Ngày 25-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:03 25/07/2014
CON NGÀI VÀ CON BƯỚM
N2T

Con ngài ấm ức, bất bình, oán trách với Đấng tạo hóa:
- “Cùng thuộc về côn trùng loại bộ cánh vảy, chủng loại ngài chúng con so với bướm cũng nhiều gấp chín lần hơn, nhưng lại không nhận được sự coi trọng của ngoại giới, nói toạc móng heo ra: chẳng qua là vì chúng con lớn lên không được xinh đẹp. Ngài có thể nặng cái này mà nhẹ cái kia như thế ư?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Bé con thân yêu ạ, con biết không, trong toàn bộ sinh thái, vai trò mà con gánh vác thập phần quan trọng, không phải bất cứ sinh vật nào khác có thể giành giật và thay thế được. Hơn một nửa sinh hoạt của con là ban đêm, do đó, dáng vẻ bên ngoài xinh đẹp đối với con hoàn toàn không quan trọng, cái quan trọng là những thực vật nào nở vào ban đêm, đều phải nhờ con để truyền thụ phấn hoa”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Trong thân thể con người, phần nào cũng quan trọng, bộ vị nào cũng quan trọng và có ích lợi, không một bộ phận nào thay thế cho nhau được, và cũng không khinh không trọng bộ phận nào cả. Điều này ai cũng biết.
Nhưng có một điều mà không mấy ai biết, hay biết mà không thèm nghĩ tới, đó là mỗi một con người sinh ra trên mặt đất này đều có giá trị như nhau, có quyền bình đẳng như nhau, và quan trọng nhất là có bổn phận xây dựng thế giới này ngày càng tốt đẹp như ý muốn của Thiên Chúa, và đó là điều đáng nói; mỗi một con người dù nghèo hay giàu, dù tàn tật hay lành lặn, dù thông minh hay dốt nát, thì trước mặt Thiên Chúa vẫn có giá trị như nhau...
Mỗi người tuỳ theo khả năng Thiên Chúa ban cho mà góp sức làm đẹp vũ trụ này.
Đừng mặc cảm mình kiến thức không bằng ai mà không góp sức, nhà bác học không thể đổi công việc của mình cho bác nông dân; cô thợ may xinh đẹp không thể đổi công việc của mình cho chị kỹ sư; trẻ em không thể gánh vác công việc của người lớn; dì phước không đem công việc phục vụ của mình “bàn giao” cho anh công nhân; linh mục không đem bổn phận mục tử của mình gán cho một giáo sư…
Vậy thì có học thức hay không, có danh vọng địa vị hay không đều không cần thiết khi phục vụ, cái cần thiết là tâm hồn có nhiệt tình phục vụ hay không mà thôi.
Cũng như công việc của con ngài thì con bướm không thể nào thay thế được, cũng vậy đừng mặc cảm thua thiệt với người khác, bởi vì trước mặt Thiên Chúa mình cũng có một giá trị mà không ai có thể thay thế được.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Hãy bán hết của cải để được kho báu
Lm Jude Siciliano OP
00:52 25/07/2014
Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN A
1 Các Vua 3: 5, 7-12; Tvịnh 118; Rôma 8: 28-30; Mátthêu 13: 44-52

HÃY BÁN HẾT CỦA CẢI ĐỂ ĐƯỢC KHO BÁU

Quý vị chẳng phải thích những câu chuyện kể về một người tình cờ gặp chiếc đèn thần hay bùa hộ mạng sao? Khi người đó vô tình chạm vào chiếc đèn, thì một bà tiên hay vị thần hiện ra nói rằng: “Hãy cứ xin, rồi ta sẽ ban cho con mọi điều con ước muốn”. Khi đó chúng ta đặt cuốn sách đang đọc xuống và để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Chúng ta ước mong điều gì: tiền bạc ư? Chẳng cần làm việc ư? Sức khoẻ tốt ư? Tuổi thọ ư? Gia đình hạnh phúc ư? Thế giới hoà bình ư? Tôi luôn mong muốn trở thành một người chơi vĩ cầm mà không mất nhiều thời gian tập luyện. Hẳn đó là những điều thúc đẩy tôi mong ước.

Bài đọc thứ nhất trích từ sách Các vua quyển I hôm nay làm cho trí tưởng tượng của chúng ta thêm sinh động. Thiên Chúa đến với vua Salômôn trong một giấc mộng và bảo ông rằng: “Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho”. Thiên Chúa bước vào cuộc đời vua Salômôn bằng một lời mời gọi công khailôi cuốn ông ngay thời điểm ông bị công kích. Ông còn trẻ và chỉ mới bắt đầu cầm quyền trị nước. Ông thấy mình không xứng đáng. Vua Salômôn đến thánh điện núi Ghípôn để xin Thiên Chúa trợ giúp. Ông thú nhận với Thiên Chúa rằng ông đang gặp khó khăn: Ông còn trẻ người non dạ, và gánh nặng đè trên vai ông là phải cai trị một đất nước rộng lớn.

Vua Salômôn có thể xin bất cứ điều gì ông muốn, nhưng ông chỉ xin có được một “tâm hồn biết lắng nghe” (một số người dịch là một “trí khôn minh mẫn”). Ông không xin có được mọi hiểu biết cao siêu. Ông chẳng cần nỗ lực biết mọi thứ trên đời. Thực vậy, ông chỉ muốn biết cách cai trị một đất nước rộng lớn bằng “tâm hồn biết lắng nghe”. Nói khác đi, một “tâm hồn biết lắng nghe” để ông có thể phân biệt điều tốt xấu; để xác định điều phải trái cho dân của mình. Xem ra ông đã hiểu được vai trò lãnh đạo sẽ đòi buộc ông phải quên đi lợi ích bản thân khi phục vụ Chúa và Dân Người.

Chúng ta cùng trở lại phần đầu câu chuyện. Nếu Thiên Chúa cũng đề nghị chúng ta “Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho” thì chúng ta sẽ xin gì? Lời đề nghị thực sự đặt chúng ta lấp lửng giữa các ưu tiên và các giá trị cao nhất, phải không quý vị? Ai là người quan trọng đối với chúng ta? Chúng ta cần trả lời thế nào và phục vụ họ ra sao? Ngoài ra, đâu là những giá trị cốt lõi của chúng ta? Trong câu chuyện, vì Thiên Chúa đã khởi xướng và chấp nhận lời thỉnh cầu chính đáng của vua Salômôn, nên có lẽ Thiên Chúa sẵn lòng thực hiện điều tương tự cho chúng ta, nếu chúng ta phân định được những ưu tiên của mình rồi kêu xin Người.

Vua Salômôn được mời gọi để lựa chọn. Các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay cũng thế. Nước Trời đòi hỏi chúng ta thực hiện điều tương tự. Xem ra chúng ta bất chợt tìm ra điều này, cách tình cờ,như kho báu được chôn trong ruộng. Tuy nhiên, Nước Trời đòi hỏi chúng ta cần có sự phân định. Chúng ta có thể đánh giá kho báu chúng ta bắt gặp như thế nào không? Chúng ta có sẵn lòng đón nhận kho báu ấy với niềm vui và thực hiện những hy sinh trong cuộc sống của mình để đạt được kho báu ấy không? Đó là những chọn lựa quan trọng, không dễ dàng tiến hành chút nào. Trong dụ ngôn, một khi người kia bán tất cả những gì anh có để đạt được kho báu, thì anh sẽ chẳng còn lại gì - ngoại trừ kho báu. Cuộc sống thường ngày của chúng ta cần biểu lộ phù hợp với lựa chọn chúng ta thực hiện để đáp lại lời Thiên Chúa. Chúng ta cần thực hành cách đầy đủ điều chúng ta tuyên xưng ở đây trong ngôi nhà thờ này vào Chúa Nhật chứ? Sau hết, chúng ta có mua thửa ruộng đó không?

Nếu chúng ta mua thửa ruộng đó thì toàn bộ cuộc đời chúng ta sẽ phản ánh chọn lựa của mình. Đâu là cái giá của Kitô giáo? Thưa rằng: Tất cả mọi thứ. Chẳng phải các ông Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan đã bỏ lại tất cả những gì các ông có như tàu thuyền, chài lưới, cha và sự nghiệp để theo Đức Giêsu (4,18-22) sao? Sau này, thánh Mátthêu đã bỏ công việc thu thuế của mình (9,9) để theo Đức Giêsu. Các ông đã từ bỏ rất nhiều để “mua thửa ruộng”.

Thoạt tiên, các ông cảm thấy phấn khích khi theo nhà giảng thuyết lưu động nổi tiếng. Tiếp theo, sau thảm kịch về cái chết và mạc khải về sự phục sinh của Người, họ đã cảm nghiệm được niềm vui của người trong dụ ngôn. Hãy lưu ý rằng các sách Tin Mừng không nhấn mạnh sự hy sinh của các môn đệ tiên khởi. Hy sinh là điều chắc chắn, các ông sắp cảm nhận được niềm vui mà một người tìm thấy trong Nước Trời.

Chúng ta không cần bận tâm đến tính hợp pháp của hành động khi đặt vấn nạn rằngliệu người đàn ông kia có được phép giấu không cho người chủ thửa ruộng biết kho báu bí mật đó hay không. Chúng ta hãy để cho Đức Giêsu, người thuật chuyện, kể vắn tắt cho chúng ta nghe dụ ngôn về việc người kia tình cờ gặp thấy và vui mừng khi khám phá ra kho báu. Trong khi giá mua thửa ruộng để đạt được kho báu là rất cao - “tất cả những gì anh có” - tôi sẽ không nhấn mạnh đến sự hy sinh của người đàn ông. Đức Giêsu xem ra nhấn mạnh đến kho báu là vương quốc và niềm vui mà kho báu mang lại cho người chủ mới.

Những dụ ngôn về Nước Trời của Đức Giêsu không phải là những câu chuyện ở thế giới bên kia. Nếu thế, chúng ta đang nhìn lên bầu trời để xem vương quốc giống như cái gì đó thôi. Quả thực, khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ sau khi Người trú ngụ trong hoang địa, Người công bố: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (5,17). Người ta có thể tìm gặp vương quốc ấy ở đâu?

Họ sẽ khám phá ra vương quốc ấy trong nhiều cách thức rất cụ thể khi Đức Giêsu bước vào đời họ và chữa lành nhiều người; Người đến với những người bị xã hội ruồng bỏ; chăm sóc người nghèo; đón nhận đàn ông và phụ nữ cách bình đẳng. Đó là cách thức cụ thể và gần gũi mà Nước Trời dành cho dân khi Đức Giêsu đi qua. Đó giống như người kia trong dụ ngôn. Họ sẽ khám phá giá trị của vương quốc cách tình cờ. Và một khi họ đã đón nhận vương quốc, họ sẽ chia sẻ với tất cả niềm vui.

Người ta có thể khám phá sự gần gũi của vương quốc mỗi khi Đức Giêsu kể họ nghe một trong những dụ ngôn của Người. Những dụ ngôn hết sức thông thường như cuộc sống hàng ngày - hạt giống được gieo trồng, bánh được nướng, cừu bị lạc và tìm thấy, đồ trang sức được mua sắm và cá được đánh bắt. Đó là những ví dụ Đức Giêsu dùng để giúp các thính giả của Người hình dung ra Thiên Chúa trong đời sống của họ - trong cuộc đời này, và lúc này, chứ không phải trong tương lai hay một nơi xa vời nào đó. Người diễn tả Lời Chúa như ông Môsê đã làm cho dân lúc sắp vào Đất Hứa: “Lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành” (Đnl 30,14).

Những hành động của Đức Giêsu cho chúng ta thấy rằng Mạc khải của Thiên Chúa rất cụ thể và gần gũi. Đó là điều mà các dụ ngôn dạy chúng ta qua những hình ảnh thông thường mỗi ngày: Nước Trời đang hiện diện tại đó trước mắt chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, và chúng ta cóđôi tai và đôi mắt để cảm nhận. Những dụ ngôn như trong bài Tin Mừng hôm nay giúp cho cặp mắt và đôi tai chúng ta cảm nhận được rằng Thiên Chúa bước vào đời ta bằng những cách thức hết sức kinh ngạc: tựa như kho báu quý vị tình cờ tìm thấy và nhận ra sức sống của nó - làm thay đổi giá trị. Khi nhận ra điều đó, chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì phải làm để sở hữu kho báu ấy trong niềm vui.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đa Minh Gò Vấp


17th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
1 Kings 3: 5, 7-12; Psalm 119; Romans 8: 28-30; Matthew 13: 44-52


Don’t you love stories that tell of a person stumbling upon a magic lantern or amulet? They accidentally rub it and a fairy godmother or genie appears saying, "Wish for anything you want and I will grant it to you." That’s when we put the book we are reading down and our imagination runs wild. What would we wish for: money? No more work? Good health? Long life? Peace in our families? Peace in the world? I’ve always wanted to be a concert violinist, without the long hours of practice. That’s what I would be tempted to wish for.

The first reading, from I Kings today, enlivens our imagination. God comes to Solomon in a dream and bids him "Ask something of me and I will give it to you." God has entered Solomon’s life with an open invitation that catches Solomon at a vulnerable time in his life. He is young and has just begun to reign as king. He is feeling inadequate. Solomon has gone to the mountain shrine of Gibeon to pray for help. In his response to God he admits his need: his youth and inexperience and the burden on his shoulders of ruling a large nation.

Solomon could have asked for anything, but his request is for an "understanding heart." (Some translate this as "an understanding mind.") He’s not asking to have all knowledge at his fingertips. He will not try to impress his subjects by knowing everything. Instead, he wants to know how to govern a vast nation with an "understanding heart." In other words a "listening heart," so that he will be able to distinguish between good and evil; to determine what is right for his people. He seems to understand already that his role as a ruler will require that he be unselfish in his service of God and God’s people.

Let’s return to the beginning of the story. If God put the same offer to us, "Ask something of me and I will give it to you" – what would we ask for? The offer really puts our priorities and highest values on the line, doesn’t it? Who are those who are important to us? What do we need in order to respond and be of service to them? In addition, what are our core values? Since God took the initiative in the story and granted Solomon’s right-ordered request, maybe God is ready to do the same for us, if we discern our priorities and ask.

Solomon was invited to make a choice. So were the disciples in today’s gospel. The kingdom of heaven requires us to do the same. It may seem that we happen upon it, by chance, like the treasure buried in the field. Still, it requires discernment on our part. Can we appreciate what a treasure we have come upon? Are we willing to accept it in joy and make the sacrifices in our lives to retain it? These are big choices, not lightly entered into. Once the person in the parable sells all they have to obtain the treasure they will have nothing left – except the treasure. Our daily lives need to consistently reflect the choice we have made in our response to God. We will need to practice, as fully as we can, what we profess here in church on Sunday? After all, we did buy the field didn’t we?

If we did buy the field then all of our living will reflect our choice. What is the cost of Christianity? Everything. Didn’t Peter, Andrew, James and John leave all they had– boats, and nets, father and their business, to follow Jesus (4:18-22)? Later Matthew would leave his tax collector’s post (9:9) to follow Jesus. They did give up much to "buy the field."

At first they may have felt excitement as they followed the popular itinerant preacher. Later, after the tragedy of his death and the revelation of his resurrection, they would experience the joy the person in the parable did. Note that the Gospels don’t emphasize the sacrifice the first disciples made. The sacrifice was worth it, they had come to know the joy one finds in the kingdom of heaven.

We shouldn’t get distracted by the legalities of whether it was proper for the man to keep the treasure secret from the field’s owner. We will let Jesus, the storyteller, tell us a brief, pointed parable about a happen-chance finding and the joy the discovery brought to a person . While the cost of purchasing the field to get the treasure is great – "all that he has" – I wouldn’t stress the sacrifice the man makes. Jesus seems to focus on the treasure that is the kingdom and the joy that treasure brings to the new owner.

Jesus’ parables about the kingdom of heaven aren’t other-worldly stories. If they were we would be gazing up at the sky to see what the kingdom is like. Instead, when Jesus began his ministry after his sojourn in the wilderness, he proclaimed, "Reform your lives, the kingdom of heaven is at hand" (5:17). Where could people find that kingdom?

They would discover it in very concrete ways, when Jesus entered their lives and healed someone; reached out to outcasts; cared for the poor; accepted men and women as equals. That’s how concrete and close the kingdom of heaven was for people when Jesus passed by. It was like the person in the parable. They would discover the treasure of the kingdom, as if by chance. And once they accepted it, they would share in its joy.

People could also discover the closeness of the kingdom whenever Jesus told one of his parables. The parables were as ordinary as everyday life – seed planted, bread baked, sheep lost and found, pearls purchased and fish caught. Those are the examples Jesus used to help his hearers imagine God in their lives – in this life, and now, not in a future time and in a far off residence. He described God’s word as Moses did to the people about to enter the Promise Land: "something very near to you, already in your mouths and in your hearts; you have only to carry it out" (Deut 30:14).

The actions of Jesus tell us that God’s revelation is concrete and up close. It’s also what the parables teach us by their ordinary, everyday figures: that the kingdom of heaven is right there in front of us in our daily lives, if only we have ears and eyes to perceive it. Parables, like today’s, provide the eyes and ears to catch God’s entrance into our lives in surprising ways: like a treasure you happen to stumble on and realize its life-changing the value. When we realize that, we do whatever we have to do to possess it in joy.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bất ngờ đến quán ăn của khu công nghiệp để ăn trưa
Thanh Sơn
14:48 25/07/2014
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bất ngờ đến quán ăn của khu công nghiệp để ăn trưa với công nhân

Hôm nay chủ quán và đầu bếp hoàn toàn ngỡ ngàng khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ xuất hiện để ăn trưa ngày thứ Sáu với công nhân. Đây là tiệm ăn bình dân dành cho những công nhân lao động mặc màu áo xanh và những người lao công trong "khu công nghiệp" nhỏ ở Vatican.

Bỗng dưng vào giờ ăn chúng tôi thấy ngài xuất hiện, tay cầm khay đứng xếp hàng chờ đến nơi quầy thức ăn để chọn những thứ đã làm sẵn, và chúng tôi đã may mắn được phục vụ ngài. Anh Paini nói mà giọng anh vẫn còn đầy xúc động và hồi hộp. "Xin hãy thông cảm cho tôi, vì tôi vẫn vui mừng qúa nên tường thật mà vẫn cứ như run lên vậy.

Tôi thấy ngài chọn một đĩa mì ống mà không có nước sốt, một phần cá Kabeljau, một cuộn mì sợi, một số rau, một ít khoai tây chiên, một quả táo, và một chai nước suối loại không có ga, và tự bưng đến bàn ăn ngồi chung với những công nhân. Ngài hành động rất tự nhiên bình thường, như những người lao động.

Anh Paini cho biết: Đức Thánh Cha làm cho mọi người cảm thấy thoải mái. Chúng tôi giới thiệu mình, ngài hỏi làm việc thế nào, có thoải mái không? Chúng tôi kể về những công việc ở đây ngài lắng nghe, và ngài đã khen ngợi những công việc làm của chúng tôi. Ngài nói: Nó đã thực sự tốt đẹp vì các quán ăn và quán cà phê ở khu công nghiệp Vatican đã phục vụ những nhân viên làm việc, như kỹ thuật viên, thợ điện, thợ ống nước, thợ tiện, thợ máy, thợ thủ công, mà còn cả nhân viên của tờ báo Vatican, L'Osservatore Romano nữa.

Ngài còn nói về những di sản của Ý. Trong những câu chuyện cũng bao gồm cả đá banh và nền kinh tế các tờ báo của Vatican đã đưa tin. Toàn bộ thời gian Đức Giáo Hoàng vừa ăn vừa trò chuyện thoải mái. Người ta đã lấy máy ảnh, điện thoại di động và iPad của họ và chụp hình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không cảm thấy bị làm phiền một chút nào cả. Nhiều máy nhấp liên tục, ngài vẫn mỉm cười và ăn ngon lành.

Anh Paini cho tờ báo cho biết. Sau khoảng 40 phút ăn uồng và trò chuyện Đức Giáo Hoàng đã không ở lại cho đến hết giờ ăn trưa.

Claudia Di Giacomo, người đang ngồi sau quầy thu ngân nói: Tôi không có can đảm để tính hóa đơn cho ngài.

Sau khi mọi người chụp hình chung với ngài tấm ảnh của cả nhóm, ngài chúc bình an cho tất cả mọi người nơi đây, rồi ra xe có tài xế chờ sẵn của ngài và tài xế lái xe trở lại nơi cư trú ở Domus Sanctae Marthae.

Paini cho biết chuyến thăm bất ngờ như một tia chớp trong màu xanh. Ai có thể nghĩ rằng! Đức Thánh Cha đến đây và ăn với chúng tôi? Đúng là qúa bất ngờ! Tất cả chúng tôi như còn trong mơ, nhưng nó là một trong những điều tốt nhất đã xảy ra.

Thanh Sơn
 
Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Philadelphia tháng 9 2015, đồng thời sẽ đến Mexico?
Trần Mạnh Trác
16:11 25/07/2014

Tuy chưa có tin chính thức từ Vatican, Đức Tổng Giám Mục Philadelphia Charles J. Chaput nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận lời mời tham dự Hội nghị thế giới gia đình ở Mỹ trong năm tới.

Ngài thông bào tin này trước bài giảng trong Thánh lễ khai mạc Đại Hội Tekakwitha tại Fargo, North Dakota, ngày 24 tháng 7 hôm qua.

Đây là một đại hội cuả người Da Đỏ để tôn vinh Thánh Nữ Da Đỏ đầu tiên và duy nhất là Kateri Tekakwitha và những người thân thuộc còn sống cuả Thánh Nữ, mục đích là để cổ võ linh đạo thánh Tekakwitha. ĐTGM Chaput là một người có gốc Da Đỏ.

Được biết trong tháng 3 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận một bản sao của Chuông Tự Do (Liberty Bell) từ ông Thị trưởng Philadelphia Michael Nutter và Đức Tổng Giám Mục Philadelphia Charles J. Chaput trao tặng trong một buổi tiếp kiến ​​chung tại quảng trường Thánh Phêrô.

"Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với tôi rằng Ngài sẽ đến", Đức Tổng Giám Mục nói với những đồng bào cuả mình khi đề cập đến Hội nghị thế giới gia đình 2015 được tổ chức tại Philadelphia từ ngày 22 đến ngày 27 Tháng Chín năm sau.

"Đức Thánh Cha sẽ ở với chúng ta ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chúa Nhật," ĐTGM nói.

Hôm nay, ngày 25 tháng 7, linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ "sự sẵn sàng để tham dự Hội nghị thế giới gia đình" ở Philadelphia, và đã nhận được lời mời đến thăm nhiều thành phố khác, và đang được xem xét. Những thành phố đã mời gồm có New York, Liên Hiệp Quốc và Washington DC.

Vì lời tuyên bố của đức Tổng quá sớm suả, cho nên Tổng Giáo Phận Philadelphia đã vội vàng minh xác như sau:

"Hiện chưa có xác nhận chính thức từ Vatican hay từ Tòa Thánh về việc tham dự cuả Đức Thánh Cha," thông cáo Tổng Giáo Phân viết. "Chúng tôi vẫn hy vọng rằng một sự xác nhận chính thức sẽ đến khoảng sáu tháng trước đại hội."

Do đó lời tuyên bố cuả Đức Tổng Giám Mục phản ảnh "Niềm ao ước cuả Đức Thánh Cha Phanxicô được tham dự Hội nghị Thế Giới và các cuộc trò chuyện cá nhân giữa Đức Thánh Cha và đức Tổng Giám Mục."

"Chúng tôi cũng được phấn khởi và kích thích hơn" bởi ý kiến ​​của Cha Lombardi, thông cáo cho biết thêm. "Tuy rằng lời tuyên bố ​​của Đức Tổng giám mục Chaput không được coi là một xác nhận chính thức, nó cũng củng cố niềm hy vọng chân thành của chúng tôi sẽ được chào đón Đức Giáo Hoàng tại Philadelphia."

Ngoài ra, một số báo chí truyền thông cuả Mexico cũng đã trích dẫn lời các quan chức chính phủ nói rằng chuyến đi Bắc Mỹ cuả ĐGH cũng bao gồm các điểm dừng chân ở Mexico.

Tuy nhiên Cha Lombardi nói rằng tại thời điểm này "chưa có những hoạt động để bắt đầu một kế hoạch hoặc một chương trình cho một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hay Mexico." Ngài nói tiếp "hãy nhớ rằng vẫn còn hơn một năm nữa mới tới đại hội ở Philadelphia. "
 
Cuộc biểu tình ủng hộ tín hữu Kitô Iraq
Mai Anh
16:15 25/07/2014
BAGHDAD: Tại thủ đô Baghdad của Irak, khoảng 200 người hồi giáo đã tụ họp trước nhà thờ thánh Giorgio của Giáo Hội Công Giáo Caldê để bày tỏ liên đới với các tín hữu kytô, nạn nhân của bạo lực mù quáng đang chịu bách hại từ phía quân binh thánh chiến hồi giáo Isil.

Hôm Chúa Nhật 20-7, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thượng Phụ maronít Liban Bechara Rai có đề cập đến hạn tối hậu mà lực lượng của lãnh tụ hồi Al- Baghdadi đưa ra cho các tín hữu kytô ở Mossul và ngài đã hỏi là “Những người hồi giáo ôn hòa nói gì về điều này?” Cuộc biểu tình của các tín hữu hồi vừa nói trên đây có thể được xem như là câu trả lời cho vấn nạn Đức Thượng Phụ Bechara Rai đưa ra. Có rất nhiều người mang những biểu ngữ viết hàng chữ Kulluna Masihiyyun”, chúng tôi đều là người kytô, hay là mặc áo có mang chữ N, là dấu hiệu mà bọn khủng bố của Califat hồi giáo ghi lại trên cửa gia cư của tín hữu kytô.

Sau khi thánh lễ tại nhà thờ thánh Giorgio kết thúc, các tín hữu kytô ra khỏi nhà thờ và cùng đoàn người hồi giáo biểu tình, hát quốc ca, trước khi kết thúc bằng lời kinh Lạy Cha của Công Giáo và đoạn sura 1 của kinh Coran. Đức Tổng Giám Mục Louis Sako của Baghdad đã cám ơn ban tổ chức cuộc biểu tình liên đới này. Ngài nói: Cuộc biểu dương liên đới này mang lại hy vọng cho một nước Irak mới. Tôi nghĩ đến người trẻ, là những người có bổn phận và sứ mạng thay đổi cục diện hiện nay. Thật là điều đáng xấu hổ và là một tội ác đánh đuổi những người vô tội ra khỏi nhà cửa và tịch thu gia sản của họ chỉ bởi vì họ là người kytô. Toàn thế giới phải vùng lên chống lại những hành vi kinh khiếp ấy. Đức Cha Sako cũng bày tỏ hy vọng là hai cộng đoàn Kytô và hồi giáo sẽ tiếp tục hiệp nhất với nhau để xây dựng một quốc gia Irak mới. (ZENIT 22.07.14)
 
Khủng bố Hồi Giáo nổ bom đánh sập ngôi hầm mộ tiên tri Giôna
Đặng Tự Do
21:44 25/07/2014
Hôm 24 tháng 7, quân khủng bố Hồi Giáo ISIS đã đặt bom làm nổ tung khu hầm mộ của tiên tri Giôna. Khu hầm mộ với hàng trăm năm lịch sử và truyền thống đã biến mất chỉ trong một vài giây.

Khu hầm mộ này ghi dấu nơi chôn cất tiên tri Giôna, được tôn kính trong nhiều thế kỷ bởi cả người Hồi giáo và người Kitô Giáo. Hôm thứ Năm, địa điểm này đã trở thành nạn nhân mới nhất trong chiến dịch tàn phá các đền đài bởi bọn khủng bố Hồi Giáo cực đoan ISIS.

Video thu được bởi người dân địa phương cho thấy hậu quả của sự phá hủy khu hầm mộ này. Toàn bộ các phần của cấu trúc bị sụp đổ. Những phần khác xem ra vẫn đứng vững, nhưng bị hư hỏng nặng.

Một đoạn video khác do chính bọn khủng bố ISIS tung lên YouTube cho thấy một tên khủng bố đang sử dụng một búa tạ để phá hủy các bia mộ thiêng liêng cổ đại.

Điều đáng nói là khu hầm mộ chôn cất tiên tri Giôna này nằm trong một đền thờ Hồi Giáo, và được người Hồi Giáo địa phương rất sùng mộ.

Hôm 29 tháng Sáu, quân khủng bố Hồi Giáo ISIS đã tuyên bố thành lập nhà nước Hồi Giáo bao gồm cả Iraq và Syria. Từ đó, nhiều đền thờ Hồi Giáo Shiite và các nhà thờ Kitô Giáo lần lượt bị đặt bom để đánh sập.

Trong một diễn biến tệ hại khác, hôm thứ Bảy 19 tháng 7, người Kitô hữu cuối cùng của Mosul, nơi đã từng là thủ phủ Kitô Giáo trong 16 thế kỷ, đã phải rời khỏi thành phố theo sau một tối hậu thư của bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS. Các Kitô hữu ở thành phố Mosul bị buộc phải từ bỏ Kitô giáo và nhận Hồi giáo làm tôn giáo của mình, hoặc phải nộp thêm thuế cho các tòa án Hồi giáo Sharia, nếu không sẽ bị tử hình.

Cho đến nay, thành phố, nơi đã từng có 60,000 Kitô hữu trước khi cuộc chiến Iraq bắt đầu, đã không còn một sự hiện diện Kitô giáo nào.

Liên Hiệp Quốc đã mô tả cuộc đàn áp chống người Kitô hữu này là tội ác chống lại nhân loại.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa tu nghiệp về Tòa Án Hôn Phối tại TGM Nha Trang
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:09 25/07/2014
Theo đề nghị của một số Đức Cha, ĐGM Giáo phận Nha trang - Giuse Võ Đức Minh đã có thư trình bày cho HĐGMVN trong Khóa họp tháng 4/2014, về dự kiến tổ chức Khóa bồi dưỡng cho các Linh mục phục vụ công việc Tư pháp của các Giáo phận, cách riêng về Tòa án Hôn phối Giáo phận.

Hình ảnh

Đến tháng 5, Đức Cha Giuse gởi văn thư đến các Giám mục về nội dung chương trình của Khóa bồi dưỡng và mong quý Giáo phận gửi các Linh mục liên hệ đến tham dự.

Thời gian: từ ngày 21-25/7/2014.

Chủ đề: Hôn nhân vô hiệu: Thủ tục và án lý.

Từ ngày 21/7, quý cha từ Cao nguyên đại ngàn, từ miền Tây sông nước và xa xôi mãi tận Lạng sơn đã tề tựu về Nha Trang. Ban tổ chức đã ân cần tiếp đón từ sân bay Cam ranh. Tòa Giám Mục Nha Trang có khuôn viên rộng rãi, với 3 dãy nhà hình chữ U cao 5 tầng hướng về biển tuyệt đẹp. Đứng nơi các tầng lầu nhìn qua Vinpearl khu du lịch nổi tiếng của thành phổ biển.Từ khuôn viên TGM băng qua đường Trần Phú là bãi tắm cát mịn, nước mát trong xanh, sóng nhẹ biển êm giữa trung tâm thành phố.

Có 70 linh mục từ 19 Giáo phận thuộc 3 Giáo tỉnh đã đến tham dự khóa tu nghiệp tòa án hôn phối.

Thánh lễ khai mạc Khoá tu nghiệp được cử hành lúc 5g00 sáng thứ Ba do Đức cha Giuse Võ Đức Minh chủ sự. Trong phần chia sẻ nhân ngày lễ kính thánh Maria Mađalêna, Đức cha đề cập đến hồng ân đức tin mà Maria đã lãnh nhận. Maria Mađalêna đã lần đi trong đêm tối của đức tin nhưng đã được Chúa soi đường mở lối và Maria đã đổi đời, từ một con người tội lỗi trở thành vị thánh. Chúa đã đến với Maria hơn là Maria đã đến với Chúa, Chúa đã ban ơn đức tin hơn là tự thân Maria tin vào Chúa… Chúa cũng yêu thương chúng ta, đã đi bước trước đến với chúng ta mặc dù chúng ta tội lỗi, có nhiều bất xứng…

Thánh lễ ngày khai mạc cũng như các ngày khác trong Khoá tu nghiệp Toà án hôn phối có sự tham dự của nhiều Nữ tu thuộc 9 Hội dòng và Tu hội đang theo học Khoá bồi dưỡng Thần học năm 2014 tại Toà Giám Mục Nha Trang từ ngày 1 đến 31/7/2014.

Khởi đầu những ngày chia sẻ và học hỏi, Đức cha Giuse đã hiện diện và ban huấn từ khai mạc. Ngài đề cập đến bí tích Hôn phối là bí tích cao quý mà chính Chúa Giêsu đã thiết lập: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết loài người không được phân ly”. Ngài nhắn nhủ các tham dự viên: việc quy tụ nơi đây không phải là tìm cách tháo gỡ những gì Thiên Chúa đã liên kết, nhưng tìm cách giúp cho đời sống hôn nhân thêm phong phú và trong sáng, theo đúng ý định của Thiên Chúa, ngõ hầu mang lại hạnh phúc cho con người, nhất là những người nghèo, những người cô thân cô thế, những người bị thiệt thòi trong đời sống gia đình.

Đức cha Giuse gọi các linh mục làm việc tại các tòa án hôn phối là “những mục tử làm công việc mục vụ đặc biệt”. Công việc của anh em làm là công việc mục vụ mà từ trước đến nay ít người làm. Một phần là thiếu những điều kiện hay thậm chí thiếu khả năng. Vì vậy người ta nhìn công việc đại diện tư pháp hay tòa án hôn phối như một cái gì quá chuyên biệt, quá lý thuyết, không có liệt kê vào lãnh vực mục vụ. Đó là một công việc mục vụ vô cùng cao cả. Bởi vì quá khó cho nên người ta ngại, mà khi ngại, thì đứng xa và nhìn với thái độ “kính nhi viễn chi”, đứng từ xa mà nhìn thôi.

Hôn nhân và gia đình là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, công trình của yêu thương và thánh thiện, chính Thiên Chúa đã muốn điều đó. Rồi Chúa Giêsu lại nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Êphêsô nói rất rõ: Như Chúa Kitô yêu thương Hội thánh, thì người cHồng Yêu thương người vợ như vậy. Sự gắn bó không chia lìa giữa Chúa Kitô và Hội thánh là hình ảnh, là mô hình thật sự của hôn nhân Kitô giáo. Hôn nhân là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, công trình của yêu thương và thánh thiện. Thiên Chúa luôn chúc lành: Hãy sinh sôi nảy nở để tiếp nối tình yêu thương, tiếp nối sự sống, tiếp nối sự sáng là chính Thiên Chúa. Chúa Giêsu trong hai đoạn Phúc âm (Mt 5,32; 19,9) đã nói về gia đình. Ngài khẳng định: gia đình không có phân ly. Đó là ý của Thiên Chúa và đó là Bí tích mà Chúa Giêsu thiết lập trong Giáo Hội. Hôn nhân gia đình, chương trình sáng tạo của Thiên Chúa khôn ngoan và thánh thiện.

Nhưng Chúa Giêsu lại nói, ngoại trừ nố trong (Mt 5,32; 19,9) viết bằng tiếng Hy lạp thì rõ ràng hơn: Porneia. Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là: “ngoại trừ nố dâm bôn”, không ai hiểu bao nhiêu. Phụng vụ giờ kinh lại dịch: “ngoại trừ hôn nhân bất hợp pháp”. Các chú giải kinh thánh và các chú giải thần học luân lý đều nói rằng câu này quá khó. Mỗi chữ ai cũng hiểu nhưng dịch nó làm sao, không đồng điệu với nhau. Bên Giáo Hội Chính Thống giáo dịch Porneia là: “ngoại trừ ngoại tình”, vì thế ai ngoại tình thì được ly dị. Nhưng các Giáo Hội khác lại nói Porneia không thể dịch là ngoại tình được. Tôi xin được chú giải câu này một chút. Porneia do tiếng Poner là cô điếm, và đó có thể là lý do mà cha Thuấn dịch là dâm bôn. Tôi kính trọng mọi người ngay cả những người phải sống bằng nghề đó, nhưng mà khi gọi là điếm thì nó không có tự do. Mục đích không phải tình thương, mà mục đích là để có tiền và hưởng lạc, và phải làm bộ là thương, yêu, gắn bó, giả hình, bị áp lực... và từ đó Porneia là cái nố mà nếu người đàn ông và người đàn bà sống với nhau không có tự do, không thành thật, giả hình, bị áp lực bằng nhiều phương thế, thì Chúa Giêsu nói cuộc hôn nhân giữa người nam và người nữ khi đã kết ước rồi thì vĩnh viễn không có ly dị, ngoại trừ cái nố không rõ ràng, đánh lừa, gian xảo, áp lực... Cho nên chú giải chữ Porneia theo ý nghĩa đó. Và từ ngữ này, tôi không dám coi chú giải của tôi là đúng hoàn toàn, tại vì truyền thống của Giáo Hội hơn 2000 năm nay chưa ai dám nói rằng Porneia nghĩa là gì trong cái nhìn của Chúa Giêsu. Chính Thống giáo nói đó là ngoại tình, hay bản dịch dâm bôn như bản dịch Cha Thuấn dịch, hay là Hôn nhân bất hợp pháp, bản dịch (TOB) cũng dịch là Hôn nhân bất hợp pháp... nhưng chữ Porneia giúp cho mình thấy đó không phải là hôn nhân theo ý của Chúa Giêsu và theo ý của Thiên Chúa.

Đức Cha Giuse cũng căn dặn: anh em làm việc tòa án hôn phối là chạm tới những điều liên quan tới ý của Thiên Chúa, và việc thiết lập bí tích hôn nhân trong cái nhìn của Chúa Giêsu: “Bất khả phân ly”, ngoại trừ cái nố Porneia. Rồi anh em lại chạm tới những điều liên quan tới truyền thống của Giáo Hội Công Giáo chúng ta. Do đó, tôi xin anh em hiểu cho đúng khóa tu nghiệp này không phải là học, chia sẻ để gỡ các nố hôn nhân nhưng anh em làm cho các nố hôn nhân được trong sáng hơn, được vững vàng hơn, được đúng ý của Giáo Hội, ý của Chúa Kitô và ý của Thiên Chúa. Và như vậy, xin anh em hãy loại bỏ khỏi ý tưởng của anh em bảo rằng lúc này Giáo Hội dễ quá, tháo gỡ một cách dễ dàng như một số dư luận nói liên quan đến toàn án hôn phối. Không, tôi xin anh em hãy lưu ý chuyện đó. Không phải Giáo Hội dễ hay không dễ, nhưng Giáo Hội làm đúng ý của Thiên Chúa, và khi đúng ý của Thiên Chúa thì hôn nhân gia đình mới được chúc phúc, mới được những ơn mà Thiên Chúa dành để riêng cho những người như là hình ảnh của Thiên Chúa, là tình yêu, là sự sống, là sự sáng.

Một lần nữa, tôi nói rằng, công việc của anh em về toàn án hôn phối là một công việc mục vụ rất cao cả, một công việc mục vụ thay mặt cho Giáo Hội, thay mặt cho giám mục, thay mặt cho linh mục đoàn của mình để phục vụ. Mà chính vì vậy tôi ước mong anh em hãy trân trọng những giá trị của hôn nhân gia đình theo ý của và Hội thánh, còn những gì mà chúng ta gọi là tháo gỡ là bởi vì nó không phải là hôn nhân, Porneia có một tí gì đó là điếm đà, nó không phải hôn nhân. Chúng ta là tách ra một cách rõ ràng minh bạch để làm cho hôn nhân gia đình trong sáng theo ý của Thiên Chúa, của Chúa Kitô và của Hội thánh Công Giáo chúng ta.

Bài huấn từ kết thúc với tâm tình mục tử của Đức Cha Giuse. Khi Vua Louis lên tòa phân xử, bà mẹ nói rằng, mẹ không can thiệp vào việc của con, mẹ chỉ xin con một điều, là khi phân xử con hãy nghiêng về người nghèo, những người phận nhỏ, những người cô thế cô thân. Đó là tâm tình của mẹ thánh Louis. Và trong phân xử, thưa anh em, qua kinh nghiệm mục vụ, chúng ta dễ bị choáng ngợp bởi những người có tiền, có quyền, có danh giá, doanh nhân... Nhưng tòa án hôn phối là công việc mục vụ cao cả thì mục vụ phải nhắm tới người nghèo, những người thất thế, những người không biết thưa gởi, những người hoạn nạn.Và như thế tòa án hôn phối Giáo Hội Công Giáo, của các Giáo phận Việt Nam chúng ta sẽ là công việc mục vụ tuyệt vời. Xin Chúa Thánh Thần ở với anh em, và cầu chúc cho khóa tu nghiệp của chúng ta đạt được những kết quả như lòng Chúa mong muốn.

Qua 4 ngày, các tham dự viên đã lắng nghe các bài thuyết trình của các chuyên viên Giáo luật: Cha Gioan B. Lê Ngọc Dũng, GP Nha Trang (tiến sĩ Giáo luật và Tiến sĩ Thần học Luân lý); Cha Giuse Huỳnh Văn Sỹ, GP Qui Nhơn (tiến sĩ Giáo luật); Cha Đôminicô Nguyễn Văn Mạnh, GP Đà Lạt (tiến sĩ Giáo luật). Có nhiều câu hỏi thực tiễn đặt ra đã tạo nên nhiều cuộc thảo luận sôi nổi.

Giữ nhiệm vụ điều phối và thuyết trình chính cho Khoá tu nghiệp này là cha Gioan Baotixita Lê Ngọc Dũng. Chủ đề của khoá tu nghiệp được khai triển qua các đề tài: (1) Tổng quát về tòa án hôn phối; (2) Thủ tục tòa án hôn phối; (3) Tố tụng dựa trên tài liệu; (4) Kết hôn do sợ hãi; (5) Thiếu khả năng kết hôn; (6) Vô tri khi kết hôn; (7) Lầm lẫn do lường gạt; (8) Kết hôn với điều kiện; (9) Kết hôn gian ý.

Phần thực hành, các linh mục tham dự nghị án một vụ án với nhiều tranh luận lý thú của Ban Tòa án hôn phối Gp Nha trang. Các buổi chiều dành thời gian thực tập nên các tham dự viên được chia ra 12 tổ làm thành 12 tòa án và cùng nghị án mỗi buổi chiều một hồ sơ rồi đúc kết với nhiều tranh luận và phản biện sôi nổi.

Mỗi ngày mới đều khởi đầu bằng Kinh sáng, Nguyện gẫm, Thánh Lễ.

Sau buổi học ban chiều có 1 giờ đi tắm biển.

Giờ Kinh Chiều chung.Ban tối tự do đi dạo phố biển, riêng tối thứ Năm có họp mặt giao lưu chia sẻ trong tình huynh đệ linh mục.

Các tham dự viên được phục vụ thật tận tình chu đáo.

Thánh lễ bế mạc sáng thứ Sáu, lễ kính thánh Giacôbê Tông đồ. Đức Cha Giuse chủ tế và giảng lễ. Ngài gợi ý cầu nguyện, chúng ta nhớ là Chúa xây dựng Giáo Hội trên nền tảng các Tông đồ, vậy hãy cầu nguyện cho các Giám mục chính tòa và các Giám mục cách chung. Các linh mục phó tế tu sĩ giáo dân gắn bó một lòng một ý với Giám mục, chính Thiên Chúa quan phòng đặt để tại Giáo Hội địa phương. Dâng lời tạ ơn Chúa và cám ơn nhau. Những ngày gặp gỡ chia sẻ trao đổi đã tạo nên sự hiệp thông sâu xa trong công việc vụ sẽ thi hành tại các Giáo Hội địa phương.

Bữa tiệc ban trưa có Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Đức ông Đỗ Quang Sách, cha Giuse lê Văn Sỹ, TĐD kiêm Quản Hạt Nha Trang cùng tham dự.Cha Antôn Dương Quỳnh TĐD GP Huế thay mặt anh em linh mục cám ơn Đức Cha Giuse và ban tổ chức. Cám ơn Đức Cha đã quy tụ, tạo cơ hội quý báu cho anh em được gặp nhau trong tình huynh đệ linh mục. Cám ơn ban tổ chức đã chuẩn bị chu đáo để trợ giúp anh em những hiểu biết cần thiết và phong phú, đi vào vấn đề mục vụ chuyên sâu và phức tạp phán xứ các vụ hôn phối. Cám ơn cha quản lý đã chuẩn bị mọi sự về vật chất, tạo mọi điều kiện cho anh em hưởng những ngày dự khóa tu nghiệp với các tiện nghi thuận lợi. Khóa tu nghiệp tòa án hôn phối thật cần thiết và bổ ích trong việc phán xứ các nố hôn phối. Ước gì cứ vài năm một lần, chúng con lại được tu nghiệp thêm để công việc phục vụ của chúng con luôn được canh tân không ngừng. Bó hoa tươi thắm kính dâng lên Đức Cha bày tỏ lòng biết ơn chân thành của anh em chúng con.

Khóa tu nghiệp đã trang bị nhiều hành trang quý báu cho anh em linh mục đang làm mục vụ tại các ban tòa án hôn phối các giáo phận. Các chuyên viên vừa là giáo sư chủng viện vừa là đại diện tư pháp tại giáo phận nên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nhiều ví dụ cụ thể chia sẻ thật bổ ích.

Luật pháp bảo vệ kết ước hôn nhân. Khi hôn nhân đã được diễn ra cách bình thường theo đúng luật quy định thì hôn nhân đó thành sự. Cách nói “giải gỡ hôn nhân” hay cho “tiêu hôn” có thể làm nhiều người hiểu cách đơn giản rằng tòa án hôn phối Giáo Hội là xác định những yếu tố chỉ có chức năng là phân biệt đúng sai như tòa án dân sự hoặc hiểu lầm là Giáo Hội cũng cho phép li dị như tòa đời. Công việc chính của tòa án hôn phối Giáo Hội là xác định những yếu tố để có thể khẳng định sự hữu hiệu hay vô nhiệu của hôn nhân. Tòa án hôn phối Giáo Hội sau khi tìm hiểu kỹ càng đã tuyên bố hủy bỏ những kết ước hôn nhân nào đó mà thực chất là vô hiệu hay không hữu hiệu, đều nhằm cho con người hạnh phúc và tạo điều kiện cho con người có được một giao ước hôn nhân đúng theo ý định của Thiên Chúa và Giáo Hội.

Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, anh em linh mục làm việc tại các tòa án hôn phối Giáo Hội sẽ đạt được những kết quả như lòng Chúa mong muốn.

TGM Nha trang 25.7.2014
 
Văn Hóa
GPS
Lm Vũđình Tường
05:43 25/07/2014
Nhóm sinh viên năm thứ nhất tổ chức leo núi vui chơi mùa hè. Chương trình đi là một tuần lễ vừa leo núi vừa vượt đồi tắm suối. Cuộc du ngoạn hứa hẹn nhiều thú vị cho những bạn trẻ đầy sinh lực. Người nào cũng chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi, hành trang gọn gẽ và ngày ra đi càng gần, tâm tình càng háo hức. Một số cẩn thận chuẩn bị trước cho chuyến đi bằng cách tập thể dục, tập chạy, nhảy và leo cao hy vọng chuyến đi sẽ thú vị hơn.

Ngày ra đi ai cũng tụ họp đông đủ sớm và thân nhân cũng tiễn đưa với những lời chúc thật đẹp, chúc đi bằng an và về an toàn. Mọi sự tốt đẹp ngoài sự mong đợi của cả nhóm. Sau hơn tuần lễ vui anh em kẻ muốn về, kẻ háo hức muốn kéo dài cuộc chơi thêm vài ba ngày nữa. Cuối cùng thì đại đa số muốn đi thêm nên mọi người cùng hưởng ứng. Một số nhớ nhà và cẩn thận báo tin cho gia đình biết yên tâm là họ muốn đi thêm vài ba ngày nữa nên chưa phải đưa đón. Người nhà yên trí vì có tin báo cuộc chơi kéo dài hơn dự định.

Suốt tuần qua người ta dựa vào điện thoại cầm tay và những dụng cụ điện tử hướng dẫn chuyến đi. Không ai nhớ tới việc dụng cụ điện tử đều có thời gian phải thay pin, sạc điện. Giữa nơi núi rừng thì làm sao có pin mới để thay, có điện để sạc cho máy. Thế là những điện đồ trong máy đều trở thành vô dụng. Giá trị của nó còn đấy vì khi về nhà có điện nó lại trở nên hữu dụng nhưng hiện tại chúng trở thành vô dụng, vật chết không thể thông báo tin tức. Ban tổ chức phải tự tìm cách hướng dẫn đoàn người. Điều khó khăn là những sinh viên năm thứ nhất người nào cũng tự tin vào khả năng hiểu biết của mình. Thành quả lớp mười hai tạo cho họ cảm giác họ có đủ kiến thức phổ thông để đương đầu với mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến đâu sức trai tráng cộng với kiến thức thành quả trung học tạo cho họ niềm tin vào khả năng chính mình. Niềm tin và tự hào này là điều tốt cho tương lai vì giúp họ thành công trong sự nghiệp nhưng trong hoàn cảnh hiện tại niềm tin và tự hào này gây trở ngại khó khăn cho ban tổ chức khi muốn nối kết đoàn người với nhau. Một vài ngày đầu người ta còn lắng nghe. Sau vài ba ngày mối rạn nứt âm thầm xuất hiện giữa nhóm lãnh đạo, tính cộng đoàn bắt đầu có bè, có mối. Nhóm nào cũng muốn dùng ảnh hưởng của mình, trí thông minh của mình bày tỏ cách thế cho là mình đúng. Dù tất cả đều là đoán mò vì không còn GPS chỉ đường. Đâu là đường đúng dẫn về xóm làng nơi có điện, có nước, có gia đình, tổ ấm. Thực phẩm khô thì không lo vì còn khá nhiều, hơn nữa cũng có nhiều thú rừng quanh quẩn nếu cần có thể cạm bẫy, nước cũng không ngại vì chỗ nào cũng có nước nấu sôi là có thể dùng. Vấn đề cam go là lối ra nào là con đường ngắn nhất, gần nhất dẫn về nhà. Không bản đồ, không đường đi ngoài đường mòn thú rừng chạy, GPS trở thành vô dụng nên người ta phải dựa vào nhau để giải quyết vấn đề tìm hướng đi. Cuối cùng thì ban đại diện bó tay vì không còn đủ tư cách nối kết nhóm. Việc chia bè, kết phái là điều không thể tránh. Bởi có bè phái nên có chỉ trích, chê bai là điều không thể tránh. Một số còn tin tưởng chia nhóm sớm có lợi hơn vì họ tin có thể tìm đường về nhanh hơn là cùng đi chung để cả lũ cùng lạc, cùng khổ và có thể cùng chết. Tư tưởng này dẫn đến việc phát sinh lãnh đạo mới. Ai có chút kiến thức hơn người cũng tự cho là mình đúng. Cuối cùng những phe nhóm lần lượt tìm kẻ tin theo tự dẫn đường. Sáng sớm hôm sau một vài lều nhổ trại ra đi; hôm sau nữa lại một vài lều cuốn gói bước vào rừng thẳm và cuối cùng thì ban đại diện đành để mạnh nhóm nào, nhóm đó tự lo. Nhóm đông nhất còn lại là Ban tổ chức. Ban tổ chức kêu gọi tập trung, đoàn kết. Miệng ho hoán nhưng mấy ai nghe theo. Ban tổ chức cũng không tin vào khả năng tìm đúng đường vì chính họ cũng lạc như những người khác nhưng họ tin đi chung đoàn để hỗ trợ nhau khi cần thiết, tại nạn, thú dữ, bệnh tật có thể giúp đỡ nhau. Những điều này cần nhưng không đủ mạnh để gắn bó toàn đoàn. Cuối cùng mạnh nhóm nào nhóm đó tự quyết. Ban tổ chức cuối cùng cũng mò mẫm. Sau vài ngày mệt mỏi, nơi dừng chân là suối nước một anh bạn vai đeo balô toàn vật lỉnh kỉnh soi bóng mình trong nước. Mắt anh bắt gặp cái baolô trên vai in hình trong lòng suối. Theo làn nước sóng sánh anh nhận ra bản đồ vẽ rất đơn sơ nơi nhóm anh đang du ngoạn. Bỏ balô trên vai xuống anh nhìn kĩ hơn và nhận ra quả thật balô có in hình vùng núi rừng nơi họ du lịch. Hình in rất đơn giản các ngọn núi chính và khe suối lượn quanh vùng. Lòng rộn lên vui sướng. Anh hét như gặp được sự sống mới. Cái phao cấp cứu của cả nhóm. Mấy bạn anh nghe anh thét tưởng anh bị nạn đang ngồi ngấp ngưởng đâu đó vội chồm đứng dậy phóng về phía anh. Vui mừng khôn tả, anh không biết nói sao, tay chỉ vào cái balô nằm trên mặt đất. Kẻ tưởng rắn bò vào balô, kẻ nghĩ bò cạp, kẻ khác lại cho là nhện độc hoặc một loại côn trùng nào đó mà anh sợ. Cuối cũng cũng vỡ lẽ ra. Tấm bản đồ vùng núi rừng in vào balô. Nó đơn sơ nhưng cũng là chỗ dựa cho cả nhóm. Thế là cả nhóm tụ lại tính toán, bàn thảo. Tìm con đường ngắn nhất về nơi an toàn. Sau k hi bàn thảo, lí luận, suy tính cuối cùng cũng có chung giải pháp mọi người đồng í thi hành. Kết quả cả nhóm về nhà bình yên. Tin nhóm anh về nhà bằng yên lan nhanh hơn chớp giật. Mọi người trong làng kéo lại kẻ mừng người tìm tin tức thân nhân. Vài ba ngày sau nhóm thứ hai cũng về đến nơi nhưng vất vả, đau khổ hơn nhiều. Hai trong số kẻ bị đá xẻ chân, kẻ khác sai khớp. Tuần sau nữa có nhóm về đến nhà nhưng có kẻ chết để xác lại rừng sâu. Một số nhóm lạc trong rừng thỉnh thoảng cũng gặp nhau chia sẻ tin tức rồi đường ai nấy đi. Nhóm tìm đường về trở lại cứu, có gặp họ nhưng họ từ chối không muốn theo viện lí đã quen với lối sống hoang dã nên không muốn thay đổi.

Đường đời là thế, đường đức tin vũng vậy. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đi theo Ngài nhưng không vạch ra một đại lộ huy hoàng rộng rãi với các bảng chỉ đường rõ ràng. Ngài chỉ đưa ra phương châm sống: yêu thương và tha thứ. Ngoài ra thì đường nào, lối nào, cách nào đều không rõ ràng. Ngoài giáo huấn của Ngài ghi trong Kinh Thánh và ban lãnh đạo là Giáo Hội trần thế đại diện là Đức Thánh Cha thì không còn kim chỉ nam nào khác. Kinh Thánh không phải là con đường hay bảng chỉ đường. Chính Đức Kitô là đường. Giáo huấn của Ngài hướng dẫn người đi đường. Hướng dẫn này cần có người giải thích, chỉ bảo tránh được hiểu sai, dịch sai lạc í nghĩa Kinh Thánh. Có Kinh Thánh trong tay vẫn cần có người thông dịch, giải thích, hướng dẫn để hiểu đúng í Kinh Thánh. Nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất, đúng nhất khi giảng giải Kinh Thánh chính là Giáo Hội Chúa nơi trần thế. Từ chối sự hướng dẫn của Giáo Hội sẽ lạc vào rừng sâu thẳm, tối tăm không đường đi, lối bước. Trong rừng già thường có dấu vết đi lại hay là đường mòn của thú vật. Lần mò theo đưởng mòn thú vật chạy quanh sẽ một là đến giòng suối hai là đến hang thú vật. Từ chối người hướng dẫn đáng tin cậy nhưng chọn đi theo vết chân thú thì chọn lựa nào có lợi hơn. Điều nghe có vẻ nghịch lí là kẻ lạc đường lại là người đang đi trên đường nhưng bị lạc. Lạc đường không có nghĩa là đi trong ruộng, đi trong rừng hay đi trên suối. Lạc đường là không đi đúng con đường định đi để đến đích muốn đến. Lạc đường thường dẫn đến nơi không định đến hoặc dẫn đến đường cùng. Đường cùng chính là đường không lối thoát. Kẻ lạc đường vất vả, cực nhọc và gặp nguy nhiều hơn người đi đúng đường. Con đường đúng chỉ có một đó là con đường mà Đức Kitô thiết lập khi Ngài tuyên bố: Thầy là đường, là sự thật.

Ngài là con đường và là con đường thật, không phải đường dẫn đến lạc lối hay diệt vong mà là con đường dẫn đến sự sống trường sinh. Chọn Ngài là chọn đúng đường, chọn sự sống đời đời.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Câu chuyện truyền giáo Paraguay: Mục Vụ Mùa Đông 2014
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
15:14 25/07/2014
PARAGUAY – MỤC VỤ MÙA ĐÔNG 2014

Mục Vụ Mùa Đông 2014

Sau những ngày World Cup 2014 nóng bỏng với sự thất bại thảm hại của nước chủ nhà Brazil trong trận bán kết, và chiếc Cup vô địch lại bị “Cỗ Xe Tăng” Đức lấy đi khỏi Nam Mỹ làm ứng cử viên nặng k‎í Argentina đầy luyến tiếc. Người dân Nam Mỹ bước vào hai tuần nghỉ Đông để tránh cái lạnh thấu xương vì Nam Mỹ lúc này đang là mùa Đông.

Chúng tôi cũng tranh thủ thời gian này để đưa các em chủng sinh lúc này cũng được nghỉ Đông tham dự kỳ mục vụ mùa Đông ở những vùng hẻo lánh mà ở đó người dân đang khao khát Lời Chúa.

Theo dự tính ban đầu, chúng tôi sẽ đi mục vụ ở một giáo xứ miền quê phía Nam của Paraguay vì nơi đó một anh em linh mục cùng Dòng phải coi sóc cả trăm giáo điểm ở vùng đất đỏ. Chúng tôi đã khởi hành từ rạng sáng và phải lái xe đến 8 tiếng đồng hồ liên tục để tới các giáo điểm. Tuy nhiên, trên đường đi thì trời lại mưa rất lớn nên chúng tôi phải dừng lại để liên lạc xem liệu có vào được không. Người anh em linh mục ở đó trả lời rằng rất khó vào vì đường xình lầy do mưa lớn và đất đỏ nên trơn trợt và nguy hiểm vì ở đó khi trời mưa bão thì nội bất xuất, ngoại bất nhập, chỉ có trực thăng mới có thể đi vào để cứu trợ. Chúng tôi đành phải nghỉ tạm ở một giáo xứ bên cạnh quốc lộ để chuyển qua phương án II.

Sau một đêm ngủ tạm bất đắc dĩ đầy lo lắng ở một giáo xứ ven đường, chúng tôi lại khởi hành để đến vùng Đông Bắc của Paraguay khoảng hơn 10 giờ lái xe nữa, chúng tôi đã đến một giáo xứ vùng quê khác lúc chập tối để cho các em chủng sinh tham gia mục vụ mùa Đông nhằm tránh đi những ngày quá rãnh rỗi mà sinh những chuyện không hay vì “nhàn cư vi bất thiện”.

Vùng Nam Mỹ năm nay mưa rất nhiều và người ta gọi đây là hiện tương “El Niño”. Theo Wikipedia tiếng Việt thì “El Niño” (phát âm như "eo ni-nhô") là hiện tượng trái ngược với “La Niña” {tiếng Tây Ban Nha: “El Niño” (bé trai) và “La Niña” (bé gái)}, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng “El Niño” xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nó cũng mãnh liệt hơn. “El Niño” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Hài Đồng hay bé trai", có ý nói đến Chúa Giêsu Hài đồng. Cứ trung bình 3-10 năm, ngư dân vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý, nhưng nó vẫn tồn tại có chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là “El Niño” để đánh dấu thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng Sinh.

Trong khí tượng học người ta còn gọi hiện tượng “El Niño” là Dao động phương Nam (Southern oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng “El Niño” có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ “El Niño” dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên.

Trái ngược với “El Niño”, “La Niña” (phát âm là La Ni-nha) là hiện tượng thường bắt đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng hai năm sau. “La Niña” sẽ xảy ra ngay sau khi hiện tượng “El Niño” kết thúc. Hiện tượng “La Niña” (hay còn gọi là anti- El Niño hay el Viejo, đối trọng với El Niño) thuộc dòng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua.

Một cuộc tranh cãi về ý nghĩa các khái niệm của các nhà tu từ học là tại sao khi trời mưa bão thì người ta lại dùng khái niệm “El Niño” (bé trai) trong khi trời khô hạn lại dùng khái niệm “La Niña” (bé gái)? Rất nhiều nhà tranh đấu nữ quyền đã phản bác khái niệm trái nghịch này vì cho rằng “La Niña”, cũng có nghĩa biểu tượng là phồn thực, tươi mát, sinh động, mầu mỡ, dễ thương… Thật sự các khái niệm trên đây chỉ nói lên hiện tượng biến đổi khí hậu mà thôi.

Trở lại chuyện mục vụ mùa Đông với các em chủng sinh. Sau một đêm ngon giấc vì đường xá xa xôi, chúng tôi lại bắt tay vào việc để thăm các giáo điểm vùng xa này dù không nằm trong kế hoạch định sẵn.

Cha xứ đã giao cho chúng tôi viếng thăm các cộng đoàn mà cả năm mới có được một thánh lễ. Ở đây trời cũng mưa nhưng đường xá khá hơn vì là đất cát nên dù có bị lụt lội thì đất cát cũng mau khô ráo hơn. Các em chủng sinh chia nhau thành từng nhóm nhỏ để thăm các gia đình và trò chuyện với họ vì người dân ở đây rất niềm nở tiếp khách và sẵn sàng lắng nghe những người mà họ gọi là Pa’í (linh mục) hai Pa’írã (chủng sinh) đến từ nơi xa. Người dân địa phương họ chỉ nói tiếng Guarani nên các em chủng sinh rất dễ gần vì phần lớn các em đến từ các gia đình miền quê nói tiếng Guarani nhiều hơn tiếng Tây Ban Nha. Chính nhờ những chuyến đi truyền giáo hàng năm này đã giúp các em có cơ hội hiểu rõ hơn về người dân nước mình và những gì họ cần làm cho hành trình tương lai của họ như những nhà truyền giáo.

Một Nữ tu thân quen ở Việt Nam khi mới nhận bài sai truyền giáo ở Tây Nguyên tỏ ra lo lắng vì từ khi đi tu đến giờ gần 20 năm mà chỉ ở trong Nhà Mẹ, nay mới được sai đi phục vụ ở xa đã tâm sự với chúng tôi và chúng tôi có nói với Soeur là đừng quá lo lắng vì mình đã chấp nhận đi tu là chấp nhận thách đố, giống như chấp nhận lập gia đình là cũng chấp nhận tất cả những điều may mắn cũng như rủi ro. Khi Nữ tu trẻ này đến vùng truyền giáo được một tuần, Soeur bắt đầu chia sẻ với chúng tôi là rất khâm phục các nhà truyền giáo khi phải sống xa quê hương với ngôn ngữ, văn hóa bất đồng nhưng đã chấp nhận tất cả. Soeur nói sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để thích ứng với môi trường mới dù có khó khăn nhưng vẫn có chung một nền văn hóa.

Có hai kỷ niệm vui trong những ngày mục vụ này mà chúng tôi muốn chia sẻ. Niềm vui đầu tiên là chúng tôi làm lễ cưới cho một đôi tân hôn mà cô dâu bị câm điếc và là con gái độc nhất của ông trùm họ. Dù bị câm điếc nhưng cô dâu này thật đẹp và thông minh. Thông thường thì khi làm đám cưới thì đôi tân hôn phải học thuộc lòng nghi thức thề hứa và trao nhẫn, nhưng bên này chúng tôi thống nhất là vị chủ tế sẽ dùng nghi thức vấn đáp và những cặp phối ngẫu chỉ việc trả lời mà thôi. Khi chúng tôi hỏi cô dâu câm điếc này, cô ta nhìn vào khẩu ngữ của tôi và mấp máy đôi môi thì chúng tôi hiểu ngay là cô ta ưng thuận và hoàn toàn tự do mà không bị ép buộc. Chúng tôi cũng nhắn nhủ chú rễ và gia đình hai bên luôn cố gắng vun đắp và giúp đôi tân hôn này có được một gia đình hạnh phúc vững bền vì chuyện hôn nhân hiện nay giữa những người bình thường đã khó huống chi là giữa một người vừa khiếm ngôn vừa khiếm thính (câm-điếc) kết hôn với một người binh thường với biết bao dị nghị thì khó khăn gấp bội.

Niềm vui thứ hai là trong dịp này chúng tôi cũng cử hành một thánh lễ bổn mạng cho một giáo điểm. Trời lạnh cóng nhưng chúng tôi cũng cố đến đúng giờ. Vậy mà chẳng có người nào. Đợi một hồi lâu thì bà trùm họ mới đến và bắt đầu ngồi uống Mate (trà nóng) để giết thời giờ trong khi đợi mọi người đến. Thánh lễ cũng diễn ra sốt sắng và người ta cũng dâng lễ vật nào là chuối xanh, đậu phộng và trái cây. Trước khi phép lạnh cuối lễ thì họ cũng nghêu ngao hát và đi mấy vòng quanh xóm để kiệu thánh bổn mạng. Nhìn thấy người dân đơn sơ, chất phát mà mình cũng muốn trở lại cảnh hai lúa ngày xưa để có thể làm những gì mình thích mà không sợ bị cho là lố bịch.

Đại Hội Liên Tu Sĩ Toàn Quốc

Cũng trong những ngày nghỉ Đông này, Liên Tu Sĩ Paraguay đã tổ chức Đại Hội lần thứ 55 để cho tất cả các tu sĩ đang làm việc ở Paraguay có dịp gặp gỡ nhau và chia sẻ với nhau những thách đố, khó khăn mà họ gặp phải trong đời sống cộng đoàn cũng như mục vụ, và cũng để cập nhập những tin tức chính thống về tinh hình kinh tế, chính trị, xã hội và Giáo Hội trong một thế giới kỹ trị không ngừng biến đổi từng ngày khiến người tu sĩ không thể dùng chân tại chỗ.

Đại Hội lần này qui tụ hơn 500 tu sĩ nam nữ từ tất cả các Hội Dòng và Tu Hội trong cả nước đang làm việc ở Paraguay không phân biệt trẻ già. Năm ngoái cũng trong Đại Hội, hai nam tu sĩ đã được Đức Thánh Cha bổ nhiêm giám mục và năm nay cũng vậy, Đức Sứ Thần Tòa Thánh cũng đã công bố có 2 nam tu sĩ được Đức Thánh Cha bổ nhiệm để thay thế cho một giáo phận trống tòa và một giáo phận có vị giám mục vừa mới nghỉ hưu khi tròn 78 tuổi. Người dân ở Paraguay rất kính nể giới tu sĩ và mỗi năm khi tổ chức Đại Hội thì nhiều báo đài đến phỏng vấn, viết bài vì Liên Tu Sĩ Paraguay có tiếng nói rất mạnh trong chính trường Paraguay khi dám nói, dám làm khiến các chính trị gia cũng rất nể phục.

Trong ngày đầu tiên, Đại Hội có mời ba vị tiến sĩ phân tích về tình hình kinh tế, chính trị và Giáo Hội của đất nước để các tu sĩ có cơ hội cập nhật những thông tin mà họ chỉ nghe thiếu cơ sở. Hai vị tiến sĩ trình bày những vấn đề nhạy cảm về chính trị và kinh tế mà nếu chuyện đó nói ở các nước độc tài thì có lẽ mấy nhà phân tích kinh tế chính trị này sẽ bị vào tù ngay. Ở một quốc gia dân chủ nhỏ bé như Paraguay, người dân có thể chỉ trích những điều mà Tổng Thống và Quốc Hội làm sai hay nói mà không làm nếu họ có đầy đủ bằng chứng mà không hề sợ bị bắt hay làm khó dễ vì Tổng Thống hay các Nghị Sĩ Quốc Hội chính là những người mà người dân bầu lên để cai quản đất nước. Kế đó, một nữ tiến sĩ chuyên ngành báo chí có 20 năm kinh nghiệm trong ngành làm báo đã nói về Giáo Hội dưới con mắt của một nhà báo để các bậc tu trì và các “đấng” được nghe một cách đa chiều về tình hình Giáo Hội trong nước trong những tháng vừa qua. Có thể là một nỗi đau khi chính những giáo dân mà đại diện là vị tiến sĩ ngành báo chí nói lên những suy nghĩ của họ với hàng giáo sĩ và các bậc tu trì về những khiếm khuyết, những tật xấu của người đi tu khiến nhiều người ngày xa lánh hoặc không muốn đến nhà thờ nữa. Nhưng thà đau một lần rồi mình biết nhận ra mà sửa đổi còn hơn là cứ để âm ỉ rồi có ngày phải trả giá đắt. Chính nữ nhà báo này đã cho chúng tôi những hình ảnh và bài viết thuyết phục, mang tính đa chiều khi nói về những điều vừa xảy ra tại Giáo Hội Paraguay đến nỗi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô phải gởi đặc phải viên từ Tòa Thánh đến điều tra. Khi vị Hồng Y từ Tòa Thánh đến điều tra trong những ngày này thì không may là ngày hôm qua (24/7), trong chuyến chào xã giao vị Thống đốc Bang Alto Parana, ngài đã bị đột quỵ khi vừa trao quà của Đức Thánh Cha cho vị Thống Đốc. Hiện tình trạng sức khỏe của ngài đã qua cơn nguy kịch nhưng Đức Thánh Cha đã khuyên ngài nên tạm dừng tất cả các lịch trình cho đến khi hồi phục.

Trong 3 ngày Đại Hội, Liên tu sĩ cũng đã tổ chức đi thăm những nơi bị ngập lụt ngay Thủ Đô vì nhiều người dân quanh thủ đô đã sống trong cảnh màng trời, chiếu đất từ nhiều tháng nay do hiện tượng “El Niño” toàn cầu. Có lẽ năm nay là năm mà Paraguay chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ trước đến nay và nhiều con đường đã bị cô lập hoàn toàn do ngập lụt và hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng trước thảm họa thiên nhiên này. Người tu sĩ không chỉ đứng nhìn hay chỉ hội họp nhau với một mới lý ‎thuyết hay chỉ nói những lời cầu nguyện suông mà phải bắt tay vào việc. Chúng tôi rất ngưỡng mộ hình ảnh của Đức Tổng Kiệt năm nào khi ngài cùng những người có trách nhiệm trong Giáo phận xoắn quần và đi thăm những vùng bị lụt. Hai vị giám mục của chúng tôi trong những ngày này đã hiện diện với liên tu sũ chúng tôi trong từng cây số không phải để báo chí chụp hình và tung hô nhưng các ngài, nhưng đây là những vị mục tử biết “ngửi mùi chiên” khi thấy người dân gặp khó khăn. Nhìn các em bé và các cụ già phải sống trong các lều tạm trong mùa Đông giá rét với đường xá ngập nước không biết bao giờ mới rút đi mà mình cảm thấy nhói lòng. Người tu sĩ không thể nói về Chúa chỉ trên môi miệng nhưng phải là những cảnh tay nối dài của Chúa để giúp đỡ những người khốn cùng. Người dân có thể cần cơm bánh để ăn hàng ngày, nhưng cái họ cũng cần hơn nữa đó là sự hiện diện của những môn đệ Chúa Ki-tô bằng những lời thăm hỏi, động viên và đồng hành với họ trong những lúc cả đời sống vật chất lẫn tinh thần thiếu thốn vì chinh Chúa Giê-su đã từng trả lời khi Ngài bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Xc. Mt 4,1-4).

Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ, ngài là một trong những môn đệ đầu tiên được Chúa kêu gọi và là anh ruột của Thánh Gio-an. Ngài cũng được gọi là thánh Gia-cô-bê tiền để phân biệt với thánh Gia-cô-bê hậu là người bà con của Chúa Giê-su. Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an rất nhiệt thành làm môn đệ Chúa và được đặt cho biệt danh là con của sấm sét, nhưng lòng nhiệt thành của các ông có pha chút tham vọng làm lớn, bằng chứng là việc các ông và mẹ các ông đã đến để xin Chúa Giêsu một ân huệ là suy nghĩ theo kiểu trần gian của các ông, nên các ông đã xúi mẹ dẫn hai ông tới với Chúa để xin cho một ông ngồi bên hữu và một ông bên tả trong nước Thiên Chúa (Ga 20, 21 ). Các ngài đã không hiểu điều các ngài xin. Chúa đã soi sáng cho các ngài: “Các người không biết các ngươi xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ? ( Ga 20, 22 ). Dù chưa hiểu gì nhưng các ông vẫn sẵn sàng thưa với Chúa Giêsu: “Thưa uống nổi”( Ga 20, 22 ). Gia-cô-bê và Gio-an đã được Chúa cải hóa khiến các Ngài can đảm hy sinh đến giọt máu cuối cùng sau này. Trong cuộc sống hàng ngày, chính bản thân chúng tôi cũng có nhiều tham vọng như hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an. Xin thánh Gia-cô-bê giúp con biết chấp nhận chén đắng của Chúa và từ bỏ những tham vọng trần thế để chỉ lo biết phục vụ Chúa và tha nhân. Xin Chúc mừng những người bạn và những người thân quen nhận thánh Gia-cô-bê làm Quan Thầy. Happy Feast. Felicitaciones.

Paraguay, ngày 25 tháng 7 năm 2014 – Lễ Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghề Muối
Dominic Đức Nguyễn
21:29 25/07/2014
NGHỀ MUỐI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Em ơi đừng chê anh đen
Anh đen ruộng muối, đen mà có duyên.
(Ca dao)