Ngày 20-07-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 16 Mùa Thường Niên A. 23.7.2017
Lm Francis Lý văn Ca
02:07 20/07/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Tư tưởng của các bài đọc hôm nay, tiếp nối các bài chúng ta đã nghe tuần vừa qua về ý nghĩa Nước Trời. Các bài đọc kêu gọi chúng ta bình tĩnh trước cuộc sống xô bồ của trần gian, đầy gương xấu và sự lường gạt. Kẻ tội lỗi có thể đắc chí vì những lợi lộc chóng qua, nhưng họ không thấy những hậu quả tai hại trong ngày công phán.
Chúng ta cầu xin Chúa, ban cho mỗi người chúng ta, trong thánh lễ hôm nay, biết gìn giữ hạt giống đức tin của mình mà Chúa đã gieo vào thửa ruộng tâm hồn, đừng để cỏ lùng bén rễ trong mảnh đất tâm hồn.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I trích từ một trình thuật nói về cuộc lưu đày của Dân Dothái trên đường trở về Đất Hứa. Dân chúng luôn bất trung với Thiên Chúa, ngược lại, Thiên Chúa luôn khoan dung với họ.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày hồng ân của Thiên Chúa và sự hiện hữu của Ngài nơi mọi người chúng ta. Cho nên, Thiên Chúa luôn thấu hiểu và ban ơn cho chúng ta qua sự chuyển cầu của Thánh Linh.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng về Nước Trời qua các dụ ngôn: Hạt giống, cỏ lùng, hạt cải và men làm dậy bột. Mời Anh Chị Em nghe đoạn Tin Mừng sau đây của Thánh sử Matthêô.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa, đặc biệt là về dụ ngôn hạt cải. Trong cuộc sống cố gắng làm tăng trưởng đức tin như hạt cải. Với niềm cậy tin vững vàng, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho các phẩm trật trong Giáo Hội, những Đấng Chúa đã cắt đặt lên để gieo vào tâm hồn chúng ta những hạt giống đức tin đầu tiên, những vị phân phát cho chúng ta những mầu nhiệm thánh, được đầy ơn thánh thần, để tiếp tục sứ vụ chăn dắt đoàn chiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Qua dụ ngôn cỏ lùng, chúng ta nhận ra nơi cuộc sống mới nơi đây, biết bao trào lưu, tôn giáo mới, những tư tưởng tiến bộ, như là những cỏ dại đang bén rễ trong thửa vườn tâm hồn chúng ta. Xin cho chúng ta biết can đảm từ chối, đặc biệt các môn phái truyền đạo, đến khuyến dụ chúng ta tại tư gia. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Trước những trào lưu mới, đặc biệt giới trẻ, cảm thấy ngỡ ngàng trước những ngả rẽ của cuộc đời. Xin Chúa ban cho họ sự khôn ngoan, để tránh những cạm bẫy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho cộng đoàn chúng ta trong ngày sau hết, tức là Mùa Gặt, Ngày Tận Thế, được hưởng lượng khoan hồng của Chúa. Xin cho chúng được vào số các thánh trên trời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đang an nghỉ được hưởng kiến nhan thanh Chúa muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, là Đấng cao cả và đầy tình thương xót, xin nghe lời chúng con cầu xin. Xin sai Thánh Linh soi sáng để chúng con luôn trung thành giữ đức tin cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Hiền lành
Lm Vũđình Tường
04:30 20/07/2017
Hạnh phúc cho những ai ăn ở hiền lành. Điều chúc phúc này đến từ chính Đức Kitô trong Tám Mối Phúc Thật, điều hai Đức Kitô chúc phúc.

Phúc cho ai ăn ở hiền lành vì họ sẽ được đất nước làm gia nghiệp Mt 5,4

Gia nghiệp của họ không phải chỉ do người trần thế quí mến mà quan trọng hơn là tình yêu Thiên Chúa trên thiên quốc. Gia nghiệp trần gian của họ có thể là của cải, vật chất và tình yêu thương, lòng mến người khác dành cho, cũng có thể lòng mến và tình yêu nhiều hơn của cải vật chất họ có. Điều chắc chắn là họ được mọi người yêu mến đời này và đời sau được chính Thiên Chúa chúc phúc.

Ăn ở hiền lành không có nghĩa là nhu nhược hay yếu kém mà chính là sức mạnh nội tâm của con người. Người đó bề ngoài hiền lành, nhẹ nhàng nhưng họ rất mạnh trong tâm hồn. Họ làm chủ tính yếu đuối xác thịt. Họ làm chủ lời nói và hành động. Chỉ những tâm hồn nội tâm mạnh mẽ mới có thể làm chủ được con người mình trong nghịch cảnh. Bực tức không nổi nóng; không bằng lòng vẫn giữ thái độ ôn hoà. Bất đồng í kiến vẫn làm chủ câu nói đều là dấu hiệu của người có tâm hồn mạnh mẽ. Người có sức mạnh nội tâm thường coi trọng í Chúa và đặt í Chúa trên í riêng cá nhân. Thực hành điều cầu nguyện hàng ngày trong kinh Lậy Cha. Xin cho í Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Í Cha thể hiện dưới đất qua tâm hồn những kẻ yêu mến Thiên Chúa. Đức Kitô thực hiện í Chúa Cha khi Ngài vui lòng xuống trần gian làm người, ở giữa chúng ta, chỉ cho biết đường về cùng Chúa Cha và hy sinh chính mạng sống mình cứu độ nhân loại và ban ơn sống trường sinh.

Sức mạnh trần gian và thưởng công như huy chương, mề đay, vương niệm mang lại niềm vui có thể làm cho người ta phục tài nhưng chưa chắc tâm đã phục. Ăn ở hiền lành, hiền hoà, nhã nhặn làm cho nguời khác quí mến toàn thể con người, mến từ lời nói đến tâm hồn. Khi chúng ta phục vụ người khác với tâm tình yêu mến, con tim ta gặp con tim họ và như thế hai con tim hoà hợp. Chính điều này làm cho hành động bác ái trở nên trọn hảo.

Trong thời gian tại thế Đức Kitô hướng dẫn chúng ta về đức tin, đức cậy và đức mến. Cả ba nhân đức này không cần giải thích nào khác ngoại trừ giải thích mà chính Đức Kitô hướng dẫn. Mọi giải thích khác ngoài điều Đức Kitô giải thích đều không thuộc về Thiên Chúa. Đức Kitô giải thích về đức tin là tin vào giáo huấn của Ngài.

Ai tin vào Thầy thì người đó cũng làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha Jn 14,12.

Thầy Rabi hỏi Đức Kitô điều răn nào trọng hơn cả và Ngài đáp

Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình Mc12,29-30.

Hỏi về hành động bác ái Đức Kitô giải thích như sau

Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu Mc 9,41

Chúng ta có tự do chọn lựa cách sống và tất nhiên chịu hậu quả của việc tự chọn lựa. Chọn sống theo í riêng mong được hưởng đời sống theo í muốn. Chọn sống theo í Chúa chúng ta được Thiên Chúa hướng dẫn, khiêm nhường nhận Thiên Chúa là Cha và hưởng gia nhiệp Thiên Chúa hứa ban, coi mọi người như anh chị em và phục vụ khi họ cần đến chúng ta. Nhận sống theo í riêng sẽ coi mục đích cuộc sống là tiền tài, danh vọng và sớm muộn gì cũng bị chúng điều khiển cuộc đời. Thay vì chúng phục vụ ta, ta trở thành nô lệ cho chúng, bị chúng hướng dẫn, bị chúng điều khiển cuộc đời. Ai cũng tự tin là mình dư khả năng làm chủ chúng nhưng người thành công trong việc làm chủ của cải, vật chất danh vọng rất hiếm, kẻ tình nguyện làm nô lệ, lệ thuộc vào chúng lại dư thừa. Của cải vật chất đến rồi đi, danh vọng do người trao ban nếu không khéo giữ sẽ vuột mất.

Sống thi hành í Chúa được Chúa ban ơn sống thảnh thơi. Thiên Chúa hướng dẫn ta đi trên con đường công chính. Con đường bác ái, hi sinh. Ngoài ra cộng đồng dân Chúa hỗ trợ khi cần thiết. Tài năng Chúa ban trở thành hữu ích nhất khi tài năng đó phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi. Đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa vì Ngài là nguồn tình yêu và sức mạnh của lòng mến sẽ ban cho ta tinh thần kiên tâm, hăng hái, phục vụ.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:53 20/07/2017
GIẾT NGƯỜI ĐI THÌ TA Ở VỚI AI ?

(Chúa Nhật XVI TN A)

“Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (x.Ed 18,23). Câu Lời Chúa thường được lặp đi lặp lại trong suốt mùa Chay thánh nói lên tấm lòng của Đấng chúng ta tôn thờ. Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật XVI TN A khởi đầu bằng đoạn trích sách Khôn ngoan làm nổi rõ lòng từ nhân của Thiên Chúa đồng thời gieo rắc niềm hy vọng cho tội nhân xiết bao: “Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh… Làm như thế, Chúa đã dạy dân rằng: người công chính phải có lòng nhân ái. Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Ngài ban ơn sám hối” (Kn 12,16-19). Chúng ta lại được nghe Chúa Giêsu nói thêm một số dụ ngôn về Nước Trời, đặc biệt là dụ ngôn “cỏ lùng trong ruộng” (Mt 13,24-29).

1. ĐỪNG NHỔ CỎ, KẺO NHỔ LẪN CẢ LÚA:

Một mệnh lệnh xem ra nghịch thường, nếu có một chút hiểu biết về nghề nông và kinh nghiệm trồng lúa. “Công cuốc, công cày là công bỏ; công làm cỏ mới là công ăn”. Trước khi thuốc diệt cỏ ra đời, thì làm cỏ là một khâu không thể xao nhãng trong nghề nông. Gieo trồng mà không làm cỏ thì chắc chắn “xôi hỏng, bỏng tay”; “mất cả chì lẫn cả chài”. Ngay cả chút “giống” bỏ ra cũng chẳng mong thu lại được, nếu không chịu làm cỏ.

Theo văn phong dụ ngôn thì điều muốn nói, muốn trình bày, chỉ có một hoặc hai điều mà thôi. Và điều muốn nói thường ở nơi câu kết hoặc nơi một chi tiết nghịch thường của câu chuyện. Và ta có thể nói rằng nội dung chính của dụ ngôn “cỏ lùng trong ruộng” muốn dạy ta là đừng tự phong làm “thẩm phán” của bất cứ ai. Với lý trí suy xét và dưới ánh sáng Lời Mạc khải chúng ta có thể phân biệt điều tốt, điều xấu, hành vi chính đáng, phải đạo và hành vi bất chính…nhưng chúng ta thật khó mà quy kết ai là chính nhân, ai là quân tử. Cha ông ta đã từng truyền dạy kinh nghiệm rằng vẫn có đó nhiều người “khẩu phật mà tâm xà” và cũng có nhiều người “ngoài miệng thì nói nam mô mà trong bụng lại chứa một bồ dao găm”. Nhân sinh quan về sự nhập nhằng đen trắng, chính nhân quân tử hay tiểu nhân, mắt người phàm khó biện phân, thì Kim Dung, một cây bút nổi tiếng loại hình tiểu thuyết võ hiệp lịch sử kỳ tình Trung Hoa đã trình bày xuyên suốt qua các pho truyện của ông như “Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Cô Gái Đồ Long…

Sau biến cố 1975, Chính quyền cộng sản đã ra lệnh bài trừ và tiêu hủy “các loại hình văn hóa phản động”, trong đó có tiểu thuyết của ngài Kim Dung. Lý lẽ đưa ra là cần minh bạch rõ ràng người xấu với kẻ tốt, phải rõ ràng “địch với ta”. Nếu không ta thì là địch. Nếu không theo cách mạng là phản động… Quả thật kiểu nhân sinh quan này tưởng rằng là triệt để nhưng thực ra là quá khích, độc đoán, một chiều… May thay, với thời gian, nhân sinh quan này hình như đang dần được chuyển hóa, đổi thay.

Con người, thường xem xét kẻ khác qua diện mạo bên ngoài, kiểu xem mặt mà bắt hình dong, vì thế, sai lầm là chuyện khó tránh. Thế mà ta lại cả gan muốn loại trừ người mà ta cho là xấu xa, là tội lỗi. Nếu giả như hễ ai đã phạm tội đều đáng bị loại bỏ, bị giết đi, thì thử hỏi có ai còn đáng sống. Và ngay chính bản thân ta cũng không đáng tồn tại. Giết người đi thì ta ở với ai? Hơn nữa, kẻ đáng giết trước hết, chính là ta!

2. HÃY BIẾT KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ:

Chỉ mình Thiên Chúa mới tỏ tường đâu là lúa, đâu là cỏ lùng. Chỉ có Chúa mới là Đấng thấu tỏ mọi bí ẩn tâm can con người. Thế mà Người lại chờ cho đến mùa gặt. Thiên Chúa không thích con người phải chết và cũng chẳng muốn tội nhân bị diệt vong. Chỉ một người tội lỗi sám hối ăn năn là cả triều thần thiên quốc vui mừng khôn xiết hơn chín mươi chín người công chính không cần sám hối ăn năn (x.Lc 15,7). Lượng từ bi vô biên của Chúa nào ai đo lường được. Người kiên nhẫn đợi chờ vì Người là Đấng Hoàn Thiện, là Cha từ nhân, Đấng chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người kiên nhẫn đợi chờ vì Người biết con người là hữu thể đang chuyển thành (l’homme c’est l’être en devenir). Không một thánh nhân nào mà không có một quá khứ (quá khứ lỗi lầm), chính vì thế, chẳng có một tội nhân nào lại chẳng có thể có một tương lai (tương lai tốt đẹp). Với con người nhiều khi là không thể, vì quá khó, khó hơn cả lạc đà chui qua lỗ kim, nhưng với quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,23-26).

3.CHỜ ĐỢI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NGỒI KHOANH TAY HAY ĐỨNG NHÌN:

Rất có thể có nhiều người viện cớ rằng mình có thể sai lầm trong phán đoán để rồi không làm gì cả. Và cũng có thể có nhiều người vì lười biếng hoặc nhát đảm nên vô tình phạm đến đức trông cậy khi khoán trắng mọi sự cho Chúa. Chúng ta cần khử trừ sự xấu nhưng không được phép loại bỏ tội nhân. Ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa gìn giữ vẹn tuyền, còn chúng ta, thảy đều là tội nhân cách này hay cách khác. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa sự xấu với người xấu nhiều khi khó phân biệt ranh giới. Hơn nữa, có khi khoan dung với người xấu thì lại vô tình để cho sự xấu lan truyền. Vấn đề thật nan giải! Một trong những cách thế xem ra khôn ngoan là chỉ lên án hay cảnh báo các hiện tượng tiêu cực cách chung chung mà không ám chỉ trực tiếp một ai để rồi “ai có tật thì giật mình”. Tuy nhiên, làm sao tránh được chuyện công luận hướng ngay về một hay những ai đó khi có một sự xấu được nêu lên và bị kết án. Đã là phương thế, đặc biệt các phương thế mang tính tiêu cực như khử trừ, loại bỏ, lên án…, thì không một phương thế nào là hoàn hảo và tối ưu.

Một kinh nghiệm nhà nông, đó là nếu lúa tốt nhanh, thì cỏ sẽ bị che rợp và khó phát triển. Cần nỗ lực sử dụng các phương thế tích cực. Hãy làm chút men nồng. Chỉ một nắm men nhỏ thì cả khối bột sẽ dậy men (x.Mt 13,33). Trong khi khoan dung, kiên nhẫn với tội nhân thì chúng ta cần nhân rộng các nghĩa cử bác ái, những hành vi đạo đức, thánh thiêng, cao thượng. Thà thắp lên một ánh nến còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối. Một cây nến, hai cây nến, nhiều cây nến…cả không gian sẽ bừng sáng và đêm tối sẽ phải lùi xa.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Chúa Nhật XVI Thường niên A
Lm Jude Siciliano OP
18:34 20/07/2017
Chúa Nhật XVI Thường niên A
Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tv. 85; Rôma 8: 26-27; Mátthêu 13: 24-30


Đôi khi những nhà "chuyên môn" và những người có thể biết nhiều hơn, cũng không thể đoán trước sự việc sẽ xãy ra thế nào. Một nhà "chuyên môn" có thể đoán trước một người có thể điều khiển một đội banh nói "ông ta biết rất nhiều về đá banh, nhưng ông ta không đủ hăng hái" Đó là nói về ông Vince Lombardi là người "không đủ hăng hái". Nhưng, chính ông Lombardi là người điều khiển nhiều trận banh thắng. Giải thưởng trận đá banh lớn nhất được đặt tên ông Lombardi. Ông ta vẫn còn tai tiếng về lời nói "thắng trận đá banh không phải là tất cả mọi sự mà chỉ là một việc thôi" Vậy thì ông Lombardi có đủ hăng hái hay không?

Một giáo sư về âm nhạc nói với phụ huynh Enrico Caruso là anh ta "không có giọng hát". Hình như phụ huynh của Enrico Caruso cũng không biết được con mình có tài năng gì. Louisa May Alcott là tác giả sách "Các phụ nữ bé mọn". Trước đó, Louisa đã được phụ huynh khuyên là nên tìm việc giúp việc trong nhà hay may vá thì hơn. Xét về Fred Astaire, người ra ứng cử đóng vai trên màn ảnh và nhảy múa trên sân khấu, có lời bình luận là "Fred Astaire không có thể đóng vai trên sân khấu, chỉ biết nháy chút ít thôi". Thế mà Astaire có tiếng đóng vai và nhảy múa rất tài tình. Ông ta còn giữ nhật ký của ông ta về điều đó trong nhà , bên trên lò sưởi. Thật thế, bạn không thể đoán trước được gì đâu!

Cha của một bà bạn tôi có một thửa ruộng 1,200 acres ở South Carolina. Bà ta bình luận về dụ ngôn hôm nay rằng "Tôi để thửa ruộng cho cha tôi làm, và tôi phải đi học xa. Nhân dịp về thăm nhà lúc đầu mùa hạt giống nẩy mầm. Tôi xem giống lúa nẩy mầm và tôi cảm thấy tôi có thể trông thấy mầm cỏ lùng và mầm lúa tốt. Khi hai thứ hạt giống nẩy mầm chúng trông giống nhau ,nhưng đến khi lớn lên mới thấy khác". Bà ta lại nói thêm "ngay cả cha tôi, một người làm ruộng chuyên nghiệp, cũng không thể phân biệt hai thứ mầm lúc đầu.Nhưng đến mùa gặt, cây lúa tốt lên cao đứng thắng và cây cỏ lùng quằng xuống". (Có lẽ có dụ ngôn khác về đời sống người Kitô hữu trong lời bình luận của bà bạn tôi : người đứng thẳng lên là Ki tô hữu và cỏ lùng quằng xuống). Dụ ngôn như muốn bảo chúng ta hãy cẩn thận "Đừng hành động quá sớm. đừng xét đoán ngay, bạn không bao giờ biết được".

Nếu bạn bước vào một phòng khi người ta đang xem trận banh (baseball), thường bạn hay hỏi "đội nào thắng?". Chúng ta không hỏi "ai thua?". Mặc dù chúng ta thường thích baseball, nếu đội chúng ta thua, chúng ta bỏ qua. Và đời sống tiếp tục. Nhưng chúng muốn hỏi một việc lớn hơn "Điều gì thắng thế gian, sự tốt hay sự dữ?" Và thêm nữa "Sự gì kéo dài, sự tốt hay sự dữ? Sẽ có mùa gặt lúa tốt hay cỏ lùng ăn đứt lúa tốt?"

Thí dụ, sự việc không tiến tốt trong thế kỷ này hơn thế ký vừa qua. Tôi vừa được nhắc lại là một trong những chuyện ghê rợn đã xãy ra trong thế kỷ vừa qua khi tôi xem phim "Schindler's List" nói về một người làm sao có thể cứu 1,000 người Do thái trong đệ nhị thế chiến. Phim đó làm cho chúng ta vui. Nhưng lại có 6 triệu người Do thái bị tiêu diệt. Vậy sự tốt hay sự dữ thắng? Đây không phải là một câu hỏi về một trận banh phải không?

Cỏ lùng không phải chỉ ở trong thế gian này. Cỏ lùng ở gần chúng ta, ngay cả trong Giáo Hội mà chúng ta yêu mến. Cách đây nhiều năm, tôi nghĩ tôi không thể nào nghe tin tức nữa về vấn đề các tré con bị hàng giáo phẩm lợi dụng, hay tin một giám mục che đậy sự việc đó. Ngay cả tin tuần vừa qua về đức Hồng Y Pell ở Úc Châu. Đó là một vị Hồng Y rất gần Đức Thánh Cha, bị tội lạm dụng trẻ con và đã che đậy Tôi hy vọng đức Hồng Y sẽ được xem là vô tội. Nhưng, với trong vai trò người tôi tớ của chủ ruộng tôi muốn hỏi "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?" Sau này câu hỏi còn lớn hơn "Vậy sự dữ hay sự tốt đâu là điểm chính?"

Dụ ngôn không dễ dàng đưa ra câu trả lời. Dụ ngôn không giải thích điều gì đã xãy ra: vì sao có sự dữ?; vì sao có đau khổ?; vì sao người tốt lại tham nhũng?; vì sao thế gian làm hư trẻ con tốt?. Nhưng, ít nhất là dụ ngôn xác nhận vấn đề: sự tốt và sự dữ như chen lẫn với nhau và như xãy ra trong sự đấu tranh cho mục tiêu thắng trận cuối cùng.

Cỏ lùng xen vào trong tất cả mọi sự. Ngay cả trong thửa ruộng đời sống hiêng liêng của chúng ta. Chắc chắn đã có lần chúng ta phải quyết định việc gì trái và việc gì tốt. Chúng ta cũng cố gắng giữ thăng bằng và che chở, nhất là đối với con cái chúng ta. Dù vậy đây vẫn là một dụ ngôn nói về điều gì trong Giáo Hội và trong đời sống riêng tư của chúng ta. Nhất là khi, trong lúc hăng hái chúng ta xét đoán mau lẹ, đem các quy định bỏ qua một bên đôi khi chúng ta kết luận mau lẹ về bản thân chúng ta hay về các hội đoàn của chúng ta, khi chúng ta nghĩ là chúng ta có đủ mọi dữ kiện, nhưng chưa đủ để đánh giá sự việc.

Chúng ta nên nghe lời khuyên của chủ ruộng nói về việc hãy cẫn thận và kiên nhẫn. Thật ra, Người khuyên "bạn không đủ dữ liệu để xét đoán. Vì các dữ kiện chưa hoàn tất."

Chúa Giêsu, người dạy dụ ngôn, biết về kinh nghiệm của Ngài. Ngài chọn người giúp việc cho công việc của Thiên Chúa. Dù vậy những dấu chỉ sớm chưa cho biết rõ tương lai. Ông Giuda giữ túi tiền và tỏ vẽ làm việc giỏi. "Ông ta là người hành động và hoạt động". Ông Phêrô, bà Maria Mađala. ông Tôma và các người khác tỏ dấu thất bại lúc đầu, họ do dự và sợ hãi. Tuy vậy, Chúa cho họ có dịp lớn lên và sinh hoa trái thật.

Đây là một dụ ngôn khuyến khích mỗi người trong chúng ta. Đó là câu chuyện của ơn thánh sủng. ơn nhẫn nại, và hy vọng. Chúng ta nhìn về lại những lỗi lầm chúng ta đã phạm, và chúng ta tạ ơn là chúng ta đã có thời giờ để thay đổi. Chúng ta được thay đổi với ơn Chúa giúp để sửa lại đời sống chúng ta. Chúng ta tin chắc điều gì trước kia là cỏ lùng sẽ trở thành lúa tốt. Thử xem, nếu chúng ta bị xét xử lúc chúng ta lỡ lầm thì sao?

Bây giờ chúng ta vẫn còn trông thấy cỏ lùng trong đời sống chúng ta và trong đời sống những người xung quanh chúng ta. Dụ ngôn nhắc đến hy vọng cho chúng ta hơn là để chúng ta chán nản. Giống tốt đã được gieo trong lòng chúng ta và đang lớn lên. Còn gì hơn nữa, gánh nặng tranh đấu không còn là của chúng ta nữa. Chúng ta có thể tin tưởng Đấng chủ ruộng. là Đấng biết điều gì đang xãy ra, và Ngài đến để giúp chúng ta sửa đổi mọi sự, nếu không xãy ra bây giờ thì chắc là trong tương lai, vì dụ ngôn nói đúng sự thật.

Trong thâm tâm, đây là một dụ ngôn tín nhiệm. Thiên Chúa là Đấng điều khiển. Ngài không xa lạ với sự tranh đấu của chúng ta. Ngài không phải không biết điều gì cần phải làm. Thiên Chúa và Giáo Hội dẫn dắt chúng ta, trong việc đưa đến một mùa gặt hái dồi dào. Chúng ta cần suy ngẫm lại dụ ngôn này trong suy nghỉ của chúng ta, nhất là khi mọi sự việc gây chán nản và khó nhăn cho chúng ta. Chúng thãy nhìn vào thửa ruộng và nghĩ là chúng ta biết việc gì đang xãy ra và việc gì cần phải làm. Nhưng, khi chúng ta sẽ nghe dụ ngôn này và tiếng nói "không nên vội vã. Ta có chương trình. Ta có thể rút ra vài điều tốt cho việc này"

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


16th Sunday in Ordinary Time (A)
Wisdom 12: 13, 16-19; Psalm 86; Rom 8: 26-27; Matthew 13: 24-30

Sometimes even "experts" and people who should know better, just cannot predict how things are going to turn out. An "expert" evaluating a potential football coach said, "He possesses minimal football knowledge. Lacks motivation." He was talking about Vince Lombardi, who "lacked motivation" – but was a winning coach and is in the Pro Hall of Fame. The Super Bowl trophy is named after him. He is still famous for saying, "Winning isn’t everything, it’s the only thing." Lacked motivation!?

A music teacher told Enrico Caruso’s parents that he had, "No voice at all." It seems even parents can’t always judge their children’s abilities. Louisa May Alcott, who wrote "Little Women," was encouraged by her parents to find work as a servant or seamstress. The casting director wrote after Fred Astaire’s screen test, "Can’t act, slightly bald, can dance a little." Astaire had the memo framed over his fireplace. Hey, you never know!

A friend father has a 1200 acre farm in South Carolina. She was reflecting on today’s parable and said, "I left my father’s farm and went away to school. On a recent visit, early in the growing season, I looked at my father’s just-sprouting wheat and realized I couldn’t tell the weeds from the wheat. When they are sprouting they look alike until they ripen." She added, "Not even my father, a wheat farmer, can tell them apart, at first. But at harvest wheat thrives and stands tall and the weeds droop." (Maybe there is another parable about the Christian life in my friend’s observation – Christians will stand tall and weeds will droop.) The parable seems to be cautioning, "Don’t act too quickly. Don’t jump to conclusions. You never know."

When you walk into a room and people are watching a baseball game, the tendency is to ask, "Who’s winning?" We don’t ask, "Who’s losing?" As much as we love baseball, if our team loses, we get over it. Life moves on. But we want to ask the same question about a more crucial issue. "What’s winning in the world, good or evil?" In the long run, "Who’s going to thrive, the good or the evil ones? Will there be a harvest of wheat, or will the weeds choke the life out of the good?"

For example, things don’t look like they are getting any better in this century than they were last century. I was reminded of one of the horrors of last century recently when I saw again the movie, "Schindler’s List." It showed how one man cleverly saved 1,200 Jews during World War II. The film gives us something to cheer about. But still, 6 million died. Who is winning good or evil? This is not just an idle question about a ball game, is it?

The weeds are not just in the big wide world out there, they are much closer at hand, even within the church we love. Several years ago I thought, "I just can’t stand one more piece of news about clergy misconduct, or some bishop’s cover up of abuse! Even last week Australian Cardinal Pell, a close advisor to the Pope was charged with sexual crimes and cover ups! I am hoping he is innocent, but still with the servants of the household I want to ask, "Master, did you not sow good seed in you field? Where have the weeds come from?" Behind all these questions is the big one, "Will evil or good have the last word?"

The parable doesn’t give an easy answer. It doesn’t explain what’s happening: why evil exists; why there is suffering; why good gets corrupted; why the world messes up good kids? But at least it admits to the problem: good and evil co-exit, up close to one another and up close to our lives. They are intertwined and seem to be involved in a struggle for a final victory.

Weeds get into everything, even into the landscape of our own spiritual field. There definitely are times when we must make decisions about what is right and wrong. We do try to maintain standards and protections, especially for our children. Still, this is a parable that has something to say to our church and personal lives – especially when, in our enthusiasm, we are quick to judge, pull up, cast aside and give up: when we are quick to jump to conclusions about ourselves and our institutions; when we think we have all the evidence, but may not and are in no position to judge.

We do well to listen to the advise of the owner, who introduces a note of caution and a plea for patience. In effect, he is advising, "You do not really know enough to judge. All the evidence isn’t in yet."

Jesus, the teller of the parable knew this from his own experience. He chose servants to do God’s work, yet early signs did not accurately forecast the future. Judas was the keeper of the purse and showed good skills for his position. He was a "mover and a shaker." Peter, Mary Magdalen, Thomas and the rest, revealed early signs of failure, doubt and fear. Yet, he gave them a chance to grow and bear much fruit – and they did.

This is an encouraging parable for each of us. It is a story of grace, patience and hope. We look back on the mistakes we have made and are grateful we have had time to change; been able, with God’s help, to work things out. What used to be a weed, we were sure, turned out to be wheat. Suppose we had been judged back then, on the spot?

As we look and still see weeds in our lives and the lives of those around us, rather than being overcome by discouragement, the parable holds out hope for us. Good seed had been planted in us; it is growing. What’s more, the burden of the struggle isn’t ours alone. We can trust the Owner, who knows what is happening, to come to help us sort things out. If not now, then surely later – if the parable has any truth to it!

At its heart, this is a parable of confidence. God is in charge. God is not indifferent to our struggle. God is not unaware of what still needs doing. God is guiding us and the church in the process of bringing about a good harvest. We need to play this parable back in our imaginations, especially when things dismay and discourage us. We will look out at the field and think we know what is going on and what needs to be done. But we will hear this parable and the voice that says, "Not so fast. I have a plan, I can draw good out of this."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 19/7/2017
VietCatholic Network
06:22 20/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Các nhà khoa học tuyên bố khăn liệm xác Chúa Giêsu nhuốm máu của một nạn nhân bị tra tấn.

2- Lễ an táng Đức Hồng Y Joachim Meiser, nguyên Tổng Giáo Mục Giáo phận Koeln bên Đức.

3- Các Giám mục Chile kêu gọi chính quyền đề ra những giải pháp thực sự hữu hiệu để bài trừ nạn bạo hành trẻ em.

4- Đức Hồng Y Reinhard Marx nói: Hôn nhân đồng tính không phải là mối quan tâm lớn đối với Giáo Hội.

5- Hội đồng Giám mục Phi luật tân chọn lãnh đạo mới.

6- Tiền nợ học phí Đại Học cản trở gần một nửa những người muốn đi tu tại Hoa Kỳ.

7- Giáo Hội Công Giáo Ireland giúp đối phó với cuộc khủng hoảng ở Đông Phi.

8- Nhiệm vụ của giới lãnh đạo chính trị tôn giáo trong việc phòng ngừa bạo lực.

9- Nhiều Nhóm Phò Sự Sống hoan nghênh Dự Luật Y Tế cắt giảm 86% ngân quỹ dành cho Tổ Chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình.

10- Cô dâu hụt - biến tiệc cưới thành tiệc cho người vô gia cư.

11- Chính quyền Huế quyết tâm lấy đất Đan viện Thiên An.

12- Thánh lễ tại Đức Quốc cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam .

13- Thánh Lễ Cho Người Di Dân Tại Hong Kong.

14- Giới thiệu Thánh ca: Tình Hồng Dâng Hiến.

Mời quý vị và anh chị em theo dõi phần tin chi tiết:
 
Các Giám Mục kêu cứu cho hai linh mục bị bắt cóc ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:44 20/07/2017
Các Giám Mục kêu cứu cho hai linh mục bị bắt cóc ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo.

(EWTN News/CNA) Nhóm vũ trang khoảng 10 người đã bắt cóc hai linh mục Công Giáo tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo và các giám mục đã yêu cầu đừng làm hại hai vị linh mục này. Hội Đồng Giám Mục Congo nói rằng “Linh mục là những sứ giả của Chúa, đã cống hiến trọn đời để phục vụ lợi ích của cộng đồng mà không có mục đích chính trị nào. Làm hại các ngài là đe dọa tới cộng đồng các ngài đang phục vụ.”

Các giám mục kêu gọi các lực lượng an ninh hãy làm tất cả những gì có thể để giải thoát cho hai linh mục này.

Theo tin Reuters, Cha Charles Kipasa và cha Jean-Pierre Alilimali đã bị nhóm vũ trang bắt cóc tại giáo xứ Đức Mẹ Angels lúc 10 giờ tối ngày Chúa Nhật.

Bynyuka tọa lạc ở phía Bắc thành phố Kivu thuộc miền đông của đất nước, khoảng 10 dặm phía đông bắc của Butembo gần biên giới với Uganda.

Bản tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Congo ghi nhận rằng đã có ba linh mục khác bị bắt cóc ở vùng này từ tháng Mười năm 2012 và đến nay vẫn chưa được thả ra.

Vùng biên giới với nguồn khoáng sản phong phú này đã chịu nhiều đau khổ vì căng thẳng sắc tộc và đã diễn ra những cuộc chiến tranh và nổi loạn từ suốt hai thập niên vừa qua.

Vùng xung quanh thành phố Beni đã có những cuộc bạo loạn gây nhiều tang thương trong hai năm qua. Hằng loạt các cuộc thảm sát ban đêm đã xảy ra bắt đầu từ tháng Mười 2014. Những kẻ tấn công dấu mặt, đã dùng búa và mã tấu để tấn công và đã có hằng trăm người bị giết trong một thành phố có dân số là 230,000 người này.

Vào tháng Sáu, một cuộc tấn công vào nhà tù ở Beni đã giết chết 11 người và giải thoát trên 930 tù nhân. Sau đó lại có thêm 12 người bị giết trong cuộc bố ráp vào trung tâm thành phố của liên minh dân phòng Mai Mai.

Vào tháng Mười Hai 2016, một nữ tu ở Bukavu, phía nam của thành phố Kivu đã bị giết trong một vụ cướp của.

Và vào tháng Ba, cha Vincent Machozi Karunzu cũng đã bị giết bởi đám du kích vũ trang ở miền bắc Kivu vì ngài có giữ tài liệu vi phạm nhân quyền của nước này.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Huấn Huynh Đoàn Đa Minh Hải Ngoại
Bùi Hữu Thư
07:57 20/07/2017
Tĩnh Huấn Huynh Đoàn Đa Minh Hải Ngoại ngày 14/7/2017-16/7/2017

Calgary, Canada: Phụ tỉnh Đa Minh Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức một đại hội Tĩnh Huấn cho toàn thể các huynh đoàn Đa Minh trong toàn quốc Mỹ và Canada trong ba ngày. Chương trình tĩnh huấn có chủ đề: "Hãy lấy đức tin và phục vụ nhau." Mục đích là tạo cơ hội cho các anh chị trong ban phục vụ các Huynh Đoàn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, học tập và phục vụ." Cuộc tĩnh huấn này kế tiếp chương trình tĩnh huấn của 40 tu sĩ Đa Minh. Địa điểm là Tu Viên Thánh Đa Minh tại Calgary, Canada.

Xem hình

Có 8 huynh đoàn tham dự với 122 đoàn viên:

1. Huynh đoàn Thánh Mactinô, Richhmond, VA

2. Huynh đoàn Thánh Phạm Trọng Khảm, Arlington, VA

3. Huynh đoàn Đức Mẹ Vô Nhiễm, Oakland, CA

4. Huynh đoàn FX Hà Trọng Mậu, San Jose, CA

5. Huynh đoàn Giáo Dân Seattle, WA

6. Huynh đoàn Thánh Tôma Đệ, Vancouver, BC

7. Huynh đoàn Thánh Giuse Hoàng L. Cảnh, Calgary, AB

8. Huynh đoàn Thánh Mactinô, Saskatoon, SK

9. Huynh đoàn Thánh Tôma Toán, Edmonton, AB.

Ngày thứ sáu, sau khi ghi danh nhận bảng tên và chia tổ, mọi người găp gỡ cha bề trên và quý cha và các đại diện bốn liên huynh lên trình bầy các thành quả, khó khăn và các ước nguyện. Có hai vấn đề quan trọng được nêu lên là huy hiệu, đồng phục chung cho thống nhất và khó khăn trong việc thành lập và kêu gọi giới trẻ tham gia các huynh đoàn trẻ.

Ngày thứ bẩy có bài giảng thứ nhất của cha bề trên Phụ Tỉnh Phạm Hương với đề tài: "Sứ vụ Đa Minh." Cha nói về linh đạo Đa Minh và đường hướng giúp cho chu toàn sứ vụ rao giảng. Đời sống Đa Minh là sự kết hiệp giữa đời sống chiêm niệm với công tác tông đồ. Đó là đời sống chung, giữ kỷ luật tu trì, phụng vụ cầu nguyện, và học hành.

Bài giảng thứ hai của cha Vương Thuật với đề tài "Học hỏi." Cha nhấn mạnh về hai sắc thái quan trọng của cầu nguyện là Thái Độ và Chất Liệu. Cầu nguyện là đối thoại với Chúa, cầu xin như con xin cha, và tâm sự với Chúa như hai người yêu. Chính cách cầu nguyện theo Thánh Đa Minh: thờ lạy ngợi khen, thống hối và tín thác, hãm mình đền tội, tạ ơn và tha thứ, lắng nghe và suy niệm, chuyển cầu, khẩn nài, chiêm niệm, cầu nguyện liên lỉ.

Ngày Chúa Nhật cha Vinh Hà thuyết trình đề tài "Học hành," cha nhấn mạnh sau khi học hỏi thì cần chiêm niệm, biến đổi rồi mới chia sẻ với người khác. Cha trích dẫn Thánh Tôma Aquinô là “học để sống và sống đẹp hơn, để lớn lên trong sự hiểu biết, trong tình yêu và niềm vui cho đến khi đạt được sự sống vĩnh cửu.” Cha cũng đề cập đến Công Vụ Tỉnh Hội 2017: “Học hỏi là bản chất của đời sống Đa Minh với mục đích kiếm tìm chân lý.”

Hàng ngày anh chị em sống trong tu viện cùng với các cha các thầy theo lịch trình của nhà dòng: Kinh sáng, ăn sáng, giao lưu các huynh đoàn, nghe thuyết trình, chia sẻ và học hỏi, Thánh Lễ, kinh chiều, kinh tối. Ngoài ra còn có các buổi canh thức (Diễn kich về nguồn), Thánh Lễ Chúa Nhật với cộng đoàn Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm, trắc nghiệm, đúc kết, nghi thức lên đường, và chương trình du ngoạn Calgary.

Ban tổ chức hết sức tận tâm, lo lắng đưa đón phi trường, sắp xếp chỗ ngủ, cug cấp ăn uống hết sức đầy đủ. Ba ngày học hỏi chia sẻ hết sức bổ ích cả phần hồn lẫn phần xác.

Các MC và hoạt náo viên giúp cho mọi người học hát, học múa, và diễn kịch. Ba ngày bận rộn mệt mỏi nhưng rất vui vẻ thoải mái. Tinh thần phục vụ của quý cha, quý thầy, quý anh chị em trong các ban phụng vụ, tiếp tân, ẩm thực, và sinh hoạt rất đáng cảm phục.

Ngày thứ hai và thứ ba, những người còn ở lại đã được đưa đi thăm viếng các thắng cảnh trên núi Banff và hồ Louise, thành phố với khu Việt Nam Little Saigon, Khu thương mại Chinook, quảng trường Olympic, tòa Đô sảnh, hồ Lac des Arcs, dòng sông Bow and Elbow, cầu Xương Rắn, thăm và dâng lễ tại hai nhà thờ Thánh Vincent Liêm, và nhà thờ St. Francis. Thánh lễ Chúa Nhật đặc biệt có lễ tạ ơn của nữ tu Duyên Anh vĩnh thệ. Sơ đã chia sẻ về ơn gọi tu trì trong 9 năm qua và khuyến khích giới trẻ đi theo con đường tận hiến.

Lúc chia tay, mọi người bùi ngùi nhớ tiếc những ngày được sống trong tu viện và cảm nhận rằng mình cũng là nột thành phần quan trọng của gia đình Đa Minh và vui hưởng tình thân thương của những người anh chị em trong gia đình Đa Minh.

Mọi người hẹn gặp lại nhau trong kỳ tĩnh huấn tới, năm 2018 tại Houston, Texas.

Bùi Hữu Thư
 
Tổng Giáo Phận Huế: Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Mừng Hồng Ân Thánh Hiến
Trương Trí
08:22 20/07/2017
Tổng Giáo Phận Huế: Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Mừng Hồng Ân Thánh Hiến

Hằng năm, Hội dòng Con Đức Mẹ Đi viếng đều tổ chức những buổi gặp gỡ đối với các thanh thiếu nữ có ý nguyện dâng mình cho Thiên Chúa và để phục vụ Giáo Hội. Cũng nhờ vào sự quan tâm của Hội Dòng mà ngày càng có nhiều ơn gọi tận hiến.

Xem Hình

Sáng hôm nay 20 tháng 7, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã đến dâng Thánh lễ và chủ sự Nghi thức Khấn Dòng trong niềm hân hoan của toàn thể Hội Dòng và gia đình thân nhân, ân nhân, bạn bè của các khấn sinh.Cùng đồng tế trong Thánh lễ có đông đảo Linh mục trong và ngoài Giáo phận cùng với tâm tình hiệp thông cầu nguyện của các Hội Dòng trong Giáo phận và Cộng đoàn dân Chúa.

Trước khi vào Thánh lễ, Cha Micae Nguyễn Hữu Đức, giáo sư Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, cũng là em ruột của Chị Tân Bề trên Tổng quyền lên công bố tông sắc của Tòa Thánh ân ban Phép lành Tòa Thánh cho những chị em mừng hồng ân hôm nay.

Như nhiều người đã nhận xét: “Nơi nào có Đức Tổng Giuse là ở đó có tiếng cười và niềm vui”. Thật vậy, trong lời đầu lễ, Đức Tổng Giuse đã khoe chiếc áo lễ màu thiên thanh đang mặc lần đầu. Ngài nói: khi được tặng chiếc áo, Ngài đã có ý định sẽ mặc khi dâng lễ tại các Dòng Nữ nhưng chưa biết dòng nào Ngài mặc đầu tiên. Như một định mệnh nên sang hôm nay Ngài mặc để chủ tế Thánh lễ Khấn Dòng của Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng.

Ngài nhấn mạnh về đời sống Thánh hiến trong thời đại hôm nay theo quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxico vẫn luôn có giá trị, vẫn như một dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần giữa lòng thế giới và trong Giáo Hội. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho những người trẻ của chúng ta đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa dấn thân bước vào đời sống thánh hiến. Chúng ta cũng tạ ơn Chúa vì những năm tháng dài những Chị mừng hồng ân Ngọc Khánh, Kim Khánh và Ngân Khánh đã kiên trung theo con đường của Chúa. Chúng ta cũng tạ ơn Chúa vì Giáo Hội của chúng ta tuy âm thầm nhưng luôn mang trong mình một sức mạnh mãnh liệt qua những cuộc đời tận hiến, vì tình yêu Chúa luôn chan hòa trong mọi hoàn cảnh.

Sau bài Tin Mừng, bước vào phần Nghi thức Khấn Dòng, mở đầu là 14 tân Khấn sinh đã trải qua một thời gian dài rèn luyện đạo đức nhân bản và thử thách đối với ơn gọi, nay lần đầu tiên được tuyên khấn trước Đức Tổng Giám mục là vị Đại diện Hội Thánh và toàn thể Cộng đoàn.

Đức Tổng Giám mục xướng kinh Cầu xin Chúa Thánh thần và cộng đoàn sốt sắng hiệp dâng lời cầu nguyện cho các tân Khấn sinh được ơn bền đỗ theo Chúa đến cùng.

Chị Giáo tập xướng tên 14 ứng sinh tiên khấn và giới thiệu lên trước Đức Tổng Giám mục và Chị Maria Madalena Nguyễn Thị Xuân Thủy và 2 nhân chứng. Đức Tổng Giám mục thẩm vấn và dâng lời nguyện chúc khấn giữ Lời khuyên Phúc âm. Tiếp đó Ngài làm phép khăn lúp và trao cho các tân Khấn sinh. Ngài cũng trao Hiến chương Hội Dòng để các tân Khấn sinh nhận ra được ý Chúa trong cuộc sống. Kết thúc nghi thức, 14 tân Khấn sinh cúi đầu chào Cộng đoàn trong những tràng pháo tay chúc mừng.

Nghi thức khấn Trọn đời của 10 khấn sinh được khởi đầu do chị Giáo Học viện xướng tên các khấn sinh tiến lên trước Đức Tổng Giám mục và Chị Tổng Phụ trách để nói lên lòng ước muốn xin ơn bền đỗ theo chân Đức Kitô trong Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng. Là những người đã trải qua những thử thách của Luật sống Hội Dòng, nay tuyên khấn vĩnh viễn hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh.

Cộng đoàn dâng lời kinh cầu cùng các Thánh, xin các Ngài đoái thương mà cầu bầu cùng Thiên Chúa ban cho các Khấn sinh vâng theo Thánh ý của Thiên Chúa để như Mẹ Maria luôn biết thưa “Xin Vâng”

Các Khấn sinh phủ phục trước bàn thờ dâng lên lời ca Hiến dâng:

“Lạy Chúa! Xin tiếp nhận con theo Lời Ngài thì con được sống, và Chúa sẽ thỏa mãn lòng con đợi mong.”

Kết thúc nghi thức tuyên khấn vĩnh viễn, Đức Tổng Giám mục dâng Lời Nguyện chúc long trọng thánh hiến các khấn sinh.

Chị Tổng phụ trách xác nhận và tuyên bố từ nay các em là những thành viên chính thức của Hội Dòng. Cộng đoàn vỗ tay chúc mừng trong khi đại diện Hội Dòng tiến lên hôn trao chúc bình an.

Cuối cùng là 4 chị mừng Ngân khánh, 3 chị mừng Kim khánh và 3 chị mừng Ngọc khánh cùng tiến lên trước bàn thờ lặp lại lời tuyên khấn ban đầu để làm tươi mới lại Giao ước Tình yêu Thánh hiến.

Chị Tổng Phụ trách Maria Madalena Nguyễn Thị Xuân Thủy chúc mừng quí Chị và nêu cao gương sáng trung kiên của quí Chị để đàn em noi gương trên bước đường tận hiến.

Sau Thánh lễ, Chị Tổng Phụ trách thay mặt Hội Dòng nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục Giuse và quí Đức Tổng, Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế đã luôn yêu thương Hội Dòng, đặc biệt quan tâm đến ơn gọi mà hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Hội Dòng. Đồng thời cảm ơn quí ân nhân đã dâng lời cầu nguyện và giúp đỡ cho Hội Dòng. Cảm ơn Cha Mẹ các khấn sinh đã tin tưởng phó thác con cái mình cho Hội Dòng để các khấn sinh yên tâm dâng mình cho Chúa và phục vụ Hội Thánh. Đặc biệt, cảm ơn Đức Ông F.X. Cao Minh Dung ở Vatican đã xin Phép lành Tòa Thánh cho quí Chị tuyên khấn hôm nay.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với các Khấn sinh trước Nhà nguyện của Hội Dòng.

Trương Trí
 
Đan Viện Cát Minh Phú Cường Mừng Lễ Kính Mẹ Núi Cát Minh
Maria Hiếu
08:44 20/07/2017
Đan Viện Cát Minh Phú Cường Mừng Lễ Kính Mẹ Núi Cát Minh

Vào lúc 6 giờ sáng ngày 16/7/2017, các nữ Đan viện Cát Minh Phú Cường hân hoan đón chào Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, vị cha chung của Giáo phận Phú Cường, về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Mẹ Núi Cát Minh, là bổn mạng của đan viện. Cùng hiện diện với ngài có cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung - Chánh xứ Bến Sắn, cùng quý cha khách. Tham dự Thánh lễ còn có quý tu sĩ, ân nhân, thân nhân và bà con giáo dân.

Xem Hình

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse đã giúp cho cộng đoàn hiểu ý nghĩa về ngày lễ này. Cát Minh (còn gọi là Camêlô hay Carmen) là tên ngọn núi đứng hiên ngang trên đồng bằng Galilêa, nước Palestine, gần Nagiarét, nơi Đức Mẹ đã sống và có biết bao kỷ niệm êm đềm, thánh thiện với Chúa Giêsu.

Cát Minh cũng chính là ngọn núi danh tiếng gắn liền với cuộc đời của tiên tri Êlia. Từ núi Cát Minh, Êlia đã đương đầu chống lại 450 tiên tri của thần Baan trên ngọn núi này. Bằng lời cầu nguyện, Êlia đã xin Thiên Chúa làm phép lạ để minh chứng rằng Thiên Chúa của Êlia là Thiên Chúa chân thật. Và Thiên Chúa đã nhận lời Êlia cầu xin.

Và năm xưa Mẹ Maria đã tỏ lộ sự thương yêu con mình bằng một niềm tin sắt son mạnh mẽ, chứng kiến con yêu chịu khổ nạn trên thập giá. Nên Mẹ được sự trao phó yêu thương ủi an nhân loại, khi Chúa nói với Gioan: "đây là Mẹ con", Mẹ như ôm trọn nhân loại trong vòng tay từ ái của Mẹ. Rồi từ núi Cát Minh đoàn con cái trong đời ẩn sĩ đã nhận sự bảo trợ của Mẹ và đời đan tu chiêm niệm được phong phú hóa phát triển. Hằng ngày chạy đến kêu xin Đức Mẹ cầu cùng Chúa ban cho mọi ơn lành phần hồn phần xác, nhất là ơn được chết lành, bằng cách siêng năng sốt sắng lần chuỗi Mân Côi.

Sau lời nguyện kết lễ, Đức Cha làm phép áo Đức Bà. Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ.

Maria Hiếu – Truyền thông giáo phận
 
Thánh lễ Khai mạc Kim Khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Nhà thờ Buôn Hô
Vũ Đình Bình
08:47 20/07/2017
Thánh lễ Khai mạc Kim Khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Nhà thờ Buôn Hô

Năm Thánh mừng 50 năm thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột (22.6.1967 – 22.6.2017) khai mạc vào ngày 22.6.2017, tại Trung tâm Mục vụ (số 01 đường Trần Hưng Đạo, TP.BMT). Do địa bàn Giáo phận quá rộng, nên ngoài 3 Trung tâm Hành hương: Đức Mẹ Thác Mơ (Hạt Phước Long), Đức Mẹ Giang Sơn (Giáo xứ Giang Sơn), Đồi Thánh Tâm (Giáo xứ Xã Đoài), còn có 8 Nhà thờ, trong đó có Nhà thờ Buôn Hô, được chọn cử hành Thánh lễ khai mạc Năm Thánh, hầu tất cả mọi tín hữu đều có thể hành hương để hưởng nhờ Ơn Toàn Xá.

Xem hình

Sáng nay, ngày 19.7.2017, tín hữu khắp nơi trong Giáo hạt Buôn Hô, Giáo phận Ban Mê Thuột, từ các Giáo xứ xa xôi như Giáo xứ Ea H’leo, Kon H’ring, Ea Tul, Quảng Nhiêu đến các Giáo xứ cận kề như Nam Thiên, Thiên Đăng, Công Chính, Vinh Quang, Vinh Đức, Vinh Phước; tất cả mọi người đều hướng về Thánh đường Giáo xứ Buôn Hô, nơi được chọn là điểm hành hương Năm Thánh của Giáo hạt Buôn Hô.

Thánh lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Nhà thờ Buôn Hô cử hành trong bầu không khí mát mẻ, rộn vang tiếng kèn, tiếng trống, xen lẫn tiếng cồng chiêng râm ran hòa quyện cùng tiếng chuông ngân nga, thánh thoát. Số người về tham dự Thánh lễ rất đông, đủ mọi thành phần, đủ mọi sắc tộc, muôn màu muôn vẻ, tuy nhiên, ai cũng ý thức giữ trật tự, hàng vạn người phải ngồi bên ngoài Nhà thờ, sốt sắng hiệp thông qua 3 màn hình leb 300 inch.

Nghi thức khai mạc do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục Giáo phận, chủ sự tại tiền sảnh Nhà thờ. Cha Giacôbê Phạm Xuân Lương, Quản hạt Buôn Hô, ủy nhiệm cho Cha Giuse Vũ Ngọc Toàn, quản xứ Buôn Hô, công bố Tin Mừng Năm Hồng ân: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 4, 14–21). Đức Giám Mục hôn kính Thánh giá và trao cho Cha Quản hạt dẫn đầu đoàn rước tiến vào Nhà thờ.

Sau khi Đức Giám Mục và Quý Cha đồng tế hôn kính Bàn thờ, Cha Quản xứ công bố Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho Giáo phận cử hành Năm Thánh do Hồng Y Maurus Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao ấn ký. Tiếp đến, Đức Giám Mục, Cha Quản hạt, Cha Quản xứ đại diện cộng đoàn dâng hương tưởng niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Các Bậc Tiền Nhân.

Thánh lễ nối tiếp qua phần Phụng vụ Lời Chúa. Trong phần bài giảng, sau Tin Mừng (Mt 10, 17–22) Đức Cha Vinh Sơn kêu gọi cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, chia sẻ giữa cộng đoàn anh em người kinh và anh em sắc tộc; liên kết những người khỏe mạnh với những anh chị em đau yếu; tạo nên một Giáo Hội, một gia đình hiệp nhất, yêu thương. Ngài nêu lên ý nghĩa việc cử hành Năm Thánh để tri ân cảm tạ Thiên Chúa, tưởng nhớ Các Bậc Tiền Nhân, những người có công xây dựng cộng đoàn Dân Chúa và sống đức tin trên mảnh đất này; đồng thời chúng ta cũng rút ra những kinh nghiệm để sống đạo trong tương lai. (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn đọc kinh Năm Thánh xin cho mọi thành phần dân Chúa trong gia đình giáo phận, biết sống hiệp nhất và hăng say loan báo Tin Mừng, nhờ đó nhiều người được hưởng niềm vui cứu độ… Xin ân thưởng cho những người có công xây dựng giáo phận, và ban phúc Nước Trời cho các mục tử và các tín hữu đã qua đời, là những người đã tích cực cộng tác trong công cuộc loan báo Tin mừng tại vùng đất Tây Nguyên này…

Sau đó, Cha Quản xứ Buôn Hô ngỏ lời tri ân cảm tạ Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho Giáo phận trong 50 năm qua; tri ân Đức Giám Mục và cảm ơn tất cả mọi người, mọi thành phần Dân Chúa đã góp phần cho ngày lễ trang nghiêm, sốt sắng bằng tâm tình hiệp nhất.

Trước khi ban phép lành trọng thể cuối lễ, Đức Giám Mục khen ngợi các hội đoàn đã tích cực cộng tác với Cha Quản hạt, Cha Quản xứ tổ chức Thánh lễ thật chu đáo, trang nghiêm và tốt đẹp. Ngài nhắn nhủ cộng đoàn siêng năng hành hương trong Năm Thánh này để được hưởng nhờ Ơn Toàn Xá.

Sau lễ, Anh chị em người Kinh, anh chị em người Thượng còn nán lại, cùng nắm tay nhau nhảy múa theo nhịp điệu cồng chiêng trong Niềm Vui, Yêu Thương và Hiệp Nhất.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 22)
Vũ Văn An
19:47 20/07/2017
Giáo Hội tuyên một người là thánh như thế nào?

Trước nhất, Giáo Hội nhấn mạnh rằng mình không tạo ra “các thánh”, chỉ Thiên Chúa mới tạo ra được. Việc Giáo Hội có thể làm là thừa nhận điều Thiên Chúa đã thực hiện trong đời sống của một cá nhân hay một nhóm tín hữu nào đó mà thôi. Truyền thống nhận diện các cá nhân nhất định nào đó là thánh có từ thế kỷ thứ nhất và sau đó một thời gian dài vẫn chưa có một thủ tục chính thức nào cả. Các thánh đơn thuần được nhận diện qua việc tung hô và truyền thống bình dân. Đã đành đây là một phương thức dân chủ hơn, nhưng phương thức này, vì thiếu việc “kiểm soát phẩm chất”, nên cũng có thể là huyền thọai hay bị nghi ngờ về tính sử học (kết quả đôi khi gây bối rối. Thí dụ, năm 1969, Tòa Thánh buộc phải nhìn nhận rằng có rất ít chứng cớ sử học đối với sự hiện hữu của Thánh Christopher [ông thánh cõng Chúa Kitô], vị trước đây vốn được coi là thánh quan thầy của những người đi du lịch, và do đó, ngày lễ của ngài bị loại khỏi lịch của Giáo Hội).

Từ thế kỷ thứ mười, Tòa Thánh bắt đầu đòi hỏi một diễn trình chính thức trước khi tuyên bố ai đó là thánh; diễn trình này được gọi là “án phong thánh” (canonisation); gọi như thế vì vị thánh mới được ghi vào sổ chính thức, tức “canon”, bảng liệt kê các người nam nữ được công nhận là thánh. Trên lý thuyết, diễn trình phong thánh vẫn duy trì yếu tố dân chủ mạnh mẽ ở chỗ nó bắt đầu với điều, về phương diện kỹ thuật, được gọi là “tôn kính” (cult), nghĩa là người tín hữu bình dân xác tín rằng vị này đã sống một đời sống thánh thiện phi thường, và do đó, đã được tín hữu bình dân sùng kính. Giáo quyền chỉ can thiệp sau khi lòng sùng kính bình dân này đã thành hình; đây là lý do tại sao, trong hầu hết trường hợp, thời gian chờ phải ít nhất 5 năm sau khi vị này qua đời mới khởi sự tiến trình phong thánh. (Các vị giáo hoàng hiện đại có khi miễn chước thời gian chờ đợi này như trong trường hợp Mẹ Têrêsa và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì chứng cớ của lòng sùng kính bình dân đã quá mạnh và rõ ràng).

Việc duyệt xét chính thức bắt đầu ở cấp địa phương, trong đó, vị giám mục phát động một cuộc điều tra về đời sống của người được đề nghị để xác nhận các nhân đức bản thân và tính chính thống về tín lý. Một khi việc này đã hoàn tất, vụ việc được chuyển tới Thánh Bộ Phong Thánh; nơi đây, một ủy ban các nhà thần học khảo sát các tài liệu rồi đưa ra các đề nghị. Vụ án sau đó được trình cho một ủy ban gồm các Hồng Y và các giám mục khác của chính Thánh Bộ này, và nếu phiếu bầu thuận lợi, vụ án sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng, người có thể quyết định ký điều gọi là “sắc lệnh thừa nhận các nhân đức anh hùng” và tuyên bố ứng viên là “Đấng Đáng Kính”.

Bước kế tiếp gọi là “phong chân phúc” (á thánh) và thường đòi phải có bằng chứng một phép lạ (trừ trường hợp tử đạo). Vì giả thiết thánh là người đã ở trên thiên đàng rồi, nên một phép lạ được coi như bằng chứng vị này quả đang ở với Thiên Chúa và có khả năng chuyển cầu cho một ai đó, một thứ con dấu chứng tỏ Thiên Chúa ưng thuận ứng viên. Phép lạ phải xẩy ra sau khi vị này qua đời, và để đáp ứng một lời khẩn cầu chuyên biệt. Trong đại đa số trường hợp, các phép lạ trong các vụ án phong thánh là được chữa khỏi các căn bệnh thể lý. Thí dụ, phép lạ dẫn đến việc phong chân phúc cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hồi tháng Năm năm 2010 là việc phục hồi của một nữ tu người Pháp khỏi chứng Parkinson, cùng một chứng bệnh từng làm điêu đứng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các điều được coi là phép lạ này sẽ được duyệt xét bởi một nhóm bác sĩ và khoa học gia của Tòa Thánh; vác vị này phải chứng thực rằng sự chữa lành đã hoàn tất (chỉ “cảm thấy đỡ hơn” là không đủ), tự phát, lâu dài, và y khoa không giải thích được.

Sau khi được phong chân phúc, ứng viên sẽ được xưng là “chân phúc” hay "á thánh" và ngày lễ của ngài có thể được cử hành bởi vùng hay nhóm người mà vị này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với họ. Giai đoạn chót, tức phong thánh, đòi bằng chứng một phép lạ nữa. Khi một vị thánh được phong thánh, ngày lễ của ngài được mở rộng cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ. Hành vi phong thánh được coi là không thể sai lầm và không thu hồi được, nên Giáo Hội thường hết sức cẩn trọng trước khi chính thức đặt hào quang lên bất cứ vị nào.

Nếu giả thiết các thánh là những người thánh thiện như thế, tại sao rất nhiều vụ án phong thánh bị tranh cãi như vậy?

Thực ra, phần lớn các vụ phong thánh không gây tranh cãi chi cả. Trong suốt 27 năm làm giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II phong 482 vị thánh mới, và tới năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XI cũng đã phong thêm 45 vị. Đại đa số các vụ phong thánh này không hề gây một gợn sóng nào trong công luận, như Thánh Charles Núi Argus, một linh mục Ái Nhĩ Lan thế kỷ 19, và Thánh Marie-Eugénie de Jésus, một nữ tu Pháp cùng thế kỷ, cả hai vị đều đã được Đức Bênêđíctô XVI phong hiển thánh hồi tháng Sáu năm 2007. Giống các trường hợp này, phần lớn các trường hợp phong thánh đều liên quan tới những con người sống một cuộc sống âm thầm tận hiến cho Giáo Hội và cho đức tin; gương sáng của các ngài là điều quan trọng đối với những nhóm người hay địa phương quan trọng, và thực sự không nổi tiếng ở những nơi khác.

Nói thế thôi, chứ thực sự vẫn có một số trường hợp gây ra tranh cãi rộng rãi, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội Công Giáo. Thí dụ được nhiều người biết đến là:

Thánh Josemaría Escrivá, vị sáng lập của tổ chức Công Giáo Opus Dei, được phong thánh năm 2002. Dù được Đức Gioan Phaolô II ca ngợi là vị “Thánh Vĩ Đại Của Đời Thường”, Thánh Escrivá bị các nhà phê bình tố cáo đã có mối liên hệ gần gũi với chế độ phátxít Tây Ban Nha thời Franco, và từng phát động một tổ chức bí mật, chỉ lưu ý tới giầu có và quyền lực hơn là sống theo Tin Mừng. Các người Công Giáo cấp tiến thường coi việc phong thánh cho Thánh Escrivá như một biểu tượng cho hướng đi bảo thủ của Giáo Hội dưới thời Đức Gioan Phaolô II.

Edith Stein, chính thức được gọi là Thánh Têrêxa Bênêđícta Thánh Giá, một tân tòng gốc Do Thái Giáo được Đức Gioan Phaolô II phong thánh năm 1998. Thánh Stein trốn Đức qua Hoà Lan năm 1942 để tránh cuộc bách hại của Quốc Xã, nhưng bị bắt và gửi tới Auschwitz, cuối cùng chết ở phòng hơi ngạt. Các người phê bình cho rằng Thánh Stein không phải là vị tử đạo Kitô Giáo, vì bà bị giết vì căn bản bà thuộc gia tài Do Thái Giáo, và việc phong thánh cho bà nhằm gửi đi thông điệp tế nhị này: “người Do Thái Giáo tốt” phải trở lại Đạo Công Giáo.

Đức Pô IX, cai trị Giáo Hội từ năm 1846 tới năm 1878 và được phong chân phúc năm 2000. Là vị giáo hoàng cai trị lâu nhất trong lịch sử, những người ái mộ ngài nhớ tới ngài như một người phục vụ trung thành đã dẫn dắt Giáo Hội trong một thời kỳ hết sức sóng gió, trong đó, có việc sụp đổ các Quốc Gia Giáo Hoàng vào năm 1870. Ngài là vị giáo hoàng đã đem lại cho Giáo Hội các tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai và sự vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Các người phê bình chế giễu ngài như một người độc tài, phản động, và bài Do Thái. Trong số các lời tố cáo ngài, có tình tiết nổi tiếng về Edgardo Morara, cậu bé Do Thái 6 tuổi, được một gia nhân rửa tội cho vào năm 1858 và bị lấy khỏi cha mẹ theo Do Thái Giáo. Bất chấp sự phản đối của quốc tế, Đức Piô IX đã không trả lại em bé này.

Đức Piô XII, vị giáo hoàng cai trị Giáo Hội từ năm 1939 tới năm 1958, và là vị đã được Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố là “Đấng Đáng Kính” năm 2009. Như đã thấy trên đây, hiện đang có một cuộc tranh luận sôi nổi về vai trò của Đức Piô XII trong Thế Chiến II: một bên ca tụng ngài như đấng anh hùng vì các cố gắng nhân đạo có tính hậu trường, trong khi bên kia bắt lỗi ngài đã không lên tiếng rõ ràng hơn chống lại Quốc Xã.

Trên đây không hẳn là danh sách đầy đủ. Thực vậy, ngay các vụ được nhiều người Công Giáo coi chắc ăn như bắp cũng vẫn phát sinh ra một vài phát pháo bông. Mẹ Têrêxa, chẳng hạn, đã bị cố trí thức vô thần Christopher Hitchens chỉ trích là nhận tiền của các nhà độc tài và đề cao giáo huấn Công Giáo về kiểm soát sinh đẻ mà Hitchens coi là vô luân trong bối cảnh cuộc khủng hoảng AIDS. Việc phong chân phúc của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng bị nhiều người phản đối, trong đó, có người chỉ trích ngài đã mắc nhiều sai lầm đối với các tai tiếng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội.

Nói chung, một vụ phong thánh gây đau đầu khi ứng viên dính dáng tới một chương gây tranh cãi của lịch sử hay một đợt tranh luận trong Giáo Hội đương thời. Điều này có xu hướng biến các vị giáo hoàng thành các cột thu lôi, vì các vị giáo hoàng mang gánh nặng cai trị và do đó, phải đưa ra các quyết định khó khăn không bao giờ làm vừa lòng mọi người. Một số nhà chuyên môn đã lên tiếng kêu gọi tạm ngưng việc phong thánh cho các vị giáo hoàng; họ cho rằng việc phong thánh không hẳn là vì các thánh (vì các ngài đã ở trên thiên đàng rồi, có cần giúp đỡ gì đâu) nhưng là vì chúng ta, đặt vị thánh làm mẫu mực, và việc bầu một vị nào đó làm giáo hoàng đã đạt được mục đích này rồi. Ngoài ra, các nhà chuyên môn này còn lý luận rằng, Giáo Hội một là phải phong thánh cho mọi vị giáo hoàng, một điều bị coi là làm giảm giá trị của diễn trình phong thánh (ấy là chưa kể đến chuyện cho lịch sử một cú tát vào mặt, như trường hợp Giáo Hoàng Alexanđrê thứ VI), hai là phải lựa chọn, một điều hiển nhiên bị coi là có tính cách chính trị.

Trước lời chỉ trích như thế, các viên chức của Giáo Hội thường có hai câu trả lời: Thứ nhất, theo họ, phong thánh không phải là lời tuyên bố cho rằng ứng viên không bao giờ mắc sai lầm. Đúng hơn, đây là việc tìm ra rằng mặc dù khi còn sống trên trần gian, các ngài có phạm bất cứ sai sót hay lỗi lầm nào, thì các động lực của các ngài vẫn phản ảnh sự liêm chính bản thân và các mục đích đáng nêu gương. Thứ hai, họ cho rằng đấy là lý do tại sao cần một phép lạ. Nếu có đủ tài liệu chứng minh phép lạ đích thực là do ứng viên, thì đó là chứng cớ tư cách thánh thiện của vị này, bất chấp nghi vấn lịch sử có thể vẫn còn lẩn quẩn quanh di sản của ngài.

Tại sao một vài vụ kéo dài cả hàng thế kỷ trong khi các vụ khác lại rất nhanh chóng?

Năm 1983, Đức Gioan Phaolô II duyệt lại toàn bộ diễn trình phong thánh cho nó nhanh hơn, đỡ tốn phí hơn và ít bị chống đối hơn, một phần vì ngài muốn đề cao các mẫu mực thánh thiện đương thời. Kết quả thì ai cũng biết: Đức Gioan Phaolô chủ tọa nhiều cuộc phong chân phúc (1338) và hiển thánh (482) hơn mọi vị giáo hoàng trước đó cộng lại. Từ ngày có các cải tổ này, ít nhất, 20 vụ phong chân phúc có thể được xếp vào loại “cấp tốc”, xẩy ra khoảng 30 năm sau ngày ứng viên qua đời. Các vị có đặc ân này bao gồm lẫn lộn các vị nổi danh (Thánh Padre Pio và hánh Josemaría Escrivá) và các vị tương đối không nổi danh (Anuarita Nengapeta, một vị tử đạo người Congo, và Chiara Badano, một hội viên giáo dân của Focolare). Các ngài là những người đàn ông đàn bà, giáo sĩ giáo dân, từ cả các quốc gia đang phát triển và đã phát triển, và, dĩ nhiên, trong số này có cả Đức Gioan Phaolô II.

Ngoài danh thơm tiếng tốt về sự thánh thiện bản thân và phúc trình phép lạ ra, phần lớn các trường hợp cấp tốc có năm đặc điểm sau đây.

Thứ nhất, phần lớn có một tổ chức đứng phía sau các ngài, hoàn toàn dấn thân cho vụ án, với cả các tài nguyên lẫn thông thạo chính trị để có thể thúc đẩy sự việc. Opus Dei, chẳng hạn, cho rằng mình có cả một đội ngũ các giáo luật gia và họ đầu tư nhiều tài nguyên quan trọng vào án phong thánh cho vị sáng lập của họ. Một phát ngôn viên của Opus Dei ước lượng rằng phí tổn tổng cộng cho án phong thánh của ngài, kể cả việc dựng khán đài cho hai buổi lễ đại thể tại Rôma (phong chân phúc năm 1992, và phong thánh năm 2002) vào khoảng 1 triệu dollars.

Thứ hai, một số vụ cấp tốc liên hệ đến một “cái nhất”, một "cái đầu tiên" nào đó, thường là để nhìn nhận một là một vùng địa lý chuyên biệt nào đó hai là một giới nào đó ít được đại diện. Nữ giáo dân người Ý Maria Corsini được phong chân phúc năm 2001, chỉ 35 năm sau ngày bà qua đời, cùng với chồng là Luigi Beltrame Quaatrocchi, cặp vợ chồng đầu tiên được tuyên bố là “chân phúc”. Nữ Tu María Romero Meneses, người Nicaragua, được phong chân phúc năm 2002, 25 năm sau khi bà qua đời, là vị chân phúc đầu tiên của Trung Mỹ. Điều cũng đáng lưu ý là trong số 20 vụ cấp tốc, hết 12 là phụ nữ. Việc này nhất định có liên hệ đến cố gắng của giáo quyền nhằm đánh tan thiên kiến cho rằng Giáo Hội Công Giáo thù nghịch phụ nữ.

Thứ ba, đôi khi có vấn đề chính trị hay văn hóa do các ứng viên này đại biểu, đem lại cho vụ án một cảm thức khẩn trương. Chẳng hạn, nữ giáo dân Ý Gianna Beretta Molla được phong chân phúc năm 1994, 32 năm sau khi bà qua đời (bà được phong thánh năm 2004). Bà nổi tiếng vì đã từ chối cả việc phá thai lẫn việc cắt bỏ tử cung để cứu đứa con chưa sinh của mình, và vì lý do này, bà được coi là bổn mạng của phong trào phò sự sống.

Thứ bốn, các vụ án được giải quyết cấp tốc là vì vị đương kim giáo hoàng cảm thấy có liên quan tới mối mối quan tâm bản thân của ngài. Thí dụ, án phong chân phúc cho hai linh mục Ba Lan đã được giải quyết mau lẹ dưới thời Đức Gioan Phaolô II. Đó là Cha Michał Sopoćko, cha giải tội của Thánh Faustina Kowalska, một nhà huyền nhiệm và sáng lập ra việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót; và cha Jerzy Popiełuszko, một lãnh tụ phong trào Đoàn Kết bị người Cộng Sản Ba Lan sát hại.

Thứ năm, các vụ cấp tốc thường hưởng được sự hỗ trợ áp đảo của phẩm trật, từ các vị giám mục cả ở trong vùng lẫn ở Rôma. Chiara Badano, được phong chân phúc chỉ 20 năm sau khi qua đời năm 1990 là vị chân phúc đầu tiên của phong trào Focolare. Phong trào này được ca ngợi nhờ linh đạo hợp nhất và các cố gắng đại kết và liên tôn của nó, ấy là chưa kể lòng trung thành của nó đối với các giám mục và Đức Giáo Hoàng.

Còn tiếp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Huệ
Thérésa Nguyễn
19:11 20/07/2017
HOA HUỆ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dịu mát như tuổi thơ
Thanh cao màu mây trắng
Một đời hoa ngay thẳng
Đến tàn hương còn baỵ
(Trích thơ của Trịnh Hoài Giang)