Phụng Vụ - Mục Vụ
Quo vadis – Ngài đi đâu?
LM. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
08:51 30/08/2009
Quo vadis – Ngài đi đâu?
Sách ngụỵ thư Kinh thánh thuật lại, thời Hoàng đế Nero cấm bắt đạo Công giáo gắt gao ở thành Roma, thời kỳ Thánh Phero đến Roma lập cộng đoàn Giáo Hội. Đời sống khi đó gặp nhiều khó khăn, giáo dân phải sống lẩn trốn trong các hang động dưới lòng đất, vì bị theo dõi bắt bớ.Trong cơn khủng hoảng, chán nản xuống tinh thần Thánh Phero đã có ý định bỏ trốn ra khỏi thành Roma.
Trên đường đi trốn chạy, ra tới cổng thành, thình lình Chúa Giêsu hiện ra giữa đường. Thấy Chúa Giêsu, Thánh Phero liền hỏi Ngài: „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu?“
Chúa Giêsu trả lời Thánh Phero: „ Venio Romam iterum crucifigi - Thầy đến thành Roma để chịu đóng đinh!“.
Hiểu ý Thầy Giêsu muốn gì. Thánh Phero quay trở lại thành Roma, nơi đó Thánh nhân bị bắt, và bị xử tử hình đóng đinh trên thập gía vào khoảng năm 64-67.
Lấy ý tưởng từ trình thuật đó, nhà văn người Balan Henryk Sienkiewicz đã viết thành thiên tiểu thuyết Quo vadis – Ngài đi đâu?. Rồi được dựng dàn đóng thành phim truyện nổi tiếng thế giới năm 1951.
Ở Roma có con đường tên là Via Appia (đường hiện ra), ngoài cổng thành Porta San Sebatiano, là nơi đã xảy ra câu chuyện truyền thuyết thần thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phero lúc bỏ chạy đi trốn, có ngôi thánh đường „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu? „ xây dựng để tưởng nhớ biến cố đó.
Ngòai ra bên cạnh nơi chốn đó còn có tấm bản sao chép ghi dấu vết bước chân của Chúa Giêsu in lại, cũng như bức tượng bán thân của Sienkiewicz dựng ở đó.
Nhưng „ Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu?“ phải chăng chỉ xảy ra với Thánh Phero không thôi? Còn với những người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, với các Linh mục của Chúa trong Giáo Hội xưa nay có cảnh Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu - xảy ra không?
Thiết nghĩ cảnh Quo vadis vẫn luôn xảy ra trong đời sống, cho dù là ai vào bậc sống nào.
1.Quo vadis trong Kinh Thánh
Ngay từ thuở ban đầu lúc vũ trụ cùng con người được Thiên Chúa tạo dựng nên cũng đã có cảnh đi chạy trốn quo vadis rồi.
Kinh Thánh sách Sáng Thế ( 3,8-10) thuật lại Ông Bà Adong Evà đã lẩn trốn trong bụi cây đi trốn, vì sợ hãi đã sa ngã phạm giới răn Thiên Chúa: “ Con nghe thấy tiếng Chúa trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn” ( St 3,10).
Lẩn trốn dưới bụi cây, nhưng Ông Bà không che dấu nổi Thiên Chúa.
Tiên tri Elija đã sợ hãi chạy trốn để khỏi bị lùng bắt sát hại ( 1 sách các Vua 19,1-8). Thất vọng chán nản, Ông tìm cách chạy cho xa trong sa mạc hoang vu và chỉ cầu xin sự chết thôi.
NhưngThiên Chúa vẫn tìm thấy, và cho Thiên Thần hiện đến an ủi nâng đỡ cho ông ăn uống lấy lại sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần.
Tiên tri Giona cưỡng lại sứ mạng Thiên Chúa trao phải đến thành Ninivê làm nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa. Ông sợ hãi bỏ trốn xuống tàu mong sao thoát khỏi. Người ta quăng Ông xuống biển. Nhưng Thiên Chúa cứu thoát ông, cho con cá đến nuốt ông vào bụng nó, rồi đưa ông vào bờ, bắt Ông phải đến Ninive rao giảng Lời Chúa.
Ông thất vọng chán nản bỏ chạy, nhưng Thiên Chúa vẫn tìm thấy Ông cùng không bỏ rơi Ông. ( Sách Giona 1-2)
Thánh Phero, vị Tông đồ thứ nhất của Chúa Giêsu, đã bỏ trốn lúc Thấy Giêsu bị bắt và còn chối Chúa Giêsu tới ba lần trong sân xử án. (Mc 15,50; 66).
Nhưng tiếng con gà gáy làm Ông tỉnh ngộ, và Chúa Giêsu vẫn củng cố lòng tin cho Ông cùng tin tưởng Ông trao nhiệm vụ làm giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Và Quo vadis cũng đã xảy đến trong đời sống của vị thánh linh mục Gioan Vianney.
2.Quo vadis trong đời sống của Thánh Gioan Vianney xứ Ars
Năm 1843 Cha sở Gioan Vianney lâm bệnh nặng. Bác sĩ khám chẩn bệnh, khám phá Cha sở bị bệnh sưng phổi cùng sưng nơi xương sườn nữa. Mọi người lo âu cho vị thánh sống Gioan Vianney của xứ Ars.
Ngày 11. Tháng Năm 1843 cha sở Gioan Vianney được chịu Bí tích xức dầu bệnh nhân dọn mình chết. Chính cha sở Gioan Vianney trong cơn bệnh nặng thất vọng đã kêu xin cùng Thánh nữ Philomena phù hộ cầu khấn cho mình. Và lời cầu khấn của cha sở cũng như của giáo dân xứ Ars được nhậm lời. Cha sở Gioan Vianney được lành bệnh.
Nhưng cũng năm đó tư tưởng bỏ chạy trốn khỏi xứ Ars bừng sống lại mãnh liệt trong tâm tư của cha sở Gioan Vianney. Ý tưởng bỏ chạy trốn khỏi Ars cha Vianney đã có từ năm 1840 rồi.
Hünermann còn ghi chép lại trong hồ sơ phong Thánh của cha sở Gioan Vianney mẩu đối thoại với Chúa trên đường chạy trốn năm 1840:
Chúa hỏi:” Gioan Vianney, quo vadis - con đi đâu vậy?”
Gioan Vianney ngập ngừng nói: “ Lạy Chúa, con đi tìm Chúa trong cô đơn! Xin để con đi”.
Chúa cầm cây thập gía trong bóng đêm tối mờ ảo nói: “ Gioan Vianney, không phải trong cô đơn con tìm được cha đâu, nhưng nơi những linh hồn người giáo dân mà Cha dẫn con đến với họ! Con nhớ rằng, duy chỉ một linh hồn có gía trị hơn mọi lời cầu xin mà con kêu khấn trong cô đơn. Con hãy trở lại, Gioan Vianney! Con hãy trở về với xứ đạo cũ của con! Những vết thương tích của họ chờ đợi lòng thương xót của người Samariter nhân hậu”
Nghe những lời Chúa nói, cha Gioan Vianney tỉnh ngộ và quay trở lại xứ Ars ngay.
Năm 1843 cũng xảy ra tươnng tự. Cha sở Gioan Vianney chạy trốn về Dardilly, để tìm cuộc sống cô đơn. Nhưng lần này cũng vậy, ý định không thành, và cha Gioan Vianney lại phải quay trở về với nhiệm vụ ở xứ Ars.
Walter Nigg đã thuật lại tư tưởng bỏ chạy trốn của cha sở Gioan Vianney như sau: “ Với cha sở Gioan Vianney chạy trốn sống cô đơn luôn là sự cám dỗ thử thách trong đời Ông. Luôn luôn khi ý tưởng đó nổi bùng lên và nhất là trong đêm tối càng mạnh mẽ hơn. Phải chăng Ông bị cơn cám dỗ khuất phục? Vâng, có thể nói, một phần nào như thế.
Tại sao một vị Thánh lại không có phần yếu đuối? Nhưng Thiên Chúa đã gìn giữ Ông. Tất cả Gioan Vianney đã vượt qua cám dỗ thử thách đó. Thiên Chúa đã luôn phù hộ ông cùng kéo Ông trở về với xứ đạo Ars, và như thế ý định bỏ chạy trốn của ông đã không thành công.
Người giáo dân làng quê xứ Ars đã đóng góp nhiều vào việc giữ ông ở lại, không cho cha sở Gioan Vianney của họ bỏ đi. Họ tuôn đến với Ông và khẩn khoản nói: Xin Cha ở lại vói chúng con!
Trong suốt lịch sử đời sống của cha sở Gioan Vianney, có lẽ không lời lẽ nào cảm động bằng những lời khẩn khoản đơn sơ chân thành này của người giáo dân xứ Ars nói với ngài.
Những lời khẩn khỏan này không tỏ ra dáng vẻ gì sâu xa cùng văn chương hoành tráng. Nhưng nó thoát ra từ trái tim tấm lòng của họ, và đi sâu vào tận tâm hồn trái tim con người.”.
Bậc thánh nhân có hoàn cảnh Quo vadis, và con người tín hữu chúng ta cũng có hoàn cảnh Quo vadis.
3.Quo vadis đi xuống trong đời sống của con người
Nhiều người, khi hoàn cảnh cuộc sống tuổi đời trách nhiệm càng chồng chất, cám dỗ thử thách muốn buông xuông càng nhiều. Nói thế không phải để khơi ra phần tiêu cực làm nản chí ai đâu. Nhưng đó là phần chân thật trong đời sống con người.
Nhiều bậc Ông Bà Cha Mẹ than thở mệt nhọc qúa, vì phải lo lắng nuôi dậy con cái, và mong sao bớt được gánh nặng lo lắng. Nhất là những khi cảm thấy tinh thần mệt mỏi chán nản, như lâm vào ngõ bí không biết làm sao, không biết đi về đâu, lúc đó tư tưởng buông xuông xuất hiện lảng vảng trong đầu óc tâm trí.
Cũng có những đôi vợ chồng sau những ngày tháng hạnh phúc vui vẻ êm đẹp, khi vấp phải mối xao xuyến lo âu, hay sự gì đó chắn ngang đời sống của họ. Họ không biết nói làm sao hơn nữa. Nói chuyện với nhau thì khó, vì cảm gíac sợ hãi dồn dập kéo đến. Mà im lặng thì cảm thấy bị thua thiệt khó chịu bực bội.
Những khi đó thân thể gân cốt mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, tinh thần chán nản. Tư tưởng buông xuông chạy trốn dưới mọi hình thức xuất hiện xúi dục trào lên trong tâm trí.
Nhiều Bạn Trẻ trong lớp tuổi học trò hay sinh viên đang sống thời gian vươn lên về mọi mặt, bỗng dưng gặp hoàn cảnh khác đi, làm họ lúng túng lo âu sợ hãi, mất tinh thần. Thế là tư tưởng buông xuông bỏ mặc tìm nơi chốn trốn chạy ập đến xâm chiếm. Đời sống như bị tắc nghẽn dừng chân tại chỗ hay tệ hơn nữa đi xuống chểnh mảng việc học tập đào tạo.
Nhưng đời sống đâu phải chỉ có toàn Quo vadis đi xuống. Trái lại còn có Quo vadis vươn đi lên nữa.
4.Quo vadis và khúc đường vươn lên
Con người theo tự thiên nhiên luôn sẵn có trong bản năng đời sống hai chiều cực vươn lên cao và chùng xuống thấp, cố gắng và uể oải chán nản, muốn tốt lành và cũng dễ ngả theo sự dễ dãi u ám mờ tối.
Tiến trình này tự nhiên và cũng cần phải được hướng dẫn đào tạo mới trở nên rõ nét trong sáng. Suy nghĩ tìm nhận ra ý nghĩa đời sống góp phần chủ yếu vào việc đào tạo này.
Những bước đường Quo vadis gây hoang mang bối rối, đôi khi chỉ muốn đi sâu vào đó, như trường hợp Thánh Gioan Vianney trên đây, nhưng khi một lời nói nào đó, hay một suy nghĩ nhớ về bổn phận đủ sức giúp lôi kéo tinh thần tỉnh ngộ hướng vươn lên cao.
Gương sống tình yêu mến và trung thành của bậc Ông Bà Cha Mẹ hay của những ai có đời sống kiên cường tốt lành là lời nhắc bảo giúp tinh thần tìm thấy sức phấn khởi vươn lên vượt khúc hoang mang quo vadis.
Một nếp sống, tuy không có gì là nổi bật, của một người Bạn chăm chỉ với việc bổn phận hằng ngày, là lời qúy báu giúp tinh thần tìm nhận ra tia ánh sáng hy vọng cuối đường hầm, những khi lâm vào hoàn cảnh Quo vadis.
Thánh Phaolo, người Tông đồ, bậc thầy dậy có nhiều kinh nghiệm đã sống trải qua những bước đường đó. Ông thông cảm cùng muốn cổ vũ vực dậy tinh thần cho học trò của mình bằng những tâm tình nồng nhiệt đầy lòng yêu mến tình thầy trò cha con:
„Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.8 Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng…“ ( 2 Timotheus 1,6-12.)
Tâm tình chí thiết cùng cặn kẽ của một người thầy như Thánh Phaolo tưởng khó tìm được trong đời sống.
*****************
Đi hành hương sang thăm viếng đền thánh Gioan Vianney xứ Ars bên Pháp, sẽ gặp một công trường nhỏ có dựng tượng đài kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Cha sở Gioan Vianney và chú mục đồng Antoine Givre, bên vệ đường dẫn vào đền thánh xứ Ars.
Đài tượng xây cất trên bục bệ cao: tượng Cha sở Gioan Vianney một tay chỉ hướng lên trời, một tay nắm tay cậu mục đồng Antoine, toàn thân bộ mặt cúi nghiêng hướng về cậu.
Theo thuật lại của cậu mục đồng Antoine, nhân chứng xưa kia đã gặp gỡ Cha Gioan Vianney lần đầu tiên ngày 09.02.1818, Cha Gioan Vianney đã nói với cậu ta câu đầu tiên: „Cám ơn con. Con chỉ đường cho ta tới xứ Ars. Ta sẽ chỉ cho con đường hướng về trời!“
Hơn 40 năm là cha sở ở Ars, cha Gioan Vianney đã chỉ đường cho hàng ngàn vạn tâm hồn trong hoàn cảnh Quo vadis tìm nhận ra con đường tinh thần vươn lên trời cao thóat khỏi cảnh bơ vơ hoang mang.
Chúa đã hướng dẫn Thánh Gioan Vianney trở về lúc ngài vướng vào hoàn cảnh Quo vadis. Và từ cảm nghiệm đó ngài đã giúp những người khác tìm ra lối thoát khỏi Quo vadis qua linh hướng chỉ dẫn và lời cầu nguyện!
Chúc mừng đức tân Giám Mục Giáo phận Phan Thiết
Đức Cha Giuse Vũ duy Thống
Người Bạn học cũ cùng làng quê thuở xa xưa.
Năm Linh Mục 2009-2010
Sách ngụỵ thư Kinh thánh thuật lại, thời Hoàng đế Nero cấm bắt đạo Công giáo gắt gao ở thành Roma, thời kỳ Thánh Phero đến Roma lập cộng đoàn Giáo Hội. Đời sống khi đó gặp nhiều khó khăn, giáo dân phải sống lẩn trốn trong các hang động dưới lòng đất, vì bị theo dõi bắt bớ.Trong cơn khủng hoảng, chán nản xuống tinh thần Thánh Phero đã có ý định bỏ trốn ra khỏi thành Roma.
Trên đường đi trốn chạy, ra tới cổng thành, thình lình Chúa Giêsu hiện ra giữa đường. Thấy Chúa Giêsu, Thánh Phero liền hỏi Ngài: „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu?“
Chúa Giêsu trả lời Thánh Phero: „ Venio Romam iterum crucifigi - Thầy đến thành Roma để chịu đóng đinh!“.
Hiểu ý Thầy Giêsu muốn gì. Thánh Phero quay trở lại thành Roma, nơi đó Thánh nhân bị bắt, và bị xử tử hình đóng đinh trên thập gía vào khoảng năm 64-67.
Lấy ý tưởng từ trình thuật đó, nhà văn người Balan Henryk Sienkiewicz đã viết thành thiên tiểu thuyết Quo vadis – Ngài đi đâu?. Rồi được dựng dàn đóng thành phim truyện nổi tiếng thế giới năm 1951.
Ở Roma có con đường tên là Via Appia (đường hiện ra), ngoài cổng thành Porta San Sebatiano, là nơi đã xảy ra câu chuyện truyền thuyết thần thoại giữa Chúa Giêsu và Thánh Phero lúc bỏ chạy đi trốn, có ngôi thánh đường „ Domine, quo vadis - Lạy Chúa, Ngài đi đâu? „ xây dựng để tưởng nhớ biến cố đó.
Ngòai ra bên cạnh nơi chốn đó còn có tấm bản sao chép ghi dấu vết bước chân của Chúa Giêsu in lại, cũng như bức tượng bán thân của Sienkiewicz dựng ở đó.
Nhưng „ Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu?“ phải chăng chỉ xảy ra với Thánh Phero không thôi? Còn với những người tín hữu Chúa Giêsu Kitô, với các Linh mục của Chúa trong Giáo Hội xưa nay có cảnh Quo vadis - Lạy Chúa Ngài đi đâu - xảy ra không?
Thiết nghĩ cảnh Quo vadis vẫn luôn xảy ra trong đời sống, cho dù là ai vào bậc sống nào.
1.Quo vadis trong Kinh Thánh
Ngay từ thuở ban đầu lúc vũ trụ cùng con người được Thiên Chúa tạo dựng nên cũng đã có cảnh đi chạy trốn quo vadis rồi.
Kinh Thánh sách Sáng Thế ( 3,8-10) thuật lại Ông Bà Adong Evà đã lẩn trốn trong bụi cây đi trốn, vì sợ hãi đã sa ngã phạm giới răn Thiên Chúa: “ Con nghe thấy tiếng Chúa trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn” ( St 3,10).
Lẩn trốn dưới bụi cây, nhưng Ông Bà không che dấu nổi Thiên Chúa.
Tiên tri Elija đã sợ hãi chạy trốn để khỏi bị lùng bắt sát hại ( 1 sách các Vua 19,1-8). Thất vọng chán nản, Ông tìm cách chạy cho xa trong sa mạc hoang vu và chỉ cầu xin sự chết thôi.
NhưngThiên Chúa vẫn tìm thấy, và cho Thiên Thần hiện đến an ủi nâng đỡ cho ông ăn uống lấy lại sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần.
Tiên tri Giona cưỡng lại sứ mạng Thiên Chúa trao phải đến thành Ninivê làm nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa. Ông sợ hãi bỏ trốn xuống tàu mong sao thoát khỏi. Người ta quăng Ông xuống biển. Nhưng Thiên Chúa cứu thoát ông, cho con cá đến nuốt ông vào bụng nó, rồi đưa ông vào bờ, bắt Ông phải đến Ninive rao giảng Lời Chúa.
Ông thất vọng chán nản bỏ chạy, nhưng Thiên Chúa vẫn tìm thấy Ông cùng không bỏ rơi Ông. ( Sách Giona 1-2)
Thánh Phero, vị Tông đồ thứ nhất của Chúa Giêsu, đã bỏ trốn lúc Thấy Giêsu bị bắt và còn chối Chúa Giêsu tới ba lần trong sân xử án. (Mc 15,50; 66).
Nhưng tiếng con gà gáy làm Ông tỉnh ngộ, và Chúa Giêsu vẫn củng cố lòng tin cho Ông cùng tin tưởng Ông trao nhiệm vụ làm giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Và Quo vadis cũng đã xảy đến trong đời sống của vị thánh linh mục Gioan Vianney.
2.Quo vadis trong đời sống của Thánh Gioan Vianney xứ Ars
Năm 1843 Cha sở Gioan Vianney lâm bệnh nặng. Bác sĩ khám chẩn bệnh, khám phá Cha sở bị bệnh sưng phổi cùng sưng nơi xương sườn nữa. Mọi người lo âu cho vị thánh sống Gioan Vianney của xứ Ars.
Ngày 11. Tháng Năm 1843 cha sở Gioan Vianney được chịu Bí tích xức dầu bệnh nhân dọn mình chết. Chính cha sở Gioan Vianney trong cơn bệnh nặng thất vọng đã kêu xin cùng Thánh nữ Philomena phù hộ cầu khấn cho mình. Và lời cầu khấn của cha sở cũng như của giáo dân xứ Ars được nhậm lời. Cha sở Gioan Vianney được lành bệnh.
Nhưng cũng năm đó tư tưởng bỏ chạy trốn khỏi xứ Ars bừng sống lại mãnh liệt trong tâm tư của cha sở Gioan Vianney. Ý tưởng bỏ chạy trốn khỏi Ars cha Vianney đã có từ năm 1840 rồi.
Hünermann còn ghi chép lại trong hồ sơ phong Thánh của cha sở Gioan Vianney mẩu đối thoại với Chúa trên đường chạy trốn năm 1840:
Chúa hỏi:” Gioan Vianney, quo vadis - con đi đâu vậy?”
Gioan Vianney ngập ngừng nói: “ Lạy Chúa, con đi tìm Chúa trong cô đơn! Xin để con đi”.
Chúa cầm cây thập gía trong bóng đêm tối mờ ảo nói: “ Gioan Vianney, không phải trong cô đơn con tìm được cha đâu, nhưng nơi những linh hồn người giáo dân mà Cha dẫn con đến với họ! Con nhớ rằng, duy chỉ một linh hồn có gía trị hơn mọi lời cầu xin mà con kêu khấn trong cô đơn. Con hãy trở lại, Gioan Vianney! Con hãy trở về với xứ đạo cũ của con! Những vết thương tích của họ chờ đợi lòng thương xót của người Samariter nhân hậu”
Nghe những lời Chúa nói, cha Gioan Vianney tỉnh ngộ và quay trở lại xứ Ars ngay.
Năm 1843 cũng xảy ra tươnng tự. Cha sở Gioan Vianney chạy trốn về Dardilly, để tìm cuộc sống cô đơn. Nhưng lần này cũng vậy, ý định không thành, và cha Gioan Vianney lại phải quay trở về với nhiệm vụ ở xứ Ars.
Walter Nigg đã thuật lại tư tưởng bỏ chạy trốn của cha sở Gioan Vianney như sau: “ Với cha sở Gioan Vianney chạy trốn sống cô đơn luôn là sự cám dỗ thử thách trong đời Ông. Luôn luôn khi ý tưởng đó nổi bùng lên và nhất là trong đêm tối càng mạnh mẽ hơn. Phải chăng Ông bị cơn cám dỗ khuất phục? Vâng, có thể nói, một phần nào như thế.
Tại sao một vị Thánh lại không có phần yếu đuối? Nhưng Thiên Chúa đã gìn giữ Ông. Tất cả Gioan Vianney đã vượt qua cám dỗ thử thách đó. Thiên Chúa đã luôn phù hộ ông cùng kéo Ông trở về với xứ đạo Ars, và như thế ý định bỏ chạy trốn của ông đã không thành công.
Người giáo dân làng quê xứ Ars đã đóng góp nhiều vào việc giữ ông ở lại, không cho cha sở Gioan Vianney của họ bỏ đi. Họ tuôn đến với Ông và khẩn khoản nói: Xin Cha ở lại vói chúng con!
Trong suốt lịch sử đời sống của cha sở Gioan Vianney, có lẽ không lời lẽ nào cảm động bằng những lời khẩn khoản đơn sơ chân thành này của người giáo dân xứ Ars nói với ngài.
Những lời khẩn khỏan này không tỏ ra dáng vẻ gì sâu xa cùng văn chương hoành tráng. Nhưng nó thoát ra từ trái tim tấm lòng của họ, và đi sâu vào tận tâm hồn trái tim con người.”.
Bậc thánh nhân có hoàn cảnh Quo vadis, và con người tín hữu chúng ta cũng có hoàn cảnh Quo vadis.
3.Quo vadis đi xuống trong đời sống của con người
Nhiều người, khi hoàn cảnh cuộc sống tuổi đời trách nhiệm càng chồng chất, cám dỗ thử thách muốn buông xuông càng nhiều. Nói thế không phải để khơi ra phần tiêu cực làm nản chí ai đâu. Nhưng đó là phần chân thật trong đời sống con người.
Nhiều bậc Ông Bà Cha Mẹ than thở mệt nhọc qúa, vì phải lo lắng nuôi dậy con cái, và mong sao bớt được gánh nặng lo lắng. Nhất là những khi cảm thấy tinh thần mệt mỏi chán nản, như lâm vào ngõ bí không biết làm sao, không biết đi về đâu, lúc đó tư tưởng buông xuông xuất hiện lảng vảng trong đầu óc tâm trí.
Cũng có những đôi vợ chồng sau những ngày tháng hạnh phúc vui vẻ êm đẹp, khi vấp phải mối xao xuyến lo âu, hay sự gì đó chắn ngang đời sống của họ. Họ không biết nói làm sao hơn nữa. Nói chuyện với nhau thì khó, vì cảm gíac sợ hãi dồn dập kéo đến. Mà im lặng thì cảm thấy bị thua thiệt khó chịu bực bội.
Những khi đó thân thể gân cốt mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, tinh thần chán nản. Tư tưởng buông xuông chạy trốn dưới mọi hình thức xuất hiện xúi dục trào lên trong tâm trí.
Nhiều Bạn Trẻ trong lớp tuổi học trò hay sinh viên đang sống thời gian vươn lên về mọi mặt, bỗng dưng gặp hoàn cảnh khác đi, làm họ lúng túng lo âu sợ hãi, mất tinh thần. Thế là tư tưởng buông xuông bỏ mặc tìm nơi chốn trốn chạy ập đến xâm chiếm. Đời sống như bị tắc nghẽn dừng chân tại chỗ hay tệ hơn nữa đi xuống chểnh mảng việc học tập đào tạo.
Nhưng đời sống đâu phải chỉ có toàn Quo vadis đi xuống. Trái lại còn có Quo vadis vươn đi lên nữa.
4.Quo vadis và khúc đường vươn lên
Con người theo tự thiên nhiên luôn sẵn có trong bản năng đời sống hai chiều cực vươn lên cao và chùng xuống thấp, cố gắng và uể oải chán nản, muốn tốt lành và cũng dễ ngả theo sự dễ dãi u ám mờ tối.
Tiến trình này tự nhiên và cũng cần phải được hướng dẫn đào tạo mới trở nên rõ nét trong sáng. Suy nghĩ tìm nhận ra ý nghĩa đời sống góp phần chủ yếu vào việc đào tạo này.
Những bước đường Quo vadis gây hoang mang bối rối, đôi khi chỉ muốn đi sâu vào đó, như trường hợp Thánh Gioan Vianney trên đây, nhưng khi một lời nói nào đó, hay một suy nghĩ nhớ về bổn phận đủ sức giúp lôi kéo tinh thần tỉnh ngộ hướng vươn lên cao.
Gương sống tình yêu mến và trung thành của bậc Ông Bà Cha Mẹ hay của những ai có đời sống kiên cường tốt lành là lời nhắc bảo giúp tinh thần tìm thấy sức phấn khởi vươn lên vượt khúc hoang mang quo vadis.
Một nếp sống, tuy không có gì là nổi bật, của một người Bạn chăm chỉ với việc bổn phận hằng ngày, là lời qúy báu giúp tinh thần tìm nhận ra tia ánh sáng hy vọng cuối đường hầm, những khi lâm vào hoàn cảnh Quo vadis.
Thánh Phaolo, người Tông đồ, bậc thầy dậy có nhiều kinh nghiệm đã sống trải qua những bước đường đó. Ông thông cảm cùng muốn cổ vũ vực dậy tinh thần cho học trò của mình bằng những tâm tình nồng nhiệt đầy lòng yêu mến tình thầy trò cha con:
„Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.8 Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng…“ ( 2 Timotheus 1,6-12.)
Tâm tình chí thiết cùng cặn kẽ của một người thầy như Thánh Phaolo tưởng khó tìm được trong đời sống.
*****************
Đi hành hương sang thăm viếng đền thánh Gioan Vianney xứ Ars bên Pháp, sẽ gặp một công trường nhỏ có dựng tượng đài kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Cha sở Gioan Vianney và chú mục đồng Antoine Givre, bên vệ đường dẫn vào đền thánh xứ Ars.
Đài tượng xây cất trên bục bệ cao: tượng Cha sở Gioan Vianney một tay chỉ hướng lên trời, một tay nắm tay cậu mục đồng Antoine, toàn thân bộ mặt cúi nghiêng hướng về cậu.
Theo thuật lại của cậu mục đồng Antoine, nhân chứng xưa kia đã gặp gỡ Cha Gioan Vianney lần đầu tiên ngày 09.02.1818, Cha Gioan Vianney đã nói với cậu ta câu đầu tiên: „Cám ơn con. Con chỉ đường cho ta tới xứ Ars. Ta sẽ chỉ cho con đường hướng về trời!“
Hơn 40 năm là cha sở ở Ars, cha Gioan Vianney đã chỉ đường cho hàng ngàn vạn tâm hồn trong hoàn cảnh Quo vadis tìm nhận ra con đường tinh thần vươn lên trời cao thóat khỏi cảnh bơ vơ hoang mang.
Chúa đã hướng dẫn Thánh Gioan Vianney trở về lúc ngài vướng vào hoàn cảnh Quo vadis. Và từ cảm nghiệm đó ngài đã giúp những người khác tìm ra lối thoát khỏi Quo vadis qua linh hướng chỉ dẫn và lời cầu nguyện!
Chúc mừng đức tân Giám Mục Giáo phận Phan Thiết
Đức Cha Giuse Vũ duy Thống
Người Bạn học cũ cùng làng quê thuở xa xưa.
Năm Linh Mục 2009-2010
Tình yêu vĩ đại
Giuse Ngô Văn Chữ, S.J.
12:19 30/08/2009
Nó là một Việt kiều về Việt Nam sinh sống. Ở nước ngoài nhiều năm nhưng nó chẳng học hành gì, cũng chẳng có nghề ngỗng gì để tự nuôi bản thân, dù đã lớn nhưng nó cứ ăn bám vào gia đình anh chị. Về sống ở Sàigòn với cha mẹ, nó lại cặp bạn với dân nhậu nhẹt, bài bạc, hút chích. Thiếu tiền nên nó đi cầm luôn cả passport. Cha mẹ nó hay tin thì chửi nó như tát nước nhưng nó vẫn dửng dưng. Cha mẹ nó phải lo đi chuộc cái passport của nó về. Cha mẹ nó sắm cho nó chiếc xe, khi thiếu tiền nó cũng mang đến tiệm cầm đồ.
Cha nó bực lắm, cứ mỗi lần thấy mặt nó là chửi rủa. Mà nó bị chửi thì cũng phải, cả ngày nó cứ ở trong phòng, chỉ thò mặt ra để ăn uống mà thôi, ăn xong lại chui rúc vào phòng, mặc ai nấu ăn, dọn dẹp cho nó. Chiều chiều nó xách xe đi chơi đến khuya hoặc sáng hôm sau mới về, rồi lại chui tọt vào phòng cho đến trưa mới thò đầu ra ăn cơm rồi lại biến mất. Nhà nó đang ở như là phòng trọ, còn bạn bè mới là gia đình của nó.
Nó là con trai một trong một gia đình nhiều chị nên từ nhỏ quá được nuông chiều. Bây giờ lớn rồi nhưng nó cứ nghĩ là mọi thành viên trong gia đình phải có bổn phận cung phụng nó. Cha nó chửi thì có lúc nó nhịn, có lúc nó chửi lại. Còn các chị của nó mà hơi lớn giọng với nó thì nó chửi cho mà biết. Và đã có những lần nó thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với các chị của nó. Chỉ có mẹ nó la mắng thì nó im mà thôi. Mà nó im cũng phải, vì cha nó đã tuyên bố từ nó rồi, chỉ có mẹ nó là cứ dúi tiền cho nó xài đều đều. Đã mấy lần nó mắng vào mặt mẹ vì nó cần “mượn” vài triệu mà mẹ không có. Mẹ nó chỉ lo nội trợ trong gia đình, làm gì có tiền. Mẹ nó đã nhiều lần lấy tiền của cha nó để cho con, sau này biết được nên cha nó cất hết tiền vào tủ sắt nên mẹ nó bó tay. Mẹ nó cứ xin tiền các chị của nó, lúc thì nói cần tiền làm việc này, cần tiền làm việc kia, nhưng trong gia đình ai cũng biết là mẹ chẳng cần gì những thứ đó vì cha đã lo hết rồi. Chẳng qua mẹ muốn có tiền để cho thằng con “quý tử”, nhưng các chị không nỡ làm mẹ buồn nên cứ cho mẹ hoài. Thế là nó cứ thẳng tay xài phung phí.
Mỗi lần tôi gặp mẹ nó là mỗi lần bà than thở: “Vất thì thương, vương thì tội!” Bà cứ xin tôi cầu nguyện cho nó luôn. Mà thật, tôi dâng lễ cầu nguyện cho nó mãi thôi và cũng cầu nguyện nhiều cho những người lêu lỏng như nó. Nhiều lúc suy nghĩ về nó tôi cũng đâm bực, có lúc tôi tự nghĩ: “Đuổi cổ nó đi cho nó sáng mắt để biết thân, hết cách ăn bám gia đình thì hy vọng nó sẽ phải đi làm để có thể trưởng thành, sao bà mẹ cứ nuôi nó miết vậy.” Nhìn lại tư tưởng này thì tôi thấy rõ là tôi không phải là người mẹ và chưa có cái tình yêu như người mẹ. Chẳng biết bao giờ tôi mới có được tâm tình của một người mẹ!
Người mẹ nhìn đứa con trai quý tử của mình mà xót dạ. Bà khóc hằng đêm mà có ai biết đâu. Chồng bà thấy bà khóc không những không thông cảm mà còn mắng cho: “Cũng tại bà nuông chìu nó quá để nó ra như vậy. Nó không đáng để bà khóc thương đâu, đừng khóc phí nước mắt.” Bà lại lầm lũi đến xó khác ngồi rầu rĩ râu ri. Bà cũng không muốn cho các con bà thấy bà khóc làm cho các con thêm bận tâm. Bà cảm thấy cô độc. Chẳng ai hiểu bà. Bà nghẹn ngào cảm thấy tủi thân làm sao. Ông chồng của bà chẳng những không một lời an ủi, lại nhiếc mắng thậm tệ. Cái người chia cơm sẻ áo với bà, người mà khi xưa vuốt ve chìu chuộng nay quay lưng lại với bà. Có đêm nào bà không rưng rưng dòng lệ, có đêm nào bà nằm xuống mà không trằn trọc nhớ đến con trong khi ông chồng đã say giấc điệp, có đêm nào bà không cầu nguyện xin Chúa kéo con bà trở lại. Ngày nào bà cũng ráng đi lễ, và Thánh Lễ nào tựu trung cũng cầu nguyện cho con. Lúc nào khuôn mặt bà cũng mang một nỗi buồn khôn nguôi. Nhiều lúc tôi ghé thăm kể chuyện dí dỏm pha trò cho bà vui nhưng bà cũng chỉ cười được vài phút rồi nỗi buồn lại hằn trên khuôn mặt.
Tình thương người mẹ dành cho con là thế đó. Nó có tệ đến đâu thì mẹ nó vẫn cứ thương. Muốn dứt tình mà không nỡ. Nhiều lúc mẹ chửi, mẹ đánh con tơi tả rồi lại lấy dầu xanh xoa cho con. Với khả năng giới hạn của con người mà tình thương có thể toả sáng tới mức ấy, huống hồ là tình thương của Đấng vô hạn là Thiên Chúa.
Một câu trong Thánh Vịnh gần như đã nằm trong xương tủy của tôi: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (TV 27:10). Vâng, cho dù ngay cả cha mẹ tôi có ruồng bỏ tôi đi nữa, thì Chúa vẫn thương tôi, vì tình thương Chúa dành cho tôi vượt trên tất cả những gì tôi và con người có thể hình dung ra được, như cảm nghiệm của Tiên Tri Isaiah: “Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55:8-9).
Càng ngắm nhìn mẹ nó thương che chở cho nó bao nhiêu thì tôi lại hình dung tình yêu Chúa dành cho con người cao trọng và vĩ đại bấy nhiêu và nhiều hơn gấp bội. Với tuổi đời năm mươi, tôi vẫn chưa thấy tình thương nào giữa con người mà có thể hơn được tình người mẹ. Nhìn lại quảng đời quá khứ của tôi, tôi thấy tôi tránh xa Chúa vì mặc cảm tội lỗi. Tôi nghĩ chẳng còn ai thương tôi, tôi nghĩ Chúa cũng chẳng còn thương tôi. Đời sống của tôi chỉ còn một màu ảm đạm của màn đêm. Thế mà Chúa thương gọi tôi về, chỉ vì Chúa quá yêu tôi.
Ngẫm nghĩ lại cuộc đời của nó và tình thương của mẹ nó dành cho nó làm tôi liên tưởng đến cuộc đời của tôi và tình thương của Chúa dành cho tôi. Tôi thấy mình giống nó lắm. Tôi mau miệng lên án nó mà quên mất là chính mình cũng đã bao lần sống lầm lạc và dửng dưng trong khi Chúa vẫn đau khổ từng ngày ngóng chờ tôi trở về.
Lạy Chúa, con vội xét đoán quá, nếu Chúa cũng xét đoán như vậy với con thì chắc con tiêu lâu rồi. Cảm tạ Chúa đã kiên nhẩn chờ đợi con. Cảm tạ tình thương của Chúa, vì tình thương mà Chúa đã tự nguyện hiến thân để cứu chuộc con. Ôi, vĩ đại thay Tình Yêu Thiên Chúa! Lạy Chúa là Thiên Chúa của lòng con, con biết ơn và cám ơn Ngài; con chúc tụng và ngợi khen Chúa đến muôn đời. Xin Chúa tiếp tục nuôi đứa con còn nhiều yếu đuối này trong Tình Yêu Vĩ Đại của Ngài vì chỉ có Tình Yêu của Chúa mới biến đổi được con người. Amen.
Cha nó bực lắm, cứ mỗi lần thấy mặt nó là chửi rủa. Mà nó bị chửi thì cũng phải, cả ngày nó cứ ở trong phòng, chỉ thò mặt ra để ăn uống mà thôi, ăn xong lại chui rúc vào phòng, mặc ai nấu ăn, dọn dẹp cho nó. Chiều chiều nó xách xe đi chơi đến khuya hoặc sáng hôm sau mới về, rồi lại chui tọt vào phòng cho đến trưa mới thò đầu ra ăn cơm rồi lại biến mất. Nhà nó đang ở như là phòng trọ, còn bạn bè mới là gia đình của nó.
Nó là con trai một trong một gia đình nhiều chị nên từ nhỏ quá được nuông chiều. Bây giờ lớn rồi nhưng nó cứ nghĩ là mọi thành viên trong gia đình phải có bổn phận cung phụng nó. Cha nó chửi thì có lúc nó nhịn, có lúc nó chửi lại. Còn các chị của nó mà hơi lớn giọng với nó thì nó chửi cho mà biết. Và đã có những lần nó thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với các chị của nó. Chỉ có mẹ nó la mắng thì nó im mà thôi. Mà nó im cũng phải, vì cha nó đã tuyên bố từ nó rồi, chỉ có mẹ nó là cứ dúi tiền cho nó xài đều đều. Đã mấy lần nó mắng vào mặt mẹ vì nó cần “mượn” vài triệu mà mẹ không có. Mẹ nó chỉ lo nội trợ trong gia đình, làm gì có tiền. Mẹ nó đã nhiều lần lấy tiền của cha nó để cho con, sau này biết được nên cha nó cất hết tiền vào tủ sắt nên mẹ nó bó tay. Mẹ nó cứ xin tiền các chị của nó, lúc thì nói cần tiền làm việc này, cần tiền làm việc kia, nhưng trong gia đình ai cũng biết là mẹ chẳng cần gì những thứ đó vì cha đã lo hết rồi. Chẳng qua mẹ muốn có tiền để cho thằng con “quý tử”, nhưng các chị không nỡ làm mẹ buồn nên cứ cho mẹ hoài. Thế là nó cứ thẳng tay xài phung phí.
Mỗi lần tôi gặp mẹ nó là mỗi lần bà than thở: “Vất thì thương, vương thì tội!” Bà cứ xin tôi cầu nguyện cho nó luôn. Mà thật, tôi dâng lễ cầu nguyện cho nó mãi thôi và cũng cầu nguyện nhiều cho những người lêu lỏng như nó. Nhiều lúc suy nghĩ về nó tôi cũng đâm bực, có lúc tôi tự nghĩ: “Đuổi cổ nó đi cho nó sáng mắt để biết thân, hết cách ăn bám gia đình thì hy vọng nó sẽ phải đi làm để có thể trưởng thành, sao bà mẹ cứ nuôi nó miết vậy.” Nhìn lại tư tưởng này thì tôi thấy rõ là tôi không phải là người mẹ và chưa có cái tình yêu như người mẹ. Chẳng biết bao giờ tôi mới có được tâm tình của một người mẹ!
Người mẹ nhìn đứa con trai quý tử của mình mà xót dạ. Bà khóc hằng đêm mà có ai biết đâu. Chồng bà thấy bà khóc không những không thông cảm mà còn mắng cho: “Cũng tại bà nuông chìu nó quá để nó ra như vậy. Nó không đáng để bà khóc thương đâu, đừng khóc phí nước mắt.” Bà lại lầm lũi đến xó khác ngồi rầu rĩ râu ri. Bà cũng không muốn cho các con bà thấy bà khóc làm cho các con thêm bận tâm. Bà cảm thấy cô độc. Chẳng ai hiểu bà. Bà nghẹn ngào cảm thấy tủi thân làm sao. Ông chồng của bà chẳng những không một lời an ủi, lại nhiếc mắng thậm tệ. Cái người chia cơm sẻ áo với bà, người mà khi xưa vuốt ve chìu chuộng nay quay lưng lại với bà. Có đêm nào bà không rưng rưng dòng lệ, có đêm nào bà nằm xuống mà không trằn trọc nhớ đến con trong khi ông chồng đã say giấc điệp, có đêm nào bà không cầu nguyện xin Chúa kéo con bà trở lại. Ngày nào bà cũng ráng đi lễ, và Thánh Lễ nào tựu trung cũng cầu nguyện cho con. Lúc nào khuôn mặt bà cũng mang một nỗi buồn khôn nguôi. Nhiều lúc tôi ghé thăm kể chuyện dí dỏm pha trò cho bà vui nhưng bà cũng chỉ cười được vài phút rồi nỗi buồn lại hằn trên khuôn mặt.
Tình thương người mẹ dành cho con là thế đó. Nó có tệ đến đâu thì mẹ nó vẫn cứ thương. Muốn dứt tình mà không nỡ. Nhiều lúc mẹ chửi, mẹ đánh con tơi tả rồi lại lấy dầu xanh xoa cho con. Với khả năng giới hạn của con người mà tình thương có thể toả sáng tới mức ấy, huống hồ là tình thương của Đấng vô hạn là Thiên Chúa.
Một câu trong Thánh Vịnh gần như đã nằm trong xương tủy của tôi: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (TV 27:10). Vâng, cho dù ngay cả cha mẹ tôi có ruồng bỏ tôi đi nữa, thì Chúa vẫn thương tôi, vì tình thương Chúa dành cho tôi vượt trên tất cả những gì tôi và con người có thể hình dung ra được, như cảm nghiệm của Tiên Tri Isaiah: “Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55:8-9).
Càng ngắm nhìn mẹ nó thương che chở cho nó bao nhiêu thì tôi lại hình dung tình yêu Chúa dành cho con người cao trọng và vĩ đại bấy nhiêu và nhiều hơn gấp bội. Với tuổi đời năm mươi, tôi vẫn chưa thấy tình thương nào giữa con người mà có thể hơn được tình người mẹ. Nhìn lại quảng đời quá khứ của tôi, tôi thấy tôi tránh xa Chúa vì mặc cảm tội lỗi. Tôi nghĩ chẳng còn ai thương tôi, tôi nghĩ Chúa cũng chẳng còn thương tôi. Đời sống của tôi chỉ còn một màu ảm đạm của màn đêm. Thế mà Chúa thương gọi tôi về, chỉ vì Chúa quá yêu tôi.
Ngẫm nghĩ lại cuộc đời của nó và tình thương của mẹ nó dành cho nó làm tôi liên tưởng đến cuộc đời của tôi và tình thương của Chúa dành cho tôi. Tôi thấy mình giống nó lắm. Tôi mau miệng lên án nó mà quên mất là chính mình cũng đã bao lần sống lầm lạc và dửng dưng trong khi Chúa vẫn đau khổ từng ngày ngóng chờ tôi trở về.
Lạy Chúa, con vội xét đoán quá, nếu Chúa cũng xét đoán như vậy với con thì chắc con tiêu lâu rồi. Cảm tạ Chúa đã kiên nhẩn chờ đợi con. Cảm tạ tình thương của Chúa, vì tình thương mà Chúa đã tự nguyện hiến thân để cứu chuộc con. Ôi, vĩ đại thay Tình Yêu Thiên Chúa! Lạy Chúa là Thiên Chúa của lòng con, con biết ơn và cám ơn Ngài; con chúc tụng và ngợi khen Chúa đến muôn đời. Xin Chúa tiếp tục nuôi đứa con còn nhiều yếu đuối này trong Tình Yêu Vĩ Đại của Ngài vì chỉ có Tình Yêu của Chúa mới biến đổi được con người. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:50 30/08/2009
CÁNH CỦA CON GÀ
Con lừa hỏi con gà:
- “Cũng có cánh tại sao đại bàng biết bay, mà anh thì chỉ có kiếm ăn trên mặt đất?”
Con gà lớn tiếng kinh ngạc:
- “Cái gì, tôi có cánh à?”
Con lừa cũng lớn tiếng kinh ngạc:
- “Hả, anh không có cánh sao?”
Con gà hoảng sợ giật mình khiếp vía:
- “Trời ạ, cái này là cánh của tôi sao ? Tôi còn cho rằng mẹ tôi cho tôi để làm áo gió chứ!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Bổn phận của các nhà giáo dục là không những truyền đạt kiến thức cho học trò, mà còn có bổn phận khơi dậy các khả năng có nơi học trò mà chính chúng nó cũng không biết, bằng không, nhân tài của đất nước sẽ dần dần mai một.
Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn biết khơi dậy cái tôi của cá nhân, có nghĩa là biết làm cho mỗi cá nhân phát huy đựơc khả năng của mình để xây dựng cộng đoàn.
Nếu chúng ta là người lãnh đạo cộng đoàn lớn hay nhỏ, thì nên thúc đẩy các thành viên trong cộng đoàn phát huy các năng khiếu của họ, để cộng đoàn có thể phát triển và trưởng thành.
Chúa Giê-su đã làm như thế khi chọn các tông đồ, hãy nhìn các tông đồ xem sao, từng người với những năng khiếu riêng tư, đã được Chúa Giê-su chọn lựa, khuyến khích và đặt họ vào đúng công việc và khả năng của mỗi người, và thế là Giáo Hội của Chúa Giê-su ở trần gian phát triển mãi không ngừng cho đến ngày tận thế...
----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Con lừa hỏi con gà:
- “Cũng có cánh tại sao đại bàng biết bay, mà anh thì chỉ có kiếm ăn trên mặt đất?”
Con gà lớn tiếng kinh ngạc:
- “Cái gì, tôi có cánh à?”
Con lừa cũng lớn tiếng kinh ngạc:
- “Hả, anh không có cánh sao?”
Con gà hoảng sợ giật mình khiếp vía:
- “Trời ạ, cái này là cánh của tôi sao ? Tôi còn cho rằng mẹ tôi cho tôi để làm áo gió chứ!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Bổn phận của các nhà giáo dục là không những truyền đạt kiến thức cho học trò, mà còn có bổn phận khơi dậy các khả năng có nơi học trò mà chính chúng nó cũng không biết, bằng không, nhân tài của đất nước sẽ dần dần mai một.
Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn biết khơi dậy cái tôi của cá nhân, có nghĩa là biết làm cho mỗi cá nhân phát huy đựơc khả năng của mình để xây dựng cộng đoàn.
Nếu chúng ta là người lãnh đạo cộng đoàn lớn hay nhỏ, thì nên thúc đẩy các thành viên trong cộng đoàn phát huy các năng khiếu của họ, để cộng đoàn có thể phát triển và trưởng thành.
Chúa Giê-su đã làm như thế khi chọn các tông đồ, hãy nhìn các tông đồ xem sao, từng người với những năng khiếu riêng tư, đã được Chúa Giê-su chọn lựa, khuyến khích và đặt họ vào đúng công việc và khả năng của mỗi người, và thế là Giáo Hội của Chúa Giê-su ở trần gian phát triển mãi không ngừng cho đến ngày tận thế...
----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:51 30/08/2009
N2T |
41. Trở nên bé nhỏ chính là nhận ra sự hư vô của mình, và cũng không vì lỗi phạm của mình mà tiu nghỉu thối chí.
(Thánh Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:52 30/08/2009
N2T |
214. Muốn chiến thắng bản thân mình, thì cần phải quên đi hoang tưởng và vọng tưởng.
Chúa chữa người câm điếc
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:22 30/08/2009
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 7, 31-37
Đứng trước những người câm điếc quả thực chúng ta khó làm cho họ hiểu chúng ta muốn nói gì, muốn diễn tả gì. Bởi vì, điếc chẳng nghe được lời nói của chúng ta và người câm lại không thể thốt lên lời điều họ muốn diễn ta với chúng ta. Do đó, chúng ta hiểu được nỗi vui sướng ra sao khi Chúa Giêsu chữa lành cho người vừa câm lại vừa điếc.
Trong bài Tin Mừng Mc 7, 31-37, Đức Giêsu đã chữa lành cho một người vừa câm lại vừa điếc. Ở đời, thường người câm lại hay bị điếc. Bởi vì nếu chỉ bị câm mà không điếc, người này sẽ rất khó chịu khi họ nghe được, đặc biệt khi ai đó làm điều gì họ phật ý. Người câm sẽ điên lên, sẽ tức bực hết chỗ nói khi họ nghe người khác chửi họ hoặc nói những điều xúc phạm đến họ.Người câm như có một sợi dây ràng buộc, trói buộc lưỡi họ khiến họ không để nói được dù họ rất muốn nói. Đức Giêsu đã đụng tới lưỡi anh ta, khiến sợi dây bị tung ra, bị bật ra, khiến người câm có thể nói được rõ ràng và dễ dàng. Làm điều này, Chúa Giêsu giúp ta hiểu bài đọc 1, hiểu được lời ca của Israen thoát khỏi nô lệ, lưu đầy: sa mạc nở hoa, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi làm phấn khởi lòng người. Thiên Chúa sẽ đến cứu dân của Ngài cách thực tế, cụ thể, nghĩa là người mù được thấy, kẻ què đi được, người điếc nghe được và người câm nói được. Chính Đức Giêsu đến thực hiện những điều ngôn sứ Isaia loan báo. Chúa Giêsu nói Ep-pha-tha hãy mở ra. Ngài đã làm cho người câm điếc khỏi bệnh hoàn toàn: nói và nghe bình thường. Việc chữa lành của Chúa Giêsu đối với người câm điếc diễn tả hai dấu chỉ mà ngôn sứ Isaia đã nói để cho dân chúng nhận ra được Đấng Mêsia. Việc Chữa lành người câm điếc còn nói lên Đức Giêsu là Đấng giàu lòng xót thương. Bởi vì, khi tách anh ra khỏi đám đông, Chúa Giêsu đánh tan sự lúng túng của anh ta, đồng thời nói lên lòng thương xót thực sự đối với anh. Chúa Giêsu rất nhạy cảm với tình cảnh hết sức đáng thương của người câm điếc.Như vậy, Chúa Giêsu qua việc chữa lành này vừa tỏ cho nhân loại, cho chúng ta Ngài là Đấng Mêsia muôn dân mong đợi và đồng thời, Ngài cũng là Đấng giầu lòng thương xót. Việc chữa lành người câm điếc cũng tạo nên nguồn hy vọng lớn lao cho mọi thế hệ đang sống nơi trần gian đầy cam go, thử thách và bệnh hoạn.
Trong một thế giới, con người vẫn chưa bình đẳng về mọi mặt, mơ ước bình đẳng là một cớ vấp phạm đối với những người bệnh họan tật nguyền vì nhiều người cho rằng thà họ đừng sinh ra thì hơn. Nhưng đối với Chúa Giêsu, Ngài luôn trân trọng những người bệnh hoạn, tật nguyền và luôn bênh vực những mẹ góa con côi. Trước những nghịch cảnh của cuộc đời, những người neo đơn, góa bụa, những trẻ lang thang bụi đời, những kẻ đầu đường xó chợ, những kẻ bơ vơ vất vưởng, các em mồ côi, những cháu tật nguyền, người môn đệ Chúa không được dửng dưng cho rằng những thành phần này đã có những cơ sở xã hội lo cho họ rồi. Mỗi người chúng ta, mỗi môn đệ Chúa phải có trách nhiệm lo cho những người này vì Chúa dạy chúng ta phải yêu thương họ và tỏ tình liên đới gắn bó với họ. Chính thánh Giacôbê trong bài đọc 2 đã nhắn nhủ tất cả những người tin vào Chúa Giêsu đừng đối xử thiên vị, đừng thiên tư, đừng phân biệt giầu nghèo bởi vì những người xem ra không may mắn, khó nghèo lại được Chúa hứa ban nước trời.
Chúng ta và nhiều người có thể không bị câm điếc thật sự về mặt thể lý, nhưng chúng ta đang bị câm điếc về mặt tinh thần. Chúng muốn biến chúng ta thành những hòn đảo. Chúa muốn chúng ta phải chia chia sẻ và cho đi. Vì con người thường chuộng giầu và dễ khinh giầu. Lời Chúa dạy chúng ta thực hiện những dấu chỉ của ơn cứu độ khi chúng ta biết quan tâm tới người khác, biết giúp đỡ những người khó nghèo, biết tha thứ cho những kẻ làm hại chúng ta. Thực hiện được những điều Chúa dạy là chúng ta đã biểu lộ những dấu chỉ của ơn cứu độ.
Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để chúng con bị câm điếc trước lời mời gọi giúp đỡ những người khó nghèo và cảm thông với những người đang gặp khó khăn. Amen.
Mc 7, 31-37
Đứng trước những người câm điếc quả thực chúng ta khó làm cho họ hiểu chúng ta muốn nói gì, muốn diễn tả gì. Bởi vì, điếc chẳng nghe được lời nói của chúng ta và người câm lại không thể thốt lên lời điều họ muốn diễn ta với chúng ta. Do đó, chúng ta hiểu được nỗi vui sướng ra sao khi Chúa Giêsu chữa lành cho người vừa câm lại vừa điếc.
Trong bài Tin Mừng Mc 7, 31-37, Đức Giêsu đã chữa lành cho một người vừa câm lại vừa điếc. Ở đời, thường người câm lại hay bị điếc. Bởi vì nếu chỉ bị câm mà không điếc, người này sẽ rất khó chịu khi họ nghe được, đặc biệt khi ai đó làm điều gì họ phật ý. Người câm sẽ điên lên, sẽ tức bực hết chỗ nói khi họ nghe người khác chửi họ hoặc nói những điều xúc phạm đến họ.Người câm như có một sợi dây ràng buộc, trói buộc lưỡi họ khiến họ không để nói được dù họ rất muốn nói. Đức Giêsu đã đụng tới lưỡi anh ta, khiến sợi dây bị tung ra, bị bật ra, khiến người câm có thể nói được rõ ràng và dễ dàng. Làm điều này, Chúa Giêsu giúp ta hiểu bài đọc 1, hiểu được lời ca của Israen thoát khỏi nô lệ, lưu đầy: sa mạc nở hoa, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi làm phấn khởi lòng người. Thiên Chúa sẽ đến cứu dân của Ngài cách thực tế, cụ thể, nghĩa là người mù được thấy, kẻ què đi được, người điếc nghe được và người câm nói được. Chính Đức Giêsu đến thực hiện những điều ngôn sứ Isaia loan báo. Chúa Giêsu nói Ep-pha-tha hãy mở ra. Ngài đã làm cho người câm điếc khỏi bệnh hoàn toàn: nói và nghe bình thường. Việc chữa lành của Chúa Giêsu đối với người câm điếc diễn tả hai dấu chỉ mà ngôn sứ Isaia đã nói để cho dân chúng nhận ra được Đấng Mêsia. Việc Chữa lành người câm điếc còn nói lên Đức Giêsu là Đấng giàu lòng xót thương. Bởi vì, khi tách anh ra khỏi đám đông, Chúa Giêsu đánh tan sự lúng túng của anh ta, đồng thời nói lên lòng thương xót thực sự đối với anh. Chúa Giêsu rất nhạy cảm với tình cảnh hết sức đáng thương của người câm điếc.Như vậy, Chúa Giêsu qua việc chữa lành này vừa tỏ cho nhân loại, cho chúng ta Ngài là Đấng Mêsia muôn dân mong đợi và đồng thời, Ngài cũng là Đấng giầu lòng thương xót. Việc chữa lành người câm điếc cũng tạo nên nguồn hy vọng lớn lao cho mọi thế hệ đang sống nơi trần gian đầy cam go, thử thách và bệnh hoạn.
Trong một thế giới, con người vẫn chưa bình đẳng về mọi mặt, mơ ước bình đẳng là một cớ vấp phạm đối với những người bệnh họan tật nguyền vì nhiều người cho rằng thà họ đừng sinh ra thì hơn. Nhưng đối với Chúa Giêsu, Ngài luôn trân trọng những người bệnh hoạn, tật nguyền và luôn bênh vực những mẹ góa con côi. Trước những nghịch cảnh của cuộc đời, những người neo đơn, góa bụa, những trẻ lang thang bụi đời, những kẻ đầu đường xó chợ, những kẻ bơ vơ vất vưởng, các em mồ côi, những cháu tật nguyền, người môn đệ Chúa không được dửng dưng cho rằng những thành phần này đã có những cơ sở xã hội lo cho họ rồi. Mỗi người chúng ta, mỗi môn đệ Chúa phải có trách nhiệm lo cho những người này vì Chúa dạy chúng ta phải yêu thương họ và tỏ tình liên đới gắn bó với họ. Chính thánh Giacôbê trong bài đọc 2 đã nhắn nhủ tất cả những người tin vào Chúa Giêsu đừng đối xử thiên vị, đừng thiên tư, đừng phân biệt giầu nghèo bởi vì những người xem ra không may mắn, khó nghèo lại được Chúa hứa ban nước trời.
Chúng ta và nhiều người có thể không bị câm điếc thật sự về mặt thể lý, nhưng chúng ta đang bị câm điếc về mặt tinh thần. Chúng muốn biến chúng ta thành những hòn đảo. Chúa muốn chúng ta phải chia chia sẻ và cho đi. Vì con người thường chuộng giầu và dễ khinh giầu. Lời Chúa dạy chúng ta thực hiện những dấu chỉ của ơn cứu độ khi chúng ta biết quan tâm tới người khác, biết giúp đỡ những người khó nghèo, biết tha thứ cho những kẻ làm hại chúng ta. Thực hiện được những điều Chúa dạy là chúng ta đã biểu lộ những dấu chỉ của ơn cứu độ.
Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để chúng con bị câm điếc trước lời mời gọi giúp đỡ những người khó nghèo và cảm thông với những người đang gặp khó khăn. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho các gia đình trở thành vườn ươm trồng ơn gọi
Linh Tiến Khải
13:06 30/08/2009
VATICAN - Trong lịch sử Kitô giáo đã có biết bao nhiêu cha mẹ thánh thiện và các gia đình kitô đích thực. Chúng ta hãy cầu nguyện để các gia đình trở thành các giáo hội tại gia, trong đó các ơn gọi và tất cả mọi đặc sủng Chúa Thánh Thần ban được đón nhận và đánh gía cao.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin với mấy ngàn tín hữu tại Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 30-8-2009.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã gợi lại gương sáng đạo đức của thánh nữ Monica mẹ của thánh Agostino và nói: Anh chị em thân mến, cách đây ba hôm ngày 27 tháng 8 chúng ta đã cử hành phụng vụ kính nhớ thánh nữ Monica, thân mẫu của thánh Agostino, được coi như là mẫu gương và bổn mạng của các bà mẹ kitô. Chúng ta biết nhiều tin tức về thánh nữ nhờ cuốn ”Tự Thú” của thánh Agostino, là một tuyệt tác được nhiều người đọc nhất trong mọi thời đại. Trong đó chúng ta biết được rằng thánh Agostino đã uống tên Chúa Giêsu cùng với sữa của mẹ, và đã được mẹ giáo dục trong lòng tin kitô, mà các nguyên tắc vẫn in sâu trong cuộc sống, cả trong những năm Agostino lạc đường tinh thần và luân lý. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trên nỗ lực của thánh nữ Monica đối với người con lạc đường như sau:
Thánh nữ Monica đã không bao giờ ngừng cầu nguyện cho con và cho cuộc hoán cải của con, và thánh nữ đã có được sự ủi an trông thấy con trở về với lòng tin và lãnh nhận phép rửa tội. Thiên Chúa đã khấng nhận các lời cầu của bà mẹ thánh thiện này, mà vị Giám Mục thành Tagaste đã nói: ”Một người con của biết bao nhiêu nước mắt không thể nào bị hư mất”. Thật ra thánh Agostino đã không chỉ hoán cải, mà còn quyết định sống đời viện tu, và sau khi trơ về Phi châu chính người đã thành lập một cộng đoàn đan sĩ. Thật là cảm động và nêu gương sáng các cuộc đàm đạo thiêng liêng cuối cùng giữa hai mẹ con tại một nhà trọ ở Ostia, trong khi chờ lên tầu để trở về Phi châu. Đối với người con ấy, hơn là một bà mẹ thánh nữ Monica đã trở thành suối nguồn kitô giáo của con. Trong biết bao năm trời ước muốn duy nhất của bà là thấy Agostino trở lại với Chúa, nhưng giờ đây bà còn thấy con hướng tới cuộc sống thánh hiến cho việc phục vụ Thiên Chúa. Vì thế bà có thể hài lòng mà chết, và thực vậy thánh nữ qua đời ngày 27 tháng 8 năm 387, sau khi xin các con đừng lo lắng cho viêc chôn cất bà ở đâu, mà chỉ nhớ tới bà nơi bàn thờ Chúa. Thánh Agostino nói mẹ người đã sinh ra người hai lần.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc tới biết bao nhiêu bậc cha mẹ thánh thiện trong lịch sử Kitô giáo như sau:
Lịch sử Kitô giáo lấp lánh vô số các gương mẫu cha mẹ thánh thiện và các gia đình kitô đích thực, đồng hành với cuộc sống của các linh mục và chủ chăn thánh thiện của Giáo Hội. Chúng ta hãy nghĩ tới các thánh Basilio Cả và Gregorio Nazianzeno, cả hai đều thuộc các gia đình các thánh. Gần với chúng ta hơn nữa là hai ông bà Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, sống vào cuối thế kỷ XIX và những năm tiền bán thế kỷ XX, đã được vị tiền nhiệm của tôi là Đức Gioan Phaolo II phong chân phước, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ban bố Tông huấn ”Familiaris Consortio”. Ngoài việc minh giải giá trị của hôn nhân và các nhiệm vụ của gia đình, tài liệu này còn khích lệ các căp vợ chồng đặc biệt dấn thân trong con đường nên thánh. Khi kín múc ơn thánh và sức mạnh nơi bí tích hôn nhân, con đường đó đồng hành với họ suốt đời (s. 56). Khi cha mẹ quảng đại tận hiến cho việc giáo con cái, bằng cách hướng dẫn chúng, và chỉ lối cho chúng biết khám phá ra chương trình tình yêu của Thiên Chúa, họ chuẩn bị cho thửa đất phì nhiêu, nơi các ơn gọi linh mục và đời thánh hiến nảy sinh và chín mùi. Như thế người ta vén mở cho thấy hôn nhân và sự đồng trinh gắn liền mật thiết với nhau và minh giải cho nhau, bắt đầu từ việc đâm gốc rễ chunng trong tình yêu hôn nhân của Chúa Kitô.
Kết thúc bài huấn đụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, trong Năm Linh Mục này chúng ta hãy cầu nguyện để nhờ lời bầu cử của Cha Sở Thánh họ Ars, các gia đình kitô trở thành các giáo hội tại gia, trong đó các ơn gọi và tất cả mọi đặc sủng do Chúa Thánh Thần ban, có thể được đón nhận và đánh giá cao” (Lời cầu cho Năm Linh Mục). Xin Đức Thánh Trinh Nữ, mà giờ đây chúng ta khẩn cầu, giúp chúng ta được ơn đó.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nói thứ ba tới này, mùng 1 tháng 9, Italia cử hành ”Ngày cứu vãn thiên nhiên”. Đây là một cuộc hẹn quan trọng, cũng có tầm mức đại kết, năm nay có đề tài tầm quan trong của khí, là yếu tố không thể thiếu cho sự sống con người. Như tôi đã kêu gọi trong buổi tiếp kiến ngày thứ tư vừa qua, tôi xin khích lệ tất cả mọi người dấn thân nhiều hơn nữa để bảo vệ thiên nhiên, là ơn Chúa ban cho nhân loại. Tôi đặc biệt khuyến khích các quốc gia kỹ nghệ cộng tác một cách có trách nhiệm đối với tương lai của trái đất, và để cho các dân tộc nghèo không phải trả giá mắc mỏ hơn vì các thay đổi khí hậu. Sau cùng Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an bình.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin với mấy ngàn tín hữu tại Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 30-8-2009.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã gợi lại gương sáng đạo đức của thánh nữ Monica mẹ của thánh Agostino và nói: Anh chị em thân mến, cách đây ba hôm ngày 27 tháng 8 chúng ta đã cử hành phụng vụ kính nhớ thánh nữ Monica, thân mẫu của thánh Agostino, được coi như là mẫu gương và bổn mạng của các bà mẹ kitô. Chúng ta biết nhiều tin tức về thánh nữ nhờ cuốn ”Tự Thú” của thánh Agostino, là một tuyệt tác được nhiều người đọc nhất trong mọi thời đại. Trong đó chúng ta biết được rằng thánh Agostino đã uống tên Chúa Giêsu cùng với sữa của mẹ, và đã được mẹ giáo dục trong lòng tin kitô, mà các nguyên tắc vẫn in sâu trong cuộc sống, cả trong những năm Agostino lạc đường tinh thần và luân lý. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trên nỗ lực của thánh nữ Monica đối với người con lạc đường như sau:
Thánh nữ Monica đã không bao giờ ngừng cầu nguyện cho con và cho cuộc hoán cải của con, và thánh nữ đã có được sự ủi an trông thấy con trở về với lòng tin và lãnh nhận phép rửa tội. Thiên Chúa đã khấng nhận các lời cầu của bà mẹ thánh thiện này, mà vị Giám Mục thành Tagaste đã nói: ”Một người con của biết bao nhiêu nước mắt không thể nào bị hư mất”. Thật ra thánh Agostino đã không chỉ hoán cải, mà còn quyết định sống đời viện tu, và sau khi trơ về Phi châu chính người đã thành lập một cộng đoàn đan sĩ. Thật là cảm động và nêu gương sáng các cuộc đàm đạo thiêng liêng cuối cùng giữa hai mẹ con tại một nhà trọ ở Ostia, trong khi chờ lên tầu để trở về Phi châu. Đối với người con ấy, hơn là một bà mẹ thánh nữ Monica đã trở thành suối nguồn kitô giáo của con. Trong biết bao năm trời ước muốn duy nhất của bà là thấy Agostino trở lại với Chúa, nhưng giờ đây bà còn thấy con hướng tới cuộc sống thánh hiến cho việc phục vụ Thiên Chúa. Vì thế bà có thể hài lòng mà chết, và thực vậy thánh nữ qua đời ngày 27 tháng 8 năm 387, sau khi xin các con đừng lo lắng cho viêc chôn cất bà ở đâu, mà chỉ nhớ tới bà nơi bàn thờ Chúa. Thánh Agostino nói mẹ người đã sinh ra người hai lần.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc tới biết bao nhiêu bậc cha mẹ thánh thiện trong lịch sử Kitô giáo như sau:
Lịch sử Kitô giáo lấp lánh vô số các gương mẫu cha mẹ thánh thiện và các gia đình kitô đích thực, đồng hành với cuộc sống của các linh mục và chủ chăn thánh thiện của Giáo Hội. Chúng ta hãy nghĩ tới các thánh Basilio Cả và Gregorio Nazianzeno, cả hai đều thuộc các gia đình các thánh. Gần với chúng ta hơn nữa là hai ông bà Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini, sống vào cuối thế kỷ XIX và những năm tiền bán thế kỷ XX, đã được vị tiền nhiệm của tôi là Đức Gioan Phaolo II phong chân phước, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm ban bố Tông huấn ”Familiaris Consortio”. Ngoài việc minh giải giá trị của hôn nhân và các nhiệm vụ của gia đình, tài liệu này còn khích lệ các căp vợ chồng đặc biệt dấn thân trong con đường nên thánh. Khi kín múc ơn thánh và sức mạnh nơi bí tích hôn nhân, con đường đó đồng hành với họ suốt đời (s. 56). Khi cha mẹ quảng đại tận hiến cho việc giáo con cái, bằng cách hướng dẫn chúng, và chỉ lối cho chúng biết khám phá ra chương trình tình yêu của Thiên Chúa, họ chuẩn bị cho thửa đất phì nhiêu, nơi các ơn gọi linh mục và đời thánh hiến nảy sinh và chín mùi. Như thế người ta vén mở cho thấy hôn nhân và sự đồng trinh gắn liền mật thiết với nhau và minh giải cho nhau, bắt đầu từ việc đâm gốc rễ chunng trong tình yêu hôn nhân của Chúa Kitô.
Kết thúc bài huấn đụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, trong Năm Linh Mục này chúng ta hãy cầu nguyện để nhờ lời bầu cử của Cha Sở Thánh họ Ars, các gia đình kitô trở thành các giáo hội tại gia, trong đó các ơn gọi và tất cả mọi đặc sủng do Chúa Thánh Thần ban, có thể được đón nhận và đánh giá cao” (Lời cầu cho Năm Linh Mục). Xin Đức Thánh Trinh Nữ, mà giờ đây chúng ta khẩn cầu, giúp chúng ta được ơn đó.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nói thứ ba tới này, mùng 1 tháng 9, Italia cử hành ”Ngày cứu vãn thiên nhiên”. Đây là một cuộc hẹn quan trọng, cũng có tầm mức đại kết, năm nay có đề tài tầm quan trong của khí, là yếu tố không thể thiếu cho sự sống con người. Như tôi đã kêu gọi trong buổi tiếp kiến ngày thứ tư vừa qua, tôi xin khích lệ tất cả mọi người dấn thân nhiều hơn nữa để bảo vệ thiên nhiên, là ơn Chúa ban cho nhân loại. Tôi đặc biệt khuyến khích các quốc gia kỹ nghệ cộng tác một cách có trách nhiệm đối với tương lai của trái đất, và để cho các dân tộc nghèo không phải trả giá mắc mỏ hơn vì các thay đổi khí hậu. Sau cùng Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an bình.
TNS Kennedy bộc lộ cho ĐGH Bênêdictô: ông đã thiếu sót nhưng "đã cố gắng để trở thành một người Công giáo trung thành"
Trần Mạnh Trác
20:01 30/08/2009
Bức thư của Thượng nghị sĩ Kennedy gửi cho Đức Giáo hoàng nói rằng ông đã thiếu sót nhưng ‘đã cố gắng để trở thành một người Công giáo trung thành'
Washington DC, ngày 30 tháng tám năm 2009 / 10:53 (CNA). - Trong thư riêng gửi cho Đức Giáo hoàng Benedict XVI, Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy nói ông thiếu sót là một tín đồ Công Giáo trung thành. Theo những đoạn trích đọc tại tang lễ, vị thượng nghị sĩ đã viết trước khi chết rằng mặc dù ông đã thiếu sót, ông vẫn luôn luôn tin vào những lời dạy của Giáo Hội Công Giáo.
Bức thư sáu trang dài, là bức thư trao tay gửi qua Tổng thống Barack Obama đến Đức Thánh Cha vào cuối tháng Bảy. Đức Hồng Y Theodore McCarrick, nguyên tổng giám mục của Washington, DC, đã bộc lộ một số nội dung của bức thư vào cuối ngày thứ bảy trong nghi lễ hạ thổ Thượng nghị sĩ Kennedy tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
Từ phiên bản rút gọn của bức thư, DHY, một người bạn của gia đình Kennedy, đã bắt đầu: "Kính thưa Đức Thánh Cha, con đã xin TT Obama tận tay trao lá thư này cho ĐTC. Là một người có đức tin sâu sắc, ông đã hiểu đức tin Công giáo là quan trọng như thế nào đối với con, và con biết ơn ông ấy sâu sắc. "
"Con hy vọng DTC có sức khỏe tốt khi nhận bức thư này. Con nguyện cầu ĐTC được nhiều phước lành của Chúa để dẫn dắt Giáo Hội và đem nguồn hứng khởi đến cho thế giới trong giai đoạn thử thách này. "
Trong thư, Thượng nghị sĩ Kennedy "với sự khiêm nhường sâu sắc" xin ĐGH "cầu nguyện cho con trong khi sức khỏe mỗi ngày mỗi giảm sút."
"Con được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não hơn một năm trước đây, và, mặc dù con tiếp tục điều trị, bệnh tật làm con hao tổn khí lực, Con đã 77 tuổi rồi và đang chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp của cuộc đời."
Vị thượng nghị sĩ cũng đã viết về đức tin Công giáo của cha mẹ của mình.
"Đó là món quà đức tin đã duy trì, nuôi dưỡng và cung cấp an ủi con trong những giờ đen tối", ông đã viết.
Trong thư này, Thượng nghị sĩ Kennedy cũng mô tả rằng ông là người đã cố gắng để kết nối đức tin của mình với những hành động chính trị của ông.
"Con xin DTC biết rằng, trong gần 50 năm giữ chức vụ dân cử, con đã cố gắng hết sức để đấu tranh cho quyền của người nghèo và mở cửa các cơ hội kinh tế. Con đã làm việc để chào đón người di cư, chống nạn phân biệt đối xử, mở rộng tiếp cận việc chăm sóc y tế và giáo dục. Con đã phản đối án tử hình và đã chiến đấu để kết thúc chiến tranh. Đó là những vấn đề đã thúc đẩy con và tập trung công việc của con là một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. "
"Con cũng muốn DTC biết rằng ngay cả khi con đang bệnh, con cam kết sẽ làm tất cả những gì con có thể làm để đạt được quyền truy cập vào chăm sóc y tế cho tất cả mọi người ở trong nước. Điều này là lý tưởng chính trị của đời con. "
Trong những lời trích đọc bởi Đức Hồng Y McCarrick, lá thư không đề cập đến những vị trí tranh đấu chính trị của Thượng nghị sĩ đã đi ngược với lời dạy Công giáo như quan niệm thánh thiêng của đời sống con người và sự thiêng liêng bất khả xâm phạm của hôn nhân. Thượng nghị sĩ Kennedy là một người ủng hộ nhiệt thành sự hợp pháp hoá phá thai, sự nghiên cứu bế bào gốc và hôn nhân cùng giới tính.
Về đề xuất cải cách chăm sóc sức khỏe, Thượng nghị sĩ Kennedy đã viết: "Con tin ở việc bảo vệ lương tâm cho người Công giáo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sẽ tiếp tục biện hộ với đồng nghiệp tại Thượng viện về vấn đề này để phát triển một chính sách y tế tổng thể của quốc gia đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho mọi người. "
Trên một mức độ cá nhân nhiều hơn, thượng nghị sĩ công nhận trong thư của ông rằng, "Con đã là một người không hoàn hảo, nhưng với sự giúp đỡ của đức tin, con đã cố gắng điều chỉnh con đường con đi."
"Con luôn luôn cố gắng để làm một tín đồ Công giáo trung tín, kính thưa DTC, và mặc dù con đã thiếu sót vì các nhược điểm của con người, con đã không bao giờ không tin tưởng và tôn trọng những lời dạy cơ bản. Con tiếp tục cầu nguyện xin phước lành của Thiên Chúa đổ xuống cho DTC và Giáo Hội và xin hết lòng cám ơn lời cầu nguyện của DTC cho con. "
Đức Hồng Y McCarrick cũng đọc trong nghi lể thống hối bức thư từ Vatican gửi cho Thượng nghị sĩ từ một chức sắc tòa thánh, bức thư xác nhận rằng "Đức Thánh Cha đã đọc thư mà TNS nhờ Tổng thống Barack Obama trao" và thông báo với Thượng nghị sĩ rằng "DTC cầu nguyện trong những ngày sắp tới, TNS được đầy ân sủng Đức Tin và Đức Cậy, và được hưởng ân huệ quý giá là sự vui mừng tuân theo thánh ý và lòng thương xót của Thiên Chúa là Cha.
Washington DC, ngày 30 tháng tám năm 2009 / 10:53 (CNA). - Trong thư riêng gửi cho Đức Giáo hoàng Benedict XVI, Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy nói ông thiếu sót là một tín đồ Công Giáo trung thành. Theo những đoạn trích đọc tại tang lễ, vị thượng nghị sĩ đã viết trước khi chết rằng mặc dù ông đã thiếu sót, ông vẫn luôn luôn tin vào những lời dạy của Giáo Hội Công Giáo.
Bức thư sáu trang dài, là bức thư trao tay gửi qua Tổng thống Barack Obama đến Đức Thánh Cha vào cuối tháng Bảy. Đức Hồng Y Theodore McCarrick, nguyên tổng giám mục của Washington, DC, đã bộc lộ một số nội dung của bức thư vào cuối ngày thứ bảy trong nghi lễ hạ thổ Thượng nghị sĩ Kennedy tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
Từ phiên bản rút gọn của bức thư, DHY, một người bạn của gia đình Kennedy, đã bắt đầu: "Kính thưa Đức Thánh Cha, con đã xin TT Obama tận tay trao lá thư này cho ĐTC. Là một người có đức tin sâu sắc, ông đã hiểu đức tin Công giáo là quan trọng như thế nào đối với con, và con biết ơn ông ấy sâu sắc. "
"Con hy vọng DTC có sức khỏe tốt khi nhận bức thư này. Con nguyện cầu ĐTC được nhiều phước lành của Chúa để dẫn dắt Giáo Hội và đem nguồn hứng khởi đến cho thế giới trong giai đoạn thử thách này. "
Trong thư, Thượng nghị sĩ Kennedy "với sự khiêm nhường sâu sắc" xin ĐGH "cầu nguyện cho con trong khi sức khỏe mỗi ngày mỗi giảm sút."
"Con được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não hơn một năm trước đây, và, mặc dù con tiếp tục điều trị, bệnh tật làm con hao tổn khí lực, Con đã 77 tuổi rồi và đang chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp của cuộc đời."
Vị thượng nghị sĩ cũng đã viết về đức tin Công giáo của cha mẹ của mình.
"Đó là món quà đức tin đã duy trì, nuôi dưỡng và cung cấp an ủi con trong những giờ đen tối", ông đã viết.
Trong thư này, Thượng nghị sĩ Kennedy cũng mô tả rằng ông là người đã cố gắng để kết nối đức tin của mình với những hành động chính trị của ông.
"Con xin DTC biết rằng, trong gần 50 năm giữ chức vụ dân cử, con đã cố gắng hết sức để đấu tranh cho quyền của người nghèo và mở cửa các cơ hội kinh tế. Con đã làm việc để chào đón người di cư, chống nạn phân biệt đối xử, mở rộng tiếp cận việc chăm sóc y tế và giáo dục. Con đã phản đối án tử hình và đã chiến đấu để kết thúc chiến tranh. Đó là những vấn đề đã thúc đẩy con và tập trung công việc của con là một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. "
"Con cũng muốn DTC biết rằng ngay cả khi con đang bệnh, con cam kết sẽ làm tất cả những gì con có thể làm để đạt được quyền truy cập vào chăm sóc y tế cho tất cả mọi người ở trong nước. Điều này là lý tưởng chính trị của đời con. "
Trong những lời trích đọc bởi Đức Hồng Y McCarrick, lá thư không đề cập đến những vị trí tranh đấu chính trị của Thượng nghị sĩ đã đi ngược với lời dạy Công giáo như quan niệm thánh thiêng của đời sống con người và sự thiêng liêng bất khả xâm phạm của hôn nhân. Thượng nghị sĩ Kennedy là một người ủng hộ nhiệt thành sự hợp pháp hoá phá thai, sự nghiên cứu bế bào gốc và hôn nhân cùng giới tính.
Về đề xuất cải cách chăm sóc sức khỏe, Thượng nghị sĩ Kennedy đã viết: "Con tin ở việc bảo vệ lương tâm cho người Công giáo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sẽ tiếp tục biện hộ với đồng nghiệp tại Thượng viện về vấn đề này để phát triển một chính sách y tế tổng thể của quốc gia đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho mọi người. "
Trên một mức độ cá nhân nhiều hơn, thượng nghị sĩ công nhận trong thư của ông rằng, "Con đã là một người không hoàn hảo, nhưng với sự giúp đỡ của đức tin, con đã cố gắng điều chỉnh con đường con đi."
"Con luôn luôn cố gắng để làm một tín đồ Công giáo trung tín, kính thưa DTC, và mặc dù con đã thiếu sót vì các nhược điểm của con người, con đã không bao giờ không tin tưởng và tôn trọng những lời dạy cơ bản. Con tiếp tục cầu nguyện xin phước lành của Thiên Chúa đổ xuống cho DTC và Giáo Hội và xin hết lòng cám ơn lời cầu nguyện của DTC cho con. "
Đức Hồng Y McCarrick cũng đọc trong nghi lể thống hối bức thư từ Vatican gửi cho Thượng nghị sĩ từ một chức sắc tòa thánh, bức thư xác nhận rằng "Đức Thánh Cha đã đọc thư mà TNS nhờ Tổng thống Barack Obama trao" và thông báo với Thượng nghị sĩ rằng "DTC cầu nguyện trong những ngày sắp tới, TNS được đầy ân sủng Đức Tin và Đức Cậy, và được hưởng ân huệ quý giá là sự vui mừng tuân theo thánh ý và lòng thương xót của Thiên Chúa là Cha.
Đức Thánh Cha mời gọi các quốc gia kỹ nghệ hóa hợp tác cho tương lai của trái đất
Bùi Hữu Thư
20:13 30/08/2009
Rôma, Chủ nhật 30 tháng 8, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mong ước rằng “các quốc gia kỹ nghệ hóa” hợp tác “một cách có trách nhiệm cho tương lai của trái đất và để cho các dân nước nghèo khổ không phải trả một giá đắt nhất cho sự thay đổi khí hậu.”
Đức Thánh Cha bầy tỏ điều này khi đọc kinh Truyền Tin ngày chủ nhật 30 tháng 8 tại nhà nghỉ hè ở Castel Gandolfo, và hai hôm sau là ngày Gìn Giữ Tạo Vật sẽ được cử hành tại Ý ngày 1 tháng 9, 2009.
Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu tham gia rộng rãi vào việc bảo vệ tạo vật của Thiên Chúa, “Đây là một cuộc hội ngộ đáng kể, và cũng có tầm vóc quan trọng đại kết, năm nay có chủ đề là ‘tầm quan trọng của không khí, một yếu tố thiết yếu cho đời sống.’”
Ngày 26 tháng 8 vừa qua, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha XVI đã đề cập đến việc bảo vệ môi sinh như một cuốc tranh đấu cho việc phát triển toàn bộ con người và đã mời cộng đồng thế giới và các chính phủ có hành động hợp tác để chiến thắng sự ô nhiễm, nạn đói khát và sự khổ đau.
Đức Thánh Cha đã khẳng định, “Việc bảo vệ môi sinh, việc gìn giữ các tài nguyên của trái đất và của khí hậu đã được trao phó cho chúng ta phụ trách.” Ngài mời gọi “cùng nhau xây dựng một sự phát triển toàn bộ con người, được thúc đẩy bởi các giá trị của đức ái và chân lý, để giúp cho các dân nước ngày nay và trong tương lai!”
Đức Thánh Cha bầy tỏ điều này khi đọc kinh Truyền Tin ngày chủ nhật 30 tháng 8 tại nhà nghỉ hè ở Castel Gandolfo, và hai hôm sau là ngày Gìn Giữ Tạo Vật sẽ được cử hành tại Ý ngày 1 tháng 9, 2009.
Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu tham gia rộng rãi vào việc bảo vệ tạo vật của Thiên Chúa, “Đây là một cuộc hội ngộ đáng kể, và cũng có tầm vóc quan trọng đại kết, năm nay có chủ đề là ‘tầm quan trọng của không khí, một yếu tố thiết yếu cho đời sống.’”
Ngày 26 tháng 8 vừa qua, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha XVI đã đề cập đến việc bảo vệ môi sinh như một cuốc tranh đấu cho việc phát triển toàn bộ con người và đã mời cộng đồng thế giới và các chính phủ có hành động hợp tác để chiến thắng sự ô nhiễm, nạn đói khát và sự khổ đau.
Đức Thánh Cha đã khẳng định, “Việc bảo vệ môi sinh, việc gìn giữ các tài nguyên của trái đất và của khí hậu đã được trao phó cho chúng ta phụ trách.” Ngài mời gọi “cùng nhau xây dựng một sự phát triển toàn bộ con người, được thúc đẩy bởi các giá trị của đức ái và chân lý, để giúp cho các dân nước ngày nay và trong tương lai!”
Sống trong một xã hội đang xa rời Kitô Giáo
Vũ Văn An
23:16 30/08/2009
Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo đang gióng lên tiếng báo động về tình trạng Kitô giáo mất dần ảnh hưởng và các giá trị luân lý ngày một xuống thấp tại Anh Quốc. Trong một bài báo đăng trên tờ Dunday Telegraph ngày 27 tháng Sáu vừa qua, vị giám mục Anh giáo tên Paul Richardson đã quả quyết: Anh không còn là một quốc gia Kitô giáo nữa. Vị giáo chủ Anh giáo này cũng chỉ trích các đồng nhiệm giám mục của mình đã không hiểu đầy đủ tính cách nghiêm trọng của sự thay đổi này đối với nền văn hóa đương thời, và đã không xử lý kịp thời đối với cuộc khủng hoảng đức tin nghiêm trọng hiện nay. Theo giám mục Richardson, tính trung bình, chỉ có khoảng 1% tín hữu Anh giáo tham dự các buổi phụng vụ Chúa Nhật. Ngài cảnh cáo rằng với tỷ lệ này, khó lòng giáo hội có thể sống còn trong 30 năm tới. Ngài cũng ghi nhận rằng trong hai năm 2006 và 2007, chỉ có 128 trẻ sơ sinh trong số 1,000 em đã được rửa tội trong Giáo hội Anh giáo, trong khi năm 1900, con số ấy là 609 em.
Một ngày trước đó, trên tập san Times, Ngài Jonathan Sachs, trưởng giáo sĩ Các Cộng Đoàn Do Thái Hiệp Nhất của Thịnh Vượng Chung, than phiền về tình trạng thiếu qui luật luân lý chung tại Anh. Suy nghĩ về cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay và những tiết lộ mới đây liên quan đến xì-căng-đan tiêu sài hoang phí của các vị dân cử Nghị Viện, vị trưởng giáo sĩ này cho rằng những vấn đề ấy và nhiều vấn đề khác là kết quả của việc mất niềm tin trong xã hội.
Tuy nhiên, theo ông, vấn đề nằm bên dưới còn nghiêm trọng hơn nhiều: đó là việc đánh mất ý thức truyền thống về luân lý tính. Ông cho rằng chúng ta khá đạo đức ở một vài phương diện như đối với vấn đề nghèo đói trên thế giới hay hiện tượng hâm nóng hoàn cầu, nhưng những phương diện ấy xa vời và có tính hoàn cầu quá. Còn khi va chạm các vấn đề có liên quan gần gũi hơn với chính cuộc sống của ta, ta đánh mất ý thức thế nào là đúng thế nào là sai đối với chính tác phong của mình. Thay vào đó, có những lựa chọn, chỉ có điều các lựa chọn này được thị trường điều hợp; còn nhà nước thì xử lý các hậu quả, khi có chuyện chẳng lành. Theo vị giáo sĩ này, chẳng ích lợi chi khi chữa chạy triệu chứng bằng cách ban hành thêm luật lệ và hệ thống theo dõi. Không có một qui luật luân lý chung, không thể có một xã hội tự do.
Một vài con số thống kê
Một vài cuộc thăm dò mới đây cho thấy các ưu tư của các nhà lãnh đạo tôn giáo không hẳn là vô căn cứ. Một cuộc nghiên cứu do nhà xuất bản Penguin thực hiện đã cho rằng gần 2/3 thiếu niên không tin Thiên Chúa. Theo một phúc trình ngày 22 tháng Sáu đăng trên nhật báo Telegraph, một cuộc nghiên cứu 1,000 thiếu niên cho thấy 59% nghĩ rằng tôn giáo gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thế giới. Cuộc điều tra này cũng tiết lộ rằng phân nửa số người được thăm dò cho biết họ không bao giờ cầu nguyện và 16% chưa bao giờ tới nhà thờ.
Một tuần sau, nhật báo Independent công bố kết quả một cuộc thăm dò về kiến thức Thánh Kinh. Ngày 29 tháng Sáu, bài báo ấy cho thấy khá nhiều người không biết gì tới các truyện kể và các nhân vật chủ chốt trong lịch sử Kitô giáo. Điều này được kết quả sơ khởi của Cuộc Thăm Dò Toàn Quốc Về Sự Hiểu Biết Thánh Kinh, do Trường Cao Đẳng Thánh Gioan tại Durham thực hiện, củng cố. Cuộc thăm dò này cho thấy chỉ khoảng 10% biết tới các nhân vật chính trong Thánh Kinh và sự liên quan ăn có của họ. Đến 60% không biết cả câu truyện Người Samaritanô Nhân Hậu và các nhân vật như Ápraham và Giuse.
Cũng theo bài báo trên, mục sư Anh giáo của nhà thờ Thánh Gioan là David Wilkinson nói rằng hậu quả của việc dốt nát ấy trầm trọng hơn là việc không biết Thánh Kinh. Vì muốn hiểu lịch sử và nền văn hóa của ta, ít nhất cũng là nghệ thuật, âm nhạc và văn chương của ta, điều chủ yếu là phải hiểu các truyện kể và các nhân vật trên đây trong Thánh Kinh, vì phần lớn lịch sử và nền văn hóa ấy có liên hệ mật thiết với các chủ đề Thánh Kinh.
Sự dốt nát ấy chính là sự dốt nát được nhà vô thần khét tiếng là Richard Dawkins hết lòng cổ võ. Một bài báo trên tờ Guardian ngày 28 tháng Sáu cho hay ông ta đang tổ chức một trại hè vô thần vào năm nay tại Anh Quốc, đặt tên là Trại Truy Tầm Anh Quốc, một trại hè “thoát ly các tín điều tôn giáo”. Hình như trại hè do Qũy Richard Dawkins bảo trợ ấy đã được giữ chỗ hết.
Trôi xa
Trong một bài đăng trên nhật báo Telegraph ngày 5 tháng Tư, nhân dịp từ chức khỏi giáo phận Rochester, giám mục Anh giáo là Michael Nazir-Ali cho rằng: trong gần 15 năm tại chức, ngài “đã chứng kiến cảnh đất nước cứ mỗi ngày một trôi xa hơn khỏi bến bờ Kitô giáo của nó”. Theo ngài, điều này sẽ dẫn tới cảnh thả lỏng mọi trói buộc của luật pháp, phong hóa và giá trị, khiến ta mất đi căn tính và sự cố kết. Giống giáo sĩ Sacks, ngài nhận định rằng xã hội “cần một cái vốn gồm các giá trị chung và sự thừa nhận một số đức hạnh có thể góp phần vào việc triển nở của bản thân và xã hội”. Ngài viết thêm: “Các ý niệm của ta về tính thánh thiêng của con người nhân bản ở mọi giai đoạn của sự sống, về sự bình đẳng và các quyền tự nhiên và, do đó, về tự do, đã được minh chứng là phát sinh từ truyền thống bắt rễ trong Thánh Kinh”.
Bán linh hồn
Vị tân lãnh đạo của Công Giáo Anh và Wales, Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols, cũng đề cập đến cùng một chủ đề trên ngay sau khi được chỉ định làm Tổng Giám Mục Westminster. Trong một bài báo đăng trên nhật báo Telegraph ngày 29 tháng Ba, ngài quả quyết rằng Anh Quốc đã bán linh hồn mình khi theo đuổi một lý do hoàn toàn thế tục. Hậu quả là đức tin bị đẩy lùi vào lãnh vực tư và người ta chỉ còn biết rút tỉa các giá trị từ các nguồn thế tục và vật chất. Không những các chính khách Nước Anh sống trong một thế giới hoàn toàn thế tục và vật chất, họ còn cấm cản người ta xem sét, đắn đo một cách trưởng thành vai trò chủ chốt của niềm tin tôn giáo trong xã hội. Các nhận định của Đức Tổng Giám Mục Nichols đã được đăng trong một cuốn sách bình luận mới đây tựa là “Đất Nước Đã Quên Thiên Chúa” (The Nation That Forgot God).
Nhất trí với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, Đức Tổng Giám Mục Nichols cũng nhấn mạnh rằng việc thiếu gắn bó xã hội sẽ xẩy ra khi không có những nguyên tắc và giá trị luân lý chung. Quan điểm thế tục, quá lỏng lẻo về con người nhân bản đã bị hiểu lầm và chắc chắn vô giá trị.
Vị tiền nhiệm của ngài, là Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, cũng có cái nhìn tương tự. Trong một tường thuật ngày 6 tháng Mười Hai năm rồi của tờ Telegraph, vị hồng y này đã nhận định rằng Nước Anh đã trở nên một nơi “bất thân thiện” khiến con người tôn giáo không thể sống được nữa. Các nhận định của ngài cũng xuất hiện trong một cuốn sách bình luận tựa là “Đức Tin Trên Đất Nước” ( Faith in the Nation). Việc xuất hiện chủ nghĩa duy thế tục đem lại một xã hội thù nghịch đối với Kitô giáo, và nói chung niềm tin tôn giáo bị coi như “một thứ lệch lạc thuộc phạm vi tư”
Đức Hồng Y Murphy-O'Connor cũng nhận định rằng chủ nghĩa vô thần ngày nay còn hung hăng hơn bao giờ hết và hiện có một thiểu số to tiếng luôn bô bô rằng tôn giáo không hề có chỗ đứng nào trong xã hội hiện đại.
Các bằng chứng thống kê cho thấy các âu lo trên có đầy đủ cơ sở. Tờ Telegraph ngày 8 tháng Giêng tường trình rằng con số các vụ kết hôn cử hành trong các nhà thờ Công Giáo tại Anh và Wales, trong thập niên qua, đã giảm đi khoảng một phần tư. Năm 2000, có tất cả 13,029 vụ kết hôn Công Giáo, trong khi năm ngoái con số ấy chỉ là 9,950 vụ. Cũng theo tờ Telegraph, tại Anh và Wales, hiện nay, chỉ có một phần ba các cuộc hôn nhân được cử hành theo tôn giáo.
Rất nhiều bằng chứng cho thấy sự sa sút tôn giáo tại Anh và Wales và điều còn lo âu hơn nữa là việc chưa nhận diện được phải làm thế nào để xoay chiều hiện trạng này.
Một ngày trước đó, trên tập san Times, Ngài Jonathan Sachs, trưởng giáo sĩ Các Cộng Đoàn Do Thái Hiệp Nhất của Thịnh Vượng Chung, than phiền về tình trạng thiếu qui luật luân lý chung tại Anh. Suy nghĩ về cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay và những tiết lộ mới đây liên quan đến xì-căng-đan tiêu sài hoang phí của các vị dân cử Nghị Viện, vị trưởng giáo sĩ này cho rằng những vấn đề ấy và nhiều vấn đề khác là kết quả của việc mất niềm tin trong xã hội.
Tuy nhiên, theo ông, vấn đề nằm bên dưới còn nghiêm trọng hơn nhiều: đó là việc đánh mất ý thức truyền thống về luân lý tính. Ông cho rằng chúng ta khá đạo đức ở một vài phương diện như đối với vấn đề nghèo đói trên thế giới hay hiện tượng hâm nóng hoàn cầu, nhưng những phương diện ấy xa vời và có tính hoàn cầu quá. Còn khi va chạm các vấn đề có liên quan gần gũi hơn với chính cuộc sống của ta, ta đánh mất ý thức thế nào là đúng thế nào là sai đối với chính tác phong của mình. Thay vào đó, có những lựa chọn, chỉ có điều các lựa chọn này được thị trường điều hợp; còn nhà nước thì xử lý các hậu quả, khi có chuyện chẳng lành. Theo vị giáo sĩ này, chẳng ích lợi chi khi chữa chạy triệu chứng bằng cách ban hành thêm luật lệ và hệ thống theo dõi. Không có một qui luật luân lý chung, không thể có một xã hội tự do.
Một vài con số thống kê
Một vài cuộc thăm dò mới đây cho thấy các ưu tư của các nhà lãnh đạo tôn giáo không hẳn là vô căn cứ. Một cuộc nghiên cứu do nhà xuất bản Penguin thực hiện đã cho rằng gần 2/3 thiếu niên không tin Thiên Chúa. Theo một phúc trình ngày 22 tháng Sáu đăng trên nhật báo Telegraph, một cuộc nghiên cứu 1,000 thiếu niên cho thấy 59% nghĩ rằng tôn giáo gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thế giới. Cuộc điều tra này cũng tiết lộ rằng phân nửa số người được thăm dò cho biết họ không bao giờ cầu nguyện và 16% chưa bao giờ tới nhà thờ.
Một tuần sau, nhật báo Independent công bố kết quả một cuộc thăm dò về kiến thức Thánh Kinh. Ngày 29 tháng Sáu, bài báo ấy cho thấy khá nhiều người không biết gì tới các truyện kể và các nhân vật chủ chốt trong lịch sử Kitô giáo. Điều này được kết quả sơ khởi của Cuộc Thăm Dò Toàn Quốc Về Sự Hiểu Biết Thánh Kinh, do Trường Cao Đẳng Thánh Gioan tại Durham thực hiện, củng cố. Cuộc thăm dò này cho thấy chỉ khoảng 10% biết tới các nhân vật chính trong Thánh Kinh và sự liên quan ăn có của họ. Đến 60% không biết cả câu truyện Người Samaritanô Nhân Hậu và các nhân vật như Ápraham và Giuse.
Cũng theo bài báo trên, mục sư Anh giáo của nhà thờ Thánh Gioan là David Wilkinson nói rằng hậu quả của việc dốt nát ấy trầm trọng hơn là việc không biết Thánh Kinh. Vì muốn hiểu lịch sử và nền văn hóa của ta, ít nhất cũng là nghệ thuật, âm nhạc và văn chương của ta, điều chủ yếu là phải hiểu các truyện kể và các nhân vật trên đây trong Thánh Kinh, vì phần lớn lịch sử và nền văn hóa ấy có liên hệ mật thiết với các chủ đề Thánh Kinh.
Sự dốt nát ấy chính là sự dốt nát được nhà vô thần khét tiếng là Richard Dawkins hết lòng cổ võ. Một bài báo trên tờ Guardian ngày 28 tháng Sáu cho hay ông ta đang tổ chức một trại hè vô thần vào năm nay tại Anh Quốc, đặt tên là Trại Truy Tầm Anh Quốc, một trại hè “thoát ly các tín điều tôn giáo”. Hình như trại hè do Qũy Richard Dawkins bảo trợ ấy đã được giữ chỗ hết.
Trôi xa
Trong một bài đăng trên nhật báo Telegraph ngày 5 tháng Tư, nhân dịp từ chức khỏi giáo phận Rochester, giám mục Anh giáo là Michael Nazir-Ali cho rằng: trong gần 15 năm tại chức, ngài “đã chứng kiến cảnh đất nước cứ mỗi ngày một trôi xa hơn khỏi bến bờ Kitô giáo của nó”. Theo ngài, điều này sẽ dẫn tới cảnh thả lỏng mọi trói buộc của luật pháp, phong hóa và giá trị, khiến ta mất đi căn tính và sự cố kết. Giống giáo sĩ Sacks, ngài nhận định rằng xã hội “cần một cái vốn gồm các giá trị chung và sự thừa nhận một số đức hạnh có thể góp phần vào việc triển nở của bản thân và xã hội”. Ngài viết thêm: “Các ý niệm của ta về tính thánh thiêng của con người nhân bản ở mọi giai đoạn của sự sống, về sự bình đẳng và các quyền tự nhiên và, do đó, về tự do, đã được minh chứng là phát sinh từ truyền thống bắt rễ trong Thánh Kinh”.
Bán linh hồn
Vị tân lãnh đạo của Công Giáo Anh và Wales, Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols, cũng đề cập đến cùng một chủ đề trên ngay sau khi được chỉ định làm Tổng Giám Mục Westminster. Trong một bài báo đăng trên nhật báo Telegraph ngày 29 tháng Ba, ngài quả quyết rằng Anh Quốc đã bán linh hồn mình khi theo đuổi một lý do hoàn toàn thế tục. Hậu quả là đức tin bị đẩy lùi vào lãnh vực tư và người ta chỉ còn biết rút tỉa các giá trị từ các nguồn thế tục và vật chất. Không những các chính khách Nước Anh sống trong một thế giới hoàn toàn thế tục và vật chất, họ còn cấm cản người ta xem sét, đắn đo một cách trưởng thành vai trò chủ chốt của niềm tin tôn giáo trong xã hội. Các nhận định của Đức Tổng Giám Mục Nichols đã được đăng trong một cuốn sách bình luận mới đây tựa là “Đất Nước Đã Quên Thiên Chúa” (The Nation That Forgot God).
Nhất trí với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, Đức Tổng Giám Mục Nichols cũng nhấn mạnh rằng việc thiếu gắn bó xã hội sẽ xẩy ra khi không có những nguyên tắc và giá trị luân lý chung. Quan điểm thế tục, quá lỏng lẻo về con người nhân bản đã bị hiểu lầm và chắc chắn vô giá trị.
Vị tiền nhiệm của ngài, là Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, cũng có cái nhìn tương tự. Trong một tường thuật ngày 6 tháng Mười Hai năm rồi của tờ Telegraph, vị hồng y này đã nhận định rằng Nước Anh đã trở nên một nơi “bất thân thiện” khiến con người tôn giáo không thể sống được nữa. Các nhận định của ngài cũng xuất hiện trong một cuốn sách bình luận tựa là “Đức Tin Trên Đất Nước” ( Faith in the Nation). Việc xuất hiện chủ nghĩa duy thế tục đem lại một xã hội thù nghịch đối với Kitô giáo, và nói chung niềm tin tôn giáo bị coi như “một thứ lệch lạc thuộc phạm vi tư”
Đức Hồng Y Murphy-O'Connor cũng nhận định rằng chủ nghĩa vô thần ngày nay còn hung hăng hơn bao giờ hết và hiện có một thiểu số to tiếng luôn bô bô rằng tôn giáo không hề có chỗ đứng nào trong xã hội hiện đại.
Các bằng chứng thống kê cho thấy các âu lo trên có đầy đủ cơ sở. Tờ Telegraph ngày 8 tháng Giêng tường trình rằng con số các vụ kết hôn cử hành trong các nhà thờ Công Giáo tại Anh và Wales, trong thập niên qua, đã giảm đi khoảng một phần tư. Năm 2000, có tất cả 13,029 vụ kết hôn Công Giáo, trong khi năm ngoái con số ấy chỉ là 9,950 vụ. Cũng theo tờ Telegraph, tại Anh và Wales, hiện nay, chỉ có một phần ba các cuộc hôn nhân được cử hành theo tôn giáo.
Rất nhiều bằng chứng cho thấy sự sa sút tôn giáo tại Anh và Wales và điều còn lo âu hơn nữa là việc chưa nhận diện được phải làm thế nào để xoay chiều hiện trạng này.
Top Stories
Pope's speech distorted, catechumen, dissident bloggers arrested
J.B. An Dang
15:10 30/08/2009
The distortion of a Pope's speech on Vietnam state media has cast shadows of sadness among Catholics, and led to an on-going string of arrests.
A catechumen blogger who has been actively defending the Church in Vietnam was arrested on Thursday Aug. 27 and others are facing the same risk of arrest for their swift reactions against the distortion of Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009.
On Saturday Aug. 29, Reuters reported from Hanoi: “Bui Thanh Hieu, who wrote online under pen name ‘Nguoi Buon Gio’, which literally means Wind Trader, was picked up by police in Hanoi on Thursday and has not answered his telephone or been heard from since, said one acquaintance, who declined to be named out of concern for his own safety.”
Speaking to Asia-News, Redemptorist Father Peter Nguyen Van Khai of Hanoi monastery added: “I confirm that blogger Bui Thanh Hieu, a catechumen of Hanoi Archdiocese who has been actively studying catechism in order to receive Baptism, has been detained by police since Thursday.”
Alarmingly, "his arrest certainly is not the last one,” warned Sr. Emily Nguyen from Vinh Diocese.
“Many Catholic bloggers have criticized ‘a shameful distortion’ by state media against Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit. They are facing possible risk of an arrest,” she explained.
On Aug. 24, Vietnam Net, a state media outlet, published an article titled “A good Catholic is a good citizen” in which it quoted several phrases from Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on June 27, 2009 to promote the idea that “Pope Benedict XVI strictly warned Vietnamese bishops to concern more about priests who should strive for holiness in order to be able to guide their flocks to live as the pope expects: ‘a good Catholic is a good citizen’”.
Quoting two phrases from the Pope’s speech: "the priest must deepen his inner life and strive for holiness’, and ‘Lay Catholics for their part must demonstrate with their own life, which is based on charity, honesty and love for the common good, that a good Catholic is also a good citizen". By its own account, the article seems to paint a somber picture of the Church in Vietnam in which priests have neither deepened their inner life nor striven for holiness; and lay Catholics have been neither charitable, nor honest, thus can't be good citizens. Obviously, it tries to make an impression on readers that Pope Benedict XVI himself had insulted the Church in Vietnam for its spiritual corruption,” said Hanoi’s Fr. Joseph Nguyen.
“It has cast shadows of sadness among Catholics,” he lamented. “We all know that His Holiness Benedict XVI did not mean that.” The whole speech of Pope Benedict XVI to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009 can be read here: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html
At the meeting with Vietnamese bishops, Pope Benedict XVI told them: “You know, as well as I do, that healthy collaboration between the Church and the political community is possible.” The sentence was seized as “crystal clear evidence” that Church leaders in Vietnam have not been following the policy of peaceful dialogue with the government, yet maintaining a hostile attitude against the communist government.
Contrary to what the state claims, Church leaders and Catholics in Vietnam have been very patient in seeking peaceful dialogue with the government. Recently, in the incident at Dong Hoi where Vietnamese police brutally beat hundreds of Catholic in Tam Toa, reducing two priests to the point of death, Vietnamese Catholics have never called for "teeth for teeth, eyes for eyes". Rather, they have kept calling for peaceful dialogues. But all have gone into deaf ears. Ironically, the only response they get from the authority is the harassment and eventually an arrest of those who blew the whistle on the governmental mistreatment toward its citizens, namely the journalists and the bloggers
The government has refused any dialogue and later decreed to bulldoze the Tam Toa church while police and groups of thugs in Dong Hoi city have taken the streets and attacked those whom they saw wearing Catholic religious symbols.
The article also went as far as interpreting the “healthy collaboration between the Church and the government” that Pope Benedict XVI suggested as the submission of Catholics to the communist government.
“In essence, we have been alarmed and disgusted at the attempt of the writer to depict The Successor of Peter as an ally of one of the most tyrannical regimes in the world, and its implication that the Church would require complete submission to government in all circumstances” Fr. Joseph Nguyen added.
More outrageously, a phrase in the speech when Pope Benedict XVI stated: “Her [the Church] intention is certainly not to replace government leaders”, was interpreted as Vatican had known in advance a plot of Catholic priests to overthrow the government, suggesting all Vietnamese bishops to extinguish such attempts at once.
“The next day, television channels, radio stations, and newspapers re-broadcasted the article with great emphasis and calls for urgent arrests and punishments against some Catholic priests in Thai Ha and Vinh diocese,” Sr. Emily Nguyen reported.
This is not the first time state media has distorted of Catholic leaders 'statements to incite violence against Catholics.
Almost a year ago, reporting on the meeting between the delegation of Hanoi archdiocese’s office, led by the archbishop himself; and Hanoi People’s Committee, led by chairman Nguyen The Thao on Sep. 20 2008, state media had seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context in order to condemn him. Here is the full text of his comment: “Hence, we want to repeat here our wish to build up the nation as a great united block. Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country becomes stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go."
His comment was condensed by state-controlled media into a few words: “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” in order to condemn him of smearing the nation, and thus causing the fury of people in the capital. Obviously, the quote was left out of context to interpret the speaker's comment in the opposite way.
The next day at the sacred shrine of Our Lady at Thai Ha parish at 0:05 am Monday Sep. 22 2008, it would make one’s hair stand on end listening to the scream of hundreds of government thugs who in their fury smashed everything within their reach, shouting slogans and calling for Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt’s head. It should be noted that everything happened clearly in view of a large number of officials who were in charge of keeping security and safety in the area.
For months following the incident, the archbishop had been under virtual house arrest. The archbishop's office was closed. His staff had locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gathered regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. Some of his normal activities had also been delayed or cancelled due to security reasons. Archbishop Ngo could not leave his residence without confronting the mobs, and the faithful dared not call on him for the same reason.
The distortion of a statement of the highest leader of Catholics in the world has cast shadows of doubt and frustration among Catholics throughout Vietnam and abroad. Catholics have since shown strong, swift, defiant reactions through Internet blogs - the unique way to express peacefully their opinions as all other public media are in state control.
Some have simply delivered the Vietnamese translation of the Pope Benedict XVI’s speech. Others have argued that the Church would not require her faithful to obey unquestioningly tyrants and governments which promote injustices and policies that go against Church teaching. "Surely, no Catholics should follow the policy of Population Control through Abortion as Family Planning. they should rather condemn it," blogger An Dan wrote.
Arguments on the submission to government have gone as far as calls into question the very legitimacy of the communist’s rule. Some bloggers have argued that a government has just power only if that power has been bestowed by the people. Historically, communists took control of the government by violent force, and so far no democratic elections have been held.
Vietnamese government seems to be ready to take extreme steps to silence the dissents. Hieu’s arrest occurred just days after another dissident blogger Huy Duc, a journalist of the newspaper Saigon Tiep Thi (Saigon Marketing) was told to leave the newspaper he worked for. Early this week, he had been forced to leave the paper due to his posting that praised the fall of the Berlin Wall and criticized the former Soviet Union's Communist leaders, saying their rule had led to years of misery for the people of Eastern Europe. Notably, the wall was referred in his article as "the wall of shame".
The fate of the bloggers remains unknown as of now, even to their families.
A catechumen blogger who has been actively defending the Church in Vietnam was arrested on Thursday Aug. 27 and others are facing the same risk of arrest for their swift reactions against the distortion of Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009.
On Saturday Aug. 29, Reuters reported from Hanoi: “Bui Thanh Hieu, who wrote online under pen name ‘Nguoi Buon Gio’, which literally means Wind Trader, was picked up by police in Hanoi on Thursday and has not answered his telephone or been heard from since, said one acquaintance, who declined to be named out of concern for his own safety.”
Speaking to Asia-News, Redemptorist Father Peter Nguyen Van Khai of Hanoi monastery added: “I confirm that blogger Bui Thanh Hieu, a catechumen of Hanoi Archdiocese who has been actively studying catechism in order to receive Baptism, has been detained by police since Thursday.”
Alarmingly, "his arrest certainly is not the last one,” warned Sr. Emily Nguyen from Vinh Diocese.
“Many Catholic bloggers have criticized ‘a shameful distortion’ by state media against Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit. They are facing possible risk of an arrest,” she explained.
On Aug. 24, Vietnam Net, a state media outlet, published an article titled “A good Catholic is a good citizen” in which it quoted several phrases from Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on June 27, 2009 to promote the idea that “Pope Benedict XVI strictly warned Vietnamese bishops to concern more about priests who should strive for holiness in order to be able to guide their flocks to live as the pope expects: ‘a good Catholic is a good citizen’”.
Quoting two phrases from the Pope’s speech: "the priest must deepen his inner life and strive for holiness’, and ‘Lay Catholics for their part must demonstrate with their own life, which is based on charity, honesty and love for the common good, that a good Catholic is also a good citizen". By its own account, the article seems to paint a somber picture of the Church in Vietnam in which priests have neither deepened their inner life nor striven for holiness; and lay Catholics have been neither charitable, nor honest, thus can't be good citizens. Obviously, it tries to make an impression on readers that Pope Benedict XVI himself had insulted the Church in Vietnam for its spiritual corruption,” said Hanoi’s Fr. Joseph Nguyen.
“It has cast shadows of sadness among Catholics,” he lamented. “We all know that His Holiness Benedict XVI did not mean that.” The whole speech of Pope Benedict XVI to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009 can be read here: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html
At the meeting with Vietnamese bishops, Pope Benedict XVI told them: “You know, as well as I do, that healthy collaboration between the Church and the political community is possible.” The sentence was seized as “crystal clear evidence” that Church leaders in Vietnam have not been following the policy of peaceful dialogue with the government, yet maintaining a hostile attitude against the communist government.
Contrary to what the state claims, Church leaders and Catholics in Vietnam have been very patient in seeking peaceful dialogue with the government. Recently, in the incident at Dong Hoi where Vietnamese police brutally beat hundreds of Catholic in Tam Toa, reducing two priests to the point of death, Vietnamese Catholics have never called for "teeth for teeth, eyes for eyes". Rather, they have kept calling for peaceful dialogues. But all have gone into deaf ears. Ironically, the only response they get from the authority is the harassment and eventually an arrest of those who blew the whistle on the governmental mistreatment toward its citizens, namely the journalists and the bloggers
The government has refused any dialogue and later decreed to bulldoze the Tam Toa church while police and groups of thugs in Dong Hoi city have taken the streets and attacked those whom they saw wearing Catholic religious symbols.
The article also went as far as interpreting the “healthy collaboration between the Church and the government” that Pope Benedict XVI suggested as the submission of Catholics to the communist government.
“In essence, we have been alarmed and disgusted at the attempt of the writer to depict The Successor of Peter as an ally of one of the most tyrannical regimes in the world, and its implication that the Church would require complete submission to government in all circumstances” Fr. Joseph Nguyen added.
More outrageously, a phrase in the speech when Pope Benedict XVI stated: “Her [the Church] intention is certainly not to replace government leaders”, was interpreted as Vatican had known in advance a plot of Catholic priests to overthrow the government, suggesting all Vietnamese bishops to extinguish such attempts at once.
“The next day, television channels, radio stations, and newspapers re-broadcasted the article with great emphasis and calls for urgent arrests and punishments against some Catholic priests in Thai Ha and Vinh diocese,” Sr. Emily Nguyen reported.
This is not the first time state media has distorted of Catholic leaders 'statements to incite violence against Catholics.
Almost a year ago, reporting on the meeting between the delegation of Hanoi archdiocese’s office, led by the archbishop himself; and Hanoi People’s Committee, led by chairman Nguyen The Thao on Sep. 20 2008, state media had seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context in order to condemn him. Here is the full text of his comment: “Hence, we want to repeat here our wish to build up the nation as a great united block. Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country becomes stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go."
His comment was condensed by state-controlled media into a few words: “we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport” in order to condemn him of smearing the nation, and thus causing the fury of people in the capital. Obviously, the quote was left out of context to interpret the speaker's comment in the opposite way.
The next day at the sacred shrine of Our Lady at Thai Ha parish at 0:05 am Monday Sep. 22 2008, it would make one’s hair stand on end listening to the scream of hundreds of government thugs who in their fury smashed everything within their reach, shouting slogans and calling for Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt’s head. It should be noted that everything happened clearly in view of a large number of officials who were in charge of keeping security and safety in the area.
For months following the incident, the archbishop had been under virtual house arrest. The archbishop's office was closed. His staff had locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gathered regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. Some of his normal activities had also been delayed or cancelled due to security reasons. Archbishop Ngo could not leave his residence without confronting the mobs, and the faithful dared not call on him for the same reason.
The distortion of a statement of the highest leader of Catholics in the world has cast shadows of doubt and frustration among Catholics throughout Vietnam and abroad. Catholics have since shown strong, swift, defiant reactions through Internet blogs - the unique way to express peacefully their opinions as all other public media are in state control.
Some have simply delivered the Vietnamese translation of the Pope Benedict XVI’s speech. Others have argued that the Church would not require her faithful to obey unquestioningly tyrants and governments which promote injustices and policies that go against Church teaching. "Surely, no Catholics should follow the policy of Population Control through Abortion as Family Planning. they should rather condemn it," blogger An Dan wrote.
Arguments on the submission to government have gone as far as calls into question the very legitimacy of the communist’s rule. Some bloggers have argued that a government has just power only if that power has been bestowed by the people. Historically, communists took control of the government by violent force, and so far no democratic elections have been held.
Vietnamese government seems to be ready to take extreme steps to silence the dissents. Hieu’s arrest occurred just days after another dissident blogger Huy Duc, a journalist of the newspaper Saigon Tiep Thi (Saigon Marketing) was told to leave the newspaper he worked for. Early this week, he had been forced to leave the paper due to his posting that praised the fall of the Berlin Wall and criticized the former Soviet Union's Communist leaders, saying their rule had led to years of misery for the people of Eastern Europe. Notably, the wall was referred in his article as "the wall of shame".
The fate of the bloggers remains unknown as of now, even to their families.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đối thoại ngôn sứ - một lối tiếp cận mới trong sứ vụ truyền giáo - Khóa hội thảo tại Argentina
LM. Trần Xuân Sang, SVD
09:55 30/08/2009
ĐỐI THOẠI NGÔN SỨ - MỘT LỐI TIẾP CẬN MỚI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO
Khoá Hội Thảo về Đối Thoại Ngôn Sứ tại Argentina
Lâu nay tôi mãi chia sẻ những câu chuyện về Paraguay với những lời than thân trách phận về cuộc sống truyền giáo của mình. Hôm nay tôi muốn thay đổi không khí để chia sẻ với các bạn một chút về khoá hội thảo quốc tế về Đối Thoại Ngôn Sứ toàn Châu Mỹ vừa mới diễn ra tại Argentina từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 8 năm 2009 mà tôi may mắn được tham dự như là đại diện cho Việt Nam.
Sau ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời (15/8), cũng là lễ bổn mạng của giáo xứ tôi đang phục vụ, tôi lên đường đi Argentina dự khoá hội Thảo quốc tế tại Argentina, quốc gia láng giềng của Paraguay. Argentina là quốc gia thuộc Nam Mỹ có biên giới giáp với Bolivia, Paraguay ở phía Bắc, Brazil phía Đông Bắc, Chile phía Tây, Uruguay và Đại Tây Dương ở phía Đông. Quốc gia này có diện tích gần 3 triệu cây số vuông với dân số khoảng 41 triệu người. Năm 2007, trong cuộc bầu cử tổng thống dân chủ, bà Cristina Fernández, lúc đó còn là đệ nhất phu nhân của tổng thống Néstor Kirchner, đã đắc cử và trở thành người phụ nữ tổng thống đầu tiên của nước này. Chính chồng bà, cựu tổng thống Néstor Kirchner đã trao quyền lực cho vợ mình trong nhiệm kỳ 4 năm và người ta gọi là gia đình Kirchner trị. Quốc gia này đất rộng, người thưa và đời sống được nhà nước đảm bảo, nhất là chế độ lương hưu và chăm sóc sức khoẻ.
Theo ban tổ chức khoá hội thảo, chương trình đã được sắp đặt từ năm trước nhưng nửa đầu năm nay do căn bệnh cúm heo khiến nhiều người chết, và do đó, các vị đã duyệt lại lần cuối nên chăng tiếp tục khoá hội thảo lần này. Cuối cùng, khi mọi sự đã chuẩn bị kỹ lưỡng, họ quyết định tiến hành như đã định.
Khoá hội thảo quốc tế lần này diễn ra tại Nhà Tĩnh Tâm Fátima, Misiones, Argentina với sự tham dự của 48 nhà truyền giáo trực thuộc 20 quốc gia trên thế giới đang làm việc truyền giáo tại châu Mỹ. Các nhà truyền giáo đến đây tham dự buổi hội thảo mang theo hương vị văn hoá quê hương của từng quốc gia gốc và của hương vị văn hoá của những nơi mà họ đang phục vụ. Vị thư ký truyền giáo của Tổng quyền từ Rôma cũng đến tham dự. Các đại biểu của châu Mỹ gồm: Mỹ, Colombia, Mexico, Argentina, Paraguay, Brazil, El Salvador, Chile, Ecuador, Bolivia. Các đại biểu châu Âu gồm: Croatia, Balan, Đức, Ý. Châu Phi có 1 đại biểu đến từ Kenya. Các đại biểu của châu Á gồm Nhật, Ấn độ, Indonesia, Philipinnes và Việt Nam. Ngôn ngữ chính thức cho khoá hội thảo là tiếng Tây Ban Nha và ngôn ngữ bên lề là tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha. Có thể nói đây là một “cuộc họp thượng đỉnh” và gồm cả 4 châu lục tham dự với đủ màu da: Trắng, Đỏ, Đen và vàng. Việt Nam có hai đại biểu nhưng linh mục kia có quốc tịch Mỹ nên đại diện cho Mỹ, còn tôi chính thức đại diện cho Việt Nam dù đang làm việc truyền giáo tại Paraguay.
Thành phần thuyết trình viên, ngoài những giáo sỹ tên tuổi của châu Mỹ, khoá hội thảo này còn mời nguyên một ê-kíp giáo dân chuyên nghiệp để trình bày những gì mà họ đã, đang và sẽ làm cho giáo hội khi mà ở châu lục này mỗi ngày ơn gọi tu trì ngày một sa sút. Họ là những giáo dân có bằng cấp chuyên nghiệp như tiến sỹ thần học, triết học, nhân chủng học và truyền giáo học hiện đang giảng dạy trong các đại học Công giáo cũng như đang làm việc trong guồng máy chính quyền nên những gì họ chia sẻ đều sát với thực tế. Tôi muốn giới thiệu những điểm này để mọi người biết rằng vai trò giáo dân ngày nay rất quan trọng và không thể thiếu trong cánh đồng truyền giáo đang thiếu thợ gặt hôm nay.
Đối thoại ngôn sứ, một lối tiếp cận mới trong sứ vụ truyền giáo
Trong phần khai mạc với lời kinh cầu xin Chúa Thánh Thần để Người thánh hoá những ngày hội thảo, và sau đó các tham dự viên nghe lại bản văn Kinh Thánh trích từ sách Xuất hành về đoạn bụi gai, Thiên Chúa đã ngỏ lời với Môi-sê: “Hãy cởi dép ngươi ra vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh” (Xh 3,5). Các tham dự viên bắt đầu chương trình nghị sự của mình.
Khóa hội thảo này dựa theo Hiến chế “Ad gentes” (Đến với muôn dân) và các thông điệp xã hội của giáo hội, đặc biệt là của hai vị giáo hoàng gần đây luôn quan tâm đến các vấn đề về hiện tượng di dân mà giáo hội muốn đi tiên phong để đồng hành với thế giới, với những con người bị xã hội lãng quên. Trong Tổng Tu Nghị năm 2006, Dòng truyền giáo Ngôi Lời cũng nhấn mạnh đến tấm quan trọng chiến lược về vấn đề này nên Dòng không thể đứng ngoài lề trước sự kiện nóng bỏng và thời sự này.
Vì là khoá hội thảo mang tấm vóc quốc tế nên các tham dự viên cũng như các thuyết trình viên có những quy định khá chặt chẽ về giờ giấc làm việc để không lãng phí thời gian. Phải công nhận rằng các thuyết trình viên quá chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực phâm tâm. Những ngày đầu chúng tôi vừa nghe thuyết trình, vừa làm việc theo nhóm lớn, rồi nhóm nhỏ để khám phá ra chính mình và tìm những điểm tương đồng cũng như những khác biệt nơi người khác nhằm bổ sung những điểm khiếm khuyết của mình.
Tôi còn nhớ sau dịp phục sinh năm 2009, chúng tôi có kỳ tĩnh tâm năm do một giám mục truyền giáo Dòng Tận Hiến người Đức thuyết trình. Tôi đã tâm sự với ngài những trăn trở về việc hội nhập văn hoá, về những điều tốt mà các nhà truyền giáo đã làm cũng như những mặt tiêu cực của một số nhà truyền giáo luôn nghĩ rằng họ là những người đi khai phá nền văn minh nên đã loại bỏ một số tinh hoa của các dân tộc mà họ phục vụ. Chúng tôi có nhiều thời gian để mổ xẻ những vấn đề này và nhận ra rằng chẳng có một quốc gia hay nền văn hoá nào là ưu việt và vượt trội hơn nền văn hoá của quốc gia khác. Chính Thiên Chúa đã ngỏ với Môi-sê: “Hãy cởi dép ngươi ra vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh” (Xh 3,5), vậy thì lý do gì các nhà truyền giáo dám tự hào cho rằng mình là người ban phát nền văn minh cho kẻ khác khi chính mình chưa biết gì về văn hoá của dân tộc nơi mà họ đang phục vụ. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Sau khi được hướng dẫn để nhận ra con người của mình với những ưu, khuyết, chúng tôi bắt đầu thuyết trình và chia sẻ về những đề tài rất thời sự cho các nhà truyền giáo hiện đại: Mục vụ cho người di dân ở thành phố, mục vụ cho người thổ dân ở thôn quê và ứng nhập văn hoá.
Đề tài được các tham dự viên tập trung nhiều nhất là việc mục vụ cho người di dân ở thành phố. Xét theo một nghĩa nào đó thì tất cả mọi người trên thế giới này đều là người di dân! Công bình mà nói không ai muốn rời quê hương đất tổ của mình để sống ở một đất nước xa lạ, nơi mà đôi lúc họ bị đối xứ bất công và có khi bị kỳ thị nữa. Ngoại trừ một số nhân viên công vụ, các nhà truyền giáo, các du học sinh xuất ngoại, còn lại rất nhiều người khác rời bỏ xứ sở vì cơm áo gạo tiền, vì quốc gia gốc của họ thiếu công ăn việc làm, vì tham nhũng, hối lộ tại chính quốc, vì chiến tranh hay những vấn đề nhạy cảm về chính trị. Nhưng nhìn chung chẳng ai muốn bỏ nước ra đi mà chỉ luôn mong muốn được sống trong chính quê hương của mình nếu ở đó có sự bình an, tình liên đới và bảo đảm về đời sống vật chất cũng như về tinh thần.
Các thuyết trình viên cũng như các tham dự viên có thâm niên làm việc với những người di dân trong các thành phố lớn ở Âu châu và Hoa Kỳ đã chia sẻ những kinh nghiệm quí báu về kinh nghiệm làm việc với những người di dân. Chúng tôi được xem những thước phim tài liệu phỏng vấn những người Nam Mỹ đang làm việc tại các thành phố ở Ý, ở Tây Ban Nha và các nước Âu châu khác dù họ sống khá sung túc và nhìn từ bên ngoài họ có vẻ lịch thiệp, sang trọng nhưng trong lòng họ luôn khao khát ngày trở về đoàn tụ với gia đình tại chính quê hương đất tổ của họ. Trông người mà nghĩ đến ta. Tôi chợt cảm thấy buồn khi những người Việt thân yêu của mình đang làm việc vì miếng cơm manh áo tại Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và một số nước Á châu khác bị ngược đãi, bị đối xử như những người nô lệ và cũng mong muốn trở về đoàn tụ với gia đình nhưng ước mơ đó biết bao giờ mới thực hiện khi mà giấy tờ tuỳ thân của họ bị những người chủ “tạm giữ”. Tôi được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm quí báu trong những buổi thảo luận này.
Trong những ngày này, chúng tôi cùng chia sẻ với nhau trong Thánh lễ, trong bàn ăn, trong các sinh hoạt thường ngày về những đặc tính văn hoá riêng biệt của từng vùng, từng quốc gia mà bấy lâu nay chỉ nghe trên sách vở. Các bài hát bất hủ mang đậm màu sắc và vũ điệu của Nam Mỹ như vũ điệu Samba, Lambada của Brazil, bài hát Bésame của Mexico, Guantanamera vùng Trung Mỹ… được trình diễn với những điệu nhảy phụ hoạ trong các buổi sinh hoạt dã ngoại khiến lòng người sản khoái sau những ngày làm việc căng thẳng.
Vị linh mục người Mexico từng làm việc ở Bolivia 7 năm, sau đó trở lại Mexico làm việc với người thổ dân da đỏ đã chia sẻ với chúng tôi một thánh lễ mang đậm tính thổ dân thật vui. Ngài cũng chia sẻ là những người Nam Mỹ đang định cư tại Hoa Kỳ đều được dán nhãn là người Mễ (Mexico) vì nói tiếng Mễ nhưng thật sự không phải vậy. Không hề có tiếng Mễ như tiếng Việt hay tiếng Anh nhưng hầu hết người Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha. Vị linh mục người Columbia gốc Phi châu và đang làm việc cho những người gốc Phi châu đen thui thủi (chỉ trừ hàm răng và các móng tay là trắng thôi) đã dâng thánh lễ theo truyền thống thổ dân của mình với áo lễ truyền thống giống như những giáo chủ Hồi giáo thật là ngộ và nghi thức kiểu rừng rú vừa có cái gì là lạ, vừa thú vị. Tôi còn nhớ là trong thời gian thực tập trông coi các em học sinh nội trú ở Nha Trang, Việt Nam, một chị bếp rất ngạc nhiên và đã hỏi tôi khi nhìn thấy trên Truyền hình một giám mục da đen,: “Ông đen thui đó mà cũng làm giám mục hả thầy?” Lúc đó tôi phì cười và trả lời với chị rằng ổng da đen thì ổng cũng là con người như mình chứ có gì khác đâu ngoài màu da. Quả thực trong thế giới đại đồng nếu khi nào con người biết đối xử bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn phân biệt màu da, tôn giáo và sẽ có một thiên đàng ở trần gian. Tuy nhiên, ước mơ đó xa vời quá.
Phần tôi, khi giới thiệu cho họ về bộ quốc phục mà tôi đem từ Việt Nam qua khiến mọi người trầm trồ và ai cũng mong được chụp hình chung làm lưu niệm. Tôi cũng nói cho họ biếr rằng người Việt Nam chúng tôi dù trải qua trăm ngàn đau khổ, trải qua nhiều cuộc chiến nhưng người Việt chúng tôi luôn có tinh thần lạc quan và tin ở tương lai. Họ có vẻ cảm tình với người Việt Nam dù trong bản đồ truyền giáo thế giới hiện nay Việt Nam chỉ là thiểu số so với quốc gia láng giềng Indonesia, dù là nước Hồi giáo nhưng họ đang có tiềm năng gởi các nhà truyền giáo đi khắp thế giới. Quả thực học được cái hay, dở của người khác và chia sẻ những cái hay, dở của mình cho người khác để cùng nhau học hỏi là điều mà khoá hội thảo này nhắm tới. Cũng từ đó khi trở lại với nơi phục vụ, mình không còn có định kiến hay chê bai những điều mà mình không bằng lòng từ bấy lâu nay. Đây quả thực là một lối tiếp cận mới trong lĩnh vực truyền giáo.
Một chút ngoài lề
Ngoài những buổi hội thảo chính khoá, chúng tôi cũng có những buổi dã ngoại và tán gẫn với nhau về đủ thứ chuyện trên đời. Vị linh mục người Kenya có vẻ vui mừng vì ông tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama có dòng máu Kenya. Mấy anh em người Indonesia lại hãnh diện vì tuổi thơ của Obama được đào luyện tại đất nước Hồi giáo này. Còn tôi nói đùa với họ là ông anh của tôi làm rất lớn. Họ hỏi làm gì? Tôi trả lời là làm vua. Họ hỏi ở đâu? Và tôi trả lời là ở trên trời, đó là anh Hai Giêsu. Mọi người đều cười vui vẻ.
Tôi rất ấn tượng trong một chuyến dã ngoại đến thăm di tích của các anh em Dòng Tên tại Misiones, nơi mà Bộ Phim Misiones (Truyền Giáo) nổi tiếng mà cách đây 20 năm tôi đã được xem. Nhìn lại những nền đá đổ nát của các ngôi nhà nguyện, các trung tâm đào tạo vang bóng một thời của các nhà truyền giáo Dòng Tên và được xem lại những thước phim tái tạo qua màn ảnh nước do kỹ thuật hiện đại thực hiện mới nhận ra được biết bao công khó của các bậc tiền bối đã đổ máu và nước mắt mới hình thành nên những vùng đất màu mỡ ngày nay. Bởi thế, Nam Mỹ nói riêng và cả châu Mỹ nói chung luôn mang đậm dấu ấn của Kitô giáo từ các địa danh, văn hoá và tâm thức.
Trong thời gian rảnh rỗi của khoá hội thảo, tôi cũng tranh thủ hỏi thăm các sinh hoạt và cuộc sống của người dân xứ này, cách riêng cũng mon men dò tìm những người Việt đang sinh sống và làm việc ở đây. Được biết có 2 linh mục Dòng Ngôi Lời thuộc tỉnh Dòng Mỹ đang làm việc ở đây và sẽ trở lại Mỹ trong thời gian tới. Cũng có 3 chủng sinh Ngôi Lời người Việt đang học ngôn ngữ và đều có những tiếng thơm cho người Việt.
Tình cờ tôi có gặp được một số người Việt Nam vừa mới qua đây làm việc cho một nhà hàng của một ông chủ người Việt gốc Hoa và tôi nói chuyện với các bạn trẻ này. Vì mong muốn có được cuộc sống khá hơn nên các bạn đã qua đây để kiếm việc làm. Tôi có hỏi thăm đời sống của các bạn trẻ này và được biết các bạn cảm thấy hạnh phúc vì ông chủ của họ rất tốt bụng. Hy vọng những bạn trẻ này sẽ có nhiều cơ hội và may mắn hơn nhiều bạn trẻ đang làm việc tại các nước Á châu và tương lai của các bạn sẽ tươi sáng hơn.
Khoá hội thảo 2 tuần đã trôi qua nhanh chóng và trước khi kết thúc, chúng tôi có bữa bữa tiệc chia tay đầy luyến tiếc. Những món quà lưu niệm và địa chỉ được trao cho nhau, những bài hát đậm tính Nam Mỹ lại cất lên để kết thúc khoá hội thảo. Chúng tôi không hề ký với nhau một hiệp ước, một nghị định hiệp thương nào nhưng chúng tôi cùng ký vào tâm khảm của nhau một bản tuyên ngôn sứ vụ là cố gắng làm những gì hết sức có thể trong tầm tay của mình để xây dựng một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
Argentina 30/08/2009
Khoá Hội Thảo về Đối Thoại Ngôn Sứ tại Argentina
Khó hội thảo đối thoại ngôn sứ tại Argentina |
Sau ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời (15/8), cũng là lễ bổn mạng của giáo xứ tôi đang phục vụ, tôi lên đường đi Argentina dự khoá hội Thảo quốc tế tại Argentina, quốc gia láng giềng của Paraguay. Argentina là quốc gia thuộc Nam Mỹ có biên giới giáp với Bolivia, Paraguay ở phía Bắc, Brazil phía Đông Bắc, Chile phía Tây, Uruguay và Đại Tây Dương ở phía Đông. Quốc gia này có diện tích gần 3 triệu cây số vuông với dân số khoảng 41 triệu người. Năm 2007, trong cuộc bầu cử tổng thống dân chủ, bà Cristina Fernández, lúc đó còn là đệ nhất phu nhân của tổng thống Néstor Kirchner, đã đắc cử và trở thành người phụ nữ tổng thống đầu tiên của nước này. Chính chồng bà, cựu tổng thống Néstor Kirchner đã trao quyền lực cho vợ mình trong nhiệm kỳ 4 năm và người ta gọi là gia đình Kirchner trị. Quốc gia này đất rộng, người thưa và đời sống được nhà nước đảm bảo, nhất là chế độ lương hưu và chăm sóc sức khoẻ.
Theo ban tổ chức khoá hội thảo, chương trình đã được sắp đặt từ năm trước nhưng nửa đầu năm nay do căn bệnh cúm heo khiến nhiều người chết, và do đó, các vị đã duyệt lại lần cuối nên chăng tiếp tục khoá hội thảo lần này. Cuối cùng, khi mọi sự đã chuẩn bị kỹ lưỡng, họ quyết định tiến hành như đã định.
Khoá hội thảo quốc tế lần này diễn ra tại Nhà Tĩnh Tâm Fátima, Misiones, Argentina với sự tham dự của 48 nhà truyền giáo trực thuộc 20 quốc gia trên thế giới đang làm việc truyền giáo tại châu Mỹ. Các nhà truyền giáo đến đây tham dự buổi hội thảo mang theo hương vị văn hoá quê hương của từng quốc gia gốc và của hương vị văn hoá của những nơi mà họ đang phục vụ. Vị thư ký truyền giáo của Tổng quyền từ Rôma cũng đến tham dự. Các đại biểu của châu Mỹ gồm: Mỹ, Colombia, Mexico, Argentina, Paraguay, Brazil, El Salvador, Chile, Ecuador, Bolivia. Các đại biểu châu Âu gồm: Croatia, Balan, Đức, Ý. Châu Phi có 1 đại biểu đến từ Kenya. Các đại biểu của châu Á gồm Nhật, Ấn độ, Indonesia, Philipinnes và Việt Nam. Ngôn ngữ chính thức cho khoá hội thảo là tiếng Tây Ban Nha và ngôn ngữ bên lề là tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha. Có thể nói đây là một “cuộc họp thượng đỉnh” và gồm cả 4 châu lục tham dự với đủ màu da: Trắng, Đỏ, Đen và vàng. Việt Nam có hai đại biểu nhưng linh mục kia có quốc tịch Mỹ nên đại diện cho Mỹ, còn tôi chính thức đại diện cho Việt Nam dù đang làm việc truyền giáo tại Paraguay.
Thành phần thuyết trình viên, ngoài những giáo sỹ tên tuổi của châu Mỹ, khoá hội thảo này còn mời nguyên một ê-kíp giáo dân chuyên nghiệp để trình bày những gì mà họ đã, đang và sẽ làm cho giáo hội khi mà ở châu lục này mỗi ngày ơn gọi tu trì ngày một sa sút. Họ là những giáo dân có bằng cấp chuyên nghiệp như tiến sỹ thần học, triết học, nhân chủng học và truyền giáo học hiện đang giảng dạy trong các đại học Công giáo cũng như đang làm việc trong guồng máy chính quyền nên những gì họ chia sẻ đều sát với thực tế. Tôi muốn giới thiệu những điểm này để mọi người biết rằng vai trò giáo dân ngày nay rất quan trọng và không thể thiếu trong cánh đồng truyền giáo đang thiếu thợ gặt hôm nay.
Đối thoại ngôn sứ, một lối tiếp cận mới trong sứ vụ truyền giáo
Trong phần khai mạc với lời kinh cầu xin Chúa Thánh Thần để Người thánh hoá những ngày hội thảo, và sau đó các tham dự viên nghe lại bản văn Kinh Thánh trích từ sách Xuất hành về đoạn bụi gai, Thiên Chúa đã ngỏ lời với Môi-sê: “Hãy cởi dép ngươi ra vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh” (Xh 3,5). Các tham dự viên bắt đầu chương trình nghị sự của mình.
Khóa hội thảo này dựa theo Hiến chế “Ad gentes” (Đến với muôn dân) và các thông điệp xã hội của giáo hội, đặc biệt là của hai vị giáo hoàng gần đây luôn quan tâm đến các vấn đề về hiện tượng di dân mà giáo hội muốn đi tiên phong để đồng hành với thế giới, với những con người bị xã hội lãng quên. Trong Tổng Tu Nghị năm 2006, Dòng truyền giáo Ngôi Lời cũng nhấn mạnh đến tấm quan trọng chiến lược về vấn đề này nên Dòng không thể đứng ngoài lề trước sự kiện nóng bỏng và thời sự này.
Vì là khoá hội thảo mang tấm vóc quốc tế nên các tham dự viên cũng như các thuyết trình viên có những quy định khá chặt chẽ về giờ giấc làm việc để không lãng phí thời gian. Phải công nhận rằng các thuyết trình viên quá chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực phâm tâm. Những ngày đầu chúng tôi vừa nghe thuyết trình, vừa làm việc theo nhóm lớn, rồi nhóm nhỏ để khám phá ra chính mình và tìm những điểm tương đồng cũng như những khác biệt nơi người khác nhằm bổ sung những điểm khiếm khuyết của mình.
Tôi còn nhớ sau dịp phục sinh năm 2009, chúng tôi có kỳ tĩnh tâm năm do một giám mục truyền giáo Dòng Tận Hiến người Đức thuyết trình. Tôi đã tâm sự với ngài những trăn trở về việc hội nhập văn hoá, về những điều tốt mà các nhà truyền giáo đã làm cũng như những mặt tiêu cực của một số nhà truyền giáo luôn nghĩ rằng họ là những người đi khai phá nền văn minh nên đã loại bỏ một số tinh hoa của các dân tộc mà họ phục vụ. Chúng tôi có nhiều thời gian để mổ xẻ những vấn đề này và nhận ra rằng chẳng có một quốc gia hay nền văn hoá nào là ưu việt và vượt trội hơn nền văn hoá của quốc gia khác. Chính Thiên Chúa đã ngỏ với Môi-sê: “Hãy cởi dép ngươi ra vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh” (Xh 3,5), vậy thì lý do gì các nhà truyền giáo dám tự hào cho rằng mình là người ban phát nền văn minh cho kẻ khác khi chính mình chưa biết gì về văn hoá của dân tộc nơi mà họ đang phục vụ. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Sau khi được hướng dẫn để nhận ra con người của mình với những ưu, khuyết, chúng tôi bắt đầu thuyết trình và chia sẻ về những đề tài rất thời sự cho các nhà truyền giáo hiện đại: Mục vụ cho người di dân ở thành phố, mục vụ cho người thổ dân ở thôn quê và ứng nhập văn hoá.
Đề tài được các tham dự viên tập trung nhiều nhất là việc mục vụ cho người di dân ở thành phố. Xét theo một nghĩa nào đó thì tất cả mọi người trên thế giới này đều là người di dân! Công bình mà nói không ai muốn rời quê hương đất tổ của mình để sống ở một đất nước xa lạ, nơi mà đôi lúc họ bị đối xứ bất công và có khi bị kỳ thị nữa. Ngoại trừ một số nhân viên công vụ, các nhà truyền giáo, các du học sinh xuất ngoại, còn lại rất nhiều người khác rời bỏ xứ sở vì cơm áo gạo tiền, vì quốc gia gốc của họ thiếu công ăn việc làm, vì tham nhũng, hối lộ tại chính quốc, vì chiến tranh hay những vấn đề nhạy cảm về chính trị. Nhưng nhìn chung chẳng ai muốn bỏ nước ra đi mà chỉ luôn mong muốn được sống trong chính quê hương của mình nếu ở đó có sự bình an, tình liên đới và bảo đảm về đời sống vật chất cũng như về tinh thần.
Các thuyết trình viên cũng như các tham dự viên có thâm niên làm việc với những người di dân trong các thành phố lớn ở Âu châu và Hoa Kỳ đã chia sẻ những kinh nghiệm quí báu về kinh nghiệm làm việc với những người di dân. Chúng tôi được xem những thước phim tài liệu phỏng vấn những người Nam Mỹ đang làm việc tại các thành phố ở Ý, ở Tây Ban Nha và các nước Âu châu khác dù họ sống khá sung túc và nhìn từ bên ngoài họ có vẻ lịch thiệp, sang trọng nhưng trong lòng họ luôn khao khát ngày trở về đoàn tụ với gia đình tại chính quê hương đất tổ của họ. Trông người mà nghĩ đến ta. Tôi chợt cảm thấy buồn khi những người Việt thân yêu của mình đang làm việc vì miếng cơm manh áo tại Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và một số nước Á châu khác bị ngược đãi, bị đối xử như những người nô lệ và cũng mong muốn trở về đoàn tụ với gia đình nhưng ước mơ đó biết bao giờ mới thực hiện khi mà giấy tờ tuỳ thân của họ bị những người chủ “tạm giữ”. Tôi được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm quí báu trong những buổi thảo luận này.
Trong những ngày này, chúng tôi cùng chia sẻ với nhau trong Thánh lễ, trong bàn ăn, trong các sinh hoạt thường ngày về những đặc tính văn hoá riêng biệt của từng vùng, từng quốc gia mà bấy lâu nay chỉ nghe trên sách vở. Các bài hát bất hủ mang đậm màu sắc và vũ điệu của Nam Mỹ như vũ điệu Samba, Lambada của Brazil, bài hát Bésame của Mexico, Guantanamera vùng Trung Mỹ… được trình diễn với những điệu nhảy phụ hoạ trong các buổi sinh hoạt dã ngoại khiến lòng người sản khoái sau những ngày làm việc căng thẳng.
Vị linh mục người Mexico từng làm việc ở Bolivia 7 năm, sau đó trở lại Mexico làm việc với người thổ dân da đỏ đã chia sẻ với chúng tôi một thánh lễ mang đậm tính thổ dân thật vui. Ngài cũng chia sẻ là những người Nam Mỹ đang định cư tại Hoa Kỳ đều được dán nhãn là người Mễ (Mexico) vì nói tiếng Mễ nhưng thật sự không phải vậy. Không hề có tiếng Mễ như tiếng Việt hay tiếng Anh nhưng hầu hết người Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha. Vị linh mục người Columbia gốc Phi châu và đang làm việc cho những người gốc Phi châu đen thui thủi (chỉ trừ hàm răng và các móng tay là trắng thôi) đã dâng thánh lễ theo truyền thống thổ dân của mình với áo lễ truyền thống giống như những giáo chủ Hồi giáo thật là ngộ và nghi thức kiểu rừng rú vừa có cái gì là lạ, vừa thú vị. Tôi còn nhớ là trong thời gian thực tập trông coi các em học sinh nội trú ở Nha Trang, Việt Nam, một chị bếp rất ngạc nhiên và đã hỏi tôi khi nhìn thấy trên Truyền hình một giám mục da đen,: “Ông đen thui đó mà cũng làm giám mục hả thầy?” Lúc đó tôi phì cười và trả lời với chị rằng ổng da đen thì ổng cũng là con người như mình chứ có gì khác đâu ngoài màu da. Quả thực trong thế giới đại đồng nếu khi nào con người biết đối xử bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn phân biệt màu da, tôn giáo và sẽ có một thiên đàng ở trần gian. Tuy nhiên, ước mơ đó xa vời quá.
Phần tôi, khi giới thiệu cho họ về bộ quốc phục mà tôi đem từ Việt Nam qua khiến mọi người trầm trồ và ai cũng mong được chụp hình chung làm lưu niệm. Tôi cũng nói cho họ biếr rằng người Việt Nam chúng tôi dù trải qua trăm ngàn đau khổ, trải qua nhiều cuộc chiến nhưng người Việt chúng tôi luôn có tinh thần lạc quan và tin ở tương lai. Họ có vẻ cảm tình với người Việt Nam dù trong bản đồ truyền giáo thế giới hiện nay Việt Nam chỉ là thiểu số so với quốc gia láng giềng Indonesia, dù là nước Hồi giáo nhưng họ đang có tiềm năng gởi các nhà truyền giáo đi khắp thế giới. Quả thực học được cái hay, dở của người khác và chia sẻ những cái hay, dở của mình cho người khác để cùng nhau học hỏi là điều mà khoá hội thảo này nhắm tới. Cũng từ đó khi trở lại với nơi phục vụ, mình không còn có định kiến hay chê bai những điều mà mình không bằng lòng từ bấy lâu nay. Đây quả thực là một lối tiếp cận mới trong lĩnh vực truyền giáo.
Một chút ngoài lề
Ngoài những buổi hội thảo chính khoá, chúng tôi cũng có những buổi dã ngoại và tán gẫn với nhau về đủ thứ chuyện trên đời. Vị linh mục người Kenya có vẻ vui mừng vì ông tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama có dòng máu Kenya. Mấy anh em người Indonesia lại hãnh diện vì tuổi thơ của Obama được đào luyện tại đất nước Hồi giáo này. Còn tôi nói đùa với họ là ông anh của tôi làm rất lớn. Họ hỏi làm gì? Tôi trả lời là làm vua. Họ hỏi ở đâu? Và tôi trả lời là ở trên trời, đó là anh Hai Giêsu. Mọi người đều cười vui vẻ.
Tôi rất ấn tượng trong một chuyến dã ngoại đến thăm di tích của các anh em Dòng Tên tại Misiones, nơi mà Bộ Phim Misiones (Truyền Giáo) nổi tiếng mà cách đây 20 năm tôi đã được xem. Nhìn lại những nền đá đổ nát của các ngôi nhà nguyện, các trung tâm đào tạo vang bóng một thời của các nhà truyền giáo Dòng Tên và được xem lại những thước phim tái tạo qua màn ảnh nước do kỹ thuật hiện đại thực hiện mới nhận ra được biết bao công khó của các bậc tiền bối đã đổ máu và nước mắt mới hình thành nên những vùng đất màu mỡ ngày nay. Bởi thế, Nam Mỹ nói riêng và cả châu Mỹ nói chung luôn mang đậm dấu ấn của Kitô giáo từ các địa danh, văn hoá và tâm thức.
Trong thời gian rảnh rỗi của khoá hội thảo, tôi cũng tranh thủ hỏi thăm các sinh hoạt và cuộc sống của người dân xứ này, cách riêng cũng mon men dò tìm những người Việt đang sinh sống và làm việc ở đây. Được biết có 2 linh mục Dòng Ngôi Lời thuộc tỉnh Dòng Mỹ đang làm việc ở đây và sẽ trở lại Mỹ trong thời gian tới. Cũng có 3 chủng sinh Ngôi Lời người Việt đang học ngôn ngữ và đều có những tiếng thơm cho người Việt.
Tình cờ tôi có gặp được một số người Việt Nam vừa mới qua đây làm việc cho một nhà hàng của một ông chủ người Việt gốc Hoa và tôi nói chuyện với các bạn trẻ này. Vì mong muốn có được cuộc sống khá hơn nên các bạn đã qua đây để kiếm việc làm. Tôi có hỏi thăm đời sống của các bạn trẻ này và được biết các bạn cảm thấy hạnh phúc vì ông chủ của họ rất tốt bụng. Hy vọng những bạn trẻ này sẽ có nhiều cơ hội và may mắn hơn nhiều bạn trẻ đang làm việc tại các nước Á châu và tương lai của các bạn sẽ tươi sáng hơn.
Khoá hội thảo 2 tuần đã trôi qua nhanh chóng và trước khi kết thúc, chúng tôi có bữa bữa tiệc chia tay đầy luyến tiếc. Những món quà lưu niệm và địa chỉ được trao cho nhau, những bài hát đậm tính Nam Mỹ lại cất lên để kết thúc khoá hội thảo. Chúng tôi không hề ký với nhau một hiệp ước, một nghị định hiệp thương nào nhưng chúng tôi cùng ký vào tâm khảm của nhau một bản tuyên ngôn sứ vụ là cố gắng làm những gì hết sức có thể trong tầm tay của mình để xây dựng một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
Argentina 30/08/2009
Tin về sức khỏe của Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng
Trần Ngọc Huấn
09:59 30/08/2009
Tin về sức khỏe của Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng
Tuần qua, Đức Cha Phaolô mệt. Những cơn sốt rét khiến ngài mất sức rất nhiều. Ngài đã mau chóng được nhập viện Bạch Mai. Qua chẩn đoán các bác sĩ cho biết ngài bị viêm túi mật do có nhiều sỏi. Nhưng đồng thời cũng có dấu hiệu viêm phổi và suy thận.
Các bác sĩ đang điều trị tích cực để chống việm nhiễm trước khi có thể xử lý bệnh sỏi mật. Sau khi nhập viện, tình hình sức khỏe của ngài dần ổn định. Chúng ta hãy cầu nguyện để Đức Cha mau chóng bình phục.
Tuần qua, Đức Cha Phaolô mệt. Những cơn sốt rét khiến ngài mất sức rất nhiều. Ngài đã mau chóng được nhập viện Bạch Mai. Qua chẩn đoán các bác sĩ cho biết ngài bị viêm túi mật do có nhiều sỏi. Nhưng đồng thời cũng có dấu hiệu viêm phổi và suy thận.
Các bác sĩ đang điều trị tích cực để chống việm nhiễm trước khi có thể xử lý bệnh sỏi mật. Sau khi nhập viện, tình hình sức khỏe của ngài dần ổn định. Chúng ta hãy cầu nguyện để Đức Cha mau chóng bình phục.
Hội Các Bà Mẹ hạt Xóm Chiếu Saigòn noi gương thánh nữ Monica
Anmai, CSsR
11:34 30/08/2009
SAIGÒN - Hôm nay, bầu khí nhà thờ Xóm Chiếu - nơi Cha Quản Hạt đang phục vụ - rực rỡ hơn, lộng lẫy hơn nhân dịp các bà mẹ Công Giáo tề tựu mừng lễ bổn mạng: thánh nữa Monica. Đường sá xa xôi đầy những ổ gà, ổ voi cộng thêm sự “ngăn sông cách trở” của bến phà Bình Khánh đã không cản được lòng người. Các bà Mẹ Công Giáo tại giáo điểm truyền giáo Cần Giờ - Đồng Hoà – Thánh Giuse (Tam Thôn Hiệp) và An Thới Đông đã kịp chuyến xe sớm nhất để hiện diện nơi giáo xứ Mẹ - giáo xứ Xóm Chiếu - thân thương.
Xem hình ảnh
Sau vài giây phút ngắn ngủi nghỉ ngơi lấy lại sức, các bà mẹ Công Giáo của hạt có những giây phút gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ. Điều bận tâm chung của các bà mẹ nói chung và cách riêng với các bà mẹ Công Giáo là làm sao có một gia đình đầm ấm, yên vui, hạnh phúc và nhất là thánh thiện. Để những thao thức, những ước mơ ấy thành hiện thực các bà mẹ Công Giáo Xóm Chiếu hôm nay một lần nữa xác tín với nhau về đời sống cầu nguyện, đặc biệt là luôn luôn biết chạy đến với Đức Trinh Nữ Maria - mẹ của các bà mẹ.
Chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn phụng vụ hôm nay có cuộc rước kiệu thật hoành tráng. Trên con đường kiệu ấy, các bà mẹ được nghe lại một chút về cuộc đời thánh nữ Monica cũng như những tâm tình sốt sắng dẫn đưa cộng đoàn vào phần chính yếu của buổi họp mặt mừng bổn mạng hôm nay là Thánh Lễ.
Cha giảng lễ đã đi ngay vào đầu bài giảng của mình là hình ảnh của thánh nữ Monica.. .
… Cuộc đời của thánh nữa suốt 16 năm trời ròng rã buồn vì chồng, khóc vì con. Không chỉ chồng, con mà còn có cả phận của một người làm dâu. Để đối lại với thái độ cay nghiệt của bà mẹ chồng, Monica ngày ngày chỉ biết im lặng, cầu nguyện và cảm thông. Monica đã không bao giờ dựa vào sức của mình mà Monica cậy vào Chúa. Đặc biệt, con đường đến với Chúa gần nhất đó là ngang qua Đức Trinh Nữ Maria. Mỗi tối, Monica chạy đến với Mẹ Maria để xin Mẹ ban ơn giúp sức cho chồng thay đổi và cho con được ăn năn trở lại … Khi bị người chồng vũ phu đánh đập, Monica cũng chỉ biết im lặng chịu đựng. Sau sự chịu đựng và im lặng ấy lại là hàng giờ cầu nguyện với Chúa và với Mẹ …
Chúa và Mẹ đã nghe lời nguyện của Monica. Chồng bà đã trở lại đạo, rước lễ và sống đời sống thánh thiện và đặc biệt là sự ăn năn trở lại của người con yêu của mình là thánh Augustinô.
Cha giảng nhấn đi nhấn lại lòng sùng kính Mẹ và luôn luôn chạy đến Mẹ như thánh nữ Monica. Trước khi kết thúc bài chia sẻ, Cha giảng không quên mời gọi các bà mẹ mừng lễ bổn mạng Monica hôm nay biết ra đi và làm chứng cho Chúa Kitô sau khi đã nhận được ơn thánh của Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha quản hạt Inhaxiô Nguyễn Thới Hoà cảm ơn sự hiện diện khá đông đảo của các bà mẹ Công Giáo. Lời cảm ơn đặc biệt Cha Quản hạt gửi đến các bà mẹ Công Giáo ở giáo điểm truyền giáo xa xôi Cần Giờ - Đồng Hoà – Thánh Giuse (Tam Thôn Hiệp) và An Thới Đông. Cha Quản hạt cảm động đến có những hạt nước mắt lăn tròn khi nhắc đến cộng đoàn non trẻ An Thới Đông.
Ngày lễ mừng bổn mạng cũng sẽ qua đi. Các bà mẹ Công Giáo Xóm Chiếu hôm nay sẽ không quên lời Cha giảng là luôn luôn chạy đến Mẹ, níu vào tà áo của Mẹ hiền như thánh nữ Monica để gia đình luôn luôn được an bình, hạnh phúc và thánh đức.
Xem hình ảnh
Sau vài giây phút ngắn ngủi nghỉ ngơi lấy lại sức, các bà mẹ Công Giáo của hạt có những giây phút gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ. Điều bận tâm chung của các bà mẹ nói chung và cách riêng với các bà mẹ Công Giáo là làm sao có một gia đình đầm ấm, yên vui, hạnh phúc và nhất là thánh thiện. Để những thao thức, những ước mơ ấy thành hiện thực các bà mẹ Công Giáo Xóm Chiếu hôm nay một lần nữa xác tín với nhau về đời sống cầu nguyện, đặc biệt là luôn luôn biết chạy đến với Đức Trinh Nữ Maria - mẹ của các bà mẹ.
Chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn phụng vụ hôm nay có cuộc rước kiệu thật hoành tráng. Trên con đường kiệu ấy, các bà mẹ được nghe lại một chút về cuộc đời thánh nữ Monica cũng như những tâm tình sốt sắng dẫn đưa cộng đoàn vào phần chính yếu của buổi họp mặt mừng bổn mạng hôm nay là Thánh Lễ.
Cha giảng lễ đã đi ngay vào đầu bài giảng của mình là hình ảnh của thánh nữ Monica.. .
… Cuộc đời của thánh nữa suốt 16 năm trời ròng rã buồn vì chồng, khóc vì con. Không chỉ chồng, con mà còn có cả phận của một người làm dâu. Để đối lại với thái độ cay nghiệt của bà mẹ chồng, Monica ngày ngày chỉ biết im lặng, cầu nguyện và cảm thông. Monica đã không bao giờ dựa vào sức của mình mà Monica cậy vào Chúa. Đặc biệt, con đường đến với Chúa gần nhất đó là ngang qua Đức Trinh Nữ Maria. Mỗi tối, Monica chạy đến với Mẹ Maria để xin Mẹ ban ơn giúp sức cho chồng thay đổi và cho con được ăn năn trở lại … Khi bị người chồng vũ phu đánh đập, Monica cũng chỉ biết im lặng chịu đựng. Sau sự chịu đựng và im lặng ấy lại là hàng giờ cầu nguyện với Chúa và với Mẹ …
Chúa và Mẹ đã nghe lời nguyện của Monica. Chồng bà đã trở lại đạo, rước lễ và sống đời sống thánh thiện và đặc biệt là sự ăn năn trở lại của người con yêu của mình là thánh Augustinô.
Cha giảng nhấn đi nhấn lại lòng sùng kính Mẹ và luôn luôn chạy đến Mẹ như thánh nữ Monica. Trước khi kết thúc bài chia sẻ, Cha giảng không quên mời gọi các bà mẹ mừng lễ bổn mạng Monica hôm nay biết ra đi và làm chứng cho Chúa Kitô sau khi đã nhận được ơn thánh của Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha quản hạt Inhaxiô Nguyễn Thới Hoà cảm ơn sự hiện diện khá đông đảo của các bà mẹ Công Giáo. Lời cảm ơn đặc biệt Cha Quản hạt gửi đến các bà mẹ Công Giáo ở giáo điểm truyền giáo xa xôi Cần Giờ - Đồng Hoà – Thánh Giuse (Tam Thôn Hiệp) và An Thới Đông. Cha Quản hạt cảm động đến có những hạt nước mắt lăn tròn khi nhắc đến cộng đoàn non trẻ An Thới Đông.
Ngày lễ mừng bổn mạng cũng sẽ qua đi. Các bà mẹ Công Giáo Xóm Chiếu hôm nay sẽ không quên lời Cha giảng là luôn luôn chạy đến Mẹ, níu vào tà áo của Mẹ hiền như thánh nữ Monica để gia đình luôn luôn được an bình, hạnh phúc và thánh đức.
Các hiền mẫu Đà Lạt mừng lễ bổn mạng Monica
Lâm Viên
11:44 30/08/2009
ĐÀ LẠT - Chúa Nhật 30.8.2009, Vào hồi 8 giờ sáng nay các hiền mẫu Dalạt tụ hội tại giáo xứ Thiện Lâm để gặp gỡ nhau. sau 4 lần gặp gỡ chung thành truyền thống.Các bà rất hồ hởi vui vẻ đến nhà thờ mới ThiệnLâm,rộng rãi thoáng mát,có nhiều bà thử sức đã trèo lên thàp cửu trùng để ngắm toàn cành thành phố DALAT trong ánh ban mai rực rỡ…8giờ 30 vào hội trường do cha Minh OFM linh hướng I hướng dẫn và bà Thi chị Cả điều hành…9 giờ đón tiếp Đức giám Mục Dalat tới nói chuyện về gia đình và giáo dục.Đúc cha nói lên lòng biết ơn các bà Mẹ đã đóng góp rất nhiều cọng sức cho gia đính,cho xã hội, cho giáo xứ và giáo Hội.,,
Xem hình ảnh
10 giờ30 đoàn đại biểu các Mẹ của các giáo xứ trong thành phố Dalat tham gia đoàn ruớc các cha đồng tế cùng Giám Mục chủ sự tỉến vào thánh đừờng giữa tíếng nhạc, lòi ca rộn rã hân hoan trong Chúa… (xem hình)
Dù ngày chúa Nhật bận rộn,cũng có 12 linh mục như 12 tông đồ xưa cùng Đức Giám Mục chủ tế như hiện than Chúa Kitô giữa cộng đồng Dân Chúa tuyệt đại đa số là các Bà,njư xưa đã đi theo Chúa đêe giúp đỡ Chúa làm việc tông đồ…
11g30 lễ xong,tất cả các bà đã chụp hình chung với đoàn đồng tế tại sảnh dưới tháp cửu trùng… quá đông…(gần 1.000 bà mẹ…)
12 giờ dung bữa tay cầm với nau vui vẻ huynh đệ…và vừa dự văn nghệ tự diễn của các giáo xứ rất là cây nhà lá vườn và vui vẻ cả làng…
13 giờ lưu luyến giã từ hẹn gặp nhau vào năm tới có lẽ tại trung tâm mục vụ của giáo phận Dalat đã khởi công ngày 12.8.09 và,hy vọng sẽ kịp hoàn thành,vì các bà đã quyết tâm làm những kế hoạch nhỏ nuôi heo đất để đóng góp tích cực,hôm nay cũng đập heo đất được hơn 50 triệu…Xin Chúa chúc lành cho thiên chí của các jiền mẫu Dalat.
Xem hình ảnh
10 giờ30 đoàn đại biểu các Mẹ của các giáo xứ trong thành phố Dalat tham gia đoàn ruớc các cha đồng tế cùng Giám Mục chủ sự tỉến vào thánh đừờng giữa tíếng nhạc, lòi ca rộn rã hân hoan trong Chúa… (xem hình)
Dù ngày chúa Nhật bận rộn,cũng có 12 linh mục như 12 tông đồ xưa cùng Đức Giám Mục chủ tế như hiện than Chúa Kitô giữa cộng đồng Dân Chúa tuyệt đại đa số là các Bà,njư xưa đã đi theo Chúa đêe giúp đỡ Chúa làm việc tông đồ…
11g30 lễ xong,tất cả các bà đã chụp hình chung với đoàn đồng tế tại sảnh dưới tháp cửu trùng… quá đông…(gần 1.000 bà mẹ…)
12 giờ dung bữa tay cầm với nau vui vẻ huynh đệ…và vừa dự văn nghệ tự diễn của các giáo xứ rất là cây nhà lá vườn và vui vẻ cả làng…
13 giờ lưu luyến giã từ hẹn gặp nhau vào năm tới có lẽ tại trung tâm mục vụ của giáo phận Dalat đã khởi công ngày 12.8.09 và,hy vọng sẽ kịp hoàn thành,vì các bà đã quyết tâm làm những kế hoạch nhỏ nuôi heo đất để đóng góp tích cực,hôm nay cũng đập heo đất được hơn 50 triệu…Xin Chúa chúc lành cho thiên chí của các jiền mẫu Dalat.
54 năm thành lập chủng viện Mẫu Tâm Bùi Chu
Alphongso
11:46 30/08/2009
54 NĂM THÀNH LẬP CHỦNG VIỆN MẪU TÂM BÙI CHU: 1955-2009
Ngày 25/08/2009, các anh em Cựu chủng sinh Chủng viện Mẫu Tâm Bùi Chu qui tụ về thánh đường Giáo xứ Thánh Mẫu, Giáo phận Bùi Chu kỷ niệm 54 năm thành lập Chủng viện, cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và Mẫu Tâm Mẹ Maria đã thương giữ gìn, chở che, quan phòng và thi ân giáng phúc cho Đoàn con Chủng viện Mẫu Tâm trong suốt 54 năm qua, cùng nhau ôn lại những biến cố vui mừng cũng như gian nan, đau thương, thử thách và những kỷ niệm xưa…, và chia sẻ với nhau các tin tức, kinh nghiệm sống, hoàn cảnh của từng anh em hiện tại và cùng nhau hướng về tương lai trong tình hiệp nhất và yêu thương.
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CHỦNG VIỆN MẪU TÂM BÙI CHU VÀ ĐOÀN CỰU CHỦNG SINH MẪU TÂM
Ngày 15/09/1955, CVMT Bùi Chu mở cửa khai giảng, tiếp nhận 240 chủng sinh vào vườn hoa M.T Bùi Chu để ươm giống. Vườn hoa đang nảy mầm xanh tốt được 3 tháng thì một trận bão do cộng sản gây ra đã ào ạt ập tới làm dập nát những mầm non vừa mới nảy nở. Cuối tháng 12/1955 Cha giám đốc Michael bị cộng sản bắt. Đoàn con M.T nhao nhác như gà con lạc mẹ, trở nên bơ vơ, tan tác. Vào tháng 12/1956 (sau thời kỳ đấu tố giai cấp và tầng lớp trí thức của cộng sản, đến lúc này cộng sản thừa nhận sai lầm) Cha giám đốc được ra tù và trở về với đoàn con Mẫu Tâm.
Hai năm sau, ngày 15/09/1957 Chi nhánh 2 của CVMT được mở cửa, đặt tại Trung Linh và tiếp nhận gần 700 chủng sinh. Thật là một niềm vui lớn cho Giáo Phận với số lượng chủng sinh rất đông. Niềm vui này chưa được bao lâu, vỏn vẹn 3 năm trời, lại một luồng gió xoáy ác thần cộng sản đã cuốn đi gần 700 chủng sinh. Những chủng sinh này buộc phải trở về gia đình. Ngày 30/09/1960 cộng sản ra lệnh đóng cửa CVMT. Cả 2 cơ sở dồn lại còn 100 chủng sinh tồn tại ở cơ sở I bên T.G.M Bùi Chu và được đề bạt thành tu sĩ tập sự.
Ngày 10/11/1960 Cha Chính Giuse Phạm Năng Tĩnh được tấn phong Giám Mục do Đ.C Đa Minh Đinh Đức Trụ- Thái Bình chủ phong cách thầm lặng không ai biết (gọi là truyền chức chui). Và tiếp ngày 27/11/1960 tại nhà thờ chính toà Bùi Chu, 4 Thầy giảng của CVMT đã được bước lên bàn Thánh lĩnh thừa tác vụ Linh mục bao gồm: Cha Giuse Vũ Duy Nhất, Cha Đ.M Nguyễn Văn Nguyện, Cha Đ.M Phạm Kim Bảng và Cha Phêrô Phạm Văn Cử. Trong số 4 Cha này sau này có một Cha được tấn phong làm Giám Mục, đó là Đ.C Giuse Vũ Duy Nhất (năm 1995 Ngài đã quy tụ lại Đoàn cựu chủng sinh đang tản mát ở khắp nơi).
Còn 100 tu sĩ tập sự, các vị tiền bối giáo phận tiếp tục đào tạo và nuôi dưỡng, nhưng rồi cũng không suôn sẻ gì. Những chủng sinh này như những cây trồng luôn bị bão táp tàn phá và những con sóng thần cộng sản xô đẩy, bóp nghẹt bằng mọi đường kể cả tinh thần cũng như vật chất. Tưởng như thế mọi sự đều tan tành hết. Nhưng dù có sóng to gió lớn của thế gian cũng chẳng làm được gì, vì có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và Mẫu Tâm mẹ Maria. Với sức mạnh siêu nhiên thúc đẩy từ bên trong, Đức Cha Tĩnh và Cha giám đốc Michael vững tay chèo lái, đến ngày 08/12/1963 tại Đền Thành Phú Nhai (nay là Vương Cung Thánh Đường), một phép lạ cả thể đã xảy ra làm chấn động Giáo Hội miền Bắc lúc bấy giờ: 29 bông hoa tân Linh Mục non trẻ của vườn hoa CVMT đã trổ sinh trong lúc nước sôi lửa bỏng, trong bóng đêm dày đặc của chủ nghĩa cộng sản. Đây là cột mốc, là nòng cốt sức sống và rường cột cho giáo phận sau này.
Số tu sĩ còn lại, bão táp cộng sản vẫn không buông tha tiếp tục đánh tả tơi một lần nữa. Ngày 20/10/1964 Cha giám đốc Michael vĩnh biệt đoàn con M.T mà không bao giờ trở lại. Sau những ngày tháng Cha giám đốc vĩnh biệt, số còn lại, kẻ bị cộng sản ép buộc về nhà, người bị bỏ tù mà không hề được xét xử công khai. Tưởng chừng mọi hy vọng đều chấm hết. Đám mây đen che phủ cả bầu trời Bùi Chu thật là ảm đạm lúc bấy giờ.
Thời gian lặng lẽ trôi 12 năm trời, bàn tay quan phòng của Thiên Chúa lại can thiệp thương xem Giáo phận. Ngày 06/06/1976 Đức Cha Đa Minh Lê Hữu Cung đã thầm lặng truyền chức linh mục cho một lớp 11 anh em tu sĩ. Tiếp tục sau 3 năm sau Đức Cha Cung lại âm thầm truyền chức thêm 2 tu sĩ nữa vào ngày 16/06/1979 tại Toà Giám mục Bùi Chu là Cha Giuse Phạm Xuân Thi và Cha Giuse Đinh Xuân An.
Bốn năm sau, ngày 28/06/1983. Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất cũng âm thầm truyền chức 2 tu sĩ: Cha Paulo Nguyễn Hoà Kiên và Cha Đ.M Phạm Kim Tiền. Và lần cuối cùng ngày 18/08/1988 Đức Cha Nhất cũng âm thầm truyền chức cho 2 thầy giảng là Cha Augustino Trần Ngọc Phan và Cha Augustino Vũ Quốc Toàn.
Trong số 18 Linh mục do Đ.C Cung và Đ.C Nhất truyền chức và 29 Linh mục do Đ.C Tĩnh truyền chức, có nhiều Linh mục đã bị cộng sản bắt bớ, giam cầm, tù tội từ 3 đến hơn 20 năm tù mà không hề được xét xử công khai hoặc không có bản án cụ thể; chẳng hạn như Cha Phạm Xuân Thi bị cầm tù 21 năm, Cha Vinh sơn Nguyễn Tốt Nghiệp 20 năm, Cha Đa Minh Ngô Văn Viễn 17 năm, Cha Toàn 20 năm v.v. Một số đông anh em khác cũng đã phải trả giá quá đắt cùng ra tù vào tội nhà tù cộng sản, hoặc bị đi đày từ 01-10 năm vì mang trên minh hai chữ: “Mẫu Tâm”. Trong số bị tù, bị đày, có những Cha, những thầy và những anh em đã phải gửi nắm xương nơi rừng xanh nước độc hoặc chết trong nhà tù cộng sản như: Cha giám đốc, Cha Dương Huy Hân, thầy Đăng, anh Thật…
Tổng số hoa trái do vườn hoa M.T sinh ra là được 01 Giám Mục và 52 Linh Mục. Một bông hoa gốc Giáo Phận Thái Bình, học ở CVMT bị trục xuất về quê là Cha Giuse Vũ Công Phước. Cha Phước được Đ.C Đa Minh Đinh Đức Trụ truyền chức âm thầm ngày 13/08/1972. Cha Giuse Mai Quang Bao truyền chức trong miền Nam. Còn Cha Vinh Sơn Nguyễn Xuân Thái đi bộ đội, sang Đức nhập dòng Xi-Tô (T.Alphonso) và chịu chức Linh mục ngày 21/10/2001 tại Thuỵ Sĩ. Đến nay, số đã chết là 10 Linh mục và 01 Giám Mục. Hiện còn sống 39 đang phục vụ Giáo Phận. Ngoài ra, hiện còn 4 Thầy đang phục vụ trong Giáo phận: Thầy Tư, Thầy Tuýnh ở T.G.M,Thầy Trị,Thầy Phán ở Hải Hậu.
Còn biết bao nhiêu anh em trở về đời sống gia đình cũng đã bị “thế gian” chèn ép và gây bao khó khăn, nhưng anh em vẫn trung thành với Chúa và tham gia mọi công việc truyền giáo ở tất cả các Gíao xứ, Giáo họ và trong Giáo phận như: Chánh trương, trùm trưởng, ca trưởng, trưởng hội tây nhạc, huynh đoàn Đa Minh, giáo lý viên, thành viên các hội từ thiện, hội cầu nguyện, các nhóm, tổ chức văn hoá nghệ thuật và các ban ngành quan trọng chủ chốt trong các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ và đã có mặt trên khắp các nẻo đường trong và ngoài Giáo Phận, từ đồng bằng đến rừng núi hẻo lánh trên khắp dải đất Việt Nam. Trong số này có cả những anh em người dân tộc Tày, Nùng ở biên ải Việt – Trung, Đồng Đăng Kỳ Lừa (Lạng Sơn) để truyền giáo như anh Hứa Vĩnh Kỳ, anh Nguyễn Văn Ngọc và anh Tô Văn Đang từ Nghĩa Hưng chuyển lên (hiện giờ gọi là Tô Hà Lâm).
Ở phía Nam tổ quốc, những anh em M.T đi làm kinh tế mới, đến đây xây dựng giáo xứ mới, làm trùm xứ, trùm họ, phụ trách huynh đoàn và các ban ngành tới 17 năm và hiện nay còn đang phục vụ tiếp tục như anh Trịnh Văn Thuật (Kiên Lao), anh Lê Sĩ Đông, anh Trần Văn Cán, anh Đinh Quang Thiết (Đại Đồng)….
Ngoài Bắc những anh em M.T tham gia công việc truyền giáo ở các xứ họ, có anh phục vụ tới 45 năm, 40 năm, 30 năm và trên 20 chục năm, ít nhất cũng một khoá từ 04-06 năm và kiêm từ 04-05 nhiệm vụ. Có rất nhiều xứ, họ, anh em tham gia 100% công việc. Tính tỷ lệ có tới 98% con cái M.T tham gia vào công việc truyền giáo tuỳ điều kiền hoàn cảnh và khả năng của mỗi người mà Chúa đã trao ban.
Đây là một di sản vô cùng to lớn, một lực lượng hùng hậu của con cái M.T mà các vị tiền bối của CVMT để lại và phối hợp nhịp nhàng để giữ gìn, bảo tồn Giáo phận châu báu. Giáo phận Bùi Chu về cơ cấu và mọi mặt còn được như hiện nay là nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa và M.T Maria. Nhưng về tự nhiên mà nói và tự đặt câu hỏi: nếu như không có CVMT đào tạo thì lấy đâu ra nhân sự 01 Giám mục, 48 Linh mục và số rất đông anh em M.T khắp cả Giáo phận để nối dõi tông đường cho Giáo phận như hiện nay.
Vậy chính con cái nhà M.T đã điểm son cho Giáo phận được tốt đẹp, tươi trẻ và làm nên những trang sử vẻ vang cho Giáo phận như ngày hôm nay là nhờ công ơn của các vị tiền bối của CVMT. Mặc dù ở vào giai đoạn lịch sử lạc hậu và vô cùng khó khăn gian khổ, thiếu thốn mọi sự cấm cách và bao vây mọi mặt. Học hành phải học chui, học rúc, thầy dạy cũng phải chui rúc, không có điều kiện học hành chính quy và đầy đủ như hiện nay nhưng các anh em Mẫu Tâm đã có nghị lực, có ý chí gang thép như lửa thử vàng, gian nan thử sức. Cũng như thời gian Minh Mạng - Tự Đức cấm đạo nên mới có 117 vị Thánh anh hùng tử đạo Việt Nam mà Giáo phận Bùi Chu có nhiều các Thánh tử đạo nhất.
Những thành quả riêng của anh em nhà Mẫu Tâm toàn giáo phận trong 10 năm (1995 đến 2005) kể từ ngày Đ.C kính yêu Vũ Duy Nhất làm hồi sinh (quy tụ lại) Đoàn Cựu chủng sinh Mẫu Tâm:
1- Về nhân số:
LM của nhà Mẫu Tâm hiện còn: 39 Linh mục
Chết: 01 Giám Mục và 10 Linh mục: Tổng 11
Tu sĩ nhà Mẫu Tâm còn: 4
Tổng sổ nhà anh em C.C.S.M.T có: 730 người
(Còn một số đi làm ăn xa chưa thống kê được)
Tổng số đã về với Chúa: 80 người
Hiện còn sống: 650
2- Về cơ cấu tổ chức:
Cấp giáo phận có Ban điều hành gồm 3 người.
Cấp Miền có Ban điều hành của miền gồm 2 người.
Toàn giáo phận có 5 huyện. Huyện lớn đông anh em chia làm 2 miền để dễ sinh hoạt.
Đơn vị xứ và họ lẻ: 1 người. Khi có công việc sẽ thông tin từ từ trên xuống hoặc từ dưới lên tuỳ theo công việc.
3- Về sinh hoạt: Hàng năm mỗi miền có sinh hoạt một lần tuỳ ý, lựa chọn ngày cho thích hợp với miền của mình.
4- Mỗi miền, mỗi xứ có quỹ riêng dùng để thăm viếng anh em ốm đau, bệnh tật, gặp rủi ro, hoa hương nến, cầu nguyện, thăm viếng người quá cố.
5- Công tác từ thiện về tinh thần.
Hầu hết anh em toàn giáo phận đều có tinh thần và rất nhiệt tình mỗi khi trong miền có người ốm đau, gặp rủi ro bất hạnh về thể xác cũng như tâm hồn. Đoàn đến thăm hỏi, động viên, an ủi tinh thân lẫn vật chất. Đặc biệt khi có anh em trong đoàn, hoặc cha mẹ đôi bên qua đời, không kể mưa nắng, xa gần. Anh em trong toàn miền đến chia buồn, cầu nguyện và tiễn đưa rất tận tình và chu đáo, thể hiện tình sâu đậm anh em con một Cha, một Mẹ trên trời mà ít những đám tang khác ở ngoài có được.
6- Việc từ thiện bác ái bằng Vật chất: Có miền đã thành lập hội từ thiện Mẫu Tâm để giúp đỡ người nghèo, neo đơn, tàn tật, tai nạn, rủi ro và những em học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi khó khăn.
7- Về công việc truyền giáo: Hầu hết anh em M.T trở về cuộc sống đời thường ngoài xã hội ở khắp mọi nơi, từ Nam chí Bắc, miền xuôi đến miền ngược, rừng núi hẻo lánh kể cả những anh em người dân tộc Tày- Nùng ở Biên ải Việt – Trung Đồng Đăng Kỳ Lừa (Lạng Sơn) anh em đều phục vụ mọi công việc trong các giáo xứ, giáo họ rất nhiệt tình và tích cực, thể hiện bằng những con số cụ thể như sau: có 11 anh đã phục vự từ 40 năm đến 45 năm, 16 anh phục vụ từ 30 – 40 năm, còn đai bộ phận từ 10 năm trở lên đến 29 năm. Có những anh em trong Huynh Đoàn Đa Minh, quanh năm ngày tháng gần như bỏ hết công việc gia đình, hàng tháng, hàng quý, hàng năm đi họp từ Nam ra Bắc và đi khắp giáo phận để hướng dẫn luật Huynh đoàn cho các giáo xứ mà không một đồng lương và cũng không đòi hỏi một sự gì. Thời gian đã thế xăng dầu chạy xe! Tổng hợp lại, tất cả những anh em khác phục vụ công việc truyền giáo ở các giáo xứ, giáo họ cũng như thế. Thực sự anh em đã hy sinh hết mình với Chúa với Giáo Hội và Giáo phận trong công cuộc truyền giáo. Đánh giá tổng quát trong toàn Giáo phận có tới 98% anh em C.C.S.M.T tham gia phục vụ các công việc truyền giáo ở các giáo xứ.
8- Về ơn gọi tu trì và kiến thức văn hoá của con cái anh em MẫuTâm:
Nói chung các anh em Mẫu Tâm đã rất coi trọng và rất quan tâm đến mặt ơn gọi và kiến thức văn hoá cho con cái, coi văn hoá là chìa khoá mở các kho tàng trong mọi lãnh vực, tu trì cũng như ngoài đời. Nhận thức đúng đắn, anh em đã đầu tư cho con cái học hành đứng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Hạn chế những sắm sửa tiện nghi trong gia đình; sắm cho con có bộ óc có chất xám hơn là sắm của cải, vườn đất, nhà cửa. Có bộ óc tốt sẽ có tất cả. Chính vì thế đã có những gia đình có 7 người con mà có đến 6 người con có trình độ đại học/cử nhân. Mặc dầu đặc điểm của Giáo phận Bùi Chu không nằm vào một thành phố lớn nào của tỉnh, mà hoàn toàn nằm vào địa danh 100% là nông thôn, nông nghiệp nghèo nàn, đời sống còn thiếu thốn nhiều mặt, giáo dân đều phải dựa vào cây lúa là chính, tuy thế anh em vẫn phải hy sinh rất lớn, quyết tâm thật cao để con cái được học hành. Thực hiện khẩu hiệu: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Kết quả ơn gọi tu trì và vốn kiến thức văn hoá con cái của anh em C.C.S.M.Tâm trong giáo phận đã đạt những con số cụ thể như sau:
Linh Mục: 17 Cha – Phó tế (thầy 6): 13 Thầy
Đại Chủng Viện: 15 thầy
Dòng Tu: 183 đan sĩ/tu sĩ.
Cử nhân/Kỹ Sư: 270 người; đang theo học Đại học: 150 người
Cao đẳng và trung cấp: 51 người
Tốt nghiệp PTTH: 202 người; đang theo học Cấp III hơn 300 người.
Lời Kết
Nhờ sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa và hồng ân đặc biệt của Mẫu Tâm Mẹ Maria đã thương ban và dẫn dắt Đoàn chủng sinh Mẫu Tâm trong suốt 54 năm qua, mặc dù trong bão táp, thăng trầm của thế gian, trong tình trạng cấm cách, tù đày, chết chóc với ma lực và nanh vuốt của thế lực vô thần, nhưng Đoàn chủng sinh vẫn lớn lên và trổ sinh hoa trái.
Bên cạnh những anh em vẫn tiếp tục dấn thân trên con đường tận hiến làm giám mục, linh mục và tu sĩ, phần lớn anh em CSMT bị cộng sản buộc phải về nhà sống đời sống gia đình. Những anh em này đã tích cực tham gia vào các hoạt động của Giáo Hội và xã hội, làm chứng cho Đức Ky-tô giữa lòng đời, làm tông đồ giáo dân đầy nhiệt huyết, cộng tác với các Đấng bậc Chủ chăn trong việc phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ cộng đoàn Dân Thánh và đồng loại. Thực sự, các anh em Đoàn CSMT đã trở thành là tầng lớp tinh hoa của Địa phận Bùi Chu.
Các anh em đã sống đời sống gia đình theo gương Thánh gia, giáo dục con cái thành những người tín hữu, công dân tốt và hữu ích cho Giáo Hội và xã hội. Nhiều vị chủ chăn, tu sĩ xuất thân từ những mái ấm gia đình của anh em Đoàn CSMT; nhiều anh tài, cử nhân, kỹ sư v.v. cũng xuất thân từ mái ấm gia đình của các anh em Đoàn CSMT.
Có được những gì như đã nói ở trên, tất cả anh em Đoàn CSMT đều thốt lên rằng: Tất cả là hồng ân Thiên Chúa và Mẫu Tâm Mẹ Maria.
Ngày 25/08/2009, các anh em Cựu chủng sinh Chủng viện Mẫu Tâm Bùi Chu qui tụ về thánh đường Giáo xứ Thánh Mẫu, Giáo phận Bùi Chu kỷ niệm 54 năm thành lập Chủng viện, cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và Mẫu Tâm Mẹ Maria đã thương giữ gìn, chở che, quan phòng và thi ân giáng phúc cho Đoàn con Chủng viện Mẫu Tâm trong suốt 54 năm qua, cùng nhau ôn lại những biến cố vui mừng cũng như gian nan, đau thương, thử thách và những kỷ niệm xưa…, và chia sẻ với nhau các tin tức, kinh nghiệm sống, hoàn cảnh của từng anh em hiện tại và cùng nhau hướng về tương lai trong tình hiệp nhất và yêu thương.
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CHỦNG VIỆN MẪU TÂM BÙI CHU VÀ ĐOÀN CỰU CHỦNG SINH MẪU TÂM
Ngày 15/09/1955, CVMT Bùi Chu mở cửa khai giảng, tiếp nhận 240 chủng sinh vào vườn hoa M.T Bùi Chu để ươm giống. Vườn hoa đang nảy mầm xanh tốt được 3 tháng thì một trận bão do cộng sản gây ra đã ào ạt ập tới làm dập nát những mầm non vừa mới nảy nở. Cuối tháng 12/1955 Cha giám đốc Michael bị cộng sản bắt. Đoàn con M.T nhao nhác như gà con lạc mẹ, trở nên bơ vơ, tan tác. Vào tháng 12/1956 (sau thời kỳ đấu tố giai cấp và tầng lớp trí thức của cộng sản, đến lúc này cộng sản thừa nhận sai lầm) Cha giám đốc được ra tù và trở về với đoàn con Mẫu Tâm.
Hai năm sau, ngày 15/09/1957 Chi nhánh 2 của CVMT được mở cửa, đặt tại Trung Linh và tiếp nhận gần 700 chủng sinh. Thật là một niềm vui lớn cho Giáo Phận với số lượng chủng sinh rất đông. Niềm vui này chưa được bao lâu, vỏn vẹn 3 năm trời, lại một luồng gió xoáy ác thần cộng sản đã cuốn đi gần 700 chủng sinh. Những chủng sinh này buộc phải trở về gia đình. Ngày 30/09/1960 cộng sản ra lệnh đóng cửa CVMT. Cả 2 cơ sở dồn lại còn 100 chủng sinh tồn tại ở cơ sở I bên T.G.M Bùi Chu và được đề bạt thành tu sĩ tập sự.
Ngày 10/11/1960 Cha Chính Giuse Phạm Năng Tĩnh được tấn phong Giám Mục do Đ.C Đa Minh Đinh Đức Trụ- Thái Bình chủ phong cách thầm lặng không ai biết (gọi là truyền chức chui). Và tiếp ngày 27/11/1960 tại nhà thờ chính toà Bùi Chu, 4 Thầy giảng của CVMT đã được bước lên bàn Thánh lĩnh thừa tác vụ Linh mục bao gồm: Cha Giuse Vũ Duy Nhất, Cha Đ.M Nguyễn Văn Nguyện, Cha Đ.M Phạm Kim Bảng và Cha Phêrô Phạm Văn Cử. Trong số 4 Cha này sau này có một Cha được tấn phong làm Giám Mục, đó là Đ.C Giuse Vũ Duy Nhất (năm 1995 Ngài đã quy tụ lại Đoàn cựu chủng sinh đang tản mát ở khắp nơi).
Còn 100 tu sĩ tập sự, các vị tiền bối giáo phận tiếp tục đào tạo và nuôi dưỡng, nhưng rồi cũng không suôn sẻ gì. Những chủng sinh này như những cây trồng luôn bị bão táp tàn phá và những con sóng thần cộng sản xô đẩy, bóp nghẹt bằng mọi đường kể cả tinh thần cũng như vật chất. Tưởng như thế mọi sự đều tan tành hết. Nhưng dù có sóng to gió lớn của thế gian cũng chẳng làm được gì, vì có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và Mẫu Tâm mẹ Maria. Với sức mạnh siêu nhiên thúc đẩy từ bên trong, Đức Cha Tĩnh và Cha giám đốc Michael vững tay chèo lái, đến ngày 08/12/1963 tại Đền Thành Phú Nhai (nay là Vương Cung Thánh Đường), một phép lạ cả thể đã xảy ra làm chấn động Giáo Hội miền Bắc lúc bấy giờ: 29 bông hoa tân Linh Mục non trẻ của vườn hoa CVMT đã trổ sinh trong lúc nước sôi lửa bỏng, trong bóng đêm dày đặc của chủ nghĩa cộng sản. Đây là cột mốc, là nòng cốt sức sống và rường cột cho giáo phận sau này.
Số tu sĩ còn lại, bão táp cộng sản vẫn không buông tha tiếp tục đánh tả tơi một lần nữa. Ngày 20/10/1964 Cha giám đốc Michael vĩnh biệt đoàn con M.T mà không bao giờ trở lại. Sau những ngày tháng Cha giám đốc vĩnh biệt, số còn lại, kẻ bị cộng sản ép buộc về nhà, người bị bỏ tù mà không hề được xét xử công khai. Tưởng chừng mọi hy vọng đều chấm hết. Đám mây đen che phủ cả bầu trời Bùi Chu thật là ảm đạm lúc bấy giờ.
Thời gian lặng lẽ trôi 12 năm trời, bàn tay quan phòng của Thiên Chúa lại can thiệp thương xem Giáo phận. Ngày 06/06/1976 Đức Cha Đa Minh Lê Hữu Cung đã thầm lặng truyền chức linh mục cho một lớp 11 anh em tu sĩ. Tiếp tục sau 3 năm sau Đức Cha Cung lại âm thầm truyền chức thêm 2 tu sĩ nữa vào ngày 16/06/1979 tại Toà Giám mục Bùi Chu là Cha Giuse Phạm Xuân Thi và Cha Giuse Đinh Xuân An.
Bốn năm sau, ngày 28/06/1983. Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất cũng âm thầm truyền chức 2 tu sĩ: Cha Paulo Nguyễn Hoà Kiên và Cha Đ.M Phạm Kim Tiền. Và lần cuối cùng ngày 18/08/1988 Đức Cha Nhất cũng âm thầm truyền chức cho 2 thầy giảng là Cha Augustino Trần Ngọc Phan và Cha Augustino Vũ Quốc Toàn.
Trong số 18 Linh mục do Đ.C Cung và Đ.C Nhất truyền chức và 29 Linh mục do Đ.C Tĩnh truyền chức, có nhiều Linh mục đã bị cộng sản bắt bớ, giam cầm, tù tội từ 3 đến hơn 20 năm tù mà không hề được xét xử công khai hoặc không có bản án cụ thể; chẳng hạn như Cha Phạm Xuân Thi bị cầm tù 21 năm, Cha Vinh sơn Nguyễn Tốt Nghiệp 20 năm, Cha Đa Minh Ngô Văn Viễn 17 năm, Cha Toàn 20 năm v.v. Một số đông anh em khác cũng đã phải trả giá quá đắt cùng ra tù vào tội nhà tù cộng sản, hoặc bị đi đày từ 01-10 năm vì mang trên minh hai chữ: “Mẫu Tâm”. Trong số bị tù, bị đày, có những Cha, những thầy và những anh em đã phải gửi nắm xương nơi rừng xanh nước độc hoặc chết trong nhà tù cộng sản như: Cha giám đốc, Cha Dương Huy Hân, thầy Đăng, anh Thật…
Tổng số hoa trái do vườn hoa M.T sinh ra là được 01 Giám Mục và 52 Linh Mục. Một bông hoa gốc Giáo Phận Thái Bình, học ở CVMT bị trục xuất về quê là Cha Giuse Vũ Công Phước. Cha Phước được Đ.C Đa Minh Đinh Đức Trụ truyền chức âm thầm ngày 13/08/1972. Cha Giuse Mai Quang Bao truyền chức trong miền Nam. Còn Cha Vinh Sơn Nguyễn Xuân Thái đi bộ đội, sang Đức nhập dòng Xi-Tô (T.Alphonso) và chịu chức Linh mục ngày 21/10/2001 tại Thuỵ Sĩ. Đến nay, số đã chết là 10 Linh mục và 01 Giám Mục. Hiện còn sống 39 đang phục vụ Giáo Phận. Ngoài ra, hiện còn 4 Thầy đang phục vụ trong Giáo phận: Thầy Tư, Thầy Tuýnh ở T.G.M,Thầy Trị,Thầy Phán ở Hải Hậu.
Còn biết bao nhiêu anh em trở về đời sống gia đình cũng đã bị “thế gian” chèn ép và gây bao khó khăn, nhưng anh em vẫn trung thành với Chúa và tham gia mọi công việc truyền giáo ở tất cả các Gíao xứ, Giáo họ và trong Giáo phận như: Chánh trương, trùm trưởng, ca trưởng, trưởng hội tây nhạc, huynh đoàn Đa Minh, giáo lý viên, thành viên các hội từ thiện, hội cầu nguyện, các nhóm, tổ chức văn hoá nghệ thuật và các ban ngành quan trọng chủ chốt trong các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ và đã có mặt trên khắp các nẻo đường trong và ngoài Giáo Phận, từ đồng bằng đến rừng núi hẻo lánh trên khắp dải đất Việt Nam. Trong số này có cả những anh em người dân tộc Tày, Nùng ở biên ải Việt – Trung, Đồng Đăng Kỳ Lừa (Lạng Sơn) để truyền giáo như anh Hứa Vĩnh Kỳ, anh Nguyễn Văn Ngọc và anh Tô Văn Đang từ Nghĩa Hưng chuyển lên (hiện giờ gọi là Tô Hà Lâm).
Ở phía Nam tổ quốc, những anh em M.T đi làm kinh tế mới, đến đây xây dựng giáo xứ mới, làm trùm xứ, trùm họ, phụ trách huynh đoàn và các ban ngành tới 17 năm và hiện nay còn đang phục vụ tiếp tục như anh Trịnh Văn Thuật (Kiên Lao), anh Lê Sĩ Đông, anh Trần Văn Cán, anh Đinh Quang Thiết (Đại Đồng)….
Ngoài Bắc những anh em M.T tham gia công việc truyền giáo ở các xứ họ, có anh phục vụ tới 45 năm, 40 năm, 30 năm và trên 20 chục năm, ít nhất cũng một khoá từ 04-06 năm và kiêm từ 04-05 nhiệm vụ. Có rất nhiều xứ, họ, anh em tham gia 100% công việc. Tính tỷ lệ có tới 98% con cái M.T tham gia vào công việc truyền giáo tuỳ điều kiền hoàn cảnh và khả năng của mỗi người mà Chúa đã trao ban.
Đây là một di sản vô cùng to lớn, một lực lượng hùng hậu của con cái M.T mà các vị tiền bối của CVMT để lại và phối hợp nhịp nhàng để giữ gìn, bảo tồn Giáo phận châu báu. Giáo phận Bùi Chu về cơ cấu và mọi mặt còn được như hiện nay là nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa và M.T Maria. Nhưng về tự nhiên mà nói và tự đặt câu hỏi: nếu như không có CVMT đào tạo thì lấy đâu ra nhân sự 01 Giám mục, 48 Linh mục và số rất đông anh em M.T khắp cả Giáo phận để nối dõi tông đường cho Giáo phận như hiện nay.
Vậy chính con cái nhà M.T đã điểm son cho Giáo phận được tốt đẹp, tươi trẻ và làm nên những trang sử vẻ vang cho Giáo phận như ngày hôm nay là nhờ công ơn của các vị tiền bối của CVMT. Mặc dù ở vào giai đoạn lịch sử lạc hậu và vô cùng khó khăn gian khổ, thiếu thốn mọi sự cấm cách và bao vây mọi mặt. Học hành phải học chui, học rúc, thầy dạy cũng phải chui rúc, không có điều kiện học hành chính quy và đầy đủ như hiện nay nhưng các anh em Mẫu Tâm đã có nghị lực, có ý chí gang thép như lửa thử vàng, gian nan thử sức. Cũng như thời gian Minh Mạng - Tự Đức cấm đạo nên mới có 117 vị Thánh anh hùng tử đạo Việt Nam mà Giáo phận Bùi Chu có nhiều các Thánh tử đạo nhất.
Những thành quả riêng của anh em nhà Mẫu Tâm toàn giáo phận trong 10 năm (1995 đến 2005) kể từ ngày Đ.C kính yêu Vũ Duy Nhất làm hồi sinh (quy tụ lại) Đoàn Cựu chủng sinh Mẫu Tâm:
1- Về nhân số:
LM của nhà Mẫu Tâm hiện còn: 39 Linh mục
Chết: 01 Giám Mục và 10 Linh mục: Tổng 11
Tu sĩ nhà Mẫu Tâm còn: 4
Tổng sổ nhà anh em C.C.S.M.T có: 730 người
(Còn một số đi làm ăn xa chưa thống kê được)
Tổng số đã về với Chúa: 80 người
Hiện còn sống: 650
2- Về cơ cấu tổ chức:
Cấp giáo phận có Ban điều hành gồm 3 người.
Cấp Miền có Ban điều hành của miền gồm 2 người.
Toàn giáo phận có 5 huyện. Huyện lớn đông anh em chia làm 2 miền để dễ sinh hoạt.
Đơn vị xứ và họ lẻ: 1 người. Khi có công việc sẽ thông tin từ từ trên xuống hoặc từ dưới lên tuỳ theo công việc.
3- Về sinh hoạt: Hàng năm mỗi miền có sinh hoạt một lần tuỳ ý, lựa chọn ngày cho thích hợp với miền của mình.
4- Mỗi miền, mỗi xứ có quỹ riêng dùng để thăm viếng anh em ốm đau, bệnh tật, gặp rủi ro, hoa hương nến, cầu nguyện, thăm viếng người quá cố.
5- Công tác từ thiện về tinh thần.
Hầu hết anh em toàn giáo phận đều có tinh thần và rất nhiệt tình mỗi khi trong miền có người ốm đau, gặp rủi ro bất hạnh về thể xác cũng như tâm hồn. Đoàn đến thăm hỏi, động viên, an ủi tinh thân lẫn vật chất. Đặc biệt khi có anh em trong đoàn, hoặc cha mẹ đôi bên qua đời, không kể mưa nắng, xa gần. Anh em trong toàn miền đến chia buồn, cầu nguyện và tiễn đưa rất tận tình và chu đáo, thể hiện tình sâu đậm anh em con một Cha, một Mẹ trên trời mà ít những đám tang khác ở ngoài có được.
6- Việc từ thiện bác ái bằng Vật chất: Có miền đã thành lập hội từ thiện Mẫu Tâm để giúp đỡ người nghèo, neo đơn, tàn tật, tai nạn, rủi ro và những em học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi khó khăn.
7- Về công việc truyền giáo: Hầu hết anh em M.T trở về cuộc sống đời thường ngoài xã hội ở khắp mọi nơi, từ Nam chí Bắc, miền xuôi đến miền ngược, rừng núi hẻo lánh kể cả những anh em người dân tộc Tày- Nùng ở Biên ải Việt – Trung Đồng Đăng Kỳ Lừa (Lạng Sơn) anh em đều phục vụ mọi công việc trong các giáo xứ, giáo họ rất nhiệt tình và tích cực, thể hiện bằng những con số cụ thể như sau: có 11 anh đã phục vự từ 40 năm đến 45 năm, 16 anh phục vụ từ 30 – 40 năm, còn đai bộ phận từ 10 năm trở lên đến 29 năm. Có những anh em trong Huynh Đoàn Đa Minh, quanh năm ngày tháng gần như bỏ hết công việc gia đình, hàng tháng, hàng quý, hàng năm đi họp từ Nam ra Bắc và đi khắp giáo phận để hướng dẫn luật Huynh đoàn cho các giáo xứ mà không một đồng lương và cũng không đòi hỏi một sự gì. Thời gian đã thế xăng dầu chạy xe! Tổng hợp lại, tất cả những anh em khác phục vụ công việc truyền giáo ở các giáo xứ, giáo họ cũng như thế. Thực sự anh em đã hy sinh hết mình với Chúa với Giáo Hội và Giáo phận trong công cuộc truyền giáo. Đánh giá tổng quát trong toàn Giáo phận có tới 98% anh em C.C.S.M.T tham gia phục vụ các công việc truyền giáo ở các giáo xứ.
8- Về ơn gọi tu trì và kiến thức văn hoá của con cái anh em MẫuTâm:
Nói chung các anh em Mẫu Tâm đã rất coi trọng và rất quan tâm đến mặt ơn gọi và kiến thức văn hoá cho con cái, coi văn hoá là chìa khoá mở các kho tàng trong mọi lãnh vực, tu trì cũng như ngoài đời. Nhận thức đúng đắn, anh em đã đầu tư cho con cái học hành đứng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Hạn chế những sắm sửa tiện nghi trong gia đình; sắm cho con có bộ óc có chất xám hơn là sắm của cải, vườn đất, nhà cửa. Có bộ óc tốt sẽ có tất cả. Chính vì thế đã có những gia đình có 7 người con mà có đến 6 người con có trình độ đại học/cử nhân. Mặc dầu đặc điểm của Giáo phận Bùi Chu không nằm vào một thành phố lớn nào của tỉnh, mà hoàn toàn nằm vào địa danh 100% là nông thôn, nông nghiệp nghèo nàn, đời sống còn thiếu thốn nhiều mặt, giáo dân đều phải dựa vào cây lúa là chính, tuy thế anh em vẫn phải hy sinh rất lớn, quyết tâm thật cao để con cái được học hành. Thực hiện khẩu hiệu: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Kết quả ơn gọi tu trì và vốn kiến thức văn hoá con cái của anh em C.C.S.M.Tâm trong giáo phận đã đạt những con số cụ thể như sau:
Linh Mục: 17 Cha – Phó tế (thầy 6): 13 Thầy
Đại Chủng Viện: 15 thầy
Dòng Tu: 183 đan sĩ/tu sĩ.
Cử nhân/Kỹ Sư: 270 người; đang theo học Đại học: 150 người
Cao đẳng và trung cấp: 51 người
Tốt nghiệp PTTH: 202 người; đang theo học Cấp III hơn 300 người.
Lời Kết
Nhờ sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa và hồng ân đặc biệt của Mẫu Tâm Mẹ Maria đã thương ban và dẫn dắt Đoàn chủng sinh Mẫu Tâm trong suốt 54 năm qua, mặc dù trong bão táp, thăng trầm của thế gian, trong tình trạng cấm cách, tù đày, chết chóc với ma lực và nanh vuốt của thế lực vô thần, nhưng Đoàn chủng sinh vẫn lớn lên và trổ sinh hoa trái.
Bên cạnh những anh em vẫn tiếp tục dấn thân trên con đường tận hiến làm giám mục, linh mục và tu sĩ, phần lớn anh em CSMT bị cộng sản buộc phải về nhà sống đời sống gia đình. Những anh em này đã tích cực tham gia vào các hoạt động của Giáo Hội và xã hội, làm chứng cho Đức Ky-tô giữa lòng đời, làm tông đồ giáo dân đầy nhiệt huyết, cộng tác với các Đấng bậc Chủ chăn trong việc phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ cộng đoàn Dân Thánh và đồng loại. Thực sự, các anh em Đoàn CSMT đã trở thành là tầng lớp tinh hoa của Địa phận Bùi Chu.
Các anh em đã sống đời sống gia đình theo gương Thánh gia, giáo dục con cái thành những người tín hữu, công dân tốt và hữu ích cho Giáo Hội và xã hội. Nhiều vị chủ chăn, tu sĩ xuất thân từ những mái ấm gia đình của anh em Đoàn CSMT; nhiều anh tài, cử nhân, kỹ sư v.v. cũng xuất thân từ mái ấm gia đình của các anh em Đoàn CSMT.
Có được những gì như đã nói ở trên, tất cả anh em Đoàn CSMT đều thốt lên rằng: Tất cả là hồng ân Thiên Chúa và Mẫu Tâm Mẹ Maria.
Báo cáo tổng kết chiến dịch hè của thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Nam Định
Tin Yêu
12:06 30/08/2009
Ngày 29 tháng 08 năm 2009, trong không khí vui tươi, phấn khởi, gần 1000 em thiếu nhi không phân biệt lương giáo thuộc địa bàn thành phố Nam Định đã quy tụ về quảng trường trung tâm nhà thờ lớn Nam Định để tham dự lễ tổng kết, khen thưởng và khai giảng năm học mới. Ngoài ra các em cũng được tham dự hội chợ hè 2009 dành riêng cho thiếu nhi theo chương trình sinh hoạt thường niên của giáo xứ.
Dưới đây, chúng tôi xin chuyển đến quý vị nguyên văn bản báo cáo tổng kết của các em trong ngày hội vừa qua.
BẢN BÁO CÁO TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH HÈ 2009
CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ GIÁO XỨ NAM ĐỊNH
Trọng kính cha xứ Giuse Maria
Kính thưa quý cha phó, quý ân nhân, các bậc phụ huynh và cộng đoàn.
“Giáo dục hôm nay, Giáo hội và xã hội ngày mai”. Mỗi năm, cứ đến mùa khai giảng là cả xã hội rộn lên niềm hy vọng. Hy vọng vì việc học hành là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của gia đình và đất nước. Mỗi mùa khai trường là một mùa hy vọng, hy vọng mỗi năm học là một cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng. Hưởng ứng chiến dịch hè của Cha giám đốc thiếu nhi Thánh thể với chủ đề “Tiếp bước cha anh”, đoàn Thiếu nhi Thánh thể xứ Nam Định đã mau mắn tham gia chiến dịch này một cách tích cực và hào hứng.
“Tiếp bước cha anh” là một chủ đề mang nhiều khích lệ soi dẫn một đường đi. Đây cũng là một lời gọi mời trìu mến, một tiếng chuông vang vọng, đã cuốn hút rất đông các bạn thiếu nhi trong cũng như ngoài giáo xứ tích cực tham gia vào chiến dịch này. Chủ đề này cũng được gợi lên với mục đích giúp chúng con sống tốt năm giáo dục gia đình - là chủ đề mà Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề ra năm 2008. Điều này đã được các bạn thể hiện qua những nếp sống nhân bản ngay trong gia đình, trong giáo xứ, nơi trường học, nơi khu phố (hàng xóm, láng giềng...) qua từng chặng.
CHẶNG 1 – MEN BỘT TÌNH YÊU
Chủ điểm: Sống yêu thương chan hòa
CHẶNG 2 – ĐÓA HỒNG DÂNG MẸ
Chủ điểm: Yêu mến và sùng kính Đức Mẹ Maria hằng cứu giúp
CHẶNG 3 – RAO GIẢNG TIN MỪNG
Chủ điểm: Yêu mến và chăm chỉ hịc hỏi Lời Chúa
CHẶNG 4 – HƯỚNG VỀ TỔ TIÊN
Chủ điểm: Tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ
CHẶNG 5 – TIẾP BƯỚC CHA ANH
Chủ điểm: Tìm hiểu Gương sống của các Thánh tử đạo Việt Nam
CHẶNG 6 – SỐNG ĐẸP GIỮA ĐỜI
Chủ điểm: Thực hành những cử chỉ đẹp
CHẶNG 7 – CHIA SẺ PHỤC VỤ
Chủ điểm: Thăm hỏi giúp đỡ những người khó khăn
Đặc biệt trong 3 tháng hè vừa qua Cha đã cho 112 bạn được xưng tội rước lễ lần đầu, 157 bạn được khấn thiếu nhi thánh thể và nghĩa sĩ. Cha đã cho chúng con vào ca đoàn Savio để chúng con mang tiếng hát của mình mà ngợi khen Thiên Chúa. Hôm nay Cha lại ban thưởng cho 50 bạn thiếu nhi đạt được danh hiệu thiếu nhi xuất sắc toàn diện năm học 2008 – 2009 với các tiêu chuẩn sau:
- Tham dự Thánh lễ hàng ngày
- Đi học Giáo Lý đầy đủ
- Giáo lý văn hóa đạt loại giỏi
- Thiếu nhi thanh lịch
Kính thưa Quý Cha cùng cộng đoàn
Để có được những thành tích xuất sắc ngày hôm nay, các bạn đã không ngừng phấn đấu học hỏi giáo lý và văn hóa. Bên cạnh những cố gắng hy sinh, hãm mình của bản thân còn có sự động viên khích lệ của Quý Cha, quý ông bà cha mẹ cũng như lời chỉ bảo ân cần của Quý Thầy và các cô chú giáo lý viên. Ngoài ra, chúng con cũng có được sự động viên của quý thầy cô đáng kính nơi học đường đã hướng dẫn những kiến thức và những bài học đạo đức mà chúng con được học hàng ngày. Nhờ đó, chúng con đã đạt được những thành tích tốt trong năm học 2008 – 2009 vừa qua.
Kính thưa Quý Cha, trên mỗi bước đi của chúng con, luôn luôn có nhưng lời dạy dỗ, bảo ban tràn đầy yêu thương của Quý Cha. Những lời yêu thương dạy dỗ ấy đã thấm nhuần trong tư tưởng, lối sống, lời ăn tiếng nói để chún¬g con trở thành những con ngoan trò giỏi thể hiện qua những hành động tốt mà chúng con đã thực hiện.
Trên đây là những kết quả mà thiếu nhi Nam Định chúng con đã đạt được.
Chúng con xin hứa sẽ cố gắng hơn nữa để bắt chước Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đạo đức.
Dưới đây, chúng tôi xin chuyển đến quý vị nguyên văn bản báo cáo tổng kết của các em trong ngày hội vừa qua.
BẢN BÁO CÁO TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH HÈ 2009
CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ GIÁO XỨ NAM ĐỊNH
Trọng kính cha xứ Giuse Maria
Kính thưa quý cha phó, quý ân nhân, các bậc phụ huynh và cộng đoàn.
“Giáo dục hôm nay, Giáo hội và xã hội ngày mai”. Mỗi năm, cứ đến mùa khai giảng là cả xã hội rộn lên niềm hy vọng. Hy vọng vì việc học hành là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của gia đình và đất nước. Mỗi mùa khai trường là một mùa hy vọng, hy vọng mỗi năm học là một cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng. Hưởng ứng chiến dịch hè của Cha giám đốc thiếu nhi Thánh thể với chủ đề “Tiếp bước cha anh”, đoàn Thiếu nhi Thánh thể xứ Nam Định đã mau mắn tham gia chiến dịch này một cách tích cực và hào hứng.
“Tiếp bước cha anh” là một chủ đề mang nhiều khích lệ soi dẫn một đường đi. Đây cũng là một lời gọi mời trìu mến, một tiếng chuông vang vọng, đã cuốn hút rất đông các bạn thiếu nhi trong cũng như ngoài giáo xứ tích cực tham gia vào chiến dịch này. Chủ đề này cũng được gợi lên với mục đích giúp chúng con sống tốt năm giáo dục gia đình - là chủ đề mà Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề ra năm 2008. Điều này đã được các bạn thể hiện qua những nếp sống nhân bản ngay trong gia đình, trong giáo xứ, nơi trường học, nơi khu phố (hàng xóm, láng giềng...) qua từng chặng.
CHẶNG 1 – MEN BỘT TÌNH YÊU
Chủ điểm: Sống yêu thương chan hòa
CHẶNG 2 – ĐÓA HỒNG DÂNG MẸ
Chủ điểm: Yêu mến và sùng kính Đức Mẹ Maria hằng cứu giúp
CHẶNG 3 – RAO GIẢNG TIN MỪNG
Chủ điểm: Yêu mến và chăm chỉ hịc hỏi Lời Chúa
CHẶNG 4 – HƯỚNG VỀ TỔ TIÊN
Chủ điểm: Tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ
CHẶNG 5 – TIẾP BƯỚC CHA ANH
Chủ điểm: Tìm hiểu Gương sống của các Thánh tử đạo Việt Nam
CHẶNG 6 – SỐNG ĐẸP GIỮA ĐỜI
Chủ điểm: Thực hành những cử chỉ đẹp
CHẶNG 7 – CHIA SẺ PHỤC VỤ
Chủ điểm: Thăm hỏi giúp đỡ những người khó khăn
Đặc biệt trong 3 tháng hè vừa qua Cha đã cho 112 bạn được xưng tội rước lễ lần đầu, 157 bạn được khấn thiếu nhi thánh thể và nghĩa sĩ. Cha đã cho chúng con vào ca đoàn Savio để chúng con mang tiếng hát của mình mà ngợi khen Thiên Chúa. Hôm nay Cha lại ban thưởng cho 50 bạn thiếu nhi đạt được danh hiệu thiếu nhi xuất sắc toàn diện năm học 2008 – 2009 với các tiêu chuẩn sau:
- Tham dự Thánh lễ hàng ngày
- Đi học Giáo Lý đầy đủ
- Giáo lý văn hóa đạt loại giỏi
- Thiếu nhi thanh lịch
Kính thưa Quý Cha cùng cộng đoàn
Để có được những thành tích xuất sắc ngày hôm nay, các bạn đã không ngừng phấn đấu học hỏi giáo lý và văn hóa. Bên cạnh những cố gắng hy sinh, hãm mình của bản thân còn có sự động viên khích lệ của Quý Cha, quý ông bà cha mẹ cũng như lời chỉ bảo ân cần của Quý Thầy và các cô chú giáo lý viên. Ngoài ra, chúng con cũng có được sự động viên của quý thầy cô đáng kính nơi học đường đã hướng dẫn những kiến thức và những bài học đạo đức mà chúng con được học hàng ngày. Nhờ đó, chúng con đã đạt được những thành tích tốt trong năm học 2008 – 2009 vừa qua.
Kính thưa Quý Cha, trên mỗi bước đi của chúng con, luôn luôn có nhưng lời dạy dỗ, bảo ban tràn đầy yêu thương của Quý Cha. Những lời yêu thương dạy dỗ ấy đã thấm nhuần trong tư tưởng, lối sống, lời ăn tiếng nói để chún¬g con trở thành những con ngoan trò giỏi thể hiện qua những hành động tốt mà chúng con đã thực hiện.
Trên đây là những kết quả mà thiếu nhi Nam Định chúng con đã đạt được.
Chúng con xin hứa sẽ cố gắng hơn nữa để bắt chước Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đạo đức.
Hành trình Emmaus III - Suy niệm về Ơn gọi Linh mục
LM Justin Lê Trung Tướng
12:15 30/08/2009
Hành trình Emmaus III - Suy niệm về Ơn gọi Linh mục
(Bài chia sẻ của Cha Justin Lê Trung Tướng - linh mục mới nhất vừa chịu chức được gần 2 tháng-
trong thánh lễ bế mạc 27.8.2009 Hội ngộ Linh mục Việt Nam tại Santa Clara)
“Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16)
1. Trong lớp tốt nghiệp 2009 của Đại Chủng Viện St. Patrick có ba cha Việt Nam, cùng một địa phận.
Khi mới bước chân vào tu thì cả ba đều gặp những khó khăn, không có khó khăn nào giống khó khăn nào. Một ông thì yêu mến hết mọi sự ngọai trừ hai chữ “triết học”. Một ông thì lo cho hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngồi trong chủng viện mà “hồn ở nơi nao”. Còn bản thân con thì vào tu có ba tháng mà sụt mất 20 lbs. Mà các cha nhìn thấy con đây, mất kiểu đó thì “tàn tạ” như thế nào. Đây lại hệ quả của khoảng thời gian có nhiều ưu tư: thay đổi định hướng cuộc sống, áp lực phải thích nghi với môi trường tu học, và chuyển đổi từ thái độ “tự tin” vào sức mình sang thái độ “phó thác” vào sức “người ta”. Khoảng thời gian ấy là khoảng thời gian cả ba, tuy không chia sẻ nhiều, nhưng đều đặc câu hỏi: có phải right person - right place - right choice - right time không? Có phải mình đi tu là đúng? Thế nhưng tạ ơn Chúa, với dòng thời gian, được ơn Chúa giúp và nỗ lực bản thân cũng như sự nâng đỡ giữa các anh em với nhau, cả ba dần dần nhận ra một điều kỳ diệu trong những điều kỳ diệu trên hành trình theo Chúa: “quyền năng Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cr 12,9).
2. Đây cũng làm kinh nghiệm của mỗi linh mục.
Con dám nói điều này mà không sợ sai là dù cho chúng ta có lý do hay điều kiện nào đề đi tu làm linh mục thì tất cả đều phải công nhận là chúng ta có nhiều yếu đuối, bất xứng, thấp hèn, và sự yếu đuối còn tiếp tục xảy ra hàng ngày, cho dù có là linh mục “tổ phụ”, linh mục “sồn sồn”, hay linh mục “giỗ 100 ngày”. Bài hát “Chúa Không Lầm” phản ảnh rất đúng cảm nghiệm của linh mục: “Chúa không lầm khi Ngài chọn con lên, dù rằng đời con bao thấp hèn, vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, nhiều khi con chẳng trung thành, là vì con đâu phải thần thánh”. Thế đó, “con đâu phải thần thánh” nhưng Chúa vẫn chọn chúng ta lên thiên chức linh mục, luôn nâng đỡ chúng ta trong đời sống linh mục và chắc chắn một điều là: Chúa không lầm!
3. Điều đó có nghĩa là sự yếu đuối của chúng ta không quan trọng đối với Đức Kitô.
Hãy nhìn vào kinh nghiệm của Phêrô thì biết: Chúa Giê-su chỉ hỏi “Con có yêu mến Thầy không?” Trái lại, sự yếu đuối của chúng ta trở thành sức mạnh của Thiên Chúa nếu chúng ta (i) biết trung tín với ơn gọi linh mục, (ii) biết để quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện, và (iii) biết đoàn kết với nhau trong yêu thương. Thật ra, ba điều này không phải là ba mục tiêu chúng ta đặc ra cho chính mình trong đời sống linh mục mà chính là ba mục tiêu của Đức Giêsu đặc cho mỗi linh mục chúng ta và ngài có quyền làm điều đó vì: “Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16).
4. Thầy chọn anh em làm dấu chỉ của trung tín.
"Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi" (Mt. 25:23). Trong đời sống mục vụ, Chúa trao cho chúng ta những nén bạc; nhưng chúng ta đừng quên là ơn gọi linh mục chính là nén bạc quý báu nhất mà Chúa chọn và trao ban cho chúng ta. Nhưng nguyên tắc rõ ràng để chúng ta trụ vững là “Chúa chọn tôi” và thế là “tôi theo Chúa” và theo cách trung thành. Thế thôi! Không phải những thành quả mục vụ mà Chúa chờ đợi nơi chúng ta mà chính là sự “trung tín” theo Người.
Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận viết trong sách Đường Hy Vọng: “Chương trình đang thực hiện tốt đẹp phải bỏ dở, hoạt động hăng say phải bó tay. Nhiệm vụ đang quan trọng phải hạ tầng công tác! Uất ức và chán nản! Chúa gọi con ‘hãy theo Thày’ hay ‘hãy theo việc nọ, người kia?’ Ðể đó, Chúa sẽ liệu.” Mà ngài nói điều này từ kinh nghiệm sống của mình: khôn ngoan, đức độ, trẻ trung…thế rồi thình lình bị gián đoạn với 13 năm tù!!! Chúa muốn nói gì với một “Nguyễn Văn Thuận” và những kẻ Người tuyển chọn: “Con chọn Chúa hay việc của Chúa?”
Mẹ Têrêsa Calculta cũng đã nhấn mạnh đến hai chữ “trung tín” của những kẻ được “sai đi”: “Chúa không tuyển gọi chúng ta để thành công; Người tuyển gọi chúng ta nên trung tín.”
5. Thầy chọn anh em làm dấu chỉ của quyền năng Thiên Chúa.
Đức Cha G.B. Bùi Tuần, Giám mục hưu Long Xuyên, trong một bài viết gần đây có đề cập đến ba thách đố của các linh mục trong thời cuộc hiện tại:
• Ngài nhìn biến cố một cách riêng rẽ, nhưng lại biết nhìn nó đang cùng với các biến cố khác đi về một định hướng chung nào đó.
• Ngài nhìn thấy các bóng tối, nhưng cũng khám phá ra những tia sáng trong cõi âm u.
• Ngài nhìn thấy những thất vọng, nhưng lại tìm ra con đường hy vọng chính trong hoàn cảnh bế tắc.
Nhưng con thiết nghĩ: để thấy được cả hai bộ mặt trong mỗi thách đố (biến cố riêng/hướng đi chung, bóng tối/tia sáng, thất vọng/hy vọng), chúng ta không dựa vào sức mình, mắt mình, hiểu biết của mình, mà là dựa vào Đấng đã sai chúng ta đi. Chúa Giê-su đã chẳng nói: “Không có Thầy, anh em không làm nên điều gì” (Jn. 15:5). Cho nên nguyên tắc thứ hai để “trụ vững” trong sứ vụ linh mục là hãy để quyền năng Chúa được thể hiện nơi sự yếu đuối của chúng ta.
Mới đây, dòng Đa Minh bên Việt Nam có 19 tân linh mục. Một trong 19 cha mới chọn khẩu hiệu đời linh mục của mình là: “Con đâu có biết ăn nói” (Jeremiah 1, 6). Con thiết nghĩ ông cha này sẽ thành công vì ngài không phải khiêm nhường khi nhận ra khả năng giới hạn của mình cho bằng là ngài biết sứ vụ linh mục không phải là “chuyện của mình” mà là “chuyện của Giêsu” và được trình bày bằng “môi miệng Giê-su”. Bằng sự phó thác và tin tưởng, quyền năng Chúa sẽ được thể hiện nơi sự yếu đuối của chúng ta.
6. Thầy chọn anh em làm dấu chỉ của yêu thương. Đây là điều kiện quan trọng vì “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng ta là môn đệ Thầy” (Jn. 13:35).
Thánh Gioan Vianney đã nói với tín hữu: “Linh mục không phải làm linh mục cho chính mình; Ngài không tha tội cho chính mình; Ngài không ban các bí tích cho chính mình. Ngài không phải cho chính mình; ngài làm linh mục cho bạn.” Như vậy, linh mục là sống cho người khác, trong đó có những anh em linh mục của mình.
Linh mục được sai đi là để phục vụ: “con người đến để phục vụ” (Lk. 22:27; Mk. 10:45) và đối tượng phục vụ là con người: “làm điều gì cho kẻ bé mọn nhất” (Mt. 25:40). Nhưng tất cả hai điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta bước đi trong đức mến: “hãy yêu thương nhau” (Jn. 15:17). Và chúng ta khởi đầu hành trình đức mến ngay ở giữa anh em linh mục với nhau qua những lời nói, hành động được đặt trên nền tảng “vì yêu”.
7. Hôm nay, nhân dịp Lễ Nhớ Thánh nữ Monica (8/27), con xin chia sẻ một cảm nhận về tình yêu mà con đón nhận từ người mẹ của mình. Khi mới sang Mỹ và vào College, thấy bạn bè rủ nhau đi xin việc ở Flea Market (chợ trời) thì con cũng ham vui nên “apply” theo. Cũng là vì muốn có tiền mua một chiếc xe cũ để chạy. Khoảng một tuần thì mấy đứa bạn đều được mướn; chỉ có một mình con là không nghe ai gọi. Tự nghĩ mình cũng đâu có nói tiếng Anh tệ lắm đâu; với lại biết có nhiều jobs đang cần. Sau đó thì con có job “work study” trong trường nên cũng quên bẵng đi vụ “chợ trời.” Khoảng hai tháng sau thì con mới tình cờ nói với Má con: sao apply job chợ trời mà ai cũng kêu, chỉ có một mình con là không. Lúc bấy giờ Má con mới nói: “nó có gọi kêu đi làm mà tao dấu; đi làm ‘đen đúa’, ‘cực khổ’ ngoài nắng.” Hôm rồi con đem chuyện xưa này kể cho mấy bà trong xứ thì họ hỏi: cha có giận không? Con trả lời: “Không! Má tôi làm vậy là vì thương tôi.” Chính cảm nhận này đã làm cho con luôn thấy mình được yêu thương, nâng đỡ rất nhiều và cảm nhận được tình mẫu tử rất thiêng liêng.
8. Linh mục được gọi là cha, là mục tử nhưng đối tượng làm mục tử dường như nghiêng về phía giáo dân. Có bao giờ linh mục nghĩ mình có trách nhiệm làm mục tử cho chính anh em linh mục của mình? Con không dám nói các linh mục yêu thương nhau như cha thương con hay mẹ thương con nhưng giá trị tình phụ tử/mẫu tử cũng cần được thể hiện giữa những người mục tử với nhau (vượt qua những hiểu lầm, sợ đụng chạm) để biết trao ban, biết yêu thương, và biết nâng đỡ. Tác động của người “trao” và người “nhận” là tình liên đới của những người “được gọi”. Ngày nay, chúng ta hay đề cập đến tính hiệp thông giữa các linh mục với nhau. Nhưng điều này chỉ có thể nếu và chỉ nếu chúng ta có những sợi giây nối kết bằng những thái độ, câu nói và việc làm “vì yêu”. Có yêu thương thì mới có cảm thông, chấp nhận, quý mến nhau, và sẽ có hiệp thông sâu xa.
9. Mà “yêu thương” giữa anh em linh mục là chuyện phải làm thôi vì nó còn có tác động trong việc rao giảng Tin Mừng.
Làm chứng cho Tin Mừng phải là những người sống Tin Mừng; giảng về “yêu” phải là những mục tử biết “yêu”. Kinh nghiệm cho thấy các thương gia Hoa Kiều thành công ở bất cứ nơi đâu họ định cự là vì họ biết nâng đỡ, nói thẳng, và gắn bó với nhau. Đối với hàng ngũ linh mục, chúng ta không nhắm đến thành công bản thân, nhưng làm sao để đem Tin Mừng “len lỏi” vào môi trường ta phục vụ, và điều này chỉ có thể nếu chúng ta không “xé lẻ” và biết “yêu thương nhau.” Người ta hay nói: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Đúng là “màu áo đen” có thể nói lên được mình đang mang trách vụ gì! Tuy nhiên, nó không chứng minh được tính “authentic” cho sứ vụ mà mình thi hành. Đức Hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận chỉ cho chúng ta một cái áo mà có thể “làm nên thầy tu” và rất “authentic”: “mang một đồng phục và nói một ngôn ngữ: bái ái.” Điều này đúng với lệnh mà Chúa Giêsu truyền cho chúng ta: “Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” (Jn. 15:17).
10. Trên hành trình Emmaus có những lo sợ, hồ nghi, đơn độc.
Nhưng những lo sợ sẽ lắng chìm vì chúng ta có “điểm tựa là Đức Kitô”; những hồ nghi sẽ tan biến vì chúng ta xác định chúng ta yếu đuối nhưng “Chúa không lầm”, và đơn độc cũng chỉ là những phút thoáng qua vì xuyên suốt qua những nẻo đường phục vụ, chúng ta thấy có sự đồng hành trong yêu thương của anh em linh mục với nhau.
(Bài chia sẻ của Cha Justin Lê Trung Tướng - linh mục mới nhất vừa chịu chức được gần 2 tháng-
trong thánh lễ bế mạc 27.8.2009 Hội ngộ Linh mục Việt Nam tại Santa Clara)
“Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16)
1. Trong lớp tốt nghiệp 2009 của Đại Chủng Viện St. Patrick có ba cha Việt Nam, cùng một địa phận.
Khi mới bước chân vào tu thì cả ba đều gặp những khó khăn, không có khó khăn nào giống khó khăn nào. Một ông thì yêu mến hết mọi sự ngọai trừ hai chữ “triết học”. Một ông thì lo cho hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngồi trong chủng viện mà “hồn ở nơi nao”. Còn bản thân con thì vào tu có ba tháng mà sụt mất 20 lbs. Mà các cha nhìn thấy con đây, mất kiểu đó thì “tàn tạ” như thế nào. Đây lại hệ quả của khoảng thời gian có nhiều ưu tư: thay đổi định hướng cuộc sống, áp lực phải thích nghi với môi trường tu học, và chuyển đổi từ thái độ “tự tin” vào sức mình sang thái độ “phó thác” vào sức “người ta”. Khoảng thời gian ấy là khoảng thời gian cả ba, tuy không chia sẻ nhiều, nhưng đều đặc câu hỏi: có phải right person - right place - right choice - right time không? Có phải mình đi tu là đúng? Thế nhưng tạ ơn Chúa, với dòng thời gian, được ơn Chúa giúp và nỗ lực bản thân cũng như sự nâng đỡ giữa các anh em với nhau, cả ba dần dần nhận ra một điều kỳ diệu trong những điều kỳ diệu trên hành trình theo Chúa: “quyền năng Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cr 12,9).
2. Đây cũng làm kinh nghiệm của mỗi linh mục.
Con dám nói điều này mà không sợ sai là dù cho chúng ta có lý do hay điều kiện nào đề đi tu làm linh mục thì tất cả đều phải công nhận là chúng ta có nhiều yếu đuối, bất xứng, thấp hèn, và sự yếu đuối còn tiếp tục xảy ra hàng ngày, cho dù có là linh mục “tổ phụ”, linh mục “sồn sồn”, hay linh mục “giỗ 100 ngày”. Bài hát “Chúa Không Lầm” phản ảnh rất đúng cảm nghiệm của linh mục: “Chúa không lầm khi Ngài chọn con lên, dù rằng đời con bao thấp hèn, vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, nhiều khi con chẳng trung thành, là vì con đâu phải thần thánh”. Thế đó, “con đâu phải thần thánh” nhưng Chúa vẫn chọn chúng ta lên thiên chức linh mục, luôn nâng đỡ chúng ta trong đời sống linh mục và chắc chắn một điều là: Chúa không lầm!
3. Điều đó có nghĩa là sự yếu đuối của chúng ta không quan trọng đối với Đức Kitô.
Hãy nhìn vào kinh nghiệm của Phêrô thì biết: Chúa Giê-su chỉ hỏi “Con có yêu mến Thầy không?” Trái lại, sự yếu đuối của chúng ta trở thành sức mạnh của Thiên Chúa nếu chúng ta (i) biết trung tín với ơn gọi linh mục, (ii) biết để quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện, và (iii) biết đoàn kết với nhau trong yêu thương. Thật ra, ba điều này không phải là ba mục tiêu chúng ta đặc ra cho chính mình trong đời sống linh mục mà chính là ba mục tiêu của Đức Giêsu đặc cho mỗi linh mục chúng ta và ngài có quyền làm điều đó vì: “Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16).
4. Thầy chọn anh em làm dấu chỉ của trung tín.
"Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi" (Mt. 25:23). Trong đời sống mục vụ, Chúa trao cho chúng ta những nén bạc; nhưng chúng ta đừng quên là ơn gọi linh mục chính là nén bạc quý báu nhất mà Chúa chọn và trao ban cho chúng ta. Nhưng nguyên tắc rõ ràng để chúng ta trụ vững là “Chúa chọn tôi” và thế là “tôi theo Chúa” và theo cách trung thành. Thế thôi! Không phải những thành quả mục vụ mà Chúa chờ đợi nơi chúng ta mà chính là sự “trung tín” theo Người.
Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận viết trong sách Đường Hy Vọng: “Chương trình đang thực hiện tốt đẹp phải bỏ dở, hoạt động hăng say phải bó tay. Nhiệm vụ đang quan trọng phải hạ tầng công tác! Uất ức và chán nản! Chúa gọi con ‘hãy theo Thày’ hay ‘hãy theo việc nọ, người kia?’ Ðể đó, Chúa sẽ liệu.” Mà ngài nói điều này từ kinh nghiệm sống của mình: khôn ngoan, đức độ, trẻ trung…thế rồi thình lình bị gián đoạn với 13 năm tù!!! Chúa muốn nói gì với một “Nguyễn Văn Thuận” và những kẻ Người tuyển chọn: “Con chọn Chúa hay việc của Chúa?”
Mẹ Têrêsa Calculta cũng đã nhấn mạnh đến hai chữ “trung tín” của những kẻ được “sai đi”: “Chúa không tuyển gọi chúng ta để thành công; Người tuyển gọi chúng ta nên trung tín.”
5. Thầy chọn anh em làm dấu chỉ của quyền năng Thiên Chúa.
Đức Cha G.B. Bùi Tuần, Giám mục hưu Long Xuyên, trong một bài viết gần đây có đề cập đến ba thách đố của các linh mục trong thời cuộc hiện tại:
• Ngài nhìn biến cố một cách riêng rẽ, nhưng lại biết nhìn nó đang cùng với các biến cố khác đi về một định hướng chung nào đó.
• Ngài nhìn thấy các bóng tối, nhưng cũng khám phá ra những tia sáng trong cõi âm u.
• Ngài nhìn thấy những thất vọng, nhưng lại tìm ra con đường hy vọng chính trong hoàn cảnh bế tắc.
Nhưng con thiết nghĩ: để thấy được cả hai bộ mặt trong mỗi thách đố (biến cố riêng/hướng đi chung, bóng tối/tia sáng, thất vọng/hy vọng), chúng ta không dựa vào sức mình, mắt mình, hiểu biết của mình, mà là dựa vào Đấng đã sai chúng ta đi. Chúa Giê-su đã chẳng nói: “Không có Thầy, anh em không làm nên điều gì” (Jn. 15:5). Cho nên nguyên tắc thứ hai để “trụ vững” trong sứ vụ linh mục là hãy để quyền năng Chúa được thể hiện nơi sự yếu đuối của chúng ta.
Mới đây, dòng Đa Minh bên Việt Nam có 19 tân linh mục. Một trong 19 cha mới chọn khẩu hiệu đời linh mục của mình là: “Con đâu có biết ăn nói” (Jeremiah 1, 6). Con thiết nghĩ ông cha này sẽ thành công vì ngài không phải khiêm nhường khi nhận ra khả năng giới hạn của mình cho bằng là ngài biết sứ vụ linh mục không phải là “chuyện của mình” mà là “chuyện của Giêsu” và được trình bày bằng “môi miệng Giê-su”. Bằng sự phó thác và tin tưởng, quyền năng Chúa sẽ được thể hiện nơi sự yếu đuối của chúng ta.
6. Thầy chọn anh em làm dấu chỉ của yêu thương. Đây là điều kiện quan trọng vì “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng ta là môn đệ Thầy” (Jn. 13:35).
Thánh Gioan Vianney đã nói với tín hữu: “Linh mục không phải làm linh mục cho chính mình; Ngài không tha tội cho chính mình; Ngài không ban các bí tích cho chính mình. Ngài không phải cho chính mình; ngài làm linh mục cho bạn.” Như vậy, linh mục là sống cho người khác, trong đó có những anh em linh mục của mình.
Linh mục được sai đi là để phục vụ: “con người đến để phục vụ” (Lk. 22:27; Mk. 10:45) và đối tượng phục vụ là con người: “làm điều gì cho kẻ bé mọn nhất” (Mt. 25:40). Nhưng tất cả hai điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta bước đi trong đức mến: “hãy yêu thương nhau” (Jn. 15:17). Và chúng ta khởi đầu hành trình đức mến ngay ở giữa anh em linh mục với nhau qua những lời nói, hành động được đặt trên nền tảng “vì yêu”.
7. Hôm nay, nhân dịp Lễ Nhớ Thánh nữ Monica (8/27), con xin chia sẻ một cảm nhận về tình yêu mà con đón nhận từ người mẹ của mình. Khi mới sang Mỹ và vào College, thấy bạn bè rủ nhau đi xin việc ở Flea Market (chợ trời) thì con cũng ham vui nên “apply” theo. Cũng là vì muốn có tiền mua một chiếc xe cũ để chạy. Khoảng một tuần thì mấy đứa bạn đều được mướn; chỉ có một mình con là không nghe ai gọi. Tự nghĩ mình cũng đâu có nói tiếng Anh tệ lắm đâu; với lại biết có nhiều jobs đang cần. Sau đó thì con có job “work study” trong trường nên cũng quên bẵng đi vụ “chợ trời.” Khoảng hai tháng sau thì con mới tình cờ nói với Má con: sao apply job chợ trời mà ai cũng kêu, chỉ có một mình con là không. Lúc bấy giờ Má con mới nói: “nó có gọi kêu đi làm mà tao dấu; đi làm ‘đen đúa’, ‘cực khổ’ ngoài nắng.” Hôm rồi con đem chuyện xưa này kể cho mấy bà trong xứ thì họ hỏi: cha có giận không? Con trả lời: “Không! Má tôi làm vậy là vì thương tôi.” Chính cảm nhận này đã làm cho con luôn thấy mình được yêu thương, nâng đỡ rất nhiều và cảm nhận được tình mẫu tử rất thiêng liêng.
8. Linh mục được gọi là cha, là mục tử nhưng đối tượng làm mục tử dường như nghiêng về phía giáo dân. Có bao giờ linh mục nghĩ mình có trách nhiệm làm mục tử cho chính anh em linh mục của mình? Con không dám nói các linh mục yêu thương nhau như cha thương con hay mẹ thương con nhưng giá trị tình phụ tử/mẫu tử cũng cần được thể hiện giữa những người mục tử với nhau (vượt qua những hiểu lầm, sợ đụng chạm) để biết trao ban, biết yêu thương, và biết nâng đỡ. Tác động của người “trao” và người “nhận” là tình liên đới của những người “được gọi”. Ngày nay, chúng ta hay đề cập đến tính hiệp thông giữa các linh mục với nhau. Nhưng điều này chỉ có thể nếu và chỉ nếu chúng ta có những sợi giây nối kết bằng những thái độ, câu nói và việc làm “vì yêu”. Có yêu thương thì mới có cảm thông, chấp nhận, quý mến nhau, và sẽ có hiệp thông sâu xa.
9. Mà “yêu thương” giữa anh em linh mục là chuyện phải làm thôi vì nó còn có tác động trong việc rao giảng Tin Mừng.
Làm chứng cho Tin Mừng phải là những người sống Tin Mừng; giảng về “yêu” phải là những mục tử biết “yêu”. Kinh nghiệm cho thấy các thương gia Hoa Kiều thành công ở bất cứ nơi đâu họ định cự là vì họ biết nâng đỡ, nói thẳng, và gắn bó với nhau. Đối với hàng ngũ linh mục, chúng ta không nhắm đến thành công bản thân, nhưng làm sao để đem Tin Mừng “len lỏi” vào môi trường ta phục vụ, và điều này chỉ có thể nếu chúng ta không “xé lẻ” và biết “yêu thương nhau.” Người ta hay nói: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Đúng là “màu áo đen” có thể nói lên được mình đang mang trách vụ gì! Tuy nhiên, nó không chứng minh được tính “authentic” cho sứ vụ mà mình thi hành. Đức Hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận chỉ cho chúng ta một cái áo mà có thể “làm nên thầy tu” và rất “authentic”: “mang một đồng phục và nói một ngôn ngữ: bái ái.” Điều này đúng với lệnh mà Chúa Giêsu truyền cho chúng ta: “Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” (Jn. 15:17).
10. Trên hành trình Emmaus có những lo sợ, hồ nghi, đơn độc.
Nhưng những lo sợ sẽ lắng chìm vì chúng ta có “điểm tựa là Đức Kitô”; những hồ nghi sẽ tan biến vì chúng ta xác định chúng ta yếu đuối nhưng “Chúa không lầm”, và đơn độc cũng chỉ là những phút thoáng qua vì xuyên suốt qua những nẻo đường phục vụ, chúng ta thấy có sự đồng hành trong yêu thương của anh em linh mục với nhau.
Thiếu Nhi Thánh Thể xứ Nam định tham dự Hội Chợ Hè năm 2009
Trần Quang
12:40 30/08/2009
NAM ĐỊNH - Hôm nay, ngày 29 tháng 08 năm 2009, gần 1000 em thiếu nhi trong địa bàn thành phố Nam Định đã nô nức tham dự hội chợ hè năm 2009 tại khuôn viên Nhà thờ lớn Nam Định.
Xem hình ảnh
Điểm đặc biệt của hội chợ năm nay là sự phong phú của thành phần các em tham dự. Ngoài các em Thiếu nhi trong giáo xứ, còn có sự hiện diện của nhiều em thuộc tôn giáo bạn, trong đó có 150 em là khách mời đặc biệt của hội chợ.
Chương trình được khai mạc lúc 17h00 với Thánh lễ tạ ơn, tổng kết những sinh hoạt trong suốt mùa hè vừa qua. Trong thánh lễ, cha chủ tế và cộng đoàn đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban cho giáo xứ và đặc biệt là cho các em trong mùa hè vừa qua. Đồng thời, cộng đoàn phụng vụ cũng dâng năm học mới cho Chúa để xin Ngài thánh hoá và chúc lành cho việc học hành của các em.
Lễ tổng kết, khen thưởng và khai giảng năm học mới được diễn ra ngay khi thánh lễ kết thúc. Buổi lễ được mở đầu với bài hát Cầu xin Chúa Thánh Thần. Tiếp đến là lời nhắn nhủ của cha xứ Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh. Sau đó, một em Thiếu nhi đại diện lên báo cáo tổng kết những kết quả mà các em đã thu hoạch được trong mùa hè vừa qua. Phần khen thưởng các em có thành tích học tập xuất sắc được diễn ra ngay sau khi em đại diện đọc bản báo. Cuối buổi lễ tổng kết là nghi thức khai giảng năm học mới. Sau diễn văn khai mạc, Cha xứ đã đánh hồi trống khai giảng cùng với việc bắn pháo hoa và thả bóng lên trời. Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng thật ý nghĩa và để lại nhiều ấn tượng nơi các bạn học sinh thuộc mọi lứa tuổi và tôn giáo.
Sau lễ tổng kết, khen thưởng và khai giảng là chương trình văn nghệ mừng năm học mới. Các tiết mục văn nghệ thuộc mọi thể loại như ca ngợi công ơn cha mẹ, thầy cô giáo, ca ngợi tình cảm gia đình...và cả những tiết mục thuộc thể loại nhạc Công giáo như hãy học cùng Giêsu và Hành khúc Savio. Các diễn viên tham gia biểu diễn cũng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ các em mẫu giáo đến các bạn sinh viên. Mười tiết mục lần lượt được trình diễn đã tạo nên không khí tươi vui, nhí nhảnh và hào hứng của tuổi học trò.
Cao điểm của ngày sinh hoạt là chương trình hội chợ. Sau khi thưởng thức các tiết mục văn nghệ mừng năm học mới, các em được dùng những “đồng tiền” mà mình đã tích luỹ trong suốt mùa hè vừa qua để đi mua sắm. Những “đồng tiền” này chính là những lá phiếu mà các em đã được Ban giáo lý phát cho mỗi khi đi tham dự thánh lễ hay tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Hội chợ có 13 gian hàng với khá nhiều mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đến đồ chơi của trẻ em và những dụng cụ hỗ trợ cho việc học tập...
Cuối chương trình hội chợ là phần bốc thăm trúng thưởng. Tất cả các em sau khi đã mua sắm đều tập trung về sân khấu lớn phía trước nhà thờ để tham dự. Chương trình bốc thăm đã thu hút rất nhiều khán giả và đã diễn ra thật hấp dẫn, hồi hộp. Giải đặc biệt là một chiếc xe đạp và nhiều giải thưởng có giá trị khác. Chương trình hội chợ đã bế mạc lúc 22h00.
Điều chúng tôi nhận thấy rõ nét nhất là sự vui tươi, phấn khởi nơi khuôn mặt các em. Chắc chắn rằng, qua ngày sinh hoạt hội chợ này, các em sẽ bước vào năm học mới với nhiều niềm vui, lòng hăng say và nhiệt thành trong việc học tập, để từ đó, các em sẽ thu được những thành quả học tập tốt hơn trong năm học tới.
Tưởng cũng nên biết, chương trình hội chợ là một trong những sinh hoạt thường niên của giáo xứ Nam Định. Cứ vào cuối mỗi dịp hè, các em lại có cơ hội tham dự hội chợ. Để có thể tham dự hội chợ tốt, các em phải chăm chỉ đi lễ, đi học giáo lý và tham dự các sinh hoạt khác của giáo xứ. Mỗi khi đi tham dự như thế, các em được phát một phiếu để tham dự hội chợ. Phiếu này có giá trị như những đồng tiền để các em có thể mua hàng. Năm nay, giáo xứ Nam định đã có thêm những khách mời là các em học sinh thuộc tôn giáo bạn. Điều này thật sự có ý nghĩa khi trong Năm thánh của Giáo hội Việt Nam này, Bề trên giáo phận đang phát động việc truyền giáo cho những người lương dân. Việc mời tham dự các sinh hoạt tôn giáo như giáo xứ Nam định đã làm là một trong những bước để thực hiện tiến trình truyền giáo đó.
Xem hình ảnh
Điểm đặc biệt của hội chợ năm nay là sự phong phú của thành phần các em tham dự. Ngoài các em Thiếu nhi trong giáo xứ, còn có sự hiện diện của nhiều em thuộc tôn giáo bạn, trong đó có 150 em là khách mời đặc biệt của hội chợ.
Chương trình được khai mạc lúc 17h00 với Thánh lễ tạ ơn, tổng kết những sinh hoạt trong suốt mùa hè vừa qua. Trong thánh lễ, cha chủ tế và cộng đoàn đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban cho giáo xứ và đặc biệt là cho các em trong mùa hè vừa qua. Đồng thời, cộng đoàn phụng vụ cũng dâng năm học mới cho Chúa để xin Ngài thánh hoá và chúc lành cho việc học hành của các em.
Lễ tổng kết, khen thưởng và khai giảng năm học mới được diễn ra ngay khi thánh lễ kết thúc. Buổi lễ được mở đầu với bài hát Cầu xin Chúa Thánh Thần. Tiếp đến là lời nhắn nhủ của cha xứ Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh. Sau đó, một em Thiếu nhi đại diện lên báo cáo tổng kết những kết quả mà các em đã thu hoạch được trong mùa hè vừa qua. Phần khen thưởng các em có thành tích học tập xuất sắc được diễn ra ngay sau khi em đại diện đọc bản báo. Cuối buổi lễ tổng kết là nghi thức khai giảng năm học mới. Sau diễn văn khai mạc, Cha xứ đã đánh hồi trống khai giảng cùng với việc bắn pháo hoa và thả bóng lên trời. Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng thật ý nghĩa và để lại nhiều ấn tượng nơi các bạn học sinh thuộc mọi lứa tuổi và tôn giáo.
Sau lễ tổng kết, khen thưởng và khai giảng là chương trình văn nghệ mừng năm học mới. Các tiết mục văn nghệ thuộc mọi thể loại như ca ngợi công ơn cha mẹ, thầy cô giáo, ca ngợi tình cảm gia đình...và cả những tiết mục thuộc thể loại nhạc Công giáo như hãy học cùng Giêsu và Hành khúc Savio. Các diễn viên tham gia biểu diễn cũng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ các em mẫu giáo đến các bạn sinh viên. Mười tiết mục lần lượt được trình diễn đã tạo nên không khí tươi vui, nhí nhảnh và hào hứng của tuổi học trò.
Cao điểm của ngày sinh hoạt là chương trình hội chợ. Sau khi thưởng thức các tiết mục văn nghệ mừng năm học mới, các em được dùng những “đồng tiền” mà mình đã tích luỹ trong suốt mùa hè vừa qua để đi mua sắm. Những “đồng tiền” này chính là những lá phiếu mà các em đã được Ban giáo lý phát cho mỗi khi đi tham dự thánh lễ hay tham gia các sinh hoạt của giáo xứ. Hội chợ có 13 gian hàng với khá nhiều mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đến đồ chơi của trẻ em và những dụng cụ hỗ trợ cho việc học tập...
Cuối chương trình hội chợ là phần bốc thăm trúng thưởng. Tất cả các em sau khi đã mua sắm đều tập trung về sân khấu lớn phía trước nhà thờ để tham dự. Chương trình bốc thăm đã thu hút rất nhiều khán giả và đã diễn ra thật hấp dẫn, hồi hộp. Giải đặc biệt là một chiếc xe đạp và nhiều giải thưởng có giá trị khác. Chương trình hội chợ đã bế mạc lúc 22h00.
Điều chúng tôi nhận thấy rõ nét nhất là sự vui tươi, phấn khởi nơi khuôn mặt các em. Chắc chắn rằng, qua ngày sinh hoạt hội chợ này, các em sẽ bước vào năm học mới với nhiều niềm vui, lòng hăng say và nhiệt thành trong việc học tập, để từ đó, các em sẽ thu được những thành quả học tập tốt hơn trong năm học tới.
Tưởng cũng nên biết, chương trình hội chợ là một trong những sinh hoạt thường niên của giáo xứ Nam Định. Cứ vào cuối mỗi dịp hè, các em lại có cơ hội tham dự hội chợ. Để có thể tham dự hội chợ tốt, các em phải chăm chỉ đi lễ, đi học giáo lý và tham dự các sinh hoạt khác của giáo xứ. Mỗi khi đi tham dự như thế, các em được phát một phiếu để tham dự hội chợ. Phiếu này có giá trị như những đồng tiền để các em có thể mua hàng. Năm nay, giáo xứ Nam định đã có thêm những khách mời là các em học sinh thuộc tôn giáo bạn. Điều này thật sự có ý nghĩa khi trong Năm thánh của Giáo hội Việt Nam này, Bề trên giáo phận đang phát động việc truyền giáo cho những người lương dân. Việc mời tham dự các sinh hoạt tôn giáo như giáo xứ Nam định đã làm là một trong những bước để thực hiện tiến trình truyền giáo đó.
Giáo xứ Thượng Lộc GP Vinh hân hoan mừng tuần chầu đền tạ
Jos Trần Huyền
13:02 30/08/2009
VINH - Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiệm nguyên tội với bề dài 130 năm thành lâp giáo họ và vừa tròn một năm được nâng lên hàng Giáo xứ. Những ngày cuối tháng tám này giáo xứ Thượng Lộc hân hoan làm tuần chầu đền tạ Thánh Thể thay cho toàn Giáo Phận.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do ĐGM giáo phận chủ tế và 19 linh mục đồng tế.
Nói đến Thượng Lộc, người ta nghĩ ngay đến một giáo xứ có nhiều ơn gọi tu trì. Như một vườn hoa muôn sắc trong vườn hoa ơn gọi của Giáo Phận Vinh, Thượng Lộc đã cống hiến cho Giáo hội địa phương nói riêng và Giáo hội hoàn vũ nói chung những người con trung kiên dấn thân phục vụ và mưu ích cho các linh hồn.
Ý chí cầu nguyện trong tuần đền tạ của Giáo xứ là:
Cầu cho ĐGM Phaolô và các linh mục trong Giáo phận
Cầu cho việc truyền giáo, và các tông đồ đang hoạt động truyền giáo.
Cầu cho tội nhân trở lại và con người bớt ích kỷ với nhau.
Cầu cho sự hiệp nhất và anh chị em Giáo xứ Tam Tòa.
Ý thức được tầm quan trọng của tuần chầu, giáo dân giáo xứ Thượng Lộc đã phấn khởi chuẩn bị đón mừng tuần chầu Thánh Thể đầu tiên về cả về tinh thần và vật chất rất long trọng và chu đáo. Nhìn bề ngoài chúng ta cảm nhận được niềm vui lan tỏa trong toàn giáo xứ và nụ cười tươi nở trên bờ môi của bà con giáo dân là dấu chỉ rõ ràng nhất cho thấy được điều đó. Tấ cả các gia đình trong Giáo xứ nhà nào cũng treo cờ vàng trắng của Giáo hội. Từ các lối đi lại trong giáo xứ, rất nhiều cổng chào, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu in ảnh tượng Chúa và Mẹ Maria cùng với những câu Kinh Thánh, thánh vịnh, biểu ngữ được trang hoàng rất đẹp và bắt mắt như: "Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành cho người tiến vào đây nhân danh Chúa (Tv 117,26), Hãy tạ ơn Chúa vì nhân từ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương(Tv 117.29), Chúng con yêu mến Thánh Thể, Hồng ân Thiên Chúa bao la. Thầy là đấng ban sự sống, Chúng con yêu mến Giáo Hội. Giáo hội là Mẹ hiền, Tạ ơn Chúa cả muôn loài. Anh em là ánh sáng thế gian, Thánh Thể thần dược bình an. Một niềm tin, một tình mến…Về quê hương trong tâm tình cảm tạ... Cùng những biểu ngữ kêu gọi tự do, hòa bình, công lý và sự thật cho đất nước và đặc biệt là Giáo Phận nhà. Nhất là giáo xứ Tam Tòa đang bị chính quyền, công an Quảng Bình đội lốt "Quần chúng nhân dân tự phát….tiền" và " Xã hội đen" đánh đập, bắt giữ, cướp tài sản của giáo dân và Giáo Hội giữa ban ngày. Công lý và sự thật, hướng về Tam Tòa. Đem yêu thương vào nơi oàn thù, Đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…"
Thánh lễ diễn ra rất long trọng và sốt sắng. Số người về tham dự thánh lễ ước tính trên 5000 người.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do ĐGM giáo phận chủ tế và 19 linh mục đồng tế.
Nói đến Thượng Lộc, người ta nghĩ ngay đến một giáo xứ có nhiều ơn gọi tu trì. Như một vườn hoa muôn sắc trong vườn hoa ơn gọi của Giáo Phận Vinh, Thượng Lộc đã cống hiến cho Giáo hội địa phương nói riêng và Giáo hội hoàn vũ nói chung những người con trung kiên dấn thân phục vụ và mưu ích cho các linh hồn.
Ý chí cầu nguyện trong tuần đền tạ của Giáo xứ là:
Cầu cho ĐGM Phaolô và các linh mục trong Giáo phận
Cầu cho việc truyền giáo, và các tông đồ đang hoạt động truyền giáo.
Cầu cho tội nhân trở lại và con người bớt ích kỷ với nhau.
Cầu cho sự hiệp nhất và anh chị em Giáo xứ Tam Tòa.
Ý thức được tầm quan trọng của tuần chầu, giáo dân giáo xứ Thượng Lộc đã phấn khởi chuẩn bị đón mừng tuần chầu Thánh Thể đầu tiên về cả về tinh thần và vật chất rất long trọng và chu đáo. Nhìn bề ngoài chúng ta cảm nhận được niềm vui lan tỏa trong toàn giáo xứ và nụ cười tươi nở trên bờ môi của bà con giáo dân là dấu chỉ rõ ràng nhất cho thấy được điều đó. Tấ cả các gia đình trong Giáo xứ nhà nào cũng treo cờ vàng trắng của Giáo hội. Từ các lối đi lại trong giáo xứ, rất nhiều cổng chào, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu in ảnh tượng Chúa và Mẹ Maria cùng với những câu Kinh Thánh, thánh vịnh, biểu ngữ được trang hoàng rất đẹp và bắt mắt như: "Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành cho người tiến vào đây nhân danh Chúa (Tv 117,26), Hãy tạ ơn Chúa vì nhân từ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương(Tv 117.29), Chúng con yêu mến Thánh Thể, Hồng ân Thiên Chúa bao la. Thầy là đấng ban sự sống, Chúng con yêu mến Giáo Hội. Giáo hội là Mẹ hiền, Tạ ơn Chúa cả muôn loài. Anh em là ánh sáng thế gian, Thánh Thể thần dược bình an. Một niềm tin, một tình mến…Về quê hương trong tâm tình cảm tạ... Cùng những biểu ngữ kêu gọi tự do, hòa bình, công lý và sự thật cho đất nước và đặc biệt là Giáo Phận nhà. Nhất là giáo xứ Tam Tòa đang bị chính quyền, công an Quảng Bình đội lốt "Quần chúng nhân dân tự phát….tiền" và " Xã hội đen" đánh đập, bắt giữ, cướp tài sản của giáo dân và Giáo Hội giữa ban ngày. Công lý và sự thật, hướng về Tam Tòa. Đem yêu thương vào nơi oàn thù, Đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…"
Thánh lễ diễn ra rất long trọng và sốt sắng. Số người về tham dự thánh lễ ước tính trên 5000 người.
Tin cập nhật về sức khoẻ của ĐGM Phaolô Lê Đắc Trọng
Trần Ngọc Huấn
21:22 30/08/2009
Hiện tình sức khoẻ Đức Cha Phaolô ngày 31.8.2009
Sau những ngày điêù trị tại bệnh viện Bạch Mai. Hôm qua, 30-8 Đức Cha Phaolô đã được chuyển về bệnh viện Viêt Đức. Tại đây Ngài đã được phẫu thuật tiền liệt tuyến. Hiện Ngài vẫn trong tình trạng hôn mê.
Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho Ngài.
Sau những ngày điêù trị tại bệnh viện Bạch Mai. Hôm qua, 30-8 Đức Cha Phaolô đã được chuyển về bệnh viện Viêt Đức. Tại đây Ngài đã được phẫu thuật tiền liệt tuyến. Hiện Ngài vẫn trong tình trạng hôn mê.
Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho Ngài.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Công Giáo Tam Tòa vác thánh giá (2)
Hà Minh Thảo
10:11 30/08/2009
NGƯỜI CÔNG GIÁO TAM TÒA VÁC THÁNH GIÁ (2)
(Tiếp theo và hết)
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 26.07.2009, 250.000 giáo sĩ và giáo dân Giáo phận Vinh đã tập trung cầu nguyện cho nạn nhân Tam Tòa tại nhà thờ 18 Giáo hạt trên tổng số 19 Giáo hạt để thể hiện tình liên đới, hiệp thông khẩn cầu cho Tam Tòa và nguyện xin Thiên Chúa ủi an các nạn nhân bị Công an Quảng Bình bắt giữ, đánh đập và hiện đang bị giam cầm. Cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Quảng Bình sáng suốt biết phân biệt lẽ phải, sự thật, công lý, hòa bình trong việc hành xử với các nạn nhân và giáo dân. Tiền đường các giáo đường, cơ sở tôn giáo của các Giáo xứ, Giáo hạt đều được căng biểu ngữ với khẩu hiệu: ‘Cầu nguyện cho các nạn nhân bị công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ.’ Giáo dân các giáo xứ mang theo cờ vàng-trắng với biểu ngữ mang cùng khẩu hiệu nói trên. Thánh Lễ tại các Giáo Hạt này đã được cử hành rất trang nghiêm, sốt sắng. Mọi người cùng cảm thấy đau đón khi biết Thánh Giá đã bị công an Quảng Bình xúc phạm và nay đang bị bọn vô lại chiếm giữ.
Cũng trong sáng ngày 26.07.2009 này, tại Tam Tòa, 7 Linh mục và Giáo dân trong Giáo hạt Đồng Troóc tập trung về nền nhà thờ Tam Toà để hiệp thông thánh lễ Chúa Nhật cùng cầu nguyện cho Giáo dân Giáo xứ Tam Tòa vì sự đàn áp dã man của công an ngày 20.07 trước đó. 500 giáo dân đã phải đối diện với một lực lượng khoảng trên 3000 người hỗn tạp gồm công an, cảnh sát, dân quân và dân địa phương đã dùng vũ lực ngăn cản (phải họ can đảm dùng vũ lực hổ trở ngư dân lãnh hải Việt-Nam còn ích lợi hơn), đánh đập một số giáo dân không cho tới nền nhà thờ Tam Tòa.
Vừa đến khu vực Tam Toà, những cảnh đau lòng mọi người khi phải chứng kiến cảnh những nữ tín hữu trong trang phục áo dài đến dâng Lễ tại nhà thờ Tam Tòa đã bị du đảng ăn mặc khiếm nhã thình lình xông vào đánh túi bụi vào mặt, vào người trước sự làm ngơ của lực lượng công an.
Chị Lê Thị Yên (Ca đoàn phó giáo xứ Tam Tòa) bị một nhóm thanh niên xông vào đánh và hai con gái bé Ca (14 tuổi) và bé Ly (12 tuổi) vừa kể vừa khóc: ‘Đang lúc ba mẹ con con vừa mới đến tại nhà thờ Tam Toà cùng với nhiều Giáo dân khác, các con thấy rất đông thanh niên đã được bố trí sẵn ở đó, họ cầm gậy gộc trong tay, họ xông vào đánh túi bụi vào mặt vào người của con, khiến con ngã xuống đất không biết gì. Họ đánh con vì thấy con mặc áo dài và họ cho rằng con đến đây để tham dự Thánh Lễ. Họ còn thu điện thoại di động của con....”. Trước tình hình khá phức tạp, nhiều giáo dân bị đánh đập, bạo lực tràn lan, tại khu vực nhà thờ bị bao vây bởi các được đảng đang sẵn sàng hành động bằng bạo lực trong khi lực lượng an ninh công an tỏ ra bất lực. Sau cùng, các Cha đi đến quyết định không cử hành Thánh Lễ.
Chiều ngày 26.07.2009, công an Quảng Bình tiếp tục bắt 3 giáo dân: Ông Lý - chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ Tam Tòa; chị Yên và Anh Giu-se Nguyễn Hữu Thống, Trưởng ban Đại diện Sinh viên Công Giáo địa phận Vinh tại Hà Nội, quê xứ Trang Nứa, Nghệ An. Thêm vào đó công an Quảng Bình còn dùng các hình thức khác để đe dọa, trấn áp giáo dân Tam Tòa.
Ngày 27-07-2009 Hội Sinh viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đã ra thông báo khẩn kêu gọi các bạn sinh viên hiệp thông cầu nguyện và ra tuyên cáo yêu cầu chính quyền trả tự do cho anh Thông. Quá khuya đêm 27 rạng sáng 28.07, anh Thống bị công an Đồng Hới đẩy em ra khỏi trụ sở công an thành phố sau 30 tiếng bắt giữ, tra khảo và đánh đập chảy máu miệng.
Sáng ngày 27.07.2009, 5 Linh mục và Hội đồng Mục vụ các giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh, (sát Quảng Bình) vào thăm các nạn nhân. Khi đoàn vừa bước xuống xe, gần nền nhà thờ Tam Tòa thì một nhóm ăn mặc thường phục, có cả côn đồ xông vào đánh các Linh mục và Giáo dân. Lúc đó, gần đó, một đám khoảng 30 công an đã đứng nhìn bầy công an thường phục đánh đấm Cha đến trọng thương đầu, mặt, cằm và răng vì chúng đã liên tục đá vào đầu Cha. Các giáo dân đưa Cha Phú và mấy người bị trọng thương vào một trạm xá gần đó để điều trị. Thấy tình thế quá bất ổn, vì nhóm côn đồ tiếp tục nói những lời tục tĩu, đe dọa buộc các linh mục và giáo dân phải rời khỏi nơi đó. Than ôi! một Quảng Bình an ninh và văn minh.
Hay tin như vậy, Cha Phêrô Ngô thế Bính, Chánh xứ Hà Lời, tới để xem tình hình và thăm Cha Phú. Thấy cảnh tượng khủng khiếp, nhóm côn đồ bao vây trạm xá không cho ai vào, Cha đã điện thoại yêu cầu ông Trần công Thuật phó chủ tịch Uũy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình tới để Cha có thể vào thăm Cha Phú. Khoảng 10 phút sau, ông Thuật ra về, bỏ mặc cha cho hơn 100 côn đồ đuổi đánh, trước sự chứng kiến của các công an. Kết cục Cha Phêrô Ngô Thế Bính bị côn đồ đánh trọng thương và ngất xỉu rớt từ lầu hai xuống tình trạng rất nặng. Hành vi bỏ về của ông Thuật thật đáng nghi ngờ.
Một giáo dân đang làm ăn tại Đồng Hới đi qua thấy và biết đó là Cha Bính liền thuê xe đưa Cha Bính tới bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới. Sau đó, công an thuê taxi đưa Cha Phú và 5 giáo dân bị đánh trọng thương tới bệnh viện Việt Nam - Cuba. Tại bệnh viện, 2 Cha và các giáo dân bị đánh trọng thương không được cứu chữa và chuyển Cha Phú và 5 giáo dân về bệnh viện Kỳ Anh. Cha Bính nằm cũng không được chăm sóc, khi tỉnh lại, Cha được người giúp đưa ra khỏi bệnh viện và lên xe về Phòng khám Đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài.
III. TẠI SAO GIÁO ĐƯỜNG TAM TÒA ĐỖ NÁT ?
1. Ai là thủ phạm ?
Là những người đã từng sống trong cuộc chiến tranh Việt-Nam vừa qua, chúng ta đều biết, mỗi khi người cộng sản muốn phá chùa hay nhà thờ, họ chỉ cần đặt ở tháp chuông hay trên nóc chùa một vài khẩu súng, bắn vài phát đạn khiêu khích, thế là máy bay Mỹ đến thả bom hay bắn phá nhà thờ và chùa chiền, để họ có cớ tuyên truyền giặc đánh bom nhà thờ và chùa.
Nhà thờ Tam Tòa cũng nằm trong trường hợp đó. Người cộng sản Việt-Nam vẫn tuyên truyền nhà thờ này nằm cạnh cửa biển Nhật Lệ nên địch bắn phá suốt ngày đêm. Dù phải hy sinh cả máu xương, người dân Đồng Hới vẫn quyết bảo vệ vùng trời, vùng đất yêu thương của Tổ Quốc, xung quanh nhà thờ Tam Tòa, nhiều ụ pháo, nhiều công sự được người dân dựng lên đánh giặc. Do đó, nhà thờ Tam Tòa đã trở thành mục tiêu ‘giặc lái Mỹ’ oanh tạc.
Tuy nhiên, theo nhiều nhân chứng sống thuật lại thì chính Việt Cộng đã đặt chất nỗ phá tung nhà thờ Tam Tòa, vì sáng ngày 27.02.1968, không nghe tiếng máy bay Mỹ nhưng nhà thờ bị bom nổ tung và họ quả quyết đó là do Việt Cộng gài chất nỗ phá hoại cũng như chúng đã phá hoại chùa An Xá của Phật Giáo trong vùng. Thái độ kỳ thị Công giáo qua hành động đánh đập các giáo dân ngày 20.07.2009 và hai Linh mục ngày 27.07.2009 bởi công an làm cho người ta càng tin hơn lời thuật của các nhân chứng này.
2. Tại sao mãi đến năm 1997, nhà thờ Tam Tòa mới trở thành Di Tích tội ác chiến tranh Mỹ ?
Tại sao năm 1975, khi người Cộng sản cho rằng mình chiến thắng Mỹ, nhà cầm quyền địa phương nhà thờ Tam Tòa đã không tạo ra cái ‘chứng tích tội ác Mỹ’ để việc làm có phần nào hợp lý? Khi đó, Mỹ áp dụng chính sách cấm vận đối với Việt-Nam, khiến, trong những năm kế tiếp, kinh tế Việt-Nam bị kiệt quệ làm nhà nước phải tìm mọi cách để bình thường hóa ngoại giao với Hoa kỳ hầu tiến tới việc thiết lập mậu dịch với Hoa kỳ.
Khi Hoa kỳ đồng ý cho thiết lập bang giao, cộng đảng Việt-Nam đã mừng đến mức nào, chúng ta hãy nghe phát biểu của đại sứ Việt-Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ Lê văn Bàng: « Ngày 03.02.1994 là ngày mà tôi nhớ mãi. Hôm đó, thật bất ngờ tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt-Nam. Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt vì phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề... » Cho rằng Mỹ tàn ác vậy mà sao khi nhận được thông báo cho phép chơi lại với họ lại mừng đến muốn khóc như vậy ư?
Sau đó, vào năm 1995, khi sang tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc, khi đề cập đến triển vọng quan hệ Việt Mỹ, Chủ tịch nước Lê đức Anh đã tuyên bố rằng: « một nước mà không gác lại được quá khứ thì cũng chưa phải là nước vĩ đại! ». Lời nói đó chẳng là khuôn vàng thước ngọc cho đàn em tỉnh Quảng Bình noi theo. Do đó, thực chất của cái cớ ‘chứng tích chiến tranh’ mà tỉnh Quảng Bình đưa ra đã gây nên ra sự căng thẳng cho Tam Tòa chỉ là những mưu mô sảo quyệt nhỏ nhen của nhà cầm quyền Việt-Nam. Họ muốn thu gom càng nhiều tài sản Giáo hội càng tốt để dùng làm ‘chiến lợi phẩm’ hầu thương lượng khi đàm phán bình thường quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican sau này.
Ngoài ra, có bao giờ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình chăm lo đến các di tích quan trọng này? Nhìn vào tháp nhà thờ Tam Tòa đổ nát vì không một ai bảo quản cho đúng nghĩa một di tích lịch sử suốt 41 năm qua thì người dân dễ dàng thấy đó là một sự chiếm đoạt đất nhà thờ bất chấp quyền tư hữu, tư pháp lẫn tôn giáo, của Giáo xứ Tam Toà. Luật dân sự cũng như các văn bản liên quan về quyền dân sự qui định chhính quyền các cấp phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của chủ sở hữu nếu lấy tài sản của họ vào các mục đích công. Phải thỏa thuận bồi thường cho họ xong xuôi mới được lấy.
(Phải chăng vì sự chỉ trích của công luận về sự phế bỏ hoang tàn khuôn viên nhà thờ Tam Tòa, nên ngày 10.08.2009, nhà cầm quyền Ðồng Hới bị buộc phải ra lệnh tu bổ khuôn viên này)
Còn thời điểm ‘muộn màng’ công bố lấy nhà thờ Tam Tòa làm di tích chiến tranh, gần 22 năm sau, ngày 26.03.1997, là vì đúng vào thời điểm này đất đai khắp các tỉnh thành Việt-Nam bắt đầu rục rịch tăng giá sau khi Việt-Nam bang giao trở lại với Mỹ vào năm 1995, tự nó đã phản bác lại cái lý do ‘chứng tích tội ác Mỹ’. Miếng đất rộng trị giá có thể là nhiều tỷ đồng với những cơ hội ngầm ‘phát tài, phát lộc’ cho các quan hay vì ‘tội ác Mỹ’ và vì các thế hệ mai sau? Người cộng sản cho rằng ‘chứng tích tội ác Mỹ’ này sẽ dạy cho các trẻ em hận thù đối với ‘tội ác Mỹ’ mà, theo chúng tôi, các em cần được giáo dục hơn về đạo đức, văn hóa và nghề nghiệp.
IV. CÁO GIAN GIÁO DÂN TAM TÒA.
Nhà cầm quyền Quảng Bình đối xử bất nhân với giáo dân Tam Tòa.
a. Giáo dân Tam Tòa bị bất công ghép tội ‘phản động’ chỉ vì nhà cầm quyền địa phương cho rằng việc giáo dân dựng nhà trên nền cũ nhà thờ Tam Toà là tiếp tay với Đế quốc Mỹ để xóa tan tàn tích tội ác của Mỹ, nên công an Quảng Bình đã được gởi tới để ra tay đàn áp một cách công khai và cực kỳ dã man ngày 20.07.2009, cái ngày mà năm 1954, Cộng sản và thực dân Pháp đã ký kết hiệp định Genève để chia đôi Việt-Nam.
b. Người Việt-Nam luôn được tiếng là hiếu khách. Nhà nước đã tiêu nhiều khoản tiền cả trăm triệu mỹ kim để ‘kính mời’ người Việt đã bỏ nước ra đi từ năm 1975 để đem mỹ kim về Việt-Nam. Trong khi đó, các giáo dân Đồng Hới, đã rời miền Bắc vào Nam cùng một nước Việt năm 1954, nay quay về cố hương với những tờ giấy tiền hình Bác Hồ thì nhà cầm quyền không muốn tiếp nhận.
c. Công an Quảng Bình đã bắt giam người trái phép, đập phá rồi cướp toàn bộ những vật dụng người ta dựng láng trại để làm nơi thờ tự, kể cả máy phát điện, máy quay phim, máy ảnh, dụng cụ nấu nướng, gạo cơm, rồi lại ngang nhiên tuyên bố truy tố 7 giáo dân tội: ‘gây rối trật tự công cộng’.
Gây rối trật tự công cộng là hành vi phạm tội hình sự như quy định tại điều 245 Bộ Luật hình sự. Hành vi này bị xem là hình sự chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hay đã bị phạt hành chính trước đó, như cố tình với mục đích tạo ra tình trạng bất ổn và có tính bạo động (đập phá, đốt phá xe cộ, đánh nhau để tạo sự rối loạn, xô xát). Việc các giáo dân dựng một cái lán tạm trong khuôn viên nhà thờ thuộc quyền sở hữu của họ là việc làm dân sự. Nếu sai thì là một vi phạm hành chánh và chịu chế tài chiếu theo pháp luật hành chánh.
Thủ tục phải có trước đó là thẩm quyền sở tại coi rằng việc dựng lán tạm là trái luật thì phải tiến hành lập Biên bản vi phạm có ký nhận của bên vi phạm tức các giáo dân. Nếu họ từ chối ký thì có thể nhờ người làm chứng xác nhận hành vi vi phạm. Từ Biên bản vi phạm (chứng từ gốc), Ủy ban Nhân dân Đồng Hới ra Quyết định xử phạt hành chính, có quy định rõ biện pháp xử phạt và buộc phải tháo dỡ, ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định. Luật pháp cho phép một khoảng thời gian là 30 ngày để cho bên vi phạm khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện quyết định xử phạt đó lên cấp cao hơn trước khi bị cưỡng chế thi hành.
Ngoài ra, các giáo dân không cố tình tạo ra sự bất ổn như đốt phá, rượt đuổi, lật xe cộ, dựng vật cản giữa các nơi công cộng mà họ đã dựng lán tạm rất trật tự và nhẹ nhàng, không hề muốn tạo ra sự bất ổn hoặc thu hút sự chú ý hoặc gây náo loạn đối với công chúng. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: « Giáo dân đã không phạm tội gây rối trật tự công cộng. »
d. Rất tiếc, nhà nước cộng sản biến Việt-Nam thành một quốc gia mà luật pháp không được tôn trọng bởi chính nhà làm luật (hành pháp, lập pháp và tư pháp là một).
Trong trường hợp Tam Tòa, giáo dân chỉ bảo vệ những tài sản của mình trước hành vi lạm quyền có tính cách cưởng đoạt của Nhân viên công lực và xâm phạm quyền quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Tội này quy định tại Điều 129 Bộ Luật Hình sự nước Việt-Nam: « Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm. »
Việc Công an can thiệp vào công việc của Giáo dân Tam Tòa rõ ràng đã cản trở quyền tự do tín ngưỡng của họ, dù đây có thể chưa bị coi là tội phạm vì, thực tế, không phải là giáo đoàn đang dâng Thánh Lễ. Tuy nhiên, việc kéo đổ một nơi thờ tự với Thánh Giá đã được làm phép rõ ràng phải được xem như là hành vi xúc phạm tôn giáo. Sự kiện giật sập ngôi nhà tạm không theo một trình tự thủ tục pháp lý nào được xem là hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.
Tội lạm quyền trong khi thi thành công vụ được quy định tại Điều 182 của Bộ Luật hình sự: « Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà làm trái công vụ thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”. Sự lạm dụng đã làm cho cơ quan tổ chức đó bị mất uy tín và làm mất lòng tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, có thể coi như gợi lên các hành vi chống lại chính quyền. Do đó, người lạm quyền đã sai phạm rất nghiêm trọng, theo quy định tại khoản 3, có thể bị tù đến 20 năm.
Việc lấy đi các vật dụng phục vụ việc thờ tự như: khung nhà, máy phát điện, Thánh Giá… mà không lập biên bản như luật định phải được xem là những hành vi xúc phạm đến tôn giáo, cản trở quyền tự do tôn giáo của người dân. Tội chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 137 Bộ Luật Hình sự: « Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. »
Việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác cấu thành tội được quy định ở điều 104 Bộ Luật Hình sự: « Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. »
Cuối cùng, chúng ta cần biết: Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự Việt-Nam quy định: « Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án». Do đó, chúng ta luôn phải xác tín rằng mình là người vô tội cho đến khi ra trước tòa hầu chúng ta tiếp tục vững tin tranh đấu cho Công Lý và Sự Thật.
V. GIÁO PHẬN VINH MỪNG ĐẠI LỄ QUAN THẦY.
Sáng ngày 15.08.2009, lúc 8 giờ 30, tại Quảng trường Nhà thờ Chính toà Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh, đã long trọng cử hành Thánh lễ Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời, Quan thầy Giáo phận, với sự hiện diện của nhiều trăm linh mục, Đại chủng sinh và tu sĩ nam nữ trong Giáo phận.
Khi chuẩn bị Thánh Lễ, Tòa Giám mục đã có thông báo hướng dẫn: « Lễ Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời năm 2009, tất cả các giáo xứ trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh về trung tâm giáo phận tham dự Thánh lễ… Các xứ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cử hành Thánh lễ Quan Thầy giáo phận theo hình thức riêng như đã thống nhất, không về trung tâm giáo phận », nên giáo dân về tham dự Thánh lễ Quan thầy tại giáo phận năm nay chủ yếu đến từ 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Dù vậy, cũng có một nhóm nhỏ giáo dân Tam Tòa vượt trên 200 km về hiệp thông với Mẹ Giáo phận. Một Giáo phận có 3 tỉnh mà chỉ có 2 tỉnh có thể hiện diện tại Thánh Lễ Giáo phận vì an ninh… cũng là điều đáng buồn cho giới hữu trách tỉnh Quảng Bình.
200.000 người từ các giáo xứ trong giáo phận đã đổ về giáo đô Xã Đoài để cùng hiệp dâng Thánh lễ trọng thể này vì:
1. Đây là Thánh lễ Quan Thầy – được coi như ngày truyền thống của Giáo phận.
2. Thời gian này đang ở trong Năm Linh Mục nên linh mục và giáo dân cũng về khá nhiều để cầu nguyện cho các đấng chủ chăn.
3. Đức Cha Phaolô vừa trở về sau một hành trình dài nên giáo dân muốn đến để gặp gỡ và bày tỏ tình yêu với người Cha già sau một thời gian xa cách.
4. Những tác động từ sự kiện của giáo xứ Tam Tòa trong những ngày vừa qua, giáo dân họp nhau về giáo đô để nói lên tình hiệp thông và cầu nguyện cho anh chị em của mình tại giáo xứ Tam Tòa đã và đang phải gánh chịu những bức bách, trấn áp.
Tình hiệp nhất là điều dễ dàng nhận thấy trong Thánh Lễ này và cũng chính hiệp nhất tạo nên sức mạnh, nối kết muôn con tim Giáo đoàn Vinh trong và ngoài Giáo phận.
Trong Thánh Lễ, trước muôn vàn con tim, Đức Cha Phaolô tha thiết lặp lại niềm tin tưởng phó thác vào lòng yêu thương và sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria: « Lạy Rất Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng con, hôm nay toàn thể con cái Mẹ khắp cả Giáo Phận Vinh, trong niềm hân hoan vô hạn của tình con thảo, chạy đến sấp mình dưới chân Mẹ, chúng con xin hợp cùng Mẹ mà tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi, đã cất nhắc Mẹ hồn xác về trời… Vậy trong giờ phút long trọng này, quỳ trước tôn nhan Mẹ, chúng con xin ôn lại lời khấn dâng của cha ông chúng con ngày xưa, chúng con xin dâng toàn thể Giáo phận Vinh cho Mẹ. »
Hà-minh Thảo
(Tiếp theo và hết)
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 26.07.2009, 250.000 giáo sĩ và giáo dân Giáo phận Vinh đã tập trung cầu nguyện cho nạn nhân Tam Tòa tại nhà thờ 18 Giáo hạt trên tổng số 19 Giáo hạt để thể hiện tình liên đới, hiệp thông khẩn cầu cho Tam Tòa và nguyện xin Thiên Chúa ủi an các nạn nhân bị Công an Quảng Bình bắt giữ, đánh đập và hiện đang bị giam cầm. Cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Quảng Bình sáng suốt biết phân biệt lẽ phải, sự thật, công lý, hòa bình trong việc hành xử với các nạn nhân và giáo dân. Tiền đường các giáo đường, cơ sở tôn giáo của các Giáo xứ, Giáo hạt đều được căng biểu ngữ với khẩu hiệu: ‘Cầu nguyện cho các nạn nhân bị công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ.’ Giáo dân các giáo xứ mang theo cờ vàng-trắng với biểu ngữ mang cùng khẩu hiệu nói trên. Thánh Lễ tại các Giáo Hạt này đã được cử hành rất trang nghiêm, sốt sắng. Mọi người cùng cảm thấy đau đón khi biết Thánh Giá đã bị công an Quảng Bình xúc phạm và nay đang bị bọn vô lại chiếm giữ.
Cũng trong sáng ngày 26.07.2009 này, tại Tam Tòa, 7 Linh mục và Giáo dân trong Giáo hạt Đồng Troóc tập trung về nền nhà thờ Tam Toà để hiệp thông thánh lễ Chúa Nhật cùng cầu nguyện cho Giáo dân Giáo xứ Tam Tòa vì sự đàn áp dã man của công an ngày 20.07 trước đó. 500 giáo dân đã phải đối diện với một lực lượng khoảng trên 3000 người hỗn tạp gồm công an, cảnh sát, dân quân và dân địa phương đã dùng vũ lực ngăn cản (phải họ can đảm dùng vũ lực hổ trở ngư dân lãnh hải Việt-Nam còn ích lợi hơn), đánh đập một số giáo dân không cho tới nền nhà thờ Tam Tòa.
Vừa đến khu vực Tam Toà, những cảnh đau lòng mọi người khi phải chứng kiến cảnh những nữ tín hữu trong trang phục áo dài đến dâng Lễ tại nhà thờ Tam Tòa đã bị du đảng ăn mặc khiếm nhã thình lình xông vào đánh túi bụi vào mặt, vào người trước sự làm ngơ của lực lượng công an.
Chị Lê Thị Yên (Ca đoàn phó giáo xứ Tam Tòa) bị một nhóm thanh niên xông vào đánh và hai con gái bé Ca (14 tuổi) và bé Ly (12 tuổi) vừa kể vừa khóc: ‘Đang lúc ba mẹ con con vừa mới đến tại nhà thờ Tam Toà cùng với nhiều Giáo dân khác, các con thấy rất đông thanh niên đã được bố trí sẵn ở đó, họ cầm gậy gộc trong tay, họ xông vào đánh túi bụi vào mặt vào người của con, khiến con ngã xuống đất không biết gì. Họ đánh con vì thấy con mặc áo dài và họ cho rằng con đến đây để tham dự Thánh Lễ. Họ còn thu điện thoại di động của con....”. Trước tình hình khá phức tạp, nhiều giáo dân bị đánh đập, bạo lực tràn lan, tại khu vực nhà thờ bị bao vây bởi các được đảng đang sẵn sàng hành động bằng bạo lực trong khi lực lượng an ninh công an tỏ ra bất lực. Sau cùng, các Cha đi đến quyết định không cử hành Thánh Lễ.
Chiều ngày 26.07.2009, công an Quảng Bình tiếp tục bắt 3 giáo dân: Ông Lý - chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ Tam Tòa; chị Yên và Anh Giu-se Nguyễn Hữu Thống, Trưởng ban Đại diện Sinh viên Công Giáo địa phận Vinh tại Hà Nội, quê xứ Trang Nứa, Nghệ An. Thêm vào đó công an Quảng Bình còn dùng các hình thức khác để đe dọa, trấn áp giáo dân Tam Tòa.
Ngày 27-07-2009 Hội Sinh viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đã ra thông báo khẩn kêu gọi các bạn sinh viên hiệp thông cầu nguyện và ra tuyên cáo yêu cầu chính quyền trả tự do cho anh Thông. Quá khuya đêm 27 rạng sáng 28.07, anh Thống bị công an Đồng Hới đẩy em ra khỏi trụ sở công an thành phố sau 30 tiếng bắt giữ, tra khảo và đánh đập chảy máu miệng.
Sáng ngày 27.07.2009, 5 Linh mục và Hội đồng Mục vụ các giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh, (sát Quảng Bình) vào thăm các nạn nhân. Khi đoàn vừa bước xuống xe, gần nền nhà thờ Tam Tòa thì một nhóm ăn mặc thường phục, có cả côn đồ xông vào đánh các Linh mục và Giáo dân. Lúc đó, gần đó, một đám khoảng 30 công an đã đứng nhìn bầy công an thường phục đánh đấm Cha đến trọng thương đầu, mặt, cằm và răng vì chúng đã liên tục đá vào đầu Cha. Các giáo dân đưa Cha Phú và mấy người bị trọng thương vào một trạm xá gần đó để điều trị. Thấy tình thế quá bất ổn, vì nhóm côn đồ tiếp tục nói những lời tục tĩu, đe dọa buộc các linh mục và giáo dân phải rời khỏi nơi đó. Than ôi! một Quảng Bình an ninh và văn minh.
Hay tin như vậy, Cha Phêrô Ngô thế Bính, Chánh xứ Hà Lời, tới để xem tình hình và thăm Cha Phú. Thấy cảnh tượng khủng khiếp, nhóm côn đồ bao vây trạm xá không cho ai vào, Cha đã điện thoại yêu cầu ông Trần công Thuật phó chủ tịch Uũy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình tới để Cha có thể vào thăm Cha Phú. Khoảng 10 phút sau, ông Thuật ra về, bỏ mặc cha cho hơn 100 côn đồ đuổi đánh, trước sự chứng kiến của các công an. Kết cục Cha Phêrô Ngô Thế Bính bị côn đồ đánh trọng thương và ngất xỉu rớt từ lầu hai xuống tình trạng rất nặng. Hành vi bỏ về của ông Thuật thật đáng nghi ngờ.
Một giáo dân đang làm ăn tại Đồng Hới đi qua thấy và biết đó là Cha Bính liền thuê xe đưa Cha Bính tới bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới. Sau đó, công an thuê taxi đưa Cha Phú và 5 giáo dân bị đánh trọng thương tới bệnh viện Việt Nam - Cuba. Tại bệnh viện, 2 Cha và các giáo dân bị đánh trọng thương không được cứu chữa và chuyển Cha Phú và 5 giáo dân về bệnh viện Kỳ Anh. Cha Bính nằm cũng không được chăm sóc, khi tỉnh lại, Cha được người giúp đưa ra khỏi bệnh viện và lên xe về Phòng khám Đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài.
III. TẠI SAO GIÁO ĐƯỜNG TAM TÒA ĐỖ NÁT ?
1. Ai là thủ phạm ?
Là những người đã từng sống trong cuộc chiến tranh Việt-Nam vừa qua, chúng ta đều biết, mỗi khi người cộng sản muốn phá chùa hay nhà thờ, họ chỉ cần đặt ở tháp chuông hay trên nóc chùa một vài khẩu súng, bắn vài phát đạn khiêu khích, thế là máy bay Mỹ đến thả bom hay bắn phá nhà thờ và chùa chiền, để họ có cớ tuyên truyền giặc đánh bom nhà thờ và chùa.
Nhà thờ Tam Tòa cũng nằm trong trường hợp đó. Người cộng sản Việt-Nam vẫn tuyên truyền nhà thờ này nằm cạnh cửa biển Nhật Lệ nên địch bắn phá suốt ngày đêm. Dù phải hy sinh cả máu xương, người dân Đồng Hới vẫn quyết bảo vệ vùng trời, vùng đất yêu thương của Tổ Quốc, xung quanh nhà thờ Tam Tòa, nhiều ụ pháo, nhiều công sự được người dân dựng lên đánh giặc. Do đó, nhà thờ Tam Tòa đã trở thành mục tiêu ‘giặc lái Mỹ’ oanh tạc.
Tuy nhiên, theo nhiều nhân chứng sống thuật lại thì chính Việt Cộng đã đặt chất nỗ phá tung nhà thờ Tam Tòa, vì sáng ngày 27.02.1968, không nghe tiếng máy bay Mỹ nhưng nhà thờ bị bom nổ tung và họ quả quyết đó là do Việt Cộng gài chất nỗ phá hoại cũng như chúng đã phá hoại chùa An Xá của Phật Giáo trong vùng. Thái độ kỳ thị Công giáo qua hành động đánh đập các giáo dân ngày 20.07.2009 và hai Linh mục ngày 27.07.2009 bởi công an làm cho người ta càng tin hơn lời thuật của các nhân chứng này.
2. Tại sao mãi đến năm 1997, nhà thờ Tam Tòa mới trở thành Di Tích tội ác chiến tranh Mỹ ?
Tại sao năm 1975, khi người Cộng sản cho rằng mình chiến thắng Mỹ, nhà cầm quyền địa phương nhà thờ Tam Tòa đã không tạo ra cái ‘chứng tích tội ác Mỹ’ để việc làm có phần nào hợp lý? Khi đó, Mỹ áp dụng chính sách cấm vận đối với Việt-Nam, khiến, trong những năm kế tiếp, kinh tế Việt-Nam bị kiệt quệ làm nhà nước phải tìm mọi cách để bình thường hóa ngoại giao với Hoa kỳ hầu tiến tới việc thiết lập mậu dịch với Hoa kỳ.
Khi Hoa kỳ đồng ý cho thiết lập bang giao, cộng đảng Việt-Nam đã mừng đến mức nào, chúng ta hãy nghe phát biểu của đại sứ Việt-Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ Lê văn Bàng: « Ngày 03.02.1994 là ngày mà tôi nhớ mãi. Hôm đó, thật bất ngờ tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt-Nam. Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt vì phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề... » Cho rằng Mỹ tàn ác vậy mà sao khi nhận được thông báo cho phép chơi lại với họ lại mừng đến muốn khóc như vậy ư?
Sau đó, vào năm 1995, khi sang tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc, khi đề cập đến triển vọng quan hệ Việt Mỹ, Chủ tịch nước Lê đức Anh đã tuyên bố rằng: « một nước mà không gác lại được quá khứ thì cũng chưa phải là nước vĩ đại! ». Lời nói đó chẳng là khuôn vàng thước ngọc cho đàn em tỉnh Quảng Bình noi theo. Do đó, thực chất của cái cớ ‘chứng tích chiến tranh’ mà tỉnh Quảng Bình đưa ra đã gây nên ra sự căng thẳng cho Tam Tòa chỉ là những mưu mô sảo quyệt nhỏ nhen của nhà cầm quyền Việt-Nam. Họ muốn thu gom càng nhiều tài sản Giáo hội càng tốt để dùng làm ‘chiến lợi phẩm’ hầu thương lượng khi đàm phán bình thường quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican sau này.
Ngoài ra, có bao giờ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình chăm lo đến các di tích quan trọng này? Nhìn vào tháp nhà thờ Tam Tòa đổ nát vì không một ai bảo quản cho đúng nghĩa một di tích lịch sử suốt 41 năm qua thì người dân dễ dàng thấy đó là một sự chiếm đoạt đất nhà thờ bất chấp quyền tư hữu, tư pháp lẫn tôn giáo, của Giáo xứ Tam Toà. Luật dân sự cũng như các văn bản liên quan về quyền dân sự qui định chhính quyền các cấp phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của chủ sở hữu nếu lấy tài sản của họ vào các mục đích công. Phải thỏa thuận bồi thường cho họ xong xuôi mới được lấy.
(Phải chăng vì sự chỉ trích của công luận về sự phế bỏ hoang tàn khuôn viên nhà thờ Tam Tòa, nên ngày 10.08.2009, nhà cầm quyền Ðồng Hới bị buộc phải ra lệnh tu bổ khuôn viên này)
Còn thời điểm ‘muộn màng’ công bố lấy nhà thờ Tam Tòa làm di tích chiến tranh, gần 22 năm sau, ngày 26.03.1997, là vì đúng vào thời điểm này đất đai khắp các tỉnh thành Việt-Nam bắt đầu rục rịch tăng giá sau khi Việt-Nam bang giao trở lại với Mỹ vào năm 1995, tự nó đã phản bác lại cái lý do ‘chứng tích tội ác Mỹ’. Miếng đất rộng trị giá có thể là nhiều tỷ đồng với những cơ hội ngầm ‘phát tài, phát lộc’ cho các quan hay vì ‘tội ác Mỹ’ và vì các thế hệ mai sau? Người cộng sản cho rằng ‘chứng tích tội ác Mỹ’ này sẽ dạy cho các trẻ em hận thù đối với ‘tội ác Mỹ’ mà, theo chúng tôi, các em cần được giáo dục hơn về đạo đức, văn hóa và nghề nghiệp.
IV. CÁO GIAN GIÁO DÂN TAM TÒA.
Nhà cầm quyền Quảng Bình đối xử bất nhân với giáo dân Tam Tòa.
a. Giáo dân Tam Tòa bị bất công ghép tội ‘phản động’ chỉ vì nhà cầm quyền địa phương cho rằng việc giáo dân dựng nhà trên nền cũ nhà thờ Tam Toà là tiếp tay với Đế quốc Mỹ để xóa tan tàn tích tội ác của Mỹ, nên công an Quảng Bình đã được gởi tới để ra tay đàn áp một cách công khai và cực kỳ dã man ngày 20.07.2009, cái ngày mà năm 1954, Cộng sản và thực dân Pháp đã ký kết hiệp định Genève để chia đôi Việt-Nam.
b. Người Việt-Nam luôn được tiếng là hiếu khách. Nhà nước đã tiêu nhiều khoản tiền cả trăm triệu mỹ kim để ‘kính mời’ người Việt đã bỏ nước ra đi từ năm 1975 để đem mỹ kim về Việt-Nam. Trong khi đó, các giáo dân Đồng Hới, đã rời miền Bắc vào Nam cùng một nước Việt năm 1954, nay quay về cố hương với những tờ giấy tiền hình Bác Hồ thì nhà cầm quyền không muốn tiếp nhận.
c. Công an Quảng Bình đã bắt giam người trái phép, đập phá rồi cướp toàn bộ những vật dụng người ta dựng láng trại để làm nơi thờ tự, kể cả máy phát điện, máy quay phim, máy ảnh, dụng cụ nấu nướng, gạo cơm, rồi lại ngang nhiên tuyên bố truy tố 7 giáo dân tội: ‘gây rối trật tự công cộng’.
Gây rối trật tự công cộng là hành vi phạm tội hình sự như quy định tại điều 245 Bộ Luật hình sự. Hành vi này bị xem là hình sự chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hay đã bị phạt hành chính trước đó, như cố tình với mục đích tạo ra tình trạng bất ổn và có tính bạo động (đập phá, đốt phá xe cộ, đánh nhau để tạo sự rối loạn, xô xát). Việc các giáo dân dựng một cái lán tạm trong khuôn viên nhà thờ thuộc quyền sở hữu của họ là việc làm dân sự. Nếu sai thì là một vi phạm hành chánh và chịu chế tài chiếu theo pháp luật hành chánh.
Thủ tục phải có trước đó là thẩm quyền sở tại coi rằng việc dựng lán tạm là trái luật thì phải tiến hành lập Biên bản vi phạm có ký nhận của bên vi phạm tức các giáo dân. Nếu họ từ chối ký thì có thể nhờ người làm chứng xác nhận hành vi vi phạm. Từ Biên bản vi phạm (chứng từ gốc), Ủy ban Nhân dân Đồng Hới ra Quyết định xử phạt hành chính, có quy định rõ biện pháp xử phạt và buộc phải tháo dỡ, ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định. Luật pháp cho phép một khoảng thời gian là 30 ngày để cho bên vi phạm khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện quyết định xử phạt đó lên cấp cao hơn trước khi bị cưỡng chế thi hành.
Ngoài ra, các giáo dân không cố tình tạo ra sự bất ổn như đốt phá, rượt đuổi, lật xe cộ, dựng vật cản giữa các nơi công cộng mà họ đã dựng lán tạm rất trật tự và nhẹ nhàng, không hề muốn tạo ra sự bất ổn hoặc thu hút sự chú ý hoặc gây náo loạn đối với công chúng. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: « Giáo dân đã không phạm tội gây rối trật tự công cộng. »
d. Rất tiếc, nhà nước cộng sản biến Việt-Nam thành một quốc gia mà luật pháp không được tôn trọng bởi chính nhà làm luật (hành pháp, lập pháp và tư pháp là một).
Trong trường hợp Tam Tòa, giáo dân chỉ bảo vệ những tài sản của mình trước hành vi lạm quyền có tính cách cưởng đoạt của Nhân viên công lực và xâm phạm quyền quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Tội này quy định tại Điều 129 Bộ Luật Hình sự nước Việt-Nam: « Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm. »
Việc Công an can thiệp vào công việc của Giáo dân Tam Tòa rõ ràng đã cản trở quyền tự do tín ngưỡng của họ, dù đây có thể chưa bị coi là tội phạm vì, thực tế, không phải là giáo đoàn đang dâng Thánh Lễ. Tuy nhiên, việc kéo đổ một nơi thờ tự với Thánh Giá đã được làm phép rõ ràng phải được xem như là hành vi xúc phạm tôn giáo. Sự kiện giật sập ngôi nhà tạm không theo một trình tự thủ tục pháp lý nào được xem là hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.
Tội lạm quyền trong khi thi thành công vụ được quy định tại Điều 182 của Bộ Luật hình sự: « Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà làm trái công vụ thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”. Sự lạm dụng đã làm cho cơ quan tổ chức đó bị mất uy tín và làm mất lòng tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, có thể coi như gợi lên các hành vi chống lại chính quyền. Do đó, người lạm quyền đã sai phạm rất nghiêm trọng, theo quy định tại khoản 3, có thể bị tù đến 20 năm.
Việc lấy đi các vật dụng phục vụ việc thờ tự như: khung nhà, máy phát điện, Thánh Giá… mà không lập biên bản như luật định phải được xem là những hành vi xúc phạm đến tôn giáo, cản trở quyền tự do tôn giáo của người dân. Tội chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 137 Bộ Luật Hình sự: « Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. »
Việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác cấu thành tội được quy định ở điều 104 Bộ Luật Hình sự: « Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. »
Cuối cùng, chúng ta cần biết: Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự Việt-Nam quy định: « Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án». Do đó, chúng ta luôn phải xác tín rằng mình là người vô tội cho đến khi ra trước tòa hầu chúng ta tiếp tục vững tin tranh đấu cho Công Lý và Sự Thật.
V. GIÁO PHẬN VINH MỪNG ĐẠI LỄ QUAN THẦY.
Sáng ngày 15.08.2009, lúc 8 giờ 30, tại Quảng trường Nhà thờ Chính toà Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh, đã long trọng cử hành Thánh lễ Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời, Quan thầy Giáo phận, với sự hiện diện của nhiều trăm linh mục, Đại chủng sinh và tu sĩ nam nữ trong Giáo phận.
Khi chuẩn bị Thánh Lễ, Tòa Giám mục đã có thông báo hướng dẫn: « Lễ Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời năm 2009, tất cả các giáo xứ trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh về trung tâm giáo phận tham dự Thánh lễ… Các xứ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cử hành Thánh lễ Quan Thầy giáo phận theo hình thức riêng như đã thống nhất, không về trung tâm giáo phận », nên giáo dân về tham dự Thánh lễ Quan thầy tại giáo phận năm nay chủ yếu đến từ 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Dù vậy, cũng có một nhóm nhỏ giáo dân Tam Tòa vượt trên 200 km về hiệp thông với Mẹ Giáo phận. Một Giáo phận có 3 tỉnh mà chỉ có 2 tỉnh có thể hiện diện tại Thánh Lễ Giáo phận vì an ninh… cũng là điều đáng buồn cho giới hữu trách tỉnh Quảng Bình.
200.000 người từ các giáo xứ trong giáo phận đã đổ về giáo đô Xã Đoài để cùng hiệp dâng Thánh lễ trọng thể này vì:
1. Đây là Thánh lễ Quan Thầy – được coi như ngày truyền thống của Giáo phận.
2. Thời gian này đang ở trong Năm Linh Mục nên linh mục và giáo dân cũng về khá nhiều để cầu nguyện cho các đấng chủ chăn.
3. Đức Cha Phaolô vừa trở về sau một hành trình dài nên giáo dân muốn đến để gặp gỡ và bày tỏ tình yêu với người Cha già sau một thời gian xa cách.
4. Những tác động từ sự kiện của giáo xứ Tam Tòa trong những ngày vừa qua, giáo dân họp nhau về giáo đô để nói lên tình hiệp thông và cầu nguyện cho anh chị em của mình tại giáo xứ Tam Tòa đã và đang phải gánh chịu những bức bách, trấn áp.
Tình hiệp nhất là điều dễ dàng nhận thấy trong Thánh Lễ này và cũng chính hiệp nhất tạo nên sức mạnh, nối kết muôn con tim Giáo đoàn Vinh trong và ngoài Giáo phận.
Trong Thánh Lễ, trước muôn vàn con tim, Đức Cha Phaolô tha thiết lặp lại niềm tin tưởng phó thác vào lòng yêu thương và sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria: « Lạy Rất Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng con, hôm nay toàn thể con cái Mẹ khắp cả Giáo Phận Vinh, trong niềm hân hoan vô hạn của tình con thảo, chạy đến sấp mình dưới chân Mẹ, chúng con xin hợp cùng Mẹ mà tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi, đã cất nhắc Mẹ hồn xác về trời… Vậy trong giờ phút long trọng này, quỳ trước tôn nhan Mẹ, chúng con xin ôn lại lời khấn dâng của cha ông chúng con ngày xưa, chúng con xin dâng toàn thể Giáo phận Vinh cho Mẹ. »
Hà-minh Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chuồn Chuồn
Joseph Ngọc Phạm
22:12 30/08/2009
CHUỒN CHUỒN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm.
Biết đâu là tổ chuồn chuồn
Biết đâu cú đậu, biết đâu lươn nằm.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền