Ngày 01-09-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tuyên Ngôn Hồng Ân – Luke 4:18-19
Nguyễn Trung Tây
05:14 01/09/2024
Lm Nguyễn Trung Tây: Tuyên Ngôn Hồng Ân – Luke 4:18-19

Thần học chủ đạo của Tin Mừng không phải thần học luận phạt, nhưng tình yêu vô điều kiện của một Thiên Chúa quá yêu thương thế gian (John 3:16). Bởi thế, Ngôi Lời nhập thể để Ngài cứu chuộc thế gian, chứ không phải để lên án. Chính Đức Giêsu đã khẳng định trong Tin Mừng nhiều lần nét thần học chủ đạo này. Ngài khẳng định, “Ta đến không để kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi” (Matt 9:13). Trong hội đường Nazareth, Ngài đã từng công bố Tuyên ngôn Hồng Ân, “Thần Khí Chúa ngự trên tôi. Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha thứ, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Luke 4:18-19).

Đức Giêsu là Bạn của người nghèo hèn, những người bị xã hội bỏ rơi hoặc nhìn với ánh mắt khinh bỉ. Nhìn dưới lăng kiếng khác, Ngôi Lời đã đến trong thế gian để công bố Tuyên ngôn Hồng Ân của Thiên Chúa tới tất cả mọi người trên trái đất, đặc biệt những người nghèo về tinh thần hoặc thể chất, hoặc cả hai.

Hơn ba năm liền, Ngài hiệp hành cùng với tất cả những người nghèo trong xã hội. Bất luận chủng tộc, giới tính, địa vị của họ trong xã hội, Đức Giêsu đã đi tìm, gặp gỡ lắng nghe, đối thoại và bênh vực tất cả những người nghèo. Từ những người tật nguyền, phong hủi, quỷ ám, thu thuế, gái giang hồ, dân ngoại Roma, Canaan hay Samaria, Đức Giêsu đều sẵn sàng dừng một bước chân mục vụ để đối thoại và trả lại cho họ tiếng nói cũng như nhân phẩm.

Bởi thế, độc giả Tin Mừng sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra Đức Giêsu sẵn sàng bỏ lại 99 con chiên công chính ở lại sau lưng, chỉ để đi tìm 1 con chiên nghèo, lạc trong hoang địa. Dụ ngôn con chiên lạc chính là một hình ảnh cụ thể diễn tả ngắn gọn thần học chủ đạo của Tin Mừng hay Tuyên ngôn Hồng Ân Luke 4:18-19.

Bởi Đức Giêsu là một Đức Giêsu của người nghèo, Giáo hội cũng phải là Giáo hội của người nghèo trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy!
 
Luôn là hôm nay
Lm. Minh Anh
14:34 01/09/2024
LUÔN LÀ “HÔM NAY”
“Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe!”.

“Lời tiên tri của Isaia có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng Chúa Giêsu - “trong quyền năng của Thánh Thần” - làm cho nó ‘liên quan’ và trên hết, đưa nó đến sự ‘ứng nghiệm’; đồng thời, chỉ ra ‘cách thức’ chúng ta đón nhận Lời Chúa. Lời Chúa luôn là “hôm nay!”. Lời tiên tri này nói với trái tim bạn hôm nay!” - Phanxicô.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lấy lại lời Isaia, những lời vượt ra ngoài thời điểm lịch sử cụ thể khi chúng được nói ra. Chúa Thánh Thần chiếm ngự trọn vẹn trong Ngài; Chúa Thánh Thần sai Ngài đến với những kẻ tin. Và “Lời tiên tri này nói với trái tim bạn hôm nay”; bởi lẽ, Lời Chúa luôn là “hôm nay!”.

Người đồng hương của Chúa Giêsu ấn tượng bởi lời Ngài. Và mặc dù bị che khuất bởi những định kiến, họ không tin, nhưng họ vẫn nhận ra lời Ngài dạy khác với những vị thầy khác. Họ cảm thấy Ngài còn nhiều điều hơn thế. Điều gì ở đây? Đó là sự xức dầu của Thánh Thần! Đôi khi, bài giảng và lời dạy của chúng ta vẫn chung chung, trừu tượng; chúng không chạm đến tâm hồn và cuộc sống của ai. Tại sao? Vì chúng thiếu sức mạnh của điều này: “hôm nay”. Những gì Chúa Giêsu “công bố” trong quyền năng của Thánh Thần, chính là ngày hôm nay. Ngài đang nói với chúng ta “hôm nay”. Phaolô đã xác tín, “Tôi nói, tôi giảng, mà chẳng dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa!” - bài đọc một.

Ngoài ra, những lời trong Phúc Âm là những lời ban sự sống ‘vĩnh cửu và hiện tại’. Chúng là ‘vĩnh cửu’ vì Đấng Hằng Hữu đã phán, là ‘hiện tại’ vì Chúa Giêsu làm cho chúng được ứng nghiệm vĩnh viễn. Lắng nghe Lời, bạn tiếp nhận “không phải như lời người phàm, nhưng như lời của Thiên Chúa, và đích thực là thế, lời đó có sức biến đổi linh hồn”. Chúa không nói ‘với tai’ mà ‘với tim!’. Bất cứ điều gì Ngài nói đều sâu sắc, đầy ý nghĩa và tình yêu. Lời Chúa là nguồn sống vô tận, “Ai có thể thấu hiểu dù chỉ một lời Chúa phán? Như người khát uống từ một nguồn nước, bạn để lại nhiều hơn những gì có thể nắm bắt” - thánh Ephraem. Lời Chúa xuất phát từ trái tim Thiên Chúa; và, từ trái tim này, từ lòng Ba Ngôi, Con Thiên Chúa - Ngôi Lời của Cha - đã đến với nhân loại.

Anh Chị em,

Đó là lý do tại sao mỗi ngày, lắng nghe Lời Chúa, chúng ta phải có thể thưa lên cùng Đức Trinh Nữ Maria: “Xin hãy thực hiện nơi tôi theo lời Người!” và Chúa sẽ trả lời: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai con vừa nghe!”. Tuy nhiên, để Lời Chúa có hiệu quả, bạn và tôi phải loại bỏ mọi định kiến. Người đương thời với Chúa Giêsu không hiểu điều đó, họ chỉ nhìn Ngài bằng con mắt phàm tục, “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?”. Họ có thể thấy nhân tính của Chúa Giêsu, nhưng không thể đánh giá được thần tính của Ngài. Bất cứ khi nào chúng ta lắng nghe Lời Chúa, ngoài phong cách văn chương, vẻ đẹp của cách diễn đạt hay tính đặc thù của hoàn cảnh, chúng ta hãy nhớ rằng, chính ‘Chúa đang nói với tôi!’. Vì Lời Chúa luôn là “hôm nay!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cám ơn Chúa chỉ cho con một sự thật. Sở dĩ, cuộc sống con cứ ‘ì à ì ạch’, vì lẽ Lời Chúa chưa ‘đọng mấy hột’ trên con. Con quên mất, Lời Chúa luôn là “hôm nay!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phẫn nộ khi Vatican bỏ cụm từ Trước Chúa Kitô [BC] thành Trước Công Nguyên [BCE]
Vũ Văn An
14:42 01/09/2024

Simon Caldwell của tờ Catholic Herald, Anh, ngày 30 tháng 8 năm 2024, cho hay: Người Công Giáo đã cáo buộc Vatican phản bội Chúa Giêsu bằng cách thay thế cụm từ “Trước Chúa Kitô [BC]” bằng cụm từ “Trước Công Nguyên [BCE]” trong các tài liệu chính thức.

Thuật ngữ truyền thống BC đã được thay thế bằng BCE trong bản dịch tiếng Anh của một lá thư vào tháng 7 của Đức Phanxicô về vai trò của văn học trong quá trình đào tạo Kitô hữu.



Ann Widdecombe, một người trở lại Công Giáo và là cựu bộ trưởng của Đảng Bảo thủ Anh, là một trong những người Công Giáo trên toàn thế giới tức giận vì động thái này.

“Nếu Vatican làm như vậy thì đó là một sự phản bội hoàn toàn”, Widdecombe nói.

“Nếu Vatican xóa tên Chúa Kitô khỏi các tài liệu chính thức thì đó là một sự phản bội hoàn toàn”.

Việc sử dụng thuật ngữ thế tục BCE xuất hiện trong đoạn 12 của bức thư, ám chỉ đến bài phát biểu của Thánh Phaolô trước Areopagus được mô tả trong Công vụ Tông đồ.

Đoạn văn có nội dung: “Câu thơ này có hai trích dẫn: một trích dẫn gián tiếp, từ nhà thơ Epimenides (thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên), và trích dẫn trực tiếp, từ Phaenomena của nhà thơ Aratus xứ Soli (thế kỷ thứ ba trước Công nguyên), người đã viết về các chòm sao và các dấu hiệu của thời tiết tốt và xấu.”

Văn bản này thể hiện sự thay đổi lớn so với quan điểm của Giáo hội về lịch sử, được hình thành từ sự xuất hiện của Đấng cứu thế.

Giáo hội luôn đánh số năm là “BC”, nghĩa là “Trước Chúa Kitô”, hoặc “AD” – Anno Domini, hoặc trong năm của Chúa chúng ta, để biểu thị thời đại của Giáo hội.

Thuật ngữ BCE được các học giả Do Thái sử dụng từ những năm 1800, những người không thừa nhận Chúa Giêsu là Đấng cứu thế.

Thuật ngữ này đã len lỏi đi vào cách sử dụng phổ biến với chủ nghĩa thế tục gia tăng của các xã hội phương Tây và sự từ chối mọi khái niệm về Chúa, và thường gây tranh cãi.

BCE chỉ xuất hiện trong bản dịch tiếng Anh của bức thư của Đức Giáo Hoàng. BC vẫn là từ viết tắt được ưa chuộng cho các bản dịch sang tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ba Lan và tiếng Ả Rập.
 
Cha mọi dối trá
Vũ Văn An
15:17 01/09/2024

Anthony Esolen, trên tạp chí The Catholic Thing, ngày 1 tháng 9 năm 2024, nhắc lại lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy để tiếng có của các con là có và tiếng không của các con là không,” Chúa Giêsu nói, ra lệnh cho các môn đệ của Người không bao giờ thề thốt. “Mọi thứ khác đều đến từ ma quỷ.”



Chúa Giêsu không phải là người ngụy biện. Chúng ta không thấy Người nói rằng không sao cả khi đi ngang qua một người đàn ông đang đau khổ trong mương, miễn là anh em có điều gì đó quan trọng để lo toan. Người không nói rằng anh em có thể ghét kẻ thù của mình nếu anh em có lý do. Người không nói rằng anh em có thể để mắt mình hoang dại vì ham muốn, chỉ cần anh em kiềm chế bàn tay mình.

Chúng ta thậm chí không thấy Người đặt ra điều kiện về việc có được phép bỏ vợ hay không. Tôi diễn đạt theo cách đó, thay vì “ly dị vợ”, bởi vì trong cả tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp – cũng như tiếng Đức và nhiều ngôn ngữ khác – các từ chỉ “đàn ông” và “đàn bà” có nhiệm vụ xa hơn là “chồng” và “vợ”, gắn kết các thực tế sinh học và xã hội với nhau.

Một người đàn ông không thể là vợ hơn là anh ta không thể là đàn bà. Một người đàn ông không thể là đàn bà hơn một hữu thể nhân bản không thể là một con thú; mặc dù anh ta có thể bắt chước tác phong của chúng, mợt cách tệ hại.

Vì vậy, khi Chúa Giêsu cấm bạn bỏ vợ, trong một trong những câu chuyện, Người đã thêm một cụm từ trong ngoặc đơn, "trừ khi vì lý do porneia". Tôi hiểu rằng điều đó có nghĩa là "Tôi không nói về tội gian dâm", trong trường hợp đó, việc bỏ người đàn bà của bạn với tư cách là đàn bà không giống như việc bỏ vợ với tư cách là vợ. Đó không phải là một điều kiện mà là một sự minh xác.

Dù sao, lời của Chúa Giêsu thực sự là một thanh kiếm hai lưỡi, chẻ giữa tủy và xương. Người đưa ra những sự phân biệt sắc bén, không phải để chẻ sợi tóc mà để tách biệt những gì con người muốn làm rối tung. Người là Đấng Tạo Hóa, là Đấng ngay từ đầu đã tạo ra bằng cách phân biệt, phân chia ánh sáng với bóng tối, ngày với đêm, đất với biển, chim với các loài sinh vật dưới biển, thú đồng với nhau theo từng loại riêng biệt, và con người với các loài thú; và khi Người tạo ra con người, chúng ta lần đầu tiên được nhắc đến nam và nữ, riêng biệt, dành cho nhau trong sự kết hợp tình dục.

Việc tạo ra Ađam và Evà là một ví dụ mạnh mẽ nhất về cả sự phân biệt và kết hợp, và Chúa Giêsu đã trích dẫn điều này trong lời bác bỏ rõ ràng và sắc bén của Người về việc ly hôn: "Vì lý do này, người đàn ông sẽ rời cha mẹ mình và gắn bó với người đàn bà của mình, và cả hai sẽ trở thành một xương một thịt."

Trọng tâm nằm ở tính từ một, chiếm vị trí cuối cùng và cao trào trong câu tiếng Do Thái: vi phạm sự kết hợp giữa người đàn ông và người đàn bà trong hôn nhân giống như vi phạm lệnh truyền chính: "Hỡi Israel, hãy nghe, Chúa, Chúa Thiên Chúa của ngươi, là Một."

Mọi người thường nói dối về điều gì nhất? Tôi không nói đến sự quanh co hay lời chứng gian. Ý tôi là những lời nói dối mà chúng ta tự nói với mình, để làm mờ đi sự thật, làm mờ đi tầm nhìn của chúng ta, làm rối tung lý trí, khiến lương tâm chìm vào giấc ngủ.

Chúng ta nói dối về những thứ kích thích sự thèm muốn của chúng ta: quyền lực, tiền bạc, sự trả thù, danh tiếng, tình dục. Một người đàn ông đói khát quyền lực là người cuối cùng mà chúng ta nên tin tưởng để đưa ra lời giải thích công bằng về các động thái chính trị của mình. Chúng ta sẽ không thấy dễ chịu khi xem qua sổ sách của một người tham lam, ngay cả khi anh ta luôn tuân thủ luật pháp. Và một người đã tạo thói quen phạm tội tình dục – người đã đúc nó thành đồng và dựng lên như hình ảnh của chính mình? Tại sao chúng ta nên tin anh ta?

“Thiên Chúa không phải là tác giả của sự hỗn loạn,” Thánh Phao-lô nói. Từ “hỗn loạn,” akatastasia, ám chỉ sự không thể ngồi yên: nổi loạn, náo loạn, mất trật tự, vi phạm sự bình an bên trong và bên ngoài.

Mọi tội lỗi đều là sự nổi loạn chống lại trật tự. Mọi tội lỗi đều là lời nói dối. Thiên Chúa là chân lý – vững chắc như đá, đáng tin cậy, bất di bất dịch. Nhưng lời nói dối thì mơ hồ, gián tiếp, xảo quyệt, gian xảo, giống như cát bên dưới những ngôi nhà mà chúng ta xây dựng khi chúng ta không xây dựng chúng trên lời của Chúa Giê-su.

Chúa Giê-su nói, Sa-tan là “kẻ giết người ngay từ đầu,” và “là kẻ nói dối, và là cha của sự dối trá.” Làm sao bạn có thể là “cha của sự dối trá”?

Tôi hiểu câu nói theo đúng nghĩa đen của nó. Chúa đã truyền lệnh cho các tạo vật trên trái đất, rồi đến Ađam và Evà, “sinh sôi nảy nở”, Ađam là cha, Evà là “mẹ của mọi loài sống”. Họ đã sẵn sàng. Họ trần truồng, và không xấu hổ.

Sau đó, con rắn xuất hiện với lời nói dối muôn hình vạn trạng, hắn xiên xảo rằng Chúa không thẳng thắn, rằng cây sẽ thực hiện điều gì đó mà Chúa không thể kiểm soát, rằng Chúa muốn giữ họ ở mức thấp. Trước cảnh này trong văn bản, tất cả đều là sáng tạo và sinh sản. Lời nói dối không làm được điều gì. Nó giả vờ mở ra những khả năng, nhưng trên thực tế, nó chống lại cả sáng tạo và sự tham gia của con người vào đó.

Làm cha của những lời nói dối là làm chứng gian chống lại Chúa Cha, Đấng sáng tạo. Đó là một điều phản cha. Nếu tôi có thể sử dụng từ này theo nghĩa miệt thị hiện tại, thì đó là thay thế sự sinh sản bằng tuyên truyền.

Satan không thể sáng tạo hay sinh sản. Hắn có thể nói dối và truyền bá chúng, và hắn làm như vậy bằng sự nhầm lẫn. Hắn không mang thanh gươm của sự thật. Hắn làm dịu, làm sai lệch, làm lộn xộn, làm rối, làm mất tập trung – bằng những câu nói hấp dẫn, len lỏi đi vào não người, như những giai điệu ám ảnh.

Đàn ông là đàn ông, đàn bà là đàn bà. Việc khăng khăng đòi hỏi bất cứ điều gì khác là nói dối Đấng Tạo Hóa. Đứa trẻ trong bụng mẹ là đứa trẻ nhân bản. Giả vờ bất cứ điều gì khác là giúp đỡ kẻ giết người đó ngay từ đầu. Hôn nhân là sự kết hợp của người đàn ông và người đàn bà. Chúa Giêsu đã nói như vậy.

Không có quốc gia nào vĩ đại trừ khi Thiên Chúa của họ là Chúa: sự vĩ đại được xây dựng trên điều gì đó khác với sự thật phải sụp đổ. Điều đó là không thể tránh khỏi. Cát không phải là đá. Sinh vật trườn bò của những trò lừa bịp và gợi ý đó? Chất độc không chỉ ở trong nanh của hắn mà còn trong tâm trí hắn.

Đừng nghe. Hãy để tiếng có của bạn là tiếng có và tiếng không của bạn là tiếng không.
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố ở Burkina Faso và cho hòa bình trên toàn thế giới
Thanh Quảng sdb
17:08 01/09/2024
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố ở Burkina Faso và cho hòa bình trên toàn thế giới

Đức Thánh Cha lên án vụ bạo lực ở Burkina Faso và Trung Đông, Ngài kêu gọi hành động vì môi trường và xin cầu nguyện cho chuyến tông du sắp tới của ngài tới Châu Á, trước khi cử hành lễ phong chân phước cho một vị tử đạo người Slovakia.

(Tin Vatican - Francesca Merlo)

Phát biểu trước khách hành hương quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô trong giờ đọc Kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha hướng tâm tư cầu nguyện của mình tới nhiều nơi trên thế giới đang phải chịu cảnh chiến tranh và các hình thức bạo lực khác nhau, cũng như tới lễ phong chân phước cho một vị tử đạo người Slovakia.

Lên án bạo lực ở Burkina Faso

Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về vụ tấn công khủng bố gần đây tại thị trấn Barsalogho, Burkina Faso, nơi hàng trăm người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Khi gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, Đức Thánh Cha cho biết, "Tôi lên án những hành động khủng bố dã man này chống lại sự sống con người và hiệp thông với người dân Burkina Faso".

Burkina Faso đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực cực đoan trong những năm gần đây qua các cuộc tấn công của các nhóm khủng bố gây ra nỗi sợ hãi và tàn phá. Sự cố ngày 24 tháng 8 là một phần của cuộc xung đột rộng lớn đã làm mất sự ổn định khu vực, tạo ra những thách thức nhân đạo thảm khốc.

Cầu nguyện cho các nạn nhân ở Brazil

Sau đó, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi một vụ tai nạn thương tâm tại Đền thờ Nossa Señora da Conceição ở Recife, Brazil. Vào thứ Bảy (1/9/2024), khi mọi người tập trung tại đây để nhận thực phẩm, mái nhà đền thờ đã sụp đổ khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. "Xin Chúa an ủi những người bị thương và gia đình họ trong thời điểm khó khăn này", Đức Thánh Cha chia sẻ.

Đoàn kết với người dân Ukraine

Sau đó, như thường lệ, Đức Thánh Cha đã nhắc lại mối quan tâm của mình đối với dân chúng Ukraine, những người vẫn đang phải chịu đựng những làn đạn pháo của Nga. Nói riêng về thiệt hại gây ra cho cơ sở hạ tầng, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến hậu quả nhân đạo, vì "ngoài việc gây ra cái chết và thương tích, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng đã khiến hơn một triệu người mất đi những nhu cầu cơ bản như điện và nước".

Lời kêu gọi hòa bình tại Đất Thánh

Sau đó, khi đề cập đến xung đột leo thang giữa Israel và Hamas, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa kêu gọi hành động ngay lập tức để ngăn chặn bạo lực leo thang và sự lan rộng của xung đột trên khắp khu vực.

“Một lần nữa, tôi hưóng tâm tư của tôi về các mối bận tâm trước các cuộc xung đột ở Palestine và Israel, nguy cơ lan sang các thành phố khác của Palestine. Tôi kêu gọi các cuộc đàm phán để dừng lại, ngừng bắn ngay lập tức, thả các con tin và cung cấp viện trợ cho người dân ở Gaza, nơi nhiều bệnh tật, bao gồm cả bệnh bại liệt, đang lây lan". ĐTC mời gọi "Cầu mong cho hòa bình ở Đất Thánh, cầu mong cho hòa bình ở Jerusalem!"

Ngày thế giới cầu nguyện cho sự sáng tạo

Sau đó, ĐTC lưu ý rằng ngày 1 tháng 9 đánh dấu Ngày thế giới cầu nguyện cho sự sáng tạo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết về hành động chung để bảo vệ môi trường.

“Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Ngày thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc sáng tạo. Tôi hy vọng mọi người - các tổ chức, hiệp hội, gia đình và mọi cá nhân - sẽ cam kết cụ thể đối với ngôi nhà chung của chúng ta. Tiếng kêu của Trái Đất bị thương đang ngày càng trở nên báo động và kêu gọi hành động quyết liệt và cấp bách”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

Phong chân phước cho chủng sinh Ján Havlík

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành lễ phong chân phước cho Ján Havlík, một chủng sinh tử đạo thời chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc. "Người thanh niên này, bị giết vì đức tin vào năm 1965, là tấm gương cho tất cả những ai vẫn đang phải đối diện với sự đàn áp", Đức Thánh Cha nói và lưu ý tầm quan trọng của lễ phong chân phước này, vì nó nêu bật những thử thách mà các cá nhân tín hữu phải đối diện với các chế độ áp bức.

Lời cầu nguyện cho Chuyến tông du lần thứ 45 của Đức Thánh Cha

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Chuyến tông du lần thứ 45 sắp tới của ngài, chuyến đi sẽ đưa ngài đến Indonesia, Singapore, Papua New Guinea và Timor-Leste từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho sự thành đạt của chuyến tông du, đồng thời mời gọi mọi người "hãy cầu nguyện để chuyến tông du này sinh hoa kết trái".
 
Chuyến tông du thứ 45 của Đức Thánh Cha đến Đông Nam Á. Giới thiệu Giáo Hội tại Singapore
Đặng Tự Do
17:12 01/09/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Indonesia, Papua New Guinea, Timor-Leste và Singapore từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9. Đây là chuyến tông du thứ 45 của Đức Thánh Cha, và là chuyến tông du dài nhất trong triều Giáo Hoàng của Ngài.

Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em vài nét về đất nước và Giáo Hội tại Singapore

Tổng Quan.

Singapore hay còn gọi là Tân Gia Ba là một đảo quốc và thành quốc có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á, nằm ngoài khơi về mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore bao gồm có một đảo chính hình thoi và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore tách biệt với bán đảo Malaysia qua eo biển Johor ở phía bắc cũng như tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam. Singapore là quốc gia có mức độ đô thị hóa rất cao, chỉ còn lại số lượng ít thảm thực vật nguyên sinh. Lãnh thổ của Singapore hiện đang liên tục được mở rộng thông qua các hoạt động cải tạo và lấn biển.

Tên gọi tiếng Anh “Singapore” bắt nguồn từ tiếng Mã Lai Singapura, nghĩa là “thành phố Sư tử”. Tuy nhiên, người ta tin rằng sư tử chưa từng sống trên đảo, và loài thú mà Sang Nila Utama là người thành lập và định danh cho Singapore cổ đại nhìn thấy có lẽ là một con hổ.

Lịch sử cận đại

Sau thế chiến thứ nhất, chính phủ Anh Quốc dành nguồn lực đáng kể để xây dựng một căn cứ hải quân tại Singapore, một sự ngăn chặn đối với tham vọng ngày càng tăng của Đế quốc Nhật Bản. Singapore được nước Anh coi là tài sản thương mại quan trọng nhất tại Á Châu, và từ thập niên 1920 nó cũng là căn cứ hải quân chủ lực bảo vệ quyền lợi của nước Anh ở vùng Đông Nam Á và là lá chắn phòng ngự cho Úc và New Zealand. Để bảo vệ thành phố giá trị này, nhiều doanh trại được xây dựng để làm căn cứ đồn trú cho hàng vạn binh sỹ Anh. Căn cứ hải quân Anh ở đây được hoàn thành vào năm 1939, có đủ dự trữ nhiên liệu để hỗ trợ cho toàn bộ hải quân Anh Quốc trong sáu tháng. Thủ tướng Winston Churchill ca ngợi Singapore có giá trị như là “eo biển Gibraltar của phương Đông”.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore là mục tiêu mà Đế quốc Nhật Bản rất thèm muốn. Quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Malaya thuộc Anh, đỉnh điểm là trận Singapore. Người Anh chiến bại, và đầu hàng vào ngày 15 tháng 2 năm 1942, gần 90.000 quân Anh đóng ở đây bị bắt làm tù binh. Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill gọi đây là “thảm họa tệ nhất và sự đầu hàng lớn nhất trong lịch sử Anh Quốc”. Số người Hoa bị thảm sát sau khi Singapore thất thủ ước tính từ 5.000 đến 25.000 người. Người Anh tái chiếm đảo vào tháng 9 năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng.

Trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng vang dội. Singapore trở thành một nhà nước tự trị nội bộ bên trong Thịnh vượng chung và Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của quốc gia.

Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ XX. Năm 1990, Ngô Tác Đống kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, con trai cả của Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long trở thành thủ tướng thứ ba.. Mặc dù nền kinh tế có sự tăng trưởng đặc biệt, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã phải nhận kết quả bầu cử tệ nhất trong lịch sử tại cuộc bầu cử năm 2011, khi họ chỉ giành được 60% số phiếu bầu. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2015, Lý Quang Diệu qua đời.

Chính trị

Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện. Freedom House xếp hạng Singapore là “tự do một phần” trong báo cáo Freedom in the World của họ, và The Economist xếp hạng Singapore là một “chế độ hỗn hợp”, hạng thứ ba trong số bốn hạng, trong “Chỉ số dân chủ” của họ. Tổ chức Minh bạch Quốc tế liên tục xếp Singapore vào hạng các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.

Kể từ chính phủ tự trị năm 1959, Singapore chỉ có ba Thủ tướng Chính phủ.

Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống. Tổng thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi.

Tổng thống Singapore hiện nay là ông Tharman Shanmugaratnam. Thủ tướng là Lawrence Wong.

Quốc hội Singapore đóng vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ. Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định. Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở “đa số ghế” và đại diện cho các khu vực bầu cử có một hoặc nhóm đại diện. Đảng Hành động Nhân dân giành quyền kiểm soát quốc hội với đa số lớn trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959. Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệt địa phương đáng kể. Việc bồi thẩm đoàn xử án bị bãi bỏ vào năm 1970, các phán quyết tư pháp sẽ hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định.

Giáo Hội Công Giáo tại Singapore

Công Giáo ở Singapore có nguồn gốc từ sự hiện diện của Bồ Đào Nha ở Á Châu. Người ta tin rằng vị linh mục Công Giáo đầu tiên đã đặt chân đến Singapore vào năm 1821, hai năm sau cuộc đổ bộ của Stamford Raffles, để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng đang phát triển, chủ yếu bao gồm những người thực dân Anh và một số người Trung Quốc; tuy nhiên, có khả năng đã có những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha hoạt động từ Malacca ở Singapore trong thời kỳ Bồ Đào Nha, 1511–1641, trước cuộc chinh phục của Anh.

Được công nhận là người sáng lập Giáo Hội Công Giáo tại đây, Cha Jean-Marie Beurel nổi tiếng vì đã khởi xướng việc xây dựng một số nhà thờ Công Giáo, chẳng hạn như Nhà thờ chính tòa Chúa Chiên Lành và thành lập các trường Truyền giáo đầu tiên tại Singapore. Trong số các trường Truyền giáo đầu tiên, Tu viện Chúa Hài Đồng, được thành lập vào năm 1854, được các Nữ tu Chúa Hài Đồng chăm sóc. Các tổ chức này phục vụ cho sinh viên thuộc mọi tín ngưỡng và xuất thân và nhiều người không theo Công Giáo sau đó đã cải đạo.

Việc cải đạo sang Công Giáo trong cộng đồng người Hoa vào thế kỷ 19 đã bị các cộng đồng người Hoa nhập cư ở Singapore chống báng. Nhiều người Hoa cải đạo sang Công Giáo, phần lớn là những chủ đồn điền giàu có, thường xuyên bị các băng đảng có tổ chức là người Hoa và tầng lớp lao động quấy rối. Những băng đảng này chủ yếu nằm ở khu vực Upper Serangoon và Hougang, nơi có Nhà thờ Sinh Nhật Đức Mẹ tọa lạc tại nơi theo truyền thống là trung tâm nói tiếng Triều Châu.

Trong Thế chiến II, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương ở Singapore, nhiều người Công Giáo gốc Á-Âu và Trung Quốc đã bị trục xuất đến Bahau, còn được gọi là “Làng Fuji” vào thời điểm đó, để tự cung tự cấp thực phẩm.

Vào ngày 29 tháng 5 năm 2022, Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố rằng Tổng giám mục Singapore William Goh được bổ nhiệm làm Hồng Y vào tháng 8 năm đó, khiến ngài trở thành Hồng Y người Singapore bản địa đầu tiên trong lịch sử.

Singapore có 170.000 người Công Giáo, chiếm 3,1% trong tổng số 5.454.000 dân.

Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 29 giáo xứ, 3 trung tâm khác.

Giáo Hội tại đây có 3 giám mục, trong đó có 2 Giám Mục hiệu tòa, 158 linh mục bao gồm 76 linh mục triều và 82 linh mục Dòng, và 2 phó tế vĩnh viễn.

Giáo Hội Singapore cũng có 196 tu sĩ bao gồm 34 nam tu sĩ không có chức linh mục và 162 nữ tu, 1 thành viên Tu Hội Đời, 27 đại chủng sinh, và 1.880 giáo lý viên.

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thứ Tư, ngày 11 tháng 9 năm 2024

Sau cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ Đông Timor tại Centro de Convenções, lúc 10:45, Đức Thánh Cha sẽ ra Phi trường quốc tế Presidente Nicolau Lobato của Dili.

Lúc 11:15, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay để bay đến Singapore

Lúc 14:15, ngài sẽ đến Phi trường quốc tế Changi của Singapore. Tại đây sẽ có lễ nghi chào đón chính thức.

Buổi chiều, lúc 18:15, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các tu sĩ Dòng Tên tại Trung tâm tĩnh tâm Thánh Phanxicô Xaviê

Thứ Năm, ngày 12 tháng 9 năm 2024

Lúc 09:00, Đức Thánh Cha sẽ được chào đón tại Tòa nhà Quốc hội

Lúc 09:30, ngài có cuộc gặp gỡ xã giao với Tổng thống Singapore

Sau đó, lúc 09:55, ngài có cuộc gặp gỡ xã giao với Thủ tướng Singapore

Lúc 10:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại nhà hát Trung tâm Văn hóa của Đại học Quốc gia Singapore

Buổi chiều, lúc 17:15 Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại vận động trường quốc gia Singapore Sports Hub

Thứ Sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2024

Lúc 09:15, Đức Thánh Cha sẽ thăm một nhóm người già và bệnh tật tại Nhà dưỡng lão Saint Theresa

Lúc 10:00, ngài có cuộc gặp gỡ liên tôn với các thanh thiếu niên tại cao đẳng Công Giáo

Lúc 11:20, lễ tạm biệt sẽ diễn ra tại Phi trường quốc tế Changi Singapore

Lúc 11:50, ngài khởi hành bằng máy bay từ Phi trường quốc tế Changi Singapore đến Rôma

Lúc 18:25, ngài về đến Phi trường quốc tế Rôma/Fiumicino
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Đặng Tự Do
17:47 01/09/2024
Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 22 Mùa Quanh Năm. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!

Hôm nay, trong Tin Mừng phụng vụ (x. Mc 7,1-8, 14-15, 21-23), Chúa Giêsu nói về sự trong sạch và sự ô uế: một vấn đề rất được những người đương thời của Người quan tâm, chủ yếu liên quan đến việc tuân giữ các nghi lễ và quy tắc ứng xử, để tránh mọi tiếp xúc với những thứ hoặc những người bị coi là ô uế và nếu điều này xảy ra, làm sao để có thể xóa bỏ “vết nhơ” (x. Lv 11-15). Sự trong sạch và ô uế gần như là nỗi ám ảnh đối với một số tu sĩ thời đó.

Một số kinh sư và người Pharisêu, những người tuân thủ nghiêm ngặt và ám ảnh các chuẩn mực như vậy, cáo buộc Chúa Giêsu cho phép các môn đệ của Người ăn bằng tay không rửa, không rửa tay. Và Chúa Giêsu lấy lời chỉ trích này của người Pharisêu để nói với các môn đệ của Người về ý nghĩa của “sự trong sạch”.

Chúa Giêsu nói, sự thanh sạch không liên quan đến các nghi lễ bên ngoài, nhưng trước hết và trên hết liên quan đến các khuynh hướng bên trong, các khuynh hướng trong nội tâm. Do đó, để được thanh sạch, không có ích gì khi rửa tay nhiều lần nếu sau đó, trong lòng, người ta nuôi dưỡng những cảm xúc xấu như tham lam, đố kỵ hoặc kiêu ngạo, hoặc những ý định xấu như lừa dối, trộm cắp, phản bội và vu khống (x. Mc 7:21-22). Chúa Giêsu lưu ý đến nhu cầu phải cảnh giác với chủ nghĩa nghi lễ, điều này không làm cho người ta phát triển trong sự tốt lành; ngược lại, chủ nghĩa nghi lễ này đôi khi có thể khiến người ta bỏ bê, hoặc thậm chí biện minh, trong chính mình và trong người khác, những lựa chọn và thái độ trái ngược với đức ái, làm tổn thương tâm hồn và đóng chặt trái tim.

Và điều này, thưa anh chị em, cũng quan trọng đối với chúng ta: chẳng hạn, người ta không thể rời khỏi Thánh lễ và trong khi vẫn ở trước nhà thờ, lại dừng lại và nói xấu một cách độc ác và tàn nhẫn về mọi thứ và mọi người. Những lời huyên thuyên đó làm hỏng trái tim, làm hỏng tâm hồn. Và anh chị em không thể làm điều này! Nếu anh chị em đi lễ và sau đó làm những điều này ở lối vào, thì đó là một điều tồi tệ! Hoặc tỏ ra mình là người ngoan đạo trong lời cầu nguyện, nhưng sau đó lại đối xử lạnh lùng và xa cách với những người thân ở nhà, hoặc bỏ bê cha mẹ già của họ, những người đang cần sự giúp đỡ và bầu bạn (x. Mc 7:10-13). Đây là một cuộc sống hai mặt, và người ta không thể làm như vậy. Và đây là những gì những người Pharisêu đã làm. Sự trong sạch bên ngoài, không có thái độ tốt, thái độ thương xót đối với người khác. Người ta không thể tỏ ra rất tử tế với mọi người, và thậm chí có thể làm một chút công việc tình nguyện và một số cử chỉ bác ái, nhưng sau đó lại nuôi dưỡng lòng căm thù đối với người khác, khinh thường người nghèo và những người thấp kém nhất, hoặc cư xử không trung thực trong công việc của mình.

Khi hành động theo cách này, mối quan hệ với Chúa bị thu hẹp lại thành những cử chỉ bên ngoài, và bên trong vẫn không thấm nhập vào hành động thanh tẩy của ân sủng của Ngài, đắm chìm trong những suy nghĩ, thông điệp và hành vi không có tình yêu. Chúng ta được tạo ra cho một điều gì đó khác. Chúng ta được tạo ra cho sự trong sạch của cuộc sống, cho sự dịu dàng, cho tình yêu.

Vậy chúng ta hãy tự hỏi: tôi có sống đức tin của mình một cách nhất quán không, nghĩa là, những gì tôi làm trong nhà thờ, tôi có cố gắng làm bên ngoài với cùng một tinh thần không? Bằng tình cảm, lời nói và hành động của mình, tôi có làm cho những gì tôi nói trong lời cầu nguyện trở nên hữu hình trong sự gần gũi và tôn trọng anh chị em của mình không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.

Và xin Mẹ Maria, Mẹ rất tinh tuyền, giúp chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta, trong tình yêu chân thành và thực hành, thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12:1).

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Hôm qua tại Šaštín, Slovakia, Ján Havlik, một chủng sinh của Dòng Truyền giáo, do Thánh Vincent de Paul sáng lập, đã được phong chân phước. Người thanh niên này đã bị giết vào năm 1965, trong thời kỳ đàn áp Giáo hội của chế độ tại nơi khi đó là Tiệp Khắc. Mong rằng sự kiên trì của anh trong việc làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô sẽ khích lệ những người vẫn đang phải chịu những thử thách tương tự. Một tràng pháo tay cho vị Chân phước mới!

Tôi đã đau buồn khi biết rằng vào thứ Bảy ngày 24 tháng 8, tại thành phố Barsalogho, Burkina Faso, hàng trăm người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố. Khi lên án những cuộc tấn công tàn bạo này chống lại mạng sống con người, tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với toàn thể đất nước và gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình các nạn nhân. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp đỡ những người dân yêu dấu của Burkina Faso giành lại hòa bình và an ninh.

Tôi cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tai nạn xảy ra tại Đền thánh Nossa Senhora da Conceição, tại thành phố Recife ở Brazil. Xin Chúa Phục sinh an ủi những người bị thương và người thân của các nạn nhân.

Và tôi luôn gần gũi với người dân Ukraine đang đau khổ, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Bên cạnh việc gây ra cái chết và thương tích, hơn một triệu người không có điện và nước. Chúng ta hãy nhớ rằng tiếng nói của những người vô tội luôn được Chúa lắng nghe, Đấng không thờ ơ với nỗi đau khổ của họ!

Tôi một lần nữa hướng suy nghĩ của mình với sự quan tâm đến cuộc xung đột ở Palestine và Israel, có nguy cơ lan sang các thành phố khác của Palestine. Tôi kêu gọi các cuộc đàm phán tiếp tục và ngừng bắn ngay lập tức, thả các con tin và cứu trợ cho người dân Gaza, nơi nhiều căn bệnh cũng đang lây lan, chẳng hạn như bệnh bại liệt. Cầu mong có hòa bình ở Đất Thánh, cầu mong có hòa bình ở Giêrusalem! Cầu mong Thành phố Thánh là nơi gặp gỡ, nơi những tín hữu Kitô, Do Thái giáo và Hồi giáo cảm thấy họ được tôn trọng và chào đón, và không ai đặt câu hỏi về Tình trạng hiện tại ở các Địa điểm Thánh tương ứng.

Hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật. Tôi hy vọng rằng mọi người, các tổ chức, hiệp hội, gia đình và mọi người, có thể thực hiện một cam kết cụ thể đối với ngôi nhà chung của chúng ta. Tiếng kêu của Trái đất bị thương đang ngày càng trở nên báo động, và kêu gọi hành động quyết đoán và cấp bách.

Ngày mai tôi sẽ bắt đầu chuyến tông du tại một số quốc gia ở Á Châu và Đại Dương Châu. Xin hãy cầu nguyện cho kết quả của chuyến tông du này!

Tôi chào tất cả mọi người, người Roma và khách hành hương! Đặc biệt, tôi chào những người trẻ tuổi ở Lucca, cùng với Đức Tổng Giám Mục Paolo Giulietti và một số linh mục; Tôi chào những người trẻ tuổi tốt lành của Immacolata và những người trẻ tuổi của Campocroce di Mirano.

Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô phản đối ý tưởng giải thể trường đại học truyền giáo 400 năm tuổi ở Rome
Vũ Văn An
19:35 01/09/2024

Đức Giáo Hoàng Phanxicô phát biểu trước các thành viên của Bộ Truyền giáo, những người đang họp trong một phiên họp toàn thể bất thường vào ngày 29–30 tháng 8 năm 2024, để thảo luận về tương lai của Đại học Giáo hoàng Urban, nơi đào tạo các linh mục và tu sĩ từ các vùng truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo.|Tín dụng: Vatican Media


Hannah Brockhaus của hãng tin CNA, ngày 30 tháng 8 năm 2024 cho hay: Hôm thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất sáp nhập một trường đại học tập trung vào truyền giáo 400 năm tuổi ở Rome vào các trường đại học giáo hoàng khác.

Các thành viên của Bộ Truyền giáo đang họp trong một phiên họp toàn thể bất thường vào ngày 29–30 tháng 8 để thảo luận về tương lai của Đại học Giáo hoàng Urbanô, nơi đào tạo các linh mục và tu sĩ từ các vùng truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo.

“Có một số kế hoạch ‘giải thể’ [trường đại học] với các trường đại học khác: Không, điều này sẽ không xảy ra,” Đức Phanxicô đã nói trong bài phát biểu của mình vào ngày 30 tháng 8 trước các Hồng Y, giám mục, linh mục và tu sĩ tụ họp trong phiên họp toàn thể.

Theo Agenzia Fides, một hãng thông tấn tập trung vào truyền giáo thuộc Bộ Truyền giáo, phiên họp tại Rome là một bước trung gian trong các cuộc thảo luận về “hiện tại và tương lai” của Đại học Giáo hoàng Urbanô.

Còn được gọi là “Urbaniana”, trường đại học truyền giáo được thành lập với tên gọi là Cao đẳng Urbanô vào năm 1627 bởi Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII, một phần của khía cạnh giáo dục của Thánh bộ Truyền bá Đức tin lúc bấy giờ.

Năm 1962, trường được nâng lên thành trường đại học giáo hoàng. Sứ mệnh của tổ chức là đào tạo và giáo dục các linh mục, tu sĩ và giáo dân giúp truyền bá Tin Mừng ở những nơi không có sự hiện diện mạnh mẽ của Kitô giáo hoặc nơi Giáo hội có ít nguồn lực tài chính.

Đầu năm nay, nhà xuất bản của Vatican đã ký một thỏa thuận với nhà xuất bản của trường đại học giáo hoàng để hỗ trợ biên tập một số ấn phẩm của trường.

Theo thông cáo báo chí ngày 18 tháng 7, Libreria Editrice Vaticana sẽ hỗ trợ Nhà xuất bản Đại học Urbaniana "quản lý biên tập sản xuất khoa học" cho dịch vụ xuất bản lịch sử của trường đại học.

Sự thay đổi này là một phần của quá trình tái cấu trúc tổng thể nhằm tăng cường hợp tác hoạt động giữa Đại học Urbanô và các trường đại học giáo hoàng khác tại Rome.

Việc tái cấu hình đi kèm với việc cắt giảm biên chế giảng viên. Trong năm học 2024-2025, trường đại học sẽ có 47 giáo sư chính thức và 40 giáo sư thỉnh giảng, giảm từ 62 giáo sư chính thức và 113 giáo sư thỉnh giảng trong năm học trước.

Được hỗ trợ tài chính bởi Bộ Truyền giáo, trường đại học cũng đặt mục tiêu giảm chi phí dự kiến là 1.5 triệu euro (1.66 triệu đô la) vào năm 2025.

Trong bài phát biểu vào thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảm ơn các thành viên của bộ đã đến Rome "để suy gẫm về bản sắc, sứ mệnh, kỳ vọng và tương lai của Đại học Giáo hoàng Urbaniana".

“Tôi cũng muốn chia sẻ một số suy nghĩ về vấn đề này”, ngài nói thêm, nhấn mạnh rằng Urbaniana “có bản sắc riêng”.

Đức Giáo Hoàng đã suy gẫm về ơn gọi truyền giáo vẫn còn phù hợp của Đại học Urbanô và nhu cầu cân bằng bản sắc đó với các vấn đề mà Giáo hội và thế giới đang phải đối mặt ngày nay.

Ngài cũng cho biết nhu cầu nâng cao chất lượng các dịch vụ giáo dục và nghiên cứu phải được cân bằng với việc phân bổ nguồn lực con người và kinh tế cần thiết.

“Sử dụng tốt các nguồn lực”, Đức Phanxicô nói, “có nghĩa là thống nhất các con đường bình đẳng, chia sẻ giảng viên từ sáu tổ chức [giáo hoàng], loại bỏ lãng phí, lập kế hoạch hoạt động một cách khôn ngoan và từ bỏ các hoạt động và dự án lỗi thời”.

“Trong trường hợp cụ thể của Urbaniana, điều quan trọng là, trong chất lượng của các dịch vụ giáo dục, tính đặc thù truyền giáo và liên văn hóa của nó nổi lên nhiều hơn nữa, để những người đang được đào tạo có thể làm trung gian một cách độc đáo cho thông điệp Kitô giáo trong mối quan hệ với các nền văn hóa và tôn giáo khác,” ngài nói.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bảo Vệ Môi Sinh
Đinh văn Tiến Hùng
14:09 01/09/2024
* Bảo Vệ Môi Sinh *

ĐGH Phanxicô đã ban hành Thông Điệp Tháng 9 về Bảo Vệ Môi Sinh đã được Vatican Phổ biến như sau:
.
Trong một thông điệp video kèm theo ý cầu nguyện tháng 9, Đức Phanxicô cảnh báo của trái đất và các nạn nhân của thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu, để đưa ra cam kết cá nhân chăm sóc cho thế giới mà chúng ta đang cùng chung sống……

“ Đất thì không được bán đứt, vì là của Ta, các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta

Bài ca BẢO VỆ MÔI SINH

*Ca khúc 1 :
-Lạy Chúa con ! Con xin chúc tụng Chúa !
Món quà tuyệt diệu Ngài ban tặng con,
Trái đất này với rừng biển núi non,
Cỏ cây tràn đầy hoa thơm trái ngọt,
Bản hòa ca của ngàn tiếng chim hót,
Với muôn loài nuôi thân xác con người,
Cùng khí trời nâng sức sống vui tươi,
Đó chính là một món quà tuyệt hảo !

*Ca khúc 2

-Nhưng nhân loại không giữ gìn đảm bảo,
Đem phá tan hoang vẻ đẹp hài hòa,
Phá rừng, lấp biển, phun độc khai hoang,
Nhả thán khí ngập tràn trong không khí,
Ngụy tạo bênh vực cho là hợp lý,
Đem khoa học kỹ thuật đổi môi sinh,
Chuyển tối tăm sang cuộc sống đẹp xinh !
Đó chỉ là hủy diệt của nhân loại?

*Ca khúc 3

-Họ bất chấp những hậu quả nguy hại,
Như Trung Công xây nhiều đập đầu nguồn,
Khiến dòng Cửu Long cạn kiệt nước luôn,
Triệt sinh kế con người hàng trăm triệu.
Hà Nội chặt cây xanh là biểu hiện,
Diệt môi trường sinh thái của người dân,
Để thỏa mãn đầy tham vọng cá nhân,
Đó là phá môi sinh cần bảo vệ !

*Ca khúc 4

-Khi Đức Giáo Hoàng công du Nam Mỹ, (+)

Ba nước nghèo Ngài đăc biệt quan tâm,
Sống khổ cực bị đầy đọa xác thân,
Bị bóc lột bởi tập đoàn tham nhũng,
Họ củng cố địa vị cho bền vững,
Mà quên đi bao thân phận thấp hèn,
Trả phẩm giá, cho đời sống vươn lên,
Đó chính là môi sinh cần gìn giữ !

*Ca khúc 5

-Còn biết bao nhiêu điều đáng phải nói,
Đang xảy ra trên quả đất từng ngày,
Bào mòn từng tấc đất mỗi phút giây,
Trong các quốc gia lạc hậu đói nghèo,
Ô nhiễm môi sinh, bộc phát bệnh tật,
Luôn bị cưỡng chế bởi các nước giàu,
Bị áp bức nên không thể ngẩng đầu,
Đó món quà môi sinh đâu phải thế?

*Ca khúc 6

-Sống luôn phải nghĩ còn bao thế hệ,
Kế thừa phát triển trên hành tinh này,
Không chỉ hưởng thụ năm tháng qua ngày,
Mà quên đi những gì cần tiếp nối,
Những tươi đẹp mà cháu con mong đợi,
Cho tương lai rực rỡ dưới vòm trời,
Cho trái đất vẫn trọn hảo xinh tươi,
Đó chính là bảo toàn quà Thượng Đế !

*Ca khúc 7


-Vị Giáo Hoàng đương nhiệm đã cảnh báo,
Trong Thông Điệp về Bảo vệ Môi sinh,
Ngài nêu các Vị tiền nhiệm của mình,
Luôn quan tâm việc bảo tồn sinh thái,
Nhắc nhở quốc gia, tổ chức, đảng phái,
Mỗi cá nhân phải là một thành viên,
Trách nhiệm bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên,
Đó chính là món quà thật vô giá !

*Ca khúc 8

-Nêu gương Thánh Phan-xi-cô cao cả,
Yêu thiên nhiên cùng muôn vật tràn đầy,
Dâng cao tâm hồn, thỏa nguyện ngất ngây,
Với lòng mến thương suốt đời cảm tạ,
Hồng ân Chúa phủ đầy loài thụ tạo,
Vì thế ta phải kết hợp cùng nhau,
Xây dựng hài hòa, phát triển bền lâu.
Đây quả đất Ngôi Nhà Chung nhân loại !

*Ca khúc 9

-Ca tụng Chúa đi muôn loài mời gọi !
Núi cao ngất với biển trải bao la,
Muôn loài thụ tạo hãy cất tiếng ca,
Cảm tạ Chúa luôn quan phòng trời đất,
Ban con người đứng đầu loài tạo vật.
Hãy nhớ : Thiên Chúa-tạo vật-tha nhân,
Một Tình Yêu kết hợp giữa gian trần,
Đó là mệnh lệnh buộc ta tuân giữ !

*Ca khúc 10

Vũ trụ bao la đất trời rộng mở,
Máy huyền vi Chúa điều khiển an toàn,
Cho nhân loại hưởng đời sống bình an,
Ta phải biết giữ gìn trong hạnh phúc.
Đất trời đây thảm họa sẽ đến lúc,
Con người bất tuân mệnh lệnh Chúa truyền,
Còn mê mải trong cuộc sống cuồng điên,
Bàn tay Chúa sẽ giơ cao trừng phạt !

(*) Ghi chú :

(+) ĐTC đã cảnh báo về sự nghèo đói do phá hoại môi sinh khi thăm 3 quốc gia Nam Mỹ : Ecuador, Bolivia, Paraguay từ 7-13/7/15
 
VietCatholic TV
Ukraine bất ngờ đánh mạnh tỉnh thứ 2, Nga di tản khẩn cấp. NATO ủng hộ Kyiv tấn công xuyên biên giới
VietCatholic Media
03:09 01/09/2024


1. Thống đốc Nga ra lệnh tản cư, quân lính của Putin 'cướp phá nhà dân di tản'

Hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, đã ra lệnh tản cư khẩn cấp đối với 4 thị trấn biên giới là Mokraya Orlovka, Kozinka, Glotovo và Gorkovsky.

Ông cho biết các cuộc không kích của quân đội Ukraine vào tận thành phố Belgorod của Nga đã khiến năm người thiệt mạng và ít nhất 46 người bị thương.

Ông cho biết, tối Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, hỏa tiễn 'Ma cà rồng' do Tiệp sản xuất đã đánh vào thủ phủ vùng biên giới, nơi ngày càng bị lôi kéo vào cuộc chiến.

Vụ tấn công đêm qua diễn ra có thể tiên báo Ukraine đang đẩy mạnh cuộc tấn công xuyên biên giới ở tỉnh thứ hai của Nga, nhưng cũng có thể chỉ là một đòn trả đũa cho một cuộc không kích của Nga vào đầu ngày Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, đã tấn công một sân chơi và tòa nhà chung cư ở thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv.

Theo Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, quả bom dẫn đường đã giết chết bảy người và làm bị thương ít nhất 97 người. Trong số đó có một bé gái 14 tuổi và nghệ sĩ nổi tiếng Veronika 'Nika' Kozhushko 18 tuổi.

Syniehubov cho biết: 'Nika Kozhushko đã chết - rất trẻ, chân thành và tài năng.

‘Một giờ trước khi mất, cô đã gửi bức vẽ mới của mình. Đó là bức vẽ cuối cùng của cô.

‘Người Nga tiếp tục phá hủy tương lai của chúng ta. Không có lời giải thích nào cho điều này. Và cũng không có sự tha thứ nào cả.’

Không rõ liệu cuộc pháo kích của Ukraine hôm qua có phải là cuộc tấn công trả đũa trực tiếp cho các cuộc tấn công ở Kharkiv hay không, nhưng trong những ngày gần đây, Kyiv đã tìm cách xâm nhập vào khu vực Belgorod, tương tự chiến thuật của họ ở khu vực Kursk.

Các nguồn tin của Nga cáo buộc Ukraine tấn công vào dân thường bằng bom chùm.

Thống đốc khu vực Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết: ‘Năm thường dân đã thiệt mạng.

“Tôi xin gửi lời chia buồn chân thành nhất tới tất cả các gia đình và những người thân thiết. 46 thường dân bị thương. 37 người hiện đang nằm viện, trong đó có 7 trẻ em.”

Ông Gladkov cho biết một trẻ em đang trong tình trạng nghiêm trọng và đã được phẫu thuật.

Ông nói thêm: ‘Các nhân viên y tế hiện sẽ báo cáo về tình trạng hiện tại của cháu và những gì cần phải làm để cứu sức khỏe của cháu.

‘Hai bệnh nhân trưởng thành đang được chuẩn bị để đưa đến Mạc Tư Khoa.’

Ông tuyên bố các cuộc tấn công đã làm vỡ mái nhà và cửa sổ của hai tòa nhà chung cư, đồng thời làm hỏng kính và mặt tiền của các cơ sở xã hội và bất động sản thương mại.

Một đám cháy bùng phát do cuộc tấn công ở ngoại ô thành phố đã được dập tắt.

Ông cho biết cuộc tấn công cũng đã làm hỏng 13 phương tiện gần một trung tâm mua sắm ở làng Dubovoye, phía nam thành phố, và đốt cháy hai ngôi nhà, một chiếc xe hơi và một gara.

Trong khi đó, các thị trấn gần biên giới Ukraine - vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Nga - đang bị quân đội của Vladimir Putin cướp bóc, nhà lãnh đạo quận đô thị Grayvoron, Gennady Bondarev cho biết.

Ông phàn nàn về tình trạng cướp bóc của quân đội tại các thị trấn Mokraya Orlovka, Kozinka, Glotovo và Gorkovsky. Ông cho biết các ngôi nhà đang bị tấn công, không phải bởi người dân địa phương, không phải bởi quân Ukraine mà là quân đội Nga.

2. Tổng thư ký NATO ủng hộ cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào Nga

Theo tờ Newsweek, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga là một hành động tự vệ chính đáng.

Trong phản ứng đầu tiên của mình đối với hành động tấn công sâu vào lãnh thổ Nga của Ukraine, bắt đầu vào ngày 6 tháng 8 và dường như khiến cả Vladimir Putin và các đồng minh của Kyiv bất ngờ, Stoltenberg nói với tờ báo Đức Welt am Sonntag rằng Kyiv “có quyền tự vệ”.

Theo luật pháp quốc tế, quyền đó “không dừng lại ở biên giới”, Stoltenberg nhấn mạnh và cho biết thêm rằng NATO không biết trước về kế hoạch của Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy.

“Ukraine đã không phối hợp kế hoạch tấn công Kursk với NATO trước đó”, ông nói “Về mặt này, NATO không đóng vai trò gì trong việc này”.

Cuộc tấn công xuyên biên giới đã được thảo luận tại cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine vào hôm thứ Tư 28 Tháng Tám, theo yêu cầu của Kyiv sau một trong những đợt không kích lớn nhất của Nga kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện.

Stoltenberg cho biết Zelenskiy đã làm rõ chiến dịch táo bạo này “nhằm tạo ra một vùng đệm để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của Nga từ bên kia biên giới” và rằng “giống như mọi hoạt động quân sự khác, hoạt động này cũng đi kèm với rủi ro”.

“Nhưng quyết định bảo vệ chính mình là của Ukraine”, Stoltenberg nói thêm.

Các đồng minh của Ukraine đã đưa ra sự ủng hộ vừa phải cho cuộc tấn công xuyên biên giới, trong đó Kyiv cho biết đã chiếm được 1.299 km2 và 102 thị trấn sâu bên trong lãnh thổ Nga, mặc dù có nhiều đồn đoán về mục tiêu của hoạt động này, đặc biệt là khi quân đội Mạc Tư Khoa tiếp tục giành được lợi thế ở khu vực Pokrovsk thuộc vùng Donetsk.

Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Vương quốc Anh cho biết Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc trao cho Kyiv quyền “sử dụng vũ lực” bên trong lãnh thổ Nga vì Mạc Tư Khoa liên tục tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.

“Ukraine có quyền tự vệ trước các cuộc tấn công của Nga”, Fergus Eckersley, điều phối viên chính trị của Anh tại Liên Hiệp Quốc cho biết. “Điều này không ngăn cản quyền sử dụng vũ lực vào lãnh thổ Nga, miễn là hành động đó tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Eckersley nói thêm: “Nga không thể dùng lãnh thổ của mình làm bệ phóng, tung ra các cuộc tấn công vào dân thường, và mong đợi Ukraine không tìm cách loại bỏ nguồn gốc của mối đe dọa”.

Trong khi Ukraine đưa cuộc chiến sang lãnh thổ Nga, Kyiv đã thúc đẩy chính quyền Tổng thống Biden dỡ bỏ lệnh hạn chế cho phép sử dụng vũ khí tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga trong bối cảnh Liên minh Âu Châu có quan điểm khác với Mỹ về việc sử dụng vũ khí phương Tây trên lãnh thổ Nga.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu Josep Borrell cho biết hôm thứ Sáu rằng việc có cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa mà mỗi quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu cung cấp hay không là tùy thuộc vào quyết định của từng quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu.

Chuyên gia quân sự David Silbey, giáo sư lịch sử tại Đại học Cornell, nói với Newsweek rằng không có loại vũ khí đơn lẻ nào có thể đột nhiên thay đổi cục diện chiến trường.

Ông cho biết kể từ khi chiến tranh nổ ra, vẫn luôn có niềm tin rằng chỉ cần phương Tây cung cấp cho Ukraine một loại vũ khí nhất định như xe tăng M1, xe tăng Leopard, máy bay F-16 hoặc Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội (ATACMS) thì “tiến trình của cuộc chiến sẽ thay đổi”.

“Bây giờ, người ta đang nghĩ giá mà Hoa Kỳ cho phép Ukraine sử dụng ATACMS sâu hơn vào Nga. Vấn đề là không có giải pháp công nghệ kỳ diệu nào trong số này thực hiện được tầm nhìn chiến thắng trong chiến tranh. Tất cả chúng đều hữu ích, nhưng cuộc chiến này sẽ không giành chiến thắng vì một số siêu vũ khí công nghệ cao. Nó cần đến nhiều thứ tổng hợp bao gồm vũ khí, chiến lược, lòng dũng cảm, ngoại giao và chính trị”

[Newsweek: NATO Chief Backs Ukraine's Invasion of Russia]

3. Emmanuel Macron cuối cùng thừa nhận đã cấp quốc tịch Pháp cho giám đốc điều hành Telegram

Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố đã chịu hoàn toàn trách nhiệm khi trao quyền công dân Pháp cho Giám đốc ứng dụng nhắn tin Telegram Pavel Durov — vài ngày sau khi phát ngôn nhân của tổng thống nói với POLITICO rằng đó là quyết định của Bộ ngoại giao.

Macron cũng bác bỏ những lời chỉ trích về việc cấp quyền công dân cho Durov, người gốc Nga, một quyết định mà ông cho biết đã được đưa ra vào năm 2018, đồng thời nói thêm rằng đây là lựa chọn có chủ ý của chính phủ nhằm thu hút các vận động viên, nghệ sĩ và các nhà đổi mới.

Cảnh sát Pháp đã bắt giữ Durov vào cuối tuần trước trong một vụ án hình sự gây ra làn sóng phản đối ngoại giao do mối quan hệ của nhà lãnh đạo Telegram với Nga và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, và một cuộc tranh cãi văn hóa về quyền tự do ngôn luận trên internet của người dân.

“Tôi đã cấp quốc tịch Pháp cho ông Durov, người đã học tiếng Pháp, giống như tôi đã cấp cho ông Evan Spiegel, một doanh nhân người Mỹ, giống như tôi đã cấp quốc tịch cho một số vận động viên và nghệ sĩ, và tôi nghĩ đây là điều rất tốt cho đất nước chúng ta và tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”, Macron phát biểu sau chuyến đi không liên quan đến ông Durov tới thủ đô Belgrade của Serbia vào hôm thứ năm.

Vào thứ Hai, một phát ngôn viên của tổng thống Pháp đã nói với POLITICO rằng lời kêu gọi cấp quyền công dân cho Durov đã được Bộ ngoại giao đưa ra. Bộ ngoại giao đã nói rằng họ “không trao đổi về các thủ tục cấp quyền công dân cho từng cá nhân”.

Hồ sơ chính thức cho thấy Durov đã chính thức được cấp quốc tịch Pháp vào năm 2021. Một báo cáo chuyên sâu của Le Monde năm ngoái đã nêu bật sự thiếu minh bạch xung quanh vấn đề này, với những câu hỏi được đặt ra về việc liệu ông chủ Telegram có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bắt buộc hay không.

Macron cũng bác bỏ các báo cáo cho rằng ông đang có kế hoạch gặp Durov, người đã bị truy tố hôm thứ Tư về nhiều tội danh bao gồm cho phép hoạt động tội phạm trên ứng dụng nhắn tin phổ biến của mình và từ chối hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật.

“Tôi không gọi điện và không có kế hoạch gặp ông Durov, cả vào cuối tuần trước và những ngày tiếp theo”, Macron nói với các phóng viên.

Macron cũng phủ nhận việc ông biết trước về kế hoạch đến Pháp của Durov trước khi anh này bị bắt tại phi trường Le Bourget của Paris vào tối thứ Bảy sau khi đến từ Azerbaijan.

“Chúng tôi là một quốc gia có sự phân chia quyền lực và chúng tôi có nền pháp quyền được kiểm soát bởi một hệ thống tư pháp độc lập và đó là một điều tốt”, Macron nói tiếp.

“Tôi liên tục hoạt động theo đúng các quy định mà tôi đã nêu ở đây. Tôi không biết gì hơn thế nữa, và việc tôi không biết gì hơn thế nữa là bình thường vì các cơ quan tư pháp của chúng tôi là độc lập”, ông nói thêm.

Tỷ phú công nghệ Durov liên tục phải đối mặt với những lời chỉ trích vì việc các nhóm cực hữu và khủng bố sử dụng Telegram, cũng như vai trò của ứng dụng này trong buôn bán ma túy, bán hàng bất hợp pháp, bắt nạt trên mạng, và cuộc xâm lược của Putin ở Ukraine. Telegram rất phổ biến bên ngoài Âu Châu.

Ứng dụng này được sử dụng ngày càng nhiều ở Âu Châu sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, chủ yếu là do ứng dụng này phổ biến ở Đông Âu, nơi nhiều người dùng và nền tảng của Ukraine và Nga sử dụng ứng dụng này để chia sẻ cảnh quay và hình ảnh từ tiền tuyến.

Durov được tại ngoại với số tiền bảo lãnh là 5 triệu euro và bị cấm rời khỏi Pháp trong khi cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Ngoài ra, anh ta còn phải trình diện với cảnh sát mỗi 2 tuần một lần.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Telegram được quân đội Nga sử dụng rộng rãi để liên lạc trên chiến trường, các blogger và nhà báo quân sự ủng hộ chiến tranh và hàng triệu người dân Nga bình thường cùng các quan chức chính trị.

Kênh blogger quân sự Nga Povernutie na Z Voine cho biết : “Trên thực tế, họ đã bắt giữ nhà lãnh đạo cơ quan liên lạc của quân đội Nga”.

Các quan chức của cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho rằng Durov có thể giúp giải mã các tài liệu mà họ đã tịch thu được của Nga liên quan đến những cấp chỉ huy Nga đã ra lệnh giết tù binh chiến tranh Ukraine, và ném bom vào các cơ sở hạ tầng dân sự. Trong khi đó, Liên Hiệp Âu Châu cũng mong muốn tìm ra ai đứng sau các hoạt động phá hoại hỗn hợp tại các nước Tây Âu.

Kênh Baza ủng hộ Điện Cẩm Linh đưa tin, các quan chức và cơ quan thực thi pháp luật đã được hướng dẫn phải xóa tất cả thông tin liên lạc của họ khỏi Telegram.

Margarita Simonyan, nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, cho biết như trên: “Tất cả những người đã quen với việc sử dụng nền tảng này cho các cuộc trò chuyện nhạy cảm nên xóa những cuộc trò chuyện đó ngay bây giờ và đừng làm như vậy nữa”. “Durov đã bị bắt để lấy chìa khóa. Và anh ta sẽ đưa chúng ra.”

[Politico: Emmanuel Macron finally admits he gave Telegram chief French citizenship]

4. Tù binh chiến tranh Nga bị bắt giữ ở Kursk : 'Các chỉ huy chỉ đơn giản là biến mất'

Tờ Kyiv Independent được phép tiếp cận một nhà tù của Ukraine, nơi giam giữ các tù binh chiến tranh bị bắt trong chiến dịch tấn công xuyên biên giới tại Tỉnh Kursk.

Những lời khai thu thập được từ các tù binh chiến tranh đã mang đến cái nhìn sâu sắc hiếm hoi về tư duy của những người dân Nga bình thường đồng ý phục vụ trong quân đội của một quốc gia xâm lược, sau hai năm rưỡi trong cuộc chiến toàn diện tàn khốc chống lại Ukraine.

Mặc dù đến từ tỉnh Bryansk lân cận, nơi cũng giáp với Ukraine, Denis, 20 tuổi, tuyên bố rằng anh không hề để ý đến chiến tranh trước khi nhập ngũ.

“Tất nhiên, tôi đã thấy tất cả trên Internet; tôi đã tình cờ xem được. Nhưng bằng cách nào đó, tôi đã không đào sâu vào chi tiết tại sao cuộc chiến này lại xảy ra.”

“Tôi chỉ nghe nói rằng quân đội của chúng tôi đang tiến ngày càng sâu vào Ukraine. Và tôi không quan tâm đến điều đó.”

Sau khi một số lính nghĩa vụ Nga thấy mình bị cuốn vào cuộc chiến ngay từ đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Putin đã nhanh chóng lên tiếng và công khai bảo đảm với người dân Nga rằng lính nghĩa vụ sẽ không phải tham gia chiến đấu trong tương lai.

Khi nhận được lệnh triệu tập, Denis đã không kháng cự vì tin rằng mình sẽ tránh xa chiến đấu.

“Tôi không muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động quân sự nào cả,” anh ta nói.

“Tôi chỉ muốn phục vụ trong một năm rồi trở về nhà với gia đình và những người thân yêu.”

Một tân binh khác đồng ý trả lời phỏng vấn tờ Kyiv Independent là Nikolai, 22 tuổi, cựu sinh viên kỹ thuật đến từ thành phố công nghiệp Chelyabinsk ở dãy núi Ural của Nga.

“Tôi đã bị sốc khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 với một quốc gia anh em, như tôi nghĩ vào thời điểm đó,” anh nói về sự hiểu biết của mình về cuộc chiến trước khi nhập ngũ. “Tôi vẫn nghĩ theo cách đó. Tôi đã giao tiếp với một số người Ukraine trước chiến tranh; mọi người đều bình thường và thân thiện.”

Nikolai cho biết anh có thân hình gầy gò và đeo cặp kính dày, anh đã bỏ học đại học vì lý do tài chính. Sau đó, vì không còn được miễn nghĩa vụ quân sự theo luật pháp Nga, anh đã nhanh chóng bị bắt đi nghĩa vụ.

“Bố mẹ tôi phản đối, nhưng chúng tôi không giàu có, và không có cách nào để trả tiền hối lộ để thoát khỏi tình trạng đó”.

“Nửa năm trôi qua trong bình yên, nhưng khi bố mẹ tôi biết tôi sẽ đến biên giới, họ còn lo lắng hơn cả tôi. Putin đã nói rằng lính nghĩa vụ sẽ không tham gia vào hoạt động quân sự đặc biệt, vì vậy tôi khá bình tĩnh.”

Với hàng trăm ngàn quân nhân chuyên nghiệp bị cuốn vào thế tấn công rộng lớn của Mạc Tư Khoa ở miền Đông Ukraine, những người lính nghĩa vụ đã được triển khai đến biên giới quốc gia ở phía nam đất nước.

Những đồn này nằm xa khu vực chiến sự và tương đối yên tĩnh, ngoại trừ hoạt động máy bay điều khiển từ xa thỉnh thoảng từ cả hai bên biên giới.

Nhưng vào ngày 6 tháng 8, mọi thứ đã thay đổi khi các lữ đoàn Ukraine giàu kinh nghiệm tràn qua biên giới.

Mặc dù Denis và Nikolai phục vụ ở những đơn vị khác nhau: trải nghiệm của họ trong những ngày đầu tiên của cuộc tấn công của quân Ukraine có những điểm chung: liên lạc hỗn loạn, chỉ huy biến mất ngay khi có cơ hội và hoàn toàn không chuẩn bị cho những gì họ phải đối mặt.

“Vào ngày 6 tháng 8, vào khoảng 4:00-4:20 sáng, tiền đồn của chúng tôi đã bị trúng ba quả rocket, sau đó chúng tôi phát hiện ra đó là HIMARS,” Nikolai nói. “Hai quả rocket đã bắn trúng trung tâm chỉ huy, giết chết hai lính nghĩa vụ và hai sĩ quan. Một quả rocket khác đã rơi gần hầm trú ẩn của chúng tôi, làm sụp đổ một phần hầm, khiến nơi này không còn thích hợp để trú ẩn nữa.”

“Chúng tôi bị mất liên lạc, cũng không có điện. Chúng tôi không thấy chỉ huy của mình; họ biến mất ngay sau bữa trưa. Phải làm gì đây? Chúng tôi quyết định đã đến lúc phải đến Sudzha vì chúng tôi được thông báo là có một cuộc di tản được tổ chức ở đó.”

Sau hai ngày lội bộ qua những cánh đồng giờ đã trở thành vùng xám của khu vực Kursk mới, nhóm của Nikolai cuối cùng đã bị bắt làm tù binh vào ngày 8 tháng 8.

“Binh lính Ukraine chạy ra, bao vây chúng tôi và bảo chúng tôi hạ vũ khí và đầu hàng”

“Họ hứa sẽ không làm hại chúng tôi. Chúng tôi tin họ vì họ có ưu thế về số lượng — không ai muốn chết vì những chỉ huy đã bỏ rơi chúng tôi.”

[Kyiv Independent: Russian POWs on their capture in Kursk Oblast: ‘Commanders just disappeared]

5. Các chuyên gia Hoa Kỳ tìm kiếm câu trả lời trong vụ tai nạn máy bay F-16 của Ukraine

Các chuyên gia Hoa Kỳ đã tham gia cuộc điều tra của Ukraine về vụ rơi chiến đấu cơ F-16 hồi đầu tuần này trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga.

Người ta tin rằng đây là lần đầu tiên máy bay F-16 bị mất kể từ khi Ukraine nhận được máy bay từ các đồng minh phương Tây. Ít nhất sáu máy bay phản lực đã được các quốc gia Âu Châu chuyển giao vào cuối tháng trước.

Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk đã xác nhận tai nạn máy bay vào hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, đồng thời nêu rõ rằng một cuộc phân tích chi tiết đang được tiến hành để xác định nguyên nhân của vụ việc.

Vụ tai nạn xảy ra vào thứ Hai khi Nga tiến hành cuộc tấn công trên không mạnh mẽ vào Ukraine.

Oleshchuk nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ hoàn cảnh và xác định trách nhiệm về mất mát.

Mặc dù các nhà phân tích quân sự cho rằng F-16 có thể không làm thay đổi đáng kể cán cân trong cuộc xung đột, xét đến sức mạnh không quân áp đảo và hệ thống phòng thủ tiên tiến của Nga, các quan chức Ukraine vẫn hoan nghênh loại máy bay này vì khả năng mang vũ khí hiện đại của NATO và do đó thách thức ưu thế trên không của Nga.

Nhưng vụ bắn hạ này đã gây ra một số câu hỏi trong số các quan chức Ukraine.

Mariana Bezuhla, một nhà lập pháp Ukraine và là phó chủ tịch ủy ban quốc phòng của quốc hội, tuyên bố rằng chiếc F-16 đã vô tình bị hệ thống phòng không Patriot do Hoa Kỳ sản xuất bắn hạ - một ý kiến đã bị Oleshchuk chỉ trích.

Bezuhla, trích dẫn nguồn tin giấu tên, đã kêu gọi giải trình về lỗi bị cáo buộc.

Oleshchuk cáo buộc bà phỉ báng lực lượng không quân và làm mất uy tín của các nhà sản xuất quốc phòng Hoa Kỳ, thậm chí còn ám chỉ đến những hậu quả pháp lý tiềm tàng cho những phát biểu của bà.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho biết việc mất đi các thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp trong cuộc xung đột đang diễn ra là điều có thể dự đoán được.

Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo rằng việc mất bất kỳ máy bay F-16 nào cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phòng không của Ukraine, do số lượng máy bay phản lực và phi công được đào tạo có hạn.

Trong khi đó, lực lượng Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, phóng 18 máy bay điều khiển từ xa Shahed và một hỏa tiễn đạn đạo từ đêm đến sáng thứ Sáu.

Lực lượng không quân Ukraine báo cáo rằng 12 máy bay điều khiển từ xa đã bị đánh chặn, trong khi bốn chiếc còn lại bị rơi trước khi đến được mục tiêu.

Vụ tấn công khiến ít nhất một người thiệt mạng và gây ra hỏa hoạn ở Sumy, một thành phố gần biên giới Nga.

Chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất là loại chiến đấu cơ tiên tiến được liên minh NATO và nhiều lực lượng không quân trên thế giới lựa chọn trong nhiều thập niên.

Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh vào tháng 8 năm ngoái cho phép triển khai máy bay F-16 tới Ukraine, mặc dù Hoa Kỳ sẽ không cung cấp bất kỳ máy bay nào của riêng mình.

Bỉ, Đan Mạch, Hòa Lan và Na Uy đã cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 60 chiến đấu cơ trong những tháng tới theo tiến độ giao hàng chậm.

[Newsweek: US Experts Search for Answers in Ukrainian F-16 Crash]

6. Cuộc thăm dò cho thấy niềm tin của người dân Nga vào Putin giảm xuống mức thấp kỷ lục năm 2024 giữa cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk

Theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada của Nga, một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Mạc Tư Khoa, công bố hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, niềm tin của người Nga vào nhà độc tài Vladimir Putin đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2024 trong bối cảnh Ukraine tấn công vào khu vực Kursk.

Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 22 đến 28 tháng 8 trong số 1.619 người lớn ở Nga, cho thấy 45 phần trăm số người được hỏi nêu tên tổng thống Nga trong số các chính trị gia mà họ tin tưởng. Con số này thấp hơn 3 phần trăm so với tháng 7 và là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2023, trang web điều tra của Nga Agentstvo cho biết.

Trung tâm Levada đã yêu cầu những người tham gia “nêu tên một số chính trị gia và nhân vật công chúng mà bạn tin tưởng nhất”.

Cuộc thăm dò mới nhất của Levada được tiến hành chỉ hơn hai tuần sau khi Ukraine xâm nhập vào khu vực Kursk, sự kiện được cho là đã khiến Mạc Tư Khoa bất ngờ.

Kyiv đã phát động cuộc tấn công chớp nhoáng vào ngày 6 tháng 8 và nhanh chóng được báo cáo là đã chiếm được nhiều lãnh thổ ở khu vực Kursk hơn so với những gì Nga đã chiếm được ở Ukraine kể từ đầu năm 2024.

Thành công được báo cáo của Ukraine trong khu vực đã buộc quân đội Nga phải triển khai thêm nguồn lực tới Kursk, chuyển hướng nhân lực khỏi cuộc chiến mà nước này phát động bên kia biên giới vào tháng 2 năm 2022.

Putin đã ra lệnh cho lực lượng của mình đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi Kursk trước ngày 1 tháng 10, theo RBC Ukraine. Cuộc xâm lược đã khiến Putin “lo lắng”, hãng tin độc lập của Nga The Moscow Times đưa tin vào tuần trước, trích dẫn các quan chức Điện Cẩm Linh giấu tên.

Tình trạng quân Putin cướp bóc các cửa hàng và nhà dân trước khi bỏ chạy cũng là một vấn đề gây mất niềm tin. Alexei Smirnov, quyền Thống đốc khu vực Kursk, đã phải hình thành một lực lượng dân vệ của tỉnh này để chống lại việc quân đội Nga cướp bóc tràn lan trước khi di tản.

Denis Volkov, giám đốc Trung tâm Levada, cho rằng một phần lý do khiến lòng tin của người Nga vào Putin giảm sút là do cuộc tấn công xuyên biên giới, Agentstvo đưa tin.

Volkov nói với cơ quan truyền thông này rằng: “Một câu hỏi mở thường luôn cho thấy sự biến động lớn hơn nhiều”, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công xuyên biên giới có thể đã đóng một vai trò nào đó.

Trước đó, vào ngày 22 tháng 8, Agentstvo đã đưa tin rằng cuộc tấn công bằng xe thiết giáp của Ukraine vào Kursk đã làm tổn hại đến hình ảnh của Putin nói chung, đồng thời trích dẫn sự gia tăng các bình luận tiêu cực và chỉ trích từ người Nga trên mạng xã hội.

Vài ngày sau cuộc xâm lược, nhiều blogger quân sự Nga ủng hộ chiến tranh đã lên tiếng bày tỏ sự bất bình trên Telegram về tốc độ mà lực lượng Kyiv được cho là đã chiếm giữ lãnh thổ Nga.

Một người gọi tình hình này là “địa ngục trần gian” và cho rằng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch từ lâu.

Trung tâm Levada của Nga đã đánh giá thái độ của công chúng đối với cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine kể từ khi cuộc tấn công này diễn ra vào tháng 2 năm 2022, cũng như tỷ lệ chấp thuận các nhân vật chính trị quan trọng, bao gồm cả tổng thống Nga.

Trung tâm Levada được coi là một trong những đơn vị thăm dò ý kiến độc lập có uy tín và hoạt động lâu đời nhất của Nga, nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng trong các chế độ độc tài, công dân thường sợ trả lời các câu hỏi về chính trị.

[Newsweek: Russian Trust in Putin Falls to Record 2024 Low Amid Kursk Incursion: Poll]

7. Cuộc tấn công của Nga vào Kharkiv làm ít nhất 7 người thiệt mạng, bao gồm cả trẻ em, và làm bị thương 97 người khác

Các lực lượng Nga đã tấn công thành phố Kharkiv vào tối Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, bằng đạn UMPB D-30, giết chết ít nhất bảy người, bao gồm một trẻ em, và làm bị thương 97 người khác, chính quyền địa phương đưa tin.

Cuộc không kích của Nga đã đánh trúng một tòa nhà dân cư 12 tầng ở quận Industrialnyi của thành phố, gây ra hỏa hoạn. Ít nhất ba người đã thiệt mạng, Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết như trên.

Quận Nemyshlianskyi của Kharkiv cũng bị tấn công, khiến một bé gái 14 tuổi tử vong. Có 22 trẻ em trong số những người bị thương, Thống đốc Syniehubov cho biết.

Thống đốc cho biết lực lượng Nga cũng tấn công vào trung tâm thành phố Kharkiv và quận Slobidskyi của thành phố, gây hư hại cho một tòa nhà kho và ba ngôi nhà.

Syniehubov cho biết 20 người bị thương đang trong tình trạng nghiêm trọng hoặc “cực kỳ nghiêm trọng”.

“Có thể có người ở các tầng trên của tòa nhà bị tấn công, bao gồm ít nhất một phụ nữ. Có nguy cơ tòa nhà sẽ bị sụp đổ”, ông nói thêm.

Thi thể của một người phụ nữ đã được đưa ra khỏi đống đổ nát vào buổi tối, nâng số người chết trong vụ tấn công lên bảy người.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi các đối tác cho phép Ukraine tấn công các căn cứ không quân trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp.

“Chúng ta cần những quyết định mạnh mẽ từ các đối tác của mình để ngăn chặn khủng bố này. Đây là một nhu cầu hoàn toàn công bằng. Và không có lý do hợp lý nào để hạn chế khả năng phòng thủ của Ukraine”, ông nói sau vụ tấn công.

Các cuộc tấn công vào các trung tâm dân cư ở Kharkiv đã gia tăng sau khi lực lượng Nga phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới mới ở phía bắc khu vực vào tháng 5. Trong khi cuộc tấn công đã bị quân đội Ukraine ngăn chặn, Nga vẫn tiếp tục chiếm giữ một số khu định cư ngay bên kia biên giới.

[Kyiv Independent: Russian attack on Kharkiv kills at least 7, including child, injures 97]

8. Đồng minh NATO báo động về 'Rủi ro' chiến tranh hạt nhân với Nga

Theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã phụ họa với Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga khi đưa ra cảnh báo về “rủi ro” chiến tranh hạt nhân với Nga.

Cuộc chiến Nga-Ukraine đã diễn ra trong hơn hai năm sau khi Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Mặc dù Mạc Tư Khoa đặt mục tiêu giành chiến thắng nhanh chóng trước quốc gia láng giềng Đông Âu, được coi là có quân đội nhỏ hơn nhiều, nhưng nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ của nước này được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây đã ngăn cản nước này đạt được những bước tiến đáng kể.

Những tuần gần đây, Ukraine đã tiến hành cuộc phản công vào Kursk, đánh dấu lần đầu tiên lãnh thổ Nga bị chiếm giữ kể từ Thế chiến II.

Tuy nhiên, cuộc xung đột này từ lâu đã làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân hay không. Putin đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố gây sốc về vũ khí hạt nhân trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra vì Mạc Tư Khoa có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân, gọi tắt là ICANW.

Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Fidan đã nêu lên mối lo ngại về việc liệu vũ khí hạt nhân cuối cùng có được sử dụng ở Ukraine hay không. Đáng chú ý là Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ và là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đôi khi đã tách khỏi phương Tây về vấn đề Ukraine.

“Thật không may, một cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine ở trung tâm Âu Châu đã bước sang năm thứ ba. Nó có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân”, Fidan nói trong chương trình phát sóng TRT Haber, Tass đưa tin.

Ông nói thêm rằng “không có gì nhân đạo hơn yêu cầu chấm dứt chiến tranh” và các cuộc đàm phán cần phải diễn ra để “ngăn chặn khu vực của chúng ta bị tàn phá thêm bởi chiến tranh”.

Phát biểu của ông được đưa ra sau khi Sergey Naryshkin, giám đốc Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Nga hôm thứ Năm cáo buộc Hoa Kỳ “cố gắng gây mất cân bằng cho hệ thống an ninh quốc tế” trong lĩnh vực hạt nhân.

Vào tháng 6, Putin cho biết khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh “không nên bị phương Tây xem nhẹ”.

“Vì một lý do nào đó, phương Tây tin rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng nó... Chúng tôi có học thuyết hạt nhân, hãy xem nó nói gì”, nhà lãnh đạo Nga cho biết, ám chỉ chính sách cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân của nước này nếu “sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa”.

“Nếu hành động của ai đó đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cho rằng có thể sử dụng mọi biện pháp có thể”, Putin nói thêm. “Điều này không nên được coi nhẹ, hời hợt”.

Hoa Kỳ là đồng minh chủ chốt của Ukraine trong cuộc xung đột, với chính quyền Tổng thống Biden, cùng với nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác, nói rằng cuộc xâm lược là vô cớ và thiếu sự biện minh. Washington đã cung cấp hàng tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kyiv, điều này đã chứng minh là rất quan trọng đối với các nỗ lực phòng thủ của nước này.

Cuộc tấn công Kursk của Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại về hạt nhân từ Nga, quốc gia đầu tháng này đã cáo buộc Ukraine cố gắng tấn công một nhà máy điện hạt nhân bằng máy bay điều khiển từ xa.

[Newsweek: NATO Ally Sounds Alarm on 'Risks' of Nuclear War With Russia]

9. Nga tuyên bố 5 người thiệt mạng, 37 người bị thương trong cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod

Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Thống đốc khu vực, Vyacheslav Gladkov, tuyên bố một cuộc tấn công của Ukraine vào thành phố Belgorod của Nga và khu vực xung quanh vào tối ngày 30 tháng 8 đã gây ra thiệt hại và thương vong.

Quân đội Ukraine vẫn chưa bình luận về vụ tấn công bị cáo buộc.

Gladkov báo cáo về cảnh báo tấn công bằng hỏa tiễn ở khu vực này vào khoảng 8 giờ tối giờ địa phương.

Theo Gladkov, một phụ nữ và bốn người đàn ông đã thiệt mạng tại hiện trường vụ tấn công mà ông ta cho rằng đã xảy ra, và 37 người, trong đó có bảy trẻ em, bị thương và phải vào bệnh viện.

Gladkov cáo buộc rằng Ukraine đã sử dụng bom chùm phóng từ hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) trong cuộc tấn công.

Một số tòa nhà chung cư, doanh nghiệp thương mại, xe hơi và các tổ chức xã hội không xác định được cho là đã bị hư hại.

Gladkov cho biết thị trấn Dubovoye gần đó cũng đã báo cáo thiệt hại.

Tỉnh Belgorod giáp với các tỉnh Sumy, Kharkiv và Luhansk của Ukraine. Các khiếu nại về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hoặc máy bay điều khiển từ xa vào khu vực này đã trở nên phổ biến trong những tháng gần đây.

Nga được cho là thường sử dụng Tỉnh Belgorod làm nơi xuất phát cho các cuộc tấn công hỏa tiễn xuyên biên giới nhằm vào Ukraine.

Bên kia biên giới, tại thành phố Kharkiv lân cận, ít nhất 7 người đã thiệt mạng, bao gồm một trẻ em, và 97 người khác bị thương trong một cuộc không kích của Nga vào một tòa nhà chung cư 12 tầng ở quận Industrialnyi của thành phố.

[Kyiv Independent: Russia claims 5 killed, 37 injured in Ukrainian attack against Belgorod Oblast]
 
Kyiv rộ tin: Biệt kích ám sát chỉ huy Iran tiếp tế Shahed cho Putin. Drone tấn công, Moscow cháy lớn
VietCatholic Media
15:12 01/09/2024


1. Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran có thể đã bị biệt kích Ukraine hạ sát ở Nga

Ký giả Jason Jay Smart của tờ Kyiv Post loan tin trên mạng xã hội vào chiều Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, rằng các nguồn tin từ Ukraine và Israel đưa tin rằng biệt kích Ukraine ở Nga đã ám sát được Moussa Sharfi Molassari. Là một chỉ huy trong Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran, Molassari chịu trách nhiệm chuyển giao máy bay điều khiển từ xa Shahed và Mohajir của Iran cho Nga.

Trong cuộc họp báo chiều Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, khi được hỏi về tin này, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, không xác nhận cũng không phủ nhận. Do đó, chúng tôi đăng tin này với sự dè dặt.

2. Đám cháy ở Mạc Tư Khoa tạo ra những luồng khói lớn trên trung tâm thành phố

Một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi một tòa nhà ở trung tâm Mạc Tư Khoa và hình ảnh về vụ cháy mới nhất chưa rõ nguyên nhân xảy ra trên lãnh thổ Nga đang được chia sẻ trên mạng xã hội.

Thị trưởng thành phố Mạc Tư Khoa, Sergei Sobyanin, cho biết vụ cháy hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, bắt đầu từ tầng hai của tòa nhà hành chính ba tầng tại số 20 đường Berezhkovskaya bên bờ sông Mạc Tư Khoa, cách Điện Cẩm Linh khoảng 6 km.

Có hơn chục tổ chức được cho là có trụ sở tại tòa nhà này, bao gồm các cửa hàng sửa chữa xe hơi, công ty bán hàng gia dụng và một trung tâm phân loại cho công ty internet Yandex.

Sobyanin cho biết đến sáng thứ Bảy, ngọn lửa đã lan rộng hơn 1000 mét vuông và đã điều động 130 lính cứu hỏa, trực thăng và cả một tàu chữa cháy của Hải Quân mang tên Đại tá Chernyshev, vì địa điểm này nằm sát bên bờ sông.

Trích dẫn thông tin từ Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga, nơi Newsweek đã liên hệ để xin bình luận, Tass cho biết hiện vẫn chưa có thông tin nào về thương vong trong vụ hỏa hoạn khiến giao thông tại thủ đô nước Nga bị chuyển hướng.

Những người dùng mạng xã hội ủng hộ Ukraine đã đăng tải video về cảnh tòa nhà bốc cháy và khói bốc lên trời.

Kể từ khi Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, đã có nhiều vụ cháy trên lãnh thổ Nga, một số vụ cháy tại các địa điểm dường như có liên quan trực tiếp đến nỗ lực quân sự của Mạc Tư Khoa. Kyiv không bình luận về các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga và cho đến nay vẫn chưa có gợi ý nào cho thấy vụ cháy hôm thứ Bảy có liên quan đến chiến tranh.

Kho dầu Atlas ở vùng Rostov đã được đưa tin sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào thứ Tư. Các bồn chứa tại một kho dầu khác trong vùng đã bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào cơ sở lưu trữ dầu và xăng Kavkaz vào ngày 18 tháng 8, nơi đã bị cháy gần 2 tuần nay.

Cũng trong tuần này, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà máy lọc dầu của Gazprom Neft, tại thị trấn Ostrogozhsk thuộc vùng Voronezh phía nam Mạc Tư Khoa, sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa. Video cho thấy ngọn lửa và khói đen bao trùm toàn bộ công trình.

[Newsweek: Moscow Fire Sends Huge Plumes of Smoke Over Downtown]

3. Ukraine báo cáo hơn 4.000 trường hợp Nga sử dụng vũ khí hóa học ở tuyến đầu

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Ukraine đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp sử dụng vũ khí hóa học của Nga ở tiền tuyến của Ukraine, bao gồm hơn 3.100 trường hợp được báo cáo kể từ tháng 12 năm 2023, đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng loại vũ khí này.

Ông nhận xét rằng các con số cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các vũ khí hóa học bất hợp pháp, đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ so với khoảng 600 lần được ghi nhận tính đến tháng Giêng.

Theo số liệu thống kê do Ukraine biên soạn, các ca bệnh được báo cáo đạt đỉnh cao vào tháng 5 năm 2024 với mức cao kỷ lục là 715 ca bệnh được báo cáo và đã giảm dần vào những tháng mùa hè.

Binh lính và sĩ quan Ukraine được tờ Kyiv Independent phỏng vấn thừa nhận rằng chiến thuật này có hiệu quả, cho phép Mạc Tư Khoa thỉnh thoảng chiếm được các vị trí mà không cần phá hủy chúng.

Binh lính Ukraine cho biết họ phải chịu tới sáu vụ tấn công bằng khí độc mỗi ngày, thường là hai đến ba vụ trong vòng một giờ.

Đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác nhận lực lượng Nga đã sử dụng chất độc hóa học chloropicrin ở Ukraine. Thông báo này là một phần của tuyên bố lớn hơn về việc áp dụng lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ đối với hơn 280 cá nhân và tổ chức.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi đó tuyên bố rằng: “Việc sử dụng các loại hóa chất như vậy không phải là một sự việc đơn lẻ, và có thể là do mong muốn của lực lượng Nga nhằm đánh bật lực lượng Ukraine khỏi các vị trí kiên cố và giành được lợi thế chiến thuật trên chiến trường”, đồng thời khẳng định rằng Mạc Tư Khoa đã vi phạm Công ước về vũ khí hóa học khi triển khai các chất hóa học kiểm soát bạo loạn như một phương pháp chiến tranh.

Chloropicrin thường được sử dụng như một loại thuốc diệt cỏ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, việc tiếp xúc với hơi của nó có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho da, mắt và các cơ quan nội tạng nếu hít phải.

Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Nga trước đây đã xác nhận rằng họ đã sử dụng lựu đạn K-51 bất hợp pháp, chứa khí CS, một loại khí cay dùng để kiểm soát đám đông. Các chất chống bạo động bị cấm sử dụng trong chiến tranh hiện đại theo Công ước về vũ khí hóa học.

[Kyiv Independent: Ukraine reports over 4,000 cases of Russian chemical weapon use on front line]

4. Nga tuyên bố bắn hạ 158 máy bay điều khiển từ xa trong cuộc tấn công hàng loạt nhằm vào nhà máy lọc dầu, nhà máy điện ở Mạc Tư Khoa và các khu vực khác

Chiều Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hàng trăm máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công vào một số khu vực của Nga vào đêm 31 rạng sáng mùng một tháng 9, bao gồm Mạc Tư Khoa, Tver, Voronezh, Tula, Kaluga, Bryansk, Belgorod, Lipetsk và Kursk.

Konashenkov tuyên bố các lực lượng Nga đã bắn hạ 158 máy bay điều khiển từ xa trong đêm.

Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin tuyên bố rằng ít nhất chín máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ ở khu vực thủ đô của Nga. Một trong những máy bay điều khiển từ xa được cho là đã bị phá hủy gần Nhà máy lọc dầu Mạc Tư Khoa. Một trong những tòa nhà của nhà máy lọc dầu đã bị hư hại và một vụ hỏa hoạn đã được báo cáo sau vụ tấn công, hãng thông tấn Ria Novosti của Nga đưa tin.

Nhà máy lọc dầu này thuộc sở hữu của Gazprom Neft, nằm ở phía đông nam Mạc Tư Khoa. Không có thương vong nào được báo cáo.

Ria Novosti đưa tin rằng những tiếng nổ lớn đã được nghe thấy gần Nhà máy điện Konakovo ở vùng Tver, một trong những nhà sản xuất năng lượng lớn nhất ở miền trung nước Nga.

Có hai vụ cháy ở khu vực Tver gần cơ sở hạ tầng phân phối khí đốt địa phương, trích dẫn video từ người dân địa phương.

Ria Novosti cho biết ít nhất ba máy bay điều khiển từ xa đã nhắm vào Nhà máy điện Kashira ở khu vực Mạc Tư Khoa.

Ngoài ra, khoảng 34 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ ở khu vực Bryansk, tây nam nước Nga, thống đốc khu vực này, Alexander Bogomaz cho biết như trên.

Konashenkov cho biết hơn 10 máy bay điều khiển từ xa đã bị phá hủy trên vùng Voronezh và một số máy bay khác bị bắn hạ trên vùng Lipetsk, Kaluga, Ryazan và Tula.

Quyền thống đốc khu vực này, Aleksei Smirnov, cho biết thêm hai chiếc nữa cũng bị bắn hạ ở khu vực Kursk, nơi quân Ukraine đang kiểm soát một phần.

Tại Belgorod, khoảng 14 máy bay điều khiển từ xa được báo cáo đã bị bắn hạ. Một số ngôi nhà, xe hơi và tài sản thương mại đã bị hư hại.

[Kyiv Independent: Russia claims 158 drones downed in mass attack targeting refinery, power plants in Moscow, other regions]

5. Ukraine trình lên Hoa Kỳ danh sách các mục tiêu ở Nga mà họ muốn tấn công bằng hỏa tiễn ATACMS

Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết ông đã đệ trình lên các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ danh sách các mục tiêu ở Nga mà Ukraine muốn tấn công bằng hỏa tiễn ATACMS tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp.

Tin tức này được đưa ra khi một phái đoàn Ukraine đến Washington để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và các quan chức phương Tây khác.

Kyiv từ lâu đã lập luận rằng những hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa đang kìm hãm nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi Washington tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của mình có thể làm leo thang xung đột.

Ukraine đã bác bỏ những lập luận này và đã tăng cường áp lực để dỡ bỏ lệnh cấm trong những tuần gần đây trong bối cảnh cuộc xâm nhập đang diễn ra vào Kursk của Nga. Tòa Bạch Ốc vẫn chưa thay đổi lập trường của mình, mặc dù một số chính trị gia Hoa Kỳ ủng hộ các yêu cầu của Kyiv.

Umerov nói với CNN: “Chúng tôi đã giải thích về những năng lực mà chúng tôi cần để bảo vệ người dân khỏi sự khủng bố mà người Nga đang gây ra cho chúng tôi, vì vậy tôi hy vọng chúng tôi đã được lắng nghe”.

Theo Bộ trưởng, danh sách này bao gồm các phi trường được quân đội Nga sử dụng để tấn công các trung tâm dân cư trên khắp Ukraine.

Umerov cho biết thêm rằng các mục tiêu trong danh sách đều nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn tầm xa và Kyiv kiên quyết yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng ATACMS để bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng của mình.

“Họ đang giết hại công dân của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn ngăn chặn họ, chúng tôi muốn ngăn chặn họ, chúng tôi không muốn máy bay của họ đến gần biên giới của chúng tôi hơn để ném bom các thành phố”, Bộ trưởng cho biết.

Vào tháng 6, Hoa Kỳ đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ngay bên kia biên giới nhưng vẫn duy trì lệnh cấm tấn công sâu bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa như ATACMS.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết việc Ukraine chiếm giữ thành phố Sudzha của Nga, nằm cách biên giới với Ukraine chưa đầy 10 km cho thấy nỗi lo ngại của phương Tây về “lằn ranh đỏ” của Nga là vô căn cứ.

Các nước phương Tây phần lớn đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ trong cuộc tấn công Kursk, nhưng Hoa Kỳ và Anh vẫn duy trì lệnh hạn chế sử dụng hỏa tiễn tầm xa như ATACMS hoặc Storm Shadow.

[Kyiv Independent: Ukraine presents US with list of targets in Russia it wants to hit with ATACMS missiles]

6. Truyền thông Nga đưa tin đã tìm thấy xác trực thăng Mi-8 mất tích của Nga không nhưng có người nào sống sót

Hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, truyền thông nhà nước Nga đưa tin xác chiếc trực thăng mất tích của Nga đã được tìm thấy nhưng không có người sống sót. Diễn biến này xảy ra một ngày sau khi trực thăng Mi-8 mất tích cùng 22 hành khách trên máy bay ở Bán đảo Kamchatka thuộc Viễn Đông Nga.

Theo Tass, trích dẫn Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga, cho đến nay đã tìm thấy mười bảy thi thể tại địa điểm rơi máy bay. Trên máy bay có ba thành viên phi hành đoàn và mười chín hành khách.

Theo Tass, máy bay thuộc hãng hàng không Vityaz-Aero, đơn vị tổ chức các chuyến du lịch trên bán đảo và đã biến mất trong chuyến thăm núi lửa Vachkazhets.

Ngành hàng không của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây được đưa ra để đáp trả cuộc xâm lược toàn diện của Ukraine và nhiều sự việc liên quan đến trục trặc thiết bị trên máy bay dân dụng đã được báo cáo.

[Kyiv Independent: Wreckage of missing Russian Mi-8 helicopter found with no survivors, Russian media reports]

7. Hòa Lan sẽ gửi 28 xe thiết giáp lội nước tới Ukraine

Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans cho biết nước này sẽ gửi 28 xe thiết giáp lội nước Viking Bandvagn S10 tới Ukraine.

Theo Brekelmans, Thủy quân lục chiến Hòa Lan đã huấn luyện binh lính Ukraine cách sử dụng các loại xe này.

Được trang bị bánh xích cao su, Viking Bandvagn S10 nặng khoảng 11 tấn và có thể di chuyển trên mọi loại bề mặt, kể cả trên mặt nước.

“Ukraine rất cần sự giúp đỡ của chúng ta trong cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược Nga. Sự ủng hộ của chúng ta dành cho Ukraine tiếp tục kềm chế Nga”

Hòa Lan là nước ủng hộ trung thành của Kyiv kể từ năm 2022. Nước này đã tham gia liên minh máy bay điều khiển từ xa và cam kết phân bổ 20 triệu euro hay gần 22 triệu đô la để mua máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất cho Ukraine.

Đầu tháng này, Hòa Lan tuyên bố sẽ mua 51 radar phát hiện máy bay điều khiển từ xa cho Kyiv để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine.

[Kyiv Independent: Netherlands to send 28 amphibious armored vehicles to Ukraine]

8. Bộ Trưởng Fedorov nói Ukraine muốn phát triển Trí Tuệ Nhân Tạo cho đàn máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn 'giá rẻ'

Bộ trưởng Chuyển đổi số Mykhailo Fedorov cho biết tại Diễn đàn Globsec ở Prague vào ngày 30 tháng 8 rằng Ukraine muốn thu hút các nhà sản xuất vũ khí tham gia phát triển Trí Tuệ Nhân Tạo cho đàn máy bay điều khiển từ xa và “hỏa tiễn giá rẻ” để chống lại máy bay điều khiển từ xa cảm tử của Nga, theo như phóng viên của Kyiv Independent đưa tin.

Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Ukraine và Nga đã đầu tư mạnh vào công nghệ máy bay điều khiển từ xa, làm thay đổi hoàn toàn chiến tranh hiện đại.

Theo Fedorov, quân đội Ukraine hiện phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thiết bị và bộ binh của Nga, tình trạng thiếu đạn dược, máy bay điều khiển từ xa cảm tử và máy bay điều khiển từ xa trinh sát.

Để đáp trả, lực lượng Ukraine đang sử dụng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất giá rẻ, máy bay điều khiển từ xa trinh sát, hệ thống phòng không nhỏ và máy bay điều khiển từ xa tầm xa sản xuất trong nước để tấn công các mục tiêu của Nga.

“Những thách thức tiếp theo mà chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn là gì? Thưa: đó là làm thế nào để phát minh ra hệ thống dẫn đường bằng laser hiệu quả, làm thế nào để phát triển Trí Tuệ Nhân Tạo cho các đàn máy bay điều khiển từ xa, làm thế nào để sản xuất HIMARS của Ukraine, làm thế nào để phát triển hỏa tiễn giá rẻ của Ukraine để bắn hạ Shaheds?” Fedorov nói.

“Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể thành công khi cùng nhau. Chúng ta có thể làm việc cùng nhau và sáng tạo. Chúng ta có thể sản xuất cùng nhau.”

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Hanna Hvozdiar cho biết Kyiv có khả năng sản xuất hơn ba triệu máy bay điều khiển từ xa mỗi năm nhưng cần nguồn tài trợ từ các đối tác nước ngoài.

[Kyiv Independent: Ukraine wants to develop AI for drone swarms, 'cheap' missiles, Fedorov says]

9. Zelenskiy thúc giục phương Tây để Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu ở Nga.

“Tôi kêu gọi Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức. Chúng ta cần khả năng bảo vệ Ukraine và người dân Ukraine một cách thực sự và toàn diện. Chúng tôi cần cả hai: giấy phép cho các khả năng tầm xa cũng như đạn pháo và hỏa tiễn tầm xa của các bạn,” Tổng thống Zelenskiy.

“Những quyết định quan trọng — chính xác là những quyết định có thể ảnh hưởng đúng đắn đến các sự kiện — không thể bị trì hoãn.”

Kyiv từ lâu đã lập luận rằng những hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa đang kìm hãm nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi Washington tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của mình có thể làm leo thang xung đột.

Ukraine đã bác bỏ những lập luận này và đã tăng cường áp lực để dỡ bỏ lệnh cấm trong những tuần gần đây trong bối cảnh cuộc xâm nhập đang diễn ra vào Kursk của Nga. Tòa Bạch Ốc vẫn chưa thay đổi lập trường của mình, mặc dù một số chính trị gia Hoa Kỳ ủng hộ các yêu cầu của Kyiv.

Trong chuyến thăm Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết vào ngày 30 tháng 8, ông đã trình lên các quan chức Hoa Kỳ danh sách các mục tiêu ở Nga mà Kyiv muốn tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp.

Zelenskiy cho biết quân đội Ukraine tiếp tục “đẩy chiến tranh” vào lãnh thổ Nga và bắt giữ tù binh chiến tranh Nga.

Khi lực lượng Nga tập trung nhiều nguồn lực hơn vào Tỉnh Donetsk, giao tranh gần Pokrovsk đang trở nên “cực kỳ tàn khốc”, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào ngày 29 tháng 8.

Các nước phương Tây phần lớn đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ trong cuộc xâm nhập, nhưng Hoa Kỳ và Anh vẫn duy trì lệnh hạn chế sử dụng hỏa tiễn tầm xa như ATACMS hoặc Storm Shadow.

[Kyiv Independent: Zelensky urges West to let Ukraine hit Russia with long-range weapons]

10. Máy bay F-16 của Đan Mạch 'đang hoạt động ở Ukraine', Thủ tướng Mette Frederiksen xác nhận

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen phát biểu tại hội nghị Globsec ở Prague vào ngày 31 tháng 8 rằng các chiến đấu cơ F-16 do Đan Mạch tài trợ đang “hoạt động tại Ukraine”.

Frederiksen cho biết bà “rất tự hào” khi những chiếc máy bay này được sử dụng, đồng thời nói thêm rằng bà đã muốn gửi chúng “từ đầu chiến tranh”.

Bà nói thêm, “Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận dài về việc liệu đó có phải là một ý tưởng hay hay không”, ám chỉ đến cuộc tranh luận kéo dài nhiều tháng giữa các đồng minh phương Tây của Ukraine về việc có nên cung cấp máy bay F-16 cho Kyiv hay không.

Frederiksen cho biết các phi công Ukraine điều khiển máy bay phản lực đã “làm tốt công việc của mình”, nhưng nói thêm: “Thật không may, chúng ta vừa mất một người trong số họ gần đây”.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận vào ngày 30 tháng 8 rằng một chiếc F-16, mới được chuyển giao cho nước này và được phi công Oleksii Mes điều khiển, đã bị rơi khi đang chống lại một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn ồ ạt của Nga nhằm vào Ukraine vào ngày 26 tháng 8.

Mes đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Ukraine đã nhận được những chiếc F-16 đầu tiên vào đầu tháng 8, một năm sau khi các đồng minh của nước này thành lập liên minh chiến binh tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius để hỗ trợ Kyiv về đào tạo và máy bay.

Khi được hỏi cụ thể liệu máy bay F-16 của Đan Mạch có thể được sử dụng trên lãnh thổ Nga ở Tỉnh Kursk hay không, Frederiksen cho biết chính phủ của bà “không áp dụng bất kỳ hạn chế nào đối với máy bay F-16 miễn là điều đó nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.

[Kyiv Independent: Danish F-16s 'working in Ukraine,' PM Mette Frederiksen confirms]

11. Điện Cẩm Linh tuyên bố Putin sẽ thăm Mông Cổ bất chấp lệnh bắt giữ của ICC

Putin vẫn sẽ thực hiện kế hoạch thăm chính thức Mông Cổ vào tuần tới mặc dù quốc gia này là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, cơ quan đã ra lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga vì tội ác chiến tranh vào ngày 18 Tháng Ba, 2023; và hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, vừa tái kêu gọi đích danh Mông Cổ phải bắt giữ Putin.

Theo Điện Cẩm Linh, Putin sẽ tới Mông Cổ vào ngày 3 tháng 9. Bộ Ngoại giao Mông Cổ đã thông báo về chuyến thăm trên trang web của mình, cho biết Putin sẽ gặp thủ tướng và chủ tịch quốc hội nước này.

Đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của Putin đến một quốc gia thành viên ICC kể từ khi tòa án ra lệnh bắt giữ tổng thống Nga vào năm ngoái vì hành vi cưỡng ép bắt cóc trẻ em sang Nga sau cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine. Theo Quy chế Rôma quản lý tòa án, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải hành động theo lệnh bắt giữ của ICC nếu đối tượng ở trên lãnh thổ của họ.

Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, nói rằng Mạc Tư Khoa không lo ngại về khả năng Putin bị bắt giữ ở Mông Cổ.

“Không có gì phải lo lắng; chúng tôi có cuộc đối thoại tuyệt vời với những người bạn Mông Cổ,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết. “Mọi khía cạnh của chuyến thăm đều được chuẩn bị kỹ lưỡng.”

Chính phủ Ukraine đã kêu gọi Mông Cổ thực hiện lệnh của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Putin trong chuyến thăm của ông tới nước này.

Kyiv “hy vọng Mông Cổ hiểu rằng Putin là tội phạm chiến tranh”, Bộ ngoại giao Ukraine cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám. “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mông Cổ thực hiện lệnh bắt giữ quốc tế bắt buộc và giao nộp Putin cho ICC,” tuyên bố cho biết.

Bộ này cho biết: “Vụ bắt cóc trẻ em Ukraine chỉ là một trong số nhiều tội ác mà Putin và các nhà lãnh đạo quân sự-chính trị khác của Liên bang Nga phải chịu trách nhiệm trước công lý”.

Oleksandr Merezhko, nhà lãnh đạo ủy ban quan hệ đối ngoại tại quốc hội Ukraine, đề xuất rằng Ukraine nên bắt đầu đàm phán với Mông Cổ để thuyết phục nước này thực hiện lệnh bắt giữ. “Nếu các cuộc đàm phán này không dẫn đến kết quả mong muốn, thì bạn có thể chuyển sang Hội đồng các quốc gia tham gia, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay”, ông cho biết.

ICC, có trụ sở tại The Hague, có 124 thành viên trên toàn thế giới. Nga và Hoa Kỳ không phải là thành viên.

“Mông Cổ sẽ coi thường nghĩa vụ quốc tế của mình với tư cách là thành viên của ICC nếu cho phép Putin đến thăm mà không bắt giữ ông ấy”, Maria Elena Vignoli, cố vấn cao cấp về công lý quốc tế tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết. “Việc chào đón Putin, một kẻ chạy trốn khỏi ICC, không chỉ là sự xúc phạm đến nhiều nạn nhân của tội ác của lực lượng Nga, mà còn làm suy yếu nguyên tắc quan trọng rằng không ai, bất kể quyền lực đến đâu, được đứng trên luật pháp”, bà nói.

Vignoli cho biết: “Chính phủ Mông Cổ có cơ hội chứng minh cam kết của mình đối với công lý đối với tội phạm quốc tế và ICC bằng cách từ chối nhập cảnh hoặc bắt giữ ông ấy nếu ông ấy nhập cảnh vào nước này”.

Chuyến thăm theo kế hoạch của Putin là theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Điện Cẩm Linh cho biết. Ông sẽ tham dự lễ kỷ niệm 85 năm chiến thắng chung của lực lượng Liên Xô và Mông Cổ trước quân Nhật trên sông Khalkhin Gol.

[Politico: Putin to visit Mongolia despite ICC arrest warrant]

12. ISW cho biết Sự bất mãn của xã hội gia tăng ở Nga sau cuộc tấn công Kursk của Ukraine

Sự bất mãn của xã hội đã gia tăng ở Nga kể từ khi Ukraine bắt đầu tấn công vào Tỉnh Kursk, và điều này đã được thừa nhận trong cuộc thăm dò ý kiến công chúng của Điện Cẩm Linh, Viện Nghiên cứu Chiến tranh đưa tin hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám.

Theo các cuộc thăm dò được ISW trích dẫn, “sự phẫn nộ hoặc bất mãn” với chính quyền Nga đã tăng từ 18% số người được hỏi vào ngày 12 tháng 7 lên 28% vào ngày 25 tháng 8, mức cao nhất kể từ lệnh động viên cực kỳ không được lòng dân vào tháng 9 năm 2022.

Một báo cáo khác do chính Điện Cẩm Linh thực hiện ghi nhận tỷ lệ ủng hộ Putin giảm 3,5% xuống còn 73,6%, là mức giảm kỷ lục kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu. Báo cáo này thừa nhận mức giảm kỷ lục nhưng đồng thời lại muốn khoe khoang rằng ít nhất vẫn có 73,6% dân Nga ủng hộ Putin.

Báo cáo của ISW cho biết: “Các cuộc thăm dò cho thấy Điện Cẩm Linh đánh giá rằng họ phải thừa nhận rằng sự bất mãn trong xã hội đã gia tăng kể từ khi Ukraine bắt đầu tấn công vào Tỉnh Kursk”.

“Điện Cẩm Linh dường như đã phát động một chiến dịch truyền thông phức tạp nhằm giải thích với công chúng trong nước lý do tại sao Nga ưu tiên duy trì các hoạt động tấn công ở miền Đông Ukraine thay vì ngay lập tức trục xuất các lực lượng Ukraine khỏi Tỉnh Kursk, và việc thừa nhận sự bất mãn một cách hạn chế có thể là một phần của chiến dịch này.”

Khi cuộc tấn công của Kyiv vào Tỉnh Kursk bước sang tuần thứ tư, Ukraine đã kiểm soát 1.299 km2 và 102 khu định cư, bao gồm thành phố Sudzha, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám.

Tâm lý bất mãn trong xã hội Nga cũng gia tăng trước các báo cáo trên các mạng xã hội cho thấy lính Nga cướp bóc các cửa hàng và nhà dân trước khi bỏ chạy trước sức tiến công của quân Ukraine.

Phó giám đốc CIA David Cohen cho biết Nga đang phải đối mặt với “cuộc chiến khó khăn” để giành lại lãnh thổ đã mất trong cuộc tấn công Kursk của Ukraine vào ngày 28 tháng 8.

“Chúng ta có thể chắc chắn rằng Putin sẽ tiến hành phản công để cố gắng giành lại lãnh thổ đó. Tuy nhiên, đó sẽ là một cuộc chiến cam go đối với người Nga”, ông nói.

[Kyiv Independent: Societal discontent rises in Russia after Ukraine's Kursk incursion, ISW says]

13. Chuyên gia truyền hình Nga thừa nhận Zelenskiy làm việc 'hiệu quả' trong cuộc xâm lược Kursk

Nhà bình luận truyền thông Nga Vladimir Solovyov gần đây đã thừa nhận trên truyền hình nhà nước Nga rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đang “làm việc rất hiệu quả” trong bối cảnh Ukraine tấn công vào khu vực Kursk.

Cuộc chiến Nga-Ukraine đã diễn ra trong hơn hai năm sau khi Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Mặc dù Mạc Tư Khoa đặt mục tiêu giành chiến thắng nhanh chóng trước quốc gia láng giềng Đông Âu, được coi là có quân đội nhỏ hơn nhiều, nhưng nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ của nước này được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây đã ngăn cản nước này đạt được những bước tiến đáng kể.

Đầu tháng này, Ukraine đã phát động một chiến dịch quân sự bất ngờ ở vùng Kursk của Nga. Đây là cuộc xâm nhập lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến II và đã gây ra sự thay đổi trong cuộc chiến với Mạc Tư Khoa, vốn chủ yếu diễn ra trong lãnh thổ Ukraine.

“Ông ấy đang làm việc rất hiệu quả. Ông ấy đang thực sự ủng hộ các hành động của chế độ chống Nga ở Kyiv,” Solovyov nói về Zelenksy, theo bản dịch được đăng trên YouTube bởi Russian Media Monitor, một nhóm giám sát do Julia Davis, một nhà báo người Mỹ gốc Ukraine, thành lập để “chống lại tuyên truyền của Nga”.

Solovyov tiếp tục: “Chúng ta nên thừa nhận rằng các nhóm phá hoại và trinh sát của Ukraine đang làm việc rất hiệu quả trên lãnh thổ của nước Nga cổ điển, ở khu vực Kursk. Tôi chưa từng thấy những hành động phá hoại như thế này trên lãnh thổ của đối phương. Có lẽ tôi không biết về chúng... Cho đến nay, nước cờ này đang mang lại kết quả cho Zelenskiy—kết quả về mặt chính trị, thông tin và tâm lý.”

Quân đội Ukraine tiếp tục tiến vào Kursk, khi tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi cho biết hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, rằng quân đội của ông đã tiến sâu tới 2km trong khu vực này trong ngày qua.

Tính đến thứ sáu, Ukraine tuyên bố kiểm soát ít nhất 102 thị trấn và tiến sâu tới 37 km vào Kursk.

Trong khi đó, Nga đã gửi quân tiếp viện tới khu vực Kursk và vào hôm thứ Hai 26 Tháng Tám,, Mạc Tư Khoa đã bắn phá Ukraine bằng hơn 100 hỏa tiễn và 100 máy bay điều khiển từ xa, một chiến đấu cơ F-16 vừa được cung cấp cho Kyiv đã bị rơi chưa biết rõ nguyên nhân.

Vụ tai nạn máy bay F-16 khiến phi công Oleksii Mes, được biết đến với biệt danh “Moonfish”, thiệt mạng là vụ mất mát đầu tiên được báo cáo của một trong những chiến đấu cơ do Hoa Kỳ sản xuất sau khi Ukraine nhận được một số máy bay F-16 vào cuối tháng trước. Người ta tin rằng ít nhất sáu máy bay F-16 đã được chuyển giao cho quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này từ các đồng minh của họ.

Bỉ, Đan Mạch, Hòa Lan và Na Uy—tất cả đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)—đã cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 60 máy bay F-16 để hỗ trợ chống lại lực lượng Nga.

Zelenskiy đã nhiều lần yêu cầu các đồng minh dỡ bỏ lệnh hạn chế đối với vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine để Kyiv có thể bắn chúng vào sâu trong lãnh thổ Nga nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng.

“Tất cả các đối tác của chúng ta nên tích cực hơn nữa—tích cực hơn nhiều—trong việc chống lại khủng bố Nga,” Zelenskiy nói vào cuối ngày thứ Tư. “Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng quyết tâm của họ hiện nay—gỡ bỏ các hạn chế về các cuộc tấn công tầm xa đối với Ukraine ngay bây giờ—sẽ giúp chúng ta chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt theo cách công bằng cho Ukraine và toàn thế giới.”

[Newsweek: Russian TV Pundit Admits Zelensky Working 'Effectively' Amid Kursk Invasion]

14. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tình hình tại thành phố Pokrovsk của Ukraine

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Lực lượng bộ binh Nga, gọi tắt là RGF, đã tăng tốc tiến về phía thành phố Pokrovsk phía đông Ukraine trong bảy ngày qua. Rất có thể RGF sẽ xuất hiện trong phạm vi mười km tính từ rìa thành phố. Tốc độ tiến quân có thể sẽ chậm lại khi lực lượng bộ binh của Nga tiến vào các khu vực xây dựng ở Pokrovsk.

Pokrovsk đóng vai trò là trung tâm hậu cần quan trọng của tỉnh Donetsk và nếu bị chiếm, có khả năng kéo dài và chuyển hướng các tuyến đường tiếp tế hiện có của Ukraine. Điều này có thể sẽ gây khó khăn hơn cho Quân đội Ukraine trong việc tiếp tế và điều động nguồn lực nhanh chóng đến một số thành trì quan trọng giữa Chasiv Yar và Vulhedar.

Nhịp độ hoạt động quân sự vẫn ở mức thấp trên tất cả các tiền tuyến khác ở miền đông và miền nam Ukraine mà không có thay đổi đáng kể nào trong việc chiếm được lãnh thổ.
 
Kỳ diệu: Thi hài của Thánh Têrêsa thành Ávila vẫn không bị phân hủy sau gần 5 thế kỷ
VietCatholic Media
17:53 01/09/2024


1. Thi hài của Thánh Têrêsa thành Ávila vẫn không bị phân hủy sau gần 5 thế kỷ

Tờ National Catholic Register cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “St. Têrêsa of Ávila’s Body Remains Incorrupt After Almost 5 Centuries”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Giáo phận Ávila ở Tây Ban Nha báo cáo vào ngày 28 tháng 8 rằng thi thể của Thánh Têrêsa thành Ávila, một Tiến sĩ Hội Thánh, vẫn còn nguyên vẹn sau khi thánh nhân qua đời vào ngày 4 tháng 10 năm 1582, cách đây gần năm thế kỷ.

“Hôm nay, ngôi mộ của Thánh Têrêsa đã được mở ra và chúng tôi đã xác minh rằng thi hài của thánh nữ vẫn ở trong tình trạng tương tự như khi nó được mở lần cuối vào năm 1914,” Cha Marco Chiesa, tổng thỉnh nguyện viên của Dòng Cát Minh Nhặt Phép, thuộc Tu viện Cát Minh Alba de Tormes, nơi an nghỉ của vị thánh người Tây Ban Nha đáng kính này, cho biết.

Cha Miguel Ángel González, bề trên Dòng Cát Minh ở Alba de Tormes và Salamanca thuộc Giáo phận Ávila, đã giải thích về cách thức tiến hành thủ tục này: “Cộng đồng các bà mẹ Dòng Cát Minh Nhặt Phép cùng với tổng cố vấn của dòng, các thành viên của tòa án tôn giáo và một nhóm nhỏ các tu sĩ đã di chuyển các hộp đựng thánh tích một cách nghiêm ngặt và long trọng đến nơi được thiết lập để nghiên cứu. Chúng tôi đã làm điều đó bằng cách hát kinh Te Deum với trái tim tràn đầy cảm xúc.”

Giáo phận giải thích rằng sự kiện này diễn ra như một phần của lễ công nhận theo giáo luật đối với hài cốt của Thánh Têrêsa thành Ávila, theo yêu cầu từ Vatican vào ngày 1 tháng 7 của Đức Cha Luis Retana, giám mục Salamanca, với sự cho phép của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thông qua Bộ Tuyên thánh.

Quá trình nghiên cứu cơ thể, trái tim, cánh tay và bàn tay, trong đó bàn tay được bảo quản tại thị trấn Ronda của Tây Ban Nha và được đưa đến Alba de Tormes để nghiên cứu, đã diễn ra từ ngày 28 đến 31 tháng 8.

Giáo phận cho biết, để đến được thi hài của Thánh Têrêsa, trước tiên người ta đã tháo tấm đá cẩm thạch của ngôi mộ. Sau đó — trong căn phòng được thiết lập để nghiên cứu và giờ chỉ có sự hiện diện của nhóm các nhà khoa học y khoa và các thành viên của tòa án tôn giáo — chiếc quan tài bằng bạc đã được mở ra.

Tòa án này bao gồm giám tỉnh dòng Cát Minh của Tỉnh dòng Iberia Thánh Têrêsa hài đồng Gisêsu ở Tây Ban Nha, Cha Francisco Sánchez Oreja; González; và bề trên của Dòng Nữ tử Bác ái Alba de Tormes, Sơ Remigia Blázquez Martín.

Chiếc quan tài bạc được mở ra với sự giúp đỡ của thợ kim hoàn Ignacio Manzano Martín và Constantino Martín Jaén, những người cũng có mặt vào ngày cuối cùng của công việc.

Giáo phận Ávila cũng tiết lộ rằng 10 chìa khóa đã được sử dụng để mở ngôi mộ: “Ba chìa khóa được lưu giữ tại Alba de Tormes, ba chìa khóa được Công tước Alba cho mượn và ba chìa khóa được cha bề trên một tu sĩ dòng Cát Minh Nhặt Phép lưu giữ tại Rôma, ngoài chìa khóa của nhà vua. Ba trong số những chìa khóa này dùng để mở lưới sắt bên ngoài, ba chìa khóa dùng để mở ngôi mộ bằng đá cẩm thạch và bốn chìa khóa còn lại dùng để mở quan tài bằng bạc.”

Chiesa chỉ ra rằng những hình ảnh được lưu giữ từ cuộc khám nghiệm năm 1914 đều là đen trắng, vì vậy “rất khó để so sánh”, mặc dù “những phần được phát hiện, bao gồm khuôn mặt và bàn chân, đều giống hệt như năm 1914”.

“Các bác sĩ chuyên khoa có thể nhìn thấy khuôn mặt của Têrêsa gần như rõ ràng.”

Ba giai đoạn của quá trình

Giai đoạn đầu tiên, lễ mở quan tài và công nhận, đã diễn ra cho đến ngày 31 tháng 8. Trong giai đoạn này, một nhóm do Tiến sĩ José Antonio Ruiz de Alegría từ Madrid dẫn đầu sẽ chụp ảnh, chụp X-quang cũng như vệ sinh cẩn thận các hộp đựng thánh tích.

Giai đoạn thứ hai sẽ diễn ra trong các phòng thí nghiệm ở Ý trong vài tháng, sau đó đưa ra các kết luận khoa học. Cuối cùng, trong giai đoạn thứ ba, một số biện pháp can thiệp sẽ được đề xuất để bảo quản hài cốt tốt hơn.

Trước khi đóng cửa, một thời gian thích hợp sẽ được dành ra để tôn kính thánh tích của Thánh Têrêsa.

Cuộc khai quật năm 1914

Lần mở mộ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu trước đó diễn ra từ ngày 16 đến 23 tháng 8 năm 1914. Vào thời điểm đó, Giáo phận Ávila tuyên bố rằng thi thể vẫn “hoàn toàn không bị phân hủy”, giống như lần mở mộ vào năm 1750.

Theo Cha Daniel de Pablo Maroto thuộc Dòng Cát Minh, ngôi mộ được mở vào năm 1914 vì bề trên tổng quyền của Dòng Cát Minh Nhặt Phép, Cha Clemente de los Santos, muốn tận dụng chuyến thăm Tây Ban Nha của mình để viếng thăm hài cốt của các vị thánh sáng lập: Thánh Gioan Thánh Giá ở Segovia và Thánh Têrêsa ở Alba de Tormes.

Nghiên cứu hiện đang được tiến hành với hài cốt của Thánh Têrêsa thành Ávila sẽ tương tự như nghiên cứu được thực hiện vào năm 1991 với hài cốt của Thánh Gioan Thánh Giá ở Segovia vào dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của ngài.

Thánh Têrêsa thành Avila là ai?

Trang web của Dòng Cát Minh Nhặt Phép giải thích rằng họ công nhận Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, còn được gọi là Thánh Têrêsa thành Ávila là mẹ và là người sáng lập của mình. Thánh nhân là người phụ nữ đầu tiên trở thành Tiến sĩ Hội Thánh, người muốn “duy trì tính liên tục của Dòng Cát Minh” với mong muốn “một phong cách sống tôn giáo mới sẽ được khai sinh”, luôn “trung thành với Giáo hội”.

Sinh ra tại Tây Ban Nha vào năm 1515, Thánh Têrêsa thành Ávila cũng là một nhà thần bí và nhà văn gốc Do Thái, được công nhận vì những đóng góp của thánh nữ cho nền tâm linh Công Giáo và nền văn học Tây Ban Nha.

Một câu nói nổi tiếng của thánh nhân là: “Đừng để điều gì làm bạn lo lắng, đừng để điều gì làm bạn sợ hãi. Mọi thứ đều trôi qua, Chúa không thay đổi. Sự kiên nhẫn đạt được mọi thứ. Bất cứ ai có Chúa đều không thiếu thốn điều gì. Chỉ một mình Chúa là đủ.”

2. Đức Thánh Cha Phanxicô đứng về phe Mạc Tư Khoa trong cuộc đụng độ giữa các Thượng phụ ở Ukraine

Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có bài phân tích nhan đề “Pope Francis Sides with Moscow in Ukraine’s Clash of the Patriarchs”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô đứng về phe Mạc Tư Khoa trong cuộc đụng độ giữa các Thượng phụ ở Ukraine” đăng trên tờ National Catholic Register ngày 30 tháng Tám, 2024. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một sự bất đồng quan điểm sâu sắc trong Giáo Hội Công Giáo đã không nhận được nhiều sự chú ý như mong đợi.

Hôm Chúa Nhật 25 Tháng Tám, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hàng tuần của mình, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án một luật mới của Ukraine liên quan đến Giáo hội Chính thống giáo Nga và sự hiện diện của giáo hội này tại Ukraine. Các giáo hoàng thường không chỉ trích luật pháp quốc gia một cách cụ thể như vậy.

Hơn nữa, người Công Giáo cao cấp nhất ở Ukraine, Thượng phụ Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, gọi tắt là UGCC, đã ủng hộ mạnh mẽ luật này. Do đó, Đức Thánh Cha và Tổng giám mục Shevchuk, “là Cha và là Nhà lãnh đạo” của Giáo hội Nghi lễ Đông phương lớn nhất hiệp thông với Rôma, đã có lập trường đối lập hoàn toàn với nhau.

Hạn chế người Nga

Quốc hội Ukraine, hay thường được gọi là Verkhovna Rada, đã thông qua một đạo luật hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Ukraine. Cuộc bỏ phiếu, với đa số phiếu là 256 trên 29, đã diễn ra vào ngày 20 tháng 8. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký luật vào ngày 24 tháng 8 và Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ vào ngày 25 tháng 8.

Luật số 8371, theo tên gọi của nó, cấm các hoạt động của Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Ukraine và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo khác có liên kết với Mạc Tư Khoa.

Tiền đề của luật là Thượng phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã liên minh rõ ràng với cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Nga. Do đó, Giáo hội Chính thống giáo Nga đã trở thành đồng lõa trong cuộc xâm lược và nên được coi là đồng phạm hơn là một tổ chức tôn giáo hợp pháp. Luật yêu cầu những người theo Chính thống giáo ở Ukraine phải tránh xa Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa hoặc có nguy cơ bị cấm hoạt động.

Luật số 8371 có cùng một logic đằng sau các lệnh trừng phạt chính thức đối với Kirill được thực hiện bởi, chẳng hạn, Vương quốc Anh và Canada. Họ coi Kirill không phải là một nhà lãnh đạo tôn giáo mà là một tác nhân của quyền lực nhà nước.

Có một số sự tương đồng về mặt lịch sử.

Năm 1979, Nhà thờ Hồi giáo lớn ở Mecca, địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi, đã bị một nhóm al-Qaeda xâm lược. Quân xâm lược không được coi là người hành hương, mặc dù ở trong một địa điểm linh thiêng. Họ bị coi là những kẻ cực đoan chính trị.

Năm 1984, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã ra lệnh tấn công quân sự vào Đền Vàng ở Amritsar, ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh. Trong khi người Sikh coi đây là hành vi báng bổ không thể chấp nhận được đối với một địa điểm linh thiêng và vi phạm quyền tự do tôn giáo, Gandhi lập luận rằng ngôi đền đã mất quyền miễn trừ tôn giáo khi trở thành kho vũ khí cho các lực lượng ly khai. Gandhi đã bị ám sát vài tháng sau đó bởi chính vệ sĩ Sikh của bà.

Sự chia rẽ trong Chính thống giáo

Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng những người theo Chính thống giáo ở Ukraine nằm dưới quyền tài phán của mình — rằng Ukraine là một phần của lãnh thổ lịch sử theo giáo luật của Mạc Tư Khoa. Do đó, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, gọi tắt là UOC, đã phụ thuộc vào Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Sau cuộc xâm lược và sáp nhập Crimea của Nga năm 2014 — được Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa ủng hộ — người Ukraine ngày càng phản đối các yêu sách tôn giáo của Mạc Tư Khoa. Làm sao Thượng phụ Kirill có thể yêu cầu sự trung thành của người Ukraine khi ông ủng hộ Điện Cẩm Linh khuất phục họ bằng bạo lực vũ trang?

Một Giáo hội Chính thống giáo “tự chủ” độc lập tại Ukraine, gọi tắt là OCU, đã được thành lập vào năm 2018. Đức Thượng phụ Đại kết Bácthôlômêô của Constantinople, nhà lãnh đạo Chính thống giáo toàn cầu, đã chính thức công nhận OCU là một Giáo Hội Chính Thống độc lập vào năm 2019. Điều đó khiến Mạc Tư Khoa vô cùng tức giận và Chính thống giáo Nga đã ra vạ tuyệt thông cho Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô.

Hậu quả là, trong khi Chính thống giáo là tôn giáo chiếm đa số ở Ukraine, cộng đồng Chính thống giáo lại bị chia rẽ. Phần lớn Chính thống giáo thuộc về OCU độc lập, trong khi một số ít vẫn thuộc UOC do Mạc Tư Khoa kiểm soát. Luật 8371 nhằm mục đích cắt đứt UOC khỏi sự kiểm soát của người Nga, nếu không, họ sẽ bị cấm hoàn toàn.

Hạn chế hay bảo vệ quyền tự do tôn giáo?

Những người Mỹ ủng hộ Vladimir Putin — Tucker Carlson nổi bật nhất trong số họ - cho rằng quy định của nhà nước về tôn giáo và các hoạt động tôn giáo rõ ràng là vi phạm quyền tự do tôn giáo để lập luận rằng chính phủ Zelenskiy đang đàn áp các Kitô hữu có liên hệ với Nga. Thượng nghị sĩ JD Vance cũng cáo buộc Ukraine vi phạm quyền tự do tôn giáo, một phần trong chiến dịch cắt đứt viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine.

Quan điểm chung ở Ukraine là nói chung, tự do tôn giáo không hề bị hạn chế, nhưng các biện pháp đặc biệt cần phải được thực hiện đối với một tổ chức tôn giáo cụ thể đã bị Nga khống chế. Một biện pháp tương tự cũng đã được đưa ra khi các chính phủ Âu Châu giám sát việc rao giảng trong các đền thờ Hồi giáo để chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong nước.

Luật 8371 của Ukraine lần đầu tiên được đề xuất vào Tháng Giêng năm 2023. Vào tháng 11 năm 2023, một loạt các nhà lãnh đạo tôn giáo Ukraine đã đến Washington để lập luận rằng quyền tự do tôn giáo không bị hạn chế ở Ukraine. Luật 8371 đã được Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức Tôn giáo Toàn Ukraine thông qua.

Do đó, điều dễ hiểu là việc hạn chế quyền thao túng của hàng giáo phẩm Nga được đa số người dân Ukraine coi là bảo vệ tôn giáo chứ không phải là hạn chế tự do tôn giáo. Đó là điều cần thiết để tránh thảm họa bị Nga khuất phục thông qua các tổ chức tôn giáo. Do đó, Luật 8371 được thúc đẩy ở Ukraine như một biện pháp bảo vệ quyền tự do tôn giáo.

Tại Mạc Tư Khoa, Đức Thượng phụ Kirill đã lên án mạnh mẽ luật này và vào hôm thứ Bảy 24 Tháng Tám, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới phản đối điều mà ông gọi là cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Tự Do Tôn Giáo

Hôm Chúa Nhật 25 Tháng Tám,, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp lại lời kêu gọi của Kirill và lên án mạnh mẽ luật mới là vi phạm quyền tự do tôn giáo:

“Khi nghĩ về những luật mới được thông qua tại Ukraine, tôi lo sợ cho sự tự do của những người cầu nguyện, bởi vì những người thực sự cầu nguyện luôn cầu nguyện cho tất cả mọi người. Một người không phạm tội vì cầu nguyện. Nếu ai đó phạm tội với dân tộc mình, anh ta sẽ phải chịu tội, nhưng anh ta không thể phạm tội vì anh ta cầu nguyện. Vì vậy, hãy để những người muốn cầu nguyện được phép cầu nguyện trong nơi mà họ coi là nhà thờ của họ. Xin hãy để không có nhà thờ Kitô nào bị bãi bỏ trực tiếp hoặc gián tiếp. Không được đụng đến nhà thờ!”

Hiếm khi một vị Giáo hoàng lại nói trực tiếp đến vậy về một vấn đề chính trị ở một quốc gia cụ thể.

Bản thân Đức Đức Thánh Cha Phanxicô hiếm khi nói thẳng thắn như vậy về quyền tự do tôn giáo. Ví dụ, các bình luận của Đức Giáo Hoàng về các cuộc tấn công toàn diện vào Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua — trục xuất các nữ tu của Mẹ Têrêsa, trục xuất sứ thần của Giáo hoàng, giam giữ giáo sĩ, tịch thu các tổ chức và tài sản Công Giáo, bao gồm cả trường đại học Dòng Tên — phần lớn đã bị im lặng, kêu gọi đối thoại và không chỉ trích trực tiếp.

Hiệp ước ngoại giao bí mật của Đức Thánh Cha với Trung Quốc có nghĩa là trong nhiều năm, ngài đã từ chối ngay cả việc đề cập đến hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang ở trong các trại tập trung cộng sản. Ngay cả khi đó, những bình luận của ngài cũng chỉ là thoáng qua.

Đức Thánh Cha Phanxicô chưa bao giờ bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho người Công Giáo ở Nicaragua hay Venezuela, hay cho người Hồi giáo ở Trung Quốc, như ngài đã từng làm khi phát biểu để bảo vệ Chính thống giáo Nga ở Ukraine.

Những can thiệp tương đương duy nhất của Đức Thánh Cha vào chính trị thực tiễn đều liên quan đến môi trường và di cư. Ngài thường nói chung chung về kinh tế, phá thai và ý thức hệ giới, nhưng không đề cập đến luật pháp trong một quốc gia cụ thể.

Chính thống giáo phản ứng — Nga và Constantinople

Mặc dù đã được cảnh báo không nên trở thành “cậu giúp lễ của Putin” theo cách diễn đạt chua cay của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Thượng phụ Kirill vẫn kêu gọi Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tham gia cuộc phản kháng của mình.

Trong thông điệp được công bố vào thứ Bảy, cùng ngày Zelenskiy ký luật mới, Kirill nói:

“Vào ngày 20 tháng 8 năm 2024, Quốc hội Ukraine đã thông qua luật Bảo vệ trật tự hiến pháp trong lĩnh vực hoạt động của các tổ chức tôn giáo, mục đích thực sự của luật này là lệnh cấm lập pháp đối với Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, gọi tắt là UOC. Những mâu thuẫn trắng trợn giữa các điều khoản của luật này và các chuẩn mực của Hiến pháp Ukraine, các thỏa thuận quốc tế, quyền con người và các nguyên tắc cơ bản của luật đã được ghi nhận nhiều lần trong các văn bản của các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn.”

Ngày hôm sau, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời lên án.

Ngược lại, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, vị thượng phụ đại kết, đứng về phía Chính thống giáo không liên kết với Mạc Tư Khoa của Ukraine và những người Công Giáo địa phương. Chỉ ba ngày sau cuộc bỏ phiếu tại Verkhovna Rada, một phái đoàn chính thức đại diện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã có chuyến thăm chính thức và thân mật đến Tổng giám mục Shevchuk và Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Không có cuộc phản đối nào chống lại luật này được ghi nhận; ngược lại, Bácthôlômêô đã bày tỏ sự đoàn kết của mình với quan điểm Công Giáo địa phương.

Hơn nữa, một ngày sau cuộc bỏ phiếu, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Zelenskiy, trong đó tổng thống Ukraine đã bảo vệ Luật 8371 và đề cập đến sự ủng hộ rộng rãi của các nhà lãnh đạo tôn giáo Ukraine.

Một tình huống thực sự phi thường đã xảy ra. Lãnh đạo của “Rôma thứ ba”, Kirill của Mạc Tư Khoa, đã kêu gọi sự ủng hộ chống lại sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo Kitô giáo Ukraine.

“Rôma thứ hai”, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Constantinople, đã không ủng hộ điều đó và đã gửi những tín hiệu mạnh mẽ rằng ngài đứng về phía đối lập với Kirill.

Trong khi đó, Đức Thánh Cha Phanxicô thành Rôma đứng về phía Kirill chống lại Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và những người Công Giáo địa phương ở Ukraine.

Người Công Giáo Ukraine: Roma chống lại Kyiv

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv đã phản biện mạnh mẽ cho Luật 8371, cáo buộc Giáo hội Chính thống giáo Nga và UOC là những tác nhân trong cuộc chiến của Putin, trên thực tế là đối phương của nhà nước Ukraine. Ngài bác bỏ tuyên bố của họ về quyền tự do tôn giáo là không chân thành.

Và thế là một tình huống phi thường khác đã xảy ra.

Đức Thánh Cha, nhà lãnh đạo Giáo hội La tinh, và Đức Thượng phụ Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đang công khai và hoàn toàn xung đột về một vấn đề có tầm quan trọng lớn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có lập trường chống lại sự đồng thuận của đa số Kitô giáo và Công Giáo ở Ukraine.

Có khả năng là người Công Giáo Ukraine không còn có thể ngạc nhiên trước sự thiếu hỗ trợ từ Rôma. Điểm then chốt đã đến vào tháng 3 năm ngoái, khi Đức Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên người Ukraine hãy có “lòng can đảm của lá cờ trắng” và tìm cách đàm phán với Putin để chấm dứt chiến tranh bằng cách nhượng lại lãnh thổ của họ.

Kể từ cuộc gặp năm 2016 giữa Đức Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill tại Cuba, Tổng giám mục Shevchuk đã thừa nhận rằng nhiều người Công Giáo Ukraine cảm thấy rằng Đức Thánh Cha đã phản bội họ khi muốn xoa dịu Đức Thượng phụ Kirill — và cả Putin.

Tranh chấp về Luật 8371 sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ Rôma-Kyiv, nhưng chúng đã ở trong tình trạng tồi tệ. Sự can thiệp của Đức Thánh Cha đã tạo ra một động lực mới và đáng ngạc nhiên: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill ở một bên, giữ lập trường của các nhà bình luận và chính trị gia như Carlson và Vance, trong khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đứng về phía những người Công Giáo đang bị bao vây của Ukraine. Hậu quả sẽ còn kéo dài.