Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Giá Chúa là nguồn phúc vinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
04:51 08/09/2014
Thánh Giá Chúa là nguồn phúc vinh
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
(Ga 3, 13-17)
Ngày 14 tháng 9, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa với niềm vui vì được cứu độ. Ngày hôm nay, Thánh Giá được trình bày cho các tín hữu không phải dưới khía cạnh khổ đau, hay nặng nề thiết yếu của cuộc sống cần phải vác theo Đức Kitô, nhưng dưới khía cạnh vinh quang, như cái cớ để tự hào và không có khóc lóc. Lễ này khởi đi từ hai sự kiện lớn là khánh thành là cung hiến đền thờ Calvario và Mộ Thánh ở Thánh Địa do bà Helena, mẹ vua Constantin (khoảng năm 270, 280 đến 337 ), hoàng đế Roma cho xây cất năm 335. Ngày 14 tháng 9 còn là ngày mừng vì tìm được Thánh Giá thực vào 14 tháng 9 năm 326.
Cuộc chiến thắng của người Kitô giáo trước quân Ba Tư vào thế kỷ thứ VII, giúp tìm lại Thánh Giá Chúa và cung nghinh về Giêrusalem là sự kiện thứ hai. Từ đó, ở Giêrusalem có lễ Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên với dòng thời gian, lễ này có một ý nghĩa riêng, vì được cử hành với niềm vui của mầu nhiệm Thánh Giá, một khí cụ man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, được Đức Kitô dùng để cứu độ thế gian.
Điều này được phản ánh trong các bài đọc. Thánh Phaolô coi Thánh Giá là động lực lớn lao để « tán dương » Đức Kitô : « Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang » (Pl 2, 8 -11). Thánh Gioan lại đề cập đến Thập Giá là khí cụ để cứu độ con người : « Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời » (Ga 3, 14).
Như thế, Thánh Giá là Niềm Hy Vọng độc nhất trong Vinh Quang toàn thắng của Đức Kitô, Thánh Giá ban tặng cho nhân loại ơn sủng và ơn tha thứ. Nên « chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại ; chính Người giải thoát và cứu độ ta » (Ca nhập lễ).
Giáo Hội cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa, nhờ Đấng bị đóng đinh, chúng ta được đưa về trời cao, vứt bỏ sau lưng tội lỗi thế gian để đạt tới sự thiện trên trời. Chúng ta hát mừng Chúa sống lại hiển vinh, vì bởi cây Thánh Giá niêm hân hoan tràn ngập khắp địa cầu. Còn hạnh phúc nào hơn từ cây Thánh Giá ; vì chính nhờ cây Thánh Giá, nguồn vinh phúc, ơn cứu độ chúng ta được phục hồi. Thật vậy, nếu không có cây Thánh Giá, Đức Kitô đã không bị đóng đinh, sự sống đã không bị treo lên gỗ giá, máu và nước, nguồn suối trường sinh đã không chảy ra từ cành sườn để rửa sạch tội lỗi thế nhân, bộ mặt kẻ tội lỗi đã không bị lột trần, chúng ta sẽ không được tự do và không được hưởng nhờ ơn phúc từ cây sự sống. Nếu như không có Thánh Giá, thiên đàng không được mở, sự chết không bị chôn vùi, mọi thủ đoạn của hỏa ngục sẽ không được phơi bày ra. Thánh Giá thật cao cả và quí giá biết bao. Cao cả, vì Đức Kitô đã chiến thằng khải hoàn trước mọi đau khổ, Thánh Giá phát sinh sự thiện với biết bao kỳ công. Quí giá, vì Thánh Giá vừa là sự khổ đau vừa là khí giáp của Thiên Chúa. Là khổ đau, vì chính nhờ cây thánh giá Đức Giêsu đã hoàn toàn chịu chết ; là khí giáp, vì ma quỉ đã bị tổn thương và đánh bại, sự chết đã bị Đức Giêsu tiêu diệt vĩnh viễn; cửa Hỏa ngục bị đập tan và Thánh Giá trở nên ơn cứu độ cho toàn thế giới. Thánh Giá được gọi là vinh quang của Đức Kitô, và tán dương Người. Chúng ta nhìn thấy nơi Thánh Giá, chén của ao ước và tất cả mọi khổ đau mà Đức Kitô đã phải chịu vì chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
(Ga 3, 13-17)
Ngày 14 tháng 9, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa với niềm vui vì được cứu độ. Ngày hôm nay, Thánh Giá được trình bày cho các tín hữu không phải dưới khía cạnh khổ đau, hay nặng nề thiết yếu của cuộc sống cần phải vác theo Đức Kitô, nhưng dưới khía cạnh vinh quang, như cái cớ để tự hào và không có khóc lóc. Lễ này khởi đi từ hai sự kiện lớn là khánh thành là cung hiến đền thờ Calvario và Mộ Thánh ở Thánh Địa do bà Helena, mẹ vua Constantin (khoảng năm 270, 280 đến 337 ), hoàng đế Roma cho xây cất năm 335. Ngày 14 tháng 9 còn là ngày mừng vì tìm được Thánh Giá thực vào 14 tháng 9 năm 326.
Cuộc chiến thắng của người Kitô giáo trước quân Ba Tư vào thế kỷ thứ VII, giúp tìm lại Thánh Giá Chúa và cung nghinh về Giêrusalem là sự kiện thứ hai. Từ đó, ở Giêrusalem có lễ Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên với dòng thời gian, lễ này có một ý nghĩa riêng, vì được cử hành với niềm vui của mầu nhiệm Thánh Giá, một khí cụ man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, được Đức Kitô dùng để cứu độ thế gian.
Điều này được phản ánh trong các bài đọc. Thánh Phaolô coi Thánh Giá là động lực lớn lao để « tán dương » Đức Kitô : « Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang » (Pl 2, 8 -11). Thánh Gioan lại đề cập đến Thập Giá là khí cụ để cứu độ con người : « Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời » (Ga 3, 14).
Như thế, Thánh Giá là Niềm Hy Vọng độc nhất trong Vinh Quang toàn thắng của Đức Kitô, Thánh Giá ban tặng cho nhân loại ơn sủng và ơn tha thứ. Nên « chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại ; chính Người giải thoát và cứu độ ta » (Ca nhập lễ).
Giáo Hội cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa, nhờ Đấng bị đóng đinh, chúng ta được đưa về trời cao, vứt bỏ sau lưng tội lỗi thế gian để đạt tới sự thiện trên trời. Chúng ta hát mừng Chúa sống lại hiển vinh, vì bởi cây Thánh Giá niêm hân hoan tràn ngập khắp địa cầu. Còn hạnh phúc nào hơn từ cây Thánh Giá ; vì chính nhờ cây Thánh Giá, nguồn vinh phúc, ơn cứu độ chúng ta được phục hồi. Thật vậy, nếu không có cây Thánh Giá, Đức Kitô đã không bị đóng đinh, sự sống đã không bị treo lên gỗ giá, máu và nước, nguồn suối trường sinh đã không chảy ra từ cành sườn để rửa sạch tội lỗi thế nhân, bộ mặt kẻ tội lỗi đã không bị lột trần, chúng ta sẽ không được tự do và không được hưởng nhờ ơn phúc từ cây sự sống. Nếu như không có Thánh Giá, thiên đàng không được mở, sự chết không bị chôn vùi, mọi thủ đoạn của hỏa ngục sẽ không được phơi bày ra. Thánh Giá thật cao cả và quí giá biết bao. Cao cả, vì Đức Kitô đã chiến thằng khải hoàn trước mọi đau khổ, Thánh Giá phát sinh sự thiện với biết bao kỳ công. Quí giá, vì Thánh Giá vừa là sự khổ đau vừa là khí giáp của Thiên Chúa. Là khổ đau, vì chính nhờ cây thánh giá Đức Giêsu đã hoàn toàn chịu chết ; là khí giáp, vì ma quỉ đã bị tổn thương và đánh bại, sự chết đã bị Đức Giêsu tiêu diệt vĩnh viễn; cửa Hỏa ngục bị đập tan và Thánh Giá trở nên ơn cứu độ cho toàn thế giới. Thánh Giá được gọi là vinh quang của Đức Kitô, và tán dương Người. Chúng ta nhìn thấy nơi Thánh Giá, chén của ao ước và tất cả mọi khổ đau mà Đức Kitô đã phải chịu vì chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hết lòng tha thứ cho anh em
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:03 08/09/2014
Chúa Nhật XXIV THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 18, 21-35
“ Không, Thày không bảo là đến bảy lần, nhưng là đển bảy mươi lần bảy “ ( Mt 18,22 ).
Vấn đề tha thứ là vấn đề cần phải được thực hiện liên tục trong đời sống. Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta nhận ra giáo huấn của Chúa. Ngài không chỉ dạy, chỉ nói, nhưng đã thực hành sự tha thứ. Lòng nhân từ của Chúa thật bao la. Ngài yêu thương con người, yêu thương từng người.Mỗi người đều có một chỗ đứng trong trái tim của Chúa. Chúa yêu chúng ta không chỉ chung chung, nhưng Ngài biết rõ từng con người.Noi gương Chúa đã rất quảng đại tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng phải sẵn sàng, hết lòng tha thứ cho anh em.
Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay nói về việc tha thứ cho nhau, được diễn tả bằng một dụ ngôn nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ, đồng thời cũng nói lên mối tương quan đối xử, giao tiếp với nhau nhưng có liên quan tới Chúa.Bởi vì, khi chúng ta đối xử với nhau sẽ có ảnh hưởng tới sự đối xử của Chúa đối với ta. Tha thứ là một thái độ vẫn được nhắc đến trong Kinh Thánh, nhằm nhắc cho chúng ta biết bỏ qua những xúc phạm, nợ nần nhau, tuy nhiên, việc làm đó chỉ hạn hẹp trong một số người thân thuộc. Tân Ước cũng đề cập tới sự tha thứ nhưng mở rộng ra với hết mọi người, kể cả kẻ thù vv…Thánh Phêrô có lẽ đã lường trước được sự tha thứ. Đáng lẽ Ngài chỉ nói 4 lần, nhưng Ngài đã nâng lên đến bảy lần. Chúa nói tha thứ bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ mãi,tha thứ luôn,tha thứ không ngừng.Các bầy tôi ở đây không chỉ hạn hẹp trong những con ăn người ở mà còn gồm cả quần thần. Mười ngàn nén vàng là một số tiền khổng lồ so với một trăm quan tiền.Bài học dụ ngôn mở ra cho chúng ta là Thiên Chúa rất quảng đại tha thứ, do đó, chúng ta phải học hỏi và làm theo Ngài.
Vâng, giữa cuộc đời mỗi lúc tràn đầy hận thù…chiến tranh, bạo lực, chém giết, không khoan nhượng vẫn nhan nhản xảy ra trên thế giới, con người vẫn kêu gào trả thù, vẫn đòi ăn miếng trả miếng. Lời Chúa kêu gọi “ hãy tha thứ và tha thứ không ngừng “, nhiều lúc người ta có cảm tưởng như tiếng kêu trong sa mạc. Giáo Hội luôn kêu gọi mọi người, từng người noi gương Chúa tha thứ, quảng đại và mãi mãi thứ tha. Tuy nhiên, để làm được việc này, chúng ta phải dựa vào lòng tin mạnh mẽ nơi Chúa, Đấng đã, đang và vẫn bị con người xúc phạm, chống đối, chối từ…” vẫn mưa xuống cho cả người lành kẻ dữ “ ( Mt 5, 45 ), vẫn không khiến “ lửa từ trời xuống thiêu đốt “ (Lc 9, 54 ), mà không phải chỉ những kẻ không tin Chúa, mà cả những người đã tin vào Chúa, Ngài vẫn tha thứ.Chúa mời gọi con người hoán cải. Nhưng Ngài mời gọi mọi người noi gương Ngài yêu thương, tha thứ, trở nên ‘Con cái của Cha trên trời ‘ ( Mt 5, 45 ).
Lòng quảng đại tha thứ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu, là hồng ân quí giá và quà tặng vô giá Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, cho con người, đặc biệt cho con người tội lỗi. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta noi gương Ngài, kêu gọi chúng ta tiếp tục sứ mệnh thứ tha của Ngài. Ơn tha thứ là sự biến đổi…đổi mới con người. Sống thứ tha là đem lại tình thương và bình an cho người khác.
Kinh Hòa Bình mà thánh Phanxicô khó khăn đã đọc, đã hát vang lên cho chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa tuyệt vời của sự tha thứ, của sự an bình. ..Vì khi chết đi là khi vui sống muôn đời.Ôi! Thần linh thánh ái xin mở rộng lòng con.Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tha thứ bảy mươi lần bảy nghĩa là làm sao ?
2.Tha thứ là gì ?
3.Mắt thế mắt răng đền răng là luật gì ?
4.Chúa dạy chúng ta noi gương ai ?
5.Người ta gọi Thiên Chúa là Đấng nào ?
Mt 18, 21-35
“ Không, Thày không bảo là đến bảy lần, nhưng là đển bảy mươi lần bảy “ ( Mt 18,22 ).
Vấn đề tha thứ là vấn đề cần phải được thực hiện liên tục trong đời sống. Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu chúng ta nhận ra giáo huấn của Chúa. Ngài không chỉ dạy, chỉ nói, nhưng đã thực hành sự tha thứ. Lòng nhân từ của Chúa thật bao la. Ngài yêu thương con người, yêu thương từng người.Mỗi người đều có một chỗ đứng trong trái tim của Chúa. Chúa yêu chúng ta không chỉ chung chung, nhưng Ngài biết rõ từng con người.Noi gương Chúa đã rất quảng đại tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng phải sẵn sàng, hết lòng tha thứ cho anh em.
Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay nói về việc tha thứ cho nhau, được diễn tả bằng một dụ ngôn nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ, đồng thời cũng nói lên mối tương quan đối xử, giao tiếp với nhau nhưng có liên quan tới Chúa.Bởi vì, khi chúng ta đối xử với nhau sẽ có ảnh hưởng tới sự đối xử của Chúa đối với ta. Tha thứ là một thái độ vẫn được nhắc đến trong Kinh Thánh, nhằm nhắc cho chúng ta biết bỏ qua những xúc phạm, nợ nần nhau, tuy nhiên, việc làm đó chỉ hạn hẹp trong một số người thân thuộc. Tân Ước cũng đề cập tới sự tha thứ nhưng mở rộng ra với hết mọi người, kể cả kẻ thù vv…Thánh Phêrô có lẽ đã lường trước được sự tha thứ. Đáng lẽ Ngài chỉ nói 4 lần, nhưng Ngài đã nâng lên đến bảy lần. Chúa nói tha thứ bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ mãi,tha thứ luôn,tha thứ không ngừng.Các bầy tôi ở đây không chỉ hạn hẹp trong những con ăn người ở mà còn gồm cả quần thần. Mười ngàn nén vàng là một số tiền khổng lồ so với một trăm quan tiền.Bài học dụ ngôn mở ra cho chúng ta là Thiên Chúa rất quảng đại tha thứ, do đó, chúng ta phải học hỏi và làm theo Ngài.
Vâng, giữa cuộc đời mỗi lúc tràn đầy hận thù…chiến tranh, bạo lực, chém giết, không khoan nhượng vẫn nhan nhản xảy ra trên thế giới, con người vẫn kêu gào trả thù, vẫn đòi ăn miếng trả miếng. Lời Chúa kêu gọi “ hãy tha thứ và tha thứ không ngừng “, nhiều lúc người ta có cảm tưởng như tiếng kêu trong sa mạc. Giáo Hội luôn kêu gọi mọi người, từng người noi gương Chúa tha thứ, quảng đại và mãi mãi thứ tha. Tuy nhiên, để làm được việc này, chúng ta phải dựa vào lòng tin mạnh mẽ nơi Chúa, Đấng đã, đang và vẫn bị con người xúc phạm, chống đối, chối từ…” vẫn mưa xuống cho cả người lành kẻ dữ “ ( Mt 5, 45 ), vẫn không khiến “ lửa từ trời xuống thiêu đốt “ (Lc 9, 54 ), mà không phải chỉ những kẻ không tin Chúa, mà cả những người đã tin vào Chúa, Ngài vẫn tha thứ.Chúa mời gọi con người hoán cải. Nhưng Ngài mời gọi mọi người noi gương Ngài yêu thương, tha thứ, trở nên ‘Con cái của Cha trên trời ‘ ( Mt 5, 45 ).
Lòng quảng đại tha thứ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu, là hồng ân quí giá và quà tặng vô giá Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, cho con người, đặc biệt cho con người tội lỗi. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta noi gương Ngài, kêu gọi chúng ta tiếp tục sứ mệnh thứ tha của Ngài. Ơn tha thứ là sự biến đổi…đổi mới con người. Sống thứ tha là đem lại tình thương và bình an cho người khác.
Kinh Hòa Bình mà thánh Phanxicô khó khăn đã đọc, đã hát vang lên cho chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa tuyệt vời của sự tha thứ, của sự an bình. ..Vì khi chết đi là khi vui sống muôn đời.Ôi! Thần linh thánh ái xin mở rộng lòng con.Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tha thứ bảy mươi lần bảy nghĩa là làm sao ?
2.Tha thứ là gì ?
3.Mắt thế mắt răng đền răng là luật gì ?
4.Chúa dạy chúng ta noi gương ai ?
5.Người ta gọi Thiên Chúa là Đấng nào ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chia buồn về 3 nữ tu thừa sai Italia bị sát hại
LM. Trần Đức Anh OP
13:32 08/09/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô đã chia buồn với dòng thừa sai Savie và Tổng giáo phận Bujumbura bên Burundi, nơi 3 nữ tu của dòng bị sát hại dã man hôm 7-9-2014.
3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu, chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ cắt cổ chiều Chúa Nhật 7-9 vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy. Đại tá Helmegilde Harimenshi, phát ngôn viên của cảnh sát Burundi, cho biết cả 3 nữ tu đều bị kẻ sát nhân hãm hiếp. Một nữ tu không những bị cắt cổ nhưng còn bị thủ phạm dùng đá đánh vào mặt nhiều cú. Cảnh sát bác bỏ tin cho rằng 3 nữ tu là nạn nhân của vụ đánh cướp, vì kẻ sát nhân không lấy tiền bạc hoặc vật dụng gì trong tu viện.
Trong điện văn thứ nhất gửi đến Nữ tu Ines Frizza, Bề trên Tổng quyền dòng thừa sai Savie ở thành phố Parma, bắc Italia, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh TT, cho biết ĐTC xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, ngài nồng nhiệt chia buồn với toàn dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. ĐTC cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hát giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.
Trong điện văn chia buồn thứ hai gửi đến Đức Cha Evariste Ngoyagoye, TGM Bujumbura, ĐHY Parolin cho biết ĐTC nhắc đến sự phục vụ của 3 nữ tu ở giáo xứ Thánh Guido Maria Conforti ở thủ đô Burundi, và ngài xin Chúa đón nhận 3 nữ tu trung thành và tận tụy này vào nơi an bình và ánh sáng của Chúa. ĐTC bày tỏ sự gần gũi và chia buồn với toàn thể cộng đoàn giáo phận, nhất là những người bị thương tổn vì cái chết đau thương của ba nữ tu. (SD 8-9-2014)
3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu, chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ cắt cổ chiều Chúa Nhật 7-9 vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy. Đại tá Helmegilde Harimenshi, phát ngôn viên của cảnh sát Burundi, cho biết cả 3 nữ tu đều bị kẻ sát nhân hãm hiếp. Một nữ tu không những bị cắt cổ nhưng còn bị thủ phạm dùng đá đánh vào mặt nhiều cú. Cảnh sát bác bỏ tin cho rằng 3 nữ tu là nạn nhân của vụ đánh cướp, vì kẻ sát nhân không lấy tiền bạc hoặc vật dụng gì trong tu viện.
Trong điện văn thứ nhất gửi đến Nữ tu Ines Frizza, Bề trên Tổng quyền dòng thừa sai Savie ở thành phố Parma, bắc Italia, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh TT, cho biết ĐTC xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, ngài nồng nhiệt chia buồn với toàn dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. ĐTC cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hát giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.
Trong điện văn chia buồn thứ hai gửi đến Đức Cha Evariste Ngoyagoye, TGM Bujumbura, ĐHY Parolin cho biết ĐTC nhắc đến sự phục vụ của 3 nữ tu ở giáo xứ Thánh Guido Maria Conforti ở thủ đô Burundi, và ngài xin Chúa đón nhận 3 nữ tu trung thành và tận tụy này vào nơi an bình và ánh sáng của Chúa. ĐTC bày tỏ sự gần gũi và chia buồn với toàn thể cộng đoàn giáo phận, nhất là những người bị thương tổn vì cái chết đau thương của ba nữ tu. (SD 8-9-2014)
Chiến tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được
Bùi Hữu Thư
14:03 08/09/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi điện văn cho Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Antwerp
ROME, ngày 8 tháng 9, 2014 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình do Cộng Đồng Thánh Egidio tổ chức tại Antwerp, đang diễn tiến tại Bỉ, ngài viết: “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Được khai mở bởi Đại Hội Đại Kết năm 1986 dưới triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình năm nay có mục đích khẳng định tinh thần của lần gặp gỡ đầu tiên.
Năm nay có ý nghĩa đặc biệt vì đánh dấu kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, với chủ đề “Hòa Bình là Tương Lai.”
Theo Radio Vatican, hồi tưởng thời kỳ bi thảm trong lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong điện văn gửi đại hội lần thứ 28 này “ngày kỷ niệm này có thể dậy cho chúng ta biết rằng chiến tranh không bao giờ là một phương tiện thích nghi để cải tổ những bất công và đạt được những giải pháp cân bằng cho những bất hòa về chính trị và xã hội.”
Ngài mô tả cách thức của đại hội Antwerp quy tụ được các truyền thống tôn giáo khác nhau tham dự, có thể đóng góp chân thực cho hòa bình. Ngài tiếp: “ngài hy vọng những ngày cầu nguyện và đối thoại này sẽ là một nhắc nhớ mạnh mẽ rằng việc tìm kiếm hòa bình và thông hiểu qua sự cầu nguyện có thể nung đúc những nối kết lâu dài về tình hiệp nhất, và vượt thắng những mê say về chiến tranh.” Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã khẳng định rằng: “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đức Thánh Cha tiếp tục bằng việc nhấn mạnh rằng đối thoại và gặp gỡ là phương cách phải noi theo trong việc tìm kiếm hòa bình, và ngài nói đã đến lúc các nhà lãnh đạo các tôn giáo cần phải hợp tác hữu hiệu hơn trong công trình chữa lành các vết thương và giải quyết các tranh chấp.
Đức Thánh Cha ghi nhận: “hòa bình là dấu chỉ chắc chắn của một cam kết cho đường lối của Thiên Chúa,” và ngài mời gọi không chỉ những vị lãnh đạo các tôn giáo mà cả những người nam nũ có thiện tâm phải trở thành những người kiến tạo hòa bình. Ngài yêu cầu họ làm sao cho các công đồng của họ trở thành những trường dậy về sự tôn kính và đối thoại với các sắc dân thiểu số hay các nhóm tôn giáo khác.
Ngài nói: Họ phải là nơi chốn “chúng ta học hỏi để vượt thắng những căng thẳng, nuôi dưỡng những mối tương quan công chính và hòa bình giữa các dân nước và các nhóm xã hội, và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.”
ROME, ngày 8 tháng 9, 2014 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình do Cộng Đồng Thánh Egidio tổ chức tại Antwerp, đang diễn tiến tại Bỉ, ngài viết: “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Được khai mở bởi Đại Hội Đại Kết năm 1986 dưới triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình năm nay có mục đích khẳng định tinh thần của lần gặp gỡ đầu tiên.
Năm nay có ý nghĩa đặc biệt vì đánh dấu kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, với chủ đề “Hòa Bình là Tương Lai.”
Theo Radio Vatican, hồi tưởng thời kỳ bi thảm trong lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong điện văn gửi đại hội lần thứ 28 này “ngày kỷ niệm này có thể dậy cho chúng ta biết rằng chiến tranh không bao giờ là một phương tiện thích nghi để cải tổ những bất công và đạt được những giải pháp cân bằng cho những bất hòa về chính trị và xã hội.”
Ngài mô tả cách thức của đại hội Antwerp quy tụ được các truyền thống tôn giáo khác nhau tham dự, có thể đóng góp chân thực cho hòa bình. Ngài tiếp: “ngài hy vọng những ngày cầu nguyện và đối thoại này sẽ là một nhắc nhớ mạnh mẽ rằng việc tìm kiếm hòa bình và thông hiểu qua sự cầu nguyện có thể nung đúc những nối kết lâu dài về tình hiệp nhất, và vượt thắng những mê say về chiến tranh.” Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã khẳng định rằng: “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đức Thánh Cha tiếp tục bằng việc nhấn mạnh rằng đối thoại và gặp gỡ là phương cách phải noi theo trong việc tìm kiếm hòa bình, và ngài nói đã đến lúc các nhà lãnh đạo các tôn giáo cần phải hợp tác hữu hiệu hơn trong công trình chữa lành các vết thương và giải quyết các tranh chấp.
Đức Thánh Cha ghi nhận: “hòa bình là dấu chỉ chắc chắn của một cam kết cho đường lối của Thiên Chúa,” và ngài mời gọi không chỉ những vị lãnh đạo các tôn giáo mà cả những người nam nũ có thiện tâm phải trở thành những người kiến tạo hòa bình. Ngài yêu cầu họ làm sao cho các công đồng của họ trở thành những trường dậy về sự tôn kính và đối thoại với các sắc dân thiểu số hay các nhóm tôn giáo khác.
Ngài nói: Họ phải là nơi chốn “chúng ta học hỏi để vượt thắng những căng thẳng, nuôi dưỡng những mối tương quan công chính và hòa bình giữa các dân nước và các nhóm xã hội, và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.”
Hàng chục nhà thờ bị cướp phá, hàng trăm ngàn Kitô hữu bỏ chạy trước sức tấn công của quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram
Đặng Tự Do
16:43 08/09/2014
Cha Patrick Tor Alumuku, trưởng ban truyền thông xã hội của tổng giáo phận Abuja, Nigeria báo cáo với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng:
"Nhiều nhà thờ bị thiêu rụi và hàng trăm ngàn người, chủ yếu là các Kitô hữu, đang cố chạy thoát quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram. Tôi đã nói chuyện với các linh mục còn bị kẹt trong thành phố Maiduguri (thủ phủ bang Borno ở phía đông bắc Nigeria). Các ngài cho biết về những diễn biến khủng khiếp đang diễn ra."
Theo cha Patrick, "Boko Haram rõ ràng đang muốn loại bỏ tất cả các dấu hiệu của sự hiện diện Kitô giáo và nhiều nhà thờ đã bị phá hủy hoặc cướp phá. Tuần trước, tại một ngôi làng ở khu vực Maiduguri, Boko Haram đã lấy một giáo xứ làm trụ sở địa phương của mình ".
Theo tin của Đức Cha Oliver Dashe Doeme, là Giám Mục Maiduguri,"ở những nơi Boko Haram vừa chiếm được Kitô hữu đang cố chạy trốn". Ngài nói rằng ít nhất 90,000 người Công Giáo trong số những người phải lánh nạn.
Cha Patrick nói thêm: "Tuy nhiên, chạy theo đám đông các Kitô hữu cũng có những người Hồi giáo, một số là trưởng thôn, làng và thị trấn, và cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo, là những người không thể biết chắc Boko Haram sẽ đối xử với họ như thế nào".
Ngài nhận định: "Thật không may là với một số lượng đông đảo những người phải tị nạn, viện trợ nhân đạo đến với họ rất khó khăn. Một thành phố như Maiduguri với dân số hơn một triệu người bị tấn công bởi Boko Haram, hậu quả sẽ là một thảm họa nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng".
"Nhiều nhà thờ bị thiêu rụi và hàng trăm ngàn người, chủ yếu là các Kitô hữu, đang cố chạy thoát quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram. Tôi đã nói chuyện với các linh mục còn bị kẹt trong thành phố Maiduguri (thủ phủ bang Borno ở phía đông bắc Nigeria). Các ngài cho biết về những diễn biến khủng khiếp đang diễn ra."
Theo cha Patrick, "Boko Haram rõ ràng đang muốn loại bỏ tất cả các dấu hiệu của sự hiện diện Kitô giáo và nhiều nhà thờ đã bị phá hủy hoặc cướp phá. Tuần trước, tại một ngôi làng ở khu vực Maiduguri, Boko Haram đã lấy một giáo xứ làm trụ sở địa phương của mình ".
Theo tin của Đức Cha Oliver Dashe Doeme, là Giám Mục Maiduguri,"ở những nơi Boko Haram vừa chiếm được Kitô hữu đang cố chạy trốn". Ngài nói rằng ít nhất 90,000 người Công Giáo trong số những người phải lánh nạn.
Cha Patrick nói thêm: "Tuy nhiên, chạy theo đám đông các Kitô hữu cũng có những người Hồi giáo, một số là trưởng thôn, làng và thị trấn, và cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo, là những người không thể biết chắc Boko Haram sẽ đối xử với họ như thế nào".
Ngài nhận định: "Thật không may là với một số lượng đông đảo những người phải tị nạn, viện trợ nhân đạo đến với họ rất khó khăn. Một thành phố như Maiduguri với dân số hơn một triệu người bị tấn công bởi Boko Haram, hậu quả sẽ là một thảm họa nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng".
Công Giáo Hoa Kỳ quyên góp cho các Kitô hữu Trung Đông
Đặng Tự Do
16:58 08/09/2014
Các giáo xứ trên khắp nước Mỹ sẽ có một lần xin tiền đặc biệt để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và các nhóm thiểu số khác ở Trung Đông.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thông báo rằng cuộc lạc quyên đặc biệt này diễn ra vào hai cuối tuần. Cuộc lạc quyên thứ nhất trong hai ngày 6 và 7 tháng 9. Cuộc lạc quyên thứ hai diễn ra một tuần sau đó, tức là ngày 13 và 14 tháng 9.
Tiền thu được từ hai cuộc lạc quyên này sẽ được sử dụng cho viện trợ nhân đạo tức thời và cho việc tái thiết lâu dài các nhà thờ bị đốt phá tại khu vực này.
Trước làn sóng bạo lực và khủng bố, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, đã viết thư cho Tổng thống Obama thể hiện mối quan tâm của ngài đối với các cuộc tấn công liên tục do Hồi giáo cực đoan tiến hành chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số tại Iraq, Syria và các nơi khác.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thông báo rằng cuộc lạc quyên đặc biệt này diễn ra vào hai cuối tuần. Cuộc lạc quyên thứ nhất trong hai ngày 6 và 7 tháng 9. Cuộc lạc quyên thứ hai diễn ra một tuần sau đó, tức là ngày 13 và 14 tháng 9.
Tiền thu được từ hai cuộc lạc quyên này sẽ được sử dụng cho viện trợ nhân đạo tức thời và cho việc tái thiết lâu dài các nhà thờ bị đốt phá tại khu vực này.
Trước làn sóng bạo lực và khủng bố, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, đã viết thư cho Tổng thống Obama thể hiện mối quan tâm của ngài đối với các cuộc tấn công liên tục do Hồi giáo cực đoan tiến hành chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số tại Iraq, Syria và các nơi khác.
Người Hồi Giáo tại Âu Châu được kêu gọi lên án bạo lực duy Hồi Giáo
Vũ Văn An
22:56 08/09/2014
Theo tin Zenit ngày 8 tháng Chín, một vị giám mục Ý vừa lên tiếng kêu gọi người Hồi Giáo tại các nước có truyền thống Kitô Giáo tại Âu Châu lên tiếng công khai kết án việc Hồi Giáo Trị bách hại các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác.
Trong một bài xã luận mạnh mẽ đăng trên tờ báo giáo phận của ngài cuối tuần qua, Đức Cha Tommaso Ghirelli của Imola, đã kêu gọi các công dân ngưng việc đổ lỗi cho người ngoại quốc như một toàn thể. Ngài nói: “đúng hơn, chúng ta nên kêu gọi những người Hồi Giáo hiện đang sống giữa chúng ta hãy chứng tỏ rằng họ là những người có danh dự, và công khai kết án các cuộc bách hại và các hành vi tàn ác này. Nếu không, họ nên có can đảm rời khỏi xứ sở của chúng ta, vì không ai muốn có kẻ thù ngay trong nhà mình”.
Ngài viết thêm: “chúng ta biết rằng họ bị những kẻ cực đoan hăm dọa, nhưng đã tới lúc bẻ gẫy cái vòng lẩn quẩn của bạo hành này”.
Ngài cũng kêu gọi các chính khách chu toàn bổn phận của họ là che chở và bảo vệ sự sống và quyền tự do của người dân, nếu không họ “sẽ trả giá đắt cho mọi im lặng và hành vi nhát đảm”.
Lời lẽ của Đức Cha Ghirelli đã thức tỉnh nhiều lương tâm. Chủ tịch Nhà Văn Hóa Hồi Giáo ở Imola, Mohamed Sabir, muốn lên tiếng về các ưu tư của Đức Cha trong buổi tưởng niệm lần thứ 13 biến cố 11 tháng Chín tới đây.
Sau đây là nguyên văn bài xã luận của Đức Cha Ghirelli
***
Quốc Gia Hồi Giáo Trị và người tỵ nạn,
7 tháng Chín, 2014
Ta hãy nhìn điều đang diễn ra phía sau làn sóng người tỵ nạn và di dân tới đây bằng đường biển, và con số lớn lao người trẻ và các gia đình từ Phi Châu và Cận Đông đã tới Âu Châu khắp vùng “mare nostrum” [biển của chúng ta, tức Địa Trung Hải] trong vòng một năm qua. Con số hiện nay là 150,000 người, nhưng đến cuối năm nó sẽ lên tới gần 200,000 người.
Chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến không phải chỉ một mà là hàng loạt những tranh chấp bi thảm, những vấn đề chính trị và các căng thẳng xã hội. Đó là lý do khiến chúng ta hiện đang nói tới một thế chiến thứ ba đang diễn ra. Song song với việc đáp ứng ngay tức khắc trước tình thế cấp cứu, điều quan trọng nhất [cần làm] là nhìn xa hơn biển cả. Điều này cũng có nghĩa là, do phản xạ, phải nhìn vào chính nhà ta: không những trong các lãnh vực chính trị, không những trong lãnh vực kinh doanh, mà nhìn vào bên trong tâm hồn chúng ta. Có phải trong đó đang có thuyết định mệnh hay thuyết buông xuôi? Điều gì đang xẩy ra với tôi?
Do đó, trước nhất, ta nên phân biệt người tỵ nạn, tức những người tìm nơi tạm cư và người di dân, tức những người tìm kiếm việc làm.
Các cuộc chiến tranh mà các người tỵ nạn đang trốn khỏi không phải là các hiện tượng tự nhiên. Ai tạo ra chúng? Tạo ra vì những lý do gì? Chính xác ai là đối thủ? Ta cần được thông tri và được những người hiểu biết thông tri. Ở đây, tờ tuần báo của giáo phận này cũng xin đóng góp một phần.
Một số cảnh báo đầy cảm kích đã được các giám mục Syria và Iraq đưa ra tại Cuộc Gặp Gỡ Rimini vào cuối tháng Tám đầy kinh hoàng vừa qua. Đề nghị một ngày cầu nguyện nữa cho Syria và Trung Đông vào ngày 7 tháng Chín đã được phát động, nhắc lại ngày cầu nguyện cách nay một năm theo lời kêu gọi của Đức GH Phanxicô. Chúng ta ghi nhận rằng trong khi ấy, cuộc tranh chấp đã mở rộng và trở thành trầm trọng hơn, dù các chính khách đã thận trọng hơn, bằng cách thừa nhận một số lỗi lầm nghiêm trọng của họ. Tuy nhiên, con số nạn nhân đang gia tăng; việc bách hại các Kitô hữu đã lan qua các nhóm thiểu số tôn giáo khác và sự tàn ác cũng như tính cao ngạo của các băng đảng có vũ trang đã lên tới tột đỉnh thú tính của chúng. Đứng trước các hành động vũ trang Của Quốc Gia Hồi Giáo Trị ISIS, người ta đã kêu gọi tới các chính phủ và các thẩm quyền quốc tế.
Quan điểm của tôi là ta phải đòi hỏi các quốc gia và thẩm quyền trên, giống như các bà mẹ can đảm của binh sĩ Nga.
Hỡi các chính khách, quí vị có nhiệm vụ che chở và bảo vệ, không phải uy thế, mà là mạng sống và quyền tự do của người ta, nếu không quí vị sẽ phải trả một giá đắt cho mọi im lặng và hành động nhát đảm. Và các công dân chúng ta phải ngưng việc đổ lỗi cho người ngoại quốc như một toàn bộ. Đúng hơn ta nên yêu cầu các người Hồi Giáo đang sống giữa chúng ta phải chứng tỏ rằng họ là những người có danh dự, và công khai lên án các cuộc bách hại và hành động tàn ác này. Nếu không họ phải có can đảm rời khỏi xứ sở của chúng ta, vì không ai muốn có kẻ thù ngay trong nhà mình. Chúng ta biết rằng họ bị hăm dọa bởi những người cực đoan, nhưng đã đến lúc phải bẻ gẫy cái vòng luẩn quẩn của bạo hành này.
Tình huống đang trầm trọng, nên tất cả chúng ta phải khởi sự cách cương quyết, vượt quá cả chủ nghĩa tốt bụng lẫn sự bất khoan dung.
Giám mục Tommaso Ghirelli, Giám Mục Imola.
“Đối thoại bằng đời sống” với người Hồi Giáo
Nhưng Đức GH Phanxicô thì vẫn nhấn mạnh tới nhu cầu đối thoại với người Hồi Giáo. Ngài khuyến khích việc triển khai lối “đối thoại bằng đời sống” với người Hồi Giáo, xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau, cho rằng một phương thức như thế là điều chủ yếu để duy trì bầu khí sống chung hòa bình.
Nói với các vị giáo phẩm của Hội Đồng Giám Mục Cameroon vào hôm thứ Bẩy lúc các ngài kết thúc cuộc viếng thăm “ad limina” 5 năm một lần, Đức GH Phanxicô biểu lộ sự phấn khởi và lòng tin tưởng của ngài nơi các vị. Ngài nói: “Để Tin Mừng có thể làm xúc động sâu xa và hóan cải các tâm hồn, ta phải nhớ rằng chỉ có sự đoàn kết và yêu thương của ta mới làm khả hữu được việc làm chứng một cách chân thực và hữu hiệu. Các hiền huynh phải duy trì tính thống nhất và tính đa dạng vốn liên hệ mật thiết với nhau ngõ hầu thích nghi được sự phong phú về nhân bản và tâm linh trong giáo phận của các hiền huynh, một sự phong phú có thể biểu lộ bằng nhiều cách”.
Vì sự hiện diện đông đảo các người Hồi Giáo tại một số giáo phận ở Cameroon, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặc biệt khuyến khích các vị giám mục “triển khai cuộc đối thoại bằng đời sống với họ, trong tinh thần tin tưởng lẫn nhau”. Cuộc đối thoại này hiện đang là “điều chủ yếu để duy trì bầu khí sống chung hòa bình và can ngăn việc triển khai bạo lực mà các Kitô hữu vốn là nạn nhân tại một số vùng của lục địa Phi Châu”.
Trong một bài xã luận mạnh mẽ đăng trên tờ báo giáo phận của ngài cuối tuần qua, Đức Cha Tommaso Ghirelli của Imola, đã kêu gọi các công dân ngưng việc đổ lỗi cho người ngoại quốc như một toàn thể. Ngài nói: “đúng hơn, chúng ta nên kêu gọi những người Hồi Giáo hiện đang sống giữa chúng ta hãy chứng tỏ rằng họ là những người có danh dự, và công khai kết án các cuộc bách hại và các hành vi tàn ác này. Nếu không, họ nên có can đảm rời khỏi xứ sở của chúng ta, vì không ai muốn có kẻ thù ngay trong nhà mình”.
Ngài viết thêm: “chúng ta biết rằng họ bị những kẻ cực đoan hăm dọa, nhưng đã tới lúc bẻ gẫy cái vòng lẩn quẩn của bạo hành này”.
Ngài cũng kêu gọi các chính khách chu toàn bổn phận của họ là che chở và bảo vệ sự sống và quyền tự do của người dân, nếu không họ “sẽ trả giá đắt cho mọi im lặng và hành vi nhát đảm”.
Lời lẽ của Đức Cha Ghirelli đã thức tỉnh nhiều lương tâm. Chủ tịch Nhà Văn Hóa Hồi Giáo ở Imola, Mohamed Sabir, muốn lên tiếng về các ưu tư của Đức Cha trong buổi tưởng niệm lần thứ 13 biến cố 11 tháng Chín tới đây.
Sau đây là nguyên văn bài xã luận của Đức Cha Ghirelli
***
Quốc Gia Hồi Giáo Trị và người tỵ nạn,
7 tháng Chín, 2014
Ta hãy nhìn điều đang diễn ra phía sau làn sóng người tỵ nạn và di dân tới đây bằng đường biển, và con số lớn lao người trẻ và các gia đình từ Phi Châu và Cận Đông đã tới Âu Châu khắp vùng “mare nostrum” [biển của chúng ta, tức Địa Trung Hải] trong vòng một năm qua. Con số hiện nay là 150,000 người, nhưng đến cuối năm nó sẽ lên tới gần 200,000 người.
Chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến không phải chỉ một mà là hàng loạt những tranh chấp bi thảm, những vấn đề chính trị và các căng thẳng xã hội. Đó là lý do khiến chúng ta hiện đang nói tới một thế chiến thứ ba đang diễn ra. Song song với việc đáp ứng ngay tức khắc trước tình thế cấp cứu, điều quan trọng nhất [cần làm] là nhìn xa hơn biển cả. Điều này cũng có nghĩa là, do phản xạ, phải nhìn vào chính nhà ta: không những trong các lãnh vực chính trị, không những trong lãnh vực kinh doanh, mà nhìn vào bên trong tâm hồn chúng ta. Có phải trong đó đang có thuyết định mệnh hay thuyết buông xuôi? Điều gì đang xẩy ra với tôi?
Do đó, trước nhất, ta nên phân biệt người tỵ nạn, tức những người tìm nơi tạm cư và người di dân, tức những người tìm kiếm việc làm.
Các cuộc chiến tranh mà các người tỵ nạn đang trốn khỏi không phải là các hiện tượng tự nhiên. Ai tạo ra chúng? Tạo ra vì những lý do gì? Chính xác ai là đối thủ? Ta cần được thông tri và được những người hiểu biết thông tri. Ở đây, tờ tuần báo của giáo phận này cũng xin đóng góp một phần.
Một số cảnh báo đầy cảm kích đã được các giám mục Syria và Iraq đưa ra tại Cuộc Gặp Gỡ Rimini vào cuối tháng Tám đầy kinh hoàng vừa qua. Đề nghị một ngày cầu nguyện nữa cho Syria và Trung Đông vào ngày 7 tháng Chín đã được phát động, nhắc lại ngày cầu nguyện cách nay một năm theo lời kêu gọi của Đức GH Phanxicô. Chúng ta ghi nhận rằng trong khi ấy, cuộc tranh chấp đã mở rộng và trở thành trầm trọng hơn, dù các chính khách đã thận trọng hơn, bằng cách thừa nhận một số lỗi lầm nghiêm trọng của họ. Tuy nhiên, con số nạn nhân đang gia tăng; việc bách hại các Kitô hữu đã lan qua các nhóm thiểu số tôn giáo khác và sự tàn ác cũng như tính cao ngạo của các băng đảng có vũ trang đã lên tới tột đỉnh thú tính của chúng. Đứng trước các hành động vũ trang Của Quốc Gia Hồi Giáo Trị ISIS, người ta đã kêu gọi tới các chính phủ và các thẩm quyền quốc tế.
Quan điểm của tôi là ta phải đòi hỏi các quốc gia và thẩm quyền trên, giống như các bà mẹ can đảm của binh sĩ Nga.
Hỡi các chính khách, quí vị có nhiệm vụ che chở và bảo vệ, không phải uy thế, mà là mạng sống và quyền tự do của người ta, nếu không quí vị sẽ phải trả một giá đắt cho mọi im lặng và hành động nhát đảm. Và các công dân chúng ta phải ngưng việc đổ lỗi cho người ngoại quốc như một toàn bộ. Đúng hơn ta nên yêu cầu các người Hồi Giáo đang sống giữa chúng ta phải chứng tỏ rằng họ là những người có danh dự, và công khai lên án các cuộc bách hại và hành động tàn ác này. Nếu không họ phải có can đảm rời khỏi xứ sở của chúng ta, vì không ai muốn có kẻ thù ngay trong nhà mình. Chúng ta biết rằng họ bị hăm dọa bởi những người cực đoan, nhưng đã đến lúc phải bẻ gẫy cái vòng luẩn quẩn của bạo hành này.
Tình huống đang trầm trọng, nên tất cả chúng ta phải khởi sự cách cương quyết, vượt quá cả chủ nghĩa tốt bụng lẫn sự bất khoan dung.
Giám mục Tommaso Ghirelli, Giám Mục Imola.
“Đối thoại bằng đời sống” với người Hồi Giáo
Nhưng Đức GH Phanxicô thì vẫn nhấn mạnh tới nhu cầu đối thoại với người Hồi Giáo. Ngài khuyến khích việc triển khai lối “đối thoại bằng đời sống” với người Hồi Giáo, xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau, cho rằng một phương thức như thế là điều chủ yếu để duy trì bầu khí sống chung hòa bình.
Nói với các vị giáo phẩm của Hội Đồng Giám Mục Cameroon vào hôm thứ Bẩy lúc các ngài kết thúc cuộc viếng thăm “ad limina” 5 năm một lần, Đức GH Phanxicô biểu lộ sự phấn khởi và lòng tin tưởng của ngài nơi các vị. Ngài nói: “Để Tin Mừng có thể làm xúc động sâu xa và hóan cải các tâm hồn, ta phải nhớ rằng chỉ có sự đoàn kết và yêu thương của ta mới làm khả hữu được việc làm chứng một cách chân thực và hữu hiệu. Các hiền huynh phải duy trì tính thống nhất và tính đa dạng vốn liên hệ mật thiết với nhau ngõ hầu thích nghi được sự phong phú về nhân bản và tâm linh trong giáo phận của các hiền huynh, một sự phong phú có thể biểu lộ bằng nhiều cách”.
Vì sự hiện diện đông đảo các người Hồi Giáo tại một số giáo phận ở Cameroon, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặc biệt khuyến khích các vị giám mục “triển khai cuộc đối thoại bằng đời sống với họ, trong tinh thần tin tưởng lẫn nhau”. Cuộc đối thoại này hiện đang là “điều chủ yếu để duy trì bầu khí sống chung hòa bình và can ngăn việc triển khai bạo lực mà các Kitô hữu vốn là nạn nhân tại một số vùng của lục địa Phi Châu”.
La Civiltà Cattolica: Hãy ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Iraq, đừng phớt lờ nữa
Đặng Tự Do
06:50 08/09/2014
Tạp chí La Civiltà Cattolica, do Dòng Tên điều hành, được thành lập từ năm 1850 tại Rôma với tôn chỉ là bảo vệ nền văn minh Công Giáo chống lại những kẻ thù của Giáo Hội như những thành phần cấp tiến, bè tam điểm… Ngay từ đầu, tạp chí này đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 và các vị Giáo Hoàng kế vị ủng hộ. Nhiều nhà quan sát cho rằng tạp chí này thể hiện quan điểm của Tòa Thánh trước những vấn đề của thế giới.
Mở đầu bài xã luận, cha Luciano viết:
"Rõ ràng, để thúc đẩy hòa bình điều cần thiết là phải hiểu cuộc chiến tranh mà chúng ta đang phải đối diện thực sự là gì, chứ không phải là chủ quan người ta muốn cuộc chiến này là gì. Điều rất quan trọng là phải nghiên cứu và tìm hiểu lý do tại sao và bằng cách nào Nhà nước Hồi giáo lại đang muốn gây chiến với cả thế giới.”
Cha Luciano khẳng định: “Cuộc chiến của họ là một cuộc chiến tranh tôn giáo và hủy diệt.”
Ngài viết tiếp rằng: "Không nên nhầm lẫn hoặc giản lược cuộc chiến này với các cuộc chiến khác, chẳng hạn như những cuộc chiến đấu tranh và thanh trừng giai cấp do những người Bolshevik hoặc nhóm Khmer Đỏ gây ra. Những cuộc chiến đó nhằm tận diệt tôn giáo, trong khi cuộc chiến hiện nay lợi dụng sức mạnh của tôn giáo trong một cách thế nguy hiểm hơn gấp bội so với al-Qaeda. "
Quan sát phương cách cộng đồng thế giới hiện nay đương đầu với cuộc chiến này, tờ La Civiltà Cattolica ghi nhận:
"Các nhà phân tích quân sự ghi nhận rằng các giải pháp quân sự hiện tại là không có hiệu quả."
Mỹ và Iraq đã tiến hành các cuộc không kích chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS, và thủ tướng Anh, ông David Cameron cũng đang xem xét khả năng Anh quốc tham gia vào các hoạt động quân sự này. Cả Pháp và Anh đã và đang trang bị vũ khí cho các chiến binh người Kurd, là những người đang trực tiếp chiến đấu với quân khủng bố Hồi Giáo IS.
"Sự thiếu hiệu quả của các hoạt động quân sự hiện nay tiếp tục cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có khả năng chinh phục thêm nhiều lãnh thổ, và tạo cho nó cơ hội hành động tàn bạo hơn nữa."
"Quân khủng bố Hồi Giáo IS cần phải bị cô lập khỏi các nguồn cung cấp vũ khí, việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh mới, các nguồn tài trợ, hạ tầng cơ sở về năng lượng, và hậu cần."
Cha Luciano ghi nhận tầm quan trọng của việc hình thành một chính phủ Iraq, trong đó người Sunni được đại diện, và các nhóm dân tộc và tôn giáo khác cũng phải được có tiếng nói xứng đáng trong chính phủ liên hiệp, đồng thời ngài cũng lưu ý rằng các cuộc xung đột giữa người Sunni và người Shiite ở Iraq là một hình thức thu nhỏ phản ánh một cuộc xung đột lớn hơn đang diễn ra giữa Iran và phần còn lại của các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.
Cha Luciano nhấn mạnh rằng trong khi "tiếng kêu tiên tri của Giáo Hội là ‘lời nói không với chiến tranh!’, huấn quyền của Giáo Hội cũng bao gồm lý thuyết về chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ những người vô tội, cũng như hòa bình, tình liên đới, và lòng bác ái.”
"Giáo Hội không được giao nhiệm vụ đề xuất các chiến lược chiến tranh và chiến thuật. Điều này là không phù hợp với sứ mệnh và khả năng của Giáo Hội. Những điều này là trách nhiệm và khả năng của các thẩm quyền dân sự và quân sự, và các chuyên gia, trong đó có người Công Giáo".
Tuy nhiên, Giáo Hội có nghĩa vụ gióng lên trước cộng đồng thế giới tiếng kêu cứu của các nạn nhân của một thảm kịch nhân đạo mà nhân loại không thể phớt lờ được nữa. Cách riêng, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới phải có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích là nguyên nhân và yếu tố nuôi dưỡng cho cuộc chiến hiện nay.
Top Stories
Vietnam: Annonce de la cinquième réunion du « groupe mixte de travail Vietnam-Saint-Siège » à Hanoi
Eglises d'Asie
09:59 08/09/2014
Vendredi 5 septembre, le directeur du bureau de presse du Saint-Siège, depuis Rome, et le porte-parole des Affaires étrangères du Vietnam, depuis Hanoi, ont annoncé dans les mêmes termes la tenue de la cinquième réunion du « groupe mixte de travail Vietnam-Saint-Siège ». Elle aura lieu les 10 et 11 septembre et aura pour but « d’approfondir et développer les relations entre les deux parties », ont précisé les deux porte-parole, à savoir le P. Lombardi, pour le Saint-Siège et le porte-parole adjoint des Affaires étrangères, Pham Thu Hang, pour le Vietnam.
Les deux communiqués ont également précisé que ce rendez-vous avait été pris l’année dernière, en juin 2013, lors de la quatrième réunion du groupe de travail qui avait eu lieu au Vatican. Aucune des deux annonces n’a évoqué la création de « relations diplomatiques », objectif qui était pourtant à l’origine de la création du groupe de travail. Les deux parties se sont contentées de parler de « relations entre les deux pays ».
Pour sa part, le porte-parole vietnamien a fait connaître certains détails sur la composition des deux délégations. Le groupe des négociateurs vietnamiens sera conduit par le secrétaire d’Etat aux Affaires étrangères, Bui Thanh Son. Mgr Antoine Camilleri, sous-secrétaire pour les Relations avec les Etats, sera responsable de la délégation du Saint-Siège.
Le « groupe mixte de travail Vietnam-Saint-Siège » s’était réuni pour la première fois à Hanoi au mois de février 2009. Mgr Parolin, qui depuis lors a été nommé secrétaire d’Etat et cardinal par le pape François, conduisait alors les négociations au nom du Saint-Siège. Il était encore là pour la deuxième réunion, qui eut lieu au Vatican en juin 2010. Cette année-là, les négociations aboutirent à un accord qui reste jusqu’à présent le seul résultat important atteint par ce groupe de travail. Le Vietnam accepta la nomination, par le pape, d’un représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam.
Cet accord fut concrétisé au mois de janvier suivant avec la nomination à ce poste de Mgr Leopoldo Girelli, déjà nonce apostolique à Singapour. Le nouveau représentant du Vatican fit sa première visite officielle au Vietnam quelque temps plus tard. Devant la Conférence épiscopale, il précisa lui-même qu’il était représentant du Saint-Siège auprès de l’Eglise du Vietnam et qu’il n’assumait aucune fonction diplomatique auprès de l’Etat vietnamien. Depuis cette date, il a accompli de très nombreuses visites dans tous les diocèses de l’Eglise du Vietnam.
Lors de la troisième réunion, qui eut lieu à Hanoi au mois de février 2012, la délégation romaine avait été placée sous la responsabilité de Mgr Ettore Balestrero. Aucun résultat spectaculaire ne fut enregistré. Le communiqué qui suivit la réunion se contenta d’exprimer la satisfaction des deux parties devant les progrès accomplis.
Le groupe s’était réuni pour la quatrième fois à Rome, en juin 2013. Mgr Antoine Camilleri et M. Bui Thanh Son étaient déjà à la tête des deux délégations, romaine et vietnamienne. Le communiqué publié à l’issue de la réunion ne faisait état d’aucun résultat notable. Il signifiait cependant la proposition exprimée par le Saint-Siège de changer le statut de son représentant au Vietnam et de le transformer en « représentant résident ». (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 8 septembre 2014)
Les deux communiqués ont également précisé que ce rendez-vous avait été pris l’année dernière, en juin 2013, lors de la quatrième réunion du groupe de travail qui avait eu lieu au Vatican. Aucune des deux annonces n’a évoqué la création de « relations diplomatiques », objectif qui était pourtant à l’origine de la création du groupe de travail. Les deux parties se sont contentées de parler de « relations entre les deux pays ».
Pour sa part, le porte-parole vietnamien a fait connaître certains détails sur la composition des deux délégations. Le groupe des négociateurs vietnamiens sera conduit par le secrétaire d’Etat aux Affaires étrangères, Bui Thanh Son. Mgr Antoine Camilleri, sous-secrétaire pour les Relations avec les Etats, sera responsable de la délégation du Saint-Siège.
Le « groupe mixte de travail Vietnam-Saint-Siège » s’était réuni pour la première fois à Hanoi au mois de février 2009. Mgr Parolin, qui depuis lors a été nommé secrétaire d’Etat et cardinal par le pape François, conduisait alors les négociations au nom du Saint-Siège. Il était encore là pour la deuxième réunion, qui eut lieu au Vatican en juin 2010. Cette année-là, les négociations aboutirent à un accord qui reste jusqu’à présent le seul résultat important atteint par ce groupe de travail. Le Vietnam accepta la nomination, par le pape, d’un représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam.
Cet accord fut concrétisé au mois de janvier suivant avec la nomination à ce poste de Mgr Leopoldo Girelli, déjà nonce apostolique à Singapour. Le nouveau représentant du Vatican fit sa première visite officielle au Vietnam quelque temps plus tard. Devant la Conférence épiscopale, il précisa lui-même qu’il était représentant du Saint-Siège auprès de l’Eglise du Vietnam et qu’il n’assumait aucune fonction diplomatique auprès de l’Etat vietnamien. Depuis cette date, il a accompli de très nombreuses visites dans tous les diocèses de l’Eglise du Vietnam.
Lors de la troisième réunion, qui eut lieu à Hanoi au mois de février 2012, la délégation romaine avait été placée sous la responsabilité de Mgr Ettore Balestrero. Aucun résultat spectaculaire ne fut enregistré. Le communiqué qui suivit la réunion se contenta d’exprimer la satisfaction des deux parties devant les progrès accomplis.
Le groupe s’était réuni pour la quatrième fois à Rome, en juin 2013. Mgr Antoine Camilleri et M. Bui Thanh Son étaient déjà à la tête des deux délégations, romaine et vietnamienne. Le communiqué publié à l’issue de la réunion ne faisait état d’aucun résultat notable. Il signifiait cependant la proposition exprimée par le Saint-Siège de changer le statut de son représentant au Vietnam et de le transformer en « représentant résident ». (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 8 septembre 2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trung Thu tại mái ấm Mai Tâm, Bình Triệu
Micae Bùi Thành Châu
04:39 08/09/2014
Trung Thu tại mái ấm Mai Tâm, Bình Triệu
Mái Ấm Mai Tâm - Bình Triệu được quý cha dòng Camilô thành lập để nuôi dưỡng, chăm sóc những trẻ em sida. Mái ấm hiện tại đang cưu mang 68 em mang trong mình căn bệnh thế kỷ mà lại phải cám cảnh mồ côi.
Xem Hình
Niềm vui Trung Thu năm nay được chia sẻ không chỉ với các em trong mái ấm nhưng còn quy tụ khoảng hơn 600 em mồ côi, sida từ nhiều mái ấm khác nữa. Niềm vui của các em năm nay được nhiều bàn tay chung sức, đặc biệt là nhóm thân hữu ca đoàn Mai Tâm.
Chương trình vui chơi cho các em được bắt đầu lúc 13 giờ ngày 9 tháng 9. Xen lẫn những chương trình do chính các em hay mái ấm khác thực hiện là những tiết mục hát của các ca sĩ Công Giáo như: Lam Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Đoan Trang, Hiền Thục, Gia Ân, Đông Nghi.
18 giờ, chương trình vui chơi của các em khép lại. Những em ở xa được quý cha và nhóm thân hữu chia sẻ những phần quà thiết thực cho cuộc sống. Đặc biệt cả chi phí đi lại để đến với Mái Ấm Mai Tâm Bình Triệu cũng được quý cha Dòng Camilô, nhóm thân hữu Mai Tâm và quý ân nhân.
Micae Bùi Thành Châu
Mái Ấm Mai Tâm - Bình Triệu được quý cha dòng Camilô thành lập để nuôi dưỡng, chăm sóc những trẻ em sida. Mái ấm hiện tại đang cưu mang 68 em mang trong mình căn bệnh thế kỷ mà lại phải cám cảnh mồ côi.
Xem Hình
Niềm vui Trung Thu năm nay được chia sẻ không chỉ với các em trong mái ấm nhưng còn quy tụ khoảng hơn 600 em mồ côi, sida từ nhiều mái ấm khác nữa. Niềm vui của các em năm nay được nhiều bàn tay chung sức, đặc biệt là nhóm thân hữu ca đoàn Mai Tâm.
Chương trình vui chơi cho các em được bắt đầu lúc 13 giờ ngày 9 tháng 9. Xen lẫn những chương trình do chính các em hay mái ấm khác thực hiện là những tiết mục hát của các ca sĩ Công Giáo như: Lam Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Đoan Trang, Hiền Thục, Gia Ân, Đông Nghi.
18 giờ, chương trình vui chơi của các em khép lại. Những em ở xa được quý cha và nhóm thân hữu chia sẻ những phần quà thiết thực cho cuộc sống. Đặc biệt cả chi phí đi lại để đến với Mái Ấm Mai Tâm Bình Triệu cũng được quý cha Dòng Camilô, nhóm thân hữu Mai Tâm và quý ân nhân.
Micae Bùi Thành Châu
Tĩnh tâm tại đền thánh Đức Mẹ La Vang Las Vegas
Phan Văn Sỹ
10:28 08/09/2014
1-DẪN NHẬP: Nhằm giúp hội nhập gắn bó vào đời sống tông đồ một cách hăng say, tích cực và nung nấu tình yêu Thiên Chúa và tha nhân của các Hội Đoàn: Các Bà Mẹ Công Giáo, Ca Đoàn La Vang Las Vegas, Hội Hồn Nhỏ, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Đoàn thiếu Nhi TT. Toma Thiện…Cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang đã ưu ái dành một buổi Tĩnh Tâm đặc biệt để truyền đạt một đề tài tuyệt vời xuất phát từ bài Suy Niệm Thứ 5 của Đức Cố Hồng Y Phanxicôxavie Nguyễn Văn Thuận trong những ngày giảng phòng tại Roma trong thời gian từ ngày 12 đến 18 tháng 3 năm 2000 cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma, bài Suy Niệm này đã được nhiều giới chức, báo chí đề cao, ca ngợi, học hỏi và đã được in thành sách trong cuốn: “Chứng Nhân Hy Vọng”: “Chọn Chúa chứ Không Phải Việc Của Chúa”.
2-Đúng 7:30pm. ngày Thứ Bảy mát trời của tháng 9 gần bước vào tiết Lập Thu năm 2014, với đông đảo giáo dân các Hội Đoàn tham dự tại Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas. Mở đầu ngài đặt một câu hỏi với mọi người: “Trong cuộc sống, anh chị em thường chọn lựa cái gì?” Nhiều câu trả lời từ giáo dân: “Chọn người yêu, chỗ ở, chọn bạn, chọn tiện nghi cho cuộc sống, chọn quần áo, chọn công việc làm…”. Ngài lại hỏi: “Có ai chọn hạnh phúc? Hay đau khổ ? Hay cô đơn? Rồi ngài mời mọi người cùng đứng hướng về Thập Giá Chúa Kitô hát bài: “Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai” của nhạc sĩ P. Kim. Những lời bài hát có sức đánh động tâm tư mọi người, cũng là lời nhắc lại xác quyết của thánh Phêrô Tông Đồ: “Bỏ Ngài con biết theo ai…Vì Ngài có Lời ban sự sống…Bên đời kia tương lai khuất mờ …Đường xa lắc tương lai mịt mù…Nào ai dẫn con trên đường dài…”. Sau đó cha quang dâng lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho buổi tĩnh Tâm trước khi ngài chia sẻ vào đề tài: “Lạy Chúa, xin Chúa thương thêm ơn sức mạnh cho chúng con biết chọn Chúa làm gia nghiệp đời chúng con như Lời Thánh Vịnh 32: 12-15: “ Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp, từ trời cao nhìn xuống, Chúa thấy hết mọi người, từ Thiên Cung Chúa ngự, Chúa dõi theo người thế. Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên, việc họ làm, Chúa thông suốt cả. “Lạy Chúa xin cho chúng con biết chọn Chúa và tin tưởng Chúa hằng quan phòng chúng con”.
3-Bước vào đề tài tuyệt vời xuất phát từ bài Suy Niệm Thứ 5, giảng phòng của Đức Cố Hồng Y Phanxicôxavie Nguyễn Văn Thuận, ngài nhắc lại những chia sẻ của Đức Hồng Y: “Qua biến cố thử thách phải chọn lựa khi ngài bị biệt giam 9 năm cơ cực trong ngục tối. Ngài chia sẻ: “Trong 9 năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không cửa sổ rồi đèn bật sáng trưng, ngày này sang ngày nọ, có lúc lại trong bóng tối từ tuần này sang tuần khác, tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên vì tôi là một Giám Mục trẻ 48 tuổi với 8 năm kinh nghiệm mục vụ, tôi không thể yên ngủ vì những dằn vặt phải bỏ Giáo Phận, bỏ những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy sự phẫn uất nổi lên trong lòng tôi. Một đêm kia từ sâu thẳm trong tâm hồn tôi có tiếng nói: “Tại sao con chê trách ray rứt như thế, con phải biết phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì con đã làm và muốn tiếp tục làm như các cuộc thăm viếng mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, xây các cư xá sinh viên, xây các cơ sở truyền giáo đều là những công việc rất đúng, rất tốt, là công việc của Chúa nhưng không phải là chính Thiên Chúa. Vậy con muốn rời bỏ các công việc đó, hãy bỏ ngay, hãy ký thác nơi Ngài. Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con phải chọn Chúa chứ không phải chọn công việc của Chúa.” Ngài kết luận: “Ánh sáng ấy đã mang lại cho tôi một niềm an bình mới mẻ làm thay đổi hoàn toàn các suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảng cách hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý, từ đó một sự bình an tràn ngập tâm hồn tôi và luôn ở trong tôi suốt 13 năm tù đầy”.
4-THỬ THÁCH TRONG CHỌN LỰA: Chọn lựa luôn đi kèm theo sự quyết định và trách nhiệm, trách nhiệm có sự liên đới đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội và Giáo Hội. Ngài đưa một ví dụ có một người bạn linh mục, lần đầu tiên trong đời bị nghi oan, bị kết án, đã nghĩ đến việc tự tử vì sợ làm phiền lòng cha mẹ, gây ảnh hưởng bất lợi đến họ hàng, gia tộc. Đưa ra ví dụ trên muốn nói đến sự chọn lựa của một cá nhân nhưng ảnh hưởng liên đới đến trách nhiệm của gia đình, gia tộc. Trong sự chọn lựa còn luôn đi kèm sự thử thách. Đến đây ngài kể một câu chuyện: “Có một chàng thanh niên muốn xin vào một dòng khổ tu, vị Viện Trưởng muốn thử sự kiên nhẫn lựa chọn của anh, nên đưa cho anh một thùng khoai tây và 3 cái rổ, Viện Trưởng yêu cầu anh lựa khoai tây lớn bỏ vào rổ số 1, khoai tây trung bình bỏ vào rổ thứ 2, khoai tây nhỏ bỏ vào rổ thứ 3. Sau hai tuần lễ, anh thanh niên này đến xin gặp Viện Trưởng và xin về không tu nữa. Viện Trưởng ngạc nhiên hỏi anh: “Đời sống đi tu khổ lắm hả con?” Người thanh niên trả lời: “Không, nó an bình, thanh thản và hạnh phúc lắm!”. Như vậy, có phải anh em trong tu viện làm con buồn phiền chăng? Hay kỳ thị con điều gì chăng? Người thanh niên đáp: “Không, ai cũng đối xử tốt với con cả”. Vị Tu Viện Trưởng hỏi tiếp: “Vậy tại sao trước kia con nhất quyết xin đi tu, nay lại nhất định xin ra về? Người thanh niên nói: “công việc của Viện Trưởng trao phó, không phải là công việc nặng nhọc, nhưng điều làm con nhức đầu là con phải lựa chọn khoai tây lớn, trung bình, khoai tây nhỏ làm con rối trí!”.
Câu chuyện ví von trên cho ta thấy sự lựa chọn đôi khi khiến chúng ta phải mất mát, phải hy sinh, cũng như sự lựa chọn cuộc sống độc thân để vinh danh Chúa, trong đời sống độc thân phải hy sinh đời sống gia đình riêng của mình cho nhà Chúa, cho xứ đạo. đối với những người chọn đời sống ơn gọi gia đình thì người nữ hay nam trước khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân, phải dứt khoát tình cảm hay sự liên hệ đã có với bạn trai hay bạn gái, nếu không gia đình sẽ bị tan vỡ và biến hôn nhân thành tai họa, vì thế sự chọn lựa phải rõ ràng, minh bạch đi kèm ít nhiều hy sinh phải có. Văn chương Ấn Giáo có một câu chuyện để lại khá bổ ích cho mọi người suy nghiệm qua đề tài này: “Một người Ấn Giáo cầu xin ngày nọ qua ngày kia với thần Bi-Xu để xin những điều mong ước, động lòng trắc ẩn, thần Bi-xu cho ông ba điều ước, ông vội vàng xin điều thứ nhất: xin cho vợ con chết thì con sẽ lấy được vợ khác. Hôm sau ông thần cho cho vợ người ấy ngã đùng ra chết. Khi vợ anh ta chết, chòm xóm nghe tin đến chia buồn và phung điếu, cầu nguyện và hết lời ca ngợi nhân đức tốt lành của vợ anh, những lời ca ngợi của chòm xóm làm anh cảm thấy mất mát quá lớn trong đời sống của mình, vì vợ anh làm anh hãnh diện với mọi người. Hối hận về việc quyết định thiếu chính chắn của mình, anh vội vàng lại khấn xin thần Bi-Xu cho vợ anh được sống lại. Thần Bi-Xu thương tình thấy ông khẩn khoản nài xin, nên lại cho vợ anh được sống. Cuối cùng anh chỉ còn 1 điều ước chót, anh đắn đo, đi dò hỏi bạn bè, những người có kinh nghiệm trong cuộc sống xem điều gì anh cần phải xin. Nhiều ý kiến quá khiến anh bối rối và cuối cùng anh lại chạy đến hỏi thần Bi-Xu để xin lời khuyên cho anh nên ước điều gì? Anh nói: “Con xin van ngài, ngài làm ơn chỉ cho con biết con phải xin điều gì đây? Con bối rối quá! Thần Bi-Xu cưới thông cảm và nói: “Con hãy xin cho con được luôn luôn mãn nguyện, dù cuộc đời có xẩy ra thế nào thì đời sống vẫn an bình thanh thản, mãn nguyện”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận ra cuộc sống hiện tại của mỗi người ngày nay bị lôi kéo vào cái vòng xoáy của cuộc đời. Trong một lần tôi và Đức Cha Hợp đi thăm vài casinos ở Las Vegas để học hỏi cách thiết kế của họ, chúng tôi ghé căn The Mirage Casino, chúng tôi thấy một xoáy nước tại một tháp nước đang đổ xuống ào ào, xoáy nước ấy nó cứ xoáy và cuốn theo mọi vật xung quanh nó, kéo theo rác rưởi bám quanh. Nhìn xoáy nước này, chúng tôi nghĩ đến thực tế ngoài đời nếu chúng ta cứ lăn vào vòng xoáy của cuộc đời, chúng ta sẽ bị lôi kéo, cuốn hút theo tùy vào mỗi môi trường sống như linh mục, tu sĩ, giáo dân, thương gia…trong tất cả ngành nghề cuộc đời ta đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy cuộc sống. Nó thay đổi từng ngày, từng tháng theo từng dòng nước…cuốn hút theo. Chính vì vậy ta phải biết chọn lựa thế nào để luôn luôn mãn nguyện, thanh thản dù nó có xẩy ra và đem đến những kết quả như thế nào.
Có nhiều người thời nay quan niệm Mạnh vì gạo, bạo vì tiền hay chế ra những câu hát ví von trần tục trong dân gian để đề cao tiền bạc như: “Tiền là tiên là Phật, Là sức bật lò xo, Là thước đo lòng người, Là tiếng cười tuổi trẻ, Là sức khỏe tuổi già, Là cái đà danh vọng, Là cái lọng che thân, Là cái cân công lý…”. Chúng ta phải xác định rõ rệt là Thiên Chúa ban cho con người cái quyền tự do, có tự do ta phải biết dùng sự tự do ấy trong cái quyền chọn lựa, chọn lựa hạnh phúc hay sầu khổ, chọn lựa người bạn tốt hay xấu. Chọn lựa sau buổi tĩnh tâm về nhà nghỉ bình yên, tĩnh dưỡng để ngày mai đi làm, bắt đầu một ngày mới hay chọn lựa vào ngay Casino để kéo máy với hy vọng trúng số! Ai cũng có sự chọn lựa riêng cho mình, chọn lựa đúng hay sai, chọn lựa tốt hay xấu, phải hay trái. Đã chọn lựa rồi đừng đổ thừa tại Casino mở cửa 24 giờ một ngày để cám dỗ tôi, nên tôi phải vào thăm nó.
Một câu chuyện nữa xin chia sẻ cùng mọi người để chúng ta cùng suy nghĩ: “Câu chuyện của một thanh niên 30 tuổi mang Quốc Tịch Pháp gốc Việt, xin theo đời sống tu trì và xin được đi đến các nước xa xôi miền Á Châu để truyền giáo, mang số ký danh 4956. Sau khi chịu chức linh mục được 6 tháng, năm 2007 được nhà dòng đưa sang Hoa Kỳ tu nghiệp, học cách giảng dạy, học sinh ngữ và sau đó được đưa qua Đài Loan để học tiếng Trung Hoa trong vòng 6 tháng rồi sẽ được gửi sang Trung Quốc để phụng vụ Giáo Hội tại đây. Trong một bài giảng tại thánh đường ở Đài Loan, ngài xin Cộng Đoàn giáo hữu ở đây cầu nguyện cho ngài: “Xin Cộng Đoàn cầu nguyện cho tôi được phúc tử đạo tại Trung Quốc!”. Qua câu chuyện trên chúng ta thấy đây quả là sự chọn lưa thật can đảm, chính xác vì biết rằng khi làm sứ vụ truyền giáo ở Trung Quốc sẽ dễ bị giết chết nhưng vẫn chấp nhận, vẫn đi theo tiếng gọi của ơn gọi. Riêng tôi khi chọn lựa từ Oakland về Las Vegas, tuy không phải là một chọn lựa lớn của tôi vì về Las Vegas không ai giết tôi như đi các nước Cộng Sản, tuy nhiên nó cũng có những giao động của cuộc sống và môi trường sống không như vị linh mục trẻ dấn thân đi truyền giáo ở Trung Quốc.
5-NÊN TẢNG CỦA CHÂN LÝ “Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa”: Dựa theo những biến cố trong cuộc sống khó khăn Đức Cố Hồng Y Thuận đã khắc phục qua 7 điều để lại trong: “Đường Hy Vọng”, cha Quang chia sẻ từng điều rất tỷ mỷ và giải thích cặn kẽ:
(1)-Sống Giây Phút Hiện Tại: Làm cho giây phút sống hiện tại của mỗi người chan hòa tình thương của Thiên Chúa trong trái tim, trong tâm hồn mình qua ánh mắt chan hòa tình thương, qua cử chỉ yêu thương trìu mến.
(2)-Phân Biệt Giữa Chúa Và Công Việc Của Chúa: Đến đây cha Quang chia sẻ tâm sự của Đức Cố Hồng Y khiến mọi người cảm động: “Lạy Chúa, con mới 48 tuổi, đã có kinh nghiệm sau 8 năm làm Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, một Giáo Phận mà con cảm thấy sự hạnh phúc, tại sao giờ đây Chúa lại cách chức mọi hoạt động mục vụ của con, Chúa lại đưa con đến một nơi xa cách Giáo Phận của con trên 1500 Kilômét? Trong đêm tối với cơn khủng hoảng tâm linh bị dày vò đó, một ánh sáng lóe lên: “Tại sao con quẫn trí như vậy? Con phải phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa, hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài chứ đừng chọn việc của Ngài”.
(3)-Cầu Nguyện: Để nuôi sống đời sống tâm linh, ngài cho biết đôi khi ngài quá mệt mỏi, quá đau khổ, ngài không thể nào đọc thêm một kinh gì nữa vì quá chán chường, lúc đó ngài thều thào: “Lạy Chúa Giêsu ơi! Có con đây” thì lúc đó ngài nghe có tiếng đáp trả: “Thuận ơi, có Chúa Giêsu đây”. Điều này cho chúng ta thấy đời sống cầu nguyện phải luôn có trong phục vụ. Suy rộng ra cuộc sống đời thường trong gia đình, xã hội, cộng đoàn, có những lúc chúng ta bị hiểu lầm hay cuộc sống với những biến động nhiều ray rứt, lo toan … chúng ta phải có những giây phút lắng đọng trong cầu nguyện, để những việc làm của mình chứng tỏ chúng ta chọn Chúa.
(4)-Phép Thánh Thể: Phép Thánh Thể được Chúa trao quyền cho các linh mục hiến tế hằng ngày trên bàn thờ trong các thánh đường, chúng ta phải ý thức rằng chúng ta cùng tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể với vị linh mục chủ tế chứ không phải chúng ta đi xem lễ. Xem lễ là bàng quan đứng nhìn, còn cử hành là tham dự, hòa mình vào. Tiếng Anh có danh từ diễn tả đúng với ý nghĩa đó: “Celebrate”. Chính vì vậy trong 13 năm tù và những năm bị biệt giam, không được cử hành thánh lễ như các linh mục, ngài có một sáng kiến được ghi chép trong sách: “Đường Hy Vọng”, được thế giới ngưỡng mộ, học hỏi, ngài cử hành Bí Tích Thánh Thể với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Đó chính là chén lễ, đó là nhà thờ chánh tòa Nha Trang của ngài. Chúng ta cảm nhận thật hạnh phúc khi nghe ngài tâm sự như sau: “Mỗi lần như vậy, tôi thấy như được cùng chịu giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời nguyện truyền phép, tôi như được bình tĩnh hết lòng củng cố với Chúa một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi với Chúa Giêsu, và nhờ máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi”. Qua suy tư chia sẻ tâm sự của ngài, chúng ta cảm nhận ra thánh lễ thật vô giá vì chúng ta được hòa nhập vào Mình Máu Thánh Chúa.
Khi có dịp về Miền Bắc cùng Đức Cha Joseph A. Pepe để có điều kiện giúp một số giáo xứ xây dựng lại thánh đường bị hư hỏng hay quá nhỏ hẹp, gặp gỡ họ làm tôi thật cảm phục tấm lòng đạo hạnh của họ, có nơi họ phải đi bộ đến cả 30 cây số để đến được nơi có linh mục dâng thánh lễ. Một câu chuyện thật cảm động khiến tôi không thể quên nghĩ đến hoàn cảnh của họ. Chuyện xẩy ra tại Qui Nhơn vì ở đây cộng Sản họ rất khó khăn về việc cho xây dựng thánh đường mà tôi thắc mắc làm sao ở đây công an cho phép làm nhà thờ, tuy không lớn nhưng cũng ấm cúng, thì được thuật lại: “Có một bà cụ trên 60 tuổi đi bộ từ sáng cho đến chiều để đến được nơi có linh mục hầu tham dự thánh lễ chiều lúc 5 giờ. Lễ xong bà lại cất công đi bộ trở về nhà. Trên lộ trình đi, bà hay ghé vào một nhà để xin nước uống. Ông chủ nhà thắc mắc thấy bà ghé vào xin nước uống hoài mà không có con cái đi theo, mới hỏi bà đi đâu vậy mà đi hoài. Bà trả lời tôi đi thờ!, ông chủ nhà không hiểu hỏi đi thờ là đi gì? Bà phải kể chi tiết đi thờ là đi dự lễ, có ông cha làm lễ. Ông chủ nhà nghe cảm động quá vì thấy bà có niềm tin thật vững chắc như vậy, không phải đi một lần nhiều ngày mà nhiều lần, ông ta nói làm thế nào tôi có thể giúp được bà? Bà ta nói: “Nếu ông có quyền, ông làm cho xứ tôi cái nhà thờ đi”. Ông chủ nhà bị bà già cảm hóa và nhận lời cho phép xứ của bà được xây một nhà thờ. Tôi đến thăm giáo xứ này, nhà thờ tuy nhỏ, nhưng rất ấm cúng và cảnh trí bày biện thật cảm động.
(5)-Yêu Thương Theo Lời Di Chúc Chúa Truyền Lại: Lời Chúa: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15-12). Trải qua biến cố đau khổ, Đức Cố Hồng Y Thuận đã cảm nhận được mình đã tích chứa một kho tàng phong phú và quí giá đó là tình yêu thương. Trong tù ở bất cứ trại giam nào, họ luôn có sự phân biệt đối xử rõ rệt: Bạn là bạn, thù là thù chứ không thể hòa hợp hay đội trời chung. Ngài nói: “Lạy Chúa, con đây chỉ với hai bàn tay trắng, con không có gì để trao đổi quà cáp cho người ta hầu mong xóa bỏ hố ngăn cách, làm sao, con phải có phương pháp gì?” Lúc ấy trong thâm tâm ngài lóe lên một ý tưởng: “Con có một kho tàng quí báu đó là tình thương của Chúa Giêsu trong trái tim con, hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu yêu thương con”.Từ đó ngài áp dụng Lời Chúa dạy bảo qua Thánh Linh, ngài dùng tình thương để hoán cải những người canh tù khắc nghiệt, lạnh lùng với ngài. Ngài kể qua tình thương của ngài với họ, sau một thời gian những người này trở thành bạn thân của ngài. Sau sáu năm tù, ngài kể lại câu chuyện được viết thành sách của một anh canh tù: “Anh Thuận thân mến, tôi hứa với anh là sẽ cầu nguyện cho anh mỗi Chúa Nhật, nếu trời không mưa, tôi lấy xe đạp đến trước Đền Thờ Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã làm sập tháp nhà thờ, tôi cầu nguyện như sau: “Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào, nhưng tôi hứa cầu nguyện cho anh Thuận, nên tôi đến đây xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì Đức Mẹ cho anh ấy”. Quả thật tình thương đã biến đổi người thù của mình trở thành người bạn đi cầu nguyện cho với đạo mà họ bắt bớ.
(6)-Yêu Mến Mẹ Maria La Vang: Khi bị bắt đem đi, trong túi áo của ngài chỉ có cỗ Tràng Hạt Mân Côi, vì thế đời sống của ngài luôn gắn bó với chuỗi Mân Côi và tình yêu thương che chở của Mẹ Maria. Hơn nữa tuổi ấu thơ, mẹ ngài thường dạy ngài luôn đem theo trong người chuỗi Mân Côi trong mình để luôn nhớ đến lời Mẹ nhắn nhủ.
(7)-Điều Thứ 7, Ngài Nhắc Lại: “Chọn Chúa Chứ Không Phải Việc Của Chúa”: Như các Tông Đồ năm xưa chọn Chúa, đi theo Chúa, sống với Chúa, tiếp tục hành trình đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa, Chúa Giêsu Kitô muôn đời là nền tảng đời sống Kitô hữu chúng ta trong mọi thời đại, chứ không phải thời xa xưa của ông bà cha mẹ tổ tiên chúng ta hay thời tân tiến ngày nay hoặc cho thời con cái cháu chắt chúng ta mai sau. Nó cũng là câu trả lời đích thực nhất cho đời sống đạo của mọi giáo hữu đối diện hằng ngày với bao nhiêu sự chọn lựa mà chúng ta phải trực diện. Nếu chúng ta chọn Chúa, tất cả mọi sự sẽ qui về Chúa để Ngài luôn quan phòng.
6-PHẦN ĐẶT CÂU HỎI: Chị Mei hỏi: Chúa đã chọn chúng ta từ buổi ban đầu, nhưng nhiều người không tin điều đó, lý do? Cha Quang trả lời: Đúng thế, nhiều người không chịu tin hay không có niềm tin vì lười biếng không chịu tìm hiểu giáo lý của Chúa hay tìm hiểu sự thật hình thành trời đất vũ trụ do Đấng Tạo Hóa. Chúa ban cho mỗi người sự tự do lựa chọn để họ được hưởng cuộc sống xứng đáng với những gì họ gặt hái dưới thế trần.
Chị Linda: Người không có đạo hay Phật Giáo không tin có Chúa, có được vào nước Thiên Đàng hay không? Cha Quang đáp: Vậy cha ông chúng ta, tổ tiên chúng ta không biết Chúa, liệu có được vào Thiên Đàng không? Đạo là gì? Đạo là đường, là lối sống, lối đi, thờ Đấng Toàn Năng, không thờ chính mình như quan niệm Đạo Phật họ cho rằng đắc đạo là thành Phật. Vậy nếu chưa biết Chúa, ăn ngay ở lành, sống tốt, ngay thẳng, Chúa vẫn thưởng công như câu Thiên Thần hát trong ngày Đại lễ Giáng Sinh: “Sáng danh Thiên Chúa trên trời, bình an cho người lành ngay dưới thế”.
7-LỜI CẦU NGUYỆN KẾT THÚC: Chấm dứt buổi Tĩnh Tâm, cha Quang mời mọi người đứng, ngài dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết chọn Chúa làm gia nghiệp của đời chúng con. Chọn Chúa chứ không phải công việc hằng ngày, vì nếu chọn công việc của Chúa, thì lúc thất bại, chúng con sẽ dễ dàng bỏ Chúa. Còn khi chúng con chọn Chúa thì không gì có thể làm chúng con giao động. Xin Mẹ La Vang luôn dạy chúng con biết xin vâng, nhất là đời sống đạo biết chọn Chúa chứ không phải công việc của Chúa trong trung kiên để chúng con biết luôn xin vâng như Mẹ đã xin vâng.
Sau đó mọi người cùng cha Quang cùng đọc kinh Lạy Cha để cảm tạ Chúa cho một buổi Tĩnh Tâm gặt hái nhiều kết quả tốt và mọi người nhận phép lành từ cha Quang./.
Kính mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Maria 8-9-2014
Phan Văn Sỹ
3-Bước vào đề tài tuyệt vời xuất phát từ bài Suy Niệm Thứ 5, giảng phòng của Đức Cố Hồng Y Phanxicôxavie Nguyễn Văn Thuận, ngài nhắc lại những chia sẻ của Đức Hồng Y: “Qua biến cố thử thách phải chọn lựa khi ngài bị biệt giam 9 năm cơ cực trong ngục tối. Ngài chia sẻ: “Trong 9 năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không cửa sổ rồi đèn bật sáng trưng, ngày này sang ngày nọ, có lúc lại trong bóng tối từ tuần này sang tuần khác, tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên vì tôi là một Giám Mục trẻ 48 tuổi với 8 năm kinh nghiệm mục vụ, tôi không thể yên ngủ vì những dằn vặt phải bỏ Giáo Phận, bỏ những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy sự phẫn uất nổi lên trong lòng tôi. Một đêm kia từ sâu thẳm trong tâm hồn tôi có tiếng nói: “Tại sao con chê trách ray rứt như thế, con phải biết phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì con đã làm và muốn tiếp tục làm như các cuộc thăm viếng mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, xây các cư xá sinh viên, xây các cơ sở truyền giáo đều là những công việc rất đúng, rất tốt, là công việc của Chúa nhưng không phải là chính Thiên Chúa. Vậy con muốn rời bỏ các công việc đó, hãy bỏ ngay, hãy ký thác nơi Ngài. Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con phải chọn Chúa chứ không phải chọn công việc của Chúa.” Ngài kết luận: “Ánh sáng ấy đã mang lại cho tôi một niềm an bình mới mẻ làm thay đổi hoàn toàn các suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảng cách hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý, từ đó một sự bình an tràn ngập tâm hồn tôi và luôn ở trong tôi suốt 13 năm tù đầy”.
4-THỬ THÁCH TRONG CHỌN LỰA: Chọn lựa luôn đi kèm theo sự quyết định và trách nhiệm, trách nhiệm có sự liên đới đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội và Giáo Hội. Ngài đưa một ví dụ có một người bạn linh mục, lần đầu tiên trong đời bị nghi oan, bị kết án, đã nghĩ đến việc tự tử vì sợ làm phiền lòng cha mẹ, gây ảnh hưởng bất lợi đến họ hàng, gia tộc. Đưa ra ví dụ trên muốn nói đến sự chọn lựa của một cá nhân nhưng ảnh hưởng liên đới đến trách nhiệm của gia đình, gia tộc. Trong sự chọn lựa còn luôn đi kèm sự thử thách. Đến đây ngài kể một câu chuyện: “Có một chàng thanh niên muốn xin vào một dòng khổ tu, vị Viện Trưởng muốn thử sự kiên nhẫn lựa chọn của anh, nên đưa cho anh một thùng khoai tây và 3 cái rổ, Viện Trưởng yêu cầu anh lựa khoai tây lớn bỏ vào rổ số 1, khoai tây trung bình bỏ vào rổ thứ 2, khoai tây nhỏ bỏ vào rổ thứ 3. Sau hai tuần lễ, anh thanh niên này đến xin gặp Viện Trưởng và xin về không tu nữa. Viện Trưởng ngạc nhiên hỏi anh: “Đời sống đi tu khổ lắm hả con?” Người thanh niên trả lời: “Không, nó an bình, thanh thản và hạnh phúc lắm!”. Như vậy, có phải anh em trong tu viện làm con buồn phiền chăng? Hay kỳ thị con điều gì chăng? Người thanh niên đáp: “Không, ai cũng đối xử tốt với con cả”. Vị Tu Viện Trưởng hỏi tiếp: “Vậy tại sao trước kia con nhất quyết xin đi tu, nay lại nhất định xin ra về? Người thanh niên nói: “công việc của Viện Trưởng trao phó, không phải là công việc nặng nhọc, nhưng điều làm con nhức đầu là con phải lựa chọn khoai tây lớn, trung bình, khoai tây nhỏ làm con rối trí!”.
Câu chuyện ví von trên cho ta thấy sự lựa chọn đôi khi khiến chúng ta phải mất mát, phải hy sinh, cũng như sự lựa chọn cuộc sống độc thân để vinh danh Chúa, trong đời sống độc thân phải hy sinh đời sống gia đình riêng của mình cho nhà Chúa, cho xứ đạo. đối với những người chọn đời sống ơn gọi gia đình thì người nữ hay nam trước khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân, phải dứt khoát tình cảm hay sự liên hệ đã có với bạn trai hay bạn gái, nếu không gia đình sẽ bị tan vỡ và biến hôn nhân thành tai họa, vì thế sự chọn lựa phải rõ ràng, minh bạch đi kèm ít nhiều hy sinh phải có. Văn chương Ấn Giáo có một câu chuyện để lại khá bổ ích cho mọi người suy nghiệm qua đề tài này: “Một người Ấn Giáo cầu xin ngày nọ qua ngày kia với thần Bi-Xu để xin những điều mong ước, động lòng trắc ẩn, thần Bi-xu cho ông ba điều ước, ông vội vàng xin điều thứ nhất: xin cho vợ con chết thì con sẽ lấy được vợ khác. Hôm sau ông thần cho cho vợ người ấy ngã đùng ra chết. Khi vợ anh ta chết, chòm xóm nghe tin đến chia buồn và phung điếu, cầu nguyện và hết lời ca ngợi nhân đức tốt lành của vợ anh, những lời ca ngợi của chòm xóm làm anh cảm thấy mất mát quá lớn trong đời sống của mình, vì vợ anh làm anh hãnh diện với mọi người. Hối hận về việc quyết định thiếu chính chắn của mình, anh vội vàng lại khấn xin thần Bi-Xu cho vợ anh được sống lại. Thần Bi-Xu thương tình thấy ông khẩn khoản nài xin, nên lại cho vợ anh được sống. Cuối cùng anh chỉ còn 1 điều ước chót, anh đắn đo, đi dò hỏi bạn bè, những người có kinh nghiệm trong cuộc sống xem điều gì anh cần phải xin. Nhiều ý kiến quá khiến anh bối rối và cuối cùng anh lại chạy đến hỏi thần Bi-Xu để xin lời khuyên cho anh nên ước điều gì? Anh nói: “Con xin van ngài, ngài làm ơn chỉ cho con biết con phải xin điều gì đây? Con bối rối quá! Thần Bi-Xu cưới thông cảm và nói: “Con hãy xin cho con được luôn luôn mãn nguyện, dù cuộc đời có xẩy ra thế nào thì đời sống vẫn an bình thanh thản, mãn nguyện”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận ra cuộc sống hiện tại của mỗi người ngày nay bị lôi kéo vào cái vòng xoáy của cuộc đời. Trong một lần tôi và Đức Cha Hợp đi thăm vài casinos ở Las Vegas để học hỏi cách thiết kế của họ, chúng tôi ghé căn The Mirage Casino, chúng tôi thấy một xoáy nước tại một tháp nước đang đổ xuống ào ào, xoáy nước ấy nó cứ xoáy và cuốn theo mọi vật xung quanh nó, kéo theo rác rưởi bám quanh. Nhìn xoáy nước này, chúng tôi nghĩ đến thực tế ngoài đời nếu chúng ta cứ lăn vào vòng xoáy của cuộc đời, chúng ta sẽ bị lôi kéo, cuốn hút theo tùy vào mỗi môi trường sống như linh mục, tu sĩ, giáo dân, thương gia…trong tất cả ngành nghề cuộc đời ta đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy cuộc sống. Nó thay đổi từng ngày, từng tháng theo từng dòng nước…cuốn hút theo. Chính vì vậy ta phải biết chọn lựa thế nào để luôn luôn mãn nguyện, thanh thản dù nó có xẩy ra và đem đến những kết quả như thế nào.
Có nhiều người thời nay quan niệm Mạnh vì gạo, bạo vì tiền hay chế ra những câu hát ví von trần tục trong dân gian để đề cao tiền bạc như: “Tiền là tiên là Phật, Là sức bật lò xo, Là thước đo lòng người, Là tiếng cười tuổi trẻ, Là sức khỏe tuổi già, Là cái đà danh vọng, Là cái lọng che thân, Là cái cân công lý…”. Chúng ta phải xác định rõ rệt là Thiên Chúa ban cho con người cái quyền tự do, có tự do ta phải biết dùng sự tự do ấy trong cái quyền chọn lựa, chọn lựa hạnh phúc hay sầu khổ, chọn lựa người bạn tốt hay xấu. Chọn lựa sau buổi tĩnh tâm về nhà nghỉ bình yên, tĩnh dưỡng để ngày mai đi làm, bắt đầu một ngày mới hay chọn lựa vào ngay Casino để kéo máy với hy vọng trúng số! Ai cũng có sự chọn lựa riêng cho mình, chọn lựa đúng hay sai, chọn lựa tốt hay xấu, phải hay trái. Đã chọn lựa rồi đừng đổ thừa tại Casino mở cửa 24 giờ một ngày để cám dỗ tôi, nên tôi phải vào thăm nó.
Một câu chuyện nữa xin chia sẻ cùng mọi người để chúng ta cùng suy nghĩ: “Câu chuyện của một thanh niên 30 tuổi mang Quốc Tịch Pháp gốc Việt, xin theo đời sống tu trì và xin được đi đến các nước xa xôi miền Á Châu để truyền giáo, mang số ký danh 4956. Sau khi chịu chức linh mục được 6 tháng, năm 2007 được nhà dòng đưa sang Hoa Kỳ tu nghiệp, học cách giảng dạy, học sinh ngữ và sau đó được đưa qua Đài Loan để học tiếng Trung Hoa trong vòng 6 tháng rồi sẽ được gửi sang Trung Quốc để phụng vụ Giáo Hội tại đây. Trong một bài giảng tại thánh đường ở Đài Loan, ngài xin Cộng Đoàn giáo hữu ở đây cầu nguyện cho ngài: “Xin Cộng Đoàn cầu nguyện cho tôi được phúc tử đạo tại Trung Quốc!”. Qua câu chuyện trên chúng ta thấy đây quả là sự chọn lưa thật can đảm, chính xác vì biết rằng khi làm sứ vụ truyền giáo ở Trung Quốc sẽ dễ bị giết chết nhưng vẫn chấp nhận, vẫn đi theo tiếng gọi của ơn gọi. Riêng tôi khi chọn lựa từ Oakland về Las Vegas, tuy không phải là một chọn lựa lớn của tôi vì về Las Vegas không ai giết tôi như đi các nước Cộng Sản, tuy nhiên nó cũng có những giao động của cuộc sống và môi trường sống không như vị linh mục trẻ dấn thân đi truyền giáo ở Trung Quốc.
5-NÊN TẢNG CỦA CHÂN LÝ “Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa”: Dựa theo những biến cố trong cuộc sống khó khăn Đức Cố Hồng Y Thuận đã khắc phục qua 7 điều để lại trong: “Đường Hy Vọng”, cha Quang chia sẻ từng điều rất tỷ mỷ và giải thích cặn kẽ:
(1)-Sống Giây Phút Hiện Tại: Làm cho giây phút sống hiện tại của mỗi người chan hòa tình thương của Thiên Chúa trong trái tim, trong tâm hồn mình qua ánh mắt chan hòa tình thương, qua cử chỉ yêu thương trìu mến.
(2)-Phân Biệt Giữa Chúa Và Công Việc Của Chúa: Đến đây cha Quang chia sẻ tâm sự của Đức Cố Hồng Y khiến mọi người cảm động: “Lạy Chúa, con mới 48 tuổi, đã có kinh nghiệm sau 8 năm làm Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, một Giáo Phận mà con cảm thấy sự hạnh phúc, tại sao giờ đây Chúa lại cách chức mọi hoạt động mục vụ của con, Chúa lại đưa con đến một nơi xa cách Giáo Phận của con trên 1500 Kilômét? Trong đêm tối với cơn khủng hoảng tâm linh bị dày vò đó, một ánh sáng lóe lên: “Tại sao con quẫn trí như vậy? Con phải phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa, hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài chứ đừng chọn việc của Ngài”.
(3)-Cầu Nguyện: Để nuôi sống đời sống tâm linh, ngài cho biết đôi khi ngài quá mệt mỏi, quá đau khổ, ngài không thể nào đọc thêm một kinh gì nữa vì quá chán chường, lúc đó ngài thều thào: “Lạy Chúa Giêsu ơi! Có con đây” thì lúc đó ngài nghe có tiếng đáp trả: “Thuận ơi, có Chúa Giêsu đây”. Điều này cho chúng ta thấy đời sống cầu nguyện phải luôn có trong phục vụ. Suy rộng ra cuộc sống đời thường trong gia đình, xã hội, cộng đoàn, có những lúc chúng ta bị hiểu lầm hay cuộc sống với những biến động nhiều ray rứt, lo toan … chúng ta phải có những giây phút lắng đọng trong cầu nguyện, để những việc làm của mình chứng tỏ chúng ta chọn Chúa.
(4)-Phép Thánh Thể: Phép Thánh Thể được Chúa trao quyền cho các linh mục hiến tế hằng ngày trên bàn thờ trong các thánh đường, chúng ta phải ý thức rằng chúng ta cùng tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể với vị linh mục chủ tế chứ không phải chúng ta đi xem lễ. Xem lễ là bàng quan đứng nhìn, còn cử hành là tham dự, hòa mình vào. Tiếng Anh có danh từ diễn tả đúng với ý nghĩa đó: “Celebrate”. Chính vì vậy trong 13 năm tù và những năm bị biệt giam, không được cử hành thánh lễ như các linh mục, ngài có một sáng kiến được ghi chép trong sách: “Đường Hy Vọng”, được thế giới ngưỡng mộ, học hỏi, ngài cử hành Bí Tích Thánh Thể với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Đó chính là chén lễ, đó là nhà thờ chánh tòa Nha Trang của ngài. Chúng ta cảm nhận thật hạnh phúc khi nghe ngài tâm sự như sau: “Mỗi lần như vậy, tôi thấy như được cùng chịu giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời nguyện truyền phép, tôi như được bình tĩnh hết lòng củng cố với Chúa một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi với Chúa Giêsu, và nhờ máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi”. Qua suy tư chia sẻ tâm sự của ngài, chúng ta cảm nhận ra thánh lễ thật vô giá vì chúng ta được hòa nhập vào Mình Máu Thánh Chúa.
Khi có dịp về Miền Bắc cùng Đức Cha Joseph A. Pepe để có điều kiện giúp một số giáo xứ xây dựng lại thánh đường bị hư hỏng hay quá nhỏ hẹp, gặp gỡ họ làm tôi thật cảm phục tấm lòng đạo hạnh của họ, có nơi họ phải đi bộ đến cả 30 cây số để đến được nơi có linh mục dâng thánh lễ. Một câu chuyện thật cảm động khiến tôi không thể quên nghĩ đến hoàn cảnh của họ. Chuyện xẩy ra tại Qui Nhơn vì ở đây cộng Sản họ rất khó khăn về việc cho xây dựng thánh đường mà tôi thắc mắc làm sao ở đây công an cho phép làm nhà thờ, tuy không lớn nhưng cũng ấm cúng, thì được thuật lại: “Có một bà cụ trên 60 tuổi đi bộ từ sáng cho đến chiều để đến được nơi có linh mục hầu tham dự thánh lễ chiều lúc 5 giờ. Lễ xong bà lại cất công đi bộ trở về nhà. Trên lộ trình đi, bà hay ghé vào một nhà để xin nước uống. Ông chủ nhà thắc mắc thấy bà ghé vào xin nước uống hoài mà không có con cái đi theo, mới hỏi bà đi đâu vậy mà đi hoài. Bà trả lời tôi đi thờ!, ông chủ nhà không hiểu hỏi đi thờ là đi gì? Bà phải kể chi tiết đi thờ là đi dự lễ, có ông cha làm lễ. Ông chủ nhà nghe cảm động quá vì thấy bà có niềm tin thật vững chắc như vậy, không phải đi một lần nhiều ngày mà nhiều lần, ông ta nói làm thế nào tôi có thể giúp được bà? Bà ta nói: “Nếu ông có quyền, ông làm cho xứ tôi cái nhà thờ đi”. Ông chủ nhà bị bà già cảm hóa và nhận lời cho phép xứ của bà được xây một nhà thờ. Tôi đến thăm giáo xứ này, nhà thờ tuy nhỏ, nhưng rất ấm cúng và cảnh trí bày biện thật cảm động.
(5)-Yêu Thương Theo Lời Di Chúc Chúa Truyền Lại: Lời Chúa: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15-12). Trải qua biến cố đau khổ, Đức Cố Hồng Y Thuận đã cảm nhận được mình đã tích chứa một kho tàng phong phú và quí giá đó là tình yêu thương. Trong tù ở bất cứ trại giam nào, họ luôn có sự phân biệt đối xử rõ rệt: Bạn là bạn, thù là thù chứ không thể hòa hợp hay đội trời chung. Ngài nói: “Lạy Chúa, con đây chỉ với hai bàn tay trắng, con không có gì để trao đổi quà cáp cho người ta hầu mong xóa bỏ hố ngăn cách, làm sao, con phải có phương pháp gì?” Lúc ấy trong thâm tâm ngài lóe lên một ý tưởng: “Con có một kho tàng quí báu đó là tình thương của Chúa Giêsu trong trái tim con, hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu yêu thương con”.Từ đó ngài áp dụng Lời Chúa dạy bảo qua Thánh Linh, ngài dùng tình thương để hoán cải những người canh tù khắc nghiệt, lạnh lùng với ngài. Ngài kể qua tình thương của ngài với họ, sau một thời gian những người này trở thành bạn thân của ngài. Sau sáu năm tù, ngài kể lại câu chuyện được viết thành sách của một anh canh tù: “Anh Thuận thân mến, tôi hứa với anh là sẽ cầu nguyện cho anh mỗi Chúa Nhật, nếu trời không mưa, tôi lấy xe đạp đến trước Đền Thờ Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã làm sập tháp nhà thờ, tôi cầu nguyện như sau: “Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào, nhưng tôi hứa cầu nguyện cho anh Thuận, nên tôi đến đây xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì Đức Mẹ cho anh ấy”. Quả thật tình thương đã biến đổi người thù của mình trở thành người bạn đi cầu nguyện cho với đạo mà họ bắt bớ.
(6)-Yêu Mến Mẹ Maria La Vang: Khi bị bắt đem đi, trong túi áo của ngài chỉ có cỗ Tràng Hạt Mân Côi, vì thế đời sống của ngài luôn gắn bó với chuỗi Mân Côi và tình yêu thương che chở của Mẹ Maria. Hơn nữa tuổi ấu thơ, mẹ ngài thường dạy ngài luôn đem theo trong người chuỗi Mân Côi trong mình để luôn nhớ đến lời Mẹ nhắn nhủ.
(7)-Điều Thứ 7, Ngài Nhắc Lại: “Chọn Chúa Chứ Không Phải Việc Của Chúa”: Như các Tông Đồ năm xưa chọn Chúa, đi theo Chúa, sống với Chúa, tiếp tục hành trình đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa, Chúa Giêsu Kitô muôn đời là nền tảng đời sống Kitô hữu chúng ta trong mọi thời đại, chứ không phải thời xa xưa của ông bà cha mẹ tổ tiên chúng ta hay thời tân tiến ngày nay hoặc cho thời con cái cháu chắt chúng ta mai sau. Nó cũng là câu trả lời đích thực nhất cho đời sống đạo của mọi giáo hữu đối diện hằng ngày với bao nhiêu sự chọn lựa mà chúng ta phải trực diện. Nếu chúng ta chọn Chúa, tất cả mọi sự sẽ qui về Chúa để Ngài luôn quan phòng.
6-PHẦN ĐẶT CÂU HỎI: Chị Mei hỏi: Chúa đã chọn chúng ta từ buổi ban đầu, nhưng nhiều người không tin điều đó, lý do? Cha Quang trả lời: Đúng thế, nhiều người không chịu tin hay không có niềm tin vì lười biếng không chịu tìm hiểu giáo lý của Chúa hay tìm hiểu sự thật hình thành trời đất vũ trụ do Đấng Tạo Hóa. Chúa ban cho mỗi người sự tự do lựa chọn để họ được hưởng cuộc sống xứng đáng với những gì họ gặt hái dưới thế trần.
Chị Linda: Người không có đạo hay Phật Giáo không tin có Chúa, có được vào nước Thiên Đàng hay không? Cha Quang đáp: Vậy cha ông chúng ta, tổ tiên chúng ta không biết Chúa, liệu có được vào Thiên Đàng không? Đạo là gì? Đạo là đường, là lối sống, lối đi, thờ Đấng Toàn Năng, không thờ chính mình như quan niệm Đạo Phật họ cho rằng đắc đạo là thành Phật. Vậy nếu chưa biết Chúa, ăn ngay ở lành, sống tốt, ngay thẳng, Chúa vẫn thưởng công như câu Thiên Thần hát trong ngày Đại lễ Giáng Sinh: “Sáng danh Thiên Chúa trên trời, bình an cho người lành ngay dưới thế”.
7-LỜI CẦU NGUYỆN KẾT THÚC: Chấm dứt buổi Tĩnh Tâm, cha Quang mời mọi người đứng, ngài dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết chọn Chúa làm gia nghiệp của đời chúng con. Chọn Chúa chứ không phải công việc hằng ngày, vì nếu chọn công việc của Chúa, thì lúc thất bại, chúng con sẽ dễ dàng bỏ Chúa. Còn khi chúng con chọn Chúa thì không gì có thể làm chúng con giao động. Xin Mẹ La Vang luôn dạy chúng con biết xin vâng, nhất là đời sống đạo biết chọn Chúa chứ không phải công việc của Chúa trong trung kiên để chúng con biết luôn xin vâng như Mẹ đã xin vâng.
Sau đó mọi người cùng cha Quang cùng đọc kinh Lạy Cha để cảm tạ Chúa cho một buổi Tĩnh Tâm gặt hái nhiều kết quả tốt và mọi người nhận phép lành từ cha Quang./.
Kính mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Maria 8-9-2014
Phan Văn Sỹ
Chuyến đi phát quà Trung Thu tại Đức Hòa và Lộ Mới GP Vĩnh Long
Maria Vũ Loan
08:54 08/09/2014
Sáng thứ bảy, ngày 06/9/2014, nhóm Bông Hồng Xanh, ban Caritas giáo xứ Vườn Xoài, bạn trẻ STO và một số ân nhân đã mang một nửa vầng trăng từ Sài Gòn đi xuống ấp Hòa Thuận, xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long để ráp với nửa vầng trăng của giáo xứ Đức Hòa, hạt Mai Phốp, giáo phận Vĩnh Long, để làm thành một vầng trăng tròn cho khoảng 800 thiếu nhi trong khu vực.
Hình ảnh
Đoàn công tác gồm 32 người với mục tiêu công tác được phân chia như sau: Nhóm Bông Hồng Xanh phát học bổng và thăm các gia đình giáo dân nghèo trong giáo xứ; Caritas giáo xứ Vườn Xoài làm hội chợ, các bạn trẻ STO hoạt náo chương trình và cùng với thiếu nhi Đức Hòa trình diễn văn nghệ; Ban Hành Giáo của giáo xứ ổn định trật tự và phục vụ các bữa ăn cho đoàn. Một sự phân chia hài hòa mang tính tình nguyện nhiều hơn là “nhận lệnh”.
Để có được đêm trăng rằm tuyệt vời cho một vùng quê thanh bình, giáo xứ Đức Hòa đã chuẩn bị khâu tổ chức rất tốt như đón đoàn công tác, chuẩn bị sân khấu, phát phiếu cho trẻ em. Nhìn những ông trùm, ông câu, ông biện chân chất của vùng sâu Vĩnh Long lăng xăng nhiệt tình, cũng đủ thấy “niềm vui nhà thờ” lộ ra trên khuôn mặt xạm đen, khỏe mạnh của người quen làm nông và làm cây lác (cói) ở vùng này.
Ban Caritas khá tỉ mỉ khi chuẩn bị hội chợ cho các em với 10 gian hàng “phong phú”, đáp ứng được sự háo hức, ngây thơ của trẻ em nơi đây. Niềm vui tươi ấy bỗng tròn đầy trên khuôn mặt các em vì vừa được vui các trò chơi, nhận lồng đèn, bánh trung thu và còn được rước đèn cùng đội lân trên con đường quen thuộc trước nhà thờ. Chỉ có hình ảnh mới diễn tả hết buổi tối trăng rằm nơi đây.
Trước khi phát học bổng cho 10 em học sinh cấp 2 và cấp 3 trên sân khấu đầy sắc màu ấy, nhóm Bông Hồng Xanh đã thăm gần 20 gia đình nghèo trong khu vực. Đây là vùng chỉ trồng lúa và trồng lác (cây cói làm chiếu), đất hẹp nên bà con vẫn còn nghèo; đa số là nhà tranh, nhu cầu về việc hỗ trợ xây nhà tình thương ở đây rất cao. (xem thêm ở cuối bài).
Còn phần văn nghệ do giáo lý viên Đức Hòa và các bạn trẻ ở nhà thờ Lộ Mới, Vĩnh Long, kết với các tiết mục của bạn trẻ STO, tạo nên một chương trình văn nghệ “đặc sắc”, vui tươi trẻ trung đến bất ngờ. Nhìn trẻ em và các phụ huynh (không phân biệt lương giáo) đến tham dự đông kín sân nhà thờ mới thấy, niềm vui đêm trăng thu cho vùng quê vắng vẻ này thật tuyệt vời.
Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Hữu Nha trẻ trung, giọng nói dịu dàng, dáng người thanh lịch, cho biết rằng trước năm 1975, người dân vùng này rời quê vì chiến tranh; sau khi trở về quê quán họ sống uể oải vì chỉ được chia ít đất...thế là “cha truyền con nối”, nhiều gia đình nghèo cho đến tận bây giờ. Đây là xã nghèo nhất huyện Vũng Liêm, những ngôi nhà tranh nói lên điều ấy, nếu đi thăm sẽ gặp một số người trẻ bị bệnh hiểm nghèo”. Cha còn ao ước ba điều: “Thứ nhất nếu có công ty hay xí nghiệp trụ trên địa bàn giáo xứ để tạo việc làm cho người dân vùng này thì thật tốt lành; thứ hai là mong nâng cao trình độ văn hóa thế hệ trẻ vì hiện nay vẫn còn nhiều người trung niên, thậm chí có trường hợp đến xin phép hôn phối không biết chữ; và sau cùng cha mong xây một nhà nuôi người già neo đơn vì ở nơi này có nhiều người giá không có đất, nhà ở”.
Ngoài ra, đoàn còn đi thăm những người dân đang làm lác ngoài đồng nữa. Thật thú vị nếu là dân thành thị đến thăm vùng này.
Một ông trùm sinh sống nơi đây từ nhỏ, cho biết qua về lược sử họ đạo này: “Đã trải qua thời gian khá dài với nhiều giai đoạn thật bi đát trong lịch sử. Họ Đạo đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau không được ghi lại đầy đủ, nay còn lại vài người lớn tuổi đã nghe và nhớ lại những gì đã qua, nên ghi lại tương đối chính xác mà thôi.
- Năm 1888, một ông cụ tên Sương, không nhớ rõ tên thánh, xin cất nhà thờ đầu tiên ở khu vực đình Đức Hoà hiện nay. Lúc này có một linh mục người Pháp tên Bellocq trông coi. Hoạt động một thời gian nhà thờ được di dời về cất lại tại nhà giáo dân Tư Tuấn (Tí) ở hiện nay, bổn đạo độ khoảng 100 người. Khi đó nhà thờ lợp lá, gọn nhỏ.
Khoảng năm 1900 nhà thờ Đức Hoà được xây dựng bán kiên cố tại khu vực nhà thờ cũ hiện nay, nhà thờ lúc này lợp ngói, mặt trước xây bằng gạch tiểu, hai bên hông đóng vách ván. Thời gian này có các cha ở họ đạo Bãi Xan lên xuống cử hành thánh lễ. Trong các cha cử hành thánh lễ lúc này có cha Bellocq (người Pháp), cha Trông, cha Phaolô Xuân, cha Giuse Đặng Ngọc Linh.....Cho đến bây giờ số giáo dân là 1.000 và cha chánh xứ Giuse Nguyễn Hữu Nha phụ trách giáo xứ”.
Trên đường về, đoàn công tác còn ghé thăm trung tâm Đức Mẹ Fatima của Vĩnh Long, nơi giáo dân qui tụ vào những ngày kính Đức Mẹ. Có huyền thoại rằng cây me ngay sau lưng tượng Đức Mẹ trước đây có nhiều tiếng khóc văng vẳng trong đêm khuya, từ khi đặt tượng kính Mẹ thì không còn nữa.
Đoàn công tác về Sài Gòn lúc 14 giờ 00 Chúa Nhật kết thúc chuyến đi tốt đẹp.
Hình ảnh
Đoàn công tác gồm 32 người với mục tiêu công tác được phân chia như sau: Nhóm Bông Hồng Xanh phát học bổng và thăm các gia đình giáo dân nghèo trong giáo xứ; Caritas giáo xứ Vườn Xoài làm hội chợ, các bạn trẻ STO hoạt náo chương trình và cùng với thiếu nhi Đức Hòa trình diễn văn nghệ; Ban Hành Giáo của giáo xứ ổn định trật tự và phục vụ các bữa ăn cho đoàn. Một sự phân chia hài hòa mang tính tình nguyện nhiều hơn là “nhận lệnh”.
Để có được đêm trăng rằm tuyệt vời cho một vùng quê thanh bình, giáo xứ Đức Hòa đã chuẩn bị khâu tổ chức rất tốt như đón đoàn công tác, chuẩn bị sân khấu, phát phiếu cho trẻ em. Nhìn những ông trùm, ông câu, ông biện chân chất của vùng sâu Vĩnh Long lăng xăng nhiệt tình, cũng đủ thấy “niềm vui nhà thờ” lộ ra trên khuôn mặt xạm đen, khỏe mạnh của người quen làm nông và làm cây lác (cói) ở vùng này.
Ban Caritas khá tỉ mỉ khi chuẩn bị hội chợ cho các em với 10 gian hàng “phong phú”, đáp ứng được sự háo hức, ngây thơ của trẻ em nơi đây. Niềm vui tươi ấy bỗng tròn đầy trên khuôn mặt các em vì vừa được vui các trò chơi, nhận lồng đèn, bánh trung thu và còn được rước đèn cùng đội lân trên con đường quen thuộc trước nhà thờ. Chỉ có hình ảnh mới diễn tả hết buổi tối trăng rằm nơi đây.
Trước khi phát học bổng cho 10 em học sinh cấp 2 và cấp 3 trên sân khấu đầy sắc màu ấy, nhóm Bông Hồng Xanh đã thăm gần 20 gia đình nghèo trong khu vực. Đây là vùng chỉ trồng lúa và trồng lác (cây cói làm chiếu), đất hẹp nên bà con vẫn còn nghèo; đa số là nhà tranh, nhu cầu về việc hỗ trợ xây nhà tình thương ở đây rất cao. (xem thêm ở cuối bài).
Còn phần văn nghệ do giáo lý viên Đức Hòa và các bạn trẻ ở nhà thờ Lộ Mới, Vĩnh Long, kết với các tiết mục của bạn trẻ STO, tạo nên một chương trình văn nghệ “đặc sắc”, vui tươi trẻ trung đến bất ngờ. Nhìn trẻ em và các phụ huynh (không phân biệt lương giáo) đến tham dự đông kín sân nhà thờ mới thấy, niềm vui đêm trăng thu cho vùng quê vắng vẻ này thật tuyệt vời.
Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Hữu Nha trẻ trung, giọng nói dịu dàng, dáng người thanh lịch, cho biết rằng trước năm 1975, người dân vùng này rời quê vì chiến tranh; sau khi trở về quê quán họ sống uể oải vì chỉ được chia ít đất...thế là “cha truyền con nối”, nhiều gia đình nghèo cho đến tận bây giờ. Đây là xã nghèo nhất huyện Vũng Liêm, những ngôi nhà tranh nói lên điều ấy, nếu đi thăm sẽ gặp một số người trẻ bị bệnh hiểm nghèo”. Cha còn ao ước ba điều: “Thứ nhất nếu có công ty hay xí nghiệp trụ trên địa bàn giáo xứ để tạo việc làm cho người dân vùng này thì thật tốt lành; thứ hai là mong nâng cao trình độ văn hóa thế hệ trẻ vì hiện nay vẫn còn nhiều người trung niên, thậm chí có trường hợp đến xin phép hôn phối không biết chữ; và sau cùng cha mong xây một nhà nuôi người già neo đơn vì ở nơi này có nhiều người giá không có đất, nhà ở”.
Ngoài ra, đoàn còn đi thăm những người dân đang làm lác ngoài đồng nữa. Thật thú vị nếu là dân thành thị đến thăm vùng này.
Một ông trùm sinh sống nơi đây từ nhỏ, cho biết qua về lược sử họ đạo này: “Đã trải qua thời gian khá dài với nhiều giai đoạn thật bi đát trong lịch sử. Họ Đạo đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau không được ghi lại đầy đủ, nay còn lại vài người lớn tuổi đã nghe và nhớ lại những gì đã qua, nên ghi lại tương đối chính xác mà thôi.
- Năm 1888, một ông cụ tên Sương, không nhớ rõ tên thánh, xin cất nhà thờ đầu tiên ở khu vực đình Đức Hoà hiện nay. Lúc này có một linh mục người Pháp tên Bellocq trông coi. Hoạt động một thời gian nhà thờ được di dời về cất lại tại nhà giáo dân Tư Tuấn (Tí) ở hiện nay, bổn đạo độ khoảng 100 người. Khi đó nhà thờ lợp lá, gọn nhỏ.
Khoảng năm 1900 nhà thờ Đức Hoà được xây dựng bán kiên cố tại khu vực nhà thờ cũ hiện nay, nhà thờ lúc này lợp ngói, mặt trước xây bằng gạch tiểu, hai bên hông đóng vách ván. Thời gian này có các cha ở họ đạo Bãi Xan lên xuống cử hành thánh lễ. Trong các cha cử hành thánh lễ lúc này có cha Bellocq (người Pháp), cha Trông, cha Phaolô Xuân, cha Giuse Đặng Ngọc Linh.....Cho đến bây giờ số giáo dân là 1.000 và cha chánh xứ Giuse Nguyễn Hữu Nha phụ trách giáo xứ”.
Trên đường về, đoàn công tác còn ghé thăm trung tâm Đức Mẹ Fatima của Vĩnh Long, nơi giáo dân qui tụ vào những ngày kính Đức Mẹ. Có huyền thoại rằng cây me ngay sau lưng tượng Đức Mẹ trước đây có nhiều tiếng khóc văng vẳng trong đêm khuya, từ khi đặt tượng kính Mẹ thì không còn nữa.
Đoàn công tác về Sài Gòn lúc 14 giờ 00 Chúa Nhật kết thúc chuyến đi tốt đẹp.
Lễ ban Bí Tích Thêm Sức ở Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang, Đức quốc.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:49 08/09/2014
Lễ ban Bí Tích Thêm Sức ở Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang, Đức quốc.
Ngày 07.09. 2014 Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Koeln Ansgar Puff đã ban bí tích Thêm Sức cho 83 Bạn Trẻ Viết Nam thuộc Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Koeln Aachen, và 07 Bạn Trẻ thuộc Cộng đoàn Tây Ban Nha, ở nhà thờ Maria Rosenkranz Duesseldorf.
Xem Hình
Dịp này Đức Cha Toma Vũ đình Hiệu, Giám mục giáo Phận Bùi Chu, trên đường tham dự hội nghị bên Roma và Pháp ghé thăm Giáo Đoàn.
Người giáo dân nơi đây rất vui mừng hân hạnh được đón tiếp Đức Cha Toma Hiệu đến thăm. Ngài cùng dâng Thánh lễ chung. Và thật bất ngờ, chan chứa niềm vui mừng cùng cảm động là Đức Cha Ansgar Puff đã ngỏ lời mời ngài cùng ban Bí tích Thêm Sức, mỗi Đức Cha cho 45 em. Như thế chưa có lễ ban Bí Tích Thêm sức nào có hai Đức Giám Mục cùng ban Bí tích này xưa nay cả.
Bí tích Thêm Sức là Bí tích Đức Chúa Thánh Thần ngự xuống ban ơn củng cố tâm hồn đời sống đức tin cho Bạn trẻ đã lãnh nhận, mà họ ngày còn thơ bé đã nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội.
Người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức được xức dầu Thánh trên trán như dấu ấn tín nhận lãnh những ân đức của Đức Chúa Thánh thần.
Trong thời thượng cổ, người Hy lạp và người Rôma cũng được đóng con dấu ấn chìm lặn trên thân thể. Dấu hiệu này nói lên họ thuộc về Thần Thánh, và như thế được Thần Thánh che chở gìn giữ. Người Do Thái cũng biết đến cùng công nhận dấu ấn là dấu hiệu của gìn giữ bảo vệ.
Người tín hữu Chúa Kitô thuở ban đầu đã nhận Thánh gía là dấu ấn của mình. Nhiều người vẽ khắc ghi hình Thánh gía trên trán, để cho biết họ thuộc về Thiên Chúa, không ai là con người có uy quyền sức mạnh gì trên họ nữa.
Cũng vậy với dấu ấn Chúa Thánh Thần của Bí tích Thêm Sức là một dấu chỉ nói lên, người đã nhận lãnh Bí tích Thêm sức thuộc về Thiên Chúa. Và Thiên Chúa qua dấu ấn của Chúa Thánh Thần củng cố tâm hồn đức tin họ thêm vững mạnh, gìn giữ cùng giúp tinh thần vượt qua những thử thách cám dỗ nghiêng hướng về sự dữ, sự xấu trong đời sống.
Ấn tín ngày chịu phép Bí tích Thêm sức được khắc ghi trên trán, trong tâm hồn bằng Dầu Thánh Chrisam. Dầu Thánh Chrisam được pha trộn chung của dầu cây Oliu và chất Balsamum.
Dầu Oliu được trộn chung với Balsamum. Chất Balsamum là tinh chất hương thơm lấy từ nhiều loại thảo mộc. Chất Balsamum trong thời thượng cổ trộn chung với dầu oliu trở thành một chất mỹ phẩm để trang điểm sắc đẹp (Kosmetikum).
Dầu Oliu trộn chung với Balsamum có tên chữ mới „Chrisam“. Chữ này nhắc nhớ đến Chúa Giêsu Kitô (Christus).
Dầu Chrisam nhắc tưởng nhớ đến hương thơm tình yêu của Chúa Kitô chiếu tỏa trong tâm hồn đời sống người được xức dầu Chrisam.Và qua đó đời sống đức tin của người lãnh nhận Bí Tích Thêm sức có niềm vui tươi phấn khởi làm chứng cho Thiên Chúa đến mọi biên giới bờ cõi trong đời sống.
Trong Hội Thánh Công Giáo có bảy Bí Tích -
Đức Chúa Thánh Thần ban bảy ơn của Người ban cho tâm hồn con người khi họ nhận lãnh Bí Tích Thêm sức.
Lần này 90 Bạn trẻ chịu Bí tích Thêm sức đến từ bảy Cộng đoàn: Duesseldorf, Koeln, Bonn, Krefeld, Neuss, Erftstadt và spanische Gemeinde.
Và trên bàn thờ có hai Đức Giám Mục: Đức Cha Puff, và Đức Cha Toma Hiệu cùng năm linh mục: Cha Frank Heidkamp,Cha Marcello, Cha Giuse Việt, Cha Giuse Thắng và cha Daminh Long cùng dâng thánh lễ, tất cả là bảy vị.
Ngoài 90 Bạn Trẻ Thêm Sức cùng cha mẹ đỡ đầu cho các em, còn có cha mẹ, anh chị em, bạn bè thân nhân các em, và hai ca đoàn tổng hợp và Bạn Trẻ Ánh sáng Hy vọng của Giáo đoàn. Nên số người tham dự tham Thánh lễ vượt trên con số 800 người đứng ngồi chật kín khắp các góc cùng lối đi trong thánh đường.
Dịp này Ông Bà Giuse và Maria Lê văn Ninh mừng kỷ niện 70 năm lễ thành hôn 1944 - 1914. Đức Cha Toma Hiệu đã ban phép lành cho hai Ông Bà và trao tặng Phép Lành Tòa Thánh mừng Ông Bà dịp kỷ niệm vui mừng thánh đức hiếm có như thế này.
Đức Cha Toma Vũ đình Hiệu, là Giám mục phụ trách Caritas của hội Đồng giám mục Việt Nam,. Nên dịp này mọi người giáo dân trong Giáo Đoàn cùng chung tay với ngài giúp việc bác ái Caristas cho những người cần giúp đỡ bên quê nhà Việt Nam.
Sau thánh lễ có tiệc mừng các Bạn Trẻ mới chịu bí tích Thêm Sức cùng chào mừng Đức Cha Toma Vũ đình Hiệu và Đức Cha Ansgar Puff bằng bữa tiệc nhỏ với hai con heo quay.
Xin chúc mừng các Bạn Trẻ mới được chịu bí tích Thêm Sức. Đức Chúa Thánh Thần là sức sống, là niềm vui phấn khởi vươn lên cho tuổi trẻ thanh xuân.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hình Ảnh ngày Lễ Thêm sức: www.flickt.com/photos/84388284@N06/
Ngày 07.09. 2014 Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Koeln Ansgar Puff đã ban bí tích Thêm Sức cho 83 Bạn Trẻ Viết Nam thuộc Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Koeln Aachen, và 07 Bạn Trẻ thuộc Cộng đoàn Tây Ban Nha, ở nhà thờ Maria Rosenkranz Duesseldorf.
Xem Hình
Dịp này Đức Cha Toma Vũ đình Hiệu, Giám mục giáo Phận Bùi Chu, trên đường tham dự hội nghị bên Roma và Pháp ghé thăm Giáo Đoàn.
Người giáo dân nơi đây rất vui mừng hân hạnh được đón tiếp Đức Cha Toma Hiệu đến thăm. Ngài cùng dâng Thánh lễ chung. Và thật bất ngờ, chan chứa niềm vui mừng cùng cảm động là Đức Cha Ansgar Puff đã ngỏ lời mời ngài cùng ban Bí tích Thêm Sức, mỗi Đức Cha cho 45 em. Như thế chưa có lễ ban Bí Tích Thêm sức nào có hai Đức Giám Mục cùng ban Bí tích này xưa nay cả.
Bí tích Thêm Sức là Bí tích Đức Chúa Thánh Thần ngự xuống ban ơn củng cố tâm hồn đời sống đức tin cho Bạn trẻ đã lãnh nhận, mà họ ngày còn thơ bé đã nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội.
Người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức được xức dầu Thánh trên trán như dấu ấn tín nhận lãnh những ân đức của Đức Chúa Thánh thần.
Trong thời thượng cổ, người Hy lạp và người Rôma cũng được đóng con dấu ấn chìm lặn trên thân thể. Dấu hiệu này nói lên họ thuộc về Thần Thánh, và như thế được Thần Thánh che chở gìn giữ. Người Do Thái cũng biết đến cùng công nhận dấu ấn là dấu hiệu của gìn giữ bảo vệ.
Người tín hữu Chúa Kitô thuở ban đầu đã nhận Thánh gía là dấu ấn của mình. Nhiều người vẽ khắc ghi hình Thánh gía trên trán, để cho biết họ thuộc về Thiên Chúa, không ai là con người có uy quyền sức mạnh gì trên họ nữa.
Cũng vậy với dấu ấn Chúa Thánh Thần của Bí tích Thêm Sức là một dấu chỉ nói lên, người đã nhận lãnh Bí tích Thêm sức thuộc về Thiên Chúa. Và Thiên Chúa qua dấu ấn của Chúa Thánh Thần củng cố tâm hồn đức tin họ thêm vững mạnh, gìn giữ cùng giúp tinh thần vượt qua những thử thách cám dỗ nghiêng hướng về sự dữ, sự xấu trong đời sống.
Ấn tín ngày chịu phép Bí tích Thêm sức được khắc ghi trên trán, trong tâm hồn bằng Dầu Thánh Chrisam. Dầu Thánh Chrisam được pha trộn chung của dầu cây Oliu và chất Balsamum.
Dầu Oliu được trộn chung với Balsamum. Chất Balsamum là tinh chất hương thơm lấy từ nhiều loại thảo mộc. Chất Balsamum trong thời thượng cổ trộn chung với dầu oliu trở thành một chất mỹ phẩm để trang điểm sắc đẹp (Kosmetikum).
Dầu Oliu trộn chung với Balsamum có tên chữ mới „Chrisam“. Chữ này nhắc nhớ đến Chúa Giêsu Kitô (Christus).
Dầu Chrisam nhắc tưởng nhớ đến hương thơm tình yêu của Chúa Kitô chiếu tỏa trong tâm hồn đời sống người được xức dầu Chrisam.Và qua đó đời sống đức tin của người lãnh nhận Bí Tích Thêm sức có niềm vui tươi phấn khởi làm chứng cho Thiên Chúa đến mọi biên giới bờ cõi trong đời sống.
Trong Hội Thánh Công Giáo có bảy Bí Tích -
Đức Chúa Thánh Thần ban bảy ơn của Người ban cho tâm hồn con người khi họ nhận lãnh Bí Tích Thêm sức.
Lần này 90 Bạn trẻ chịu Bí tích Thêm sức đến từ bảy Cộng đoàn: Duesseldorf, Koeln, Bonn, Krefeld, Neuss, Erftstadt và spanische Gemeinde.
Và trên bàn thờ có hai Đức Giám Mục: Đức Cha Puff, và Đức Cha Toma Hiệu cùng năm linh mục: Cha Frank Heidkamp,Cha Marcello, Cha Giuse Việt, Cha Giuse Thắng và cha Daminh Long cùng dâng thánh lễ, tất cả là bảy vị.
Ngoài 90 Bạn Trẻ Thêm Sức cùng cha mẹ đỡ đầu cho các em, còn có cha mẹ, anh chị em, bạn bè thân nhân các em, và hai ca đoàn tổng hợp và Bạn Trẻ Ánh sáng Hy vọng của Giáo đoàn. Nên số người tham dự tham Thánh lễ vượt trên con số 800 người đứng ngồi chật kín khắp các góc cùng lối đi trong thánh đường.
Dịp này Ông Bà Giuse và Maria Lê văn Ninh mừng kỷ niện 70 năm lễ thành hôn 1944 - 1914. Đức Cha Toma Hiệu đã ban phép lành cho hai Ông Bà và trao tặng Phép Lành Tòa Thánh mừng Ông Bà dịp kỷ niệm vui mừng thánh đức hiếm có như thế này.
Đức Cha Toma Vũ đình Hiệu, là Giám mục phụ trách Caritas của hội Đồng giám mục Việt Nam,. Nên dịp này mọi người giáo dân trong Giáo Đoàn cùng chung tay với ngài giúp việc bác ái Caristas cho những người cần giúp đỡ bên quê nhà Việt Nam.
Sau thánh lễ có tiệc mừng các Bạn Trẻ mới chịu bí tích Thêm Sức cùng chào mừng Đức Cha Toma Vũ đình Hiệu và Đức Cha Ansgar Puff bằng bữa tiệc nhỏ với hai con heo quay.
Xin chúc mừng các Bạn Trẻ mới được chịu bí tích Thêm Sức. Đức Chúa Thánh Thần là sức sống, là niềm vui phấn khởi vươn lên cho tuổi trẻ thanh xuân.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hình Ảnh ngày Lễ Thêm sức: www.flickt.com/photos/84388284@N06/
Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình Mỹ Tho tổ chức văn nghệ mừng Trung Thu
Nhật Hoa
17:21 08/09/2014
GIÁO XỨ NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH (GP.MỸ THO) TỔ CHỨC ĐÊM VĂN NGHỆ
‘VUI TRUNG THU CÙNG GIÊSU’
Hòa với niềm vui của các em thiếu nhi trrong toàn giáo phận, giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình – giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức chương trình vui chơi văn nghệ, phát quà trung thu để các em thiếu nhi trong giáo xứ có được niềm vui, hạnh phúc trong ngày Tết của mình.
Xem Hình
Tối 7/9/2014, vào lúc 19 giờ trong Thánh đường giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình đã diễn ra đêm văn nghệ với chủ để ‘Vui Trung Thu Cùng Giêsu’. Tham dự đêm văn nghệ có quý Cha và hơn một ngàn thiếu nhi cùng giáo dân trong giáo xứ.
Dưới đây là những hình ảnh mà chúng tôi đã ghi nhận trong đêm văn nghệ ấm áp và đầy ấp tiếng cười này
Nhật Hoa
‘VUI TRUNG THU CÙNG GIÊSU’
Hòa với niềm vui của các em thiếu nhi trrong toàn giáo phận, giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình – giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức chương trình vui chơi văn nghệ, phát quà trung thu để các em thiếu nhi trong giáo xứ có được niềm vui, hạnh phúc trong ngày Tết của mình.
Xem Hình
Tối 7/9/2014, vào lúc 19 giờ trong Thánh đường giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình đã diễn ra đêm văn nghệ với chủ để ‘Vui Trung Thu Cùng Giêsu’. Tham dự đêm văn nghệ có quý Cha và hơn một ngàn thiếu nhi cùng giáo dân trong giáo xứ.
Dưới đây là những hình ảnh mà chúng tôi đã ghi nhận trong đêm văn nghệ ấm áp và đầy ấp tiếng cười này
Nhật Hoa
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xứ Gia Cốc
BTT Hố Nai
17:48 08/09/2014
HỐ NAI - Sáng thứ Hai, ngày 08.9.2014, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc về kinh lý mục vụ và ban phép thêm sức cho 65 em thiếu nhi giáo xứ Gia Cốc, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc.
Hình ảnh
Cùng dâng lễ với Đức Cha, có Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Cha Đaminh Bùi Văn Án, Quản hạt Hố Nai, quý Cha trong hạt. Tham dự lễ có quý tu sĩ, quý phụ huynh, quý khách và cộng đoàn phụng vụ trong giáo xứ.
Giáo Xứ Gia Cốc hân hoan vui mừng ba trong một hôm nay là: Tạ ơn Chúa mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ, mừng khánh thành và làm phép thánh hóa đất nghĩa trang giáo xứ, và mừng vị chủ chăn giáo phận về kinh lý mục vụ.
Trong ít phút gặp gỡ và nghe tường trình của hội đồng mục vụ, Đức Cha giáo phận vui mừng tuyên dương và trân trọng khen ngợi những cố gắng của mọi thành phần, mọi người đã hy sinh đóng góp cho công việc phát triển mở mang giáo xứ, nhất là biết cộng tác với Cha xứ làm cho cộng đoàn Giáo xứ trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất, cùng nhau thăng tiến trên đường nhân đức.
Kế đến là Đức Cha và mọi người tiến ra phần đất nghĩa trang mới, Đức Cha cắt băng khánh thành và cử hành nghi thức làm phép thánh hóa. Khuôn viên đất nghĩa trang bằng phẳng đẹp, được bao quanh bởi 42 ô trang trí đẹp mắt, trong mỗi ô đó chứa 12 quách tro cốt của những người quá cố trong giáo xứ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha chia sẻ với cộng đồng phụng vụ: “Trong niềm vui mừng hôm nay, giáo xứ chúng ta dâng lên Chúa lời tạ ơn, nhờ Đức Trinh Nữ Maria, ngày sinh nhật của Ngài. Tạ ơn Chúa vì muôn vàn ơn lành Chúa đã ban cho giáo xứ Gia Cốc, một giáo xứ nhỏ nhất trong hạt Hố Nai trước đây, lúc đầu chỉ gần sáu trăm người, mà hôm nay đã gần ba ngàn người, một sự phát triển rất mạnh mẽ, chẳng những về nhân sự, về cơ sở, về con người; đấy là điều mà Chúa ban cho chúng ta.
Nhờ lòng nhiệt thành của cha xứ, của ban hành giáo và của từng người trong giáo xứ Gia Cốc, để có sự phát triển đó, nhất là lòng nhiệt thành trong việc loan báo Tin Mừng. Mỗi năm có tới hàng trăm người trở về với Chúa, đó là một điều đáng khích lệ. Chúng ta tạ ơn Chúa, và đặc biệt hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho các em lãnh nhận bí tích thêm sức, để các em được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, đồng thời cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta noi gương Đức Maria biết sống đạo giới thiệu Chúa cho mọi người, để nhờ gương sáng của đời sống, nhiều người được biết Chúa.
Chúng ta cầu xin Chúa ban bình an và ơn bội hậu cho những ân nhân của chúng ta, trong việc đóng góp xây dựng và sửa chữa giáo xứ trong quá khứ, hôm nay và tương lai, để giáo xứ chúng ta thật sự là nơi phát triển về lòng đạo đức như lòng Chúa mong muốn”.
Trước khi nhận phép lành kết lễ, Cha xứ Raymunđô Trần Quốc Thắng, lên dâng lời cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, Cha Quản Hạt và Quý Cha, lời cảm ơn đến quý chức, quý đoàn hội các giới, và mọi người.
Tiếp theo là lời cảm ơn của quý vị ban hành giáo dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Đức Ông, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố, quý chức, quý đoàn hội các giới các đoàn thể, quý ân nhân gần xa trong ngoài nước và mọi người đã cầu nguyện, góp phần hình thành, xây dựng giáo xứ trong suốt 60 năm qua.
Đức Cha ban huấn từ, Ngài tuyên dương và dí dỏm khen ngợi tất cả mọi người tham dự lễ hôm nay ai cũng mặc đẹp như các “bộ trưởng” (mọi người cười òa, vỗ tay vang dội) và Ngài trao tặng lại những bó hoa tươi thắm đến cha xứ, đến quý vị ban hành giáo, hòa với tràng pháo tay rộn rã vui mừng của đoàn con Giáo xứ Gia Cốc.
Các nghi thức trong buổi lễ diễn ra thật nghiêm trang tốt đẹp, các đoàn hội các giới như gia trưởng, hiền mẫu, thiếu nhi, ban trật tự, ban tiếp tân… ai nấy cũng niềm nở vui tươi, ân cần tiếp đón và hướng dẫn quý khách đến tham dự, cũng như ca đoàn hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt mến hướng tâm hồn về lễ thánh.
Xin hiệp lời hân hoan chúc mừng cha xứ, quý chức và cộng đoàn Giáo xứ Gia Cốc tràn đầy niềm vui tạ ơn hồng ân Chúa.
Đôi dòng lịch sử Giáo xứ Gia Cốc.
Năm 1954, Cha Đaminh Phạm Khắc Hiếu dẫn 50 gia đình Công Giáo đến lập nghiệp tại khu vực suối Máu - Hố Nai, cách trung tâm tỉnh Biên Hòa 6 cây số và thành lập ra Giáo xứ Gia Cốc.
Giáo xứ Gia Cốc có diện tích rộng 2,5 cây số vuông. Đông giáp xứ Ba Đông, Kim Bích; Tây giáp xứ Thái Hiệp, Xuân Hòa; Nam giáp xứ Gia Viên; Bắc giáp xứ Thái An.
Thánh bổn mạng giáo xứ là: Đức Mẹ Vô Nhiễm (8/12).
Hiện nay, giáo xứ có 565 gia đình Công Giáo, gồm 2.485 giáo dân
Thời gian đầu, Cha Đaminh cùng với giáo dân dựng một nhà nguyện bằng bạt làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Bảy năm sau, Cha Đaminh và cộng đoàn Gia Cốc xây nhà thờ mới với kích thước 8m x 21m để có nơi xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa.
Trong thời gian quản nhiệm Giáo xứ Gia Cốc (1976 -1998), Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Bình (Chánh xứ Kim Bích) đã giúp cộng đoàn lớn lên trong tình mến. Năm 1998, Cha Gioan Baotixita đã xây nhà xứ mới cho đến nay.
Ngày 09.09.1999, Cha Đaminh Nguyễn Văn Tòng, Chánh xứ Ba Đông, thay thế Cha Gioan Baotixita quản nhiệm Giáo xứ.
Ngày 31.12.2000, Cha Đaminh đã cùng với cộng đoàn Gia Cốc khởi công xây nhà thờ mới và hoàn thành vào ngày 15.04.2001. Cha Đaminh đã lập nên các tổ Mân Côi làm cho các sinh hoạt của Giáo xứ thêm sống động.
Ngày 09.01.2010, Cha Raymunđô Trần Quốc Thắng được bổ nhiệm coi sóc Giáo xứ Gia Cốc. Bên cạnh việc hướng dẫn đời sống đức tin cho cộng đoàn, Cha đã cùng với giáo dân nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng: xây cầu, mở đường, xây nhà giáo lý, sửa cung thánh, mở rộng công viên Giáo xứ.
Ngày 26.07.2013, Cha Raymunđô và cộng đoàn đại tu nhà thờ phù hợp với nhu cầu mục vụ hiện nay. Nhờ ơn Chúa giúp và tinh thần hăng say phục vụ của Cha Raymunđô, các sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ Gia Cốc ngày thêm phong phú và đời sống đức tin ngày càng thăng tiến.
Hình ảnh
Cùng dâng lễ với Đức Cha, có Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Cha Đaminh Bùi Văn Án, Quản hạt Hố Nai, quý Cha trong hạt. Tham dự lễ có quý tu sĩ, quý phụ huynh, quý khách và cộng đoàn phụng vụ trong giáo xứ.
Giáo Xứ Gia Cốc hân hoan vui mừng ba trong một hôm nay là: Tạ ơn Chúa mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ, mừng khánh thành và làm phép thánh hóa đất nghĩa trang giáo xứ, và mừng vị chủ chăn giáo phận về kinh lý mục vụ.
Trong ít phút gặp gỡ và nghe tường trình của hội đồng mục vụ, Đức Cha giáo phận vui mừng tuyên dương và trân trọng khen ngợi những cố gắng của mọi thành phần, mọi người đã hy sinh đóng góp cho công việc phát triển mở mang giáo xứ, nhất là biết cộng tác với Cha xứ làm cho cộng đoàn Giáo xứ trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất, cùng nhau thăng tiến trên đường nhân đức.
Kế đến là Đức Cha và mọi người tiến ra phần đất nghĩa trang mới, Đức Cha cắt băng khánh thành và cử hành nghi thức làm phép thánh hóa. Khuôn viên đất nghĩa trang bằng phẳng đẹp, được bao quanh bởi 42 ô trang trí đẹp mắt, trong mỗi ô đó chứa 12 quách tro cốt của những người quá cố trong giáo xứ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha chia sẻ với cộng đồng phụng vụ: “Trong niềm vui mừng hôm nay, giáo xứ chúng ta dâng lên Chúa lời tạ ơn, nhờ Đức Trinh Nữ Maria, ngày sinh nhật của Ngài. Tạ ơn Chúa vì muôn vàn ơn lành Chúa đã ban cho giáo xứ Gia Cốc, một giáo xứ nhỏ nhất trong hạt Hố Nai trước đây, lúc đầu chỉ gần sáu trăm người, mà hôm nay đã gần ba ngàn người, một sự phát triển rất mạnh mẽ, chẳng những về nhân sự, về cơ sở, về con người; đấy là điều mà Chúa ban cho chúng ta.
Nhờ lòng nhiệt thành của cha xứ, của ban hành giáo và của từng người trong giáo xứ Gia Cốc, để có sự phát triển đó, nhất là lòng nhiệt thành trong việc loan báo Tin Mừng. Mỗi năm có tới hàng trăm người trở về với Chúa, đó là một điều đáng khích lệ. Chúng ta tạ ơn Chúa, và đặc biệt hôm nay chúng ta cầu xin Chúa cho các em lãnh nhận bí tích thêm sức, để các em được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, đồng thời cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta noi gương Đức Maria biết sống đạo giới thiệu Chúa cho mọi người, để nhờ gương sáng của đời sống, nhiều người được biết Chúa.
Chúng ta cầu xin Chúa ban bình an và ơn bội hậu cho những ân nhân của chúng ta, trong việc đóng góp xây dựng và sửa chữa giáo xứ trong quá khứ, hôm nay và tương lai, để giáo xứ chúng ta thật sự là nơi phát triển về lòng đạo đức như lòng Chúa mong muốn”.
Trước khi nhận phép lành kết lễ, Cha xứ Raymunđô Trần Quốc Thắng, lên dâng lời cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, Cha Quản Hạt và Quý Cha, lời cảm ơn đến quý chức, quý đoàn hội các giới, và mọi người.
Tiếp theo là lời cảm ơn của quý vị ban hành giáo dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Đức Ông, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố, quý chức, quý đoàn hội các giới các đoàn thể, quý ân nhân gần xa trong ngoài nước và mọi người đã cầu nguyện, góp phần hình thành, xây dựng giáo xứ trong suốt 60 năm qua.
Đức Cha ban huấn từ, Ngài tuyên dương và dí dỏm khen ngợi tất cả mọi người tham dự lễ hôm nay ai cũng mặc đẹp như các “bộ trưởng” (mọi người cười òa, vỗ tay vang dội) và Ngài trao tặng lại những bó hoa tươi thắm đến cha xứ, đến quý vị ban hành giáo, hòa với tràng pháo tay rộn rã vui mừng của đoàn con Giáo xứ Gia Cốc.
Các nghi thức trong buổi lễ diễn ra thật nghiêm trang tốt đẹp, các đoàn hội các giới như gia trưởng, hiền mẫu, thiếu nhi, ban trật tự, ban tiếp tân… ai nấy cũng niềm nở vui tươi, ân cần tiếp đón và hướng dẫn quý khách đến tham dự, cũng như ca đoàn hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt mến hướng tâm hồn về lễ thánh.
Xin hiệp lời hân hoan chúc mừng cha xứ, quý chức và cộng đoàn Giáo xứ Gia Cốc tràn đầy niềm vui tạ ơn hồng ân Chúa.
Đôi dòng lịch sử Giáo xứ Gia Cốc.
Năm 1954, Cha Đaminh Phạm Khắc Hiếu dẫn 50 gia đình Công Giáo đến lập nghiệp tại khu vực suối Máu - Hố Nai, cách trung tâm tỉnh Biên Hòa 6 cây số và thành lập ra Giáo xứ Gia Cốc.
Giáo xứ Gia Cốc có diện tích rộng 2,5 cây số vuông. Đông giáp xứ Ba Đông, Kim Bích; Tây giáp xứ Thái Hiệp, Xuân Hòa; Nam giáp xứ Gia Viên; Bắc giáp xứ Thái An.
Thánh bổn mạng giáo xứ là: Đức Mẹ Vô Nhiễm (8/12).
Hiện nay, giáo xứ có 565 gia đình Công Giáo, gồm 2.485 giáo dân
Thời gian đầu, Cha Đaminh cùng với giáo dân dựng một nhà nguyện bằng bạt làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Bảy năm sau, Cha Đaminh và cộng đoàn Gia Cốc xây nhà thờ mới với kích thước 8m x 21m để có nơi xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa.
Trong thời gian quản nhiệm Giáo xứ Gia Cốc (1976 -1998), Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Bình (Chánh xứ Kim Bích) đã giúp cộng đoàn lớn lên trong tình mến. Năm 1998, Cha Gioan Baotixita đã xây nhà xứ mới cho đến nay.
Ngày 09.09.1999, Cha Đaminh Nguyễn Văn Tòng, Chánh xứ Ba Đông, thay thế Cha Gioan Baotixita quản nhiệm Giáo xứ.
Ngày 31.12.2000, Cha Đaminh đã cùng với cộng đoàn Gia Cốc khởi công xây nhà thờ mới và hoàn thành vào ngày 15.04.2001. Cha Đaminh đã lập nên các tổ Mân Côi làm cho các sinh hoạt của Giáo xứ thêm sống động.
Ngày 09.01.2010, Cha Raymunđô Trần Quốc Thắng được bổ nhiệm coi sóc Giáo xứ Gia Cốc. Bên cạnh việc hướng dẫn đời sống đức tin cho cộng đoàn, Cha đã cùng với giáo dân nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng: xây cầu, mở đường, xây nhà giáo lý, sửa cung thánh, mở rộng công viên Giáo xứ.
Ngày 26.07.2013, Cha Raymunđô và cộng đoàn đại tu nhà thờ phù hợp với nhu cầu mục vụ hiện nay. Nhờ ơn Chúa giúp và tinh thần hăng say phục vụ của Cha Raymunđô, các sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ Gia Cốc ngày thêm phong phú và đời sống đức tin ngày càng thăng tiến.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mấy suy nghĩ nhân nửa thế kỷ thông cáo 14-6-1965 của HĐGMVN
Phạm Huy Thông
17:32 08/09/2014
Mấy suy nghĩ nhân nửa thế kỷ thông cáo 14-6-1965 của HĐGMVN
Kể từ ngày HĐGMVN ra Thông cáo ngày 14-6-1965 về việc tôn kính tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ đến nay đã tròn nửa thế kỷ. Bản Thông cáo là việc tiếp nối đề nghị của HĐGMVN xin áp dụng Huấn thị Plane compertum est ngày 8-12-1939 và đã được Tòa thánh chấp thuận ngày 20-10-1964. Bản Thông cáo không những chấm dứt những hệ lụy tranh cãi về Nghi lễ Trung Hoa kéo dài 294 năm kể từ năm 1645 khi Đức Innocentê X ra sắc lệnh cấm các nghi lễ cúng bái tổ tiên và Đức Khổng tử đến năm 1939 khi Huấn thị Plane compertum est được ban hành mà còn tháo gỡ rào cản cho người ngoại giáo Việt Nam đến với đạo Công Giáo và cho người Công Giáo Việt Nam khỏi xa lạ với công đồng. Nhân dịp này, chúng tôi muốn nêu mấy suy nghĩ xung quanh việc thực thi Thông cáo này.
1. Trước hết, chúng tôi nghĩ, không phải như một vài người tố cáo rằng, do thiệt hại quá lớn về sự “tử đạo” của hàng chục, hàng trăm ngàn tín hữu ở châu Á vì sự cứng nhắc và bảo thủ của Vatican mới làm cho Tòa thánh buộc phải thay đổi lập trường về vấn đề này. Chúng ta biết rằng, ngay từ khi thành lập 2 giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài ở Việt Nam năm 1659, Tòa thánh đã gửi hai Giám mục đầu tiên đến Việt Nam là Francois Paullu và Lambert de la Motte bản Monita ad Misinarios ( Nhắn nhủ các Thừa sai) mà ta quen gọi tắt là bản Monita. Bản Monita đầy tinh thần hội nhập văn hóa mà sau 300 năm Công đồng Vatican 2 mới đề cập đến. Tòa thánh dặn dò các Giám mục :
“ Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa của họ trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý và bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha, Ý hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á Đông chăng? Không phải mang thứ ấy cho họ mà là chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không phạm đến nghi lễ, tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác” (1).
Như vậy Tòa thánh không phải bảo thủ và áp đặt văn hóa cho các quốc gia. Nhưng tại sao tinh thần hội nhập này không được phổ biến và thực thi trên thế giới cũng như Việt Nam vào lúc bấy giờ thì đó lại là một chuỗi nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như tình hình thực tế.
Cũng không phải mãi sau Huấn thị Plane compertum est năm 1939, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới hội nhập văn hóa dân tộc. Các ghi chép của giáo sĩ truyền giáo buổi đầu cho biết, ngay từ khi đạo Công Giáo có mặt ở Thăng Long- Kẻ Chợ ở thế kỷ XVII, các tín hữu đã biết dùng lá dừa thay lá ôliu trong ngày lễ Lá, biết cắm cây nêu trong ngày tết cổ truyền nhưng có đính Thánh giá bên trên, biết dùng thể thơ lục bát để diễn tả Kinh thánh và nhiều người Việt Nam đã cộng tác với các giáo sĩ để latinh hóa chữ Việt để tạo ra chữ quốc ngữ tuyệt vời vẫn dùng là chữ viết cho dân tộc đến hôm nay. Một số giáo sĩ khi đến truyền giáo ở việt Nam đã rất tôn trọng phong tục tập quán của địa phương. Linh mục Martini đã tường thuật cha Bề trên Onofre Borges đến tham dự lễ giỗ chúa Trịnh Tráng do Trịnh tạc tổ chức đêm 29-12-1657:
“ Cha Bề trên tôn trọng phong tục địa phương, giữ đúng nghi lễ Việt Nam, đi chân không, mặc áo thụng đen, đầu đội mũ lục lăng cùng màu đen như áo thụng, phục sát đất theo kiểu Việt Nam, làm chúa Trịnh rất hài lòng, liền truyền cho nổi nhạc lên, như khi chúa Trịnh vừa bái lạy xong. Mọi người đều bỡ ngỡ, cho rằng nhà vương đã ban cho cha một chức tước nào trổi vượt” (2).
Alexandre de Rhodes cũng bàn khá nhiều về nghi lễ thờ cúng tổ tiên và khẳng định:
“ Tôi đã thuật lại những nghi thức khá dài trong cuốn Histoire du royaume de Tunquin; thực ra có vài nghi thức, nếu người Kitô hữu thực hiện, thì không thể không mắc tội, còn phần nhiều đều vô tội, và chúng tôi nhận đinh rằng, người ta có thể giữ lại các nghi thức ấy mà không can hệ gì đến Đạo thánh” (3).
Ngay Đức Giám Mục Bá Đa Lộc cũng không tán thành việc cấm đoán nghi lễ tôn kính tổ tiên và bảo vệ nghi lễ ấy của người bản xứ. Đức Giám Mục viết:
“Tất cả những gì người ta nói về cách thức vái lạy người chết, sự thờ cúng ngẫu tượng (culte d’idonatrie) mà người ta gán cho sự vái lạy đó là sự lố bịch, không thể chấp nhận được với những ai từng sống ở xứ này. Các vị tông đồ và những ai từng sống ở xứ này không hề chê trách các tục lệ của các xứ họ mà họ đến giảng đạo… Xin hãy báo cho Giáo Hội rằng cho đến lúc lâm chung, Giám mục vẫn luôn giữ các ý kiến của mình về sự quỳ lạy trước linh cữu cha mẹ của người Á Đông” (4).
2. Có khá nhiều ý kiến lý giải việc cấm đạo Công Giáo của nhà Nguyễn. Một tác giả viết:
“Các vua Việt Nam cấm đạo không phải vì cuồng tín nhưng vì các ông muốn bảo tồn nền thống nhất quốc gia về tinh thần và chính trị. Việc người Công Giáo không thờ cúng tổ tiên làm thương tổn đến nền thống nhất tinh thần ấy. Các thừa sai đã khuyến khích các giáo hữu tân tòng đứng lên chống chính quyền để lập nên một chính phủ phò Công Giáo” (5).
Một tác giả khác là Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” viết:
“Giatô giáo không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên thì thật là bất trung, bất hiếu quá đáng” (6).
Nói Công Giáo không tôn kính ông bà, tiên tổ là không chính xác. Đạo Công Giáo quy định điều 4 trong Thập điều là “hiếu thảo với cha mẹ”. Sự hiếu thảo ở đây không chỉ là lúc cha mẹ qua đời mà cả khi sống nữa. Trong lịch Phụng vụ có hẳn tháng 11 để cầu nguyện cho người quá cố và trong 3 ngày tết cũng có ngày cầu nguyện cho tổ tiên. Trong bài học đầu tiên của tân tòng, các giáo sĩ đã dạy:
“Bây giờ ta phải hay có ba Đấng bề trên, gọi là ba cha ta phải thờ. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta…Vì chưng ta có cha mẹ thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ. Ta chịu ơn cha mẹ vì có chịu thai mà ta ở trong lòng 9 tháng 10 ngày, chịu khốn khó mà đẻ ta đoạn, ba năm bú mớm. Có khi thì mẹ cất của miệng mình mà cho con ăn, cũng có khi mẹ ăn miếng đắng mà miếng ngon để dành cho con. Lại có khi mẹ nằm chốn ướt mà chỗ ráo để con nằm. Cha đẻ con đoạn thì lo nuôi nấng. Vì vậy có khi thì cha thức sớm chẳng ngủ mà làm nghề nọ nghề kia, chạy ngược chạy xuôi kiếm của mà nuôi con. Thật con thảo kính cha mẹ thì thậm phải, ví bằng con cái chẳng thảo kính , chẳng khứng vâng phép cha mẹ, thật thì có tội trọng” (7).
Người Công Giáo vẫn hiếu thảo với ông bà cha mẹ nhưng cách thể hiện nhất là sau khi cha mẹ qua đời có khác với tín ngưỡng truyền thống và các tôn giáo khác nhưng đây không phải là lý do cơ bản dẫn đến chính sách cấm đạo như nhiều người nói. Chính khi xuất hiện một tôn giáo khác với tôn giáo mà vua chúa đang theo mới là lý do quyết định dẫn đến xung đột. Giáo sư Triết học người Chi Lê S.V Rojo khi nghiên cứu các tôn giáo ở phương Đông đã rất có lý khi kết luận:
“Bởi vì ở đây vẫn luôn ngự trị đạo của vua phải là đạo của cả nước (cuius regio, eius religio). Chuẩn ở đây là tôn giáo của thần dân phải là tôn giáo của quân vương. Phát thệ một đức tin tôn giáo nào đó thay vì một đức tin tôn giáo khác sẽ kéo theo một nội hàm chính trị tức thời” (8).
3. Khi hội nhập với văn hóa dân tộc Việt, đạo Công Giáo đã biến đổi từ một tôn giáo xa lạ trở thành một tôn giáo gần gũi với cộng đồng. Từ Phụng vụ đến nghi lễ, lối sống đạo của người Công Giáo, từ văn học nghệ thuật, báo chí Công Giáo đến tập tục ở những làng đạo đều có thể thấy bóng dáng văn hóa Việt nhưng cũng mang những nét rất riêng của Công Giáo.
Về kiến trúc: Những ngôi nhà thờ đá Phát Diệm, nhà thờ gỗ Kon Tum thậm chí những nhà thờ mới xây dựng gần đây như nhà thờ Cửa Nam (Lạng Sơn) hay nhà thờ Cam Ly ( Đà Lạt), nhà thờ Pleichuet (Gia Lai) … thấy thấp thoáng đâu đó mái đình, chùa quen thuộc, rồi những nét kiến trúc của đồng bào các dân tộc thiểu số với nhiều bản sắc văn hóa. Về âm nhạc, khi nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh ra đời thánh 7-1945 với tuyên ngôn “Về nội dung, phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc, về nghệ thuật lấy dân ca cổ truyền làm cấu trúc âm thanh” thì thánh nhạc Việt Nam không chỉ có các bản tiếng Việt và nhiều bản cũng rất đặc sắc có thể sánh với thế giới như bản Đêm đông của Hải Linh hay Kinh hòa bình của Kim Long. Bây giờ trong thánh nhạc có thể thấy đủ làn điệu dân ca từ quan họ Bắc Ninh, hát then xứ Lạng, hò Huế, dân ca Nam Bộ và cả những giai điệu Jarai bốc lửa vùng Tây Nguyên nữa. Về hội họa qua đạo Công Giáo, người dân Việt được biết nhiều tác phẩm hội họa lừng danh trên thế giới như Bữa tiệc ly của L. de Vinci, Đức Mẹ đồng trinh của Rafael, bây giờ họ cũng bắt gặp những hình ảnh người Việt qua tranh tượng đạo từ bức sơn dầu Đức Mẹ Việt Nam của Nam Phong đến bức sơn mài Giáng sinh của Nguyễn Gia Trí, từ pho tượng Đức Mẹ La Vang của Văn Nhân đến các bức tranh sơn dầu của Lê Văn Đệ, Nguyễn Thị Tâm…Nhìn bức tranh Madalena dưới chân Thập giá, người xem nhận ra ngay nữ thánh là phụ nữ Việt với mái tóc dài đổ trên bờ vai và đôi mắt mở to, phó thác dưới chân Thập giá. Còn nhìn ảnh Đức Mẹ Việt Nam dù không xem bản đồ Việt Nam dưới chân Đức Mẹ vẫn nhận ra hình ảnh bà mẹ Việt Nam với trang phục quý phái đang ru con ngủ trên vai. Bao bà mẹ vẫn ru con thao thức hàng đêm như thế.
Bây giờ quan sát một cuộc rước lễ của Công Giáo cũng không khác hội làng bao nhiêu. Cũng hội trống, hội trắc, cũng đoàn hội, các ông cũng áo the khăn xếp, các bà áo dài, nón lá hay ô dù, rồi kiệu đầu rồng, rồi lọng hình phượng… Cũng có chú hề nhảy múa với chiếc trống cái. Có khác là thêm hội kèn đồng mà thôi.
Người Công Giáo cố gắng Việt hóa đạo từ rất sớm. Bắt đầu từ những danh từ nước ngoài như Vincente gọi là Vinh Sơn, Benedicto gọi là Biển Đức. Nhiều giáo sĩ nước ngoài cũng “nhập gia tùy tục” đặt tên theo người Việt như Alexandre de Rhodes đặt là Đắc Lộ, Pigneau de Behaine đặt là Bá Đa Lộc và cả danh từ Deus gọi là Chúa Dêu hay Chúa Trời…
Chỉ nói riêng về văn học nghệ thuật, đạo Công Giáo cũng thành công trong việc không chỉ tạo ra đề tài phong phú cho văn nghệ sĩ nước ta cả Công Giáo và ngoài Công Giáo. Có tác giả đã thành danh không chỉ đề tài mà cả nghệ thuật nữa. Thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940) là ví dụ. Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã không tiéc lời ca ngợi:
“Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ như một du khách bỡ ngỡ không thể quỳ lạy với thi nhân. Nhưng lòng tôi có dửng dưng, trí tôi làm sao không ngợp vì cái vẻ huy hoàng, trang trọng, lung linh, huyền ảo của lâu đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng…Thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy đã chứng minh rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ”(9).
Những áng văn chương bất hủ như “Kinh cầu Đức Bà” (Kinh cầu chữ), những vãn Dâng hoa, vãn Hang đá, hàng triệu chữ Nôm của Maijorica, những ghi chép của Philipphê Bỉnh, rồi sau này những Sấm truyền ca, Tạo đoan kinh, Lập quốc kinh của linh mục Lữ Y Đoan (1613-1678), rồi Hiếu tự ca của linh mục Trần Lục…
Người Công Giáo cũng tạo riêng cho mình một kho tàng tục ngữ ca dao. Bất cứ vùng miền nào cũng có những đúc kết như vậy. Về kinh nghiệm thời tiết có câu:
- Lễ Ba Vua, chết cua, chết cá (6-1)
- Lễ Nến, Tết đến sau lưng.
Về kinh nghiệm sản xuất có câu:
- Lễ Rosa thì tra hạt bí (7-10)
- Lễ các Thánh thì đánh bí ra (1-11)
- Lễ các Thánh gánh mạ đi gieo
- Lễ Sinh Nhật giật mạ đi cấy (25-12)
Mỗi địa phương lại có những tổng kết riêng như vùng Bùi Chu có câu: “Cha Phú Nhai, khoai chợ Chùa”. Khoai chợ Chùa (Nam Trực, Nam Định) có tiếng là ngon và nhiều. Còn đất Phú Nhai thì có hơn 100 linh mục và 5 Giám mục quê ở đây. Tại Phát Diệm có câu: “Kinh cụ Thể, lễ cụ Sâm, mâm cụ Sáu, cháu cụ Thịnh” để nói về cụ Thể khảo kinh hôn phối rất chặt, lễ của cụ Sâm thì dài và buồn ngủ, mâm đồng của cha Trần Lục rất to, còn cháu chắt của cụ Thịnh thì rất đông. Hà Nội cũng có câu: “quan làng Vụ, cụ làng Báng” để nói đất phát quan là Vụ Bản, còn nơi có nhiều người đi tu thành linh mục là xứ Kẻ Báng…
4. Sau nửa thế kỷ thực hiện Thông báo ngày 14-6-1965 của Hội đồng GMVN, Giáo Hội Công Giáo đã thu được rất nhiều thành tựu đã từng bước xây dựng được Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chứ không phải Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách đố mà cần có sự chung tay của các nhà lịch sử, văn hóa, thần học, giáo lý, xã hội học…để giải quyết.
Trong xu thế hội nhập văn hóa, chúng ta đã Việt hóa đạo Công Giáo để vừa gần gũi, vừa đề cao người Việt nhưng nó sẽ đặt ra vậy lịch sử như thế nào? Chẳng hạn cứ mô tả Giáng sinh với Thánh Giuse là bác nông dân với bộ quần áo nâu, Đức Maria là phụ nữ Việt Nam với áo dài, khăn mỏ quạ bên cạnh đó là mấy con trâu, bò bên khóm tre xanh thì sau này trẻ em Việt Nam sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy Đức Giêsu sinh ra ở đâu? Việt Nam hay Belem? Về âm nhạc cũng thế. Có những làn điệu dân ca gắn với một sinh hoạt cộng đồng như quan họ là hát giao duyên nam nữ, bây giờ đặt lời Kinh thánh vào liệu có phù hợp và hát gì vẫn thấy bóng liền anh liền chị hiện ra.
Về trang phục của Chúa hay Đức Mẹ cũng vậy. Chúa Giêsu vốn rất hiền lành và khiêm nhường. Chúng ta cũng nói về Đức Mẹ như thế. Nhưng nhiều tranh, tượng ở Việt Nam hiện nay mặc trang phục cho Chúa như ông Vua, Đức Mẹ như Hoàng hậu với các quần áo, mũ miện quý phái, vàng bạc đầy người. Liệu làm như thế là tôn vinh hay làm xa cách với giáo dân. Một số nhà nghiên cứu khi đi cũng chúng tôi đến thăm La Vang và Trà Kiệu, họ nói Đức Mẹ Trà Kiệu gần dân hơn, khiêm tốn hơn. Dĩ nhiên, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thì bao gấm vóc, vàng bạc cũng chẳng tương xứng nhưng để Mẹ gần hơn, Chúa gần hơn với người nghèo khổ thì có cần phải như thế không?
Trong tương quan với các tôn giáo, trước đây chi có vài tôn giáo nên ứng xử cũng đơn giản hơn. Đạo Công Giáo trước đây cũng tạo ra lối sống đẹp “Sống đạo theo cung cách Việt Nam”. Tại các vùng xen kẽ giáo và lương trước đây được gọi là “làng xôi đỗ”. Một sản phẩm rất Việt, một ẩm thực ngon vì vừa có vị thơm của nếp, vừa có vị bùi của đỗ. Hai thực phẩm hòa quyện tạo ra sự quyến rũ, hấp dẫn. Không có tranh chấp, xung đột tôn giáo. Bây giờ, không chỉ có 2 tôn giáo là Công Giáo và Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cùng sinh hoạt trong cộng đồng thì xôi đỗ ấy phải có nhiều hương vị nữa thơm ngon, bổ dưỡng nữa. Từ chỗ coi các tôn giáo khác là đạo dối, là gian tà đến chỗ coi các tôn giáo là bạn là bước tiến rất dài nhưng mới chỉ dừng ở mức thăm hỏi nhau ngày lễ, tết hay để giáo dân cũng chung xây nhà thờ, đình chùa cũng là chưa phát huy được năng lực các tôn giáo trong việc cùng nhau giải quyết các vấn đề của xã hội. Mà làm được như vậy phải có các Hiệp hội các tôn giáo có chương trình hợp tác cao hơn, rộng hơn.
Khi kính nhớ các anh hùng liệt sĩ, có nhiều nảy sinh. Có những vị anh hùng liệt sĩ không ai nghi vấn như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi. Có những vị bị lịch sử tranh cãi là có công hay có tội hoặc có công bên “thắng cuộc” thì có tội bên “thua cuộc”. Bên Công Giáo rất hiếm tổ chức lễ cầu nguyện cho các liệt sĩ vì e ngại đụng đến chính trị. Nếu có được mời thì thụ động tham dự, còn ít khi chủ động? Bên đạo vẫn dạy: cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết. Vậy chúng ta có cầu nguyện cho họ như những kẻ đã qua đời được không?
Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng đức tin. Mọi sự hội nhập cũng phải trên nền tảng đó. Tuy nhiên, tôi vẫn ưa câu nói của Đức Phanxicô: “Tôi thích một Giáo Hội bầm tím và dơ dáy vì ở với người ngoài đường phố hơn là một Giáo Hội khỏe mạnh bị giam cầm vì chỉ bám lấy sự an toàn của riêng mình”.
Hà Nội, ngày 5-9-2014
Chú thích:
1-Dt “Sống đạo theo cung cách Việt Nam”, Kỷ yếu Tọa đàm Khoa học ở Huế năm 2004, Nxb Tôn giáo, 2004, tr.164
2-Marini: Histoire nouvelle et curieuse des royaumes de Tuquin et Lao, Paris 1666, p.324
3-A.de Rhodes: sđ d, Paris 1653, p.76-77
4- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.141-142
5- Le Thanh Khoi: Le Vietnam, Histoire et Civilisation, Paris 1955, p.340
6- Sđ d, Nxb Hà Nội 1966, tr.275
7- A. de Rhodes: Phép giảng tám ngày, Đại kết ấn hành 1993, tr.17,18,19.
8- Viện Nghiên cứu Tôn giáo: Về Tôn giáo, tập 1, Nxb KHXH 1994, tr.223
9- Hoài Thanh- Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học 1988, tr.206
Kể từ ngày HĐGMVN ra Thông cáo ngày 14-6-1965 về việc tôn kính tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ đến nay đã tròn nửa thế kỷ. Bản Thông cáo là việc tiếp nối đề nghị của HĐGMVN xin áp dụng Huấn thị Plane compertum est ngày 8-12-1939 và đã được Tòa thánh chấp thuận ngày 20-10-1964. Bản Thông cáo không những chấm dứt những hệ lụy tranh cãi về Nghi lễ Trung Hoa kéo dài 294 năm kể từ năm 1645 khi Đức Innocentê X ra sắc lệnh cấm các nghi lễ cúng bái tổ tiên và Đức Khổng tử đến năm 1939 khi Huấn thị Plane compertum est được ban hành mà còn tháo gỡ rào cản cho người ngoại giáo Việt Nam đến với đạo Công Giáo và cho người Công Giáo Việt Nam khỏi xa lạ với công đồng. Nhân dịp này, chúng tôi muốn nêu mấy suy nghĩ xung quanh việc thực thi Thông cáo này.
1. Trước hết, chúng tôi nghĩ, không phải như một vài người tố cáo rằng, do thiệt hại quá lớn về sự “tử đạo” của hàng chục, hàng trăm ngàn tín hữu ở châu Á vì sự cứng nhắc và bảo thủ của Vatican mới làm cho Tòa thánh buộc phải thay đổi lập trường về vấn đề này. Chúng ta biết rằng, ngay từ khi thành lập 2 giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài ở Việt Nam năm 1659, Tòa thánh đã gửi hai Giám mục đầu tiên đến Việt Nam là Francois Paullu và Lambert de la Motte bản Monita ad Misinarios ( Nhắn nhủ các Thừa sai) mà ta quen gọi tắt là bản Monita. Bản Monita đầy tinh thần hội nhập văn hóa mà sau 300 năm Công đồng Vatican 2 mới đề cập đến. Tòa thánh dặn dò các Giám mục :
“ Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa của họ trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý và bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha, Ý hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á Đông chăng? Không phải mang thứ ấy cho họ mà là chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không phạm đến nghi lễ, tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác” (1).
Như vậy Tòa thánh không phải bảo thủ và áp đặt văn hóa cho các quốc gia. Nhưng tại sao tinh thần hội nhập này không được phổ biến và thực thi trên thế giới cũng như Việt Nam vào lúc bấy giờ thì đó lại là một chuỗi nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như tình hình thực tế.
Cũng không phải mãi sau Huấn thị Plane compertum est năm 1939, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới hội nhập văn hóa dân tộc. Các ghi chép của giáo sĩ truyền giáo buổi đầu cho biết, ngay từ khi đạo Công Giáo có mặt ở Thăng Long- Kẻ Chợ ở thế kỷ XVII, các tín hữu đã biết dùng lá dừa thay lá ôliu trong ngày lễ Lá, biết cắm cây nêu trong ngày tết cổ truyền nhưng có đính Thánh giá bên trên, biết dùng thể thơ lục bát để diễn tả Kinh thánh và nhiều người Việt Nam đã cộng tác với các giáo sĩ để latinh hóa chữ Việt để tạo ra chữ quốc ngữ tuyệt vời vẫn dùng là chữ viết cho dân tộc đến hôm nay. Một số giáo sĩ khi đến truyền giáo ở việt Nam đã rất tôn trọng phong tục tập quán của địa phương. Linh mục Martini đã tường thuật cha Bề trên Onofre Borges đến tham dự lễ giỗ chúa Trịnh Tráng do Trịnh tạc tổ chức đêm 29-12-1657:
“ Cha Bề trên tôn trọng phong tục địa phương, giữ đúng nghi lễ Việt Nam, đi chân không, mặc áo thụng đen, đầu đội mũ lục lăng cùng màu đen như áo thụng, phục sát đất theo kiểu Việt Nam, làm chúa Trịnh rất hài lòng, liền truyền cho nổi nhạc lên, như khi chúa Trịnh vừa bái lạy xong. Mọi người đều bỡ ngỡ, cho rằng nhà vương đã ban cho cha một chức tước nào trổi vượt” (2).
Alexandre de Rhodes cũng bàn khá nhiều về nghi lễ thờ cúng tổ tiên và khẳng định:
“ Tôi đã thuật lại những nghi thức khá dài trong cuốn Histoire du royaume de Tunquin; thực ra có vài nghi thức, nếu người Kitô hữu thực hiện, thì không thể không mắc tội, còn phần nhiều đều vô tội, và chúng tôi nhận đinh rằng, người ta có thể giữ lại các nghi thức ấy mà không can hệ gì đến Đạo thánh” (3).
Ngay Đức Giám Mục Bá Đa Lộc cũng không tán thành việc cấm đoán nghi lễ tôn kính tổ tiên và bảo vệ nghi lễ ấy của người bản xứ. Đức Giám Mục viết:
“Tất cả những gì người ta nói về cách thức vái lạy người chết, sự thờ cúng ngẫu tượng (culte d’idonatrie) mà người ta gán cho sự vái lạy đó là sự lố bịch, không thể chấp nhận được với những ai từng sống ở xứ này. Các vị tông đồ và những ai từng sống ở xứ này không hề chê trách các tục lệ của các xứ họ mà họ đến giảng đạo… Xin hãy báo cho Giáo Hội rằng cho đến lúc lâm chung, Giám mục vẫn luôn giữ các ý kiến của mình về sự quỳ lạy trước linh cữu cha mẹ của người Á Đông” (4).
2. Có khá nhiều ý kiến lý giải việc cấm đạo Công Giáo của nhà Nguyễn. Một tác giả viết:
“Các vua Việt Nam cấm đạo không phải vì cuồng tín nhưng vì các ông muốn bảo tồn nền thống nhất quốc gia về tinh thần và chính trị. Việc người Công Giáo không thờ cúng tổ tiên làm thương tổn đến nền thống nhất tinh thần ấy. Các thừa sai đã khuyến khích các giáo hữu tân tòng đứng lên chống chính quyền để lập nên một chính phủ phò Công Giáo” (5).
Một tác giả khác là Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” viết:
“Giatô giáo không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên thì thật là bất trung, bất hiếu quá đáng” (6).
Nói Công Giáo không tôn kính ông bà, tiên tổ là không chính xác. Đạo Công Giáo quy định điều 4 trong Thập điều là “hiếu thảo với cha mẹ”. Sự hiếu thảo ở đây không chỉ là lúc cha mẹ qua đời mà cả khi sống nữa. Trong lịch Phụng vụ có hẳn tháng 11 để cầu nguyện cho người quá cố và trong 3 ngày tết cũng có ngày cầu nguyện cho tổ tiên. Trong bài học đầu tiên của tân tòng, các giáo sĩ đã dạy:
“Bây giờ ta phải hay có ba Đấng bề trên, gọi là ba cha ta phải thờ. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta…Vì chưng ta có cha mẹ thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ. Ta chịu ơn cha mẹ vì có chịu thai mà ta ở trong lòng 9 tháng 10 ngày, chịu khốn khó mà đẻ ta đoạn, ba năm bú mớm. Có khi thì mẹ cất của miệng mình mà cho con ăn, cũng có khi mẹ ăn miếng đắng mà miếng ngon để dành cho con. Lại có khi mẹ nằm chốn ướt mà chỗ ráo để con nằm. Cha đẻ con đoạn thì lo nuôi nấng. Vì vậy có khi thì cha thức sớm chẳng ngủ mà làm nghề nọ nghề kia, chạy ngược chạy xuôi kiếm của mà nuôi con. Thật con thảo kính cha mẹ thì thậm phải, ví bằng con cái chẳng thảo kính , chẳng khứng vâng phép cha mẹ, thật thì có tội trọng” (7).
Người Công Giáo vẫn hiếu thảo với ông bà cha mẹ nhưng cách thể hiện nhất là sau khi cha mẹ qua đời có khác với tín ngưỡng truyền thống và các tôn giáo khác nhưng đây không phải là lý do cơ bản dẫn đến chính sách cấm đạo như nhiều người nói. Chính khi xuất hiện một tôn giáo khác với tôn giáo mà vua chúa đang theo mới là lý do quyết định dẫn đến xung đột. Giáo sư Triết học người Chi Lê S.V Rojo khi nghiên cứu các tôn giáo ở phương Đông đã rất có lý khi kết luận:
“Bởi vì ở đây vẫn luôn ngự trị đạo của vua phải là đạo của cả nước (cuius regio, eius religio). Chuẩn ở đây là tôn giáo của thần dân phải là tôn giáo của quân vương. Phát thệ một đức tin tôn giáo nào đó thay vì một đức tin tôn giáo khác sẽ kéo theo một nội hàm chính trị tức thời” (8).
3. Khi hội nhập với văn hóa dân tộc Việt, đạo Công Giáo đã biến đổi từ một tôn giáo xa lạ trở thành một tôn giáo gần gũi với cộng đồng. Từ Phụng vụ đến nghi lễ, lối sống đạo của người Công Giáo, từ văn học nghệ thuật, báo chí Công Giáo đến tập tục ở những làng đạo đều có thể thấy bóng dáng văn hóa Việt nhưng cũng mang những nét rất riêng của Công Giáo.
Về kiến trúc: Những ngôi nhà thờ đá Phát Diệm, nhà thờ gỗ Kon Tum thậm chí những nhà thờ mới xây dựng gần đây như nhà thờ Cửa Nam (Lạng Sơn) hay nhà thờ Cam Ly ( Đà Lạt), nhà thờ Pleichuet (Gia Lai) … thấy thấp thoáng đâu đó mái đình, chùa quen thuộc, rồi những nét kiến trúc của đồng bào các dân tộc thiểu số với nhiều bản sắc văn hóa. Về âm nhạc, khi nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh ra đời thánh 7-1945 với tuyên ngôn “Về nội dung, phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc, về nghệ thuật lấy dân ca cổ truyền làm cấu trúc âm thanh” thì thánh nhạc Việt Nam không chỉ có các bản tiếng Việt và nhiều bản cũng rất đặc sắc có thể sánh với thế giới như bản Đêm đông của Hải Linh hay Kinh hòa bình của Kim Long. Bây giờ trong thánh nhạc có thể thấy đủ làn điệu dân ca từ quan họ Bắc Ninh, hát then xứ Lạng, hò Huế, dân ca Nam Bộ và cả những giai điệu Jarai bốc lửa vùng Tây Nguyên nữa. Về hội họa qua đạo Công Giáo, người dân Việt được biết nhiều tác phẩm hội họa lừng danh trên thế giới như Bữa tiệc ly của L. de Vinci, Đức Mẹ đồng trinh của Rafael, bây giờ họ cũng bắt gặp những hình ảnh người Việt qua tranh tượng đạo từ bức sơn dầu Đức Mẹ Việt Nam của Nam Phong đến bức sơn mài Giáng sinh của Nguyễn Gia Trí, từ pho tượng Đức Mẹ La Vang của Văn Nhân đến các bức tranh sơn dầu của Lê Văn Đệ, Nguyễn Thị Tâm…Nhìn bức tranh Madalena dưới chân Thập giá, người xem nhận ra ngay nữ thánh là phụ nữ Việt với mái tóc dài đổ trên bờ vai và đôi mắt mở to, phó thác dưới chân Thập giá. Còn nhìn ảnh Đức Mẹ Việt Nam dù không xem bản đồ Việt Nam dưới chân Đức Mẹ vẫn nhận ra hình ảnh bà mẹ Việt Nam với trang phục quý phái đang ru con ngủ trên vai. Bao bà mẹ vẫn ru con thao thức hàng đêm như thế.
Bây giờ quan sát một cuộc rước lễ của Công Giáo cũng không khác hội làng bao nhiêu. Cũng hội trống, hội trắc, cũng đoàn hội, các ông cũng áo the khăn xếp, các bà áo dài, nón lá hay ô dù, rồi kiệu đầu rồng, rồi lọng hình phượng… Cũng có chú hề nhảy múa với chiếc trống cái. Có khác là thêm hội kèn đồng mà thôi.
Người Công Giáo cố gắng Việt hóa đạo từ rất sớm. Bắt đầu từ những danh từ nước ngoài như Vincente gọi là Vinh Sơn, Benedicto gọi là Biển Đức. Nhiều giáo sĩ nước ngoài cũng “nhập gia tùy tục” đặt tên theo người Việt như Alexandre de Rhodes đặt là Đắc Lộ, Pigneau de Behaine đặt là Bá Đa Lộc và cả danh từ Deus gọi là Chúa Dêu hay Chúa Trời…
Chỉ nói riêng về văn học nghệ thuật, đạo Công Giáo cũng thành công trong việc không chỉ tạo ra đề tài phong phú cho văn nghệ sĩ nước ta cả Công Giáo và ngoài Công Giáo. Có tác giả đã thành danh không chỉ đề tài mà cả nghệ thuật nữa. Thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940) là ví dụ. Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã không tiéc lời ca ngợi:
“Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ như một du khách bỡ ngỡ không thể quỳ lạy với thi nhân. Nhưng lòng tôi có dửng dưng, trí tôi làm sao không ngợp vì cái vẻ huy hoàng, trang trọng, lung linh, huyền ảo của lâu đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng…Thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy đã chứng minh rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ”(9).
Những áng văn chương bất hủ như “Kinh cầu Đức Bà” (Kinh cầu chữ), những vãn Dâng hoa, vãn Hang đá, hàng triệu chữ Nôm của Maijorica, những ghi chép của Philipphê Bỉnh, rồi sau này những Sấm truyền ca, Tạo đoan kinh, Lập quốc kinh của linh mục Lữ Y Đoan (1613-1678), rồi Hiếu tự ca của linh mục Trần Lục…
Người Công Giáo cũng tạo riêng cho mình một kho tàng tục ngữ ca dao. Bất cứ vùng miền nào cũng có những đúc kết như vậy. Về kinh nghiệm thời tiết có câu:
- Lễ Ba Vua, chết cua, chết cá (6-1)
- Lễ Nến, Tết đến sau lưng.
Về kinh nghiệm sản xuất có câu:
- Lễ Rosa thì tra hạt bí (7-10)
- Lễ các Thánh thì đánh bí ra (1-11)
- Lễ các Thánh gánh mạ đi gieo
- Lễ Sinh Nhật giật mạ đi cấy (25-12)
Mỗi địa phương lại có những tổng kết riêng như vùng Bùi Chu có câu: “Cha Phú Nhai, khoai chợ Chùa”. Khoai chợ Chùa (Nam Trực, Nam Định) có tiếng là ngon và nhiều. Còn đất Phú Nhai thì có hơn 100 linh mục và 5 Giám mục quê ở đây. Tại Phát Diệm có câu: “Kinh cụ Thể, lễ cụ Sâm, mâm cụ Sáu, cháu cụ Thịnh” để nói về cụ Thể khảo kinh hôn phối rất chặt, lễ của cụ Sâm thì dài và buồn ngủ, mâm đồng của cha Trần Lục rất to, còn cháu chắt của cụ Thịnh thì rất đông. Hà Nội cũng có câu: “quan làng Vụ, cụ làng Báng” để nói đất phát quan là Vụ Bản, còn nơi có nhiều người đi tu thành linh mục là xứ Kẻ Báng…
4. Sau nửa thế kỷ thực hiện Thông báo ngày 14-6-1965 của Hội đồng GMVN, Giáo Hội Công Giáo đã thu được rất nhiều thành tựu đã từng bước xây dựng được Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chứ không phải Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách đố mà cần có sự chung tay của các nhà lịch sử, văn hóa, thần học, giáo lý, xã hội học…để giải quyết.
Trong xu thế hội nhập văn hóa, chúng ta đã Việt hóa đạo Công Giáo để vừa gần gũi, vừa đề cao người Việt nhưng nó sẽ đặt ra vậy lịch sử như thế nào? Chẳng hạn cứ mô tả Giáng sinh với Thánh Giuse là bác nông dân với bộ quần áo nâu, Đức Maria là phụ nữ Việt Nam với áo dài, khăn mỏ quạ bên cạnh đó là mấy con trâu, bò bên khóm tre xanh thì sau này trẻ em Việt Nam sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy Đức Giêsu sinh ra ở đâu? Việt Nam hay Belem? Về âm nhạc cũng thế. Có những làn điệu dân ca gắn với một sinh hoạt cộng đồng như quan họ là hát giao duyên nam nữ, bây giờ đặt lời Kinh thánh vào liệu có phù hợp và hát gì vẫn thấy bóng liền anh liền chị hiện ra.
Về trang phục của Chúa hay Đức Mẹ cũng vậy. Chúa Giêsu vốn rất hiền lành và khiêm nhường. Chúng ta cũng nói về Đức Mẹ như thế. Nhưng nhiều tranh, tượng ở Việt Nam hiện nay mặc trang phục cho Chúa như ông Vua, Đức Mẹ như Hoàng hậu với các quần áo, mũ miện quý phái, vàng bạc đầy người. Liệu làm như thế là tôn vinh hay làm xa cách với giáo dân. Một số nhà nghiên cứu khi đi cũng chúng tôi đến thăm La Vang và Trà Kiệu, họ nói Đức Mẹ Trà Kiệu gần dân hơn, khiêm tốn hơn. Dĩ nhiên, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thì bao gấm vóc, vàng bạc cũng chẳng tương xứng nhưng để Mẹ gần hơn, Chúa gần hơn với người nghèo khổ thì có cần phải như thế không?
Trong tương quan với các tôn giáo, trước đây chi có vài tôn giáo nên ứng xử cũng đơn giản hơn. Đạo Công Giáo trước đây cũng tạo ra lối sống đẹp “Sống đạo theo cung cách Việt Nam”. Tại các vùng xen kẽ giáo và lương trước đây được gọi là “làng xôi đỗ”. Một sản phẩm rất Việt, một ẩm thực ngon vì vừa có vị thơm của nếp, vừa có vị bùi của đỗ. Hai thực phẩm hòa quyện tạo ra sự quyến rũ, hấp dẫn. Không có tranh chấp, xung đột tôn giáo. Bây giờ, không chỉ có 2 tôn giáo là Công Giáo và Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác cùng sinh hoạt trong cộng đồng thì xôi đỗ ấy phải có nhiều hương vị nữa thơm ngon, bổ dưỡng nữa. Từ chỗ coi các tôn giáo khác là đạo dối, là gian tà đến chỗ coi các tôn giáo là bạn là bước tiến rất dài nhưng mới chỉ dừng ở mức thăm hỏi nhau ngày lễ, tết hay để giáo dân cũng chung xây nhà thờ, đình chùa cũng là chưa phát huy được năng lực các tôn giáo trong việc cùng nhau giải quyết các vấn đề của xã hội. Mà làm được như vậy phải có các Hiệp hội các tôn giáo có chương trình hợp tác cao hơn, rộng hơn.
Khi kính nhớ các anh hùng liệt sĩ, có nhiều nảy sinh. Có những vị anh hùng liệt sĩ không ai nghi vấn như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi. Có những vị bị lịch sử tranh cãi là có công hay có tội hoặc có công bên “thắng cuộc” thì có tội bên “thua cuộc”. Bên Công Giáo rất hiếm tổ chức lễ cầu nguyện cho các liệt sĩ vì e ngại đụng đến chính trị. Nếu có được mời thì thụ động tham dự, còn ít khi chủ động? Bên đạo vẫn dạy: cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết. Vậy chúng ta có cầu nguyện cho họ như những kẻ đã qua đời được không?
Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng đức tin. Mọi sự hội nhập cũng phải trên nền tảng đó. Tuy nhiên, tôi vẫn ưa câu nói của Đức Phanxicô: “Tôi thích một Giáo Hội bầm tím và dơ dáy vì ở với người ngoài đường phố hơn là một Giáo Hội khỏe mạnh bị giam cầm vì chỉ bám lấy sự an toàn của riêng mình”.
Hà Nội, ngày 5-9-2014
Chú thích:
1-Dt “Sống đạo theo cung cách Việt Nam”, Kỷ yếu Tọa đàm Khoa học ở Huế năm 2004, Nxb Tôn giáo, 2004, tr.164
2-Marini: Histoire nouvelle et curieuse des royaumes de Tuquin et Lao, Paris 1666, p.324
3-A.de Rhodes: sđ d, Paris 1653, p.76-77
4- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.141-142
5- Le Thanh Khoi: Le Vietnam, Histoire et Civilisation, Paris 1955, p.340
6- Sđ d, Nxb Hà Nội 1966, tr.275
7- A. de Rhodes: Phép giảng tám ngày, Đại kết ấn hành 1993, tr.17,18,19.
8- Viện Nghiên cứu Tôn giáo: Về Tôn giáo, tập 1, Nxb KHXH 1994, tr.223
9- Hoài Thanh- Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học 1988, tr.206
Văn Hóa
Sinh Nhật Mẹ Maria
Trúc Nguyễn
10:00 08/09/2014
Happy Birthday, Mẹ nơi chốn thiên cung
Mẹ đẹp xinh diễm lệ rất cao sang
Con ngây ngất, ngắm nhìn tim cảm xúc
Chúa chọn Mẹ, giữa muôn loài thụ tạo
Mẹ khiêm nhường, dâng hai tiếng “xin vâng”
Là phận người, nhưng là Mẹ Thiên Chúa
Mầu nhiệm cao siêu, cứu rỗi nhân trần
Con luôn biết phận con tâm yếu đuối
Không ơn Trời, con gục ngã liên miên
Xin Mẹ cầu, Chúa ban nhiều ơn thiêng
Con sẽ không, trầm mình trong mê muội
Mẹ ơi Mẹ, chúc mừng sinh nhật Mẹ
Mẹ muôn loài, cũng là Mẹ của con
Con mong ước, ngày sau cùng với Mẹ
Chốn Thiên Đàng, tụng ca Đấng Cửu Trùng
Cho con biết, mỗi ngày thêm thánh hóa
Sữa tính hư, gây dịp tội hoang đàng
Nhờ ơn Chúa, con quyết lòng tẩy xóa
Tính khoe khoang, ham danh lợi gian trần
Cho con biết, xin vâng trong cuộc sống
Chấp nhận đời, theo năm tháng dần trôi
Siêng dự lễ, nhận ơn từ Thánh Thể
Tâm bình an, thanh thản lối đi về
San Jose ngày 8 tháng 9, 2014
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Tròn
Đặng Đức Cương
21:12 08/09/2014
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ngàn năm trăng chẳng thèm già
Vẫn tròn duyên dáng ngọc ngà năm canh.
(nđc)