Ngày 13-08-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Mẹ chiến thắng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
00:10 13/08/2024
Đức Mẹ CHIẾN THẮNG
LỄ Đức Mẹ HỒN XÁC LÊN TRỜI

Nói đến chiến thắng của Đức Mẹ, người ta dễ nghĩ đến lễ Đức Bà Chiến Thắng mà Đức Giáo Hoàng Piô V thiết lập sau khi đoàn Thập tự chinh chiến thắng Đế chế Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lepanto ngày 7.10.1571.

Mừng trọng thể sự kiện Đức Mẹ được triệu hồi hồn xác, chúng ta hoàn toàn không đề cập đến bất cứ biến cố quân sự nào.

Thay vào đó, chúng ta reo mừng chiến thắng lớn lao của Mẹ Thiên Chúa vượt qua trần thế, vượt qua ngàn nỗi lao đao, nghịch cảnh mà vẫn trung thành, vẫn bền gan đón nhận thánh giá cùng sự đại thắng trên quyền lực của hỏa ngục, của sự dữ và của biết bao nhiêu cám dỗ và tội lỗi...

Cùng Đức Mẹ, chúng ta cũng nhìn thấy sự sống trong Chúa Kitô soi rọi, thúc đẩy và giúp chúng ta mạnh mẽ như Đức Mẹ, đi tới đích là ơn cứu độ vĩnh cửu. Chúng ta cũng chiến thắng. Đó là chiến thắng của ơn thánh trên tội lỗi, trên sự sống tự nhiên để tiến về và mặc lấy sự sống siêu nhiên ngay trong cõi tự nhiên này.

Sự chiến thắng của Đức Mẹ và của chúng ta không phải tự dưng mà có. Đó là sự chiến thắng trong Chúa Kitô, nhờ Chúa Kitô và chỉ do một mình Chúa Kitô. Sự chiến thắng trong Chúa sẽ được dễ dàng nhìn thấy qua các bản văn phụng vụ Lời Chúa.

I. BẢN VĂN THÁNH KINH CỦA NGÀY LỄ.

Lời của Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, lòng tôi hoan hỷ trong thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi” (Lc 1, 46-47). Chính Đức Mẹ – nơi đoạn Tin Mừng, Đức Mẹ chứ không phải bất cứ tập thể hay cá nhân nào, dù là Hội Thánh hay chúng ta – đã ca ngợi Chúa, ca ngợi lòng thương xót của Chúa. Đức Mẹ tuyên xưng hành động cứu độ của Chúa, gọi Chúa là “Đấng Cứu độ tôi”.

Những chữ “Đấng Cứu độ tôi”, quả thật là lời quy hướng về Chúa. Đức Mẹ thực sự nhìn nhận, tin tưởng rằng: Chỉ có Chúa, chỉ trong Chúa, Đức Mẹ mới được vinh quang và hạnh phúc vô cùng như thế.

Lời ca ngợi quy hướng về Thiên Chúa của Đức Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, lòng tôi hoan hỷ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”, còn được hỗ trợ bởi nhiều lời Kinh Thánh khác.

Chẳng hạn, lời thánh Phaolô trong bài đọc II: “Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của nhữn kẻ yên giấc…Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế: rồi đến tận cùng, khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực” (1Cr 15, 20tt).

Từng có ai thuộc về Chúa Kitô như Đức Mẹ? Vì thế, Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, đã trở về trời cả hồn và xác, thì Đức Mẹ, người thuộc về hoa quả đầu mùa ấy cách trọn vẹn, cũng được đưa về trời hồn xác. Chính Đấng Cứu Độ đã thực thi ơn cứu độ khắp nhân loại, chắc chắn sẽ thực thi cách hoàn hảo nhất hành động cứu độ ấy trên chính mẹ của mình.

Bài đọc I, trích sách Khải Huyền kết thúc: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta và uy quyền của Chúa Kitô của Người đã được thực hiện” (Kh 12, 10).

Đây là lời nhấn mạnh sự chiến thắng trong ơn cứu độ của Chúa Kitô. Chắc chắn như chúng ta, Đức Mẹ đã không thể làm gì ngoài sức mình. Nhưng Đức Mẹ biết dùng sức mình để chiến đấu trong ơn thánh Chúa. Đức Mẹ đã không sống hay làm một mình, nhưng phó thác đời mình cho Chúa, để nhờ Chúa mà Đức Mẹ chiến thắng.

Bởi Đức Mẹ tin chắc rằng, dù phải sống trong đau thương đến đâu, thậm chí nỗi đau đớn lớn đến cùng cực như người mang thai “kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con”, hay sự dữ ập đến hãi hùng như “con rồng đỏ khổng lồ” đang đe dọa dữ dội, thì sự cứu độ của Chúa và vương quyền của Chúa Kitô đã và vẫn được thực hiện.

Mà sự cứu độ của Chúa đã được thực hiện, thì sự cứu độ ấy, chắc chắn bao trùm lên chính cuộc đời của Đức Mẹ. Đức Mẹ đã sống và chiến đấu với mọi thử thách trong Chúa. Ơn cứu độ dành cho tất cả những ai kiên trì chiến đầu và chiến thắng. Ơn cứu độ ấy thật xứng đáng trước tiên dành cho Mẹ của Chúa Kitô, Người Nữ Chiến Thắng, rồi đến từng người chúng ta.

Điểm qua ba bài đọc, ta nhận ra: cùng đích của mọi ơn lành là chính Chúa Kitô. Bởi thế, dù là lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, nhưng Hội Thánh lại mời gọi ta hướng về Thiên Chúa, hướng về Chúa Kitô. Bởi chỉ nhờ ơn cứu độ do Chúa Kitô thực hiện trong cuộc phục sinh vinh hiển theo ý Thiên Chúa, Đức Mẹ mới được đưa ra khỏi trần gian, được trọng thưởng đặc biệt hồn xác.

II. CHIẾN THẮNG TRONG CHÚA KITÔ.

Mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời là mừng chính niềm hy vọng của chúng về một ngày toàn thắng. Chiến thắng ấy là sự nối kết gần gũi hết sức giữa niềm tin Mông Triệu của Đức Mẹ và niềm tin phục sinh của Chúa Kitô, người Con một yêu dấu của Đức Mẹ. Đó là sợi dây liên kết tất yếu giữa Mẹ và Con. Đó càng là bằng chứng lớn lao cho niềm tin phục sinh của mỗi chúng ta.

Bởi như Chúa đã phục sinh thế nào, thì Mẹ của Chúa cũng là người trước hết hưởng vinh quang phục sinh của Con mình thế ấy. Và nếu Chúa đã không để Đức Mẹ chịu cảnh hư nát, vì Đức Mẹ là Mẹ của Chúa, Đấng Vĩnh Cửu, thì cùng Đức Mẹ, chúng ta chắc chắn sẽ thông chia hạnh phúc phục sinh ấy.

Vì vậy, chúng ta tôn vinh Đức Maria hồn xác lên trời, cũng đồng thời là lúc tôn vinh mầu nhiệm phục sinh cao cả của Chúa Kitô, đồng hy vọng khải hoàn nơi sự sống đời đời của mỗi chúng ta.

Đức Mẹ đã về trời, đó là dấu chỉ hữu hiệu cho đức tin của ta: Tương lai không còn là điều đáng ngại hay lo lắng, nhưng trở nên điều đáng quan tâm xây dựng, và cuộc sống này trở thành những ngày chuẩn bị cho tương lai ấy.

Chúng ta chuẩn bị bằng cách bắt chước Đức Mẹ sống lành thánh trong tin yêu, sống niềm phó thác tuyệt đối trong tay Chúa, biết lắng nghe, thực thi Lời Chúa, sống đúng tư cách làm con Chúa qua đời sống bác ái với anh chị em. Nhất là với những người từng giờ, từng phút cần được sự chia sẻ cả phần hồn lẫn phần xác…
Chúng ta hãy nhìn lên Đức Mẹ để thấy rằng, Đức Mẹ dù là người Nữ Chiến Thắng, người Nữ Vinh Quang với triều thiên sao sáng, nhưng bị vây bủa đầy chông gai, thử thách.
Nhìn lên Đức Mẹ như thế, để nhận ra chính mình mà vững niềm cậy trông. Bởi chúng ta cũng phải cam chịu nhiều thử thách.

Vinh quang chỉ có thể lớn lên từ trong thử thách mà thôi. Chỉ có thể mang về cho mình sức mạnh của chiến thắng sau khi kiên trì chiến đấu trong ơn nghĩa và trong sự trung thành với Chúa mà thôi.

Chỉ nhờ Chúa Kitô mà Đức Mẹ và cả chúng ta, không chỉ chiến thắng, nhưng là toàn thắng.
 
Ngày 14/08: Quyền tha thứ tội lỗi của Hội Thánh – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:54 13/08/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

“Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em ràng buộc những điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.

“Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.”

Đó là lời Chúa
 
Sự Sống - Bánh Sống
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
02:40 13/08/2024
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM B : GA 6,51-58

51 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. 52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”

53 Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”.



SỰ SỐNG - BÁNH SỐNG

Chương 6 Tin Mừng Gio-an là chương cho thấy Đức Giê-su mang đến sự sống cho ta tùy mức độ ta tán đồng chấp nhận tất cả những gì làm nên Người. Phần đầu chương nhấn mạnh đến sự tán đồng của đức tin : “Hãy tin vào tôi”. Bây giờ Đức Giê-su bảo : “Hãy ăn lấy tôi”. Mấy từ này đã khiến người Do-thái ghê rợn, nhưng đối với Ki-tô hữu, vốn biết đó là Thánh Thể, lời tuyên phán ấy dạy cho họ hai điều : sự sống họ nhận được qua việc ăn “bánh hằng sống” là sự sống nào, và việc ăn “bánh hằng sống” này quan trọng đối với sự sống của họ ra sao.

1. Sự sống nào nhận được qua “bánh hằng sống”?

“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống…”. Đức Giê-su là “bánh trường sinh” (c. 48), nghĩa là ban sự sống thần linh, vì Người là “bánh hằng sống” (c.51), nghĩa là Đấng có sự sống thần linh trong mình, hay nói đúng hơn, Người là sự sống. “… Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” một sự sống thần linh, đích thực, sung mãn. Những lời quả quyết của Người càng lúc càng rõ rệt và táo bạo.

Chỉ có thể quán triệt những lời quả quyết trên đây của Đức Giê-su nếu chúng ta đặt mình trên quan điểm đức tin, một đức tin cao sâu và liều lĩnh, đức tin mà Người luôn bảo là rất quan trọng. Đức tin này cho ta thấy được “sự sống” một cách hoàn toàn khác hẳn quan niệm thông thường của ta. Vì xét cho cùng, cái mà chúng ta thường gọi là “sự sống” trong lãnh vực tự nhiên, đáng được gọi là “chết” hơn là “sống”. Trong Tin Mừng Gio-an, Đức Ki-tô, Đấng chính là sự sống, điều chỉnh quan niệm của ta bằng cách nói cho ta hay Thiên Chúa nghĩ gì về thực tại quan trọng này. Khi nói “sự sống” cách cụt ngủn (không có tính từ hay bổ từ), là Đức Giê-su cố ý nói đến sự sống thần linh mà Thiên Chúa đã thông ban cho tổ tông nhân loại và sau lúc A-đam sa ngã thì Đức Ki-tô đã đến trả lại cho ta. Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã định ban sự sống siêu nhiên ấy cho con cái Người; Người đã chẳng muốn tạo dựng một sự sống thuần túy tự nhiên mà chẳng có sự sống siêu nhiên. Nhìn sự vật với con mắt Thiên Chúa, thì sự sống thuần túy tự nhiên thiếu mất cái đặc tính riêng của sự sống (trao hiến, sung mãn, vĩnh cửu), thành thử nó không được gọi là “sự sống” theo nghĩa đầy đủ và sâu xa.

Vì vậy khi Đức Giê-su tự xưng là “bánh hằng sống” và khi bảo bánh ấy ban sự sống cho ai ăn nó vào, là Người nói về “sự sống” theo nghĩa đầy đủ nhất, sự sống thần linh mà cái chết thân xác sẽ không thể nào hủy diệt được. “Lạy Chúa, đối với chúng con là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi” (Bài Tiền tụng lễ an táng).

Đối với chúng ta, sự sống thể lý mà chúng ta có kinh nghiệm nhiều hơn, chiếm chỗ quan trọng nhất; sự sống siêu nhiên xem ra thường ít quan trọng và mơ hồ. Phải sửa sai quan niệm này theo quan niệm Đức Ki-tô. Khi đứng trước một kẻ nào chỉ chết cách thể lý, như trước con gái ông Gia-ia hay trước anh bạn La-da-rô, thì Người thường gọi cái chết đó là một giấc ngủ (x. Mt 9,24; Ga 11,11); thánh Phao-lô cũng vậy (x. 1Cr 7,39; 11,30; 15,6.18.20.51…). Bởi đó, danh từ đạo gọi chỗ chôn người chết là “cimetière” (Pháp), “cemetery” (Anh), “coemeterium” (Latinh), do từ “koimètêrion” (Hy-lạp), có nghĩa là “phòng ngủ”. Trong các hang toại đạo, người ta thường thấy hàng chữ khắc sau đây : “Vivas in Deo = Hãy sống trong Thiên Chúa”. Ngang phần Lễ Quy (Kinh Tạ Ơn I), linh mục cầu nguyện cho tất cả những ai “đang nghỉ giấc bình an”. Sau hết, tinh thần duy thực siêu nhiên của Giáo Hội còn biểu lộ qua việc Giáo Hội gọi ngày qua đời của các thánh là “dies natalis” = ngày sinh ra trong sự sống đích thực và sung mãn.

2. “Bánh hằng sống” quan trọng ra sao đối với sự sống?

Sự sống đích thực và sung mãn nói trên có được là nhờ chúng ta khi còn ở trần gian đã biết ăn lấy “bánh hằng sống” (mỗi lúc đi dự Thánh lễ). Nhưng niềm tin này hiện nay có vẻ lu mờ. Ta ngày càng nghe câu nói chết người đối với cuộc sống Ki-tô hữu : “Tôi thì tin đạo nhưng không giữ đạo”. Điều này cũng thấy được qua thực tế. Số giáo dân đi lễ Chúa nhật ngày càng ít ỏi, nhất là tại các nước Âu châu và Bắc Mỹ. Đài Va-ti-can từng cho biết : ở Hy-lạp, Chính thống giáo là quốc giáo, nhưng số người Chính thống sống phụng vụ chỉ được 3%; bên Anh quốc, Anh giáo là quốc giáo (theo Hiến pháp), nhưng số tín hữu đạo này tham dự các sinh hoạt nhà thờ chưa tới 1/10. Công Giáo thì có khá hơn chút đỉnh nhưng cũng đáng lo ngại. Tại Pháp, cách đây nhiều năm, ai đi lễ mỗi Chúa nhật thì được xếp vào hạng tín hữu giữ đạo (croyants pratiquants); ngày nay, chỉ cần đi lễ mỗi tháng một lần cũng được xếp vào loại đó. Đấy là chưa kể rất nhiều Ki-tô hữu chỉ tới nhà thờ 4 lần trong đời : một lần được bồng tới, một lần được dắt tới, một lần được rước tới và một lần được khiêng tới ! Hy vọng rằng mọi cái trong ta đều chỗi dậy chống lại khẳng định vừa nói : “Tôi thì tin đạo nhưng không giữ đạo”, khẳng định tách rời “hành đạo” với “đức tin”. Nhưng hãy xem mối liên hệ giữa hai điều nầy.

Đoạn suy niệm của chúng ta về Bánh trường sinh trên đây đã cho thấy mối liên hệ Đức Giê-su đích thân thiết lập giữa hai thành tố của đời Ki-tô hữu : “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình các ông”. Từ chủ chốt là từ “sự sống” như đã thấy. Người tin đạo mà không giữ đạo cũng có ý tưởng “sống đức tin của mình”. Và điều này lập tức được họ thể hiện ra bằng mối ưu tư đúng đắn về lòng bác ái huynh đệ : “Tôi tin Đức Ki-tô và Tin Mừng của Người. Nhưng Người không đòi tôi đi lễ mà đòi tôi yêu mến”. Người đòi cả hai đấy ! Đấng nói với ta rằng : “Anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã thương yêu anh em” cũng chính là Đấng cảnh cáo chúng ta : “Nếu không rước lấy mình máu Thầy, anh em sẽ chẳng có sự sống của Thầy, sự sống giúp anh em có tình huynh đệ như Thầy đã có”.

Thánh Thể liên kết chúng ta với sự sống của Đức Ki-tô đến độ chúng ta sẽ chẳng dám nghĩ tới điều ấy nếu Người đã không đích thân phán với chúng ta : “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở trong tôi và tôi ở trong họ”. Thánh Xi-pri-a-nô đã phản ánh điều này một cách rất tuyệt : “Đấng ở tận đáy tâm lòng ta, thì xin Người cũng ở trong tiếng nói của ta”. Có thể thêm : trong các cử chỉ, trong toàn bộ cách yêu thương của ta. Kẻ tin muốn yêu “bất cần thánh lễ” chẳng thấy được rằng mình tin rất ít vì đã coi thường lời mạnh mẽ sau đây của Đức Giê-su : “Không Bánh trường sinh, anh em sẽ chẳng có sự sống”. Kẻ tin nửa vời ấy và kẻ không tin có thể giàu tình huynh đệ, điều này thường gặp, nhưng họ khó và hiếm khi yêu được “như Đức Giê-su”. Đối với kẻ không tin, đó là chuyện bình thường. Đối với kẻ tin, đó là một lệch lạc : muốn làm môn đệ Đức Giê-su, bắt chước Đức Giê-su mà lại chẳng nuôi mình bằng sự sống của Người. Khi không có niềm tin vào Thiên Chúa hay sức sống Thánh Thể, tình yêu trong con người, múc lấy từ trái tim nhỏ bé của họ, rất dễ biến thành ích kỷ, kiêu căng, thậm chí chỉ còn là ngôn từ rỗng tuếch.

Dĩ nhiên có một vấn nạn khủng khiếp : trong thực tế, kẻ năng dự lễ có tình huynh đệ nhiều hơn không? Trước hết, tổng quát hóa luôn là chuyện sai lầm. Nhưng có vô số người sốt sắng với Thánh Thể mà tính dễ thương trường kỳ và lòng quảng đại vô biên của họ nói với ta rất nhiều về “sự sống Đức Ki-tô” ở trong họ.

Nhưng vấn đề Thánh Thể liên hệ tới chúng ta tất cả là vấn đề sinh lực thánh thể của chúng ta. Đón nhận sự sống bằng cách ăn lấy Bánh Sự Sống, điều đó đòi hỏi một thái độ chăm chú, gắn bó nội tâm mà ta cứ thiếu hoài. Chuyện rước lễ dần dần trở nên một ma thuật và một thói lệ, như thể việc di chuyển và đưa bàn tay ra đủ biến ta trở thành người mạnh mẽ xin sự sống. Không, điều đó đòi một đức tin luôn tỉnh thức, luôn hỏi đi hỏi lại ta rằng ta đi rước lễ là vì sao và đến nhận thứ bánh nào. Một “tấm bánh bẻ ra cho một thế giới mới”, một sự sống đã bị nghiền nát để chúng ta có thể chết cho lòng ích kỷ và kiêu căng. Không có cái chết đó, chúng ta thực thi tình huynh đệ sao nổi ! Ngoài ra, Thánh Thể còn là sức mạnh giúp chúng ta can đảm tuyên xưng đức tin như các thánh tử đạo và chẳng tuyệt vọng khi gặp đau khổ lớn lao trong cuộc đời, như câu chuyện dưới đây.

Ngày 06-08-1945, quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản. Linh mục Pedro Arrupe (1907-1991, bề trên tổng quyền thứ 28 của Dòng Tên từ 1965-1983 và hiện thụ án phong thánh) lúc ấy đang coi tập viện của Dòng ở ngoại ô thành phố. Ngài tức khắc thành lập một phái đoàn điều trị y tế và cứu hộ. Trong hồi ký của mình, ngài có viết như sau : “Một ngày sau vụ nổ bom nguyên tử, tôi đang đi qua những con phố đầy rẫy đống đổ nát đủ loại. Tại nơi trước kia là ngôi nhà của một thiếu nữ, tôi tìm thấy một túp lều được chống đỡ bởi vài cây cột và được che chắn bằng những mảnh thiếc. Tôi cố gắng bước vào nhưng một mùi hôi thối khó chịu đã xua đuổi tôi. Cô gái trẻ là một Kitô hữu, tên Nakamura, đang nằm dài trên một chiếc bàn gồ ghề nhô cao hơn mặt đất một chút. Cánh tay và chân của cô duỗi ra và được bao phủ bởi một số mảnh vải vụn bị đốt cháy… Da thịt cô bị bỏng dường như chẳng còn gì ngoài xương và vết thương. Cô đã ở trong tình trạng này mười lăm ngày mà không thể tự chăm sóc hay tắm rửa; cô chỉ ăn một ít cơm mà cha cô, cũng bị thương nặng, đã đưa cho cô... Kinh hoàng trước cảnh tượng khủng khiếp như vậy, tôi im lặng không nói nên lời. Một lúc sau, Nakamura mở mắt ra và khi nhìn thấy tôi đến gần, mỉm cười với cô, cô nhìn tôi với hai hàng nước mắt và tìm cách đưa cho tôi bàn tay mưng mủ rồi nói với tôi bằng một giọng nhỏ nhẹ mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên : ‘Thưa cha, cha mang Mình Thánh Chúa đến cho con phải không?’”
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb..
03:32 13/08/2024

7. Lời cầu nguyện của linh mục như nước của cá, như không khí với chim, như nguồn nước của hươu.

(Thánh John Bosco)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")


---------------

http://www.vietcatholic.com

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb..
03:38 13/08/2024
32. GIẢ GÁI TRỐN NỢ

Có người mắc rất nhiều nợ, khi người ta đến đòi nợ thì hắn liền bịp bợm, nói:

- “Tôi sắp kết hôn với một quả phụ, phải bỏ ra rất nhiều tiền, chỉ tiếc là trong tay tôi không có tiền để nạp lễ, nếu như ngài có thể cho tôi mượn, giúp tôi lấy người quả phụ ấy, không những tôi có thể trả hết nợ, lại còn có thể cho ngài mượn nữa”.

Chủ nợ nghe thì tưởng là thật.

Người ấy sau khi lừa được một nén bạc, liền sơn lại nhà cửa, chủ nợ càng tin thêm.

Qua mấy ngày sau, chủ nợ đi qua trước cổng nhà người ấy, muốn hỏi chuyện trả nợ, bèn tiến tới gõ cửa, chỉ nghe phía trong cửa có tiếng phụ nữ trả lời:

- “Chồng tôi đi khỏi rồi.”

Chủ nợ qua lại mấy lần liên tiếp, đều nghe như thế, trong lòng bực bội, bèn len lén đi đến bên cửa sổ nhìn vào bên trong, nhưng bên trong không có phụ nữ, chỉ thấy người mắc nợ bịt mũi giả làm tiếng nói của phụ nữ mà thôi.

Chủ nợ như lửa đổ thêm dầu, đá toang cái cửa sổ nhảy vào bên trong túm ngay tên mắc nợ gian manh ấy mà đánh, lúc này tên mắc nợ vẫn cứ bịt mũi giả tiếng phụ nữ nói lớn:

- “Chồng tôi mắc nợ chứ can gì đến tôi chứ?”

(Tinh tuyển nhã tiếu)

Suy tư 32:

Có một vài cha sở cho con chiên bổn đạo vay tiền, nhưng con chiên bổn đạo lại cứ lần chần không muốn trả, hoặc trả không đúng kỳ hạn, bởi vì họ cứ nghĩ rằng cha sở không có đòi nợ như những người cho vay ăn lời khác, còn cha sở thì không dám đòi vì sợ người ta nói là cha không biết thương người nghèo, đòi nợ gấp quá, thế là vì lâu quá không trả nợ cho cha sở nên người mượn tiền không dám đi tham dự thánh lễ, không dám đến tham gia các sinh hoạt nhà thờ, dần dần bỏ luôn nhà thờ vì sợ cha sở đòi nợ...

Giúp đỡ cho con chiên bổn đạo là việc làm chính đáng của cha sở, nhưng đừng làm cho họ phải bỏ nhà thờ vì sợ cha sở thấy mặt là hỏi nợ, mặc dù cha sở chưa bao giờ đòi nợ ai cả.

Kinh nghiệm hay nhất là nếu cha sở thấy giúp được thì tặng họ luôn một số tiền, bằng không có khả năng thì cứ nói thật là không có, chứ đừng bao giờ cho con chiên bổn đạo vay tiền, bởi vì chuyện cha sở cho vay tiền mà mất luôn cả chì lẫn chài, nghĩa là mất tiền và mất luôn cả bổn đạo, hơn nữa sẽ có nhiều chuyện không hay xảy ra mất tiếng tốt của cha sở...

Giúp đỡ là việc bác ái nên làm, nhưng nó có hai mặt mà chúng ta nên thấy cho tỏ tường...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholic.com

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Với Giáo Hội
Lm. Minh Anh
14:35 13/08/2024
VỚI GIÁO HỘI
“Dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, Cha Thầy sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ!”.

“Lạy Chúa, cuộc sống của con sẽ chạm đến hàng chục cuộc đời trước khi ngày hôm nay kết thúc; để lại vô số dấu ấn tốt hay xấu trước khi mặt trời lặn. Xin cho cuộc sống con giúp ích cho những cuộc đời khác mà nó chạm đến! Con sẽ cầu nguyện cho họ; và chắc chắn, với họ, con sẽ cùng đọc Kinh Lạy Cha!” - Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

“Với họ, con sẽ cùng đọc Kinh Lạy Cha!”. Ôi, một lời cầu nguyện dễ thương! Tin Mừng hôm nay tiết lộ, Chúa Giêsu muốn chúng ta cầu nguyện với người khác - ‘- để mọi lời cầu làm nên một lời cầu nguyện ‘chung nhất’ dâng lên Chúa Cha. với Giáo Hội’

Vậy nếu hai ba người tụ họp để cầu xin trời mưa? Không xảy ra đâu! Chìa khoá để hiểu lời hứa này là đây: “Thầy ở đấy, giữa họ!”. Mục đích của việc chúng ta cầu nguyện với những người khác - nhất là ‘với Giáo Hội’ - là để hiệp nhất lời cầu của chúng ta với lời cầu nguyện duy nhất và vĩnh cửu của Chúa Con. Bởi lẽ, Chúa Cha luôn lắng nghe và đáp lời cầu xin của Chúa Con, bất kể Chúa Con xin gì. Điều này trước hết và quan trọng hơn hết được thực hiện trong Phụng Vụ Thánh.

Khi cùng nhau cử hành phụng vụ, nhất là phụng vụ Thánh Lễ, lời cầu của chúng ta luôn được lắng nghe. Phụng vụ trước hết là hành động của Chúa Kitô, Ngài mời chúng ta, Giáo Hội, cùng chia sẻ. Và lời cầu dâng lên là lời cầu duy nhất và đời đời mà Chúa Kitô cầu xin Chúa Cha ban ơn cứu rỗi cho tất cả những ai chấp nhận hành động cứu chuộc của Ngài trên thập giá. Khi chúng ta cùng tham gia vào lời cầu này, nó được chấp nhận.

Loại? Chúa không ban những gì không phục vụ cho sứ mệnh của Ngài. Nếu chúng ta cầu nguyện theo ý Chúa nhưng không làm phần việc của mình, ví dụ, nếu cầu xin để chiến thắng một tội lỗi nhưng sau đó, bạn không đáp lại ân sủng, thì đây không phải là lỗi của Chúa. Hoặc cầu nguyện để trả đũa những kẻ làm tổn thương mình; hay cầu xin để ai đó ‘cứ’ từ chối ăn năn. Đây chỉ là một vài ví dụ đối với các lời cầu không được chấp nhận.lời cầu nào không được chấp nhận.

Loại lời cầu nào là hiệu quả? Như đã nói, lời cầu của phụng vụ như một Hy Tế của Chúa Kitô luôn được lắng nghe khi bạn thông phần. Hoặc nếu bạn tụ họp với nhiều người và cùng cầu nguyện để có được ân sủng hoán cải sâu sắc hơn, ân sủng đó sẽ được ban. Hoặc nếu bạn xin Chúa thương xót một ai đó đang sa vào tội lỗi, hãy tin, ơn Chúa sẽ xuống, cả khi người đó từ chối chấp nhận! Và danh sách có thể tiếp tục.

Anh Chị em,

“Thầy ở đấy, giữa họ!”. Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đức tin không chỉ đơn thuần là một quyết định cá nhân. Tự bản chất, đức tin mở ra cho cái được gọi là ‘Chúng ta’ của Giáo Hội; đức tin luôn diễn ra trong sự hiệp thông với Giáo Hội, trong Giáo Hội!”. Vì thế, ngoài việc cử hành Phụng Vụ Thánh, cách tốt nhất để chúng ta cùng cầu nguyện với người khác - ‘với Giáo Hội’ - là hát “Kinh Lạy Cha”. Lời cầu này luôn được Chúa Cha lắng nghe và đáp lại vì đó là lời cầu Chúa Con đã dạy.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con xác tín, con không lẻ loi khi cầu nguyện; và nhất định càng không lẻ loi khi chiến đấu!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Công Thức Giêsu Giải Quyết Xung Đột
Nguyễn Trung Tây
16:21 13/08/2024
Lm Nguyễn Trung Tây
Công Thức Giêsu Giải Quyết Xung Đột (Matt 18:15-20)


Bạn mến,
Bởi xung đột là một thực thể, làm thế nào để đối phó với xung đột thì quan trọng hơn.
Hãy tìm một công thức hiệu quả để giải quyết xung đột.
“Công thức gì vậy?” Bạn tôi nhiệt tình hỏi tới.
Tôi nhiệt tình nói ngay, “Trước tiên, hãy đến gặp người đã xúc phạm bạn và nói: ‘Tôi cảm thấy bị tổn thương khi bạn xúc phạm tôi.’

Nhưng nếu người ta phớt lờ bạn, người đó chế giễu bạn, đừng bỏ cuộc mà hãy chuyển sang bước tiếp theo.
Lần này bạn phải mang theo một hoặc hai người bạn. Tôi sẵn sàng là một trong hai người này. Đưa tôi đi cùng với ông. Tôi sẽ là nhân chứng sống để làm chứng chống lại anh ta khi bạn cần tôi làm chứng. ‘Chứng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết,” ông bà mình đã nói như vậy.

Nhưng nếu kẻ thương tổn bạn vẫn cứng đầu, không chịu nghe lời bạn và hai người đi theo làm chứng, đừng bỏ cuộc, đừng đau lòng, đừng vùi đầu vào cát than khóc, nhưng hãy chuyển sang chiến lược tiếp theo.
Lần này hãy trình bày vấn đề với nhà thờ, cộng đồng, khu phố.
Hãy để người yêu thích tổn thương thiên hạ cảm nhận được sức mạnh đám đông.

Nhưng nếu sự hiện diện của cộng đoàn, khu phố không ảnh hưởng gì đến người đó, nếu kẻ phạm tội vẫn ngoan cố, bạn nên bước tiếp bước thứ hai.”

Bạn tôi hỏi ngay, “Ý anh là gì?”
Tôi nói, “Bạn thân của tôi,
Bạn đã làm tất cả những gì bạn có thể.
Đã đến lúc để người ấy biến mất khỏi cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Hãy nghĩ đi.
Bạn đã không chạy trốn khỏi cuộc xung đột khi nó tìm đến bạn.
Bạn đối mặt với nó, bạn chấp nhận nó.
Bạn đã giải quyết nó một cách trung thực và thật thà.
Bạn còn có thể làm gì khác hơn được nữa không?”

Tôi dừng lại một lần nữa. Tôi lấy lại nhịp thở và chờ đợi câu trả lời của bạn tôi.
Anh ấy có vẻ đánh giá cao những gì tôi vừa mới nhận xét về xung đột.
Anh ấy cuối cùng nói, “Tôi hiểu rồi. Ông nói đúng thật! Cảm ơn thật nhiều cho những lời khuyên của ông. Rất thực tế và chính xác. Cám ơn ông thật nhiều. Nhưng giờ tôi phải đi, tôi phải đi đón con.” Anh đứng dậy, dự tính đi.

“Dừng lại! Xin vui lòng! Một điều nữa tôi cần phải nói với bạn. Công thức giải quyết xung đột mà tôi vừa chia sẻ với bạn không phải là của tôi đâu. Công thức này là của một người thợ mộc bình thường xuất thân từ một ngôi làng hẻo lánh ở Palestine, Jesus of Nazareth. Bạn biết Ngài mà, đúng vậy không?”

Đức Giêsu là người đã đề ra công thức giải quyết xung đột khi hắn gõ cửa (Mt 18:15-20).
Ngài nói, nếu người tạo ra xung đột không chịu lắng nghe cộng đoàn, “giáo hội” (lời Đức Giêsu) hãy đối xử với người ấy như dân ngoại hay kẻ thu thuế.
Là một Phật tử thuần thành, có lẽ bạn không nắm được ý nghĩa của danh từ “dân ngoại” và “thu thuế” đâu.
Trong tâm thức của người Do Thái thời đó, dân ngoại hay người thu thuế là tội nhân, ơn cứu độ của Thiên Chúa không dành cho họ. Sheol/Hades là điểm đến cuối cùng của dân ngoại. Và một khi một người đã bị xếp vào loại tội lỗi, thì không ai trong cộng đồng Do Thái thời đó dám có, hay muốn có bất kỳ liên hệ nào với người đó nữa, vì kẻ đó bị coi là ô uế như người phong cùi!
Trong bối cảnh văn hóa này, Đức Giêsu muốn nói: “Hãy để kẻ tội lỗi sang một bên.”

Bạn tôi nhìn chằm chằm vào tôi, thốt lên, “Thật vậy sao?”
Vâng, thưa bạn, hãy giải quyết xung đột khi nó phát sinh.
Trả lại cho Caesar những gì thuộc về Caesar,
Trả lại cho tội nhân những gì thuộc về tội nhân.
Hãy cố gắng hết sức, sau đó, để Chúa lo phần còn lại.
Chuyển sang chương tiếp theo của cuộc đời bạn.
Hãy tận hưởng cuộc sống quý giá của bạn đang chờ đợi bên khung cửa, với nắng bình minh rực rỡ nở vàng tươi.□
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng giám mục Newark cho biết tất cả công dân nên tham gia vào tiến trình chính trị
Vũ Văn An
14:42 13/08/2024

John Lavenburg, trên tạp chí CruxNow, ngày 13 tháng 8 năm 2024, cho hay: vào thời điểm diễn ra những lời lẽ chính trị gay gắt, khi không ứng cử viên nào của đảng lớn đại diện đầy đủ cho giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề, Đức Hồng Y Joseph Tobin nhắc nhở người Công Giáo về bổn phận của họ là phải tích cực tham gia vào tiến trình chính trị.



“Trong thời điểm bất ổn chính trị này, thật dễ dàng để hoài nghi về động cơ và chiến thuật của các chính trị gia và muốn tách khỏi chính trị, nhưng bất chấp những gì mọi người thường nói, 'chính trị' không phải là một từ bẩn thỉu”, ĐHY Tobin cho biết. “Trên thực tế, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta, các Ki-tô hữu tận tụy và những công dân trung thành cần phải tích cực tham gia vào chính trị để đảm bảo lợi ích chung”.

ĐHY Tobin, tổng giám mục của Newark, New Jersey, đã đưa ra những bình luận trong một lá thư gần đây gửi cho các tín hữu. Trong lá thư, ngài thừa nhận những mối đe dọa mà nước Mỹ và thế giới phải đối mặt, và đặt ra câu hỏi: Liệu đất nước có thực sự có thể tồn tại như một xã hội tự do “đảm bảo tự do, công lý và bình đẳng cho tất cả mọi người không?”

“Tôi tin rằng câu trả lời là “Có!” ĐHY Tobin đã viết trong lá thư được công bố vào ngày 9 tháng 8. “Nhưng để thành công, tất cả công dân phải có sự tin tưởng hợp lý vào khả năng lãnh đạo chính trị của mình và họ phải tham gia vào tiến trình chính trị theo những cách có ý nghĩa”.

Các số liệu thăm dò mới nhất của New York Times/Siena College cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris đã vượt qua cựu Tổng thống Donald Trump để giành được chức tổng thống vào tháng 11, mặc dù vẫn còn sớm. Mặc dù không có lập trường chính sách nào của họ hoàn toàn phù hợp với giáo lý của Giáo hội, ĐHY Tobin đã nhấn mạnh rằng mọi người cần phải bỏ phiếu theo hoàn cảnh của riêng mình.

“Chúng ta có nhiệm vụ tham gia tích cực vào tiến trình chính trị phù hợp với hoàn cảnh sống của mình”, ĐHY Tobin cho biết. “Điều này bao gồm việc bỏ phiếu cho các ứng cử viên và chính sách mà chúng ta thực sự tin tưởng, với lương tâm trong sáng, đại diện cho những gì tốt nhất cho quốc gia, cho người dân và cho mối quan hệ của chúng ta với các quốc gia khác và cộng đồng hoàn cầu nói chung”.

“Điều đó luôn có nghĩa là làm việc vì hòa bình, công lý và bình đẳng trong cộng đồng địa phương của chúng ta và trong các vấn đề quốc gia và quốc tế”, ĐHY Tobin nói thêm.

Trong bức thư, ĐHY Tobin cũng trích dẫn một tuyên bố năm 2023 của các giám mục Hoa Kỳ nêu rõ các ưu tiên bỏ phiếu của Giáo hội. Phần tuyên bố có tựa đề Vai trò của Giáo hội trong Đời sống Chính trị Hoa Kỳ mà ĐHY Tobin trích dẫn nêu bật rằng “những sự thật hướng dẫn đời sống công chúng có thể được lý trí tự nhiên biết đến”.

“Những sự thật hướng dẫn đời sống công chúng có thể được lý trí tự nhiên biết đến”, tuyên bố viết. “Tính thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá bình đẳng của mọi cá nhân, nghĩa vụ bảo vệ những người dễ bị tổn thương, bản chất và mục đích của tình dục, hôn nhân và gia đình—đây không phải là những chân lý ‘tôn giáo’ độc quyền, mà là những chân lý mà tất cả mọi người thiện chí đều có thể biết mà không cần sự trợ giúp của mặc khải. Đức tin Công Giáo của chúng ta soi sáng những chân lý này, vì vậy chúng ta có nhiệm vụ mang ánh sáng đó đến với quốc gia của mình.”

ĐHY Tobin cũng trích dẫn một phần trong thông điệp Fratelli Tutti của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chia sẻ một thông điệp tương tự rằng “nếu xã hội muốn có tương lai, thì xã hội phải tôn trọng chân lý về phẩm giá con người của chúng ta và tuân theo chân lý đó… Một xã hội cao quý và đàng hoàng, không chỉ vì sự ủng hộ của nó đối với việc theo đuổi chân lý và sự tuân thủ chân lý cơ bản nhất.”

Lá thư của ĐHY Tobin cũng phù hợp với ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 8, đó là dành cho các nhà lãnh đạo chính trị.

“Chúng ta cầu nguyện để các nhà lãnh đạo chính trị phục vụ người dân của họ, làm việc vì sự phát triển toàn diện của con người và vì lợi ích chung, đặc biệt là chăm sóc người nghèo và những người đã mất việc làm,” ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 8 có đoạn như vậy.

Lá thư của ĐHY Tobin kết thúc bằng một lời nhắc nhở thêm rằng những công dân trung thành phải tham gia vào tiến trình chính trị, cũng như lên án mọi hình thức bạo lực chính trị và bạo lực súng đạn và những lời lẽ kích động bạo lực. Ông kêu gọi cộng đồng Công Giáo cầu nguyện cho đất nước và tự mình cầu nguyện.

"Nguyện xin Chúa Thánh Thần, Đấng thắp sáng trái tim của dân Chúa bằng lòng can đảm, sự khôn ngoan và ân sủng, trao quyền cho tất cả chúng ta để tham gia đầy đủ vào chính trị thời đại của chúng ta, và nguyện xin chúng ta hành động theo lương tâm trong sáng vì sự cải thiện của tất cả mọi người", ĐHY Tobin nói.
 
‘Chúng tôi cầu nguyện tha thiết cho việc hàn gắn ly giáo’
Vũ Văn An
15:21 13/08/2024

Filipe d’Avillez, trên tờ The Pillar, ngày 13 tháng 8 năm 2024, đã phỏng vấn Thượng phụ Bartholomew về nhiều vấn đề. Mời bạn đọc cùng theo dõi:

Thượng phụ Đại kết Bartholomew I của Constantinople là primus inter pares của các thượng phụ của cộng đồng Chính thống giáo trên toàn thế giới, tuy nhiên, quyền lãnh đạo của ngài đã bị Giáo hội Chính thống giáo Nga và các đồng minh của nó thách thức trong những năm gần đây.



Việc công nhận Giáo hội Chính thống giáo Ukraine như tự chủ, độc lập với Giáo hội Nga, và cuộc xâm lược Ukraine của Nga, mà Thượng phụ Bartholomew là người chỉ trích thẳng thắn, đã chia rẽ các Giáo hội Chính thống giáo xa hơn nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Pillar, Thượng phụ Bartholomew đã nói về những chia rẽ tôn giáo này và cuộc chiến, cũng như tình bạn của ngài với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và kế hoạch tìm một ngày chung cho lễ Phục sinh.

Cuộc phỏng vấn này đã được biên tập để có độ dài và rõ ràng hơn.

Trong nhiều năm, đã có cuộc thảo luận về việc ấn định ngày để người Công Giáo và Chính thống giáo cùng nhau cử hành lễ Phục sinh.

Nhiều người dường như tin rằng chúng ta chưa bao giờ gần đạt được điều đó như vậy. Đức TP có chia sẻ sự lạc quan đó không?


Ngày lễ Phục sinh chung đã là một vấn đề được thảo luận kể từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo. Công đồng chung đầu tiên được tổ chức tại Nixêa, vào năm 325 CN, đã đặt ra các tiêu chuẩn để tính toán ngày lễ Phục sinh.

Như các bạn đã biết, năm tới đánh dấu kỷ niệm 1700 năm Công đồng chung đầu tiên của Giáo hội không chia cắt trong thiên niên kỷ đầu tiên. Năm tới, cũng vậy, do một sự trùng hợp may mắn, tất cả các Kitô hữu sẽ cử hành Lễ Phục sinh vào cùng một ngày, ngày 20 tháng 4, như thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Mong muốn tìm một ngày lễ chung vẫn luôn trong trái tim và tâm trí chúng ta. Chúng tôi đã bày tỏ mong muốn tìm một ngày chung như vậy và đã thảo luận điều này với người anh em yêu dấu của chúng ta trong Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Phanxicô. Chúng tôi hoàn toàn hiểu được bản chất nghiêm túc và phức tạp của quyết định này sắp được đưa ra.

Chắc chắn rằng câu hỏi này sẽ nằm trong số những câu hỏi khác trong các cuộc thảo luận của Ủy ban Kế hoạch chung mới thành lập giữa các Giáo hội Rome và Constantinople, nơi đã đảm nhận nhiệm vụ của mình để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1700 năm Công đồng Ni-xê-a.

Chúng tôi đồng hành cùng quá trình này với lời cầu nguyện và hy vọng về một thỏa thuận chung cuối cùng và một bước tiến tích cực.

Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng một thỏa thuận như vậy không được tạo ra thêm căng thẳng giữa các Giáo hội của chúng ta và đặc biệt là giữa các Giáo hội Chính thống giáo địa phương khác nhau. Ngược lại, nó sẽ đóng vai trò là bước quyết định trên con đường chung của chúng ta hướng tới sự thống nhất.

Để một thỏa thuận như vậy có thể tiến triển, thì nó sẽ hoạt động như thế nào với cộng đồng Chính thống giáo? Có cần phải đảm bảo sự đồng thuận của mỗi Giáo hội tự chủ không?

Xem xét những chia rẽ hiện đang tồn tại giữa các Giáo hội Chính thống giáo, ngài có nghĩ rằng đây là một khả thể thực sự không?


Chúng tôi không thể nói thêm về vấn đề này ở giai đoạn này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng rằng thông qua đối thoại cởi mở, cầu nguyện và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, có thể tìm ra một giải pháp thúc đẩy sự thống nhất và hiểu biết giữa tất cả các Giáo hội Chính thống giáo.

Ngài đã rất thẳng thắn khi chỉ trích lập trường của Đức Thượng phụ Kirill và Tòa Thượng phụ Moscow liên quan đến việc ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, tôi muốn hỏi ý kiến của ngài về các Giáo hội gần gũi với Moscow và đã giữ im lặng hoặc công khai ủng hộ điều đó là gì?


Với tư cách là Tòa Thượng phụ Đại kết, ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã lên án rất rõ ràng cuộc chiến ở Ukraine và tuyên bố rằng cuộc xâm lược của Nga vào một quốc gia có chủ quyền không thể được gọi là "cuộc thánh chiến ", mà thực tế là một cuộc chiến "ma quỷ"!

Chúng tôi tin rằng chỉ thông qua đối thoại chân thành và đàm phán hòa bình, chúng ta mới có thể thấy được giải pháp thực sự ở Ukraine. Để đối thoại có được viễn cảnh thực tế, cuộc chiến phải chấm dứt ngay lập tức.

Chúng tôi chắc chắn ủng hộ việc chấm dứt cuộc xâm lược và tấn công của Nga — và ủng hộ thành công của mọi nỗ lực của Ngài Tổng thống Volodymyr Zelensky, đặc biệt là liên quan đến "Hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình ở Ukraine" quan trọng diễn ra tại Thụy Sĩ vào ngày 15-16 tháng 6 năm 2024, và chúng tôi đã đích thân tham dự, theo lời mời ân cần của Ngài Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ.

Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng chiến tranh không phải là giải pháp và không bao giờ được xem xét, ngay cả khi đó là phương sách cuối cùng. Hành vi con người giết hại lẫn nhau, anh em chống lại anh em, là dấu hiệu ghê tởm và không thể chấp nhận được nhất của trạng thái hủy diệt và suy đồi mà nhân loại, thật không may, vẫn tiếp tục làm con tin. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với lời dạy của Chúa chúng ta.

Chúng tôi tin chắc rằng không có người thuận lý nào, không có người thiện chí nào có thể đồng ý với những gì đang xảy ra ngày nay ở Ukraine hoặc ở những nơi khác trên thế giới nơi mà các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra.

Cuộc chiến này, giống như mọi cuộc chiến tranh và xung đột khác, và bất cứ hành động nào làm suy yếu hòa bình và coi thường phẩm giá của con người, vốn là biểu tượng của chính Chúa - đều là thất bại của nhân loại.

Trong khi trách nhiệm trước mắt có thể thuộc về những người chọn chiến tranh thay vì đối thoại và đổ máu thay vì ngoại giao, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm lên án mạnh mẽ những hành vi và lựa chọn như vậy. Chúng ta phải bảo vệ hòa bình, tự do, tôn trọng nhân quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của mọi quốc gia.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nói về cuộc chiến ở Ukraine và đề cập đến nỗi thống khổ của người dân Ukraine.

Tuy nhiên, nhiều người đã chỉ trích ngài, cho rằng ngài không nói hoặc làm đủ để chỉ trích Nga trong cuộc chiến này. Ngài thấy lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng liên quan đến cuộc chiến như thế nào?


Cả Đức Thánh Cha Phanxicô lẫn chúng tôi đều cùng quan điểm về việc lên án cuộc chiến ở Ukraine. Đức Giáo Hoàng cũng rất chỉ trích trong bài phát biểu của mình với Đức Thượng phụ Kirill của Moscow, thậm chí còn có sự táo bạo hiếm có khi gọi ngài là "một cậu bé giúp lễ của Tổng thống Putin!"

Chúng ta cũng phải khen ngợi ngài vì sự tham gia đích thân của ngài trong việc hồi hương những đứa trẻ bị bắt cóc từ Ukraine về Nga, cũng như vì sự tham gia của Vatican trong "Hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình".

Ngài nổi tiếng là rất thân thiết với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, giống như ngài đã từng thân thiết với Đức Giáo Hoàng John Paul II và Benedict XVI trong quá khứ.

Ngài muốn nêu bật những đặc điểm chính của từng người trong số họ là gì?


Mỗi vị giáo hoàng đều là một người bạn thân thiết và là đối tác trong việc thúc đẩy sự hiệp nhất của các Kitô hữu. Đức John Paul II có một sức lôi cuốn phi thường và tâm linh sâu sắc. Đức Benedict XVI sở hữu một trí tuệ thần học tuyệt vời. Đức Phanxicô là hiện thân của sự khiêm nhường giống Chúa Kitô, sự giản dị và sự quan tâm đến người nghèo và những người bị thiệt thòi.

Cả ba đều hoàn toàn cam kết hàn gắn những chia rẽ giữa các Giáo hội của chúng ta và cùng nhau giải quyết những thách thức to lớn của nhân loại đương thời.

Trong 30 năm nữa, sẽ là 1000 năm kể từ khi xảy ra sự chia rẽ giữa Đông và Tây.

Ngài có tin rằng có thể hàn gắn được sự chia rẽ đó trước khi chúng ta đến ngày đó không?


Chắc chắn, chúng ta cầu nguyện hết lòng để hàn gắn sự chia rẽ năm 1054 giữa Rome và Constantinople. Việc mở ra cuộc đối thoại về tình yêu giữa hai Giáo hội chị em của chúng ta trở lại những năm 1960 với các cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng phụ Đại kết Athenagoras vào năm 1964 tại Giêrusalem, bao gồm cả việc cùng nhau dỡ bỏ những lời nguyền rủa giữa hai Giáo hội, và tất cả những nỗ lực được thực hiện sau cuộc đối thoại về tình yêu này, đã mở đường cho cuộc đối thoại thần học chính thức bắt đầu vào những năm 1980.

Ủy ban Thần học Hỗn hợp giữa Giáo hội La Mã và Giáo hội Chính thống đã làm việc kể từ đó với sự nghiêm túc và tận tụy và với những kết quả cụ thể đáng chú ý.

Chúng tôi hy vọng rằng cuộc đối thoại này sẽ mang lại nhiều thành quả và sẽ là một bước tiến cụ thể hướng tới việc hiện thực hóa sự hiệp nhất trọn vẹn của hai Giáo hội, khi Chúa cho phép, để mong muốn của chính Chúa Kitô, rằng chúng ta "có thể là một" (Ga 17:11), có thể được thực hiện.
 
VietCatholic TV
Putin nổi giận: Kurds báo cáo 28 thị trấn thất thủ, viện quân trúng HIMARS. Kyiv có kế để giữ Kurds
VietCatholic Media
03:10 13/08/2024


1. Quân đội Ukraine đang đào chiến hào ở tỉnh Kursk của Nga. Đó là dấu hiệu họ dự định ở lại.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukrainian Troops Are Digging Trenches In Russia’s Kursk Oblast. It’s A Sign They Plan To Stay.”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, tức là ngày thứ sáu trong cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào Kursk ở miền nam nước Nga, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lực lượng Ukraine – bao gồm 5 lữ đoàn cộng với ít nhất một tiểu đoàn biệt lập - có kế hoạch ở lại.

Người Ukraine đang đào chiến hào. Dự đoán trước tình hình chiến tranh tĩnh dọc hoặc gần chiến tuyến hiện có, người Nga cũng đang tiến hành.

Việc cả hai bên đang củng cố vị trí của mình không có nghĩa là người Ukraine đã tiến đủ xa và không muốn tấn công tiếp. Điều đó cũng không có nghĩa là người Nga không thể phản công và đẩy người Ukraine trở lại biên giới.

Nhưng điều đó có nghĩa là việc ổn định tiền tuyến – và việc Ukraine chiếm đóng lâu dài một phần hay toàn bộ tỉnh Kursk – đang được đặt lên bàn cân.

Phóng viên quân sự Nga Aleksandr Kharchenko quan sát lực lượng Ukraine đào chiến hào ở Kursk hôm Chúa Nhật. Ông mô tả đó là “điều tồi tệ nhất có thể xảy ra”, theo bản dịch của nhà phân tích War Translated người Estonia.

Các nguồn tin Ukraine đã phát hiện các máy xúc công nghiệp đang làm việc ở cả hai bên chiến tuyến.

Kharchenko nói thêm: “Một khi đối phương cầm xẻng lên, trong hai ngày nữa việc tái chiếm các khu rừng sẽ khó khăn như gần Avdiivka” ở miền đông Ukraine. Quân đội Nga phải mất sáu tháng để đẩy lùi lực lượng phòng thủ của Ukraine ở Avdiivka – với cái giá phải trả là thiệt mạng hàng chục ngàn người.

Có thể cho rằng, người Nga đã thắng trận Avdiivka vào giữa tháng 2 chỉ vì người Ukraine đã hết đạn sau nhiều tháng viện trợ của Mỹ cho Ukraine bị trì hoãn do tranh cãi của các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ.

Giờ đây khi viện trợ của Mỹ đang quay trở lại, các lực lượng Nga xung quanh Kursk không thể trông chờ vào việc quân Ukraine sắp hết đạn. Để đẩy hàng ngàn binh sĩ Ukraine ra khỏi Kursk, họ sẽ phải chiếm từng chiến hào một.

Tất nhiên, trừ khi Điện Cẩm Linh có thể tổ chức một cuộc phản công mạnh mẽ trước khi chiến hào của Ukraine hoàn tất. Nhưng “cánh cửa cơ hội đang nhanh chóng đóng lại”, Kharchenko cảnh báo – và các cuộc tấn công của Ukraine đang ngăn chặn lực lượng tiếp viện của Nga đang cố gắng tiếp cận tiền tuyến Kursk.

Artur Rehi, một nhà phân tích quân sự người Estonia, viết: “Các đoàn quân của Nga đã gặp phải các nhóm trinh sát và phá hoại, máy bay điều khiển từ xa và pháo binh Ukraine”.

Đã có chuẩn bị trước, quân Ukraine tung ra một lực lượng lớn máy bay điều khiển từ xa bay đầy trời. Trong mấy ngày qua, không thiếu các trường hợp quân tiếp viện Nga bị máy bay điều khiển từ xa hay pháo binh của Ukraine vây đánh.

Rõ ràng Kursk có thể trở thành một mặt trận lớn khác trong cuộc chiến kéo dài 29 tháng của Nga với Ukraine.

Người Ukraine đã bố trí hơn 10.000 quân ở Kursk và tỉnh Sumy lân cận của Ukraine. Và theo Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, Nhóm Lực lượng phía Bắc của Nga đang cố gắng điều động 10 đến 11 tiểu đoàn ra tiền tuyến - có lẽ tổng cộng là 4.000 quân.

Tuy nhiên, khoảng 10 tiểu đoàn Nga đó chỉ là những con số ảo. Trên giấy tờ, Tập đoàn Lực lượng phía Bắc có 48.000 quân. Nhiều người trong số họ đã đào ngũ, hay đang sa lầy ở Vovchansk, địa điểm xảy ra cuộc tấn công của chính Nga qua biên giới Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng Năm.

Nhưng nếu từ bỏ nỗ lực tiến quân ở Vovchansk và các thị trấn, thành phố tiền tuyến khác, quân đội Nga có thể chuyển lực lượng đáng kể tới Kursk. Thật vậy, việc buộc người Nga tiêu hao lực lượng của họ trên các mặt trận khác có thể là mục tiêu chính của Ukraine khi quyết định mở cuộc tấn công xuyên biên giới vào tỉnh Kursk.

2. Tư lệnh Ukraine cho biết lực lượng Kyiv kiểm soát 386 dặm vuông của tỉnh Kursk

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's Commander Says Kyiv's Forces Control 386 Square Miles of Kursk”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Tổng tư lệnh các quân đội Ukraine hôm thứ Hai cho biết lực lượng của ông hiện đang kiểm soát 1.000 km2 hay 386 dặm vuông khu vực Kursk của Nga.

Kyiv đã bất ngờ bắt đầu một cuộc tấn công xuyên biên giới từ vùng Sumy phía đông bắc vào Kursk vào thứ Ba tuần trước. Các cuộc tấn công từ Ukraine vào Nga trước đây đã được các nhóm Nga liên kết với Kyiv tuyên bố nhận trách nhiệm, nhưng đây là lần đầu tiên quân đội chính quy tiến hành một hoạt động như vậy.

Hôm thứ Hai, một đoạn video được đăng lên trang Telegram của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho thấy Đại tướng Oleksandr Syrskyi, người mới nhậm chức Tổng tư lệnh quân đội Ukraine vào tháng 2, nói về lực lượng của Kyiv ở Kursk.

“Quân đội đang hoàn thành nhiệm vụ của mình. Giao tranh thực sự vẫn tiếp tục dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Tình hình nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi”, Tướng Syrskyi nói.

Trước đó vào thứ Hai, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin trên kênh Telegram của mình rằng Putin đã có cuộc gặp với các quan chức an ninh hàng đầu của Nga và được Alexei Smirnov, đại diện thống đốc Kursk thông báo rằng “tình hình trong khu vực rất khó khăn”, và lưu ý rằng Ukraine hiện kiểm soát 28 thị trấn trong bối cảnh quân Ukraine tiếp tục thọc sâu hơn vào lãnh thổ Nga. Đoạn video từ RIA Novosti cho thấy Putin phản ứng giận dữ và làm gián đoạn báo cáo của Smirnov trong cuộc họp.

BBC News hôm thứ Hai đưa tin rằng Putin đã nói với một cuộc họp với các quan chức Nga khác rằng “nhiệm vụ chính của bộ quốc phòng là đẩy, và đuổi đối phương ra khỏi lãnh thổ của chúng ta”.

Putin nói rằng việc Ukraine tấn công xuyên biên giới vào Kursk là một nỗ lực của Kyiv nhằm đáp trả các nỗ lực tấn công của Mạc Tư Khoa ở khu vực Donbas. Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng Ukraine đang tìm cách gây bất ổn trong công chúng.

“Rõ ràng là đối phương sẽ tiếp tục tìm cách gây bất ổn tình hình ở khu vực biên giới nhằm gây bất ổn tình hình chính trị nội bộ ở nước ta”, Putin nói và cho biết thêm nhiệm vụ của Nga là “đẩy, và đuổi đối phương ra khỏi biên giới của chúng ta, các vùng lãnh thổ và cùng với lực lượng biên phòng để bảo đảm sự quản lý đáng tin cậy của biên giới quốc gia.”

Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, được tin là đang bị điều tra sau khi quân Ukraine vượt qua các công sự phòng thủ kiên cố của tỉnh Kursk. Tỉnh này đã chi ra 173 triệu Mỹ Kim trong 2 năm để làm công sự phòng thủ. Quân Ukraine được tường trình chỉ mất 2 tiếng đồng hồ vào hôm thứ Ba tuần trước 6 Tháng Tám, để vượt qua công sự này.

Lần đầu tiên vào thứ Hai, Zelenskiy xác nhận rằng các lực lượng Ukraine đang hoạt động bên trong khu vực Kursk của Nga. Trên Telegram, ông khen ngợi các binh sĩ và chỉ huy đất nước vì “sự kiên định và hành động quyết đoán” của họ.

Zelenskiy cũng lưu ý rằng Ukraine sẽ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ nhân đạo ở khu vực Kursk. Theo cơ quan khẩn cấp của Nga, hơn 76.000 người đã được yêu cầu di tản khỏi khu vực

3. Thống đốc cho biết vụ cháy tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đã được dập tắt

Thống đốc tỉnh Dnipropetrovsk Serhii Lysak cho biết đám cháy tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, được cho là do Nga pháo kích một ngày trước đó, đã được dập tắt.

Trước đó, hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám, Yevhen Yevtushenko, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự ở Nikopol, cho biết lực lượng Nga đã bắn vào tháp giải nhiệt của nhà máy khiến ngọn lửa bùng phát.

“Có lẽ đây là một hành động khiêu khích hoặc một nỗ lực nhằm tạo ra sự hoảng loạn trong các khu định cư ở hữu ngạn hồ chứa nước cũ”, Yevtushenko nói vào thời điểm đó.

Trong tin nhắn Telegram lúc 7h30 sáng giờ địa phương, Lysak cho biết đám cháy tại nhà máy đã được dập tắt và mức độ phóng xạ trong khu vực ở mức bình thường.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, buộc Nga phải chịu trách nhiệm về hành động khiêu khích.

“Chừng nào những kẻ khủng bố Nga còn giữ quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân thì tình hình sẽ không và không thể bình thường”, Tổng thống Zelenskiy nói như trên hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám.

“Chúng tôi đang chờ phản ứng của thế giới, chờ phản ứng của IAEA.”

ZNPP, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, đã nằm dưới sự xâm lược của Nga kể từ tháng 3 năm 2022. Vị trí của nó gần tiền tuyến đã dẫn đến rủi ro an toàn hạt nhân ngày càng cao trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện của Nga.

4. Ukraine quyết tâm san phẳng căn cứ không quân Khalino, nằm cách chiến tuyến chỉ 50 dặm trong cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ của Ukraine vào Nga

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Is Determined To Flatten Khalino Air Base, Situated Just 50 Miles From The Front Line Of Ukraine’s Surprise Invasion Of Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Căn cứ không quân Khalino, ở thành phố Kursk, là phi trường quân sự gần Sudzha nhất. Đó là thành phố gần biên giới đã lọt vào tay quân Ukraine trong cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ vào Kursk bắt đầu từ hôm thứ Ba 6 Tháng Tám.

Khalino có Trung đoàn Hàng không Tiêm kích Cận vệ số 14 của Không quân Nga. 24 máy bay ném bom chiến đấu Sukhoi Su-30SM của trung đoàn có thể mang bom lượn KAB, nặng tới 3 tấn và có tầm bắn 25 dặm hoặc xa hơn trên các cánh bật ra.

Ngay sau khi năm lữ đoàn Ukraine tràn qua biên giới vào thứ Ba, lực lượng không quân Nga đã bắt đầu tấn công các lữ đoàn và căn cứ của họ ở Sumy của Ukraine, với khoảng 50 KAB mỗi ngày - một nửa số KAB mà người Nga thả xuống dọc theo 700 dặm tiền tuyến của cuộc chiến kéo dài 29 tháng của Nga với Ukraine.

Người Ukraine biết Khalino quan trọng như thế nào. Đó là lý do tại sao họ tấn công mạnh mẽ hơn kể từ tuần trước cuộc xâm lược.

Khalino chỉ cách biên giới 65 dặm hay 105 km, nằm trong tầm bắn của nhiều loại vũ khí tấn công sâu của Ukraine bao gồm hỏa tiễn đạn đạo, hỏa tiễn hành trình và máy bay điều khiển từ xa có chất nổ. Người Ukraine đã tấn công căn cứ này nhiều lần kể từ tháng 2 năm 2022.

Một cuộc đột kích bằng máy bay điều khiển từ xa vào Khalino vào tháng 12 năm 2022 đã gây ra hỏa hoạn tại kho nhiên liệu của căn cứ. Một cuộc tấn công khác tám tháng sau đó liên quan đến máy bay điều khiển từ xa tấn công được làm bằng bìa cứng độc đáo của Ukraine.

Các cuộc tấn công leo thang. Vào ngày 31 tháng 7, chỉ sáu ngày trước cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine, hỏa tiễn hành trình Neptune của hải quân Ukraine đã tấn công kho đạn của Khalino và đốt cháy một phần của nó, có thể phá hủy bất kỳ KAB nào được cất giữ ở đó.

Mười một ngày sau, quân đội Ukraine đã chiếm được gần 400 dặm vuông hay 1036 km vùng Kursk – quân Ukraine đã chiến đấu quyết liệt chống lại hàng loạt KAB là thứ đã và đang làm hư hại hoặc phá hủy một số xe cộ của Ukraine. Vào sáng Chúa Nhật, một hỏa tiễn của Ukraine đang lao về phía Khalino thì bị bắn trúng và các mảnh vỡ rơi xuống một tòa nhà chung cư ở Kursk, khiến 13 thường dân Nga bị thương.

Mối nguy hiểm đối với Trung đoàn Hàng không Tiêm kích Cận vệ số 14 và bất kỳ lực lượng nào khác của Nga tại Khalino sẽ chỉ gia tăng chừng nào người Ukraine còn kiểm soát vùng Kursk giáp biên giới.

Nếu họ tấn công Khalino từ bên trong khu vực xâm lược, quân Ukraine có thể tấn công vào căn cứ không quân bằng các hỏa tiễn phóng từ mặt đất tầm ngắn hơn, bao gồm cả hỏa tiễn M30/31 được bắn bởi Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao do Mỹ sản xuất.

Không rõ quân đội Ukraine có mạo hiểm với những chiếc HIMARS quý giá của mình ở gần tiền tuyến hay không. Nhưng nếu sẵn lòng, họ có thể tấn công Khalino mạnh hơn bao giờ hết.

5. Kyiv cho biết Nga chuyển một số đơn vị từ miền nam Ukraine tới Kursk

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia moves some units from Ukraine's south to Kursk, Kyiv says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Trong cuộc họp báo qua cầu truyền hình tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 13 Tháng Tám, Dmytro Lykhovii, phát ngôn nhân của Tập đoàn Tavria của Ukraine cho biết Nga đã điều động một số đơn vị của mình từ nhiều hướng ở Ukraine, bao gồm cả khu vực phía nam để tăng cường khả năng phòng thủ ở tỉnh Kursk.

Quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ qua biên giới vào tỉnh Kursk vào ngày 6 tháng 8, lần đầu tiên đưa lực lượng chính quy của Ukraine vào Nga.

Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi báo cáo rằng lực lượng Ukraine kiểm soát khoảng 1.000 km2 ở tỉnh Kursk.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, Lykhovii cho biết Nga đang tái triển khai các đơn vị của mình không chỉ đến khu vực Kursk, nơi có “những lỗ hổng trong phòng thủ” mà còn sang các hướng khác.

Ông nói thêm rằng quân đội Ukraine cần thời gian để hiểu ý định của Mạc Tư Khoa.

Phát ngôn nhân cho biết: “Khi có nhiều quân nhân Nga, các hành động tấn công ít hơn và khi họ bắt đầu rút về hướng Kursk, các hoạt động của chúng ta ở khu vực bờ trái sông Dnipro đã gia tăng mạnh mẽ”.

“Sẽ mất vài ngày để hiểu ý đồ thực sự của quân Nga”.

Quân Nga đã bị trúng nhiều cuộc pháo kích bằng HIMARS và máy bay điều khiển từ xa khi rút quân từ Ukraine về bảo vệ tỉnh Kursk. Các nguồn tin tình báo cho rằng quân Nga rút từ khu vực Nam Ukraine có thể tạm trám chỗ cho lực lượng ở Donbas để Nga rút lực lượng này về tỉnh Kursk. Quân Nga ở Donbas được coi là thiện chiến hơn nhóm ở miền Nam Ukraine.

Theo Lykhovii, số lần tấn công của quân đội Nga ở khu vực Tavria “ít hơn 10 lần” so với khu vực Pokrovsk, nhưng điều này không có nghĩa là “tạm lắng”.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào cuối tháng 7 khi các lực lượng Nga tập trung nhiều nguồn lực hơn vào tỉnh Donetsk, tình hình gần Pokrovsk vẫn “cực kỳ khó khăn”.

Theo Tổng thống Zelenskiy, cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine “chỉ là vấn đề an ninh” và Ukraine đặt mục tiêu giải phóng biên giới khỏi binh lính Nga để bảo vệ Sumy khỏi các cuộc tấn công hàng ngày của Mạc Tư Khoa.

6. Video Kursk cho thấy đoàn xe Nga bị phục kích trong 'Một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kursk Video Shows Russian Convoy Ambushed in 'One of Bloodiest Attacks'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Nga đã phải mở rộng các cuộc di tản mà ban đầu dự kiến bao gồm 76.000 người lên một con số lớn hơn nhiều trong bối cảnh quân Ukraine tiếp tục tấn công và quân tiếp viện Nga bị chặn đánh dữ dội trên đường đến tỉnh Kursk. Trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia do Vladimir Putin triệu tập, Alexei Smirnov, đại diện cho tỉnh Kursk, cho biết Ukraine đã giành quyền kiểm soát 28 khu định cư, 2.000 cư dân mất tích. Smirnov cho biết con số dân phải di tản đã lên đến 121.000 người và sẽ còn tiếp tục cao hơn thế nữa.

Phân tích cho thấy, một cuộc tấn công bằng pháo binh của Ukraine nhằm vào đoàn xe Nga ở khu vực biên giới Kursk vào hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám, có thể là một trong những cuộc tấn công “đẫm máu nhất” kể từ tháng 2 năm 2022, khi cuộc xâm lược xuyên biên giới của Kyiv tiếp tục.

Lực lượng của Kyiv đã di chuyển từ khu vực Sumy phía đông bắc Ukraine đến khu vực Kursk của Nga vào ngày 6 tháng 8, đạt được những thắng lợi nhanh chóng khi Mạc Tư Khoa nỗ lực đáp trả bước tiến quan trọng nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện gần hai năm rưỡi trước.

Trong vòng vài ngày kể từ khi Ukraine bắt đầu xâm nhập, cộng đồng blogger quân sự có ảnh hưởng của Nga và các tài khoản tình báo nguồn mở đã chia sẻ các đoạn phim và hình ảnh về các đoàn xe của Nga di chuyển đến Kursk bị pháo binh và các máy bay điều khiển từ xa Ukraine tấn công.

Trong số các báo cáo, nghiêm trọng nhất là vụ tấn công vào hơn chục phương tiện đã bị phá hủy xung quanh làng Oktyabrskoe, cách thành phố Rylsk của Kursk khoảng 8 km.

Một số tài khoản theo dõi chiến tranh cho rằng cuộc tấn công là do Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao của Ukraine, hay HIMARS, mà Kyiv đã sử dụng để chống lại lực lượng Nga trong hơn hai năm và đạt hiệu quả rất lớn. Ban tiếng Nga của BBC hôm thứ Sáu cho biết tổ chức này đã xác nhận rằng ít nhất một đoạn video cho thấy nhiều phương tiện Nga bị đốt cháy được quay ở Rylsk.

Tài khoản Maps and Arrows, do Ian Matveev, một nhà phân tích quân sự Nga có liên hệ với các tổ chức đối lập điều hành, cho biết một tiểu đoàn Nga đã trở thành mục tiêu trong các cuộc tấn công, và hầu hết các chiến binh bộ binh trong đoàn xe có thể đã thiệt mạng.

Matveev viết trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram: “Đây là một trong những cuộc tấn công đẫm máu và quy mô lớn nhất” trong cuộc chiến.

Theo tài liệu của Ngũ Giác Đài, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 40 HIMARS và đạn dược để bắn từ các hệ thống pháo binh được ca ngợi.

Mặc dù Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ Kyiv không cho phép Ukraine sử dụng khả năng tầm xa do phương Tây cung cấp để chống lại lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận, Kyiv có thể sử dụng vũ khí tầm ngắn, bao gồm một số loại được bắn từ HIMARS, để đánh trả Nga..

Việc Ukraine tiến vào Kursk “phù hợp với chính sách của chúng tôi”. “Chúng tôi đã hỗ trợ Ukraine ngay từ đầu để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công xuyên biên giới và nhu cầu giao tranh.”

Một số quan chức Nga đã công khai nói rằng Mạc Tư Khoa đã ngăn chặn được bước tiến của Ukraine vào Kursk, tuy nhiên các báo cáo từ Bộ Quốc phòng Nga cho rằng lực lượng Ukraine đã tiến sâu tới 20 dặm vào lãnh thổ Nga.

Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod lân cận, cho biết riêng hôm thứ Hai rằng chính quyền khu vực đã bắt đầu di tản cư dân gần biên giới.

7. Vụ cháy nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia: Những gì chúng ta biết cho đến nay

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zaporizhzhia Nuclear Plant Fire: What We Know So Far”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Hỏa hoạn lớn đã được báo cáo tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm vào hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, trong đó Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau đã gây ra vụ cháy.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia—lớn nhất Âu Châu—đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ đầu tháng 3 năm 2022, chỉ vài ngày sau khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin bắt đầu. Đây là một trong những địa điểm đầu tiên bị lực lượng Nga chiếm giữ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết vụ hỏa hoạn là do lực lượng Nga gây ra, trong khi Thống đốc tỉnh Zaporizhzhia do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, Yevhen Balitsky, cáo buộc Ukraine đứng sau vụ hỏa hoạn.

Đoạn phim được Zelenskiy chia sẻ trên các kênh mạng xã hội của mình cho thấy một cột khói đen dày đặc bốc lên từ cơ sở.

Tổng thống Zelenskiy nói: “Chúng tôi đã ghi nhận từ Nikopol rằng quân xâm lược Nga đã phóng hỏa trên lãnh thổ của Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia”.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày Chúa Nhật rằng người ta đã quan sát thấy “khói đen mạnh” “đến từ khu vực phía bắc của ZNPP sau nhiều vụ nổ được nghe thấy vào buổi tối”.

“Nhóm đã được nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia thông báo về một cuộc tấn công được cho là bằng máy bay điều khiển từ xa ngày hôm nay nhằm vào một trong những tháp giải nhiệt đặt tại địa điểm này,” cơ quan này cho biết “Không có tác động nào được báo cáo đối với an toàn hạt nhân.”

Cơ quan năng lượng nguyên tử Nga Rosatom cho biết đám cháy đã được dập tắt vào lúc 23h30 giờ địa phương.

Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bằng xe thiết giáp vào ngày 6 tháng 8 khiến Nga bất ngờ và khiến lực lượng của Kyiv nhanh chóng giành quyền kiểm soát tính cho đến hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám, là 400 dặm vuông hay 1036 km vuông lãnh thổ Nga.

Nga đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên bang ở Kursk, cách Zaporizhia bị Nga tạm chiếm khoảng 250 dặm hay 400 km về phía bắc, và buộc phải gấp rút triển khai các nguồn lực bổ sung cho khu vực, chuyển hướng nhân lực khỏi cuộc chiến mà nước này bắt đầu ở Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Sáu đã công bố các video cho thấy các thiết bị quân sự của Nga được di chuyển tới quận Sudzhansky của Kursk, nơi được cho là hiện đã bị Ukraine chiếm được một phần.

Vụ cháy nhà máy điện hạt nhân xảy ra sau khi một số blogger quân sự Nga, trong đó có phóng viên chiến trường Nga Alexander Sladkov, suy đoán rằng lực lượng Ukraine đang lên kế hoạch kiểm soát nhà máy điện hạt nhân của Nga ở Kurchatov, Kursk.

Sáu lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã ở chế độ ngừng hoạt động kể từ tháng 9 năm 2022. Đường dây điện còn lại của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang cung cấp lượng điện cần thiết để ngăn chặn sự tan chảy của lò phản ứng.

Khi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị lực lượng Nga chiếm giữ vào tháng 3 năm 2022, đã có mối lo ngại rộng rãi về thảm họa hạt nhân tiềm ẩn tại nhà máy khi lực lượng Ukraine và Nga đụng độ trong khu vực. Cả Ukraine và Nga đều cáo buộc lực lượng của nhau tấn công nhà máy.

Zaporizhzhia là một trong bốn khu vực của Ukraine mà Putin tuyên bố sáp nhập vào mùa thu năm 2022, sau các cuộc trưng cầu dân ý bị coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và bị Liên Hiệp Quốc lên án.

Tổng thống Zelenskiy nói: “Hiện tại, mức độ phóng xạ ở mức bình thường. Tuy nhiên, chừng nào những kẻ khủng bố Nga còn duy trì quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân thì tình hình sẽ không và không thể bình thường”, ông Zelenskiy nói hôm Chúa Nhật. “Kể từ ngày đầu tiên bị chiếm giữ, Nga đã chỉ sử dụng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia để tống tiền Ukraine, toàn bộ Âu Châu và thế giới.”

8. Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nói rằng hoạt động ở Kursk của Ukraine là 'táo bạo, xuất sắc'

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham của Đảng Cộng Hòa và Richard Blumenthal của đảng Dân Chủ đã lên tiếng ủng hộ việc Ukraine tấn công xuyên biên giới vào Kursk của Nga trong chuyến thăm Kyiv ngày 12 Tháng Tám.

Khi chiến dịch ở Kyiv tiếp tục sang ngày thứ bảy, Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi báo cáo rằng lực lượng Ukraine kiểm soát khoảng 1.000 km2 ở tỉnh Kursk.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng cuộc xâm nhập của Ukraine “chỉ là vấn đề an ninh” và nước này đặt mục tiêu giải phóng biên giới khỏi binh lính Nga để bảo vệ Sumy khỏi các cuộc tấn công hàng ngày của Mạc Tư Khoa.

“Tôi nghĩ gì về Kursk? Táo bạo, rực rỡ, xinh đẹp. Hãy tiếp tục như vậy,” Graham nói với các phóng viên ở Kyiv.

“Hãy để người Ukraine chiến đấu. Hãy cung cấp cho họ những vũ khí họ cần để giành chiến thắng trong cuộc chiến mà họ không thể thua.”

Theo thượng nghị sĩ, Washington nên dỡ bỏ mọi hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công trên đất Nga. Sau cuộc tấn công ở Kharkiv của Nga, Mỹ đã cấp cho Kyiv quyền hạn chế sử dụng một số vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu của Nga gần biên giới nước này.

Sau vụ tấn công vào Kursk, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby nói rằng Washington không thay đổi chính sách cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp “để nhắm vào các mối đe dọa sắp xảy ra ngay bên kia biên giới”.

Văn phòng Tổng thống cho biết, trong cuộc gặp với ông Zelenskiy, các thượng nghị sĩ đã thảo luận về việc hỗ trợ quân sự hơn nữa cho Ukraine, bao gồm việc cung cấp hệ thống phòng không và hỏa tiễn, cũng như việc dỡ bỏ hạn chế đối với các vũ khí như ATACMS trên đất Nga.

Trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia khẩn cấp do Vladimir Putin chủ trì vào chiều Thứ Hai, 12 Tháng Tám, các quan chức Nga cho biết Ukraine đang kiểm soát 28 thị trấn ở tỉnh Kursk, đồng thời tuyên bố rằng cuộc xâm nhập sâu tới 52 km dọc theo mặt trận dài 40 km.

Mặc dù quân tiếp viện do Mạc Tư Khoa gửi đến đã đến chiến trường nhưng Ukraine được cho là vẫn tiếp tục tiến sâu hơn vào tỉnh Kursk. Các blogger quân sự Nga than thở rằng một số đoàn xe tiếp viện bị trúng HIMARS của quân Ukraine, trong khi một số khác đánh chưa xong một trận đã đầu hàng, như trong video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Chính quyền Nga đã buộc phải công bố mở rộng các biện pháp di tản dân thường ở một số quận giáp biên giới Ukraine.

9. Zelenskiy nói Kursk là thảm họa của Putin

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kursk is Putin's catastrophe, Zelensky says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 12 Tháng Tám cho biết hoạt động của Kyiv tại tỉnh Kursk của Nga là một “thảm họa” đối với Putin và cuộc chiến toàn diện của ông chống lại Ukraine.

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Hai, 12 Tháng Tám, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi báo cáo rằng lực lượng Ukraine đã kiểm soát khoảng 1.000 km2 ở Kursk khi cuộc tấn công của họ tiếp tục sang ngày thứ bảy.

Theo Zelenskiy, khu vực này bao gồm các vùng lãnh thổ mà Mạc Tư Khoa tiến hành các cuộc tấn công vào Sumy của Ukraine, khu vực đang hứng chịu các cuộc tấn công hàng ngày từ bên kia biên giới.

Tổng thống nói: “Vì vậy, hoạt động của chúng tôi chỉ là vấn đề an ninh đối với Ukraine: giải phóng biên giới khỏi quân đội Nga”.

Zelenskiy cho biết ông đã giao nhiệm vụ cho các quan chức và nhà ngoại giao đưa ra danh sách các hành động cần thiết để Kyiv xin phép các đối tác sử dụng vũ khí tầm xa để bảo vệ lãnh thổ Ukraine.

“Chúng ta thấy nước Nga dưới thời Putin thực sự đang chuyển động như thế nào: 24 năm trước, xảy ra thảm họa tàu ngầm Kursk, đây là sự khởi đầu mang tính biểu tượng cho sự cai trị của ông ta. Bây giờ chúng ta có thể thấy kết cục dành cho ông ta là gì. Và đó cũng là Kursk. Đó là thảm họa trong cuộc chiến của ông ấy”, Zelenskiy nói thêm.

Vào tháng 8 năm 2000, tàu ngầm Kursk của Nga bị chìm ở biển Barents khi đang tham gia một cuộc tập trận hải quân. Tất cả 118 người trên con tàu đều thiệt mạng. Khi được hỏi chuyện gì đã xảy ra với chiếc tàu ngầm, Putin mỉm cười và đưa ra nhận xét nổi tiếng hiện nay của mình - “nó đã chìm”.

“Điều này luôn xảy ra với những người coi thường mạng sống con người và bất kỳ quy tắc nào. Nga đã mang chiến tranh đến cho người khác và bây giờ nó đang trở về Nga. Ukraine luôn chỉ muốn hòa bình và chúng tôi chắc chắn sẽ bảo đảm hòa bình”, ông Zelenskiy nói.

Cho đến nay, Kyiv vẫn duy trì chính sách im lặng trước vụ xâm nhập, bất chấp giao tranh đang diễn ra và Ukraine ngày càng tiến sâu vào lãnh thổ Nga.

Chính quyền Nga đã buộc phải công bố mở rộng các biện pháp di tản dân thường ở một số quận giáp biên giới Ukraine.
 
Gerasimov sai lầm chiến lược, Nga kiệt quệ, di tản gấp 180.000 dân. Ukraine có thể chiếm được 2 tỉnh
VietCatholic Media
17:11 13/08/2024


1. Cuộc tấn công Kursk của Ukraine nhận được sự ủng hộ từ đồng minh NATO

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's Kursk Offensive Secures Backing From NATO Ally”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine đã được Đức cho phép sử dụng vũ khí và thiết bị do thành viên NATO cung cấp trong cuộc tấn công Kursk.

Bộ Quốc phòng Đức cho biết các vật phẩm được cung cấp hiện là “vũ khí của Ukraine” và Kyiv “được tự do lựa chọn” cách sử dụng chúng trong cuộc chiến chống lại Nga.

Các lực lượng Ukraine tiếp tục đạt được những tiến bộ sau khi phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Kursk vào ngày 6 tháng 8, trong đó Kyiv chiếm đất theo cả hướng tây và tây bắc ở tỉnh Kursk.

Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức nói với hãng tin Ukraine Ukrinform hôm thứ Hai rằng vũ khí được cung cấp cho Ukraine không đi kèm với các quy định cụ thể, nói rằng: “Sau khi vũ khí từ Đức được bàn giao cho Ukraine, chúng đã thuộc về Ukraine, chúng là vũ khí của Ukraine.... Không có trở ngại nào nên Ukraine có thể tự do lựa chọn cơ hội”.

Cuộc tấn công Kursk tiếp tục vào cuối tuần, với lực lượng Ukraine tiến tới các làng Olgovka và gần Kremyanoye. Tiến trình này đã thúc đẩy hơn 11.000 người trong khu vực phải di tản và dự kiến sẽ có thêm hành động khi Ukraine tiến xa hơn.

Theo các phóng viên quân sự Nga trên Telegram, lực lượng Ukraine cũng được cho là đã tấn công một cây cầu bắc qua sông Seim gần làng Glushkovo để làm gián đoạn các tuyến đường hậu cần của Mạc Tư Khoa như một phần của cuộc tấn công.

Giống như nhiều quốc gia thành viên NATO khác, Đức đã hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga bằng cách cung cấp thiết bị quân sự và thông tin tình báo. Đầu năm nay, các quan chức Đức đã công bố gói vũ khí trị giá 542 triệu Mỹ Kim cho Ukraine, bao gồm đạn dược cho hệ thống phòng không IRIS-T, dùng để chống lại các cuộc không kích của Nga.

Vào tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khẳng định rằng Đức “sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong chiến dịch phòng thủ này”.

Các hỗ trợ khác dành cho Ukraine từ các thành viên NATO bao gồm gói trị giá 618 triệu Mỹ Kim từ Vương quốc Anh, chủ yếu là hỏa tiễn dẫn đường chính xác và phương tiện chiến đấu, cùng một thỏa thuận an ninh song phương giữa Tây Ban Nha và Ukraine về việc cung cấp xe tăng Leopard cho tiền tuyến.

2. Bản đồ cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk cho thấy những bước tiến của Ukraine ở năm địa điểm mới

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kursk Invasion Map Shows Ukrainian Advances in Five New Locations”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Các lực lượng Ukraine đang tiếp tục tấn công vào bên trong tỉnh Kursk của Nga. Một bản đồ thể hiện tình trạng tiền tuyến trong cuộc tấn công bất ngờ cho thấy điều đó.

Blogger quân sự có liên hệ với Điện Cẩm Linh, Rybar, nói trên Telegram rằng các lực lượng Nga cho đến nay vẫn chưa thể ổn định được chiến tuyến sau sáu ngày kể từ khi quân đội Ukraine tấn công.

“Cuộc khủng hoảng vẫn còn lâu mới được giải quyết”, bài đăng viết, trong đó cho biết lực lượng Nga có vấn đề về kiểm soát và chỉ huy. Kênh này nhận định rằng Ukraine đang cố gắng kéo dài đội hình phòng thủ của Nga để đột phá và cắt đứt và bao vây Belgorod từ phía bắc. Nếu quân Ukraine làm được như thế thì họ sẽ kiểm soát được cả 2 tỉnh Kursk và Belgorod.

“Các đơn vị của Ukraine đang cố gắng mở rộng sâu hơn vào lãnh thổ Nga,” một bài đăng khác của Rybar nói thêm.

Các lực lượng Ukraine được cho là đã tiến hành các cuộc tấn công mới vào 5 khu vực trong khu vực Kursk, với bản đồ của Viện Nghiên cứu Chiến tranh hôm thứ Ba đánh dấu những tuyên bố này. Đồ họa của tổ chức cố vấn có trụ sở tại Washington, DC được công bố hôm thứ Ba đánh dấu tuyên bố của một nguồn tin Nga rằng lực lượng Ukraine đã chiếm giữ được Viktorovka và Vnezapnoe ở phía tây khu vực Kursk.

Hình ảnh cũng cho thấy cảnh quay được định vị địa lý cho thấy Ukraine tiến xa hơn về phía bắc gần Zhuravli, trong khi xa hơn về phía đông, có báo cáo cho thấy đã có tin ít nhất 3 thị trấn nữa đã lọt vào tay quân Ukraine.

Kyiv đã tiết lộ rất ít về mục tiêu của mình trong bối cảnh có tin từ các blogger quân sự Nga rằng Ukraine đang tìm cách thâm nhập và ở lại Kursk. Một trong những mục tiêu dường như là kéo các đơn vị Nga từ Ukraine quay trở về Nga.

Emil Kastehelmi, chuyên gia quân sự của công ty phân tích OSINT Black Bird Group có trụ sở tại Phần Lan, nói với Newsweek: “Nếu Nga quyết định ưu tiên chiếm lại lãnh thổ đã mất ở Kursk, điều đó có thể làm gián đoạn hoạt động của họ tại các khu vực trọng điểm chính ở Donetsk”.

“Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thành hiện thực – Nga có thể sẽ tiếp tục các cuộc tấn công ở Donetsk mà không có thay đổi đáng kể nào bất chấp các hành động của Ukraine ở Kursk, vì người Nga dự kiến sẽ có đủ quân dự bị cho cả hai hướng.

Kastehelmi nói: “Những mối đe dọa như thế này có thể buộc người Nga phải triển khai thêm quân vĩnh viễn gần các khu vực biên giới”. “Như chúng ta đã thấy, họ đã không thể ngăn chặn cuộc tấn công ban đầu. Điều này sẽ đòi hỏi người Nga phải tìm thêm người cho quân đội, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho hệ thống.”

Hôm thứ Hai, Vladimir Putin đã gặp các lãnh đạo quân đội, an ninh, liên bang và chính quyền khu vực để thảo luận về tình hình ở Kursk, cũng như các khu vực biên giới khác là Belgorod và Bryansk. Điện Cẩm Linh công bố video tổng thống chỉ trích các quan chức, là điều mà ISW cho là động thái nhằm đánh lạc hướng dư luận quần chúng đang sôi sục.

Trong khi đó, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói với các phóng viên rằng vụ tấn công xuyên biên giới là kết quả của cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine.

Kirby nói: “Nếu điều đó khiến hắn ta cảm thấy khó chịu một chút thì có một giải pháp dễ dàng: Hắn ta có thể rời khỏi Ukraine”.

3. Lên tới 180 ngàn người Nga chạy trốn khỏi cuộc tấn công đang tiếp diễn của Ukraine

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Up to 180K Russians flee Ukraine’s continued offensive”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Có tới 180.000 thường dân Nga đang được di tản khỏi các khu vực gần biên giới với Ukraine khi Điện Cẩm Linh nỗ lực đối phó với cuộc xâm lược xuyên biên giới tiếp tục của Ukraine.

Alexei Smirnov, Đại diện Thống đốc khu vực Kursk, nói với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai rằng hơn 121.000 người đã rời khỏi khu vực, trong khi 60.000 người khác đang chờ được di tản.

Ông nói với Putin rằng Ukraine nắm giữ 28 thị trấn ở tỉnh Kursk, kiểm soát một khu vực rộng lớn đến 1.000 km vuông. Báo cáo từ các blogger quân sự Nga hôm thứ Hai cho thấy quân đội Ukraine đã được nhìn thấy ở xa hơn nhiều trong lãnh thổ Nga.

Chính quyền địa phương cũng ra lệnh cho người dân ở các vùng thuộc vùng Belgorod của Nga giáp với vùng Kursk phải di tản vào đầu giờ sáng thứ Hai.

Thống đốc vùng Belgorod Vyacheslav Gladkov yêu cầu người dân rời khỏi quận Krasnoyarsk, đồng thời nói trong một video đăng lên Telegram: “Chúng tôi đã có một buổi sáng đáng báo động” do “hoạt động của đối phương”.

Quân đội Ukraine bắt đầu cuộc tấn công bất ngờ vào lãnh thổ Nga vào thứ Ba tuần trước, tiến vào các khu vực của tỉnh Kursk, trước khi mở rộng chiến dịch sang khu vực Belgorod lân cận.

Đây là cuộc tấn công xuyên biên giới quan trọng nhất của Kyiv vào lãnh thổ Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng vào năm 2022, đồng thời đã mang lại động lực đáng kể về mặt tinh thần cho Ukraine và các đồng minh phương Tây, những nước tỏ ra thận trọng ủng hộ hoạt động này.

Cơ quan ngôn luận của Điện Cẩm Linh đã nhiều lần khẳng định Nga đã kiểm soát được tình hình nhưng lực lượng của nước này đã bị bất ngờ trước các cuộc tấn công của Ukraine. Binh lính Kyiv được cho là đã đẩy lùi được nỗ lực của Nga trong việc tăng viện cho lực lượng phòng thủ.

Putin hôm thứ Hai đổ lỗi cho các đồng minh phương Tây của Ukraine về vụ xâm nhập và nói: “Quân đội Nga đang tự tin tiến về phía trước dọc theo toàn bộ chiến tuyến”.

Tuy nhiên, các blogger quân sự Nga chỉ ra rằng giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp khu vực do Ukraine kiểm soát, trong khi lực lượng của Kyiv tiếp tục mở rộng lãnh thổ mà họ kiểm soát.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã được các chỉ huy quân sự cao cấp thông báo hôm thứ Hai và được Oleksandr Syrskyi, tướng hàng đầu của đất nước, cho biết rằng Ukraine kiểm soát khoảng 1.000 km2 lãnh thổ Nga.

Syrskyi nói: “Tình hình nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta”.

Ông Zelenskiy cũng cho biết hôm Chúa Nhật rằng Nga đã phóng hỏa một trong những tháp giải nhiệt của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, do lực lượng Mạc Tư Khoa nắm giữ. Sáng thứ Hai, truyền thông nhà nước Nga, vốn tuyên bố Ukraine chịu trách nhiệm về vụ hỏa hoạn, cho biết ngọn lửa đã bị dập tắt.

4. Putin tức giận khi được thông báo Ukraine kiểm soát 28 khu định cư Kursk

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Anger as He's Told Ukraine Controls 28 Kursk Settlements: Watch”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Putin hôm thứ Hai được thông báo rằng Ukraine hiện đang kiểm soát 28 khu định cư ở khu vực Kursk, khi Nga mở rộng các cuộc di tản trong bối cảnh cuộc tấn công xuyên biên giới đang diễn ra của Kyiv.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin trên kênh Telegram rằng Putin đã có cuộc gặp với các quan chức an ninh hàng đầu của Nga, nơi ông được Alexei Smirnov, Đại diện Thống đốc khu vực Kursk, thông báo rằng “tình hình trong khu vực rất khó khăn” và lưu ý rằng Ukraine hiện đang kiểm soát 28 khu định cư trong khu vực.

Đoạn video từ RIA Novosti cho thấy Putin phản ứng giận dữ và làm gián đoạn Smirnov trong cuộc họp.

BBC News hôm thứ Hai đưa tin rằng Putin đã nói với một cuộc họp với các quan chức Nga khác rằng “nhiệm vụ chính của bộ quốc phòng là đẩy, đuổi đối phương ra khỏi lãnh thổ của chúng ta”.

Theo hãng tin AP, trong cuộc gặp của Putin với các quan chức quốc phòng hàng đầu, ông đã chỉ trích các nỗ lực chiến tranh của Ukraine ở Kursk, mô tả đây là cách để Kyiv cố gắng ngăn chặn các nỗ lực tấn công của Mạc Tư Khoa ở khu vực Donbas.

Trước đó vào hôm thứ Hai, Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, đã khuyến khích thêm nhiều người dân Nga di tản vì “tình hình rất căng thẳng” trong khu vực. Lực lượng Nga tại khu vực Kursk đang tích cực ứng phó cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Ukraine khi giao tranh giữa hai bên đã tiếp diễn gần một tuần.

Quân đội Ukraine lần đầu tiên tiến vào khu vực biên giới Kursk vào ngày 6 tháng 8, khiến các quan chức Nga lo ngại. Cơ quan khẩn cấp của Nga cho biết hơn 76.000 người đã được yêu cầu di tản khỏi khu vực, con số này đã lên đến 121.000 vào hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám, và còn tiếp tục tăng cao.

Thống đốc vùng Belgorod, giáp Ukraine gần Kursk, đã thông báo di tản người dân khỏi một quận gần biên giới, gọi tình hình vào sáng thứ Hai là “đáng báo động” nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Quân đội Ukraine lần đầu tiên phát động cuộc tấn công gần thành phố Sudzha và đang kiểm soát hoàn toàn thành phố này. Hoạt động của Ukraine được giữ bí mật, khiến mục tiêu của nước này không rõ ràng – liệu lực lượng của Kyiv có ý định giữ lãnh thổ hay tiến hành các cuộc đột kích rồi rút lui vẫn chưa chắc chắn. Động thái đáng ngạc nhiên này, khiến lực lượng Điện Cẩm Linh mất cảnh giác gây ra sự sụp đổ nhanh chóng, trái ngược với thành công rất hạn chế trong những nỗ lực gần đây của Nga nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine tại các điểm then chốt dọc mặt trận phía đông.

Bước tiến gần đây của quân đội Ukraine đã làm tổn hại đến nỗ lực của Putin nhằm chứng tỏ rằng Nga vẫn không bị ảnh hưởng trong suốt cuộc chiến đang diễn ra. Tuyên truyền của nhà nước đã tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tấn công, tập trung vào nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ người dân trong khu vực đồng thời chuyển hướng sự chú ý khỏi việc quân đội không chuẩn bị và nhanh chóng đẩy lùi cuộc tấn công.

Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng về hưu Andrei Gurulev, thành viên Hạ viện Quốc hội Nga, đã chỉ trích quân đội Nga trong bối cảnh Ukraine tiến quân ở Kursk.

Theo hãng tin AP, ông nói: “Đáng tiếc là nhóm lực lượng bảo vệ biên giới không có tài sản tình báo riêng”. “Không ai thích nhìn thấy sự thật trong các báo cáo, mọi người chỉ muốn nghe rằng tất cả đều tốt.”

5. Trung Quốc phá vỡ sự im lặng về cuộc tấn công Kursk của Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China Breaks Silence on Ukraine's Kursk Offensive”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trung Quốc đã đáp trả cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Ukraine vào khu vực biên giới Kursk của Nga, một cuộc tấn công khiến Điện Cẩm Linh mất cảnh giác và khiến nước này phải vất vả đối phó với cuộc tấn công.

Hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân đã kêu gọi “tất cả các bên” tuân thủ “ba nguyên tắc” để giảm leo thang tình hình: “không mở rộng chiến trường, không leo thang giao tranh và không đổ thêm dầu vào lửa”. Phát ngôn nhân nói rằng Bắc Kinh sẽ “duy trì liên lạc với cộng đồng quốc tế để đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc giải quyết chính trị cho cuộc khủng hoảng”.

Ba nguyên tắc này lần đầu tiên được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vạch ra ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Bộ Quốc phòng Nga, hôm Thứ Ba, 13 Tháng Tám, cho biết kể từ khi phát động cuộc tấn công xuyên biên giới sáu ngày trước, quân đội Ukraine được cho là đã tiến sâu tới 28 dặm hay 45 km vào lãnh thổ Nga. Alexei Smirnov, Đại diện Thống đốc khu vực Kursk, cho biết hiện họ kiểm soát 28 khu định cư.

Trung Quốc đã tìm cách tự coi mình là một bên trung lập trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối gọi cuộc chiến do Vladimir Putin phát động là một cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa và kiểm duyệt những lời chỉ trích về cuộc xung đột trên mạng xã hội Trung Quốc.

Thương mại song phương và khí đốt tự nhiên cũng như dầu mỏ từ Trung Quốc cũng đã giúp duy trì nền kinh tế bị cô lập của Nga, mặc dù các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ đã khiến các ngân hàng Trung Quốc ngày càng từ chối các khoản thanh toán của Nga.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 7, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã nói với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Nga chưa sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán “thiện chí” để chấm dứt xung đột.

Jonathan Ward, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Hudson có trụ sở tại Washington, DC, trước đây đã nói với Newsweek: “Chúng tôi đã thấy Trung Quốc cố gắng cân nhắc các điều khoản hòa bình cho Ukraine, về cơ bản là ủng hộ các mục tiêu của Putin và đưa ra các yêu cầu riêng của mình đối với phương Tây, thu hẹp quy mô các biện pháp trừng phạt kinh tế - là điều khiến Bắc Kinh lo lắng vì tham vọng quân sự của họ ở Á Châu.”

Kể từ khi Ukraine chiếm được các vị trí phòng thủ của Nga dọc biên giới, Điện Cẩm Linh đã phải dựa vào sự phòng thủ chắp vá của lính nghĩa vụ ở Kursk và các đơn vị được chuyển đến từ những khu vực yên tĩnh hơn của tiền tuyến ở Ukraine. Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington, DC cho biết điều này “có thể làm trầm trọng thêm tình trạng vô tổ chức” của các lực lượng Nga khi họ chiến đấu để ngăn chặn sự tấn công.

Smirnov cho biết khoảng 121.000 người đã được di tản khỏi khu vực và hàng chục ngàn người khác chuẩn bị rời đi. Theo truyền thông Nga, khoảng 11.000 người đã được di tản khỏi khu vực Belgorod lân cận do “hành động của đối phương”.

Để có cơ hội tốt hơn trong việc đánh đuổi các lực lượng Nga xâm lược, Ukraine phải tăng cường “áp lực lên kẻ xâm lược”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm trước người Ukraine hôm thứ Bảy, trong lần đầu tiên ông thừa nhận công khai về cuộc tấn công.

Putin đã đưa ra những tuyên bố dường như nhằm hạ thấp tác động của nỗ lực thúc đẩy Ukraine, gọi đây là “một hành động khiêu khích quy mô lớn khác” trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an của ông hôm thứ Tư.

Jan Kallberg, cựu giáo sư West Point và là thành viên cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, nói với Newsweek rằng tác động của cuộc tấn công Kursk “trong tâm trí người Nga rộng hơn nhiều so với trên thực địa”.

“Putin đưa ra tuyên bố trở thành một nhà lãnh đạo độc tài một cách hợp pháp dựa trên thực tế là Nga cần bàn tay kiên định của ông để tạo ra trật tự và ổn định ở một đất nước đang lo sợ tình trạng rối loạn và bất ổn do phương Tây gây ra.”

Việc người Ukraine, “những người bị coi là thấp kém trong nhiều thập niên”, đang chiến đấu trên lãnh thổ Nga là “thách thức trực tiếp đối với quyền lực của Putin”, Kallberg nói. Ông nói thêm, những người theo đường lối cứng rắn của Điện Cẩm Linh tin rằng Putin đã “mất đi 'sức mạnh ma thuật' chuyên quyền của mình, điều này khiến nhà lãnh đạo Nga có nguy cơ bị đảo chính cao hơn bao giờ hết.

6. Tòa Bạch Ốc nói Putin nên 'biến khỏi Ukraine' nếu lo ngại về Kursk

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin should 'get the hell out of Ukraine' if concerned about Kursk Oblast, White House says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói với các phóng viên hôm 12 Tháng Tám rằng Putin nên chấm dứt cuộc chiến chống lại Ukraine nếu ông ta lo ngại về việc Ukraine tấn công xuyên biên giới vào Kursk.

Quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ qua biên giới vào tỉnh Kursk vào ngày 6 tháng 8, lần đầu tiên đưa lực lượng chính quy của Ukraine vào Nga.

Tướng Kirby nói trong một cuộc họp báo: “Tôi sẽ không nói về các hoạt động quân sự của Ukraine, như tôi đã nói trước đó… Chúng tôi giữ liên lạc chặt chẽ với họ, như bạn có thể mong đợi”.

“Nhưng đừng nhầm lẫn: Đây là cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine. Và nếu hắn ta không thích điều đó, nếu điều đó khiến hắn ta hơi khó chịu, thì có một giải pháp dễ dàng: hắn ta có thể rời khỏi Ukraine và kết thúc cuộc chiến.”

Washington trước đó cho biết họ không được thông báo trước về vụ tấn công xuyên biên giới nhưng lưu ý rằng Kyiv đang hành động “để bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công” và hoạt động “theo chính sách của Hoa Kỳ về nơi họ có thể vận hành vũ khí, hệ thống và khả năng của chúng tôi”.

Nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh coi hoạt động của Ukraine là một “sự khiêu khích quy mô lớn”. Trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Liên Bang Nga 12 tháng 8, ông cam kết sẽ có “sự đáp trả xứng đáng” đối với hành động xâm nhập này.

Alexei Smirnov, Đại diện Thống đốc khu vực Kursk, mô tả tình hình hiện tại là “khó khăn” và nói với Putin rằng 28 thị trấn đã lọt vào tay quân Ukraine, đồng thời cho biết thêm cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine đã thọc sâu theo 5 hướng khác nhau, hướng ít nhất sâu 12 km, hướng sâu nhất lên đến 52km, dọc theo mặt trận dài 40 km.‌‌

Mặc dù quân tiếp viện do Mạc Tư Khoa gửi đến đã bắt đầu đến chiến trường, nhưng Ukraine được cho là vẫn tiếp tục tiến sâu hơn vào tỉnh Kursk.

Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi báo cáo rằng lực lượng Ukraine kiểm soát khoảng 1.000 km2 ở tỉnh Kursk.

Chính quyền Nga đã buộc phải công bố mở rộng các biện pháp di tản dân thường ở một số quận giáp biên giới Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, mô tả cuộc tấn công xuyên biên giới này là một “thảm họa” đối với Putin.

“Chúng ta thấy nước Nga dưới thời Putin thực sự đang chuyển động như thế nào: 24 năm trước, xảy ra thảm họa tàu ngầm Kursk, đây là sự khởi đầu mang tính biểu tượng cho sự cai trị của ông ta. Bây giờ chúng ta có thể thấy kết cục dành cho ông ta là gì. Và đó cũng là Kursk. Đó là Thảm họa trong cuộc chiến của ông ấy”, Tổng thống Zelenskiy nói hôm 12 Tháng Tám.

7. Ukraine bắt giữ nghi phạm gián điệp Nga ở Donetsk

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Arrests Suspected Russian Spy In Donetsk”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một điệp viên tình nghi của Nga đã bị Cơ quan An ninh Ukraine (SSU) bắt giữ tại tỉnh Donetsk vì bị cáo buộc thu thập thông tin tình báo về các hoạt động quân sự của Ukraine.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 13 Tháng Tám, phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko cho biết người phụ nữ này đã đi vòng quanh tiền tuyến để ghi lại vị trí của quân đội Ukraine.

Cô ta cũng “bí mật” thu thập thông tin từ người dân địa phương trong các cuộc trò chuyện với người dân ở những thị trấn gần đó.

Người phụ nữ này cư trú ở Novohrodivka, tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine, bị bắt tại nhà riêng của mình.

Cô đang bị lực lượng Ukraine giam giữ và phải đối mặt với án tù 8 năm nếu bị kết án.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và cơ quan an ninh Ukraine để bình luận.

Người cung cấp thông tin bị nghi ngờ được cho là đã chuyển thông tin liên quan đến vị trí các tuyến phòng thủ của Quân đội Ukraine ở khu vực Pokrovsk.

Trong cuộc đột kích vào nhà của nghi phạm, nhà chức trách đã thu giữ một chiếc điện thoại di động được sử dụng để “do thám và lật đổ”.

Người phụ nữ này được cho là đã được tuyển dụng vào tháng 6 năm nay thông qua Telegram, nơi cô được cho là đã tiết lộ vị trí của lực lượng Ukraine.

Các quan chức tình báo Ukraine đã công bố ảnh chụp màn hình các tin nhắn mà họ cho biết cô đã trao đổi với các quan chức Nga.

Bức ảnh đăng trên Telegram cho thấy nghi phạm bị giam giữ giữa hai binh sĩ Ukraine sau khi cô bị bắt.

SSU cho biết trong bài đăng trên Telegram: “Đối phương quan tâm đến tọa độ của các công sự và vị trí chiến đấu của pháo binh, giúp kiểm soát hỏa lực của các nhóm tấn công của quân xâm lược. Cô ấy đã gửi thông tin nhận được cho tình báo Nga qua một người đưa tin thông qua một 'người liên lạc'—một chiến binh của nhóm xâm lược Nga đang chiến đấu ở mặt trận phía đông.”

Victoria Vdovychenko, giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh tại Trung tâm Địa chính trị của Đại học Cambridge, nói với Newsweek rằng việc sử dụng hoạt động gián điệp là hành vi “phổ biến” trong các cuộc xung đột.

“Đó là điều rất bình thường trong thời chiến ở bất kỳ bối cảnh nào và kể từ khi loài người ra đời. Mọi người cố gắng sử dụng thông tin như một vũ khí để cung cấp cho bên kia”, cô nói.

Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh Kyiv đang tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới lớn trong một cuộc tấn công bất ngờ.

Putin cho rằng Ukraine đang cố gắng “nâng cao” sức mạnh đàm phán của mình.

“Rõ ràng, đối phương đang tìm cách cải thiện vị thế đàm phán trong tương lai. Nhưng chúng ta có thể đàm phán kiểu gì với những người tiến hành tấn công bừa bãi vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự hoặc cố gắng tạo ra mối đe dọa đối với các cơ sở điện hạt nhân”, Putin nói trong cuộc gặp với các quan chức an ninh và quốc phòng hàng đầu của mình.

Nó xảy ra khi các thành viên NATO là Đức và Thụy Điển điều chiến binh vào cuối tuần để chặn một máy bay do thám của Nga không phản hồi.

Tháng 7 năm ngoái, có thông tin tiết lộ rằng Nga đang âm mưu gieo rắc “sự hoảng loạn và khủng bố” ở phương Tây thông qua các chiến dịch thông tin sai lệch.

Vào tháng 2, cơ quan an ninh Ukraine cho biết họ đã triệt phá một mạng lưới tình báo Nga đang hoạt động ở một số khu vực của Ukraine.

Mạng lưới gián điệp đang làm việc cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), bao gồm các quan chức cũ và hiện tại của cơ quan an ninh Ukraine.

8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tình trạng của binh sĩ Nga tại Ukraine.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Một số đơn vị quân đội Nga chiến đấu ở Ukraine có thể đang gặp phải tình trạng thiếu nước uống. Thiệt hại do các cuộc tấn công liên tục của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng tiện ích hiện gần như chắc chắn là cắt giảm nguồn cung cấp nước. Mọi vấn đề về cung cấp nước sẽ trở nên trầm trọng hơn trong thời kỳ nhiệt độ trên mức trung bình trong khu vực.

Vào ngày 23 tháng 7 năm 2024, một blogger quân sự thân Nga nhấn mạnh khẩu phần nước cho phi công Nga bị giới hạn ở mức một lít mỗi ngày. Điều này tương đương với 1/4 lượng nước yêu cầu tối thiểu được khuyến nghị để làm việc ở nhiệt độ cao. Do đó, các phi công Nga được cho là đã tiếp cận người dân địa phương để lấy nước. Blogger này đã kêu gọi các công ty sản xuất nước của Nga cung cấp thêm nước cho các căn cứ quân sự của Nga ở các căn cứ không quân Rostov, Voronezh và Crimea.

Để đối phó với tình trạng thiếu nước, một số đơn vị quân đội Nga đã buộc phải ứng biến các nỗ lực lọc, sử dụng các vũng nước đọng để đáp ứng nhu cầu nước hàng ngày. Điều này rất có thể đã dẫn đến sự gia tăng các bệnh lây truyền qua đường nước trong binh lính Nga. Tình trạng thiếu nước dẫn đến mất nước và tăng nguy cơ lây nhiễm gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả hoạt động.

9. Bệnh viện Sumy bị hư hại trong vụ tấn công hỏa tiễn của Nga, mất điện

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều hôm Thứ Ba, 13 Tháng Tám, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một người đã bị thương sau khi một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga làm hư hại một tòa nhà bệnh viện và cơ sở hạ tầng năng lượng ở thành phố Sumy phía đông bắc

Cô cho biết sáng sớm hôm Thứ Ba lực lượng Nga đã tấn công một cơ sở hạ tầng trong thành phố, nằm cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 30 km về phía Tây.

“Một đường dây điện, đường ống dẫn khí đốt, tòa nhà bệnh viện và một số xe hơi đã bị hư hại trong cuộc tấn công, đồng thời nói thêm rằng một người đã bị thương.”

Cô cho biết thêm: “Một phần dân số của thành phố Sumy vẫn không có nguồn cung cấp điện và khí đốt”.

Sumy giáp với Kursk của Nga, nơi Ukraine tuần trước đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ.

Thống đốc Volodymyr Artiukh cho biết vài ngày sau khi bắt đầu cuộc tấn công, quân đội Nga đã tăng cường đáng kể việc sử dụng bom dẫn đường gần khu vực biên giới của tỉnh Sumy.

Cảnh sát Quốc gia Ukraine cho biết hôm 9 Tháng Tám rằng khoảng 20.000 người cần phải di tản khỏi các khu định cư ở tỉnh.

Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 30 trong số 38 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed do Nga phóng vào rạng sáng 13 Tháng Tám.

Theo Không quân, Nga đã phóng các máy bay điều khiển từ xa từ thị trấn cảng Primorsko-Akhtarsk của Nga, nằm trên bờ Biển Azov và tỉnh Kursk của Nga, trong khi hai hỏa tiễn đạn đạo được phóng từ tỉnh Voronezh.

Các đơn vị máy bay, hỏa tiễn và tác chiến điện tử cũng như các nhóm hỏa lực cơ động của Không quân Ukraine đã chặn các máy bay điều khiển từ xa trên các vùng Mykolaiv, Vinnytsia, Sumy, Kirovohrad, Kherson, Chernihiv, Dnipropetrovsk và Cherkasy.

10. Người Nga dọa xuống đường phản đối lệnh cấm YouTube

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russians Threaten to Take to the Streets Over YouTube Ban”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Người Nga đe dọa sẽ xuống đường trong bối cảnh YouTube đột ngột ngừng hoạt động, bắt đầu từ giữa tháng 7.

Sự chậm lại của dịch vụ phát video trực tuyến bắt đầu vào tháng trước sau khi Alexander Khinshtein, thành viên Duma Quốc gia Nga hay Hạ viện Nga, thông báo rằng tốc độ tải lên nền tảng này sẽ sớm giảm 70%. Khinshtein cho biết YouTube “vi phạm và phớt lờ luật pháp mà không bị trừng phạt”, đồng thời cho biết thêm rằng hành động này là một biện pháp bắt buộc.

Đến ngày 8 tháng 8, nhiều người dùng YouTube trên khắp đất nước báo cáo rằng nền tảng này đã ngừng hoạt động — các phương tiện truyền thông độc lập đưa tin hàng ngàn người từ Mạc Tư Khoa, St. Petersburg và Yekaterinburg phàn nàn rằng họ không thể truy cập trang web này nữa. Những người khác nói rằng các clip phẩm chất cao sẽ không tải được trên một số trình duyệt trên máy tính để bàn.

YouTube là một trong những nền tảng cuối cùng mà người Nga có thể truy cập nội dung chứa đựng các quan điểm đối lập, trong bối cảnh nước này đang diễn ra cuộc chiến với Ukraine.

Cơ quan truyền thông độc lập Meduza của Nga có trụ sở tại Latvia đưa tin, trích dẫn một nguồn thông tin, rằng chính quyền không có ý định chặn hoàn toàn YouTube ở nước này. Tuy nhiên, họ hy vọng người Nga sẽ dần rời xa nền tảng này bằng cách gây khó khăn cho vấn đề tải, những bất tiện khác cho người dùng.

Nguồn tin cho biết: “Chúng tôi có thể nói rằng không có sự chặn nào vì dịch vụ vẫn đang hoạt động”.

Theo kênh truyền thông độc lập và kênh Telegram Beware, Mạc Tư Khoa, người Nga đã cố gắng xuống đường vì mất điện, vào ngày 8 tháng 8 đưa tin rằng chính quyền địa phương đã ngăn chặn một người tổ chức biểu tình.

Kênh này cho biết: “Lý do từ chối là do lệnh cấm tổ chức các sự kiện công cộng do tình hình dịch tễ học và các hạn chế về Covid”.

“Các quan chức cũng cảnh báo người dân thủ đô rằng ‘nếu sự kiện nói trên được tổ chức, ban tổ chức và những người tham gia có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý’”.

Tờ Muscovite nói với kênh Telegram rằng mục tiêu của cuộc biểu tình là “thể hiện sự bất đồng của người dân với việc chặn và làm chậm dịch vụ lưu trữ video YouTube”.

Ông nói: “Ít nhất chúng ta phải cố gắng thay đổi điều gì đó, bởi vì không ai ngoài chính chúng ta có thể hoặc sẽ giúp đỡ chúng ta”.

Meduza đưa tin riêng hôm thứ Hai rằng người Nga sẵn sàng phản đối vấn đề này và ngay cả các quan chức cũng phản đối.

Vào tháng 4, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức đã công bố phân tích đánh giá việc cấm YouTube ở Nga chỉ là vấn đề thời gian, đồng thời mô tả dịch vụ phát video trực tuyến này là “pháo đài cuối cùng của quyền tự do ngôn luận và thông tin ở Nga”.

Hội đồng cho biết: “Lệnh cấm trên nền tảng này sẽ làm tổn hại đến các nguyên tắc dân chủ và quyền tự do ngôn luận trong nước – và vấn đề không phải là nếu mà là khi nào”. “Để ngăn chặn sự cô lập hơn nữa của xã hội Nga, các nhà hoạch định chính sách dân chủ phải hành động nhanh chóng bằng cách thúc giục Google hợp tác và củng cố cơ sở hạ tầng của YouTube, cũng như xem xét các biện pháp trừng phạt.”
 
Brazil cắt đứt quan hệ với Nicaragua vì đàn áp Công Giáo. Cuộc phỏng vấn ĐTC về Giáo Hội tại Hoa Lục
VietCatholic Media
18:03 13/08/2024


1. Vatican chấp thuận việc tôn sùng đền thánh Đức Mẹ Vailankanni thế kỷ 16 ở Ấn Độ

Vatican tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc giải quyết các yêu cầu tồn đọng về các phán quyết về các cuộc hiện ra được cho là của Đức Mẹ và các hiện tượng tâm linh khác.

Vào đầu tháng 8, Vatican đã ban hành thêm hai phán quyết nữa, phê chuẩn việc sùng kính tại đền thờ Đức Mẹ Sức khỏe Tốt lành rất nổi tiếng ở Vailankanni, Ấn Độ, đồng thời đưa ra lời cảnh báo rõ ràng về việc sùng kính xung quanh một nữ giáo dân người Puerto Rico tên là Elenita de Jesús..

Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một lá thư gửi Đức Giám Mục Sagayaraj Thamburaj của Giáo phận Tanjore ở Ấn Độ ban hành một sắc lệnh cho phép việc tôn sùng tại đền thờ Đức Mẹ Vailankanni, là đền thờ Đức Mẹ lớn nhất Á Châu và được hàng triệu người hành hương viếng thăm hàng năm.

Truyền thống cho rằng sự hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria ở Vailankanni có từ thế kỷ 16, khi Đức Maria được cho là đã hiện ra với một người đàn ông mang sữa cho một khách hàng, yêu cầu người đàn ông đó đưa sữa cho đứa trẻ mà cô đang ôm.

Người đàn ông đồng ý và đưa sữa cho cô, nhưng sau đó khi đến chỗ khách hàng, anh phát hiện ra rằng sữa vẫn còn trong lọ.

Một đền thờ Đức Mẹ Sức khỏe sau đó đã được thành lập ở Vailankanni và cứ vào ngày 8 tháng 9 lại có rất đông người đến dự lễ Đức Mẹ Sức khỏe.

Trong lá thư, được ký bởi Đức Hồng Y người Á Căn Đình Victor Fernandéz, Bộ Giáo Lý Đức Tin lưu ý rằng ngôi đền này cũng đã trở thành một điểm đến phổ biến cho những người ngoài Kitô giáo đang tìm kiếm những ân sủng tâm linh.

“Nhiều hoa trái thiêng liêng được tạo ra tại Đền thờ này khiến chúng ta nhận ra hành động liên tục của Chúa Thánh Thần ở nơi này”, lá thư viết, đồng thời lưu ý rằng nhiều người hành hương không theo Kitô giáo đến đây đã nhận được những ân sủng đặc biệt và thậm chí cả những gì họ tin là phép lạ.

“Một số người trong số họ đã được chữa lành bệnh tật và nhiều người tìm thấy sự bình yên và hy vọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động trong họ, đáp lại bằng sự chuyển cầu của Đức Maria”. Lá thư cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện liên tôn tại đền thờ “không nên được coi là một hình thức hỗn hợp hoặc pha trộn các tôn giáo”.

“Thánh địa là nơi thể hiện sự gần gũi của Đức Maria, người chào đón mọi người và thể hiện tình yêu của Chúa đối với những ai suy ngẫm về điều đó. Những người không thể lãnh nhận các bí tích của Giáo Hội Công Giáo sẽ không bị từ chối sự an ủi của Mẹ Chúa Giêsu”


Source:Catholic Herald

5. Đức Thánh Cha Phanxicô gọi người Trung Quốc là “dân tộc vĩ đại” và đáp lại những lời chỉ trích về triều đại giáo hoàng của ngài

Trong một cuộc phỏng vấn mới với tỉnh dòng Tên Trung Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn đến thăm đất nước này và nói về sự ngưỡng mộ của ngài đối với đức tin của Giáo hội và văn hóa Trung Quốc, cũng như các khía cạnh khác nhau của triều đại giáo hoàng của ngài, bao gồm cả những lời chỉ trích và phản đối.

Khi được hỏi về khả năng đến thăm Trung Quốc, Đức Thánh Cha nói: “Vâng, tôi thực sự muốn”.

Nếu đến thăm, Đức Phanxicô cho biết ngài sẽ viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn và gặp gỡ các giám mục và dân Chúa, “những người trung thành, họ trung thành. Đó là một dân tộc trung thành đã trải qua rất nhiều điều và vẫn trung thành.”

Khi được hỏi liệu ngài có thông điệp đặc biệt nào gửi đến giới trẻ Công Giáo Trung Quốc hay không, Đức Thánh Cha nói: “Luôn luôn là một thông điệp hy vọng”.

“Có vẻ như trùng lặp khi gửi thông điệp hy vọng đến một dân tộc là bậc thầy về sự chờ đợi. Người Hoa là bậc thầy của sự kiên nhẫn, bậc thầy của sự chờ đợi, người Hoa có 'vi rút hy vọng'. Đó là một điều rất đẹp,” anh nói.

Lưu ý rằng ngài từng làm việc với một nhóm người nhập cư Trung Quốc khi còn là tổng giám mục của Buenos Aires, Đức Thánh Cha nói với người phỏng vấn rằng người Trung Quốc “là hậu duệ của một dân tộc vĩ đại, một dân tộc vĩ đại”.

“Từ món mì Marco Polo cho đến ngày hôm nay, anh chị em là một dân tộc vĩ đại. Đừng lãng phí di sản này, hãy kiên nhẫn truyền lại di sản này của những con người vĩ đại mà anh chị em có,” ngài nói và cho biết rằng ngài có một bức tượng Đức Mẹ Xà Sơn, Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, trong căn nhà riêng của ngài.

Cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô diễn ra vào ngày 24 tháng 5, ngày lễ Đức Mẹ Xà Sơn, và được thực hiện bởi văn phòng truyền thông của tỉnh Dòng Tên ở Trung Quốc. Nó được đăng vào ngày 8 tháng 8 trên kênh YouTube của tỉnh.

Trong cùng một cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về thói quen hàng ngày của ngài, những thách thức và khủng hoảng mà ngài phải đối mặt cũng như cách ngài giải quyết những lời chỉ trích và chống đối, ngay cả từ trong Giáo Hội.

Nói về những lời chỉ trích mà ngài phải đối mặt, Đức Phanxicô nói rằng đôi khi điều đó gây tổn thương, nhưng ngài tin rằng “những lời chỉ trích luôn hữu ích. Ngay cả khi chúng không mang tính xây dựng, chúng vẫn luôn hữu ích vì chúng khiến người ta phải suy ngẫm về hành động của mình.”

“Việc tư vấn giúp ích cho tôi rất nhiều, tư vấn và lắng nghe,” ngài nói, đồng thời thường nói khi có sự phản kháng, “bạn phải chờ đợi, chịu đựng và thường sửa chữa bản thân, bởi vì đằng sau một số sự phản kháng có thể có những lời phê bình mang tính xây dựng tốt”.

Đức Phanxicô than thở rằng không phải tất cả những lời chỉ trích mà ngài phải đối mặt đều chống lại cá nhân ngài, nhưng cũng “chống lại giáo hội”, chẳng hạn, chỉ ra một nhóm nhỏ tín hữu chỉ công nhận thẩm quyền của giáo hoàng cho đến Giáo hoàng Pius XII.

Ngài nhớ lại cách một tạp chí tiếng Tây Ban Nha gần đây đã đưa ra danh sách khoảng 22 nhóm hiện tin rằng chức giáo hoàng đang trống, nhưng cho biết những nhóm này rất nhỏ, và bày tỏ niềm tin của ngài rằng “theo thời gian họ sẽ hội nhập vào giáo hội)”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về tầm quan trọng của sự hợp tác và tập thể để hoàn thành lịch trình bận rộn của mình, đồng thời cho biết rằng ngài phụ thuộc rất nhiều vào các vị đứng đầu các bộ của Vatican và các đại diện rất nhiều nhiệm vụ, “bởi vì nếu một người cố gắng làm mọi việc một mình thì mọi việc sẽ không như ý muốn. Phải biết cách ủy thác.”

Ngài nói: “Hợp tác, lắng nghe, tư vấn” đều cần thiết để hoàn thành công việc.

Đức Phanxicô cho biết ngài đã nhận được nhiều giây phút an ủi trong suốt triều đại giáo hoàng của mình và rằng “Chúa thể hiện sự hiện diện của Ngài qua sự an ủi”.

Tuy nhiên, ngài cũng cho biết đã có một số thách thức đáng kể, bao gồm đại dịch COVID-19 và sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh tiếp tục hoành hành, trong đó có các cuộc chiến ở Ukraine, Gaza và Miến Điện.

“Tôi luôn cố gắng giải quyết chúng thông qua đối thoại và khi điều này không hiệu quả thì hãy kiên nhẫn. Và luôn luôn có khiếu hài hước,” ngài nói, đồng thời cho biết rằng trong hơn 40 năm qua, ngài đã đọc hàng ngày lời cầu nguyện của Thánh Thomas More, “Lạy Chúa, xin ban cho con một khiếu hài hước.”

Khi được hỏi ngài giải quyết những khoảnh khắc khủng hoảng như thế nào, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “các cuộc khủng hoảng phải được vượt qua bằng hai điều: Thứ nhất, bạn thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng bằng cách vượt lên trên, giống như từ một mê cung. Theo một cách nào đó, khủng hoảng giống như một mê cung, bạn bước đi và dường như không bao giờ thoát ra được. Bạn thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách vượt lên trên.”

“Thứ hai, bạn không bao giờ ra ngoài một mình. Bạn thoát ra nhờ sự giúp đỡ hoặc thông qua sự đồng hành. Để bản thân được giúp đỡ là điều rất quan trọng phải không?” ngài ta nói.

Ngài cũng đưa ra lời khuyên cho những người đang cân nhắc việc gia nhập Dòng Tên, nói với bất kỳ ai đang cân nhắc lựa chọn “bước vào nhận thức” và tìm ai đó đồng hành cùng họ trên đường đi.

Ngài nói, dòng Tên không bao giờ được đánh mất “tinh thần truyền giáo. Đó là một dòng truyền giáo…Những khó khăn và kháng cự mà Thánh Ignatius gặp phải lúc đầu là những xung đột với những người hướng nội và đánh mất tinh thần truyền giáo. Thật thú vị.”

Đề cập đến các bài linh thao của Thánh Ignatius Loyola, người sáng lập Dòng Tên, Đức Thánh Cha nói rằng ngài phụ thuộc vào chúng hàng ngày, và đối với ngài, khía cạnh quan trọng nhất của các bài linh thao là “tìm kiếm sự đồng hành trong việc lắng nghe trước khi quyết định”.. Để có người đi cùng để tôi không phạm sai lầm. Sự phân định là quan trọng.”

Khi được hỏi ngài hình dung Giáo Hội Công Giáo như thế nào trong 50 năm tới, Đức Thánh Cha nói ước mơ của ngài là một giáo hội thoát khỏi “bệnh dịch giáo sĩ trị và bệnh dịch trần tục tâm linh”, hai điều mà ngài thường xuyên lên án là có hại cho đời sống của giáo hội.

Đức Phanxicô cũng cho biết lời khuyên tốt nhất ngài có thể đưa ra cho người kế vị là hãy cầu nguyện, “bởi vì Chúa nói trong lời cầu nguyện”.

Ngài kết thúc cuộc phỏng vấn bằng việc ban phép lành đặc biệt cho người dân Trung Quốc, xin Đức Mẹ Xà Sơn cầu bầu cho họ.


Source:Catholic Herald

6. Brazil và Nicaragua cắt đứt quan hệ vì vụ đàn áp giáo sĩ của Ortega

Tổng thống Ncaraguan Daniel Ortega và người đồng cấp Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước bằng việc trục xuất các đại sứ của họ tại Managua và Brasilia, được thực hiện hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám.

Các đồng minh lâu năm tham gia vào các tổ chức cánh tả quốc tế như Diễn đàn São Paulo – quy tụ các đảng xã hội và tiến bộ Mỹ Latinh – Ortega và Lula đã đóng băng quan hệ giữa các quốc gia của họ trong vài tháng qua, sau khi nhà lãnh đạo Nicaragua từ chối nói chuyện với tổng thống Brazil về cuộc đàn áp các linh mục ở quốc gia Trung Mỹ này.

Theo một câu chuyện được tờ báo Brazil O Globo đăng vào tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô và các quan chức cao cấp khác của Giáo hội như Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, đã yêu cầu Lula hòa giải cuộc khủng hoảng với Ortega. Chủ đề này đã được thảo luận trong chuyến thăm Rôma của Lula vào tháng 6 năm 2023 và trong những dịp khác thông qua các cuộc điện thoại và thư từ.

Điều này trở nên có ý nghĩa đặc biệt sau khi Đức Giám Mục Rolando Alvarez của Matagalpa bị giam giữ vào tháng 8 năm 2022. Ngài bị giam giữ mà không bị buộc tội trong hơn 100 ngày, cho đến khi chính thức bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền và ở trong tù cho đến Tháng Giêng năm 2024, khi ngài và những thành viên giáo sĩ khác đã được trả tự do và gửi đến Vatican.

Đức Cha Alvarez, giống như các linh mục và giám mục khác, đã công khai chỉ trích những hành động sai trái của chính phủ. Ngài lên án chế độ của Ortega vì đã đàn áp tàn bạo trong làn sóng biểu tình năm 2018, khi hàng ngàn người Nicaragua - nhiều người trong số họ còn trẻ - xuống đường và tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống lại chính quyền Sandinista.

Trong thời gian Đức Cha Alvarez ở tù, Lula đã cố gắng thảo luận vấn đề này với Ortega, dường như là trong chuyến thăm của Đức Hồng Y Parolin tới Brazil. Nhưng nhà lãnh đạo Nicaragua không trả lời điện thoại. Nhà lãnh đạo Brazil sau đó đã ra lệnh cho đại sứ ở Managua tránh tham gia một số sự kiện công cộng, bao gồm cả các lễ mừng Cách mạng Sandinista ngày 18 tháng 7. Ortega được cho là đã tức giận với thái độ của nhà ngoại giao Brazil và sau đó quyết định trục xuất ông ta.

“Sự thật cụ thể là Daniel Ortega đã không trả lời điện thoại và không muốn nói chuyện với tôi. Vì vậy, tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với hắn ta nữa, không bao giờ”, Lula nói với các phóng viên trong cuộc họp báo vào tháng Bảy.

Quyết định của chính quyền Nicaragua được đưa ra ánh sáng vào ngày 7 tháng 8, nhưng chính phủ Brazil đã được cảnh báo về việc trục xuất đại sứ hai tuần trước. Brasilia đã nói rõ với Nicaragua rằng biện pháp đó sẽ có hậu quả.

Ngày 8 Tháng Tám, chính phủ Brazil thông báo đại sứ Nicaragua cũng sẽ bị trục xuất khỏi nước này.

Theo Enrique Saenz, một nhà kinh tế và nhà phân tích chính trị người Nicaragua sống lưu vong ở Costa Rica, khi Ortega trở lại nắm quyền vào năm 2007, ông đã thiết lập quan hệ mới với một số tổ chức, bao gồm cả Giáo hội, và dường như ông đã tránh xa quan điểm cấp tiến hơn của mình về những năm sau Cách mạng Sandinista vào những năm 1980.

Saenz nói với Crux: “Ông ấy đã mời Đức Hồng Y Miguel Obando y Bravo, người mà ông ấy có quan hệ không tốt từ nhiều thập niên trước, đến dự lễ cưới của ông ấy với Rosario Murillo vào năm 2005”.

Bất chấp những thay đổi bề ngoài, mối quan hệ giữa chính phủ của ông và Giáo hội ngày càng xấu đi theo năm tháng. Saenz cho biết, vào năm 2018, khi nhiều người trong Giáo hội tham gia các cuộc biểu tình chống Sandinista hoặc chỉ trích sự đàn áp của Nhà nước, Ortega lại bắt đầu nhắm vào giới giáo sĩ một lần nữa.

Ông nói thêm: “Ông ấy không bao giờ tha thứ cho các giám mục và linh mục đã chỉ trích ông ấy vào năm 2018. Kể từ đó, ông ấy đã tìm cách trả thù toàn bộ Giáo Hội Công Giáo”.

Chỉ tính đến năm 2023, 151 linh mục và 76 nữ tu đã bị trục xuất khỏi đất nước – và con số này vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo Saenz, nhiều hành động của Ortega vào thời điểm này không chỉ liên quan đến chiến lược chính trị hay nỗi ám ảnh về quyền lực mà còn liên quan đến những đặc điểm bệnh lý.

“Trong trường hợp của nhiều linh mục, rõ ràng có yếu tố tàn bạo trong cách ông ta tìm cách trừng phạt họ. Đó là trường hợp của Đức Giám Mục Alvarez, người đã từ chối lên máy bay để rời Nicaragua,” Saenz nói và nhấn mạnh rằng phản ứng của Ortega rất bùng nổ và người ta có thể thấy rằng một hình phạt khắc nghiệt sẽ xảy ra sau đó.

Theo ý kiến của ông, sự hoang tưởng của Ortega là nguyên nhân đằng sau việc cấm các sự kiện tôn giáo công cộng, như các đám rước, chẳng hạn.

Saenz cho biết một lý do khác khiến Ortega đoạn tuyệt với Lula là lập trường của Brazil về cuộc bầu cử ngày 28 tháng 7 ở Venezuela. Trong khi Lula không gia nhập nhóm các tổng thống Mỹ Latinh đang trực tiếp thách thức chiến thắng của nhà lãnh đạo Nicolas Maduro, ông đã gây áp lực lên chính quyền Chavista để công bố danh sách bầu cử và đàm phán với phe đối lập.

“Ortega nghĩ rằng mọi chính phủ cánh tả nên luôn ủng hộ Maduro. Anh ta cũng muốn xuất hiện với tư cách là người đang bảo vệ Maduro”, Saenz nói.


Source:Crux