Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa Nhật 26 Quanh Năm Năm C - 26th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
07:38 25/09/2013
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các bài học từ cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô
Vũ Văn An
04:14 25/09/2013
Cuộc phỏng vấn độc quyền Đức Phanxicô của một số tập san Dòng Tên đã thu hút được thật nhiều chú ý khắp thế giới và không thiếu nước mắt vì xúc động. Linh Mục Martin của tập san America xác nhận: các biên tập viên khi san định bài phỏng vấn để cho đăng đã chưa bao giờ khóc như lần này. Linh mục Malone, tổng biên tập, thì cho rằng trong lịch sử 104 năm của tập san, chưa điều gì được coi là hoàn toàn không tiền lệ, chỉ có cuộc phỏng vấn lần này mới thực sự là vô tiền khoáng hậu mà thôi, một vô tiền khoáng hậu mà chính linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cũng không dám nghĩ tới.
Và việc đầu tiên linh mục Malone muốn nơi người đọc là không đọc bài phỏng vấn này theo kiểu “giáo trình và trịnh trọng” (didactic and formal) mà là theo lối “huynh đệ hơn là cha chú" (fraternal rather than paternal) vì bài phỏng vấn này đầy tinh thần đại lượng, khiêm nhường và âu yếm nồng đậm. Nó đã xua tan chiếc bóng “giáo hoàng quân chủ, tiền công đồng”. “Đức Phanxicô nói với ta như người anh của ta; chữ ‘ta’ của ngài quả là ‘ta’ chứ không phải ‘tôi’”.
Thiếu một ai đó
Đức Hồng Y Dolan của New York tỏ lời ca ngợi Đức Phanxicô đã có can đảm ngồi cho một cuộc phỏng vấn dài và có tính bản thân đến thế, một điều mà không phải ai cũng “dám”. Đức Phanxicô đã không ngại phát biểu đủ điều về lối cầu nguyện của ngài, lối sống thánh thiện của ngài, các hy vọng và thất vọng của ngài. Ngài quả đang đồng hành với ta.
Thái độ trên hết sức cần thiết cho công cuộc tân phúc âm hóa từng khởi diễn với hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, nhờ thế Đức Phanxicô đã phá tan các ấn tượng xấu người ta vẫn có về các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, vốn được coi như gây trở ngại cho việc truyền bá tin mừng của Giáo Hội.
Trước thái độ này, người xưa nay cảm thấy mình bị Giáo Hội cho ra rìa thì hết sức hân hoan, còn người sống theo kỷ luật, có khuynh hướng tín lý hơn, thì dường như không hài lòng lắm. Tuy nhiên, theo Đức HY Dolan, cả hai nhóm người này đều bỏ sót điều gì đó, hay đúng hơn, một ai đó. Có lẽ Đức Phanxicô sẽ rất thất vọng nếu người ta chỉ chú ý tới ngài, tới cuộc phỏng vấn ngài, tới các tuyên bố của ngài, mà quên mất Chúa Giêsu. Ngài muốn ta trước nhất chú ý tới Chúa Giêsu, nhấn mạnh tới Người, tới con người, giáo huấn, ơn cứu rỗi, lời mời gọi, cái chết và sự phục sinh của Người, mọi cái khác tự nhiên sẽ đến.
Là Giáo Hội, với nhau
Viết cho Website của tờ America, Vincent J. Miller cho rằng Đức Phanxicô đã thay đổi “cuộc cờ” trong Giáo Hội một cách khó lường. Theo ông, có điều gì rất mới trong cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô lần này, một chiều kích khác ta cần hành động.
Ông nghĩ, điều mới ấy chính là viễn kiến toàn bộ về Giáo Hội, vừa là “dân Chúa” vừa là “mẹ thánh Giáo Hội phẩm trật”, tụ tập với nhau trong một gần gũi mục vụ, để chữa lành các người bị thương một cách “gần gũi, thân cận”, đồng thời “loan báo Tin Mừng ở mọi ngõ ngách”.
Áp dụng vào thực tế, bước đầu tiên là sống với nhau như tín hữu và mục tử. Thay vì ký kiến nghị, nên yêu cầu gặp chính giám mục, điện cho ngài để xin gặp, nếu cần viết thư kiểu thư của Đức Phanxicô, kể cho ngài về đức tin, về nỗi sợ, thất vọng, niềm vui, nước mắt của bạn.
Điều cần hơn cả, theo Miller, không hẳn là kêu gào cải tổ mà là kêu gọi trở thành Giáo Hội thực sự với nhau. Cải tổ thực sự là ở chỗ đó.
Cuộc phỏng vấn và Thánh Kinh
John W. Martens, người chuyên chú giải Thánh Kinh cho tập san America, thì lưu ý tới việc Đức Phanxicô lấy Thánh Kinh làm “nền tảng cho khuôn mẫu sống và tư duy”của ngài. Ba đoạn Thánh Kinh được ngài nhắc đến cách trực tiếp hay tiềm ẩn trong cuộc phỏng vấn này có ý nghĩa đặc biệt.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng nhắc đến ơn gọi của Thánh Mátthêu qua tranh vẽ của Cavaraggio, một ơn gọi vốn được thuật trong Mt 9:9, Mc 2:14 và Lc 5:27. Ngài bảo rằng trước đây mỗi lần tới Rôma, ngài hay tới viếng Nhà Thờ Thánh Louis, Vua Nước Pháp, để chiêm ngưỡng bức “Ơn Gọi của Thánh Mátthêu” của danh họa này. “ ‘Ngón tay Chúa Giêsu đó chỉ thẳng vào Mátthêu. Chính là tôi. Tôi cảm thấy giống ngài. Giống Mátthêu’. Lúc này, Đức Giáo Hoàng trở nên cương quyết hẳn ra, như thể cuối cùng ngài đã tìm được hình ảnh hằng mong chờ: ‘Chính cử chỉ của Mátthêu làm tôi chú ý: ngài giữ chặt lấy túi tiền, như thể muốn nói: ‘Không, không phải con! Không, tiền này mới là của con’. Đó, tôi đó, một kẻ tội lỗi mà Chúa đã ghé mắt trông đến. Và đó là điều tôi đã nói ra khi người ta hỏi xem tôi có chấp nhận việc bầu tôi làm giáo hoàng hay không’. Rồi Đức Giáo Hoàng thủ thỉ bằng tiếng La Tinh: ‘tôi là kẻ có tội, nhưng tôi tin tưởng vào lòng thương xót và nhẫn nại vô hạn của Chúa Giêsu Kitô, và tôi chấp nhận trong tinh thần sám hối’”.
Khi đặt mình vào vai trò của một người tội lỗi được Thiên Chúa kêu gọi, Đức Phanxicô không những đặt mình vào vai trò của Tông Đồ Mátthêu, mà còn vào vai trò của mọi người, tất cả đều là người tội lỗi và đều được Thiên Chúa kêu gọi. Tuy nhiên, khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, ngài cũng đồng nhất hóa với sứ mệnh của Chúa Giêsu trong việc kêu gọi mọi người tiếp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, không trừ ai. Khi Chúa Giêsu ăn uống với “nhiều người thu thuế và kẻ tội lỗi” nghĩa là đồng nhất hóa với họ, các chuyên viên tôn giáo thời ấy, tức các Biệt Phái, không hài lòng: “tại sao thầy các anh lại ăn uống với người thu thuế và kẻ tội lỗi?” Chúa Giêsu trả lời: “những ai khỏe mạnh đâu cần thầy thuốc, mà chỉ người có bệnh mà thôi. Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ’. Vì Ta đến không để kêu gọi người chính trực mà là kẻ tội lỗi”.
Khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, Đức Phanxicô đã liệt kê bản sắc đầu hết của ngài như người được lòng thương xót Chúa cứu vớt, chứ không như một chuyên viên tôn giáo. Ngài cũng đồng nhất hóa sứ mệnh đầu hết của Giáo Hội với việc vươn tay ra với người “bệnh” để chữa lành tất cả những ai cần đến, tức “các người thu thuế và kẻ tội lỗi” hiện đại, những người trước đây không được cùng bàn. Đây là việc nới rộng lòng thương tới mọi người.
Điều trên mặc nhiên dẫn ta tới đoạn Thánh Kinh khác trong phần Đức Phanxicô nói tới bản chất “bệnh viện dã chiến” của Giáo Hội. Dù hình ảnh bệnh tật được xây dựng quanh Mt 9:9-13, nhưng cũng nhắc ta nghĩ tới dụ ngôn trong Luca 10:25-37 về người Samaria nhân hậu.
Đức Phanxicô bảo: “Tôi thấy rõ: điều Giáo Hội ngày nay cần hơn cả là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm tâm hồn các tín hữu. Giáo Hội cần sự gần gũi, cận kề. Tôi coi Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau một trận đánh. Quả vô ích khi hỏi người bị thương nặng có cao mỡ hay không hay độ đường trong máu là bao nhiêu! Cha phải chữa lành ngay vết thương của họ đã. Rồi mới nói tới những chuyện khác. Chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương... và cha phải bắt đầu từ đất đi lên.
“Giáo Hội đôi khi tự khóa mình vào những điều nhỏ nhặt, vào các qui định hẹp hòi. Điều quan trọng hơn cả là lời tuyên xưng đầu hết: Chúa Giêsu Kitô đã cứu rỗi cha. Và các thừa tác viên của Giáo Hội, trước nhất, phải là các thừa tác viên của lòng thương xót. Thí dụ, vị giải tội luôn có nguy cơ quá khắt khe hay quá lỏng lẻo. Cả hai thái độ ấy đều không phải là thương xót, vì chẳng thái độ nào thực sự chịu trách nhiệm đối với hối nhân. Người khắt khe rửa tay để nhường việc đó cho giới răn. Người lỏng lẻo rửa tay bằng cách bảo: ‘đây không phải là tội’ hay một điều gì đó tương tự như thế. Trong thừa tác mục vụ, ta phải đồng hành với người ta, và chữa lành các vết thương của họ”.
“Có người đã hỏi tôi một cách khiêu khích, xem tôi có chấp nhận việc đồng tính luyến ái không. Tôi trả lời bằng một câu hỏi khác: ‘xin cho tôi biết: khi thấy một người đồng tính, Thiên Chúa chấp nhận sự hiện hữu của họ một cách yêu thương hay bác bỏ và lên án người này?’ Ta phải luôn xét tới con người. Ở đây, ta bước vào mầu nhiệm của hữu thể nhân bản. Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với người ta, và ta cũng thế, ta phải đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương. Khi điều này xẩy ra, Chúa Thánh Thần sẽ linh hứng để vị linh mục nói điều đúng”.
Người Samaria nhân hậu quả đã đứng phía đàng sau mục này, vì mục này quả có nhấn mạnh tới việc “chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương” của “người bị thương nặng”, “ta phải chữa lành các vết thương của họ đã” và “đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương”.
Người Samaria đâu có hỏi người bị thương xem ông ta đau ra sao, hay ông ta làm gì mà ra nông nỗi, hoặc ông ta người Samaria hay người Do Thái. Bất chấp nguy hiểm bản thân, vì kẻ cướp có thể vẫn còn quanh quẩn đâu đó, ông chỉ một lòng chữa trị và chăm sóc cho người bị thương, chẳng cần biết thân thế, căn cước... Đó, “Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ” là thế đó.
Rồi Đức Phanxicô nói tiếp: “Trong phong cách truyền giáo, việc công bố chỉ tập chú vào những điều cốt yếu, cần thiết: những điều phấn khích, lôi cuốn, những điều làm tâm hồn bừng cháy, như các môn đệ trên đường Emmau xưa. Ta phải tìm cho ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng sẽ tan rã như tòa nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng. Đề xuất của Tin Mừng phải đơn giản hơn, sâu sắc hơn và tỏa sáng hơn. Chính từ lối đề xuất này, các hệ quả luân lý sẽ phát sinh ra” .
Điều trên là qui chiếu thứ ba tới Thánh Kinh, tức Luca 24: hành trình Emmau, trong đó, Chúa Giêsu xuất hiện với hai môn đệ đang mất hết hy vọng, để đồng hành và chuyện vãn với họ, mà họ không ngờ. Khi nhận ra Người là ai, họ bảo: “Lòng ta đã không bừng bừng khi Người chuyện vãn với ta trên đường đó sao, khi Người mở Thánh Kinh cho ta đó sao?”. Để nhận ra Chúa Giêsu, ta cần một gặp gỡ và muốn gặp gỡ cần có giới thiệu. Lòng thương xót là cách tốt nhất để giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người.
Lý thuyết chính thống và thực hành chính thống
Matt Emerson, một giáo sư thần học, thì đặc biệt thích hình ảnh Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến. Theo ông, hình ảnh này không những phong phú về thiêng liêng mà còn đồng thanh với những người không tin và những ai đang đi tìm mái ấm linh đạo.
Emerson cho rằng nói tới niềm tin, hình ảnh là điều chủ yếu. Trường Công Giáo có trách nhiệm không những trình bày đức tin như một điều hợp lý mà còn là điều thúc đẩy người ta tin nữa. Ông không dạy đức tin để sinh viên chấp nhận các chân lý của nó, mà còn ước ao các chân lý ấy nữa. Và không phải các ý niệm mà cả thực hành: cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ, óc tưởng tượng bí tích, chấp nhận Thánh Giá, hồi tâm v.v...
Ta không mong giáo sư sinh học đào tạo ra các nhà sinh học. Ta cũng không mong các giáo sư sử tạo ra các nhà sử học. Nhưng giáo sư thần học thì khác. Ơn gọi của họ liên hệ tới cả tiếp nhận lẫn hội nhập, lý thuyết chính thống lẫn thực hành chính thống (orthodoxy & orthopraxis).
Thành thử ông rất biết ơn Đức Phanxicô khi ngài đưa ra hình ảnh trên về Giáo Hội. Hàng ngày, ông phải đương đầu với các thanh thiếu niên hoài nghi. Với họ, chỉ những hình ảnh nào gây hào hứng, gây thắc mắc mới đáng lưu ý. “Đối với một cử tọa có rất ít thông tri hay không có thông tri nào về tôn giáo, đối với một cử tọa có kinh nghiệm xấu về tôn giáo, hình ảnh nào về Giáo Hội có tính thuyết phục hơn: Giáo Hội đồng nhất hóa với câu truyện người Samaria nhân hậu hay Giáo Hội đồng nhất hóa với chủ trương về ngừa thai?”
Emerson cho rằng hình ảnh trước có sức thuyết phục hơn đối với sinh viên. Nó là ngả đường hữu hiệu hơn dẫn tới các khía cạnh bao quát và đòi hỏi hơn của đức tin. Khi sinh viên hiểu được rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của cảm thương triệt để, Kitô Giáo căn bản nói về mối liên hệ với tình yêu tối hậu chỉ muốn họ được tự do và triển nở, họ sẽ dễ dàng lắng nghe việc bán hết của cải, vác thánh giá mình hay cưỡng lại cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc tiếp nhận các chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề luân lý được Đức Phanxicô nhắc đến trong cuộc phỏng vấn.
Dân Chúa
Linh mục Drew Christiansen, cựu tổng biên tập America, thì thích hình ảnh dân Chúa. Đây là hình ảnh quan trọng nhất và phổ thông nhất của Vatican II. Trong suốt 20 năm, nó thường xuyên xuất hiện trong ngữ vựng Công Giáo, cả phụng vụ nữa. Nhưng không thiếu người ngờ vực hay dè dặt đối với nó.
Đức HY Avery Dulles, trong Các Mô Thức Về Giáo Hội (Models of the Church) quan tâm tới ngữ cảnh dân chủ hóa của nó. Có người sợ nó xâm hại thẩm quyền phẩm trật. Cha Christiansen cho rằng Đức Gioan Phaolô II “phớt lờ” nó, thích dùng chữ mô thức huấn quyền hơn. Rõ ràng Đức Phanxicô muốn làm mới lại hình ảnh Giáo Hội như dân Chúa. Ngài nói với Cha Sparado: “hình ảnh Giáo Hội mà tôi thích là hình ảnh dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa... Sẽ không có căn tính nào trọn vẹn nếu không thuộc về một dân tộc. Không ai được cứu rỗi một mình, như những cá nhân cô lập, nhưng Thiên Chúa lôi kéo ta vào một mạng lưới phức tạp gồm nhiều tương quan xẩy ra trong cộng đồng nhân bản. Thiên Chúa tham dự năng động vào mạng lưới tương quan này”. Đây quả là Đạo Công Giáo của Căn Lều Vĩ Đại, chào đón mọi người.
Không còn là một định chế, huống chi một văn phòng, Giáo Hội là một “cộng đồng, một mạng lưới tương quan”, một “cộng đồng môn đệ”. Hơn thế nữa, Đức Phanxicô còn đồng nhất hóa tính vô ngộ, coi nó như là tự thân của toàn thể Giáo Hội: “một cảm thức siêu nhiên nơi đức tin của mọi người cùng sánh bước với nhau... Khi đối thoại giữa giáo dân với giám mục và giáo hoàng đi theo đường này và chân thực, thì Chúa Thánh Thần sẽ trợ giúp nó”. Đây quả là cái hiểu chân chính về tính vô ngộ, mà trước đây vốn được hiểu phiến diện theo quan điểm quân chủ, điều mà Chân Phúc John Henry Newman gọi là “âm mưu của các giám mục và tín hữu”.
Điều được linh mục Christiansen lưu ý nữa là việc Đức Phanxicô tái tập chú hóa Giáo Hội vào Tin Mừng. Tình yêu Thiên Chúa phải là tâm điểm lời giảng của Giáo Hội. Luân lý có chỗ đứng của nó nhưng phải tới sau Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót của Chúa và không nên “bị ám ảnh” về nó. “Việc công bố tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa phải đến trước luân lý và mệnh lệnh tôn giáo”.
Trăm hoa đua nở
Kevin Clarke đề cập tới các khen ngợi của báo chí đời đối với cuộc phỏng vấn. Tờ New York Times có phúc trình ở trang đầu, thán phục sự “thành thực” của vị tân giáo hoàng. Họ lưu ý nhất tới đoạn ngài cho rằng người Công Giáo đôi khi quá “bị ám ảnh” bởi việc rao giảng về phá thai, hôn nhân đồng tính và ngừa thai, và chính ngài, ít nói tới các vấn đề ấy dù bị một số giới không hài lòng.
“Pope: I am a sinner” (Đức Giáo Hoàng: Tôi là kẻ tội lỗi) là đầu đề của Cnn.com trong một tường trình dẫn đầu về đời sống bản thân của Đức Phanxicô và viễn kiến của ngài về Giáo Hội. Tường trình mô tả chủ trương của Đức Giáo Hoàng cho rằng “Giáo Hội có quyền phát biểu ý kiến nhưng không ‘can thiệp thiêng liêng’ vào đời sống người đồng tính”, coi đây là “những nhận định mạnh mẽ có tính nổ bùng”.
Cuộc phỏng vấn cũng là những truyện hàng đầu của USA Today, Associated Press, Yahoo News, tất cả lưu ý tới viễn kiến của Đức Giáo Hoàng về điều tương lai Giáo Hội phải ra sao. AP trích lời ngài: “Ta phải tìm ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng có cơ bị đổ như căn nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng”. Họ cũng cho rằng “Đức Phanxicô nói rằng giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”.
Về phương diện này, John Allen của National Catholic Reporter cho hay: “không xa lìa tín lý truyền thống, Đức Phanxicô chỉ cố gắng thay đổi sự nhấn mạnh của Giáo Hội từ kết án qua thương xót mà thôi”.
Tờ Washington Post cho rằng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô đặt khung khổ cho triều giáo hoàng của ngài. Họ bảo: “Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo chỉ trích điều ngài coi như khuynh hướng của một số nhà lãnh đạo trong Giáo Hội quá chú trọng tới các qui luật nhỏ mọn và thay vào đó đã nhấn mạnh rằng ‘các thừa tác viên của Giáo Hội phải có lòng thương xót’. Đức Phanxicô nói: ‘dân Chúa muốn các mục tử, chứ không phải các giáo sĩ hành xử như nhân viên cạo giấy hay viên chức chính phủ’”.
Trên tờ Dish, Andrew Sullivan gọi cuộc phỏng vấn này là một "mạc khải”: “Vị giáo hoàng này không phải là vị giáo hoàng của phe phản động luôn bị ám ảnh bởi việc kiểm soát đời sống người khác, một phe từng nắm giữ phẩm trật trong suốt 3 thập niên qua...” Ông ta gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “dầu thoa cho nhiều linh hồn”.
Trên Religion News Service, David Gibson gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “thành thực một cách đáng ca ngợi” và “chắc chắn sẽ lay động Giáo Hội và củng cố danh tiếng của ngài như một nhà lãnh đạo có tính mục vụ hơn là tín lý”. Còn tờ The Irish Times thì cho rằng “Đức Phanxicô sử dụng một ngôn từ cực kỳ bộc trực để định ra một sắc thái mới cho Giáo Hội bằng cách cho rằng Giáo Hội nên là ‘nhà cho mọi người’ chứ không phải là ‘ngôi nhà nguyện nhỏ’ chi biết tập chú vào tín lý, giáo lý chính thống và một nghị trình hẹp hòi về giáo huấn luân lý”.
Sáu điều đáng lưu ý
Phần linh mục James Martin, chủ bút tổng thể của America, cuộc phỏng vấn có sáu điều đáng lưu ý. Trước nhất là sự trung thực. Chính ngài thú nhận: “lối ra quyết định độc tài và chớp nhoáng của tôi đã dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng và bị tố cáo là siêu bảo thủ... nhưng tôi chưa bao giờ là người cánh hữu”. Ngài có ý nói tới thời làm giám tỉnh Dòng Tên, lúc mới 36 tuổi.
Sau đó, ngài còn nói thật rằng trong đời ngài, các quyết định lần đầu “thường là sai lầm”. Hết sức thành thực. Phản ảnh truyền thống “bộc bạch lương tâm” của linh đạo Inhã, cũng là truyền thống Kitô Giáo. Linh mục Martin cho rằng Giáo Hội sẽ được hưởng nhờ rất nhiều nếu được trao phó vào tay người biết xét lương tâm, không những thành thực mà còn trước mặt mọi người nữa.
Điều thứ hai đáng lưu ý là “ta phải luôn xem sét tới con người”. Ngài bảo: “cho tôi hay, khi Thiên Chúa thấy một người đồng tính, ngài chấp nhận sự hiện hữu của họ hay bác bỏ và lên án họ?”
“Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với con người, thì ta, ta cũng phải đồng hành với họ, khởi đi từ chính trạng huống của họ. Cần phải đồng hành với họ trong thương xót".
Ngài không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội; ngài chỉ thay đổi cung cách Giáo Hội nói với và nói về người đồng tính: phải nhậy cảm, như Đức HY Oswald Gracias, tổng giám mục Mumbai của Ấn Độ, hay nói với tín hữu của mình.
Thứ ba, “ta không nên nghĩ rằng ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ chỉ có nghĩa là suy nghĩ với phẩm trật của Giáo Hội”. Cha Martin cho hay kiểu nói ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ là điều không một tu sĩ Dòng Tên nào không biết đến, vì nó có trong Linh Thao của Thánh Inhã với nhiều qui luật hẳn hoi: với nghĩa phải lồng mình vào sinh hoạt của Giáo Hội, sánh hàng với các giáo huấn của Giáo Hội một cách sâu sắc nhất. Thánh Inhã còn nói tới việc vâng phục “mù quáng” nữa tất cả những gì Giáo Hội dạy.
Ở đây, Đức Phanxicô, một tu sĩ Dòng Tên, đã đem lại cái hiểu mới cho luật này, “một lối giải thích mà nói thật” Cha Martin chưa từng được nghe! Điều rõ ràng, Giáo Hội là “toàn thể dân Chúa” mục tử và giáo dân với nhau, chứ không phải chỉ là phẩm trật. Thành thử, ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ không phải chỉ là suy nghĩ với phẩm trật mà thôi.
Thứ tư, “giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”. Câu trích dẫn này làm sáng tỏ một phần truyền thống đôi khi bị người Công Giáo ngày nay lãng quên. Thần học gọi điều này là “phẩm trật các chân lý”, một loại thang chân lý theo thứ tự quan trọng của chúng. Thí dụ đơn giản nhất: nhất trí với điều vị mục tử địa phương của bạn nói về bài đọc Chúa Nhật không có cùng giá trị như việc tin sự Phục Sinh. Điều sau là chủ yếu đối với niềm tin và sự hiệp thông của Giáo Hội; điều trước kém chủ yếu hơn.
Nhưng khi nhắc tới “phẩm trật các chân lý”, một số người Công Giáo tỏ ra không thoải mái, ngờ ngợ cho rằng bạn muốn hạ giá giáo huấn của Giáo Hội. Nhưng Đức Phanxicô nói rõ: ngài hiểu truyền thống quan trọng này.
Ngài cũng cho rằng giáo huấn của Giáo Hội không phải là một “số đông rời rạc các tín lý cần phải khư khư áp đặt”. Nói cách khác, theo cách hiểu của linh mục Martin, dù đức tin là chủ yếu, việc truyền bá nó không được áp đặt lên người ta. Kitô Giáo luôn là một tôn giáo chủ yếu mời gọi, mời gọi gắn bó với một số tín điều, nhưng nhất là mời gọi gặp gỡ một người: là Chúa Giêsu Kitô.
Thứ năm, “nếu Kitô hữu theo thuyết duy phục nguyên, duy luật lệ, nếu họ muốn mọi sự phải rõ ràng và an toàn, họ sẽ chẳng tìm thấy chi”. Theo linh mục Martin. Đức Phanxicô khá thoải mái với mầu xám (gray, giữa trắng và đen). Trong cuộc phỏng vấn, ngài chống lại điều ngài gọi là “an toàn tín lý” và nhẹ nhàng chỉ trích những ai “khư khư ráng phục hồi một dĩ vãng hết còn hiện hữu”. Ngài yêu cầu người Công Giáo xa lìa một Giáo Hội “tự khoá mình trong những điều nhỏ mọn, trong những qui định hẹp hòi”. Thay vào đó, ngài mời gọi người Công Giáo, và mời gọi Giáo Hội, bước vào một thế giới không chắc chắn, nơi đa số chúng ta dù sao cũng đang sống.
Đó cũng là thế giới Chúa Giêsu đã bước vào: thế giới thực trong đó, con người trải nghiệm sự không chắc chắn và đương đầu với nhu cầu phải quyết định. Đó là lãnh vực của người tín hữu thường ngày. Nhưng có một điều, Đức Phanxicô chắc chắn: ta có thể tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự, như truyền thống Inhã vốn dạy ngài. Theo cha Martin, đây là điều cảm động nhất trong cuộc phỏng vấn lần này: “Tôi có một điều chắc chắn về tín lý: Thiên Chúa ở trong cuộc sống của mọi người... dù cuộc sống ấy gặp tai ương, bị hủy diệt bởi tội ác, ma túy và bất cứ điều gì khác, Thiên Chúa vẫn ở đó. Cha có thể, và phải cố tìm Thiên Chúa trong cuộc nhân sinh”.
Thứ sáu, “Tôi là kẻ tội lỗi. Đây là định nghĩa chính xác nhất. Không phải là văn vẻ hoa mỹ, văn chương thi phú. Tôi là kẻ tội lỗi”. Nền linh đạo Inhã thường dạy ngài phải coi mình là “kẻ tội lỗi được yêu thương”, “kẻ tội lỗi được Chúa Kitô cứu chuộc”. Ở đây, nguyên tuyền chỉ là “kẻ tội lỗi”, chẳng chút thêm thắt, bọc đường. Dĩ nhiên, ngài biết mình được Chúa Kitô cứu chuộc. Nhưng tự xương tự thịt, ngài biết mình thực sự bất toàn, mắc lầm lỗi và đang phải chiến đấu. Tất cả chúng ta cũng vậy. Có lẽ đó là điều khiến ngài được yêu thương và những muốn yêu thương người khác.
Và việc đầu tiên linh mục Malone muốn nơi người đọc là không đọc bài phỏng vấn này theo kiểu “giáo trình và trịnh trọng” (didactic and formal) mà là theo lối “huynh đệ hơn là cha chú" (fraternal rather than paternal) vì bài phỏng vấn này đầy tinh thần đại lượng, khiêm nhường và âu yếm nồng đậm. Nó đã xua tan chiếc bóng “giáo hoàng quân chủ, tiền công đồng”. “Đức Phanxicô nói với ta như người anh của ta; chữ ‘ta’ của ngài quả là ‘ta’ chứ không phải ‘tôi’”.
Thiếu một ai đó
Đức Hồng Y Dolan của New York tỏ lời ca ngợi Đức Phanxicô đã có can đảm ngồi cho một cuộc phỏng vấn dài và có tính bản thân đến thế, một điều mà không phải ai cũng “dám”. Đức Phanxicô đã không ngại phát biểu đủ điều về lối cầu nguyện của ngài, lối sống thánh thiện của ngài, các hy vọng và thất vọng của ngài. Ngài quả đang đồng hành với ta.
Thái độ trên hết sức cần thiết cho công cuộc tân phúc âm hóa từng khởi diễn với hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, nhờ thế Đức Phanxicô đã phá tan các ấn tượng xấu người ta vẫn có về các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, vốn được coi như gây trở ngại cho việc truyền bá tin mừng của Giáo Hội.
Trước thái độ này, người xưa nay cảm thấy mình bị Giáo Hội cho ra rìa thì hết sức hân hoan, còn người sống theo kỷ luật, có khuynh hướng tín lý hơn, thì dường như không hài lòng lắm. Tuy nhiên, theo Đức HY Dolan, cả hai nhóm người này đều bỏ sót điều gì đó, hay đúng hơn, một ai đó. Có lẽ Đức Phanxicô sẽ rất thất vọng nếu người ta chỉ chú ý tới ngài, tới cuộc phỏng vấn ngài, tới các tuyên bố của ngài, mà quên mất Chúa Giêsu. Ngài muốn ta trước nhất chú ý tới Chúa Giêsu, nhấn mạnh tới Người, tới con người, giáo huấn, ơn cứu rỗi, lời mời gọi, cái chết và sự phục sinh của Người, mọi cái khác tự nhiên sẽ đến.
Là Giáo Hội, với nhau
Viết cho Website của tờ America, Vincent J. Miller cho rằng Đức Phanxicô đã thay đổi “cuộc cờ” trong Giáo Hội một cách khó lường. Theo ông, có điều gì rất mới trong cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô lần này, một chiều kích khác ta cần hành động.
Ông nghĩ, điều mới ấy chính là viễn kiến toàn bộ về Giáo Hội, vừa là “dân Chúa” vừa là “mẹ thánh Giáo Hội phẩm trật”, tụ tập với nhau trong một gần gũi mục vụ, để chữa lành các người bị thương một cách “gần gũi, thân cận”, đồng thời “loan báo Tin Mừng ở mọi ngõ ngách”.
Áp dụng vào thực tế, bước đầu tiên là sống với nhau như tín hữu và mục tử. Thay vì ký kiến nghị, nên yêu cầu gặp chính giám mục, điện cho ngài để xin gặp, nếu cần viết thư kiểu thư của Đức Phanxicô, kể cho ngài về đức tin, về nỗi sợ, thất vọng, niềm vui, nước mắt của bạn.
Điều cần hơn cả, theo Miller, không hẳn là kêu gào cải tổ mà là kêu gọi trở thành Giáo Hội thực sự với nhau. Cải tổ thực sự là ở chỗ đó.
Cuộc phỏng vấn và Thánh Kinh
John W. Martens, người chuyên chú giải Thánh Kinh cho tập san America, thì lưu ý tới việc Đức Phanxicô lấy Thánh Kinh làm “nền tảng cho khuôn mẫu sống và tư duy”của ngài. Ba đoạn Thánh Kinh được ngài nhắc đến cách trực tiếp hay tiềm ẩn trong cuộc phỏng vấn này có ý nghĩa đặc biệt.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng nhắc đến ơn gọi của Thánh Mátthêu qua tranh vẽ của Cavaraggio, một ơn gọi vốn được thuật trong Mt 9:9, Mc 2:14 và Lc 5:27. Ngài bảo rằng trước đây mỗi lần tới Rôma, ngài hay tới viếng Nhà Thờ Thánh Louis, Vua Nước Pháp, để chiêm ngưỡng bức “Ơn Gọi của Thánh Mátthêu” của danh họa này. “ ‘Ngón tay Chúa Giêsu đó chỉ thẳng vào Mátthêu. Chính là tôi. Tôi cảm thấy giống ngài. Giống Mátthêu’. Lúc này, Đức Giáo Hoàng trở nên cương quyết hẳn ra, như thể cuối cùng ngài đã tìm được hình ảnh hằng mong chờ: ‘Chính cử chỉ của Mátthêu làm tôi chú ý: ngài giữ chặt lấy túi tiền, như thể muốn nói: ‘Không, không phải con! Không, tiền này mới là của con’. Đó, tôi đó, một kẻ tội lỗi mà Chúa đã ghé mắt trông đến. Và đó là điều tôi đã nói ra khi người ta hỏi xem tôi có chấp nhận việc bầu tôi làm giáo hoàng hay không’. Rồi Đức Giáo Hoàng thủ thỉ bằng tiếng La Tinh: ‘tôi là kẻ có tội, nhưng tôi tin tưởng vào lòng thương xót và nhẫn nại vô hạn của Chúa Giêsu Kitô, và tôi chấp nhận trong tinh thần sám hối’”.
Khi đặt mình vào vai trò của một người tội lỗi được Thiên Chúa kêu gọi, Đức Phanxicô không những đặt mình vào vai trò của Tông Đồ Mátthêu, mà còn vào vai trò của mọi người, tất cả đều là người tội lỗi và đều được Thiên Chúa kêu gọi. Tuy nhiên, khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, ngài cũng đồng nhất hóa với sứ mệnh của Chúa Giêsu trong việc kêu gọi mọi người tiếp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, không trừ ai. Khi Chúa Giêsu ăn uống với “nhiều người thu thuế và kẻ tội lỗi” nghĩa là đồng nhất hóa với họ, các chuyên viên tôn giáo thời ấy, tức các Biệt Phái, không hài lòng: “tại sao thầy các anh lại ăn uống với người thu thuế và kẻ tội lỗi?” Chúa Giêsu trả lời: “những ai khỏe mạnh đâu cần thầy thuốc, mà chỉ người có bệnh mà thôi. Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ’. Vì Ta đến không để kêu gọi người chính trực mà là kẻ tội lỗi”.
Khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, Đức Phanxicô đã liệt kê bản sắc đầu hết của ngài như người được lòng thương xót Chúa cứu vớt, chứ không như một chuyên viên tôn giáo. Ngài cũng đồng nhất hóa sứ mệnh đầu hết của Giáo Hội với việc vươn tay ra với người “bệnh” để chữa lành tất cả những ai cần đến, tức “các người thu thuế và kẻ tội lỗi” hiện đại, những người trước đây không được cùng bàn. Đây là việc nới rộng lòng thương tới mọi người.
Điều trên mặc nhiên dẫn ta tới đoạn Thánh Kinh khác trong phần Đức Phanxicô nói tới bản chất “bệnh viện dã chiến” của Giáo Hội. Dù hình ảnh bệnh tật được xây dựng quanh Mt 9:9-13, nhưng cũng nhắc ta nghĩ tới dụ ngôn trong Luca 10:25-37 về người Samaria nhân hậu.
Đức Phanxicô bảo: “Tôi thấy rõ: điều Giáo Hội ngày nay cần hơn cả là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm tâm hồn các tín hữu. Giáo Hội cần sự gần gũi, cận kề. Tôi coi Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau một trận đánh. Quả vô ích khi hỏi người bị thương nặng có cao mỡ hay không hay độ đường trong máu là bao nhiêu! Cha phải chữa lành ngay vết thương của họ đã. Rồi mới nói tới những chuyện khác. Chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương... và cha phải bắt đầu từ đất đi lên.
“Giáo Hội đôi khi tự khóa mình vào những điều nhỏ nhặt, vào các qui định hẹp hòi. Điều quan trọng hơn cả là lời tuyên xưng đầu hết: Chúa Giêsu Kitô đã cứu rỗi cha. Và các thừa tác viên của Giáo Hội, trước nhất, phải là các thừa tác viên của lòng thương xót. Thí dụ, vị giải tội luôn có nguy cơ quá khắt khe hay quá lỏng lẻo. Cả hai thái độ ấy đều không phải là thương xót, vì chẳng thái độ nào thực sự chịu trách nhiệm đối với hối nhân. Người khắt khe rửa tay để nhường việc đó cho giới răn. Người lỏng lẻo rửa tay bằng cách bảo: ‘đây không phải là tội’ hay một điều gì đó tương tự như thế. Trong thừa tác mục vụ, ta phải đồng hành với người ta, và chữa lành các vết thương của họ”.
“Có người đã hỏi tôi một cách khiêu khích, xem tôi có chấp nhận việc đồng tính luyến ái không. Tôi trả lời bằng một câu hỏi khác: ‘xin cho tôi biết: khi thấy một người đồng tính, Thiên Chúa chấp nhận sự hiện hữu của họ một cách yêu thương hay bác bỏ và lên án người này?’ Ta phải luôn xét tới con người. Ở đây, ta bước vào mầu nhiệm của hữu thể nhân bản. Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với người ta, và ta cũng thế, ta phải đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương. Khi điều này xẩy ra, Chúa Thánh Thần sẽ linh hứng để vị linh mục nói điều đúng”.
Người Samaria nhân hậu quả đã đứng phía đàng sau mục này, vì mục này quả có nhấn mạnh tới việc “chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương” của “người bị thương nặng”, “ta phải chữa lành các vết thương của họ đã” và “đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương”.
Người Samaria đâu có hỏi người bị thương xem ông ta đau ra sao, hay ông ta làm gì mà ra nông nỗi, hoặc ông ta người Samaria hay người Do Thái. Bất chấp nguy hiểm bản thân, vì kẻ cướp có thể vẫn còn quanh quẩn đâu đó, ông chỉ một lòng chữa trị và chăm sóc cho người bị thương, chẳng cần biết thân thế, căn cước... Đó, “Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ” là thế đó.
Rồi Đức Phanxicô nói tiếp: “Trong phong cách truyền giáo, việc công bố chỉ tập chú vào những điều cốt yếu, cần thiết: những điều phấn khích, lôi cuốn, những điều làm tâm hồn bừng cháy, như các môn đệ trên đường Emmau xưa. Ta phải tìm cho ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng sẽ tan rã như tòa nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng. Đề xuất của Tin Mừng phải đơn giản hơn, sâu sắc hơn và tỏa sáng hơn. Chính từ lối đề xuất này, các hệ quả luân lý sẽ phát sinh ra” .
Điều trên là qui chiếu thứ ba tới Thánh Kinh, tức Luca 24: hành trình Emmau, trong đó, Chúa Giêsu xuất hiện với hai môn đệ đang mất hết hy vọng, để đồng hành và chuyện vãn với họ, mà họ không ngờ. Khi nhận ra Người là ai, họ bảo: “Lòng ta đã không bừng bừng khi Người chuyện vãn với ta trên đường đó sao, khi Người mở Thánh Kinh cho ta đó sao?”. Để nhận ra Chúa Giêsu, ta cần một gặp gỡ và muốn gặp gỡ cần có giới thiệu. Lòng thương xót là cách tốt nhất để giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người.
Lý thuyết chính thống và thực hành chính thống
Matt Emerson, một giáo sư thần học, thì đặc biệt thích hình ảnh Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến. Theo ông, hình ảnh này không những phong phú về thiêng liêng mà còn đồng thanh với những người không tin và những ai đang đi tìm mái ấm linh đạo.
Emerson cho rằng nói tới niềm tin, hình ảnh là điều chủ yếu. Trường Công Giáo có trách nhiệm không những trình bày đức tin như một điều hợp lý mà còn là điều thúc đẩy người ta tin nữa. Ông không dạy đức tin để sinh viên chấp nhận các chân lý của nó, mà còn ước ao các chân lý ấy nữa. Và không phải các ý niệm mà cả thực hành: cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ, óc tưởng tượng bí tích, chấp nhận Thánh Giá, hồi tâm v.v...
Ta không mong giáo sư sinh học đào tạo ra các nhà sinh học. Ta cũng không mong các giáo sư sử tạo ra các nhà sử học. Nhưng giáo sư thần học thì khác. Ơn gọi của họ liên hệ tới cả tiếp nhận lẫn hội nhập, lý thuyết chính thống lẫn thực hành chính thống (orthodoxy & orthopraxis).
Thành thử ông rất biết ơn Đức Phanxicô khi ngài đưa ra hình ảnh trên về Giáo Hội. Hàng ngày, ông phải đương đầu với các thanh thiếu niên hoài nghi. Với họ, chỉ những hình ảnh nào gây hào hứng, gây thắc mắc mới đáng lưu ý. “Đối với một cử tọa có rất ít thông tri hay không có thông tri nào về tôn giáo, đối với một cử tọa có kinh nghiệm xấu về tôn giáo, hình ảnh nào về Giáo Hội có tính thuyết phục hơn: Giáo Hội đồng nhất hóa với câu truyện người Samaria nhân hậu hay Giáo Hội đồng nhất hóa với chủ trương về ngừa thai?”
Emerson cho rằng hình ảnh trước có sức thuyết phục hơn đối với sinh viên. Nó là ngả đường hữu hiệu hơn dẫn tới các khía cạnh bao quát và đòi hỏi hơn của đức tin. Khi sinh viên hiểu được rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của cảm thương triệt để, Kitô Giáo căn bản nói về mối liên hệ với tình yêu tối hậu chỉ muốn họ được tự do và triển nở, họ sẽ dễ dàng lắng nghe việc bán hết của cải, vác thánh giá mình hay cưỡng lại cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc tiếp nhận các chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề luân lý được Đức Phanxicô nhắc đến trong cuộc phỏng vấn.
Dân Chúa
Linh mục Drew Christiansen, cựu tổng biên tập America, thì thích hình ảnh dân Chúa. Đây là hình ảnh quan trọng nhất và phổ thông nhất của Vatican II. Trong suốt 20 năm, nó thường xuyên xuất hiện trong ngữ vựng Công Giáo, cả phụng vụ nữa. Nhưng không thiếu người ngờ vực hay dè dặt đối với nó.
Đức HY Avery Dulles, trong Các Mô Thức Về Giáo Hội (Models of the Church) quan tâm tới ngữ cảnh dân chủ hóa của nó. Có người sợ nó xâm hại thẩm quyền phẩm trật. Cha Christiansen cho rằng Đức Gioan Phaolô II “phớt lờ” nó, thích dùng chữ mô thức huấn quyền hơn. Rõ ràng Đức Phanxicô muốn làm mới lại hình ảnh Giáo Hội như dân Chúa. Ngài nói với Cha Sparado: “hình ảnh Giáo Hội mà tôi thích là hình ảnh dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa... Sẽ không có căn tính nào trọn vẹn nếu không thuộc về một dân tộc. Không ai được cứu rỗi một mình, như những cá nhân cô lập, nhưng Thiên Chúa lôi kéo ta vào một mạng lưới phức tạp gồm nhiều tương quan xẩy ra trong cộng đồng nhân bản. Thiên Chúa tham dự năng động vào mạng lưới tương quan này”. Đây quả là Đạo Công Giáo của Căn Lều Vĩ Đại, chào đón mọi người.
Không còn là một định chế, huống chi một văn phòng, Giáo Hội là một “cộng đồng, một mạng lưới tương quan”, một “cộng đồng môn đệ”. Hơn thế nữa, Đức Phanxicô còn đồng nhất hóa tính vô ngộ, coi nó như là tự thân của toàn thể Giáo Hội: “một cảm thức siêu nhiên nơi đức tin của mọi người cùng sánh bước với nhau... Khi đối thoại giữa giáo dân với giám mục và giáo hoàng đi theo đường này và chân thực, thì Chúa Thánh Thần sẽ trợ giúp nó”. Đây quả là cái hiểu chân chính về tính vô ngộ, mà trước đây vốn được hiểu phiến diện theo quan điểm quân chủ, điều mà Chân Phúc John Henry Newman gọi là “âm mưu của các giám mục và tín hữu”.
Điều được linh mục Christiansen lưu ý nữa là việc Đức Phanxicô tái tập chú hóa Giáo Hội vào Tin Mừng. Tình yêu Thiên Chúa phải là tâm điểm lời giảng của Giáo Hội. Luân lý có chỗ đứng của nó nhưng phải tới sau Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót của Chúa và không nên “bị ám ảnh” về nó. “Việc công bố tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa phải đến trước luân lý và mệnh lệnh tôn giáo”.
Trăm hoa đua nở
Kevin Clarke đề cập tới các khen ngợi của báo chí đời đối với cuộc phỏng vấn. Tờ New York Times có phúc trình ở trang đầu, thán phục sự “thành thực” của vị tân giáo hoàng. Họ lưu ý nhất tới đoạn ngài cho rằng người Công Giáo đôi khi quá “bị ám ảnh” bởi việc rao giảng về phá thai, hôn nhân đồng tính và ngừa thai, và chính ngài, ít nói tới các vấn đề ấy dù bị một số giới không hài lòng.
“Pope: I am a sinner” (Đức Giáo Hoàng: Tôi là kẻ tội lỗi) là đầu đề của Cnn.com trong một tường trình dẫn đầu về đời sống bản thân của Đức Phanxicô và viễn kiến của ngài về Giáo Hội. Tường trình mô tả chủ trương của Đức Giáo Hoàng cho rằng “Giáo Hội có quyền phát biểu ý kiến nhưng không ‘can thiệp thiêng liêng’ vào đời sống người đồng tính”, coi đây là “những nhận định mạnh mẽ có tính nổ bùng”.
Cuộc phỏng vấn cũng là những truyện hàng đầu của USA Today, Associated Press, Yahoo News, tất cả lưu ý tới viễn kiến của Đức Giáo Hoàng về điều tương lai Giáo Hội phải ra sao. AP trích lời ngài: “Ta phải tìm ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng có cơ bị đổ như căn nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng”. Họ cũng cho rằng “Đức Phanxicô nói rằng giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”.
Về phương diện này, John Allen của National Catholic Reporter cho hay: “không xa lìa tín lý truyền thống, Đức Phanxicô chỉ cố gắng thay đổi sự nhấn mạnh của Giáo Hội từ kết án qua thương xót mà thôi”.
Tờ Washington Post cho rằng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô đặt khung khổ cho triều giáo hoàng của ngài. Họ bảo: “Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo chỉ trích điều ngài coi như khuynh hướng của một số nhà lãnh đạo trong Giáo Hội quá chú trọng tới các qui luật nhỏ mọn và thay vào đó đã nhấn mạnh rằng ‘các thừa tác viên của Giáo Hội phải có lòng thương xót’. Đức Phanxicô nói: ‘dân Chúa muốn các mục tử, chứ không phải các giáo sĩ hành xử như nhân viên cạo giấy hay viên chức chính phủ’”.
Trên tờ Dish, Andrew Sullivan gọi cuộc phỏng vấn này là một "mạc khải”: “Vị giáo hoàng này không phải là vị giáo hoàng của phe phản động luôn bị ám ảnh bởi việc kiểm soát đời sống người khác, một phe từng nắm giữ phẩm trật trong suốt 3 thập niên qua...” Ông ta gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “dầu thoa cho nhiều linh hồn”.
Trên Religion News Service, David Gibson gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “thành thực một cách đáng ca ngợi” và “chắc chắn sẽ lay động Giáo Hội và củng cố danh tiếng của ngài như một nhà lãnh đạo có tính mục vụ hơn là tín lý”. Còn tờ The Irish Times thì cho rằng “Đức Phanxicô sử dụng một ngôn từ cực kỳ bộc trực để định ra một sắc thái mới cho Giáo Hội bằng cách cho rằng Giáo Hội nên là ‘nhà cho mọi người’ chứ không phải là ‘ngôi nhà nguyện nhỏ’ chi biết tập chú vào tín lý, giáo lý chính thống và một nghị trình hẹp hòi về giáo huấn luân lý”.
Sáu điều đáng lưu ý
Phần linh mục James Martin, chủ bút tổng thể của America, cuộc phỏng vấn có sáu điều đáng lưu ý. Trước nhất là sự trung thực. Chính ngài thú nhận: “lối ra quyết định độc tài và chớp nhoáng của tôi đã dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng và bị tố cáo là siêu bảo thủ... nhưng tôi chưa bao giờ là người cánh hữu”. Ngài có ý nói tới thời làm giám tỉnh Dòng Tên, lúc mới 36 tuổi.
Sau đó, ngài còn nói thật rằng trong đời ngài, các quyết định lần đầu “thường là sai lầm”. Hết sức thành thực. Phản ảnh truyền thống “bộc bạch lương tâm” của linh đạo Inhã, cũng là truyền thống Kitô Giáo. Linh mục Martin cho rằng Giáo Hội sẽ được hưởng nhờ rất nhiều nếu được trao phó vào tay người biết xét lương tâm, không những thành thực mà còn trước mặt mọi người nữa.
Điều thứ hai đáng lưu ý là “ta phải luôn xem sét tới con người”. Ngài bảo: “cho tôi hay, khi Thiên Chúa thấy một người đồng tính, ngài chấp nhận sự hiện hữu của họ hay bác bỏ và lên án họ?”
“Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với con người, thì ta, ta cũng phải đồng hành với họ, khởi đi từ chính trạng huống của họ. Cần phải đồng hành với họ trong thương xót".
Ngài không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội; ngài chỉ thay đổi cung cách Giáo Hội nói với và nói về người đồng tính: phải nhậy cảm, như Đức HY Oswald Gracias, tổng giám mục Mumbai của Ấn Độ, hay nói với tín hữu của mình.
Thứ ba, “ta không nên nghĩ rằng ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ chỉ có nghĩa là suy nghĩ với phẩm trật của Giáo Hội”. Cha Martin cho hay kiểu nói ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ là điều không một tu sĩ Dòng Tên nào không biết đến, vì nó có trong Linh Thao của Thánh Inhã với nhiều qui luật hẳn hoi: với nghĩa phải lồng mình vào sinh hoạt của Giáo Hội, sánh hàng với các giáo huấn của Giáo Hội một cách sâu sắc nhất. Thánh Inhã còn nói tới việc vâng phục “mù quáng” nữa tất cả những gì Giáo Hội dạy.
Ở đây, Đức Phanxicô, một tu sĩ Dòng Tên, đã đem lại cái hiểu mới cho luật này, “một lối giải thích mà nói thật” Cha Martin chưa từng được nghe! Điều rõ ràng, Giáo Hội là “toàn thể dân Chúa” mục tử và giáo dân với nhau, chứ không phải chỉ là phẩm trật. Thành thử, ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ không phải chỉ là suy nghĩ với phẩm trật mà thôi.
Thứ tư, “giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”. Câu trích dẫn này làm sáng tỏ một phần truyền thống đôi khi bị người Công Giáo ngày nay lãng quên. Thần học gọi điều này là “phẩm trật các chân lý”, một loại thang chân lý theo thứ tự quan trọng của chúng. Thí dụ đơn giản nhất: nhất trí với điều vị mục tử địa phương của bạn nói về bài đọc Chúa Nhật không có cùng giá trị như việc tin sự Phục Sinh. Điều sau là chủ yếu đối với niềm tin và sự hiệp thông của Giáo Hội; điều trước kém chủ yếu hơn.
Nhưng khi nhắc tới “phẩm trật các chân lý”, một số người Công Giáo tỏ ra không thoải mái, ngờ ngợ cho rằng bạn muốn hạ giá giáo huấn của Giáo Hội. Nhưng Đức Phanxicô nói rõ: ngài hiểu truyền thống quan trọng này.
Ngài cũng cho rằng giáo huấn của Giáo Hội không phải là một “số đông rời rạc các tín lý cần phải khư khư áp đặt”. Nói cách khác, theo cách hiểu của linh mục Martin, dù đức tin là chủ yếu, việc truyền bá nó không được áp đặt lên người ta. Kitô Giáo luôn là một tôn giáo chủ yếu mời gọi, mời gọi gắn bó với một số tín điều, nhưng nhất là mời gọi gặp gỡ một người: là Chúa Giêsu Kitô.
Thứ năm, “nếu Kitô hữu theo thuyết duy phục nguyên, duy luật lệ, nếu họ muốn mọi sự phải rõ ràng và an toàn, họ sẽ chẳng tìm thấy chi”. Theo linh mục Martin. Đức Phanxicô khá thoải mái với mầu xám (gray, giữa trắng và đen). Trong cuộc phỏng vấn, ngài chống lại điều ngài gọi là “an toàn tín lý” và nhẹ nhàng chỉ trích những ai “khư khư ráng phục hồi một dĩ vãng hết còn hiện hữu”. Ngài yêu cầu người Công Giáo xa lìa một Giáo Hội “tự khoá mình trong những điều nhỏ mọn, trong những qui định hẹp hòi”. Thay vào đó, ngài mời gọi người Công Giáo, và mời gọi Giáo Hội, bước vào một thế giới không chắc chắn, nơi đa số chúng ta dù sao cũng đang sống.
Đó cũng là thế giới Chúa Giêsu đã bước vào: thế giới thực trong đó, con người trải nghiệm sự không chắc chắn và đương đầu với nhu cầu phải quyết định. Đó là lãnh vực của người tín hữu thường ngày. Nhưng có một điều, Đức Phanxicô chắc chắn: ta có thể tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự, như truyền thống Inhã vốn dạy ngài. Theo cha Martin, đây là điều cảm động nhất trong cuộc phỏng vấn lần này: “Tôi có một điều chắc chắn về tín lý: Thiên Chúa ở trong cuộc sống của mọi người... dù cuộc sống ấy gặp tai ương, bị hủy diệt bởi tội ác, ma túy và bất cứ điều gì khác, Thiên Chúa vẫn ở đó. Cha có thể, và phải cố tìm Thiên Chúa trong cuộc nhân sinh”.
Thứ sáu, “Tôi là kẻ tội lỗi. Đây là định nghĩa chính xác nhất. Không phải là văn vẻ hoa mỹ, văn chương thi phú. Tôi là kẻ tội lỗi”. Nền linh đạo Inhã thường dạy ngài phải coi mình là “kẻ tội lỗi được yêu thương”, “kẻ tội lỗi được Chúa Kitô cứu chuộc”. Ở đây, nguyên tuyền chỉ là “kẻ tội lỗi”, chẳng chút thêm thắt, bọc đường. Dĩ nhiên, ngài biết mình được Chúa Kitô cứu chuộc. Nhưng tự xương tự thịt, ngài biết mình thực sự bất toàn, mắc lầm lỗi và đang phải chiến đấu. Tất cả chúng ta cũng vậy. Có lẽ đó là điều khiến ngài được yêu thương và những muốn yêu thương người khác.
Lượng người di cư tăng - Đức Giáo Hoàng kêu gọi hợp tác quốc tế
Anthony Đông Thái
08:55 25/09/2013
Lượng người di cư tăng - Đức Giáo Hoàng kêu gọi hợp tác quốc tế
Vatican city (CNS – 24 tháng 9, 2013, ký giả Francis X. Rocca) Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi sự hợp tác quốc tế lớn hơn để cải thiện điều kiện sống cho lượng người di cư đang tăng lên trên thế giới và kêu gọi các phương tiện truyền thông chống lại các thành kiến khiến cho người nhập cư không được tiếp đón tại các quốc gia mới của họ.
Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trong sứ điệp hàng năm nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn sẽ được tổ chức ngày 19 tháng 01 năm 2014. Thông điệp đã được Vatican công bố vào ngày 24 tháng 9 .
Đức Giáo Hoàng viết: “Phong trào di cư đương thời là điển hình cho phong trào lớn nhất của các cá nhân, nếu không nói là của các dân tộc, theo lịch sử”.
Theo Liên Hiệp Quốc, 232 triệu người, chiếm 3,2 phần trăm dân số thế giới hiện đang là người nhập cư quốc tế, tăng lên từ 175 triệu trong năm 2000 và 154 triệu trong năm 1990. Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu Pew đã liệt kê Mexico là nguồn di dân lớn nhất thế giới và Mỹ là điểm đến nhập cư phổ biến nhất.
Cần lưu ý rằng nhiều di dân nếm mùi “bị từ chối, phân biệt đối xử, buôn bán và khai thác, đau khổ và cái chết”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, sự di cư “cần được tiếp cận và quản lý theo một cách mới, công bằng và hiệu quả”, đánh dấu bằng “sự hợp tác quốc tế và tinh thần đoàn kết sâu sắc và lòng từ bi”.
Quan hệ song phương giữa các quốc gia có nguồn di dân và điểm đến, cũng như các chuẩn mực quốc tế về quyền của người di cư và nước sở tại, có thể giúp các chính phủ “đối đầu với sự mất cân bằng kinh tế xã hội và toàn cầu hóa không kiểm soát được, một trong số những nguyên nhân của các phong trào di cư, mà trong đó mỗi cá nhân là nạn nhân hơn là người chủ đạo”.
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các nước “tạo điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn tại quê hương, như vậy việc di cư sẽ không là lựa chọn duy nhất cho những người tìm kiếm hòa bình, an ninh và tôn trọng trọn vẹn nhân phẩm của họ”.
Nhiều công dân của các nước sở tại đối xử với người di cư bằng “sự nghi ngờ và thù địch”. “Có một nỗi lo sợ rằng xã hội sẽ trở nên kém an toàn hơn, rằng bản sắc và văn hóa sẽ bị mất, rằng sự cạnh tranh cho công việc sẽ trở nên khó khăn hơn và thậm chí là hoạt động tội phạm cũng sẽ tăng lên”.
Đáp lại, Đức Giáo Hoàng viết, các phương tiện truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt để “phá vỡ định kiến và đưa ra thông tin chính xác trong các bản tin về các sai lầm của một số ít cũng như sự trung thực, ngay thẳng và tốt lành của đại đa số.
Đức Thánh Cha dẫn chứng kinh nghiệm di cư của Thánh Gia trong chuyến trốn chạy qua Ai Cập như nguồn động viên các di dân.
Mặc dù buộc phải chạy trốn để bảo vệ Chúa Giêsu Hài Nhi khỏi chết dưới bàn tay của vua Hê-rốt, Mẹ Maria và Thánh Giuse “luôn tin rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với họ”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Nhờ lời cầu bầu của họ, cầu mong sự trung kiên chắc chắn giống như vậy ngụ trong trái tim của mọi người di cư và người tị nạn”.
Anthony Đông Thái
Vatican city (CNS – 24 tháng 9, 2013, ký giả Francis X. Rocca) Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi sự hợp tác quốc tế lớn hơn để cải thiện điều kiện sống cho lượng người di cư đang tăng lên trên thế giới và kêu gọi các phương tiện truyền thông chống lại các thành kiến khiến cho người nhập cư không được tiếp đón tại các quốc gia mới của họ.
Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trong sứ điệp hàng năm nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn sẽ được tổ chức ngày 19 tháng 01 năm 2014. Thông điệp đã được Vatican công bố vào ngày 24 tháng 9 .
Đức Giáo Hoàng viết: “Phong trào di cư đương thời là điển hình cho phong trào lớn nhất của các cá nhân, nếu không nói là của các dân tộc, theo lịch sử”.
Theo Liên Hiệp Quốc, 232 triệu người, chiếm 3,2 phần trăm dân số thế giới hiện đang là người nhập cư quốc tế, tăng lên từ 175 triệu trong năm 2000 và 154 triệu trong năm 1990. Một nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu Pew đã liệt kê Mexico là nguồn di dân lớn nhất thế giới và Mỹ là điểm đến nhập cư phổ biến nhất.
Cần lưu ý rằng nhiều di dân nếm mùi “bị từ chối, phân biệt đối xử, buôn bán và khai thác, đau khổ và cái chết”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, sự di cư “cần được tiếp cận và quản lý theo một cách mới, công bằng và hiệu quả”, đánh dấu bằng “sự hợp tác quốc tế và tinh thần đoàn kết sâu sắc và lòng từ bi”.
Quan hệ song phương giữa các quốc gia có nguồn di dân và điểm đến, cũng như các chuẩn mực quốc tế về quyền của người di cư và nước sở tại, có thể giúp các chính phủ “đối đầu với sự mất cân bằng kinh tế xã hội và toàn cầu hóa không kiểm soát được, một trong số những nguyên nhân của các phong trào di cư, mà trong đó mỗi cá nhân là nạn nhân hơn là người chủ đạo”.
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các nước “tạo điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn tại quê hương, như vậy việc di cư sẽ không là lựa chọn duy nhất cho những người tìm kiếm hòa bình, an ninh và tôn trọng trọn vẹn nhân phẩm của họ”.
Nhiều công dân của các nước sở tại đối xử với người di cư bằng “sự nghi ngờ và thù địch”. “Có một nỗi lo sợ rằng xã hội sẽ trở nên kém an toàn hơn, rằng bản sắc và văn hóa sẽ bị mất, rằng sự cạnh tranh cho công việc sẽ trở nên khó khăn hơn và thậm chí là hoạt động tội phạm cũng sẽ tăng lên”.
Đáp lại, Đức Giáo Hoàng viết, các phương tiện truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt để “phá vỡ định kiến và đưa ra thông tin chính xác trong các bản tin về các sai lầm của một số ít cũng như sự trung thực, ngay thẳng và tốt lành của đại đa số.
Đức Thánh Cha dẫn chứng kinh nghiệm di cư của Thánh Gia trong chuyến trốn chạy qua Ai Cập như nguồn động viên các di dân.
Mặc dù buộc phải chạy trốn để bảo vệ Chúa Giêsu Hài Nhi khỏi chết dưới bàn tay của vua Hê-rốt, Mẹ Maria và Thánh Giuse “luôn tin rằng Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với họ”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Nhờ lời cầu bầu của họ, cầu mong sự trung kiên chắc chắn giống như vậy ngụ trong trái tim của mọi người di cư và người tị nạn”.
Anthony Đông Thái
Khắp nơi cầu nguyện cho các nạn nhân thiệt mạng vì khủng bố
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:33 25/09/2013
Ngay sau khi biết tin tang thương về cuộc đánh bom khủng bố tự sát nhắm vào các tín hữu Tin Lành lúc tan buổi cử hành Ngày của Chúa tại nhà thờ Các Thánh thuộc khu dân cư Kohati Gate của thị xã Peshawar, Pakistan, Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm mục vụ giới trẻ cùng ngày Chúa Nhật 22/09/2013 tại Cagliari đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân và đặc biệt khích lệ các bạn trẻ hãy chọn cho mình thiện chí xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn, đồng thời tránh những lựa chọn sai lầm và hận thù như cuộc khủng bố giết chết 70 người vừa xảy ra tại Pakistan.
Ngoài ra, trong cùng ngày Chúa Nhật 22/09/2013, còn xảy ra một cuộc khủng bố khác bị nghi là do các tay súng thành viên Hồi giáo vũ trang Boko Haram thực hiện tại thị trấn Konduga, cách thủ đô bang Borno - thành phố Maiduguri, Nigiêria 35 km, gây ra cái chết của 44 tín hữu Hồi Giáo và làm bị thương 26 người ngay trong buổi cầu nguyện vào lúc sáng sớm.
Được biết, ngay trong buổi tối Chúa Nhật cùng ngày, đèn chiếu sáng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Rôma và khu vực Quảng Trường đã bị tắt để tưởng niệm những Kitô hữu Tin Lành thiệt mạng tại Pakistan.
Cùng chủ đề khủng bố, Hội Đồng Giám Mục Kenya, Liên Hiệp Tôn Giáo, và Diễn Đàn giới Chức Sắc Tôn Giáo tại quốc gia này đồng loạt lên án cuộc tấn vào khu thương mại Westgate của thủ đô Nairobi làm 67 người chết và hơn 200 người bị thương do các tay súng thuộc tổ chức Al-Shabab gây ra hôm Thứ Bảy, 21/09/2013.
Cộng đồng các tôn giáo tại Kenya đã ủng hộ chính phủ mở một cuộc điều tra sâu rộng để biết rõ tất cả các chi tiết của vụ này sao cho những kẻ chủ mưu và những tên thực hiện cuộc khủng bố phải trả lẽ trước công lý.
Nhân danh Giáo Hội Kenya, Đức Cha Philip Anyolo, Giám mục giáo phận Kitui, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Kenya đã gửi lời chia buồn đến Tổng Thống Uhuru Kenyatta, đến tất cả người dân Kenya và đặc biệt là các gia đình của những người thiệt mạng.
Cũng trong tinh thần hiệp thông và tỏ tình liên đới, thông cáo báo chí của giáo phận Paris cho hay, ngày mai, Thứ Năm, 26/09/2013 vào lúc 18h15, Đức Cha Jérôme Beau, Giám mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Paris sẽ chủ sự thánh lễ tại Nhà Thờ Đức Bà Paris để cầu nguyện cho các nạn nhân bị thiệt mạng trong những cuộc khủng bố mới đây tại Keynia, Nigiêria, Irak và Pakistan.
Ngoài ra, trong cùng ngày Chúa Nhật 22/09/2013, còn xảy ra một cuộc khủng bố khác bị nghi là do các tay súng thành viên Hồi giáo vũ trang Boko Haram thực hiện tại thị trấn Konduga, cách thủ đô bang Borno - thành phố Maiduguri, Nigiêria 35 km, gây ra cái chết của 44 tín hữu Hồi Giáo và làm bị thương 26 người ngay trong buổi cầu nguyện vào lúc sáng sớm.
Được biết, ngay trong buổi tối Chúa Nhật cùng ngày, đèn chiếu sáng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Rôma và khu vực Quảng Trường đã bị tắt để tưởng niệm những Kitô hữu Tin Lành thiệt mạng tại Pakistan.
Cùng chủ đề khủng bố, Hội Đồng Giám Mục Kenya, Liên Hiệp Tôn Giáo, và Diễn Đàn giới Chức Sắc Tôn Giáo tại quốc gia này đồng loạt lên án cuộc tấn vào khu thương mại Westgate của thủ đô Nairobi làm 67 người chết và hơn 200 người bị thương do các tay súng thuộc tổ chức Al-Shabab gây ra hôm Thứ Bảy, 21/09/2013.
Cộng đồng các tôn giáo tại Kenya đã ủng hộ chính phủ mở một cuộc điều tra sâu rộng để biết rõ tất cả các chi tiết của vụ này sao cho những kẻ chủ mưu và những tên thực hiện cuộc khủng bố phải trả lẽ trước công lý.
Nhân danh Giáo Hội Kenya, Đức Cha Philip Anyolo, Giám mục giáo phận Kitui, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Kenya đã gửi lời chia buồn đến Tổng Thống Uhuru Kenyatta, đến tất cả người dân Kenya và đặc biệt là các gia đình của những người thiệt mạng.
Cũng trong tinh thần hiệp thông và tỏ tình liên đới, thông cáo báo chí của giáo phận Paris cho hay, ngày mai, Thứ Năm, 26/09/2013 vào lúc 18h15, Đức Cha Jérôme Beau, Giám mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Paris sẽ chủ sự thánh lễ tại Nhà Thờ Đức Bà Paris để cầu nguyện cho các nạn nhân bị thiệt mạng trong những cuộc khủng bố mới đây tại Keynia, Nigiêria, Irak và Pakistan.
ĐTC: Giáo Hội là một gia đình đại dồng hiệp nhất trong khác biệt
Linh Tiến Khải
16:20 25/09/2013
Giáo Hội là một gia đình đại dồng hiệp nhất trong khác biệt, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, vì Giáo Hội ”có một đức tin, một cuộc sống bí tích, một sự kế nhiệm tông đồ duy nhất, một niềm hy vọng chung, cùng đức ái”. Do đó chúng ta có đi bất cứ đâu, kể cả trong một giáo xử nhỏ bé nhất, trong một xó xỉnh xa xôi nhất của trái đất này, đều có Giáo Hội; chúng ta ở nhà, chúng ta ở trong gia đình, chúng ta là anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 25-9-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.
Như mọi lần đã có hàng chục em bé được Đức Thánh Cha hôn, vuốt ve và xoa đầu. Cũng có em nhát qúa, không cho Đức Thánh Cha hôn. Lần này lại có một kiểu khác biểu lộ tình yêu thương đối với Đức Thánh Ca: có tín hữu hành hương biếu nước ngọt mở sẵn có ống hút cho ngài. Và Đức Thánh Cha đã đơn sơ nhận và uống ngay. Các nhóm trẻ thì không ngừng gọi tên Đức Thánh Cha, hay hô lớn tên quốc gia của mình để lôi kéo sự chú ý của ngài, và hò lớn: thưa Đức Thánh Cha, phía này, phía này. Và dĩ nhiên là ngài phải quay qua ngay phía đó.
Trong bài giáo lý Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài: Giáo Hội là một duy nhất. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, trong Kinh Tin Kính chúng ta nói: ”Tôi tin Giáo Hội duy nhất”, nghĩa là chúng ta tuyên xưng rằng Giáo Hội là duy nhất và Giáo Hội này trong chính mình là sự hiệp nhất. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội Công Giáo trên thế giới chúng ta khám phá ra rằng nó bao gồm gần 3.000 giáo phận rải rác trong mọi Đại lục: biết bao nhiêu ngôn ngữ, biết bao nhiêu nền văn hóa! Ở đây có các Giám Mục của các nền văn hóa khác nhau, của biết bao nhiêu nước! Có Giám Mục của Sri Lanka, Nam Phi, Ấn Độ, biết bao nhiêu vị ở đây của châu Mỹ Latinh. Giáo Hội rải rác trên toàn thế giới. Thế nhưng hàng ngàn cộng đoàn Công Giáo làm thành sự hiệp nhất. Điều này có thể xảy ra như thế nào?
Chúng ta tìm ra một câu trả lời trong ”Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo”, khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo rải rác trên thế giới ”có một đức tin, một cuộc sống bí tích, một sự kế nhiệm tông đồ duy nhất, một niềm hy vọng chung, cùng đức ái” (s. 161). Đây là một định nghĩa đẹp, rõ ràng và hướng dẫn chúng ta rất tốt. Hiệp nhất trong lòng tin, cậy, mến, hiệp nhất trong các Bí Tích, trong chức Thừa Tác: chúng là các cột trụ nâng đỡ, và hiệp nhất toàn ngôi nhà vĩ đại của Giáo Hội. Chúng ta có đi bất cứ đâu, kể cả trong một giáo xử nhỏ bé nhất, trong một xó xỉnh xa xôi nhất của trái đất này, đều có Giáo Hội; chúng ta ở nhà, chúng ta ở trong gia đình, chúng ta là anh chị em. Và đây là một ơn rất lớn của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng: Giáo Hội là một cho tất cả mọi người. Không có một Giáo Hội cho người Âu châu, một Giáo Hội cho người Phi châu, một Giáo Hội cho người Mỹ châu, một Giáo Hội cho người Á châu, một Giáo Hội cho ngừơi Đại dương châu, nhưng Giáo Hội là một ở khắp nơi. Nó như là trong một gia đình: người ta có thể ở xa, rải rác trên thế giới, nhưng các mối dây sâu đậm hiệp nhất tất cả các chi thể của gia đình vẫn bền chặt, cho dù khoảng cách có xa bao nhiêu đi nữa. Chẳng hạn tôi nghĩ tới kinh nghiệm của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro: trong đám đông ngút ngàn người trẻ trên bãi biển Copacabana, người ta nghe nói biết bao nhiêu ngôn ngữ, trông thấy biết bao nhiêu nét mặt rất khác nhau, người ta gặp gỡ các nền văn hóa khác nhau, thế nhưng đã có sự hiệp nhất sâu xa, người ta làm thành một Giáo Hội duy nhất, người ta hiệp nhất và cảm nhận được sự hiệp nhất ấy. Chúng ta tất cả hãy tư hỏi: tôi là tín hữu Công Giáo, tôi có cảm thấy sự hiệp nhất này không? Tôi là tín hữu Công Giáo, tôi có sống sự hiệp nhất này của Giáo Hội không? Hay nó không liên quan tới tôi, bởi vì tôi khép kín trong nhóm nhỏ của tôi hay trong chính mình? Tôi có thuộc những người ”tư nhân hóa” Giáo Hội cho nhóm của mình, cho quốc gia, cho bạn bè của mình không? Thật là buồn khi tìm thấy một Giáo Hội bị tư nhân hóa vì sự ích kỷ này hay vì thiếu đức tin! Thật là buồn!
Khi tôi nghe rằng có biết bao kitô hữu trên thế giới đau khổ, tôi có vô cảm hay đau khổ như một thành phần trong gia đình không? Khi tôi nghe nói rằng có biết bao nhiêu kitô hữu bị bách hai và hiến mạng sống cho đức tin, nó có đánh động con tim của tôi, hay không liên quan tới tôi? Tôi có cởi mở đối với người anh chị em của gia đình đang hiến mạng vì Chúa Giêsu Kitô không? Chúng ta có cầu nguyện cho nhau không?
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tôi xin hỏi anh chị em một câu, nhưng đừng trả lời lớn tiếng, chỉ trả lời trong con tim thôi: Có bao nhiều người trong anh chị em cầu nguyện cho các kitô hữu bị bách hại? Bao nhiêu người? Mỗi người hãy trả lời trong tim mình: ”Tôi có cầu nguyện cho người anh chị em đó đang gặp khó khăn để tuyên xưng và bảo vệ đức tin của họ không? Thật là quan trọng biết nhìn ra bên ngoài hàng rào của mình, biết cảm nhận mình là Giáo Hội, gia đình duy nhất của Thiên Chúa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu lên câu hỏi: Có các vết thương đối với sự hiệp nhất này không? Chúng ta có thể đả thương sự hiệp nhất này không? Và ngài trả lời:
Rất tiếc trên con đường lịch sử, cả bây gìơ nữa, chúng ta không luôn luôn sống sự hiệp nhất. Đôi khi nảy sinh ra các hiểu lầm, xung khắc, căng thẳng, chia rẽ đả thương Giáo Hội, và khi đó Giáo Hội không có gương mặt mà đáng lý chúng ta muốn, nó không biểu lộ tình bác ái, gương mặt mà Thiên Chúa muốn. Chính chúng ta tạo ra các xâu xé. Và nếu chúng ta nhìn vào các chia rẽ vẫn còn giữa các kitô hữu, Công Giáo, chính thống, tin lành chúng ta cảm thấy sự mệt mỏi khiến cho sự hiệp nhất ấy được hữu hình một cách tràn đầy. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự hiệp nhất, nhưng thường khi chúng ta lại sống nó một cách mệt nhọc.
Cần phải tìm kiếm, xây dựng sự hiệp thông, giáo dục hiệp thông, thắng vượt các hiểu lầm và các chia rẽ, bắt đầu từ gia đình, từ các thực tại Giáo Hội, cả trong cuộc đối thoại đại kết nữa. Thế giới của chúng ta cần sự hiệp nhất. Đó là một thời đai, trong đó tất cả chúng ta cần sự hiệp nhất. Chúng ta cần hòa giải, hiệp thông, và Giáo Hội là Nhà của sự hiệp thông. Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Êphêxô rằng: ”Tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đã đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau” (Ep 4,1-3). Khiêm nhường, dịu hiền, cao thượng, yêu thương để duy trì sự hiệp nhất! Đây là các con đường đích thật của Giáo Hội. Chúng ta hãy nghe lại một lần nữa: Khiêm nhường, chống lại kiệu ngạo, khêm nhường, hiền dịu, cao thượng và yêu thương để duy trì sự hiệp nhất. Và thánh nhân nói tiếp: Chỉ có một thân thể, một Thần Khí linh hoạt và liên tục tái tạo Giáo Hội; một niềm hy vọng, sự sống vĩnh cửu; một niềm tin, một Phép rửa, một Thiên Chúa, Cha của tất cả mọi người (x. cc.4-6). Sự giầu có của những gì hiệp nhất chúng ta! Đó là sự giầu có đích thực: điều hiệp nhất chúng ta, chứ không phải điều chia rẽ chúng ta. Đây là sự giầu có của Giáo Hội. Hôm nay mỗi người hãy tự vấn: tôi có làm cho sự hiệp nhất trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn lớn lên không, hay tôi là người bép xép, là nguyên do gây chia rẽ khó chịu? Anh chị em không biết các bép xép làm hại Giáo Hôi, các giáo xứ, các cộng đoàn biết chừng nào! Chúng làm hại. Chúng gậy thương tích. Một kitô hữu trước khi bép xép phải cắn lưỡi, có hay không? Cắn lưỡi. Điều đó sẽ tốt cho chúng ta, bởi vì khi lưỡi phồng lên, thì không nói được nữa và không bép xép đựơc nữa. Tôi có khiêm tốn khâu lại các vết thương của sự hiệp thông với lòng kiên nhẫn và hy sinh không?
Bước sau cùng đi vào chiều sâu: ai là đầu máy của sự hiệp nhất Giáo Hội? Đây là câu hỏi hay. Đó chính là Chúa Thánh Thần, mà chúng ta tất cả đã nhận được trong bí tích Rửa Tội và cả trong bí tích Thêm Sức nữa. Đó là Chúa Thánh Thần. Sự hiệp nhất của chúng ta trước hết không phải là hoa trái của sự đồng thuận, hay sự dân chủ trong Giáo Hội, hoặc sự cố gắng đồng ý với nhau của chúng ta, nhưng đến từ Chúa Thánh Thần, là Đấng tạo nên sự hiệp nhất trong khác biệt, bởi vì Chúa Thánh Thần là hòa hợp, Ngài luôn tạo sự hòa hợp trong Giáo Hội, và một sự hiệp nhất hòa hợp trong biết bao khác biệt văn hóa, tiếng nói, tư tưởng. Chính Chúa Thánh Thần là đầu máy.. Vì thế cầu nguyện là điều quan trọng, vì lời cầu linh hoạt dấn thân hiệp thông và hiệp nhất của chúng ta. Lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Người đến và hiệp nhất Giáo Hội.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài giáo lý như sau: Chúng ta hãy xin với Chúa: Lậy Chúa, xin ban cho chúng con luôn ngày càng hiệp nhất hơn, đừng bao giờ là dụng cụ của chia rẽ; xin làm cho chúng con dấn thân, như lời cầu đẹp của thánh Phanixicô nói, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi xúc phạm, đem hiệp nhất vào nơi bầt hòa.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau, trong đó có các nhóm tới từ Nam Phi, Uganda, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Nam Hàn và Việt Nam.
Sau khi Kinh Lậy Cha Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 25-9-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.
Như mọi lần đã có hàng chục em bé được Đức Thánh Cha hôn, vuốt ve và xoa đầu. Cũng có em nhát qúa, không cho Đức Thánh Cha hôn. Lần này lại có một kiểu khác biểu lộ tình yêu thương đối với Đức Thánh Ca: có tín hữu hành hương biếu nước ngọt mở sẵn có ống hút cho ngài. Và Đức Thánh Cha đã đơn sơ nhận và uống ngay. Các nhóm trẻ thì không ngừng gọi tên Đức Thánh Cha, hay hô lớn tên quốc gia của mình để lôi kéo sự chú ý của ngài, và hò lớn: thưa Đức Thánh Cha, phía này, phía này. Và dĩ nhiên là ngài phải quay qua ngay phía đó.
Trong bài giáo lý Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài: Giáo Hội là một duy nhất. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, trong Kinh Tin Kính chúng ta nói: ”Tôi tin Giáo Hội duy nhất”, nghĩa là chúng ta tuyên xưng rằng Giáo Hội là duy nhất và Giáo Hội này trong chính mình là sự hiệp nhất. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội Công Giáo trên thế giới chúng ta khám phá ra rằng nó bao gồm gần 3.000 giáo phận rải rác trong mọi Đại lục: biết bao nhiêu ngôn ngữ, biết bao nhiêu nền văn hóa! Ở đây có các Giám Mục của các nền văn hóa khác nhau, của biết bao nhiêu nước! Có Giám Mục của Sri Lanka, Nam Phi, Ấn Độ, biết bao nhiêu vị ở đây của châu Mỹ Latinh. Giáo Hội rải rác trên toàn thế giới. Thế nhưng hàng ngàn cộng đoàn Công Giáo làm thành sự hiệp nhất. Điều này có thể xảy ra như thế nào?
Chúng ta tìm ra một câu trả lời trong ”Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo”, khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo rải rác trên thế giới ”có một đức tin, một cuộc sống bí tích, một sự kế nhiệm tông đồ duy nhất, một niềm hy vọng chung, cùng đức ái” (s. 161). Đây là một định nghĩa đẹp, rõ ràng và hướng dẫn chúng ta rất tốt. Hiệp nhất trong lòng tin, cậy, mến, hiệp nhất trong các Bí Tích, trong chức Thừa Tác: chúng là các cột trụ nâng đỡ, và hiệp nhất toàn ngôi nhà vĩ đại của Giáo Hội. Chúng ta có đi bất cứ đâu, kể cả trong một giáo xử nhỏ bé nhất, trong một xó xỉnh xa xôi nhất của trái đất này, đều có Giáo Hội; chúng ta ở nhà, chúng ta ở trong gia đình, chúng ta là anh chị em. Và đây là một ơn rất lớn của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng: Giáo Hội là một cho tất cả mọi người. Không có một Giáo Hội cho người Âu châu, một Giáo Hội cho người Phi châu, một Giáo Hội cho người Mỹ châu, một Giáo Hội cho người Á châu, một Giáo Hội cho ngừơi Đại dương châu, nhưng Giáo Hội là một ở khắp nơi. Nó như là trong một gia đình: người ta có thể ở xa, rải rác trên thế giới, nhưng các mối dây sâu đậm hiệp nhất tất cả các chi thể của gia đình vẫn bền chặt, cho dù khoảng cách có xa bao nhiêu đi nữa. Chẳng hạn tôi nghĩ tới kinh nghiệm của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro: trong đám đông ngút ngàn người trẻ trên bãi biển Copacabana, người ta nghe nói biết bao nhiêu ngôn ngữ, trông thấy biết bao nhiêu nét mặt rất khác nhau, người ta gặp gỡ các nền văn hóa khác nhau, thế nhưng đã có sự hiệp nhất sâu xa, người ta làm thành một Giáo Hội duy nhất, người ta hiệp nhất và cảm nhận được sự hiệp nhất ấy. Chúng ta tất cả hãy tư hỏi: tôi là tín hữu Công Giáo, tôi có cảm thấy sự hiệp nhất này không? Tôi là tín hữu Công Giáo, tôi có sống sự hiệp nhất này của Giáo Hội không? Hay nó không liên quan tới tôi, bởi vì tôi khép kín trong nhóm nhỏ của tôi hay trong chính mình? Tôi có thuộc những người ”tư nhân hóa” Giáo Hội cho nhóm của mình, cho quốc gia, cho bạn bè của mình không? Thật là buồn khi tìm thấy một Giáo Hội bị tư nhân hóa vì sự ích kỷ này hay vì thiếu đức tin! Thật là buồn!
Khi tôi nghe rằng có biết bao kitô hữu trên thế giới đau khổ, tôi có vô cảm hay đau khổ như một thành phần trong gia đình không? Khi tôi nghe nói rằng có biết bao nhiêu kitô hữu bị bách hai và hiến mạng sống cho đức tin, nó có đánh động con tim của tôi, hay không liên quan tới tôi? Tôi có cởi mở đối với người anh chị em của gia đình đang hiến mạng vì Chúa Giêsu Kitô không? Chúng ta có cầu nguyện cho nhau không?
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tôi xin hỏi anh chị em một câu, nhưng đừng trả lời lớn tiếng, chỉ trả lời trong con tim thôi: Có bao nhiều người trong anh chị em cầu nguyện cho các kitô hữu bị bách hại? Bao nhiêu người? Mỗi người hãy trả lời trong tim mình: ”Tôi có cầu nguyện cho người anh chị em đó đang gặp khó khăn để tuyên xưng và bảo vệ đức tin của họ không? Thật là quan trọng biết nhìn ra bên ngoài hàng rào của mình, biết cảm nhận mình là Giáo Hội, gia đình duy nhất của Thiên Chúa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu lên câu hỏi: Có các vết thương đối với sự hiệp nhất này không? Chúng ta có thể đả thương sự hiệp nhất này không? Và ngài trả lời:
Rất tiếc trên con đường lịch sử, cả bây gìơ nữa, chúng ta không luôn luôn sống sự hiệp nhất. Đôi khi nảy sinh ra các hiểu lầm, xung khắc, căng thẳng, chia rẽ đả thương Giáo Hội, và khi đó Giáo Hội không có gương mặt mà đáng lý chúng ta muốn, nó không biểu lộ tình bác ái, gương mặt mà Thiên Chúa muốn. Chính chúng ta tạo ra các xâu xé. Và nếu chúng ta nhìn vào các chia rẽ vẫn còn giữa các kitô hữu, Công Giáo, chính thống, tin lành chúng ta cảm thấy sự mệt mỏi khiến cho sự hiệp nhất ấy được hữu hình một cách tràn đầy. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự hiệp nhất, nhưng thường khi chúng ta lại sống nó một cách mệt nhọc.
Cần phải tìm kiếm, xây dựng sự hiệp thông, giáo dục hiệp thông, thắng vượt các hiểu lầm và các chia rẽ, bắt đầu từ gia đình, từ các thực tại Giáo Hội, cả trong cuộc đối thoại đại kết nữa. Thế giới của chúng ta cần sự hiệp nhất. Đó là một thời đai, trong đó tất cả chúng ta cần sự hiệp nhất. Chúng ta cần hòa giải, hiệp thông, và Giáo Hội là Nhà của sự hiệp thông. Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Êphêxô rằng: ”Tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đã đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau” (Ep 4,1-3). Khiêm nhường, dịu hiền, cao thượng, yêu thương để duy trì sự hiệp nhất! Đây là các con đường đích thật của Giáo Hội. Chúng ta hãy nghe lại một lần nữa: Khiêm nhường, chống lại kiệu ngạo, khêm nhường, hiền dịu, cao thượng và yêu thương để duy trì sự hiệp nhất. Và thánh nhân nói tiếp: Chỉ có một thân thể, một Thần Khí linh hoạt và liên tục tái tạo Giáo Hội; một niềm hy vọng, sự sống vĩnh cửu; một niềm tin, một Phép rửa, một Thiên Chúa, Cha của tất cả mọi người (x. cc.4-6). Sự giầu có của những gì hiệp nhất chúng ta! Đó là sự giầu có đích thực: điều hiệp nhất chúng ta, chứ không phải điều chia rẽ chúng ta. Đây là sự giầu có của Giáo Hội. Hôm nay mỗi người hãy tự vấn: tôi có làm cho sự hiệp nhất trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn lớn lên không, hay tôi là người bép xép, là nguyên do gây chia rẽ khó chịu? Anh chị em không biết các bép xép làm hại Giáo Hôi, các giáo xứ, các cộng đoàn biết chừng nào! Chúng làm hại. Chúng gậy thương tích. Một kitô hữu trước khi bép xép phải cắn lưỡi, có hay không? Cắn lưỡi. Điều đó sẽ tốt cho chúng ta, bởi vì khi lưỡi phồng lên, thì không nói được nữa và không bép xép đựơc nữa. Tôi có khiêm tốn khâu lại các vết thương của sự hiệp thông với lòng kiên nhẫn và hy sinh không?
Bước sau cùng đi vào chiều sâu: ai là đầu máy của sự hiệp nhất Giáo Hội? Đây là câu hỏi hay. Đó chính là Chúa Thánh Thần, mà chúng ta tất cả đã nhận được trong bí tích Rửa Tội và cả trong bí tích Thêm Sức nữa. Đó là Chúa Thánh Thần. Sự hiệp nhất của chúng ta trước hết không phải là hoa trái của sự đồng thuận, hay sự dân chủ trong Giáo Hội, hoặc sự cố gắng đồng ý với nhau của chúng ta, nhưng đến từ Chúa Thánh Thần, là Đấng tạo nên sự hiệp nhất trong khác biệt, bởi vì Chúa Thánh Thần là hòa hợp, Ngài luôn tạo sự hòa hợp trong Giáo Hội, và một sự hiệp nhất hòa hợp trong biết bao khác biệt văn hóa, tiếng nói, tư tưởng. Chính Chúa Thánh Thần là đầu máy.. Vì thế cầu nguyện là điều quan trọng, vì lời cầu linh hoạt dấn thân hiệp thông và hiệp nhất của chúng ta. Lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Người đến và hiệp nhất Giáo Hội.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài giáo lý như sau: Chúng ta hãy xin với Chúa: Lậy Chúa, xin ban cho chúng con luôn ngày càng hiệp nhất hơn, đừng bao giờ là dụng cụ của chia rẽ; xin làm cho chúng con dấn thân, như lời cầu đẹp của thánh Phanixicô nói, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi xúc phạm, đem hiệp nhất vào nơi bầt hòa.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau, trong đó có các nhóm tới từ Nam Phi, Uganda, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Nam Hàn và Việt Nam.
Sau khi Kinh Lậy Cha Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người
Top Stories
Vietnam: Lê Quôc Quân, militant catholique des droits de l’homme, comparaîtra devant le Tribunal populaire de Hanoi le 2 octobre 2013
Eglises d'Asie
07:45 25/09/2013
Selon Radio Free Asia, l’avocat du militant catholique des droits de l’homme Lê Quôc Quân a reçu, le 20 septembre dernier, un courrier officiel lui annonçant que son client serait jugé le 2 octobre prochain par le Tribunal populaire de Hanoi.
Lê Quôc Quân, qui est juriste de formation et directeur d’entreprise, avait été arrêté au mois de décembre dernier pour fraude fiscale. Son procès avait été prévu une première fois pour le 9 juillet 2013. Les milieux catholiques de Vinh, dont il est originaire, s’étaient préparés pour ce jour là et lui-même, en prison, avait entamé une retraite spirituelle accompagnée d’un jeûne qui devait le rendre capable d’affronter ses juges. La veille du jour prévu, il fut annoncé brusquement que le procès était reporté à une date ultérieure, le juge principal, Mme Lê Thi Hop, étant tombé malade.
Lê Quôc Quân, âgé de 42 ans, était, au moment de son arrestation, le directeur de l’entreprise Giai Phap Viêt Nam (‘Solution vietnamienne’). Depuis de nombreuses années, il participe activement à la lutte pour la démocratie et les droits de l’homme. Il s’est particulièrement engagé dans les manifestations protestant contre l’expansionnisme de la Chine et ses empiétements sur la souveraineté et l’intégrité territoriale du pays. Il a beaucoup contribué au développement du récent mouvement des jeunes catholiques, Thanh Niên Công Giao. Il jouit d’une grande popularité auprès des catholiques du diocèse de Vinh.
En 2007, il avait été arrêté pour avoir participé à une session organisée en Thaïlande par une association américaine. Assez connu aux Etats-Unis, pays où il a étudié, il a reçu, de ce fait, le soutien de membres du Congrès de ce pays. En 2009, il avait pris part au mouvement des catholiques de la capitale réclamant la restitution de l’ancienne résidence de la Délégation apostolique, confisquée par l’Etat. En 2011, lors du procès de Cu Huy Ha Vu, il avait été de nouveau appréhendé, avant d’être libéré au bout de quelques jours sous la pression de l’opinion publique. En 2012, les autorités ont multiplié les menaces et les pressions violentes contre lui et l’ont finalement arrêté pour « évasion fiscale ».
La Commission ‘Justice et paix’ du diocèse de Vinh a publié le 23 juillet 2013, un document intitulé : « Soutien apporté à la cause de l’avocat Lê Quôc Quân, accusé d’évasion fiscale ». Selon ce texte, c’est à cause de ses activités militantes que « l’avocat a été mis sous surveillance par le gouvernement vietnamien qui a cherché les moyens de lui porter tort ». La commission affirme encore que « le procès instruit par les autorités pour évasion fiscale (…) n’est qu’une mise en scène destinée à camoufler la répression politique engagée contre un militant pacifique luttant pour les droits de l’homme et la démocratie, qui entraînait à sa suite la jeune génération… ». Le texte souligne en outre que le montage juridique opéré par les autorités est en infraction avec les procédures exigées par le code en la matière. L’instruction policière aurait dû avoir lieu après une enquête du service des impôts et non le contraire comme ce fut le cas.
Le 24 septembre, l’organisation américaine Human Rights Watch (HRW) a proposé une lettre-type à faire parvenir aux autorités politiques de Hanoi. Elle demande la libération immédiate et inconditionnelle du militant des droits de l’homme. Les charges retenues contre l’accusé sont qualifiées d’accusations fabriquées et il est également reproché aux tribunaux vietnamiens de manquer d’indépendance.
(Source: Eglises d'Asie, 25 septembre 2013)
Lê Quôc Quân, qui est juriste de formation et directeur d’entreprise, avait été arrêté au mois de décembre dernier pour fraude fiscale. Son procès avait été prévu une première fois pour le 9 juillet 2013. Les milieux catholiques de Vinh, dont il est originaire, s’étaient préparés pour ce jour là et lui-même, en prison, avait entamé une retraite spirituelle accompagnée d’un jeûne qui devait le rendre capable d’affronter ses juges. La veille du jour prévu, il fut annoncé brusquement que le procès était reporté à une date ultérieure, le juge principal, Mme Lê Thi Hop, étant tombé malade.
Lê Quôc Quân, âgé de 42 ans, était, au moment de son arrestation, le directeur de l’entreprise Giai Phap Viêt Nam (‘Solution vietnamienne’). Depuis de nombreuses années, il participe activement à la lutte pour la démocratie et les droits de l’homme. Il s’est particulièrement engagé dans les manifestations protestant contre l’expansionnisme de la Chine et ses empiétements sur la souveraineté et l’intégrité territoriale du pays. Il a beaucoup contribué au développement du récent mouvement des jeunes catholiques, Thanh Niên Công Giao. Il jouit d’une grande popularité auprès des catholiques du diocèse de Vinh.
En 2007, il avait été arrêté pour avoir participé à une session organisée en Thaïlande par une association américaine. Assez connu aux Etats-Unis, pays où il a étudié, il a reçu, de ce fait, le soutien de membres du Congrès de ce pays. En 2009, il avait pris part au mouvement des catholiques de la capitale réclamant la restitution de l’ancienne résidence de la Délégation apostolique, confisquée par l’Etat. En 2011, lors du procès de Cu Huy Ha Vu, il avait été de nouveau appréhendé, avant d’être libéré au bout de quelques jours sous la pression de l’opinion publique. En 2012, les autorités ont multiplié les menaces et les pressions violentes contre lui et l’ont finalement arrêté pour « évasion fiscale ».
La Commission ‘Justice et paix’ du diocèse de Vinh a publié le 23 juillet 2013, un document intitulé : « Soutien apporté à la cause de l’avocat Lê Quôc Quân, accusé d’évasion fiscale ». Selon ce texte, c’est à cause de ses activités militantes que « l’avocat a été mis sous surveillance par le gouvernement vietnamien qui a cherché les moyens de lui porter tort ». La commission affirme encore que « le procès instruit par les autorités pour évasion fiscale (…) n’est qu’une mise en scène destinée à camoufler la répression politique engagée contre un militant pacifique luttant pour les droits de l’homme et la démocratie, qui entraînait à sa suite la jeune génération… ». Le texte souligne en outre que le montage juridique opéré par les autorités est en infraction avec les procédures exigées par le code en la matière. L’instruction policière aurait dû avoir lieu après une enquête du service des impôts et non le contraire comme ce fut le cas.
Le 24 septembre, l’organisation américaine Human Rights Watch (HRW) a proposé une lettre-type à faire parvenir aux autorités politiques de Hanoi. Elle demande la libération immédiate et inconditionnelle du militant des droits de l’homme. Les charges retenues contre l’accusé sont qualifiées d’accusations fabriquées et il est également reproché aux tribunaux vietnamiens de manquer d’indépendance.
(Source: Eglises d'Asie, 25 septembre 2013)
Pope's message for World Day of Migrants and Refugees is released
Vatican Radio
07:49 25/09/2013
2013-09-24 (Vatican Radio) Migrants and Refugees: Towards a better world. That is the title of Pope Francis’ message released Tuesday for the World Day of Migrants and Refugees which is celebrated on January 19th 2014. Below is the English translation.
Dear Brothers and Sisters,
Our societies are experiencing, in an unprecedented way, processes of mutual interdependence and interaction on the global level. While not lacking problematic or negative elements, these processes are aimed at improving the living conditions of the human family, not only economically, but politically and culturally as well. Each individual is a part of humanity and, with the entire family of peoples, shares the hope of a better future. This consideration inspired the theme I have chosen for the World Day of Migrants and Refugees this year: Migrants and Refugees: Towards a Better World.
In our changing world, the growing phenomenon of human mobility emerges, to use the words of Pope Benedict XVI, as a “sign of the times” (cf. Message for the 2006 World Day of Migrants and Refugees). While it is true that migrations often reveal failures and shortcomings on the part of States and the international community, they also point to the aspiration of humanity to enjoy a unity marked by respect for differences, by attitudes of acceptance and hospitality which enable an equitable sharing of the world’s goods, and by the protection and the advancement of the dignity and centrality of each human being.
From the Christian standpoint, the reality of migration, like other human realities, points to the tension between the beauty of creation, marked by Grace and the Redemption, and the mystery of sin. Solidarity, acceptance, and signs of fraternity and understanding exist side by side with rejection, discrimination, trafficking and exploitation, suffering and death. Particularly disturbing are those situations where migration is not only involuntary, but actually set in motion by various forms of human trafficking and enslavement. Nowadays, “slave labour” is common coin! Yet despite the problems, risks and difficulties to be faced, great numbers of migrants and refugees continue to be inspired by confidence and hope; in their hearts they long for a better future, not only for themselves but for their families and those closest to them.
What is involved in the creation of “a better world”? The expression does not allude naively to abstract notions or unattainable ideals; rather, it aims at an authentic and integral development, at efforts to provide dignified living conditions for everyone, at finding just responses to the needs of individuals and families, and at ensuring that God’s gift of creation is respected, safeguarded and cultivated. The Venerable Paul VI described the aspirations of people today in this way: “to secure a sure food supply, cures for diseases and steady employment… to exercise greater personal resonsibility; to do more, to learn more, and have more, in order to be more” (Populorum Progressio, 6).
Our hearts do desire something “more”. Beyond greater knowledge or possessions, they want to “be” more. Development cannot be reduced to economic growth alone, often attained without a thought for the poor and the vulnerable. A better world will come about only if attention is first paid to individuals; if human promotion is integral, taking account of every dimension of the person, including the spiritual; if no one is neglected, including the poor, the sick, prisoners, the needy and the stranger (cf. Mt 25:31-46); if we can prove capable of leaving behind a throwaway culture and embracing one of encounter and acceptance.
Migrants and refugees are not pawns on the chessboard of humanity. They are children, women and men who leave or who are forced to leave their homes for various reasons, who share a legitimate desire for knowing and having, but above all for being more. The sheer number of people migrating from one continent to another, or shifting places within their own countries and geographical areas, is striking. Contemporary movements of migration represent the largest movement of individuals, if not of peoples, in history. As the Church accompanies migrants and refugees on their journey, she seeks to understand the causes of migration, but she also works to overcome its negative effects, and to maximize its positive influence on the communities of origin, transit and destination.
While encouraging the development of a better world, we cannot remain silent about the scandal of poverty in its various forms. Violence, exploitation, discrimination, marginalization, restrictive approaches to fundamental freedoms, whether of individuals or of groups: these are some of the chief elements of poverty which need to be overcome. Often these are precisely the elements which mark migratory movements, thus linking migration to poverty. Fleeing from situations of extreme poverty or persecution in the hope of a better future, or simply to save their own lives, millions of persons choose to migrate. Despite their hopes and expectations, they often encounter mistrust, rejection and exclusion, to say nothing of tragedies and disasters which offend their human dignity.
The reality of migration, given its new dimensions in our age of globalization, needs to be approached and managed in a new, equitable and effective manner; more than anything, this calls for international cooperation and a spirit of profound solidarity and compassion. Cooperation at different levels is critical, including the broad adoption of policies and rules aimed at protecting and promoting the human person. Pope Benedict XVI sketched the parameters of such policies, stating that they “should set out from close collaboration between the migrants’ countries of origin and their countries of destination; they should be accompanied by adequate international norms able to coordinate different legislative systems with a view to safeguarding the needs and rights of individual migrants and their families, and at the same time, those of the host countries” (Caritas in Veritate, 62). Working together for a better world requires that countries help one another, in a spirit of willingness and trust, without raising insurmountable barriers. A good synergy can be a source of encouragement to government leaders as they confront socioeconomic imbalances and an unregulated globalization, which are among some of the causes of migration movements in which individuals are more victims than protagonists. No country can singlehandedly face the difficulties associated with this phenomenon, which is now so widespread that it affects every continent in the twofold movement of immigration and emigration.
It must also be emphasized that such cooperation begins with the efforts of each country to create better economic and social conditions at home, so that emigration will not be the only option left for those who seek peace, justice, security and full respect of their human dignity. The creation of opportunities for employment in the local economies will also avoid the separation of families and ensure that individuals and groups enjoy conditions of stability and serenity.
Finally, in considering the situation of migrants and refugees, I would point to yet another element in building a better world, namely, the elimination of prejudices and presuppositions in the approach to migration. Not infrequently, the arrival of migrants, displaced persons, asylum-seekers and refugees gives rise to suspicion and hostility. There is a fear that society will become less secure, that identity and culture will be lost, that competition for jobs will become stiffer and even that criminal activity will increase. The communications media have a role of great responsibility in this regard: it is up to them, in fact, to break down stereotypes and to offer correct information in reporting the errors of a few as well as the honesty, rectitude and goodness of the majority. A change of attitude towards migrants and refugees is needed on the part of everyone, moving away from attitudes of defensiveness and fear, indifference and marginalization – all typical of a throwaway culture – towards attitudes based on a culture of encounter, the only culture capable of building a better, more just and fraternal world. The communications media are themselves called to embrace this “conversion of attitudes” and to promote this change in the way migrants and refugees are treated.
I think of how even the Holy Family of Nazareth experienced initial rejection: Mary “gave birth to her firstborn son, and wrapped him in swaddling cloths, and laid him in a manger, because there was no place for them in the inn” (Lk 2:7). Jesus, Mary and Joseph knew what it meant to leave their own country and become migrants: threatened by Herod’s lust for power, they were forced to take flight and seek refuge in Egypt (cf. Mt 2:13-14). But the maternal heart of Mary and the compassionate heart of Joseph, the Protector of the Holy Family, never doubted that God would always be with them. Through their intercession, may that same firm certainty dwell in the heart of every migrant and refugee.
The Church, responding to Christ’s command to “go and make disciples of all nations”, is called to be the People of God which embraces all peoples and brings to them the proclamation of the Gospel, for the face of each person bears the mark of the face of Christ! Here we find the deepest foundation of the dignity of the human person, which must always be respected and safeguarded. It is less the criteria of efficiency, productivity, social class, or ethnic or religious belonging which ground that personal dignity, so much as the fact of being created in God’s own image and likeness (cf. Gen 1:26-27) and, even more so, being children of God. Every human being is a child of God! He or she bears the image of Christ! We ourselves need to see, and then to enable others to see, that migrants and refugees do not only represent a problem to be solved, but are brothers and sisters to be welcomed, respected and loved. They are an occasion that Providence gives us to help build a more just society, a more perfect democracy, a more united country, a more fraternal world and a more open and evangelical Christian community. Migration can offer possibilities for a new evangelization, open vistas for the growth of a new humanity foreshadowed in the paschal mystery: a humanity for which every foreign country is a homeland and every homeland is a foreign country.
Dear migrants and refugees! Never lose the hope that you too are facing a more secure future, that on your journey you will encounter an outstretched hand, and that you can experience fraternal solidarity and the warmth of friendship! To all of you, and to those who have devoted their lives and their efforts to helping you, I give the assurance of my prayers and I cordially impart my Apostolic Blessing.
Dear Brothers and Sisters,
Our societies are experiencing, in an unprecedented way, processes of mutual interdependence and interaction on the global level. While not lacking problematic or negative elements, these processes are aimed at improving the living conditions of the human family, not only economically, but politically and culturally as well. Each individual is a part of humanity and, with the entire family of peoples, shares the hope of a better future. This consideration inspired the theme I have chosen for the World Day of Migrants and Refugees this year: Migrants and Refugees: Towards a Better World.
In our changing world, the growing phenomenon of human mobility emerges, to use the words of Pope Benedict XVI, as a “sign of the times” (cf. Message for the 2006 World Day of Migrants and Refugees). While it is true that migrations often reveal failures and shortcomings on the part of States and the international community, they also point to the aspiration of humanity to enjoy a unity marked by respect for differences, by attitudes of acceptance and hospitality which enable an equitable sharing of the world’s goods, and by the protection and the advancement of the dignity and centrality of each human being.
From the Christian standpoint, the reality of migration, like other human realities, points to the tension between the beauty of creation, marked by Grace and the Redemption, and the mystery of sin. Solidarity, acceptance, and signs of fraternity and understanding exist side by side with rejection, discrimination, trafficking and exploitation, suffering and death. Particularly disturbing are those situations where migration is not only involuntary, but actually set in motion by various forms of human trafficking and enslavement. Nowadays, “slave labour” is common coin! Yet despite the problems, risks and difficulties to be faced, great numbers of migrants and refugees continue to be inspired by confidence and hope; in their hearts they long for a better future, not only for themselves but for their families and those closest to them.
What is involved in the creation of “a better world”? The expression does not allude naively to abstract notions or unattainable ideals; rather, it aims at an authentic and integral development, at efforts to provide dignified living conditions for everyone, at finding just responses to the needs of individuals and families, and at ensuring that God’s gift of creation is respected, safeguarded and cultivated. The Venerable Paul VI described the aspirations of people today in this way: “to secure a sure food supply, cures for diseases and steady employment… to exercise greater personal resonsibility; to do more, to learn more, and have more, in order to be more” (Populorum Progressio, 6).
Our hearts do desire something “more”. Beyond greater knowledge or possessions, they want to “be” more. Development cannot be reduced to economic growth alone, often attained without a thought for the poor and the vulnerable. A better world will come about only if attention is first paid to individuals; if human promotion is integral, taking account of every dimension of the person, including the spiritual; if no one is neglected, including the poor, the sick, prisoners, the needy and the stranger (cf. Mt 25:31-46); if we can prove capable of leaving behind a throwaway culture and embracing one of encounter and acceptance.
Migrants and refugees are not pawns on the chessboard of humanity. They are children, women and men who leave or who are forced to leave their homes for various reasons, who share a legitimate desire for knowing and having, but above all for being more. The sheer number of people migrating from one continent to another, or shifting places within their own countries and geographical areas, is striking. Contemporary movements of migration represent the largest movement of individuals, if not of peoples, in history. As the Church accompanies migrants and refugees on their journey, she seeks to understand the causes of migration, but she also works to overcome its negative effects, and to maximize its positive influence on the communities of origin, transit and destination.
While encouraging the development of a better world, we cannot remain silent about the scandal of poverty in its various forms. Violence, exploitation, discrimination, marginalization, restrictive approaches to fundamental freedoms, whether of individuals or of groups: these are some of the chief elements of poverty which need to be overcome. Often these are precisely the elements which mark migratory movements, thus linking migration to poverty. Fleeing from situations of extreme poverty or persecution in the hope of a better future, or simply to save their own lives, millions of persons choose to migrate. Despite their hopes and expectations, they often encounter mistrust, rejection and exclusion, to say nothing of tragedies and disasters which offend their human dignity.
The reality of migration, given its new dimensions in our age of globalization, needs to be approached and managed in a new, equitable and effective manner; more than anything, this calls for international cooperation and a spirit of profound solidarity and compassion. Cooperation at different levels is critical, including the broad adoption of policies and rules aimed at protecting and promoting the human person. Pope Benedict XVI sketched the parameters of such policies, stating that they “should set out from close collaboration between the migrants’ countries of origin and their countries of destination; they should be accompanied by adequate international norms able to coordinate different legislative systems with a view to safeguarding the needs and rights of individual migrants and their families, and at the same time, those of the host countries” (Caritas in Veritate, 62). Working together for a better world requires that countries help one another, in a spirit of willingness and trust, without raising insurmountable barriers. A good synergy can be a source of encouragement to government leaders as they confront socioeconomic imbalances and an unregulated globalization, which are among some of the causes of migration movements in which individuals are more victims than protagonists. No country can singlehandedly face the difficulties associated with this phenomenon, which is now so widespread that it affects every continent in the twofold movement of immigration and emigration.
It must also be emphasized that such cooperation begins with the efforts of each country to create better economic and social conditions at home, so that emigration will not be the only option left for those who seek peace, justice, security and full respect of their human dignity. The creation of opportunities for employment in the local economies will also avoid the separation of families and ensure that individuals and groups enjoy conditions of stability and serenity.
Finally, in considering the situation of migrants and refugees, I would point to yet another element in building a better world, namely, the elimination of prejudices and presuppositions in the approach to migration. Not infrequently, the arrival of migrants, displaced persons, asylum-seekers and refugees gives rise to suspicion and hostility. There is a fear that society will become less secure, that identity and culture will be lost, that competition for jobs will become stiffer and even that criminal activity will increase. The communications media have a role of great responsibility in this regard: it is up to them, in fact, to break down stereotypes and to offer correct information in reporting the errors of a few as well as the honesty, rectitude and goodness of the majority. A change of attitude towards migrants and refugees is needed on the part of everyone, moving away from attitudes of defensiveness and fear, indifference and marginalization – all typical of a throwaway culture – towards attitudes based on a culture of encounter, the only culture capable of building a better, more just and fraternal world. The communications media are themselves called to embrace this “conversion of attitudes” and to promote this change in the way migrants and refugees are treated.
I think of how even the Holy Family of Nazareth experienced initial rejection: Mary “gave birth to her firstborn son, and wrapped him in swaddling cloths, and laid him in a manger, because there was no place for them in the inn” (Lk 2:7). Jesus, Mary and Joseph knew what it meant to leave their own country and become migrants: threatened by Herod’s lust for power, they were forced to take flight and seek refuge in Egypt (cf. Mt 2:13-14). But the maternal heart of Mary and the compassionate heart of Joseph, the Protector of the Holy Family, never doubted that God would always be with them. Through their intercession, may that same firm certainty dwell in the heart of every migrant and refugee.
The Church, responding to Christ’s command to “go and make disciples of all nations”, is called to be the People of God which embraces all peoples and brings to them the proclamation of the Gospel, for the face of each person bears the mark of the face of Christ! Here we find the deepest foundation of the dignity of the human person, which must always be respected and safeguarded. It is less the criteria of efficiency, productivity, social class, or ethnic or religious belonging which ground that personal dignity, so much as the fact of being created in God’s own image and likeness (cf. Gen 1:26-27) and, even more so, being children of God. Every human being is a child of God! He or she bears the image of Christ! We ourselves need to see, and then to enable others to see, that migrants and refugees do not only represent a problem to be solved, but are brothers and sisters to be welcomed, respected and loved. They are an occasion that Providence gives us to help build a more just society, a more perfect democracy, a more united country, a more fraternal world and a more open and evangelical Christian community. Migration can offer possibilities for a new evangelization, open vistas for the growth of a new humanity foreshadowed in the paschal mystery: a humanity for which every foreign country is a homeland and every homeland is a foreign country.
Dear migrants and refugees! Never lose the hope that you too are facing a more secure future, that on your journey you will encounter an outstretched hand, and that you can experience fraternal solidarity and the warmth of friendship! To all of you, and to those who have devoted their lives and their efforts to helping you, I give the assurance of my prayers and I cordially impart my Apostolic Blessing.
Pope Francis: Church must model God's plan for unity
Vatican Radio
07:50 25/09/2013
2013-09-25 - Pope Francis said today that Christians must bear witness to the God-given unity of the Church, because the world needs a model of God’s plan for peace and reconciliation for the whole human family. The Pope was speaking to pilgrims and visitors this morning at his weekly general audience.
When we affirm our faith, Pope Francis said, we affirm that the Church has one faith, one sacramental life, a single apostolic succession, a common hope. The definition is clear, he said, but we must ask ourselves whether we really live by this creed.
Am I one of those who “privatise” the Church for their own group, for their own country, for their own friends? – the Pope asked. When I hear about my brothers and sisters of faith who suffer, who are persecuted, does this really touch my heart? It is important, the Pope said, to feel that we are part of the Church, part of the one family of God.
Gossip, Pope Francis continued, damages our Church, our parishes, our communities – our true riches are those which unite us, not those which divide. And finally, the Pope reminded us that our unity is driven by the Holy Spirit, the “engine” of all harmony.
When we affirm our faith, Pope Francis said, we affirm that the Church has one faith, one sacramental life, a single apostolic succession, a common hope. The definition is clear, he said, but we must ask ourselves whether we really live by this creed.
Am I one of those who “privatise” the Church for their own group, for their own country, for their own friends? – the Pope asked. When I hear about my brothers and sisters of faith who suffer, who are persecuted, does this really touch my heart? It is important, the Pope said, to feel that we are part of the Church, part of the one family of God.
Gossip, Pope Francis continued, damages our Church, our parishes, our communities – our true riches are those which unite us, not those which divide. And finally, the Pope reminded us that our unity is driven by the Holy Spirit, the “engine” of all harmony.
The internet must transmit a church with is home to all
VIS
10:28 25/09/2013
Vatican City, 21 September 2013 (VIS) – The Pontifical Council for Social Communications, whose president is Archbishop Claudio Maria Celli, held its plenary assembly from 19 to 21 September, on the theme of “The internet and the Church”. This morning the participants in the meeting were received in audience by the Pope who, in his address, posed three questions: the importance of communication for the church, the internet, and the encounter with Christ.
With regard to the first, Francis recalled that this year is the fiftieth anniversary of the Conciliar Decree Inter Mirifica, and emphasised that this is “more than a commemoration; the Decree expresses the Church’s solicitude for communication in all its forms, which are important in the work of evangelisation. In the last few decades the various means of communication have evolved significantly, but the Church’s concern remains the same, though it assumes new forms and expressions. The world of communications, more and more, has become a 'living environment' for many, one in which people communicate with one another, expanding their possibilities for knowledge and relationship”.
Considering the role of the Church and her use of the media, he said, “In every situation, beyond technological considerations, I believe that the goal is to understand how to enter into dialogue with the men and women of today in order to appreciate their desires, their doubts and their hopes. They are men and women who sometimes feel let down by a Christianity that to them appears sterile and in difficulty as it tries to communicate the depth of meaning that comes with the gift of faith. We do in fact witness today, in the age of globalization, a growing sense of disorientation and isolation. ... It is therefore important to know how to dialogue and, with discernment, to use modern technologies and social networks in such a way as to reveal a presence that listens, converses and encourages. Allow yourselves, without fear, to be this presence, expressing your Christian identity as you become citizens of this environment. A Church that follows this path learns how to walk with everybody”.
Francis reaffirmed that in this communicative context, the question is not one of technical considerations. “We must ask ourselves – and here I come to the third step – are we up to the task of bringing Christ into this area and of bringing others to meet Christ? Are we able to communicate the face of a Church which is 'home' to all? The challenge is to rediscover, through the means of social communication as well as by personal contact, the beauty that is at the heart of our existence and our journey, the beauty of faith and of the encounter with Christ. Even in this world of communications, the Church must warm the hearts of men and women. … The great digital continent not only involves technology but is made up of real men and women who bring with them their hopes, their suffering, their concerns and their pursuit of what is true, beautiful and good. We need to bring Christ to others, through these joys and hopes, like Mary, who brought Christ to the hearts of men and women; we need to pass through the clouds of indifference without losing our way; we need to descend into the darkest night without being overcome and disorientated; we need to listen to the dreams, without being seduced; to share their disappointments, without becoming despondent; to sympathize with those whose lives are falling apart, without losing our own strength and identity”.
“It is important to bring the solicitude and the presence of the Church into the world of communications so as to dialogue with the men and women of today and bring them to meet Christ. This must be done, however, in complete awareness ... that the real problem does not concern the acquisition of the latest technologies, even if these make a valid presence possible. It is necessary to be absolutely clear that the God in whom we believe, who loves all men and women intensely, wants to reveal himself through the means at our disposal, however poor they are, because it is he who is at work, he who transforms and saves us. Let us pray that the Lord may make us zealous and sustain us in the engaging mission of bringing him to the world”.
With regard to the first, Francis recalled that this year is the fiftieth anniversary of the Conciliar Decree Inter Mirifica, and emphasised that this is “more than a commemoration; the Decree expresses the Church’s solicitude for communication in all its forms, which are important in the work of evangelisation. In the last few decades the various means of communication have evolved significantly, but the Church’s concern remains the same, though it assumes new forms and expressions. The world of communications, more and more, has become a 'living environment' for many, one in which people communicate with one another, expanding their possibilities for knowledge and relationship”.
Considering the role of the Church and her use of the media, he said, “In every situation, beyond technological considerations, I believe that the goal is to understand how to enter into dialogue with the men and women of today in order to appreciate their desires, their doubts and their hopes. They are men and women who sometimes feel let down by a Christianity that to them appears sterile and in difficulty as it tries to communicate the depth of meaning that comes with the gift of faith. We do in fact witness today, in the age of globalization, a growing sense of disorientation and isolation. ... It is therefore important to know how to dialogue and, with discernment, to use modern technologies and social networks in such a way as to reveal a presence that listens, converses and encourages. Allow yourselves, without fear, to be this presence, expressing your Christian identity as you become citizens of this environment. A Church that follows this path learns how to walk with everybody”.
Francis reaffirmed that in this communicative context, the question is not one of technical considerations. “We must ask ourselves – and here I come to the third step – are we up to the task of bringing Christ into this area and of bringing others to meet Christ? Are we able to communicate the face of a Church which is 'home' to all? The challenge is to rediscover, through the means of social communication as well as by personal contact, the beauty that is at the heart of our existence and our journey, the beauty of faith and of the encounter with Christ. Even in this world of communications, the Church must warm the hearts of men and women. … The great digital continent not only involves technology but is made up of real men and women who bring with them their hopes, their suffering, their concerns and their pursuit of what is true, beautiful and good. We need to bring Christ to others, through these joys and hopes, like Mary, who brought Christ to the hearts of men and women; we need to pass through the clouds of indifference without losing our way; we need to descend into the darkest night without being overcome and disorientated; we need to listen to the dreams, without being seduced; to share their disappointments, without becoming despondent; to sympathize with those whose lives are falling apart, without losing our own strength and identity”.
“It is important to bring the solicitude and the presence of the Church into the world of communications so as to dialogue with the men and women of today and bring them to meet Christ. This must be done, however, in complete awareness ... that the real problem does not concern the acquisition of the latest technologies, even if these make a valid presence possible. It is necessary to be absolutely clear that the God in whom we believe, who loves all men and women intensely, wants to reveal himself through the means at our disposal, however poor they are, because it is he who is at work, he who transforms and saves us. Let us pray that the Lord may make us zealous and sustain us in the engaging mission of bringing him to the world”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami, khai giảng năm học Giáo lý, Việt ngữ
LM Giuse Nguyễn Kim Long.
15:06 25/09/2013
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami, khai giảng năm học Giáo lý, Việt ngữ
Sáng Chúa Nhật 22-09, một ngày Chúa Nhật tràn đầy nắng ấm của miền Nam Florida, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami, chính thức Khai giảng Năm mới Giáo lý, Việt ngữ và Đoàn Thiếu nhi cho các em Thiếu nhi. Trước 9:00 giờ sáng, tuy trường chưa mở cửa, nhưng nhiều cha mẹ đã hy sinh đưa các em, trong đồng phục của Thiếu nhi, đến đề được xếp lớp hoặc ghi danh. Nhìn các em thật vui tươi và nao nức gặp lại nhau sau 3 tháng hè xa cách, làm cho người viết nhớ lại thuở còn cắp sách đến trường làng với tâm trạng như các em. Đúng 9:30am, trường mở cửa và lúc này các em học sinh đến càng đông làm thày Hiệu trưởng, chị Đoàn trưởng, các Sơ và các Thày, Huynh trưởng vất vả ghi danh và ổn định cho các em vào lớp. Ngày đầu đến trường chắc chắn còn nhiều công việc để làm. Tuy vậy sau hơn 1 giờ ổn định, các lớp đã đi vào chương trình như đã được dự định.
Xem Hình
12:15am, các em học sinh-thiếu nhi, 170 em, được các Thày cô, Huynh trưởng dẫn sang nhà thờ để tham dự Thánh Lễ Khai giảng và mừng lể Hội Trung Thu. Hôm nay Hội các Bà Mẹ Công Giáo cũng mừng Lể Bổn mạng Thánh nữ Monica. Trước Thánh Lễ, đoàn rước gồm các em đại diện các ngành Thiếu Nhi, các Thày cô, Huynh trưởng, các Bà Mẹ Công Giáo và Cha chủ tế tiến lên bàn thờ trong tiếng hát vui nhộn của ca đoàn Thiếu nhi. Sau lời chào mừng và tuyên bố Khai giảng của Cha chủ tế, một hồi trống đã vang lên rộn rã báo hiệu Năm học mới bắt đầu. Rồi các Thày cô và Huynh trưởng đọc lời tuyên hứa d8ầu Năm học: Trung thành với Thiên Chúa và Giáo Hội, Vâng lời Cha Quản nhiệm và Cộng đoàn, Giữ gìn tư cách và hăng say trong công tác giáo dục cho các em Thiếu Nhi. Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Lời Chúa và bài giảng của Cha chủ tế. Ngay sau bài giảng, các Bà Mẹ Công Giáo tiến lên cung thánh lập lại 10 điều tâm niệm của Hội dước sự chứng giám của Chủ tế.
Ngày hôm nay cũng là dịp mừng Lể Trung thu cho các trẻ em, nên ngay sau khi hát kết thúc Thánh Lễ, các trẻ em và các em thiếu nhi được mời ngồi lại cùng hát bài "Tết Trung thu....." và các em được lãnh một phần quà. Tất cả 200 phần quà đã được phát hết nhanh chóng. Nhân dịp này, cha QN cám ơn anh chị Nhật Hạnh đã hy sinh thời gian đi mua quà và bỏ vào bao cho các em.
LM Giuse Nguyễn Kim Long.
Sáng Chúa Nhật 22-09, một ngày Chúa Nhật tràn đầy nắng ấm của miền Nam Florida, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami, chính thức Khai giảng Năm mới Giáo lý, Việt ngữ và Đoàn Thiếu nhi cho các em Thiếu nhi. Trước 9:00 giờ sáng, tuy trường chưa mở cửa, nhưng nhiều cha mẹ đã hy sinh đưa các em, trong đồng phục của Thiếu nhi, đến đề được xếp lớp hoặc ghi danh. Nhìn các em thật vui tươi và nao nức gặp lại nhau sau 3 tháng hè xa cách, làm cho người viết nhớ lại thuở còn cắp sách đến trường làng với tâm trạng như các em. Đúng 9:30am, trường mở cửa và lúc này các em học sinh đến càng đông làm thày Hiệu trưởng, chị Đoàn trưởng, các Sơ và các Thày, Huynh trưởng vất vả ghi danh và ổn định cho các em vào lớp. Ngày đầu đến trường chắc chắn còn nhiều công việc để làm. Tuy vậy sau hơn 1 giờ ổn định, các lớp đã đi vào chương trình như đã được dự định.
Xem Hình
12:15am, các em học sinh-thiếu nhi, 170 em, được các Thày cô, Huynh trưởng dẫn sang nhà thờ để tham dự Thánh Lễ Khai giảng và mừng lể Hội Trung Thu. Hôm nay Hội các Bà Mẹ Công Giáo cũng mừng Lể Bổn mạng Thánh nữ Monica. Trước Thánh Lễ, đoàn rước gồm các em đại diện các ngành Thiếu Nhi, các Thày cô, Huynh trưởng, các Bà Mẹ Công Giáo và Cha chủ tế tiến lên bàn thờ trong tiếng hát vui nhộn của ca đoàn Thiếu nhi. Sau lời chào mừng và tuyên bố Khai giảng của Cha chủ tế, một hồi trống đã vang lên rộn rã báo hiệu Năm học mới bắt đầu. Rồi các Thày cô và Huynh trưởng đọc lời tuyên hứa d8ầu Năm học: Trung thành với Thiên Chúa và Giáo Hội, Vâng lời Cha Quản nhiệm và Cộng đoàn, Giữ gìn tư cách và hăng say trong công tác giáo dục cho các em Thiếu Nhi. Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Lời Chúa và bài giảng của Cha chủ tế. Ngay sau bài giảng, các Bà Mẹ Công Giáo tiến lên cung thánh lập lại 10 điều tâm niệm của Hội dước sự chứng giám của Chủ tế.
Ngày hôm nay cũng là dịp mừng Lể Trung thu cho các trẻ em, nên ngay sau khi hát kết thúc Thánh Lễ, các trẻ em và các em thiếu nhi được mời ngồi lại cùng hát bài "Tết Trung thu....." và các em được lãnh một phần quà. Tất cả 200 phần quà đã được phát hết nhanh chóng. Nhân dịp này, cha QN cám ơn anh chị Nhật Hạnh đã hy sinh thời gian đi mua quà và bỏ vào bao cho các em.
LM Giuse Nguyễn Kim Long.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Hát Sursum Corda như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
08:58 25/09/2013
Giải đáp phụng vụ: Hát Sursum Corda (Hãy nâng tâm hồn lên) như thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi nhận thấy rằng kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu chọn, câu "Sursum corda " (Hãy nâng tâm hồn lên) không còn được hát nữa, trong khi lời tung hô "Mysterium fidei" (Đây là mầu nhiệm đức tin) và vinh tụng ca kết thúc vẫn còn được hát. Nhưng tôi không chỉ nhìn thấy điều này ở các thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ tế, mà còn thấy như thế trong Thánh Lễ truyền hình từ Vương Cung Thánh Đường của Đền thờ Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington, D.C. Tôi nghĩ rằng, ở đâu đó trong việc tôi đã được huấn luyện âm nhạc phụng vụ, tôi được biết rằng hoặc chúng được hát tất cả, hoặc không hề được hát tất cả. Thưa cha, điều này là đúng không? - A. R. , San Antonio, Texas, Mỹ.
Đáp: Không có quy tắc nói rằng hoặc hát tất cả các câu ấy, hoặc không hát gì hết, mả chỉ đọc.
Trong thực tế, nếu có một luật như thế, thì nó được tôn vinh nhiều trong sự vi phạm hơn là trong sự thực hành. Hầu hết các linh mục sẽ vui mừng xướng câu "Đây là mầu nhiệm đức tin", và nhiều người sẽ hát bài vinh tụng ca kết thúc. Tuy nhiên, số lượng linh mục giảm khi nói đến việc hát câu "Hãy nâng tâm hồn lên", vì nó bao hàm một cách tự nhiên một nỗ lực để hát toàn bộ kinh tiền tụng, và có ít linh mục cảm nhận sự thách đố này.
Từ những gì chúng tôi đã đề cập, chúng ta cũng có thể thấy một sự khác biệt nhỏ trong bối cảnh của ba khoảnh khắc. Lời mở đầu và kinh tiền tụng là luôn luôn được công bố cách độc quyền bởi linh mục chủ tế, và điều này đòi hỏi tối thiểu một khả năng âm nhạc nào đó.
Chỉ một mình chủ tế xướng câu "Đây là mầu nhiệm đức tin", nhưng câu đáp của cộng đoàn có thể được hát cho dù chủ tế không thể hát được câu mở đầu. Trong trường hợp này, người chơi đàn có thể giúp bắt giai điệu.
Việc hát kinh vinh tụng ca kết thúc cũng là dành cho linh mục chủ tế, nhưng trong thánh lễ đồng tế, một linh mục khá âm nhạc bắt cung các lời đầu và sau đó các linh mục khác hát phần còn lại. Nếu hoàn toàn cần thiết, người chơi đàn có thể giúp bắt cung điệu, nhưng không nên đệm theo tiếng hát, vì nó vẫn còn là một phần của Kinh Nguyện Thánh Thể. Người chơi đàn có thể đệm cho lời tung hô Amen của cộng đoàn.
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, rõ ràng là từ lần ban phép lành đầu tiên, Ngài đã không hát. Cho dù điều này là do Ngài chỉ có một lá phổi hoặc một số lý do khác, nó là ngoài vấn đề. Các sự việc là rằng Ngài không hát, và điều này không có ảnh hưởng gì đến hiệu năng của sứ vụ giáo hoàng của Ngài.
Cuối cùng, cùng với bài trả lời này, tôi kỷ niệm 10 năm phụ trách mục giải đáp phụng vụ. Khi tôi tình nguyện tham gia mục trả lời này vào năm 2003, tôi nghĩ mình sẽ ít thỏa mãn các độc giả với hơn nửa triệu chữ viết. Nhưng công việc đã và đang là một kinh nghiệm tuyệt vời, và với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tôi hy vọng đã là một công cụ tốt cho tất cả những người đã gửi câu hỏi cho tôi từ khắp mọi nơi trên thế giới. Trách nhiệm gia tăng của tôi, với tư cách là khoa trưởng khoa thần học, làm cho công việc có khó khăn hơn đôi chút trong năm nay, và tôi muốn đích thân cảm ơn các biên tập viên đã cho phép tôi đôi khi trả lời vào tận giờ phút cuối qui định. Tôi hy vọng sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi trong bao lâu mà độc giả của trang Zenit còn gửi đến. (Zenit.org 24-9-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi nhận thấy rằng kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu chọn, câu "Sursum corda " (Hãy nâng tâm hồn lên) không còn được hát nữa, trong khi lời tung hô "Mysterium fidei" (Đây là mầu nhiệm đức tin) và vinh tụng ca kết thúc vẫn còn được hát. Nhưng tôi không chỉ nhìn thấy điều này ở các thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ tế, mà còn thấy như thế trong Thánh Lễ truyền hình từ Vương Cung Thánh Đường của Đền thờ Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington, D.C. Tôi nghĩ rằng, ở đâu đó trong việc tôi đã được huấn luyện âm nhạc phụng vụ, tôi được biết rằng hoặc chúng được hát tất cả, hoặc không hề được hát tất cả. Thưa cha, điều này là đúng không? - A. R. , San Antonio, Texas, Mỹ.
Đáp: Không có quy tắc nói rằng hoặc hát tất cả các câu ấy, hoặc không hát gì hết, mả chỉ đọc.
Trong thực tế, nếu có một luật như thế, thì nó được tôn vinh nhiều trong sự vi phạm hơn là trong sự thực hành. Hầu hết các linh mục sẽ vui mừng xướng câu "Đây là mầu nhiệm đức tin", và nhiều người sẽ hát bài vinh tụng ca kết thúc. Tuy nhiên, số lượng linh mục giảm khi nói đến việc hát câu "Hãy nâng tâm hồn lên", vì nó bao hàm một cách tự nhiên một nỗ lực để hát toàn bộ kinh tiền tụng, và có ít linh mục cảm nhận sự thách đố này.
Từ những gì chúng tôi đã đề cập, chúng ta cũng có thể thấy một sự khác biệt nhỏ trong bối cảnh của ba khoảnh khắc. Lời mở đầu và kinh tiền tụng là luôn luôn được công bố cách độc quyền bởi linh mục chủ tế, và điều này đòi hỏi tối thiểu một khả năng âm nhạc nào đó.
Chỉ một mình chủ tế xướng câu "Đây là mầu nhiệm đức tin", nhưng câu đáp của cộng đoàn có thể được hát cho dù chủ tế không thể hát được câu mở đầu. Trong trường hợp này, người chơi đàn có thể giúp bắt giai điệu.
Việc hát kinh vinh tụng ca kết thúc cũng là dành cho linh mục chủ tế, nhưng trong thánh lễ đồng tế, một linh mục khá âm nhạc bắt cung các lời đầu và sau đó các linh mục khác hát phần còn lại. Nếu hoàn toàn cần thiết, người chơi đàn có thể giúp bắt cung điệu, nhưng không nên đệm theo tiếng hát, vì nó vẫn còn là một phần của Kinh Nguyện Thánh Thể. Người chơi đàn có thể đệm cho lời tung hô Amen của cộng đoàn.
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, rõ ràng là từ lần ban phép lành đầu tiên, Ngài đã không hát. Cho dù điều này là do Ngài chỉ có một lá phổi hoặc một số lý do khác, nó là ngoài vấn đề. Các sự việc là rằng Ngài không hát, và điều này không có ảnh hưởng gì đến hiệu năng của sứ vụ giáo hoàng của Ngài.
Cuối cùng, cùng với bài trả lời này, tôi kỷ niệm 10 năm phụ trách mục giải đáp phụng vụ. Khi tôi tình nguyện tham gia mục trả lời này vào năm 2003, tôi nghĩ mình sẽ ít thỏa mãn các độc giả với hơn nửa triệu chữ viết. Nhưng công việc đã và đang là một kinh nghiệm tuyệt vời, và với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tôi hy vọng đã là một công cụ tốt cho tất cả những người đã gửi câu hỏi cho tôi từ khắp mọi nơi trên thế giới. Trách nhiệm gia tăng của tôi, với tư cách là khoa trưởng khoa thần học, làm cho công việc có khó khăn hơn đôi chút trong năm nay, và tôi muốn đích thân cảm ơn các biên tập viên đã cho phép tôi đôi khi trả lời vào tận giờ phút cuối qui định. Tôi hy vọng sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi trong bao lâu mà độc giả của trang Zenit còn gửi đến. (Zenit.org 24-9-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Đối Thoại Năm Đức Tin: Về Giá Trị Của Sự Cầu Nguyện
Lm. Đan Vinh
09:19 25/09/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN
VẤN ĐỀ 15: Bạn là người tin có Thiên Chúa. Vậy khi bạn đau ốm mà chỉ cầu khẩn suông thì có được Chúa cho khỏi bệnh không? Hoặc khi bạn đói mà chỉ cầu nguyện thì Chúa có ban cho bạn cơm bánh không? Còn tôi, tôi chẳng cần phải tin có Chúa hay thần Phật nào cả, thế mà tôi đâu có thua gì bạn? Khi đau ốm, tôi chẳng cần cầu xin ai, mà chỉ cần uống thuốc cũng khỏi. Khi đói tôi cũng chẳng cầu khấn ai mà chỉ cần làm việc là có ăn. Như vậy, tin thờ Thiên Chúa là hành động vô ích và ngu ngốc.
Hơn nữa, cầu xin Thiên Chúa ban ơn phúc còn là một thái độ nô lệ, mất tự do, bị vong thân, và mất quyền làm chủ đời mình.
GIẢI ĐÁP:
Một số người đã quan niệm sai lầm về đức tin tôn giáo: Theo họ thì đức tin chính là một phương thế để con người dễ dàng thỏa mãn các nhu cầu mà không phải vất vả nhiều. Khi muốn được Thiên Chúa ban ơn, họ chỉ cần dâng ít hoa trái, nhang đèn, tiền bạc, kèm theo lời khấn nguyện giống như niệm thần chú, là hy vọng sẽ được thỏa mãn yêu cầu. Bên cạnh những người mê tín nói trên, một số khác lại dựa vào khoa học để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và phi bác việc cầu nguyện. Theo họ, không có Thiên Chúa hay thần linh nào cả. Muốn thỏa mãn các nhu cầu, người ta chỉ cần tuân theo quy luật tự nhiên là đủ. Chẳng hạn: Muốn có lương thực, không cần phải cầu xin ai, chỉ cần lao động theo kỹ thuật và hợp thời vụ là đủ; Khi bị bệnh không cần phải cầu khấn ai mà chỉ cần uống thuốc theo toa bác sĩ sẽ khỏi… Từ đó họ đi đến kết luận: tin thờ Thiên Chúa là việc làm vô ích ngu ngốc, bị vong thân và mất quyền làm chủ đời mình…
Vậy ý nghĩa đích thực của cầu nguyện là gì? Thái độ cầu xin Thiên Chúa phải chăng là một việc làm vô ích, ngu ngốc, bị vong thân và mất quyền tự chủ ?
1.CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?
Cầu nguyện là một hành vi của người có đức tin. Là một cuộc nói chuyện tâm sự giữa con người với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với cha mình. Qua đó, họ ngợi khen những kỳ công Thiên Chúa đã làm, cảm tạ những ơn lành Ngài đã thương ban, ăn năn sám hối tội lỗi đã trót phạm, phó thác cậy trông vào tình thương cứu độ của Chúa, và cuối cùng là cầu xin Chúa ban ơn lành hồn xác cho mình và tha nhân.
2.GIÁ TRỊ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN:
Cầu nguyện là một hành vi cao quí và khôn ngoan của con người có lý trí. Cầu nguyện không làm cho con người bị vong thân, mất quyền làm chủ đời mình như có người lầm tưởng:
a)Cầu nguyện là một hành vi cao quí:
Cao quí vì là thái độ nhân linh: chỉ con người mới có khả năng suy luận, mới biết đặt câu hỏi “tại sao” trước mọi vấn đề… Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) trong tác phẩm Suy tư (La Pensees) đã đề cao giá trị của con người biết suy tư như sau: “Con người chỉ là một cây sậy yếu đuối trong tự nhiên… Chỉ cần một chất hơi, một giọt nước cũng đủ kết liễu cuộc sống của nó. Tuy nhiên con người vẫn cao quý vô cùng, vì con người biết suy nghĩ, đang khi vũ trụ tuy to lớn nhưng lại chẳng biết gì…”.
Cao quí vì là thái độ hiếu thảo: Chỉ con người mới có lòng hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa thể hiện qua lời cầu nguyện, giống như con cái thưa chuyện với cha mẹ của mình.
b)Cầu nguyện là một hành động khôn ngoan:
Khôn ngoan khi biết tự lượng sức mình và biết tiên liệu: Thực vậy, trong đời sống thường ngày, mỗi khi đứng trước một công việc lớn lao, người khôn ngoan sẽ biết suy nghĩ và sẵn sàng nhờ cậy người khác trợ giúp. Cũng thế, người tín hữu khi đứng trước một công việc trọng đại vượt quá sức tự nhiên, sẽ biết khôn ngoan xin ơn Chúa giúp như Đức Giê-su đã dạy môn đệ cậy nhờ vào sự trợ giúp của Người: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5c).
3.NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ NÊN TRÁNH KHI CẦU NGUYỆN:
1) Cần tránh thói lười biếng ỷ nại nhưng biết cộng tác với Thiên Chúa để làm mọi việc phù hợp với quy luật thiên nhiên do Thiên Chúa đã an bài:
-Tuy ý thức Thiên Chúa toàn năng có thể làm được mọi sự, nhưng các tín hữu phải tránh thái độ lười biếng ỷ nại khi chỉ biết cầu khấn suông mà không chăm chỉ làm việc để đạt được mục đích. Thiên Chúa đã dựng lên loài người có trí khôn và tay chân… không phải để họ khoanh tay đứng nhìn, nhưng để họ cộng tác với Ngài làm chủ thiên nhiên, như Ngài đã truyền cho nguyên tổ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28).
-Loài người phải tuân theo những định luật thiên nhiên do Chúa đã an bài. Chẳng hạn: khi đau ốm phải biết tìm cách chữa trị; Muốn có lương thực phải biết gieo trồng đúng thời vụ và dựa theo luật tự nhiên do Thiên Chúa đã an bài. Thiên Chúa chỉ làm phép lạ trong một vài trường hợp thật đặc biệt nhằm để biểu lộ quyền năng hoặc củng cố đức tin cho con người mà thôi.
2) Cần tránh đòi Thiên Chúa phải đáp ứng mọi nhu cầu theo ý riêng mình, nhưng phải sẵn sàng tuân theo ý Chúa:
-Vì sẽ là điều vô lý: Giả như một người xin Chúa cho trời mưa để ruộng mới gieo giống có thể nẩy mầm, đang khi người khác lại xin Chúa cho nắng ráo để sân lúa đang phơi được mau khô… Hoặc một người bán hòm người chết xin Chúa cho bán đắt hàng, đang khi người có thân nhân đau nặng lại xin Chúa cho mau khỏi bệnh… thì khi ấy không biết Thiên Chúa sẽ phải nghe lời cầu xin của ai ?
-Vì sẽ gây mất trật tự: Nếu Thiên Chúa phải đáp ứng mọi lời cầu để thỏa mãn theo nhu cầu của con người thì mọi sự sẽ trở nên hỗn loạn: Các quy luật thiên nhiên như thời tiết nắng mưa, mùa màng… sẽ thay đổi liên tục và xã hội chắc chắn sẽ mất an toàn trật tự.
-Trong thực tế người tín hữu sẽ năng cầu xin Thiên Chúa ban ơn theo thánh ý Thiên Chúa thay vì đòi Chúa phải thỏa mãn theo ý riêng noi gương Đức Giê-su trong vườn Ghết-sê-ma-ni đã cầu nguyên như sau: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Khi đau ốm các tín hữu chúng ta hãy cầu xin Chúa cho được “gặp thầy gặp thuốc” và sẵn sàng hợp tác uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4.GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ:
1)Phải ưu tiên tuân theo quy luật thiên nhiên của Thiên Chúa: Con người dù tin hay không tin Thiên Chúa cũng đều phải tuân theo các quy luật tự nhiên do Thiên Chúa đã an bài: Muốn có lương thực phải gieo trồng đúng thời vụ hợp với khoa học kỹ thuật. Muôn khỏi bệnh cần chữa trị tại bệnh viện và uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, người tín hữu còn phải cầu xin Chúa cho được gặp thày gặp thuốc để mau khỏi bệnh.
2)Thiên Chúa muốn các tín hữu vừa phải cầu xin, lại vừa phải theo các quy luật thiên nhiên: Thiên Chúa chỉ can thiêp làm phép lạ khi muốn chứng tỏ quyền năng của Ngài, hoặc để củng cố đức tin của các tín hữu mà thôi.
Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ nhằm mục đích ấy như sau: Người biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới thành Ca-na để “Bày tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ đã tin vào Người” (Ga 2,11); Người truyên cho sóng gió Biển Hồ yên lặng để các môn đệ nhận biết quyền năng Thiên Chúa của Người, như các ông đã ngạc nhiên nói với nhau rằng: “Người này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?” (Mt 8,27); Người đi trên mặt Biển Hồ trong đêm tối để mặc khải Thần tính của Người qua lời Người trấn an các môn đệ: “Chính Thầy đây, đừng sợ !” (Ga 6,19-20); Người nhân bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn no chỉ với năm cái bánh và hai con cá để chứng minh sứ vụ Thiên Sai khiến dân chúng đã thốt lên: “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian (Ga 6,14);
-Đức Giê-su làm phép lạ để chứng minh sứ vụ Thiên Sai đã được các ngôn sứ tiên báo. Chẳng hạn: Để các đầu mục Do thái biết Người có quyên tha tội dưới đất, Người nói với kẻ bất toại: “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà” (Mc 2,11). Tin Mừng Mát-thêu cũng viết như sau: “Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành. Khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ít-ra-en” (Mt 15,30-31).
3)Còn những ai vô tín: cố tình nhắm mắt trước những thực tại chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa và không chịu bày tỏ lòng hiếu thảo biết ơn Ngài, cũng đừng vội tự mãn về thái độ vô ơn bất nghĩa của mình. Sở dĩ họ không bị thua kém những người có đức tin về phạm vi vật chất là do Thiên Chúa nhân từ vẫn đang nhẫn lại chờ đợi họ hồi tâm. Nhưng lòng nhân từ cũng có giới hạn: sẽ đến ngày vào lúc họ không ngờ, vào giờ họ không biết, Ngài sẽ gọi linh hồn họ ra trước tòa phán xét, bấy giờ họ sẽ không thể bào chữa về thái độ vô ơn bất hiếu, cố tình ngoảnh mặt làm ngơ trước tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Trong dụ ngôn “Mười cô trinh nữ”, chàng rể Giê-su đã nói với năm cô trinh nữ khờ dại không mang theo dầu đức tin rằng: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả !" (Mt 25,12). Những kẻ vô tín, chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất ở đời này sẽ phải nghe lời quở trách của Thiên Chúa như sau: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó, sẽ về tay ai?” (Lc 12,16-21). Thái độ vô tín ấy mới thực là ngu ngốc, bị vong thân và mất quyên làm chủ đời mình.
Lm Đan Vinh
VẤN ĐỀ 15: Bạn là người tin có Thiên Chúa. Vậy khi bạn đau ốm mà chỉ cầu khẩn suông thì có được Chúa cho khỏi bệnh không? Hoặc khi bạn đói mà chỉ cầu nguyện thì Chúa có ban cho bạn cơm bánh không? Còn tôi, tôi chẳng cần phải tin có Chúa hay thần Phật nào cả, thế mà tôi đâu có thua gì bạn? Khi đau ốm, tôi chẳng cần cầu xin ai, mà chỉ cần uống thuốc cũng khỏi. Khi đói tôi cũng chẳng cầu khấn ai mà chỉ cần làm việc là có ăn. Như vậy, tin thờ Thiên Chúa là hành động vô ích và ngu ngốc.
Hơn nữa, cầu xin Thiên Chúa ban ơn phúc còn là một thái độ nô lệ, mất tự do, bị vong thân, và mất quyền làm chủ đời mình.
GIẢI ĐÁP:
Một số người đã quan niệm sai lầm về đức tin tôn giáo: Theo họ thì đức tin chính là một phương thế để con người dễ dàng thỏa mãn các nhu cầu mà không phải vất vả nhiều. Khi muốn được Thiên Chúa ban ơn, họ chỉ cần dâng ít hoa trái, nhang đèn, tiền bạc, kèm theo lời khấn nguyện giống như niệm thần chú, là hy vọng sẽ được thỏa mãn yêu cầu. Bên cạnh những người mê tín nói trên, một số khác lại dựa vào khoa học để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và phi bác việc cầu nguyện. Theo họ, không có Thiên Chúa hay thần linh nào cả. Muốn thỏa mãn các nhu cầu, người ta chỉ cần tuân theo quy luật tự nhiên là đủ. Chẳng hạn: Muốn có lương thực, không cần phải cầu xin ai, chỉ cần lao động theo kỹ thuật và hợp thời vụ là đủ; Khi bị bệnh không cần phải cầu khấn ai mà chỉ cần uống thuốc theo toa bác sĩ sẽ khỏi… Từ đó họ đi đến kết luận: tin thờ Thiên Chúa là việc làm vô ích ngu ngốc, bị vong thân và mất quyền làm chủ đời mình…
Vậy ý nghĩa đích thực của cầu nguyện là gì? Thái độ cầu xin Thiên Chúa phải chăng là một việc làm vô ích, ngu ngốc, bị vong thân và mất quyền tự chủ ?
1.CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?
Cầu nguyện là một hành vi của người có đức tin. Là một cuộc nói chuyện tâm sự giữa con người với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với cha mình. Qua đó, họ ngợi khen những kỳ công Thiên Chúa đã làm, cảm tạ những ơn lành Ngài đã thương ban, ăn năn sám hối tội lỗi đã trót phạm, phó thác cậy trông vào tình thương cứu độ của Chúa, và cuối cùng là cầu xin Chúa ban ơn lành hồn xác cho mình và tha nhân.
2.GIÁ TRỊ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN:
Cầu nguyện là một hành vi cao quí và khôn ngoan của con người có lý trí. Cầu nguyện không làm cho con người bị vong thân, mất quyền làm chủ đời mình như có người lầm tưởng:
a)Cầu nguyện là một hành vi cao quí:
Cao quí vì là thái độ nhân linh: chỉ con người mới có khả năng suy luận, mới biết đặt câu hỏi “tại sao” trước mọi vấn đề… Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) trong tác phẩm Suy tư (La Pensees) đã đề cao giá trị của con người biết suy tư như sau: “Con người chỉ là một cây sậy yếu đuối trong tự nhiên… Chỉ cần một chất hơi, một giọt nước cũng đủ kết liễu cuộc sống của nó. Tuy nhiên con người vẫn cao quý vô cùng, vì con người biết suy nghĩ, đang khi vũ trụ tuy to lớn nhưng lại chẳng biết gì…”.
Cao quí vì là thái độ hiếu thảo: Chỉ con người mới có lòng hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa thể hiện qua lời cầu nguyện, giống như con cái thưa chuyện với cha mẹ của mình.
b)Cầu nguyện là một hành động khôn ngoan:
Khôn ngoan khi biết tự lượng sức mình và biết tiên liệu: Thực vậy, trong đời sống thường ngày, mỗi khi đứng trước một công việc lớn lao, người khôn ngoan sẽ biết suy nghĩ và sẵn sàng nhờ cậy người khác trợ giúp. Cũng thế, người tín hữu khi đứng trước một công việc trọng đại vượt quá sức tự nhiên, sẽ biết khôn ngoan xin ơn Chúa giúp như Đức Giê-su đã dạy môn đệ cậy nhờ vào sự trợ giúp của Người: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5c).
3.NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ NÊN TRÁNH KHI CẦU NGUYỆN:
1) Cần tránh thói lười biếng ỷ nại nhưng biết cộng tác với Thiên Chúa để làm mọi việc phù hợp với quy luật thiên nhiên do Thiên Chúa đã an bài:
-Tuy ý thức Thiên Chúa toàn năng có thể làm được mọi sự, nhưng các tín hữu phải tránh thái độ lười biếng ỷ nại khi chỉ biết cầu khấn suông mà không chăm chỉ làm việc để đạt được mục đích. Thiên Chúa đã dựng lên loài người có trí khôn và tay chân… không phải để họ khoanh tay đứng nhìn, nhưng để họ cộng tác với Ngài làm chủ thiên nhiên, như Ngài đã truyền cho nguyên tổ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28).
-Loài người phải tuân theo những định luật thiên nhiên do Chúa đã an bài. Chẳng hạn: khi đau ốm phải biết tìm cách chữa trị; Muốn có lương thực phải biết gieo trồng đúng thời vụ và dựa theo luật tự nhiên do Thiên Chúa đã an bài. Thiên Chúa chỉ làm phép lạ trong một vài trường hợp thật đặc biệt nhằm để biểu lộ quyền năng hoặc củng cố đức tin cho con người mà thôi.
2) Cần tránh đòi Thiên Chúa phải đáp ứng mọi nhu cầu theo ý riêng mình, nhưng phải sẵn sàng tuân theo ý Chúa:
-Vì sẽ là điều vô lý: Giả như một người xin Chúa cho trời mưa để ruộng mới gieo giống có thể nẩy mầm, đang khi người khác lại xin Chúa cho nắng ráo để sân lúa đang phơi được mau khô… Hoặc một người bán hòm người chết xin Chúa cho bán đắt hàng, đang khi người có thân nhân đau nặng lại xin Chúa cho mau khỏi bệnh… thì khi ấy không biết Thiên Chúa sẽ phải nghe lời cầu xin của ai ?
-Vì sẽ gây mất trật tự: Nếu Thiên Chúa phải đáp ứng mọi lời cầu để thỏa mãn theo nhu cầu của con người thì mọi sự sẽ trở nên hỗn loạn: Các quy luật thiên nhiên như thời tiết nắng mưa, mùa màng… sẽ thay đổi liên tục và xã hội chắc chắn sẽ mất an toàn trật tự.
-Trong thực tế người tín hữu sẽ năng cầu xin Thiên Chúa ban ơn theo thánh ý Thiên Chúa thay vì đòi Chúa phải thỏa mãn theo ý riêng noi gương Đức Giê-su trong vườn Ghết-sê-ma-ni đã cầu nguyên như sau: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Khi đau ốm các tín hữu chúng ta hãy cầu xin Chúa cho được “gặp thầy gặp thuốc” và sẵn sàng hợp tác uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4.GIẢI ĐÁP VẤN ĐỀ:
1)Phải ưu tiên tuân theo quy luật thiên nhiên của Thiên Chúa: Con người dù tin hay không tin Thiên Chúa cũng đều phải tuân theo các quy luật tự nhiên do Thiên Chúa đã an bài: Muốn có lương thực phải gieo trồng đúng thời vụ hợp với khoa học kỹ thuật. Muôn khỏi bệnh cần chữa trị tại bệnh viện và uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, người tín hữu còn phải cầu xin Chúa cho được gặp thày gặp thuốc để mau khỏi bệnh.
2)Thiên Chúa muốn các tín hữu vừa phải cầu xin, lại vừa phải theo các quy luật thiên nhiên: Thiên Chúa chỉ can thiêp làm phép lạ khi muốn chứng tỏ quyền năng của Ngài, hoặc để củng cố đức tin của các tín hữu mà thôi.
Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ nhằm mục đích ấy như sau: Người biến nước lã thành rượu nho tại tiệc cưới thành Ca-na để “Bày tỏ vinh quang của Người, và các môn đệ đã tin vào Người” (Ga 2,11); Người truyên cho sóng gió Biển Hồ yên lặng để các môn đệ nhận biết quyền năng Thiên Chúa của Người, như các ông đã ngạc nhiên nói với nhau rằng: “Người này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?” (Mt 8,27); Người đi trên mặt Biển Hồ trong đêm tối để mặc khải Thần tính của Người qua lời Người trấn an các môn đệ: “Chính Thầy đây, đừng sợ !” (Ga 6,19-20); Người nhân bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn no chỉ với năm cái bánh và hai con cá để chứng minh sứ vụ Thiên Sai khiến dân chúng đã thốt lên: “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian (Ga 6,14);
-Đức Giê-su làm phép lạ để chứng minh sứ vụ Thiên Sai đã được các ngôn sứ tiên báo. Chẳng hạn: Để các đầu mục Do thái biết Người có quyên tha tội dưới đất, Người nói với kẻ bất toại: “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà” (Mc 2,11). Tin Mừng Mát-thêu cũng viết như sau: “Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành. Khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ít-ra-en” (Mt 15,30-31).
3)Còn những ai vô tín: cố tình nhắm mắt trước những thực tại chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa và không chịu bày tỏ lòng hiếu thảo biết ơn Ngài, cũng đừng vội tự mãn về thái độ vô ơn bất nghĩa của mình. Sở dĩ họ không bị thua kém những người có đức tin về phạm vi vật chất là do Thiên Chúa nhân từ vẫn đang nhẫn lại chờ đợi họ hồi tâm. Nhưng lòng nhân từ cũng có giới hạn: sẽ đến ngày vào lúc họ không ngờ, vào giờ họ không biết, Ngài sẽ gọi linh hồn họ ra trước tòa phán xét, bấy giờ họ sẽ không thể bào chữa về thái độ vô ơn bất hiếu, cố tình ngoảnh mặt làm ngơ trước tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Trong dụ ngôn “Mười cô trinh nữ”, chàng rể Giê-su đã nói với năm cô trinh nữ khờ dại không mang theo dầu đức tin rằng: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả !" (Mt 25,12). Những kẻ vô tín, chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất ở đời này sẽ phải nghe lời quở trách của Thiên Chúa như sau: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó, sẽ về tay ai?” (Lc 12,16-21). Thái độ vô tín ấy mới thực là ngu ngốc, bị vong thân và mất quyên làm chủ đời mình.
Lm Đan Vinh
Văn Hóa
Tập bỏ đi lời chửu bới và bạo hành
Tuyết Mai
14:34 25/09/2013
Sự chửi bới thường là phát nguồn từ trong gia đình mà ra, chúng ta ở đây không đi tìm nguyên do tại sao có người lại luôn giận dữ như thế? Nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn trưng bày ra những hậu quả không bao giờ là tốt lành cho chính sức khỏe của chúng ta, của gia đình, và của ai cả …. Nhưng tổn thương và tội nghiệp nhất là con cái và cháu chắt chúng đang ở cái tuổi non nớt, đang còn sống trong gia đình của chúng ta đây!. Tuổi mà chúng chỉ biết hấp thụ (input) những gì chúng đang học hỏi.
Điều đáng buồn thay là chúng ta làm ông bà, cha mẹ đã thiếu sự giáo dục, học hỏi, hay hấp thụ được mẫu gương tốt lành từ nơi cha mẹ. Do đó mà chúng trẻ lớn lơn cứ sẽ vẫn tiếp tục cách giáo dục như thế trong gia đình của chúng. Một hình ảnh giáo dục con cái, cháu chắt cả trai lẫn gái là chỉ biết chửi bới và đánh đập chúng (con cháu) dù chúng chỉ phạm những lỗi lầm rất nhỏ mà chỉ cần dậy chúng trong sự điềm đạm và yêu thương.
Lạ lắm ở điều là chúng ta khi nuôi chó mèo hay súc vật mà khi chúng có làm bậy thì chúng ta lại biết dậy chúng cách không cần chửi bới, đánh đập, như một người mất trí khôn. Ai lại bố mẹ lại đi chửi con ngu đần, dốt nát, và nhất là đem con mình ra so sánh với con của người họ hàng thân thuộc, hay người trong làng, trong xóm. Chưa kể cho chúng những hình phạt thật xấu hổ, tra tấn cách tàn nhẫn mà để lại trong chúng những vết thẹo trên thân thể cùng trong cái đầu của chúng không bao giờ quên cho được.
Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa Người không bao giờ tác tạo ra một con người nào mà ngu dốt hay đần độn cả! Chỉ vì Chúa ban cho hết thảy chúng ta có được tự do lựa chọn mà khi chúng (con cháu) còn nhỏ thì cần người cha mẹ dậy cho con cái biết chọn cách nào mà thôi …. Cách xấu thì chúng sẽ học và bắt chước sống theo cách xấu. Cách tốt lành thì chúng sẽ bắt chước sống theo cách tốt lành (cách mà Thiên Chúa luôn dậy con cái của Người).
Điều mà thưa rất nhiều người biết là độc ác nhưng vẫn chọn dậy con cháu cách dữ dằn ấy! Thử hỏi chúng lớn lên muốn chúng bình thường sao được? Có rất nhiều cha mẹ dậy con kiểu “giận cá chém thớt” nữa, có nghĩa bố mẹ đang cãi lộn nhau mà nhè con cái ngay lúc ấy chỉ cần chúng làm ồn nhà thì được nước lôi con cái ra đánh cho nó bầm dập cả người để bố mẹ xả cơn giận thì khi nguôi ngoai thì hỗi ôi con nó sắp chết rồi!. Vì những cú đấm, cú đá, bạ đâu đánh đó, rồi thì những gì gần tay như cây củi, giây nịch, chổi chà, hay ngay cả lấy nước sôi mà đổ lên người con thì thử hỏi cha mẹ ấy có còn là người hay không? Đừng nói chi là con cái của Chúa.
Thưa sự giận dữ của người như thế thì bên Mỹ đây người ta cho là ông hay bà ấy bị bệnh điên cần phải cho đi học nhiều tháng trời sau khi đã mãn tù một thời gian ngắn và đóng tiền nộp phạt không nhỏ. Vì đã mang tội bạo hành trong gia đình. Vâng, thưa cái tội hành hung trên vợ trên con bên Mỹ đây không bao giờ chấp nhận và để xẩy ra như thế cả!.
Thưa lạ một điều là cái bệnh bạo hành vô kiểm soát này cho thấy nó xẩy ra ở mọi thành phần trong xã hội từ người trí thức, người giầu có cho đến người nghèo chứ Nó không trừ một ai. Nhưng phần trăm nhiều nhất vẫn là do được học, được chứng kiến, là nạn nhân của sự bạo hành từ bé, và lối giáo dục dậy con cháu là như vậy, là lẽ rất bình thường, là chẳng phải việc của ai mà xen vào.
Tôi hiện biết có một số người là thành phần trong ngành giáo dục, trí thức nhưng ở nhà lại chửi con chửi cháu cách rất thô tục cho lỗ tai người nghe …. Chúng tôi đã vô cùng ngạc nhiên đã chứng kiến và nghe được những lời chửi mắng con cháu từ miệng của một cô giáo mà không ít học trò kính nể ở trường. Chúng tôi cũng vô cùng thắc mắc rằng họ chửi con chửi cháu như thế thì cuộc đời của chúng sau này sao có thể thành công ngoài đời cho được mà không nhiễm biết bao nhiêu những lời bẩn thỉu, thô tục, trong cái đầu rất non nớt thật tội nghiệp của chúng.
Sau này ra đời chúng cũng sẽ có gia đình riêng thì có phải đó là cách duy nhất để giáo dục con cái là những gì chúng học được từ nơi ông bà, cha mẹ của chúng trước đây?. Có nghĩa gia đình của chúng sau này cũng không khác gì mấy là tiếp tục chửi bới chúng con, đánh đập, hành hạ, tra tấn chúng mọi cách mà người bố mẹ đã học được. Gia đình của chúng cũng sẽ tiếp tục luôn có một mầu u ám, thê lương, ảm đạm, chúng không muốn về nhà và rất dễ để gia nhập vào băng đảng vì chúng thông cảm và biết che chở cho nhau.
Để đo lường hạnh phúc của một gia đình thưa rất dễ để chúng ta nhận ra là đo tiếng cười và tiếng la hét của gia đình đó. Nghe họ cười nhiều thì nhà ấy ắt hẳn có Chúa hiện diện và được chúc phúc. Còn nghe họ chửi bới nhau nhiều, la hét nhiều thì nhà ấy rất cần lời cầu nguyện của chúng ta vì nhà ấy đang thiếu vắng sự hiện diện của Chúa. Nghe Lời Chúa, đem Lời Chúa ra thực hành thì gia đình ấy tất nhiên là có được Hạnh Phúc, thưa có phải?.
Vì Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực cơ mà! Ai có Chúa thì người ấy luôn được trao nguồn Yêu Thương từ Trên đổ xuống. Để như máng xối tuôn đổ xuống nguồn nước của Yêu Thương xuống các chum chứa nước và nuôi tất cả mọi người trong nhà. Để rồi nguồn nước Yêu Thương ấy sẽ được đem chia sẻ cho hết thảy mọi người ở xa gần. Thưa thế thì nhà của anh chị em hiện giờ đang ở tình trạng như thế nào? Có được Thiên Chúa hiện diện, có mời Chúa vào nhà để Người chúc phúc cho hay không?.
Người VN ta có câu “Cọp chết để da, người chết để tiếng” ý nghĩa là sau khi chúng ta từ giã cõi đời này thì chúng ta có Để lại gì cho con, cho cháu để ở những ngày Giỗ chúng sẽ nhắc về mình cách hãnh diện và cảm ơn ông bà, cha mẹ đã để lại cho chúng một Kho Tàng mà cả đời con, đời cháu đến đời chắt cũng ăn không hết là …. Mẫu gương sống Phúc Đức luôn thờ phượng Thiên Chúa và yêu người như yêu chính mình. Amen.
Điều đáng buồn thay là chúng ta làm ông bà, cha mẹ đã thiếu sự giáo dục, học hỏi, hay hấp thụ được mẫu gương tốt lành từ nơi cha mẹ. Do đó mà chúng trẻ lớn lơn cứ sẽ vẫn tiếp tục cách giáo dục như thế trong gia đình của chúng. Một hình ảnh giáo dục con cái, cháu chắt cả trai lẫn gái là chỉ biết chửi bới và đánh đập chúng (con cháu) dù chúng chỉ phạm những lỗi lầm rất nhỏ mà chỉ cần dậy chúng trong sự điềm đạm và yêu thương.
Lạ lắm ở điều là chúng ta khi nuôi chó mèo hay súc vật mà khi chúng có làm bậy thì chúng ta lại biết dậy chúng cách không cần chửi bới, đánh đập, như một người mất trí khôn. Ai lại bố mẹ lại đi chửi con ngu đần, dốt nát, và nhất là đem con mình ra so sánh với con của người họ hàng thân thuộc, hay người trong làng, trong xóm. Chưa kể cho chúng những hình phạt thật xấu hổ, tra tấn cách tàn nhẫn mà để lại trong chúng những vết thẹo trên thân thể cùng trong cái đầu của chúng không bao giờ quên cho được.
Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa Người không bao giờ tác tạo ra một con người nào mà ngu dốt hay đần độn cả! Chỉ vì Chúa ban cho hết thảy chúng ta có được tự do lựa chọn mà khi chúng (con cháu) còn nhỏ thì cần người cha mẹ dậy cho con cái biết chọn cách nào mà thôi …. Cách xấu thì chúng sẽ học và bắt chước sống theo cách xấu. Cách tốt lành thì chúng sẽ bắt chước sống theo cách tốt lành (cách mà Thiên Chúa luôn dậy con cái của Người).
Điều mà thưa rất nhiều người biết là độc ác nhưng vẫn chọn dậy con cháu cách dữ dằn ấy! Thử hỏi chúng lớn lên muốn chúng bình thường sao được? Có rất nhiều cha mẹ dậy con kiểu “giận cá chém thớt” nữa, có nghĩa bố mẹ đang cãi lộn nhau mà nhè con cái ngay lúc ấy chỉ cần chúng làm ồn nhà thì được nước lôi con cái ra đánh cho nó bầm dập cả người để bố mẹ xả cơn giận thì khi nguôi ngoai thì hỗi ôi con nó sắp chết rồi!. Vì những cú đấm, cú đá, bạ đâu đánh đó, rồi thì những gì gần tay như cây củi, giây nịch, chổi chà, hay ngay cả lấy nước sôi mà đổ lên người con thì thử hỏi cha mẹ ấy có còn là người hay không? Đừng nói chi là con cái của Chúa.
Thưa sự giận dữ của người như thế thì bên Mỹ đây người ta cho là ông hay bà ấy bị bệnh điên cần phải cho đi học nhiều tháng trời sau khi đã mãn tù một thời gian ngắn và đóng tiền nộp phạt không nhỏ. Vì đã mang tội bạo hành trong gia đình. Vâng, thưa cái tội hành hung trên vợ trên con bên Mỹ đây không bao giờ chấp nhận và để xẩy ra như thế cả!.
Thưa lạ một điều là cái bệnh bạo hành vô kiểm soát này cho thấy nó xẩy ra ở mọi thành phần trong xã hội từ người trí thức, người giầu có cho đến người nghèo chứ Nó không trừ một ai. Nhưng phần trăm nhiều nhất vẫn là do được học, được chứng kiến, là nạn nhân của sự bạo hành từ bé, và lối giáo dục dậy con cháu là như vậy, là lẽ rất bình thường, là chẳng phải việc của ai mà xen vào.
Tôi hiện biết có một số người là thành phần trong ngành giáo dục, trí thức nhưng ở nhà lại chửi con chửi cháu cách rất thô tục cho lỗ tai người nghe …. Chúng tôi đã vô cùng ngạc nhiên đã chứng kiến và nghe được những lời chửi mắng con cháu từ miệng của một cô giáo mà không ít học trò kính nể ở trường. Chúng tôi cũng vô cùng thắc mắc rằng họ chửi con chửi cháu như thế thì cuộc đời của chúng sau này sao có thể thành công ngoài đời cho được mà không nhiễm biết bao nhiêu những lời bẩn thỉu, thô tục, trong cái đầu rất non nớt thật tội nghiệp của chúng.
Sau này ra đời chúng cũng sẽ có gia đình riêng thì có phải đó là cách duy nhất để giáo dục con cái là những gì chúng học được từ nơi ông bà, cha mẹ của chúng trước đây?. Có nghĩa gia đình của chúng sau này cũng không khác gì mấy là tiếp tục chửi bới chúng con, đánh đập, hành hạ, tra tấn chúng mọi cách mà người bố mẹ đã học được. Gia đình của chúng cũng sẽ tiếp tục luôn có một mầu u ám, thê lương, ảm đạm, chúng không muốn về nhà và rất dễ để gia nhập vào băng đảng vì chúng thông cảm và biết che chở cho nhau.
Để đo lường hạnh phúc của một gia đình thưa rất dễ để chúng ta nhận ra là đo tiếng cười và tiếng la hét của gia đình đó. Nghe họ cười nhiều thì nhà ấy ắt hẳn có Chúa hiện diện và được chúc phúc. Còn nghe họ chửi bới nhau nhiều, la hét nhiều thì nhà ấy rất cần lời cầu nguyện của chúng ta vì nhà ấy đang thiếu vắng sự hiện diện của Chúa. Nghe Lời Chúa, đem Lời Chúa ra thực hành thì gia đình ấy tất nhiên là có được Hạnh Phúc, thưa có phải?.
Vì Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực cơ mà! Ai có Chúa thì người ấy luôn được trao nguồn Yêu Thương từ Trên đổ xuống. Để như máng xối tuôn đổ xuống nguồn nước của Yêu Thương xuống các chum chứa nước và nuôi tất cả mọi người trong nhà. Để rồi nguồn nước Yêu Thương ấy sẽ được đem chia sẻ cho hết thảy mọi người ở xa gần. Thưa thế thì nhà của anh chị em hiện giờ đang ở tình trạng như thế nào? Có được Thiên Chúa hiện diện, có mời Chúa vào nhà để Người chúc phúc cho hay không?.
Người VN ta có câu “Cọp chết để da, người chết để tiếng” ý nghĩa là sau khi chúng ta từ giã cõi đời này thì chúng ta có Để lại gì cho con, cho cháu để ở những ngày Giỗ chúng sẽ nhắc về mình cách hãnh diện và cảm ơn ông bà, cha mẹ đã để lại cho chúng một Kho Tàng mà cả đời con, đời cháu đến đời chắt cũng ăn không hết là …. Mẫu gương sống Phúc Đức luôn thờ phượng Thiên Chúa và yêu người như yêu chính mình. Amen.
Nhẫn Nại và Chịu Đựng
Bùi Hữu Thư
17:44 25/09/2013
Nhẫn nại và chịu đựng là một đức tính chúng ta rất cần chú tâm trong đời sống xã hội. Nhẫn nại và chịu đựng giúp chúng ta chịu đựng những nỗi đau đớn khủng khiếp, những thử thách, hay cả những gì làm chúng ta khó chịu, và chống lại cám dỗ là nổi khùng hay chào thua. Trong lịch sử có biết bao nhiêu gương sáng của những vị anh hùng đã vượt lên tới mức siêu nhân như Chúa Giêsu và các thánh. Đó là những người không những chỉ có khả năng cắn răng chịu đựng đau đớn mà còn đưa má kia cho kẻ thù vả.
Không có gì là lạ khi chúng ta tôn kính những người biết chịu đựng. Có biết bao nhiêu câu chuyện đã được kể lại hay viết ra về những người có khả năng thi hành những trọng trách hết sức khó khăn, nguy hiểm và vẫn có thể chịu đựng gian khổ, đói khát, cực hình. Quan trọng hơn cả, những câu chuyện này mô tả tình trạng của toàn thể nhân loại. Các câu chuyện này không những biểu hiệu cho các giá trị đạo đức của chúng ta là những con người mỏng dòn, mà còn giúp xây dựng các tiêu chuẩn và quy luật cho xã hội chúng ta. Giáo huấn của Chúa Giêsu đã tạo cho chúng ta những quan niệm về cách thức chúng ta phải hành động qua hai ngàn năm. Quy luật vàng son trong mọi tôn giáo đều dậy rằng mọi người phải đối xử với kẻ khác y như mình mong muốn được người ta đối xử tử tế, và đây chính là một trắc nghiệm về khả năng chịu đựng kẻ khác. Thí dụ: khi chúng ta đến sở cấp bằng lái xe DMV và phải đứng xếp hàng hàng giờ, nếu chúng ta bực tức thì sẽ chỉ thấy khó chịu hơn. Còn trong đời sống vợ chồng, khi khác tính, khác nết hay có người khắc khẩu thì nếu người kia không nhẫn nhục chịu đựng thì ba bẩy hai mươi mốt ngày hôn nhân sẽ tan vỡ. Các cụ ngày xưa thường nói: “Một sự nhịn là chín sự lành.”
Nhẫn nại là một nhân đức." Chúng ta đã quen thuộc với đoạn Phúc Âm theo Thánh Phaolô trong Galát 5:22-23: nhẫn nại là một trong các hoa quả của Thánh Thần. Do đó là Kitô hữu chúng ta phải nhẫn nại. Nhưng cũng như đa số các nhân đức khác, các tác giả Thánh Kinh cho là chúng ta đều biết thế nào là nhẫn nại. Chúng ta có thực sự thấu hiểu ý nghĩa của đức tính nhẫn nại không? Chúng ta có thể định nghĩa nhẫn nại và cho các thí dụ về sự nhẫn nại không? Bắt đầu bằng định nghĩa căn bản của nhẫn nại là “kiên trì chờ đợi mà không than vãn”, chúng ta sẽ bàn đến một số các câu hỏi then chốt. Tại sao nhẫn nại lại là một nhân đức? Có bao nhiêu hình thức nhẫn nại? Tại sao đôi khi nhẫn nại thật khó khăn? Và làm sao để có thể phát triển nhân đức nhẫn nại?
Tại sao nhẫn nại lại là một nhân đức
Khi định nghĩa nhẫn nại là “kiên trì chờ đợi mà không than vãn” thì có vẻ chỉ là một đặc tính về luân lý không đáng kể, vì có gì là nhân đức khi không than phiền? Chẳng hạn, một phụ nữ chờ đợi một người bạn từ một tiểu bang xa xôi tới thăm, và bà ta không nóng ruột, vẫn vui vẻ đọc báo hay xem Tivi. Chúng ta không thể nói là bà ấy vì không than phiền mà đã chứng tỏ là có sự nhẫn nại. Cần phải có một cái gì khác mới có thể khiến cho một người không than phiền trở thành người có nhân đức. Cái gì khác đó là sự khó chịu. Chỉ khi nào có trường hợp bị cảm thấy khó chịu mà vẫn không than vãn thì mới được coi là người nhẫn nại.
Do đó, để bổ túc cho định nghĩa đầu tiên, chúng ta phải nói: nhẫn nại là chịu đựng những sự khó chịu cực khổ mà không than vãn. Điều này đòi hỏi phải thể hiện các nhân đức khác, nhất là: tự kiềm chế, nhẫn nhục và đại lượng. Nghĩa là, nhẫn nại không chỉ là một nhân đức nền tảng mà còn là một tổng hợp của các nhân đức khác. Một thí dụ về cuộc đời Chúa Kitô cho thấy Chúa rất kiên nhẫn đối với các môn đệ của Người. Đôi khi họ tối dạ, ích kỷ, và chậm tin. Ngay trên phương diện của con người, chúng ta có thể cảm nhận là Chúa phải bực dọc biết bao đối với các môn đệ. Thiên Chúa nhập thể phải đối xử với họ hàng ngày như vậy chắc là Người phải khó chịu lắm. Mặc dầu họ đã thấy Chúa Giêsu làm bao nhiêu phép lạ và nghe được bao nhiêu lời giảng dậy khôn ngoan, họ đã chỉ chú trọng đến chính họ và không vững tin Chúa là ai. Nói rằng Chúa Giêsu bực mình với các môn đệ không có gì là lạ. Tuy nhiên chúng ta không thấy Chúa la rầy các môn đệ về sự ngu muội và điên rồ của họ, hay Chúa đã riễu cợt họ khi họ lầm lỗi. Đôi khi Chúa có ghi nhận là các môn đệ của Người chậm tin, hay hỏi họ là bao lâu họ vẫn còn không tin tưởng nơi Người, nhưng đây chỉ là nhắc nhớ cho họ biết những gì quan trọng đối với họ. Đây là những răn dậy thích nghi và có ích, không phải là những la rầy vì khó chịu.
Hình thức nhẫn nại
Chúng ta có thể ghi nhận việc Chúa Giêsu không than phiền về các môn đệ có thể được mô tả như một hình thức tự kiềm chế. Chúa đã có thể riễu cợt hay trách mắng họ trong một vài trường hợp. Điều này cho thấy khả năng tự kiềm chế của Người rất lạ lùng. Ngoài ra việc Người từ chối không than phiền đòi hỏi tính khiêm nhu, và quyết định hạ mình xuống không thực hiện việc này. Chúa là đấng Thánh không phán xét và xua đuổi các môn đệ vì họ lầm lỗi. Chúng ta có thể nói đây là một hình thức của lòng thương xót. Cuối cùng, việc Chúa Giêsu từ chối không than phiền các môn đệ là một sự quảng đại. Mặc dầu họ xấu xa, cứng đầu, Chúa vẫn yêu thương họ và phục vụ họ nhiều hơn trong khi các lỗi lầm của họ ngày càng gia tăng.
Tại sao đôi khi nhẫn nại thật khó khăn
Chúng ta thông thường khá nhẫn nại, tuy nhiên đôi khi chúng ta có cảm tưởng mình sắp “nổi sùng”, và không có gì có thể ngăn cản chúng ta nổi nóng. Vậy thì chúng ta phải làm gì khi cảm thấy đã “vượt quá mức chịu đựng” và hết muốn nhẫn nại?
"Làm xong một việc thì tốt hơn mới bắt đầu, nhẫn nại thì tốt hơn huênh hoang tự đắc. Chớ vội để cho lòng mình nổi giận, vì chỉ có người ngu mới nuôi giận trong lòng" – Giảng Viên 7:8-9
Làm sao để có thể phát triển nhân đức nhẫn nại
Trong các đoạn Thánh Kính khác nhau, rõ ràng là Chúa Giêsu khen ngợi sự nhẫn nại. Nhưng nhẫn nại không dễ, không thể một ngày hai ngày mnà có! Cần cầu nguyện, suy niệm và thực hành nhiều lắm. Thánh Giacôbê (1:3-4) nói: Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì.”Một đoạn Phúc Âm khác nói: " Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả." - Côlôsê 1:11
Cần ý thức rằng chúng ta là con người, và điều này có nghĩa là chúng ta bất toàn. Tự kiềm chế các cảm xúc của chúng ta không dễ. Đây là một con đường khó khăn, nhưng không phải là không thể đi theo! Tuy nhiên, chúng ta cần có Chúa trong đời để hướng dẫn chúng ta, tăng sức và ban cho chúng ta sự kiên trì chúng ta cần có để vượt thắng tính tức giận – để một ngày nào đó chúng ta có thể trở nên “trưởng thành và toàn hảo” như Chúa đã họach định!
Chúng ta hãy nhẫn nại chờ ngày Chúa lại đến. “Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới.” – Giacôbê 5:7-8
Các đoạn Thánh Kinh khác viết về Nhẫn Nại:
Nhẫn nại là một nhân đức được nói đến nhiều trong Tân Ước và Cựu Ước. Theo sách Samuen quyển thứ nhất “thiếu nhẫn nại khiến cho bạn để mất nhiều ơn ích.” Chúng ta thử ôn lại các đoạn Thánh Kinh sau đây để được hướng dẫn nhiều hơn về tầm quan trọng của việc nhẫn nại trong đời sống.
1 Samuen 13:8-14
Vua đợi bảy ngày, theo thời hạn ông Sa-mu-en đã ấn định, nhưng ông Sa-mu-en không đến Ghin-gan, và dân bỏ vua Sa-un đi tản mác. Vua Sa-un bảo: "Hãy đem lễ vật toàn thiêu và những lễ vật kỳ an đến cho ta." Và vua đã dâng lễ toàn thiêu. Vua vừa dâng lễ toàn thiêu xong, thì này ông Sa-mu-en đến. Vua Sa-un ra đón chào ông. Ông Sa-mu-en hỏi: "Ngài đã làm gì thế?".Vua Sa-un trả lời: "Khi tôi thấy dân bỏ tôi đi tản mác, còn ông lại không đến đúng thời hạn và người Phi-li-tinh họp nhau ở Mích-mát, thì tôi đã tự bảo: "Bây giờ người Phi-li-tinh sắp kéo xuống Ghin-gan đánh tôi mà tôi không làm cho nét mặt ĐỨC CHÚA dịu lại, nên buộc lòng tôi phải dâng lễ toàn thiêu."Ông Sa-mu-en nói với vua Sa-un: "Ngài đã hành động ngu xuẩn! Ngài đã không giữ mệnh lệnh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngài, đã truyền. Nếu ngài đã giữ thì bây giờ ĐỨC CHÚA đã làm cho vương quyền của ngài được vững bền mãi mãi. Nhưng bây giờ vương quyền của ngài sẽ không đứng vững. ĐỨC CHÚA đã tìm cho mình một kẻ như lòng Người mong muốn, và ĐỨC CHÚA đã đặt kẻ ấy làm người lãnh đạo dân Người, bởi vì ngài đã không giữ điều ĐỨC CHÚA truyền cho ngài."
2 Samuel 5:4-5
Vua Đa-vít được ba mươi tuổi khi lên làm vua, và trị vì bốn mươi năm. Tại Khép-rôn, vua trị vì Giu-đa bảy năm sáu tháng. Tại Giê-ru-sa-lem, vua trị vì toàn thể Ít-ra-en và Giu-đa ba mươi ba năm.
2 Thessalonica 1:4-5
Bởi thế, chúng tôi hãnh diện về anh em trước mặt các Hội Thánh của Thiên Chúa, vì anh em kiên nhẫn và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp cảnh gian truân. Đó là dấu cho thấy Thiên Chúa xét xử công minh: anh em sẽ được coi là xứng đáng tham dự Nước Thiên Chúa, chính vì Nước Thiên Chúa mà anh em chịu đau khổ.
Sáng Thế 29:20-28
Vì cô Ra-khen, Gia-cóp đã phục vụ bảy năm, nhưng đối với cậu chỉ như vài ngày vì cậu quá yêu cô. Gia-cóp nói với ông La-ban: "Xin bác giao vợ cháu cho cháu, vì cháu đã mãn hạn, và cháu muốn lui tới với nàng." Ông La-ban mời mọi người nơi ấy đến và làm tiệc. Chiều tối, ông dẫn cô Lê-a, con gái ông, đến cho cậu, và cậu ăn nằm với cô. Ông La-ban cho con gái ông là Lê-a, người nữ tỳ của ông là Din-pa, để làm nữ tỳ cho cô. Sáng ngày ra, mới thấy là cô Lê-a! Cậu nói với ông La-ban: "Cha đã làm gì con thế? Con đã chẳng phục vụ cha để được Ra-khen sao? Sao cha lại đánh lừa con? " Ông La-ban trả lời cậu: "Trong miền chúng tôi không có lệ gả em trước khi gả chị. Con cứ qua trọn tuần lễ cưới với đứa này đã, rồi cha sẽ gả cho con cả đứa kia, để bù lại công con phục vụ ở nhà cha thêm bảy năm nữa." Gia-cóp đã làm như vậy: cậu đã qua trọn tuần lễ cưới với cô Lê-a, rồi ông gả cho cậu cô Ra-khen, con gái ông, làm vợ.
Habacúc 2:3
Đó là một thị kiến sẽ xẩy ra vào thời ấn định. Nó đang tiến nhanh đến chỗ hoàn thành, chứ không làm cho ai thất vọng. Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ, vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.
Do Thái 11:13-16
Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài..
Luke 15:11-24
Rồi Đức Giê-su nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chay ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.
Thánh Vịnh 75:2
Chúa phán: "Vào thời Ta ấn định, Ta sẽ xử công minh.
Khải Huyền 6:9-11
Khi Con Chiên mở ấn thứ năm, thì tôi thấy dưới bàn thờ, linh hồn của những người đã bị giết vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và đã làm chứng. Họ lớn tiếng kêu: "Lạy Chúa chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con? " Bấy giờ mỗi người trong số họ được lãnh một áo trắng; và có lời phán bảo họ cứ nghỉ yên một thời gian ngắn nữa, chờ cho đủ số những người cũng là tôi tớ Thiên Chúa và là anh em của họ, sắp bị giết như họ.
Rôma 5:2-4
Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Nhưng không phải chỉ có thế; chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.
Rôma 8:24-30
Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa: vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi? Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ.
Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định. Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang.
Không có gì là lạ khi chúng ta tôn kính những người biết chịu đựng. Có biết bao nhiêu câu chuyện đã được kể lại hay viết ra về những người có khả năng thi hành những trọng trách hết sức khó khăn, nguy hiểm và vẫn có thể chịu đựng gian khổ, đói khát, cực hình. Quan trọng hơn cả, những câu chuyện này mô tả tình trạng của toàn thể nhân loại. Các câu chuyện này không những biểu hiệu cho các giá trị đạo đức của chúng ta là những con người mỏng dòn, mà còn giúp xây dựng các tiêu chuẩn và quy luật cho xã hội chúng ta. Giáo huấn của Chúa Giêsu đã tạo cho chúng ta những quan niệm về cách thức chúng ta phải hành động qua hai ngàn năm. Quy luật vàng son trong mọi tôn giáo đều dậy rằng mọi người phải đối xử với kẻ khác y như mình mong muốn được người ta đối xử tử tế, và đây chính là một trắc nghiệm về khả năng chịu đựng kẻ khác. Thí dụ: khi chúng ta đến sở cấp bằng lái xe DMV và phải đứng xếp hàng hàng giờ, nếu chúng ta bực tức thì sẽ chỉ thấy khó chịu hơn. Còn trong đời sống vợ chồng, khi khác tính, khác nết hay có người khắc khẩu thì nếu người kia không nhẫn nhục chịu đựng thì ba bẩy hai mươi mốt ngày hôn nhân sẽ tan vỡ. Các cụ ngày xưa thường nói: “Một sự nhịn là chín sự lành.”
Nhẫn nại là một nhân đức." Chúng ta đã quen thuộc với đoạn Phúc Âm theo Thánh Phaolô trong Galát 5:22-23: nhẫn nại là một trong các hoa quả của Thánh Thần. Do đó là Kitô hữu chúng ta phải nhẫn nại. Nhưng cũng như đa số các nhân đức khác, các tác giả Thánh Kinh cho là chúng ta đều biết thế nào là nhẫn nại. Chúng ta có thực sự thấu hiểu ý nghĩa của đức tính nhẫn nại không? Chúng ta có thể định nghĩa nhẫn nại và cho các thí dụ về sự nhẫn nại không? Bắt đầu bằng định nghĩa căn bản của nhẫn nại là “kiên trì chờ đợi mà không than vãn”, chúng ta sẽ bàn đến một số các câu hỏi then chốt. Tại sao nhẫn nại lại là một nhân đức? Có bao nhiêu hình thức nhẫn nại? Tại sao đôi khi nhẫn nại thật khó khăn? Và làm sao để có thể phát triển nhân đức nhẫn nại?
Tại sao nhẫn nại lại là một nhân đức
Khi định nghĩa nhẫn nại là “kiên trì chờ đợi mà không than vãn” thì có vẻ chỉ là một đặc tính về luân lý không đáng kể, vì có gì là nhân đức khi không than phiền? Chẳng hạn, một phụ nữ chờ đợi một người bạn từ một tiểu bang xa xôi tới thăm, và bà ta không nóng ruột, vẫn vui vẻ đọc báo hay xem Tivi. Chúng ta không thể nói là bà ấy vì không than phiền mà đã chứng tỏ là có sự nhẫn nại. Cần phải có một cái gì khác mới có thể khiến cho một người không than phiền trở thành người có nhân đức. Cái gì khác đó là sự khó chịu. Chỉ khi nào có trường hợp bị cảm thấy khó chịu mà vẫn không than vãn thì mới được coi là người nhẫn nại.
Do đó, để bổ túc cho định nghĩa đầu tiên, chúng ta phải nói: nhẫn nại là chịu đựng những sự khó chịu cực khổ mà không than vãn. Điều này đòi hỏi phải thể hiện các nhân đức khác, nhất là: tự kiềm chế, nhẫn nhục và đại lượng. Nghĩa là, nhẫn nại không chỉ là một nhân đức nền tảng mà còn là một tổng hợp của các nhân đức khác. Một thí dụ về cuộc đời Chúa Kitô cho thấy Chúa rất kiên nhẫn đối với các môn đệ của Người. Đôi khi họ tối dạ, ích kỷ, và chậm tin. Ngay trên phương diện của con người, chúng ta có thể cảm nhận là Chúa phải bực dọc biết bao đối với các môn đệ. Thiên Chúa nhập thể phải đối xử với họ hàng ngày như vậy chắc là Người phải khó chịu lắm. Mặc dầu họ đã thấy Chúa Giêsu làm bao nhiêu phép lạ và nghe được bao nhiêu lời giảng dậy khôn ngoan, họ đã chỉ chú trọng đến chính họ và không vững tin Chúa là ai. Nói rằng Chúa Giêsu bực mình với các môn đệ không có gì là lạ. Tuy nhiên chúng ta không thấy Chúa la rầy các môn đệ về sự ngu muội và điên rồ của họ, hay Chúa đã riễu cợt họ khi họ lầm lỗi. Đôi khi Chúa có ghi nhận là các môn đệ của Người chậm tin, hay hỏi họ là bao lâu họ vẫn còn không tin tưởng nơi Người, nhưng đây chỉ là nhắc nhớ cho họ biết những gì quan trọng đối với họ. Đây là những răn dậy thích nghi và có ích, không phải là những la rầy vì khó chịu.
Hình thức nhẫn nại
Chúng ta có thể ghi nhận việc Chúa Giêsu không than phiền về các môn đệ có thể được mô tả như một hình thức tự kiềm chế. Chúa đã có thể riễu cợt hay trách mắng họ trong một vài trường hợp. Điều này cho thấy khả năng tự kiềm chế của Người rất lạ lùng. Ngoài ra việc Người từ chối không than phiền đòi hỏi tính khiêm nhu, và quyết định hạ mình xuống không thực hiện việc này. Chúa là đấng Thánh không phán xét và xua đuổi các môn đệ vì họ lầm lỗi. Chúng ta có thể nói đây là một hình thức của lòng thương xót. Cuối cùng, việc Chúa Giêsu từ chối không than phiền các môn đệ là một sự quảng đại. Mặc dầu họ xấu xa, cứng đầu, Chúa vẫn yêu thương họ và phục vụ họ nhiều hơn trong khi các lỗi lầm của họ ngày càng gia tăng.
Tại sao đôi khi nhẫn nại thật khó khăn
Chúng ta thông thường khá nhẫn nại, tuy nhiên đôi khi chúng ta có cảm tưởng mình sắp “nổi sùng”, và không có gì có thể ngăn cản chúng ta nổi nóng. Vậy thì chúng ta phải làm gì khi cảm thấy đã “vượt quá mức chịu đựng” và hết muốn nhẫn nại?
"Làm xong một việc thì tốt hơn mới bắt đầu, nhẫn nại thì tốt hơn huênh hoang tự đắc. Chớ vội để cho lòng mình nổi giận, vì chỉ có người ngu mới nuôi giận trong lòng" – Giảng Viên 7:8-9
Làm sao để có thể phát triển nhân đức nhẫn nại
Trong các đoạn Thánh Kính khác nhau, rõ ràng là Chúa Giêsu khen ngợi sự nhẫn nại. Nhưng nhẫn nại không dễ, không thể một ngày hai ngày mnà có! Cần cầu nguyện, suy niệm và thực hành nhiều lắm. Thánh Giacôbê (1:3-4) nói: Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì.”Một đoạn Phúc Âm khác nói: " Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả." - Côlôsê 1:11
Cần ý thức rằng chúng ta là con người, và điều này có nghĩa là chúng ta bất toàn. Tự kiềm chế các cảm xúc của chúng ta không dễ. Đây là một con đường khó khăn, nhưng không phải là không thể đi theo! Tuy nhiên, chúng ta cần có Chúa trong đời để hướng dẫn chúng ta, tăng sức và ban cho chúng ta sự kiên trì chúng ta cần có để vượt thắng tính tức giận – để một ngày nào đó chúng ta có thể trở nên “trưởng thành và toàn hảo” như Chúa đã họach định!
Chúng ta hãy nhẫn nại chờ ngày Chúa lại đến. “Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới.” – Giacôbê 5:7-8
Các đoạn Thánh Kinh khác viết về Nhẫn Nại:
Nhẫn nại là một nhân đức được nói đến nhiều trong Tân Ước và Cựu Ước. Theo sách Samuen quyển thứ nhất “thiếu nhẫn nại khiến cho bạn để mất nhiều ơn ích.” Chúng ta thử ôn lại các đoạn Thánh Kinh sau đây để được hướng dẫn nhiều hơn về tầm quan trọng của việc nhẫn nại trong đời sống.
1 Samuen 13:8-14
Vua đợi bảy ngày, theo thời hạn ông Sa-mu-en đã ấn định, nhưng ông Sa-mu-en không đến Ghin-gan, và dân bỏ vua Sa-un đi tản mác. Vua Sa-un bảo: "Hãy đem lễ vật toàn thiêu và những lễ vật kỳ an đến cho ta." Và vua đã dâng lễ toàn thiêu. Vua vừa dâng lễ toàn thiêu xong, thì này ông Sa-mu-en đến. Vua Sa-un ra đón chào ông. Ông Sa-mu-en hỏi: "Ngài đã làm gì thế?".Vua Sa-un trả lời: "Khi tôi thấy dân bỏ tôi đi tản mác, còn ông lại không đến đúng thời hạn và người Phi-li-tinh họp nhau ở Mích-mát, thì tôi đã tự bảo: "Bây giờ người Phi-li-tinh sắp kéo xuống Ghin-gan đánh tôi mà tôi không làm cho nét mặt ĐỨC CHÚA dịu lại, nên buộc lòng tôi phải dâng lễ toàn thiêu."Ông Sa-mu-en nói với vua Sa-un: "Ngài đã hành động ngu xuẩn! Ngài đã không giữ mệnh lệnh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngài, đã truyền. Nếu ngài đã giữ thì bây giờ ĐỨC CHÚA đã làm cho vương quyền của ngài được vững bền mãi mãi. Nhưng bây giờ vương quyền của ngài sẽ không đứng vững. ĐỨC CHÚA đã tìm cho mình một kẻ như lòng Người mong muốn, và ĐỨC CHÚA đã đặt kẻ ấy làm người lãnh đạo dân Người, bởi vì ngài đã không giữ điều ĐỨC CHÚA truyền cho ngài."
2 Samuel 5:4-5
Vua Đa-vít được ba mươi tuổi khi lên làm vua, và trị vì bốn mươi năm. Tại Khép-rôn, vua trị vì Giu-đa bảy năm sáu tháng. Tại Giê-ru-sa-lem, vua trị vì toàn thể Ít-ra-en và Giu-đa ba mươi ba năm.
2 Thessalonica 1:4-5
Bởi thế, chúng tôi hãnh diện về anh em trước mặt các Hội Thánh của Thiên Chúa, vì anh em kiên nhẫn và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp cảnh gian truân. Đó là dấu cho thấy Thiên Chúa xét xử công minh: anh em sẽ được coi là xứng đáng tham dự Nước Thiên Chúa, chính vì Nước Thiên Chúa mà anh em chịu đau khổ.
Sáng Thế 29:20-28
Vì cô Ra-khen, Gia-cóp đã phục vụ bảy năm, nhưng đối với cậu chỉ như vài ngày vì cậu quá yêu cô. Gia-cóp nói với ông La-ban: "Xin bác giao vợ cháu cho cháu, vì cháu đã mãn hạn, và cháu muốn lui tới với nàng." Ông La-ban mời mọi người nơi ấy đến và làm tiệc. Chiều tối, ông dẫn cô Lê-a, con gái ông, đến cho cậu, và cậu ăn nằm với cô. Ông La-ban cho con gái ông là Lê-a, người nữ tỳ của ông là Din-pa, để làm nữ tỳ cho cô. Sáng ngày ra, mới thấy là cô Lê-a! Cậu nói với ông La-ban: "Cha đã làm gì con thế? Con đã chẳng phục vụ cha để được Ra-khen sao? Sao cha lại đánh lừa con? " Ông La-ban trả lời cậu: "Trong miền chúng tôi không có lệ gả em trước khi gả chị. Con cứ qua trọn tuần lễ cưới với đứa này đã, rồi cha sẽ gả cho con cả đứa kia, để bù lại công con phục vụ ở nhà cha thêm bảy năm nữa." Gia-cóp đã làm như vậy: cậu đã qua trọn tuần lễ cưới với cô Lê-a, rồi ông gả cho cậu cô Ra-khen, con gái ông, làm vợ.
Habacúc 2:3
Đó là một thị kiến sẽ xẩy ra vào thời ấn định. Nó đang tiến nhanh đến chỗ hoàn thành, chứ không làm cho ai thất vọng. Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ, vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.
Do Thái 11:13-16
Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài..
Luke 15:11-24
Rồi Đức Giê-su nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chay ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.
Thánh Vịnh 75:2
Chúa phán: "Vào thời Ta ấn định, Ta sẽ xử công minh.
Khải Huyền 6:9-11
Khi Con Chiên mở ấn thứ năm, thì tôi thấy dưới bàn thờ, linh hồn của những người đã bị giết vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và đã làm chứng. Họ lớn tiếng kêu: "Lạy Chúa chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải đền nợ máu chúng con? " Bấy giờ mỗi người trong số họ được lãnh một áo trắng; và có lời phán bảo họ cứ nghỉ yên một thời gian ngắn nữa, chờ cho đủ số những người cũng là tôi tớ Thiên Chúa và là anh em của họ, sắp bị giết như họ.
Rôma 5:2-4
Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Nhưng không phải chỉ có thế; chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.
Rôma 8:24-30
Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa: vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi? Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ.
Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định. Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuông Giáo Đường
Nguyễn Cao Nhã
21:03 25/09/2013
Ảnh của Nguyễn Cao Nhã
Giáo đường vang vọng lời ca thánh
Có tiếng chuông lơi điểm giữa đời.
(Trích thơ của Nguyễn Khánh Chân)