Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:10 10/07/2013
THẦN TIÊN TRONG HỦ
Từ trước đến nay không ai biết tên thật của Hủ Công, cũng không ai biết ông ta ở đâu, mọi người chỉ biết ông ta mua những loại thuốc rất đắt tiền, nhưng lại công hiệu, tất cả bệnh gì cũng chữa lành. Thật ra, Hủ Công kiếm được nhiều tiền thì phần nhiều là cứu giúp cho người nghèo, bởi vì ông ta ở trong hủ nên rõ ràng là không cần tiền.
Một tối nọ, khi Hủ Công nhảy vào hủ thì bị một quan viên tên là Phí Trường Phòng nhìn thấy, nên Hủ Công chỉ có cách là mời ông ta cùng vào trong hủ, Phí Trường Phòng như nằm mơ nhìn thấy trong hủ là cả một thế giới thần tiên, Hủ Công nói:
- “Ta là quan trực nhật thiên cung trước điện của ngọc hoàng đại đế, bởi vì phạm tội nên bị phạt xuống trần gian, hôm nay ông đã nhìn thấy tất cả thì đừng nói cho ai biết nhé.”
Phí Trường Phòng lại như trong mơ cứ gật gật đầu, sau này ông ta làm thế nào để ra khỏi cái hủ ấy thì là một câu hỏi khó trả lời.
(Tấn, Cát Hồng “Bao phác tử”
Suy tư:
Ma quỷ là thiên thần phẩm thứ nhất sáng láng tốt lành chỉ có sau Thiên Chúa toàn năng mà thôi, nhưng phạm một tội rất lớn, đó là tội kiêu ngạo muốn mình ngang hàng với Thiên Chúa. Một loài thụ tạo muốn ngang hàng với người tạo dựng nên mình, thì quả là kiêu ngạo tột đỉnh, do đó mà bị phạt đời đời trong hỏa ngục không bao giờ được tha.
Thiên đình và các thần tiên của truyện thần thoại dân gian thì khác xa với thiên thần và thiên đàng của người Ki-tô hữu, bởi vì thiên đình của truyện thần thoại thì có hỉ nộ sân si như ở trần gian, mà thiên đàng của người Ki-tô hữu thì không có hỉ nộ sân si, nhưng chỉ có yêu thương và hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi.
Sự thử thách của Thiên Chúa không vượt qua giới hạn của con người không, trái lại Ngài luôn ban ơn để cho con người vượt qua thử thách ấy; ma quỷ cám dỗ con người cũng không vượt qua sức lực của con người, nhưng những ai biết trông cậy vào ơn của Chúa ban cho, thì chắc chắn sẽ vượt qua những cám dỗ của ma quỷ.
Phí Trường Phòng đi ra khỏi cái hủ cách nào cũng không biết, nhưng người Ki-tô hữu thì luôn biết cách để thoát ra khỏi cạm bẩy của ma quỷ, đó chính là luôn cầu nguyện và khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Từ trước đến nay không ai biết tên thật của Hủ Công, cũng không ai biết ông ta ở đâu, mọi người chỉ biết ông ta mua những loại thuốc rất đắt tiền, nhưng lại công hiệu, tất cả bệnh gì cũng chữa lành. Thật ra, Hủ Công kiếm được nhiều tiền thì phần nhiều là cứu giúp cho người nghèo, bởi vì ông ta ở trong hủ nên rõ ràng là không cần tiền.
Một tối nọ, khi Hủ Công nhảy vào hủ thì bị một quan viên tên là Phí Trường Phòng nhìn thấy, nên Hủ Công chỉ có cách là mời ông ta cùng vào trong hủ, Phí Trường Phòng như nằm mơ nhìn thấy trong hủ là cả một thế giới thần tiên, Hủ Công nói:
- “Ta là quan trực nhật thiên cung trước điện của ngọc hoàng đại đế, bởi vì phạm tội nên bị phạt xuống trần gian, hôm nay ông đã nhìn thấy tất cả thì đừng nói cho ai biết nhé.”
Phí Trường Phòng lại như trong mơ cứ gật gật đầu, sau này ông ta làm thế nào để ra khỏi cái hủ ấy thì là một câu hỏi khó trả lời.
(Tấn, Cát Hồng “Bao phác tử”
Suy tư:
Ma quỷ là thiên thần phẩm thứ nhất sáng láng tốt lành chỉ có sau Thiên Chúa toàn năng mà thôi, nhưng phạm một tội rất lớn, đó là tội kiêu ngạo muốn mình ngang hàng với Thiên Chúa. Một loài thụ tạo muốn ngang hàng với người tạo dựng nên mình, thì quả là kiêu ngạo tột đỉnh, do đó mà bị phạt đời đời trong hỏa ngục không bao giờ được tha.
Thiên đình và các thần tiên của truyện thần thoại dân gian thì khác xa với thiên thần và thiên đàng của người Ki-tô hữu, bởi vì thiên đình của truyện thần thoại thì có hỉ nộ sân si như ở trần gian, mà thiên đàng của người Ki-tô hữu thì không có hỉ nộ sân si, nhưng chỉ có yêu thương và hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi.
Sự thử thách của Thiên Chúa không vượt qua giới hạn của con người không, trái lại Ngài luôn ban ơn để cho con người vượt qua thử thách ấy; ma quỷ cám dỗ con người cũng không vượt qua sức lực của con người, nhưng những ai biết trông cậy vào ơn của Chúa ban cho, thì chắc chắn sẽ vượt qua những cám dỗ của ma quỷ.
Phí Trường Phòng đi ra khỏi cái hủ cách nào cũng không biết, nhưng người Ki-tô hữu thì luôn biết cách để thoát ra khỏi cạm bẩy của ma quỷ, đó chính là luôn cầu nguyện và khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:12 10/07/2013
N2T |
12. Nhiệt tâm yêu mến Thánh Kinh thì chân lý vĩnh hằng sẽ nhiệt tâm yêu mến con; nhiệt tâm yêu mến Thánh Kinh thì nó sẽ vì con mà phục vụ. Tôn kính Thánh Kinh thì nó sẽ dang rộng hai tay ôm lấy con.
(Thánh Jerome)------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ai là người thân cận ?
Lm. Đan Vinh
08:34 10/07/2013
CN XV TN C Đnl 30,10-14 ; Cl 1,15-20 ; Lc 10,25-37
AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN ?
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,25-37
(25) Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? (26) Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” (27) Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình” (28) Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. (29) Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (30) Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. (31) Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. (32) Rồi cũng thế, một thầy lê-vi đi tới chỗ ấy cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. (33) Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. (34) Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy, và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. (35) Hôm sau ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”.(36) Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” (37) Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay gồm hai phần: Phần một là người thông luật hỏi Đức Giê-su về điều kiện để được sống đời đời. Ông cũng kể ra được hai điều căn bản của Luật dạy là “mến Chúa hết lòng và yêu người thân cận như yêu mình”. Đức Giê-su đã khen ông đã hiểu đúng và dạy ông hãy làm như Luật dạy thì sẽ được sống đời đời. Phần hai là nhà thông luật hỏi Đức Giê-su về người thân cận mà ông phải yêu kia là ai? Đức Giê-su đã kể ra dụ ngôn về người Sa-ma-ri nhân hậu để dạy ông noi gương bằng cách bỏ qua những điều tùy phụ của Lề Luật để thực hiện điều chính yếu là quên mình phục vụ người bị nạn đang cần được trợ giúp.
3. CHÚ THÍCH:
- C 25-28: + Người thông luật: Từ này ám chỉ các Kinh sư Do thái, là những nhà thông thái hiểu biết về Luật Mô-sê và có nhiệm vụ giải thích Lề luật cho dân chúng tại các hội đường Do thái. + Đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người: Các người thông luật thường tự cao, nghĩ mình là giỏi và không cần phải hỏi ai cả. Ở đây họ hỏi Đức Giê-su chỉ nhằm thử thách và gài bẫy để có dịp bắt bẻ Người mà thôi.+ Làm gì để được sống đời đời?: Người thông luật thuộc phái Pha-ri-sêu, là phái tin có đời sau và có sự kẻ chết sống lại, nên ông đã đặt ra câu hỏi này, trái với các người phái Sa-đu-xê-ô không tin kẻ chết sống lại (x. Cv 23,6-8).+ Trong Luật đã viết gì?: Người Do thái gọi 5 cuốn sách đầu trong bộ Thánh kinh Cựu ước là các sách Luật Mô-sê vì do chính Mô-sê và các đồ đệ của ông đã viết ra. 5 cuốn sách đó là: Sáng thế ký, Xuất hành, Lê-vi, Dân số và Đệ nhị luật. + Ông đọc thế nào?: Đức Giê-su trả lời bằng một câu hỏi, buộc người đối thoại phải tỏ rõ lập trường của mình ra trước. + Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa...: Người thông luật đã đọc kinh Shê-ma là lời cầu nguyện hằng ngày của dân Do thái. Kinh này gồm hai câu rút ra từ 2 sách Luật là Đệ nhị luật (Đnl 6,5) và Lê-vi (Lv 19,18). Điều đó cho thấy Cựu ước đã chuẩn bị trước cho Tân ước. + Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm...”: Để được sống đời đời thì phải sống yêu thương. Lòng mến Thiên Chúa và yêu người thân cận luôn phải đi đôi với nhau.
- C 29-30: + Ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý: Người thông luật muốn chứng tỏ mình thực tâm muốn tìm hiểu. Ông ta mở rộng vấn đề bằng một câu hỏi khác bên ngoài bộ Luật và độ khó nhiều hơn so với câu hỏi trước đã có sẵn đáp án trong Luật. + “Ai là người thân cận của tôi?”: Câu hỏi này mở đường cho Đức Giê-su bày tỏ quan điểm mang tính cách mạng của Người, khác với quan niệm cổ truyền hẹp hòi của các nhà thông luật của dân Do thái về đối tượng phải yêu mến. Đó là phải yêu cả kẻ thù của mình nữa! + Con đường từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô: Con đường này dài gần 25 cây số, băng ngang hoang địa Giu-đa, thời đó có nhiều băng trộm cướp ẩn núp hoạt động.
- C 31-33: + Thầy tư tế đi xuống: Tư tế là người thuộc dòng dõi A-ha-ron có nhiệm vụ dâng chiên bò sát tế trong Đền thờ. Vị này đi xuống Giê-ri-khô vì thành này dành cho gia đình các tư tế ở. + Thầy Lê-vi¬: hay trợ tế, thuộc dòng dõi Ghéc-sôn, là một trong ba ngành lớn của dòng họ Lê-vi (x. St 46,11). Các thầy trợ tế Lê-vi có nhiệm vụ đàn hát trong các buổi thờ phượng tại Đền thờ. + Một người Sa-ma-ri kia: Sa-ma-ri là một miền đất nằm ở giữa hai miền Bắc (Ga-li-lê) và miền Nam (Giu-đê) của nươc Do thái. Dân miền này bị người Do thái coi là một giống dân lai căng và khinh thường họ. Vì trong cuộc lưu đày vào năm 721, một số người Do thái ở miền này đã không bị đi lưu đày. Họ ở lại và dựng vợ gả chồng lẫn lộn với dân Ni-ni-vê từ Ba-tư kéo xuống. Dân Sa-ma-ri này thờ Đức Chúa tại núi Ga-ri-dim, và không hành hương lên Đền thờ Giê-ru-sa-lem như người Do thái. Họ cũng có thái độ thiếu thân thiện như không cho những người Do thái đi hành hương Giê-ru-sa-lem vào ở trọ trong làng của họ (x. Ga 4,20 ; Lc 9,53).
- C 34-35: + Lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương: Người Sa-ma-ri này đã làm động tác sơ cấp cứu theo y học sơ đẳng thời bấy giơ, là dùng dầu để làm giảm đau và dùng rượu để rửa sạch vết thương. + Hai quan tiền: Tương đương với lương hai ngày công lao động thời đó (x Mt 20,9).
- C 36-37: + “Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”: Như vậy, chúng ta sẽ trở thành thân cận của người gặp nạn kia nếu chúng ta yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ họ. + Hãy làm như vậy: Đức Giê-su chấp nhận lối xử thế của người Sa-ma-ri. Người đề nghị ông thông luật hãy đi và làm giống như người Sa-ma-ri. Tình thương Ki-tô giáo không biên giới, không cần biết người cần giúp đỡ có cùng chủng tộc, tôn giáo với mình hay không.
4. CÂU HỎI: 1- Lòng tin về mầu nhiệm kẻ chết sống lại của hai phái tôn giáo thời Đức Giê-su là Pha-ri-sêu và Sá-đu-xê-ô khác nhau thế nào? 2- Sách Luật Mô-sê gồm có mấy cuốn và là những sách mào? 3- Hằng ngày người Do thái ngoan đạo phải cầu nguyện bằng việc đọc kinh Shê-ma, kinh này được rút ra từ sách nào? Lời kinh ấy nhắc đến hai bổn phận phải làm là những bổn phận gì? 4- Đức Giê-su dạy người Pha-ri-sêu hãy làm theo gương của ai trong ba người trong bài dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu? Tại sao?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Ông hãy đi, và cũng làm như vậy”.
2. CÂU CHUYỆN:
Cách đây ít hôm trang mạng Telegraph và các trang mạng khác ở Trung Quốc và trên thế giới đều đồng lọat phát đi một đọan video clip và bình luận về tai nan tại thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông mà nan nhân là một bé gái 2 tuổi tên Duyệt Duyệt (Yue Yue) đang đi ngòai đường tại khu chợ ổ gần nhà và đã bị một chiếc xe tải nhỏ đụng phải. Đoạn video clip từ một máy quay bảo vệ an ninh tại hiện trường cho thấy viên tài xế xe tải sau khi đụng bé Duyệt Duyệt ngã ra đường, đã chỉ dừng lai một chút rồi lại tiếp tục chạy khiến bánh sau chiếc xe cán qua người bé lần thứ 2. Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở hành động phi nhân tính của gã tài xế. Chính thái độ thờ ơ của những người qua đường sau đó mới khiến người Trung Quốc băn khoăn tự hỏi không biết tương lai đất nước của họ sẽ đi về đâu ?
Thực vậy: trong suốt 7 phút từ lúc bé Duyệt Duyệt gặp nạn, lần lượt đã có tới 18 người đi ngang qua nơi cô bé bị nạn nằm trên đường, nhưng chẳng một ai quan tâm giúp đỡ. Người đầu tiên là một thanh niên mặc áo phông trắng và quần thể thao đi qua bé gái nằm sõng soài trên đường, máu túa ra trên mặt, nhưng anh ta đã ngó lơ. Tiếp theo là một người đi xe đạp thấy em đã vòng qua để đi. Anh ta đã ngóai lại xem có phải một người bị nạn đang nằm ở đó hay không, rồi lại thản nhiên đạp xe đi tiếp. Khi máu tuôn ra nhiều hơn, một người đi xe đạp nữa xuất hiện. Người này không chút quan tâm tới số phận của đứa trẻ. Ba con người vô cảm vừa nói đã không giúp đỡ bé Duyệt Duyệt đáng thương, dù chỉ làm một việc đơn giản là kéo cô bé vào bên vệ đường. Sự thờ ơ của họ đã dẫn tới sự kiện một tài xế xe tải khác đi tới, do đang nói chuyện diện thọai không nhìn thấy bé Duyệt Duyệt trên đường nên đã cán xe lên người em. Sau lần bị xe đè này, bé Duyệt Duyệt đã không còn cử động nữa. Liên tiếp sau đó, rất nhiều người đi xe đạp và cả một số người đi xe chở hàng qua khu vực nạn nhân nằm vẫn không hề quan tâm tới bé Duyệt Duyệt. Cũng có một người phụ nữ dắt theo đứa con đi qua, thấy bé Duyệt Duyệt bị nạn lại rảo chân bước nhanh hơn ngang qua em...
Chỉ tới khi một nữ lao công quét đường 58 tuổi đi tới, thì bé Duyệt Duyệt mới được cứu giúp. Bà này vội hạ túi đồ xuống và lôi đứa trẻ sang một bên đường để tránh cho bé khỏi bị xe cán tiếp. Rồi bà tri hô lên yêu cầu được trợ giúp. Bấy giờ mẹ đứa trẻ nghe thấy hớt hải từ trong nhà chạy ra và vội mang con đi cấp cứu tại một bệnh viện gần đó. Tuy nhiên, sự can thiệp đã trở nên quá muộn. Các bác sĩ nói rằng bé Duyệt Duyệt do bị chảy máu nhiều nên bị suy hô hấp và còn bị chấn thương sọ não nghiêm trọng không được cấp thời cứu chữa nên khó có cơ hội hồi phục lại được.
3. SUY NIỆM:
1) “Phải làm gì để được sự sống đời đời ?”: Người thông luật đã hỏi Đức Giê-su va sau đó đã tự tìm ra đáp án trong Luật: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình”. Đức Giê-su đã khen câu trả lời của người thông luật và bảo ông ta rằng: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.
2) “Ai là người thân cận của tôi?” : Người thông luật lại hỏi Đức Giê-su: “Ai là người thân cận của tôi?” Thay vì trả lời, Đức Giê-su đã kể dụ ngôn về người Sa-ma-ri tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Đang khi hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi”, thì người Sa-ma-ri ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc và sẵn sàng trả thêm tốn phí săn sóc nạn nhân cho chủ quán. Qua đó cho chúng ta câu trả lời: người thân cận của chúng ta là hết những ai đang cần đến sự trợ giúp của chúng ta, là người gặp nạn được chúng ta dừng lại, cúi xuống và phục vụ tận tình. Cần nhắc lại: Không phải vì đó là người thân nên chúng ta mới phục vụ, nhưng là bất cứ ai mà khi tận tình phục vụ họ là chúng ta đã trở thành người thân cận của họ.
Người thân cận không phải đâu xa mà có thể là người cùng sống chung nhà, cùng nhóm sinh họat, cùng khu xóm. Có thể là bà hàng xóm, là cô bạn đang ở chung phòng, là người thân bên cạnh mà chúng ta đang phải chịu đựng thói hư. Tóm lại là tất cả những ai đã và đang gây ra đau khổ cho chúng ta… Tất cả đều có thể được chúng ta yêu thương và trở nên người thân cận của chúng ta. Chỉ cần chúng ta dừng lại, cúi xuống phục vụ là một người xa lạ hay đáng ghét lập tức trở thành thân quen, một kẻ thù liền hóa thành bạn hữu của chúng ta.
3) “Kẻ đã thực thi lòng thương xót”: Thánh Au-gút-ti-nô đã dạy: “Hay yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Quả thực: Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết mình phải làm gì cho tha nhân trong bất cứ tình huống nào. Chúng ta sẽ có sáng kiến để hiến thân phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh bên cạnh. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho một kẻ xa lạ trở thành người thân, kẻ thù địch trở nên bạn hữu… Vi chỉ cần làm theo người Sa-ma-ri là thực thi lòng thương xót: Dừng lại và cúi xuống phục vụ người lâm cảnh khó khăn bất hạnh đang cần đến sự tích cực trợ giúp của mình.
4) “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”:
Qua dụ ngôn này Đức Giê-su muốn dạy nha thông luật và các tín hữu chúng ta hôm nay bài học: hãy yêu thương bằng việc làm cụ thể. Sở dĩ hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ bị ô uế theo Luật khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp có thể quay lại, sợ bị phiền hà... Nhiều người trong chúng ta cũng không dám ra tay giúp đỡ tha nhân khi họ đang cần là do chúng ta cũng sợ sẽ bị tốn công sức, thời gian, tiền bạc... Đang khi người Sa-ma-ri trong bài dụ ngôn đã dám vượt qua những sự sợ hãi ấy.
Tình yêu là một phép mầu, chỉ cần bước tới, xích lại và cúi xuống phục vụ là người xa lạ lập tức hóa nên thân quen, kẻ thù trở thành bạn hữu... Tình yêu thực sự cũng đòi cụ thể: sẵn sàng bị lấm lem chân tay, quần áo, sẵn sàng gặp những rắc rối nguy hiểm có thể xảy ra... Thế giới hôm nay vẫn có quá nhiều những người bất hạnh nửa sống nửa chết, những người nghèo đói bệnh tật và đang bị bỏ rơi. Thế giới vẫn đang cần những người Sa-ma-ri là các tín hữu chúng ta dám dừng lại, cúi xuống và tận tình phục vụ. Đã có khi nào bạn làm giống như người Sa-ma-ri nói trên hay chưa ?
4. THẢO LUẬN: 1) Bài Tin mừng mời chúng ta xét mình: “Tôi thường cư xử thế nào đối với những kẻ đang gặp hòan cảnh khó khăn? 2)Tôi cần làm gì khi gặp một người bị tai nạn trên đường hay đang lâm vào hòan cảnh bất hạnh trong cuộc sống để vừa thi hành được đức bác ái, lại vừa khôn ngoan tránh bị người khác hiểu lầm đã gây ra tai nạn?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho mắt chúng con nhìn thấy được nỗi đau khổ trong ánh mắt kẻ khác, đặc biệt là của những người thân trong gia đình chúng con. Xin cho tai chúng con biết lắng nghe tiếng khóc của kẻ khác, nhất là của những kẻ cùng chung huyết nhục với chúng con. Xin cho chúng con biết lưu tâm thương xót những ai đang khốn khó, đặc biệt những người thân yêu của chúng con.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con đủ khiêm tốn để đừng bao giờ gặp người đau khổ mà phớt lờ bỏ đi vì ngại vất vả cực nhọc, vì sợ bị nghi ngờ và nói xấu, hay sợ bị những kẻ gian lừa dối... Xin cho chúng con biết đề nghị để được giúp đỡ họ: “Này anh, tôi có thể giúp gì được cho anh hay không?”
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN ?
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,25-37
(25) Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? (26) Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” (27) Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình” (28) Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. (29) Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (30) Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. (31) Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. (32) Rồi cũng thế, một thầy lê-vi đi tới chỗ ấy cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. (33) Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. (34) Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy, và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. (35) Hôm sau ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”.(36) Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” (37) Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay gồm hai phần: Phần một là người thông luật hỏi Đức Giê-su về điều kiện để được sống đời đời. Ông cũng kể ra được hai điều căn bản của Luật dạy là “mến Chúa hết lòng và yêu người thân cận như yêu mình”. Đức Giê-su đã khen ông đã hiểu đúng và dạy ông hãy làm như Luật dạy thì sẽ được sống đời đời. Phần hai là nhà thông luật hỏi Đức Giê-su về người thân cận mà ông phải yêu kia là ai? Đức Giê-su đã kể ra dụ ngôn về người Sa-ma-ri nhân hậu để dạy ông noi gương bằng cách bỏ qua những điều tùy phụ của Lề Luật để thực hiện điều chính yếu là quên mình phục vụ người bị nạn đang cần được trợ giúp.
3. CHÚ THÍCH:
- C 25-28: + Người thông luật: Từ này ám chỉ các Kinh sư Do thái, là những nhà thông thái hiểu biết về Luật Mô-sê và có nhiệm vụ giải thích Lề luật cho dân chúng tại các hội đường Do thái. + Đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người: Các người thông luật thường tự cao, nghĩ mình là giỏi và không cần phải hỏi ai cả. Ở đây họ hỏi Đức Giê-su chỉ nhằm thử thách và gài bẫy để có dịp bắt bẻ Người mà thôi.+ Làm gì để được sống đời đời?: Người thông luật thuộc phái Pha-ri-sêu, là phái tin có đời sau và có sự kẻ chết sống lại, nên ông đã đặt ra câu hỏi này, trái với các người phái Sa-đu-xê-ô không tin kẻ chết sống lại (x. Cv 23,6-8).+ Trong Luật đã viết gì?: Người Do thái gọi 5 cuốn sách đầu trong bộ Thánh kinh Cựu ước là các sách Luật Mô-sê vì do chính Mô-sê và các đồ đệ của ông đã viết ra. 5 cuốn sách đó là: Sáng thế ký, Xuất hành, Lê-vi, Dân số và Đệ nhị luật. + Ông đọc thế nào?: Đức Giê-su trả lời bằng một câu hỏi, buộc người đối thoại phải tỏ rõ lập trường của mình ra trước. + Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa...: Người thông luật đã đọc kinh Shê-ma là lời cầu nguyện hằng ngày của dân Do thái. Kinh này gồm hai câu rút ra từ 2 sách Luật là Đệ nhị luật (Đnl 6,5) và Lê-vi (Lv 19,18). Điều đó cho thấy Cựu ước đã chuẩn bị trước cho Tân ước. + Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm...”: Để được sống đời đời thì phải sống yêu thương. Lòng mến Thiên Chúa và yêu người thân cận luôn phải đi đôi với nhau.
- C 29-30: + Ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý: Người thông luật muốn chứng tỏ mình thực tâm muốn tìm hiểu. Ông ta mở rộng vấn đề bằng một câu hỏi khác bên ngoài bộ Luật và độ khó nhiều hơn so với câu hỏi trước đã có sẵn đáp án trong Luật. + “Ai là người thân cận của tôi?”: Câu hỏi này mở đường cho Đức Giê-su bày tỏ quan điểm mang tính cách mạng của Người, khác với quan niệm cổ truyền hẹp hòi của các nhà thông luật của dân Do thái về đối tượng phải yêu mến. Đó là phải yêu cả kẻ thù của mình nữa! + Con đường từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô: Con đường này dài gần 25 cây số, băng ngang hoang địa Giu-đa, thời đó có nhiều băng trộm cướp ẩn núp hoạt động.
- C 31-33: + Thầy tư tế đi xuống: Tư tế là người thuộc dòng dõi A-ha-ron có nhiệm vụ dâng chiên bò sát tế trong Đền thờ. Vị này đi xuống Giê-ri-khô vì thành này dành cho gia đình các tư tế ở. + Thầy Lê-vi¬: hay trợ tế, thuộc dòng dõi Ghéc-sôn, là một trong ba ngành lớn của dòng họ Lê-vi (x. St 46,11). Các thầy trợ tế Lê-vi có nhiệm vụ đàn hát trong các buổi thờ phượng tại Đền thờ. + Một người Sa-ma-ri kia: Sa-ma-ri là một miền đất nằm ở giữa hai miền Bắc (Ga-li-lê) và miền Nam (Giu-đê) của nươc Do thái. Dân miền này bị người Do thái coi là một giống dân lai căng và khinh thường họ. Vì trong cuộc lưu đày vào năm 721, một số người Do thái ở miền này đã không bị đi lưu đày. Họ ở lại và dựng vợ gả chồng lẫn lộn với dân Ni-ni-vê từ Ba-tư kéo xuống. Dân Sa-ma-ri này thờ Đức Chúa tại núi Ga-ri-dim, và không hành hương lên Đền thờ Giê-ru-sa-lem như người Do thái. Họ cũng có thái độ thiếu thân thiện như không cho những người Do thái đi hành hương Giê-ru-sa-lem vào ở trọ trong làng của họ (x. Ga 4,20 ; Lc 9,53).
- C 34-35: + Lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương: Người Sa-ma-ri này đã làm động tác sơ cấp cứu theo y học sơ đẳng thời bấy giơ, là dùng dầu để làm giảm đau và dùng rượu để rửa sạch vết thương. + Hai quan tiền: Tương đương với lương hai ngày công lao động thời đó (x Mt 20,9).
- C 36-37: + “Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”: Như vậy, chúng ta sẽ trở thành thân cận của người gặp nạn kia nếu chúng ta yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ họ. + Hãy làm như vậy: Đức Giê-su chấp nhận lối xử thế của người Sa-ma-ri. Người đề nghị ông thông luật hãy đi và làm giống như người Sa-ma-ri. Tình thương Ki-tô giáo không biên giới, không cần biết người cần giúp đỡ có cùng chủng tộc, tôn giáo với mình hay không.
4. CÂU HỎI: 1- Lòng tin về mầu nhiệm kẻ chết sống lại của hai phái tôn giáo thời Đức Giê-su là Pha-ri-sêu và Sá-đu-xê-ô khác nhau thế nào? 2- Sách Luật Mô-sê gồm có mấy cuốn và là những sách mào? 3- Hằng ngày người Do thái ngoan đạo phải cầu nguyện bằng việc đọc kinh Shê-ma, kinh này được rút ra từ sách nào? Lời kinh ấy nhắc đến hai bổn phận phải làm là những bổn phận gì? 4- Đức Giê-su dạy người Pha-ri-sêu hãy làm theo gương của ai trong ba người trong bài dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu? Tại sao?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Ông hãy đi, và cũng làm như vậy”.
2. CÂU CHUYỆN:
Cách đây ít hôm trang mạng Telegraph và các trang mạng khác ở Trung Quốc và trên thế giới đều đồng lọat phát đi một đọan video clip và bình luận về tai nan tại thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông mà nan nhân là một bé gái 2 tuổi tên Duyệt Duyệt (Yue Yue) đang đi ngòai đường tại khu chợ ổ gần nhà và đã bị một chiếc xe tải nhỏ đụng phải. Đoạn video clip từ một máy quay bảo vệ an ninh tại hiện trường cho thấy viên tài xế xe tải sau khi đụng bé Duyệt Duyệt ngã ra đường, đã chỉ dừng lai một chút rồi lại tiếp tục chạy khiến bánh sau chiếc xe cán qua người bé lần thứ 2. Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở hành động phi nhân tính của gã tài xế. Chính thái độ thờ ơ của những người qua đường sau đó mới khiến người Trung Quốc băn khoăn tự hỏi không biết tương lai đất nước của họ sẽ đi về đâu ?
Thực vậy: trong suốt 7 phút từ lúc bé Duyệt Duyệt gặp nạn, lần lượt đã có tới 18 người đi ngang qua nơi cô bé bị nạn nằm trên đường, nhưng chẳng một ai quan tâm giúp đỡ. Người đầu tiên là một thanh niên mặc áo phông trắng và quần thể thao đi qua bé gái nằm sõng soài trên đường, máu túa ra trên mặt, nhưng anh ta đã ngó lơ. Tiếp theo là một người đi xe đạp thấy em đã vòng qua để đi. Anh ta đã ngóai lại xem có phải một người bị nạn đang nằm ở đó hay không, rồi lại thản nhiên đạp xe đi tiếp. Khi máu tuôn ra nhiều hơn, một người đi xe đạp nữa xuất hiện. Người này không chút quan tâm tới số phận của đứa trẻ. Ba con người vô cảm vừa nói đã không giúp đỡ bé Duyệt Duyệt đáng thương, dù chỉ làm một việc đơn giản là kéo cô bé vào bên vệ đường. Sự thờ ơ của họ đã dẫn tới sự kiện một tài xế xe tải khác đi tới, do đang nói chuyện diện thọai không nhìn thấy bé Duyệt Duyệt trên đường nên đã cán xe lên người em. Sau lần bị xe đè này, bé Duyệt Duyệt đã không còn cử động nữa. Liên tiếp sau đó, rất nhiều người đi xe đạp và cả một số người đi xe chở hàng qua khu vực nạn nhân nằm vẫn không hề quan tâm tới bé Duyệt Duyệt. Cũng có một người phụ nữ dắt theo đứa con đi qua, thấy bé Duyệt Duyệt bị nạn lại rảo chân bước nhanh hơn ngang qua em...
Chỉ tới khi một nữ lao công quét đường 58 tuổi đi tới, thì bé Duyệt Duyệt mới được cứu giúp. Bà này vội hạ túi đồ xuống và lôi đứa trẻ sang một bên đường để tránh cho bé khỏi bị xe cán tiếp. Rồi bà tri hô lên yêu cầu được trợ giúp. Bấy giờ mẹ đứa trẻ nghe thấy hớt hải từ trong nhà chạy ra và vội mang con đi cấp cứu tại một bệnh viện gần đó. Tuy nhiên, sự can thiệp đã trở nên quá muộn. Các bác sĩ nói rằng bé Duyệt Duyệt do bị chảy máu nhiều nên bị suy hô hấp và còn bị chấn thương sọ não nghiêm trọng không được cấp thời cứu chữa nên khó có cơ hội hồi phục lại được.
3. SUY NIỆM:
1) “Phải làm gì để được sự sống đời đời ?”: Người thông luật đã hỏi Đức Giê-su va sau đó đã tự tìm ra đáp án trong Luật: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình”. Đức Giê-su đã khen câu trả lời của người thông luật và bảo ông ta rằng: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.
2) “Ai là người thân cận của tôi?” : Người thông luật lại hỏi Đức Giê-su: “Ai là người thân cận của tôi?” Thay vì trả lời, Đức Giê-su đã kể dụ ngôn về người Sa-ma-ri tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Đang khi hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi”, thì người Sa-ma-ri ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc và sẵn sàng trả thêm tốn phí săn sóc nạn nhân cho chủ quán. Qua đó cho chúng ta câu trả lời: người thân cận của chúng ta là hết những ai đang cần đến sự trợ giúp của chúng ta, là người gặp nạn được chúng ta dừng lại, cúi xuống và phục vụ tận tình. Cần nhắc lại: Không phải vì đó là người thân nên chúng ta mới phục vụ, nhưng là bất cứ ai mà khi tận tình phục vụ họ là chúng ta đã trở thành người thân cận của họ.
Người thân cận không phải đâu xa mà có thể là người cùng sống chung nhà, cùng nhóm sinh họat, cùng khu xóm. Có thể là bà hàng xóm, là cô bạn đang ở chung phòng, là người thân bên cạnh mà chúng ta đang phải chịu đựng thói hư. Tóm lại là tất cả những ai đã và đang gây ra đau khổ cho chúng ta… Tất cả đều có thể được chúng ta yêu thương và trở nên người thân cận của chúng ta. Chỉ cần chúng ta dừng lại, cúi xuống phục vụ là một người xa lạ hay đáng ghét lập tức trở thành thân quen, một kẻ thù liền hóa thành bạn hữu của chúng ta.
3) “Kẻ đã thực thi lòng thương xót”: Thánh Au-gút-ti-nô đã dạy: “Hay yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Quả thực: Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết mình phải làm gì cho tha nhân trong bất cứ tình huống nào. Chúng ta sẽ có sáng kiến để hiến thân phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh bên cạnh. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho một kẻ xa lạ trở thành người thân, kẻ thù địch trở nên bạn hữu… Vi chỉ cần làm theo người Sa-ma-ri là thực thi lòng thương xót: Dừng lại và cúi xuống phục vụ người lâm cảnh khó khăn bất hạnh đang cần đến sự tích cực trợ giúp của mình.
4) “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”:
Qua dụ ngôn này Đức Giê-su muốn dạy nha thông luật và các tín hữu chúng ta hôm nay bài học: hãy yêu thương bằng việc làm cụ thể. Sở dĩ hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ bị ô uế theo Luật khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp có thể quay lại, sợ bị phiền hà... Nhiều người trong chúng ta cũng không dám ra tay giúp đỡ tha nhân khi họ đang cần là do chúng ta cũng sợ sẽ bị tốn công sức, thời gian, tiền bạc... Đang khi người Sa-ma-ri trong bài dụ ngôn đã dám vượt qua những sự sợ hãi ấy.
Tình yêu là một phép mầu, chỉ cần bước tới, xích lại và cúi xuống phục vụ là người xa lạ lập tức hóa nên thân quen, kẻ thù trở thành bạn hữu... Tình yêu thực sự cũng đòi cụ thể: sẵn sàng bị lấm lem chân tay, quần áo, sẵn sàng gặp những rắc rối nguy hiểm có thể xảy ra... Thế giới hôm nay vẫn có quá nhiều những người bất hạnh nửa sống nửa chết, những người nghèo đói bệnh tật và đang bị bỏ rơi. Thế giới vẫn đang cần những người Sa-ma-ri là các tín hữu chúng ta dám dừng lại, cúi xuống và tận tình phục vụ. Đã có khi nào bạn làm giống như người Sa-ma-ri nói trên hay chưa ?
4. THẢO LUẬN: 1) Bài Tin mừng mời chúng ta xét mình: “Tôi thường cư xử thế nào đối với những kẻ đang gặp hòan cảnh khó khăn? 2)Tôi cần làm gì khi gặp một người bị tai nạn trên đường hay đang lâm vào hòan cảnh bất hạnh trong cuộc sống để vừa thi hành được đức bác ái, lại vừa khôn ngoan tránh bị người khác hiểu lầm đã gây ra tai nạn?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho mắt chúng con nhìn thấy được nỗi đau khổ trong ánh mắt kẻ khác, đặc biệt là của những người thân trong gia đình chúng con. Xin cho tai chúng con biết lắng nghe tiếng khóc của kẻ khác, nhất là của những kẻ cùng chung huyết nhục với chúng con. Xin cho chúng con biết lưu tâm thương xót những ai đang khốn khó, đặc biệt những người thân yêu của chúng con.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con đủ khiêm tốn để đừng bao giờ gặp người đau khổ mà phớt lờ bỏ đi vì ngại vất vả cực nhọc, vì sợ bị nghi ngờ và nói xấu, hay sợ bị những kẻ gian lừa dối... Xin cho chúng con biết đề nghị để được giúp đỡ họ: “Này anh, tôi có thể giúp gì được cho anh hay không?”
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Hãy về làm như vậy
Jos.Vinc. Ngọc Biển
08:37 10/07/2013
HÃY VỀ VÀ LÀM NHƯ VẬY
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN, C
Trong xã hội hiện thời, chúng ta thấy tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Chuyện đâm thuê, chém mướn, bóc lột là những tội ác đang hoành hành trong thời đại của chúng ta hôm nay.
Đứng trước tình trạng đó, hơn bao giờ hết, tình yêu thương, vị tha, lòng bao dung là điều cần thiết để làm vơi đi những đau thương, mất mát.
Bài Tin Mừng hôm nay khơi gợi cho chúng ta về tình yêu hướng tha, lòng bao dung vô vị lợi đó.
1. Bối cảnh vấn đề
Câu chuyện được khởi đi bằng việc trao đổi giữa Đức Giêsu và một người thông luật: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Câu hỏi này nếu thoáng nghe, thoạt nghĩ, chúng ta sẽ dễ dàng kết luận rằng nhà thông luật này có vẻ khao khát đi tìm hạnh phúc viên mãn. Nhưng kỳ thực đây chỉ là câu hỏi nhằm thử Đức Giêsu để gài bẫy và hạ thấp uy tín của Ngài mà thôi.
Bởi vì trong luật Cựu Ước có tới 613 điều, trong đó có 365 điều cấm không được làm và có 248 điều buộc phải làm. Một bộ luật khổng lồ đã làm cho dân phải khốn đốn và không ai có thể chu toàn. Họ không biết khởi đầu từ đâu và kết thúc ở điều luật nào! Và, đâu là điều quan trọng nhất. Ngay trong nội bộ của những nhà thông luật cũng chưa đưa ra được điều luật nào là chính yếu. Đây chính là cơ hội để họ thử Đức Giêsu.
Tuy nhiên, qua câu hỏi của vị Luật Sĩ: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Thay vì trả lời trực tiếp cho ông ta biết phải làm sao, Đức Giêsu đã lật ngược ván cờ, từ người thụ động sang thế thượng phong khi hỏi lại ông ta: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?". Qua câu hỏi mang tính chất vấn như vậy, Đức Giêsu đã tước được vũ khí từ đối phương, và như một mũi tên soáy sâu vào tận căn của ông ta, buộc ông phải nói lên điều mà ông đã biết: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi (Đnl 6,5), và hãy thương mến anh em như chính mình" (Lv 19,8). Tuy nhiên, vì biết được lối sống giả hình của giới học giả Do Thái, họ luôn đeo ách nặng nề trên dân và buộc dân phải thi hành, còn chính họ thì lại không giữ (x. Mt 23, 27-28). Vì thế, Đức Giêsu đã bảo ông ta: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống".
Qua câu nói đó của Đức Giêsu, Ngài đã tố cáo lối sống cứng ngắc của họ; đồng thời bẻ gãy mưu mô của họ; mặt khác, Ngài cũng khơi gợi lên trong lòng họ hướng chiều về điều thiện và khuyên họ nên làm để được sự sống đời đời.
Khi bị thất thế hoàn toàn, nhà thông như muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Đức Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Đức Giêsu dựa trên câu hỏi của ông để kể cho ông dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Kết thúc câu chuyện, lại một lần nữa Đức Giêsu hỏi ông ta: “Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Đức Giê su đã nói cho ông ta biết rằng: hãy về và làm như thế thì sẽ được cứu độ, chứ không phải chỉ kêu: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu!
2. Sứ điệp Lời Chúa cho mỗi chúng ta
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…. Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều răn ấy, là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Đây phải là điều răn quan trọng nhất và là thước đo đời sống đạo của mỗi chúng ta. Nếu yêu Chúa mà không yêu người thì chúng ta tự mâu thuẫn với chính mình. Chính thánh Giacôbê Tông đồ đã nói: tin phải đi đôi với hành động, nếu tin mà không hành động thì đức tin chết. Quả thật, Chúa là Đấng chúng ta không thấy, còn con người thì ai cũng thấy trong cuộc sống. Mến Chúa mà lại không yêu người thì là kẻ nói dối. Quả thực, Thánh Gioan đã nói: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4:20). Và “Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4:21).
Nhưng điều quan trọng là ta yêu người như thế nào? Đây mới là điều quan trọng!
Người Luật sĩ đã hỏi Đức Giêsu đâu là người thân cận của ông ta, và Ngài đã trả lời cho ông thấy người thân cận chính là anh em của mình, và phải yêu thương họ như chính mình. Qua câu nói đó, Ngài muốn chúng ta đi xa hơn để vượt ra khỏi ranh giới chủng tộc, quốc gia, giai cấp, địa vị để yêu thương bằng một tình yêu vị tha thay thế cho vị ngã. Người Samaritanô đã chạnh lòng thương đến người bị nạn, ông đã coi nỗi đau khổ của người bị nạn chính là nỗi đau của ông, nên ông cảm thấy trách nhiệm và cần phải giúp đỡ người bị nạn. Tình thương đã khiến cho ông gần tha nhân hơn là những rào cản tôn giáo, dân tộc.
Có vị linh mục nọ than phiền về lối sống đạo của giáo dân một cách xót xa, ngài nói: giáo dân ở đây họ thích rước sách linh đình. Cứ rước kiệu nhiều là họ mừng. Họ thích trống to, kèn lớn, ăn mặc đẹp để đi rước…. Nếu đội bên kia trống to, kèn lớn hơn thì bên này phải tìm mọi cách để của mình bằng hoặc to hơn bên họ. Nhưng xót xa thay, nhiều người trong giáo xứ bỏ lễ, nhiều năm không xưng tội. Giới trẻ lao vào con đường nghiện ngập, cờ bạc… Họ sẵn sàng đánh chửi lẫn nhau. Họ sống như những người không biết Chúa. Nếu có mời gọi họ đi học Giáo lý, Kinh Thánh thì họ bảo không có giờ, nhưng lại vùi đầu trong các sòng bạc cả ngày lẫn đêm….Đời sống đạo như thế thì làm sao chống chọi được với những trào lưu tục hóa tinh vi trong xã hội hôm nay! Một thực trạng đáng lo ngại.
Thật vậy, nếu chỉ sống đạo cách hình thức hay hời hợt bên ngoài, chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng như những tư tế, trợ tế trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay.
Như vậy, sứ điệp lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi chúng ta hãy yêu thương tha nhân với một tình yêu chân thành, quả cảm. Khi yêu thương như vậy, chúng ta đang đi vào và ở trong Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”; đồng thời mỗi chúng ta hãy vượt ra khỏi những thứ bề ngoài để sống một cuộc đời có Chúa thực sự. Được như thế, nỗi đau của người anh em cũng là của chính ta. Và khi giúp đỡ người anh em đang đau khổ là chúng ta đang góp phần làm cho thế giới này vơi đi phần nào sự bất công do những trào lưu tục hóa gây nên; mặt khác, qua họ, Thiên Chúa muốn gặp gỡ chính chúng ta và mời chúng ta sống hiệp thông với Ngài.
Ước gì, Lời Chúa nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21) sẽ là lời cật vấn lương tâm của mỗi chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu Chúa trên hết mọi sự; đồng thời cũng biết yêu người anh chị em chúng con cách chân thành và sẵn sang giúp đỡ họ như Chúa dạy qua bài Tin Mừng hôm nay. Amen.
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN, C
Trong xã hội hiện thời, chúng ta thấy tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Chuyện đâm thuê, chém mướn, bóc lột là những tội ác đang hoành hành trong thời đại của chúng ta hôm nay.
Đứng trước tình trạng đó, hơn bao giờ hết, tình yêu thương, vị tha, lòng bao dung là điều cần thiết để làm vơi đi những đau thương, mất mát.
Bài Tin Mừng hôm nay khơi gợi cho chúng ta về tình yêu hướng tha, lòng bao dung vô vị lợi đó.
1. Bối cảnh vấn đề
Câu chuyện được khởi đi bằng việc trao đổi giữa Đức Giêsu và một người thông luật: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Câu hỏi này nếu thoáng nghe, thoạt nghĩ, chúng ta sẽ dễ dàng kết luận rằng nhà thông luật này có vẻ khao khát đi tìm hạnh phúc viên mãn. Nhưng kỳ thực đây chỉ là câu hỏi nhằm thử Đức Giêsu để gài bẫy và hạ thấp uy tín của Ngài mà thôi.
Bởi vì trong luật Cựu Ước có tới 613 điều, trong đó có 365 điều cấm không được làm và có 248 điều buộc phải làm. Một bộ luật khổng lồ đã làm cho dân phải khốn đốn và không ai có thể chu toàn. Họ không biết khởi đầu từ đâu và kết thúc ở điều luật nào! Và, đâu là điều quan trọng nhất. Ngay trong nội bộ của những nhà thông luật cũng chưa đưa ra được điều luật nào là chính yếu. Đây chính là cơ hội để họ thử Đức Giêsu.
Tuy nhiên, qua câu hỏi của vị Luật Sĩ: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Thay vì trả lời trực tiếp cho ông ta biết phải làm sao, Đức Giêsu đã lật ngược ván cờ, từ người thụ động sang thế thượng phong khi hỏi lại ông ta: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?". Qua câu hỏi mang tính chất vấn như vậy, Đức Giêsu đã tước được vũ khí từ đối phương, và như một mũi tên soáy sâu vào tận căn của ông ta, buộc ông phải nói lên điều mà ông đã biết: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi (Đnl 6,5), và hãy thương mến anh em như chính mình" (Lv 19,8). Tuy nhiên, vì biết được lối sống giả hình của giới học giả Do Thái, họ luôn đeo ách nặng nề trên dân và buộc dân phải thi hành, còn chính họ thì lại không giữ (x. Mt 23, 27-28). Vì thế, Đức Giêsu đã bảo ông ta: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống".
Qua câu nói đó của Đức Giêsu, Ngài đã tố cáo lối sống cứng ngắc của họ; đồng thời bẻ gãy mưu mô của họ; mặt khác, Ngài cũng khơi gợi lên trong lòng họ hướng chiều về điều thiện và khuyên họ nên làm để được sự sống đời đời.
Khi bị thất thế hoàn toàn, nhà thông như muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Đức Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Đức Giêsu dựa trên câu hỏi của ông để kể cho ông dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Kết thúc câu chuyện, lại một lần nữa Đức Giêsu hỏi ông ta: “Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Đức Giê su đã nói cho ông ta biết rằng: hãy về và làm như thế thì sẽ được cứu độ, chứ không phải chỉ kêu: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu!
2. Sứ điệp Lời Chúa cho mỗi chúng ta
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…. Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều răn ấy, là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Đây phải là điều răn quan trọng nhất và là thước đo đời sống đạo của mỗi chúng ta. Nếu yêu Chúa mà không yêu người thì chúng ta tự mâu thuẫn với chính mình. Chính thánh Giacôbê Tông đồ đã nói: tin phải đi đôi với hành động, nếu tin mà không hành động thì đức tin chết. Quả thật, Chúa là Đấng chúng ta không thấy, còn con người thì ai cũng thấy trong cuộc sống. Mến Chúa mà lại không yêu người thì là kẻ nói dối. Quả thực, Thánh Gioan đã nói: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4:20). Và “Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1 Ga 4:21).
Nhưng điều quan trọng là ta yêu người như thế nào? Đây mới là điều quan trọng!
Người Luật sĩ đã hỏi Đức Giêsu đâu là người thân cận của ông ta, và Ngài đã trả lời cho ông thấy người thân cận chính là anh em của mình, và phải yêu thương họ như chính mình. Qua câu nói đó, Ngài muốn chúng ta đi xa hơn để vượt ra khỏi ranh giới chủng tộc, quốc gia, giai cấp, địa vị để yêu thương bằng một tình yêu vị tha thay thế cho vị ngã. Người Samaritanô đã chạnh lòng thương đến người bị nạn, ông đã coi nỗi đau khổ của người bị nạn chính là nỗi đau của ông, nên ông cảm thấy trách nhiệm và cần phải giúp đỡ người bị nạn. Tình thương đã khiến cho ông gần tha nhân hơn là những rào cản tôn giáo, dân tộc.
Có vị linh mục nọ than phiền về lối sống đạo của giáo dân một cách xót xa, ngài nói: giáo dân ở đây họ thích rước sách linh đình. Cứ rước kiệu nhiều là họ mừng. Họ thích trống to, kèn lớn, ăn mặc đẹp để đi rước…. Nếu đội bên kia trống to, kèn lớn hơn thì bên này phải tìm mọi cách để của mình bằng hoặc to hơn bên họ. Nhưng xót xa thay, nhiều người trong giáo xứ bỏ lễ, nhiều năm không xưng tội. Giới trẻ lao vào con đường nghiện ngập, cờ bạc… Họ sẵn sàng đánh chửi lẫn nhau. Họ sống như những người không biết Chúa. Nếu có mời gọi họ đi học Giáo lý, Kinh Thánh thì họ bảo không có giờ, nhưng lại vùi đầu trong các sòng bạc cả ngày lẫn đêm….Đời sống đạo như thế thì làm sao chống chọi được với những trào lưu tục hóa tinh vi trong xã hội hôm nay! Một thực trạng đáng lo ngại.
Thật vậy, nếu chỉ sống đạo cách hình thức hay hời hợt bên ngoài, chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng như những tư tế, trợ tế trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay.
Như vậy, sứ điệp lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi chúng ta hãy yêu thương tha nhân với một tình yêu chân thành, quả cảm. Khi yêu thương như vậy, chúng ta đang đi vào và ở trong Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”; đồng thời mỗi chúng ta hãy vượt ra khỏi những thứ bề ngoài để sống một cuộc đời có Chúa thực sự. Được như thế, nỗi đau của người anh em cũng là của chính ta. Và khi giúp đỡ người anh em đang đau khổ là chúng ta đang góp phần làm cho thế giới này vơi đi phần nào sự bất công do những trào lưu tục hóa gây nên; mặt khác, qua họ, Thiên Chúa muốn gặp gỡ chính chúng ta và mời chúng ta sống hiệp thông với Ngài.
Ước gì, Lời Chúa nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7:21) sẽ là lời cật vấn lương tâm của mỗi chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu Chúa trên hết mọi sự; đồng thời cũng biết yêu người anh chị em chúng con cách chân thành và sẵn sang giúp đỡ họ như Chúa dạy qua bài Tin Mừng hôm nay. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông tin cho khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013
Nhóm TNV Việt Ngữ
08:31 10/07/2013
Thông tin cho khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013
Từ ngày 15 tháng 7, khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD) Rio 2013 sẽ có thể nhận bộ phụ kiện hành hương (gồm chiếc balô và các vật dụng đi kèm) tại hai địa điểm: Santa Cruz và Sambodromo (địa điểm cụ thể cho mỗi khách hành hương được xác định trong các văn bản, chứng từ được gửi qua email). Các thiện nguyện viên đã có mặt tại Rio de Janeiro sẽ nhận bộ phụ kiện vào cuối tuần này tại Sambodromo, hoặc tại giáo xứ của họ. Thời gian cấp phát là từ 10 giờ -18 giờ (giờ địa phương).
Theo Sơ M. Shaiane Machado - Giám đốc điều hành của Tiểu Ban Ghi Danh WYD Rio 2013, bộ phụ kiện hành hương đang được xem xét cấp phát ngay tại các địa điểm dạy giáo lý và sẽ tiếp tục cho đến tận ngày 27 tháng 7. Tuy nhiên, Sr Shaiane khuyến nghị khách hành hương nên nhận sớm từ ngày 15 đến 21 tháng 7.
Chỉ có trưởng nhóm mới có thể đi nhận các bộ phụ kiện hành hương cho nhóm của mình, bằng cách trình ra các chứng từ, văn bản ghi danh và giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước (ID) hoặc hộ chiếu (passport). Các tài liệu này phải là bản chính (actual document) vì những bản sao (copy) sẽ không được chấp nhận. Các trưởng nhóm có thể gọi thêm thành viên đi cùng để giúp vận chuyển (mỗi một người sẽ nhận cho 10 bộ phụ kiện). Đây cũng là điều quan trọng trong việc giao nhận các giấy tờ và biên lai thanh toán.
Những nhóm hành hương lớn có kèm theo các nhóm nhỏ liên hệ thì có thể nhận số lượng nhiều cho các thành viên của mình trong khoảng thời gian từ ngày 15 - 18 tháng 7. Trưởng nhóm lớn có thể nhận hết số lượng bộ phụ kiện cho cả nhóm lớn và nhóm nhỏ bằng việc trình ra các văn bản ghi danh, giấy tờ tùy thân (bản chính thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, bản sao sẽ không được chấp nhận) và các chứng từ cho thấy có mối liên hệ giữa nhóm lớn và nhóm nhỏ.
Nếu trong nhóm có những thành viên là người khuyết tật hoặc có các bệnh lý đặc biệt như tiểu đường hoặc dạ dày, trưởng nhóm phải đề cập đến vấn đề này trong khi nhận bộ phụ kiện. Người cấp phát sẽ dán thêm các thẻ sticker vào chứng từ, giúp những thành viên đặc biệt này nhận được các khẩu phần thực phẩm thích hợp với họ.
Kiểm tra lại những vật dụng có trong bộ phụ kiện là trách nhiệm của người trưởng nhóm và nên thực hiện ngay tại nơi phân phối. Sau khi đã rời đi khỏi nơi đó thì sẽ không được đổi và thay thế, bất kể vì lí do gì. Việc phân phối có thể mất một vài giờ, vì vậy bạn nên mang theo thức ăn và nước uống vì sẽ không có bán tại nơi phân phối.
Nhóm TNV Việt Ngữ
Theo Sơ M. Shaiane Machado - Giám đốc điều hành của Tiểu Ban Ghi Danh WYD Rio 2013, bộ phụ kiện hành hương đang được xem xét cấp phát ngay tại các địa điểm dạy giáo lý và sẽ tiếp tục cho đến tận ngày 27 tháng 7. Tuy nhiên, Sr Shaiane khuyến nghị khách hành hương nên nhận sớm từ ngày 15 đến 21 tháng 7.
Chỉ có trưởng nhóm mới có thể đi nhận các bộ phụ kiện hành hương cho nhóm của mình, bằng cách trình ra các chứng từ, văn bản ghi danh và giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước (ID) hoặc hộ chiếu (passport). Các tài liệu này phải là bản chính (actual document) vì những bản sao (copy) sẽ không được chấp nhận. Các trưởng nhóm có thể gọi thêm thành viên đi cùng để giúp vận chuyển (mỗi một người sẽ nhận cho 10 bộ phụ kiện). Đây cũng là điều quan trọng trong việc giao nhận các giấy tờ và biên lai thanh toán.
Những nhóm hành hương lớn có kèm theo các nhóm nhỏ liên hệ thì có thể nhận số lượng nhiều cho các thành viên của mình trong khoảng thời gian từ ngày 15 - 18 tháng 7. Trưởng nhóm lớn có thể nhận hết số lượng bộ phụ kiện cho cả nhóm lớn và nhóm nhỏ bằng việc trình ra các văn bản ghi danh, giấy tờ tùy thân (bản chính thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, bản sao sẽ không được chấp nhận) và các chứng từ cho thấy có mối liên hệ giữa nhóm lớn và nhóm nhỏ.
Nếu trong nhóm có những thành viên là người khuyết tật hoặc có các bệnh lý đặc biệt như tiểu đường hoặc dạ dày, trưởng nhóm phải đề cập đến vấn đề này trong khi nhận bộ phụ kiện. Người cấp phát sẽ dán thêm các thẻ sticker vào chứng từ, giúp những thành viên đặc biệt này nhận được các khẩu phần thực phẩm thích hợp với họ.
Kiểm tra lại những vật dụng có trong bộ phụ kiện là trách nhiệm của người trưởng nhóm và nên thực hiện ngay tại nơi phân phối. Sau khi đã rời đi khỏi nơi đó thì sẽ không được đổi và thay thế, bất kể vì lí do gì. Việc phân phối có thể mất một vài giờ, vì vậy bạn nên mang theo thức ăn và nước uống vì sẽ không có bán tại nơi phân phối.
Nhóm TNV Việt Ngữ
Top Stories
Rome : la première étape du procès de béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân est achevée
Eglises d'Asie
07:02 10/07/2013
Avec la cérémonie de clôture de l’enquête diocésaine en vue de sa béatification, qui s’est déroulée à Rome le 5 juillet dernier, une première étape s’est achevée dans le long procès qui pourrait déboucher sur la béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân, successivement évêque de Nha Trang, archevêque coadjuteur de Saigon, prisonnier politique pendant treize ans, expulsé de son propre pays, président du Conseil pontifical 'Justice et Paix' à Rome et, enfin, nommé cardinal peu avant sa mort en 2002.
La cause du cardinal semble en bonne voie si l’on en croit les propos prononcés par le pape François à son sujet, le lendemain de cette cérémonie, lors d’une rencontre avec les promoteurs de cette cause : « Nombreuses sont les personnes qui peuvent témoigner avoir été édifiées par leur rencontre avec le serviteur de Dieu François-Xavier Nguyên Van Thuân, à différents moments de leur vie. (…) De nombreuses personnes ont fait part des grâces et signes reçus et attribués à l’intercession du cardinal Van Thuân » (Vatican Information Service, 8 juillet 2013). A la même occasion, le pape a mentionné l’influence considérable exercée par le cardinal vietnamien durant sa vie : « Sa réputation de sainteté s’est diffusée à travers le témoignage de nombreuses personnes qui l’ont rencontré et qui conservent dans leur cœur son humble sourire et sa grandeur d’âme. Beaucoup l’ont aussi connu par ses écrits, simples et profonds, qui montrent son âme sacerdotale, profondément unie à Celui qui l’avait appelé à être ministre de sa miséricorde et de son amour. »
Le 5 juillet, la cérémonie de clôture de l’enquête diocésaine s’est déroulée dans la Salle de la Conciliation du Palais apostolique du Latran, sous la présidence du cardinal Agostino Vallini, évêque vicaire de Rome. C’est dans ce même lieu que l’enquête menée par le diocèse de Rome (où le cardinal a vécu les dernières années de sa vie) avait été solennellement ouverte il y a bientôt deux ans, le 2 octobre 2010. Etaient présents à cette cérémonie des représentants de l’Eglise du Vietnam et particulièrement des diocèses concernés par cette béatification : l’archevêque émérite de Huê, diocèse d’origine du cardinal, l’évêque de Nha Trang, son successeur à la tête de ce diocèse, ainsi qu’une délégation de prêtres venue de Hanoi, lieu de son internement et de sa résidence surveillée, et le vicaire général de Saigon, diocèse dont il avait été nommé l’archevêque coadjuteur.
Les principaux artisans de l’enquête, à savoir les deux promoteurs de justice et le promoteur général de la cause, ont déclaré avoir transmis un premier dossier concernant le futur béatifié à la Congrégation pour les causes des saints. Deux caisses de documents lui seront encore envoyées. Les témoignages contenus dans ce dossier ont été recueillis à Rome, en France, an Allemagne, aux Etats-Unis, en Australie par les deux promoteurs de justice du diocèse de Rome. Au Vietnam toutefois, où ceux-ci n’ont pu se rendre, ils ont été recueillis par les évêchés concernés.
A l’issue de ce compte-rendu, le cardinal Vallini, dans un long discours, s’est déclaré persuadé que le cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân avait pratiqué les vertus chrétiennes à un niveau éminent. En conclusion, Mgr Joseph Vo Duc Minh, évêque de Nha Trang, au nom de la Conférence épiscopale du Vietnam, a remercié le pape Benoît XVI et son successeur le pape François ainsi que tous ceux qui avaient apporté leur contribution à cette première étape du processus de béatification.
(Source: Eglises d'Asie, 10 juillet 2013)
La cause du cardinal semble en bonne voie si l’on en croit les propos prononcés par le pape François à son sujet, le lendemain de cette cérémonie, lors d’une rencontre avec les promoteurs de cette cause : « Nombreuses sont les personnes qui peuvent témoigner avoir été édifiées par leur rencontre avec le serviteur de Dieu François-Xavier Nguyên Van Thuân, à différents moments de leur vie. (…) De nombreuses personnes ont fait part des grâces et signes reçus et attribués à l’intercession du cardinal Van Thuân » (Vatican Information Service, 8 juillet 2013). A la même occasion, le pape a mentionné l’influence considérable exercée par le cardinal vietnamien durant sa vie : « Sa réputation de sainteté s’est diffusée à travers le témoignage de nombreuses personnes qui l’ont rencontré et qui conservent dans leur cœur son humble sourire et sa grandeur d’âme. Beaucoup l’ont aussi connu par ses écrits, simples et profonds, qui montrent son âme sacerdotale, profondément unie à Celui qui l’avait appelé à être ministre de sa miséricorde et de son amour. »
Le 5 juillet, la cérémonie de clôture de l’enquête diocésaine s’est déroulée dans la Salle de la Conciliation du Palais apostolique du Latran, sous la présidence du cardinal Agostino Vallini, évêque vicaire de Rome. C’est dans ce même lieu que l’enquête menée par le diocèse de Rome (où le cardinal a vécu les dernières années de sa vie) avait été solennellement ouverte il y a bientôt deux ans, le 2 octobre 2010. Etaient présents à cette cérémonie des représentants de l’Eglise du Vietnam et particulièrement des diocèses concernés par cette béatification : l’archevêque émérite de Huê, diocèse d’origine du cardinal, l’évêque de Nha Trang, son successeur à la tête de ce diocèse, ainsi qu’une délégation de prêtres venue de Hanoi, lieu de son internement et de sa résidence surveillée, et le vicaire général de Saigon, diocèse dont il avait été nommé l’archevêque coadjuteur.
Les principaux artisans de l’enquête, à savoir les deux promoteurs de justice et le promoteur général de la cause, ont déclaré avoir transmis un premier dossier concernant le futur béatifié à la Congrégation pour les causes des saints. Deux caisses de documents lui seront encore envoyées. Les témoignages contenus dans ce dossier ont été recueillis à Rome, en France, an Allemagne, aux Etats-Unis, en Australie par les deux promoteurs de justice du diocèse de Rome. Au Vietnam toutefois, où ceux-ci n’ont pu se rendre, ils ont été recueillis par les évêchés concernés.
A l’issue de ce compte-rendu, le cardinal Vallini, dans un long discours, s’est déclaré persuadé que le cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân avait pratiqué les vertus chrétiennes à un niveau éminent. En conclusion, Mgr Joseph Vo Duc Minh, évêque de Nha Trang, au nom de la Conférence épiscopale du Vietnam, a remercié le pape Benoît XVI et son successeur le pape François ainsi que tous ceux qui avaient apporté leur contribution à cette première étape du processus de béatification.
(Source: Eglises d'Asie, 10 juillet 2013)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 11/6 - 18/6/2013
VietCatholic Network
07:15 10/07/2013
'>Video: Tin Giáo Hội Việt Nam 11/6 - 18/6/2013
1. TIN GP THÁI BÌNH
Giáo xứ Nam Biên, GP Thái Bình đón nhận Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ”
Chiều Chúa Nhật ngày 09 tháng 6, Cộng đoàn giáo xứ Nam Biên hân hoan đón Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ” giáo tỉnh Hà Nội.
Đây là giáo xứ thứ 9, thuộc giáo hạt Tiền Hải đón Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ.
Tại Thánh đường giáo xứ Châu Nhai, sau giờ suy ngắm, lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, cha Đaminh Trần Văn Thức – chánh xứ Châu Nhai và Tân Châu - đã long trọng chủ sự nghi thức trao Thánh Giá cho cha Giuse Nguyễn Thuân và đại diện Hội Đồng Giáo Xứ Nam Biên, trước sự hiện diện của đông đảo bà con giáo dân, đặc biệt là các bạn trẻ thuộc hai giáo xứ Châu Nhai và Nam Biên.
Cuộc cung nghinh Thánh Giá được diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và sốt sắng.
Đoàn người đông đảo, với những cờ hoa đủ mọi màu sắc, xếp hàng nối đuôi nhau, đi theo cây Thánh Giá.
Đặc biệt, hôm nay Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ” được đặt trên một chiếc xe, có trang trí theo biểu tượng con thuyền của Giáo Hội - phỏng theo Huy Hiệu của Năm Đức Tin.
Khoảng 5 giờ chiều, đoàn rước Thánh Giá đã về tới nhà thờ Nam Biên. Sau đó thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được diễn ra long trọng và trang nghiêm với sự hiện diện của Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ” và số tín hữu tham dự rất đông đảo của cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo xứ.
Trong thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Thuân đã chia sẻ với cộng đoàn, về tình yêu và lòng nhân hậu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Qua đó, cha mời gọi cộng đoàn, đặc biệt là nhắn nhủ các bạn trẻ, hãy tận dụng thời gian quý báu này để chiêm ngắm và suy tôn màu nhiệm tình yêu được thể hiện qua Thập Giá Chúa Kitô.
Cha nói: “Khi chiêm ngắm cây Thánh Giá, chúng ta sẽ thấu hiểu được tình yêu bao la của Thánh Tâm Chúa. Vì, chính khi bị treo trên Thánh Giá, từ Trái Tim Chúa máu và nước trào ra, để khơi nguồn các Bí tích
Thánh lễ đã kết thúc, nhưng cây Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ vẫn còn ở lại và đồng hành với cộng đoàn giáo xứ.
2. TIN GP PHÁT DIỆM
Linh mục đoàn Phát Diệm cử hành Năm Đức Tin
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày thế giới xin ơn thánh hoá các linh mục. Tại giáo xứ Vô Hốt, linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm, hiệp nhất quanh Đức Giám Mục, long trọng cử hành Năm Đức Tin, với sự hiệp thông của cha Bề trên, quý cha Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn, và hàng ngàn tín hữu đến từ các giáo xứ trong hạt.
Hạt Vô Hốt là một trong những vùng truyền giáo của Giáo Phận, gồm 11 giáo xứ, với gần 30,000 tín hữu, đời sống của giáo dân trong Hạt, tuy gặp nhiều khó khăn, và còn nhiều mảnh đời bất hạnh, nhưng đức tin của họ lại trở nên mạnh mẽ.
Ngày hôm nay có sự góp mặt của 81 đội hoa, với hơn 1600 em thiếu nhi, 300 thành viên của các Ban Kèn đồng, 500 ca viên của các ca đoàn các giáo xứ trong giáo hạt, và hàng ngàn tín hữu tham dự trong ngày đặc biệt này.
Trong một căn phòng sinh hoạt của giáo xứ, các linh mục đã tụ họp, lắng nghe Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt cựu TGM Hà Nôi, thuyết trình đề tài Linh mục sống đức tin, noi gương Mẹ Maria
Thánh lễ trọng thể được cử hành lúc 10 giờ 30 sáng. Trong âm vang trầm hùng của tiếng kèn, tiếng trống. Đoàn đồng tế khởi hành từ nhà xứ, rước đi vòng qua phía đông, tiến vào cửa chính của Nhà thờ, trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn.
Khởi sự thánh lễ, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng giám mục giáo phận đã ngỏ lời chào và cám ơn sự đón tiếp của cộng đoàn dành cho Ngài và linh mục đoàn.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha Giuse đã chia sẻ Lời Chúa về “Người Mục Tử Nhân Lành” biết yêu thương đoàn chiên, hiến mạng sống vì đoàn chiên mình.
Ngài cũng mời gọi cộng đoàn, hãy trao phó các linh mục cho Thánh Tâm Chúa. Xin Thánh Tâm Chúa là niềm vui, là nguồn hạnh phúc và nguồn an ủi, nâng đỡ các linh mục trong đời sống thánh hiến.
Một phần quan trọng trong ngày cử hành Năm Đức Tin, các linh mục và cộng đoàn đã lặp lại lời tuyên xưng đức tin của mình trước Thiên Chúa, Hội Thánh và cộng đoàn
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Giuse Lê Đức Năng, quản hạt Vô Hốt, đại diện cộng đoàn đã lên cám ơn Đức Cha, quý Cha đã chọn hạt Vô Hốt một miền truyền giáo làm nơi cử hành Năm Đức Tin của các linh mục trong giáo phận.
Ngài nói đây là một sự khích lệ Đức tin đến với cộng đoàn và bày tỏ lòng yêu mến của cộng đoàn đối với Đức Cha và quý cha.
Cách đặc biệt, Ngài được sự ủy quyền của cha Tổng Đại Diện, thay mặt quý cha và cộng đoàn chúc mừng Đức Cha Giuse nhân dịp kỷ niệm 23 năm thụ phong linh mục của Đức Cha.
Đáp lại tâm tình với đoàn chiên, Đức Cha thay mặt cho các linh mục trong giáo phận, một lần nữa cảm ơn quý cha trong hạt Vô Hốt và cộng đoàn dân Chúa đã tận tình giúp tổ chức chu đáo ngày Lễ hôm nay.
Thánh Lễ, ngày linh mục đoàn Phát Diệm cử hành Năm Đức Tin được kết thúc, trong bầu không khí hân hoan và vui mừng.
3. TIN GP VINH
Tuần Chầu Lượt giáo xứ Nghĩa Thành
Đông đảo bà con giáo dân trong xứ Nghĩa Thành, hạt Phủ Quỳ đã tham dự Thánh Lễ chính tiệc của tuần chầu lượt, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp cử hành vào sáng Chúa Nhật ngày 9/6/2013.
Đồng tế với Đức Cha Phaolô có các linh mục trong và ngoài giáo hạt Phủ Quỳ.
Giáo xứ Nghĩa Thành, với 84 năm lịch sử, hình thành và phát triển.
Nghĩa Thành nằm trong xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, có khoảng 2000 giáo dân do Linh mục Antôn Hoàng Trung Hoa quản xứ.
Tuần chầu Thánh Thể là cao điểm để mọi giáo dân nơi đây, đến cầu xin và lãnh nhận những ơn thánh lộc từ Thiên Chúa.
Tuần chầu lượt năm nay tại giáo xứ Nghĩa Thành có nhiều nét mới mẻ là giáo dân và các hội đoàn trong giáo xứ đến tham dự rất đông đảo và sốt sáng.
Cac Thánh lễ và các giờ chầu Thánh Thể, cũng đông nghẹt người, lại còn hăng hái sắp hàng vào tòa giải tội.
Điều đặc biệt là giới trẻ đã ý thức hơn trong việc góp phần làm mới, làm đẹp hình ảnh giáo xứ.
Tuần chầu lượt của Giáo xứ Nghĩa Thành kết thúc với nhiều dấu ấn khó quên.
4. TIN GP NHA TRANG
Giáo xứ Bà Râu: Khám bệnh và phát thuốc cho bà con trong vùng.
Nhờ sự yêu thương, quan tâm đặc biệt của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám Mục giáo phận Nha Trang, được sự hỗ trợ của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, cùng với sự nỗ lực của Ban Caritas Địa Phận, sáng ngày 09/06/2013, giáo xứ Bà Râu đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc cho bà con trong vùng, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Sau thánh lễ Chúa Nhật, phái đoàn y tế gồm có: Bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng viên đã đến khám bệnh và phát thuốc cho gần khoảng 600 bệnh nhân. Với tấm lòng quảng đại và sự chăm sóc yêu thương, sau gần 5 tiếng đồng hồ chẩn bệnh và phát thuốc, Đoàn Y Tế đã đem lại niềm vui cho nhiều bà con, nghèo khổ và khó khăn nơi đây.
Thay mặt tất cả bà con, Cha Quản xứ cám ơn tấm lòng yêu thương của Đức Cha Giuse, sự quan tâm ưu ái của Hội Dòng Khiết Tâm và Ban Caritas Địa Phận, cùng sự hy sinh tận tụy của đội ngũ Y – Bác sĩ. Đồng thời Cha cũng cầu chúc cho mọi người luôn được bình an, mạnh khỏe để tiếp tục là cánh tay nối dài yêu thương của Chúa đến cho những người nghèo khổ.
5. TIN GP QUI NHƠN
Mừng lễ Thánh Tâm Chúa, bổn mạng giáo xứ Quy Đức
Chiều Chúa Nhật 09/06 Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã đến giáo xứ Quy Đức để chủ sự thánh lễ mừng bổn mạng giáo xứ. Trong thánh lễ hôm nay Đức Cha cũng đã ban bí tíchThêm sức cho 16 em, và 45 em lần đầu tiên xưng tội, rước lễ lần đầu.
Các em đã được cha sở và các anh chị giáo lý viên chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng qua các lớp giáo lý, cũng như thực hành sống đức tin bằng việc tham dự thánh lễ.
Cảm xúc dâng trào khi các em được Đức Cha đặt tay xức dầu, trao ban ấn tín Chúa Thánh Thần. Đặc biệt các em lần đầu tiên lãnh nhận bí tích Thánh Thể, rất vui mừng khi được rước Chúa vào lòng.
Thánh lễ mừng bổn mạng của giáo xứ Quy Đức đã kết thúc trong sự hân hoan, vui mừng của tất cả mọi người.
6. TIN GP PHAN THIẾT
Hội Caritas Phan Thiết trao xe lăn cho người khuyết tật
Ngày 09/6/2013, tại Tòa Giám mục Phan Thiết, Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc hiệp hội Caritas Phan Thiết đã trao xe lăn cho 11 người tàn tật, trong số 30 người khuyết tật thuộc giáo phận Phan Thiết có tên trong danh sách nhận xe đợt này.
30 xe lăn do Caritas Việt Nam phân phổi cho các giáo phận từ nguồn tài trợ của tổ chức Hiệp Hội Xe Lăn Hoa Kỳ AWM “American Wheelchair Mission”.
Những bệnh nhân đến nhận xe lăn lần này, đa phần là người trưởng thành thuộc các gia đình nghèo khó, có hoàn cảnh khó khăn, bị khuyết tật chân, nhưng vẫn cố gắng tự mình phục vụ các sinh hoạt hàng ngày.
Có được chiếc xe lăn, mỗi người mang tâm trạng khác nhau.
Tại buổi lễ, các nhân viên Caritas cũng hướng dẫn cho bệnh nhân và người thân của họ cách sử dụng xe lăn sao cho có hiệu quả.
Hội Caritas Phan Thiết cũng trao cho các bệnh nhân những phần quà, để động viên tinh thần mỗi người. Những người ở xa, Caritas Phan Thiết đã gởi xe lăn về địa phương, để cha quản xứ và caritas giáo xứ trao cho các bệnh nhân.
Đây là lần thứ 2 Caritas Phan Thiết nhận được xe lăn do tổ chức American Wheelchair Mission tài trợ.
7. TIN GP ĐÀLẠT
GX Tân Thanh – Mừng Bổn Mạng và Khánh Thành Tượng Đài Thánh Tâm Chúa Giêsu
Tuần qua, giáo dân giáo xứ Tân Thanh nô nức tiến về thánh đường tham dự Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu - Bổn mạng của giáo xứ, cùng với nghi thức làm phép và khánh thành tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà Lạt chủ sự Thánh lễ, cùng đồng tế có: Cha quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng, Cha phó Giuse Lê Minh Long và quý Cha khách. Thánh lễ được cử hành tại tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu vào lúc 5 giờ sáng, trong lúc thời tiết ngoài trời còn se lạnh và sương mù đang phủ trắng.
Lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng tượng đài, từ ngày 13-01-2013, do Cha quản xứ Phanxicô Xaviê chủ sự, cùng với sự hiện diện của đông đảo giáo dân trong giáo xứ.
Trong niềm vui khi giáo xứ mừng kỷ niệm 50 năm thành lập và 30 năm cung hiến ngôi thánh đường giáo xứ Tân Thanh vào ngày 28-08 năm ngoái, thì hôm nay một niềm vui nữa lại đến với giáo xứ khi tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu vừa xây cất xong và được Đức Cha Antôn làm phép khánh thành.
Đức Cha Antôn chia sẻ rất thân thiện với cộng đoàn về câu chuyện trong thời gian bắt đạo của nước Nhật Bản và gần gũi hơn là câu chuyện có thật về kinh nghiệm sống tha thứ của chính gia đình Đức Cha.
Kết thúc Thánh Lễ, vị đại diện Hội đồng Giáo xứ lên cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân và thân nhân, cùng quý khách đã hiệp dâng Thánh Lễ mừng bổn mạng và làm phép tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu và cầu nguyện cho Giáo xứ Tân Thanh.
Cùng ngày vào lúc 19 giờ tối, giáo xứ đã tổ chức đêm văn nghệ mừng bổn mạng với phần trình diễn của các Hội: Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ, thiếu nhi và các hội đoàn trong giáo xứ. Chương trình văn nghệ rất hào hứng và đặc sắc
8. TIN GP ĐÀLẠT
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Thờ giáo họ La Vang – Giáo Hạt Bảo Lộc
Qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, và sau hơn ba năm khởi công xây dựng. Nay một ngôi nhà thờ mới uy nghi, khang trang được xây cất giữa vùng đất khô cằn, sỏi đá, thay thế cho ngôi nhà nguyện cũ kỹ lợp bằng mái tranh – vách nứa.
Tuần qua, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận đã đến cử hành thánh lễ và nghi thức Khánh Thành nhà thờ mới với tước hiệu Đức Mẹ La Vang.
Nhìn lại lịch sử, giáo họ La Vang bắt đầu hình thành từ năm 1978. Khi đó cha cố Louis Phạm Văn Nhượng đã chọn nơi này làm điểm giãn dân của xã Lộc Phát tới đây lập nghiệp.
Thời điểm đó quý cha xứ Quảng Lâm, Hòa Phát đã đến khuyến khích và giúp phần thiêng liêng cho những gia đình đầu tiên đến lập nghiệp. Đến thập niên 90 mới có những Thánh lễ cử hành tại nhà của một giáo dân. Do sức khỏe yếu kém, cha xứ Thiện Lộc đã xin Giáo Phận trao phần đất này cho Giáo xứ Bảo Lộc coi sóc và đến năm 2003 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn giám mục giáo phận Đà Lạt đã ký giấy chính thức chuyển giáo họ thuộc về Giáo xứ Bảo Lộc. Đồng thời Ngài cũng hỗ trợ tiền cho giáo họ mua đất là nơi mà hôm nay nhà thờ mới được xây dựng. Đến năm 2005 giáo họ mới được phép dâng lễ tại lán trại mái tranh vách nứa.
Kể từ đó Cha Giuse Quản xứ Bảo Lộc cùng với các cha phụ tá đã giúp cho giáo họ có được thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng.
Với biết bao sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần, đặc biệt là sự hy sinh chắt chiu của quý cha và sự quảng đại đóng góp của anh chị em giáo xứ mẹ Bảo Lộc, với hơn 300 gia đình Công Giáo.
Nhà thờ Giáo họ La Vang được xây cất, rất gần với khu du lịch thác Dambri điều này rất quan trọng và cần thiết để giáo họ trở thành một nơi tâm linh cầu nguyện cho những du khách đến thăm viếng khu du lịch Dambri.
Bài chia sẻ sau thánh lễ, Đức Cha cũng muốn nơi này sẽ là trung tâm hành hương cùng với Đài Đức Mẹ Suối An Bình - đèo Bảo Lộc.
Giáo họ La Vang từ nay đã có một ngôi nhà chung để cầu nguyện, để tạ ơn Thiên Chúa.
9. TIN GP PHÚ CƯỜNG
Tuần qua, tại giáo xứ Chánh tòa, Giáo phận Phú Cường đã long trọng cử hành lễ trọng, kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo phận, cũng là ngày xin ơn thánh hóa cho các linh mục và cử hành Năm Đức Tin
Đúng 8 giờ 30 phút sáng, có 140 linh mục của giáo phận và các linh mục Dòng đang phục vụ trong giáo phận, quy tụ quanh Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục giáo phận Phú Cường, khai mạc chương trình bằng giờ kinh phụng vụ, suy niệm tĩnh tâm linh mục với chủ đề “Linh mục sống hiến tế”.
Tiếp đến, trong bầu khí linh thiêng của ngày cử hành Năm Đức tin cho các linh mục, Đức Cha Giuse đã cử hành nghi thức sám hối chung cho các linh mục.
Vào lúc 10 giờ 30 phút, thánh lễ đồng tế được cử hành, với sự tham dự của các đại chủng sinh và chủng sinh dự bị, cùng đông đảo quý tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân thuộc các giáo xứ lân cận.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã làm sáng lên hình ảnh Vị mục tử mang trái tim đầy yêu thương nơi Chúa Giêsu Kitô.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện Hội đồng giáo xứ Chánh tòa đã có lời chúc mừng Đức Cha Giuse và quý Cha nhân “ngày xin ơn thánh hóa các linh mục”, đồng thời cũng bày tỏ tấm lòng tri ân đến Đức Cha và quý Cha hiến thân, hy sinh phục vụ cộng đoàn Dân Chúa trong toàn Giáo phận.
Đáp lời chúc mừng, Đức Cha Giuse đã bày tỏ niềm vui vì sự hiện diện gần như đông đủ của các cha trong toàn giáo phận. Đức Cha kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy yêu thương và cầu nguyện cho các linh mục, cách riêng những linh mục đang gặp đau khổ về thể xác và tâm hồn.
Thánh Lễ kết thúc trong niềm hân hoan và vui mừng
10. GX. CHÂU BÌNH, GP SÀIGÒN
Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 10 năm thành lập Comitium Sàigòn 3
Sáng 8/6/2013, tại giáo xứ Hà Nội, hạt Xóm Mới, anh chị em Legio Mariae các liên hạt: Xóm Mới, Gò Vấp, Tân Sơn Nhì, Hóc Môn đã long trọng mừng lễ tạ ơn kỷ niệm 10 thành lập Hội đồng Comitium Sài Gòn 3. Thánh lễ do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, GM giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, chủ tế. Cùng đồng tế có 6 linh mục trong giáo hạt Xóm Mới và giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Trước Thánh lễ là phần đọc kinh khai mạc theo bản kinh Tessera của Legio: lần hạt 5 chục Mùa Vui, các lời nguyện và kinh Catena. Phần diễn nguyện có các tiết mục múa hát tập thể. Đoàn rước ĐGM và các cha vào thánh đường, đi đầu là Thánh giá và nến Phục sinh, Sách Thánh, Hiệu Kỳ Legio Mariae, uỷ viên Legio Mariae, quý khách mời, đoàn đồng tế.
Hiện diện trong Thánh lễ, ngoài anh chị em Legio Mariae của các giáo hạt còn có quý khách đại diện là Legio Mariae VN, đại diện Comitium Sài Gòn 2 và đại diện Comitium Hà Nội.
Phần diễn nguyện đã giúp mọi người kết hợp với Đức Mẹ, để nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Các tiết mục hát múa “cây nhà lá vườn” lần lượt được trình bày.
Sau phần diễn nguyện là Thánh Lễ. Mở đầu Thánh lễ, Cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Hạt trưởng hạt Xóm Mới kiêm linh giám Comitium Sài Gòn 3, cảm ơn ĐC Giuse vì tình thương đã đến dâng lễ tạ ơn cầu nguyện cho các hội viên Legio Mariae. Mọi người rất cảm động trước sự hiện diện của Đức Cha…
Sau đó, Anh Giuse Hoàng Vĩnh Tuyến, thư ký Comitium Sàigòn 3 đã trình bày vắn tắt với Đức Cha về chặng đường 10 năm phát triển của Comitium Sàigòn 3.
Ngày 9/6/2003 hội đồng Legio Mariae Việt Nam đã nâng Curia Xóm Mới lên thành Comitium Sàigòn 3, việc thành lập này là một vinh dự, nhưng cũng đặt thêm trọng trách cho các cấp quản trị điều hành.
Comitum Sàigòn 3 đang hoạt động tại 4 giáo hạt trên địa bàn 8 quận, với tổng số 70 giáo xứ. Comitium Sàigòn 3, có 7 Curia người lớn, và 1 Curia trẻ em, với tổng số 1721 hội viên hoạt động và 3777 hội viên tán trợ.
Chia sẻ trong bài giảng, ĐGM Giuse nói về tâm tình vâng phục biết ơn của Mẹ Maria với Thiên Chúa và mời gọi mọi người dấn thân, bước theo chân Mẹ và tin tưởng vào sự cầu bầu của Mẹ Maria. Xin Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Mẹ Maria, ban ơn và tăng sức cho tất cả mọi người.
Cuối lễ, anh trưởng Comitium SG 3 đã chân thành tri ân Đức Cha, đã vượt cả chặng đường dài từ Lạng Sơn đến dâng lễ tạ ơn 10 thành lập Comitium SG3.
Anh cầu xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống cho Đức Cha và mọi người trong giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, giáo phận xa xôi nhất của VN… Anh cũng ngỏ lời cảm ơn quý cha đồng tế: Cha Linh giám Comitium Sàigòn 3; Cha Linh giám Curuia Bình Tân và quý cha Linh giám trong hạt Xóm Mới. Cảm ơn sự hiện diện tích cực và cộng tác của các hội đồng Curiae: Xóm Mới, Tân Bình, Tân Sơn Nhì, Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Bình Tân và 23 hội Đạo Bình các giáo xứ trực thuộc.
Thánh lễ tạ ơn 10 năm thành lập Comitium Sàigòn 3 đã khép lại bằng bữa cơn thân mật tại hoa viên giáo xứ Hà Nội.
11. TIN GP SÀIGÒN
Thiếu Nhi Thánh Thể Hạt Gia Định tham dự trại Sa Mạc Huấn luyện
Vào hai ngày 10 & 11/06/2013, Hiệp đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Gia Định tổ chức Sa mạc Huấn luyện, dành cho các Hiệp sĩ và Dự trưởng của các giáo xứ trong hạt, với chủ đề “Tông Đồ - Niềm Vui”.
Lúc 14 g 00, Cha Sa mạc trưởng Phêrô Maria Hà Thiên Trúc, Tuyên úy Hiệp đoàn, chính thức khai mạc trại.
Cha Tuyên úy sa mạc, Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt tuyên bố ý lực sống trong ngày “Cầu Nguyện và Thánh Thể”, và ngài thánh hóa sa mạc.
Trong sa mạc, các em được chia thành năm đội, mỗi đội soạn và trình bày về một đức tính nhân bản, đó là chương trình các em đã học trong năm.
Hai ngày sa mạc “Tông Đồ - Niềm Vui” kết thúc, các em được nhắc nhớ. Đừng quên bốn lời hứa của Thiếu Nhi Thánh Thể là: Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, làm việc Tông đồ.
1. TIN GP THÁI BÌNH
Giáo xứ Nam Biên, GP Thái Bình đón nhận Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ”
Chiều Chúa Nhật ngày 09 tháng 6, Cộng đoàn giáo xứ Nam Biên hân hoan đón Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ” giáo tỉnh Hà Nội.
Đây là giáo xứ thứ 9, thuộc giáo hạt Tiền Hải đón Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ.
Tại Thánh đường giáo xứ Châu Nhai, sau giờ suy ngắm, lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, cha Đaminh Trần Văn Thức – chánh xứ Châu Nhai và Tân Châu - đã long trọng chủ sự nghi thức trao Thánh Giá cho cha Giuse Nguyễn Thuân và đại diện Hội Đồng Giáo Xứ Nam Biên, trước sự hiện diện của đông đảo bà con giáo dân, đặc biệt là các bạn trẻ thuộc hai giáo xứ Châu Nhai và Nam Biên.
Cuộc cung nghinh Thánh Giá được diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và sốt sắng.
Đoàn người đông đảo, với những cờ hoa đủ mọi màu sắc, xếp hàng nối đuôi nhau, đi theo cây Thánh Giá.
Đặc biệt, hôm nay Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ” được đặt trên một chiếc xe, có trang trí theo biểu tượng con thuyền của Giáo Hội - phỏng theo Huy Hiệu của Năm Đức Tin.
Khoảng 5 giờ chiều, đoàn rước Thánh Giá đã về tới nhà thờ Nam Biên. Sau đó thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được diễn ra long trọng và trang nghiêm với sự hiện diện của Thánh Giá “Đại Hội Giới Trẻ” và số tín hữu tham dự rất đông đảo của cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo xứ.
Trong thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Thuân đã chia sẻ với cộng đoàn, về tình yêu và lòng nhân hậu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Qua đó, cha mời gọi cộng đoàn, đặc biệt là nhắn nhủ các bạn trẻ, hãy tận dụng thời gian quý báu này để chiêm ngắm và suy tôn màu nhiệm tình yêu được thể hiện qua Thập Giá Chúa Kitô.
Cha nói: “Khi chiêm ngắm cây Thánh Giá, chúng ta sẽ thấu hiểu được tình yêu bao la của Thánh Tâm Chúa. Vì, chính khi bị treo trên Thánh Giá, từ Trái Tim Chúa máu và nước trào ra, để khơi nguồn các Bí tích
Thánh lễ đã kết thúc, nhưng cây Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ vẫn còn ở lại và đồng hành với cộng đoàn giáo xứ.
2. TIN GP PHÁT DIỆM
Linh mục đoàn Phát Diệm cử hành Năm Đức Tin
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày thế giới xin ơn thánh hoá các linh mục. Tại giáo xứ Vô Hốt, linh mục đoàn giáo phận Phát Diệm, hiệp nhất quanh Đức Giám Mục, long trọng cử hành Năm Đức Tin, với sự hiệp thông của cha Bề trên, quý cha Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn, và hàng ngàn tín hữu đến từ các giáo xứ trong hạt.
Hạt Vô Hốt là một trong những vùng truyền giáo của Giáo Phận, gồm 11 giáo xứ, với gần 30,000 tín hữu, đời sống của giáo dân trong Hạt, tuy gặp nhiều khó khăn, và còn nhiều mảnh đời bất hạnh, nhưng đức tin của họ lại trở nên mạnh mẽ.
Ngày hôm nay có sự góp mặt của 81 đội hoa, với hơn 1600 em thiếu nhi, 300 thành viên của các Ban Kèn đồng, 500 ca viên của các ca đoàn các giáo xứ trong giáo hạt, và hàng ngàn tín hữu tham dự trong ngày đặc biệt này.
Trong một căn phòng sinh hoạt của giáo xứ, các linh mục đã tụ họp, lắng nghe Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt cựu TGM Hà Nôi, thuyết trình đề tài Linh mục sống đức tin, noi gương Mẹ Maria
Thánh lễ trọng thể được cử hành lúc 10 giờ 30 sáng. Trong âm vang trầm hùng của tiếng kèn, tiếng trống. Đoàn đồng tế khởi hành từ nhà xứ, rước đi vòng qua phía đông, tiến vào cửa chính của Nhà thờ, trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn.
Khởi sự thánh lễ, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng giám mục giáo phận đã ngỏ lời chào và cám ơn sự đón tiếp của cộng đoàn dành cho Ngài và linh mục đoàn.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha Giuse đã chia sẻ Lời Chúa về “Người Mục Tử Nhân Lành” biết yêu thương đoàn chiên, hiến mạng sống vì đoàn chiên mình.
Ngài cũng mời gọi cộng đoàn, hãy trao phó các linh mục cho Thánh Tâm Chúa. Xin Thánh Tâm Chúa là niềm vui, là nguồn hạnh phúc và nguồn an ủi, nâng đỡ các linh mục trong đời sống thánh hiến.
Một phần quan trọng trong ngày cử hành Năm Đức Tin, các linh mục và cộng đoàn đã lặp lại lời tuyên xưng đức tin của mình trước Thiên Chúa, Hội Thánh và cộng đoàn
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Giuse Lê Đức Năng, quản hạt Vô Hốt, đại diện cộng đoàn đã lên cám ơn Đức Cha, quý Cha đã chọn hạt Vô Hốt một miền truyền giáo làm nơi cử hành Năm Đức Tin của các linh mục trong giáo phận.
Ngài nói đây là một sự khích lệ Đức tin đến với cộng đoàn và bày tỏ lòng yêu mến của cộng đoàn đối với Đức Cha và quý cha.
Cách đặc biệt, Ngài được sự ủy quyền của cha Tổng Đại Diện, thay mặt quý cha và cộng đoàn chúc mừng Đức Cha Giuse nhân dịp kỷ niệm 23 năm thụ phong linh mục của Đức Cha.
Đáp lại tâm tình với đoàn chiên, Đức Cha thay mặt cho các linh mục trong giáo phận, một lần nữa cảm ơn quý cha trong hạt Vô Hốt và cộng đoàn dân Chúa đã tận tình giúp tổ chức chu đáo ngày Lễ hôm nay.
Thánh Lễ, ngày linh mục đoàn Phát Diệm cử hành Năm Đức Tin được kết thúc, trong bầu không khí hân hoan và vui mừng.
3. TIN GP VINH
Tuần Chầu Lượt giáo xứ Nghĩa Thành
Đông đảo bà con giáo dân trong xứ Nghĩa Thành, hạt Phủ Quỳ đã tham dự Thánh Lễ chính tiệc của tuần chầu lượt, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp cử hành vào sáng Chúa Nhật ngày 9/6/2013.
Đồng tế với Đức Cha Phaolô có các linh mục trong và ngoài giáo hạt Phủ Quỳ.
Giáo xứ Nghĩa Thành, với 84 năm lịch sử, hình thành và phát triển.
Nghĩa Thành nằm trong xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, có khoảng 2000 giáo dân do Linh mục Antôn Hoàng Trung Hoa quản xứ.
Tuần chầu Thánh Thể là cao điểm để mọi giáo dân nơi đây, đến cầu xin và lãnh nhận những ơn thánh lộc từ Thiên Chúa.
Tuần chầu lượt năm nay tại giáo xứ Nghĩa Thành có nhiều nét mới mẻ là giáo dân và các hội đoàn trong giáo xứ đến tham dự rất đông đảo và sốt sáng.
Cac Thánh lễ và các giờ chầu Thánh Thể, cũng đông nghẹt người, lại còn hăng hái sắp hàng vào tòa giải tội.
Điều đặc biệt là giới trẻ đã ý thức hơn trong việc góp phần làm mới, làm đẹp hình ảnh giáo xứ.
Tuần chầu lượt của Giáo xứ Nghĩa Thành kết thúc với nhiều dấu ấn khó quên.
4. TIN GP NHA TRANG
Giáo xứ Bà Râu: Khám bệnh và phát thuốc cho bà con trong vùng.
Nhờ sự yêu thương, quan tâm đặc biệt của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám Mục giáo phận Nha Trang, được sự hỗ trợ của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, cùng với sự nỗ lực của Ban Caritas Địa Phận, sáng ngày 09/06/2013, giáo xứ Bà Râu đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc cho bà con trong vùng, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Sau thánh lễ Chúa Nhật, phái đoàn y tế gồm có: Bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng viên đã đến khám bệnh và phát thuốc cho gần khoảng 600 bệnh nhân. Với tấm lòng quảng đại và sự chăm sóc yêu thương, sau gần 5 tiếng đồng hồ chẩn bệnh và phát thuốc, Đoàn Y Tế đã đem lại niềm vui cho nhiều bà con, nghèo khổ và khó khăn nơi đây.
Thay mặt tất cả bà con, Cha Quản xứ cám ơn tấm lòng yêu thương của Đức Cha Giuse, sự quan tâm ưu ái của Hội Dòng Khiết Tâm và Ban Caritas Địa Phận, cùng sự hy sinh tận tụy của đội ngũ Y – Bác sĩ. Đồng thời Cha cũng cầu chúc cho mọi người luôn được bình an, mạnh khỏe để tiếp tục là cánh tay nối dài yêu thương của Chúa đến cho những người nghèo khổ.
5. TIN GP QUI NHƠN
Mừng lễ Thánh Tâm Chúa, bổn mạng giáo xứ Quy Đức
Chiều Chúa Nhật 09/06 Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã đến giáo xứ Quy Đức để chủ sự thánh lễ mừng bổn mạng giáo xứ. Trong thánh lễ hôm nay Đức Cha cũng đã ban bí tíchThêm sức cho 16 em, và 45 em lần đầu tiên xưng tội, rước lễ lần đầu.
Các em đã được cha sở và các anh chị giáo lý viên chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng qua các lớp giáo lý, cũng như thực hành sống đức tin bằng việc tham dự thánh lễ.
Cảm xúc dâng trào khi các em được Đức Cha đặt tay xức dầu, trao ban ấn tín Chúa Thánh Thần. Đặc biệt các em lần đầu tiên lãnh nhận bí tích Thánh Thể, rất vui mừng khi được rước Chúa vào lòng.
Thánh lễ mừng bổn mạng của giáo xứ Quy Đức đã kết thúc trong sự hân hoan, vui mừng của tất cả mọi người.
6. TIN GP PHAN THIẾT
Hội Caritas Phan Thiết trao xe lăn cho người khuyết tật
Ngày 09/6/2013, tại Tòa Giám mục Phan Thiết, Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc hiệp hội Caritas Phan Thiết đã trao xe lăn cho 11 người tàn tật, trong số 30 người khuyết tật thuộc giáo phận Phan Thiết có tên trong danh sách nhận xe đợt này.
30 xe lăn do Caritas Việt Nam phân phổi cho các giáo phận từ nguồn tài trợ của tổ chức Hiệp Hội Xe Lăn Hoa Kỳ AWM “American Wheelchair Mission”.
Những bệnh nhân đến nhận xe lăn lần này, đa phần là người trưởng thành thuộc các gia đình nghèo khó, có hoàn cảnh khó khăn, bị khuyết tật chân, nhưng vẫn cố gắng tự mình phục vụ các sinh hoạt hàng ngày.
Có được chiếc xe lăn, mỗi người mang tâm trạng khác nhau.
Tại buổi lễ, các nhân viên Caritas cũng hướng dẫn cho bệnh nhân và người thân của họ cách sử dụng xe lăn sao cho có hiệu quả.
Hội Caritas Phan Thiết cũng trao cho các bệnh nhân những phần quà, để động viên tinh thần mỗi người. Những người ở xa, Caritas Phan Thiết đã gởi xe lăn về địa phương, để cha quản xứ và caritas giáo xứ trao cho các bệnh nhân.
Đây là lần thứ 2 Caritas Phan Thiết nhận được xe lăn do tổ chức American Wheelchair Mission tài trợ.
7. TIN GP ĐÀLẠT
GX Tân Thanh – Mừng Bổn Mạng và Khánh Thành Tượng Đài Thánh Tâm Chúa Giêsu
Tuần qua, giáo dân giáo xứ Tân Thanh nô nức tiến về thánh đường tham dự Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu - Bổn mạng của giáo xứ, cùng với nghi thức làm phép và khánh thành tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà Lạt chủ sự Thánh lễ, cùng đồng tế có: Cha quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng, Cha phó Giuse Lê Minh Long và quý Cha khách. Thánh lễ được cử hành tại tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu vào lúc 5 giờ sáng, trong lúc thời tiết ngoài trời còn se lạnh và sương mù đang phủ trắng.
Lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng tượng đài, từ ngày 13-01-2013, do Cha quản xứ Phanxicô Xaviê chủ sự, cùng với sự hiện diện của đông đảo giáo dân trong giáo xứ.
Trong niềm vui khi giáo xứ mừng kỷ niệm 50 năm thành lập và 30 năm cung hiến ngôi thánh đường giáo xứ Tân Thanh vào ngày 28-08 năm ngoái, thì hôm nay một niềm vui nữa lại đến với giáo xứ khi tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu vừa xây cất xong và được Đức Cha Antôn làm phép khánh thành.
Đức Cha Antôn chia sẻ rất thân thiện với cộng đoàn về câu chuyện trong thời gian bắt đạo của nước Nhật Bản và gần gũi hơn là câu chuyện có thật về kinh nghiệm sống tha thứ của chính gia đình Đức Cha.
Kết thúc Thánh Lễ, vị đại diện Hội đồng Giáo xứ lên cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân và thân nhân, cùng quý khách đã hiệp dâng Thánh Lễ mừng bổn mạng và làm phép tượng đài Thánh Tâm Chúa Giêsu và cầu nguyện cho Giáo xứ Tân Thanh.
Cùng ngày vào lúc 19 giờ tối, giáo xứ đã tổ chức đêm văn nghệ mừng bổn mạng với phần trình diễn của các Hội: Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ, thiếu nhi và các hội đoàn trong giáo xứ. Chương trình văn nghệ rất hào hứng và đặc sắc
8. TIN GP ĐÀLẠT
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Thờ giáo họ La Vang – Giáo Hạt Bảo Lộc
Qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, và sau hơn ba năm khởi công xây dựng. Nay một ngôi nhà thờ mới uy nghi, khang trang được xây cất giữa vùng đất khô cằn, sỏi đá, thay thế cho ngôi nhà nguyện cũ kỹ lợp bằng mái tranh – vách nứa.
Tuần qua, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận đã đến cử hành thánh lễ và nghi thức Khánh Thành nhà thờ mới với tước hiệu Đức Mẹ La Vang.
Nhìn lại lịch sử, giáo họ La Vang bắt đầu hình thành từ năm 1978. Khi đó cha cố Louis Phạm Văn Nhượng đã chọn nơi này làm điểm giãn dân của xã Lộc Phát tới đây lập nghiệp.
Thời điểm đó quý cha xứ Quảng Lâm, Hòa Phát đã đến khuyến khích và giúp phần thiêng liêng cho những gia đình đầu tiên đến lập nghiệp. Đến thập niên 90 mới có những Thánh lễ cử hành tại nhà của một giáo dân. Do sức khỏe yếu kém, cha xứ Thiện Lộc đã xin Giáo Phận trao phần đất này cho Giáo xứ Bảo Lộc coi sóc và đến năm 2003 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn giám mục giáo phận Đà Lạt đã ký giấy chính thức chuyển giáo họ thuộc về Giáo xứ Bảo Lộc. Đồng thời Ngài cũng hỗ trợ tiền cho giáo họ mua đất là nơi mà hôm nay nhà thờ mới được xây dựng. Đến năm 2005 giáo họ mới được phép dâng lễ tại lán trại mái tranh vách nứa.
Kể từ đó Cha Giuse Quản xứ Bảo Lộc cùng với các cha phụ tá đã giúp cho giáo họ có được thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng.
Với biết bao sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần, đặc biệt là sự hy sinh chắt chiu của quý cha và sự quảng đại đóng góp của anh chị em giáo xứ mẹ Bảo Lộc, với hơn 300 gia đình Công Giáo.
Nhà thờ Giáo họ La Vang được xây cất, rất gần với khu du lịch thác Dambri điều này rất quan trọng và cần thiết để giáo họ trở thành một nơi tâm linh cầu nguyện cho những du khách đến thăm viếng khu du lịch Dambri.
Bài chia sẻ sau thánh lễ, Đức Cha cũng muốn nơi này sẽ là trung tâm hành hương cùng với Đài Đức Mẹ Suối An Bình - đèo Bảo Lộc.
Giáo họ La Vang từ nay đã có một ngôi nhà chung để cầu nguyện, để tạ ơn Thiên Chúa.
9. TIN GP PHÚ CƯỜNG
Tuần qua, tại giáo xứ Chánh tòa, Giáo phận Phú Cường đã long trọng cử hành lễ trọng, kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo phận, cũng là ngày xin ơn thánh hóa cho các linh mục và cử hành Năm Đức Tin
Đúng 8 giờ 30 phút sáng, có 140 linh mục của giáo phận và các linh mục Dòng đang phục vụ trong giáo phận, quy tụ quanh Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục giáo phận Phú Cường, khai mạc chương trình bằng giờ kinh phụng vụ, suy niệm tĩnh tâm linh mục với chủ đề “Linh mục sống hiến tế”.
Tiếp đến, trong bầu khí linh thiêng của ngày cử hành Năm Đức tin cho các linh mục, Đức Cha Giuse đã cử hành nghi thức sám hối chung cho các linh mục.
Vào lúc 10 giờ 30 phút, thánh lễ đồng tế được cử hành, với sự tham dự của các đại chủng sinh và chủng sinh dự bị, cùng đông đảo quý tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân thuộc các giáo xứ lân cận.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã làm sáng lên hình ảnh Vị mục tử mang trái tim đầy yêu thương nơi Chúa Giêsu Kitô.
Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện Hội đồng giáo xứ Chánh tòa đã có lời chúc mừng Đức Cha Giuse và quý Cha nhân “ngày xin ơn thánh hóa các linh mục”, đồng thời cũng bày tỏ tấm lòng tri ân đến Đức Cha và quý Cha hiến thân, hy sinh phục vụ cộng đoàn Dân Chúa trong toàn Giáo phận.
Đáp lời chúc mừng, Đức Cha Giuse đã bày tỏ niềm vui vì sự hiện diện gần như đông đủ của các cha trong toàn giáo phận. Đức Cha kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy yêu thương và cầu nguyện cho các linh mục, cách riêng những linh mục đang gặp đau khổ về thể xác và tâm hồn.
Thánh Lễ kết thúc trong niềm hân hoan và vui mừng
10. GX. CHÂU BÌNH, GP SÀIGÒN
Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 10 năm thành lập Comitium Sàigòn 3
Sáng 8/6/2013, tại giáo xứ Hà Nội, hạt Xóm Mới, anh chị em Legio Mariae các liên hạt: Xóm Mới, Gò Vấp, Tân Sơn Nhì, Hóc Môn đã long trọng mừng lễ tạ ơn kỷ niệm 10 thành lập Hội đồng Comitium Sài Gòn 3. Thánh lễ do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, GM giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, chủ tế. Cùng đồng tế có 6 linh mục trong giáo hạt Xóm Mới và giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Trước Thánh lễ là phần đọc kinh khai mạc theo bản kinh Tessera của Legio: lần hạt 5 chục Mùa Vui, các lời nguyện và kinh Catena. Phần diễn nguyện có các tiết mục múa hát tập thể. Đoàn rước ĐGM và các cha vào thánh đường, đi đầu là Thánh giá và nến Phục sinh, Sách Thánh, Hiệu Kỳ Legio Mariae, uỷ viên Legio Mariae, quý khách mời, đoàn đồng tế.
Hiện diện trong Thánh lễ, ngoài anh chị em Legio Mariae của các giáo hạt còn có quý khách đại diện là Legio Mariae VN, đại diện Comitium Sài Gòn 2 và đại diện Comitium Hà Nội.
Phần diễn nguyện đã giúp mọi người kết hợp với Đức Mẹ, để nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Các tiết mục hát múa “cây nhà lá vườn” lần lượt được trình bày.
Sau phần diễn nguyện là Thánh Lễ. Mở đầu Thánh lễ, Cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ, Hạt trưởng hạt Xóm Mới kiêm linh giám Comitium Sài Gòn 3, cảm ơn ĐC Giuse vì tình thương đã đến dâng lễ tạ ơn cầu nguyện cho các hội viên Legio Mariae. Mọi người rất cảm động trước sự hiện diện của Đức Cha…
Sau đó, Anh Giuse Hoàng Vĩnh Tuyến, thư ký Comitium Sàigòn 3 đã trình bày vắn tắt với Đức Cha về chặng đường 10 năm phát triển của Comitium Sàigòn 3.
Ngày 9/6/2003 hội đồng Legio Mariae Việt Nam đã nâng Curia Xóm Mới lên thành Comitium Sàigòn 3, việc thành lập này là một vinh dự, nhưng cũng đặt thêm trọng trách cho các cấp quản trị điều hành.
Comitum Sàigòn 3 đang hoạt động tại 4 giáo hạt trên địa bàn 8 quận, với tổng số 70 giáo xứ. Comitium Sàigòn 3, có 7 Curia người lớn, và 1 Curia trẻ em, với tổng số 1721 hội viên hoạt động và 3777 hội viên tán trợ.
Chia sẻ trong bài giảng, ĐGM Giuse nói về tâm tình vâng phục biết ơn của Mẹ Maria với Thiên Chúa và mời gọi mọi người dấn thân, bước theo chân Mẹ và tin tưởng vào sự cầu bầu của Mẹ Maria. Xin Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Mẹ Maria, ban ơn và tăng sức cho tất cả mọi người.
Cuối lễ, anh trưởng Comitium SG 3 đã chân thành tri ân Đức Cha, đã vượt cả chặng đường dài từ Lạng Sơn đến dâng lễ tạ ơn 10 thành lập Comitium SG3.
Anh cầu xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống cho Đức Cha và mọi người trong giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, giáo phận xa xôi nhất của VN… Anh cũng ngỏ lời cảm ơn quý cha đồng tế: Cha Linh giám Comitium Sàigòn 3; Cha Linh giám Curuia Bình Tân và quý cha Linh giám trong hạt Xóm Mới. Cảm ơn sự hiện diện tích cực và cộng tác của các hội đồng Curiae: Xóm Mới, Tân Bình, Tân Sơn Nhì, Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Bình Tân và 23 hội Đạo Bình các giáo xứ trực thuộc.
Thánh lễ tạ ơn 10 năm thành lập Comitium Sàigòn 3 đã khép lại bằng bữa cơn thân mật tại hoa viên giáo xứ Hà Nội.
11. TIN GP SÀIGÒN
Thiếu Nhi Thánh Thể Hạt Gia Định tham dự trại Sa Mạc Huấn luyện
Vào hai ngày 10 & 11/06/2013, Hiệp đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Gia Định tổ chức Sa mạc Huấn luyện, dành cho các Hiệp sĩ và Dự trưởng của các giáo xứ trong hạt, với chủ đề “Tông Đồ - Niềm Vui”.
Lúc 14 g 00, Cha Sa mạc trưởng Phêrô Maria Hà Thiên Trúc, Tuyên úy Hiệp đoàn, chính thức khai mạc trại.
Cha Tuyên úy sa mạc, Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt tuyên bố ý lực sống trong ngày “Cầu Nguyện và Thánh Thể”, và ngài thánh hóa sa mạc.
Trong sa mạc, các em được chia thành năm đội, mỗi đội soạn và trình bày về một đức tính nhân bản, đó là chương trình các em đã học trong năm.
Hai ngày sa mạc “Tông Đồ - Niềm Vui” kết thúc, các em được nhắc nhớ. Đừng quên bốn lời hứa của Thiếu Nhi Thánh Thể là: Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, làm việc Tông đồ.
Tin Giáo Hội Việt Nam 19/6 - 25/6/2013
VietCatholic Network
07:12 10/07/2013
1. TIN GHVN
Tuần qua, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 2 Tân Giám Mục phụ tá cho hai giáo phận Vinh và Hưng Hóa.
- Vị Giám Mục thứ I. Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận Vinh, được bổ nhiệm làm GM phụ tá giáo phận Vinh.
Tân Giám Mục Viên năm nay 48 tuổi, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1965 tại Hướng Phương, tỉnh Quảng Bình, giáo phận Vinh. Sau khi học hết trung học, cậu Viên được vào Đại học Huế và đậu cử nhân khoa học kinh tế. Năm 1984 bị đi bộ đội và năm 1993 gia nhập Đại chủng viện Vinh Thanh, thụ phong linh mục ngày 03-10-1999 thuộc giáo phận Vinh.
Sau khi thụ phong Linh Mục, năm 2000 cha Phêrô Viên được gửi đi du học tại học viện Công Giáo ở Sydney, Úc Châu cho đến 2009 đậu tiến sĩ thần học. Trong thời gian du học tại Úc Châu Cha Viên thường xuyên ra giúp mục vụ cho CĐCG Việt Nam tại Sydney.
Trở về nước, Cha làm Phó Giám Đốc, kiêm giáo sư Tín Lý tại Đại chủng viện Vinh Thanh. Năm 2010, cha được bổ nhiệm làm Tổng đại diện của giáo phận Vinh cho đến nay
- Vị Giám Mục thứ II là Cha Alphongsô Nguyễn Hữu Long, thuộc tu đoàn Xuân Bích, là Giám Đốc Đại Chủng Viện Huế (ĐCV), làm Tân GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa.
Tân Giám Mục Alphongsô Long năm nay 60 tuổi, sinh ngày 25/01/1953
Năm 1965 đến 1972 gia nhập tiểu chủng viện thánh Gioan ở Đà Nẵng
Năm 1972 đến 1978 theo học tại Đại chủng viện Hòa Bình.
Từ 1978 đến 1982 bị đi bộ đội tại tỉnh Quảng Nam.
Thầy Long thụ phong linh mục ngày 29-12-1990 thuộc GP Đà Nẵng và gia nhập Tu đoàn Xuân Bích.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha Alphongsô Long đảm nhận các công việc sau đây:
- 1990 đến 1994: Phó Xứ Tam Kỳ, GP Đà Nẵng
- 1994 đến 1998: Sang Pháp du học và đậu cử nhân giáo luật tại Học Viện Công Giáo Paris.
- 1999-2001: Về nước, được bổ nhiệm làm Cha sở giáo xứ Hà Lam, giáo phận Đà Nẵng
- 2001 - 2003: Cha Sở Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng
- 2003 - 2011: Huấn giáo và Linh hướng tại ĐCV Huế, làm giáo sư giáo luật và giáo sử học.
- Từ 2011: Nhận chức Giám đốc Đại chủng viện Huế cho đến nay.
2. TIN GP BẮC NINH
Thánh lễ ra mắt Hội Caritas giáo xứ Ngô Khê
Sau một thời gian học hỏi về điều lệ của Caritas Việt Nam, tìm hiểu một số kiến thức căn bản về Công Tác Xã Hội cũng như tổ chức các hoạt động bác ái trong và ngoài giáo xứ, ngày 16 tháng 6 năm 2013, Caritas giáo xứ Ngô Khê đã chính thức tổ chức thánh lễ ra mắt dưới sự chủ tọa của Cha Phanxicô Bùi Quang Thuận, giám đốc Caritas giáo phận Bắc Ninh, cũng là cha chính xứ Ngô Khê.
Đồng tế trong thánh lễ còn có Cha Gioakim Nguyễn Đức Thành, trưởng Ban Loan Báo Tin Mừng của Giáo Phận. Hiện diện trong thánh lễ có đầy đủ 50 thành viên thuộc Caritas giáo xứ, Ban Hành Giáo, các trưởng hội đoàn và đông đảo giáo dân trong xứ.
Trong bài giảng, Cha Trưởng Ban Loan Báo Tin Mừng đã nói lên ý nghĩa cao cả và quan trọng của việc thực thi bác ái
Caritas giáo xứ Ngô Khê được thành lập từ hai nhóm: Bảo Vệ Sự Sống và nhóm Ve Chai Bác Ái. Cả hai nhóm đã hoạt động khoảng 4 năm nay, các thành viên trong hai nhóm đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ sự sống và hoạt động bác ái xã hội cách nhiệt thành.
Hai nhóm trước đây đã có những hoạt động hỗ trợ cho nhau như: đóng góp kinh phí cho việc chôn cất thai nhi, cùng nhau thu lượm, bán ve chai gây quĩ. Tổ chức thăm viếng, trợ giúp những người nghèo, bệnh tật, thiếu may mắn.
Kết thúc thánh lễ, một thành viên đại diện Caritas giáo xứ, lên nói lời cám ơn Cha xứ đã cho anh chị em qui tụ tham gia vào công tác xã hội Caritas của giáo phận Bắc Ninh. Qua đó, các thành viên được góp phần giúp đỡ những người bất hạnh.
3. TIN GP HẢI PHÒNG
Làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ An Dương. Gx Phần Lâm
Trong bầu không khí hân hoan và vui mừng, cộng đoàn giáo họ An Dương, giáo xứ Phần Lâm giáo hạt Hải Dương – Hưng Yên đã hân hoan tổ chức Thánh lễ tạ ơn và nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây nhà thờ giáo họ An Dương diễn, do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giám mục GP Hải Phòng chủ sự.
Cùng hiệp thông Thánh lễ, có Cha quản xứ Toma Nguyễn Hữu Khang, quý Cha khách, quý khách gần xa và đông đảo bà con giáo hữu thuộc giáo xứ Phần Lâm, giáo xứ Đào Xá và giáo xứ Bùi Xá.
Được biết, giáo họ An Dương, hiện nay có 87 giáo dân. Giáo họ được thành lập từ năm 1992 do những giáo dân từ giáo xứ Phần Lâm di chuyển về đây làm kinh tế mới.
Được sự giúp đỡ của Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương và Cha quản nhiệm Đaminh Nguyễn Chấn Hưng. Năm 1996, bà con giáo họ đã cất được một ngôi nhà nguyện. Ngôi nhà nguyện cũ đã hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Ước mong của Ban hành giáo và giáo dân là xây được một ngôi nhà thờ mới khang trang và rộng rãi hơn, để có nơi thờ phượng Chúa cho xứng đáng. Điều mong ước ấy hôm nay đã được khởi sự với nghi lễ đặt viên đá đầu tiên.
Hy vọng với sự quan tâm của Đức Cha giáo phận, Cha quản xứ Toma và lòng hảo tâm của quý ân nhân, cùng với nỗ lực của giáo dân trong giáo họ sớm có nhà thờ mới
4. TIN GP PHÁT DIỆM
Hội Giáo Chức Công Giáo cử hành Năm Đức Tin và mừng lễ quan thầy
Sáng ngày 16/6/1013, các Giáo Chức Công Giáo trong giáo phận đã quy tụ tại nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm, để long trọng cử hành Năm Đức Tin và mừng lễ quan thầy, thánh Antôn Pađôva. Buổi Lễ quy tụ hơn 200 giáo chức, bên cạnh đó, có sự hiện diện của một số đồng nghiệp thuộc tôn giáo bạn.
Sau khi đón tiếp và vào chỗ ngồi, lúc 8 giờ, các giáo chức đã được cha Giuse Phạm Ngọc Khuê đặc trách hội Giáo Chức của giáo phận Phát Diệm chia sẻ về mục đích, ý nghĩa và những việc cần làm trong Năm Đức Tin.
Kế tiếp, Đức Cha giáo phận đã có cuộc nói chuyện với các giáo chức, qua giáo lý và những lý luận sắc bén và thuyết phục.
Đức Cha đã trả lời câu hỏi: Liệu đức tin và khoa học có mâu thuẫn nhau không?
Đức Cha khẳng định rằng giữa đức tin và khoa học không có mâu thuẫn vì cả hai đều có một tác giả là chính Thiên Chúa và có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc là người Công Giáo như Newton, Ăm-pe, nổi tiếng về lòng sùng kính lần hạt Mân Côi.
Đức tin và khoa học không những không mâu thuẫn mà còn hỗ trợ nhau. Nhờ khoa học, chúng ta hiểu biết hơn và xác tín hơn về đức tin.
Sau khi giải lao và thảo luận nhóm, mọi người cùng nhau tham dự thánh lễ lúc 11 giờ do Đức Cha chủ sự.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức Cha đã khuyên cộng đoàn hãy nhìn và suy gẫm lại đức tin của mình.
Cuối thánh lễ, một đại diện giáo chức đã lên bày tỏ lòng tri ân đến Đức Cha, qúi cha và cộng đoàn giáo xứ và hứa sẽ quyết tâm tuân theo sự hướng dẫn của Đức Cha và Cha đặc trách
5. TIN GP HÀ NỘI
Tổ Chức ngày Lễ Kỷ niệm 25 năm, phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam tại Trung tâm hành hương Sở Kiện, hà Nội.
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, cách đây 25 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam.
Hưởng ứng lời mời gọi của Hội Đồng Giám mục Việt Nam. TGP Hà Nội đã chọn Trung tâm hành hương Sở Kiện để tổ chức ngày kỷ niệm biến cố trọng thể này.
Đặc biệt chương trình tam nhật đã được Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn phê chuẩn và mời gọi cộng đoàn Dân Chúa tham dự, từ ngày 17 đến 19 tháng 6 năm 2013.
Ngày lễ khai mạc chương trình tam nhật đã diễn ra sốt sắng và long trọng.
Bắt đầu là cuộc rước tượng và hài cốt các Thánh tử đạo xung quanh Trung tâm hành hương Sở Kiện. Cuộc rước đã quy tụ tất cả các hội đoàn của giáo hạt Sở Kiện, bao gồm các giáo xứ: Sở Kiện, Lan Mát và Lại Xá.
Sau cuộc rước là Thánh lễ kính các Thánh tử đạo Việt Nam do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến chủ sự, cùng đồng tế có các cha trong giáo hạt và quý cha Dòng Tên.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha đã nói lên tinh thần hy sinh tất cả vì đức tin của các Thánh tử đạo Việt Nam, ngoài ra Đức Cha cũng kêu gọi mọi người hãy can đảm làm chứng cho đức tin trong cuộc sống hàng ngày.
Kết thúc thánh lễ là phần hôn xương các Thánh.
6. TIN GP ĐÀ LẠT
Thánh Lễ Tạ Ơn của Cha cựu quản xứ và Nhận xứ của Linh Mục tân quản xứ Thánh Tâm
Cuối tuần qua, giáo xứ Thánh Tâm, Lộc Tiến đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn cho Cha cố Gioan Baotixita, trước khi ngài nghỉ hưu dưỡng, sau 18 năm phục vụ tại giáo xứ.
Cùng trong Thánh lễ này, đã diễn ra nghi thức nhận giáo xứ của Cha Tân Quản xứ Giuse Phạm Văn Tuấn, do Cha Giuse Nguyễn Hữu Duyên - Quản Hạt Bảo Lộc, thay mặt Đức Cha Antôn công bố văn thư bổ nhiệm.
Tham dự Thánh lễ có Quý Cha trong và ngoài giáo hạt đồng tế, Quý Tu sĩ, quý khách, đại diện các đoàn thể trong giáo xứ tham dự.
Trong Thánh lễ Tạ ơn, mọi người tham dự nhận thấy rõ sự quan phòng và sắp đặt của Thiên Chúa. Năm nay, Cha cựu quản xứ Gioan Baotixita 83 tuổi, với 52 năm Linh mục, đã có nhiều đóng góp công sức để xây dựng Giáo Hội.
Cha Quản Hạt Bảo Lộc đã chia sẻ trong bài giảng: "Cha cố Gioan Baotixita trong suốt cuộc đời linh mục của Ngài, từ khi còn là một giáo sư chủng viện, rồi là giám đốc chủng viện Simon Hòa của Giáo phận đã không quản ngại công sức để đặt nền móng cho niềm tin và những khả năng cho nhiều thế hệ môn sinh, mà kết quả đã có hàng trăm Linh mục môn sinh đang làm rạng danh Thiên Chúa trong và ngoài Giáo phận Đà Lạt"...
Riêng Giáo xứ Thánh Tâm - Lộc Tiến, Cha Gioan Baotixita đã phục vụ đến nay đã 18 năm. Nối tiếp công việc của các Linh mục tiền nhiệm, với nhu cầu phát triển, Cha đã xây dựng lại Ngôi Nhà thờ, khu nhà xứ, Đài Đức Mẹ... tạo thuận lợi cho giáo dân có nơi cầu nguyện và phụng thờ Thiên Chúa. Hôm nay Cha đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, trước khi đi nghỉ hưu,
Nối tiếp công việc chăm sóc giáo xứ Thánh Tâm là Cha Giuse Phạm Văn Tuấn. Cha Tuấn là một Linh mục trẻ, đầy nhiệt huyết.
Trong Thánh lễ phần chúc bình an, Cha Tân Quản Xứ đã đến bắt tay từng người trong Hội Đồng Mục vụ và đại diện các đoàn thể.
Phần cuối Thánh lễ, Cha Tân Quản xứ nói lời cám ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý cộng đoàn và xin tiếp tục cầu nguyện cho Cha hoàn thành sứ vụ mới.
Ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ thay mặt cộng đoàn bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha cố Gioan Baotixita, đồng thời hứa sẽ tạo mối dây kiên kết chặt chẽ với Cha Tân Quản xứ để xây dựng Giáo xứ Thánh Tâm ngày càng thăng tiến và vững mạnh hơn.
7. TIN GP PHAN THIẾT
THÁNH LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC của CHỦNG VIỆN THÁNH NICÔLA
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, năm học kết thúc tốt đẹp, Chủng viện Thánh Nicôla đã tổ chức Thánh lễ bế giảng niên khóa 2012-2013, tại Hội trường Chủng viện tuần qua, do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục giáo phận chủ sự Thánh lễ, đặc biệt trong Thánh lễ, có nghi thức trao áo chùng thâm cho 13 chủng sinh của Chủng viện.
Cùng đồng tế trong Thánh lễ có Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng viện, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Phó Giám đốc Chủng viện, quý Cha Ban Giám đốc, quý Cha Ban Giáo sư và đông đảo quý Cha trong và ngoài Giáo phận.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của các chủng sinh, quý nữ tu và thân nhân của các chủng sinh, được lãnh nhận áo chùng thâm.
Sau bài giảng của Đức Cha, là nghi thức trao áo chùng thâm.
Hôm nay, lần đầu tiên trong đời, 13 anh em chủng sinh được mặc chiếc áo chùng thâm, chiếc áo mà quý thầy sẽ lãnh nhận trực tiếp từ tay Đức Giám Mục, một đặc ân mới trên bước đường ơn gọi theo Chúa của quý thầy. Chiếc áo chùng thâm như là một lời cam kết trung thành với Chúa mãi đến cùng.
Sau Thánh lễ, đại diện chủng sinh vừa được lãnh nhận áo chùng thâm, bày tỏ lòng biết ơn với Đức Giám Mục, Cha Giám đốc, quý Cha Ban Giám đốc, quý Cha Giáo sư, quý Cha giáo, quý Thầy giáo, quý Soeur và mọi người đã ân cần lo lắng cho Chủng viện và cho tất cả các chủng sinh. Ngày bế giảng kết thúc với bữa cơm trưa thân tình trong Chủng viện.
8. TIN GP PHAN THIẾT
12 Nữ Tu Dòng “Phúc Âm Sự Sống tuyên khấn lần đầu
Sáng ngày 18-6-2013, tại nhà Thờ Cà Tang, Ðức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng lần đầu tiên cho 12 Nữ Tu thuộc hội Dòng “Phúc Âm Sự Sống”.
Cùng đồng tế có quý cha Hạt Trưởng Hạt Phan Thiết, Hạt Hàm Thuận Nam, cha Giám Đốc Chủng Viện Nicôla và 22 cha trong và ngoài giáo phận, quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các Tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Cà Tang.
Đức Cha Giuse chia sẻ Tin Mừng Thánh Gioan về dụ ngôn cây nho và cành nho, liên kết ba tiêu chuẩn “cành nho phải gắn với thân cây nho, cành nho phải đan kết với nhau, cành nho phải chịu cắt tỉa mới đơm bông kết trái” với ba lời Khấn Dòng.
Chúa Giêsu gợi lên ba tiêu chuẩn trong đời thánh hiến, làà phải gắn liền với Ngài, phải liên kết với nhau thành cộng đoàn gia đình. Ba lời khuyên Phúc âm mà các Nữ Tu luôn nâng niu tuân giữ là: Khiết Tịnh, Khó Nghèo, Vâng Phục.
Đức Cha nói lời cám ơn các phụ huynh đã đóng góp những thành viên ưu tú của gia đình để hiến thân để phục vụ Giáo Hội. Ngài chúc mừng Chị Tổng và Hội Dòng, mỗi năm nhân sự thêm dồi dào. Ngài cũng chia vui cùng các tân Khấn sinh với lời cầu chúc luôn thăng tiến trên đường dâng hiến.
Cuối lễ, Nữ tu Tổng Phụ Trách thay mặt hội Dòng lên nói lời tri ân. Sau đó đại diện phụ huynh các tân khấn sinh cũng lên cảm ơn Đức Cha, quí Cha tất cả cộng đoàn.
Kết thúc Thánh Lễ là bữa tiệc liên hoan mừng tân khấn sinh trong khuôn viên nhà thờ Cà Tang. rộn ràng niềm vui và lời ca tiếng hát văn nghệ giúp vui, chúc mừng.
Được biết, hội Dòng “Phúc Âm Sự Sống” đã chọn giáo xứ Cà Tang nơi miền thôn quê dân dã, yên bình để xây dựng nhà Mẹ.
Năm 1966, cha Nguyễn Quang Huy thành lập Tu Hội “Phúc Âm” tại Giáo phận Kontum.
Sau biến cố 30/4/1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp hội Dòng “Phúc Âm Sự Sống”.
Đến năm 2003, Ðức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận, nhận hội Dòng vào phục vụ tại giáo phận Phan Thiết.
Hiện nay, hội Dòng có 13 Nữ tu khấn trọn, 46 Nữ tu khấn tạm, 6 tập sinh và 30 đệ tử, với 9 cộng đoàn phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và 1 cộng đoàn ở giáo xứ Thái Lạc, Ðồng Nai.
Các Nữ Tu đã và đang phục vụ tại các vùng sâu, vùng xa, sắc tộc như: Ðami, Ða Tro, Suối Sâu, và xa hơn nữa là đảo Phú Quý giữa biển khơi.
9. TIN GP PHÚ CƯỜNG
Thánh lễ phong chức cho 10 Tân Linh Mục Dòng tại GP. Phú Cường
Cuối tuần qua, tại khuôn viên Dòng Thừa Sai Đức Tin, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục giáo phận Phú Cường, đã chủ sự Thánh lễ truyền chức linh mục cho 10 thầy phó tế thuộc các Dòng tu, gồm: 4 thầy thuộc tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam (MF), 3 thầy thuộc Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc (CMC) và 3 thầy thuộc Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI).
Đúng 7 giờ 30 sáng, đoàn đồng tế từ nhà Mục vụ tiến ra lễ đài, gồm có: Thánh giá nến cao, quý tiến chức và song thân, các linh mục đồng tế, sau cùng là Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục giáo phận Phú Cường.
Trước 2,000 giáo dân, cùng quý tu sĩ nam nữ và khoảng 200 linh mục, Đức Giám Mục ngỏ lời chào đến tất cả cộng đoàn: “Hôm nay chúng ta quy tụ về nơi đây để tạ ơn Chúa vì Chúa đã tuyển chọn 10 thầy phó tế lãnh chức vụ linh mục.
Quý tân chức gồm có các Thầy:
1- Gioan B. Hồ Quang Hưởng, MF
2- Giuse Vũ Đức Phán, MF
3- Giuse Nguyễn Minh Phúc, MF
4- Antôn Hoàng Minh Thông, MF
5- Giuse Maria Trần Văn Đắc, CMC
6- Albertô Maria Nguyễn Văn Đáp, CMC
7- Phanxicô Xavier Maria Nguyễn Minh Sáng, CMC
8- Vinh Sơn Đỗ Cao Đạt, OMI
9- Đa Minh Nguyễn Văn Lộc, OMI
10- Giuse Vũ Văn Nguyên, OMI
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, là Nghi thức phong chức được được diễn ra khoảng 60 phút, trong bầu không khí khá nóng bức của mùa hè, nhưng mọi người đều hân hoan vui mừng.
Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 45, mọi người ra về trong hân hoan.
10. TIN GP MỸ THO
LỄ CUNG HIẾN VÀ KHÁNH THÀNH TÂN THÁNH ĐƯỜNG, GX. THÁNH ANTÔN
Giáo xứ Thánh Antôn nằm trong khu vực các phường 2, 8, 9 của xã Tân Mỹ Chánh thuộc thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Là một giáo xứ ở vùng ven thành phố, với khoảng 700 giáo dân sống rải rác, xen kẻ với lương dân trên một vùng khá rộng.
Tân Thánh Đường tọa lạc tại số 227/4 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, thành phố Mỹ Tho, bắt đầu tái kiến thiết trên nền đất cũ, từ năm 2009 cho đến nay đã hoàn tất.
Nhà thờ với diện tích ngang 12m, dài 25m được chia làm ba gian.
Trước mặt tiền nhà Thờ có 3 ngọn tháp, tháp cao nhất là tượng Thánh Antôn, vị Thánh quan thầy của Giáo xứ. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ và mừng Bổn Mạng cũng là ngày khánh thành Tân Thánh Đường.
Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám mục giáo phận Mỹ Tho, chủ sự thánh lễ. Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh và 41 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Đến tham dự thánh lễ còn có các nữ tu DòngThánh Phaolô Mỹ Tho, Dòng Mến Thánh Giá Tân An với khỏang 700 giáo dân trong và ngoài giáo xứ, cùng đại diện các tôn giáo bạn.
Khai mạc lúc 9 giờ 00 sáng, cộng đoàn được xem phần diễn nguyện với chủ đề về “Năm Đức Tin” do các Sơ Dòng Phaolô trình diễn.
Chương trình diễn nguyện kéo dài 20 phút. Đến 9g30, Thánh Lễ bắt đầu. Đoàn đồng tế gồm có Đức Cha và quý Cha khởi hành từ nhà xứ tiến qua nhà thờ trong tiếng hát của ca đoàn “Hân hoan cùng nhau tiến vào nhà Chúa”.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha chào mừng cộng đoàn hiện diện. Sau đó, Anh Thon đại diện giáo xứ trình bày lên Đức Cha, quý cha và cộng đoàn, tiểu sử và quá trình xây dựng lại Nhà thờ.
Sau đó, một vị trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ dâng chìa khóa Nhà thờ mới cho Đức Cha, Ngài nhận và trao lại cho Cha sở.
Để thánh hóa Tân Thánh Đường và các công trình liên kết; Đức Cha đọc Lời Nguyện Thánh Hóa và đi vẩy nước thánh lên cộng đoàn, lên tường Nhà thờ, Đài Đức Mẹ, nhà Xứ, nhà Hiệp Nhất, nhà Sinh Hoạt và Bàn thờ.
Trong phần Giảng Lễ, Đức Cha kể về tiểu sử và đức hạnh của Thánh Antôn. Ngài cũng xin giáo dân hãy cầu nguyện cho các linh mục, biết noi gương Thánh Antôn trong việc rao giảng Lời Chúa, và thương yêu người nghèo. Đức Cha khuyên cộng đoàn phải thường xuyên lắng nghe Lời Chúa, nhờ Lời Chúa mà mỗi người chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc và tình yêu.
Cuối cùng, Đức Cha khuyên cộng đoàn hãy cùng nhau xây dựng một nền “văn hóa hội ngộ” nơi đó, tất cả chúng ta sẽ gặp nhau trong Chúa là đấng Chân Thiện Mỹ.
Tiếp theo là các nghi thức cung hiến Thánh Đường. Sau khi hát kinh cầu các thánh, Cha sở rước hài cốt 3 thánh tử đạo:
-Phi-lip-phê Phan Văn Minh-Linh mục
-Emmanuel Lê Văn Phụng-Trùm họ
-Phanxicô Nguyễn Cần- Thầy giảng
Cha Sở đã dâng hài cốt 3 thánh tử đạo lên Đức Giám Mực giáo phận.
Đức Cha đã đặt các hài cốt này vào một hộc nhỏ, được thiết kế ở mặt dưới bàn thờ về phía Nhà tạm.
Tiếp đến, Đức Cha đọc lời Nguyện Cung hiến, đổ dầu Thánh lên 4 góc và chính giữa bàn thờ. Các linh mục đoàn được Đức Cha ủy thác xức dầu trên 14 chặng đàng Thánh Giá ở các cột và tường nhà thờ. Sau đó, Đức Cha đốt hương trầm và xông hương bàn thờ.
Thầy Phó tế xông hương xung quanh nhà thờ. Hương trầm nghi ngút như lời cầu của cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa.
Khăn bàn thờ được trải ra để chuẩn bị cho phần phụng vụ Thánh Thể. Một ngọn nến cháy được Đức Cha trao cho Cha sở, và ánh lửa từ ngọn nến này đã thắp sáng cho những ngọn nến khác ở khắp Thánh Đường.
Sau lời nguyện Kết Lễ, ông Chủ tịch HĐGX đại diện cho giáo xứ cảm ơn Đức Cha, Cha Tổng Đại diện, quý Cha, quý tu sĩ, quý ân nhân cùng cộng đoàn Giáo xứ đã góp công sức và tiền của để hoàn thành ngôi thánh đường và những khu dinh thự liên kết.
Đáp từ, Đức Cha khen ngợi Cha Sở là người hiền lành, tuy không nói nhiều, nhưng lại có mối giao thiệp tốt đẹp với mọi người. Ngài cũng nhận thấy trong Thánh lễ có sự hiện diện của nhiều người đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Đây chính là nét tiêu biểu của “nền văn hoá hội ngộ” mà Đức Cha đã nhắc trong Bài giảng lễ. Ngài mong giáo dân hãy cộng tác tích cực với Cha Sở, để Giáo xứ mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.
Thánh lễ kết thúc gần 12 giờ trưa. Sau đó, mọi người cùng dự tiệc liên hoan tại khuôn viên của Nhà thờ.
Chương trình Thời Sự TIN TỨC GHCGVN của chúng tôi tới đây xin tạm ngưng. Xin hẹn gặp lại quí vị trong chương trình tuần tới
Bài vở và Tin Tức từ Việt Nam, xin quí vị gửi cho chúng tôi qua địa chỉ email:
TINGHVN@vietcatholic.net hay vietcatholicnetwork.sa@gmail.com
Chân thành cám ơn quí vị
Tuần qua, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 2 Tân Giám Mục phụ tá cho hai giáo phận Vinh và Hưng Hóa.
- Vị Giám Mục thứ I. Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận Vinh, được bổ nhiệm làm GM phụ tá giáo phận Vinh.
Tân Giám Mục Viên năm nay 48 tuổi, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1965 tại Hướng Phương, tỉnh Quảng Bình, giáo phận Vinh. Sau khi học hết trung học, cậu Viên được vào Đại học Huế và đậu cử nhân khoa học kinh tế. Năm 1984 bị đi bộ đội và năm 1993 gia nhập Đại chủng viện Vinh Thanh, thụ phong linh mục ngày 03-10-1999 thuộc giáo phận Vinh.
Sau khi thụ phong Linh Mục, năm 2000 cha Phêrô Viên được gửi đi du học tại học viện Công Giáo ở Sydney, Úc Châu cho đến 2009 đậu tiến sĩ thần học. Trong thời gian du học tại Úc Châu Cha Viên thường xuyên ra giúp mục vụ cho CĐCG Việt Nam tại Sydney.
Trở về nước, Cha làm Phó Giám Đốc, kiêm giáo sư Tín Lý tại Đại chủng viện Vinh Thanh. Năm 2010, cha được bổ nhiệm làm Tổng đại diện của giáo phận Vinh cho đến nay
- Vị Giám Mục thứ II là Cha Alphongsô Nguyễn Hữu Long, thuộc tu đoàn Xuân Bích, là Giám Đốc Đại Chủng Viện Huế (ĐCV), làm Tân GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa.
Tân Giám Mục Alphongsô Long năm nay 60 tuổi, sinh ngày 25/01/1953
Năm 1965 đến 1972 gia nhập tiểu chủng viện thánh Gioan ở Đà Nẵng
Năm 1972 đến 1978 theo học tại Đại chủng viện Hòa Bình.
Từ 1978 đến 1982 bị đi bộ đội tại tỉnh Quảng Nam.
Thầy Long thụ phong linh mục ngày 29-12-1990 thuộc GP Đà Nẵng và gia nhập Tu đoàn Xuân Bích.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha Alphongsô Long đảm nhận các công việc sau đây:
- 1990 đến 1994: Phó Xứ Tam Kỳ, GP Đà Nẵng
- 1994 đến 1998: Sang Pháp du học và đậu cử nhân giáo luật tại Học Viện Công Giáo Paris.
- 1999-2001: Về nước, được bổ nhiệm làm Cha sở giáo xứ Hà Lam, giáo phận Đà Nẵng
- 2001 - 2003: Cha Sở Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng
- 2003 - 2011: Huấn giáo và Linh hướng tại ĐCV Huế, làm giáo sư giáo luật và giáo sử học.
- Từ 2011: Nhận chức Giám đốc Đại chủng viện Huế cho đến nay.
2. TIN GP BẮC NINH
Thánh lễ ra mắt Hội Caritas giáo xứ Ngô Khê
Sau một thời gian học hỏi về điều lệ của Caritas Việt Nam, tìm hiểu một số kiến thức căn bản về Công Tác Xã Hội cũng như tổ chức các hoạt động bác ái trong và ngoài giáo xứ, ngày 16 tháng 6 năm 2013, Caritas giáo xứ Ngô Khê đã chính thức tổ chức thánh lễ ra mắt dưới sự chủ tọa của Cha Phanxicô Bùi Quang Thuận, giám đốc Caritas giáo phận Bắc Ninh, cũng là cha chính xứ Ngô Khê.
Đồng tế trong thánh lễ còn có Cha Gioakim Nguyễn Đức Thành, trưởng Ban Loan Báo Tin Mừng của Giáo Phận. Hiện diện trong thánh lễ có đầy đủ 50 thành viên thuộc Caritas giáo xứ, Ban Hành Giáo, các trưởng hội đoàn và đông đảo giáo dân trong xứ.
Trong bài giảng, Cha Trưởng Ban Loan Báo Tin Mừng đã nói lên ý nghĩa cao cả và quan trọng của việc thực thi bác ái
Caritas giáo xứ Ngô Khê được thành lập từ hai nhóm: Bảo Vệ Sự Sống và nhóm Ve Chai Bác Ái. Cả hai nhóm đã hoạt động khoảng 4 năm nay, các thành viên trong hai nhóm đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ sự sống và hoạt động bác ái xã hội cách nhiệt thành.
Hai nhóm trước đây đã có những hoạt động hỗ trợ cho nhau như: đóng góp kinh phí cho việc chôn cất thai nhi, cùng nhau thu lượm, bán ve chai gây quĩ. Tổ chức thăm viếng, trợ giúp những người nghèo, bệnh tật, thiếu may mắn.
Kết thúc thánh lễ, một thành viên đại diện Caritas giáo xứ, lên nói lời cám ơn Cha xứ đã cho anh chị em qui tụ tham gia vào công tác xã hội Caritas của giáo phận Bắc Ninh. Qua đó, các thành viên được góp phần giúp đỡ những người bất hạnh.
3. TIN GP HẢI PHÒNG
Làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo họ An Dương. Gx Phần Lâm
Trong bầu không khí hân hoan và vui mừng, cộng đoàn giáo họ An Dương, giáo xứ Phần Lâm giáo hạt Hải Dương – Hưng Yên đã hân hoan tổ chức Thánh lễ tạ ơn và nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây nhà thờ giáo họ An Dương diễn, do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giám mục GP Hải Phòng chủ sự.
Cùng hiệp thông Thánh lễ, có Cha quản xứ Toma Nguyễn Hữu Khang, quý Cha khách, quý khách gần xa và đông đảo bà con giáo hữu thuộc giáo xứ Phần Lâm, giáo xứ Đào Xá và giáo xứ Bùi Xá.
Được biết, giáo họ An Dương, hiện nay có 87 giáo dân. Giáo họ được thành lập từ năm 1992 do những giáo dân từ giáo xứ Phần Lâm di chuyển về đây làm kinh tế mới.
Được sự giúp đỡ của Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương và Cha quản nhiệm Đaminh Nguyễn Chấn Hưng. Năm 1996, bà con giáo họ đã cất được một ngôi nhà nguyện. Ngôi nhà nguyện cũ đã hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Ước mong của Ban hành giáo và giáo dân là xây được một ngôi nhà thờ mới khang trang và rộng rãi hơn, để có nơi thờ phượng Chúa cho xứng đáng. Điều mong ước ấy hôm nay đã được khởi sự với nghi lễ đặt viên đá đầu tiên.
Hy vọng với sự quan tâm của Đức Cha giáo phận, Cha quản xứ Toma và lòng hảo tâm của quý ân nhân, cùng với nỗ lực của giáo dân trong giáo họ sớm có nhà thờ mới
4. TIN GP PHÁT DIỆM
Hội Giáo Chức Công Giáo cử hành Năm Đức Tin và mừng lễ quan thầy
Sáng ngày 16/6/1013, các Giáo Chức Công Giáo trong giáo phận đã quy tụ tại nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm, để long trọng cử hành Năm Đức Tin và mừng lễ quan thầy, thánh Antôn Pađôva. Buổi Lễ quy tụ hơn 200 giáo chức, bên cạnh đó, có sự hiện diện của một số đồng nghiệp thuộc tôn giáo bạn.
Sau khi đón tiếp và vào chỗ ngồi, lúc 8 giờ, các giáo chức đã được cha Giuse Phạm Ngọc Khuê đặc trách hội Giáo Chức của giáo phận Phát Diệm chia sẻ về mục đích, ý nghĩa và những việc cần làm trong Năm Đức Tin.
Kế tiếp, Đức Cha giáo phận đã có cuộc nói chuyện với các giáo chức, qua giáo lý và những lý luận sắc bén và thuyết phục.
Đức Cha đã trả lời câu hỏi: Liệu đức tin và khoa học có mâu thuẫn nhau không?
Đức Cha khẳng định rằng giữa đức tin và khoa học không có mâu thuẫn vì cả hai đều có một tác giả là chính Thiên Chúa và có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc là người Công Giáo như Newton, Ăm-pe, nổi tiếng về lòng sùng kính lần hạt Mân Côi.
Đức tin và khoa học không những không mâu thuẫn mà còn hỗ trợ nhau. Nhờ khoa học, chúng ta hiểu biết hơn và xác tín hơn về đức tin.
Sau khi giải lao và thảo luận nhóm, mọi người cùng nhau tham dự thánh lễ lúc 11 giờ do Đức Cha chủ sự.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức Cha đã khuyên cộng đoàn hãy nhìn và suy gẫm lại đức tin của mình.
Cuối thánh lễ, một đại diện giáo chức đã lên bày tỏ lòng tri ân đến Đức Cha, qúi cha và cộng đoàn giáo xứ và hứa sẽ quyết tâm tuân theo sự hướng dẫn của Đức Cha và Cha đặc trách
5. TIN GP HÀ NỘI
Tổ Chức ngày Lễ Kỷ niệm 25 năm, phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam tại Trung tâm hành hương Sở Kiện, hà Nội.
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, cách đây 25 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam.
Hưởng ứng lời mời gọi của Hội Đồng Giám mục Việt Nam. TGP Hà Nội đã chọn Trung tâm hành hương Sở Kiện để tổ chức ngày kỷ niệm biến cố trọng thể này.
Đặc biệt chương trình tam nhật đã được Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn phê chuẩn và mời gọi cộng đoàn Dân Chúa tham dự, từ ngày 17 đến 19 tháng 6 năm 2013.
Ngày lễ khai mạc chương trình tam nhật đã diễn ra sốt sắng và long trọng.
Bắt đầu là cuộc rước tượng và hài cốt các Thánh tử đạo xung quanh Trung tâm hành hương Sở Kiện. Cuộc rước đã quy tụ tất cả các hội đoàn của giáo hạt Sở Kiện, bao gồm các giáo xứ: Sở Kiện, Lan Mát và Lại Xá.
Sau cuộc rước là Thánh lễ kính các Thánh tử đạo Việt Nam do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến chủ sự, cùng đồng tế có các cha trong giáo hạt và quý cha Dòng Tên.
Bài giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha đã nói lên tinh thần hy sinh tất cả vì đức tin của các Thánh tử đạo Việt Nam, ngoài ra Đức Cha cũng kêu gọi mọi người hãy can đảm làm chứng cho đức tin trong cuộc sống hàng ngày.
Kết thúc thánh lễ là phần hôn xương các Thánh.
6. TIN GP ĐÀ LẠT
Thánh Lễ Tạ Ơn của Cha cựu quản xứ và Nhận xứ của Linh Mục tân quản xứ Thánh Tâm
Cuối tuần qua, giáo xứ Thánh Tâm, Lộc Tiến đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn cho Cha cố Gioan Baotixita, trước khi ngài nghỉ hưu dưỡng, sau 18 năm phục vụ tại giáo xứ.
Cùng trong Thánh lễ này, đã diễn ra nghi thức nhận giáo xứ của Cha Tân Quản xứ Giuse Phạm Văn Tuấn, do Cha Giuse Nguyễn Hữu Duyên - Quản Hạt Bảo Lộc, thay mặt Đức Cha Antôn công bố văn thư bổ nhiệm.
Tham dự Thánh lễ có Quý Cha trong và ngoài giáo hạt đồng tế, Quý Tu sĩ, quý khách, đại diện các đoàn thể trong giáo xứ tham dự.
Trong Thánh lễ Tạ ơn, mọi người tham dự nhận thấy rõ sự quan phòng và sắp đặt của Thiên Chúa. Năm nay, Cha cựu quản xứ Gioan Baotixita 83 tuổi, với 52 năm Linh mục, đã có nhiều đóng góp công sức để xây dựng Giáo Hội.
Cha Quản Hạt Bảo Lộc đã chia sẻ trong bài giảng: "Cha cố Gioan Baotixita trong suốt cuộc đời linh mục của Ngài, từ khi còn là một giáo sư chủng viện, rồi là giám đốc chủng viện Simon Hòa của Giáo phận đã không quản ngại công sức để đặt nền móng cho niềm tin và những khả năng cho nhiều thế hệ môn sinh, mà kết quả đã có hàng trăm Linh mục môn sinh đang làm rạng danh Thiên Chúa trong và ngoài Giáo phận Đà Lạt"...
Riêng Giáo xứ Thánh Tâm - Lộc Tiến, Cha Gioan Baotixita đã phục vụ đến nay đã 18 năm. Nối tiếp công việc của các Linh mục tiền nhiệm, với nhu cầu phát triển, Cha đã xây dựng lại Ngôi Nhà thờ, khu nhà xứ, Đài Đức Mẹ... tạo thuận lợi cho giáo dân có nơi cầu nguyện và phụng thờ Thiên Chúa. Hôm nay Cha đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, trước khi đi nghỉ hưu,
Nối tiếp công việc chăm sóc giáo xứ Thánh Tâm là Cha Giuse Phạm Văn Tuấn. Cha Tuấn là một Linh mục trẻ, đầy nhiệt huyết.
Trong Thánh lễ phần chúc bình an, Cha Tân Quản Xứ đã đến bắt tay từng người trong Hội Đồng Mục vụ và đại diện các đoàn thể.
Phần cuối Thánh lễ, Cha Tân Quản xứ nói lời cám ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý cộng đoàn và xin tiếp tục cầu nguyện cho Cha hoàn thành sứ vụ mới.
Ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ thay mặt cộng đoàn bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha cố Gioan Baotixita, đồng thời hứa sẽ tạo mối dây kiên kết chặt chẽ với Cha Tân Quản xứ để xây dựng Giáo xứ Thánh Tâm ngày càng thăng tiến và vững mạnh hơn.
7. TIN GP PHAN THIẾT
THÁNH LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC của CHỦNG VIỆN THÁNH NICÔLA
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, năm học kết thúc tốt đẹp, Chủng viện Thánh Nicôla đã tổ chức Thánh lễ bế giảng niên khóa 2012-2013, tại Hội trường Chủng viện tuần qua, do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục giáo phận chủ sự Thánh lễ, đặc biệt trong Thánh lễ, có nghi thức trao áo chùng thâm cho 13 chủng sinh của Chủng viện.
Cùng đồng tế trong Thánh lễ có Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng viện, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Phó Giám đốc Chủng viện, quý Cha Ban Giám đốc, quý Cha Ban Giáo sư và đông đảo quý Cha trong và ngoài Giáo phận.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của các chủng sinh, quý nữ tu và thân nhân của các chủng sinh, được lãnh nhận áo chùng thâm.
Sau bài giảng của Đức Cha, là nghi thức trao áo chùng thâm.
Hôm nay, lần đầu tiên trong đời, 13 anh em chủng sinh được mặc chiếc áo chùng thâm, chiếc áo mà quý thầy sẽ lãnh nhận trực tiếp từ tay Đức Giám Mục, một đặc ân mới trên bước đường ơn gọi theo Chúa của quý thầy. Chiếc áo chùng thâm như là một lời cam kết trung thành với Chúa mãi đến cùng.
Sau Thánh lễ, đại diện chủng sinh vừa được lãnh nhận áo chùng thâm, bày tỏ lòng biết ơn với Đức Giám Mục, Cha Giám đốc, quý Cha Ban Giám đốc, quý Cha Giáo sư, quý Cha giáo, quý Thầy giáo, quý Soeur và mọi người đã ân cần lo lắng cho Chủng viện và cho tất cả các chủng sinh. Ngày bế giảng kết thúc với bữa cơm trưa thân tình trong Chủng viện.
8. TIN GP PHAN THIẾT
12 Nữ Tu Dòng “Phúc Âm Sự Sống tuyên khấn lần đầu
Sáng ngày 18-6-2013, tại nhà Thờ Cà Tang, Ðức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng lần đầu tiên cho 12 Nữ Tu thuộc hội Dòng “Phúc Âm Sự Sống”.
Cùng đồng tế có quý cha Hạt Trưởng Hạt Phan Thiết, Hạt Hàm Thuận Nam, cha Giám Đốc Chủng Viện Nicôla và 22 cha trong và ngoài giáo phận, quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các Tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Cà Tang.
Đức Cha Giuse chia sẻ Tin Mừng Thánh Gioan về dụ ngôn cây nho và cành nho, liên kết ba tiêu chuẩn “cành nho phải gắn với thân cây nho, cành nho phải đan kết với nhau, cành nho phải chịu cắt tỉa mới đơm bông kết trái” với ba lời Khấn Dòng.
Chúa Giêsu gợi lên ba tiêu chuẩn trong đời thánh hiến, làà phải gắn liền với Ngài, phải liên kết với nhau thành cộng đoàn gia đình. Ba lời khuyên Phúc âm mà các Nữ Tu luôn nâng niu tuân giữ là: Khiết Tịnh, Khó Nghèo, Vâng Phục.
Đức Cha nói lời cám ơn các phụ huynh đã đóng góp những thành viên ưu tú của gia đình để hiến thân để phục vụ Giáo Hội. Ngài chúc mừng Chị Tổng và Hội Dòng, mỗi năm nhân sự thêm dồi dào. Ngài cũng chia vui cùng các tân Khấn sinh với lời cầu chúc luôn thăng tiến trên đường dâng hiến.
Cuối lễ, Nữ tu Tổng Phụ Trách thay mặt hội Dòng lên nói lời tri ân. Sau đó đại diện phụ huynh các tân khấn sinh cũng lên cảm ơn Đức Cha, quí Cha tất cả cộng đoàn.
Kết thúc Thánh Lễ là bữa tiệc liên hoan mừng tân khấn sinh trong khuôn viên nhà thờ Cà Tang. rộn ràng niềm vui và lời ca tiếng hát văn nghệ giúp vui, chúc mừng.
Được biết, hội Dòng “Phúc Âm Sự Sống” đã chọn giáo xứ Cà Tang nơi miền thôn quê dân dã, yên bình để xây dựng nhà Mẹ.
Năm 1966, cha Nguyễn Quang Huy thành lập Tu Hội “Phúc Âm” tại Giáo phận Kontum.
Sau biến cố 30/4/1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp hội Dòng “Phúc Âm Sự Sống”.
Đến năm 2003, Ðức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận, nhận hội Dòng vào phục vụ tại giáo phận Phan Thiết.
Hiện nay, hội Dòng có 13 Nữ tu khấn trọn, 46 Nữ tu khấn tạm, 6 tập sinh và 30 đệ tử, với 9 cộng đoàn phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và 1 cộng đoàn ở giáo xứ Thái Lạc, Ðồng Nai.
Các Nữ Tu đã và đang phục vụ tại các vùng sâu, vùng xa, sắc tộc như: Ðami, Ða Tro, Suối Sâu, và xa hơn nữa là đảo Phú Quý giữa biển khơi.
9. TIN GP PHÚ CƯỜNG
Thánh lễ phong chức cho 10 Tân Linh Mục Dòng tại GP. Phú Cường
Cuối tuần qua, tại khuôn viên Dòng Thừa Sai Đức Tin, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục giáo phận Phú Cường, đã chủ sự Thánh lễ truyền chức linh mục cho 10 thầy phó tế thuộc các Dòng tu, gồm: 4 thầy thuộc tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam (MF), 3 thầy thuộc Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc (CMC) và 3 thầy thuộc Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI).
Đúng 7 giờ 30 sáng, đoàn đồng tế từ nhà Mục vụ tiến ra lễ đài, gồm có: Thánh giá nến cao, quý tiến chức và song thân, các linh mục đồng tế, sau cùng là Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, giám mục giáo phận Phú Cường.
Trước 2,000 giáo dân, cùng quý tu sĩ nam nữ và khoảng 200 linh mục, Đức Giám Mục ngỏ lời chào đến tất cả cộng đoàn: “Hôm nay chúng ta quy tụ về nơi đây để tạ ơn Chúa vì Chúa đã tuyển chọn 10 thầy phó tế lãnh chức vụ linh mục.
Quý tân chức gồm có các Thầy:
1- Gioan B. Hồ Quang Hưởng, MF
2- Giuse Vũ Đức Phán, MF
3- Giuse Nguyễn Minh Phúc, MF
4- Antôn Hoàng Minh Thông, MF
5- Giuse Maria Trần Văn Đắc, CMC
6- Albertô Maria Nguyễn Văn Đáp, CMC
7- Phanxicô Xavier Maria Nguyễn Minh Sáng, CMC
8- Vinh Sơn Đỗ Cao Đạt, OMI
9- Đa Minh Nguyễn Văn Lộc, OMI
10- Giuse Vũ Văn Nguyên, OMI
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, là Nghi thức phong chức được được diễn ra khoảng 60 phút, trong bầu không khí khá nóng bức của mùa hè, nhưng mọi người đều hân hoan vui mừng.
Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 45, mọi người ra về trong hân hoan.
10. TIN GP MỸ THO
LỄ CUNG HIẾN VÀ KHÁNH THÀNH TÂN THÁNH ĐƯỜNG, GX. THÁNH ANTÔN
Giáo xứ Thánh Antôn nằm trong khu vực các phường 2, 8, 9 của xã Tân Mỹ Chánh thuộc thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Là một giáo xứ ở vùng ven thành phố, với khoảng 700 giáo dân sống rải rác, xen kẻ với lương dân trên một vùng khá rộng.
Tân Thánh Đường tọa lạc tại số 227/4 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, thành phố Mỹ Tho, bắt đầu tái kiến thiết trên nền đất cũ, từ năm 2009 cho đến nay đã hoàn tất.
Nhà thờ với diện tích ngang 12m, dài 25m được chia làm ba gian.
Trước mặt tiền nhà Thờ có 3 ngọn tháp, tháp cao nhất là tượng Thánh Antôn, vị Thánh quan thầy của Giáo xứ. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ và mừng Bổn Mạng cũng là ngày khánh thành Tân Thánh Đường.
Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám mục giáo phận Mỹ Tho, chủ sự thánh lễ. Cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh và 41 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Đến tham dự thánh lễ còn có các nữ tu DòngThánh Phaolô Mỹ Tho, Dòng Mến Thánh Giá Tân An với khỏang 700 giáo dân trong và ngoài giáo xứ, cùng đại diện các tôn giáo bạn.
Khai mạc lúc 9 giờ 00 sáng, cộng đoàn được xem phần diễn nguyện với chủ đề về “Năm Đức Tin” do các Sơ Dòng Phaolô trình diễn.
Chương trình diễn nguyện kéo dài 20 phút. Đến 9g30, Thánh Lễ bắt đầu. Đoàn đồng tế gồm có Đức Cha và quý Cha khởi hành từ nhà xứ tiến qua nhà thờ trong tiếng hát của ca đoàn “Hân hoan cùng nhau tiến vào nhà Chúa”.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha chào mừng cộng đoàn hiện diện. Sau đó, Anh Thon đại diện giáo xứ trình bày lên Đức Cha, quý cha và cộng đoàn, tiểu sử và quá trình xây dựng lại Nhà thờ.
Sau đó, một vị trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ dâng chìa khóa Nhà thờ mới cho Đức Cha, Ngài nhận và trao lại cho Cha sở.
Để thánh hóa Tân Thánh Đường và các công trình liên kết; Đức Cha đọc Lời Nguyện Thánh Hóa và đi vẩy nước thánh lên cộng đoàn, lên tường Nhà thờ, Đài Đức Mẹ, nhà Xứ, nhà Hiệp Nhất, nhà Sinh Hoạt và Bàn thờ.
Trong phần Giảng Lễ, Đức Cha kể về tiểu sử và đức hạnh của Thánh Antôn. Ngài cũng xin giáo dân hãy cầu nguyện cho các linh mục, biết noi gương Thánh Antôn trong việc rao giảng Lời Chúa, và thương yêu người nghèo. Đức Cha khuyên cộng đoàn phải thường xuyên lắng nghe Lời Chúa, nhờ Lời Chúa mà mỗi người chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc và tình yêu.
Cuối cùng, Đức Cha khuyên cộng đoàn hãy cùng nhau xây dựng một nền “văn hóa hội ngộ” nơi đó, tất cả chúng ta sẽ gặp nhau trong Chúa là đấng Chân Thiện Mỹ.
Tiếp theo là các nghi thức cung hiến Thánh Đường. Sau khi hát kinh cầu các thánh, Cha sở rước hài cốt 3 thánh tử đạo:
-Phi-lip-phê Phan Văn Minh-Linh mục
-Emmanuel Lê Văn Phụng-Trùm họ
-Phanxicô Nguyễn Cần- Thầy giảng
Cha Sở đã dâng hài cốt 3 thánh tử đạo lên Đức Giám Mực giáo phận.
Đức Cha đã đặt các hài cốt này vào một hộc nhỏ, được thiết kế ở mặt dưới bàn thờ về phía Nhà tạm.
Tiếp đến, Đức Cha đọc lời Nguyện Cung hiến, đổ dầu Thánh lên 4 góc và chính giữa bàn thờ. Các linh mục đoàn được Đức Cha ủy thác xức dầu trên 14 chặng đàng Thánh Giá ở các cột và tường nhà thờ. Sau đó, Đức Cha đốt hương trầm và xông hương bàn thờ.
Thầy Phó tế xông hương xung quanh nhà thờ. Hương trầm nghi ngút như lời cầu của cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa.
Khăn bàn thờ được trải ra để chuẩn bị cho phần phụng vụ Thánh Thể. Một ngọn nến cháy được Đức Cha trao cho Cha sở, và ánh lửa từ ngọn nến này đã thắp sáng cho những ngọn nến khác ở khắp Thánh Đường.
Sau lời nguyện Kết Lễ, ông Chủ tịch HĐGX đại diện cho giáo xứ cảm ơn Đức Cha, Cha Tổng Đại diện, quý Cha, quý tu sĩ, quý ân nhân cùng cộng đoàn Giáo xứ đã góp công sức và tiền của để hoàn thành ngôi thánh đường và những khu dinh thự liên kết.
Đáp từ, Đức Cha khen ngợi Cha Sở là người hiền lành, tuy không nói nhiều, nhưng lại có mối giao thiệp tốt đẹp với mọi người. Ngài cũng nhận thấy trong Thánh lễ có sự hiện diện của nhiều người đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Đây chính là nét tiêu biểu của “nền văn hoá hội ngộ” mà Đức Cha đã nhắc trong Bài giảng lễ. Ngài mong giáo dân hãy cộng tác tích cực với Cha Sở, để Giáo xứ mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.
Thánh lễ kết thúc gần 12 giờ trưa. Sau đó, mọi người cùng dự tiệc liên hoan tại khuôn viên của Nhà thờ.
Chương trình Thời Sự TIN TỨC GHCGVN của chúng tôi tới đây xin tạm ngưng. Xin hẹn gặp lại quí vị trong chương trình tuần tới
Bài vở và Tin Tức từ Việt Nam, xin quí vị gửi cho chúng tôi qua địa chỉ email:
TINGHVN@vietcatholic.net hay vietcatholicnetwork.sa@gmail.com
Chân thành cám ơn quí vị
Tin Giáo Hội Việt Nam 26/6 - 02/7/2013
VietCatholic Network
07:11 10/07/2013
1. TIN GP LẠNG SƠN
Cộng đoàn Đại Hàn tại Hà Nội hành hương nhà thờ chính tòa Lạng Sơn
Nhân dịp năm thánh của giáo phận Lạng Sơn, cộng đoàn Đại Hàn tại Hà Nội kính viếng nhà thờ chính tòa để lãnh nhận ơn toàn xá.
Cộng đoàn Đại Hàn tại Hà Nội có mối thân tình với giáo phận Lạng Sơn. Hàng năm vẫn có những dịp viếng thăm. Đoàn hành hương lần này gồm đại diện 20 anh chị em lên thăm Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giám mục giáo phận và viếng nhà thờ.
Trước hết đoàn chào thăm Đức Cha và cha Tổng Đại Diện. Đoàn chia sẻ những tâm tình về truyền giáo và cảm thông với những trọng trách mà Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ đang làm việc tại giáo phận Lạng Sơn.
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân tiếp đoàn tại phòng khách Tòa Giám Mục. Ngài chia sẻ với đoàn về những hoạt động truyền giáo và việc dạy giáo lý. Ngài cũng rất cảm phục đức tin mạnh mẽ của anh chị em Hàn Quốc, luôn quan tâm đến việc dạy giáo lý và đẩy mạnh việc đem Lời Chúa đến với mọi người.
Tiếp đến, đoàn hành hương viếng nhà thờ Chính Tòa, dâng lời cầu nguyện cho cộng đoàn cũng như cho giáo phận Lạng Sơn. Đức Cha Giuse ban phép lành và chúc lành cho từng người.
Sau khi thăm quan nhà thờ Chính tòa, Tòa giám mục và nhà truyền thống, đoàn dùng cơm với Đức Cha và quý cha.
Chuyến hành hương tuy ngắn ngủi, nhưng để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng mọi người.
2. TIN GP HẢI PHÒNG
Giáo xứ Đồng Vạn hân hoan chào đón Cha Tân Quản xứ
Giáo xứ Đồng Vạn tuần qua đã vui mừng hân hoan chào đón Cha Tân Quản Xứ. Niềm vui ấy đã hiện trên những khuôn mặt của các giáo dân trong giáo xứ. Sau một thời gian vắng bóng vị chủ chăn, giờ đây bà con giáo xứ phấn khởi vui mừng vì có Cha quản xứ mới.
Thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhận xứ của Cha tân quản xứ Giuse Vũ Văn Khương được cử hành do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận chủ sự. Cùng đồng tế, có Cha Tổng đại diện Giuse Nguyễn Văn Thông, Cha Quản hạt Hải Dương – Hưng Yên Giuse Dương Hữu Tình và hầu hết các Cha trong giáo phận. Tham dự biến cố đặc biệt này còn có đông đảo giáo hữu của giáo xứ Đồng Vạn, giáo xứ Bình Hoàng, quý thân nhân, ân nhân và quý khách gần xa.
Cha Giuse Vũ Văn Khương sinh ngày 01/08/1978, tại giáo xứ Đồng Xá. Sau khi chịu chức linh mục (01/05/2012), Cha được bài sai về làm Phó Xứ giáo xứ Nam Pháp, phụ giúp Cha quản xứ Giuse Nguyễn Đình Dương. Vì nhu cầu của giáo xứ Đồng Vạn và giáo xứ Bình Hoàng, Cha Khương được bổ nhiệm về làm quản xứ cho 2 giáo xứ Đồng Vạn và Bình Hoàng.
Ngoài sứ vụ vừa được trao phó, Cha Giuse còn đảm nhiệm chức vụ chánh Văn phòng Giới trẻ của Giáo phận. Ngài cũng đang theo học chương trình hậu Đại học, chuyên về Ngữ Văn, tại Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Sau nghi thức nhận xứ của Cha Tân Quản Xứ, Cộng Đoàn với những tràng pháo tay nổ dòn vang như không muốn ngừng.
3. TIN GP THÁI BÌNH
>Đức Giám Mục giáo phận viếng thăm mục vụ giáo họ Bình Minh – Gx Minh Nghĩa
Sáng Chúa Nhật tuần qua, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ giám mục giáo phận Thái Bình đã có chuyến viếng thăm mục vụ đến giáo họ Bình Minh thuộc giáo xứ Minh Nghĩa- Thái Bình
Đây là một giáo họ khá nhỏ so với các giáo họ thuộc hạt Tiền Hải và cũng là một trong những giáo họ mới thành lập.
Vào những năm từ 1989 – 1995, cộng đoàn nơi đây chỉ là một giáo Khu thuộc giáo xứ Thanh Minh.
Đến năm 2007, giáo Khu này có khoảng 234 giáo dân, làm nghề chài lưới.
Ngày 29.6.2009, kính Thánh Phêrô - Bổn mạng của giáo khu, Đức Cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang quyết định nâng Giáo Khu này thành giáo họ, lấy tên là giáo họ Bình Minh thuộc giáo xứ Minh Nghĩa. Ban đầu, người dân nơi đây sử dụng căn nhà của một người ngoại giáo dâng cúng để làm nhà nguyện. Theo thời gian căn nhà nhỏ ấy không đáp ứng được nhu cầu của cộng đoàn mỗi ngày một thêm đông, cha xứ cùng giáo dân đã quyết định xây dựng một ngôi thánh đường mới. Hiện ngôi nhà thờ của giáo họ đang đi vào giai đoạn hoàn thành.
Trước sự đón tiếp nồng nhiệt của đoàn chiên nơi đây, Đức Cha bày tỏ lòng biết ơn và xúc động của mình đối với cộng đoàn. Mặc dù trời đang mưa rất lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 2, nhưng không làm giảm lòng nhiệt thành của cộng đoàn.
Trong bài giảng, Đức Cha đã nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng ngôi thánh đường mới. Cuối bài giảng, Đức Cha chúc cho giáo họ mỗi ngày một thăng tiến hơn về tinh thần cũng như đời sống.
Sau Thánh lễ, cha Augustino Phạm Quang Tường - quản hạt Tiền Hải cũng là cha quản xứ Minh Nghĩa - đã thay mặt cho cộng đoàn ngỏ lời cám ơn Đức Cha đã đến thăm cộng đoàn. Đây là niềm khích lệ rất lớn cho cộng đoàn bé nhỏ chúng con.
5. TIN GP PHAN THIẾT
Trại Hè Thiếu Nhi giáo xứ “Tư Tề”
Ngày 23 tháng 06, Cha Tuyên Úy xứ đoàn “Đức Mẹ Lên Trời” giáo xứ “Tư Tề” đã long trọng khai mạc trại hè thiếu nhi 2013 với chủ đề “Niềm Tin”
Trại hè hôm nay chính là hành động mạnh mẽ, minh chứng cho niềm tin của xứ đoàn “Đức Mẹ Lên Trời” cũng như của toàn thể giáo xứ “Tư Tề”.
Sự hăng say, cố gắng của các trại sinh, bên cạnh sự quan tâm của Cha Quản xứ, Hội Đồng Mục Vự và các phụ huynh, đã thành công mỹ mãn.
Hai ngày trại kết thúc thật vui vẻ trong tình yêu thương của Chúa và mọi người.
7. TIN GP ĐÀ LẠT
Gx. Tân Hóa Thi, Tổng Kết năm học Giáo Lý 2012 – 2013
Chiều Chúa Nhật 23/6/2013, ban giáo lý, giáo xứ Tân Hóa, giáo hạt Bảo Lộc tổng kết năm học giáo lý 2012 – 2013, trước sự hiện diện của Cha Quản xứ, Ban Thường vụ HĐGX, hội Phụ huynh học sinh.
Gx. Tân Hóa có hơn 850 em trong độ tuổi học giáo lý, từ Đồng Cỏ Non đến Kinh Thánh 3.
Các em đến nhà xứ, học 3 buổi trong các ngày Chúa Nhật, từ tháng 8/2012 đến tháng 6/2013.
Song song với việc học giáo lý, các em còn sinh hoạt trong xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Trước khi kết thúc năm học, các em đã có những ngày cắm trại và thi đấu chung kết các môn thể thao ưa thích.
Năm học này có 76 em học xong Sơ Cấp, đã được Rước Lễ Lần Đầu trong ngày lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa vừa qua, 88 em khối Căn Bản 4, sẽ được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức vào ngày 05/7/2013 sắp tới và 59 em kết thúc khối Kinh Thánh, đã tuyên hứa trong Thánh lễ hôm nay.
142 em xuất sắc về hạnh kiểm và học lực, được trao các phần thưởng. Các phần quà do hội Phụ Huynh Học Sinh tặng.
Sau khi phát thưởng là Thánh Lễ tạ ơn kết thúc năm học, do Cha Quản xứ Chủ sự, trong đó, các em lớp Kinh Thánh 3 tuyên hứa và nhận chứng chỉ thăng cấp giáo lý. Các em đã lặp lại lời tuyên xưng Đức Tin và nói lên quyết tâm trung thành với Thiên Chúa trong Hội Thánh, trở nên nhân chứng Đức Kitô giữa đời.
8. TIN GP XUÂN LỘC
Thánh Lễ Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ Gx. Thọ Lâm, hạt Phương Lâm
Sáng Thứ Ba, ngày 25.06.2013 - Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đến viếng thăm và dâng Thánh Lễ, Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ giáo xứ Thọ Lâm, hạt Phương Lâm.
Hiện diện và đồng tế trong thánh lễ còn có Đức Ông Vinhsơn Tổng Đại Diện, Cha Quản hạt Phương Lâm, Cha Quản hạt Long Thành, quý cha cố và quý cha.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của quý nữ tu Dòng Đaminh Lạng Sơn, Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, quý chủng sinh, quý khách xa gần, và đông đảo bà con giáo dân Gx. Thọ Lâm.
Buổi lễ diễn tiến trong hân hoan và vui mừng, kết thúc thật tốt đẹp.
10. TIN GP SÀIGÒN
Buổi Thường Huấn cho 300 thành viên của 17 HĐMV các giáo xứ, thuộc hạt Tân Sơn Nhì
Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, đặc trách Huấn đức, giảng huấn cho trên 300 thành viên Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV), đại diện Ban Chấp hành các hội đoàn, thuộc 17 giáo xứ, giáo hạt Tân Sơn Nhì tại nhà thờ giáo xứ Ninh Phát.
Khai mạc, Lm. Đaminh Nguyễn Văn Minh, quản xứ Ninh Phát, đại diện giáo xứ chào mừng cha Hạt trưởng, quý cha và quý vị tham dự.
Cha Quản xứ đã giới thiệu tóm tắt về sự hình thành và phát triển giáo xứ.
Giáo xứ Ninh Phát là một giáo xứ vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm giáo hạt khoảng 20 cây số. Đến được giáo xứ Ninh Phát, nhiều quý chức đã phải có mặt tại giáo xứ Tân Hương vào lúc sáng sớm, để cùng đi xe chung.
Trước khi nghe thuyết trình, Cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng hạt trưởng, giáo hạt Tân Sơn Nhì đã nói lên truyền thống tốt đẹp của ngày thường huấn mỗi quý một lần, nhằm giúp các quý chức có dịp gặp gỡ, trao đổi, hiệp thông với nhau. Đây cũng là dịp để chúng ta giũ bỏ những ô nhiễm, những bụi bặm, ồn ào của nội thành, đến tham quan một giáo xứ ngoại thành, nơi có bầu không khí thinh lặng, trong sạch từ môi trường cho đến tinh thần.
Cha Giuse Thăng đã chia sẻ về đề tài “Sống tinh thần Năm Đức Tin - Hoán cải canh tân – Thực thi bác ái”.
Trước khi kết thúc bài giảng thuyết, nhiều người đã đặt câu hỏi lên Cha Huấn đức, các câu hỏi có liên quan đến đức tin và đức ái.
Tất cả những câu hỏi, đã được Cha giảngt thuyết trả lời thoả đáng.
Sau những phút hồi tâm của bài giảng Huấn Đức, Cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng hạt trưởng đã chủ tế Thánh lễ bế mạc và cầu nguyện cho giáo hạt. Cùng đồng tế, có 16 linh mục chánh xứ, phó xứ, và các cha Dòng trong giáo hạt Tân Sơn Nhì, .
Trước khi nhận phép lành kết lễ, ông phó chủ tịch Nội vụ HĐMV giáo hạt đã thay mặt anh chị tham dự ngày Huấn Nhiệm dâng lời cảm tạ đến quí Cha giảng thuyết, Cha Quản xứ Ninh Phát và HĐMV đã dành nơi đây để tổ chức ngày thường huấn.
Kết thúc buổi thường huấn hôm nay, mọi người ra về tràn ngập với niềm vui.
11. TIN GP MỸ THO
Ngày Thường Huấn cho các Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Tân An
Mỗi năm vào mùa hè, Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Tân An tổ chức thường huấn cho các nữ tu của Dòng, để các Nữ Tu có dịp học hỏi, trau dồi kiến thức về đạo cũng như đời. Nhờ đó, quý Sơ có thêm kiến thức cho công tác mục vụ, cũng như bồi dưỡng về đời sống tâm linh. Năm nay Hội Dòng tổ chức thường huấn tại Nhà Mẹ của Dòng MTG tại Tân An, Long An.
Quý giáo sư đã chia sẻ những đề tài, nhằm áp dụng vào đời sống thiêng liêng giúp các nữ tu thăng tiến hơn trên bước đường ơn gọi, qua các bài huấn đức của các Cha:
-Cha Bênađô Phạm Hữu Quang, trình bày về “hành trình đức tin của ông Gióp, và áp dụng vào đời sống đức tin của mỗi người”.
-Cha Gioan Baotixita Phạm Quý Trọng, với đề tài “Nhận ra hình ảnh của mỗi người trong Tin Mừng Gioan”.
-Dì Maria Nguyễn Thị Kiều Nương, trình bày “Lược sử về lịch sử của Hội Dòng”, để quý Sơ cùng nhau ôn lại những khoảnh khắc đáng ghi nhớ trong những năm Hội Dòng mới thành lập.
-Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, trình bày về đề tài “TIN”, giúp cộng đoàn tu sĩ xác tín và vững mạnh hơn trong đời sống đức tin.
-Bác sĩ Antôn Bùi Duy Luật và Bác sĩ Lan Hải đã trình bày về một số bệnh lý thường xảy ra như: Bệnh tiểu đường, tai biến, loãng xương, giúp các Sơ nhận biết về bệnh lý, cách đề phòng bệnh, cũng như cách chữa bệnh.
Chắc hẳn, qua những kiến thức mà quý Sơ học hỏi, sẽ làm hành trang cho các công tác mục vụ và hữu ích cho chính bản thân nữ tu trong đời sống thường ngày, cũng như đời sống thiêng liêng.
Tin Giáo Hội Việt Nam 03/7 - 09/7/2013
VietCatholic Network
07:10 10/07/2013
'>
Phát biểu của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn nói về chính sách tôn giáo ở Việt Nam
Chính sách tôn giáo chỉ khiến người ta sợ hãi
Thông cáo báo chí sau cuộc họp vòng 4 của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Toà Thánh diễn ra ngày 13 và 14-6 tại Vatican viết, Việt Nam nhấn mạnh “việc tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng, cũng như không ngừng khuyến khích các tôn giáo khác nhau, và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, tích cực tham gia công cuộc xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế xã hội”.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn trước cuộc họp, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng Giáo phận TP.HCM trình bày một quan điểm khác. Theo ngài, các chính sách tôn giáo của chính phủ “làm cho người ta cảm thấy sợ hãi, nghi ngại và bất mãn”.
Đức Hồng Y Mẫn cho biết chính quyền tuyên bố rằng các chính sách tôn giáo của họ nhằm bảo đảm an ninh trật tự, nhưng “họ cai trị đất nước bằng bản năng tự vệ và chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình thay vì bằng con tim, lòng trí, lòng nhân, lòng đạo của con người”.
Ngài nêu ví dụ việc tổ chức Đại hội Khoáng đại lần thứ 10 của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái. Nhiều viên chức tới chúc mừng ngài đã tổ chức tốt đẹp đại hội. Ngài nói với họ rằng việc chính quyền yêu cầu gửi danh sách các tham dự viên cùng thư mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước khi cấp visa đã làm cho nhiều Hồng Y, giám mục châu Á e sợ vì các nước khác không đòi hỏi những thủ tục ấy, nhất là khi đón tiếp các lãnh đạo Giáo Hội.
Ngài thêm rằng các hoạt động tôn giáo đều bị kiểm soát chặt chẽ. “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người. Thật không công bằng khi nhà nước lấy cái quyền này rồi lại đi ban phát lại cho người dân.”
Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, cho biết chính quyền yêu cầu gửi bản danh sách các ứng viên linh mục trước lễ phong chức cho họ và cả tên giám mục phong chức. Tuy nhiên, ngài từ chối cung cấp tên giám mục vì giám mục có thể bị ngăn cản.
“Việc phong chức là của Giáo Hội, không phải của nhà nước, vì thế chúng tôi không xin phép nhà nước”, Cha Thành, người bị cấm xuất cảnh từ năm 2011, giải thích. Ngài nói thêm nhà chức trách cũng yêu cầu ngài không phong chức cho một số linh mục nhưng ngài cũng từ chối.
Việc từ chối này có thể phải trả giá vì các linh mục có thể bị ngăn cản không cho thực hiện công việc mục vụ.
Trước đây, nhiều linh mục ở các giáo phận miền bắc đã chịu chức mà không có sự cho phép của nhà nước, buộc phải theo học các khoá bồi dưỡng thần học 2 năm để được chịu chức lần hai.
Tình hình này cũng không có vẻ sáng sủa trong tương lai gần. Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng hồi tháng 5 nói rằng Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 cần phải được sửa đổi để “bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trong xã hội”.
Hiện nay, các tổ chức tôn giáo chỉ được phép tham gia các hoạt động nhân đạo và giáo dục mầm non trong giới hạn nào đó. Các nhà quan sát lo ngại việc sửa đổi luật sẽ hạn chế thêm phạm vi các hoạt động của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Mẫn cũng nhắc lại quan điểm nói rằng chính quyền sợ các nhóm tôn giáo lấy bớt ảnh hưởng của họ vì thế họ tiếp tục thắt chặt kiểm soát sự tham gia của tôn giáo trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục.
“Đầu năm nay, Thủ tướng có hứa sẽ cứu xét, giải quyết ước nguyện của Giáo Hội Công Giáo muốn tham gia phục vụ nhân dân trong lĩnh vực giáo dục, y tế” – Đức Hồng Y Mẫn nói và cười lớn – “nhưng ông thủ tướng không nói là khi nào”.
Theo ngài, tình hình cũng không phải là hết hy vọng hoàn toàn. Ngài tin là trong những năm qua chính quyền nhận thấy rằng tín đồ tôn giáo, nhất là Công Giáo, muốn phục vụ công ích và xây dựng một xã hội thân thiện và nhân bản, chứ không có ý tranh chấp quyền lực với họ.
Kết quả là có được một số tiến bộ trong chừng mực nào đó.
Đức Hồng Y Mẫn cũng lưu ý rằng mặc dù các sinh hoạt tôn giáo bị giới hạn nhưng ngày càng có nhiều người đang tìm đến với tôn giáo như một cách giải thoát khỏi xã hội bị lấn át bởi chủ nghĩa vô thần, đạo đức xuống cấp, chủ nghĩa vật chất, hưởng thụ và tham nhũng.
Chỉ riêng 200 nhà thờ ở Sàigòn luôn đầy ắp người Công Giáo tham dự các nghi lễ là một minh chứng rõ ràng.
1. TIN GP THÁI BÌNH
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ viếng thăm mục vụ giáo họ Vị Nguyên, Gx Thiện Lộc
Chiều ngày 30.6.2013, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – giám mục giáo phận - đã viếng thăm mục vụ và dâng thánh lễ tại giáo họ Vị Nguyên - một giáo họ nhỏ bé thuộc giáo xứ Thiên Lộc, giáo hạt Thái Thụy.
Vị Nguyên được thành lập từ năm 1930, lúc đó chỉ có 22 giáo dân. Ngôi nhà thờ của giáo họ thuộc xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy, cách Tòa Giám Mục khoảng 30km về hướng Đông Nam.
Số tín hữu hiện nay có khoảng 120 người, được đặt dưới sự coi sóc của Cha Vinh Sơn Mai Thành Sơn chánh xứ Xuân Hòa và Thiên Lộc.
Trước sự đón tiếp nồng hậu của các tín hữu nơi đây, Đức Cha ngỏ lời chào thăm và cám ơn cộng đoàn đã dành cho Ngài tình cảm đặc biệt trong chuyến viếng thăm hôm nay. Ngài cũng bày tỏ sự cảm kích trước tinh thần sống đức tin của đoàn chiên nơi vùng xa xôi hẻo lánh này.
Đức Cha đề cập đến việc quan tâm chăm sóc và giáo dục cho các thế hệ trẻ. “Muốn cho Giáo phận, giáo xứ và giáo họ phát triển, chúng ta cần phải có sự giáo dục cho thế hệ trẻ, vì tương lai của Giáo Hội và xã hội là ở nơi những người trẻ.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu không khí trang trọng, với sự tham dự của đông đảo cộng đoàn tín hữu thuộc giáo xứ Thiên Lộc.
Nhân chuyến viếng thăm mục vụ, Đức Cha đã trao tặng cho mọi người hiện diện một cỗ tràng hạt Mân Côi. Ngài cũng mang thêm niềm vui cho các em nhỏ qua những phần quà bánh kẹo.
2. TIN TGP HÀ NỘI
Thánh lễ mừng lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội.
Giáo xứ chính tòa, đã long trọng tổ chức Thánh lễ mừng bổn mạng của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, vị cha chung của TGP.
Lúc 9 giờ, tại nhà thờ ChínhTòa Hà Nội đã diễn ra thánh lễ tạ ơn do Đức TGM Phêrô chủ tế. Tham dự thánh lễ có Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – phó chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của HĐGMVN, Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý chủng sinh và đông đảo thành phần Dân Chúa trong gia đình TGP.
Trước khi cử hành thánh lễ, Đức Cha Phụ tá Lôrensô đã thay mặt cho TGP chúc mừng ĐTGM Phêrô nhân ngày lễ quan thầy của Ngài. " Nguyện xin thánh cả Phêrô bảo trợ Đức Tổng luôn an mạnh qua hồng ân của Chúa Thánh Thần, Đức Tổng luôn được khôn ngoan chèo lái con thuyền giáo phận vượt qua mọi thử thách giông tố.
Để giúp cho cộng đoàn tham dự thánh lễ một cách sốt sắng, Đức TGM đã giới thiệu ý nghĩa của ngày lễ.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức TGM đã quảng diễn các bài đọc Kinh thánh trong phần phụng vụ thánh lễ, đặc biệt Ngài nhấn mạnh tới niềm tin của thánh Phêrô qua lời tuyên xưng: "Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa".
Cuối bài giảng, Đức TGM mời gọi mọi người hãy tin tưởng vào Hội Thánh, hãy yêu mến Hội Thánh và hiệp nhất xây dựng Hội Thánh, đồng thời cùng nhau cầu nguyện để ân sủng của Thiên Chúa hoạt động cách hữu hiệu trong đời sống, và ơn gọi của mỗi cá nhân, qua những khác biệt về con người và ơn gọi mà Thiên Chúa đã trao ban.
Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 30 sáng, sau khi Đức TGM ban phép lành trọng thể cho tất cả mọi người tham dự.
3. TIN BUỒN GP KONTUM
Linh mục độc nhất và đầu tiên của sắc tộc Sê Đăng, GP Kontum qua đời ở tuổi 51
Cha Calistô Bá Năng Lý, 51 tuổi, chánh xứ giáo xứ Kon H’ring (Con Hờring), giáo phận Kontum vừa đột ngột qua đời lúc 12 giờ trưa ngày 30/06/2013, tại bệnh viện huyện Đắk Tô tỉnh Kontum.
Khoảng 10 giờ 30 phút sáng, Cha Calistô Bá Năng Lý cảm thấy khó chịu trong người, Ngài liền báo cho thân nhân biết. Đến giờ cơm trưa thì cơn đau đột ngột làm cho Cha không thể ăn uống được, mọi người có mặt, đã nhanh chóng đưa Cha ngay lên bệnh viện Đắk Tô để cấp cứu.
Vừa đến bệnh viện, được một lúc, thì Cha đã trút hơi thở cuối cùng ngay tại phòng cấp cứu.
Sự việc diễn ra quá nhanh, trước sự bàng hoàng của đoàn chiên trong giáo xứ Kon H’ring và cả giáo phận Kontum nữa.
Linh mục Calistô Bá Năng Lý sinh ngày 09 tháng 01 năm 1962, tại Kontum, là một trong hai linh mục độc nhất, người dân tộc thiểu số của giáo phận Kontum.
Thuở nhỏ, Cha Bá Năng Lý học ở trường làng và sau đó được một Dì Phước đưa về Nha Trang theo học. Cũng tại Nha Trang, ngài đã xin gia nhập Đại Chủng Viện Sao Biển, khi hoàn tất chương trình Đại Học và Đại Chủng Viện, Cha Lý xin chuyển về giáo phận Kontum, nơi quê mẹ và được lãnh nhận sứ vụ linh mục. Ngài được Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh sai về trông coi xứ đạo Kon H’ring, nơi đây được xem là một điểm nóng về truyền giáo của giáo phận.
Cũng tại đây, Ngài đã tổ chức cuộc đón tiếp linh đình ĐTGM Leopoldo Rigelli (Léô Pôn Đô - Ri zenli) vào tháng 9 năm 2011, một cuộc đón tiếp đầy ấn tượng, theo phong cách văn hóa của người Sê Đăng.
Hằng năm, số lượng chủng sinh được lãnh nhận tác vụ linh mục của giáo phận Kontum rất ít ỏi, nhu cầu mục vụ của giáo phận cho giáo dân các sắc tộc rất cần thiết. Sự ra đi của cha Calistô Bá Năng Lý là một mất mát to lớn, khó bù đắp nơi cánh đồng truyền giáo bao la trên vùng Cao Nguyên.
Ngay khi hay tin Cha Lý bị đột quỵ, ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã tức tốc lên thăm ngay, nhưng lên gần đến nơi, thì được tin Cha Lý đã trút hơi thở cuối cùng.
Linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ, giáo xứ Đắk Giấc cho biết, Ngài đang ăn cơm trưa thì nhận được điện thoại của cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông cho biết cha Lý đã bị đột quỵ và đang cấp cứu ở bệnh viện Đắk Tô. Cha liền gọi ngay cho cha Hạt trưởng và các cha trong vùng để chuẩn bị xuống thăm cha Lý. Cha Vũ chưa ăn cơm xong, thì cha Tổng Đại Diện lại báo tin: Cha Lý đã qua đời. Mọi việc diễn ra quá nhanh đến nỗi không ai kịp chuẩn bị.
Cha Calisto Bá Năng Lý đã hy sinh cuộc đời của Ngài, bằng sự hiến dâng trọn vẹn cho sứ vụ linh mục truyền giáo nơi mảnh đất quê hương.
Nhưng Chúa đã cất Cha đi quá bất ngờ, cả là một sự mất mát to lớn, đối với người dân Sê Đăng trong lúc này. Tất cả anh chị em giáo xứ Kon H’ring – Sê Đăng, đang như rơi vào cơn ác mộng, không có ai, dám tin đó là sự thật.
Bao khó khăn tuyển chọn. GP Kontum vừa đào tạo thêm được một hạt giống mới nữa, người sắc tộc Jarai, là linh mục Phêrô A Đên, thì Cha Calistô Bá Năng Lý người Sê Đăng lại qua đời. Ôi! Thật tiếc thương thay!!!
4. TIN GP NHA TRANG
Gia Đình Phạt Tạ, Giáo hạt Ninh Hải hành hương Năm Đức Tin tại nhà thờ Hộ Diêm.
Các xứ đoàn Liên Minh Thánh Tâm và gia đình Phạt Tạ trong giáo hạt Ninh Hải đã có mặt đông đủ tại nhà thờ Hộ Diêm để hành hương Năm Đức Tin.
Có năm xứ đoàn các giáo xứ tham gia hành hường lần này, đó là giáo xứ: Gò Sạn, Gò Đền, Thủy Lợi, Hòn Thiên và Hộ Diêm.
Nhân dịp này các giáo xứ trình diện Tân Ban Chấp Hành đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Gia Đình Phạt Tạ của hạt Ninh Hải
Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Trưởng Ban Chấp Hành đã cám ơn cha Hạt Trưởng, cha linh hướng, cha đồng tế, quý Sơ cộng đoàn Hộ Diêm, ca đoàn Cécilia Hộ Diêm và cộng đoàn giáo dân đã cùng hiệp dâng Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cầu nguyện cho các gia đình trong giáo hạt.
Kết thúc, cha Hạt Trưởng cầu chúc cho các xứ đoàn ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực hơn nơi giáo xứ của mình.
5. TIN GP QUI NHƠN
Hai phái đoàn từ thiện về thăm và khám bệnh tại giáo xứ Nam Bình
Được sự quan tâm, yêu thương của Cha sở, cha phó giáo xứ Nam Bình, ngay sau Thánh lễ mừng kính Thánh Phêrô và Phaolô, bổn mạng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Cha Tổng Đại Diện, quý cha trong Giáo phận, đặc biệt bổn mạng của Cha phó Nam Bình Phêrô Nguyễn Ngọc Đức.
Giáo xứ hân hoan chào đón hai đoàn từ thiện:
Đoàn Một: của qúy Sr. Dòng Phaolô cùng các y bác sĩ khám bệnh, phát thuốc và hớt tóc;
Đoàn Hai: Hội từ thiện Manly và những người bạn Facebook.
Với cái nắng gay gắt của mùa hè, cộng thêm với sự đông đảo của đoàn người già, trẻ và thiếu nhi. Trong đó lương dân có khoảng một nửa số lượng người, rủ nhau đến khám bệnh, đã làm cho cái nắng nóng oi bức mùa hè càng thêm oi bức hơn.
Nhưng với tấm lòng hăng say, nhiệt tình, yêu mến, các y bác sĩ, qúy Sr. trong đoàn từ thiện đã tận tâm, tận lực, không ngại khó khăn vất vả, khám chữa bệnh cho mọi người.
Những nét mặt vui tươi của đoàn từ thiện, của những người thiện nguyện trong giáo xứ, và cả những người được khám chữa bệnh đã làm cho bầu khí tràn ngập tình thương yêu.
Đoàn từ thiện Manly và những người bạn Facebook đến Giáo xứ cùng thời gian với quý Sơ và các y bác sĩ, đặc biệt sự góp mặt của diễn viên điện ảnh Hoài An trong đoàn đã không ngại vượt đường xa xôi từ Sài gòn ra phát quà cho những bà con gặp hoàn cảnh neo đơn và những bệnh nhân. Đầu tiên với những tiết mục văn nghệ gọi là “cây nhà lá vườn” của các anh chị trong đoàn từ thiện, các em thiếu nhi Nam Bình, Vĩnh Thạnh đã làm cho sân tiền đường nhà thờ thêm rộn rã tiếng cười. Sau tiết mục văn nghệ bỏ túi, đoàn đã phát quà cho bà con, với số người khá đông. Những món quà và tiền mặt cộng lại lên đến 500.000 đồng. Đây là một việc làm ý nghĩa đối với người dân miền quê khi họ cần đến những tấm lòng quảng đại.
Hai đoàn từ thiện đã khám chữa bệnh và phát thuốc trong cả một ngày khoảng 600 người.
Riêng đoàn Manly đã chia tay với giáo xứ vào lúc 12 giờ sau trưa
Phái đoàn của các Sơ Dòng Phaolô đã từ giã giáo xứ vào lúc xế chiều
6. TIN GP PHAN THIẾT
Tuần Chầu Lượt giáo xứ Mũi Né
Chúa Nhật XIII Thường niên, giáo xứ Mũi Né, chầu lượt thay mặt giáo phận.
Liên tiếp trong 2 ngày, mừng kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Bổn Mạng của giáo xứ Mũi Né và cha quản xứ Phêrô Nguyễn Hữu Duy. Giáo xứ đã hiệp thông cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi nhân dịp kỷ niệm 60 năm Linh mục.
Sau thánh lễ sáng Chúa Nhật, Cha Duy đặt Mình Thánh Chúa cho cả giáo xứ thay phiên nhau chầu Thánh Thể suốt buổi sáng.
Giáo xứ Rạng đã đến chầu hiệp thông. Đến 11g00, giờ chầu chung có với đông đảo bà con giáo dân các giáo xứ: Rạng, Mũi Né, Kim Ngọc và Phú Hội. Giờ Chầu Chung thật ý nghĩa khi có sự tham gia của giáo dân các giáo xứ lân cận nói lên tinh thần hiệp nhất trong giáo phận cũng như các giáo xứ.
Giáo xứ Mũi Né đã từng được các Cha sở Kim Ngọc coi sóc 40 năm, từ những năm 1910-1950 nên trong tình liên đới đặc biệt này, Cha sở Mũi Né đã mời Cha Giuse Nguyễn Hữu An, quản xứ Kim Ngọc đến chủ sự giờ chầu chung.
Cha chủ sự chia sẻ Lời Chúa qua bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay với lời mời gọi, dùng yêu thương để cám hóa lòng người theo gương Chúa Giêsu.
Giáo xứ Mũi Né được thành lập khoảng năm 1890, đến nay là 123 năm.
Đến năm 1910 mới có Cha sở giáo xứ Kim Ngọc đến coi sóc. Như vậy sau 20 năm thành lập, Giáo xứ mới có linh mục đến ban các bí tích.
Năm 1951, Mũi né có cha sở tiên khởi là Cha Huỳnh Kim Đức, rồi cha Tri, cha Minh, cha Tiến, cha Phan, cha Chiến, cha Ngụ và Cha Duy là cha sở thứ 8.
Nhìn lại một chặng đường dài mà ông bà tổ tiên đã dày công xây đắp nên giáo xứ Mũ Né ngày càng lớn mạnh như ngày hôm nay. Ngày Chầu Lượt đã đem lại cho giáo xứ nhiều hồng ân Thiên Chúa thương ban.
7. TIN GP ĐÀ LẠT
48 Em Thiếu Nhi Gx Tân Thanh – giáo hạt Bảo Lộc Rước Lễ Lần Đầu
Sáng Chúa Nhật thứ XIII quanh năm, các em thiếu nhi giáo xứ Tân Thanh cùng nhau đến nhà thờ tham dự thánh lễ dành riêng cho thiếu nhi Thánh Thể, trong số đó có 48 em được xưng tội và rước lễ lần đầu.
Cha quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có Cha phó Phêrô Mai Vinh Sơn.
Sau khi đã học xong chương trình giáo lý của lớp Đồng Cỏ Non và lớp Sơ Cấp, các em được Cha phụ trách và anh chị giáo lý viên Huynh trưởng kiểm tra lại những kiến thức học hỏi về những điều căn bản trong giáo lý của Hội Thánh Công Giáo.
Trải qua thời gian dài học hỏi và thực hành. Với ý thức được tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể các em các em được xưng tội và rước Lễ lần đầu.
Ước mong càng lớn lên các em càng ý thức sống điều các em tuyên hứa khi là thành viên của đoàn Thiếu nhi Thánh Thể là Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh và làm việc tông đồ.
Kết thúc thánh lễ, một vị đại diện cho các phụ huynh đã lên cảm ơn quý Cha, quí Thầy, Hội Đồng Giáo Xứ, anh chị giáo lý viên và cộng đoàn đã cầu nguyện cho các em, giúp cho các em học giáo lý và lãnh nhận bí tích Thánh Thể hôm nay.
Phát biểu của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn nói về chính sách tôn giáo ở Việt Nam
Chính sách tôn giáo chỉ khiến người ta sợ hãi
Thông cáo báo chí sau cuộc họp vòng 4 của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Toà Thánh diễn ra ngày 13 và 14-6 tại Vatican viết, Việt Nam nhấn mạnh “việc tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng, cũng như không ngừng khuyến khích các tôn giáo khác nhau, và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, tích cực tham gia công cuộc xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế xã hội”.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn trước cuộc họp, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng Giáo phận TP.HCM trình bày một quan điểm khác. Theo ngài, các chính sách tôn giáo của chính phủ “làm cho người ta cảm thấy sợ hãi, nghi ngại và bất mãn”.
Đức Hồng Y Mẫn cho biết chính quyền tuyên bố rằng các chính sách tôn giáo của họ nhằm bảo đảm an ninh trật tự, nhưng “họ cai trị đất nước bằng bản năng tự vệ và chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình thay vì bằng con tim, lòng trí, lòng nhân, lòng đạo của con người”.
Ngài nêu ví dụ việc tổ chức Đại hội Khoáng đại lần thứ 10 của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái. Nhiều viên chức tới chúc mừng ngài đã tổ chức tốt đẹp đại hội. Ngài nói với họ rằng việc chính quyền yêu cầu gửi danh sách các tham dự viên cùng thư mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước khi cấp visa đã làm cho nhiều Hồng Y, giám mục châu Á e sợ vì các nước khác không đòi hỏi những thủ tục ấy, nhất là khi đón tiếp các lãnh đạo Giáo Hội.
Ngài thêm rằng các hoạt động tôn giáo đều bị kiểm soát chặt chẽ. “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người. Thật không công bằng khi nhà nước lấy cái quyền này rồi lại đi ban phát lại cho người dân.”
Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, cho biết chính quyền yêu cầu gửi bản danh sách các ứng viên linh mục trước lễ phong chức cho họ và cả tên giám mục phong chức. Tuy nhiên, ngài từ chối cung cấp tên giám mục vì giám mục có thể bị ngăn cản.
“Việc phong chức là của Giáo Hội, không phải của nhà nước, vì thế chúng tôi không xin phép nhà nước”, Cha Thành, người bị cấm xuất cảnh từ năm 2011, giải thích. Ngài nói thêm nhà chức trách cũng yêu cầu ngài không phong chức cho một số linh mục nhưng ngài cũng từ chối.
Việc từ chối này có thể phải trả giá vì các linh mục có thể bị ngăn cản không cho thực hiện công việc mục vụ.
Trước đây, nhiều linh mục ở các giáo phận miền bắc đã chịu chức mà không có sự cho phép của nhà nước, buộc phải theo học các khoá bồi dưỡng thần học 2 năm để được chịu chức lần hai.
Tình hình này cũng không có vẻ sáng sủa trong tương lai gần. Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng hồi tháng 5 nói rằng Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 cần phải được sửa đổi để “bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trong xã hội”.
Hiện nay, các tổ chức tôn giáo chỉ được phép tham gia các hoạt động nhân đạo và giáo dục mầm non trong giới hạn nào đó. Các nhà quan sát lo ngại việc sửa đổi luật sẽ hạn chế thêm phạm vi các hoạt động của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Mẫn cũng nhắc lại quan điểm nói rằng chính quyền sợ các nhóm tôn giáo lấy bớt ảnh hưởng của họ vì thế họ tiếp tục thắt chặt kiểm soát sự tham gia của tôn giáo trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục.
“Đầu năm nay, Thủ tướng có hứa sẽ cứu xét, giải quyết ước nguyện của Giáo Hội Công Giáo muốn tham gia phục vụ nhân dân trong lĩnh vực giáo dục, y tế” – Đức Hồng Y Mẫn nói và cười lớn – “nhưng ông thủ tướng không nói là khi nào”.
Theo ngài, tình hình cũng không phải là hết hy vọng hoàn toàn. Ngài tin là trong những năm qua chính quyền nhận thấy rằng tín đồ tôn giáo, nhất là Công Giáo, muốn phục vụ công ích và xây dựng một xã hội thân thiện và nhân bản, chứ không có ý tranh chấp quyền lực với họ.
Kết quả là có được một số tiến bộ trong chừng mực nào đó.
Đức Hồng Y Mẫn cũng lưu ý rằng mặc dù các sinh hoạt tôn giáo bị giới hạn nhưng ngày càng có nhiều người đang tìm đến với tôn giáo như một cách giải thoát khỏi xã hội bị lấn át bởi chủ nghĩa vô thần, đạo đức xuống cấp, chủ nghĩa vật chất, hưởng thụ và tham nhũng.
Chỉ riêng 200 nhà thờ ở Sàigòn luôn đầy ắp người Công Giáo tham dự các nghi lễ là một minh chứng rõ ràng.
1. TIN GP THÁI BÌNH
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ viếng thăm mục vụ giáo họ Vị Nguyên, Gx Thiện Lộc
Chiều ngày 30.6.2013, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – giám mục giáo phận - đã viếng thăm mục vụ và dâng thánh lễ tại giáo họ Vị Nguyên - một giáo họ nhỏ bé thuộc giáo xứ Thiên Lộc, giáo hạt Thái Thụy.
Vị Nguyên được thành lập từ năm 1930, lúc đó chỉ có 22 giáo dân. Ngôi nhà thờ của giáo họ thuộc xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy, cách Tòa Giám Mục khoảng 30km về hướng Đông Nam.
Số tín hữu hiện nay có khoảng 120 người, được đặt dưới sự coi sóc của Cha Vinh Sơn Mai Thành Sơn chánh xứ Xuân Hòa và Thiên Lộc.
Trước sự đón tiếp nồng hậu của các tín hữu nơi đây, Đức Cha ngỏ lời chào thăm và cám ơn cộng đoàn đã dành cho Ngài tình cảm đặc biệt trong chuyến viếng thăm hôm nay. Ngài cũng bày tỏ sự cảm kích trước tinh thần sống đức tin của đoàn chiên nơi vùng xa xôi hẻo lánh này.
Đức Cha đề cập đến việc quan tâm chăm sóc và giáo dục cho các thế hệ trẻ. “Muốn cho Giáo phận, giáo xứ và giáo họ phát triển, chúng ta cần phải có sự giáo dục cho thế hệ trẻ, vì tương lai của Giáo Hội và xã hội là ở nơi những người trẻ.
Thánh lễ được diễn ra trong bầu không khí trang trọng, với sự tham dự của đông đảo cộng đoàn tín hữu thuộc giáo xứ Thiên Lộc.
Nhân chuyến viếng thăm mục vụ, Đức Cha đã trao tặng cho mọi người hiện diện một cỗ tràng hạt Mân Côi. Ngài cũng mang thêm niềm vui cho các em nhỏ qua những phần quà bánh kẹo.
2. TIN TGP HÀ NỘI
Thánh lễ mừng lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội.
Giáo xứ chính tòa, đã long trọng tổ chức Thánh lễ mừng bổn mạng của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, vị cha chung của TGP.
Lúc 9 giờ, tại nhà thờ ChínhTòa Hà Nội đã diễn ra thánh lễ tạ ơn do Đức TGM Phêrô chủ tế. Tham dự thánh lễ có Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – phó chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của HĐGMVN, Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý chủng sinh và đông đảo thành phần Dân Chúa trong gia đình TGP.
Trước khi cử hành thánh lễ, Đức Cha Phụ tá Lôrensô đã thay mặt cho TGP chúc mừng ĐTGM Phêrô nhân ngày lễ quan thầy của Ngài. " Nguyện xin thánh cả Phêrô bảo trợ Đức Tổng luôn an mạnh qua hồng ân của Chúa Thánh Thần, Đức Tổng luôn được khôn ngoan chèo lái con thuyền giáo phận vượt qua mọi thử thách giông tố.
Để giúp cho cộng đoàn tham dự thánh lễ một cách sốt sắng, Đức TGM đã giới thiệu ý nghĩa của ngày lễ.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức TGM đã quảng diễn các bài đọc Kinh thánh trong phần phụng vụ thánh lễ, đặc biệt Ngài nhấn mạnh tới niềm tin của thánh Phêrô qua lời tuyên xưng: "Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa".
Cuối bài giảng, Đức TGM mời gọi mọi người hãy tin tưởng vào Hội Thánh, hãy yêu mến Hội Thánh và hiệp nhất xây dựng Hội Thánh, đồng thời cùng nhau cầu nguyện để ân sủng của Thiên Chúa hoạt động cách hữu hiệu trong đời sống, và ơn gọi của mỗi cá nhân, qua những khác biệt về con người và ơn gọi mà Thiên Chúa đã trao ban.
Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 30 sáng, sau khi Đức TGM ban phép lành trọng thể cho tất cả mọi người tham dự.
3. TIN BUỒN GP KONTUM
Linh mục độc nhất và đầu tiên của sắc tộc Sê Đăng, GP Kontum qua đời ở tuổi 51
Cha Calistô Bá Năng Lý, 51 tuổi, chánh xứ giáo xứ Kon H’ring (Con Hờring), giáo phận Kontum vừa đột ngột qua đời lúc 12 giờ trưa ngày 30/06/2013, tại bệnh viện huyện Đắk Tô tỉnh Kontum.
Khoảng 10 giờ 30 phút sáng, Cha Calistô Bá Năng Lý cảm thấy khó chịu trong người, Ngài liền báo cho thân nhân biết. Đến giờ cơm trưa thì cơn đau đột ngột làm cho Cha không thể ăn uống được, mọi người có mặt, đã nhanh chóng đưa Cha ngay lên bệnh viện Đắk Tô để cấp cứu.
Vừa đến bệnh viện, được một lúc, thì Cha đã trút hơi thở cuối cùng ngay tại phòng cấp cứu.
Sự việc diễn ra quá nhanh, trước sự bàng hoàng của đoàn chiên trong giáo xứ Kon H’ring và cả giáo phận Kontum nữa.
Linh mục Calistô Bá Năng Lý sinh ngày 09 tháng 01 năm 1962, tại Kontum, là một trong hai linh mục độc nhất, người dân tộc thiểu số của giáo phận Kontum.
Thuở nhỏ, Cha Bá Năng Lý học ở trường làng và sau đó được một Dì Phước đưa về Nha Trang theo học. Cũng tại Nha Trang, ngài đã xin gia nhập Đại Chủng Viện Sao Biển, khi hoàn tất chương trình Đại Học và Đại Chủng Viện, Cha Lý xin chuyển về giáo phận Kontum, nơi quê mẹ và được lãnh nhận sứ vụ linh mục. Ngài được Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh sai về trông coi xứ đạo Kon H’ring, nơi đây được xem là một điểm nóng về truyền giáo của giáo phận.
Cũng tại đây, Ngài đã tổ chức cuộc đón tiếp linh đình ĐTGM Leopoldo Rigelli (Léô Pôn Đô - Ri zenli) vào tháng 9 năm 2011, một cuộc đón tiếp đầy ấn tượng, theo phong cách văn hóa của người Sê Đăng.
Hằng năm, số lượng chủng sinh được lãnh nhận tác vụ linh mục của giáo phận Kontum rất ít ỏi, nhu cầu mục vụ của giáo phận cho giáo dân các sắc tộc rất cần thiết. Sự ra đi của cha Calistô Bá Năng Lý là một mất mát to lớn, khó bù đắp nơi cánh đồng truyền giáo bao la trên vùng Cao Nguyên.
Ngay khi hay tin Cha Lý bị đột quỵ, ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã tức tốc lên thăm ngay, nhưng lên gần đến nơi, thì được tin Cha Lý đã trút hơi thở cuối cùng.
Linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ, giáo xứ Đắk Giấc cho biết, Ngài đang ăn cơm trưa thì nhận được điện thoại của cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông cho biết cha Lý đã bị đột quỵ và đang cấp cứu ở bệnh viện Đắk Tô. Cha liền gọi ngay cho cha Hạt trưởng và các cha trong vùng để chuẩn bị xuống thăm cha Lý. Cha Vũ chưa ăn cơm xong, thì cha Tổng Đại Diện lại báo tin: Cha Lý đã qua đời. Mọi việc diễn ra quá nhanh đến nỗi không ai kịp chuẩn bị.
Cha Calisto Bá Năng Lý đã hy sinh cuộc đời của Ngài, bằng sự hiến dâng trọn vẹn cho sứ vụ linh mục truyền giáo nơi mảnh đất quê hương.
Nhưng Chúa đã cất Cha đi quá bất ngờ, cả là một sự mất mát to lớn, đối với người dân Sê Đăng trong lúc này. Tất cả anh chị em giáo xứ Kon H’ring – Sê Đăng, đang như rơi vào cơn ác mộng, không có ai, dám tin đó là sự thật.
Bao khó khăn tuyển chọn. GP Kontum vừa đào tạo thêm được một hạt giống mới nữa, người sắc tộc Jarai, là linh mục Phêrô A Đên, thì Cha Calistô Bá Năng Lý người Sê Đăng lại qua đời. Ôi! Thật tiếc thương thay!!!
4. TIN GP NHA TRANG
Gia Đình Phạt Tạ, Giáo hạt Ninh Hải hành hương Năm Đức Tin tại nhà thờ Hộ Diêm.
Các xứ đoàn Liên Minh Thánh Tâm và gia đình Phạt Tạ trong giáo hạt Ninh Hải đã có mặt đông đủ tại nhà thờ Hộ Diêm để hành hương Năm Đức Tin.
Có năm xứ đoàn các giáo xứ tham gia hành hường lần này, đó là giáo xứ: Gò Sạn, Gò Đền, Thủy Lợi, Hòn Thiên và Hộ Diêm.
Nhân dịp này các giáo xứ trình diện Tân Ban Chấp Hành đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Gia Đình Phạt Tạ của hạt Ninh Hải
Sau lời nguyện hiệp lễ, anh Trưởng Ban Chấp Hành đã cám ơn cha Hạt Trưởng, cha linh hướng, cha đồng tế, quý Sơ cộng đoàn Hộ Diêm, ca đoàn Cécilia Hộ Diêm và cộng đoàn giáo dân đã cùng hiệp dâng Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cầu nguyện cho các gia đình trong giáo hạt.
Kết thúc, cha Hạt Trưởng cầu chúc cho các xứ đoàn ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực hơn nơi giáo xứ của mình.
5. TIN GP QUI NHƠN
Hai phái đoàn từ thiện về thăm và khám bệnh tại giáo xứ Nam Bình
Được sự quan tâm, yêu thương của Cha sở, cha phó giáo xứ Nam Bình, ngay sau Thánh lễ mừng kính Thánh Phêrô và Phaolô, bổn mạng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Cha Tổng Đại Diện, quý cha trong Giáo phận, đặc biệt bổn mạng của Cha phó Nam Bình Phêrô Nguyễn Ngọc Đức.
Giáo xứ hân hoan chào đón hai đoàn từ thiện:
Đoàn Một: của qúy Sr. Dòng Phaolô cùng các y bác sĩ khám bệnh, phát thuốc và hớt tóc;
Đoàn Hai: Hội từ thiện Manly và những người bạn Facebook.
Với cái nắng gay gắt của mùa hè, cộng thêm với sự đông đảo của đoàn người già, trẻ và thiếu nhi. Trong đó lương dân có khoảng một nửa số lượng người, rủ nhau đến khám bệnh, đã làm cho cái nắng nóng oi bức mùa hè càng thêm oi bức hơn.
Nhưng với tấm lòng hăng say, nhiệt tình, yêu mến, các y bác sĩ, qúy Sr. trong đoàn từ thiện đã tận tâm, tận lực, không ngại khó khăn vất vả, khám chữa bệnh cho mọi người.
Những nét mặt vui tươi của đoàn từ thiện, của những người thiện nguyện trong giáo xứ, và cả những người được khám chữa bệnh đã làm cho bầu khí tràn ngập tình thương yêu.
Đoàn từ thiện Manly và những người bạn Facebook đến Giáo xứ cùng thời gian với quý Sơ và các y bác sĩ, đặc biệt sự góp mặt của diễn viên điện ảnh Hoài An trong đoàn đã không ngại vượt đường xa xôi từ Sài gòn ra phát quà cho những bà con gặp hoàn cảnh neo đơn và những bệnh nhân. Đầu tiên với những tiết mục văn nghệ gọi là “cây nhà lá vườn” của các anh chị trong đoàn từ thiện, các em thiếu nhi Nam Bình, Vĩnh Thạnh đã làm cho sân tiền đường nhà thờ thêm rộn rã tiếng cười. Sau tiết mục văn nghệ bỏ túi, đoàn đã phát quà cho bà con, với số người khá đông. Những món quà và tiền mặt cộng lại lên đến 500.000 đồng. Đây là một việc làm ý nghĩa đối với người dân miền quê khi họ cần đến những tấm lòng quảng đại.
Hai đoàn từ thiện đã khám chữa bệnh và phát thuốc trong cả một ngày khoảng 600 người.
Riêng đoàn Manly đã chia tay với giáo xứ vào lúc 12 giờ sau trưa
Phái đoàn của các Sơ Dòng Phaolô đã từ giã giáo xứ vào lúc xế chiều
6. TIN GP PHAN THIẾT
Tuần Chầu Lượt giáo xứ Mũi Né
Chúa Nhật XIII Thường niên, giáo xứ Mũi Né, chầu lượt thay mặt giáo phận.
Liên tiếp trong 2 ngày, mừng kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Bổn Mạng của giáo xứ Mũi Né và cha quản xứ Phêrô Nguyễn Hữu Duy. Giáo xứ đã hiệp thông cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi nhân dịp kỷ niệm 60 năm Linh mục.
Sau thánh lễ sáng Chúa Nhật, Cha Duy đặt Mình Thánh Chúa cho cả giáo xứ thay phiên nhau chầu Thánh Thể suốt buổi sáng.
Giáo xứ Rạng đã đến chầu hiệp thông. Đến 11g00, giờ chầu chung có với đông đảo bà con giáo dân các giáo xứ: Rạng, Mũi Né, Kim Ngọc và Phú Hội. Giờ Chầu Chung thật ý nghĩa khi có sự tham gia của giáo dân các giáo xứ lân cận nói lên tinh thần hiệp nhất trong giáo phận cũng như các giáo xứ.
Giáo xứ Mũi Né đã từng được các Cha sở Kim Ngọc coi sóc 40 năm, từ những năm 1910-1950 nên trong tình liên đới đặc biệt này, Cha sở Mũi Né đã mời Cha Giuse Nguyễn Hữu An, quản xứ Kim Ngọc đến chủ sự giờ chầu chung.
Cha chủ sự chia sẻ Lời Chúa qua bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay với lời mời gọi, dùng yêu thương để cám hóa lòng người theo gương Chúa Giêsu.
Giáo xứ Mũi Né được thành lập khoảng năm 1890, đến nay là 123 năm.
Đến năm 1910 mới có Cha sở giáo xứ Kim Ngọc đến coi sóc. Như vậy sau 20 năm thành lập, Giáo xứ mới có linh mục đến ban các bí tích.
Năm 1951, Mũi né có cha sở tiên khởi là Cha Huỳnh Kim Đức, rồi cha Tri, cha Minh, cha Tiến, cha Phan, cha Chiến, cha Ngụ và Cha Duy là cha sở thứ 8.
Nhìn lại một chặng đường dài mà ông bà tổ tiên đã dày công xây đắp nên giáo xứ Mũ Né ngày càng lớn mạnh như ngày hôm nay. Ngày Chầu Lượt đã đem lại cho giáo xứ nhiều hồng ân Thiên Chúa thương ban.
7. TIN GP ĐÀ LẠT
48 Em Thiếu Nhi Gx Tân Thanh – giáo hạt Bảo Lộc Rước Lễ Lần Đầu
Sáng Chúa Nhật thứ XIII quanh năm, các em thiếu nhi giáo xứ Tân Thanh cùng nhau đến nhà thờ tham dự thánh lễ dành riêng cho thiếu nhi Thánh Thể, trong số đó có 48 em được xưng tội và rước lễ lần đầu.
Cha quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có Cha phó Phêrô Mai Vinh Sơn.
Sau khi đã học xong chương trình giáo lý của lớp Đồng Cỏ Non và lớp Sơ Cấp, các em được Cha phụ trách và anh chị giáo lý viên Huynh trưởng kiểm tra lại những kiến thức học hỏi về những điều căn bản trong giáo lý của Hội Thánh Công Giáo.
Trải qua thời gian dài học hỏi và thực hành. Với ý thức được tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể các em các em được xưng tội và rước Lễ lần đầu.
Ước mong càng lớn lên các em càng ý thức sống điều các em tuyên hứa khi là thành viên của đoàn Thiếu nhi Thánh Thể là Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh và làm việc tông đồ.
Kết thúc thánh lễ, một vị đại diện cho các phụ huynh đã lên cảm ơn quý Cha, quí Thầy, Hội Đồng Giáo Xứ, anh chị giáo lý viên và cộng đoàn đã cầu nguyện cho các em, giúp cho các em học giáo lý và lãnh nhận bí tích Thánh Thể hôm nay.
Tiếp Sức Mùa Thi 2013 của Sinh Viên Công Giáo TGP Hà Nội
SVCG Hải Hà
08:30 10/07/2013
Theo tổng kết từ ban Thư ký, với số nhóm tiếp sức 16 nhóm thuộc Hà Nội và 5 nhóm thuộc các tỉnh và theo số liệu tổng kết đợt 1; năm nay với con số 1.266 Tình Nguyện Viên (TNVs), đợt 1 đã đón tiếp và tiếp sức 2.220 Thí Sinh (Ts).
Sinh hoạt Tiếp sứcMùa Thi
Với mỗi bạn thí sinh, mỗi gia đình có thể đăng ký cho con em mình với bất kỳ nhóm SVCG nào tiếp sức, và với bất kỳ nhóm nào thì các em cũng được tiếp sức tốt nhất. Không hẳn theo quan điểm là Giáo phận nào thì gửi thí sinh cho sinh viên Giáo phận đó mà với bất kỳ nhóm nào cũng được, nếu quý gia đình thấy nhóm nào tốt thì có thể gởi con em của mình. Và các em Thí sinh không Công Giáo cũng có thể gởi cho Hội SVCG TGP Hà Nội tiếp sức nếu muốn.
"Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi"-(Gc 2,24) là một hoạt động truyền thống mang ý nghĩa Bác Ái, nhằm giúp các em thí sinh các vùng miền về dự thi Đại Học hàng năm. Công việc này đã trở nên một chương trình rộng khắp, là điểm tin cậy của các gia đình, các giáo xứ. Cứ mỗi mùa thi về, hầu hết các giáo xứ, các gia đình lại gởi con em của mình cho các TNVs để giúp đưa các em đi thi trọn gói.
Nhiều vùng miền thuê xe chở các em tới tận Hà Nội giao cho các nhóm Tiếp sức, nhưng nhiều hơn là các em đi xe khách (xe đò) tới các bến xe, rồi tìm đến các điểm đón tiếp có màu áo Tình Nguyện SVCG. Không hẳn là chỉ riêng các Thí sinh (TS) Công Giáo biết đến chương trình này mà rất nhiều các thí sinh không Công Giáo cũng đăng ký mong được các TNVs tiếp sức, giúp đỡ mình.
Với khẩu hiệu "Yêu Thương - Phục Vụ" nhằm "đốt sáng trần gian với ngọn lửa đức tin"-(ĐHV 271), công việc này đã thu hút nhiều các bạn sinh viên tham gia và đây chính là một công việc Bác Ái, vì thế mỗi nhóm SVCG đều làm việc nghiêm túc và tốt nhất có thể để giúp cho các thí sinh một mùa thi trọn vẹn.
Chung một bàn tay
"Trong Giáo Hội hiện nay, người ta thấy xuất hiện và phát triển nhiều hiệp hội giáo dân khác nhau, đến nỗi có thể nói về một mùa Xuân của các hiệp hội giáo dân. Những hiệp hội này, tuy khác nhau về hình thức, tổ chức và hoạt động, nhưng đều nhằm mục đích là tham gia tập thể và có trách nhiệm vào sứ vụ của Giáo Hội" (CL).
Dưới sự linh hướng của quý đấng bậc TGP Hà Nội, được cưu mang bởi các giáo xứ thuộc TGP theo nguyên tắc "tòng nhân", cơ cấu điều hành của Hội SVCG TGP Hà Nội là một cơ cấu các ban điều hành chung và thành viên trong đó là các nhóm SVCG trực thuộc, vì thế với việc điều hành công tác Tiếp Sức Mùa Thi (TSMT) cũng nằm trong cơ cấu này. Hệ thống điều hành gồm Ban Điều Hành và thành viên là trưởng các Nhóm, cùng với các ban chuyên môn; Ban Thư Ký thống kê theo dõi, ban kiểm soát, ban truyền thông - nối kết, ban lễ tân liên lạc, ban hậu cần.. Tiếp đó tạo nên một cơ cấu mạng nhiện các Điểm Tình Nguyện - Điểm Tiếp Sức (ĐTN) thuộc các nhóm, được phân chia rải khắp trong nội, ngoại thành Hà Nội và được điều hành chính thức bởi các nhóm thông qua sự giám sát, theo dõi của Hội SVCG TGP Hà Nội.
Tại các ĐTN bao gồm các TNV truyền thông, hậu cần, TNV Linh Hoạt Viên Cầu Nguyên, TNV lễ tân và các TNV đưa đón, từ các điểm này sẽ trực tiếp giúp các em toàn bộ trong các ngày thi với đầy đủ như ăn, ở, đi lại, tư vấn thi cử, chăm sóc và đồng hành.
Thực tế có một số nhóm số lượng thí sinh được đăng ký nhiều, một số nhóm được đăng ký ít. Tốt hơn nữa nếu các nhóm chia sẻ thí sinh cho nhau, và ban điều hành theo dõi để giúp các nhóm phân bổ lượng thí sinh thì các công tác phục vụ sẽ còn được tốt hơn, đầy đủ hơn nữa.
Sứ mệnh Tông đồ Phục Vụ
"Để con ra đi và thu được nhiều hoa trái" (Ga 15,16). Giờ đây, mỗi TNV khi mang trên mình màu áo đen tình nguyện, mỗi người ý thức được mình là một món quà trong tay Chúa được trao ban cho bất kỳ ai, họ hoạt động năng nổ, khiêm nhường, yêu thương, tràn đầy tình cảm và tấm lòng phục vụ.
Theo tinh thần "Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động" (ĐHV 119), và với "công việc tông đồ, đồng hành trong giờ cầu nguyện"các TNVs cầu nguyện luôn cùng với các em mỗi ngày thi, mỗi TNVs mong muốn trở nên Giêsu nhỏ, trở nên người bạn phục vụ, trở nên khí cụ yêu thương. Nhiều thí sinh không Công Giáo trong hành trình tiếp sức, cũng được trải nghiệm với những giờ cầu nguyện và các em thấy thật ý nghĩa và bình tâm trong kỳ thi của mình.
Rải khắp trên các phố phường, dưới nắng trời và những cơn mưa mùa Hạ, tại các điểm thi, các khu, góc chợ nơi đâu cũng có màu áo tình nguyện. Đây chính là một hoạt động và những sinh viên Công Giáo, họ đã thể hiện mình là người Công Giáo trong tinh thần ấy.
Với hành trình 15 năm, để giờ đây xã hội ghi nhận công việc này là một công tác bác ái thực sự, có ích lợi cho mọi người; và giờ đây các BQL Bến Xe, các chú Công An Giao Thông cũng ghi nhận và giúp đỡ, những quý ông bà cũng quan tâm và động viên. Vâng! Giờ đây xã hội đã ghi nhận việc này và nó giúp cho công tác của các TNVs được tốt hơn và cũng giúp cho xã hội nhận thấy công việc này thật sự có ích và ghi nhận những công việc của họ, hơn hết là một cách chia sẻ đời sống Công Giáo, mỗi sinh viên không còn ngại ngần khi nhận mình là người Công Giáo nơi Thủ Đô này.
"Học để biết. Học để canh tân. Học để phục vụ. Học để yêu mến" (ĐHV 560), thật vui mừng vì các SVCG luôn thể hiện được điều ấy và "họ làm hình ảnh Chúa hiện tỏ nơi họ", nếu quý vị được sống trong khung cảnh của mùa tiếp sức, chắc chắn quý vị sẽ thấy được trong hành trình tràn ngập tình yêu thương, sự tận tâm và phục vụ trong hy sinh.
Nhìn những chuyến xe chở các em lên Hà Nội, trong đó có các em Thí Sinh về dự thi và điểm đến là gởi cho các nhóm SVCG tiếp sức, đã thể hiện đó là nơi thực sự tin tưởng và cần thiết cho kỳ thi của các em. Giờ đây với mỗi mùa thi đã trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết, bởi mỗi gia đình không còn phải khổ cực tay xách nách mang lạc lõng, mà mỗi gia đình sẽ yên tâm hơn khi con em của họ đã được cả một tổ chức SVCG giúp đỡ và đồng hành.
Đã có những giọt nước mắt hạnh phúc của các thí sinh rơi và của cả tình nguyện viên khi chỉ vài ngày ngắn ngủi đồng hành, song trong mỗi người đã để lại những tình cảm, sự gắn bó và lòng hãnh diện bởi mình thật may mắn là người Công Giáo, hiệp thông trong sứ vụ của mình.
Thật không khó để tìm các bạn TNVs SVCG bởi ở mỗi bến xe, mỗi góc đường đều có thể nhận thấy, và cũng không khó khăn gì nếu muốn họ giúp đỡ - chia sẻ bởi họ luôn sẵn sàng vì họ luôn muốn được phục vụ được yêu thương bỏi đó là chỉ nam phương châm hoạt động của họ.
Sinh hoạt Tiếp sứcMùa Thi
Với mỗi bạn thí sinh, mỗi gia đình có thể đăng ký cho con em mình với bất kỳ nhóm SVCG nào tiếp sức, và với bất kỳ nhóm nào thì các em cũng được tiếp sức tốt nhất. Không hẳn theo quan điểm là Giáo phận nào thì gửi thí sinh cho sinh viên Giáo phận đó mà với bất kỳ nhóm nào cũng được, nếu quý gia đình thấy nhóm nào tốt thì có thể gởi con em của mình. Và các em Thí sinh không Công Giáo cũng có thể gởi cho Hội SVCG TGP Hà Nội tiếp sức nếu muốn.
"Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi"-(Gc 2,24) là một hoạt động truyền thống mang ý nghĩa Bác Ái, nhằm giúp các em thí sinh các vùng miền về dự thi Đại Học hàng năm. Công việc này đã trở nên một chương trình rộng khắp, là điểm tin cậy của các gia đình, các giáo xứ. Cứ mỗi mùa thi về, hầu hết các giáo xứ, các gia đình lại gởi con em của mình cho các TNVs để giúp đưa các em đi thi trọn gói.
Nhiều vùng miền thuê xe chở các em tới tận Hà Nội giao cho các nhóm Tiếp sức, nhưng nhiều hơn là các em đi xe khách (xe đò) tới các bến xe, rồi tìm đến các điểm đón tiếp có màu áo Tình Nguyện SVCG. Không hẳn là chỉ riêng các Thí sinh (TS) Công Giáo biết đến chương trình này mà rất nhiều các thí sinh không Công Giáo cũng đăng ký mong được các TNVs tiếp sức, giúp đỡ mình.
Với khẩu hiệu "Yêu Thương - Phục Vụ" nhằm "đốt sáng trần gian với ngọn lửa đức tin"-(ĐHV 271), công việc này đã thu hút nhiều các bạn sinh viên tham gia và đây chính là một công việc Bác Ái, vì thế mỗi nhóm SVCG đều làm việc nghiêm túc và tốt nhất có thể để giúp cho các thí sinh một mùa thi trọn vẹn.
Chung một bàn tay
"Trong Giáo Hội hiện nay, người ta thấy xuất hiện và phát triển nhiều hiệp hội giáo dân khác nhau, đến nỗi có thể nói về một mùa Xuân của các hiệp hội giáo dân. Những hiệp hội này, tuy khác nhau về hình thức, tổ chức và hoạt động, nhưng đều nhằm mục đích là tham gia tập thể và có trách nhiệm vào sứ vụ của Giáo Hội" (CL).
Dưới sự linh hướng của quý đấng bậc TGP Hà Nội, được cưu mang bởi các giáo xứ thuộc TGP theo nguyên tắc "tòng nhân", cơ cấu điều hành của Hội SVCG TGP Hà Nội là một cơ cấu các ban điều hành chung và thành viên trong đó là các nhóm SVCG trực thuộc, vì thế với việc điều hành công tác Tiếp Sức Mùa Thi (TSMT) cũng nằm trong cơ cấu này. Hệ thống điều hành gồm Ban Điều Hành và thành viên là trưởng các Nhóm, cùng với các ban chuyên môn; Ban Thư Ký thống kê theo dõi, ban kiểm soát, ban truyền thông - nối kết, ban lễ tân liên lạc, ban hậu cần.. Tiếp đó tạo nên một cơ cấu mạng nhiện các Điểm Tình Nguyện - Điểm Tiếp Sức (ĐTN) thuộc các nhóm, được phân chia rải khắp trong nội, ngoại thành Hà Nội và được điều hành chính thức bởi các nhóm thông qua sự giám sát, theo dõi của Hội SVCG TGP Hà Nội.
Tại các ĐTN bao gồm các TNV truyền thông, hậu cần, TNV Linh Hoạt Viên Cầu Nguyên, TNV lễ tân và các TNV đưa đón, từ các điểm này sẽ trực tiếp giúp các em toàn bộ trong các ngày thi với đầy đủ như ăn, ở, đi lại, tư vấn thi cử, chăm sóc và đồng hành.
Thực tế có một số nhóm số lượng thí sinh được đăng ký nhiều, một số nhóm được đăng ký ít. Tốt hơn nữa nếu các nhóm chia sẻ thí sinh cho nhau, và ban điều hành theo dõi để giúp các nhóm phân bổ lượng thí sinh thì các công tác phục vụ sẽ còn được tốt hơn, đầy đủ hơn nữa.
Sứ mệnh Tông đồ Phục Vụ
"Để con ra đi và thu được nhiều hoa trái" (Ga 15,16). Giờ đây, mỗi TNV khi mang trên mình màu áo đen tình nguyện, mỗi người ý thức được mình là một món quà trong tay Chúa được trao ban cho bất kỳ ai, họ hoạt động năng nổ, khiêm nhường, yêu thương, tràn đầy tình cảm và tấm lòng phục vụ.
Theo tinh thần "Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động" (ĐHV 119), và với "công việc tông đồ, đồng hành trong giờ cầu nguyện"các TNVs cầu nguyện luôn cùng với các em mỗi ngày thi, mỗi TNVs mong muốn trở nên Giêsu nhỏ, trở nên người bạn phục vụ, trở nên khí cụ yêu thương. Nhiều thí sinh không Công Giáo trong hành trình tiếp sức, cũng được trải nghiệm với những giờ cầu nguyện và các em thấy thật ý nghĩa và bình tâm trong kỳ thi của mình.
Rải khắp trên các phố phường, dưới nắng trời và những cơn mưa mùa Hạ, tại các điểm thi, các khu, góc chợ nơi đâu cũng có màu áo tình nguyện. Đây chính là một hoạt động và những sinh viên Công Giáo, họ đã thể hiện mình là người Công Giáo trong tinh thần ấy.
Với hành trình 15 năm, để giờ đây xã hội ghi nhận công việc này là một công tác bác ái thực sự, có ích lợi cho mọi người; và giờ đây các BQL Bến Xe, các chú Công An Giao Thông cũng ghi nhận và giúp đỡ, những quý ông bà cũng quan tâm và động viên. Vâng! Giờ đây xã hội đã ghi nhận việc này và nó giúp cho công tác của các TNVs được tốt hơn và cũng giúp cho xã hội nhận thấy công việc này thật sự có ích và ghi nhận những công việc của họ, hơn hết là một cách chia sẻ đời sống Công Giáo, mỗi sinh viên không còn ngại ngần khi nhận mình là người Công Giáo nơi Thủ Đô này.
"Học để biết. Học để canh tân. Học để phục vụ. Học để yêu mến" (ĐHV 560), thật vui mừng vì các SVCG luôn thể hiện được điều ấy và "họ làm hình ảnh Chúa hiện tỏ nơi họ", nếu quý vị được sống trong khung cảnh của mùa tiếp sức, chắc chắn quý vị sẽ thấy được trong hành trình tràn ngập tình yêu thương, sự tận tâm và phục vụ trong hy sinh.
Nhìn những chuyến xe chở các em lên Hà Nội, trong đó có các em Thí Sinh về dự thi và điểm đến là gởi cho các nhóm SVCG tiếp sức, đã thể hiện đó là nơi thực sự tin tưởng và cần thiết cho kỳ thi của các em. Giờ đây với mỗi mùa thi đã trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết, bởi mỗi gia đình không còn phải khổ cực tay xách nách mang lạc lõng, mà mỗi gia đình sẽ yên tâm hơn khi con em của họ đã được cả một tổ chức SVCG giúp đỡ và đồng hành.
Đã có những giọt nước mắt hạnh phúc của các thí sinh rơi và của cả tình nguyện viên khi chỉ vài ngày ngắn ngủi đồng hành, song trong mỗi người đã để lại những tình cảm, sự gắn bó và lòng hãnh diện bởi mình thật may mắn là người Công Giáo, hiệp thông trong sứ vụ của mình.
Thật không khó để tìm các bạn TNVs SVCG bởi ở mỗi bến xe, mỗi góc đường đều có thể nhận thấy, và cũng không khó khăn gì nếu muốn họ giúp đỡ - chia sẻ bởi họ luôn sẵn sàng vì họ luôn muốn được phục vụ được yêu thương bỏi đó là chỉ nam phương châm hoạt động của họ.
ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói: ''Cần có một sự thay đổi triệt để vì vận mệnh của đất nước''
Nam Kha
10:21 10/07/2013
ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói: "Cần có một sự thay đổi triệt để vì vận mệnh của đất nước"
GP VINH (AsiaNews) - Là những giám mục, và là người Việt Nam, thì "sứ vụ của chúng tôi" là đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Sự phát triển phải thông qua việc "thay đổi não trạng", hủy bỏ vai trò trung tâm của "hệ tư tưởng Marxist" và đồng lòng "trở về với nền văn hóa truyền thống". Đây là những gì mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AsiaNews. Đức Cha Hợp hiện là Giám Mục chính tòa Giáo phận Vinh, ngài là một người ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch sửa đổi hiến pháp (được thúc đẩy thông qua các kiến nghị thư và thu thập chữ ký) theo hướng nhằm kết thúc chế độ độc tài, đảng cộng sản.
Đức Cha cũng đang là Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình, ngài khẳng định rằng sự thống nhất ý chí là điều liên kết hàng giáo sĩ Việt Nam với phong trào của các nhà trí thức đang đòi sự thay đổi, bởi vì "đó là trách nhiệm của tất cả những ai đang nghĩ về vận mệnh của dân tộc." Ngài cho rằng, mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua "một nền giáo dục hướng đến giới trẻ, cách riêng là giới sinh viên", họ được coi là "nhà kiến tạo" của sự phát triển đích thực, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, mà còn liên quan đến "xã hội, chính trị và tôn giáo".
Năm nay 68 tuổi, là một tu sĩ Dòng Đa Minh, hồi năm năm 2010, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám mục Giáo Phận Vinh. Ngài nói, Việt Nam đang trong "một hoàn cảnh lịch sử khó khăn", đặc trưng bởi "vấn đề liên quan với Trung Quốc" và việc độc lập trong quá khứ cùng các cuộc xung đột ở Biển Đông. Từ thập niên 80 nó đã tạo thành "một mối đe dọa" cho sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia đã có những tiến bộ to lớn "trong lĩnh vực kinh tế", nhưng lĩnh vực "xã hội, chính trị và tôn giáo" thì không được như thế. Đức Cha Hợp nói thêm, "Hiện nay, sự thay đổi này đang xuất hiện rõ nét những hạn chế. Và đó là lý do tại sao cần có một sự thay đổi triệt để vì vận mệnh của đất nước". Ngài cho biết, tất cả các vị giám mục đã "đồng thuận về quan điểm này."
Giáo Phận Vinh là một lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền bắc Việt Nam, nơi đặc trưng xẩy ra các cuộc xung đột giữa giáo dân với chính quyền và thường dẫn đến việc chính quyền mở ra các cuộc đàn áp, bắt giữ, xét xử và kết án tù. Tuy nhiên, số lượng tín hữu ở đây đang phát triển: hơn 500.000 người Công Giáo trong tổng số 6 triệu dân (số liệu năm 2010) với một địa giới chia thành 179 giáo xứ.
Đức Cha Hợp nói: "Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng đức tin thì kiên vững. Chúng tôi cũng có nhiều ơn gọi, để mọi người trẻ của chúng tôi hôm nay không chỉ có mặt ở Vinh mà còn trong các giáo phận khác nhau và trong nhiều cộng đoàn trên khắp đất nước".
Đối tượng của công cuộc phúc âm hóa "có cả ánh sáng và bóng tối", bởi vì thật sự "người Công Giáo vững mạnh" nhưng vẫn còn những sự hạn chế dai dẳng, do đó "chúng tôi không thể rao giảng Lời Chúa một cách dễ dàng như ở các quốc gia khác". Các cuộc xung đột giữa người Công Giáo và người cộng sản "là rất kiên quyết" ... "Và ngay cả hôm nay, những vụ xung đột vẫn tiếp diễn, việc đối thoại đã không được kiên trì mà đáng ra nó phải nên như thế".
Ngài nói về việc Giáo Hội Việt Nam thiếu thốn phương tiện truyền thông hiệu quả ("chúng tôi không có đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí..."), nhưng "sự xuất hiện của internet đã mang lại những sự thay đổi, cho nên mỗi giáo phận và mỗi cộng đoàn đã có trang web riêng của mình". Vì vậy, hơn bao giờ hết, giờ là lúc ưu tiên thực hiện "đào tạo nhân sự" cho những người "có năng lực" chứ không phải chỉ "đủ điều kiện" giống như trong quá khứ. "Cả hai việc này liên quan đến công cuộc phúc âm hóa và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn hình thành - nhất là cho giới trẻ, sinh viên - một cái nhìn về tương lai và để làm việc, để đóng góp cách cụ thể và hiệu quả vào sự phát triển của xã hội Việt Nam".
Hôm nay, Đức Cha Hợp đang chuẩn bị cho chuyến đi Nam Mỹ - nơi mà ngài từng giảng dạy trong nhiều năm - để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (World Youth Day), được cử hành tại Rio de Janeiro vào cuối tháng Bảy. Ngài khẳng định "sẽ có một phái đoàn nhỏ từ Việt Nam", "không lớn vì Việt Nam đang cảm nhận sự khủng hoảng kinh tế đang bắt đầu. Nhưng đây sẽ là một cơ hội để được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô cùng các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới, và tôi cũng gặp lại những người bạn cũ ở Brazil và Peru".
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp sinh ra tại Làng Anh, Nghệ An vào ngày 2 tháng 2 năm 1945. Ngài theo học tại Trung tâm Nghiên cứu Dominica và Đại học Văn Khoa Sài Gòn, nơi ngài nhận bằng Triết học Phương đông (1970). Ngài đến Thụy Sĩ để nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học tại Đại học Fribourg (1978), và sau đó là tiến sĩ thần học luân lý tại Khoa Thần Học ở São Paolo (Brazil). Ngài được thụ phong linh mục ngày 8 tháng 8 năm 1972. Sau khi chịu chức thì dạy tại phân khoa thần học ở Lima (Peru) hồi thập niên 1980, và tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Roma (1997-2003). Từ năm 2000, ngài dạy một khóa học về luân lý và học thuyết xã hội của Giáo Hội tại Trung tâm Nghiên cứu Dominica và các học viện tôn giáo khác nhau, kể cả đại học ở Sài Gòn.
Nam Kha
GP VINH (AsiaNews) - Là những giám mục, và là người Việt Nam, thì "sứ vụ của chúng tôi" là đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Sự phát triển phải thông qua việc "thay đổi não trạng", hủy bỏ vai trò trung tâm của "hệ tư tưởng Marxist" và đồng lòng "trở về với nền văn hóa truyền thống". Đây là những gì mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AsiaNews. Đức Cha Hợp hiện là Giám Mục chính tòa Giáo phận Vinh, ngài là một người ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch sửa đổi hiến pháp (được thúc đẩy thông qua các kiến nghị thư và thu thập chữ ký) theo hướng nhằm kết thúc chế độ độc tài, đảng cộng sản.
Đức Cha cũng đang là Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình, ngài khẳng định rằng sự thống nhất ý chí là điều liên kết hàng giáo sĩ Việt Nam với phong trào của các nhà trí thức đang đòi sự thay đổi, bởi vì "đó là trách nhiệm của tất cả những ai đang nghĩ về vận mệnh của dân tộc." Ngài cho rằng, mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua "một nền giáo dục hướng đến giới trẻ, cách riêng là giới sinh viên", họ được coi là "nhà kiến tạo" của sự phát triển đích thực, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, mà còn liên quan đến "xã hội, chính trị và tôn giáo".
Năm nay 68 tuổi, là một tu sĩ Dòng Đa Minh, hồi năm năm 2010, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám mục Giáo Phận Vinh. Ngài nói, Việt Nam đang trong "một hoàn cảnh lịch sử khó khăn", đặc trưng bởi "vấn đề liên quan với Trung Quốc" và việc độc lập trong quá khứ cùng các cuộc xung đột ở Biển Đông. Từ thập niên 80 nó đã tạo thành "một mối đe dọa" cho sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia đã có những tiến bộ to lớn "trong lĩnh vực kinh tế", nhưng lĩnh vực "xã hội, chính trị và tôn giáo" thì không được như thế. Đức Cha Hợp nói thêm, "Hiện nay, sự thay đổi này đang xuất hiện rõ nét những hạn chế. Và đó là lý do tại sao cần có một sự thay đổi triệt để vì vận mệnh của đất nước". Ngài cho biết, tất cả các vị giám mục đã "đồng thuận về quan điểm này."
Giáo Phận Vinh là một lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền bắc Việt Nam, nơi đặc trưng xẩy ra các cuộc xung đột giữa giáo dân với chính quyền và thường dẫn đến việc chính quyền mở ra các cuộc đàn áp, bắt giữ, xét xử và kết án tù. Tuy nhiên, số lượng tín hữu ở đây đang phát triển: hơn 500.000 người Công Giáo trong tổng số 6 triệu dân (số liệu năm 2010) với một địa giới chia thành 179 giáo xứ.
Đức Cha Hợp nói: "Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng đức tin thì kiên vững. Chúng tôi cũng có nhiều ơn gọi, để mọi người trẻ của chúng tôi hôm nay không chỉ có mặt ở Vinh mà còn trong các giáo phận khác nhau và trong nhiều cộng đoàn trên khắp đất nước".
Đối tượng của công cuộc phúc âm hóa "có cả ánh sáng và bóng tối", bởi vì thật sự "người Công Giáo vững mạnh" nhưng vẫn còn những sự hạn chế dai dẳng, do đó "chúng tôi không thể rao giảng Lời Chúa một cách dễ dàng như ở các quốc gia khác". Các cuộc xung đột giữa người Công Giáo và người cộng sản "là rất kiên quyết" ... "Và ngay cả hôm nay, những vụ xung đột vẫn tiếp diễn, việc đối thoại đã không được kiên trì mà đáng ra nó phải nên như thế".
Ngài nói về việc Giáo Hội Việt Nam thiếu thốn phương tiện truyền thông hiệu quả ("chúng tôi không có đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí..."), nhưng "sự xuất hiện của internet đã mang lại những sự thay đổi, cho nên mỗi giáo phận và mỗi cộng đoàn đã có trang web riêng của mình". Vì vậy, hơn bao giờ hết, giờ là lúc ưu tiên thực hiện "đào tạo nhân sự" cho những người "có năng lực" chứ không phải chỉ "đủ điều kiện" giống như trong quá khứ. "Cả hai việc này liên quan đến công cuộc phúc âm hóa và sự phát triển xã hội. Chúng tôi muốn hình thành - nhất là cho giới trẻ, sinh viên - một cái nhìn về tương lai và để làm việc, để đóng góp cách cụ thể và hiệu quả vào sự phát triển của xã hội Việt Nam".
Hôm nay, Đức Cha Hợp đang chuẩn bị cho chuyến đi Nam Mỹ - nơi mà ngài từng giảng dạy trong nhiều năm - để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (World Youth Day), được cử hành tại Rio de Janeiro vào cuối tháng Bảy. Ngài khẳng định "sẽ có một phái đoàn nhỏ từ Việt Nam", "không lớn vì Việt Nam đang cảm nhận sự khủng hoảng kinh tế đang bắt đầu. Nhưng đây sẽ là một cơ hội để được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô cùng các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới, và tôi cũng gặp lại những người bạn cũ ở Brazil và Peru".
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp sinh ra tại Làng Anh, Nghệ An vào ngày 2 tháng 2 năm 1945. Ngài theo học tại Trung tâm Nghiên cứu Dominica và Đại học Văn Khoa Sài Gòn, nơi ngài nhận bằng Triết học Phương đông (1970). Ngài đến Thụy Sĩ để nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học tại Đại học Fribourg (1978), và sau đó là tiến sĩ thần học luân lý tại Khoa Thần Học ở São Paolo (Brazil). Ngài được thụ phong linh mục ngày 8 tháng 8 năm 1972. Sau khi chịu chức thì dạy tại phân khoa thần học ở Lima (Peru) hồi thập niên 1980, và tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Roma (1997-2003). Từ năm 2000, ngài dạy một khóa học về luân lý và học thuyết xã hội của Giáo Hội tại Trung tâm Nghiên cứu Dominica và các học viện tôn giáo khác nhau, kể cả đại học ở Sài Gòn.
Nam Kha
Đức Cha là hình ảnh Dân thánh Chúa
Gioan Lê Quang Vinh
14:46 10/07/2013
Những người Cha kính yêu nhất trong cuộc đời của chúng ta rồi cũng lần lượt ra đi, về với Đấng đã yêu thương các ngài và là Đấng mà các ngài suốt đời trung tín phụng sự.
Mỗi vị mục tử để lại trong tâm hồn chúng ta một dấu ấn, một ảnh hưởng và một tấm gương phản chiếu một khía cạnh trong mầu nhiệm Đức Kitô. Trong cuộc đời mình, tôi nhớ Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi với lòng nhân hậu vô bờ của ngài, Đức Cha Raphael Nguyễn văn Diệp với sự dịu dàng và lòng kính mến Đức Mẹ, Đức Cha Giacôbê Nguyễn văn Mầu với sự đơn sơ hiền từ và sự dí dỏm đáng yêu. Tôi cũng nhớ Cha bố tôi là Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Văn, hạt trưởng Phú Yên, với lòng yêu mến Lời Chúa và sự tận tuỵ với dân Chúa và nhà Chúa.
Cùng thời với các ngài là Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, vị Giám mục mới được Chúa gọi về. Nơi Đức Cha Phanxicô Xaviê, chúng ta học hỏi được nhiều điều. Những ai đã từng tiếp xúc với ngài, đều nhận ra rằng ngài nghiêm nghị nhưng rất nhân hậu, ngài kỷ cương nhưng đầy bao dung, và ngài đã sống đúng như câu châm ngôn đời Giám mục của mình: “Đến để phục vụ”.
Mỗi lần nghe tin trong Giáo Hội có thêm một vị Giám mục, chúng ta thường nô nức, vui hẳn lên, dù ngài không ở trong giáo phận của mình. Và khi có một vị Giám mục ra đi, chúng ta vẫn cảm thấy mất mát, buồn thương, dù vẫn biết rằng ngài ra đi là để đến chốn hạnh phúc bên Thiên Chúa, và để chuyển cầu cho chúng ta.
Thỉnh thoảng chúng ta nghe đến những điều không vui về các mục tử, và theo thói thường con người hay nhìn vào đó để lượng giá. Nhưng trong Hội Thánh Chúa, tuyệt đại đa số vẫn là những vị mục tử nhân hậu và thánh thiện. Người ta hay thắc mắc “tại sao người Công Giáo tin rằng Hội Thánh thánh thiện?”. Thắc mắc ấy thật dễ giải đáp, bởi vì chính Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh như Nhiệm Thể Người, và Người tuyển chọn những vị mục tử thánh thiện trung thành phân phát các mầu nhiệm của Người cho dân thánh.
Đọc lại tiểu sử Đức Cha Phanxciô Xaviê, chúng ta thấy cuộc đời ngài không khác là bao so với dân thánh trong Cựu Ước. Đó là những chuyến đi. Ngài sinh ra ở Quảng nam, vào chủng viện tại Quy nhơn, vào Sàigòn tiếp tục học, ra Nha Trang chịu chức linh mục, rồi về phục vụ tại Quy nhơn và Đà nẵng. Cuộc đời của Đức Giêsu cũng không khác là bao. Vẫn là những chuyến đi. Chỉ khác một điều là Đức Cha Phanxicô luôn đi với Đức Giêsu và vì Đức Giêsu. Và cuối cùng, Cha đã về với Đấng chưa bao giờ rời xa Cha.
Ai đã từng gặp gỡ Đức Cha Phanxciô và làm việc với ngài đều có thể nhận ra ít nhất hai điều nơi Đức Cha Phanxicô Xaviê, đó là sự cẩn trọng, nghiêm túc và sự khiêm tốn, hiền hoà.
Bây giờ vào các website xem lại hình ảnh của Đức Cha, người ta có thể nhận thấy thêm một điều nữa nơi ngài, đó là lòng kính mến Đức Mẹ. Hình ảnh một vị Giám mục cao niên, một mình trong căn phòng nhỏ, lần hạt Mân côi liên lỉ, quả là hình ảnh gây xúc động hơn nhiều bài giảng về chuỗi Mân côi.
Dân thánh Chúa trong Tân Ước nếu được vẽ thành bức tranh, hẳn là bức tranh ấy sẽ làm nổi bật một đoàn lữ hành tiếng về hướng Thánh Giá Chúa Giêsu, và cùng đi với dân thánh là Đức Maria, là Mẹ và là người chỉ cho dân biết Con Mẹ đang ở đâu. Cuộc đời Đức Cha Phanxicô cũng chính là hình ảnh ấy.
Đức Maria, Mẹ Hội Thánh, không phải là mục tử, nhưng Mẹ là Mẹ các mục tử. Do đó, những vị có lòng kính yêu Mẹ cách đặc biệt cũng hé lộ cho dân Chúa thấy cái tâm dịu dàng và lòng trắc ẩn của các ngài.
Sáng mai dân Chúa ở Đà nẵng cùng với các mục tử của mình đưa Cha đến nơi an nghỉ, dưới chân Mẹ hiền. Con cũng như nhiều anh chị em khác không thể về tiễn đưa Cha, chỉ xin lặng lẽ cầu nguyện cho Cha. Và như Giáo phận Đà nẵng viết: “Đến để phục vụ, đi để chuyển cầu”, xin Cha chuyển cầu cùng Chúa cho Hội Thánh tại Việt nam và cho từng người chúng con.
Cùng thời với các ngài là Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, vị Giám mục mới được Chúa gọi về. Nơi Đức Cha Phanxicô Xaviê, chúng ta học hỏi được nhiều điều. Những ai đã từng tiếp xúc với ngài, đều nhận ra rằng ngài nghiêm nghị nhưng rất nhân hậu, ngài kỷ cương nhưng đầy bao dung, và ngài đã sống đúng như câu châm ngôn đời Giám mục của mình: “Đến để phục vụ”.
Mỗi lần nghe tin trong Giáo Hội có thêm một vị Giám mục, chúng ta thường nô nức, vui hẳn lên, dù ngài không ở trong giáo phận của mình. Và khi có một vị Giám mục ra đi, chúng ta vẫn cảm thấy mất mát, buồn thương, dù vẫn biết rằng ngài ra đi là để đến chốn hạnh phúc bên Thiên Chúa, và để chuyển cầu cho chúng ta.
Thỉnh thoảng chúng ta nghe đến những điều không vui về các mục tử, và theo thói thường con người hay nhìn vào đó để lượng giá. Nhưng trong Hội Thánh Chúa, tuyệt đại đa số vẫn là những vị mục tử nhân hậu và thánh thiện. Người ta hay thắc mắc “tại sao người Công Giáo tin rằng Hội Thánh thánh thiện?”. Thắc mắc ấy thật dễ giải đáp, bởi vì chính Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh như Nhiệm Thể Người, và Người tuyển chọn những vị mục tử thánh thiện trung thành phân phát các mầu nhiệm của Người cho dân thánh.
Đọc lại tiểu sử Đức Cha Phanxciô Xaviê, chúng ta thấy cuộc đời ngài không khác là bao so với dân thánh trong Cựu Ước. Đó là những chuyến đi. Ngài sinh ra ở Quảng nam, vào chủng viện tại Quy nhơn, vào Sàigòn tiếp tục học, ra Nha Trang chịu chức linh mục, rồi về phục vụ tại Quy nhơn và Đà nẵng. Cuộc đời của Đức Giêsu cũng không khác là bao. Vẫn là những chuyến đi. Chỉ khác một điều là Đức Cha Phanxicô luôn đi với Đức Giêsu và vì Đức Giêsu. Và cuối cùng, Cha đã về với Đấng chưa bao giờ rời xa Cha.
Ai đã từng gặp gỡ Đức Cha Phanxciô và làm việc với ngài đều có thể nhận ra ít nhất hai điều nơi Đức Cha Phanxicô Xaviê, đó là sự cẩn trọng, nghiêm túc và sự khiêm tốn, hiền hoà.
Bây giờ vào các website xem lại hình ảnh của Đức Cha, người ta có thể nhận thấy thêm một điều nữa nơi ngài, đó là lòng kính mến Đức Mẹ. Hình ảnh một vị Giám mục cao niên, một mình trong căn phòng nhỏ, lần hạt Mân côi liên lỉ, quả là hình ảnh gây xúc động hơn nhiều bài giảng về chuỗi Mân côi.
Dân thánh Chúa trong Tân Ước nếu được vẽ thành bức tranh, hẳn là bức tranh ấy sẽ làm nổi bật một đoàn lữ hành tiếng về hướng Thánh Giá Chúa Giêsu, và cùng đi với dân thánh là Đức Maria, là Mẹ và là người chỉ cho dân biết Con Mẹ đang ở đâu. Cuộc đời Đức Cha Phanxicô cũng chính là hình ảnh ấy.
Đức Maria, Mẹ Hội Thánh, không phải là mục tử, nhưng Mẹ là Mẹ các mục tử. Do đó, những vị có lòng kính yêu Mẹ cách đặc biệt cũng hé lộ cho dân Chúa thấy cái tâm dịu dàng và lòng trắc ẩn của các ngài.
Sáng mai dân Chúa ở Đà nẵng cùng với các mục tử của mình đưa Cha đến nơi an nghỉ, dưới chân Mẹ hiền. Con cũng như nhiều anh chị em khác không thể về tiễn đưa Cha, chỉ xin lặng lẽ cầu nguyện cho Cha. Và như Giáo phận Đà nẵng viết: “Đến để phục vụ, đi để chuyển cầu”, xin Cha chuyển cầu cùng Chúa cho Hội Thánh tại Việt nam và cho từng người chúng con.