Phụng Vụ - Mục Vụ
Bánh ban sự sống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:13 01/08/2018
Chúa Nhật XVIII Thường Niên, năm B
Ga 6,24-35
Theo Chúa Giêsu, nghe Người giảng dạy, dân chúng đã được Người cho ăn no nê. Do đó, dân chúng tiếp tục lên thuyền tìm kiếm Đức Giêsu vì họ đã được Người cho ăn cho uống thỏa thê.
Chúa Giêsu không trách cứ họ, vì Người đụng chạm đến tận nỗi khốn cùng của nhân loại, của con người. Cái đói, cái khát luôn là sự ám ảnh của con người. Chúa hiểu thấu họ, Ngài chạnh lòng thương xót, và hướng dẫn họ đến với Bánh Trường Sinh: nuôi dưỡng tâm hồn,đem lại sự sống đời đời.
Con người ở muôn thời ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ nước nào, nhu cầu cơm ăn áo mặc luôn là nỗi dày vò, luôn là nỗi khát vọng nóng bỏng của họ. Dù nghèo hay giầu, con người vẫn chạy theo tiền bạc, nhu cầu vật chất. Người nghèo thì bị cuốn hút vào cơm áo gạo tiền để làm vơi đi, dịu đi cơn khát khao, nhu cầu của thể xác. Người giầu chạy theo những thỏa mãn cao hơn, chạy theo sự hưởng thụ, tìm kiếm lợi nhuận, vật chất nhiều hơn để làm cho bản thân sung sướng xác thịt. Cuối cùng cả người nghèo cũng như người giầu đều lao vào việc làm thỏa mãn xác thịt, mà quên đi họ đang đói khát về phần linh hồn.
Thực ra, con người không bao giờ cảm thấy được đầy đủ, của cải có rồi lại muốn có thêm, mọi của cải trần gian con người không bao giờ cho là đủ cả ! Thỏa mãn rồi lại khao khát thêm. Biết bao nhiêu người trên thế giới có địa vị, có của cải, có đầy đủ mọi thứ không ai sánh bằng những họ vẫn cảm thấy thiếu, vẫn đi tìm kiếm, vẫn khát khao thỏa mãn, hưởng thụ, dư dật hơn nữa. Con người giống như cái thùng không đáy !
Ngôn sứ Amos đã hiểu thấu sự thiếu thốn ấy, nên đã viết :” Có lúc cả xứ bị đói, không phải là đói cơm bánh, không phai là khát nước uống mà là đói khát Lời Chúa “ ( Am 8, 11 ). Chúa Giêsu đã thấu hiểu con người. Ngài đã không để cho manna từ trời rơi xuống, hầu con người lượm lấy ăn, rồi vẫn cứ phải ăn mãi,nhưng Ngài đã ban cho họ Bánh Sự Sống, Bánh Trường Sinh, thứ nước, thứ bánh mà người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacóp đã xin Chúa Giêsu:” Chính Ta là Bánh ban sự sống.Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ “ ( Ga 6, 35 ).
Vâng, con người dù có đầy đủ tất cả về tiện nghi, vật chất nhưng không bao giờ có thể khỏa lấp được đầy tất cả nếu họ không tới với Đức Kitô vì chính Ngài đã quả quyết :” Ta là Bánh Trường Sinh, Bánh Ban Sự Sống”. Chúa chính là cánh tay, đôi chân của con người để con người phục vụ và đi khắp nơi khắp chốn. Chúa là bạn đồng hành để tất cả con người được đi trong sự thật và ánh sáng. Bánh trường sinh và nước không hề khát là Đức Kitô, Đấng ban ơn ơn cứu độ đời đời cho loài người, cho con người.
Thật ra, trong thâm tâm của mỗi người chúng ta đều ẩn chứa một cơn đói khát sâu xa mà chỉ mỗi mình Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn. Điều này sẽ mang lại cho cuộc sống chúng ta một ý nghĩa mới miễn là chúng ta chấp nhận nó.
Xin mượn lời của một người gặp tai nạn và đã thoát khỏi tai nạn ấy để kết thúc bài chia sẻ này :” Lạy Chúa, con chẳng biết phải tìm kiếm Chúa làm sao, nhưng con vẫn gắng tìm. Hiện giờ con không mấy tốt lành nhưng con vẫn muốn tự hiến cho Ngài. Xin hãy nhận lấy con.Xin hãy nhận lấy con.Amen “.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Dân chúng tìm kiếm Chúa làm gì ?
2.Người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacóp đã xin Chúa Giêsu thứ gì ?
3.Chúa Giêsu có trách cứ dân chúng khi họ lên thuyền đi tìm Chúa hay không ?
4.Chúa đã quả quyết điều gì ?
5.Ai có thể làm thỏa mãn được con người ?
Ga 6,24-35
Theo Chúa Giêsu, nghe Người giảng dạy, dân chúng đã được Người cho ăn no nê. Do đó, dân chúng tiếp tục lên thuyền tìm kiếm Đức Giêsu vì họ đã được Người cho ăn cho uống thỏa thê.
Chúa Giêsu không trách cứ họ, vì Người đụng chạm đến tận nỗi khốn cùng của nhân loại, của con người. Cái đói, cái khát luôn là sự ám ảnh của con người. Chúa hiểu thấu họ, Ngài chạnh lòng thương xót, và hướng dẫn họ đến với Bánh Trường Sinh: nuôi dưỡng tâm hồn,đem lại sự sống đời đời.
Con người ở muôn thời ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ nước nào, nhu cầu cơm ăn áo mặc luôn là nỗi dày vò, luôn là nỗi khát vọng nóng bỏng của họ. Dù nghèo hay giầu, con người vẫn chạy theo tiền bạc, nhu cầu vật chất. Người nghèo thì bị cuốn hút vào cơm áo gạo tiền để làm vơi đi, dịu đi cơn khát khao, nhu cầu của thể xác. Người giầu chạy theo những thỏa mãn cao hơn, chạy theo sự hưởng thụ, tìm kiếm lợi nhuận, vật chất nhiều hơn để làm cho bản thân sung sướng xác thịt. Cuối cùng cả người nghèo cũng như người giầu đều lao vào việc làm thỏa mãn xác thịt, mà quên đi họ đang đói khát về phần linh hồn.
Thực ra, con người không bao giờ cảm thấy được đầy đủ, của cải có rồi lại muốn có thêm, mọi của cải trần gian con người không bao giờ cho là đủ cả ! Thỏa mãn rồi lại khao khát thêm. Biết bao nhiêu người trên thế giới có địa vị, có của cải, có đầy đủ mọi thứ không ai sánh bằng những họ vẫn cảm thấy thiếu, vẫn đi tìm kiếm, vẫn khát khao thỏa mãn, hưởng thụ, dư dật hơn nữa. Con người giống như cái thùng không đáy !
Ngôn sứ Amos đã hiểu thấu sự thiếu thốn ấy, nên đã viết :” Có lúc cả xứ bị đói, không phải là đói cơm bánh, không phai là khát nước uống mà là đói khát Lời Chúa “ ( Am 8, 11 ). Chúa Giêsu đã thấu hiểu con người. Ngài đã không để cho manna từ trời rơi xuống, hầu con người lượm lấy ăn, rồi vẫn cứ phải ăn mãi,nhưng Ngài đã ban cho họ Bánh Sự Sống, Bánh Trường Sinh, thứ nước, thứ bánh mà người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacóp đã xin Chúa Giêsu:” Chính Ta là Bánh ban sự sống.Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ “ ( Ga 6, 35 ).
Vâng, con người dù có đầy đủ tất cả về tiện nghi, vật chất nhưng không bao giờ có thể khỏa lấp được đầy tất cả nếu họ không tới với Đức Kitô vì chính Ngài đã quả quyết :” Ta là Bánh Trường Sinh, Bánh Ban Sự Sống”. Chúa chính là cánh tay, đôi chân của con người để con người phục vụ và đi khắp nơi khắp chốn. Chúa là bạn đồng hành để tất cả con người được đi trong sự thật và ánh sáng. Bánh trường sinh và nước không hề khát là Đức Kitô, Đấng ban ơn ơn cứu độ đời đời cho loài người, cho con người.
Thật ra, trong thâm tâm của mỗi người chúng ta đều ẩn chứa một cơn đói khát sâu xa mà chỉ mỗi mình Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn. Điều này sẽ mang lại cho cuộc sống chúng ta một ý nghĩa mới miễn là chúng ta chấp nhận nó.
Xin mượn lời của một người gặp tai nạn và đã thoát khỏi tai nạn ấy để kết thúc bài chia sẻ này :” Lạy Chúa, con chẳng biết phải tìm kiếm Chúa làm sao, nhưng con vẫn gắng tìm. Hiện giờ con không mấy tốt lành nhưng con vẫn muốn tự hiến cho Ngài. Xin hãy nhận lấy con.Xin hãy nhận lấy con.Amen “.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Dân chúng tìm kiếm Chúa làm gì ?
2.Người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacóp đã xin Chúa Giêsu thứ gì ?
3.Chúa Giêsu có trách cứ dân chúng khi họ lên thuyền đi tìm Chúa hay không ?
4.Chúa đã quả quyết điều gì ?
5.Ai có thể làm thỏa mãn được con người ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các chủng sinh tại Úc kết tình huynh đệ qua túc cầu.
Vũ Nhuận
01:54 01/08/2018
Đội banh của Chủng Viện Corpus Christi Melbourne |
Gần 200 đại chủng sinh tại Úc tạm thời xếp bút nghiên để ra sân cỏ tranh tài trong cuộc thi đấu bóng tròn liên chủng viện tại Sydney. Năm nay cuộc tranh tài kéo dài 1 ngày do chủng Viện Holy Spirit ở gíao phận Parramatta cùng với hai Chủng Viện Redemptoris Mater ở Sydney và Perth đứng ra tổ chức.
Giám đốc chủng viện Redemptoris Mater ở Sydney, cha Eric Skruzny cho biết cách đây 20 năm đó chỉ là một sinh hoạt có tính địa phương giữa hai chủng viện Good Shepherd ở Sydney và Vianney ở Wagga Wagga nay đã trở thành một sinh hoạt lý thú nhờ sự ủng hộ của mọi chủng viện trên toàn Úc.
Linh mục Skruzny ghi nhận các chủng sinh đã thi đấu một cách hăng say và nhiệt tình. Lần này chủng viện Corpus Christi College ở Melbourne đã chiếm cúp vô địch sau khi hạ chủng viện Holy Spirit ở Queensland 1-0 trong những phút cuối của trận đấu nhờ bàn thắng của phó tế Fidelis.
Trước đó vào hôm thứ sáu, các chủng sinh và nhân viên đã tụ họp tại chủng viện Redemptoris Mater ở Chester Hill để cầu nguyện và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho các trận bóng vào hôm sau. Chủng viện Holy Spirit có trách nhiệm chuẩn bị sân bãi và một bữa trưa BBQ ở trường trung học Patrician Brothers ở Blacktown.
ĐGM phụ tá Sydney Tony Randazzo đã kết thúc cuộc sinh hoạt bằng một thánh lễ hôm thứ bảy và sau đó là một bữa tiệc liên hoan và phát giải. Cha Kruzny tin rằng sinh hoạt thể thao này là một cơ hội quý báu để các chủng sinh và các giáo sư tạo mối giao hảo tốt giúp họ trong công tác mục vụ sau này.
Ngài nói: “Các linh mục tương lai của nước Úc không còn cảm thấy cô đơn, ơn gọi của họ vẫn sinh động và họ sẽ có những người bạn mới mỗi khi đi đâu đó trên đất Úc để làm mục vụ hay trong lúc nghỉ ngơi giải trí”. Vào năm tới hai chủng viện Corpus Christi College và Missionaries of God’s Love ở Melbourne sẽ đứng ra tổ chức cuộc thi đấu bóng tròn.
Nguồn catholicweekly
Vũ Nhuận chuyển ngữ.
(Nguồn) https://www.catholicweekly.com.au/seminarians-battle-it-out-for-sporting-glory/
Những nét Inhã trong thừa tác vụ Phêrô của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
05:24 01/08/2018
Nhân ngày lễ kính vị sáng lập ra Dòng Tên, Thánh Inhã đệ Loyola, Cha Thomas Rosica có một bài suy tư về “Các Phẩm Tính Inhã trong Thừa Tác Vụ Phêrô của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” với một nhận định khá khác lạ về vị giáo hoàng Dòng Tên này.
Theo cha, một trong các chủ đề chính bàng bạc trong tư duy của Thánh Inhã là lời ngài khuyên “Sentire cum ecclesia” tức “hãy đồng cảm với Giáo Hội”. Nghĩa là vun sới sự hiệp thông với Giáo Hội qua việc sùng kính, âu yếm và mục tiêu chung trong mọi phương cách có kỷ luật, vì không phải khía cạnh nào của Giáo Hội cũng đều đáng yêu cả, y hệt như các cá nhân chúng ta không phải lúc nào cũng đáng yêu. Các cơ cấu của Giáo Hội không thể hiện hữu nếu không có trung gian nhân bản, với mọi hồng phúc và thiếu sót của những con người hiện diện trong Giáo Hội. Các tư duy này cực kỳ quan trọng, nhất là giữa các khủng hoảng đương thời đang diễn ra cho Giáo Hội, cả người Công Giáo lẫn các Kitô hữu nói chung trên thế giới.
Các đặc tính Inhã trong thừa tác vụ Phêrô của Đức Phanxicô
Thánh Inhã đệ Loyola sáng lập ra Dòng Tên sau khi bị thương ngoài mặt trận và trải nghiệm một cuộc hồi tâm tôn giáo. Ngài trước tác cuốn Linh Thao nhằm giúp người khác tuân theo giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô. Năm 1534, Thánh Inhã cùng 6 người trẻ khác, trong đó có Thánh Phanxicô Xavier và Phêrô Faber, tụ tập nhau và tuyên các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, trong đó, có việc đặc biệt vâng lời Đức Giáo Hoàng trong các vấn đề chỉ thị và phân bổ truyền giáo. Kế hoạch của Thánh Inhã vể tổ chức dòng tu được Đức Phaolô III chấp thuận năm 1540 bởi một sắc chỉ có chứa “Formula of the Institute” (Công thức viện tu).
Ngày nay, Dòng Tên có mặt trong giáo dục, các trường học, các cao đẳng, các đại học và chủng viện, nghiên cứu trí thức, theo đuổi văn hóa. Các linh mục Dòng Tên cũng tổ chức các cuộc tĩnh tâm, phục vụ tại các bệnh viện, giáo xứ, làm tuyên úy đại học và cổ vũ công bình xã hội và đối thoại đại kết. Một trong số các vị đang lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo trong thời buổi có tính lịch sử hiện nay. Đức Phanxicô người Á Căn Đình là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, một dòng tu mà các nhà trí thức phần đời, đầy thông minh, cũng nổi tiếng như các nhà truyền giáo và tử đạo của họ. Chính cái căn tính và định tính dòng Tên có tính bản vị và chuyên nghiệp bao trùm này đã được Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đem theo với ngài từ Buenos Aires tới Rôma và là những điều tiếp tục định hình cho mọi điều ngài làm trong tư cách Giáo Hoàng. Từ lòng say mê công bình xã hội và lòng nhiệt thành truyền giáo tới việc tập chú vào việc nối kết với thế giới rộng lớn bên ngoài và việc ngài thích hợp tác đối với các hành động tức khắc không cần suy nghĩ, Đức Phanxicô quả là một tu sĩ Dòng Tên chính hiệu.
Đức Phanxicô là loại tu sĩ Dòng Tên nào?
Jorge Mario Bergoglio hoàn toàn ủng hộ chủ trương triệt để của Dòng Tên trong việc tranh đấu cho người nghèo, dù ngài bị một số tu sĩ Dòng Tên coi là kẻ thù của thần học giải phóng, trong khi nhiều người khác trong Dòng hết lòng ủng hộ ngài. Ngài quay mặt đối với lòng sùng kính cổ truyền nhưng được nhiều người khác coi là vẫn quá chính thống. Các người phê bình gán cho ngài nhãn hiệu hợp tác với độc tài quân phiệt Á Căn Đình dù nhiều tiểu sử hiện nay cho thấy ngài thận trọng và bí mật cố gắng cứu nhiều mạng sống. Không việc nào trong số này đã kết liễu các mưu mẹo chống lại ngài trong Dòng Tên, và đầu thập niên 1990, ngài thực sự bị lưu đầy khỏi Buenos Aires tới một thị trấn ngoại vi, “một thời khủng hoảng nội tâm” như chính ngài mô tả. Là một tu sĩ Dòng Tên tốt lành, biết vâng lời, Cha Bergoglio tuân phục mệnh lệnh của Dòng và cố gắng tìm ra Ý Chúa trong mọi sự. Việc ngài gần như bị Dòng Tên bác bỏ đã khuyến khích Đức Hồng Y Antonio Quarracino, lúc ấy là Tổng Giám Mục Buenos Aires bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá năm 1992.
Sáu năm sau, Đức Cha Bergoglio kế nhiệm Đức Hồng Y Quarracino làm Tổng Giám Mục. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II nâng ngài lên hàng Hồng Y, là một trong hai tu sĩ Dòng Tên duy nhất trong đoàn Hồng Y 120 thành viên lúc ấy. Vị kia là Đức Hồng Y Carlo Maria Martini của Milan.
Vị giáo hoàng giữa anh em Dòng Tên
Thứ Hai, ngày 24 tháng Mười năm 2016, Đức Phanxicô tới dự Phiên Họp Toàn Thể Dòng Tên với một thông điệp: cởi mở đối với những gì ở trước mặt, đi xa hơn nữa, hỗ trợ caminar, tức cách gặp gỡ người khác và cùng đi với họ trong cuộc hành trình của họ.
Ngài trích dẫn lời Thánh Inhã để nói rằng người tu sĩ Dòng Tên được kêu gọi hồi tâm và nhờ đó, mang sự sống tới chỗ được sinh ra “tại mọi phần thế giới nơi việc phục vụ Chúa và giúp đỡ các linh hồn nhiều hơn được mong chờ”. Chính vì thế, các tu sĩ Dòng Tên phải tiến lên phía trước, luôn biết lợi dụng các tình thế họ gặp, để phục vụ nhiều hơn và tốt hơn. Điều này ngụ ý cách thực hiện sự việc nhằm tạo hòa điệu trong các bối cảnh căng thẳng vốn là chuyện thông thường trong một thế giới với những con người và sứ vụ đa dạng. Đức Phanxicô minh nhiên nhắc đến các căng thẳng giữa chiêm niệm và hành động, giữa đức tin và công lý, giữa đặc sủng và định chế, giữa cộng đồng và truyền giáo.
Đức Phanxicô chi tiết hóa 3 lãnh vực trong đường lối của Dòng Tên, tuy nhiên, các lãnh vực này không chỉ dành cho gia đình dòng tu của ngài, mà còn dành cho Giáo Hội phổ quát nữa. Lãnh vực thứ nhất là “nài nỉ cầu xin cho được niềm an ủi”. Điều thích đáng đối với Dòng Tên là biết cách an ủi, biết cách đem lại sự an ủi và niềm vui chân thực; các tu sĩ Dòng Tên phải đặt mình vào thế phục vụ niềm vui, vì không thể công bố Tin Mừng trong buồn bã được. Rồi, bỏ bản văn đã soạn sẵn, ngài nhất mạnh rằng niềm vui “phải luôn được đi kèm bởi tính hài hước” và với nụ cười rộng nở trên gương mặt, ngài nhận định, “như tôi vẫn thường nghĩ, thái độ của con người gần gũi nhất với ơn sủng Thiên Chúa là tính hài hước”.
Sau đó, Đức Phanxicô mời Dòng Tên “tự để anh em được đánh động bởi Chúa ở trên thập giá”. Các tu sĩ Dòng Tên phải đến gần đại đa số con người nam nữ đang chịu đau khổ, và, trong bối cảnh này, phải cung cấp cho họ các dịch vụ khác nhau của lòng thương xót dưới các hình thức khác nhau. Đức Phanxicô làm nổi bật một số yếu tố mà có lần ngài đã có dịp trình bầy suốt Năm Thánh Của Lòng Thương Xót. Những ai đã được lòng thương xót đụng tới phải cảm nhận mình được sai đi để trình bầy cùng một lòng thương xót này một cách hữu hiệu.
Sau cùng, Đức Phanxicô mời gọi Dòng tiến bước dưới tác động của “tinh thần tốt lành”. Điều này bao hàm việc luôn biện phân, một điều vốn có nghĩa không phải chỉ là suy tư mà là hành động thế nào trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Các tu sĩ Dòng Tên không được có tính “giáo sĩ” mà phải có tính “giáo hội”. Họ là “những người vì người khác”, sống giữa mọi người, cố gắng đụng tới trái tim từng người, nhờ cách này, họ góp phần vào việc thiết lập ra một Giáo Hội trong đó ai cũng có chỗ, trong đó, Tin Mừng được hội nhập văn hóa, và trong đó, mỗi nền văn hóa đều được rao giảng tin mừng.
Ba chữ quan trọng sau đây trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng là những ân sủng mà mỗi tu sĩ Dòng Tên và toàn thể Hội Dòng phải luôn luôn xin cho có: an ủi, cảm thương và biện phân. Nhưng Đức Phanxicô không những chỉ nhắc nhở gia đình tu trì của ngài về ba ân sủng quan trọng này, vốn là cốt lõi của linh đạo dòng Tên, ngài cũng đã đề nghị chúng cho Giáo Hội phổ quát, nhất là qua các Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình mới đây. Cùng với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chu toàn công việc hàng ngày của ngài, và từ từ thực hiện cuộc cải tổ mà ngài đã được các Hồng Y anh em ủy nhiệm cho, càng ngày người ta càng thấy rõ: mục tiêu của ngài là biến Giáo Hội thành Giáo Hội của Chúa Giêsu Kytô, biết chào đón mọi người, biết hấp dẫn và lôi cuốn vì nó biểu lộ sự quan tâm đối với tất cả mọi người.
Biện phân
Trong năm năm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn nhấn mạnh phẩm chất tinh túy của Thánh Inhã đệ Loyola: sự biện phân. Biện phân là nỗ lực không ngừng để cởi mở đối với Lời Chúa, Lời vốn có thể soi sáng thực tại cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Một ví dụ rõ ràng về sự biện phân này đã xuất hiện tại Thượng Hội đồng Giám mục năm 2015 về Gia đình và trong Tông Huấn Amoris Laetitia(Niềm Vui Yêu Thương). Nguyên tắc có tính rất Inhã này minh họa sự tôn trọng lớn lao của Giáo Hội đối với lương tâm của tín hữu cũng như sự cần thiết phải đào tạo lương tâm:
"Từ lâu, chúng ta vốn nghĩ rằng chỉ cần nhấn mạnh đến các vấn đề tín lý, các vấn đề đạo đức sinh học và luân lý, không cần phải khuyến khích sự cởi mở đối với ơn thánh, chúng ta đã cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho các gia đình, tăng cường hôn nhân và mang lại ý nghĩa cho đời sống vợ chồng. Chúng ta thấy khó khăn trong việc trình bày hôn nhân nhiều hơn như là một con đường năng động để phát triển và hoàn thành bản thân hơn là một gánh nặng suốt đời. Chúng ta cũng thấy khó khăn trong việc có thể dành chỗ cho lương tâm của tín hữu, những người thường xuyên đáp ứng Tin Mừng một cách tốt nhất bao nhiêu có thể dù gặp đủ thứ giới hạn, và có khả năng thực hiện sự biện phân riêng của họ trong những tình huống phức tạp. Chúng ta vốn được kêu gọi đào tạo các lương tâm, chứ không thay thế chúng”(AL # 37).
Giáo hội không hiện hữu để thay thế lương tâm con người mà khiêm nhường đứng trước những người đàn ông và đàn bà tín trung đang biện phân, trước mặt Thiên Chúa, thực tại cuộc sống và hoàn cảnh của họ một cách đầy cầu nguyện và thường là đau đớn. Sự biện phân và đào tạo lương tâm không bao giờ được tách khỏi các đòi hỏi về sự thật của Tin Mừng và việc tìm kiếm bác ái và sự thật, và truyền thống của Giáo Hội.
Để phù hợp với sự đào tạo trong Dòng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người biện phân, và, có lúc, sự biện phân này kết cục đã giải thoát ngài khỏi sự giam hãm cứ phải làm điều gì đó theo một cung cách nào đó bởi vì nó đã từng như thế. Trong đoạn 33 của Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng) của ngài, Đức Phanxicô từng viết: “Trong một nguyên tắc truyền giáo, thừa tác mục vụ tìm cách từ bỏ thái độ tự mãn vốn cho rằng: 'Chúng ta luôn làm theo cách này'. Tôi mời gọi mọi người hãy mạnh dạn và có óc sáng tạo trong nhiệm vụ xem xét lại các mục tiêu, cơ cấu, phong thái và phương pháp truyền giảng Tin Mừng trong cộng đồng tương ứng của họ. Một đề xuất về mục tiêu, mà không có việc cả cộng đồng cùng tìm kiếm một cách thỏa đáng các phương tiện thoả đáng để đạt được chúng, chắc chắn đều chứng tỏ là ảo tưởng”.
Các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên là “một phong trào thánh thiện,” mời gọi mọi người sống một cuộc sống thánh thiện. Thánh Phanxicô thành Assisi đã cam kết bắt chước Chúa Kitô nghèo nàn theo nghĩa đen. Thánh Inhã được gợi hứng bởi đức nghèo khó này nên khởi thủy đã lên kế hoạch để các tu sĩ Dòng Tên bước theo cùng một đường lối này. Nhưng như nhà sử học dòng Tên người Mỹ nổi tiếng, Cha John O’Malley, đã chỉ ra, cũng như Thánh Inhã đã học cách để qua một bên các thực hành khổ hạnh thoạt đầu của ngài nhằm làm cho ngài dễ tiếp cận hơn như thế nào, thì sau này, ngài cũng đã thay đổi đức khó nghèo của Hội Dòng như thế để có thể truyền giảng tin mừng cho nhiều người hơn, nhất là qua các định chế giáo dục. Ngay đức khó nghèo của Tin Mừng cũng là một giá trị tương đối so với lợi ích của các linh hồn và sự tiến bộ của họ trong sự thánh thiện. Cùng một lập luận tông đồ đó đã được tìm thấy trong giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ với các linh mục khắp thế giới về các thừa tác vụ của họ.
Một Giáo hội bao gồm, biết lắng nghe
Tinh thần cởi mở là nền tảng cho con đường tiến hành của Dòng Tên. Các giáo xứ Dòng Tên nổi tiếng về tính bao gồm của họ và các cha giải tội Dòng Tên nổi tiếng về sự hiểu biết và lòng thương cảm của họ. Thánh Inhã nhấn mạnh đến việc bênh vực sự tốt lành của tất cả mọi người chúng ta gặp gỡ, và ngài truyền phải có một phong cách gặp gỡ khiến cho việc kết án những người mắc lầm lỗi cùng lắm mới nên sử dụng. Ngay đầu triều giáo hoàng của ngài, khi Đức Phanxicô đưa ra lời tuyên bố gây tranh cãi về việc ngay cả những người vô thần cũng có cơ hội lên thiên đàng, ngài đã chỉ bước theo giáo huấn của Vatican II, nhưng ngài cũng bước theo cách tiếp cận rất Inhã đối với lợi ích của các linh hồn.
Chăm sóc những người thiếu thốn nhất
Phong cách thi hành thừa tác vụ do Thánh Inhã đề xuất đã dự ứng phương thức mục vụ tích cực mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sử dụng để rao giảng Tin Mừng. Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý tới người tị nạn, người già cả bị bỏ rơi và người trẻ thất nghiệp cho thấy cùng một mối quan tâm như những tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đối với những người thấp kém nhất và thiếu thốn nhất trong xã hội. Tiêu chuẩn kép của Thánh Inhã trong việc lựa chọn các thừa tác vụ là phục vụ những người thiếu thốn nhất và thăng tiến điều thiện phổ quát hơn. Dịch vụ Tỵ nạn của Dòng Tên và các dự án sáng tạo của Dòng Tên trong giáo dục, như các trường Nativity và Cristo Rey, là những hiện thân đương thời của cùng một tinh thần chăm sóc hợp Tin Mừng đối với những người thiếu thốn nhất. Các hình thức tông đồ này là một phần của sự đổi mới hậu công đồng của Dòng Tên, nhưng chúng có nguồn gốc đào tạo sâu xa trong lịch sử và linh đạo Dòng Tên. Trong tâm trí Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngay cả các định chế ưu tú của dòng Tên cũng có thể kết hợp việc tông đồ trí thức với việc phục vụ người nghèo theo tinh thần Inhã.
Sự khiêm tốn và việc cải tổ hàng giáo sĩ
Đức khiêm nhường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây ấn tượng nơi nhiều người trên khắp thế giới. Phong cách của ngài thực sự đã trở thành thực chất. Nó là khía cạnh có tính tin mừng triệt để nhất trong cuộc cải cách tâm linh ngôi vị giáo hoàng, và ngài đã mời gọi mọi người Công Giáo, nhưng nhất là hàng giáo sĩ, hãy từ bỏ thành công, giàu có và quyền lực. Đức khiêm nhường là một nhân đức chủ chốt trong Linh Thao. Một trong những suy niệm chủ chốt của sách này tập trung vào Ba Mức độ Khiêm nhường. Dưới mắt Thánh Inhã, đức khiêm nhường là nhân đức mang chúng ta đến gần với Chúa Kitô nhất, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem ra đang hướng dẫn Giáo Hội và đang giáo dục hàng giáo sĩ trong sự thật căn bản đó. Cải cách qua đổi mới thiêng liêng bắt đầu với sự từ bỏ giầu có, danh dự và quyền lực, và nó đạt đến đỉnh cao trong việc sẵn sàng chịu sự sỉ nhục với Chúa Kitô. Đức khiêm nhường là phần khó khăn nhất trong việc cải cách theo tinh thần Inhã của Đức Giáo Hoàng, nhưng nó là điều chủ yếu đối với sự thanh tẩy giáo hội khỏi chủ nghĩa giáo sĩ trị, vốn là nguồn gốc của rất nhiều cơn bệnh trong Giáo Hội đương thời.
Chúng ta có thể mô tả ra sao sự lãnh đạo của Đức Phanxicô và sự lãnh đạo này có tính Inhã như thế nào?
Thánh Inhã đã không dùng hạn từ “lãnh đạo” như chúng ta quen làm hôm nay. Linh đạo Dòng Tên hoặc linh đạo Inhã và các truyền thống Dòng Tên biểu lộ tài lãnh đạo trong cuộc sống và việc làm của một người. Ai mà phong cách lãnh đạo được gợi hứng bởi truyền thống Inhã đều đặc biệt nhấn mạnh tới các thói quen hoặc ưu tiên nào đó trong tư cách một nhà lãnh đạo, theo các cách phân biệt họ với cách lãnh đạo thường được giảng dạy và thực hành. Các thói quen hoặc ưu tiên này bao gồm sự quan trọng của việc đào tạo - không chỉ học cách thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật (như lập kế hoạch chiến lược) mà còn cam kết phát triển bản thân suốt đời; sự quan trọng của việc tự nhận thức sâu sắc (phải tiến đến chỗ tự biết mình, ví dụ, như diễn ra trong Linh Thao); trở thành một người ra quyết định đầy kỹ năng, như diễn ra nhờ phương pháp biện phân trong Linh Thao; tự dấn thân vào các mục đích lớn hơn bản thân, vào sứ mệnh có ý nghĩa tối hậu mà các tu sĩ Dòng Tên thường đề cập đến bằng kiểu nói “magis” (hơn nữa); tôn trọng người khác cách sâu xa, “tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự”. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa phong cách lãnh đạo thế gian và phong cách được Thánh Inhã đưa ra là: phong cách lãnh đạo dòng Tên luôn luôn hướng về Thiên Chúa, nguồn gốc tối hậu của ý nghĩa. Những nhân vật vĩ đại của dòng Tên như Phêrô Faber, Phanxicô Xavier, Matteo Ricci hay Alberto Hurtado đã có thể hoàn thành những kỳ công không đơn giản chỉ vì họ có một số kỹ năng lãnh đạo tốt mà bởi vì họ được gợi hứng bởi tình yêu Thiên Chúa.
Giáo hoàng dòng Tên có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội?
Jorge Mario Bergoglio đã hoàn toàn được dẫn dụ vào Linh Thao và thái độ chiến binh của Thánh Inhã. Bây giờ, trong cương vị Giáo Hoàng, được trang bị bằng các thao tập đó, Đức Phanxicô tìm cách đưa mọi người vào việc thâm hậu hóa mối liên hệ của họ với Thiên Chúa. Vị Giáo hoàng dòng Tên rất thông thạo về Linh Thao, do đó ngài có thể truyền bá kiến thức và thực hành của lối hồi tâm lạ lùng này - một lối không liên quan gì đến Kinh Thánh và Tin Mừng của Chúa Giêsu Kytô. Và điều này đưa chúng ta đến sự kiện này: linh đạo Dòng Tên không những chỉ là huyền nhiệm, mà còn có tính đạo đức học nữa.
Toàn bộ khái niệm thiết lập các ủy ban, tham khảo rộng rãi, triệu tập những người thông minh xung quanh bạn là cách các bề trên dòng Tên thường thực hành. Sau đó, họ đưa ra quyết định. Loại biện phân này - lắng nghe mọi người và suy ngẫm mọi điều trước khi hành động - là một nhân đức trụ cột trong linh đạo Inhã, nó nằm ở cốt lõi con người Đức Phanxicô và sự dấn thân “hóan cải” ngôi vị giáo hoàng cũng như toàn thể Giáo Hội của ngài. Thật khó mà dự đoán điều gì sẽ xảy ra sau đó. Đức Phanxicô rất khôn khéo, và ngài đã nhiều lần ca ngợi đặc điểm Dòng Tên là “tinh ranh thánh thiện” – và các Kitô hữu nên “khôn ngoan như những con rắn nhưng đơn sơ như những con bồ câu”, như Chúa Giêsu từng nói. Tuy nhiên, sự cởi mở của Đức Giáo Hoàng, cũng là một đặc điểm của việc đào tạo và phát triển ngài nhận được từ dòng Tên, có nghĩa là ngay cả ngài cũng không chắc chắn Chúa Thánh Thần sẽ dẫn tới đâu. Ngài từng nói: “Tôi không có mọi câu trả lời. Thậm chí, tôi không có mọi câu hỏi. Tôi luôn nghĩ đến những câu hỏi mới, và luôn có những câu hỏi mới xuất hiện”.
Đức Phanxicô phá bỏ nhiều truyền thống Công Giáo bất cứ lúc nào ngài muốn, bởi vì ngài “không bị ràng buộc bởi các gắn bó vô trật tự.” Giáo hội của chúng ta quả đã bước vào một giai đoạn mới: với sự xuất hiện của vị giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên này, nó được công khai cai trị bởi một cá nhân chứ không phải bởi thẩm quyền của Thánh Kinh mà thôi hoặc thậm chí các mệnh lệnh truyền thống của nó cộng với Thánh Kinh. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mang đến cho chức vụ Phêrô một chủ nghĩa duy tri thức dòng Tên. Bằng cách chọn tên Phanxicô, ngài cũng khẳng định sức mạnh của đức khiêm nhường và lối sống đơn giản. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tu sĩ Dòng Tên người Á Căn Đình, không chỉ đơn giản chứng thực cho tính bổ túc của đường lối Inhã và Phanxicô. Mỗi ngày, ngài mỗi chỉ cho ta cách làm thế nào để trí khôn và trái tim gặp nhau trong tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận. Và trên hết, mỗi ngày ngài mỗi nhắc nhở chúng ta cần Chúa Giêsu xiết bao, và cũng cần nhau xiết bao trong hành trình của chúng ta.
Theo cha, một trong các chủ đề chính bàng bạc trong tư duy của Thánh Inhã là lời ngài khuyên “Sentire cum ecclesia” tức “hãy đồng cảm với Giáo Hội”. Nghĩa là vun sới sự hiệp thông với Giáo Hội qua việc sùng kính, âu yếm và mục tiêu chung trong mọi phương cách có kỷ luật, vì không phải khía cạnh nào của Giáo Hội cũng đều đáng yêu cả, y hệt như các cá nhân chúng ta không phải lúc nào cũng đáng yêu. Các cơ cấu của Giáo Hội không thể hiện hữu nếu không có trung gian nhân bản, với mọi hồng phúc và thiếu sót của những con người hiện diện trong Giáo Hội. Các tư duy này cực kỳ quan trọng, nhất là giữa các khủng hoảng đương thời đang diễn ra cho Giáo Hội, cả người Công Giáo lẫn các Kitô hữu nói chung trên thế giới.
Các đặc tính Inhã trong thừa tác vụ Phêrô của Đức Phanxicô
Thánh Inhã đệ Loyola sáng lập ra Dòng Tên sau khi bị thương ngoài mặt trận và trải nghiệm một cuộc hồi tâm tôn giáo. Ngài trước tác cuốn Linh Thao nhằm giúp người khác tuân theo giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô. Năm 1534, Thánh Inhã cùng 6 người trẻ khác, trong đó có Thánh Phanxicô Xavier và Phêrô Faber, tụ tập nhau và tuyên các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, trong đó, có việc đặc biệt vâng lời Đức Giáo Hoàng trong các vấn đề chỉ thị và phân bổ truyền giáo. Kế hoạch của Thánh Inhã vể tổ chức dòng tu được Đức Phaolô III chấp thuận năm 1540 bởi một sắc chỉ có chứa “Formula of the Institute” (Công thức viện tu).
Ngày nay, Dòng Tên có mặt trong giáo dục, các trường học, các cao đẳng, các đại học và chủng viện, nghiên cứu trí thức, theo đuổi văn hóa. Các linh mục Dòng Tên cũng tổ chức các cuộc tĩnh tâm, phục vụ tại các bệnh viện, giáo xứ, làm tuyên úy đại học và cổ vũ công bình xã hội và đối thoại đại kết. Một trong số các vị đang lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo trong thời buổi có tính lịch sử hiện nay. Đức Phanxicô người Á Căn Đình là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, một dòng tu mà các nhà trí thức phần đời, đầy thông minh, cũng nổi tiếng như các nhà truyền giáo và tử đạo của họ. Chính cái căn tính và định tính dòng Tên có tính bản vị và chuyên nghiệp bao trùm này đã được Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đem theo với ngài từ Buenos Aires tới Rôma và là những điều tiếp tục định hình cho mọi điều ngài làm trong tư cách Giáo Hoàng. Từ lòng say mê công bình xã hội và lòng nhiệt thành truyền giáo tới việc tập chú vào việc nối kết với thế giới rộng lớn bên ngoài và việc ngài thích hợp tác đối với các hành động tức khắc không cần suy nghĩ, Đức Phanxicô quả là một tu sĩ Dòng Tên chính hiệu.
Đức Phanxicô là loại tu sĩ Dòng Tên nào?
Jorge Mario Bergoglio hoàn toàn ủng hộ chủ trương triệt để của Dòng Tên trong việc tranh đấu cho người nghèo, dù ngài bị một số tu sĩ Dòng Tên coi là kẻ thù của thần học giải phóng, trong khi nhiều người khác trong Dòng hết lòng ủng hộ ngài. Ngài quay mặt đối với lòng sùng kính cổ truyền nhưng được nhiều người khác coi là vẫn quá chính thống. Các người phê bình gán cho ngài nhãn hiệu hợp tác với độc tài quân phiệt Á Căn Đình dù nhiều tiểu sử hiện nay cho thấy ngài thận trọng và bí mật cố gắng cứu nhiều mạng sống. Không việc nào trong số này đã kết liễu các mưu mẹo chống lại ngài trong Dòng Tên, và đầu thập niên 1990, ngài thực sự bị lưu đầy khỏi Buenos Aires tới một thị trấn ngoại vi, “một thời khủng hoảng nội tâm” như chính ngài mô tả. Là một tu sĩ Dòng Tên tốt lành, biết vâng lời, Cha Bergoglio tuân phục mệnh lệnh của Dòng và cố gắng tìm ra Ý Chúa trong mọi sự. Việc ngài gần như bị Dòng Tên bác bỏ đã khuyến khích Đức Hồng Y Antonio Quarracino, lúc ấy là Tổng Giám Mục Buenos Aires bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá năm 1992.
Sáu năm sau, Đức Cha Bergoglio kế nhiệm Đức Hồng Y Quarracino làm Tổng Giám Mục. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II nâng ngài lên hàng Hồng Y, là một trong hai tu sĩ Dòng Tên duy nhất trong đoàn Hồng Y 120 thành viên lúc ấy. Vị kia là Đức Hồng Y Carlo Maria Martini của Milan.
Vị giáo hoàng giữa anh em Dòng Tên
Thứ Hai, ngày 24 tháng Mười năm 2016, Đức Phanxicô tới dự Phiên Họp Toàn Thể Dòng Tên với một thông điệp: cởi mở đối với những gì ở trước mặt, đi xa hơn nữa, hỗ trợ caminar, tức cách gặp gỡ người khác và cùng đi với họ trong cuộc hành trình của họ.
Ngài trích dẫn lời Thánh Inhã để nói rằng người tu sĩ Dòng Tên được kêu gọi hồi tâm và nhờ đó, mang sự sống tới chỗ được sinh ra “tại mọi phần thế giới nơi việc phục vụ Chúa và giúp đỡ các linh hồn nhiều hơn được mong chờ”. Chính vì thế, các tu sĩ Dòng Tên phải tiến lên phía trước, luôn biết lợi dụng các tình thế họ gặp, để phục vụ nhiều hơn và tốt hơn. Điều này ngụ ý cách thực hiện sự việc nhằm tạo hòa điệu trong các bối cảnh căng thẳng vốn là chuyện thông thường trong một thế giới với những con người và sứ vụ đa dạng. Đức Phanxicô minh nhiên nhắc đến các căng thẳng giữa chiêm niệm và hành động, giữa đức tin và công lý, giữa đặc sủng và định chế, giữa cộng đồng và truyền giáo.
Đức Phanxicô chi tiết hóa 3 lãnh vực trong đường lối của Dòng Tên, tuy nhiên, các lãnh vực này không chỉ dành cho gia đình dòng tu của ngài, mà còn dành cho Giáo Hội phổ quát nữa. Lãnh vực thứ nhất là “nài nỉ cầu xin cho được niềm an ủi”. Điều thích đáng đối với Dòng Tên là biết cách an ủi, biết cách đem lại sự an ủi và niềm vui chân thực; các tu sĩ Dòng Tên phải đặt mình vào thế phục vụ niềm vui, vì không thể công bố Tin Mừng trong buồn bã được. Rồi, bỏ bản văn đã soạn sẵn, ngài nhất mạnh rằng niềm vui “phải luôn được đi kèm bởi tính hài hước” và với nụ cười rộng nở trên gương mặt, ngài nhận định, “như tôi vẫn thường nghĩ, thái độ của con người gần gũi nhất với ơn sủng Thiên Chúa là tính hài hước”.
Sau đó, Đức Phanxicô mời Dòng Tên “tự để anh em được đánh động bởi Chúa ở trên thập giá”. Các tu sĩ Dòng Tên phải đến gần đại đa số con người nam nữ đang chịu đau khổ, và, trong bối cảnh này, phải cung cấp cho họ các dịch vụ khác nhau của lòng thương xót dưới các hình thức khác nhau. Đức Phanxicô làm nổi bật một số yếu tố mà có lần ngài đã có dịp trình bầy suốt Năm Thánh Của Lòng Thương Xót. Những ai đã được lòng thương xót đụng tới phải cảm nhận mình được sai đi để trình bầy cùng một lòng thương xót này một cách hữu hiệu.
Sau cùng, Đức Phanxicô mời gọi Dòng tiến bước dưới tác động của “tinh thần tốt lành”. Điều này bao hàm việc luôn biện phân, một điều vốn có nghĩa không phải chỉ là suy tư mà là hành động thế nào trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Các tu sĩ Dòng Tên không được có tính “giáo sĩ” mà phải có tính “giáo hội”. Họ là “những người vì người khác”, sống giữa mọi người, cố gắng đụng tới trái tim từng người, nhờ cách này, họ góp phần vào việc thiết lập ra một Giáo Hội trong đó ai cũng có chỗ, trong đó, Tin Mừng được hội nhập văn hóa, và trong đó, mỗi nền văn hóa đều được rao giảng tin mừng.
Ba chữ quan trọng sau đây trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng là những ân sủng mà mỗi tu sĩ Dòng Tên và toàn thể Hội Dòng phải luôn luôn xin cho có: an ủi, cảm thương và biện phân. Nhưng Đức Phanxicô không những chỉ nhắc nhở gia đình tu trì của ngài về ba ân sủng quan trọng này, vốn là cốt lõi của linh đạo dòng Tên, ngài cũng đã đề nghị chúng cho Giáo Hội phổ quát, nhất là qua các Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình mới đây. Cùng với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chu toàn công việc hàng ngày của ngài, và từ từ thực hiện cuộc cải tổ mà ngài đã được các Hồng Y anh em ủy nhiệm cho, càng ngày người ta càng thấy rõ: mục tiêu của ngài là biến Giáo Hội thành Giáo Hội của Chúa Giêsu Kytô, biết chào đón mọi người, biết hấp dẫn và lôi cuốn vì nó biểu lộ sự quan tâm đối với tất cả mọi người.
Biện phân
Trong năm năm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn nhấn mạnh phẩm chất tinh túy của Thánh Inhã đệ Loyola: sự biện phân. Biện phân là nỗ lực không ngừng để cởi mở đối với Lời Chúa, Lời vốn có thể soi sáng thực tại cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Một ví dụ rõ ràng về sự biện phân này đã xuất hiện tại Thượng Hội đồng Giám mục năm 2015 về Gia đình và trong Tông Huấn Amoris Laetitia(Niềm Vui Yêu Thương). Nguyên tắc có tính rất Inhã này minh họa sự tôn trọng lớn lao của Giáo Hội đối với lương tâm của tín hữu cũng như sự cần thiết phải đào tạo lương tâm:
"Từ lâu, chúng ta vốn nghĩ rằng chỉ cần nhấn mạnh đến các vấn đề tín lý, các vấn đề đạo đức sinh học và luân lý, không cần phải khuyến khích sự cởi mở đối với ơn thánh, chúng ta đã cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho các gia đình, tăng cường hôn nhân và mang lại ý nghĩa cho đời sống vợ chồng. Chúng ta thấy khó khăn trong việc trình bày hôn nhân nhiều hơn như là một con đường năng động để phát triển và hoàn thành bản thân hơn là một gánh nặng suốt đời. Chúng ta cũng thấy khó khăn trong việc có thể dành chỗ cho lương tâm của tín hữu, những người thường xuyên đáp ứng Tin Mừng một cách tốt nhất bao nhiêu có thể dù gặp đủ thứ giới hạn, và có khả năng thực hiện sự biện phân riêng của họ trong những tình huống phức tạp. Chúng ta vốn được kêu gọi đào tạo các lương tâm, chứ không thay thế chúng”(AL # 37).
Giáo hội không hiện hữu để thay thế lương tâm con người mà khiêm nhường đứng trước những người đàn ông và đàn bà tín trung đang biện phân, trước mặt Thiên Chúa, thực tại cuộc sống và hoàn cảnh của họ một cách đầy cầu nguyện và thường là đau đớn. Sự biện phân và đào tạo lương tâm không bao giờ được tách khỏi các đòi hỏi về sự thật của Tin Mừng và việc tìm kiếm bác ái và sự thật, và truyền thống của Giáo Hội.
Để phù hợp với sự đào tạo trong Dòng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người biện phân, và, có lúc, sự biện phân này kết cục đã giải thoát ngài khỏi sự giam hãm cứ phải làm điều gì đó theo một cung cách nào đó bởi vì nó đã từng như thế. Trong đoạn 33 của Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng) của ngài, Đức Phanxicô từng viết: “Trong một nguyên tắc truyền giáo, thừa tác mục vụ tìm cách từ bỏ thái độ tự mãn vốn cho rằng: 'Chúng ta luôn làm theo cách này'. Tôi mời gọi mọi người hãy mạnh dạn và có óc sáng tạo trong nhiệm vụ xem xét lại các mục tiêu, cơ cấu, phong thái và phương pháp truyền giảng Tin Mừng trong cộng đồng tương ứng của họ. Một đề xuất về mục tiêu, mà không có việc cả cộng đồng cùng tìm kiếm một cách thỏa đáng các phương tiện thoả đáng để đạt được chúng, chắc chắn đều chứng tỏ là ảo tưởng”.
Các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên là “một phong trào thánh thiện,” mời gọi mọi người sống một cuộc sống thánh thiện. Thánh Phanxicô thành Assisi đã cam kết bắt chước Chúa Kitô nghèo nàn theo nghĩa đen. Thánh Inhã được gợi hứng bởi đức nghèo khó này nên khởi thủy đã lên kế hoạch để các tu sĩ Dòng Tên bước theo cùng một đường lối này. Nhưng như nhà sử học dòng Tên người Mỹ nổi tiếng, Cha John O’Malley, đã chỉ ra, cũng như Thánh Inhã đã học cách để qua một bên các thực hành khổ hạnh thoạt đầu của ngài nhằm làm cho ngài dễ tiếp cận hơn như thế nào, thì sau này, ngài cũng đã thay đổi đức khó nghèo của Hội Dòng như thế để có thể truyền giảng tin mừng cho nhiều người hơn, nhất là qua các định chế giáo dục. Ngay đức khó nghèo của Tin Mừng cũng là một giá trị tương đối so với lợi ích của các linh hồn và sự tiến bộ của họ trong sự thánh thiện. Cùng một lập luận tông đồ đó đã được tìm thấy trong giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ với các linh mục khắp thế giới về các thừa tác vụ của họ.
Một Giáo hội bao gồm, biết lắng nghe
Tinh thần cởi mở là nền tảng cho con đường tiến hành của Dòng Tên. Các giáo xứ Dòng Tên nổi tiếng về tính bao gồm của họ và các cha giải tội Dòng Tên nổi tiếng về sự hiểu biết và lòng thương cảm của họ. Thánh Inhã nhấn mạnh đến việc bênh vực sự tốt lành của tất cả mọi người chúng ta gặp gỡ, và ngài truyền phải có một phong cách gặp gỡ khiến cho việc kết án những người mắc lầm lỗi cùng lắm mới nên sử dụng. Ngay đầu triều giáo hoàng của ngài, khi Đức Phanxicô đưa ra lời tuyên bố gây tranh cãi về việc ngay cả những người vô thần cũng có cơ hội lên thiên đàng, ngài đã chỉ bước theo giáo huấn của Vatican II, nhưng ngài cũng bước theo cách tiếp cận rất Inhã đối với lợi ích của các linh hồn.
Chăm sóc những người thiếu thốn nhất
Phong cách thi hành thừa tác vụ do Thánh Inhã đề xuất đã dự ứng phương thức mục vụ tích cực mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sử dụng để rao giảng Tin Mừng. Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý tới người tị nạn, người già cả bị bỏ rơi và người trẻ thất nghiệp cho thấy cùng một mối quan tâm như những tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đối với những người thấp kém nhất và thiếu thốn nhất trong xã hội. Tiêu chuẩn kép của Thánh Inhã trong việc lựa chọn các thừa tác vụ là phục vụ những người thiếu thốn nhất và thăng tiến điều thiện phổ quát hơn. Dịch vụ Tỵ nạn của Dòng Tên và các dự án sáng tạo của Dòng Tên trong giáo dục, như các trường Nativity và Cristo Rey, là những hiện thân đương thời của cùng một tinh thần chăm sóc hợp Tin Mừng đối với những người thiếu thốn nhất. Các hình thức tông đồ này là một phần của sự đổi mới hậu công đồng của Dòng Tên, nhưng chúng có nguồn gốc đào tạo sâu xa trong lịch sử và linh đạo Dòng Tên. Trong tâm trí Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngay cả các định chế ưu tú của dòng Tên cũng có thể kết hợp việc tông đồ trí thức với việc phục vụ người nghèo theo tinh thần Inhã.
Sự khiêm tốn và việc cải tổ hàng giáo sĩ
Đức khiêm nhường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây ấn tượng nơi nhiều người trên khắp thế giới. Phong cách của ngài thực sự đã trở thành thực chất. Nó là khía cạnh có tính tin mừng triệt để nhất trong cuộc cải cách tâm linh ngôi vị giáo hoàng, và ngài đã mời gọi mọi người Công Giáo, nhưng nhất là hàng giáo sĩ, hãy từ bỏ thành công, giàu có và quyền lực. Đức khiêm nhường là một nhân đức chủ chốt trong Linh Thao. Một trong những suy niệm chủ chốt của sách này tập trung vào Ba Mức độ Khiêm nhường. Dưới mắt Thánh Inhã, đức khiêm nhường là nhân đức mang chúng ta đến gần với Chúa Kitô nhất, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem ra đang hướng dẫn Giáo Hội và đang giáo dục hàng giáo sĩ trong sự thật căn bản đó. Cải cách qua đổi mới thiêng liêng bắt đầu với sự từ bỏ giầu có, danh dự và quyền lực, và nó đạt đến đỉnh cao trong việc sẵn sàng chịu sự sỉ nhục với Chúa Kitô. Đức khiêm nhường là phần khó khăn nhất trong việc cải cách theo tinh thần Inhã của Đức Giáo Hoàng, nhưng nó là điều chủ yếu đối với sự thanh tẩy giáo hội khỏi chủ nghĩa giáo sĩ trị, vốn là nguồn gốc của rất nhiều cơn bệnh trong Giáo Hội đương thời.
Chúng ta có thể mô tả ra sao sự lãnh đạo của Đức Phanxicô và sự lãnh đạo này có tính Inhã như thế nào?
Thánh Inhã đã không dùng hạn từ “lãnh đạo” như chúng ta quen làm hôm nay. Linh đạo Dòng Tên hoặc linh đạo Inhã và các truyền thống Dòng Tên biểu lộ tài lãnh đạo trong cuộc sống và việc làm của một người. Ai mà phong cách lãnh đạo được gợi hứng bởi truyền thống Inhã đều đặc biệt nhấn mạnh tới các thói quen hoặc ưu tiên nào đó trong tư cách một nhà lãnh đạo, theo các cách phân biệt họ với cách lãnh đạo thường được giảng dạy và thực hành. Các thói quen hoặc ưu tiên này bao gồm sự quan trọng của việc đào tạo - không chỉ học cách thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật (như lập kế hoạch chiến lược) mà còn cam kết phát triển bản thân suốt đời; sự quan trọng của việc tự nhận thức sâu sắc (phải tiến đến chỗ tự biết mình, ví dụ, như diễn ra trong Linh Thao); trở thành một người ra quyết định đầy kỹ năng, như diễn ra nhờ phương pháp biện phân trong Linh Thao; tự dấn thân vào các mục đích lớn hơn bản thân, vào sứ mệnh có ý nghĩa tối hậu mà các tu sĩ Dòng Tên thường đề cập đến bằng kiểu nói “magis” (hơn nữa); tôn trọng người khác cách sâu xa, “tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự”. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa phong cách lãnh đạo thế gian và phong cách được Thánh Inhã đưa ra là: phong cách lãnh đạo dòng Tên luôn luôn hướng về Thiên Chúa, nguồn gốc tối hậu của ý nghĩa. Những nhân vật vĩ đại của dòng Tên như Phêrô Faber, Phanxicô Xavier, Matteo Ricci hay Alberto Hurtado đã có thể hoàn thành những kỳ công không đơn giản chỉ vì họ có một số kỹ năng lãnh đạo tốt mà bởi vì họ được gợi hứng bởi tình yêu Thiên Chúa.
Giáo hoàng dòng Tên có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội?
Jorge Mario Bergoglio đã hoàn toàn được dẫn dụ vào Linh Thao và thái độ chiến binh của Thánh Inhã. Bây giờ, trong cương vị Giáo Hoàng, được trang bị bằng các thao tập đó, Đức Phanxicô tìm cách đưa mọi người vào việc thâm hậu hóa mối liên hệ của họ với Thiên Chúa. Vị Giáo hoàng dòng Tên rất thông thạo về Linh Thao, do đó ngài có thể truyền bá kiến thức và thực hành của lối hồi tâm lạ lùng này - một lối không liên quan gì đến Kinh Thánh và Tin Mừng của Chúa Giêsu Kytô. Và điều này đưa chúng ta đến sự kiện này: linh đạo Dòng Tên không những chỉ là huyền nhiệm, mà còn có tính đạo đức học nữa.
Toàn bộ khái niệm thiết lập các ủy ban, tham khảo rộng rãi, triệu tập những người thông minh xung quanh bạn là cách các bề trên dòng Tên thường thực hành. Sau đó, họ đưa ra quyết định. Loại biện phân này - lắng nghe mọi người và suy ngẫm mọi điều trước khi hành động - là một nhân đức trụ cột trong linh đạo Inhã, nó nằm ở cốt lõi con người Đức Phanxicô và sự dấn thân “hóan cải” ngôi vị giáo hoàng cũng như toàn thể Giáo Hội của ngài. Thật khó mà dự đoán điều gì sẽ xảy ra sau đó. Đức Phanxicô rất khôn khéo, và ngài đã nhiều lần ca ngợi đặc điểm Dòng Tên là “tinh ranh thánh thiện” – và các Kitô hữu nên “khôn ngoan như những con rắn nhưng đơn sơ như những con bồ câu”, như Chúa Giêsu từng nói. Tuy nhiên, sự cởi mở của Đức Giáo Hoàng, cũng là một đặc điểm của việc đào tạo và phát triển ngài nhận được từ dòng Tên, có nghĩa là ngay cả ngài cũng không chắc chắn Chúa Thánh Thần sẽ dẫn tới đâu. Ngài từng nói: “Tôi không có mọi câu trả lời. Thậm chí, tôi không có mọi câu hỏi. Tôi luôn nghĩ đến những câu hỏi mới, và luôn có những câu hỏi mới xuất hiện”.
Đức Phanxicô phá bỏ nhiều truyền thống Công Giáo bất cứ lúc nào ngài muốn, bởi vì ngài “không bị ràng buộc bởi các gắn bó vô trật tự.” Giáo hội của chúng ta quả đã bước vào một giai đoạn mới: với sự xuất hiện của vị giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên này, nó được công khai cai trị bởi một cá nhân chứ không phải bởi thẩm quyền của Thánh Kinh mà thôi hoặc thậm chí các mệnh lệnh truyền thống của nó cộng với Thánh Kinh. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mang đến cho chức vụ Phêrô một chủ nghĩa duy tri thức dòng Tên. Bằng cách chọn tên Phanxicô, ngài cũng khẳng định sức mạnh của đức khiêm nhường và lối sống đơn giản. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tu sĩ Dòng Tên người Á Căn Đình, không chỉ đơn giản chứng thực cho tính bổ túc của đường lối Inhã và Phanxicô. Mỗi ngày, ngài mỗi chỉ cho ta cách làm thế nào để trí khôn và trái tim gặp nhau trong tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận. Và trên hết, mỗi ngày ngài mỗi nhắc nhở chúng ta cần Chúa Giêsu xiết bao, và cũng cần nhau xiết bao trong hành trình của chúng ta.
Hai trường Đại Học Công Giáo tại Hoa Kỳ rút lại bằng Tiến sĩ danh dự đã trao cho nguyên Hồng Y Theodore McCarrick
Đặng Tự Do
08:57 01/08/2018
Hôm 30 tháng 7, Catholic University of America - công bố rằng nhà trường đã rút lại bằng Tiến sĩ danh dự đã được trao cho nguyên Hồng Y Theodore McCarrick, dưới ánh sáng của những cáo buộc lạm dụng tình dục gần đây.
Đây là lần đầu tiên trường đại học này hủy bỏ một văn bằng danh dự.
Trước đó, vào ngày 5 tháng 7, hội đồng quản trị của Đại học Fordham thuộc Dòng Tên ở New York cũng đã đưa ra một quyết định tương tự là hủy bỏ một bằng danh dự mà nhà trường đã trao cho Tổng Giám mục về hưu của Washington.
Trong một thông cáo được đăng trên trang web của nhà trường, Cha Joseph McShane, là Hiệu trưởng trường đại học, cho biết hành động này là để “thừa nhận những tác hại ngoại thường và lâu dài gây ra trên những trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi các thành viên trong hàng giáo sĩ. Trong khi chúng ta không thể sửa chữa hoàn toàn những tội lỗi của quá khứ, chúng ta phải tôn trọng cảm nghiệm của những người bị lạm dụng, và tháp tùng họ với tất cả tình thương và lòng từ bi mà chúng ta có thể đưa ra.”
Tương tự như thế, tuyên bố của Catholic University of America cũng cho biết nhà trường “nhận thức được thảm kịch lạm dụng tình dục dưới bàn tay của các giáo sĩ, và nỗi đau khổ sâu sắc và lâu dài của những người bị lạm dụng. Chúng tôi cầu nguyện và hỗ trợ mục vụ cho những người bị lạm dụng, để họ và gia đình gặp được sự chữa lành và ơn bình an.”
Đức Tổng Giám Mục McCarrick có bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Catholic University of America và đã từng phục vụ ở đó với tư cách là trợ lý cho cha tuyên úy, niên trưởng sinh viên và giám đốc ủy ban phát triển. Sau đó, ngài đã phục vụ như là một thành viên của hội đồng quản trị của trường đại học và từng là hiệu trưởng của trường đại học trong thời gian cai quản tổng giáo phận Washington từ 2001 đến 2006.
Tuyên bố từ Catholic University of America cũng khuyến khích những người từng bị lạm dụng liên lạc với Tổng Giáo phận Washington và Văn phòng Bảo vệ Trẻ em và Thanh niên, là nơi cung cấp tài nguyên và hỗ trợ bí mật cho bất kỳ ai bị lạm dụng muốn tìm kiếm sự giúp đỡ.
Source: Catholic Herald - Catholic universities rescind honorary degrees from Archbishop McCarrick
Đây là lần đầu tiên trường đại học này hủy bỏ một văn bằng danh dự.
Trước đó, vào ngày 5 tháng 7, hội đồng quản trị của Đại học Fordham thuộc Dòng Tên ở New York cũng đã đưa ra một quyết định tương tự là hủy bỏ một bằng danh dự mà nhà trường đã trao cho Tổng Giám mục về hưu của Washington.
Trong một thông cáo được đăng trên trang web của nhà trường, Cha Joseph McShane, là Hiệu trưởng trường đại học, cho biết hành động này là để “thừa nhận những tác hại ngoại thường và lâu dài gây ra trên những trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi các thành viên trong hàng giáo sĩ. Trong khi chúng ta không thể sửa chữa hoàn toàn những tội lỗi của quá khứ, chúng ta phải tôn trọng cảm nghiệm của những người bị lạm dụng, và tháp tùng họ với tất cả tình thương và lòng từ bi mà chúng ta có thể đưa ra.”
Tương tự như thế, tuyên bố của Catholic University of America cũng cho biết nhà trường “nhận thức được thảm kịch lạm dụng tình dục dưới bàn tay của các giáo sĩ, và nỗi đau khổ sâu sắc và lâu dài của những người bị lạm dụng. Chúng tôi cầu nguyện và hỗ trợ mục vụ cho những người bị lạm dụng, để họ và gia đình gặp được sự chữa lành và ơn bình an.”
Đức Tổng Giám Mục McCarrick có bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Catholic University of America và đã từng phục vụ ở đó với tư cách là trợ lý cho cha tuyên úy, niên trưởng sinh viên và giám đốc ủy ban phát triển. Sau đó, ngài đã phục vụ như là một thành viên của hội đồng quản trị của trường đại học và từng là hiệu trưởng của trường đại học trong thời gian cai quản tổng giáo phận Washington từ 2001 đến 2006.
Tuyên bố từ Catholic University of America cũng khuyến khích những người từng bị lạm dụng liên lạc với Tổng Giáo phận Washington và Văn phòng Bảo vệ Trẻ em và Thanh niên, là nơi cung cấp tài nguyên và hỗ trợ bí mật cho bất kỳ ai bị lạm dụng muốn tìm kiếm sự giúp đỡ.
Source: Catholic Herald - Catholic universities rescind honorary degrees from Archbishop McCarrick
Chúa Giêsu biết mọi chuyện về Cựu Hồng Y McCarrick
Vũ Văn An
17:57 01/08/2018
Tin Đức Hồng Y McCarrick phạm những tội động trời từ những ngày rất xa xưa được loan đi rất nhanh, thuộc loại “viral” như người ta vốn nói. Và rất nhiều người nêu câu hỏi: tại sao lại không ai hay gì cả, cứ thế mà “Uncle Ted” lên như diều gặp gió trong Giáo Hội và được những người Công Giáo cấp tiến ngưỡng phục, tôn làm thần tượng. Nhiều người khác tỏ ra nản chí, thậm chí mất hết tin tưởng vào cấp lãnh đạo trong Giáo Hội.
Đứng trước hiện tình trên, Simcha Fisher, ngày 1 tháng Tám, trên Blog www.simchafisher.com của cô, mô tả tâm trạng nhiều người Công Giáo hiện nay như sau:
“Khi đọc tin tức về Giáo Hội của chúng ta – về việc ai biết gì và ai quyết định không nên làm gì - tôi như có cái gì luôn vướng ở cổ họng.
Tôi đọc tin tức, và tôi không biết phải làm gì. Tôi không thể nghĩ ra cách để giữ lại phần đóng góp nhỏ nhoi hàng tuần của mình vào các giáo xứ gia đình tôi tham dự. Tiền của chúng tôi giúp nâng đỡ giáo phận và cả nồi cháo ân nghĩa và ngôi trường giáo xứ với hoa giấy trưng ở cửa sổ. Nhiên liệu sưởi ấm mùa đông, vài phẩm phục khiêm nhường cho Cha Xứ. Thừa tác nối vòng tay lớn AIDS. Lương bổng gì đó, các Kitô hữu chịu khó. Và giáo phận nữa. Chính tôi cũng đang làm việc cho giáo phận. Phải chăng giáo phận của chúng tôi cũng đang thối rữa? Tôi không biết. Tôi được người ta cho hay tin bất cứ ai và bất cứ điều gì không thối rữa trong Giáo Hội nữa là điều ngây ngô khờ dại.
Tuần trước, tôi ngắm con trai tôi vác cây thánh giá nặng bằng đồng lên bàn thờ. Cháu thích làm cậu giúp lễ, rất buồn nếu tuần nào không được gọi giúp lễ. Tôi thường tự cho phép mình mơ có ngày nào cháu đến nói với tôi cháu muốn làm linh mục. Nhưng lúc này đây, tôi cũng phải nghĩ đến lúc sẽ bảo cháu phải tự bảo vệ ra sao ở trong chủng viện, phải đánh trả thế nào các tấn kích của những kẻ hư đốn, phải giữ mình trong trắng như thế nào khi học tập cách đem Chúa Kitô vào trần gian.
Tôi không biết phải làm gì. Viết thư cho Đức Giám Mục, tôi nghĩ thế. Yêu cầu để giáo dân giám sát nhiều hơn. Yêu cầu đừng vận động chống lại việc gia hạn thời hạn luật định để kết tội (statute of limitations). Yêu cầu phải minh bạch hơn. Tôi sẽ làm một số việc đền tội. Tôi sẽ cầu nguyện. Tôi sẽ lắng nghe những người nổi giận chống lại Giáo Hội, và tôi sẽ không đưa ra lời bênh vực nào cả vì tất cả đều là sự thật”.
Nhưng rồi Simcha Fisher tâm sự thêm: “câu trả lời tôi nhận được sau đó là: Chúa Giêsu biết hết. Người mang tội của Đức Hồng Y Theodore McCarrick trong trái tim bị đâm thâu của Người. Người rên rỉ tiếng rên rỉ của người chủng sinh bị hành hạ lúc lưng Người phơi trần trên đường tới Canve. Da đầu Người tan nát vì sức ép của khối gai góc dối trá, trốn tránh, viện cớ và thoả hiệp trong nhiều thập niên qua khi mọi người đều biết, mọi người đều biết chuyện gì đã xẩy ra, mọi người đều biết chuyện của ‘Uncle Ted’. Cả Chúa Kitô cũng biết hết chuyện về ‘Uncle Ted’. Người chỉ biết khóc, chẩy máu và chết với cái biết ấy.
Bạn nghĩ bạn muốn chạy trốn khỏi Giáo Hội. Bạn nghĩ bạn sẽ tìm được một nơi không còn giả hình đến thế, không còn sự ác cố thủ đến thế, một nơi không xây dựng bằng hết lớp này đến lớp khác đủ tội lệ, nhuốc nhơ và hư đốn. Có khi bạn sẽ tìm được một nơi như thế; tôi không biết chắc. Nhưng điều chắc chắn là bạn sẽ không tìm được ở đấy một vị Thiên Chúa khóc lóc, chẩy máu và chết, Đấng đã nhận lấy tội lỗi vào cõi lòng Người, nuốt nó trọn khối, để nó bừng bừng trong dạ cho đến khi cháy tàn mới thôi. Bạn chỉ tìm thấy một Thiên Chúa như thế trong Thánh Hội Công Giáo Rôma Thối Rữa, nơi kẻ hư đốn dạy người trẻ cách pha chế Thiên Chúa.
Đó là một giáo hội thối rữa. Nhưng nó không thối rữa đến tận trái tim vì Chúa Giêsu là trái tim nó. Ở đó, sẽ còn nhiều đổ máu hơn tôi nghĩ. Nhưng Chúa Giêsu ở đó. Người biết hết chuyện liên quan tới ‘Uncle Ted’, nhưng Người cũng biết mọi điều khác mà chúng ta sẽ được thấy. Đó là lý do tại sao Người đã đến. Xin nhớ điều đó, bất cứ ta làm điều gì khác".
Đứng trước hiện tình trên, Simcha Fisher, ngày 1 tháng Tám, trên Blog www.simchafisher.com của cô, mô tả tâm trạng nhiều người Công Giáo hiện nay như sau:
“Khi đọc tin tức về Giáo Hội của chúng ta – về việc ai biết gì và ai quyết định không nên làm gì - tôi như có cái gì luôn vướng ở cổ họng.
Tôi đọc tin tức, và tôi không biết phải làm gì. Tôi không thể nghĩ ra cách để giữ lại phần đóng góp nhỏ nhoi hàng tuần của mình vào các giáo xứ gia đình tôi tham dự. Tiền của chúng tôi giúp nâng đỡ giáo phận và cả nồi cháo ân nghĩa và ngôi trường giáo xứ với hoa giấy trưng ở cửa sổ. Nhiên liệu sưởi ấm mùa đông, vài phẩm phục khiêm nhường cho Cha Xứ. Thừa tác nối vòng tay lớn AIDS. Lương bổng gì đó, các Kitô hữu chịu khó. Và giáo phận nữa. Chính tôi cũng đang làm việc cho giáo phận. Phải chăng giáo phận của chúng tôi cũng đang thối rữa? Tôi không biết. Tôi được người ta cho hay tin bất cứ ai và bất cứ điều gì không thối rữa trong Giáo Hội nữa là điều ngây ngô khờ dại.
Tuần trước, tôi ngắm con trai tôi vác cây thánh giá nặng bằng đồng lên bàn thờ. Cháu thích làm cậu giúp lễ, rất buồn nếu tuần nào không được gọi giúp lễ. Tôi thường tự cho phép mình mơ có ngày nào cháu đến nói với tôi cháu muốn làm linh mục. Nhưng lúc này đây, tôi cũng phải nghĩ đến lúc sẽ bảo cháu phải tự bảo vệ ra sao ở trong chủng viện, phải đánh trả thế nào các tấn kích của những kẻ hư đốn, phải giữ mình trong trắng như thế nào khi học tập cách đem Chúa Kitô vào trần gian.
Tôi không biết phải làm gì. Viết thư cho Đức Giám Mục, tôi nghĩ thế. Yêu cầu để giáo dân giám sát nhiều hơn. Yêu cầu đừng vận động chống lại việc gia hạn thời hạn luật định để kết tội (statute of limitations). Yêu cầu phải minh bạch hơn. Tôi sẽ làm một số việc đền tội. Tôi sẽ cầu nguyện. Tôi sẽ lắng nghe những người nổi giận chống lại Giáo Hội, và tôi sẽ không đưa ra lời bênh vực nào cả vì tất cả đều là sự thật”.
Nhưng rồi Simcha Fisher tâm sự thêm: “câu trả lời tôi nhận được sau đó là: Chúa Giêsu biết hết. Người mang tội của Đức Hồng Y Theodore McCarrick trong trái tim bị đâm thâu của Người. Người rên rỉ tiếng rên rỉ của người chủng sinh bị hành hạ lúc lưng Người phơi trần trên đường tới Canve. Da đầu Người tan nát vì sức ép của khối gai góc dối trá, trốn tránh, viện cớ và thoả hiệp trong nhiều thập niên qua khi mọi người đều biết, mọi người đều biết chuyện gì đã xẩy ra, mọi người đều biết chuyện của ‘Uncle Ted’. Cả Chúa Kitô cũng biết hết chuyện về ‘Uncle Ted’. Người chỉ biết khóc, chẩy máu và chết với cái biết ấy.
Bạn nghĩ bạn muốn chạy trốn khỏi Giáo Hội. Bạn nghĩ bạn sẽ tìm được một nơi không còn giả hình đến thế, không còn sự ác cố thủ đến thế, một nơi không xây dựng bằng hết lớp này đến lớp khác đủ tội lệ, nhuốc nhơ và hư đốn. Có khi bạn sẽ tìm được một nơi như thế; tôi không biết chắc. Nhưng điều chắc chắn là bạn sẽ không tìm được ở đấy một vị Thiên Chúa khóc lóc, chẩy máu và chết, Đấng đã nhận lấy tội lỗi vào cõi lòng Người, nuốt nó trọn khối, để nó bừng bừng trong dạ cho đến khi cháy tàn mới thôi. Bạn chỉ tìm thấy một Thiên Chúa như thế trong Thánh Hội Công Giáo Rôma Thối Rữa, nơi kẻ hư đốn dạy người trẻ cách pha chế Thiên Chúa.
Đó là một giáo hội thối rữa. Nhưng nó không thối rữa đến tận trái tim vì Chúa Giêsu là trái tim nó. Ở đó, sẽ còn nhiều đổ máu hơn tôi nghĩ. Nhưng Chúa Giêsu ở đó. Người biết hết chuyện liên quan tới ‘Uncle Ted’, nhưng Người cũng biết mọi điều khác mà chúng ta sẽ được thấy. Đó là lý do tại sao Người đã đến. Xin nhớ điều đó, bất cứ ta làm điều gì khác".
ĐGH Phanxicô gặp 60,000 các em giúp lễ từ khắp thế giới.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:25 01/08/2018
ĐGH nói với các em giúp lễ là hãy khao khát để nên thánh.
ĐGH Phanxicô đã nói với hàng ngàn các em giúp lễ từ khắp nơi trên thế giới rằng giới răn mến Chúa và yêu người là một con đường mà những ai muốn nên thánh phải theo.
“Đúng thế, cần phải nỗ lực để tiếp tục làm việc tốt và để trở nên thánh. Các con biết là con đường trở nên thánh thiện không phải là lười biếng, nhưng đòi hỏi nhiều cố gắng.”
ĐGH đã chủ tọa buổi tối gặp gỡ và cầu nguyện với khoảng 60,000 các em giúp lễ đến hành hương tại Roma. Đa số các em nam và nữ này đến từ Đức, nhưng cũng có em đến từ Ý, Pháp, Úc, Hoa kỳ và những quốc gia khác.
Sau khi di chuyển bằng xe nhỏ quanh Quảng Trường Thánh Phê-rô, ĐGH Phanxicô vẫn tay tươi cười chào khi Đức Giám Mục Ladislav Nement của Zrenjamin thuộc Serbia và toàn thể anh chị em trẻ vui mừng vỗ tay chào đón ĐGH.
Giám Mục Nement là Chủ Tịch Coetus Internationalis Ministrantium (C.I.M), một hội của các em giúp lễ, tổ chức gặp gỡ cùng với hội đồng giám mục Đức.
Trước cuộc gặp, phòng cứu hỏa Tòa Thánh đã dùng ống nước phun ướt các hàng ghế dưới ánh nắng của Roma với cố gắng để làm dịu cái nóng xuống. Khi những khách hành hương được phép đi vào quảng trường thì lính cứu hỏa đã phun cao những vòi sen để tưới mát giới trẻ.
“Các con thật can đảm để ở đây từ 12 giờ trưa dưới cái nóng này!” ĐGH đã nói với giới trẻ như thế trước khi trả lời những câu hỏi của các em giúp lễ đến từ Luxembourg, Bồ Đào Nha, Antigua và Barbuda, Đức and Serbia.
Một em giúp lễ thưa với ĐGH Phanxicô rằng giống như những các bạn giúp lễ khác, em buồn lòng khi “thấy có ít bạn ở lứa tuổi của chúng con tham dự Thánh Lễ”, hay tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ. “Làm sao chúng con, cộng đồng của chúng con, đến được với những người đó và mang họ trở về với Đức Kitô và về với gia đình Giáo Hội?”
ĐGH nói rằng ngay cả khi còn trẻ, các em giúp lễ có thể là những tông đồ và kéo những người khác về với Đức Kitô “nếu các con hết sức nhiệt tình cho Chúa, nếu các con gặp được Chúa, nếu các con biết Chúa một cách riêng tư và bị ‘chinh phục’ bởi Ngài.”
“Không cần phải nhiều lời. Nhưng quan trọng hơn là hành động của các con, sự gần gũi và lòng muốn phục vụ của các con. Những người trẻ, và tất cả mọi người khác, về vấn đề này, cần nhiều bạn hữu, những người có thể làm một gương mẫu tốt, những người sẵn sàng để hành động mà không mong nhận lại điều gì.”
Khi được hỏi là làm thế nào các em giúp lễ đóng góp cho hòa bình? ĐGH nói rằng “trong gia đình của các con, trong đất nước của các con và trên thế giới, kiến tạo hòa bình bắt đầu bằng những điều nho nhỏ” như là cố gắng làm hòa sau một cuộc tranh cãi hay trong mọi hoàn cảnh, hãy tự hỏi “Chúa Giêsu sẽ làm gì nếu ngài ở trong trường hợp của con?”
“Nếu các con có thể làm được như vậy, nếu các con thực sự muốn thực hành, chúng ta sẽ mang hòa bình của Đức Kitô vào đời sống mỗi ngày của chúng ta. Sau đó các con sẽ là những người kiến tạo hòa bình và là kênh chuyển hòa bình của Thiên Chúa.”
Một em giúp lễ người Serbia hỏi rằng “Làm sao chúng con có thể biến sự phục vụ của chúng con, trong đời sống hằng ngày, thành những công việc thiết thực về bác ái và đi vào con đường nên thánh?
ĐGH Phanxicô khuyến khích các em hãy thực hành những công việc của lòng thương xót, những công việc “đang cần trong tầm tay của mọi người.”
Ngài nói rằng “Không có sự khác biệt dù là một người bạn hay một người xa lạ, một người đồng hương và một ngoại kiều. Hãy tin cha đi, bằng cách làm như thế, con có thể trở thành những vị thánh thực sự, những người biến đổi thế giới này bởi sống tình yêu của Đức Kitô.”
Trước khi tiếp tục buổi cầu nguyện, Giám Mục Nement đã cám ơn ĐGH vì những lời huấn dụ của ngài.
Tuy nhiên, ĐGH đã hỏi Giám Mục Nemnet rằng “Hãy hỏi em các em giúp lễ xem các em có cảm thấy được khuyến khích sau khi cha trả lời những câu hỏi của họ không?
Sau khi Đức Giám Mục chuyển lại câu hỏi của ĐGH, 60,000 em giúp lễ đã òa lên trong tiếng reo hò và vỗ tay.
Nhắc lại lễ kính thánh I-Nhã Đệ Loyola, ĐGH nói rằng vị sáng lập Dòng Tên “đã khám phá ra tâm điểm và ý nghĩa của chính cuộc sống” qua đi tìm vinh quang của Thiên Chúa chứ không đi tìm vinh quang cho mình.
“Chúng ta hãy bắt chước các thánh. Hãy làm mọi việc vì vinh quang của Thiên Chúa và cho sự cứu rỗi của những anh chị em của chúng ta.”
.
Source: Catholic Herald News Pope Francis meets 60,000 altar servers from around the world
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu
Văn Minh
08:46 01/08/2018
Vào sáng thứ Ba ngày 31.07.2018, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (CBMCG) giáo xứ Vĩnh Hòa có chuyến Hành hương đến Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu, và đến Nhà Thờ Mồ kính các vị Tử Đạo tại Bà Rịa.
Tham gia trong chuyến đi Hành hương có cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cha Gioakim Trần Văn Ngọc, SVJ Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, và cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh, phó xứ Chợ Đũi, cùng khoảng 90 người trên 02 xe 45 chỗ ngồi khởi hành đi từ giáo xứ Vĩnh Hòa.
Xem Hình
Đúng 8g00, đoàn đến bãi tắm Long Cung nghỉ ngơi và tắm biển. Tại đây, anh Phát và anh Thông đứng ra làm quản trò tổ chức một vài trò chơi dân gian ngay trên bãi biển. Qua các trò chơi nhảy bao bố, chuyền trái chanh bằng muỗng (thìa) cắn trên miệng... Thời gian vui chơi tuy ngắn ngủi, nhưng phần nào giúp cho các mẹ được thư giãn và quên đi những lo âu trong cuộc sống hằng ngày nơi chốn thị thành, và gợi nhớ về ký ức tuổi thơ trước đây của mình.
Thánh lễ
Lúc 11g30, tại nhà thờ Bãi Dâu, cha Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế dâng Thánh lễ thứ Ba Tuần XVII-Thường Niên năm B, cha Gioakim Trần Văn Ngọc, và cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh đồng tế, CBMCG, và quý khách hành hương cùng hiệp dâng.
Đầu lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hãy cậy trông và phó thác cuộc đời vào trong vòng tay của Đức Mẹ, và xin Mẹ che chở gìn giữ cho gia đình và cho giáo xứ luôn được bình an, cách riêng, chúng ta cũng cầu nguyện cho Tân BCH luôn sống trong tinh thần hiệp nhất yêu thương, để cùng nhau làm sáng Danh Chúa và đẹp lòng Đức Mẹ trong sứ vụ của mình.
Giảng trong Thánh lễ, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh đã dựa bài Tin Mừng Mt 13,36-43 chia sẻ: Qua dụ ngôn, Đức Kitô là Người gieo giống, ruộng lúa là thế gian, thửa ruộng là tâm hồn, và cỏ lùng là con cái của Ác thần ma quỷ.
Trong cuộc sống ngày nay, người ta đang chạy theo lối sống hưởng thụ và đề cao giá trị vật chất, sống ảo với nhau “vàng thau lẫn lộn” không phân biệt được ai là người tốt và ai là người xấu. Thật vậy, ở ngay trong các Đoàn thể Công Giáo chúng ta cũng có người tốt và người xấu, lúa và cỏ lùng.
Kết thúc bài giảng ngài nhắn nhủ, qua chuyến Hành hương này: Mỗi người chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ cho chúng ta biết sống khiêm nhường, biết quan tâm và giúp đỡ nhau, về vật chất cũng như về tình thần. Bên cạnh đó, chúng ta hãy nỗ lực nhổ bỏ cỏ lùng trong thửa ruộng của mình, và khát khao tới sự thánh thiện công chính, để một ngày kia được vui hưởng cùng Đức Mẹ trên thiên quốc. Sau bữa cơm trưa, lúc 13g30, quý cha, cùng CBM leo lên núi Đúc Mẹ Bãi Dâu đọc năm chục kinh Mân Côi qua Năm sự Vui. Sau giờ nguyện kinh, đoàn lên xe trở về TP lúc trong bình an. Trên đường về, đoàn ghé Nhà Thờ Mồ kính các vị Tử Đạo tại Bà Rịa. Tại nơi đây, cha xứ Gioakim đã giới thiệu đôi nét về cuộc bách hại và thiêu sống 288 tín hữu Công Giáo đã vì đức tin và lòng mến Chúa mà chịu chết trên mảnh đất này vào năm 1861, dưới triều vua Tự Đức. Sau đó, cộng đoàn cùng nhau đọc kinh và hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn Xá từ quý cha đi trong đoàn. Điều kiện để được lãnh nhận Ơn Toàn Xá trong năm tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các tín hữu đến kính viếng Nhà Thờ Mồ nơi các Thánh Tử Đạo với những điều kiện sau.
- Xưng tội.
- Rước lễ.
- Suy niệm hạnh các Thánh Tử Đạo, hoặc đọc kinh các thánh Tử Đạo Việt Nam.
- Đọc một kinh Lạy Cha, kinh tin kính, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Qua đây, ngài mời gọi mỗi người hãy cố gắng bắt trước và noi gương các chứng nhân anh dũng đã trung kiên bảo vệ đức tin của mình đến hơi thở cuối cùng. Được biết, Hội CBMCG giáo xứ Vĩnh Hòa mới bầu chọn Tân BCH ngày 13.07 vừa qua, và sẽ tuyên hứa vào Thánh lễ mừng bổn mạng trong thời gian tới.
Tham gia trong chuyến đi Hành hương có cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cha Gioakim Trần Văn Ngọc, SVJ Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, và cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh, phó xứ Chợ Đũi, cùng khoảng 90 người trên 02 xe 45 chỗ ngồi khởi hành đi từ giáo xứ Vĩnh Hòa.
Xem Hình
Đúng 8g00, đoàn đến bãi tắm Long Cung nghỉ ngơi và tắm biển. Tại đây, anh Phát và anh Thông đứng ra làm quản trò tổ chức một vài trò chơi dân gian ngay trên bãi biển. Qua các trò chơi nhảy bao bố, chuyền trái chanh bằng muỗng (thìa) cắn trên miệng... Thời gian vui chơi tuy ngắn ngủi, nhưng phần nào giúp cho các mẹ được thư giãn và quên đi những lo âu trong cuộc sống hằng ngày nơi chốn thị thành, và gợi nhớ về ký ức tuổi thơ trước đây của mình.
Thánh lễ
Lúc 11g30, tại nhà thờ Bãi Dâu, cha Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế dâng Thánh lễ thứ Ba Tuần XVII-Thường Niên năm B, cha Gioakim Trần Văn Ngọc, và cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh đồng tế, CBMCG, và quý khách hành hương cùng hiệp dâng.
Đầu lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hãy cậy trông và phó thác cuộc đời vào trong vòng tay của Đức Mẹ, và xin Mẹ che chở gìn giữ cho gia đình và cho giáo xứ luôn được bình an, cách riêng, chúng ta cũng cầu nguyện cho Tân BCH luôn sống trong tinh thần hiệp nhất yêu thương, để cùng nhau làm sáng Danh Chúa và đẹp lòng Đức Mẹ trong sứ vụ của mình.
Giảng trong Thánh lễ, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh đã dựa bài Tin Mừng Mt 13,36-43 chia sẻ: Qua dụ ngôn, Đức Kitô là Người gieo giống, ruộng lúa là thế gian, thửa ruộng là tâm hồn, và cỏ lùng là con cái của Ác thần ma quỷ.
Trong cuộc sống ngày nay, người ta đang chạy theo lối sống hưởng thụ và đề cao giá trị vật chất, sống ảo với nhau “vàng thau lẫn lộn” không phân biệt được ai là người tốt và ai là người xấu. Thật vậy, ở ngay trong các Đoàn thể Công Giáo chúng ta cũng có người tốt và người xấu, lúa và cỏ lùng.
Kết thúc bài giảng ngài nhắn nhủ, qua chuyến Hành hương này: Mỗi người chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ cho chúng ta biết sống khiêm nhường, biết quan tâm và giúp đỡ nhau, về vật chất cũng như về tình thần. Bên cạnh đó, chúng ta hãy nỗ lực nhổ bỏ cỏ lùng trong thửa ruộng của mình, và khát khao tới sự thánh thiện công chính, để một ngày kia được vui hưởng cùng Đức Mẹ trên thiên quốc. Sau bữa cơm trưa, lúc 13g30, quý cha, cùng CBM leo lên núi Đúc Mẹ Bãi Dâu đọc năm chục kinh Mân Côi qua Năm sự Vui. Sau giờ nguyện kinh, đoàn lên xe trở về TP lúc trong bình an. Trên đường về, đoàn ghé Nhà Thờ Mồ kính các vị Tử Đạo tại Bà Rịa. Tại nơi đây, cha xứ Gioakim đã giới thiệu đôi nét về cuộc bách hại và thiêu sống 288 tín hữu Công Giáo đã vì đức tin và lòng mến Chúa mà chịu chết trên mảnh đất này vào năm 1861, dưới triều vua Tự Đức. Sau đó, cộng đoàn cùng nhau đọc kinh và hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn Xá từ quý cha đi trong đoàn. Điều kiện để được lãnh nhận Ơn Toàn Xá trong năm tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các tín hữu đến kính viếng Nhà Thờ Mồ nơi các Thánh Tử Đạo với những điều kiện sau.
- Xưng tội.
- Rước lễ.
- Suy niệm hạnh các Thánh Tử Đạo, hoặc đọc kinh các thánh Tử Đạo Việt Nam.
- Đọc một kinh Lạy Cha, kinh tin kính, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Qua đây, ngài mời gọi mỗi người hãy cố gắng bắt trước và noi gương các chứng nhân anh dũng đã trung kiên bảo vệ đức tin của mình đến hơi thở cuối cùng. Được biết, Hội CBMCG giáo xứ Vĩnh Hòa mới bầu chọn Tân BCH ngày 13.07 vừa qua, và sẽ tuyên hứa vào Thánh lễ mừng bổn mạng trong thời gian tới.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Loay Hoay Mãi Vẫn Cứ Lì Một Chỗ
Phạm Trần
11:35 01/08/2018
Lãnh đạo Việt Nam hô đổi mới nhiều bao nhiêu cán bộ đi giật lùi bấy nhiêu. Đảng chỉ đạo phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lenin và trung thành với đảng thì càng có nhiều đảng viên “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” bỏ đảng, đòi bầu cử tự do và dân chủ nhân quyền.
Và khi đảng phát động phong trào toàn dân, toàn đảng phải “học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì nhiều người đứng đầu chỉ muốn “tổ chức thực hiện Chỉ thị hình thức, chiếu lệ “, theo lời Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 16/05/2018).
Người chịu trách nhiệm trực tiếp việc học theo “Bác”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thì xác nhận:”Vẫn còn tình trạng làm qua loa, đối phó, chưa thực sự cầu thị, bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức” ở nhiều nơi; Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên nắm giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước còn thiếu tự giác, chưa thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật...” (Tường thuật của báo VietNamNet, ngày 16/05/2018.
Sinh viên, học sinh từ trường đạo đến trường nhà nước đều chán đền tận mang tai môn học lịch sử đảng và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng “Bác” Hồ. Lý do chán vì nội dung toàn nói hay cho đảng và sặc mùi tuyên truyền nhưng vẫn phải học vì là môn bắt buộc. Nếu không học thì không cho tốt nghiệp dù có giỏi đầu lớp hay đầu trường.
MƠ HỒ-VIỂN VÔNG
Nhưng tại sao lại lung tung xòe như thế vào lúc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương họp bàn các văn kiện sẽ trình ra 2 Hội nghị Trung ương 8 và 9 và chuẩn bị tài liệu tổ chức Đại hội đảng XIII dự trù vào đầu năm 2021 ?
Lý do vì khi phải học lời “Bác” dặn : “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” thì lãnh đạo lại tham lam, độc tài và coi đó là chuyện của người khác và của kẻ thừa hành nên cả nước không thèm nghe theo.
Thứ đến là khi phải nghe đảng khoan hò mãi chuyện “qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” mà chẳng biết bao giờ mới tới để xem mặt mũi nó ra sao nên ai cũng nản. Bằng chứng là ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (báo Tuổi Trẻ, ngày 23/10/2013)
Như vậy thì hèn chi mà rất nhiều đảng viên và người dân không còn muốn “liên hệ máu thịt” gì với đảng nữa. Họ đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để thoát ly khỏi sai lầm của lãnh đạo cứ muốn tiếp tục duy trì Chế độ Cộng sản, dù nó đã bị nhân dân nước Nga, thủ phủ của Thế giới Cộng sản và nhân dân các nước Đông Âu vứt vào thùng rác từ 1989 đến 1991.
Ngày nay trên toàn thế giới chỉ còn lại 4 nước độc tài duy trì Chủ nghĩa Cộng sản gồm Trung Hoa, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn, trong khi tuyệt đại đa số nhân loại của 7.6 tỷ người đã xa lánh nó như tránh thứ vi trùng độc hại. Một Đài tưởng niệm 100 triệu nạn nhân của Chú nghĩa Cộng sản, kể cả ở Việt Nam, đã được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 12 tháng 6 năm 2007 là bằng chứng khác của sự lầm lạc của đảng CSVN.
Vì vậy, chiêu bài “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc”, hay “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” với chủ trương đổi mới từ 1986 chẳng qua chỉ là tấm bình phong che đậy của một nhà nước độc tài và một chế độc độc đảng phản dân chủ. Do đó, những nhà tư tưởng Cộng sản giáo điều và bảo thủ của Việt Nam đã từ lâu đề cao chủ trương “đổi mới nhưng không đổi màu”, và “hội nhập mà không hòa tan”.
Những ai đòi đảng “đổi mới kinh tế” thì phải “đổi mới chính trị” để dân thật sự làm chủ đất nước, tự quyết định tương lai chính trị của mình; phải có bầu cử tự do, dân chủ và tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp) thì liền bị lên án “phản động, phản cách mạng”, hay còn bị chụp mũ là tay sai của “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” do Mỹ giật giây.
Những lập luận viển vông như “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “dân chủ xã hội chủ nghĩa” ghi trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung và phát triển năm 2011) của đảng CSVN cũng là những thứ không có trong thực tế và sai lầm từ cơ bản.
Bằng chứng cho tới nay, sau 32 năm Đổi mới từ 1986, đảng vẫn chưa giải thích được ý nghĩa đích thực của lập luận giở giăng giở đèn làm kinh tế thị trường của Tư bản chủ nghĩa mà lại phải theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” là định hướng như thế nào ? Kinh tế thị trường tự do, không cần ai xỏ mũi kéo đi như kinh tế Cộng sản chỉ huy.
Vì vậy, đã có nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam phê bình đảng đã ỡm ờ đánh lận con đen khi nói như thế để che đậy chủ trương làm kinh tế phải do đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý độc tài.
Khoản 1 của Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đã nói rõ âm mưu này :”Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”
Khi nói về “dân chủ xã hội chủ nghĩa” thì miệng lưỡi tuyên truyền của đảng luôn luôn rêu rao “dân chủ phải đi đôi với kỷ cương” để bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng khi quyền này lại do “nhà nước quản lý” thì cũng như không có. Cũng giống như chuyện bầu cử Hội đồng nhân dân và Quốc hội thì luôn luôn là “đảng cử dân bầu” thì có phải cử tri là bù nhìn không ?
Tiêu biểu như câu nói độc tài của ông Nguyễn Phú Trọng mới đây tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày 16/07/2018 tại Hà Nội. Ông nói:” Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải đặt trong tổng thể cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn liền với trách nhiệm; lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật.”
Nói như ông Trọng thì quyền làm chủ của nhân dân ở các nước tự do có cần phải do đảng cầm quyền lãnh đạo và nhà nước qủan lý không mà họ vẫn thượng tôn pháp luật khi thực hiện quyền ông dân của mình.
Lối lập luận nhập nhằng của thứ dân chủ trá hình ở Việt Nam còn được trắng trợn viết trong
Điều 53 Hiến pháp năm 2013, theo đó:” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Ai cho phép nhà nước cho mình quyền “đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” đất đai và tài sản của toàn dân ? Từ xưa tới nay, chưa có bất cứ cuộc trưng cầu ý dân nào được tổ chức để ủy quyền cho nhà nước chiếm cứ tài sản của dân trắng trợn như vậy.
Do đó khi Cương lĩnh năm 2011 viết rằng ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” là đảng đã tự ý nhét chữ vào miệng dân. Không tin đảng thử tổ chức trưng cầu dân ý có Quốc tế kiểm soát tự do và dân chủ xem có mấy phần trăm người Việt Nam muốn duy trì thứ chủ nghĩa Cộng sản trá hình này ?
Ấy vậy mà Cương lĩnh dám viết hão huyền rằng”Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Tất cả những lập luận và kết luận kiêu căng và không chứng minh được của hàng ngũ lãnh đạo và tư tưởng của Việt Nam phần nhiều nói ra chỉ để sướng miệng vì không phản ảnh được sự thật của những việc đang xẩy ra trong cuộc sống của dân. Vì vậy tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để “diễn biến hòa bình” theo Chủ nghĩa Tư bản đang diễn ra phức tạp trong nội bộ đảng CSVN.
ĐE DỌA ĐẢNG TAN
Bằng chứng đảng viết trong Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 30/10/2016 :” Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là một vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”
Nghị quyết viết tiếp:” Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Để ngăn chặn, ngày 07/12/2017, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị vừa ký ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Trong số những vi phạm về chính trị và nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng thì những vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tùy theo mức độ và lần vi phạm từ khiến trách,cảnh cáo, cách chức đến khai trừ:
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát, xuất bản, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chống diễn biến hòa bình.
c) Có biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
d) Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Bị xúi giục, dụ dỗ hoặc do nhận thức không đúng mà nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
b) Xúi giục, kích động, ép buộc người khác nói, viết, lưu giữ, tán phát, xuất bản, cung cấp những thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc bị cưỡng ép tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị hoạt động trái phép.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc.
b) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng".
c) Cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; truyền thống của dân tộc, của Đảng và Nhà nước.
d) Lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
đ) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
e) Hoạt động trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động.
g) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.
h) Tác động, lôi kéo, định hướng dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng.
i) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
k) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Những hình phạt này tuy nhiều, nhưng nội dung không mới vì các chứng bệnh không làm theo lệnh đảng, lười học tập Nghị quyết, nói không đi đôi với làm, công khai chỉ trích lãnh đạo, tình trạng đồng chí nhưng không đồng lòng, phê bình dè bỉu Chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi Dân chủ, đa nguyên đa đảng đã râm ran trong nội bộ từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư ( tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997).
Tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy chỗ ngồi mát ăn bát vàng và chạy tội không còn là chuyện bất thường hay năm thì mười họa trong đảng. Ông Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói:”Hiện giờ lấy mục tiêu đầu tiên của một số người là “tiền đâu”? lên chức là “lên tiền” nên có tình trạng chạy chức chạy quyền. Điều đó dẫn đến chuẩn mực của tự phê bình và phê bình của hai giai đoạn rất khác nhau. Cho nên một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất đưa lợi ích vật chất lên trên. Điều đó khiến nhiều nơi không khí đấu tranh nội bộ trong Đảng không sôi động như trước đây. (Theo báo Đại Đoàn Kết--ĐĐK, ngày 16/12/2017)
Từ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư khóa VIII, sang hai khóa IX và X thời ông Nông Đức Mạnh rồi chuyển qua hai khóa XI và XII thời Nguyễn Phú Trọng thì thấy càng về sau, gần 30 năm dài, từ 1991 đến 2018, những chứng hư tật xấu và khuyết tật của cán bộ đảng viên không bớt mà chỉ thấy tăng cao đến mức đe dọa cả sự sống còn của đảng.
Như vậy thì rõ ràng đảng CSVN càng loay hoay bao nhiêu thì chứng ì một chỗ của cán bộ, đảng viên càng dài ra bấy nhiêu. -/-
Phạm Trần
(07/018)
Và khi đảng phát động phong trào toàn dân, toàn đảng phải “học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì nhiều người đứng đầu chỉ muốn “tổ chức thực hiện Chỉ thị hình thức, chiếu lệ “, theo lời Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 16/05/2018).
Người chịu trách nhiệm trực tiếp việc học theo “Bác”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thì xác nhận:”Vẫn còn tình trạng làm qua loa, đối phó, chưa thực sự cầu thị, bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức” ở nhiều nơi; Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên nắm giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước còn thiếu tự giác, chưa thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật...” (Tường thuật của báo VietNamNet, ngày 16/05/2018.
Sinh viên, học sinh từ trường đạo đến trường nhà nước đều chán đền tận mang tai môn học lịch sử đảng và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng “Bác” Hồ. Lý do chán vì nội dung toàn nói hay cho đảng và sặc mùi tuyên truyền nhưng vẫn phải học vì là môn bắt buộc. Nếu không học thì không cho tốt nghiệp dù có giỏi đầu lớp hay đầu trường.
MƠ HỒ-VIỂN VÔNG
Nhưng tại sao lại lung tung xòe như thế vào lúc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương họp bàn các văn kiện sẽ trình ra 2 Hội nghị Trung ương 8 và 9 và chuẩn bị tài liệu tổ chức Đại hội đảng XIII dự trù vào đầu năm 2021 ?
Lý do vì khi phải học lời “Bác” dặn : “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” thì lãnh đạo lại tham lam, độc tài và coi đó là chuyện của người khác và của kẻ thừa hành nên cả nước không thèm nghe theo.
Thứ đến là khi phải nghe đảng khoan hò mãi chuyện “qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” mà chẳng biết bao giờ mới tới để xem mặt mũi nó ra sao nên ai cũng nản. Bằng chứng là ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (báo Tuổi Trẻ, ngày 23/10/2013)
Như vậy thì hèn chi mà rất nhiều đảng viên và người dân không còn muốn “liên hệ máu thịt” gì với đảng nữa. Họ đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để thoát ly khỏi sai lầm của lãnh đạo cứ muốn tiếp tục duy trì Chế độ Cộng sản, dù nó đã bị nhân dân nước Nga, thủ phủ của Thế giới Cộng sản và nhân dân các nước Đông Âu vứt vào thùng rác từ 1989 đến 1991.
Ngày nay trên toàn thế giới chỉ còn lại 4 nước độc tài duy trì Chủ nghĩa Cộng sản gồm Trung Hoa, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn, trong khi tuyệt đại đa số nhân loại của 7.6 tỷ người đã xa lánh nó như tránh thứ vi trùng độc hại. Một Đài tưởng niệm 100 triệu nạn nhân của Chú nghĩa Cộng sản, kể cả ở Việt Nam, đã được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 12 tháng 6 năm 2007 là bằng chứng khác của sự lầm lạc của đảng CSVN.
Vì vậy, chiêu bài “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc”, hay “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” với chủ trương đổi mới từ 1986 chẳng qua chỉ là tấm bình phong che đậy của một nhà nước độc tài và một chế độc độc đảng phản dân chủ. Do đó, những nhà tư tưởng Cộng sản giáo điều và bảo thủ của Việt Nam đã từ lâu đề cao chủ trương “đổi mới nhưng không đổi màu”, và “hội nhập mà không hòa tan”.
Những ai đòi đảng “đổi mới kinh tế” thì phải “đổi mới chính trị” để dân thật sự làm chủ đất nước, tự quyết định tương lai chính trị của mình; phải có bầu cử tự do, dân chủ và tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp) thì liền bị lên án “phản động, phản cách mạng”, hay còn bị chụp mũ là tay sai của “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” do Mỹ giật giây.
Những lập luận viển vông như “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “dân chủ xã hội chủ nghĩa” ghi trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung và phát triển năm 2011) của đảng CSVN cũng là những thứ không có trong thực tế và sai lầm từ cơ bản.
Bằng chứng cho tới nay, sau 32 năm Đổi mới từ 1986, đảng vẫn chưa giải thích được ý nghĩa đích thực của lập luận giở giăng giở đèn làm kinh tế thị trường của Tư bản chủ nghĩa mà lại phải theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” là định hướng như thế nào ? Kinh tế thị trường tự do, không cần ai xỏ mũi kéo đi như kinh tế Cộng sản chỉ huy.
Vì vậy, đã có nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam phê bình đảng đã ỡm ờ đánh lận con đen khi nói như thế để che đậy chủ trương làm kinh tế phải do đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý độc tài.
Khoản 1 của Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đã nói rõ âm mưu này :”Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”
Khi nói về “dân chủ xã hội chủ nghĩa” thì miệng lưỡi tuyên truyền của đảng luôn luôn rêu rao “dân chủ phải đi đôi với kỷ cương” để bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng khi quyền này lại do “nhà nước quản lý” thì cũng như không có. Cũng giống như chuyện bầu cử Hội đồng nhân dân và Quốc hội thì luôn luôn là “đảng cử dân bầu” thì có phải cử tri là bù nhìn không ?
Tiêu biểu như câu nói độc tài của ông Nguyễn Phú Trọng mới đây tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày 16/07/2018 tại Hà Nội. Ông nói:” Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải đặt trong tổng thể cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn liền với trách nhiệm; lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật.”
Nói như ông Trọng thì quyền làm chủ của nhân dân ở các nước tự do có cần phải do đảng cầm quyền lãnh đạo và nhà nước qủan lý không mà họ vẫn thượng tôn pháp luật khi thực hiện quyền ông dân của mình.
Lối lập luận nhập nhằng của thứ dân chủ trá hình ở Việt Nam còn được trắng trợn viết trong
Điều 53 Hiến pháp năm 2013, theo đó:” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Ai cho phép nhà nước cho mình quyền “đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” đất đai và tài sản của toàn dân ? Từ xưa tới nay, chưa có bất cứ cuộc trưng cầu ý dân nào được tổ chức để ủy quyền cho nhà nước chiếm cứ tài sản của dân trắng trợn như vậy.
Do đó khi Cương lĩnh năm 2011 viết rằng ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” là đảng đã tự ý nhét chữ vào miệng dân. Không tin đảng thử tổ chức trưng cầu dân ý có Quốc tế kiểm soát tự do và dân chủ xem có mấy phần trăm người Việt Nam muốn duy trì thứ chủ nghĩa Cộng sản trá hình này ?
Ấy vậy mà Cương lĩnh dám viết hão huyền rằng”Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Tất cả những lập luận và kết luận kiêu căng và không chứng minh được của hàng ngũ lãnh đạo và tư tưởng của Việt Nam phần nhiều nói ra chỉ để sướng miệng vì không phản ảnh được sự thật của những việc đang xẩy ra trong cuộc sống của dân. Vì vậy tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để “diễn biến hòa bình” theo Chủ nghĩa Tư bản đang diễn ra phức tạp trong nội bộ đảng CSVN.
ĐE DỌA ĐẢNG TAN
Bằng chứng đảng viết trong Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 30/10/2016 :” Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là một vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”
Nghị quyết viết tiếp:” Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Để ngăn chặn, ngày 07/12/2017, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị vừa ký ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Trong số những vi phạm về chính trị và nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng thì những vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tùy theo mức độ và lần vi phạm từ khiến trách,cảnh cáo, cách chức đến khai trừ:
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát, xuất bản, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chống diễn biến hòa bình.
c) Có biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
d) Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Bị xúi giục, dụ dỗ hoặc do nhận thức không đúng mà nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
b) Xúi giục, kích động, ép buộc người khác nói, viết, lưu giữ, tán phát, xuất bản, cung cấp những thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc bị cưỡng ép tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị hoạt động trái phép.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc.
b) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng".
c) Cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; truyền thống của dân tộc, của Đảng và Nhà nước.
d) Lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
đ) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
e) Hoạt động trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động.
g) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.
h) Tác động, lôi kéo, định hướng dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng.
i) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
k) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Những hình phạt này tuy nhiều, nhưng nội dung không mới vì các chứng bệnh không làm theo lệnh đảng, lười học tập Nghị quyết, nói không đi đôi với làm, công khai chỉ trích lãnh đạo, tình trạng đồng chí nhưng không đồng lòng, phê bình dè bỉu Chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi Dân chủ, đa nguyên đa đảng đã râm ran trong nội bộ từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư ( tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997).
Tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy chỗ ngồi mát ăn bát vàng và chạy tội không còn là chuyện bất thường hay năm thì mười họa trong đảng. Ông Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói:”Hiện giờ lấy mục tiêu đầu tiên của một số người là “tiền đâu”? lên chức là “lên tiền” nên có tình trạng chạy chức chạy quyền. Điều đó dẫn đến chuẩn mực của tự phê bình và phê bình của hai giai đoạn rất khác nhau. Cho nên một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất đưa lợi ích vật chất lên trên. Điều đó khiến nhiều nơi không khí đấu tranh nội bộ trong Đảng không sôi động như trước đây. (Theo báo Đại Đoàn Kết--ĐĐK, ngày 16/12/2017)
Từ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư khóa VIII, sang hai khóa IX và X thời ông Nông Đức Mạnh rồi chuyển qua hai khóa XI và XII thời Nguyễn Phú Trọng thì thấy càng về sau, gần 30 năm dài, từ 1991 đến 2018, những chứng hư tật xấu và khuyết tật của cán bộ đảng viên không bớt mà chỉ thấy tăng cao đến mức đe dọa cả sự sống còn của đảng.
Như vậy thì rõ ràng đảng CSVN càng loay hoay bao nhiêu thì chứng ì một chỗ của cán bộ, đảng viên càng dài ra bấy nhiêu. -/-
Phạm Trần
(07/018)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hải Đăng
Lê Trị
07:46 01/08/2018
Ảnh của Lê Trị
Vẫn đứng đó trong âm thầm chờ đợi
Bờ biển xanh hiu quạnh ngóng trùng dương
Từ mờ sương cho đến suốt đêm trường
Chiếu dọi sáng đường hải trình biền biệt.
(Trích thơ của Hải Hồ)
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Radial Wipe Transition
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:54 01/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic. Trong chương trình này Lan Vy sẽ trình bày với các bạn cách làm Radial Wipe Transition.
Trước hết, xin mời các bạn theo dõi 3 clip sau, xin chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 cảnh khác nhau được thực hiện bằng Gradient Wipe, Linear Wipe và Radial Wipe effects.
Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem mình có thấy được cái Effect Control Window hay không? Nếu không thấy, bạn chọn menu Window rồi tick vào Effect Control.
Bước thứ nhất là bạn kéo cái clip thứ nhất lên 1 layer cao hơn để có thể chèn cái clip thứ hai bên dưới.
Cái đoạn giao thoa giữa hai cái clip, tức là đoạn clip thứ nhất chồng lên clip thứ hai gọi là transition interval. Chiều dài lý tưởng của đoạn này là 15 frames.
Làm sao đo được 15 frames? Câu hỏi hay đấy.
Bạn dùng con mouse click vào cái clip thứ nhất.
Giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END – END là kết thúc chứ không phải là N for November đâu.
Làm như thế, bạn kéo cái timeline marker xuống cuối cái clip thứ nhất.
Bây giờ vẫn giữ phím Shift xuống, bạn nhấn phím Left Arrow 3 lần.
Mỗi lần bạn giữ phím Shift xuống và nhấn phím Left Arrow, bạn kéo cái timeline marker ngược về phía trước 5 frames. 3 lần là 15 frames.
Bây giờ bạn sẽ kéo cái clip thứ hai đến đúng chỗ cái timeline marker, tức là cái vạch màu xanh đó.
Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.
Chỗ Search box này, bạn đánh vào Wipe để tìm cái Radial Wipe effect.
Trong section Generate của Folder Video Effects bạn sẽ thấy có Gradient Wipe, Linear Wipe và Radial Wipe. Trong chương trình này Lan Vy nói về Radial Wipe effect thôi. Khi làm được cái này tự động bạn sẽ làm được hai cái còn lại.
Hãy drag Radial Wipe vào cái clip thứ nhất.
Trong cái Effect Control Window, bạn tìm cái Radial Wipe và click vào cái timer của Transition Completion để có thể tạo ra các Key Frames. Giá trị default của Transition Completion hiện nay là 0. Hãy giữ nguyên như thế.
Bây giờ, giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END để kéo xuống cuối clip thứ nhất. Nhưng mà Lan Vy xin lưu ý các bạn rằng Shift-END di chuyển timeline marker đến cuối cái clip và ra khỏi cái clip luôn. Nên bây giờ bạn phải kéo ngược lại 1 frame để vào lại cái clip. Muốn làm như thế, bạn buông phím Shift ra và nhấn phím Left Arrow để di chuyển ngược lại 1 frame.
Bạn thay đổi Transition Completion thành 100. Nghĩa là hoàn thành 100%.
Right click trên cái Key Frames vừa mới tạo ra, chọn menu Ease Out.
Di chuyển cái timeline marker xung quanh cái đoạn transition, bạn sẽ thấy thành quả mình vừa tạo ra.
Nếu thấy hình ảnh giựt giựt thì bạn kéo cái timeline marker về phía trước cái đoạn transition 1 chút rồi nhấn vào phím I, tức là chữ I ngắn Việt Nam đó. Rồi bạn kéo cái timeline marker về phía sau cái đoạn transition 1 chút. Nhấn phím O, tức là chữ o Việt Nam. Rồi nhấn phím Enter. Adobe Premirer sẽ render và play cái khúc đó.
Chiều dài lý tưởng của đoạn transition là 15 frames. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đoạn này dài hơn thì làm như sau:
Trong cái Effect Control Window, bạn kéo cái Key Frame thứ nhất ngược lại. Cái timeline marker sẽ di chuyển theo. Bây giờ, bạn kéo cái clip thứ hai ngược về phía trước để nó bắt đầu ở chỗ vạch màu xanh.
Nếu muốn thử Gradient Wipe và Linear Wipe, trong cái Effect Control Window, right-click trên Radial Wipe, chọn menu Clear để xóa nó đi, sau đó làm lại bài thực hành này.
Chúc các bạn thành công nhé.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 02/08/2018: Phép lạ ngoạn mục, tức khắc, chữa lành hoàn toàn tại mộ Thánh Mary MacKillop
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:31 01/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của Hồng Y Theodore McCarrick, là Tổng giám mục về hưu của Washington, và ra lệnh cho ngài lui vào sống “một cuộc sống cầu nguyện và sám hối” cho đến khi một tòa án giáo luật xem xét các cáo buộc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Trong thông cáo được đưa ra sáng thứ Bẩy 28 tháng 7, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng tối hôm trước Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận được thư của Hồng Y McCarrick xin “từ chức khỏi tư cách thành viên của Hồng Y đoàn.” Như vậy, từ nay trở đi Hồng Y McCarrick không còn là Hồng Y nữa.
Toàn văn tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh như sau:
“Tối hôm qua, Đức Thánh Cha đã nhận được lá thư trong đó Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục Hiệu tòa của Washington (Hoa Kỳ), đã từ chức thành viên của Hồng Y đoàn.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của ngài và đã ra lệnh đình chỉ việc thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào, cùng với nghĩa vụ phải ở lại trong một căn nhà sẽ được chỉ định cho đương sự, để sống một cuộc sống cầu nguyện và sám hối cho đến khi các cáo buộc chống lại đương sự được xét xử trong một phiên tòa giáo luật thông thường”.
2. Tuyên bố của HĐGM Hoa Kỳ về việc Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức Hồng Y của Hồng Y McCarrick
Sáng thứ Bẩy 28 tháng 7, 2018, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám mục Galveston-Houston và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã ra một tuyên bố sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của Hồng Y Theodore McCarrick và ra lệnh cho ông lui vào sống “một cuộc sống cầu nguyện và sám hối” cho đến khi một tòa án giáo luật xem xét các cáo buộc rằng ông đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo như sau:
“Tôi cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự lãnh đạo của ngài trong việc thực hiện bước quan trọng này. Điều đó phản ảnh sự ưu tiên mà Đức Thánh Cha đặt nơi sự cần thiết phải bảo vệ và chăm sóc cho tất cả mọi người chúng ta, cũng như cho thấy những thất bại trong lãnh vực này ảnh hưởng đến cuộc sống của Giáo Hội tại Hoa Kỳ ra sao.”
3. Báo Công Giáo Italia gọi Phó thủ tướng Matteo Salvini là Satan
Mùa hè 2018 tại Rôma đã nóng lên rất nhiều với cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông giữa một tờ báo Công Giáo và Phó thủ tướng Matteo Salvini liên quan đến chính sách đối với người nhập cư và dân tị nạn.
Một tờ tuần báo Công Giáo Ý đã so sánh Phó thủ tướng Matteo Salvini với Satan. Ngay trên trang bìa, tờ báo cho chạy hàng chữ in đậm, lớn hết cỡ “Salvade Vade retro” (“Xéo đi, Salvini”) - một phiên bản từ công thức trừ tà tiếng Latin thời trung cổ.
Tờ báo rất có ảnh hưởng Fagmiglia Cristiana (Gia đình Kitô) đã viết: “Không có gì là cá nhân hay ý thức hệ, thuần túy là Phúc Âm.”
Salvini, nhà lãnh đạo của đảng Liên minh cánh hữu và là một người Công Giáo, phản ứng lại và nói trang bìa này là “xấu xa” và “thiếu tôn trọng”.Trong khi thông tấn xã nhà nước Agenzia Giornalistica Italia tuyên bố rằng nó đã “tuyên chiến” với tờ Fagmiglia Cristiana.
Salvini là nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy, là người đã trở thành bộ trưởng nội vụ vào tháng trước, đã quyết định đóng cửa các hải cảng của Ý không tiếp nhận người di cư và đang tìm cách giới hạn số lượng tàu bè có thể đến được bờ biển quốc gia này. Ông nói rằng Italia đã gánh chịu một gánh nặng không công bằng giữa các quốc gia Liên minh châu Âu. Ông cũng kêu gọi “làm sạch” Rôma bắt đầu từ các đường phố của Ý.
Trong khi đó thì tờ Fagmiglia Cristiana ủng hộ chủ trương của Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ việc tiếp nhận những người nhập cư.
Phó thủ tướng Salvini nói: “Họ đang so sánh tôi với Satan? Tôi không đáng bị như vậy.”
“Tôi cảm thấy an ủi bởi thực tế là tôi nhận được sự hỗ trợ hàng ngày từ nhiều người nam nữ trong Giáo Hội”. Ông nói trong một bài đăng trên Facebook.
Để đáp lại lời chỉ trích của Salvini, tạp chí đã viết trên trang web của mình: “Phó Thủ tướng Salvini có một ý tưởng khá cá nhân về giáo lý, và cả Phúc Âm nữa. Theo Lời Chúa, tất cả chúng ta sẽ được phán xét về việc liệu chúng ta có yêu thương người hàng xóm của chúng ta hay không.”
4. Giám Mục Chính Thống Giáo nói “Thủ tướng vô thần” của Hy Lạp là căn nguyên của vụ cháy kinh hoàng và mọi thảm họa
Một giáo sĩ Chính Thống Giáo cao cấp Hy Lạp nói rằng “thủ tướng vô thần” của Hy Lạp là căn nguyên gây ra mọi thảm họa mà mới đây nhất là vụ cháy rừng kinh hoàng hôm thứ Hai 23 tháng 7 khiến ít nhất 74 người bị thiệt mạng.
Thủ tướng Alexis Tsipras đã bầu vào chức vụ này trong cuộc tuyển cử năm 2015. Ông đã bắt đầu nhiệm kỳ của mình từ ngày 21 tháng 9 cùng năm. Ông là người đã đón Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài sang thăm những người tị nạn hôm 16 tháng Tư 2016.
Đức Cha Amvrosios, Giám Mục giáo phận Kalavryta, trong bán đảo Peloponnese viết trên blog của mình:
“Thủ tướng vô thần Alexis Tsipras đã gây ra cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”
“Những kẻ vô thần trong Liên Minh Cánh Tả SYRIZA là nguyên nhân của mọi thảm họa! Lòng dạ vô thần của họ, gây ra cơn thịnh nộ của Chúa!” Ngài nói thêm.
Tính chất bất ngờ và kinh hoàng của trận hỏa hoạn đã khiến nhiều nhà bình luận liên hệ biến cố này với các thảm họa được mô tả trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, ý kiến của Đức Cha Amvrosios vẫn ngay lập tức bị nhiều phương tiện truyền thông xã hội lên án. Các giáo sĩ Chính thống khác cũng không đồng ý với ngài.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Athens nói rằng Đức Cha Amvrosios “chỉ bày tỏ ý kiến cá nhân của ngài” không đại diện cho suy nghĩ của người Chính Thống Hy Lạp.
5. Kỷ niệm 2 năm ngày Cha Jacques Hamel bị khủng bố Hồi Giáo sát hại
Cha Jacques Hamel đã bị 2 tên khủng bố Hồi Giáo giết ngay trước bàn thờ trong nhà thờ giáo xứ của ngài ở miền bắc nước Pháp vào ngày 26 tháng 7 năm 2016. Án tuyên thánh cho ngài đã được mở.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cao chứng tá đức tin của vị linh mục người Pháp và nói rằng đó cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về tất cả các tín hữu Kitô tử đạo khác mà máu của họ đổ ra khắp thế giới ngày nay.
Trong Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta vào năm ngoái, với sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Rouen và gia đình của cha Jacques Hamel, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả vị linh mục Pháp bị giết là “một người dịu dàng, tốt bụng, luôn nuôi dưỡng tình huynh đệ”.
Cha Hamel bị sát hại tàn bạo bởi hai chiến binh liên kết với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo trong khi cử hành Thánh lễ trong nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray ở Rouen.
Ngày 26 tháng 7 năm nay, để tưởng nhớ Cha Hamel, tổng giáo phận Rouen đã tổ chức một loạt các sự kiện bao gồm một “lễ cầu nguyện cho hòa bình và tình huynh đệ” với sự hiện diện của Bộ trưởng Nội vụ Pháp, và một số đại diện các tôn giáo. Sau khi lần chuỗi Mân Côi, một đám rước trong im lặng đã diễn ra trước Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun cử hành đúng vào thời điểm Cha Jacques Hamel bị giết 2 năm trước đây.
Đức Tổng Giám Mục Lebrun đã có mặt trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta khi Đức Thánh Cha Phanxicô vinh danh Cha Hamel như là một trong nhiều “vị tử đạo” của Giáo hội ngày nay, là “những người nam nữ bị sát hại, tra tấn, cầm tù, tàn sát vì họ cương quyết không từ bỏ đức tin của mình và không chối Chúa Giêsu Kitô.”
Án tuyên thánh cho Cha Hamel đã được mở ra vào tháng Tư năm 2017 nhờ sự chuẩn chước của Đức Thánh Cha cắt ngắn thời gian chờ đợi trong 5 năm như bình thường.
6. Đức Hồng Y Seán O’Malley: Hành vi lạm dụng của Hồng Y McCarrick là vô luân
Đức Hồng Y Seán O’Malley nhận xét rằng rằng các hành vi bị cáo buộc lạm dụng tính dục của Hồng Y Theodore McCarrick là “không thể chấp nhận về mặt đạo đức và không tương thích với vai trò của một linh mục, giám mục hay Hồng Y,”.
Đức Hồng Y O’Malley, Tổng Giám mục Boston và là nhà “sửa chữa” hàng đầu trong các cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến các cáo buộc chống lại Hồng Y McCarrick.
Đức Hồng Y O'Malley nói thêm rằng mỗi báo cáo mới về việc lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ ở mọi cấp độ đều tạo ra nghi ngờ trong tâm trí của nhiều người rằng liệu chúng ta có thể giải quyết một cách hiệu quả thảm họa này trong Giáo Hội hay không.
“Trong khi Giáo hội ở Hoa Kỳ đã áp dụng một chính sách không khoan nhượng về lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên bởi các linh mục, chúng ta phải có các thủ tục rõ ràng hơn cho các vụ kiện liên quan đến các giám mục.
Các thủ tục minh bạch và nhất quán là cần thiết để đem lại công lý cho các nạn nhân và đáp ứng thích đáng đối với sự phẫn nộ của cộng đồng. Giáo Hội cần một chính sách mạnh mẽ và toàn diện để giải quyết các vi phạm của các giám mục đối với các lời thề độc thân trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên và cả trong các trường hợp liên quan đến người lớn.”
Ngài đã đưa ra một chương trình hành động gồm ba phần: “Thứ nhất, là một sự xét xử công bằng và nhanh chóng cho những cáo buộc này. Thứ hai là một đánh giá về sự phù hợp của các tiêu chuẩn và chính sách của chúng ta trong Giáo Hội ở mọi cấp độ, và đặc biệt là trong trường hợp của các giám mục. Thứ ba là sự giao tiếp rõ ràng hơn với các tín hữu Công Giáo và với tất cả các nạn nhân về tiến trình báo cáo những cáo buộc chống lại các giám mục và Hồng Y.”
Đức Hồng Y kết luận bằng cách bảo đảm rằng ngài sẽ nêu lên những mối quan ngại này với Tòa Thánh “với một sự khẩn cấp và quan tâm lớn” trong một chuyến công tác tại Vatican sắp tới.
7. Tuyên bố của Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley về trường hợp của Đức Hồng Y McCarrick
Giáo Hội tại Hoa Kỳ đang lao đao vì những cáo buộc lạm dụng tính dục liên quan đến Hồng Y McCarrick. Trong những ngày tới tình hình có thể còn phức tạp và nghiêm trọng hơn. Dưới đây là toàn bộ bản dịch Việt Ngữ tuyên bố của Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ và là Ủy ban Tòa Thánh về bảo vệ trẻ vị thành niên được công bố hôm 25 tháng 7, 2018.
Trong vài ngày qua, các bài báo trên các phương tiện truyền thông quốc gia đã tường thuật những cáo buộc về các hành vi tình dục đồi bại của Đức Hồng Y Theodore McCarrick với một số người lớn và các hành vi phạm tội hình sự của ông trong việc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Những hành động bị cáo buộc này, khi được thực hiện bởi bất kỳ người nào, đều là không thể chấp nhận về mặt đạo đức và không tương thích với vai trò của một linh mục, giám mục hoặc Hồng Y.
Tôi vô cùng lo lắng bởi những báo cáo này đã làm tổn thương nhiều người Công Giáo và các thành viên trong cộng đồng rộng lớn hơn. Trong một trường hợp liên quan đến trẻ vị thành niên tại Tổng giáo phận New York, sau khi điều tra, người ta đã tìm thấy lời buộc tội là đáng tin cậy và chứng minh được. Trong khi một cáo buộc khác cũng liên quan đến trẻ vị thành niên vẫn còn chưa được điều tra. Các báo cáo này đang tàn phá các nạn nhân, gia đình của họ và cho chính Giáo hội. Mỗi báo cáo mới về việc lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ ở mọi cấp độ đều tạo ra nghi ngờ trong tâm trí của nhiều người rằng liệu chúng ta có thể giải quyết một cách hiệu quả thảm họa này trong Giáo Hội hay không.
Những trường hợp này và những trường hợp khác đòi hỏi nhiều hơn những lời xin lỗi. Chúng nêu lên thực tế là khi các cáo buộc được đưa ra có liên quan đến một giám mục hoặc một Hồng Y, thì có một khoảng trống lớn vẫn tồn tại trong các chính sách của Giáo Hội liên quan đến hành vi tình dục và việc lạm dụng tính dục của các vị này. Trong khi Giáo hội ở Hoa Kỳ đã áp dụng một chính sách không khoan nhượng về lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên bởi các linh mục, chúng ta phải có các thủ tục rõ ràng hơn cho các vụ kiện liên quan đến các giám mục.
Các thủ tục minh bạch và nhất quán là cần thiết để đem lại công lý cho các nạn nhân và đáp ứng thích đáng đối với sự phẫn nộ của cộng đồng. Giáo Hội cần một chính sách mạnh mẽ và toàn diện để giải quyết các vi phạm của các giám mục đối với các lời thề độc thân trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên và cả trong các trường hợp liên quan đến người lớn.
Kinh nghiệm của tôi tại một số giáo phận và công việc của tôi với các thành viên của Ủy ban Tòa Thánh về bảo vệ trẻ vị thành niên đã đưa tôi đến kết luận trên. Giáo Hội cần nhanh chóng và dứt khoát hành động liên quan đến những vấn đề quan yếu này. Trong mọi trường hợp khiếu nại của các nạn nhân bị lạm dụng tính dục, cho dù là vi phạm hình sự hoặc lạm dụng quyền lực, mối quan tâm chính phải dành cho nạn nhân, gia đình và người thân của họ. Các nạn nhân phải được khích lệ vì đã mang ra ánh sáng những kinh nghiệm bi thảm của họ và phải được đối xử với niềm tôn trọng và phẩm giá. Các báo cáo trên phương tiện truyền thông gần đây cũng đã đề cập đến một bức thư do Cha Boniface Ramsey, Dòng Đa Minh gởi cho tôi vào tháng 6 năm 2015 mà tôi không đích thân nhận được. Phù hợp với thực hành về các vấn đề liên quan đến Ủy ban Tòa Thánh về bảo vệ trẻ vị thành niên, ở cấp độ nhân viên, lá thư đã được xem xét và xác định rằng các vấn đề được trình bày không thuộc thẩm quyền của Ủy ban hoặc của Tổng giáo phận Boston, và đã được chia sẻ với Cha Ramsey như thế trong thư trả lời.
Những cáo buộc lạm dụng tính dục gây thất vọng và giận dữ đối với nhiều người. Những trường hợp này, liên quan đến một vị Hồng Y, phải được xem xét trong ánh sáng những kinh nghiệm của Giáo Hội trong hai thập kỷ vừa qua liên quan đến việc lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Tôi tin rằng ba hành động cụ thể cần được thực hiện tại thời điểm này. Đầu tiên, là một sự xét xử công bằng và nhanh chóng cho những cáo buộc này. Thứ hai là một đánh giá về sự phù hợp của các tiêu chuẩn và chính sách của chúng ta trong Giáo Hội ở mọi cấp độ, và đặc biệt là trong trường hợp của các giám mục. Thứ ba là sự giao tiếp rõ ràng hơn với các tín hữu Công Giáo và với tất cả các nạn nhân về tiến trình báo cáo những cáo buộc chống lại các giám mục và Hồng Y.
Không thực hiện những hành động này sẽ đe dọa và gây nguy hiểm cho thẩm quyền luân lý vốn đã bị suy yếu của Giáo Hội và có thể phá hủy sự tin cậy cần thiết Giáo Hội cần phải có hầu có thể thực thi các thừa tác vụ cho người Công Giáo và có một vai trò có ý nghĩa trong xã hội dân sự rộng lớn hơn. Trong thời điểm này không có đòi hỏi nào cấp bách hơn đối với Giáo Hội cho bằng việc gánh vác trách nhiệm giải quyết những vấn đề này, mà tôi sẽ đưa ra trong các cuộc họp sắp tới của tôi với Tòa Thánh với một sự khẩn cấp và quan tâm lớn lao.
8. Đức Hồng Y Kevin Farrell lên tiếng: “Trong 6 năm trời ở với Hồng Y McCarrick, tôi không nghe cáo buộc nào”
Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình Và Sự Sống, cho biết ngài đã thực sự “bàng hoàng” khi nghe những cáo buộc về tội lạm dụng và quấy rối tình dục của Đức Hồng Y Theodore McCarrick, là người đã tấn phong giám mục cho ngài. Đức Hồng Y Kevin Farrell từng là cha Tổng Đại Diện của tổng giáo phận Washington trong năm 2001 và sau đó là Giám Mục Phụ Tá cho Hồng Y Theodore McCarrick trong 6 năm sau đó.
“Tôi đã bị sốc, choáng ngợp. Trong 6 năm trời ở với Hồng Y McCarrick, tôi không nghe cáo buộc nào cả” Đức Hồng Y Farrell khẳng định với Catholic News Service.
Đức Hồng Y Farrell, người Ái Nhĩ Lan, đã nhập tịch Tổng Giáo Phận Washington vào năm 1984, và ít lâu sau khi Đức Hồng Y McCarrick được bổ nhiệm làm tổng giám mục Washington vào năm 2000, vị Hồng Y tương lai đã chọn cha Farrell làm Tổng Đại Diện của mình.
Đức Hồng Y Farrell cho biết thêm ngài chưa bao giờ gặp Hồng Y McCarrick cho đến khi vị này trở thành tổng giám mục Washington.
Vào cuối tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục về hưu của Washington, DC, đã thông báo rằng ngài đã bị buộc tội lạm dụng tính dục và đã chấp nhận quyết định của Tòa Thánh cấm ngài thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào.
Đức Hồng Y McCarrick, hiện nay 87 tuổi, tiết lộ rằng lời tố cáo chống lại ngài liên quan đến “cáo buộc lạm dụng tính dục một thiếu niên gần 50 năm về trước.”
Vào thời điểm đó, ngài là một linh mục của tổng giáo phận New York. Vì thế, trách nhiệm làm rõ sự thật đặt trên vai Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York.
Đức Hồng Y đã nói ngài vô tội.
Tổng Giáo Phận Washington cho biết Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, “theo chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã yêu cầu Đức Hồng Y McCarrick không được thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào cho đến khi có một quyết định rõ ràng.”
Kể từ đó, ít nhất một người khác đã đưa ra tuyên bố Đức Hồng Y McCarrick đã lạm dụng tính dục anh ta khi còn nhỏ.
Đức Hồng Y Farrell nói: “Tôi đã làm việc trong Toà Giám Mục ở Washington và không bao giờ, không có dấu hiệu nào, không có gì cả”. “Không ai từng nói chuyện với tôi về điều này và ở đó tôi tham gia mọi chuyện rất tích cực” đặc biệt trong việc điều tra và đối mặt với vấn đề lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ của Tổng Giáo Phận Washington, đặc biệt là sau khi các giám mục Hoa Kỳ chấp thuận điều lệ bảo vệ trẻ em vào năm 2002.
Đức Hồng Y Donald Wuerl của Washington cho biết vào cuối tháng Sáu rằng ngài đã yêu cầu xem xét tất cả hồ sơ của Tổng giáo phận Washington. “Dựa trên sự xem xét đó, tôi có thể báo cáo rằng không có cáo buộc nào - đáng tin cậy hay không - đã được đưa ra đối với Hồng Y McCarrick trong thời gian ở Washington.”
9. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 50 năm thông điệp Humanae Vitae
Giữa những chỉ trích gay gắt thông điệp Humanae Vitae (Sự sống con người), và những toan tính nhằm xét lại thông điệp này, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, là Tổng Giám Mục Galveston-Houston, và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã lên tiếng ca ngợi thông điệp nhân kỷ niệm 50 năm ngày Đức Thánh Cha Phaolô VI công bố.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 25 tháng 7, 1968, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã công bố thông điệp Humanae Vitae nhằm thúc đẩy toàn thể nhân loại trong bối cảnh tình yêu hôn nhân hãy tôn trọng cả hai chiều kích tinh thần và thể chất của con người, chung thủy, quảng đại và trao ban sự sống.
Dưới đây là bản dịch toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo:
“50 năm trước, chính ngày hôm nay, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã công bố Thông điệp Humanae Vitae. Trong đó, ngài tái khẳng định sự thật đẹp đẽ mà người chồng và người vợ được kêu gọi để tự hiến dâng cho nhau hoàn toàn. Hôn nhân phản ảnh tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu trung tín, quảng đại và trao ban sự sống. Thông qua ơn gọi của họ, các cặp vợ chồng hợp tác với Thiên Chúa bằng cách mở lòng mình ra với những sự sống con người mới.
Chân Phước Phaolô Đệ Lục, là người đã phải chịu với lòng bác ái và kiên nhẫn nhiều chỉ trích về thông điệp Humanae Vitae, đã dũng cảm khẳng định rằng khi chúng ta yêu như đã được Thiên Chúa hoạch định, chúng ta trải nghiệm sự tự do và niềm vui đích thực. Ngài cũng đã được chứng minh là đúng khi lên tiếng cảnh báo về những hậu quả của việc bỏ qua ý nghĩa thực sự của tình yêu hôn nhân.
Vào ngày kỷ niệm này, tôi khuyến khích tất cả mọi người đọc, cầu nguyện, và suy ngẫm về Thông điệp này, và mở lòng mình ra đối với ân sủng là chân lý vượt thời gian của nó.
Chúng tôi chờ đợi trong vui mừng ngày tuyên thánh cho Đức Phaolô Đệ Lục vào tháng Mười sắp tới.”
10. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Canada nhân kỷ niệm 50 năm thông điệp Humanae Vitae
Các Giám mục Canada đã đưa ra một tuyên bố nhân kỷ niệm lần thứ 50 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố Thông điệp Humanae Vitae. Các ngài nói rằng thông điệp này là một tiếng “xin vâng được nhấn mạnh đối với sự viên mãn của cuộc sống”.
Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada (CCCB) đã đưa ra một tuyên bố gởi đến tất cả người Công Giáo Canada và mọi người thiện chí. Trong tuyên bố dài 4 trang có tựa đề “Niềm vui của tình yêu hôn nhân”, được công bố bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp, các Giám mục Canada hy vọng sẽ truyền cảm hứng và khuyến khích các đôi hôn phối tìm ra lời hứa về niềm vui mà Humanae Vitae mang lại.
Thay vì chỉ là tiếng nói 'Không' trong vấn đề tránh thai, các Giám mục Canada xác nhận rằng Humanae Vitae đưa ra một tiếng “xin vâng” hùng hồn với sự sung mãn của cuộc sống đã được Chúa Giêsu Kitô hứa ban cho chúng ta (Ga 10:10).
Các Giám mục viết tiếp rằng tình yêu của con người là nhằm phản ảnh tình yêu Thiên Chúa với các tính chất nổi bật là nhưng không, toàn bộ, trung tín và sinh hoa kết quả. Con người thể hiện tình yêu này qua “ngôn ngữ của cơ thể”. Do đó, tình yêu này là “lâu dài, độc quyền, và sẵn sàng vươn ra ngoài chính đôi lứa để mang lại một cuộc sống mới!”.
Trích dẫn thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Ê-phê-sô (5:32), các Giám mục đã trình bày những suy tư của các ngài về tình yêu hôn nhân. Chúng ta kết hiệp thể lý và thân mật với Chúa Kitô là Tân Lang khi chúng ta Rước Lễ. Sự kết hiệp với Chúa Kitô làm cho chúng ta trở nên “món quà tự hiến hoàn toàn” mà Chúa đã làm gương cho chúng ta.
Ngay cả ân sủng tính dục con người cũng góp phần thể hiện tình yêu thiêng liêng. Do đó, các Giám mục giải thích rằng mọi hành động tính dục “nhằm thể hiện một tình yêu” tự do, không bị ép buộc, hoàn toàn như một sự trao ban trọn vẹn, chung thủy và cởi mở với cuộc sống mới.
Các Giám mục nhắc nhở rằng vì chúng ta được tạo ra cho tình yêu vô hạn, chỉ có tình yêu vô hạn mới có thể thỏa mãn chúng ta. Giáo Hội chúc cho các cặp vợ chồng trải nghiệm tình yêu trọn vẹn của con người trong hôn nhân. Điều này có nghĩa là chúng ta được khích lệ sử dụng món quà thiêng liêng này mà không “làm mất đi, dù chỉ một phần, ý nghĩa và mục đích của nó”, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết trong Humanae Vitae. “Cố tình sửa đổi một hành động tình dục để làm cho nó thành vô sinh… chung cuộc là làm sai lệch ngôn ngữ của tính dục chúng ta”
Để kết luận các Giám mục khuyến khích người Công Giáo đọc lại thông điệp Humanae Vitae và “tái khám phá sự thật đẹp đẽ chứa đựng trong đó”. Vì thế, các ngài cầu nguyện cho tất cả các cặp vợ chồng, trong sự trung tín với ân sủng của phép rửa tội và ơn gọi hôn nhân của họ, có thể sống và trải nghiệm niềm vui của tình yêu hôn nhân như được dạy trong Humanæ Vitæ và qua đó họ trở nên dấu chỉ cho sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa trên thế giới.
11. Nhận định của Tiến sĩ George Weigel về thông điệp Humanae Vitae nhân kỷ niệm 50 năm
Ông George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ, và phần tiếp theo của nó, The End and Beginning, là tài liệu về những thất bại của chính sách Ostpolitik từ các tài liệu đã từng được mật vụ cộng sản phân loại là tuyệt mật.
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có bài nhận định sau về thông điệp Humanae Vitae nhân kỷ niệm 50 năm cho biết thông điệp này:
Ngày 25 tháng 7 năm nay là kỷ niệm lần thứ 50 thông điệp Humanae Vitae, thông điệp của Chân Phước Phaolô Đệ Lục về tính toàn vẹn của tình yêu và các phương thế kế hoạch hóa gia đình thích hợp. Được ban hành trong cuộc khủng hoảng văn hóa những năm 1960, và vào một năm khi não trạng bất cần luận lý đang rình rập toàn bộ thế giới phương Tây, Humanae Vitae ngay lập tức trở thành một hành động quyết liệt nhất của một vị giáo hoàng trong lịch sử. Và thật đáng xấu hổ vì toàn bộ Hội Đồng Giám Mục của nhiều quốc gia lúc đó đã lập tức bày tỏ thái độ bất tuân phục giáo huấn của Đức Phaolô Đệ Lục qua nhiều phương thế tinh ranh. Nhiều chiến lược trong số này pha lẫn ở mức độ nào đó những lẫn lộn về thần học, nhưng nhiều trò có thể nói thẳng thừng là hèn nhát.
Đức Phaolô Đệ Lục đã đưa ra các phán đoán trong Humanae Vitae vì hai lý do.
Thứ nhất, bởi vì ngài tin rằng việc sử dụng chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên để điều hòa sinh sản là phương pháp kế hoạch hóa gia đình nhân văn nhất, và là phương pháp xứng hợp nhất đối với phẩm giá con người - và đặc biệt là phẩm giá độc đáo của người phụ nữ.
Thứ hai, bởi vì ngài thấy trước con đường của những kẻ ủng hộ sự thay đổi trong giáo huấn Công Giáo liên quan đến các phương pháp kế hoạch hóa gia đình nào là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Khi ủng hộ sự thay đổi đó, họ đang thúc đẩy một sự thay đổi cơ bản trong cách phán đoán đạo đức của Giáo hội. Họ phủ nhận một số những hành vi tự nó là sai trái về bản chất, và họ lập luận rằng phán đoán đạo đức thực sự chỉ là một con tính về ý định, hành vi và hậu quả. Nếu mà cái “chủ nghĩa tương đối” ấy, như tên người ta vẫn gọi nó, là phương pháp chính thức của người Công Giáo khi cần đưa ra những phán đoán đạo đức, thì người Công Giáo sẽ sớm thấy mình trong tình trạng đáng buồn của các hệ phái Tin Lành cấp tiến, nghĩa là chúng ta chỉ là một cộng đồng Kitô hữu khác có ranh giới đạo đức hoàn toàn mềm dẻo.
Tình trạng bị bỏ rơi bởi quá nhiều Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đã làm thương tổn sâu xa Đức Phaolô Đệ Lục, một tâm hồn nhạy cảm đã ủng hộ khẳng định của Công đồng Vatican II rằng các giám mục là một điều gì đó vượt xa các nhà quản lý các chi nhánh địa phương của Giáo Hội Công Giáo, là những người có thể nghĩ rằng mình không cần phải trung thành cho lắm.
Vì thế, khi Giáo hội và thế giới đánh dấu kỷ niệm 50 năm Humanae Vitae, và khi người Công Giáo trên khắp thế giới chuẩn bị cho lễ tuyên thánh của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào tháng 10 này, có lẽ những giám mục ngày nay cần hiểu rõ sự vi phạm nghiêm trọng tính đồng đoàn đã diễn ra vào năm 1968, khi rất nhiều vị tiền nhiệm của các ngài đã thất bại trong việc bảo vệ Đức Giám Mục Roma chống lại những chỉ trích dữ dội nhắm vào ngài. Và sau khi hiểu rõ như thế, các ngài có thể cân nhắc để đưa ra những khẳng định về thông điệp này, dưới hình thức này hay hình thức khác, chẳng hạn như:
1. Tôi rất biết ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vì chứng tá dũng cảm của ngài cho sự thật về tình yêu trong thông điệp Humanae Vitae. Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, tôi tin rằng Đức Phaolô Đệ Lục “có can đảm chống lại đa số, để bảo vệ kỷ luật luân lý, 'đạp thắng' hãm lại sự xuống dốc của nền văn hóa, [và] để chống lại [cả hai] thứ tân chủ nghĩa Malthusian (chủ nghĩa hạn chế sinh sản) hiện tại và tương lai” khi coi ân sủng con cái như một thứ gánh nặng xã hội và kinh tế.
2. Tôi tin rằng những sự thật được giảng dạy bởi Humanae Vitae về phương pháp kế họach hóa gia đình thích hợp là rất quan trọng đối với hạnh phúc của con người ngày nay; việc sử dụng cố ý các phương pháp nhân tạo để điều chỉnh sinh suất sẽ bóp méo sự thật về tình yêu của con người được ghi khắc trong tự nhiên bởi Tạo Hóa; và rằng lương tâm phải tôn trọng những sự thật nội tại này trong kế hoạch hóa gia đình.
3. Tôi tin rằng những sự thật được giảng dạy bởi Humanae Vitae về việc kế hoạch hóa gia đình một cách tự nhiên đã được tự chứng minh trong những tình huống mục vụ trên khắp thế giới; rằng những sự thật đó đã có những đóng góp đáng kể cho mục vụ gia đình và việc chuẩn bị hôn nhân trong các nền văn hóa khác nhau; và rằng những kẻ phủ nhận khả năng của con người có thể hiểu và sống trong kỷ luật của phương pháp kế hoạch hóa gia đình tự nhiên là những kẻ thường tham gia vào các hình thức phân biệt chủng tộc, và các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, hoặc cả hai.
4. Tôi tin rằng “văn hóa tránh thai” mà Đức Phaolô Đệ Lục đã cảnh báo một cách tiên tri trong Humanae Vitae, và việc cho phép phá thai, là những yếu tố chính trong việc lạm dụng tình dục phụ nữ đã được công chúng chú ý đến nhờ phong trào #MeToo; và tôi mời gọi các nhà nữ quyền suy nghĩ lại về việc họ ăn mừng việc tránh thai nhân tạo và phá thai trong lễ kỷ niệm lần thứ 50 này.
5. Tôi tin rằng “Thần học Thân xác” của Thánh Gioan Phaolô II đã cho Giáo Hội Công Giáo một công cụ đầy thuyết phục để giải thích cả những chân lý được dạy bởi Humanae Vitae lẫn sự bất hạnh gây ra bởi cuộc cách mạng tình dục.
6. Tôi cam kết cử mừng năm kỷ niệm này như một dịp để tôn vinh món quà Humanae Vitae và sử dụng công việc mục vụ của tôi để làm sâu sắc thêm những hiểu biết về đạo đức tình dục Công Giáo như một cử hành tôn vinh nhân phẩm và món quà cuộc sống.
12. Diễn từ mạnh mẽ và thẳng thắn về tự do tôn giáo của Phó tổng thống Mỹ trước 80 đại sứ các nước
Lúc 10h sáng ngày 26 tháng 7, tại Tòa Bạch Ốc, phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã có cuộc gặp gỡ với các vị đại sứ đại diện cho 80 quốc gia và một số các nạn nhân bị bách hại vì tự do tôn giáo. Tham dự trong cuộc gặp gỡ này cũng có Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Diễn từ rất dài của phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã bày tỏ những quan ngại về tình hình tự do tôn giáo ngày càng tồi tệ trên thế giới.
Khẳng định quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo, phó tổng thống Mike nói:
“Quyền tin hay không tin là quyền cơ bản nhất của tự do. Khi tự do tôn giáo bị phủ nhận hoặc phá hủy, chúng ta biết rằng các quyền tự do khác - tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và thậm chí cả các thể chế dân chủ - đều bị xói mòn.
Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do tôn giáo ngày hôm qua, hôm nay, và luôn mãi. Chúng tôi làm điều này bởi vì đó là điều đúng. Nhưng chúng tôi cũng làm điều này vì tự do tôn giáo có lợi cho hòa bình và an ninh của thế giới.”
Phê phán bọn cầm quyền các chế độ độc tài trên thế giới bóp nghẹt tự do tôn giáo, phó tổng thống Mike nhận xét rằng:
“Những quốc gia từ chối tự do tôn giáo nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan và oán giận trong lòng các công dân của họ. Họ gieo những hạt giống bạo hành bên trong biên giới của mình - là thứ bạo lực thường xuyên lan sang các nước láng giềng và toàn thế giới.
Và như lịch sử đã cho thấy quá nhiều lần, những người từ chối tự do tôn giáo cho chính người dân của họ cũng không ngần ngại chà đạp quyền của những dân tộc khác, và phá hoại an ninh và hòa bình trên toàn thế giới.”
Đề cập đến các nạn nhân bị bách hại vì niềm tin tôn giáo, phó tổng thống quan sát rằng:
“Các nạn nhân của các cuộc bách hại tôn giáo phải đối mặt với sự trừng phạt kinh tế. Họ cũng thường bị bắt và bị cầm tù. Họ là mục tiêu của bạo lực và khủng bố do nhà nước xách động. Và quá thường là những người có niềm tin đi ngược lại với những kẻ cai trị họ không chỉ phải đối mặt với sự bách hại mà thôi đâu nhưng còn là cái chết nữa.”
Ông Mike phê phán thẳng thắn nhiều quốc gia vi phạm tự do tôn giáo nhưng đặc biệt dành nhiều đoạn dài để nói về Nicaragua và Trung Quốc. Ông nói:
“Danh sách các kẻ vi phạm tự do tôn giáo rất dài; tội ác và sự áp bức của chúng kéo dài trên toàn thế giới chúng ta. Ở đây, trong bán cầu này của chính chúng ta, ở Nicaragua, chính phủ Daniel Ortega hầu như đang tiến hành một cuộc chiến chống lại Giáo Hội Công Giáo. Trong nhiều tháng qua, các giám mục Nicaragua đã tìm cách làm trung gian cho một cuộc đối thoại quốc gia sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bùng lên xuyên suốt đất nước hồi đầu năm nay. Nhưng đám côn đồ do chính phủ hậu thuẫn được trang bị dao phay, và thậm chí cả vũ khí hạng nặng, đã tấn công các giáo xứ và các nhà thờ, và cả các giám mục và linh mục cũng đã bị cảnh sát tấn công.
Hôm nay, hiện diện với chúng ta ở đây có Cha Raul Zamora, chủ chăn tại nhà thờ Lòng Chúa Thương Xót và là một anh hùng của đức tin. Tuần trước, chính phủ Ortega đã bao vây nhà thờ của ngài sau khi hơn 200 sinh viên tìm đến trú ẩn ở đó, và 2 sinh viên đã mất mạng. Họ gia nhập vào số hơn 350 người Nicaragua dũng cảm đã chết vì chính nghĩa tự do trong năm nay.
Hãy để tôi nói với cha, thưa cha: Lời cầu nguyện của chúng tôi tháp tùng với cha, và người dân Mỹ chúng tôi đứng về phía cha vì tự do tôn giáo và tự do ở Nicaragua.”
Sau tràng pháo tay dài của cử tọa, phó tổng thống Mike quay sang phê phán bọn cầm quyền Trung Quốc như sau:
“Xa hơn nữa, nhưng gần gũi với trái tim của chúng ta, cuộc đàn áp tôn giáo đang gia tăng cả về phạm vi lẫn quy mô ở quốc gia đông dân nhất thế giới, là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế hàng năm của Bộ Ngoại giao đã đánh dấu Trung Quốc là một nước vi phạm tự do tôn giáo kinh niên kể từ năm 1999. Cùng với các nhóm thiểu số tôn giáo khác, các tín hữu Phật Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo thường xuyên bị tấn công.
Hiện diện với chúng ta hôm nay là nhà sư Kusho Golog Jigme, một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng. Trong gần 70 năm qua, người Tây Tạng đã bị chính phủ Trung Quốc đàn áp tàn bạo. Nhà sư Kusho bị bỏ tù và tra tấn sau khi ông lên tiếng chống lại sự cai trị của Trung Quốc ở quê hương mình. Trong khi ông trốn thoát khỏi Trung Quốc, cuộc chiến của người dân Tây Tạng để có thể thực hành niềm tin tôn giáo của họ và bảo vệ nền văn hóa vẫn tiếp diễn. Với sư Kusho tôi muốn nói rằng chúng tôi được vinh danh bởi sự hiện diện của ngài và chúng tôi ngưỡng mộ lòng can đảm của ngài và chính nghĩa tự do của ngài.
Đáng buồn thay, ngay khi chúng ta đang nói, Bắc Kinh đang giam giữ hàng trăm ngàn, và có thể hàng triệu người Hồi giáo Tân Cương trong cái gọi là “các trại cải tạo”, nơi họ bị buộc phải chịu đựng việc nhồi sọ chính trị suốt ngày đêm nhằm làm cho họ phải từ bỏ niềm tin tôn giáo và bản sắc văn hóa của mình.”
Với giọng điệu ít gay gắt hơn, ông Mike cũng đề cập đến tình trạng tự do tôn giáo tồi tệ ở các quốc gia khác, đặc biệt là tại Trung Đông.
Đây có lẽ là lần đầu tiên Hoa Kỳ triệu tập đông đảo các vị đại sứ để chỉ trích thẳng thắn như thế về tình trạng tự do tôn giáo.
13. Các Giám Mục Nicaragua kêu gọi thế giới chú ý đến tình trạng vi phạm nhân quyền dã man tại quốc gia này
Tại thánh lễ phạt tạ tại nhà thờ Thánh Giacôbê Tông Đồ ở Jintotepe nơi đã bị bọn côn đồ nhà nước tấn công, hôi của và phạm thánh, Đức Hồng Y Leopoldo Brenes kêu gọi những người Công Giáo Nicaragua đừng ‘răng đền răng, mắt đền mắt’ với sự đàn áp bạo lực của bọn cầm quyền Ortega.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng giám mục thủ đô Managua đã phát biểu như trên hôm 25 tháng 7, cũng đúng vào ngày lễ kính Thánh Giacôbê Tông Đồ bổn mạng của giáo xứ. Nhà thờ đã bị bọn côn đồ trang bị dao phay, tiểu liên và cả các vũ khí hạng nặng tấn công và cướp bóc hai tuần trước đó.
Đức Hồng Y nói rằng “chúng ta có thể vượt qua sự thù hận với tình yêu mà Chúa Kitô ban cho mỗi người chúng ta”. Bài giảng của ngài, được đăng trong một bài tường thuật trên Facebook của tổng giáo phận, đã mô tả Thánh Lễ diễn ra thật xúc động và đầy nước mắt trước cảnh tan hoang của nhà thờ.
Trước cuộc tổng biểu tình vào ngày thứ Bảy 28 tháng 7, các Giám mục đã gửi một bức thư trực tiếp cho Ortega hôm thứ Tư. Mặc dù nội dung chính xác chưa được biết, nguồn tin từ Giáo Hội địa phương cho biết các Giám mục đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn của các ngài tiếp tục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Các Giám mục Nicaragua cũng nói rõ ràng rằng các ngài đứng về phía người dân và yêu cầu cộng đồng quốc tế chú ý đến những gì đang xảy ra tại Nicaragua.
Tại giáo xứ Jinotega nơi một nhà thờ bị tấn công và hôi của vào ngày 20 tháng Bảy, Đức Giám Mục Carlos Enrique Herrera khi an ủi các nạn nhân của bạo lực đã cho biết trong thư gởi cho Ortega, các giám mục của Nicaragua đã hỏi liệu hắn ta có thực sự muốn các giám mục tiếp tục làm trung gian hòa giải giữa chế độ Sandinista và phe đối lập hay không.
Hồi tháng Tư vừa qua, khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, Ortega đã mời các giám mục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Đây chỉ là một động tác giả để hắn ta có thời giờ điều động bọn công an Sandinista từ địa phương này sang địa phương khác cải trang thành côn đồ thân chính phủ.
Điều quân xong, Ortega phỉ báng các Giám Mục là “những kẻ mưu toan đảo chính” và sai bọn công an giả danh côn đồ tấn công các nhà thờ. Các linh mục và cả các Giám Mục cũng bị tấn công.
14. Căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Ankara chung quanh việc giam giữ Mục sư Andrew Brunson
Hôm thứ Năm 26 tháng 7, Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đã đe dọa áp đặt “những lệnh trừng phạt” nặng nề lên đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong khối NATO nếu nước này không trả tự do cho một mục sư người Mỹ hiện đang bị quản thúc tại gia.
Ông Trump nói “Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian dài vì họ giam giữ quá lâu Mục sư Andrew Brunson, một Kitô hữu vĩ đại, người cha gia đình và con người tuyệt vời”.
Tổng thống Hoa Kỳ nói thêm: “Ông ấy đang đau khổ rất nhiều. Nhân vật tôn giáo vô tội này phải được trả tự do ngay lập tức!”
Brunson, một mục sư Tin Lành Trưởng Lão quê ở North Carolina, đã bị bắt vào năm 2016 trong một cuộc đàn áp của chính phủ đối với các nhà báo, học giả và các nhóm dân tộc thiểu số theo sau một cuộc đảo chính bất thành.
Brunson được thả từ nhà tù vào hôm thứ Tư nhưng bị quản thúc tại gia và bị buộc phải đeo một thiết bị theo dõi điện tử.
Trong cuộc họp với 80 đại sứ các quốc gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 26 tháng 7, phó tổng thống Mike nói:
“Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không có hành động ngay lập tức để trả tự do cho người đàn ông này và gửi ông về nước Mỹ, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi nào Mục sư Andrew Brunson được tự do.”
“Và với Tổng thống Erdogan và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi có một thông điệp thay mặt cho Tổng thống Hoa Kỳ, trả tự do ngay cho Mục sư Andrew Brunson hoặc chuẩn bị để đối diện với những hậu quả!”
Đáp lại các mối đe dọa từ Washington, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói rằng đất nước ông sẽ “không bao giờ chịu khuất phục trước các mối đe dọa từ bất cứ ai”.
“Không ai có quyền ra lệnh cho Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước các mối đe dọa từ bất cứ ai. Luật pháp là dành cho tất cả mọi người; không có ngoại lệ.”
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 2/8/2018: Đức Hồng Y McCarrick của Hoa Kỳ từ chức Hồng Y.
VietCatholic Network
19:13 01/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Chiêm niệm và hành động phải đi đôi với nhau.
2- Ý nghĩa thiêng liêng và tôn giáo của Tấm Khăn liệm thành Turin.
3- Đức Thánh Cha tặng 10 ngàn euro giúp người dân Yemen tị nạn trên đảo Jeju, Nam Hàn.
4- Đức Thánh Cha bất ngờ đến thăm cụ bà bị bệnh nằm liệt giường ở Roma.
5- Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Sicilia để đưa Giáo Hội gần con người hơn.
6- Dòng Hiệp Sĩ Malta cùng đứng với Đức Thánh Cha Phanxcicô trong cuộc chiến chống lại tệ buôn người.
7- Người dân Gaza đang sống trong sợ hãi về một cuộc chiến tranh mới.
8- Các Giám mục Ấn Độ lên án đề nghị cấm bí tích giải tội tại nước này.
9- Đức Hồng Y McCarrick của Hoa Kỳ từ chức Hồng Y.
10- ĐTC chấp nhận đơn từ chức của Đức TGM Philip Wilson, Tổng Giám Mục Adelaide, Nam Úc.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Tình Chúa Đổi Mới Tình Con.
https://youtu.be/_tS04wW5M2o
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết