Ngày 11-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Song lộc triều nguyên
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:43 11/08/2010
Chuyện vợ chuyện chồng: Song lộc triều nguyên
Song lộc triều nguyên, Ảnh NTT


Như song lộc triều nguyên ơn phước cả,

dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng,

thơm tho bay cho tới cõi thiên đàng.

huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể.

Hàn Mặc Tử


Tan lễ kính Đức Mẹ, vợ chồng lái xe về nhà. Trên xe, chồng bật CD nghe nhạc thánh ca. Bầu không khí nhỏ bé của chiếc xe nhè nhẹ nhưng bập bùng dội vang tiếng thiên đàng giọng hòa âm bốn bè trường ca Ave Maria. Từng lời kinh Hàn Mặc Tử trộn lẫn với dòng nhạc Hải Linh hóa ra hương thơm nhè nhè bay lên cao vút. Chồng yên lặng lắng nghe nhạc. Vợ hát nho nhỏ theo lời thơ: “Như sóng lộc triều nguyên, ơn phước cả”. Bất ngờ vợ dừng lại cất tiếng hỏi,

— Anh là yêu thơ Hàn Mặc Tử lắm, vậy chứ anh có biết “Như sóng lộc triều nguyên” có nghĩa là gì hay không?

Chồng sửa lưng vợ,

— Người đẹp, không phải “sóng” mà là “song”, “Như song lộc triều nguyên”.

Vợ nghi ngờ,

— Có chắc không đó ông tướng?

— Chắc! Không tin thì cá này?

— Cá cái gì?

— Gì cũng được?

Vợ đo lường tình thế, cuối cùng nhượng bộ,

— Tạm tin ông tướng đi... Anh biết không, hồi xưa ở ca đoàn, tụi em cứ hay thắc mắc không hiểu “Song lộc triều nguyên” nghĩa là cái gì. Anh ca trưởng thì nói có lẽ bởi ông Hàn Mặc Tử muốn ví Đức Mẹ như hai con nai, lúc nào cũng khao khát tìm về Thiên Chúa dòng nước trường sinh.

Chồng lại sửa lưng vợ,

— Bà xã tôi ơi, song lộc không phải là hai con nai đâu.

Vợ nực gà, lần này nổi quạu thật tình,

— Song lộc không phải hai con nai, vậy chứ song lộc là hai con gì? Hai con hươu nhé?

— Ăn nói linh tinh, Đức Mẹ phạt cho chừa… Song là nhị, là hai, đúng rồi. Nhưng lộc ở đây là chữ lộc của hai sao tử vi…

— Ủa, tự nhiên ở đâu chui ra mà lại có sao tử vi rớt vào trong đây?

Chồng chép miệng,

— Thì thế mới có chuyện để mà nói. Lộc ở đây là chữ lộc của sao Lộc Tồn và sao Hóa Lộc. Lộc Tồn là sao tử vi Thiên Lộc, chỉ về phước lộc của Trời. Hóa Lộc là sao tử vi Nhân Lộc, chỉ về phước lộc của trần gian. Triều là hướng về. Nguyên là nguyên thủy. Song lộc triều nguyên có nghĩa là từ nguyên thủy, Đức Mẹ đã được ban phát tràn đầy phúc lộc, bởi vì Đức Mẹ vừa nhận được phúc lộc của trần gian (Hóa Lộc), vừa nhận được phúc lộc của Thiên Chúa (Lộc Tồn).

Chồng hứng khởi,

— Mà đây mới là điểm đặc biệt nè. Biết chi không? “Song lộc triều nguyên” chính là lời kinh cải cách của ông Hàn Mặc Tử đó.

— Cải cách?

— Chứ còn gì nữa. “Song lộc triều nguyên” chính là lời kinh “đầy ơn phước” trong kinh Kính Mừng đó.

— Nghĩa là làm sao?

— Thì, nếu thích, người ta có thể đọc kinh Kính Mừng như thế này, “Kính mừng Maria, như song lộc triều nguyên ơn phước cả”.

Vợ bật tiếng xuýt xoa,

— Không ngờ câu thơ bí hiểm lại ẩn chứa một tư tưởng thần học độc đáo như vậy.

Vợ chợt nhớ ra,

— Hèn chi bữa nọ em thấy anh viết chữ "song lộc triều nguyên" dán đầy trên tường. Mà em cũng thấy hàng chữ "nhất lộc triều nguyên" nữa. Song lộc thì hiểu rồi, giờ tự nhiên lại có nhất lộc...

Chồng giải thích,

— Cái này gọi là theo đóm ăn tàn mà thôi. Nhất lộc ở đây là lộc của sao Lộc Tồn, lộc của Trời. Ý anh muốn nói từ muôn muôn kiếp trước, lúc nào Chúa cũng thương yêu và chúc lành cho con người.

— Nói như vậy, ai mà lại không là nhất lộc triều nguyên.

— Thì đúng rồi, bởi thế mới gọi là nhất lộc triều nguyên. Nhưng đặc biệt nhất, chỉ riêng một mình Đức Mẹ song lộc triều nguyên, bởi Đức Mẹ nhận được cả hai, vừa lộc của trời vừa lộc của người.

— Thì đương nhiên, Đức Mẹ mà, làm sao mà mình ví được với Đức Mẹ.

Bên trong xe, dòng thơ kinh quyện với nhạc thánh tiếp tục đốt cháy tâm hồn hóa ra khói trầm hương bay cao lên thiên nhan, “Như song lộc triều nguyên ơn phước cả”, nhạc quyện với thơ sáng tựa trăng rằm dịu dàng buông xuống trần gian ngàn vạn sợi tơ, “Dâng cao, dâng, thần nhạc sáng hơn trăng”. Thơ hòa với nhạc dệt nên trường ca bất tận ngợi ca vẻ đẹp của Nữ Vương Thiên Đàng, “Và tổng lãnh thiên thần quỳ lạy Mẹ. Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa”.

Suy Niệm

Như song lộc triều nguyên ơn phước cả,

Dâng cao thần nhạc sáng hơn trăng.

Thơm tho bay cho tới cõi thiên đàng,

Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể,

Và tổng lãnh thiên thần quỳ lạy Mẹ,

Tung hô câu đường hạ ngớp châu sau,

Hương xông lên, lời ca ngợi xum hòa,

Trí miêu duệ của muôn vị rất thánh,

Ave Maria


(Hàn Mặc Tử, Thánh Nữ Đồng Trinh)

Lời Nguyện

Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Song Lộc Triều Nguyên, Mẹ của Thiên Chúa, cũng là Mẹ của chúng con. Xin Mẹ tiếp tục cầu bầu cho chúng con, những người con của Mẹ còn đang trên con đường hành hương về lại quê Trời của Đức Giêsu, Con của Mẹ.

www.nguyentrungtay.com
 
Tâm Hồn và Tâm Trí Mẹ Maria Giao Hoà Cùng Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
09:04 11/08/2010
Đức Mẹ Lên Trời – Năm C (Revelation 11: 19, 12: 1-6, Psalm 45; 1 Corinthians 15: 20-26; Luke 1: 39-56)

Sách Khải Huyền không nên đọc trước khi đi ngủ. Chúng ta bị chinh phục trước một dòng chảy ổn định của những con thú, dịch bệnh, sông máu và chiến tranh trên một quy mô vũ trụ cộng với những nghi thức phụng vụ siêu phàm huyền bí. Nó dường như xa rời với sự vận động và sự giáo huấn cải thiện của giáo sỹ Do Thái ôn hòa và hòa hợp cùng Bài Giảng trên Núi. Và trong những hướng sai lầm, cuốn sách này thực sự có thể là một nguy hiểm, vì qua hàng bao thế kỷ nó là nhiên liệu cho nhiều biến động bi thảm và một số bạo lực đáng kinh ngạc.

Nhưng cuốn sách này phải được hiểu theo nghĩa tượng trưng – nó không phải là cái nhìn trước về sự kết thúc của thế giới hoặc tiếng gọi để vũ trang. Nó được mang ý nghĩa như sự khuyến khích những tín hữu Ki-tô giáo sống trong bụng của con thú đê tiện này, Đế chế La Mã. Những hình ảnh tiêu cực đại diện đế chế và tất cả những tham vọng của nó – đế chế được thần thánh hóa của nó và cai trị vượt lên trên mọi khía cạnh của cuộc sống thuộc các đối tượng. Người phụ nữ trang phục mặt trời trong tình trạng đau đớn sinh con, một hình ảnh đã được sử dụng nhiều lần trong Tân Ước để tượng trưng cho sự khai sinh thời đại mới, mở đầu sự sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su Ki-tô. Sự khai sinh của một điều gì đó mới mẻ và tuyệt vời không thể được thực hiện mà không đau đớn và khó khăn, nhưng nó được theo sau bởi niềm vui và cuộc sống mới. Nhưng trật tự cũ luôn khiếp sợ và bị đe dọa bởi sự khai sinh của cái mới và nó chống trả trong thịnh nộ và sợ hãi. Con trai của người phụ nữ gần như bị tiêu diệt bởi con rồng đại diện những quyền lực thế gian mà đã đối nghịch với Thiên Chúa. Mẹ và con phải biến khỏi để được an toàn cho kế hoạch của Thiên Chúa sẽ không bị cản trở. Kết thúc tiến trình diễn biến con trai người phụ nữ chiến thắng vì tất cả những ai theo ông.

Những sự việc mang kịch tính của sách Khải Huyền hàm nghĩa phi thần thánh hóa tất cả những mãnh lực trần thế. Không một ai trong số họ là bất khả chiến bại và kết quả cuối cùng tất cả phải phục tùng trước Thiên Chúa, người mà có thẩm quyền hợp pháp hóa duy nhất. Những đế chế, vương quyền và các chế độ độc tài toàn trị của mọi thành phần khác nhau đã tự hào về quyền lực vô biên và trị vì hàng ngàn năm nhưng hầu hết tan trong đất bụi và mảnh vụn của lịch sử.

Thánh Phao-lô đã viết cho cộng đồng của ông ở Corinth để quả quyết với họ rằng sự chậm trễ trong việc trở lại của Chúa Giê-su là vì một lý do – công việc chưa được hoàn tất. Chúa Giê-su đã bận rộn trong công việc là dọn dẹp sạch sẽ thuần phục những quyền lực trần thế đối nghịch với Thiên Chúa. Thế giới mà người trở về với thiên Chúa Đức Chúa Cha phải là một thế giới hoàn toàn hòa giải với Thiên Chúa thậm chí ngăn chặn phản nghịch và đối kháng. Nhưng kẻ thù cuối cùng là “cái chết” và con người không có sức mạnh kháng cự hoặc khắc phục nó – đó là công việc của Đức Ki-tô. Trong trường hợp này cái chết không đề cập đến sự chết thuộc sinh học, hiển nhiên, mà là một trạng thái tách khỏi Thiên Chúa và biến thành nô lệ của tội lỗi. Thánh Phao-lô nhấn mạnh rằng cho đến khi tiến trình được hoàn tất tuyệt đối nó còn cấp bách hơn điều mà chúng ta dẫn đến những cuộc sống thánh thiện và chính trực, và tham gia vào nhưng công việc không ngừng của sự sáng tạo một thế giới hòa bình và công chính phù hợp với luật lệ của Thiên Chúa.

Mẹ Maria đã được hòa hợp với công việc thiêng liêng và nhân danh chúng ta và là người mong mỏi cho một thế giới công bình. Mẹ đã nhận ra rằng sự vận động của Thiên Chúa vào trong thế giới này luôn kèm theo biến động và thay đổi và Mẹ đã tán tụng ngợi ca trong bài Magnificat của mình. Mẹ ngợi khên Thiên Chúa, người mà đã lật đổ quyền cao, chức trọng khỏi vương quyền và khiển trách họ về quyền lực của họ, và trao quyền hành cho những người yếu đuối và những người yếm thế, thiệt thòi. Ngoài ra còn có lời ngợi khen ĐẤng Duy Nhất, ngừơi mà đã bảo đảm sự phân phối công bằng nhu cầu thiết yếu của đời sống và đong đầy cho những người đói khát với những điều thiện hảo. Trong suốt Tin Mừng của Thánh Lu-ca, sự viếng thăm của Thiên Chúa đưa đến kết quả cho một xã hội đảo ngược – khởi thủy là tận cùng và tận cùng là khởi thủy. Nguyên trạng không có chỗ trong một thời đại mới đang khởi sắc bình minh.

Trong suốt sự việc mang kịch tính này, Mẹ Maria vẫn là một trong những người mà tâm hồn và tâm trí của Mẹ luôn ở trong mối giao hòa cùng Thiên Chúa, thiết tha vô vàn đến nỗi cùng một phong cách với Enoch và Elijah Mẹ được dẫn đưa về Nước Trời và Danh Mẹ mãi ban vinh dự cho mọi thế hệ. Kịch tính thiêng liêng và thần thánh về sự khôi phục thế giới này đối với Thiên Chúa mãi tiếp tục trong thời đại của chính chúng ta với biết bao đe dọa. Thay vì là những khán giả, chúng ta hãy là những người nắm giữ một vai trò tích cực trong động lực của Thiên Chúa.

(Nguồn Reis College – The School of Theology)
 
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:21 11/08/2010
LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI ( 15 - 8 )

Tín điều Đức Maria hồn xác lên trời được Đức Piô XII long trọng tuyên tín trên ngai toà Phêrô. Không phải đợi đến nửa thế kỷ XX Mẹ Hội Thánh mới tin nhận điều này nhưng nó đã được sống, và tin nhận từ lâu dù rằng chưa trở thành tín điều buộc phải tin cách chính thức cho toàn thể Hội Thánh. Mẹ Maria được Chúa ân thưởng về trời cả hồn lẫn xác. Cái vấn nạn là ở chữ “xác”. Nếu tuyên bố rằng linh hồn Mẹ lên thiên đàng thì đâu có vấn đề và cũng chẳng ai bàn luận làm gì. Ở đây tín điều lại bao hàm cả cái “thân xác” của Mẹ.

Thân xác nhân loại chúng ta đã từng một thời gian rất dài bị hẩm hiu số phận dưới cái nhìn của nhị nguyên thuyết. Nói đến xác thịt là như nói đến cái gì đó xấu xa phải chê, phải ghét. Nghe đến hai chữ xác thịt là ta dễ liên tưởng đến xu hướng “hạ đẳng” luôn kéo ta đi xuống. Một ai đó khi được nhắc nhớ về lỗi lầm đã vấp phạm thì thường dễ biện minh: “Tính xác thịt mà”. Vậy ta phải nhìn thân xác như thế nào đây?

Con người là hữu thể xác hồn duy nhất. Tôi là hồn xác này. Xác hồn liên kết mật thiết không thể tách biệt mặc dù có thể phân biệt. Bất cứ hành vi nào của ta xét như là hành vi nhân linh đều có sự tham gia của hồn lẫn xác. Lập công thì cũng cả xác lẫn hồn và phạm tội cũng cả hồn lẫn xác.

Thân xác là cánh cửa giúp con người giao tiếp với giới tự nhiên, với tha nhân và với cả Thiên Chúa. Để thực thi công trình cứu độ, Ngôi lời đã mặc lấy xác phàm. Khi đi rao giảng Tin mừng, Người sử dụng thân xác mình để giáng phúc thi ân cho kẻ què đi được, người câm nói được, người mù được thấy, kẻ chết sống lại…. Và đỉnh cao của tình yêu mà Đức Kitô tỏ bày cho nhân loại là trao ban chính Máu Thịt của Người. Một thân xác trần trụi, chẳng còn hình tượng người ta nữa trên thập giá với Trái Tim bị đâm thâu là dấu chỉ tình yêu đến cùng của Đấng cứu độ. Và Hy tế cứu độ được hiện tại hoá trên bàn thờ mỗi ngày chính là Thân Mình Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể.

Tôn vinh Mẹ Maria qua mầu nhiệm Mẹ được Chúa ân thưởng về trời cả hồn lẫn xác, chúng ta không chỉ nói lên niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa, không chỉ nói lên tính quy luật của tình yêu là sự trọn vẹn, mà còn khẳng định phẩm tính cao trọng của thân xác do Thiên Chúa tạo dựng. Mọi sự Chúa dựng nên đều tốt đẹp. Đặc biệt cái thân xác con người, một “sản phẩm” mà Thiên Chúa xem ra phải tốn công mất sức nhiều như hình ảnh sách Sáng Thế mô tả: Thiên Chúa phải dùng tay để nặn và thổi hơi vào trong khi mọi thứ thì người chỉ phán một lời (x. St 1-2).

Tín điều Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác mời gọi ta xác tín: Mẹ Maria đã cộng tác vào ơn cứu độ bằng trọn cả con người hồn xác. Mẹ đã đón nhận ơn cứu độ bằng cả xác hồn. Và việc Mẹ được ân thưởng cả xác hồn là hệ quả tất yếu.

Tình yêu đòi hỏi sự trọn vẹn và hài hoà cả xác lẫn hồn: Vị Cha chung của Hội Thánh, Đức Bênêđictô XVI nhận định trong thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu: “Tình yêu giữa người nam và người nữ, trong đó hồn xác kết hợp bất khả phân ly mở ra cho con người một lời hứa hạnh phúc dường như không cưỡng lại được có lẽ là kiểu mẫu của tình yêu; bên cạnh tình yêu này thoạt nhìn một hình thức khác của tình yêu (phụ nữ, mẫu tử, bằng hữu,…) như mờ nhạt đi” (số 2). Chính vì thế khi yêu là yêu cả con người trọn vẹn.

Xin đừng quá chú trọng việc cứu rỗi linh hồn mà xao nhãng các nghĩa cử yêu thương cả về phần xác. Thánh Giacôbê tông đồ trách cứ những người chỉ biết chúc lành cho người nghèo mà không giúp họ chút gì về vật chất để lo cho thân xác họ. “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày mà anh em lại nói với họ: Hãy đi bình an… nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì ?”(Gc 2,15-16 ). Ngược lại xin cũng chớ đề cao quá mức những chăm sóc về phần xác kiểu luận lý: “Có thực mới vực được đạo”.

Trong việc thờ phượng, yêu mến Chúa cũng tương tự. Hãy cẩn trọng với những lối biện minh cực đoan, một chiều như “đạo tại tâm”, “thờ phượng Chúa trong tinh thần và chân lý”. Để tham dự các cử hành Phụng vụ, lãnh nhận các Bí tích, Mẹ Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta một trong các điều kiện bình thường đó là sự hiện diện bằng thân xác. Không thể xưng tội qua điện thoại hay tham dự Thánh lễ Chúa Nhật qua vô tuyến truyền hình cách thành sự. Và ngược lai, chúng ta khong thể không thận trọng trước lời khiển trách của Thiên Chúa với dân Người xưa rằng: dân này thờ kính Ta ngoài môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta.

Cần phải loại bỏ cái nhìn phiến diện và không tích cực về thân xác. Làm sao có thể tồn tại thái độ chê ghét thân xác, các thực hành đạo đức làm tổn hại sức khoẻ… trong khi chúng ta vẫn tuyên xưng: Tôi tin xác loài người ta sẽ sống lại? Phải biết tôn trọng vai trò, vị thế của thân xác. Chúng ta vốn quen với câu ngạn ngữ la tinh: “Một tinh thần tráng kiện trong một thân xác khỏe mạnh”. Hãy biết tận dụng những thế mạnh, những ưu điểm của thân xác chúng ta để yêu thương và phục vụ tha nhân thiết thực và hiệu quả hơn. Hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi chính thân xác chúng ta. Hãy dùng chính thân xác cùng với các khả năng của nó để làm sáng danh Chúa. Biết tận dụng mọi tiến bộ khoa học để có được một thân xác khoẻ, đẹp, duyên dáng ở mức độ có thể, quả là điều nên làm và đáng làm. Dĩ nhiên đó phải là một thân xác được linh động bằng một linh hồn trong sáng, thánh thiện, đầy tràn tình yêu.
 
Kinh Mân Côi
Trầm Thiên Thu
17:49 11/08/2010
Chuỗi Mân Côi cứu sống người lính

Thiên Chúa có ở với chúng ta trong từng giây phút của cuộc sống? Tôi thích những câu chuyện như dưới đây, tôi xác định là Thiên Chúa luôn ở với chúng ta.

Glenn Hockton, 19 tuổi, về nhà sau 17 tháng làm nghĩa vụ Coldstream Guards tại tỉnh Helmand. Anh đang đi tuần tra thì tràng hạt rơi ra khỏi cổ. Mẹ anh, bà Sheri Jones, kể: “Nó cảm thấy như có ai đập vào lưng. Nó cúi xuống nhặt tràng hạt xem có bị đứt không. Khi cúi xuống nó mới biết mình đang ở trên trái mìn địa lôi”.

Glenn phải đứng lặng ở đó suốt 45 phút trong khi các đồng nghiệp đã thành công trong viêc giúp Glenn thoát nạn. Bà Sheri Jones, ở Tye Green, Essex, nói rằng bà run cả người khi con trai bà gọi điện kể cho bà nghe về chuyện của con bà.

Mẹ của Glenn đã đưa cho anh chuỗi tràng hạt để bảo vệ anh trước khi anh đi làm nghĩa vụ quân sự. Sự kiện đáng chú ý hơn là ông của Glenn ghi nhận về chuỗi Mân Côi:

Ông cố Joseph Truman cũng đã tin chuỗi Mân Côi đã cứu sống ông trong Thế chiến II khi bom nổ giết chết 6 người trong trung đội của ông. Ông ở trung đội hỏa mai và sau đó bị bắt cho đến khi kết thúc chiến tranh, ông và các tù nhân khác bị bắt phải bỏ quân đội liên minh tiến bộ.

Bà Jones, 41, nhớ lại: “Nó đang đi ngang qua cánh đồng với 6 người lính cùng trung đội. Nó cúi xuống nhặt lên cái gì đó và nó là người duy nhất còn sống sót sau khi bom phát nổ. Nó đã cúi nhặt chưỗi Mân Côi”.

Tôi không biết gia đình này có giữ đạo Công giáo hay không. Và dĩ nhiên có sự nguy hiểm ở chỗ của chuỗi Mân Côi khi hình như có gì đó như “sự may mắn” cho những người nghe về cách những người này được cứu sống.

Nhưng tôi nghĩ về câu chuyện này khi có tiếng gọi làm tôi thức giấc, chắc chắn lên quan gia đình tôi – nhưng cũng liên quan cả chúng ta nữa. Đó là tiếng gọi để tôi nhận ra sức mạnh của Đức Mẹ và chuỗi Mân Côi cứu chữa chúng tôi. Không chỉ bằng cách bảo vệ cơ thể chúng tôi không bị mìn mà còn cho chúng tôi áo giáp thiêng liêng mà chúng tôi cần trong lúc đảm trách thế giới hiện đại.

Bạn đã đọc 15 lời hứa của Đức Maria đối với những người trung thành lần chuỗi Mân Côi chưa? Nếu đã đọc trước đây thì sau đó có đọc nữa? Đó là những điều gây cảm hứng. Nếu bạn là người bắt đầu và không biết bắt đầu từ đâu thì hãy lần chuỗi Mân Côi với 15 mầu nhiệm – Vui, Thương, Mừng, và nay có thêm 5 Sự Sáng.

Lạy Đức Mẹ Mân Côi, xin cầu cho chúng con!

(chuyển ngữ từ National Catholic Register)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 11/08/2010
HỒNG MÔN YẾN

N2T


Khi Sở và Hán đánh nhau, Lưu Bang tiến đánh Hàm Dương trước. Hạng Vũ nghe nói Lưu Bang muốn làm chủ thì rất giận dữ bèn tiến đánh Hàm Cốc quan và đóng quân ở Hồng Môn, sau đó lên kế hoạch đánh Lưu Bang. Chú của Hạng Vũ là Hạng Bá cũng là người bạn tốt của Trương Lương, đã đi suốt đêm đem tin này báo cho Trương Lương biết, Trương Lương vội vả báo cho Lưu Bang. Lưu Bang thành khẩn nhờ Hạng Bá nói với Hạng Vũ là mình tuyệt đối không có dã tâm gì.

Qua ngày hôm sau, Lưu Bang tự mình đi đến Hồng Môn để tạ tội với Hạng Vũ, Hạng Vũ làm yến tiệc thết đãi Lưu Bang. Trong bữa tiệc, Phạm Tăng ra lệnh cho Hạng Trang múa kiếm giúp vui với dụng ý là tìm cơ hội giết chết Lưu Bang; Hạng Bá cũng đứng dậy múa kiếm để hộ vệ Lưu Bang. Sau đó Phàn Khoái mang kiếm và khiên mộc xông vào cửa quân giải cứu Lưu Bang thoát khỏi nguy hiểm.

Đó chính là “Hồng Môn yến”.

(Sử ký, Hạng Vũ bản ký)

Suy tư:

Yến tiệc là bước thứ hai của vui vẻ, của hòa nghị, của thương thuyết, của ký kết, của hữu nghị, của hợp đồng.v.v…cho nên yến tiệc thường vang lên những tiếng cười vui, chứ không mang kiếm vác súng vào trong bữa tiệc, cho dù múa kiếm giúp vui.

Yến tiệc Nước Trời là tột đỉnh hạnh phúc của người Ki-tô hữu, bởi vì ngay khi còn sống ở thế gian này, họ đã nếm trước niềm vui hạnh phúc yến tiệc trên trời mai sau, đó chính là bàn tiệc thánh Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô trên bàn thờ.

Yến tiệc Nước Trời là hạnh phúc, là yêu thương và đem lại sự sống đời đời cho những ai yêu mến và tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, bởi vì nơi bàn tiệc thánh này không có múa kiếm, không có đấu súng, không có giận hờn ghét ghen, nhưng tràn ngập yêu thương và tinh thần phục vụ.

“Hồng môn yến” đã trở thành “hận thù yến”, đố các bạn Ki-tô hữu tại sao vậy ?

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:30 11/08/2010
N2T


6. Đôi chân hoàn toàn tiến vào con đường đức hạnh chính là khắc khổ và tình yêu, một giống chân phải và một giống chân trái.

(Thánh Francis of Assisi)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:32 11/08/2010
N2T


498. Có thời làm người bàng quan, có thời làm người tham dự, góc độ không giống nhau, thu tập cũng không giống nhau.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản đối Thập Giá ở Dinh Thổng Thống Ba-Lan
Giuse Trần Thế Bài
08:00 11/08/2010
(CathNews 11.08) hàng ngàn người phản đối đã yêu cầu cất cây thập giá dựng ở dinh tổng thống ờ Varsovie sau vụ máy bay của tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski bị rơi vào tháng tư.Một trong những người phản đối, Krzysztof, một sinh viên ngành xã hội học, nói trong tờ The Sysney Morning Herald: ” Chúng ta đang sống trong một nhà nước trần tục và chỗ của Thánh giá là ở tring nhà thờ,chứ không phải ở phía trước dinh tổng thống”. Những người biểu tình tụ họp vào đêm ngày 09.08,tổ chức mạng điện tử xã hội trên Facebook, nơi “nhòm ‘Hành Động Thánh Giá” đã lôi kéo được 43.000 thành viên. Ngang qua đường,phía sau những thanh chắn kim loại do cảnh sát lập ra quanh cây thập giá,một nhóm khoảng 100 người ủng hộ cầu nguyện và hát những ca khúc đạo. Một người phản đối thập giá,mợt sinh viên tự xưng là Kuba,nói: ” Họ không phải là người Công giáo. Họ là những người quá khích. Chúng tôi đền đây để tỏ cho thấy rằng chúng tôi muốn sống trong một quốc gia bình thường”. Nhữg người ủng hộ và thân nhân của cố tổng thống,gồm cà người em sinh đôi của ông và lãnh tụ phe đối lập Jaroslaw Kaczynski muốn cây thập giá vẫn ở đó như một đài kỷ niệm các nạn nhân vụ rơi máy bay.
 
Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa việc tử đạo
LM Trần Đức Anh OP
10:50 11/08/2010
CASTEL GANDOLFO. Trong buổi tiếp kiến chung các tín hữu hành hương sáng ngày 11-8-2010 tại Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích về ý nghĩa việc tử đạo và mời gọi các tín hữu ”vác thánh giá hằng ngày theo Chúa Kitô”.

Vì số tín hữu hành hương ít, nên ĐTC không bay về Roma để tiếp kiến chung theo thói quen, và ngài đã tiếp hơn 1 ngàn tín hữu tại khuôn viên dinh thự Castel Gandolfo. Hàng trăm tín hữu khác theo dõi buổi tiếp kiến này từ quảng trường bên ngoài dinh Tông Tòa. Hiện diện tại khuôn viên cũng có 6 GM và ĐHY Giuse Trần Nhật Quân, dòng Don Bosco, nguyên GM giáo phận Hong Kong.

Buổi tiếp kiến được rút ngắn với hình thức đơn sơ hơn. Sau lời chào phụng vụ của ĐTC là phần giới thiệu tên các phái đoàn lên ĐTC, từ các nhóm tiếng Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và Ba Lan. Các nhóm reo hò vui tươi khi tên của họ được xướng lên. Trong số các phái đoàn, có hàng chục tín hữu từ Cộng hòa Trung Phi, trong y phục cổ truyền và cầm cờ quốc gia của họ.

Trong bài huấn dụ ngắn tiếp đó bằng tiếng Ý, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa sự tử đạo theo Kitô giáo. Ngài nói:


”Hôm nay, trong phụng vụ chúng ta kính nhớ thánh Clara thành Assisi, sáng lập dòng Clarisse, một nhân vật rạng ngời mà tôi sẽ đề cập đến trong một bài huấn giáo tới đây. Nhưng trong tuần này, như tôi đã nhắc đến trong buổi đọc Kinh Truyền Tin chúa nhật vừa qua, chúng ta cũng kính nhớ một số thánh Tử Đạo, hoặc thuộc những thế kỷ đầu của Giáo Hội, như thánh Lorenxô Phó tế, thánh Ponziano Giáo Hoàng, và Thánh Ippolitô Linh Mục, hoặc thuộc thời kỳ gần chúng ta hơn như thánh nữ Têrêsa Benedetta Thánh Giá, Edith Stein, Bổn mạng Âu Châu và thánh Maximiliano Maria Kolbe. Bây giờ tôi muốn giải thích qua về sự tử đạo, là hình thức yêu mến trọn vẹn đối với Thiên Chúa.

Tử đạo là gì?

Tử đạo dựa trên điều gì? Câu trả lời thật đơn giản: thưa dựa trên cái chết của Chúa Giêsu, trên hy tế tình thương tột độ của Ngài, để chúng ta được sống (Xc Ga 10,10). Chúa Kitô là người đầy tớ đau khổ mà Ngôn sứ Isaia đã nói tới (Xc Is 52,13-15), Đấng đã hiến mình để cứu chuộc nhiều người (Xc Mt 20,28). Chúa nhắn nhủ các môn đệ, mỗi người chúng ta, hãy vác thánh giá mỗi ngày và theo Ngài trên con đường yêu thương trọn vẹn đối với Thiên Chúa là Cha và yêu mến nhân loại: ”Ai không vác thập giá mình và theo Thầy thì không xứng đáng với Thầy. Ai giữ mạng sống cho mình thì sẽ mất, và ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó” (Mt 10,38-3). Đó là lôgic của hạt lúa chết đi để nảy mầm và mang lại sự sống (Xc Ga 12,24). Chính Chúa Giêsu là ”hạt lúa đến từ Thiên Chúa, hạt lúa thần linh, để mình rơi xuống đất, để mình bị bẻ ra, gẫy vỡ trong sự chết, nhưng chính nhờ đó, hạt lúa ấy nở ra và có thể mang lại hoa trái dồi dào trong thế giới” (Benedetto XVI, cuộc viếng thăm Nhà thờ Luther ở Roma, 14-3-2010). Vị tử đạo theo Chúa Giêsu đến cùng, tự nguyện chấp nhận chết vì phần rỗi thế giới, trong thử thách tột cùng của đức tin và đức mến (Xc LG 42).

Sức mạnh để chịu tử đạo

”Một câu hỏi nữa, từ đâu nảy sinh sức mạnh để chịu tử đạo? thưa từ sự kết hiệp sâu xa và thân mật với Chúa Kitô, vì tử đạo và ơn gọi tử đạo không phải là kết quả của một cố gắng phàm nhân, nhưng là lời đáp trả sáng kiến và tiếng gọi của Thiên Chúa, đó là một hồng ơn của Thánh Sủng, làm cho chúng ta có khả năng dâng hiến mạng sống mình vì yêu mến Chúa Kitô và Giáo Hội, và yêu mến thế giới. Nếu chúng ta đọc tiểu sử các vị tử đạo, chúng ta ngạc nhiên vì sự thanh thản và lòng can đảm của các vị khi đương đầu với đau khổ và sự chết: Sức mạnh của Thiên Chúa được biểu lộ hoàn toàn trong sự yếu đuối, trong sự nghèo hèn của người tín thác vào Chúa và đặt niềm hy vọng của mình nơi Ngài (Xc 2 Cr 12,9). Nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh là ơn thánh của Chúa không hủy bỏ hoặc bóp nghẹt tự do của người đương đầu với tử đạo, trái lại càng làm cho tự do ấy được phong phú và thăng hoa: vị tử đạo là một người rất tự do, tự do đối với quyền lực, đối với thế giới; một người tự do, dâng hiến trọn mạng sống cho Thiên Chúa trong một cử chỉ duy nhất, và trong thái độ tin, cậy, mến tột cùng, vị tử đạo phó thác mình trong tay Đấng Tạo Hóa và Cứu Chuộc; hy sinh chính mạng sống mình để kết hiệp hoàn toàn với hy tế của Chúa Kitô trên Thánh Giá. Nói tóm một lời, tử đạo là một đại cử chỉ yêu thương đáp lại tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

Vác thánh giá hằng ngày

”Anh chị em thân mến, như tôi đã nói hôm thứ tư tuần trước, có lẽ chúng ta không được kêu gọi chết vì đạo, nhưng không ai trong chúng ta bị loại khỏi ơn gọi nên thánh, sống ở mức độ cao cuộc sống Kitô và điều này có nghĩa là phải vác thánh giá mỗi ngày. Trong thời đại ngày nay, lòng ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa dường như lướt thắng, tất cả chúng ta đều phải đảm nhận nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản, đó là tăng trưởng mỗi ngày trong tình yêu ngày càng sâu đậm hơn đối với Thiên Chúa và anh chị em để biến đổi cuộc sống chúng ta và qua đó biến đổi thế giới chúng ta đang sống. Nhờ lời chuyển cầu của Các Thánh và các Vị Tử Đạo chúng ta hãy cầu xin Chúa hun nóng tâm hồn chúng ta để có thể yêu mến như Chúa đã yêu thương mỗi người chúng ta.

Sau bài huấn dụ trên đây, ĐTC đã chào thăm các nhóm theo ngôn ngữ của họ. Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài cầu mong đời sống của các thánh mang lại cho mỗi người tấm gương can đảm và tin tưởng, đáp lại cử chỉ yêu thương vô biên của Chúa Kitô trên Thánh Giá!.

Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC nói: ”Tôi chào thăm tất cả các tín hữu hành hương nói tiếng Anh hiện diện hôm nay. Đặc biệt tôi chào mừng các bạn trẻ giúp lễ từ Malta và gia đình họ, đồng thời cám ơn họ vì sự trung thành phục vụ tại Đền thờ Thánh Phêrô. Tôi cũng chào các nhóm hành hương từ Nigeria, Indonesia và Hoa Kỳ. Trong tháng 8 này, Giáo Hội tưởng niệm rất nhiều vị tử đạo,chúng ta hãy cảm tạ vì tất cả những người đã theo Chúa Kitô cho đến cùng, bằng cách dâng hiến mạng sống của mình kết hiệp với hy sinh của Chúa trên Thập Giá. Ước gì cử chỉ yêu thương tột cùng và thần phục của các ngài đối với Thiên Chúa soi sáng cho chúng ta trên con đường nên thánh và bác ái đối với anh chị em chúng ta.”

Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC đặc biệt nhắc đến tấm gương của thánh Maximiliano Kolbe tử đạo, mừng kính vào thứ bẩy 14-8 tới đây. Ngài nói: ”Qua sự tự nguyện vào hầm bỏ đói, trong hỏa ngục của trại tập trung Auschwitz, thánh nhân đã cứu mạng của một người cha vô tội và phá vỡ sự điên rồ của bạo lực. Chứng tá đức tin cảm động này, niềm hy vọng và tình yêu thương thúc đẩy chúng ta tăng trưởng trong sự theo Chúa Giêsu Kitô ngày qua ngày trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Tôi cầu xin ơn phù trợ của Thánh Linh cho anh chị em trong ý hướng đó.

Với các tín hữu Ba Lan, ĐTC hiệp ý và liên đới với những người đang chịu đau khổ trong những ngày này vì nạn lụt và cầu xin Chúa ban cho họ sức mạnh để chịu đựng nghịch cảnh, khích thích tâm hồn những người thiện chí quảng đại giúp đỡ các nạn nhân”.

Sau cùng bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới. Ngài nhắc nhở rằng: ”Hôm nay chúng ta kính nhớ thánh nữ Clara thành Assisi, Người đã biết can đảm và quảng đại sống gắn bó với Chúa Kitô. Hỡi những người trẻ, các con hãy noi gương thánh nữ, trung thành đáp lại tiếng gọi của Chúa. Anh chị em bệnh nhân quí mến, tôi khích lệ anh chị em hãy kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đau khổ bằng cách vác thánh giá của Anh chị em trong tinh thần đức tin. Và hỡi anh chị em tân hôn, hãy trở thành những tông đồ của Tin Mừng yêu thương trong gia đình của Anh chị em..

Buổi tiếp kiến chỉ kéo dài 30 phút và kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh Cha.
 
Bản luận án Thần học về Thân xác được Dawn Eden phổ biến miễn phí trên mạng
Phụng Nghi
11:06 11/08/2010
Denver, Colo. - (CNA).- Đáp ứng lời kêu gọi mới đây của Hồng y Justin Rigali hãy truyền rao sứ điệp về Thần học Thân xác – tức là những giảng huấn của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II về tình dục con người – tác giả thời danh Dawn Eden đã thoả thuận cho thông tấn xã CNA được đưa lên trang mạng bản luận án tiến sĩ của bà, gồm cả một bài tựa mới và các tài liệu hỗ trợ.

Trong buổi đại hội thường niên lần đầu về Thần học Thân xác tổ chức tại Pennsylvania, Hồng y Rigali, tổng giám mục Philadelphia, đã cổ võ giáo dân hãy đề cao công trình của Đức cố giáo hoàng, mô tả giảng huấn của người về tình dục như là một “chương trình giảng dạy về nền Văn hóa Sự sống” trong thời đại mới.

Ủng hộ lời hô hào của Hồng y Rigali, bà Eden đáp ứng lại: “Tôi đã quyết định phổ biến hoàn toàn miễn phí cho mọi người bản luận án tiến sĩ của tôi.”

Bản luận án của Eden – được công luận chú ý từ tháng 6 vừa qua khi bà công bố những lời biện giải chính thức trên blog của bà – đã tạo ra tranh cãi nơi một số người Công giáo, vì bản luận án chỉ trích cách trình bầy giảng huấn của ĐGH Gioan Phaolô II do một diễn giả được nhiều người biết tiếng là ông Christopher West.

Một trong những khẳng định của ông West mà bà cho là sai lạc: ông bảo phụng vụ trong Giáo hội “lấy khuôn mẫu từ việc kết hợp của cặp vợ chồng”. Để hỗ trợ luận điểm này ông đưa ra thí dụ là Ngọn Nến Phục sinh “quả thực” có ý đồ là biểu tượng bộ phận sinh dục nam. Bà Eden phản bác lại ý tưởng đó bằng cách trưng dẫn tài liệu của Consilium – tức là nhóm các chuyên gia có nhiệm vụ xem xét lại phụng vụ sau Công đồng Vatican II – chứng tỏ rằng các nhà thần học do Tòa thánh bổ nhiệm đã bác bỏ lối giải thích như thế về Nến Phục sinh.
Tiến sĩ Dawn Eden


Bản luận án của Eden cũng khẳng định rằng ông West -- khi bảo những cặp đã đính hôn đừng lấy nhau cho tới khi họ đạt được thắng lợi hoàn toàn trên lòng ham muốn nhục dục -- là ông quên rằng chỉ có bí tích hôn phối mới có thể làm cho một đôi vợ chồng chuyển từ nhân đức bất toàn về tiết dục để tới được nhân đức vẹn toàn của khiết tịnh hôn nhân. Kết quả là, theo lời Eden, ông ta vô tình đề cao một lý tưởng sai lạc về tự chế nhờ sức con người.”

Là tác giả của cuốn sách gây được chú ý nhan đề “The Thrill of the Chaste (Niềm vui rộn ràng của lòng khiết tịnh)”, Eden đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ của bà hôm 19 tháng 5 vừa qua tại Phân khoa Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội thuộc phủ Giáo hoàng tại Trường Nghiên cứu của Dòng Đa minh ở Washington, D.C.

Tuyên bố với thông tấn xã CNA hôm 9 tháng 8 trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại, Eden nói: “Mục đích của tôi khi viết luận án này là để giúp cho các giảng viên thuộc giáo hội có thể trình bầy Thần học Thân xác một cách chính xác và trung thực.”

“Tài liệu do Christopher West thực hiện và được Viện Thần học Thân xác đề cao, hiện rất được phổ biến, và đã được quảng bá rầm rộ tại các giáo xứ và các giáo phận.”

“Như vậy, nếu có những sai lạc trong hàng triệu bản tài liệu” hiện đang lưu hành, “thì chẳng có cách nào để người ta có thể thu hồi lại tất cả chỉ vì một số sai lạc nào đó ở nơi này nơi khác.”

Vì lý do đó, “Tôi hy vọng rằng bản luận án của tôi sẽ giúp những ai đang giảng dạy Thần học Thân xác biết phân biệt rõ ràng hơn chỗ nào cần sửa đổi hay bổ túc sự trình bầy của ông West để nó trung thành hoàn toàn hơn với giảng huấn của Giáo hội.”

Eden đã gặp phải chỉ trích từ phía những người ủng hộ ông West. Một số trong những người này cho rằng các nhận xét của bà không có gì bảo đảm và gây ra chia rẽ. Tuy nhiên, bà minh xác rằng những phê phán của mình đối với ông West đã được trình bầy trong tinh thần “sửa sai với tình huynh đệ.”

Bà ca ngợi: “Christopher West có nhiều tài của một diễn giả và một tác giả. Đó là điều không ai chối cãi được.”

“Trong khi diễn giảng, Christopher West biểu lộ niềm vui Kitô giáo chân chính – đó là, niềm vui hoan lạc trong chân lý -- pha trộn rất nhiều với những gì Tiến sĩ Alice von Hildebrand có được, theo tôi nghĩ, phải gọi cho đúng là đầy nhiệt tình.”

Vậy mà “nếu có ai đưa ra một lời phê phán có tính cách thần học về sự trình bầy của con người mang niềm vui đó, thì chẳng may lại bị coi là một cuộc tấn kích vào chính niềm vui. Điều đó quả là bất hạnh.”

Sự hiểu lầm này đã đưa đến việc gán cho các lời nói đầy tình bác ái và huynh đệ của những người muốn sửa chữa sai lầm trong cách trình bầy của ông West – chẳng hạn như Tiến sĩ Alice von Hildebrand, Tiến sĩ Mary Shivanandan và Tiến sĩ David Schindler – bị giải thích sai lạc là “những công kích vào cá nhân.”

Trong bài tựa bản luận án của mình, Eden cũng nói rằng công trình của bà “không phải để “đả kích” Christopher West hay bất cứ ai khác.”

Mà trái lại, là “để xem xét công trình của một tác giả, một diễn giả rất nổi tiếng, đã thành công cao độ trong việc đem đến cho con người một số sự thật về đức tin, và để chất vấn chỉ một câu hỏi cô đọng và giản dị: sự giải thích giảng huấn Công giáo của người trình bầy này có hoàn toàn trung thực hay không, hoặc có chứa đựng, nói theo lời Thánh Tôma, một sự “pha trộn” những lầm lạc?”

Bà nhấn mạnh: “Đây là một câu hỏi quan trọng cần phải trân trọng đề ra đối với bất cứ thày dạy đức tin nào không có được uy tín của ơn vô ngộ, đặc biệt là người đang quảng bá sự trình bầy của mình với kiểu nói rằng nó trung thành phản ảnh công trình của Giáo quyền.”

Có thể đọc toàn văn bản luận án của Eden ở đây:

http://www.catholicnewsagency.com/DawnEdenThesis.pdf
 
Hội Nghị Quốc Tế Về Truyền Giáo Tổ Chức Tại Tagaytay Philippines.
Peter Đỗ Cao Cương, SVD
13:06 11/08/2010
Hội nghị lần thứ 4 của Hiệp Hội Quốc tế các Chuyên gia về Truyền Giáo Công giáo (Conference of International Association of Catholic Missiologists [IACM], tổ chức tại Trung tâm Linh Đạo Scholastica của Dòng Biển Đức nữ tại Tagaytay, Philippines từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 2010. Hiệp hội này được giám sát bởi Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Giáo, sáng kiến thành lập hiệp hội do các giáo sư hàng đầu của phân khoa truyền giáo của hai đại học Pontifical Gregoriana và Pontifical Urbania. Lần đầu tiên tổ chức tại Roma năm 2000, lần thứ hai tại Bolivia (Nam Mỹ) năm 2004, lần thứ 3 tại Ba Lan năm 2007. Và lần thứ 4 tại Philippines.

Chủ đề và Chương trình

Chủ đề của hội nghị: “New Life in Jesus in the Areopagus of a Globalized World” (cf. Acts 17, 22): Proclamation and witness, Dialogue and Religions, Religious and Secular Fundamentalism, Human Rights and Eco-justice, Indigenous Peoples. Tạm chuyển ngữ “Đời sống mới trong Đức Giêsu nơi đền Areopagus của thế giới toàn cầu hoá” (x. Cv 17,22): Rao Truyền và Nhân chứng, Đối Thoại và các Tôn Giáo, Chủ Nghĩa Cơ bản Tôn Giáo và Thế Tục, Nhân Quyền và Công Bằng Sinh thái, Người Bản xứ.

Hội nghị quy tụ hơn 60 chuyên gia về truyền giáo và các nhà thần học từ các châu lục. 10 người đến từ các nước Châu Phi (Camơrun, Uganda, Nam Phi, Nigiêria) 12 người đến từ các nước Châu âu (Ý, Đức, Balan, Áo, Bỉ, Anh) 4 người đến từ Bắc Mỹ (Canada và Mỹ), 12 người đến từ Châu Mỹ Latin (Bolivia, Venezuela, Chilê, Ecuador, Brazil) 3 người đến từ các nước thuộc Châu Đại Dương (Úc, Oceania, Papua New Guine), và khoảng 30 người đến từ các nước Á Châu (Ấn Độ, Indonêsia, HongKong, Nhật Bản, Phi Luât Tân, Trung Quốc, Singapore). Trong số các chuyên gia truyền giáo đến dự hội nghị có 17 đại biểu thuộc SVD, và 5 tham dự viên SVD đến từ Philippines và Việt Nam. Toàn hội nghị suốt 4 ngày liên tục, con số chuyên gia và tham dự viên lên tới khoảng 100 người.

Chương trình hội nghị thật sít sao, thuyết trình, chia sẻ, thảo luận, báo cáo…sau cơm tối mỗi ngày có chương trình giao lưu và biểu diễn văn hoá, do các dòng, các tổ chức và các trường học ở Philippines trình diễn, đặc sắc nhất là chương trình của dòng tỉnh dòng Ngôi Lời (SVD) Miền Trung Philippines “Múa Đối thoại ngôn sứ giữa các dân tộc và tôn giáo ở Philippines” do nhóm “Children of Mother Earth (Smockey Mountain)” biểu diễn.

Khai mạc ngày đẩu tiên bằng thánh lễ do sứ thần toà thánh, đức gíam mục Edward Joseph Adams chủ tế, trong bài giảng ngài nhấn mạnh về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và công việc của các chuyên gia về truyền giáo phải luôn miệt mài sáng kiến và cung cấp những phương thức và tư tưởng cho chương trình truuyền giáo của Giáo Hội.

Thuyết trình và Thảo luân

Á Châu

Buổi thuyết trình đầu tiên đại diện Á Châu, đức giám mục Antonio Tagle của giáo Phận Imus Philippines (ngài là nhà thần hoc và là chuyên gia về truyền giáo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu[FABC]), trong giờ thuyết trình, đức cha Tagle nhấn mạnh về bối cảnh Á Châu và phương thức truyền giáo mà FABC luôn tha thiết kêu gọi để áp dụng cho châu lục Á Châu là Đối Thoại. Đối thoại với các tôn giáo, đối thoại với các nền văn hoá, đối thoại với người nghèo. Để có thể đối thoại hữu hiêu, đòi hỏi chúng ta phải noi gương nơi Đức Giêsu nhập thể, tự hạ mình trở nên thấp hèn (Kenosis).

Thuyết trình viên thứ hai là cha Gianni Crivaller (Italian), có 18 năm truyền giáo và nghiên cứu về truyền giáo ở Trung Quốc và Honkong, nói về bối cảnh đất nước Trung Quốc, Hongkong, Macao và Đài Loan. Cha nhấn mạnh về sự can đảm và sáng kiến của các nhà truyền giáo trong lịch sử đã đến các nước này vào thế kỷ 16 như Matteô Ricci, Vignano. Họ đã sáng kiến và khởi xướng những phương pháp Thích Ứng và Hội Nhập ngay những bước đàu truyền giáo trên các nước này. Nơi có truyền thống lâu đời về văn hoá và tôn giáo (Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo và Tôn giáo truyền thống). Tuy nhiên, ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, các quốc gia này cũng đang trải ra những khó khăn cho công việc truyền giáo. Những cơ hội và những thách đố mới đang chờ đợi chúng ta trên những lục địa có bể dày về các truyền thống này. Đâu là là những phương pháp thích hợp nhất cho từng bối cảnh cụ thể này? Hội nhập, Thích ứng và Đối Thoại vẫn là những phương thức truyền giáo hữu hiệu trên các lục địa này.

Châu Âu

Buổi thuyết trình thứ 2 thuộc về các nước Châu Âu, hai thuyết trình viên của Balan và Đức đã lược qua về quá khứ và sự đóng góp lớn lao của các nước Châu âu cho công việc truyền giáo của Giáo Hội trong quá khứ. Khi các nước này trở nên “già cả” trong đời sống đức tin và công việc truyền giáo, làn sóng tục hoá và xu hướng toàn cầu hoá đang xoay hướng đời sống của người dân trên các lục địa này. Khi các xứ đạo, các nhà thờ và các tu viện đã đi vào quá khứ, Kytô giáo có vẻ như đang “lão hoá” trên các vùng văn hoá này, một làn sóng mới đang nổi lên, tái truyền giáo cho các nước Châu âu đến từ các nước Châu Á và Châu Phi. Cần xây dựng lại một tinh thần mới và phương pháp tái truyền giáo mới cho người Châu âu trong thời đại mới (new life in Jesus in the new Areopagus of postmodern time).

Phi Châu

Buổi thuyết trình thứ 3 vào ngày thứ 2 của hội nghị, đại diện các nước Châu Phi, các thuyết trình viên đến từ Camơrun và Uganda. Qua thuyết trình của các diện lục đia đen này, với đề tài “African Perspective” cho thấy được sức sống truyền giáo nơi đây đang dâng trảo. Một lục địa mà người nghèo chiếm đa số, đa dạng về chủng tộc và ngôn ngữ, đa dạng về văn hoá và truyền thống. Giáo hội đang quan tâm nhiều hơn cho công việc truyền giáo và ổn định giáo hội địa phương ở Phi Châu. Vấn đề nóng bỏng nơi lục địa này là nghèo về vật chất, các loại bệnh dịch (AIDS) và sút kém giáo dục. Những nhóm cực đoan và bất khoan dung cũng đang nổi lên khiến tình hình xã hội thiếu ổn định. Vấn đề Hồi giáo ở Uganda, hoặc binh biến ở Sômali… Ảnh hưởng toàn cầu hoá, nên tình hình dân Châu Phi đang di dân đến các lục địa Á Châu, Âu Châu để tìm kiếm cơ hội đổi đời và ổn định cuộc sống và tương lai. Tuy nhiên nét đặc biệt của người Châu phi là tính gia đình và tinh thần thờ kính thần linh mang tính gia đình và truyền thống. Những gì họ làm trong chính văn hoá của họ là cử chỉ của cầu nguyện và tôn giáo. Vì thế những hoạt động mục vụ cho tinh thần đạo đức bình dân đóng vai trò quan trọng trong công việc mục vụ của giáo hội địa phương. Thật cần thiết những phương pháp mới của hội nhập văn hoá, đối thoại và tin mứng hoá để áp dụng chương trình truyền giáo cho lục địa đen này.

Châu Mỹ Latin

Buổi thuyết trình thứ 4, đến từ Châu Mỹ Latin, các nhà truyền giáo học đã áp dụng phương pháp thần học giải phóng để trình bày vấn để của châu lục ảnh hưởng tinh thần giải phóng này. Điều phối cho buổi thuyết trình này là cha Neri Joseph Artienda, SVD đến từ Ecuador. Ngôn ngữ được sử dụng trong buổi thuyết trình này là tiếng Tây Ban Nha, nhóm thuyết trình trẻ trung và năng động (Venezuelan, Bolivian), số đông trong nhóm này là SVD. Giới thiệu về tình hình bối cảnh Châu Mỹ Latin. Với đề tài “Sự Sâu Rộng trong Tính Nhất Thời như là một Phương Cách nghiên cứu về Truyền Giáo”(Transitoriness out of the Depths and Breadths as a Missiological Method). Với đề tài chia sẻ họ xoáy vào phương pháp làm thần học và vai trò của Thần học ( the Vital “From Where” of any Theological Task), đặc biệt là nghiên cứu những vấn đề của truyền giáo trên châu lục có bề dày kinh nghiệm về Thần học Giải phóng, và có lịch sử mang đậm màu sắc của Kytô giáo. Họ xác định “nhất thời như thể là tạm thời” (transitoriness as provisionalness) và “thời đại thay đổi như thể là sự nhất thời mang tính toàn cầu…rồi sự nhất thời từ viễn tượng của khoa học… quay lại với truyền thống từ quan điểm của nhất thời tính…” Cuối cùng họ đúc kết bằng việc nhấn mạnh “Lắng nghe thật kỹ âm vang của Kinh thánh.” Nghi ngờ và lo sợ dẫn chúng ta tìm đến gặp gỡ Đức Giêsu (Jn 20, 19-29). Tuy nhiên, những cố gắng cuả thần học luôn đặt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Châu Mỹ

Buổi thuyết trình thứ 5, đại diện đến từ Bắc Mỹ, cha Roger Schroeder, SVD, người đã viết nhiều sách về truyền giáo cùng với cha Bevans, SVD, đặc biệt là cuốn “Constants in Context: a Theology of Mission for Today”, đề tài thuyết trình gây nhiều sự chú ý và sôi nổi bởi tài hùng biện và lập trường vững vàng với chủ đề “What is the Mission of the Church? A Guide for Catholics”(đây cũng là tựa đề cuốn sách mới nhất của cha, đang best seller), nhấn mạnh đến sự hiểu biết mới về truyền giáo, truyền giáo và bàn tiệc thông hiệp tình huynh đệ. Truyền giáo như là tham dự vào sứ vụ của Chúa Ba Ngôi, truyền giáo như là phục vụ giải phóng của Vương Quốc nước Thiên Chúa, truyền giáo như là rao truyền Đức Kytô Giêsu đấng Cứu độ hoàn vũ. Những ý tưởng đó như là lời giải đáp cho cái Tại sao, Đối tượng và Nơi truyền giáo (the Why, Who and Where of Mission). Hơn nữa thuyết trình viên còn nhấn mạnh đến Đối thoại mang tính Ngôn sứ (Prophetic Dialogue) như là tinh thần và hành động của truyền giáo. Mặc dầu vậy, Đối Thoại Ngôn Sứ đã được nhận thức nhưng chưa được thực hiện trong thực tế truyền giáo. Quả thật, Truyền giáo một thực tại đơn giản nhưng đa dạng và phức tạp. Roger kết thúc bài thuyết trình bằng ý tưởng “Trọn vẹn trong Bàn tiệc Hiệp Thông như thể là Mục tiêu của Truyền giáo” (Table Fellowship as the Goal of Mission in Its Fullness)

Châu Đại Dương và Úc

Buổi thuyết trình cuối cùng do một nữ giáo sư người Úc, Therese D’orsa, đại diện cho các nước thuộc Châu Đại Dương và Úc, đặc biệt có nhóm đồng thuyết trình của SVD đến từ Papua New Guini và Úc hỗ trợ. D’orsa giới thiệu bối cảnh của Châu Đại Dương mênh mông được vây quanh bởi biển và nước. Những vương quốc nhỏ bé nằm rải rác và xa xôi, chỉ nhận thấy được những chấm nhỏ trên bản đồ. Tuy vậy, sự nối kết và tinh thần của những người thổ dân nơi đây thật là mạnh mẽ. Tinh thần của họ thể hiện rõ nét qua hội nghị công giáo (Synod) của những người thổ dân Châu Đại Dương được Đức Gioan Phaolô II triệu tập tại Roma, và Giáo Hội tại Châu Đại Dương (Ecclesia in Oceania).

Những đất nước nhỏ bé và rải rác này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thiên tai, nhất là khi khí hậu toàn cầu thay đổi, họ phải chịu sự tàn phá của những cơn sóng thần dữ dội. Quả vậy, nhận thức và ý thức tôn giáo của họ khác với các vùng văn hoá và dân tộc khác trên thế giới. Đời sống tôn giáo của họ rất tự nhiên và thực tế. Nghi thức và phụng vụ của họ thật sống động và cuốn hút. Họ hoà nhập những nghi thức tôn giáo với môi trường sống và tạo vật, hoà điệu với nhịp sống cuả thiên nhiên núi rừng. Đời sống tôn giáo của họ gắn kêt với truyền thống văn hoá. Tinh thần bộ lạc và nhóm thổ dân của họ rất hùng mạnh. Tuy nhiên, sản phẩm của toàn cẩu hoá và ngôi làng thế giới đang len lỏi vào cuộc sống mang sắc thái thiên nhiên của nhửng người thổ dân Châu Đại Dương này. Vậy đâu là những phương thức truyền giáo mới cho vùng thổ dân này trong thời đại toàn cầu hoá? Hội nhập văn hoá là điểm mạnh để tiếp cận với vùng văn hoá đại dương này. Tìm thấy đời sống mới trong Chúa Giêsu nơi vùng đất này trong thời đại mới qua phương thức hội nhập văn hoá.

Sau mỗi buổi thuyết trình được tiếp theo bằng cuộc hội thảo và chia sẻ cũng như đề ra những phương thức mới cho chương trình truyền giáo cụ thể của từng bối cảnh của các châu lục. Kết thúc hội nghị là những ý kiến lượng giá và đóng góp xây dựng cho việc tổ chức và bầu ban điều hành mới cho nhiệm kỳ tới, cũng như bầu ban đại diện của khu vực, vùng và châu lục. Vị chủ tịch mới được hội nghị tín nhiệm bầu là cha Andrew Recepcion người Philippines, cha đã thành công trong việc cộng tác với cha chủ tịch Lazar Stanislaus, SVD (Bề trên giám tỉnh dòng SVD Mumbai, Ấn Độ) tổ chức lần đại hội thứ 4 này tại Philippines. Lần đại hội tới sẽ được tổ chức tại Kenya, Phi Châu năm 2013.

Lời kết

Truyền giáo là bản chất và là đời sống cuả Giáo Hội. Khi kỷ nguyên Kytô giáo đã đi vào quá khứ, văn minh Kytô giáo ở Âu Châu đi vào viện bảo tàng. Đời sống của những người một thời hãnh diện và hào hùng về thành công trong việc chinh phục thế giới và truyền giáo nay đang đóng băng trong làn sóng tục hoá và toàn cầu hoá. Tuy nhiên, Sức Sống Mới Trong Đức Giêsu vẫn luôn được khám phá nơi đền Areopagus, đền của thời đại mới. Những làn sóng truyền giáo mới đang đổi ngôi từ Châu Á sang Châu Âu, từ Đông sang Tây. Vì thế, Giáo hội luôn tìm kiếm và khám phá không ngừng những phương thức truyền giáo mới phù hợp với con người mới và thời đại mới, qua những đóng góp không mệt mỏi của các chuyên gia truyền giáo và các nhà thần học. Họ là những người luôn sáng kiến những ý tưởng và cung cấp cho Giáo hội những phương cách mới dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội và soi sáng của Chúa Thánh Thần.
 
Tử vì đạo là một hình thức của tình yêu tuyệt đối dành cho Thiên Chúa và tha nhân
Nguyễn Hoàng Thương
13:08 11/08/2010
Tử vì đạo là một hình thức của tình yêu tuyệt đối dành cho Thiên Chúa và tha nhân

Castel Gandolfo (AsiaNews) - Tử vì đạo là một "hình thức của tình yêu tuyệt đối dành cho Thiên Chúa" mà không phải tất cả mọi người đều được mời gọi. Nhưng mọi Kitô hữu được mời gọi để "hằng ngày triển nở trong một tình yêu lớn hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân" nhằm biến đổi thế gian, nơi mà "sự ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân" thắng thế. Đây là điều mà Đức Thánh Cha ban huấn từ trong buổi triều yết chung Thứ Tư 11/08/2010 được tổ chức tại khoảng sân của Dinh Thự mùa Hè Castel Gandolfo.

Lấy cảm hứng từ một số vị tử vì đạo trong phụng vụ của những ngày này - Thánh Lawrence, Thánh Pontian, Thánh Hippolytus, Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, Thánh Edith Stein, Thánh bổn mạng của Âu Châu và Thánh Maximilian Kolbe – Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành bài Giáo Lý của mình để nói về tử vì đạo, một "hình thức của tình yêu tuyệt đối dành cho Thiên Chúa".

Trước tiên, Đức Giáo Hoàng giải thích về "nơi mà việc tử vì đạo được lập nên". Ngài cho hay: "Câu trả lời thật đơn giản: cái chết của Chúa Giêsu, nơi sự hy sinh tột bậc của ngài dành cho tình yêu, chết trên thập giá để chúng ta có thể có được sự sống (x. Ga 10,10). Chúa Kitô là người tôi tớ đau khổ mà tiên tri Isaia nói đến (x. Is 52,13-15), Đấng tự hiến để cứu độ muôn người (x. Mt 20,28). Ngài thúc giục môn đệ ngài, thúc giục mỗi người chúng ta vác thập giá hàng ngày và thực hiện theo con đường tình yêu tuyệt đối của của Thiên Chúa Cha và nhân loại: "Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được" (Mt 10,38-39). Đó là lý luận hạt lúa nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác và mang lại sự sống (x. Ga 12,24). Chính Chúa Giêsu là hạt lúa đến từ Thiên Chúa, hạt lúa thiêng liêng của cây lúa, đã rơi xuống đất, tự cho mình mục nát, mục nát trong sự chết, và qua đó, mở ra và có thể trổ sinh hoa trái nơi trần thế bao la (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viếng Nhà thờ Lutheran của Rôma ngày 14 tháng Ba năm 2010). Vị tử vì đạo theo Chúa đến cùng, bằng cách chấp nhận một cách tự do để chết cho sự cứu độ thế gian, một thử thách tột bậc của đức tin và tình yêu (x. Lumen Gentium, 42).

Đức Thánh Cha cho hay thêm tử vì đạo và ơn gọi để tử vì đạo không phải là kết quả của nỗ lực con người, nhưng là đáp lại sáng kiến và lời mời gọi của Thiên Chúa, chúng là món quà ơn huệ Chúa, để chúng có thể mang sự sống của mình cho tình yêu của Chúa Kitô và Giáo Hội, và do đó cho thế gian. Nếu chúng ta đọc lại đời sống của các vị tử vì đạo, chúng ta ngạc nhiên bởi sự bình thản và lòng can trường của họ trong đau khổ và sự chết: sức mạnh của Thiên Chúa biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối, nghèo khổ của những người trao phó bản thân cho Chúa và đặt niềm hy vọng của mình vào một mình Ngài (x. 2 Cr 12,09)".

Đức Thánh Cha cho hay thêm tử vì đạo "làm phong phú thêm" và "đề cao" sự tự do của những người đối diện với nó: "vị tử vì đạo là một người tự do tột bậc, thoát khỏi sức mạnh của thế gian; một người tự do là người trong hành động cuối cùng dâng tặng toàn bộ sự sống của mình lên Thiên Chúa, và trong một hành động tột bậc của đức tin, hy vọng và bác ái, từ bỏ chính mình trong tay Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Thế, hy sinh mạng sống mình để hoàn toàn trở thành một phần của sự hy sinh của Chúa Kitô trên thập giá".

Tất nhiên, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rõ rằng không phải tất cả mọi người được kêu gọi tử vì đạo, "nhưng không ai trong chúng ta bị loại khỏi lời mời gọi thiêng liêng nên thánh, để sống đời sống Kitô hữu của mình ở mức cao và nghĩa là vác lấy thập giá chính mình mỗi ngày".

Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Tất cả mọi người, nhất là trong thời đại của chúng ta, khi chủ nghĩa cá nhân và ích kỷ dường như thắng thế, phải thực hiện dấn thân trước tiên và căn bản để hằng ngày triển nở trong một tình yêu lớn hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân nhằm biến đổi đời sống chúng ta và vì thế biến đổi thế gian. Nhờ lời cầu bàu của các các thánh và các vị tử vì đạo, chúng ta cầu xin Thiên Chúa làm bừng cháy con tim mình để có khả năng yêu thương như Ngài yêu thương mỗi người chúng ta".

Trong số các giám mục hiện diện tại buổi huấn từ giáo lý có Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, Giám mục về hưu của Hồng Kông. Vào năm 2008 Đức Thánh Cha đã giao phó cho Đức Hồng y Giuse suy niệm Đường Thánh Giá vào ngày Thứ sáu Tuần Thánh, khi vị giám mục Trung Quốc nhắc lại nhiều lần sự tử vì đạo và bách hại các Kitô hữu trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc.
 
Nga: Chính Thống Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo cầu cho mưa xuống khi người dân thiệt mạng do khói mù
Nguyễn Hoàng Thương
13:09 11/08/2010
Nga: Chính Thống Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo cầu cho mưa xuống khi người dân thiệt mạng do khói mù

Moscow (AsiaNews) – Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo tại Nga hiện đang hiệp lời cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ cháy đã đưa đất nước đến chỗ phải đầu hàng và hy vọng rằng mưa sẽ sớm đến. Cha Kirll Gorbunov, Trưởng Ban Truyền Thông Giáo Phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa cho hay: "Chúng tôi đã cầu nguyện cho có mưa trong nhiều tuần và cầu cho các gia đình bị mất nhà cửa do thiên tai vào mùa hè này".

Vào đầu tháng Tám, Đức Tổng Giám Paolo Pezzi của Giáo phận Mẹ Thiên Chúa đã gửi thư mục vụ đến tất cả các giáo xứ yêu cầu cầu nguyện. Cha Gorbunov cho hay: "Mỗi buổi sáng Chúa Nhật, chúng tôi có một sứ vụ đặc biệt dành cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy và ở Vladimir, Caritas Đức đang lập kế hoạch như chúng tôi nói để giúp mọi người". Cha cũng cho biết Đức Cha Antonio Mennini, sứ thần Tòa Thánh tại Nga đã viếng thăm giáo xứ Nizhny Novogorod, một trong những vùng bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, và đã bị sốc bởi mức độ kinh khủng của sự tàn phá và đau đớn mà ngài nhìn thấy trong dân chúng".

Trong nhiều tuần qua, ngay cả Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga cũng đã yêu cầu cầu nguyện cho mưa xuống. Những quyên góp bằng mọi hình thức viện trợ đang diễn ra tại các giáo xứ Chính Thống: người mang quần áo, thực phẩm, thức ăn và thậm chí samovar (ấm đun trà của Nga) để gửi đến các khu vực bị ảnh hưởng. Tòa Thượng Phụ cũng đã mở một tài khoản ngân hàng để gửi các khoản quyên tặng. Tại Nhà thờ Chính Tòa Chúa Hiển Linh của Mạc Tư Khoa, phụng vụ đặc biệt được cử hành mỗi buổi sáng cho các nạn nhân của vụ cháy, trong khi một số tín hữu viết thư gửi Đức Thượng phụ kêu mời ngài ăn chay một thời gian nhằm cải thiện tình hình.

Theo báo cáo của viên chức báo chí Hội đồng giáo sĩ Hồi giáo Gulnur Gaziyeva thuộc Nga thì người Hồi giáo cũng cầu nguyện với cùng mục đích.

Trong khi đó, hôm 10/08, các đám mây khói tỏa khắp Mạc Tư Khoa trong hơn một tuần qua đã phần nào bị xua tan bởi những cơn gió, làm tăng tầm nhìn, trong khi nhiệt độ giảm nhẹ, vẫn còn trên 30 độ. Đám cháy vẫn tiếp tục tại thủ đô và các cảnh báo khói mù vẫn còn ở mức cao nhất.

Phe đối lập đã yêu cầu thị trưởng Mạc Tư Khoa Yuri Luzhkov từ chức qua sự chậm trễ và thiếu thỏa đáng trong việc giải quyết tình hình. Tuy nhiên, ông thị trưởng sau khi từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp, hôm 10/08 được Thủ tướng Vladimir Putin đang ở trong thủ đô trấn an rằng tình hình đang "nằm trong tầm kiểm soát" và công bố rằng các đô thị đã bắt đầu làm ẩm ướt đường và được tưới bằng hàng tấn nước.

Tại thủ đô, các nhà xác đặc kín, bệnh viện thì đầy chỗ, các nhà thuốc hết sạch mặt nạ chống khí độc và tỷ lệ tử vong đã tăng gấp đôi. Natalia, một nhân viên văn phòng 33 tuổi cho hay: "Chúng tôi bị sốc, chúng tôi còn lại một mình ở Mạc Tư Khoa này, nhà chức trách không chăm lo cho chúng tôi, ít nhất họ nên phân phối các mặt nạ để thở, thậm chí họ không nghĩ đến các trẻ em! Ở đây thậm chí không thể ra khỏi nhà".

Vladimir Petrosyan, một quan chức của chính quyền thành phố cho biết nhà chức trách thủ đô đã buộc phải mở 123 trung tâm "chống khói". Chúng là những phòng trang bị máy điều hòa nhiệt độ được thiết kế trong một số bệnh viện và các tòa nhà chính phủ. Không những hầu hết các căn hộ chung cư, mà cả các văn phòng công cộng tại Mạc Tư Khoa đều không có điều hòa nhiệt độ và trên các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, đang bắt đầu xuất hiện những bài viết trong đó mọi người hỏi thăm vài người may mắn sở hữu máy điều hòa nhiệt độ để xin được đến nhà họ tá túc.

Và trong khi Điện Kremlin đang cố gắng tiết lộ càng ít thông tin càng tốt về những hậu quả của các đợt nóng bất thường và các vụ cháy rừng ở Nga, họ đã phải bắt đầu đối diện với những tổn thất về mặt kinh tế có thể lên đến 1% GDP của năm 2010, trị giá 15 tỷ Mỹ kim.
 
Người Công Giáo Úc và cuộc bầu cử Liên Bang
Vũ Văn An
22:26 11/08/2010
Năm 2007, trước cuộc bầu cử Liên Bang mấy tháng, Hội Đồng Giám Mục Úc Châu đã ra tuyên bố về cuộc bầu cử ấy. Bản tuyên bố dài 4 trang, gồm 1476 chữ. Lần này, trái lại, phải đợi tới tuần lễ thứ tư của cuộc tranh cử Liên Bang, Hội Đồng mới ra bản tuyên bố của mình và là một bản tuyên bố ngắn ngủi, chỉ gồm 2 trang và 611 chữ. Tuy nhiên, nội dung của bản tuyên bố, xét cho cùng, vẫn giống nhau ở điểm: các vị Giám Mục chỉ nêu ra những nguyên tắc mà không đi vào chi tiết hay hướng dẫn cụ thể.

Các tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc về bầu cử

Cả hai bản tuyên bố cùng cho hay Giáo Hội Công Giáo không ủng hộ bất cứ đảng phái chính trị hay ứng cử viên đặc thù nào và do đó không nói cho giáo dân phải bỏ phiếu cho ai. Giáo Hội chỉ khuyên họ phải coi trọng lá phiếu của mình và sử dụng nó một cách nghiêm chỉnh bằng cách thận trọng xem sét các vấn đề có dính dáng tới địa phương và cả nước, những vấn đề không những chỉ liên hệ tới họ mà còn liên hệ đến toàn thể nước Úc.

Bản tuyên bố năm 2007, sau đó, đã chi tiết bàn tới 8 vấn đề đặc thù: sự sống, gia đình, thổ dân, giáo dục, sức khỏe, môi trường, di dân và hoà bình, được các ngài cho là 8 vấn đề then chốt có tầm sinh tử đối với toàn thể cộng đồng Úc Châu. Các ngài cũng nhắc đến truyền thống phong phú và kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội tại Úc. Các ngài khuyến khích tín hữu vượt lên trên nhu cầu cá nhân để hướng tới ích chung. Mà muốn phục vụ ích chung thì điều cần thiết trên hết là phải phát huy và bảo vệ nhân phẩm. Tiềm ẩn trong việc mưu cầu ích chung là ý muốn phục vụ người nghèo, người bị gạt ra bên lề, người đau ốm và người bị bỏ quên trong xã hội.

Về sự sống, các giám mục nhấn mạnh: mọi sự sống nhân bản phải được tôn trọng; và lên án phá thai, an tử, tự tử, hủy hoại phôi thai nhân bản để nghiên cứu tế bào gốc (ủng hộ việc dùng tế bào gốc trưởng thành cũng như tế bào lấy từ máu cuống rốn).

Về gia đình, đơn vị căn bản của xã hội, các giám mục đòi luật pháp nhìn nhận bản chất độc đáo của hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà cũng như bảo vệ quyền lợi trẻ em; kêu gọi dùng chế độ thuế khóa cũng như các dịch vụ xã hội để củng cố gia đình; chế độ làm việc phải bảo đảm một hệ thống xác định lương bổng công bình cũng như bãi bỏ những giờ giấc làm việc bất lợi cho cuộc sống gia đình.

Về thổ dân, những người dân đầu hết của Úc, và được gọi là “các anh chị em của chúng ta”, các giám mục kêu gọi dành cho họ một sự đại biểu thích đáng trong guồng máy cai trị quốc gia, chăm lo nhà ở và sức khỏe cho họ.

Về giáo dục, các ngài kêu gọi tôn trọng tính đa dạng của trường học: trường công, trường Công Giáo và trường tư; chế độ tài trợ phải công bình, cởi mở và trong sáng, giúp phụ huynh chọn được nền giáo dục họ muốn cho con em mình, nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, giá trị và niềm tin riêng của họ.

Về y tế, các giám mục cho rằng mọi người đều có quyền được hưởng một sự chăm sóc sức khỏe căn bản; Liên Bang phải tài trợ thỏa đáng cho việc chăm sóc người già và y tế răng miệng, cả sức khỏe tâm thần nữa (trong đó có văn hóa ma túy).

Về môi sinh, vì năm 2007, nước Úc bị hạn hán nặng, nên các giám mục cam kết “tiếp tục cầu nguyện cho mưa đều mưa đủ”; kêu gọi mọi người hợp tác bảo vệ nguồn nước và phân phối nước hợp lý, ưu tiên cho các vùng hạn hán; chú ý tới việc hâm nóng hoàn cầu, xuống cấp đất đai, các lạm dụng đất đai và khai thác vô lối các nguồn tài nguyên.

Về di dân và tị nạn, sau khi nhấn mạnh tới phúc lợi do di dân và tị nạn đóng góp vào xã hội Úc, các giám mục kêu gọi phải xét đơn của họ một cách nhanh chóng, bất luận họ tới đây bằng cách nào. Các tị nạn phải được cấp nhập cảnh thường trú, giúp họ nhận được các dịch vụ của chính phủ và công ăn việc làm, đem lại cho họ sự an toàn để xây dựng cuộc sống mới.

Về hòa bình, các giám mục nhắc lại nguyên tắc: Thiên Chúa chống lại việc chống bạo lực bằng bạo lực lớn hơn. Nhân cơ hội này, các ngài tỏ lòng biết ơn những người lính Úc trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại nhiều cuộc tranh chấp hiện nay và cầu mong những cuộc tranh chấp ấy mau chấm dứt. Nền văn hóa hòa bình cũng được cổ võ nhờ ngoại viện.

Phần nói về hòa bình này đã kết thúc bản tuyên bố năm 2007. Bản tuyên bố về cuộc tuyển cử năm 2010 tuy ngắn hơn, nhưng lại nhắc đến nhiều vấn đề đặc thù hơn bản trước.

Trước nhất, bản này đề ra 6 tiêu chuẩn chủ yếu để phán đoán về các đảng chính trị cũng như các ứng cử viên: quyền của mọi người được có nhân phẩm; được có thực phẩm, nhà ở và được bảo vệ thỏa đáng; được hưởng giáo dục, y tế, việc làm và các dịch vụ căn bản như nhau; đươc sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh; mọi người có quyền và có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội theo khả năng; mọi người có quyền được sống theo niềm tin riêng của mình, nhưng không vi phạm tới quyền người khác.

Sau khi nêu ra 6 tiêu chuẩn chủ yếu ấy, các vị giám mục nhấn mạnh tới 11 vấn đề đặc thù: sức khỏe, công bằng xã hội, di dân và tị nạn, ngoại viện, phụ nữ, thổ dân Úc, khuyết tật, môi trường, giáo dục, tự do tôn giáo và nhân phẩm. Mỗi vấn đề đặc thù ấy chỉ được tóm gọn trong 2 hay 3 dòng, một phần có lẽ vì các ngài nghĩ những gì nói trong bản tuyên bố năm 2007 chưa bị ai quên:

Sức Khỏe: một hệ thống y tế hữu hiệu và mọi người có thể hưởng dùng; tài trợ thích đáng các dịch vụ sức khỏe tâm thần; cải thiện các dich vụ chăm sóc người cao niên.

Công bằng xã hội: nhân phẩm đòi một nước giầu có như Úc phải xác định các ưu tiên sao cho những ai không đương đầu được phải được trợ giúp qua việc chi tiêu của chính phủ do những người có khả năng đóng góp.

Di dân và tị nạn: Đối xử tất cả những ai muốn được sống tại Úc với lòng kính trọng và theo luật lệ quốc tế.

Ngoại viện: Gia tăng ngân sách ngoại viện lên 0.7% tổng sản lượng quốc gia như một bước để chứng tỏ Úc là một quốc gia giầu có giữa nhiều quốc gia nghèo khó.

Phụ nữ: Bảo vệ phẩm giá phụ nữ, loại bỏ mọi hình thức bạo hành, cải thiện mức lương bằng nhau, nghỉ hộ sản có lương.

Thổ dân: mọi người dân Úc phải góp phần cải thiện điều kiện sống của thổ dân hiện vẫn còn ngang hàng với người dân thuộc thế giới đệ tam.

Khuyết tật: phẩm chất đời sống của người khuyết tật phải ngang với người Úc bình thường.

Môi trường: cuộc tranh luận vể môi sinh nên chú trọng tới nhu cầu của các thế hệ tương lai, chứ không nên chỉ tránh các bất lợi hiện nay.

Giáo dục:Tài trợ cho các trường phải công bình và tôn trọng quyền lựa chọn trường của cha mẹ.

Tự do tôn giáo: Trong một xã hội đa tín ngưỡng và vô tín ngưỡng, cần tôn trọng người khác.

Nhân phẩm: Phải tôn trọng gía trị của sự sống con người ở mọi giai đoạn.

Hình thức ngắn gọn trong cách trình bày 11 vấn đề đặc thù trên đây khiến người ta nhớ tới các khẩu hiệu tranh cử của Đảng Lao Động cầm quyền và của Liên Đảng Tự Do và Quốc Gia đối lập. Và do đó, hình như các giám mục Úc muốn “nhắn nhe” với các chính đảng và chính khách tranh cử, hơn là để giáo dục con chiên mình, như nhiều người mong đợi. Như thấy được nét ngắn gọn ấy, tài liệu có nhắc tới các tuyên bố khác của các tổ chức Công Giáo chuyên biệt như Y Tế Công Giáo Úc (CHA) và Dịch Vụ Xã Hội Công Giáo Úc (CSSA).

Các phản ứng

Dù hoan hô các lời tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục, nhiều giáo dân, như Garry ở Ipswich, Queensland, cho rằng đây là phần dễ làm, vì phần lớn các tiêu chuẩn hay tiêu chí trình bày chỉ lấy sẵn từ các tài liệu huấn quyền về học thuyết xã hội Công Giáo. Phần khó hơn là các giám mục nên áp dụng các tiêu chuẩn trên vào một hay hai vấn đề xã họi hiện nay của Úc. Thần học mục vụ nhằm đề cập tới các kinh nghiệm đời sống chứ không phải chỉ đề cập tới các nguyên tắc. Nói về nguyên tắc bao giờ cũng an toàn, áp dụng vào thực tế mới thấy khó khăn và tương phản.

Bernard P. Ryan ở St Leonards, Victoria, thì trưng bằng cớ của khó khăn trên nơi ứng cử viên Công Giáo Sarah Henderson với khẩu hiệu tranh cử “Securing Our Border” (Bảo đảm an ninh cho biên giới ta). Chắc chắn khẩu hiệu này ám chỉ việc chặn đứng làn sóng người đi tìm tạm trú (asylum seekers) đang lò rò mò tới bờ biển Úc. Ông ta bảo: hình như ở ngoài kia, có người đang không chịu lắng nghe các vị giám mục, dù không một Kitô hữu có đức tin nào lại bất đồng với các ngài!

Nhiều người như John Carmody ở Roseville, Sydney, châm biếm khi nhắc tới vấn đề nhân phẩm: vậy thì các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục thì sao? Erik H ở Surabaya, Nam Dương, cũng phụ họa vào luận điệu châm biếm này khi nhắc tới việc phong chức cho nữ giới.

Noel ở Gippsland, Victoria, cho rằng mọi điều các giám mục nói đều tuyệt diệu, nhưng quả là điều đáng xấu hổ khi không nói một cách đặc thù tới “tính thánh thiêng của sự sống”, tại sao lại không thẳng thừng đề cập tới nạn phá thai và an tử mà chắc chắn hai Đảng Lao Động và Xanh muốn cổ võ?

Đáp ứng của Đức Hồng Y Pell

Điều lý thú là Đức Hồng Y George Pell của Sydney đã làm đúng thế. Ngài đã thẳng thừng và cụ thể đề cập đến các vấn đề liên quan tới đạo đức học giới tính, hôn nhân và cả an tử nữa khi trực tiếp phê phán Đảng Xanh mà người đứng đầu là Thượng Nghị Sỉ Bob Brown.

Chúa nhật, ngày 8 tháng 8 vừa qua, ở cột thường xuyên của mình trên tờ Sunday Telegraph, Đức Hồng Y Pell cho hay tuy ngài không thể nói cho giáo dân biết phải bỏ phiếu cho ai, nhưng ngài khuyên họ nên nhìn vào chính sách và quan điểm bản thân của các ứng cử viên. Và vì nhiều người ngày nay quan tâm đến vấn đề môi sinh, nên ngài muốn nhìn vào chính sách của Đảng Xanh, mà ngài cho là có quan điểm phản Kitô Giáo, để đưa ra một vài nhận định

Theo ngài, năm 1996, thủ lãnh Đảng Xanh là Bob Brown có cùng viết với triết gia vô thần Peter Singer (hiện đang dạy tại ĐH Princeton, Hoa Kỳ) một cuốn sách nhỏ tựa là “The Greens”. Singer vốn bác bỏ địa vị độc đáo của con người và ủng hộ việc diệt nhi (infanticide) cũng như phá thai và an tử. Hai tác giả này cho rằng con người cũng chỉ là một loại động vật thông minh hơn thế thôi, nghĩa là con người và động vật nằm trên cùng một bình diện như nhau hay tương tự nhau tùy theo trình độ ý thức. Quan điểm Xanh này nhằm thay thế Kitô Giáo và Do Thái Giáo.

Theo Đức Hồng Y, một số đảng viên Đảng Xanh đã đẩy quan điểm trên xa hơn bằng cách cho rằng không nên cho phép bất cứ cuộc tranh luận tôn giáo nào xẩy ra nơi công cộng. Tuy nhiên, về vấn đề này, nhiều khi họ tỏ ra hết sức mâu thuẫn: một đàng họ cần đến sự hỗ trợ của Kitô hữu đối với vấn đề tị nạn, nhưng đàng khác, lại bác bỏ mọi lý lẽ tôn giáo đứng đàng sau sự hỗ trợ kia. Một phe trong Đảng Xanh còn giống như trái dưa hấu: xanh bên ngoài mà đỏ bên trong, vì không thiếu người của Đảng này theo chủ nghĩa Stalin, hỗ trợ chính sách đàn áp của Xô Viết. Cách đây ít năm, họ đã ráng lạm dụng tư cách đặc quyền của Hội Đồng Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales để làm câm họng các tiếng nói của tôn giáo trong cuộc tranh luận công cộng, nhưng họ không thành công.

Đảng Xanh chống đối các trường tôn giáo và cố gắng hủy bỏ quyền của các trường này được tuyển dụng nhân viên và kiểm soát việc ghi danh; hạn chế việc tài trợ cho các trường không phải của chính phủ ở mức năm 2003-2004. Tại Canberra, Đảng Xanh tấn công Bệnh Viện Calvary, vì bệnh viện này không chịu cung cấp dịch vụ phá thai. Đảng Xanh tất nhiên chống đối ý niệm gia đình, đàn ông, đàn bà và con cái, tất cả được họ coi chỉ là một trong các chọn lựa. Họ cho phép các cuộc hôn nhân bất phân giới tính. Ngay trong lãnh vực môi sinh, chính sách của họ thiếu thực tế và rất tốn kém, không nhằm phục vụ người nghèo. Đức Hồng Y kết luận: “Đối với những ai trân qúy lối sống hiện nay, Đảng Xanh là thứ thuốc độc ngọt ngào hóa trang”.

Có lẽ đây là lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Úc đã lên tiếng vạch mặt một đảng chính trị đang lên của Úc, vì các chính sách tai hại của họ đối với nền đạo đức của Úc. Người ta tiên đoán, tổng số phiếu Đảng Xanh hy vọng đạt được lần này có thể lên tới 14%. Với thể thức bỏ phiếu kiểu “ưu tiên” như Úc, nghĩa là tuy mình không thắng ghế, nhưng có quyền trao phiếu người ta bầu cho mình cho ứng cử viên nào mình thích, chắc chắn Đảng Lao Động sẽ thắng cử và phải nhượng bộ bằng cách chấp nhận một số chính sách của Đảng Xanh. Tình thế ấy chỉ đem lại kết quả là nước Úc càng ngày càng tuột dốc trên đường đạo đức vì được lãnh đạo bởi Đảng Lao Động, một Đảng vẫn rất uyển chuyển đối với mọi khuynh hướng trong xã hội bất phân hợp đạo đức hay không, nhất là nay dưới sự lãnh đạo của một nữ thủ tướng công khai tuyên bố vô tôn giáo, không muốn có con và lập gia đình…, và một đồng minh không coi con người có chi khác với loài vật.

Ý kiến một linh mục

Nhiều người ước mong Đức HY Pell, tiện dịp, đề cập thẳng tới nữ thủ tướng Julia Gillard. Đời tư thì ai cũng phải tôn trọng, nhưng Julia Gillard đâu còn phải là một công dân bình thường, mà là một nữ thủ tướng, một khuôn mặt hoàn toàn công cộng, lãnh đạo cả một quốc gia, đời tư của bà nói lên cả một “chính sách”, một quan điểm bản thân (personal view), như lời khuyên của Đức HY, nhất định gây ảnh hưởng đến người khác, đến cung cách điều hướng các chính sách của chính phủ, cần được đem ra mổ xẻ.

Nhưng chỉ mới nói tới Đảng Xanh thôi, ngài cũng đã bị một linh mục Dòng Tên lên tiếng công khai chỉ trích. Linh mục đó chính là Cha Frank Brennan SJ. Ba ngày sau bài của Đức HY Pell trên tờ Sunday Telegraph, Cha Brennan, một nhà tranh đấu xã hội nổi tiếng của Úc, viết một bài trên tờ Eureka Street, tựa là “Vị HồngY, Đảng Xanh và Các Giá Trị Kitô Giáo” tự hỏi: “Không biết lối tuyên bố công khai này có đúng nguyên tắc và khôn ngoan hay không? Liệu một Kitô hữu có lương tâm có thể bỏ phiếu cho Đảng Xanh hay không? Và chính sách của Đảng này có phản Kitô Giáo hơn chính sách của các đảng lớn hay không?”

Cha Brennan không trực tiếp trả lời các câu hỏi ấy, chỉ cho biết: Đảng Xanh không thuộc loại chống Kitô Giáo cách thẳng thừng. Tuy một số đảng viên Đảng Xanh bài Kitô Giáo, nhưng cũng có những đảng viên như Lin Hatfield Dodds từng phục vụ lâu năm trong giáo hội của mình. Cha quả quyết rằng trong một số vấn đề chính sách, Đảng Xanh có những sứ điệp còn Kitô Giáo hơn cả các đảng lớn nữa. Như các chính sách về ngoại viện, về tị nạn, về quản lý môi sinh, nhà ở, bảo vệ nhân quyền và quản trị lợi tức. Trong các vấn đề này, các phát biểu của Đảng Xanh tỏ ra phù hợp với các phát biểu của các nhà lãnh đạo tôn giáo, hơn hẳn hai Đảng Lao Động và Tự Do.

Còn về những vấn đề như phá thai, nghiên cứu tế bào gốc, hôn nhân đồng tính và tài trợ các trường tôn giáo, thì Kitô hữu nào mà nhất trí được với Đảng Xanh? nhưng họ đâu có làm gì để có thể thay thế được các chính sách hiện hành khi không nắm được chính phủ. Lý luận này của Cha Brennan quả không vững chút nào. Trong quá khứ, nhiều khi chính phủ phải vất vả chạy ngược chạy xuôi để lấy được phiếu của một thượng nghị sĩ mới thông qua được một đạo luật. Thế cân bằng quyền lực lần này có khác rồi đấy Cha Brennan. Tại quan tâm xã hội của cha lớn quá đấy thôi, đến quên cả những nguy hại tận gốc do Đảng Xanh và viễn tượng 14% số phiếu họ có thể dành được kỳ này đem lại.

Những vấn đề xã hội mà cha hết lòng ủng hộ không bị một đảng chính trị nào bác bỏ. Vấn đề mấu chốt của lương tâm Công Giáo nằm ở những vấn đề sau. Cha Brennan ngây thơ kết luận: “nếu các chính sách của Đảng Xanh thực sự phản Kitô Giáo, thì tôi hoàn toàn đồng ý với việc các nhà lãnh đạo Giáo Hội thúc giục tín hữu bỏ phiếu cho một đảng khác. Đàng này, căn cứ vào một số chính sách và vấn đề sẽ trở thành luật trong ba năm tới, những chính sách và vấn đề có tính Kitô Giáo hơn các đảng lớn, tôi nghĩ tốt nhất các nhà lãnh đạo tôn giáo nên thận trọng trong việc thúc giục việc ủng hộ hay chống đối bất cứ đảng phái chính trị đặc thù nào”.

Nói thế rồi, Cha Brennan vẫn không ngại nhắc tới nữ thủ tướng vô thần và cho rằng trong một xã hội dân chủ đa nguyên như Úc, người ta nên đặc biệt nhạy cảm, chỉ phê phán các chính khách và chính đảng căn cứ vào thành quả của họ. Trong nền dân chủ ấy, rất nhiều cử tri biết suy nghĩ và các chính khách hàng đầu vốn là người vô thần. Cha sợ rằng bài viết của Đức Hồng Y Pell gián tiếp nhằm vào nữ thủ tướng vô thần Julia Gillard. Điều ấy rõ ràng không thích hợp và không giúp gì được cho tính khả tín của Giáo Hội ở nơi công cộng”.

Với những người như Cha Brennan, không lạ gì Giáo Hội vẫn phải lao đao trong cuộc chiến đấu chống làn sóng vũ bão của chủ nghĩa thế tục và tương đối đang hoành hành trong các xã hội dân chủ. Cuộc tấn kích chống tự do tôn giáo không phải chỉ có tại các quốc gia cộng sản mà nó nằm ngay trước ngưỡng cửa nhà ta dưới dạng thuốc độc ngọt ngào hóa trang như lời Đức Hồng Y Pell nói. Đã không cùng chiến đấu, tại sao lại đả kích các chiến sĩ đấu tranh cho tự do ấy?

Rất may, ngoài Đức Hồng Y Pell, ta còn có Đức Cha Geoffrey Jarrett của Giáo Phận Lismore, NSW. Trong một thư mục vụ được đọc tại các nhà thờ của Giáo Phận vào hôm chủ nhật vừa qua, Đức Cha Jarrett khuyên các tín hữu cân nhắc các vấn đề như phá thai và an tử khi bỏ phiếu tại cuộc tổng tuyển cử Liên Bang. Ngài nói: tín hữu nên đặt câu hỏi: ứng củ viên này có phải là người ta vui lòng bỏ phiếu cho bằng “một lương tâm trước mặt Chúa” hay không. Họ nên cân nhắc không phải chỉ là những tuyên bố về chính sách trong lúc tranh cử mà thôi, mà còn là ứng cử viên này có những giá trị nhân bản và xã hội nào, nhất là những giá trị về hôn nhân và gia đình, về phẩm giá và sự thánh thiêng của sự sống. Ứng cử viên này có những niềm tin tôn giáo nào? Những câu hỏi như thế mới thực sự là đặc trưng của một người Công Giáo, hơn bất cứ câu hỏi nào khác, trái với điều cha Brennan nghĩ.
 
Top Stories
Non-Catholics influenced Vatican II liberalization of Catholic church, new Penn study says
Daniel Fowler
09:36 11/08/2010
A new analysis of voting patterns among bishops at the Second Vatican Council points to the indirect influence of non-Catholic churches in the Council's liberalization of the Catholic Church.

Melissa Wilde, an associate professor of sociology in the School of Arts and Sciences at the University of Pennsylvania, led a team of researchers that investigated data from the Vatican Secret Archive to determine the critical factors influencing how bishops voted at the Second Vatican Council.

Their findings are outlined in "Religious Economy or Organizational Field? Predicting Bishops' Votes at the Second Vatican Council," published in the August issue of American Sociological Review.

The researchers found that the relationship between the church and state as well as changes in the institution's situation in relation to other institutions, particularly a loss of dominance and the presence of and relationship with other religious institutions, were crucial factors in predicting whether religious leaders would be open to change and also what kinds of change they would prioritize.

They concluded that in places where the Roman Catholic Church enjoyed a stable monopoly as the state church, religious leaders were almost impervious to outside influence and opposed to most kinds of change. In areas in which Catholicism was not the established faith but where the religious field was stable, however, leaders of other religious institutions were a crucial source of influence on Catholic bishops who attended and voted at Vatican II.

The article also explores factors that predicted bishops' votes on two of the most contentious issues dividing the Roman Catholic Church during Vatican II from 1962-1965: the validity of a document titled "On the Sources of Revelation," which upholds the inerrancy of the Bible, and the importance of the Virgin Mary.

"This is the first attempt to subject any Council votes to rigorous quantitative analysis," said lead author Wilde, who studies the processes and factors that direct religious change. "It was exciting being the first person to gain access to these votes on an event as important as the Council."

In addition to her research on Vatican II, Wilde has examined the demographic factors that explain why American Protestantism has gone from being majority Mainline to majority conservative and the role of religious competition in the rise in marital annulments in the Catholic Church.

She is currently investigating how and why the politics of sex and gender have become key issues dividing the American religious field through a comparative-historical study of the major American religious groups' reactions to changing norms regarding birth control, abortion, divorce, women's ordination and homosexuality over the course of the 20th century.

The paper on Vatican II was co-authored with Kristin Geraty, an assistant professor at North Central College, and Shelley Nelson and Emily Bowman, Ph.D. candidates in sociology at Indiana University. The article is available to members of the media by contacting Daniel Fowler at pubinfo@asanet.org or 202-527-7885 begin_of_the_skype_highlighting 202-527-7885 end_of_the_skype_highlighting.
 
Vatican rejects resignations of 2 Dublin bishops
Shawn Pogatchnik, AP
09:38 11/08/2010
DUBLIN – Dublin Archbishop Diarmuid Martin has told priests that the Vatican has rejected the resignations of his two auxiliary bishops following their reported involvement in the Catholic Church's cover-up of child abuse.

The Vatican's refusal deals a blow to Martin. He has led Irish Catholic calls for the church to account fully for its concealment of decades of child abuse by priests.

Martin sought the resignations of his Dublin deputies, Eamonn Walsh and Ray Field, after an Irish government-authorized investigation in November criticized them for failing to tell civil authorities about abuse cases in the 1990s. Both initially rejected criticisms, then announced resignations on Christmas Eve.

An AP reporter saw a copy of Martin's letter sent this week to Dublin priests.
 
Multilingual Vatican website
The Age
09:41 11/08/2010
VATICAN CITY - Vatican plans to revamp its website and is considering opening sections in Arabic and Russian. The need to use language ''that is comprehensible to today's internet users,'' is prompting the initiative, Monsignor Lucio Adrian Ruiz who manages the site, told the Vatican newspaper, L'Osservatore Romano.

The site, www.vatican.va, consists of half-a-million pages with sections in Latin, Italian, English, Spanish, French, Portuguese, German and Chinese.

''First of all it must be made clear that it will be a long process (to update the site). But it has to be done,'' Monsignor Ruiz said. The site was launched in 1995 with a Christmas message by then pontiff, John Paul II, and receives an average of 3 million hits a day.

(Source: http://www.theage.com.au/world/multilingual-website-20100811-11zo3.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ Tham Dự Ngày Thánh Mẫu 2010, Missouri
Văn Phòng LĐCGVN Hoa Kỳ
00:24 11/08/2010
Cha Chủ Tịch Liên Đoàn Giuse Nguyễn Thanh Liêm đã về Chi Dòng Đồng Công để tham dự Ngày Thánh Mẫu tại thành phố Carthage, Missouri.

Được biết, sau cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang tại thủ đô Washington, DC từ ngày 17-19 tháng 6, 2010 được Liên Đoàn tổ chức thành công tốt đẹp, Cha đã lần lượt đến thăm viếng nhiều giáo xứ, cộng đoàn VN sau đó, và nay về Carthage, Missouri dự Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ 33, tổ chức từ ngày 5-8 tháng 8, 2010.

Trong những ngày ở Chi Dòng Đồng Công, Cha đã gặp gỡ, tiếp xúc thân mật với quý Cha, quý Thầy Phó Tế, quý tu sĩ nam nữ khắp nơi về tham dự. Cha cũng ghi nhận đề nghị của nhiều Linh Mục mong muốn sớm có Đại Hội Emmaus lần IV diễn ra để anh em Linh Mục có dịp gặp lại nhau

.Đặc biệt, Cha Chủ Tịch cũng có dịp chia sẻ những hoạt động của Liên Đoàn với các Đức Giám Mục James V. Johnston và John Leibrecht, Giáo Phận Springfield - Cape Giraldeau, và với Đức Cha Vincente Nguyễn Trọng Hiếu, Giám Mục Phụ Tá, Toronto, Canada. Các Đức Cha cũng chân tình cám ơn Cha Liêm trong vai trò Chủ Tịch Liên Đoàn. Các ngài cũng nhận định rằng trách nhiệm đó rất nặng nề, phức tạp và khó khăn. Cha Liêm xin quý Đức Cha chúc lành và cầu nguyện thêm để sớm hoàn tất trách nhiệm đã được các Cha tín nhiệm giao phó.

Vào sáng ngày thứ bảy, lúc 7:30am, ngày 7/8/2010, Cha Chủ Tịch đã chủ tế và chia sẻ trong Thánh Lễ dành cho Linh Mục và Tu Sĩ nam nữ. Cha chia sẻ những điều tốt lành, những hy sinh quý báu của quý Linh Mục và tu sĩ trong công việc mục vụ ở các giáo xứ và cộng đoàn, ghi nhận được từ những chuyến đi viếng thăm trong thời gian vừa qua, và mời gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho nhau, cũng như cầu nguyện Hiệp Thông với Giáo Hội Mẹ trong năm Thánh này, kỷ niệm 350 năm thành lập 2 giáo phận đầu tiên: Đàng Trong và Đàng Ngoài, cũng như mừng 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm chính tòa.

Trong buổi ăn trưa, Cha cũng đại diện cho Liên Đoàn, chúc mừng Đức Cha Vincente trong Sứ Vụ Tông Đồ mà Đức Thánh Cha Bênêdict XVI trao phó cho Đức Cha ở Toronto. Dịp này, một số quý Cha, tu sĩ nam nữ quen biết, hay từng học ở Roma với Đức Cha đã có một chương trình văn nghệ 'bỏ túi' dành cho Đức Cha.

Trong thánh lễ đại trào biệt kính Khiết Tâm Mẹ vào buổi tối do Đức Cha Vincente chủ tế và giảng thuyết, Cha Chủ Tịch đã được Ban Tổ Chức mời để tuyên đọc Sắc Lệnh ban ơn Đại Xá cho những ai tham dự Ngày Thánh Mẫu của Đức Thánh Cha Benedict XVI, và Sắc Lệnh này được Bộ Ân Giải Tòa Thánh ban hành tại Roma vào ngày 24-4-2010. Trước khi tuyên đọc, Cha Chủ Tịch đã thay mặt cho Liên Đoàn và những người tham dự Ngày Thánh Mẫu ngỏ lời cám ơn đến tất cả quý Cha và quý Thầy Chi Dòng Đồng Công đã vất vả, hy sinh từ bao nhiêu tháng qua để chuẩn bị và tổ chức Ngày Thánh Mẫu được thành công tốt đẹp.

Được biết sau khi tham dự Ngày Thánh Mẫu, Cha Chủ Tịch sẽ sang Seatle để thăm viếng quý Cha, quý tu sĩ miền Tây Bắc, đồng thời cũng tham dự Hội Chợ Mùa Hè do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Seatle tổ chức hàng năm. Cha cũng nhận lời mời của Cha Hoàng Phượng, Tổng Quản đại diện Linh Mục Việt Nam của TGP Seatle, để chủ tế và giảng thuyết trong Thánh Lễ Bế Mạc ngày Chúa Nhật 15 tháng 8, 2010. Tuần lễ tiếp đó, Cha Chủ Tịch sẽ sang San Diego, để tiếp tục chương trình thăm viếng các giáo xứ, trước khi sang Costa Rica để tham dự khóa Spanish Mục Vụ dành cho các Linh Mục.
 
Hồng ân thánh hiến hội dòng chị em bác ái Thánh nữ Jeanne - Antide Thouret
Trần Huyền
08:14 11/08/2010
Hồng ân thánh hiến hội dòng chị em bác ái Thánh nữ Jeanne - Antide Thouret

Sáng ngày 10/08/2010 tại nhà thờ giáo họ Đông Yên - Giáo xứ Yên Đại Gp Vinh. Hội dòng chị em bác ái Thánh nữ Jeanne - Antide Thourret đã tổ chức thánh lễ lãnh nhận tu phục, tiếp nhận tập sinh vào tập viện và tuyên khấn lần đầu cho các nữ tu sĩ trong hội dòng. Thánh lễ do ĐGM Phaolô Cao Đình Thuyên chủ tế cùng hơn 40 linh mục trong và ngoài Gp Vinh đồng tế.

Xem hình thánh lễ

Trong thánh lễ hội dòng tiếp nhận thêm sáu tập sinh vào tập viện và chín chị em tũ sĩ của hội dòng được lãnh nhận tu phục và tuyên khấn lần đầu.

Thông tin về đấng sáng lập dòng:

Thánh nữ Sainte Jeanne - Antide Thouret sinh vào thánh 11 năm 1765 tại Sancy, giáo phận Besancon nước Pháp. Con của một người thợ thuộc da, mẹ mất sơm khi Jeanne được 11 tuổi, cô phải giúp cha lo mọi việc trong gia đình và nuôi dạy các em nhỏ. Năm 1787. Jeanne vào giúp việc trong nhà thương Langres lúc lên 22 tuổi, tháng 10 năm 1788. Người vào dòng nữ Bác ái của Thánh Vincent và Thánh Louise de Marillac.

Đang ở nhà tập thì dòng bị cách mạng giải tán, chị em bị đuổi khỏi tu viện, một tên lính cách mạng dùng báng súng xua chị qua vách tường và làm chị gãy một xương sườn, phải mất rất nhiều tháng mới phụ hồi. Chị đi bộ về nhà quê tại Sancy, năm 1793 tiếp tục các công việc bác ái, giúp các linh mục chống đối cách mạng. Rồi qua Thụy sĩ năm 1799, chị trở về Besancon mở một trường dạy học cho nữ sinh và một trạm phát thuốc. Dần hồi công cuộc lớn mạnh, chị đứng đầu một dòng tu giúp người nghèo. Chị được bà thân mẫu của Nã Phá Luân mời qua Ý điều hành một nhà thương lớn, nay là bệnh viện Regina Caelis ở Naples chị ở đây 8 năm, khuyết trương dòng tại Ý.

Trở về lại Pháp, Đức TGM Besancon không muốn cho chị trông coi trông việc của Dòng thuộc quyền địa phận, không cho chị gặp các nữ tu. Mẹ Thouret đau khổ nhưng nhẫn nại chịu đựng. Ba năm sau cùng Mẹ giúp cho các nhà Dòng ở Ý và qua đời tại Naples năm 1828. Tu hội của mẹ ngày càng phát triển tại Pháp, Thụy sĩ và Ý với 126 nhà và hiến pháp của tu hội được tòa thánh công nhận năm 1819. Sư mạng của nữ thánh là thiết lập lại trong giáo hội Pháp, sau cuộc cách mạng, công việc bác ái trước đây do các nữ tu bác ai đảm nhiệm.

Mẹ được Đức Thánh Cha Pius XI tôn phong hiến thánh năm 1934.
 
Thánh Lễ Tuyên Khấn Trọn Đời và Lần Đầu tại Dòng Lasan - Saì Gòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc.
12:48 11/08/2010
Mai Thôn - Lasan, trong tâm tình của những người con, đáp trả lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa, vào lúc 09h00 thứ tư ngày 11.08.2010, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn chủ sự Thánh Lễ Tạ Ơn Tuyên Khấn Trọn Đời và Tuyên Khấn Lần Đầu tại nhà nguyện Mẹ Ngôi Sao Sáng dòng nữ Lasan (số 970 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 28, quận Bình Thạnh).

Hình ảnh Lễ Khấn

Cùng đồng tế trong Thánh lễ hôm nay, có sự tham dự cha hạt trưởng là cha linh hướng của dòng Lasan, quý cha sở nơi các Soeur phục vụ, quý cha bề trên và quý cha đồng tế. Ngoài ra còn có sự hiện diện Soeur tổng đại diện, quý Soeur tổng cố vấn, quý Soeur bề trên các cấp, sư huynh giám tỉnh, quý sư huynh dòng Lasan, quý thân nhân, ân nhân và quý khách.

Dòng nữ Lasan hôm nay có tất cả 6 chị em khấn sinh tuyên khấn:

5 chị em Khấn Lần Đầu là:
Sr. Maria Nguyễn Thị Hóa
Sr. Maria Phạm Thị Mừng
Sr. Anna Phạm Thị Nguyệt
Sr. Anna Nguyễn Thị Phúc
Sr. Madelein Lê Thị Sương.


1 chị em Vĩnh Khấn là:
Sr. Maria Nguyễn Thị Nga.

Sau bài giảng của Đức Cha Phêrô, trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng của Thánh lễ, các chị tân khấn sinh nguyện đoan hứa: xin được yêu mến Chúa, phục vụ Giáo hội, và chia sẻ đời sống Cộng đoàn.

Sau phần hiệp lễ, một chị tân khấn sinh đã thay mặt hội dòng cám ơn Đức Cha Phêrô, cha linh hướng, quý cha, quý Soeur bề trên, quý sư huynh dòng Lasan, quý tu sĩ nam nữ, cha mẹ, thân nhân, ân nhân đã đến hiệp dâng lời cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa, chung niềm vui với hội dòng trong ngày hồng ân hôm nay.

Cuối Thánh lễ, các chị tân khấn sinh và gia đình chụp hình lưu niệm với Đức Cha, quý cha, quý Soeur, và quý sư huynh dòng Lasan trên cung thánh nhà nguyện Mẹ Ngôi Sao Sáng.

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các tân khấn sinh được vững bước trên con đường mới.
 
Đức Giám Mục Thái Bình thăm và làm Mục Vụ tại Giáo Xứ An Vỹ
Trường Giang
12:58 11/08/2010
17 giờ chiều nay 11/08/2010, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đến thăm và làm mục vụ tại giáo xứ An Vỹ, thuộc xã An Vỹ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

An Vỹ đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1923, số giáo dân hiện nay là 663 nhân danh, với 7 họ lẻ, nhưng có 3 giáo họ không còn nhà thờ, đó là: họ Đông Tảo, họ Xóm Đường và họ Ông Đình. An Vỹ là một trong những giáo xứ có những họ lẻ xa nhất, hẻo lánh nhất giáo phận như họ Hoàng Trạch (khoảng 110 km), Đông Tảo, Xóm Đường. Cha Hieronimo Nguyễn Ngọc Hinh được bề trên giáo phận cử về làm chánh xứ Sài Quất và quản nhiệm giáo xứ An Vỹ từ năm 2006 đến nay.

Theo chương trình mục vụ của Đức cha giáo phận Thái Bình, trong năm phụng vụ 2010 ngài sẽ viếng thăm và làm mục vụ tất cả các giáo xứ trong giáo phận (102 xứ). Từ ngày được Tòa Thánh bổ nhiệm về coi sóc giáo phận Thái Bình, Đức cha đã đến thăm mục vụ khoảng 70 giáo xứ, chưa kể các họ lẻ. Dự định trong tháng tám, tháng chín và tháng mười năm 2010 Đức cha sẽ đến thăm và làm mục vụ hết các giáo xứ còn lại trong tổng số 102 giáo xứ toàn giáo phận.

Hôm nay Đức cha đến với đoàn chiên giáo xứ An Vỹ, tuy giáo xứ ít người, ngôi nhà thờ rộng lớn, tháp chuông cao đang được thi công, nhưng đã dành cho vị chủ chăn giáo phận một sự tiếp đón rất chân thành và niềm nở ngay từ giây phút đầu tiên về với giáo xứ. Ra đón Đức cha có cha quản nhiệm, ban hội đồng giáo xứ, giáo họ, hội kèn xứ Hàm Tải, các em thiếu nhi Thánh Thể, ca đoàn và tất cả các hội đoàn trong giáo xứ. Sau khi Đức cha và cộng đoàn cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể ít phút, các em thiếu nhi Thánh Thể họ nhà xứ An Vỹ múa chào mừng Đức cha, kế đến một vị đại diện giáo xứ chúc mừng và tặng hoa Đức cha. Trong niềm vui chung của giáo xứ, các em thiếu nhi giáo họ Hoàng Trạch tham gia tiết mục múa với tựa đề “lệnh truyền giáo”. Đức cha chia sẻ ít phút, ngài nói năm nay cả giáo phận ưu tiên cho giáo hạt Hưng Yên về nhiều phương diện, vì đó là điểm truyền giáo. Cụ thể như trong kỳ hè này Đức cha đã sai các thày chủng sinh lên giúp các giáo họ thuộc địa hạt Hưng Yên suốt hai tháng, đến nay đã gần kết thúc. Ngài nói thêm: “không chỉ ưu tiên giáo hạt Hưng Yên trong một năm mà còn nhiều năm tiếp theo nữa”. Nghe đến đây mọi người như muốn ngẩng cao đầu hơn nữa để nghe rõ hơn lời cha chung đang động viên, đang chia sẻ những ưu tư và thao thức đối với đoàn chiên nơi tuyến đầu giáo phận. Để đáp lại tình cha yêu thương đoàn chiên, và cũng là kết thúc buổi chào mừng vị chủ chăn, các em thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ An Vỹ lại một lần nữa thổi hồn vào điệu múa “ca dao tình Chúa” thật mềm mại và sâu lắng.

18 giờ Đức cha chủ sự thánh lễ đồng tế, có sự hiện diện của cha quản nhiệm Hieronimo Hinh, cha Gioan Chu Văn Yên, văn phòng Tòa giám mục, nhiều thày chủng sinh đang giúp các xứ họ lân cận và đông đảo giáo dân trong xứ, liên xứ. Mở đầu thánh lễ, Đức cha nói lên ý nguyện thánh lễ hôm nay là cầu nguyện cho tất cả mọi thành phần trong giáo xứ: người ốm đau cũng như khỏe mạnh, người còn sống cũng như đã qua đời và tất cả những ai đã, đang góp công sức, tiền của để xây dựng ngôi thánh đường, ước mong sớm được hoàn thành. Trong bài giảng Đức cha nhấn mạnh đến đời sống gia đình Công Giáo ngày nay. Đặc biệt vai trò của những người làm cha, mẹ hãy chu toàn trọng trách của mình đối với gia đình và con cái. Vì gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội và Giáo Hội.

Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, cha Nguyễn Ngọc Hinh, đại diện giáo xứ An Vỹ cám ơn Đức cha, quý cha, quý thày và cộng đoàn đã đến với giáo xứ trong ngày vui hôm nay. Kết thúc thánh lễ Đức cha gặp gỡ và trao đổi với các thày chủng sinh hiện đang thực tập mục vụ các giáo họ khu vực này.
 
Hình ảnh Lễ Thêm Sức tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Janelle Fabio
16:52 11/08/2010
Chúa Nhật ngày 8 tháng 8 năm 2010 vào lúc 11 giờ sáng, giáo xứ Thánh Marcô mừng 38 em được Đức Cha Brian Finnigan ban phép Thêm Sức.

Xem hình ảnh phần 1

Xem hình ảnh phần 2



Trang của xứ đạo: www.stmarksinala.net.au
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tuyên cáo của Ủy Ban Bảo vệ sự Vẹn toàn Lãnh thổ
GS Nguyễn văn Canh
11:05 11/08/2010
ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ
TUYÊN CÁO
Về Diễn Biến Mới tại Biển Đông


Tháng 5 năm 2009, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (TC) gửi văn thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chống lại CHXHCNVN (VC) và Mã Lai Á nộp hồ sơ nới rộng thềm lục địa tại Ủy Ban Thềm Lục, Liên Hiệp Quốc vào này 6 và 7 tháng 5. Trong văn thư, TC xác nhận chủ quyền của chúng trên Biển Đông, có kèm theo Bản Đồ hình lưỡi bò. Đây là hành vi chính thức trước Liên Hiệp Quốc để xác nhận chủ quyền của TC trên Biển Đông của Việt nam.

Trong những năm gần đây, TC đã có nhiều hành vi khác nhau, hoặc liên tục báo cho thế giới hoặc dằn mặt các quốc gia khác về cái mà chúng coi là xâm phạm đến chủ quyền của chúng trên Biển Đông của Việt nam.

Các hành vi này càng ngày càng tích cực và trực tiếp hơn, vì lẽ chúng nghĩ rằng chúng đã có cơ sở quân sự vững chãi trên Biển Đông và lực lượng hải quân hùng hậu đối đầu với bất cứ kẻ địch nào kể cả Hoa kỳ để bảo vệ quyền lợi của chúng, gồm cả vủng biển ngoài Biển Đông.

Truớc hết, ngoài phạm vi Biển Đông:

Năm 2008, một viên tướng thuộc Bộ Quốc Phòng TC đề nghị với Đô Đốc Keating, tổng tư lệnh quân đội Mỹ vùng Thái Bình Dương rằng Mỹ và TC nên chia đôi Thái Bình Dương làm 2: phía Tây, thuộc Mỹ và phía Đông, thuộc TC.

TC cho mọi người hiểu rằng quốc phòng của chúng trên mặt biển ngày nay là có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi”viễn dương”. Có hai chuỗi đảo là giới hạn địa lý đề phòng thủ: 1) từ Nhật bản xuống Phi Luật Tân; 2) từ Nam Dương qua Guam xuống Úc Châu.

Rồi đến trong phạm vi Biển Đông:

Năm 2007, TC đòi hỏi với lời lẽ đe dọa các công ti dầu BP ngưng khai thác dầu trong vùng Côn sơn dù đã có khế ước với VC và đang thi hành khế ước ấy, Exxon Mobil không được ký khế ước với Việt nam để khai thác dầu trong thềm lục địa của Việt nam.

Trong nhiều năm qua, từ tháng 5 đến tháng 8 mỗi năm, TC thông cáo cấm ngư dân Việt đánh cá trong một khu vực trên vĩ tuyến 15 thuộc vùng Biển của Việt nam với lý do bảo vệ tài nguyên về hải sản của chúng. Chúng liên tục cho các tàu tuần tra kiểm soát vùng Hoàng Sa và Trường Sa, lùng bắt ngư dân Việt vì “vi phạm lãnh hải “ của chúng, mang về đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa xét xử, phạt tù, phạt tiền đòi chuộc mạng. Ngoài việc cướp đoạt, tài sản, thuyền bè, tịch thu ngư cụ, chúng còn bắn giết hay đánh chìm thuyền đánh cá ngư dân Quảng Ngãi.

Hồi tháng 3, 2009, TC quấy nhiễu tàu của Mỹ như vụ cho vây xung quanh, cản trở tàu Impeccable của Mỹ hoạt động cách đảo Hải Nam 70 dận về phía Nam.

Hồi tháng 9, 2009, hải quân TC tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật, có đổ bộ, nhảy dù trên đảo thuộc vùng đá Ngầm Chữ Thập, sâu xuống phía Nam của Trường Sa của Việt nam, để “bảo vệ biên cương của tổ quốc”. Tại khu vực này, chúng đã xây sẵn một số kiến trúc kiên cố trên nhiều bãi đá ngầm khác nhau làm bộ chỉ huy quân đội, kho tiếp vận, bãi đáp trực thăng, hệ thống viễn thông, văn phòng…

Tháng 3 năm 2010, Phụ tá Bộ trưởng Ngoai Giao Trung cộng, Cui Tiankai nói cho hai viên chức cao cấp của chính quyền Obama biết rằng TC hiện “ xếp lời tuyên bố chủ quyền của TC trên Biển Đông ngang hàng với chủ quyền của TC ở Đài Loan và Tây tạng, Tân cương.” Đó là “quyền lợi cốt lõi” mà TC sẽ bảo vệ.

Với các căn cứ hải quân đã được bố trí và phối trí khắp Biển Đông từ các đảo Phú Lâm, Quang Hòa, Lincoln, Tri tôn bao trùm cả khu vực xuống mãi phía Nam: vùng đá Chữ Thập và vùng đá ngầm Vành Khăn, với các hoạt động kể cả quân sự của hải quân dưới sự chỉ đạo từ căn cứ Tam Á ở Hải Nam, TC tự cho rằng chúng đã xây dựng được đủ sức mạnh hải quân trong vòng hơn hai thập niên qua. Chúng đã công khai thách thức Mỹ về việc bảo vể chủ quyền này, ngụ ý chúng sử dụng võ lực để bảo vệ. Lời thông báo chính thức của Tiankai kể trên của TC cảnh báo, nếu không nói là thách thức, cho Mỹ biết rằng Biển Đông là ao hồ của chúng, rằng chúng có quyền lợi sinh tử trên Biển Đông và rằng chúng phủ nhận quyền lợi của Mỹ, cũng như sẽ không chấp nhận sự hiện diện của Mỹ trong khu vực này.

Tóm lại hành động của Trung cộng đã trắng trợn, trực tiếp đối đầu với Mỹ, một kẻ thù “nguy hiểm” đang thống trị thế giới. Trung cộng cho rằng nay Mỹ đang sa lầy ở A Phú Hãn và khu vực Trung Đông và suy yếu. Chúng nghĩ rằng cần nắm lấy cơ hội để thay thế Mỹ và tiến vào địa vị thống trị toàn cầu, nhất là giải quyết vấn đề dân số: 800 triệu dân Trung Hoa cần phải di chuyển đến nơi khác, vì lãnh thổ Trung Hoa chỉ đủ cho 500 triệu mà thôi. Đây là ưu tiên nhất của chúng. Và như thế, chúng sẽ đạt được tham vọng bá chủ thế giới.

Thái độ và phản ứng của Mỹ như thế nào?

Tại Hội Nghị Đối Thoại Shangri-la vào 29 tháng 5, 2010, Robert Gates Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tuyên bố: “nói về tự do trên biển và tuân thủ luật quốc tế, Hoa Kỳ ủng hộ ‘tự do lưu thông’, thay vì giữ độc quyền, và Hoa Kỳ cũng ủng hộ quyền mọi người sử dụng không phận.” Ngoài ra, Gates nói rằng “ chính sách an ninh tương lai của Mỹ sẽ dựa trên “quyền lợi thiết yếu và lâu bền trong vùng.” Với chính sách trên, Hoa Kỳ nói rõ là 1) tất cả mọi quốc gia được tự do lưu thông trên Biển Đông và Thái Bình Dương theo luật quốc tế, như vậy phủ nhận tuyên bố đòi độc quyền của TC và, 2) Gates nối liền quyền lợi thiết thân và lâu bền của Mỹ với an ninh quốc gia.

Có nghĩa là Mỹ sẽ bảo vệ các quyền lợi ấy bằng sức mạnh.

Rồi tại Hội Nghị An Ninh Khu Vực do ASEAN tổ chức ở Hà nội, ngày 24 tháng 7, 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng với tinh thần mà Bộ trưởng Gates nêu ra đã công khai, nhưng trực tiếp và cứng rắn bác bỏ lời tuyên bố hung hăng của Trung Cộng:

Khi nói về chủ quyền trên Biển Đông mà Trung cộng đòi hỏi, Clinton tuyên bố tại hội nghị rằng cần phân chia ra hai loại: Chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông và Chủ quyền trên các quần đảo.

1) Về chủ quyền trên toàn thể Biển Đông, Mỹ có lợi ích quốc gia đòi hỏi là phải có tự do lưu thông trên vùng biển, vùng trời theo luật biển quốc tế. Một viên chức của chính quyền Obama biện luận rằng Trung cộng không có căn cứ khi tuyên bố chủ quyền như vậy, vì không có người nào sinh sống trên đảo đá và đảo san hô.

Clinton đã thẳng thừng bác khước tuyên bố chủ quyền của Trung cộng.

2) Về chủ quyền trên các quần đảo, Mỹ đòi hỏi tất cả các bên tranh chấp trong vùng biển phải giải quyết các bất đồng, không bằng bạo lực, mà bằng thương thuyết như các bên đã đồng ý và ký kết trong bản Qui Tắc Hành Sử vào năm 2002 tại Cao Miên, và Mỹ không đứng về phía tương tranh nào.

Để giúp giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, Mỹ kêu gọi các quốc gia ASEAN hợp tác với nhau vào một phía và thương thảo với phía bên kia là TC.

Trước lời tuyên bố này, Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoai Giao Trung cộng phẫn nộ, bỏ phòng họp đi ra ngoài. Một tiếng đồng hồ sau, Trì lại trở lại phòng họp, đọc một bản tuyên bố trong vòng 30 phút- mà một người tham dự gọi là thiếu mạch lạc, tố cáo Mỹ can thiệp vào quyền lợi của Trung cộng như bác bỏ chủ quyền mà Trung cộng tuyên bố về Biển Đông; như quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông mà Trung cộng chỉ muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo này bằng cách song phương, nghĩa là chia các quốc gia Đông Nam Á ra để trị, bằng cách mua chuộc, hù dọa từng quốc gia một; như Trung cộng trước đó đã vận động không đưa vấn đề an ninh vào chương trình nghị sự, nay lại xảy ra tại Hội Nghị ASEAN.

Bản tuyên bố ấy của Dương Khiết Trì còn đi ra ngoài đề tài ở điểm là Trì chỉ trích, có tính cách miệt thị, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, không biết có phải vì với tư cách Chủ Tọa, CHXHCNVN không đủ khả năng kiểm soát buổi họp theo lệnh của TC hay không?

Và cuối cùng Trì còn đe dọa Singapore khi quay mặt vào Bộ trưởng Ngoai Giao George Yeo của nước này mà đe dọa ( không phải sỉ nhục): “Trung quốc là nước lớn và các nước khác là nước nhỏ. Đó là một thực tế.”

Để cụ thể hóa cam kết trên, ngay sau Hội nghị ASEAN kết thúc ở Hà nội, Mỹ gửi hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington từ Nhật đến vùng biển Đông hải trong một cuộc tập trận với hải quân Hàn quốc nhân vụ Bắc Hàn đánh đắm tàu ngầm Cheonan của nước này hồi tháng 3, 10, mặc dù Trung cộng phản đối dữ dội cuộc tập trận này và Bắc hàn đe dọa dùng võ khí nguyên tử tấn công cuộc tập trận.

Sự hiện diện của George Washington là hành động để biểu dương sức mạnh đối với thách đố của Trung cộng.

Để phản ứng với cuộc tập trận của Mỹ và Nam hàn, Trung cộng cũng tổ chức vội vã một cuộc tập trận ở “Nam Hải”để phô trương sức mạnh.

Cần phải thêm rằng một số quốc gia trong Khối ASEAN đã có một thái độ tích cực hơn, quyết tâm hơn trong việc bảo vể chủ quyền và độc lập chống lại âm nưu bá quyền của Bắc kinh. Nam Dương trong văn thư ngày 8 tháng 7, 10 có gửi một văn thư cho Tổng Thư Ký LHQ phản bác lập luận của Trung cộng viện dẫn với bản đồ lưỡi bò mơ hồ để biện minh chủ quyền của chúng trên Biển Đông. Là một quốc gia không nằm trong nhóm có tranh chấp chủ quyền, và cũng là một quốc gia mạnh, đông dân trong khối ASEAN, Nam dương như vậy đã đứng về lập trường của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn âm mưu bành trướng của Băc Kinh. Hành vi đó trực tiếp giúp sức cho dân tộc Việt nam bảo vệ lãnh hải và chủ quyền dân tộc.

Nam Dương cũng đã đặt mua thêm tìềm thủy đỉnh để bảo vệ lãnh hải. Mã Lai Á mua 2 tầm ngầm của Pháp. Úc mua/xây thêm 9 tàu ngầm nữa và cũng đăt mua thêm 100 chiếc F.35 của Mỹ.

Hiện nay Trung cộng rất phẫn nộ với Mỹ vì rõ rệt làm tiêu diệt âm mưu bá quyền truyền thống của nhà Hán, dù Trung cộng có tuyên bố sẽ có cuộc tập trận thứ hai để cảnh giác Mỹ về chống phá các quyết tâm của chúng. TC đã làm cho đối phương hiểu rằng chúng có hoả tiễn Dong Feng 21 D với tầm xa 1,500 cây số có thể bắn chìm hàng không mẫu hạm của Mỹ từ xa, dù đã phát triển hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh của Mỹ để làm “mù” vệ tinh, không còn điều khiển các hàng không mẫu hạm, cũng như không theo dõi được các tàu ngầm nguyên tử 094 ( Jin Class) hay tàu ngầm Song S20 trang bị hỏa tiễn Yingji-8 di chuyển sâu dưới nước để bắn hạ hàng không mẫu hạm của Mỹ hoạt động trên mặt nước, và với một dàn phóng đã xây sẵn trên một bãi đá ngầm thuộc khu vực Chữ Thập của Việt nam, sức mạnh ấy sẽ không là gì với sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ. Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ George Washington đồ sộ như một thành phố dài 333 thước tây, với 6250 thủy thủ được trang bị đủ võ khí tối tân có thể tiêu diệt đối phương tại chỗ ngay khi kẻ thù mới khai hỏa.

UBBVSVTLT chưa nói tới hệ thống phòng thủ SDI với các võ khí laser (beamery weapons) nằm trên vệ tinh thường trực bay quanh quĩ đạo, mỗi ngày 24 giờ. Chính võ khí này nếu đối phương khởi động hàng loạt tấn công trước, sẽ tiêu diệt hết toàn bộ các cứ điểm quân sự, dàn phóng hỏa tiễn tại chỗ, ngay khi bắn, trước khi hỏa tiễn bay đến mục tiêu, nghĩa là trước khi đến Hoa Kỳ để gây thiệt hại. Hình ảnh hỏa tiễn ‘patriots’ trong trận chiến vùng Vinh ở trung Đông là thí dụ. Với tình thế đó, chính võ khí của mình giết mình. Võ khí này đã làm cho Liên Bang Sô Viết thay đổi chiến lược từ giữa thập niên 1980 và đưa đến chế độ Công Sản Liên Sô sụp đổ. Cần nói thêm rằng sức mạnh của Liên Bang Sô Viết vào thời kỳ đó rất ghê gớm với từ 7000 tới 8000 dàn phóng hỏa tiễn, cố định hay di động, công khai hay che dấu, gồm cả tầu ngầm thường trực nắm dưới đáy biển, để dùng cho khoảng 40,000 đầu đạn nguyên tử. Hoa Kỳ còn nhiều võ khí khác.

Vài chục quả bom nguyên tử, 5 chiếc tàu ngầm 094, hỏa tiễn DF 21D của Trung cộng có nghĩa gì?

Với mưu đồ áp dụng chiến tranh nhân dân của Mao, bằng cách mua chuộc các nhà cầm quyền các quốc gia, kể cả Phi châu và với cung cách đầu tư khắp nơi trên thế giới làm cơ hội/phương tiện để cho dân Trung Hoa xâm nhập làm hậu thuẫn cho công tác thống lãnh thế giới về sau, Trung cộng cũng không thể đối đầu được với Hoa Kỳ dù chúng đã ước tính rằng chúng sẵn sàng hi sinh ½ dân số cho âm mưu này, chung cuộc chúng nghĩ rằng vẫn còn 6 hay 700 triệu người.

Chúng sẽ chờ đến khi mà chúng chuẩn bị xong một tránh đánh cuối cùng bằng các phương tiện khác ngay tại Hoa Thịnh Đốn như chúng tính toán, với sự yểm trợ của dân Trung Hoa đã xâm nhập vào nhiều nơi trên thế giới. Như thế, còn phải chờ nhiều chục năm nữa.

Tập trận lần 2 của TC được loan báo để cảnh giác Hoa Kỳ chỉ là trò chơi hù dọa những kẻ tay sai của chúng để tay sai không bỏ chạy. Đây là trường hợp VC và vài quốc gia đông Nam Á. Sỉ nhục CHXHCNVN một cách không nương tay trước sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thế giới cũng nhằm mục đích này. Rồi, chung cuộc, chúng sẽ rút lui. Rồi nữa, mọi việc sẽ qua đi.

Với Hoa Kỳ chính thức “ nhập cuộc” như trường hợp này là một dịp may hiếm có và tạo một tình thế thuận lợi để Việt nam có thể bảo vệ chủ quyền của Việt nam trên Biển Đông, cũng như bảo vệ độc lập và bảo toàn lãnh thổ.

Vì ĐCSVN đã sai lầm chấp nhận làm thái thú người bản xứ cho Trung Cộng, làm tay sai cho kẻ thù của dân tộc để bành trướng thế lực tại Việt nam, UBBVSVTLH đòi hỏi

1. ĐCSVN, phải ra lệnh cho CHXHCNVN gấp rút nắm bắt cơ hội này bằng cách lên tiếng công khai đứng vào hàng ngũ của thế giới tự do, kêu gọi các quốc gia thấy được nguy cơ do Trung cộng gây ra, giúp chống lại bọn bá quyền Bắc Kinh xâm chiến Biển Đông, vì đã có các hậu thuẫn cần thiết.

2. ĐCSVN phải chấm dứt vai trò thừa sai cho Trung cộng. Một mặt, phải chấm dứt đàn áp dã man bất cứ ai lên tiếng hô hào Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt nam. Mặt khác phải có hành động cụ thể bảo vệ ngư dân Việt đánh cá trên vùng biển của cha ông để lại khi Hải Quân Trung cộng bắn giết, bắt bớ tù đầy ngư phủ hay đòi tiền chuộc mạng. Còn nữa, phải nhân danh là chủ nhân ông, lên tiếng tố cáo trước quốc tế và tích cực chống lại các công tác xây dựng thêm các căn cứ quân sự trên các bãi đá ngầm quanh vùng Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng đang xây cất thêm các kiến trúc tại đảo Tri tôn, một đảo gần Đà nẵng, và đang mở rộng thêm hải cảng thuộc đảo Phú lâm. Hơn thế nữa, ĐCSVN phải chấm dứt các khế ước cho thuê rừng dài hạn và thu hồi đất đã cho thuê tại 18 tỉnh, tại những nơi đây quân xâm lược phương Bắc sẽ xây dựng căn cứ địa ngõ hầu kiểm soát lãnh thổ Việt nam.

3. Thái Độ và hành động của CHXHCNVN chống lại chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh trước tình thế này phải thể hiện công khai, minh bạch. Đó là đều cần thiết và bắt buộc để có đồng minh giúp bảo vệ lãnh hải, được sự ủng hộ của dân chúng, một yếu tố phải có, để bảo vệ độc lập quốc gia, bảo vệ lãnh thổ. Việc mua 6 chiếc tàu ngầm “kilo” và một tá máy bay Sukhoi của Nga, mua radar và một số thiết bị quân sự của Pháp tự mình CHXHCNVN không thể đọ sức với hay chiếm lại các đảo đã mất được, nghĩa là các phương tiện ấy không là một cái gì so với sức mạnh của đối phương. Vì thái độ mập mờ dấu giếm, với các hành động mà ĐCSVN đã làm một cách công khai với tư cách là tay sai của Trung cộng trong nhiều năm qua, quốc dân Việt nam có thể nghi ngờ rằng nếu có chiến tranh xảy do Trung cộng chủ mưu để chiếm Đông Nam Á, và ĐCSVN đã bị ĐCSTH khống chế như hiện nay thì với các phương tiện quân sự kể trên CHXHCNVN sẽ sử dụng chúng với vai trò của một tên lính tiền phong đánh thuê trong âm mưu bành truớng của Bắc Kinh.4. UBBVSVTLT nghiêm trọng cảnh giác ĐCSVN rằng dù tự nguyện hay bị lôi cuốn vào vị trí làm lính tiền phong của kẻ thù của dân tộc trong âm mưu Hán hóa vùng Đông Nam Á và cả thế giới thì hiểm họa gây ra cho dân tộc rất to lớn: dân Việt có thể đi tới bị tàn sát trước võ khí hiện đại có sức hủy diệt tập thể lớn của Hoa Kỳ. Ngay cả tính mạng của các lãnh đạo ĐCSVN sẽ bị tiêu diệt trước khi quân xâm lăng TC có hành động khởi động thôn tính các quốc gia Động Nam Á. Đừng tưởng rằng với 16 chữ vàng mà lãnh đạo VC luôn xưng tụng mà được TC bao che hay bảo vệ. Chúng rất thâm độc, với kiến thức khoa học và với phương tiện hiện đại,chúng có thể dàn cảnh để mượn tay Hoa kỳ tận diệt dân tộc Việt, thừa cơ hội chúng sẽ chiếm tòa thể lãnh thổ Việt nam. Bằng cớ vừa mới xảy ra là nếu Dương Khiết Trì, đại diện chính thức của Đảng CSTH coi trọng VC như một đồng chí “tốt”,láng giềng “tốt”, dù đã được các lãnh đạo VC nhiều lần hô hán rằng mối liên hệ giữa 2 đảng và hai quốc gia đã lên được ‘các’ tầng cao mới, đã không sỉ nhục công khai lãnh đạo CHXHCNVN trước mặt các nhà lãnh đạo thế giới như trong kỳ họp Hội Nghị An Ninh Khu Vực tháng 7 vừa qua là một thí dụ. Lãnh đạo Việt cộng nên nhớ kỹ rằng tự mình đã có đóng góp vô giá cho Trung Cộng trong thập niên vừa qua như hiến đất, dâng vịnh qua các hiệp định 1999, 2000 lại còn không nể mặt, không được coi là một đấy tớ trung thành và bị đối xử tệ bạc như thế. Hoàng văn Hoan trong thời gian lưu vong ở Bắc Kinh bị đối xử như thế nào, thì lãnh đao Việt cộng biết rõ hơn người ngoài. Rồi, Pol Pot trước đây là được Trung cộng che chở như thế nào, rồi cũng bị bỏ rơi, một cách nhục nhã là thí dụ khác.

Nên học các bài học này để có thể sống với cộng đồng dân tộc và quốc tế.

Làm tại California ngày 10 tháng 8 năm 2010
Đại diện: GS Nguyễn văn Canh
 
Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước
Trần Mạnh Hảo
11:45 11/08/2010
Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước
Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” (K.Marx)

Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong đại hội Hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ XIII
Soạn theo thư “mời viết tham luận” của nhà văn Hữu Thỉnh- chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhờ nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc dùm – cám ơn !


Kính thưa quý đồng nghiệp cầm bút
Thưa quý vị quan khách và quý vị lãnh đạo,

Thói thường, con người sợ món gì nhất? Sợ ma quỷ ư? Không! Sợ vợ ư? Không! Sợ công an ư? Không! Sợ kẻ cầm quyền ư? Không! Sợ chết ư? Không!

Theo chúng tôi, con người trên mặt đất này sợ nhất sự thật! Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam từng nói: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Người Trung Hoa từ thượng cổ đã nói: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Người Ba Tư cổ khuyên: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”. Người Ai Cập xưa cảnh cáo: “Khi sự thật bị bỏ quên quá lâu, một hôm nó thức dậy thành ngày tận thế”. Ngạn ngữ Tây Tạng tiền Phật giáo khuyên: “Mày chỉ được phép nói ra sự thật, nếu mày làm vua”. Thổ dân Úc bảo: “Ai nhìn thẳng vào sự thật sẽ bị mù mắt”. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận hàng triệu con người từng dám cả gan nói lên sự thật mà bị mất mạng, bị tù tội hay bị quản thúc tại gia.

Đã có bao nhiêu lý thuyết chính trị thề bồi giải phóng con người, bao nhiêu cuộc lật đổ, cuộc cách mạng tuyên thệ giải phóng con người, giúp con người hoàn toàn tự do, sau khi đã giết hàng triệu triệu sinh mạng. Rút cuộc, con người hình như vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng, chưa hoàn toàn được tự do, con người vẫn còn sợ hãi vì bị sự dối trá thống trị? Một số đất nước, một số dân tộc trên hành tinh vẫn còn bị nhốt trong nhà ngục có tên là dối trá. Cần phải làm một cuộc cách mạng của sự thật mới mong giải thoát cho nhân dân khỏi ngục tù kia.

Chìa khóa cuối cùng giúp con người được giải phóng, được hoàn toàn tự do, chính là sự thật, một sự thật không còn bị giấu như loài mèo giấu của quý. Karl Marx đã tôn vinh sự thật lên tột cùng của nhận thức luận và phương pháp luận: “ Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý”: không có sự thật đi kèm, mọi kết luận, mọi lý thuyết, mọi khế ước, mọi hội kín, mọi cuộc cách mạng đều chỉ là ngụy lý, ngụy tạo, là lừa bịp. Cố thổng thống Ba Lan Lech Kaczynxki ( 1949-2010) người vừa bị tử nạn trong vụ rơi máy bay trên đường bay đến rừng Katyń tham dự lễ kỷ niệm 22.440 người con ưu tú của dân tộc Ba Lan bị Hồng quân Liên Xô chôn sống hồi đầu chiến tranh thế giới thứ hai; trong bài diễn văn viết sẵn mà ông không còn cơ hội để đọc, có đoạn viết như sau: “Sự thật, kể cả sự thật đau đớn nhất luôn luôn giải phóng cho con người. Sự thật gắn kết. Sự thật mang lại sự công bằng. Sự thật chỉ ra con đường hòa hợp”.

Lấy ý tưởng từ câu cách ngôn kinh điển của K. Marx và lời trăn trối thiêng liêng thống thiết lớn lao của ngài cố tổng thống Ba Lan trên, chúng tôi viết bản tham luận theo yêu cầu của Hội Nhà Văn Việt Nam này.

Đoxtoiepxki (Dostojewski), nhà văn vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực Nga và thế giới, từng tuyên ngôn rất hoa mỹ, rằng: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới”. Chúng tôi thêm: “Sự thật sẽ cứu chuộc thế giới”. Sự thật sẽ cứu chuộc nền văn học của chúng ta, cứu chuộc Tổ Quốc ta, nếu chúng ta cả gan một lần cùng nhau: “ Gọi sự vật bằng tên của nó” theo cách ngôn của phương Tây.

Nếu đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam thử một lần hợp tác với đất nước, với dân tộc Việt Nam mở “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG CHỐNG GIẶC NÓI DỐI” để tìm ra con đường cứu nguy dân tộc đang trên đà suy vong, thì công này của quý vị rất lớn. Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…để bảo tồn đất nước. Tất cả các thứ giặc trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc nói dối đang tàn phá Tổ Quốc ta, giống nòi ta. Lần này, nếu nhân dân ta không vùng lên đáng tan BỌN GIẶC CÓ TÊN LÀ DỐI TRÁ, chắc chắn đất nước ta sẽ bị kẻ thù phương Bắc nuốt chửng, như mấy nghìn năm trước chúng đã nuốt chửng toàn bộ các dân tộc Bách Việt từng định cư lâu dài phía nam sông Dương Tử.

Chúng tôi viết bản tham luận này cũng để nhằm hưởng ứng cuộc hội thảo: ”Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay” do Ban Tuyên giáo Trung Ương vừa tổ chức tại Đà Lạt trong hai ngày 12-13/7/2010 với hơn hai trăm văn nghệ sĩ và các nhà lý luận phê bình hàng đầu Việt Nam tham dự. Cuộc hội thảo dũng cảm kêu gọi văn nghệ sĩ từ trên mây tỉnh giấc, quay về với hiện tình đất nước do GS.TS. Phùng Hữu Phú (Ủy viên trung ương đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình trung ương, trưởng ban chỉ đạo hội thảo). Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” trang 803, từ “hiện thực” có nghĩa như sau: “Cái có thật, tồn tại trong thực tế” (Bộ Giáo dục & Đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam-NXB Văn hóa thông tin xuất bản 1998). Như vậy, khái niệm “hiện thực” chính là sự thật đã và đang xảy ra trong thực tại trên đất nước ta. Cuộc hội thảo của Ban tuyên giáo trung ương vừa qua có thể được gọi bằng một cách khác: “ Văn học nghệ thuật phản ánh sự thật của đất nước hôm nay”. Muốn phản ánh được sự thật của đất nước hôm nay, việc trước tiên của chúng ta là phải nhìn ra sự thật, gọi đúng tên sự vật, không phải sự thật tô hồng hay sự thật bôi đen, mà sự thật đúng như nó đang tồn tại khách quan quanh ta.

Lâu nay, vẫn nghe dân gian xì xào nửa hư nửa thực rằng: “Các thế lực thù địch (xin lỗi, tiên sư nó) nói cái gì hình như cũng đung sắc đúng, ban tuyên giáo trung ương (xin lỗi ) nói cái gì hình như cũng sờ ai sai…” thì quả là chưa chắc; bằng chứng là trong hoàn cảnh đất nước mà sự thật trốn biệt như hôm nay, thì việc ban tuyên giáo trung ương kêu gọi nhà văn chúng ta hãy mở mắt, từ bỏ giấc nam kha vô tích sự quá dài để nhìn vào sự thật, nói lên sự thật đất nước, là một việc làm quá đúng.

Tất nhiên, sự thật mà Ban Tuyên giáo trung ương kêu gọi nhà văn nhìn nhận được nhìn bằng mắt thường, chứ không phải sự thật bịt mắt bắt dê, hay sự thật được nhìn bằng mắt kẻ khác, nhìn bằng những thấu kính ảo, kính lồi, kính lõm, hay chiếc gương chiếu yêu, chiếu bong …Thâm ý của ban tuyên giáo trung ương hình như muốn chúng ta tìm lại phong trào: “nói thẳng, nói thật” thời kỳ đối mới năm 1986 -1987 do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát động?

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, trong cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ năm 1987, đã làm gương nói thẳng nói thật, khi ông đặt vấn đề rốt ráo cho văn học nghệ thuật là nhà nghệ sĩ phải có tự do sáng tác; ông nói: “ Cởi trói như thế nào, cởi trói nói ở đây trước hết là Đảng phải cởi trói cho các đồng chí…Tôi cho rằng khi những sợi dây ràng buộc được cắt đi, sẽ làm cho văn học nghệ thuật như con chim tung cánh bay lên trời xanh…”.

Rõ ràng, qua lời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đảng đã thừa nhận từng trói văn nghệ sĩ và trí thức rất nhiều năm. Lần này, Ban tuyên giáo trung ương, thông qua cuộc hội thảo cấp nhà nước: “Văn học nghệ thuật hướng vào sự thật của đất nước” đã khuyến khích kẻ hèn này là chúng tôi nói lên sự thật, toàn là những sự thật chết người, sự thật mà chính quyền cố tình giấu diếm vì món lợi của quyền lực, với sự ngụy biện chống lại lẽ phải, chống lại chân lý: “Nói ra sự thật lúc này không có lợi”. Chả lẽ vì cái lợi, vì miếng ăn mà chúng ta đành phải nói dối hết đời ông đến đời cha, hết đời con đến đời cháu hay sao? Vậy chừng nào nhà nước Việt Nam mới cho người dân chúng tôi công khai nói ra sự thật đây? Chúng tôi đành lấy lời dạy của K. Marx làm bùa hộ mệnh: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để một lần cuối cùng nói ra sự thật của đất nước chúng ta, dẫu có bị bị làm phiền, thậm chí bị tù đầy cũng mặc. Một kẻ nói dối, một dân tộc nói dối: ” lộng giả thành chân”, là một kẻ, một dân tộc không có tự do, không có độc lập, không có dân chủ, không có chân lý và lẽ phải…Khi một kẻ, một dân tộc phải núp vào sự dối trá để tồn tại, kẻ đó, dân tộc đó là một kẻ yếu, một dân tộc yếu đang trên đường suy vong. Chỉ có kẻ mạnh, kẻ tự tin, kẻ có liêm sỉ, có đạo đức mới không sợ sự thật, dù là sự thật đau đớn nhất, khủng khiếp nhất mà thôi.

Được lời như cởi tấm lòng, chúng tôi xin kể ra “SỰ THẬT ĐẤT NƯỚC” qua mắt mình, cái mà nền văn học của chúng ta lâu nay lảng tránh, làm ngơ, mặc “quốc gia hưng vong”, “ thất phu” thay vì “ hữu trách” thì hầu như cánh “thất phu” nhà văn thảy đều “ tắc trách”…Chúng tôi mong 700 tờ báo của lề phải, tức báo của đảng và nhà nước, hãy hạ cố chỉ ra những sự thật mà chúng tôi gọi tên trong bài tham luận này đúng hay sai. Còn nếu quý vị dùng công an hay nhà tù để đối thoại với chúng tôi thì quý vị đã mặc nhiên thừa nhận chúng tôi nói đúng; chỉ vì đuối lý mà quý vị mới phải dùng hạ sách là làm phiền chúng tôi, đe dọa chúng tôi thì quý vị đã không chính danh quân tử, dùng nền chính trị bá đạo ứng xử với người dân, khi người dân dám nói lên sự thật để hi vọng trên đất nước đau thương và cam chịu này le lói một nền chính trị vương đạo, dựa vào sự thật, lương tri và lẽ phải. Trong hàng trăm sự thật nhãn tiền của đất nước, chúng tôi chỉ xin kể ra ba sự thật mà thôi:

SỰ THẬT MỘT: chưa bao giờ, số phận dân tộc ta, đất nước ta có nguy cơ tiêu vong như hôm nay: nước nhà đang bị giặc ngoại bang xâm lấn bằng cuộc chiến tranh ngọt ngào, chiến tranh ôm hôn thắm thiết và tặng hoa, tặng quà anh anh chú chú, bằng cách chiếm dần hai quần đảo chiến lược Hoàng Sa và Trường Sa, lấn chiếm dần dần biên giới đất liền và hải đảo, khiến nguồn lợi biển vô cùng tận của ta rồi sẽ mất hết, dân tộc ta không còn đường ra đại dương, coi như tiêu. Ngoại bang dùng chiêu bài “ý thức hệ” và “16 chữ vàng” làm dây trói vô hình, trói buộc đảng cầm quyền và nhà nước Việt Nam phải nhân nhượng kẻ xâm lược hết điều này đến điều khác. Trên đất liền, ngoại bang dùng con bài khai thác bauxite, mua đất thời hạn 100 năm của 18 tỉnh lấy cớ trồng rừng, thực chất là công cuộc chiếm đất di dân theo kiểu vết dầu loang, theo kiểu “nở hoa trong lòng địch”. Đến nỗi, khi giặc chiếm Hoàng Sa rồi đặt tên quận huyện cho quần đảo này, sinh viên thanh niên biểu tình chống giặc lại bị nhà nước Việt Nam bắt. Vậy, nhà nước chúng ta hiện nay đứng về phía ngoại bang xâm lược hay đứng về phía nhân dân ta? Cũng chưa bao giờ như hôm nay, thiên nhiên và môi trường sống trên nước ta lại bị phá hoại khủng khiếp như thế: rừng bị triệt phá gần hết, sông ngòi đồng ruộng cạn kiệt nguồn nước, lụt lội kinh hoàng, khí trời bị ô nhiễm tới mức cuối cùng, nước mặn xâm hại phá hủy các đồng bằng. Chỉ cần một trận mưa lớn là Hà Nội, Sài Gòn biến thành sông do quy hoạch xây dựng phản khoa học. Hạt lúa, củ khoai, mớ rau, tôm cá, thịt gia súc, gia cầm cũng đang bị các chất hóa học độc hại chứa trong thức ăn, các chất tăng trưởng, chất bảo quản độc hại ám sát, khiến sinh tồn của giống nòi có cơ biến dạng…

Đạo đức xã hội tha hóa tới mức cuối cùng, con người hầu như không còn biết tới liêm sỉ và lẽ phải…Một ông chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô và rất nhiều quan chức cao cấp trong tỉnh Hà Giang chơi gái vị thành niên do ông hiệu trưởng trường trung học Sầm Đức Xương bắt các cháu nữ sinh là học sinh trong trường làm điếm, nhằm cống nạp cho các quan đầu tỉnh. Nghe nói ông Nguyễn Trường Tô, ông Sầm Đức Xương từng là những người nhiều năm liền được bằng khen vì thành tích học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Một sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa từng là đoàn viên thanh niên cộng sản ưu tú, đã ra tay giết và cướp của chính người yêu cũ của mình một cách man rợ không phải là cá biệt trong một xã hội con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết nhau được đưa tin đầy tràn trên các trang báo lề phải. Lối sống vô đạo đức, hành vi vô luân, con người ứng xử với con người man rợ hơn dã thú đang là vấn nạn quốc gia, có thể đưa một dân tộc vốn có văn hóa, văn hiến bốn nghìn năm tới chỗ diệt vong…Không nhìn ra những nguy cơ chết người này, liệu 100 năm nữa Tổ Quốc Việt Nam chúng ta còn tồn tại không? Dòng giống con Lạc cháu Hồng còn tồn tại không ?

Nền giáo dục Việt Nam hôm nay là một nền giáo dục thiếu trung thực, đúng như ý kiến của ông phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã công nhận. Đạo đức trong giáo dục Việt Nam hôm nay đồng nghĩa với dối trá: thày dối trá thày, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa…là sách đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ…lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục Việt Nam. Việc Hà Nội vừa qua đưa chỉ tiêu “xóa mù tiến sĩ” cho cán bộ công nhân viên nhà nước đã nói lên học vị tiến sĩ chẳng còn giá trị gì cả. Có lẽ trong vài năm tới, sau việc Bộ Giáo Dục ra chỉ tiêu đào tạo thêm 23.000 tiến sĩ, sẽ dẫn tới chiến dịch xóa mù tiến sĩ trên phạm vi toàn dân. Nhiều ông cán bộ cấp cao có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục…đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính? Đây là dấu hiệu suy vong lớn nhất của dân tộc do nền giáo dục thiếu tính nhân văn, thiếu tính chân thật gây ra. Những quả bom B 52 tinh thần là nền giáo dục đi chệch hướng chân thiện mỹ đang rải thảm lên tinh thần dân tộc, thì ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây ?

Than ôi, sau những quả bom tinh thần có tên là giáo dục chế độ tự ném vào mình, chỉ cần ngoại bang ném bồi thêm mấy quả bom thật vào hai đập thủy điện Sơn La và Hòa Bình là đồng bằng Bắc Bộ và cả Hà Nội sẽ biến mất, dân tộc sẽ biến mất…Hai đập thủy điện khổng lồ trên nghe đâu lại nằm trên vết nứt động đất…mới hãi hùng làm sao ? Đầu nguồn sông Hồng, đầu nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã và đang xây hàng trăm đập thủy điện, khiến hai con sông chính của đất nước khô cạn dần, không còn đủ nguồn nước tưới cho hai đồng bằng chính nuôi sống dân tộc. Cách Móng Cái 60 km, tại Phòng Thành, Trung Quốc đang xây nhà máy điện hạt nhân rất lớn; nếu có sự cố kiểu Chec-nư-bin vào mùa gió bấc, Hà Nội và dân đồng bằng Bắc Bộ có thể sẽ chết hết vì nhiễm phóng xạ hạt nhân…

SỰ THẬT HAI: Chưa bao giờ như hôm nay, trên đất nước ta, giặc nội xâm có tên là tham nhũng lại hoành hành ngang nhiên, kinh hãi như dịch hạch đến thế. Dân có tham nhũng không Không ! Thế thì ai là giặc nội xâm, là giặc tham nhũng? Thưa, chính quyền! Chỉ kẻ có chức có quyền mới tham nhũng được mà thôi. Vụ tham nhũng mới nhất như một đòn hiểm ác đánh một cú chí tử vào đất nước là tập đoàn Vinasihn – một nấm đấm thép của chính phủ – đã cướp đi của nhân dân số tiền khổng lồ là 80.000 tỷ đồng. Cứ thử làm tròn dân số nước ta là 90 triệu người (thực ra dân số Việt Nam mới chỉ trên 85 triệu dân), vị chi mỗi người dân vừa bị tập đoàn quốc doanh Vinasihn cướp đi gần 9.000.000 đ. Chín triệu đồng với người nông dân là một nguồn vốn lớn: một gia đình nông dân có bốn nhân khẩu chẳng hạn, đã vừa bị Vinasihn cướp đi nhãn tiền 36.000.000 đ. Đã có bao nhiêu tập đoàn Vinasihn cướp hết tiền của nhân dân trong quá khứ, trong hiện tại chưa bị phát hiện? Những nấm đấm thép của chính phủ như các tập đoàn kinh tế: tập đoàn Than, tập đoàn Điện, tập đoàn khoáng sản… đã và đang đấm chí tử vào hầu bao dân nghèo Việt Nam. Theo kiểm toán nhà nước, năm 2008, các tập đoàn kinh tế – nắm đấp thép – đã làm thất thoát 10 tỷ đô la. Năm 2009, số thất thoát ( đổ tội cho lỗ vốn) cũng không nhỏ hơn số 10 tỷ đô la năm trước. Các tập đoàn kinh tế quốc doanh, các công ty quốc doanh đang là đại họa cho quốc gia; chứng tỏ thành phần kinh tế rường cột của mô hình xã hội chủ nghĩa này đã hoàn toàn thất bại. Về quốc nạn tham nhũng, bà Phạm Chi Lan, chuyên viên kinh tế cao cấp của chính phủ đã phải cay đắng thừa nhận “ bọn nắm đấm thép – chúng nó ăn hết tiền của dân rồi” như sau: “Một khi vẫn còn các ông lớn chủ đạo vẫn ngốn hết nguồn lực của đất nước và thâu tóm hết quyền thiết kế chính sách có lợi cho mình, thì làm sao thằng nhỏ động lực kinh tế tăng tốc được” (tuần Việt Nam Nét 22/07/2010)

Tại sao nhà nước ta hiện nay vốn có hai chính quyền cồng kềnh, chồng chéo nhau, dẵm đạp lên nhau: một chính quyền theo hệ Đảng và một chính quyền theo hệ nhà nước với hàng vạn ban thanh tra, hàng vạn chi bộ bốn năm sáu tốt, với hầu hết mấy triệu đảng viên gương mẫu đều đã học tập tốt đạo đức Bác Hồ mà sao giặc tham nhũng lại ngang nhiên hoành hành trắng trợn từ vi mô đến vĩ mô đến như vậy? Quan tham nhìn từ xã trở lên không thấy lao động chân tay, không thấy lao động trí óc, chỉ sử dụng một thứ lao động có tên là LAO ĐỘNG LÃNH ĐẠO mà ai ai cũng giàu có hơn dân thường hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu, hàng tỉ lần là sao? Chung quy lại, có phải là do thể chế sai, mô hình chính trị sai: VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI, VỪA ĐI THI, CHẤM GIẢI VỪA PHÁT GIẢI VỪA ĐƯỢC LÃNH GIẢI. NHÀ NƯỚC – ĐẢNG MỘT MÌNH MỘT CHỢ: VỪA THAM NHŨNG VỪA CHỐNG THAM NHŨNG? Xin hỏi: tay phải tham nhũng, liệu tay trái có dám cầm dao chặt được tay phải hay không?

Linh hồn triết học duy vật biện chứng Marxism nằm ở câu kinh mà đảng viên cộng sản nào cũng phải thuộc làu làu: “Mọi sự vật đều được cấu thành bởi các mặt đối lập thống nhất”. Chỉ trừ nền chính trị của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không hề nằm trong quy luật vận động này của Marx, vì nó triệt tiêu đối lập chính trị (!)

Nền chính trị độc đảng, độc quyền của nước ta hôm nay đang chống lại biện chứng pháp Marxism. Trong phép biện chứng do Hegel sáng tạo, Marx tiếp thu, có ba nhịp như sau: xuất đề, phản đề và tổng đề. Phản đề hay đối lập chính là linh hồn của biện chứng pháp Marxism. Chối bỏ đối lập, triệt để cấm phản đề, cấm đối lập chính trị, nền chính trị của nước ta ngày nay đang chống lại chính cái lý thuyết chủ nghĩa cộng sản mà nó thề nguyền đi theo, thành ra một nền chính trị thoái bộ, rất giống với các nền chính trị thần quyền thời trung cổ bên châu Âu.

Hãy xem khẩu hiện rất duy tâm, hoàn toàn chống lại thuyết Marxism của đảng cầm quyền: “Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh MUÔN NĂM”. Marx từng giải thích tại sao loài người thống khổ: vì loài người còn phân chia giai cấp. Mục đích của Marx là làm cho nhân loại tiến đến đại đồng, tức tiến đến thiên đường cộng sản. Muốn đến thế giới cộng sản, phải xóa bỏ các giai cấp: xóa bỏ giai cấp tư sản, xóa bỏ giai cấp vô sản, xóa bỏ nhà nước, xóa bỏ công an, quân đội, tất nhiên phải xóa bỏ cả đảng cộng sản, vì đảng cộng sản là đảng của giai cấp vô sản. Mà khi xóa bỏ giai cấp, thì đảng của giai cấp cũng không còn. Hô “ đảng cộng sản Việt Nam MUÔN NĂM” cầm bằng như hô: “Xã hội loài người có giai cấp muôn năm”! Rõ ràng hô như vậy là treo cổ chủ nghĩa Marx, là không chính danh, là tự xóa bỏ tính mục đích của đảng cộng sản.

SỰ THẬT THỨ BA: NÓI MỘT ĐÀNG, LÀM MỘT NẺO, HAY LÀ DANH KHÔNG CHÍNH THÌ NGÔN KHÔNG THUẬN

Đảng, Nhà Nước Việt Nam nói thì rất hay, nhưng làm thường ngược lại. Những nguyên tắc, nguyên lý, luật pháp, chính sách, đường lối của đảng cầm quyền và nhà nước Việt Nam hiện nay hầu hết đều không chính danh.

Xin chứng minh:

Trong hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam người dân được hưởng tất cả các quyền: quyền sống, quyền làm người, quyền hoạt động chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội lập đảng phái, quyền biểu tình, tự do tôn giáo, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do đủ thứ …

Chính sách hộ khẩu đã cấm tự do cư trú.

Quyền được biểu tình của dân bị cấm chỉ bởi một nghị định (do thủ tướng Phan Văn Khải ký): cấm từ năm người trở lên tụ tập hay đi hàng dọc ngoài đường, ngoài phố. Anh bạn chúng tôi có 5 đứa con, cộng hai vợ chồng là 7 người, mỗi sáng chủ nhật anh chị dẫn bầy con đi tập thể dục tại công viên cách nhà hơn cây số. Đoàn rồng rắn tí hon của anh chị không thể đi thành một hàng, mà phải bí mật xé lẻ thành hai tốp, anh dẫn 3 đứa con, chị dẫn 2 đứa con giả vờ không quen biết nhau, đi vào hai lề đường khác nhau, sợ đi chung sẽ bị công an bắt… Anh bạn này tâm sự: ra quốc lộ số một, qua một số đường phố ở các thành phố nhỏ, thấy trâu bò được ung dung đi thành bầy đàn hàng mấy chục con trên đường mà không bị công an bắt? Sao kiếp người ở Việt Nam lại tủi hổ hơn kiếp bò: con bò còn được tự do tụ tập, tự do nghênh ngang rồng rắn trên đường, được đảng và nhà nước đối xử tử tế hơn hẳn con người…là sao hở các ông trời con?

Tự do tôn giáo bị cái rọ tôn giáo quốc doanh cấm cản. Hàng trăm sư sãi, chùa chiền vốn theo một hệ phái Phật giáo riêng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam đã bị cấm hoạt động, bắt phải vào Phật giáo quốc doanh, nếu không chịu quốc doanh hóa Phật giáo sẽ bị bắt. Công giáo cũng phải thành công giáo quốc doanh. Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… cũng phải vào quốc doanh thì sao gọi là tự do tôn giáo? Ở một đất nước không có TÔN GIÁO TƯ NHÂN, chỉ có TÔN GIÁO QUỐC DOANH mà cứ xưng xưng toe toét: Việt Nam có tự do tôn giáo.

Điều bốn trong hiến pháp cho phép chỉ mình đảng cộng sản được nắm quyền lãnh đạo mãi mãi, đã cấm mọi công dân tự do hoạt động chính trị, trong khi quyền người dân được tự do hoạt động chính trị ghi rõ ràng trong hiến pháp. Điều 4 của hiến pháp là điều không chính danh.

Đảng và Nhà nước có trên 700 tờ báo giấy báo viết báo hình. Xã hội tự xưng là “nhân dân làm chủ: của dân, do dân, vì dân”, “cán bộ là đày tớ nhân dân”. Tai ngược thay, chính anh đầy tớ này được độc quyền ra báo, lại cấm ông chủ ra báo là sao? Marx – sinh thời từng ca ngợi nền tự do báo chí của chủ nghĩa tư bản. Marx lên án cay độc nhà vua Phổ kiểm duyệt báo chí theo kiểu nhà nước Việt Nam hôm nay lùa tất cả nền báo chí nước nhà vào cái rọ lề phải, đánh sập hơn ba trăm blog và website cá nhân trên Internet như lời khoe khoang của ông tổng cục phó tổng cục an ninh Bộ công an trung tướng Vũ Hải Triều… Không có nền tự do báo chí tư sản, nền xuất bản tự do tư sản, không thể xuất hiện chủ nghĩa Marx. Nếu Karl Marx tái sinh xuất hiện giữa lòng Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay, chắc chắn cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản sẽ bị lính của ông Vũ Hải Triều bắt ngay tập lự.

Khi người dân không có quyền ra báo tư, lập nhà xuất bản tư…cũng có nghĩa người dân Việt Nam hiện nay không có quyền tự do ngôn luận.

Khi hiến pháp đã cho công dân cái quyền thì người dân không phải đi xin. Hiến pháp bảo công dân có quyền sống, quyền làm người thì chả lẽ khi sống là phải thở, phải ăn, phải mặc, phải yêu vợ…thì cứ mỗi lần thở, mỗi lần ăn, mỗi lần mặc, mỗi lần yêu vợ…lại phải làm đơn xin phép công an à?

Hiến pháp của các nước dân chủ văn minh sinh ra để bảo vệ người dân, đảm bảo nhân quyền, dân quyền và mọi quyền tự do của dân, cốt yếu để ràng buộc kẻ cầm quyền. Sao hiến pháp nước ta hiện nay sinh ra hầu như để chỉ trói buộc người dân và tạo hàng nghìn kẽ hở cỡ lỗ thủng con voi chui lọt cho kẻ cầm quyền tự do đánh tráo hiến pháp, tự tung tự tác, làm ngược lại hiến pháp mà không bị luật pháp ràng buộc là sao?

Quốc hiệu nước ta hiện nay xưng là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực ra có đúng không? Thưa không! Vì nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay là nền kinh tế thị trường, tức nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một chủ nghĩa tư bản hoang dã. Vậy quốc hiệu nước ta muốn sát với “sự thật của đất nước” như gợi ý của Ban Tuyên giáo, phải đặt lại là: “Cộng hòa tư bản chủ nghĩa Việt Nam” mới chính danh.

Chủ nghĩa xã hội nói cho cùng là một mô hình ảo, hoàn toàn không có thật. Hồi chúng tôi theo học tại học viện Goocki bên Liên Xô năm 1988, thường nghe dân Liên Xô định nghĩa về chủ nghĩa xã hội theo mô hình Lenin-Stalin như sau: “Chủ nghĩa xã hội là con đường vòng vèo nhất, đầy máu và nước mắt nhất, khốn nạn nhất để đi lên tư bản chủ nghĩa”.Liên xô, với mô hình xã hội chủ nghĩa trại lính(hay trại tập trung) đã phải mất 74 năm đi vòng vèo trong máu xương, ngục tù, trong đày đọa của những quần đảo Gulắc hắc ám, man rợ…để năm 1991mới tới được nền kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa. Quốc hiệu của nước ta như vậy là không chính danh.

Cái đuôi “Định hướng xã hội chủ nghĩa” được gắn vào đít khái niệm kinh tế thị trường của nhà nước ta hiện nay là một cái đuôi giả, một cái đuôi nhựa chạy bằng cục pin sắp thối của Trung Quốc. Theo nghĩa từ điển: ”định hướng” có nghĩa là xác định phương hướng, mà điểm tới đã được xác định cụ thể. Ví dụ ông A hẹn ông B qua điện thoại, rằng mai ta gặp nhau ở Hồ Con rùa, tập kết tại đó ăn sáng, uống café, định hướng Buôn ma thuật mà tới Plây-ku nhé! “Xã hội chủ nghĩa” là khái niệm ảo trên giấy, chưa có thật trên đời và sẽ không thể có thật vì nó dựa trên những nguyên lý ảo tưởng, bịa đặt, phi khoa học.

Đưa đất nước đi vào chỗ không có thật, định hướng tới cõi không có thật mà đến thì than ôi, thà giết đất nước đi còn hơn! Nên khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” in trên đầu tờ Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam, nếu theo tiêu chí “hướng về sự thật” của Ban tuyên giáo chỉ dẫn, phải đặt tên lại cho đúng với thực chất ngữ nghĩa của từ điển là: “Vì Tồ quốc, vì chủ nghĩa không có thật” mới đúng. Không có sự thật đi kèm, mọi lý thuyết, mọi mô hình xã hội, mọi lời hứa đều là sai trái, ảo tưởng, hứa hão, đúng như K. Marx đã nói.

Đồng nghĩa đảng cộng sản là đất nước, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội là Tổ quốc là không chính danh. Đảng cộng sản mới chỉ có 5 triệu đảng viên, còn nhân dân Việt Nam ngoài đảng chiếm đa số tới hơn 80 triệu dân, có phù phép kiểu gì, đảng cộng sản cũng không thể biến thành đất nước Việt Nam được. Đảng nghĩa là phe phái, là một nhóm người. Một nhóm người sao có thể biến thành tất cả được, nên danh từ ĐẢNG TA dùng để gọi đảng cộng sản là không chính danh. Liên xô đã bỏ ra 74 năm để tìm mà không thấy chủ nghĩa xã hội đâu, chỉ thấy trại tập trung, thấy nhà tù nhiều hơn trường học. Lênin-Stalin-Mao…đã biến nhân dân các nước Nga, Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Cămphuchia, hàng chục nước Đông Âu …thành hàng tỉ con chuột bạch cho cuộc thí nghiệm máu cộng sản chủ nghĩa bằng bạo lực, bằng cải tạo áp đặt, bằng thuyết đấu tranh giai cấp tàn bạo nhưng đã thất bại hoàn toàn. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Đông Âu giờ đã đi theo tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, nên khẩu hiện: “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là rất buồn cười, giống như nói: “ Yêu nước là yêu cái không có thật”…vậy…

Quốc hội nước CHXHCN VN được đảng cộng sản và nhà nước phong cho là cơ quan lập pháp cao nhất của nhân dân Việt Nam là không chính danh. Vì thực tế, quốc hội này chỉ là cơ quan ngoại vi của đảng, do đảng lãnh đạo; quốc hội mà 98% dân biểu là đảng viên của một đảng duy nhất thì việc gọi quốc hội này của dân là một trò hề, là không chính danh; quốc hội này của đảng, dân nào có quyền bính gì trong quốc hội giả hiệu này?

Việc một nhóm người không ai khiến, tự nhiên nhảy phóc ra đấu trường xã hội ngót trăm năm nay, hung hãn cầm mác cầm lê cầm búa cầm liềm cấm cản những nhóm người khác lập phe đảng là không chính danh, không logic, không công bằng, không có luật hay chỉ là luật rừng?

Đảng cộng sản Việt Nam không do nhân dân Việt Nam bầu ra, nên sự tồn tại của đảng để tuyệt đối cầm quyền là không chính danh. Đúng như Mao nói rằng chế độ chuyên chính vô sản của ông ta là do súng đẻ ra: “ Súng đẻ ra chính quyền”, tức là SÚNG BẦU RA CHÍNH QUYỀN m…Mấy chục năm nay, người ta đã cố tình gọi nhầm SÚNG là DÂN: “súng bầu lên chính quyền thì lại nói dối là dân bầu”…Cũng giống như ( giả dụ thôi, hi vọng đừng biến thành sự thật!) sau bài viết này, công an gọi tên Trần Mạnh Hảo lên… dọa bắn; Hảo ta vốn là một con cáy 64 tuổi biết cầm bút, thấy súng há mồm sắp đối thoại với mình, sợ vãi đái, nghĩ mình miệng hùm gan sứa: tránh voi không xấu mặt nào, sức đâu cãi lại miệng súng, đành phải ký vào giấy cung khai rằng: báo cáo các anh, em đã nói sai, đã nói dối, vì đảng ta và nhà nước ta từ xưa tới nay thật thà hơn đếm, có biết nói dối là gì đâu. Thế rồi báo An Ninh hôm sau hí hửng: trước lý lẽ sắc bén và thực tế sáng ngời chính nghĩa của nhân dân, tên Hảo đã không đủ lý lẽ đối thoại, đã ăn năn hối lỗi vì dám vu cáo cho đảng ta nói dối…

Việc đảng cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 theo thuyết Marxism là không chính danh.

Marx bảo: chủ nghĩa tư bản xuất hiện với đại công nghiệp. Marx lại bảo phuơng thức kinh tế châu Á không nằm trong chủ nghĩa Marx. Marx phán: giai cấp vô sản là hệ quả của giai cấp tư bản. Nghĩa là Tư bản đẻ ra vô sản. Trung Hoa, Việt Nam và cả châu Á, thế giới Ả rập, Ấn độ, Mỹ La tinh, Phi Châu…trong thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ thứ 20 chưa hề có chủ nghĩa tư bản. Năm 1930, Việt Nam chưa có ông bố tư bản, sao lại có đứa con tên là vô sản ra đời? Bịa ra một giai cấp vô sản ảo để thành lập ra đảng của giai cấp vô sản là đảng cộng sản Đông Dương là không chính danh, là trái với thuyết Marxism, là xây nhà trước, xây nền nhà sau.

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu khẩu hiệu: “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc trốc tận rễ” là không chính danh. Diệt trí thức là diệt đi hai ông đại trí thức Marx-Engels ư? Trí thức là linh hồn của xã hội, diệt trí thức cũng có nghĩa là diệt luôn xã hội loài người.

Năm 1958 – 1960 Bắc Việt Nam (năm 1975 là cả nước) tuyên bố tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội với “mo cơm và quả cà”, không thông qua con đường tư bản chủ nghĩa theo sự xúi dại của Lênin là không chính danh. Theo Marx, linh hồn của xã hội chủ nghĩa là đại công nghiệp; chỉ có nền nông nghiệp lạc hậu mà dám thí mạng cùi tiến lên xã hội chủ nghĩa là tiến lên toàn dân cùng chết đói, hay tiến lên công xã kiểu diệt chủng như Khơ me đỏ, tiến lên “đại nhảy vọt” kiểu Mao khiến mấy chục triệu người chết đói, dân chúng phải ăn thịt cả con mình như cuốn: “Mao Trạch Đông công và tội” do nhà xuất bản Thông Tấn xã Hà Nội vừa in và phát hành đã kể.

Năm 1986, theo gương Trung Quốc, đảng cộng sản Việt Nam thay vì chôn chủ nghĩa tư bản (như Marx-Engels dạy) đã quay ngược lại chôn chính học thuyết cộng sản, bằng cách xây dựng nền kinh tế tự do đa thành phần tư bản chủ nghĩa, đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi chết đói. Theo Marx dạy: kinh tế nào, chính trị ấy: hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc chính trị. Nay, kinh tế Việt Nam là tư bản tự do mà chính trị vẫn giữ nền chính trị độc tài xã hội chủ nghĩa là sai quy luật, là không chính danh, là đầu chuột đuôi voi, là ông nói gà bà nói thóc lép, là hồn Trương Ba, da hàng thịt…

Marx –Engels từng công khai tuyên bố trong trước tác của mình: “Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương pháp phê phán thế giới cũ để tìm được một thế giới mới…Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi…”. Rõ ràng, chính Marx và Engels đã coi học thuyết của mình chỉ là những giả thuyết, những phép thử, những phỏng định về tương lai, tuyệt nhiên không giáo điều cho lý thuyết của mình là chân lý vĩnh hằng. Những ai đã, đang coi học thuyết Marx là chân lý bất biến là đang chống Marx, là muốn dùng Marx giả, Marx dỏm bịt mắt trí thức và nhân dân để quyết câu giờ giữ quyền lực là không chính danh.

Theo định đề: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” của Marx, chúng ta thấy thực tế đã không chấp nhận cuộc thí nghiệm “XÓA TƯ HỮU” hãi hùng nhất trong lịch sử loài người của Marx-Engels-Lenin với tham vọng: “ XÓA TƯ HỮU, XÓA CÁ NHÂN, XÓA NHÀ NƯỚC, XÓA MÂU THUẪN, XÓA ĐẢNG CỘNG SẢN, XÓA CÁC GIAI CẤP VÀ ĐẢNG CỦA NÓ, XÓA CHÍNH BIỆN CHỨNG PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI CỘNG SẢN ÁO TƯỞNG PHI BIỆN CHỨNG – NƠI KHÔNG CÓ CÁI DỐI TRÁ, KHÔNG CÓ CÁI ÁC ĐỘC VÀ CÁI XẤU XA, NƠI TUYỆT ĐỐI TỰ GIÁC, TUYỆT ĐỐI TỰ DO, TUYỆT ĐỐI GIÀU CÓ, TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ NGOẠI TÌNH, KHÔNG CÒN HÔN NHÂN, KHÔNG CÒN GIA ĐÌNH KIỂU CŨ, KHÔNG CÒN NGÂN HÀNG, KHÔNG CÒN TIỀN TỆ …”. Đó là một xã hội bịa đặt không có thật: vì không có cái ác thì cái thiện cũng bị triệt tiêu, không có cái ngụy thì cái chân cũng biến mất, không có cái xấu thì cái đẹp cũng chẳng còn…

Một trăm sáu mươi hai năm từ khi “Tuyên ngôn đảng cộng sản” của Marx –Engels ra đời đến nay, hàng trăm triệu sinh mạng đã bị giết, hàng tỉ người bị tù đầy, bị ngược đãi để “các vị lãnh tụ kính yêu” làm cuộc thí nghiệm đẫm máu cải tạo thế giới từ TƯ HỮU sang CÔNG HỮU, từ TƯ BẢN sang VÔ SẢN, từ CÁ NHÂN sang TẬP THỂ, XÓA QUỐC GIA chỉ còn QUỐC TẾ, XÓA HOÀN TOÀN THẾ GIỚI CŨ, NHÂN LOẠI CŨ chỉ còn MỘT THẾ GIỚI MỚI TINH, NHÂN LOẠI MỚI TINH KHÔNG CÒN TRUYỀN THỐNG, KHÔNG CÒN LỊCH SỬ, KHÔNG CÒN QUÁ KHỨ, KHÔNG CÒN TÔN GIÁO…Chao ôi, khi một con người không còn quá khứ, một dân tộc không còn lịch sử, con người ấy, dân tộc ấy sẽ biến thành tinh tinh, xã hội tinh tinh hay thành những cục bột biết ca hát ?…Rút cục, cuộc thí nghiệm cộng sản kinh hồn trên phạm vi toàn thế giới đã hoàn toàn thất bại. Những nước cộng sản cứng đầu nhất như Bắc Triều Tiên, Cu Ba hiện nay cũng đang rục rịch thí nghiệm mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, tập tẹ học lại những bước đi làm giàu vỡ lòng nhân loại đã có từ trước khi Marx ra đời. Đây là sự thật không thể nào chối cãi, dù cãi cối cãi chày bằng còng số tám hay nhà tù, họng sung v.v…

Cám ơn Marx, đã cho chúng tôi đề bài: “Sự thật là tiêu chuẩn của chân lý” để làm một bài tập làm văn về sự thật này. Cám ơn ngài cố tổng thống nước Ba Lan tự do Lech Kaczynxki đã cho chúng tôi ý tưởng rất hay: chỉ có sự thật mới giải phóng con người, làm chủ đề bài tham luận. Chúng tôi cũng xin cám ơn tiêu đề của cuộc hội thảo: “ Văn học nghệ thuật hướng về sự thật đất nước” của Ban Tuyên giáo trung ương đã gợi ý, khích lệ chúng tôi dám liều mạng nói lên những sự thật cay đắng nhất, khủng khiếp nhất của đất nước chúng ta hiện nay, những sự thật chết người, ai ai cũng biết mà vì sợ tù tội nên không ai dám nói ra.

Viết đến đây, chúng tôi chợt nhớ đến chuyện “ Bộ long bào của vị hoàng đế” của văn hào Andecxen. Thằng bé trong thiên truyện đã liều mạng xé toang bộ long bào hoang tưởng của vị hoàng đế kia bằng cách hét thật to: ông vua cởi truồng ! Tiếng kêu thất thanh của chân lý ấy có làm đám đông đang bị quyền lực hôn mê, luôn miệng tung hô vị hoàng đế mặc bộ long bào đẹp nhất tỉnh ra hay không ? Nhưng hình như ngay sau khi gọi sự vật bằng tên của nó, thằng bé do sự thật, do tự do phái đến đã biến mất. Do đó, mới còn biết bao nhiêu ông vua triết học cởi truồng, vua chính trị cởi truồng, vua cách mạng cởi truồng, vua chủ nghĩa cởi truồng… đang đi nhông nhông ngoài xã hội, ngoài phố xá, đã và đang được những đám đông giả vờ cuồng tín hòng trục lợi xúm vào vạn tuế, ca ngợi các ngài khoác những bộ long bào tuyệt vời của trần gian…

Sự thật giản dị nhường ấy, sao bị cả đám đông lờ đi ? Mới hay sự cám dỗ của dối trá có bùa ngải quỷ sứ, mê hoặc con người trong bóng tối, trong đe dọa, trong hấp lực của củ cà rốt treo trước miệng con lừa… Sự thật chỉ có thể tồn tại công khai dưới ánh sáng mặt trời. Xã hội của những hội kín vây bủa con người trong lừa mị, trong sợ hãi u u minh minh, luôn xua đuổi và cầm tù sự thật. Chối bỏ sự thật, những xã hội do băng đảng hội kín cầm quyền hầu như không bao giờ đi cùng đường với lẽ phải và công lý.

Chúng tôi không dám làm thằng bé trong thiên truyện kia của Andecxen; làm vị thiên sứ của sự thật này, coi chừng khả năng biến mất là điều có thể xảy ra. Hãi qúa !

Chúng tôi chỉ xin kể ra ba vị nhà văn Việt Nam hình như cũng đang thử đóng vai trò của thằng bé ấy, vai trò thiên sứ của sự thật, của tự do.

Đây là lời của nhà văn Đỗ Chu bùi ngùi, chua xót, khi ông nói về sự lãnh đạo của đảng với nhà văn; sao nhà văn giống chú cún con ve vảy đuôi theo ông chủ trong sân nhà thế: “Tớ yêu đảng như yêu vợ. Vợ còn sống thì tớ nghe vợ. Vợ chết thì tớ lập bàn thờ khấn vái cho đến chết.. Đảng cũng là vợ của tớ. Đảng bẩn thì tớ mua xà phòng cho đảng tắm. Mua nước hoa cho đảng thơm. Đảng nói thì không được cãi. Đảng bảo ăn là ăn. Đảng bảo uống là uống. Đảng bảo nằm là nằm. Đảng bảo lên giường là lên gường. Đảng bảo ra đường là ra đường…” ( Trích bài: “ Nhà văn Đỗ Chu yêu đảng như yêu vợ” của Nguyễn Trọng Tạo in trên website Trần Nhương ngày 14/7/2010). Về việc này, mới thấy Nguyện Vĩ xưa thánh thật, khi ông viết: “nhà văn An Nam khổ như chó !”

Đây là mấy câu thơ của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Chính ( con trai cố nhà văn Nguyễn Đình Thi, người từng rất nhiều năm trước và sau 1975 làm tổng thư ký ( ngày nay gọi là chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam): “Mấy thằng bạn văn nghệ chửi đổng hát hay / Cổ họng rắn hổ mang trơn tuột liếm mồi trong các HỘI ĐOÀN / hót hít chính trị như chó hít hóng cứt…”(Trích trong bài thơ “Đêm Sài Gòn” in trong tập thơ “Chẹc chẹc” của Nguyễn Đình Chính, do tân hình thức Publishing Club ấn hành trên mạng 2010)

Đây là nhà văn đại tá công an Mai Vũ, trước đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ XIII, đã lên tiếng đòi tự do sáng tác, mặc dù từ năm 1987, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã cởi trói cho các nhà văn: “Đây là vấn đề nhạy cảm mà không phải ai cũng có dũng khí dám nói thật. Nhằm thiết lập một trật tự xã hội tư duy đồng chiều, chúng ta đã chính trị hóa mọi đời sống xã hội. Điều đó thật tai hại, nó làm khô héo tinh thần dân tộc. Chính trị hóa khoa học đã dẫn đến phủ nhận chân lý khách quan, làm méo mó khoa học. Trong lịch sử Xô Viết trước kia, đã có thời người làm vườn Lưxenkô – Mitsurin được tôn vinh như những nhà cải cách vĩ đại, còn Mooc găng, Menđen là những kẻ phục vụ chủ nghĩa tư bản vì thuyết gen di truyền. Kết quả, nhà di truyền học thiên tài Vavilôp đã phải tự sát, còn nền di truyền học nước Nga thì lụn bại, để lại một vết nhơ đau đớn trong đời sống khoa học xã hội Xô Viết. Đó là vụ ngụy khoa học lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chính trị hóa giáo dục cũng chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát, chứ không đẻ ra những công dân xây dựng tương lai.

Hội Nhà văn không phải là dàn hợp xướng để hát theo cái gậy chỉ huy của người nhạc trưởng. Nó là lãnh địa của những tư duy và sáng tạo cá nhân, nó là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các nhà văn lấy sứ mạng phục vụ Tổ quốc và nhân dân trên hết.

Nhà văn viết theo mệnh lệnh của trái tim, mà trái tim nhà văn thuộc về Tổ quốc và nhân dân. Anh ta là tội đồ và đáng nguyền rủa nếu thóa mạ Tổ quốc và dân tộc. Còn khuynh hướng chính trị tùy thuộc quyền lựa chọn của mỗi nhà văn.

Hãy để con ngựa Văn tung vó trên cánh đồng bát ngát của tự do”. (“Về Hội nhà văn của chúng ta” của Mai Vũ, in trên website Trần Nhương ngày 11-7-2010)

Tiếp nối ba nhà văn trên, chúng tôi xin mời quý vị đọc lại bào thơ: “ Bài ca sự thật” của chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) đã in trên báo “Tuổi Trẻ” số tất niên ngày 24- 01-1987

BÀI CA SỰ THẬT

Sự thật của tôi
Sự thật của anh
Sự thật của chúng ta
Sự thật của mọi người?

Nhân loại có bao thời
Sự dối trá làm quan toà phán xử
Bru-nô ơi trái đất vẫn tròn
Mà chân lý nghìn sau còn trả giá

Nhưng đất nước vẫn đi tìm sự thật
Trong câu hát có mồ hôi nước mắt
Có con nghê đá đầu đình cười cợt các triều vua
Có thằng Bờm chẳng tin lời hứa hão
Cái quạt mo không để phú ông lừa
Vua Hùng ơi Người đi tìm sự thật
Bằng cách ngày đầu năm xuống ruộng cày bừa.

Bao triều đại xưa đổ vì ưa nói dối
“Muốn nói gian làm quan mà nói”
Sự thật giấu trong nhà dân đen
Sự thật từng vật vờ đi như ăn mày đầu đường xó chợ
Sự thật làm anh hề, chú mõ
Sự thật như nàng Thị Kính oan khiên
Sự thật trốn vào ngụ ngôn, ngạn ngữ sấm truyền
Sự thật có khi mượn Xuý Vân mà giả dại
Sự thật chiếc lá đa bay qua bao thời đại
Bay về đây trời nổi can qua
Con vua thất thế quét chùa sãi ơi !

Vĩnh biệt chú Cuội
Vĩnh biệt thành tích ma, báo cáo láo thành thần
Bệnh hình thức gọi sai tên sự vật
Người đói phải nói lời no
Vị đắng sao lại kêu là mật?
Ngục tù mang nhãn hiệu tự do!

Vĩnh biệt khái niệm quét vôi và từ ngữ nước sơn
Đạo đức dính trên đầu môi chót lưỡi
Vĩnh biệt những bóng ma cơ hội
Những cái đầu già cỗi tự bên trong
Những con mắt nhìn người bằng bóng tối
Có nhận ra tia nắng mới trong lòng?

Tôi là người tập yêu sự thật
Tập nghe nên có lúc ù tai
Tập nhìn nên chói mắt
Đất nước đổi thay
Cơn đau đẻ những dòng sông quằn quại!

Hạt thóc và hạt máu có bao giờ nói dối?
Bốn nghìn năm dân tộc tôi
Đi từ bờ bên kia
Đến bờ bên này của sự thật
Để mỗi con người hôm nay trên mặt đất
Được cầm trong tay một tia nắng mặt trời …

Sài Gòn ngày 15-1-1987
Trần Mạnh Hảo

Để kết thúc bản tham luận, xin kính mời quý vị cùng chúng tôi hô 3 khẩu hiệu sau:

Khẩu hiệu một:
KHÔNG CÓ SỰ THẬT, KHÔNG CÓ LẼ PHẢI VÀ CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: không có, không có, không có)

Khẩu hiệu hai:
CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
(xin hô ba lần: chỉ có, chỉ có, chỉ có )

Khẩu hiện thứ ba:
SỰ THẬT LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: tiêu chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn)

Xin cám ơn quý vị

Viết tại Sài Gòn 6-08-2010
Trần Mạnh Hảo


Tâm tình với nhà văn Trần Mạnh Hảo
(Hà Sĩ Phu)

Ông Trần Mạnh Hảo thân,

Mặc cho thiên hạ đang mổ bò nhân sự. Còn chưa đi họp, ông quá bộ vào xó Đà Lạt này tâm tình với tôi một lúc.

Mấy hôm trước, tôi đã định viết một bài nhan đề “Một dân tộc bắt đầu tập nói”, mô tả một dân tộc lâu ngày nói dối đã quen, sắp bị diệt vong vì tật nói dối, bỗng hoảng hồn bừng tỉnh bên bờ vực thẳm, vội bảo nhau học lại ngôn ngữ nói thật của cha ông để tự cứu, nhưng vất vả mãi cũng chỉ mới bập bẹ phát ra được mấy câu nói thật vỡ lòng thôi.

Dự định ấy của tôi bị cắt ngang vì bài tham luận vừa rồi của ông. Vì nói thật như ông cỡ này thì coi như “tốt nghiệp phổ thông” rồi, ý nghĩ bi quan kia của tôi e có phần lạc hậu trước tiến triển của thực tế (chắc ông không tự ái, vì Đại học nói thật của nước mình bây giờ chắc gì đã bằng Trung cấp nói thật của người ta!). Cái đoạn ông vạch trần một cách toàn diện sự thật rằng “Chưa bao giờ số phận dân tộc ta, đất nước ta có nguy cơ tiêu vong như hôm nay” (để đừng có suốt ngày vui cười hơn hớn) thì nhiều người cũng đã làm được, và dù có nhắc đi nhắc lại mãi cũng chưa chắc đã vào được tai những anh ù lì. Ông đã nói được nhiều, nhất là vạch ra cái đại bản doanh của những kẻ đã gây “nguy cơ tiêu vong dân tộc” ấy nằm ở đâu, nó lớn cỡ nào, khiến ta “phải làm một cuộc cách mạng của sự thật mới mong giải thoát cho nhân dân khỏi ngục tù”, đây cũng là một nét mới so với mấy vị trước kia.

Thật vậy, trung tâm ấy phải lớn cỡ nào mới có thể làm cho “một DÂN TỘC nói dối “lộng giả thành chân”, làm nên một HIẾN PHÁP “sinh ra hầu như để chỉ trói buộc người dân và tạo hàng nghìn kẽ hở cỡ lỗ thủng con voi chui lọt cho kẻ cầm quyền tự do đánh tráo Hiến pháp”, lập nên một “QUỐC HỘI giả hiệu”, làm cho “kiếp người ở Việt Nam lại tủi hổ hơn kiếp bò”…

Giặc nội xâm phải ở tầm cỡ nào mới tạo được một “nhà ngục có tên là dối trá”, nó làm cho “người dân Việt Nam hiện nay không có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo”, khiến cho “những sự thật chết người, ai ai cũng biết mà vì sợ tù tội nên không ai dám nói ra”, nó đã “ném những quả bom B52” vào chính dân tộc mình, nó đã “tung những quả đấm thép đấm chí tử vào hầu bao dân nghèo Việt Nam”, đã “tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước”…?

Và TMH đã chỉ đích danh: “Thế thì ai là giặc nội xâm, là giặc tham nhũng? Thưa, Chính quyền”! Ấy chính là “một nền chính trị thoái bộ, rất giống với các nền chính trị thần quyền thời Trung cổ bên Châu Âu”, là một “chế độ” với những quả bom tự ném vào mình, là một đảng đã “bịa ra một giai cấp vô sản ảo để thành lập ra đảng của giai cấp…” nên tổng quát lại mọi mặt đều “không chính danh”, làm hại cả một dân tộc…

Nhưng tất cả những luận điểm dẫu đanh thép ấy đều là chuyện nhỏ trước cảnh tượng xã hội ta đang có một vị “Hoàng đế cởi truồng” đi giữa bàn dân thiên hạ, như trong câu chuyện thiếu nhi của Andersen. Bởi vì, khi trước mặt mọi người đã là một gã vua cởi truồng ràng rành, mà những kẻ chẳng biết mù thật hay thong manh giả cứ nhắm mắt khen bộ y phục của Hoàng đế là đẹp nhất thế gian, thì mọi ngôn ngữ trở thành thừa hết! Chẳng lẽ lại phải vận dụng thiên kinh vạn quyển, triết học nọ triết học kia để tìm xem định nghĩa của thời đại thế nào là “cởi truồng” à? Lại cãi nhau về một môn “cởi truồng học” đậm đà màu sắc nước Vệ ư? Càng lý luận dài dòng là càng sa vào bẫy của hai tên bợm, kẻ đã tạo ra bộ quần áo bằng không khí cho Hoàng đế, với cái “khóa” rất đểu là: chỉ ai có khối óc và trái tim chân chính mới nhìn thấy, ai nói khác đều là bọn thù địch mù quáng, phản dân hại nước, tất nhiên phải cho vào tù!

Bộ “y phục đểu” kia sở dĩ không bị xé toang vì nó đã khoác được lên vai một Hoàng đế. Hoàng đế trót mặc vào thì phải dối trá để tự vệ. Hắn tự vệ được nhờ có binh quyền. Lý lẽ dối trá một khi gắn được vào quyền lực tuyệt đối lập tức biến thành liên minh ma quỷ, không trị được nữa. Chiến công của Sự thánh thiện (mà biểu tượng là đứa trẻ, một nhân tố chưa mắc vào vòng trầm luân) tuy có làm thỏa lòng giới nhân sĩ đang bị câm miệng nơi nghị trường, nhưng “thiên sứ” ấy cũng phải biến đi ngay. Làm thế nào để chân lý được lan tỏa thành sức mạnh xã hội vẫn còn nguyên là chặng đường rất xa trước mặt.

Từ 1988 tới nay, tôi cũng từng là một người đã lý luận đến tận gốc. Việc lấy hình ảnh ông vua cởi truồng trong “bộ quần áo của Hoàng đế” tượng trưng cho xã hội ta cũng đã từng xuất hiện trên một vài trang Blog cá nhân. Mặc dù vậy, tiếng nói của nhà văn TMH khét tiếng bộc trực hôm nay giữa nơi văn đàn quốc nội vẫn có nét riêng và có tác dụng riêng rất đặc biệt. Tôi chia sẻ với ông điều này. Cuộc chạy tiếp sức còn dài.

Nhưng nước mình có điều lạ: Chuyện nhỏ thì cãi nhau đến cùng, mà việc đại sự, khi cần tìm cho đến ngọn nguồn lạch sông thì cứ nửa đường dừng lại. Định tìm con vi trùng để diệt mà chỉ đi nửa chừng, sắp chạm trán với vi trùng là cài số lùi để dĩ hòa vi quý.

Thú thật, khi đọc đến đoạn “Bao nhiêu ông vua triết học cởi truồng, vua chính trị cởi truồng, vua cách mạng cởi truồng, vua chủ nghĩa cởi truồng… đang đi nhông nhông ngoài xã hội, ngoài phố xá, đã và đang được những đám đông giả vờ cuồng tín hòng trục lợi xúm vào vạn tuế…” là tôi không nín được cười, bỗng thương cho “đồng chí” Nguyễn Trường Tô, chỉ mặc “áo Hoàng đế “ với các cháu gái nhỏ một lúc trong phòng thôi mà bị thiên hạ xỉa xói, bất công quá xá. Còn “Cả đàn đang lông nhông ngoài phố” thì sao để “đồng chí” ấy chịu riêng oan một mình?

Cuối cùng, trước khi ông lên đường phó hội với các nhà văn tôi tiễn đưa bằng mấy dòng thơ viết từ năm 1987, và lúc ấy còn đăng được trên báo Tư pháp Lâm Đồng:

Tìm con Quỷ sứ
Con Quỷ nằm giữa đống rơm
Một đoàn đốt đuốc lom khom đi tìm
Đuốc soi sáng cả lỗ kim
Mà con Quỷ sứ vẫn tìm chẳng ra?!
Miệng người lớn tiếng hò la
Tay người như chớp nhặt quà Quỷ ban
Con Quỷ hở một ngón chân
Chục anh xúm lại rút rơm che liền
Thính tai, nghe Đống Rơm truyền:
-“Để rơm bén lửa thì phiền với ông!”

Hà Sĩ Phu
(Đã đăng báo Tư pháp LĐ tháng 10-1987 và báo Doanh nghiệp tháng 11-1993 bvnpost on 02/08/2010 http://www.hasiphu.com/images/SangTrang1.pdf)

Goodbye Đại hội bịp [bịt?] mồm

Nhà văn Trần Mạnh Hảo gửi đến BVN Lời tuyên bố quyết liệt dưới đây, đúng với phong cách ngôn từ thường thấy của ông. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1975, ông vừa trải qua một Đại hội bề ngoài có vẻ êm đềm hào nhoáng nhưng quả thật sâu bên trong là cả một trời “dâu bể”, mở đầu bằng sự kiện 12 người kiên quyết xin rút tên trong danh sách đề cử làm cho BCH cuối cùng trơ khấc lại chỉ toàn là những cụ già (ngoại trừ một nhân vật dưới tuổi ngũ thập và bốn nhân vật khác cũng đã ở nửa cuối chặng đường ngũ thập), và kết thúc bằng lời phát biểu ứng khẩu của một nhà văn thuộc cơ quan an ninh “phản đối Đại hội lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam không đúng chỗ”, thế là đủ để thấy hình ảnh một Đại hội đánh dấu một bước ngoặt “não nùng và bi tráng” dẫu “rằng hay thì thật là hay…”.

Một Đại hội mà người chủ trì lo dành trọng tâm cho việc bầu cử và kiểm phiếu đến mức quên bẵng cả việc kiểm điểm Ban chấp hành cũ hoạt động ra sao sau một nhiệm kỳ, cũng như chỉ lướt qua mục góp ý bổ sung vào điều lệ, nhất là bàn bạc cho sáng tỏ về tôn chỉ hàng đầu của Hội Nhà văn, đích đến cao đẹp của việc cầm bút sáng tạo nghệ thuật. Cũng vì thế hầu như ai phát biểu trong Đại hội cũng bị vỗ tay đuổi xuống, vỗ tay để khỏi cần nghe nhau khi thấy có gì như trái ý mình.

Xen vào giữa những tấn kịch bi hài có lúc làm nóng bỏng hội trường lại có cái kỹ thuật tuyệt xảo của chuyên viên điều khiển micro mà ai cũng bảo được đào tạo từ “nước lạ” về, muốn tắt giọng ai lập tức tắt ngay cái rụp sau một tín hiệu tinh vi nào đấy, còn trường hợp không tiện tắt nhưng muốn làm cho “lạc giọng” thì cũng sau một tín hiệu đã quy định, giọng nói người phát biểu bỗng trở nên méo mó hoặc xen vào đủ tạp âm không còn nghe được ra gì nữa. Theo những nguồn tin “rỉ tai” người này sang người kia mà chẳng ai biết độ chính xác đến đâu thì đây là một ngón tiểu xảo, một ngành nhỏ trong cái hệ thống kỹ thuật hiện đại nhằm đối phó với internet và audio, video… đang phát triển ồ ạt trên thế giới và cả ở nước ta mà ta vừa học được ở nước anh em. Không may cho ông Trần Mạnh Hảo tự nhiên lại trở thành nạn nhân đầu tiên của những “thể nghiệm kỹ thuật” được đem ra dùng trong Đại hội, và vì thế cách thể nghiệm có hơi “vỗ mặt” so với những người khác (có lẽ về sau đã được “kịp thời rút kinh nghiệm” chăng).

BVN tôn trọng quyền được phát ngôn của mọi công dân, nên đối với sự cố không may này tự mình không đủ thông tin chính xác để đánh giá, đành trân trọng công bố nguyên văn ý kiến của nhà văn Trần Mạnh Hảo và cũng xin nói rõ, đây là bản quyền của riêng tác giả.
Bauxite Việt Nam 9.8.2010


Trước Đại Hội Hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ VIII, chúng tôi đã viết bản tham luận: ”Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước” gửi cho blog Talawas, website Đàn chim Việt… Lập tức hàng chục website nối mạng, đặc biệt có hai trang mạng trong nước là website của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và trang Bauxite Việt Nam của GS Nguyễn Huệ Chi cũng post bài tham luận của chúng tôi cho mọi người cùng đọc.

Sáng 05-8-2010, khi tới Học viện Chính trị quốc gia để dự đại hội, đa số các nhà văn đều bắt tay chúng tôi chia sẻ và động viên, rằng bản tham luận ông viết rất được… xin chúc mừng. Một số nhà văn nổi tiếng “yêu Đảng vượt chỉ tiêu trên giao” như N.Đ.X., T.T.Đ… cũng bắt tay chúc mừng chúng tôi đã cả gan nói ra những sự thật chết người, mà nói có lý luận, có sự thật bảo chứng …

Có nhà văn động viên chúng tôi hết lời, đoạn dặn rằng: chớ kể ra tên tớ đã ủng hộ cậu nhá, có thể “nó” không bắt cậu nhưng “nó” bắt thằng ủng hộ cậu đấy, tớ hãi lắm; “nó” muốn để cho SỰ THẬT ĐƯỢC MỒ YÊN MẢ ĐẸP”, cậu lại cả gan bốc nấm mộ này lên, mất mạng như chơi…

Các nhà văn đều tin rằng, “nó” đếch cho cậu đọc tham luận này đâu. Nhiều nhà văn còn rỉ tai dặn: tuyệt đối ông không được uống nước có sẵn (chai nước lọc) trong Khách sạn Kim Liên nhá, không được một mình đi vào các con phố vắng nhá, ai không thân mời đi ăn uống là tuyệt đối không nhá, đi đâu nên rủ hai ba thằng nhà văn bạn bè đi cùng nhá; rằng ông nhớ vụ cụ Dương Bạch Mai người Nam Kỳ trong cuộc họp Quốc hội ngày nào chứ, cụ này mới lên diễn đàn nói thật một tí teo thôi, đoạn xuống uống một ly nước (hay bia gì đó) liền lăn đùng ra chết… Ở đầt nước “tự do gấp triệu lần tư bản”, toàn “đỉnh cao trí tuệ” cầm quyền với chủ nghĩa bách chiến bách thắng… đã bao người mới hé mồm ra nói sự thật như cụ Dương Bạch Mai liền lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử, thì thằng phá trời như mày liều mạng nói toẹt ra sự thật, coi chừng thí mạng cùi đó nghe con!

Nghe bạn bè lo lắng cho tính mạng của mình như vậy, tôi hãi lắm, nếu có làm sao thì cha già ngoài quê Nam Định, vợ con trong Sài Gòn biết cậy vào ai?

Nghe anh bạn thân tái mặt bảo: chỉ có thằng điên như mày mới dám viết tham luận như vậy, mày đang là số phận của con cá nằm trên thớt mà dám cãi nhau với cả dao liền thớt thì coi chừng đi họp chi bộ với hà bá đó! Bước vào hội trường, tôi tự dặn mình: im mồm nhé, tuyệt đối câm nhé, đồng chí Hảo ngu như lợn ơi, mua băng keo dán miệng lại nhé… Trước khi ra Hà Nội, vợ con và bạn bè dặn: tịnh khẩu là thượng sách, đóng vai thằng đần là ăn chắc sống, thề đi, xin thề!

Thế mà trong không khí bầu bán “quần ngư tranh thực” rất vô văn hóa của Đại hội, nhất là không thể chịu được cách điều hành đại hội rất xách mé và trịch thượng của ông Trung tướng công an Hữu Ước (nhạc sĩ mù nhạc, họa sĩ mù màu, nhà văn ít chữ…) chúng tôi đã quên béng lời dặn dò tịnh khẩu của người thân, quên béng mình đã hứa với mình: quyết tâm làm con lợn chỉ ủn ỉn chơi với bạn bè trong Đại hội thôi, nghĩa là ngu vĩnh viễn đi là yên… lại ngứa tay, ngứa mồm giơ tay xin phát biểu ý kiến…

Chúng tôi đã giơ tay mấy lần, giơ tay rất lâu mà các vị Chủ tịch đoàn tuyệt đối không cho lên, không cho nói. Hàng chục nhà văn ngồi quanh chúng tôi nói lớn: ông Hảo cứ lên đi, cứ lên đi, sao lại không cho một nhà văn hàng đầu của Hội phát biểu… Rồi có mấy tiếng quát cô cầm micro: đưa micro cho ông Hảo. Không khí sôi sục làm chúng tôi thêm dũng khí, đứng lên nói: xin cô cho tôi mượn micro. Cô gái cầm micro quyết không đưa; có ai đứng bên cạnh giật được micro giúi vào tay tôi. Cô gái giữ trận địa an ninh của Đảng giật lại micro như giật súng, nhưng không giật lại được. Tôi nói vào micro: kính thưa quý vị nhưng micro câm tiếng. Có ai nói: nó cúp điện micro này rồi, nó là micro đểu. Mấy ông nhà văn to tiếng: ông Hảo lên bục Đoàn Chủ tịch ngay, trên đó có hai cái micro tốt nhất nước đấy…

Tôi hùng dũng lên bục cao Chủ tịch đoàn, giúi mồm vào hai chiếc micro như hai miệng súng chĩa vào tôi, đoạn kính thưa, rồi nói. Tôi mừng thầm, micro này vẫn còn chưa bị cúp: kính thưa quý vị, có cảm tưởng tôi đã đến nhầm địa chỉ, hình như đây không phải là Đại hội nhà văn, đây là một đại hội chính trị tranh giành quyền lực. Ở đây văn học không có chỗ tồn tại. Hội Nhà văn thì phải lịch lãm lịch sự, phải có văn hóa chứ, các vị đang đánh tráo khái niệm chính trị và văn học… Lập tức micro bị cúp… Tôi vẫn nói rất to hy vọng một số nhà văn ngồi hàng đầu nghe được: rằng ông Trung tướng nhà văn Hữu Ước không biết viết văn, sao ngồi Chủ tịch đoàn điều hành Đại hội rất xách mé, trịch thượng, xin ông xuống cho… So với một số nhà văn bậc thầy ngồi dưới, ông Ước chỉ là thằng bé con tập tành viết lách lăng nhăng…

Nhà thơ Hữu Việt đứng lên hét to: không được đối xử với nhà văn như thế, sao lại cúp micro anh Hảo. Rất nhiều nhà văn đứng lên quát: không nghe thấy gì, để cho người ta nói, nối lại micro đi… vô văn hóa, vô văn hóa, toàn micro đểu…

Không có micro, tôi đi đi lại lại trước mặt Chủ tịch đoàn một lúc rồi đành đi xuống…
Lập tức micro lại vang lên trong miệng người điều hành Đại hội: xin mời nhà văn Tô Nhuận Vĩ nói…

Chúng tôi bước xuống, bạn bè đỡ lấy tôi, bắt tay rối rít. Ai cũng bảo “nó” coi nhà văn như súc vật, bịp mồm người ta, không cho người ta nói là khinh bỉ toàn Đại hội. Tôi ngồi cạnh nhà thơ hàng đầu Việt Nam Bằng Việt, anh bảo tôi phản đối trò cúp micro vô văn hóa này, đây là vết nhơ không thể xóa nổi của Đại hội. Nhà thơ Anh Chi bắt tay tôi bảo: chúng nó thua ông rồi, chưa giao chiến mà nó đã thua một không, bọn khốn nạn, bọn vô văn hóa chứ đâu phải nhà văn, tao sẽ lên Chủ tịch đoàn chửi thẳng vào mặt chúng nó: chúng mày cúp micro của thằng Hảo là chúng mày ném bùn vào Đại hội đấy, chúng mày đã làm Đại hội thất bại vì đây là Đại hội bịt mồm… Phạm Đình Trọng bắt tay tôi: chúng nó đã biến ông thành Linh mục Nguyễn Văn Lý, ông bị một Đại hội lớn bịt mồm.

Giờ giải lao các nhà văn xúm đến bắt tay tôi, chửi bọn bịt mồm. Thanh Thảo cười ngặt nghẽo: chúng nó cho chú Hảo rơi vào cõi im lặng đáng sợ, Hảo ta câm hoàn toàn, dán giấy vào miệng mày, sướng chưa con… Nguyễn Quang Lập chống gậy ra cửa bảo: em vừa quát vào mặt thằng Phó ban Tuyên giáo: chúng mày súng ống đầy mình sao lại sợ Trần Mạnh Hảo tay không đến thế? Mỹ chúng mày không sợ mà sợ Hảo à, đồ ngu!

Chiều 5-8-2010, sau khi đài RFA gọi điện thoại phỏng vấn chúng tôi về sự kiện bịp mồm, ông Hữu Thỉnh xin lỗi Đại hội về sự cố kỹ thuật bị mất điện micro của anh Hảo rất đáng tiếc, chúng tôi xin lỗi và sẽ kiểm điểm sâu sắc những người phụ trách kỹ thuật âm thanh. Cả hội trường ồ lên: cắt micro, bịt mồm người ta rồi sao còn đổ lỗi cho kỹ thuật, dấu đầu lòi đuôi [cũng giống hệt như ông Đào Duy Quát mà chúng tôi đã đề nghị cách chức ngay lúc bấy giờ, khi ông ta hào hứng đưa trên mạng Điện tử Chính phủ Việt Nam tin Hải quân TQ diễu hành hoành tráng tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... “của Trung Quốc”, bị công luận dồn dập lên án ông đã đổ lỗi cho người đánh máy “đánh nhầm”. Một giuộc cả thôi mà – BVN chú thêm].

Các nhà văn bảo tôi: xin lỗi vì trục trặc kỹ thuật nên ông Hảo không nói được vì micro mất điện, nếu quang minh chính đại thì phải mời anh Hảo lên nói lại chứ, bắn không nên đền đạn chứ. Nói dối lòi mẹ cái đuôi định hướng micro, micro đểu rồi còn xoen xoét cái miệng gian trá, bịp bợm. Đúng bọn này là bọn không lương thiện, không tử tế, còn lâu mới thành người mà dám khoác áo nhà văn, khoác áo Chủ tịch đoàn, thế giới nó khinh như mẻ, đám ma bùn chứ nhà văn gì chúng nó…

Một số nhà văn đã đi tìm hiểu, hỏi cán bộ công nhân viên Học viện Chính trị quốc gia rằng hệ thống âm thanh ở đây có bao giờ trục trặc chưa? Họ trả lời, đây là trường đảng của Bộ chính trị, trục trặc âm thanh có mà chết, không bao giờ bị trục trặc âm thanh, dàn âm thanh tốt nhất nước đấy… Với lại, hội trường này không bao giờ bị mất điện, tuyệt đối không bao giờ micro bị tắt tiếng như sự cố hôm nay đâu…

Sau hai ngày ngồi trong hội trường Đại hội, chúng tôi và rất nhiều anh em nhà văn phát hiện ra sự thật này: âm thanh micro của Đại hội là âm thanh đểu, micro đểu. Vì mỗi lần ông Hữu Thỉnh nói hay các ông trong Chủ tịch đoàn nói, hay những ông đọc tham luận y hệt xã luận báo Nhân dân thì âm thanh rất tốt, rất vang, rất rõ. Rõ đến nỗi tôi ngồi bên ngoài, đi trong sân của hội trường còn nghe rõ mồn một. Thế mà khi nhà văn lên nói hay lên tham luận mà họ không nắm được, họ bèn vặn rất nhỏ âm thanh micro. Tham luận của GS Phong Lê có nhắc đền Hoàng Sa, Trường Sa, nhắc đến nỗi nguy mất nước thì micro bị nhiễu, rè như kẻ khản đặc tiếng, nghe câu được câu chăng… Các tham luận hay phát biểu của Bùi Minh Quốc, Phạm Đình Trọng… đều bị micro đểu làm méo hết giọng. Đúng là quân đểu, micro đểu, Đại hội đểu…

Các nhà văn giờ giải lao xúm vào hỏi tôi, rằng ông định nói gì lúc đó, nạn nhân của micro đểu, tự do đểu, dân chủ đểu định nói gì mà “nó” sợ ông hơn sợ đế quốc Mỹ vậy? Tôi bảo, tôi đâu có cầm trong tay bản tham luận đâu mà “nó” cắt micro của tôi, tôi chỉ xin nói ba đến bốn phút mấy cảm nghĩ như sau:

Thứ nhất, tôi thấy sự thật và đất nước không có mặt tại hội trường này. Dân tộc ta, đất nước ta đang bị bọn giặc phương Bắc xâm lược; chiếm các quần đảo của ta, giết dân ta ngoài biển như giết ngóe, chiếm đất liền ta bằng kế hoạch bauxite thậm độc, trồng rừng đểu, khai quặng đểu để chiếm đất, chiếm rừng rồi ồ ạt di dân Tàu sang đất ta… Họa mất nước đang đến gần sát sạt. Vậy mà ông Hữu Thỉnh lờ đi, Chủ tịch đoàn lờ đi, đa số nhà văn lờ đi, tham luận chúng ta lờ đi… Làm như Đại hội Hội Nhà văn lần thứ VIII này đang diễn ra bên Trung Quốc chứ không diễn ra trên đất nước ta. Điều lo lắng quan tâm nhất của 85 triệu đồng bào không hiện diện trong hội trường này; thế thì chúng ta câm mồm để Trung Quốc bóp cổ đất nước, chúng ta đồng lòng với kẻ xâm lược à?

Thứ hai, tôi muốn cải chính giùm cho ông Hữu Thỉnh. Sau khi bài báo động trời của nhà văn Trang Hạ: “Em không phải nhà văn đâu” tung lên các trang mạng trong và ngoài nước, nhiều nhà văn hỏi chúng tôi; rằng có phải nhà thơ Hữu Thỉnh là người của Trung Quốc, do Trung Quốc cài cắm vào từ lâu để nắm Hội Nhà văn, sao thấy cách hành xử quốc tế của ông Thỉnh yêu nước Tàu hơn yêu nước Việt, làm cái gì cũng cốt để đẹp lòng thiên triều phương Bắc? Tôi bèn trả lời rằng, không nên kết luận sớm quá như vậy, chẳng lẽ ông Hữu Thỉnh lại đang tâm làm gian tế cho giặc hay sao?

Xin googbye Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh,
Kính xin ông Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII Hữu Thỉnh (ông Thỉnh đã làm Chủ tịch Hội ba khóa rưỡi) hãy rủ lòng thương, ban cho tôi ân đức, xin ngài hạ cố gạch tên chúng tôi trong danh sách hội viên. Xin cảm ơn ông trước. Chúng tôi không làm đơn xin ra khỏi Hội, vì khi vào Hội Nhà văn năm 1975, chúng tôi không phải làm đơn, được Hội Nhà văn tự động đưa vào Hội cùng mấy chục nhà văn trong văn nghệ giải phóng từ chiến khu về.

Qua Đại hội này, chúng tôi kết luận: Hội Nhà văn Việt Nam sinh ra không phải để phụng sự Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, mà chỉ cốt phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Mà Đảng Cộng sản Việt Nam thì không phải là dân tộc hay Tổ quốc Việt Nam.

Xin goodbye Đại hội bịp mồm!
Sài Gòn, ngày 07-8-2010
Trần Mạnh Hảo bvnpost on 09/08/2010


LÁ THƯ NGỎ
GỬI TRUNG TƯỚNG CÔNG AN HỮU ƯỚC
KÍNH GỬI TRUNG TƯỚNG CÔNG AN
NHÀ VĂN -HỌA SĨ - NHẠC SĨ -THI SĨ – KỊCH SĨ
NHIẾP ẢNH GIA - ĐIỆN ẢNH GIA HỮU ƯỚC


Thưa trung tướng công an Hữu Ước,

Lời đầu thư, tôi xin thay mặt ba mạng sống đang thoi thóp trong sợ hãi của gia đình tôi, kính chúc ông sức khỏe và vui tươi, phấn khởi để phụng sự ngành an ninh nước nhà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, dẹp tan cái chế độ tư bản dỏm đang thực thi trên quê hương ta mà chôn sống chúng nó như Marx, Engel dạy.

Thưa ông trung tướng,

Sau khi ông trung tướng ngồi chủ tịch đoàn lên diễn đàn Đại Hội Nhà Văn Việt Nam chiều 06-08-2010, lúc kết thúc đại hội, lớn tiếng kết án tôi (TMH) và nhà thơ Bùi Minh Quốc là Lý Tống quậy phá đại hội, khiến tôi đã sợ hãi đến co dúm người lại như một miếng giẻ rách.

Bởi ông Lý Tống, người đã dám cướp máy bay rải truyền đơn trên bầu trời Sài Gòn rồi nhảy dù xuống đất bị bắt…được tha do quốc tế bảo lãnh, ông anh hùng này lại cướp máy bay Thái Lan bay vào vùng trời Sài Gòn rải truyền đơn chống cộng… vốn dĩ là kẻ tử thù của chế độ cộng sản Việt Nam. Lần này, nếu Đảng ta tóm được ông Lý Tống, chắc sẽ xử ông tùng xẻo không tha…

Thế mà ông lại đứng giữa đại hội nhà văn vu cho tôi là Lý Tống, thì cầm bằng như ông đã thay mặt đảng ta, an ninh ta tuyên án tử hình tên Trần Mạnh Hảo ngỗ ngược dám chê ông không biết viết văn giữa đại hội vừa rồi.

Than ôi! tôi vốn là một kẻ sợ công an nhất nước Việt Nam. Hồi bé, công an đã bắt bố tôi là Trần Văn Hiền tới 12 lần, chỉ vì bố tôi hay làm thơ ca hò vè diễu cợt cán bộ xã huyện ức hiếp dân lành và tham ô lãng phí. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi lần đi học phải qua trụ sở công an xã, tôi đã co chân chạy như biến, đến nỗi nhiều bận ngã thâm tím mặt, lại còn sợ quá són cả ra quần không biết là bao nhiêu lần.

Cho đến hôm nay, nỗi sợ công an cộng sản Việt Nam của tôi còn tăng lên gấp bội. Đến nỗi giờ này, sau mấy chục năm lấy nhau, tôi vẫn chưa hết nghi ngờ vợ tôi có thể do công an gài vào giả vờ lấy tôi, cốt theo dõi tư tưởng tâm hồn tôi, điều tra xem tôi có phải là CIA cài vào chờ cơ hội xông ra lật đổ đảng ta hay không ? Bởi vì tôi thấy bà vợ tôi hay theo dõi tôi viết lách, rất đáng ngờ; có thể do tôi sợ công an quá xá mà nghi oan cho bà vợ suốt đời kiểm soát mình còn hơn cả công an chăng ? Tôi đã sống hèn hạ như kiếp con giun cái kiến của thân phận người dân Việt Nam để cốt yên thân. Đến nỗi, mỗi lần mở máy vi tính, cái tôi nhìn thấy trước nhất là một câu “ranh ngôn” tự viết: “ Kẻ mạnh là kẻ biết sợ !”

Sau khi ông trung tướng tuyên án tử hình tôi, tôi đã rét run lên mặc dù Hà Nội hôm ấy nóng trên 38 độ. Tôi bỏ cuộc đi thăm thú Hà thành, tranh thủ mua ít vải màn về để may áo tang cho cả nhà vì đảng ta đâu có thể để tên Lý Tống thứ hai này sống thêm mấy tháng…Tôi chuồn lẹ về Sài Gòn, hi vọng tìm cách giấu biến tin khủng khiếp này không cho vợ con biết.

Chiều 07-08-2010, từ Hà Nội bay về nhà, tôi đã thấy vợ con khóc như ri, khóc khản cả tiếng rằng sao ông dám cả gan bóp dái ngựa thế, chết là phải rồi ông ơi là ông ơi. Chỉ cần một ông công an phường bảo ông là Lý Tống, ông đã chết mất ngáp, đằng này chính mồm ông trung tướng công an phán như thế, chắc vài tuần nữa họ sẽ bắn ông ngay.

Mấy hôm nay, cả nhà tôi sợ quá không dám ngủ, không dám ăn, chỉ uống nước lã cầm hơi, ngồi chờ lính ông đến trói mang tôi đi. Cứ tình hình này, cả nhà tôi có thể chết vì quá sức sợ hãi mà đứt hết ruột gan.

Tôi xin cắn rơm cắn cỏ, van ông trung tướng quyền uy ngang trời hãy thương xót chúng tôi mà mở lượng hải hà, ban cho vợ con tôi một con đường sống, dù ông có bắn tôi ngay bây giờ.

Xin ông hãy tuyên bố trên báo công an của ông rằng: tên Trần Mạnh Hảo lúc trong đại hội đích thị là Lý Tống, nhưng ra ngoài nó sợ quá co vòi lại nên đã biến thành một tên Lê Công Định thứ hai. Đảng sẽ cho nó mươi năm tù để nó nếm đòn tự do dân chủ, tha mạng chó cho nó khỏi dựa cột, đặng để vợ con tên phản động này khỏi chết vì quá sợ hãi.

Nếu ông làm được vậy, là ông nhân đức nhất nước rồi, trời phật sẽ cho ông sống lâu trăm tuổi để ông bắt hết bọn Lý Tống đang có cơ mọc lên rào rào như mầm măng đầu mùa gặp mưa.

Tôi xin ông thêm một ân huệ nữa. Nếu ông có sai các cây bút công an hay các giáo sư tiến sĩ Mác –Lê dùng tên giả để “đánh” các bài báo phản động của tôi thì các ông hãy đánh một cách quân tử, đừng dùng lối tiểu nhân như các ông vẫn làm. Phê phán các bài viết của người ta mà không in bài viết ấy lên để người đọc kiểm chứng, lại cắt xén, xuyên tạc, bịa ra đời tư của người ta…như các ông vẫn làm với các nhà đối kháng thì quả là các ông không chính danh, không quân tử, không đàng hoàng tử tế.

Các ông có sức mạnh vô song của súng, của nhà tù, của chuyên chế vô sản, có sợ con ma nào mà phải phê bình phê bèo kiểu học phiệt, kiểu xiên xẹo, mèo mả gà đồng không xứng danh “ phương diện quốc gia” như thế ?

Một điều nhỏ nữa tôi xin góp ý với ông là sau khi ông kết án hai chúng tôi là Lý Tống, là ông đã nói một câu rất hớ, rất không xứng tầm lon trung tướng và không xứng tầm với một người đa tài “ bằng vạn Nguyễn Đình Thi”; ấy là khi ông phán: “ Tôi trung tướng công an nhà văn Hữu Uớc phê phán Hội nhà văn dám để mấy tên Lý Tống này lên diễn đàn đòi chủ quyền quốc gia, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa không đúng chỗ, đòi tự do dân chủ không đúng chỗ !”

Chính ra các ông nên đề một bảng cấm ở hội trường đại hội: ‘CẤM YÊU NƯỚC, CẤM ĐÒI CHỦ QUYỀN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA” và thêm khẩu hiệu: “CẤM NÓI ĐẾN DÂN CHỦ TỰ DO” thì có phải là đẹp lòng đảng ta lắm lắm ru?

Tuyên bố như thế, có khác gì ông vu cho đảng cộng sản cầm quyền bán đất bán biển cho Trung Quốc ? Như vậy, liệu đảng ta còn khoái ông không? Tuy rằng thực chất vấn đề có thể đúng như ông nói, nhưng tuyên truyền thì phải nói ngược lại là đảng ta yêu nước ta, yêu tự do dân chủ nhất thế giới chứ ?

Mấy lời thô thiển của kẻ dân đen mạt hạng đang run sợ như cầy sấy, cắn rơm cắn cỏ van ông rủ lòng từ bi hải hà mà tha cho vợ con tôi khỏi phải chết vì quá sợ hãi, bằng cách ông “ hô biến”, biến chúng tôi từ Lý Tống thành Lê Công Định…

Cầu cho ông được khỏe mạnh để có thể vào trung ương khóa này mà nắm chức bộ trưởng công an như ông hằng mong ước..

Kính thư,
Kẻ hèn mọn tên là Trần Mạnh Hảo
Sài Gòn ngày 10-08-2010
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đồng Tiền
Giuse Trần Việt Hùng
13:43 11/08/2010
Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được (Mt. 6:24).

1. Đồng Đô La

Đất nước Hoa Kỳ văn minh và giầu mạnh vì người dân biết phó thác niềm tin trong Chúa. Chúng ta có thể nhìn thấy nơi tất cả mọi đồng đô la lớn hay nhỏ: từ 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và cả đồng cắc: 1 xu, 5 xu,10 xu và 25 xu đều có in chữ In God We Trust. Mỗi đồng tiền đều mang theo sứ mệnh nhắc nhở con người tin tưởng vào Thiên Chúa. Tiền bạc của cải mà chúng ta đang dùng là của Ceasar, chúng ta sẽ phải nộp thuế và phải đầu tư vào cuộc sống trần gian này. Nhưng tiền bạc của cải đó do chính Thiên Chúa tặng ban cho chúng ta qua nhiều cách thế. Chúng ta cần vận dụng mọi khả năng Chúa ban để kiếm tìm, sở hữu tiền bạc và tiêu dùng. Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta hãy tìm kiếm Nước Chúa trước, rồi mọi sự Ngài sẽ ban thêm cho.

Thượng Đế ban cho mỗi người một khả năng. Có người nhận lãnh nhiều và có kẻ nhận ít. Mỗi người tùy theo khả năng của mình mà sinh lợi. Phần thưởng dành cho những ai biết tận dụng mọi khả năng của mình để sinh lợi cho mình và xã hội. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để dạy chúng ta về sự trao ban một cách nhưng không của ông chủ: Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ (Mt 25:15-18). Chúa ban cho chúng ta những nén bạc lớn hay nhỏ khác nhau, điều quan trọng là chúng ta phải có bổn phận trân qúi và làm lời theo khả năng của mình. Tất cả các nén bạc lớn hay nhỏ đều là hồng ân Chúa ban.

2. Hoán Đổi Tiền tệ

Đổi tiền. Khi chúng ta đi du lịch vào một nước nào, chúng ta phải đổi ngân tệ của nước đó để tiêu dùng. Giá trị của đồng tiền khác nhau nơi mỗi nước. Khi chúng ta đến Âu Châu, tiền đô la đổi qua tiền Euro hay Bảng Anh, giá trị chênh lệch. Có những thứ tiền giấy chỉ có thể xài trong nước mình vì không có giá trị quỹ kim bảo chứng quốc tế. Thí dụ: Đồng Bạc Việt Nam, chúng ta chỉ có thể dùng trong nước, nó không có giá trị quốc tế. Câu truyện xảy ra khi tôi đi vượt biên, sau những ngày lênh đênh ròng rã trên biển, rồi vào tới đất liền ở một quốc gia khác. Đồng tiền Việt hết giá trị. Trên xe bus về trại tỵ nạn, trong túi của tôi còn ít tiền Việt. Tôi không biết làm gì với số tiền này. Giữ nó làm kỷ niệm thôi. Thấy người lơ xe hút thuốc. Tôi thèm thuốc lá. Tôi muốn mua thuốc lắm, tôi có tiền nhưng không thể mua.Tôi đưa đồng tiền Việt Nam cho anh ta như là kỷ niệm và xin điếu thuốc. Một sự trao đổi cảm thông. Đồng ý với nhau, đây là một kinh nghiệm đầu tiên về giá trị và sự khác biệt hối đoái về tiền tệ.

Đã hơn 25 năm qua rồi, dưới thời bao cấp và quá độ ở Việt Nam, tôi đã là nạn nhân của vài đồng tiền giấy Đô-la đỏ (Military Payment Certificate). Số là ngày ấy, tôi có một số sách vở cũ do người bạn để lại trong tủ nơi nhà xứ. Trong những trang sách có kẹp mấy tờ Đô-la đỏ. Thực ra tôi cũng chẳng biết giá trị thế nào, nhưng cũng giữ đó như là vật kỷ niệm. Thế rồi sự cố xảy ra ở nhà xứ, các cán bộ công an vào lục xoát đồ đặc và sách vở, họ phát hiện những tờ Đô-la đỏ trong sách cũ. Thế là họ ghi vào biên bản tàng trữ tiền bạc của chế độ cũ. Sau đó tôi bị mời ra trụ sở công an để làm việc. Tôi bị hạch hỏi về sự lưu giữ sách vở và những đồng tiền bất hợp pháp này. Thực ra tới thời đó tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy tờ Đô-la xanh là thế nào. Còn những tờ Đô-la đỏ, tôi đâu có biết nó từ đâu và liên hệ thế nào với chế độ, nhưng sau khi điều tra luận tội, tôi được mời vào nhà khám và tù cả năm trời. Đồng tiền nên tội, những tờ Đô-la đỏ!

3. Kiếm tiền

Có những người may mắn làm ăn phát tài phát đạt. Có người làm một, lời mười. Có người bỏ vốn một, sinh lợi một trăm. Họ làm giầu một cách công minh và chính trực. Họ đáng được hưởng những phần phúc Chua ban. Họ dùng hết những khả năng Chúa ban để sinh lợi. Họ chí thú làm ăn, biết chắt chiu tiết kiệm, biết thu, biết chi và họ trở nên khá giả. Chúng ta vẫn thường đọc kinh Lạy Cha, xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Chúa không bao giờ từ chối lời cầu xin của chúng ta. Chỉ rằng chúng ta không nhận biết hồng ân Chúa mà thôi. Có nhiều khi chúng ta than phiền rằng Chúa không công bằng, vì khi có người ăn không hết, người lần không ra. Đúng thế, Chúa không trao ban cho mọi người số vốn khả năng như nhau. Chúa cho người nhiều kẻ ít nhưng ai cũng được ban cho tràn ly. Ly lớn cũng đầy và ly nhỏ cũng đầy. Chúng ta thật hạnh phúc khi biết dùng khả năng và vốn liếng Chúa ban để sinh lợi. Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc là thế. Biết đủ là đủ. Đừng so sánh với người khác.

Trong cuộc đời còn có những người không muốn bỏ công sức tận dụng khả năng để làm việc, nhưng lại muốn hưởng lợi nhiều và nhanh chóng. Họ đã tìm ra những phương kế gian dối, lừa lọc và áp chế để làm giầu như in tiền giả, ăn trộm ăn cướp, lừa đảo gian dối. Nhiều người còn muốn làm giầu nhanh chóng như bài bạc, cá độ, buôn bán đồ quốc cấm, rửa tiền, chúng ta biết các việc làm bất chính này sẽ không có hậu quả tốt. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho Timôthêô nhắc nhở: Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé (1Tm. 6:10).Có những người dùng quyền thế sức mạnh để chiếm đoạt của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng. Những nguồn phú túc của thiên nhiên được ban chung cho con người, nhưng đôi khi bị những người quyền thế gian tham chiếm đoạt làm của riêng. Của cải thiên nhiên như mỏ kim cương, vàng bạc, dầu khí và các nguồn lương thực khác đều là tài nguyên chung phải được sinh lợi cho mọi người. Lại có những người làm giầu trên mồ hôi và xương máu của người khác. Thật là bất công! Cuối cùng họ cũng đi đến cùng đường như ông Giuđa ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ (Mt. 27:5).

4. Sức Mạnh Đồng Tiền

Chúng ta biết đồng tiền nào cũng có hai mặt. Khi chúng ta biết xử dụng nó đúng nơi đúng chỗ, tiền sẽ giúp chúng ta đạt được những thành quả tuyệt vời. Nếu chúng ta để đồng tiền làm chủ điều khiển đời ta, đồng tiền sẽ đưa dắt chúng ta vào những hiểm nguy cuộc sống. Đồng tiền chỉ là phương tiện giúp chúng ta đạt cùng đích của cuộc đời. Người ta nói rằng tiền là tiên là phật. Nhiều người nghĩ đồng tiền vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Đúng một phần thôi, qua sự giao lưu và chạy chọt, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Tiền có thể giúp giải quyết một số vấn đề cuộc sống. Biết rằng tiền bạc tự nó không tốt và không xấu. Thái độ của con người dùng tiền mới là quan trọng. Tiền có thể giúp chúng ta đạt những ước mơ nhưng nhớ rằng không phải có tiền là chúng ta sẽ có hạnh phúc thật.

Chúng ta biết có rất nhiều cách kiếm tiền và của cải trần gian. Có những người nai lưng làm việc cực nhọc, cầy sâu cuốc bẫm và nắng nôi cực nhọc suốt ngày mới kiếm đủ chút tiền nuôi sống gia đình. Có những người buôn thúng bán bưng, thức khuya dậy sớm, tần tảo quang gánh mỗi ngày cũng chỉ kiếm đủ tiền nuôi con. Có những người làm lụng chân tay với mức lương rẻ mạt chưa đủ tiêu dùng. Có những người mong muốn tìm một việc làm độ thân mà cũng không ai mướn. Có những người lang thang tìm kiếm những của dừ thừa nơi đống rác dơ bẩn và hôi thối để bán kiếm tiền nuôi sống. Những người này thật khổ sở, nhưng bù lại họ có niềm vui vì biết dùng công sức và khả năng Chúa ban để sinh lợi cho cuộc sống. Họ không ăn bám vào ai, không lường gạt và sống thanh bần. Chúng ta biết có nhiều người làm cả đời cũng không có đồng dư. Không phải họ lười biếng nhưng vì hoàn cảnh éo le, mùa màng thiên tai, con cái bệnh hoạn, làm ăn thất bại và có khi bị thiên hạ lừa đảo. Chúng ta cứ nhìn các ông bà cụ xếp hàng chờ những món qùa hàng tháng của các Hội Từ Thiện. Đôi khi chúng ta không hiểu nổi tại sao họ nghèo đến thế. Cả một đời chắt chiu, về già không có mái nhà để ở, manh chiếu để nằm và bát cơm để ăn hằng ngày.

5. Sử Dụng Đồng Tiền

Ở đời, chúng ta dùng tiền để trao đổi và mua bán. Thuận mua vừa bán và tiền trao cháo múc. Đồng tiền chỉ có giá trị khi được chính thức ngân hàng nhà nước sở tại phát hành. Tiền này có giá trị trong nước và mọi người dân trong nước có thể dùng nó để mua bán và trao đổi cho nhau như là một tín dụng. Kinh tế đánh giá trị đồng tiền của mỗi quốc gia. Có những đồng tiền như đô la, Euro, Anh, Úc, Canada… được công nhận và trao đổi quốc tế. Nhưng có những đồng tiền không có giá trị bảo chứng bên ngoài, không thể trao đổi. Nhưng tiền bạc của cải không còn giá trị đối với người đã bước vào đời sau. Cõi sau, không còn dùng đồng tiền làm vật tráo đổi mua bán nữa. Sau khi chết, chúng ta không cần xử dụng những đồng tiền này nữa, nó chỉ là mảnh giấy vô giá trị. Nhưng chúng ta có thể bỏ vốn và sinh lợi qua đồng tiền vạn năng này. Đồng tiền có thể mua vé nước trời. Đây là một mối lợi lớn mà Chúa Giêsu đã mách nước cho chúng ta. Trên thiên đàng sẽ được hưởng phúc lợi do những đồng tiền bác ái sinh lời.

Dùng tiền bạc để làm việc nghĩa và mua việc thiện. Đây là cách thế tuyệt vời chỉ có con người mới được hưởng đặc quyền này. Thật là hạnh phúc khi chúng ta biết dùng của đời tạm mà mua cuộc sống vĩnh cửu. Đồng tiền này có thể tráo đổi giá trị ở mọi nơi, mọi chỗ. Đồng tiền này không phân biệt biên giới quốc gia hay giá trị bảo chứng. Tiền đổi có giá trị vượt trên giá trị của chính nó. Người sử dụng nó có thể sinh lợi ngay tại chỗ qua những cử chỉ bác ái. Tiền bác ái là tiền cho đi, biếu không và không mong đáp trả ở đời này. Một cách thế cho đi xem ra rất dễ và quá dễ nhưng đi vào thực hành thì nhiêu khê. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy dùng tiền cách nàyđể mua nước trời. Chúa Giêsu nói: Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu (Lc 16:9).

6. Lợi Ích Đồng Tiền

Nói chung, mỗi người chúng ta đều được hưởng phúc lợi từ công khó của người khác. Ngay từ khi chúng ta mở mắt chào đời, chúng ta đã được hưởng nhờ tất cả mọi nguồn sinh sống từ con người và xã hội. Thành quả của con người được bảo tồn qua mọi thời đại. Chính nhờ những tiền bạc của cải do con người làm ra mà chúng ta có tất cả những phương tiện hiện hành. Đây chính là sự liên đới trong xã hội loài người. Mỗi người đều có góp công trong việc hình thành xã hội. Không có một phần tử nào là vô ích. Vì mỗi con người đều là thụ tạo cao qúi của Thiên Chúa. Mỗi người hãy tự hào là mình đã góp công sức và khả năng để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho loài người.

Đồng tiền được lưu hành khắp nơi tạo nên một sức mạnh trong các lãnh vực kinh tế và chính trị. Tiền có một sức mạnh sai khiến và điều khiển. Mãnh lực của đồng tiền đang bao trùm mọi sinh họat trên thế giới. Vì có tiền chúng ta có thể thực hiện được rất nhiều cơ sở vật chất và giúp đỡ nhiều cho sự phát triển con người và xã hội. Mặt trái của đồng tiền là tạo chiến tranh, mua bán vũ khí, tiêu diệt luân lý, chia rẽ con người và đồng tiền trở nên ông chủ hà khắc. Con người là chủ phải biết quản lý tiền bạc và của cải. Dùng tiền để xây dựng và tạo giây liên đới giúp đỡ nhau. Nước giầu giúp đỡ các nước nghèo chậm tiến. Người giầu biết chia sẻ và giúp đỡ những người nghèo và người cùng khốn. Những đồng tiền này sẽ sinh lợi cả đời này lẫn đời sau.

7. Tham Lam Tiền Bạc

Chúng ta biết sự tham lam của lòng con người như ngọn lửa, ngọn lửa thèm khát những khúc gỗ. Trong lò lửa càng bỏ thêm củi gỗ, lửa càng bén nhanh và ngốn trọn. Con người cũng có thể bị lòng tham đốt cháy. Chúng ta biết lòng tham vô đáy mà. Những người tôn thờ tiền bạc sẽ bị tiền bạc thiêu rụi. Thánh Luca viết: Đức Giêsu nhìn ông ta và nói: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa."(Lc 18:24-25). Tiền bạc của cải là phương tiện giúp chúng ta đi lên và cũng có thể chôn vùi chúng ta xuống đáy luyện ngục. Bởi vậy Chúa nhắc nhở chúng ta rằng tiền bạc là đầy tớ tốt và là ông chủ xấu. Tiền bạc châu báu dù quý giá đến đâu cũng chỉ là viên đày tớ phục vụ chúng ta. Khi chết, thân xác con người bất động, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Họ chẳng mang theo được gì.

Cuộc đời ngày sau, con người không còn dùng tiền bạc của cải ở đời này nữa. Con người sẽ được hưởng phần phúc hay bị luận phạt tùy theo công đức mà họ đã thực hiện ở đời tạm này. Chết là chấm dứt việc lập công rồi. Của cải có chất đống đó nhưng không có ý trao lại cho việc bác ái hay cho người khác, kể như của cái đó mất chủ quyền. Chủ quyền lại chuyển giao sang tay người khác hưởng dùng. Như thế của cải đời này có phải là phù hoa không chứ! Sách Giảng Viên viết: Ông Côhelét nói: "Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời ?(Gv. 1:2-3). Tiền bạc của cải còn dùng được gì nữa khi mà thân xác tan biến thành cát bụi. Vậy mà có nhiều người còn sống vẫn ưỡm ờ chìm đắm trong mê tín dị đoan. Họ mua tiền mã, vàng bạc châu báu, ngựa xe và đồ dùng giả để đốt gởi về thế giới bên kia cho người cõi sau xài. Thật là lầm lẫn khi họ nghĩ những người chết vẫn còn có những nhu cầu như những người còn sống.

8. Ngân Hàng Sự Sống

Chúng ta đã được hưởng biết bao phúc lợi từ những tâm hồn quảng đại và những nhà hảo tâm. Họ đã dâng hiến khả năng tiền tài của cải để xây dựng xã hội giầu đẹp. Đã có biết bao nhiêu nhà thờ, trường học, nhà thương, viện mồ côi, viện dưỡng lão, các viện bảo tàng, các khu công kỹ nghệ, các phương tiện giao thông, các nhà máy chế biến thuốc thang, đồ dùng, quần áo, thực phẩm và vô số các cơ sở... Không phải tự nhiên mà chúng ta đang có mọi thứ. Tất cả đều do công khó của con người góp phần. Xã hội vẫn cần những nhà hảo tâm quên mình phục vụ tha nhân. Họ không những xây dựng hạnh phúc đời này cho họ và tha nhân mà còn góp phần sinh lợi cho cuộc sống mai sau. Chúng ta không thể nói rằng tôi không có khả năng gì để cống hiến. Dù ít dù nhiều chúng ta đã lãnh nhận, chúng ta phải sinh lợi. Hãy nhìn xem: Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền (Mk. 12:41)

Chúng ta không thể đi đường tắt hay dùng tiền mua được phần thưởng cho linh hồn mà phải dày công sống đức ái. Sách Tông Đồ Công Vụ nhắc nhở chúng sinh: Nhưng ông Phêrô đáp: "Tiền bạc của anh tiêu tan luôn với anh cho rồi, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa (Tđcv. 8:20). Trong cuộc sống chúng ta nhận biết có biết bao các tu sĩ thuộc các tôn giáo đang xả thân cứu độ chúng sinh. Đặc biệt chúng ta nhìn xem các thầy Dòng, cha Dòng, các Dì Phước và những người thiện nguyện, họ dâng cả đời để giúp làm vơi bớt đi những đau khổ của tha nhân. Họ cần tiền thật nhưng không phải cần cho riêng họ mà là có phương tiện để giúp đỡ những người cùng thiếu. Họ là ân nhân của chúng ta, là cánh tay nối dài đến tha nhân, chính họ đã nhắc nhở và giúp chúng ta cơ hội để bỏ vốn sinh lời qua việc bác ái.

Nói tóm lại, khi Thiên Chúa ban, Chúa ban cho đầy tràn chan chứa. Chúng ta nhớ câu truyện của ông Job. Ông Job đặt niềm tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Chúa, Chúa đã cho ông gấp bội phần. Chúa giáng phúc cho những năm cuối đời của ông Gióp nhiều hơn trước kia. Ông có mười bốn ngàn con chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò và một ngàn lừa cái. Ông sinh được bảy con trai và ba con gái (Job 42:12-13). Chúng ta hãy chọn Chúa là gia nghiệp và là chốn nương thân đời ta. Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta tới đồng cỏ xanh tươi, suối mát tinh tuyền và dưỡng nuôi chúng ta no thỏa. Hãy cậy trông vào Lòng Thương Xót Chúa, Jesus, I trust in You. Lạy Chúa, chúng con tín thác nơi Chúa.

Bronx, New York
 
Công giáo không tham gia chính trị? (2)
Hà Minh Thảo
17:11 11/08/2010
CÔNG GIÁO KHÔNG THAM GIA CHÁNH TRỊ ? (2)

Trong chương trình phát thanh ngày 30.07.2010, Radio Vatican phiên dịch và truyền thanh nguyên văn thư của Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, gửi ngày 05.07.2010 cho hàng Giám mục và Linh mục tại Trung quốc (nhưng cũng đúng với căn tính các Linh mục Việt-Nam và thế giới). Trong thư, Đức Hồng y:

- nhiệt liệt khích lệ các vị tăng cường tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha, với nhau và giữa các cộng đoàn Giáo hội. Nghĩa vụ này có hai chiều kích và bao gồm tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, là ‘Đá’ trên đó Chúa Giêsu đã muốn thiết lập Giáo hội của Ngài, và tình hiệp thông giữa các phần tử của Giáo hội;

- khẳng định rằng bách hại không phải là nguy hiểm lớn nhất đối với Giáo hội, nhưng chính là những gì gây ô nhiễm cho đức tin và đời sống Kitô. ‘Một trong hậu quả tiêu biểu do hoạt động của Ma Quỷ là sự chia rẽ trong cộng đoàn Giáo hội’;

- cảnh giác các Linh mục lo làm giàu và tìm công danh sự nghiệp, trái ngược với sứ vụ của Linh mục. Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá cao trọng là trở thành Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) và thành những thừa tác viên của Lời Chúa, Mình và Máu Thánh Chúa và Ơn Tha Thứ của Ngài.

Linh mục phải là một Người cho tha nhân tức là một người hoàn toàn tận tụy đối với các tín hữu trẻ cũng như già, được ủy thác cho mình săn sóc mục vụ, và tất cả những người mà Chúa Giêsu đã muốn đồng hóa với họ hoặc đã chứng tỏ lòng từ nhân đối với họ: nhất là những người tội lỗi và người nghèo, các bệnh nhân và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, các góa phụ, trẻ em và những con chiên chưa thuộc về đoàn chiên của Chúa (Xc Ga 10,16).

(Có thể đọc trọn bài tại: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=82435)

IV. MỘT GƯƠNG LINH MỤC VIỆT-NAM.

Nhân dịp ‘Năm Thánh Linh mục’, mạng lưới nhiều Giáo phận đã phổ biến ‘Chân dung Linh mục Việt-Nam: Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh’. Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges. Năm 1947 Cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng một Giáo hội Công giáo Việt-Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Ðịa Giáo phận đã bổ nhiệm Cha làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

Cha Vinh, dù Pháp học nhưng có tinh thần yêu nước và độc lập. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigny. Trong Thánh lễ, tướng De Lattre đòi đặt ghế của ông trên cung thánh. Nhưng Cha Vinh cương quyết không chịu. Vị tướng đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Trịnh như Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII.

Năm 1954, Đức cha Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức cha Khuê bổ nhiệm Cha làm Cha Chính. Cha tổ chức lớp học giáo lý cho các giới tại Tòa Giám Mục với kết quả rất lớn, chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh. Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào Thánh Giá ở các lớp học. Cha không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.

Khi Đại học Y khoa Hà nội thiếu giáo sư, Đức cha cử Cha đến dạy La tinh. Một hôm, Thủ tướng Trung quốc Chu ân Lai, đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói: « Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại học quốc gia ư? ». Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời Cha dạy nữa.

Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt-Nam Đạo Công giáo tự do hành đạo, và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ Cha xứ, hai bên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, Cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính Cha leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt cho nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: ‘Tự do thế này!’. Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.

Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án: Cha Căn chịu án 12 tháng tù treo. Cha Chính Vinh chịu án 18 tháng tù giam với tội danh: ‘Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân’ (!). Sau phiên tòa, Cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái và ‘Cổng Trời’ dành cho các tù nhân tử tội.

Khi mới đến trại Yên Bái, Cha Vinh còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế Cha bị kỷ luật, bị biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, Cha lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: « Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy? ». Cha đáp: « Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình! ».

Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần, Cha Vinh nhận được gói bưu kiện do Cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi tới, Cha đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi Cha là ‘bố’. Trong tù, Cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, Cha lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, Cha đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó, có tiếng đồn Cha giỏi võ, mọi người phải nể vì.

Một cán bộ cao cấp ở Hà nội lên Cổng Trời gặp Cha và nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn thế Vịnh (Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà nội ngay bây giờ với tôi”. Cha khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”. Vì không khuất phục được Cha, nên bản án của Cha từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim biệt giam và án tử. Năm 1971, khi Cha từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức cha Khuê và Cha Cương quản lý Nhà Chung: « Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh! ».

Suốt đời mình, trong mọi tình huống Cha Chính Vinh làm trọn trách vụ Linh mục: rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Đức Tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo hội. Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một Linh mục Công giáo Việt-Nam, hậu thế kính tôn và ghi ân Cha.

‘Ủy ban Liên lạc Công giáo’ tiếp tay cộng sản đã làm Quê hương mất đi một nhân tài và Giáo hội mất đi một Alter Christus Việt-Nam xứng danh?

V. NHÓM LINH MỤC ‘YÊU NƯỚC’?

Tiếp nối ‘Ủy ban Liên lạc Công giáo’ nói trên, sau ngày 30.04.1975, các linh mục tự cho là ‘yêu nước’ này nhờ tay Chính quyền mới để áp lực Đức cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn và đe dọa các Linh mục khác. Các áp lực và đe dọa nầy đã được trả bằng lương bổng do người dân lao động đóng thuế thì làm sao nói là họ và các nam nữ tu sĩ khác có thể đồng hành với Dân tộc. Đức cố Tổng Giám mục Sài gòn là một vị Mục tử nhân lành, chỉ muốn sự an hòa nơi Dân tộc, trên thuận dưới hòa trong Tổng Giáo phận đã nhận lãnh bao nhiêu ép buộc đau đớn từ nhóm linh mục này. Gần đến khi được gọi về Nhà Cha, vị Tổng Giám mục khả ái nói vẫn còn sợ cộng sản, những linh mục quốc doanh vây quanh Ngài.

Tháng 11.1983, ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước’ được Đảng cho phép thành lập và là thành viên Mặt trận Tổ quốc. Các linh mục ‘quốc doanh’ bị nhiều người phê phán có phải yêu nước là độc quyền của mấy vị trong ủy ban nên nó lại được đổi tên là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam’ (UBĐKCGVN) từ tháng 10.1990 và được Chính phủ phê duyệt qua công văn 180/TG-CP ký ngày 22.05.1991… Từ đó, các linh mục này hết yêu nước.

Do tham gia UBĐKCGVN, linh mục Nguyễn văn Bính phải bị phạt treo chén. Linh mục Huỳnh công Minh, đại biểu Quốc hội, đến gặp Đức cha Philipphê Nguyễn kim Điền, Tổng Giám mục Huế để xin tha vạ cho linh mục Bính. Đức cha thẳng thắn trả lời rằng người muốn tha phạt cho linh mục Bính nhất là Tổng Giám mục Huế. Tuy nhiên, là linh mục, chắc linh mục Huỳnh công Minh dư biết rằng linh mục Bính không dốc lòng chừa thì làm sao và ai có thể tha được khi linh mục Bính lỗi luật của Hội Thánh. Giờ phút nào linh mục Bính không theo UBĐKCGVN nữa thì tức khắc được tha vạ ngay.

Sau đó, Đức cha Điền bị bắt đi làm việc tại sở công an Bình Trị Thiên, trong hai đợt, khoảng 120 ngày như thư Đức cha gởi cho Ban Việt ngữ hai đài Vatican và Veritas ngày 10.05.1985. Đức cha bị đầu độc ngày 06 và chấm dứt cuộc lữ thứ trần gian ngày 08.06.1988.

(Ngày nay, Linh mục Bính đã rời UBĐKCGVN và được Ðức cha Stêphanô Nguyễn như Thể tha phạt.)

Trong một bài phỏng vấn của báo Eglises d’Asie (Pháp quốc) số 95, tháng 09.1990, khi được hỏi: «Thưa Đức cha, có bao nhiêu Linh mục trong UBĐKCG? », Đức cha Nguyễn văn Bình đã trả lời: « Có lẽ có tất cả chừng 30 người. Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người những người khác chẳng mấy quan tâm đến Ủy ban. Họ là những Linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp thế thôi. »

Năm hay sáu người Đức cha nói đó là ai ? Trong lá thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo (hay mét) với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết: « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán, vì vấn đề tiền bạc), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công giáo Yêu nước tại Thành phố này… ». Khi trả lời báo ‘Sài Gòn giải phóng’ ngày 29.04.1995, Đức cha Nguyễn văn Bình đã đề nghị các linh mục, tu sĩ rút dần ra khỏi UBĐK vì ‘nòng cốt phải là giáo dân. Các linh mục, tu sĩ chỉ nên có mặt ở mức độ cần thiết’.

Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận (khi đó là Đức Tổng Giám mục phó Sàigòn, nhưng Nhà nước Việt-Nam không cho Người trở lại Quê hương, sau khi đến Rôma) đã trả lời phỏng vấn của ông Jacques Berset, Giám đốc Thông tấn xã Công giáo APIC (Thụy sĩ) ngày 20.10.1993 và báo ‘La Croix’ (Pháp) ngày 29.10.1993 về những tín hữu Công giáo cộng tác với Nhà nước cộng sản như sau (xin tóm tắc):

«Điều chắc chắn là Giáo hội Việt-Nam phải tiếp tục làm việc và sống. Từ bên ngoài, khó phán đoán những người Công giáo cộng tác với chính quyền, nhất là khi tất cả đều biến chuyển mau lẹ. Tôi không thể phán đoán vì tôi đã rời nước từ nhiều năm nay. Họ có những lý do của họ: một số người tự nguyện cộng tác, một số vì lòng ngay và tìm một phương thế để thích ứng với thực trạng, để tìm sự dễ dãi cho việc mục vụ, để tránh những hạch sách, trong khi những người khác hoàn toàn chỉ là người xu thời. Không nên lên án tất cả những người ấy. Đối với tôi, điều quan trọng là ý kiến của Tòa Thánh, và Tòa Thánh dạy phải tuân theo luật Chúa."

Đây là lời khuyên nhắc chân thành gởi đến mọi Giáo sĩ chứa chan công bằng, bao dung, che chở, phát xuất từ tấm lòng của một vị Mục tử nhân từ, thánh thiện. Qua lời của Đức cha, chúng ta thấy có ba hạng người đang nhân danh Công giáo để hợp tác với bạo quyền cộng sản: 1) những người tự nguyện theo chủ thuyết Mác-Lê, như đảng viên hay bị cộng sản gài vào thế chẳng đặng đừng phải chạy theo chúng; 2) Những người tạm thời chấp nhận thỏa hiệp để mong tìm sự dễ dãi cho những công việc mục vụ; 3) những thành phần xu thời, còn gọi là ‘cách mạng 30’.

‘Thành phần xu thời’ này, dưới sự chỉ huy của các linh mục ‘yêu nước’, muốn lập công đầu, đã có những hành vi vô lễ với Đức Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre, vị Đại diện Đức Thánh Cha tại Sài gòn, ngày 14.05.1975. Ngày nay, 35 năm sau, có người cho rằng đó là hành động của các giáo dân. Tại sao phải đợi đến khi Đức ông Vinh sơn Trần ngọc Thụ, Thư ký Đức Khâm sứ Tòa Thánh lúc đó, về Nhà Cha mới lên tiếng biện minh?

Chúng ta lưu ý: Ngày 11.03.1955, khi Ủy ban Liên lạc Công giáo khai mạc phiên họp tại Hà nội, Đức cha John Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh đã gửi văn thư số 1024/89 cho các Đức cha Đại diện Tòa Thánh Địa phận ở Bắc Việt-Nam viết: « Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy, tôi có bổn phận cho các Đấng bậc trong Giáo hội hay rằng, những hoạt động này đều ở bên ngoài hệ thống của Giáo hội, không được phép của Đấng bản quyền ‘Các linh mục có trách nhiệm trong các hoạt động ấy ở trong hoàn cảnh không hợp lệ ». Sau đó, Đức Hồng y Fumasoni Biondi, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo gửi văn thư số 1810/55 ngày 07.05.1955 cho các Đức cha ở Việt-Nam: « Thánh bộ Truyền giáo không thể giấu anh em nỗi lo buồn tận đáy lòng khi hay tin các linh mục sai lầm vì lòng ngay hay vì theo học thuyết mới và sai lạc. Họ đã họp nhau một cách ‘vượt quyền các Đức cha’ trong một hội nghị, mang tên ‘hòa bình’. Do đó, họ đã tự đặt mình làm những cổ động viên và bảo vệ một phong trào đầy nguy hiểm cho sự hợp nhất của Giáo hội tại Đông dương. Thánh bộ nhắc nhở: Vậy nếu thiếu tinh thần kỷ luật, hay thiếu sót trong sự vâng lời các Đức cha thì mối dây hợp nhất sẽ căng ra và đứt. »

Trong văn thư đề ngày 20.05.1992 gửi Đức cha Nguyễn minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam, Đức Hồng y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết: « Một tổ chức vừa có tính chất công dân, vừa có tính chất chính trị có nguy cơ gây lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị ». Văn thư được gởi có đính kèm ‘Bản tuyên bố của Thánh bộ Giáo sĩ’ ngày 08.03.1982 liên quan tới hai điều khoản Giáo luật 278 §3 và 285 §3 cùng một bài quảng diễn Bản tuyên bố đó trên nhật báo Observatore Romano ngày 18.04.1982. Sau đó, trong lễ tấn phong Giám mục cho Ðức cha Cao Đình Thuyên tại Vinh ngày 19.11-1992, Đức cha Nguyễn minh Nhật đã trao đổi với các Giám mục và đề nghị các Giám mục chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức UBĐKCG trong Giáo phận mình.

Ngoài ra, còn có các linh mục đại biểu Quốc hội và thành viên các Uũy ban nhân dân thành phố, tỉnh, quận, huyện, v.v.. không phù hợp với những phẩm giá cao trọng Chúa đã ban cho Linh mục, những Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) như lời Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, nói trên.
 
Văn Hóa
Kính Mừng Maria !
Đinh văn Tiến Hùng
13:32 11/08/2010
Thơ Kinh Dâng Mẹ Về Trời,

Kính Mừng Vương Mẫu Tuyệt Vời Thiên Cung.

( Lễ Mẹ Hồn Xác Về Trời: 15/8/2010

Kính chào Trinh Nữ hiển vinh,

Ngôi Hai bỏ chốn thiên đình cao sang,

Hạ sinh trần thế nghèo nàn,

Chọn Bà làm Mẹ vinh quang hơn người.

.

Mừng đón hạnh phúc tuyệt vời,

Nhờ ơn cứu độ loài người đổi thay,

Lời nguyền xoá tội từ đây,

Này E-Và Mới tràn đầy hồng ân.

.

MARIA trinh tuyết vô ngần,

Một lời thề hứa Xin Vâng vẹn toàn,

Đồng Công Cứu Chuộc nhân gian,

Cùng Con Thiên Chúa chu toàn hiến dâng.

.

ĐẦY tràn phúc lộc bội phần,

Từ tay Thiên Chúa nguồn ân cứu đòi,

Nghiêng mình con cúi xin Người,

Tuôn ơn lành xuống như trời đổ mưa.

.

ƠN Mẹ con nói sao vừa,

Ngàn lời ca tụng vẫn chưa thỏa lòng,

Đời con chỉ biết cậy trông,

Phó dâng tay Mẹ xác thân tâm hồn.

.

PHÚC thay những lúc cô đơn,

Về nương bóng Mẹ là nguồn ủi an,

Cuộc đời dù lắm gian nan,

Không còn đau khổ với hàng lệ rơi.

.

ĐỨC Maria Mẹ Chúa Trời,

Trạng Sư quyền thế muôn đời ngợi ca,

Người là Từ Mẫu giao hoà,

Cầu xin Thượng Đế thứ tha loài người.

.

CHÚA yêu con lắm con ơi,

Đem thân xác xuống làm người trần gian,

Cùng Mẹ nhận sống cơ hàn,

Chết trên Thập Giá ơn ban cứu đời.

.

TRỜI cao giáng phúc muôn nơi,

Mưa hồng ân xuống đất trời hoan ca,

Gieo nguồn nắng ấm chan hoà,

Làm cho trần thế nở hoa reo mừng.

.

đời kiếp sống mông lung,

Biển trần giông tố chập chùng vây quanh,

Thuyền con lạc lối bồng bềnh,

Mẹ là Sao Sáng lộ trình dẫn đưa.

.

CÙNG con ngày tháng sớm trưa,

Ủi an phù trợ nâng niu ân cần,

Đời con đã biết bao lần,

Mẹ luôn che chở tấm thân mọn hèn.

.

được Thiên Chúa nâng lên,

Xác hồn thanh khiết ngự trên thiên đình,

Loài người,muôn vật cúi mình,

Tôn vinh Mẹ Chúa hiển vinh ngàn đời.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cô Nhện Diêm Dúa
Phạm Tuấn Anh
10:48 11/08/2010

CÔ NHỆN DIÊM DÚA



Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)

Tằm giăng tơ, nhện cũng giăng tơ

Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm !

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền