Phụng Vụ - Mục Vụ
Cầu nguyện với con cái
Trầm Thiên Thu
08:24 09/09/2011
Cầu nguyện với con cái
Bạn có cầu nguyện chung với con cái? Có thường xuyên? Tại sao có tại sao không? Cầu nguyện còn hơn là một hoạt động ngoại khóa. Thực phẩm dinh dưỡng, ngủ nghỉ và không khí trong lành cần thiết cho sự phát triển thể lý của con cái, cầu nguyện cần thiết cho sự phát triển của linh hồn lành mạnh.
Có nhiều cách để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện của con cái. Đây là 7 gợi ý:
1. Nói về Thiên Chúa bằng cách tích cực. Mary Wurster, người mẹ có 4 con ở Vịnh Granite, California, cho rằng nên đưa Chúa Giêsu vào những câu chuyện hàng ngày. Chẳng hạn, cha/mẹ có thể hỏi con cái: “Con có biết Chúa Giêsu cũng có cha mẹ như con?”. Theo chị, hầu hết trẻ em dễ hiểu nhất về Chúa Giêsu so với khái niệm về Thiên Chúa.
2. Khởi đầu đơn giản. Anh Bart Tesoriero ở Phoenix, cha của 4 đứa con từ 9 tới 16 tuổi, đưa ra lời khuyên: “Đừng cố gắng đọc hết cả chuỗi Mân Côi chung với trẻ hoặc bắt chúng chầu Thánh Thể cả giờ. Tùy theo độ tuổi và hãy cầu nguyện đơn giản”. Cứ dần dần cho chúng làm quen từ một kinh Kính Mừng tới một chục kinh Mân Côi mỗi tối. Vô tri bất mộ. Chưa quen biết nên không thể bắt chúng như người lớn.
3. Sử dụng ngũ quan. Người Công giáo thích cầu nguyện bằng cách dùng các “đồ nhà đạo” (sacramentals) – như nến, nước phép, hình ảnh Chúa hoặc Đức Mẹ hoặc các thánh, và thánh ca. Chị Lita Friesen ở Minneapolis, mẹ của 2 đứa con, nói rằng dùng phương pháp thực hành (hands-on approach) rất quan trọng. Chị và chồng, anh Mickey, có nhiều hoạt động cầu nguyện theo mùa trong gia đình. Mỗi tối mùa Vọng, khi các con đã thay đồ ngủ, họ thắp nến rồi ngồi bên nhau cùng nghe bài “Đêm Thánh Vô Cùng”. Thật lòng mà nói, cha mẹ đôi khi cũng ngại đọc kinh chứ nói chi trẻ em! Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, họ rửa chân cho nhau, rửa chân cho chó luôn. Mùa Thu, họ viết những mơ ước cho tương lai trên lá cây, rồi chôn xuống đất, và trồng những loại cây sẽ nở hoa vào mùa xuân.
4. Tạo thói quen cầu nguyện. Giờ ăn và giờ đi ngủ có vẻ là thời gian tốt nhất để gia đình cùng cầu nguyện với nhau. Chị Wurster kể rằng chị hát một bài thánh ca quen thuộc cho con nghe trước khi đặt con vào nôi. Điều này làm cho giờ ngủ trở thành thời gian tự nhiên để cầu nguyện khi các con lớn khôn.
5. Cứ để con cái ngọ nguậy. Dù bạn dạy con cái có thái độ đúng đắn khi cầu nguyện, nhưng cũng nên nhớ rằng chúng còn nhỏ và đang học hỏi. Theo anh Tesoriero, cứ để chúng ngọ nguậy, thậm chí chúng có thể nằm xuống và cầu nguyện, chúng sẽ khó chịu khi phải quỳ gối hoặc ngồi nghiêm trang khi cầu nguyện – nhất là khi chúng còn tuổi nhi đồng.
Cứ để trẻ ngọ nguậy còn giúp trẻ tăng tính sáng tạo. Một hôm, anh Mickey Friesen bước vào phòng và thấy con gái Chloe đang múa. Anh hỏi sao lại múa, nó vui vẻ trả lời rất vô tư: “Đó là cách con cầu nguyện!”. Đúng vậy, Chloe vừa múa vừa hát cho Chúa thưởng thức mà!
6. Tận dụng mọi khoảnh khắc để cầu nguyện. Các bậc cha mẹ khuyến khích con cái cầu nguyện bất kỳ lúc nào đó trong ngày. Chị Wurster nói đến việc cầu nguyện ngắn gọn cùng nhau khi gia đình nghe thấy tiếng xe cứu thương, hoặc cầu nguyện cho một đứa bé hoảng sợ, như vậy trẻ sẽ nhận ra rằng Chúa Giêsu ở với chúng khi cha mẹ vắng mặt. Đi đường, thấy có đám tang hoặc tai nạn, hãy dạy trẻ biết cầu nguyện cho những người gặp chuyện không may đó.
Anh Mickey Friesen nói rằng cha mẹ có thể nói lớn tiếng để con cái nghe khi cùng con cái ở ngoài trời: “Hôm nay trời đẹp quá! Tạ ơn Chúa!”. Khi buồn cũng cầu nguyện, chẳng hạn khi viếng mộ hoặc viếng hài cốt, khi xem cảnh thiên tai hoặc tai nạn trên ti-vi, thậm chí khi phát hiện một con thỏ chết phía sau nhà. Điều này giúp trẻ nhận ra Thiên Chúa ở với chúng ngay cả lúc khó khăn hoặc buồn chán nhất.
7. Tập sống im lặng và cô tịch. Cha Mẹ đồng ý rằng con cái cần một chút im lặng và cô tịch để khả dĩ phát triển tâm linh. Điều này không dễ để nuôi dưỡng trong một nền văn hóa coi trọng các hoạt động ồn ào và cấp thời. Ngoài ra còn có mối quan ngại rằng con cái có thể lẫn lộn giữa sự im lặng lành mạnh với cách thỏa hiệp im lặng hoặc bị phạt phải im lặng.
Cha Mẹ nói tắt ti-vi, thắp nến, nghe nhạc nhẹ, hoặc đọc sách đạo đức (gọi là đọc sách thiêng liêng) cùng nhau là cách phát triển kỹ năng sống cô tịch. Chị Wurster nói rằng giữ một không gian im lặng trong nhà dành cho việc cầu nguyện là một cách để phân biệt 2 nơi tách biệt.
Hãy cầu nguyện riêng. Anh Tesoriero nói: “Cũng như các thánh tông đồ thấy Chúa Giêsu cầu nguyện, con cái chúng ta cũng noi gương chúng ta. Hãy cầu nguyện thật lòng chứ đừng cầu nguyện để được chú ý”. Khi con cái thấy cha mẹ đi lễ, đọc Kinh thánh, hoặc xin Chúa tha thứ, tự nhiên chúng cũng sẽ bị thu hút và thích cầu nguyện riêng.
Bàn tay cầu nguyện:
1. Ngón cái gần bạn nhất. Hãy cầu xin những điều gần gũi nhất với bạn. Đó là những điều dễ nhớ nhất. Hãy cầu nguyện cho những người thân yêu, như C. S. Lewis gọi đó là “nhiệm vụ ngọt ngào”.
2. Kế đó là ngón trỏ. Hãy cầu nguyện cho những người dạy dỗ mình, hướng dẫn mình, và chữa lành mình (cả thể lý và tinh thần). Đó là các thầy cô giáo, các giáo lý viên, các bác sĩ, các ca trưởng, các huynh trưởng, các vị hướng dẫn tinh thần,… Họ cần sự hỗ trợ và khôn ngoan để “chỉ” cho người khác đi đúng hướng. Hãy nhớ cầu nguyện cho họ.
3. Ngón giữa là ngón cao nhất. Nó nhắc chúng ta nhớ đến các nhà lãnh đạo. Hãy cầu nguyện cho tổng thống, giám đốc, nhà quản lý,… Những người này hình thành quốc gia và hướng dẫn nhân dân. Họ rất cần được Chúa hướng dẫn.
4. Ngón kế tiếp là ngón đeo nhẫn. Rất lạ vì đây là ngón yếu nhất. Giáo viên dương cầm luôn kiểm tra cách đánh đàn của ngón này. Nó nhắc chúng ta phải cầu nguyện cho những người yếu đuối, gặp khốn khó, hoặc bệnh tật. Họ cần chúng ta cầu nguyện cả ngày lẫn đêm.
5. Cuối cùng là ngón út, ngón nhỏ nhất trong các ngón. Đây là nơi chúng ta cần đặt mình vào mối quan hệ với Thiên Chúa và tha nhân. Kinh thánh nói: “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót” (Mt 20:16). Ngón út nhắc chúng ta cầu nguyện cho chính mình. Khi đã cầu nguyện cho 4 nhóm người khác, lời cầu dành cho mình sẽ hiệu lực hơn.
Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói: “Dù nhặt một cây kim cũng có thể cứu một linh hồn”. Nghĩa là dù làm gì, ngay cả những việc nhỏ mọn nhất, nếu vì yêu mến Chúa và cứu các linh hồn thì việc làm ấy trở nên công trạng trước mặt Chúa vậy. Quả thật, sự cầu nguyện là sự yếu đuối của Thiên Chúa nhưng là sức mạnh của chúng ta, do chúng ta thành tâm cầu nguyện mà Thiên Chúa “mềm lòng”, vì Ngài luôn hết lòng yêu thương chúng ta!
(Tác giả Julie McCarty, Chuyển ngữ từ CatholicDigest.com)
Bạn có cầu nguyện chung với con cái? Có thường xuyên? Tại sao có tại sao không? Cầu nguyện còn hơn là một hoạt động ngoại khóa. Thực phẩm dinh dưỡng, ngủ nghỉ và không khí trong lành cần thiết cho sự phát triển thể lý của con cái, cầu nguyện cần thiết cho sự phát triển của linh hồn lành mạnh.
Có nhiều cách để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện của con cái. Đây là 7 gợi ý:
1. Nói về Thiên Chúa bằng cách tích cực. Mary Wurster, người mẹ có 4 con ở Vịnh Granite, California, cho rằng nên đưa Chúa Giêsu vào những câu chuyện hàng ngày. Chẳng hạn, cha/mẹ có thể hỏi con cái: “Con có biết Chúa Giêsu cũng có cha mẹ như con?”. Theo chị, hầu hết trẻ em dễ hiểu nhất về Chúa Giêsu so với khái niệm về Thiên Chúa.
2. Khởi đầu đơn giản. Anh Bart Tesoriero ở Phoenix, cha của 4 đứa con từ 9 tới 16 tuổi, đưa ra lời khuyên: “Đừng cố gắng đọc hết cả chuỗi Mân Côi chung với trẻ hoặc bắt chúng chầu Thánh Thể cả giờ. Tùy theo độ tuổi và hãy cầu nguyện đơn giản”. Cứ dần dần cho chúng làm quen từ một kinh Kính Mừng tới một chục kinh Mân Côi mỗi tối. Vô tri bất mộ. Chưa quen biết nên không thể bắt chúng như người lớn.
3. Sử dụng ngũ quan. Người Công giáo thích cầu nguyện bằng cách dùng các “đồ nhà đạo” (sacramentals) – như nến, nước phép, hình ảnh Chúa hoặc Đức Mẹ hoặc các thánh, và thánh ca. Chị Lita Friesen ở Minneapolis, mẹ của 2 đứa con, nói rằng dùng phương pháp thực hành (hands-on approach) rất quan trọng. Chị và chồng, anh Mickey, có nhiều hoạt động cầu nguyện theo mùa trong gia đình. Mỗi tối mùa Vọng, khi các con đã thay đồ ngủ, họ thắp nến rồi ngồi bên nhau cùng nghe bài “Đêm Thánh Vô Cùng”. Thật lòng mà nói, cha mẹ đôi khi cũng ngại đọc kinh chứ nói chi trẻ em! Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, họ rửa chân cho nhau, rửa chân cho chó luôn. Mùa Thu, họ viết những mơ ước cho tương lai trên lá cây, rồi chôn xuống đất, và trồng những loại cây sẽ nở hoa vào mùa xuân.
4. Tạo thói quen cầu nguyện. Giờ ăn và giờ đi ngủ có vẻ là thời gian tốt nhất để gia đình cùng cầu nguyện với nhau. Chị Wurster kể rằng chị hát một bài thánh ca quen thuộc cho con nghe trước khi đặt con vào nôi. Điều này làm cho giờ ngủ trở thành thời gian tự nhiên để cầu nguyện khi các con lớn khôn.
5. Cứ để con cái ngọ nguậy. Dù bạn dạy con cái có thái độ đúng đắn khi cầu nguyện, nhưng cũng nên nhớ rằng chúng còn nhỏ và đang học hỏi. Theo anh Tesoriero, cứ để chúng ngọ nguậy, thậm chí chúng có thể nằm xuống và cầu nguyện, chúng sẽ khó chịu khi phải quỳ gối hoặc ngồi nghiêm trang khi cầu nguyện – nhất là khi chúng còn tuổi nhi đồng.
Cứ để trẻ ngọ nguậy còn giúp trẻ tăng tính sáng tạo. Một hôm, anh Mickey Friesen bước vào phòng và thấy con gái Chloe đang múa. Anh hỏi sao lại múa, nó vui vẻ trả lời rất vô tư: “Đó là cách con cầu nguyện!”. Đúng vậy, Chloe vừa múa vừa hát cho Chúa thưởng thức mà!
6. Tận dụng mọi khoảnh khắc để cầu nguyện. Các bậc cha mẹ khuyến khích con cái cầu nguyện bất kỳ lúc nào đó trong ngày. Chị Wurster nói đến việc cầu nguyện ngắn gọn cùng nhau khi gia đình nghe thấy tiếng xe cứu thương, hoặc cầu nguyện cho một đứa bé hoảng sợ, như vậy trẻ sẽ nhận ra rằng Chúa Giêsu ở với chúng khi cha mẹ vắng mặt. Đi đường, thấy có đám tang hoặc tai nạn, hãy dạy trẻ biết cầu nguyện cho những người gặp chuyện không may đó.
Anh Mickey Friesen nói rằng cha mẹ có thể nói lớn tiếng để con cái nghe khi cùng con cái ở ngoài trời: “Hôm nay trời đẹp quá! Tạ ơn Chúa!”. Khi buồn cũng cầu nguyện, chẳng hạn khi viếng mộ hoặc viếng hài cốt, khi xem cảnh thiên tai hoặc tai nạn trên ti-vi, thậm chí khi phát hiện một con thỏ chết phía sau nhà. Điều này giúp trẻ nhận ra Thiên Chúa ở với chúng ngay cả lúc khó khăn hoặc buồn chán nhất.
7. Tập sống im lặng và cô tịch. Cha Mẹ đồng ý rằng con cái cần một chút im lặng và cô tịch để khả dĩ phát triển tâm linh. Điều này không dễ để nuôi dưỡng trong một nền văn hóa coi trọng các hoạt động ồn ào và cấp thời. Ngoài ra còn có mối quan ngại rằng con cái có thể lẫn lộn giữa sự im lặng lành mạnh với cách thỏa hiệp im lặng hoặc bị phạt phải im lặng.
Cha Mẹ nói tắt ti-vi, thắp nến, nghe nhạc nhẹ, hoặc đọc sách đạo đức (gọi là đọc sách thiêng liêng) cùng nhau là cách phát triển kỹ năng sống cô tịch. Chị Wurster nói rằng giữ một không gian im lặng trong nhà dành cho việc cầu nguyện là một cách để phân biệt 2 nơi tách biệt.
Hãy cầu nguyện riêng. Anh Tesoriero nói: “Cũng như các thánh tông đồ thấy Chúa Giêsu cầu nguyện, con cái chúng ta cũng noi gương chúng ta. Hãy cầu nguyện thật lòng chứ đừng cầu nguyện để được chú ý”. Khi con cái thấy cha mẹ đi lễ, đọc Kinh thánh, hoặc xin Chúa tha thứ, tự nhiên chúng cũng sẽ bị thu hút và thích cầu nguyện riêng.
Bàn tay cầu nguyện:
1. Ngón cái gần bạn nhất. Hãy cầu xin những điều gần gũi nhất với bạn. Đó là những điều dễ nhớ nhất. Hãy cầu nguyện cho những người thân yêu, như C. S. Lewis gọi đó là “nhiệm vụ ngọt ngào”.
2. Kế đó là ngón trỏ. Hãy cầu nguyện cho những người dạy dỗ mình, hướng dẫn mình, và chữa lành mình (cả thể lý và tinh thần). Đó là các thầy cô giáo, các giáo lý viên, các bác sĩ, các ca trưởng, các huynh trưởng, các vị hướng dẫn tinh thần,… Họ cần sự hỗ trợ và khôn ngoan để “chỉ” cho người khác đi đúng hướng. Hãy nhớ cầu nguyện cho họ.
3. Ngón giữa là ngón cao nhất. Nó nhắc chúng ta nhớ đến các nhà lãnh đạo. Hãy cầu nguyện cho tổng thống, giám đốc, nhà quản lý,… Những người này hình thành quốc gia và hướng dẫn nhân dân. Họ rất cần được Chúa hướng dẫn.
4. Ngón kế tiếp là ngón đeo nhẫn. Rất lạ vì đây là ngón yếu nhất. Giáo viên dương cầm luôn kiểm tra cách đánh đàn của ngón này. Nó nhắc chúng ta phải cầu nguyện cho những người yếu đuối, gặp khốn khó, hoặc bệnh tật. Họ cần chúng ta cầu nguyện cả ngày lẫn đêm.
5. Cuối cùng là ngón út, ngón nhỏ nhất trong các ngón. Đây là nơi chúng ta cần đặt mình vào mối quan hệ với Thiên Chúa và tha nhân. Kinh thánh nói: “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót” (Mt 20:16). Ngón út nhắc chúng ta cầu nguyện cho chính mình. Khi đã cầu nguyện cho 4 nhóm người khác, lời cầu dành cho mình sẽ hiệu lực hơn.
Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói: “Dù nhặt một cây kim cũng có thể cứu một linh hồn”. Nghĩa là dù làm gì, ngay cả những việc nhỏ mọn nhất, nếu vì yêu mến Chúa và cứu các linh hồn thì việc làm ấy trở nên công trạng trước mặt Chúa vậy. Quả thật, sự cầu nguyện là sự yếu đuối của Thiên Chúa nhưng là sức mạnh của chúng ta, do chúng ta thành tâm cầu nguyện mà Thiên Chúa “mềm lòng”, vì Ngài luôn hết lòng yêu thương chúng ta!
(Tác giả Julie McCarty, Chuyển ngữ từ CatholicDigest.com)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:30 09/09/2011
ĐI TRONG MƯA
Người nọ đi trên đường, đột nhiên trời mưa, mưa càng lúc càng lớn, nhưng người ấy vẫn cứ chầm chậm đi không vội vàng. Có người hối thúc ông ta đi cho nhanh, nói:
- “Mưa rất lớn, sao anh không chạy nhanh kẻo ướt ?”
Người ấy trả lời:
- “Trước mặt mưa cũng lớn vậy !”
Suy tư:
Người Ki-tô hữu thường ví ân sủng của Thiên Chúa như những cơn mưa tưới gội tâm hồn tâm hồn những người khô khan nguội lạnh, hoặc như những cơn mưa ban ân sủng cho những người thành tâm thiện chí.
Đi trong mưa cũng là một thú vui của những người thích mưa, đi trong mưa cũng là một nét lãng mạn của những người đang yêu, đi trong mưa để tìm nguồn thơ thì mưa chính là niềm vui của những người thích thơ vậy.
Nhưng đi chậm trong trận mưa lớn vì trước mặt cũng mưa thì quả thật là một ý nghĩ kì cục, giống như những người sống trong tội lỗi khi được người khác nhắc nhỡ thì họ nói: ông X... cũng vợ lớn vợ bé mà có sao đâu, hoặc bà Y...bà H...cũng chanh chua cay nghiệt độc ác mà Chúa có làm gì bà đâu; lại có những bạn thanh niên sống ngang tàng lỗ mãng khi được khuyên bảo thì nói: mấy ông trùm nhà thờ cũng rượu chè be bét, mấy bà trùm nhà thờ cũng ghét người này, nói xấu người kia, chửi người nọ thì có sao đâu !
Ha ha ha, ai hiểu thì hiểu !
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người nọ đi trên đường, đột nhiên trời mưa, mưa càng lúc càng lớn, nhưng người ấy vẫn cứ chầm chậm đi không vội vàng. Có người hối thúc ông ta đi cho nhanh, nói:
- “Mưa rất lớn, sao anh không chạy nhanh kẻo ướt ?”
Người ấy trả lời:
- “Trước mặt mưa cũng lớn vậy !”
Suy tư:
Người Ki-tô hữu thường ví ân sủng của Thiên Chúa như những cơn mưa tưới gội tâm hồn tâm hồn những người khô khan nguội lạnh, hoặc như những cơn mưa ban ân sủng cho những người thành tâm thiện chí.
Đi trong mưa cũng là một thú vui của những người thích mưa, đi trong mưa cũng là một nét lãng mạn của những người đang yêu, đi trong mưa để tìm nguồn thơ thì mưa chính là niềm vui của những người thích thơ vậy.
Nhưng đi chậm trong trận mưa lớn vì trước mặt cũng mưa thì quả thật là một ý nghĩ kì cục, giống như những người sống trong tội lỗi khi được người khác nhắc nhỡ thì họ nói: ông X... cũng vợ lớn vợ bé mà có sao đâu, hoặc bà Y...bà H...cũng chanh chua cay nghiệt độc ác mà Chúa có làm gì bà đâu; lại có những bạn thanh niên sống ngang tàng lỗ mãng khi được khuyên bảo thì nói: mấy ông trùm nhà thờ cũng rượu chè be bét, mấy bà trùm nhà thờ cũng ghét người này, nói xấu người kia, chửi người nọ thì có sao đâu !
Ha ha ha, ai hiểu thì hiểu !
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 25 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:35 09/09/2011
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 18, 21-35.
“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giê-su nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
Hết lòng tha thứ cho nhau là tha thứ đến bảy mươi lần bảy, bảy mươi lần bảy là con số được nhân lên gấp bội rất nhiều lần trên số học, nhưng nó là hết lòng trong cung cách tha thứ của người môn đệ Chúa Giê-su. Có người tha thứ nhưng không hết lòng, nên họ vẫn còn nhớ lại những lỗi lầm của tha nhân; có người tha thứ nhưng chỉ có bảy lần, nên họ vẫn không thể nào cộng tác với người anh em; có người tha thứ nhưng không hết lòng tha thứ, nên họ vẫn còn có thái độ kiêu ngạo với tha nhân…
Hết lòng tha thứ tức là trong lòng không còn chút tức hờn giận dỗi, mà vẫn cứ nhìn thấy người xúc phạm đến mình như là người anh em chị em thân thiết bấy lâu nay của mình; hết lòng tha thứ cho anh em chị em, là chúng ta trở thành người có trí nhớ tồi nhất đối với những lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình, có như thế chúng ta mới trở nên người môn đệ của Chúa Giê-su, và thật sự là người đem sứ điệp yêu thương của Chúa đến cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Tấm lòng của Chúa Giê-su đã trãi ra rất rõ ràng cho chúng ta thấy, khi Ngài dạy chúng ta phải tha thứ cho anh em đến bảy mươi lần bảy, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại tội lỗi đến giọt máu cuối cùng trên thập giá, thân xác Ngài ngay cả một giọt nước giọt máu cũng không còn vì đã hết lòng yêu thương nhân loại, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại cho đến muôn đời.
Bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải là nơi để cho chúng ta thấy Chúa Giê-su đã hết lòng yêu thương chúng ta, và cũng nơi các bí tích này, Chúa Giê-su không chỉ muốn dạy chúng ta phải yêu thương bằng cách tha thứ mà thôi, nhưng phải hết lòng quên đi những thiếu sót lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình...
Khó lắm khi hết lòng tha thứ cho người xúc phạm đến mình, nhưng chúng ta cố gắng thực hiện với ơn trợ giúp của Chúa Giê-su và của Mẹ Ma-ri-a.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 18, 21-35.
“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giê-su nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
Hết lòng tha thứ cho nhau là tha thứ đến bảy mươi lần bảy, bảy mươi lần bảy là con số được nhân lên gấp bội rất nhiều lần trên số học, nhưng nó là hết lòng trong cung cách tha thứ của người môn đệ Chúa Giê-su. Có người tha thứ nhưng không hết lòng, nên họ vẫn còn nhớ lại những lỗi lầm của tha nhân; có người tha thứ nhưng chỉ có bảy lần, nên họ vẫn không thể nào cộng tác với người anh em; có người tha thứ nhưng không hết lòng tha thứ, nên họ vẫn còn có thái độ kiêu ngạo với tha nhân…
Hết lòng tha thứ tức là trong lòng không còn chút tức hờn giận dỗi, mà vẫn cứ nhìn thấy người xúc phạm đến mình như là người anh em chị em thân thiết bấy lâu nay của mình; hết lòng tha thứ cho anh em chị em, là chúng ta trở thành người có trí nhớ tồi nhất đối với những lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình, có như thế chúng ta mới trở nên người môn đệ của Chúa Giê-su, và thật sự là người đem sứ điệp yêu thương của Chúa đến cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Tấm lòng của Chúa Giê-su đã trãi ra rất rõ ràng cho chúng ta thấy, khi Ngài dạy chúng ta phải tha thứ cho anh em đến bảy mươi lần bảy, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại tội lỗi đến giọt máu cuối cùng trên thập giá, thân xác Ngài ngay cả một giọt nước giọt máu cũng không còn vì đã hết lòng yêu thương nhân loại, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại cho đến muôn đời.
Bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải là nơi để cho chúng ta thấy Chúa Giê-su đã hết lòng yêu thương chúng ta, và cũng nơi các bí tích này, Chúa Giê-su không chỉ muốn dạy chúng ta phải yêu thương bằng cách tha thứ mà thôi, nhưng phải hết lòng quên đi những thiếu sót lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình...
Khó lắm khi hết lòng tha thứ cho người xúc phạm đến mình, nhưng chúng ta cố gắng thực hiện với ơn trợ giúp của Chúa Giê-su và của Mẹ Ma-ri-a.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:36 09/09/2011
N2T |
22. Chúa Giê-su dũng cảm chịu khổ nạn như thế, nguyên nhân là vì muốn cứu linh hồn nhân loại.
(Thánh Didacus)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:37 09/09/2011
LỄ AN TÁNG
Ngài về dự lễ an táng của người bác ruột, bà con xin cha sở cho ngài chủ tế lễ an táng, cha sở không bằng lòng; bà con xin cha sở cho ngài đồng tế trong thánh lễ an táng, cha sở nói: luật không cho phép đồng tế trong thánh lễ an táng…!?
Lễ xong, có giáo dân góp ý cho bà con của ngài: sao không bỏ bao thư dày dày chút xíu.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ngài về dự lễ an táng của người bác ruột, bà con xin cha sở cho ngài chủ tế lễ an táng, cha sở không bằng lòng; bà con xin cha sở cho ngài đồng tế trong thánh lễ an táng, cha sở nói: luật không cho phép đồng tế trong thánh lễ an táng…!?
Lễ xong, có giáo dân góp ý cho bà con của ngài: sao không bỏ bao thư dày dày chút xíu.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trăng lưỡi liềm và súng ống
Vũ Văn An
00:47 09/09/2011
Câu truyện một em bé
Ngắm nhìn Francis Bok nhắc lại quá khứ mà não lòng. Em nói nhỏ nhẹ, ngập ngừng. Con mắt sáng của em đăm đăm, lúc nhìn thẳng vào bạn, lúc dõi vào khoảng không, nhưng lúc nào cũng hướng về ngày đó cách nay 15 năm tại Sudan.
Ngày ấy, em mới lên bẩy và đang sống với gia đình tại một làng quê nhỏ bé miền nam. Má em sai em ra chợ địa phương bán trứng và đậu của gia đình. Tại quảng trường làng hôm đó, không khí rất nhộn nhịp: người địa phương hối hả đi lại giữa các quầy hàng, mua mua bán bán. Nhưng cảnh ồn ào buôn bán ấy bỗng nhiên im bặt khi hàng trăm tay súng Hồi Giáo phóng ngựa vào chợ. Lúc dân làng lấm lét nhìn họ sau dẫy thúng rau quả cũng là lúc họ nã súng như mưa.
Quanh Francis, xác người ngổn ngang, đầy vết đạn. Người ta la hét, chạy tán loạn, tuyệt vọng trốn chạy cuộc tàn sát đang diễn ra chung quanh họ. Nhưng vô vọng. Các tay súng đã vây họ lại như trong một chiếc thúng. Không một lối thoát. Francis bảo “Quả là khiếp đảm. Đàn ông thì bị giết, đàn bà thì bị hiếp. Mọi sự xẩy ra ngay trước mắt chúng tôi. Quả là khiếp đảm”.
Giữa những rên rỉ của người hấp hối, các tay súng túm lấy trẻ em, cột chúng vào hai bên những con lừa, chở đi bán làm nô lệ. Francis bị cột vào một bên lừa, bên kia là hai bé gái. “Hai con nhỏ cứ khóc hoài, nên các tay súng bèn hạ sát chúng. Từ đó, em biết phải giữ im lặng”. Em bị bán cho một gia đình Hồi Giáo, nơi em bị đánh mỗi ngày và bị gọi là “Abeed” nghĩa là “mọi đen”. Ngay những đứa con của gia đình này cũng ra tay tàn bạo, mắng nhiếc và đánh đập em theo “gương” bố mẹ.
Suốt 10 năm, Francis phải sống như một con vật, ngủ ở chuồng dê. “Suốt 10 năm đó, em không có ai để cười với… không có ai yêu thương em”.
Một buổi sáng kia, lúc đã 17 tuổi, Francis quyết định trốn thoát. Trước đó, em đã thử hai lần nhưng đều thất bại. Lần này hẳn là lần chót. “Em tự nhủ ‘đây là lần sau cùng’. Nếu họ bắt được em, em sẽ nói để họ giết em đi, không thì em cũng sẽ tự tử. Em không muốn làm nô lệ nữa”.
Francis dậy thật sớm, cầu nguyện, và với một sự may mắn mà chỉ có Chúa mới ban cho được, em đã để lại sau lưng 10 năm đầy khiếp đảm. Chỉ mới năm ngoái, em mới biết vào đúng ngày em bị dẫn đi, các tay súng Hồi Giáo cũng đã sát hại cả gia đình em.
Tại Sách?
Nhiều người cho rằng những tàn bạo này chỉ xẩy ra với chủ nghĩa cuồng tín Sudan. Thực ra, chúng đâu có là sản phẩm riêng của Đông Phi. Hàng ngày, báo chí vẫn mang tới cho công luận nhiều điển hình còn khủng khiếp hơn nữa: những người cực đoan Hồi Giáo bắt cóc và sát hại dân làng ở Phi Luật Tân… Các tay súng Duy Hồi Giáo tràn vào nhà thờ ở Pakistan và nã súng máy vào người thờ phượng… Người Duy Hồi Giáo cực đoan cướp máy bay và đâm vào các tòa nhà… Các tay súng Duy Hồi Giáo tấn công các làng Kitô Giáo ở Indonesia, hành hạ đàn bà, sát hại đàn ông.
Duy Hồi Giáo cực đoan. Tay súng Duy Hồi Giáo. Người quá khích Duy Hồi Giáo. Hồi Giáo.
Trong ít tháng qua, ta đã nghe không biết bao tiếng nói, từ Tổng Thống George W. Bush trở xuống, trấn an ta rằng Hồi Giáo là một tôn giáo của hòa bình. Nhưng các con số thống kê đã chỉ ta qua hướng khác. Trong số khoảng 30 cuộc tranh chấp hiện đang diễn ra hôm nay, hết 28 cuộc liên lụy tới các nước Hồi Giáo. Hơn 90%, một tỷ số rõ ràng là không tương xứng khi chỉ có 20% dân số hoàn cầu theo Hồi Giáo mà thôi. Hẳn phải có một lý do.
Mohammed sinh khoảng năm 570 Công Nguyên tại Mecca, một địa điểm giao thương nhỏ thuộc Saudi Arabia ngày nay. Ông lớn lên giữa bầu khí đa thần, thờ ngẫu tượng và bạo lực bộ tộc. Mồ côi lúc còn nhỏ, nhà tiên tri được hết thân nhân này tới thân nhân khác nuôi dưỡng.
Năm 25 tuổi, chàng Mohammed đẹp trai cưới một góa phụ giầu có 40 tuổi tên là Khadija. Cuộc phối hợp này, nói chung, rất hạnh phúc. Dù sau này nhà tiên tri cưới tới 9 người vợ, nhưng ông chỉ làm thế sau khi người vợ thân yêu thứ nhất qua đời.
Năm 610 Công Nguyên, cuộc đời Mohammed đi vào một khúc quanh. Theo niềm tin Hồi Giáo, thiên thần Gabriel đã hiện ra với ông và truyền cho ông “Hãy Đọc”. Kết quả chính là Kinh Kôrăng, sách thánh của Hồi Giáo và là nền tảng của đạo.
Các cố gắng cải đạo đầu tiên của Mohammed tỏ ra không thành công. Ngoài bà vợ trung thành ra, ông chỉ thu phục được dăm ba đệ tử. Nhưng tình thế này thay đổi hẳn khi ông quyết định rời bỏ những người hàng xóm không biết hoan hô để trẩy đi Medina (lúc đó có tên là Yathrib). Tại đây, tôn giáo mới của ông trở nên phát đạt. Chẳng bao lâu, nhà tiên tri không những thu lượm được quyền tôn giáo mà cả quyền chính trị nữa. Ông không còn lệ thuộc lệnh truyền của các nhà cai trị địa phương nữa, mà là nắm quyền tối cao. Nhưng, theo các nhà phê bình, đó cũng là lúc lộn xộn bắt đầu.
Tháng 3 năm 624 Công Nguyên, 300 quân Hồi Giáo đánh cướp một đoàn vận tải của người Mecca cách Medina 10 dặm về phía nam. Được báo động, người Mecca tăng con số của họ lên 1,000. Nhưng dù đông hơn, họ vẫn bị lực lượng của Mohammed dẹp tan, khiến những kẻ sống sót phải chạy thoát qua các sườn đồi.
Một năm sau, những người Mecca thua trận mở cuộc đánh trả, rượt người Hồi Giáo chạy dài. Nhưng cuộc thất bại này sớm được phục thù. Khi lực lượng của Mohammed phản công, họ đánh bại kẻ địch trong một trận đánh trở thành huyền sử Hồi Giáo. Ít năm sau, Mohammed và 10,000 chiến sĩ của ông tiến vào Mecca, cố hương của ông, mà không bị kháng cự. Mecca từ đó trở thành thủ phủ của Hồi Giáo.
Nhiều thế kỷ sau đó họ liên tiếp đạt được chiến thắng lẫy lừng: Trung Đông, Bắc Phi, Tiểu Á, Tây Âu. Nhiều người cho rằng đó chính là ý niệm truyền đạo của Hồi Giáo: truyền đạo bằng gươm. Nghĩ như thế là quên, không lưu ý tới, thực tại lịch sử này: trong hầu hết các trường hợp, dân bị chiếm đóng được phép duy trì các tín ngưỡng riêng của họ. Những người không theo Hồi Giáo sống trong các nhà nước Hồi Giáo chỉ buộc phải trả jizyah, một thứ thuế cho phép họ được thực hành tôn giáo riêng. Dù không công bằng, nhưng ai cũng phải nhận rằng người không theo Hồi Giáo được cái lợi không phải đi quân dịch và nộp zakat, một thứ thuế “bố thí” mà tín hữu Hồi Giáo bắt buộc phải đóng.
Nhìn một cách khác quan, các ghi chép lịch sử cho thấy chỉ trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, rất ít người không phải là Hồi Giáo tại các vùng bị chiếm đóng bị cưỡng bức phải theo Hồi Giáo. Thực tế, Kinh Kôrăng còn ra lệnh như thế này: “Trong tôn giáo, đừng có việc cưỡng bức: chân lý bao giờ cũng tự sáng tỏ khỏi sai lầm” (Surah 2:256), và “nếu Chúa muốn, tất cả mọi người sẽ tin, mọi người trên mặt đất! Há ngươi lại cưỡng bức người ta tin, ngược với ý muốn của họ sao!” (Surah 10:99).
Nhưng trong khi Kinh Kôrăng minh nhiên lên án việc cải đạo bằng vũ lực, thì người Hồi Giáo ngày nay lại không luôn luôn tôn trọng việc lên án ấy. Francis Bok cho hay: “Chính phủ tại Khartoum (thủ đô Sudan) muốn mọi người phải trở thành tín hữu Hồi Giáo. Nhưng người Kitô Giáo ở miền nam không chịu. Chúng tôi không muốn bị Kinh Kôrăng thống trị. Đó chính là lý do họ giết chúng tôi, bắt chúng tôi làm nô lệ, vì chúng tôi không chịu khuất phục, dù đối diện với sự ác”.
Im lặng không lên tiếng
Cadherine Shaheen cũng không chịu khuất phục. Người Kitô hữu Pakistan 38 tuổi này đã lìa xứ sở của cô để trốn cái chết chắc chắc sẽ xẩy ra trong tay người Hồi Giáo quá khích. Nay, 2 năm sau, người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc đen dài và nụ cười e thẹn đầy con gái này đang ngồi ở salông, tay để trên lòng. “Tôi vốn là cô giáo, dạy môn khoa học”. Các ngón tay của cô vô tình lần lên tượng chịu nạn bằng vàng đeo quanh cổ.
Là cô giáo theo Kitô Giáo duy nhất ở một ngôi trường hoàn toàn theo Hồi Giáo, Cadherine nhiều lần bị áp lực phải theo Hồi Giáo. Khi cô được đề bạt lên làm giám thị, tình thế còn tệ hơn. Có lúc, người ta buộc cô phải chọn: một là trở lại Hồi Giáo, hai là phải từ chức. Cô khước từ việc lựa chọn ấy.
Chẳng bao lâu sau, cô bị tố cáo phạm thượng chống lại Hồi Giáo. Tên và hình cô được dán tại tất cả các đền thờ tại địa phương. “Ông phải hiểu, điều ấy có nghĩa là án tử hình đối với tôi. Người ta vốn cho rằng giết một kẻ phạm thượng là một vinh dự lớn của người đàn ông Hồi Giáo. Ngay trước tôi, người Hồi Giáo đã giết một vị hiệu trưởng vì tội phạm thượng. Tôi là người kế tiếp”.
Cadherine đành phải ẩn trốn. Cảnh sát đến nhà cô truy lùng. Cha già 85 tuổi cùng các anh em trai của cô đều bị bắt. Sau một tuần, cha cô được thả ra. Nhưng cụ không bao giờ còn như trước nữa và đã qua đời sau đó ít lâu.
Sau nhiều tháng ẩn trốn, cuối cùng cô đã được đem ra khỏi nước cùng với 2 em gái. Hiện cô đang định cư tại Hoa Kỳ. “Quả là kinh hãi cho các Kitô hữu tại Pakistan. Người Hồi Giáo chiếm đất của chúng tôi, cướp nhà cửa của chúng tôi, dùng vũ lực buộc chúng tôi chấp nhận theo Hồi Giáo. Các thiếu nữ bị bắt cóc và cưỡng hiếp. Rồi người ta bảo rằng nếu họ muốn lấy một người chồng sẵn sàng bỏ qua sự ô nhục kia thì họ phải trở lại Hồi Giáo”.
Cô còn kể cho nghe câu truyện về Asia, một bé gái 13 tuổi cùng sống với cô lúc cô đi ẩn. Asia làm cho một người đàn ông Hồi Giáo và người này muốn cưới em làm vợ. Em khước từ và do đó bị bắt cóc và cưỡng hiếp. Cả gia đình em cùng bị bắt, cha mẹ em bị tra tấn nhiều lần. Sau nhiều tháng bị giam giữ, em cùng cả gia đình được giải thoát. Họ vẫn tiếp tục ở lại Pakistan và giữ niềm tin Kitô Giáo.
Cadherine cho rằng: “Không phải mọi người Hồi Giáo đều như thế. Không phải ai ai cũng bạo lực. Có nhiều loại người khác nhau. Nhưng người ôn hòa không chịu lên tiếng chống lại bạo lực. Họ giữ im lặng, vì không muốn bị coi là chống lại các người Hồi Giáo khác. Và bởi thế, bạo lực cũng như chém giết cứ thế tiếp diễn”.
Kinh Kôrăng dạy gì?
Nhưng há Kinh Kôrăng không nói tới hòa bình, tới tự do tôn giáo và tự do thờ phượng đó sao? Cadherine trả lời chắc nịch: “Họ đâu có theo Kinh Kôrăng. Nếu họ theo Kinh Kôrăng, thì đâu có vấn đề gì! Họ cho rằng Hồi Giáo chuộng hòa bình, nhưng rồi họ giảng và sống bạo lực”. Tay cô lại rờ vào tượng chịu nạn.
114 chương Kinh Kôrăng (gọi là surahs) chứa đựng mọi sự từ những vần thơ uy nghiêm (“Há các ngài không ngắm những con chim đang bay lượn giữa không khí và bầu trời đó sao?”) tới những lệnh truyền hàng ngày (“chỉ được phép ly dị hai lần”). Dù người không tin thấy có những chỗ nhàm chán và lặp đi lặp lại, nhưng đối với người Hồi Giáo, Kinh Kôrăng là chữ nghĩa của chính Thiên Chúa, theo nghĩa đen.
Thực thế, người Hồi Giáo hiểu linh hứng khác với cộng đồng Do Thái và Kitô Giáo. Người Kitô giáo nhìn nhận sự linh hứng trọn vẹn của Thánh Kinh nhưng cũng tin rằng Chúa Thánh Thần sử dụng văn phong đặc thù cũng như cái khung tham chiếu của từng tác giả.
Trái lại, người Hồi Giáo tin rằng Kinh Kôrăng được đọc trực tiếp từng chữ cho Mohammed, người đã học thuộc lòng các chữ này. Các lời trong đó chính là lời của Thiên Chúa, không bị gạn lọc chi hết bởi bất cứ tác giả phàm nhân nào.
Dù người Hồi Giáo cũng tin vào Hadith (giống thánh truyền của Công Giáo), nhưng Kinh Kôrăng vẫn là nền tảng của tín ngưỡng, của hành động và của luân lý. Chính vì thế, trong những năm gần đây, những người không phải là Hồi Giáo vẫn ngờ rằng Kinh này là nguyên nhân đệ nhất đẳng tạo ra bạo lực Hồi Giáo. Các nhà bình luận từng trích dẫn nhiều câu xem ra ủng hộ hoàn toàn việc sát hại hàng loạt những người không tin. Nếu bạn đọc báo chí, xem truyền hình hoặc tìm kiếm liên mạng, hẳn bạn sẽ bắt gặp những câu đại loại như “hình phạt dành cho những kẻ gây chiến chống Allah và Tiên Tri của Người và toàn tâm toàn lực cố gắng làm điều xấu xa trên khắp lãnh thổ là: xử tử, hay đóng đinh, hay cắt bỏ chân tay bởi đối phương, hay tù biệt xứ” (Surah 5:33).
Khó có thể đọc những câu như thế mà không ngỡ ngàng trước sự tàn bạo biểu kiến của nó. Tuy nhiên, biểu kiến có thể lầm lẫn, và quả thực trong trường hợp này, nó lầm lẫn thực. Vì đoạn hay được trích dẫn này đã bị trích ra ngoài ngữ cảnh lớn hơn của nó, một ngữ cảnh làm nhẹ tính khắc nghiệt của nó nhiều lắm.
Câu trên phác họa 4 hình thức trừng phạt có thể có đối với những ai cầm vũ khí chống lại người Hồi Giáo và nhà nước. Phản ứng đưa ra ở Surah 5:33 này thực ra hoàn toàn có tính phòng ngự và duy trì nguyên trạng (reactionary), chứ không hẳn là lời kêu gọi tàn sát hàng loạt. Thực thế, câu kế tiếp, mà nhiều người ưa bỏ qua, nói như thế này: “ngoại trừ những ai ăn năn trước khi sa vào quyền uy ngươi: trong trường hợp này, ngươi hãy biết rằng Allah là Đấng hay tha thứ, đấng rất nhân từ” (Surah 5:34).
Nói cách khác, người tấn công thể lý vào cộng đồng và nhà nước Hồi Giáo có thể tránh được hình phạt nói trên nếu anh ta biết ăn năn thống hối về hành vi gây hấn của mình. Trong Hồi Giáo, bạo lực và chiến tranh chỉ được nhìn nhận như các biện pháp phòng ngự. Kinh Kôrăng cấm người Hồi Giáo không được gây hấn một cách bạo lực. Cũng một sự bất cẩn tương tự đối với ngữ cảnh như thế đã xuất hiện cùng với việc trưng dẫn Surah 9:5: "Hãy đánh phá và sát hại quân ngoại đạo ở bất cứ nơi nào ngươi thấy chúng, hãy tóm cổ chúng, bao vây chúng, và nằm chờ chúng trong mọi mưu kế chiến tranh…”
Câu này đọc lên đủ thấy hãi hùng, nhưng chỉ là vì ta đã tách nó ra khỏi những câu chung quanh. Câu 4 liền trước nó, chẳng hạn, đã mô tả ai là quân ngoại đạo này. Lúc chương này được viết ra, thì một nhóm người không phải là Hồi Giáo đã ký kết một hòa ước với cộng đồng Hồi Giáo nhưng sau đó đã vi phạm hòa ước này. Họ được ban đặc ân 4 tháng để quay về với các điều khoản của hòa ước. Nếu họ không giữ đúng đặc ân này, thì tình trạng chiến tranh sẽ xẩy ra. Nhưng chiến tranh vẫn có thể tránh được nhờ lòng ăn năn, như câu 5 nói tiếp: “… nhưng nếu chúng ăn năn, và thường xuyên cầu nguyện cũng như thực hành việc bố thí, thì ngươi hãy mở đường cho chúng: vì Allah là Đấng hay tha thứ, là Đấng rất nhân từ. Nếu có kẻ ngoại đạo nào cầu xin, hãy cho họ nương náu” (Surah 9:5-6).
Thành thử nếu đọc trong ngữ cảnh của nó, câu trên chỉ có ý nói tới một nhóm những người Ả Rập gây hấn mà thôi, họ là một nhóm chuyên biệt, sống ở một thời điểm chuyên biệt tại một nơi chuyên biệt. Trong tình thế đặc biệt ấy, cải đạo được coi là phương cách duy nhất để chắc chắn rằng những người không tin kia duy trì hòa ước của họ.
Hồi Giáo và Kitô Giáo có quan niệm khác nhau về công lý. Kitô Giáo dựa vào sứ điệp Tin Mừng chủ trương chiến thắng nhờ hòa bình, dù nhiều thời kỳ trong lịch sử Kitô Giáo cho thấy khác. Trong khi ấy, Hồi Giáo dựa nhiều vào Cựu Ước, nên đã chủ trương chiến thắng nhờ loại trừ hay khuất phục kẻ thù, miễn là trong tinh thần tự vệ. Nếu xét Kinh Kôrăng theo tiêu chuẩn Tin Mừng, ta phải kết luận là nó ủng hộ bạo lực và tắm máu. Nhưng khi làm thế, ta cũng phải kết án cả Cựu Ước nữa vì những điều tương tự.
Như thế Kinh Kôrăng, tuy cổ vũ một quan điểm về tranh chấp khác với quan điểm của Kitô Giáo, vẫn nằm trong quĩ đạo của truyền thống Do Thái Kitô Giáo. Dù có nhìn nhận như thế chăng nữa, ta vẫn thắc mắc tại sao lại có quá nhiều người Hồi Giáo tỏ ra bạo động đến thế?
Hai học giả Hồi Giáo
Jamal Barzinji có dáng của một vị giáo sư mà sinh viên nào cũng ưa thích. Khoảng 60 tuổi, khổ người nhỏ bé, bộ mặt của ông dễ dàng chuyển từ cái nhăn nhó của nhà học giả qua nụ cười dễ thương của một người ông.
Ông dẫn tôi qua hành lang toà nhà của Hội Khoa Học Gia Xã Hội Hồi Giáo, một trung tâm nghiên cứu tọa lạc ở khu ngoại ô Washington, D.C. Sau một hồi tham quan, chúng tôi an vị tại một văn phòng lớn ở cuối dẫy.
Tại đó, chúng tôi được sự tham gia của Louay Safi, chủ bút tờ American Journal of Islamic Social Sciences (Tập San Khoa Học Xã Hội Hồi Giáo Hoa Kỳ). Barzinji mở đầu: “Islam mang tiếng một cách bất công là bạo lực. Phần lớn cái nhìn này là tàn dư từ thời Thập Tự Chinh, khi người Hồi Giáo bị chế riễu là mọi rợ. Chúng tôi thấy cái nhìn đó trong rất nhiều phim ảnh và chương trình truyền hình ăn khách thời nay. Khi người Hồi Giáo xuất hiện, bao giờ họ cũng là những tên khủng bố”.
Nhưng các con số thống kê thì sao? Há không đúng là 90% các cuộc chiến tranh ngày nay liên quan tới các nước Hồi Giáo đó sao?
Ông gật đầu. “Đúng, tôi nghĩ con số ấy chính xác, nhưng mỗi cuộc tranh chấp phải được nhìn riêng rẽ mới có thể phán đoán tại sao nó xẩy ra. Tuy nhiên, có nhiều lý do lắm. Thứ nhất, nhiều người Hồi Giáo từng sống dưới ách thống trị của những nhà độc tài tàn bạo và thối nát, mà thường những nhà độc tài này do các quốc gia Tây Phương dựng lên và duy trì. Họ chiến đấu để tự giải phóng mình khỏi những tình huống ấy, giống như những nhà cách mạng trong lịch sử thực dân ở Mỹ. Thứ hai, một số các quốc gia này chỉ mới được giải phóng khỏi sự cai trị của Tây Phương gần đây thôi. Thành thử tất nhiên phải xẩy ra một thời kỳ bất ổn lâu dài trước khi các quốc gia này có thể tự đứng vững. Chúng tôi cũng thấy hiện tượng này xẩy ra trong lịch sử Tây Phương. Thứ ba, nhiều người Hồi Giáo tin rằng các quốc gia khác trên thế giới đã lãng quên số phận của họ quá lâu rồi. Không điều gì họ làm được coi là có kết quả, thành thử một số người nơi họ, vì quá thất vọng, đã phải sử dụng tới đấu tranh vũ trang”.
Lúc ấy, Safi mới lên tiếng: “Nhưng đa số người Hồi Giáo không bạo động. Đa số vẫn đứng lên chống lại các bất công đối với họ một cách hoà bình. Hàng nghìn người Hồi Giáo đang chết trong các nhà tù chỉ vì họ không chịu chọn cầm súng. Một thiểu số quay qua đấu tranh vũ trang, chỉ vì tuyệt vọng. Nhưng đó chỉ là một thiểu số mà ai cũng thấy”.
Barzinji đồng ý. “Người Hồi Giáo cũng bị bách hại và sát hại”. Ông biết điều đó bằng chính kinh nghiệm đau đớn của bản thân. Là người Kurd, ông từng trốn khỏi Iraq trước khi Saddam Hussein lên cầm quyền và đưa ra chính sách sát hại hàng loạt dân tộc ông. Hàng nghìn đồng bào ông chết dưới tay Hussein.
Nhưng nếu Hồi Giáo yêu chuộng hòa bình, thì phải giải thích ra sao hiện tượng quá nhiều nhóm trên khắp thế giới đang thi hành bạo lực dưới lá cờ jihad, hay thánh chiến?
Safi lắc đầu. “Điều đầu tiên ông nên hiểu là jihad không có nghĩa thánh chiến. Thánh chiến là một quan niệm của thập tự chinh Tây Phương, chứ không phải của người Hồi Giáo. Jihad chân thực không bao giờ được thi hành với ý định buộc người khác phải theo Hồi Giáo. Điều ấy bị nghiêm cấm. Jihad nghĩa là ‘gắng hết sức’. Jihad có 4 trình độ: thứ nhất, tự chủ và tự khuất phục; thứ hai, bảo vệ và có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội; thứ ba, đối thoại và tranh luận; sau cùng, và là biện pháp chót, mới là đấu tranh thể lý. Nhưng một lần nữa, jihad thể lý chỉ được sử dụng để tự vệ và bảo vệ người bị áp bức. Không bao giờ được sử dụng nó để phục vụ tư lợi. Tốt nhất, có thể mô tả jihad như cuộc chiến tranh chính đáng (just war), chỉ được thi hành khi mọi điều khác thất bại mà thôi”.
Điều ấy tôi thấy hoàn toàn nhất quán với điều tôi đọc được trong Kinh Kôrăng. Nhưng câu hỏi nền tảng vẫn còn đó: ai quyết định được yếu tố tạo ra việc tự vệ? Dù sao, Kinh Kôrăng cũng từng ủng hộ chiến tranh toàn diện chống lại lực lượng áp chế, với mục đích loại trừ hay hoàn toàn khuất phục kẻ đe dọa. Điều này xem ra rất hợp lý, không khác bao nhiêu so với lý thuyết chiến tranh chính đáng của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng trong Hồi Giáo, thẩm quyền nào có thể dứt khoát nhận dạng được kẻ áp bức? Ai là người có quyền lục lọi các dữ kiện của Kinh Kôrăng rồi đủ thẩm quyền tuyên bố: “Lý do này chính đáng. Cuộc chiến này chính đáng”?
Barzinji giảng giải: “Trong Hồi Giáo lúc này đây đang có cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp (legitimacy). Ở thời buổi bình thường, nhà nước Hồi Giáo hợp pháp có nhiệm vụ thực hiện việc xác quyết ấy. Vấn đề là thời nay không phải là thời bình thường. Phần lớn người Hồi Giáo đang phải sống dưới các chế độ thối nát. Dưới mắt người dân, các chính phủ này không có tính hợp pháp, nên không được tin cậy trong vai trò lãnh đạo trung thực. Do đó, các nhóm bên lề mới nổi dậy và lôi cuốn người theo. Kết cục chúng nắm được quyền hành, thứ quyền hành mà bình thường ra chúng không thể nắm được”.
Nhưng ngay trong thời buổi bình thường, nếu hai nhà nước hợp pháp Hồi Giáo bất đồng với nhau về lối giải thích Kinh Kôrăng liên quan tới một cuộc tranh chấp nào đó thì sao? Nếu một nhà nước sử dụng đến jihad vũ trang còn nhà nước kia không sử dụng, thì sao? Ai quyết định ai đúng?
Barzinji ngả người trên ghế. “Trong Hồi Giáo, không có ai tương đương với giáo hoàng. Không hề có một thẩm quyền tối hậu duy nhất. Khi xẩy ra bất đồng, các học giả có tư cách về Kinh Kôrăng sẽ tranh luận về chúng một cách hoà bình. Sau một thời gian, thế nào cũng có một luận chứng mạnh hơn, nhiều thuyết phục hơn xuất hiện và được đa số chấp nhận. Trong những thời buổi bình thường, đó là cách giải quyết”.
Hai giáo sĩ Hồi Giáo
Tôi lái xe đến Trung Tâm Hồi Giáo ở Washington, D.C., trước buổi cầu nguyện giữa trưa ngày Thứ Sáu. Từ những khu phố chung quanh, người Hồi Giáo cúi đầu nhanh nhẹn bước về phía ngôi đền thờ xây bằng đá trắng. Tôi mau mắn vượt qua tiền đình, cởi bỏ đôi giầy, rồi bước hẳn vào trong một căn phòng ngợp ánh sáng. Bên trong, có khoảng 200 người đàn ông tụ họp. Khoảng 100 người nữa đang đến sau tôi.
Tôi chọn chỗ ở phía sau có thể đứng tựa tường, cố gắng đừng để ai biết mình là nhà báo. Nhưng khi thấy nhiều người lấm lét nhìn mình, tôi hiểu là cố gắng của mình không thành công lắm.
Sau một lúc cầu nguyện và khẩn cầu, được sự phụ họa của nhiều ca khúc du dương do một người đàn ông phía trước chủ xướng, đám đông hoàn toàn im lặng. Trong tư cách đứng đầu ngôi đền, vị giáo sĩ (imam) leo lên một chiếc bục bằng gỗ sồi đánh bóng, đặt tại một góc gần như bị một chiếc cột bằng đá hoa cương che mất. Người thờ phượng ngồi ngay trên sàn, người ngồi chồm hổm, người ngồi theo kiểu Ấn Độ, người, như tôi, dựa vào tường hay vào cột. Với một cái gật chào ngắn ngủi, vị giáo sĩ bắt đầu bài giảng của mình.
“Người Hồi Giáo có thể gieo sự thiện và sự ác. Nếu gieo sự thiện, họ sẽ được tưởng thưởng thiên đàng. Nhưng nếu gieo sự ác, họ sẽ khốn đốn trong Ngày Phán Xét… Cổ vũ sự ác trong xã hội là một cái tội. Hồi Giáo tốt lành, nên người Hồi Giáo phải cổ vũ sự thiện”. Ông bảo: người Hồi Giáo phải là tác nhân của công lý và hòa bình đối với nhau, đối với cả mọi người trên thế giới nữa.
Khi buổi cầu nguyện chấm dứt, tôi tha thẩn cuốc bộ dọc theo con phố, băng qua cột cờ Hoa Kỳ tung bay trước trung tâm, tới một cuộc tụ tập cầu nguyện “đối thủ”. Tại đó, ngay trên hè phố, một vị giáo sĩ khác vận đồ đen đang ngỏ lời với một nhóm chừng 20 người đàn ông ngồi trên nệm vải chăm chú lắng nghe. Sứ điệp của vị giáo sĩ này có hơi khác.
“Hiệp Chúng Quốc phải ăn năn về cuộc tắm máu tại Afghanistan”, vị giáo sĩ nói như hét vào chiếc micro cầm tay. “Họ phải ăn năn với Allah và xin mọi người bị họ làm hại tha thứ. Nếu không, chiến tranh sẽ lan khắp địa cầu, và Hiệp Chúng Quốc sẽ bị lửa thiêu rụi. Chiến tranh sẽ được trả đũa bằng chiến tranh”.
Tôi hỏi người đàn ông đứng cạnh tôi tại sao những người Hồi Giáo này lại tụ họp nhau ngoài đường mà không vào đền thờ cầu nguyện. Ông ta mỉm cười “Đây là một lối phản kháng, một sứ điệp khác hẳn”. Ông ta nháy mắt với tôi. “Nhưng đáng nghe lắm”.
Thế là chỉ cách nhau không đầy 100 yards, tôi gặp hai vị giáo sĩ với hai sứ điệp khác nhau. Tuy cùng từ một sách. Và không ai bảo tôi quan điểm nào đúng.
Không người giải thích
Tại tâm điểm của Hồi Giáo, quả đang có một cuộc khủng hoảng về thẩm quyền. Quả thực, như tôi vẫn tin, Kinh Kôrăng đúng là Kinh cổ vũ hòa bình bằng công lý. Đức Giáo Hoàng cũng nói thế khi ngài thăm đền thờ Umayyad tại Đất Thánh hồi nọ. Như thế, vấn đề không phải là Kinh Kôrăng mà là những người tự do bóp méo nó. Vì không có một ai để giải thích sách một cách có thẩm quyền, nên bất cứ lãnh tụ lôi cuốn nào cũng có thể lạm dụng nó để biện minh cho lòng thù hận cá nhân của mình. Kết quả đáng buồn ai cũng thấy: Lệnh truyền không được làm hại thường dân của Kôrăng đã không được ai lưu tâm; lệnh cấm tự tử của nó đã được những người tự sát bằng bom giải thích theo ý mình; lời kêu gọi tự do thờ phượng của nó đã bị nhiều nhà nước Hồi Giáo gạt qua một bên; mệnh lệnh của nó đòi phải đứng lên bênh vực kẻ bị áp bức đã bị những người quá nhát đảm làm ngơ không chịu lên tiếng chống lại các cuộc bách hại những người không theo Hồi Giáo. Hồi Giáo có Kinh Kôrăng nhưng Kinh Kôrăng không có người giải thích.
Tình thế tương tự cũng đang hiện hữu trong Kitô Giáo Thệ Phản, nơi các hậu duệ của Phe Cải Cách đang tụ họp nhau quanh lời kêu gọi sola scriptura (chỉ có Thánh Kinh). Nhưng rồi mỗi hệ phái Thệ Phản đọc Thánh Kinh một cách, không hề có người giải thích có uy thế. Nhưng sao không thấy những người Thệ Phản bên lề cài bom quanh thắt lưng xông vào các trung tâm buôn bán đông người?
Câu trả lời hẳn sẽ đem ta trở lại với những quan niệm khác nhau về công lý. Trong Hồi Giáo, theo mô thức Cựu Ước, người tấn công có thể bị tiêu diệt một cách công chính. Trong Kitô Giáo, theo lý thuyết chiến tranh chính đáng, người tấn công phải bị đẩy lui, nhưng phải xứng hợp với cuộc tấn công.
Xét đến cùng, bạo lực do những nhóm Hồi Giáo bên lề thực hiện có hai nguồn gốc: thứ nhất, lệnh truyền của Kôrăng đòi phải đánh kẻ áp bức, thứ hai, thiếu một tiếng nói duy nhất nhận diện ai là kẻ áp bức. Không có tiếng nói có thẩm quyền đó, bất cứ nhóm nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ quốc gia nào, cũng có thể bị coi là kẻ áp bức bởi những người có cảm tường mình bị áp bức. Kết quả thường là tắm máu.
Quan điểm về Hồi Giáo mà Barzinji và Safi cổ vũ, một quan điểm được phần đông người Hồi Giáo ủng hộ, rất khác với quan điểm của phe Hồi Giáo quá khích. Thực vậy, trong cuốn sách nổi tiếng của ông tựa là Peace and the Limits of War: Transcending Classical Conceptions of Jihad, Safi đã đưa ra đủ chứng cớ hùng hồn chống lại lối giải thích sai lạc của phe quá khích đối với Kinh Kôrăng.
Trong thời buổi bình thường, luận điểm của ông chắc chắn được nhiều người tin theo. Cam kết của Barzinji và Safi về lòng khoan dung đối với mọi người chắc chắn sẽ thắng lời kêu gọi sử dụng bạo lực. Và Hồi Giáo mà họ biết, họ yêu kính và sống theo, cuối cùng, sẽ được nhìn nhận là tôn giáo của hòa bình.
Trong thời buổi bình thường.
Theo Brian Saint-Paul, chủ bút tờ Crisis, Crescent and The Gun. bản phổ biến tại www.catholicculure.org
Ngắm nhìn Francis Bok nhắc lại quá khứ mà não lòng. Em nói nhỏ nhẹ, ngập ngừng. Con mắt sáng của em đăm đăm, lúc nhìn thẳng vào bạn, lúc dõi vào khoảng không, nhưng lúc nào cũng hướng về ngày đó cách nay 15 năm tại Sudan.
Ngày ấy, em mới lên bẩy và đang sống với gia đình tại một làng quê nhỏ bé miền nam. Má em sai em ra chợ địa phương bán trứng và đậu của gia đình. Tại quảng trường làng hôm đó, không khí rất nhộn nhịp: người địa phương hối hả đi lại giữa các quầy hàng, mua mua bán bán. Nhưng cảnh ồn ào buôn bán ấy bỗng nhiên im bặt khi hàng trăm tay súng Hồi Giáo phóng ngựa vào chợ. Lúc dân làng lấm lét nhìn họ sau dẫy thúng rau quả cũng là lúc họ nã súng như mưa.
Quanh Francis, xác người ngổn ngang, đầy vết đạn. Người ta la hét, chạy tán loạn, tuyệt vọng trốn chạy cuộc tàn sát đang diễn ra chung quanh họ. Nhưng vô vọng. Các tay súng đã vây họ lại như trong một chiếc thúng. Không một lối thoát. Francis bảo “Quả là khiếp đảm. Đàn ông thì bị giết, đàn bà thì bị hiếp. Mọi sự xẩy ra ngay trước mắt chúng tôi. Quả là khiếp đảm”.
Giữa những rên rỉ của người hấp hối, các tay súng túm lấy trẻ em, cột chúng vào hai bên những con lừa, chở đi bán làm nô lệ. Francis bị cột vào một bên lừa, bên kia là hai bé gái. “Hai con nhỏ cứ khóc hoài, nên các tay súng bèn hạ sát chúng. Từ đó, em biết phải giữ im lặng”. Em bị bán cho một gia đình Hồi Giáo, nơi em bị đánh mỗi ngày và bị gọi là “Abeed” nghĩa là “mọi đen”. Ngay những đứa con của gia đình này cũng ra tay tàn bạo, mắng nhiếc và đánh đập em theo “gương” bố mẹ.
Suốt 10 năm, Francis phải sống như một con vật, ngủ ở chuồng dê. “Suốt 10 năm đó, em không có ai để cười với… không có ai yêu thương em”.
Một buổi sáng kia, lúc đã 17 tuổi, Francis quyết định trốn thoát. Trước đó, em đã thử hai lần nhưng đều thất bại. Lần này hẳn là lần chót. “Em tự nhủ ‘đây là lần sau cùng’. Nếu họ bắt được em, em sẽ nói để họ giết em đi, không thì em cũng sẽ tự tử. Em không muốn làm nô lệ nữa”.
Francis dậy thật sớm, cầu nguyện, và với một sự may mắn mà chỉ có Chúa mới ban cho được, em đã để lại sau lưng 10 năm đầy khiếp đảm. Chỉ mới năm ngoái, em mới biết vào đúng ngày em bị dẫn đi, các tay súng Hồi Giáo cũng đã sát hại cả gia đình em.
Tại Sách?
Nhiều người cho rằng những tàn bạo này chỉ xẩy ra với chủ nghĩa cuồng tín Sudan. Thực ra, chúng đâu có là sản phẩm riêng của Đông Phi. Hàng ngày, báo chí vẫn mang tới cho công luận nhiều điển hình còn khủng khiếp hơn nữa: những người cực đoan Hồi Giáo bắt cóc và sát hại dân làng ở Phi Luật Tân… Các tay súng Duy Hồi Giáo tràn vào nhà thờ ở Pakistan và nã súng máy vào người thờ phượng… Người Duy Hồi Giáo cực đoan cướp máy bay và đâm vào các tòa nhà… Các tay súng Duy Hồi Giáo tấn công các làng Kitô Giáo ở Indonesia, hành hạ đàn bà, sát hại đàn ông.
Duy Hồi Giáo cực đoan. Tay súng Duy Hồi Giáo. Người quá khích Duy Hồi Giáo. Hồi Giáo.
Trong ít tháng qua, ta đã nghe không biết bao tiếng nói, từ Tổng Thống George W. Bush trở xuống, trấn an ta rằng Hồi Giáo là một tôn giáo của hòa bình. Nhưng các con số thống kê đã chỉ ta qua hướng khác. Trong số khoảng 30 cuộc tranh chấp hiện đang diễn ra hôm nay, hết 28 cuộc liên lụy tới các nước Hồi Giáo. Hơn 90%, một tỷ số rõ ràng là không tương xứng khi chỉ có 20% dân số hoàn cầu theo Hồi Giáo mà thôi. Hẳn phải có một lý do.
Mohammed sinh khoảng năm 570 Công Nguyên tại Mecca, một địa điểm giao thương nhỏ thuộc Saudi Arabia ngày nay. Ông lớn lên giữa bầu khí đa thần, thờ ngẫu tượng và bạo lực bộ tộc. Mồ côi lúc còn nhỏ, nhà tiên tri được hết thân nhân này tới thân nhân khác nuôi dưỡng.
Năm 25 tuổi, chàng Mohammed đẹp trai cưới một góa phụ giầu có 40 tuổi tên là Khadija. Cuộc phối hợp này, nói chung, rất hạnh phúc. Dù sau này nhà tiên tri cưới tới 9 người vợ, nhưng ông chỉ làm thế sau khi người vợ thân yêu thứ nhất qua đời.
Năm 610 Công Nguyên, cuộc đời Mohammed đi vào một khúc quanh. Theo niềm tin Hồi Giáo, thiên thần Gabriel đã hiện ra với ông và truyền cho ông “Hãy Đọc”. Kết quả chính là Kinh Kôrăng, sách thánh của Hồi Giáo và là nền tảng của đạo.
Các cố gắng cải đạo đầu tiên của Mohammed tỏ ra không thành công. Ngoài bà vợ trung thành ra, ông chỉ thu phục được dăm ba đệ tử. Nhưng tình thế này thay đổi hẳn khi ông quyết định rời bỏ những người hàng xóm không biết hoan hô để trẩy đi Medina (lúc đó có tên là Yathrib). Tại đây, tôn giáo mới của ông trở nên phát đạt. Chẳng bao lâu, nhà tiên tri không những thu lượm được quyền tôn giáo mà cả quyền chính trị nữa. Ông không còn lệ thuộc lệnh truyền của các nhà cai trị địa phương nữa, mà là nắm quyền tối cao. Nhưng, theo các nhà phê bình, đó cũng là lúc lộn xộn bắt đầu.
Tháng 3 năm 624 Công Nguyên, 300 quân Hồi Giáo đánh cướp một đoàn vận tải của người Mecca cách Medina 10 dặm về phía nam. Được báo động, người Mecca tăng con số của họ lên 1,000. Nhưng dù đông hơn, họ vẫn bị lực lượng của Mohammed dẹp tan, khiến những kẻ sống sót phải chạy thoát qua các sườn đồi.
Một năm sau, những người Mecca thua trận mở cuộc đánh trả, rượt người Hồi Giáo chạy dài. Nhưng cuộc thất bại này sớm được phục thù. Khi lực lượng của Mohammed phản công, họ đánh bại kẻ địch trong một trận đánh trở thành huyền sử Hồi Giáo. Ít năm sau, Mohammed và 10,000 chiến sĩ của ông tiến vào Mecca, cố hương của ông, mà không bị kháng cự. Mecca từ đó trở thành thủ phủ của Hồi Giáo.
Nhiều thế kỷ sau đó họ liên tiếp đạt được chiến thắng lẫy lừng: Trung Đông, Bắc Phi, Tiểu Á, Tây Âu. Nhiều người cho rằng đó chính là ý niệm truyền đạo của Hồi Giáo: truyền đạo bằng gươm. Nghĩ như thế là quên, không lưu ý tới, thực tại lịch sử này: trong hầu hết các trường hợp, dân bị chiếm đóng được phép duy trì các tín ngưỡng riêng của họ. Những người không theo Hồi Giáo sống trong các nhà nước Hồi Giáo chỉ buộc phải trả jizyah, một thứ thuế cho phép họ được thực hành tôn giáo riêng. Dù không công bằng, nhưng ai cũng phải nhận rằng người không theo Hồi Giáo được cái lợi không phải đi quân dịch và nộp zakat, một thứ thuế “bố thí” mà tín hữu Hồi Giáo bắt buộc phải đóng.
Nhìn một cách khác quan, các ghi chép lịch sử cho thấy chỉ trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, rất ít người không phải là Hồi Giáo tại các vùng bị chiếm đóng bị cưỡng bức phải theo Hồi Giáo. Thực tế, Kinh Kôrăng còn ra lệnh như thế này: “Trong tôn giáo, đừng có việc cưỡng bức: chân lý bao giờ cũng tự sáng tỏ khỏi sai lầm” (Surah 2:256), và “nếu Chúa muốn, tất cả mọi người sẽ tin, mọi người trên mặt đất! Há ngươi lại cưỡng bức người ta tin, ngược với ý muốn của họ sao!” (Surah 10:99).
Nhưng trong khi Kinh Kôrăng minh nhiên lên án việc cải đạo bằng vũ lực, thì người Hồi Giáo ngày nay lại không luôn luôn tôn trọng việc lên án ấy. Francis Bok cho hay: “Chính phủ tại Khartoum (thủ đô Sudan) muốn mọi người phải trở thành tín hữu Hồi Giáo. Nhưng người Kitô Giáo ở miền nam không chịu. Chúng tôi không muốn bị Kinh Kôrăng thống trị. Đó chính là lý do họ giết chúng tôi, bắt chúng tôi làm nô lệ, vì chúng tôi không chịu khuất phục, dù đối diện với sự ác”.
Im lặng không lên tiếng
Cadherine Shaheen cũng không chịu khuất phục. Người Kitô hữu Pakistan 38 tuổi này đã lìa xứ sở của cô để trốn cái chết chắc chắc sẽ xẩy ra trong tay người Hồi Giáo quá khích. Nay, 2 năm sau, người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc đen dài và nụ cười e thẹn đầy con gái này đang ngồi ở salông, tay để trên lòng. “Tôi vốn là cô giáo, dạy môn khoa học”. Các ngón tay của cô vô tình lần lên tượng chịu nạn bằng vàng đeo quanh cổ.
Là cô giáo theo Kitô Giáo duy nhất ở một ngôi trường hoàn toàn theo Hồi Giáo, Cadherine nhiều lần bị áp lực phải theo Hồi Giáo. Khi cô được đề bạt lên làm giám thị, tình thế còn tệ hơn. Có lúc, người ta buộc cô phải chọn: một là trở lại Hồi Giáo, hai là phải từ chức. Cô khước từ việc lựa chọn ấy.
Chẳng bao lâu sau, cô bị tố cáo phạm thượng chống lại Hồi Giáo. Tên và hình cô được dán tại tất cả các đền thờ tại địa phương. “Ông phải hiểu, điều ấy có nghĩa là án tử hình đối với tôi. Người ta vốn cho rằng giết một kẻ phạm thượng là một vinh dự lớn của người đàn ông Hồi Giáo. Ngay trước tôi, người Hồi Giáo đã giết một vị hiệu trưởng vì tội phạm thượng. Tôi là người kế tiếp”.
Cadherine đành phải ẩn trốn. Cảnh sát đến nhà cô truy lùng. Cha già 85 tuổi cùng các anh em trai của cô đều bị bắt. Sau một tuần, cha cô được thả ra. Nhưng cụ không bao giờ còn như trước nữa và đã qua đời sau đó ít lâu.
Sau nhiều tháng ẩn trốn, cuối cùng cô đã được đem ra khỏi nước cùng với 2 em gái. Hiện cô đang định cư tại Hoa Kỳ. “Quả là kinh hãi cho các Kitô hữu tại Pakistan. Người Hồi Giáo chiếm đất của chúng tôi, cướp nhà cửa của chúng tôi, dùng vũ lực buộc chúng tôi chấp nhận theo Hồi Giáo. Các thiếu nữ bị bắt cóc và cưỡng hiếp. Rồi người ta bảo rằng nếu họ muốn lấy một người chồng sẵn sàng bỏ qua sự ô nhục kia thì họ phải trở lại Hồi Giáo”.
Cô còn kể cho nghe câu truyện về Asia, một bé gái 13 tuổi cùng sống với cô lúc cô đi ẩn. Asia làm cho một người đàn ông Hồi Giáo và người này muốn cưới em làm vợ. Em khước từ và do đó bị bắt cóc và cưỡng hiếp. Cả gia đình em cùng bị bắt, cha mẹ em bị tra tấn nhiều lần. Sau nhiều tháng bị giam giữ, em cùng cả gia đình được giải thoát. Họ vẫn tiếp tục ở lại Pakistan và giữ niềm tin Kitô Giáo.
Cadherine cho rằng: “Không phải mọi người Hồi Giáo đều như thế. Không phải ai ai cũng bạo lực. Có nhiều loại người khác nhau. Nhưng người ôn hòa không chịu lên tiếng chống lại bạo lực. Họ giữ im lặng, vì không muốn bị coi là chống lại các người Hồi Giáo khác. Và bởi thế, bạo lực cũng như chém giết cứ thế tiếp diễn”.
Kinh Kôrăng dạy gì?
Nhưng há Kinh Kôrăng không nói tới hòa bình, tới tự do tôn giáo và tự do thờ phượng đó sao? Cadherine trả lời chắc nịch: “Họ đâu có theo Kinh Kôrăng. Nếu họ theo Kinh Kôrăng, thì đâu có vấn đề gì! Họ cho rằng Hồi Giáo chuộng hòa bình, nhưng rồi họ giảng và sống bạo lực”. Tay cô lại rờ vào tượng chịu nạn.
114 chương Kinh Kôrăng (gọi là surahs) chứa đựng mọi sự từ những vần thơ uy nghiêm (“Há các ngài không ngắm những con chim đang bay lượn giữa không khí và bầu trời đó sao?”) tới những lệnh truyền hàng ngày (“chỉ được phép ly dị hai lần”). Dù người không tin thấy có những chỗ nhàm chán và lặp đi lặp lại, nhưng đối với người Hồi Giáo, Kinh Kôrăng là chữ nghĩa của chính Thiên Chúa, theo nghĩa đen.
Thực thế, người Hồi Giáo hiểu linh hứng khác với cộng đồng Do Thái và Kitô Giáo. Người Kitô giáo nhìn nhận sự linh hứng trọn vẹn của Thánh Kinh nhưng cũng tin rằng Chúa Thánh Thần sử dụng văn phong đặc thù cũng như cái khung tham chiếu của từng tác giả.
Trái lại, người Hồi Giáo tin rằng Kinh Kôrăng được đọc trực tiếp từng chữ cho Mohammed, người đã học thuộc lòng các chữ này. Các lời trong đó chính là lời của Thiên Chúa, không bị gạn lọc chi hết bởi bất cứ tác giả phàm nhân nào.
Dù người Hồi Giáo cũng tin vào Hadith (giống thánh truyền của Công Giáo), nhưng Kinh Kôrăng vẫn là nền tảng của tín ngưỡng, của hành động và của luân lý. Chính vì thế, trong những năm gần đây, những người không phải là Hồi Giáo vẫn ngờ rằng Kinh này là nguyên nhân đệ nhất đẳng tạo ra bạo lực Hồi Giáo. Các nhà bình luận từng trích dẫn nhiều câu xem ra ủng hộ hoàn toàn việc sát hại hàng loạt những người không tin. Nếu bạn đọc báo chí, xem truyền hình hoặc tìm kiếm liên mạng, hẳn bạn sẽ bắt gặp những câu đại loại như “hình phạt dành cho những kẻ gây chiến chống Allah và Tiên Tri của Người và toàn tâm toàn lực cố gắng làm điều xấu xa trên khắp lãnh thổ là: xử tử, hay đóng đinh, hay cắt bỏ chân tay bởi đối phương, hay tù biệt xứ” (Surah 5:33).
Khó có thể đọc những câu như thế mà không ngỡ ngàng trước sự tàn bạo biểu kiến của nó. Tuy nhiên, biểu kiến có thể lầm lẫn, và quả thực trong trường hợp này, nó lầm lẫn thực. Vì đoạn hay được trích dẫn này đã bị trích ra ngoài ngữ cảnh lớn hơn của nó, một ngữ cảnh làm nhẹ tính khắc nghiệt của nó nhiều lắm.
Câu trên phác họa 4 hình thức trừng phạt có thể có đối với những ai cầm vũ khí chống lại người Hồi Giáo và nhà nước. Phản ứng đưa ra ở Surah 5:33 này thực ra hoàn toàn có tính phòng ngự và duy trì nguyên trạng (reactionary), chứ không hẳn là lời kêu gọi tàn sát hàng loạt. Thực thế, câu kế tiếp, mà nhiều người ưa bỏ qua, nói như thế này: “ngoại trừ những ai ăn năn trước khi sa vào quyền uy ngươi: trong trường hợp này, ngươi hãy biết rằng Allah là Đấng hay tha thứ, đấng rất nhân từ” (Surah 5:34).
Nói cách khác, người tấn công thể lý vào cộng đồng và nhà nước Hồi Giáo có thể tránh được hình phạt nói trên nếu anh ta biết ăn năn thống hối về hành vi gây hấn của mình. Trong Hồi Giáo, bạo lực và chiến tranh chỉ được nhìn nhận như các biện pháp phòng ngự. Kinh Kôrăng cấm người Hồi Giáo không được gây hấn một cách bạo lực. Cũng một sự bất cẩn tương tự đối với ngữ cảnh như thế đã xuất hiện cùng với việc trưng dẫn Surah 9:5: "Hãy đánh phá và sát hại quân ngoại đạo ở bất cứ nơi nào ngươi thấy chúng, hãy tóm cổ chúng, bao vây chúng, và nằm chờ chúng trong mọi mưu kế chiến tranh…”
Câu này đọc lên đủ thấy hãi hùng, nhưng chỉ là vì ta đã tách nó ra khỏi những câu chung quanh. Câu 4 liền trước nó, chẳng hạn, đã mô tả ai là quân ngoại đạo này. Lúc chương này được viết ra, thì một nhóm người không phải là Hồi Giáo đã ký kết một hòa ước với cộng đồng Hồi Giáo nhưng sau đó đã vi phạm hòa ước này. Họ được ban đặc ân 4 tháng để quay về với các điều khoản của hòa ước. Nếu họ không giữ đúng đặc ân này, thì tình trạng chiến tranh sẽ xẩy ra. Nhưng chiến tranh vẫn có thể tránh được nhờ lòng ăn năn, như câu 5 nói tiếp: “… nhưng nếu chúng ăn năn, và thường xuyên cầu nguyện cũng như thực hành việc bố thí, thì ngươi hãy mở đường cho chúng: vì Allah là Đấng hay tha thứ, là Đấng rất nhân từ. Nếu có kẻ ngoại đạo nào cầu xin, hãy cho họ nương náu” (Surah 9:5-6).
Thành thử nếu đọc trong ngữ cảnh của nó, câu trên chỉ có ý nói tới một nhóm những người Ả Rập gây hấn mà thôi, họ là một nhóm chuyên biệt, sống ở một thời điểm chuyên biệt tại một nơi chuyên biệt. Trong tình thế đặc biệt ấy, cải đạo được coi là phương cách duy nhất để chắc chắn rằng những người không tin kia duy trì hòa ước của họ.
Hồi Giáo và Kitô Giáo có quan niệm khác nhau về công lý. Kitô Giáo dựa vào sứ điệp Tin Mừng chủ trương chiến thắng nhờ hòa bình, dù nhiều thời kỳ trong lịch sử Kitô Giáo cho thấy khác. Trong khi ấy, Hồi Giáo dựa nhiều vào Cựu Ước, nên đã chủ trương chiến thắng nhờ loại trừ hay khuất phục kẻ thù, miễn là trong tinh thần tự vệ. Nếu xét Kinh Kôrăng theo tiêu chuẩn Tin Mừng, ta phải kết luận là nó ủng hộ bạo lực và tắm máu. Nhưng khi làm thế, ta cũng phải kết án cả Cựu Ước nữa vì những điều tương tự.
Như thế Kinh Kôrăng, tuy cổ vũ một quan điểm về tranh chấp khác với quan điểm của Kitô Giáo, vẫn nằm trong quĩ đạo của truyền thống Do Thái Kitô Giáo. Dù có nhìn nhận như thế chăng nữa, ta vẫn thắc mắc tại sao lại có quá nhiều người Hồi Giáo tỏ ra bạo động đến thế?
Hai học giả Hồi Giáo
Jamal Barzinji có dáng của một vị giáo sư mà sinh viên nào cũng ưa thích. Khoảng 60 tuổi, khổ người nhỏ bé, bộ mặt của ông dễ dàng chuyển từ cái nhăn nhó của nhà học giả qua nụ cười dễ thương của một người ông.
Ông dẫn tôi qua hành lang toà nhà của Hội Khoa Học Gia Xã Hội Hồi Giáo, một trung tâm nghiên cứu tọa lạc ở khu ngoại ô Washington, D.C. Sau một hồi tham quan, chúng tôi an vị tại một văn phòng lớn ở cuối dẫy.
Tại đó, chúng tôi được sự tham gia của Louay Safi, chủ bút tờ American Journal of Islamic Social Sciences (Tập San Khoa Học Xã Hội Hồi Giáo Hoa Kỳ). Barzinji mở đầu: “Islam mang tiếng một cách bất công là bạo lực. Phần lớn cái nhìn này là tàn dư từ thời Thập Tự Chinh, khi người Hồi Giáo bị chế riễu là mọi rợ. Chúng tôi thấy cái nhìn đó trong rất nhiều phim ảnh và chương trình truyền hình ăn khách thời nay. Khi người Hồi Giáo xuất hiện, bao giờ họ cũng là những tên khủng bố”.
Nhưng các con số thống kê thì sao? Há không đúng là 90% các cuộc chiến tranh ngày nay liên quan tới các nước Hồi Giáo đó sao?
Ông gật đầu. “Đúng, tôi nghĩ con số ấy chính xác, nhưng mỗi cuộc tranh chấp phải được nhìn riêng rẽ mới có thể phán đoán tại sao nó xẩy ra. Tuy nhiên, có nhiều lý do lắm. Thứ nhất, nhiều người Hồi Giáo từng sống dưới ách thống trị của những nhà độc tài tàn bạo và thối nát, mà thường những nhà độc tài này do các quốc gia Tây Phương dựng lên và duy trì. Họ chiến đấu để tự giải phóng mình khỏi những tình huống ấy, giống như những nhà cách mạng trong lịch sử thực dân ở Mỹ. Thứ hai, một số các quốc gia này chỉ mới được giải phóng khỏi sự cai trị của Tây Phương gần đây thôi. Thành thử tất nhiên phải xẩy ra một thời kỳ bất ổn lâu dài trước khi các quốc gia này có thể tự đứng vững. Chúng tôi cũng thấy hiện tượng này xẩy ra trong lịch sử Tây Phương. Thứ ba, nhiều người Hồi Giáo tin rằng các quốc gia khác trên thế giới đã lãng quên số phận của họ quá lâu rồi. Không điều gì họ làm được coi là có kết quả, thành thử một số người nơi họ, vì quá thất vọng, đã phải sử dụng tới đấu tranh vũ trang”.
Lúc ấy, Safi mới lên tiếng: “Nhưng đa số người Hồi Giáo không bạo động. Đa số vẫn đứng lên chống lại các bất công đối với họ một cách hoà bình. Hàng nghìn người Hồi Giáo đang chết trong các nhà tù chỉ vì họ không chịu chọn cầm súng. Một thiểu số quay qua đấu tranh vũ trang, chỉ vì tuyệt vọng. Nhưng đó chỉ là một thiểu số mà ai cũng thấy”.
Barzinji đồng ý. “Người Hồi Giáo cũng bị bách hại và sát hại”. Ông biết điều đó bằng chính kinh nghiệm đau đớn của bản thân. Là người Kurd, ông từng trốn khỏi Iraq trước khi Saddam Hussein lên cầm quyền và đưa ra chính sách sát hại hàng loạt dân tộc ông. Hàng nghìn đồng bào ông chết dưới tay Hussein.
Nhưng nếu Hồi Giáo yêu chuộng hòa bình, thì phải giải thích ra sao hiện tượng quá nhiều nhóm trên khắp thế giới đang thi hành bạo lực dưới lá cờ jihad, hay thánh chiến?
Safi lắc đầu. “Điều đầu tiên ông nên hiểu là jihad không có nghĩa thánh chiến. Thánh chiến là một quan niệm của thập tự chinh Tây Phương, chứ không phải của người Hồi Giáo. Jihad chân thực không bao giờ được thi hành với ý định buộc người khác phải theo Hồi Giáo. Điều ấy bị nghiêm cấm. Jihad nghĩa là ‘gắng hết sức’. Jihad có 4 trình độ: thứ nhất, tự chủ và tự khuất phục; thứ hai, bảo vệ và có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội; thứ ba, đối thoại và tranh luận; sau cùng, và là biện pháp chót, mới là đấu tranh thể lý. Nhưng một lần nữa, jihad thể lý chỉ được sử dụng để tự vệ và bảo vệ người bị áp bức. Không bao giờ được sử dụng nó để phục vụ tư lợi. Tốt nhất, có thể mô tả jihad như cuộc chiến tranh chính đáng (just war), chỉ được thi hành khi mọi điều khác thất bại mà thôi”.
Điều ấy tôi thấy hoàn toàn nhất quán với điều tôi đọc được trong Kinh Kôrăng. Nhưng câu hỏi nền tảng vẫn còn đó: ai quyết định được yếu tố tạo ra việc tự vệ? Dù sao, Kinh Kôrăng cũng từng ủng hộ chiến tranh toàn diện chống lại lực lượng áp chế, với mục đích loại trừ hay hoàn toàn khuất phục kẻ đe dọa. Điều này xem ra rất hợp lý, không khác bao nhiêu so với lý thuyết chiến tranh chính đáng của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng trong Hồi Giáo, thẩm quyền nào có thể dứt khoát nhận dạng được kẻ áp bức? Ai là người có quyền lục lọi các dữ kiện của Kinh Kôrăng rồi đủ thẩm quyền tuyên bố: “Lý do này chính đáng. Cuộc chiến này chính đáng”?
Barzinji giảng giải: “Trong Hồi Giáo lúc này đây đang có cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp (legitimacy). Ở thời buổi bình thường, nhà nước Hồi Giáo hợp pháp có nhiệm vụ thực hiện việc xác quyết ấy. Vấn đề là thời nay không phải là thời bình thường. Phần lớn người Hồi Giáo đang phải sống dưới các chế độ thối nát. Dưới mắt người dân, các chính phủ này không có tính hợp pháp, nên không được tin cậy trong vai trò lãnh đạo trung thực. Do đó, các nhóm bên lề mới nổi dậy và lôi cuốn người theo. Kết cục chúng nắm được quyền hành, thứ quyền hành mà bình thường ra chúng không thể nắm được”.
Nhưng ngay trong thời buổi bình thường, nếu hai nhà nước hợp pháp Hồi Giáo bất đồng với nhau về lối giải thích Kinh Kôrăng liên quan tới một cuộc tranh chấp nào đó thì sao? Nếu một nhà nước sử dụng đến jihad vũ trang còn nhà nước kia không sử dụng, thì sao? Ai quyết định ai đúng?
Barzinji ngả người trên ghế. “Trong Hồi Giáo, không có ai tương đương với giáo hoàng. Không hề có một thẩm quyền tối hậu duy nhất. Khi xẩy ra bất đồng, các học giả có tư cách về Kinh Kôrăng sẽ tranh luận về chúng một cách hoà bình. Sau một thời gian, thế nào cũng có một luận chứng mạnh hơn, nhiều thuyết phục hơn xuất hiện và được đa số chấp nhận. Trong những thời buổi bình thường, đó là cách giải quyết”.
Hai giáo sĩ Hồi Giáo
Tôi lái xe đến Trung Tâm Hồi Giáo ở Washington, D.C., trước buổi cầu nguyện giữa trưa ngày Thứ Sáu. Từ những khu phố chung quanh, người Hồi Giáo cúi đầu nhanh nhẹn bước về phía ngôi đền thờ xây bằng đá trắng. Tôi mau mắn vượt qua tiền đình, cởi bỏ đôi giầy, rồi bước hẳn vào trong một căn phòng ngợp ánh sáng. Bên trong, có khoảng 200 người đàn ông tụ họp. Khoảng 100 người nữa đang đến sau tôi.
Tôi chọn chỗ ở phía sau có thể đứng tựa tường, cố gắng đừng để ai biết mình là nhà báo. Nhưng khi thấy nhiều người lấm lét nhìn mình, tôi hiểu là cố gắng của mình không thành công lắm.
Sau một lúc cầu nguyện và khẩn cầu, được sự phụ họa của nhiều ca khúc du dương do một người đàn ông phía trước chủ xướng, đám đông hoàn toàn im lặng. Trong tư cách đứng đầu ngôi đền, vị giáo sĩ (imam) leo lên một chiếc bục bằng gỗ sồi đánh bóng, đặt tại một góc gần như bị một chiếc cột bằng đá hoa cương che mất. Người thờ phượng ngồi ngay trên sàn, người ngồi chồm hổm, người ngồi theo kiểu Ấn Độ, người, như tôi, dựa vào tường hay vào cột. Với một cái gật chào ngắn ngủi, vị giáo sĩ bắt đầu bài giảng của mình.
“Người Hồi Giáo có thể gieo sự thiện và sự ác. Nếu gieo sự thiện, họ sẽ được tưởng thưởng thiên đàng. Nhưng nếu gieo sự ác, họ sẽ khốn đốn trong Ngày Phán Xét… Cổ vũ sự ác trong xã hội là một cái tội. Hồi Giáo tốt lành, nên người Hồi Giáo phải cổ vũ sự thiện”. Ông bảo: người Hồi Giáo phải là tác nhân của công lý và hòa bình đối với nhau, đối với cả mọi người trên thế giới nữa.
Khi buổi cầu nguyện chấm dứt, tôi tha thẩn cuốc bộ dọc theo con phố, băng qua cột cờ Hoa Kỳ tung bay trước trung tâm, tới một cuộc tụ tập cầu nguyện “đối thủ”. Tại đó, ngay trên hè phố, một vị giáo sĩ khác vận đồ đen đang ngỏ lời với một nhóm chừng 20 người đàn ông ngồi trên nệm vải chăm chú lắng nghe. Sứ điệp của vị giáo sĩ này có hơi khác.
“Hiệp Chúng Quốc phải ăn năn về cuộc tắm máu tại Afghanistan”, vị giáo sĩ nói như hét vào chiếc micro cầm tay. “Họ phải ăn năn với Allah và xin mọi người bị họ làm hại tha thứ. Nếu không, chiến tranh sẽ lan khắp địa cầu, và Hiệp Chúng Quốc sẽ bị lửa thiêu rụi. Chiến tranh sẽ được trả đũa bằng chiến tranh”.
Tôi hỏi người đàn ông đứng cạnh tôi tại sao những người Hồi Giáo này lại tụ họp nhau ngoài đường mà không vào đền thờ cầu nguyện. Ông ta mỉm cười “Đây là một lối phản kháng, một sứ điệp khác hẳn”. Ông ta nháy mắt với tôi. “Nhưng đáng nghe lắm”.
Thế là chỉ cách nhau không đầy 100 yards, tôi gặp hai vị giáo sĩ với hai sứ điệp khác nhau. Tuy cùng từ một sách. Và không ai bảo tôi quan điểm nào đúng.
Không người giải thích
Tại tâm điểm của Hồi Giáo, quả đang có một cuộc khủng hoảng về thẩm quyền. Quả thực, như tôi vẫn tin, Kinh Kôrăng đúng là Kinh cổ vũ hòa bình bằng công lý. Đức Giáo Hoàng cũng nói thế khi ngài thăm đền thờ Umayyad tại Đất Thánh hồi nọ. Như thế, vấn đề không phải là Kinh Kôrăng mà là những người tự do bóp méo nó. Vì không có một ai để giải thích sách một cách có thẩm quyền, nên bất cứ lãnh tụ lôi cuốn nào cũng có thể lạm dụng nó để biện minh cho lòng thù hận cá nhân của mình. Kết quả đáng buồn ai cũng thấy: Lệnh truyền không được làm hại thường dân của Kôrăng đã không được ai lưu tâm; lệnh cấm tự tử của nó đã được những người tự sát bằng bom giải thích theo ý mình; lời kêu gọi tự do thờ phượng của nó đã bị nhiều nhà nước Hồi Giáo gạt qua một bên; mệnh lệnh của nó đòi phải đứng lên bênh vực kẻ bị áp bức đã bị những người quá nhát đảm làm ngơ không chịu lên tiếng chống lại các cuộc bách hại những người không theo Hồi Giáo. Hồi Giáo có Kinh Kôrăng nhưng Kinh Kôrăng không có người giải thích.
Tình thế tương tự cũng đang hiện hữu trong Kitô Giáo Thệ Phản, nơi các hậu duệ của Phe Cải Cách đang tụ họp nhau quanh lời kêu gọi sola scriptura (chỉ có Thánh Kinh). Nhưng rồi mỗi hệ phái Thệ Phản đọc Thánh Kinh một cách, không hề có người giải thích có uy thế. Nhưng sao không thấy những người Thệ Phản bên lề cài bom quanh thắt lưng xông vào các trung tâm buôn bán đông người?
Câu trả lời hẳn sẽ đem ta trở lại với những quan niệm khác nhau về công lý. Trong Hồi Giáo, theo mô thức Cựu Ước, người tấn công có thể bị tiêu diệt một cách công chính. Trong Kitô Giáo, theo lý thuyết chiến tranh chính đáng, người tấn công phải bị đẩy lui, nhưng phải xứng hợp với cuộc tấn công.
Xét đến cùng, bạo lực do những nhóm Hồi Giáo bên lề thực hiện có hai nguồn gốc: thứ nhất, lệnh truyền của Kôrăng đòi phải đánh kẻ áp bức, thứ hai, thiếu một tiếng nói duy nhất nhận diện ai là kẻ áp bức. Không có tiếng nói có thẩm quyền đó, bất cứ nhóm nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ quốc gia nào, cũng có thể bị coi là kẻ áp bức bởi những người có cảm tường mình bị áp bức. Kết quả thường là tắm máu.
Quan điểm về Hồi Giáo mà Barzinji và Safi cổ vũ, một quan điểm được phần đông người Hồi Giáo ủng hộ, rất khác với quan điểm của phe Hồi Giáo quá khích. Thực vậy, trong cuốn sách nổi tiếng của ông tựa là Peace and the Limits of War: Transcending Classical Conceptions of Jihad, Safi đã đưa ra đủ chứng cớ hùng hồn chống lại lối giải thích sai lạc của phe quá khích đối với Kinh Kôrăng.
Trong thời buổi bình thường, luận điểm của ông chắc chắn được nhiều người tin theo. Cam kết của Barzinji và Safi về lòng khoan dung đối với mọi người chắc chắn sẽ thắng lời kêu gọi sử dụng bạo lực. Và Hồi Giáo mà họ biết, họ yêu kính và sống theo, cuối cùng, sẽ được nhìn nhận là tôn giáo của hòa bình.
Trong thời buổi bình thường.
Theo Brian Saint-Paul, chủ bút tờ Crisis, Crescent and The Gun. bản phổ biến tại www.catholicculure.org
Các giám mục Ấn Độ ''đau buồn sâu sắc'' đối với vụ đánh bom Tối Cao Pháp Viện Delhi
Lã Thụ Nhân
04:43 09/09/2011
Tân Đề Li (AsiaNews/Agencies) - Các giám mục Công Giáo đã bày tỏ "nỗi đau buồn sâu sắc" của họ về vụ tấn công vào Tối Cao Pháp Viện ở Delhi làm 2 người thiệt mạng, 75 người khác bị thương. Trong khi đó, hôm 07/09, Cơ quan Điều tra Quốc gia đã bắt giữ ba người ở Kishtwar (Jammu và Kashmir) có liên hệ với cuộc tấn công trong khi tranh cãi dữ dội ở Quốc Hội và giới truyền thông về nguy hiểm của mối đe dọa của khủng bố.
Trong một tuyên bố chính thức, các giám mục cho hay: "Chúng tôi hết sức đau đớn về hành động tàn ác của khủng bố, thật là vô nghĩa dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng bóc trần sự rỗng tuếch của những thủ phạm chống quốc gia và là một mối đe dọa lớn cho xã hội", "Mỗi sự sống con người là một quà tặng của Thiên Chúa và chúng ta phải làm mọi thứ để bảo vệ nó. Những người thô bạo tước đi mạng sống của người dân vô tội là hành động chống lại kế hoạch của Thiên Chúa và chứng minh rằng chính họ là kẻ thù của một trật tự xã hội hòa bình. Chúng tôi kêu gọi những người tự cho phép mình hành động bạo lực từ bỏ con đường hủy diệt và theo con đường dẫn đến sự thống nhất và hòa bình trong xã hội".
Cuối cùng, Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ kêu gọi: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Ấn Độ làm hết sức mình để bắt được thủ phạm đứng đằng sau các vụ đánh bom và đưa chúng ra trước công lý. Chúng tôi cũng kêu gọi xã hội dân sự thận trọng hơn trong mọi lúc và giúp chính quyền trong việc dẹp nạn khủng bố trong đất nước chúng ta".
Sáng ngày 08/09/2011, Cơ quan Điều tra Quốc gia (NIA) công bố việc bắt giữ ba người ở Kishtwar (Jammu và Kashmir). Khawjia Mehmood Aziz, chủ của Global Café Internet tại chợ Malik ở Kishtwar, nơi mà email tuyên bố cuộc tấn công đã được gửi đi, cùng người anh trai hiện đang bị cảnh sát thẩm vấn. Một email đã được gửi đi hôm 07/09/2011 tại Global Café Internet, trong đó Islami Harkat-ul-Jehadi (HuJI), có trụ sở tại Pakistan, một tổ chức có liên hệ với Al Qaeda, đã nhận trách nhiệm về hành động của mình, và yêu cầu phóng thích một trong những thành viên của chúng, Afzal Guru, bị kết án tử hình trong cuộc tấn công vào quốc hội năm 2001. Các nhà điều tra NIA cũng đang truy lùng theo dấu vết của một chiếc xe bị đánh cắp mà những kẻ tấn công sử dụng sau khi hắn rời khỏi chiếc vali chứa bom trước bàn làm việc của Tối Cao Pháp Viện.
Ấn Độ đã phải chịu 6 cuộc tấn công kể từ tháng 11 năm 2008. Có là những tranh cãi về hiệu quả của các cơ quan an ninh, và khả năng của họ để đối phó với mối đe dọa này. Chủ tịch Hội đồng luật sư của Delhi, Rakesh Tiku, phản đối rằng sau sau nỗ lực đầu tiên tấn công vào Tối Cao Pháp Viện vào tháng Năm, cảnh sát không muốn cài đặt CCTV camera. S. Chandrasekharan, Giám đốc của Nhóm Phân tích Nam Á nói rằng các nhân viên an ninh không được đào tạo và trang bị đầy đủ. "Nguy cơ khủng bố không đã không được xem xét nghiêm túc", và đất nước là một "mục tiêu mềm yếu". Hôm 07/09/2011, Bộ trưởng Nội vụ Palaniappan Chidambaram cho hay rằng đã có tiến bộ lớn trong những năm gần đây. Cảnh sát tuyên bố rằng cuộc tấn công được thực hiện ngay trước trạm kiểm soát. Tác giả là hai người đàn ông, một người khoảng 50 tuổi và một người trẻ hơn nhiều.
Trong một tuyên bố chính thức, các giám mục cho hay: "Chúng tôi hết sức đau đớn về hành động tàn ác của khủng bố, thật là vô nghĩa dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng bóc trần sự rỗng tuếch của những thủ phạm chống quốc gia và là một mối đe dọa lớn cho xã hội", "Mỗi sự sống con người là một quà tặng của Thiên Chúa và chúng ta phải làm mọi thứ để bảo vệ nó. Những người thô bạo tước đi mạng sống của người dân vô tội là hành động chống lại kế hoạch của Thiên Chúa và chứng minh rằng chính họ là kẻ thù của một trật tự xã hội hòa bình. Chúng tôi kêu gọi những người tự cho phép mình hành động bạo lực từ bỏ con đường hủy diệt và theo con đường dẫn đến sự thống nhất và hòa bình trong xã hội".
Cuối cùng, Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ kêu gọi: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Ấn Độ làm hết sức mình để bắt được thủ phạm đứng đằng sau các vụ đánh bom và đưa chúng ra trước công lý. Chúng tôi cũng kêu gọi xã hội dân sự thận trọng hơn trong mọi lúc và giúp chính quyền trong việc dẹp nạn khủng bố trong đất nước chúng ta".
Sáng ngày 08/09/2011, Cơ quan Điều tra Quốc gia (NIA) công bố việc bắt giữ ba người ở Kishtwar (Jammu và Kashmir). Khawjia Mehmood Aziz, chủ của Global Café Internet tại chợ Malik ở Kishtwar, nơi mà email tuyên bố cuộc tấn công đã được gửi đi, cùng người anh trai hiện đang bị cảnh sát thẩm vấn. Một email đã được gửi đi hôm 07/09/2011 tại Global Café Internet, trong đó Islami Harkat-ul-Jehadi (HuJI), có trụ sở tại Pakistan, một tổ chức có liên hệ với Al Qaeda, đã nhận trách nhiệm về hành động của mình, và yêu cầu phóng thích một trong những thành viên của chúng, Afzal Guru, bị kết án tử hình trong cuộc tấn công vào quốc hội năm 2001. Các nhà điều tra NIA cũng đang truy lùng theo dấu vết của một chiếc xe bị đánh cắp mà những kẻ tấn công sử dụng sau khi hắn rời khỏi chiếc vali chứa bom trước bàn làm việc của Tối Cao Pháp Viện.
Ấn Độ đã phải chịu 6 cuộc tấn công kể từ tháng 11 năm 2008. Có là những tranh cãi về hiệu quả của các cơ quan an ninh, và khả năng của họ để đối phó với mối đe dọa này. Chủ tịch Hội đồng luật sư của Delhi, Rakesh Tiku, phản đối rằng sau sau nỗ lực đầu tiên tấn công vào Tối Cao Pháp Viện vào tháng Năm, cảnh sát không muốn cài đặt CCTV camera. S. Chandrasekharan, Giám đốc của Nhóm Phân tích Nam Á nói rằng các nhân viên an ninh không được đào tạo và trang bị đầy đủ. "Nguy cơ khủng bố không đã không được xem xét nghiêm túc", và đất nước là một "mục tiêu mềm yếu". Hôm 07/09/2011, Bộ trưởng Nội vụ Palaniappan Chidambaram cho hay rằng đã có tiến bộ lớn trong những năm gần đây. Cảnh sát tuyên bố rằng cuộc tấn công được thực hiện ngay trước trạm kiểm soát. Tác giả là hai người đàn ông, một người khoảng 50 tuổi và một người trẻ hơn nhiều.
Trung Quốc: Nữ tu và linh mục bị đánh đập ở Tứ Xuyên vì bảo vệ tài sản của Giáo Hội
Lã Thụ Nhân
04:45 09/09/2011
Khang Định (AsiaNews/UCAN) - Một nữ tu và một linh mục Công Giáo đã bị tấn công dữ dội khi họ cố giành lại hai tài sản Giáo Hội về cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng. Số tài sản này đã bị tịch thu ở Kungding, thuộc Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên. Các nguồn tin địa phương cho biết rằng Sr. Xie Yuming bị thương ở đầu và ngực, vẫn còn đang ở trong bệnh viện. Cha Huang Yusong chỉ bị thương nhẹ. Hai vị bị tấn công hôm thứ Bảy vừa qua bởi hàng chục kẻ tấn công không biết mặt.
Cha Huang và Sr. Xie đang cố gắng để khẳng định quyền Giáo Hội trên hai tài sản vốn chính thức thuộc về giáo phận Khang Định.
Các tài sản, trước đây là một trường Latin và một trường của nam sinh, là một trong số tài sản đã bị nhà cầm quyền tịch thu vào những năm thập niên 1950 nhưng đã được trả lại cho giáo phận.
Tuy nhiên, trường Latin đã bị chính quyền phá hủy và đất đai thì bị một công ty tư nhân chiếm. Trường học của nam sinh hiện đang được sử dụng như khu sinh hoạt cho cán bộ chính quyền quận hạt Moxi.
Các nguồn tin cho biết cuộc tấn công vào tu sĩ gây ra sự giận dữ trong giáo dân địa phương, họ đã tụ hợp phản đối bên ngoài nhà thờ của họ nguyện bảo vệ quyền lợi của mình.
Khang Định thuộc Khu tự trị Tây Tạng Garze, có ba linh mục và hai nữ tu phục vụ cho 13.000 người Công giáo. Giáo phận là một tòa trống, hiện do Đức Cha Lei Shiyin của Giáo phận Lạc Sơn giám quản, người được tấn phong hôm 29 tháng Sáu mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Việc trả lại tài sản Giáo Hội bị nhà nước tịch thu sau khi Mao Trạch Đông nắm quyền là một vấn đề gai góc. Trong vài dịp, chính quyền trung ương đã cho biết rằng họ nên trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng, nhưng Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (CPCA) và Bộ Tôn Giáo thì luôn phản đối các yêu cầu hoàn trả.
Vào năm 2005, 16 nữ tu đã bị đánh đập tại Tây An khi cố gắng để lấy lại một trong các trường của họ. Cùng năm đó, hàng chục linh mục nhận bị đối xử tương tự ở Thiên Tân.
Bằng cách kiểm soát tất cả những tài sản tịch thu của Giáo Hội, CPCA và Bộ Tôn Giáo có thể kiếm được lắm tiền từ bất động sản và tài sản khác trị giá 130 tỷ tệ (16 tỷ Mỹ kim).
Cha Huang và Sr. Xie đang cố gắng để khẳng định quyền Giáo Hội trên hai tài sản vốn chính thức thuộc về giáo phận Khang Định.
Các tài sản, trước đây là một trường Latin và một trường của nam sinh, là một trong số tài sản đã bị nhà cầm quyền tịch thu vào những năm thập niên 1950 nhưng đã được trả lại cho giáo phận.
Tuy nhiên, trường Latin đã bị chính quyền phá hủy và đất đai thì bị một công ty tư nhân chiếm. Trường học của nam sinh hiện đang được sử dụng như khu sinh hoạt cho cán bộ chính quyền quận hạt Moxi.
Các nguồn tin cho biết cuộc tấn công vào tu sĩ gây ra sự giận dữ trong giáo dân địa phương, họ đã tụ hợp phản đối bên ngoài nhà thờ của họ nguyện bảo vệ quyền lợi của mình.
Khang Định thuộc Khu tự trị Tây Tạng Garze, có ba linh mục và hai nữ tu phục vụ cho 13.000 người Công giáo. Giáo phận là một tòa trống, hiện do Đức Cha Lei Shiyin của Giáo phận Lạc Sơn giám quản, người được tấn phong hôm 29 tháng Sáu mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Việc trả lại tài sản Giáo Hội bị nhà nước tịch thu sau khi Mao Trạch Đông nắm quyền là một vấn đề gai góc. Trong vài dịp, chính quyền trung ương đã cho biết rằng họ nên trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng, nhưng Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (CPCA) và Bộ Tôn Giáo thì luôn phản đối các yêu cầu hoàn trả.
Vào năm 2005, 16 nữ tu đã bị đánh đập tại Tây An khi cố gắng để lấy lại một trong các trường của họ. Cùng năm đó, hàng chục linh mục nhận bị đối xử tương tự ở Thiên Tân.
Bằng cách kiểm soát tất cả những tài sản tịch thu của Giáo Hội, CPCA và Bộ Tôn Giáo có thể kiếm được lắm tiền từ bất động sản và tài sản khác trị giá 130 tỷ tệ (16 tỷ Mỹ kim).
Đông Timor: Tưởng niệm người Công giáo hy sinh cho nền độc lập
Nguyễn Trọng Đa
07:40 09/09/2011
Một lời mời tưởng niệm, một lời gọi công lý
ROMA – Ngày 7-9, tại Đông Timor, thanh niên Công giáo đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc họ, theo « Eglises d’Asie» (Các Giáo hội châu Á, EDA), Cơ quan truyền thông của Hội Thừa sai Paris (MEP) Pháp.
Hàng chục thanh niên Công giáo đã tưởng niệm rất nhiều nạn nhân đã ngã xuống, do tranh đấu cho nền độc lập của tổ quốc họ.
Đặc biệt các thanh niên tụ tập tại nghĩa trang Santa Cruz ở Dili, nơi mà vào ngày 12-11-199, quân đội Indonesia đã nổ súng vào đám đông đang khóc thương sau cái chết của một sinh viên, làm hơn 200 người thiệt mạng.
Vụ việc này ghi dấu sự đấu tranh đẫm máu để đạt được nền độc lập cho cựu thuộc địa này cùa Bồ Đào Nha, bị Indonesia xâm lược và sát nhập vào năm 1975.
Nền độc lập toàn vẹn chỉ có hiệu quả vào năm 2002, ba năm sau sự rút lui của Indonesia khỏi nửa phần phía Đông của đảo Timor. (Zenit.org 8-9-2011)
ROMA – Ngày 7-9, tại Đông Timor, thanh niên Công giáo đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc họ, theo « Eglises d’Asie» (Các Giáo hội châu Á, EDA), Cơ quan truyền thông của Hội Thừa sai Paris (MEP) Pháp.
Hàng chục thanh niên Công giáo đã tưởng niệm rất nhiều nạn nhân đã ngã xuống, do tranh đấu cho nền độc lập của tổ quốc họ.
Đặc biệt các thanh niên tụ tập tại nghĩa trang Santa Cruz ở Dili, nơi mà vào ngày 12-11-199, quân đội Indonesia đã nổ súng vào đám đông đang khóc thương sau cái chết của một sinh viên, làm hơn 200 người thiệt mạng.
Vụ việc này ghi dấu sự đấu tranh đẫm máu để đạt được nền độc lập cho cựu thuộc địa này cùa Bồ Đào Nha, bị Indonesia xâm lược và sát nhập vào năm 1975.
Nền độc lập toàn vẹn chỉ có hiệu quả vào năm 2002, ba năm sau sự rút lui của Indonesia khỏi nửa phần phía Đông của đảo Timor. (Zenit.org 8-9-2011)
Cựu Đại sứ Mỹ: ĐTC Gioan Phaolô II xem vụ khủng bố ngày 11-9 là cuộc tấn công vào nhân loại
Phạm Kim An
06:06 09/09/2011
Denver, Colorado, Mỹ - ĐTC Gioan Phaolô II đã xem các vụ khủng bố ngày 11-9-2001, không chỉ là cuộc tấn công vào nước Mỹ, nhưng "là tấn công toàn thể nhân loại”, theo ông James R. Nicholson, cựu đại sứ Mỹ tại Vatican.
"Chúng ta phải ngăn chặn những kẻ giết người nhân danh Thiên Chúa," ĐTC Gioan Phaolô II đã nói như thế với ông Nicholson, hai ngày sau khi các cuộc tấn công diễn ra, - Đại sứ kể lại trong một bài viết cho hãng tin Catholic News Agency (CNA).
Ông Nicholson kể lại phản ứng của ĐTC Gioan Phaolô II về các cuộc tấn công khủng bố, và cách thức hai vị đã cùng cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.
Ông cũng nói rằng những lời của ĐTC Gioan Phaolô II là "vô giá" cho nước Mỹ, trong việc qui tụ một liên minh để đáp trả với các kẻ khủng bố có trụ sở tại Afghanistan.
Ông Nicholson nói, mặc dù ĐTC Gioan Phaolô II "trước tiên và trước hết là một con người hòa bình", Ngài cũng hiểu học thuyết chiến tranh chính đáng và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, để bảo vệ những người vô tội khỏi lực lượng sự dữ.
Cựu Đại sứ cũng ghi nhận "cảm thức ngoại thường" của Đức Cố Giáo Hoàng về toàn cầu hóa, sự phức tạp của con người và các nền văn hóa, và kiến thức của Ngài về những điều mà các nhà ý thức hệ có thể làm, cho sự tự do và phẩm giá của người dân vô tội. (CNA 9-9-2011)
Ông Nicholson kể lại phản ứng của ĐTC Gioan Phaolô II về các cuộc tấn công khủng bố, và cách thức hai vị đã cùng cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ.
Ông cũng nói rằng những lời của ĐTC Gioan Phaolô II là "vô giá" cho nước Mỹ, trong việc qui tụ một liên minh để đáp trả với các kẻ khủng bố có trụ sở tại Afghanistan.
Ông Nicholson nói, mặc dù ĐTC Gioan Phaolô II "trước tiên và trước hết là một con người hòa bình", Ngài cũng hiểu học thuyết chiến tranh chính đáng và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, để bảo vệ những người vô tội khỏi lực lượng sự dữ.
Cựu Đại sứ cũng ghi nhận "cảm thức ngoại thường" của Đức Cố Giáo Hoàng về toàn cầu hóa, sự phức tạp của con người và các nền văn hóa, và kiến thức của Ngài về những điều mà các nhà ý thức hệ có thể làm, cho sự tự do và phẩm giá của người dân vô tội. (CNA 9-9-2011)
Đức Thánh Cha nói: học sinh có quyền thừa hưởng toàn vẹn di sản của Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
07:35 09/09/2011
Logo Ratzinger |
CASTEL GANDOLFO, Ý, ngày 8 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói các trường Công Giáo tại Ấn Độ cần phải "là Công Giáo chân chính" để có thể đóng góp cho việc xây dựng xã hội.
Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay khi ngài tiếp kiến một nhóm giám mục Ấn Độ tại dinh nghỉ hè ở Castel Gandolfo. Các giám mục đại diện cho Bombay, Nagpur, Goa e Damão, Gandhinagar và Bangalore, đến Ý nhân dịp viếng thăm "ad limina".
Đức Thánh Cha ghi nhận là Giáo Hội Ấn có "rất nhiều cơ sở có mục đích thể hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại." Các cơ sở này, ngài nói, bao gồm các cô nhi viện, bệnh xá, và các cơ quan khác đang "đóng góp một cách quý gia cho sự an vui không những của người Công Giáo mà con cả xã hội bên ngoài nữa."
Trong các cơ sở này, Đức Thánh Cha nói, các trường học đóng một vài trò đặc biệt: "Trong việc giúp đỡ cho các năng khiếu tinh thần, trí tuệ và luân lý của học sinh được trưởng thành. Các trường Công Giáo phải tiếp tục phát triển một khả năng phán đoán lành mạnh và giới thiệu học sinh về di sản được truyền lại cho các em từ các thế hệ trước, do đó nuôi dưỡng được một ý thức về các giá trị và chuẩn bị học sinh cho một đời sống hạnh phúc và có kết quả tốt."
Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu các giám mục "chú ý đặc biệt đến phẩm chất về giáo huấn trong các trường học trong các giáo phận của họ, để đảm bảo rằng nền giáo dục là Công Giáo chân chính và do đó có thể chuyển tiếp những chân lý và giá trị này, cần thiết cho sự cứu rỗi các linh hồn và xây dựng xã hội."
Thực vậy, ngài nhấn mạnh là học sinh có quyền được "thừa hưởng toàn vẹn di sản trí thức và thiêng liêng của Giáo Hội."
Đức Thánh Cha khẳng định, "Những ai giảng dậy nhân danh Giáo Hội có một bổn phận đặc biệt là trung thành chuyển giao những phong phú của truyền thống, theo huấn quyền và cách thức phù hợp với các nhu cầu hiện nay."
Mềm mai nhưng cứng rắn
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nói với các giám mục về việc trình bầy sự thật, ngài nói rằng "tất cả mọi hoat động của Giáo Hội nhắm làm vinh danh Thiên Chúa và đem đến cho dân Người những chân lý giải phóng chúng ta."
Dân số Kitô giáo tại Ấn Độ chỉ hơn 2% một chút, trong khi đại đa số theo Ấn giáo.
Đức Thánh Cha khuyên các giám mục tiếp tục "gìn giữ sự thật" tại nền tảng của nọi nỗ lực của Giáo Hội, và "luôn luôn trình bầy cho nọi người với sự tôn kính nhưng cũng không có sự nhân nhượng."
Ngài tiếp: "Khả năng trình bầy sự thật một cách mềm mại nhưng cứng rắn là một quà tặng phải được nuôi dưỡng, nhất là nơi những ai đang giảng dậy trong các trường Đại Học Công Giáo và những ai có trách nhiệm giáo huấn cho các chủng sinh, các tu sĩ và giáo dân, dù là về thần học, giáo lý hay tu đức Kitô giáo."
Đức Thánh Cha nói với các giám mục: "Xin khuyến khích những ai có liên hệ với việc giáo dục, dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, cũng cần tăng cường đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, đã bị đóng đinh và sống lại từ cõi chết. Xin giúp cho họ biết vươn ra được tới tha nhân bằng lời nói và gương sáng, để họ có thể rao truyền Đức Kitô là Đường, là Sự Thật và là sự Sống, một cách có hiệu quả hơn."
Trong cơn bão lửa Texas, giáo hội đi tiên phong trong việc cứu trợ
Trần Mạnh Trác
08:39 09/09/2011
(Nguồn tin CNS) - Giáo xứ Ascension (Thăng Thiên) ở Bastrop, Texas, đang trở thành một trung tâm tỵ nạn và là một trung tâm điều khiển các nỗ lực cứu trợ cho nạn cháy rừng ở Texas.
Tính đến ngày 7 tháng Chín, Texas đã chịu một cuộc hạn hán kéo dài tới 296 ngày, và ngọn lửa bắt mồi vào đầu tháng Chín đã thiêu hủy gần 1.500 căn nhà và gây ra ít là bốn trường hợp tử vong.
"Chúng tôi không từ chối một ai," là lời của ông Steve Venzon, một trong bốn giáo dân xứ Ascension đang thay phiên nhau trực 6 giờ mỗi ngày để lo việc chỉ đạo các nỗ lực cứu trợ ở giáo xứ. Vùng Bastrop là đia hạt của Giáo phận Austin, Texas.
Ông Venzon cho biết bắt đầu từ ngày 4 tháng Chín, giáo xứ Ascension nhận người tị nạn vào hội trường của giáo xứ, nhưng nhanh chóng, số người nhập trại lên tới trên 50 người ở chật hội trường, cho nên các phòng học của nhà trường cũng đã được xử dụng, tạo thêm chỗ ở cho thêm 200 người nữa.
Ông Venzon nói thêm rằng giáo xứ đang chuẩn bị để đón tiếp một số lượng đông đảo hơn nữa bời vì các cơ sở của hội Hồng Thập Tự đã đóng cửa. Giáo xứ đang phối hợp các nỗ lực của mình cách chặt chẽ với Hội Hồng Thập Tự và Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang (FEMA.) Hy vọng với tình trạng khẩn cấp đã được công bố, cơ quan FEMA có thể cung cấp thêm tài lực để giúp đỡ cho những nạn nhân.
Nếu các lớp học đầy người, thì giáo xứ sẽ đặt thêm giường vào hội trường, rồi... "Sau đó thì chỉ còn trông cậy vào Chúa mà thôi", ông Venzon nói thêm.
Ông cho biết cha chánh xứ, linh mục Rafael Padilla Valdez, vừa mới nhận nhiệm sở được có một tuần và cũng là lần đầu tiên Ngài làm việc tại một giáo xứ, "đã chu tòan công việc của ngài một cách xuất sắc."
Ông Christian Gonzalez, giám đốc truyền thông của Giáo phận Austin, cho biết cơn cháy rừng là một tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trước tiên là nạn hạn hán và nhiệt độ cao hơn 100 độ (F) liên tiếp hơn 80 ngày, sau đó là ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Lee.
Trong khi cơn bão Lee đổ nước vào vùng Louisiana thì Texas không nhận được một giọt nước nào, đổi lại, gió cao đã "hút đi một số độ ẩm trong không khí," ông Gonzalez cho biết.
Ông nói thêm rằng nhiều cuộc lạc quyên đã được tổ chức, một tại trung tâm mục vụ của giáo phận Austin trong các giờ cao điểm ngày 6 Tháng Chín, và một nữa do Catholic Charities kêu gọi trên các đài phát thanh ở thủ đô Texas trong ngày 7 tháng 9.
Trang web của giáo phận, http://www.austindiocese.org, cũng phát động chương trình đóng góp bằng cách đặt một nút lớn mầu cam với chử "Donate" ("cứu trợ") trên trang chủ.
Melinda Rodriguez, giám đốc điều hành của Catholic Charities vùng Trung ương Texas, cho biết rằng còn có những chương trình đóng góp quan trọng khác như các trung tâm nhận phẩm vật ở nhiều nơi và xe 18 bánh di động để phân phối phẩm vật cho những nơi cần.
"Chúng tôi đang chờ đợi các cơ quan khác như FEMA được thành lập nhanh chóng để chúng tôi có thể tận dụng nguồn tài nguyên của chúng tôi một cách hiệu quả hơn", bà Rodriguez cho biết.
Bà nói thêm rằng nhân viên cứu hỏa đã gặp khó khăn trong việc ngăn chặn nạn cháy rừng bởi vì "Họ cho chúng tôi biết rằng ngọn lửa đã nhảy lung tung, qua đường, qua hồ và qua các rào cản tự nhiên khác."
Trở lại với ông Venzon, ông cho biết số phận ngôi nhà của ông không biết bây giờ ra sao, đây là mái ấm nơi ông đang sống với vợ, hai con trai và bốn đứa cháu.
"Nó vẩn còn đó ngày hôm qua, nhưng hôm nay thì tôi không biết...Ngọn lửa đã tới gần chỉ có vài đầu đường mà thôi. Cảnh sát đã chặn đường. Ngọn lửa thì nhảy từ dường này qua đường nọ... "
Tính đến ngày 7 tháng Chín, Texas đã chịu một cuộc hạn hán kéo dài tới 296 ngày, và ngọn lửa bắt mồi vào đầu tháng Chín đã thiêu hủy gần 1.500 căn nhà và gây ra ít là bốn trường hợp tử vong.
"Chúng tôi không từ chối một ai," là lời của ông Steve Venzon, một trong bốn giáo dân xứ Ascension đang thay phiên nhau trực 6 giờ mỗi ngày để lo việc chỉ đạo các nỗ lực cứu trợ ở giáo xứ. Vùng Bastrop là đia hạt của Giáo phận Austin, Texas.
Ông Venzon cho biết bắt đầu từ ngày 4 tháng Chín, giáo xứ Ascension nhận người tị nạn vào hội trường của giáo xứ, nhưng nhanh chóng, số người nhập trại lên tới trên 50 người ở chật hội trường, cho nên các phòng học của nhà trường cũng đã được xử dụng, tạo thêm chỗ ở cho thêm 200 người nữa.
Ông Venzon nói thêm rằng giáo xứ đang chuẩn bị để đón tiếp một số lượng đông đảo hơn nữa bời vì các cơ sở của hội Hồng Thập Tự đã đóng cửa. Giáo xứ đang phối hợp các nỗ lực của mình cách chặt chẽ với Hội Hồng Thập Tự và Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang (FEMA.) Hy vọng với tình trạng khẩn cấp đã được công bố, cơ quan FEMA có thể cung cấp thêm tài lực để giúp đỡ cho những nạn nhân.
Nếu các lớp học đầy người, thì giáo xứ sẽ đặt thêm giường vào hội trường, rồi... "Sau đó thì chỉ còn trông cậy vào Chúa mà thôi", ông Venzon nói thêm.
Ông cho biết cha chánh xứ, linh mục Rafael Padilla Valdez, vừa mới nhận nhiệm sở được có một tuần và cũng là lần đầu tiên Ngài làm việc tại một giáo xứ, "đã chu tòan công việc của ngài một cách xuất sắc."
Ông Christian Gonzalez, giám đốc truyền thông của Giáo phận Austin, cho biết cơn cháy rừng là một tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trước tiên là nạn hạn hán và nhiệt độ cao hơn 100 độ (F) liên tiếp hơn 80 ngày, sau đó là ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Lee.
Trong khi cơn bão Lee đổ nước vào vùng Louisiana thì Texas không nhận được một giọt nước nào, đổi lại, gió cao đã "hút đi một số độ ẩm trong không khí," ông Gonzalez cho biết.
Ông nói thêm rằng nhiều cuộc lạc quyên đã được tổ chức, một tại trung tâm mục vụ của giáo phận Austin trong các giờ cao điểm ngày 6 Tháng Chín, và một nữa do Catholic Charities kêu gọi trên các đài phát thanh ở thủ đô Texas trong ngày 7 tháng 9.
Trang web của giáo phận, http://www.austindiocese.org, cũng phát động chương trình đóng góp bằng cách đặt một nút lớn mầu cam với chử "Donate" ("cứu trợ") trên trang chủ.
Melinda Rodriguez, giám đốc điều hành của Catholic Charities vùng Trung ương Texas, cho biết rằng còn có những chương trình đóng góp quan trọng khác như các trung tâm nhận phẩm vật ở nhiều nơi và xe 18 bánh di động để phân phối phẩm vật cho những nơi cần.
"Chúng tôi đang chờ đợi các cơ quan khác như FEMA được thành lập nhanh chóng để chúng tôi có thể tận dụng nguồn tài nguyên của chúng tôi một cách hiệu quả hơn", bà Rodriguez cho biết.
Bà nói thêm rằng nhân viên cứu hỏa đã gặp khó khăn trong việc ngăn chặn nạn cháy rừng bởi vì "Họ cho chúng tôi biết rằng ngọn lửa đã nhảy lung tung, qua đường, qua hồ và qua các rào cản tự nhiên khác."
Trở lại với ông Venzon, ông cho biết số phận ngôi nhà của ông không biết bây giờ ra sao, đây là mái ấm nơi ông đang sống với vợ, hai con trai và bốn đứa cháu.
"Nó vẩn còn đó ngày hôm qua, nhưng hôm nay thì tôi không biết...Ngọn lửa đã tới gần chỉ có vài đầu đường mà thôi. Cảnh sát đã chặn đường. Ngọn lửa thì nhảy từ dường này qua đường nọ... "
Kỷ niệm 10 năm ngày 9 / 11, các nạn nhân Công Giáo nghĩ gì?
Trần Mạnh Trác
11:48 09/09/2011
(Phỏng theo Beth Griffin, CNS)Theo cái nhìn của ông Joseph W. Pfeifer, giám đốc sở Cứu Hỏa thành phố New York, thì ngày kỷ niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố 9 / 11 là một cơ hội cho cộng đồng thế giới tạm dừng lại để suy tư theo chiều kích tâm linh của biến cố.
Vào ngày 11 Tháng Chín 2001, ông Pfeifer là đòan trưởng của Tiểu Đòan 1, là một trong những người đầu tiên tới hiện trường và chịu trách nhiệm chỉ đạo nổ lực cứu hỏa tại tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới. Tại tiền sảnh của tòa nhà, sau khi cấp báo động loan ra lần thứ hai, ông thấy em trai của mình là trung úy Kevin Pfeifer xuất hiện. Hai anh em trao đổi một vài câu ngắn ngủi, rồi trung úy Kevin tiến về phía cầu thang. Kevin đã giúp công việc sơ tán các công nhân tới chổ an tòan, nhưng riêng anh thì đã bị thiệt mạng trong lúc tòa nhà sụp đổ.
"Con người dễ nổi giận với Thiên Chúa và họ có lý do để nổi giận như vậy, nhưng đó không phải là kinh nghiệm của riêng tôi", Pfeifer cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Công Giáo. "Ngày hôm sau, khi tôi đi từ hiện trường trở về trạm cứu hỏa, thì được biết rằng không còn tìm được ai sống sót nữa. Trời tối đen như mực ngọai trừ một ít đốm sáng của những ngọn đèn trên mũ chúng tôi. Điện bị cắt hòan tòan và khói bụi mịt mù khắp mọi nơi.
"Thay vì giận dữ, tôi đã linh cảm một cuộc gặp gỡ, như thể gặp lại một người bạn cũ, như thể mặc lại một chiếc áo lót quen thuộc, tôi đã từng vật lộn với Thiên Chúa và với nội tâm nhiều lần trước đây. Tôi đã từng cảm nghiệm sống ở một nơi đầy mâu thuẫn và đã cố gắng tuyệt vọng để tìm hiểu ý nghĩa những gì xẩy ra, " Pfeifer tâm sự.
"Bạn đã đối mặt với nội tâm và gặp gỡ Thiên Chúa như thế nào chưa? Riêng tôi thì những kinh nghiệm cá nhân là những gì đã xảy ra tại con đường West Street ấy, trong khi lê bước với một nỗi buồn rời rợi, nhưng chính khỏang không gian tâm linh mà tôi cảm nghiệm đó lại là một nơi mà tôi đã từng sống qua rồi."
Pfeifer đã tốt nghiệp trường Cathedral College ở Douglaston, NY, và theo học hai năm tại Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Huntington, New York, sau này ông cũng đậu thạc sĩ về thần học. Ông cho biết đã từng nhiều phen vật lộn với Thiên Chúa và cố gắng để tìm kiếm "ơn gọi" của đời mình. Ông hiện là giám đốc chương trình chống khủng bố và các chương trình khẩn cấp của Sở Cứu Hỏa thành phố New York, ông giữ liên lạc với nhiều giới chức có quan hệ ở khắp nơi trên thế giới.
Pfeifer cho biết mỗi chấn động thường đem lại một sự chuyển đổi.
"Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc tấn công 9 / 11 chỉ liên hệ tới New York, DC, và Pennsylvania, nhưng thực ra nó quan hệ nhiều hơn thế nữa", ông nói. "Đó là một cuộc chấn thương toàn cầu, đồng thời là một cuộc chuyễn đổi và gặp gỡ cho toàn bộ thế giới" người ta đã có thể thấy rằng tất cả các hành vi khủng bố ở cấp địa phương, dù là ở Ireland, Israel, hay Afghanistan, đều là hình ảnh những gì xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới.
"Nó cung cấp cho các nạn nhân của các khủng bố quốc tế một diễn đàn và chứng tỏ chủ nghĩa khủng bố là một tội ác chống lại nhân loại", ông nói.
Mỗi người đạt tới trạng thái tâm linh của mình theo một cách khác nhau, ông nói, và dịp kỷ niệm 10 năm sẽ giúp mọi người kết nối những kinh nghiệm cá nhân của mình với những người khác của cộng đồng rộng lớn hơn.
Một trong những cộng đồng lớn hơn, bị tàn phá vì biến cố 9 / 11, là cộng đồng ở bán đảo Rockaway, phía tây nam của giáo phận Brooklyn.
Rockaway là một khu cô lập của quận Queens đông dân. Nhiều thế hệ dân New York đã tìm tới vùng bãi biển Đại Tây Dương này để tránh cái nóng của mùa hè và đã có hơn 100.000 người là dân định cư tòan thời gian tại cái dải đất hẹp và dài 10 dặm này. Vùng này còn có tên gọi là vùng Riviera Ái Nhỉ Lan vì có nhiều người là gốc Ái Nhĩ Lan.
Rockaway chính là chỗ ở của nhiếu nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên cứu cấp và tài chánh mà sự tàn phá Trung tâm Thương mại Thế giới đã xé rách một lỗ hổng rất lớn trong trái tim của bán đảo. 70 cư dân đã thiệt mạng. Nhiều người trong số họ đi lễ tại tám nhà thờ Công Giáo rải rác trên dải đất hẹp, bằng phẳng, cát sói này.
Đức Ông Martin T. Geraghty là chánh xứ họ đạo St Francis de Sales của Belle Harbor từ năm 2001. 12 nạn nhân của Trung tâm Thương mại Thế giới là giáo dân của ngài. Vào ngày 12 tháng 11, chỉ ba ngày sau khi vừa mới cử hành tang lễ cuối cùng cho các nạn nhân, thì sau lễ 9 giờ sáng một chuyến bay American Airlines đi về Cộng hòa Dominica đã rơi xuống cách nhà thờ một con phố, giết chết tất cả 260 người trên máy bay và thêm 5 người trên mặt đất, trong đó có giáo dân.
"Vào lễ Giáng Sinh năm 2001, một người bạn từ Michigan hỏi tôi rằng tôi đã hết buồn chưa", Đức Ông. Geraghty kể lại. "Tôi nói với anh ta rằng chúng tôi sẽ không bao giờ hết buồn được cả. Đó là một thời điểm quyết định trong cuộc sống của tất cả các gia đình ở đây."
Ngài nói, "Có một vai trò đang được hiện rõ ra cho những người ờ đây. Trong ngày hôm đó, thông điệp Tin Mừng đã không vì thế mà trở thành vô nghĩa. Chúng ta mới chỉ ở vào lúc khởi đầu mà thôi: 2.000 năm là không đủ dài để làm cho trái tim 'vẫn còn sống trong thời kỳ bộ lạc' của con người hấp thụ được thông điệp của Chúa Giêsu Kitô ".
Đức Ông Pfeifer cho biết 'trái tim bộ lạc' là cách của ngài mô tả rằng con người mới chỉ phát triển có một thời gian rất ngắn kể từ ngáy sáng tạo và vẫn còn một chặng đường rất dài để đi.
"Chúng ta đang ở thời kỳ bắt đầu. Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta ra khỏi tình trảng bộ tộc để đi vào một cấp hiểu biết cao hơn," ngài nói.
Bà Rosellen Dowdell là góa phụ của cố Trung úy Kevin Dowdell, một lính cứu hỏa New York. Bà là một giáo dân tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi.
"Tôi không bao giờ than trách Thiên Chúa", bà nói, "Tôi đã luôn luôn tìm ở Chúa cho một câu trả lời. Tôi luôn luôn hy vọng tìm được sự an ủi trong Giáo Hội và trong sự hiện diện của Thiên Chúa."
Đức Ông Michael J. Curran, chánh xứ của Chúa Ba Ngôi, cho biết 10 năm sau thảm họa, "Rất nhiều người trong số những gia đình này, là những người có mọi lý do để tức giận Thiên Chúa, đã không thất vọng. Họ vẫn là những giáo dân trung tín. Tôi được ý thức hơn về sức mạnh tinh thần của người giáo dân. Họ không chỉ là bạn của Chúa khi có thời tiết tốt mà thôi.
Ngài nói thêm "Câu hỏi "Tại sao? " vẫn còn đó, nhưng họ sẵn sàng tin tưởng vào Thiên Chúa và lấy Chúa làm trung tâm điểm của đời sống. Không có ai rũ áo bỏ đi cả".
Vào ngày 11 Tháng Chín 2001, ông Pfeifer là đòan trưởng của Tiểu Đòan 1, là một trong những người đầu tiên tới hiện trường và chịu trách nhiệm chỉ đạo nổ lực cứu hỏa tại tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới. Tại tiền sảnh của tòa nhà, sau khi cấp báo động loan ra lần thứ hai, ông thấy em trai của mình là trung úy Kevin Pfeifer xuất hiện. Hai anh em trao đổi một vài câu ngắn ngủi, rồi trung úy Kevin tiến về phía cầu thang. Kevin đã giúp công việc sơ tán các công nhân tới chổ an tòan, nhưng riêng anh thì đã bị thiệt mạng trong lúc tòa nhà sụp đổ.
"Con người dễ nổi giận với Thiên Chúa và họ có lý do để nổi giận như vậy, nhưng đó không phải là kinh nghiệm của riêng tôi", Pfeifer cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Công Giáo. "Ngày hôm sau, khi tôi đi từ hiện trường trở về trạm cứu hỏa, thì được biết rằng không còn tìm được ai sống sót nữa. Trời tối đen như mực ngọai trừ một ít đốm sáng của những ngọn đèn trên mũ chúng tôi. Điện bị cắt hòan tòan và khói bụi mịt mù khắp mọi nơi.
"Thay vì giận dữ, tôi đã linh cảm một cuộc gặp gỡ, như thể gặp lại một người bạn cũ, như thể mặc lại một chiếc áo lót quen thuộc, tôi đã từng vật lộn với Thiên Chúa và với nội tâm nhiều lần trước đây. Tôi đã từng cảm nghiệm sống ở một nơi đầy mâu thuẫn và đã cố gắng tuyệt vọng để tìm hiểu ý nghĩa những gì xẩy ra, " Pfeifer tâm sự.
"Bạn đã đối mặt với nội tâm và gặp gỡ Thiên Chúa như thế nào chưa? Riêng tôi thì những kinh nghiệm cá nhân là những gì đã xảy ra tại con đường West Street ấy, trong khi lê bước với một nỗi buồn rời rợi, nhưng chính khỏang không gian tâm linh mà tôi cảm nghiệm đó lại là một nơi mà tôi đã từng sống qua rồi."
Pfeifer đã tốt nghiệp trường Cathedral College ở Douglaston, NY, và theo học hai năm tại Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Huntington, New York, sau này ông cũng đậu thạc sĩ về thần học. Ông cho biết đã từng nhiều phen vật lộn với Thiên Chúa và cố gắng để tìm kiếm "ơn gọi" của đời mình. Ông hiện là giám đốc chương trình chống khủng bố và các chương trình khẩn cấp của Sở Cứu Hỏa thành phố New York, ông giữ liên lạc với nhiều giới chức có quan hệ ở khắp nơi trên thế giới.
Pfeifer cho biết mỗi chấn động thường đem lại một sự chuyển đổi.
"Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc tấn công 9 / 11 chỉ liên hệ tới New York, DC, và Pennsylvania, nhưng thực ra nó quan hệ nhiều hơn thế nữa", ông nói. "Đó là một cuộc chấn thương toàn cầu, đồng thời là một cuộc chuyễn đổi và gặp gỡ cho toàn bộ thế giới" người ta đã có thể thấy rằng tất cả các hành vi khủng bố ở cấp địa phương, dù là ở Ireland, Israel, hay Afghanistan, đều là hình ảnh những gì xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới.
"Nó cung cấp cho các nạn nhân của các khủng bố quốc tế một diễn đàn và chứng tỏ chủ nghĩa khủng bố là một tội ác chống lại nhân loại", ông nói.
Mỗi người đạt tới trạng thái tâm linh của mình theo một cách khác nhau, ông nói, và dịp kỷ niệm 10 năm sẽ giúp mọi người kết nối những kinh nghiệm cá nhân của mình với những người khác của cộng đồng rộng lớn hơn.
Một trong những cộng đồng lớn hơn, bị tàn phá vì biến cố 9 / 11, là cộng đồng ở bán đảo Rockaway, phía tây nam của giáo phận Brooklyn.
Rockaway là một khu cô lập của quận Queens đông dân. Nhiều thế hệ dân New York đã tìm tới vùng bãi biển Đại Tây Dương này để tránh cái nóng của mùa hè và đã có hơn 100.000 người là dân định cư tòan thời gian tại cái dải đất hẹp và dài 10 dặm này. Vùng này còn có tên gọi là vùng Riviera Ái Nhỉ Lan vì có nhiều người là gốc Ái Nhĩ Lan.
Rockaway chính là chỗ ở của nhiếu nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên cứu cấp và tài chánh mà sự tàn phá Trung tâm Thương mại Thế giới đã xé rách một lỗ hổng rất lớn trong trái tim của bán đảo. 70 cư dân đã thiệt mạng. Nhiều người trong số họ đi lễ tại tám nhà thờ Công Giáo rải rác trên dải đất hẹp, bằng phẳng, cát sói này.
Đức Ông Martin T. Geraghty là chánh xứ họ đạo St Francis de Sales của Belle Harbor từ năm 2001. 12 nạn nhân của Trung tâm Thương mại Thế giới là giáo dân của ngài. Vào ngày 12 tháng 11, chỉ ba ngày sau khi vừa mới cử hành tang lễ cuối cùng cho các nạn nhân, thì sau lễ 9 giờ sáng một chuyến bay American Airlines đi về Cộng hòa Dominica đã rơi xuống cách nhà thờ một con phố, giết chết tất cả 260 người trên máy bay và thêm 5 người trên mặt đất, trong đó có giáo dân.
"Vào lễ Giáng Sinh năm 2001, một người bạn từ Michigan hỏi tôi rằng tôi đã hết buồn chưa", Đức Ông. Geraghty kể lại. "Tôi nói với anh ta rằng chúng tôi sẽ không bao giờ hết buồn được cả. Đó là một thời điểm quyết định trong cuộc sống của tất cả các gia đình ở đây."
Ngài nói, "Có một vai trò đang được hiện rõ ra cho những người ờ đây. Trong ngày hôm đó, thông điệp Tin Mừng đã không vì thế mà trở thành vô nghĩa. Chúng ta mới chỉ ở vào lúc khởi đầu mà thôi: 2.000 năm là không đủ dài để làm cho trái tim 'vẫn còn sống trong thời kỳ bộ lạc' của con người hấp thụ được thông điệp của Chúa Giêsu Kitô ".
Đức Ông Pfeifer cho biết 'trái tim bộ lạc' là cách của ngài mô tả rằng con người mới chỉ phát triển có một thời gian rất ngắn kể từ ngáy sáng tạo và vẫn còn một chặng đường rất dài để đi.
"Chúng ta đang ở thời kỳ bắt đầu. Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta ra khỏi tình trảng bộ tộc để đi vào một cấp hiểu biết cao hơn," ngài nói.
Bà Rosellen Dowdell là góa phụ của cố Trung úy Kevin Dowdell, một lính cứu hỏa New York. Bà là một giáo dân tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi.
"Tôi không bao giờ than trách Thiên Chúa", bà nói, "Tôi đã luôn luôn tìm ở Chúa cho một câu trả lời. Tôi luôn luôn hy vọng tìm được sự an ủi trong Giáo Hội và trong sự hiện diện của Thiên Chúa."
Đức Ông Michael J. Curran, chánh xứ của Chúa Ba Ngôi, cho biết 10 năm sau thảm họa, "Rất nhiều người trong số những gia đình này, là những người có mọi lý do để tức giận Thiên Chúa, đã không thất vọng. Họ vẫn là những giáo dân trung tín. Tôi được ý thức hơn về sức mạnh tinh thần của người giáo dân. Họ không chỉ là bạn của Chúa khi có thời tiết tốt mà thôi.
Ngài nói thêm "Câu hỏi "Tại sao? " vẫn còn đó, nhưng họ sẵn sàng tin tưởng vào Thiên Chúa và lấy Chúa làm trung tâm điểm của đời sống. Không có ai rũ áo bỏ đi cả".
Top Stories
Corée du Sud: Les partisans de l’abolition de la peine de mort intensifient leur campagne et demandent au Parlement de voter d’ici la fin de l’année
Eglises d'Asie
13:54 09/09/2011
... La Corée du Sud, qui n’a procédé à aucune exécution capitale depuis plus de dix ans, est considérée par Amnesty International comme « abolitionniste de fait ». La peine de mort est cependant « toujours inscrite dans la loi », comme l’ont déploré lors de la manifestation les parlementaires Kim Boo-kyum, du Parti démocratique, et Theresa Park Sun-young, tous deux connus pour leur engagement en faveur de l’abolition de la sentence capitale. Ils faisaient partie en juin dernier de la vingtaine de représentants de mouvements religieux, profanes et humanitaires qui avaient soumis un projet assorti d’une pétition à l’Assemblée nationale afin de « bannir définitivement » la peine de mort d’ici la fin de l’année. Ils avaient souligné l’urgence de faire passer cette loi lors de la session parlementaire d’automne (de septembre à décembre), étant donné que l’année 2012 sera consacrée aux élections générales et rendrai donc très difficile toute discussion et vote sur cette question, qui fait l’objet de débats récurrents en Corée du Sud (1).
Jusqu’à présent, de nombreux projets pour remplacer définitivement la peine capitale par une peine de détention à vie ont été présentés devant l’Assemblée nationale, mais aucun d’eux n’a abouti. En octobre 2010, le Comité pour les droits de l’homme de la CBCK (Conférence des évêques catholiques de Corée) avait fait parvenir aux députés une pétition signée par plus de 100 000 catholiques.
Parmi les opposants à la peine capitale, l’Eglise catholique se trouve en première ligne et milite depuis de nombreuses années, notamment en montant des actions communes avec des ONG en faveur des droits de l’homme et des leaders d’autres religions. C’est le cas, par exemple, de l’Union des religions pour l’abolition de la peine de mort, structure rassemblant des responsables du bouddhisme, du catholicisme, du protestantisme, du confucianisme ou encore des cultes autochtones du bouddhisme won, du Chondo-gyo et du chamanisme (2). Ces dernières années, le Comité pour l’abolition de la peine de mort de la CBCK a multiplié de son côté les initiatives originales pour monter des campagnes de sensibilisation (3).
Lors de la manifestation du 8 septembre, Tomasz Kozlowski, chef de la délégation de l’Union européenne en Corée du Sud, a tenu à souligner que la suspension des exécutions avait permis à la communauté internationale de se « rendre compte que la Corée du Sud respectait et protégeait les droits de l’homme » mais qu’il était temps désormais de confirmer cette image positive du pays en « abolissant définitivement la peine capitale ».
Le Rév. Kim Young-ju, secrétaire général du Conseil national des Eglise (protestantes) de Corée (NCCK), a déclaré pour sa part que s’il reconnaissait que la population sud-coréenne restait divisée sur la question, la décision d’abolir oui ou non la peine de mort ne devait pas revenir à « l’opinion publique » mais « à la conviction et la philosophie des dirigeants du pays ».
Le débat sur la peine de mort a été relancé à de nombreuses reprises ces dernières années, menaçant à chaque fois de mettre fin au moratoire : en 2009, la mise en accusation d’un meurtrier en série, Kang Ho-sun, avait déclanché la colère des Sud-Coréens, laquelle fut ravivée de nouveau en mars 2010 avec le viol et le meurtre d’une collégienne. En février 2010, la Cour suprême, qui avait été saisie sur la question, avait conclu par 5 voix contre 4 que la peine de mort n’était pas anticonstitutionnelle. « Afin de protéger la vie des gens et l’intérêt public, ôter le droit à la vie d’une personne dans des circonstances exceptionnelles ne peut pas être considéré comme une violation des droits fondamentaux », avaient déclaré les juges.
Lors du fait divers sordide de 2010, la population sud-coréenne était passée de 64 % d’opinons favorables à la peine de mort (en 2009) à 80 %, selon un sondage mené par l’Institut Youido (dépendant du parti au pouvoir). Il y aurait actuellement environ une quinzaine de personnes dans les couloirs de la mort des prisons sud-coréennes (4).
(1) Voir EDA 402, 408, 417, 437, 495
(2) Voir EDA 408
(3) Voir EDA 532
(4) Ucanews, 21 juin et 8 septembre 2011; Amnesty International, rapport 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 9 septembre 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Sinh Nhật Đức Trinh nữ Maria, Quan Thầy giáo họ Bãi Dòng, Giáo xứ Hà Thạch
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
04:58 09/09/2011
HƯNG HÓA - Vào lúc 20g ngày 08-9-2011, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, chủ tế Thánh lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, Quan Thầy giáo họ Bãi Dòng, tại nhà thờ giáo họ Bãi Dòng, giáo xứ Hà Thạch, Giáo phận Hưng Hóa. Cùng đồng tế với Đức cha có các linh mục trong Giáo phận nhân dịp thường huấn, quí Thầy mãn trường Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, quí Dì, Hội đồng giáo xứ Hà Thạch và đông đảo giáo dân.
Bãi Dòng là giáo họ lớn nhất trong giáo xứ Hà Thạch. Giáo dân khoảng 1.800 nhân danh, hầu hết làm nghề nông nghiệp. Nơi đây, giáo dân có đức tin tương đối vững vàng nhờ vào phong trào học hỏi giáo lí và Kinh Thánh. Đặc biệt, họ có lòng sùng kính Đức Mẹ nên đã nhận Đức Mẹ với tước hiệu sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria làm Quan Thầy.
Đầu Thánh lễ, Đức cha nói: “Hôm nay, chúng ta cùng toàn thể Giáo Hội cử hành Thánh Lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Sự hiện diện của chúng ta ở đây dâng Thánh Lễ Quan Thầy của giáo họ Bãi Dòng cách riêng nhưng cũng có thể nói là lễ Quan Thầy của từng người chúng ta. Bởi vì, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của mỗi chúng ta”.
Chia sẻ trong Thánh Lễ, cha Giuse Vũ Thái San nhấn mạnh tới hai điều sau đây:
Điều thứ nhất, sinh nhật Đức Mẹ là rạng đông cứu rỗi. Chúng ta biết rạng đông đi trước mặt trời và báo hiệu mặt trời đến, rạng đông là khoảnh khắc tuyệt vời, Chúa Giêsu là mặt trời công chính, Mẹ Maria là rạng đông báo tin và đi trước mặt trời cao cả ấy nghĩa là ròng rã bao thế kỷ, nhân loại còn ở trong tối tăm, cho tới khi Đức Mẹ sinh ra, báo hiệu hừng đông cứu độ đã đến, báo hiệu ngày cứu chuộc sắp tới.
Do đó trong kinh nguyện hôm nay, Giáo Hội nói lên rằng ”Lạy Trinh Nữ, Đức Mẹ Chúa Trời, ngày sinh của Mẹ đem Tin mừng cho cả trần gian, vì Đức Kitô, Chúa chúng con là Mặt trời soi đường ngay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Người là Đấng hủy bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh”.
Do đó, chúng ta có thể nói cũng như khúc nhạc dạo trước một bài hát, sinh nhật Đức Mẹ là dạo khúc sinh nhật Chúa Giêsu.
Điều thứ hai nhắc nhở chúng ta hãy sống khiêm nhường, vâng theo thánh ý Thiên Chúa và âm hầm như Đức Mẹ.
Người đời tin rằng, mỗi khi có một Thánh nhân ra đời, thường có những chuyện lạ, và người ta hay thêu dệt những chuyện ly kỳ chung quanh đời sống của một vĩ nhân anh hùng.
Thế nhưng ngày sinh nhật Đức Mẹ, một Thánh nhân trên mọi Thánh nhân, lại không có chuyện lạ nào xẩy ra. Đức Mẹ sinh ra hoan toàn âm thầm và bình thường như mọi người. Có lẽ mọi người cũng chỉ ngạc nhiên một chút, khi Thân Phụ và Thân Mẫu của ĐM đã cao tuổi mới sinh ra Đức Mẹ, trải qua nhiều năm tháng hiếm muộn, theo niềm tin giản dị va bình dân của bà con đương thời, thì trường hợp này không thể không có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn âm thầm.
ĐM hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa, Mẹ sống tron ven hai tiếng Xin Vâng, xin vâng không phải chỉ trong truyền tin, nhưng trong mọi giây phút của cuộc đời Mẹ.
Được biết, giáo họ Bãi Dòng thuộc giáo xứ Hà Thạch, được thành lập vào ngày lễ sinh nhật Đức Mẹ 08-9-1860. Với chiều dài lịch sử 151 năm, giáo họ Bãi Dòng đã phát triển không ngừng cả về lượng lẫn về chất. Từ một nhóm người rửa tội lúc ban đầu, nay số nhân danh đã lên tới 1.800 người.
Sau Thánh lễ, ông trưởng Ban hành giáo đã đại diện cho toàn thể giáo dân trong giáo họ có lời cám ơn Đức cha, quí cha và quí khách. Ông nói: “…Thật là một niềm vui khôn tả đến với giáo họ chúng con. Theo lịch sử để lại, giáo họ chúng con được thành lập vào năm 1860. Các bậc tiền nhân đã chọn Đức Trinh Nữ Maria làm bổn mạng. Trải qua biết bao thăng trầm trong cuộc lữ hành trần thế, Đức Mẹ luôn yêu thương chở che, nâng đỡ, chuyển cầu cùng Chúa cho giáo họ Bãi Dòng chúng con. Chúng con được lớn lên và trưởng thành trong đời sống mưu sinh cũng như đời sống đức tin…”.
Đức cha Gioan đã thay lời cho các linh mục đồng tế đã có lời cám ơn và chúc những lời tốt đẹp. Ngài cũng động viên bà con giáo dân tham dự Thánh lễ bằng việc ngài sẽ nâng giáo họ Bãi Dòng thành giáo xứ trong tương lai rất gần nhưng cũng phải hoàn thiện một số thủ tục cần thiết, nhất là phải mở rộng khuôn viên nhà thờ để đáp ứng nhu cầu của một giáo xứ.
Sự hiện diện của Đức Cha Gioan Maria, cha Tổng Đại diện và toàn thể linh mục đoàn Giáo phận trong Thánh lễ sinh nhật Đức Trinh nữ Maria, Quan Thầy giáo họ Bãi Dòng là một sự kiện lớn đối với giáo họ. Bởi chưa bao giờ tại giáo họ Bãi Dòng lại có nhiều cha đến đồng tế như vậy. Vì thế, mọi người trong giáo họ và các giáo họ lân cận đến hiệp dâng Thánh lễ đều vui mừng phấn khởi và tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành Ngài ban. Thánh lễ được diễn ra rất nghiêm trang và sốt sáng.
Đầu Thánh lễ, Đức cha nói: “Hôm nay, chúng ta cùng toàn thể Giáo Hội cử hành Thánh Lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Sự hiện diện của chúng ta ở đây dâng Thánh Lễ Quan Thầy của giáo họ Bãi Dòng cách riêng nhưng cũng có thể nói là lễ Quan Thầy của từng người chúng ta. Bởi vì, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của mỗi chúng ta”.
Chia sẻ trong Thánh Lễ, cha Giuse Vũ Thái San nhấn mạnh tới hai điều sau đây:
Điều thứ nhất, sinh nhật Đức Mẹ là rạng đông cứu rỗi. Chúng ta biết rạng đông đi trước mặt trời và báo hiệu mặt trời đến, rạng đông là khoảnh khắc tuyệt vời, Chúa Giêsu là mặt trời công chính, Mẹ Maria là rạng đông báo tin và đi trước mặt trời cao cả ấy nghĩa là ròng rã bao thế kỷ, nhân loại còn ở trong tối tăm, cho tới khi Đức Mẹ sinh ra, báo hiệu hừng đông cứu độ đã đến, báo hiệu ngày cứu chuộc sắp tới.
Do đó trong kinh nguyện hôm nay, Giáo Hội nói lên rằng ”Lạy Trinh Nữ, Đức Mẹ Chúa Trời, ngày sinh của Mẹ đem Tin mừng cho cả trần gian, vì Đức Kitô, Chúa chúng con là Mặt trời soi đường ngay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Người là Đấng hủy bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh”.
Do đó, chúng ta có thể nói cũng như khúc nhạc dạo trước một bài hát, sinh nhật Đức Mẹ là dạo khúc sinh nhật Chúa Giêsu.
Điều thứ hai nhắc nhở chúng ta hãy sống khiêm nhường, vâng theo thánh ý Thiên Chúa và âm hầm như Đức Mẹ.
Người đời tin rằng, mỗi khi có một Thánh nhân ra đời, thường có những chuyện lạ, và người ta hay thêu dệt những chuyện ly kỳ chung quanh đời sống của một vĩ nhân anh hùng.
Thế nhưng ngày sinh nhật Đức Mẹ, một Thánh nhân trên mọi Thánh nhân, lại không có chuyện lạ nào xẩy ra. Đức Mẹ sinh ra hoan toàn âm thầm và bình thường như mọi người. Có lẽ mọi người cũng chỉ ngạc nhiên một chút, khi Thân Phụ và Thân Mẫu của ĐM đã cao tuổi mới sinh ra Đức Mẹ, trải qua nhiều năm tháng hiếm muộn, theo niềm tin giản dị va bình dân của bà con đương thời, thì trường hợp này không thể không có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn âm thầm.
ĐM hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa, Mẹ sống tron ven hai tiếng Xin Vâng, xin vâng không phải chỉ trong truyền tin, nhưng trong mọi giây phút của cuộc đời Mẹ.
Được biết, giáo họ Bãi Dòng thuộc giáo xứ Hà Thạch, được thành lập vào ngày lễ sinh nhật Đức Mẹ 08-9-1860. Với chiều dài lịch sử 151 năm, giáo họ Bãi Dòng đã phát triển không ngừng cả về lượng lẫn về chất. Từ một nhóm người rửa tội lúc ban đầu, nay số nhân danh đã lên tới 1.800 người.
Sau Thánh lễ, ông trưởng Ban hành giáo đã đại diện cho toàn thể giáo dân trong giáo họ có lời cám ơn Đức cha, quí cha và quí khách. Ông nói: “…Thật là một niềm vui khôn tả đến với giáo họ chúng con. Theo lịch sử để lại, giáo họ chúng con được thành lập vào năm 1860. Các bậc tiền nhân đã chọn Đức Trinh Nữ Maria làm bổn mạng. Trải qua biết bao thăng trầm trong cuộc lữ hành trần thế, Đức Mẹ luôn yêu thương chở che, nâng đỡ, chuyển cầu cùng Chúa cho giáo họ Bãi Dòng chúng con. Chúng con được lớn lên và trưởng thành trong đời sống mưu sinh cũng như đời sống đức tin…”.
Đức cha Gioan đã thay lời cho các linh mục đồng tế đã có lời cám ơn và chúc những lời tốt đẹp. Ngài cũng động viên bà con giáo dân tham dự Thánh lễ bằng việc ngài sẽ nâng giáo họ Bãi Dòng thành giáo xứ trong tương lai rất gần nhưng cũng phải hoàn thiện một số thủ tục cần thiết, nhất là phải mở rộng khuôn viên nhà thờ để đáp ứng nhu cầu của một giáo xứ.
Sự hiện diện của Đức Cha Gioan Maria, cha Tổng Đại diện và toàn thể linh mục đoàn Giáo phận trong Thánh lễ sinh nhật Đức Trinh nữ Maria, Quan Thầy giáo họ Bãi Dòng là một sự kiện lớn đối với giáo họ. Bởi chưa bao giờ tại giáo họ Bãi Dòng lại có nhiều cha đến đồng tế như vậy. Vì thế, mọi người trong giáo họ và các giáo họ lân cận đến hiệp dâng Thánh lễ đều vui mừng phấn khởi và tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành Ngài ban. Thánh lễ được diễn ra rất nghiêm trang và sốt sáng.
Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức khai giảng niên học mới
Văn Chiến
07:37 09/09/2011
THÁI BÌNH - Sáng nay 09.09.2011, Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức giáo phận Thái Bình khai giảng niên học mới 2011-2012. Đây cũng là dịp mừng kỷ niệm 2 năm ngày Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chính thức nhận sứ vụ chủ chăn Giáo phận Thái Bình. Cùng hiệp thông trong ngày lễ này có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - giám mục chính tòa Thái Bình, Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang - nguyên giám mục Thái Bình, quí cha Ban giám đốc, Ban giáo sư trong và ngoài giáo phận, quí cha Ban tư vấn giáo phận, các thầy phó tế, chủng sinh, nữ tu Đaminh và quý ân nhân của chủng viện.
Xem hình ảnh
Chủng viện Mỹ Đức trước đây vốn là cơ sở đào tạo các ứng sinh linh mục cho Giáo phận Thái Bình, tọa lạc bên cạnh nhà thờ Giáo xứ Cát Đàm, xóm 7, xã Đông Hòa, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Sau một thời gian dài đóng cửa vì nhiều lý do khách quan, năm 2006, Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang đã mở cửa chủng viện và chiêu sinh trở lại, lấy tên là chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức. Hiện nay, số chủng sinh tại đây đã lên tới 67 thầy, trong đó có 33 thầy lớp thần III và 34 thầy lớp triết I. Trong xu hướng áp dụng Ratio mới của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, chương trình đào tạo khóa mới của chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức bao gồm 9 năm, trong đó 3 năm triết học, 1 năm tập vụ và 4 năm thần học. Đội ngũ Ban giám đốc chủng viện gồm: cha G.B. Nguyễn Sơn Hải - Giám đốc, cha Đaminh Trần Thái Hiệp (nguyên Giám đốc chủng viện Huế) - Phó giám đốc, cha P. Mic. Trần Minh Huy - linh hướng, cha Giuse Trần Xuân Chiêu - Giám học, cha Giuse Phạm Công Dũng - Quản lý và cha Giuse Bùi Đình Nguyện - Giám luật; Ban giáo sư gồm các cha thuộc Hội Xuân Bích, quý cha giáo của Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và trong Giáo phận Thái Bình.
Vào lúc 8h30 ngày 09.09.2011, lễ khai giảng niên học 2011-2012 của chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức chính thức được bắt đầu. Sau bài khai mạc niên học mới của cha giám đốc chủng viện G.B. Nguyễn Sơn Hải, cha Giuse Trần Xuân Chiêu trình bày đề tài năm học với chủ đề: “Chương trình đào tạo của chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức”. Tiếp đó là lời phát biểu của cha phó giám đốc Đaminh Trần Thái Hiệp và bài chia sẻ của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang - nguyên giám mục giáo phận Thái Bình. Trong lời tuyên bố khải giảng niên học mới, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ nói: “Trong chương trình đào tạo ứng sinh linh mục, chiều kích nhân bản là nền tảng của mọi giá trị con người, từ đó chúng ta xây dựng và phát triển các chiều kích khác: thiêng liêng, tri thức và mục vụ cho tới khi trở nên giống Chúa Giêsu mục tử. Ước mong ơn gọi của các thầy luôn thăng tiến để có thể trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn.”
Kết thúc lễ khai giảng năm học, thầy trưởng tràng đại diện cho các anh em chủng sinh nói lên cảm tưởng của mình trước niên học mới đầy gian nan và thử thách. Thầy Minh nói: “Mỗi chúng con không tránh khỏi những lo âu khi mức độ khó của các môn học tăng theo từng ngày, nhưng chúng con tin vào tình yêu của Thánh Tâm Chúa sẽ biến đổi chúng con nỗ lực trở nên những tâm sỹ của lòng thương xót Chúa”.
Thánh lễ Kính Chúa Thánh Thần được Đức cha Phêrô cử hành lúc 10h15 cùng ngày với sự hiệp thông của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, quí cha trong Ban giám đốc, Ban giáo sư, Ban tư vấn giáo phận, quí thầy phó tế, chủng sinh, quí tu sĩ Dòng Đaminh và quí ân nhân chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức. Chủ đề bài giảng trong Thánh lễ hôm nay, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh tới việc đào luyện của ứng sinh linh mục phải nên giống Chúa Kitô mục tử. Đức cha nói: “Việc đào luyện chủng viện là công việc của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa là người điêu khắc, nhào nặn anh em trở nên khuôn mẫu là Đức Giêsu Kitô. Các cha giáo được Chúa mời gọi cộng tác với Chúa gieo vào lòng anh em hạt giống Tin mừng, góp phần biến đổi anh em trở nên những vật liệu tốt cho quá trình tạc khắc khuôn mặt tuyệt mỹ là chính Chúa Giêsu mục tử. Vì vậy, anh em phải tự nguyện cắt bỏ đi phần thừa thãi không cần thiết để cho Chúa Thánh Thần hoàn tất công trình tuyệt mỹ đó”.
Sau bài diễn giảng, các cha giáo tuyên xưng đức tin và tuyên thệ lòng trung tín của mình trong việc trình bày Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội.
Thánh lễ được cử hành trong bầu khí linh thiêng và sốt mến đã khai mở một năm đào luyện mới đầy hứa hẹn và triển vọng tốt đẹp của chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức. Đó cũng là khát vọng của tất cả mọi tín hữu Chúa Kitô trong và ngoài Giáo phận Thái Bình.
Xem hình ảnh
Vào lúc 8h30 ngày 09.09.2011, lễ khai giảng niên học 2011-2012 của chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức chính thức được bắt đầu. Sau bài khai mạc niên học mới của cha giám đốc chủng viện G.B. Nguyễn Sơn Hải, cha Giuse Trần Xuân Chiêu trình bày đề tài năm học với chủ đề: “Chương trình đào tạo của chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức”. Tiếp đó là lời phát biểu của cha phó giám đốc Đaminh Trần Thái Hiệp và bài chia sẻ của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang - nguyên giám mục giáo phận Thái Bình. Trong lời tuyên bố khải giảng niên học mới, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ nói: “Trong chương trình đào tạo ứng sinh linh mục, chiều kích nhân bản là nền tảng của mọi giá trị con người, từ đó chúng ta xây dựng và phát triển các chiều kích khác: thiêng liêng, tri thức và mục vụ cho tới khi trở nên giống Chúa Giêsu mục tử. Ước mong ơn gọi của các thầy luôn thăng tiến để có thể trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn.”
Kết thúc lễ khai giảng năm học, thầy trưởng tràng đại diện cho các anh em chủng sinh nói lên cảm tưởng của mình trước niên học mới đầy gian nan và thử thách. Thầy Minh nói: “Mỗi chúng con không tránh khỏi những lo âu khi mức độ khó của các môn học tăng theo từng ngày, nhưng chúng con tin vào tình yêu của Thánh Tâm Chúa sẽ biến đổi chúng con nỗ lực trở nên những tâm sỹ của lòng thương xót Chúa”.
Thánh lễ Kính Chúa Thánh Thần được Đức cha Phêrô cử hành lúc 10h15 cùng ngày với sự hiệp thông của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, quí cha trong Ban giám đốc, Ban giáo sư, Ban tư vấn giáo phận, quí thầy phó tế, chủng sinh, quí tu sĩ Dòng Đaminh và quí ân nhân chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức. Chủ đề bài giảng trong Thánh lễ hôm nay, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh tới việc đào luyện của ứng sinh linh mục phải nên giống Chúa Kitô mục tử. Đức cha nói: “Việc đào luyện chủng viện là công việc của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa là người điêu khắc, nhào nặn anh em trở nên khuôn mẫu là Đức Giêsu Kitô. Các cha giáo được Chúa mời gọi cộng tác với Chúa gieo vào lòng anh em hạt giống Tin mừng, góp phần biến đổi anh em trở nên những vật liệu tốt cho quá trình tạc khắc khuôn mặt tuyệt mỹ là chính Chúa Giêsu mục tử. Vì vậy, anh em phải tự nguyện cắt bỏ đi phần thừa thãi không cần thiết để cho Chúa Thánh Thần hoàn tất công trình tuyệt mỹ đó”.
Sau bài diễn giảng, các cha giáo tuyên xưng đức tin và tuyên thệ lòng trung tín của mình trong việc trình bày Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội.
Thánh lễ được cử hành trong bầu khí linh thiêng và sốt mến đã khai mở một năm đào luyện mới đầy hứa hẹn và triển vọng tốt đẹp của chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức. Đó cũng là khát vọng của tất cả mọi tín hữu Chúa Kitô trong và ngoài Giáo phận Thái Bình.
Giáo xứ Yên Hòa khai trương cơ sở may gia công
An Châu Lộc
05:10 09/09/2011
VINH - Giáo xứ Yên Hòa thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa - G.p Vinh vừa khai trương cơ sở may gia công dành cho cho giới lao động trẻ. Đây là tin vui đối với bà con giáo dân Yên Hòa và các vùng phụ cận nói chung đặc biệt là đông đảo các bạn trẻ khi bước vào độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế.
Xem hình ảnh
Từ ngày về quản nhiệm Giáo xứ Yên Hòa, linh mục F.X Đinh Văn Minh đặc biệt thao thức với vấn đề lao động di dân tại xứ đạo “địa đầu” Giáo phận Vinh. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều bạn trẻ Yên Hòa đã phải vào Nam ra Bắc để kiếm sống, dẫn tới những khó khăn và xáo trộn đáng kể đối với sinh hoạt tôn giáo và truyền thống sống đạo tốt đẹp của cộng đoàn Yên Hòa. Xuất phát từ thực trạng đó, cha F.X Đinh Văn Minh đã có sáng kiến mở cơ sở may gia công tại Yên Hòa do Công ty TNHH NOMURA Thanh Hóa và Tổng Công ty NOMURA Hải Phòng liên kết bảo trợ. Hiện tổ may thứ nhất của cơ sở may gia công tại Yên Hòa đã quy tụ trên 40 công nhân, gồm đa số là các bạn trẻ thuộc Giáo xứ Yên Hòa, số còn lại là người lương dân đến từ vùng phụ cận. Được biết, tổ may II, III... tại đây sẽ đi vào hoạt động trong một ngày gần khi số công nhân được tuyển lựa đủ. Anh chị em công nhân tỏ ra yên tâm và phấn khởi với mức lương bước đầu sẽ được Công ty NOMURA chi trả rất thỏa đáng, nhất là có điều kiện để duy trì nếp sống đạo ngay tại quê nhà và kiến tạo hạnh phúc gia đình dễ dàng hơn.
Quan tâm tới mục vụ di dân, cha F.X Đinh Văn Minh còn gửi giáo lý viên đến trực tiếp truyền thụ kiến thức giáo lý cho các bạn trẻ là con em Yên Hòa đang sản xuất kinh tế tại những nơi xa trong nước (Hà nội, Sài Gòn…) mà không thể về học giáo lý tại xứ nhà. Hy vọng, với cơ sở may gia công Yên Hòa đã được khai trương, người trẻ Yên Hòa được chia sẻ bớt nỗi trăn trở về thực trạng đời sống xã hội hôm nay.
Xem hình ảnh
Từ ngày về quản nhiệm Giáo xứ Yên Hòa, linh mục F.X Đinh Văn Minh đặc biệt thao thức với vấn đề lao động di dân tại xứ đạo “địa đầu” Giáo phận Vinh. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều bạn trẻ Yên Hòa đã phải vào Nam ra Bắc để kiếm sống, dẫn tới những khó khăn và xáo trộn đáng kể đối với sinh hoạt tôn giáo và truyền thống sống đạo tốt đẹp của cộng đoàn Yên Hòa. Xuất phát từ thực trạng đó, cha F.X Đinh Văn Minh đã có sáng kiến mở cơ sở may gia công tại Yên Hòa do Công ty TNHH NOMURA Thanh Hóa và Tổng Công ty NOMURA Hải Phòng liên kết bảo trợ. Hiện tổ may thứ nhất của cơ sở may gia công tại Yên Hòa đã quy tụ trên 40 công nhân, gồm đa số là các bạn trẻ thuộc Giáo xứ Yên Hòa, số còn lại là người lương dân đến từ vùng phụ cận. Được biết, tổ may II, III... tại đây sẽ đi vào hoạt động trong một ngày gần khi số công nhân được tuyển lựa đủ. Anh chị em công nhân tỏ ra yên tâm và phấn khởi với mức lương bước đầu sẽ được Công ty NOMURA chi trả rất thỏa đáng, nhất là có điều kiện để duy trì nếp sống đạo ngay tại quê nhà và kiến tạo hạnh phúc gia đình dễ dàng hơn.
Quan tâm tới mục vụ di dân, cha F.X Đinh Văn Minh còn gửi giáo lý viên đến trực tiếp truyền thụ kiến thức giáo lý cho các bạn trẻ là con em Yên Hòa đang sản xuất kinh tế tại những nơi xa trong nước (Hà nội, Sài Gòn…) mà không thể về học giáo lý tại xứ nhà. Hy vọng, với cơ sở may gia công Yên Hòa đã được khai trương, người trẻ Yên Hòa được chia sẻ bớt nỗi trăn trở về thực trạng đời sống xã hội hôm nay.
Thánh lễ truyền chức 11 tân Linh mục tại giáo phận Thanh Hóa
BTT Thanh Hóa
07:30 09/09/2011
THANH HÓA - Sáng ngày 08/09/2011, giáo phận Thanh Hoá đã long trọng cử hành Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 11 Thầy phó tế tại giáo xứ Kẻ Rừa, giáo hạt Mỹ Điện. Thánh lễ đặc biệt này nhằm đúng ngày kỷ niệm Sinh nhật Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, và đây cũng là ngày khai sinh 11 tân chức trong sứ vụ Linh mục, với mong muốn các tiến chức noi gương Mẹ Maria phó thác hoàn toàn cuộc đời mình cho Thiên Chúa.
Xem hình ảnh
Có thêm Linh mục không chỉ là niềm vui lớn lao của giáo phận Thanh Hoá, mà của toàn thể Giáo hội và hết thảy cộng đoàn dân Chúa.
Các Phó tế được tiến chức Linh mục:
1. Gioan B Phạm Văn Diệu
2. Gioan B Đinh Xuân Đức
3. Antôn Vũ Mạnh Hà
4. Giuse Nguyễn Văn Hiệu
5. F.X Nguyễn Xuân Nam
6. Giuse Nguyễn Văn Sửu
7. Phêrô Vũ Văn Thăng
8. Phêrô Chu Đình Thiệp
9. Giuse Vũ Văn Tín
10. Gioan B Trần Thái Thịnh
11. Giuse Phạm Văn Thuỷ
Ngay từ sáng sớm, dòng người đông đúc đã đổ dồn về hướng nhà thờ giáo xứ Kẻ Rừa.
Để tỏ lòng kính trọng, sự vui mừng và tình hiệp thông, giáo xứ Kẻ Rừa đã lập phái đoàn đi đón Đức Cha và các tiến chức cách nhà thờ 5 km, với hơn 50 xe gắn máy, mang cờ Hội thánh và các băng rôn khẩu hiệu chức mừng.
8g30, Đoàn đồng tế cất bước về phía khán đài, mở đầu cho Thánh lễ truyền chức. Thánh lễ hôm nay, ngoài Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, cùng với linh mục đoàn Thanh Hóa, mọi người còn hân hoan đón chào phái đoàn Giáo phận Vinh, ĐCV Vinh Thanh do Cha Giám đốc G.B Vũ Khắc Bá dẫn đầu; quý Cha đến từ giáo phận Nha Trang, Phát Diệm và Hà Nội; quý khách và quý ân nhân đến từ Mỹ, Úc, Sài Gòn, Đồng Nai, Nghệ An và Phát Diệm.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã có lời chào mừng và cám ơn sự hiện diện đầy nghĩa tình của tất cả mọi thành phần dân Chúa trong buổi sáng ngày hôm nay, đến hiệp dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho các tiến chức cũng như chung chia niềm vui với các ngài trong ngày hồng ân. Thánh lễ truyền chức cũng nhằm ngày sinh nhật Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, Đức Cha mong muốn đây cũng là ngày khai sinh, ngày sinh nhật thiên chức Linh mục của 11 tiến chức.
Không gian nơi nhà thờ giáo xứ Kẻ Rừa ngày một đông đúc. Khác với những ngày trước, hôm nay bầu trời lan toả nắng dịu nhẹ, không gay gắt và đầy sức sống, đôi lúc thoảng cơn gió mát lành. Có lẽ đó là dấu chỉ của tình yêu mà Thiên Chúa và Mẹ Maria dành tặng cho con cái mình trong ngày đặc biệt này. Cảm nhận được điều đó, trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã nói: “Mọi người chúng ta đang có mặt nơi đây, từ xa cũng đang hướng lòng về đây để chia sẻ một niềm vui chung, niềm vui giáo phận Thanh Hoá có thêm 11 vị Tân Linh mục. Niềm vui đó càng ý nghĩa hơn nữa khi lễ truyền chức năm nay trùng hợp với ngày sinh nhật của Đức Maria. Ánh sáng ngày Mẹ chào đời đang chiếu dãi trên biến cố chúng ta đang cử hành”.
Đức Cha Giuse mong muốn mỗi người luôn biết được ý nghĩa của ngày sinh nhật, ý thức được ý nghĩa của việc mình sinh ra để từ đó mà mang đến điều tích cực cho xã hội, nhất là cho Giáo hội, cho nước Chúa. Ngài còn mong muốn tất cả mọi người cầu nguyện cho 11 vị tiến chức biết ý thức về ngày sinh nhật Linh mục của mình, để trở thành ánh sáng Cứu độ của Thiên Chúa.
Cảm động nhất là lời nhắn nhủ của Đức Cha tới 11 tiến chức, Ngài nói: “Các con thân mến! càng thâm niên trong sứ mệnh Giám mục, càng xử lý nhiều hồ sơ Linh mục, Cha càng cảm thấy rõ Linh mục quan trọng thế nào đối với dân Chúa. Dựa vào những kinh nghiệm Cha đã trải qua, Cha cam đoan với chúng con rằng đời Linh mục chỉ thành công, chỉ bằng an, chỉ hạnh phúc khi nào Linh mục trung thành với lời thế trong lễ phong chức... Mỗi lần phong chức Linh mục, Cha cảm thấy rất vui vì giáo phận có thêm những người thợ gặt mới. Nhưng Cha cũng cảm thấy rất âu lo và tự hỏi không biết những người anh em thụ phong hôm nay có trung thành được với cuộc sống Linh mục không? Cha tha thiết mong sao chúng con sẽ là sự an tâm của Cha và của cộng đoàn dân Chúa, của đại gia đình giáo phận Thanh Hóa, của người ruột thịt nghĩa thiết, của ân nhân và của bạn bè. Chúng con đừng bao giờ quên rằng, chúng con là khí cụ của Chúa, để mưu cầu ơn cứu độ, mưu cầu hạnh phúc cho trần gian, nhất là cho những người mà Chúa sẽ trao phó cho chúng con. Chúng con sắp tiến lên để đoan hứa với Cha trước mặt cộng đoàn, chúng con hãy nhớ và hãy giữ lời hứa, và chúng con hãy tin rằng đời chúng con sẽ bất hạnh nếu chúng con không giữ được lời hứa hôm nay, ngày 08/09/2011. Ước gì những giây phút tuy vắn vỏi này sẽ đi vào lịch sử giáo hội, đi vào lịch sử giáo phận Thanh Hóa, đi vào lịch sử cuộc đời chúng con, và sẽ để lại dấu ấn không bao giờ phai nhòa…”
Sau những lời chia sẻ của Đức Cha, nghi thức phong chức Linh mục diễn ra hết sức linh thiêng và sốt sắng. Qua sự giới thiệu của Cha Tổng diện, các tiến chức lần lượt tiến lên để được Đấng Bản quyền đặt tay cử hành Bí Tích Truyền Chức. Sau nghi thức sức dầu và lời nguyện phong chức, 11 Phó tế chính thức trở thành những Linh mục của Chúa, chính thức gia nhập Linh mục đoàn giáo phận và trở nên những người tôi trung của Thiên Chúa đem bình an và hoan lạc đến với mọi người trong sứ vụ của mình.
Cuối Thánh lễ, Cha Antôn Phạm Văn Châu - trưởng Ban tổ chức Thánh lễ, hạt trưởng giáo hạt Mỹ Điện, chính xứ giáo xứ Kẻ Rừa đã có những lời cám ơn tới Đức Cha và Cộng đoàn. Sau đó, đại diện cho 11 Tân Linh mục, Cha Gioan B Đinh Xuân Đức đã nói lên lời tri ân, cảm tạ tới Đức Cha, Quý Cha, Quý gia đình, ân nhân, và những ai đã hết lòng giúp đỡ cách này hay cách khác cho các ngài, để làm nên một ngày vui lớn lao như hôm nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã có lời huấn từ với các Tân Linh mục, cũng như trao đến các Cha món quà là “cây nến hiệp nhất”. Sau khi nhận món quà từ tay Đức Cha, các Tân Linh mục đã cùng đứng dưới chân nến mà hát vang lời hát Bài ca Hiệp nhất.
Thánh lễ Truyền chức Linh mục của giáo phận Thanh Hoá kết thúc vào 10h30, khép lại một ngày lễ tràn đầy niềm vui và ơn lành của Đức Maria. Xin chúc mừng ngày trọng đại và niềm hạnh phúc của các Tân chức. Hẹn gặp lại vào mùa hồng ân sau.
Xem hình ảnh
Có thêm Linh mục không chỉ là niềm vui lớn lao của giáo phận Thanh Hoá, mà của toàn thể Giáo hội và hết thảy cộng đoàn dân Chúa.
1. Gioan B Phạm Văn Diệu
2. Gioan B Đinh Xuân Đức
3. Antôn Vũ Mạnh Hà
4. Giuse Nguyễn Văn Hiệu
5. F.X Nguyễn Xuân Nam
6. Giuse Nguyễn Văn Sửu
7. Phêrô Vũ Văn Thăng
8. Phêrô Chu Đình Thiệp
9. Giuse Vũ Văn Tín
10. Gioan B Trần Thái Thịnh
11. Giuse Phạm Văn Thuỷ
Ngay từ sáng sớm, dòng người đông đúc đã đổ dồn về hướng nhà thờ giáo xứ Kẻ Rừa.
Để tỏ lòng kính trọng, sự vui mừng và tình hiệp thông, giáo xứ Kẻ Rừa đã lập phái đoàn đi đón Đức Cha và các tiến chức cách nhà thờ 5 km, với hơn 50 xe gắn máy, mang cờ Hội thánh và các băng rôn khẩu hiệu chức mừng.
8g30, Đoàn đồng tế cất bước về phía khán đài, mở đầu cho Thánh lễ truyền chức. Thánh lễ hôm nay, ngoài Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, cùng với linh mục đoàn Thanh Hóa, mọi người còn hân hoan đón chào phái đoàn Giáo phận Vinh, ĐCV Vinh Thanh do Cha Giám đốc G.B Vũ Khắc Bá dẫn đầu; quý Cha đến từ giáo phận Nha Trang, Phát Diệm và Hà Nội; quý khách và quý ân nhân đến từ Mỹ, Úc, Sài Gòn, Đồng Nai, Nghệ An và Phát Diệm.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã có lời chào mừng và cám ơn sự hiện diện đầy nghĩa tình của tất cả mọi thành phần dân Chúa trong buổi sáng ngày hôm nay, đến hiệp dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho các tiến chức cũng như chung chia niềm vui với các ngài trong ngày hồng ân. Thánh lễ truyền chức cũng nhằm ngày sinh nhật Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, Đức Cha mong muốn đây cũng là ngày khai sinh, ngày sinh nhật thiên chức Linh mục của 11 tiến chức.
Không gian nơi nhà thờ giáo xứ Kẻ Rừa ngày một đông đúc. Khác với những ngày trước, hôm nay bầu trời lan toả nắng dịu nhẹ, không gay gắt và đầy sức sống, đôi lúc thoảng cơn gió mát lành. Có lẽ đó là dấu chỉ của tình yêu mà Thiên Chúa và Mẹ Maria dành tặng cho con cái mình trong ngày đặc biệt này. Cảm nhận được điều đó, trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse đã nói: “Mọi người chúng ta đang có mặt nơi đây, từ xa cũng đang hướng lòng về đây để chia sẻ một niềm vui chung, niềm vui giáo phận Thanh Hoá có thêm 11 vị Tân Linh mục. Niềm vui đó càng ý nghĩa hơn nữa khi lễ truyền chức năm nay trùng hợp với ngày sinh nhật của Đức Maria. Ánh sáng ngày Mẹ chào đời đang chiếu dãi trên biến cố chúng ta đang cử hành”.
Đức Cha Giuse mong muốn mỗi người luôn biết được ý nghĩa của ngày sinh nhật, ý thức được ý nghĩa của việc mình sinh ra để từ đó mà mang đến điều tích cực cho xã hội, nhất là cho Giáo hội, cho nước Chúa. Ngài còn mong muốn tất cả mọi người cầu nguyện cho 11 vị tiến chức biết ý thức về ngày sinh nhật Linh mục của mình, để trở thành ánh sáng Cứu độ của Thiên Chúa.
Cảm động nhất là lời nhắn nhủ của Đức Cha tới 11 tiến chức, Ngài nói: “Các con thân mến! càng thâm niên trong sứ mệnh Giám mục, càng xử lý nhiều hồ sơ Linh mục, Cha càng cảm thấy rõ Linh mục quan trọng thế nào đối với dân Chúa. Dựa vào những kinh nghiệm Cha đã trải qua, Cha cam đoan với chúng con rằng đời Linh mục chỉ thành công, chỉ bằng an, chỉ hạnh phúc khi nào Linh mục trung thành với lời thế trong lễ phong chức... Mỗi lần phong chức Linh mục, Cha cảm thấy rất vui vì giáo phận có thêm những người thợ gặt mới. Nhưng Cha cũng cảm thấy rất âu lo và tự hỏi không biết những người anh em thụ phong hôm nay có trung thành được với cuộc sống Linh mục không? Cha tha thiết mong sao chúng con sẽ là sự an tâm của Cha và của cộng đoàn dân Chúa, của đại gia đình giáo phận Thanh Hóa, của người ruột thịt nghĩa thiết, của ân nhân và của bạn bè. Chúng con đừng bao giờ quên rằng, chúng con là khí cụ của Chúa, để mưu cầu ơn cứu độ, mưu cầu hạnh phúc cho trần gian, nhất là cho những người mà Chúa sẽ trao phó cho chúng con. Chúng con sắp tiến lên để đoan hứa với Cha trước mặt cộng đoàn, chúng con hãy nhớ và hãy giữ lời hứa, và chúng con hãy tin rằng đời chúng con sẽ bất hạnh nếu chúng con không giữ được lời hứa hôm nay, ngày 08/09/2011. Ước gì những giây phút tuy vắn vỏi này sẽ đi vào lịch sử giáo hội, đi vào lịch sử giáo phận Thanh Hóa, đi vào lịch sử cuộc đời chúng con, và sẽ để lại dấu ấn không bao giờ phai nhòa…”
Sau những lời chia sẻ của Đức Cha, nghi thức phong chức Linh mục diễn ra hết sức linh thiêng và sốt sắng. Qua sự giới thiệu của Cha Tổng diện, các tiến chức lần lượt tiến lên để được Đấng Bản quyền đặt tay cử hành Bí Tích Truyền Chức. Sau nghi thức sức dầu và lời nguyện phong chức, 11 Phó tế chính thức trở thành những Linh mục của Chúa, chính thức gia nhập Linh mục đoàn giáo phận và trở nên những người tôi trung của Thiên Chúa đem bình an và hoan lạc đến với mọi người trong sứ vụ của mình.
Cuối Thánh lễ, Cha Antôn Phạm Văn Châu - trưởng Ban tổ chức Thánh lễ, hạt trưởng giáo hạt Mỹ Điện, chính xứ giáo xứ Kẻ Rừa đã có những lời cám ơn tới Đức Cha và Cộng đoàn. Sau đó, đại diện cho 11 Tân Linh mục, Cha Gioan B Đinh Xuân Đức đã nói lên lời tri ân, cảm tạ tới Đức Cha, Quý Cha, Quý gia đình, ân nhân, và những ai đã hết lòng giúp đỡ cách này hay cách khác cho các ngài, để làm nên một ngày vui lớn lao như hôm nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Giuse đã có lời huấn từ với các Tân Linh mục, cũng như trao đến các Cha món quà là “cây nến hiệp nhất”. Sau khi nhận món quà từ tay Đức Cha, các Tân Linh mục đã cùng đứng dưới chân nến mà hát vang lời hát Bài ca Hiệp nhất.
Thánh lễ Truyền chức Linh mục của giáo phận Thanh Hoá kết thúc vào 10h30, khép lại một ngày lễ tràn đầy niềm vui và ơn lành của Đức Maria. Xin chúc mừng ngày trọng đại và niềm hạnh phúc của các Tân chức. Hẹn gặp lại vào mùa hồng ân sau.
Giáo Xứ Thọ Ninh, Bắc Ninh đón Thánh Giá
Thomas Nguyễn Văn Phùng
05:10 09/09/2011
Giáo Xứ Thọ Ninh Đón Thánh Giá
Sau khi Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh được cung nghinh tại Giáo Xứ Lai Tê, ngày hôm này trong niềm vui mừng của ngày Lễ Sinh Nhật Đức Maria, Giáo xứ thọ Ninh được nhân thêm niềm vui trong không khí tưng bừng phấn khởi của mọi thành phần dân Chúa nô nức chờ đón Thánh Giá về với Giáo xứ.
Ngay từ sáng sớm từ già tới trẻ đã chuẩn bị trang phục chỉnh tề, các chị các cô trang điểm rất đẹp để chuẩn bị cho ngày hội. 7h phái đoàn đã có mặt tại Nhà Thờ Lai Tê gồm đủ thành phần các hội đoàn và phương tiện. Giáo dân Lai Tê cũng đến rất đông để tiễn đưa Thánh Giá sang xứ bạn.
Xem hình
Đúng 7h30 Cha Tôma đã cử hành nghi thức trao Thánh giá cho Giáo xứ Thọ Ninh, sau đó các bạn trẻ Thọ Ninh vui mừng rước Thánh Giá ra xe và trở về Giáo xứ. Dẫn đầu là xe âm thanh mở những bài hát lòng cốt của Đại Hội Giới Trẻ làm cho không khí cuộc rước được vui tươi và long trọng.
Trên quãng đường 10 cây số đi qua trung tâm thị trấn huyện ai cũng phải đứng lại để chiêm ngưỡng và bàn luận không biết đoàn gì mà đông như thế. Xin tạ ơn Chúa đã cho đoàn rước được bình an về tới nhà.
Ở nhà mọi người đã chờ đón rất đông ở cổng làng với cờ trên tay, các cụ áo dài khăn xếp, cồng chiêng, trống trắc, đoàn kim nhạc, Thánh Giá nến cao, các hội đoàn, các em thiếu nhi và mọi thành phần dân Chúa ai cũng phấn khởi đợi chờ giờ phút quan trọng đã đến.
Thánh Giá được rước từ cổng làng vào Nhà Thờ, tới cuối Nhà Thờ đã có đông đảo quý Cha chờ đón cùng chung vui với Giáo xứ Thọ Ninh, sau đó Thánh Giá được đặt ở quảng trường để mọi người chiêm ngưỡng và các bạn trẻ chào Thánh Giá bằng bài hát chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh sắp tới: ANH EM MỘT NHÀ TÌNH THƯƠNG MẾN THƯƠNG của Lm Quang Uy, DCCT. Rồi Thánh Giá được rước vào Nhà Thờ và bắt đầu Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân đã chia sẻ niềm vui với Giáo xứ, và đặc biệt Ngài cám ơn mọi thành phần dân Chúa của khu vực II Bắc Ninh trong tình hiếp nhất đã đến chung vui với Giáo xứ trong Thánh Lễ này.
Trong bài giảng, Cha quê hương Phêrô Chu Quang Hòa, Ngài đã chia sẻ với cộng đoàn về chặng đường Thánh Giá mà Ngài vừa được đi tham dự tại Đại hội Giới Trẻ thế giới ở Tây Ban Nha về. Có thể nói, khi được ngài chia sẻ ai cũng thấy cảm động bởi tại sao một xã hội văn minh, phát triển, dư tràn của cải vật chất mà các bạn trẻ lại có một đức tin sâu xa như vậy. Đây cũng là bài học để cho con em Giáo xứ Thọ Ninh thấy rằng của cải vật chất không phải là tất cả mà chỉ có Đức tin vào Chúa qua cái chết trên Thập Giá để rồi phục sinh mới đem lại cho con người được hạnh phúc.
Để cho niềm vui được nhân nên, ban tối các bạn trẻ tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: THÁNH GIÁ NGUỒN ƠN CỨU ĐỘ, đây cũng là câu khẩu hiệu mà mọi người đi đón Thánh Giá và đi Lễ đã quấn trên đầu để nói nên lòng mến đối với Thánh Giá Chúa, chính bởi vì cây Thánh Giá mà Chúa đã cứu độ trần gian. Để xen kẽ với các tiết mục văn nghệ là các đợt quay sổ xố trúng thưởng và đây cũng là tiết mục mà mọi người hồi hộp và thích nhất.
Kết thúc đêm văn nghệ, Cha Tôma đã nhắn nhủ các bạn trẻ Giáo xứ Thọ Ninh: kể từ ngày hôm nay các bạn có một nguồn sung mãn là ân sủng Chúa Kitô, các bạn hãy kín múc nơi Thánh Giá Chúa như là sức mạnh đem lại cho các bạn nguồn ơn cứu độ.
Sau khi Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh được cung nghinh tại Giáo Xứ Lai Tê, ngày hôm này trong niềm vui mừng của ngày Lễ Sinh Nhật Đức Maria, Giáo xứ thọ Ninh được nhân thêm niềm vui trong không khí tưng bừng phấn khởi của mọi thành phần dân Chúa nô nức chờ đón Thánh Giá về với Giáo xứ.
Ngay từ sáng sớm từ già tới trẻ đã chuẩn bị trang phục chỉnh tề, các chị các cô trang điểm rất đẹp để chuẩn bị cho ngày hội. 7h phái đoàn đã có mặt tại Nhà Thờ Lai Tê gồm đủ thành phần các hội đoàn và phương tiện. Giáo dân Lai Tê cũng đến rất đông để tiễn đưa Thánh Giá sang xứ bạn.
Xem hình
Đúng 7h30 Cha Tôma đã cử hành nghi thức trao Thánh giá cho Giáo xứ Thọ Ninh, sau đó các bạn trẻ Thọ Ninh vui mừng rước Thánh Giá ra xe và trở về Giáo xứ. Dẫn đầu là xe âm thanh mở những bài hát lòng cốt của Đại Hội Giới Trẻ làm cho không khí cuộc rước được vui tươi và long trọng.
Trên quãng đường 10 cây số đi qua trung tâm thị trấn huyện ai cũng phải đứng lại để chiêm ngưỡng và bàn luận không biết đoàn gì mà đông như thế. Xin tạ ơn Chúa đã cho đoàn rước được bình an về tới nhà.
Ở nhà mọi người đã chờ đón rất đông ở cổng làng với cờ trên tay, các cụ áo dài khăn xếp, cồng chiêng, trống trắc, đoàn kim nhạc, Thánh Giá nến cao, các hội đoàn, các em thiếu nhi và mọi thành phần dân Chúa ai cũng phấn khởi đợi chờ giờ phút quan trọng đã đến.
Thánh Giá được rước từ cổng làng vào Nhà Thờ, tới cuối Nhà Thờ đã có đông đảo quý Cha chờ đón cùng chung vui với Giáo xứ Thọ Ninh, sau đó Thánh Giá được đặt ở quảng trường để mọi người chiêm ngưỡng và các bạn trẻ chào Thánh Giá bằng bài hát chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh sắp tới: ANH EM MỘT NHÀ TÌNH THƯƠNG MẾN THƯƠNG của Lm Quang Uy, DCCT. Rồi Thánh Giá được rước vào Nhà Thờ và bắt đầu Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân đã chia sẻ niềm vui với Giáo xứ, và đặc biệt Ngài cám ơn mọi thành phần dân Chúa của khu vực II Bắc Ninh trong tình hiếp nhất đã đến chung vui với Giáo xứ trong Thánh Lễ này.
Trong bài giảng, Cha quê hương Phêrô Chu Quang Hòa, Ngài đã chia sẻ với cộng đoàn về chặng đường Thánh Giá mà Ngài vừa được đi tham dự tại Đại hội Giới Trẻ thế giới ở Tây Ban Nha về. Có thể nói, khi được ngài chia sẻ ai cũng thấy cảm động bởi tại sao một xã hội văn minh, phát triển, dư tràn của cải vật chất mà các bạn trẻ lại có một đức tin sâu xa như vậy. Đây cũng là bài học để cho con em Giáo xứ Thọ Ninh thấy rằng của cải vật chất không phải là tất cả mà chỉ có Đức tin vào Chúa qua cái chết trên Thập Giá để rồi phục sinh mới đem lại cho con người được hạnh phúc.
Để cho niềm vui được nhân nên, ban tối các bạn trẻ tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: THÁNH GIÁ NGUỒN ƠN CỨU ĐỘ, đây cũng là câu khẩu hiệu mà mọi người đi đón Thánh Giá và đi Lễ đã quấn trên đầu để nói nên lòng mến đối với Thánh Giá Chúa, chính bởi vì cây Thánh Giá mà Chúa đã cứu độ trần gian. Để xen kẽ với các tiết mục văn nghệ là các đợt quay sổ xố trúng thưởng và đây cũng là tiết mục mà mọi người hồi hộp và thích nhất.
Kết thúc đêm văn nghệ, Cha Tôma đã nhắn nhủ các bạn trẻ Giáo xứ Thọ Ninh: kể từ ngày hôm nay các bạn có một nguồn sung mãn là ân sủng Chúa Kitô, các bạn hãy kín múc nơi Thánh Giá Chúa như là sức mạnh đem lại cho các bạn nguồn ơn cứu độ.
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ LM Giuse Nguyễn Quân vừa tạ thế tại Nam California
Lm Gioan Trần Công Nghị
13:22 09/09/2011
Được tin:
ÔNG CỐ PHAOLÔ NGUYỄN TIẾN HỒ
Cựu Đại Uý Khóa 14, Thủ Đức, Trưởng Ban Chiến Tranh Chính Trị
Sinh ngày 3 tháng 5 năm 1941
Tại Ba Làng, Như Xuân, Huyện Vỉnh Gia. Tỉnh Thanh Hóa.
Đã được Chúa gọi về lúc 11:45 sáng, ngày 07 tháng 09 năm 2011
tại Bệnh Viện Orange Coast Memorial, Fountain Valley, California.
Hưởng thọ 70 tuổi.
Ông Cố Phaolô là thân phụ Linh mục Giuse Nguyễn Quân,
Quản Nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Mân Côi
Giáo xứ Our Lady of the Assumption Church, TGP Los Angeles, California.
Thánh Lễ Phát Tang
Chúa Nhật ngày 11 tháng 9 năm 2011 Lúc 3:00PM – 4:00PM
OUR LADY OF THE ASSUMPTION CHURCH
435 Berkeley Ave., Claremont, CA 91711 (909) 626-3596
Nghi Thức Làm Phép Xác, Cầu Nguyện & Thăm Viếng
Thứ Hai ngày 12 tháng 9 năm 2011 Lúc 1:00PM – 6:00PM
BLESSED SACRAMENT CHURCH
14072 Olive Street., Westminster, CA 92683 (714) 892-4489
Thánh Lễ An Táng
Thứ Ba ngày 13 tháng 9, 2011 Lúc 10:00AM
BLESSED SACRAMENT CHURCH
14072 Olive St., Westminster, California 926831 (714) 892-4489
Nghi Thức An Táng Tại Nghĩa Trang Sau Thánh Lễ
GOOD SHEPHERD CEMENTARY
8301 Talbert Ave., Huntington Beach, California, CA 92646 (714) 847-8546
Xin thành kính phân ưu với Cha Giuse Nguyễn Quân và quý tang quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Ông Cố Phaolô về hưởng Thánh Nhan Chúa.
Thành kính phân ưu
Nguyên Quản nhiệm Cộng Đoàn Mân Côi
Văn Hóa
Tự Tình
Viễn Đông
04:40 09/09/2011
Tự tình cùng với thời gian
Thảo nguyên bát ngát thắm xanh một màu
Bao nhiêu kỷ niệm ban đầu
Còn trong ký ức pha màu bâng khuâng
Ngày xưa đậm nét vô thường
Như không như có… mênh mang diệu kỳ…
Tứ thời,bát tiết – đến, đi
Lòng người chộn rộn vân vi thất tình (*)
(*) Hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục.
Thảo nguyên bát ngát thắm xanh một màu
Bao nhiêu kỷ niệm ban đầu
Còn trong ký ức pha màu bâng khuâng
Ngày xưa đậm nét vô thường
Như không như có… mênh mang diệu kỳ…
Tứ thời,bát tiết – đến, đi
Lòng người chộn rộn vân vi thất tình (*)
(*) Hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục.
Táo thơm
Thanh Sơn
06:21 09/09/2011
TÁO THƠM (St 2-3)
Nắng hôn phớt nhẹ cuối hè
Hoa kia vẫn thắm như khoe má đào
Ửng hồng xinh xắn xôn xao
Gió lay phơi phới như chào đón thu
Cuối hè nắng nhẹ khiêm nhu
Ánh hồng pha nhẹ sương mù điểm trang
Vẫn vương trước ngõ nhà nàng
Em nhìn cây táo mơ màng tưởng xuân
Táo thơm quyến rũ hồng quần
Đưa tay em với chẳng tuân lệnh Ngài
Cắn vào táo ngọt em nhai
Tưởng rằng sẽ tiến lên đài cao sang
Ăn xong đưa đến mời chàng
Cắn rồi chàng thấy xốn xang tâm lòng
Tơ đàn thoắt! đứt dây xong
Nhịp kia đã gẫy còn mong nỗi gì
Địa Đàng êm ả ra đi
Ngàn năm xa cách cuồng si nhớ đầy
Bao giờ mới được xum vầy?
Cuộc đời trần thế đong đầy gian nan
Xưa kia cuộc sống thanh nhàn
Ngày nay nhịp sống lầm than khắp cùng
Khó khăn dễ mất thủy chung
Táo kia vẫn mọc lung tung bên đường.
Ngài ơi! xin hãy dủ thương
Thánh Thần xin hãy chỉ đường con đi
Đường đời nhiều nỗi gian nguy
Có Ngài phù trợ ngại chi đường dài
Ánh Quang chiếu rọi tương lai
Bước đi chập chững xin Ngài đỡ nâng
Cuộc đời hai chữ "Xin Vâng"
Xin Mẹ dẫn bước đỡ nâng con cùng
Xin cho giữ trọn thùy chung
Cùng Ngài con bước ung dung giữa đời
Lời Ngài luôn mãi sáng ngời
Là ĐƯỜNG con bước vào nơi "AN BÌNH"
Nắng hôn phớt nhẹ cuối hè
Hoa kia vẫn thắm như khoe má đào
Ửng hồng xinh xắn xôn xao
Gió lay phơi phới như chào đón thu
Ánh hồng pha nhẹ sương mù điểm trang
Vẫn vương trước ngõ nhà nàng
Em nhìn cây táo mơ màng tưởng xuân
Táo thơm quyến rũ hồng quần
Đưa tay em với chẳng tuân lệnh Ngài
Cắn vào táo ngọt em nhai
Tưởng rằng sẽ tiến lên đài cao sang
Ăn xong đưa đến mời chàng
Cắn rồi chàng thấy xốn xang tâm lòng
Tơ đàn thoắt! đứt dây xong
Nhịp kia đã gẫy còn mong nỗi gì
Địa Đàng êm ả ra đi
Ngàn năm xa cách cuồng si nhớ đầy
Bao giờ mới được xum vầy?
Cuộc đời trần thế đong đầy gian nan
Xưa kia cuộc sống thanh nhàn
Ngày nay nhịp sống lầm than khắp cùng
Khó khăn dễ mất thủy chung
Táo kia vẫn mọc lung tung bên đường.
Ngài ơi! xin hãy dủ thương
Thánh Thần xin hãy chỉ đường con đi
Đường đời nhiều nỗi gian nguy
Có Ngài phù trợ ngại chi đường dài
Ánh Quang chiếu rọi tương lai
Bước đi chập chững xin Ngài đỡ nâng
Cuộc đời hai chữ "Xin Vâng"
Xin Mẹ dẫn bước đỡ nâng con cùng
Xin cho giữ trọn thùy chung
Cùng Ngài con bước ung dung giữa đời
Lời Ngài luôn mãi sáng ngời
Là ĐƯỜNG con bước vào nơi "AN BÌNH"
Nỗi Niềm Trung Thu
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:21 09/09/2011
Chảy về đâu dòng suối mát yêu thương
Để đêm nay đăm chiêu ánh nguyệt tròn
Mắt thơ ngây dõi về vùng mái ấm
Đã vời xa đêm lung linh bất tận
Vũ trụ hồng như chính cuộc đời em
Tròn trịa lắm điều mộng ước trong tim
Chưa hóa thần tiên đã vội vàng tan vỡ
Thương cho em trong đêm rằm nức nở
Mơ đèn sao và bánh ngọt vơi đầy
Mơ yêu thương về giữa đắng cay
Để dịu xoa bao tháng ngày côi lạnh
Thương cho em vầng trăng non mỏng mảnh
Bước ngày mai tăm tối ngập tràn
Em không thể dọi chiếu ánh hào quang
Nếu cuộc đời không cho em ngọn lửa
Trung Thu vui hay nỗi niềm trăn trở
Xin thắp lên vầng nguyệt sáng tâm giao
Cho đời em vơi đi bớt khổ đau
Cho đêm rằm đẹp ngời nhân ái !
(Thương gửi các em nhỏ mồ côi)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hồ Xuân Hương
Nguyễn Ngọc Liên
21:50 09/09/2011
HỒ XUÂN HƯƠNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Nhớ lần đầu chung năm ngón tay đan
Bàn tay nhỏ như ngón đàn nghệ sĩ
Vuốt tóc rối em - ánh mắt nhìn giản dị
Hồ Huân Hương nước lặng cảnh mây lồng.
(Trích thơ của YDLN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Nhớ lần đầu chung năm ngón tay đan
Bàn tay nhỏ như ngón đàn nghệ sĩ
Vuốt tóc rối em - ánh mắt nhìn giản dị
Hồ Huân Hương nước lặng cảnh mây lồng.
(Trích thơ của YDLN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền