Phụng Vụ - Mục Vụ
Điểm chọn chân lý
Lm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
06:45 26/07/2015
ĐIỂM CHỌN CHÂN LÝ
“Mát-ta! Con lo lắng nhiều chuyện quá. Chỉ có một sự cần mà thôi, Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất” (Lc 10,41). Chúa Giê-su chỉ nói bằng ấy điều với hai chị em Mát-ta và Ma-ri-a, nhưng lại hàm chứa bao nhiêu ý nghĩa thật tuyệt vời!.
Mát-ta, người phụ nữ nhiệt tình, hết mình lo cho bữa ăn để bày tỏ lòng mình với Thầy. Đấy là một cách thể hiện tương quan rằng Mát-ta rất mến Thầy và thao thức được nghe Thầy nói như Ma-ri-a đang ngồi bên Thầy để lắng nghe lời Thầy. rằng Mát-ta muốn nói với Thầy cho Ma-ri-a tới giúp để chung tay nấu nướng với cô, để rồi cơm nước xong, hai chị em cùng ngồi bên Chúa…
Với cách biểu lộ lòng yêu mến của Mat-ta, Chúa Giê-su không lên án, nhưng Người đã khuyên: “Chỉ có một sự cần mà thôi và Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất” (Lc 10,41). Chúa Giê-su khen Ma-ri-a. Vậy Ma-ri-a đã làm gì? Thưa: Ma-ri-a đã ngồi bên Chúa để nghe lời Chúa. Việc ấy được hiểu là “đã chọn phần tốt nhất”. Bởi lẽ, người ta có biết nhận ra chân lý thì người ta mới hành động đúng đắn. Ma-ri-a đã chọn việc nghe lời Chúa là nghe chân lý, để lời Chúa đi vào trong tâm hồn của mình, rồi từ đó mới hướng cho cô hành động (Mc 14,3). Chính vì thế, Chúa Giê-su nói Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và phần ấy không ai lấy mất được.
Trong cuộc đời của chúng ta, nhiều khi chúng ta chọn lựa mà không biết chọn cái nào. Chọn nhiều quá có khi chọn được cái tốt, nhưng cũng có khi chọn phải cái dở. Như đi siêu thị, có cái mua về nhà thì dùng được; có cái lại không dùng được! Người đời thì cái gì cũng thích. Vậy nên, Chúa Giê-su dạy: chỉ có một sự cần thiết mà thôi. Một sự cần thiết đó là CHÂN LÝ. Nếu chúng ta muốn biết điều cần đó là gì, thì Chúa Giê-su đã từng nhấn mạnh: “Hãy tìm Nước Đức Chúa Trời trước, mọi sự khác Chúa sẽ thêm cho” (Lc 12,31).
Từ quan điểm trên, chúng ta cũng cần có những lựa chọn trong cuộc đời : lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn công danh sự nghiệp, lựa chọn lối sống, lựa chọn một tương lai trong cuộc đời… Biết bao điều cần chúng ta lựa chọn và phải lựa chọn đúng đắn theo Lời Chúa và theo tiếng nói của con tim.
Đọc lại đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca (Lc 10,38-42), ta thấy Mát-ta để ý tới mọi sự, nhưng còn có một tương quan cần thiết nhất mà Ma-ri-a chú tâm, đó là tương quan giữa mình với Thiên Chúa.
Trong dịp thăm thân ở miền Nam, lần ấy tôi đến thăm gia đình một người quen. Sau đó, ông chồng theo tôi đi làm phép nhà cho một nhà trẻ. Chiếc xe máy tay ga để ngoài cổng không biết ai đó đã lấy mất của ông . Về nhà, ông thủ thỉ với vợ:
- Bà ơi bà, tôi làm mất chiếc xe máy rồi.
Bà vợ bật cười nói:
- Ông cứ đùa tôi!
Ông chồng cố giải thích:
- Tôi theo cha đi đọc kinh, lúc ra không biết đứa nào nó lấy mất xe của mình.
Bà vợ thản nhiên đáp:
- Tôi tưởng mất ông tôi mới sợ chứ mất cái xe là cái gì.
Đúng là câu nói của bà vợ yêu chồng. Một lời nói đơn giản nhưng lại hàm chứa ý nghĩa yêu thương sâu sắc. Nếu như bà vợ ấy không nhận ra vấn đề yêu thương thì lúc đó có khi mất luôn cả ông chồng nữa chứ chẳng phải chỉ mất xe mà thôi. Rồi lần này tôi vào miền Nam, quả là gia đình ông ấy đã mua được xe mới rồi. Và câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, hay như một câu chuyện viết theo kịch bản. Đó là chiếc xe sau lại bị cô con dâu để trộm lấy mất. Thời diểm mất vào giữa lúc luật đường bộ quy định đăng ký giấy tờ xe phải chính chủ. Người ta tìm về gia đình ông để lấy giấy tờ, chiếc xe lại được tìm thấy và lần thứ hai này, ông chồng lại tiếp tục chở tôi đi thăm thân!
Qua câu chuyện có thật trên, chúng ta thấy sự chọn lựa của người vợ là lựa chọn khôn ngoan: “Mất ông tôi mới sợ chứ, mất xe là cái gì!” Tuy nhiên, khi nền kinh tế đi xuống, mất một vài chục tỉ, một vài trăm triệu đủ để vợ chồng cãi nhau. Đó là điều mà chúng ta không biết chọn lựa. Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta chọn lựa nghề nghiệp, lựa chọn công danh sự nghiệp, lựa chọn tương lai xem ra rất chính đáng, nhưng như Mát-ta, Chúa Giê-su nói: “Con lo lắng nhiều chuyện quá!” Vậy, hãy tin theo lời Chúa cho tâm hồn của chúng ta lắng đọng lại. Để như Ma-ri-a đã theo con đường ngắn nhất, chính đáng nhất làm nên ý nghĩa của cuộc đời và cũng là ý nghĩa của đời sống vĩnh cửu. Thế nên, việc cần mà chúng ta nên làm, đó là hãy đến gần Thiên Chúa (Gc 4,8).
Lạy Chúa Giê-su,
Trong cuộc lữ hành đức tin nơi trần gian này,
Xin đừng để chúng con lầm đường, lạc lối
nhưng cho chúng con ơn biết chọn lựa đúng đắn
trên con đường trở về quê thật.
Chúng con cần phải lựa chọn Lời Chúa.
Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường cho chúng con đi.
Xin cho chúng con đừng nghe những tiếng ồn ào
nơi thế gian
mà quên đi mất lời Chúa,
vì nếu không có Lời Chúa dẫn dắt
thì chúng con không thể đạt tới ý nghĩa của cuộc đời.
Xin cho chúng con đạt tới một sự thật hiệp nhất
và như vậy,
chúng con sẽ đạt tới sự sống đời đời. Amen.
“Mát-ta! Con lo lắng nhiều chuyện quá. Chỉ có một sự cần mà thôi, Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất” (Lc 10,41). Chúa Giê-su chỉ nói bằng ấy điều với hai chị em Mát-ta và Ma-ri-a, nhưng lại hàm chứa bao nhiêu ý nghĩa thật tuyệt vời!.
Mát-ta, người phụ nữ nhiệt tình, hết mình lo cho bữa ăn để bày tỏ lòng mình với Thầy. Đấy là một cách thể hiện tương quan rằng Mát-ta rất mến Thầy và thao thức được nghe Thầy nói như Ma-ri-a đang ngồi bên Thầy để lắng nghe lời Thầy. rằng Mát-ta muốn nói với Thầy cho Ma-ri-a tới giúp để chung tay nấu nướng với cô, để rồi cơm nước xong, hai chị em cùng ngồi bên Chúa…
Với cách biểu lộ lòng yêu mến của Mat-ta, Chúa Giê-su không lên án, nhưng Người đã khuyên: “Chỉ có một sự cần mà thôi và Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất” (Lc 10,41). Chúa Giê-su khen Ma-ri-a. Vậy Ma-ri-a đã làm gì? Thưa: Ma-ri-a đã ngồi bên Chúa để nghe lời Chúa. Việc ấy được hiểu là “đã chọn phần tốt nhất”. Bởi lẽ, người ta có biết nhận ra chân lý thì người ta mới hành động đúng đắn. Ma-ri-a đã chọn việc nghe lời Chúa là nghe chân lý, để lời Chúa đi vào trong tâm hồn của mình, rồi từ đó mới hướng cho cô hành động (Mc 14,3). Chính vì thế, Chúa Giê-su nói Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và phần ấy không ai lấy mất được.
Trong cuộc đời của chúng ta, nhiều khi chúng ta chọn lựa mà không biết chọn cái nào. Chọn nhiều quá có khi chọn được cái tốt, nhưng cũng có khi chọn phải cái dở. Như đi siêu thị, có cái mua về nhà thì dùng được; có cái lại không dùng được! Người đời thì cái gì cũng thích. Vậy nên, Chúa Giê-su dạy: chỉ có một sự cần thiết mà thôi. Một sự cần thiết đó là CHÂN LÝ. Nếu chúng ta muốn biết điều cần đó là gì, thì Chúa Giê-su đã từng nhấn mạnh: “Hãy tìm Nước Đức Chúa Trời trước, mọi sự khác Chúa sẽ thêm cho” (Lc 12,31).
Từ quan điểm trên, chúng ta cũng cần có những lựa chọn trong cuộc đời : lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn công danh sự nghiệp, lựa chọn lối sống, lựa chọn một tương lai trong cuộc đời… Biết bao điều cần chúng ta lựa chọn và phải lựa chọn đúng đắn theo Lời Chúa và theo tiếng nói của con tim.
Đọc lại đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca (Lc 10,38-42), ta thấy Mát-ta để ý tới mọi sự, nhưng còn có một tương quan cần thiết nhất mà Ma-ri-a chú tâm, đó là tương quan giữa mình với Thiên Chúa.
Trong dịp thăm thân ở miền Nam, lần ấy tôi đến thăm gia đình một người quen. Sau đó, ông chồng theo tôi đi làm phép nhà cho một nhà trẻ. Chiếc xe máy tay ga để ngoài cổng không biết ai đó đã lấy mất của ông . Về nhà, ông thủ thỉ với vợ:
- Bà ơi bà, tôi làm mất chiếc xe máy rồi.
Bà vợ bật cười nói:
- Ông cứ đùa tôi!
Ông chồng cố giải thích:
- Tôi theo cha đi đọc kinh, lúc ra không biết đứa nào nó lấy mất xe của mình.
Bà vợ thản nhiên đáp:
- Tôi tưởng mất ông tôi mới sợ chứ mất cái xe là cái gì.
Đúng là câu nói của bà vợ yêu chồng. Một lời nói đơn giản nhưng lại hàm chứa ý nghĩa yêu thương sâu sắc. Nếu như bà vợ ấy không nhận ra vấn đề yêu thương thì lúc đó có khi mất luôn cả ông chồng nữa chứ chẳng phải chỉ mất xe mà thôi. Rồi lần này tôi vào miền Nam, quả là gia đình ông ấy đã mua được xe mới rồi. Và câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, hay như một câu chuyện viết theo kịch bản. Đó là chiếc xe sau lại bị cô con dâu để trộm lấy mất. Thời diểm mất vào giữa lúc luật đường bộ quy định đăng ký giấy tờ xe phải chính chủ. Người ta tìm về gia đình ông để lấy giấy tờ, chiếc xe lại được tìm thấy và lần thứ hai này, ông chồng lại tiếp tục chở tôi đi thăm thân!
Qua câu chuyện có thật trên, chúng ta thấy sự chọn lựa của người vợ là lựa chọn khôn ngoan: “Mất ông tôi mới sợ chứ, mất xe là cái gì!” Tuy nhiên, khi nền kinh tế đi xuống, mất một vài chục tỉ, một vài trăm triệu đủ để vợ chồng cãi nhau. Đó là điều mà chúng ta không biết chọn lựa. Trong cuộc đời, nhiều khi chúng ta chọn lựa nghề nghiệp, lựa chọn công danh sự nghiệp, lựa chọn tương lai xem ra rất chính đáng, nhưng như Mát-ta, Chúa Giê-su nói: “Con lo lắng nhiều chuyện quá!” Vậy, hãy tin theo lời Chúa cho tâm hồn của chúng ta lắng đọng lại. Để như Ma-ri-a đã theo con đường ngắn nhất, chính đáng nhất làm nên ý nghĩa của cuộc đời và cũng là ý nghĩa của đời sống vĩnh cửu. Thế nên, việc cần mà chúng ta nên làm, đó là hãy đến gần Thiên Chúa (Gc 4,8).
Lạy Chúa Giê-su,
Trong cuộc lữ hành đức tin nơi trần gian này,
Xin đừng để chúng con lầm đường, lạc lối
nhưng cho chúng con ơn biết chọn lựa đúng đắn
trên con đường trở về quê thật.
Chúng con cần phải lựa chọn Lời Chúa.
Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường cho chúng con đi.
Xin cho chúng con đừng nghe những tiếng ồn ào
nơi thế gian
mà quên đi mất lời Chúa,
vì nếu không có Lời Chúa dẫn dắt
thì chúng con không thể đạt tới ý nghĩa của cuộc đời.
Xin cho chúng con đạt tới một sự thật hiệp nhất
và như vậy,
chúng con sẽ đạt tới sự sống đời đời. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:32 26/07/2015
THẬT THẬT GIẢ GIẢ
Ở thôn Lê Khâu có một con quỷ, thích giả làm con cháu anh em của người ta để chọc ghẹo người.
Trong thôn có một ông già đi họp chợ và uống ruợu say, đang lắc la lắc lư trở về nhà, con quỷ thôn Lê Khâu nọ hoá giả làm đứa con trai của ông lão, đứng bên đường dìu ông về nhà và lớn tiếng thoá mạ ông.
Về đến nhà, ông vừa tỉnh rượu thì lớn tiếng chửi con:
- “Tao là ba của mày lẽ nào yêu thương mày không đủ hay sao, khi tao say xỉn trên đường, thì mày lại mắng chửi tao, tại sao vậy?”
Đứa con trai khấu đầu, khóc:
- “Chuyện này thật không có, ba có thể đi hỏi người hàng xóm thì sẽ rõ.”
Ông già chợt tỉnh nói:
- “Ờ, nhất định là tên quỷ quái ấy gậy lộn xộn.”
Ngày hôm sau, ông già lại cố ý đi uống rượu say, và muốn giết quách tên qủy quỷ ấy. Ông ta say lúy túy trở về nhà, đứa con trai sợ ông đi không nổi, bèn bước lại gần để dìu ông, bất thình lình ông ta rút kiếm giết chết đứa con trai mình.
(Lữ thị xuân thu)
Suy tư:
Trong cuộc sống chúng ta cũng thường gặp rất nhiều ma qủy giả dạng, nhưng không phải giả dạng người khác để chọc ghẹo người ta, mà giả nhân giả nghĩa để lấy lòng người khác, để xu nịnh và thủ lợi cho mình.
Hạng ma quỷ này cũng là con đẻ của ma quỷ chính cống của hoả ngục, nó dùng cử chỉ khiêm tốn với người trên, dùng lời nói nhẹ nhàng để mị người ngang hàng, nó dùng những lời an ủi rất hay ho để đánh động lòng người gặp chuyện không may, thật thật giả giả không ai biết, nhưng hể đụng chạm đến quyền lợi cá nhân thì mắt trợn ngược, môi bậm lại và chửi toáng lên.
Hạng ma quỷ này khi đã có chức có quyền thì lại coi ai không ra gì, luôn phê phán người này kẻ nọ, đi đến đâu thì dương dương bộ mặt hách dịch lên trời, nói năng trịch thượng ra vẻ ta đây cũng có uy thế và có quyền như ai !? Hạng ma quỷ này ở đâu cũng có và thời nào cũng có, mà có nhiều nhất là trong cộng đoàn giáo xứ và nơi các cộng đoàn tu trì.
Dấu hiệu để cho chúng ta thấy loại ma quỷ này là họ hách dịch với anh chị em, ngổ ngáo với bề trên, và khi không đạt được mục đích của mình thì phê bình bề trên và người khác trong cộng đoàn.
Nói tắt cho dễ hiểu là quỷ kiêu ngạo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Ở thôn Lê Khâu có một con quỷ, thích giả làm con cháu anh em của người ta để chọc ghẹo người.
Trong thôn có một ông già đi họp chợ và uống ruợu say, đang lắc la lắc lư trở về nhà, con quỷ thôn Lê Khâu nọ hoá giả làm đứa con trai của ông lão, đứng bên đường dìu ông về nhà và lớn tiếng thoá mạ ông.
Về đến nhà, ông vừa tỉnh rượu thì lớn tiếng chửi con:
- “Tao là ba của mày lẽ nào yêu thương mày không đủ hay sao, khi tao say xỉn trên đường, thì mày lại mắng chửi tao, tại sao vậy?”
Đứa con trai khấu đầu, khóc:
- “Chuyện này thật không có, ba có thể đi hỏi người hàng xóm thì sẽ rõ.”
Ông già chợt tỉnh nói:
- “Ờ, nhất định là tên quỷ quái ấy gậy lộn xộn.”
Ngày hôm sau, ông già lại cố ý đi uống rượu say, và muốn giết quách tên qủy quỷ ấy. Ông ta say lúy túy trở về nhà, đứa con trai sợ ông đi không nổi, bèn bước lại gần để dìu ông, bất thình lình ông ta rút kiếm giết chết đứa con trai mình.
(Lữ thị xuân thu)
Suy tư:
Trong cuộc sống chúng ta cũng thường gặp rất nhiều ma qủy giả dạng, nhưng không phải giả dạng người khác để chọc ghẹo người ta, mà giả nhân giả nghĩa để lấy lòng người khác, để xu nịnh và thủ lợi cho mình.
Hạng ma quỷ này cũng là con đẻ của ma quỷ chính cống của hoả ngục, nó dùng cử chỉ khiêm tốn với người trên, dùng lời nói nhẹ nhàng để mị người ngang hàng, nó dùng những lời an ủi rất hay ho để đánh động lòng người gặp chuyện không may, thật thật giả giả không ai biết, nhưng hể đụng chạm đến quyền lợi cá nhân thì mắt trợn ngược, môi bậm lại và chửi toáng lên.
Hạng ma quỷ này khi đã có chức có quyền thì lại coi ai không ra gì, luôn phê phán người này kẻ nọ, đi đến đâu thì dương dương bộ mặt hách dịch lên trời, nói năng trịch thượng ra vẻ ta đây cũng có uy thế và có quyền như ai !? Hạng ma quỷ này ở đâu cũng có và thời nào cũng có, mà có nhiều nhất là trong cộng đoàn giáo xứ và nơi các cộng đoàn tu trì.
Dấu hiệu để cho chúng ta thấy loại ma quỷ này là họ hách dịch với anh chị em, ngổ ngáo với bề trên, và khi không đạt được mục đích của mình thì phê bình bề trên và người khác trong cộng đoàn.
Nói tắt cho dễ hiểu là quỷ kiêu ngạo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 26/07/2015
N2T |
39. Một người đàn ông và một người đàn bà hiệp lực phá hoại sự cứu chuộc của chúng ta; một người nam và một người nữ khác hợp lực để đền bù cho chúng ta, đó chính là Đức Chúa Giê-su và Mẹ của Ngài là Đức Mẹ Ma-ri-a.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Sống luận lý trao ban và chia sẻ như Thiên Chúa
Jos. Nguyễn Huy Mai
11:06 26/07/2015
VATICAN. Chúa Nhật 26.07.2015, ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin vào lúc 12h trưa trước sự hiện diện của khoảng vài chục ngàn khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài giảng, Ngài nhắn nhủ mọi người hãy sống luận lý trao ban và chia sẻ cho người khác giống như Thiên Chúa.
Sau đây là nội dung chính bài giảng của ĐTC, Ngài nói:
“Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Ga 6, 1-15) đề cập đến dấu chỉ vĩ đại của việc hóa bánh ra nhiều, theo trình thuật của tác giả Gioan. Đức Giêsu đang ở biển hồ Galilê và một đám rất đông người đang bao quanh Ngài “vì đã chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm” (c.2). Nơi Ngài năng lực thương xót của Thiên Chúa được tỏ lộ để chữa lành mọi bệnh tật phần xác cũng như phần hồn. Nhưng Đức Giêsu không chỉ đơn thuần là Đấng chữa lành, nhưng còn là một bậc thầy. Từ điểm này, Đức Giêsu biết rõ Ngài cần làm gì để thử thách các môn đệ. Cần phải làm gì để làm no thỏa tất cả bằng ấy người? Phi-líp-phê, một người trong Nhóm Mười Hai, đã làm tính rất nhanh: làm một cuộc lạc quyên thì có thể thu được tối đa là 200 bạc để mua bánh, tuy nhiên từng ấy là không đủ để làm cho năm ngàn người ăn no.”
Nhắc đến khác biệt trong cái nhìn của các môn đệ và Đức Giêsu khi đối diện với đám đông đang đói, ĐTC nói:
“Các môn đệ lập luận theo ngôn ngữ của “thị trường”, nhưng Đức Giêsu đã thay thế luận lý của mua sắm bằng một luận lý khác, luận lý của trao ban. Và vì thế, An-rê, một người khác trong nhóm Mười Hai, anh em của Si-môn Phê rô, đã giới thiệu một em bé vốn đóng góp tất cả những gì mình có: năm chiếc bánh và hai con cá; nhưng chắc chắn là - như An-rê nói - chẳng thấm vào đâu so với ngần ấy người (c.9). Nhưng Đức Giêsu chỉ chờ có thế. Truyền lệnh cho các môn đệ bảo dân chúng ngồi xuống, và Ngài cầm lấy bánh và cá, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Cha và rồi phân phát cho những người ngồi đó (c.11). Những cử chỉ này tiên báo trước về những cử chỉ trong Bữa Tiệc Ly, vốn sẽ mang lại ý nghĩa đích thực nhất cho tấm bánh của Đức Giêsu. Tấm bánh của Thiên Chúa chính là thân mình Đức Giêsu. Hiệp lễ với Đức Giêsu, chúng ta lãnh nhận sự sống của Ngài vào trong ta và trở nên con cái của Cha trên trời và làm anh em với nhau. Lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta gặp gỡ nhau trong Đức Ki tô đích thực đã sống lại và hằng sống. Tham dự Thánh Lễ có nghĩa là bước vào trong luận lý của Đức Giêsu, luận lý của sự cho không, của sự chia sẻ. Và mặc cho chúng ta có nghèo đi nữa, tất cả chúng ta vẫn có thể cho đi một điều gì đấy. Hiệp lễ cũng có nghĩa là kín múc từ Đức Kitô ân sủng khiến chúng ta có thể chia sẻ với người khác điều mà chúng ta là và điều mà chúng ta có.
Đám đông bị đánh động bởi sự tuyệt vời của việc hóa bánh ra nhiều; nhưng món quà mà Đức Giêsu trao ban cho họ lại là sự sống sung mãn cho những ai đói ăn. Đức Giêsu không chỉ làm no thỏa cơn đói vật chất, nhưng còn thỏa mãn sự đói khát về chiều sâu, sự đói khát về ý nghĩa của cuộc sống, đói khát chính Thiên Chúa. Đối diện với các nỗi đau khổ, với sự cô đơn, với sự nghèo khó và ngay cả những khó khăn của biết bao người, chúng ta có thể làm gì đây? Than phiền không giải quyết được gì, nhưng chúng ta có thể dâng hiến những điều ít ỏi mà chúng ta có được, như em bé trong bài Tin Mừng. Ắt hẳn chúng ta có một vài tiếng đồng hồ, một chút tài năng, một vài năng lực nào đấy...Ai trong chúng ta mà lại chẳng có “năm chiếc bánh và hai con cá” của mình? Tất cả chúng ta đều có!"
Nhắc đến bổn phận của chúng ta đối với những ai thiếu thốn, ĐTC nói:
“Nếu chúng ta sẵn sàng trao những gì mình có vào tay của Thiên Chúa thì như thế đã là đủ bởi vì trong thế giới sẽ có thêm một chút tình thương, an bình, công lý, và trên hết là niềm vui. Điều cần thiết là niềm vui trong thế giới! Thiên Chúa đủ khả năng để nhân lên những cử chỉ bé nhỏ của sự liên đới của chúng ta, và việc chúng ta dấn thân tham dự vào quà tặng của Ngài.”
Kết thúc bài giảng, ĐTC nói: “Lời cầu nguyện của chúng ta sẽ phù trợ bổn phận chung này bởi vì chẳng ai phải bao giờ thiếu thốn Bánh bởi trời vốn ban sự sống vĩnh cữu và tính thiết yếu của một cuộc sống có phẩm giá. Cũng nhờ Bánh Bởi trời, người ta sẽ góp phần phổ biến luận lý của sự chia sẻ và của tình yêu. Đức Trinh Nữ Maria đồng hành cùng chúng ta nhờ sự chuyển cầu từ mẫu.”
---
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha với một cử chỉ mang tính tượng trưng, Ngài bấm vào một máy tính bảng, để là người đầu tiên đăng ký tham dự Đại hội giới trẻ thế giới tại Crác-cô-vi-a. Ngài cũng mời gọi các bạn trẻ tham dự vào Đại hội này sẽ diễn ra tại quê hương của Thánh Gioan Phaolô 2 vào năm tới. Đức Thánh Cha cũng kêu gọi mọi người nhớ đến dân tộc Si-ri-a đang phải chịu thử thách bởi một cuộc xung đột xem chừng chẳng có hồi kết. Cụ thể, Đức Thánh nhắc nhớ tới lời kêu gọi giải thoát cho linh mục Dòng Tên Paolo Dall’Oglio, đã bị bắt cóc trong hai năm qua, và tất cả những con tin khác đang bị giam giữ trong những vùng đang có xung đột. Kết thúc buổi đọc kinh, nhân lễ kính hai thánh Gioakim và Anna, ĐTC cũng gửi lời chào đến tất cả ông bà và bày tỏ lòng biết ơn vì sự hiện hữu quý giá của họ trong các gia đình và những thế hệ nối tiếp.
Sau đây là nội dung chính bài giảng của ĐTC, Ngài nói:
“Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Ga 6, 1-15) đề cập đến dấu chỉ vĩ đại của việc hóa bánh ra nhiều, theo trình thuật của tác giả Gioan. Đức Giêsu đang ở biển hồ Galilê và một đám rất đông người đang bao quanh Ngài “vì đã chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm” (c.2). Nơi Ngài năng lực thương xót của Thiên Chúa được tỏ lộ để chữa lành mọi bệnh tật phần xác cũng như phần hồn. Nhưng Đức Giêsu không chỉ đơn thuần là Đấng chữa lành, nhưng còn là một bậc thầy. Từ điểm này, Đức Giêsu biết rõ Ngài cần làm gì để thử thách các môn đệ. Cần phải làm gì để làm no thỏa tất cả bằng ấy người? Phi-líp-phê, một người trong Nhóm Mười Hai, đã làm tính rất nhanh: làm một cuộc lạc quyên thì có thể thu được tối đa là 200 bạc để mua bánh, tuy nhiên từng ấy là không đủ để làm cho năm ngàn người ăn no.”
Nhắc đến khác biệt trong cái nhìn của các môn đệ và Đức Giêsu khi đối diện với đám đông đang đói, ĐTC nói:
“Các môn đệ lập luận theo ngôn ngữ của “thị trường”, nhưng Đức Giêsu đã thay thế luận lý của mua sắm bằng một luận lý khác, luận lý của trao ban. Và vì thế, An-rê, một người khác trong nhóm Mười Hai, anh em của Si-môn Phê rô, đã giới thiệu một em bé vốn đóng góp tất cả những gì mình có: năm chiếc bánh và hai con cá; nhưng chắc chắn là - như An-rê nói - chẳng thấm vào đâu so với ngần ấy người (c.9). Nhưng Đức Giêsu chỉ chờ có thế. Truyền lệnh cho các môn đệ bảo dân chúng ngồi xuống, và Ngài cầm lấy bánh và cá, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Cha và rồi phân phát cho những người ngồi đó (c.11). Những cử chỉ này tiên báo trước về những cử chỉ trong Bữa Tiệc Ly, vốn sẽ mang lại ý nghĩa đích thực nhất cho tấm bánh của Đức Giêsu. Tấm bánh của Thiên Chúa chính là thân mình Đức Giêsu. Hiệp lễ với Đức Giêsu, chúng ta lãnh nhận sự sống của Ngài vào trong ta và trở nên con cái của Cha trên trời và làm anh em với nhau. Lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta gặp gỡ nhau trong Đức Ki tô đích thực đã sống lại và hằng sống. Tham dự Thánh Lễ có nghĩa là bước vào trong luận lý của Đức Giêsu, luận lý của sự cho không, của sự chia sẻ. Và mặc cho chúng ta có nghèo đi nữa, tất cả chúng ta vẫn có thể cho đi một điều gì đấy. Hiệp lễ cũng có nghĩa là kín múc từ Đức Kitô ân sủng khiến chúng ta có thể chia sẻ với người khác điều mà chúng ta là và điều mà chúng ta có.
Đám đông bị đánh động bởi sự tuyệt vời của việc hóa bánh ra nhiều; nhưng món quà mà Đức Giêsu trao ban cho họ lại là sự sống sung mãn cho những ai đói ăn. Đức Giêsu không chỉ làm no thỏa cơn đói vật chất, nhưng còn thỏa mãn sự đói khát về chiều sâu, sự đói khát về ý nghĩa của cuộc sống, đói khát chính Thiên Chúa. Đối diện với các nỗi đau khổ, với sự cô đơn, với sự nghèo khó và ngay cả những khó khăn của biết bao người, chúng ta có thể làm gì đây? Than phiền không giải quyết được gì, nhưng chúng ta có thể dâng hiến những điều ít ỏi mà chúng ta có được, như em bé trong bài Tin Mừng. Ắt hẳn chúng ta có một vài tiếng đồng hồ, một chút tài năng, một vài năng lực nào đấy...Ai trong chúng ta mà lại chẳng có “năm chiếc bánh và hai con cá” của mình? Tất cả chúng ta đều có!"
Nhắc đến bổn phận của chúng ta đối với những ai thiếu thốn, ĐTC nói:
“Nếu chúng ta sẵn sàng trao những gì mình có vào tay của Thiên Chúa thì như thế đã là đủ bởi vì trong thế giới sẽ có thêm một chút tình thương, an bình, công lý, và trên hết là niềm vui. Điều cần thiết là niềm vui trong thế giới! Thiên Chúa đủ khả năng để nhân lên những cử chỉ bé nhỏ của sự liên đới của chúng ta, và việc chúng ta dấn thân tham dự vào quà tặng của Ngài.”
Kết thúc bài giảng, ĐTC nói: “Lời cầu nguyện của chúng ta sẽ phù trợ bổn phận chung này bởi vì chẳng ai phải bao giờ thiếu thốn Bánh bởi trời vốn ban sự sống vĩnh cữu và tính thiết yếu của một cuộc sống có phẩm giá. Cũng nhờ Bánh Bởi trời, người ta sẽ góp phần phổ biến luận lý của sự chia sẻ và của tình yêu. Đức Trinh Nữ Maria đồng hành cùng chúng ta nhờ sự chuyển cầu từ mẫu.”
---
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha với một cử chỉ mang tính tượng trưng, Ngài bấm vào một máy tính bảng, để là người đầu tiên đăng ký tham dự Đại hội giới trẻ thế giới tại Crác-cô-vi-a. Ngài cũng mời gọi các bạn trẻ tham dự vào Đại hội này sẽ diễn ra tại quê hương của Thánh Gioan Phaolô 2 vào năm tới. Đức Thánh Cha cũng kêu gọi mọi người nhớ đến dân tộc Si-ri-a đang phải chịu thử thách bởi một cuộc xung đột xem chừng chẳng có hồi kết. Cụ thể, Đức Thánh nhắc nhớ tới lời kêu gọi giải thoát cho linh mục Dòng Tên Paolo Dall’Oglio, đã bị bắt cóc trong hai năm qua, và tất cả những con tin khác đang bị giam giữ trong những vùng đang có xung đột. Kết thúc buổi đọc kinh, nhân lễ kính hai thánh Gioakim và Anna, ĐTC cũng gửi lời chào đến tất cả ông bà và bày tỏ lòng biết ơn vì sự hiện hữu quý giá của họ trong các gia đình và những thế hệ nối tiếp.
Đức Thánh Cha Phanxicô là người đầu tiên ghi danh tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan
Đặng Tự Do
18:27 26/07/2015
Sau kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 26 tháng 7, Đức Thánh Cha đã thực hiện một cử chỉ tượng trưng là bấm vào một máy Ipad, để là người đầu tiên đăng ký tham dự Đại hội giới trẻ thế giới tại Krakow hay còn gọi là Crác-cô-vi-a. Ngài cũng mời gọi các bạn trẻ tham dự vào Đại hội này sẽ diễn ra tại quê hương của Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị từ ngày 26-31 Tháng Bảy năm 2016.
Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow là Lòng Chúa Thương Xót với khẩu hiệu được chọn từ Phúc Âm Mátthêu: "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được thương xót." (Mt 5,7). Đây là một chủ đề rất thích hợp về nhiều phương diện.
Trước hết, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow sẽ diễn ra trong bối cảnh Giáo Hội cử hành Năm Thánh về Lòng Thương Xót bắt đầu từ ngày 8-12 năm nay và kết thúc vào ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô Vua.
Hơn thế nữa, Tổng Giáo phận Krakow cũng từng là tòa giám mục của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nơi đây hiện có đền thánh kính Lòng Chúa Thương Xót Chúa và sinh thời, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã có lòng sùng kính cách riêng Lòng Chúa Thương Xót. Chính ngài đã thiết lập Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa vào dịp Đại Năm Thánh 2000.
Đây là lần thứ hai Ba Lan được tổ chức Đại Hội Giới trẻ Thế Giới. Lần đầu là vào năm 1991, khi ấy thành phố được chọn là Częstochowa, một thành phố nằm ở phía nam Ba Lan, bên sông Warta.
Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow là Lòng Chúa Thương Xót với khẩu hiệu được chọn từ Phúc Âm Mátthêu: "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được thương xót." (Mt 5,7). Đây là một chủ đề rất thích hợp về nhiều phương diện.
Trước hết, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow sẽ diễn ra trong bối cảnh Giáo Hội cử hành Năm Thánh về Lòng Thương Xót bắt đầu từ ngày 8-12 năm nay và kết thúc vào ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô Vua.
Hơn thế nữa, Tổng Giáo phận Krakow cũng từng là tòa giám mục của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nơi đây hiện có đền thánh kính Lòng Chúa Thương Xót Chúa và sinh thời, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã có lòng sùng kính cách riêng Lòng Chúa Thương Xót. Chính ngài đã thiết lập Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa vào dịp Đại Năm Thánh 2000.
Đây là lần thứ hai Ba Lan được tổ chức Đại Hội Giới trẻ Thế Giới. Lần đầu là vào năm 1991, khi ấy thành phố được chọn là Częstochowa, một thành phố nằm ở phía nam Ba Lan, bên sông Warta.
Các Giám Mục Ba Lan tố cáo luật mới cho phép tài trợ việc thụ tinh trong ống nghiệm
Đặng Tự Do
19:10 26/07/2015
Các giám mục Công Giáo Ba Lan đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích một luật mới theo đó chính phủ sẽ tài trợ cho việc thụ tinh trong ống nghiệm.
Các giám mục nói rằng các ngài "vô cùng thất vọng và đau khổ" trước việc thông qua dự luật mới, được Tổng thống Bronislaw Komorowski ký ban hành ngày 22 tháng 7. Việc thông qua luật này cho thấy hàng giáo sĩ tại Ba Lan đã thất bại trong cố gắng rất lớn của các ngài nhằm ngăn chặn luật này. Tổng thống Komorowski, người thường xuyên va chạm với các Giám Mục Ba Lan sau khi mất ghế tổng thống trong cuộc tái cử vào tháng Năm vừa qua đã cố hết sức thông qua luật tài trợ cho thụ tinh trong ống nghiệm bằng mọi giá.
Các giám mục cảnh cáo rằng:
"Trách nhiệm đạo đức về những gì đã xảy ra thuộc về các nhà lập pháp đã ủng hộ và chấp thuận luật này, cũng như các viên chức quản lý các tổ chức các dịch vụ y tế sử dụng phương pháp này”.
Các giám mục nói rằng các ngài "vô cùng thất vọng và đau khổ" trước việc thông qua dự luật mới, được Tổng thống Bronislaw Komorowski ký ban hành ngày 22 tháng 7. Việc thông qua luật này cho thấy hàng giáo sĩ tại Ba Lan đã thất bại trong cố gắng rất lớn của các ngài nhằm ngăn chặn luật này. Tổng thống Komorowski, người thường xuyên va chạm với các Giám Mục Ba Lan sau khi mất ghế tổng thống trong cuộc tái cử vào tháng Năm vừa qua đã cố hết sức thông qua luật tài trợ cho thụ tinh trong ống nghiệm bằng mọi giá.
Các giám mục cảnh cáo rằng:
"Trách nhiệm đạo đức về những gì đã xảy ra thuộc về các nhà lập pháp đã ủng hộ và chấp thuận luật này, cũng như các viên chức quản lý các tổ chức các dịch vụ y tế sử dụng phương pháp này”.
Nepal: Dự thảo hiến pháp mới cấm cải đạo
Đặng Tự Do
19:30 26/07/2015
Nepal là quốc gia phần lớn dân chúng theo Ấn Độ giáo. Trong tổng số 31,500,000 dân, 81.3% theo Ấn Giáo. Người Công Giáo chỉ chiếm 1.2% dân số sinh hoạt trong miền Giám Quản Tông Tòa Nepal dưới sự coi sóc của Đức Cha Paul Simick và 78 linh mục trong đó 60 vị là các linh mục dòng.
Tuần qua nước này đã công bố một dự thảo hiến pháp mới trong đó cấm cải đạo. Theo dự thảo, "không người nào được cải đạo bất kỳ ai từ một tôn giáo này sang một tôn giáo khác, hoặc làm phiền hay gây nguy hiểm cho các thành viên của tôn giáo khác. Các hành vi như thế được xem là các hoạt động bất hợp pháp và sẽ bị trừng trị theo pháp luật."
Cha Silas Bogati, tổng đại diện Tông Tòa Giáo phận Nepal, đã nói với Catholic News Service rằng "Kitô giáo không được công nhận như là một tôn giáo ở đây, không giống như Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Hồi giáo."
"Do đó, Giáo Hội không thể được đăng ký như một cơ quan pháp luật, và chúng tôi không thể mua bất động sản." Ngài nói thêm. "Chúng tôi bị trói tay chân vì những luật lệ như thế này."
Dù bị kỳ thị nặng nề, 155 nữ tu Nepal vẫn hoạt động mạnh trong các lĩnh vực giáo dục và bác ái.
Tuần qua nước này đã công bố một dự thảo hiến pháp mới trong đó cấm cải đạo. Theo dự thảo, "không người nào được cải đạo bất kỳ ai từ một tôn giáo này sang một tôn giáo khác, hoặc làm phiền hay gây nguy hiểm cho các thành viên của tôn giáo khác. Các hành vi như thế được xem là các hoạt động bất hợp pháp và sẽ bị trừng trị theo pháp luật."
Cha Silas Bogati, tổng đại diện Tông Tòa Giáo phận Nepal, đã nói với Catholic News Service rằng "Kitô giáo không được công nhận như là một tôn giáo ở đây, không giống như Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Hồi giáo."
"Do đó, Giáo Hội không thể được đăng ký như một cơ quan pháp luật, và chúng tôi không thể mua bất động sản." Ngài nói thêm. "Chúng tôi bị trói tay chân vì những luật lệ như thế này."
Dù bị kỳ thị nặng nề, 155 nữ tu Nepal vẫn hoạt động mạnh trong các lĩnh vực giáo dục và bác ái.
Các giám mục Ghana than thở về nạn phá thai trong giới trẻ vị thành niên dâng cao
Đặng Tự Do
19:44 26/07/2015
Lo ngại trước sự gia tăng mạnh nạn nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, các Giám mục Công Giáo Ghana sẽ tổ chức một hội nghị vào tháng Tám với chủ đề "Thúc đẩy cuộc sống và các giá trị gia đình trước trào lưu văn hóa sự chết". Nhật báo do nhà nước Ghana kiểm soát báo cáo như trên.
"Bạn sẽ ngạc nhiên trước tỷ lệ nạo phá thai được thực hiện ngay cả với các trẻ em gái ở các trường trung học cơ sở", Đức Cha Joseph Afrifah-Agyekum, là Giám Mục giáo phận Koforidua nói. "Tất cả mọi thứ được sử dụng để chấm dứt sự sống của thai nhi trong bụng mẹ."
Ngài nói thêm:
"Nhận thức rằng Ghana đang ở trung tâm của cơn bão trong cuộc đấu tranh giữa hai nền văn hóa sự sống và văn hóa sự chết ở châu Phi, và nhận thấy nhu cầu cấp thiết cho Giáo Hội tại Ghana phải đứng dậy và thúc đẩy Tin Mừng sự sống, chống lại thứ văn hóa sự chết đang nổi lên ở nước ta, chúng tôi đã quyết định tổ chức hội nghị ủng hộ sự sống này".
"Bạn sẽ ngạc nhiên trước tỷ lệ nạo phá thai được thực hiện ngay cả với các trẻ em gái ở các trường trung học cơ sở", Đức Cha Joseph Afrifah-Agyekum, là Giám Mục giáo phận Koforidua nói. "Tất cả mọi thứ được sử dụng để chấm dứt sự sống của thai nhi trong bụng mẹ."
Ngài nói thêm:
"Nhận thức rằng Ghana đang ở trung tâm của cơn bão trong cuộc đấu tranh giữa hai nền văn hóa sự sống và văn hóa sự chết ở châu Phi, và nhận thấy nhu cầu cấp thiết cho Giáo Hội tại Ghana phải đứng dậy và thúc đẩy Tin Mừng sự sống, chống lại thứ văn hóa sự chết đang nổi lên ở nước ta, chúng tôi đã quyết định tổ chức hội nghị ủng hộ sự sống này".
Thanh thiếu niên Kitô hữu Coptic bị bắt cóc để cải sang đạo Hồi mà không có sự đồng ý của cha mẹ
Đặng Tự Do
20:11 26/07/2015
Trong khi Ai Cập đang xem xét thay đổi hệ thống luật về gia đình, Mikel Munir, một Kitô hữu Coptic, lãnh tụ một đảng chính trị, đã kêu gọi các nhà lập pháp nước này thông qua một điều khoản trong đó cấm cải đạo các thanh thiếu niên sang Hồi giáo mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc một điều khoản như vậy sẽ "giúp chấm dứt hiện tượng ngày càng phổ biến là những vụ mất tích của các cô gái Coptic, cũng như những vụ bỏ đạo để sang Hồi giáo của trẻ vị thành niên dưới ảnh hưởng của áp lực tình cảm hoặc bạo lực.
Theo tờ Quan Sát Viên Rôma, các thiếu nữ Coptic dù bỏ nhà đi theo một người đàn ông Hồi giáo trẻ hoặc là bị bắt cóc thì cuối cùng họ thông báo cho cha mẹ mình biết là họ đã bị buộc chuyển sang đạo Hồi.
Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc một điều khoản như vậy sẽ "giúp chấm dứt hiện tượng ngày càng phổ biến là những vụ mất tích của các cô gái Coptic, cũng như những vụ bỏ đạo để sang Hồi giáo của trẻ vị thành niên dưới ảnh hưởng của áp lực tình cảm hoặc bạo lực.
Theo tờ Quan Sát Viên Rôma, các thiếu nữ Coptic dù bỏ nhà đi theo một người đàn ông Hồi giáo trẻ hoặc là bị bắt cóc thì cuối cùng họ thông báo cho cha mẹ mình biết là họ đã bị buộc chuyển sang đạo Hồi.
Đức Hồng y Anthony Okogie khuyên người dân Nigeria nên kiên nhẫn với lãnh đạo mới
Đặng Tự Do
20:20 26/07/2015
Đức Hồng Y Anthony Okogie, tổng giám mục nghỉ hưu của Lagos, Nigeria đã khuyên người dân nước này kiên nhẫn với tân Tổng thống Muhammadu Buhari khi ông này tấn công vào nạn tham nhũng và tìm cách đối phó với các mối đe dọa từ bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram.
Tổ chức thánh chiến Hồi Giáo này phải chịu trách nhiệm về vụ nổ bom ở Nigeria và Cameroon giết chết 53 người vào ngày 22 và 23 tháng 7 vừa qua.
"Một người lính tốt luôn có những chiến thuật," Đức Hồng Y Okogie nói "Họ dành thời gian để suy tính chứ không chỉ nhảy vô làm liều."
Niềm hy vọng tràn trề nơi tổng thống Muhammadu Buhari, người đã nhậm chức hôm 29 tháng Năm đã bắt đầu bị xói mòn tại Nigeria sau những chiến thắng vang dội của bọn khủng bố Boko Haram trong suốt một tháng qua.
Một phát ngôn viên của Giáo Phận Maiduguri, Nigeria, bày tỏ với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc những lo ngại cho tương lai của thành phố 1.2 triệu dân trong bối cảnh những chiến thắng dòn dã của nhóm thánh chiến Boko Haram.
"Tốc độ của các cuộc tấn công Boko Haram trong vài tuần qua đã trở thành đáng lo ngại và nguy hiểm," Cha Gideon Obasogie cho biết: "Nếu Boko Haram thành công trong việc tách chúng tôi khỏi phần còn lại của Nigeria, Maiduguri sẽ là một mồ chôn khổng lồ."
Tổ chức thánh chiến Hồi Giáo này phải chịu trách nhiệm về vụ nổ bom ở Nigeria và Cameroon giết chết 53 người vào ngày 22 và 23 tháng 7 vừa qua.
"Một người lính tốt luôn có những chiến thuật," Đức Hồng Y Okogie nói "Họ dành thời gian để suy tính chứ không chỉ nhảy vô làm liều."
Niềm hy vọng tràn trề nơi tổng thống Muhammadu Buhari, người đã nhậm chức hôm 29 tháng Năm đã bắt đầu bị xói mòn tại Nigeria sau những chiến thắng vang dội của bọn khủng bố Boko Haram trong suốt một tháng qua.
Một phát ngôn viên của Giáo Phận Maiduguri, Nigeria, bày tỏ với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc những lo ngại cho tương lai của thành phố 1.2 triệu dân trong bối cảnh những chiến thắng dòn dã của nhóm thánh chiến Boko Haram.
"Tốc độ của các cuộc tấn công Boko Haram trong vài tuần qua đã trở thành đáng lo ngại và nguy hiểm," Cha Gideon Obasogie cho biết: "Nếu Boko Haram thành công trong việc tách chúng tôi khỏi phần còn lại của Nigeria, Maiduguri sẽ là một mồ chôn khổng lồ."
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quảng đại giúp $5.2 triệu Mỹ kim cho các dự án tại Đông Âu
Đặng Tự Do
20:31 26/07/2015
Tiểu ban viện trợ cho Giáo Hội tại Trung và Đông Âu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã trao tặng hơn $5.2 triệu Mỹ Kim để tài trợ cho 177 dự án tại 23 quốc gia trong vùng này.
"Phục hồi từ chế độ Sô Viết ở Trung và Đông Âu đã là một quá trình chậm chạm và khó khăn", Đức Cha Blase Cupich Tổng Giám Mục Chicago, chủ tịch của tiểu ban nhận xét.
"Người Công Giáo ở khu vực này rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Giáo Hội đang làm rất nhiều để hỗ trợ việc xây dựng lại không chỉ các nhà thờ và các cấu trúc, nhưng cả cuộc sống của cá nhân về tinh thần lẫn vật chất. "
Số tiền tài trợ này được trích chủ yếu từ tiền quyên góp ở hầu hết các giáo phận trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ vào ngày Thứ Tư Lễ Tro hàng năm. Tiểu ban đã nhận được tổng cộng 7.9 triệu Mỹ Kim hồi tháng Bảy và tháng Mười Hai năm 2014.
"Phục hồi từ chế độ Sô Viết ở Trung và Đông Âu đã là một quá trình chậm chạm và khó khăn", Đức Cha Blase Cupich Tổng Giám Mục Chicago, chủ tịch của tiểu ban nhận xét.
"Người Công Giáo ở khu vực này rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Giáo Hội đang làm rất nhiều để hỗ trợ việc xây dựng lại không chỉ các nhà thờ và các cấu trúc, nhưng cả cuộc sống của cá nhân về tinh thần lẫn vật chất. "
Số tiền tài trợ này được trích chủ yếu từ tiền quyên góp ở hầu hết các giáo phận trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ vào ngày Thứ Tư Lễ Tro hàng năm. Tiểu ban đã nhận được tổng cộng 7.9 triệu Mỹ Kim hồi tháng Bảy và tháng Mười Hai năm 2014.
Đức Hồng Y Louis Sako: Nhà nước Hồi giáo đang phát triển mỗi ngày
Đặng Tự Do
20:46 26/07/2015
Đức Hồng Y Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq bày tỏ âu lo với Đài phát thanh Vatican rằng các lực lượng của Nhà nước Hồi giáo đang phát triển mạnh hơn mỗi ngày trước sự thờ ơ của thế giới.
Theo nhà lãnh đạo Công Giáo cao nhất tại Iraq, ngày nay Nhà nước Hồi giáo không còn đơn giản là một nhóm khủng bố, nhưng chúng đang hoạt động "như một nhà nước thực sự." Ngài "rất lo lắng" về tương lai của Iraq và đặc biệt về vị trí của thiểu số Kitô hữu tại đất nước này.
Tuần qua, các lực lượng quân chính phủ Iraq trú đóng gần Erbil, thủ phủ của người Kurd đã được lệnh rút khỏi vùng này để về bảo vệ an ninh cho thủ đô Baghdad. Diễn biến này không chỉ cho thấy ngày về Mosul của các tín hữu Kitô đang tị nạn tại Erbil càng xa vời mà còn là một đòn chí mạng gây quan ngại sâu xa cho người dân trong thành Erbil.
Theo nhà lãnh đạo Công Giáo cao nhất tại Iraq, ngày nay Nhà nước Hồi giáo không còn đơn giản là một nhóm khủng bố, nhưng chúng đang hoạt động "như một nhà nước thực sự." Ngài "rất lo lắng" về tương lai của Iraq và đặc biệt về vị trí của thiểu số Kitô hữu tại đất nước này.
Tuần qua, các lực lượng quân chính phủ Iraq trú đóng gần Erbil, thủ phủ của người Kurd đã được lệnh rút khỏi vùng này để về bảo vệ an ninh cho thủ đô Baghdad. Diễn biến này không chỉ cho thấy ngày về Mosul của các tín hữu Kitô đang tị nạn tại Erbil càng xa vời mà còn là một đòn chí mạng gây quan ngại sâu xa cho người dân trong thành Erbil.
Tổng giám mục Công giáo Melkite Hy Lạp kêu gọi trợ giúp thành Aleppo
Đặng Tự Do
21:19 26/07/2015
Aleppo, thành phố đông dân nhất của Syria, đang trong một thảm họa nhân đạo trước sức tấn công quyết liệt của các nhóm thánh chiến Hồi Giáo và sự thờ ơ của thế giới.
"Tại thời điểm này, Aleppo đang trải qua một cuộc tấn công dữ dội của các chiến binh thánh chiến, và bom rơi liên tục trong nhiều giờ." Đức Tổng Giám mục Jean-Clément Jeanbart cho biết trong một văn bản được công bố bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
"Tất cả mọi thứ đang xảy ra làm cho mọi người sợ hãi và như muốn đẩy chúng tôi phải ra đi. Trong nhiều năm qua, chúng tôi quyết liệt chiến đấu chống lại hiện tượng di dân này là điều làm suy yếu chúng tôi và gây ảnh hưởng đến sự hiện diện của Giáo Hội các Thánh Tông Đồ nơi miền đất đã nhìn thấy sự khởi đầu của Kitô giáo"
Đức Tổng Giám Mục hy vọng rằng các cộng đoàn Kitô trên thế giới có thể giúp các tín hữu Kitô có thể trụ lại tại thành phố này hay ít nhất tránh cho một cuộc tắm máu khỏi xảy ra tại đây.
Cuộc chiến tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai tại Syria với 2.2 triệu dân, đã khởi sự từ ngày 19 tháng 7 năm 2012. Trong tháng 6 vừa qua, quân thánh chiến Hồi Giáo đã chiếm được phần phía Đông của thành phố. Giao tranh ác liệt đã diễn ra vào đầu tháng 7 khi quân thánh chiến mở đợt tấn công ồ ạt vào phần phiá Tây hiện vẫn còn trong tay quân chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad
"Tại thời điểm này, Aleppo đang trải qua một cuộc tấn công dữ dội của các chiến binh thánh chiến, và bom rơi liên tục trong nhiều giờ." Đức Tổng Giám mục Jean-Clément Jeanbart cho biết trong một văn bản được công bố bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
"Tất cả mọi thứ đang xảy ra làm cho mọi người sợ hãi và như muốn đẩy chúng tôi phải ra đi. Trong nhiều năm qua, chúng tôi quyết liệt chiến đấu chống lại hiện tượng di dân này là điều làm suy yếu chúng tôi và gây ảnh hưởng đến sự hiện diện của Giáo Hội các Thánh Tông Đồ nơi miền đất đã nhìn thấy sự khởi đầu của Kitô giáo"
Đức Tổng Giám Mục hy vọng rằng các cộng đoàn Kitô trên thế giới có thể giúp các tín hữu Kitô có thể trụ lại tại thành phố này hay ít nhất tránh cho một cuộc tắm máu khỏi xảy ra tại đây.
Cuộc chiến tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai tại Syria với 2.2 triệu dân, đã khởi sự từ ngày 19 tháng 7 năm 2012. Trong tháng 6 vừa qua, quân thánh chiến Hồi Giáo đã chiếm được phần phía Đông của thành phố. Giao tranh ác liệt đã diễn ra vào đầu tháng 7 khi quân thánh chiến mở đợt tấn công ồ ạt vào phần phiá Tây hiện vẫn còn trong tay quân chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad
Lần đầu tiên Anh Giáo tấn phong một phụ nữ làm giám mục giáo phận
Đặng Tự Do
21:42 26/07/2015
Rachel Treweek đã trở thành phụ nữ đầu tiên làm giám mục giáo phận trong lịch sử Anh Giáo. Trước đó, vào đầu năm nay, Libby Lane đã trở thành người phụ nữ đầu tiên được phong làm giám mục phụ tá giáo phận.
Trong diễn văn bày tỏ sự “hồ hởi phấn khởi” của mình trước diễn biến này, Giám Mục Anh Giáo Adrian Newman nói trong buổi lễ tấn phong hôm 22 tháng 7 diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Canterbury rằng "Tôi hy vọng các phụ nữ này sẽ làm phiền chúng tôi, họ sẽ thách thức những quy ước của Anh Giáo, đang được tiếp tục dẫn dắt và đạo diễn bởi quá nhiều người như tôi: da trắng, nam giới, chuyên gia trung niên"
Ông cho rằng:
"Mỗi phần của xã hội, dù là thế tục hay tôn giáo, cần tìm cách cho phép những sự bất quy tắc. Tôi hy vọng các nữ giám mục mới sẽ đẩy những bất quy tắc này lên một tầm cao mới."
Tuy nhiên, tại sao lại phải có những bất quy tắc như thế, và chúng ảnh hưởng ra sao với công cuộc loan báo Tin Mừng thì giám mục Newman không giải thích.
Đúng một năm trước đây, ngày 27/7/2014, Đức Tổng Giám Mục Canterbury, vị đứng đầu của Anh Giáo, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để xin Ngài đừng vì việc Giáo Hội Anh Giáo chấp thuận tấn phong Giám Mục cho phụ nữ mà tiến trình hiệp nhất giữa Công Giáo và Anh Giáo bị trệch ra khỏi chương trình hiệp nhất.
Đức Tổng Giám Mục Justin Welby thừa nhận rằng việc Giáo Hội Anh Giáo bỏ phiếu chấp thuận cho phụ nữ làm Giám Mục đã gây thêm trở ngại cho con đường hiệp nhất vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thêm.
Trong thư gửi cho Đức Giáo Hoàng và các vị đứng đầu các Giáo Hội khác như các Thượng Phụ Chính Thống Giáo, Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo xin các vị ấy cầu nguyện cho Giáo Hội Anh Giáo. Ngài nói “Chúng ta cần nhau”.
Trong diễn văn bày tỏ sự “hồ hởi phấn khởi” của mình trước diễn biến này, Giám Mục Anh Giáo Adrian Newman nói trong buổi lễ tấn phong hôm 22 tháng 7 diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Canterbury rằng "Tôi hy vọng các phụ nữ này sẽ làm phiền chúng tôi, họ sẽ thách thức những quy ước của Anh Giáo, đang được tiếp tục dẫn dắt và đạo diễn bởi quá nhiều người như tôi: da trắng, nam giới, chuyên gia trung niên"
Ông cho rằng:
"Mỗi phần của xã hội, dù là thế tục hay tôn giáo, cần tìm cách cho phép những sự bất quy tắc. Tôi hy vọng các nữ giám mục mới sẽ đẩy những bất quy tắc này lên một tầm cao mới."
Tuy nhiên, tại sao lại phải có những bất quy tắc như thế, và chúng ảnh hưởng ra sao với công cuộc loan báo Tin Mừng thì giám mục Newman không giải thích.
Đúng một năm trước đây, ngày 27/7/2014, Đức Tổng Giám Mục Canterbury, vị đứng đầu của Anh Giáo, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để xin Ngài đừng vì việc Giáo Hội Anh Giáo chấp thuận tấn phong Giám Mục cho phụ nữ mà tiến trình hiệp nhất giữa Công Giáo và Anh Giáo bị trệch ra khỏi chương trình hiệp nhất.
Đức Tổng Giám Mục Justin Welby thừa nhận rằng việc Giáo Hội Anh Giáo bỏ phiếu chấp thuận cho phụ nữ làm Giám Mục đã gây thêm trở ngại cho con đường hiệp nhất vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thêm.
Trong thư gửi cho Đức Giáo Hoàng và các vị đứng đầu các Giáo Hội khác như các Thượng Phụ Chính Thống Giáo, Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo xin các vị ấy cầu nguyện cho Giáo Hội Anh Giáo. Ngài nói “Chúng ta cần nhau”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
GP Đà Nẵng mừng 371 năm Chân Phước An-rê Phú Yên
Toma Trương Văn Ân
13:54 26/07/2015
Lúc 6 giờ 30 sáng 25 / 7 / 2015, tại Đền thánh An-rê Phú Yên – Phước Kiều, Đức Giám Mục (ĐGM) Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Linh mục đoàn, quý nam nữ Tu sĩ, những Vị Đại diện…đã Đại diện cho các Tín hữu Việt Nam trên toàn thế giới nói chung, và cách riêng Giáo phận Đà Nẵng, hân hoan kiệu Thánh tích ( 5 sợi tóc), mừng sinh nhật trên trời lần thứ 371 Chân Phước An-rê Phú Yên.
Hình ảnh
Mở đầu Thánh lễ đồng tế do ĐGM chử sự, trong Giê-su là Đấng yêu thương qui tụ muôn người nhờ Máu cứu độ của Ngài. ĐGM đã mời gọi cộng đoàn, cách riêng giới trẻ, sống chứng nhân Tin Mừng như Thánh nhân, dấn thân cho Đức Tin và lòng yêu mến Thiên Chúa cho đến hết hơi, cho đến trọn đời.
Trong bài giảng, ĐGM thuật lại chuyện ĐHY Fernando Filoni – Bộ Trưởng bộ Loan Báo Tin Mừng đến viếng thăm Đền Thánh An-rê Phú Yên, trong chuyến thăm mục vụ Gp Đà Nẵng (23.1.2015). “ Tôi thấy nhiều anh em Lương dân đón Tôi trong nụ cười và ánh mắt đầy thiện cảm “ “ chứng tỏ môi trường truyền Giáo thuận lợi…” ĐGM Giuse thuật lại ĐHY đã nói như vậy.
Mảnh đất Phước Kiều và Hội An là chiếc nôi của Giáo Hội Việt Nam, tại nơi này, An-rê Phú Yên và gia đình được nhập vào thân thể mầu nhiệm của Chúa qua Bí tích rửa tội, đã gia nhập Hội Thầy Giảng ( 6.7.1643) cùng với 9 anh em khác, qua một Nghi lễ, như nghi lễ khấn Dòng ngày nay, và sau 1 năm, Ngài đã hiến dâng mạng sống làm chứng cho Tình Yêu, cho lời rao giảng về một Thiên Chúa tình yêu…
Ngày nay Giáo Hội tha thiết mời gọi mỗi người Tín hữu hoán cải mục vụ, canh tân đời sống, trung thành sứ mạng làm cho mọi người tìm được niềm vui trong Tin Mừng. Không gian mục vụ rộng mở, không đóng khung trong gia đình, Giáo xứ và Giáo Hội. Nhưng đến với mọi người.
Cuối Thánh Lễ, Cha Phao lô Trần Ngọc Hoàng – Quản nhiệm Đền Thánh đã cám ơn ĐGM, quý Linh Mục, quý Tu sĩ, và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Hội, cách riêng cho cộng đoàn Tín hữu mảnh đất thánh này. Cha cũng cám ơn Chính Quyền, Giáo xứ Trà Kiệu, Gx Hội An, các Giáo xứ lân cận, anh chị em Lương dân xung quanh, con cháu gốc Phước Kiều đang sống và làm việc nơi xa, Hướng Đạo, ca đoàn tổng hợp của Phước Kiều và Hội An, và tất cả những ai đã góp công của cho buổi lễ được thuận lợi tốt đẹp.
Tiếp đó, đội vũ của các em Giáo xứ Hội An, trong vũ khúc tạ ơn đầy sôi động, làm tăng thêm niềm vui trong ngày mừng sinh nhật trên trời Chân Phức An-rê Phú Yên
Trước lúc ban Phép lành, ĐGM và cộng đoàn mừng bổn mạng các Cha Gia-cô-bê: Hứa Hùng Quang (Quản xứ Thanh Bình), Nguyễn Hồng Phong ( Quản xứ Vân Đõa), Lê Quí Đạt (Quản xứ Hà Tân) trong ngày lễ kính Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ (25.7) và Cha Gioakim Trần Kim Thượng (Hạt Trưởng hạt Hòa Vang, Quản xứ Cẩm Lệ) trong ngày lễ kính Hai Thánh Gioakim-Anna (26.7).
ĐGM đã lượt qua sự phát triển về cơ sở vật chất và cộng đoàn tại Phước Kiều sau 9 năm được nâng lên thành Đền Thánh, nơi hành hương của mọi người. Ngài mời gọi anh chị em Giáo lý viện, Giới trẻ … đến hành hương, sinh hoạt, huấn luyện kỷ năng, vui chơi … làm các việc đạo đức tại đây. Tạo môi trường tốt cho việc người Tín hữu cầu nguyện với Chân Phước An-rê Phú Yên, và cơ hội tốt cho việc xin Tòa Thánh Phong Thánh cho Ngài.
Dịp Lễ này, cũng là dịp” ra mắt “ hình thành Caritas Giới trẻ, mỗi Giáo xứ có 5 bạn trẻ tham gia, Hiện nay đã có 25 Giáo xứ đăng ký. Với sức trẻ, các bạn tham gia vào việc chung của Giáo Hội là bác ái- bảo vệ và tiếp tục cộng tác trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Tiếp đó, ĐGM thông báo một niềm vui của Giáo phận vào ngày 4 / 8 / 2015 sắp đến, sẽ có Thánh Lễ trao tác vụ cho 8 tân Linh Mục.
ĐGM đã Đại diện cộng đoàn cám ơn Cha Quản nhiệm, Thầy giúp xứ và tất cả những người đã cộng tác giúp đỡ, làm cho buổi lễ thêm phần long trọng tốt đẹp, trước lúc ban phép lành Kết thúc Thánh Lễ.
Qua lời chuyển cầu của Chân Phước An-rê Phú Yên, xin Chúa ban nhiều ơn cho tất cả mọi người khi đến cầu nguyện với Thánh nhân.
Được biết: Cộng đoàn Tín hữu Phước Kiều hiện nay có 150 người, khu vực vệ sinh mới, sạch thoáng khoảng 50 m2, thuận tiện cho các đoàn đến hành hương. 2 phòng dạy Giáo lý vừa xây xong khang trang nhưng chưa có vật dụng gì ở trong đó. Ngôi Đền Thánh bé nhỏ, cũ xưa, chưa xứng tầm với lịch sử và lòng yêu quí của cộng đoàn Tín Hữu Giáo Hội Việt Nam.
Ước mong mọi người Tín hữu đến hành hương với lòng tri ân Hạt Giống Tin Mừng đầu tiên, sinh muôn hạt của Giáo Hội Việt Nam, cầu Nguyện xin Ngài chuyển lời nguyện đến với Thiên Chúa…. Và tỏ lòng hiếu thảo với Ngài, với Giáo Hội bằng việc làm cụ thể !
Hình ảnh
Mở đầu Thánh lễ đồng tế do ĐGM chử sự, trong Giê-su là Đấng yêu thương qui tụ muôn người nhờ Máu cứu độ của Ngài. ĐGM đã mời gọi cộng đoàn, cách riêng giới trẻ, sống chứng nhân Tin Mừng như Thánh nhân, dấn thân cho Đức Tin và lòng yêu mến Thiên Chúa cho đến hết hơi, cho đến trọn đời.
Trong bài giảng, ĐGM thuật lại chuyện ĐHY Fernando Filoni – Bộ Trưởng bộ Loan Báo Tin Mừng đến viếng thăm Đền Thánh An-rê Phú Yên, trong chuyến thăm mục vụ Gp Đà Nẵng (23.1.2015). “ Tôi thấy nhiều anh em Lương dân đón Tôi trong nụ cười và ánh mắt đầy thiện cảm “ “ chứng tỏ môi trường truyền Giáo thuận lợi…” ĐGM Giuse thuật lại ĐHY đã nói như vậy.
Mảnh đất Phước Kiều và Hội An là chiếc nôi của Giáo Hội Việt Nam, tại nơi này, An-rê Phú Yên và gia đình được nhập vào thân thể mầu nhiệm của Chúa qua Bí tích rửa tội, đã gia nhập Hội Thầy Giảng ( 6.7.1643) cùng với 9 anh em khác, qua một Nghi lễ, như nghi lễ khấn Dòng ngày nay, và sau 1 năm, Ngài đã hiến dâng mạng sống làm chứng cho Tình Yêu, cho lời rao giảng về một Thiên Chúa tình yêu…
Ngày nay Giáo Hội tha thiết mời gọi mỗi người Tín hữu hoán cải mục vụ, canh tân đời sống, trung thành sứ mạng làm cho mọi người tìm được niềm vui trong Tin Mừng. Không gian mục vụ rộng mở, không đóng khung trong gia đình, Giáo xứ và Giáo Hội. Nhưng đến với mọi người.
Cuối Thánh Lễ, Cha Phao lô Trần Ngọc Hoàng – Quản nhiệm Đền Thánh đã cám ơn ĐGM, quý Linh Mục, quý Tu sĩ, và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Hội, cách riêng cho cộng đoàn Tín hữu mảnh đất thánh này. Cha cũng cám ơn Chính Quyền, Giáo xứ Trà Kiệu, Gx Hội An, các Giáo xứ lân cận, anh chị em Lương dân xung quanh, con cháu gốc Phước Kiều đang sống và làm việc nơi xa, Hướng Đạo, ca đoàn tổng hợp của Phước Kiều và Hội An, và tất cả những ai đã góp công của cho buổi lễ được thuận lợi tốt đẹp.
Tiếp đó, đội vũ của các em Giáo xứ Hội An, trong vũ khúc tạ ơn đầy sôi động, làm tăng thêm niềm vui trong ngày mừng sinh nhật trên trời Chân Phức An-rê Phú Yên
Trước lúc ban Phép lành, ĐGM và cộng đoàn mừng bổn mạng các Cha Gia-cô-bê: Hứa Hùng Quang (Quản xứ Thanh Bình), Nguyễn Hồng Phong ( Quản xứ Vân Đõa), Lê Quí Đạt (Quản xứ Hà Tân) trong ngày lễ kính Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ (25.7) và Cha Gioakim Trần Kim Thượng (Hạt Trưởng hạt Hòa Vang, Quản xứ Cẩm Lệ) trong ngày lễ kính Hai Thánh Gioakim-Anna (26.7).
ĐGM đã lượt qua sự phát triển về cơ sở vật chất và cộng đoàn tại Phước Kiều sau 9 năm được nâng lên thành Đền Thánh, nơi hành hương của mọi người. Ngài mời gọi anh chị em Giáo lý viện, Giới trẻ … đến hành hương, sinh hoạt, huấn luyện kỷ năng, vui chơi … làm các việc đạo đức tại đây. Tạo môi trường tốt cho việc người Tín hữu cầu nguyện với Chân Phước An-rê Phú Yên, và cơ hội tốt cho việc xin Tòa Thánh Phong Thánh cho Ngài.
Dịp Lễ này, cũng là dịp” ra mắt “ hình thành Caritas Giới trẻ, mỗi Giáo xứ có 5 bạn trẻ tham gia, Hiện nay đã có 25 Giáo xứ đăng ký. Với sức trẻ, các bạn tham gia vào việc chung của Giáo Hội là bác ái- bảo vệ và tiếp tục cộng tác trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Tiếp đó, ĐGM thông báo một niềm vui của Giáo phận vào ngày 4 / 8 / 2015 sắp đến, sẽ có Thánh Lễ trao tác vụ cho 8 tân Linh Mục.
ĐGM đã Đại diện cộng đoàn cám ơn Cha Quản nhiệm, Thầy giúp xứ và tất cả những người đã cộng tác giúp đỡ, làm cho buổi lễ thêm phần long trọng tốt đẹp, trước lúc ban phép lành Kết thúc Thánh Lễ.
Qua lời chuyển cầu của Chân Phước An-rê Phú Yên, xin Chúa ban nhiều ơn cho tất cả mọi người khi đến cầu nguyện với Thánh nhân.
Được biết: Cộng đoàn Tín hữu Phước Kiều hiện nay có 150 người, khu vực vệ sinh mới, sạch thoáng khoảng 50 m2, thuận tiện cho các đoàn đến hành hương. 2 phòng dạy Giáo lý vừa xây xong khang trang nhưng chưa có vật dụng gì ở trong đó. Ngôi Đền Thánh bé nhỏ, cũ xưa, chưa xứng tầm với lịch sử và lòng yêu quí của cộng đoàn Tín Hữu Giáo Hội Việt Nam.
Ước mong mọi người Tín hữu đến hành hương với lòng tri ân Hạt Giống Tin Mừng đầu tiên, sinh muôn hạt của Giáo Hội Việt Nam, cầu Nguyện xin Ngài chuyển lời nguyện đến với Thiên Chúa…. Và tỏ lòng hiếu thảo với Ngài, với Giáo Hội bằng việc làm cụ thể !
Giáo lý viên xứ Ba Đông, Hố Nai mừng lễ bổn mạng
Dominic Nguyễn Thanh Phương
07:31 26/07/2015
GIÁO LÝ VIÊN GIÁO XỨ BA ĐÔNG MỪNG BỔN MẠNG
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, sáng nay Chúa Nhật 26/07/2015, Giáo Lý Viên giáo xứ Ba Đông, hạt Hố Nai, GP.Xuân Lộc đã mừng lễ kính chân phước An-rê Phú Yên, bổn mạng Giáo Lý Viên trong giáo xứ.
Xem Hình
Hiệp dâng Thánh lễ ngoài gần 30 anh chị Giáo lý viên, còn có quý tu sĩ nam nữ, quý phụ huynh của anh chị Giáo lý viên cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho đoàn Giáo lý viên (GLV), những vị tiền nhiệm, quý ân nhân xa gần của đoàn.
Trong bài giảng, cha chủ tế hướng cộng đoàn về “Tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn cha mẹ đã cho chúng ta được sinh ra đời làm người và làm con Chúa”. Ngài chia sẻ với các anh chị GLV:
- Hãy cho đi “theo ý của Chúa”, hãy kiên tâm rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống hằng ngày của mình.
Rồi Cha cũng chia sẻ về những khó khăn trong cuộc đời phục vụ của mỗi GLV và mời gọi cộng đoàn cộng tác-cầu nguyện cho các anh chị GLV luôn hăng say nhiệt thành để cộng tác với Cha chánh xứ trong công cuộc rèn giũa đời sống Đức Tin của Thiếu Nhi trong giáo xứ.
Sau cùng, ngài cảm ơn quý chức, quý phụ huynh, quý ân nhân đã tạo mọi điều thuận lợi để các anh chị GLV tham gia hướng dẫn giáo lý cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Sau Thánh Lễ, quý cha và mọi người đã chung vui với đoàn GLV tại nhà Mục Vụ giáo xứ.
Nguyện xin chân phước An-rê Phú Yên cầu bầu cùng Chúa giúp các anh chị GLV biết sống như Ngài đã sống: hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì tình yêu. Vì đó là bằng chứng sống động để Chúa được bén rễ và lớn lên trong các em thiếu nhi và trong mọi người.
Dominic Nguyễn Thanh Phương
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, sáng nay Chúa Nhật 26/07/2015, Giáo Lý Viên giáo xứ Ba Đông, hạt Hố Nai, GP.Xuân Lộc đã mừng lễ kính chân phước An-rê Phú Yên, bổn mạng Giáo Lý Viên trong giáo xứ.
Xem Hình
Hiệp dâng Thánh lễ ngoài gần 30 anh chị Giáo lý viên, còn có quý tu sĩ nam nữ, quý phụ huynh của anh chị Giáo lý viên cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho đoàn Giáo lý viên (GLV), những vị tiền nhiệm, quý ân nhân xa gần của đoàn.
Trong bài giảng, cha chủ tế hướng cộng đoàn về “Tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn cha mẹ đã cho chúng ta được sinh ra đời làm người và làm con Chúa”. Ngài chia sẻ với các anh chị GLV:
- Hãy cho đi “theo ý của Chúa”, hãy kiên tâm rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống hằng ngày của mình.
Rồi Cha cũng chia sẻ về những khó khăn trong cuộc đời phục vụ của mỗi GLV và mời gọi cộng đoàn cộng tác-cầu nguyện cho các anh chị GLV luôn hăng say nhiệt thành để cộng tác với Cha chánh xứ trong công cuộc rèn giũa đời sống Đức Tin của Thiếu Nhi trong giáo xứ.
Sau cùng, ngài cảm ơn quý chức, quý phụ huynh, quý ân nhân đã tạo mọi điều thuận lợi để các anh chị GLV tham gia hướng dẫn giáo lý cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Sau Thánh Lễ, quý cha và mọi người đã chung vui với đoàn GLV tại nhà Mục Vụ giáo xứ.
Nguyện xin chân phước An-rê Phú Yên cầu bầu cùng Chúa giúp các anh chị GLV biết sống như Ngài đã sống: hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì tình yêu. Vì đó là bằng chứng sống động để Chúa được bén rễ và lớn lên trong các em thiếu nhi và trong mọi người.
Dominic Nguyễn Thanh Phương
Giáo xứ Cao Bình: thiếu nhi xưng tội và rước lễ lần đầu
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:50 26/07/2015
LẠNG SƠN - Theo chương trình hàng năm của Giáo phận vào mỗi dịp hè, Giáo xứ Cao Bình đã quy tụ các em thiếu nhi về nhà xứ để cùng nhau sinh hoạt và học hỏi giáo lý, nhân bản cũng như các kiến thức phổ thông. Thời gian ba tháng mùa hè đã trở nên có ý nghĩa cho các em trên nhiều phương diện. Mùa hè 2015 này, tại nhà xứ Cao Bình, cha xứ mời gọi các gia đình nhắc nhở và khích lệ con em của mình tới để tham dự các lớp học và nhất là trau dồi kiến thức Giáo lý để làm hành trang cho các em trong đời sống đức tin, đồng thời là nền tảng cần thiết để lãnh nhận các Bí Tích.
Hình ảnh
Theo cha Giuse Nguyễn Văn Huyến (CSsR), quản nhiệm giáo xứ, cho biết: Giáo xứ Cao Bình chỉ có số nhân danh khiêm tốn so với các xứ họ khác trong Giáo phận, tuy nhiên, trong địa bàn giáo xứ có nhiều anh chị em di dân, từ các giáo phận miền xuôi lên, cho nên việc mục vụ cũng rất phong phú, trong đó, việc hướng dẫn và chăm lo đời sống nhân bản – đức tin cho các em thiếu nhi cần được chú trọng đặc biệt, nhất là trong thời gian nghỉ hè hàng năm.
Những ngày hè này, đến với nhà thờ - nhà xứ Cao Bình, nhiều người ngạc nhiên bởi một bầu khí tràn đầy tiếng cười, tiếng nói, câu kinh, tiếng hát của các em thiếu nhi đang sinh hoạt nơi đây. Khác hẳn với không gian yên lặng vốn có thường ngày, những ngày hè, các lớp giáo lý, kinh bổn làm cho đời sống giáo xứ trở nên ấm áp và sinh động hơn rất nhiều. Tại nhà xứ Cao Bình, các em thiếu nhi không chỉ được chỉ dạy về kiến thức giáo lý, văn hóa, nhưng còn được huấn luyện về nhân bản, về đời sống chung và nhất là tham dự Thánh lễ, các giờ kinh chung hằng ngày.
Hoa trái đặc biệt của chương trình mùa hè năm nay là việc 9 em thiếu nhi được lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và được Rước lễ lần đầu. Cha xứ cùng với các thầy, các dì và các bạn tình nguyện viên đã nhiệt tâm hướng dẫn, dạy dỗ và đồng hành với các em trong suốt thời gian mùa hè này, để các em đạt được những điều kiện cần thiết để lãnh nhận Bí tích. Chúa Nhật 26/7/2015 hôm nay, Thánh lễ được cử hành trong một bầu khí phụng vụ trang trọng hơn để trở nên như một dấu mốc trong hành trình đức tin của các em khi lần đầu tiên trong cuộc đời được đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể ngự vào lòng. Cha xứ Giuse mời gọi cộng đoàn Phụng vụ tạ ơn Chúa vì hồng ân đức tin cao quý mà Chúa đã gieo vào lòng mỗi người, để rồi với thời gian và sự cộng tác của nhiều người, đức tin ấy ngày một triển nở và sinh được những hoa trái thánh thiện. Ngài cũng kêu mời cộng đoàn cầu nguyện nhiều hơn cho các em thiếu nhi trong giáo xứ, cách riêng các em được Rước lễ lần đầu hôm nay, để các em hiểu và sống đức tin một cách mạnh mẽ hơn nhờ sức mạnh từ Thánh Thể của Chúa trong các em.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Giuse quảng diễn về mầu nhiệm và sự cao trọng của Bí Tích Thánh Thể. Ngài mời gọi mọi người ý thức sâu xa hơn về chính Chúa Giêsu đang hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể, năng tham dự Thánh lễ và Rước lễ để đón nhận món quà vô giá mà Chúa ban vì tình yêu. Thiên Chúa luôn tìm mọi cách thế để mời gọi ta đến với Ngài và hưởng trọn hồng ân của Ngài. Đề cập tới các em thiếu nhi được Rước lễ lần đầu hôm nay, cha Giuse cảm ơn sự cộng tác của các gia đình và mọi người đã dành cho các em, đồng thời kêu mời các bậc phụ huynh và mọi người nâng đỡ, khích lệ các em hơn nữa trong đời sống đức tin, trở nên gương sáng cho con cái mình trong hành trình theo Chúa.
Sau khi ban Phép lành cuối lễ, cha Giuse đã nhắn nhủ các em thiếu nhi: nhà xứ luôn rộng cửa đón các em, Chúa luôn giang rộng vòng tay đón chào các em đến với Ngài. Cha Giuse mong muốn mỗi Chúa Nhật trong suốt cả năm sẽ là những ngày các em thiếu nhi được cha mẹ đưa đến nhà thờ để học hỏi giáo lý, gặp gỡ chia sẻ với nhau và cùng tham dự Thánh lễ dành cho các em. Ngài cũng mời gọi toàn thể mọi thành phần trong Giáo xứ hãy năng đến tham dự Thánh lễ, dọn mình Rước lễ và cùng nhau xây dựng giáo xứ ngày một thăng tiến hơn.
Thay mặt cho các bạn thiếu nhi sinh hoạt tại giáo xứ Cao Bình mùa hè này, cách riêng các em được Rước lễ lần đầu hôm nay, một em đã nói lên tâm tình cảm ơn với cha xứ, quý thầy, quý dì, quý phụ huynh và mọi người đã dành cho các em những sự quan tâm, yêu mến và dạy dỗ rất hữu ích và quan trọng. Tâm tình của các em được gói trọn trong những bông hoa tươi thắm kính tặng cha quản xứ.
Thánh lễ Chúa Nhật hôm nay cũng khép lại chương trình mùa hè của các em thiếu nhi tại nhà xứ Cao Bình. Các em giờ đây trở lại với gia đình của mình, nhưng cũng là việc các em được sai đi, sau thời gian đến ở với Chúa, lắng nghe Lời Chúa, học hiểu về Chúa. Thời gian ở tại nhà xứ cũng trở nên một kỷ niệm đẹp cho các em, một động lực khích lệ các em trong hành trình sống đức tin, để rồi trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, các em trở nên người con ngoan hiền, người tín hữu tốt và đem Chúa đến cho mọi người.
Hình ảnh
Theo cha Giuse Nguyễn Văn Huyến (CSsR), quản nhiệm giáo xứ, cho biết: Giáo xứ Cao Bình chỉ có số nhân danh khiêm tốn so với các xứ họ khác trong Giáo phận, tuy nhiên, trong địa bàn giáo xứ có nhiều anh chị em di dân, từ các giáo phận miền xuôi lên, cho nên việc mục vụ cũng rất phong phú, trong đó, việc hướng dẫn và chăm lo đời sống nhân bản – đức tin cho các em thiếu nhi cần được chú trọng đặc biệt, nhất là trong thời gian nghỉ hè hàng năm.
Những ngày hè này, đến với nhà thờ - nhà xứ Cao Bình, nhiều người ngạc nhiên bởi một bầu khí tràn đầy tiếng cười, tiếng nói, câu kinh, tiếng hát của các em thiếu nhi đang sinh hoạt nơi đây. Khác hẳn với không gian yên lặng vốn có thường ngày, những ngày hè, các lớp giáo lý, kinh bổn làm cho đời sống giáo xứ trở nên ấm áp và sinh động hơn rất nhiều. Tại nhà xứ Cao Bình, các em thiếu nhi không chỉ được chỉ dạy về kiến thức giáo lý, văn hóa, nhưng còn được huấn luyện về nhân bản, về đời sống chung và nhất là tham dự Thánh lễ, các giờ kinh chung hằng ngày.
Hoa trái đặc biệt của chương trình mùa hè năm nay là việc 9 em thiếu nhi được lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và được Rước lễ lần đầu. Cha xứ cùng với các thầy, các dì và các bạn tình nguyện viên đã nhiệt tâm hướng dẫn, dạy dỗ và đồng hành với các em trong suốt thời gian mùa hè này, để các em đạt được những điều kiện cần thiết để lãnh nhận Bí tích. Chúa Nhật 26/7/2015 hôm nay, Thánh lễ được cử hành trong một bầu khí phụng vụ trang trọng hơn để trở nên như một dấu mốc trong hành trình đức tin của các em khi lần đầu tiên trong cuộc đời được đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể ngự vào lòng. Cha xứ Giuse mời gọi cộng đoàn Phụng vụ tạ ơn Chúa vì hồng ân đức tin cao quý mà Chúa đã gieo vào lòng mỗi người, để rồi với thời gian và sự cộng tác của nhiều người, đức tin ấy ngày một triển nở và sinh được những hoa trái thánh thiện. Ngài cũng kêu mời cộng đoàn cầu nguyện nhiều hơn cho các em thiếu nhi trong giáo xứ, cách riêng các em được Rước lễ lần đầu hôm nay, để các em hiểu và sống đức tin một cách mạnh mẽ hơn nhờ sức mạnh từ Thánh Thể của Chúa trong các em.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Giuse quảng diễn về mầu nhiệm và sự cao trọng của Bí Tích Thánh Thể. Ngài mời gọi mọi người ý thức sâu xa hơn về chính Chúa Giêsu đang hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể, năng tham dự Thánh lễ và Rước lễ để đón nhận món quà vô giá mà Chúa ban vì tình yêu. Thiên Chúa luôn tìm mọi cách thế để mời gọi ta đến với Ngài và hưởng trọn hồng ân của Ngài. Đề cập tới các em thiếu nhi được Rước lễ lần đầu hôm nay, cha Giuse cảm ơn sự cộng tác của các gia đình và mọi người đã dành cho các em, đồng thời kêu mời các bậc phụ huynh và mọi người nâng đỡ, khích lệ các em hơn nữa trong đời sống đức tin, trở nên gương sáng cho con cái mình trong hành trình theo Chúa.
Sau khi ban Phép lành cuối lễ, cha Giuse đã nhắn nhủ các em thiếu nhi: nhà xứ luôn rộng cửa đón các em, Chúa luôn giang rộng vòng tay đón chào các em đến với Ngài. Cha Giuse mong muốn mỗi Chúa Nhật trong suốt cả năm sẽ là những ngày các em thiếu nhi được cha mẹ đưa đến nhà thờ để học hỏi giáo lý, gặp gỡ chia sẻ với nhau và cùng tham dự Thánh lễ dành cho các em. Ngài cũng mời gọi toàn thể mọi thành phần trong Giáo xứ hãy năng đến tham dự Thánh lễ, dọn mình Rước lễ và cùng nhau xây dựng giáo xứ ngày một thăng tiến hơn.
Thay mặt cho các bạn thiếu nhi sinh hoạt tại giáo xứ Cao Bình mùa hè này, cách riêng các em được Rước lễ lần đầu hôm nay, một em đã nói lên tâm tình cảm ơn với cha xứ, quý thầy, quý dì, quý phụ huynh và mọi người đã dành cho các em những sự quan tâm, yêu mến và dạy dỗ rất hữu ích và quan trọng. Tâm tình của các em được gói trọn trong những bông hoa tươi thắm kính tặng cha quản xứ.
Thánh lễ Chúa Nhật hôm nay cũng khép lại chương trình mùa hè của các em thiếu nhi tại nhà xứ Cao Bình. Các em giờ đây trở lại với gia đình của mình, nhưng cũng là việc các em được sai đi, sau thời gian đến ở với Chúa, lắng nghe Lời Chúa, học hiểu về Chúa. Thời gian ở tại nhà xứ cũng trở nên một kỷ niệm đẹp cho các em, một động lực khích lệ các em trong hành trình sống đức tin, để rồi trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, các em trở nên người con ngoan hiền, người tín hữu tốt và đem Chúa đến cho mọi người.
Đại hội giáo lý viên giáo phận Xuân Lộc
Maria Phương Trâm
18:24 26/07/2015
ĐẠI HỘI GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
Hơn 5.000 Giáo lý viên từ khắp các giáo xứ xa gần trong Giáo phận Xuân Lộc đã quy tụ tại Giáo xứ Thái Hòa, hạt Hòa Thanh từ lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật, 26/07/2015 để mừng kính Chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng Giáo lý viên Giáo phận Xuân Lộc, cũng là ngày Đại hội Giáo lý viên trong toàn giáo phận. Cùng hội ngộ trong ngày Đại hội hôm nay, ngoài các anh chị Giáo lý viên đang phục vụ tại các giáo xứ còn có các anh chị cựu Giáo lý viên đã tham gia Đuốc Hồng từ những năm đầu tiên và những Giáo lý viên có thâm niên dạy giáo lý lâu năm.
Xem hình đại hội
13 giờ, tất cả các anh chị Giáo lý viên tập trung trước lễ đài chính ổn định vị trí theo từng giáo hạt và nghi thức khai mạc Đại hội được bắt đầu sau phần khởi động. Những điệu múa, ca khúc chủ đề Đuốc Hồng như thắp lên trong từng Giáo lý viên nhiệt huyết tông đồ. Sau phần khai mạc, các Giáo lý viên được chia thành ba nhóm để tham dự các chuyên đề tại ba địa điểm khác nhau. Tại hội trường lớn, chuyên đề: “Bí tích Thánh thể: Nguồn sống và trợ lực cho Giáo lý viên” do Cha Giuse Nguyễn Văn Việt, Chưởng ấn Tòa Giám mục Xuân Lộc thuyết trình. Chuyên đề thứ hai với đề tài “Sống thật” được Cha Giuse Trần Minh Khánh thuyết trình tại Nhà thờ và chuyên đề thứ ba do Cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàn thuyết trình tại lễ đài phía trước nhà thờ với đề tài: “Trách nhiệm của Giáo lý viên”. Phần chia sẻ và trình bày của quý Cha qua các chuyên đề giúp cho đời sống đức tin của các anh chị Giáo lý viên thêm mạnh mẽ trước tình yêu và nguồn trợ lực của Bí tích Thánh Thể cũng như rút ra cho mình những bài học thực tiễn nhằm áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
15 giờ, bầu khí của ngày Đại Hội như nóng hơn với sự hiện diện của Đức Cha Phó Giuse Đinh Đức Đạo và Đức ông Vinhsơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện. Sự hiện diện của Đức Cha và Đức ông như tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho hàng ngàn con tim trong ngày Đại hội hôm nay. Sau phần chào đón rất thân thương từ Ban tổ chức, nghi thức vinh danh các Giáo lý viên Đuốc Hồng và Giáo lý viên lâu năm được diễn ra cùng với phần trao Chứng thư tốt nghiệp Đuốc Hồng cho 194 anh chị Giáo lý viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện Giáo lý viên Đuốc Hồng khóa 2013 – 2015. Trước sự hiện diện của Đức Giám Mục Phó giáo phận, Đức ông Vinhsơn Tổng Đại diện, Cha Giuse Đỗ Đức Trí, Trưởng ban Giáo dục Công Giáo, Quý Cha và toàn thể Giáo lý viên, các anh chị nhận Chứng chỉ hôm nay đã tuyên xưng đức tin và cam kết dấn thân vào việc giảng dạy giáo lý để tôn vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Mừng sinh nhật trên trời lần thứ 371 của Chân phước Anrê Phú Yên, trong thinh lặng các Giáo lý viên cùng tôn vinh vị Thánh bổn mạng của mình. Những tiếng chiêng, tiếng trống trầm hùng vang lên giúp các anh chị Giáo lý viên tưởng nhớ đến hình ảnh của Chân phước Anrê Phú Yên, người Giáo lý viên đã kiên vững đức tin và sẵn sàng làm chứng nhân cho Chúa Kitô giữa mọi gian lao thử thách. Thánh lễ mừng kính thánh Bổn mạng được cử hành long trọng ngay sau nghi thức tôn vinh Chân phước Anrê Phú Yên trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Giảng trong Thánh lễ Đức Giám Mục Phó Giuse nhắn nhủ các Giáo lý viên: “Để khơi lên niềm vui và niềm hy vọng trong lòng người khác thì ta phải có những lời những cử chỉ, hành động phát xuất từ một con tim yêu thương. Khi yêu thương thì cũng không cần phải nói gì mà khuôn mặt vui tươi và nụ cười của ta cùng đủ để đem niềm vui và sự an bình cho người khác”. Kết thúc Thánh lễ, mọi người lãnh nhận phép lành cuối lễ với ơn toàn xá trong dịp hành hương mừng lễ Chân phước Anrê Phú Yên hôm nay.
Phần kế tiếp của chương trình là phần văn nghệ mừng sinh nhật Đuốc Hồng tuổi 20, với phần trình diễn của các ca, nhạc sĩ đến từ Sài Gòn và các tiết mục của các anh chị Giáo lý viên từ các Giáo hạt Gia Kiệm, Xuân Lộc. Mặc dù trời mưa, nhưng các tiết mục văn nghệ vẫn được trình diễn đầy sôi nổi và hào hứng. Các anh chị Giáo lý viên vẫn “cháy” hết mình với những ca khúc, những điệu múa thướt tha. Sau phần văn nghệ rất thú vị và vui tươi, các anh chị Giáo lý viên được mời gọi lắng đọng tâm hồn trong bầu khí suy tư và tĩnh lặng, Cha Đặc trách công bố Tin mừng và Đức ông Vinhsơn Tổng Đại diện ban phép lành và sai các Giáo lý viên ra đi lên đường tiếp tục sứ mạng rao giảng tin mừng trong môi trường sống của mình.
Lại một mùa Đuốc Hồng nữa khép lại, các Giáo lý viên tạm chia tay để lên đường về với môi trường sống của minh và tiếp tục hành trình dấn thân phục vụ. Ước mong, mỗi Giáo lý viên cũng biết “Ra đi” mà không ích kỷ giữ lại cho riêng mình những gì mình đã lãnh nhận hôm nay mà cần biết trao ban và chia sẻ những hồng ân ấy, vì mình đã “lãnh nhận nhưng không thì cũng phải cho đi cách nhưng không” như vậy.
Maria Phương Trâm
Hơn 5.000 Giáo lý viên từ khắp các giáo xứ xa gần trong Giáo phận Xuân Lộc đã quy tụ tại Giáo xứ Thái Hòa, hạt Hòa Thanh từ lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật, 26/07/2015 để mừng kính Chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng Giáo lý viên Giáo phận Xuân Lộc, cũng là ngày Đại hội Giáo lý viên trong toàn giáo phận. Cùng hội ngộ trong ngày Đại hội hôm nay, ngoài các anh chị Giáo lý viên đang phục vụ tại các giáo xứ còn có các anh chị cựu Giáo lý viên đã tham gia Đuốc Hồng từ những năm đầu tiên và những Giáo lý viên có thâm niên dạy giáo lý lâu năm.
Xem hình đại hội
13 giờ, tất cả các anh chị Giáo lý viên tập trung trước lễ đài chính ổn định vị trí theo từng giáo hạt và nghi thức khai mạc Đại hội được bắt đầu sau phần khởi động. Những điệu múa, ca khúc chủ đề Đuốc Hồng như thắp lên trong từng Giáo lý viên nhiệt huyết tông đồ. Sau phần khai mạc, các Giáo lý viên được chia thành ba nhóm để tham dự các chuyên đề tại ba địa điểm khác nhau. Tại hội trường lớn, chuyên đề: “Bí tích Thánh thể: Nguồn sống và trợ lực cho Giáo lý viên” do Cha Giuse Nguyễn Văn Việt, Chưởng ấn Tòa Giám mục Xuân Lộc thuyết trình. Chuyên đề thứ hai với đề tài “Sống thật” được Cha Giuse Trần Minh Khánh thuyết trình tại Nhà thờ và chuyên đề thứ ba do Cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàn thuyết trình tại lễ đài phía trước nhà thờ với đề tài: “Trách nhiệm của Giáo lý viên”. Phần chia sẻ và trình bày của quý Cha qua các chuyên đề giúp cho đời sống đức tin của các anh chị Giáo lý viên thêm mạnh mẽ trước tình yêu và nguồn trợ lực của Bí tích Thánh Thể cũng như rút ra cho mình những bài học thực tiễn nhằm áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
15 giờ, bầu khí của ngày Đại Hội như nóng hơn với sự hiện diện của Đức Cha Phó Giuse Đinh Đức Đạo và Đức ông Vinhsơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện. Sự hiện diện của Đức Cha và Đức ông như tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho hàng ngàn con tim trong ngày Đại hội hôm nay. Sau phần chào đón rất thân thương từ Ban tổ chức, nghi thức vinh danh các Giáo lý viên Đuốc Hồng và Giáo lý viên lâu năm được diễn ra cùng với phần trao Chứng thư tốt nghiệp Đuốc Hồng cho 194 anh chị Giáo lý viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện Giáo lý viên Đuốc Hồng khóa 2013 – 2015. Trước sự hiện diện của Đức Giám Mục Phó giáo phận, Đức ông Vinhsơn Tổng Đại diện, Cha Giuse Đỗ Đức Trí, Trưởng ban Giáo dục Công Giáo, Quý Cha và toàn thể Giáo lý viên, các anh chị nhận Chứng chỉ hôm nay đã tuyên xưng đức tin và cam kết dấn thân vào việc giảng dạy giáo lý để tôn vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Mừng sinh nhật trên trời lần thứ 371 của Chân phước Anrê Phú Yên, trong thinh lặng các Giáo lý viên cùng tôn vinh vị Thánh bổn mạng của mình. Những tiếng chiêng, tiếng trống trầm hùng vang lên giúp các anh chị Giáo lý viên tưởng nhớ đến hình ảnh của Chân phước Anrê Phú Yên, người Giáo lý viên đã kiên vững đức tin và sẵn sàng làm chứng nhân cho Chúa Kitô giữa mọi gian lao thử thách. Thánh lễ mừng kính thánh Bổn mạng được cử hành long trọng ngay sau nghi thức tôn vinh Chân phước Anrê Phú Yên trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Giảng trong Thánh lễ Đức Giám Mục Phó Giuse nhắn nhủ các Giáo lý viên: “Để khơi lên niềm vui và niềm hy vọng trong lòng người khác thì ta phải có những lời những cử chỉ, hành động phát xuất từ một con tim yêu thương. Khi yêu thương thì cũng không cần phải nói gì mà khuôn mặt vui tươi và nụ cười của ta cùng đủ để đem niềm vui và sự an bình cho người khác”. Kết thúc Thánh lễ, mọi người lãnh nhận phép lành cuối lễ với ơn toàn xá trong dịp hành hương mừng lễ Chân phước Anrê Phú Yên hôm nay.
Phần kế tiếp của chương trình là phần văn nghệ mừng sinh nhật Đuốc Hồng tuổi 20, với phần trình diễn của các ca, nhạc sĩ đến từ Sài Gòn và các tiết mục của các anh chị Giáo lý viên từ các Giáo hạt Gia Kiệm, Xuân Lộc. Mặc dù trời mưa, nhưng các tiết mục văn nghệ vẫn được trình diễn đầy sôi nổi và hào hứng. Các anh chị Giáo lý viên vẫn “cháy” hết mình với những ca khúc, những điệu múa thướt tha. Sau phần văn nghệ rất thú vị và vui tươi, các anh chị Giáo lý viên được mời gọi lắng đọng tâm hồn trong bầu khí suy tư và tĩnh lặng, Cha Đặc trách công bố Tin mừng và Đức ông Vinhsơn Tổng Đại diện ban phép lành và sai các Giáo lý viên ra đi lên đường tiếp tục sứ mạng rao giảng tin mừng trong môi trường sống của mình.
Lại một mùa Đuốc Hồng nữa khép lại, các Giáo lý viên tạm chia tay để lên đường về với môi trường sống của minh và tiếp tục hành trình dấn thân phục vụ. Ước mong, mỗi Giáo lý viên cũng biết “Ra đi” mà không ích kỷ giữ lại cho riêng mình những gì mình đã lãnh nhận hôm nay mà cần biết trao ban và chia sẻ những hồng ân ấy, vì mình đã “lãnh nhận nhưng không thì cũng phải cho đi cách nhưng không” như vậy.
Maria Phương Trâm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài Liệu Làm Việc Của Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015 (phần III, chương III)
Vũ Van An
17:30 26/07/2015
Chương III
Gia đình và việc đồng hành của Giáo Hội
Chăm sóc mục vụ cho các cặp kết hôn dân sự hay sống chung với nhau
98. (41) Trong khi tiếp tục công bố và phát huy hôn nhân Kitô Giáo, Thượng Hội Đồng cũng khuyến khích việc biện phân về phương diện mục vụ các hoàn cảnh của rất nhiều người không còn sống thực tại này nữa. Bước vào cuộc đối thoại mục vụ với những người này là điều cần thiết để phân biệt được các yếu tố nào trong đời sống họ có thể phát huy được việc phúc âm hóa cũng như việc phát triển nhân bản và thiêng liêng. Một yếu tố mới trong hoạt động mục vụ ngày nay là sự nhậy cảm đối với các khía cạnh tích cực của các cuộc hôn nhân cử hành theo dân luật và việc sống chung, tuy có nhiều dị biệt. Dù trình bày sứ điệp Kitô Giáo cách minh bạch, Giáo Hội cũng vẫn cần phải chỉ ra các yếu tố xây dựng trong các tình huống này, những tình huống chưa hoặc không còn tương hợp với sứ điệp này nữa.
99. Vì Bí Tích Hôn Phối là sự kết hợp trung thành bất khả tiêu và độc chiếm giữa một người đàn ông và một người đàn bà được mời gọi tiếp nhận lẫn nhau và đón chào sự sống, nên hôn nhân Kitô Giáo là một ơn phúc lớn lao đối với gia đình nhân loại. Giáo Hội có nhiệm vụ và sứ mệnh công bố ơn phúc này cho mỗi người trong mọi hoàn cảnh. Giáo Hội cũng phải đồng hành với những người kết hôn dân sự và những người sống chung với nhau trong việc họ dần dần khám phá ra “hạt giống Lời Chúa” vốn nằm dấu ẩn đâu đó, để họ biết trân qúy các hạt giống này cho tới khi đạt được sự viên mãn của việc kết hợp trong Bí Tích.
Con đường dẫn tới Bí Tích Hôn Phối
100. (42) Các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng ghi nhận rằng tại nhiều quốc gia, “càng ngày càng có nhiều người muốn sống thử (ad experimentum) với nhau, trong những cuộc kết hợp chưa được nhìn nhận về phương diện tôn giáo hay dân sự (Instrumentum Laboris, 81). Ở một số nước, việc này đặc biệt diễn ra trong các cuộc hôn nhân truyền thống được xếp đặt giữa các gia đình và thường được cử hành trong nhiều giai đoạn khác nhau. Ở một số nước khác, người ta được chứng kiến sự gia tăng liên tục con số những người, sau khi sống chung với nhau một thời gian dài, yêu cầu được cử hành hôn lễ trong Giáo Hội. Chỉ đơn giản sống chung với nhau thường là một lựa chọn dựa trên thái độ tổng quát chống lại bất cứ điều gì có tính định chế hay dứt khoát; nó cũng có thể được lựa chọn trong khi chờ có nhiều an toàn hơn trong cuộc sống (việc làm ổn định và thu nhập đều đặn). Cuối cùng, ở một số nước, các cuộc hôn nhân trên thực tế (de facto) khá phổ biến, không những chỉ vì người ta bác bỏ các giá trị liên quan tới gia đình và hôn nhân mà chủ yếu vì việc cử hành hôn nhân bị coi là quá tốn kém trong nhiều hoàn cảnh xã hội. Thành thử, cảnh nghèo vật chất dẫn người ta tới các cuộc kết hợp trên thực tế.
101. (43) Tất cả các tình huống trên đòi hỏi một đáp ứng xây dựng, tìm cách biến đổi chúng thành các cơ hội có thể dẫn người ta tới sự viên mãn của hôn nhân và gia đình phù hợp với Tin Mừng. Các cặp này cần được chuẩn bị đầy đủ và hướng dẫn một cách kiên nhẫn và khôn ngoan. Ý thức được điều này, chứng tá các gia đình Kitô hữu chân chính sẽ đặc biệt quan trọng và đầy lôi cuốn như những tác nhân phúc âm hóa gia đình.
102. Việc chọn kết hôn dân sự hay, trong một số trường hợp, chỉ đơn giản “sống chung với nhau” ít khi do thiên kiến hay ác cảm đối với việc kết hợp bí tích, nhưng đúng hơn được liên kết với các tình huống văn hóa hay ngẫu nhiên mà thôi. Trong nhiều hoàn cảnh, quyết định sống chung với nhau là dấu chỉ một mối liên hệ muốn được tự cấu trúc hóa và mở cửa đón nhận viễn ảnh viên mãn. Ý muốn này, một ý muốn tự diễn dịch bằng một dây liên kết lâu dài, có tính bền vững và chào đón sự sống, có thể được coi như một điều kiện giúp bước vào hành trình tăng trưởng có thể dẫn tới khả thể hôn nhân bí tích; khả thể hôn nhân bí tích này nên được công bố như một ơn phúc nhằm phong phú hóa và củng cố đời sống hôn nhân và gia đình, hơn là như một lý tưởng khó đạt tới.
103. Để giải quyết nhu cầu mục vụ này, các thành viên của cộng đồng Kitô hữu, nhất là ở bình diện địa phương, phải làm việc với nhau để tăng cường cách tiếp nhận người ta vào cộng đồng của mình. Các động lực trong các liên hệ mục vụ trên bình diện bản thân có thể cung cấp nền tảng vững chắc cho một phương pháp giáo huấn có thể phát huy được việc từ từ mở tâm trí ra đón nhận sự viên mãn của kế hoạch Thiên Chúa, nhờ được gợi hứng bởi ơn thánh và có thái độ tôn kính. Về phương diện này, các gia đình Kitô hữu nào biết làm chứng cho chân lý của Tin Mừng, bằng chính đời sống của mình, đều có một vai trò quan trọng để đóng.
Chăm sóc các gia đình bị thương tích (Những người ly thân, ly dị nhưng không tái hôn, ly dị và tái hôn, và các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn lẻ)
104. (44) Nên dành cho các cặp vợ chồng có vấn đề trong mối liên hệ của họ khả thể biết trông cậy vào sự giúp đỡ và hướng dẫn của Giáo Hội. Việc mục vụ bác ái và từ tâm phải tìm cách giúp người ta phục hồi và tái lập mối liên hệ của họ. Kinh nghiệm cho hay: với sự trợ giúp thích đáng và các hành vi hoà giải, nhờ ơn thánh, rất nhiều cuộc hôn nhân gặp trở ngại đã tìm được giải pháp một cách thỏa đáng. Biết cách tha thứ và cảm nhận được tha thứ là cảm nghiệm nền tảng trong cuộc sống gia đình. Sự tha thứ giữa vợ và chồng cho phép họ cảm nghiệm được một tình yêu khôn cùng, không bao giờ qua đi (xem 1Cor 13:8). Đôi khi, điều này khá khó khăn, nhưng những ai đã nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa đều được ban sức mạnh để có thể tha thứ đích thực giúp hồi sinh con người.
Sự tha thứ trong gia đình
105. Trong các mối liên hệ gia đình, nhu cầu hoà giải là điều gần như xẩy ra hàng ngày vì nhiều lý do đa dạng. Các việc hiểu lầm do các mối liên hệ trong gia đình người ta, các va chạm do các thói quen khác nhau đã bén rễ từ lâu, các phương thức đa dạng trong việc nuôi dưỡng con cái, lo âu trước các khó khăn kinh tế và các căng thẳng phát sinh từ việc mất việc chỉ là một số ít trong các lý do hiện đang tạo ra tranh chấp. Việc giải quyết các tình huống này đòi một sự sẵn sàng liên tục để hiểu ngưòi khác và tha thứ cho nhau. Nghệ thuật cam go để tái lập yên hàn cho mối liên hệ đòi hỏi không những sự trợ giúp của ơn thánh mà cả việc sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Về phương diện này, cộng đồng Kitô hữu phải chứng tỏ mình thực sự sẵn sàng cung hiến sự trợ giúp này.
Các tình huống đau lòng nhất, như bất trung hôn nhân, đòi phải có việc sửa chữa thích đáng được cả hai người coi là khả hữu. Liên hệ vợ chồng nào bị đổ vỡ cũng có thể được tái lập; niềm hy vọng này cần được giảng dạy ngay ở đầu việc chuẩn bị hôn nhân.
Ở đây, cần phải nhắc nhớ sự quan trọng của hành động Chúa Thánh Thần trong việc chăm sóc các người và các gia đình bị thương tổn, và sự cần thiết của con đường thiêng liêng được đồng hành bởi các thừa tác viên có chuyên môn. Thực vậy, đúng là Chúa Thánh Thần, “Đấng mà Giáo Hội gọi là ‘ánh sáng lương tâm’ luôn vào sâu và đổ đầy ‘tận đáy trái tim con người’. Nhờ một hồi hướng như thế trong Chúa Thánh Thần, mà người ta mở lòng ra để tha thứ” (DeV, 45).
"Dòng sông vĩ đại của lòng thương xót"
106. (45) Sự cần thiết của việc phải đưa ra các lựa chọn can đảm về mục vụ được thấy rất rõ tại Thượng Hội Đồng. Bằng cách mạnh mẽ tái xác định lòng trung thành của mình đối với Tin Mừng Gia Đình và thừa nhận rằng ly thân và ly dị luôn là những vết thương gây nên đau khổ sâu xa cho các cặp vợ chồng và con cái họ, các nghị phụ thượng hội đồng cảm thấy cần phải khẩn cấp khởi diễn một tiến trình mục vụ mới đặt căn bản trên thực tại yếu đuối hiện nay bên trong gia đình, vì biết rằng người ta thường phải "chịu đựng" các yếu đuối này hơn là tự do chọn lựa chúng. Đây là các tình huống thay đổi theo các nhân tố bản thân, văn hóa, và kinh tế xã hội. Lối xem xét dị biệt hóa, vì thế, là điều cần thiết, như đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gợi ý (xem Familiaris Consortio, 84).
107. Gần như ai cũng đồng ý rằng việc chăm sóc các gia đình bị thương tổn và giúp họ cảm nghiệm được lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa là điều nền tảng. Tuy nhiên, người ta rất khác nhau về phương thức phải dùng. Một đàng, một số người nghĩ cần phải khuyến khích những người đang sống trong các liên hệ không phải là vợ chồng dấn thân vào con đường trở về. Đàng khác, nhiều người lại ủng hộ việc mời gọi những người này nhìn về phía trước, bỏ lại cái nhà tù giận dữ, thất vọng, đau đớn và cô đơn của họ và tiếp tục con đường phía trước. Dù sao, người khác bảo, nghệ thuật đồng hành đòi phải có diễn trình biện phân khôn ngoan và thương xót, cũng như khả năng nắm bắt một cách cụ thể tính đa dạng của các tình huống.
108. Mọi người cần nhớ rằng sự thất bại của hôn nhân luôn là sự thất bại đối với mọi người. Thành thử, sau khi ý thức được trách nhiệm riêng của mình, mỗi người cần lấy lại được lòng tin và lòng hy vọng. Mọi người cần phải cho đi và nhận lãnh lòng thương xót. Dù sao, công lý phải được phát huy cho mọi phía có liên hệ tới cuộc hôn nhân thất bại (các người phối ngẫu và con cái).
Giáo Hội có bổn phận yêu cầu các người phối ngẫu ly thân và ly dị phải hành xử một cách tôn trọng và thương xót, nhất là vì thiện ích của con cái; không nên bắt chúng phải chịu đau khổ thêm nữa. Một số người kêu gọi Giáo Hội bày tỏ cùng một thái độ như thế đối với những người thất bại trong hôn nhân. “Từ trái tim Chúa Ba Ngôi, từ thẳm sâu lòng thương xót của Thiên Chúa, dòng sông vĩ đại của lòng thương xót đã vọt lên và chẩy tràn không thôi. Nó là mạch suối không bao giờ cạn, bất kể số người đến đó múc nước. Mỗi lần ai đó cần đến, họ đều có thể tiến lại gần, vì lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ chấm dứt” (MV, 25).
Nghệ thuật đồng hành
109. (46) Nhưng trên hết, mọi gia đình phải được đối xử một cách kính trọng và thương yêu, và được đồng hành trong cuộc hành trình của họ như Chúa Kitô từng đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau. Đối với các tình huống này, lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có giá trị hết sức đặc biệt: “Giáo Hội phải khai tâm mọi chi thể của mình, cả linh mục, tu sĩ lẫn giáo dân, về ‘nghệ thuật đồng hành’ này, một nghệ thuật dạy ta phải biết bỏ giầy dép của mình ra trước mảnh đất thánh thiêng là người khác (xem Xh 3:5). Phải dành cho con đường đồng hành của ta một nhịp độ gần gũi có tính cứu vớt, với một thái độ kính trọng và đầy cảm thương, nhưng đồng thời chữa lành, giải thoát và khuyến khích việc chín mùi trong đời sống Kitô hữu” (Evangelii Gaudium, 169).
110. Nhiều người hài lòng với việc Thượng Hội Đồng nhắc tới hình ảnh Chúa Giêsu đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau. Đối với Giáo Hội, xích lại gần gia đình như người cùng đi trên đường đồng hành là tiếp nhận não trạng khôn ngoan và dị biệt hóa. Có lúc, điều này có nghĩa ở bên cạnh người ta và lắng nghe họ trong im lặng; có lúc, đứng ở đàng trước để chỉ đường tiến lên; và có lúc, đứng ở phía sau để nâng đỡ và khuyến khích. Giáo Hội biến lối hành động này thành của riêng mình bằng cách chia sẻ các niềm vui và hy vọng, các niềm u sầu và lo lắng của từng gia đình.
111. Trong việc chăm sóc mục vụ gia đình, có nhiều dấu chỉ cho thấy: các phong trào và hiệp hội trong Giáo Hội đang cung hiến sự giúp đỡ lớn lao; trong các tổ chức này, khía cạnh cộng đồng vốn được nhấn mạnh và được đem ra sống. Đồng thời, điều cũng không kém quan trọng là phải chuẩn bị các linh mục một cách chuyên biệt cho thừa tác vụ an ủi và chăm sóc này. Nhiều người bầy tỏ ý muốn thấy các trung tâm chuyên biệt được thiết lập, trong đó, các linh mục và/hoặc các tu sĩ có thể học cách chăm sóc các gia đình, nhất là những gia đình đang chịu thử thách gay go, và có thể dấn thân vào việc đồng hành với họ trong cộng đồng Kitô hữu, là cộng đồng không phải lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ nhiệm vụ này cách thỏa đáng.
Những người ly thân và ly dị trung thành với dây hôn phối
112. (47). Nhất thiết phải có sự biện phân đặc biệt để hướng dẫn mục vụ những người ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi. Trước hết phải dành lòng kính trọng đối với sự đau khổ của những ai phải chịu cảnh ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công, hay những ai, bị chồng hay vợ cư xử tệ bạc đến buộc phải ngưng sống chung với nhau. Tha thứ sự bất công bị chịu đựng này không phải là một việc dễ dàng, nhưng với ơn thánh, cuộc hành trình này trở thành khả hữu. Như thế, sinh hoạt mục vụ cần hướng về việc hoà giải và làm trung gian các dị biệt, một việc có thể diễn ra tại “các trung tâm lắng nghe” được thiết lập trong các giáo phận. Đồng thời, các nghị phụ thượng hội đồng cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải giải quyết một cách trung thành và xây dựng các hậu quả của ly thân hay ly dị đối với con cái, mà trong mọi trường hợp đều là các nạn nhân vô tội của tình huống. Không nên biến con cái thành “đối tượng"”của tranh chấp. Thay vào đó, phải tìm đủ mọi phương tiện thích hợp để bảo đảm rằng chúng vượt qua được cơn trấn thương của cuộc tan vỡ gia đình và lớn lên một cách thanh thản bao nhiêu có thể. Trong mỗi trường hợp, Giáo Hội luôn phải chỉ rõ sự bất công thường rất hay có liên hệ với ly dị. Cần phải đặc biệt chú ý trong việc hướng dẫn các gia đình có cha mẹ đơn chiếc, để các phụ nữ nào một mình mang trách nhiệm cung cấp mái ấm và dưỡng dục con cái nhận được sự trợ giúp.
Còn tiếp
Gia đình và việc đồng hành của Giáo Hội
Chăm sóc mục vụ cho các cặp kết hôn dân sự hay sống chung với nhau
98. (41) Trong khi tiếp tục công bố và phát huy hôn nhân Kitô Giáo, Thượng Hội Đồng cũng khuyến khích việc biện phân về phương diện mục vụ các hoàn cảnh của rất nhiều người không còn sống thực tại này nữa. Bước vào cuộc đối thoại mục vụ với những người này là điều cần thiết để phân biệt được các yếu tố nào trong đời sống họ có thể phát huy được việc phúc âm hóa cũng như việc phát triển nhân bản và thiêng liêng. Một yếu tố mới trong hoạt động mục vụ ngày nay là sự nhậy cảm đối với các khía cạnh tích cực của các cuộc hôn nhân cử hành theo dân luật và việc sống chung, tuy có nhiều dị biệt. Dù trình bày sứ điệp Kitô Giáo cách minh bạch, Giáo Hội cũng vẫn cần phải chỉ ra các yếu tố xây dựng trong các tình huống này, những tình huống chưa hoặc không còn tương hợp với sứ điệp này nữa.
99. Vì Bí Tích Hôn Phối là sự kết hợp trung thành bất khả tiêu và độc chiếm giữa một người đàn ông và một người đàn bà được mời gọi tiếp nhận lẫn nhau và đón chào sự sống, nên hôn nhân Kitô Giáo là một ơn phúc lớn lao đối với gia đình nhân loại. Giáo Hội có nhiệm vụ và sứ mệnh công bố ơn phúc này cho mỗi người trong mọi hoàn cảnh. Giáo Hội cũng phải đồng hành với những người kết hôn dân sự và những người sống chung với nhau trong việc họ dần dần khám phá ra “hạt giống Lời Chúa” vốn nằm dấu ẩn đâu đó, để họ biết trân qúy các hạt giống này cho tới khi đạt được sự viên mãn của việc kết hợp trong Bí Tích.
Con đường dẫn tới Bí Tích Hôn Phối
100. (42) Các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng ghi nhận rằng tại nhiều quốc gia, “càng ngày càng có nhiều người muốn sống thử (ad experimentum) với nhau, trong những cuộc kết hợp chưa được nhìn nhận về phương diện tôn giáo hay dân sự (Instrumentum Laboris, 81). Ở một số nước, việc này đặc biệt diễn ra trong các cuộc hôn nhân truyền thống được xếp đặt giữa các gia đình và thường được cử hành trong nhiều giai đoạn khác nhau. Ở một số nước khác, người ta được chứng kiến sự gia tăng liên tục con số những người, sau khi sống chung với nhau một thời gian dài, yêu cầu được cử hành hôn lễ trong Giáo Hội. Chỉ đơn giản sống chung với nhau thường là một lựa chọn dựa trên thái độ tổng quát chống lại bất cứ điều gì có tính định chế hay dứt khoát; nó cũng có thể được lựa chọn trong khi chờ có nhiều an toàn hơn trong cuộc sống (việc làm ổn định và thu nhập đều đặn). Cuối cùng, ở một số nước, các cuộc hôn nhân trên thực tế (de facto) khá phổ biến, không những chỉ vì người ta bác bỏ các giá trị liên quan tới gia đình và hôn nhân mà chủ yếu vì việc cử hành hôn nhân bị coi là quá tốn kém trong nhiều hoàn cảnh xã hội. Thành thử, cảnh nghèo vật chất dẫn người ta tới các cuộc kết hợp trên thực tế.
101. (43) Tất cả các tình huống trên đòi hỏi một đáp ứng xây dựng, tìm cách biến đổi chúng thành các cơ hội có thể dẫn người ta tới sự viên mãn của hôn nhân và gia đình phù hợp với Tin Mừng. Các cặp này cần được chuẩn bị đầy đủ và hướng dẫn một cách kiên nhẫn và khôn ngoan. Ý thức được điều này, chứng tá các gia đình Kitô hữu chân chính sẽ đặc biệt quan trọng và đầy lôi cuốn như những tác nhân phúc âm hóa gia đình.
102. Việc chọn kết hôn dân sự hay, trong một số trường hợp, chỉ đơn giản “sống chung với nhau” ít khi do thiên kiến hay ác cảm đối với việc kết hợp bí tích, nhưng đúng hơn được liên kết với các tình huống văn hóa hay ngẫu nhiên mà thôi. Trong nhiều hoàn cảnh, quyết định sống chung với nhau là dấu chỉ một mối liên hệ muốn được tự cấu trúc hóa và mở cửa đón nhận viễn ảnh viên mãn. Ý muốn này, một ý muốn tự diễn dịch bằng một dây liên kết lâu dài, có tính bền vững và chào đón sự sống, có thể được coi như một điều kiện giúp bước vào hành trình tăng trưởng có thể dẫn tới khả thể hôn nhân bí tích; khả thể hôn nhân bí tích này nên được công bố như một ơn phúc nhằm phong phú hóa và củng cố đời sống hôn nhân và gia đình, hơn là như một lý tưởng khó đạt tới.
103. Để giải quyết nhu cầu mục vụ này, các thành viên của cộng đồng Kitô hữu, nhất là ở bình diện địa phương, phải làm việc với nhau để tăng cường cách tiếp nhận người ta vào cộng đồng của mình. Các động lực trong các liên hệ mục vụ trên bình diện bản thân có thể cung cấp nền tảng vững chắc cho một phương pháp giáo huấn có thể phát huy được việc từ từ mở tâm trí ra đón nhận sự viên mãn của kế hoạch Thiên Chúa, nhờ được gợi hứng bởi ơn thánh và có thái độ tôn kính. Về phương diện này, các gia đình Kitô hữu nào biết làm chứng cho chân lý của Tin Mừng, bằng chính đời sống của mình, đều có một vai trò quan trọng để đóng.
Chăm sóc các gia đình bị thương tích (Những người ly thân, ly dị nhưng không tái hôn, ly dị và tái hôn, và các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn lẻ)
104. (44) Nên dành cho các cặp vợ chồng có vấn đề trong mối liên hệ của họ khả thể biết trông cậy vào sự giúp đỡ và hướng dẫn của Giáo Hội. Việc mục vụ bác ái và từ tâm phải tìm cách giúp người ta phục hồi và tái lập mối liên hệ của họ. Kinh nghiệm cho hay: với sự trợ giúp thích đáng và các hành vi hoà giải, nhờ ơn thánh, rất nhiều cuộc hôn nhân gặp trở ngại đã tìm được giải pháp một cách thỏa đáng. Biết cách tha thứ và cảm nhận được tha thứ là cảm nghiệm nền tảng trong cuộc sống gia đình. Sự tha thứ giữa vợ và chồng cho phép họ cảm nghiệm được một tình yêu khôn cùng, không bao giờ qua đi (xem 1Cor 13:8). Đôi khi, điều này khá khó khăn, nhưng những ai đã nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa đều được ban sức mạnh để có thể tha thứ đích thực giúp hồi sinh con người.
Sự tha thứ trong gia đình
105. Trong các mối liên hệ gia đình, nhu cầu hoà giải là điều gần như xẩy ra hàng ngày vì nhiều lý do đa dạng. Các việc hiểu lầm do các mối liên hệ trong gia đình người ta, các va chạm do các thói quen khác nhau đã bén rễ từ lâu, các phương thức đa dạng trong việc nuôi dưỡng con cái, lo âu trước các khó khăn kinh tế và các căng thẳng phát sinh từ việc mất việc chỉ là một số ít trong các lý do hiện đang tạo ra tranh chấp. Việc giải quyết các tình huống này đòi một sự sẵn sàng liên tục để hiểu ngưòi khác và tha thứ cho nhau. Nghệ thuật cam go để tái lập yên hàn cho mối liên hệ đòi hỏi không những sự trợ giúp của ơn thánh mà cả việc sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Về phương diện này, cộng đồng Kitô hữu phải chứng tỏ mình thực sự sẵn sàng cung hiến sự trợ giúp này.
Các tình huống đau lòng nhất, như bất trung hôn nhân, đòi phải có việc sửa chữa thích đáng được cả hai người coi là khả hữu. Liên hệ vợ chồng nào bị đổ vỡ cũng có thể được tái lập; niềm hy vọng này cần được giảng dạy ngay ở đầu việc chuẩn bị hôn nhân.
Ở đây, cần phải nhắc nhớ sự quan trọng của hành động Chúa Thánh Thần trong việc chăm sóc các người và các gia đình bị thương tổn, và sự cần thiết của con đường thiêng liêng được đồng hành bởi các thừa tác viên có chuyên môn. Thực vậy, đúng là Chúa Thánh Thần, “Đấng mà Giáo Hội gọi là ‘ánh sáng lương tâm’ luôn vào sâu và đổ đầy ‘tận đáy trái tim con người’. Nhờ một hồi hướng như thế trong Chúa Thánh Thần, mà người ta mở lòng ra để tha thứ” (DeV, 45).
"Dòng sông vĩ đại của lòng thương xót"
106. (45) Sự cần thiết của việc phải đưa ra các lựa chọn can đảm về mục vụ được thấy rất rõ tại Thượng Hội Đồng. Bằng cách mạnh mẽ tái xác định lòng trung thành của mình đối với Tin Mừng Gia Đình và thừa nhận rằng ly thân và ly dị luôn là những vết thương gây nên đau khổ sâu xa cho các cặp vợ chồng và con cái họ, các nghị phụ thượng hội đồng cảm thấy cần phải khẩn cấp khởi diễn một tiến trình mục vụ mới đặt căn bản trên thực tại yếu đuối hiện nay bên trong gia đình, vì biết rằng người ta thường phải "chịu đựng" các yếu đuối này hơn là tự do chọn lựa chúng. Đây là các tình huống thay đổi theo các nhân tố bản thân, văn hóa, và kinh tế xã hội. Lối xem xét dị biệt hóa, vì thế, là điều cần thiết, như đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gợi ý (xem Familiaris Consortio, 84).
107. Gần như ai cũng đồng ý rằng việc chăm sóc các gia đình bị thương tổn và giúp họ cảm nghiệm được lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa là điều nền tảng. Tuy nhiên, người ta rất khác nhau về phương thức phải dùng. Một đàng, một số người nghĩ cần phải khuyến khích những người đang sống trong các liên hệ không phải là vợ chồng dấn thân vào con đường trở về. Đàng khác, nhiều người lại ủng hộ việc mời gọi những người này nhìn về phía trước, bỏ lại cái nhà tù giận dữ, thất vọng, đau đớn và cô đơn của họ và tiếp tục con đường phía trước. Dù sao, người khác bảo, nghệ thuật đồng hành đòi phải có diễn trình biện phân khôn ngoan và thương xót, cũng như khả năng nắm bắt một cách cụ thể tính đa dạng của các tình huống.
108. Mọi người cần nhớ rằng sự thất bại của hôn nhân luôn là sự thất bại đối với mọi người. Thành thử, sau khi ý thức được trách nhiệm riêng của mình, mỗi người cần lấy lại được lòng tin và lòng hy vọng. Mọi người cần phải cho đi và nhận lãnh lòng thương xót. Dù sao, công lý phải được phát huy cho mọi phía có liên hệ tới cuộc hôn nhân thất bại (các người phối ngẫu và con cái).
Giáo Hội có bổn phận yêu cầu các người phối ngẫu ly thân và ly dị phải hành xử một cách tôn trọng và thương xót, nhất là vì thiện ích của con cái; không nên bắt chúng phải chịu đau khổ thêm nữa. Một số người kêu gọi Giáo Hội bày tỏ cùng một thái độ như thế đối với những người thất bại trong hôn nhân. “Từ trái tim Chúa Ba Ngôi, từ thẳm sâu lòng thương xót của Thiên Chúa, dòng sông vĩ đại của lòng thương xót đã vọt lên và chẩy tràn không thôi. Nó là mạch suối không bao giờ cạn, bất kể số người đến đó múc nước. Mỗi lần ai đó cần đến, họ đều có thể tiến lại gần, vì lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ chấm dứt” (MV, 25).
Nghệ thuật đồng hành
109. (46) Nhưng trên hết, mọi gia đình phải được đối xử một cách kính trọng và thương yêu, và được đồng hành trong cuộc hành trình của họ như Chúa Kitô từng đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau. Đối với các tình huống này, lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có giá trị hết sức đặc biệt: “Giáo Hội phải khai tâm mọi chi thể của mình, cả linh mục, tu sĩ lẫn giáo dân, về ‘nghệ thuật đồng hành’ này, một nghệ thuật dạy ta phải biết bỏ giầy dép của mình ra trước mảnh đất thánh thiêng là người khác (xem Xh 3:5). Phải dành cho con đường đồng hành của ta một nhịp độ gần gũi có tính cứu vớt, với một thái độ kính trọng và đầy cảm thương, nhưng đồng thời chữa lành, giải thoát và khuyến khích việc chín mùi trong đời sống Kitô hữu” (Evangelii Gaudium, 169).
110. Nhiều người hài lòng với việc Thượng Hội Đồng nhắc tới hình ảnh Chúa Giêsu đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau. Đối với Giáo Hội, xích lại gần gia đình như người cùng đi trên đường đồng hành là tiếp nhận não trạng khôn ngoan và dị biệt hóa. Có lúc, điều này có nghĩa ở bên cạnh người ta và lắng nghe họ trong im lặng; có lúc, đứng ở đàng trước để chỉ đường tiến lên; và có lúc, đứng ở phía sau để nâng đỡ và khuyến khích. Giáo Hội biến lối hành động này thành của riêng mình bằng cách chia sẻ các niềm vui và hy vọng, các niềm u sầu và lo lắng của từng gia đình.
111. Trong việc chăm sóc mục vụ gia đình, có nhiều dấu chỉ cho thấy: các phong trào và hiệp hội trong Giáo Hội đang cung hiến sự giúp đỡ lớn lao; trong các tổ chức này, khía cạnh cộng đồng vốn được nhấn mạnh và được đem ra sống. Đồng thời, điều cũng không kém quan trọng là phải chuẩn bị các linh mục một cách chuyên biệt cho thừa tác vụ an ủi và chăm sóc này. Nhiều người bầy tỏ ý muốn thấy các trung tâm chuyên biệt được thiết lập, trong đó, các linh mục và/hoặc các tu sĩ có thể học cách chăm sóc các gia đình, nhất là những gia đình đang chịu thử thách gay go, và có thể dấn thân vào việc đồng hành với họ trong cộng đồng Kitô hữu, là cộng đồng không phải lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ nhiệm vụ này cách thỏa đáng.
Những người ly thân và ly dị trung thành với dây hôn phối
112. (47). Nhất thiết phải có sự biện phân đặc biệt để hướng dẫn mục vụ những người ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi. Trước hết phải dành lòng kính trọng đối với sự đau khổ của những ai phải chịu cảnh ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công, hay những ai, bị chồng hay vợ cư xử tệ bạc đến buộc phải ngưng sống chung với nhau. Tha thứ sự bất công bị chịu đựng này không phải là một việc dễ dàng, nhưng với ơn thánh, cuộc hành trình này trở thành khả hữu. Như thế, sinh hoạt mục vụ cần hướng về việc hoà giải và làm trung gian các dị biệt, một việc có thể diễn ra tại “các trung tâm lắng nghe” được thiết lập trong các giáo phận. Đồng thời, các nghị phụ thượng hội đồng cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải giải quyết một cách trung thành và xây dựng các hậu quả của ly thân hay ly dị đối với con cái, mà trong mọi trường hợp đều là các nạn nhân vô tội của tình huống. Không nên biến con cái thành “đối tượng"”của tranh chấp. Thay vào đó, phải tìm đủ mọi phương tiện thích hợp để bảo đảm rằng chúng vượt qua được cơn trấn thương của cuộc tan vỡ gia đình và lớn lên một cách thanh thản bao nhiêu có thể. Trong mỗi trường hợp, Giáo Hội luôn phải chỉ rõ sự bất công thường rất hay có liên hệ với ly dị. Cần phải đặc biệt chú ý trong việc hướng dẫn các gia đình có cha mẹ đơn chiếc, để các phụ nữ nào một mình mang trách nhiệm cung cấp mái ấm và dưỡng dục con cái nhận được sự trợ giúp.
Còn tiếp
Tài Liệu Làm Việc Của Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015 (phần III, chương IV)
Vũ Van An
03:46 26/07/2015
Chương IV
Gia đình, việc sinh sản và dưỡng dục
Việc truyền sinh và các thách đố của việc giảm sinh suất
133. (57) Ngày nay, việc phổ biến não trạng muốn rút gọn việc sinh sản sự sống nhân bản thành một thông số tùy thuộc kế hoạch của cá nhân hay của cặp vợ chồng là điều thấy rõ. Đôi khi, các nhân tố kinh tế nặng nề đã đóng góp nhiều vào việc sút giảm đáng kể về sinh suất, làm suy yếu cơ cấu xã hội, làm hại mối tương quan giữa các thế hệ và làm cho viễn ảnh tương lai càng trở nên bất trắc hơn. Chào đón sự sống là một đòi hỏi nội tại của tình yêu vợ chồng. Về phương diện này, Giáo Hội hỗ trợ các gia đình để họ chấp nhận, nuôi dưỡng và âu yếm bảo bọc các đứa con có khuyết tật.
134. Một số người thấy cần phải tiếp tục làm cho người ta biết đến việc Huấn Quyền của Giáo Hội cổ vũ nền văn hóa sự sống, đối đầu với nền văn hóa sự chết đang mỗi ngày mỗi lan tràn hơn. Về phương diện này, cần lưu tâm hơn tới một số trung tâm đang dấn thân vào cuộc nghiên cứu về khả năng sinh sản và sự hiếm muộn, một cuộc nghiên cứu đang cổ vũ cuộc đối thoại giữa các nhà đạo đức sinh học Công Giáo và các nhà khoa học tinh tường kỹ thuật học sinh y (bio-medical). Sinh hoạt mục vụ gia đình nên bao gồm nhiều chuyên gia sinh y Công Giáo hơn trong việc chuẩn bị hôn nhân cho các cặp đính hôn và đồng hành với các cặp đã kết hôn rồi.
135. Điều cần kíp là các Kitô hữu đang tham gia sinh hoạt chính trị cần phải khuyến khích các quyết định lập pháp thích đáng và có trách nhiệm trong các vấn đề cổ vũ và bảo vệ sự sống.Tiếng nói của Giáo Hội về các chủ đề này đã được nghe trên bình diện xã hội và chính trị thế nào, thì ta cũng phải cố gắng hết sức để bước vào một cuộc đối thoại với các cơ quan và các nhà tạo chính sách quốc tế như thế ngõ hầu cổ vũ việc tôn trọng sự sống con người, từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Về phương diện này, cần dành sự chú ý đặc biệt đối với các gia đình có con khuyết tật.
Làm cha mẹ có trách nhiệm
136. (58) Việc mục vụ trong lãnh vực trên phải khởi đầu bằng việc lắng nghe người ta và thừa nhận vẻ đẹp và sự thật của việc chào đón sự sống vô điều kiện, một điều cần thiết, nếu muốn sống đầy đủ tình yêu nhân bản. Điều này được dùng làm căn bản cho một giáo huấn thích đáng liên quan tới các phương pháp tự nhiên trong việc sinh sản có trách nhiệm; phương pháp này cho phép cặp vợ chồng sống một cách hòa hợp và có ý thức sự thông đạt đầy yêu thương giữa vợ và chồng trong mọi khía cạnh của nó phù hợp với trách nhiệm phụ tạo sự sống. Về phương diện này, ta nên trở lại với sứ điệp của thông điệp Sự Sống Con Người của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, một sứ điệp nhấn mạnh tới việc phải tôn trọng phẩm giá người ta khi lượng giá các phương pháp điều hòa sinh sản về phương diện luân lý. Việc nhận nuôi trẻ em, trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi và coi chúng như con cái của mình là một hình thức chuyên biệt của việc tông đồ gia đình (xem Apostolicam Actuositatem, III, 11), và thường được Huấn Quyền kêu gọi và khuyến khích (xem Familiaris Consortio, III, II; Evangelium Vitae, IV, 93). Quyết định nhận con nuôi hay nhận nuôi dưỡng nói lên tính sinh hoa trái của cuộc sống vợ chồng, không phải chỉ trong trường hợp hiếm muộn mà thôi. Một quyết định như thế là dấu hiệu mạnh mẽ nói lên tình yêu gia đình và là cơ hội làm chứng cho đức tin của ta cũng như phục hồi phẩm giá người con cho những người bị tước mất phẩm giá này.
137. Liên quan tới nội dung phong phú của Humanae Vitae và các vấn đề nó bàn, hai điểm chính đã được đặt ra và luôn phải liên kết với nhau. Một điểm liên quan tới vai trò của lương tâm, được hiểu như tiếng nói của Thiên Chúa vang lên trong tâm hồn đã được huấn luyện để lắng nghe của con người. Điểm kia là qui luật luân lý khách quan vốn không cho phép coi hành vi sinh sản như một thực tại được quyết định cách võ đoán tùy tiện, bất chấp kế hoạch của Thiên Chúa dành cho việc sinh sản của con người. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh chủ quan của con người, sẽ có nguy cơ dễ dàng đưa ra các chọn lựa vị kỷ. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh kia kết cuộc sẽ coi qui luật luân lý như một gánh nặng không thể nào vượt qua và không đáp ứng được nhu cầu và tài nguyên của con người. Kết hợp cả hai, dưới sự hướng dẫn thường xuyên của một người hướng dẫn tâm linh có khả năng sẽ giúp những người kết hôn thực hiện được các lựa chọn hoàn toàn có tính nhân bản và là những lựa chọn phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.
Nhận con nuôi và làm dưỡng phụ mẫu
138. Để cung cấp cho các trẻ em bị bỏ rơi một gia đình, nhiều người yêu cầu phải chú ý nhiều hơn tới sự quan trọng của việc nhận con nuôi và việc chăm dưỡng (foster care). Về phương diện này, có người nhấn mạnh tới việc phải quả quyết rằng việc giáo dục một đứa trẻ phải đặt căn bản trên sự dị biệt giới tính, giống như việc sinh đẻ vậy. Do đó, cả trong việc giáo dục nữa, tự nó cũng phải đặt căn bản trên tình yêu vợ chồng giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là những người tạo nền thiết yếu cho việc đào tạo tòan vẹn một đứa trẻ.
Trước các hoàn cảnh trong đó cha mẽ đôi khi ước muốn đứa con "cho riêng mình” và bằng bất cứ cách nào, như thể đứa trẻ này chỉ là sự nối dài các ước nguyện của mình, thì việc nhận con nuôi và việc chăm dưỡng, nếu hiểu cho đúng, sẽ làm sáng tỏ một khía cạnh quan trọng của việc làm cha mẹ và dòng dõi, ở điểm nó giúp các cha mẹ nhận ra rằng, bất kể là tự nhiên, là nuôi hay chăm dưỡng, con cái vẫn là “những nhân vị khác với chính mình” và do đó, cần được chấp nhận, yêu thương và chăm sóc chứ không phải chỉ là “đem vào thế gian”.
Vì căn bản trên, thực tại nhận con nuôi và chăm dưỡng phải được đánh giá cao và được đào sâu, nhất là trong nền thần học về hôn nhân và gia đình.
Sự sống con người: một mầu nhiệm khôn dò
139. (59) Cảm tính cũng cần được hỗ trợ trong hôn nhân, như là con đường tiến tới sự trưởng thành trong việc mỗi ngày mỗi chấp nhận người khác cách sâu sắc hơn và là một hiến thân mỗi ngày mỗi trọn vẹn hơn; theo ý hướng này, có người đã lặp lại sự cần thiết phải đưa ra các chương trình đào tạo nhằm nuôi dưỡng cuộc sống lứa đôi và tầm quan trọng của hàng ngũ giáo dân trong việc đồng hành như những chứng tá sinh động. Điều chắc chắn là gương sáng của một tình yêu trung thành và sâu sắc sẽ giúp ích rất nhiều; một tình yêu được biểu lộ trong âu yếm và kính trọng; một tình yêu có khả năng lớn mạnh với thời gian; một tình yêu, ngay chính trong hành vi cởi mở chào đón việc sinh sản, giúp ta cảm nghiệm được một mầu nhiệm vượt quá ta.
140. Sự sống là một ơn phúc của Thiên Chúa và là một mầu nhiệm siêu việt. Thành thử, dù ở khởi đầu hay ở kết thúc của cuộc sống, con người không có cách chi bị “vứt bỏ”. Trái lại, phải đưa ra các biện pháp để bảo đảm cho các giai đoạn của sự sống con người được lưu ý đặc biệt. Ngày nay, “chính các hữu thể nhân bản cũng (quá dễ dàng) bị coi như những hàng hóa tiêu thụ phải được sử dụng rồi sau đó vứt đi. Chúng ta đã tạo ra một nền văn hóa ‘vứt bỏ’ hiện đang lan rộng” (EG, 53). Về phương diện này, với sự hỗ trợ của mọi người trong xã hội, nhiệm vụ của gia đình là chào đón sự sống nhân bản chưa sinh ra và chăm sóc sự sống nhân bản trong giai đoạn cuối cùng của nó.
141. Về thảm kịch phá thai, trên hết, Giáo Hội khẳng định đặc điểm thánh thiêng và bất khả vi phạm của sự sống con người và tích cực dấn thân bảo vệ sự sống. Các định chế của Giáo Hội cung cấp huấn đạo cho các phụ nữ mang thai, hỗ trợ các bà mẹ đơn lẻ, thiếu niên và trợ giúp các trẻ em bị bỏ rơi, và gần gũi với những người đau khổ vì phá thai. Giáo Hội nhắc nhở những người đang làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế nhớ tới nghĩa vụ luân lý phải phản đối theo lương tâm.
Cũng thế, Giáo Hội không những cảm thấy khẩn thiết phải khẳng quyết quyền được chết tự nhiên, tránh những điều trị và an tử quá quyết đoán (aggressive), mà còn chăm sóc người cao niên, bảo vệ những người khuyết tật, giúp đỡ người bệnh nguy kịch và an ủi người hấp hối.
Thách đố dưỡng dục và vai trò gia đình trong việc phúc âm hóa
142. (60) Một trong các thách đố căn bản mà các gia đình ngày nay đang đối đầu chắc chắn là thách đố dưỡng dục con cái; một thách đố bị thực tại văn hóa ngày nay và ảnh hưởng lớn lao của các phương tiện truyền thông làm cho khó khăn và phức tạp hơn. Như thế, ta cần phải xem xét tới các nhu cầu và mong ước của các gia đình, giúp họ có khả năng trở nên các nơi để phát triển trong cuộc sống hàng ngày, các nơi để truyền thụ các nhân đức một cách cụ thể và chủ yếu, các nhân đức lên hình dáng cho cuộc hiện sinh của ta. Như thế, các bậc cha mẹ phải có khả năng chọn lựa mô thức giáo dục cho con cái họ, tùy theo xác tín của họ.
143. Mọi người nhất trí rằng trường học đầu tiên trong việc nuôi dạy một đứa con là gia đình và cộng đồng Kitô hữu cung hiến sự hỗ trợ và giúp đỡ vai trò dưỡng dục không thể thay thế này của gia đình. Nhiều người thấy cần phải cung cấp nơi chốn và cơ hội để các gia đình có thể gặp nhau nhằm khuyến khích việc huấn luyện làm cha mẹ và chia sẻ các kinh nghiệm giữa các gia đình với nhau. Vì các cha mẹ là các nhà giáo dục và chứng tá đức tin đầu tiên đối với con cái họ, nên điều quan trọng là họ phải tích cực tham dự vào việc chuẩn bị cho chúng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo.
144. Trong các nền văn hóa đa dạng, các người trưởng thành trong gia đình duy trì một vai trò giáo dục không thể thay thế. Tuy nhiên, nhiều nơi đang mục kích sự kiện: càng ngày vai trò dưỡng dục của cha mẹ càng bị làm yếu đi, do sự hiện diện đầy xâm lấn của các phương tiện truyền thông vào gia đình cũng như khuynh hướng muốn đẩy nhiệm vụ này cho các thực thể khác. Hiện tượng này đòi Giáo Hội phải khuyến khích và hỗ trợ các gia đình trong việc giám sát cẩn mật và có trách nhiệm đối với các chương trình ở trường và các chương trình giáo dục có thể ảnh hưởng tới con cái mình.
145. (61) Giáo Hội đảm nhiệm một vai trò có giá trị trong việc hỗ trợ các gia đình, bắt đầu với việc Khai Tâm Kitô Giáo, bằng cách trở thành các cộng đồng chào đó. Ngày nay, hơn bao giờ hết, các cộng đồng này cần phải cung cấp sự hỗ trợ cho các bậc cha mẹ, trong các tình huống phức tạp lẫn trong cuộc sống hàng ngày, trong việc dưỡng dục con cái của họ, đồng hành với chúng, cả trong tuổi thiếu niên lẫn tuổi thanh niên khi chúng đang độ phát triển, nhờ các chương trình mục vụ đã được bản vị hóa, có khả năng dẫn đưa chúng vào ý nghĩa trọn vẹn của đời người và khuyến khích chúng trong các quyết định và trách nhiệm của chúng, thực thi dưới ánh sáng Tin Mừng. Trong tình âu yếm, từ bi và mẫn cảm mẫu thân, Đức Maria có khả năng thoả mãn cơn khát của nhân loại và cả sự sống nữa. Do đó, các gia đình và người Kitô hữu nên chạy đến xin ngài cầu bầu. Việc mục vụ và lòng tôn sùng Thánh Mẫu là khởi điểm thích đáng của việc công bố Tin Mừng Gia Đình.
146. Các gia đình Kitô hữu có bổn phận phải chuyển giao đức tin cho con cái mình, một bổn phận xây dựng trên sự cam kết được thực hiện trong lúc cử hành hôn lễ. Việc thực thi cam kết này, một việc thực thi đòi phải có trong mọi giai đoạn của cuộc sống gia đình, phải được cộng đồng Kitô hữu hỗ trợ. Cách riêng, việc chuẩn bị con cái lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo là một cơ hội vô giá để các cha mẹ khám phá lại đức tin của mình, vì họ trở về chính nền tảng ơn gọi Kitô hữu của họ và thấy được nơi Thiên Chúa nguồn mạch tình yêu của họ, một tình yêu được Người thánh hiến trong Bí Tích Hôn Phối.
Không được lãng quên vai trò của ông bà trong việc truyền thụ đức tin và các truyền thống cũng như lòng sùng kính tôn giáo. Là các tông đồ, các ngài là những người không thể nào thay thế được trong các gia đình, vì các lời khuyên bảo khôn ngoan, lời cầu nguyện và gương sáng của các ngài. Việc tham dự phụng vụ Chúa Nhật, việc lắng nghe Lời Chúa, việc năng lui tới các bí tích và việc sống một cuộc sống bác ái sẽ luôn bảo đảm điều này: cha mẹ làm chứng một cách rõ rệt và khả tín về Chúa Kitô cho con cái mình.
147. Tài Liệu Làm Việc này phát sinh trong khoảng thời gian giữa hai khóa họp của Thượng Hội Đồng vốn là hoa trái từ óc sáng tạo mục vụ của Đức GH Phanxicô, đấng, trong khoảng một năm, đã triệu tập hai khóa họp này về cùng một đề tài để kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II và việc Chân Phúc Phaolô VI Thiết Lập ra Thượng Hội Đồng Giám Mục. Nếu Khóa Đặc Biệt Thứ III, hồi mùa Thu vừa qua, đã giúp toàn thể Giáo Hội tập chú vào Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa, thì Khóa Thường Lệ Thứ XIV, dự tính vào tháng Mười, 2015, sẽ được mời gọi suy nghĩ về Ơn Gọi và Sứ Mệnh của Gia Đình trong Giáo Hội và trong Xã Hội Ngày Nay. Ngoài ra, việc cử hành Thượng Hội Đồng kế tiếp sẽ xẩy ra vào ngày vọng Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót, được Đức GH Phanxicô công bố và định sẽ bắt đầu ngày 8 tháng Mười Hai, 2015.
Giống trường hợp của thượng hội đồng trước, số lượng lớn các câu trả lời, nhận xét do Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục nhận được cho thấy sự quan tâm ngoại thường và sự tích cực tham gia của Dân Chúa khắp nơi. Dù bản tóm lược các đề nghị trong tài liệu này không thể kể hết sự phong phú của chất liệu đến từ khắp mọi lục địa, tuy nhiên, bản văn này có thể được dùng như một phản ảnh đáng tin cậy các tầm nhìn của cảm thức thông suốt nơi toàn thể Giáo Hội về chủ đề chủ yếu gia đình.
Công việc của khóa họp Thượng Hội Đồng kế tiếp được phó thác cho Thánh Gia Nadarét: Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse, là các đấng đang thúc giục chúng ta “khám phá lại ơn gọi và sứ mệnh của gia đình” (Đức Phanxicô, Yết Kiến Chung, 17 tháng 12, 2014).
Kinh Thánh Gia
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Nơi các ngài, chúng con được chiêm ngưỡng
vẻ sáng lạn của tình yêu đích thực,
chúng con tin tưởng chạy tới với các ngài.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin ban ơn cho các gia đình chúng con
Cũng trở thành nơi hiệp thông và cầu nguyện,
trường chân chính của Tin Mừng
và các Giáo Hội nhỏ tại gia.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin cho các gia đình chúng con đừng bao giờ
cảm nghiệm bạo lực, hất hủi và chia rẽ nữa:
xin cho tất cả những người bị thương tổn hay xúc phạm
tìm được an ủi và chữa lành tức khắc.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới,
Làm chúng con, một lần nữa, biết lưu tâm
tới tính thánh thiêng và bất khả vi phạm của gia đình,
và vẻ đẹp của nó trong kế hoạch Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Xin nhân từ nghe lời chúng con cầu xin.
Amen
Gia đình, việc sinh sản và dưỡng dục
Việc truyền sinh và các thách đố của việc giảm sinh suất
133. (57) Ngày nay, việc phổ biến não trạng muốn rút gọn việc sinh sản sự sống nhân bản thành một thông số tùy thuộc kế hoạch của cá nhân hay của cặp vợ chồng là điều thấy rõ. Đôi khi, các nhân tố kinh tế nặng nề đã đóng góp nhiều vào việc sút giảm đáng kể về sinh suất, làm suy yếu cơ cấu xã hội, làm hại mối tương quan giữa các thế hệ và làm cho viễn ảnh tương lai càng trở nên bất trắc hơn. Chào đón sự sống là một đòi hỏi nội tại của tình yêu vợ chồng. Về phương diện này, Giáo Hội hỗ trợ các gia đình để họ chấp nhận, nuôi dưỡng và âu yếm bảo bọc các đứa con có khuyết tật.
134. Một số người thấy cần phải tiếp tục làm cho người ta biết đến việc Huấn Quyền của Giáo Hội cổ vũ nền văn hóa sự sống, đối đầu với nền văn hóa sự chết đang mỗi ngày mỗi lan tràn hơn. Về phương diện này, cần lưu tâm hơn tới một số trung tâm đang dấn thân vào cuộc nghiên cứu về khả năng sinh sản và sự hiếm muộn, một cuộc nghiên cứu đang cổ vũ cuộc đối thoại giữa các nhà đạo đức sinh học Công Giáo và các nhà khoa học tinh tường kỹ thuật học sinh y (bio-medical). Sinh hoạt mục vụ gia đình nên bao gồm nhiều chuyên gia sinh y Công Giáo hơn trong việc chuẩn bị hôn nhân cho các cặp đính hôn và đồng hành với các cặp đã kết hôn rồi.
135. Điều cần kíp là các Kitô hữu đang tham gia sinh hoạt chính trị cần phải khuyến khích các quyết định lập pháp thích đáng và có trách nhiệm trong các vấn đề cổ vũ và bảo vệ sự sống.Tiếng nói của Giáo Hội về các chủ đề này đã được nghe trên bình diện xã hội và chính trị thế nào, thì ta cũng phải cố gắng hết sức để bước vào một cuộc đối thoại với các cơ quan và các nhà tạo chính sách quốc tế như thế ngõ hầu cổ vũ việc tôn trọng sự sống con người, từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Về phương diện này, cần dành sự chú ý đặc biệt đối với các gia đình có con khuyết tật.
Làm cha mẹ có trách nhiệm
136. (58) Việc mục vụ trong lãnh vực trên phải khởi đầu bằng việc lắng nghe người ta và thừa nhận vẻ đẹp và sự thật của việc chào đón sự sống vô điều kiện, một điều cần thiết, nếu muốn sống đầy đủ tình yêu nhân bản. Điều này được dùng làm căn bản cho một giáo huấn thích đáng liên quan tới các phương pháp tự nhiên trong việc sinh sản có trách nhiệm; phương pháp này cho phép cặp vợ chồng sống một cách hòa hợp và có ý thức sự thông đạt đầy yêu thương giữa vợ và chồng trong mọi khía cạnh của nó phù hợp với trách nhiệm phụ tạo sự sống. Về phương diện này, ta nên trở lại với sứ điệp của thông điệp Sự Sống Con Người của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, một sứ điệp nhấn mạnh tới việc phải tôn trọng phẩm giá người ta khi lượng giá các phương pháp điều hòa sinh sản về phương diện luân lý. Việc nhận nuôi trẻ em, trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi và coi chúng như con cái của mình là một hình thức chuyên biệt của việc tông đồ gia đình (xem Apostolicam Actuositatem, III, 11), và thường được Huấn Quyền kêu gọi và khuyến khích (xem Familiaris Consortio, III, II; Evangelium Vitae, IV, 93). Quyết định nhận con nuôi hay nhận nuôi dưỡng nói lên tính sinh hoa trái của cuộc sống vợ chồng, không phải chỉ trong trường hợp hiếm muộn mà thôi. Một quyết định như thế là dấu hiệu mạnh mẽ nói lên tình yêu gia đình và là cơ hội làm chứng cho đức tin của ta cũng như phục hồi phẩm giá người con cho những người bị tước mất phẩm giá này.
137. Liên quan tới nội dung phong phú của Humanae Vitae và các vấn đề nó bàn, hai điểm chính đã được đặt ra và luôn phải liên kết với nhau. Một điểm liên quan tới vai trò của lương tâm, được hiểu như tiếng nói của Thiên Chúa vang lên trong tâm hồn đã được huấn luyện để lắng nghe của con người. Điểm kia là qui luật luân lý khách quan vốn không cho phép coi hành vi sinh sản như một thực tại được quyết định cách võ đoán tùy tiện, bất chấp kế hoạch của Thiên Chúa dành cho việc sinh sản của con người. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh chủ quan của con người, sẽ có nguy cơ dễ dàng đưa ra các chọn lựa vị kỷ. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh kia kết cuộc sẽ coi qui luật luân lý như một gánh nặng không thể nào vượt qua và không đáp ứng được nhu cầu và tài nguyên của con người. Kết hợp cả hai, dưới sự hướng dẫn thường xuyên của một người hướng dẫn tâm linh có khả năng sẽ giúp những người kết hôn thực hiện được các lựa chọn hoàn toàn có tính nhân bản và là những lựa chọn phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.
Nhận con nuôi và làm dưỡng phụ mẫu
138. Để cung cấp cho các trẻ em bị bỏ rơi một gia đình, nhiều người yêu cầu phải chú ý nhiều hơn tới sự quan trọng của việc nhận con nuôi và việc chăm dưỡng (foster care). Về phương diện này, có người nhấn mạnh tới việc phải quả quyết rằng việc giáo dục một đứa trẻ phải đặt căn bản trên sự dị biệt giới tính, giống như việc sinh đẻ vậy. Do đó, cả trong việc giáo dục nữa, tự nó cũng phải đặt căn bản trên tình yêu vợ chồng giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là những người tạo nền thiết yếu cho việc đào tạo tòan vẹn một đứa trẻ.
Trước các hoàn cảnh trong đó cha mẽ đôi khi ước muốn đứa con "cho riêng mình” và bằng bất cứ cách nào, như thể đứa trẻ này chỉ là sự nối dài các ước nguyện của mình, thì việc nhận con nuôi và việc chăm dưỡng, nếu hiểu cho đúng, sẽ làm sáng tỏ một khía cạnh quan trọng của việc làm cha mẹ và dòng dõi, ở điểm nó giúp các cha mẹ nhận ra rằng, bất kể là tự nhiên, là nuôi hay chăm dưỡng, con cái vẫn là “những nhân vị khác với chính mình” và do đó, cần được chấp nhận, yêu thương và chăm sóc chứ không phải chỉ là “đem vào thế gian”.
Vì căn bản trên, thực tại nhận con nuôi và chăm dưỡng phải được đánh giá cao và được đào sâu, nhất là trong nền thần học về hôn nhân và gia đình.
Sự sống con người: một mầu nhiệm khôn dò
139. (59) Cảm tính cũng cần được hỗ trợ trong hôn nhân, như là con đường tiến tới sự trưởng thành trong việc mỗi ngày mỗi chấp nhận người khác cách sâu sắc hơn và là một hiến thân mỗi ngày mỗi trọn vẹn hơn; theo ý hướng này, có người đã lặp lại sự cần thiết phải đưa ra các chương trình đào tạo nhằm nuôi dưỡng cuộc sống lứa đôi và tầm quan trọng của hàng ngũ giáo dân trong việc đồng hành như những chứng tá sinh động. Điều chắc chắn là gương sáng của một tình yêu trung thành và sâu sắc sẽ giúp ích rất nhiều; một tình yêu được biểu lộ trong âu yếm và kính trọng; một tình yêu có khả năng lớn mạnh với thời gian; một tình yêu, ngay chính trong hành vi cởi mở chào đón việc sinh sản, giúp ta cảm nghiệm được một mầu nhiệm vượt quá ta.
140. Sự sống là một ơn phúc của Thiên Chúa và là một mầu nhiệm siêu việt. Thành thử, dù ở khởi đầu hay ở kết thúc của cuộc sống, con người không có cách chi bị “vứt bỏ”. Trái lại, phải đưa ra các biện pháp để bảo đảm cho các giai đoạn của sự sống con người được lưu ý đặc biệt. Ngày nay, “chính các hữu thể nhân bản cũng (quá dễ dàng) bị coi như những hàng hóa tiêu thụ phải được sử dụng rồi sau đó vứt đi. Chúng ta đã tạo ra một nền văn hóa ‘vứt bỏ’ hiện đang lan rộng” (EG, 53). Về phương diện này, với sự hỗ trợ của mọi người trong xã hội, nhiệm vụ của gia đình là chào đón sự sống nhân bản chưa sinh ra và chăm sóc sự sống nhân bản trong giai đoạn cuối cùng của nó.
141. Về thảm kịch phá thai, trên hết, Giáo Hội khẳng định đặc điểm thánh thiêng và bất khả vi phạm của sự sống con người và tích cực dấn thân bảo vệ sự sống. Các định chế của Giáo Hội cung cấp huấn đạo cho các phụ nữ mang thai, hỗ trợ các bà mẹ đơn lẻ, thiếu niên và trợ giúp các trẻ em bị bỏ rơi, và gần gũi với những người đau khổ vì phá thai. Giáo Hội nhắc nhở những người đang làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế nhớ tới nghĩa vụ luân lý phải phản đối theo lương tâm.
Cũng thế, Giáo Hội không những cảm thấy khẩn thiết phải khẳng quyết quyền được chết tự nhiên, tránh những điều trị và an tử quá quyết đoán (aggressive), mà còn chăm sóc người cao niên, bảo vệ những người khuyết tật, giúp đỡ người bệnh nguy kịch và an ủi người hấp hối.
Thách đố dưỡng dục và vai trò gia đình trong việc phúc âm hóa
142. (60) Một trong các thách đố căn bản mà các gia đình ngày nay đang đối đầu chắc chắn là thách đố dưỡng dục con cái; một thách đố bị thực tại văn hóa ngày nay và ảnh hưởng lớn lao của các phương tiện truyền thông làm cho khó khăn và phức tạp hơn. Như thế, ta cần phải xem xét tới các nhu cầu và mong ước của các gia đình, giúp họ có khả năng trở nên các nơi để phát triển trong cuộc sống hàng ngày, các nơi để truyền thụ các nhân đức một cách cụ thể và chủ yếu, các nhân đức lên hình dáng cho cuộc hiện sinh của ta. Như thế, các bậc cha mẹ phải có khả năng chọn lựa mô thức giáo dục cho con cái họ, tùy theo xác tín của họ.
143. Mọi người nhất trí rằng trường học đầu tiên trong việc nuôi dạy một đứa con là gia đình và cộng đồng Kitô hữu cung hiến sự hỗ trợ và giúp đỡ vai trò dưỡng dục không thể thay thế này của gia đình. Nhiều người thấy cần phải cung cấp nơi chốn và cơ hội để các gia đình có thể gặp nhau nhằm khuyến khích việc huấn luyện làm cha mẹ và chia sẻ các kinh nghiệm giữa các gia đình với nhau. Vì các cha mẹ là các nhà giáo dục và chứng tá đức tin đầu tiên đối với con cái họ, nên điều quan trọng là họ phải tích cực tham dự vào việc chuẩn bị cho chúng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo.
144. Trong các nền văn hóa đa dạng, các người trưởng thành trong gia đình duy trì một vai trò giáo dục không thể thay thế. Tuy nhiên, nhiều nơi đang mục kích sự kiện: càng ngày vai trò dưỡng dục của cha mẹ càng bị làm yếu đi, do sự hiện diện đầy xâm lấn của các phương tiện truyền thông vào gia đình cũng như khuynh hướng muốn đẩy nhiệm vụ này cho các thực thể khác. Hiện tượng này đòi Giáo Hội phải khuyến khích và hỗ trợ các gia đình trong việc giám sát cẩn mật và có trách nhiệm đối với các chương trình ở trường và các chương trình giáo dục có thể ảnh hưởng tới con cái mình.
145. (61) Giáo Hội đảm nhiệm một vai trò có giá trị trong việc hỗ trợ các gia đình, bắt đầu với việc Khai Tâm Kitô Giáo, bằng cách trở thành các cộng đồng chào đó. Ngày nay, hơn bao giờ hết, các cộng đồng này cần phải cung cấp sự hỗ trợ cho các bậc cha mẹ, trong các tình huống phức tạp lẫn trong cuộc sống hàng ngày, trong việc dưỡng dục con cái của họ, đồng hành với chúng, cả trong tuổi thiếu niên lẫn tuổi thanh niên khi chúng đang độ phát triển, nhờ các chương trình mục vụ đã được bản vị hóa, có khả năng dẫn đưa chúng vào ý nghĩa trọn vẹn của đời người và khuyến khích chúng trong các quyết định và trách nhiệm của chúng, thực thi dưới ánh sáng Tin Mừng. Trong tình âu yếm, từ bi và mẫn cảm mẫu thân, Đức Maria có khả năng thoả mãn cơn khát của nhân loại và cả sự sống nữa. Do đó, các gia đình và người Kitô hữu nên chạy đến xin ngài cầu bầu. Việc mục vụ và lòng tôn sùng Thánh Mẫu là khởi điểm thích đáng của việc công bố Tin Mừng Gia Đình.
146. Các gia đình Kitô hữu có bổn phận phải chuyển giao đức tin cho con cái mình, một bổn phận xây dựng trên sự cam kết được thực hiện trong lúc cử hành hôn lễ. Việc thực thi cam kết này, một việc thực thi đòi phải có trong mọi giai đoạn của cuộc sống gia đình, phải được cộng đồng Kitô hữu hỗ trợ. Cách riêng, việc chuẩn bị con cái lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo là một cơ hội vô giá để các cha mẹ khám phá lại đức tin của mình, vì họ trở về chính nền tảng ơn gọi Kitô hữu của họ và thấy được nơi Thiên Chúa nguồn mạch tình yêu của họ, một tình yêu được Người thánh hiến trong Bí Tích Hôn Phối.
Không được lãng quên vai trò của ông bà trong việc truyền thụ đức tin và các truyền thống cũng như lòng sùng kính tôn giáo. Là các tông đồ, các ngài là những người không thể nào thay thế được trong các gia đình, vì các lời khuyên bảo khôn ngoan, lời cầu nguyện và gương sáng của các ngài. Việc tham dự phụng vụ Chúa Nhật, việc lắng nghe Lời Chúa, việc năng lui tới các bí tích và việc sống một cuộc sống bác ái sẽ luôn bảo đảm điều này: cha mẹ làm chứng một cách rõ rệt và khả tín về Chúa Kitô cho con cái mình.
Kết Luận
147. Tài Liệu Làm Việc này phát sinh trong khoảng thời gian giữa hai khóa họp của Thượng Hội Đồng vốn là hoa trái từ óc sáng tạo mục vụ của Đức GH Phanxicô, đấng, trong khoảng một năm, đã triệu tập hai khóa họp này về cùng một đề tài để kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II và việc Chân Phúc Phaolô VI Thiết Lập ra Thượng Hội Đồng Giám Mục. Nếu Khóa Đặc Biệt Thứ III, hồi mùa Thu vừa qua, đã giúp toàn thể Giáo Hội tập chú vào Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa, thì Khóa Thường Lệ Thứ XIV, dự tính vào tháng Mười, 2015, sẽ được mời gọi suy nghĩ về Ơn Gọi và Sứ Mệnh của Gia Đình trong Giáo Hội và trong Xã Hội Ngày Nay. Ngoài ra, việc cử hành Thượng Hội Đồng kế tiếp sẽ xẩy ra vào ngày vọng Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót, được Đức GH Phanxicô công bố và định sẽ bắt đầu ngày 8 tháng Mười Hai, 2015.
Giống trường hợp của thượng hội đồng trước, số lượng lớn các câu trả lời, nhận xét do Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục nhận được cho thấy sự quan tâm ngoại thường và sự tích cực tham gia của Dân Chúa khắp nơi. Dù bản tóm lược các đề nghị trong tài liệu này không thể kể hết sự phong phú của chất liệu đến từ khắp mọi lục địa, tuy nhiên, bản văn này có thể được dùng như một phản ảnh đáng tin cậy các tầm nhìn của cảm thức thông suốt nơi toàn thể Giáo Hội về chủ đề chủ yếu gia đình.
Công việc của khóa họp Thượng Hội Đồng kế tiếp được phó thác cho Thánh Gia Nadarét: Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse, là các đấng đang thúc giục chúng ta “khám phá lại ơn gọi và sứ mệnh của gia đình” (Đức Phanxicô, Yết Kiến Chung, 17 tháng 12, 2014).
Kinh Thánh Gia
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Nơi các ngài, chúng con được chiêm ngưỡng
vẻ sáng lạn của tình yêu đích thực,
chúng con tin tưởng chạy tới với các ngài.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin ban ơn cho các gia đình chúng con
Cũng trở thành nơi hiệp thông và cầu nguyện,
trường chân chính của Tin Mừng
và các Giáo Hội nhỏ tại gia.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin cho các gia đình chúng con đừng bao giờ
cảm nghiệm bạo lực, hất hủi và chia rẽ nữa:
xin cho tất cả những người bị thương tổn hay xúc phạm
tìm được an ủi và chữa lành tức khắc.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới,
Làm chúng con, một lần nữa, biết lưu tâm
tới tính thánh thiêng và bất khả vi phạm của gia đình,
và vẻ đẹp của nó trong kế hoạch Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Xin nhân từ nghe lời chúng con cầu xin.
Amen
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trưa Hè
Nguyễn Hùng
23:01 26/07/2015
Ảnh của Nguyễn Hùng
Bên ngoài
trời nắng chang chang,
Bên trong
nhà tối thâm u một trời.
Bóng tối và ánh sáng ngời,
Cùng sinh cùng sống chẳng rời được nhau.
(Pleiksor nth)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 22 –27/06/2015: Thương tiếc Đức Hồng Y Biffi, một nhà thuyết giảng hài hước, đơn sơ dễ hiểu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:41 26/07/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 19 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha đã phó thác các nước Nam Mỹ cho Đức Mẹ, ngài nói:
“Tôi đã xin Chúa rằng Thần Khí của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành hướng dẫn tôi trong chuyến tông du, mà tôi đã hoàn thành tại các nước Ecuador, Bolivia và Paraguay. Tôi cảm tạ Chúa với tất cả tâm lòng vì món qùa này. Tôi xin cám ơn các dân tộc của ba nước vì sự tiếp đón trìu mến nồng hậu và hứng khởi của họ. Tôi tái bầy tỏ lòng biết ơn các chính quyền ba nước vì sự tiếp đón và cộng tác của họ. Với tất cả lòng trìu mến tôi xin cám on các anh em Giám Mục, các linh mục, các người sống đời thánh hiến và dân chúng vì đã tham gia một cách nồng nhiệt. Với các anh chị em này tôi đã chúc tụng Chúa vì các điều tuyệt diệu Ngài đã làm trong Dân Chúa trên con đường trần gian, vì đức tin đã và đang linh hoạt cuộc sống và nền văn hóa của nó. Và chúng tôi cũng đã chúc tụng Chúa vì các vẻ đẹp thiên nhiên, mà Ngài đã rộng ban cho các quốc gia này. Đức Thánh Cha nhận xét về đại lục Mỹ Latinh như sau:
Đại lục Mỹ latinh có các tiềm năng nhân bản và tinh thần lớn lao, nó giữ gìn các giá trị kitô đã đâm rễ sâu nơi đây, nhưng cũng sống các vấn đề xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Để góp phần vào giải pháp cho nó, Giáo Hội đã dấn thân huy động các lực lượng tinh thần và luân lý của các cộng đoàn của mình bằng cách cộng tác với tất cả các thành phần xã hội. Trước các thách đố lớn mà việc loan báo Tin Mừng phải đương đầu, tôi đã mời gọi kín múc nơi Chúa Kitô ơn thánh cứu rỗi và trao ban sức mạnh cho dấn thân của chứng tá kitô, phát triển việc phổ biến Lời Chúa, để tôn giáo tính cao độ của các dân tộc này có thể luôn luôn là chứng tá trung thành của Tin Mừng.
Tôi phó thác cho sự bầu cử hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, mà toàn châu Mỹ Latinh tôn kính như Bổn Mạng với tước hiệu Đức Bà Guadalupe, các hoa trái của chuyến tông du không thể quên được này.”
2. Các Giám Mục Nigeria bắt đầu thất vọng với tổng thống Muhammadu Buhari
Niềm hy vọng tràn trề nơi tổng thống Muhammadu Buhari, người đã nhậm chức hôm 29 tháng Năm đã bắt đầu bị xói mòn tại Nigeria sau những chiến thắng vang dội của bọn khủng bố Boko Haram trong suốt một tháng qua.
Một phát ngôn viên của Giáo Phận Maiduguri, Nigeria, bày tỏ với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc những lo ngại cho tương lai của thành phố 1.2 triệu dân trong bối cảnh những chiến thắng dòn dã của nhóm thánh chiến Boko Haram.
"Tốc độ của các cuộc tấn công Boko Haram trong vài tuần qua đã trở thành đáng lo ngại và nguy hiểm," Cha Gideon Obasogie cho biết: "Nếu Boko Haram thành công trong việc tách chúng tôi khỏi phần còn lại của Nigeria, Maiduguri sẽ là một mồ chôn khổng lồ."
3. Hội Đồng Giám Mục Venezuela lo ngại trước phán quyết cho ly dị rộng rãi của tòa án tối cao nước này
Các giám mục Venezuela cảnh báo rằng hôn nhân và gia đình tại quốc gia này sẽ bị suy yếu theo sau một phán quyết của tòa án tối cao theo đó vợ chồng có thể ly dị mà không cần trưng ra bất kỳ bằng chứng nào về hành vi sai trái của người phối ngẫu.
Các giám mục đã mạnh mẽ phản đối một phán quyết hôm 06 tháng 6 của Tòa án tối cao Venezuela. Phán quyết truyền rằng từ nay các cặp vợ chồng có thể ly dị "nếu cùng đồng ý mà không cần bất kỳ điều kiện nào khác".
Các giám mục đã viết rằng phán quyết này sẽ mở toang "cánh cửa dẫn tới một chế độ ly hôn ngẫu hứng chẳng vì lý do nào, do đó làm suy yếu cấu trúc gia đình. Điều này phủ nhận các quyền tự nhiên của hôn nhân và làm mất sự ổn định gia đình, và hạ thấp tầm quan trọng của hôn nhân vốn là nền tảng tự nhiên của gia đình."
Trước diễn biến này, các Giám Mục chỉ ra rằng Giáo Hội là Mẹ và là Thầy, và với giáo huấn của các Giáo hoàng và Huấn Quyền "chúng tôi công bố tính ưu việt và bất khả xâm phạm của gia đình, và của mọi sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên. Vì vậy, nơi thích hợp nhất cho sự phát triển tự nhiên của con người là trong các gia đình bình thường. "
4. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ tái kêu gọi chấm dứt án tử hình
Hai vị giám mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ vừa ra một thông điệp tái kêu gọi chấm dứt án tử hình.
Thông điệp này đến sau một thập niên kể từ khi bản tuyên bố của hội đồng giám mục về án tử hình được ban hành.
Đức Hồng Y Sean O'Malley và Đức Tổng Giám mục Thomas Wenski cho biết: "Kể từ thời điểm đó đã có những gặt hái đáng kể. Một số tiểu bang gồm New York, New Jersey, New Mexico, Illinois, Connecticut, Maryland và gần đây nhất Nebraska, đã chấm dứt việc thi hành án tử hình, trong lúc các tiểu bang khác thì ban hành lệnh cấm tạm thời. Số án tử hình hiện đang ở mức thấp nhất kể từ khi được tái lập vào năm 1976. "
Hai vị giám mục nói thêm: "Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, và chúng ta phải dốc nhiều sức vào cho việc này được thực hiện" Các ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện, tiếp xúc các gia đình nạn nhân, nghiên cứu giáo lý và vận động chính trị.
5. Tổ chức yểm trợ phá thai Planned Parenthood (PP) bị tố cáo mua bán nội tạng thai nhi
Một tổ chức chống phá thai có tên là Center for Medical Progress (CMP- tạm dịch Trung Tâm Cho Những Tiến Bộ Về Y Khoa ) vừa công bố một đoạn phim video trên mạng với mục đích phơi bày những bằng chứng cho thấy việc tổ chức Planned Parenthood (PP) vi phạm trầm trọng chuẩn mực đạo đức cũng như luật pháp hiện hành khi mua bán nội tạng những thai nhi mà họ trục ra khỏi lòng những bà mẹ đến nhờ phá thai.
Theo nhóm phò sự sống CMP kể trên, đoạn phim dài 3 giờ đồng hồ đã được thu cách đây một năm tại một nhà hàng ở tiểu bang California, trong đó ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai nhân viên giả dạng làm chuyên gia về nhân sinh với bác sĩ Deborah Nucatola thuộc tổ chức phá thai PP về việc thu giữ và xử lý nội tạng của thai nhi sau những ca phá thai. Trong câu chuyện được ghi lại bằng hình ảnh, có đoạn nhắc đến việc PP thu lợi với giá tiền từ $30- $100 một "mẫu vật" trục ra từ thai nhi. Tuy đoạn phim không xác định rõ đó có phải là lời thú nhận của bác sĩ Nucatola về bảng giá cho từng bộ phận trong cơ thể thai nhi, nhưng theo giáo sư bô môn sinh- y đức Art Caplan những gì ông nghe thấy từ miệng bác sĩ Nucatola thật đáng lo ngại vì theo ông tố chức PP có vẻ như đang kiếm chác lợi nhuận từ xác thai nhi vừa bị trục ra khỏi lòng mẹ.
Planned Parent Hood thì phủ nhận hoàn toàn lời cáo buộc trên, nói rằng đó chỉ là lệ phí cho việc phá thai và chuyển mẫu vật nội tạng thai nhi mà thôi
6. Tại sao có những quốc gia không có Hồng Y?
Chiều Chúa Nhật 12-7 vừa qua trên chuyến bay từ Paraquay về Roma Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho các nhà báo quốc tế một cuộc phỏng vấn dài, liên quan tới chuyến viếng thăm tại ba nước Ecuador, Bolivia và Paraguay, cũng như liên quan tới một vài vấn đề thời sự như cuộc khủng hoảng của Hy Lạp, cuộc đối thoại giữa Cuba và Hoa Kỳ, tình hình Colombia và Venenezuela vv…
Nhà báo Anibal Velazquez của nhật báo ABC Color Paraguay hỏi: thưa Đức Thánh Cha, dân chúng vui mừng vì Đức Thánh Cha đã nâng đền thánh Caacupé lên hàng Vương cung thánh đường, nhưng họ tự hỏi Paraguay có tội gì mà chưa có Hồng Y?
Đức Thánh Cha trả lời như sau: Không có Hồng Y không phải là một tội. Đa số các nước trên thế giới không có Hồng Y. Quốc tịch của các Hồng Y là thiểu số. Đúng thật là cho tới nay Paraguay chưa có HY nào. Tôi không biết lý do. Đôi khi để chọn các Hồng Y người ta cân nhắc, đọc và nghiên cứu các hồ sơ của từng vị, xem xét con người, nhất là đặc sủng của Hồng Y sẽ được chọn để cố vấn cho Đức Giáo Hoàng và trợ giúp Giáo Hoàng trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ. Hồng Y tuy thuộc về một Giáo Hội địa phương nhưng được gia nhập vào Giáo Hội Roma và có một cái nhìn đại đồng. Điều này không có nghĩa là tại Paraguay không có các Giám Mục có quan điểm vũ hoàn. Nhưng lý do vì không thể chỉ định qúa 120 Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng. Uruguay đã có hai vị. Một vài nước Trung Mỹ cũng đã có Hồng Y, nhưng tất cả tuỳ thuộc các hoàn cảnh, con người và đặc sủng. Nhưng sự kiện này không có nghĩa là các Giám Mục Paraguay không có giá trị gì. Paraguay có các Giám Mục thiên tài. Tôi nhớ là có hai Giám Mục Bogarin đã làm nên lịch sử Paraguay. Nếu nhìn vào Giáo Hội Paraguay thì Paraguay đáng có hai Hồng Y, nhưng nó không liên quan gì tới công nghiệp. Paraguay là một Giáo Hội sống động, tươi vui, một Giáo Hội chiến đấu và có một lịch sử vinh quang.
7. Lối sống và nền kinh tế Mỹ
Chị Anna Matranga, phóng viên của đài truyền hình CBS hỏi: Thưa Đức Thánh Cha một trong các sứ điệp mạnh mẽ nhất của chuyến công du này đó là hệ thống kinh tế toàn cầu thường áp đặt tâm thức của lợi nhuận bằng mọi giá, gây thiệt hai cho dân nghèo. Điều này bị dân Mỹ coi như là lời chỉ trích trực tiếp hệ thống kinh tế và kiểu sống của họ. Đức Thánh Cha trả lời thế nào cho nhận thức này? Và đâu là lượng định của Đức Thánh Cha đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới?
Đức Thánh Cha trả lời như sau: Điều tôi đã nói, câu nói ấy không mới mẻ. Tôi đã nói trong Thông điệp Niềm Vui Phúc Âm: “nền kinh tế này giết chết”. Tôi nhớ rõ câu này. Có một bối cảnh. Và tôi cũng nói trong Thông điệp “Laudato si’ “, việc chỉ trích không phải là một điều mới lạ, người ta biết đó. Tôi đã nghe rằng bên Hoa Kỳ đã có vài lời chỉ trích. Tôi đã nghe, nhưng tôi chưa đọc và nghiên cứu để rồi đối thoại. Chị sẽ hỏi tôi nghĩ gì, nhưng nếu tôi chưa đối thoại với những người đã chỉ trích, thì tôi không có quyền đưa ra một tư tưởng, cô lập khỏi cuộc đối thoại.
8. Quan hệ Cuba và Hoa Kỳ
Anh Courtney Wals của đài Fox News hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, chúng ta đã nói một chút về Cuba, nơi Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm vào tháng 9 tới đây trước khi đi Hoa Kỳ, cũng như nói tới vai trò của Vaticăng trong việc làm cho hai nước xích lại gần nhau. Bây giờ Cuba sẽ có một vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế, theo Đức Thánh Cha chính quyền La Habana có phải cải tiến danh tiếng của mình liên quan tới việc tôn trọng các quyền con người kể cả quyền tự do tôn giáo không? Và Đức Thánh Cha có tin rằng Cuba có nguy cơ mất đi điều gì trong liên hệ mới này với quốc gia mạnh nhất thế giới hay không?
Đức Thánh Cha trả lời như sau: Các quyền con người là để cho tất cà mọi người và người ta tôn trọng các quyền con người chỉ trong một hai nước mà thôi. Tôi sẽ nói rằng trong biết bao nhiêu nước, trong biết bao nhiêu miền trên thế giới này người ta không tôn trọng các quyền con người.
Cuba mất cái gì và Hoa Kỳ mất cái gì? Điều mà cả hai nước đều có được đó là hòa bình. Đây là điều chắc chắn. Sự gặp gỡ, tình bạn, sự cộng tác: đó là điều chiếm được. Nhưng hai nước mất cái gì thì tôi chưa nghĩ ra được; sẽ là những điều cụ thể, nhưng luôn luôn trong một cuộc thương thuyết nguời ta được và mất. Trở lại với các quyền con người và tự do tôn giáo, anh chị em hãy nghĩ trên thế giới có các nưóc, kể cả vài nước âu châu, vì các lý do khác nhau người ta không để cho bạn làm một dấu chỉ tôn giáo nữa. Và trong các đại lục khác cũng thế, đúng không? Điều này đúng, Tự do tôn giáo không được tôn trọng trên toàn thế giới, trong biết bao nhiêu nước xảy ra như thế.
9. Vai trò của Giáo Hội Mỹ Châu Latinh
Anh Andrea Tornielli hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, đúc kết lại, Đức Thánh Cha đã muốn để lại cho Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh sứ điệp nào trong những ngày này? Và Giáo Hội Mỹ Latinh có vai trò nào, kể cả như dấu chỉ trong thế giới?
Đức Thánh Cha trả lời như sau: Giáo Hội Mỹ Latinh có một sự phong phú lớn: đó là một Giáo Hội trẻ và điều này quan trọng. Một Giáo Hội trẻ với một sự tươi mát, cả với một vài không hình thức. Nó cũng có một nền thần học, một nghiên cứu phong phú. Tôi đã muốn trao ban tâm hồn cho Giáo Hội trẻ này và tôi tin rằng Giáo Hội trẻ này có thể cho chúng ta biết bao nhiêu điều hay đẹp. Trong cả ba quốc gia dọc đường có các người cha các bà mẹ với trẻ em; họ cho thấy các em. Chưa bao giờ tôi đã lại trông thấy nhiều trẻ em như vậy, biết bao nhiêu trẻ em. Đó là một dân, và Giáo Hội cũng như vậy, đó là một bài học cho chúng ta, cho Âu châu, nơi số sinh giảm sút gây hoảng sợ một chút, và cả việc cũng ít có các đường lối chính trị trợ giúp các gia đình đông con. Tôi nghĩ tới nước Pháp có một đường lối chính trị đẹp trợ giúp các gia đình đông con nên đã đạt hơn 2% số sinh, trong khi các nước khác thì có số sinh gần zero, cả khi không phải mọi nước đều như thế. Tôi tin rằng bên Albania có 45%, nhưng bên Paraguay có tói hơn 70% dân số từ 40 tuổi trở xuống. Sự phong phú của dân tộc và Giáo Hội này đó là một Giáo Hội sống động. Đó là một sự phong phú, một Giáo Hội của sự sống. Điều này quan trọng. Tôi tin rằng chúng ta phải học hỏi từ điều này và sửa chữa lại, bởi nếu không, nếu không có con cái… Đó là điều mà tôi đã nói biết bao lần về sự gạt bỏ! Người ta gạt bỏ trẻ em, người ta gạt bỏ người già, và với sự kiện thiếu công ăn việc làm người ta gạt bỏ người trẻ. Vì thế các dân tộc mới, các dân tộc trẻ trao ban cho chúng ta nhiều sức mạnh hơn. Đối với Giáo Hội tôi sẽ nói rằng một Giáo Hội trẻ - với biết bao nhiêu vấn đề, bởi vì có các vấn đề - tôi tin rằng đó là sứ điệp mà tôi tìm thấy: đừng sợ hãi cho tuổi trẻ này và cho sự tươi mát này của Giáo Hội. Có thể đó là một Giáo Hội hơi vô kỷ luật một chút, nhưng với thời gian sẽ kỷ luật và trao ban cho chúng ta biết bao điều tốt đẹp.
10. Kitô hữu Iran hoan nghênh thỏa thuận hạt nhân
Một linh mục Công Giáo nghi lễ Canđê, là Giám đốc quốc gia Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo ở Iran nói rằng, các Kitô hữu tại quốc gia này đã vui mừng với Kế hoạch toàn diện trong thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc của khối "P5 + 1" (Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc).
"Tôi chắc chắn có thể nói rằng tất cả các Kitô hữu, cùng với tất cả người dân Iran đang vui mừng vì những lời cầu nguyện của họ đã được trả lời," Cha Hormoz Aslani Babroudi nói với hãng tin Fides.
"Chúng tôi đều hài lòng với kết quả này: chúng tôi không coi mình là những người nước ngoài, nhưng là người những Iran, và chúng tôi rất tự hào về nó," ngài nói thêm. Chúng tôi cầu nguyện với Chúa Giêsu Kitô của chúng tôi và cảm tạ Ngài về các tin tức tốt lành này."
Chỉ có 5.000 người trong số 78.2 triệu người Iran là người Công Giáo.
11. Các Giám Mục Kenya nhất quyết chống lại hôn nhân đồng tính
Trong khi Kenya đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Barack Obama, các giám mục của quốc gia này tuyên bố sẽ chống lại mọi nỗ lực thúc đẩy hôn nhân đồng tính.
"Chúng tôi sẽ chống lại hôn nhân đồng tính bằng mọi giá" Đức Cha Philip Anyolo, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Kenya nói với Catholic News Service.
Đức Cha Anyolo nói thêm rằng Giáo Hội "có một sứ mệnh ngôn sứ trong việc bảo vệ sự thánh thiêng của hôn nhân"
12. Lời một Tổng giám mục dành cho các linh mục: Hãy tìm mọi cách để tránh các bài giảng dở
Trong một bức thư có nội dung rất thiết thực, được viết theo trình tự từng điểm một, cho các linh mục và phó tế, Đức Tổng Giám mục Allen H. Vigneron của Detroit, đã trình bày một phân tích về các thành phần giáo dân tham dự Thánh lễ, và làm thế nào để hàng giáo sĩ có thể đưa ra những bài giảng đi vào lòng người.
"Điều quan trọng không phải là bình luận, nhưng là giúp giáo dân hiểu những gì đang xảy ra trong bản văn Tin Mừng để họ có thể hiểu được những gì đang diễn ra trong thực tại cuộc sống hiện nay và đáp trả bằng đức tin," ngài đã đưa ra lời khuyên này trong một lá thư mục vụ ngày 30 tháng 6 mang tên "Vị giảng thuyết- Tôi tới của Lời Chúa”
Nhấn mạnh tầm quan trọng của bài giảng như một cơ hội để Lời Chúa tác động trong lòng người, Đức Tổng Giám Mục đã khuyến khích các linh mục Detroit tập trung vào rao giảng Tin Mừng cho con chiên của họ.
Bức thư của Ngài, phần lớn tập trung vào việc các linh mục nên xác định đối tượng thành phần giáo dân, để khi giảng hiểu rằng, mỗi người trong hàng ghế đều có nỗi lo lắng, ưu tư của cuộc sống riêng.
"Rất nhiều người đã được nhận các phép bí tích nhưng chưa bao giờ được loan báo tin mừng", Tổng Giám mục Vigneron nói. Mặc dù họ gặp Chúa Kitô trong các bí tích, họ có rất ít nhận thức vềđiều này, và do đó, "họ đã biết về Thiên Chúa, nhưng họ không vẫn chưa biết Ngài."
13. Người Công Giáo Bologna thương tiếc Đức Hồng Y Biffi, một nhà thuyết giảng hài hước nhưng đơn sơ dễ hiểu
ĐHY Giacomo Biffi, một nhà thuyết giảng hài hước, thực tế và đậm nét văn hoá dân tộc vừa qua đời ngày 11/7, hưởng thọ 87 tuổi. Ngài sống trong một căn nhà nhỏ gần Bologna sau khi về hưu vào năm 2003. Năm ngoái Ngài được đưa vào bệnh viện và qua đời tại đó sau một cơn bệnh kéo dài.
Đức Thánh Cha Franxicô nhận được tin ĐHY Biffi đau yếu khi Ngài đang làm việc trong Công Nghị về Gia Đình năm 2014. ĐTC đã gửi ĐHY Biffi một lá thư vào ngày 5/6 và nói rằng Ngài luôn luôn ở bên cạnh ĐHY trong cơn đau đón của ĐHY.
Giacomo Biffi sinh ngày 13/6/1928 tại Milan và chịu chức linh mục tại Tổng Giáo Phận Milan vào năm 1950 khi chỉ mới 22 tuổi. Sau đó Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Milan kiêm nhiệm chánh xứ hai giáo xứ, Santi Martiri tại Legagno, một thị trấn nhỏ ở gần Milan, và giáo xứ Sant’Andrea. Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục Phụ tá Milan năm 1975 và giám mục chính thức đầu năm sau đó. Năm 1984, Ngài trở thành Tổng Giám Mục Bologna.
ĐTC Gioan Phalô II đã tấn phong Ngài làm Hồng Y trong Mật Hội Hồng Y tháng 5 năm 1985. Ngài trở thành một trong những thành viên của Hội Dòng Loan Báo Tin Mừng cho Muôn Dân, Giáo sĩ và Ngành Giáo Dục Công Giáo.
ĐHY Carlo Caffarra, người kế vị ĐHY Biffi trong chức vị TGM Bologna cho biết tang lễ sẽ vào ngày 14/7. Trong Ngôi Thánh đường đông kín người tham dự, ĐHY Carlo đã trình bày chi tiết về “tình yêu thẳm sâu đối với Bologna mà ĐHY tiền nhiệm Giacomo Biffi đã dành cho Giáo Hội địa phương”. Ngài nhấn mạnh, “chính thái độ được coi là ghen tị rất huyền nhiệm này đã dẫn đường cho Ngài để Ngài nhận ra những thiếu sót của đoàn chiên trong Tổng Giáo Phận Bologna.”
Khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Bologna, Hồng Y Biffi đã mô tả thành phố là một nơi “dễ chịu và có nhiều nhu cầu”. Ngài đưa ra một công thức cho Bologna còn nổi tiếng hơn khẩu hiệu giám mục của Ngài, đó là “Ubi fides ibi libertas” (“Nơi nào có niềm tin, nơi đó có tự do”).
ĐTC Benêdictô XVI biểu lộ sự kính trọng đặc biệt đối với ĐHY Biffi. Mọi người đều biết rõ rằng trong Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng năm 2005, năm mà Đức HY Ratzinger được bầu chọn làm Giáo Hoàng, chính ĐHY Ratzinger đã bỏ phiếu cho ĐHY Biffi.
Hai năm sau khi được bầu chọn làm Giám Mục Giáo Phận Roma, ĐTC Bênêdictô đã chọn ĐHY Biffi để Ngài thuyết giảng trong những nghi lễ Mùa Chay của Giáo Triều Roma. ĐTC Bênêdictô khi kết luận về những bài giảng của ĐHY Biffi đã tỏ lòng cám ơn về những tư tưởng “thực tế, pha đôi chút hài hước nhưng rất cụ thể” của ĐHY Biffi.
ĐTC Bênêdictô cũng bày tỏ sự biết ơn ĐHY Biffi khi ĐHY Biffi “đã đề cập một lý thuyết thần học mang tính liều lĩnh của một trong những người quản lý niềm tin khi ĐTC nói: “Chính tôi cũng không dám đưa ra nhận định là ‘Thiên Chúa có lẽ cũng có những thiếu sót’ trước những phê phán của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.”
Tư tưởng thần học của ĐHY Biffi là một tư tưởng pha lẫn với những nhận định cụ thể. Đề cập đến sự vĩnh cửu, Ngài đưa ra lý thuyết về “một loại thần học mang tên tortellini”. Tortellini là một loại bánh pasta nhồi thịt có nguồn gốc tại Bologna. Ngài nói, “Khi ăn món tortellino với ý nghĩ về đời sống vĩnh cửu thì luôn luôn tốt hơn là dùng món này mà lại nghĩ rằng bạn sẽ đi vào cõi sâu thẳm.”
Và khi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra tuyên bố “Dominus Jesus” năm 2002 về sự phổ biến mang tính duy nhất và cứu rỗi của Chúa, ĐHY Biffi đã mạnh mẽ bảo vệ cho triết lý này chống lại những phê phán có ngay trong Giáo Hội, một trong những ý tưởng đó là của Hồng Y Walter Kasper, lúc đó là Chủ Tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về việc thúc đẩy Hiệp Nhất Kitô Giáo.
ĐHY Biffi đã đứng về phía ủng hộ văn kiện “Dominus Jesus” và tuyên bố rằng, “Niềm tin về một Đức Jesus là Đấng Cứu Độ duy nhất và tối cần là một sự thật đã có từ hơn 20 thế kỷ - bắt đầu từ tuyên bố của Thánh Phêrô sau Lễ Ngũ Tuần. Không một ai có thể bác bỏ được. Ngày nay, sự kiện mà một số người nêu ra để bác bỏ, phản ảnh một mức độ nghiêm trọng đến mức như thế nào của tình trạnh hiện thời. Văn kiện này, một văn kiện nhắc lại sự bất đi bất dịch của những Bí Tích Nguyên Căn, đơn giản và cần thiết nhất, đã bị đưa ra để phê phán. Sự phê phán này diễn ra ở mọi cấp độ: tại cấp giáo xứ, các lớp thần học và hàng giáo phẩm.”
Trong hồi ký của mình, mang tên “Memorie di un italiano cardinal”, ĐHY Biffi cũng đã trình bày vấn đề đồng tính luyến ái, một suy nghĩ có liên quan đặc biệt đến Thượng Hội Đồng 2015 về gia đình.
Đề cập đến việc đồng tính, ĐHY Biffi viết, “Tư tưởng Kitô giáo dạy chúng ta phân biệt giữa sự kính trọng mà chúng ta có đối với con người, sự kính trọng ấy ẩn chứa việc loại bỏ bất cứ một sự phân biệt nhỏ nào về xã hội và chính trị liên quan đến người đồng tính, với những biệt lệ của vấn đề hôn nhân và gia đình mang tính bất khả xâm phạm, và việc loại bỏ bất cứ một ‘ý tưởng về đồng tính’ nào mà hiện nay nhiều người đang cổ vũ.”
ĐHY Biffi cũng nói thêm rằng “ý tưởng về đồng tính” – cũng như bất cứ một ý tưởng nào mang tính gây hấn và khao khát nhắm mục đích giành lấy một vị thế chính trị nào đó – đều trở nên một đe doạ cho sự độc lập mang tính hợp pháp của tư tưởng sau đây: đó là, ai không cùng chia sẻ, sẽ rơi vào một rủi ro là sẽ bị lên án đối với một phân biệt vô cùng nhỏ nhoi thuộc về văn hoá và xã hội.”
Theo ĐHY Biffi, “những cố gắng về tự do phê phán bắt đầu bằng ngôn từ. Những ai không rút lui việc ủng hộ đồng tính, có nghĩa là chấp nhận về lý thuyết quan hệ đồng tính, sẽ bị tố cáo là ‘đồng tính’.”
Những ngôn tử của ĐHY Biffi có thể cho chúng ta một hình ảnh của một thực tế hiện tại, mà theo ĐHY đó là một trong rất nhiều thử thách hiện thời của Giáo Hội.
Trong một cuốn sách khác, cuốn “La Bella, la Bestia e il Cavaliere” (tạm dịch là ‘Mỹ nhân, Dã thú và Hiệp sĩ’), ĐHY Biffi đã trình bày vấn đề của Công Đồng Vatican II, đối chiếu công đồng thực tế này với “công đồng về truyền thông” mà ĐTC Bênêdictô đã đặc biệt làm nổi bật trong bài diễn văn dành cho Giáo Triều Roma ngày 13/2/2013, hai ngày trước khi Ngài tuyên bố thoái vị.
ĐHY Biffi viết, “một công đồng trên thực tế không chính thức đã xuất hiện. Công đồng ấy đã có một vị trí không phải trong lịch sử của Giáo Hội mà có trong lịch sử của sự tưởng tượng thuộc về cơ cấu tổ chức của Giáo Hội.”