sự sống này là không trực tiếp và không cố ý, thì không sai về mặt đạo đức.
"Trong thực tế, một số các trường hợp trích dẫn trong bức thư sẽ là 'phá thai gián tiếp' trong một bệnh viện Công Giáo, tức là các bác sĩ sẽ điều trị một bệnh lý nghiêm trọng nhưng gián tiếp có thể, tuy có dự kiến (đoán trước được) nhưng không chủ ý, dẫn đến cái chết của đứa trẻ,"
Bác sĩ John Haas đã tham chiếu "Chỉ thị đạo đức và tôn giáo cho Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe" của Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ để nêu ra Chỉ thị 47 rằng " Những mổ xẻ, điều trị và thuốc men có mục đích trực tiếp và cân đối (không làm quá việc phải làm) để chữa một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của một phụ nữ mang thai thì vẫn được phép khi họ không thể an toàn hoãn lại cho đến khi thai nhi có tính khả thi, ngay cả khi việc ấy sẽ gây ra cái chết của đứa trẻ chưa sinh. "
Ông Tom Brejcha, chủ tịch và cố vấn trưởng cuả hội Thomas More, cho biết rằng việc đòi hỏi các bệnh viện Công Giáo phải tạo điều kiện phá thai sẽ vi phạm các quyền cơ bản của luật lương tâm.
"Người Công giáo nên xem lá thư của ACLU như là một sự báo trước những cuộc tấn công chống lại những giáo huấn cốt lõi của Giáo Hội, đó là những lời dạy rằng đời sống con người là thiêng liêng từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, sự thu góp để gây ra hoặc trực tiếp gây ra sự hủy diệt một bào thai trong tình trạng có thể sống được là không bao giờ được phép, và những người tham gia hoặc hỗ trợ cụ thể các hành vi đó thì đặt mình ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội," Ông Brejcha giải thích.
"Người Công giáo, và những người có niềm tin rằng sự sống con người là một quyền bất khả xâm phạm, thì cần cảnh tỉnh và hăng hái chống đối lại luận điệu cuả ACLU cho rằng phá thai đôi khi cần thiết để "cứu một mạng sống" và việc chăm sóc sức khỏe có thể đòi hỏi phải giết một thai nhi"
"Trực tiếp giết chết một người không có khả năng tự vệ là một sự dữ. Không có luật pháp nào đòi hỏi rằng những người ghê tởm sự giết chóc như vậy phải tham gia vào việc giết chóc đó, và những người biện hộ cho một đạo luật coi thường quyền lương tâm như vậy phải bị đẩy lùi và lên án với những danh từ mạnh mẽ nhất là phi nhân tính và vô lương tâm."
"Tổng thống Obama đã hứa trong bài diễn văn tại Notre Dame, tháng Năm 2009, là sẽ bảo vệ quyền cơ bản của lương tâm," ông Brejcha nói thêm. "Tổng thống và chính quyền cuả ông ta phải bị bắt buộc phải giữ lời hứa đó. Di sản chăm sóc sức khỏe cuả người Công Giáo tại Mỹ không thể bị hy sinh để chiều ý những những nhóm vận động hành lang cho tệ nạn phá thai. "
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGMVN trả lời phỏng vấn của Églises d’Asie
Đức Thành
20:22 08/07/2010
WHĐ (08.07.2010) – Nhân sang Pháp để truyền chức phó tế cho một chủng sinh giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, Phó Chủ Tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, được bản tin Eglises d’Asie phỏng vấn.
Bài trả lời phỏng vấn của Đức cha Giuse đăng tại địa chỉ: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/interview-exclusive-par-eglises-d2019asie-du-vice-president-de-la-conference-episcopale
Bản dịch bài phỏng vấn, được WHĐ đăng tải dưới đây, lược bỏ phần mở đầu, giới thiệu về Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh.
Các câu hỏi và trả lời phỏng vấn được dịch trọn vẹn.
* * *
Eglises d’Asie: Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, Đức cha cho biết Năm Thánh kỷ niệm 350 năm lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam có mối liên quan đặc biệt với giáo phận của Đức cha. Đức cha có thể cho biết, đến nay, các giai đoạn cử hành Năm Thánh có tác động nào đối với giáo dân trong giáo phận của Đức cha?
– Một trong những hoạt động nổi bật nhất của chương trình Năm Thánh được khai triển trong giáo phận của chúng tôi tại sáu trung tâm hành hương được lập ra nhân cơ hội này tại sáu giáo hạt. Mỗi giáo hạt đảm trách việc tổ chức một buổi cử hành chung cho toàn giáo phận. Giáo dân đến tham dự cử hành có cơ hội gặp gỡ và thắt mối dây liên kết chặt chẽ hơn với cộng đồng các giáo xứ bạn. Ngoài ra, chúng tôi mời gọi giáo dân của giáo phận chúng tôi đến thăm các trung tâm khác được thành lập trong các giáo phận lân cận. Do đó, Năm Thánh thật sự là một thời gian để các tín hữu Thanh Hoá sống mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội một cách cụ thể, một kinh nghiệm không còn giới hạn trong phạm vi nội bộ giáo phận nhưng vượt qua những ranh giới. Nhìn chung, các tín hữu đã nhiệt tình đón nhận Năm Thánh và cảm thấy rất hài lòng. Họ đã có cơ hội không những để nhìn lại quá khứ và tạ ơn Chúa, mà còn để khám phá, nhận ra khuôn mặt hữu hình của Giáo Hội. Đó là những nét tích cực của Năm Thánh đối với giáo phận của tôi.
Eglises d’Asie: Cao điểm của Năm Thánh có lẽ là Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức vào tháng 11 ở Sài Gòn. Đại hội sẽ đón nhận và công bố nguyện vọng sâu xa của Giáo Hội tại Việt Nam hiện nay. Giáo phận của Đức cha đã chuẩn bị sự kiện trọng đại này như thế nào?
– Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức vào ngày 24 tháng 11 tại giáo phận Sài Gòn. Đây thực sự là cao điểm của Năm Thánh, một sự kiện có quy mô quốc gia, một cao điểm thực sự, ở chỗ sẽ tạo ra một diễn đàn cho tất cả các thành phần Dân Chúa tại Việt Nam có cơ hội lên tiếng nói và tiếng nói ấy được lắng nghe.
Giáo dân trong giáo phận chúng tôi vẫn duy trì nếp sống đạo truyền thống. Họ vâng phục hơn là phát biểu ý kiến và bày tỏ thái độ. Vì vậy, mặc dù đã được nghe nói nhiều về Đại hội Dân Chúa, họ cũng ngại phải tuyên bố hoặc phát biểu ý kiến gửi đến Đại hội. Có lẽ họ chờ nhận được sứ điệp Đại hội gửi đến cho mình và cho toàn thể cộng đoàn Hội Thánh hơn. Trong thực tế, chủ yếu sẽ có những đại biểu của giáo phận được trao nhiệm vụ chuẩn bị cho Đại hội. Ngoài giám mục giáo phận và cha tổng đại diện, sẽ có hai đại biểu giáo dân tham dự đại hội. Những đại biểu giáo dân được chọn lựa và có vai trò thu thập các ý kiến trong giáo phận rồi trình bày trong đại hội. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một cơ hội cho các tín hữu nhận ra họ có trách nhiệm và có vai trò thực sự trong Giáo Hội.
Eglises d’Asie: Năm Thánh đã được trù liệu và chuẩn bị trong một thời gian dài. Một sự kiện bất ngờ xảy đến, nhưng có lẽ cũng đoán trước được, đã gây xao động trong năm 2010, là sự từ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Hà Nội và được Đức Thánh Cha chấp thuận vào ngày 13 tháng 5 vừa qua, thay thế ngài là Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội đồng Giám mục. Một số người đã bày tỏ công khai thái độ không hài lòng ngay trong những buổi lễ. Trên Internet, đã xuất hiện những lời cáo buộc và vu khống nặng nề. Thưa Đức cha, xin Đức cha thuật lại cho độc giả Pháp của Eglises d’Asie về nguyên nhân nào đã dẫn đến các sự kiện xảy ra trong năm 2008 và 2009?
– Nhiều người đã đặt câu hỏi: “Tại sao Đức Tổng Giám mục Kiệt ra đi?”. Đó có phải là do ý muốn của cá nhân Đức Tổng? Ngài có bị áp lực của Tòa Thánh, của Hội đồng Giám mục, hoặc chính phủ Việt Nam không? Nhiều người nghĩ rằng sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là một sự kiện mà Giáo Hội của Việt Nam phải lấy làm buồn. Đức Tổng Giám mục Kiệt đã là một lý do để Giáo Hội được hy vọng, là biểu tượng của lòng can đảm chống lại chế độ cộng sản. Theo tôi, trong những nhận định thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau này, có một phần của sự thật, nhưng cũng có phần sai lầm. Tôi không phải là phát ngôn viên của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, cũng không đại diện cho Hội đồng Giám mục. Tôi nói với tư cách cá nhân, và dựa vào những gì chính tôi nghe được từ Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài nói với tôi, một vài năm trước đây, khi còn ở Lạng Sơn, ngài đã bị mất ngủ và không thể nào chữa khỏi. Sau khi về Hà Nội, chứng mất ngủ vẫn tiếp tục. Ngài nhận thấy sức khỏe của mình không được bảo đảm, và hơn thế nữa, ngày một xấu đi. Thế là ngài đã viết đơn xin từ nhiệm, một sự từ nhiệm do chính lương tâm ngài quyết định.
Ngài cảm thấy nếu cứ tiếp tục làm việc, sẽ đem lại cho giáo phận Hà Nội nhiều bất tiện hơn là ích lợi. Do đó ngài rút ra kết luận mình phải ra đi vì lợi ích của giáo phận. Những suy nghĩ đến với tâm trí của Đức Tổng Giám mục, trong bối cảnh nổ ra các cuộc xung đột về đất đai, đầu tiên là Tòa Khâm sứ tại Hà Nội vào cuối năm 2007, sau đó tại giáo xứ Thái Hà. Chính vì vậy, có người đã nối kết những xung đột về đất đai với quyết định từ nhiệm của Đức Tổng. Theo những gì Đức Tổng Giám mục Kiệt đã nói với tôi, ngài không hề chịu bất cứ áp lực nào. Ngài đã quyết từ nhiệm vì nghĩ rằng sức khỏe không cho phép ngài tiếp tục chu toàn một cách bình thường sứ vụ của mình. Và ngài đã khăng khăng xin từ nhiệm cho đến khi được Tòa Thánh chấp nhận. Lúc đầu, ngài gửi đơn đến Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc (tức Bộ truyền giáo), cho Đức Hồng Y Ivan Dias. Sau một thời gian dài chờ được Bộ Truyền giáo trả lời, ngài đã đệ đạt thỉnh cầu của mình trực tiếp đến Đức Thánh Cha, và ngày 13 tháng Năm 2010, ĐTC đã ra thông báo chấp thuận.
Eglises d’Asie: Vào ngày lễ nhậm chức của Đức tân tổng giám mục phó Hà Nội, ngày 07 tháng 5, giữa lúc cuộc biểu tình ngay trước nhà thờ chính tòa bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức cựu Tổng giám mục, trong phát biểu đầu tiên, một cách nào đó, Đức cha nói Đức cha vui mừng vì cuối cùng các giám mục có thể nghe được tiếng nói của Dân Chúa. Đức cha vẫn luôn nghĩ như vậy?
– Ngày 07 tháng 5 năm 2010, trong khi giáo tỉnh nói chung và tổng giáo phận Hà Nội nói riêng chào đón Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, người đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Hà Nội, trong lễ nhậm chức của ngài, tôi nói lên suy nghĩ sau: đây là cơ hội để Hội đồng Giám mục lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Dân Chúa được diễn tả chân thực và đầy đủ. Từ đó tôi thường được hỏi: “Đức cha tiếp tục nghĩ như vậy chứ?”. Tôi trả lời đúng như vậy, bởi hai lý do. Trước hết, vì chúng ta đã bước vào thời đại mới trong đó các phương tiện truyền thông và Internet ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Có thể nghe được tiếng nói của các tín hữu và phát biểu của họ trong các điều kiện thuận lợi nhất, từ cả hai phía, từ những nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng như từ ý kiến của công chúng. Hiện tượng này đặt ra yêu cầu cho các nhà lãnh đạo bất kỳ tổ chức nào, trong xã hội cũng như Giáo Hội, là phải biết lắng nghe và chăm chú lắng nghe.
Lý do thứ hai, thực tế trong thời đại chúng ta, các tín hữu có trình độ cao hơn về văn hoá, và qua các phương tiện truyền thông, họ có thể theo sát các tin tức, tiếp nhận nhiều thông tin về Giáo Hội. Cũng vậy, họ sẽ dễ dàng bày tỏ ý kiến. Vì hai lý do này, sẽ không có gì phải ngạc nhiên về các giám mục, tại Việt Nam và các nơi khác trên thế giới, đang quan tâm hơn việc lắng nghe tiếng nói của các tín hữu.
Eglises d’Asie: Có thể có lo ngại về sự chia rẽ nào đó trong hàng giáo sĩ cũng như giáo dân? Một số người nhìn thấy trong cuộc bút chiến xảy ra sau sự kiện Đức Tổng Giám mục Hà Nội từ nhiệm, rằng có một âm mưu từ nơi khác đến nhằm gây mất ổn định cho Giáo Hội vừa tạo ra được một hình ảnh ấn tượng về sự hiệp nhất qua lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện. Đức cha nghĩ gì về cách giải thích này?
– Nếu câu hỏi có liên quan đến việc từ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Kiệt, và do đó cho thấy rằng đó là do áp lực từ các nơi khác, chỉ có thể trả lời rằng chính Đức Tổng đã nói rõ việc này, đó là chính lương tâm ngài quyết định và không bị tác động bởi bất kỳ áp lực từ bên ngoài nào. Vẫn còn câu hỏi đặt ra, liệu sự ra đi của Đức Tổng có gây chia rẽ trong hàng giáo sĩ, giáo dân và ngay cả hàng giáo phẩm của Giáo Hội tại Việt Nam. Tôi cho rằng cần phải phân biệt, làm rõ và trước hết phải đồng ý với nhau về nghĩa của từ “chia rẽ”. Nếu hiểu chia rẽ là chia thành vị trí đối lập, phe nọ phe kia trong nội bộ Giáo Hội, thì đó không phải là trường hợp xảy ra với chúng tôi.
Bên ngoài Giáo hội, có những người không thích Giáo Hội, họ muốn gây chia rẽ và phá vỡ sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nhưng điều này không riêng gì ở Việt Nam. Trong suốt lịch sử, có những kẻ thù của Giáo Hội chỉ muốn nhìn thấy Giáo Hội bị chia rẽ. Điều này chẳng có gì là lạ, và đó là một hiện tượng luôn tái diễn trong lịch sử Giáo Hội. Trong thực tế, những gì đang xảy ra tại Việt Nam hiện nay, khách quan mà nói, tương ứng với một sự thay đổi về thái độ trong cách thức bày tỏ, một sự thay đổi đặc trưng của thời đại chúng ta. Người ta khẳng định sự khác biệt, đề cao việc mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân. Do đó cần phân biệt giữa chia cắt hay chia rẽ với việc đề cao quan điểm riêng. Trong Giáo Hội tại ViệtNam, rõ ràng là có một tinh thần tôn trọng sự khác biệt, và không ai nói về sự chia rẽ hay chia cắt.
Eglises d’Asie: Để kết luận, với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha có thể điểm qua về quan hệ giữa chính quyền và hàng giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo và tương lai của những mối quan hệ này?
– Về câu hỏi liên quan đến các mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của Giáo Hội Việt Nam và chính quyền cộng sản, tôi sẽ trả lời theo kiểu lịch sử. Ở giai đoạn đầu tiên, đã tích tụ nhiều hiểu lầm giữa Công giáo và Cộng sản vì những lý do ý thức hệ và tiếp theo là hoàn cảnh lịch sử. Sau một thời gian sống cạnh nhau, người Công giáo và Cộng sản đã có những hiểu biết nhất định về nhau, mặc dù sự hiểu biết này vẫn chưa thật trọn vẹn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Bây giờ nhiều cán bộ có dịp đi du lịch nước ngoài, một số đã đến thăm Vatican, một số khác đã đến Thánh Địa. Do đó họ được nhiều dịp tiếp xúc với cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia Thiên chúa giáo. Họ có nhận xét khách quan hơn về Kitô giáo nói chung và người Công giáo nói riêng.
Đối với người Công giáo, họ cũng cùng chia sẻ mảnh đất và cùng sống dưới bầu trời giống như những người cộng sản đồng bào của mình. Vì tinh thần Tin Mừng và cũng vì tinh thần Việt Nam, nên họ luôn tìm cách làm giảm bớt căng thẳng, chung sống thoải mái với nhau, trên cơ sở nhận ra thiện chí của nhau. Người dân tin rằng cứ mãi xung đột với nhau thì chỉ làm cho cuộc sống khó khăn hơn mà thôi. Vì vậy ngày càng thêm hiểu biết lẫn nhau, khắc phục những trở ngại gây khó khăn cho mối quan hệ giữa hai bên. Đến nay chưa phải là đã hoàn toàn hiểu nhau. Tuy nhiên cũng đã mở ra một triển vọng mới. Giữa người Việt Nam với nhau, vẫn còn nhiều xung khắc và khác biệt do ý thức hệ và quan điểm chính trị. Nhưng cũng đã có thể hiểu nhau, hướng đến việc cùng nhau xây dựng một tương lai chung. Tôi căn cứ vào thiện chí của mỗi bên, bên nào cũng muốn sống hòa hợp, thống nhất, đoàn kết, bằng cách loại bỏ căn nguyên tạo ra chia rẽ và hạn chế những lý do gây bất đồng chia cắt chúng tôi. Tôi không rõ ý kiến của tôi, ở một mức độ nào đó, có ảo tưởng không, nhưng đó là ý kiến của cá nhân tôi, và cuối cùng, tôi lạc quan về mối quan hệ tôi vừa đề cập. Ngoài ra, chung sống hoà bình là một phần của các giá trị Tin Mừng. Để kết luận, tôi chỉ có thể kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hãy xây dựng cách thức cùng nhau chung sống hòa bình, theo tinh thần của Phúc âm.
Bài trả lời phỏng vấn của Đức cha Giuse đăng tại địa chỉ: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/interview-exclusive-par-eglises-d2019asie-du-vice-president-de-la-conference-episcopale
Bản dịch bài phỏng vấn, được WHĐ đăng tải dưới đây, lược bỏ phần mở đầu, giới thiệu về Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh.
Các câu hỏi và trả lời phỏng vấn được dịch trọn vẹn.
* * *
Eglises d’Asie: Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, Đức cha cho biết Năm Thánh kỷ niệm 350 năm lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam có mối liên quan đặc biệt với giáo phận của Đức cha. Đức cha có thể cho biết, đến nay, các giai đoạn cử hành Năm Thánh có tác động nào đối với giáo dân trong giáo phận của Đức cha?
– Một trong những hoạt động nổi bật nhất của chương trình Năm Thánh được khai triển trong giáo phận của chúng tôi tại sáu trung tâm hành hương được lập ra nhân cơ hội này tại sáu giáo hạt. Mỗi giáo hạt đảm trách việc tổ chức một buổi cử hành chung cho toàn giáo phận. Giáo dân đến tham dự cử hành có cơ hội gặp gỡ và thắt mối dây liên kết chặt chẽ hơn với cộng đồng các giáo xứ bạn. Ngoài ra, chúng tôi mời gọi giáo dân của giáo phận chúng tôi đến thăm các trung tâm khác được thành lập trong các giáo phận lân cận. Do đó, Năm Thánh thật sự là một thời gian để các tín hữu Thanh Hoá sống mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội một cách cụ thể, một kinh nghiệm không còn giới hạn trong phạm vi nội bộ giáo phận nhưng vượt qua những ranh giới. Nhìn chung, các tín hữu đã nhiệt tình đón nhận Năm Thánh và cảm thấy rất hài lòng. Họ đã có cơ hội không những để nhìn lại quá khứ và tạ ơn Chúa, mà còn để khám phá, nhận ra khuôn mặt hữu hình của Giáo Hội. Đó là những nét tích cực của Năm Thánh đối với giáo phận của tôi.
Eglises d’Asie: Cao điểm của Năm Thánh có lẽ là Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức vào tháng 11 ở Sài Gòn. Đại hội sẽ đón nhận và công bố nguyện vọng sâu xa của Giáo Hội tại Việt Nam hiện nay. Giáo phận của Đức cha đã chuẩn bị sự kiện trọng đại này như thế nào?
– Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức vào ngày 24 tháng 11 tại giáo phận Sài Gòn. Đây thực sự là cao điểm của Năm Thánh, một sự kiện có quy mô quốc gia, một cao điểm thực sự, ở chỗ sẽ tạo ra một diễn đàn cho tất cả các thành phần Dân Chúa tại Việt Nam có cơ hội lên tiếng nói và tiếng nói ấy được lắng nghe.
Giáo dân trong giáo phận chúng tôi vẫn duy trì nếp sống đạo truyền thống. Họ vâng phục hơn là phát biểu ý kiến và bày tỏ thái độ. Vì vậy, mặc dù đã được nghe nói nhiều về Đại hội Dân Chúa, họ cũng ngại phải tuyên bố hoặc phát biểu ý kiến gửi đến Đại hội. Có lẽ họ chờ nhận được sứ điệp Đại hội gửi đến cho mình và cho toàn thể cộng đoàn Hội Thánh hơn. Trong thực tế, chủ yếu sẽ có những đại biểu của giáo phận được trao nhiệm vụ chuẩn bị cho Đại hội. Ngoài giám mục giáo phận và cha tổng đại diện, sẽ có hai đại biểu giáo dân tham dự đại hội. Những đại biểu giáo dân được chọn lựa và có vai trò thu thập các ý kiến trong giáo phận rồi trình bày trong đại hội. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một cơ hội cho các tín hữu nhận ra họ có trách nhiệm và có vai trò thực sự trong Giáo Hội.
Eglises d’Asie: Năm Thánh đã được trù liệu và chuẩn bị trong một thời gian dài. Một sự kiện bất ngờ xảy đến, nhưng có lẽ cũng đoán trước được, đã gây xao động trong năm 2010, là sự từ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Hà Nội và được Đức Thánh Cha chấp thuận vào ngày 13 tháng 5 vừa qua, thay thế ngài là Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội đồng Giám mục. Một số người đã bày tỏ công khai thái độ không hài lòng ngay trong những buổi lễ. Trên Internet, đã xuất hiện những lời cáo buộc và vu khống nặng nề. Thưa Đức cha, xin Đức cha thuật lại cho độc giả Pháp của Eglises d’Asie về nguyên nhân nào đã dẫn đến các sự kiện xảy ra trong năm 2008 và 2009?
– Nhiều người đã đặt câu hỏi: “Tại sao Đức Tổng Giám mục Kiệt ra đi?”. Đó có phải là do ý muốn của cá nhân Đức Tổng? Ngài có bị áp lực của Tòa Thánh, của Hội đồng Giám mục, hoặc chính phủ Việt Nam không? Nhiều người nghĩ rằng sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là một sự kiện mà Giáo Hội của Việt Nam phải lấy làm buồn. Đức Tổng Giám mục Kiệt đã là một lý do để Giáo Hội được hy vọng, là biểu tượng của lòng can đảm chống lại chế độ cộng sản. Theo tôi, trong những nhận định thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau này, có một phần của sự thật, nhưng cũng có phần sai lầm. Tôi không phải là phát ngôn viên của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, cũng không đại diện cho Hội đồng Giám mục. Tôi nói với tư cách cá nhân, và dựa vào những gì chính tôi nghe được từ Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài nói với tôi, một vài năm trước đây, khi còn ở Lạng Sơn, ngài đã bị mất ngủ và không thể nào chữa khỏi. Sau khi về Hà Nội, chứng mất ngủ vẫn tiếp tục. Ngài nhận thấy sức khỏe của mình không được bảo đảm, và hơn thế nữa, ngày một xấu đi. Thế là ngài đã viết đơn xin từ nhiệm, một sự từ nhiệm do chính lương tâm ngài quyết định.
Ngài cảm thấy nếu cứ tiếp tục làm việc, sẽ đem lại cho giáo phận Hà Nội nhiều bất tiện hơn là ích lợi. Do đó ngài rút ra kết luận mình phải ra đi vì lợi ích của giáo phận. Những suy nghĩ đến với tâm trí của Đức Tổng Giám mục, trong bối cảnh nổ ra các cuộc xung đột về đất đai, đầu tiên là Tòa Khâm sứ tại Hà Nội vào cuối năm 2007, sau đó tại giáo xứ Thái Hà. Chính vì vậy, có người đã nối kết những xung đột về đất đai với quyết định từ nhiệm của Đức Tổng. Theo những gì Đức Tổng Giám mục Kiệt đã nói với tôi, ngài không hề chịu bất cứ áp lực nào. Ngài đã quyết từ nhiệm vì nghĩ rằng sức khỏe không cho phép ngài tiếp tục chu toàn một cách bình thường sứ vụ của mình. Và ngài đã khăng khăng xin từ nhiệm cho đến khi được Tòa Thánh chấp nhận. Lúc đầu, ngài gửi đơn đến Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc (tức Bộ truyền giáo), cho Đức Hồng Y Ivan Dias. Sau một thời gian dài chờ được Bộ Truyền giáo trả lời, ngài đã đệ đạt thỉnh cầu của mình trực tiếp đến Đức Thánh Cha, và ngày 13 tháng Năm 2010, ĐTC đã ra thông báo chấp thuận.
Eglises d’Asie: Vào ngày lễ nhậm chức của Đức tân tổng giám mục phó Hà Nội, ngày 07 tháng 5, giữa lúc cuộc biểu tình ngay trước nhà thờ chính tòa bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức cựu Tổng giám mục, trong phát biểu đầu tiên, một cách nào đó, Đức cha nói Đức cha vui mừng vì cuối cùng các giám mục có thể nghe được tiếng nói của Dân Chúa. Đức cha vẫn luôn nghĩ như vậy?
– Ngày 07 tháng 5 năm 2010, trong khi giáo tỉnh nói chung và tổng giáo phận Hà Nội nói riêng chào đón Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, người đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Hà Nội, trong lễ nhậm chức của ngài, tôi nói lên suy nghĩ sau: đây là cơ hội để Hội đồng Giám mục lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Dân Chúa được diễn tả chân thực và đầy đủ. Từ đó tôi thường được hỏi: “Đức cha tiếp tục nghĩ như vậy chứ?”. Tôi trả lời đúng như vậy, bởi hai lý do. Trước hết, vì chúng ta đã bước vào thời đại mới trong đó các phương tiện truyền thông và Internet ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Có thể nghe được tiếng nói của các tín hữu và phát biểu của họ trong các điều kiện thuận lợi nhất, từ cả hai phía, từ những nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng như từ ý kiến của công chúng. Hiện tượng này đặt ra yêu cầu cho các nhà lãnh đạo bất kỳ tổ chức nào, trong xã hội cũng như Giáo Hội, là phải biết lắng nghe và chăm chú lắng nghe.
Lý do thứ hai, thực tế trong thời đại chúng ta, các tín hữu có trình độ cao hơn về văn hoá, và qua các phương tiện truyền thông, họ có thể theo sát các tin tức, tiếp nhận nhiều thông tin về Giáo Hội. Cũng vậy, họ sẽ dễ dàng bày tỏ ý kiến. Vì hai lý do này, sẽ không có gì phải ngạc nhiên về các giám mục, tại Việt Nam và các nơi khác trên thế giới, đang quan tâm hơn việc lắng nghe tiếng nói của các tín hữu.
Eglises d’Asie: Có thể có lo ngại về sự chia rẽ nào đó trong hàng giáo sĩ cũng như giáo dân? Một số người nhìn thấy trong cuộc bút chiến xảy ra sau sự kiện Đức Tổng Giám mục Hà Nội từ nhiệm, rằng có một âm mưu từ nơi khác đến nhằm gây mất ổn định cho Giáo Hội vừa tạo ra được một hình ảnh ấn tượng về sự hiệp nhất qua lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện. Đức cha nghĩ gì về cách giải thích này?
– Nếu câu hỏi có liên quan đến việc từ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Kiệt, và do đó cho thấy rằng đó là do áp lực từ các nơi khác, chỉ có thể trả lời rằng chính Đức Tổng đã nói rõ việc này, đó là chính lương tâm ngài quyết định và không bị tác động bởi bất kỳ áp lực từ bên ngoài nào. Vẫn còn câu hỏi đặt ra, liệu sự ra đi của Đức Tổng có gây chia rẽ trong hàng giáo sĩ, giáo dân và ngay cả hàng giáo phẩm của Giáo Hội tại Việt Nam. Tôi cho rằng cần phải phân biệt, làm rõ và trước hết phải đồng ý với nhau về nghĩa của từ “chia rẽ”. Nếu hiểu chia rẽ là chia thành vị trí đối lập, phe nọ phe kia trong nội bộ Giáo Hội, thì đó không phải là trường hợp xảy ra với chúng tôi.
Bên ngoài Giáo hội, có những người không thích Giáo Hội, họ muốn gây chia rẽ và phá vỡ sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nhưng điều này không riêng gì ở Việt Nam. Trong suốt lịch sử, có những kẻ thù của Giáo Hội chỉ muốn nhìn thấy Giáo Hội bị chia rẽ. Điều này chẳng có gì là lạ, và đó là một hiện tượng luôn tái diễn trong lịch sử Giáo Hội. Trong thực tế, những gì đang xảy ra tại Việt Nam hiện nay, khách quan mà nói, tương ứng với một sự thay đổi về thái độ trong cách thức bày tỏ, một sự thay đổi đặc trưng của thời đại chúng ta. Người ta khẳng định sự khác biệt, đề cao việc mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân. Do đó cần phân biệt giữa chia cắt hay chia rẽ với việc đề cao quan điểm riêng. Trong Giáo Hội tại ViệtNam, rõ ràng là có một tinh thần tôn trọng sự khác biệt, và không ai nói về sự chia rẽ hay chia cắt.
Eglises d’Asie: Để kết luận, với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha có thể điểm qua về quan hệ giữa chính quyền và hàng giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo và tương lai của những mối quan hệ này?
– Về câu hỏi liên quan đến các mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của Giáo Hội Việt Nam và chính quyền cộng sản, tôi sẽ trả lời theo kiểu lịch sử. Ở giai đoạn đầu tiên, đã tích tụ nhiều hiểu lầm giữa Công giáo và Cộng sản vì những lý do ý thức hệ và tiếp theo là hoàn cảnh lịch sử. Sau một thời gian sống cạnh nhau, người Công giáo và Cộng sản đã có những hiểu biết nhất định về nhau, mặc dù sự hiểu biết này vẫn chưa thật trọn vẹn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Bây giờ nhiều cán bộ có dịp đi du lịch nước ngoài, một số đã đến thăm Vatican, một số khác đã đến Thánh Địa. Do đó họ được nhiều dịp tiếp xúc với cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia Thiên chúa giáo. Họ có nhận xét khách quan hơn về Kitô giáo nói chung và người Công giáo nói riêng.
Đối với người Công giáo, họ cũng cùng chia sẻ mảnh đất và cùng sống dưới bầu trời giống như những người cộng sản đồng bào của mình. Vì tinh thần Tin Mừng và cũng vì tinh thần Việt Nam, nên họ luôn tìm cách làm giảm bớt căng thẳng, chung sống thoải mái với nhau, trên cơ sở nhận ra thiện chí của nhau. Người dân tin rằng cứ mãi xung đột với nhau thì chỉ làm cho cuộc sống khó khăn hơn mà thôi. Vì vậy ngày càng thêm hiểu biết lẫn nhau, khắc phục những trở ngại gây khó khăn cho mối quan hệ giữa hai bên. Đến nay chưa phải là đã hoàn toàn hiểu nhau. Tuy nhiên cũng đã mở ra một triển vọng mới. Giữa người Việt Nam với nhau, vẫn còn nhiều xung khắc và khác biệt do ý thức hệ và quan điểm chính trị. Nhưng cũng đã có thể hiểu nhau, hướng đến việc cùng nhau xây dựng một tương lai chung. Tôi căn cứ vào thiện chí của mỗi bên, bên nào cũng muốn sống hòa hợp, thống nhất, đoàn kết, bằng cách loại bỏ căn nguyên tạo ra chia rẽ và hạn chế những lý do gây bất đồng chia cắt chúng tôi. Tôi không rõ ý kiến của tôi, ở một mức độ nào đó, có ảo tưởng không, nhưng đó là ý kiến của cá nhân tôi, và cuối cùng, tôi lạc quan về mối quan hệ tôi vừa đề cập. Ngoài ra, chung sống hoà bình là một phần của các giá trị Tin Mừng. Để kết luận, tôi chỉ có thể kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hãy xây dựng cách thức cùng nhau chung sống hòa bình, theo tinh thần của Phúc âm.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiếp sức mùa thi thứ 2 cho các em từ các miền quê xa xôi tới Hà Nội dự thi
SVCG Hải Hà
13:06 08/07/2010
HÀ NỘI - Sau một đợt tiếp sức muà thi khá thành công từ 02-05/07/2010, sáng ngày hôm qua (ngày 7/7/2010) anh chị em trong nhóm sinh viên Công Giáo Hải tiếp tục ra quân thực hiện đợt tiếp sức mùa thi thứ 2 cho các em từ các miền quê xa xôi tới Hà Nội dự thi.
Đợt tiếp sức số 1: Các nhóm SVCG tại Hà Nội nói chung và nhóm SVCG Hải Hà nói riêng đã bố trí trung chuyển các em thí sinh tại khu vực Xuân Mai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên chuyển giao cho các nhóm SVCG đang hoạt động tại các khu vực và các tỉnh, tạo thành mạng lưới tình nguyện thống nhất. Đợt tiếp sức số 2 bắt đầu lúc 7h00 sáng ngày 7/7/2010, tại hai địa điểm đón tiếp chính của nhóm là bến xe Gia Lâm và nhà thờ Làng Tám, không khí đã trở nên hết sức nhộn nhịp. Các bàn đón tiếp tại hai địa điểm này đã sẵn sàng, anh chị em tình nguyện viên (TNV) cũng bắt đầu bắt tay vào thực hiện các công việc được giao của mình.
a HREF="http://www.youtube.com/watch?v=OHXcyzqM800&feature=related">Video Phóng Sự Tiếp sức mùa thi đợt số 2
Với một sự chuẩn bị rất chu đáo, chuyên nghiệp, công việc ghi danh, phân danh thí sinh của anh chị em diễn ra nhanh chóng, thuận tiện tạo cho các em thí sinh cùng gia đình cảm thấy hết sức thoải mái. Sau khi ghi danh, phân danh, một nhóm anh chị em khác chịu trách nhiệm đưa các em thí sinh ra khu vực giữ đồ và nghỉ ngơi. Tại đây, các em thí sinh được hòa mình vào với CLB nhạc Thánh - Hải Hà trong những tiết mục văn nghệ và trò chơi sinh hoạt rất vui vẻ, thoải mái. Chính sự làm việc rất nhiệt tình, nhiệt tâm và khoa học này của anh chị em Hải Hà, mà cái nắng gay gắt hơn 40°C của Hà Nội trong những ngày qua trở nên bớt khó chịu, ngột ngạt hơn nhiều với các em thí sinh.
Đầu giờ chiều, sau khi ăn trưa xong, các em thí sinh được anh chị em TNV đưa về nhận chỗ nghỉ ngơi đã được chuẩn bị trước, để những ngày tiếp đó sẽ được các anh chị trực tiếp đưa đón đi thi và chuẩn bị cơm nước chu đáo.
Đợt 2 này, nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà đón tiếp 60 em thí sinh và được chia làm 5 khu vực tiếp sức chính là: Long Biên - Gia Lâm, Hoàng Mai - Hai Bà Trưng, Đống Đa - Ba Đình - Tây Hồ, Thanh Xuân - Hà Đông và Cầu Giấy - Từ Liêm. So với đợt 1 trước đó, đợt 2 này thí sinh nhóm đón tiếp ít hơn một chút, nhưng đã nhận chuyển một số thí sinh từ nhóm SVCG Phát Diệm sang, cơ sở vật chất phục vụ tiếp sức lại tăng lên đáng kể. Những khu nhà trọ nhỏ hẹp, nóng và xa ở khu vực Cầu Giấy đã được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, rộng, khang trang với đầy đủ tiện nghi mà nhiều gia đình ân nhân cho nghỉ nhờ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tại các khu vực khác cũng vẫn được đảm bảo đầy đủ, cá biệt nhiều khu vực các em còn được ăn nghỉ miễn phí trong những căn phòng đầy đủ TV, tủ lạnh, điều hòa… Điều này không chỉ thể hiện một sự nỗ lực hết sức lớn lao, nghiêm túc của tất cả anh chị em TNV, mà còn hứa hẹn anh chi em Hải Hà lại sẽ có một mùa tiếp sức mùa thi thành công và tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội, qua đó giúp mọi người ý thức rõ hơn về công việc tình nguyện nhiều mang ý nghĩa này.
Nguyện xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho tất cả anh chị em TNV, thí sinh và những công việc của nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà, cũng như những anh chị em của các nhóm sinh viên khác trong khối sinh viên Công Giáo khu vực miền bắc.
a HREF="http://www.youtube.com/watch?v=OHXcyzqM800&feature=related">Video Phóng Sự Tiếp sức mùa thi đợt số 2
Với một sự chuẩn bị rất chu đáo, chuyên nghiệp, công việc ghi danh, phân danh thí sinh của anh chị em diễn ra nhanh chóng, thuận tiện tạo cho các em thí sinh cùng gia đình cảm thấy hết sức thoải mái. Sau khi ghi danh, phân danh, một nhóm anh chị em khác chịu trách nhiệm đưa các em thí sinh ra khu vực giữ đồ và nghỉ ngơi. Tại đây, các em thí sinh được hòa mình vào với CLB nhạc Thánh - Hải Hà trong những tiết mục văn nghệ và trò chơi sinh hoạt rất vui vẻ, thoải mái. Chính sự làm việc rất nhiệt tình, nhiệt tâm và khoa học này của anh chị em Hải Hà, mà cái nắng gay gắt hơn 40°C của Hà Nội trong những ngày qua trở nên bớt khó chịu, ngột ngạt hơn nhiều với các em thí sinh.
Đầu giờ chiều, sau khi ăn trưa xong, các em thí sinh được anh chị em TNV đưa về nhận chỗ nghỉ ngơi đã được chuẩn bị trước, để những ngày tiếp đó sẽ được các anh chị trực tiếp đưa đón đi thi và chuẩn bị cơm nước chu đáo.
Đợt 2 này, nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà đón tiếp 60 em thí sinh và được chia làm 5 khu vực tiếp sức chính là: Long Biên - Gia Lâm, Hoàng Mai - Hai Bà Trưng, Đống Đa - Ba Đình - Tây Hồ, Thanh Xuân - Hà Đông và Cầu Giấy - Từ Liêm. So với đợt 1 trước đó, đợt 2 này thí sinh nhóm đón tiếp ít hơn một chút, nhưng đã nhận chuyển một số thí sinh từ nhóm SVCG Phát Diệm sang, cơ sở vật chất phục vụ tiếp sức lại tăng lên đáng kể. Những khu nhà trọ nhỏ hẹp, nóng và xa ở khu vực Cầu Giấy đã được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, rộng, khang trang với đầy đủ tiện nghi mà nhiều gia đình ân nhân cho nghỉ nhờ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tại các khu vực khác cũng vẫn được đảm bảo đầy đủ, cá biệt nhiều khu vực các em còn được ăn nghỉ miễn phí trong những căn phòng đầy đủ TV, tủ lạnh, điều hòa… Điều này không chỉ thể hiện một sự nỗ lực hết sức lớn lao, nghiêm túc của tất cả anh chị em TNV, mà còn hứa hẹn anh chi em Hải Hà lại sẽ có một mùa tiếp sức mùa thi thành công và tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội, qua đó giúp mọi người ý thức rõ hơn về công việc tình nguyện nhiều mang ý nghĩa này.
Nguyện xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho tất cả anh chị em TNV, thí sinh và những công việc của nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà, cũng như những anh chị em của các nhóm sinh viên khác trong khối sinh viên Công Giáo khu vực miền bắc.
Hình ảnh Trại Hè Thanh niên Công giáo Việt Nam tại Cộng Hòa Tiệp kỳ III 2010
Trương Đình Danh
14:30 08/07/2010
Hình ảnh trại Hè
Đây là một sân chơi lành mạnh dành cho các ban Thanh Niên nam nữ, với các trò chơi bổ ích và thi giáo lý trao dồi kiến thức cho đờ sống Đức Tin. Với chủ đề “HIỆP NHẤT TRONG ĐỨC TIN” (Eph: 4;13)
Mặc dù còn nhiều khó khăn, bế tắc trong công việc nhưng số trại viên cũng gần 150 Người.
Hành Hương Núi Mẹ Sầu Bi tại Portland kỷ niệm 35 năm ly hương
Nguyễn An Quý
07:53 08/07/2010
PORTLAND, Oregon - Đại hội Hành hương kỷ niệm 35 năm ly hương được tổ chức tại Núi Mẹ Sầu Bi thuộc thành phố hoa hồng Potland, Oregon từ thứ sáu ngày 2 tháng bảy đến Chúa nhật ngày lễ Độc lập 04 tháng 7 năm 2010, có khoảng hơn 8 ngàn giáo dân tham dự.
Xin bấm vào đây để xem hình ảnh
Hằng năm cứ vào những ngày cuối tuần đầu tháng bảy gần với ngày lễ Độc Lập của đất nước Hoa Kỳ, những người Công giáo Việt Nam cư ngụ trong vùng Tây Bắc Hoa Kỳ thường có thông lệ tham dự Đại hội Hành hương về Đền Grotto tức: Núi Mẹ Sầu Bi. Đại hội Hành hương hằng năm do Giáo xứ Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo phận Portland tổ chức, để cùng nhau tạ ơn Chúa về bao hồng ân mà Ngài đã đã trao ban cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi Cộng đoàn kể từ khi đến cư ngụ tại đất nước tự do này, và cũng để gợi nhớ niềm đau khi đất nước Việt Nam bị rơi vào tay cộng sản kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mỗi kỳ Đại hội Hành hương là mỗi lần ghi lại quảng thời gian ly hương. Năm nay là cuộc Hành hương lần thứ 35, đánh dấu cuộc hành trình đức tin đã trải qua 35 năm nơi xứ lạ quê người mà những người Công giáo Việt Nam đến đây đã tìm đến nương tựa nơi Núi Mẹ Sầu Bi như những ngày còn ở quê nhà hướng về Linh Địa La Vang từ những ngày đầu tiên. Bước vào khuôn viên nhà thờ của Giáo Xứ La Vang, nhìn lên lễ đài, mọi người đều trông thấy hàng chữ lớn: ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG 2010 KỶ NIỆM 35 NĂM LY HƯƠNG.
Núi Mẹ Sầu Bi nằm ở thành phố của xứ hoa hồng mang tên Portland. Năm nay ngày lễ Độc lại được rơi đúng vào ngày Chúa nhật, nên cao điểm của ngày Đại hội Hành Hương được cử hành trọng thể vào đúng lễ Độc lập Chúa nhật ngày 4 tháng bảy.
Được biết, nhiều đoàn hành hương tham dự ngày Đại hội đến từ Vancouver BC Canada, từ Austin Texas, từ Stockton California, cùng nhiều Cộng đoàn thuộc Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Seattle thuộc Tỉểu BangWashington. Nhiều đoàn hành ương đã về nhà thờ Đức Mẹ La Vang, từ chiều thứ sáu hoặc ngày thứ bảy. Giáo xứ Đức Mẹ La Vang cách Đền Grotto gần hai cây số. Đại Hội khai mạc bằng Thánh lễ Mừng Các Thánh Tử đạo Việt Nam được cử hành lúc 6 giờ chiều thứ sáu ngày 2 tháng 7 tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang, Portland. Ngoài ra Đại Hội Hành Hương năm nay đặc biệt có chương trình: Hội Thảo Mục Vụ Gia Đình do linh mục Hồ Văn Mậu hướng dẫn từ 2 giờ đến 5 giờ chiều ngày khai mạc thứ sáu 02-07-2010 và từ 9 giờ đến 12 giờ trưa thứ bảy ngày 03 7, nhiều đôi vợ chồng đa số là giới trẻ đã đến tham dự các giờ Hội Thảo một cách đông đảo.
Ngày thứ hai của Đại hội Hành hương tức ngày thứ bảy, chương trình đặc biệt dành riêng kính Đức Mẹ La Vang. Thánh lễ kính Đức Mẹ được cử hành lúc 6 giờ 45 do cha Chánh xứ Đức Mẹ La Vang chủ tế cùng với các linh mục Việt Nam hiện diện trong cuộc hành hương, đặc biệt có sự hiện diện của Đức Đan Viện Phụ Dòng Xitô. Linh mục thuyết giảng trong Thánh lễ đã hướng dân Chúa tham dự hành ương hướng về Linh địa La Vang và nhắc lại lời hứa của Mẹ La Vang, ngài nói: đặc biệt về Đức Mẹ hiện ra tại La Vang khác với những nơi khác, tại La Vang Mẹ đã hứa rất rõ ràng: từ nay, tại chốn này hễ ai đến xin thì sẽ được”. Thánh Lễ kết thúc lúc 8 giờ tối và sau đó là chương trình văn nghệ kéo dài đến 11 giờ đêm.
Sáng Chúa nhật ngày 04-07 bầu trời thành phố hoa hồng thật đẹp, mới 9 giờ sáng, các Đoàn hành hương từ xa đến cũng như các Cộng Đoàn, Hội Đoàn Công giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Portland đã tề tựu đông đủ tại nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ La Vang. Đúng 9 giờ 30 cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang từ giáo xứ La Vang đến Đền Grotto. Đoàn Kiệu khá dài đi trên đoạn đường dài gần hai cây số, những bài Thánh Ca chúc tụng Mẹ được hát lên giữa đại lộ Sandy kèm theo những lời suy niệm kết hợp với tràng hạt Mân Côi. Đường kiệu khá dài, nhưng rất trang nghiêm, chứng tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ được biểu tỏ một cách trung thực, mọi người vừa bước đi nhịp nhàng, vừa đọc kinh và hát Thánh ca một cách sốt sắng, kèm theo những giây phút suy niệm với những lời nguyện cầu thầm kín riêng tư của mỗi người tham dự hành hương. Đoàn kiệu đến đền Grotto hơn 10 giờ 30. Đúng 10 giờ 45 Nghi thức mở đầu tại Núi Mẹ Sầu Bi, ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu. Ba hồi chiêng trống chấm dứt là lời chào mừng của cha chánh xứ. Phần đáng ghi nhận của truyền thống nơi đây từ khi bắt đầu có Đại Hội Hành hương hằng năm, đó là lễ Truy Điệu các chiến sĩ Đồng Minh, các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ nền tự do, lễ truy điệu cũng đặc biệt nhớ đến đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đuờng tìm tự do, đã cử hành nghi thức tưởng niệm một cách long trọng và đầy cảm động.
Sau phần Truy điệu là buổi Tôn Vinh Mẹ được trình bày bằng nhiều vũ khúc do các em thiếu nhi nam nữ trình diễn. Nhìn những bước chân uyển chuyển, những đôi tay mềm mại múa theo nhịp hát của những bài ca chúc tụng Mẹ, làm cho những người tham dự hành ương thêm lòng sốt mến chúc tụng và ngợi khen Mẹ được dâng lên Toà Mẹ một cách sốt sắng. Nghi thức tôn vinh Mẹ qua các vũ khúc của em trình diễn kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ.
Đúng 12 giờ Thánh Lễ Đại Trào bắt đầu do Đức Tổng Giám Mục John G.Vlazny Tổng Giáo phận Portland chủ tế cùng nhiều linh mục Việt Nam Đồng tế Thánh lễ. Điểm nổi bậc của truyền thống nơi đây là những kỳ Đại hội Hành hương đều có các sắc tộc khác tham dự như Hmong, Laotian, Eritrean, Phi luật tân. Tất cả các sắc dân đều có đại diện trong đoàn dâng lễ vật và đọclời nguyện giáo dân. Tưởng cũng nên nhắc lại, ngay trong thời kỳ đầu khi đặt chân đến đất nước tạm dung, nhờ sự hướng dẫn và hổ trợ của Toà Giám mục Portland, linh mục Vincent Cao Đăng Minh đã thành lập được Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á, nên truyền thống tham dự hành hương của các sắc dân đã nêu trên đều được duy trì một cách liên tục từ khi khởi đầu đến hôm nay.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức TGM John G.Vlazny cũng đã nhắc đến biến cố đau thương mà người Việt Nam đã bỏ nước ra đi vào những ngày nền tự do của đất nước Việt Nam bị sụp đổ. Đặc biệt, ngài đã liên tưởng đến đoạn phúc âm hôm nay mà Giáo hội cử hành phụng vụ Chúa Nhật 14 Thường Niên, ngài nói: “Trong bài tin mừng hôm nay, Chúa sai 72 môn đệ đi với lời căn dặn: các con hãy đi, các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Khi vào thành, ai cho các con ăn gì thì các con hãy ăn những thức ăn người ta dọn cho.., cũng vậy từ những ngày đầu các bạn đến đây, khi các bạn bỏ nước ra đi, các bạn ra đi cũng chẳng mang theo gì nhiều lắm, có kẻ chẳng mang gì theo, các bạn đến đây và được đón tiếp ra sao là tuỳ ở đất nước này và các bạn cũng đã vui nhận như thế…” cuối cùng Đức TGM đã khuyên mọi người cùng cảm tạ hồng ân Chúa đã trao ban cho mỗi người qua cuộc hành trình đức tin nơi hải ngoại, nơi xứ sở mà mọi người đang sống.
Nhân ngày Đại Hội Hành Hương Núi Mẹ Sầu Bi kỷ niệm 35 năm ly hương của người Công giáo Việt Nam vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, Toà Thánh cũng đã quan tâm đến những ai tham dự cuộc Hành hương này nên đã gởi đến Đại Hội Phép Lành Toà Thánh. Trước khi Đức Tổng Giám Mục và linh mục đoàn ban phép lành cuối lễ, linh mục Hồ Chí Mậu đã công bố sắc chỉ Phép lành này với lời ưu ái của Đức Thánh Cha gởi đến cộng đồng dân Chúa hiện diện nơi đây được hưởng nhờ, đặc biệt để đánh dấu “35 NĂM HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN TẠI HẢI NGOẠI”.
Đại hội hành hương kỷ niệm 35 năm ly hương kết thúc vào lúc 2 giờ chiều, sau lời cảm ơn của Cha chánh xứ Giáo Xứ La Vang Bartôlômêô Phạm Hữu Đạt. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn và hẹn gặp nhau vào Đại hội kỳ thứ 36 vào Chúa Nhật ngày 3 tháng bảy năm 2011.
Xin bấm vào đây để xem hình ảnh
Hằng năm cứ vào những ngày cuối tuần đầu tháng bảy gần với ngày lễ Độc Lập của đất nước Hoa Kỳ, những người Công giáo Việt Nam cư ngụ trong vùng Tây Bắc Hoa Kỳ thường có thông lệ tham dự Đại hội Hành hương về Đền Grotto tức: Núi Mẹ Sầu Bi. Đại hội Hành hương hằng năm do Giáo xứ Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo phận Portland tổ chức, để cùng nhau tạ ơn Chúa về bao hồng ân mà Ngài đã đã trao ban cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi Cộng đoàn kể từ khi đến cư ngụ tại đất nước tự do này, và cũng để gợi nhớ niềm đau khi đất nước Việt Nam bị rơi vào tay cộng sản kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mỗi kỳ Đại hội Hành hương là mỗi lần ghi lại quảng thời gian ly hương. Năm nay là cuộc Hành hương lần thứ 35, đánh dấu cuộc hành trình đức tin đã trải qua 35 năm nơi xứ lạ quê người mà những người Công giáo Việt Nam đến đây đã tìm đến nương tựa nơi Núi Mẹ Sầu Bi như những ngày còn ở quê nhà hướng về Linh Địa La Vang từ những ngày đầu tiên. Bước vào khuôn viên nhà thờ của Giáo Xứ La Vang, nhìn lên lễ đài, mọi người đều trông thấy hàng chữ lớn: ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG 2010 KỶ NIỆM 35 NĂM LY HƯƠNG.
Núi Mẹ Sầu Bi nằm ở thành phố của xứ hoa hồng mang tên Portland. Năm nay ngày lễ Độc lại được rơi đúng vào ngày Chúa nhật, nên cao điểm của ngày Đại hội Hành Hương được cử hành trọng thể vào đúng lễ Độc lập Chúa nhật ngày 4 tháng bảy.
Được biết, nhiều đoàn hành hương tham dự ngày Đại hội đến từ Vancouver BC Canada, từ Austin Texas, từ Stockton California, cùng nhiều Cộng đoàn thuộc Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Seattle thuộc Tỉểu BangWashington. Nhiều đoàn hành ương đã về nhà thờ Đức Mẹ La Vang, từ chiều thứ sáu hoặc ngày thứ bảy. Giáo xứ Đức Mẹ La Vang cách Đền Grotto gần hai cây số. Đại Hội khai mạc bằng Thánh lễ Mừng Các Thánh Tử đạo Việt Nam được cử hành lúc 6 giờ chiều thứ sáu ngày 2 tháng 7 tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang, Portland. Ngoài ra Đại Hội Hành Hương năm nay đặc biệt có chương trình: Hội Thảo Mục Vụ Gia Đình do linh mục Hồ Văn Mậu hướng dẫn từ 2 giờ đến 5 giờ chiều ngày khai mạc thứ sáu 02-07-2010 và từ 9 giờ đến 12 giờ trưa thứ bảy ngày 03 7, nhiều đôi vợ chồng đa số là giới trẻ đã đến tham dự các giờ Hội Thảo một cách đông đảo.
Ngày thứ hai của Đại hội Hành hương tức ngày thứ bảy, chương trình đặc biệt dành riêng kính Đức Mẹ La Vang. Thánh lễ kính Đức Mẹ được cử hành lúc 6 giờ 45 do cha Chánh xứ Đức Mẹ La Vang chủ tế cùng với các linh mục Việt Nam hiện diện trong cuộc hành hương, đặc biệt có sự hiện diện của Đức Đan Viện Phụ Dòng Xitô. Linh mục thuyết giảng trong Thánh lễ đã hướng dân Chúa tham dự hành ương hướng về Linh địa La Vang và nhắc lại lời hứa của Mẹ La Vang, ngài nói: đặc biệt về Đức Mẹ hiện ra tại La Vang khác với những nơi khác, tại La Vang Mẹ đã hứa rất rõ ràng: từ nay, tại chốn này hễ ai đến xin thì sẽ được”. Thánh Lễ kết thúc lúc 8 giờ tối và sau đó là chương trình văn nghệ kéo dài đến 11 giờ đêm.
Sáng Chúa nhật ngày 04-07 bầu trời thành phố hoa hồng thật đẹp, mới 9 giờ sáng, các Đoàn hành hương từ xa đến cũng như các Cộng Đoàn, Hội Đoàn Công giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Portland đã tề tựu đông đủ tại nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ La Vang. Đúng 9 giờ 30 cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang từ giáo xứ La Vang đến Đền Grotto. Đoàn Kiệu khá dài đi trên đoạn đường dài gần hai cây số, những bài Thánh Ca chúc tụng Mẹ được hát lên giữa đại lộ Sandy kèm theo những lời suy niệm kết hợp với tràng hạt Mân Côi. Đường kiệu khá dài, nhưng rất trang nghiêm, chứng tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ được biểu tỏ một cách trung thực, mọi người vừa bước đi nhịp nhàng, vừa đọc kinh và hát Thánh ca một cách sốt sắng, kèm theo những giây phút suy niệm với những lời nguyện cầu thầm kín riêng tư của mỗi người tham dự hành hương. Đoàn kiệu đến đền Grotto hơn 10 giờ 30. Đúng 10 giờ 45 Nghi thức mở đầu tại Núi Mẹ Sầu Bi, ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu. Ba hồi chiêng trống chấm dứt là lời chào mừng của cha chánh xứ. Phần đáng ghi nhận của truyền thống nơi đây từ khi bắt đầu có Đại Hội Hành hương hằng năm, đó là lễ Truy Điệu các chiến sĩ Đồng Minh, các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ nền tự do, lễ truy điệu cũng đặc biệt nhớ đến đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đuờng tìm tự do, đã cử hành nghi thức tưởng niệm một cách long trọng và đầy cảm động.
Sau phần Truy điệu là buổi Tôn Vinh Mẹ được trình bày bằng nhiều vũ khúc do các em thiếu nhi nam nữ trình diễn. Nhìn những bước chân uyển chuyển, những đôi tay mềm mại múa theo nhịp hát của những bài ca chúc tụng Mẹ, làm cho những người tham dự hành ương thêm lòng sốt mến chúc tụng và ngợi khen Mẹ được dâng lên Toà Mẹ một cách sốt sắng. Nghi thức tôn vinh Mẹ qua các vũ khúc của em trình diễn kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ.
Đúng 12 giờ Thánh Lễ Đại Trào bắt đầu do Đức Tổng Giám Mục John G.Vlazny Tổng Giáo phận Portland chủ tế cùng nhiều linh mục Việt Nam Đồng tế Thánh lễ. Điểm nổi bậc của truyền thống nơi đây là những kỳ Đại hội Hành hương đều có các sắc tộc khác tham dự như Hmong, Laotian, Eritrean, Phi luật tân. Tất cả các sắc dân đều có đại diện trong đoàn dâng lễ vật và đọclời nguyện giáo dân. Tưởng cũng nên nhắc lại, ngay trong thời kỳ đầu khi đặt chân đến đất nước tạm dung, nhờ sự hướng dẫn và hổ trợ của Toà Giám mục Portland, linh mục Vincent Cao Đăng Minh đã thành lập được Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á, nên truyền thống tham dự hành hương của các sắc dân đã nêu trên đều được duy trì một cách liên tục từ khi khởi đầu đến hôm nay.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức TGM John G.Vlazny cũng đã nhắc đến biến cố đau thương mà người Việt Nam đã bỏ nước ra đi vào những ngày nền tự do của đất nước Việt Nam bị sụp đổ. Đặc biệt, ngài đã liên tưởng đến đoạn phúc âm hôm nay mà Giáo hội cử hành phụng vụ Chúa Nhật 14 Thường Niên, ngài nói: “Trong bài tin mừng hôm nay, Chúa sai 72 môn đệ đi với lời căn dặn: các con hãy đi, các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Khi vào thành, ai cho các con ăn gì thì các con hãy ăn những thức ăn người ta dọn cho.., cũng vậy từ những ngày đầu các bạn đến đây, khi các bạn bỏ nước ra đi, các bạn ra đi cũng chẳng mang theo gì nhiều lắm, có kẻ chẳng mang gì theo, các bạn đến đây và được đón tiếp ra sao là tuỳ ở đất nước này và các bạn cũng đã vui nhận như thế…” cuối cùng Đức TGM đã khuyên mọi người cùng cảm tạ hồng ân Chúa đã trao ban cho mỗi người qua cuộc hành trình đức tin nơi hải ngoại, nơi xứ sở mà mọi người đang sống.
Nhân ngày Đại Hội Hành Hương Núi Mẹ Sầu Bi kỷ niệm 35 năm ly hương của người Công giáo Việt Nam vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, Toà Thánh cũng đã quan tâm đến những ai tham dự cuộc Hành hương này nên đã gởi đến Đại Hội Phép Lành Toà Thánh. Trước khi Đức Tổng Giám Mục và linh mục đoàn ban phép lành cuối lễ, linh mục Hồ Chí Mậu đã công bố sắc chỉ Phép lành này với lời ưu ái của Đức Thánh Cha gởi đến cộng đồng dân Chúa hiện diện nơi đây được hưởng nhờ, đặc biệt để đánh dấu “35 NĂM HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN TẠI HẢI NGOẠI”.
Đại hội hành hương kỷ niệm 35 năm ly hương kết thúc vào lúc 2 giờ chiều, sau lời cảm ơn của Cha chánh xứ Giáo Xứ La Vang Bartôlômêô Phạm Hữu Đạt. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn và hẹn gặp nhau vào Đại hội kỳ thứ 36 vào Chúa Nhật ngày 3 tháng bảy năm 2011.
Giáo phận Ban Mê Thuột qua kỳ tiếp sức mùa thi đợt I
Anh Thư
07:59 08/07/2010
BAN MÊ THUỘT - Từ lúc lên kế hoạch “tiếp sức mùa thi”, cha GB. Phạm Thế Truyền, Trưởng Ban Mục vụ Giới trẻ, đã họp đại diện giới trẻ và sinh viên công giáo Buônmathuột để rút những ưu khuyết điểm “tiếp sức mùa thi” từ các giáo phận đi trước, đề ra một phương án khả thi và thuận lợi trong địa bàn Buônmathuột.
Trước ngày “ra quân” cha Truyền đã liên hệ với Ban Quản lý bến xe tỉnh Daklak và được sự đồng tình cao, họ chấp thuận các tình nguyện viên túc trực tại bến xe suốt ngày đêm, cung cấp bàn ghế và dù che mưa nắng trong lúc chờ đón thí sinh. Cha Trưởng Ban cũng liên hệ các gia đình công giáo có xe hơi riêng đón thí sinh từ bến xe về nhà thờ. Trong những ngày thi, bốn xe bảy chỗ, một xe16 chỗ ngồi và một xe ca chở thí sinh đến các địa điểm thi và đón sĩ tử về sau các buổi thi. Các nữ tu dòng Nữ tử Bác ái Vinh Sơn nấu ăn cho thí sinh, ba bữa mỗi ngày, đủ chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các Thánh lễ ngày Chúa Nhật cuối tháng 6 vừa qua, cha Quản xứ Giáo Giáo xứ Thánh Tâm đã kêu gọi giáo dân ủng hộ cho việc “tiếp sức mùa thi” đã được nhiều người hưởng ứng.
Nhận thấy đây là một việc đầy nhân ái của người công giáo, công an tỉnh Daklak cũng cử nhân viên túc trực tại bến xe, hổ trợ và bảo đảm vấn đề an ninh, do đó không có cảnh lộn xộn hoặc “cò bến xe”.
Hai ngày đầu (1-2/7/2010) số thí sinh và phụ huynh lên trên 250 người, đã quá tải đối với dãy nhà sinh hoạt giáo xứ vừa xây xong, sân trước còn ngổn ngang gạch đá… Khi thấy việc phục vụ ở đây quá chu đáo và ân cần, nên một số phụ huynh đã yên tâm trở về để nhường chỗ cho các thí sinh khác đến. Các thí sinh đa số từ các tỉnh miền trung đến như; Lâm Đồng, Tuy Hòa, Gia Lai, Kontum, Daknông và các huyện vùng sâu vùng xa trong tỉnh Daklak. Ba phần tư là người Tin Lành, Phật giáo, hoặc không tôn giáo.
Lúc đầu phụ huynh và sĩ tử băn khoăn không biết nơi ăn chốn ở ra sao, nhưng khi được xe đưa về dãy nhà sinh hoạt vừa mới xây trong khu vực nhà thờ Chính tòa BMT, nơi ăn ở tiện nghi, sạch sẽ, các tình nguyện viên rất ân cần vui vẻ khiến phụ huynh yên tâm. Ông R’Com Ơih (Tin Lành) huỵện IaGrai – GiaLai, đưa con trai đi thi thổ lộ “ tôi mừng quá vì con tôi đã có nơi ăn ở tốt lắm, tôi cám ơn nhà thờ nhiều lắm”. Bà Trần Thị Thủy (không tôn giáo) ở huyện Krông Bốp, xã Giang Mao (Daklak) xin với cha Truyền cho con gái của bà được ở lại để tiếp tục thi đợt II nói: “dẫn con đi thi, tôi lo lắng lắm, tôi đã hỏi phòng trọ tập thể gần trường thi giá 30.000đ/người/ngày. Cơm hàng, cháo chợ, hai mẹ con tằn tiện lắm cũng phải mất 200.000đ/ngày, đời sống ở vùng sâu vùng xa đồng tiền eo hẹp lắm. May mà nhờ các bác giúp đỡ, chỗ ăn chỗ ở tốt qúa: mỗi bữa ba món, chỗ ở sạch sẽ khang trang, tôi an tâm trở về được rồi”. Ông Thức, ông Ngọc (Phật giáo), tỉnh Gia Lai, mừng rỡ tâm sự: “ Thật tuyệt vời ! Ở đây hơn phòng trọ rất nhiều. Bên ngoài tốn kém đã đành nhưng không an tâm. Ở đây các Linh mục và các anh sinh viên công giáo quan tâm săn sóc cho cha con chúng tôi từng miếng ăn, giấc ngủ thật tận tình chu đáo quá. Nếu địa điểm thi xa, nhà thờ mang thức ăn nóng đến tận trường thi cho con em chúng tôi ăn, để chúng có khoảng thời gian nghỉ ngơi trước giờ thi buổi chiều. Thật tuyệt vời, thật tuyệt vời… ở nhà chúng tôi cũng không thể làm được như vậy.”
Tuy lần đầu tiên Ban mục vụ Giới Trẻ giáo phận Banmêthuột “TIẾP SỨC MÙA THI” nhưng mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhịp nhàng, kết quả rất tốt đẹp. Đó cũng nhờ sự hy sinh của nhiều người...Cha Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ và các sinh viên tình nguyện đã không quản ngại mưa nắng, ngày hay đêm, đang nhiệt tâm phục vụ các thí sinh đợt thi thứ II và chuẩn bị đợt III kế tiếp. Lúc này là 20g đêm ngày 7.7.2010, các anh em tình nguyện vẫn đứng trực trong mưa tại bến xe chờ đón các sĩ tử …
Các Thánh lễ ngày Chúa Nhật cuối tháng 6 vừa qua, cha Quản xứ Giáo Giáo xứ Thánh Tâm đã kêu gọi giáo dân ủng hộ cho việc “tiếp sức mùa thi” đã được nhiều người hưởng ứng.
Nhận thấy đây là một việc đầy nhân ái của người công giáo, công an tỉnh Daklak cũng cử nhân viên túc trực tại bến xe, hổ trợ và bảo đảm vấn đề an ninh, do đó không có cảnh lộn xộn hoặc “cò bến xe”.
Hai ngày đầu (1-2/7/2010) số thí sinh và phụ huynh lên trên 250 người, đã quá tải đối với dãy nhà sinh hoạt giáo xứ vừa xây xong, sân trước còn ngổn ngang gạch đá… Khi thấy việc phục vụ ở đây quá chu đáo và ân cần, nên một số phụ huynh đã yên tâm trở về để nhường chỗ cho các thí sinh khác đến. Các thí sinh đa số từ các tỉnh miền trung đến như; Lâm Đồng, Tuy Hòa, Gia Lai, Kontum, Daknông và các huyện vùng sâu vùng xa trong tỉnh Daklak. Ba phần tư là người Tin Lành, Phật giáo, hoặc không tôn giáo.
Lúc đầu phụ huynh và sĩ tử băn khoăn không biết nơi ăn chốn ở ra sao, nhưng khi được xe đưa về dãy nhà sinh hoạt vừa mới xây trong khu vực nhà thờ Chính tòa BMT, nơi ăn ở tiện nghi, sạch sẽ, các tình nguyện viên rất ân cần vui vẻ khiến phụ huynh yên tâm. Ông R’Com Ơih (Tin Lành) huỵện IaGrai – GiaLai, đưa con trai đi thi thổ lộ “ tôi mừng quá vì con tôi đã có nơi ăn ở tốt lắm, tôi cám ơn nhà thờ nhiều lắm”. Bà Trần Thị Thủy (không tôn giáo) ở huyện Krông Bốp, xã Giang Mao (Daklak) xin với cha Truyền cho con gái của bà được ở lại để tiếp tục thi đợt II nói: “dẫn con đi thi, tôi lo lắng lắm, tôi đã hỏi phòng trọ tập thể gần trường thi giá 30.000đ/người/ngày. Cơm hàng, cháo chợ, hai mẹ con tằn tiện lắm cũng phải mất 200.000đ/ngày, đời sống ở vùng sâu vùng xa đồng tiền eo hẹp lắm. May mà nhờ các bác giúp đỡ, chỗ ăn chỗ ở tốt qúa: mỗi bữa ba món, chỗ ở sạch sẽ khang trang, tôi an tâm trở về được rồi”. Ông Thức, ông Ngọc (Phật giáo), tỉnh Gia Lai, mừng rỡ tâm sự: “ Thật tuyệt vời ! Ở đây hơn phòng trọ rất nhiều. Bên ngoài tốn kém đã đành nhưng không an tâm. Ở đây các Linh mục và các anh sinh viên công giáo quan tâm săn sóc cho cha con chúng tôi từng miếng ăn, giấc ngủ thật tận tình chu đáo quá. Nếu địa điểm thi xa, nhà thờ mang thức ăn nóng đến tận trường thi cho con em chúng tôi ăn, để chúng có khoảng thời gian nghỉ ngơi trước giờ thi buổi chiều. Thật tuyệt vời, thật tuyệt vời… ở nhà chúng tôi cũng không thể làm được như vậy.”
Tuy lần đầu tiên Ban mục vụ Giới Trẻ giáo phận Banmêthuột “TIẾP SỨC MÙA THI” nhưng mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhịp nhàng, kết quả rất tốt đẹp. Đó cũng nhờ sự hy sinh của nhiều người...Cha Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ và các sinh viên tình nguyện đã không quản ngại mưa nắng, ngày hay đêm, đang nhiệt tâm phục vụ các thí sinh đợt thi thứ II và chuẩn bị đợt III kế tiếp. Lúc này là 20g đêm ngày 7.7.2010, các anh em tình nguyện vẫn đứng trực trong mưa tại bến xe chờ đón các sĩ tử …
Đã đến lúc các Giám Mục cần có các vị Cố vấn riêng
Gioan Lê Quang Vinh
08:09 08/07/2010
LTS - Bài viết sau đây là đóng góp ý kiến riêng của tác giả Gioan Lê Quang Vinh. Xin đăng để rộng đường dư luận. Bài viết không nhất thiết phản ảnh lập trường của VietCatholic.
ĐÃ ĐẾN LÚC CÁC GIÁM MỤC CẦN CÓ CÁC VỊ CỐ VẤN RIÊNG
Các vị linh mục là những bậc đáng kính trước mặt giáo dân, huống chi các giám mục. Vì thế, giáo dân cảm thấy hoang mang khi biết giám mục của mình có những hành động hay lời nói bất cẩn, thậm chí viết thư mục tử có nhiều điều khó chấp nhận hoặc không phù hợp.
Giáo dân cảm thấy như bị dội nước muối vào mặt khi biết giám mục của Giáo Hội bị người của nhà cầm quyền bảo là “giám mục nói dối”. Cũng như giáo dân bị sốc khi nghe giám mục giảng hùng hồn để kết tội anh em mình là gian dối, là “nói nửa sự thật” khi họ không hề nói dối. Có vị nổi hứng bênh vực màu này chê bai màu nọ làm giáo dân chưng hửng. Còn đâu hình ảnh cao quí, uy nghi với mão gậy và còn đâu hình ảnh của vị tông đồ bảo vệ đức tin?
Giáo dân cũng bật ngửa khi vị giám mục đáng kính của họ bị dẫn đến nơi ngài không muốn đến hay muốn đến nơi các ngài không được giáo dân mời.
Mới đây một vị giám mục viết đại ý tình trạng sa sút ngày nay trong xã hội và sự xáo trộn mọi phương diện là do “đổi mới”, do tiếp xúc với phương Tây (có lẽ vị này muốn nói nếu giữ nguyên tình trạng Việt nam trước 1980 thì sẽ là thiên đàng rồi, vì nền giáo dục XHCN là tiên tiến mà). Tôi đọc mà nghẹn ngào cho cái nhìn của vị giám mục.
Giáo dân cũng cảm thấy thất vọng khi những lá thư mục tử được gửi đi với những lời lẽ kết án nhóm này nhóm nọ, với những lý lẽ rất ngây thơ về các vấn đề xã hội và những giải trình vụng về lúng túng về việc xử lý các vấn đề trong Giáo Hội.
Trừ những vị giám mục đã lỡ bước sa chân không thể nói theo ý mình (giả sử là có), còn đa phần các vị viết hay nói lỡ lời là do trong tình trạng bối rối, lúng túng hay sợ hãi mà ơn khôn ngoan và can đảm Chúa Thánh Thần ban cho các ngài phải vất vả chạy theo các ngài.
Do vậy chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc các Giám mục cần có những người cố vấn riêng. Dĩ nhiên giám mục nào cũng đã có các linh mục trong Hội Đồng Tư Vấn. Nhưng trong thời gian qua, những vị linh mục này dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cũng còn nhiều yếu tố khiến các ngài hoặc là không thể nói tiếng của chân lý hoặc là nói yếu ớt, khi đến tai giám mục thì tiếng nói nghe cũng thều thào.
Trong xã hội dân sự, người ta làm gì trong lãnh vực nào cũng cần đến các tư vấn. Những người tư vấn hay cố vấn không phải là có khả năng lãnh đạo hay tài giỏi hơn nhà lãnh đạo, nhưng họ có hai ưu thế: một là nghiên cứu chuyên biệt một lãnh vực cho sâu rộng, và hai là họ đứng ngoài nên bình tĩnh, khách quan khi phán đoán và đưa ý kiến.
Trong qui luật các Tiểu chủng viện miền Nam trước năm 1975 có khẳng định “Linh mục là thầy dạy muôn dân”, điều này vẫn đúng cho đến bây giờ. Và các giám mục hơn thế nữa là thầy dạy trong Hội Thánh. Nhưng phải hiểu rằng các ngài là thầy dạy về tín lý và luân lý, còn về các lãnh vực khác ở đời, các ngài có thể thành thạo một hai lãnh vực chuyên môn thôi (thậm chí có vị không có chuyên môn nào, nhưng điều ấy không đáng nói vì ngoài phận sự các ngài).
Nếu các vị giám mục có cố vấn ở các lãnh vực như quản trị, xây dựng, luật pháp, tài chánh, giáo dục, y khoa…, các ngài sẽ đỡ mất thời gian và đỡ lúng túng trong mọi việc. Các cố vấn sẽ giúp các ngài nhiều mặt, nhất là khi phải tiếp xúc với nhà cầm quyền hay các nhóm, các đoàn thể. Họ sẽ đọc và góp ý cho các ngài khi các ngài soạn thảo thư mục vụ hay các văn bản quan trọng khác. Và được như thế, những điều mà bàn dân thiên hạ lâu nay xầm xì sẽ giảm đi rất nhiều.
Chúng tôi biết ở nhiều nơi các giám mục cũng có hỏi ý kiến giáo dân, nhưng chỉ là hỏi để tham khảo chứ họ chưa đóng vai trò cố vấn thật sự cho các ngài.
Những có vấn cho các ngài dĩ nhiên phải là những người chuyên môn về một lãnh vực rõ rệt, hiểu biết giáo lý, có ý kiến khôn ngoan, yêu mến Giáo Hội và trung thành với Giáo Hội. Thiếu gì những ông chuyên môn nhưng lái chủ chăn đi vòng vòng, cuối cùng chủ chăn lúc đi trước, lúc đi sau, lúc đi tới đi lui.
Những ý kiến này có thể là “chuyện nhỏ” với các chủ chăn. Nhỏ nhưng thật ra không nhỏ vì Huấn quyền Hội Thánh đã nhấn mạnh nguyên tắc bổ trợ như một trong bốn nền tảng của ngôi nhà sự sống. Kính xin các vị chủ chăn vì lòng yêu mến dân Chúa mà vui lòng xem xét, để những quyết định của các ngài sẽ gần gũi với dân Chúa và làm cho dân Chúa an tâm hơn.
ĐÃ ĐẾN LÚC CÁC GIÁM MỤC CẦN CÓ CÁC VỊ CỐ VẤN RIÊNG
Các vị linh mục là những bậc đáng kính trước mặt giáo dân, huống chi các giám mục. Vì thế, giáo dân cảm thấy hoang mang khi biết giám mục của mình có những hành động hay lời nói bất cẩn, thậm chí viết thư mục tử có nhiều điều khó chấp nhận hoặc không phù hợp.
Giáo dân cảm thấy như bị dội nước muối vào mặt khi biết giám mục của Giáo Hội bị người của nhà cầm quyền bảo là “giám mục nói dối”. Cũng như giáo dân bị sốc khi nghe giám mục giảng hùng hồn để kết tội anh em mình là gian dối, là “nói nửa sự thật” khi họ không hề nói dối. Có vị nổi hứng bênh vực màu này chê bai màu nọ làm giáo dân chưng hửng. Còn đâu hình ảnh cao quí, uy nghi với mão gậy và còn đâu hình ảnh của vị tông đồ bảo vệ đức tin?
Giáo dân cũng bật ngửa khi vị giám mục đáng kính của họ bị dẫn đến nơi ngài không muốn đến hay muốn đến nơi các ngài không được giáo dân mời.
Mới đây một vị giám mục viết đại ý tình trạng sa sút ngày nay trong xã hội và sự xáo trộn mọi phương diện là do “đổi mới”, do tiếp xúc với phương Tây (có lẽ vị này muốn nói nếu giữ nguyên tình trạng Việt nam trước 1980 thì sẽ là thiên đàng rồi, vì nền giáo dục XHCN là tiên tiến mà). Tôi đọc mà nghẹn ngào cho cái nhìn của vị giám mục.
Giáo dân cũng cảm thấy thất vọng khi những lá thư mục tử được gửi đi với những lời lẽ kết án nhóm này nhóm nọ, với những lý lẽ rất ngây thơ về các vấn đề xã hội và những giải trình vụng về lúng túng về việc xử lý các vấn đề trong Giáo Hội.
Trừ những vị giám mục đã lỡ bước sa chân không thể nói theo ý mình (giả sử là có), còn đa phần các vị viết hay nói lỡ lời là do trong tình trạng bối rối, lúng túng hay sợ hãi mà ơn khôn ngoan và can đảm Chúa Thánh Thần ban cho các ngài phải vất vả chạy theo các ngài.
Do vậy chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc các Giám mục cần có những người cố vấn riêng. Dĩ nhiên giám mục nào cũng đã có các linh mục trong Hội Đồng Tư Vấn. Nhưng trong thời gian qua, những vị linh mục này dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cũng còn nhiều yếu tố khiến các ngài hoặc là không thể nói tiếng của chân lý hoặc là nói yếu ớt, khi đến tai giám mục thì tiếng nói nghe cũng thều thào.
Trong xã hội dân sự, người ta làm gì trong lãnh vực nào cũng cần đến các tư vấn. Những người tư vấn hay cố vấn không phải là có khả năng lãnh đạo hay tài giỏi hơn nhà lãnh đạo, nhưng họ có hai ưu thế: một là nghiên cứu chuyên biệt một lãnh vực cho sâu rộng, và hai là họ đứng ngoài nên bình tĩnh, khách quan khi phán đoán và đưa ý kiến.
Trong qui luật các Tiểu chủng viện miền Nam trước năm 1975 có khẳng định “Linh mục là thầy dạy muôn dân”, điều này vẫn đúng cho đến bây giờ. Và các giám mục hơn thế nữa là thầy dạy trong Hội Thánh. Nhưng phải hiểu rằng các ngài là thầy dạy về tín lý và luân lý, còn về các lãnh vực khác ở đời, các ngài có thể thành thạo một hai lãnh vực chuyên môn thôi (thậm chí có vị không có chuyên môn nào, nhưng điều ấy không đáng nói vì ngoài phận sự các ngài).
Nếu các vị giám mục có cố vấn ở các lãnh vực như quản trị, xây dựng, luật pháp, tài chánh, giáo dục, y khoa…, các ngài sẽ đỡ mất thời gian và đỡ lúng túng trong mọi việc. Các cố vấn sẽ giúp các ngài nhiều mặt, nhất là khi phải tiếp xúc với nhà cầm quyền hay các nhóm, các đoàn thể. Họ sẽ đọc và góp ý cho các ngài khi các ngài soạn thảo thư mục vụ hay các văn bản quan trọng khác. Và được như thế, những điều mà bàn dân thiên hạ lâu nay xầm xì sẽ giảm đi rất nhiều.
Chúng tôi biết ở nhiều nơi các giám mục cũng có hỏi ý kiến giáo dân, nhưng chỉ là hỏi để tham khảo chứ họ chưa đóng vai trò cố vấn thật sự cho các ngài.
Những có vấn cho các ngài dĩ nhiên phải là những người chuyên môn về một lãnh vực rõ rệt, hiểu biết giáo lý, có ý kiến khôn ngoan, yêu mến Giáo Hội và trung thành với Giáo Hội. Thiếu gì những ông chuyên môn nhưng lái chủ chăn đi vòng vòng, cuối cùng chủ chăn lúc đi trước, lúc đi sau, lúc đi tới đi lui.
Những ý kiến này có thể là “chuyện nhỏ” với các chủ chăn. Nhỏ nhưng thật ra không nhỏ vì Huấn quyền Hội Thánh đã nhấn mạnh nguyên tắc bổ trợ như một trong bốn nền tảng của ngôi nhà sự sống. Kính xin các vị chủ chăn vì lòng yêu mến dân Chúa mà vui lòng xem xét, để những quyết định của các ngài sẽ gần gũi với dân Chúa và làm cho dân Chúa an tâm hơn.
Đại Hội Hiền Mẫu Hạt Cà Mau ngày 05, 06/ 07/ 2010
Lê Nhựt
11:57 08/07/2010
CÀ MÂU - Đại Hội Hiền Mẫu Hạt Cà Mau - Gồm có 179 Hiền Mẫu (trong đó có một số Gia Trưởng thuộc Họ đạo Kinh 3 tham dự)
Hình ảnh Đại Hội
Đại hội với chủ đề: " Hiền Mẫu Sống Hiệp Thông và Sứ Vụ".
Ban tổ chức gồm có:
* Trưởng ban: cha Benado Nguyễn Tấn Đạt
* Cộng sự viên: - Cha Mattheu Ngô Hữu Kỳ
- Ba Di Dòng Saint Paul
- Hai Di Dòng Chúa Quan Phòng
- Quý Dì Dòng Con Đức Mẹ Cần Thơ
- Chị Phương chuyên viên Tâm Lý Tp Saigon.
Hình ảnh Đại Hội
Đại hội với chủ đề: " Hiền Mẫu Sống Hiệp Thông và Sứ Vụ".
Ban tổ chức gồm có:
* Trưởng ban: cha Benado Nguyễn Tấn Đạt
* Cộng sự viên: - Cha Mattheu Ngô Hữu Kỳ
- Ba Di Dòng Saint Paul
- Hai Di Dòng Chúa Quan Phòng
- Quý Dì Dòng Con Đức Mẹ Cần Thơ
- Chị Phương chuyên viên Tâm Lý Tp Saigon.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Chiều Quạnh Hiu
Nguyễn Ngọc Danh
18:00 08/07/2010
NẮNG CHIỀU QUẠNH HIU
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Em mây trắng ở trên nguồn
Khi vui xuống phố - khi buồn lên non
Ta con cò trắng cô đơn
Quanh năm soi bóng bên cồn đìu hiu
Nhìn bờ sậy ửng ráng chiều
Gió lay cứ ngỡ khăn điều em bay.
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thần Khí Tình Yêu Hiện Hình
Lm. Trần Cao Tường
18:03 08/07/2010
THẦN KHÍ TÌNH YÊU HIỆN HÌNH
Ảnh của Cao Tường
Có những khoảnh khắc thật kỳ diệu
thấy được Thần Khí Tình Yêu hiện hình.
(Hình chụp trong đại hội Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh tại New Orleans)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lênh Đênh Biển Trời
Nguyễn Đăng Khoa
22:21 08/07/2010
LÊNH ĐÊNH BIỂN TRỜI
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)
Lòng tôi ở mãi trùng khơi
Mải theo ngọn sóng rong chơi một mình
Tưởng như vũ trụ khai sinh
Thế gian là mối mộng tình Trương Chi.
(Trích thơ của Hạ Long Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền