Ngày 13-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy múc lấy sức sống Kitô Hữu trong Bí tích Thánh Thể
Lm Jude Siciliano OP
01:32 13/09/2015
Chúa Nhật XXIV THƯỜNG NIÊN (B)
Isaia 50: 5-9a; T.vịnh. 58; Giacôbê 2: 14-18; Máccô. 8: 27-35

HÃY MÚC LẤY SỨC SỐNG KITÔ HỮU TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Tối hôm qua phóng viên truyền hình hỏi một nhà báo "Ông có nghĩ phó tổng thống Joe Biden sẽ ra ứng cử tổng thống hay không?". Rồi hai người bàn với nhau là tổng thống Obama sẽ làm gì nếu ông Joe Biden ra ứng cử. Tổng thống Obama sẽ ủng hộ ông Joe Biden hay bà Hilary Clinton cựu bộ trưởng bộ ngoại giao?. Rồi tin tức chuyển qua tin ông Donald Trump ở sân vận động ở Alabama có 35,000 người ủng hộ. Ông Trump hứa nếu ông ta đắc cử ông ta sẽ có thêm nhiều việc, nền kinh tế sẽ mới hơn và đất nước sẽ bình an hơn.

Thật thế, một vị ứng cử tổng thống chẳng hứa gì hơn trong lúc nền kinh tế và sự bằng an trong đất nước bị lay chuyển. Bất kỳ ai muốn được đắc cử phải đặt ra chương trình để thắng thế. Họ phải thuê người tổ chức vận động và viết diễn văn cho họ để giúp họ nói những gì thu hút lá phiếu.

Chúa Giêsu có thể dùng một người tổ chức vận động và viết diễn văn cho Ngài để giúp Ngài thu hút người theo Ngài và ở lại với Ngài. Và tin Ngài đem đến sẽ làm cho gia đình Ngài xa Ngài.

Nếu bạn muốn thu hút dân chúng đến với bạn thì bạn không nên nói đến việc bạn sẽ bị sa thải bởi các lãnh đạo tôn giáo, rồi sẽ bị giết. Bạn cũng không có thể thu hút dân bằng cách nói với họ là nên bỏ mình để chịu chết. Bạn có thể nghe uỷ ban vận động nói với Chúa Giêsu là "Thầy nên nói thực tế hơn, vì nói như thế thì không thể nào thắng được". Chúa Giêsu đang nói về hy sinh, lo lắng cho người khác ở ngoài vòng thân thuộc, ngay cả kẻ thù. Bài diễn văn như thế không thể nào giúp ứng cử viên thắng được.

Bài sách thứ 3, bài phúc âm là tin mừng. Nhưng hình như vài người kể cả ông Phêrô, nghĩ là chúng ta không phải đối phó với "tin không vui". Như có thầy giảng xung quanh chúng ta giảng phúc âm của tin phồn thịnh thắng thế: hãy tin Chúa Giêsu thì đời sống sẽ an vui, bạn và gia đình sẽ được phồn thịnh nếu bạn chỉ có đức tin.

Nhưng khi chúng ta cố gắng hiểu tin mừng Chúa Giêsu đem đến, chúng ta phải đối phó với tin không vui trong đời sống chúng ta và trong thế giới. Tôi có nghe nói một nhà xuất bản sách đạo in tờ thông tin cho một xứ đạo vào ngày lễ Phục Sinh. Trang đầu có hình Chúa Giêsu khoẻ mạnh đứng trước bà Maria Magdala trong vườn, hai tay giang ra có vẽ thắng trận. Nhưng một ông lão quét dọn nhà thờ, không biết tiếng Anh, nhìn thấy hình đó ngạc nhiên quá và nói "sao không có vết thương ở tay, trên trán không có vết sẹo đội mũ gai? Chúa Giêsu lại có vẽ uy nghi sáng láng chứ không phải là Chúa Kitô đã chịu đóng đinh, và bởi kẻ chết sống lại".

Các môn đệ đã nghe tin mừng trong việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh nhân, rồi tưởng như thế là phúc âm phồn thịnh "như họ mong mỏi". Ông Phêrô chắc đã vui vẻ nói: "Thầy là Đấng Kitô" và chúng ta nên thêm sau lời nói đó một chấm than. Và bây giờ họ sẽ được tự do sau bao nhiêu năm bị đô hộ bởi người Ai cập, Ba tư, Babylon, và La mã. Dân Israel ao ước được một vị cứu tinh giải thoát họ. Chính đó mới thật là tin mừng chứ phải không?

Chúa Giêsu phản đối ý nghĩ đó về Đấng Mêsia. Ngài nói về đau khổ, phải chịu mất sự sống để được lại sự sống. Trong bửa cơm trưa ngày Chúa Nhật gia đình cần suy nghĩ làm sao lại phải mất sự sống để được sự sống? Tôi nghĩ các bậc phụ huynh đã hy sinh nhiều cho con cái có thể trả lời câu hỏi đó.

Ông Phêrô không muốn chấp nhận ý nghĩ Chúa Giêsu, Đấng Mesia, sẽ phải chịu đau khổ, ông ta nói Chúa Giêsu là "Đấng Kitô". Chúng ta biết đó không phải là tên thứ hai của Chúa Giêsu. Tên đó có nghĩa là Mêsia. Trong Kinh Thánh Do thái, Mêsia có thể có ý nghĩa là Vua, Thầy cả thượng tế, vị anh hùng đánh giặc, vị tổ phụ, hay một quan toà. Nhưng vẫn có ý nghĩa là người "thắng trận" đối vói họ. Dân chúng thời bấy giờ không nói trước về sự đau khổ của đấng Mêsia. "Thầy là Dấng Kitô". Câu trả lời nói đến "Thầy là tình thông cảm của Thiên Chúa". Thông cảm có ý nghĩa là "chia sẻ khổ đau". Kinh Thánh luôn luôn nói đến Thiên Chúa như một phụ huynh đau khổ thông cảm với chúng ta, và ngay cả chịu đau khổ với chúng ta.

Thiên Chúa hết sức cảm thông với chúng ta như một phụ huynh có thể làm bất cứ điều gì để giúp đứa con đang đau khổ, và ngay cả chịu đau khổ với con. Chổ khác trong Kinh Thánh có nói "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một" {Ga 3:16} Phê rô tuyên xưng "Thầy là Dấng Kitô {Mêsia}". Nói chừng đó chưa đủ, lời nói đó không chứng tỏ rõ ràng sự thật về Chúa Giêsu. Ngài là "Thiên Chúa thông cảm trong xác thịt. Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta. Thiên Chúa sẵn sàng chịu chết vì chúng ta".

"Tôi không muốn một Đấng cứu thế vinh quang, cai trị từ trên ngai như trong các hình vẽ các anh hùng đánh giặc thắng trận khải hoàn. Tôi muốn được một Đấng chia sẻ nổi đau khổ của tôi và của thế giới. Tôi muốn một Đấng nâng đỡ tôi khi tôi cố gắng làm điều phải, và làm như thế phải khổ đau, và khó khăn. Chọn một đời sống tốt trong phục vụ cần phải hy sinh. Tôi muốn Chúa Giêsu ở với tôi khi tôi chọn thập giá của phục vụ đòi hỏi mạng sống của tôi vì danh Ngài vì "hễ ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Hễ ai muốn giữ mạng sống mình thì sẽ bị mất, nhưng hễ ai mất mạng sống mình vì Ta và vì phúc âm thì sẽ được sống".

Cụ già quét dọn nghĩ đúng. Không có Chúa Phục Sinh mà không phải là Chúa bị đóng đinh, "với dấu vết đóng đinh". Không có tin mừng mà không phải đối phó với tin không vui trong thế giới, và trong đời sống chúng ta cố gắng làm gì về những tin không vui đó.

Bí tích Thánh Thể hôm nay là lời ca ngợi, cảm tạ Chúa Kitô đã đối phó với tin không vui trong thế giới với chúng ta. Ngài cho chúng ta năng lực để làm gì về những tin không vui đó, và hứa sẽ "cho chúng ta sự sống bằng cách mất sự sống" như Ngài đã nói: đối phó với tin không vui là tin vui mừng

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


24th Sunday In Ordinary Time (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 59; James 2: 14-18; Mark 8: 27-35

The TV news commentator tonight speculated with a reporter, "Do you think Joe Biden will run for president?" They went on to discuss what the president might do if Biden did run. Will he support his vice president or his former Secretary of State, Hillary Clinton? Then the news switched to Donald Trump who was in a football stadium in Alabama with 35,000 admirers cheering and waving placards supporting "the Donald."

In his speech Trump promised more jobs, a renewed economy and a safe country. Of course he did. What else would a politician say in these shaky financial and security-threatened times? Anyone wanting to get elected has got to lay out their roadmap for success. They must also hire a campaign manager and speechwriters to help them package what they will say to draw votes.

Jesus could have used a campaign manager and speechwriters to help him draw and keep followers. A good election team would have advised Jesus not to say what he did to his disciples. His message even alienated his own family.

If you want to draw people to your "campaign" don’t tell them that you are going to be rejected by their religious leaders and then put to death. Nor will you attract people by telling them they too must be willing to deny themselves and lose their lives. You can almost hear Jesus’ election team telling him, "Get real Jesus, that’s no way to get the crown of victory!" Jesus was talking about sacrifice, and caring for people outside our immediate circle, even our enemies. What are the chances that a campaign speech like that will get anyone elected – as a dog catcher, much less a governor or president?

We call this third reading, the gospel – it means "good news." But some people, including Peter, seem to think we don’t have to face the reality of "bad news." There are preachers around us, for example, who preach a "gospel of prosperity": have faith in Jesus and life will be sweet and you and your family will prosper. If only you have faith.

But when we try to understand the good news Jesus offers we must also face the bad news that exists in our lives and in our world, which he calls our attention to. I heard about a religious publishing house that printed a parish bulletin for Easter Sunday. The cover showed a healthy looking Jesus standing before Mary Magdalene in a garden with hands outstretched in triumph. But an old, widowed janitor, who barely spoke English, took one look at the picture and saw the trouble right away. "No nail holes," he said. Jesus’ outstretched hands were uncut, no thorns had scratched his brow. He was serene and glorious, but not the crucified Christ risen from the dead.

The disciples has seen a lot of good news in Jesus’ cures. At first it looked and sounded like a "prosperity gospel," just the way they wanted it. Peter must have said with enthusiasm, "You are the Christ." We should put an exclamation point after his exuberant statement. Now they would finally be free after constant persecutions by the Egyptians, Persians, Babylonians and Romans. Israel was anxious for a Liberator. Wouldn’t that be good news?

Jesus rejects that notion of Messiah. He speaks about suffering, about gaining life by losing life. There’s something to ponder over Sunday brunch: how can you gain life by losing? I suspect parents who have sacrificed so much for their children would have an answer to that question.

Peter can’t accept the idea of Jesus, a Messiah, who was going to suffer. He calls him "the Christ." We know that wasn’t Jesus’ second name, "Christ." It meant Messiah. If you choose certain passages of the Hebrew Scriptures the belief at the time was that "Messiah" could mean, a king, high priest, patriarch, warrior and a judge. But it always meant "victorious" for them. People at the time did not make a prediction of suffering for a Messiah. "You are the Christ." What the answer leaves out is, "You are God’s compassion," the word means "suffer with." What the Scriptures consistently revealed is that God is like the grieving parent feeling compassion for us even becoming one of us and sharing our suffering.

God was moved to extremes for us, the way a parent will do anything for a child in trouble – even suffer. In another place it says, "For God so loved the world that God gave God’s only begotten son" (John 3:16). Peter professes, "You are the Christ (Messiah)." It’s not enough. It doesn’t describe the reality that Jesus is, "God’s compassion in the flesh. God on our side. God willing to endure even death for us."

I don’t want a savior who is triumphant, ruling from a throne, like some comic strip super hero. I want one with me in my suffering and with the suffering of the world. I want one supporting me when I’m trying to do the right thing and it hurts and costs. Choosing to live a good life of service requires sacrifice. I want Jesus with me when I have chosen the cross of service that asks my life in his name. ("For whoever wishes to come after me must deny self, take up their cross and follow me. Whoever wishes to save their life will lose it, but whoever loses their life my sake and that of the gospel will save it.")

That janitor was right. There is no risen Lord without the crucified Lord ("the nail marks"). There is no good news without facing the bad news in the world and trying to do something about it.

Our Eucharist is our praise and thanksgiving for the Christ who faces the bad news of the world with us, gives us strength to do something about it and promises us life. We "gain life, by losing life" Jesus said. In the face of bad news that’s good news.
 
Nơi Thánh Giá Thiên Chúa trao tình yêu
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
11:12 13/09/2015
NƠI THÁNH GIÁ Thiên Chúa TRAO TÌNH YÊU

Nhìn lên thánh giá, suy nghĩ nông cạn và non nớt của loài người dễ cho rằng, đó là một thất bại to lớn.

Thực ra, đối với Kitô hữu, Thánh giá chính là hiện thân, là sự thành công lớn lao của một tình yêu tận cùng, một tình yêu vượt hết mọi rào cảng, vượt thắng tất cả sự tàn nhẫn và tội ác của con người. Đó là một tình yêu hạ mình, một tình yêu mà Thiên Chúa là Chúa trời đất đã hiến dâng chính mình để cứu lấy con người.

Thánh Gioan đã ghi nhận lời của Chúa Giêsu, cũng chính là ghi nhận lời của Tình Yêu không cùng ấy: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin ở Người Con ấy thì không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16).

“Yêu… đến nỗi đã ban”, cụm từ tuy đơn giản nhưng khắc họa sự lớn lao hết sức của tình yêu, đủ nói lên tất cả sức mạnh, tất cả sự tha thiết, tất cả sự mãnh liệt của một tấm lòng yêu thương. Còn hơn cả một lòng yêu thương, bởi tình yêu của Đấng đã “Yêu… đến nỗi đã ban” ấy không phải như tình yêu con người dành cho nhau, nhưng là tình yêu của Đấng Tạo Thành dành cho thụ tạo của mình. Đó là Tình Yêu của Thiên Chúa hiến dâng cho loài người.

Và tình yêu mà Thiên Chúa đã ban, không phải là một cái gì bên ngoài Thiên Chúa, nhưng là chính bản thân Thiên Chúa, là chính Đấng phát xuất từ giữa cung lòng Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người, là hiện thân khôn tả của tình yêu vô cùng mà Thiên Chúa dành cho loài người.

Vì thế, khuôn mặt thập giá của Chúa Kitô là bằng chứng hùng hồn nhất, là tiếng nói mạnh mẽ nhất, là nét bút tuyệt vời nhất, là vết khắc sâu sắc nhất về một tình yêu bền vững có một không hai trong lịch sử nhân loại, tình yêu của Thiên Chúa từ trời cao dành cho người trần thế.

Bởi vậy, cái chết của Con Người chịu đóng đinh kia, cho thấy chiến thắng của tình yêu siêu phàm. Cái chết uy hùng kia biểu dương một tình yêu mạnh hơn sự chết, có sức tiêu diệt hận thù và làm phát sinh từ trong cái chết của tội lỗi loài người một nguồn sống vô tận cho cả loài người.

Hôm nay, tôn thờ Thánh Giá Chúa Giêsu, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vô cùng, vì Người đã yêu thương ta đến nỗi không còn kể mình nữa, miễn là ta được sống.

Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Chúng con ca tụng Tình Yêu diệu kỳ của Chúa đã làm cho chúng con được tái sinh trong sự sống. Xin cho chúng con luôn ý thức Tình Yêu mà Chúa dành cho chúng con, để chúng con sống suốt đời cho Tình Yêu của Chúa, và ngày càng xứng đáng với mối tình siêu nhiên ấy.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
11:14 13/09/2015
ĐỨC MẸ ĐỒNG THỤ NẠN

Ngày hôm qua chúng ta tôn thờ Thánh Giá Chúa Kitô, hôm nay chúng ta mừng kính cây thánh giá cuộc đời của Đức Mẹ.

Tước hiệu “Đức Mẹ sầu bi” nói lên tất cả sự hiệp công cứu độ của Mẹ Thiên Chúa cùng đồng hành với Con của mình trên con đường thánh giá.

Tước hiệu “Đức Mẹ sầu bi” cũng cho biết trọn vẹn ý nghĩa cuộc tử đạo, không đổ máu, nhưng kiên cường của Đức Mẹ.

Cuộc tử đạo ấy là cuộc tử đạo của cả một đời đi theo Chúa, vác thập giá với Chúa.

Cuộc tử đạo ấy đã làm cho Đức Mẹ hiệp công cùng Con trong từng ngày tháng của đời mình cứu độ trần gian.

Tin Mừng cho chúng ta biết điều đó:

- Khi nghe cụ già Simêon tiên báo: “Lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà”.

- Khi bị Hêrôđê tìm giết Con, đã phải bồng Con lặn lội trong đêm trốn sang Aicập.

- Khi lạc mất Con, phải đôn đáo tìm Con đến ba ngày mới gặp.

- Khi dõi theo bước chân truyền giáo của Con và nhận ra đó không phải là những bước chân êm đềm, nhưng phải luôn luôn đối đầu với sự khinh miệt, bị thù ghét, nhiều lần bị rắp tâm giết hại.

- Khi theo Con trên đường lên đồi Sọ, chứng kiến cảnh tượng Con mình: vai vác thập giá nặng, thân thể đầy thương tích do roi đòn, do lòng thù hận của loài người gây nên.

- Chứng kiến Con đội mão gai mà xót đau như chính những gai nhọn kia đâm thẳng vào đầu mình.

- Cùng chịu đóng đinh đau đớn với Con khi chứng kiến Con oằn quại trước những mũi đinh đâm thâu tay chân.

- Cùng Con chết lặng, khi chứng kiến đến cùng giây phút cuối đời bi thương của Con.

- Buốt giá tâm hồn khi nhận lấy thân xác cứng đờ của Con từ trên thánh giá.

Đúng là một cuộc tử đạo trọn vẹn như lời thánh Bênađô đã nói: “Sự đau đớn đã đâm thâu tâm hồn Mẹ, khiến chúng con có thể nói một cách thích đáng rằng: Mẹ còn hơn người tử đạo, vì nơi Mẹ, niềm thông cảm đau khổ của Con, khiến Mẹ đau đớn hơn cả sự đau đớn trên thân xác”.

Như vậy Đức Mẹ Maria đã bắt đầu cuộc lữ hành đức tin bằng những lời xin vâng: “Tôi là nữ tỳ Chúa. Tôi xin vâng như lời thiên thần truyền” (Lc 1,38) và những lời vui tươi hăng hái của người mẹ trẻ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa... Vì Đức Chúa đã nhìn đến phận hèn tôi tớ Đức Chúa...” (Lc 1, 46-55). Lời xin vâng ấy vẫn trọn vẹn, vẫn một niềm son sắt khi thông hiệp và cùng liên đới trong sự đau thương cùng cực của Chúa Giêsu. Sự làm một với Con trong nỗi đau thánh giá ấy, được Tin Mừng Gioan khắc họa thành hình tượng vô cùng đẹp trong vẻ đẹp bi hùng: “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người” (Ga 19, 25).

Công đồng Vatican II nhìn thấy cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và sự thông hiệp toàn vẹn của Đức Mẹ, là biểu lộ sự hoàn tất thánh ý cứu độ của Thiên Chúa: “Đức Trinh Nữ đã vững tiến trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành hợp nhất với Con Mẹ cho tới khi đứng dưới chân thập tự giá, theo đúng chương trình của Thiên Chúa” (LG 58).

Ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi theo ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá, là cách Hội Thánh dạy chúng ta: Lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta phải được hướng về Chúa Kitô. Chúa Kitô chính là trung tâm, là đối tượng của việc thờ phượng, của lòng sùng kính mà chúng ta cần dâng lên Người trọn đời mình.

Mừng lễ Đức Mẹ đồng thụ nạn với Đức Chúa Kitô khổ nạn, chúng ta noi gương Đức Mẹ, kết hợp cuộc đời khổ đau của chúng ta với cuộc đời tử nạn của Đức Chúa Kitô, Nhờ thế, chúng ta tin tưởng sẽ cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Đức Chúa như Đức Mẹ. Đó chính là hy vọng mà Hội Thánh hằng mong ước và khẩn nguyện: “Khi chúng con kính nhớ tình yêu đau khổ của Đức Trinh Nữ Maria, xin cho chúng con biết dùng đời sống mình để bù đắp những gì còn đang thiếu sót trong những đau khổ của Đức Chúa Kitô để mưu ích cho Hội Thánh” (Lời nguyện hiệp lễ ngày 15/09).

Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con hằng ngày biết sẵn lòng chịu mọi gian lao đau khổ, hiệp cùng sự thương khó của Mẹ, để cùng Mẹ cộng tác vào chương trình cứu rỗi của Chúa Kitô, nhằm mang lại sự sống đời đời cho chính chúng con và cho thế giới. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 13/09/2015
20. GIỮA TIỆC CAN GIÁN THÚ VUI.
N2T

Sau khi quân nước Sở triệt thoái, Tề Uy vương bày đồ nhậu phía sau hậu cung, mời Thuần Vu Khôn vừa đi sứ về cùng uống rượu. Hỏi ông ta:
- “Ông có thể uống bao nhiêu mới say ?”
Đáp:
- “Cho thần tử uống một bát thật lớn cũng say, mà uống một cốc nhỏ cũng say”.
Tề vương hỏi:
- “Đó là vì duyên cớ gì ?”
Thuần Vu Khôn trả lời:
- “Khi ngồi trước mặt đại vương mà uống, quan chấp pháp đứng một bên, viên ký lục đứng sau lưng, tôi rất sợ, uống không tới một bát lớn thì đã say”.
“Nếu phụ thân có khách quý đến thăm, thì tôi đứng bên hầu hạ, khách thường đưa rượu uống thừa cho tôi, nhiều lần bưng rượu dâng rượu uống không tới hai bát lớn thì đã say mèm”.
“Nếu bạn cũ lâu ngày không gặp mặt, đột nhiên gặp lại, lòng dạ sảng khoái, kể chuyện tình bạn xa xưa, thổ lộ những tâm tình, như thế dù uống năm sáu bát lớn thì cũng chưa say”.
”Nếu ở thôn làng có hội họp, nam nữ ngồi xen kẻ lẫn lộn, cùng nhau chuốc rượu uống, bịn rịn lưu luyến mãi không rời, lại còn chơi lục bát, ném bình, ghép đôi, tay kéo tay không chịu phạt, mày mắt không ngớt đưa tình. Trước mặt có cái vòng tai rủ xuống, sau lưng có cái trâm để mất, tôi thầm cho rằng, như thế thì rất vui vẻ, rượu uống đến tám bát lớn cũng chỉ có cảm giác say vài phần mà thôi.
“Trời tối, rượu uống đã đủ, ly chỉ dùng chung một cái, ngồi chật chật bên nhau, nam nữ cùng ngồi chung một manh chiếu, giày dép bỏ bừa bãi, ly rượu mâm trà ngổn ngang bề bộn, trong sảnh đường thắp lên ngọn nến, chủ nhân tiễn đưa khách về, nhưng giữ tôi ở lại, nhẹ nhàng mở ra vạt áo trước đẹp đẽ, ngửi được hơi thơm nhè nhẹ, giữa lúc này, tâm tình của tôi vui sướng tột điểm, có thể uống được một bể lớn rượu.
“Cho nên tục ngữ có nói: Rượu uống quá mức thì sẽ quấy rối, vui sướng quá độ thì sẽ hại tâm. Ngàn vạn sự việc tóm lại chỉ là việc ấy. Thật sự mà nói hể việc gì quá đáng thì sẽ chuyển hướng suy tàn, nên tôi dùng việc nầy để thuyết phục Uy vương”.

Tề Uy vương tán thưởng, nói:
- “Nói rất đúng”.
Bèn ra lệnh ngưng ngay việc uống rựơu thâu đêm, trao cho Thuần Vu Khôn sứ vụ ngoại giao để chủ quản giữa các chư hầu.
(Sử ký)

Suy tư 20:
Thuần Vu Khôn đã trả lời rất đúng tâm lý của con người khi uống rượu: càng cao hứng, càng phấn chấn thì rượu uống càng nhiều mà vẫn không cảm thấy say xỉn, nhưng đến khi say, thì trời sập đất rung cũng không biết.
Có tửu thì thường có sắc, người ta thường nói: tửu sắc, tửu là rượu, sắc là gái; nói đến việc uống rượu là phải có gái phục vụ. Do đó mà không lạ gì có biết bao thanh niên tan gia bại sản, danh dự tiêu tan cũng chỉ vì thích rượu mê gái. Rượu vào thì lời ra, mà lời ra thì bao giờ cũng gây xích mích, bởi vì không ai uống nhiều rượu mà nói những lời khôn ngoan.
“Rượu nồng sinh nhạo báng, men say tạo ồn ào,
kẻ nào vướng vào đó, đâu còn là người khôn” .

Rượu là sản phẩm do con người làm ra và được Thiên Chúa chúc phúc, vì chính nó làm cho tâm hồn phấn khởi hân hoan. Nhưng rượu cũng làm cho con người trở nên sa đọa nếu con người lợi dụng nó, bởi vì :
“Nhìn rượu làm chi: rượu màu đỏ hồng,
óng ánh trong ly rồi trôi xuống cổ.
Nhưng rốt cuộc, rượu như rắn cắn,
như nọc độc hổ mang…” .

Đau khổ vì rượu, vui vẻ cũng do rượu, tôi chọn loại rượu nào ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Suy tôn Thánh Giá
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 13/09/2015
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
N2T

Tin Mừng: Ga 3, 13-17
“Con Người sẽ phải được giương cao”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng kính lễ suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su.
Nói hân hoan vì chính Đức Chúa Giê-su đã dùng cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại chúng ta khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, hân hoan vì cây Thánh Giá chính là cây trường sinh đem lại sự sống đời đời cho chúng ta

Thánh Giá chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, đó chính là niềm tin và là biểu tượng thánh của người Công Giáo chúng ta, ở đâu có Thánh Giá là ở đó có bằng an và sức mạnh thần thiêng.
Đức Chúa Giê-su không chết dưới lưỡi gươm của quân lính để cứu chuộc nhân loại, Đức Chúa Giê-su cũng không chết vì chén thuốc độc để chúng ta được sống, nhưng Ngài đã chết bằng cách chịu đóng đinh trên cây thánh giá để cứu chuộc nhân loại, do đó Thánh Giá là biểu tượng cho sự giao hoà giữa trời và đất, và là sự nối kết tình huynh đệ giữa con người với nhau, mà tâm điểm phát xuất chính là Đức Chúa Giê-su.

Phải qua thánh giá mới đến vinh quang, cũng như phải qua đò mới đến được bến bờ bên kia, nhưng người qua đò thì không còn nhớ đến con đò đã đưa mình qua sông, bởi vì con đò không còn ích gì cho họ nữa, nhưng cây Thánh Giá không những Thiên Chúa dùng để cứu chuộc chúng ta, mà còn đi với chúng ta cho đến hết cuộc sống ở trần gian :
- Thánh Giá nơi bí tích Rửa Tội đã làm cho chúng ta trở thành những người được cứu độ, đó là Thánh Giá của niềm tin.
- Thánh Giá nơi bí tích Thêm Sức làm cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Chúa trong cuộc sống của mình, đó là Thánh Giá của tình yêu.
- Thánh Giá nơi bí tích Xức Dầu Thánh làm cho chúng ta được bình an, đó là Thánh Giá của hy vọng.

Vinh quang và chiến thắng không ở nơi cảnh thanh bình giả tạo nhưng ở nơi chiến trường, mà chiến trường của chúng ta –những người Ki-tô hữu- chính là bổn phận hàng ngày của mình; chiến trường của chúng ta cũng ở trong những khó khăn của cuộc sống, khi chúng ta chu toàn bổn phận chính là lúc chúng ta đem cây Thánh Giá của Chúa cắm vào nơi ươn hèn của tội lỗi, khi chúng ta vui vẻ cậy nhờ ơn Chúa để đi qua những khó khăn của cuộc sống, là chúng ta đã đem vinh quang của cây Thánh Giá dựng lên cao để cho mọi người biết rằng: sức mạnh và vinh quang của chúng ta chính là cây Thánh Giá.

Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay Thánh Giá không còn là biểu tượng của đau khổ nữa, nhưng là của chiến thắng và vinh quang, bởi vì tất cả những đau khổ đưa nhân loại chúng ta đến chỗ chết chóc huỷ diệt, thì đã được Đức Chúa Giê-su –Đấng Cứu Chuộc trần gian- đã gánh lấy cho chúng ta, để giờ đây mỗi người trong chúng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ chiến thắng là cây Thánh Giá ngay trong cuộc sống đầy đau khổ và hạnh phúc của mình ở trần gian này.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 13/09/2015
N2T

4. Khi Thiên Chúa kêu gọi chúng ta thì Ngài không muốn chúng ta chậm chạp nghe tiếng gọi của Ngài.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng tại Santa Marta: Chúng ta, kể cả tôi, đều có nguy cơ là những kẻ đạo đức giả
Đặng Tự Do
16:51 13/09/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “chúng ta phải rèn luyện để đừng phán xét người khác nếu không tất cả chúng ta, kể cả tôi, đều có nguy cơ trở thành những kẻ đạo đức giả”. Ngài nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải có can đảm để thú nhận lỗi lầm của mình ngõ hầu có thể trở nên từ bi đối với người khác. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 11 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta.

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô phản ảnh những giáo huấn của Thánh Phaolô về lòng thương xót, sự tha thứ và sự cần thiết tránh đừng xét đoán người khác. Ngài đặc biệt nhắc đến ân thưởng Chúa dành cho chúng ta khi thực hiện những điều này: Đừng phán xét và anh em sẽ không bị phán xét. Đừng luận phạt và anh em sẽ không bị luận phạt.

Hãy có can đảm để thú nhận lỗi lầm của chính chúng ta

“Nhưng có người nói: ‘Cha nói hay lắm. Nhưng thực tế làm sao thực hiện được, làm sao bắt đầu đây?’ Bước đầu tiên để đi theo con đường này là những gì? Thưa: bước đầu tiên đã được đề cập đến trong bài đọc thứ nhất, và trong Tin Mừng của ngày hôm nay. Bước đầu tiên là thừa nhận lỗi lầm của chúng ta. Hãy can đảm thừa nhận lỗi lầm của mình trước khi buộc tội người khác. Và Thánh Phaolô ca ngợi Chúa vì Ngài đã chọn mình và dâng lời chúc tụng vì “Ngài đã tin tưởng tôi, mặc dù tôi đã từng là một kẻ phạm thánh và là một tên bắt bớ, một tên khủng bố. Nhưng Chúa đã tỏ lòng thương xót tôi.”

Từ vị Giáo Hoàng trở xuống, tất cả chúng ta hãy coi chừng mình là kẻ giả hình

Trích dẫn lời của Chúa Kitô hãy lấy cái xà ra khỏi con mắt chính mình trước, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng điều cần thiết là chúng ta thú nhận lỗi lầm của mình trước khi chúng ta có thể thấy rõ ràng ‘để có thể lấy cái rác ra khỏi mắt những người anh em của chúng ta’.

“Chúa Giêsu dùng từ ‘kẻ giả hình, kẻ đạo đức giả’ để chỉ những người hai mặt, với hai lối tư duy. Những người nam nữ không biết thừa nhận lỗi lầm của mình là những kẻ đạo đức giả. Tất cả bọn họ sao? Đúng, tất cả trong số họ: bắt đầu từ Giáo hoàng trở xuống: tất cả trong số họ. Trước một người không có khả năng thừa nhận lỗi lầm, nếu cần thiết, chúng ta phải nói rằng người đó không phải là một Kitô hữu, không phải là một phần của công việc rất đẹp là hòa giải, hòa bình; là sự dịu dàng, hiền lành, tha thứ, rộng lượng và lòng thương xót mà Chúa Giêsu Kitô mang lại cho chúng ta”

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha khuyên chúng ta nên dừng lại khi chúng ta bị cám dỗ để nói xấu về người khác.

“Khi chúng ta bị cám dỗ để nói với mọi người về những lỗi lầm của người khác, chúng ta phải ngưng chính mình lại. Hãy hỏi chính mình: còn tôi thì sao? Và hãy có can đảm mà Thánh Phaolô đã có, ở đây: ‘Tôi đã từng là một kẻ phạm thánh và là một tên bắt bớ, một tên khủng bố’. Biết bao nhiêu những điều chúng ta có thể nói chính bản thân mình. Hãy kiềm chế đừng bình luận về những người khác và hãy nhận xét về chính mình. Và đây là bước đầu trên con đường hưóng thượng. Bởi vì một người chỉ có thể nhìn thấy những mảnh rác nhỏ mọn trong mắt của người anh em, thì người ấy rơi vào nhỏ nhen với một tâm trí nhỏ mọn, đầy những sự nhỏ nhen, nhảm nhí”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bài giảng của ngài với lời nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để có thể nghe theo lời khuyên của Chúa Giêsu là quảng đại trong sự tha thứ và rộng lượng với lòng thương xót. Ngài nói và thêm rằng một người chưa từng bao giờ và không bao giờ nói xấu về người khác nên được phong thánh ngay lập tức.
 
Tại sao quá nhiều người tỵ nạn rời bỏ những trại tạm cư?
Trần Bá Nguyệt
22:17 13/09/2015
Khi cuộc khủng hoảng gia tăng, và đặc biệt khi càng ngày càng có nhiều người tỵ nạn rời bỏ những trại tạm cư tại chỗ ở Jordan hay Miến Điện để hướng đến các quốc gia giàu có, người ta khó có thể thể làm ngơ sự kiện này. Tại sao họ phải rời bỏ các trại tỵ nạn chấp nhận lao mình vào những cuộc phiên lưu hết sức nguy hiểm?

Vấn đề chủ yếu không ở chỗ con số người tỵ nạn đang gia tăng chóng mặt tại những trại tạm cư xa xôi, mặc dầu thực sự việc đó đã diễn ra và những trại tam cư thực sự đang gặp khủng hoảng, nhưng vấn đề nằm ở chỗ tại sao càng ngày càng có quá nhiều những gia đình tuyệt vọng tràn vào những bờ biển và biên giới nhiều quốc gia Âu Châu.
Những trại tỵ nạn quá tải
Có một số lý do khiến những người tỵ nạn nhắm mắt liều mình đến Châu Âu (hay đến Úc Đại Lợi như trường hợp của những người ra đi từ Đông Nam Á; hoặc đến nước Mỹ như trường hợp những di dân từ những nước Trung Mỹ). Lý do thứ nhất là vì những cuộc khủng hoảng tại chính quê hương họ đã quá nguy hiểm, kéo dài quá lâu trước sự thờ ơ của thế giới đến mức hy vọng trở về được mái nhà xưa lụi tàn trong lòng người tỵ nạn. Lý do khác là vì dù có đến được những trại tạm cư, nhưng chính tại đó những nguy hiểm vẫn phủ lên đầu họ và một tương lai mong manh chờ đón họ và gia đình khi phải bị giam giữ nhiều năm tại những nơi tạm cư đó.

Mùa hè năm nay, Cộng Đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Kuwait đã lần lượt cam kết trợ cấp 1.2 tỷ, 507 triệu và và 500 triệu để giúp đỡ những người tỵ nạn. Điều đó thật là tốt, nhưng vẫn còn xa lắm mới đạt đến nhu cầu thực sự là 5 tỷ rưỡi mà Liên Hiệp Quốc nói rất cần cho những người tỵ nạn này, chưa kể đến 2.9 tỷ cho những người Syrian phải bỏ nhà cửa ngay bên trong nước Syria của họ. Kết quả là, những trại tiếp đón đều đã quá tải và không đủ sức cung cấp những nhu cầu cần thiết cho người tỵ nạn. Chính điều đó đã làm cho người tỵ nạn sống tại đó phải chịu đựng thời tiết lạnh lẽo, đói khát, và làm mồi cho những bệnh tật huỷ diệt họ.

Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng khác đã mở ra những con đường trước kia từng bị đóng kín. Chẳng hạn như con đường qua nước Libya.

Và như thế, khi số người tỵ nạn gia tăng, thì người ta cũng thấy gia tăng những mạng lưới cướp bóc đến tận xương tuỷ khiến cho những chuyến phiêu lưu thường phải trả một số chi phí rất cao đến như vậy vẫn không tránh khỏi những hiểm nguy, chẳng có gì bảo đảm, cho dầu người tỵ nạn đã phải trả tiền để mong có được sự an toàn.
Những con thuyền mong manh
Thế là, hàng trăm ngàn người đã hướng về Châu Âu, đa số băng qua biển Địa Trung Hải trên những con thuyền mong manh kể cả những chiếc xuồng thể thao bằng cao su nhỏ bé. Những phương tiện ấy không thể dùng để đi biển. Vì thế thảm kịch là chuyện thường xảy ra. Cơ quan Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc ước lượng là có tới 2,500 người đã bỏ xác trong mùa hè vừa qua khi cố gắng dùng thuyền vượt biển.

Việc một khối lượng người khổng lồ bất ngờ đổ xô đến những nước giàu có như vậy đã làm cho cuộc khủng hoảng dường như quá nhanh và quá khốc liệt. Khi những trẻ em bị chết tại Syria, người dân tại những nước phát triển chẳng thèm để ý đến. Điều đó thật sự đáng buồn và vô luân nhưng đã được coi như chuyện bình thường. Nhưng khi trẻ em chết phía sau xe tải tại Áo Quốc hay trên Biển Địa Trung Hải khi tìm đường đến Hy Lạp, thì thế giới không thể làm ngơ.

Cuộc phiêu lưu trở nên nguy hiểm hơn vì những nước giàu có cố gắng làm nản lòng người tỵ nạn

Những quốc gia giàu có với những cố gắng đẩy người tỵ nạn ra khỏi bờ biển của họ đã rất tích cực lẩn tránh những chính sách có thể giúp làm cho những chuyến phiêu lưu của người tỵ nạn bớt nguy hiểm hơn. Chính việc này đã gây thêm những hiểm nguy cho người tỵ nạn. Mùa thu năm ngoái, nước Anh chẳng hạn, đã cắt bớt việc tài trợ cho những chiến dịch tìm kiếm và cứu trợ mang tên Mare Nostrum. Trong quá khứ, những chiến dịch này đã cứu được khoảng 150,000 người mỗi năm. Họ lý luận rằng chiến dịch cứu trợ như thế sẽ khuyến khích thêm ngườì vượt biển. Chính phủ Ý cũng chấm dứt chiến dịch cứu trợ này vào tháng 11 vừa qua. Kể từ đó, chương trình Frontex của Châu Âu đã đảm trách công việc này nhưng họ chỉ thực hiện những cuộc tuần tiễu cách biên giới khoảng 30 dặm và hoàn toàn không thực hiện nhiệm vụ tìm-và-cứu người tỵ nạn.

Kết quả có thể tiên đoán được là khoảng chừng 2,500 người đã bỏ mạng trên đường trốn chạy tính đến mùa hè vừa qua. Đây hoàn toàn không phải là một tại nạn. Đó là kết quả của những chính sách mà các nước Châu Âu đã đưa ra để đẩy lui người tỵ nạn.

Ngay bên trong lục địa Âu Châu, nhiều nước đang cố gắng giới hạn người tỵ nạn để họ không vượt qua được biên giới vào nước họ. Hungary đã thiết lập những hàng rào kẽm gai có gắn những lưỡi dao cạo dọc biên cương với Serbia trong một cố gắng ngăn chặn người tỵ nạn vào Châu Âu bằng đường bộ. Hungary cũng đưa ra những luật lệ mới kết án những ai phá hỏng hay băng qua những hàng rào kẽm gai đó. Và họ đã qui định sẽ phạt tù tới ba năm những ai vượi biên giới một cách bất hợp pháp. Chính phủ Hungary cũng cho tạm ngưng những chuyến xe lửa đến nước Đức trong một cố gằng rõ ràng là làm nản lòng những ai dùng Hugary như một quốc gia trung chuyển để tìm đường tỵ nạn chính trị tại nước Đức.
Hàng rào kẽm gai
Còn tại nước Áo, chính phủ đã tiến hành chính sách kiểm soát biên giới dọc theo vùng tiếp giáp với phần còn lại của Châu Âu hòng lùng bắt những người tỵ nạn và những di dân được lén lút đưa vào Áo Quốc. Mặc dù chính phủ tuyên bố rằng việc kiểm soát như vậy là một biện pháp nhân đạo nhắm mục tiêu ngăn ngừa những thảm kịch như vừa xảy ra khi 71 người bị chết ngạt trong một chiếc xe tải của bọn buôn người. Nhưng những nhà phê bình cho rằng làm như thế là nước Áo đã vi phạm chính sách mở cửa biên giới của Châu Âu.
Xua đuổi
Trong khi đó, chính phủ Úc Đại Lợi đã đưa ra những biện pháp toàn diện để ngăn những người mà họ gọi là thuyền nhân không đến được bờ biển nước Úc, bao gồm cả việc nhốt họ trong những trung tâm giam giữ rất tàn nhẫn trên những hòn đảo rất xa đất liền thuộc Thái Bình Dương và sau đó chở họ quay lại Cambốt.

Tại Bắc Mỹ, người Mỹ cũng đã gia tăng những biện pháp mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng trẻ em di cư năm ngoái. Hoa Kỳ đã dùng biện pháp tài trợ cho những nước Trung Mỹ để họ cố gắng ngăn ngừa việc vận chuyển trẻ em vào Mỹ. Giống y hệt như Châu Âu và những quốc gia giầu có khác, mục tiêu chính của họ là ngăn ngừa vấn đề người tỵ nạn ngay tại xứ sở của những con người đau khổ ấy – dù cho những vấn đề tiềm ẩn gây nên làn sóng người tỵ nạn ở các xứ này chưa bao giờ được giải quyết hoặc ngay cả chưa từng được đề cập tới.
 
Món quà sau chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II dành cho người dân Cuba
Thúy Vy
18:00 13/09/2015
Cả hai vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Phanxicô đều ở tuổi 78 khi viếng thăm Cuba. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng người Ba Lan yếu hơn vào thời điểm đó sau khi đã ở ngôi Giáo Hoàng 20 năm. Bất chấp yếu đau, Ngài đã thăm bốn tỉnh và đọc 12 bài diễn văn.

Trong một bài nói chuyện, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “ Tôi không phản đối việc vỗ tay, vì khi anh chị em vỗ tay Giáo Hoàng có thể nghỉ một chút !”.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã gặp gỡ chủ tịch Fidel Castro. Nhà lãnh đạo Cuba này đã chào đón Đức Giáo Hoàng tại sân bay, tham dự thánh lễ tại quảng trường Cách Mạng ở Havana, cũng như tiễn Đức Giáo Hoàng khi Ngài trở về Rôma.

Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết: “ Tôi nhớ lại buổi chiều hôm kết thúc chuyến tông du. Chúng tôi đang chờ ở sân bay. Castro đến và nói: ‘Tôi hiểu rõ giá trị tất cả những điều mà Đức Thánh Cha đã phát biểu tại đất nước này, mặc dù cả những điều mà tôi không thể đồng ý’. Đó là một cách nói rất tế nhị và lịch sự là cố nhiên ông ta không thể đồng ý với mọi điều mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn thay đổi.

Dù thế, sau chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Fidel Castro đã chấp nhận ít nhất là một yêu cầu thay đổi của ngài: Ngày 25 tháng 12 là ngày quốc lễ của đảo quốc này. Chuyến tông du đã trực tiếp làm nên sự thay đổi này và người dân Cuba vui sướng đón nhận điều đó.

 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi người Mỹ chào đón người tị nạn Syria.
Đặng Tự Do
20:38 13/09/2015
“Tôi kêu gọi tất cả người Công Giáo tại Hoa Kỳ và những người thiện chí khác thể hiện sự cởi mở và chào đón những người tị nạn, những người đang chạy trốn những tình huống tuyệt vọng chỉ mong được sống sót”.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville và cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên trong một tuyên bố đưa ra ngày 10 tháng 9.

Ngài nói:

“Bất kể tôn giáo hay nguồn gốc quốc gia của họ, những người tị nạn đều là những con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, mang phẩm giá vốn có, và xứng đáng được tôn trọng, chăm sóc và được pháp luật của chúng ta bảo vệ khi họ bị ngược đãi.”

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tố cáo Hoa Kỳ đã gần như phủi tay với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria. Trong năm 2013, khi số người tị nạn Syria đã lên đến mức 2.5 triệu người, Hoa Kỳ chỉ chấp nhận cho 36 người được định cư tại Mỹ.

Cho đến giờ phút này, Hoa Kỳ mới chỉ cho định cư 1,434 người tỵ nạn Syria. Dưới sức ép của cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra tại Âu Châu, tổng thống Obama đã hứa sẽ nhận thêm trong tài khóa tới 10,000 người nữa.

Chương trình thâu nhận người tỵ nạn tại Mỹ chỉ cho phép 70,000 người trên toàn thế giới một năm – đây là một chỉ tiêu cố định nhiều năm nay rồi không hề thay đổi bất chấp những cuộc khủng hoảng người tỵ nạn trên thế giới.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới Gia trưởng và Hiền mẫu miền Thái Bình mừng Năm Thánh Giáo phận
Huy Kiếm
11:35 13/09/2015
Giới Gia trưởng và Hiền mẫu miền Thái Bình mừng Năm Thánh Giáo phận

Đúng theo chương trình đã được đăng trên cuốn Hiệp thông tháng 9 của Giáo phận, sáng ngày 13.9.2015, gần 4000 tham dự viên trong Giới Gia trưởng và Hiền mẫu thuộc 6 giáo hạt miền Thái Bình đã tề tựu đông đúc tại Tòa Giám mục Thái Bình để tham dự giờ Hội thảo về Trách nhiệm của cha mẹ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình và hiệp dâng Thánh lễ mừng Năm Thánh nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận.

Xem Hình

Tiết trời mùa Thu bắt đầu se lạnh từ sau những cơn mưa, nhưng thật đẹp để tổ chức buổi họp mặt đông vui và đầy ý nghĩa như hôm nay. Ngay từ sáng sớm, các gia trưởng, hiền mẫu từ 6 giáo hạt miền Thái Bình đã tấp nập đổ về quảng trường Tòa Giám mục - ngôi Nhà chung của Giáo phận - để cùng nhau chia sẻ tâm tình, cùng nhau hiệp dâng thánh lễ mừng Năm Thánh Giáo phận.

Gặp nhau tay bắt mặt mừng, vui cười niềm nở, khuôn mặt các gia trưởng, hiền thê rạng ngời, ai cũng thấy mình như đã trẻ lại được mấy tuổi. Khuôn viên tòa Giám mục thênh thang giờ đã trở nên chật chội vì dòng người kéo về ngày một đông hơn. Sau lời giới thiệu của cha Vinc. Ngô Thái Phong - Văn phòng, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Chủ chăn Giáo phận Thái Bình - bắt đầu buổi tọa đàm với đề tài: Trách nhiệm chính yếu của cha mẹ về tình trạng gia đình hiện nay: hạnh phúc hay đau khổ - các thách đố - nguyên nhân và lý do.

Với thời gian hơn một giờ đồng hồ, Đức Cha đã lần lượt nêu lên những nguyên nhân khiến cho những cuộc hôn nhân rạn nứt, các gia đình tan vỡ. Trong rất nhiều nguyên nhân, Đức Cha đã nhấn mạnh một số lí do chính như: Kết hôn mà thiếu sự ràng buộc về Đức tin; không có sự hòa hợp giữa hai vợ chồng; thiếu lòng chung thủy; thiếu sự bình đẳng trong gia đình; thiếu hiểu biết những kiến thức về hôn nhân gia đình, về sức khỏe sinh sản; thiếu tiền bạc, vật chất; không hòa hợp trong đời sống tình dục; có sự can thiệp của người thứ ba. Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa như: Bệnh tật, sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu của con người, do con cái, do bạn bè xấu…

Trong phần giải đáp các thắc mắc của một số tham dự viên về đời sống hôn nhân gia đình, về con cái, Đức Cha đã làm rõ vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong các công việc cụ thể đối với gia đình của mình. Đức Cha đã nhấn mạnh về kiến thức "Sư phạm dự phòng" của Thánh Gioan Bosco. Để chuẩn bị cho đời sống hôn nhân gia đình, mỗi chúng ta phải biết chuẩn bị cho chính mình một vốn kiến thức, trình độ học vấn nhất định: kiến thức để có thể trở thành cha làm mẹ, kiến thức để giáo dục con cái. Trên hết, để có thể giáo dục con cái tốt, các bậc cha mẹ phải khởi sự bằng chính việc giáo dục bản thân mình.

Đặc biệt, trong giờ hội thảo, tại hành lang Nhà thờ Chính Tòa có nhiều cha ngồi tòa giải tội, nên đây là dịp thuận tiện để các bậc cha mẹ trong gia đình có cơ hội xua tan những bất hòa qua việc lãnh nhận Bí tích Giao hòa.

Sau giờ hội thảo, mọi người giải lao ít phút để chuẩn bị cho cuộc rước kiệu Thánh Giuse và Đức Maria trong khu sân vòm Nhà chung.

Đúng 11 giờ, thánh lễ chính thức được bắt đầu; đồng tế với Đức Cha, có cha Tổng Đại diện F. Ass. Nguyễn Tiến Tám, quý Đức ông, quý cha trong và ngoài giáo phận, trong đó có 2 cha quê hương Thái Bình thuộc linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn vừa được truyền chức tại Tòa Giám mục Lạng Sơn ngày 08.9.2015.

Trong bài giảng lễ, vị Chủ chăn giáo phận đã nêu câu hỏi khiến mọi người phải suy ngẫm: Tôi phải làm gì để cải hóa người khác? Phải làm gì để cải hóa tình trạng hiện nay của gia đình tôi? Bằng hai câu chuyện dí dỏm có phần hài hước về người đàn ông được lên Thiên đàng và người đàn bà có chồng và mẹ chồng bị chó cắn chết, Đức Cha không những đã làm cho cộng đoàn nở những nụ cười vui vẻ mà còn gợi lên sự suy nghĩ thâm sâu tận đáy lòng mỗi người sống trong bậc hôn nhân.

Đồng thời, Đức Cha đặc biệt nhấn mạnh 3 vai trò của gia đình Công Giáo: thứ nhất, gia đình Công Giáo theo Chúa Giêsu chính là khởi đầu của Nước Thiên đàng ngay tại trần thế. Kế đến, hạnh phúc Nước Trời hay Thiên đàng mai sau khởi đi từ gia đình Hạnh phúc. Nước Thiên đàng chính là một đại gia đình lớn bao gồm tất cả những gia đình sống hạnh phúc ở đời này. Sau cùng, gia đình là Hội Thánh của Chúa Giêsu tại gia. Hội Thánh toàn cầu sẽ không thể có nếu không được khởi sự từ mỗi gia đình Công Giáo của chúng ta.

Để kết thúc bài giảng, Đức Cha đã nguyện xin Chúa chúc phúc cho tất cả 35 ngàn gia đình Công Giáo của Giáo phận Thái Bình, để họ luôn xứng đáng là những Hội Thánh tại gia.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đã trao học bổng cho 35 em học sinh, sinh viên đã vượt khó vươn lên trong học tập. Sau đó, một vị gia trưởng đại diện cho cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, biết ơn Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quí cha và cám ơn mọi thành phần Dân Chúa đang hiện diện nơi đây.

Sau thánh lễ, tất cả mọi thành phần đều nhận những phần cơm hộp và quây quân bên nhau tại sân vòm Nhà chung Giáo phận để ăn bữa trưa.

Ngày đại lễ đã khép lại, quí Gia trưởng và Hiền mẫu ra về trong hân hoan vì đã được đón nhận thật nhiều ơn Chúa. Họ như được tiếp thêm sức mạnh thiêng liêng để thực hiện sứ mạng Phúc Âm hoá gia đình mình. Cầu mong cho các gia trưởng luôn noi gương thánh Giuse có tình yêu thương, tha thứ với tinh thần quảng đại để xứng đáng là cột trụ của gia đình, là những người cha, người chồng gương mẫu. Cầu xin các bậc hiền mẫu biết noi gương, bắt chước những nhân đức của Mẹ Maria, là người giữ cho tổ ấm gia đình mình luôn luôn hạnh phúc.

Huy Kiếm
 
Thường huấn năm 2015-2016 tại hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Mến Thánh Giá Xuân Lộc
18:21 13/09/2015
THƯỜNG HUẤN NĂM 2015 -2016 TẠI HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ XUÂN LỘC

Sáng thứ Bảy, ngày 12/09/2015, trong khí trời nhẹ nhàng, khuôn viên Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc ngập tràn tiếng cười nói, các chị em ở khắp các cộng đoàn từ Thành phố đến những nơi hẻo lánh xa trở về Hội dòng để tham dự khóa Thường huấn năm 2015 – 2016.

Xem Hình

Giáo Hội mời gọi các tu sĩ sau khi tuyên khấn phải chăm chú tiếp tục đào tạo để sống nếp sống riêng của Hội dòng và thực hiện sứ mạng của Hội dòng. Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của chị em trong việc thi hành sứ vụ Hội dòng trao, năm nay Ban Điều Hành Hội dòng tổ chức khóa Thường huấn năm cho các chị em với hai chủ đề:

Chủ đề 1 với môn học: “Giáo dục kỹ năng và sứ vụ” do cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Hiệu trưởng trường Mầm non Tư thục Song Khuê giúp.

Chủ đề 2 về: “Giáo luật Đời sống Thánh hiến do cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàn - cha giáo Đại Chủng Viện Thánh Giuse giáo phận Xuân Lộc dạy.

Đời sống thánh hiến là hồng ân cho Giáo Hội, phát sinh trong Giáo Hội, tăng tưởng trong Giáo Hội và hoàn toàn hướng về Giáo Hội. Ước mong với năm thường huấn này giúp các chị em sống lời mời gọi của Giáo Hội khi hiểu biết đúng về giáo luật, hầu sống đúng tôn chỉ và đặc sủng hội dòng thật tròn đầy, thực hiện sứ mạng giáo dục giúp nhiều người nhận biết giá trị đời sống thánh hiến.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh ca Đức Mẹ được hát trong phần Dâng lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
11:16 13/09/2015
Giải đáp phụng vụ: Thánh ca Đức Mẹ được hát trong phần Dâng lễ không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.

Hỏi: Gần đây, một nhạc sĩ đã nói với chúng con trong lớp âm nhạc rằng các thánh ca Đức Mẹ không được hát trong phần Dâng lễ vật của Thánh Lễ. Thưa cha, điều này đúng không? Và tại sao như vậy? - D. Z., Bắc Kinh, Trung Quốc
.

Đáp: Tôi đã thường nghe “qui định” đặc biệt này được bàn tán, nhưng vẫn chưa tìm thấy một nguồn có thẩm quyền nào cho nó.

Văn kiện về Thánh Nhạc "Hãy hát mừng Chúa" (Sing to the Lord) của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Ðồng Giám Mục Mỹ, được công bố năm 2007, đưa ra các tiêu chuẩn chung về thánh ca. Xin mời đọc:

"Một thánh thi được hát trong mỗi Giờ Kinh Phụng Vụ, đó là vị trí độc đáo cho thánh ca theo từng đoạn câu trong Phụng Vụ. Trong Thánh Lễ, ngoài Kinh Vinh Danh (Gloria) và một số ít thánh thi theo từng đoạn câu trong Sách Lễ Rôma và Sách hát Bình ca (Graduale Romanum), các thánh ca của một quốc gia riêng hoặc của một nhóm người, vốn đã được cấp có thẩm quyền đánh giá là phù hợp theo các số 48, 74, và 87 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), có thể được dùng cho Phụng Vụ Thánh. Luật Giáo Hội ngày nay cho phép, như một sự tùy chọn, việc sử dụng các thánh ca tiếng địa phương ở phần Nhập lễ, Chuẩn bị Lễ vật, Hiệp lễ và Kết lễ. Bởi vì các bài thánh ca phổ biến này đang hoàn thành một vai trò phụng vụ đúng, điều quan trọng là chúng phải phù hợp với hành động phụng vụ. Phù hợp với một lịch sử không bị gián đoạn gần năm thế kỷ, không có gì ngăn cản việc sử dụng một số bài thánh ca giáo đoàn đến từ các truyền thống Kitô giáo khác, với điều kiện là bản văn của chúng là phù hợp với giáo huấn Công Giáo và thích hợp với phụng vụ Công Giáo” (số 115).

Đôi khi rất khó tìm thấy các bài thánh ca "thích hợp" đặc biệt cho phần Chuẩn bị lễ vật, bởi vì thời điểm này của Thánh lễ nhận được ít sự quan tâm từ các nhạc sĩ, so với phần Nhập lễ và phần Hiệp lễ

Vì đây là một yêu cầu mới trong Phụng vụ, có ít bài thánh ca tiếng địa phương cũ cho phần Dâng lễ. Điều này có lẽ do sự việc rằng bài thánh ca chỉ là một trong nhiều tùy chọn tại thời điểm ấy. Ngoài một bài thánh ca, người ta có thể sử dụng bài hát Latinh truyền thống cho ngày này; một bài hát đa âm của dàn hợp xướng; khí nhạc thuần túy (ngoài Mùa Chay); và thậm chí không có âm nhạc gì cả ở phần Dâng lễ.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu thánh ca về Đức Mẹ được xem là "không thích hợp" trong phần Dâng lễ chăng.

Tôi tin rằng chúng ta có thể được hướng dẫn ở đây bởi hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma. Trong nghi lễ này, bài ca dâng lễ không phải là một bài tùy chọn, nhưng là thích hợp và cụ thể cho từng ngày riêng hoặc mùa. Việc lướt nhìn qua lịch phụng vụ cho thấy rằng bản văn qui định phần dâng lễ trong các ngày lễ Đức Mẹ thường đề cập đến Đức Mẹ. Trong nhiều trường hợp, lời của bài ca dâng lễ được lấy từ phần đầu của kinh Kính Mừng, hoặc một câu thánh vịnh áp dụng cho Mẹ Maria, và đôi khi là một bài thánh ca riêng, chẳng hạn lễ Đức Maria Nữ Vương (ngày 22-8) hoặc lễ Đức Maria Xác Hồn Lên Trời (ngày 15-8).

Vì vậy, tôi nghĩ rằng thật là rõ ràng rằng truyền thống Giáo Hội xác nhận việc sử dụng các bản văn về Đức Mẹ, ít là trong các ngày lễ của Ngài. Cũng có một số qui chiếu xiên cho Đức Mẹ trong các thánh ca dâng lễ vào các dịp khác, chẳng hạn như lễ các vị thánh nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Mẹ. Thí dụ, trong lễ nhớ thánh Gabriel Đức Mẹ Sầu Bi (ngày 27-2), bài ca được trích từ Thánh Vịnh 116, 16-17: "Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi. Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh ÐỨC CHÚA" (bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

Qua các điều trên đây, hình như không có lý do để cấm dùng thánh ca Đức Mẹ cho phần dâng lễ, nếu có một lý do chính đáng cho việc có một bài ca. Các bài thánh ca ấy là chắc chắn đúng cho các lễ Đức Mẹ, và cũng có thể là hợp lý trong các tháng kính Đức Bà, như tháng Năm và tháng Mười.

Các thánh ca ấy cũng có thể được sử dụng vào những dịp khác, nhưng tôi tin rằng tiêu chuẩn của sự "thích hợp" của chúng là quan trọng. Chúng không nên chỉ được sử dụng như chất độn, vì không có gì khác có sẵn. Lời bài hát cũng cần một cách nào đó liên quan đến ngày lễ hoặc mầu nhiệm được cử hành, đặc biệt là các văn bản nêu bật tương quan của Đức Maria với Chúa Kitô.

Trong chừng mực có thể, giống như tất cả các bài thánh ca được sử dụng trong phụng vụ được dành cho cộng đồng, bản văn nên cần diễn tả một sự tuyên xưng đức tin của Giáo Hội, chứ không chỉ là một sùng mộ cá nhân và riêng tư. (Zenit.org 16-6-2009)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Những vườn trồng người cho Giáo hội Việt Nam tại Roma
Lm Trần Công Nghị
23:59 13/09/2015
Mấy hôm trước nhân chuyến thăm các Soeurs tại Foyer Phát Diệm ở Roma thấy vườn rau của các Dì xinh tươi quá nên cảm hứng chụp ít tấm ảnh chia sẻ với mọi người... không ngờ có rất nhiều người thưởng thức tán thưởng, rồi hỏi còn gì mới mẻ và kì thú về Việt Nam ở Roma nữa không?

Từ trường Urbanô nhìn sang Vatican
- Vâng. còn rất nhiều chứ!

Thực ra khi viết về vườn rau quê hương ở Roma là tôi có ý nhập đề dẫn tới những vườn ươm và trồng người rất quan trọng khác ở Roma. Đó chính là các "chủng viện" - Seminarium (tiếng Latin có nghĩa là nơi gieo mầm, trồng người) các đại học giáo hoàng, các tu viện, các học xá đang cưu mang và huấn luyện một lớp người trẻ gồm các linh mục, chủng sinh, sinh viên, tu sĩ nam nữ Việt Nam, hầu trang bị cho họ một mớ "kiến thức căn bản" vững vàng, và một "tâm thức Công Giáo" phổ quát nồng cốt về Giáo Hội hoàn vũ, để sau này khi thành tài, về nhà họ sẽ phục vụ cho Giáo Hội và quê hương Việt nam một cách hiệu quả và chính đáng.

Mở trang sách Liên Tu Sĩ Việt nam Roma, chúng ta có thể đếm được tên của 80 linh mục, 60 chủng sinh và tu sinh, và trên 100 nữ tu Việt Nam hiện đang tu học ở giáo đô của Giáo Hội, trong số này hiện có chừng 10 vị đang đắc lực phục vụ trong các cơ quan và các bộ của Toà thánh. Đây là một số nhân lực rất lớn và hùng hậu mà Giáo Hội Việt Nam đang "trồng" và "vun tưới" tại thửa đất mầu mỡ của Giáo Hội, hy vọng một mai sẽ trổ những hoa trái thơm ngon và tươi mát...

Cựu sinh viên về hội ngộ nơi trường xưa
ĐHY Nguyễn văn Thuận là cựu sinh viên ưu tú của trường
Với một số nhân lực đông như vậy, các linh mục tu sĩ Việt Nam đang được thụ giáo và được huấn luyện tại nhiều trường khác nhau (nếu tính ra có thể đến cả 5 hay 6 chục học viện và trường lớp) với những chuyên ngành và nền tu đức khác nhau... Tuy nhiên trong tùy bút vắn tắt này, tôi xin được trình bầy về 3 ngôi trường rất đặc biệt do Bộ Truyền Giáo điều khiển mà ai trong giới giáo sĩ Việt Nam cũng biết là trong thế kỉ vừa qua đã cung cấp cho Giáo Hội Việt nam rật nhiều Linh mục và nhiều Giám mục lãnh đạo rất đáng qúi:

1/ Trường Giáo hoàng Urbano (chuyên đào tại sinh viên học thần học),

2/ Học viện thánh Phaolô (trước đây là Trường Triết học Propaganda Fide, và

3/ Trường thánh Phêro.

TRƯỜNG TRUYỀN GIÁO URBANO (cũng gọi tắt là Trường Thần học Urbanô, hay Trường Truyền giáo Urbanô)

Trường Truyền Giáo Urbanô tọa lạc trên đỉnh đồi Janiculum là một địa điểm lý tưởng nhất ở Roma, nhìn ngy cuống công trường thánh Phêrô. Nếu đứng từ công trường thánh Phêrô, quay lưng về cửa số Đức Thánh Cha, nhìn tới phía trước sẽ thấy một dinh thự vĩ đại trên đỉnh đồi đó chính là Trường này. Địa chỉ của Trường ở Urbano VIII, 16, Roma và thuộc đất ngoại thường của Vatican.

Bên cạnh Trường Truyền giáo Urbano (là nơi cư trú cho chủng sinh học thần học) còn có Trường Đại học Urbaniana có phương châm tiếng Latin là "Euntes docete" - Hãy Đi Giảng dạy - (Matthew 28:19). Trường Đại học Giáo Hoàng Urbanô, cũng gọi là Urbaniana theo cả Latin và Ý (Latin: Pontifica Universitas Urbaniana) là một trường đại học giáo hoàng thuộc thẩm quyền của Thánh Bộ Truyền giáo. Nhiệm vụ của trường chuyên đào tạo kiến thức chuyên môn cho các linh mục thuộc các xứ truyền giáo, rồi trong vài thập niên qua có thêm việc huấn luyện các tu sĩ và anh chị em giáo dân hầu phục vụ việc truyền giáo của Giáo Hội.

Hiện nay Đức Hồng Y Fernando Filoni là chưởng ấn và Bề trên là Cha Alberto Trevisiol, I.M.C. Đội ngũ giảng viên chuyên và các Khoa: Thần học, Triết học, Giáo Luật, và Truyền giáo học.

Trường này trước đây được thành lập chừng 400 năm ở Piazza di Spagna, nhưng từ năm 1962 được di chuyển về đồi Janiculum.

Nguồn gốc của Trường này là do Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII quyết định thành lập một trường đại học mới với qua tự sắc Immortalis Dei Filius vào ngày 1 tháng 8, năm 1627. Giáo hoàng Urbanô thấy nhu cầu cần thiết lập một chủng viện trung ương tại giáo đô Roma, từ nơi đây sẽ đào tạo các linh mục trẻ cho cả các quốc gia truyền giáo thời đó không có trường đại học riêng, và cũng cho các các nước đã có đại học nữa.

Mục đích là một trường cao đẳng quốc tế trung ương sẽ tạo cơ hội cho các linh mục làm quen với nhau và hình thành các mối quan hệ quốc tế hầu hiểu biết nhau hơn.

Cũng chính từ Trường Truyền Giáo Urbanô này đã có biết bao linh mục Việt Nam tiền bối được đào tạo. Khởi đầu là những tên tuổi như GM Ngô Đình Thục, TGM nguyễn văn Bình, GM Simon Hoà Nguyễn văn Hiền, GM Phạm Ngọc Chi, GM Lê Văn Ấn, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận...

Vào năm 1960, Trường được mở rộng thêm và thành lập Viện Nghiên cứu chủ nghĩa vô thần, trong đó, đưa ra các điều kiện lịch sử đã và đang làm thay đổi thế giới, với những thách thức toàn cầu hóa văn hóa của thế giới. Hiện đang có một hướng đi mới của Viện Nghiên cứu không tín ngưỡng và văn hóa.

Từ năm 1963, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi chiến cuộc, Giáo Hội Việt Nam lại có thể bắt đầu gửi các chủng sinh sang Trường Truyền giáo Roma để được thụ huấn. Lớp đầu tiên gồm có: Nguyễn chí Thiết và Trương văn Hiền.

Từ năm 1966 Trường Urbanô đã liên kết rất nhiều với các chủng viện và các viện nghiên cứu liên quan tới các phân khoa triết học, thần học, truyền giáo học và Giáo luật ở châu Phi, châu Á, và cả ở các nước châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Âu.

Năm 1975, Trường thành lập Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Trung tâm Nghiên cứu "Đức Hồng Y Newman" dành riêng cho các cựu sinh viên lừng lẫy của các trường Đại học.

Năm 2000 Đại học Giáo Hoàng Urbanô đã triển khai thực hiện, phối hợp với Viện Di cư Quốc tế Scalabrini (SIMI), về lĩnh vực nghiên cứu về Xã hội Nhân văn và lãnh vực Di Dân.

Trường Urbanô có một Thư viện rất giá trị, được hình thành từ hai bộ sưu tập có từ lâu đời: Lịch sử Thư viện Đại học Urbanô và Thư viện Giáo hoàng về Truyền Giáo được thêm vào từ năm 1979. Ngày nay, thư viện chứa khoảng 350.000 đầu sách, trong đó có hơn 9.000 sách được trưng bầy có thể truy cập trực tiếp tại phòng đọc sách; có 800 tạp chí và khoảng 4.000 lưu trữ; có khoảng 50.000 microfiches; và các tài liệu từ kho lưu trữ chuyên ngành khác nhau. Trong thư viện có khoảng 1.500 incunabula cuối thời Trung cổ, một bộ sưu tập các tập bản đồ hiếm, bản đồ địa lý in trong thế kỷ thứ XVI, và các bài giáo lý truyền giáo từ thế kỷ XVI trở đi. Thư viện được đặc biệt đáng chú ý vì bộ sưu tập của Trung Quốc và sưu tập tài nguyên Cựu Ước và Tân Ước.

Hội Ngộ Niềm Tin 2003 tại ĐH Urbanô
Cựu sinh viên danh tiếng của Trường gồm những tên tuổi sau đây: Đức Hồng Y Lubomyr Husar của Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp học tại Urbaniana 1969-1972. ĐHY John Carberry (Đức Tổng Giám mục của St. Louis, USA); ĐHY Dennis Joseph Dougherty (tổng giám mục Philadelphia, USA); ĐHY Francis George (Tổng Giám Mục Chicago, USA); và ĐHY Edmund Szoka (Đức Tổng Giám mục của Detroit, USA). Từ các nước châu Phi bao gồm Đức Hồng Y Cựu sinh viên châu Á bao gồm Đức Hồng Y Emmanuel III Delly (Patriarch of Babylon của người Canđê); Đức Hồng Y Oswald Gracias (Tổng Giám Mục của Bombay); Đức Hồng Y Nicolas Cheong Jin-suk (Tổng Giám Mục Seoul); Đức Hồng Y Duraisamy Simon Lourdusamy (Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương); Đức cố Hồng Y Francis Nguyễn Văn Thuận (Việt Nam, Công lý Hoà bình); Đức Hồng Y Michael Michai Kitbunchu (Đức Tổng Giám mục của Bangkok); Đức Hồng Y Malcolm Ranjith (Đức Tổng Giám mục của Colombo); và ĐHY John Tong Hon (Bishop của Hồng Kông). Cựu sinh viên châu Phi bao gồm ĐHY Francis Arinze (Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích), Đức Hồng Y Bernard Arge (Đức Tổng Giám mục của Abidjan); Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya (Tổng Giám Mục Kinsasha); và Emmanuel Wamala (Đức Tổng Giám mục của Kampala). Đức Hồng Y Lubomyr Husar, chính Đức Tổng Giám mục của Kiev-Galicia trong Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp, cũng là một cựu sinh viên.

TRƯỜNG TRIẾT HỌC PONTIFICIO COLLEGIO URBANO FILOSOFICO DE PROPAGANDA FIDE, nay là COLLEGIO SAN PAOLO

Các Chủng sinh VN năm 1968 tại Roma


Thời kỳ sau Công đồng Vatican II, có nhu cầu huấn luyện thêm các chủng sinh từ các xứ truyền giáo mà trường Urbaniana không còn đủ chỗ, nên cần xây thêm trường mới. Truyện kể lại rằng nước Úc khi đó cũng muốn xây một đại chủng viện tại Roma như nhiều quốc gia đã có đại chủng viện riêng mình ở kinh thành muôn thuở. Bộ Truyền giáo đề nghị với Úc là thay vì xây đại chủng viện riêng cho mình, nên góp xức xây một đại chủng viện chung cho Truyền giáo. Thánh Bộ Truyền giáo quyết định xây dựng một trường đại học mới dành cho sinh viên của các khóa học triết học.

Trường mới được đặt tên là "Đại học Giáo Hoàng Urbanô Cao đẳng Triết Propaganda Fide", và được chính thức khai trương vào ngày 03 tháng 12 năm 1965 bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Những sinh viên đầu tiên của Trường này gồm có: Lớp Triết II gồm Bùi văn Đọc, Nguyễn văn Thành, Trần Hoành; Lớp Triết I gồm: Đinh Đức Đạo, Trần Mạnh Duyệt, Bùi Văn Muôn, Trần Công Ngự, sau thêm Trần Công Nghị và Đoàn Xuân Sơn.

Linh mục và Tu sinh ngày nay
Về trường xưa và thăm Cha Phó Bề trên Bùi Công Trác
Lớp tiếp theo gồm có: Trần Xuân Tiếu, Bùi Trang Nghiêm, Hồ Ngọc Thỉnh, Vũ văn Vượng, Nguyễn Sáng, Nguyễn Trung Điểm, Trịnh văn Phát, Lê Ngọc Ẩn, Phạm Văn Tuệ, Nguyễn Văn Châu. Các lớp kế tiếp gồm có: Nguyễn Văn Tốt, Bùi Ngọc Tỷ, Trần Cao Tường, v.v...

Các chủng sinh sau 2 hay 3 năm học Triết học ở trường này xong thì sẽ được chuyển lên học Thần học tại Trường Đại học Urbanô trên đồi Janiculum, gần Vatican. Và thường sau 4 hay 5 năm học thần học sẽ được thụ phong Linh mục ở đây. Rồi tuỳ sự quyết định của Bộ Truyền giáo và Giám mục bản quyền tân Linh mục đó có thể tiếp tục theo học lấy văn bằng Cử nhân hay Tiến sĩ Thần học, Triết học, Giáo luật hay Tu đức...

Những năm cuối thập niên 1960 là thời kỳ phát triển nhất của Trường về mọi mặt, riêng Việt Nam có một sĩ số khá đông vì mỗi địa phận được cử 2 sinh viên sang học Trường này và vì thế cũng có nhiều sinh hoạt khởi sắc như ca nhạc, văn nghệ... Dịp Tết năm 1969 có tổ chức Văn nghệ Tết gồm cả trình diễn nhạc cảnh "Con đường Cái Quan từ Bắc vô Nam" bao gồm cả các vũ điệu dân tộc và hợp ca. Dịp đầu tiên giới thiệu văn hóa Việt cho Cộng đoàn quốc tế và dân Ý.

Sau một thời gian ngắn đình chỉ các hoạt động từ 1974 đến 1977, nhà trường nay có tên mới là Trường Thánh Phaolô Tông Đồ (Pontificio Collegio San Paolo Apostolo). Để đáp ứng nhu cầu của các Giáo Hội truyền giáo, nhà trường mở rộng việc đào tạo các linh mục tới đây trau dồi thêm các chuyên ngành. Trường Thánh Phaolô Tông Đồ có khoảng 200 linh mục đến từ các vùng lãnh thổ Truyền giáo, theo học các khoa khác nhau gồm: Thần học, Truyền giáo, Giáo luật, Lịch sử Giáo Hội...

Các linh mục sinh viên đến từ 50 quốc gia thuộc các châu lục. Thời gian lưu trú học có thể kéo dài từ hai đến bốn năm, tùy thuộc vào các chuyên ngành, và trong thời gian này, họ chia sẻ giữa họ những kinh nghiệm và những giá trị của nền văn hóa khác nhau thuộc xứ truyền giáo.

Thật hãnh diện và vinh dự cho Việt Nam vì hiện nay có Cha Giuse Bùi Công Trác thuộc TGP Saigòn là Phó Bề Trên của Trường này. Ngài chia sẻ cho biết Trường vừa mới mừng 50 năm thành lập vào tháng 6 năm 2015 vừa qua. Thật thời gian qua nhanh, mới thoáng đây mà giờ nhìn lại đã là 50 năm...

TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ

Trường Urbanô và Trường Triết học Urbanô trước đây chuyên việc huấn luyện các chủng sinh thành linh mục, vì thế việc nếu các giáo phận thuộc các xứ truyền giáo muốn gửi các linh mục tới Roma để thụ giáo thêm thì các vị này sẽ được cư trú tại Trường thánh Phêrô. Trường này chỉ nhận các linh mục chứ không nhận chủng sinh, và thường các linh mục ở đây học thêm các chuyên ngành như giáo luật, tu đức, thánh mẫu học, v.v... Rất nhiều linh mục Việt Nam thuộc các giáo phận Miền Nam đã được thụ huấn và cư ngụ tại Trường Thánh Phêrô.

Trên đây chỉ trình bầy sơ lược về 3 ngôi trường mà trước đây đa số chủng sinh và linh mục Việt nam theo học. Ngày nay hiện có rất nhiều các học viện, đại học, dòng tu ở Roma đang đáp ứng việc huấn luyện rất đa dạng cho nhu cầu ngày cáng nhiều của các tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng và Tu Hội từ Việt nam.

Nhu cầu được làm quen với truyền thống Giáo Hội hoàn vũ và học biết được "tâm thức Công Giáo" là rất quan trọng, nên các giáo phận và các dòng tu đều muốn gửi người mình tới giáo đô Vatican. Chính vì lý do này mà Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong một lần đến thăm trường đại học Urbanô vào ngày 19 tháng 10 1980, đã phát biểu với giáo viên và sinh viên trường như sau: "Trường đại học anh em - tôi có thể nhấn mạnh một lần nữa - là giống như bê tông nền tảng, là dấu hiệu hữu hình về sự phổ quát của Giáo Hội, trong đó tàng ẩn sự hiệp nhất trong sự đa dạng của mọi dân tộc... Trong một cách rất đặc biệt, biểu lộ sự sống động và tươi mới, về mối quan hệ giữa sứ điệp Kitô giáo và các nền văn hóa khác nhau".

Lần này ghé vào thăm ngôi trường cũ, tôi vui mừng vì cũng có dịp gặp lại các anh em và bạn bè cũ từng cộng tác với nhau trong nhiều năm qua như: Đức ông Hoàng Minh Thắng (Radio Vatican), Đức ông Phan Văn Hiền (Công lý Hòa bình), Cha Nguyễn tất Thắng (Bộ Dòng tu), Cha phó bề trên Trường thánh Phaolô Bùi công Trác, Cha Trần Mạnh Duyệt (giám đốc Foyer Phát diệm), và còn nhiều anh em linh mục và nữ tu đang tu học bên này.



Năm 1968: Đức TGM Bình gặp chủng sinh Saigòn với trang phục chính thức của trường




Cha Thắng OP, Cha Phó GĐ Trác, Cha GĐ Duyệt, Đ.Ô. Thắng, Cha Nghị


Từ sân thượng trường Urbanô nhìn sang Đền thờ thánh Phêrô
Từ phòng ngủ trường Urbanô nhìn sang Đền thờ thánh Phêrô


Sân thể thao trường Propaganda Fide
 
14/9: Cây Thánh Giá Box Hill
Nguyễn Trung Tây
05:08 13/09/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Cây Thánh Giá Box Hill



Ngay sau khi tai nạn đụng xe chết tươi một cặp thanh niên nam nữ tại góc đường khu Box Hill của thị trấn Melbourne, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.

Thoạt tiên là ông John người Úc gốc Tây sáng sớm lái xe đi ngang qua chỗ tai nạn, tới hãng tự nhiên ông ăn nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Hỏi chi ông cũng không nói, nhưng miệng cứ ú ớ, tay chỉ về góc đường đã cướp đi hai mạng người. Chưa hết, tối hôm đó, cô Robin lái xe tới góc đường, tự nhiên cô thấy cặp thanh niên nam nữ với khuôn mặt loang lổ máu đỏ đang đứng cười nói hôn hít nhau tỉnh bơ như không hề có chuyện chi xảy ra.

Sáng hôm sau, học sinh đi ngang qua góc đường bị đá cục chọi dính chóc chóc ngay đỉnh đầu. Sờ lên đầu, tự nhiên đầu sưng u một cục, nổi mụn nhọn, sưng tấy mưng mủ làm độc. Chiều hôm đó, 5 giờ, tự nhiên quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những giây điện cao thế chằng chịt dọc ngang trên con đường. Người trong khu phố lấy đá chọi, quạ đen rủ nhau bay xuống từng đàn mổ côm cốp lên đầu người chơi dại.

Hội Đồng Khu Phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp vào sáng hôm sau. Người nghị viên Úc gốc thổ dân đề nghị mời thầy pháp về cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Người nghị viên gốc Việt Nam e dè thì thào nói, “Cái giống chết oan này phải lập miếu thờ mới xong”. Người nghị viên gốc Tây đề nghị dựng ngay góc đường trụ đèn giao thông.

Sáng hôm sau, một thầy pháp trứ danh của người Úc thổ dân bay vé First Class từ Alice Springs về thẳng tới Box Hill. Vào đúng 9 giờ sáng, bà thầy pháp dựng đàn đốt nhang cúng giải oan cho hai linh hồn thanh xuân chết oan. Khoàng một tiếng đồng hồ sau, buổi cúng tan. Mọi người dân của Box Hill yên lặng kéo về nhà. Chiều 3 giờ 30, học sinh tan học đi ngang qua con đường lại bị đá cục rào rào bay tới đập sưng u đầu. 5 giờ chiều quạ đen tiếp tục bay tới rợp một góc trời. Tiếng quạ kêu thê lương! Một góc phố tiếp tục ngập ứ mùi tử khí!

Sáng hôm sau, thợ xây người Úc gốc Việt được gọi tới, xi măng trộn với cốt sắt nhanh chóng dựng lên một ngôi miếu nho nhỏ cao khoảng một thước sơn son thếp vàng, bên trong có bày linh vị của hai người tuổi trẻ với nhang khói nghi ngút và đèn nến lung linh. Miếu không có tên, nhưng dân Việt thì thào gọi Miếu Cô Cậu. Khoảng tan tầm giờ đi làm, miếu xây xong. Tối hôm đó, cô gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang qua lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay tại góc phố, mặt vẫn loang lổ máu, cô gái rú lên đâm thẳng vào góc đường…

Sáng hôm sau, thợ xây gốc Tây kéo tới, đo đạc tính toán dựng cao trụ cột sắt đèn xanh đèn đỏ. Lần này, thợ xây đúng ba ngày mới xong trụ cột đèn giao thông tại góc đường. Đèn mới, đường kẻ sơn rõ ràng. Bà thị trưởng Melbourne được mời tới khai trương trụ cột đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, quạ đen bay ngang qua từng bầy, buông xuống từng đống phân thối khắm vào bài diễn văn. Bầu trời đang quang đãng bỗng kéo mây tối đen, rồi mưa ào ào. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút nắng quang mây tạnh của thành phố Melbourne nổi tiếng với biệt danh một phút bốn mùa. Nhưng không, mây tiếp tục đen, mưa tiếp tục rớt, kéo theo đá cục rớt xuống từng cục to bằng nắm tay. Thiên hạ bỏ chạy tán loạn…

Ngày hôm sau, Hội Đồng Khu Phố Box Hill lại họp. Lần này có cả sự hiện diện của bà Thị Trưởng Melbourne. Phiên họp kéo dài hơn ba tiếng vẫn không có kết quả chi. Sáng chiều học sinh đi học ngang qua, tiếp tục bị đá sắc nhọn chọi ném mưng mủ. 5 giờ chiều, quạ đen lại kéo về. Nửa đêm về sáng, có người còn nghe tiếng hú vang ngay tại góc đường. Nguyên một góc phố tấp nập của Box Hill bỗng dưng hóa thành nghĩa trang ảm đạm vương mùi tử khí và mùi tanh phân quạ. Nhiều người treo bảng bán nhà.

Một tháng sau, có một ông cha dòng Ngôi Lời đi ngang qua. Nghe chuyện, ông về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, ông mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.

Nửa đêm về sáng, sấm sét nổ vang rền một góc khu phố Box Hill. Sáng sớm, người người đi ngang qua góc đường ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ đen nằm chết đen cả một góc đường. Học sinh đi ngang qua, không bị đá chọi dính đầu nữa. Đi ngang qua cây thánh giá gỗ đơn sơ, các em nghiêm trang làm dấu, có em còn giơ tay, “Con chào Chúa”. Ông John thôi ngớ ngẩn. Ông rủ cô Robin cùng tới, hai người cùng đọc kinh sốt sắng ngay trước cây thánh giá gỗ. Khu phố có tên Box Hill lại tấp nập, rộn ràng.

Một trăm năm rồi, cây thánh giá Ngôi Lời vẫn còn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vớt Bèo
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:56 13/09/2015
VỚT BÈO
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 07 – 13/09/2015: Âu Châu trước lời kêu gọi cưu mang người tị nạn của Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:48 13/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô chỉ trích thái độ của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa

Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bácthôlômêô của thành Constantinople, cũng là Giáo Chủ danh dự chung của toàn Chính Thống Giáo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đại kết với Rôma, và chỉ trích sự chống đối của Giáo Hội Chính Thống Nga, trong một diễn từ hôm 29 tháng Tám khi 140 Giám Mục Chính Thống Giáo trên thế giới nhóm tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để chuẩn bị cho Công đồng Liên Chính Thống giáo khai mạc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm tới, 2016.

Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc đại kết, và tái khẳng định vai trò của ngài liên quan đến việc “bảo vệ sự thống nhất của toàn thể Giáo Hội Chính Thống.” Ngài nói những ai chống lại sự hiệp nhất Kitô Giáo tượng trưng cho một “xung động của ma quỷ”.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nhấn mạnh rằng liên lạc tiếp tục của ngài với Tòa Thánh là một thành phần quan trọng của công cuộc đại kết.

Ngài bày tỏ nhiệt tình của mình trước viễn ảnh của Công đồng Chính thống trên toàn thế giới, nhưng thừa nhận rằng ngài chưa được hài lòng hoàn toàn vì Công đồng Chính thống này khó có thể coi là một Công đồng đại kết “vì các Kitô hữu Tây phương không được mời tham gia.”

Công đồng toàn Chính Thống giáo đã được đề nghị từ năm 1961, nhưng cho đến nay chưa tiến hành được. Vì nhiều tranh luận không được giải quyết, nên có nhiều người nghi ngờ không biết Công đồng dự kiến vào năm tới có thể tiến hành được không. Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô rất muốn mời Tòa Thánh đến dự Công đồng này nhưng e sợ các chống đối có thể khiến Công đồng không thể tiến hành được.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã thường xuyên tranh cãi trong những năm gần đây với các nhà lãnh đạo của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Một đoạn trong diễn từ của ngài rõ ràng là nhằm chỉ trích các lãnh đạo Chính thống Nga khi ngài phê phán rằng trong Giáo Hội Chính Thống có các thể chế “duy trì một mối quan hệ mật thiết với nhà nước nhằm tận hưởng những hỗ trợ tài chính dồi dào,” và thúc đẩy các lợi ích chính trị của quốc gia mình.

2. Đức Hồng Y Müller: Quan điểm của một số nhà lãnh đạo Công Giáo Đức có nguy cơ gây chia rẽ trong Giáo Hội

Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cảnh báo chống lại một sự chia rẽ trầm trọng trong Giáo Hội trước những vấn đề liên quan đến hôn nhân và tính dục của con người.

Phát biểu tại Regensburg, Đức Hồng Y Gerhard Müller cho biết rằng đường lối của các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại quê hương Đức của ngài muốn có một vai trò lãnh đạo trong việc xác định chính sách đối với Giáo Hội phổ quát nên được phê phán một cách nghiêm túc, trước thực tại là làn sóng bỏ đạo ồ ạt trong Giáo Hội Công Giáo Đức.

Đức Hồng Y Müller nói rằng Giáo Hội không thể chấp nhận xu hướng tục hóa thể hiện rõ nhất ở Tây Âu, bởi vì dù xu hướng đó có mạnh mẽ đến đâu nó cũng không phải là một “quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi.” Theo Đức Hồng Y, nhiệt tình loan báo Tin Mừng có thể chống lại xu hướng đó. Ngài nói: “Với niềm tin bạn có thể di chuyển núi non.”

3. Các Giám Mục Colombia, và Venezuela kêu gọi đối thoại

Trong khi tố cáo các tổ chức tội phạm, buôn người, và buôn bán ma túy diễn ra trên biên giới Colombia và Venezuela, các giám mục của hai quốc gia kêu gọi một tinh thần đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng chính trị đang leo thang.

Tổng thống theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của Venezuela là Nicolás Maduro cáo buộc rằng các lực lượng bán quân sự Colombia đã tấn công vào lính biên phòng Venezuela. Đây là một tuyên bố bị tờ The Washington Post mô tả là “lố bịch”.

Chính phủ Venezuela đã viện cớ này để trục xuất những người di cư Colombia khỏi khu vực biên giới. Đây là một hành động mà các Giám Mục của cả hai quốc gia đã cảnh báo là sẽ gây nên những “hành vi bài ngoại.” khác nữa khiến tình hình trầm trọng thêm.

4. Rabbi trưởng của Anh ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô

Hôm 3 tháng Chín, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Rabbi trưởng Ephraim Mervis, là nhà lãnh đạo Do Thái Giáo trong Khối thịnh vượng chung.

Vị Rabbi trưởng và các giáo sĩ Do Thái Giáo đi cùng, đã được Đức Hồng Y Vincent Nichols của tổng giáo phận Westminster tháp tùng.

Rabbi trưởng Ephraim Mervis nói với Đài phát thanh Vatican rằng ông bày tỏ “lòng ngưỡng mộ của người Do Thái tại Anh đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô như là một lãnh đạo tinh thần thật sự nổi bật và đầy cảm hứng.”

5. Nhà nước Hồi giáo áp đặt thuế đối với các Kitô hữu tại các thành phố Syria mới chiếm được

Theo sau những báo cáo về khả năng sụp đổ của thủ phủ Abril nơi có tòa lãnh sự của Hoa Kỳ, chiều tối ngày 7 tháng 8 năm ngoái 2014, tổng thống Hoa Kỳ Obama đã ra lệnh không kích để chặn đường tiến công vũ bão của quân khủng bố Hồi Giáo IS và tuyên bố quyết tâm tận diệt đám khủng bố này.

Quyết tâm của tổng thống xem ra đã nhợt nhạt theo thời gian. Thật vậy, các cuộc không kích đã thưa dần đến mức bọn khủng bố Hồi Giáo IS có điều kiện để tập trung quân, xe tăng và các loại cơ giới tiến chiếm thị trấn al-Qaryatayn tại miền trung Syria vào đầu tháng 8 này.

Nay thì bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã thiết lập guồng máy cai trị tại đây giữa những đồn thổi về những thỏa hiệp của các cường quốc và các nước dầu hỏa trong vùng muốn mượn tay quân khủng bố Hồi Giáo IS để thực hiện sách lược Hồi Giáo hóa khu vực.

Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được al-Qaryatayn vào ngày 5 tháng 8 và sau đó tiến hành ngay việc phá hủy tu viện Thánh Elian có từ thế kỷ thứ năm, và mạo phạm thánh tích của thánh nhân.

Theo tin từ nhật báo Avvenire, của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ý, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã áp đặt thuế jizya, là loại thuế đặc biệt trên những cư dân không theo Hồi giáo.

Bên cạnh thuế jizya, quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng áp đặt 13 điều kiện trên các Kitô hữu trong thị trấn, trong đó có lệnh cấm sở hữu vũ khí , và không được tụ tập tại các nhà thờ và tu viện.

6. Hàng ngàn người tị nạn bị lừa ở Hung Gia Lợi

Hàng ngàn người di cư qua ngã Hung Gia Lợi trong cố gắng đổ xô vào Tây Âu đã bị lừa thê thảm tại một nhà ga xe lửa ở thủ đô Budapest hôm 04 tháng Chín vừa qua. Họ cố gắng nhào lên một chuyến tàu chờ sẵn. Chuyến tàu sau đó rời ga, nhưng không đến biên giới với Áo nhưng dừng lại ở thị trấn Bitske, gần một trại tị nạn.

Phóng viên Stefan Bos của Radio Vatican cho biết anh chứng kiến tận mắt cảnh bị lừa của hàng ngàn người tị nạn này.

“Tại thời điểm này, tôi đang đứng ở phía trước một xe lửa màu xanh lá cây ở thị trấn Bicske không xa một trại tị nạn nơi các nhà chức trách Hung Gia Lợi muốn đưa những người này đến đây.

Họ đã bị nhồi nhét bên trong con tàu này suốt nhiều giờ trong đêm. Một số người vì quá mệt đành phải lên xe buýt vào trại tập trung, tuy nhiên hầu hết những người tị nạn tử thủ trong con tàu.

Họ muốn đi đến Đức, và ở phía trước của tôi, tôi có thể nhìn thấy những mảnh giấy nguệch ngoạc những dòng chữ “Xin giúp đỡ! ',' Hãy để chúng tôi đi', và 'Chúng tôi muốn đến Đức'.

Bên trong con tàu là những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau. Bên cạnh những Kitô hữu Syria cố gắng thoát khỏi đất nước nơi mạng sống của họ bị đe doạ nghiêm trọng; tất nhiên cũng có nhiều người Hồi giáo, và những người tìm kiếm tự do.”

Tuần qua, các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu đã gặp nhau để thảo luận về những gì cần làm để đối phó với làn sóng người di cư chạy trốn chiến tranh và nghèo đói.

Thủ tướng Victor Orban nói rằng Hung Gia Lợi không thể đối phó với vấn đề này như trong thời gian qua nữa. Quốc gia này đã chứa chấp khoảng 160,000 người nhập cư bất hợp pháp vào nước này trong năm nay.

Một số vị ngoại trưởng Liên minh châu Âu đã bày tỏ thất vọng to lớn với chính sách của thủ tướng Orban, bao gồm cả việc lừa gạt người di cư trên những con tàu như thế này và cả một chính sách gây tranh cãi là dựng một hàng rào dài 175 km dọc theo biên giới với Serbia.

Quốc hội Hung Gia Lợi trong ngày 04 tháng Chín cũng đã bỏ phiếu về việc gửi quân đội đến biên giới, có lẽ phải tới 3,000 quân. Ngoài ra, báo chí tại Hung cũng tường trình việc xem xét làm sao trừng phạt những người di cư nặng hơn nếu họ cố tình vượt qua hàng rào. Một mức án có thể lên đến 4 năm tù giam đối với những người làm như vậy đang được thảo luận tại Quốc hội.

7. Người Hồi Giáo bị loại khỏi cuộc tranh cử ở Miến Điện

Đối với nhiều người Miến Điện, Hồi giáo được xem là mối đe dọa cho tôn giáo và đất nước của họ.

Wirathu là một trong những nhà sư nổi tiếng nhất của Miến Điện. Ông tự đặt cho mình một nghĩa vụ thiêng liêng là chống lại người Hồi giáo. Một trong những việc cụ thể nhất ông thực hiện trong những ngày này là tước bỏ quyền bầu cử và ứng cử của hàng trăm ngàn người Rohingya thiểu số trước cuộc bầu cử tháng Mười Một tới đây.

Ông nói:

“Các đảng chính trị của chúng tôi không chủ trương phân biệt đối xử. Nhưng người Hồi giáo không đáng tin cậy. Họ chỉ âm mưu sử dụng chính trị để chiếm nước này bằng mọi phương tiện.”

Vấn đề đã trở nên rất nhạy cảm mặc dù người Hồi giáo chỉ chiếm khoảng năm phần trăm dân số. Đảng cầm quyền và phe đối lập Aung San Suu Kyi bị cáo buộc là đã có chủ trương không tiến cử các thành viên Hồi giáo của đảng mình vào danh sách các ứng cử viên được đảng đưa ra tranh cử.

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến Điện, nói rằng tôn giáo không phải là tiêu chí chính để lựa chọn.

“Chúng tôi chủ yếu cân nhắc xem một ứng cử viên có thể giành chiến thắng trong một đơn vị bầu cử nhất định hay không, đó là xem xét chính của chúng tôi.”

Những năm gần đây căng thẳng tôn giáo trên toàn quốc đã nổi lên từ những luật lệ của quân đội có tính kỳ thị người Hồi Giáo.

Rohingya Shwe Maung là một trong số ít các nhà làm luật Hồi giáo và đã là thành viên Quốc Hội của đảng cầm quyền trong năm năm qua.

Nhưng bây giờ người ta bảo anh rằng quốc tịch của cha mẹ anh có vấn đề và như thế có nghĩa là anh không thể ra tranh cử Quốc hội một lần nữa.

8. Ba nữ tu người Tây Ban Nha bị giết trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha được tôn phong Chân Phước

Ba nữ tu người Tây Ban Nha bị giết chết trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào năm 1936 đã được phong Chân Phước hôm thứ Bẩy 05 Tháng Chín.

Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã chủ sự lễ phong Chân Phước cho các Sơ Fidela Oller, Josefa Monrabal và Facunda Margenat tại nhà thờ chính tòa Girona, Tây Ban Nha. Trong bài giảng, ngài và lưu ý rằng “cả ngày nay, các Kitô hữu vẫn là thiểu số và vẫn bị bách hại nhất trên thế giới.”

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6 tháng 9, Đức Thánh Cha cũng đã nhắc đến sự kiện này. Ngài nói:

“Hôm qua, ở thành phố Girona bên Tây Ban Nha, có 3 nữ tu được tôn phong Chân Phước, đó là các sơ Fidelia Oller, Giuseppa Monrabal và Feconda Margenat, thuộc dòng thánh Giuse ở Girona, bị giết vì lòng trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội. Mặc dù bị ngăm đe dọa nạt, các phụ nữ ấy vẫn can đảm ở lại nhiệm sở để săn sóc các bệnh nhân trong niềm tín thác nơi Thiên Chúa. Ước gì chứng tá anh dũng của các chị, cho đến độ đổ máu đào, mang lại sức mạnh và hy vọng cho bao nhiêu người ngày nay đang bị bách hại vì đức tin Kitô. Và chúng ta biết rằng họ rất đông đảo.”

Trong cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha kéo dài từ ngày 17/7/1936 đến 1/4/1939, 13 Giám Mục, 4172 linh mục triều và các chủng sinh, 2364 linh mục dòng và các nam tu sĩ cùng với 283 nữ tu đã bị Mặt Trận Bình Dân sát hại. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 233 vị tử đạo Tây Ban Nha. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn phong 498 vị. Ngày 13 tháng 10 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Angelo Amato thay mặt ngài tôn phong cho 522 vị tại Tarragonna. Như vậy, tính đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn phong cho 525 vị tử đạo Tây Ban Nha.

9. Đức Hồng Y Fernando Filoni thăm các nước Á Châu

Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc sẽ thăm mục vụ ba nước châu Á từ ngày 9 đến 19 tháng Chín.

Từ ngày 09 đến 13 tháng 9, ngài sẽ thăm Bangladesh, nơi ngài sẽ chủ sự lễ kỷ niệm Năm Thánh của Giáo phận Rajshashi, và sẽ đến thăm một số trung tâm bác ái cho những người đau yếu, khuyết tật của Giáo Hội tại địa phương. Ngài cũng sẽ gặp gỡ các giám mục và các đại diện của hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, cũng như các chủng sinh.

Ngày 14 và 15 tháng 9, Đức Hồng Y sẽ thăm Tổng Giáo phận Calcutta, nơi ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong khu vực. Một cuộc họp sẽ được dành cho việc đào tạo chủng sinh và các dự tập. Vào sáng ngày 15 tháng 9, ngài sẽ cử hành Thánh lễ tại ngôi mộ của Mẹ Teresa.

Trong phần cuối cùng của chuyến đi, tức là từ 15 đến 19 tháng Chín, Đức Hồng Y sẽ thăm Nepal, một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất ngày 25 tháng Tư vừa qua. Tại đây, Đức Hồng Y Filoni sẽ có một cơ hội để chứng kiến tận mắt tình hình hiện tại và gặp gỡ những người thiện nguyện, cũng như các linh mục, tu sĩ, giáo dân và một số tín hữu tại một số giáo xứ.

10. Hội Đồng Giám Mục Ý và Ba Lan lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cưu mang người tị nạn

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genoa, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, nói rằng lời kêu gọi mỗi giáo xứ châu Âu đón nhận một gia đình tị nạn của Đức Thánh Cha Phanxicô là một khích lệ cho “sự cam kết và nỗ lực mà tất cả các giáo phận Italia đã thực hiện được trong thời gian qua.”

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6 tháng 9 tại quảng trường Thánh Phêrô trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các giáo xứ và các tổ chức Công Giáo trên toàn Âu Châu đón nhận người tị nạn.

Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, người ta nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa qua các việc làm của chúng ta, như cuộc sống của chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta mà chúng ta tưởng niệm ngày qua đời hôm 5 tháng 9 này.

Đứng trước thảm trạng hàng chục ngàn người tị nạn trốn chạy cái chết vì chiến tranh và đói và họ đang hành trình tiến về cuộc sống hy vọng, Tin Mừng kêu gọi chúng ta, yêu cầu chúng ta hãy trở thành “những người thân cận của những ngừơi bé nhỏ nhất và bị bỏ rơi, mang lại cho họ một niềm hy vọng cụ thể. Vì thế, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến gần, tôi kêu gọi các giáo xứ, các cộng đoàn dòng tu, các đan viện và Đền thánh ở toàn Âu Châu hãy biểu lộ sự cụ thể của Tin Mừng và đón tiếp một gia đình tị nạn. Đó là một cử chỉ cụ thể để chuẩn bị cho Năm Thánh Lòng Thương Xót. Mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn dòng tu, mỗi đan viện, mỗi đền thánh ở Âu Châu hãy tiếp nhận một gia đình, bắt đầu từ giáo phận Rôma của tôi.

Tôi ngỏ lời với các anh em Giám Mục Âu Châu của tôi, là những chủ chăn đích thực, để các vị hỗ trợ lời kêu gọi này của tôi trong các giáo phận của các vị, nhớ rằng Lòng Thương Xót là danh xưng thứ hai của Tình Yêu: ‘Tất cả những gì các con làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, là các con làm cho Thầy’ (Mt 25,40).

Trung tuần tháng 8 vừa qua, nhằm hỗ trợ các nhà chức trách dân sự địa phương, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco của tổng giáo phận của Genoa, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, đã ra lệnh mở cửa chủng viện của tổng giáo phận làm nơi tạm trú cho 50 người tị nạn.

Quyết định này đã được thực hiện “trong tinh thần Tin Mừng, trong sự hiệp thông với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, và sự liên tục với tinh thần đoàn kết là một đặc trưng lâu đời của Giáo Hội tại Genoa,” Một tuyên bố của tổng giáo phận đã cho biết như trên.

Các tu viện, đền thờ, và các cơ sở Công Giáo khác của tổng giáo phận hiện đang có hơn 300 người tị nạn khác tá túc.

Đức Hồng Y nói thêm rằng Hội Đồng Giám Mục Italia đang gấp rút thực hiện lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, và ngài hy vọng rằng 27,133 giáo xứ tại Ý sẽ che chở cho hơn 108,000 người.

Trong khi đó, tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của tổng giáo phận Poznan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã ra một thông cáo đặc biệt yêu cầu mỗi giáo xứ hãy bắt đầu chuẩn bị cho người tị nạn những nơi trú ẩn.

11. Nước Đức hào hiệp sẵn sàng đón nhận 500,000 người tị nạn mỗi năm trong vài năm

Thủ tướng Đức là bà Angela Merkel nói sự tràn ngập của người di cư đổ vào châu Âu đòi hỏi tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu phải can đảm gánh vác chung trách nhiệm trước thảm họa nhân đạo này. Bà kêu gọi các quốc gia phải chấp nhận một hạn ngạch nhất định dựa theo một thỏa thuận chung trong tinh thần liên đới giữa các quốc gia trong Liên minh châu Âu.

Bà Angela Merkel đã phát biểu như trên trong một cuộc họp báo hôm 8 tháng 9 tại Berlin với Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven.

Thụy Điển và Đức đang thảo luận về một biện pháp với tinh thần trách nhiệm cao độ nhằm đề xuất một chính sách tị nạn chung có thể coi là khả thi tại châu Âu.

Theo bà Angela Merkel các hiệp ước quốc tế hiện nay quy định trách nhiệm của nước đầu tiên những người tị nạn đặt chân đến không còn hiệu lực, không giúp giải quyết tình hình, và trong thực tế không thể bắt Hy Lạp và Italia cưu mang tất cả những người vượt qua Biển Địa Trung Hải nhằm tìm kiếm một nơi dung thân.

Theo bà Angela Merkel, hạn ngạch đón nhận người tị nạn phải được phân chia một cách công bằng, không phải là đồng đều nhưng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia. Một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Âu, đang chống đối bất cứ đề nghị đưa ra hạn ngạch nào với lập luận rằng họ thiếu các tài nguyên cần thiết.

Chính phủ của bà Merkel cho biết trong năm nay Đức có thể sẽ nhận 800,000 đơn xin tị nạn. Phó thủ tướng Sigmar Gabriel nói nước Đức sẵn sàng đón nhận 500,000 người tị nạn mỗi năm trong “nhiều năm”.

12. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tiết lộ: Trong tổng số 2.5 triệu người tị nạn Syria trong năm 2013, Hoa Kỳ chỉ nhận có 26 người!

Các cuộc nổi dậy tại Syria đã bắt đầu vào tháng 3 năm 2011, chủ yếu là những cuộc biểu tình bất bạo động nổ ra tại một loạt các thành phố nhằm chống lại chế độ tham nhũng, và bè phái của Tổng thống Bashar al-Assad.

Chế độ Assad đáp lại những cuộc biểu tình trên đường phố bằng vũ lực. Cuối cùng, lẽ tự nhiên, nhiều người dân có lẽ đã cầm vũ khí để tự vệ. Tuy nhiên, nếu không có những can dự bên ngoài nhằm theo đuổi những toan tính kinh tế và chính trị trong vùng, nếu không có những nguồn tiếp liệu khí tài chiến tranh khổng lồ, những cuộc biểu tình đã không thể trở thành một cuộc nội chiến chỉ trong vài tháng sau đó.

Cuộc chiến leo thang rất nhanh chóng. Tháng 3 năm 2012, Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 9,000 người Syria người đã bị giết trong những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy. Vào tháng Giêng năm 2013, con số đã lên đến 60,000; sau đó 100,000 vào tháng Bảy cùng năm. Con số những người tị nạn Syria nhanh chóng lên đến 2.5 triệu người vào tháng Sáu năm 2013. Trong số những quốc gia chấp nhận đón người tị nạn Syria, Hoa Kỳ, siêu cường mạnh nhất hành tinh, đón nhận một con số rất đáng xấu hổ là 26 người tị nạn. Vấn đề chấp nhận người tị nạn là phức tạp và các quốc gia có quyền và bổn phận điều hòa các làn sóng di dân vào nước họ. Tuy nhiên, siêu cường mạnh nhất hành tinh, chỉ chấp nhận có 26 người tị nạn, so với nước Đức dám mở rộng vòng tay đón 500,000 người tị nạn mỗi năm thì con số này quả là khôi hài, ấy là chưa kể những trách nhiệm luân lý phát sinh từ cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003.

Và trong khi cuộc xung đột vẫn đang diễn tiến, không biết đến khi nào kết thúc, Stephen O'Brien, phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân đạo, cho biết cho đến tháng 8 năm 2015, hơn 250,000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột bi đát này. Và trong khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn trong bối cảnh có những thoả thuận ngầm nào đó cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể tập trung quân, chiến xa, và các loại xe cơ giới ngang nhiên chiếm hết thành phố này đến thành phố khác của Syria, chắc chắn trong tương lai gần hàng triệu người Syria và Iraq không thể quay trở lại ngôi nhà của mình.

Cho đến nay, tổng cộng, khoảng một nửa dân Syria đã bị bật gốc bởi cuộc chiến. Nhiều người trong số họ, không có chỗ nào để đi trừ ra những trại tạm cư ở các nước láng giềng như Li Băng, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

Trong năm 2014 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia có đông người tị nạn nhất trên thế giới với hơn 2 triệu người tị nạn trong đó 1.8 triệu là người Syria. Li Băng đã mở rộng vòng tay đón tiếp 1,172,000. Đất nước chỉ có 4 triệu dân nay có tới hơn 6 triệu dân. Trong khi đó, 629,000 người Syria đã xin tị nạn tại Jordan và đang sinh sống trong những hoàn cảnh rất cơ cực. Ngay cả miền Iraq Kurdistan, bản thân hiện đang ở giữa một cuộc chiến tranh chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS, vẫn phải cưu mang hơn 200,000 người Syria.

Tổ chức Ân xá Quốc tế, trích dẫn số liệu của Liên Hợp Quốc, báo cáo rằng “ít nhất 40% số người tị nạn ở Li Băng sống trong nơi không xứng với phẩm giá con người” trong khi Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết ngân sách dành cho họ đã bị cắt giảm đến 3 tỉ Mỹ Kim trong tài khóa 2015-2016 mặc dù số người tị nạn không ngừng gia tăng. Trong tháng 12 năm 2014, Chương trình Lương thực Thế giới tuyên bố rằng họ đã phải ngừng cung cấp lương thực cho 1,7 triệu người tị nạn - bởi vì họ không có đủ tiền mặt.

Trong tình cảnh đó, người tị nạn còn biết làm gì hơn là liều mình chấp nhận những chuyến đi nguy hiểm vào Âu Châu. Khoảng 332,000 người di cư đã vào châu Âu qua ngã Địa Trung Hải trong năm nay. Theo tổ chức Di cư Quốc tế của Liên Hợp Quốc khoảng một nửa số người di cư bằng cách vượt biển Địa Trung Hải là người Syria. Tổ chức Di cư Quốc tế ước tính khoảng 850,000 người tị nạn sẽ đổ vào Âu Châu từ đây đến cuối năm.

Hoa Kỳ, về phần mình, đã làm ngơ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo này. Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, tính đến tháng 8 năm 2015, siêu cường mạnh nhất hành tinh chỉ chấp nhận cho tái định cư 1,434 người tị nạn Syria, và chỉ cam kết cho thêm một vài ngàn người nữa trong những năm sắp tới. Toàn bộ chương trình tái định cư tị nạn của Mỹ được giới hạn ở mức 70,000 người tị nạn trên toàn cầu một năm - một hạn ngạch giống nhau trong nhiều năm qua, bất chấp các cuộc khủng hoảng ngày càng tăng.

13. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher kêu gọi chính phủ Úc đón nhận các Kitô hữu tị nạn Syria

Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giáo xứ tại Âu Châu đón nhận người tị nạn, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Úc tăng hạn ngạch đón nhận người tị nạn và đặc biệt ưu tiên đón nhận các Kitô hữu vào Úc.

Ngài nói các Kitô hữu phải được đối xử đặc biệt vì sinh mạng của họ bị đe dọa nghiêm trọng trong sách lược “xua đuổi các Kitô hữu ra khỏi Trung Đông”.

Đức Cha nói thêm:

“Các nhóm khác cũng đang phải gánh chịu những khó khăn nặng nề và bị đàn áp nhưng nhiều Kitô hữu Syria có người thân tại Úc này và có một mối quan hệ văn hóa với nền văn hóa Úc và chúng ta nên tôn trọng những mối quan hệ và kết nối này”'.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục cho biết:

“Ngày hôm nay các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã viết thư cho Thủ tướng Tony Abbott và Bộ trưởng Nhập cư Peter Dutton bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với chính phủ trong bất kỳ cách thế nào có thể giúp tái định cư cho những người tị nạn”.

Tuyên bố cũng cho biết thêm những chi tiết sau:

“Do thiếu một giải pháp ngoại giao hay chính trị ngay lập tức để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria, chúng tôi mong chính phủ Úc vui lòng bổ sung cấp thời một hạn ngạch là 10,000 chỗ cho người tị nạn, đặc biệt cho những người chạy trốn khỏi Syria. Nếu được, thông qua Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, chúng tôi mong những người này có thể đặt chân đến Úc trước Giáng Sinh này '

George Christensen, dân biểu vùng Dawson ở tiểu bang Queensland, lên tiếng ủng hộ cho ý kiến của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher vào hôm thứ Ba.

“Kitô hữu thiểu số là những người bị chặt đầu trên các đường phố của Nhà nước Hồi giáo. Họ là những người bị đe dọa trực tiếp nhất, và họ phải được ưu tiên hàng đầu của chúng ta”