Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán: Nhà nước Trung quốc cần ngưng ngay chiến dịch triệt hạ thánh giá
Đặng Tự Do
03:50 14/08/2015
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán của Hương Cảng đã công bố một kháng thư khẩn cấp kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc ngăn chặn một chiến dịch phá hủy thánh giá đang diễn ra tại tỉnh Chiết Giang (Zhejiang - 浙江省).
Đầu năm ngoái, trong đại hội đảng tại tỉnh Chiết Giang, Hạ Bảo Long (Xia Baolong - 夏宝龙), bí thư tỉnh ủy, than phiền rằng “quá nhiều thánh giá” được dựng lên, đã làm “lộn xộn nền trời”. Kể từ đó, hơn 1,000 cây thánh đã bị triệt hạ.
Điều đáng lưu ý rằng hầu hết các thánh giá này đều đã được xây dựng tại những ngôi thánh đường của Giáo Hội được nhà nước công nhận với giấy phép thích hợp và được nhà nước phê duyệt. Vì thế, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nói rằng việc triệt hạ các thánh giá này là "hành vi trái pháp luật."
Ngài nói thêm rằng trong một số trường hợp giáo sĩ và giáo dân đã bị bắt giữ vì cố gắng bảo vệ các thánh giá của họ. Trong bản tin hôm 11 tháng 8, UCANews cho biết hai người đàn bà cao tuổi đã thiệt mạng hôm 8 tháng 8 khi bảo vệ thánh giá của nhà thờ họ. Nhà nước Trung Quốc giải thích rằng họ bị mưa lũ cuốn trôi.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán yêu cầu các nhà lãnh đạo chính quyền trung ương ở Bắc Kinh điều tra tình hình ở Chiết Giang và khôi phục lại sự cai trị đúng với pháp luật. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của ngài có lẽ sẽ không có chút tác động nào.
Hạ Bảo Long, sinh năm 1952, sau khi tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Chính Trị tại Bắc Kinh đã được bổ nhiệm phó chủ tịch tỉnh Chiết Giang vào tháng 11 năm 2003. Y theo đuổi một đường lối tận diệt tôn giáo quyết liệt để leo dần lên những nấc thang chính trị. Nhờ thế, y được bầu làm ủy viên dự khuyết trung ương đảng cộng sản Trung Quốc khóa 15, 16, 17 và nay là ủy viên chính thức khóa 18 sau khi được bầu làm tỉnh ủy Chiết Giang vào tháng Giêng 2012.
Đức Hồng Y cũng đã đưa ra lời kêu gọi người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện cho anh chị em mình ở Chiết Giang.
Đầu năm ngoái, trong đại hội đảng tại tỉnh Chiết Giang, Hạ Bảo Long (Xia Baolong - 夏宝龙), bí thư tỉnh ủy, than phiền rằng “quá nhiều thánh giá” được dựng lên, đã làm “lộn xộn nền trời”. Kể từ đó, hơn 1,000 cây thánh đã bị triệt hạ.
Điều đáng lưu ý rằng hầu hết các thánh giá này đều đã được xây dựng tại những ngôi thánh đường của Giáo Hội được nhà nước công nhận với giấy phép thích hợp và được nhà nước phê duyệt. Vì thế, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nói rằng việc triệt hạ các thánh giá này là "hành vi trái pháp luật."
Ngài nói thêm rằng trong một số trường hợp giáo sĩ và giáo dân đã bị bắt giữ vì cố gắng bảo vệ các thánh giá của họ. Trong bản tin hôm 11 tháng 8, UCANews cho biết hai người đàn bà cao tuổi đã thiệt mạng hôm 8 tháng 8 khi bảo vệ thánh giá của nhà thờ họ. Nhà nước Trung Quốc giải thích rằng họ bị mưa lũ cuốn trôi.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán yêu cầu các nhà lãnh đạo chính quyền trung ương ở Bắc Kinh điều tra tình hình ở Chiết Giang và khôi phục lại sự cai trị đúng với pháp luật. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của ngài có lẽ sẽ không có chút tác động nào.
Hạ Bảo Long, sinh năm 1952, sau khi tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Chính Trị tại Bắc Kinh đã được bổ nhiệm phó chủ tịch tỉnh Chiết Giang vào tháng 11 năm 2003. Y theo đuổi một đường lối tận diệt tôn giáo quyết liệt để leo dần lên những nấc thang chính trị. Nhờ thế, y được bầu làm ủy viên dự khuyết trung ương đảng cộng sản Trung Quốc khóa 15, 16, 17 và nay là ủy viên chính thức khóa 18 sau khi được bầu làm tỉnh ủy Chiết Giang vào tháng Giêng 2012.
Đức Hồng Y cũng đã đưa ra lời kêu gọi người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện cho anh chị em mình ở Chiết Giang.
Nhân ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Vũ Van An
21:51 14/08/2015
Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không hẳn là điều đáng lưu tâm trong tâm thức nhiều người Công Giáo, trong đó có Elizabeth Scalia (xem Mary was a true tabernacle within which the Divinity did continually reside, The Catholic Answer, 1/7/2015).
Cô biết Elijah và Enoch từng được triệu về trời, thì việc Đức Maria có được triệu về trời hay không, đâu có gì quan trọng, đáng phải suy nghĩ?
Bài sinh lý học
Đến ngày cô tham dự một lớp giải phẫu học và sinh lý học, thì quan điểm trên đã thay đổi hẳn. Cô được biết chúng ta đã được dựng nên một cách “kỳ diệu và đáng sợ” biết chừng nào, với những tế bào máu được tạo nên rồi biến đi, xương và các mô được ôxi hóa và được máu và hơi thở rửa sạch ra sao, tuy nhiên không điều gì khiến cô lưu ý bằng lúc học về diễn trình microchimerism. Vừa nghe vị giáo sư trình bầy diễn trình này, Scalia liền kêu lên: “Vậy thì diễn trình này giải thích được việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời rồi!”.
Nói một cách đơn giản, microchimerism là diễn trình nhờ đó một số lượng nhỏ tế bào, phát sinh từ một cơ thể khác, có thể sống trong một cơ thể chủ (host body) mà vẫn khác biệt với cơ thể này. Nơi người, trong diễn trình microchimerism giữa bào thai và người mẹ (fetomaternal), mọi đứa trẻ đều để lại nơi người mẹ một phần cực nhỏ của nó. Nghĩa là mọi vụ mang thai, dù có kéo dài tới lúc sinh nở hay không, đều để lại một lượng nhỏ tế bào nơi cơ thể người mẹ, và các tế bào này tiếp tục ở lại trong bà mãi mãi.
Sự hiểu biết trên bỗng cho cô hiểu lý lẽ tại sao của một tín điều mà trước đây cô coi không hơn không kém một hình thức đạo đức đầy cảm tính, không cần tìm hiểu suy nghĩ. Bỗng chốc cô thấy mọi lý lẽ đều được giải thích: một lượng nhỏ tế bào của Chúa Giêsu Kitô ở lại mãi trong Đức Mẹ, suốt cuộc đời ngài. Trong khi người Công Giáo chúng ta chỉ cảm nghiệm thể xác Chúa Kitô một cách giới hạn khi lãnh nhận Thánh Thể, thì Đức Maria quả là nhà tạm chân thực trong đó Thần Tính luôn luôn cư ngụ.
Trong Sách Thánh Vịnh, ta đọc thấy Đấng Thánh sẽ không hư nát (xem Tv 16:10). Thân xác thần thánh của Chúa Kitô sẽ không hư nát. Từ đó, ta kết luận: thân xác của Mẹ Người, vì chứa đựng vết tích tí hon Thần Tính (mà phần tí hon của Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa trọn vẹn) nên sẽ không thể nào hư nát được. Khoa học quả đã biến thần học thành dễ hiểu vì bỗng nhiên, ta chẳng còn cần phải phỏng đoán nữa: Lúc Thiếp Ngủ (nói theo kiểu Chính Thống Giáo Đông Phương), thân xác Đức Mẹ, vì chứa Chúa Kitô trong đó, không thể ở lại trần thế được; dĩ nhiên, nó phải kết hợp với Chúa Kitô trên thiên đàng.
Người Lutheran: bỏ qua Thánh Mẫu là điều thiển cận
Graham Glover, một mục sư của Giáo Hội Lutheran, nhân ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, đã có một suy nghĩ khác.
Ông bảo: tuần này lịch phụng vụ của Kitô hữu khắp thế giới dành một ngày đặc biệt kính Nữ Trinh Diễm Phúc Maria, Mẹ Thiên Chúa. Người Công Giáo Rôma cử hành Lễ Mông Triệu, người Chính Thống Giáo cử hành Lễ Đức Bà Ngủ, trong khi người Lutheran cử hành Lễ Thánh Maria Mẹ Chúa Ta và người Anh Giáo cử hành Lễ Thánh Maria Đồng Trinh.
Ngày này chắc chắn thích hợp, chính đáng và sinh ích. Sau các ngày lễ và hội hè mừng Chúa chúng ta, nó là một trong các ngày lễ quan trọng nhất trong năm của Kitô hữu. Những người theo chân Chúa Giêsu chúng ta thật khôn ngoan khi dành riêng ngày này, vì Mẹ Chúa Ta quả là diễm phúc và như Luther từng ghi nhận, ngài là “người đàn bà cao trọng nhất và là viên ngọc cao quí nhất trong Kitô Giáo sau Chúa Kitô”. Ta không thể nào vinh danh ngài cho đủ.
Buồn thay, hàng triệu Kitô hữu vẫn để ngày 15 tháng Tám trôi qua mà đến một cái cúi đầu cũng không có đối với ngài. Ngày này vẫn tiếp tục bị coi là vô nghĩa đối với biết bao con người đang thờ phượng Chúa Giêsu. Và việc này không những chỉ đáng buồn mà còn đáng xấu hổ nữa. Quả là một chứng từ bệnh hoạn cho những ai cho rằng họ yêu mến Chúa Giêsu mà lại dành rất ít tình yêu, thậm chí không chút nào, cho bình đựng từng đưa Người vào thế gian này. Đây quả là một dửng dưng đáng trách khi làm ngơ chứng từ rõ rệt của Sách Thánh, và là một lạc giáo từng bị bác bỏ tại Công Đồng Êphêsô năm 421. Bất cứ ai quen thuộc với thực hành của Giáo Hội Sơ Khai đều không nên ngạc nhiên trước việc sùng kính của Kitô hữu đối với Đức Maria, vì Giáo Hội khắp thế giới đã lập ra truyền thống phổ quát sùng kính ngài cả nhiều thế kỷ trước đó.
Đâu có sao? một số Kitô hữu nói thế. Nếu Đức Maria bị lãng quên, thì cũng đâu có sao! Ngài đâu phải Cứu Chúa của ta. Tôn vinh Chúa Kitô là làm đủ những gì Thiên Chúa yêu cầu ta rồi. Chỉ cần chạy lại với Con của ngài và với người này mà thôi, ta đã có đủ những gì cần có để bảo đảm được tha tội và thừa hưởng cuộc sống đời đời.
Nói như thế đúng một phần, nhưng thiển cận. Ta không thể hiểu cuộc đời Chúa Kitô nếu không mặc nhiên thừa nhận vai trò cực kỳ quan trọng của Mẹ Người trong cuộc đời ấy. Dù không phải là Cứu Chúa của ta, ngài là phương thế của lịch sử cứu rỗi. Tiếng “Xin Vâng” của ngài ngỏ với Tổng Lãnh Thiên Thần chính là tiếng “Xin Vâng” đã đem Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta tới cho chúng ta, những kẻ tội lỗi.
Cô biết Elijah và Enoch từng được triệu về trời, thì việc Đức Maria có được triệu về trời hay không, đâu có gì quan trọng, đáng phải suy nghĩ?
Bài sinh lý học
Đến ngày cô tham dự một lớp giải phẫu học và sinh lý học, thì quan điểm trên đã thay đổi hẳn. Cô được biết chúng ta đã được dựng nên một cách “kỳ diệu và đáng sợ” biết chừng nào, với những tế bào máu được tạo nên rồi biến đi, xương và các mô được ôxi hóa và được máu và hơi thở rửa sạch ra sao, tuy nhiên không điều gì khiến cô lưu ý bằng lúc học về diễn trình microchimerism. Vừa nghe vị giáo sư trình bầy diễn trình này, Scalia liền kêu lên: “Vậy thì diễn trình này giải thích được việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời rồi!”.
Nói một cách đơn giản, microchimerism là diễn trình nhờ đó một số lượng nhỏ tế bào, phát sinh từ một cơ thể khác, có thể sống trong một cơ thể chủ (host body) mà vẫn khác biệt với cơ thể này. Nơi người, trong diễn trình microchimerism giữa bào thai và người mẹ (fetomaternal), mọi đứa trẻ đều để lại nơi người mẹ một phần cực nhỏ của nó. Nghĩa là mọi vụ mang thai, dù có kéo dài tới lúc sinh nở hay không, đều để lại một lượng nhỏ tế bào nơi cơ thể người mẹ, và các tế bào này tiếp tục ở lại trong bà mãi mãi.
Sự hiểu biết trên bỗng cho cô hiểu lý lẽ tại sao của một tín điều mà trước đây cô coi không hơn không kém một hình thức đạo đức đầy cảm tính, không cần tìm hiểu suy nghĩ. Bỗng chốc cô thấy mọi lý lẽ đều được giải thích: một lượng nhỏ tế bào của Chúa Giêsu Kitô ở lại mãi trong Đức Mẹ, suốt cuộc đời ngài. Trong khi người Công Giáo chúng ta chỉ cảm nghiệm thể xác Chúa Kitô một cách giới hạn khi lãnh nhận Thánh Thể, thì Đức Maria quả là nhà tạm chân thực trong đó Thần Tính luôn luôn cư ngụ.
Trong Sách Thánh Vịnh, ta đọc thấy Đấng Thánh sẽ không hư nát (xem Tv 16:10). Thân xác thần thánh của Chúa Kitô sẽ không hư nát. Từ đó, ta kết luận: thân xác của Mẹ Người, vì chứa đựng vết tích tí hon Thần Tính (mà phần tí hon của Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa trọn vẹn) nên sẽ không thể nào hư nát được. Khoa học quả đã biến thần học thành dễ hiểu vì bỗng nhiên, ta chẳng còn cần phải phỏng đoán nữa: Lúc Thiếp Ngủ (nói theo kiểu Chính Thống Giáo Đông Phương), thân xác Đức Mẹ, vì chứa Chúa Kitô trong đó, không thể ở lại trần thế được; dĩ nhiên, nó phải kết hợp với Chúa Kitô trên thiên đàng.
Người Lutheran: bỏ qua Thánh Mẫu là điều thiển cận
Graham Glover, một mục sư của Giáo Hội Lutheran, nhân ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, đã có một suy nghĩ khác.
Ông bảo: tuần này lịch phụng vụ của Kitô hữu khắp thế giới dành một ngày đặc biệt kính Nữ Trinh Diễm Phúc Maria, Mẹ Thiên Chúa. Người Công Giáo Rôma cử hành Lễ Mông Triệu, người Chính Thống Giáo cử hành Lễ Đức Bà Ngủ, trong khi người Lutheran cử hành Lễ Thánh Maria Mẹ Chúa Ta và người Anh Giáo cử hành Lễ Thánh Maria Đồng Trinh.
Ngày này chắc chắn thích hợp, chính đáng và sinh ích. Sau các ngày lễ và hội hè mừng Chúa chúng ta, nó là một trong các ngày lễ quan trọng nhất trong năm của Kitô hữu. Những người theo chân Chúa Giêsu chúng ta thật khôn ngoan khi dành riêng ngày này, vì Mẹ Chúa Ta quả là diễm phúc và như Luther từng ghi nhận, ngài là “người đàn bà cao trọng nhất và là viên ngọc cao quí nhất trong Kitô Giáo sau Chúa Kitô”. Ta không thể nào vinh danh ngài cho đủ.
Buồn thay, hàng triệu Kitô hữu vẫn để ngày 15 tháng Tám trôi qua mà đến một cái cúi đầu cũng không có đối với ngài. Ngày này vẫn tiếp tục bị coi là vô nghĩa đối với biết bao con người đang thờ phượng Chúa Giêsu. Và việc này không những chỉ đáng buồn mà còn đáng xấu hổ nữa. Quả là một chứng từ bệnh hoạn cho những ai cho rằng họ yêu mến Chúa Giêsu mà lại dành rất ít tình yêu, thậm chí không chút nào, cho bình đựng từng đưa Người vào thế gian này. Đây quả là một dửng dưng đáng trách khi làm ngơ chứng từ rõ rệt của Sách Thánh, và là một lạc giáo từng bị bác bỏ tại Công Đồng Êphêsô năm 421. Bất cứ ai quen thuộc với thực hành của Giáo Hội Sơ Khai đều không nên ngạc nhiên trước việc sùng kính của Kitô hữu đối với Đức Maria, vì Giáo Hội khắp thế giới đã lập ra truyền thống phổ quát sùng kính ngài cả nhiều thế kỷ trước đó.
Đâu có sao? một số Kitô hữu nói thế. Nếu Đức Maria bị lãng quên, thì cũng đâu có sao! Ngài đâu phải Cứu Chúa của ta. Tôn vinh Chúa Kitô là làm đủ những gì Thiên Chúa yêu cầu ta rồi. Chỉ cần chạy lại với Con của ngài và với người này mà thôi, ta đã có đủ những gì cần có để bảo đảm được tha tội và thừa hưởng cuộc sống đời đời.
Nói như thế đúng một phần, nhưng thiển cận. Ta không thể hiểu cuộc đời Chúa Kitô nếu không mặc nhiên thừa nhận vai trò cực kỳ quan trọng của Mẹ Người trong cuộc đời ấy. Dù không phải là Cứu Chúa của ta, ngài là phương thế của lịch sử cứu rỗi. Tiếng “Xin Vâng” của ngài ngỏ với Tổng Lãnh Thiên Thần chính là tiếng “Xin Vâng” đã đem Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta tới cho chúng ta, những kẻ tội lỗi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Lộc Lâm mừng kim khánh
Giuse Nguyễn Trường Kỳ
19:12 14/08/2015
GIÁO XỨ LỘC LÂM HÀNH HƯƠNG VỀ NHÀ THỜ GIÁO HẠT HỐ NAI nhân dịp Kỷ Niệm Mừng Kim Khánh Giáo Phận và Giáo Xứ 1965 - 2015
Ngay sau thánh lễ buổi chiều thứ Năm 13/8/2015, Cha xứ Giuse Phạm Văn Hoàng và Cha phó Gioan Bt Vũ Minh Tân cùng Ban Hành Giáo và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Lộc Lâm hành hương về nhà thờ Cha Quản hạt Giáo hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc chầu Thánh Thể để chuẩn bị tâm hồn nhân dịp mừng kính trọng thể lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, là Quan Thầy của giáo xứ.
Hình ảnh
Trong dịp mừng Lễ Quan Thầy năm nay, đặc biệt hơn nữa là năm Thánh Mừng Kim Khánh Giáo Phận và Kim Khánh Giáo Xứ Lộc Lâm, nên cộng đoàn giáo xứ rất sốt sắng tham dự các giờ phụng vụ Thánh Thể, nhất là khi có dịp thuận tiện để được lãnh ơn toàn xá khi hành hương về nhà thờ giáo hạt trong Năm Thánh.
Theo con đường làng tiến về Nhà thờ Cha Quản Hạt là Giáo xứ Bắc Hải chỉ mất khoảng 15 phút đi bộ, vì hai giáo xứ nằm giáp ranh nhau nên giáo dân rất phấn khởi, dẫn đầu đoàn hành hương là đội trống của giáo xứ và tiếp đến là cộng đoàn.
Giờ chầu Thánh Thể hôm nay cũng là dịp để cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Lộc Lâm nhìn lại chặng đường lịch sử 50 năm qua với biết bao thăng trầm, từ ngày Cha Đaminh Phạm Sĩ Khiêm, Chánh xứ tiên khởi đưa giáo dân từ Đồng Hiệp, Định Quán về lập xứ tại Hố Nai, rồi xây cất Nhà thờ, lập Trường học, trạm xá và sau khi Cha qua đời đã để lại cho con dân xứ Lộc Lâm một kho tàng đức tin mạnh mẽ là nền tảng vững chắc cho thế hệ đời sau.
Công ơn của Ngài thật cao vời biết mấy, và nhờ lời chuyển cầu của Ngài, chỉ sau mấy tháng, Giáo xứ lại có được một vị chủ chăn mới rất trẻ trung và nhiệt huyết. Lm Giuse Phạm Văn Hoàng được Đức Cha bổ nhiệm làm chánh xứ vào năm 1989 và với sự năng động ấy, Ngài đã đổi mới sinh hoạt đạo đức cũng như cuộc sống cho con dân xứ Lộc Lâm, từ các cơ sở hạ tầng dần được thay thế, với ngôi Thánh Đường khang trang, đường xá ngay ngắn được trải nhựa và bê tông hóa toàn diện, đời sống giáo dân ngày càng sung túc hơn, những ngôi nhà lầu mới cứ liên tiếp mọc lên và trở nên một Lộc Lâm mới như ngày hôm nay.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng Giáo xứ, lời chuyển cầu của Thánh Đaminh Bùi Văn Úy mà con dân giáo xứ Lộc Lâm hưởng được nhiều hồng phúc từ nơi Thiên Chúa.
Xin cho mỗi người con dân xứ Lộc Lâm hằng ngày biết trông lên Mẹ để được Mẹ che chở và sau này cũng được Mẹ đưa về trời. Lạy Mẹ Maria Nữ Vương Hồn Xác Lên Trời, xin phù hộ cho chúng con và cả thế giới.
Ngay sau thánh lễ buổi chiều thứ Năm 13/8/2015, Cha xứ Giuse Phạm Văn Hoàng và Cha phó Gioan Bt Vũ Minh Tân cùng Ban Hành Giáo và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Lộc Lâm hành hương về nhà thờ Cha Quản hạt Giáo hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc chầu Thánh Thể để chuẩn bị tâm hồn nhân dịp mừng kính trọng thể lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, là Quan Thầy của giáo xứ.
Hình ảnh
Trong dịp mừng Lễ Quan Thầy năm nay, đặc biệt hơn nữa là năm Thánh Mừng Kim Khánh Giáo Phận và Kim Khánh Giáo Xứ Lộc Lâm, nên cộng đoàn giáo xứ rất sốt sắng tham dự các giờ phụng vụ Thánh Thể, nhất là khi có dịp thuận tiện để được lãnh ơn toàn xá khi hành hương về nhà thờ giáo hạt trong Năm Thánh.
Theo con đường làng tiến về Nhà thờ Cha Quản Hạt là Giáo xứ Bắc Hải chỉ mất khoảng 15 phút đi bộ, vì hai giáo xứ nằm giáp ranh nhau nên giáo dân rất phấn khởi, dẫn đầu đoàn hành hương là đội trống của giáo xứ và tiếp đến là cộng đoàn.
Giờ chầu Thánh Thể hôm nay cũng là dịp để cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Lộc Lâm nhìn lại chặng đường lịch sử 50 năm qua với biết bao thăng trầm, từ ngày Cha Đaminh Phạm Sĩ Khiêm, Chánh xứ tiên khởi đưa giáo dân từ Đồng Hiệp, Định Quán về lập xứ tại Hố Nai, rồi xây cất Nhà thờ, lập Trường học, trạm xá và sau khi Cha qua đời đã để lại cho con dân xứ Lộc Lâm một kho tàng đức tin mạnh mẽ là nền tảng vững chắc cho thế hệ đời sau.
Công ơn của Ngài thật cao vời biết mấy, và nhờ lời chuyển cầu của Ngài, chỉ sau mấy tháng, Giáo xứ lại có được một vị chủ chăn mới rất trẻ trung và nhiệt huyết. Lm Giuse Phạm Văn Hoàng được Đức Cha bổ nhiệm làm chánh xứ vào năm 1989 và với sự năng động ấy, Ngài đã đổi mới sinh hoạt đạo đức cũng như cuộc sống cho con dân xứ Lộc Lâm, từ các cơ sở hạ tầng dần được thay thế, với ngôi Thánh Đường khang trang, đường xá ngay ngắn được trải nhựa và bê tông hóa toàn diện, đời sống giáo dân ngày càng sung túc hơn, những ngôi nhà lầu mới cứ liên tiếp mọc lên và trở nên một Lộc Lâm mới như ngày hôm nay.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng Giáo xứ, lời chuyển cầu của Thánh Đaminh Bùi Văn Úy mà con dân giáo xứ Lộc Lâm hưởng được nhiều hồng phúc từ nơi Thiên Chúa.
Xin cho mỗi người con dân xứ Lộc Lâm hằng ngày biết trông lên Mẹ để được Mẹ che chở và sau này cũng được Mẹ đưa về trời. Lạy Mẹ Maria Nữ Vương Hồn Xác Lên Trời, xin phù hộ cho chúng con và cả thế giới.
Giáo xứ Tân Mỹ, giáo phận Thái Bình, mừng kỷ niệm 200 đón nhận đức tin
Thiên Hương
09:01 14/08/2015
Giáo xứ Tân Mỹ mừng kỷ niệm 200 đón nhận đức tin
Sáng thứ Bảy (08.8.2015) vừa qua, cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Tân Mỹ hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận – về dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp Giáo xứ mừng kỷ niệm 200 năm đón nhận đức tin (1815-2015).
Xem Hình
Giáo xứ Tân Mỹ tọa lại tại thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 40 km về hướng Bắc; phía Bắc giáp sông Luộc, phía Nam giáp xứ Quỳnh Lang; phía Tây Nam giáp xứ Mỹ Đình.
Năm 1815, những tín hữu từ tỉnh Hà Nam đến bãi sậy ven bờ sông Luộc, thuộc vùng Tân Mỹ định cư hành nghề chài lưới. Song song với việc kiếm sống, các tín hữu không quên cầu nguyện và loan báo Tin Mừng. Nhờ đó, hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Tân Mỹ ngày càng được phát triển và trổ sinh hoa trái.
Năm 1921, Giáo họ Tân Mỹ chính thức được thành lập, trực thuộc Giáo xứ Quỳnh Lang và nhận thánh Phêrô làm Quan thầy.
Ngày 02.12.2006, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang - Giám mục Giáo phận Thái Bình - ban Sắc nâng Giáo họ Tân Mỹ lên hàng giáo xứ. Hiện nay Giáo xứ Tân Mỹ gồm có 4 giáo họ: Đồng Trực, Việt Yên, Canh Nông và Nhâm Lang.
Dịp kỉ niệm 200 năm đón nhận đức tin, Giáo xứ Tân Mỹ ngập tràn trong niềm hân hoan vui mừng. Trên con đường đê sông Luộc nhìn xuống, cả Giáo xứ rực lên với sắc vàng của cờ Hội Thánh. Nổi bật giữa xóm đạo là ngôi thánh đường nguy nga với hai tháp chuông cao vút biểu trưng cho Đức Tin mạnh mẽ của người tín hữu nơi đây. Niềm vui như được nhân đôi khi, Đức Cha Phêrô, vị Cha chung của Giáo phận về chung chia niềm vui với Giáo xứ trong ngày trọng đại này.
Đúng 9g00, Đức Cha, quý cha và các hội đoàn từ nhà xứ tiến vào thánh đường. Cả đoàn rước tiến bước trong bầu khí âm vang, rộn ràng của tiếng trống và tiếng kèn.
Trong lời mở đầu thánh lễ, Đức Cha thay mặt cho toàn thể Giáo phận, có đôi lời chúc mừng đến cộng đoàn Giáo xứ Tân Mỹ; ngài nói với cộng đoàn Giáo xứ: “Kính thưa cộng đoàn anh chị em Giáo xứ Tân Mỹ rất thân mến! Đức tin đã được gieo vào lòng đất Tân Mỹ 200 năm. Đây là biến cố vô cùng trọng đại, là Đại hồng ân mà Chúa đã thương ban cho cộng đoàn, được biết Đấng Tạo Hóa và Con của Ngài cách đây 200 năm. Hôm nay, chúng ta hợp với Tổ tiên – ông bà, để cảm tạ Chúa, xin Chúa tuôn đổ muôn phúc lành cho tất cả cộng đoàn tín hữu cũng như các anh chị em tôn giáo bạn nơi đây.
Kỷ niệm biến cố trọng đại này, chúng ta cũng nhìn về tương lai để hứa với Chúa và với các bậc Tổ tiên, chúng ta có trách nhiệm chăm lo, đào tạo và xây dựng cho các thế hệ con em chúng ta được lớn mạnh trong niềm tin mà cha ông đã để lại, chúng là niềm hy vọng của Giáo Hội, Giáo phận và Giáo xứ chúng ta”.
Trong phân chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha đã quảng diễn ý nghĩa niềm tin của các tôn giáo nói chung, và đặc biệt ngài nhấn mạnh đến ý nghĩa và mục đích của những người tin vào Đức Giêsu Kitô – Đấng Cứu Độ nhân loại. Qua đó, Đức Cha giúp cộng đoàn suy nghĩ và có cái hiểu đúng đắn để lựa chọn cho mình một niềm tin chân chính, ngõ hầu đón nhận được ơn cứu độ.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ đại diện cho cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, ông bày tỏ tâm tình biết ơn Đức Cha và quý cha, cám ơn quý khách và cộng đoàn hiện diện.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha, quý cha quý khách cùng toàn thể cộng đoàn Giáo xứ Tân Mỹ cùng chung vui trong bữa cơm thân mật kỉ niệm ngày trọng đại của Giáo xứ. Nhân dịp về với Giáo xứ, Đức Cha cũng mang theo những phần quà bánh kẹo để trao ban cho tất cả các em thiếu nhi.
Được biết, tối hôm trước (07.8.2015), Giáo xứ có tổ chức đêm hoan ca tạ ơn tại quảng trường nhà thờ, dài hơn 2 giờ đồng hồ. Và chiều nay (08.8.2015) Giáo xứ khai mạc tuần chầu lượt thay mặt Giáo phận qua thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa vào hồi 17g00.
Thiên Hương
Sáng thứ Bảy (08.8.2015) vừa qua, cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Tân Mỹ hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận – về dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp Giáo xứ mừng kỷ niệm 200 năm đón nhận đức tin (1815-2015).
Xem Hình
Giáo xứ Tân Mỹ tọa lại tại thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 40 km về hướng Bắc; phía Bắc giáp sông Luộc, phía Nam giáp xứ Quỳnh Lang; phía Tây Nam giáp xứ Mỹ Đình.
Năm 1815, những tín hữu từ tỉnh Hà Nam đến bãi sậy ven bờ sông Luộc, thuộc vùng Tân Mỹ định cư hành nghề chài lưới. Song song với việc kiếm sống, các tín hữu không quên cầu nguyện và loan báo Tin Mừng. Nhờ đó, hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Tân Mỹ ngày càng được phát triển và trổ sinh hoa trái.
Năm 1921, Giáo họ Tân Mỹ chính thức được thành lập, trực thuộc Giáo xứ Quỳnh Lang và nhận thánh Phêrô làm Quan thầy.
Ngày 02.12.2006, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang - Giám mục Giáo phận Thái Bình - ban Sắc nâng Giáo họ Tân Mỹ lên hàng giáo xứ. Hiện nay Giáo xứ Tân Mỹ gồm có 4 giáo họ: Đồng Trực, Việt Yên, Canh Nông và Nhâm Lang.
Dịp kỉ niệm 200 năm đón nhận đức tin, Giáo xứ Tân Mỹ ngập tràn trong niềm hân hoan vui mừng. Trên con đường đê sông Luộc nhìn xuống, cả Giáo xứ rực lên với sắc vàng của cờ Hội Thánh. Nổi bật giữa xóm đạo là ngôi thánh đường nguy nga với hai tháp chuông cao vút biểu trưng cho Đức Tin mạnh mẽ của người tín hữu nơi đây. Niềm vui như được nhân đôi khi, Đức Cha Phêrô, vị Cha chung của Giáo phận về chung chia niềm vui với Giáo xứ trong ngày trọng đại này.
Đúng 9g00, Đức Cha, quý cha và các hội đoàn từ nhà xứ tiến vào thánh đường. Cả đoàn rước tiến bước trong bầu khí âm vang, rộn ràng của tiếng trống và tiếng kèn.
Trong lời mở đầu thánh lễ, Đức Cha thay mặt cho toàn thể Giáo phận, có đôi lời chúc mừng đến cộng đoàn Giáo xứ Tân Mỹ; ngài nói với cộng đoàn Giáo xứ: “Kính thưa cộng đoàn anh chị em Giáo xứ Tân Mỹ rất thân mến! Đức tin đã được gieo vào lòng đất Tân Mỹ 200 năm. Đây là biến cố vô cùng trọng đại, là Đại hồng ân mà Chúa đã thương ban cho cộng đoàn, được biết Đấng Tạo Hóa và Con của Ngài cách đây 200 năm. Hôm nay, chúng ta hợp với Tổ tiên – ông bà, để cảm tạ Chúa, xin Chúa tuôn đổ muôn phúc lành cho tất cả cộng đoàn tín hữu cũng như các anh chị em tôn giáo bạn nơi đây.
Kỷ niệm biến cố trọng đại này, chúng ta cũng nhìn về tương lai để hứa với Chúa và với các bậc Tổ tiên, chúng ta có trách nhiệm chăm lo, đào tạo và xây dựng cho các thế hệ con em chúng ta được lớn mạnh trong niềm tin mà cha ông đã để lại, chúng là niềm hy vọng của Giáo Hội, Giáo phận và Giáo xứ chúng ta”.
Trong phân chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha đã quảng diễn ý nghĩa niềm tin của các tôn giáo nói chung, và đặc biệt ngài nhấn mạnh đến ý nghĩa và mục đích của những người tin vào Đức Giêsu Kitô – Đấng Cứu Độ nhân loại. Qua đó, Đức Cha giúp cộng đoàn suy nghĩ và có cái hiểu đúng đắn để lựa chọn cho mình một niềm tin chân chính, ngõ hầu đón nhận được ơn cứu độ.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ đại diện cho cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, ông bày tỏ tâm tình biết ơn Đức Cha và quý cha, cám ơn quý khách và cộng đoàn hiện diện.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha, quý cha quý khách cùng toàn thể cộng đoàn Giáo xứ Tân Mỹ cùng chung vui trong bữa cơm thân mật kỉ niệm ngày trọng đại của Giáo xứ. Nhân dịp về với Giáo xứ, Đức Cha cũng mang theo những phần quà bánh kẹo để trao ban cho tất cả các em thiếu nhi.
Được biết, tối hôm trước (07.8.2015), Giáo xứ có tổ chức đêm hoan ca tạ ơn tại quảng trường nhà thờ, dài hơn 2 giờ đồng hồ. Và chiều nay (08.8.2015) Giáo xứ khai mạc tuần chầu lượt thay mặt Giáo phận qua thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa vào hồi 17g00.
Thiên Hương
Văn Hóa
So sánh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:12 14/08/2015
SO SÁNH
Người giầu có được cung phụng. Kẻ tài giỏi được quý mến. Người có chức quyền được kính trọng. Người thông minh được ưu đãi. Người đã có, lại có thêm. Người nghèo khó bị coi thường. Kẻ ít học bị khinh khi. Não trạng con người bị đóng khung. Ý thức hệ bị thiên kiến. Khuôn mẫu xã hội tạo phân biệt đẳng cấp đã gây nên sự tranh đấu không ngừng.
Một trong những điều gây nhức nhối và phiền hà trong đời sống chính là sự so sánh đua đòi. So sánh để học hỏi và thi đua là điều tích cực, nhưng so sánh để chỉ trích chê bai lại là một điều hết sức tiêu cực. Đôi khi điều tiêu cực này sẽ gây nên sự thù ghét, tẩy chay và phân rẽ. Chúng ta biết sự hình thành của mỗi người hiện hữu trên trần đời thì có muôn hình vạn trạng. Mỗi người khác nhau về kết cấu, khuôn mặt, dấu chỉ tay, khả năng hiểu biết, chuyên môn, số phận và số mệnh. Bước vào cuộc sống chung, chúng ta chấp nhận những khác biệt bổ túc cho nhau để tạo nên một xã hội đa chiều phong phú.
Về cá nhân, không một ai giống ai trong hoàn cảnh sống. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, mỗi người bước vào đời với một số mệnh riêng. Chúng ta có thể ngồi gẫm lại từ những ngày thơ ấu, khi mới chập chững cắp sách đến trường cho tới khi thành đạt lập thân. Cuộc sống của mỗi người trải qua bao năm tháng thăng trầm, mỗi cá nhân đã có biết bao sự đổi thay theo dòng đời. Chúng ta nên chấp nhận hoàn cảnh thực tế của cuộc sống nơi mỗi cá nhân. Mỗi người hãy vui với niềm vui riêng của mình. Chúng ta không thể so sánh hơn thua về cuộc sống và về định mệnh riêng tư của mỗi người.
Về con cái, cha mẹ không nên so sánh sự thành công của bạn bè đồng lứa tuổi với con cái của mình. Đứa con sẽ chạm tự ái và khó chịu. Có lần tôi nghe một đứa con trả lời thẳng thắn với bố mẹ rằng con là con và nó là nó. Là phụ huynh, chúng ta nên hết sức tế nhị dạy bảo con cái. Chịu khó tìm hiểu và nhận biết khả năng, sở thích và nhu cầu mà con cái đang khao khát để hướng dẫn.
Về vợ chồng, một điều tối kỵ là đừng bao giờ so sánh vợ/chồng của mình với vợ/chồng của người khác. Đừng ‘đứng núi này mà trông núi nọ’. Người ta nói: ‘Ở trong chăn, mới biết chăn có rận’. ‘Nhìn vậy mà không phải vậy’ đâu. Thực tế, có nhiều cặp vợ chồng ở với nhau cả đời mà vẫn chưa hiểu và biết nhau tỏ tường. Làm sao chúng ta có thể đem vợ/chồng của mình ra so sánh với một nhân vật nào đó tình cờ gặp gỡ. Chúng ta có nguy cơ lầm lẫn lớn. Vì sự so sánh như cơm với phở đã làm cho biết bao cặp vợ chồng phải rơi vào sự nghi ngờ và thất trung bất tín. Đường đời còn dài và cuộc sống có nhiều niềm vui và thử thách. Mỗi người hãy tự xét mình trước khi xét người. Muốn so sánh để đòi hỏi vợ/chồng phải trở nên giống hoặc bằng người khác là điều xuẩn trí.
Về gia đình, chúng ta không thể so sánh đời sống gia đình này với gia đình khác. Trong cuộc sống đời thường, chúng ta nhận thấy có gia đình giầu sang phú quý sống trên nhung lụa. Có gia đình bần cùng, màn trời chiếu đất. Có những gia đình may mắn, làm ăn thành đạt và của cải đầy dư. Có những gia đình phải lao động vất vả mà cơm không đủ ăn và áo không đủ mặc. Có những gia đình sang trọng giầu có, nhưng chưa chắc vợ chồng con cái hạnh phúc ấm êm. Có gia đình tuy nghèo nhưng vợ cHồng Yên vui đầm ấm và con cái ngoan hiền… Mỗi gia đình một hoàn cảnh sống khác nhau cả về tinh thần lẫn vật chất. Có biết bao nhiêu tình tiết tế nhị trong đời sống, chúng ta không thể so sánh cuộc sống gia đình này với gia đình kia.
Về nhóm hội và cộng đồng, mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh và mỗi con người có nhiều điểm khác biệt kết nối với nhau tạo nên một nhịp sống chung. Chúng ta có thể tìm thấy một số những điểm tương đồng trong hình thức sinh họat, nhưng không thể rập khuôn bắt chước bất cứ một nhóm hội nào. Sự khác biệt não trạng và ý thức hệ của các thành viên ảnh hưởng đến sinh hoạt chung. Mỗi nhóm hội hay cộng đồng có bản sắc riêng trong cách thế sinh hoạt và sống đạo. Có nhiều sự việc có thể thực hiện được nơi cộng đoàn này, nhưng nơi khác thì không thể. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, nhưng không thể rập khuôn trong sinh hoạt. Sự chắp nối để nên giống nhau, đôi khi sẽ làm mất đi cái bản chất đích thực của mình.
Sự so sánh nào cũng khập khễnh. Chúng ta chỉ có thể học hỏi và tham khảo lẫn nhau để trau dồi kiến thức. Sống dựa vào nhau để thăng tiến. Điều quan trọng là sự cố gắng phấn đấu không ngừng. Những kinh nghiệm trong đời sống sẽ giúp chúng ta học và học mãi. Người đời khen chê nhau là lẽ thường. Biết lắng nghe và rút tỉa kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta đổi thay nên hoàn thiện mỗi ngày. Ai trong chúng ta cũng cần sự khích lệ tích cực để xây dựng. Bạn của ta là những người dám nói sự thật và nói đúng nơi đúng lúc. Lời nói chân thành có một mãnh lực phi thường khuyến khích nhau trong mọi hoàn cảnh. Người nói sau lưng, mãi mãi là người đứng phía sau.
Tôi thích câu truyện này: Một đàn nhái đang di chuyển qua khu rừng và có hai con bị rơi xuống hố sâu. Những chú nhái tụ nhau bên miệng hố nhìn xuống. Khi thấy hố qúa sâu, chúng nói với hai con nhái kia rằng thôi chịu chết đi. Hai con nhái như giả lờ không nghe và cố gắng hết sức để nhảy ra khỏi cái hố sâu. Các con nhái trên bờ tiếp tục la rằng: Thôi ngừng đi, chúng mày sẽ chết thôi. Cuối cùng, một con nhái chú ý lắng nghe và bỏ cuộc. Nó ngã xuống và chết. Con kia đã tiếp tục cố gắng nhảy lên. Một lần nữa, đám nhái trên bờ lớn tiếng, đừng cố nữa và chờ chết thôi. Con nhái nhảy mạnh hơn nữa và cuối cùng nó đã thoát ra khỏi. Khi nó nhảy ra khỏi hố, những con nhái khác nói: Bạn không nghe chúng tôi nói hả? Con nhái giải thích rằng nó bị điếc. Nó nghĩ rằng các bạn hoàn toàn muốn khuyến khích nó.
Câu truyện dạy chúng ta hai bài học: Thứ nhất, sức mạnh của sự sống và sự chết nằm ngay trong cái lưỡi. Những lời khích lệ với những người đang chán nản sẽ làm họ phấn khích và giúp vượt qua những khó khăn. Thứ hai, những lời tiêu cực xói mòn tâm tư của những người đang thất vọng, có thể dẫn họ tới sự tuyệt vọng và dẫn tới chỗ chết. Hãy cẩn thận dùng lời nói khi chúng ta phát biểu. Sức mạnh của lời nói rất quan trọng giống như chiếc dao sắc có hai lưỡi. Chúng ta biết rằng xây dựng tình thân cần thời gian lâu dài, nhưng phá đổ chỉ trong giây lát.
Chúng ta hãy nhìn đời với con mắt lạc quan hơn. Xây dựng tình người với những lời khen tích cực. Ca dao: ‘Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’. Ước chi mỗi lời chúng ta bày tỏ sẽ mang lại niềm vui và phấn khích cho lòng người. Chúng ta bớt đi những lời so sánh chì chiết gây thương đau cho nhau, nhất là trong đời sống vợ chồng. Hãy tôn trọng và nâng đỡ nhau mọi nơi mọi lúc. Không ai tốt hơn vợ/chồng của mình đâu.
Xin Thiên Chúa ban ơn lành, để mỗi người hoàn thành sứ mệnh và định mệnh Chúa đã đặt để trong đời sống của mỗi người chúng ta.
Người giầu có được cung phụng. Kẻ tài giỏi được quý mến. Người có chức quyền được kính trọng. Người thông minh được ưu đãi. Người đã có, lại có thêm. Người nghèo khó bị coi thường. Kẻ ít học bị khinh khi. Não trạng con người bị đóng khung. Ý thức hệ bị thiên kiến. Khuôn mẫu xã hội tạo phân biệt đẳng cấp đã gây nên sự tranh đấu không ngừng.
Một trong những điều gây nhức nhối và phiền hà trong đời sống chính là sự so sánh đua đòi. So sánh để học hỏi và thi đua là điều tích cực, nhưng so sánh để chỉ trích chê bai lại là một điều hết sức tiêu cực. Đôi khi điều tiêu cực này sẽ gây nên sự thù ghét, tẩy chay và phân rẽ. Chúng ta biết sự hình thành của mỗi người hiện hữu trên trần đời thì có muôn hình vạn trạng. Mỗi người khác nhau về kết cấu, khuôn mặt, dấu chỉ tay, khả năng hiểu biết, chuyên môn, số phận và số mệnh. Bước vào cuộc sống chung, chúng ta chấp nhận những khác biệt bổ túc cho nhau để tạo nên một xã hội đa chiều phong phú.
Về cá nhân, không một ai giống ai trong hoàn cảnh sống. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, mỗi người bước vào đời với một số mệnh riêng. Chúng ta có thể ngồi gẫm lại từ những ngày thơ ấu, khi mới chập chững cắp sách đến trường cho tới khi thành đạt lập thân. Cuộc sống của mỗi người trải qua bao năm tháng thăng trầm, mỗi cá nhân đã có biết bao sự đổi thay theo dòng đời. Chúng ta nên chấp nhận hoàn cảnh thực tế của cuộc sống nơi mỗi cá nhân. Mỗi người hãy vui với niềm vui riêng của mình. Chúng ta không thể so sánh hơn thua về cuộc sống và về định mệnh riêng tư của mỗi người.
Về con cái, cha mẹ không nên so sánh sự thành công của bạn bè đồng lứa tuổi với con cái của mình. Đứa con sẽ chạm tự ái và khó chịu. Có lần tôi nghe một đứa con trả lời thẳng thắn với bố mẹ rằng con là con và nó là nó. Là phụ huynh, chúng ta nên hết sức tế nhị dạy bảo con cái. Chịu khó tìm hiểu và nhận biết khả năng, sở thích và nhu cầu mà con cái đang khao khát để hướng dẫn.
Về vợ chồng, một điều tối kỵ là đừng bao giờ so sánh vợ/chồng của mình với vợ/chồng của người khác. Đừng ‘đứng núi này mà trông núi nọ’. Người ta nói: ‘Ở trong chăn, mới biết chăn có rận’. ‘Nhìn vậy mà không phải vậy’ đâu. Thực tế, có nhiều cặp vợ chồng ở với nhau cả đời mà vẫn chưa hiểu và biết nhau tỏ tường. Làm sao chúng ta có thể đem vợ/chồng của mình ra so sánh với một nhân vật nào đó tình cờ gặp gỡ. Chúng ta có nguy cơ lầm lẫn lớn. Vì sự so sánh như cơm với phở đã làm cho biết bao cặp vợ chồng phải rơi vào sự nghi ngờ và thất trung bất tín. Đường đời còn dài và cuộc sống có nhiều niềm vui và thử thách. Mỗi người hãy tự xét mình trước khi xét người. Muốn so sánh để đòi hỏi vợ/chồng phải trở nên giống hoặc bằng người khác là điều xuẩn trí.
Về gia đình, chúng ta không thể so sánh đời sống gia đình này với gia đình khác. Trong cuộc sống đời thường, chúng ta nhận thấy có gia đình giầu sang phú quý sống trên nhung lụa. Có gia đình bần cùng, màn trời chiếu đất. Có những gia đình may mắn, làm ăn thành đạt và của cải đầy dư. Có những gia đình phải lao động vất vả mà cơm không đủ ăn và áo không đủ mặc. Có những gia đình sang trọng giầu có, nhưng chưa chắc vợ chồng con cái hạnh phúc ấm êm. Có gia đình tuy nghèo nhưng vợ cHồng Yên vui đầm ấm và con cái ngoan hiền… Mỗi gia đình một hoàn cảnh sống khác nhau cả về tinh thần lẫn vật chất. Có biết bao nhiêu tình tiết tế nhị trong đời sống, chúng ta không thể so sánh cuộc sống gia đình này với gia đình kia.
Về nhóm hội và cộng đồng, mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh và mỗi con người có nhiều điểm khác biệt kết nối với nhau tạo nên một nhịp sống chung. Chúng ta có thể tìm thấy một số những điểm tương đồng trong hình thức sinh họat, nhưng không thể rập khuôn bắt chước bất cứ một nhóm hội nào. Sự khác biệt não trạng và ý thức hệ của các thành viên ảnh hưởng đến sinh hoạt chung. Mỗi nhóm hội hay cộng đồng có bản sắc riêng trong cách thế sinh hoạt và sống đạo. Có nhiều sự việc có thể thực hiện được nơi cộng đoàn này, nhưng nơi khác thì không thể. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, nhưng không thể rập khuôn trong sinh hoạt. Sự chắp nối để nên giống nhau, đôi khi sẽ làm mất đi cái bản chất đích thực của mình.
Sự so sánh nào cũng khập khễnh. Chúng ta chỉ có thể học hỏi và tham khảo lẫn nhau để trau dồi kiến thức. Sống dựa vào nhau để thăng tiến. Điều quan trọng là sự cố gắng phấn đấu không ngừng. Những kinh nghiệm trong đời sống sẽ giúp chúng ta học và học mãi. Người đời khen chê nhau là lẽ thường. Biết lắng nghe và rút tỉa kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta đổi thay nên hoàn thiện mỗi ngày. Ai trong chúng ta cũng cần sự khích lệ tích cực để xây dựng. Bạn của ta là những người dám nói sự thật và nói đúng nơi đúng lúc. Lời nói chân thành có một mãnh lực phi thường khuyến khích nhau trong mọi hoàn cảnh. Người nói sau lưng, mãi mãi là người đứng phía sau.
Tôi thích câu truyện này: Một đàn nhái đang di chuyển qua khu rừng và có hai con bị rơi xuống hố sâu. Những chú nhái tụ nhau bên miệng hố nhìn xuống. Khi thấy hố qúa sâu, chúng nói với hai con nhái kia rằng thôi chịu chết đi. Hai con nhái như giả lờ không nghe và cố gắng hết sức để nhảy ra khỏi cái hố sâu. Các con nhái trên bờ tiếp tục la rằng: Thôi ngừng đi, chúng mày sẽ chết thôi. Cuối cùng, một con nhái chú ý lắng nghe và bỏ cuộc. Nó ngã xuống và chết. Con kia đã tiếp tục cố gắng nhảy lên. Một lần nữa, đám nhái trên bờ lớn tiếng, đừng cố nữa và chờ chết thôi. Con nhái nhảy mạnh hơn nữa và cuối cùng nó đã thoát ra khỏi. Khi nó nhảy ra khỏi hố, những con nhái khác nói: Bạn không nghe chúng tôi nói hả? Con nhái giải thích rằng nó bị điếc. Nó nghĩ rằng các bạn hoàn toàn muốn khuyến khích nó.
Câu truyện dạy chúng ta hai bài học: Thứ nhất, sức mạnh của sự sống và sự chết nằm ngay trong cái lưỡi. Những lời khích lệ với những người đang chán nản sẽ làm họ phấn khích và giúp vượt qua những khó khăn. Thứ hai, những lời tiêu cực xói mòn tâm tư của những người đang thất vọng, có thể dẫn họ tới sự tuyệt vọng và dẫn tới chỗ chết. Hãy cẩn thận dùng lời nói khi chúng ta phát biểu. Sức mạnh của lời nói rất quan trọng giống như chiếc dao sắc có hai lưỡi. Chúng ta biết rằng xây dựng tình thân cần thời gian lâu dài, nhưng phá đổ chỉ trong giây lát.
Chúng ta hãy nhìn đời với con mắt lạc quan hơn. Xây dựng tình người với những lời khen tích cực. Ca dao: ‘Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’. Ước chi mỗi lời chúng ta bày tỏ sẽ mang lại niềm vui và phấn khích cho lòng người. Chúng ta bớt đi những lời so sánh chì chiết gây thương đau cho nhau, nhất là trong đời sống vợ chồng. Hãy tôn trọng và nâng đỡ nhau mọi nơi mọi lúc. Không ai tốt hơn vợ/chồng của mình đâu.
Xin Thiên Chúa ban ơn lành, để mỗi người hoàn thành sứ mệnh và định mệnh Chúa đã đặt để trong đời sống của mỗi người chúng ta.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đức Mẹ Về Trời
Diệp Hải Dung, (Australia)
21:08 14/08/2015
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Hồng ân Thiên Chúa bao la,
Muôn loài mãi mãi ngợi ca danh Người,
Xác Hồn Mẹ đã lên trời,
Đoàn con dâng Mẹ ngàn lời hoan ca.
(Trích lck . của Đinh Văn Tiến Hùng)
Thánh Ca
Thánh Ca Mừng Mẹ Lên Trời: Ơ Trăng - Trình Bày: Thu Lệ
VietCatholic Network
01:20 14/08/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hòa Âm: Minh Châu