Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Lm. Anthony Trung Thành
08:48 12/09/2016
Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Ngày 15/9
Hôm qua, chúng ta mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá. Suy tôn Thánh giá là suy tôn chính tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, chính Đức Giêsu Kitô đã vâng lời Chúa Cha và dùng Thánh giá để cứu chuộc nhân loại. Hôm nay, chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi, tức là chúng ta nhớ đến những đau khổ của Đức Mẹ. Bởi vì, qua những đau khổ đó, Đức Mẹ đã cộng tác với Con của Mẹ trong việc cứu chuộc nhân loại. Đó là lý do mà Giáo Hội cho chúng ta mừng hai ngày lễ này sát kề nhau.
Thật vậy, bắt đầu thưa tiếng “Xin Vâng” là bắt đầu Mẹ chấp nhận chịu đau khổ: Đau khổ khi Mẹ mang thai nhưng người bạn đời là Thánh Giuse không hay biết; đau khổ khi sinh Con nơi hang đá nghèo nàn, thiếu thốn; đau khổ khi đang đêm phải theo Thánh Giuse đưa Hài Nhi trốn sang Ai cập; đau khổ khi ông già Simêon loan báo Hài Nhi “Là dấu hiệu cho người đời chống đối”(Lc 2,34) và đồng thời cũng cho Mẹ biết “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”(Lc 2,35); đau khổ khi bị lạc mất Con trong đền thờ; đau khổ khi Con của Mẹ bị chống đối, bị bỏ vạ, bị Giuđa phản bội, bị Phêrô từ chối; đau khổ khi thấy Con vác Thập giá; đau khổ khi chứng kiến Con bị roi đòn, xỉ vả, nhiếc nhóc, nhạo cười, đội mạo gai và chịu đóng đinh trên Thập giá; đau khổ khi chứng kiến tên lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Con Mẹ, bị người ta tháo đinh ra khỏi thân xác và bị táng xác Con Mẹ trong huyệt đá.
Trên đây là những đau khổ tiêu biểu mà Mẹ phải chịu để cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu chuộc nhân loại. Qua đó cho chúng ta thấy, đau khổ của Đức Giêsu chính là đau khổ của Mẹ, chỉ có điều là đau khổ của Đức Giêsu thì nơi thân xác còn đau khổ của Mẹ thì âm thầm trong tâm hồn. Vì hiểu được ý nghĩa của đau khổ, nên Mẹ vui lòng chấp nhận một cách kiên cường chứ không phải chấp nhận một cách miễn cưỡng hay ủ rủ. Tin mừng hôm nay cho thấy điều đó, Mẹ vẫn đứng hiên ngang để chứng kiến những đau khổ và cái chết của Con Mẹ. Thánh Gioan cho biết: “Đứng gần Thập giá Đức Giêsu có Mẹ Người”(x. Ga 19,25). Chính vì thế, Mẹ được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Sau những đau khổ con người gây nên cho Đức Giêsu, đứa Con Một của Mẹ đã kết thúc, Mẹ lại tiếp tục chịu đau khổ vì đứa con Thứ Hai, tức là Giáo Hội, là nhân loại. Trên Thánh Giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Đức Giêsu đã trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ và trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan (x. Ga 19, 26-27). Thánh Gioan là đại diện cho Giáo Hội và cũng là đại diện cho con cái loài người. Cho nên, Mẹ là Mẹ của Gioan và cũng là Mẹ của Giáo Hội và của cả Nhân loại. Thánh Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình. Từ đó, trong suốt thời gian còn lại ở thế gian, Mẹ luôn có mặt trong những biến cố quan trọng của các Tông đồ. Mẹ có mặt trong ngày lễ Ngũ Tuần. Mẹ đồng hành với các Tông đồ trong những ngày đầu của Giáo Hội, trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giống như Đức Giêsu, các Tông đồ bị người ta chống đối, bắt bớ, tù tội. Chứng kiến những cảnh tượng đó, Mẹ lại tiếp tục phải chịu đau khổ: Đau khổ của các Tông đồ và của các Kitô hữu là đau khổ của Mẹ.
Khi đã về trời, Mẹ vẫn tiếp tục chịu đau khổ vì yêu thương nhân loại. Những hiện tượng lạ như ảnh tượng Mẹ khóc chảy nước mắt máu xảy ra đây đó trên thế giới cho chúng ta thấy điều đó. Một mặt, Mẹ đau khổ vì con cái khắp nơi luôn bị người ta chống đối, bách hại. Mặt khác, Mẹ đau khổ vì con cái của Mẹ không thực hiện lời dạy của Đức Giêsu: họ không chịu sám hối ăn năn tội, để rồi nhiều người phải sa hỏa ngục. Lần hiện ra ở Fatima, sau khi cho ba trẻ thấy Hỏa ngục, Mẹ buồn bã nói: “Chúng con đã thấy Hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình…”
Tất cả những dẫn chứng trên đây nói lên tấm lòng thương yêu của Mẹ Maria đối với nhân loại chúng ta. Mẹ yêu thương chúng ta như vậy, chúng ta cần phải làm gì?
Thứ nhất, chúng ta hãy tạ ơn Mẹ vì Mẹ đã cộng tác với Đức Giêsu để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta tạ ơn Mẹ vì Mẹ luôn theo dõi và hướng dẫn chúng ta biết làm thế nào để đi đúng đường lối của Chúa, khỏi phải sa Hỏa ngục.
Thứ hai, chúng ta hãy noi gương Mẹ, cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu độ nhân loại, bằng việc chấp nhận và vượt qua những đau khổ trong cuộc sống vì lòng yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân.
Thứ ba, chúng ta đừng làm Mẹ khóc. Nghĩa là: Đừng gây nên đau khổ cho anh em; đừng phạm tội mất lòng Chúa; hãy sống xứng đáng là người Kitô hữu, là con cái Chúa và con cái Giáo Hội.
Cuối cùng, mỗi người chúng ta hãy trở thành những người con có hiếu của Mẹ. Đó là thực hiện những lời Mẹ nhắn nhủ: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng Mẫu Tâm Mẹ.
Lạy Chúa, khi Đức Kitô chịu treo trên Thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ. Xin cho Hội Thánh Chúa biết noi gương Thánh Mẫu mà kết hợp với Đức Kitô chịu khổ hình, để mai ngày được phục sinh vinh hiển cùng với Đức Kitô. Amen. (Trích Lời nguyện Nhập Lễ, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi).
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 15/9
Hôm qua, chúng ta mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá. Suy tôn Thánh giá là suy tôn chính tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, chính Đức Giêsu Kitô đã vâng lời Chúa Cha và dùng Thánh giá để cứu chuộc nhân loại. Hôm nay, chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi, tức là chúng ta nhớ đến những đau khổ của Đức Mẹ. Bởi vì, qua những đau khổ đó, Đức Mẹ đã cộng tác với Con của Mẹ trong việc cứu chuộc nhân loại. Đó là lý do mà Giáo Hội cho chúng ta mừng hai ngày lễ này sát kề nhau.
Thật vậy, bắt đầu thưa tiếng “Xin Vâng” là bắt đầu Mẹ chấp nhận chịu đau khổ: Đau khổ khi Mẹ mang thai nhưng người bạn đời là Thánh Giuse không hay biết; đau khổ khi sinh Con nơi hang đá nghèo nàn, thiếu thốn; đau khổ khi đang đêm phải theo Thánh Giuse đưa Hài Nhi trốn sang Ai cập; đau khổ khi ông già Simêon loan báo Hài Nhi “Là dấu hiệu cho người đời chống đối”(Lc 2,34) và đồng thời cũng cho Mẹ biết “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”(Lc 2,35); đau khổ khi bị lạc mất Con trong đền thờ; đau khổ khi Con của Mẹ bị chống đối, bị bỏ vạ, bị Giuđa phản bội, bị Phêrô từ chối; đau khổ khi thấy Con vác Thập giá; đau khổ khi chứng kiến Con bị roi đòn, xỉ vả, nhiếc nhóc, nhạo cười, đội mạo gai và chịu đóng đinh trên Thập giá; đau khổ khi chứng kiến tên lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Con Mẹ, bị người ta tháo đinh ra khỏi thân xác và bị táng xác Con Mẹ trong huyệt đá.
Trên đây là những đau khổ tiêu biểu mà Mẹ phải chịu để cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu chuộc nhân loại. Qua đó cho chúng ta thấy, đau khổ của Đức Giêsu chính là đau khổ của Mẹ, chỉ có điều là đau khổ của Đức Giêsu thì nơi thân xác còn đau khổ của Mẹ thì âm thầm trong tâm hồn. Vì hiểu được ý nghĩa của đau khổ, nên Mẹ vui lòng chấp nhận một cách kiên cường chứ không phải chấp nhận một cách miễn cưỡng hay ủ rủ. Tin mừng hôm nay cho thấy điều đó, Mẹ vẫn đứng hiên ngang để chứng kiến những đau khổ và cái chết của Con Mẹ. Thánh Gioan cho biết: “Đứng gần Thập giá Đức Giêsu có Mẹ Người”(x. Ga 19,25). Chính vì thế, Mẹ được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Sau những đau khổ con người gây nên cho Đức Giêsu, đứa Con Một của Mẹ đã kết thúc, Mẹ lại tiếp tục chịu đau khổ vì đứa con Thứ Hai, tức là Giáo Hội, là nhân loại. Trên Thánh Giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Đức Giêsu đã trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ và trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan (x. Ga 19, 26-27). Thánh Gioan là đại diện cho Giáo Hội và cũng là đại diện cho con cái loài người. Cho nên, Mẹ là Mẹ của Gioan và cũng là Mẹ của Giáo Hội và của cả Nhân loại. Thánh Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình. Từ đó, trong suốt thời gian còn lại ở thế gian, Mẹ luôn có mặt trong những biến cố quan trọng của các Tông đồ. Mẹ có mặt trong ngày lễ Ngũ Tuần. Mẹ đồng hành với các Tông đồ trong những ngày đầu của Giáo Hội, trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giống như Đức Giêsu, các Tông đồ bị người ta chống đối, bắt bớ, tù tội. Chứng kiến những cảnh tượng đó, Mẹ lại tiếp tục phải chịu đau khổ: Đau khổ của các Tông đồ và của các Kitô hữu là đau khổ của Mẹ.
Khi đã về trời, Mẹ vẫn tiếp tục chịu đau khổ vì yêu thương nhân loại. Những hiện tượng lạ như ảnh tượng Mẹ khóc chảy nước mắt máu xảy ra đây đó trên thế giới cho chúng ta thấy điều đó. Một mặt, Mẹ đau khổ vì con cái khắp nơi luôn bị người ta chống đối, bách hại. Mặt khác, Mẹ đau khổ vì con cái của Mẹ không thực hiện lời dạy của Đức Giêsu: họ không chịu sám hối ăn năn tội, để rồi nhiều người phải sa hỏa ngục. Lần hiện ra ở Fatima, sau khi cho ba trẻ thấy Hỏa ngục, Mẹ buồn bã nói: “Chúng con đã thấy Hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình…”
Tất cả những dẫn chứng trên đây nói lên tấm lòng thương yêu của Mẹ Maria đối với nhân loại chúng ta. Mẹ yêu thương chúng ta như vậy, chúng ta cần phải làm gì?
Thứ nhất, chúng ta hãy tạ ơn Mẹ vì Mẹ đã cộng tác với Đức Giêsu để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta tạ ơn Mẹ vì Mẹ luôn theo dõi và hướng dẫn chúng ta biết làm thế nào để đi đúng đường lối của Chúa, khỏi phải sa Hỏa ngục.
Thứ hai, chúng ta hãy noi gương Mẹ, cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu độ nhân loại, bằng việc chấp nhận và vượt qua những đau khổ trong cuộc sống vì lòng yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân.
Thứ ba, chúng ta đừng làm Mẹ khóc. Nghĩa là: Đừng gây nên đau khổ cho anh em; đừng phạm tội mất lòng Chúa; hãy sống xứng đáng là người Kitô hữu, là con cái Chúa và con cái Giáo Hội.
Cuối cùng, mỗi người chúng ta hãy trở thành những người con có hiếu của Mẹ. Đó là thực hiện những lời Mẹ nhắn nhủ: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng Mẫu Tâm Mẹ.
Lạy Chúa, khi Đức Kitô chịu treo trên Thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ. Xin cho Hội Thánh Chúa biết noi gương Thánh Mẫu mà kết hợp với Đức Kitô chịu khổ hình, để mai ngày được phục sinh vinh hiển cùng với Đức Kitô. Amen. (Trích Lời nguyện Nhập Lễ, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi).
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phóng sự đặc biệt Ngày Năm Thánh dành cho các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ tại Vatican
VietCatholic Network
20:01 12/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ đã tham dự buổi cử hành Phụng Vụ Năm Thánh dành cho họ vào tối thứ Năm 8 tháng 9 tại Đền Thờ Thánh Phêrô sau khi đã đi bộ hành hương từ đại lộ Via della Conciliazione, tức là đường Hòa Giải, đến Quảng trường Thánh Phêrô.
Các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ được tuyển chọn trong số những người nam đang độc thân, là người Công Giáo, là công dân Thụy Sĩ tuổi từ 19 đến 30, cao tối thiểu 174 cm đã hoàn thành khóa đào tạo cơ bản của đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ và có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt, phải có bằng cấp chuyên ngành hoặc tốt nghiệp trung học.
Hàng năm các tân binh được tuyên thệ nhậm chức vào ngày 6 tháng 5 tại Sân San Damaso thuộc nội thành Vatican nhân dịp kỷ niệm biến cố thành Rôma bị cướp phá bởi quân đội của Hoàng đế Charles Đệ Ngũ vào năm 1527. 147 Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ đã chết để bảo vệ Đức Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tòa Thánh đã chủ sự buổi cử hành Phụng Vụ này. Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói rằng “vũ khí bí mật” của các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ là: Thánh Thể, kinh Mân Côi, và Cửa Thánh.
Đức Hồng Y Parolin nhận xét rằng đây là những “vũ khí của Thiên Chúa, sẵn có và tất cả mọi người đều có thể đạt được. Các vũ khí này xem ra yếu đuối, nhưng mạnh hơn tất cả những loại vũ khí tinh xảo của con người và có thể vượt qua mọi trở ngại. “
Đức Hồng Y đã khen ngợi các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, cũng như đoàn hiến binh Vatican, trong sứ vụ bảo đảm hòa bình và trật tự tại Vatican, đặc biệt là trong thời gian cần có sự cảnh giác tối đa”
Từ năm 1970 các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ đã đảm nhận tất cả các vai trò mang tính nghi lễ trong các biến cố và trong các buổi cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng và họ luôn được nhìn thấy trong trang phục nghi lễ đầy màu sắc với ngọn kích trên tay, sát cánh bên Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ không chỉ đơn thuần mang tính nghi lễ, họ là một lực lượng quân đội thực thụ, được đào tạo tinh nhuệ và được trang bị vũ khí hiện đại. Người ta có thể nhìn thấy họ trong trang phục thường nhật, khi họ bảo vệ Porta Santa Anna, cửa ngõ ra vào Quốc Gia Thành Vatican. Họ vừa là một quân đội, vừa là các vệ sĩ, vừa là lực lượng bảo vệ biên giới. Vai trò của Ngự Lâm Quân Thuỵ Sĩ trong lòng Giáo Hội Công Giáo vượt xa một đội nghi lễ với các trang phục lỗi thời.
Hiện nay đoàn Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ gồm 110 người.
Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha nhóm họp
Lm. Trần Đức Anh OP
09:10 12/09/2016
VATICAN. Hôm 12-9-2016, Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn của ĐTC đã khai mạc khóa họp thứ 16 với mục đích giúp ngài cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Điều hợp viên của Hội đồng là ĐHY Oscar Rodriguez Maradiaga, dòng Don Bosco, TGM giáo phận Tegucigalpa, Honduras, và trong đó cũng có ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Vị đại diện cho Á châu là ĐHY Oswald Gracias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ.
Khóa họp sẽ kéo dài đến thứ tư, 14-9 tới đây. ĐTC cũng tham dự ngoại trừ sáng thứ tư ngài bận tiếp kiến chung các tín hữu hành hương. Trong khóa họp thứ 15 hồi đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng đã bàn về vấn đề đại kết Kitô và đối thoại liên tôn.
Trong số những cải tổ được Hội đồng các HY Cố vấn đề nghị và được ĐTC quyết định và thi hành, có việc thành lập Bộ giáo dân, gia đình và sự sống, bắt đầu hoạt động từ đầu tháng 9 này, và Bộ ”Phục vụ phát triển toàn diện con người”, sẽ bắt đầu hoạt động từ đầu tháng giêng năm tới, và bao gồm thẩm quyền và hoạt động 4 Hội đồng: Công lý và Hòa bình, Cor Unum - Đồng Tâm, Mục vụ di dân và người lưu động, sau cùng là Mục vụ các nhân viên y tế.
Tiến trình cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh đã khởi sự từ tháng 10 năm 2013. Cho đến nay người ta chưa rõ khi nào sẽ có Tông hiến mới của ĐTC thay thế cho Tông hiến Pastor Bonus, Mục Tử nhân lành, do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành ngày 28 tháng 6 năm 1988, chứa đựng các qui luật chung về các cơ quan trung ương Tòa Thánh (KP 11-9-2016)
Điều hợp viên của Hội đồng là ĐHY Oscar Rodriguez Maradiaga, dòng Don Bosco, TGM giáo phận Tegucigalpa, Honduras, và trong đó cũng có ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Vị đại diện cho Á châu là ĐHY Oswald Gracias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ.
Khóa họp sẽ kéo dài đến thứ tư, 14-9 tới đây. ĐTC cũng tham dự ngoại trừ sáng thứ tư ngài bận tiếp kiến chung các tín hữu hành hương. Trong khóa họp thứ 15 hồi đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng đã bàn về vấn đề đại kết Kitô và đối thoại liên tôn.
Trong số những cải tổ được Hội đồng các HY Cố vấn đề nghị và được ĐTC quyết định và thi hành, có việc thành lập Bộ giáo dân, gia đình và sự sống, bắt đầu hoạt động từ đầu tháng 9 này, và Bộ ”Phục vụ phát triển toàn diện con người”, sẽ bắt đầu hoạt động từ đầu tháng giêng năm tới, và bao gồm thẩm quyền và hoạt động 4 Hội đồng: Công lý và Hòa bình, Cor Unum - Đồng Tâm, Mục vụ di dân và người lưu động, sau cùng là Mục vụ các nhân viên y tế.
Tiến trình cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh đã khởi sự từ tháng 10 năm 2013. Cho đến nay người ta chưa rõ khi nào sẽ có Tông hiến mới của ĐTC thay thế cho Tông hiến Pastor Bonus, Mục Tử nhân lành, do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành ngày 28 tháng 6 năm 1988, chứa đựng các qui luật chung về các cơ quan trung ương Tòa Thánh (KP 11-9-2016)
Sứ thần Tòa Thánh hoan nghênh lệnh ngưng bắn tại Syria
Đặng Tự Do
22:44 12/09/2016
Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria, đã hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Nga bảo trợ.
Sau nhiều tuần thương thảo giữa Mỹ và Nga, trong bối cảnh cuộc ngừng bắn ngày 27 tháng 2 đã hoàn toàn thất bại vì liên tiếp bị vi phạm bởi cả hai bên; một thỏa thuận đã đạt được và có hiệu lực vào lúc bình minh ngày 12 tháng 9 trùng với ngày lễ Hồi giáo Eid al-Adha.
Cuối tuần qua, các chiến đấu cơ của Nga đã ném bom dữ dội trên các phần khác nhau của Syria. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Syria, được hỗ trợ bởi máy bay Nga đã tấn công vào các khu vực nổi dậy ở Idlib và Aleppo.
Nhà ngoại giao của Vatican cho biết “Chúng tôi thực sự hy vọng thỏa thuận ngừng bắn sẽ thành công. Cuộc xung đột tại Syria đã đạt đến một mức độ không thể chịu đựng nổi và mọi hành động ngoại giao nhằm làm im tiếng các loại vũ khí đều đáng được hoan nghênh. Chính yếu là chấm dứt bạo lực và mang lại viện trợ nhân đạo.”
Theo thỏa thuận ký kết giữa Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa, lực lượng Syria sẽ ngừng tấn công các khu vực hiện đang được kiểm soát bởi phe đối lập. Trong cuộc hưu chiến mười ngày, Mỹ và Nga sẽ có kế hoạch phối hợp chung không kích vào các vị trí của quân khủng bố Hồi Giáo IS và các nhóm khác bao gồm nhóm Jabhat al-Sham Fateh (trước đây gọi là al-Nusra Front).
Các phương tiện truyền thông nhà nước Syria cho biết Tổng thống Syria Bashar al Assad hoan nghênh thỏa thuận này. Truyền hình nhà nước cho thấy ông đang dự lễ Eid al-Adha ở Daraya, một thành phố từng là biểu tượng của phe nổi loạn.
Tại Aleppo, tâm điểm của cuộc chiến ở Syria, thỏa thuận ngừng bắn cho phép mở lại con đường Castello, ở phía bắc của thành phố, là tuyến đường chính được sử dụng để cung cấp lương thực cho phần phía đông của thành phố nơi đang trong tay quân phiến loạn. Con đường này đã rơi vào tay lực lượng chính phủ hồi tháng Bảy năm nay. Vòng vây của quân chính phủ có thể khiến cho từ 200,000 đến 320,000 người phải chết đói.
Sau nhiều tuần thương thảo giữa Mỹ và Nga, trong bối cảnh cuộc ngừng bắn ngày 27 tháng 2 đã hoàn toàn thất bại vì liên tiếp bị vi phạm bởi cả hai bên; một thỏa thuận đã đạt được và có hiệu lực vào lúc bình minh ngày 12 tháng 9 trùng với ngày lễ Hồi giáo Eid al-Adha.
Cuối tuần qua, các chiến đấu cơ của Nga đã ném bom dữ dội trên các phần khác nhau của Syria. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Syria, được hỗ trợ bởi máy bay Nga đã tấn công vào các khu vực nổi dậy ở Idlib và Aleppo.
Nhà ngoại giao của Vatican cho biết “Chúng tôi thực sự hy vọng thỏa thuận ngừng bắn sẽ thành công. Cuộc xung đột tại Syria đã đạt đến một mức độ không thể chịu đựng nổi và mọi hành động ngoại giao nhằm làm im tiếng các loại vũ khí đều đáng được hoan nghênh. Chính yếu là chấm dứt bạo lực và mang lại viện trợ nhân đạo.”
Theo thỏa thuận ký kết giữa Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa, lực lượng Syria sẽ ngừng tấn công các khu vực hiện đang được kiểm soát bởi phe đối lập. Trong cuộc hưu chiến mười ngày, Mỹ và Nga sẽ có kế hoạch phối hợp chung không kích vào các vị trí của quân khủng bố Hồi Giáo IS và các nhóm khác bao gồm nhóm Jabhat al-Sham Fateh (trước đây gọi là al-Nusra Front).
Các phương tiện truyền thông nhà nước Syria cho biết Tổng thống Syria Bashar al Assad hoan nghênh thỏa thuận này. Truyền hình nhà nước cho thấy ông đang dự lễ Eid al-Adha ở Daraya, một thành phố từng là biểu tượng của phe nổi loạn.
Tại Aleppo, tâm điểm của cuộc chiến ở Syria, thỏa thuận ngừng bắn cho phép mở lại con đường Castello, ở phía bắc của thành phố, là tuyến đường chính được sử dụng để cung cấp lương thực cho phần phía đông của thành phố nơi đang trong tay quân phiến loạn. Con đường này đã rơi vào tay lực lượng chính phủ hồi tháng Bảy năm nay. Vòng vây của quân chính phủ có thể khiến cho từ 200,000 đến 320,000 người phải chết đói.
Thanh trừng sau đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ: 28 thị trưởng bị mất chức, 76,000 người bị bắt
Đặng Tự Do
23:19 12/09/2016
Lợi dụng tình trạng khẩn trương được công bố hôm 21 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực trong 3 tháng, chính phủ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã cách chức 28 viên thị trưởng bị nghi ngờ có những liên kết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK), hay với giáo sĩ Fethullah Gulen, là người bị cáo buộc đã lãnh đạo cuộc đảo chính bất thành hôm 15 tháng 7.
Hầu hết các thị trưởng này được thay thế bởi những người gần gũi với tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Trong số 28 thị trưởng bị cách chức, 24 người từng là thị trưởng các thành phố ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ nơi đa số dân là người Kurd. Bốn người khác bị cáo buộc là có chân trong phong trào Fethullah Gulen. Người sáng lập phong trào này đang lưu vong tại Hoa Kỳ. Ankara đã đòi Hoa Kỳ dẫn độ ông về Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công.
Bộ trưởng Nội Vụ Suleyman Soylu cho biết, sau cuộc đảo chánh thất bại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giam 76,000. Trong số đó, 16,000 bị bắt vì bị tình nghi là có chân trong phong trào Fethullah Gulen.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tuyển mộ 20,000 người tham gia vào lực lượng vũ trang để thay thế cho những người thiệt mạng hoặc bị loại bỏ sau cuộc đảo chính.
Nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt giải thưởng Nobel văn học vào năm 2006 là ông Orhan Pamuk lên tiếng tố cáo vụ bắt giữ hàng loạt các nhà báo trong đó có hai người anh em với ông là Ahmet Altan và Mehmet Altan.
Hầu hết các thị trưởng này được thay thế bởi những người gần gũi với tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Trong số 28 thị trưởng bị cách chức, 24 người từng là thị trưởng các thành phố ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ nơi đa số dân là người Kurd. Bốn người khác bị cáo buộc là có chân trong phong trào Fethullah Gulen. Người sáng lập phong trào này đang lưu vong tại Hoa Kỳ. Ankara đã đòi Hoa Kỳ dẫn độ ông về Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công.
Bộ trưởng Nội Vụ Suleyman Soylu cho biết, sau cuộc đảo chánh thất bại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giam 76,000. Trong số đó, 16,000 bị bắt vì bị tình nghi là có chân trong phong trào Fethullah Gulen.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tuyển mộ 20,000 người tham gia vào lực lượng vũ trang để thay thế cho những người thiệt mạng hoặc bị loại bỏ sau cuộc đảo chính.
Nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt giải thưởng Nobel văn học vào năm 2006 là ông Orhan Pamuk lên tiếng tố cáo vụ bắt giữ hàng loạt các nhà báo trong đó có hai người anh em với ông là Ahmet Altan và Mehmet Altan.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự 2 năm thành lập Gia Đình Đa Minh, Garland, TX
Trần Mạnh Trác
20:34 12/09/2016
Xem hình ảnh từ Việt Nam
Tại sao lại có những cảnh khổ như thế ở trên cõi đời này? hay nói như câu nói đã trở thành bất hủ cuả em bé bụi đời Glyzelle Iris Palomar, hỏi Đức Giáo Hoàng trong cuộc tông du Phi Luật Tân tháng 1 năm 2015, sau khi em kể cho Ngài biết về thân phận hẩm hiu cuả mình đã phải tranh sống từ khi mới lọt lòng: "Taị sao Chuá lại để xảy ra như vậy?" (“Bakit po pumapayag ang Diyos na may ganitong nangyayari?”)
...
Đó là tâm tình chung cuả buổi chiều Chuá Nhật 11 tháng 9 vừa qua, khi 'Gia Đình Đa Minh' tề tựu đông đảo tại nhà Dòng Đa Minh ở Garland để kỷ niệm 2 năm thành lập và mừng lễ Bổn Mạng Đức Mẹ Lavang.
Mỗi năm họ gặp nhau 2 lần, dịp này và dịp Tết.
Xem hình ảnh họp mặt
Phần đông họ là giáo dân cuả GX Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, TX, là nơi mà các Sơ Tam Hiệp đã phục vụ từ hơn chục năm qua. Nhưng từ những vùng khác, sau khi được quảng bá về các công việc xã hội và truyền giáo cuả nhà dòng, thì hội cũng thu nhập thêm một số hội viên đáng kể, như ở Arlington, Grand Prairie, Carrollton và cả những nơi xa xôi như Houston, Atlanta, Seattle, California, Michigan và vùng Washington DC. Số hội viên bên ngoài GX ĐMHCG hiện nay chiếm được gần một phần ba tổng số.
Cũng như năm ngoái, hôm nay, con số hiện diện đã vượt quá sự ước mong, nhiều người phải đứng ăn trong hành lang hoặc sau vườn. Cái may mắn là thời tiết trong sáng và các chị trong ban ẩm thực đã mang đến nhiều thức ăn cho nên vẫn còn dư thừa có thể gói mang về.
Tuy gọi là 'nhà dòng', nhưng dòng Đa Minh Tam Hiệp ở Garland chỉ là một căn nhà bé nhỏ nằm trong một khu phố bình dân, các Sơ sống tự túc nhờ công việc giữ trẻ nít, tham gia những công việc giáo dục và phục vụ giáo xứ với tư cách thiện nguyện.
Hai năm trước một số giáo dân thông hiểu tình cảnh khó khăn của nhà dòng đã bàn với nhau tổ chức quyên góp mỗi tháng 5 đô để giúp trả tiền nhà. Tuy nhiên dựa vào công việc 'giữ trẻ', các Sơ cho biết họ có khả năng tự túc. Cho nên sự quyên góp ấy đã để dành cho những công việc mục vụ và xã hội bên Việt Nam mà dòng Đa Minh Tam Hiệp (Biên Hoà) đả thực hiện từ nhiều chục năm qua, kể cả trong những thời kỳ khó khăn nhất.
Những công việc xã hội là việc nuôi những bà già neo đơn chờ chết ở Viện Dưỡng Lão Suối Tiên, việc giúp đỡ các bệnh nhân ở thời kỳ cuối ở viện Ung Bướu Saigon, việc trợ giúp những người 'dân tộc' ở vùng cao nguyên Lâm đồng và Kontum, và việc truyền giáo ở Miền Tây xâu xa.
Vì thấu hiểu rằng sự trợ giúp những công việc bác ái cuả một dòng tu, sống tại địa phương trong nhiều năm, hiểu rõ tình hình và nhu cầu cần thiết cuả mỗi nơi, thì chính xác và hiệu quả hơn là qua những trung gian từ thiện khác, cho nên chỉ sau 2 năm thì con số hội viên đã gia tăng một cách đều đặn, và lên trên con số 200 người, trong đò có nhiều vị mạnh thường quân đã đóng góp một cách quảng đại.
Trong những buổi họp như thế này, tất cả số tiền quyên góp đã được bá cáo và trao tận tay cho nhà dòng. Không môt khoản tiền nào bị cắt sén để chi tiêu cho hội.
Một số hội viên đã bỏ tiền túi ra để phát hành tờ thông tin cuả hội, hôm nay họ ra mắt số đầu tiên.
Trong dịp này, cũng như những kỳ truớc, có hội viên trong Gia Đình Đa Minh đã tới thăm tận nơi một cơ sở từ thiện, mang về hình ảnh và kể lại những câu chuyện cảm động ở nơi đó.
...
Trở lại câu hỏi 'Taị sao Chuá lại để những sự khổ xảy ra như vậy?", được đặt ra cho vị Cha Chung cuả chúng ta gần 2 năm trước.
Hôm đó Đức Thánh Cha không có câu trả lời.
"Không ai có thể trả lời được," Ngài nói, "chỉ khi nào mà một con tim không thể tìm được câu trả lời và bắt đầu khóc, thì lúc đó chúng ta mới có thể hiểu thấu được," Ngài nói tiếp.
Và như vậy, chiều Chuá Nhật 11 tháng 9 vừa qua tại Garland, những người trong 'Gia Đình Đa Minh' đã tới để san sẻ những giọt lệ, tức là những 'tình người nồng ấm' cho những 'mảnh đời neo đơn', là 'hiện thân đau khổ cuả chuá Kitô' nơi quê nhà.
Tâm tình cũng là lớp keo sơn nối kết giữa các hội viên lại với nhau và với nhà dòng. Đã có trường hợp vì hoàn cảnh mưu sinh phải dọn đi xa, hội viên vẫn tiếp tục giữ lấy mối dây liên lạc và thường xuyên gửi quà về.
Và nhà dòng, tức là cộng đoàn tu sĩ cuả các Sơ ở Garland, mỗi ngày 5 buổi đọc kinh cầu nguyện cho hội viên. Trong năm qua các Sơ đã nhiều lần mau mắn tới thăm hỏi, tham dự các lễ tang lễ giỗ, và thăm viếng những thân nhân cuả hội viên khi gặp cơn hoạn nạn hay ngã bệnh, cho dù người đó không phải là hội viên.
Những ai muốn liên lạc với 'Gia Đình Đa Minh' và nhà dòng Garland, xin đề qua địa chỉ:
Sr. Teresa Nguyen Minh Chau, OP.
Dominican Sisters
2934 Landershire Ln.
Garland, TX 75044.
ĐT: 972-530-5068
Phỏng vấn ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp về môi trường biển ô nhiễm Miền Trung và hướng giải quyết ra sao?
VietCatholic Network
16:56 12/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước tiên Linh mục Giám đốc gửi lời chào thăm Đức Cha Phaolô và hiệp thông với giáo phận Vinh trước những khó khăn và thảm trạng môi trường mà giáo phận Vinh đang phải gánh chiụ.
Linh mục giám đốc cho biết hiện nay giáo dân cũng như đồng bào VN ở hải ngoại hướng nhìn về tổ quốc với đầy những âu losau những biến động kinh hoàng về môi trường ô nhiễm ơ miền Trung.
Linh mục nhận định rằng: “Trước những cuộc tuần hành hòa bình để đưa ra những yêu cầu chính đáng của người dân trong giáo phận Vinh, là nơi chịu những thiệt hại về môi sinh nặng nhất trong vụ Formosa; và thái độ xuyên tạc, vu cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam đối với anh chị em giáo dân và đặc biệt là đối với cá nhân Đức Cha, mọi người hết sức quan ngại.
Và Linh mục giám đốc cảm ơn Đức Cha giáo phận Vinh đã dành thì giờ trả lời cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Sau đây là những câu hỏi của Linh mục Trần Công Nghị với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp:
1. Thưa Đức Cha, dù ở xa ngàn dặm chúng con cũng có thể hình dung ra được tình trạng bế tắc của các ngư dân đã mất hết ngư nghiệp, đi đánh bắt cá về không ai mua, làm muối cũng không có nơi tiêu thụ. Xin Đức Cha cho chúng con biết thêm những thông tin cập nhật về tình trạng khó khăn mà người dân trong vùng đang phải đương đầu.
2. Thưa Đức Cha, bên cạnh những khó khăn về mặt kinh tế của người dân 4 tỉnh miền trung, âu lo của nhiều người là khả năng nhiễm độc tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân trong vùng và trên một bình diện rộng lớn hơn. Đức Cha nghĩ sao về quan ngại này, thưa Đức Cha?
3. Trước những khó khăn như thế, vậy mà mới đây các quan chức chính quyền lại muốn đánh lừa dân chúng, nói rằng nước biển sẽ tự làm sạch! Và còn đi tắm biển nữa để cho dân biết rằng hết nguy hại rồi… Thực là hoang tưởng! Đức Cha nhận định thế nào về hướng giải quyết của nhà cầm quyền Việt Nam, thưa Đức Cha?
4. Có những thông tin trái chiều về số tiền bồi thường của Formosa, Đức Cha có thể soi sáng cho chúng con hiểu thêm về vấn đề này không? Theo Đức Cha, hướng giải quyết hợp tình, hợp lý về vấn đề này là gì?
5. Đức Cha đã và đang can đảm lên tiếng kêu đòi công lý và hòa bình cho anh chị em giáo dân của mình. Chúng con rất thán phục Đức Cha. Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm mời gọi chúng ta đừng vô cảm trước tiếng kêu của người nghèo, đừng nghoảng mặt làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Nhưng chúng con biết là ở Việt Nam các phương tiện truyền thông thường xuyên tạc câu nói của Đức Bênêđíctô thứ 16, “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” với một thâm ý rõ rệt là muốn đẩy lui tôn giáo vào sâu trong chiều kích cá nhân, không quan tâm tới đời sống xã hội và quốc gia, không ưu tư gì tới sự lành mạnh của các cơ chế dân sự và tối hậu là im lặng trước những sai trái của chế độ. Chúng con rất mong được nghe ý kiến của Đức Cha rõ ràng và dứt khoát về vấn đề này.
6. Theo thói quen cố hữu, “người ta” thường vu cáo những ai dám lên tiếng đấu tranh cho người nghèo, và cho nhân quyền. Xin Đức Cha cho biết tình trạng các linh mục hay các giáo của Đức Cha đang dân dấn thân nói lên sự thật và tranh đấu cho công lý hiện có đang gặp những khó khăn nào từ phía chính quyền không?
7. Đức Cha hay giáo phận Vinh có nhận được sự ủng hộ tinh thần hay vật chất nào không?
Giáo xứ Chà Rang giáo phận Xuân Lộc đón cha chính xứ tiên khởi
Hoàng Bá Quý
20:46 12/09/2016
Giáo xứ Chà Rang giáo phận Xuân Lộc đón cha chính xứ tiên khởi
Giáo phận Xuân Lộc:Sáng Chúa Nhật vào lúc 8g00 ngày 11 tháng 9 năm 2016, Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Chà Rang, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan đón chào cha chánh xứ tiên khởi Gioan Baotixita Phạm Đức Nhân.
Xem Hình
Cha Tổng Đại Diện Gioan Đỗ Văn Ngân thay mặt Đức Cha giáo phận chủ sự nghi thức nhận xứ của cha Gioan B. Phạm Đức Nhân
Đồng tế thánh lễ tạ ơn nhân ngày đón cha xứ mới và công bố quyết định thành lập giáo xứ với Cha Tổng đại diện, có cha Quản hạt Xuân Lộc Đaminh Ngô Công Sứ, cha Quản hạt Hố Nai Đaminh Bùi Văn Án, cha Chính xứ Gia Lào, Augustino Nguyễn Văn Chiến, quý Cha trong Giáo hạt Xuân Lộc, quý chức Ban hành giáo hai xứ Gia Lào và Phúc Lâm cùng cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Chà Rang.
Mở đầu nghi thức nhận xứ, Cha Gioan Tổng Đại Diện, thay mặt Đức Cha giáo phận công bố văn thư của Đức Cha giáo phận nâng giáo họ biệt lập Chà Rang lên thành giáo xứ, và tiếp đến là Cha Đaminh Ngô Công Sứ, Quản Hạt Xuân Lộc đọc thư bổ nhiệm Gioan B. phạm Đức Nhân về làm Chánh xứ Giáo xứ Chà Rang
Trong nghi thức nhận xứ, Cha Tổng Đại Diện giới thiệu đôi nét về giáo xứ Chà Rang cũng như giới thiệu Cha xứ mới Gioan B., đồng thời ngài mời gọi mọi người trong giáo xứ hãy cộng tác với Cha xứ nhằm vinh danh Chúa, mở mang Nước Chúa nơi mảnh đất truyền giáo rộng lớn bao la này.
Nghi thức tiếp theo với việc trao dây Các phép, Tuyên xưng Đức tin, mở cửa Nhà Tạm, ngồi ghế Chủ tọa, đến tòa Giải tội, ngỏ lời với cộng đoàn tại tòa giảng. Nghi thức kết thúc với phần ký nhận văn thư.
Trong phần ngỏ lời cùng cộng đoàn về những cảm nhận và ước mong của ngài, cha Gioan B. đã chia sẻ:
" Kính thưa ông bà anh chị em giáo xứ Chà Rang. Tôi được Đức Cha thương sai đến sống ở Chà Rang này. Nay xin ông bà anh chị em cho tôi sống với để cùng với anh chị em, và cho anh chị em về đời sống đức tin.
Khi đón nhận bài sai từ tay Đức Giám Mục, tôi nói với Chúa: lạy Chúa, con không biết Chà Rang ở đâu, nhưng dù ở đâu hay như thế nào, xin giúp con yêu thương người Chà Rang.
Trong đức tin, chúng ta chia sẻ với nhau về cuộc sống nghèo ở Chà Rang này: nghèo về vật chất, nghèo về nhân lực. Nhưng nếu có tình thương, thì Chà Rang này sẽ trở thành một Nazaret: một mái ấm nghèo nhưng yêu thương.
Trong đức tin, chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn để chống lại sự dữ, chống lại tội lỗi. Có thể chúng ta sẽ bị thương tích và đau khổ. Lúc đó, Chà Rang sẽ là một đồi Calve. Trên đồi Calve, sự dữ hoành hành, nhưng chiến thắng chính là tình thương. Đó là điều không mong, nhưng hạnh phúc, bởi vì tôi sẽ nên giống Đức KyTô
Thưa anh chị em ở Chà Rang. Cho dù như là Nazaret, hay như là đồi calve. Điều quan trọng là tình thương. Xin hãy chân thành thương yêu nhau"
Phần phụng vụ Thánh Thể diễn ra thật sốt mến trang nghiêm.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, vị đại diện đã dâng lời tri ân đến quý cha và quý khách đã hiện diện cầu nguyện cho cha xứ mới và giáo xứ.
Bốn em thiếu nhi đã dâng lên cha Tổng đại diên, quý cha Quản hạt và cha nguyên chánh
xứ những lẵng hoa tươi như chút lòng thơm thảo của đoàn con giáo xứ Chà Rang nhỏ bé với tâm tình cảm tạ tri ân.
Sau lễ qúy Cha chụp hình lưu niệm tại gian cung thánh và chia sẻ niềm vui với cha chánh xứ mới tại nhà xứ
Xin chúc mừng cha Tân Chánh Xứ và cộng đoàn giáo xứ Chà Rang Xin Chúa luôn gìn giữ, chở che cộng đoàn Chà Rang thân yêu bé nhỏ và nhất là cha Gioan B. trong bàn tay yêu thương của Ngài để cộng đoàn ngày càng hợp nhất và phát triển chan hòa tình yêu thương.
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ CHÀ RANG
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Trước đây là khu rừng của Lâm trường Xuân Lộc, được nhà nước cho khai phá từ 1990-1991, người dân các nơi ồ ạt kéo về khai thác chiếm hữu đất đai, trong số đó có người dân tộc thiểu số.
Năm 1994, một số giáo dân thuộc Ấp Chà Rang đã đến gặp Cha Giuse Nguyễn Mạnh Hiểu - Chánh xứ Xuân Bắc xin học Giáo Lý để lãnh nhận các Bí Tích và được tiếp nối dưới thời Cha Anton Đặng Minh Huấn.
Năm 2003 Cha Giuse Phạm Đình Thước – chánh xứ Gia Lào đã đến thăm một số gia đình trên địa bàn Chà Rang và quy tụ các gia đình này thành Giáo họ Chà Rang thuộc Giáo xứ Gia Lào. Thánh Lễ đầu tiên tại đây được cử hành trong khung cảnh đơn sơ.
Năm 2007, Giáo họ Chà Rang được Cha Augustino Nguyễn Văn Chiến quản nhiệm.Trong thời gian này, Cha Augustino đồng hành với giáo dân dựng ngôi nhà nguyện bằng lá để làm nơi thờ phượng và cầu nguyện. Đồng thời chọn Thánh Phero làm bổn mạng giáo họ. Năm 2011 cha Augustino cùng với mọi người xây dựng ngôi nhà nguyện mới với diện tích 16m x 36m và tích cực hoàn thiện Tháp Chuông, Đài Đức Mẹ & Đài Thánh
Giuse như hiện nay.
Ngày 31 tháng 5 năm 2012, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh cho đặt Mình Thánh Chúa.
Ngày 03 tháng 11 năm 2012 Đức Tôma Vũ Đình Hiệu – nguyên Giám mục phụ tá đã cử hành Thánh Lễ Thêm Sức và Tạ ơn. Cùng với sự hiện diện của Đức Ông Vint Đặng Văn Tú – nguyên tổng Đại Diện.
Năm 2014, Giáo họ Chà Rang được nâng lên thành Giáo Họ Biệt Lập.
Lễ Phục sinh 2016 Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – nguyên Giám mục phó Giáo Phận đến thăm và cử hành Thánh Lễ Phục Sinh.
Ngày 9 tháng 8 năm 2016. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc nâng Chà Rang lên thành Giáo xứ.
· Địa dư: Giáo họ Chà Rang thuộc xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
· Diện tích: 10.432m2, Đông giáp giáo xứ Xuân Thành, Tây giáp giáo xứ Thọ Hòa, Nam giáp Giáo Xứ Gia Lào, Bắc giáp Xuân Thiện.
· Dân số: Khoảng 500 giáo dân với 142 gia đình Công Giáo, chia 4 khu: Chà Rang, Bàu Sình, Láng Tre, Cây Da.
II. Linh mục phụ trách
· từ 2002 - 2007: Linh mục Giuse Phạm Đình Thước.
· từ 2007- 2016: Linh mục Augustino Nguyễn Văn Chiến
III. Các cơ sở và sinh hoạt của giáo họ:
1. Nhà thờ Chà Rang xây dựng kiên cố 17m x 36m.
2. Nhà xứ xây dựng cấp 4, 4m x 12 m.
Người giáo dân Chà Rang có tới 90% sống đi làm thuê, một số ít làm công nhân tại các thành phố lớn và công nghiệp. Đời sống tuy có khó khăn song cũng tạm ổn định. Hiện tại, Giáo xứ đang ổn định lại các hội đoàn, các sinh hoạt tôn giáo đều đặn và có nề nếp.
Giáo phận Xuân Lộc:Sáng Chúa Nhật vào lúc 8g00 ngày 11 tháng 9 năm 2016, Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Chà Rang, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan đón chào cha chánh xứ tiên khởi Gioan Baotixita Phạm Đức Nhân.
Xem Hình
Cha Tổng Đại Diện Gioan Đỗ Văn Ngân thay mặt Đức Cha giáo phận chủ sự nghi thức nhận xứ của cha Gioan B. Phạm Đức Nhân
Đồng tế thánh lễ tạ ơn nhân ngày đón cha xứ mới và công bố quyết định thành lập giáo xứ với Cha Tổng đại diện, có cha Quản hạt Xuân Lộc Đaminh Ngô Công Sứ, cha Quản hạt Hố Nai Đaminh Bùi Văn Án, cha Chính xứ Gia Lào, Augustino Nguyễn Văn Chiến, quý Cha trong Giáo hạt Xuân Lộc, quý chức Ban hành giáo hai xứ Gia Lào và Phúc Lâm cùng cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Chà Rang.
Mở đầu nghi thức nhận xứ, Cha Gioan Tổng Đại Diện, thay mặt Đức Cha giáo phận công bố văn thư của Đức Cha giáo phận nâng giáo họ biệt lập Chà Rang lên thành giáo xứ, và tiếp đến là Cha Đaminh Ngô Công Sứ, Quản Hạt Xuân Lộc đọc thư bổ nhiệm Gioan B. phạm Đức Nhân về làm Chánh xứ Giáo xứ Chà Rang
Trong nghi thức nhận xứ, Cha Tổng Đại Diện giới thiệu đôi nét về giáo xứ Chà Rang cũng như giới thiệu Cha xứ mới Gioan B., đồng thời ngài mời gọi mọi người trong giáo xứ hãy cộng tác với Cha xứ nhằm vinh danh Chúa, mở mang Nước Chúa nơi mảnh đất truyền giáo rộng lớn bao la này.
Nghi thức tiếp theo với việc trao dây Các phép, Tuyên xưng Đức tin, mở cửa Nhà Tạm, ngồi ghế Chủ tọa, đến tòa Giải tội, ngỏ lời với cộng đoàn tại tòa giảng. Nghi thức kết thúc với phần ký nhận văn thư.
Trong phần ngỏ lời cùng cộng đoàn về những cảm nhận và ước mong của ngài, cha Gioan B. đã chia sẻ:
" Kính thưa ông bà anh chị em giáo xứ Chà Rang. Tôi được Đức Cha thương sai đến sống ở Chà Rang này. Nay xin ông bà anh chị em cho tôi sống với để cùng với anh chị em, và cho anh chị em về đời sống đức tin.
Khi đón nhận bài sai từ tay Đức Giám Mục, tôi nói với Chúa: lạy Chúa, con không biết Chà Rang ở đâu, nhưng dù ở đâu hay như thế nào, xin giúp con yêu thương người Chà Rang.
Trong đức tin, chúng ta chia sẻ với nhau về cuộc sống nghèo ở Chà Rang này: nghèo về vật chất, nghèo về nhân lực. Nhưng nếu có tình thương, thì Chà Rang này sẽ trở thành một Nazaret: một mái ấm nghèo nhưng yêu thương.
Trong đức tin, chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn để chống lại sự dữ, chống lại tội lỗi. Có thể chúng ta sẽ bị thương tích và đau khổ. Lúc đó, Chà Rang sẽ là một đồi Calve. Trên đồi Calve, sự dữ hoành hành, nhưng chiến thắng chính là tình thương. Đó là điều không mong, nhưng hạnh phúc, bởi vì tôi sẽ nên giống Đức KyTô
Thưa anh chị em ở Chà Rang. Cho dù như là Nazaret, hay như là đồi calve. Điều quan trọng là tình thương. Xin hãy chân thành thương yêu nhau"
Phần phụng vụ Thánh Thể diễn ra thật sốt mến trang nghiêm.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, vị đại diện đã dâng lời tri ân đến quý cha và quý khách đã hiện diện cầu nguyện cho cha xứ mới và giáo xứ.
Bốn em thiếu nhi đã dâng lên cha Tổng đại diên, quý cha Quản hạt và cha nguyên chánh
xứ những lẵng hoa tươi như chút lòng thơm thảo của đoàn con giáo xứ Chà Rang nhỏ bé với tâm tình cảm tạ tri ân.
Sau lễ qúy Cha chụp hình lưu niệm tại gian cung thánh và chia sẻ niềm vui với cha chánh xứ mới tại nhà xứ
Xin chúc mừng cha Tân Chánh Xứ và cộng đoàn giáo xứ Chà Rang Xin Chúa luôn gìn giữ, chở che cộng đoàn Chà Rang thân yêu bé nhỏ và nhất là cha Gioan B. trong bàn tay yêu thương của Ngài để cộng đoàn ngày càng hợp nhất và phát triển chan hòa tình yêu thương.
LƯỢC SỬ GIÁO XỨ CHÀ RANG
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Trước đây là khu rừng của Lâm trường Xuân Lộc, được nhà nước cho khai phá từ 1990-1991, người dân các nơi ồ ạt kéo về khai thác chiếm hữu đất đai, trong số đó có người dân tộc thiểu số.
Năm 1994, một số giáo dân thuộc Ấp Chà Rang đã đến gặp Cha Giuse Nguyễn Mạnh Hiểu - Chánh xứ Xuân Bắc xin học Giáo Lý để lãnh nhận các Bí Tích và được tiếp nối dưới thời Cha Anton Đặng Minh Huấn.
Năm 2003 Cha Giuse Phạm Đình Thước – chánh xứ Gia Lào đã đến thăm một số gia đình trên địa bàn Chà Rang và quy tụ các gia đình này thành Giáo họ Chà Rang thuộc Giáo xứ Gia Lào. Thánh Lễ đầu tiên tại đây được cử hành trong khung cảnh đơn sơ.
Năm 2007, Giáo họ Chà Rang được Cha Augustino Nguyễn Văn Chiến quản nhiệm.Trong thời gian này, Cha Augustino đồng hành với giáo dân dựng ngôi nhà nguyện bằng lá để làm nơi thờ phượng và cầu nguyện. Đồng thời chọn Thánh Phero làm bổn mạng giáo họ. Năm 2011 cha Augustino cùng với mọi người xây dựng ngôi nhà nguyện mới với diện tích 16m x 36m và tích cực hoàn thiện Tháp Chuông, Đài Đức Mẹ & Đài Thánh
Giuse như hiện nay.
Ngày 31 tháng 5 năm 2012, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh cho đặt Mình Thánh Chúa.
Ngày 03 tháng 11 năm 2012 Đức Tôma Vũ Đình Hiệu – nguyên Giám mục phụ tá đã cử hành Thánh Lễ Thêm Sức và Tạ ơn. Cùng với sự hiện diện của Đức Ông Vint Đặng Văn Tú – nguyên tổng Đại Diện.
Năm 2014, Giáo họ Chà Rang được nâng lên thành Giáo Họ Biệt Lập.
Lễ Phục sinh 2016 Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – nguyên Giám mục phó Giáo Phận đến thăm và cử hành Thánh Lễ Phục Sinh.
Ngày 9 tháng 8 năm 2016. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc nâng Chà Rang lên thành Giáo xứ.
· Địa dư: Giáo họ Chà Rang thuộc xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
· Diện tích: 10.432m2, Đông giáp giáo xứ Xuân Thành, Tây giáp giáo xứ Thọ Hòa, Nam giáp Giáo Xứ Gia Lào, Bắc giáp Xuân Thiện.
· Dân số: Khoảng 500 giáo dân với 142 gia đình Công Giáo, chia 4 khu: Chà Rang, Bàu Sình, Láng Tre, Cây Da.
II. Linh mục phụ trách
· từ 2002 - 2007: Linh mục Giuse Phạm Đình Thước.
· từ 2007- 2016: Linh mục Augustino Nguyễn Văn Chiến
III. Các cơ sở và sinh hoạt của giáo họ:
1. Nhà thờ Chà Rang xây dựng kiên cố 17m x 36m.
2. Nhà xứ xây dựng cấp 4, 4m x 12 m.
Người giáo dân Chà Rang có tới 90% sống đi làm thuê, một số ít làm công nhân tại các thành phố lớn và công nghiệp. Đời sống tuy có khó khăn song cũng tạm ổn định. Hiện tại, Giáo xứ đang ổn định lại các hội đoàn, các sinh hoạt tôn giáo đều đặn và có nề nếp.
Văn Hóa
Trung Thu Viễn Xứ
Lê Đình Thông
08:46 12/09/2016
Trăng sáng đầu non nhớ cuối non
Trăng sao thấp thoáng mấy hàng thông
Sương khuya non nước còn rơi lệ
Nhớ tháng ngày qua dạ mỏi mòn
Trăng rằm đùa giỡn bến Xuân Hương
Hồ thu sương lạnh nhuốm tang thương
Non nuớc Lâm Viên là nguyệt bạch
Hằng Nga dượt lại khúc Nghê Thường
Tháp chuông trường cũ* còn im bặt
Mà nghe nức nở cuối thôn đoài
Ngày rằm trăng úa tuy vằng vặc
Cũng chẳng sáng soi dạ cảm hoài
Trăng rằm tháng Tám tròn thúng lúa
Mà còn rơi rớt hạt thương đau
Vầng trăng năm cũ mang màu lụa
Thời gian còn lại có bao lâu ?
Paris, Trung Thu Bính Thân
Lê Đình Thông
* Đại Học Công Giáo Đà Lạt
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bình Minh
Đặng Đức Cương
18:47 12/09/2016
Ảnh của Đặng Đức Cương
Bình minh đón Chúa Ba Ngôi
Rỡ ràng nhân loại bồi hồi Thiên duyên
Tình say tình đắm nguyên tuyền
Chứa chan hy vọng nơi miền Thánh Ân.
(Trích thơ của Dã Tràng Cát)