Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta
Vũ Văn An
05:46 04/09/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vào ngày Chúa Nhật, đã cử hành nghi lễ phong thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta, một Thánh Lễ trọng thể được cử hành tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói, "Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, làm cho mình sẵn sàng có đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ".
Với các tình nguyện viên có mặt tại Rôma tham dự Năm Thánh cho các Tình Nguyện Viên và Người Làm Việc cho Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất Thánh Têrêsa Calcutta như một "mô hình thánh thiện."
Dưới đây, là trọn bản văn bài giảng soạn sẵn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ phong thánh của Thánh Têrêsa Calcutta:
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, ngày 04 tháng 9 năm 2016.
"Nào ai có thể hiểu được ý định của Thiên Chúa?" (Kn 9:13). Câu hỏi từ Sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất này cho thấy: cuộc sống của chúng ta là một mầu nhiệm, và chúng ta không có chìa khóa để hiểu nó. Luôn có hai nhân vật chủ đạo trong lịch sử: Thiên Chúa và con người. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và sau đó làm theo ý Người. Nhưng để làm theo ý của Người, chúng ta phải tự hỏi mình, "đâu là ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi?"
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong cùng một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan: "Con người đã được dạy những gì làm vui lòng Ngài" (Kn 9:18). Để xác định tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự hỏi mình và hiểu điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, các tiên tri đã loan báo những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sứ điệp của họ tìm được một sự tổng hợp tuyệt vời trong các lời "Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ hy sinh" (Hs 6: 6; Mt 09:13). Thiên Chúa được hài lòng bởi mọi hành động thương xót, bởi vì trong anh chị em mà chúng ta giúp đỡ, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt mà không ai có thể nhìn thấy (xem Ga 1:18). Mỗi lần chúng ta cúi xuống các nhu cầu của anh chị em chúng ta, chúng ta dâng cho Chúa Giêsu một cái gì đó để ăn và uống; chúng ta mặc áo, chúng ta giúp đỡ, và chúng ta thăm viếng Con Thiên Chúa (x Mt 25:40).
Do đó, chúng ta được mời gọi chuyển dịch thành hành động cụ thể những gì chúng ta khẩn nài trong kinh nguyện và tuyên xưng trong đức tin. Không có gì thay thế cho lòng bác ái: những người đã dấn thân phục vụ người khác, ngay cả khi họ không biết điều đó, đều là những người yêu mến Thiên Chúa (x 1 Ga 3: 16-18; Gc 2: 14-18). Tuy nhiên, đời sống Kitô hữu không chỉ đơn thuần là mở rộng một bàn tay trong lúc thiếu thốn. Nếu chỉ là điều này, chắc chắn nó có thể là một biểu hiện đáng yêu của tình liên đới nhân ái nhằm cung cấp các phúc lợi tức khắc, nhưng nó cằn cỗi vì thiếu gốc rễ. Bổn phận Chúa trao cho chúng ta, trái lại, là ơn gọi bác ái trong đó mỗi môn đệ Chúa Kitô dâng toàn bộ cuộc sống của mình để phục vụ, nhờ thế mỗi ngày mỗi lớn lên trong tình yêu.
Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, "Đám đông lớn đã đi với Chúa Giêsu" (Lc 14:25). Hôm nay, "đám đông" này được nhìn thấy trong số rất đông các tình nguyện viên đã cùng nhau tới đây dự Năm Thánh Thương Xót. Anh chị em là đám đông đã đi theo Thầy và làm cho hiển hiện tình yêu cụ thể của Người dành cho mỗi người. Tôi lặp lại với anh chị em những lời sau đây của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Tôi đã thực sự nhận được nhiều niềm vui và an ủi từ tình yêu của anh chị em, bởi vì trái tim của các thánh đã được làm tươi mát nhờ anh chị em" (Plm 1: 7). Biết bao trái tim đã được an ủi bởi các tình nguyện viên! Biết bao bàn tay họ đã nắm lấy; biết bao nước mắt họ đã lau khô; biết bao tình yêu đã được biểu lộ cách kín đáo, khiêm tốn và vị tha! Việc phục vụ đáng khen ngợi này đem lại tiếng nói cho đức tin và nói lên lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng kéo những người túng thiếu lại gần.
Theo chân Chúa Giêsu là một trách vụ nghiêm túc, và, đồng thời, là một trách vụ tràn đầy niềm vui; cần một thứ táo bạo và can đảm nào đó mới có thể nhận ra Thầy chí thánh trong những người nghèo nhất trong số các người nghèo và hiến mình phục vụ họ. Để làm được như thế, các tình nguyện viên, những người, vì tình yêu đối với Chúa Giêsu mà phục vụ người nghèo và người túng thiếu, không mong đợi bất cứ lời cám ơn hay phần thưởng nào; đúng hơn, họ từ bỏ tất cả những thứ ấy vì họ đã khám phá được tình yêu đích thực. Chúa đã đến gặp tôi và đã cúi xuống cùng bình diện với tôi trong lúc tôi túng thiếu thế nào, thì tôi cũng phải đi gặp Người, cúi xuống những người đã mất đức tin hoặc sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, cúi xuống những người trẻ không có giá trị hoặc lý tưởng, những gia đình gặp khủng hoảng, những người bệnh và những người bị cầm tù, những người tị nạn và di dân, những người yếu đuối và không thể tự vệ cả trong cơ thể lẫn trong tinh thần, những trẻ em bị bỏ rơi, những người cao niên phải tự lo liệu một mình như thế. Bất cứ nơi nào, có người đưa tay ra, xin một bàn tay giúp đỡ để có thể đứng dậy, thì đó là nơi sự hiện diện của chúng ta - và sự hiện diện của Giáo Hội, nhằm nâng đỡ và đem lại hy vọng - phải có măt.
Trong mọi khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, tự làm cho mình có sẵn đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ. Mẹ đã dấn thân bảo vệ sự sống, không ngừng tuyên bố rằng "trẻ chưa sinh là những người yếu đuối nhất, nhỏ nhoi nhất, dễ bị tổn thương nhất". Mẹ đã gập người trước những ai đã kiệt sức, để mặc cho chết trên lề đường, ở trong họ, Mẹ nhìn thấy phẩm giá Thiên Chúa ban cho họ; Mẹ làm cho tiếng nói của Mẹ được các cường quốc trên thế giới nghe thấy, ngõ hầu họ nhận ra phần lỗi của họ trong tội nghèo đói mà chính họ đã tạo ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối" đem hương vị đến cho việc làm của mình, là "ánh sáng" tỏa chiếu trong bóng tối của rất nhiều người đã không còn nước mắt để tuôn ra vì cảnh nghèo và đau khổ của họ.
Đối với chúng ta ngày nay, sứ mệnh của Mẹ đối với các khu ngoại vi của đô thị và của hiện sinh, vẫn mãi là một nhân chứng hùng hồn cho sự gần gũi của Thiên Chúa đối với những người nghèo nhất trong những người nghèo. Hôm nay, tôi chuyển giao hình tượng đầy tính biểu tượng về nữ tính và đời sống thánh hiến này cho cả thế giới các tình nguyện viên: Uớc mong Mẹ là mô hình thánh thiện cho các anh chị em! Ước mong người lao công không biết mệt mỏi này của lòng thương xót giúp chúng ta ngày càng hiểu rằng tiêu chuẩn duy nhất để chúng ta hành động là tình yêu nhưng không, thoát khỏi mọi ý thức hệ và mọi trói buộc, được cung cấp miễn phí cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể mỉm cười". Chúng ta hãy mang nụ cười của Mẹ trong trái tim chúng ta và hiến tặng nó cho những người chúng ta gặp dọc hành trình của chúng ta, đặc biệt là những người đau khổ. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở ra nhiều cơ hội hân hoan và hy vọng cho các anh chị em của chúng ta, những người đang chán nản và đang cần được hiểu biết và âu yếm.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói, "Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, làm cho mình sẵn sàng có đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ".
Với các tình nguyện viên có mặt tại Rôma tham dự Năm Thánh cho các Tình Nguyện Viên và Người Làm Việc cho Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất Thánh Têrêsa Calcutta như một "mô hình thánh thiện."
Dưới đây, là trọn bản văn bài giảng soạn sẵn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ phong thánh của Thánh Têrêsa Calcutta:
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, ngày 04 tháng 9 năm 2016.
"Nào ai có thể hiểu được ý định của Thiên Chúa?" (Kn 9:13). Câu hỏi từ Sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất này cho thấy: cuộc sống của chúng ta là một mầu nhiệm, và chúng ta không có chìa khóa để hiểu nó. Luôn có hai nhân vật chủ đạo trong lịch sử: Thiên Chúa và con người. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và sau đó làm theo ý Người. Nhưng để làm theo ý của Người, chúng ta phải tự hỏi mình, "đâu là ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi?"
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong cùng một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan: "Con người đã được dạy những gì làm vui lòng Ngài" (Kn 9:18). Để xác định tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự hỏi mình và hiểu điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, các tiên tri đã loan báo những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sứ điệp của họ tìm được một sự tổng hợp tuyệt vời trong các lời "Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ hy sinh" (Hs 6: 6; Mt 09:13). Thiên Chúa được hài lòng bởi mọi hành động thương xót, bởi vì trong anh chị em mà chúng ta giúp đỡ, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt mà không ai có thể nhìn thấy (xem Ga 1:18). Mỗi lần chúng ta cúi xuống các nhu cầu của anh chị em chúng ta, chúng ta dâng cho Chúa Giêsu một cái gì đó để ăn và uống; chúng ta mặc áo, chúng ta giúp đỡ, và chúng ta thăm viếng Con Thiên Chúa (x Mt 25:40).
Do đó, chúng ta được mời gọi chuyển dịch thành hành động cụ thể những gì chúng ta khẩn nài trong kinh nguyện và tuyên xưng trong đức tin. Không có gì thay thế cho lòng bác ái: những người đã dấn thân phục vụ người khác, ngay cả khi họ không biết điều đó, đều là những người yêu mến Thiên Chúa (x 1 Ga 3: 16-18; Gc 2: 14-18). Tuy nhiên, đời sống Kitô hữu không chỉ đơn thuần là mở rộng một bàn tay trong lúc thiếu thốn. Nếu chỉ là điều này, chắc chắn nó có thể là một biểu hiện đáng yêu của tình liên đới nhân ái nhằm cung cấp các phúc lợi tức khắc, nhưng nó cằn cỗi vì thiếu gốc rễ. Bổn phận Chúa trao cho chúng ta, trái lại, là ơn gọi bác ái trong đó mỗi môn đệ Chúa Kitô dâng toàn bộ cuộc sống của mình để phục vụ, nhờ thế mỗi ngày mỗi lớn lên trong tình yêu.
Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, "Đám đông lớn đã đi với Chúa Giêsu" (Lc 14:25). Hôm nay, "đám đông" này được nhìn thấy trong số rất đông các tình nguyện viên đã cùng nhau tới đây dự Năm Thánh Thương Xót. Anh chị em là đám đông đã đi theo Thầy và làm cho hiển hiện tình yêu cụ thể của Người dành cho mỗi người. Tôi lặp lại với anh chị em những lời sau đây của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Tôi đã thực sự nhận được nhiều niềm vui và an ủi từ tình yêu của anh chị em, bởi vì trái tim của các thánh đã được làm tươi mát nhờ anh chị em" (Plm 1: 7). Biết bao trái tim đã được an ủi bởi các tình nguyện viên! Biết bao bàn tay họ đã nắm lấy; biết bao nước mắt họ đã lau khô; biết bao tình yêu đã được biểu lộ cách kín đáo, khiêm tốn và vị tha! Việc phục vụ đáng khen ngợi này đem lại tiếng nói cho đức tin và nói lên lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng kéo những người túng thiếu lại gần.
Theo chân Chúa Giêsu là một trách vụ nghiêm túc, và, đồng thời, là một trách vụ tràn đầy niềm vui; cần một thứ táo bạo và can đảm nào đó mới có thể nhận ra Thầy chí thánh trong những người nghèo nhất trong số các người nghèo và hiến mình phục vụ họ. Để làm được như thế, các tình nguyện viên, những người, vì tình yêu đối với Chúa Giêsu mà phục vụ người nghèo và người túng thiếu, không mong đợi bất cứ lời cám ơn hay phần thưởng nào; đúng hơn, họ từ bỏ tất cả những thứ ấy vì họ đã khám phá được tình yêu đích thực. Chúa đã đến gặp tôi và đã cúi xuống cùng bình diện với tôi trong lúc tôi túng thiếu thế nào, thì tôi cũng phải đi gặp Người, cúi xuống những người đã mất đức tin hoặc sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, cúi xuống những người trẻ không có giá trị hoặc lý tưởng, những gia đình gặp khủng hoảng, những người bệnh và những người bị cầm tù, những người tị nạn và di dân, những người yếu đuối và không thể tự vệ cả trong cơ thể lẫn trong tinh thần, những trẻ em bị bỏ rơi, những người cao niên phải tự lo liệu một mình như thế. Bất cứ nơi nào, có người đưa tay ra, xin một bàn tay giúp đỡ để có thể đứng dậy, thì đó là nơi sự hiện diện của chúng ta - và sự hiện diện của Giáo Hội, nhằm nâng đỡ và đem lại hy vọng - phải có măt.
Trong mọi khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, tự làm cho mình có sẵn đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ. Mẹ đã dấn thân bảo vệ sự sống, không ngừng tuyên bố rằng "trẻ chưa sinh là những người yếu đuối nhất, nhỏ nhoi nhất, dễ bị tổn thương nhất". Mẹ đã gập người trước những ai đã kiệt sức, để mặc cho chết trên lề đường, ở trong họ, Mẹ nhìn thấy phẩm giá Thiên Chúa ban cho họ; Mẹ làm cho tiếng nói của Mẹ được các cường quốc trên thế giới nghe thấy, ngõ hầu họ nhận ra phần lỗi của họ trong tội nghèo đói mà chính họ đã tạo ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối" đem hương vị đến cho việc làm của mình, là "ánh sáng" tỏa chiếu trong bóng tối của rất nhiều người đã không còn nước mắt để tuôn ra vì cảnh nghèo và đau khổ của họ.
Đối với chúng ta ngày nay, sứ mệnh của Mẹ đối với các khu ngoại vi của đô thị và của hiện sinh, vẫn mãi là một nhân chứng hùng hồn cho sự gần gũi của Thiên Chúa đối với những người nghèo nhất trong những người nghèo. Hôm nay, tôi chuyển giao hình tượng đầy tính biểu tượng về nữ tính và đời sống thánh hiến này cho cả thế giới các tình nguyện viên: Uớc mong Mẹ là mô hình thánh thiện cho các anh chị em! Ước mong người lao công không biết mệt mỏi này của lòng thương xót giúp chúng ta ngày càng hiểu rằng tiêu chuẩn duy nhất để chúng ta hành động là tình yêu nhưng không, thoát khỏi mọi ý thức hệ và mọi trói buộc, được cung cấp miễn phí cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể mỉm cười". Chúng ta hãy mang nụ cười của Mẹ trong trái tim chúng ta và hiến tặng nó cho những người chúng ta gặp dọc hành trình của chúng ta, đặc biệt là những người đau khổ. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở ra nhiều cơ hội hân hoan và hy vọng cho các anh chị em của chúng ta, những người đang chán nản và đang cần được hiểu biết và âu yếm.
Đêm Hòa Nhạc Bài Thánh Ca dâng Mẹ Têrêsa tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành
VietCatholic Network
10:42 04/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Sáu, 2/9 tại đền thờ thánh Anastasia khu vực Palatino, đã có 3 Thánh lễ được cử hành. Từ 20.30 đến 22 giờ, tại đền thời thánh Gioan Laterano, có buổi canh thức cầu nguyện do Đức Hồng Y Giám quản Roma, Agostino Vallini chủ sự và buổi chầu Thánh Thể trọng thể. Sáng thứ Bẩy, 3/9, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến chung đặc biệt trong Năm Thánh tại quảng trường Thánh Phêrô.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi cầu nguyện và suy niệm với âm nhạc diễn ra tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành do Đức Hồng Y James Michael Harvey, người Mỹ, là giám quản đền thờ chủ tọa. Hiện diện trong buổi trình diễn âm nhạc này có nhiều vị trong giáo triều Rôma, đứng đầu là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Buổi trình diễn âm nhạc này có chủ đề ‘Hymn to Mother Teresa’, nghĩa là ‘Bài Thánh Ca dâng Mẹ Têrêsa’, do dàn nhạc giao hưởng Philharmonic đến từ Kosovo, quê hương của Mẹ Têrêsa, phụ trách.
Đức Hồng Y James Michael Harvey đang trình bày trước cộng đoàn một vài nét về Mẹ Têrêsa.
Têrêsa Calcutta, nhủ danh Gonxha Bojaxhiu Agnes, sinh tại Skopje, Albania, ngày 26 Tháng Tám năm 1910, là người con thứ năm và cũng là con út của ông bà Nikola và Drane Bojaxhiu. Cô đã được rửa tội vào ngày hôm sau và được rước lễ lần đầu khi lên năm tuổi rưỡi. Từ thời điểm đó trở đi, tâm hồn cô tràn ngập tình yêu dành cho các linh hồn.
Năm 1928, với mong muốn được phục vụ như là một nhà truyền giáo, cô bước vào Tu hội Chị em Loreto ở Ireland. Năm 1929, cô đến Ấn Độ, và khấn lần đầu vào tháng 5 năm 1931 và khấn trọn vào tháng Năm năm 1937. Trong suốt hai mươi năm sau đó, cô đã giảng dạy ở Ấn Độ, và được nhiều người biết đến vì lòng bác ái, lòng nhiệt thành, sự tận tâm và sự vui tươi.
Ngày 10 tháng 9 năm 1946, cô nhận được từ Chúa Giêsu lời mời gọi “để lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo”. Năm 1948, cô nhận được sự cho phép của Giáo Hội để bắt đầu sứ vụ tông đồ của mình trong các khu ổ chuột của thành phố Calcutta. Dòng Thừa Sai Bác Ái đã trở thành một Tu Hội của giáo phận vào ngày 07 tháng 10 năm 1950, và đã được nâng lên thành một Tu Hội giáo hoàng vào ngày 1 tháng 2 năm 1965. Đặc sủng riêng của Tu Hội là để thỏa mãn cơn khát vô hạn của Chúa Giêsu đối với tình yêu và đối với các linh hồn bằng cách hoạt động cho sự cứu rỗi và sự thánh thiện của những người nghèo nhất trong những người nghèo.
Để mở rộng sứ mệnh tình yêu này, Mẹ Têrêsa đã mở thêm các nhánh khác bao gồm dòng các Tu huynh Thừa Sai Bác Ái, vào năm 1963, dòng các nữ tu sĩ chiêm niệm vào năm 1976, dòng các Tu huynh chiêm niệm (1979), và dòng các Cha Thừa Sai Bác Ái vào năm 1984, cũng như các Hiệp hội các cộng tác viên, Hiệp hội các cộng sự viên đồng lao cộng khổ, và phong trào Corpus Christi cho các linh mục.
Tại thời điểm Mẹ Têrêsa qua đời vào ngày 05 tháng Chín năm 1997, dòng có đến 3,842 chị em làm việc tại 594 nhà ở tại 120 quốc gia. Mặc dù, phải chịu đựng một kinh nghiệm đau đớn của bóng tối nội tâm, Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, có liên quan, như Đức Maria trong trình thuật Thăm Viếng [bà Elizabeth], để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới. Do đó, Mẹ đã trở thành một biểu tượng của dịu dàng và tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi. Từ trên Thiên Đàng, Mẹ tiếp tục “thắp lên một ánh sáng cho những người sống trong bóng tối trên trái đất này.”
Sau lời giới thiệu của Đức Hồng Y James Harvey, Đức Cha Dodë Gjergji, giám quản tông tòa miền Prizren bao gồm Kosovo bày tỏ niềm vui mừng được hiện diện trong dịp này. Ngài nói bằng tiếng Albania và được một phụ nữ dịch sang tiếng Ý.
Tham gia trong buổi trình diễn hôm nay có nhiều danh ca như nữ ca sĩ Rita Ora, quốc tịch Anh nhưng nguyên quán tại Kosovo. Cô hát bài 'What Child Is This?'.
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa
VietCatholic Network
14:00 04/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong cùng một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan: "Con người được dạy những gì đẹp lòng Ngài" (Kn 9:18). Để khẳng định đâu là lời mời gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự hỏi mình và thấu hiểu những gì đẹp lòng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp các tiên tri đã công bố những gì là đẹp lòng Thiên Chúa. Thông điệp của các ngài tìm thấy một tổng hợp tuyệt vời trong những lời này "Ta muốn lòng thương xót chứ không cần hy tế" (Hs 6: 6; Mt 09:13). Thiên Chúa hài lòng trước mỗi hành động của lòng thương xót, bởi vì nơi những anh chị em mà chúng ta nâng đỡ, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa mà không ai có thể nhìn thấy (xem Ga 1:18). Mỗi lần chúng ta cúi xuống trên các nhu cầu của anh chị em chúng ta, chúng ta mang đến cho Đức Giêsu một cái gì đó để ăn và để uống; chúng ta ăn mặc cho, chúng ta giúp đỡ, và chúng ta ghé thăm Con Thiên Chúa (x Mt 25:40).
Vì thế, chúng ta được kêu gọi để chuyển dịch thành những hành động cụ thể những gì chúng ta kêu cầu trong kinh nguyện và tuyên xưng trong đức tin. Không có gì có thể thay thế cho lòng bác ái: những ai cúi xuống phục vụ người khác, cho dù chưa hề quen biết, là những người yêu mến Thiên Chúa (x 1 Ga 3: 16-18; Gc 2: 14-18). Đời sống người Kitô hữu, tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là mở rộng bàn tay cho tha nhân trong lúc cần thiết. Nếu nó chỉ như thế thôi, chắc chắn, nó có thể là một biểu hiện đáng yêu của tình liên đới nhân loại trong đó trao ban những phúc lợi trước mắt, nhưng nó là không sinh sôi nẩy nở vì thiếu rễ. Trái lại, nghĩa vụ Chúa trao phó cho chúng ta, là ơn gọi thực thi bác ái trong đó mỗi người môn đệ Chúa Kitô đặt toàn bộ cuộc sống của mình phục vụ Người, để có thể thăng tiến mỗi ngày trong tình yêu.
Chúng ta nghe trong bài Tin Mừng, "Đoàn lũ đông đảo cùng đi với Chúa Giêsu" (Lc 14:25). Ngày hôm nay đây, "đoàn lũ đông đảo" này được nhìn thấy nơi đông đảo các thiện nguyện viên đã đến với nhau trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Anh chị em là đoàn lũ đông đảo đi theo Thầy, và là những người biến tình yêu cụ thể của Ngài thành hữu hình nơi mỗi người. Tôi lặp lại với anh chị em những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô: “Tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi, khi thấy đức bác ái của anh, bởi vì, thưa anh, anh đã làm cho lòng trí mọi người trong dân thánh được phấn khởi.” (Philem 1: 7). Biết bao trái tim đã được an ủi bởi các thiện nguyện viên! Biết bao bàn tay đã được họ nắm lấy; bao nhiêu nước mắt họ đã lau khô; bao nhiêu tình yêu đã được đổ ra trong những việc phục vụ âm thầm, khiêm tốn và vị tha! Sự phục vụ đáng khen ngợi này mang lại tiếng nói cho đức tin và thể hiện lòng thương xót của Chúa Cha, là Đấng đến gần những người quẫn bách.
Theo Chúa Giêsu là một công việc nghiêm túc, và, đồng thời, tràn đầy niềm vui; nó đòi hỏi một sự can đảm và táo bạo nhất định để nhận ra Thầy chí thánh nơi những người nghèo nhất trong những người nghèo và trao ban chính mình trong việc phục vụ họ. Để làm như vậy, các thiện nguyện viên, những người vì lòng yêu mến Chúa Giêsu mà phục vụ người nghèo và những người thiếu thốn, không mong đợi bất kỳ lời tri ân hay sự hồi đáp nào; thay vào đó họ từ bỏ tất cả vì họ đã phát hiện ra tình yêu đích thực. Như Chúa đã đến gặp tôi và đã cúi xuống với thân phận tôi trong giờ phút quẫn bách, tôi cũng đi gặp Ngài, cúi xuống trước những người đã mất đức tin hoặc những người sống như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu; cúi xuống trước những người trẻ không còn lý tưởng cũng chẳng còn tin vào những giá trị nào, trước những gia đình đang trong cuộc khủng hoảng, trước những người bệnh tật và những ai chịu cảnh tù tội, trước những người tị nạn và di dân, trước những kẻ yếu đuối và vô phương tự vệ thể lý cũng như tinh thần, trước những trẻ em bị bỏ rơi, trước những người cao niên trơ trọi một mình. Bất cứ nơi nào có người cầu xin một bàn tay giúp đỡ để có thể đứng dậy được, chỗ đó phải có sự hiện diện của chúng ta - và sự hiện diện của Giáo Hội để nâng đỡ và trao ban hy vọng.
Mẹ Têrêsa, trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống mình, là một thiết bị phân phối quảng đại lòng thương xót của Thiên Chúa, trao ban chính mình cho tất cả mọi người thông qua sự chào đón và bảo vệ sự sống con người nơi những thai nhi chưa chào đời và nơi những người bị bỏ rơi và bị loại ra ngoài lề xã hội. Mẹ dấn thân bảo vệ sự sống, không ngừng tuyên bố rằng “những thai nhi chưa chào đời là những người yếu nhất, nhỏ nhất, dễ bị tổn thương nhất”. Mẹ cúi xuống trước những người không ai đoái hoài, bỏ mặc chết rũ trên lề đường, nhìn thấy nơi họ phẩm giá Thiên Chúa ban cho họ; Mẹ cất cao tiếng nói buộc các các cường quốc trên thế giới này phải lắng nghe, để họ có thể nhận ra lỗi lầm của mình vì cảnh bần cùng họ đã tạo ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối" mang lại hương vị cho công việc của Mẹ, là "ánh sáng" chiếu tỏa trong bóng tối chập chùng trong đó rất nhiều người đã không còn nước mắt để đổ ra vì nghèo đói và đau khổ.
Nhiệm vụ của Mẹ nơi những vùng ngoại vi đô thị và hiện sinh ngày hôm nay vẫn còn là một chứng tá hùng hồn cho chúng ta về sự gần gũi của Thiên Chúa với những người nghèo nhất trong những người nghèo. Hôm nay, tôi giao lại biểu tượng này của phái nữ và đời sống thánh hiến cho toàn thế giới của các thiện nguyện viên: cầu xin Mẹ là mô hình của sự thánh thiện cho anh chị em! Xin cho người lao động không biết mệt mỏi này của lòng thương xót giúp chúng ta ngày càng hiểu rằng tiêu chí duy nhất trong mọi hành động của chúng ta là tình yêu nhưng không, không vì ý thức hệ và hay nghĩa vụ nào, được trao ban miễn phí cho tất cả mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Teresa thích nói câu này: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể mỉm cười". Chúng ta hãy mang theo nụ cười của Mẹ trong trái tim chúng ta và trao ban nó cho những người chúng ta gặp gỡ trên đường đời, đặc biệt là những người đau khổ. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở ra những cơ hội hân hoan và hy vọng cho nhiều anh chị em chúng ta những người đang chán nản và đang cần được cảm thông và xoa dịu.
Bản dịch của J.B. Đặng Minh An
Một giáo sư đại học theo Hồi Giáo đã cải đạo theo Thiên Chúa Giáo bị gia đình và xã hội ruồng bỏ.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:18 04/09/2016
Một giáo sư đại học theo Hồi Giáo đã cải đạo theo Thiên Chúa Giáo bị gia đình và xã hội ruồng bỏ.
Dhaka, Bangladesh (AsiaNews) - Một thanh niên, lấy tên là Anil Gomes, không phải là tên thật của anh vì lý do an ninh đã nói với AsiaNews rằng anh đã gặp quá nhiều khó khăn khi cải đạo từ Hồi Giáo để theo Thiên Chúa Giáo. Anh kêu gọi mọi người cầu nguyện cho anh,“ Xin hãy cầu nguyện cho tôi. Tôi không thể nuôi sống gia đình, tôi cần việc làm, nhưng tôi luôn gặp khó khăn vì tôi là người tin vào Chúa Giêsu Kitô.”
Anh từng dạy học tại một trường đại học Hồi Giáo ở Bangledesh, nhưng khi một đồng nghiệp bắt gặp anh đọc Kinh Thánh thì anh bị đuổi việc. Từ đó anh trở thành mục tiêu bị tấn công bạo lực và cái chết đe dọa. Anh sợ là anh có thể bị giết bất cứ lúc nào khi Hồi Giáo đang dần thành quốc giáo.
Anh đã trở thành tín hữu vào năm 1994 khi anh đọc câu Kinh Thánh trong Phúc Âm Thánh Gioan “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Một của ngài xuống thế gian để những ai tin vào Ngài thì sẽ không bị hư mất, nhưng được sống muôn đời (Gioan 3:16).
Anh là người đã sang Saudi Arabia để nghiên cứu thêm về Đạo Hồi sau khi tốt nghiệp môn lịch sử ở Bangladesh. Lúc ở Rihadh, anh đã tham gia vào một cuộc kết án tử hình, thì có người đến đưa cho anh một tờ truyền đơn viết bằng tiếng Ả Rập.
Anh đọc đoạn Kinh Thánh trên tờ truyền đơn và anh bị xúc động mạnh. Anh nói rằng “Tôi chưa bao giờ thấy những điều này trong sách Đạo Hồi. Vào lúc đó, tôi muốn biết thêm và tôi đã tìm ra đoạn kinh ấy trong đoạn sách thiêng liêng gọi là Injeel Sharif (Tin Mừng), viết trước kinh Qur’an.”
Anh kể rằng “Một đêm kia, khoảng 3 giờ sáng, tôi nhìn thấy một người đàn ông mặc áo trắng bước vào phòng tôi và nói rằng ‘Con đang nghĩ gì? Hãy theo ơn Cứu Chuộc và đón nhận Giêsu. Rồi người đó biến mất để lại trong tôi sự run rẩy sợ hãi.”
Lúc đầu, anh Anil định là sẽ không cho ai biết chuyện này, nhưng sau đó anh đã thố lộ với cô bạn gái người Egyptian. Cô ấy khuyên anh nên bỏ Đạo Hồi, nhưng anh đã không làm theo lời khuyên của cô ấy, thế nên cô ấy đã bỏ đi.
Trong lúc chuẩn bị cho kỳ thi bằng tiến sĩ của mình, Anil có dịp thăm 16 quốc gia Hồi Giáo để nghiên cứu chuyên về giáo dục. Khi sang Iraq, anh tìm đến một nhà thờ “Tôi đã gặp cha Paul (không phải tên thật) và tôi đã thưa chuyện với ngài. Cha đã rửa tội cho tôi vào ngày 15 tháng Năm, 1994”.
Sau chuyến nghiên cứu, Anil về nước và bắt đầu dạy môn văn chương Ả Rập tại trường đại học Hồi Giáo với cương vị là giáo sư phụ tá.
Thái độ bất thường của Anil làm cho đồng nghiệp nghi ngờ. Anil kể “Tôi không đọc kinh Qur’an, và họ bắt đầu để ý tôi. Thế rồi một ngày kia, có người thấy tôi đọc Kinh Thánh bằng tiếng Ả Rập vì tôi muốn so sánh phiên bản trong tiếng Bangali.”
Anil bị phó Khoa Trưởng mời vào văn phòng và tra hỏi xem anh có cải đạo để theo Thiên Chúa Giáo không. Cuối cùng Anil đã thành thật trả lời là “Có, Tôi là người tin Chúa Giêsu”. Thế là vị phó khoa giận dữ, “kẻ không tin” không thể dạy ở trường đại học Hồi Giáo và cuối cùng thì anh đã bị đuổi việc.
Anil kể “Sau đó vài ngày tôi bị đám sinh viên Hồi Giáo Shibir ở trường đại học Kustia bắt tôi và đưa đến Khulna và họ muốn giết tôi. Chúng đã cắt gân chân tôi, đánh đập nhiều chỗ trên thân thể tôi trước mặt gia đình tôi và nhóm cuồng tính Hồi Giáo địa phương. Hiện nay vẫn còn những vết sẹo đây.”
Anil đã bị đánh chết ngất sau bốn ngày mới tỉnh lại tại nhà thương Bangabandhu ở Dhaka. Anh được ông cậu người Hindu đưa đến nhà thương này sau khi mẹ anh đã chi ra 85,000 takas ( khoảng $1,075 Dollars Mỹ). Nghẹn ngào trong nước mắt và câm nín, anh nhớ là ông cậu đã hứa sẽ ở bên chăm sóc cho đến khi anh bình phục.
Anh bình phục sau 3 tháng 21 ngày. Khi anh trở lại nhà, anh lại bị nhóm Hồi Giáo ở địa phương đánh đập. Cuối cùng chính gia đình anh cũng bỏ anh, tước quyền thừa kế và cả xã hội cũng lên án anh.
Anh bị mất việc nhiều lần với cùng một lý do. Anh bị đuổi khỏi Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO), một ngân hàng Hồi Giáo. Rồi anh lại kiếm một việc khác tại một Tổ Chức Truyền Giáo Phi Chính Phủ, nhưng sau cũng buộc phải nghỉ việc vì thiếu ngân quỹ.
Việc cuối cùng anh làm là chân bán hàng ở Dhaka. Viên quản đốc cảnh cáo anh “ Hãy bỏ Thiên Chúa Giáo đi. Nếu mày đọc kinh Qur’an mỗi ngày thì sẽ được lãnh lương.” Thế là anh bị đuổi việc và còn bị đe dọa giết chết nữa.
Hiện nay anh đang cố bươn chải để kiếm sống. Anh đã lập gia đình với một phụ nữ Công Giáo và họ đã có một đứa con 8 tuổi đang được học tại một trường Công Giáo. Thỉnh thoảng anh được mời để kể về chuyện cải đạo của anh tại các buổi hội thảo, nhưng đây chỉ là công việc tạm bợ thôi.
Các vụ giết người không phải là Hồi Giáo cũng như những người cải đạo sang Thiên Chúa Giáo bởi nhóm Hồi Giáo cực đoan đang tăng dần nỗi sợ của anh. Anh nói “Tôi rất lo ngại về những điều tồi tệ đang xảy ra tại quốc gia này.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Anh từng dạy học tại một trường đại học Hồi Giáo ở Bangledesh, nhưng khi một đồng nghiệp bắt gặp anh đọc Kinh Thánh thì anh bị đuổi việc. Từ đó anh trở thành mục tiêu bị tấn công bạo lực và cái chết đe dọa. Anh sợ là anh có thể bị giết bất cứ lúc nào khi Hồi Giáo đang dần thành quốc giáo.
Anh đã trở thành tín hữu vào năm 1994 khi anh đọc câu Kinh Thánh trong Phúc Âm Thánh Gioan “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Một của ngài xuống thế gian để những ai tin vào Ngài thì sẽ không bị hư mất, nhưng được sống muôn đời (Gioan 3:16).
Anh là người đã sang Saudi Arabia để nghiên cứu thêm về Đạo Hồi sau khi tốt nghiệp môn lịch sử ở Bangladesh. Lúc ở Rihadh, anh đã tham gia vào một cuộc kết án tử hình, thì có người đến đưa cho anh một tờ truyền đơn viết bằng tiếng Ả Rập.
Anh đọc đoạn Kinh Thánh trên tờ truyền đơn và anh bị xúc động mạnh. Anh nói rằng “Tôi chưa bao giờ thấy những điều này trong sách Đạo Hồi. Vào lúc đó, tôi muốn biết thêm và tôi đã tìm ra đoạn kinh ấy trong đoạn sách thiêng liêng gọi là Injeel Sharif (Tin Mừng), viết trước kinh Qur’an.”
Anh kể rằng “Một đêm kia, khoảng 3 giờ sáng, tôi nhìn thấy một người đàn ông mặc áo trắng bước vào phòng tôi và nói rằng ‘Con đang nghĩ gì? Hãy theo ơn Cứu Chuộc và đón nhận Giêsu. Rồi người đó biến mất để lại trong tôi sự run rẩy sợ hãi.”
Lúc đầu, anh Anil định là sẽ không cho ai biết chuyện này, nhưng sau đó anh đã thố lộ với cô bạn gái người Egyptian. Cô ấy khuyên anh nên bỏ Đạo Hồi, nhưng anh đã không làm theo lời khuyên của cô ấy, thế nên cô ấy đã bỏ đi.
Trong lúc chuẩn bị cho kỳ thi bằng tiến sĩ của mình, Anil có dịp thăm 16 quốc gia Hồi Giáo để nghiên cứu chuyên về giáo dục. Khi sang Iraq, anh tìm đến một nhà thờ “Tôi đã gặp cha Paul (không phải tên thật) và tôi đã thưa chuyện với ngài. Cha đã rửa tội cho tôi vào ngày 15 tháng Năm, 1994”.
Sau chuyến nghiên cứu, Anil về nước và bắt đầu dạy môn văn chương Ả Rập tại trường đại học Hồi Giáo với cương vị là giáo sư phụ tá.
Thái độ bất thường của Anil làm cho đồng nghiệp nghi ngờ. Anil kể “Tôi không đọc kinh Qur’an, và họ bắt đầu để ý tôi. Thế rồi một ngày kia, có người thấy tôi đọc Kinh Thánh bằng tiếng Ả Rập vì tôi muốn so sánh phiên bản trong tiếng Bangali.”
Anil bị phó Khoa Trưởng mời vào văn phòng và tra hỏi xem anh có cải đạo để theo Thiên Chúa Giáo không. Cuối cùng Anil đã thành thật trả lời là “Có, Tôi là người tin Chúa Giêsu”. Thế là vị phó khoa giận dữ, “kẻ không tin” không thể dạy ở trường đại học Hồi Giáo và cuối cùng thì anh đã bị đuổi việc.
Anil kể “Sau đó vài ngày tôi bị đám sinh viên Hồi Giáo Shibir ở trường đại học Kustia bắt tôi và đưa đến Khulna và họ muốn giết tôi. Chúng đã cắt gân chân tôi, đánh đập nhiều chỗ trên thân thể tôi trước mặt gia đình tôi và nhóm cuồng tính Hồi Giáo địa phương. Hiện nay vẫn còn những vết sẹo đây.”
Anil đã bị đánh chết ngất sau bốn ngày mới tỉnh lại tại nhà thương Bangabandhu ở Dhaka. Anh được ông cậu người Hindu đưa đến nhà thương này sau khi mẹ anh đã chi ra 85,000 takas ( khoảng $1,075 Dollars Mỹ). Nghẹn ngào trong nước mắt và câm nín, anh nhớ là ông cậu đã hứa sẽ ở bên chăm sóc cho đến khi anh bình phục.
Anh bình phục sau 3 tháng 21 ngày. Khi anh trở lại nhà, anh lại bị nhóm Hồi Giáo ở địa phương đánh đập. Cuối cùng chính gia đình anh cũng bỏ anh, tước quyền thừa kế và cả xã hội cũng lên án anh.
Anh bị mất việc nhiều lần với cùng một lý do. Anh bị đuổi khỏi Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGO), một ngân hàng Hồi Giáo. Rồi anh lại kiếm một việc khác tại một Tổ Chức Truyền Giáo Phi Chính Phủ, nhưng sau cũng buộc phải nghỉ việc vì thiếu ngân quỹ.
Việc cuối cùng anh làm là chân bán hàng ở Dhaka. Viên quản đốc cảnh cáo anh “ Hãy bỏ Thiên Chúa Giáo đi. Nếu mày đọc kinh Qur’an mỗi ngày thì sẽ được lãnh lương.” Thế là anh bị đuổi việc và còn bị đe dọa giết chết nữa.
Hiện nay anh đang cố bươn chải để kiếm sống. Anh đã lập gia đình với một phụ nữ Công Giáo và họ đã có một đứa con 8 tuổi đang được học tại một trường Công Giáo. Thỉnh thoảng anh được mời để kể về chuyện cải đạo của anh tại các buổi hội thảo, nhưng đây chỉ là công việc tạm bợ thôi.
Các vụ giết người không phải là Hồi Giáo cũng như những người cải đạo sang Thiên Chúa Giáo bởi nhóm Hồi Giáo cực đoan đang tăng dần nỗi sợ của anh. Anh nói “Tôi rất lo ngại về những điều tồi tệ đang xảy ra tại quốc gia này.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Garland ăn mừng 'thế hệ thứ hai' đầu tiên khấn trọn đời.
Trần Mạnh Trác
07:41 04/09/2016
Xem hình ảnh
Ở Mỹ, người ta đánh giá sự thành công cuả một sắc tộc qua 'thế hệ thứ hai.'
'Thế hệ thứ hai' theo định nghĩa là 'những cá nhân sinh ra tại Hoa Kỳ mà ít nhất có cha hay mẹ là người ngoại quốc nhập cư.' (Second-generation Americans in the United States are individuals born in the United States who have at least one foreign born parent.)
Nếu áp dụng cách đánh giá đó cho một xứ đạo nhập cư, như các xứ đạo VN tại Hoa Kỳ, thì người ta cũng có thể đánh giá nền tảng đạo đức cuả xứ đạo đó qua con số 'tu sĩ' cuả 'thế hệ thứ hai.'
Và vì thế mà Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Garland, TX, đang có lý do mà hãnh diện đã có 'một đứa con' đầu tiên, 'thế hệ thứ hai', sinh ra và lớn lên 'trọn vẹn' trong 'cái nôi' cuả giáo xứ, được tuyên khấn trọn đời cho Dòng Chuá Cứu Thế vào sáng hôm nay, thứ Bảy ngày 3 tháng 9 năm 2016 tại ngay Gx nhà.
Đối với DCCT VN hải ngoại, thì đây cũng là người 'thế hệ thứ hai' đầu tiên cuả nhà dòng vì các tu sĩ tuyên khấn trước đều là những người nhập cư, nghiã là đã sinh ra ở VN.
Cái danh dự là người đầu tiên tới hai lần đó dành cho Thầy Tomas Aquinô Hoàng Tô-Kha, con trai duy nhất cuả ông bà Hoàng Viết Hùng và Hoàng Khổng Thiêng. Ông bà Hùng-Thiêng là những ca trưởng đã góp công gầy dựng lên ca đoàn Thánh Linh cuả GX từ khi giáo xứ mới thành lập, và Thầy Kha đã theo chân cuả cha mẹ mà gia nhập ca đoàn và đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể khi mới lên 5.
Tuy thế, sau khi tốt nghiệp Trung Học, phải mất 10 năm suy nghĩ Thầy Tô Kha mới quyết định xin khấn trọn đời, bởi vì, theo lời Cha Giám Phụ Tỉnh DCCT cho biết, thầy lo lắng rằng: " Con chả có gì cho Chuá cả, ngoài việc đánh đờn (piano)".
"Bời vì biết mình không có gì mà cho", Cha Giám Phụ Tỉnh nói với Thầy Kha trong bài giảng cuả Ngài, "thì Thầy sẽ phải luôn nắm lấy Chuá, và đó là bí quyết cuả ơn bền đỗ."
Cùng với Thầy Kha, Gx DMHCG đã có nhiều thanh niên thiếu nữ khác gia nhập các dòng tu ở nhiều nơi. Riêng đối với DCCT, thì một thanh niên khác, Thầy Việt, cũng đã theo chân Thầy Kha và sẽ có thể khấn trọn vào năm tới.
Có nhiều quan khách từ xa tới ăn mừng ngày trọng đại này, đặc biệt là một phái đoàn đông đảo đến từ giáo xứ VN ở Tucson Arizona, là nơi mà thầy Kha đã phục vụ trong năm vừa qua.
Ở Mỹ, người ta đánh giá sự thành công cuả một sắc tộc qua 'thế hệ thứ hai.'
'Thế hệ thứ hai' theo định nghĩa là 'những cá nhân sinh ra tại Hoa Kỳ mà ít nhất có cha hay mẹ là người ngoại quốc nhập cư.' (Second-generation Americans in the United States are individuals born in the United States who have at least one foreign born parent.)
Nếu áp dụng cách đánh giá đó cho một xứ đạo nhập cư, như các xứ đạo VN tại Hoa Kỳ, thì người ta cũng có thể đánh giá nền tảng đạo đức cuả xứ đạo đó qua con số 'tu sĩ' cuả 'thế hệ thứ hai.'
Và vì thế mà Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Garland, TX, đang có lý do mà hãnh diện đã có 'một đứa con' đầu tiên, 'thế hệ thứ hai', sinh ra và lớn lên 'trọn vẹn' trong 'cái nôi' cuả giáo xứ, được tuyên khấn trọn đời cho Dòng Chuá Cứu Thế vào sáng hôm nay, thứ Bảy ngày 3 tháng 9 năm 2016 tại ngay Gx nhà.
Đối với DCCT VN hải ngoại, thì đây cũng là người 'thế hệ thứ hai' đầu tiên cuả nhà dòng vì các tu sĩ tuyên khấn trước đều là những người nhập cư, nghiã là đã sinh ra ở VN.
Cái danh dự là người đầu tiên tới hai lần đó dành cho Thầy Tomas Aquinô Hoàng Tô-Kha, con trai duy nhất cuả ông bà Hoàng Viết Hùng và Hoàng Khổng Thiêng. Ông bà Hùng-Thiêng là những ca trưởng đã góp công gầy dựng lên ca đoàn Thánh Linh cuả GX từ khi giáo xứ mới thành lập, và Thầy Kha đã theo chân cuả cha mẹ mà gia nhập ca đoàn và đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể khi mới lên 5.
Tuy thế, sau khi tốt nghiệp Trung Học, phải mất 10 năm suy nghĩ Thầy Tô Kha mới quyết định xin khấn trọn đời, bởi vì, theo lời Cha Giám Phụ Tỉnh DCCT cho biết, thầy lo lắng rằng: " Con chả có gì cho Chuá cả, ngoài việc đánh đờn (piano)".
"Bời vì biết mình không có gì mà cho", Cha Giám Phụ Tỉnh nói với Thầy Kha trong bài giảng cuả Ngài, "thì Thầy sẽ phải luôn nắm lấy Chuá, và đó là bí quyết cuả ơn bền đỗ."
Cùng với Thầy Kha, Gx DMHCG đã có nhiều thanh niên thiếu nữ khác gia nhập các dòng tu ở nhiều nơi. Riêng đối với DCCT, thì một thanh niên khác, Thầy Việt, cũng đã theo chân Thầy Kha và sẽ có thể khấn trọn vào năm tới.
Có nhiều quan khách từ xa tới ăn mừng ngày trọng đại này, đặc biệt là một phái đoàn đông đảo đến từ giáo xứ VN ở Tucson Arizona, là nơi mà thầy Kha đã phục vụ trong năm vừa qua.
Giáo hạt Thuận Nghĩa GP Vinh: Tổng kết và phát Thưởng Giáo Lý
Fx. Đinh Nguyễn
09:46 04/09/2016
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Tổng kết và phát Thưởng Giáo Lý
Sáng Chúa Nhật, ngày 04/9/2016, Giáo hạt Thuận Nghĩa tổ chức thánh lễ tạ ơn, tổng kết và phát thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích trong năm học giáo lý vừa qua.
Xem Hình
Theo chương trình của Ban Giáo Lý Đức Tin Giáo Phận đề ra, Giáo hạt Thuận Nghĩa đã hoàn thành việc tổ chức dạy và học giáo lý năm 2015-2016. Vì thế, hôm nay quý Cha trong Giáo hạt, Ban Giáo lý Giáo hạt, các Thầy cô giáo lý viên cùng toàn thể các em học sinh trong toàn Giáo hạt quy tụ về ngôi thánh đường Giáo xứ Thuận Nghĩa để tổng kết, đồng thời phát thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích trong năm học giáo lý vừa qua.
Theo báo cáo của Ban giáo lý hạt, trong năm học vừa qua: Số lượng Giáo lý viên trong Giáo hạt là 501 vị; Số lượng học sinh trong toàn Giáo hạt có 8276 em. Vì lý do, một số học sinh xa nhà vì làm công việc làm ăn hoặc học hành, nên số học sinh tham gia học đại trà năm nay là 7380 em. Số lượng học sinh thi cấp giáo hạt năm nay là 237. Đây là các học sinh xuất sắc được chọn từ các giáo xứ. Điểm bình quân là 56/60. Có 106 em đạt giải, trong đó có 8 em đạt điểm tối đa 60/60. Ba Giải tập thể thuộc về ba giáo giáo xứ sau: Giải nhất thuộc về Giáo xứ Phú Yên; giải nhì thuộc về Giáo xứ Yên Hòa và giải ba thuộc về Giáo xứ Cầm Trường. Tổng trị giá các giải thưởng năm nay là 38 600 000VND.
Trong bài phát biểu khai mạc tổng kết của Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, Ngài nói: “Có được thành tích như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp của mọi thành phần dân Chúa tron giáo hạt: Cha đặc trách Giáo lý Giáo hạt, quý Cha quản xứ, Ban giáo lý hạt, Ban giáo lý các xứ, sự nổ lực dạy và học của các Thầy cô giáo lý viên và các em học sinh. Đồng thời, nhờ sự thúc giục của các bậc phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trong giáo xứ.” Ngài cũng nhắn nhủ với các em học sinh rằng: “Học giáo lý là để biết Đức Kitô, vì ‘ Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.’ Nhưng, không phải chỉ dừng lại ở sự hiểu biết mà còn phải thể hiện sự hiểu biết của mình trong đời sống đạo, thực hành đạo.”
Sau phần tổng kết và phát thưởng là thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hạt một mùa học gặt hái được nhiều kết quả. Hiện diện trong thánh lễ có Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế với ngài, có Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh đặc trách giáo lý hạt, quý Cha trong Giáo hạt. Cùng hiệp dâng thánh lễ có Thầy Phó Tế, quý Soeur, Ban giáo lý, Thầy cô giáo lý viên, các em học sinh và các bậc phụ huynh. Trong bài giảng, Cha Đặc trách Ban giáo lý hạt mời gọi mọi người hãy từ bỏ chính mình, Ngài nói: “Từ bỏ chính mình không có nghĩa là hành hạ mình, nhưng là từ bỏ cái tôi, từ bỏ những ước muốn xấu của ý chí, những lời nói cay chua của cơn tức giận, những tư tưởng kênh kiệu, độc đoán của thái độ tự phụ bất chính. Nói khác đi, từ bỏ chính mình là từ bỏ Tham, Sân, Si…”
Ước mong rằng các bạn giới trẻ ngày nay luôn biết trau dồi kiến thức giáo lý và đem ra thực hành để trở nên những môn đệ đích thực của Đức Giêsu Kitô ở mọi môi trường sống của mình.
Fx. Đinh Nguyễn
Sáng Chúa Nhật, ngày 04/9/2016, Giáo hạt Thuận Nghĩa tổ chức thánh lễ tạ ơn, tổng kết và phát thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích trong năm học giáo lý vừa qua.
Xem Hình
Theo chương trình của Ban Giáo Lý Đức Tin Giáo Phận đề ra, Giáo hạt Thuận Nghĩa đã hoàn thành việc tổ chức dạy và học giáo lý năm 2015-2016. Vì thế, hôm nay quý Cha trong Giáo hạt, Ban Giáo lý Giáo hạt, các Thầy cô giáo lý viên cùng toàn thể các em học sinh trong toàn Giáo hạt quy tụ về ngôi thánh đường Giáo xứ Thuận Nghĩa để tổng kết, đồng thời phát thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích trong năm học giáo lý vừa qua.
Theo báo cáo của Ban giáo lý hạt, trong năm học vừa qua: Số lượng Giáo lý viên trong Giáo hạt là 501 vị; Số lượng học sinh trong toàn Giáo hạt có 8276 em. Vì lý do, một số học sinh xa nhà vì làm công việc làm ăn hoặc học hành, nên số học sinh tham gia học đại trà năm nay là 7380 em. Số lượng học sinh thi cấp giáo hạt năm nay là 237. Đây là các học sinh xuất sắc được chọn từ các giáo xứ. Điểm bình quân là 56/60. Có 106 em đạt giải, trong đó có 8 em đạt điểm tối đa 60/60. Ba Giải tập thể thuộc về ba giáo giáo xứ sau: Giải nhất thuộc về Giáo xứ Phú Yên; giải nhì thuộc về Giáo xứ Yên Hòa và giải ba thuộc về Giáo xứ Cầm Trường. Tổng trị giá các giải thưởng năm nay là 38 600 000VND.
Trong bài phát biểu khai mạc tổng kết của Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, Ngài nói: “Có được thành tích như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp của mọi thành phần dân Chúa tron giáo hạt: Cha đặc trách Giáo lý Giáo hạt, quý Cha quản xứ, Ban giáo lý hạt, Ban giáo lý các xứ, sự nổ lực dạy và học của các Thầy cô giáo lý viên và các em học sinh. Đồng thời, nhờ sự thúc giục của các bậc phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trong giáo xứ.” Ngài cũng nhắn nhủ với các em học sinh rằng: “Học giáo lý là để biết Đức Kitô, vì ‘ Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.’ Nhưng, không phải chỉ dừng lại ở sự hiểu biết mà còn phải thể hiện sự hiểu biết của mình trong đời sống đạo, thực hành đạo.”
Sau phần tổng kết và phát thưởng là thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hạt một mùa học gặt hái được nhiều kết quả. Hiện diện trong thánh lễ có Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế với ngài, có Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh đặc trách giáo lý hạt, quý Cha trong Giáo hạt. Cùng hiệp dâng thánh lễ có Thầy Phó Tế, quý Soeur, Ban giáo lý, Thầy cô giáo lý viên, các em học sinh và các bậc phụ huynh. Trong bài giảng, Cha Đặc trách Ban giáo lý hạt mời gọi mọi người hãy từ bỏ chính mình, Ngài nói: “Từ bỏ chính mình không có nghĩa là hành hạ mình, nhưng là từ bỏ cái tôi, từ bỏ những ước muốn xấu của ý chí, những lời nói cay chua của cơn tức giận, những tư tưởng kênh kiệu, độc đoán của thái độ tự phụ bất chính. Nói khác đi, từ bỏ chính mình là từ bỏ Tham, Sân, Si…”
Ước mong rằng các bạn giới trẻ ngày nay luôn biết trau dồi kiến thức giáo lý và đem ra thực hành để trở nên những môn đệ đích thực của Đức Giêsu Kitô ở mọi môi trường sống của mình.
Fx. Đinh Nguyễn
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn : Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức
Người Giồng Trôm
09:54 04/09/2016
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn: Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức
Hồng ân Chúa như mưa như mưa đã rơi xuống với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cách đặc biệt trong Thánh Lễ thiếu nhi chiều Chúa Nhật hôm nay 4 tháng 9 năm 2016. Hồng ân Chúa được tuôn đổ qua lời nguyện đặt tay của Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc ban bí tích Thêm Sức cho 126 con em trong và cả ngoài giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nữa.
Xem Hình
Thánh Lễ trao ban Bí Tích Thêm Sức được trao ban cho 126 em trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Trước khi ban phép Lành cuối Lễ, cha Tôma A. Phạm Phú Lộc – phó xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Tổng: “Trong kính Đức Tổng ! Lại một lần nữa, cộng đoàn Giáo Xứ chúng con được hân hạnh đón tiếp Đức Tổng. Con còn nhớ năm ngoái, Đức Tổng đã hiện diện cuối tháng 8 để ban Bí Tích Thêm Sức cho các em. Đầu năm mới mùng 1 Đức Tổng cũng lại hiện diện ở đây để chia vui với cộng đoàn chúng con nhân dịp đầu năm mới. Những dịp quan trọng như thế sự hiện diện của Đức Tổng cho thấy tấm lòng mục tử của Đức Tổng đối với cộng đoàn Giáo Xứ chúng con. Xin thay mặt cho Giáo Xứ, cho cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn dân Chúa, quý cha cộng đoàn một lần nữa chúng con xin bày tỏ lòng biết ơn với Đức Tổng Giám Mục”
Một tràng pháo tay thật to chúc mừng Đức Tổng.
Sau đó, 1 em thiếu nhi thay mặt cho 126 em bày tỏ lòng biết ơn Đức Tổng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Phaolô, kính thưa Cha Phó Giám Tỉnh Đaminh, Cha phó xứ Tôma, Cha phó xứ Phêrô Cha linh hướng Xứ Đoàn, quý Cha đồng tế, quý Thầy ! Kính thưa quý Bác Hội Đồng Giáo Xứ, quý phụ huynh, quý anh chị Huynh Trưởng và toàn thể cộng đoàn quý mến !
Trong niềm vui và hạnh phúc được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Trước tiên, thay mặt cho 126 bạn được nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục đã hy sinh thời gian quý báu đến dâng Thánh Lễ, dạy dỗ và ban Bí Tích Thêm Sức cho chúng con. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót luôn ban ân sủng và bình an và sức khỏe cho Đức Tổng
Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha Phó Giám Tỉnh, Cha Bề Trên chánh xứ, quý Cha trong Ban Quản Xứ, Cha Linh Hướng Xứ Đoàn, quý Cha đồng tế, quý Thầy, quý Bác Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đã luôn quan tâm chăm sóc, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng con có được như ngày hôm nay.
Cách riêng, kính thưa Cha linh hướng Xứ Đoàn, chúng con hết lòng cảm ơn Cha đã yêu thương dạy dỗ và giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Chúng con xin cám ơn ông bà cha mẹ và vú bõ đỡ đầu đã luôn ở bên chúng con. Lo lắng và khích lệ cho chúng con trong suốt khóa học.
Và thưa các anh chị Huynh Trưởng quý mến ! Chúng em không quên sự hy sinh âm thầm của các anh chị. Các anh chị đã cho chúng em thật nhiều thời giờ, sức lực và chỉ bảo chân tình, kiến thức giáo lý để chúng em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ và trả công bội hậu cho các anh chị.
Chúng con xin hết lòng cảm ơn cộng đoàn đã tham dư Thánh Lễ này để cầu nguyện cách đặc biệt cho chúng conMột lần nữa, chúng con nguyện xin Thiên Chúa và nhờ sự chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre, luôn quan phòng và ban xuống trên Đức Tổng Giám Mục Phaolô, Cha Phó Giám Tỉnh Đaminh, Cha Bề Trên Chánh Xứ, quý Cha trong ban Quản Xứ, cha linh hướng Xứ Đoàn, quý Cha đồng tế, quý Thầy, quý Bác Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, quý phụ huynh, quý anh chị Huynh Trưởng và toàn thể cộng đoàn muôn vàn hồng ân ! Chúng con xin hết lòng tri ân !
Một bó hoa tươi thắm được trao gửi đến Đức Tổng để bày tỏ lòng biết ơn của cộng đoàn.
Đức Tổng Giám Mục Phaolô đáp từ: “Trước hết tôi lấy làm phấn khởi khi làm Lễ ở nhà thờ Kỳ Đồng này. Đây là một nơi sinh hoạt rất là sầm uất,, rất là sốt sắng, rất là sinh động. Đây là cái nôi truyền giáo, loan báo Tin Mừng của Chúa. Hôm nay tôi thích Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức hôm nay sốt sắng, sống động. Các em thiếu nhi cũng ngoan, ca đoàn hát rất hay. Tôi xin Chúa chúc phúc cho Hội Dòng Chúa Cứu Thế và đặc biệt cho Nhà Dòng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Kỳ Đồng này. Và các con lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hứa với Cha là chúng con dấn thân mạnh mẽ để loan báo Tin Mừng, đặc biệt nói về Chúa, chúng con nói về Chúa cho những người chưa biết Chúa”.
Rất vắn gọn trong vài tâm tình và rồi Đức Tổng Giám Mục Phaolô ban Phép Lành cuối Lễ cho cộng đoàn.
Những tấm hình ghi dấu ngày hồng phúc hôm nay trên 126 em được ghi lại cùng với gia đình thân yêu.
Nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần đến và ở lại với 126 em hôm nay và mãi mãi và xin Ngài thúc đẩy để các em trở nên chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa giữa Giáo Hội và cả Xã Hội nữa.
Hồng ân Chúa như mưa như mưa đã rơi xuống với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cách đặc biệt trong Thánh Lễ thiếu nhi chiều Chúa Nhật hôm nay 4 tháng 9 năm 2016. Hồng ân Chúa được tuôn đổ qua lời nguyện đặt tay của Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc ban bí tích Thêm Sức cho 126 con em trong và cả ngoài giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nữa.
Xem Hình
Thánh Lễ trao ban Bí Tích Thêm Sức được trao ban cho 126 em trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Trước khi ban phép Lành cuối Lễ, cha Tôma A. Phạm Phú Lộc – phó xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Tổng: “Trong kính Đức Tổng ! Lại một lần nữa, cộng đoàn Giáo Xứ chúng con được hân hạnh đón tiếp Đức Tổng. Con còn nhớ năm ngoái, Đức Tổng đã hiện diện cuối tháng 8 để ban Bí Tích Thêm Sức cho các em. Đầu năm mới mùng 1 Đức Tổng cũng lại hiện diện ở đây để chia vui với cộng đoàn chúng con nhân dịp đầu năm mới. Những dịp quan trọng như thế sự hiện diện của Đức Tổng cho thấy tấm lòng mục tử của Đức Tổng đối với cộng đoàn Giáo Xứ chúng con. Xin thay mặt cho Giáo Xứ, cho cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn dân Chúa, quý cha cộng đoàn một lần nữa chúng con xin bày tỏ lòng biết ơn với Đức Tổng Giám Mục”
Một tràng pháo tay thật to chúc mừng Đức Tổng.
Sau đó, 1 em thiếu nhi thay mặt cho 126 em bày tỏ lòng biết ơn Đức Tổng.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Phaolô, kính thưa Cha Phó Giám Tỉnh Đaminh, Cha phó xứ Tôma, Cha phó xứ Phêrô Cha linh hướng Xứ Đoàn, quý Cha đồng tế, quý Thầy ! Kính thưa quý Bác Hội Đồng Giáo Xứ, quý phụ huynh, quý anh chị Huynh Trưởng và toàn thể cộng đoàn quý mến !
Trong niềm vui và hạnh phúc được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Trước tiên, thay mặt cho 126 bạn được nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục đã hy sinh thời gian quý báu đến dâng Thánh Lễ, dạy dỗ và ban Bí Tích Thêm Sức cho chúng con. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót luôn ban ân sủng và bình an và sức khỏe cho Đức Tổng
Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha Phó Giám Tỉnh, Cha Bề Trên chánh xứ, quý Cha trong Ban Quản Xứ, Cha Linh Hướng Xứ Đoàn, quý Cha đồng tế, quý Thầy, quý Bác Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đã luôn quan tâm chăm sóc, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng con có được như ngày hôm nay.
Cách riêng, kính thưa Cha linh hướng Xứ Đoàn, chúng con hết lòng cảm ơn Cha đã yêu thương dạy dỗ và giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.
Chúng con xin cám ơn ông bà cha mẹ và vú bõ đỡ đầu đã luôn ở bên chúng con. Lo lắng và khích lệ cho chúng con trong suốt khóa học.
Và thưa các anh chị Huynh Trưởng quý mến ! Chúng em không quên sự hy sinh âm thầm của các anh chị. Các anh chị đã cho chúng em thật nhiều thời giờ, sức lực và chỉ bảo chân tình, kiến thức giáo lý để chúng em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ và trả công bội hậu cho các anh chị.
Chúng con xin hết lòng cảm ơn cộng đoàn đã tham dư Thánh Lễ này để cầu nguyện cách đặc biệt cho chúng conMột lần nữa, chúng con nguyện xin Thiên Chúa và nhờ sự chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre, luôn quan phòng và ban xuống trên Đức Tổng Giám Mục Phaolô, Cha Phó Giám Tỉnh Đaminh, Cha Bề Trên Chánh Xứ, quý Cha trong ban Quản Xứ, cha linh hướng Xứ Đoàn, quý Cha đồng tế, quý Thầy, quý Bác Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, quý phụ huynh, quý anh chị Huynh Trưởng và toàn thể cộng đoàn muôn vàn hồng ân ! Chúng con xin hết lòng tri ân !
Một bó hoa tươi thắm được trao gửi đến Đức Tổng để bày tỏ lòng biết ơn của cộng đoàn.
Đức Tổng Giám Mục Phaolô đáp từ: “Trước hết tôi lấy làm phấn khởi khi làm Lễ ở nhà thờ Kỳ Đồng này. Đây là một nơi sinh hoạt rất là sầm uất,, rất là sốt sắng, rất là sinh động. Đây là cái nôi truyền giáo, loan báo Tin Mừng của Chúa. Hôm nay tôi thích Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức hôm nay sốt sắng, sống động. Các em thiếu nhi cũng ngoan, ca đoàn hát rất hay. Tôi xin Chúa chúc phúc cho Hội Dòng Chúa Cứu Thế và đặc biệt cho Nhà Dòng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Kỳ Đồng này. Và các con lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hứa với Cha là chúng con dấn thân mạnh mẽ để loan báo Tin Mừng, đặc biệt nói về Chúa, chúng con nói về Chúa cho những người chưa biết Chúa”.
Rất vắn gọn trong vài tâm tình và rồi Đức Tổng Giám Mục Phaolô ban Phép Lành cuối Lễ cho cộng đoàn.
Những tấm hình ghi dấu ngày hồng phúc hôm nay trên 126 em được ghi lại cùng với gia đình thân yêu.
Nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần đến và ở lại với 126 em hôm nay và mãi mãi và xin Ngài thúc đẩy để các em trở nên chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa giữa Giáo Hội và cả Xã Hội nữa.
Tản mạn vui buồn về Gx CTTDVN-Largo ở Florida: câu chuyện bão Hermine!
Trần Mạnh Trác
19:42 04/09/2016
Xem hình ảnh
Ca dao Việt Nam có câu:
"Nắng mưa là chuyện của trời...Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng!"
Nếu để dành câu chuyện 'tương tư' cho những bậc 'tiểu bối, hậu sinh', thì câu chuyện nắng mưa sẽ trở thành một câu chuyện rất 'bình thường' trong cái thời tiết "êm êm ả ả" đã kéo dài trên 10 năm ở Florida.
Bình thường đến nỗi không ai thèm để ý đến nó cả, ai đã đi qua Florida một mùa Hè thì hiểu cái tâm trạng này, chiều nào mà chẳng có chuyện Ông Trời bỗng nổi cơn giông 'nho nhỏ' chứ? Giông tới rồi giông đi, có khác chi những làn sóng dập dờ ở ngoài bờ biển?
Nhưng tuần vừa qua, sau trên 10 năm bình lặng, một cơn bão biển đã ập tới miền Trung và miền Bắc cuả Florida gây ra lũ lụt tràn lan!
Cơn bão tên là Hermine, đọc là "Her Meen," đã đổ nước xuống "giống như là một con thác, giống như thể bạn bị rơi vào giữa một con gềnh trên núi vậy", theo lời cuả một cư dân tên là Denise Waters, mà cái hotel cuả ông bị ngập dưới 18 inches nước (một nửa thước) vào tối thứ Năm, tất cả tầng dưới đều bị thiệt hại hoàn toàn.
Ở Largo, nơi có nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thì từ thứ Tư hệ thống cống rãnh cuả thành phố bị trào ứ.
Bà Alicja Morawski-Hermann ở đưòng Donegan Road cho biết các lỗ cống trên đường đã phun xú uế lên từ hai ngày qua. "Bạn có thể ngửi thấy, thật là khó nhìn, thật là gớm ghiếc," bà nói.
Qua ngày thứ Năm, thành phố chỉ biết dùng 10 xe tructs đi quanh mà quét dọn, nhưng chẳng nhằm vào đâu. "Chúng tôi cố làm hết sức mình. Nhưng nhìn vào sức nước phun ra, chúng tôi biết sức cuả mình là bao nhiêu," anh tài xế có tên là Robert Harvey cho biết như thế.
Nhiều vùng trong thành phố bị cô lập, cư dân đành phải ngồi chờ...cho nước rút xuống. Vết nước in trên tường, trên bàn ghế tủ giường. Có nhà vì ỉ mình ở trên cao không mua bảo hiểm lũ lụt, nay chỉ biết khóc ròng...
Vào tôi thứ Sáu rạng ngày thứ Bảy, bão Hermine đổ vào đất liền với tốc độ gió 80mph (130km/g), nước triều dồn lên cao ở nhiều nơi, có lúc lên tới 9.5ft (2.9 m), theo tin cuả National Weather Service (Nha Khí Tượng Quốc Gia.)
Cơn bão tức thì suy giảm, nhưng tiếp tục tiến lên miền Bắc và trút mưa xuống Georgia...khi tiếp cận được với Đại Tây Dương ở hai tiểu bang Carolinas thì nó lại tăng tốc làm cho cả vùng duyên hải miền Bắc cuả Hoa Kỳ, lên tới tận New York, phải báo động qua suốt kỳ nghỉ lễ Memorial Day
Ở giữa cái hỗn loạn đó là cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Largo mà trong bài viết trước tôi đã gọi nhầm là ở St Petersburg vì ở gần kề.
Cộng đoàn từng có một cái gai nhọn mà cha xứ Vũ Việt đang cố gỡ cho ra.
Số là đền thánh CTTDVN nằm ngay cạnh nhà thờ St Mathew Catholic Church cho nên cái công viên cuả cả hai nhà thờ cộng lại thì rất lớn, cây cối xanh tươi trông như một cánh rừng.
Một cánh rừng âm u giữa một thành phố đông người thì không tốt, nhưng cả hai cộng đoàn Mỹ và Việt đều nhỏ về dân số cho nên không có nhân viên an ninh bảo vệ ngày đêm!
Và do đó bọn 'chíc choác' đã dùng làm nơi tụ tập thừa những lúc đêm khuya vắng người!
Cách đây khoảng 15 năm ở chỗ tôi ở là Gx DMHCG-Garland cũng đã xảy ra tình trạng như thế. Chúng tôi đã lập ra nhiều toán đông người mà thay phiên nhau đi trực tại công viên nhà thờ...tập võ, muá quyền, hay chỉ là tán gióc cho tới 12g đêm thì rút...cho đến khi xây được hàng rào chung quanh nhà thờ thì mới thôi.
Tại đền thánh CTTDVN-Largo cha Việt áp dụng những biện pháp như dựng thêm cột đèn cho sáng và khai quang.
Cách đây hai tuần, Gx đã thực hiện một cuộc 'phá rừng', dọn sạch và cắt cỏ gọn gàng,..công viên nhà thờ đẹp hẳn lên, các em Thiếu Nhi Thánh Thể sinh hoạt vui nhộn.
Cha Việt đã vui mừng khoe: " Sức mạnh của một tập thể Các Thánh Tử Đạo VN chính là nhờ những tấm lòng hy sinh phục vụ."
Tuần trước đến phiên các Bà Mẹ Công Giáo mừng lễ bổn mạng thật là tưng bừng, theo lời Cha Việt kể thì "lễ tiệc liên hoan năm nay được tổ chức ngoài trời rất đông vui. Có rất nhiều thức ăn do chính tay các Bà chế biến để phục vụ bà con trong giáo xứ."
Nhưng bão Hermine đã cắt ngang cái vui mừng đó! Và hình như nỗi đau xót đã không thể giấu được qua những blogs mà cha Việt viết trên facebook, Ngài xin lời cầu nguyện cuả các bạn hữu xa gần!
Nhưng con nước vẫn dâng lên, dâng lên mỗi ngày, ngập cả ngọn cỏ công viên và mấp mé tới thềm nhà thờ...
Từ xa, tôi viết thư hỏi Ngài: " Nước nhiều thế thì bọn chic choác có còn lai vãng không, thưa Cha.?"
Với một giọng không biết là dí dỏm hay là đang đau xót (?) Ngài trả lời: "Sợ rằng nó tới đông hơn để bắt cá".
Rồi đêm thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy qua đi...chúng tôi chờ đợi một thông tin nào đó từ Largo. Sau cùng thì trên facebook, Cha Việt viết: "Sau trận bảo tối qua, vài nhánh cây đã bị lìa.... nhưng cây Bàng vẫn đứng vững. Tạ ơn Chúa."
Tấm hình kèm theo cho thấy con đường đã rút hết nước.
Thật là tạ ơn Chuá...Vì ngày Chuá Nhật này, nhà thờ CTTDVN vẫn có thể mở cửa...và đã có một lễ cưới cho một cặp tân hôn.
Ghi chú: những hình ảnh trên là cuả Gx CTTDVN-Largo
"Nắng mưa là chuyện của trời...Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng!"
Nếu để dành câu chuyện 'tương tư' cho những bậc 'tiểu bối, hậu sinh', thì câu chuyện nắng mưa sẽ trở thành một câu chuyện rất 'bình thường' trong cái thời tiết "êm êm ả ả" đã kéo dài trên 10 năm ở Florida.
Bình thường đến nỗi không ai thèm để ý đến nó cả, ai đã đi qua Florida một mùa Hè thì hiểu cái tâm trạng này, chiều nào mà chẳng có chuyện Ông Trời bỗng nổi cơn giông 'nho nhỏ' chứ? Giông tới rồi giông đi, có khác chi những làn sóng dập dờ ở ngoài bờ biển?
Nhưng tuần vừa qua, sau trên 10 năm bình lặng, một cơn bão biển đã ập tới miền Trung và miền Bắc cuả Florida gây ra lũ lụt tràn lan!
Cơn bão tên là Hermine, đọc là "Her Meen," đã đổ nước xuống "giống như là một con thác, giống như thể bạn bị rơi vào giữa một con gềnh trên núi vậy", theo lời cuả một cư dân tên là Denise Waters, mà cái hotel cuả ông bị ngập dưới 18 inches nước (một nửa thước) vào tối thứ Năm, tất cả tầng dưới đều bị thiệt hại hoàn toàn.
Ở Largo, nơi có nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thì từ thứ Tư hệ thống cống rãnh cuả thành phố bị trào ứ.
Bà Alicja Morawski-Hermann ở đưòng Donegan Road cho biết các lỗ cống trên đường đã phun xú uế lên từ hai ngày qua. "Bạn có thể ngửi thấy, thật là khó nhìn, thật là gớm ghiếc," bà nói.
Qua ngày thứ Năm, thành phố chỉ biết dùng 10 xe tructs đi quanh mà quét dọn, nhưng chẳng nhằm vào đâu. "Chúng tôi cố làm hết sức mình. Nhưng nhìn vào sức nước phun ra, chúng tôi biết sức cuả mình là bao nhiêu," anh tài xế có tên là Robert Harvey cho biết như thế.
Nhiều vùng trong thành phố bị cô lập, cư dân đành phải ngồi chờ...cho nước rút xuống. Vết nước in trên tường, trên bàn ghế tủ giường. Có nhà vì ỉ mình ở trên cao không mua bảo hiểm lũ lụt, nay chỉ biết khóc ròng...
Vào tôi thứ Sáu rạng ngày thứ Bảy, bão Hermine đổ vào đất liền với tốc độ gió 80mph (130km/g), nước triều dồn lên cao ở nhiều nơi, có lúc lên tới 9.5ft (2.9 m), theo tin cuả National Weather Service (Nha Khí Tượng Quốc Gia.)
Cơn bão tức thì suy giảm, nhưng tiếp tục tiến lên miền Bắc và trút mưa xuống Georgia...khi tiếp cận được với Đại Tây Dương ở hai tiểu bang Carolinas thì nó lại tăng tốc làm cho cả vùng duyên hải miền Bắc cuả Hoa Kỳ, lên tới tận New York, phải báo động qua suốt kỳ nghỉ lễ Memorial Day
Ở giữa cái hỗn loạn đó là cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Largo mà trong bài viết trước tôi đã gọi nhầm là ở St Petersburg vì ở gần kề.
Cộng đoàn từng có một cái gai nhọn mà cha xứ Vũ Việt đang cố gỡ cho ra.
Số là đền thánh CTTDVN nằm ngay cạnh nhà thờ St Mathew Catholic Church cho nên cái công viên cuả cả hai nhà thờ cộng lại thì rất lớn, cây cối xanh tươi trông như một cánh rừng.
Một cánh rừng âm u giữa một thành phố đông người thì không tốt, nhưng cả hai cộng đoàn Mỹ và Việt đều nhỏ về dân số cho nên không có nhân viên an ninh bảo vệ ngày đêm!
Và do đó bọn 'chíc choác' đã dùng làm nơi tụ tập thừa những lúc đêm khuya vắng người!
Cách đây khoảng 15 năm ở chỗ tôi ở là Gx DMHCG-Garland cũng đã xảy ra tình trạng như thế. Chúng tôi đã lập ra nhiều toán đông người mà thay phiên nhau đi trực tại công viên nhà thờ...tập võ, muá quyền, hay chỉ là tán gióc cho tới 12g đêm thì rút...cho đến khi xây được hàng rào chung quanh nhà thờ thì mới thôi.
Tại đền thánh CTTDVN-Largo cha Việt áp dụng những biện pháp như dựng thêm cột đèn cho sáng và khai quang.
Cách đây hai tuần, Gx đã thực hiện một cuộc 'phá rừng', dọn sạch và cắt cỏ gọn gàng,..công viên nhà thờ đẹp hẳn lên, các em Thiếu Nhi Thánh Thể sinh hoạt vui nhộn.
Cha Việt đã vui mừng khoe: " Sức mạnh của một tập thể Các Thánh Tử Đạo VN chính là nhờ những tấm lòng hy sinh phục vụ."
Tuần trước đến phiên các Bà Mẹ Công Giáo mừng lễ bổn mạng thật là tưng bừng, theo lời Cha Việt kể thì "lễ tiệc liên hoan năm nay được tổ chức ngoài trời rất đông vui. Có rất nhiều thức ăn do chính tay các Bà chế biến để phục vụ bà con trong giáo xứ."
Nhưng bão Hermine đã cắt ngang cái vui mừng đó! Và hình như nỗi đau xót đã không thể giấu được qua những blogs mà cha Việt viết trên facebook, Ngài xin lời cầu nguyện cuả các bạn hữu xa gần!
Nhưng con nước vẫn dâng lên, dâng lên mỗi ngày, ngập cả ngọn cỏ công viên và mấp mé tới thềm nhà thờ...
Từ xa, tôi viết thư hỏi Ngài: " Nước nhiều thế thì bọn chic choác có còn lai vãng không, thưa Cha.?"
Với một giọng không biết là dí dỏm hay là đang đau xót (?) Ngài trả lời: "Sợ rằng nó tới đông hơn để bắt cá".
Rồi đêm thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy qua đi...chúng tôi chờ đợi một thông tin nào đó từ Largo. Sau cùng thì trên facebook, Cha Việt viết: "Sau trận bảo tối qua, vài nhánh cây đã bị lìa.... nhưng cây Bàng vẫn đứng vững. Tạ ơn Chúa."
Tấm hình kèm theo cho thấy con đường đã rút hết nước.
Thật là tạ ơn Chuá...Vì ngày Chuá Nhật này, nhà thờ CTTDVN vẫn có thể mở cửa...và đã có một lễ cưới cho một cặp tân hôn.
Ghi chú: những hình ảnh trên là cuả Gx CTTDVN-Largo
Giáo xứ Phú Bình : Khai giảng năm học Giáo lý.
Martino Lê Hoàng Vũ
20:49 04/09/2016
Giáo xứ Phú Bình: Khai giảng năm học Giáo lý.
Sáng nay Chúa Nhật 4.9.2016, tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn, bầu trời thật đẹp và trong xanh, đón chào các em thiếu nhi từ các lớp trong đoàn TNTT Giáo xứ đến nhà thờ để khai giảng năm học giáo lý mới.
Xem Hình
Trước thánh lễ thứ hai vào lúc 6g30, các anh chị Huynh Trưởng mời gọi các tập trung xếp hàng trước tiền đình nhà thờ.Trên khuôn mặt mọi người, ai cũng rạng rỡ niềm vui dù mới thức dậy buổi sáng sớm.Hôm nay, có thêm những chiếc bong bóng tô điểm cho khuôn viên nhà thờ, diễn tả tâm tình sức sống của tuổi trẻ nơi các em thiếu nhi.Chủ đề của năm học giáo lý 2016-2017 của đoàn TNTT Giáo xứ Phú Bình là: “Đức Kitô sống trong em”.
Trong nghi thức chào cờ,cha Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh phụ tá giáo xứ Phú Bình đánh những tiếng trống đầu tiên để bắt đầu một năm học Giáo Lý mới.Hiện diện trong buổi khai giảng có cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn, quý nữ tu,quý ông trong HĐMVGX, quý vị hội Legio Mariae,quý bà mẹ Công Giáo, các anh chị Huynh trưởng cùng với các phụ huynh tham dự.
Cha chánh xứ và ông Chủ tịch HĐMVGX nhắn nhủ các em thiếu nhi chăm chỉ học hỏi giáo lý.Trong những tháng ngày tới, các em sẽ cùng nhau khám phá Đức Giêsu để sống gắn bó với Ngài hơn. nhất là qua việc các em biết thực hành Lời Chúa dạy, sống tình yêu thương đoàn kết với nhau.Các em đến với lớp giáo lý và những sinh hoạt của đoàn TNTT là một niềm vui,vì được sống tình bạn chan hòa với mọi người.
Thánh lể khai giảng năm mới được cha phụ tá chủ tế, trong thánh lễ còn có nghi thức thăng cấp, thay khăn cho các em lên ngành.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể giúp cho các em thiếu nhi trong giáo xứ luôn cảm nghiệm được niềm vui làm môn đệ của Ngài và thấy được niềm hạnh phúc lớn lao qua việc tham dự thánh lễ và được học hỏi giáo lý.
Martino Lê Hoàng Vũ
Sáng nay Chúa Nhật 4.9.2016, tại Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn, bầu trời thật đẹp và trong xanh, đón chào các em thiếu nhi từ các lớp trong đoàn TNTT Giáo xứ đến nhà thờ để khai giảng năm học giáo lý mới.
Xem Hình
Trước thánh lễ thứ hai vào lúc 6g30, các anh chị Huynh Trưởng mời gọi các tập trung xếp hàng trước tiền đình nhà thờ.Trên khuôn mặt mọi người, ai cũng rạng rỡ niềm vui dù mới thức dậy buổi sáng sớm.Hôm nay, có thêm những chiếc bong bóng tô điểm cho khuôn viên nhà thờ, diễn tả tâm tình sức sống của tuổi trẻ nơi các em thiếu nhi.Chủ đề của năm học giáo lý 2016-2017 của đoàn TNTT Giáo xứ Phú Bình là: “Đức Kitô sống trong em”.
Trong nghi thức chào cờ,cha Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh phụ tá giáo xứ Phú Bình đánh những tiếng trống đầu tiên để bắt đầu một năm học Giáo Lý mới.Hiện diện trong buổi khai giảng có cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn, quý nữ tu,quý ông trong HĐMVGX, quý vị hội Legio Mariae,quý bà mẹ Công Giáo, các anh chị Huynh trưởng cùng với các phụ huynh tham dự.
Cha chánh xứ và ông Chủ tịch HĐMVGX nhắn nhủ các em thiếu nhi chăm chỉ học hỏi giáo lý.Trong những tháng ngày tới, các em sẽ cùng nhau khám phá Đức Giêsu để sống gắn bó với Ngài hơn. nhất là qua việc các em biết thực hành Lời Chúa dạy, sống tình yêu thương đoàn kết với nhau.Các em đến với lớp giáo lý và những sinh hoạt của đoàn TNTT là một niềm vui,vì được sống tình bạn chan hòa với mọi người.
Thánh lể khai giảng năm mới được cha phụ tá chủ tế, trong thánh lễ còn có nghi thức thăng cấp, thay khăn cho các em lên ngành.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể giúp cho các em thiếu nhi trong giáo xứ luôn cảm nghiệm được niềm vui làm môn đệ của Ngài và thấy được niềm hạnh phúc lớn lao qua việc tham dự thánh lễ và được học hỏi giáo lý.
Martino Lê Hoàng Vũ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Mẹ Của Biên Giới Sống Và Chết
Lm. Nguyễn Tầm Thường
01:08 04/09/2016
Lời giới thiệu: Nhân ngày phong thánh Mẹ Têrêsa Calcutta. Tìm lại sử liệu liên quan đến Mẹ. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã có những bài viết về Mẹ hơn 15 năm về trước. VietCatholic xin trân trọng giới thiệu câu chuyện kỳ thú về Mẹ Têrêsa Calcutta liên quan đến người Việt Nam như sau:
Năm 2000 tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu.
Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 - 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng, bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy, 1 US dollar được 25 pesos tiền Philippine. Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ sách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.
Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót. Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước, và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.
Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết. Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong. Đau thương vì mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu? Vợ chồng mỗi người một ngả. Đứa con mất tích sẽ ra sao. Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.
Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đã nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, vì không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con.
Một trong những ý định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi tìm gặp ông ta để hỏi chuyện.
Câu chuyện bắt đầu…
Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hãi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số còn lại kết hợp với ít người đã trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe tìm đường qua Hongkong. Người đàn ông tưởng chừng vợ đã chết trên biển vì hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút chì từ trại tỵ nạn Hongkong. Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút chì mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ còn giữ tấm giấy như một kỷ niệm quý hơn chục năm nay.
Đó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong thánh lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ.
Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Đất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm? Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương.
- Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Đỏ Hongkong?
Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đình Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm tìm kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá. Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ gì có thể. Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiếng.
Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand. Đợi chờ mãi mà năm tháng cứ bặt tin. Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bã ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên nhà thờ, tôi lại hình dung bóng hình ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông nhà thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao.
Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây thánh giá trên nóc nhà thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây thánh giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Đêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh.
Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đã tìm được cháu bé.
Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đã lanh trí che tất cả số ghe. Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe. Đó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam.
Tìm được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đình người Tầu đau khổ. Cháu không còn nói được tiếng Việt, vì hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đình kia là của cháu. Hồi bị bắt cháu còn bé quá, mới hơn ba tuổi. Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết mình sẽ mất đứa con mà họ đã nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đình ở đảo Hải Nam kia dựa lý do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, còn ở trại tỵ nạn cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột. Để thỏa mãn điều kiện kia, sở di trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đã được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy tỵ nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. Vì nhân đạo sở di trú Hoa Kỳ đồng ý. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng không tin chuyện có thể xảy ra như thế.
Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng hình cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đòi về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc vì thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc vì thấy lại con mà con không biết mình. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy tỵ nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đình người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao tình cảm nhân loại của con người với con người.
Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thailand tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Đối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm?
Đây là lý do:
Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Độ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin bộ ngoại giao Bắc Kinh điều tra tìm chiếc ghe mang số như thế.
Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ bề trên dòng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh. Một linh mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.
Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. Chính vì thế tôi đặt tên cho bài viết này là: Người Mẹ của biên giới sống và chết.
Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nhìn, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6, lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.
Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn. Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện tình này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia. Không ngờ vào ngày lễ Phục Sinh năm 1999 ông đã nhận lãnh bí tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở nhà thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.
Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi nhà thờ nhỏ miền quê độc nhất. Đêm Noel năm 1985 sau khi đến nhà thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. Còn tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là hình ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác.
Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm lòng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm lòng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đã săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm lòng bao dung của những bà mẹ.
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ?
NGUYỄN TẦM THƯỜNG
(Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục, sách in lần thứ nhất năm 2002)
Năm 2000 tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu.
Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 - 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng, bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy, 1 US dollar được 25 pesos tiền Philippine. Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ sách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.
Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót. Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước, và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.
Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết. Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong. Đau thương vì mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu? Vợ chồng mỗi người một ngả. Đứa con mất tích sẽ ra sao. Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.
Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đã nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, vì không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con.
Một trong những ý định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi tìm gặp ông ta để hỏi chuyện.
Câu chuyện bắt đầu…
Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hãi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số còn lại kết hợp với ít người đã trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe tìm đường qua Hongkong. Người đàn ông tưởng chừng vợ đã chết trên biển vì hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút chì từ trại tỵ nạn Hongkong. Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút chì mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ còn giữ tấm giấy như một kỷ niệm quý hơn chục năm nay.
Đó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong thánh lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ.
Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Đất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm? Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương.
- Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Đỏ Hongkong?
Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đình Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm tìm kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá. Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ gì có thể. Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiếng.
Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand. Đợi chờ mãi mà năm tháng cứ bặt tin. Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bã ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên nhà thờ, tôi lại hình dung bóng hình ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông nhà thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao.
Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây thánh giá trên nóc nhà thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây thánh giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Đêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh.
Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đã tìm được cháu bé.
Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đã lanh trí che tất cả số ghe. Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe. Đó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam.
Tìm được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đình người Tầu đau khổ. Cháu không còn nói được tiếng Việt, vì hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đình kia là của cháu. Hồi bị bắt cháu còn bé quá, mới hơn ba tuổi. Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết mình sẽ mất đứa con mà họ đã nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đình ở đảo Hải Nam kia dựa lý do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, còn ở trại tỵ nạn cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột. Để thỏa mãn điều kiện kia, sở di trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đã được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy tỵ nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. Vì nhân đạo sở di trú Hoa Kỳ đồng ý. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng không tin chuyện có thể xảy ra như thế.
Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng hình cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đòi về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc vì thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc vì thấy lại con mà con không biết mình. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy tỵ nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đình người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao tình cảm nhân loại của con người với con người.
Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thailand tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Đối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm?
Đây là lý do:
Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Độ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin bộ ngoại giao Bắc Kinh điều tra tìm chiếc ghe mang số như thế.
Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ bề trên dòng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh. Một linh mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.
Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. Chính vì thế tôi đặt tên cho bài viết này là: Người Mẹ của biên giới sống và chết.
Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nhìn, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6, lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.
Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn. Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện tình này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia. Không ngờ vào ngày lễ Phục Sinh năm 1999 ông đã nhận lãnh bí tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở nhà thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.
Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi nhà thờ nhỏ miền quê độc nhất. Đêm Noel năm 1985 sau khi đến nhà thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. Còn tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là hình ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác.
Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm lòng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm lòng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đã săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm lòng bao dung của những bà mẹ.
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ?
NGUYỄN TẦM THƯỜNG
(Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục, sách in lần thứ nhất năm 2002)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Phong Sớm Thu
Nguyễn Đức Cung
20:39 04/09/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Lá phong một chiếc bay vèo
Thì ra trời đã bước vào đầu thu.
(nđc)