Phụng Vụ - Mục Vụ
Dạo đàn và tấu nhạc trong thánh lễ
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
08:23 05/08/2015
Dạo đàn và tấu nhạc là hai việc thường đi đôi với nhau trong các thánh lễ có hát vào các ngày Chúa Nhật hay Lễ Trọng. Trong các nhà thờ tại Việt Nam, dạo đàn thịnh hành hơn, vì tương đối đơn giản và không đòi hỏi nhiều. Một số bài hát của chúng ta thường có những khúc dạo đàn vắn gọn. Còn tấu nhạc thì phải nói là họa hiếm, vì đòi nhạc công phải biết đệm đàn theo đúng cách và chơi một nhạc cụ nào đó. Ngày trước thông dụng là đàn Harmonium và bây giờ là đàn organ, ghi ta, vĩ cầm.
Ở Việt Nam, giáo dân chưa quen nghe nhạc khí trong nhà thờ, trừ những thứ nhạc cụ nói trên. Còn tấu nhạc bằng đàn ống tức đại quản cầm hay dàn nhạc như tại các nhà thờ bên Au Mỹ thì chưa có.
Huấn thị Instructio de Musica sacra ban hành ngày 5.3.1967 số 65 viết :”Trong các lễ hát hoặc lễ đọc, có thể dùng đại quản cầm hoặc một nhạc khí nào khác đã được chính thức thừa nhận để đệm theo tiếng hát của ca đoàn và giáo dân. Có thể độc tấu nhạc trước khi linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ. Có thể áp dụng cùng một qui tắc đó, thích nghi cho hợp trong các buổi cử hành thiêng thánh khác.”
Độc tấu nhạc là điều thông thường đối với người ta, nhưng lại không thông thường đối với phần đông giáo dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là thay vì hát hết từ đầu đến cuối thì nên dành ra một đôi chỗ để độc tấu nhạc. Tấu nhạc ở đây không phải là nhằm làm cho vui tai hay chiều theo ý thích của những người sành nhạc mà chính là dùng âm thanh của nhạc cụ, nhất là đàn ống hay đại quản cầm để đưa tâm hồn tín hữu lên cùng Thiên Chúa mà kết hợp với Người.
Nếu có ai, vào một buổi chiều Chúa Nhật nào đó, đến nhà thờ Đức Bà Paris, để nghe các nhạc công chuyên nghiệp chơi những bản nhạc đạo của các nhạc sĩ trứ danh như Bach, Haendel, Mozart, Beethoven, Vivaldi, Monteverdi, Palestrina v.v… thì sẽ cảm được tác dụng của nhạc độc tấu trên tâm hồn người nghe. Văn thi hào Paul Claudel năm 1886, cuối thế kỷ XIX đã được cảm hóa trong một buổi tình cờ nghe hát Kinh Chiều tại nhà thờ Đức Bà Paris như vậy.
Vì thế, dù không có đàn ống đích thật và chưa có nhạc công chuyên nghiệp chơi đại quản cầm, nhưng chúng ta vẫn có thể tấu nhạc trong nhà thờ vào những lúc phụng vụ cho phép như đã trưng dẫn trong Huán Thị về Thánh Nhạc ở số 65. Tất nhiên không phải lúc nào trong những lúc đã kể cũng tấu nhạc, nhưng có thể chọn vài chỗ đặc biệt như lúc dâng lễ, lúc rước lễ. Riêng lúc dâng lễ, luật chữ đỏ nói rõ là ad libitum, nghĩa là hát cũng được mà không hát cũng được. Vậy có thể tấu nhạc vào lúc này. Tấu nhạc cũng phải có luật lệ của nó. Không phải tấu bất cứ lúc nào và bất cứ cách nào. Ngày trước khi các nhạc cụ phải dùng hạn chế trong các nhà thờ, như chỉ được dùng các thứ đàn dây và đàn Harmonium, tác giả Louis Raffy đã soạn ra năm tập nhạc để trình tấu vào lúc nhập lễ, dâng lễ, hiệp lễ và kết lễ. Nếu muốn, các nhạc công vẫn có thể dùng những tập nhạc đó, vì phần nhiều là những bản nhạc được công nhận là hay và có gá trị, hoặc các nhạc sĩ sáng tác ra các bài thánh ca để độc tấu.
Trong thánh lễ, luật chữ đỏ có nói đến sự yên lặng thánh (silentium sacrum) và ấn định nên áp dụng vào những lúc nào, như sau lời xướng của chủ tế “Chúng ta hãy cầu nguyện”. Chủ tế yên lặng để thu hợp các ý nguyện của giáo dân và giáo dân yên lặng để tập trung các ý nguyện của riêng mình để nhờ chủ tế dâng lên Chúa. Vì vậy, lời nguyện ở đây gọi là những điều được thâu tập (collecta). Còn những chỗ yên lặng khác trong thánh lễ như dâng lễ hay hiệp lễ là để giáo dân có một vài phút nội tâm hóa những lời đã nghe. Tấu nhạc trong những lúc đó có thể góp phần vào công việc này.
Cuối cùng, sau khi rước lễ là lúc linh hồn kết hợp với Chúa để cảm tạ Người đã đến viếng thăm và ngự trong linh hồn ta. Đây là lúc có thể tấu nhạc để gây hứng thú cho linh hồn đi sâu vào sự kết hợp.
Nói tóm lại, tấu nhạc hay nhạc hòa tấu trong thánh lễ là một hoạt động nghệ thuật tôn giáo cần được trau dồi và khuyến khích để tăng thêm phần long trọng và vẻ đẹp cho phận vụ thánh như ĐGH Phao-lô VI nói:”Thế giới chúng ta đang sông cần phải có cái đẹp để khỏi rơi vào thất vọng. Cái đẹp cũng như chân lý làm cho con người vui tươi phấn khởi.” (Thông điệp gửi các nghệ sĩ ngày 8.12.1965)
Ở Việt Nam, giáo dân chưa quen nghe nhạc khí trong nhà thờ, trừ những thứ nhạc cụ nói trên. Còn tấu nhạc bằng đàn ống tức đại quản cầm hay dàn nhạc như tại các nhà thờ bên Au Mỹ thì chưa có.
Huấn thị Instructio de Musica sacra ban hành ngày 5.3.1967 số 65 viết :”Trong các lễ hát hoặc lễ đọc, có thể dùng đại quản cầm hoặc một nhạc khí nào khác đã được chính thức thừa nhận để đệm theo tiếng hát của ca đoàn và giáo dân. Có thể độc tấu nhạc trước khi linh mục tới bàn thờ, lúc dâng lễ vật, trong khi rước lễ và lúc cuối lễ. Có thể áp dụng cùng một qui tắc đó, thích nghi cho hợp trong các buổi cử hành thiêng thánh khác.”
Độc tấu nhạc là điều thông thường đối với người ta, nhưng lại không thông thường đối với phần đông giáo dân Việt Nam. Điều này có nghĩa là thay vì hát hết từ đầu đến cuối thì nên dành ra một đôi chỗ để độc tấu nhạc. Tấu nhạc ở đây không phải là nhằm làm cho vui tai hay chiều theo ý thích của những người sành nhạc mà chính là dùng âm thanh của nhạc cụ, nhất là đàn ống hay đại quản cầm để đưa tâm hồn tín hữu lên cùng Thiên Chúa mà kết hợp với Người.
Nếu có ai, vào một buổi chiều Chúa Nhật nào đó, đến nhà thờ Đức Bà Paris, để nghe các nhạc công chuyên nghiệp chơi những bản nhạc đạo của các nhạc sĩ trứ danh như Bach, Haendel, Mozart, Beethoven, Vivaldi, Monteverdi, Palestrina v.v… thì sẽ cảm được tác dụng của nhạc độc tấu trên tâm hồn người nghe. Văn thi hào Paul Claudel năm 1886, cuối thế kỷ XIX đã được cảm hóa trong một buổi tình cờ nghe hát Kinh Chiều tại nhà thờ Đức Bà Paris như vậy.
Vì thế, dù không có đàn ống đích thật và chưa có nhạc công chuyên nghiệp chơi đại quản cầm, nhưng chúng ta vẫn có thể tấu nhạc trong nhà thờ vào những lúc phụng vụ cho phép như đã trưng dẫn trong Huán Thị về Thánh Nhạc ở số 65. Tất nhiên không phải lúc nào trong những lúc đã kể cũng tấu nhạc, nhưng có thể chọn vài chỗ đặc biệt như lúc dâng lễ, lúc rước lễ. Riêng lúc dâng lễ, luật chữ đỏ nói rõ là ad libitum, nghĩa là hát cũng được mà không hát cũng được. Vậy có thể tấu nhạc vào lúc này. Tấu nhạc cũng phải có luật lệ của nó. Không phải tấu bất cứ lúc nào và bất cứ cách nào. Ngày trước khi các nhạc cụ phải dùng hạn chế trong các nhà thờ, như chỉ được dùng các thứ đàn dây và đàn Harmonium, tác giả Louis Raffy đã soạn ra năm tập nhạc để trình tấu vào lúc nhập lễ, dâng lễ, hiệp lễ và kết lễ. Nếu muốn, các nhạc công vẫn có thể dùng những tập nhạc đó, vì phần nhiều là những bản nhạc được công nhận là hay và có gá trị, hoặc các nhạc sĩ sáng tác ra các bài thánh ca để độc tấu.
Trong thánh lễ, luật chữ đỏ có nói đến sự yên lặng thánh (silentium sacrum) và ấn định nên áp dụng vào những lúc nào, như sau lời xướng của chủ tế “Chúng ta hãy cầu nguyện”. Chủ tế yên lặng để thu hợp các ý nguyện của giáo dân và giáo dân yên lặng để tập trung các ý nguyện của riêng mình để nhờ chủ tế dâng lên Chúa. Vì vậy, lời nguyện ở đây gọi là những điều được thâu tập (collecta). Còn những chỗ yên lặng khác trong thánh lễ như dâng lễ hay hiệp lễ là để giáo dân có một vài phút nội tâm hóa những lời đã nghe. Tấu nhạc trong những lúc đó có thể góp phần vào công việc này.
Cuối cùng, sau khi rước lễ là lúc linh hồn kết hợp với Chúa để cảm tạ Người đã đến viếng thăm và ngự trong linh hồn ta. Đây là lúc có thể tấu nhạc để gây hứng thú cho linh hồn đi sâu vào sự kết hợp.
Nói tóm lại, tấu nhạc hay nhạc hòa tấu trong thánh lễ là một hoạt động nghệ thuật tôn giáo cần được trau dồi và khuyến khích để tăng thêm phần long trọng và vẻ đẹp cho phận vụ thánh như ĐGH Phao-lô VI nói:”Thế giới chúng ta đang sông cần phải có cái đẹp để khỏi rơi vào thất vọng. Cái đẹp cũng như chân lý làm cho con người vui tươi phấn khởi.” (Thông điệp gửi các nghệ sĩ ngày 8.12.1965)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:53 05/08/2015
KÊU THẲNG TÊN MẸ
Nước Tống có một người trí thức ba năm đi học tập ở nước ngoài, sau khi trở về thì kêu thẳng tên mẹ, bà mẹ hỏi anh ta học hành ra sao, mà lại kêu tên mẹ như thế.
Anh ta nói:
“Ở trên đời, này con chỉ sùng bái các hiền nhân, nếu không ai hơn được vua Nghiêu và vua Thuấn, thì con cũng kêu tên của họ ra. Ở trong vũ trụ, con cho rằng cái lớn nhất không gì vượt qua trời và đất, nhưng con cũng kêu tên của chúng nó. Bây giờ mẹ không tài giỏi, không sáng suốt như vua Nghiêu, vua Thuấn, cũng không vĩ đại như trời và đất, tại sao con không thể kêu tên mẹ ra chứ ?”
Bà mẹ nói:
“Theo như lời con nói thì tất cả những gì con đã học qua thì con đều có thể thực hành được, nếu là như thế, thì con nên cần phải đi thực hành gấp, sau đó thì đến đây kêu tên mẹ!”
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Cha mẹ là người sinh thành và dưỡng dục chúng ta, bổn phận tự nhiên của người làm con là phải thảo hiếu với các ngài, nói theo kiểu bình dân: trời sinh ra đã như thế.
Cha mẹ bỏ bê con cái, sinh con ra đem bỏ thùng rác kiến bò khắp mình, hoặc bỏ trước cổng bệnh viện để hy vọng ai đó có lòng nhân từ đem về nuôi… đó là việc làm trái ngược với tự nhiên và vô lương tâm; con cái mà chửi cha, mắng mẹ, đánh cha mẹ, giết cha mẹ là trái ngược với tự nhiên, là ác ôn côn đồ, đáng bị nguyền rủa.
Có người được cha mẹ cho đi học bên tây bên tàu, khi trở về nhà thì coi cha mẹ không ra gì, đối xử với cha mẹ và người thân cận y như là cha mẹ của cha mẹ không bằng: kiêu ngạo, phách, ba hoa chích choè… Nếu cha mẹ không nuôi nấng, không cho con đi học, không yêu thương chăm sóc thì thử hỏi lấy gì mà kiêu căng chứ ?
Vì vậy việc trước tiên mà con cái phải học và thực hành là thảo kính cha mẹ, vui vẻ với anh chị em, yêu thương và giúp đỡ mọi người, đó là việc làm hợp với lẽ tự nhiên và là lệnh truyền của Chúa vậy.
Càng học hành nhiều, càng đọc sách thánh hiền nhiều thì phải biết yêu thương và thảo kính cha mẹ, chứ không phải như thứ du côn kêu thẳng tên cha mẹ như là kẻ cấp dưới của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nước Tống có một người trí thức ba năm đi học tập ở nước ngoài, sau khi trở về thì kêu thẳng tên mẹ, bà mẹ hỏi anh ta học hành ra sao, mà lại kêu tên mẹ như thế.
Anh ta nói:
“Ở trên đời, này con chỉ sùng bái các hiền nhân, nếu không ai hơn được vua Nghiêu và vua Thuấn, thì con cũng kêu tên của họ ra. Ở trong vũ trụ, con cho rằng cái lớn nhất không gì vượt qua trời và đất, nhưng con cũng kêu tên của chúng nó. Bây giờ mẹ không tài giỏi, không sáng suốt như vua Nghiêu, vua Thuấn, cũng không vĩ đại như trời và đất, tại sao con không thể kêu tên mẹ ra chứ ?”
Bà mẹ nói:
“Theo như lời con nói thì tất cả những gì con đã học qua thì con đều có thể thực hành được, nếu là như thế, thì con nên cần phải đi thực hành gấp, sau đó thì đến đây kêu tên mẹ!”
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Cha mẹ là người sinh thành và dưỡng dục chúng ta, bổn phận tự nhiên của người làm con là phải thảo hiếu với các ngài, nói theo kiểu bình dân: trời sinh ra đã như thế.
Cha mẹ bỏ bê con cái, sinh con ra đem bỏ thùng rác kiến bò khắp mình, hoặc bỏ trước cổng bệnh viện để hy vọng ai đó có lòng nhân từ đem về nuôi… đó là việc làm trái ngược với tự nhiên và vô lương tâm; con cái mà chửi cha, mắng mẹ, đánh cha mẹ, giết cha mẹ là trái ngược với tự nhiên, là ác ôn côn đồ, đáng bị nguyền rủa.
Có người được cha mẹ cho đi học bên tây bên tàu, khi trở về nhà thì coi cha mẹ không ra gì, đối xử với cha mẹ và người thân cận y như là cha mẹ của cha mẹ không bằng: kiêu ngạo, phách, ba hoa chích choè… Nếu cha mẹ không nuôi nấng, không cho con đi học, không yêu thương chăm sóc thì thử hỏi lấy gì mà kiêu căng chứ ?
Vì vậy việc trước tiên mà con cái phải học và thực hành là thảo kính cha mẹ, vui vẻ với anh chị em, yêu thương và giúp đỡ mọi người, đó là việc làm hợp với lẽ tự nhiên và là lệnh truyền của Chúa vậy.
Càng học hành nhiều, càng đọc sách thánh hiền nhiều thì phải biết yêu thương và thảo kính cha mẹ, chứ không phải như thứ du côn kêu thẳng tên cha mẹ như là kẻ cấp dưới của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:04 05/08/2015
N2T |
46. Đức Mẹ Ma-ri-a là người phân phát các ân sủng; cứu viện của chúng ta nằm trong tay con đó. (Thánh Bernardus)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hôn nhân đồng tính và đường tới hạnh phúc
Vũ Van An
22:16 05/08/2015
Từ ngày 10 tới ngày 12 tháng Tám này, tại St John Inn ở Plymouth, Michigan, sẽ có một hội nghị với chủ đề “Chào Đón và Đồng Hành: Các Tiếp Cận Mục Vụ Đối Với Các Vấn Đề Đồng Tính”, dưới sự bảo trợ của Tổng Giáo Phận Detroit và Hiệp Hội Courage International.
Trong một cuộc phỏng vấn của Cha David Meconi, Dòng Tên, với Nữ Tiến Sĩ Janet E. Smith, Ph.D., giáo sư đạo đức học đời sống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit, người chủ trì hội nghị này, ta biết thêm nhiều điều hữu ích liên quan tới phán quyết mới nhất của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về hôn nhân đồng tính, đồng thời thái độ cần có đối với những người bị lôi cuốn bởi người đồng tính.
Nữ Tiến Sĩ Smith cho hay Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo cũng là người bảo trợ của hội nghị, và có khoảng 30 diễn giả sẽ lên tiếng trong hội nghị, trong đó có nhiều người nổi tiếng như Đức HY Collins từ Toronto, Đức TGM Vigneron từ Detroit, Ralph Martin, Mary Healy, Peter Herbeck, Teresa Tomeo, Jennifer Roback Morse, Cha John Riccardo, Bob Schuchts, Tiến Sĩ Tim Flanigan, Dan Mattson… nhằm đưa ra một nền nhân học Kitô Giáo vững mạnh. Hội nghị cũng sẽ đề cập tới các cách tiếp cận triết học theo luật tự nhiên và quan điểm nhân vị. Nhiều chứng từ cảm động và gợi hứng cũng được trình bầy bởi các nhân vật trước đây từng tích cực sinh hoạt đồng tính nhưng nay đã hoàn toàn từ bỏ lối sống này để theo con đường trong lành. Hội nghị cũng sẽ được nghe nhiều huấn đạo viên từng giúp những người đồng tính biết cách đương đầu với các thương tích do sự lôi cuốn đồng tính gây nên.
Các tài liệu của hội nghị sẽ được phổ biến qua hai phương tiện truyền thông sau đây: 1) cuốn “Living the Truth in Love: Pastoral Approaches to Same Sex Issues”, sẽ bao gồm phần lớn các bài tham luận và sẽ do Nhà Ignatius Press ấn hành; 2) các hình thức thính thị và video phổ biến qua trang mạng của Courage.
Người Công Giáo cũng yêu người đồng tính
Về chủ đề của hội nghị, Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng đây là âm vang những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng lên tiếng giảng dậy. Ngài muốn chúng ta phải bước vào liên hệ với những người ở bên lề. Dù việc cổ vũ các liên hệ đồng tính vốn được quảng bá trong mấy năm qua, hầu như người đồng tính nào cũng cho thấy những thời khắc lâu dài và đau đớn trong cuộc đời họ trong đó họ cảm thấy bị đẩy qua bên lề, bị hất hủi.
Theo bà, quả là lầm lẫn khi cho rằng người Công Giáo “bảo thủ” không yêu hay không muốn yêu người đồng tính. Giống mọi người khác, họ cũng có thành viên trong gia đình hay bè bạn sống với khuynh hướng lôi cuốn đồng tính, và muốn bày tỏ lòng yêu thương đối với những người này. Tuy nhiên, họ thường giữ một khoảng cách không thoái mái lắm với những người họ muốn yêu thương này chỉ vì họ không biết phải hành xử sao cho thích đáng. Một số sợ rằng tỏ bày bất cứ yêu thương hay âu yếm nào cũng sẽ bị giải thích sai là mình ủng hộ tác phong đồng tính, và không chịu làm chứng cho sự thật. Hội nghị này, theo bà, sẽ giúp người nào muốn bày tỏ lòng yêu thương với những ai đang sống với khuynh hướng đồng tính sẵn sàng làm thế và làm một cách thích đáng.
Tình yêu và sự thật
Về tựa đề cuốn Living the Truth in Love…, Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng có nhiều tình huống trên thế giới khiến người ta nghĩ rằng sự thật và tình yêu không tương hợp với nhau. Nhưng các Kitô hữu biết rằng xâm hại tới sự thật không hề là yêu thương. Chúng ta quan tâm không những tới “hạnh phúc” của người ta ở đời này, mà còn tới hạnh phúc đời đời của họ nữa. Chúa Kitô nói rất rõ rằng ta sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đời đời nếu không sống theo sự thật. Cuộc đời của Người chứng tỏ điều này: thách thức những người sống cuộc sống không tương hợp với sự thật là điều không dễ dàng: người ta rất dễ dàng bác bỏ những người nói sự thật, thậm chí thù ghét người nói sự thật, vì họ không muốn biết sự thật, vì biết sự thật họ phải thay đổi lối sống.
Hai đáp ứng thông thường đối với khó khăn tỏ lòng yêu thương, và đồng thời trung thành với sự thật là: một số người hoàn toàn bỏ qua việc nói sự thật để cố gắng làm yên lòng những người tỏ ra không muốn nghe sự thật. Kết quả, họ không nói sự thật cho những người tha thiết làm những điều ta biết chắc là có hại. Cha mẹ đem con gái của mình tới các bệnh xá phá thai, chẳng hạn, là điển hình của thái độ này. Ta ngờ rằng thái độ này cũng là thái độ đứng đàng sau phán quyết công nhận “hôn nhân” đồng tính của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Đáp ứng thứ hai là thẳng thừng đưa ra luận điểm mà mình nghĩ là có thể thuyết phục được người “hữu lý”. Nhưng Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng phương thức này hiếm khi thành công, cả đối với người cần biết sự thật lẫn người nói sự thật. Ai trong chúng ta muốn nói sự thật một cách hữu hiệu cần phải hết sức thận trọng trong việc khai triển và sử dụng các phương pháp thích đáng. Xây dựng mối liên hệ tin cậy mạnh mẽ với người khác hầu như lúc nào cũng là người tiền phong cần thiết cho việc chia sẻ trung thực các quan điểm tế nhị, nhất là khi người nghe cảm thấy bị quan điểm của người nói kết án. Và dù ta có trình bày sự thật cách mẫn cảm và đầy yêu thương như thế nào đi nữa, vẫn luôn có điều nguy hiểm này: người nghe sẽ phản ứng cách tiêu cực. Thành thử ta cần thận trọng trong vấn đề này, cần sẵn sàng tiếp tục sống liên hệ với người khác.
Tham vọng của hội nghị
Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, không thể bàn mọi khía cạnh của vấn đề đồng tính ở hội nghị này. Đây chỉ là bước đầu của việc biết cách đồng hành và chào đón những người có khuynh hướng đồng tính mà thôi. Muốn thế, lắng nghe kinh nghiệm của người đồng tính và những người thành công trong việc mục vụ họ là điều không thể miễn chước. Hội nghị cung cấp điều vừa nói. Thiết lập một cái hiểu chính xác về nhân học Kitô Giáo, về thuật ngữ Công Giáo, cũng là điều không thể không có được.
Hội nghị nhằm lôi cuốn số lượng người đông đảo với các kinh nghiệm đa dạng. Họ sẽ đàm đạo với nhau, chia sẻ với nhau, thách thức nhau, và học hỏi nhau. Hội nghị cũng hy vọng sẽ có nhiều người trẻ tham dự. Các thế hệ cao niên có rất nhiều điều để học hỏi từ thế hệ trẻ, là thế hệ kết thân dễ dàng với những người không dấu diếm gì khuynh hướng đồng tính của họ. Nhiều người thuộc các thế hệ cao niên không bao giờ có được mức thoải mái trong việc cư xử với người đồng tính, một phần vì người đồng tính thuộc thế hệ họ luôn cố gắng che dấu khuynh hướng của mình.
Nhờ lắng nghe, các thính giả sẽ được trang bị tốt hơn để chào đón và đồng hành với người đồng tính. Tuy nhiên, không hề có các công thức. Đạt được cái hiểu sâu sắc hơn đối với một nền nhân học Kitô Giáo chân chính, và đối với người có khuynh hướng đồng tính sẽ giúp những ai muốn trở thành bằng hữu tốt với người đồng tính sẵn sàng làm thế trong yêu thương và tôn trọng sự thật.
Thách thức của phán quyết công nhận “hôn nhân” đồng tính
Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, một trong các lý lẽ chính được đưa ra để công nhận quyền hiến định của “hôn nhân” đồng tính là niềm lo âu rằng những người không kết hôn chắc chắn sẽ phải sống một cuộc sống lẻ loi. Trong đoạn kết thúc vụ Obergefell v. Hodges, chánh án Kennedy nói rằng:
“Không kết hợp nào sâu xa hơn hôn nhân, vì sự kết hợp này hiện thân cho các lý tưởng cao cả nhất của tình yêu, của lòng chung thủy, của tận tụy, hy sinh, và của gia đình. Nhờ tạo lập sự kết hợp vợ chồng, hai con người trở nên một điều gì đó lớn hơn con người của họ trước đây. Như một số thỉnh nguyện viên trong các vụ án này chứng minh, hôn nhân hiện thân cho một tình yêu kéo dài sau cả cái chết. Sẽ là một hiểu lầm đối với những người đàn ông và đàn bà này nếu nói rằng họ không tôn trọng ý niệm hôn nhân. Lời biện hộ của họ cho thấy họ tôn trọng ý niệm này, tôn trọng nó cách sâu xa đến nỗi họ tìm cách thể hiện nó cách trọn vẹn cho chính họ. Họ hy vọng không bị kết án phải sống trong lẻ loi, bị loại ra ngoài một trong các định chế lâu đời nhất của văn minh. Họ yêu cầu địa vị bình đẳng trước pháp luật. Hiến Pháp ban cho họ quyền đó”.
Quả thực, Thiên Chúa đưa ra kế sách hôn nhân nhằm giải quyết điều mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “sự lẻ loi nguyên tổ” từng đánh dấu cuộc hiện sinh ban đầu của Ađam. Thánh GH Gioan Phaolô II dẫn khởi hạn từ “phu thê” (spousal) vào ý nghĩa thân xác, nhằm nói rằng bản chất thân xác ta là sống trong liên hệ với người khác. Thực vậy, ngài dạy rằng theo yếu tính nhân bản, ta là người để yêu và được yêu. Nhưng ngài không nghĩ rằng những người không kết hôn là những người buộc phải sống trong lẻ loi. Ngài không tin rằng hôn nhân trần thế là giải đáp trọn vẹn, hay là giải đáp duy nhất cho nhu cầu của con người muốn có mối liên hệ lâu bền, yêu thương và thân mật. Thực thế, ngài nói về hôn nhân như yếu tố “làm dịu sự lẻ loi hiện sinh của con người”, “làm dịu” chứ không “xóa sạch”. Ngay các cặp vợ chồng hạnh phúc nhất cũng không thấy hôn nhân loại bỏ được hết sự lẻ loi trong đời sống họ. Như Thánh Augustinô đã nói, “trái tim chúng con sẽ không thảnh thơi cho tới ngày được an ổn trong Chúa”.
Sự thật là tất cả chúng ta đều nhằm mục tiêu tìm hạnh phúc tối hậu trong mối liên hệ “phu thê” với Thiên Chúa, một sự thật Kitô Giáo mà rất ít Kitô hữu nắm được, dù một cách nhỏ nhoi. Đây là một sự thật tuyệt vời, lạ lùng, trái với lẽ thường. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã cổ vũ ý tưởng lầm lạc này: hạnh phúc của con người là một điều phải tìm ở đời này, và hôn nhân phải là thành phần của cuộc tìm kiếm này. Dù con số ly dị hết sức lớn lao hiện nay chứng tỏ rằng hôn nhân không phải là con đường chắc chắn nhất dẫn tới hạnh phúc, con số những người tái hôn và thậm chí đòi phải thừa nhận “hôn nhân” đồng tính cho thấy nền văn hóa hiện nay vẫn tin rằng con đường chắc chắn dẫn tới hạnh phúc là hôn nhân.
M. Scott Peck, trong cuốn The Road Less Travelled, bắt đầu bằng câu: “đời sống là điều khó khăn”. Những người đi tìm con đường dễ dãi, có bảo đảm dẫn tới hạnh phúc sẽ không tìm thấy nó trong hôn nhân hay bất cứ nơi nào khác. Điều làm cho hôn nhân thành nguồn hạnh phúc là nó đòi người ta phải rộng lượng, biết hy sinh, nhẫn nại, tự hiến thân, và biết tha thứ. Như bất cứ con người bán ý thức nào cũng thấy, hôn nhân là cách sống có tính thách thức hơn cả, chứ không hẳn là một đảm bảo có hạnh phúc.
Đàng khác, ta phải nhìn nhận rằng, sống trên đời, phần lớn người ta đều có thánh giá để vác, bất kể đó là bất ổn tài chánh, bị cái chết hay chính người thân yêu bỏ rơi, bị bệnh tâm thần hay ngoài thể xác, thiếu tự tin, bị kẻ thù hãm hại, bị ly gián, gánh nặng chăm sóc con cái, anh chị em hay cha mẹ bị lệ thuộc nghiêm trọng, v.v… Giữa những thánh giá này, hạnh phúc vẫn có thể tìm thấy và thực sự chỉ có thể tìm thấy ở những chỗ như thế.
Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, khuynh hướng đồng tính là thánh giá khó vác hơn cả. Nhưng nó không phải là một trở lực không thể vượt qua để tiến tới hạnh phúc, cũng không phải là bản án buộc ta phải sống lẻ loi. Những người có khuynh hướng đồng tính vẫn đáng yêu và có khả năng yêu thương triệt để. Hôn nhân không là điều đòi phải có, họ mới có khả năng yêu và được yêu. Trong nhiều nền văn hóa, kể cả nền văn hóa Tây Phương, nhiều người vẫn quyết định không kết hôn hay sống trong bất cứ liên hệ tính dục nào, nhiều người không kiếm được người thích hợp để yêu, nhiều người bị bỏ rơi, và sống không có bạn đời. Dù các cuộc sống như thế thường là đầy thách thức, nhưng những ai tìm cách vươn tay ra với người khác, xây dựng các mạng lưới hỗ trợ, cả cho đi lẫn nhận lãnh hỗ trợ, đều thấy đời sống họ phong phú và thoả mãn và, thực sự, được coi một cách chính đáng là hạnh phúc sâu xa. Có thể họ không bao giờ hy vọng tìm được hạnh phúc ở đó, nhưng thực tế, họ đã tìm thấy nó ở chính đó.
Thành thử, tất cả những điều trên có liên hệ chi tới phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ? Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, quyết định này trường cửu hóa điều gian dối sau: những ai không kết hôn chắc chắn không tìm thấy hạnh phúc, mà mãi mãi sống trong lẻ loi, cô đơn một cách đáng thương. Rất nhiều người dị tính tin sự gian dối này nên đã bước vào những cuộc hôn nhân chắc chắn sẽ thất bại. Những người có khuynh hướng đồng tính chắc chắn cũng theo gót chân những người này đi vào ngõ cụt.
Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng ta cần tìm ra các cách thế giúp người ta thấy ra rằng hạnh phúc của họ không hệ ở bất cứ bậc sống đặc thù nào, mà hệ ở việc sống cuộc sống hoàn toàn hiến thân. Tập chú vào những điều khác hơn là vào việc thoả mãn các nhu cầu của mình. Dĩ nhiên, không nên quên khuấy cả mình, nhưng nếu nghĩ rằng chỉ có một con đường tiến tới hạnh phúc thì quả là điều bế tắc.
Trong một cuộc phỏng vấn của Cha David Meconi, Dòng Tên, với Nữ Tiến Sĩ Janet E. Smith, Ph.D., giáo sư đạo đức học đời sống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit, người chủ trì hội nghị này, ta biết thêm nhiều điều hữu ích liên quan tới phán quyết mới nhất của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về hôn nhân đồng tính, đồng thời thái độ cần có đối với những người bị lôi cuốn bởi người đồng tính.
Nữ Tiến Sĩ Smith cho hay Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo cũng là người bảo trợ của hội nghị, và có khoảng 30 diễn giả sẽ lên tiếng trong hội nghị, trong đó có nhiều người nổi tiếng như Đức HY Collins từ Toronto, Đức TGM Vigneron từ Detroit, Ralph Martin, Mary Healy, Peter Herbeck, Teresa Tomeo, Jennifer Roback Morse, Cha John Riccardo, Bob Schuchts, Tiến Sĩ Tim Flanigan, Dan Mattson… nhằm đưa ra một nền nhân học Kitô Giáo vững mạnh. Hội nghị cũng sẽ đề cập tới các cách tiếp cận triết học theo luật tự nhiên và quan điểm nhân vị. Nhiều chứng từ cảm động và gợi hứng cũng được trình bầy bởi các nhân vật trước đây từng tích cực sinh hoạt đồng tính nhưng nay đã hoàn toàn từ bỏ lối sống này để theo con đường trong lành. Hội nghị cũng sẽ được nghe nhiều huấn đạo viên từng giúp những người đồng tính biết cách đương đầu với các thương tích do sự lôi cuốn đồng tính gây nên.
Các tài liệu của hội nghị sẽ được phổ biến qua hai phương tiện truyền thông sau đây: 1) cuốn “Living the Truth in Love: Pastoral Approaches to Same Sex Issues”, sẽ bao gồm phần lớn các bài tham luận và sẽ do Nhà Ignatius Press ấn hành; 2) các hình thức thính thị và video phổ biến qua trang mạng của Courage.
Người Công Giáo cũng yêu người đồng tính
Về chủ đề của hội nghị, Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng đây là âm vang những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng lên tiếng giảng dậy. Ngài muốn chúng ta phải bước vào liên hệ với những người ở bên lề. Dù việc cổ vũ các liên hệ đồng tính vốn được quảng bá trong mấy năm qua, hầu như người đồng tính nào cũng cho thấy những thời khắc lâu dài và đau đớn trong cuộc đời họ trong đó họ cảm thấy bị đẩy qua bên lề, bị hất hủi.
Theo bà, quả là lầm lẫn khi cho rằng người Công Giáo “bảo thủ” không yêu hay không muốn yêu người đồng tính. Giống mọi người khác, họ cũng có thành viên trong gia đình hay bè bạn sống với khuynh hướng lôi cuốn đồng tính, và muốn bày tỏ lòng yêu thương đối với những người này. Tuy nhiên, họ thường giữ một khoảng cách không thoái mái lắm với những người họ muốn yêu thương này chỉ vì họ không biết phải hành xử sao cho thích đáng. Một số sợ rằng tỏ bày bất cứ yêu thương hay âu yếm nào cũng sẽ bị giải thích sai là mình ủng hộ tác phong đồng tính, và không chịu làm chứng cho sự thật. Hội nghị này, theo bà, sẽ giúp người nào muốn bày tỏ lòng yêu thương với những ai đang sống với khuynh hướng đồng tính sẵn sàng làm thế và làm một cách thích đáng.
Tình yêu và sự thật
Về tựa đề cuốn Living the Truth in Love…, Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng có nhiều tình huống trên thế giới khiến người ta nghĩ rằng sự thật và tình yêu không tương hợp với nhau. Nhưng các Kitô hữu biết rằng xâm hại tới sự thật không hề là yêu thương. Chúng ta quan tâm không những tới “hạnh phúc” của người ta ở đời này, mà còn tới hạnh phúc đời đời của họ nữa. Chúa Kitô nói rất rõ rằng ta sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đời đời nếu không sống theo sự thật. Cuộc đời của Người chứng tỏ điều này: thách thức những người sống cuộc sống không tương hợp với sự thật là điều không dễ dàng: người ta rất dễ dàng bác bỏ những người nói sự thật, thậm chí thù ghét người nói sự thật, vì họ không muốn biết sự thật, vì biết sự thật họ phải thay đổi lối sống.
Hai đáp ứng thông thường đối với khó khăn tỏ lòng yêu thương, và đồng thời trung thành với sự thật là: một số người hoàn toàn bỏ qua việc nói sự thật để cố gắng làm yên lòng những người tỏ ra không muốn nghe sự thật. Kết quả, họ không nói sự thật cho những người tha thiết làm những điều ta biết chắc là có hại. Cha mẹ đem con gái của mình tới các bệnh xá phá thai, chẳng hạn, là điển hình của thái độ này. Ta ngờ rằng thái độ này cũng là thái độ đứng đàng sau phán quyết công nhận “hôn nhân” đồng tính của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Đáp ứng thứ hai là thẳng thừng đưa ra luận điểm mà mình nghĩ là có thể thuyết phục được người “hữu lý”. Nhưng Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng phương thức này hiếm khi thành công, cả đối với người cần biết sự thật lẫn người nói sự thật. Ai trong chúng ta muốn nói sự thật một cách hữu hiệu cần phải hết sức thận trọng trong việc khai triển và sử dụng các phương pháp thích đáng. Xây dựng mối liên hệ tin cậy mạnh mẽ với người khác hầu như lúc nào cũng là người tiền phong cần thiết cho việc chia sẻ trung thực các quan điểm tế nhị, nhất là khi người nghe cảm thấy bị quan điểm của người nói kết án. Và dù ta có trình bày sự thật cách mẫn cảm và đầy yêu thương như thế nào đi nữa, vẫn luôn có điều nguy hiểm này: người nghe sẽ phản ứng cách tiêu cực. Thành thử ta cần thận trọng trong vấn đề này, cần sẵn sàng tiếp tục sống liên hệ với người khác.
Tham vọng của hội nghị
Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, không thể bàn mọi khía cạnh của vấn đề đồng tính ở hội nghị này. Đây chỉ là bước đầu của việc biết cách đồng hành và chào đón những người có khuynh hướng đồng tính mà thôi. Muốn thế, lắng nghe kinh nghiệm của người đồng tính và những người thành công trong việc mục vụ họ là điều không thể miễn chước. Hội nghị cung cấp điều vừa nói. Thiết lập một cái hiểu chính xác về nhân học Kitô Giáo, về thuật ngữ Công Giáo, cũng là điều không thể không có được.
Hội nghị nhằm lôi cuốn số lượng người đông đảo với các kinh nghiệm đa dạng. Họ sẽ đàm đạo với nhau, chia sẻ với nhau, thách thức nhau, và học hỏi nhau. Hội nghị cũng hy vọng sẽ có nhiều người trẻ tham dự. Các thế hệ cao niên có rất nhiều điều để học hỏi từ thế hệ trẻ, là thế hệ kết thân dễ dàng với những người không dấu diếm gì khuynh hướng đồng tính của họ. Nhiều người thuộc các thế hệ cao niên không bao giờ có được mức thoải mái trong việc cư xử với người đồng tính, một phần vì người đồng tính thuộc thế hệ họ luôn cố gắng che dấu khuynh hướng của mình.
Nhờ lắng nghe, các thính giả sẽ được trang bị tốt hơn để chào đón và đồng hành với người đồng tính. Tuy nhiên, không hề có các công thức. Đạt được cái hiểu sâu sắc hơn đối với một nền nhân học Kitô Giáo chân chính, và đối với người có khuynh hướng đồng tính sẽ giúp những ai muốn trở thành bằng hữu tốt với người đồng tính sẵn sàng làm thế trong yêu thương và tôn trọng sự thật.
Thách thức của phán quyết công nhận “hôn nhân” đồng tính
Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, một trong các lý lẽ chính được đưa ra để công nhận quyền hiến định của “hôn nhân” đồng tính là niềm lo âu rằng những người không kết hôn chắc chắn sẽ phải sống một cuộc sống lẻ loi. Trong đoạn kết thúc vụ Obergefell v. Hodges, chánh án Kennedy nói rằng:
“Không kết hợp nào sâu xa hơn hôn nhân, vì sự kết hợp này hiện thân cho các lý tưởng cao cả nhất của tình yêu, của lòng chung thủy, của tận tụy, hy sinh, và của gia đình. Nhờ tạo lập sự kết hợp vợ chồng, hai con người trở nên một điều gì đó lớn hơn con người của họ trước đây. Như một số thỉnh nguyện viên trong các vụ án này chứng minh, hôn nhân hiện thân cho một tình yêu kéo dài sau cả cái chết. Sẽ là một hiểu lầm đối với những người đàn ông và đàn bà này nếu nói rằng họ không tôn trọng ý niệm hôn nhân. Lời biện hộ của họ cho thấy họ tôn trọng ý niệm này, tôn trọng nó cách sâu xa đến nỗi họ tìm cách thể hiện nó cách trọn vẹn cho chính họ. Họ hy vọng không bị kết án phải sống trong lẻ loi, bị loại ra ngoài một trong các định chế lâu đời nhất của văn minh. Họ yêu cầu địa vị bình đẳng trước pháp luật. Hiến Pháp ban cho họ quyền đó”.
Quả thực, Thiên Chúa đưa ra kế sách hôn nhân nhằm giải quyết điều mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “sự lẻ loi nguyên tổ” từng đánh dấu cuộc hiện sinh ban đầu của Ađam. Thánh GH Gioan Phaolô II dẫn khởi hạn từ “phu thê” (spousal) vào ý nghĩa thân xác, nhằm nói rằng bản chất thân xác ta là sống trong liên hệ với người khác. Thực vậy, ngài dạy rằng theo yếu tính nhân bản, ta là người để yêu và được yêu. Nhưng ngài không nghĩ rằng những người không kết hôn là những người buộc phải sống trong lẻ loi. Ngài không tin rằng hôn nhân trần thế là giải đáp trọn vẹn, hay là giải đáp duy nhất cho nhu cầu của con người muốn có mối liên hệ lâu bền, yêu thương và thân mật. Thực thế, ngài nói về hôn nhân như yếu tố “làm dịu sự lẻ loi hiện sinh của con người”, “làm dịu” chứ không “xóa sạch”. Ngay các cặp vợ chồng hạnh phúc nhất cũng không thấy hôn nhân loại bỏ được hết sự lẻ loi trong đời sống họ. Như Thánh Augustinô đã nói, “trái tim chúng con sẽ không thảnh thơi cho tới ngày được an ổn trong Chúa”.
Sự thật là tất cả chúng ta đều nhằm mục tiêu tìm hạnh phúc tối hậu trong mối liên hệ “phu thê” với Thiên Chúa, một sự thật Kitô Giáo mà rất ít Kitô hữu nắm được, dù một cách nhỏ nhoi. Đây là một sự thật tuyệt vời, lạ lùng, trái với lẽ thường. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã cổ vũ ý tưởng lầm lạc này: hạnh phúc của con người là một điều phải tìm ở đời này, và hôn nhân phải là thành phần của cuộc tìm kiếm này. Dù con số ly dị hết sức lớn lao hiện nay chứng tỏ rằng hôn nhân không phải là con đường chắc chắn nhất dẫn tới hạnh phúc, con số những người tái hôn và thậm chí đòi phải thừa nhận “hôn nhân” đồng tính cho thấy nền văn hóa hiện nay vẫn tin rằng con đường chắc chắn dẫn tới hạnh phúc là hôn nhân.
M. Scott Peck, trong cuốn The Road Less Travelled, bắt đầu bằng câu: “đời sống là điều khó khăn”. Những người đi tìm con đường dễ dãi, có bảo đảm dẫn tới hạnh phúc sẽ không tìm thấy nó trong hôn nhân hay bất cứ nơi nào khác. Điều làm cho hôn nhân thành nguồn hạnh phúc là nó đòi người ta phải rộng lượng, biết hy sinh, nhẫn nại, tự hiến thân, và biết tha thứ. Như bất cứ con người bán ý thức nào cũng thấy, hôn nhân là cách sống có tính thách thức hơn cả, chứ không hẳn là một đảm bảo có hạnh phúc.
Đàng khác, ta phải nhìn nhận rằng, sống trên đời, phần lớn người ta đều có thánh giá để vác, bất kể đó là bất ổn tài chánh, bị cái chết hay chính người thân yêu bỏ rơi, bị bệnh tâm thần hay ngoài thể xác, thiếu tự tin, bị kẻ thù hãm hại, bị ly gián, gánh nặng chăm sóc con cái, anh chị em hay cha mẹ bị lệ thuộc nghiêm trọng, v.v… Giữa những thánh giá này, hạnh phúc vẫn có thể tìm thấy và thực sự chỉ có thể tìm thấy ở những chỗ như thế.
Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, khuynh hướng đồng tính là thánh giá khó vác hơn cả. Nhưng nó không phải là một trở lực không thể vượt qua để tiến tới hạnh phúc, cũng không phải là bản án buộc ta phải sống lẻ loi. Những người có khuynh hướng đồng tính vẫn đáng yêu và có khả năng yêu thương triệt để. Hôn nhân không là điều đòi phải có, họ mới có khả năng yêu và được yêu. Trong nhiều nền văn hóa, kể cả nền văn hóa Tây Phương, nhiều người vẫn quyết định không kết hôn hay sống trong bất cứ liên hệ tính dục nào, nhiều người không kiếm được người thích hợp để yêu, nhiều người bị bỏ rơi, và sống không có bạn đời. Dù các cuộc sống như thế thường là đầy thách thức, nhưng những ai tìm cách vươn tay ra với người khác, xây dựng các mạng lưới hỗ trợ, cả cho đi lẫn nhận lãnh hỗ trợ, đều thấy đời sống họ phong phú và thoả mãn và, thực sự, được coi một cách chính đáng là hạnh phúc sâu xa. Có thể họ không bao giờ hy vọng tìm được hạnh phúc ở đó, nhưng thực tế, họ đã tìm thấy nó ở chính đó.
Thành thử, tất cả những điều trên có liên hệ chi tới phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ? Theo Nữ Tiến Sĩ Smith, quyết định này trường cửu hóa điều gian dối sau: những ai không kết hôn chắc chắn không tìm thấy hạnh phúc, mà mãi mãi sống trong lẻ loi, cô đơn một cách đáng thương. Rất nhiều người dị tính tin sự gian dối này nên đã bước vào những cuộc hôn nhân chắc chắn sẽ thất bại. Những người có khuynh hướng đồng tính chắc chắn cũng theo gót chân những người này đi vào ngõ cụt.
Nữ Tiến Sĩ Smith cho rằng ta cần tìm ra các cách thế giúp người ta thấy ra rằng hạnh phúc của họ không hệ ở bất cứ bậc sống đặc thù nào, mà hệ ở việc sống cuộc sống hoàn toàn hiến thân. Tập chú vào những điều khác hơn là vào việc thoả mãn các nhu cầu của mình. Dĩ nhiên, không nên quên khuấy cả mình, nhưng nếu nghĩ rằng chỉ có một con đường tiến tới hạnh phúc thì quả là điều bế tắc.
Các kitô hữu đã ly dị và tái hôn không bị dứt phép thông công
Linh Tiến Khải
10:19 05/08/2015
Các người đã ly dị và tái hôn không bị dứt phép thông công và tuyệt đối không bị đối xử như vậy: họ luôn là thành phần của Giáo Hội. Mọi kitô hữu và nhất là các gia đình kitô đều được mời gọi noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, cộng tác với Ngài để săn sóc các gia đình bị thương tích ấy, bằng cách đồng hành với họ trên con đường đức tin của cộng đoàn.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI. Mở dầu bài huấn dụ ĐTC nói: lần trước chúng ta đã đề cập đến các gia đình bị thương tích vì sự không hiểu biết của các cặp vợ chồng, hôm nay chúng ta chú ý tới một thực tại khác: đó là làm sao săn sóc họ, sau thất bại không thể chuyển đảo đuợc của mối dây hôn nhân họ đã tái lập gia đình. ĐTC nói:
Giáo Hội biết rõ rằng một tình trạng như thế trái ngược với Bí tích kitô. Tuy nhiên cái nhìn là thầy dậy của Giáo Hội luôn kín múc từ một con tim hiền mẫu; một con tim đuợc linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, luôn luôn kiếm tìm thiện ích và vẻ đẹp của con người. Vì thế Giáo Hội cảm thấy có bổn phận , “vì tình yêu đối với sự thật”, phải phân định các tình hình”. Thánh Gioan Phaolô II đã diễn tả như thế trong Tông huấn về Gia Đình “Familiaris consortio” (s. 84) bằng cách đưa ra thí dụ sự khác biệt giữa người chịu sự phân ly đối với người đã gây ra việc phân lý đó. Cần phải có sự phân định này.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Thế rồi nếu chúng ta cũng nhìn các môi dây liên kết mới này với con mắt của các đứa con nhỏ, và các trẻ nhỏ nhìn với con của trẻ em, chúng ta lại còn thấy hơn nữa sự cấp bách của việc phát triển trong các cộng đoàn của chúng ta một sự tiếp đón thực sự đối với những người sống các tình trạng này. Họ là những người đau khổ nhất, trong các tình trạng ấy.
Vì thế thật là quan trọng, kiểu sống, ngôn từ, các thái độ của cộng doàn luôn luôn chú ý tới các anh chị em này, bắt đầu từ các trẻ nhỏ. Ngoàỉ ra, làm sao chúng ta có thể nhắn nhủ các cha mẹ này làm tất cả nhũng gì có thể để giáo dục con cái họ sống đời kitô bằng cách nêu gương sống một đức tin xác tín và thực hành cho con cái họ, nếu chúng ta giữ họ xa cách với cuộc sống của cộng đoàn, như thể là họ bị dứt phép thông công? Phải làm sao để đừng chất thêm các gánh nặng khác trên các gánh nặng mà con cái đã phải mang trong các tình trạng này! Rất tiếc con số các trẻ em và người trẻ này thật là rất lớn. Thật quan trọng là chúng cảm nhận Giáo Hội như một bà mẹ chú ý tới tất cả mọi người, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và gặp gỡ.
Thật ra trong các thập niên này Giáo Hội dã không vô cảm cũng không lười biếng. Nhờ việc đào sâu nhiệm vụ của các Chủ Chăn, được các vị Tiền Nhiệm của tôi hướng dẫn và xác nhận, đã lớn lên rất nhiều ý thức cần phải có một sự tiếp đón huynh đệ, trong tình yêu thương đối với các tín hữu đã đuợc rửa tội đã thiết lập một cuộc sống chung mới sau thất bại của hôn nhân bí tích. Thật ra, các anh chị em này không bị dứt phép thông công, họ không bị dứt phép thông công, và tuyệt đối không bị đối xử như thế: họ luôn luôn là thành phần của Giáo Hội.
ĐTC Biển Đức XVI đã can thiệp vào vấn đề này, bằng cách khích lệ một sự phân định chú ý và một việc đồng hành mục vụ khôn ngoan, vì biết rằng không có các “thí dụ như đơn thuốc” (Diễn văn tại Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới lần thứ VII, Milano 2-6-2012, câu trả lời 5). Và ĐTC minh xác thêm thái độ Giáo Hội cần có như sau:
Từ đó có việc lập đi lập lại lời mời gọi các Chủ Chăn bầy tỏ công khai và trung thực sự sẵn sàng của cộng đoàn tiếp đón họ và khích lệ họ, để họ sống và luôn ngày càng phát triển sự tuỳ thuộc của họ vào Chúa Kitô và Giáo Hội bằng lời cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, tham dự phụng vụ, giáo dục con cái sống đời kitô, bác ái và phục vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.
Hình ảnh kinh thánh về vị Mục Tử Nhân Lành (Ga 10.11-18) tóm tắt sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận được từ Thiên Chúa Cha: đó là trao ban sự sống cho đoàn chiên. Thái độ đó cũng là một mô thức cho Giáo Hội, tiếp đón con cái mình như một bà mẹ ban sự sống mình cho chúng. “Giáo Hội được mời gọi luôn luôn là căn nhà rộng mở của Thiên Chúa Cha… Không có chuyện đóng cửa! Không có chuyện đóng cửa! Tất cả mọi người đều có thể tham dự trong một cách thức nào đó vào cuộc sống Giáo Hội, tất cả đều có thể là thành phần của cộng đoàn. Giáo Hội… là nhà cha, nơi có chỗ cho từng người với cuộc sống nhọc nhằn của mình” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, s. 47).
Cũng thế, tất cả mọi kitô hữu đều được mời gọi noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Nhất là các gia đình kitô có thể cộng tác vói Ngài bằng cách lo lắng cho các gia đình bị thương tích, bằng cách đồng hành với họ trong cuộc sống đức tin của cộng đoàn. Mỗi người hãy làm phần mình trong việc nhận lấy thái độ của Vị Mục Tử Nhân Lành, là Đấng biết từng con chiên một và không loại trừ con nào hết khỏi tình yêu thương vô biên của Ngai.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như từ các nước Nam Phi, Trung Quốc, và cầu mong chuyến viếng thăm Roma củng cố họ trong tình yêu đối với Chúa Kitô, đồng thời là các chứng nhân của Ngài đặc biệt cho các gia đình cảm thấy xa Giáo Hội.
Với các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC chào đặc biệt các nữ tu dòng thánh nữ Elidabét và tất cả những người sống đời thánh hiến, đang lợi dụng mùa hè để tĩnh tâm và đào sâu mối dây liên hệ với Chúa Kitô và dấn thân trong cộng đoàn Giáo Hội. Ngài xin Chúa Thánh Thần ban cho họ các ơn cần thiết cho sú mệnh họ đã nhận lãnh.
Với các nhóm hành hương Italia ĐTC đặc biệt chào các tham dự viên đại hội quốc tế giới trẻ hướng về Assisi, các bạn trẻ Đại nhạc hội dân gian các ca đoàn, hiệp hội liên đới với dân tộc Saharawi.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người nhớ hôm qua là lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả, nơi có tôn kính Ảnh Đức Bà là ơn cứu rỗi của dân Roma. Ngài nhắn nhủ người trẻ cầu khẩn Mẹ để cảm nhận được tình yêu dịu dàng của Mẹ; người đau yếu cầu xin Mẹ trong những lúc vác thập giá và khổ đau để được nâng đỡ; và các đôi tân hôn chiêm ngưỡng Mẹ như mô thức con đường của đời sống hôn nhân, tận hiến và chung thuỷ.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI. Mở dầu bài huấn dụ ĐTC nói: lần trước chúng ta đã đề cập đến các gia đình bị thương tích vì sự không hiểu biết của các cặp vợ chồng, hôm nay chúng ta chú ý tới một thực tại khác: đó là làm sao săn sóc họ, sau thất bại không thể chuyển đảo đuợc của mối dây hôn nhân họ đã tái lập gia đình. ĐTC nói:
Giáo Hội biết rõ rằng một tình trạng như thế trái ngược với Bí tích kitô. Tuy nhiên cái nhìn là thầy dậy của Giáo Hội luôn kín múc từ một con tim hiền mẫu; một con tim đuợc linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, luôn luôn kiếm tìm thiện ích và vẻ đẹp của con người. Vì thế Giáo Hội cảm thấy có bổn phận , “vì tình yêu đối với sự thật”, phải phân định các tình hình”. Thánh Gioan Phaolô II đã diễn tả như thế trong Tông huấn về Gia Đình “Familiaris consortio” (s. 84) bằng cách đưa ra thí dụ sự khác biệt giữa người chịu sự phân ly đối với người đã gây ra việc phân lý đó. Cần phải có sự phân định này.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Thế rồi nếu chúng ta cũng nhìn các môi dây liên kết mới này với con mắt của các đứa con nhỏ, và các trẻ nhỏ nhìn với con của trẻ em, chúng ta lại còn thấy hơn nữa sự cấp bách của việc phát triển trong các cộng đoàn của chúng ta một sự tiếp đón thực sự đối với những người sống các tình trạng này. Họ là những người đau khổ nhất, trong các tình trạng ấy.
Vì thế thật là quan trọng, kiểu sống, ngôn từ, các thái độ của cộng doàn luôn luôn chú ý tới các anh chị em này, bắt đầu từ các trẻ nhỏ. Ngoàỉ ra, làm sao chúng ta có thể nhắn nhủ các cha mẹ này làm tất cả nhũng gì có thể để giáo dục con cái họ sống đời kitô bằng cách nêu gương sống một đức tin xác tín và thực hành cho con cái họ, nếu chúng ta giữ họ xa cách với cuộc sống của cộng đoàn, như thể là họ bị dứt phép thông công? Phải làm sao để đừng chất thêm các gánh nặng khác trên các gánh nặng mà con cái đã phải mang trong các tình trạng này! Rất tiếc con số các trẻ em và người trẻ này thật là rất lớn. Thật quan trọng là chúng cảm nhận Giáo Hội như một bà mẹ chú ý tới tất cả mọi người, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và gặp gỡ.
Thật ra trong các thập niên này Giáo Hội dã không vô cảm cũng không lười biếng. Nhờ việc đào sâu nhiệm vụ của các Chủ Chăn, được các vị Tiền Nhiệm của tôi hướng dẫn và xác nhận, đã lớn lên rất nhiều ý thức cần phải có một sự tiếp đón huynh đệ, trong tình yêu thương đối với các tín hữu đã đuợc rửa tội đã thiết lập một cuộc sống chung mới sau thất bại của hôn nhân bí tích. Thật ra, các anh chị em này không bị dứt phép thông công, họ không bị dứt phép thông công, và tuyệt đối không bị đối xử như thế: họ luôn luôn là thành phần của Giáo Hội.
ĐTC Biển Đức XVI đã can thiệp vào vấn đề này, bằng cách khích lệ một sự phân định chú ý và một việc đồng hành mục vụ khôn ngoan, vì biết rằng không có các “thí dụ như đơn thuốc” (Diễn văn tại Cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới lần thứ VII, Milano 2-6-2012, câu trả lời 5). Và ĐTC minh xác thêm thái độ Giáo Hội cần có như sau:
Từ đó có việc lập đi lập lại lời mời gọi các Chủ Chăn bầy tỏ công khai và trung thực sự sẵn sàng của cộng đoàn tiếp đón họ và khích lệ họ, để họ sống và luôn ngày càng phát triển sự tuỳ thuộc của họ vào Chúa Kitô và Giáo Hội bằng lời cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, tham dự phụng vụ, giáo dục con cái sống đời kitô, bác ái và phục vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.
Hình ảnh kinh thánh về vị Mục Tử Nhân Lành (Ga 10.11-18) tóm tắt sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận được từ Thiên Chúa Cha: đó là trao ban sự sống cho đoàn chiên. Thái độ đó cũng là một mô thức cho Giáo Hội, tiếp đón con cái mình như một bà mẹ ban sự sống mình cho chúng. “Giáo Hội được mời gọi luôn luôn là căn nhà rộng mở của Thiên Chúa Cha… Không có chuyện đóng cửa! Không có chuyện đóng cửa! Tất cả mọi người đều có thể tham dự trong một cách thức nào đó vào cuộc sống Giáo Hội, tất cả đều có thể là thành phần của cộng đoàn. Giáo Hội… là nhà cha, nơi có chỗ cho từng người với cuộc sống nhọc nhằn của mình” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, s. 47).
Cũng thế, tất cả mọi kitô hữu đều được mời gọi noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Nhất là các gia đình kitô có thể cộng tác vói Ngài bằng cách lo lắng cho các gia đình bị thương tích, bằng cách đồng hành với họ trong cuộc sống đức tin của cộng đoàn. Mỗi người hãy làm phần mình trong việc nhận lấy thái độ của Vị Mục Tử Nhân Lành, là Đấng biết từng con chiên một và không loại trừ con nào hết khỏi tình yêu thương vô biên của Ngai.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu cũng như từ các nước Nam Phi, Trung Quốc, và cầu mong chuyến viếng thăm Roma củng cố họ trong tình yêu đối với Chúa Kitô, đồng thời là các chứng nhân của Ngài đặc biệt cho các gia đình cảm thấy xa Giáo Hội.
Với các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC chào đặc biệt các nữ tu dòng thánh nữ Elidabét và tất cả những người sống đời thánh hiến, đang lợi dụng mùa hè để tĩnh tâm và đào sâu mối dây liên hệ với Chúa Kitô và dấn thân trong cộng đoàn Giáo Hội. Ngài xin Chúa Thánh Thần ban cho họ các ơn cần thiết cho sú mệnh họ đã nhận lãnh.
Với các nhóm hành hương Italia ĐTC đặc biệt chào các tham dự viên đại hội quốc tế giới trẻ hướng về Assisi, các bạn trẻ Đại nhạc hội dân gian các ca đoàn, hiệp hội liên đới với dân tộc Saharawi.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người nhớ hôm qua là lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả, nơi có tôn kính Ảnh Đức Bà là ơn cứu rỗi của dân Roma. Ngài nhắn nhủ người trẻ cầu khẩn Mẹ để cảm nhận được tình yêu dịu dàng của Mẹ; người đau yếu cầu xin Mẹ trong những lúc vác thập giá và khổ đau để được nâng đỡ; và các đôi tân hôn chiêm ngưỡng Mẹ như mô thức con đường của đời sống hôn nhân, tận hiến và chung thuỷ.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Mueller, Bộ giáo lý đức tin
Lm. Trần Đức Anh OP
13:39 05/08/2015
ROMA. ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, tuyên bố rằng Thượng HĐGM thế giới vào tháng 10 tới đây cần tìm những con đường mục vụ giúp những người ở trong tình cảnh gia đình khó khăn.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Đức và được báo chí Italia truyền đi ngày 3-8 vừa qua, ĐHY Mueller nói: ”Thượng HĐGM thế giới sắp tới về gia đình cần tìm được những con đường mục vụ để hội nhập mạnh mẽ hơn vào cộng đồng Giáo Hội những người ở trong tình cảnh gia đình khó khăn, mà không hề coi nhẹ lời Chúa Giêsu và giáo huấn của Hội Thánh rút ra từ đó”. ĐHY đặc biệt ám chỉ đến những người ly dị tái hôn dân sự, và những người sống chung không kết hôn.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, cũng nhắc đến cuộc viếng thăm hồi tháng 7 vừa qua tại Mỹ châu la tinh và nhận xét rằng cuộc viếng thăm này chứng tỏ ”Giáo Hội phải dân thân cho một nền thần học giải phóng chân chính, một nền thần học không chiều theo ý thức hệ nào, nhưng tìm kiếm thiện ích của con người và xã hội”.
Về cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và những người Công Giáo thủ cựu thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10, ĐHY cho biết không có gì mới mẻ. ĐTC mong muốn rằng vấn đề này được xử lý một cách kiên trì và kiên nhẫn, để kiến tạo một ”tiền đề đạo lý” mà Huynh đoàn thánh Piô 10 cần chấp nhận để có thể hòa giải thực sự với Giáo Hội Công Giáo. Trong những tháng gần đây đã có những cuộc gặp gỡ giữa hai bên, giúp củng cố sự tín nhiệm lẫn nhau.
Cho đến nay, Tòa Thánh vẫn yêu cầu Huynh đoàn thánh Piô 10 chấp nhận đạo lý của Công đồng chung Vatican 2 như điều kiện để có thể được hòa giải với Giáo Hội Công Giáo mà họ ly khai từ cuối tháng 6 năm 1988, sau khi Đức Cố TGM Lefebvre truyền chức 4 GM mà không có sự ủy nhiệm của ĐGH.
Mặt khác về công việc của Ủy ban Tòa Thánh điều tra về những vụ gọi là Đức Mẹ hiện ra từ 3 thập niên ở Medjugorje thuộc Cộng hòa Bosni Erzegovine, ĐHY Mueller nói rằng kết quả điều tra của Ủy ban đặc nhiệm do ĐHY Camillo Ruini làm chủ tịch, sẽ được Bộ giáo lý đức tin cứu xét trong khóa họp thường lệ vào mùa thu tới đây.
Ủy ban này gồm các HY và thần học gia do ĐGH Biển Đức 16 thành lập và đã làm việc từ tháng 3 năm 2010 đến đầu năm 2014. Sau khi cứu xét, Bộ giáo lý đức tin sẽ đệ trình lên ĐTC các nhận xét và đề nghị để ngài quyết định (Apic 4-8-2015)
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Đức và được báo chí Italia truyền đi ngày 3-8 vừa qua, ĐHY Mueller nói: ”Thượng HĐGM thế giới sắp tới về gia đình cần tìm được những con đường mục vụ để hội nhập mạnh mẽ hơn vào cộng đồng Giáo Hội những người ở trong tình cảnh gia đình khó khăn, mà không hề coi nhẹ lời Chúa Giêsu và giáo huấn của Hội Thánh rút ra từ đó”. ĐHY đặc biệt ám chỉ đến những người ly dị tái hôn dân sự, và những người sống chung không kết hôn.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, cũng nhắc đến cuộc viếng thăm hồi tháng 7 vừa qua tại Mỹ châu la tinh và nhận xét rằng cuộc viếng thăm này chứng tỏ ”Giáo Hội phải dân thân cho một nền thần học giải phóng chân chính, một nền thần học không chiều theo ý thức hệ nào, nhưng tìm kiếm thiện ích của con người và xã hội”.
Về cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và những người Công Giáo thủ cựu thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10, ĐHY cho biết không có gì mới mẻ. ĐTC mong muốn rằng vấn đề này được xử lý một cách kiên trì và kiên nhẫn, để kiến tạo một ”tiền đề đạo lý” mà Huynh đoàn thánh Piô 10 cần chấp nhận để có thể hòa giải thực sự với Giáo Hội Công Giáo. Trong những tháng gần đây đã có những cuộc gặp gỡ giữa hai bên, giúp củng cố sự tín nhiệm lẫn nhau.
Cho đến nay, Tòa Thánh vẫn yêu cầu Huynh đoàn thánh Piô 10 chấp nhận đạo lý của Công đồng chung Vatican 2 như điều kiện để có thể được hòa giải với Giáo Hội Công Giáo mà họ ly khai từ cuối tháng 6 năm 1988, sau khi Đức Cố TGM Lefebvre truyền chức 4 GM mà không có sự ủy nhiệm của ĐGH.
Mặt khác về công việc của Ủy ban Tòa Thánh điều tra về những vụ gọi là Đức Mẹ hiện ra từ 3 thập niên ở Medjugorje thuộc Cộng hòa Bosni Erzegovine, ĐHY Mueller nói rằng kết quả điều tra của Ủy ban đặc nhiệm do ĐHY Camillo Ruini làm chủ tịch, sẽ được Bộ giáo lý đức tin cứu xét trong khóa họp thường lệ vào mùa thu tới đây.
Ủy ban này gồm các HY và thần học gia do ĐGH Biển Đức 16 thành lập và đã làm việc từ tháng 3 năm 2010 đến đầu năm 2014. Sau khi cứu xét, Bộ giáo lý đức tin sẽ đệ trình lên ĐTC các nhận xét và đề nghị để ngài quyết định (Apic 4-8-2015)
Top Stories
Severe crackdown in China on church crosses draws backlash
Didi Tang/ AP
11:10 05/08/2015
LOWER DAFEI VILLAGE, China (AP) — About a dozen Catholics wept and sang hymns outside their church as a man climbed to the top of the building and sliced off its steel cross with a cutting torch. It toppled with a thud.
"Aren't you ashamed of what you have done?" a teary woman yelled at the more than 100 security guards, who along with police and government workers kept the parishioners of Lower Dafei Catholic Church from protecting the symbol of their faith. The guards, who stood with shields and batons in the sun for nearly two hours, looked indifferent.
"Doesn't the government give us the right to religious freedom? Why are they taking down our symbol without any explanation?" another parishioner said hours earlier, as government workers arrived to build the scaffolding to reach the cross.
"We have violated no law. We do not oppose the government," said the parishioner, who gave his name only as Chen for fear of retaliation from authorities. "We have been good, law-abiding citizens."
Authorities in southeastern Zhejiang province are believed to be under a two-month deadline to remove crosses from the spires, vaults, roofs and wall arches of the 4,000 or so churches that dot the landscape of this economically thriving region.
In a rare move, even China's semiofficial Christian associations — which are supposed to ensure the ruling Communist Party's control over Protestant and Catholic groups — have denounced the campaign as unconstitutional and humiliating. They have warned that it could risk turning the faithful into enemies of the party.
The campaign is believed to be the will of President and Communist Party leader Xi Jinping, whose administration has launched the most severe crackdown in decades on social forces that might challenge the monopoly of the party's rule.
But Yang Fenggang, an expert on China's religions at Purdue University, said the party may have miscalculated and could be creating the very instability it is trying to avoid.
"The crackdown has alienated the Christians in China, who are otherwise law-abiding citizens," Yang said.
He said the campaign to assert state power over officially sanctioned churches has been ordered by the central government and is likely being carried out as a kind of experiment in Zhejiang, where the provincial party chief, Xia Baolong, is a trusted ally of Xi.
The massive campaign comes one year after the provincial leadership ordered the razing of several churches and hundreds of rooftop crosses deemed to be illegal structures. This summer, Zhejiang banned rooftop crosses altogether. Despite criticism that the new rule violates China's constitutional right of religious freedom, local enforcers are sending demolition crews to virtually all the province's churches.
They have met with resistance. Parishioners have kept vigils and tried to block entrances to church grounds with cargo trucks, and many churches have re-erected crosses in defiance.
Since Xi came into power in late 2012, Beijing has hushed voices critical of its policies and practices in China's social media, locked up members of the New Citizens Movement who had called for greater government accountability, and, most recently, rounded up rights lawyers who insist China's law must be followed to the letter and applied equally to the people and the state.
"The authorities are especially worried that those with religious beliefs have a strong sense of identity and belonging, which can translate into huge social forces," said Zhao Chu, an independent commentator.
In targeting Christians, the party is going after a group possibly bigger than itself. Yang said Christians probably number close to 100 million after more than three decades of rapid growth, though official figures are much lower. The Communist Party has nearly 88 million members.
In a troubling sign for the party, a sizable portion of its nominally atheist membership holds Christian, Buddhist, Muslim or other beliefs. The party is worried that religion — especially versions of Christianity rooted in the West — could subvert its rule.
The party tried to wipe out religion altogether during the ideological fervor of the Cultural Revolution of the 1960s and 1970s, but later restored the right to worship. In ensuing decades, religious participation has grown as people seek to fill a spiritual void.
Still, Beijing retains tight controls over all religious groups, requiring them to register with the state or be labeled illegal. It claims the exclusive right to appoint Catholic bishops within China, instead of the Vatican.
In the western regions of Tibet and Xinjiang, where Buddhist and Islamic beliefs mingle with ethnic identities, the government also has sought to curb some of the visible symbols of faith, including beards and veils, and installed surveillance cameras in and around monasteries and mosques.
The rules Zhejiang adopted in early July say crosses should be wholly affixed to a building facade and be no more than one-tenth of the facade's height. No rationale has been provided, and the provincial government did not respond to an Associated Press request for an interview.
The Catholic Patriotic Association of Zhejiang has said it is illegal to remove crosses from properly registered churches. The Christian Association of Zhejiang warned the act has caused animosity toward the ruling party. Both groups called for an immediate halt.
Yang said the rare open opposition from the government-sanctioned Christian associations, which serve as liaisons between the authorities and rank-and-file Christians, means the authorities could lose this important conduit. "Now this bridge has been burned," he said.
Fear, frustration and fury are probably most palpable in the municipality of Wenzhou, tucked between China's eastern coastline and rugged mountain ranges. With its 2,000 or so churches, Wenzhou, home to 9 million people, is as well-known as a bastion of Christianity as it is for its gritty entrepreneurship.
Almost every township has its own claim to a line of products — whether it be buttons, shoe soles, pet products or children's toys. Almost every village has a church or two, joining the landscape of rice paddies, farmhouses and factories.
Zhu Libin, president of the Wenzhou Christian Association, is torn between fellow Christians, who want him to speak on their behalf, and local authorities, who want him to persuade churches to comply.
"As a Christian, I want to see the cross lifted as high as possible, but as a citizen of China, I have to follow the rule when asked," he said in an interview at his downtown Wenzhou office.
When asked to comment on the continuing cross removals, he stood up and walked out. Moments later, he returned but refused to answer.
Zhu Weifang, an officially appointed bishop, declined to be interviewed, but he and two dozen other Catholic officials and priests signed a strongly worded letter calling the new rules unlawful.
"The more (authorities) suppress the call for justice, the more it shows they are faced with severe social crisis, that they have little confidence in their ability to rule, and that they are incompetent in dealing with issues," said the letter, which urges parishioners to "fight by law of reason to defend our very basic right to our religion."
In village churches, Protestants and Catholics are defying orders to remove crosses on their own and keeping around-the-clock vigils in slim hopes of holding off demolition crews. Many have defiantly re-erected the crosses.
Tears welled in the eyes of Tu Shouzhe when he recalled how authorities forcibly removed the cross from his Protestant church in the village of Muyang on a hot, humid summer afternoon.
In this July 30, 2015 photo, parishioners pray as security guards stand in the courtyard of the Lowe … "It was a surprise attack. We did not let them in, but they broke in by cutting off the lock. We demanded paperwork, but they showed us none. They cordoned us away from the church," Tu said. "They had 60-70 people. We had just about a dozen or so. Everyone was crying. Our hearts ached. We felt powerless to resist, and only prayed and sang hymns."
In the Zhejiang city of Jinhua, two pastors from the official Jinhua City Christian Church have been detained on suspicion of corruption after the two refused to remove the rooftop cross from a newly-built sanctuary, lawyer Liu Weiguo said Wednesday.
In Lower Dafei Village, the demolition crew descended one morning last week, but soon realized it could not scale the spire to get to the cross. They returned in the afternoon with poles for scaffolding and a cutting torch. Officials barred a photographer and videojournalist from the AP from documenting the demolition, but another reporter was present, apparently the first news media to capture images of such a cross removal.
One parishioner sat in the narrow entrance to the church grounds, trying to block the intruders, but was ordered to leave. He never spoke a word but kept his eyes on the cross and prayed silently.
As several men built the scaffolding, parishioners' tearful singing echoed over the church grounds: "He uses the love of the cross, the cross, to conquer the man."
(Source: https://news.yahoo.com/severe-crackdown-china-church-crosses-draws-backlash-051713909.html)
"Doesn't the government give us the right to religious freedom? Why are they taking down our symbol without any explanation?" another parishioner said hours earlier, as government workers arrived to build the scaffolding to reach the cross.
"We have violated no law. We do not oppose the government," said the parishioner, who gave his name only as Chen for fear of retaliation from authorities. "We have been good, law-abiding citizens."
Authorities in southeastern Zhejiang province are believed to be under a two-month deadline to remove crosses from the spires, vaults, roofs and wall arches of the 4,000 or so churches that dot the landscape of this economically thriving region.
In a rare move, even China's semiofficial Christian associations — which are supposed to ensure the ruling Communist Party's control over Protestant and Catholic groups — have denounced the campaign as unconstitutional and humiliating. They have warned that it could risk turning the faithful into enemies of the party.
The campaign is believed to be the will of President and Communist Party leader Xi Jinping, whose administration has launched the most severe crackdown in decades on social forces that might challenge the monopoly of the party's rule.
But Yang Fenggang, an expert on China's religions at Purdue University, said the party may have miscalculated and could be creating the very instability it is trying to avoid.
"The crackdown has alienated the Christians in China, who are otherwise law-abiding citizens," Yang said.
He said the campaign to assert state power over officially sanctioned churches has been ordered by the central government and is likely being carried out as a kind of experiment in Zhejiang, where the provincial party chief, Xia Baolong, is a trusted ally of Xi.
The massive campaign comes one year after the provincial leadership ordered the razing of several churches and hundreds of rooftop crosses deemed to be illegal structures. This summer, Zhejiang banned rooftop crosses altogether. Despite criticism that the new rule violates China's constitutional right of religious freedom, local enforcers are sending demolition crews to virtually all the province's churches.
They have met with resistance. Parishioners have kept vigils and tried to block entrances to church grounds with cargo trucks, and many churches have re-erected crosses in defiance.
Since Xi came into power in late 2012, Beijing has hushed voices critical of its policies and practices in China's social media, locked up members of the New Citizens Movement who had called for greater government accountability, and, most recently, rounded up rights lawyers who insist China's law must be followed to the letter and applied equally to the people and the state.
"The authorities are especially worried that those with religious beliefs have a strong sense of identity and belonging, which can translate into huge social forces," said Zhao Chu, an independent commentator.
In targeting Christians, the party is going after a group possibly bigger than itself. Yang said Christians probably number close to 100 million after more than three decades of rapid growth, though official figures are much lower. The Communist Party has nearly 88 million members.
In a troubling sign for the party, a sizable portion of its nominally atheist membership holds Christian, Buddhist, Muslim or other beliefs. The party is worried that religion — especially versions of Christianity rooted in the West — could subvert its rule.
The party tried to wipe out religion altogether during the ideological fervor of the Cultural Revolution of the 1960s and 1970s, but later restored the right to worship. In ensuing decades, religious participation has grown as people seek to fill a spiritual void.
Still, Beijing retains tight controls over all religious groups, requiring them to register with the state or be labeled illegal. It claims the exclusive right to appoint Catholic bishops within China, instead of the Vatican.
In the western regions of Tibet and Xinjiang, where Buddhist and Islamic beliefs mingle with ethnic identities, the government also has sought to curb some of the visible symbols of faith, including beards and veils, and installed surveillance cameras in and around monasteries and mosques.
The rules Zhejiang adopted in early July say crosses should be wholly affixed to a building facade and be no more than one-tenth of the facade's height. No rationale has been provided, and the provincial government did not respond to an Associated Press request for an interview.
The Catholic Patriotic Association of Zhejiang has said it is illegal to remove crosses from properly registered churches. The Christian Association of Zhejiang warned the act has caused animosity toward the ruling party. Both groups called for an immediate halt.
Yang said the rare open opposition from the government-sanctioned Christian associations, which serve as liaisons between the authorities and rank-and-file Christians, means the authorities could lose this important conduit. "Now this bridge has been burned," he said.
Fear, frustration and fury are probably most palpable in the municipality of Wenzhou, tucked between China's eastern coastline and rugged mountain ranges. With its 2,000 or so churches, Wenzhou, home to 9 million people, is as well-known as a bastion of Christianity as it is for its gritty entrepreneurship.
Almost every township has its own claim to a line of products — whether it be buttons, shoe soles, pet products or children's toys. Almost every village has a church or two, joining the landscape of rice paddies, farmhouses and factories.
Zhu Libin, president of the Wenzhou Christian Association, is torn between fellow Christians, who want him to speak on their behalf, and local authorities, who want him to persuade churches to comply.
"As a Christian, I want to see the cross lifted as high as possible, but as a citizen of China, I have to follow the rule when asked," he said in an interview at his downtown Wenzhou office.
When asked to comment on the continuing cross removals, he stood up and walked out. Moments later, he returned but refused to answer.
Zhu Weifang, an officially appointed bishop, declined to be interviewed, but he and two dozen other Catholic officials and priests signed a strongly worded letter calling the new rules unlawful.
"The more (authorities) suppress the call for justice, the more it shows they are faced with severe social crisis, that they have little confidence in their ability to rule, and that they are incompetent in dealing with issues," said the letter, which urges parishioners to "fight by law of reason to defend our very basic right to our religion."
In village churches, Protestants and Catholics are defying orders to remove crosses on their own and keeping around-the-clock vigils in slim hopes of holding off demolition crews. Many have defiantly re-erected the crosses.
Tears welled in the eyes of Tu Shouzhe when he recalled how authorities forcibly removed the cross from his Protestant church in the village of Muyang on a hot, humid summer afternoon.
In this July 30, 2015 photo, parishioners pray as security guards stand in the courtyard of the Lowe … "It was a surprise attack. We did not let them in, but they broke in by cutting off the lock. We demanded paperwork, but they showed us none. They cordoned us away from the church," Tu said. "They had 60-70 people. We had just about a dozen or so. Everyone was crying. Our hearts ached. We felt powerless to resist, and only prayed and sang hymns."
In the Zhejiang city of Jinhua, two pastors from the official Jinhua City Christian Church have been detained on suspicion of corruption after the two refused to remove the rooftop cross from a newly-built sanctuary, lawyer Liu Weiguo said Wednesday.
In Lower Dafei Village, the demolition crew descended one morning last week, but soon realized it could not scale the spire to get to the cross. They returned in the afternoon with poles for scaffolding and a cutting torch. Officials barred a photographer and videojournalist from the AP from documenting the demolition, but another reporter was present, apparently the first news media to capture images of such a cross removal.
One parishioner sat in the narrow entrance to the church grounds, trying to block the intruders, but was ordered to leave. He never spoke a word but kept his eyes on the cross and prayed silently.
As several men built the scaffolding, parishioners' tearful singing echoed over the church grounds: "He uses the love of the cross, the cross, to conquer the man."
(Source: https://news.yahoo.com/severe-crackdown-china-church-crosses-draws-backlash-051713909.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tu viện Phúc Âm Sự Sống tại giáo phận Phan Thiết
Trần Chuyên
08:05 05/08/2015
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tu viện Phúc Âm Sự Sống.
Trong tâm tình tín thác cậy trông: “ Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127). Hôm nay, thứ tư ngày 05-8-2015 cộng đoàn dân Chúa quy tụ về địa chỉ km 24, Thôn Minh Tiến - xã Hàm Minh - huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận cùng với chị em Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống thuộc Giáo phận Phan Thiết dâng lên Chúa lời tạ ơn, và nguyện xin muôn ơn lành Thiên Chúa ban, đặc biệt trong Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tu viện.
Lễ đài được các chị em Hội Dòng dựng tạm trong phạm vi 8.000m2 đất, trong tổng thể mảnh đất 4,2 mẫu của Hội Dòng. Mảnh đất nằm giữa bạt ngàn cây thanh long, giữa những tất bật của cuộc sống thường ngày.
Từ sáng sớm, các chị em trong Hội Dòng đã hiện diện đón tiếp quý khách xa gần, tay bắt mặt mừng hàn huyên chuyện trò, chia sẻ cho nhau những niềm vui và lo lắng cho công trình xây dựng tu viện trong tương lai.
Đúng 9giờ, đoàn đồng tế rước tiến lên lễ đài. Để mở đầu cho nghi thức làm phép diện tích đất và đặt viên đá đầu tiên, một vị đại diện Hội dòng kính mời cha FX Đinh Tiên Đường Hạt trưởng Hạt Hàm Thuận Nam công bố quyết định số 02-15/QĐGM cho phép xây dựng cơ sở chính Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống.
Nghi thức làm phép diện tích đất và đặt viên đá đầu tiên do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ sự. Phần đồng tế thánh lễ cùng với Đức Cha có các cha Hạt trưởng Hạt Hàm Thuận Nam, cha Niên trưởng, các linh mục trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có các thầy phó tế, quý nam nữ tu sĩ, đông đảo cộng đoàn dân Chúa, có các thân nhân, ân nhân của Hội Dòng đến từ các Giáo xứ trong và ngoài Giáo phận. Đặc biệt sự có sự hiện diện cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Thuận.
Sau bài phúc âm, Đức Cha Giuse chia sẽ với cộng đoàn tầm quan trọng và ý nghĩa của Nguyện Đường với nội dung:
“Nguyện Đường công trình của niềm tin để đón Chúa Đến”đây là dấu chỉ hiển thị yêu thương, là điểm hẹn nơi Chúa ở lại gặp gỡ dân người một cách hữu hiệu giữa lòng xã hội mà đặc biệt là Hội dòng. Cũng là dấu chỉ biểu thị sức sống sứ mạng Giáo Hội: Nơi triệu tập dân Chúa, vì Thiên Chúa như là đá tảng, mà mọi thành phần dân Chúa, trong đó gồm có cộng đoàn mà mỗi chị em trong Hội Dòng là một viên đá sống động đem Phúc âm nguồn mạch sự sống đến với muôn dân.
“Nguyện Đường công trình của niềm hy vọng” ngày hôm nay khởi đầu rồi sẽ có ngày kết thúc. Nhưng hoàn thành nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào ơn lành của Thiên Chúa và lời tâm nguyện. Ngoài ra còn nhờ đến sự trợ sức của quý cộng đoàn thân cận láng giềng, quý ân nhân gần xa, quý lãnh đạo các cấp chính quyền. Sự cộng góp bàn tay, ý chí và bằng sức mình với nhau để vượt qua những khó khăn gian truân để mai này thành công, chính nơi đây sẽ là địa chỉ của “ngàn mây xanh lá”.Toàn thể cộng đoàn cùng hoan hỉ mừng vui vổ tay đồng thuận với ba ý điểm nghĩa sinh động mà ngài đã nêu ra: “Tự lực-Trợ lực-và Tâm lực.” để tóm tắt cho bài giảng thêm trong công cuộc kiến thiết này:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao!
(Cadao)
Thánh lễ trong bầu khí trang nghiêm và những bài thánh ca do ca đoàn Matinô Sàigon hợp xứơng thêm long trọng và sốt sắng.
Cuối lễ, Sr Maria Têrêsa Đoàn Thị Hoa tổng phụ trách thay mặt Hội Dòng dâng lời tri ân đến Đức Cha, quý Cha, quý thầy Phó tế, quý tu sĩ, quý thân nhân và ân nhân xa gần, cộng đoàn dân chúa xa gần, cùng các cấp lãnh đạo chính quyền đã hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Kết thúc lời cảm ơn, Sr Maria Têrêsa kính mời Đức Cha, quý cha đồng tế, cùng toàn thể cộng đoàn dùng bữa cơn thanh đạm chia sẻ niềm vui với chị em Hội Dòng những ước mơ thầm kín đượcThiên Chúa chúc phúc.
Ngày vui bắt đầu từ ngày hôm nay, ngày khai mở cho bước tiến của Hội Dòng qua bao tháng ngày mong đợi có những lúc cảm thấy như bế tắc. Nhưng nhờ sự cầu nguyện và kiên nhẫn đợi chờ. Hôm nay Hội Dòng được tái sinh trong Giáo phận Phan Thiết. Khởi đi từ đây, các chị em trong Hội Dòng nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống, sẵn sàng và mau mắn đến phục vụ tại các nơi Hội Thánh địa phương có nhu cầu cho dù là vùng sâu vùng xa.
Được biết, Năm 1966 cha Nguyễn Quang Huy thành lập Tu Hội Phúc Âm tại Giáo phận Kontum. Sau 1975, Tu Hội đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống. Đến năm 2003, Ðức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận nhận Hội Dòng vào phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết. Dòng mẹ hiện nay thuộc Giáo xứ Cà Tang, Phan Thiết. Các thiếu nữ tuổi từ 18-25 muốn sống đời thánh hiến có thể tìm hiểu tại các cộng đoàn của dòng.
Sứ mạng:Nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống.
Linh đạo: Sống Phúc Âm- Loan báo Tin Mừng- Giúp đỡ tha nhân- Sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi đâu hội dòng trao phó.
Hiện nay với 9 cộng đoàn phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và 1 ở giáo xứ Thái Lạc, Ðồng Nai. Các Nữ Tu rất nhiệt thành đến phục vụ tại các vùng sâu vùng xa như Ðami, Ða Tro, Suối Sâu, Ðảo Phú Quý.
Btt.HTN
Lễ đài được các chị em Hội Dòng dựng tạm trong phạm vi 8.000m2 đất, trong tổng thể mảnh đất 4,2 mẫu của Hội Dòng. Mảnh đất nằm giữa bạt ngàn cây thanh long, giữa những tất bật của cuộc sống thường ngày.
Từ sáng sớm, các chị em trong Hội Dòng đã hiện diện đón tiếp quý khách xa gần, tay bắt mặt mừng hàn huyên chuyện trò, chia sẻ cho nhau những niềm vui và lo lắng cho công trình xây dựng tu viện trong tương lai.
Đúng 9giờ, đoàn đồng tế rước tiến lên lễ đài. Để mở đầu cho nghi thức làm phép diện tích đất và đặt viên đá đầu tiên, một vị đại diện Hội dòng kính mời cha FX Đinh Tiên Đường Hạt trưởng Hạt Hàm Thuận Nam công bố quyết định số 02-15/QĐGM cho phép xây dựng cơ sở chính Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống.
Nghi thức làm phép diện tích đất và đặt viên đá đầu tiên do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ sự. Phần đồng tế thánh lễ cùng với Đức Cha có các cha Hạt trưởng Hạt Hàm Thuận Nam, cha Niên trưởng, các linh mục trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có các thầy phó tế, quý nam nữ tu sĩ, đông đảo cộng đoàn dân Chúa, có các thân nhân, ân nhân của Hội Dòng đến từ các Giáo xứ trong và ngoài Giáo phận. Đặc biệt sự có sự hiện diện cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Thuận.
Sau bài phúc âm, Đức Cha Giuse chia sẽ với cộng đoàn tầm quan trọng và ý nghĩa của Nguyện Đường với nội dung:
“Nguyện Đường công trình của niềm tin để đón Chúa Đến”đây là dấu chỉ hiển thị yêu thương, là điểm hẹn nơi Chúa ở lại gặp gỡ dân người một cách hữu hiệu giữa lòng xã hội mà đặc biệt là Hội dòng. Cũng là dấu chỉ biểu thị sức sống sứ mạng Giáo Hội: Nơi triệu tập dân Chúa, vì Thiên Chúa như là đá tảng, mà mọi thành phần dân Chúa, trong đó gồm có cộng đoàn mà mỗi chị em trong Hội Dòng là một viên đá sống động đem Phúc âm nguồn mạch sự sống đến với muôn dân.
“Nguyện Đường công trình của niềm hy vọng” ngày hôm nay khởi đầu rồi sẽ có ngày kết thúc. Nhưng hoàn thành nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào ơn lành của Thiên Chúa và lời tâm nguyện. Ngoài ra còn nhờ đến sự trợ sức của quý cộng đoàn thân cận láng giềng, quý ân nhân gần xa, quý lãnh đạo các cấp chính quyền. Sự cộng góp bàn tay, ý chí và bằng sức mình với nhau để vượt qua những khó khăn gian truân để mai này thành công, chính nơi đây sẽ là địa chỉ của “ngàn mây xanh lá”.Toàn thể cộng đoàn cùng hoan hỉ mừng vui vổ tay đồng thuận với ba ý điểm nghĩa sinh động mà ngài đã nêu ra: “Tự lực-Trợ lực-và Tâm lực.” để tóm tắt cho bài giảng thêm trong công cuộc kiến thiết này:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao!
(Cadao)
Thánh lễ trong bầu khí trang nghiêm và những bài thánh ca do ca đoàn Matinô Sàigon hợp xứơng thêm long trọng và sốt sắng.
Cuối lễ, Sr Maria Têrêsa Đoàn Thị Hoa tổng phụ trách thay mặt Hội Dòng dâng lời tri ân đến Đức Cha, quý Cha, quý thầy Phó tế, quý tu sĩ, quý thân nhân và ân nhân xa gần, cộng đoàn dân chúa xa gần, cùng các cấp lãnh đạo chính quyền đã hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Kết thúc lời cảm ơn, Sr Maria Têrêsa kính mời Đức Cha, quý cha đồng tế, cùng toàn thể cộng đoàn dùng bữa cơn thanh đạm chia sẻ niềm vui với chị em Hội Dòng những ước mơ thầm kín đượcThiên Chúa chúc phúc.
Ngày vui bắt đầu từ ngày hôm nay, ngày khai mở cho bước tiến của Hội Dòng qua bao tháng ngày mong đợi có những lúc cảm thấy như bế tắc. Nhưng nhờ sự cầu nguyện và kiên nhẫn đợi chờ. Hôm nay Hội Dòng được tái sinh trong Giáo phận Phan Thiết. Khởi đi từ đây, các chị em trong Hội Dòng nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống, sẵn sàng và mau mắn đến phục vụ tại các nơi Hội Thánh địa phương có nhu cầu cho dù là vùng sâu vùng xa.
Được biết, Năm 1966 cha Nguyễn Quang Huy thành lập Tu Hội Phúc Âm tại Giáo phận Kontum. Sau 1975, Tu Hội đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống. Đến năm 2003, Ðức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận nhận Hội Dòng vào phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết. Dòng mẹ hiện nay thuộc Giáo xứ Cà Tang, Phan Thiết. Các thiếu nữ tuổi từ 18-25 muốn sống đời thánh hiến có thể tìm hiểu tại các cộng đoàn của dòng.
Sứ mạng:Nhiệt thành sống chứng tá ơn gọi phục vụ và rao giảng Phúc Âm sự sống.
Linh đạo: Sống Phúc Âm- Loan báo Tin Mừng- Giúp đỡ tha nhân- Sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi đâu hội dòng trao phó.
Hiện nay với 9 cộng đoàn phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết, 1 cộng đoàn ở Sài Gòn và 1 ở giáo xứ Thái Lạc, Ðồng Nai. Các Nữ Tu rất nhiệt thành đến phục vụ tại các vùng sâu vùng xa như Ðami, Ða Tro, Suối Sâu, Ðảo Phú Quý.
Btt.HTN
Lễ vĩnh khấn của Cộng đoàn Nữ Lao Động Thừa Sai Mẹ Vô Nhiễm tại giáo xứ Thanh Dạ
Đức Tình
10:10 05/08/2015
Niềm vui chính là tâm tình chủ đạo trong ngày lễ vĩnh khấn của Cộng đoàn Nữ Lao Động Thừa Sai Mẹ Vô Nhiễm tại giáo xứ Thanh Dạ ngày 5/8/2015. Đó là cách đáp trả tốt nhất của 3 tân vĩnh khấn đối với lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Thư gửi tất cả các người Tận Hiến nhân dịp Năm Đời Sống Thánh Hiến: “Ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui”.
Hình ảnh
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 7h00, do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ tế. Đồng tế với Ngài có Cha Bề trên Dòng Cát Minh Việt Nam Stephano Lê Thành Tựu, quý cha trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa, cùng sự hiện diện đông đảo của quý chủng sinh, tu sĩ, quý thân nhân, ân nhân của các khấn sinh và cộng đoàn giáo xứ đông dân nhất giáo phận.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, một lần nữa, Đức Cha Phaolô Maria đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của niềm vui trong ơn gọi dâng hiến: “Những người thời đại này muốn thấy được ở nơi những người tận hiến niềm vui trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Thật vậy, như thông điệp của Đức Phanxicô, niềm vui ở đây không phải là sự thoải mái, thư thái dễ chịu, là niềm vui nơi môi miệng, niềm vui thể lý, mà là niềm vui từ sâu thẳm tâm hồn nhờ cuộc sống gắn bó với Chúa theo tinh thần Tin Mừng. “Tu là tự hiến dâng cho Thiên Chúa một hiến lễ toàn diện, để từ đây họ chỉ còn sống và hành động theo ý chúa, được biểu lộ qua vâng lời bề trên”, Đức Cha Phaolô Maria chia sẻ.
Sau đó, nghi thức vĩnh khấn đã diễn ra ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. 3 khấn sinh được đón nhận hồng ân vĩnh khấn gồm: Anna Trần Thị Hậu, Tê rê xa Nguyễn Thị Nhã và Maria Nguyễn Thị Yến. Với sự chứng giám của Cha Bề trên dòng Cát Minh Việt Nam và sự đồng ý của tất cả chị em trong cộng đoàn, 3 khấn sinh đã công khai hứa sống và làm chứng cho Tin mừng ở trong Nhà Dòng Cát Minh, theo Hiến luật của Gia đình truyền giáo Donum Dei.
Không có tu phục như nhiều hội dòng khác, nhưng ba tân khấn sinh đã làm nên nét riêng của Cộng đoàn, bằng niềm vui trong lời khấn dâng hiến cả cuộc đời trong việc phục vụ Chúa và tha nhân cách gần gũi, thiết thực. Vượt lên những hình thức bên ngoài, bỏ qua sự cứng nhắc gò bó, can đảm lội ngược dòng, hình ảnh các tân khấn sinh đều thật giản dị, đơn sơ, thấp thoáng một nét đẹp nguyên tuyền khiết trinh.
Hình ảnh quý tân vĩnh khấn, khi quỳ trước bàn thờ sau phần hiệp lễ để cùng đọc kinh dâng hiến của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cũng mang nhiều ý nghĩa. Trong niềm vui, sống cả cuộc đời dâng hiến với ước mong được yêu Chúa và làm cho Hội Thánh được vinh quang chính là lý tưởng của Thánh nữ mà các khấn sinh đang theo đuổi.
Trước khi kết thúc thánh lễ, chị Maria Đỗ Thị Anh Đào – Trưởng Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai Mẹ Vô nhiễm Việt Nam thay mặt Cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các Đấng bậc trong Giáo Hội, cám ơn quý ân nhân, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội dòng trong ngày đại hạnh này.
Niềm vui tiếp tục kéo dài và trở nên trọn vẹn hơn, khi ngay sau thánh lễ, bữa tiệc mừng và văn nghệ đã được dọn ra cách chu đáo và hấp dẫn. Bên bữa ăn thân mật, với những câu chuyện và lời chúc mừng, quý sơ Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai đã đầy hứng khởi, đầy khí thế trong những tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm chất Pháp, đậm tinh thần vui tươi theo linh đạo của cộng đoàn. Trên khuôn mặt của mỗi người, niềm vui được toát lên cách rạng rỡ và hân hoan.
Đại lễ khép lại lúc 10h00, nhưng mọi thứ dường như vẫn muốn níu kéo. Sau hôm nay, các tân vĩnh khấn mới bắt đầu một chặng đường dài với nhiều khó khăn và chông gai. Công cuộc rao truyền Phúc Âm và làm chứng cho tình yêu của Chúa còn nhiều thách thức đối với quý nữ tu. Nhưng trên hết, họ đã mang trong tim mình niềm vui, niềm vui vĩnh cửu không ai có thể cướp mất, không gì có thể đánh đổi.
Vài nét về Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai Mẹ Vô nhiễm:
- Trực thuộc Gia đình truyền giáo Donum Dei, được thành lập năm 1950. Gia đình còn 3 Cộng đoàn thành viên khác, gồm: Bà mẹ thừa sai, Trẻ em Mân côi, Người trẻ Donum Dei.
- Cha sáng lập Marcel Roussel Galle (1910-1984)
- Sống theo linh đạo Dòng Ba Cát Minh: Sống dấn thân giữa đời bằng công việc của mình, để thánh hóa nơi mình làm việc và làm mọi người nhận biết Chúa qua sự hiện diện của mình.
- Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai giáo xứ Thanh Dạ chính thức thành lập tháng 4/2013. Địa chỉ: Xóm 1, xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Với 6 thành viên, Cộng đoàn đã cộng tác với giáo xứ và dạy học ở các lớp tình thương.
Hình ảnh
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 7h00, do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ tế. Đồng tế với Ngài có Cha Bề trên Dòng Cát Minh Việt Nam Stephano Lê Thành Tựu, quý cha trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa, cùng sự hiện diện đông đảo của quý chủng sinh, tu sĩ, quý thân nhân, ân nhân của các khấn sinh và cộng đoàn giáo xứ đông dân nhất giáo phận.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, một lần nữa, Đức Cha Phaolô Maria đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của niềm vui trong ơn gọi dâng hiến: “Những người thời đại này muốn thấy được ở nơi những người tận hiến niềm vui trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Thật vậy, như thông điệp của Đức Phanxicô, niềm vui ở đây không phải là sự thoải mái, thư thái dễ chịu, là niềm vui nơi môi miệng, niềm vui thể lý, mà là niềm vui từ sâu thẳm tâm hồn nhờ cuộc sống gắn bó với Chúa theo tinh thần Tin Mừng. “Tu là tự hiến dâng cho Thiên Chúa một hiến lễ toàn diện, để từ đây họ chỉ còn sống và hành động theo ý chúa, được biểu lộ qua vâng lời bề trên”, Đức Cha Phaolô Maria chia sẻ.
Sau đó, nghi thức vĩnh khấn đã diễn ra ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. 3 khấn sinh được đón nhận hồng ân vĩnh khấn gồm: Anna Trần Thị Hậu, Tê rê xa Nguyễn Thị Nhã và Maria Nguyễn Thị Yến. Với sự chứng giám của Cha Bề trên dòng Cát Minh Việt Nam và sự đồng ý của tất cả chị em trong cộng đoàn, 3 khấn sinh đã công khai hứa sống và làm chứng cho Tin mừng ở trong Nhà Dòng Cát Minh, theo Hiến luật của Gia đình truyền giáo Donum Dei.
Không có tu phục như nhiều hội dòng khác, nhưng ba tân khấn sinh đã làm nên nét riêng của Cộng đoàn, bằng niềm vui trong lời khấn dâng hiến cả cuộc đời trong việc phục vụ Chúa và tha nhân cách gần gũi, thiết thực. Vượt lên những hình thức bên ngoài, bỏ qua sự cứng nhắc gò bó, can đảm lội ngược dòng, hình ảnh các tân khấn sinh đều thật giản dị, đơn sơ, thấp thoáng một nét đẹp nguyên tuyền khiết trinh.
Hình ảnh quý tân vĩnh khấn, khi quỳ trước bàn thờ sau phần hiệp lễ để cùng đọc kinh dâng hiến của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cũng mang nhiều ý nghĩa. Trong niềm vui, sống cả cuộc đời dâng hiến với ước mong được yêu Chúa và làm cho Hội Thánh được vinh quang chính là lý tưởng của Thánh nữ mà các khấn sinh đang theo đuổi.
Trước khi kết thúc thánh lễ, chị Maria Đỗ Thị Anh Đào – Trưởng Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai Mẹ Vô nhiễm Việt Nam thay mặt Cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các Đấng bậc trong Giáo Hội, cám ơn quý ân nhân, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội dòng trong ngày đại hạnh này.
Niềm vui tiếp tục kéo dài và trở nên trọn vẹn hơn, khi ngay sau thánh lễ, bữa tiệc mừng và văn nghệ đã được dọn ra cách chu đáo và hấp dẫn. Bên bữa ăn thân mật, với những câu chuyện và lời chúc mừng, quý sơ Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai đã đầy hứng khởi, đầy khí thế trong những tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm chất Pháp, đậm tinh thần vui tươi theo linh đạo của cộng đoàn. Trên khuôn mặt của mỗi người, niềm vui được toát lên cách rạng rỡ và hân hoan.
Đại lễ khép lại lúc 10h00, nhưng mọi thứ dường như vẫn muốn níu kéo. Sau hôm nay, các tân vĩnh khấn mới bắt đầu một chặng đường dài với nhiều khó khăn và chông gai. Công cuộc rao truyền Phúc Âm và làm chứng cho tình yêu của Chúa còn nhiều thách thức đối với quý nữ tu. Nhưng trên hết, họ đã mang trong tim mình niềm vui, niềm vui vĩnh cửu không ai có thể cướp mất, không gì có thể đánh đổi.
Vài nét về Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai Mẹ Vô nhiễm:
- Trực thuộc Gia đình truyền giáo Donum Dei, được thành lập năm 1950. Gia đình còn 3 Cộng đoàn thành viên khác, gồm: Bà mẹ thừa sai, Trẻ em Mân côi, Người trẻ Donum Dei.
- Cha sáng lập Marcel Roussel Galle (1910-1984)
- Sống theo linh đạo Dòng Ba Cát Minh: Sống dấn thân giữa đời bằng công việc của mình, để thánh hóa nơi mình làm việc và làm mọi người nhận biết Chúa qua sự hiện diện của mình.
- Cộng đoàn Nữ lao động thừa sai giáo xứ Thanh Dạ chính thức thành lập tháng 4/2013. Địa chỉ: Xóm 1, xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Với 6 thành viên, Cộng đoàn đã cộng tác với giáo xứ và dạy học ở các lớp tình thương.
Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum mừng hồng ân Thánh hiến
Trương Trí
10:06 05/08/2015
Trong chuyến công tác lên Tây nguyên vừa qua, đúng vào dịp Dòng Ảnh Phép lạ tổ chức lễ Khấn Dòng cho các Yă (Giá) chuẩn bị đi xa, tôi được mời tham dự nhờ đó đã trải nghiệm được những nét đơn sơ, mộc mạc nhưng vẫn đầy thiêng liêng và trang trọng của một Thánh lễ Khấn Dòng của các nữ tu người dân tộc thiểu số tại miền truyền giáo Kontum.
Hình ảnh
Sáng ngày 4/8, Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Tổng Đại diện Giáo phận Kontum thay mặt Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh đang đi vắng, chủ tế Thánh lễ và chủ sự Nghi thức Khấn Dòng cho 5 Yă Tuyên khấn lần đầu. Cũng trong dịp Khấn Dòng này, có 3 Yă lặp lại lời khấn với thời gian 1 năm; 7 Yă lặp lại lời khấn 1 năm 3 tháng; 6 Yă khấn với thời gian 3 năm.
Đúng 9 giờ sáng, đoàn rước đoàn Đồng tế dẫn đầu là Thánh giá Đèn hầu, các em thanh tuyển sinh dân tộc với vũ điệu truyền thống của mình, đoàn Cồng Chiêng, các Khấn sinh cùng cha mẹ, cuối cùng là các Linh mục đồng tế.
Trong bài giảng lễ, Cha Chủ tế chia sẻ: Trong suốt 3 năm giảng đạo, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ, chữa lành nhiều người bệnh tật. Nhưng Chúa Giêsu không có bất cứ một thứ của cải gì. Các Tông đồ đi theo Chúa đã bỏ hết mọi sự trên thế gian này, kể cả gia đình, cha mẹ, vợ con chỉ để mong được của cải Nước Trời. Các Yă cũng vậy, hôm nay các Yă đã từ bỏ cha mẹ, anh chị em, làng bản để dấn thân theo Chúa, các Yă sẽ được gì? Các Yă sẽ nhận được kho tàng quý giá gấp trăm ngàn lần, đó là Nước Trời. Cha Chủ tế nêu ví dụ trường hợp điển hình là Thánh Augustinô, con một gia đình thượng lưu, giàu có, bằng cấp cao. Vậy mà Ngài đã từ bỏ, cho dù gia đình tìm cách ngăn cấm Ngài vẫn quyết tâm theo Chúa. Đó là Ngài đi tìm kho báu trên Trời.
Mở đầu Nghi thức Khấn Dòng, Yă Cố vấn thay mặt Bề trên Hội Dòng xướng tên các Tân Khấn sinh, từng khấn sinh thưa: “Ơ Kơdră, kon âu, Ih krao kon” (nghĩa là: “Lạy Chúa, này con đây, Ngài gọi con” rồi lần lượt tiến đến quỳ trước Cha Chủ sự.
Cha Chủ sự thẩm vấn các khấn sinh, tiếp đó từng khấn sinh tuyên khấn long trọng trước vị Đại diện Hội Thánh. Cha Chủ sự dâng Lời nguyện xin Chúa thương cho các Yă luôn biết sóng theo 3 lời khuyên Phúc âm để các Yă làm vinh danh Chúa và mưu ích phần rỗi cho muôn dân.
Cha Chủ tế làm phép Nhẫn là dấu chỉ của lòng trung thành với Thiên Chúa rồi trao cho các khấn sinh.
Tiếp tục Nghi thức tuyên khấn với 16 khấn sinh lặp lại lời khấn của mình.
Phần Phụng vụ Thánh thể, trong lời nguyện Cha Chủ tế dâng lời cầu nguyện cho những bậc tiền nhân, đặc biệt Đấng Sáng lập và các Yă đã qua đời để lại cho Nhà Dòng một gia sản Đức Tin quý báu để tiếp tục phục vụ những người dân tộc khốn khổ.
Sau Thánh lễ, một Tân Khấn sinh đại diện các khấn sinh dâng lời cảm tạ Cha Chủ tế, quí Cha, quí Yă Mẹ và quí Cha giáo đã yêu thương dạy dỗ và nâng đỡ các Tân khấn sinh trong những năm qua. Nhờ đó vượt qua được mọi thẻ thách để hôm nay được bước lên tuyên khấn trước bàn thờ Chúa. Cảm ơn Cha mẹ và anh chị em đã không quản ngại để dâng con cho Chúa.
Cuối cùng Cha Tổng Đại diện nói lời chúc mừng các Tân Khấn sinh, đồng thời gởi lời cầu chúc của Đức Giám Mục Giáo phận dù đang ở xa, nhưng Ngài vẫn luôn nhớ đến Hội Dòng. Nhất là hôm nay, Ngài cũng hiệp dâng lời cầu nguyện cho các Yă tuyên khấn. Ngài cũng cảm ơn Cha Mẹ các Yă đã không ngần ngại mà dâng con mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội. Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận, các Linh mục và toàn thể Giáo phận Kontum cảm ơn sự hiện diện của Hiệp sĩ Đại Thánh giá trong Thánh lễ hôm nay. Giáo phận Kontum này gồm có 315 ngàn Giáo dân, trong đó có 215 ngàn giáo dân là người dân tộc nghèo khổ, cũng như Hội Dòng Ảnh Phép lạ đã được Hiệp sĩ yêu thương. Kể từ khi có sự hiện diện của Hiệp sĩ tại Kontum này, Giáo phận hầu như được dễ dàng hơn trong công cuộc phát triễn, nhất là vấn đề đất đai và xây dựng. Mong Hiệp sĩ luôn yêu thương và quan tâm hơn nữa để Giáo phận Kontum này bớt khó khăn hơn, đồng bào dân tộc nơi đây bớt nghèo khổ hơn.
Hình ảnh
Sáng ngày 4/8, Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Tổng Đại diện Giáo phận Kontum thay mặt Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh đang đi vắng, chủ tế Thánh lễ và chủ sự Nghi thức Khấn Dòng cho 5 Yă Tuyên khấn lần đầu. Cũng trong dịp Khấn Dòng này, có 3 Yă lặp lại lời khấn với thời gian 1 năm; 7 Yă lặp lại lời khấn 1 năm 3 tháng; 6 Yă khấn với thời gian 3 năm.
Đúng 9 giờ sáng, đoàn rước đoàn Đồng tế dẫn đầu là Thánh giá Đèn hầu, các em thanh tuyển sinh dân tộc với vũ điệu truyền thống của mình, đoàn Cồng Chiêng, các Khấn sinh cùng cha mẹ, cuối cùng là các Linh mục đồng tế.
Trong bài giảng lễ, Cha Chủ tế chia sẻ: Trong suốt 3 năm giảng đạo, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ, chữa lành nhiều người bệnh tật. Nhưng Chúa Giêsu không có bất cứ một thứ của cải gì. Các Tông đồ đi theo Chúa đã bỏ hết mọi sự trên thế gian này, kể cả gia đình, cha mẹ, vợ con chỉ để mong được của cải Nước Trời. Các Yă cũng vậy, hôm nay các Yă đã từ bỏ cha mẹ, anh chị em, làng bản để dấn thân theo Chúa, các Yă sẽ được gì? Các Yă sẽ nhận được kho tàng quý giá gấp trăm ngàn lần, đó là Nước Trời. Cha Chủ tế nêu ví dụ trường hợp điển hình là Thánh Augustinô, con một gia đình thượng lưu, giàu có, bằng cấp cao. Vậy mà Ngài đã từ bỏ, cho dù gia đình tìm cách ngăn cấm Ngài vẫn quyết tâm theo Chúa. Đó là Ngài đi tìm kho báu trên Trời.
Mở đầu Nghi thức Khấn Dòng, Yă Cố vấn thay mặt Bề trên Hội Dòng xướng tên các Tân Khấn sinh, từng khấn sinh thưa: “Ơ Kơdră, kon âu, Ih krao kon” (nghĩa là: “Lạy Chúa, này con đây, Ngài gọi con” rồi lần lượt tiến đến quỳ trước Cha Chủ sự.
Cha Chủ sự thẩm vấn các khấn sinh, tiếp đó từng khấn sinh tuyên khấn long trọng trước vị Đại diện Hội Thánh. Cha Chủ sự dâng Lời nguyện xin Chúa thương cho các Yă luôn biết sóng theo 3 lời khuyên Phúc âm để các Yă làm vinh danh Chúa và mưu ích phần rỗi cho muôn dân.
Cha Chủ tế làm phép Nhẫn là dấu chỉ của lòng trung thành với Thiên Chúa rồi trao cho các khấn sinh.
Tiếp tục Nghi thức tuyên khấn với 16 khấn sinh lặp lại lời khấn của mình.
Phần Phụng vụ Thánh thể, trong lời nguyện Cha Chủ tế dâng lời cầu nguyện cho những bậc tiền nhân, đặc biệt Đấng Sáng lập và các Yă đã qua đời để lại cho Nhà Dòng một gia sản Đức Tin quý báu để tiếp tục phục vụ những người dân tộc khốn khổ.
Sau Thánh lễ, một Tân Khấn sinh đại diện các khấn sinh dâng lời cảm tạ Cha Chủ tế, quí Cha, quí Yă Mẹ và quí Cha giáo đã yêu thương dạy dỗ và nâng đỡ các Tân khấn sinh trong những năm qua. Nhờ đó vượt qua được mọi thẻ thách để hôm nay được bước lên tuyên khấn trước bàn thờ Chúa. Cảm ơn Cha mẹ và anh chị em đã không quản ngại để dâng con cho Chúa.
Cuối cùng Cha Tổng Đại diện nói lời chúc mừng các Tân Khấn sinh, đồng thời gởi lời cầu chúc của Đức Giám Mục Giáo phận dù đang ở xa, nhưng Ngài vẫn luôn nhớ đến Hội Dòng. Nhất là hôm nay, Ngài cũng hiệp dâng lời cầu nguyện cho các Yă tuyên khấn. Ngài cũng cảm ơn Cha Mẹ các Yă đã không ngần ngại mà dâng con mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội. Cha Tổng Đại diện thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận, các Linh mục và toàn thể Giáo phận Kontum cảm ơn sự hiện diện của Hiệp sĩ Đại Thánh giá trong Thánh lễ hôm nay. Giáo phận Kontum này gồm có 315 ngàn Giáo dân, trong đó có 215 ngàn giáo dân là người dân tộc nghèo khổ, cũng như Hội Dòng Ảnh Phép lạ đã được Hiệp sĩ yêu thương. Kể từ khi có sự hiện diện của Hiệp sĩ tại Kontum này, Giáo phận hầu như được dễ dàng hơn trong công cuộc phát triễn, nhất là vấn đề đất đai và xây dựng. Mong Hiệp sĩ luôn yêu thương và quan tâm hơn nữa để Giáo phận Kontum này bớt khó khăn hơn, đồng bào dân tộc nơi đây bớt nghèo khổ hơn.
Thiếu Nhi Thánh Thể ghi dấu 100 năm hiện diện với Đại Hội tại Rôma ngày 4-10 tháng 8 năm 2015
Giuse Đặng Văn Kiếm
12:51 05/08/2015
RÔMA -“Để niềm vui của Thầy trong anh em” (Gioan 15:11) là chủ đề Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thế thế giới được tổ chức tại Rôma từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 8 năm 2015, ghi dấu 100 năm hiện diện.
Hình ảnh
Khoảng 1.500 thành viên đại diện từ 30 quốc gia, trong đó có 150 thành viên thuộc Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ, cùng quây quần bên Anh Cả Giêsu Thầy Chí Thánh, nối kết vòng tay ca vang khúc hát yêu thương tràn đầy niềm vui liên đới nguyện cầu cho tất cả các thanh thiếu nhi khắp nơi nơi, chung xây một nền văn minh tình thương và sự sống.
“Đây tay tôi nối liền tay anh, đây tay anh nối liền tay chị...
Tay chúng mình: ngàn bàn tay, vạn bàn tay, triệu bàn tay giơ cao...
Mình nối rộng vòng tay cho yêu thương khắp trên địa cầu ở trong một vòng tay...”
Tiền thân của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là Hội Tông Đồ Cầu Nguyện được thành lập tại nước Pháp năm 1915, trong bối cảnh Thế Chiến I (1914-1918), nhằm cổ võ các thanh thiếu nhi sống hy sinh cầu nguyện cho nền hòa bình nhân loại.
Từ đó Hội Tông Đồ Cầu Nguyện lan tràn qua nhiều nước trên thế giới và sang tới Việt Nam năm 1929 với danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể; rồi được đổi thành Thiếu Nhi Thánh Thể vào năm 1964. Tên gọi chung hiện nay là Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement – EYM), vừa tròn 100 tuổi, giúp nhau sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc thực hành châm ngôn “Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm Tông đồ” giữa đời thường.
Sống tu đức linh đạo “Ngày Thánh Thể” như thế, mỗi thành viên TNTT ước mong trở thành “người công dân tốt và là Kitô hữu hoàn hảo”, góp phần xây dựng quê hương đất nước và giáo hội mến yêu.
Cuộc hội ngộ TNTT thế giới lần này với chủ đích mừng kỷ niệm 100 năm hiện diện. Một lịch trình chuẩn bị với nhiều sinh hoạt vui tươi và cầu nguyện đã được TNTT khắp thế giới lần lượt thực hiện từ hơn hai năm qua.
Phái đoàn TNTTVN từ Hoa Kỳ tham dự Đại Hội lần này được sự hướng dẫn của qúy Cha Tổng Tuyên Úy FX Nguyễn Thanh Bình, SVD; Cha Đôminicô Nguyễn Trọng Hiếu, SVD, Phó Tổng Tuyên Úy Quản Trị; Cha FX Trần Anh Vũ, SCJ, Phó Tổng Tuyên Úy Nghiên Huấn; Cha JB Nguyễn Đức Vượng, OP, Tuyên Úy Đoàn TNTT Andre Dũng Lạc Houston, Texas, và có 8 sơ dòng Đa Minh cùng đồng hành.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến đến với Đại Hội trong khoảng một tiếng đồng hồ để các em TNTT được lắng nghe lời nhắn nhủ và cũng như được gần gũi chiêm ngắm vị Cha chung yêu dấu.
Cha Tổng Tuyên Úy FX Nguyễn Thanh Bình được mời đại diện chào đón và bắt tay ĐTC Phanxicô. TNTTVN có chuẩn bị chút quà nho nhỏ (collage of VEYM Chapter photos và khăn Tuyên Úy) và Cha Bình sẽ đại diện đích thân trao quà cho Ngài. Trưởng Dương Hoàng và Trưởng Tân Uyên sẽ trình bày một đề tài yêu cầu trong một buổi thuyết trình chung. Các em Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ TNTT Miền Nam Hoa Kỳ đại diện trình bày vũ điệu bài Tam Ca Ba Miền giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt Nam tại đại hội.
Quà tặng cho ĐTC Phanxicô là những hình ảnh hội tụ sinh hoạt TNTTVN khắp nơi, từ quê nhà ra tới hải ngoại
Tấm lòng sốt mến của TNTTVN từ hơn nửa thế kỷ qua vẫn vang dội đó đây, nay lại được cùng nhau cất cao lời ca tại thánh đô Rôma:
“Chúng tôi xuống đường vì Đức Kitô,
Thét lớn Tin Mừng Cứu Độ.
Hỡi loài người này hãy im nghe,
Hỡi loài người vì Chúa yêu ta...
Trên đồng xanh bao la,
Trong rừng sâu biển cả,
Giữa cuộc đời lao xao,
Nơi lao tù mệt lã,
Làng xóm quê nghèo khổ...
Hãy rao cho muôn dân: Tin Mừng của Thiên Chúa...
Ai thành tín, sẽ được tha. .. à a a á. ..”
Một lời mời gọi chân tình của anh chị em TNTTVN tham dự Đại Hội từ Rôma: Kính xin qúy Đức Hồng Y, qúy Đức Cha, qúy Đức Ông, quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ cùng mọi thành phần dân Chúa hướng về Rôma hiệp ý tạ ơn và cầu nguyện cho Đại Hội TNTT trong dịp mừng kỷ niệm 100 năm và cầu nguyện cho Phong Trào TNTT trên toàn thế giới, cách riêng cho Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, thêm lớn mạnh hầu tạo môi trường lành mạnh đạo đức cho giới trẻ ngày nay được sống và nuôi dưỡng đức tin.
Hình ảnh
Khoảng 1.500 thành viên đại diện từ 30 quốc gia, trong đó có 150 thành viên thuộc Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ, cùng quây quần bên Anh Cả Giêsu Thầy Chí Thánh, nối kết vòng tay ca vang khúc hát yêu thương tràn đầy niềm vui liên đới nguyện cầu cho tất cả các thanh thiếu nhi khắp nơi nơi, chung xây một nền văn minh tình thương và sự sống.
“Đây tay tôi nối liền tay anh, đây tay anh nối liền tay chị...
Tay chúng mình: ngàn bàn tay, vạn bàn tay, triệu bàn tay giơ cao...
Mình nối rộng vòng tay cho yêu thương khắp trên địa cầu ở trong một vòng tay...”
Tiền thân của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là Hội Tông Đồ Cầu Nguyện được thành lập tại nước Pháp năm 1915, trong bối cảnh Thế Chiến I (1914-1918), nhằm cổ võ các thanh thiếu nhi sống hy sinh cầu nguyện cho nền hòa bình nhân loại.
Từ đó Hội Tông Đồ Cầu Nguyện lan tràn qua nhiều nước trên thế giới và sang tới Việt Nam năm 1929 với danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể; rồi được đổi thành Thiếu Nhi Thánh Thể vào năm 1964. Tên gọi chung hiện nay là Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement – EYM), vừa tròn 100 tuổi, giúp nhau sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc thực hành châm ngôn “Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm Tông đồ” giữa đời thường.
Sống tu đức linh đạo “Ngày Thánh Thể” như thế, mỗi thành viên TNTT ước mong trở thành “người công dân tốt và là Kitô hữu hoàn hảo”, góp phần xây dựng quê hương đất nước và giáo hội mến yêu.
Cuộc hội ngộ TNTT thế giới lần này với chủ đích mừng kỷ niệm 100 năm hiện diện. Một lịch trình chuẩn bị với nhiều sinh hoạt vui tươi và cầu nguyện đã được TNTT khắp thế giới lần lượt thực hiện từ hơn hai năm qua.
Phái đoàn TNTTVN từ Hoa Kỳ tham dự Đại Hội lần này được sự hướng dẫn của qúy Cha Tổng Tuyên Úy FX Nguyễn Thanh Bình, SVD; Cha Đôminicô Nguyễn Trọng Hiếu, SVD, Phó Tổng Tuyên Úy Quản Trị; Cha FX Trần Anh Vũ, SCJ, Phó Tổng Tuyên Úy Nghiên Huấn; Cha JB Nguyễn Đức Vượng, OP, Tuyên Úy Đoàn TNTT Andre Dũng Lạc Houston, Texas, và có 8 sơ dòng Đa Minh cùng đồng hành.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến đến với Đại Hội trong khoảng một tiếng đồng hồ để các em TNTT được lắng nghe lời nhắn nhủ và cũng như được gần gũi chiêm ngắm vị Cha chung yêu dấu.
Cha Tổng Tuyên Úy FX Nguyễn Thanh Bình được mời đại diện chào đón và bắt tay ĐTC Phanxicô. TNTTVN có chuẩn bị chút quà nho nhỏ (collage of VEYM Chapter photos và khăn Tuyên Úy) và Cha Bình sẽ đại diện đích thân trao quà cho Ngài. Trưởng Dương Hoàng và Trưởng Tân Uyên sẽ trình bày một đề tài yêu cầu trong một buổi thuyết trình chung. Các em Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ TNTT Miền Nam Hoa Kỳ đại diện trình bày vũ điệu bài Tam Ca Ba Miền giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt Nam tại đại hội.
Quà tặng cho ĐTC Phanxicô là những hình ảnh hội tụ sinh hoạt TNTTVN khắp nơi, từ quê nhà ra tới hải ngoại
Tấm lòng sốt mến của TNTTVN từ hơn nửa thế kỷ qua vẫn vang dội đó đây, nay lại được cùng nhau cất cao lời ca tại thánh đô Rôma:
“Chúng tôi xuống đường vì Đức Kitô,
Thét lớn Tin Mừng Cứu Độ.
Hỡi loài người này hãy im nghe,
Hỡi loài người vì Chúa yêu ta...
Trên đồng xanh bao la,
Trong rừng sâu biển cả,
Giữa cuộc đời lao xao,
Nơi lao tù mệt lã,
Làng xóm quê nghèo khổ...
Hãy rao cho muôn dân: Tin Mừng của Thiên Chúa...
Ai thành tín, sẽ được tha. .. à a a á. ..”
Một lời mời gọi chân tình của anh chị em TNTTVN tham dự Đại Hội từ Rôma: Kính xin qúy Đức Hồng Y, qúy Đức Cha, qúy Đức Ông, quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ cùng mọi thành phần dân Chúa hướng về Rôma hiệp ý tạ ơn và cầu nguyện cho Đại Hội TNTT trong dịp mừng kỷ niệm 100 năm và cầu nguyện cho Phong Trào TNTT trên toàn thế giới, cách riêng cho Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, thêm lớn mạnh hầu tạo môi trường lành mạnh đạo đức cho giới trẻ ngày nay được sống và nuôi dưỡng đức tin.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Mẫu Việt Nam
Diệp Hải Dung, Australia
21:27 05/08/2015
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Nguyện xin Thánh Mẫu dịu hiền
Giúp con can đảm vượt triền sơn khê
Trùng trùng điệp điệp tư bề
Ngày qua tháng lại nhiêu khê cuộc đời.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)