Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 19/8: Các ngươi gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới - Lm. Xuân Đường CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:40 18/08/2021
PHÚC ÂM: Mt 22, 1-14
“Các ngươi gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại phán cùng các đầu mục tư tế và kỳ lão trong dân những dụ ngôn này rằng: “Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: ‘Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới’. Nhưng những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán, những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi. Khi vua nghe biết, liền nổi cơn thịnh nộ, sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân đó, và thiêu huỷ thành phố của chúng. Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng: ‘Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới’. Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc.
Đoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: ‘Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?’ Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: ‘Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng!’ Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít”.
Đó là lời Chúa.
Luôn có cơ hội
Lm. Minh Anh
05:33 18/08/2021
LUÔN CÓ CƠ HỘI
“Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho Ta!”.
Hoạ sĩ người Mỹ, John Sargent, đã từng vẽ bức “Hoa Hồng”, được giới phê bình hết lời khen ngợi. Đó là một kiệt tác đạt đến mức hoàn hảo. Dẫu hội hoạ sĩ đã đưa ra một mức giá rất cao, nhưng Sargent vẫn từ chối bán nó. Anh coi đây là tác phẩm tốt nhất của anh; và bất cứ khi nào nản lòng hoặc nghi ngờ về khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ nơi mình, anh sẽ nhìn nó và tự nhắc nhở, “Tôi đã vẽ nó!”. Nhờ đó, anh ‘luôn có cơ hội’ đi tiếp, tiến tới sự nghiệp hoạ sĩ lớn lao của mình!
Kính thưa Anh Chị em,
Như bức hoạ của Sargent, Bí tích Rửa Tội là kiệt tác nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa đã ban ân sủng dẫy đầy để chúng ta bắt đầu, rồi lại bắt đầu, hầu có thể tiến tới sự nghiệp của mình; sự nghiệp đó, chính là kế hoạch yêu thương Thiên Chúa đã vạch ra cho mỗi người. Lời Chúa hôm nay cũng nói lên điều đó. Israel đòi một vị vua, Ngài cho họ cơ hội trải nghiệm thế nào là thần dân của vua; với dụ ngôn Tin Mừng, những người vô công rỗi nghề đứng suốt ngày ngoài chợ, chủ vườn cho họ cơ hội trải nghiệm thế nào là được trọng dụng, và thế nào là sự công bằng của chủ.
Bài đọc sách Thủ Lãnh cho thấy lòng dạ Israel, dân Chúa, “Khi ấy, mọi người Sikem và gia tộc Mêllô tụ họp lại, kéo nhau đến gần cây sồi ở Sikem, họ tôn Abimêlech lên làm vua”; Thánh Vịnh đáp ca cho thấy suy nghĩ thiển cận của họ, “Lạy Chúa, do quyền năng Chúa mà vua vui mừng!”; nhưng, Thiên Chúa nào có vui mừng đâu! Giotham, người đứng ra, chỉ cho họ sự mù quáng này, ‘Đang khi Chúa ngự giữa các ngươi, các ngươi lại nói, ‘Xin cho chúng tôi một vua cai trị chúng tôi’’. Ấy thế, Thiên Chúa vẫn chiều họ, Ngài cho họ cơ hội trải nghiệm thế nào là làm tôi một vị vua!
Với bài Tin Mừng, chủ vườn là hình ảnh của một Thiên Chúa xót thương, quảng đại và hào hiệp. Ngài đón nhận bất cứ ai sẵn sàng vào làm ‘vườn nho’ nhà Ngài, ở bất cứ thời điểm nào; sáng sớm, đúng ngọ hay chiều tà. Với Ngài, mọi người đều ‘luôn có cơ hội!’. Một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất, là ‘chấp nhận’ rằng, chúng ta đã đánh mất cơ hội để làm điều mình ao ước; một trường đại học, một việc làm… Ấy thế, trong đời sống thiêng liêng, mỗi người ‘luôn có cơ hội’ để sống cho Thiên Chúa, để nên thánh, và được cứu chuộc; chúng ta luôn có khả năng để bắt đầu lại. Tại sao? Bởi lẽ, Thiên Chúa đã ban cho mọi người một quỹ thời gian trên trái đất này đủ để đi về phía Ngài; vì vậy, cả khi chúng ta ngã quỵ, Ngài vẫn tiếp sức, hầu chúng ta có thể đứng lên và tiếp tục đi tới. Đó là lý do tại sao Bí tích Hoà Giải thật quan yếu; vì lẽ, một khi đánh mất ân sủng, mỏi mòn sức thiêng, chúng ta vẫn có thể lấy lại nó trong các Bí tích, đặc biệt là khi chúng ta đi xưng tội.
Với Thiên Chúa, con người không chỉ ‘luôn có cơ hội’ để bắt đầu lại, nhưng còn có thể trải nghiệm những nghịch lý xót thương của Ngài. Tình huống dụ ngôn hôm nay là một bằng chứng; người làm nhiều, kẻ làm ít, đều nhận được một quan tiền. Tất cả chúng ta thường có khuynh hướng quên rằng, với Thiên Chúa, về mặt thiêng liêng, mọi sự đều là quà tặng. Không ai có quyền đòi Ngài công bằng về ân sủng; những gì chúng ta làm cho Thiên Chúa không là những ‘ân huệ’ dành cho Ngài; đó là những nghĩa vụ ‘hiện sinh’; nói cách khác, đó là lý do chúng ta có mặt trên đời. Chúa Giêsu thật tinh tế, “Lúc đã hoàn tất mọi việc, hãy nói, ‘Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi!’”. Từ đó, Ngài cho phép chúng ta mong đợi nhiều hơn những gì chúng ta xứng đáng. Thiên Chúa không bao giờ mắc nợ một ai! Mọi sự Ngài mang đến đều là nhưng không và là hoa trái của một tình yêu vô bờ. Chúng ta thường dễ dàng đối xử với Ngài theo cách loài người, đang khi quên rằng, Ngài là Thiên Chúa; với Ngài, mỗi người ‘luôn có cơ hội’.
Anh Chị em,
Bức “Hoa Hồng” của Sargent là biểu tượng sống động của ấn tín Bí tích Rửa Tội nơi mỗi người; qua đó, ân sủng tuyệt vời của Thiên Chúa được tặng. Vì thế, mỗi khi nản lòng và không muốn đi tiếp, chúng ta hãy nhớ đến kiệt tác ân sủng của mình. Cũng vậy, lời mời gọi, “Hãy đi làm vườn nho cho Ta”, biểu tượng của mọi lời gọi, nhắc chúng ta hãy nhìn những con người đã được Chúa Giêsu trao cơ hội; họ là thu thuế, phong cùi, người nữ ngoại tình, biệt phái hay ngay cả người trộm lành… và họ đã đi tiếp, đi tận tới Nước Trời.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết luôn tạ ơn Chúa về hồng ân Bí tích Thánh Tẩy và biết quý trọng Bí tích Giải Tội; đó là linh dược phục hồi ân sủng và phẩm giá ‘con của Trời’ cao quý trong con. Nhờ đó, con có thể đứng lên và đi tới; bởi lẽ, con ‘luôn có cơ hội’, vì đó là điều Chúa muốn”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho Ta!”.
Hoạ sĩ người Mỹ, John Sargent, đã từng vẽ bức “Hoa Hồng”, được giới phê bình hết lời khen ngợi. Đó là một kiệt tác đạt đến mức hoàn hảo. Dẫu hội hoạ sĩ đã đưa ra một mức giá rất cao, nhưng Sargent vẫn từ chối bán nó. Anh coi đây là tác phẩm tốt nhất của anh; và bất cứ khi nào nản lòng hoặc nghi ngờ về khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ nơi mình, anh sẽ nhìn nó và tự nhắc nhở, “Tôi đã vẽ nó!”. Nhờ đó, anh ‘luôn có cơ hội’ đi tiếp, tiến tới sự nghiệp hoạ sĩ lớn lao của mình!
Kính thưa Anh Chị em,
Như bức hoạ của Sargent, Bí tích Rửa Tội là kiệt tác nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa đã ban ân sủng dẫy đầy để chúng ta bắt đầu, rồi lại bắt đầu, hầu có thể tiến tới sự nghiệp của mình; sự nghiệp đó, chính là kế hoạch yêu thương Thiên Chúa đã vạch ra cho mỗi người. Lời Chúa hôm nay cũng nói lên điều đó. Israel đòi một vị vua, Ngài cho họ cơ hội trải nghiệm thế nào là thần dân của vua; với dụ ngôn Tin Mừng, những người vô công rỗi nghề đứng suốt ngày ngoài chợ, chủ vườn cho họ cơ hội trải nghiệm thế nào là được trọng dụng, và thế nào là sự công bằng của chủ.
Bài đọc sách Thủ Lãnh cho thấy lòng dạ Israel, dân Chúa, “Khi ấy, mọi người Sikem và gia tộc Mêllô tụ họp lại, kéo nhau đến gần cây sồi ở Sikem, họ tôn Abimêlech lên làm vua”; Thánh Vịnh đáp ca cho thấy suy nghĩ thiển cận của họ, “Lạy Chúa, do quyền năng Chúa mà vua vui mừng!”; nhưng, Thiên Chúa nào có vui mừng đâu! Giotham, người đứng ra, chỉ cho họ sự mù quáng này, ‘Đang khi Chúa ngự giữa các ngươi, các ngươi lại nói, ‘Xin cho chúng tôi một vua cai trị chúng tôi’’. Ấy thế, Thiên Chúa vẫn chiều họ, Ngài cho họ cơ hội trải nghiệm thế nào là làm tôi một vị vua!
Với bài Tin Mừng, chủ vườn là hình ảnh của một Thiên Chúa xót thương, quảng đại và hào hiệp. Ngài đón nhận bất cứ ai sẵn sàng vào làm ‘vườn nho’ nhà Ngài, ở bất cứ thời điểm nào; sáng sớm, đúng ngọ hay chiều tà. Với Ngài, mọi người đều ‘luôn có cơ hội!’. Một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất, là ‘chấp nhận’ rằng, chúng ta đã đánh mất cơ hội để làm điều mình ao ước; một trường đại học, một việc làm… Ấy thế, trong đời sống thiêng liêng, mỗi người ‘luôn có cơ hội’ để sống cho Thiên Chúa, để nên thánh, và được cứu chuộc; chúng ta luôn có khả năng để bắt đầu lại. Tại sao? Bởi lẽ, Thiên Chúa đã ban cho mọi người một quỹ thời gian trên trái đất này đủ để đi về phía Ngài; vì vậy, cả khi chúng ta ngã quỵ, Ngài vẫn tiếp sức, hầu chúng ta có thể đứng lên và tiếp tục đi tới. Đó là lý do tại sao Bí tích Hoà Giải thật quan yếu; vì lẽ, một khi đánh mất ân sủng, mỏi mòn sức thiêng, chúng ta vẫn có thể lấy lại nó trong các Bí tích, đặc biệt là khi chúng ta đi xưng tội.
Với Thiên Chúa, con người không chỉ ‘luôn có cơ hội’ để bắt đầu lại, nhưng còn có thể trải nghiệm những nghịch lý xót thương của Ngài. Tình huống dụ ngôn hôm nay là một bằng chứng; người làm nhiều, kẻ làm ít, đều nhận được một quan tiền. Tất cả chúng ta thường có khuynh hướng quên rằng, với Thiên Chúa, về mặt thiêng liêng, mọi sự đều là quà tặng. Không ai có quyền đòi Ngài công bằng về ân sủng; những gì chúng ta làm cho Thiên Chúa không là những ‘ân huệ’ dành cho Ngài; đó là những nghĩa vụ ‘hiện sinh’; nói cách khác, đó là lý do chúng ta có mặt trên đời. Chúa Giêsu thật tinh tế, “Lúc đã hoàn tất mọi việc, hãy nói, ‘Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi!’”. Từ đó, Ngài cho phép chúng ta mong đợi nhiều hơn những gì chúng ta xứng đáng. Thiên Chúa không bao giờ mắc nợ một ai! Mọi sự Ngài mang đến đều là nhưng không và là hoa trái của một tình yêu vô bờ. Chúng ta thường dễ dàng đối xử với Ngài theo cách loài người, đang khi quên rằng, Ngài là Thiên Chúa; với Ngài, mỗi người ‘luôn có cơ hội’.
Anh Chị em,
Bức “Hoa Hồng” của Sargent là biểu tượng sống động của ấn tín Bí tích Rửa Tội nơi mỗi người; qua đó, ân sủng tuyệt vời của Thiên Chúa được tặng. Vì thế, mỗi khi nản lòng và không muốn đi tiếp, chúng ta hãy nhớ đến kiệt tác ân sủng của mình. Cũng vậy, lời mời gọi, “Hãy đi làm vườn nho cho Ta”, biểu tượng của mọi lời gọi, nhắc chúng ta hãy nhìn những con người đã được Chúa Giêsu trao cơ hội; họ là thu thuế, phong cùi, người nữ ngoại tình, biệt phái hay ngay cả người trộm lành… và họ đã đi tiếp, đi tận tới Nước Trời.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết luôn tạ ơn Chúa về hồng ân Bí tích Thánh Tẩy và biết quý trọng Bí tích Giải Tội; đó là linh dược phục hồi ân sủng và phẩm giá ‘con của Trời’ cao quý trong con. Nhờ đó, con có thể đứng lên và đi tới; bởi lẽ, con ‘luôn có cơ hội’, vì đó là điều Chúa muốn”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tín thác vào Chúa là điều kiện để tin Bí tích Thánh Thể
Lm. Đan Vinh
05:52 18/08/2021
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN B
Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69
TÍN THÁC VÀO CHÚA LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 6,54a.60-69
(54a) Khi nghe Đức Giê-su tuyên bố: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời”, (60) nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?” (61) Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? (62) Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? (63) Thần Khí mới lam cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống. (64) Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”. Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. (65) Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. (66) Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa. (67) Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm 12: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (68) Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. (69) Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
2. Ý CHÍNH:
Sau khi nghe Đức Giê-su giảng về Bánh Hằng Sống, là bí tích Thánh Thể mà Người sẽ ban, thì thính giả chia thành hai phe: Một số khá đông, trong đó có cả các môn đệ của Người, cho rằng lời ấy chói tai, không thể chấp nhận được và đã bỏ không còn đi theo Người nữa (c. 66). Riêng Nhóm 12, khi được hỏi ông Si-mon Phê-rô đã đại diện Nhóm tuyên xưng đức tin: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (c. 68).
3. CHÚ THÍCH:
- C 54a.60: + Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi thì được sống muôn đời: “Thịt và Máu” Đức Giê-su là Bánh Thánh Thể sẽ được Người ban trong bữa tiệc Vượt Qua (x Mt 26,26). Do đó Thịt và Máu Đức Giê-su nói đây chính là Thánh Thể của Người, sẽ trải qua cuộc khổ nạn và phục sinh, như một hy lễ đền tội để ban sự sống cho trần gian. + Nhiều môn đệ của Người: Môn đệ là những người nhận Đức Giê-su làm Thầy (Ráp-bi), nghe và thực hành Lời Chúa, tích cực cộng tác với Người thi hành sứ vụ tông đồ. Đức Giê-su có hai nhóm môn đệ là nhóm bảy mươi hai (x. Lc 10,1) và Nhóm mười hai (x Ga 6,66). + “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?”: Khi nghe Đức Giê-su nói sẽ lấy Thịt Máu mình cho người ta ăn uống, thì các môn đệ cũng như đám đông dân Do Thái không chấp nhận. Phần vì không ai xẻ thịt mình ra cho người khác ăn, hay lấy máu mình cho người khác uống ! Đàng khác, Luật Mô-sê cấm ăn máu huyết, vì máu được coi là sinh khí tụ lại, được dành riêng cho chủ tể của sự sống là Đức Chúa như Luật Mô-sê: “Các ngươi không được ăn máu huyết của bất cứ xác thịt nào, vì mạng sống của mọi xác thịt là máu của nó. Bất cứ ai ăn máu huyết sẽ bị khai trừ” (x. Lv 17,14).
- C 61-62: + Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?: Ba điều người Do Thái và môn đệ xầm xì không chấp nhận: Một là Đức Giê-su tự nhận mình là Bánh hằng sống, đang khi cha ông họ xưa dù đã ăn Man-na mà vẫn phải chết (x. Ga 6,49). Hai là Người tuyên bố mình từ trời mà đến, đang khi họ biết rõ tông tích của Người (x Ga 6,42). Ba là Người khẳng định: “Thịt Tôi thật là của ăn và Máu Tôi thật là của uống” (Ga 6,55), đang khi luật Mô-sê cấm uống máu và ăn thịt các con vật chết ngạt, vì còn có máu trong thịt (x. Lv 17,10). + Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?: Đức Giê-su cho các môn đệ bằng chứng để tin Người là Đấng Thiên Sai và tin lời Người giảng là sự thật. Bằng chứng ấy là Người sẽ từ cõi chết sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (x. Ga 3,13), như thị kiến về vai trò và sứ mệnh của Con Người trong sách Ngôn Sứ Đa-ni-en (x. Đn 7,13).
- C 63-64): + Thần khí: Là một từ ngữ mang nhiều ý nghĩa như sau: Một là gió, với đặc tính vô hình (x Ga 3,8). Gió có khi trở thành bão để Đức Chúa trút cơn lôi đình hủy diệt những kẻ gian ác (x. Ed 13,13). Hai là hơi thở: Tuy yếu ớt, nhưng lại là sức mạnh nâng đỡ và là điều kiện giúp thân xác sống động. Con người sẽ chết khi không còn hơi thở do Thiên Chúa phú ban (x. St 2,7; 6,3). Ba là linh hồn: Bao lâu Thần khí còn ở với con người, nó biến xác thịt bất động thành sống động, Thần Khí ấy gọi là linh hồn (x. St 2,7). Chết là khi con người trút hơi thở trả linh hồn về cho Thiên Chúa (x. Tv 31,6; Lc 23,46). Bốn là một đặc tình của Thiên Chúa: “Thiên Chúa là Thần Khí” (Ga 4,24) nên người ta phải thờ phượng Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự Thật (x. Ga 4,24). + Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì !: Việc tạo dựng con người đã được sách Sáng Thế thuật lại như sau: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Như vậy xác thịt chỉ là bụi đất, không thể sống động nếu không được Thiiên Chúa phú ban thần khí là linh hồn. Chính thần khí ấy mới làm cho con người sống động. Khi thân xác ngừng thở là lúc thần khí xuất ra khỏi thân xác, và khi ấy thân xác trở thành xác chết, nên chẳng còn ích gì ! + Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống: Lời Chúa chính là Thần Khí thiêng liêng, là Lời phát xuất từ Thiên Chúa, nhằm mặc khải các mầu nhiệm và các việc làm của Thiên Chúa cho loài người (x. Xh 20,2), các giới răn và các điều sắp xảy đến (x. St 15,13-16). Lời Chúa sẽ ban Sự Sống đời đời cho con người (x. Ga 6,68), nếu họ biết lắng nghe (x. Mt 13,23), tìm hiểu và xin vâng (x. Lc 1,34.38), tuân giữ (x. Lc 8,15), và nhất là đem ra thực hành (x. Lc 6,47.49). + Ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người: Ngay từ đầu, Đức Giê-su đã có cái nhìn tiên tri và thấy trước sự bất tín của Giu-đa (x. Mt 26,14-16). Tin mừng Gio-an viết như sau: “Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói “Không phải tất cả anh em đều sạch” (Ga 13,11).
- C 65-66: + Không ai đến với Thầy được nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho: Đức tin là một ơn do Thiên Chúa ban cho loài người, để họ tin Đức Giê-su là “Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” (x. Mt 16,16), lắng nghe và thực hành Lời Chúa dạy để được vào Nước Trời và sẽ được sống muôn đời (x Ga 6,44.47). + Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa: Lý do nhiều môn đệ bỏ Đức Giê-su là do họ không tin Người là Đấng Thiên Sai (x. Ga 6,29.40), không tin Người là Bánh Trường Sinh từ trời mà đến (x. Ga 6,32-38), không chấp nhận lời tuyên bố Người sẽ lấy Thịt mình cho họ ăn (x. Ga 6,52). + Nhóm Mười Hai: Đức Giê-su đã lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn (x. Mc 3,13) Sau khi cầu nguyện suốt đêm, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ (x. Lc 6,12-13). Nhóm Mười Hai này tượng trưng cho mười hai chi tộc dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh. Sau này các ông sẽ được ngồi trên mười hai tòa, mà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en (x. Mt 19,28). Các ông sẽ được sự sống đời đời (x Mt 19,29), được “quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 10,1; Lc 9,1), “Người sai các ông đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Lc 9,2).
- C 67-69: + Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?: Trước mặc khải về bí tích Thánh Thể, Đức Giê-su đòi Nhóm Mười Hai phải tỏ thái độ dứt khoát: Tin hay không tin, thể hiện qua việc tự do chọn ở lại với Thầy hay bỏ đi. + Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời”: Dù chưa hiểu hết ý nghĩa của Lời Chúa, nhưng Si-mon vẫn đại diện Nhóm 12 chọn ở lại làm môn đệ Thầy và khẳng định niềm tin Lời Thầy là sự thật và sẽ mang lại sự sống đời đời cho những ai đón nhận (x. Ga 5,24). + “Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”: Trước đó, Si-mon đã tuyên xưng: “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Ở đây, Si-mon lại công nhận Đức Giê-su là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (x Ga 6,69) giống như sứ thần Gap-ri-en khi truyền tin đã cho Đức Ma-ri-a biết về trẻ Giê-su như sau: “Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).
5. CÂU HỎI:
1) Tại sao dân Do thái và một số khá đông môn đệ đã bỏ không đi theo Đức Giê-su nữa?
2) Môn đệ là những ai và Đức Giê-su có bao nhiêu môn đệ? Tông đồ là ai và khác với môn đệ thế nào?
3) Người Do thái và các môn đệ lấy làm gai chướng không chấp nhận ba điều nào của Đức Giê-su?
4) Đức Giê-su đưa ra bằng chứng nào cho thấy Người có quyền nói ra những điều mầu nhiệm ấy?
5) Trong Kinh thánh, thần khí mang bốn ý nghĩa nào?
6) Đức Giê-su đã nói gì về thần khí và xác thịt nơi mỗi con người?
7) Tại sao Đức Giê-su lại nói Lời Người chính là Thần khí và là Sự sống?
8) Đức Giê-su biết rõ ai trong Nhóm Mười Hai là người không tin và sẽ phản nộp Người?
9) Đức Giê-su chó biết đức Tin phát xuất từ đâu? Ta phải làm gì để giúp người khác tin vào các mầu nhiệm được mặc khải?
10) Lý do nào khiến nhiều môn đệ đã bỏ không còn theo Đức Giê-su?
11) Nhóm 12 Tông đồ do Đức Giê-su tuyển chọn từ Nhóm nào? Nhóm Tông đồ được Người hứa ban các quyền lợi nào và phải chu toàn sứ mệnh gì?
12) Si-mon Phê-rô đại diện Nhóm Mười Hai trả lời thế nào khi được Đức Giê-su hòi có muốn bỏ đi hay không? Ý nghĩa của câu trả lời đó thế nào?
13) Si-mon đã tuyên xưng Đức Giê-su là ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (x. Ga 6,68).
2. CÂU CHUYỆN:
1) DÂN ÍT-RA-EN ĐÃ CHỌN TIN VÀ TUÂN GIỮ GIỚI RĂN CỦA CHÚA:
Bài đọc một trong sách Gio-su-ê là một bản tường thuật mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
- Vào khoảng năm 1200 trước Công Nguyên, con cháu Gia-cóp đã được Mô-sê cứu khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập để vào sa mạc tiến về hứa địa. Họ đã được Đức Chúa thanh luyện từ một dòng tộc con cháu Gia-cóp trở thành một dân tộc Ít-ra-en, ký kết giao ước với Đức Chúa.
- Sau 40 năm lưu lạc trong hoang địa, dân Ít-ra-en đã đến được sông Giô-đan, giáp ranh xứ Ca-na-an; Đây là Hứa Địa, được Đức Chúa hứa ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời. Mô-sê trao cho Gio-su-ê quyền lãnh đạo dân Chúa để đánh chiếm lại Hứa Địa Ca-na-an. Được Đức Chúa hỗ trợ, dân Ít-ra-en đã chinh phục được các dân địa phương và chiếm được Hứa Địa.
- Cuối cùng, Gio-su-ê đã triệu tập các chi tộc Ít-ra-en và các đầu mục trong Đại Hội tại Si-khem. Ông cho dân Ít-ra-en tự do chọn lựa: Hoặc là tôn thờ Một Đức Chúa duy nhất, hoặc tin theo các tà thần của chư dân. Dân cũng được tự do chấp nhận hay từ chối Lề Luật, được chọn trung thành hay chống lại Giao Ước mà họ đã ký với Đức Chúa tại núi Khô-rép miền Si-nai...
- Bấy giờ toàn dân thưa lại rằng: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác ! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Ai-Cập, từ nhà nô lệ, đã làm trước mắt chúng tôi những dấu lạ lớn lao, đã gìn giữ chúng tôi trên suốt con đường chúng tôi đi, giữa mọi dân tộc mà chúng tôi đi ngang qua. Đức Chúa đã đuổi cho khuất mắt chúng tôi mọi dân tộc cũng như người E-mo-ri” (x Gs 24,14-28).
2) CHẤP NHẬN CHỊU CHẾT VÌ ĐỨC TIN:
Thời vua Ga-liên bách hại đạo, trong quân đội Rô-ma có một sĩ quan xuất sắc lừng danh là MA-RANH, bách chiến bách thắng. Ai cũng biết Ma-ranh sắp được thăng đại tướng và chính ông cũng nghĩ như thế. Nhưng Ma-ranh là một người Công Giáo có đức tin vững mạnh. Ông luôn xin Chúa ban ơn trung thành với đức tin khi chịu phép rửa tội. Lúc đó, có một viên đại tướng của quân đội Rô-ma bị chết bất ưng. Hôm sau, vị toàn quyền cho mời Ma-ranh đến và nói: "Tôi vừa được lệnh nhà vua để gọi ngài lên chức đại tướng, và tôi được hân hạnh trao quyền tổng chỉ huy cho ngài, nhưng có người cho biết ngài là người Công Giáo, mà nhà vua thì không muốn để bất cứ người Công Giáo nào trong hàng ngũ sĩ quan quân đội hoàng gia. Vậy xin ngài cho biết ngài có phải là người Công Giáo không?". Ma-ranh đã khẳng định: "Thưa ngài, đúng thế, tôi là người Công Giáo". Viên toàn quyền nghiêm nghị nói: "Tôi cho ngài ba tiếng đồng hồ để nghĩ lại, nếu chối Giê-su thì ngài sẽ làm đại tướng. Bằng không ngài sẽ phải chết".
Ma-ranh ra về, đến gặp vị giám mục và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vị giám mục cầm tay Ma-ranh đưa vào nhà thờ, dẫn lên cung thánh, là chính nơi ngày xưa Ma-ranh đã thề trọn đời trung thành với Chúa Ki-tô. Rồi vị giám mục rút thanh gươm bên hông của Ma-ranh đặt bên cạnh sách Tin Mừng trên bàn thờ và nói: "Này Ma-ranh, dễ giải quyết lắm, ông phải chọn một trong hai. Xin ông nhớ lại ngày rửa tội, rồi tùy ý ông quyết định". Ma-ranh can đảm chọn cầm sách Tin Mừng và nói: "Con xin thề trung thành với Chúa". Vị giám mục âu yếm nhìn Ma-ranh và nói: Con hãy đi bình an, ngày hôm nay sẽ là ngày vinh quang của đời con, ngày hôm nay là ngày con đại thắng". Và hôm đó, Ma-ranh đã bị đổ máu vì đức tin Công Giáo.
Trong cuộc sống, có thể chúng ta không phải lựa chọn như ông Ma-ranh hay không bị bách hại như các vị tử đạo, nhưng rất có thể chúng ta phải chọn giữa nhiều thử thách, đòi chúng ta phải sống ngay thẳng, công bình, bác ái. Xin Mình Thánh Chúa mà chúng ta rước lấy, tăng thêm sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách ở đời này, nhất là về đức tin.
3) TÍN THÁC VÀ VÂNG LỜI CHA:
Ngày xưa có một ông vua, ông có hai người con. Ông muốn thử xem con nào là đứa con khôn để ông trao lại quyền cai trị của ông sau khi ông qua đời. Ông lấy một viên kim cương thật quí gói trong một chiếc túi giấy xấu - còn viên kim cương giả bằng thủy tinh thì ông bỏ vào một cái hộp trang trí rực rỡ. Sau đó ông cho gọi 2 đứa con lại. Ông cho người con cả chọn trước, cậu con cả nhìn hai gói, thấy túi giấy xấu nên đã bỏ qua và chọn cái hộp đẹp.
Sau đó đến phiên người con út. Anh ta quan sát hai món đồ. Sau một phút suy nghĩ anh nhìn cha và nói: “Thưa cha, xin cha lựa giúp con”.
Và đức vua đã tìm ra người sẽ kế vị mình. Sau đó đức vua đã truyền mở gói quà được bọc trong túi giấy xấu ra khiến mọi người đều ngỡ ngàng. Sau đó đức vua truyền cho thợ kim hoàn thiết kế một mũ triều thiên thật đẹp và đính viên kim cương thật lên mũ triều thiên đó. Rồi đức vua cho chiếc triều thiên này vào một chiếc hộp bằng vàng đẹp hơn chiếc hộp kia ngàn lần. Cuối cùng đức vua đã tuyên bố với thần dân rằng: “Mai sau con út trẫm sẽ lên nối ngôi của trẫm và sẽ được đội chiếc vương miện quý giá này”. Sở dĩ người em được chọn vì đã tín thác và làm theo ý cha.
4) PHÉP LẠ BÍ TÍCH THÁNH THỂ Ở LAN-XI-A-NÔ:
Năm 700, tại tu viện Thánh Lou-gi-no ở Lan-xi-a-nô bên I-ta-li-a, có một linh mục tên là BA-SI-LI-Ô hoài nghi về mầu nhiệm Chúa Giê-su hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu sau lời truyền phép trong thánh lễ. Chúa Giê-su Thánh Thể đã làm một phép lạ lớn lao còn lưu truyền đến ngày nay, như một bằng chứng hùng hồn về bí tích Thánh Thể. Đó là phép lạ LAN-XI-A-NÔ.
Hôm ấy sau khi linh mục Ba-si-li-ô đọc lời truyền phép trong thánh lễ, tấm bánh miến liền biến thành Thịt Chúa và rượu nho trong chén thánh liền biến thành Máu Chúa Giê-su Vào năm 1713. Từ đó đến nay Thịt Máu Chúa vẫn luôn tồn tại. Thịt Máu Chúa đã được lưu giữ trong một chiếc Hào Quang quí giá gọi là Hào Quang Thánh Thể Lan-xi-a-nô. Đến năm 1971, tòa thánh đã cho phép các nhà khoa học được xét nghiệm phép lạ này. Kết quả xét nghiệm cho thấy Thịt đó là một thớ thịt trái tim, và Máu đó là máu người nhóm AB. Nên nhớ vết máu trên chiếc khăn liệm thành Tu-ri-nô cũng thuộc về nhóm máu AB. Ngày nay, Thịt và Máu Chúa tiếp tục được lưu giữ trong nhà tạm tại nhà thờ thánh Phan-xi-cô, một trung tâm hành hương nổi tiếng của thế giới.
Trong Tin Mừng hôm nay, sở dĩ nhóm môn đệ thứ nhất đã bỏ đi không còn theo Thầy vì chỉ nghĩ đến bản thân: “Sao ông này lại có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn?”(Ga 6,52), đang khi nhóm Tông Đồ chỉ nghĩ đến Chúa qua lời tông đồ Phê-rô: “Bỏ Thầy chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).
3. THẢO LUẬN:
1) Người ta thường bị khủng hoảng đức tin là do những nguyên nhân nào?
2) Một tín hữu bị khủng hoảng về đức Tin sẽ biểu lộ qua những thái độ và hành vi nào?
3) Chúng ta phải làm gì để giúp một người đang bị khủng hoảng đức Tin sớm lấy lại đức Tin vào Chúa và Hội Thánh?
4. SUY NIỆM:
1) Tự do chọn “tin hay không tin”:
Như dân Ít-ra-en xưa, ngày nay mỗi tín hữu chúng ta cũng có quyền tự do chọn tin hay không tin vào Đức Giê-su để đức tin có giá trị giúp đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Khi chịu phép Thánh Tẩy, các dự tòng cũng phải công khai chọn thái độ từ bỏ ma quỉ tội lỗi và tuyên xưng đức tin vào các chân lý đức tin như Hội Thánh dạy, trước khi được chủ sự đổ nước trên đầu hoặc dìm mình họ trong giếng nước rửa tội để được Thánh Thần tái sinh làm con Thiên Chúa.
Trong đời sống thường ngày, các tín hữu chúng ta cũng cần khẳng định đức tin như dân Ít-ra-en xưa đã khẳng định niềm tin vào Đức Chúa: “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Đức Chúa, mà tôn thờ các tà thần của dân ngoại”. Sự chọn lựa tin theo Chúa đòi các tín hữu chúng ta không ngừng hồi tâm sám hối để thanh luyện đức tin của mình.
2) Cần dứt khóat chọn tin theo Chúa:
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su cũng đòi Nhóm Mười Hai Tông đồ phải dứt khoát chọn tin hay không khi đối diện với bí tích Thánh Thể do Người thiết lập: “Thịt Tôi thật là của ăn và Máu Tôi thật là của uống !”. Khi nghe mầu nhiệm này, nhiều môn đệ đã phản đối và rút lui không còn đi theo Người nữa. Riêng ông Phê-rô khi được Thầy hỏi, đã đại diện Nhóm Mười Hai tông đồ tuyên xưng đức tin: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Qua câu này, ông Phê-rô đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin dù ông chưa hiểu rõ nội dung mầu nhiệm bí tích Thánh Thể Thầy vừa mặc khải. Ông tin vì dựa vào Lời Thầy và vào thế giá của Thầy.
Hôm nay, Chúa Giê-su cũng đòi chúng ta khẳng định lập trường tin Chúa hay không? Chúng ta có chọn ở lại với Thầy đang khi nhiều bạn bè khác bỏ Chúa qua việc không đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật, hành xử theo ý riêng mình chứ không theo Lời Chúa và lề luật Hội Thánh? Chúng ta có trung thành chọn làm điều tốt trong khi đại đa số bạn bè chọn theo lối sống dễ dãi phù hợp với tính xác thịt và làm theo các đam mê lạc thú bất chính, chọn chối bỏ Chúa trong lý lịch để hy vọng được hưởng các đặc quyền đặc lợi và địa vị xã hội? Có lẽ phần đông chúng ta đã chọn thái độ lim lặng. Phải chăng thái độ đó đồng nghĩa với sự phản bội của Giu-đa, được Tin Mừng Gio-an cho biết: “Quả thật ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người” (Ga 6,64b). Tuy trong thâm tâm Giu-đa đã không tin Thầy và quyết tâm phản Thầy, nhưng vẫn ở lại Nhóm Mười Hai là để chờ cơ hội ! (x. Ga 13,21-27; Mt 26,14-16).
3) Tin bí tích Thánh Thể nhờ vững tin Lời Chúa:
Khi tuyên xưng đức tin thì không phải ông Phê-rô đã hiểu biết mầu nhiệm bí tích Thánh Thể, nhưng chỉ vì ông đã tin “Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”, tin Thầy là Đấng quyền năng đã từng nhân bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no; Đã từng đi trên mặt biển và phán một lời là dẹp yên sóng gió; Đã từng xua trừ ma quỷ ra khỏi nhiều người bị ám; Đã từng đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân và phán một lời là kẻ chết sống lại… Chính nhờ đức tin vào quyền năng của Chúa, mà Phê-rô và Nhóm Mười Hai đã tin cả những điều khó nghe, khó hiểu và khó chấp nhận về bí tích Thánh Thể:“Ai ăn thịt và uống máu Tôi sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,54a).
4) Cần làm gì để tin bí tích Thánh Thể?:
“Đây là mầu nhiệm đức tin”, vượt trên sự hiểu biết khả giác của lòai người, nên để tin vào bí tích này, mỗi tín hữu chúng ta cần có ba điều kiện như sau:
- Một là phải lắng nghe và suy niệm Lời Chúa như tông đồ Phao-lô dạy: “Có đức Tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời Đức Ki-tô” (Rm 10,17). Do đó, để tin vào mầu nhiệm bí tích Thánh Thể, chúng ta cần lắng nghe Lời Chúa khi tham dự thánh lễ hoặc dự các buổi họp nhóm học sống Lời Chúa, rồi còn phải “suy niệm Lời Chúa trong lòng” noi gương Mẹ Ma-ri-a xưa (x Lc 2,51).
- Hai là phải xác tín vào Lời Chúa như ông Phê-rô đã thưa với Chúa:“Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).
- Ba là phải ý thức đức tin là do ơn Chúa ban như lời Đức Giê-su: “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6,65). Do đó, để tin vào mầu nhiệm Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cần năng cầu xin Chúa Giê-su ban thêm đức tin cho mình, như lời cầu của người cha có con bị quỷ ám:"Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều lần khi xin các ơn phần xác mà chưa được nhậm lời, con đã nản lòng thất vọng, thể hiện qua việc bỏ dự lễ Chúa Nhật và không còn tin tưởng cầu xin Chúa nữa, mà chạy đến với thầy bùa thầy ngải của lương dân. Tin mừng hôm nay cho thấy: Chúa đã ngán ngẩm trước đức tin vụ lợi của đám đông dân chúng và các môn đệ. Có lẽ hôm nay Chúa cũng đang ngán ngẩm khi thấy con cũng chỉ biết lo tìm kiếm lợi lộc tiền bạc vật chất, và dửng dưng trước những ơn ích thiêng liêng phần hồn. Xin Chúa giúp con thực thi theo Lời Chúa dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69
TÍN THÁC VÀO CHÚA LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 6,54a.60-69
(54a) Khi nghe Đức Giê-su tuyên bố: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời”, (60) nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?” (61) Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? (62) Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? (63) Thần Khí mới lam cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống. (64) Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”. Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. (65) Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. (66) Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa. (67) Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm 12: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (68) Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. (69) Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
2. Ý CHÍNH:
Sau khi nghe Đức Giê-su giảng về Bánh Hằng Sống, là bí tích Thánh Thể mà Người sẽ ban, thì thính giả chia thành hai phe: Một số khá đông, trong đó có cả các môn đệ của Người, cho rằng lời ấy chói tai, không thể chấp nhận được và đã bỏ không còn đi theo Người nữa (c. 66). Riêng Nhóm 12, khi được hỏi ông Si-mon Phê-rô đã đại diện Nhóm tuyên xưng đức tin: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (c. 68).
3. CHÚ THÍCH:
- C 54a.60: + Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi thì được sống muôn đời: “Thịt và Máu” Đức Giê-su là Bánh Thánh Thể sẽ được Người ban trong bữa tiệc Vượt Qua (x Mt 26,26). Do đó Thịt và Máu Đức Giê-su nói đây chính là Thánh Thể của Người, sẽ trải qua cuộc khổ nạn và phục sinh, như một hy lễ đền tội để ban sự sống cho trần gian. + Nhiều môn đệ của Người: Môn đệ là những người nhận Đức Giê-su làm Thầy (Ráp-bi), nghe và thực hành Lời Chúa, tích cực cộng tác với Người thi hành sứ vụ tông đồ. Đức Giê-su có hai nhóm môn đệ là nhóm bảy mươi hai (x. Lc 10,1) và Nhóm mười hai (x Ga 6,66). + “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?”: Khi nghe Đức Giê-su nói sẽ lấy Thịt Máu mình cho người ta ăn uống, thì các môn đệ cũng như đám đông dân Do Thái không chấp nhận. Phần vì không ai xẻ thịt mình ra cho người khác ăn, hay lấy máu mình cho người khác uống ! Đàng khác, Luật Mô-sê cấm ăn máu huyết, vì máu được coi là sinh khí tụ lại, được dành riêng cho chủ tể của sự sống là Đức Chúa như Luật Mô-sê: “Các ngươi không được ăn máu huyết của bất cứ xác thịt nào, vì mạng sống của mọi xác thịt là máu của nó. Bất cứ ai ăn máu huyết sẽ bị khai trừ” (x. Lv 17,14).
- C 61-62: + Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?: Ba điều người Do Thái và môn đệ xầm xì không chấp nhận: Một là Đức Giê-su tự nhận mình là Bánh hằng sống, đang khi cha ông họ xưa dù đã ăn Man-na mà vẫn phải chết (x. Ga 6,49). Hai là Người tuyên bố mình từ trời mà đến, đang khi họ biết rõ tông tích của Người (x Ga 6,42). Ba là Người khẳng định: “Thịt Tôi thật là của ăn và Máu Tôi thật là của uống” (Ga 6,55), đang khi luật Mô-sê cấm uống máu và ăn thịt các con vật chết ngạt, vì còn có máu trong thịt (x. Lv 17,10). + Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?: Đức Giê-su cho các môn đệ bằng chứng để tin Người là Đấng Thiên Sai và tin lời Người giảng là sự thật. Bằng chứng ấy là Người sẽ từ cõi chết sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (x. Ga 3,13), như thị kiến về vai trò và sứ mệnh của Con Người trong sách Ngôn Sứ Đa-ni-en (x. Đn 7,13).
- C 63-64): + Thần khí: Là một từ ngữ mang nhiều ý nghĩa như sau: Một là gió, với đặc tính vô hình (x Ga 3,8). Gió có khi trở thành bão để Đức Chúa trút cơn lôi đình hủy diệt những kẻ gian ác (x. Ed 13,13). Hai là hơi thở: Tuy yếu ớt, nhưng lại là sức mạnh nâng đỡ và là điều kiện giúp thân xác sống động. Con người sẽ chết khi không còn hơi thở do Thiên Chúa phú ban (x. St 2,7; 6,3). Ba là linh hồn: Bao lâu Thần khí còn ở với con người, nó biến xác thịt bất động thành sống động, Thần Khí ấy gọi là linh hồn (x. St 2,7). Chết là khi con người trút hơi thở trả linh hồn về cho Thiên Chúa (x. Tv 31,6; Lc 23,46). Bốn là một đặc tình của Thiên Chúa: “Thiên Chúa là Thần Khí” (Ga 4,24) nên người ta phải thờ phượng Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự Thật (x. Ga 4,24). + Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì !: Việc tạo dựng con người đã được sách Sáng Thế thuật lại như sau: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Như vậy xác thịt chỉ là bụi đất, không thể sống động nếu không được Thiiên Chúa phú ban thần khí là linh hồn. Chính thần khí ấy mới làm cho con người sống động. Khi thân xác ngừng thở là lúc thần khí xuất ra khỏi thân xác, và khi ấy thân xác trở thành xác chết, nên chẳng còn ích gì ! + Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống: Lời Chúa chính là Thần Khí thiêng liêng, là Lời phát xuất từ Thiên Chúa, nhằm mặc khải các mầu nhiệm và các việc làm của Thiên Chúa cho loài người (x. Xh 20,2), các giới răn và các điều sắp xảy đến (x. St 15,13-16). Lời Chúa sẽ ban Sự Sống đời đời cho con người (x. Ga 6,68), nếu họ biết lắng nghe (x. Mt 13,23), tìm hiểu và xin vâng (x. Lc 1,34.38), tuân giữ (x. Lc 8,15), và nhất là đem ra thực hành (x. Lc 6,47.49). + Ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người: Ngay từ đầu, Đức Giê-su đã có cái nhìn tiên tri và thấy trước sự bất tín của Giu-đa (x. Mt 26,14-16). Tin mừng Gio-an viết như sau: “Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói “Không phải tất cả anh em đều sạch” (Ga 13,11).
- C 65-66: + Không ai đến với Thầy được nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho: Đức tin là một ơn do Thiên Chúa ban cho loài người, để họ tin Đức Giê-su là “Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” (x. Mt 16,16), lắng nghe và thực hành Lời Chúa dạy để được vào Nước Trời và sẽ được sống muôn đời (x Ga 6,44.47). + Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa: Lý do nhiều môn đệ bỏ Đức Giê-su là do họ không tin Người là Đấng Thiên Sai (x. Ga 6,29.40), không tin Người là Bánh Trường Sinh từ trời mà đến (x. Ga 6,32-38), không chấp nhận lời tuyên bố Người sẽ lấy Thịt mình cho họ ăn (x. Ga 6,52). + Nhóm Mười Hai: Đức Giê-su đã lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn (x. Mc 3,13) Sau khi cầu nguyện suốt đêm, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ (x. Lc 6,12-13). Nhóm Mười Hai này tượng trưng cho mười hai chi tộc dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh. Sau này các ông sẽ được ngồi trên mười hai tòa, mà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en (x. Mt 19,28). Các ông sẽ được sự sống đời đời (x Mt 19,29), được “quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 10,1; Lc 9,1), “Người sai các ông đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Lc 9,2).
- C 67-69: + Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?: Trước mặc khải về bí tích Thánh Thể, Đức Giê-su đòi Nhóm Mười Hai phải tỏ thái độ dứt khoát: Tin hay không tin, thể hiện qua việc tự do chọn ở lại với Thầy hay bỏ đi. + Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời”: Dù chưa hiểu hết ý nghĩa của Lời Chúa, nhưng Si-mon vẫn đại diện Nhóm 12 chọn ở lại làm môn đệ Thầy và khẳng định niềm tin Lời Thầy là sự thật và sẽ mang lại sự sống đời đời cho những ai đón nhận (x. Ga 5,24). + “Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”: Trước đó, Si-mon đã tuyên xưng: “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Ở đây, Si-mon lại công nhận Đức Giê-su là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (x Ga 6,69) giống như sứ thần Gap-ri-en khi truyền tin đã cho Đức Ma-ri-a biết về trẻ Giê-su như sau: “Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).
5. CÂU HỎI:
1) Tại sao dân Do thái và một số khá đông môn đệ đã bỏ không đi theo Đức Giê-su nữa?
2) Môn đệ là những ai và Đức Giê-su có bao nhiêu môn đệ? Tông đồ là ai và khác với môn đệ thế nào?
3) Người Do thái và các môn đệ lấy làm gai chướng không chấp nhận ba điều nào của Đức Giê-su?
4) Đức Giê-su đưa ra bằng chứng nào cho thấy Người có quyền nói ra những điều mầu nhiệm ấy?
5) Trong Kinh thánh, thần khí mang bốn ý nghĩa nào?
6) Đức Giê-su đã nói gì về thần khí và xác thịt nơi mỗi con người?
7) Tại sao Đức Giê-su lại nói Lời Người chính là Thần khí và là Sự sống?
8) Đức Giê-su biết rõ ai trong Nhóm Mười Hai là người không tin và sẽ phản nộp Người?
9) Đức Giê-su chó biết đức Tin phát xuất từ đâu? Ta phải làm gì để giúp người khác tin vào các mầu nhiệm được mặc khải?
10) Lý do nào khiến nhiều môn đệ đã bỏ không còn theo Đức Giê-su?
11) Nhóm 12 Tông đồ do Đức Giê-su tuyển chọn từ Nhóm nào? Nhóm Tông đồ được Người hứa ban các quyền lợi nào và phải chu toàn sứ mệnh gì?
12) Si-mon Phê-rô đại diện Nhóm Mười Hai trả lời thế nào khi được Đức Giê-su hòi có muốn bỏ đi hay không? Ý nghĩa của câu trả lời đó thế nào?
13) Si-mon đã tuyên xưng Đức Giê-su là ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (x. Ga 6,68).
2. CÂU CHUYỆN:
1) DÂN ÍT-RA-EN ĐÃ CHỌN TIN VÀ TUÂN GIỮ GIỚI RĂN CỦA CHÚA:
Bài đọc một trong sách Gio-su-ê là một bản tường thuật mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
- Vào khoảng năm 1200 trước Công Nguyên, con cháu Gia-cóp đã được Mô-sê cứu khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập để vào sa mạc tiến về hứa địa. Họ đã được Đức Chúa thanh luyện từ một dòng tộc con cháu Gia-cóp trở thành một dân tộc Ít-ra-en, ký kết giao ước với Đức Chúa.
- Sau 40 năm lưu lạc trong hoang địa, dân Ít-ra-en đã đến được sông Giô-đan, giáp ranh xứ Ca-na-an; Đây là Hứa Địa, được Đức Chúa hứa ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời. Mô-sê trao cho Gio-su-ê quyền lãnh đạo dân Chúa để đánh chiếm lại Hứa Địa Ca-na-an. Được Đức Chúa hỗ trợ, dân Ít-ra-en đã chinh phục được các dân địa phương và chiếm được Hứa Địa.
- Cuối cùng, Gio-su-ê đã triệu tập các chi tộc Ít-ra-en và các đầu mục trong Đại Hội tại Si-khem. Ông cho dân Ít-ra-en tự do chọn lựa: Hoặc là tôn thờ Một Đức Chúa duy nhất, hoặc tin theo các tà thần của chư dân. Dân cũng được tự do chấp nhận hay từ chối Lề Luật, được chọn trung thành hay chống lại Giao Ước mà họ đã ký với Đức Chúa tại núi Khô-rép miền Si-nai...
- Bấy giờ toàn dân thưa lại rằng: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác ! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Ai-Cập, từ nhà nô lệ, đã làm trước mắt chúng tôi những dấu lạ lớn lao, đã gìn giữ chúng tôi trên suốt con đường chúng tôi đi, giữa mọi dân tộc mà chúng tôi đi ngang qua. Đức Chúa đã đuổi cho khuất mắt chúng tôi mọi dân tộc cũng như người E-mo-ri” (x Gs 24,14-28).
2) CHẤP NHẬN CHỊU CHẾT VÌ ĐỨC TIN:
Thời vua Ga-liên bách hại đạo, trong quân đội Rô-ma có một sĩ quan xuất sắc lừng danh là MA-RANH, bách chiến bách thắng. Ai cũng biết Ma-ranh sắp được thăng đại tướng và chính ông cũng nghĩ như thế. Nhưng Ma-ranh là một người Công Giáo có đức tin vững mạnh. Ông luôn xin Chúa ban ơn trung thành với đức tin khi chịu phép rửa tội. Lúc đó, có một viên đại tướng của quân đội Rô-ma bị chết bất ưng. Hôm sau, vị toàn quyền cho mời Ma-ranh đến và nói: "Tôi vừa được lệnh nhà vua để gọi ngài lên chức đại tướng, và tôi được hân hạnh trao quyền tổng chỉ huy cho ngài, nhưng có người cho biết ngài là người Công Giáo, mà nhà vua thì không muốn để bất cứ người Công Giáo nào trong hàng ngũ sĩ quan quân đội hoàng gia. Vậy xin ngài cho biết ngài có phải là người Công Giáo không?". Ma-ranh đã khẳng định: "Thưa ngài, đúng thế, tôi là người Công Giáo". Viên toàn quyền nghiêm nghị nói: "Tôi cho ngài ba tiếng đồng hồ để nghĩ lại, nếu chối Giê-su thì ngài sẽ làm đại tướng. Bằng không ngài sẽ phải chết".
Ma-ranh ra về, đến gặp vị giám mục và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vị giám mục cầm tay Ma-ranh đưa vào nhà thờ, dẫn lên cung thánh, là chính nơi ngày xưa Ma-ranh đã thề trọn đời trung thành với Chúa Ki-tô. Rồi vị giám mục rút thanh gươm bên hông của Ma-ranh đặt bên cạnh sách Tin Mừng trên bàn thờ và nói: "Này Ma-ranh, dễ giải quyết lắm, ông phải chọn một trong hai. Xin ông nhớ lại ngày rửa tội, rồi tùy ý ông quyết định". Ma-ranh can đảm chọn cầm sách Tin Mừng và nói: "Con xin thề trung thành với Chúa". Vị giám mục âu yếm nhìn Ma-ranh và nói: Con hãy đi bình an, ngày hôm nay sẽ là ngày vinh quang của đời con, ngày hôm nay là ngày con đại thắng". Và hôm đó, Ma-ranh đã bị đổ máu vì đức tin Công Giáo.
Trong cuộc sống, có thể chúng ta không phải lựa chọn như ông Ma-ranh hay không bị bách hại như các vị tử đạo, nhưng rất có thể chúng ta phải chọn giữa nhiều thử thách, đòi chúng ta phải sống ngay thẳng, công bình, bác ái. Xin Mình Thánh Chúa mà chúng ta rước lấy, tăng thêm sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách ở đời này, nhất là về đức tin.
3) TÍN THÁC VÀ VÂNG LỜI CHA:
Ngày xưa có một ông vua, ông có hai người con. Ông muốn thử xem con nào là đứa con khôn để ông trao lại quyền cai trị của ông sau khi ông qua đời. Ông lấy một viên kim cương thật quí gói trong một chiếc túi giấy xấu - còn viên kim cương giả bằng thủy tinh thì ông bỏ vào một cái hộp trang trí rực rỡ. Sau đó ông cho gọi 2 đứa con lại. Ông cho người con cả chọn trước, cậu con cả nhìn hai gói, thấy túi giấy xấu nên đã bỏ qua và chọn cái hộp đẹp.
Sau đó đến phiên người con út. Anh ta quan sát hai món đồ. Sau một phút suy nghĩ anh nhìn cha và nói: “Thưa cha, xin cha lựa giúp con”.
Và đức vua đã tìm ra người sẽ kế vị mình. Sau đó đức vua đã truyền mở gói quà được bọc trong túi giấy xấu ra khiến mọi người đều ngỡ ngàng. Sau đó đức vua truyền cho thợ kim hoàn thiết kế một mũ triều thiên thật đẹp và đính viên kim cương thật lên mũ triều thiên đó. Rồi đức vua cho chiếc triều thiên này vào một chiếc hộp bằng vàng đẹp hơn chiếc hộp kia ngàn lần. Cuối cùng đức vua đã tuyên bố với thần dân rằng: “Mai sau con út trẫm sẽ lên nối ngôi của trẫm và sẽ được đội chiếc vương miện quý giá này”. Sở dĩ người em được chọn vì đã tín thác và làm theo ý cha.
4) PHÉP LẠ BÍ TÍCH THÁNH THỂ Ở LAN-XI-A-NÔ:
Năm 700, tại tu viện Thánh Lou-gi-no ở Lan-xi-a-nô bên I-ta-li-a, có một linh mục tên là BA-SI-LI-Ô hoài nghi về mầu nhiệm Chúa Giê-su hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu sau lời truyền phép trong thánh lễ. Chúa Giê-su Thánh Thể đã làm một phép lạ lớn lao còn lưu truyền đến ngày nay, như một bằng chứng hùng hồn về bí tích Thánh Thể. Đó là phép lạ LAN-XI-A-NÔ.
Hôm ấy sau khi linh mục Ba-si-li-ô đọc lời truyền phép trong thánh lễ, tấm bánh miến liền biến thành Thịt Chúa và rượu nho trong chén thánh liền biến thành Máu Chúa Giê-su Vào năm 1713. Từ đó đến nay Thịt Máu Chúa vẫn luôn tồn tại. Thịt Máu Chúa đã được lưu giữ trong một chiếc Hào Quang quí giá gọi là Hào Quang Thánh Thể Lan-xi-a-nô. Đến năm 1971, tòa thánh đã cho phép các nhà khoa học được xét nghiệm phép lạ này. Kết quả xét nghiệm cho thấy Thịt đó là một thớ thịt trái tim, và Máu đó là máu người nhóm AB. Nên nhớ vết máu trên chiếc khăn liệm thành Tu-ri-nô cũng thuộc về nhóm máu AB. Ngày nay, Thịt và Máu Chúa tiếp tục được lưu giữ trong nhà tạm tại nhà thờ thánh Phan-xi-cô, một trung tâm hành hương nổi tiếng của thế giới.
Trong Tin Mừng hôm nay, sở dĩ nhóm môn đệ thứ nhất đã bỏ đi không còn theo Thầy vì chỉ nghĩ đến bản thân: “Sao ông này lại có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn?”(Ga 6,52), đang khi nhóm Tông Đồ chỉ nghĩ đến Chúa qua lời tông đồ Phê-rô: “Bỏ Thầy chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).
3. THẢO LUẬN:
1) Người ta thường bị khủng hoảng đức tin là do những nguyên nhân nào?
2) Một tín hữu bị khủng hoảng về đức Tin sẽ biểu lộ qua những thái độ và hành vi nào?
3) Chúng ta phải làm gì để giúp một người đang bị khủng hoảng đức Tin sớm lấy lại đức Tin vào Chúa và Hội Thánh?
4. SUY NIỆM:
1) Tự do chọn “tin hay không tin”:
Như dân Ít-ra-en xưa, ngày nay mỗi tín hữu chúng ta cũng có quyền tự do chọn tin hay không tin vào Đức Giê-su để đức tin có giá trị giúp đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Khi chịu phép Thánh Tẩy, các dự tòng cũng phải công khai chọn thái độ từ bỏ ma quỉ tội lỗi và tuyên xưng đức tin vào các chân lý đức tin như Hội Thánh dạy, trước khi được chủ sự đổ nước trên đầu hoặc dìm mình họ trong giếng nước rửa tội để được Thánh Thần tái sinh làm con Thiên Chúa.
Trong đời sống thường ngày, các tín hữu chúng ta cũng cần khẳng định đức tin như dân Ít-ra-en xưa đã khẳng định niềm tin vào Đức Chúa: “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Đức Chúa, mà tôn thờ các tà thần của dân ngoại”. Sự chọn lựa tin theo Chúa đòi các tín hữu chúng ta không ngừng hồi tâm sám hối để thanh luyện đức tin của mình.
2) Cần dứt khóat chọn tin theo Chúa:
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su cũng đòi Nhóm Mười Hai Tông đồ phải dứt khoát chọn tin hay không khi đối diện với bí tích Thánh Thể do Người thiết lập: “Thịt Tôi thật là của ăn và Máu Tôi thật là của uống !”. Khi nghe mầu nhiệm này, nhiều môn đệ đã phản đối và rút lui không còn đi theo Người nữa. Riêng ông Phê-rô khi được Thầy hỏi, đã đại diện Nhóm Mười Hai tông đồ tuyên xưng đức tin: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Qua câu này, ông Phê-rô đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin dù ông chưa hiểu rõ nội dung mầu nhiệm bí tích Thánh Thể Thầy vừa mặc khải. Ông tin vì dựa vào Lời Thầy và vào thế giá của Thầy.
Hôm nay, Chúa Giê-su cũng đòi chúng ta khẳng định lập trường tin Chúa hay không? Chúng ta có chọn ở lại với Thầy đang khi nhiều bạn bè khác bỏ Chúa qua việc không đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật, hành xử theo ý riêng mình chứ không theo Lời Chúa và lề luật Hội Thánh? Chúng ta có trung thành chọn làm điều tốt trong khi đại đa số bạn bè chọn theo lối sống dễ dãi phù hợp với tính xác thịt và làm theo các đam mê lạc thú bất chính, chọn chối bỏ Chúa trong lý lịch để hy vọng được hưởng các đặc quyền đặc lợi và địa vị xã hội? Có lẽ phần đông chúng ta đã chọn thái độ lim lặng. Phải chăng thái độ đó đồng nghĩa với sự phản bội của Giu-đa, được Tin Mừng Gio-an cho biết: “Quả thật ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người” (Ga 6,64b). Tuy trong thâm tâm Giu-đa đã không tin Thầy và quyết tâm phản Thầy, nhưng vẫn ở lại Nhóm Mười Hai là để chờ cơ hội ! (x. Ga 13,21-27; Mt 26,14-16).
3) Tin bí tích Thánh Thể nhờ vững tin Lời Chúa:
Khi tuyên xưng đức tin thì không phải ông Phê-rô đã hiểu biết mầu nhiệm bí tích Thánh Thể, nhưng chỉ vì ông đã tin “Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”, tin Thầy là Đấng quyền năng đã từng nhân bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no; Đã từng đi trên mặt biển và phán một lời là dẹp yên sóng gió; Đã từng xua trừ ma quỷ ra khỏi nhiều người bị ám; Đã từng đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân và phán một lời là kẻ chết sống lại… Chính nhờ đức tin vào quyền năng của Chúa, mà Phê-rô và Nhóm Mười Hai đã tin cả những điều khó nghe, khó hiểu và khó chấp nhận về bí tích Thánh Thể:“Ai ăn thịt và uống máu Tôi sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,54a).
4) Cần làm gì để tin bí tích Thánh Thể?:
“Đây là mầu nhiệm đức tin”, vượt trên sự hiểu biết khả giác của lòai người, nên để tin vào bí tích này, mỗi tín hữu chúng ta cần có ba điều kiện như sau:
- Một là phải lắng nghe và suy niệm Lời Chúa như tông đồ Phao-lô dạy: “Có đức Tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời Đức Ki-tô” (Rm 10,17). Do đó, để tin vào mầu nhiệm bí tích Thánh Thể, chúng ta cần lắng nghe Lời Chúa khi tham dự thánh lễ hoặc dự các buổi họp nhóm học sống Lời Chúa, rồi còn phải “suy niệm Lời Chúa trong lòng” noi gương Mẹ Ma-ri-a xưa (x Lc 2,51).
- Hai là phải xác tín vào Lời Chúa như ông Phê-rô đã thưa với Chúa:“Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).
- Ba là phải ý thức đức tin là do ơn Chúa ban như lời Đức Giê-su: “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6,65). Do đó, để tin vào mầu nhiệm Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cần năng cầu xin Chúa Giê-su ban thêm đức tin cho mình, như lời cầu của người cha có con bị quỷ ám:"Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều lần khi xin các ơn phần xác mà chưa được nhậm lời, con đã nản lòng thất vọng, thể hiện qua việc bỏ dự lễ Chúa Nhật và không còn tin tưởng cầu xin Chúa nữa, mà chạy đến với thầy bùa thầy ngải của lương dân. Tin mừng hôm nay cho thấy: Chúa đã ngán ngẩm trước đức tin vụ lợi của đám đông dân chúng và các môn đệ. Có lẽ hôm nay Chúa cũng đang ngán ngẩm khi thấy con cũng chỉ biết lo tìm kiếm lợi lộc tiền bạc vật chất, và dửng dưng trước những ơn ích thiêng liêng phần hồn. Xin Chúa giúp con thực thi theo Lời Chúa dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Bỏ Chúa chúng ta không biết theo ai?
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:05 18/08/2021
Bỏ Chúa chúng ta không biết theo ai?
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXI – B
(Ga 6, 61 – 70)
Sống ở trên đời có chuỗi những lựa chọn, trẻ thì chọn trường để học, trưởng thành chọn việc để làm, người để chơi, chọn nơi để ở, chọn thần để thờ... Như vậy, giữa muôn vàn điều tốt với điều xấu, thiện và ác, chúng ta phải lựa chọn. Lựa chọn đúng giúp ta hành động đúng, có kết hậu và hạnh phúc.
Dân Do Thái thời Giôsuê tại thung lũng Sikem trước nhan thánh Chúa phải đưa ra sự lựa chọn cho số phận của chính mình. Hoặc là chọn các thần cha ông họ đã thờ ở ở Mêsôpôtamia hay ở Amôrê hoặc là chọn chỉ mình Thiên Chúa. Giôsuê cũng đưa ra sự lựa chọn của chính gia đình ông : “Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa” (Gs 24, 15). Dân Sikem đưa ra câu trả lời định đoạt tương lai của chính họ : “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại” (Gs 24, 17).
Những người bước theo Chúa Giêsu, kể cả các môn đệ đến lúc cũng phải đưa ra sự lựa chọn dứt khoát theo nữa hay không. Dân chúng bỏ Chúa, một số môn đệ rút lui, còn nhóm Mười Hai Chúa Giêsu hỏi : “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô đại diện cả nhóm thưa : “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa” (Ga 6, 69-70). Phêrô nhân danh cả nhóm đấy, nhưng nếu hỏi từng ông, cụ thể là Giuđa chưa chắc đã đồng ý với Phêrô.
Dân Do Thái và gia đình Giôsuê chọn Chúa để thờ, nhóm Mười Hai đã chọn theo Chúa. Câu hỏi của Giôsuê, đặc biệt của Chúa Giêsu cũng đặt ra cho chính chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta là con cái của Chúa và môn đệ Đức Kitô có chọn tin theo Chúa là Đấng tốt lành thiện hảo, hay chọn thế gian? Chọn làm theo ý Chúa hay chọn làm theo ý chúng ta? Phụng vụ lời Chúa hôm nay yêu cầu mỗi người phải chọn lựa và đưa ra câu trả lời dứt khoát để chúng ta sống.
Chọn Chúa
Phần đông người kitô hữu chúng ta trong đời sống đức tin ưa thích làm những việc của Chúa hơn là chọn chính Chúa làm cùng đích của đời mình. Chọn tin theo Chúa không dễ dàng chút nào hết. Bởi khi chọn Chúa, chúng ta phải hy sinh cái “Tôi”, phải từ bỏ ý mình để theo ý Chúa, phải vâng lời Chúa hơn là nghe theo người phàm.
Dân Do Thái thời Giôsuê đã chọn Chúa để được sống trong tự do làm con cái Chúa là Chúa sự sống (x. Gs 24, 15-17). Đến con cháu họ sau khi nghe diễn từ về bánh hằng sống của Chúa Giêsu tại Hội đường ở Capharnaum đã khước từ Chúa. Tại sao vậy? Thưa, vì họ không muốn từ bỏ bản thân. Họ bỏ đi là vì họ lẫn lộn tự do với không bị ràng buộc, coi Thiên Chúa như một giới hạn tự do, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài. Chính ảo tưởng này tạo ra lo âu sợ hãi và dẫn tới sự tiếc nuối quá khứ. Người Do thái trong sa mạc đã nói : “Ước gì chúng tôi được chết vì tay Chúa ở đất Ai Cập...” (Xh 16, 3); còn Êlia thì thưa : “Lạy Chúa, đã đủ rồi, xin cất mạng sống con đi: vì con chẳng hơn gì các tổ phụ con” (1V 19, 4). Giáo huấn của Chúa Giêsu xem ra quá khó nghe, khó chấp nhận và khó thực hành cho nên nhiều người bỏ Chúa Giêsu.
Đối với Phêrô và nhóm Mười Hai thì khác, thấy nhiều môn đệ bỏ đi, Chúa Giêsu quay lại nói với các Tông Ðồ : “Cả các con, có muốn bỏ đi không?” (Ga 6,67). Simon Phêrô trả lời nhân danh Nhóm Mười Hai : “Lạy Thầy, chúng con biết sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời” (Ga 6, 68). Thánh nhân không nói “chúng con sẽ đi đâu?” nhưng nói “chúng con sẽ đi theo ai?”. Vấn đề là đi theo ai. Câu hỏi này của thánh Phêrô chứng tỏ thế giới và con người ở mọi nơi mọi thời đang rất cần Chúa Giêsu “Bánh Hằng Sống”, thứ lương thực tinh thần không thể thiếu. Tin theo Chúa Giêsu có nghĩa là chọn Người làm trung tâm điểm, lấy Chúa làm lẽ sống của đời ta.
Vì Chúa thiện hảo dường bao
Hãy chọn Chúa, vì Chúa tốt lành và nhân hậu. Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’ lòng nhân hậu của Thiên Chúa (x. Tv 33). Lòng nhân hậu của Ngài dành cho chúng ta khi chúng ta yếu đuối, chịu cám dỗ hay cả khi chúng ta kiêu ngạo; lòng nhân hậu đó còn tỏ cho chúng ta, khi chúng ta bất an với những lo lắng triền miên của phận người. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời mời gọi đầy cảm hứng, “Các bạn ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao!” (x. Tv 33).
Lấy Chúa làm trung tâm đời sống
Một khi đã chọn Chúa làm trung tâm đời mình thì họ sẽ trao phó tất cả cho Chúa. Tôi tớ Chúa, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để lại cho chúng ta bài học như sau: “Tôi luôn luôn học tập làm theo ý Chúa. Nhưng ánh sáng này mang lại cho tôi một sinh lực mới, thay đổi tận gốc lối suy nghĩ của tôi, giúp tôi vượt qua những bước gian truân mà hầu như cơ thể không chịu đựng nổi. Từ đây tôi cảm thấy trong lòng tôi ‘một sự bình an mà thế gian không cho được”.
Khi chúng ta chọn Chúa, Chúa sẽ ra tay làm chủ vận mệnh, con người và cuộc sống của ta. Chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa, như cành liên kết với cây, nhờ đó cành có sự sống và sự sống sẽ sinh nhiều hoa trái theo ý muốn của Chúa. Các thánh là những người có một đời sống luôn kết hiệp với Chúa vì đã chọn Chúa làm cơ nghiệp đời mình. Bởi xét cho cùng, không có Chúa, chúng ta không làm được gì. Ai chọn Chúa thì sẽ được Chúa yêu thương và chỉ bảo. Xin nhắc lại lời của Vị Tội Tớ Chúa, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: “Hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài, chứ đừng chọn việc của Chúa!”. Chọn Chúa luôn bao hàm chọn lựa và vâng phục thánh ý Ngài.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXI – B
(Ga 6, 61 – 70)
Sống ở trên đời có chuỗi những lựa chọn, trẻ thì chọn trường để học, trưởng thành chọn việc để làm, người để chơi, chọn nơi để ở, chọn thần để thờ... Như vậy, giữa muôn vàn điều tốt với điều xấu, thiện và ác, chúng ta phải lựa chọn. Lựa chọn đúng giúp ta hành động đúng, có kết hậu và hạnh phúc.
Dân Do Thái thời Giôsuê tại thung lũng Sikem trước nhan thánh Chúa phải đưa ra sự lựa chọn cho số phận của chính mình. Hoặc là chọn các thần cha ông họ đã thờ ở ở Mêsôpôtamia hay ở Amôrê hoặc là chọn chỉ mình Thiên Chúa. Giôsuê cũng đưa ra sự lựa chọn của chính gia đình ông : “Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa” (Gs 24, 15). Dân Sikem đưa ra câu trả lời định đoạt tương lai của chính họ : “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại” (Gs 24, 17).
Những người bước theo Chúa Giêsu, kể cả các môn đệ đến lúc cũng phải đưa ra sự lựa chọn dứt khoát theo nữa hay không. Dân chúng bỏ Chúa, một số môn đệ rút lui, còn nhóm Mười Hai Chúa Giêsu hỏi : “Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô đại diện cả nhóm thưa : “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa” (Ga 6, 69-70). Phêrô nhân danh cả nhóm đấy, nhưng nếu hỏi từng ông, cụ thể là Giuđa chưa chắc đã đồng ý với Phêrô.
Dân Do Thái và gia đình Giôsuê chọn Chúa để thờ, nhóm Mười Hai đã chọn theo Chúa. Câu hỏi của Giôsuê, đặc biệt của Chúa Giêsu cũng đặt ra cho chính chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta là con cái của Chúa và môn đệ Đức Kitô có chọn tin theo Chúa là Đấng tốt lành thiện hảo, hay chọn thế gian? Chọn làm theo ý Chúa hay chọn làm theo ý chúng ta? Phụng vụ lời Chúa hôm nay yêu cầu mỗi người phải chọn lựa và đưa ra câu trả lời dứt khoát để chúng ta sống.
Chọn Chúa
Phần đông người kitô hữu chúng ta trong đời sống đức tin ưa thích làm những việc của Chúa hơn là chọn chính Chúa làm cùng đích của đời mình. Chọn tin theo Chúa không dễ dàng chút nào hết. Bởi khi chọn Chúa, chúng ta phải hy sinh cái “Tôi”, phải từ bỏ ý mình để theo ý Chúa, phải vâng lời Chúa hơn là nghe theo người phàm.
Dân Do Thái thời Giôsuê đã chọn Chúa để được sống trong tự do làm con cái Chúa là Chúa sự sống (x. Gs 24, 15-17). Đến con cháu họ sau khi nghe diễn từ về bánh hằng sống của Chúa Giêsu tại Hội đường ở Capharnaum đã khước từ Chúa. Tại sao vậy? Thưa, vì họ không muốn từ bỏ bản thân. Họ bỏ đi là vì họ lẫn lộn tự do với không bị ràng buộc, coi Thiên Chúa như một giới hạn tự do, gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài. Chính ảo tưởng này tạo ra lo âu sợ hãi và dẫn tới sự tiếc nuối quá khứ. Người Do thái trong sa mạc đã nói : “Ước gì chúng tôi được chết vì tay Chúa ở đất Ai Cập...” (Xh 16, 3); còn Êlia thì thưa : “Lạy Chúa, đã đủ rồi, xin cất mạng sống con đi: vì con chẳng hơn gì các tổ phụ con” (1V 19, 4). Giáo huấn của Chúa Giêsu xem ra quá khó nghe, khó chấp nhận và khó thực hành cho nên nhiều người bỏ Chúa Giêsu.
Đối với Phêrô và nhóm Mười Hai thì khác, thấy nhiều môn đệ bỏ đi, Chúa Giêsu quay lại nói với các Tông Ðồ : “Cả các con, có muốn bỏ đi không?” (Ga 6,67). Simon Phêrô trả lời nhân danh Nhóm Mười Hai : “Lạy Thầy, chúng con biết sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời” (Ga 6, 68). Thánh nhân không nói “chúng con sẽ đi đâu?” nhưng nói “chúng con sẽ đi theo ai?”. Vấn đề là đi theo ai. Câu hỏi này của thánh Phêrô chứng tỏ thế giới và con người ở mọi nơi mọi thời đang rất cần Chúa Giêsu “Bánh Hằng Sống”, thứ lương thực tinh thần không thể thiếu. Tin theo Chúa Giêsu có nghĩa là chọn Người làm trung tâm điểm, lấy Chúa làm lẽ sống của đời ta.
Vì Chúa thiện hảo dường bao
Hãy chọn Chúa, vì Chúa tốt lành và nhân hậu. Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’ lòng nhân hậu của Thiên Chúa (x. Tv 33). Lòng nhân hậu của Ngài dành cho chúng ta khi chúng ta yếu đuối, chịu cám dỗ hay cả khi chúng ta kiêu ngạo; lòng nhân hậu đó còn tỏ cho chúng ta, khi chúng ta bất an với những lo lắng triền miên của phận người. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời mời gọi đầy cảm hứng, “Các bạn ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao!” (x. Tv 33).
Lấy Chúa làm trung tâm đời sống
Một khi đã chọn Chúa làm trung tâm đời mình thì họ sẽ trao phó tất cả cho Chúa. Tôi tớ Chúa, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để lại cho chúng ta bài học như sau: “Tôi luôn luôn học tập làm theo ý Chúa. Nhưng ánh sáng này mang lại cho tôi một sinh lực mới, thay đổi tận gốc lối suy nghĩ của tôi, giúp tôi vượt qua những bước gian truân mà hầu như cơ thể không chịu đựng nổi. Từ đây tôi cảm thấy trong lòng tôi ‘một sự bình an mà thế gian không cho được”.
Khi chúng ta chọn Chúa, Chúa sẽ ra tay làm chủ vận mệnh, con người và cuộc sống của ta. Chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa, như cành liên kết với cây, nhờ đó cành có sự sống và sự sống sẽ sinh nhiều hoa trái theo ý muốn của Chúa. Các thánh là những người có một đời sống luôn kết hiệp với Chúa vì đã chọn Chúa làm cơ nghiệp đời mình. Bởi xét cho cùng, không có Chúa, chúng ta không làm được gì. Ai chọn Chúa thì sẽ được Chúa yêu thương và chỉ bảo. Xin nhắc lại lời của Vị Tội Tớ Chúa, Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: “Hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài, chứ đừng chọn việc của Chúa!”. Chọn Chúa luôn bao hàm chọn lựa và vâng phục thánh ý Ngài.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:18 18/08/2021
8. Phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa chính là ôm nhau trong vòng tay yêu thương, kết hợp trong yêu thương chính là Thiên Chúa và con người hợp nhất với nhau.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:31 18/08/2021
32. BA CÁI KHÔNG CẦN
Có một ông huyện đã già, trước cổng huyện phủ có viết ba chữ thật lớn:
- “Ba cái không cần.“
Rồi lại viết mấy chữ chú thích phía dưới:
- “Một, không cần tiền; hai, không cần quan; ba, không cần mệnh”.
Buổi sáng ngày hôm sau, ông ta đi quan sát thì thấy có thêm mấy chữ chú thích bên dưới, mỗi hàng viết thêm hai chữ: “Một, không cần tiền” phía dưới viết thêm “quá ít”; “Hai, không cần quan”, phía dưới thêm “quá nhỏ”; “Ba, không cần mệnh”, phía dưới viết thêm “quá già”.
Lão huyện lịnh điên cả cái đầu.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 32:
Ở đời, con người ta đâm chém nhau, gây ra chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng, thù hận.v.v...thì cũng đều do tiền, chức tước và tham sống sợ chết mà ra cả, cho nên khi viết “ba không“ tổ bố dán trước cửa thi chẳng có “ma“ nào tin cả...
Cái mà con người ta mê nhất chính là tiền, cái mà con người ta đeo đuổi cho bằng được là chức quyền danh vọng, cái mà con người ta sợ nhất là chết, vậy mà ông lão quan lại công khai tuyên bố “không thèm“ thì quả là một vị thánh sống vậy.
Thiện chí của người hoàn lương thường bị mọi người hiểu lầm, bởi vì con người ta thường hay có thành kiến với người lầm lỡ và với người tội lỗi...
Chỉ có những người hoàn lương mới hiểu được tâm trạng của người hoàn lương mà thôi, mà tất cả chúng ta đều là những tên tội lỗi hoàn lương và được hồng ân của Thiên Chúa tha thứ đón nhận, vậy thì tại sao chúng ta không chấp nhận người anh em chị em đang muốn hoàn lương làm lại cuộc đời như chúng ta?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một ông huyện đã già, trước cổng huyện phủ có viết ba chữ thật lớn:
- “Ba cái không cần.“
Rồi lại viết mấy chữ chú thích phía dưới:
- “Một, không cần tiền; hai, không cần quan; ba, không cần mệnh”.
Buổi sáng ngày hôm sau, ông ta đi quan sát thì thấy có thêm mấy chữ chú thích bên dưới, mỗi hàng viết thêm hai chữ: “Một, không cần tiền” phía dưới viết thêm “quá ít”; “Hai, không cần quan”, phía dưới thêm “quá nhỏ”; “Ba, không cần mệnh”, phía dưới viết thêm “quá già”.
Lão huyện lịnh điên cả cái đầu.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 32:
Ở đời, con người ta đâm chém nhau, gây ra chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng, thù hận.v.v...thì cũng đều do tiền, chức tước và tham sống sợ chết mà ra cả, cho nên khi viết “ba không“ tổ bố dán trước cửa thi chẳng có “ma“ nào tin cả...
Cái mà con người ta mê nhất chính là tiền, cái mà con người ta đeo đuổi cho bằng được là chức quyền danh vọng, cái mà con người ta sợ nhất là chết, vậy mà ông lão quan lại công khai tuyên bố “không thèm“ thì quả là một vị thánh sống vậy.
Thiện chí của người hoàn lương thường bị mọi người hiểu lầm, bởi vì con người ta thường hay có thành kiến với người lầm lỡ và với người tội lỗi...
Chỉ có những người hoàn lương mới hiểu được tâm trạng của người hoàn lương mà thôi, mà tất cả chúng ta đều là những tên tội lỗi hoàn lương và được hồng ân của Thiên Chúa tha thứ đón nhận, vậy thì tại sao chúng ta không chấp nhận người anh em chị em đang muốn hoàn lương làm lại cuộc đời như chúng ta?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô đồng thanh với các giám mục Mỹ Châu kêu gọi mọi người hãy đi tiêm chủng Covid-19
Thanh Quảng sdb
05:51 18/08/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đồng thanh với các giám mục Mỹ Châu kêu gọi mọi người hãy đi tiêm chủng Covid-19
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người hãy mau mắn đi tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đã được chính phủ phê duyệt, đó chính là “một hành động của yêu thương”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha đã góp tiếng nói của mình với các Giám mục của miền Bắc và Nam Mỹ kêu gọi mọi người hãy đi tiêm chủng Covid-19.
Trong một thông điệp video, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi công tác của các nhà nghiên cứu và khoa học trong việc sản xuất vắc-xin Covid-19 an toàn và hiệu quả.
“Nhờ ơn Chúa và nỗ lực của nhiều người, giờ đây chúng ta đã có vắc-xin để bảo vệ chúng ta khỏi Covid-19,” ĐTC phát biểu trong video được phát vào thứ Tư (18/8/2021).
ĐTC nói thêm rằng vắc-xin "mang lại hy vọng chấm dứt được đại dịch, nhưng vấn đề là khi nào chúng ta mới có cho tất cả mọi người và chúng ta cần biết hợp tác với nhau."
Tiêm chủng là một hành động yêu thương
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay chích được một liều vaxin Covid được “các cơ quan có thẩm quyền tương ứng phê duyệt” là một “hành động của yêu thương”.
ĐTC nói, giúp đỡ tha nhân là một hành động của yêu thương! Nhưng “Tình yêu đối với bản thân, đối với gia đình và bạn bè cũng là tình yêu đối với tất cả mọi người. Tình yêu mang sắc thái của bình diện xã hội và chính trị”.
Đức Thánh Cha lưu ý tình yêu xã hội và chính trị được xây dựng qua “những hành động nhỏ bé, cá nhân, nhưng chúng có khả năng biến đổi và cải thiện xã hội.”
ĐTC nói: “Tiêm chủng là một cách đơn giản nhưng thật sâu sắc, vì nó chăm sóc sức khỏe cho nhau, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa giúp “mỗi người trong chúng ta thực hiện cái nghĩa cử yêu thương nhỏ bé này”.
ĐTC nói: “Dù nó nhỏ bé, nhưng nó hàm chứa một tình yêu vĩ đại; những cử chỉ nhỏ bé này sẽ nhóm lên một tương lai tươi sáng!"
'Sức mạnh của niềm tin'
Một số Hồng Y, Tổng giám mục và Giám mục Châu Mỹ đã cùng với Đức Đức Thánh Cha kêu gọi đi tiêm chủng trong video này.
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Tổng Giám mục Los Angeles, lấy làm đau đớn trước những nội thống khổ và những cái chết mà đại dịch đã đang gây ra trên khắp toàn cầu.
ĐHY cầu xin Chúa “ban cho chúng ta những hồng ân để đối diện với những thảm cảnh bằng sức mạnh của đức tin, xác tín rằng vắc-xin có đủ cho mọi người, để tất cả chúng ta đều được chích ngừa.”
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Mexico đã liên kết việc tiêm chủng Covid-19 với một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Ngài nói: “Từ Bắc đến Nam Mỹ, chúng tôi đồng thanh hỗ trợ việc tiêm chủng cho tất cả mọi người.
Vắc xin an toàn, hiệu quả
Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, Honduras cho biết thế giới có nhiều điều để học hỏi từ đại dịch coronavirus. ĐHY nói: “Nhưng có một điều chắc chắn: vắc-xin được chấp nhận có hiệu quả và cứu sống. “Chúng là chìa khóa cho việc chống lại cơn bệnh cá nhân và tập thể.”
Đức Hồng Y Claudio Hummes người Brazil ca ngợi “những nỗ lực anh dũng” của các chuyên gia y tế trong việc phát triển các thuốc tiêm chủng “an toàn và hiệu quả”. Ngài cũng lặp lại lời của Đức Đức Thánh Cha cho hay “tiêm chủng là một hành động của tình yêu”.
Đức Hồng Y Gregorio Rosa Chavez của Salvador cho biết tiêm chủng giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Ngài nói: “Lựa chọn của chúng tôi là tiêm chủng để đề phòng việc lây lan cho người khác, và ngài còn nhấn mạnh đây là một trọng trách đạo đức.
Sự thống nhất trên toàn châu Mỹ
Đức Tổng Giám Mục Miguel Cabrejos, Peru cùng kêu gọi trong video này, ngài nói: “Chúng tôi liên kết với nhau – từ Bắc, Trung, Nam Mỹ và vùng Caribe – mời gọi và khích lệ việc tiêm chủng cho tất cả mọi người.” Ngài cho hay việc mọi người đi tiêm chủng là một “hành động có trách nhiệm, là một thành viên của đại gia đình nhân loại, chúng ta cần tìm kiếm và bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người và tiêm chủng là con đường an toàn nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người hãy mau mắn đi tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đã được chính phủ phê duyệt, đó chính là “một hành động của yêu thương”.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha đã góp tiếng nói của mình với các Giám mục của miền Bắc và Nam Mỹ kêu gọi mọi người hãy đi tiêm chủng Covid-19.
Trong một thông điệp video, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi công tác của các nhà nghiên cứu và khoa học trong việc sản xuất vắc-xin Covid-19 an toàn và hiệu quả.
“Nhờ ơn Chúa và nỗ lực của nhiều người, giờ đây chúng ta đã có vắc-xin để bảo vệ chúng ta khỏi Covid-19,” ĐTC phát biểu trong video được phát vào thứ Tư (18/8/2021).
ĐTC nói thêm rằng vắc-xin "mang lại hy vọng chấm dứt được đại dịch, nhưng vấn đề là khi nào chúng ta mới có cho tất cả mọi người và chúng ta cần biết hợp tác với nhau."
Tiêm chủng là một hành động yêu thương
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay chích được một liều vaxin Covid được “các cơ quan có thẩm quyền tương ứng phê duyệt” là một “hành động của yêu thương”.
ĐTC nói, giúp đỡ tha nhân là một hành động của yêu thương! Nhưng “Tình yêu đối với bản thân, đối với gia đình và bạn bè cũng là tình yêu đối với tất cả mọi người. Tình yêu mang sắc thái của bình diện xã hội và chính trị”.
Đức Thánh Cha lưu ý tình yêu xã hội và chính trị được xây dựng qua “những hành động nhỏ bé, cá nhân, nhưng chúng có khả năng biến đổi và cải thiện xã hội.”
ĐTC nói: “Tiêm chủng là một cách đơn giản nhưng thật sâu sắc, vì nó chăm sóc sức khỏe cho nhau, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa giúp “mỗi người trong chúng ta thực hiện cái nghĩa cử yêu thương nhỏ bé này”.
ĐTC nói: “Dù nó nhỏ bé, nhưng nó hàm chứa một tình yêu vĩ đại; những cử chỉ nhỏ bé này sẽ nhóm lên một tương lai tươi sáng!"
'Sức mạnh của niềm tin'
Một số Hồng Y, Tổng giám mục và Giám mục Châu Mỹ đã cùng với Đức Đức Thánh Cha kêu gọi đi tiêm chủng trong video này.
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Tổng Giám mục Los Angeles, lấy làm đau đớn trước những nội thống khổ và những cái chết mà đại dịch đã đang gây ra trên khắp toàn cầu.
ĐHY cầu xin Chúa “ban cho chúng ta những hồng ân để đối diện với những thảm cảnh bằng sức mạnh của đức tin, xác tín rằng vắc-xin có đủ cho mọi người, để tất cả chúng ta đều được chích ngừa.”
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Mexico đã liên kết việc tiêm chủng Covid-19 với một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Ngài nói: “Từ Bắc đến Nam Mỹ, chúng tôi đồng thanh hỗ trợ việc tiêm chủng cho tất cả mọi người.
Vắc xin an toàn, hiệu quả
Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, Honduras cho biết thế giới có nhiều điều để học hỏi từ đại dịch coronavirus. ĐHY nói: “Nhưng có một điều chắc chắn: vắc-xin được chấp nhận có hiệu quả và cứu sống. “Chúng là chìa khóa cho việc chống lại cơn bệnh cá nhân và tập thể.”
Đức Hồng Y Claudio Hummes người Brazil ca ngợi “những nỗ lực anh dũng” của các chuyên gia y tế trong việc phát triển các thuốc tiêm chủng “an toàn và hiệu quả”. Ngài cũng lặp lại lời của Đức Đức Thánh Cha cho hay “tiêm chủng là một hành động của tình yêu”.
Đức Hồng Y Gregorio Rosa Chavez của Salvador cho biết tiêm chủng giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Ngài nói: “Lựa chọn của chúng tôi là tiêm chủng để đề phòng việc lây lan cho người khác, và ngài còn nhấn mạnh đây là một trọng trách đạo đức.
Sự thống nhất trên toàn châu Mỹ
Đức Tổng Giám Mục Miguel Cabrejos, Peru cùng kêu gọi trong video này, ngài nói: “Chúng tôi liên kết với nhau – từ Bắc, Trung, Nam Mỹ và vùng Caribe – mời gọi và khích lệ việc tiêm chủng cho tất cả mọi người.” Ngài cho hay việc mọi người đi tiêm chủng là một “hành động có trách nhiệm, là một thành viên của đại gia đình nhân loại, chúng ta cần tìm kiếm và bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người và tiêm chủng là con đường an toàn nhất.”
Những người vô gia cư hăm dọa chiếm Tòa Giám Mục Nantes làm nơi cư trú
Đặng Tự Do
06:08 18/08/2021
Hai tuần sau khi bị trục xuất khỏi trường Công Giáo Notre Dame du Bon Conseil, nghĩa là Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành ở Nantes, những người vô gia cư trong nhóm Maison Du Peuple và những người ủng hộ họ đang tiếp tục vận động với các tổ chức để tìm ra giải pháp lâu dài.
Lúc 1 giờ chiều, thứ Tư, ngày 11 tháng 8, họ tập trung trước Tòa Giám Mục, gần nhà thờ chính tòa Nantes. Các đại diện của Maison Du Peuple đã được mời vào Tòa Giám Mục và có một cuộc hẹn vào chiều thứ Sáu, lúc 2:30 chiều, với Đức Cha Laurent Jean Lucien Marie Percerou, Giám Mục Nantes.
Những người vô gia cư muốn tận dụng cuộc họp này để thực hiện yêu cầu của họ là giáo phận phải mở cửa trở lại trường Công Giáo Notre Dame du Bon Conseil và cho họ thuê. Tuy nhiên, hợp đồng thuê này rất bấp bênh.
Sau khi những người vô gia cư chiếm dụng trái phép, giáo phận đã phải nhờ cảnh sát can thiệp để lấy lại ngôi trường cho các hoạt động giáo dục. Một ngày sau khi sơ tán, ba người được phép vào các tòa nhà trong vòng 45 phút để lấy đồ đạc cá nhân bị bỏ lại vào thời điểm cảnh sát can thiệp, trước khi nơi này hoàn toàn bị niêm phong. Nhưng vẫn còn đồ đạc và vật dụng, đặc biệt là từ các khoản quyên góp.
Trên mạng xã hội, không thiếu những lời chỉ trích và hăm doạ tấn công vào Tòa Giám Mục.
Source:Ouest France
Đề nghị đáng kinh ngạc của Đức Tổng Giám Mục Lima thay thế các cha sở bằng giáo dân
Đặng Tự Do
06:09 18/08/2021
Đức Tổng Giám Mục Lima đã trình bày với Tòa Thánh đề xuất thay thế các cha sở bằng anh chị em giáo dân tại các giáo xứ ở thủ đô Peru.
Đức Tổng Giám Mục Carlos Gustavo Castillo Mattasoglio cho biết trong một hội nghị ngày 21 tháng 7 rằng ngài đang xin Vatican cho phép giáo dân được trao quyền quản lý các giáo xứ.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng “có một triết lý sống đơn giản hàng ngày của người dân mà chúng ta phải tiếp thu một lần nữa”.
“Tôi nghĩ rằng, với tư cách là một Giáo hội, chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để đưa Giáo hội đến gần hơn với mọi người, trong một sự bình đẳng lớn hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Castillo cho biết thêm rằng: “Đây là điều tôi đang cố gắng làm ngay bây giờ, tôi đã đến Rôma, tôi đã ở đó một thời gian dài, một tháng. Tôi đang khuyến khích các vị ở Rôma cho phép tôi làm nhiều điều không được phép?”
“Ví dụ, tôi xin họ cho phép tôi giao cho các gia đình, các cặp vợ chồng, hoặc các nhóm vợ chồng hoặc những giáo dân lớn tuổi tiếp quản các giáo xứ để có thể gửi các linh mục đi học”
Đức Tổng Giám Mục Lima đề xuất rằng “giáo dân có thể đóng vai trò là cha sở hoặc người đứng đầu nhà thờ giáo xứ, giữ cho các cộng đồng hoạt động trong khi các linh mục đến Âu Châu du học”.
“Ở Âu Châu, có rất nhiều điều rất khác trong các nhà thờ ở Paris, chẳng hạn, giáo dân đã đứng lên và điều hành, và họ giữ cho cộng đồng tiếp tục hoạt động mà không cần đến các linh mục”.
“Sau đó, có một linh mục cử hành thánh lễ cho họ mỗi tuần một lần hoặc hai lần vào Chúa nhật, chúng ta phải nghĩ ra những cách thức bình đẳng hơn, gần gũi hơn với người dân.”
Đức Tổng Giám Mục Castillo nhấn mạnh thêm rằng đây là điều mà “tính đồng nghị” muốn đề cập đến.
Chính Đức Tổng Giám Mục Castillo cũng thừa nhận rằng đề nghị này của ngài trái với giáo luật.
Giáo luật 515, triệt 2, định nghĩa “Giáo xứ là cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám Mục giáo phận”.
Giáo luật 517, triệt 2 nói thêm rằng “Nếu thiếu các tư tế, Giám Mục giáo phận xét thấy cần phải ủy thác cho một phó tế, hoặc cho một người không có chức tư tế, hoặc cho một nhóm người, được tham gia vào việc thi hành trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ, thì ngài phải đặt một tư tế có các quyền và các năng quyền của một cha sở làm người điều hành trách nhiệm mục vụ.”
Năm 2019, Tổng giáo phận Lima báo cáo có 487 linh mục, trong đó 206 vị là linh mục triều và 124 là linh mục dòng. Tổng cộng tổng giáo phận có 124 giáo xứ và 22 cứ điểm truyền giáo. Với con số 487 linh mục trên 146 nhà thờ, tức là bình quân 3.3 vị trong một giáo xứ hay một cứ điểm truyền giáo, đề xuất thay “cha sở” bằng “anh sở”, “chị sở” để các linh mục có thể đi du học là một đề xuất không hợp lý.
Source:Catholic News Agency
Thông Cáo Báo Chí về tình trạng của Đức Hồng Y Raymond Leo Burke
Đặng Tự Do
06:13 18/08/2021
Tối Ngày thứ Ba 17 tháng 8 năm 2021, giờ địa phương Washington DC, tức là buổi sáng thứ Tư 18 tháng 8 theo giờ Việt Nam, đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở La Crosse, Wisconsin đã ra thông cáo báo chí sau đây.
“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi”. (Ga 14:27)
Sự tuôn trào tình yêu, những lời cầu nguyện và sự hỗ trợ trong quá trình nhập viện của Đức Hồng Y đã làm cho gia đình ngài cảm thấy an ủi rất nhiều, khích lệ những người phục vụ ngài tại Đền thờ này và những nơi khác, đồng thời làm chứng cho tính cách và phẩm hạnh của một người được đông đảo dân chúng xem là một người cha tinh thần. Chúng tôi đánh giá cao một cách sâu sắc và mạnh mẽ lòng bác ái này, và chúng tôi tán tụng, ngợi khen Cha Trên Trời của chúng ta, đặc biệt là vì sự phục vụ tuyệt vời và trung thành của Đức Hồng Y Burke đối với Giáo Hội mà ngài vô cùng yêu mến.
Tính đến ngày 17 tháng 8, ngài vẫn ở trong tình trạng nghiêm trọng, nhưng ổn định. Gia đình của ngài, những người cùng với một đội ngũ bác sĩ, chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định y tế trong khi Đức Hồng Y vẫn được an thần và thở bằng máy thở, rất tin tưởng vào sự chăm sóc mà ngài đang nhận được. Đức Hồng Y đã lãnh nhận các Bí tích từ các linh mục cận kề bên ngài. Có cả một số thánh tích trong phòng của ngài.
Gia đình của Đức Hồng Y đánh giá cao ý định tốt của những người đã đề xuất các phương pháp điều trị, tư vấn, v.v., nhưng họ yêu cầu mọi người kiềm chế đừng gửi thêm bất cứ điều gì. Họ cũng yêu cầu anh chị em không liên lạc với họ, cũng như các thành viên của Đền thờ, hoặc nơi ở của Đức Hồng Y ở Rôma để thảo luận về tình trạng của ngài. Tin nhắn, các cú điện thoại và emails — trong khi chắc chắn là được hoan nghênh và thường là với lòng biết ơn — có thể vô tình trở thành gánh nặng. Gia đình không có kế hoạch tiết lộ vị trí của Đức Hồng Y để tránh những khó khăn hiển nhiên có thể gây ra.
Để cung cấp một nguồn an toàn cho các cập nhật về tình trạng sức khỏe của Đức Hồng Y, bên cạnh phương tiện truyền thông cá nhân của Đức Hồng Y, gia đình đã yêu cầu Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe phải là nền tảng được ủy quyền duy nhất trong việc cung cấp thông tin chính xác, và kịp thời. Các báo cáo khác có thể không đầy đủ hoặc sai lầm và do đó có thể làm xáo trộn tâm trí và trái tim của những người mến mộ ngài một cách không cần thiết.
Gia đình của Đức Hồng Y cũng đã yêu cầu rằng chỉ những bản cập nhật về những thay đổi đáng kể trong tình trạng của Đức Hồng Y mới được đăng tải trên các nền tảng được ủy quyền. Trong sự khiêm tốn, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không cần thiết phải biết mọi chi tiết về cách điều trị của Đức Hồng Y. Mặc dù gia đình của ngài nhìn nhận rằng Đức Hồng Y “thuộc về” Giáo Hội, họ cũng yêu cầu chúng ta tôn trọng quyền riêng tư của ngài. Thời gian nằm viện và hiện tại là cách ly vì virus COVID, có thể kéo dài để cơ thể của Đức Hồng Y có thời gian chống lại tình trạng nhiễm trùng và hồi phục sức lực. Hiện tại, thuốc an thần giúp bản thân ngài bình yên và nghỉ ngơi.
Không có gì nằm ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa. Không có gì nằm ngoài tầm với của ân sủng Thiên Chúa. Đây là những chân lý tâm linh mà chúng ta ai cũng biết và Đức Hồng Y đã dạy chúng ta bằng chính tấm gương của ngài về sự trung thành tin cậy và phó thác vào Thiên Chúa Nhân lành. Niềm tin vào những chân lý này mở ra cho chúng ta một nền hòa bình mà thế giới không thể trao ban hay lấy đi. Nếu bây giờ Đức Hồng Y có thể nói chuyện với chúng ta, ngài sẽ nói những gì ngài đã luôn dạy chúng ta: đó là Cha của chúng ta ở trên trời là Đấng nhân lành, nhân từ, công bình, quan phòng và tối cao; rằng chúng ta là con cái yêu dấu của Ngài và Ngài sẽ không bao giờ để chúng ta mồ côi; rằng chúng ta đừng sợ Thập tự giá là con đường dẫn đến sự sống đời đời; rằng các Bí tích là những kênh ân sủng trực tiếp nhất và chúng ta làm điều tốt lành nhất cho tâm hồn bằng cách thường xuyên rước lễ và đi xưng tội thường xuyên; rằng chúng ta nên cầu nguyện hàng ngày; và rằng chúng ta nên yêu thương nhau như Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương chúng ta: quảng đại, thậm chí đến độ hy sinh anh dũng.
Và một điều nữa vô cùng quan trọng và rất đỗi thân thương đối với Đức Hồng Y: đó là chúng ta nên lần hạt Mân Côi thường xuyên và sốt sắng, và vì vậy hãy đặt mình dưới lớp áo Đức Mẹ, tin tưởng vào tình mẫu tử và sự chuyển cầu của Mẹ.
Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho Đức Hồng Y Burke và cho gia đình của ngài, đặc biệt là trong Thánh Lễ và trong chuỗi Mân Côi. Chúng tôi tràn đầy lòng biết ơn về những lời cầu nguyện dồi dào và tình yêu thương của anh chị em dành cho người con trung thành và là tôi tớ của Hội Thánh.
Xin Chúa phù hộ anh chị em.
Cha Paul N. Check
Giám đốc điều hành
Đền Đức Mẹ Guadalupe
Source:Guadalupe Shire
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thư gửi tín hữu Galát, giá trị sư phạm của Lề luật
Vũ Văn An
17:40 18/08/2021
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung tại Hội Trường Phaolô VI trong nội thành Vatican, ngày thứ Tư 18 tháng 8, 2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát. Tuần này, Đức Giáo Hoàng đề cập tới giá trị sư phạm của Lề luật. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Thánh Phaolô, người yêu mến Chúa Giêsu và hiểu rõ ơn cứu độ là gì, đã dạy chúng ta rằng “con cái của lời hứa” (Gl 4:28) - tức là tất cả chúng ta, được Chúa Giêsu Kitô công chính hóa - không còn bị ràng buộc bởi Lề luật, nhưng được mời gọi theo lối sống nhiều đòi hỏi tự do của Tin Mừng. Tuy nhiên, Lề luật vẫn còn đó. Nhưng còn đó một cách khác: cùng một Lề luật, cùng Mười Điều Răn, nhưng theo lối khác, vì nó không còn tự biện minh được nữa một khi Chúa đã đến. Và do đó, trong bài giáo lý hôm nay, tôi muốn giải thích điều này. Và chúng ta đặt câu hỏi: theo Thư gửi tín hữu Galát, vai trò của Lề luật là gì? Trong đoạn chúng ta đã nghe, thánh Phaolô nói rằng Lề luật giống như một nhà sư phạm. Đó là một hình ảnh đẹp, hình ảnh nhà sư phạm mà chúng ta đã nói đến trong buổi yết kiến lần trước, một hình ảnh đáng được hiểu theo đúng ý nghĩa của nó.
Thánh Tông đồ dường như muốn gợi ý rằng Kitô hữu chia lịch sử cứu rỗi thành hai phần, và cả câu chuyện bản thân của họ cũng có hai giai đoạn: trước khi trở thành tín hữu trong Chúa Giêsu Kitô và sau khi lãnh nhận đức tin. Ở tâm điểm là biến cố Chúa Giêsu chết và sống lại, mà Thánh Phaolô đã rao giảng để khơi dậy đức tin nơi Con Thiên Chúa, nguồn sự cứu rỗi, và chúng ta được công chính hóa trong Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, khởi đi từ đức tin vào Chúa Kitô, có một “lúc trước” và một “lúc sau” đối với chính Lề luật, bởi vì Lề luật còn đó, các Điều răn còn đó, nhưng có một thái độ trước khi Chúa Giêsu đến, và một thái độ khác sau đó. Lịch sử trước đó được xác định bằng cách "sống dưới Lề luật". Và ai theo con đường của Lề luật thì được cứu rỗi, được công chính hóa; lịch sử sau đó, sau khi Chúa Giêsu đến, được sống bằng cách đi theo Chúa Thánh Thần (x. Gl 5:25). Đây là lần đầu tiên Thánh Phaolô sử dụng kiểu nói: “sống dưới Lề luật”. Ý nghĩa nền tảng hàm ngụ ý niệm nô dịch tiêu cực, đặc trưng của nô lệ: sống "dưới". Thánh Tông đồ minh giải điều đó bằng cách nói rằng khi một người sống “dưới Lề luật” thì giống như thể họ bị “theo dõi” và “bị nhốt”, một kiểu giam giữ có tính chất phòng ngừa. Thánh Phaolô nói rằng giai đoạn này kéo dài trong một thời gian dài - từ thời Môsê, cho đến khi Chúa Giêsu đến - và kéo dài mãi mãi chừng nào người ta còn sống trong tội lỗi.
Mối liên hệ giữa Lề luật và tội lỗi sẽ được Thánh Tông đồ giải thích một cách có hệ thống hơn trong Thư gửi tín hữu Rôma, được viết vài năm sau thư gửi tín hữu Galát. Tóm lại, Lề luật dẫn đến việc định nghĩa về sự vi phạm và làm cho người ta ý thức được tội lỗi của chính họ: “anh chị em làm điều này, và Lề luật - Mười Điều Răn - nói như vậy: anh chị em đang phạm tội”. Hay đúng hơn, như kinh nghiệm thông thường đã dạy, giới luật, xét cho cùng, sẽ kích thích sự vi phạm. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, ngài viết: “Vì trước đây, khi chúng ta còn bị tính xác thịt chi phối, thì các đam mê tội lỗi dùng Lề luật mà hoạt động nơi các chi thể chúng ta, để chúng ta sinh hoa kết quả đưa tới cái chết. Nhưng nay, chúng ta không còn bị Lề luật ràng buộc nữa, vì chúng ta đã chết đối với cái vẫn giam hãm chúng ta. Như vậy, chúng ta phục vụ Thiên Chúa theo tinh thần mới, chứ không theo bản văn cũ của Lề Luật” (Rm 7:5-6). Tại sao? Vì sự công chính hóa của Chúa Giêsu Kytô đã đến. Thánh Phaolô diễn tả một cách cô đọng viễn kiến của ngài về Lề luật: “Cái nọc độc của sự chết là tội lỗi, và quyền lực của tội lỗi là Lề luật” (1 Cr 15:56). Một cuộc đối thoại: anh chị em sống dưới Lề luật, và anh chị em ở đó với cánh cửa mở ra cho tội lỗi.
Trong bối cảnh trên, việc nói đến vai trò sư phạm của Lề luật có ý nghĩa đầy đủ. Nhưng Lề luật là nhà sư phạm dẫn anh chị em đến đâu? Đến với Chúa Giêsu. Trong hệ thống kinh viện ngày xưa, nhà sư phạm không có chức năng mà ngày nay chúng ta gán cho họ, đó là chức năng hỗ trợ việc giáo dục con trai hay con gái. Thời đó, đúng hơn, họ là một nô lệ có nhiệm vụ tháp tùng con trai của chủ nhân đến gặp thầy giáo và sau đó lại đưa người con này về nhà. Bằng cách này, họ phải bảo vệ đứa trẻ mình có nhiệm vụ đưa đón khỏi nguy hiểm và trông chừng để đảm bảo cậu ta hay cô ta không cư xử xấu xa. Chức năng của họ khá có tính kỷ luật. Khi cậu bé hay cô bé trở thành người lớn, nhà sư phạm ngừng nhiệm vụ của mình. Nhà sư phạm mà Thánh Phaolô đề cập đến không phải là giáo viên, mà là người tháp tùng người được giao cho mình trông coi đến trường, người trông chừng cậu bé hay cô bé và đưa họ trở về nhà.
Đề cập đến Lề luật theo những thuật ngữ này giúp Thánh Phaolô làm sáng tỏ vai trò của Lề luật trong lịch sử của Israel. Kinh Torah, tức là Lề luật, là một hành động nghĩa hiệp của Thiên Chúa đối với dân của Người. Sau việc chọn Ápraham, hành động lớn lao khác là Lề luật: đặt ra con đường phải theo. Nó chắc chắn có những chức năng hạn chế, nhưng đồng thời nó bảo vệ người dân, nó giáo dục họ, kỷ luật họ và hỗ trợ họ trong sự yếu đuối của họ, đặc biệt là bằng cách bảo vệ họ khỏi chủ nghĩa ngoại giáo; có nhiều thái độ ngoại giáo vào thời đó. Kinh Torah nói: "Chỉ có một Thiên Chúa và Người đã đặt chúng ta trên đường". Một hành động do lòng tốt của Chúa. Và chắc chắn, như tôi đã nói, nó có các chức năng hạn chế, nhưng đồng thời nó bảo vệ người ta, nó giáo dục họ, nó kỷ luật họ và nó hỗ trợ họ trong sự yếu đuối của họ. Và đây là lý do tại sao Thánh Tông đồ tiếp tục mô tả giai đoạn vị thành niên. Và ngài viết: “bao lâu người thừa kế còn là thiếu niên thì không khác gì một nô lệ, mặc dù là chủ mọi tài sản. Nó phải ở dưới quyền những người giám hộ và quản lý, cho đến khi mãn hạn người cha đã định. Chúng ta cũng vậy, khi còn là thiếu niên, chúng ta phải làm nô lệ những yếu tố của vũ trụ” (Gl 4: 1-3). Tóm lại, xác tín của Thánh Tông đồ là Lề luật chắc chắn có một chức năng tích cực - giống như một nhà sư phạm khi đồng hành với đứa trẻ được ủy cho họ chăm sóc - nhưng đó là một chức năng bị giới hạn về thời gian. Nó không thể nới rộng thời hạn của nó quá xa, vì nó có liên quan đến sự trưởng thành của các cá nhân và sự lựa chọn tự do của họ. Một khi người ta đã đạt tới đức tin, Lề luật sẽ cạn kiệt giá trị sư phạm của nó và phải nhường chỗ cho một thẩm quyền khác. Điều này có nghĩa gì? Có phải có nghĩa sau Lề luật, chúng ta có thể nói, "Chúng tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô và làm những gì chúng tôi muốn?" Không! Các Điều Răn còn đó, nhưng chúng không công chính hóa chúng ta. Điều khiến chúng ta trở nên công chính là Chúa Giêsu Kitô. Các Điều Răn phải được tuân thủ, nhưng chúng không ban cho chúng ta sự công chính; có ơn nhưng không của Chúa Giêsu Kitô, cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô đã tự do công chính hóa chúng ta. Công đức của đức tin là tiếp nhận Chúa Giêsu. Công lao duy nhất: mở lòng chúng ta ra. Và chúng ta làm gì với các Điều Răn? Chúng ta phải tuân giữ chúng, nhưng như một trợ cụ giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô.
Lời dạy về giá trị của Lề luật này rất quan trọng, và đáng được xem xét cẩn thận, để chúng ta không nhường bước cho sự hiểu lầm và thực hiện các bước lầm lỡ. Điều tốt cho chúng ta là tự hỏi liệu mình có còn sống trong thời kỳ trong đó chúng ta vẫn cần đến Lề Luật, hay thay vào đó chúng ta hoàn toàn ý thức được mình đã nhận được ân sủng trở thành con cái Thiên Chúa để được sống trong tình yêu thương. Tôi phải sống như thế nào? Trong niềm lo sợ rằng nếu tôi không làm điều này, tôi sẽ xuống địa ngục? Hay tôi cũng đang sống với niềm hy vọng đó, với niềm vui sướng đó trước ơn nhưng không được cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô? Đó là một câu hỏi hay. Và câu hỏi thứ hai nữa: tôi có coi thường các Điều Răn không? Không. Tôi tuân giữ chúng, nhưng không như những điều tuyệt đối, vì tôi biết rằng chính Chúa Giêsu Kitô mới làm cho tôi ra công chính.
40,000 người Công Giáo hành hương Đức Mẹ Czestochowa ở Ba Lan
Đặng Tự Do
21:01 18/08/2021
Gần 40,000 người hành hương Công Giáo đã đi bộ, đi xe đạp và cưỡi ngựa để đến đền thờ Đức Mẹ Jasna Góra ở Częstochowa, Ba Lan nhân lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Đó là cuộc hành hương đi bộ truyền thống để tôn kính một bức tượng Đức Mẹ Đen của Częstochowa được đặt trong đền thờ có từ thế kỷ 17.
Trong số những người hành hương thực hiện chuyến đi truyền thống này có Đức Cha Marek Solarczyk của Radom, Ba Lan, là người đã giúp hướng dẫn cuộc hành hương đi bộ hàng năm lần thứ 43 của giáo phận ngài.
Ngoài việc quan tâm đến nhu cầu tâm linh của khách hành hương, vị giám mục còn hỗ trợ việc đánh thức vào buổi sáng bằng cách thổi kèn kêu gọi thức dậy cầu nguyện trong suốt cuộc hành trình khoảng 100 dặm.
Một nhóm hành hương khác đi đến đền thờ Đức Mẹ trên lưng ngựa. Cuộc hành hương hàng năm lần thứ 22 của các kỵ sĩ đã đi 250 dặm trong suốt 11 ngày từ làng Zaręby Kościelne ở miền đông Ba Lan.
“Chúng tôi đi qua các thị trấn và làng mạc của chúng tôi, với một biểu ngữ luôn mở rộng mang hình ảnh của Đức Mẹ Ostra Brama, Đấng bảo trợ của các kỵ sĩ. Đó là một lời cầu nguyện của chúng tôi,” Cha Andrzej Dmochowski nói với Văn phòng Báo chí Jasna Góra.
Tổng cộng, 185 nhóm đạp xe, 133 nhóm đi bộ và 13 nhóm chạy bộ đã hành hương đến Jasna Gora trong cuộc hành hương truyền thống này.
Các đoàn hành hương thường tính toán sao cho họ đến được đền thánh Đức Mẹ vào trước Lễ trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8.
Ngày này có một ý nghĩa đặc biệt đối với nhiều người Công Giáo Ba Lan, những người coi đó là ngày kỷ niệm “Phép lạ ở Vistula”.
Năm 1920, Lênin xua hồng quân Liên Sô tấn công Ba Lan. Quân Ba Lan liên tục rút chạy tán loạn trước sức tấn công vũ bão của đối phương. Trước đại họa đất nước bị chìm trong họa vô thần, hàng giáo sĩ Ba Lan kêu gọi anh chị em cầu nguyện đặc biệt với Đức Mẹ nhất là khi gần đến ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ngày 12 tháng Tám, 1920, hồng quân Liên Sô do Nguyên Soái Mikhail Tukhachevsky lãnh đạo tạo thành 2 gọng kềm tiến đánh thủ đô Warsaw và thành phố Modlin Fortress. Tình thế gần như tuyệt vọng đối với người Ba Lan.
Tuy nhiên, một ngày sau Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, là ngày 16 tháng Tám, 1920, tướng Józef Piłsudski của Ba Lan mở cuộc phản công từ phía Nam thủ đô Warsaw. Hồng quân Liên Sô đại bại, rút chạy tán loạn về phía Đông liều lĩnh bơi qua sông Neman để thoát thân. Trong một ngày duy nhất, hơn 10,000 quân Liên Sô tử trận, 500 bị mất tích dưới dòng sông Neman đang chảy như thác lũ, 30,000 quân nhân bị thương và trầm trọng nhất là 66,000 quân nhân bị bắt sống tại mặt trận. Tướng Józef Piłsudski, một quân nhân chuyên nghiệp, đã tạo ra một chiến công hiển hách lưu danh hậu thế. Nhưng ông là một người khiêm nhường, và đầy đức tin. Ông cho rằng chính nhờ Đức Mẹ và niềm tin vào Đức Mẹ mà quân Ba Lan từ tình trạng đang xuống tinh thần trầm trọng đã có thể đánh một trận oai hùng như vậy.
Thừa thắng xông lên, quân Ba Lan lần lượt thắng hết trận này sang trận khác, quét sạch quân Liên Sô ra khỏi bờ cõi đất nước. Cuối năm đó, Lênin đã phải nuốt nhục ký hiệp ước với Ba Lan.
Đại sứ Anh quốc tại Ba Lan là ông Edgar Vincent nhận xét rằng cuộc chiến ngày 16 tháng Tám, 1920 là cột mốc lịch sử. Nhờ cuộc chiến đó, phần còn lại của Âu Châu đã thoát khỏi mưu đồ bành trướng chủ nghĩa cộng sản của Lênin.
Source:Catholic News Agency
Một giáo xứ Tây Ban Nha thu gom thuốc tây để gửi đi Cuba
Đặng Tự Do
21:02 18/08/2021
Một giáo xứ ở thủ đô Valencia đang chuẩn bị các chuyến hàng dược phẩm để gởi đến Cuba nhờ lòng hảo tâm của hàng trăm người muốn giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt trầm trọng trên hòn đảo Caribê này.
Cha Olbier Hernández, một linh mục Cuba của Tổng giáo phận Valencia, đã tổ chức một chiến dịch viện trợ nhân đạo cho Cuba để giúp đáp ứng nhu cầu.
Ngài là cha sở của giáo xứ San Miguel de Soternes ở Mislata, một phần của Valencia. Ngài đang “quyên góp thuốc men, khẩu trang, áo choàng và ống tiêm, đóng góp tài chính và cả vali nữa, vì theo cách đó chúng tôi không phải mua và có thể dùng số tiền đó để mua thuốc”.
“Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp” rất cần thiết nhưng “anh chị em có thể tặng đồ vệ sinh cá nhân và đồ hộp thực phẩm khó hư hỏng”.
“Chúng tôi tiếp tục quyên góp thuốc men trong giáo xứ, và chúng tôi cũng đang yêu cầu các nhà thuốc, chủ sở hữu hoặc bạn bè của họ cộng tác”, vị linh mục giải thích trên trang web của tổng giáo phận.
Ngài nói thêm rằng “Tình hình ở Cuba rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực trung tâm và phía đông của đất nước, nơi viện trợ nhân đạo ít đến được”.
Hiện tại, do những hạn chế ở Cuba, cách duy nhất để nhận được thuốc men và viện trợ nhân đạo là trong hành lý của hành khách, vì vận chuyển bằng thuyền hoặc máy bay không được phép.
Sau khi các vật phẩm được thu thập, sắp xếp và đóng gói, họ sẽ yêu cầu những du khách có kế hoạch bay đến hòn đảo Caribe từ Madrid hoặc Valencia giúp vận chuyển các gói hàng và giao chúng cho các gia đình, linh mục và bác sĩ đang làm việc với họ.
“Chúng tôi sẽ thanh toán cho trọng lượng vượt quá của những chiếc vali này”, Cha Hernández nói, và kêu gọi tất cả các giáo xứ trong tổng giáo phận giúp đỡ bằng cách “kêu gọi giáo dân quyên góp thuốc men và gửi thuốc cho chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để đến lấy. Không cần thiết phải phân loại chúng vì chúng tôi có sự giúp đỡ của các bác sĩ Cuba sống ở Valencia, những người đang làm việc với chúng tôi để ghi nhãn và phân loại các loại thuốc”.
“Bất kỳ sự giúp đỡ nào đều là cần thiết ngay bây giờ vì tình hình ở đó rất nghiêm trọng, và vì vậy chúng tôi kêu gọi sự đoàn kết của những người Valencia để không quên người dân Cuba”.
Cha Hernández cho biết chiến dịch này “hiện tại không có ngày kết thúc; nó sẽ kéo dài đến cuối năm và sau tháng 12, chúng tôi sẽ xem tình hình như thế nào và liệu chúng tôi có thể tiếp tục gửi các va li thuốc hay không”.
Source:Catholic News Agency
Thánh lễ được cử hành trước các cơ sở phá thai tại Denver bắt đầu giai đoạn mới của thừa tác vụ phò sinh
Đặng Tự Do
21:03 18/08/2021
Những người Công Giáo đã tụ tập trên đường phố ngay trước phòng khám phá thai Planned Parenthood của Denver. Đó là cơ sở phá thai lớn nhất ở Colorado, vào hôm thứ Bảy 14 tháng 8 để khởi động một sáng kiến phò sinh mới có tên 365 Ngày cho Cuộc sống.
Với buổi cử hành này Denver đã tham gia vào một danh sách ngày càng tăng các thành phố ở Hoa Kỳ tổ chức lễ cầu nguyện quanh năm thay vì một chiến dịch mùa thu và mùa xuân kéo dài 40 Ngày.
“Chúa đã ban cho chúng ta thông qua hàng chục ngàn trẻ sơ sinh được cứu khỏi tai họa phá thai. Đây thực là một phép lạ cho thấy cầu nguyện là vũ khí mạnh nhất của chúng ta chống lại cái ác này”, Brad Maddock, một trong những nhà tổ chức của sự kiện ngày 14 tháng 8 tại Denver nói.
“Nếu mười lăm trẻ em ở một trường tiểu học bị sát hại ngày hôm nay thì cộng đồng và các phương tiện truyền thông tin tức của chúng ta sẽ rất phẫn nộ. Nhưng chúng ta đã trở nên tê liệt trước sự giết chóc các thai nhi”.
Trong buổi sinh hoạt song ngữ, Thánh Lễ được diễn ra, và các diễn giả trình bày các chứng từ giữa kinh Mân Côi và kinh Lòng Chúa Thương Xót bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Mục tiêu của chiến dịch 365 Ngày Cho Cuộc Sống là làm chứng cho phẩm giá của cuộc sống và cầu nguyện bên ngoài một phòng khám phá thai được chỉ định mỗi ngày khi nó mở cửa làm ăn. Con số 365 biểu thị một phong trào mới thực hiện các cuộc cầu nguyện quanh năm, thay vì các chiến dịch mùa thu và mùa xuân kéo dài 40 ngày.
Trong khi thánh lễ đang diễn ra, một chiếc xe hơi chở một phụ nữ đến phòng khám phá thai. Người phụ nữ này rẽ vào bãi đậu xe của Planned Parenthood và sau đó bỏ đi. Cô ấy đã đến Marisol, một phòng khám dành cho các phụ nữ Công Giáo muốn được giúp đỡ sinh con.
Đây là dự án mới nhất trong lịch sử lâu dài của hoạt động ủng hộ sự sống ở miền bắc Colorado.
Năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila đã dẫn đầu một cuộc rước Thánh Thể quanh các phòng khám phá thai, với sự tham gia của 1,800 giáo dân. Nhóm đã rước kiệu xung quanh tòa nhà rộng 1,524 mét vuông bảy lần.
Source:Catholic News Agency
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một lời nói cần suy nghĩ
Đinh Quân
17:16 18/08/2021
Một lời nói cần suy nghĩ
‘ Mỹ đã chiến thắng tất cả, trừ “Chiến tranh” ‘
Nhận định tổng quát
Đó là câu nói nổi tiếng của danh tướng Do Thái Moshe Dayan- cũng có biệt hiệu là ‘ Độc nhãn tướng quân ‘ vì ông bị thương một mắt trong chiến cuộc. Ông chỉ huy đánh thắng Liên quân A-Rập trong trận chiến 6 ngày. Vị tướng này đã đến Việt Nam Cộng Hòa không phải dưới danh nghĩa quân sự, mà là một phóng viên và được hướng dẫn đi thăm các căn cứ quân sự và Ấp chiến lược. Ngoài tài chỉ huy, ông còn có những nhận định sắc bén về chiến tranh với những câu nói thuyết phục như trên.
Nhân cuộc chiến thất bại của Mỹ tại Iraq và Việt Nam trước kia, rồi mới đây tại Afghhanistan (A-phú-hãn), khi quân đội Hoa Kỳ vội vàng rút đi, kéo theo sự hỗn loạn ồ ạt dân chúng chạy trốn phiến quân Taliban.
Ta điểm sơ qua lý do thất bại của Mỹ trong 2 cuộc chiến Việt Nam và A-phú-hãn :
*Tại Việt Nam :
-Chính sách ‘Việt Nam hóa chiến tranh’ của TT Nixon thất bại mang lại hậu quả trái ngược, trong khi Việt cộng lại được Trung cộng và Liên sô yểm trợ tối đa.
-Chiến lược quân sự ‘Tìm và Diệt’ không phù hợp với địa thế và chiến tranh du kich là sở trường của đối phương.
-TT Johnson e ngại tấn công Miền Bắc và đường mòn HCM, vì sợ Tàu cộng và Liên sô can thiệp.
-Phong trào phản chiến Mỹ lên cao, cùng tin tức ngụy tạo của truyền thông báo chí Hoa Kỳ.
*Tại Afghanistan :
-Mỹ khi tham chiến không nắm vững sự phức tạp bên đối phương ( Taliban ) về địa thế, phong tục, tín ngưỡng ….
-Không nắm vững lực lượng đối thủ là Taliban, tuy đã triệt hạ được vài tên chỉ huy, nhưng những tên kế thừa vẫn chưa bị lộ mặt.
-Mỹ ủng hộ chính phủ đương cầm quyền, cùng hứa hẹn yểm trợ để thống nhất quốc gia A-phú-hãn, nhưng lòng dân không tin tưởng nên khó hoàn thành lời hứa.
-Dù Mỹ đã kéo dài tham chiến trong suốt 20 năm với tổn thất gồm cả đồng minh trên 3500 quân nhân tử trận, tôn phí nhiều tỉ đồng và trên 100 ngàn thương vong.
Kết thúc bài nhận định về 2 cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan xin trích dẫn một đoạn trong bài diễn văn mới đây của TT Joe Biden, ta sẽ có câu trả lời tùy theo nhận định mỗi cá nhân :
‘Chúng tôi đến Afghanistan gần 20 năm trước với mục tiêu rõ ràng: bắt những kẻ đã tấn công chúng ta vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 và đảm bảo rằng Al Qaeda không thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công ta một lần nữa. Chúng tôi đã làm điều đó. Chúng ta đã giảm sự nguy hiểm của Al Qaeda và Afghanistan. Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ việc săn lùng Osama bin Laden và đã bắt được hắn.
Đó là một thập niên trước. Nhiệm vụ của chúng tôi ở Afghanistan không bao giờ là xây dựng quốc gia. Nó không bao giờ được cho là tạo ra một nền dân chủ tập trung, thống nhất. Lợi ích quốc gia quan trọng duy nhất của chúng ta ở Afghanistan cho đến ngày nay vẫn là: ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào quê hương Hoa Kỳ.
Tôi đã lập luận trong nhiều năm rằng sứ mệnh của chúng ta nên tập trung trong phạm vi hẹp chống khủng bố, không phải chống nổi dậy hay xây dựng quốc gia. Đó là lý do tại sao tôi phản đối việc tăng quân khi nó được đề xuất vào năm 2009 khi tôi là phó tổng thống. Và đó là lý do tại sao với tư cách là tổng thống, tôi kiên quyết tập trung vào các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay, vào năm 2021, chứ không phải các mối đe dọa của ngày hôm qua.
-Trò đời truyện cũ xảy ra, Việt Nam bài học tưởng xa mà gần, A -phú- hãn lại một lần, Bài học tái diễn chẳng cần đâu xa !
(*) Ghi chú : Bài viết không đi vào chi tiết vì truyền thông báo chí đã nói đến nhiều- Đây chỉ là nhận định tổng quát cá nhân, mong rút tỉa được chút kinh nghiệm cho những thế hệ nối tiếp.
‘ Mỹ đã chiến thắng tất cả, trừ “Chiến tranh” ‘
Nhận định tổng quát
Đó là câu nói nổi tiếng của danh tướng Do Thái Moshe Dayan- cũng có biệt hiệu là ‘ Độc nhãn tướng quân ‘ vì ông bị thương một mắt trong chiến cuộc. Ông chỉ huy đánh thắng Liên quân A-Rập trong trận chiến 6 ngày. Vị tướng này đã đến Việt Nam Cộng Hòa không phải dưới danh nghĩa quân sự, mà là một phóng viên và được hướng dẫn đi thăm các căn cứ quân sự và Ấp chiến lược. Ngoài tài chỉ huy, ông còn có những nhận định sắc bén về chiến tranh với những câu nói thuyết phục như trên.
Nhân cuộc chiến thất bại của Mỹ tại Iraq và Việt Nam trước kia, rồi mới đây tại Afghhanistan (A-phú-hãn), khi quân đội Hoa Kỳ vội vàng rút đi, kéo theo sự hỗn loạn ồ ạt dân chúng chạy trốn phiến quân Taliban.
Ta điểm sơ qua lý do thất bại của Mỹ trong 2 cuộc chiến Việt Nam và A-phú-hãn :
*Tại Việt Nam :
-Mỹ đánh giá thấp về đối phương là Việt cộng, dù đã đổ vào cuộc chiến hơn nửa triệu quân cùng quân đội đồng minh, tốn phỉ nhiều tỉ đồng, tử thương 58 ngàn, hơn 100 ngàn mang thương tích.
-Chính sách ‘Việt Nam hóa chiến tranh’ của TT Nixon thất bại mang lại hậu quả trái ngược, trong khi Việt cộng lại được Trung cộng và Liên sô yểm trợ tối đa.
-Chiến lược quân sự ‘Tìm và Diệt’ không phù hợp với địa thế và chiến tranh du kich là sở trường của đối phương.
-TT Johnson e ngại tấn công Miền Bắc và đường mòn HCM, vì sợ Tàu cộng và Liên sô can thiệp.
-Phong trào phản chiến Mỹ lên cao, cùng tin tức ngụy tạo của truyền thông báo chí Hoa Kỳ.
*Tại Afghanistan :
-Mỹ khi tham chiến không nắm vững sự phức tạp bên đối phương ( Taliban ) về địa thế, phong tục, tín ngưỡng ….
-Không đào tạo được những nhân vật nắm chính quyền đáng tin cậy và có uy tín trong quần chúng.
-Không nắm vững lực lượng đối thủ là Taliban, tuy đã triệt hạ được vài tên chỉ huy, nhưng những tên kế thừa vẫn chưa bị lộ mặt.
-Mỹ ủng hộ chính phủ đương cầm quyền, cùng hứa hẹn yểm trợ để thống nhất quốc gia A-phú-hãn, nhưng lòng dân không tin tưởng nên khó hoàn thành lời hứa.
-Dù Mỹ đã kéo dài tham chiến trong suốt 20 năm với tổn thất gồm cả đồng minh trên 3500 quân nhân tử trận, tôn phí nhiều tỉ đồng và trên 100 ngàn thương vong.
Kết thúc bài nhận định về 2 cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan xin trích dẫn một đoạn trong bài diễn văn mới đây của TT Joe Biden, ta sẽ có câu trả lời tùy theo nhận định mỗi cá nhân :
‘Chúng tôi đến Afghanistan gần 20 năm trước với mục tiêu rõ ràng: bắt những kẻ đã tấn công chúng ta vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 và đảm bảo rằng Al Qaeda không thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công ta một lần nữa. Chúng tôi đã làm điều đó. Chúng ta đã giảm sự nguy hiểm của Al Qaeda và Afghanistan. Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ việc săn lùng Osama bin Laden và đã bắt được hắn.
Đó là một thập niên trước. Nhiệm vụ của chúng tôi ở Afghanistan không bao giờ là xây dựng quốc gia. Nó không bao giờ được cho là tạo ra một nền dân chủ tập trung, thống nhất. Lợi ích quốc gia quan trọng duy nhất của chúng ta ở Afghanistan cho đến ngày nay vẫn là: ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào quê hương Hoa Kỳ.
Tôi đã lập luận trong nhiều năm rằng sứ mệnh của chúng ta nên tập trung trong phạm vi hẹp chống khủng bố, không phải chống nổi dậy hay xây dựng quốc gia. Đó là lý do tại sao tôi phản đối việc tăng quân khi nó được đề xuất vào năm 2009 khi tôi là phó tổng thống. Và đó là lý do tại sao với tư cách là tổng thống, tôi kiên quyết tập trung vào các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay, vào năm 2021, chứ không phải các mối đe dọa của ngày hôm qua.
-Trò đời truyện cũ xảy ra, Việt Nam bài học tưởng xa mà gần, A -phú- hãn lại một lần, Bài học tái diễn chẳng cần đâu xa !
(*) Ghi chú : Bài viết không đi vào chi tiết vì truyền thông báo chí đã nói đến nhiều- Đây chỉ là nhận định tổng quát cá nhân, mong rút tỉa được chút kinh nghiệm cho những thế hệ nối tiếp.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền:Mẹ Và Con
Nguyễn Trung Tây Lm.
15:43 18/08/2021
MẸ VÀ CON
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Mẹ đứng dáng cao vời,
ôm Con Mẹ trên vai.
Con quỳ dưới chân Mẹ,
nguyện cầu với Ngôi Hai!
Nguyện cầu cho một ngày,
Thế giới thoát thiên tai!
(NTT Lm.)
VietCatholic TV
Kinh hoàng: Đề nghị cấp tiến của một TGM: Thay Cha Sở bằng Giáo Dân sở. Tòa Giám Mục Nantes gặp nguy
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:08 18/08/2021
1. Những người vô gia cư hăm dọa chiếm Tòa Giám Mục Nantes làm nơi cư trú
Hai tuần sau khi bị trục xuất khỏi trường Công Giáo Notre Dame du Bon Conseil, nghĩa là Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành ở Nantes, những người vô gia cư trong nhóm Maison Du Peuple và những người ủng hộ họ đang tiếp tục vận động với các tổ chức để tìm ra giải pháp lâu dài.
Lúc 1 giờ chiều, thứ Tư, ngày 11 tháng 8, họ tập trung trước Tòa Giám Mục, gần nhà thờ chính tòa Nantes. Các đại diện của Maison Du Peuple đã được mời vào Tòa Giám Mục và có một cuộc hẹn vào chiều thứ Sáu, lúc 2:30 chiều, với Đức Cha Laurent Jean Lucien Marie Percerou, Giám Mục Nantes.
Những người vô gia cư muốn tận dụng cuộc họp này để thực hiện yêu cầu của họ là giáo phận phải mở cửa trở lại trường Công Giáo Notre Dame du Bon Conseil và cho họ thuê. Tuy nhiên, hợp đồng thuê này rất bấp bênh.
Sau khi những người vô gia cư chiếm dụng trái phép, giáo phận đã phải nhờ cảnh sát can thiệp để lấy lại ngôi trường cho các hoạt động giáo dục. Một ngày sau khi sơ tán, ba người được phép vào các tòa nhà trong vòng 45 phút để lấy đồ đạc cá nhân bị bỏ lại vào thời điểm cảnh sát can thiệp, trước khi nơi này hoàn toàn bị niêm phong. Nhưng vẫn còn đồ đạc và vật dụng, đặc biệt là từ các khoản quyên góp.
Trên mạng xã hội, không thiếu những lời chỉ trích và hăm doạ tấn công vào Tòa Giám Mục.
Source:Ouest France
2. Đức Hồng Y Krajewski: Dân chúng quảng đại hỗ trợ các hoạt động bác ái của Đức Thánh Cha
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tiếng Ba Lan của Đài Vatican, Đức Hồng Y Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, đã cám ơn tất cả các ân nhân, đã gửi các khoản tiền lớn nhỏ vào tài khoản của Đức Thánh Cha để ngài có thể giúp đỡ người nghèo. Đức Hồng Y cũng cho biết có nhiều người, trong di chúc, đã để lại tài sản của họ cho Đức Thánh Cha, để ngài sử dụng cách nào tốt đẹp nhất.
Đức Hồng Y Krajewski cho biết cả trong mùa hè này, ngài “vét” hết tiền trong tài khoản của Đức Thánh Cha để giúp người nghèo ở các nơi trên thế giới. Tòa Thánh đã mau lẹ giúp đỡ để các trợ giúp của Đức Thánh Cha được chuyển tới mau lẹ và an toàn nhất những người cần được giúp đỡ. Đức Hồng Y kể rằng: “qua các vị Sứ thần Tòa Thánh tại nhiều nước, chúng tôi được thông báo về những vấn đề có liên hệ tới đại dịch Covid-19 mà thế giới thường bỏ quên. Trong số các nước ấy, có Ecuador, Phi Luật Tân, Burundi, Congo. Mới đây, tôi nhận được thông tin báo động của Đức Sứ thần từ Tunisia. Chúng tôi giúp đỡ dựa trên các thông tin ấy. Hôm 11 tháng Đức Thánh Cha đã mua một máy chụp CT để giúp Madagascar, trị giá nửa triệu đôla, nhờ đó không những người giàu, nhưng cả các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện do các thừa sai đảm trách cũng có thể được chụp bằng máy cắt lớp vi tính.
“Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ gửi nửa triệu Euro cho 4 nước để họ có thể thiết lập các bệnh xá cho những nơi nghèo nhất nước, để những người nghèo cũng có thể đến, không những để được chích vắcxin cũng còn nhận được sự săn sóc y tế cần thiết. Chúng tôi cũng gửi nhiều thuốc men qua đường ngoại giao. Chỉ trong vòng hai ba ngày các thứ thuốc cần thiết có thể gửi đến nơi người nghèo. Hôm 11 tháng 8, chúng tôi cũng đã gửi các thuốc men qua đường ngoại giao đến Colombia”.
3. Đề nghị đáng kinh ngạc của Đức Tổng Giám Mục Lima thay thế các cha sở bằng giáo dân
Đức Tổng Giám Mục Lima đã trình bày với Tòa Thánh đề xuất thay thế các cha sở bằng anh chị em giáo dân tại các giáo xứ ở thủ đô Peru.
Đức Tổng Giám Mục Carlos Gustavo Castillo Mattasoglio cho biết trong một hội nghị ngày 21 tháng 7 rằng ngài đang xin Vatican cho phép giáo dân được trao quyền quản lý các giáo xứ.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng “có một triết lý sống đơn giản hàng ngày của người dân mà chúng ta phải tiếp thu một lần nữa”.
“Tôi nghĩ rằng, với tư cách là một Giáo hội, chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để đưa Giáo hội đến gần hơn với mọi người, trong một sự bình đẳng lớn hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Castillo cho biết thêm rằng: “Đây là điều tôi đang cố gắng làm ngay bây giờ, tôi đã đến Rôma, tôi đã ở đó một thời gian dài, một tháng. Tôi đang khuyến khích các vị ở Rôma cho phép tôi làm nhiều điều không được phép?”
“Ví dụ, tôi xin họ cho phép tôi giao cho các gia đình, các cặp vợ chồng, hoặc các nhóm vợ chồng hoặc những giáo dân lớn tuổi tiếp quản các giáo xứ để có thể gửi các linh mục đi học”
Đức Tổng Giám Mục Lima đề xuất rằng “giáo dân có thể đóng vai trò là cha sở hoặc người đứng đầu nhà thờ giáo xứ, giữ cho các cộng đồng hoạt động trong khi các linh mục đến Âu Châu du học”.
“Ở Âu Châu, có rất nhiều điều rất khác trong các nhà thờ ở Paris, chẳng hạn, giáo dân đã đứng lên và điều hành, và họ giữ cho cộng đồng tiếp tục hoạt động mà không cần đến các linh mục”.
“Sau đó, có một linh mục cử hành thánh lễ cho họ mỗi tuần một lần hoặc hai lần vào Chúa nhật, chúng ta phải nghĩ ra những cách thức bình đẳng hơn, gần gũi hơn với người dân.”
Đức Tổng Giám Mục Castillo nhấn mạnh thêm rằng đây là điều mà “tính đồng nghị” muốn đề cập đến.
Chính Đức Tổng Giám Mục Castillo cũng thừa nhận rằng đề nghị này của ngài trái với giáo luật.
Giáo luật 515, triệt 2, định nghĩa “Giáo xứ là cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám Mục giáo phận”.
Giáo luật 517, triệt 2 nói thêm rằng “Nếu thiếu các tư tế, Giám Mục giáo phận xét thấy cần phải ủy thác cho một phó tế, hoặc cho một người không có chức tư tế, hoặc cho một nhóm người, được tham gia vào việc thi hành trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ, thì ngài phải đặt một tư tế có các quyền và các năng quyền của một cha sở làm người điều hành trách nhiệm mục vụ.”
Năm 2019, Tổng giáo phận Lima báo cáo có 487 linh mục, trong đó 206 vị là linh mục triều và 124 là linh mục dòng. Tổng cộng tổng giáo phận có 124 giáo xứ và 22 cứ điểm truyền giáo. Với con số 487 linh mục trên 146 nhà thờ, tức là bình quân 3.3 vị trong một giáo xứ hay một cứ điểm truyền giáo, đề xuất thay “cha sở” bằng “anh sở”, “chị sở” để các linh mục có thể đi du học là một đề xuất không hợp lý.
Source:Catholic News Agency
Hình ảnh ngoạn mục 40,000 người Công Giáo hành hương Đức Mẹ Czestochowa bằng đủ mọi phương tiện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:00 18/08/2021
1. 40,000 người Công Giáo hành hương Đức Mẹ Czestochowa ở Ba Lan
Gần 40,000 người hành hương Công Giáo đã đi bộ, đi xe đạp và cưỡi ngựa để đến đền thờ Đức Mẹ Jasna Góra ở Częstochowa, Ba Lan nhân lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Đó là cuộc hành hương đi bộ truyền thống để tôn kính một bức tượng Đức Mẹ Đen của Częstochowa được đặt trong đền thờ có từ thế kỷ 17.
Trong số những người hành hương thực hiện chuyến đi truyền thống này có Đức Cha Marek Solarczyk của Radom, Ba Lan, là người đã giúp hướng dẫn cuộc hành hương đi bộ hàng năm lần thứ 43 của giáo phận ngài.
Ngoài việc quan tâm đến nhu cầu tâm linh của khách hành hương, vị giám mục còn hỗ trợ việc đánh thức vào buổi sáng bằng cách thổi kèn kêu gọi thức dậy cầu nguyện trong suốt cuộc hành trình khoảng 100 dặm.
Một nhóm hành hương khác đi đến đền thờ Đức Mẹ trên lưng ngựa. Cuộc hành hương hàng năm lần thứ 22 của các kỵ sĩ đã đi 250 dặm trong suốt 11 ngày từ làng Zaręby Kościelne ở miền đông Ba Lan.
“Chúng tôi đi qua các thị trấn và làng mạc của chúng tôi, với một biểu ngữ luôn mở rộng mang hình ảnh của Đức Mẹ Ostra Brama, Đấng bảo trợ của các kỵ sĩ. Đó là một lời cầu nguyện của chúng tôi,” Cha Andrzej Dmochowski nói với Văn phòng Báo chí Jasna Góra.
Tổng cộng, 185 nhóm đạp xe, 133 nhóm đi bộ và 13 nhóm chạy bộ đã hành hương đến Jasna Gora trong cuộc hành hương truyền thống này.
Các đoàn hành hương thường tính toán sao cho họ đến được đền thánh Đức Mẹ vào trước Lễ trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8.
Ngày này có một ý nghĩa đặc biệt đối với nhiều người Công Giáo Ba Lan, những người coi đó là ngày kỷ niệm “Phép lạ ở Vistula”.
Năm 1920, Lênin xua hồng quân Liên Sô tấn công Ba Lan. Quân Ba Lan liên tục rút chạy tán loạn trước sức tấn công vũ bão của đối phương. Trước đại họa đất nước bị chìm trong họa vô thần, hàng giáo sĩ Ba Lan kêu gọi anh chị em cầu nguyện đặc biệt với Đức Mẹ nhất là khi gần đến ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ngày 12 tháng Tám, 1920, hồng quân Liên Sô do Nguyên Soái Mikhail Tukhachevsky lãnh đạo tạo thành 2 gọng kềm tiến đánh thủ đô Warsaw và thành phố Modlin Fortress. Tình thế gần như tuyệt vọng đối với người Ba Lan.
Tuy nhiên, một ngày sau Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, là ngày 16 tháng Tám, 1920, tướng Józef Piłsudski của Ba Lan mở cuộc phản công từ phía Nam thủ đô Warsaw. Hồng quân Liên Sô đại bại, rút chạy tán loạn về phía Đông liều lĩnh bơi qua sông Neman để thoát thân. Trong một ngày duy nhất, hơn 10,000 quân Liên Sô tử trận, 500 bị mất tích dưới dòng sông Neman đang chảy như thác lũ, 30,000 quân nhân bị thương và trầm trọng nhất là 66,000 quân nhân bị bắt sống tại mặt trận. Tướng Józef Piłsudski, một quân nhân chuyên nghiệp, đã tạo ra một chiến công hiển hách lưu danh hậu thế. Nhưng ông là một người khiêm nhường, và đầy đức tin. Ông cho rằng chính nhờ Đức Mẹ và niềm tin vào Đức Mẹ mà quân Ba Lan từ tình trạng đang xuống tinh thần trầm trọng đã có thể đánh một trận oai hùng như vậy.
Thừa thắng xông lên, quân Ba Lan lần lượt thắng hết trận này sang trận khác, quét sạch quân Liên Sô ra khỏi bờ cõi đất nước. Cuối năm đó, Lênin đã phải nuốt nhục ký hiệp ước với Ba Lan.
Đại sứ Anh quốc tại Ba Lan là ông Edgar Vincent nhận xét rằng cuộc chiến ngày 16 tháng Tám, 1920 là cột mốc lịch sử. Nhờ cuộc chiến đó, phần còn lại của Âu Châu đã thoát khỏi mưu đồ bành trướng chủ nghĩa cộng sản của Lênin.
Source:Catholic News Agency
2. Một giáo xứ Tây Ban Nha thu gom thuốc tây để gửi đi Cuba
Một giáo xứ ở thủ đô Valencia đang chuẩn bị các chuyến hàng dược phẩm để gởi đến Cuba nhờ lòng hảo tâm của hàng trăm người muốn giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt trầm trọng trên hòn đảo Caribê này.
Cha Olbier Hernández, một linh mục Cuba của Tổng giáo phận Valencia, đã tổ chức một chiến dịch viện trợ nhân đạo cho Cuba để giúp đáp ứng nhu cầu.
Ngài là cha sở của giáo xứ San Miguel de Soternes ở Mislata, một phần của Valencia. Ngài đang “quyên góp thuốc men, khẩu trang, áo choàng và ống tiêm, đóng góp tài chính và cả vali nữa, vì theo cách đó chúng tôi không phải mua và có thể dùng số tiền đó để mua thuốc”.
“Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp” rất cần thiết nhưng “anh chị em có thể tặng đồ vệ sinh cá nhân và đồ hộp thực phẩm khó hư hỏng”.
“Chúng tôi tiếp tục quyên góp thuốc men trong giáo xứ, và chúng tôi cũng đang yêu cầu các nhà thuốc, chủ sở hữu hoặc bạn bè của họ cộng tác”, vị linh mục giải thích trên trang web của tổng giáo phận.
Ngài nói thêm rằng “Tình hình ở Cuba rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực trung tâm và phía đông của đất nước, nơi viện trợ nhân đạo ít đến được”.
Hiện tại, do những hạn chế ở Cuba, cách duy nhất để nhận được thuốc men và viện trợ nhân đạo là trong hành lý của hành khách, vì vận chuyển bằng thuyền hoặc máy bay không được phép.
Sau khi các vật phẩm được thu thập, sắp xếp và đóng gói, họ sẽ yêu cầu những du khách có kế hoạch bay đến hòn đảo Caribe từ Madrid hoặc Valencia giúp vận chuyển các gói hàng và giao chúng cho các gia đình, linh mục và bác sĩ đang làm việc với họ.
“Chúng tôi sẽ thanh toán cho trọng lượng vượt quá của những chiếc vali này”, Cha Hernández nói, và kêu gọi tất cả các giáo xứ trong tổng giáo phận giúp đỡ bằng cách “kêu gọi giáo dân quyên góp thuốc men và gửi thuốc cho chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để đến lấy. Không cần thiết phải phân loại chúng vì chúng tôi có sự giúp đỡ của các bác sĩ Cuba sống ở Valencia, những người đang làm việc với chúng tôi để ghi nhãn và phân loại các loại thuốc”.
“Bất kỳ sự giúp đỡ nào đều là cần thiết ngay bây giờ vì tình hình ở đó rất nghiêm trọng, và vì vậy chúng tôi kêu gọi sự đoàn kết của những người Valencia để không quên người dân Cuba”.
Cha Hernández cho biết chiến dịch này “hiện tại không có ngày kết thúc; nó sẽ kéo dài đến cuối năm và sau tháng 12, chúng tôi sẽ xem tình hình như thế nào và liệu chúng tôi có thể tiếp tục gửi các va li thuốc hay không”.
Source:Catholic News Agency
3. Thánh lễ được cử hành trước các cơ sở phá thai tại Denver bắt đầu giai đoạn mới của thừa tác vụ phò sinh
Những người Công Giáo đã tụ tập trên đường phố ngay trước phòng khám phá thai Planned Parenthood của Denver. Đó là cơ sở phá thai lớn nhất ở Colorado, vào hôm thứ Bảy 14 tháng 8 để khởi động một sáng kiến phò sinh mới có tên 365 Ngày cho Cuộc sống.
Với buổi cử hành này Denver đã tham gia vào một danh sách ngày càng tăng các thành phố ở Hoa Kỳ tổ chức lễ cầu nguyện quanh năm thay vì một chiến dịch mùa thu và mùa xuân kéo dài 40 Ngày.
“Chúa đã ban cho chúng ta thông qua hàng chục ngàn trẻ sơ sinh được cứu khỏi tai họa phá thai. Đây thực là một phép lạ cho thấy cầu nguyện là vũ khí mạnh nhất của chúng ta chống lại cái ác này”, Brad Maddock, một trong những nhà tổ chức của sự kiện ngày 14 tháng 8 tại Denver nói.
“Nếu mười lăm trẻ em ở một trường tiểu học bị sát hại ngày hôm nay thì cộng đồng và các phương tiện truyền thông tin tức của chúng ta sẽ rất phẫn nộ. Nhưng chúng ta đã trở nên tê liệt trước sự giết chóc các thai nhi”.
Trong buổi sinh hoạt song ngữ, Thánh Lễ được diễn ra, và các diễn giả trình bày các chứng từ giữa kinh Mân Côi và kinh Lòng Chúa Thương Xót bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Mục tiêu của chiến dịch 365 Ngày Cho Cuộc Sống là làm chứng cho phẩm giá của cuộc sống và cầu nguyện bên ngoài một phòng khám phá thai được chỉ định mỗi ngày khi nó mở cửa làm ăn. Con số 365 biểu thị một phong trào mới thực hiện các cuộc cầu nguyện quanh năm, thay vì các chiến dịch mùa thu và mùa xuân kéo dài 40 ngày.
Trong khi thánh lễ đang diễn ra, một chiếc xe hơi chở một phụ nữ đến phòng khám phá thai. Người phụ nữ này rẽ vào bãi đậu xe của Planned Parenthood và sau đó bỏ đi. Cô ấy đã đến Marisol, một phòng khám dành cho các phụ nữ Công Giáo muốn được giúp đỡ sinh con.
Đây là dự án mới nhất trong lịch sử lâu dài của hoạt động ủng hộ sự sống ở miền bắc Colorado.
Năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila đã dẫn đầu một cuộc rước Thánh Thể quanh các phòng khám phá thai, với sự tham gia của 1,800 giáo dân. Nhóm đã rước kiệu xung quanh tòa nhà rộng 1,524 mét vuông bảy lần.
Source:Catholic News Agency