Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Tính
Lm Vũđình Tường
07:25 26/09/2008
Tâm là đời sống nội tâm và tính là tính tình. Tâm tính hướng dẫn quan niệm sống, cách xử thế của một người. Tâm tính luôn đi chung với nhau.
Một người thay tâm tất có đổi tính; ngược lại căn cứ vào tính nết của người nhận biết tình trạng nội tâm của họ thay đổi ra sao. Dấu chỉ bên ngoài xác nhận đổi thay trong tâm. Tâm hồn thay đổi ảnh hưởng đến lối sống cách suy nghĩ. Toàn thể con người thay đổi.
Thiện tâm
Kẻ có lòng thiện tâm luôn làm việc thiện vì mọi ý nghĩ, hành động đều hướng thiện. Tư tưởng dẫn đến hành động. Tư tưởng tốt lành thiện hảo nên đời sống hướng dẫn bởi các điều thiện hảo. Ngay cả biết rõ làm điều thiện hảo bị thiệt thân tâm vẫn không từ nan; trái lại bằng lòng chấp nhận, cảm thấy an vui không phân vân, phàn nàn, tránh né làm việc tốt.
Lòng thiện tâm giúp nhìn thấy điều thiện hảo vì trong tâm hồn của họ chan chứa điều lành nên họ nhìn thấy điều tốt lành nơi người. Họ luôn nhìn vào nhu cầu của người để tìm cách giúp người, giúp đời mà không tính hơn thiệt cho mình. Người thiện tâm tôn trọng và quý trọng sự sống của người và của chính mình. Họ luôn suy nghĩ và hành động vừa để bảo vệ sự sống vừa giúp nâng cao sự sống. Thành công việc làm tốt không đo bằng vật chất, tiền tài, danh vọng nhưng đo bằng tình yêu, lòng mến. Lòng thiện tâm mang lại cuộc sống hạnh phúc, đơn giản vì được yêu thương.
Tà tâm
Trái lại lòng tà tâm thích làm điều gian ác. Tư tưởng gian tà chiếm cứ lòng họ và đời sống bị các tư tưởng tà vạy, tà thần ám ảnh hướng dẫn. Lời nói và việc làm của họ bất nhất. Lòng tà tâm dối chính mình nên không thể thành thật với người. Thiếu niềm tin nên dùng tiền tài, danh vọng, vật chất quyến dụ, mua lòng người. Nguyên nhân nảy sinh tham quan, mãi lộ, tham nhũng. Dùng sức mạnh vật chất vừa là mối giây ràng buộc và trói buộc con người. Ràng buộc qua dụ dỗ, mua chuộc, phe phái. Trói buộc nếu không nghe, phản lại sẽ bị tố cáo, phanh phui quá khứ trước công luận.
Kẻ có lòng tà tâm sống trong sợ hãi, lo âu vì tìm bảo đảm đời sống qua của phù vân chóng tàn. Họ say tiền, mê danh, ghiền tâng bốc vì chúng ru ngủ một nội tâm giả dối, gian tà.
Tự tù
Cái nghèo phát xuất tự tâm nên tâm hồn bị giam hãm, tù túng thiếu tự do. Dùng tiền lấp cái nghèo bên trong. Không được người yêu nên họ yêu vật chất. Bắt người ngồi tù để thấy mình được tự do, che đậy tâm hồn tù túng. Bắt người xin phép để tỏ ra mình uy quyền. Nhồi sọ, tẩy não, dậy điều gian dối để tỏ ra mình đúng, danh chính ngôn thuận. Giết người để tỏ ra mình đang sống. Xảo ngôn, ngoa ngôn, hành động giả nhân nghĩa, thất đức phục vụ mục đích duy nhất: ru ngủ một nội tâm bất an.
Kẻ có lòng tà tâm tối tăm trong việc thiện; sáng suốt trong gian tà. Coi thường việc thiện, điều lành; trái lại quí gian dối vì nó phù hợp với tâm hồn gian dối. Thích gian tà, vui thú khi thấy người bị mình hại đau khổ. Kẻ gian tìm khoái cảm khi làm ác. Phần thưởng dành cho kẻ hành động thất nhân, ác đức bao gồm tiền thưởng, thăng quan chức cộng với lạc thú, hơi men, khói thuốc và các lời ca tụng hão huyền.
Nội thù
Nói một đàng làm một nẻo có hai mục đích. Một để che đậy dối trá lòng họ. Mục đích thứ hai quan trọng hơn dùng xảo ngôn để dụ dỗ, lung lạc gây hoang mang cho những tâm hồn trung dung, khiếp nhược. Vì trung dung nên chưa rõ hướng đi. Sống nửa vời, phân vân là thời điểm tốt nhất cho lời đường mật phát triển, cơ hội tốt để mê hoặc. Vì thế kẻ gian tà vừa sợ vừa ghét tôn giáo. Chúng cần triệt tiêu tôn giáo vì đây là sức mạnh duy nhất đủ khả năng tiêu diệt chúng tận gốc rễ. Tôn giáo vừa kiềm chế, vừa phanh phui hành động gian tà. Hết gian tà chúng bị thay tâm đổi tính. Ghét và bách hại tôn giáo là cuộc chiến sống còn giữa thiện ác. Tôn giáo mạnh gian tà yếu. Sợ yếu thế, sợ chết nên chúng giết tôn giáo mong tồn tại. Bót nghẹt tôn giáo gian tà tự tung, tự tác. Bách hại tôn giáo là việc làm không thể thiếu ở nơi gian tà nắm quyền. Gian tà sợ sự thật, sợ thánh thiện nên gian tà dậy người chối thần bỏ thánh để che đậy nỗi sợ nội tâm.
Đường Lối Chúa
Đường lối Chúa tạo cho kẻ gian tà cơ hội thay tâm đổi tính quay về đường ngay nẻo chính. Cầu xin để kẻ gian tà trả lại những gì đã lấy, bồi thường những gì đã mất, làm sống lại những gì đã giết chết là việc làm trước mắt. Quan trọng cần cho tương lai là cầu cho họ bỏ lối sống gian tà, quay về chính lộ. Cầu cho họ biết dùng tài năng Chúa ban để tạo sự sống, tôn trọng sự sống, hiểu tự do, công lí theo tinh thần Phúc Âm, sống đường lối Chúa.
Là những con người đáng thương vì thiếu tình thương. Nếm thử yêu thương giả tạo. Hiểu lầm tự do chân chính. Mù quáng công lí Phúc Âm. Biết mình mà không biết người. Ngày sống lầm đường, đêm mò mẫn trong u tối. Giấc ngủ mơ thấy đời kinh hoàng. Tương lai là những hứa hẹn viển vông và lúc nào cũng lo nghĩ về cái chết, sợ mất của, mất chức, mất ngay cả mạng sống. Những người như thế quả có một cuộc sống đáng thương. Bề ngoài xem ra ưu tú, tốt lành, vui vẻ, oai vệ. Tất cả chỉ là giả tạo. Muốn sống thật phải thay tâm đổi tính. Đường lối Chúa dẫn về thiện tâm, giải phóng tà tâm.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Một người thay tâm tất có đổi tính; ngược lại căn cứ vào tính nết của người nhận biết tình trạng nội tâm của họ thay đổi ra sao. Dấu chỉ bên ngoài xác nhận đổi thay trong tâm. Tâm hồn thay đổi ảnh hưởng đến lối sống cách suy nghĩ. Toàn thể con người thay đổi.
Thiện tâm
Kẻ có lòng thiện tâm luôn làm việc thiện vì mọi ý nghĩ, hành động đều hướng thiện. Tư tưởng dẫn đến hành động. Tư tưởng tốt lành thiện hảo nên đời sống hướng dẫn bởi các điều thiện hảo. Ngay cả biết rõ làm điều thiện hảo bị thiệt thân tâm vẫn không từ nan; trái lại bằng lòng chấp nhận, cảm thấy an vui không phân vân, phàn nàn, tránh né làm việc tốt.
Lòng thiện tâm giúp nhìn thấy điều thiện hảo vì trong tâm hồn của họ chan chứa điều lành nên họ nhìn thấy điều tốt lành nơi người. Họ luôn nhìn vào nhu cầu của người để tìm cách giúp người, giúp đời mà không tính hơn thiệt cho mình. Người thiện tâm tôn trọng và quý trọng sự sống của người và của chính mình. Họ luôn suy nghĩ và hành động vừa để bảo vệ sự sống vừa giúp nâng cao sự sống. Thành công việc làm tốt không đo bằng vật chất, tiền tài, danh vọng nhưng đo bằng tình yêu, lòng mến. Lòng thiện tâm mang lại cuộc sống hạnh phúc, đơn giản vì được yêu thương.
Tà tâm
Trái lại lòng tà tâm thích làm điều gian ác. Tư tưởng gian tà chiếm cứ lòng họ và đời sống bị các tư tưởng tà vạy, tà thần ám ảnh hướng dẫn. Lời nói và việc làm của họ bất nhất. Lòng tà tâm dối chính mình nên không thể thành thật với người. Thiếu niềm tin nên dùng tiền tài, danh vọng, vật chất quyến dụ, mua lòng người. Nguyên nhân nảy sinh tham quan, mãi lộ, tham nhũng. Dùng sức mạnh vật chất vừa là mối giây ràng buộc và trói buộc con người. Ràng buộc qua dụ dỗ, mua chuộc, phe phái. Trói buộc nếu không nghe, phản lại sẽ bị tố cáo, phanh phui quá khứ trước công luận.
Kẻ có lòng tà tâm sống trong sợ hãi, lo âu vì tìm bảo đảm đời sống qua của phù vân chóng tàn. Họ say tiền, mê danh, ghiền tâng bốc vì chúng ru ngủ một nội tâm giả dối, gian tà.
Tự tù
Cái nghèo phát xuất tự tâm nên tâm hồn bị giam hãm, tù túng thiếu tự do. Dùng tiền lấp cái nghèo bên trong. Không được người yêu nên họ yêu vật chất. Bắt người ngồi tù để thấy mình được tự do, che đậy tâm hồn tù túng. Bắt người xin phép để tỏ ra mình uy quyền. Nhồi sọ, tẩy não, dậy điều gian dối để tỏ ra mình đúng, danh chính ngôn thuận. Giết người để tỏ ra mình đang sống. Xảo ngôn, ngoa ngôn, hành động giả nhân nghĩa, thất đức phục vụ mục đích duy nhất: ru ngủ một nội tâm bất an.
Kẻ có lòng tà tâm tối tăm trong việc thiện; sáng suốt trong gian tà. Coi thường việc thiện, điều lành; trái lại quí gian dối vì nó phù hợp với tâm hồn gian dối. Thích gian tà, vui thú khi thấy người bị mình hại đau khổ. Kẻ gian tìm khoái cảm khi làm ác. Phần thưởng dành cho kẻ hành động thất nhân, ác đức bao gồm tiền thưởng, thăng quan chức cộng với lạc thú, hơi men, khói thuốc và các lời ca tụng hão huyền.
Nội thù
Nói một đàng làm một nẻo có hai mục đích. Một để che đậy dối trá lòng họ. Mục đích thứ hai quan trọng hơn dùng xảo ngôn để dụ dỗ, lung lạc gây hoang mang cho những tâm hồn trung dung, khiếp nhược. Vì trung dung nên chưa rõ hướng đi. Sống nửa vời, phân vân là thời điểm tốt nhất cho lời đường mật phát triển, cơ hội tốt để mê hoặc. Vì thế kẻ gian tà vừa sợ vừa ghét tôn giáo. Chúng cần triệt tiêu tôn giáo vì đây là sức mạnh duy nhất đủ khả năng tiêu diệt chúng tận gốc rễ. Tôn giáo vừa kiềm chế, vừa phanh phui hành động gian tà. Hết gian tà chúng bị thay tâm đổi tính. Ghét và bách hại tôn giáo là cuộc chiến sống còn giữa thiện ác. Tôn giáo mạnh gian tà yếu. Sợ yếu thế, sợ chết nên chúng giết tôn giáo mong tồn tại. Bót nghẹt tôn giáo gian tà tự tung, tự tác. Bách hại tôn giáo là việc làm không thể thiếu ở nơi gian tà nắm quyền. Gian tà sợ sự thật, sợ thánh thiện nên gian tà dậy người chối thần bỏ thánh để che đậy nỗi sợ nội tâm.
Đường Lối Chúa
Đường lối Chúa tạo cho kẻ gian tà cơ hội thay tâm đổi tính quay về đường ngay nẻo chính. Cầu xin để kẻ gian tà trả lại những gì đã lấy, bồi thường những gì đã mất, làm sống lại những gì đã giết chết là việc làm trước mắt. Quan trọng cần cho tương lai là cầu cho họ bỏ lối sống gian tà, quay về chính lộ. Cầu cho họ biết dùng tài năng Chúa ban để tạo sự sống, tôn trọng sự sống, hiểu tự do, công lí theo tinh thần Phúc Âm, sống đường lối Chúa.
Là những con người đáng thương vì thiếu tình thương. Nếm thử yêu thương giả tạo. Hiểu lầm tự do chân chính. Mù quáng công lí Phúc Âm. Biết mình mà không biết người. Ngày sống lầm đường, đêm mò mẫn trong u tối. Giấc ngủ mơ thấy đời kinh hoàng. Tương lai là những hứa hẹn viển vông và lúc nào cũng lo nghĩ về cái chết, sợ mất của, mất chức, mất ngay cả mạng sống. Những người như thế quả có một cuộc sống đáng thương. Bề ngoài xem ra ưu tú, tốt lành, vui vẻ, oai vệ. Tất cả chỉ là giả tạo. Muốn sống thật phải thay tâm đổi tính. Đường lối Chúa dẫn về thiện tâm, giải phóng tà tâm.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 26/09/2008
CHUYỂN BIẾN TỐT
Một thanh niên ăn chơi đàng điếm, sau khi làm khánh kiệt tất cả di sản mà anh ta được kế thừa, thì kết cuộc sa sút như những kẻ lang thang, khi anh ta thân không đáng một xu, và cũng biến thành kẻ tứ cố vô thân.
Anh ta cảm thấy tài kiệt trí cùng, thế là lên đường đi thăm đại sư, và hỏi: “Mặc dù con không có tiền tài, lại không có người thân giúp đỡ, thì kết cuộc con sẽ trở thành như thế nào ?”
- “Này con, yên tâm đi, tin lời của ta nói: tất cả sẽ chuyển biến tốt.”
Anh thanh niên ấy lập tức trong ánh mắt lóe lên niềm hy vọng: “Ta sẽ trở lại thành người giàu có.”
- “Không, trước mắt con sẽ dần dần quen với cuộc sống thân không đáng một xu, rồi lại tứ cố vô thân.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có chuyển biến tốt và có chuyển biến xấu.
Có những người trước đây rất thanh liêm, nhưng làm việc trong môi trường mà ngày ngày tiếp xúc với các doanh nghiệp, với các áp phe, rồi dần dần chuyển biến từ trạng thái thanh liêm qua trạng thái tham nhũng hối lộ; và ngược lại có những người trước đây sống bất cần đời, đâm cha chém chú, lãng tử giang hồ, nhưng gặp được người bạn tốt, gặp được người yêu tốt lành, thế là chuyển biến từ thành phần bất hảo trở thành con người tốt có ích cho xã hội và Giáo Hội.
Một thánh Phao-lô đã chuyển biến từ bách hại Giáo Hội thời sơ khai đã trở thành vị tông đồ truyền giáo cho dân ngoại; một thánh Augustino từ một thanh niên đầy học thức nhưng quá nhiều tội lỗi, đã chuyển biến tốt trở thành một vị thánh thời danh và uyên bác của Giáo Hội, và còn có rất nhiều vị thánh khác đã chuyển biến tốt...
Một Luthero đã từ một linh mục thông thái, vì kiêu ngạo đã chuyển biến xấu thành người chống đối Giáo Hội; một Henry 8 từ một nhà vua yêu mến đọc kinh phụng vụ như các giáo sĩ, đã chuyển biến xấu trở thành kẻ li khai với Giáo Hội và bách hại các Ki-tô hữu trong nước Anh, và còn có rất nhiều người đã chuyển biến từ tốt ra xấu vì kiêu ngạo, vì dục vọng tham lam...
Cuộc đời của mỗi người như một giòng sông luôn chảy, có lúc chảy lờ đờ, có lúc chảy mạnh, có lúc yên ắng trong veo. Nhưng giòng sông của người Ki-tô hữu thì đặc biệt hơn, dù cho chảy lờ đờ hay mạnh bạo, dù yên ắng trong veo hay cuồn cuộn, thì vẫn luôn giữ được cái gốc đức tin của mình, để đem những cái xấu chuyển biến thành cái tốt, để chuyển biến cái bất lợi thành cái có lợi cho tha nhân...
Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa, đó là điều mà mỗi một người Ki-tô hữu đều xác tín trong cuộc đời của mình.
N2T |
Một thanh niên ăn chơi đàng điếm, sau khi làm khánh kiệt tất cả di sản mà anh ta được kế thừa, thì kết cuộc sa sút như những kẻ lang thang, khi anh ta thân không đáng một xu, và cũng biến thành kẻ tứ cố vô thân.
Anh ta cảm thấy tài kiệt trí cùng, thế là lên đường đi thăm đại sư, và hỏi: “Mặc dù con không có tiền tài, lại không có người thân giúp đỡ, thì kết cuộc con sẽ trở thành như thế nào ?”
- “Này con, yên tâm đi, tin lời của ta nói: tất cả sẽ chuyển biến tốt.”
Anh thanh niên ấy lập tức trong ánh mắt lóe lên niềm hy vọng: “Ta sẽ trở lại thành người giàu có.”
- “Không, trước mắt con sẽ dần dần quen với cuộc sống thân không đáng một xu, rồi lại tứ cố vô thân.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có chuyển biến tốt và có chuyển biến xấu.
Có những người trước đây rất thanh liêm, nhưng làm việc trong môi trường mà ngày ngày tiếp xúc với các doanh nghiệp, với các áp phe, rồi dần dần chuyển biến từ trạng thái thanh liêm qua trạng thái tham nhũng hối lộ; và ngược lại có những người trước đây sống bất cần đời, đâm cha chém chú, lãng tử giang hồ, nhưng gặp được người bạn tốt, gặp được người yêu tốt lành, thế là chuyển biến từ thành phần bất hảo trở thành con người tốt có ích cho xã hội và Giáo Hội.
Một thánh Phao-lô đã chuyển biến từ bách hại Giáo Hội thời sơ khai đã trở thành vị tông đồ truyền giáo cho dân ngoại; một thánh Augustino từ một thanh niên đầy học thức nhưng quá nhiều tội lỗi, đã chuyển biến tốt trở thành một vị thánh thời danh và uyên bác của Giáo Hội, và còn có rất nhiều vị thánh khác đã chuyển biến tốt...
Một Luthero đã từ một linh mục thông thái, vì kiêu ngạo đã chuyển biến xấu thành người chống đối Giáo Hội; một Henry 8 từ một nhà vua yêu mến đọc kinh phụng vụ như các giáo sĩ, đã chuyển biến xấu trở thành kẻ li khai với Giáo Hội và bách hại các Ki-tô hữu trong nước Anh, và còn có rất nhiều người đã chuyển biến từ tốt ra xấu vì kiêu ngạo, vì dục vọng tham lam...
Cuộc đời của mỗi người như một giòng sông luôn chảy, có lúc chảy lờ đờ, có lúc chảy mạnh, có lúc yên ắng trong veo. Nhưng giòng sông của người Ki-tô hữu thì đặc biệt hơn, dù cho chảy lờ đờ hay mạnh bạo, dù yên ắng trong veo hay cuồn cuộn, thì vẫn luôn giữ được cái gốc đức tin của mình, để đem những cái xấu chuyển biến thành cái tốt, để chuyển biến cái bất lợi thành cái có lợi cho tha nhân...
Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa, đó là điều mà mỗi một người Ki-tô hữu đều xác tín trong cuộc đời của mình.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 26/09/2008
CHỦ NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 21, 28-32.
“Nó hối hận nên lại đi. Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”
Bạn thân mến,
Trong gia đình bạn, có lúc vì ham chơi đùa với bạn bè, hoặc vì bận học hành mà bạn không vâng lời bố mẹ đi làm việc này việc nọ, nhưng sau đó vì hối hận nên bạn vâng lời bố mẹ, chính việc hối hận đã làm cho bạn thấy được tình yêu của bố mẹ dành cho bạn, và trước mặt Thiên Chúa hối hận chính là điều cốt yếu để được lòng Chúa yêu thương và để được vào Nước Trời.
Đã có lần bạn và tôi khinh bỉ những gái điếm và những người tội lỗi, bởi vì cuộc sống của họ không đạo đức thánh thiện như bạn và tôi, bởi vì cuộc đời của họ toàn là những tội lỗi và gương xấu. Nhưng nếu bạn và tôi cứ khinh bỉ họ thì chính chúng ta đều là những người đáng khinh bỉ hơn họ nhiều, bởi vì con người ta ai cũng có những hoàn cảnh đáng thương và đáng được thông cảm. Bởi vì chính Chúa Giê-su đã tuyên bố những người thu thuế và những gái điếm sẽ vào Nước Trời trước chúng ta, bởi vì khi chúng ta tự hào mình là người đạo đức thánh thiện mà lại không có tâm hồn thông cảm và tha thứ, thì chắc chắn cũng sẽ không được Chúa thứ tha.
Tự hào mình là người đạo đức thánh thiện mà không cần hối hận, thì giống như đứa em vâng lời bố mình cách mau mắn, nhưng lại không thèm đi làm như lời của bố, bởi vì nó nghĩ rằng mình là con của bố lại là con út, thì đi làm hay không thì ông bố cũng chẳng làm gì nó.
Bạn thân mến,
Người kiêu ngạo thì không bao giờ biết xin lỗi thật lòng, và như thế có nghĩa là không bao giờ người kiêu ngạo biết hối hận, bởi vì họ đã thỏa mãn với sự thánh thiện của mình rồi. Nhưng những người tội lỗi và gái điếm một khi đã biết hối hận và hối cải, thì chắc chắn sẽ được Chúa thứ tha và mở cửa Nước Trời đón họ.
Hối hận là bày tỏ một tâm hồn thống hối ăn năn: Chúa rất yêu thích.
Kiêu ngạo là bày tỏ một tâm hồn chỉ biết mình và muốn trỗi vượt người khác: họ đã được ma quỷ yêu thích.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 21, 28-32.
“Nó hối hận nên lại đi. Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”
Bạn thân mến,
Trong gia đình bạn, có lúc vì ham chơi đùa với bạn bè, hoặc vì bận học hành mà bạn không vâng lời bố mẹ đi làm việc này việc nọ, nhưng sau đó vì hối hận nên bạn vâng lời bố mẹ, chính việc hối hận đã làm cho bạn thấy được tình yêu của bố mẹ dành cho bạn, và trước mặt Thiên Chúa hối hận chính là điều cốt yếu để được lòng Chúa yêu thương và để được vào Nước Trời.
Đã có lần bạn và tôi khinh bỉ những gái điếm và những người tội lỗi, bởi vì cuộc sống của họ không đạo đức thánh thiện như bạn và tôi, bởi vì cuộc đời của họ toàn là những tội lỗi và gương xấu. Nhưng nếu bạn và tôi cứ khinh bỉ họ thì chính chúng ta đều là những người đáng khinh bỉ hơn họ nhiều, bởi vì con người ta ai cũng có những hoàn cảnh đáng thương và đáng được thông cảm. Bởi vì chính Chúa Giê-su đã tuyên bố những người thu thuế và những gái điếm sẽ vào Nước Trời trước chúng ta, bởi vì khi chúng ta tự hào mình là người đạo đức thánh thiện mà lại không có tâm hồn thông cảm và tha thứ, thì chắc chắn cũng sẽ không được Chúa thứ tha.
Tự hào mình là người đạo đức thánh thiện mà không cần hối hận, thì giống như đứa em vâng lời bố mình cách mau mắn, nhưng lại không thèm đi làm như lời của bố, bởi vì nó nghĩ rằng mình là con của bố lại là con út, thì đi làm hay không thì ông bố cũng chẳng làm gì nó.
Bạn thân mến,
Người kiêu ngạo thì không bao giờ biết xin lỗi thật lòng, và như thế có nghĩa là không bao giờ người kiêu ngạo biết hối hận, bởi vì họ đã thỏa mãn với sự thánh thiện của mình rồi. Nhưng những người tội lỗi và gái điếm một khi đã biết hối hận và hối cải, thì chắc chắn sẽ được Chúa thứ tha và mở cửa Nước Trời đón họ.
Hối hận là bày tỏ một tâm hồn thống hối ăn năn: Chúa rất yêu thích.
Kiêu ngạo là bày tỏ một tâm hồn chỉ biết mình và muốn trỗi vượt người khác: họ đã được ma quỷ yêu thích.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm (4)
Vũ Văn An
03:03 26/09/2008
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm(tiếp theo)
6. Thế nào là cầu nguyện theo lối chiêm niệm?
Muốn nắm được ý nghĩa của việc cầu nguyện theo lối chiêm niệm, đầu tiên ta hãy xét tới ba giai đoạn cổ điển của cầu nguyện. Đầu tiên, ta cầu nguyện bằng lời: tức lối cầu nguyện phải dùng tới môi miệng, nhấn mạnh tới lời nói, được đọc hay hát lên. Bản văn thường được sáng chế từ trước hay soạn sẵn và thường rất hay, đầy cảm hứng. Cũng có những lời cầu nguyện bằng lời lẽ tự phát.
Rồi đến loại cầu nguyện bằng suy gẫm hay nói tắt là suy gẫm: tức lối cầu nguyện đặt trọng tâm ở trong trí, nhằm vẽ ra hình ảnh về Chúa, ngẫm nghĩ và suy tư về Người và về các công trình kỳ diệu của Người. Trí ta cố gắng tìm kiếm sự hiểu biết và thông sáng. Trong suy gẫm, môi miệng ta thinh lặng, còn trí khôn ta thì hoạt động tích cực.
Sau cùng, là lối cầu nguyện chiêm niệm hay nói tắt là chiêm niệm: tức lối cầu nguyện của trái tim và ý chí nhằm vươn tới sự hiện diện của Chúa. Cả môi miệng lẫn trí khôn đều thinh lặng: chỉ còn trái tim chăm chăm nhìn lên Chúa trong một thứ cầu nguyện không lời, còn ý chí thì tìm cách trở nên một với ý chí của Người.
Chiêm niệm là ‘nhận ra Chúa, biết và yêu Người trong tận đáy hữu thể ta’ (47). Khi ta đi tìm sự nhận biết này và thấy nó bằng đức tin, là ta đang nói tới thứ chiêm niệm thủ đắc (acquired contemplation). Còn khi ta đem lại cho nhận thức ấy một cảm nghiệm thực sự thì đó là chiêm niệm phú ban (infused contemplation).
Kitô hữu trưởng thành và chín mùi nào cũng đều có mục tiêu phải đạt cho được giai đoạn cầu nguyện chiêm niệm nói trên. Ba giai đoạn trên có thể ví với ba giai đoạn đi học vậy. Ta bắt đầu học bậc tiểu học, để học đọc học viết (cầu nguyện bằng lời). Giai đoạn trung học đệ nhất cấp của cầu nguyện chính là suy gẫm, trong đó, việc suy tư về cuộc sống và ơn mạc khải là chủ đề chính, mặc dù không quên lối cầu nguyện bằng lời. Giai đoạn trung học đệ nhị cấp của cầu nguyện là buổi đầu của lối cầu nguyện chiêm niệm. Ta không quên hay không gạt qua bên những điều mình đã học được ở giai đoạn tiểu học và trung học đệ nhất cấp, nhưng nay đã tới lúc đời sống cầu nguyện của ta bắt đầu chú tâm tới sự hiện diện của Thiên Chúa và sẵn sàng mở lòng mình ra cho Thánh Thần của Người. Dĩ nhiên còn một giai đoạn nữa, cao hơn nhiều, đó là giai đoạn huyền nhiệm của bậc cao học và tiến sĩ!
Nhưng thôi, ta hãy trở lại với việc cầu nguyện chiêm niệm. Nếu so sánh nó với lối cầu nguyện bằng lời, bạn có thể nói rằng trong lối cầu nguyện chiêm niệm, bạn tìm cách nhận ra rằng điều chứa trong lời nói nay đang thực sự hiện diện cho chính bạn. ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ chẳng hạn: ta vượt qua các lời này để nhận ra sự hiện diện của Người đối với ta, sâu thẳm trong ta, và ta đắm mình trong sự hiện diện ấy. Những lời trên được dùng như tiếng rung chuông, đánh thức ta bừng dậy từ một giấc ngủ sâu để ý thức được sự hiện diện của Người bên trong ta (48).
Nếu so sánh nó với lối cầu nguyện suy gẫm, bạn có thể nói rằng thay vì dùng suy tư chạy tới với Chân Lý, bạn dừng lại và đứng đó chăm chăm nhìn vào Chân Lý, nhận ra sự hiện diện của Người bên trong bạn. Có thể so sánh việc suy gẫm với hoạt động chuẩn bị đi vào việc thực hiện và vẽ một bức tranh. Lúc ấy, chiêm niệm chính là việc thinh lặng ngắm nhìn bức tranh đã hoàn thành, nhìn nó trong tính toàn bộ của nó, nhờ thế mà ý thức được cái thực tại từ cái nhìn của nhà nghệ sĩ vẽ ra nó” (49).
Vượt qua các biểu tượng (lời nói, ý nghĩ, quan niệm), ta tìm cách đi vào chính cái thực tại thiêng liêng và chân thực, lâu bền và mãnh liệt kia, tức là chính Thiên Chúa, Cha chúng ta, Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Người, và Thánh Thần của cả hai Vị. Vì thực tại này vượt quá cái la bàn ý niệm, vượt quá bất cứ miêu tả nào, nên trí khôn ta không thấy, không nắm được nó, mà chỉ có tình yêu mới biết nhận ra nó và chỉ có Chúa Thánh Thần mới đánh thức được thứ tình yêu và thứ tình phó thác ấy mà thôi. Bởi thế, tác giả sách Đám Mây Vô Minh nói rằng: “Ta chỉ có thể yêu Người chứ không suy nghĩ được Người. Người chỉ có thể đạt tới và nắm giữ bằng tình yêu; chứ không bao giờ bằng ý nghĩ” (50). Chúa có thể nhân hậu đáp trả tình yêu, như thánh Gioan Thánh Giá từng nói: “Chiêm niệm không là gì khác hơn việc phú ban (infusion) Thiên Chúa một cách bí nhiệm, một cách an bình cho ta, mà nếu biết tiếp nhận, linh hồn ta sẽ rực lửa Thánh Thần Yêu Thương”.
Cầu nguyện chiêm niệm là lối cầu nguyện duy nhất chân thực, theo nghĩa: nó dẫn dắt ta vượt quá lời (cầu nguyện bằng lời), vượt quá ý (cầu nguyện suy gẫm) mà vươn tới chính thực tại được các lời và ý kia ám chỉ. Theo nghĩa này, mọi lời cầu nguyện phải có đặc tính chân thực hay chiêm niệm, vì thực ra cầu nguyện bằng lời không bao giờ chỉ hệ ở việc đọc lời, và cầu nguyện suy gẫm không bao giờ chỉ hệ ở việc suy gẫm mà thôi.
Lại nữa, thực tại được ta tìm kiếm là một thực tại thiêng liêng, một thực tại trong chính tinh thần của ta, nhưng trên tất cả, nó là thực tại của Chúa Thánh Thần. Chính vì thế, ta có thể gọi lối cầu nguyện chiêm niệm là lối cầu nguyện chân thực và là lối cầu nguyện thánh thiêng theo nghĩa nó mở lòng ta cho Chúa Thánh Thần, cho hành động của Người, cho các ơn của Người hay “mở tinh thần chúng ta một cách không e dè đón nhận ơn thanh tẩy và chữa lành của Chúa Thánh Thần, trong khi mình đang ý thức được sự hiện diện của Người”.
Đến đây, ta thấy lý do tại sao ta cũng có thể gọi lối cầu nguyện chiêm niệm này là lối cầu nguyện thánh linh (pentecostal prayer) và ngược lại, theo nghĩa: qua lối cầu nguyện này, ta nhận ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng Chúa Giêsu đã ban làm người Nâng Đỡ An Ủi ta, Đấng sẽ ở với ta mãi mãi (51), và sẽ cung cấp cho ta mọi ơn thiêng liêng ta cần.
Trong tất cả các điều trên, điều cần thiết là ta phải hướng về núi thánh của Chúa. Mỗi người chúng ta phải bắt đầu cuộc hành trình hướng về núi thánh đó bằng chính đôi chân của mình. Dĩ nhiên, ta có bản đồ và hướng dẫn viên. Ta đừng ngần ngại hỏi thăm người ta gặp trên đường nhưng nên nhớ chính hơi thở của Chúa Thánh Thần làm ta tiến bước và leo bước; chính Vinh Quang Thiên Chúa mà ta mờ mờ nhận ra hay phỏng đoán ra ở cuối đường kia đã lôi kéo ta bước tới… Và cũng đừng quên thỉnh thoảng phải tra cứu các sách hướng dẫn nữa.
Trong truyền thống Các-men, giai đoạn đầu của lối cầu nguyện này được gọi là ‘chiêm niệm thủ đắc’ nghĩa là lối chiêm niệm bất cứ người thiện chí nào, nhờ ơn thánh Chúa, nếu cố gắng, đều có thể đạt tới. Thánh Têrêxa thành Avila gọi lối cầu nguyện này là ‘lối cầu nguyện hồi tâm’ (prayer of recollection) (52). Hình như Bossuet là người đã phổ thông hóa ‘lối cầu nguyện đơn sơ’ (prayer of simplicity) từng được A.Tanquerey tiếp nhận (53). Ngoài ra còn nhiều tên khác, khá có ý nghĩa, như ‘lối cầu nguyện trong thinh lặng’, ‘lối cầu nguyện thanh tĩnh”, “lối cầu nguyện để Chúa hiện diện”, “lối cầu nguyện chú tâm đầy yêu thuơng’ và “lối cầu nguyện bằng trái tim” (54)
Ghi chú
47. Clifton Wolters trong phần dẫn nhập vào bản dịch tiếng Anh cuốn Đám Mây Vô Minh của ông, Penguin Books, 1961, tr.36.
48. Xem Abhisshiktananda, Cầu Nguyện (Prayer) ISPCK, 1972.
49. Cha René Voillaume miêu tả lời cầu nguyện này là “nhìn ngắm Chúa đương lúc yêu mến Người”. Cũng nên xem Dom Vitalis Lehodey OCR, “ta nhìn và ta yêu, ta nhìn để ta yêu và tình yêu của ta được nuôi dưỡng và bừng cháy nhờ ‘nhìn’”. Các Cách Cầu Nguyện Trong Trí (Ways of Mental Prayer) Gill, Dublin, 1960, phần II, chương IX, đoạn 2 và Đức Hồng Y Lercaro, người từng định nghĩa “Cầu nguyện theo lối chiêm niệm là dùng trực giác đơn giản và nhiều hiệu quả mà nâng tâm hồn lên cùng Chúa” Các Phương Pháp Cầu Nguyện Trong Trí (Methods of Mental Prayer) Burns & Oates, London, 1957, chuơng 14.
50. Đám Mây Vô Minh, một khảo luận thời trung cổ (khoảng năm 1350) về chiêm niệm, Penguin Classics, 1961, chương 6.
51. Ga 14:16
52. Con Đường Toàn Thiện (The Way of Perfection), chương 28.
53. A. Tanquerey, Đời Sống Thiêng Liêng đoạn 1363 ff.
54. Đức Hồng Y Lercaro, Các Phương Pháp Cầu Nguyện Trong Trí, Burns & Oates, London, 1957, chương 14.
7. Lối cầu nguyện của Chúa Giêsu và các môn đệ
Đôi lúc, người ta có cảm tưởng rằng cầu nguyện theo lối chiêm niệm không có trong Phúc Âm của Chúa Kitô. Cùng lắm chỉ có thể nói nó là một thực hành do Giáo Hội đưa ra dựa vào các tôn giáo không phải là Kitô Giáo và thích ứng vào đời sống Kitô hữu. Lẽ dĩ nhiên, nhiều người ở bên ngoài truyền thống Kitô Giáo từng thiết tha lên đường tìm kiếm và đã tìm thấy Thiên Chúa trong lúc cầu nguyện. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ các phúc âm và các truyền thống Kitô Giáo, ta thấy việc cầu nguyện theo lối chiêm niệm nằm ngay ở trung tâm Phúc Âm và cuộc sống Kitô hữu. Nó vốn là lối cầu nguyện của các tiên tri và những người khiêm hạ trong Cựu Ước, của những ai, trong khi đi tìm Thánh Nhan Chúa, có quyết tâm yêu Người, Thiên Chúa của họ, hết lòng, hết linh hồn, hết sức họ (55), và thờ phượng Người trong trạng thái thanh thản chiêm niệm và nghỉ ngơi của ngày Sa-bát.
Nhưng nó còn là lối cầu nguyện của chính Chúa Giêsu, của Đức Maria và của các thánh nữa. Nghiên cứu cuộc đời của hầu hết mọi người thánh thiện, ta sẽ thấy sáng tỏ sự kiện lối cầu nguyện này vốn nằm ở tâm điểm việc làm môn đệ và cuộc sống Kitô hữu của ta.
Đây là lối cầu nguyện của Chúa Giêsu
Chúa Giêsu cũng cảm nghiệm sự nên một của Người với Thiên Chúa trong và qua bản tính nhân loại của mình, một bản tính hoàn toàn giống bản tính ta, “Người tiếp nhận cho mình dòng dõi từ Abraham. Trong phương cách ấy, điều chủ yếu là Người phải trở nên hoàn toàn giống anh em nhân loại của Người để có thể là linh mục thượng phẩm đầy cảm thương và đáng tin trong tôn giáo của Thiên Chúa, có khả năng đền thay tội lỗi nhân loại. Nghĩa là, nhờ việc phải tự mình kinh qua cám dỗ, Người mới có khả năng giúp người khác đang kinh qua cám dỗ” (56).
Ta thấy Người đã cố gắng sống thân phận con người ra sao trong cô tịch, trong tư riêng, trong thinh lặng, trong chay tịnh, trong cảnh giác, trong cầu nguyện, giúp bản tính nhân loại của Người cởi mở hơn để tiếp nhận Chúa Thánh Thần, tiếp nhận các phương tiện tốt hơn để cầu nguyện, để cảm nghiệm nhiều hơn sự kết hợp với Cha của Người trong hiểu biết và yêu thương. Chính trong lúc thinh lặng cầu nguyện như thế, Người đã học biết Thánh Ý Cha của Người và cảm nghiệm được sự phó thác hoàn toàn trong tình yêu. Trong cầu nguyện, Người nghe thấy lời Cha của Người nói (57), và cũng trong cầu nguyện, Người nhận biết Cha của Người bằng tình yêu (58).
Khi chia sẻ Thánh Thần đầy yêu thương và phó thác của mình cho các môn đệ, Người cũng chia sẻ với họ việc Người nên một với Cha của Người (59). Nhờ cách đó, ta đã trở thành con nuôi, nghĩa là nhờ ơn thánh, được chia sẻ điều mà Chúa Giêsu, người Anh của chúng ta, tự bản chất vốn là. “ Nếu là con, ta cũng là kẻ thừa tự: kẻ thừa tự của Thiên Chúa và đồng thừa tự với Chúa Kitô, chia sẻ đau khổ của Người để cùng được chia sẻ vinh quang của Người” (60).
Như thế, Chúa Giêsu muốn chúng ta chia sẻ cảm nghiệm nhân bản của Người về tình cha con với Chúa Cha trong tình yêu của Chúa Thánh Thần (61). Trong cầu nguyện chiêm niệm, chúng ta được hướng dẫn để tái tạo lại kinh nghiệm cầu nguyện của Chúa Giêsu, dù kinh nghiệm của ta chỉ là một kinh nghiệm bất toàn, dễ bị lung lay, nhưng một ngày kia sẽ được kiện toàn trong ánh sáng vinh quang của Người (62).
Đây là lối cầu nguyện của Đức Maria
Có một mấu chốt rất quan trọng giúp ta hiểu được cuộc sống thiêng liêng của Đức Maria. Đó là quyết định lạ lùng không muốn kết hôn của Ngài, một quyết định có trước biến cố Truyền Tin, mà theo truyền thống Do Thái và công luận lúc ấy chống lại bậc sống hôn nhân (63). Quyết định này cho thấy Ngài được ơn đặc biệt ngay từ lúc đầu đời. Hẳn từ lúc thiếu thời, Ngài đã quen sống với ý thức về Chúa và hẳn từng cảm nghiệm được niềm vui sống trước Thánh Nhan của Người, niềm vui được Người mỉm cười chúc phúc rồi (64). Một cách như theo bản năng, Ngài đã xa lánh tội lỗi và sự ác, vì những điều này làm mờ mối liên hệ ấy và cản trở không để con người của Ngài lại gần Chúa.
Trong trái tim của Ngài luôn có ơn thánh của một “anawim”, một tâm hồn khiêm hạ, kẻ nghèo hèn của Chúa luôn một lòng tìm kiếm Thánh Nhan của Người và ca ngợi Danh của Người. Nền linh đạo của tâm hồn ấy đã được Thánh vịnh 34 nói lên cách tuyệt diệu:
“Hãy cùng tôi tán dương Chúa: chúng ta hãy cùng nhau ca ngợi Danh của Người!
Tôi tìm kiếm Chúa và Chúa đáp ứng tôi:
Hãy hướng lên Chúa và hân hoan rạng rỡ!
Hãy nếm thử Chúa và thấy Chúa tốt lành dường bao
Hãy tìm kiếm và ráng mưu cầu bình an!
Những ai trú ẩn trong Người sẽ không bị kết án”.
Một cách như bản năng, Ngài bị lôi cuốn vào một lối sống giúp Ngài hoàn toàn tự do để phụng sự Thiên Chúa, không phải chỉ phụng sự bề ngoài, mà còn phụng sự nội tâm bằng ngợi ca và cám tạ. Ngài coi mình là nữ tì của Chúa, một lòng một dạ tìm kiếm Thánh Nhan của Người. Nếu Chúa chuẩn bị mang ơn cứu rỗi đến cho Dân của Người qua một Tôi Tớ nghèo nàn và khiêm hạ (65), tức “kẻ Ta đã chọn, kẻ hồn Ta vui thích”(66), thì Ngài chính là Tôi Tớ nghèo nàn và khiêm hạ ấy của Chúa, người Nữ Tì suốt đời nói lên tấm tình yêu và lòng thủy chung phu thê của mình, tấm tình yêu và lòng thủy chung mà Israel luôn tỏ ra thiếu vắng một cách rõ rệt (67).
Cứ thế, Ngài cảm thấy bị lôi cuốn vào quyết định không kết hôn, một quyết định giúp Ngài hoàn toàn phó mình đầy tin yêu cho sự hướng dẫn của Chúa. Cũng chính quyết định ấy đã dẫn Ngài tới gặp người thanh niên tên Giuse, một người cũng có một ơn thánh tương tự…
Ngài là người biết suy nghĩ (68), biết trân qúy các bài ca cầu nguyện (thánh vịnh) đầy chất thơ của truyền thống và các sứ điệp của Chúa qua miệng tiên tri. Ngài có các cảm nhận về ngôn ngữ chiêm niệm và khi được linh hứng, đã có thể xướng lên lời cầu nguyện của riêng mình dưới hình thức ca hát cổ truyển (69).
Ngài hẳn đã khai tâm Chúa Giêsu vào lối cầu nguyện của Do Thái. Là mẹ Chúa Giêsu, bậc thầy của cầu nguyện, và là bà dì của vị tiên tri có lối sống ẩn tu là Gioan Tẩy Giả, hẳn Ngài đã dành nhiều thì giờ để thinh lặng cầu nguyện và chiêm niệm. Lần cuối cùng gặp Ngài được Thánh Kinh nhắc tới, ta thấy Ngài cùng các môn đệ cầu nguyện liên tiếp, xin Chúa Thánh Thần hiện xuống như Con của Ngài từng hứa trước đó (70).
Ghi chú
55. Đnl 6:5
56. Dt 2:17-18
57. Ga 17: 8, 14
58. Ga 10:15; xem Mt 11:25-27.
59. Ga 17:21
60. Rm 8:17
61. Rm 8:28-30
62. 1Cor 13:12; 1Ga 3:2
63. Lc 1:31-34
64. Trong lịch sử Hồi Giáo, vốn mạnh mẽ chống lại bậc sống không lập gia đình, có kể lại trường hợp rất đáng chú ý về sự kiện vì Thiên Chúa mà giữ mình đồng trinh, dù bị mọi người chống đối. Đó là trường hợp bà Rabi’a ở Basra, qua đời tại Giêrusalem năm 801 CN. Bà có một cảm thức muốn hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và nhờ một cuộc sống nhiệm nhặt đã đạt tới một sự thánh thiện và lòng yêu mến Chúa cao cả. Bà đã gây ảnh hưởng lớn đối với phong trào chiêm niệm trong Hồi Giáo (phái Sufi), đến độ Faridu’d-Din Attar viết về bà như sau: “Rabi’a, Đấng sống ẩn dật, đã được mặc chiếc áo tinh tuyền. Bà đầy tràn lửa yêu mến và khát mong được tới gần Chúa của mình và được chìm ngập trong vinh quang của Người. Bà là Đức Maria thứ hai và là một phụ nữ không chút tì vết” (John Subhan trong Phái Sufi, Các Thánh và Đền Thánh Của Họ (Sufism, Its Saints and Shrines) Lucknow, 1960, tr.14.
65. Ds 6:25
66. Is các chương 42, 49, 50 và 52.
67. Is 42:1
68. Một chủ đề của nhiều tiên tri
69. Lc 2:19
70. Lc 1:46-55
71. Cv 1:14.
(còn tiếp)
6. Thế nào là cầu nguyện theo lối chiêm niệm?
Muốn nắm được ý nghĩa của việc cầu nguyện theo lối chiêm niệm, đầu tiên ta hãy xét tới ba giai đoạn cổ điển của cầu nguyện. Đầu tiên, ta cầu nguyện bằng lời: tức lối cầu nguyện phải dùng tới môi miệng, nhấn mạnh tới lời nói, được đọc hay hát lên. Bản văn thường được sáng chế từ trước hay soạn sẵn và thường rất hay, đầy cảm hứng. Cũng có những lời cầu nguyện bằng lời lẽ tự phát.
Rồi đến loại cầu nguyện bằng suy gẫm hay nói tắt là suy gẫm: tức lối cầu nguyện đặt trọng tâm ở trong trí, nhằm vẽ ra hình ảnh về Chúa, ngẫm nghĩ và suy tư về Người và về các công trình kỳ diệu của Người. Trí ta cố gắng tìm kiếm sự hiểu biết và thông sáng. Trong suy gẫm, môi miệng ta thinh lặng, còn trí khôn ta thì hoạt động tích cực.
Sau cùng, là lối cầu nguyện chiêm niệm hay nói tắt là chiêm niệm: tức lối cầu nguyện của trái tim và ý chí nhằm vươn tới sự hiện diện của Chúa. Cả môi miệng lẫn trí khôn đều thinh lặng: chỉ còn trái tim chăm chăm nhìn lên Chúa trong một thứ cầu nguyện không lời, còn ý chí thì tìm cách trở nên một với ý chí của Người.
Chiêm niệm là ‘nhận ra Chúa, biết và yêu Người trong tận đáy hữu thể ta’ (47). Khi ta đi tìm sự nhận biết này và thấy nó bằng đức tin, là ta đang nói tới thứ chiêm niệm thủ đắc (acquired contemplation). Còn khi ta đem lại cho nhận thức ấy một cảm nghiệm thực sự thì đó là chiêm niệm phú ban (infused contemplation).
Kitô hữu trưởng thành và chín mùi nào cũng đều có mục tiêu phải đạt cho được giai đoạn cầu nguyện chiêm niệm nói trên. Ba giai đoạn trên có thể ví với ba giai đoạn đi học vậy. Ta bắt đầu học bậc tiểu học, để học đọc học viết (cầu nguyện bằng lời). Giai đoạn trung học đệ nhất cấp của cầu nguyện chính là suy gẫm, trong đó, việc suy tư về cuộc sống và ơn mạc khải là chủ đề chính, mặc dù không quên lối cầu nguyện bằng lời. Giai đoạn trung học đệ nhị cấp của cầu nguyện là buổi đầu của lối cầu nguyện chiêm niệm. Ta không quên hay không gạt qua bên những điều mình đã học được ở giai đoạn tiểu học và trung học đệ nhất cấp, nhưng nay đã tới lúc đời sống cầu nguyện của ta bắt đầu chú tâm tới sự hiện diện của Thiên Chúa và sẵn sàng mở lòng mình ra cho Thánh Thần của Người. Dĩ nhiên còn một giai đoạn nữa, cao hơn nhiều, đó là giai đoạn huyền nhiệm của bậc cao học và tiến sĩ!
Nhưng thôi, ta hãy trở lại với việc cầu nguyện chiêm niệm. Nếu so sánh nó với lối cầu nguyện bằng lời, bạn có thể nói rằng trong lối cầu nguyện chiêm niệm, bạn tìm cách nhận ra rằng điều chứa trong lời nói nay đang thực sự hiện diện cho chính bạn. ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ chẳng hạn: ta vượt qua các lời này để nhận ra sự hiện diện của Người đối với ta, sâu thẳm trong ta, và ta đắm mình trong sự hiện diện ấy. Những lời trên được dùng như tiếng rung chuông, đánh thức ta bừng dậy từ một giấc ngủ sâu để ý thức được sự hiện diện của Người bên trong ta (48).
Nếu so sánh nó với lối cầu nguyện suy gẫm, bạn có thể nói rằng thay vì dùng suy tư chạy tới với Chân Lý, bạn dừng lại và đứng đó chăm chăm nhìn vào Chân Lý, nhận ra sự hiện diện của Người bên trong bạn. Có thể so sánh việc suy gẫm với hoạt động chuẩn bị đi vào việc thực hiện và vẽ một bức tranh. Lúc ấy, chiêm niệm chính là việc thinh lặng ngắm nhìn bức tranh đã hoàn thành, nhìn nó trong tính toàn bộ của nó, nhờ thế mà ý thức được cái thực tại từ cái nhìn của nhà nghệ sĩ vẽ ra nó” (49).
Vượt qua các biểu tượng (lời nói, ý nghĩ, quan niệm), ta tìm cách đi vào chính cái thực tại thiêng liêng và chân thực, lâu bền và mãnh liệt kia, tức là chính Thiên Chúa, Cha chúng ta, Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Người, và Thánh Thần của cả hai Vị. Vì thực tại này vượt quá cái la bàn ý niệm, vượt quá bất cứ miêu tả nào, nên trí khôn ta không thấy, không nắm được nó, mà chỉ có tình yêu mới biết nhận ra nó và chỉ có Chúa Thánh Thần mới đánh thức được thứ tình yêu và thứ tình phó thác ấy mà thôi. Bởi thế, tác giả sách Đám Mây Vô Minh nói rằng: “Ta chỉ có thể yêu Người chứ không suy nghĩ được Người. Người chỉ có thể đạt tới và nắm giữ bằng tình yêu; chứ không bao giờ bằng ý nghĩ” (50). Chúa có thể nhân hậu đáp trả tình yêu, như thánh Gioan Thánh Giá từng nói: “Chiêm niệm không là gì khác hơn việc phú ban (infusion) Thiên Chúa một cách bí nhiệm, một cách an bình cho ta, mà nếu biết tiếp nhận, linh hồn ta sẽ rực lửa Thánh Thần Yêu Thương”.
Cầu nguyện chiêm niệm là lối cầu nguyện duy nhất chân thực, theo nghĩa: nó dẫn dắt ta vượt quá lời (cầu nguyện bằng lời), vượt quá ý (cầu nguyện suy gẫm) mà vươn tới chính thực tại được các lời và ý kia ám chỉ. Theo nghĩa này, mọi lời cầu nguyện phải có đặc tính chân thực hay chiêm niệm, vì thực ra cầu nguyện bằng lời không bao giờ chỉ hệ ở việc đọc lời, và cầu nguyện suy gẫm không bao giờ chỉ hệ ở việc suy gẫm mà thôi.
Lại nữa, thực tại được ta tìm kiếm là một thực tại thiêng liêng, một thực tại trong chính tinh thần của ta, nhưng trên tất cả, nó là thực tại của Chúa Thánh Thần. Chính vì thế, ta có thể gọi lối cầu nguyện chiêm niệm là lối cầu nguyện chân thực và là lối cầu nguyện thánh thiêng theo nghĩa nó mở lòng ta cho Chúa Thánh Thần, cho hành động của Người, cho các ơn của Người hay “mở tinh thần chúng ta một cách không e dè đón nhận ơn thanh tẩy và chữa lành của Chúa Thánh Thần, trong khi mình đang ý thức được sự hiện diện của Người”.
Đến đây, ta thấy lý do tại sao ta cũng có thể gọi lối cầu nguyện chiêm niệm này là lối cầu nguyện thánh linh (pentecostal prayer) và ngược lại, theo nghĩa: qua lối cầu nguyện này, ta nhận ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng Chúa Giêsu đã ban làm người Nâng Đỡ An Ủi ta, Đấng sẽ ở với ta mãi mãi (51), và sẽ cung cấp cho ta mọi ơn thiêng liêng ta cần.
Trong tất cả các điều trên, điều cần thiết là ta phải hướng về núi thánh của Chúa. Mỗi người chúng ta phải bắt đầu cuộc hành trình hướng về núi thánh đó bằng chính đôi chân của mình. Dĩ nhiên, ta có bản đồ và hướng dẫn viên. Ta đừng ngần ngại hỏi thăm người ta gặp trên đường nhưng nên nhớ chính hơi thở của Chúa Thánh Thần làm ta tiến bước và leo bước; chính Vinh Quang Thiên Chúa mà ta mờ mờ nhận ra hay phỏng đoán ra ở cuối đường kia đã lôi kéo ta bước tới… Và cũng đừng quên thỉnh thoảng phải tra cứu các sách hướng dẫn nữa.
Trong truyền thống Các-men, giai đoạn đầu của lối cầu nguyện này được gọi là ‘chiêm niệm thủ đắc’ nghĩa là lối chiêm niệm bất cứ người thiện chí nào, nhờ ơn thánh Chúa, nếu cố gắng, đều có thể đạt tới. Thánh Têrêxa thành Avila gọi lối cầu nguyện này là ‘lối cầu nguyện hồi tâm’ (prayer of recollection) (52). Hình như Bossuet là người đã phổ thông hóa ‘lối cầu nguyện đơn sơ’ (prayer of simplicity) từng được A.Tanquerey tiếp nhận (53). Ngoài ra còn nhiều tên khác, khá có ý nghĩa, như ‘lối cầu nguyện trong thinh lặng’, ‘lối cầu nguyện thanh tĩnh”, “lối cầu nguyện để Chúa hiện diện”, “lối cầu nguyện chú tâm đầy yêu thuơng’ và “lối cầu nguyện bằng trái tim” (54)
Ghi chú
47. Clifton Wolters trong phần dẫn nhập vào bản dịch tiếng Anh cuốn Đám Mây Vô Minh của ông, Penguin Books, 1961, tr.36.
48. Xem Abhisshiktananda, Cầu Nguyện (Prayer) ISPCK, 1972.
49. Cha René Voillaume miêu tả lời cầu nguyện này là “nhìn ngắm Chúa đương lúc yêu mến Người”. Cũng nên xem Dom Vitalis Lehodey OCR, “ta nhìn và ta yêu, ta nhìn để ta yêu và tình yêu của ta được nuôi dưỡng và bừng cháy nhờ ‘nhìn’”. Các Cách Cầu Nguyện Trong Trí (Ways of Mental Prayer) Gill, Dublin, 1960, phần II, chương IX, đoạn 2 và Đức Hồng Y Lercaro, người từng định nghĩa “Cầu nguyện theo lối chiêm niệm là dùng trực giác đơn giản và nhiều hiệu quả mà nâng tâm hồn lên cùng Chúa” Các Phương Pháp Cầu Nguyện Trong Trí (Methods of Mental Prayer) Burns & Oates, London, 1957, chuơng 14.
50. Đám Mây Vô Minh, một khảo luận thời trung cổ (khoảng năm 1350) về chiêm niệm, Penguin Classics, 1961, chương 6.
51. Ga 14:16
52. Con Đường Toàn Thiện (The Way of Perfection), chương 28.
53. A. Tanquerey, Đời Sống Thiêng Liêng đoạn 1363 ff.
54. Đức Hồng Y Lercaro, Các Phương Pháp Cầu Nguyện Trong Trí, Burns & Oates, London, 1957, chương 14.
7. Lối cầu nguyện của Chúa Giêsu và các môn đệ
Đôi lúc, người ta có cảm tưởng rằng cầu nguyện theo lối chiêm niệm không có trong Phúc Âm của Chúa Kitô. Cùng lắm chỉ có thể nói nó là một thực hành do Giáo Hội đưa ra dựa vào các tôn giáo không phải là Kitô Giáo và thích ứng vào đời sống Kitô hữu. Lẽ dĩ nhiên, nhiều người ở bên ngoài truyền thống Kitô Giáo từng thiết tha lên đường tìm kiếm và đã tìm thấy Thiên Chúa trong lúc cầu nguyện. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ các phúc âm và các truyền thống Kitô Giáo, ta thấy việc cầu nguyện theo lối chiêm niệm nằm ngay ở trung tâm Phúc Âm và cuộc sống Kitô hữu. Nó vốn là lối cầu nguyện của các tiên tri và những người khiêm hạ trong Cựu Ước, của những ai, trong khi đi tìm Thánh Nhan Chúa, có quyết tâm yêu Người, Thiên Chúa của họ, hết lòng, hết linh hồn, hết sức họ (55), và thờ phượng Người trong trạng thái thanh thản chiêm niệm và nghỉ ngơi của ngày Sa-bát.
Nhưng nó còn là lối cầu nguyện của chính Chúa Giêsu, của Đức Maria và của các thánh nữa. Nghiên cứu cuộc đời của hầu hết mọi người thánh thiện, ta sẽ thấy sáng tỏ sự kiện lối cầu nguyện này vốn nằm ở tâm điểm việc làm môn đệ và cuộc sống Kitô hữu của ta.
Đây là lối cầu nguyện của Chúa Giêsu
Chúa Giêsu cũng cảm nghiệm sự nên một của Người với Thiên Chúa trong và qua bản tính nhân loại của mình, một bản tính hoàn toàn giống bản tính ta, “Người tiếp nhận cho mình dòng dõi từ Abraham. Trong phương cách ấy, điều chủ yếu là Người phải trở nên hoàn toàn giống anh em nhân loại của Người để có thể là linh mục thượng phẩm đầy cảm thương và đáng tin trong tôn giáo của Thiên Chúa, có khả năng đền thay tội lỗi nhân loại. Nghĩa là, nhờ việc phải tự mình kinh qua cám dỗ, Người mới có khả năng giúp người khác đang kinh qua cám dỗ” (56).
Ta thấy Người đã cố gắng sống thân phận con người ra sao trong cô tịch, trong tư riêng, trong thinh lặng, trong chay tịnh, trong cảnh giác, trong cầu nguyện, giúp bản tính nhân loại của Người cởi mở hơn để tiếp nhận Chúa Thánh Thần, tiếp nhận các phương tiện tốt hơn để cầu nguyện, để cảm nghiệm nhiều hơn sự kết hợp với Cha của Người trong hiểu biết và yêu thương. Chính trong lúc thinh lặng cầu nguyện như thế, Người đã học biết Thánh Ý Cha của Người và cảm nghiệm được sự phó thác hoàn toàn trong tình yêu. Trong cầu nguyện, Người nghe thấy lời Cha của Người nói (57), và cũng trong cầu nguyện, Người nhận biết Cha của Người bằng tình yêu (58).
Khi chia sẻ Thánh Thần đầy yêu thương và phó thác của mình cho các môn đệ, Người cũng chia sẻ với họ việc Người nên một với Cha của Người (59). Nhờ cách đó, ta đã trở thành con nuôi, nghĩa là nhờ ơn thánh, được chia sẻ điều mà Chúa Giêsu, người Anh của chúng ta, tự bản chất vốn là. “ Nếu là con, ta cũng là kẻ thừa tự: kẻ thừa tự của Thiên Chúa và đồng thừa tự với Chúa Kitô, chia sẻ đau khổ của Người để cùng được chia sẻ vinh quang của Người” (60).
Như thế, Chúa Giêsu muốn chúng ta chia sẻ cảm nghiệm nhân bản của Người về tình cha con với Chúa Cha trong tình yêu của Chúa Thánh Thần (61). Trong cầu nguyện chiêm niệm, chúng ta được hướng dẫn để tái tạo lại kinh nghiệm cầu nguyện của Chúa Giêsu, dù kinh nghiệm của ta chỉ là một kinh nghiệm bất toàn, dễ bị lung lay, nhưng một ngày kia sẽ được kiện toàn trong ánh sáng vinh quang của Người (62).
Đây là lối cầu nguyện của Đức Maria
Có một mấu chốt rất quan trọng giúp ta hiểu được cuộc sống thiêng liêng của Đức Maria. Đó là quyết định lạ lùng không muốn kết hôn của Ngài, một quyết định có trước biến cố Truyền Tin, mà theo truyền thống Do Thái và công luận lúc ấy chống lại bậc sống hôn nhân (63). Quyết định này cho thấy Ngài được ơn đặc biệt ngay từ lúc đầu đời. Hẳn từ lúc thiếu thời, Ngài đã quen sống với ý thức về Chúa và hẳn từng cảm nghiệm được niềm vui sống trước Thánh Nhan của Người, niềm vui được Người mỉm cười chúc phúc rồi (64). Một cách như theo bản năng, Ngài đã xa lánh tội lỗi và sự ác, vì những điều này làm mờ mối liên hệ ấy và cản trở không để con người của Ngài lại gần Chúa.
Trong trái tim của Ngài luôn có ơn thánh của một “anawim”, một tâm hồn khiêm hạ, kẻ nghèo hèn của Chúa luôn một lòng tìm kiếm Thánh Nhan của Người và ca ngợi Danh của Người. Nền linh đạo của tâm hồn ấy đã được Thánh vịnh 34 nói lên cách tuyệt diệu:
“Hãy cùng tôi tán dương Chúa: chúng ta hãy cùng nhau ca ngợi Danh của Người!
Tôi tìm kiếm Chúa và Chúa đáp ứng tôi:
Hãy hướng lên Chúa và hân hoan rạng rỡ!
Hãy nếm thử Chúa và thấy Chúa tốt lành dường bao
Hãy tìm kiếm và ráng mưu cầu bình an!
Những ai trú ẩn trong Người sẽ không bị kết án”.
Một cách như bản năng, Ngài bị lôi cuốn vào một lối sống giúp Ngài hoàn toàn tự do để phụng sự Thiên Chúa, không phải chỉ phụng sự bề ngoài, mà còn phụng sự nội tâm bằng ngợi ca và cám tạ. Ngài coi mình là nữ tì của Chúa, một lòng một dạ tìm kiếm Thánh Nhan của Người. Nếu Chúa chuẩn bị mang ơn cứu rỗi đến cho Dân của Người qua một Tôi Tớ nghèo nàn và khiêm hạ (65), tức “kẻ Ta đã chọn, kẻ hồn Ta vui thích”(66), thì Ngài chính là Tôi Tớ nghèo nàn và khiêm hạ ấy của Chúa, người Nữ Tì suốt đời nói lên tấm tình yêu và lòng thủy chung phu thê của mình, tấm tình yêu và lòng thủy chung mà Israel luôn tỏ ra thiếu vắng một cách rõ rệt (67).
Cứ thế, Ngài cảm thấy bị lôi cuốn vào quyết định không kết hôn, một quyết định giúp Ngài hoàn toàn phó mình đầy tin yêu cho sự hướng dẫn của Chúa. Cũng chính quyết định ấy đã dẫn Ngài tới gặp người thanh niên tên Giuse, một người cũng có một ơn thánh tương tự…
Ngài là người biết suy nghĩ (68), biết trân qúy các bài ca cầu nguyện (thánh vịnh) đầy chất thơ của truyền thống và các sứ điệp của Chúa qua miệng tiên tri. Ngài có các cảm nhận về ngôn ngữ chiêm niệm và khi được linh hứng, đã có thể xướng lên lời cầu nguyện của riêng mình dưới hình thức ca hát cổ truyển (69).
Ngài hẳn đã khai tâm Chúa Giêsu vào lối cầu nguyện của Do Thái. Là mẹ Chúa Giêsu, bậc thầy của cầu nguyện, và là bà dì của vị tiên tri có lối sống ẩn tu là Gioan Tẩy Giả, hẳn Ngài đã dành nhiều thì giờ để thinh lặng cầu nguyện và chiêm niệm. Lần cuối cùng gặp Ngài được Thánh Kinh nhắc tới, ta thấy Ngài cùng các môn đệ cầu nguyện liên tiếp, xin Chúa Thánh Thần hiện xuống như Con của Ngài từng hứa trước đó (70).
Ghi chú
55. Đnl 6:5
56. Dt 2:17-18
57. Ga 17: 8, 14
58. Ga 10:15; xem Mt 11:25-27.
59. Ga 17:21
60. Rm 8:17
61. Rm 8:28-30
62. 1Cor 13:12; 1Ga 3:2
63. Lc 1:31-34
64. Trong lịch sử Hồi Giáo, vốn mạnh mẽ chống lại bậc sống không lập gia đình, có kể lại trường hợp rất đáng chú ý về sự kiện vì Thiên Chúa mà giữ mình đồng trinh, dù bị mọi người chống đối. Đó là trường hợp bà Rabi’a ở Basra, qua đời tại Giêrusalem năm 801 CN. Bà có một cảm thức muốn hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và nhờ một cuộc sống nhiệm nhặt đã đạt tới một sự thánh thiện và lòng yêu mến Chúa cao cả. Bà đã gây ảnh hưởng lớn đối với phong trào chiêm niệm trong Hồi Giáo (phái Sufi), đến độ Faridu’d-Din Attar viết về bà như sau: “Rabi’a, Đấng sống ẩn dật, đã được mặc chiếc áo tinh tuyền. Bà đầy tràn lửa yêu mến và khát mong được tới gần Chúa của mình và được chìm ngập trong vinh quang của Người. Bà là Đức Maria thứ hai và là một phụ nữ không chút tì vết” (John Subhan trong Phái Sufi, Các Thánh và Đền Thánh Của Họ (Sufism, Its Saints and Shrines) Lucknow, 1960, tr.14.
65. Ds 6:25
66. Is các chương 42, 49, 50 và 52.
67. Is 42:1
68. Một chủ đề của nhiều tiên tri
69. Lc 2:19
70. Lc 1:46-55
71. Cv 1:14.
(còn tiếp)
Chúa mời gọi: Lạy Chúa, con đây
Lm Jude Siciliano OP
04:06 26/09/2008
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN A
Ezekiel 18: 25-28; Tv 25; Philipphê 2: 1-11;Matthêu 21: 28-32
Anh chị em thân mến,
Anh chị em có nhớ những tấm bìa cứng không? Trên đó các nhà thuyết giảng thường viết dàn ý chính bài chia sẻ của mình. Và đây là một gợi ý cho Anh chị em: hãy nhớ lại những lần có người đã hứa là sẽ làm một việc nào đó cho anh chị em, nhưng rồi họ không làm, hoặc thậm chí có người hứa chắc chắn làm điều gì với anh chị em, nhưng lại đổi ý rồi quên luôn. Những lần như thế có làm cho chúng ta thất vọng không? Và mỗi lần bị như vậy chúng ta nên viết lên một tấm giấy. Dĩ nhiên khi anh chị em làm như tôi nói, sẽ thấy việc thực hành này hơi vất vả. Và rồi anh chị em thử sắp những tấm giấy ấy trước mắt để đếm xem có bao nhiêu tấm bìa cứng?
Làm như vậy sẽ nhắc anh chị em nhớ đến tất cả những điều xảy ra thời thơ ấu: như có một người bạn hứa, rồi làm dấu thánh giá trên ngực như để cam kết giữ lời. Hay một nhóm bạn bè hứa sẽ giúp bạn qua cơn khó khăn trong đời, nhưng sau đó quên lới hứa. Một người thân qua đời, và nhà quàn của người bà con hay anh em trong nhà hứa "tôi sẽ giúp bạn ngay", nhưng rồi họ quên tịt đi. Một người hẹn sẽ gặp bạn, nhưng sau đó không hề gọi lại bạn và im bặt. Tôi nghĩ, thà rằng những người đó nói thẳng là không giúp được bạn đi. Thà rằng họ nói "không, tôi không giúp được", như thế còn thật thà hơn là nói "để tôi giúp" rồi lại "không giúp".
Khi có một người mà chúng ta tin tưởng và có vẻ thành thật, nói là "sẽ giúp" rồi không giữ lời hứa, làm chúng ta thất vọng. Chúng ta bị hụt hẫng, vì chúng ta tin tưởng vào lời hứa của họ. Chúng ta nghĩ, có thể dựa vào lời hứa của người đó khi chúng ta gặp khó khăn, nhưng rồi người đó biến đi đâu mất. Chúng ta muốn nói ngay với người đó là "sao bạn lại hứa.." nhưng, họ đâu có đấy để chúng ta than với họ.
Có những khoảnh khắc hệ trọng xảy ra trong đời sống chúng ta và một người bạn đã nhận là "tôi sẽ giúp" một cách thành thật. Lời hứa đó thật cần thiết, nhất là những khi có chuyện không may xảy ra. Một người hứa sẽ thương yêu và trung thành "khi khỏe mạnh cũng như lúc yếu đau, cho đến khi cái chết chia lìa", nhưng rồi chúng ta thấy những lời thề "xin vâng" trong những lúc quan trọng đó cũng thành những lời thề trống rỗng, hay không thành thật. Sau một thời gian, đời sống trở nên lạnh nhạt rồi lời thề "xin vâng" thành "không".
Làm sao chúng ta lại không chán nản được khi nhìn thấy những tờ bìa mà chúng ta xếp thành một chồng cao? Ai có thể trách chúng ta khi trái tim và lòng chúng ta đã khép lại vì không còn tin vào lời hứa của ai nữa? Chúng ta nhìn vào chồng bìa giấy đó với cõi lòng se lại vì những vết thương được ghi trên các tấm giấy ấy.
Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, đã có những lần chính chúng ta cũng đã nói "vâng" rồi sau đó thành "không". Thử hỏi chúng ta còn nhớ không? Thử hỏi chúng ta có nên viết một chồng giấy bìa khác hay không, để xem xét những lời hứa mà chính chúng ta đã quên đối với người khác? Nhiều khi chúng ta vì muốn làm vừa lòng một ai đó nên hứa "vâng" đại, nhưng sự thật là "không". Chúng ta đôi khi nói "vâng" để tránh sự phiền phức, rõ ràng là chúng ta đã không thành thật. Chính chúng ta cũng đã nhiều lần hứa không thành thật. Làm cho người khác tin vào chúng ta, nhưng sự thật chúng ta không hề giữ lời hứa với họ, và những người đó cũng đã thất vọng với chúng ta.
Có những người trong chúng ta đã tuyên thệ, nhưng rồi không hoàn toàn giữ lời thề. Chúng ta có thể đã coi thường người khác, nên để sự việc trở nên bê bối, không hoàn toàn dấn thân giữ lời hứa khi gặp khó khăn.
Qua Bí Tích rửa tội, và với nhiều lần tuyên lời cam kết của Bí Tích rửa tội, chúng ta đã thưa "vâng" với Chúa Giêsu nhiều lần. Nhưng thử hỏi lời cam kết "vâng" ấy có bị chúng ta biến thành "không" chưa? Việc sống đạo của chúng ta có trở thành lối sống bề ngoài không? Có khi nào chúng ta tỏ vẻ sống đạo thật nhưng bên trong thì lơ là không? Hay là chúng ta chỉ theo thói quen mà thôi? Chúng ta không để hết tâm trí vào đời sống đạo thật, lời hứa "vâng" thật ra là lời nói "không". Chúng ta lo ngại là nếu chúng ta thành thật thưa "vâng" với Chúa Kitô để phục vụ Ngài thì chúng ta sẽ phải thay đổi đời sống hiện tại của chúng ta, nên chúng ta lại định là "không".
Chúng ta nên xét kỹ từ đáy lòng vì có thể chúng ta đang chống đối lại Thiên Chúa. Chúng ta có thể giống như những người cố gắng chừa rượu. Những người đó phải đi qua một chương trình gồm 12 giai đoạn, nhờ vậy họ nói là chương trình đó đã giúp họ bỏ rượu. Vậy chúng ta phải làm gì để thay đổi như họ, hay chúng ta lờ đi, coi những điều hứa đó chưa đúng thật, để rồi lời nói của chúng ta không đi đôi với việc chúng ta làm. Trước mặt người khác chúng ta nói "vâng" nhưng thật lòng chúng ta thì không như vậy.
Khi đến bàn Tiệc thánh hôm nay, chúng ta nên mang đến hai xấp giấy bìa. Trong đó ghi những trường hợp làm chúng ta bị thất vọng nặng nề vì những lời hứa của người khác. Chúng ta xin được diệu êm trong lòng, và nhờ Chúa Kitô đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể sẽ an ủi chúng ta, vì chính Ngài cũng đã bị thất vọng về những phản bội của người thân Ngài.
Chúng ta cũng xin ơn tha thứ cho những ai đã bị chúng ta gây thất vọng vì những lời hứa không thành thật của chúng ta. Những người đó đặt tin tưởng vào chúng ta, trong những lúc họ cần sự giúp đỡ, mà chúng ta bỏ quên họ và không hiện diện để giúp họ theo lời hứa của chúng ta.
Trong dụ ngôn hôm nay, tôi thấy hơi lạ, vì dụ ngôn không nói gì đến kết quả của câu chuyện. Người con thứ nhất làm việc ra sao sau khi người đó ra vườn nho làm việc? Anh ta có làm đầy đủ công việc không? Không có câu nào nói về những việc phải làm trong ruộng nho. Điểm chính chỉ hướng vào người con đổi ý, rồi sau đó trở lại giữ lời thực hiện công việc. Có lẽ đó là những việc làm đẹp lòng Thiên Chúa, do vậy chúng ta hãy muốn phục vụ Ngài, chúng ta muốn cố gắng đáp lời mời gọi của Ngài trong lúc chúng ta để chính Thiên Chúa giúp chúng ta làm những điều khác, từ việc lớn tới việc nhỏ.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Ezekiel 18: 25-28; Tv 25; Philipphê 2: 1-11;Matthêu 21: 28-32
Anh chị em thân mến,
Anh chị em có nhớ những tấm bìa cứng không? Trên đó các nhà thuyết giảng thường viết dàn ý chính bài chia sẻ của mình. Và đây là một gợi ý cho Anh chị em: hãy nhớ lại những lần có người đã hứa là sẽ làm một việc nào đó cho anh chị em, nhưng rồi họ không làm, hoặc thậm chí có người hứa chắc chắn làm điều gì với anh chị em, nhưng lại đổi ý rồi quên luôn. Những lần như thế có làm cho chúng ta thất vọng không? Và mỗi lần bị như vậy chúng ta nên viết lên một tấm giấy. Dĩ nhiên khi anh chị em làm như tôi nói, sẽ thấy việc thực hành này hơi vất vả. Và rồi anh chị em thử sắp những tấm giấy ấy trước mắt để đếm xem có bao nhiêu tấm bìa cứng?
Làm như vậy sẽ nhắc anh chị em nhớ đến tất cả những điều xảy ra thời thơ ấu: như có một người bạn hứa, rồi làm dấu thánh giá trên ngực như để cam kết giữ lời. Hay một nhóm bạn bè hứa sẽ giúp bạn qua cơn khó khăn trong đời, nhưng sau đó quên lới hứa. Một người thân qua đời, và nhà quàn của người bà con hay anh em trong nhà hứa "tôi sẽ giúp bạn ngay", nhưng rồi họ quên tịt đi. Một người hẹn sẽ gặp bạn, nhưng sau đó không hề gọi lại bạn và im bặt. Tôi nghĩ, thà rằng những người đó nói thẳng là không giúp được bạn đi. Thà rằng họ nói "không, tôi không giúp được", như thế còn thật thà hơn là nói "để tôi giúp" rồi lại "không giúp".
Khi có một người mà chúng ta tin tưởng và có vẻ thành thật, nói là "sẽ giúp" rồi không giữ lời hứa, làm chúng ta thất vọng. Chúng ta bị hụt hẫng, vì chúng ta tin tưởng vào lời hứa của họ. Chúng ta nghĩ, có thể dựa vào lời hứa của người đó khi chúng ta gặp khó khăn, nhưng rồi người đó biến đi đâu mất. Chúng ta muốn nói ngay với người đó là "sao bạn lại hứa.." nhưng, họ đâu có đấy để chúng ta than với họ.
Có những khoảnh khắc hệ trọng xảy ra trong đời sống chúng ta và một người bạn đã nhận là "tôi sẽ giúp" một cách thành thật. Lời hứa đó thật cần thiết, nhất là những khi có chuyện không may xảy ra. Một người hứa sẽ thương yêu và trung thành "khi khỏe mạnh cũng như lúc yếu đau, cho đến khi cái chết chia lìa", nhưng rồi chúng ta thấy những lời thề "xin vâng" trong những lúc quan trọng đó cũng thành những lời thề trống rỗng, hay không thành thật. Sau một thời gian, đời sống trở nên lạnh nhạt rồi lời thề "xin vâng" thành "không".
Làm sao chúng ta lại không chán nản được khi nhìn thấy những tờ bìa mà chúng ta xếp thành một chồng cao? Ai có thể trách chúng ta khi trái tim và lòng chúng ta đã khép lại vì không còn tin vào lời hứa của ai nữa? Chúng ta nhìn vào chồng bìa giấy đó với cõi lòng se lại vì những vết thương được ghi trên các tấm giấy ấy.
Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, đã có những lần chính chúng ta cũng đã nói "vâng" rồi sau đó thành "không". Thử hỏi chúng ta còn nhớ không? Thử hỏi chúng ta có nên viết một chồng giấy bìa khác hay không, để xem xét những lời hứa mà chính chúng ta đã quên đối với người khác? Nhiều khi chúng ta vì muốn làm vừa lòng một ai đó nên hứa "vâng" đại, nhưng sự thật là "không". Chúng ta đôi khi nói "vâng" để tránh sự phiền phức, rõ ràng là chúng ta đã không thành thật. Chính chúng ta cũng đã nhiều lần hứa không thành thật. Làm cho người khác tin vào chúng ta, nhưng sự thật chúng ta không hề giữ lời hứa với họ, và những người đó cũng đã thất vọng với chúng ta.
Có những người trong chúng ta đã tuyên thệ, nhưng rồi không hoàn toàn giữ lời thề. Chúng ta có thể đã coi thường người khác, nên để sự việc trở nên bê bối, không hoàn toàn dấn thân giữ lời hứa khi gặp khó khăn.
Qua Bí Tích rửa tội, và với nhiều lần tuyên lời cam kết của Bí Tích rửa tội, chúng ta đã thưa "vâng" với Chúa Giêsu nhiều lần. Nhưng thử hỏi lời cam kết "vâng" ấy có bị chúng ta biến thành "không" chưa? Việc sống đạo của chúng ta có trở thành lối sống bề ngoài không? Có khi nào chúng ta tỏ vẻ sống đạo thật nhưng bên trong thì lơ là không? Hay là chúng ta chỉ theo thói quen mà thôi? Chúng ta không để hết tâm trí vào đời sống đạo thật, lời hứa "vâng" thật ra là lời nói "không". Chúng ta lo ngại là nếu chúng ta thành thật thưa "vâng" với Chúa Kitô để phục vụ Ngài thì chúng ta sẽ phải thay đổi đời sống hiện tại của chúng ta, nên chúng ta lại định là "không".
Chúng ta nên xét kỹ từ đáy lòng vì có thể chúng ta đang chống đối lại Thiên Chúa. Chúng ta có thể giống như những người cố gắng chừa rượu. Những người đó phải đi qua một chương trình gồm 12 giai đoạn, nhờ vậy họ nói là chương trình đó đã giúp họ bỏ rượu. Vậy chúng ta phải làm gì để thay đổi như họ, hay chúng ta lờ đi, coi những điều hứa đó chưa đúng thật, để rồi lời nói của chúng ta không đi đôi với việc chúng ta làm. Trước mặt người khác chúng ta nói "vâng" nhưng thật lòng chúng ta thì không như vậy.
Khi đến bàn Tiệc thánh hôm nay, chúng ta nên mang đến hai xấp giấy bìa. Trong đó ghi những trường hợp làm chúng ta bị thất vọng nặng nề vì những lời hứa của người khác. Chúng ta xin được diệu êm trong lòng, và nhờ Chúa Kitô đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể sẽ an ủi chúng ta, vì chính Ngài cũng đã bị thất vọng về những phản bội của người thân Ngài.
Chúng ta cũng xin ơn tha thứ cho những ai đã bị chúng ta gây thất vọng vì những lời hứa không thành thật của chúng ta. Những người đó đặt tin tưởng vào chúng ta, trong những lúc họ cần sự giúp đỡ, mà chúng ta bỏ quên họ và không hiện diện để giúp họ theo lời hứa của chúng ta.
Trong dụ ngôn hôm nay, tôi thấy hơi lạ, vì dụ ngôn không nói gì đến kết quả của câu chuyện. Người con thứ nhất làm việc ra sao sau khi người đó ra vườn nho làm việc? Anh ta có làm đầy đủ công việc không? Không có câu nào nói về những việc phải làm trong ruộng nho. Điểm chính chỉ hướng vào người con đổi ý, rồi sau đó trở lại giữ lời thực hiện công việc. Có lẽ đó là những việc làm đẹp lòng Thiên Chúa, do vậy chúng ta hãy muốn phục vụ Ngài, chúng ta muốn cố gắng đáp lời mời gọi của Ngài trong lúc chúng ta để chính Thiên Chúa giúp chúng ta làm những điều khác, từ việc lớn tới việc nhỏ.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 26/09/2008
N2T |
43. Chuyên cần cầu nguyện là thực hành Phúc Âm.
(Thánh Aloysius Gonzaga)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Phaolô và nền thần học Paulinienne
Lm Nguyễn Hữu Thy
12:44 26/09/2008
Thánh Phaolô và nền Thần học Paulinienne
Thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại, quả thực là một con người vĩ đại (mặc dù xét về mặt ngoại hình, có lẽ ngài là một người thấp bé, xem Cv 19,11). Thánh nhân là người vĩ đại trong lãnh vực tinh thần. Bởi vì ngài là:
• Một người cuồng nhiệt trong việc đàn áp và bắt bớ các Kitô hữu tiên khởi;
• Một nhà truyền giáo đầy lòng say mê và nhiệt thành cho Tin Mừng Đức Kitô, bất kể mọi gian lao vất vả và nguy hiểm, trong khắp toàn thế giới Hy Lạp – Roma vào lúc bấy giờ: Từ Giê-ru-sa-lem qua Cô-rin-thô và A-then cho tới Roma.
• Một người hăng hái và thành tâm tìm cách bắc nối một nhịp cầu giữa Ít-ra-en, Dân thánh của Cựu Ước, và các Cộng Đoàn Kitô hữu của Tân Ước.
• Một người đã được Đức Kitô tuyển chọn bằng một cách thế đặc biệt: từ một kẻ thù hung dữ trở thành một người bạn tâm phúc.
• Một tác giả của những lá Thư Mục Vụ nổi danh, chứa đựng những nội dung thần học vô cùng sâu sắc và uyên bác.
• Một nhà thần học chân chính của Phúc Âm Đức Giêsu Kitô.
Nói tắt, thánh Phaolô là một may mắn, là một món quà to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho:
• các Cộng Đoàn Kitô hữu tiên khởi,
• nhất là cho đức tin của họ vào Đức Kitô,
• việc định hướng thần học của Kitô giáo thuở ban đầu,
• những nền tảng cơ bản của Kitô giáo,
• sự quân bằng đúng đắn giữa các tín hữu Do-thái, dân ngoại và các Kitô hữu,
• sự quân bằng giữa đức tin và lý trí, giữa đời sống thiêng liêng đạo đức và tính cách hợp lý, giữa thần học và sự thực hành đức tin, cho tới sự hy sinh tử đạo cho niềm tin vững vàng bất biến vào Đức Kitô.
1) Chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa
Trọng tâm của các Thư Mục Vụ với nội dung thần học sâu sắc của thánh Phaolô là chính Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên Sai của dân tuyển chọn Ít-ra-en và của toàn thể nhân loại. Thánh Phaolô tuy là người đồng thời với Đức Giêsu, nhưng thánh nhân lại không hề nghe hay nhìn thấy Đấng Cứu Thế. Thánh nhân chỉ hiểu biết và tìm gặp được đức tin vào Đức Giêsu Kitô qua các Cộng Đoàn Kitô hữu (xem Cv 9,19) và nhất là qua cuộc gặp gỡ hy hữu với chính Đức Giêsu Kitô (Cv 9,1-19; Gl 1,15tt). Biến cố Đức Giêsu Kitô đã bó buộc Saulô, (tên Do-thái của thánh Phaolô), người môn đệ thâm tín của Biệt Phái phải chỉnh đốn lại một cách tuyệt căn toàn bộ:
• đời sống của của ngài;
• nền thần học của ngài;
• đức tin truyền thống của ngài;
• cách thức phát biểu về Thiên Chúa, về Thiên Chúa của Ít-ra-en và về Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.
Qua sự đau thương nhục nhã của thập giá và trong phép lạ Phục Sinh của Đấng đã bị giết chết như là sự phê chuẩn của Trời Cao đối với sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giêsu Kitô, Phaolô đã nhận ra được sự can thiệp của bàn tay vô hình của Thiên Chúa, chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho tất mọi người, cho người Do-thái cũng như cho dân ngoại. Trong Thư Cô-rin-thô thứ nhất của ngài, thánh Phaolô đã tóm tắt sự hiểu biết mới mẻ của ngài về Đức Kitô trong một câu tuyên xưng đức tin mà các Kitô hữu gốc Do-thái cũng như các Kitô hữu gốc ngoại giáo đều có thể cùng đọc: «Đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu» (1Cr 8,6).
Qua đó, nền tảng cơ bản của thần học Paulinienne đã được nêu danh, đó là Mầu nhiệm về Thiên Chúa; Thiên Chúa là:
• Đấng duy nhất,
• là Cha,
• là Tạo Hoá: Đấng đã dựng nên muôn vật, hữu hình và vô hình,
• là cùng đích của con người và của vũ trụ.
Và trọng tâm của sự phát biểu như thế về Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể của Thiên Chúa. Đây quả là một văn kiện lý thuyết tuyệt vời về đức tin Kitô giáo của nhà thần học Phaolô vốn được đào tạo trong Do-thái giáo (x. Pl 3,5): Đức tin một Thiên Chúa của Do-thái giáo đã được nối kết khăng khít với đức tin vào Đức Giêsu Kitô. Bởi vì trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã hành động với con người và cho con người trong công cuộc cứu rỗi của họ. Do đó, thánh Phaolô đã viết trong Thư gửi các tín hữu ở Roma: «Thiên Chúa đã minh chứng tình yêu của Người đối với chúng ta, là Đức Kitô đã chịu chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi.» (5,8).
Một điểm đặc biệt nơi thánh Phaolô mà người người ta rất dễ dàng nhận ra là mỗi khi thánh nhân nói về Đức Giêsu Kitô thì đồng thời ngài cũng nói về Thiên Chúa Cha, và nói về con người, về cuộc sống hiện tại của họ và trong một tương lai viên mãn. Nói vắn tắt, Đức Giêsu Kitô trong thần học Paulinienne, trong thần học của thánh Phaolô, là điểm khởi đầu và là điểm chấm tận của tất cả những phát biểu về Thiên Chúa và về con người.
Nền thần học Paulinienne tóm tắt công trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô lại trong ý niệm «Phúc Âm»: Phúc Âm là Tin Mừng về hành động cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô Na-da-rét. Do đó, đã hơn một lần thánh nhân đã nói về «Phúc Âm Thiên Chúa» (x. 1Tx 3,2). Thánh Phaolô đã trình bày nội dung của Phúc Âm trong một câu tuyên xưng đức tin: «Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai» (1 Cr 15,3tt).
Sự khổ nạn thập giá của Đức Giêsu đối với thánh Phaolô là trọng tâm của Phúc Âm. Một cách quả quyết hơn nữa, thánh nhân đã viết trong Thư gửi các tín hữu ở Cô-rin-thô là ngài – thay vì những khảo lược hay nghiên cứu tuyệt vời về thần học – không muốn biết hay nói đến những gì khác «ngoài Đức Giêsu Kitô, và chính Đức Giêsu Kitô đã chịu đóng đinh vào thập giá» (1Cr 2,2). Vốn thuộc tầng lớp những người Do-thái trí thức, thánh Phaolô đã chấp nhận quan điểm cũ trong Kinh Thánh về việc của lễ đền tội (x. Lv 4,1-5) và nhìn nhận trong cái chết của Đức Giêsu trên thập giá như là một sự đền bù thoả đáng cho những tội lỗi của nhân loại đã xúc phạm đến Thiên Chúa (x. Rm 3,21-31). Vì thế, hành động này của Đức Giêsu nhân danh Thiên Chúa là Phúc Âm, là Tin Mừng, bởi vì qua Đức Giêsu Kitô và qua cái chết của Người, Thiên Chúa đã tái lập lại tình trạng lành thánh cho toàn thể vũ trụ. Bởi vì Thiên Chúa đã «biến Đấng chẳng hề biết tội là gì, thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người» (2Cr 5,21).
Những từ quan trọng thuộc đức tin như «sự cứu rỗi», «sự hoà giải», «sự công chính hoá» đã bắt nguồn từ nền tảng vững chắc của hành động Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô nhận ra được rằng, trong biến cố Đức Giêsu nhập thể, chấp nhận đền bù tội lỗi con người, chấp nhận sự khi bỉ (x. Đnl 21,22tt), chấp nhận cái chết trên thập tự giá, để mang lại sự sống mới cho toàn thể nhân loại, là sự khôn ngoan của tình yêu Thiên Chúa đối với con người (x. 1Cr 2,7). Do đó, người ta hoàn toàn có lý khi gọi nền thần học của thánh Phaolô là một nền thần học phục sinh của thập giá Đức Giêsu Kitô.
2) Vận may mới cho cuộc sống của tất cả mọi người
Cái vận may khách quan mới mẻ này cho cuộc sống của tất cả mọi người đã được tái lập qua cái chết của Đức Giêsu Kitô, mỗi một người đều có thể lợi dụng nắm bắt cho chính mình qua đức tin, chứ không qua bất cứ công sức riêng tư nào của con người về đạo đức hay tôn giáo (các việc làm của luật pháp), nhưng «chỉ qua đức tin vào Đức Giêsu Kitô» mà thôi (Rm 3,28). Bởi vì đức tin khẳng định rằng tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa luôn bao bọc và thánh hóa mỗi người, tương tự như chính Tổ Phụ Áp-ra-ham đã từng cảm nghiệm (x. Rm 4,19tt): Thiên Chúa «làm cho ai biết tin nhận Đức Giêsu Kitô được trở nên công chính» (Rm3,26). Như thế, Đức Giêsu Kitô là sự bảo đảm của Thiên Chúa rằng đức tin làm cho cuộc sống hôm nay được chắc chắn và ngày mai mở ra một tương lai thành quả. Vì thế, đức tin có nghĩa lả «được đứng vững trong Chúa» (1Tx 3,8).
Trong việc sống đức tin một cách cụ thể và trong việc thực hành đức tin trong cuộc sống hằng ngày của con người thì tình trạng sống mới, mà Thiên Chúa đã sáng tạo qua Đức Giêsu Kitô, bắt đầu tác động từng bước một. Bởi vậy, thánh Phaolô đã gọi sự sự biến đổi cuộc sống như vậy là một «thụ tạo mới» (x. Gl 6,15). Đây là một thực tại được thực hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong Bí tích Rửa Tội. Thật vậy, qua hình ảnh được dìm mình trong nước - một hành động vừa có thể gây nên sự chết vừa có thể mang lại sự sống – người tân tòng «được dìm vào trong sự chết qua nước thánh tẩy» (x. Rm 6,3), để được sống một cuộc đời sống mới «trong Đức Kitô», nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 12,11).
3) Cảm nghiệm đích thực về cộng đoàn Đức Kitô
Việc sống sự cảm nghiệm này «trong Đức Kitô» đối với thánh Phaolô là một điều vô giá, đến nỗi ngài đã sử dụng hơn 100 lần hình ảnh về sự tâm giao với Đức Kitô, để trình bày cuộc sống kết hiệp mới mẻ của các Kitô hữu và với nhau. Còn phương diện xã hội của cuộc sống «trong Đức Kitô», thì theo thánh Phaolô, luôn được thể hiện một cách sâu xa và cụ thể qua sự tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể của toàn thể cộng đoàn Kitô hữu: «Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà. Nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô» (Gl 3,28).
Sau cùng, sự cảm nghiệm cá nhân cũng như đoàn thể này về cộng đoàn Đức Kitô đã được thánh Phaolô trình bày một cách thâm thuý và trọn vẹn qua hình ảnh về Thân Mình Đức Kitô: «Chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể» (1Cr 12,13). Và tất cả mọi thành phần của Thân Thể này đều thuộc về một đầu là Đức Giêsu Kitô, tất cả đều phục vụ, giúp đỡ và bổ túc cho nhau bằng các đặc sủng (Charisme) khác nhau mà mỗi người đã được nhận lãnh hầu để xây dựng và duy trì cộng đoàn (x. Rm 12,3-8).
Chắc chắn rằng hình ảnh về Thân Mình Đức Kitô này là một hình ảnh chính xác và thân thương nhất cho từng cộng đoàn Kitô hữu, tức các Giáo Hội địa phương và cho tất cả các cộng đoàn cùng hợp nhất với nhau trong Đức Kitô, tức Giáo Hội hoàn vũ hay Giáo Hội phổ quát.
4) Vị Tông Đồ chung cho một Kitô giáo phổ quát
Những ai ngày nay còn thành tâm đọc các Thư Mục Vụ của thánh Phaolô, chắc hẳn những người đó sẽ bị nhà tổ chức đại tài và nhà thần học vĩ đại Phaolô chinh phục qua các tư tưởng thâm thuý và sấu sắc của ngài, nhất là qua đức tin và tình yêu kiên cường và nồng cháy của thánh nhân đối với Đức Kitô.
Thật vậy, do tình yêu mạnh mẽ của ngài đối với Đức Giêsu Kitô và do những thách đố cụ thể của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại, đã phát triển qua các Thư Mục Vụ gửi các cộng đoàn một nền thần học chân chính và cần thiết, một định hướng đức tin vững chắc và đúng đắn cho một Kitô giáo phổ quát, một Kitô giáo có sức mang lại một cuộc sống hoàn toàn được đổi mới cho một thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Hy-lạp vào lúc bấy giờ, và tiếp đến cho mọi dân tộc khác bên ngoài biên giới của đế quốc La-mã qua tất cả mọi nền văn hóa và mọi thời đại khác nhau mãi cho tới thời đại toàn cầu hoá hôm nay của chúng ta.
(Kỷ niệm Năm Thánh Phaolô: 2008-2009)
Thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại, quả thực là một con người vĩ đại (mặc dù xét về mặt ngoại hình, có lẽ ngài là một người thấp bé, xem Cv 19,11). Thánh nhân là người vĩ đại trong lãnh vực tinh thần. Bởi vì ngài là:
Saolô bị quật ngã khỏi ngựa và đã trở thành Tông đồ Phaolô |
• Một nhà truyền giáo đầy lòng say mê và nhiệt thành cho Tin Mừng Đức Kitô, bất kể mọi gian lao vất vả và nguy hiểm, trong khắp toàn thế giới Hy Lạp – Roma vào lúc bấy giờ: Từ Giê-ru-sa-lem qua Cô-rin-thô và A-then cho tới Roma.
• Một người hăng hái và thành tâm tìm cách bắc nối một nhịp cầu giữa Ít-ra-en, Dân thánh của Cựu Ước, và các Cộng Đoàn Kitô hữu của Tân Ước.
• Một người đã được Đức Kitô tuyển chọn bằng một cách thế đặc biệt: từ một kẻ thù hung dữ trở thành một người bạn tâm phúc.
• Một tác giả của những lá Thư Mục Vụ nổi danh, chứa đựng những nội dung thần học vô cùng sâu sắc và uyên bác.
• Một nhà thần học chân chính của Phúc Âm Đức Giêsu Kitô.
Nói tắt, thánh Phaolô là một may mắn, là một món quà to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho:
• các Cộng Đoàn Kitô hữu tiên khởi,
• nhất là cho đức tin của họ vào Đức Kitô,
• việc định hướng thần học của Kitô giáo thuở ban đầu,
• những nền tảng cơ bản của Kitô giáo,
• sự quân bằng đúng đắn giữa các tín hữu Do-thái, dân ngoại và các Kitô hữu,
• sự quân bằng giữa đức tin và lý trí, giữa đời sống thiêng liêng đạo đức và tính cách hợp lý, giữa thần học và sự thực hành đức tin, cho tới sự hy sinh tử đạo cho niềm tin vững vàng bất biến vào Đức Kitô.
1) Chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa
Trọng tâm của các Thư Mục Vụ với nội dung thần học sâu sắc của thánh Phaolô là chính Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên Sai của dân tuyển chọn Ít-ra-en và của toàn thể nhân loại. Thánh Phaolô tuy là người đồng thời với Đức Giêsu, nhưng thánh nhân lại không hề nghe hay nhìn thấy Đấng Cứu Thế. Thánh nhân chỉ hiểu biết và tìm gặp được đức tin vào Đức Giêsu Kitô qua các Cộng Đoàn Kitô hữu (xem Cv 9,19) và nhất là qua cuộc gặp gỡ hy hữu với chính Đức Giêsu Kitô (Cv 9,1-19; Gl 1,15tt). Biến cố Đức Giêsu Kitô đã bó buộc Saulô, (tên Do-thái của thánh Phaolô), người môn đệ thâm tín của Biệt Phái phải chỉnh đốn lại một cách tuyệt căn toàn bộ:
• đời sống của của ngài;
Tồng đồ Phaolô, nhà thần học uyên bác đầu tiên của Kitô giáo |
• nền thần học của ngài;
• đức tin truyền thống của ngài;
• cách thức phát biểu về Thiên Chúa, về Thiên Chúa của Ít-ra-en và về Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.
Qua sự đau thương nhục nhã của thập giá và trong phép lạ Phục Sinh của Đấng đã bị giết chết như là sự phê chuẩn của Trời Cao đối với sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giêsu Kitô, Phaolô đã nhận ra được sự can thiệp của bàn tay vô hình của Thiên Chúa, chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho tất mọi người, cho người Do-thái cũng như cho dân ngoại. Trong Thư Cô-rin-thô thứ nhất của ngài, thánh Phaolô đã tóm tắt sự hiểu biết mới mẻ của ngài về Đức Kitô trong một câu tuyên xưng đức tin mà các Kitô hữu gốc Do-thái cũng như các Kitô hữu gốc ngoại giáo đều có thể cùng đọc: «Đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu» (1Cr 8,6).
Qua đó, nền tảng cơ bản của thần học Paulinienne đã được nêu danh, đó là Mầu nhiệm về Thiên Chúa; Thiên Chúa là:
• Đấng duy nhất,
• là Cha,
• là Tạo Hoá: Đấng đã dựng nên muôn vật, hữu hình và vô hình,
• là cùng đích của con người và của vũ trụ.
Và trọng tâm của sự phát biểu như thế về Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể của Thiên Chúa. Đây quả là một văn kiện lý thuyết tuyệt vời về đức tin Kitô giáo của nhà thần học Phaolô vốn được đào tạo trong Do-thái giáo (x. Pl 3,5): Đức tin một Thiên Chúa của Do-thái giáo đã được nối kết khăng khít với đức tin vào Đức Giêsu Kitô. Bởi vì trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã hành động với con người và cho con người trong công cuộc cứu rỗi của họ. Do đó, thánh Phaolô đã viết trong Thư gửi các tín hữu ở Roma: «Thiên Chúa đã minh chứng tình yêu của Người đối với chúng ta, là Đức Kitô đã chịu chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi.» (5,8).
Một điểm đặc biệt nơi thánh Phaolô mà người người ta rất dễ dàng nhận ra là mỗi khi thánh nhân nói về Đức Giêsu Kitô thì đồng thời ngài cũng nói về Thiên Chúa Cha, và nói về con người, về cuộc sống hiện tại của họ và trong một tương lai viên mãn. Nói vắn tắt, Đức Giêsu Kitô trong thần học Paulinienne, trong thần học của thánh Phaolô, là điểm khởi đầu và là điểm chấm tận của tất cả những phát biểu về Thiên Chúa và về con người.
Nền thần học Paulinienne tóm tắt công trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô lại trong ý niệm «Phúc Âm»: Phúc Âm là Tin Mừng về hành động cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô Na-da-rét. Do đó, đã hơn một lần thánh nhân đã nói về «Phúc Âm Thiên Chúa» (x. 1Tx 3,2). Thánh Phaolô đã trình bày nội dung của Phúc Âm trong một câu tuyên xưng đức tin: «Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai» (1 Cr 15,3tt).
Sự khổ nạn thập giá của Đức Giêsu đối với thánh Phaolô là trọng tâm của Phúc Âm. Một cách quả quyết hơn nữa, thánh nhân đã viết trong Thư gửi các tín hữu ở Cô-rin-thô là ngài – thay vì những khảo lược hay nghiên cứu tuyệt vời về thần học – không muốn biết hay nói đến những gì khác «ngoài Đức Giêsu Kitô, và chính Đức Giêsu Kitô đã chịu đóng đinh vào thập giá» (1Cr 2,2). Vốn thuộc tầng lớp những người Do-thái trí thức, thánh Phaolô đã chấp nhận quan điểm cũ trong Kinh Thánh về việc của lễ đền tội (x. Lv 4,1-5) và nhìn nhận trong cái chết của Đức Giêsu trên thập giá như là một sự đền bù thoả đáng cho những tội lỗi của nhân loại đã xúc phạm đến Thiên Chúa (x. Rm 3,21-31). Vì thế, hành động này của Đức Giêsu nhân danh Thiên Chúa là Phúc Âm, là Tin Mừng, bởi vì qua Đức Giêsu Kitô và qua cái chết của Người, Thiên Chúa đã tái lập lại tình trạng lành thánh cho toàn thể vũ trụ. Bởi vì Thiên Chúa đã «biến Đấng chẳng hề biết tội là gì, thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người» (2Cr 5,21).
Những từ quan trọng thuộc đức tin như «sự cứu rỗi», «sự hoà giải», «sự công chính hoá» đã bắt nguồn từ nền tảng vững chắc của hành động Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô nhận ra được rằng, trong biến cố Đức Giêsu nhập thể, chấp nhận đền bù tội lỗi con người, chấp nhận sự khi bỉ (x. Đnl 21,22tt), chấp nhận cái chết trên thập tự giá, để mang lại sự sống mới cho toàn thể nhân loại, là sự khôn ngoan của tình yêu Thiên Chúa đối với con người (x. 1Cr 2,7). Do đó, người ta hoàn toàn có lý khi gọi nền thần học của thánh Phaolô là một nền thần học phục sinh của thập giá Đức Giêsu Kitô.
2) Vận may mới cho cuộc sống của tất cả mọi người
Cái vận may khách quan mới mẻ này cho cuộc sống của tất cả mọi người đã được tái lập qua cái chết của Đức Giêsu Kitô, mỗi một người đều có thể lợi dụng nắm bắt cho chính mình qua đức tin, chứ không qua bất cứ công sức riêng tư nào của con người về đạo đức hay tôn giáo (các việc làm của luật pháp), nhưng «chỉ qua đức tin vào Đức Giêsu Kitô» mà thôi (Rm 3,28). Bởi vì đức tin khẳng định rằng tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa luôn bao bọc và thánh hóa mỗi người, tương tự như chính Tổ Phụ Áp-ra-ham đã từng cảm nghiệm (x. Rm 4,19tt): Thiên Chúa «làm cho ai biết tin nhận Đức Giêsu Kitô được trở nên công chính» (Rm3,26). Như thế, Đức Giêsu Kitô là sự bảo đảm của Thiên Chúa rằng đức tin làm cho cuộc sống hôm nay được chắc chắn và ngày mai mở ra một tương lai thành quả. Vì thế, đức tin có nghĩa lả «được đứng vững trong Chúa» (1Tx 3,8).
Trong việc sống đức tin một cách cụ thể và trong việc thực hành đức tin trong cuộc sống hằng ngày của con người thì tình trạng sống mới, mà Thiên Chúa đã sáng tạo qua Đức Giêsu Kitô, bắt đầu tác động từng bước một. Bởi vậy, thánh Phaolô đã gọi sự sự biến đổi cuộc sống như vậy là một «thụ tạo mới» (x. Gl 6,15). Đây là một thực tại được thực hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong Bí tích Rửa Tội. Thật vậy, qua hình ảnh được dìm mình trong nước - một hành động vừa có thể gây nên sự chết vừa có thể mang lại sự sống – người tân tòng «được dìm vào trong sự chết qua nước thánh tẩy» (x. Rm 6,3), để được sống một cuộc đời sống mới «trong Đức Kitô», nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 12,11).
3) Cảm nghiệm đích thực về cộng đoàn Đức Kitô
Việc sống sự cảm nghiệm này «trong Đức Kitô» đối với thánh Phaolô là một điều vô giá, đến nỗi ngài đã sử dụng hơn 100 lần hình ảnh về sự tâm giao với Đức Kitô, để trình bày cuộc sống kết hiệp mới mẻ của các Kitô hữu và với nhau. Còn phương diện xã hội của cuộc sống «trong Đức Kitô», thì theo thánh Phaolô, luôn được thể hiện một cách sâu xa và cụ thể qua sự tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể của toàn thể cộng đoàn Kitô hữu: «Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà. Nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô» (Gl 3,28).
Sau cùng, sự cảm nghiệm cá nhân cũng như đoàn thể này về cộng đoàn Đức Kitô đã được thánh Phaolô trình bày một cách thâm thuý và trọn vẹn qua hình ảnh về Thân Mình Đức Kitô: «Chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể» (1Cr 12,13). Và tất cả mọi thành phần của Thân Thể này đều thuộc về một đầu là Đức Giêsu Kitô, tất cả đều phục vụ, giúp đỡ và bổ túc cho nhau bằng các đặc sủng (Charisme) khác nhau mà mỗi người đã được nhận lãnh hầu để xây dựng và duy trì cộng đoàn (x. Rm 12,3-8).
Chắc chắn rằng hình ảnh về Thân Mình Đức Kitô này là một hình ảnh chính xác và thân thương nhất cho từng cộng đoàn Kitô hữu, tức các Giáo Hội địa phương và cho tất cả các cộng đoàn cùng hợp nhất với nhau trong Đức Kitô, tức Giáo Hội hoàn vũ hay Giáo Hội phổ quát.
4) Vị Tông Đồ chung cho một Kitô giáo phổ quát
Những ai ngày nay còn thành tâm đọc các Thư Mục Vụ của thánh Phaolô, chắc hẳn những người đó sẽ bị nhà tổ chức đại tài và nhà thần học vĩ đại Phaolô chinh phục qua các tư tưởng thâm thuý và sấu sắc của ngài, nhất là qua đức tin và tình yêu kiên cường và nồng cháy của thánh nhân đối với Đức Kitô.
Thật vậy, do tình yêu mạnh mẽ của ngài đối với Đức Giêsu Kitô và do những thách đố cụ thể của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại, đã phát triển qua các Thư Mục Vụ gửi các cộng đoàn một nền thần học chân chính và cần thiết, một định hướng đức tin vững chắc và đúng đắn cho một Kitô giáo phổ quát, một Kitô giáo có sức mang lại một cuộc sống hoàn toàn được đổi mới cho một thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Hy-lạp vào lúc bấy giờ, và tiếp đến cho mọi dân tộc khác bên ngoài biên giới của đế quốc La-mã qua tất cả mọi nền văn hóa và mọi thời đại khác nhau mãi cho tới thời đại toàn cầu hoá hôm nay của chúng ta.
(Kỷ niệm Năm Thánh Phaolô: 2008-2009)
Công bố Huấn Thị mới của Bộ Giáo Dục Công Giáo
G. Trần Đức Anh OP
21:11 26/09/2008
VATICAN. Hôm 25-9-2008, Bộ giáo dục Công Giáo đã công bố huấn thị mới liên quan đến các Học viện cao đẳng về khoa học tôn giáo.
Văn kiện này dài 13 trang, mang chữ ký ngày 28-6-2008 của ĐHY Tổng trưởng Zenon Grocholewski và Đức TGM Jean Louis Brugès, OP, được ĐTC Biển Đức 16 phê chuẩn và cho phép công bố, nhắm xác định lại và cập nhật hai văn kiện do Bộ giáo dục Công Giáo công bố trước đây, đó là Văn kiện giải thích ngày 10-4-1986 và Quy luật các Học Viện Cao đẳng về khoa học tôn giáo công bố ngày 12-5-1987. Sở dĩ Bộ Giáo Dục Công Giáo cập nhật các qui luật này vì có những đòi hỏi mới về mục vụ và vì có những biến chuyển trong luật pháp dân sự tại nhiều nước.
Huấn thị mới xác định các Học viện cao đẳng về khoa học tôn giáo là những trường nhắm huấn luyện các giáo dân và tu sĩ, giúp họ có một tổng hợp đầy đủ về đạo lý của Giáo Hội cũng như những kiến thức cần thiết về triết học, để có thể tham gia tích cực vào các công tác truyền giảng Tin Mừng trên thế giới, cũng như đảm nhận các trách vụ chuyên nghiệp trong đời sống Giáo Hội và linh hoạt xã hội theo tinh thần Kitô giáo. Các học viện này khác với các phân khoa thần học và những học viện đào tạo linh mục.
Huấn thị mới nhắm đồng nhất hóa các Học viện cao đẳng về khoa học tôn giáo trong Giáo Hội hoàn vũ, đảm bảo trình độ thích hợp về khoa học, trong niềm trung thành với Huấn quyền Hội Thánh, đáp ứng nhu cầu của các Giáo Hội địa phương.
Huấn thị gồm có 3 phần: thứ I là hình thái của các Học viện cao đẳng về tôn giáo; thứ II là thủ tục thành lập một Học viện thuộc loại này, và thứ III là các qui luật chung kết.
Huấn thị mới đã được ĐHY Zenon Grocholewski, người Ba Lan, tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, giới thiệu trong cuộc họp báo sáng 25-9-2008 tại Phòng báo chí Tòa Thánh. Cùng hiện diện và lên tiếng trong dịp này còn có Đức TGM Jean Louis Brugès, Dòng Đa Minh người Pháp, tổng thư ký của Bộ, và vị Phó tổng thư ký là Đức Ông Vincenzo Zani.
Đức TGM Brugès nhắc đến một số qui luật nổi bật như: Học viện cao đẳng về các khoa học tôn giáo luôn được liên kết với một phân khoa thần học Công Giáo, chịu trách nhiệm về việc giảng dạy (a.4); Học viện này luôn ở dưới trách nhiệm về phương diện Giáo Hội của 1 GM hoặc một nhóm GM hay HĐGM.. (a.5, và 10). Học viện phải có ít là 4 giáo sư trọn giờ nếu chỉ có cấp 1; trái lại phải có 5 giáo sư trọn giờ nếu có cả cấp hai: gồm Kinh Thánh, Thần học tín lý, thần học luân lý và mục vụ, triết học, các khoa học nhân văn (a.15).
Điều kiện theo học tại Học Viện cũng giống như để gia nhập một phân khoa, nghĩa là có bằng tú tài, giống như khi gia nhập một đại học dân sự (a.18), phải có ít là 75 sinh viên thực thụ.
Học trình tại Học viện gồm hai cấp: cấp 1 gồm 3 năm, kết thúc với bằng cử nhân (baccalauréat) và cấp 2 gồm 2 năm, kết thúc với bằng cao học (Licence). Các bằng này do Phân khoa thần học mà Học viện tháp nhập, cấp phát.
Vị Phó Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo cho biết hiện nay tại Italia có 74 Học viện cao đẳng về tôn giáo, tại Tây ban nha có 29; các học viện khác rải rác tại nhiều nước như Brazil, Cile, Croát và nhiều nước Mỹ châu La tinh..
Huấn thị mới sẽ được áp dụng kể từ niên khóa 2009-2010 (SD 25-9-2008)
Văn kiện này dài 13 trang, mang chữ ký ngày 28-6-2008 của ĐHY Tổng trưởng Zenon Grocholewski và Đức TGM Jean Louis Brugès, OP, được ĐTC Biển Đức 16 phê chuẩn và cho phép công bố, nhắm xác định lại và cập nhật hai văn kiện do Bộ giáo dục Công Giáo công bố trước đây, đó là Văn kiện giải thích ngày 10-4-1986 và Quy luật các Học Viện Cao đẳng về khoa học tôn giáo công bố ngày 12-5-1987. Sở dĩ Bộ Giáo Dục Công Giáo cập nhật các qui luật này vì có những đòi hỏi mới về mục vụ và vì có những biến chuyển trong luật pháp dân sự tại nhiều nước.
Huấn thị mới xác định các Học viện cao đẳng về khoa học tôn giáo là những trường nhắm huấn luyện các giáo dân và tu sĩ, giúp họ có một tổng hợp đầy đủ về đạo lý của Giáo Hội cũng như những kiến thức cần thiết về triết học, để có thể tham gia tích cực vào các công tác truyền giảng Tin Mừng trên thế giới, cũng như đảm nhận các trách vụ chuyên nghiệp trong đời sống Giáo Hội và linh hoạt xã hội theo tinh thần Kitô giáo. Các học viện này khác với các phân khoa thần học và những học viện đào tạo linh mục.
Huấn thị mới nhắm đồng nhất hóa các Học viện cao đẳng về khoa học tôn giáo trong Giáo Hội hoàn vũ, đảm bảo trình độ thích hợp về khoa học, trong niềm trung thành với Huấn quyền Hội Thánh, đáp ứng nhu cầu của các Giáo Hội địa phương.
Huấn thị gồm có 3 phần: thứ I là hình thái của các Học viện cao đẳng về tôn giáo; thứ II là thủ tục thành lập một Học viện thuộc loại này, và thứ III là các qui luật chung kết.
Huấn thị mới đã được ĐHY Zenon Grocholewski, người Ba Lan, tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, giới thiệu trong cuộc họp báo sáng 25-9-2008 tại Phòng báo chí Tòa Thánh. Cùng hiện diện và lên tiếng trong dịp này còn có Đức TGM Jean Louis Brugès, Dòng Đa Minh người Pháp, tổng thư ký của Bộ, và vị Phó tổng thư ký là Đức Ông Vincenzo Zani.
Đức TGM Brugès nhắc đến một số qui luật nổi bật như: Học viện cao đẳng về các khoa học tôn giáo luôn được liên kết với một phân khoa thần học Công Giáo, chịu trách nhiệm về việc giảng dạy (a.4); Học viện này luôn ở dưới trách nhiệm về phương diện Giáo Hội của 1 GM hoặc một nhóm GM hay HĐGM.. (a.5, và 10). Học viện phải có ít là 4 giáo sư trọn giờ nếu chỉ có cấp 1; trái lại phải có 5 giáo sư trọn giờ nếu có cả cấp hai: gồm Kinh Thánh, Thần học tín lý, thần học luân lý và mục vụ, triết học, các khoa học nhân văn (a.15).
Điều kiện theo học tại Học Viện cũng giống như để gia nhập một phân khoa, nghĩa là có bằng tú tài, giống như khi gia nhập một đại học dân sự (a.18), phải có ít là 75 sinh viên thực thụ.
Học trình tại Học viện gồm hai cấp: cấp 1 gồm 3 năm, kết thúc với bằng cử nhân (baccalauréat) và cấp 2 gồm 2 năm, kết thúc với bằng cao học (Licence). Các bằng này do Phân khoa thần học mà Học viện tháp nhập, cấp phát.
Vị Phó Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo cho biết hiện nay tại Italia có 74 Học viện cao đẳng về tôn giáo, tại Tây ban nha có 29; các học viện khác rải rác tại nhiều nước như Brazil, Cile, Croát và nhiều nước Mỹ châu La tinh..
Huấn thị mới sẽ được áp dụng kể từ niên khóa 2009-2010 (SD 25-9-2008)
Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Retrouvaille
G. Trần Đức Anh OP
21:12 26/09/2008
CASTEL GANDOLFO. ĐTC ca ngợi và khuyến khích Phong trào Retrouvaille (Tìm lại nhau) trong nỗ lực giúp các cặp vợ chồng gặp khủng hoảng, ly thân hoặc ly dị, tái tạo hôn nhân bị tổn thương.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-9-2008, dành cho các tham dự viên Hội nghị quốc tế của Phong trào ”Tìm lại nhau”, gồm nhiều đôi vợ chồng và một số LM tuyên úy, nhóm tại Roma từ ngày 26 đến 28-9 này. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình.
Phong trào Retrouvaille do ông bà Guy và Jeannine Beland, người Canada, thành lập cách đây 31 năm (1977), để giúp các đôi vợ chồng gặp khủng hoảng, vượt thắng tình trạng này qua một chương trình chuyên biệt, nhắm tại tạo quan hệ vợ chồng với nhau.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận rằng: ”Trong những lúc đen tối nhất, các đôi vợ chồng đánh mất niềm hy vọng; lúc đó họ cần những người khác để bảo tồn hy vọng ấy, cần những người bạn chân thành, sẵn sàng chia sẻ niềm hy vọng của mình cho những người đã đánh mất... Anh chị em là những người ấy, là khả thể cụ thể cho các đôi vợ chồng tham chiếu tích cực và có thể tín thác trong lúc tuyệt vọng. Thực vậy, khi quan hệ bị suy thoái, đôi vợ chồng rơi vào tình trạng cô độc, cá nhân cũng như đôi lứa. Họ đánh mất chân trời hiệp thông với Thiên Chúa, với tha nhân và với Giáo Hội”.
ĐTC cũng nhận xét rằng giúp đỡ các đôi vợ chồng gặp khủng hoảng để họ đừng chọn giải pháp ly dị, thực là một công tác phục vụ di ngược dòng. Ngài nói: ”Ngày nay, khi một đôi vợ chồng bị khủng hoảng, có bao nhiêu người sẵn sàng khuyên họ chia lìa. Thậm chí họ đề nghị những người đã kết hôn nhân danh Chúa hãy ly dị, họ quên rằng con người không thể phân rẽ những gì Thiên Chúa đã kết hợp” (Mt 19,6).
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-9-2008, dành cho các tham dự viên Hội nghị quốc tế của Phong trào ”Tìm lại nhau”, gồm nhiều đôi vợ chồng và một số LM tuyên úy, nhóm tại Roma từ ngày 26 đến 28-9 này. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình.
Phong trào Retrouvaille do ông bà Guy và Jeannine Beland, người Canada, thành lập cách đây 31 năm (1977), để giúp các đôi vợ chồng gặp khủng hoảng, vượt thắng tình trạng này qua một chương trình chuyên biệt, nhắm tại tạo quan hệ vợ chồng với nhau.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận rằng: ”Trong những lúc đen tối nhất, các đôi vợ chồng đánh mất niềm hy vọng; lúc đó họ cần những người khác để bảo tồn hy vọng ấy, cần những người bạn chân thành, sẵn sàng chia sẻ niềm hy vọng của mình cho những người đã đánh mất... Anh chị em là những người ấy, là khả thể cụ thể cho các đôi vợ chồng tham chiếu tích cực và có thể tín thác trong lúc tuyệt vọng. Thực vậy, khi quan hệ bị suy thoái, đôi vợ chồng rơi vào tình trạng cô độc, cá nhân cũng như đôi lứa. Họ đánh mất chân trời hiệp thông với Thiên Chúa, với tha nhân và với Giáo Hội”.
ĐTC cũng nhận xét rằng giúp đỡ các đôi vợ chồng gặp khủng hoảng để họ đừng chọn giải pháp ly dị, thực là một công tác phục vụ di ngược dòng. Ngài nói: ”Ngày nay, khi một đôi vợ chồng bị khủng hoảng, có bao nhiêu người sẵn sàng khuyên họ chia lìa. Thậm chí họ đề nghị những người đã kết hôn nhân danh Chúa hãy ly dị, họ quên rằng con người không thể phân rẽ những gì Thiên Chúa đã kết hợp” (Mt 19,6).
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Uruguay
G. Trần Đức Anh OP
21:13 26/09/2008
CASTEL GANDOLFO. Sáng 26-9-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến các GM thuộc 10 giáo phận tại Uruguay. Ngài khích lệ các GM trong việc cổ võ tín hữu học hỏi và suy niệm Kinh Thánh.
Các GM Uruguay vừa kết thúc tuần lễ hành hương Roma, viếng mộ hai tông đồ và thăm Tòa Thánh, ĐTC nói rằng: ”Cổ võ việc học hỏi và suy niệm Kinh Thánh, giải thích Kinh Thánh một cách trung thành trong việc giảng thuyết và huấn giáo, chính là một điều cần thiết để sống ơn gọi Kitô với tất cả sự ý thức, chắc chắn và cương quyết. Tôi khích lệ anh em trong công trình này, qua đó anh em muốn cho các tín hữu và cộng đoàn Giáo Hội được tham dự vào đà tiến truyền giáo, rao giảng Tin Mừng như Đại hội kỳ 5 của hàng GM Mỹ châu la tinh tại Aparecida đã đề ra”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Anh em hãy giảng dạy đức tin của Giáo Hội một cách trọn vẹn, can đảm và với sức thuyết phục của người sống thực bằng đức tin và cho đức tin, đồng thời công bố rõ ràng các giá trị luân lý của đạo lý Công Giáo”.
Nhắc đến những toan tính hiện nay muốn ban hành luật phá thai tại Uruguay, ĐTC ca ngợi nỗ lực của các nước này trong việc bảo vệ sự sống con người từ khi mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên và ngài nói: ”Tôi cầu xin Chúa ban cho mỗi người dân Uruguay biết ý thức rõ ràng về phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người và quyết tâm tôn trọng và bảo tồn phẩm giá ấy”.
Urugay rộng hơn 176 ngàn cây số vuông, bằng nửa Việt Nam, với dân số gần 3 triệu 500 ngàn người, trong đó 47% là tín hữu Công Giáo, 11% theo Tin Lành và có tới 17,2% vô thần. (SD 26-9-2008)
Các GM Uruguay vừa kết thúc tuần lễ hành hương Roma, viếng mộ hai tông đồ và thăm Tòa Thánh, ĐTC nói rằng: ”Cổ võ việc học hỏi và suy niệm Kinh Thánh, giải thích Kinh Thánh một cách trung thành trong việc giảng thuyết và huấn giáo, chính là một điều cần thiết để sống ơn gọi Kitô với tất cả sự ý thức, chắc chắn và cương quyết. Tôi khích lệ anh em trong công trình này, qua đó anh em muốn cho các tín hữu và cộng đoàn Giáo Hội được tham dự vào đà tiến truyền giáo, rao giảng Tin Mừng như Đại hội kỳ 5 của hàng GM Mỹ châu la tinh tại Aparecida đã đề ra”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Anh em hãy giảng dạy đức tin của Giáo Hội một cách trọn vẹn, can đảm và với sức thuyết phục của người sống thực bằng đức tin và cho đức tin, đồng thời công bố rõ ràng các giá trị luân lý của đạo lý Công Giáo”.
Nhắc đến những toan tính hiện nay muốn ban hành luật phá thai tại Uruguay, ĐTC ca ngợi nỗ lực của các nước này trong việc bảo vệ sự sống con người từ khi mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên và ngài nói: ”Tôi cầu xin Chúa ban cho mỗi người dân Uruguay biết ý thức rõ ràng về phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người và quyết tâm tôn trọng và bảo tồn phẩm giá ấy”.
Urugay rộng hơn 176 ngàn cây số vuông, bằng nửa Việt Nam, với dân số gần 3 triệu 500 ngàn người, trong đó 47% là tín hữu Công Giáo, 11% theo Tin Lành và có tới 17,2% vô thần. (SD 26-9-2008)
Tương quan của thánh Phaolô với các Tông Đồ và tầm quan trọng của Truyền Thống Giáo Hội
Linh Tiến Khải
21:13 26/09/2008
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 24-9-2008
Sáng thứ tư 24-9-2008 đã có hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tương quan giữa thánh Phaolô và các Tông Đồ. Các tương quan này đã mang đậm dấu vết kính trọng sâu xa và sự thẳng thắn phát xuất từ việc bảo vệ sự thật Tin Mừng nơi thánh Phaolô. Cả khi trên thực tế thánh nhân đã sống đồng thời với Đức Giêsu thành Nagiarét, nhưng đã không có cơ may gặp Người trong cuộc sống công khai. Vì thế sau khi được gặp Chúa trên đường đến thành Damasco thánh nhân cảm thấy nhu cầu tham khảo các môn đệ đầu tiên của Chúa, đã được Người lựa chọn để đem Tin Mừng đến tận cùng bờ cõi trái đất.
Đề cập tới các tiếp xúc của thánh Phaolô với các Tông Đồ Đức Thánh Cha nói:
Trong thư gửi tín hữu Galát Phaolô đưa ra một bài tường thuật liên quan tới các cuộc tiếp xúc với vài vị trong số Mười Hai Tông Đồ: trước hết là với Phêrô đã được chọn như là Kepha, trong tiếng Aramei có nghĩa là đá tảng, trên đó Giáo Hội đang được xây dựng (x. Gl 1,18); với Giacôbê ”người anh em của Chúa” (x. Gl 1,19) và với Gioan (x. Gl 2,9). Thánh Phaolô không ngần ngại nhận các vị như là ”các cột trụ” của Giáo Hội. Đặc biệt ý nghĩa là cuộc gặp gỡ của thánh Phaolô với Kepha, xảy ra tại Giêrusalem: Phaolô ở gần thánh Phêrô 15 ngày để ”tham khảo ý kiến” thánh nhân (x. Gl 1,19), hay để được thông tin tức liên quan tới cuộc sống dương thế của Chúa Phục sinh, Đấng đã ”nắm bắt” thánh nhân trên đường đến thành Damasco và đang biến đổi cuộc sống thánh nhân, một cách triệt để: từ người bách hại đối với Giáo Hội Chúa thánh nhân đã trở thành người rao giảng Tin Mừng lòng tin nơi Đấng Cứu Thế bị đóng đanh và Con Thiên Chúa, mà trong qúa khứ thánh nhân đã tìm phá hủy (x. Gl 1,23).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha giải thích loại tin tức mà thánh Phaolô có được trong ba năm theo sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco. Trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô có hai văn bản tóm tắt các yếu tố nòng cốt của truyền thống Kitô, mà thánh Phaolô đã biết tới tại Gierusalem. Thánh nhân truyền lại tỉ mỉ như ngài đã nhận được với một công thức rất trang trọng: ”Tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đã nhận được”. Nghĩa là người nhấn mạnh trên sự trung thành với những gì người đã nhận được và trung thành truyền lại cho các tín hữu Kitô mới. Đó là các yếu tố nòng cốt liên quan tới bí tích Thánh Thể: đây là các văn bản được đúc kết thành công thức vào năm 30. Như thế chúng ta nói tới cái chết, việc an táng trong lòng đất và sự phục sinh của Chúa Giêsu (x. 1 Cr 15,3-4).
Đối với thánh Phaolô các lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Cr 11,23-25) thật là trung tâm cuộc sống của Giáo Hội: Giáo Hội được xây dựng từ trung tâm đó, và trở thành chính mình. Ngoài trung tâm thánh thể trong đó Giáo Hội luôn tái sinh - cả đối với toàn nền thần học của thánh Phaolô và toàn tư tưởng của người - các lời này đã ảnh hưởng rất nhiều trên tương quan cá nhân của thánh Phaolô với Chúa Giêsu. Một đàng chúng xác nhận rằng bí tích Thánh Thể soi sáng sự chúc dữ của thập giá và biến nó trở thành phúc lành (Gl 3,13-14) đàmg khác chúng giải thích tầm quan trọng của chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Hy lễ thập giá của Chúa Kitô là cho từng người và cho tất cả mọi người. Từ bí tích Thánh Thể và trong bí tích Thánh Thể Giáo Hội được xây dựng và nhận biết như là ”Mình của Chúa Kitô” (1 Cr 12,27), được dưỡng nuôi hằng ngày bằng quyền năng Thần Khí của Chúa Phục Sinh.
Văn bản thứ hai về sự Phục Sinh cũng được thánh Phaolô truyền lại một cách trung thực như vậy: ”Như thế tôi đã truyền lại cho anh chị em trước hết điều mà chính tôi cũng đã lãnh nhận: đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, đã được mai táng và sống lại ngày thứ ba theo lời Kinh Thánh và đã hiện ra với Kepha và Nhóm Mười Hai” (1 Cr 15,3-5). Cả trong truyền thống được chuyền lại này thánh Phaolô cũng đề cập tới ”vì tội lỗi của chúng ta”, nhấn mạnh trên sự hiến dâng của Chúa Giêsu lên Thiên Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết.
Từ sự tự hiến đó thánh Phaolô rút tỉa ra các kiểu diễn tả lôi cuốn và hấp dẫn hơn trong tương quan của chúng ta với Chúa Kitô: ”Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). ”Anh chị em biết Đừc Giêsu Kitô Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giầu sáng phú qúy, nhưng đã tự ý trở thành nghèo khó vì anh chị em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh chị em trở nên giầu có” (2 Cr 8,9). Theo Martin Luther ”đó là mầu nhiệm cao cả nhất của ơn thánh đối với các kẻ tội lỗi: với một sự trao đổi tuyệt diệu tội lỗi của chúng ta không còn là của chúng ta nữa mà là của Chúa Kitô, và sự công chính của Chúa Kitô không còn là của Chúa Kitô nữa mà là của chúng ta”. Và như thế chúng ta được cứu độ (Commento ai Salmi del 1513-1515).
Đức Thánh Cha nói tiếp trong nài huấn dụ:
Trong lời loan báo truyền khẩu, đáng chú ý tới việc dùng từ ”sống lại” thay vì ”đã sống lại” có lý hơn vì tiếp theo ”đã chết và đã được mai táng”. Nhưng kiểu nói ”sống lại” được chọn để nhấn mạnh rằng sự phục sinh của Chúa Kitô có hiệu qủa trên cuộc sống hiện tại của tín hữu: chúng ta có thể dịch là ”sống lại và tiếp tục sống” trong bí tích Thánh Thể và trong Giáo Hội. Như thế toàn Kinh Thánh làm chứng cho cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô... Nếu thánh Ambrogio thành Milano có thể nói rằng ”trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy Chúa Kitô”, thì bởi vì Giáo Hội thời khai sinh đã đọc toàn Kinh Thánh của Israel bắt đầu từ Chúa Kitô và hướng về Chúa Kitô.
Việc nhắc tới các vụ Chúa Phục Sinh hiện ra cho Kepha, Mười Hai Tông Đồ, hơn 500 anh em và Giacôbê kết thúc với kinh nghiệm của thánh Phaolô trên đường đến thành Damasco, ”là người sinh sau đẻ muộn và là bào thai bị phá” (1 Cr 15,8), vì thánh nhân đã bách hại Giáo Hội Chúa. Lời thú tội này diễn tả sự bất xứng của người, không đáng được coi là tông đồ ngang hàng với các vị khác đi trước thánh nhân: nhưng ơn thánh Chúa đã không vô hiệu nơi người (1 Cr 15,10). Vì thế sự khẳng định mạnh mẽ của ơn thánh Chúa cho thánh Phaolô được vào hàng ngũ các chứng nhân đầu tiên sự phục sinh của Chúa. Căn tính và sự thống nhất của việc loan báo Tin Mừng thật quan trọng, các Tông Đồ cũng như thánh Phaolô đều rao giảng cùng một niềm tin, cùng một Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại và tự trao ban trong bí tích Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: tầm quan trọng mà thánh Phaolô dành cho Truyền Thống sống động của Giáo Hội và được người thông truyền cho các cộng đoàn, chứng minh cho thấy quan điểm gán cho thánh Phaolô là người sáng chế ra Kitô giáo thật là sai lầm lớn. Trước khi loan báo Chúa Giêsu Kitô là Chúa của người, thánh Phaolô đã gặp gỡ Ngài trên đường đến thành Damasco và đã giao tiếp với Ngài trong Giáo Hội, khi quan sát nếp sống của Nhóm Mười Hai và những người đã theo Chúa trên các nẻo đường xứ Galilea... Sứ mệnh là tông đồ dân ngoại, mà thánh nhân đã nhận được từ Chúa Phục Sinh, cần được xác nhận và bảo đảm bởi những người đã giơ tay phải ra cho Barnaba và thánh nhân như dấu chỉ chấp nhận công tác tông đồ và việc rao giảng Tin Mừng của các vị, cũng như dấu chỉ sự tiếp đón và hiệp thông duy nhất của Giáo Hội Chúa Kitô (x. Gl 2,9). Từ đó chúng ta hiểu kiểu nói ”cả khi chúng tôi đã biết Chúa Kitô theo thịt xác” (2 Cr 5,16): nó không có nghĩa là cuộc sống của Chúa trên trần gian này ít quan trọng đối với sự trưởng thành lòng tin của chúng ta, mà có nghĩa là từ sự phục sinh của Người tương quan của chúng ta đối với Người thay đổi. ”Xét như một người phàm Đức Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,3-4).
Càng tìm bước theo chân Chúa Giêsu thành Nagiaret trên các nẻo đường Galilea, chúng ta càng hiểu rằng Người đã nhận lấy nhân tính của chúng ta và chia sẻ mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Lòng tin của chúng ta không nảy sinh từ một huyền thoại, cũng không phải từ một tư tưởng, mà là từ cuộc gặp gỡ với Chúa Phục sinh, trong cuộc sống của Giáo Hội.
Sau khi chào nhiều các tín hữu hiện diện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sáng thứ tư 24-9-2008 đã có hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tương quan giữa thánh Phaolô và các Tông Đồ. Các tương quan này đã mang đậm dấu vết kính trọng sâu xa và sự thẳng thắn phát xuất từ việc bảo vệ sự thật Tin Mừng nơi thánh Phaolô. Cả khi trên thực tế thánh nhân đã sống đồng thời với Đức Giêsu thành Nagiarét, nhưng đã không có cơ may gặp Người trong cuộc sống công khai. Vì thế sau khi được gặp Chúa trên đường đến thành Damasco thánh nhân cảm thấy nhu cầu tham khảo các môn đệ đầu tiên của Chúa, đã được Người lựa chọn để đem Tin Mừng đến tận cùng bờ cõi trái đất.
Đề cập tới các tiếp xúc của thánh Phaolô với các Tông Đồ Đức Thánh Cha nói:
Trong thư gửi tín hữu Galát Phaolô đưa ra một bài tường thuật liên quan tới các cuộc tiếp xúc với vài vị trong số Mười Hai Tông Đồ: trước hết là với Phêrô đã được chọn như là Kepha, trong tiếng Aramei có nghĩa là đá tảng, trên đó Giáo Hội đang được xây dựng (x. Gl 1,18); với Giacôbê ”người anh em của Chúa” (x. Gl 1,19) và với Gioan (x. Gl 2,9). Thánh Phaolô không ngần ngại nhận các vị như là ”các cột trụ” của Giáo Hội. Đặc biệt ý nghĩa là cuộc gặp gỡ của thánh Phaolô với Kepha, xảy ra tại Giêrusalem: Phaolô ở gần thánh Phêrô 15 ngày để ”tham khảo ý kiến” thánh nhân (x. Gl 1,19), hay để được thông tin tức liên quan tới cuộc sống dương thế của Chúa Phục sinh, Đấng đã ”nắm bắt” thánh nhân trên đường đến thành Damasco và đang biến đổi cuộc sống thánh nhân, một cách triệt để: từ người bách hại đối với Giáo Hội Chúa thánh nhân đã trở thành người rao giảng Tin Mừng lòng tin nơi Đấng Cứu Thế bị đóng đanh và Con Thiên Chúa, mà trong qúa khứ thánh nhân đã tìm phá hủy (x. Gl 1,23).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha giải thích loại tin tức mà thánh Phaolô có được trong ba năm theo sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco. Trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô có hai văn bản tóm tắt các yếu tố nòng cốt của truyền thống Kitô, mà thánh Phaolô đã biết tới tại Gierusalem. Thánh nhân truyền lại tỉ mỉ như ngài đã nhận được với một công thức rất trang trọng: ”Tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đã nhận được”. Nghĩa là người nhấn mạnh trên sự trung thành với những gì người đã nhận được và trung thành truyền lại cho các tín hữu Kitô mới. Đó là các yếu tố nòng cốt liên quan tới bí tích Thánh Thể: đây là các văn bản được đúc kết thành công thức vào năm 30. Như thế chúng ta nói tới cái chết, việc an táng trong lòng đất và sự phục sinh của Chúa Giêsu (x. 1 Cr 15,3-4).
Đối với thánh Phaolô các lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Cr 11,23-25) thật là trung tâm cuộc sống của Giáo Hội: Giáo Hội được xây dựng từ trung tâm đó, và trở thành chính mình. Ngoài trung tâm thánh thể trong đó Giáo Hội luôn tái sinh - cả đối với toàn nền thần học của thánh Phaolô và toàn tư tưởng của người - các lời này đã ảnh hưởng rất nhiều trên tương quan cá nhân của thánh Phaolô với Chúa Giêsu. Một đàng chúng xác nhận rằng bí tích Thánh Thể soi sáng sự chúc dữ của thập giá và biến nó trở thành phúc lành (Gl 3,13-14) đàmg khác chúng giải thích tầm quan trọng của chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Hy lễ thập giá của Chúa Kitô là cho từng người và cho tất cả mọi người. Từ bí tích Thánh Thể và trong bí tích Thánh Thể Giáo Hội được xây dựng và nhận biết như là ”Mình của Chúa Kitô” (1 Cr 12,27), được dưỡng nuôi hằng ngày bằng quyền năng Thần Khí của Chúa Phục Sinh.
Văn bản thứ hai về sự Phục Sinh cũng được thánh Phaolô truyền lại một cách trung thực như vậy: ”Như thế tôi đã truyền lại cho anh chị em trước hết điều mà chính tôi cũng đã lãnh nhận: đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, đã được mai táng và sống lại ngày thứ ba theo lời Kinh Thánh và đã hiện ra với Kepha và Nhóm Mười Hai” (1 Cr 15,3-5). Cả trong truyền thống được chuyền lại này thánh Phaolô cũng đề cập tới ”vì tội lỗi của chúng ta”, nhấn mạnh trên sự hiến dâng của Chúa Giêsu lên Thiên Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết.
Từ sự tự hiến đó thánh Phaolô rút tỉa ra các kiểu diễn tả lôi cuốn và hấp dẫn hơn trong tương quan của chúng ta với Chúa Kitô: ”Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21). ”Anh chị em biết Đừc Giêsu Kitô Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giầu sáng phú qúy, nhưng đã tự ý trở thành nghèo khó vì anh chị em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh chị em trở nên giầu có” (2 Cr 8,9). Theo Martin Luther ”đó là mầu nhiệm cao cả nhất của ơn thánh đối với các kẻ tội lỗi: với một sự trao đổi tuyệt diệu tội lỗi của chúng ta không còn là của chúng ta nữa mà là của Chúa Kitô, và sự công chính của Chúa Kitô không còn là của Chúa Kitô nữa mà là của chúng ta”. Và như thế chúng ta được cứu độ (Commento ai Salmi del 1513-1515).
Đức Thánh Cha nói tiếp trong nài huấn dụ:
Trong lời loan báo truyền khẩu, đáng chú ý tới việc dùng từ ”sống lại” thay vì ”đã sống lại” có lý hơn vì tiếp theo ”đã chết và đã được mai táng”. Nhưng kiểu nói ”sống lại” được chọn để nhấn mạnh rằng sự phục sinh của Chúa Kitô có hiệu qủa trên cuộc sống hiện tại của tín hữu: chúng ta có thể dịch là ”sống lại và tiếp tục sống” trong bí tích Thánh Thể và trong Giáo Hội. Như thế toàn Kinh Thánh làm chứng cho cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô... Nếu thánh Ambrogio thành Milano có thể nói rằng ”trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy Chúa Kitô”, thì bởi vì Giáo Hội thời khai sinh đã đọc toàn Kinh Thánh của Israel bắt đầu từ Chúa Kitô và hướng về Chúa Kitô.
Việc nhắc tới các vụ Chúa Phục Sinh hiện ra cho Kepha, Mười Hai Tông Đồ, hơn 500 anh em và Giacôbê kết thúc với kinh nghiệm của thánh Phaolô trên đường đến thành Damasco, ”là người sinh sau đẻ muộn và là bào thai bị phá” (1 Cr 15,8), vì thánh nhân đã bách hại Giáo Hội Chúa. Lời thú tội này diễn tả sự bất xứng của người, không đáng được coi là tông đồ ngang hàng với các vị khác đi trước thánh nhân: nhưng ơn thánh Chúa đã không vô hiệu nơi người (1 Cr 15,10). Vì thế sự khẳng định mạnh mẽ của ơn thánh Chúa cho thánh Phaolô được vào hàng ngũ các chứng nhân đầu tiên sự phục sinh của Chúa. Căn tính và sự thống nhất của việc loan báo Tin Mừng thật quan trọng, các Tông Đồ cũng như thánh Phaolô đều rao giảng cùng một niềm tin, cùng một Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại và tự trao ban trong bí tích Thánh Thể.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: tầm quan trọng mà thánh Phaolô dành cho Truyền Thống sống động của Giáo Hội và được người thông truyền cho các cộng đoàn, chứng minh cho thấy quan điểm gán cho thánh Phaolô là người sáng chế ra Kitô giáo thật là sai lầm lớn. Trước khi loan báo Chúa Giêsu Kitô là Chúa của người, thánh Phaolô đã gặp gỡ Ngài trên đường đến thành Damasco và đã giao tiếp với Ngài trong Giáo Hội, khi quan sát nếp sống của Nhóm Mười Hai và những người đã theo Chúa trên các nẻo đường xứ Galilea... Sứ mệnh là tông đồ dân ngoại, mà thánh nhân đã nhận được từ Chúa Phục Sinh, cần được xác nhận và bảo đảm bởi những người đã giơ tay phải ra cho Barnaba và thánh nhân như dấu chỉ chấp nhận công tác tông đồ và việc rao giảng Tin Mừng của các vị, cũng như dấu chỉ sự tiếp đón và hiệp thông duy nhất của Giáo Hội Chúa Kitô (x. Gl 2,9). Từ đó chúng ta hiểu kiểu nói ”cả khi chúng tôi đã biết Chúa Kitô theo thịt xác” (2 Cr 5,16): nó không có nghĩa là cuộc sống của Chúa trên trần gian này ít quan trọng đối với sự trưởng thành lòng tin của chúng ta, mà có nghĩa là từ sự phục sinh của Người tương quan của chúng ta đối với Người thay đổi. ”Xét như một người phàm Đức Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,3-4).
Càng tìm bước theo chân Chúa Giêsu thành Nagiaret trên các nẻo đường Galilea, chúng ta càng hiểu rằng Người đã nhận lấy nhân tính của chúng ta và chia sẻ mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Lòng tin của chúng ta không nảy sinh từ một huyền thoại, cũng không phải từ một tư tưởng, mà là từ cuộc gặp gỡ với Chúa Phục sinh, trong cuộc sống của Giáo Hội.
Sau khi chào nhiều các tín hữu hiện diện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
Picchiatori di nuovo in azione a Hanoi, fin davanti all’arcivescovado
Asia-News
07:22 26/09/2008
Distrutta una croce di ferro che era stata eretta nel giardino della ex delegazione apostolica. I redentoristi chiedono il rispetto della legge. Commissione Usa per la libertà religiosa chiede al Dipartimento di Stato di rimettere Hanoi tra i Paesi che la violano più gravemente.
Hanoi (AsiaNews) – Nuovo attacco, ieri pomeriggio, contro i fedeli di Hanoi in preghiera davanti al complesso della ex delegazione apostolica. Questa volta, però, i picchiatori di regime sono arrivati fino alla porta dell’arcivescovado gridando slogan nei quali chiedono la testa di mons. Ngo Quang Kiet. Nel raid è stata distrutta una croce di ferro che era stata innalzata nel terreno e portata via una statua della Pietà che era nell’edificio già prima che le autorità comunali si impadronissero del complesso, nel 1959.
I picchiatori (nella foto, con le tute blu) sono arrivati alle 16. Seguendo una scenografia da sempre cara agli stalinisti, i bus statali hanno portato insieme a loro membri delle associazioni comuniste, giovani, veterani. Persone che, come ha detto un agente, rappresentavano “la rabbia del popolo” contro i cattolici ed in particolare dell’arcivescovo. Nguyen The Thao, presidente del Comitato popolare (il municipio) della capitale li ha infatti definiti “un pericolo” e ha chiesto di “difendere lo Stato”.
Arrivati sul posto, gli attori di questa drammatica commedia si sono lanciati contro i cattolici riuniti in preghiera e poi si sono diretti verso la vicina sede dell’arcivescovado, gridando slogan contro l’arcivescovo e inneggianti al comunismo. Sacerdoti e impiegati hanno chiuso tutte le porte. La polizia, presente in forze, stava a guardare. Alcuni agenti hanno anche dato una mano a distruggere la croce di ferro eretta a gennaio nel giardino delle ex delegazione ed a caricare su un camion la statua della Pietà, che era nell’edificio.
Alcuni cattolici si sono rifugiati nella cattedrale di San Giuseppe ed hanno cominciato a suonare le campane, per chiamare in soccorso i fedeli delle parrocchie vicine. A quel punto, la polizia ha detto ai picchiatori di andar via, per evitare lo scontro con quanti stavano accorrendo.
Sul piano legale, va invece registrato che mercoledì il redentorista padre Nguyen The Hien è andato alla sede del Comitato popolare per chiedere il rispetto delle leggi. “In base alla normativa attuale – egli ha detto – si possono fare tre ricorsi contro le decisioni delle autorità. Dopo di che, se le nostre petizioni vengono respinte, possiamo portare la controversia in tribunale. Perché allora avete annunciato la decisione di trasformare il complesso in un parco, quando è stato respinto il primo ricorso e noi possiamo ancora procedere legalmente?”.
Dagli Stati Uniti, intanto, arriva la notizia che la Commission on International Religious Freedom, che tutela la libertà religiosa, ha chiesto al Dipartimento di Stato di tornare a mettere il Vietnam tra i peggiori violatori di tale diritto ed al governo di Hanoi di “liberare immediatamente” gli attivisti per i diritti umani ed i fedeli cattolici ingiustamente imprigionati.
Hanoi (AsiaNews) – Nuovo attacco, ieri pomeriggio, contro i fedeli di Hanoi in preghiera davanti al complesso della ex delegazione apostolica. Questa volta, però, i picchiatori di regime sono arrivati fino alla porta dell’arcivescovado gridando slogan nei quali chiedono la testa di mons. Ngo Quang Kiet. Nel raid è stata distrutta una croce di ferro che era stata innalzata nel terreno e portata via una statua della Pietà che era nell’edificio già prima che le autorità comunali si impadronissero del complesso, nel 1959.
Arrivati sul posto, gli attori di questa drammatica commedia si sono lanciati contro i cattolici riuniti in preghiera e poi si sono diretti verso la vicina sede dell’arcivescovado, gridando slogan contro l’arcivescovo e inneggianti al comunismo. Sacerdoti e impiegati hanno chiuso tutte le porte. La polizia, presente in forze, stava a guardare. Alcuni agenti hanno anche dato una mano a distruggere la croce di ferro eretta a gennaio nel giardino delle ex delegazione ed a caricare su un camion la statua della Pietà, che era nell’edificio.
Alcuni cattolici si sono rifugiati nella cattedrale di San Giuseppe ed hanno cominciato a suonare le campane, per chiamare in soccorso i fedeli delle parrocchie vicine. A quel punto, la polizia ha detto ai picchiatori di andar via, per evitare lo scontro con quanti stavano accorrendo.
Sul piano legale, va invece registrato che mercoledì il redentorista padre Nguyen The Hien è andato alla sede del Comitato popolare per chiedere il rispetto delle leggi. “In base alla normativa attuale – egli ha detto – si possono fare tre ricorsi contro le decisioni delle autorità. Dopo di che, se le nostre petizioni vengono respinte, possiamo portare la controversia in tribunale. Perché allora avete annunciato la decisione di trasformare il complesso in un parco, quando è stato respinto il primo ricorso e noi possiamo ancora procedere legalmente?”.
Dagli Stati Uniti, intanto, arriva la notizia che la Commission on International Religious Freedom, che tutela la libertà religiosa, ha chiesto al Dipartimento di Stato di tornare a mettere il Vietnam tra i peggiori violatori di tale diritto ed al governo di Hanoi di “liberare immediatamente” gli attivisti per i diritti umani ed i fedeli cattolici ingiustamente imprigionati.
Viet Bishops back Hanoi Catholics condemning corruption, power abuse, injustice, dishonesty, and depression
J.B. An Dang
08:26 26/09/2008
Vietnamese Catholic Bishops, during their annual assembly, September 22-26, have replied Vietnam government’s accusations leveled against Hanoi’s Archbishop and Redemptorists stating that they did nothing wrong. They have also condemned a series of social issues from the corruption of government officials to the abuse of violence in order to depress people.
Nguyen The Thao, the chairman of the People’s Committee, who issued two separate warnings against Hanoi’s Archbishop and Redemptorists of Thai Ha monasteries, sent a letter to Vietnamese Bishops during their annual conference at Xuan Loc, south Vietnam.
In the letter dated Sep. 23, 2008, seen by Catholics as very “arrogant”, Thao asked the conference to consider and duly reprimand, pursuant to the Church’s discipline, archbishop Ngo Quang Kiet, Rev. Vu Khoi Phung, also Rev Nguyen Van Khai, Rev Nguyen Van That and Rev. Nguyen Ngoc Nam Phong for what he described as “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, instigating others to violate it.”
He asked the conference to “punish severely” and to “transfer them out of Hanoi’s area”.
The bishops have answered him by defending Hanoi's prelate, Redemptorists, and their flock. "They have not done anything against current Church Canon Law," bishops confirmed. Another long statement was also included in which bishops strongly condemned social issues in Vietnam: the unjust confiscation properties of individuals and churches, the audacity of the corruption that pervades the country, the injustice against the weak, and people of faith, the depression against people and religions, the abuse of violence of the government, and the dishonesty of state media.
Praising bishops on their strong stance against the injustice Hanoi’s archbishop and his flock have been suffered, Sr. Marie Nguyen from Saigon commented: “Catholics in Vietnam have been surprised at Thao’s vicious attacks against Hanoi’s archbishop, Redemptorists and their flock.”
“It's becoming apparent to the civilized world that Vietnam government is clueless at what they are doing. The most fundamental law in the Western world of which Vietnam is trying to adopt is the concept of ‘not guilty until proven guilty’ of the crime they believed to have committed prior to their arrest,” she added. Further “the decision to prosecute someone does not rest on the People Committee's shoulder simply because they are NOT the judicial officer who has the authority to decide whether a probable cause has existed.”
“The Vietnam government and the People Committee of Hanoi should take a hard look at themselves and careful consider any decision they are about to make regarding the fate of their adversary in the Thai Ha and Hanoi nunciature disputes unless they are too consumed with the fear of an uprising that they would act foolishly thus becoming a laughing stock for the world they are trying to impress. How arrogant yet ridiculous Thao’s letter sounds?”” Sr. Marie concluded.
Here is the full text of the reply letter.
To: The People’s Committee of Hanoi City
Dear Committee,
We have received your correspondence 1437/UBND-NC signed by Mr. Nguyen The Thao, Chairman of the People’ Committee, city of Hanoi on Sept. 23, 2008, regarding “Handling of priests’ violation in Hanoi archdiocese”
In this correspondence, the Committee suggested the Vietnam Conference of Catholic Bishops to “consider and duly reprimand, pursuant to the Church’s guidelines, archbishop Ngo Quang Kiet, Rev. Vu Khoi Phung, also Rev Nguyen Van Khai, Rev Nguyen Van That and Rev. Nguyen Ngoc Nam Phong”.
After careful consideration, we concluded that these individuals have not done anything against current Church Canon Law.
Therefore, we would like to inform the Committee of our findings, also attached in this letter you would find another document which reflects the View of the Conference of Vietnamese bishops on a number of issues at hand, for your reference.
Respectfully,
On behalf of the Vietnam Conference of Catholic Bishops
President,
Bishop Peter Nguyen Van Nhon
(signed and sealed)
Recipients:
- Office of Prime Minister of Vietnam
- Office of President of Vietnam
- The Committee of Religious Affairs
- The State Department
- The Redemptorist Congregation of Vietnam
38 Ky-Dong, Third District, Ho Chi Minh City, Vietnam
- Copy for record
Nguyen The Thao, the chairman of the People’s Committee, who issued two separate warnings against Hanoi’s Archbishop and Redemptorists of Thai Ha monasteries, sent a letter to Vietnamese Bishops during their annual conference at Xuan Loc, south Vietnam.
In the letter dated Sep. 23, 2008, seen by Catholics as very “arrogant”, Thao asked the conference to consider and duly reprimand, pursuant to the Church’s discipline, archbishop Ngo Quang Kiet, Rev. Vu Khoi Phung, also Rev Nguyen Van Khai, Rev Nguyen Van That and Rev. Nguyen Ngoc Nam Phong for what he described as “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, instigating others to violate it.”
He asked the conference to “punish severely” and to “transfer them out of Hanoi’s area”.
The bishops have answered him by defending Hanoi's prelate, Redemptorists, and their flock. "They have not done anything against current Church Canon Law," bishops confirmed. Another long statement was also included in which bishops strongly condemned social issues in Vietnam: the unjust confiscation properties of individuals and churches, the audacity of the corruption that pervades the country, the injustice against the weak, and people of faith, the depression against people and religions, the abuse of violence of the government, and the dishonesty of state media.
Praising bishops on their strong stance against the injustice Hanoi’s archbishop and his flock have been suffered, Sr. Marie Nguyen from Saigon commented: “Catholics in Vietnam have been surprised at Thao’s vicious attacks against Hanoi’s archbishop, Redemptorists and their flock.”
“It's becoming apparent to the civilized world that Vietnam government is clueless at what they are doing. The most fundamental law in the Western world of which Vietnam is trying to adopt is the concept of ‘not guilty until proven guilty’ of the crime they believed to have committed prior to their arrest,” she added. Further “the decision to prosecute someone does not rest on the People Committee's shoulder simply because they are NOT the judicial officer who has the authority to decide whether a probable cause has existed.”
“The Vietnam government and the People Committee of Hanoi should take a hard look at themselves and careful consider any decision they are about to make regarding the fate of their adversary in the Thai Ha and Hanoi nunciature disputes unless they are too consumed with the fear of an uprising that they would act foolishly thus becoming a laughing stock for the world they are trying to impress. How arrogant yet ridiculous Thao’s letter sounds?”” Sr. Marie concluded.
Here is the full text of the reply letter.
To: The People’s Committee of Hanoi City
Dear Committee,
We have received your correspondence 1437/UBND-NC signed by Mr. Nguyen The Thao, Chairman of the People’ Committee, city of Hanoi on Sept. 23, 2008, regarding “Handling of priests’ violation in Hanoi archdiocese”
In this correspondence, the Committee suggested the Vietnam Conference of Catholic Bishops to “consider and duly reprimand, pursuant to the Church’s guidelines, archbishop Ngo Quang Kiet, Rev. Vu Khoi Phung, also Rev Nguyen Van Khai, Rev Nguyen Van That and Rev. Nguyen Ngoc Nam Phong”.
After careful consideration, we concluded that these individuals have not done anything against current Church Canon Law.
Therefore, we would like to inform the Committee of our findings, also attached in this letter you would find another document which reflects the View of the Conference of Vietnamese bishops on a number of issues at hand, for your reference.
Respectfully,
On behalf of the Vietnam Conference of Catholic Bishops
President,
Bishop Peter Nguyen Van Nhon
(signed and sealed)
Recipients:
- Office of Prime Minister of Vietnam
- Office of President of Vietnam
- The Committee of Religious Affairs
- The State Department
- The Redemptorist Congregation of Vietnam
38 Ky-Dong, Third District, Ho Chi Minh City, Vietnam
- Copy for record
Thai Ha-katolikkene angrepet - politiet grep ikke inn (tiếng Na-Uy)
katolsk.no
08:57 26/09/2008
Thai Ha-katolikkene angrepet - politiet grep ikke inn
Bevæpnede menn gikk til aksjon mot katolikker i Hanoi natt til mandag den 22. september. Rundt hundre menn raidet bønnevigilien som daglig holdes av Thai Has troende. Rundt 500 polititjenestemenn var til stede men grep ikke inn. Mobben raserte et kapell, helte motorolje over en statue av Vår Frue og truet katolikkene som var i bønn.
En lignende episode fant også sted fredag kveld den 19. september, da en annen gruppe angrep de troende, ransaket St. Georg-kapellet og utendørsalteret, ødela statuer og religiøse bilder - mens politiet kun sto og så på.
"Gjerningsmennene ropte slagord og skrek at erkebiskopen og superioren i Thai Ha, p. Matthew Vu Khoi Phung, måtte drepes," forteller redemptoristene.
Søndag den 21. september truet formannen i Folkets Komité i Hanoi, Nguyen The Thao, med å gi erkebiskopen av Hanoi, msgr. Joseph Ngo Quang Kiet, og alle som ham, en "alvorlig straff", siden de "oppvigler folket, fremsetter falske anklager mot regjeringen, trosser loven og splitter nasjonen." Thao uttrykker særlig sinne mot protestbrevet som erkebiskopen har sendt til Vietnams president Nguyen Minh Triet, til landets statsminister og formannen for Kommisjonen for Religiøse Anliggender, hvor erkebiskopen ifølge Thao "fremsetter falske anklager mot bymyndighetene". Hanois myndigheter har altså valgt å bruke vold for å stanse en fredelig demonstrasjon, satt i gang av katolikker for å få tilbake to områder som er illegitimt konfiskert av komministmyndighetene. De aktuelle områdene er eiendommen hvor nuntiaturet tidligere holdt til, like ved St. Josef-katedralen, og området som tilhørte menigheten Thai Ha og redemptoristklosteret. Myndighetene planlegger å bruke eiendommene til restauranter (det tidligere nuntiaturet) og til en konfeksjonsfabrikk (Thai Ha).
De troende har i lang tid samlet seg daglig til fredelig bønn ved de to eiendommene. Selv om protestene kun har gått fredelig for seg, er de allikevel de største siden kommunistene overtok landet i 1954. Også katolikker fra andre deler av Vietnam oppsøker nå Hanoi for å vise sin solidaritet med katolikkene der. Blant annet har ti av landets øvrige biskoper besøkt Hanoi for å markere sin støtte. Søndag den 21. september ledet biskop Joseph Dang Duc Ngan av Lang Son en protestmarsj, hvor flere tusen katolikker og 100 prester fra Ha Nam, Ha Tay og Nam Dinh, forsøkte å komme seg frem til det tidligere nuntiaturet. De ble imidlertid stoppet og kom aldri i nærheten av området. Siden fredag den 19. september er nemlig eiendommen sterkt bevoktet av politistyrker. Det er satt opp barrierer, som også hindrer fremkomst til erkebiskopens residens og til katedralen. Politiets spesialstyrker er tilkalt og står på vakt med full utrustning og hunder, og man har også avskåret mulighet til telefonkommunikasjon. Området er regelrett beleiret.
Inntil nå har myndighetene reagert på de fredelige demonstrasjonene ved å spre desinformasjon, svertekampanjer og arrestere troende, men har nå valgt å gå til det skritt å bruke vold. Katolikkene i landet fortviler, og katedralens klokker ringer konstant, som et rop om hjelp.
Foreningen for vietnamesiske katolske massemedier har mandag den 22. september publisert en sterk appell for landets katolikkers menneskerettigheter og trosfrihet. Foreningen omfatter flere katolske publikasjoner som er stasjonert utenfor Vietnam.
Bevæpnede menn gikk til aksjon mot katolikker i Hanoi natt til mandag den 22. september. Rundt hundre menn raidet bønnevigilien som daglig holdes av Thai Has troende. Rundt 500 polititjenestemenn var til stede men grep ikke inn. Mobben raserte et kapell, helte motorolje over en statue av Vår Frue og truet katolikkene som var i bønn.
En lignende episode fant også sted fredag kveld den 19. september, da en annen gruppe angrep de troende, ransaket St. Georg-kapellet og utendørsalteret, ødela statuer og religiøse bilder - mens politiet kun sto og så på.
"Gjerningsmennene ropte slagord og skrek at erkebiskopen og superioren i Thai Ha, p. Matthew Vu Khoi Phung, måtte drepes," forteller redemptoristene.
Søndag den 21. september truet formannen i Folkets Komité i Hanoi, Nguyen The Thao, med å gi erkebiskopen av Hanoi, msgr. Joseph Ngo Quang Kiet, og alle som ham, en "alvorlig straff", siden de "oppvigler folket, fremsetter falske anklager mot regjeringen, trosser loven og splitter nasjonen." Thao uttrykker særlig sinne mot protestbrevet som erkebiskopen har sendt til Vietnams president Nguyen Minh Triet, til landets statsminister og formannen for Kommisjonen for Religiøse Anliggender, hvor erkebiskopen ifølge Thao "fremsetter falske anklager mot bymyndighetene". Hanois myndigheter har altså valgt å bruke vold for å stanse en fredelig demonstrasjon, satt i gang av katolikker for å få tilbake to områder som er illegitimt konfiskert av komministmyndighetene. De aktuelle områdene er eiendommen hvor nuntiaturet tidligere holdt til, like ved St. Josef-katedralen, og området som tilhørte menigheten Thai Ha og redemptoristklosteret. Myndighetene planlegger å bruke eiendommene til restauranter (det tidligere nuntiaturet) og til en konfeksjonsfabrikk (Thai Ha).
De troende har i lang tid samlet seg daglig til fredelig bønn ved de to eiendommene. Selv om protestene kun har gått fredelig for seg, er de allikevel de største siden kommunistene overtok landet i 1954. Også katolikker fra andre deler av Vietnam oppsøker nå Hanoi for å vise sin solidaritet med katolikkene der. Blant annet har ti av landets øvrige biskoper besøkt Hanoi for å markere sin støtte. Søndag den 21. september ledet biskop Joseph Dang Duc Ngan av Lang Son en protestmarsj, hvor flere tusen katolikker og 100 prester fra Ha Nam, Ha Tay og Nam Dinh, forsøkte å komme seg frem til det tidligere nuntiaturet. De ble imidlertid stoppet og kom aldri i nærheten av området. Siden fredag den 19. september er nemlig eiendommen sterkt bevoktet av politistyrker. Det er satt opp barrierer, som også hindrer fremkomst til erkebiskopens residens og til katedralen. Politiets spesialstyrker er tilkalt og står på vakt med full utrustning og hunder, og man har også avskåret mulighet til telefonkommunikasjon. Området er regelrett beleiret.
Inntil nå har myndighetene reagert på de fredelige demonstrasjonene ved å spre desinformasjon, svertekampanjer og arrestere troende, men har nå valgt å gå til det skritt å bruke vold. Katolikkene i landet fortviler, og katedralens klokker ringer konstant, som et rop om hjelp.
Foreningen for vietnamesiske katolske massemedier har mandag den 22. september publisert en sterk appell for landets katolikkers menneskerettigheter og trosfrihet. Foreningen omfatter flere katolske publikasjoner som er stasjonert utenfor Vietnam.
打手在河内总主教区公署前再次出手
Asia-News
09:49 26/09/2008
矗立在前宗座大使馆旧址花园内的铁制十字架被毁坏。赎主会士要求遵纪守法;美国宗教自由委员会要求国会重新将河内纳入严重侵犯宗教自由国家之列
河内(亚洲新闻)—昨天下午当地时间,越南河内市再次上演了新一轮暴力。打手们再次殴打在前宗座大使馆旧址上祈祷的河内总主教区教友们,甚至叫喊着口号冲击到总主教公署前,叫嚣要吴光杰总主教的脑袋。其间,他们还摧毁了矗立在前宗座大使馆旧址花园内的铁制十字架;将早在一九五九年政府占据之前就坐落在花园中的“圣母哀悼耶稣像”抢走。
下午十六时,打手们(见照片上着蓝色制服人)来到现场。其场面与斯大林时代惊人相似,政府的大轿车载着这些越共和青年团的成员们。按照公安人员的说法,他们代表了“人民的愤怒”,对天主教徒,特别是总主教的不满。事实上,首都市人大常委会主任将天主教徒和教会喻为是“一个危险”;要求“保家卫国”。
到达现场后,这些人便扑向正在祈祷的教友们。然后,又跑到了附近的总主教区公署,叫喊着谩骂吴光杰总主教、赞颂共产党的口号。总主教公署内的神长和教友职员们将大门关上,而在场的公安人员视而不见。个别警察甚至帮歹徒们摧毁了教友们于今年一月矗在花园里的十字架;并将“圣母哀悼耶稣像”装上了卡车。
一些教友逃到了圣若瑟堂,并敲响了堂里的大钟示警,招呼临近堂区的教友们来支援。这时,警察便让打手们撤走,避免同赶来的教友发生冲突。
就法律方面而言,星期三,赎主会士阮德贤神父前往市人大要求遵守法纪。他表示,“根据现行法律,可以三次抵制当局的决定。之后,如果我们的诉求被驳回了,可以上诉法院。那么,你们为什么在我们第一次表示反对决定后就宣布建造公共公园?我们还能继续法律程序吗”?
与此同时,美国宗教自由委员会要求国会重新将河内纳入严重侵犯宗教自由国家之列;要求河内政府“立即释放”被非法关押的人权活跃分子和天主教徒。
下午十六时,打手们(见照片上着蓝色制服人)来到现场。其场面与斯大林时代惊人相似,政府的大轿车载着这些越共和青年团的成员们。按照公安人员的说法,他们代表了“人民的愤怒”,对天主教徒,特别是总主教的不满。事实上,首都市人大常委会主任将天主教徒和教会喻为是“一个危险”;要求“保家卫国”。
到达现场后,这些人便扑向正在祈祷的教友们。然后,又跑到了附近的总主教区公署,叫喊着谩骂吴光杰总主教、赞颂共产党的口号。总主教公署内的神长和教友职员们将大门关上,而在场的公安人员视而不见。个别警察甚至帮歹徒们摧毁了教友们于今年一月矗在花园里的十字架;并将“圣母哀悼耶稣像”装上了卡车。
一些教友逃到了圣若瑟堂,并敲响了堂里的大钟示警,招呼临近堂区的教友们来支援。这时,警察便让打手们撤走,避免同赶来的教友发生冲突。
就法律方面而言,星期三,赎主会士阮德贤神父前往市人大要求遵守法纪。他表示,“根据现行法律,可以三次抵制当局的决定。之后,如果我们的诉求被驳回了,可以上诉法院。那么,你们为什么在我们第一次表示反对决定后就宣布建造公共公园?我们还能继续法律程序吗”?
与此同时,美国宗教自由委员会要求国会重新将河内纳入严重侵犯宗教自由国家之列;要求河内政府“立即释放”被非法关押的人权活跃分子和天主教徒。
Vietnam: ancora violenze contro i fedeli di Hanoi (tiếng Ý)
Radio Vaticana
11:20 26/09/2008
Vietnam: ancora violenze contro i fedeli di Hanoi (tiếng Ý)
(Việt Nam: Vẫn còn những bạo lực chống lại người tín hữu ở Hà Nội)
26/09/2008 14.24.59
Nuovo attacco, ieri pomeriggio, contro i fedeli di Hanoi in preghiera davanti al complesso della ex delegazione apostolica. Questa volta, però, un gruppo di picchiatori - alla presenza delle forze di sicurezza che non sono intervenute - sono arrivati fino alla porta dell’arcivescovado gridando slogan contro l'arcivescovo mons. Ngo Quang Kiet. Nel raid è stata distrutta una croce di ferro che era stata innalzata nel terreno e portata via una statua della Pietà che era nell’edificio già prima che le autorità comunali si impadronissero del complesso, nel 1959. Quando alcuni cattolici si sono rifugiati nella cattedrale di San Giuseppe ed hanno cominciato a suonare le campane per chiamare in soccorso i fedeli delle parrocchie vicine, la polizia ha detto ai picchiatori di andar via, per evitare lo scontro con quanti stavano accorrendo. Sul piano legale, va registrato che mercoledì il redentorista padre Nguyen The Hien è andato alla sede del Comitato popolare per chiedere il rispetto delle leggi. “In base alla normativa attuale – ha detto all'agenzia AsiaNews – si possono fare tre ricorsi contro le decisioni delle autorità. Dopo di che, se le nostre petizioni vengono respinte, possiamo portare la controversia in tribunale. Perché allora avete annunciato la decisione di trasformare il complesso in un parco, quando è stato respinto il primo ricorso e noi possiamo ancora procedere legalmente?”. Dagli Stati Uniti, intanto, arriva la notizia che la Commission on International Religious Freedom, che tutela la libertà religiosa, ha chiesto al Dipartimento di Stato di tornare a mettere il Vietnam tra i Paesi che violano tale diritto ed al governo di Hanoi di “liberare immediatamente” gli attivisti per i diritti umani ed i fedeli cattolici ingiustamente imprigionati. (R.P.)
(Việt Nam: Vẫn còn những bạo lực chống lại người tín hữu ở Hà Nội)
26/09/2008 14.24.59
Nuovo attacco, ieri pomeriggio, contro i fedeli di Hanoi in preghiera davanti al complesso della ex delegazione apostolica. Questa volta, però, un gruppo di picchiatori - alla presenza delle forze di sicurezza che non sono intervenute - sono arrivati fino alla porta dell’arcivescovado gridando slogan contro l'arcivescovo mons. Ngo Quang Kiet. Nel raid è stata distrutta una croce di ferro che era stata innalzata nel terreno e portata via una statua della Pietà che era nell’edificio già prima che le autorità comunali si impadronissero del complesso, nel 1959. Quando alcuni cattolici si sono rifugiati nella cattedrale di San Giuseppe ed hanno cominciato a suonare le campane per chiamare in soccorso i fedeli delle parrocchie vicine, la polizia ha detto ai picchiatori di andar via, per evitare lo scontro con quanti stavano accorrendo. Sul piano legale, va registrato che mercoledì il redentorista padre Nguyen The Hien è andato alla sede del Comitato popolare per chiedere il rispetto delle leggi. “In base alla normativa attuale – ha detto all'agenzia AsiaNews – si possono fare tre ricorsi contro le decisioni delle autorità. Dopo di che, se le nostre petizioni vengono respinte, possiamo portare la controversia in tribunale. Perché allora avete annunciato la decisione di trasformare il complesso in un parco, quando è stato respinto il primo ricorso e noi possiamo ancora procedere legalmente?”. Dagli Stati Uniti, intanto, arriva la notizia che la Commission on International Religious Freedom, che tutela la libertà religiosa, ha chiesto al Dipartimento di Stato di tornare a mettere il Vietnam tra i Paesi che violano tale diritto ed al governo di Hanoi di “liberare immediatamente” gli attivisti per i diritti umani ed i fedeli cattolici ingiustamente imprigionati. (R.P.)
Statement of Vietnam Conference of Catholic Bishops on current issues
Vietnam Conference of Catholic Bishops
11:47 26/09/2008
VIEWPOINT OF THE VIETNAM CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS TOWARD CURRENT ISSUES
The joy and hope, sorrow and worry of the Vietnamese people are also the joy and hope, sorrow and worry of ours, the bishops from the Conference of the Vietnamese Catholic Bishops. Politics is not in the Church’s functionalities, yet we cannot stand aside from society. Therefore, as Church leaders, we are responsible to preach the Church social teachings, in order to advance people and improve entirely the living conditions of society. After much discussion and praying with one another, we would like to state our viewpoint on a number of important issues in the current situation.
I. THE CURRENT SITUATION
1. The prolonged, unresolved complaints and denunciations on land are the current issue, including land of religions in general and of the Catholic Church in particular. The disputes at Hanoi nunciature (42 Nha Chung St) and at Thai Ha parish (178 Nguyen Luong Bang, Hanoi) are typical. There are many factors attributing to the situation, but we would like to focus our attention to this particular one: the land laws though modified numerous times yet still outdated and inconsistent, thus unable to catch up with the speed of social transformation process, especially the right to own private property has not been taken into consideration. Furthermore, the national corruption and bribery calamities have worsened the situation. One cannot possibly contemplate a comprehensive solution without paying attention to these factors.
2. In the process of solving the disputes, a number of the mass media were proven to be effective in spreading doubts and mistrust instead of bridging the nation with mutual understanding and unification. Frankly, the media has never been as advanced and powerful as it is now. Thanks to this, people can gain more knowledge and improve their communication with one another. The mass media however, can only bring benefits to people and society when it serves the truth and gives a true reflection of reality. Nowadays, one of the most aching issues for conscientious people is the dishonesty in many areas, even in the environment of education where truth is needed most. Definitely, no one concerned about the future of our country and our people can afford not to pay attention to this situation.
3. Also during the process of resolving the above conflicts and many others, there are people who opt to do it through violence, thus creating more social injustice. This tendency is on the rise, not only in the major social issues but also in people’s family lives as well as in school environment. Violence and aggression have deeply rooted in the very people’s conscience where there has always been on- going struggles between good and evil, light and darkness. Without guidance and practice, human beings will be vulnerable to selfish ambitions, and evil will prevail in social lives. Therefore, moral teaching and conscience training must be top priority for the entire society, and they require an active involvement of all citizens as well as social organizations.
II. OUR VIEWPOINT
Facing the current situation, we have the following suggestions:
1. First, if the land and property laws are still outdated and inconsistent, they ought to be revised. This revision needs to take the right to own private property into consideration as stated in the Universal Declaration of Human Rights: “Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.” and “No one shall be arbitrarily deprived of his property.” (article17). We, therefore, assume that instead of resolving the issues by dealing with each single case on an individual basis, authorities have to search for a more thorough solution, meaning to let the people have the right to own their land and property. People in return must be responsible for the society. This demand becomes more urgent in the globalization process, when Vietnam has been more involving in the global rhythm. This should be the premise to resolve people’s complaints and denunciations on land and property; and at the same time, it can also contribute to the economic growth and the steady development of the country.
2. Next, professional ethics requires media personnel to respect the truth. In reality, there has been distorted and tailored information as in the land dispute at Hanoi former nunciature. We, therefore, suggest that media personnel should take precaution in broadcasting or publishing the news and pictures, especially when reputation and integrity of individuals or a community are at stake. If incorrect information was given, it should be retracted or corrected. Only when the truth is respected can the media community finish their duty which is to inform and educate the public of a just, democratic and civilized society.
3. Last but not least, the Vietnamese ethics and cultural tradition emphasizes on friendship, understanding, and harmony in society. However, during the process of resolving the recent disputes, aggressions have been utilized, thus destroying the harmonious interrelation in our lives. Hence, we passionately call for everyone to stop any form of aggression, in our acts as in our words. We also should not look at these disputes from a political or criminal standpoint. One satisfactory solution would only be achieved through frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect to one another.
Coming from our desire to actively contribute to the stable and steady development of our country, we share this thought with our fellow Christians and all people of good will and sincere hearts. We firmly believe that when all of us are working to build our country based on the truth, justice and love, Vietnam our country will become more prosperous and it will bring happiness and wealth to everyone, attributing to a better world.
Prepared at the Bishop's Office of Xuan Loc, Sept 25. 2008
On behalf of the Conference of Vietnamese Bishops
President,
Bishop Peter Nguyen Van Nhon (signed and sealed)
© Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
Vietnam : A Hanoi, la crise s’aggrave entre autorités et communauté catholique
Innovative Media, Inc.
12:01 26/09/2008
Vietnam: A Hanoi, la crise s’aggrave entre autorités et communauté catholique
ROME, Jeudi 25 septembre 2008 (ZENIT.org) - A Hanoi, dans la même journée, à Thai Ha et dans l'ancienne Délégation apostolique, les autorités mènent des opérations de provocation, rapporte « Eglises d'Asie », l'agence des Missions étrangères de paris (EDA).
Le conflit entre les autorités et la communauté catholique de Hanoi vient de prendre un tour d'une exceptionnelle gravité, ce jeudi, 25 septembre. Dans la matinée, la police vietnamienne a fait subir à la paroisse de Thai Ha le sort qui a été celui de la propriété de l'ancienne Délégation apostolique, le 19 septembre. Les bulldozers ont entrepris de transformer les lieux en jardin public planté d'arbres. Plus grave, dans l'après-midi, des centaines de policiers, accompagnés d'une foule de milliers de membres de diverses associations, ont arraché la croix et la statue de la Pietà encore en place dans la cour de la Délégation et les ont transportés vers une destination inconnue.
Cette dernière nouvelle vient d'être diffusée par l'agence VietCatholic News. Aux alentours de 16 heures, heure locale, des centaines d'agents de la Sûreté et des milliers de membres d'associations communistes (Jeunesses communistes, anciens combattants, Union des Femmes révolutionnaires) ont pénétré dans le domaine de l'ancienne Délégation apostolique. A l'aide de leviers et autres instruments, un groupe d'entre eux a déraciné la croix et descellé la statue de la Vierge, qu'ils ont ensuite placés dans de grandes caisses, lesquelles ont été transportées dans des camions. La police a soigneusement protégé l'opération tandis que la foule des membres des associations massée devant la cour injuriait les fidèles en train de prier à cet endroit. Les anciens combattants se sont particulièrement distingués dans cet exercice par leur arrogance et leur agressivité, obligeant l'archevêché à fermer à clef la porte d'entrée. Cependant, la foule des fidèles, des prêtres et des religieuses a gardé son calme et continué à chanter la prière pour la paix de saint François d'Assise. Les anciens combattants se sont retirés au bout d'une demi-heure. Un groupe de personnes, assez important, a continué pendant quelque temps les provocations. Vers 16 h 30, le camion transportant la statue de la Pietà est parti pour une destination inconnue.
Le matin de cette même journée, le scénario du coup de force du 19 septembre sur la propriété de l'ancienne délégation apostolique a été réitéré à Thai Ha dans le sanctuaire marial établi, depuis le 15 août dernier, sur un terrain spolié par l'Etat et réclamé par la communauté catholique de Thai Ha. La veille, dans la matinée, une réunion avait été organisée pour annoncer la mise en œuvre de travaux destinés à opérer la transformation du terrain. Ce matin, vers 4 heures, pelleteuses et bulldozers étaient à l'œuvre sur les lieux, appelés par les fidèles, depuis les événements, « terre sacrée de Notre-Dame de Thai Ha ». Tous les chemins qui y conduisent ont été investis par la police en uniforme et en civil, qui interdit toute circulation. Les journalistes n'appartenant pas à la presse d'Etat sont neutralisés par la police, rendant l'observation des faits extrêmement difficile. Selon des confidences faites par des ouvriers employés aux travaux, ceux-ci seraient très ralentis par la forte pluie qui tombe actuellement.
Lors de la réunion de la veille annonçant les travaux, un religieux, représentant de la communauté catholique de la paroisse, s'est vainement opposé à la décision. La télévision, lorsqu'elle a relaté le déroulement de cette réunion, a soigneusement omis l'intervention du religieux et a conclu que tous les participants étaient d'accord. Avant la réunion, la police avait interdit l'accès à un religieux muni d'une caméra. Un de ses confrères a cependant pu enregistrer les débats.
Depuis l'opération de provocation conduite contre la paroisse de Thai Ha, menée par les Jeunesses communistes associées à des voyous, dans la soirée du 21 mai et dans la nuit qui a suivi, les autorités avaient continué leur harcèlement contre les religieux et les fidèles réclamant la restitution du terrain donné par l'Etat à une entreprise appelée Chiên Thang. Le 22 septembre, le Comité populaire de la ville de Hanoi avait publié une décision reprenant le terrain cédé à l'entreprise, laissant entendre qu'il serait transformé en jardin public.
© Innovative Media, Inc.
ROME, Jeudi 25 septembre 2008 (ZENIT.org) - A Hanoi, dans la même journée, à Thai Ha et dans l'ancienne Délégation apostolique, les autorités mènent des opérations de provocation, rapporte « Eglises d'Asie », l'agence des Missions étrangères de paris (EDA).
Le conflit entre les autorités et la communauté catholique de Hanoi vient de prendre un tour d'une exceptionnelle gravité, ce jeudi, 25 septembre. Dans la matinée, la police vietnamienne a fait subir à la paroisse de Thai Ha le sort qui a été celui de la propriété de l'ancienne Délégation apostolique, le 19 septembre. Les bulldozers ont entrepris de transformer les lieux en jardin public planté d'arbres. Plus grave, dans l'après-midi, des centaines de policiers, accompagnés d'une foule de milliers de membres de diverses associations, ont arraché la croix et la statue de la Pietà encore en place dans la cour de la Délégation et les ont transportés vers une destination inconnue.
Cette dernière nouvelle vient d'être diffusée par l'agence VietCatholic News. Aux alentours de 16 heures, heure locale, des centaines d'agents de la Sûreté et des milliers de membres d'associations communistes (Jeunesses communistes, anciens combattants, Union des Femmes révolutionnaires) ont pénétré dans le domaine de l'ancienne Délégation apostolique. A l'aide de leviers et autres instruments, un groupe d'entre eux a déraciné la croix et descellé la statue de la Vierge, qu'ils ont ensuite placés dans de grandes caisses, lesquelles ont été transportées dans des camions. La police a soigneusement protégé l'opération tandis que la foule des membres des associations massée devant la cour injuriait les fidèles en train de prier à cet endroit. Les anciens combattants se sont particulièrement distingués dans cet exercice par leur arrogance et leur agressivité, obligeant l'archevêché à fermer à clef la porte d'entrée. Cependant, la foule des fidèles, des prêtres et des religieuses a gardé son calme et continué à chanter la prière pour la paix de saint François d'Assise. Les anciens combattants se sont retirés au bout d'une demi-heure. Un groupe de personnes, assez important, a continué pendant quelque temps les provocations. Vers 16 h 30, le camion transportant la statue de la Pietà est parti pour une destination inconnue.
Le matin de cette même journée, le scénario du coup de force du 19 septembre sur la propriété de l'ancienne délégation apostolique a été réitéré à Thai Ha dans le sanctuaire marial établi, depuis le 15 août dernier, sur un terrain spolié par l'Etat et réclamé par la communauté catholique de Thai Ha. La veille, dans la matinée, une réunion avait été organisée pour annoncer la mise en œuvre de travaux destinés à opérer la transformation du terrain. Ce matin, vers 4 heures, pelleteuses et bulldozers étaient à l'œuvre sur les lieux, appelés par les fidèles, depuis les événements, « terre sacrée de Notre-Dame de Thai Ha ». Tous les chemins qui y conduisent ont été investis par la police en uniforme et en civil, qui interdit toute circulation. Les journalistes n'appartenant pas à la presse d'Etat sont neutralisés par la police, rendant l'observation des faits extrêmement difficile. Selon des confidences faites par des ouvriers employés aux travaux, ceux-ci seraient très ralentis par la forte pluie qui tombe actuellement.
Lors de la réunion de la veille annonçant les travaux, un religieux, représentant de la communauté catholique de la paroisse, s'est vainement opposé à la décision. La télévision, lorsqu'elle a relaté le déroulement de cette réunion, a soigneusement omis l'intervention du religieux et a conclu que tous les participants étaient d'accord. Avant la réunion, la police avait interdit l'accès à un religieux muni d'une caméra. Un de ses confrères a cependant pu enregistrer les débats.
Depuis l'opération de provocation conduite contre la paroisse de Thai Ha, menée par les Jeunesses communistes associées à des voyous, dans la soirée du 21 mai et dans la nuit qui a suivi, les autorités avaient continué leur harcèlement contre les religieux et les fidèles réclamant la restitution du terrain donné par l'Etat à une entreprise appelée Chiên Thang. Le 22 septembre, le Comité populaire de la ville de Hanoi avait publié une décision reprenant le terrain cédé à l'entreprise, laissant entendre qu'il serait transformé en jardin public.
© Innovative Media, Inc.
Vietnamese episcopate defends action of Hanoi archbishop in a blunt and unwavering response to Hanoi government
Asia-News
12:07 26/09/2008
In response to the president of the people's committee of the capital, asking that he be punished and transferred, the episcopal conference affirms that Archbishop Kiet "has done nothing against current canon law".
Xuan Loc (AsiaNews) - The archbishop of Hanoi, Ngo Quang Kiet (in the photo) and the priests of the parish of Thai Ha "have not done anything against current canon law": this is the blunt and unwavering response that the Vietnamese bishops' conference has sent to the president of the (municipal) people's committee of Hanoi, Nguyen The Thao, who had asked for the "severe punishment" and "transfer" of Archbishop Ngo Quang Kiet.
The statement of the Vietnamese bishops was made public today, signed by the president of the episcopal conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. It was released at the end of the annual assembly of the bishops, which concludes today.
The note, sent also to the president and prime minister, responds to a letter from Thao dated September 23, in which the bishop and religious are accused of “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it”. The four priests named by Thao are the same ones "warned" by the president of the people's committee of Hanoi.
In another statement, the Vietnamese bishops highlight other problems in the country, like the unjust appropriation of individual and Church property, the spread of naked corruption, injustice against the poor and against believers, repression against the people and against religion, the abuse of force on the part of the authorities, and the dishonesty of the state media.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi |
The statement of the Vietnamese bishops was made public today, signed by the president of the episcopal conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. It was released at the end of the annual assembly of the bishops, which concludes today.
The note, sent also to the president and prime minister, responds to a letter from Thao dated September 23, in which the bishop and religious are accused of “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it”. The four priests named by Thao are the same ones "warned" by the president of the people's committee of Hanoi.
In another statement, the Vietnamese bishops highlight other problems in the country, like the unjust appropriation of individual and Church property, the spread of naked corruption, injustice against the poor and against believers, repression against the people and against religion, the abuse of force on the part of the authorities, and the dishonesty of the state media.
Vietnamese Governments' Persecution of Catholics Deepens
The Catholic Herald (UK)
00:56 26/09/2008
The chairman of Hanoi's People's Committee Nguyen The Thao threatened to "severely punish" Archbishop Kiet and all those like him for "stirring up the population'
LONDON (The Catholic Herald, UK 9/26/2008) - A row between Vietnamese Catholics and their government escalated wildly last week after the authorities reneged on a promise to return a former apostolic nunciature to the Church.Thousands of Catholics and hundreds of priests protested outside the building after the government announced that it would be turned into a flower garden and library.
The construction site was guarded by heavily armed police officers and surrounded by barbed wire and an iron fence in order to stop disruption from protestors. Signs were put up that said: "Construction site, taking photos banned." An Associated Press reporter was beaten by police after being arrested for taking photos of the building work and his camera was confiscated.Church officials said the move caught them by surprise because the government announced in February that it would return the nunciature to the Church.The Church officials rang bells in the cathedral and in other churches in the city so that Catholics would gather to protest. Thousands of people marched through the city and set up an altar and a statue of Our Lady in the street outside the barricades.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, meanwhile, urged the government to stop damaging the site and return it to Church use.According to local sources, anti-riot police surrounded his residence and jammed phone lines so that protestors could not contact him.Fr Joseph Nguyen, who took part in the protest, said: "We could not even talk to the archbishop or his staff by phone. Police vehicles with technology to block mobile signals prevented us from making or receiving calls."
State-run media also quoted his comments out of context to make him seem unpatriotic, according to Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Saigon.The cardinal issued a statement clarifying the archbishop's comments and accusing the state-run media of distortion.Some newspapers have even made up quotes from Catholics who were supposedly critical of the protests.
Local sources also say that some Catholic protestors have been attacked. During a night vigil men forced their way to the outdoor altar and poured oil on a statue of Mary. A Redemptorist spokesman said: "The attackers were shouting slogans, calling for the murder of the archbishops and Thai Ha superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung."On Saturday the chairman of Hanoi's People's Committee Nguyen The Thao threatened to "severely punish" Archbishop Kiet and all those like him for "stirring up the population, launching false accusations against the government, mocking the law and dividing the nation".
Ben Stocking, the Associated Press reporter attacked by police, was released from custody after about two and a half hours and required four stitches to the back of his head."They told me I was taking pictures in a place that I was not allowed to be taking pictures. But it was news, and I went in," Mr Stocking said.
The building in Hanoi, north Vietnam, was confiscated by communist authorities in 1959 at the start of the country's civil war. It has since been used by the government and recently housed a restaurant and gym. The Vatican has not had diplomatic relations with Vietnam since 1975 when the communists took over the south of the country.In January last year the Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung made a historic visit to Benedict XVI in Rome. A Vatican-Vietnam working party was set up in June to improve relations.
(Source: (The Catholic Herald, UK 9/26/2008)
LONDON (The Catholic Herald, UK 9/26/2008) - A row between Vietnamese Catholics and their government escalated wildly last week after the authorities reneged on a promise to return a former apostolic nunciature to the Church.Thousands of Catholics and hundreds of priests protested outside the building after the government announced that it would be turned into a flower garden and library.
The construction site was guarded by heavily armed police officers and surrounded by barbed wire and an iron fence in order to stop disruption from protestors. Signs were put up that said: "Construction site, taking photos banned." An Associated Press reporter was beaten by police after being arrested for taking photos of the building work and his camera was confiscated.Church officials said the move caught them by surprise because the government announced in February that it would return the nunciature to the Church.The Church officials rang bells in the cathedral and in other churches in the city so that Catholics would gather to protest. Thousands of people marched through the city and set up an altar and a statue of Our Lady in the street outside the barricades.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, meanwhile, urged the government to stop damaging the site and return it to Church use.According to local sources, anti-riot police surrounded his residence and jammed phone lines so that protestors could not contact him.Fr Joseph Nguyen, who took part in the protest, said: "We could not even talk to the archbishop or his staff by phone. Police vehicles with technology to block mobile signals prevented us from making or receiving calls."
State-run media also quoted his comments out of context to make him seem unpatriotic, according to Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Saigon.The cardinal issued a statement clarifying the archbishop's comments and accusing the state-run media of distortion.Some newspapers have even made up quotes from Catholics who were supposedly critical of the protests.
Local sources also say that some Catholic protestors have been attacked. During a night vigil men forced their way to the outdoor altar and poured oil on a statue of Mary. A Redemptorist spokesman said: "The attackers were shouting slogans, calling for the murder of the archbishops and Thai Ha superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung."On Saturday the chairman of Hanoi's People's Committee Nguyen The Thao threatened to "severely punish" Archbishop Kiet and all those like him for "stirring up the population, launching false accusations against the government, mocking the law and dividing the nation".
Ben Stocking, the Associated Press reporter attacked by police, was released from custody after about two and a half hours and required four stitches to the back of his head."They told me I was taking pictures in a place that I was not allowed to be taking pictures. But it was news, and I went in," Mr Stocking said.
The building in Hanoi, north Vietnam, was confiscated by communist authorities in 1959 at the start of the country's civil war. It has since been used by the government and recently housed a restaurant and gym. The Vatican has not had diplomatic relations with Vietnam since 1975 when the communists took over the south of the country.In January last year the Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung made a historic visit to Benedict XVI in Rome. A Vatican-Vietnam working party was set up in June to improve relations.
(Source: (The Catholic Herald, UK 9/26/2008)
Vietnam: Mutige Christen unter dem Knüppel (tiếng Đức)
jesus.ch
01:18 26/09/2008
Vietnam: Mutige Christen unter dem Knüppel (tiếng Đức)
(Viêt Nam: Người Kitô hữu can đảm dưới đòn dùi cui)
http://www.jesus.ch/index.php/D/article/369-Asien/43970-Vietnam:_Mutige_Christen_unter_dem_Knueppel/#0
Datum: 25.09.2008
Das kommunistische Regime Vietnams geht unvermindert brutal gegen Christen vor, die der Unterdrückung Widerstand entgegensetzen und Rechte einfordern: Ältere Menschen werden verprügelt, Priester bespuckt. Der Hotspot ist derzeit Hanoi, wo Katholiken seit neun Monaten die Rückgabe konfiszierten Kircheneigentums fordern.
Rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho Chi Minh griffen in der Nacht auf den 22. September Katholiken an, die in der Hauptstadt für die Rückgabe des Kircheneigentums demonstrierten. Nach Informationen der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) wurden bei der Gewaltaktion religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen und Priester bespuckt.
Überrumpelt
Gegen den Willen der Katholischen Kirche Vietnams hatten vietnamesische Behörden in Hanoi bereits am 19. September mit Umbaumassnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Tag und Nacht arbeiten die Baumaschinen auf dem Gelände, so dass am Sonntagnachmittag die Grundarbeit bereits abgeschlossen war und die Kirche vor vollendete Tatsachen gestellt wurde. Erzbischof Ngo Quang Kiet war völlig überrascht von dieser Aktion, weil seine Kirche sich seit Anfang Februar 2008 unter Vermittlung des Vatikans in Verhandlungen mit der Regierung befindet.
Die Lage hatte sich zuvor zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden. Die IGFM hat die Gewalt gegen die Katholiken in Hanoi verurteilt und Vietnam aufgerufen, das Recht auf Religionsfreiheit einzuhalten. Durch Dialog mit der katholischen Kirche soll das kommunistische Regime den Dauerkonflikt um das Kircheneigentum lösen.
Das Protestpotenzial von Gebetsstunden
Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den 1960er Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden. Ihre Vertreter betonen, dass man nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden.
Tausende protestieren in der Hauptstadt - täglich
In der Weihnachtszeit 2007 trat die Auseinandersetzung in eine neue Phase. Seither versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei.
Angriff um Mitternacht
Um Mitternacht am 21. September griffen rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen "Ho Chi Minh-Jugendverbands" das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha an. Augenzeugen zufolge umzingelte eine Gruppe das Kloster und skandierte "Tötet Erzbischof Kiet und Pater Phung (Abt)". Die Redemptoristen fühlten sich bedroht und verbarrikadierten sich im Kloster. Eine andere Gruppe zerstörte Zelte, Altäre, religiöse Bilder, Statuen und Kreuze auf dem benachbarten Gelände, wo die Katholiken seit neun Monaten ausharrten.
Ältere Katholiken, die das Gelände nachts überwachten, wurden brutal zusammengeschlagen. Die Priester riefen die Gläubigen auf, die Mahnwache aufzulösen, um eine weitere Konfrontation zu vermeiden. Am Abend davor hatten die militanten Jugendlichen bereits die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeit provoziert. Am frühen Montagmorgen gegen 4 Uhr Ortszeit hatte die Polizei ihre Aktion in Thai Ha weitgehend abgeschlossen. Dort herrscht jetzt eine bedrückte Ruhe.
Machtloser Vatikan?
Von Mitte Dezember 2007 bis Ende Januar 2008 hatten sich täglich mehrere Katholiken in Hanoi auf dem Nuntiatur-Gelände zum gemeinsamen Gebet versammelt. Ende Januar rief der Vatikan die Katholische Kirche Vietnams auf, dem Weg des Dialogs zu folgen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Katholiken stellten damals ihre Mahnwache ein im Glauben, dass die ehemalige Nuntiatur im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben würde. Nachdem der Erzbischof Anfang September 2008 öffentlich zugab, dass der Dialog um die Nuntiatur seit acht Monaten stockte, gab es gelegentlich wieder grosse Versammlungen vor der Nuntiatur.
Am 21. September meldete die staatliche Presse in Vietnam, dass das Volkskomitee von Hanoi in einem Schreiben den Erzbischof offiziell ermahnt habe. Falls er seine gesetzwidrigen Aktivitäten nicht einstellen sollte, würde er strafrechtlich belangt. In dem Schreiben wurde der Erzbischof wegen seiner Interviews, seiner Schreiben in ausländischen Medien, der Besuche in Thai Ha und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.
Quelle: IGFM, Bearbeitung Livenet, Bilder: Vietcatholic.net
jesus.ch
(Viêt Nam: Người Kitô hữu can đảm dưới đòn dùi cui)
http://www.jesus.ch/index.php/D/article/369-Asien/43970-Vietnam:_Mutige_Christen_unter_dem_Knueppel/#0
Datum: 25.09.2008
Das kommunistische Regime Vietnams geht unvermindert brutal gegen Christen vor, die der Unterdrückung Widerstand entgegensetzen und Rechte einfordern: Ältere Menschen werden verprügelt, Priester bespuckt. Der Hotspot ist derzeit Hanoi, wo Katholiken seit neun Monaten die Rückgabe konfiszierten Kircheneigentums fordern.
Rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho Chi Minh griffen in der Nacht auf den 22. September Katholiken an, die in der Hauptstadt für die Rückgabe des Kircheneigentums demonstrierten. Nach Informationen der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) wurden bei der Gewaltaktion religiöse Bilder, Altäre, Statuen und Kreuze zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen und Priester bespuckt.
Überrumpelt
Gegen den Willen der Katholischen Kirche Vietnams hatten vietnamesische Behörden in Hanoi bereits am 19. September mit Umbaumassnahmen auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Tag und Nacht arbeiten die Baumaschinen auf dem Gelände, so dass am Sonntagnachmittag die Grundarbeit bereits abgeschlossen war und die Kirche vor vollendete Tatsachen gestellt wurde. Erzbischof Ngo Quang Kiet war völlig überrascht von dieser Aktion, weil seine Kirche sich seit Anfang Februar 2008 unter Vermittlung des Vatikans in Verhandlungen mit der Regierung befindet.
Die Lage hatte sich zuvor zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken inhaftiert und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden. Die IGFM hat die Gewalt gegen die Katholiken in Hanoi verurteilt und Vietnam aufgerufen, das Recht auf Religionsfreiheit einzuhalten. Durch Dialog mit der katholischen Kirche soll das kommunistische Regime den Dauerkonflikt um das Kircheneigentum lösen.
Das Protestpotenzial von Gebetsstunden
Seit Jahren fordert die Katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in Hanoi, die in den 1960er Jahren von der kommunistischen Regierung enteignet wurden. Ihre Vertreter betonen, dass man nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurückfordere, die momentan nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke benutzt würden.
Tausende protestieren in der Hauptstadt - täglich
In der Weihnachtszeit 2007 trat die Auseinandersetzung in eine neue Phase. Seither versammelten sich täglich bis zu zehntausend Katholiken auf zwei umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit ihren friedlichen gemeinsamen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den streng reglementierten Versammlungs- und Religionsgesetzen in dem kommunistischen Land konform sei.
Angriff um Mitternacht
Um Mitternacht am 21. September griffen rund 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen "Ho Chi Minh-Jugendverbands" das Kloster des Redemptoristen-Ordens in Thai Ha an. Augenzeugen zufolge umzingelte eine Gruppe das Kloster und skandierte "Tötet Erzbischof Kiet und Pater Phung (Abt)". Die Redemptoristen fühlten sich bedroht und verbarrikadierten sich im Kloster. Eine andere Gruppe zerstörte Zelte, Altäre, religiöse Bilder, Statuen und Kreuze auf dem benachbarten Gelände, wo die Katholiken seit neun Monaten ausharrten.
Ältere Katholiken, die das Gelände nachts überwachten, wurden brutal zusammengeschlagen. Die Priester riefen die Gläubigen auf, die Mahnwache aufzulösen, um eine weitere Konfrontation zu vermeiden. Am Abend davor hatten die militanten Jugendlichen bereits die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeit provoziert. Am frühen Montagmorgen gegen 4 Uhr Ortszeit hatte die Polizei ihre Aktion in Thai Ha weitgehend abgeschlossen. Dort herrscht jetzt eine bedrückte Ruhe.
Machtloser Vatikan?
Von Mitte Dezember 2007 bis Ende Januar 2008 hatten sich täglich mehrere Katholiken in Hanoi auf dem Nuntiatur-Gelände zum gemeinsamen Gebet versammelt. Ende Januar rief der Vatikan die Katholische Kirche Vietnams auf, dem Weg des Dialogs zu folgen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Katholiken stellten damals ihre Mahnwache ein im Glauben, dass die ehemalige Nuntiatur im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben würde. Nachdem der Erzbischof Anfang September 2008 öffentlich zugab, dass der Dialog um die Nuntiatur seit acht Monaten stockte, gab es gelegentlich wieder grosse Versammlungen vor der Nuntiatur.
Am 21. September meldete die staatliche Presse in Vietnam, dass das Volkskomitee von Hanoi in einem Schreiben den Erzbischof offiziell ermahnt habe. Falls er seine gesetzwidrigen Aktivitäten nicht einstellen sollte, würde er strafrechtlich belangt. In dem Schreiben wurde der Erzbischof wegen seiner Interviews, seiner Schreiben in ausländischen Medien, der Besuche in Thai Ha und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.
Quelle: IGFM, Bearbeitung Livenet, Bilder: Vietcatholic.net
jesus.ch
Interview de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi
Eglises d'Asie
01:36 26/09/2008
VIETNAM Interview de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi, le jour du coup de force de la police sur l’ancienne Délégation apostolique
CHAPÔ
De très bonne heure, dans la matinée du 19 septembre, d’importantes forces de police investissaient la propriété de l’ancienne Délégation apostolique et bloquait le quartier de l’archevêché. En même temps, des engins de chantier étaient introduits sur les lieux et entamaient des travaux de destruction préalable à la transformation de la propriété en jardin public. Au début de l’après-midi, à 13 h 30 (heure locale), alors que le blocus était déjà total et les travaux de transformation déjà bien entamés, l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, accordait une interview téléphonique au le P. Tran Công Nghi, directeur de VietCatholic News, agence basée à Los Angeles, aux Etats-Unis. Il s’agit là d’un document précieux, car il émane du principal témoin des faits, concerné en premier lieu par l’opération policière. Il y décrit la situation avec précision et confie ses premières impressions ainsi que ses convictions. Le script de l’interview a été diffusé le jour suivant sur le site de l’agence de langue vietnamienne, VietCatholic News. Le texte de l’interview étant particulièrement long, nous ne présentons ci-dessous qu’un certain nombre d’extraits des propos de l’archevêque, traduits du vietnamien par les soins de la rédaction Eglises d’Asie.
TEXTE
(Une première question du P. Nghi sollicite des informations sur les événements survenus dans la matinée à l’archevêché de Hanoi.)
« Aujourd’hui, dans la matinée, des policiers très nombreux se sont introduits à l’intérieur de la Délégation apostolique après avoir forcé le portail d’entrée. (…) A l’heure actuelle, à l’intérieur de la Délégation apostolique, de gros engins de chantier sont en train d’accomplir leur tâche. Les grilles ont été renversées ainsi que d’autres constructions. En ce moment, les engins défoncent la cour et y déversent de la terre. L’intérieur et l’extérieur de la cour grouillent de policiers. Ils posent des clôtures en fil de fer barbelé pour interdire le passage, à l’entrée de la rue qui mène à l’archevêché, bloquant en même temps l’entrée du couvent des Amantes de la Croix. Les effectifs de la police comprennent des éléments des forces d’intervention rapide, de la police appelée « 113 ». Certains d’entre eux portent un uniforme, d’autre des vêtements civils. Quelques-uns ont des caméras. Ils sont secondés par des chiens policiers. Ils montent la garde empêchant les fidèles de passer par là, y compris les religieuses, qui, de l’archevêché, veulent rentrer chez elles. Tout le quartier est bloqué.
Pendant ce temps, à l’extérieur de la zone soumise au blocus et même dans la cour de l’archevêché, les fidèles se rassemblent de plus en plus nombreux. Des religieuses et des séminaristes récitent des prières devant la police.
Par ailleurs, je remarque aussi la présence de reporters de journaux étrangers venus pour s’informer, filmer et photographier. Certains d’entre eux, alors qu’ils étaient en train d’accomplir leur profession, ont été repoussés à l’intérieur de la cour de l’archevêché. Ils ont été protégés et sauvés par la foule. Cependant, l’un d’entre eux s’est vu arracher son appareil de photos et a été maltraité. Voilà un certain nombre d’éléments de la situation actuelle telle qu’elle est en train d’évoluer devant nos yeux (…).
(Une seconde question rappelle qu’à la fin du mois de janvier dernier, avec l’accord du Saint-Siège, l’archevêque s’était engagé dans le dialogue avec les autorités pour récupérer la propriété. Ce dialogue, semble-t-il, a été rompu par l’initiative brutale du gouvernement.)
Nous en sommes très tristes ! Conformément à la lettre du cardinal secrétaire d’Etat (du Saint-Siège) envoyée au début de l’année, qui affirmait qu’il fallait s’engager sur la voie du dialogue, ici, tout le monde, le clergé comme les laïcs, s’est soumis à l’ordre du Saint-Siège. Ce dialogue n’était pas seulement celui de l’archevêque, mais aussi celui des laïcs, du clergé et de l’ensemble de la Conférence épiscopale du Vietnam. Ce processus de dialogue était en cours lorsque l’Etat a pris la décision unilatérale que nous connaissons. Nous constatons que l’Etat, de sa propre initiative, a rompu le dialogue en cours, sans respect de l’opinion de la Conférence épiscopale, du Saint-Siège et surtout du peuple chrétien. Voilà une chose tout à fait désolante.
(Une nouvelle question demande à l’archevêque si les autorités ne l’ont jamais consulté avant la décision de transformer la propriété de la Délégation apostolique en jardin public.)
Nous n’avons jamais été consultés. Hier, à 3 heures de l’après-midi, nous avons reçu une lettre de l’arrondissement de Hoan Kiem, nous invitant à venir « entendre » la proclamation d’un projet destiné à transformer le terrain du 42 Nha Chung en jardin public planté d’arbres. Je ne me suis pas rendu à la réunion. J’ai entendu dire qu’une dizaine de personnes y avait participé. Ils ont fait cette proclamation du projet. Ensuite, ce matin, ils ont décidé de le mettre à exécution immédiatement. Si bien qu’il n’y a eu aucune consultation de l’archevêché.
Les journaux et la télévision de Hanoi ont affirmé ce matin qu’un représentant de l’archevêché participait à cette réunion et qu’il avait approuvé la décision. Ceci est totalement contraire à la vérité.
(Une nouvelle question porte sur l’aspect juridique de cette affaire.)
C’est l’Etat lui-même qui s’est mis en infraction avec la loi. En premier lieu, il existe des dispositions communes et des orientations habituelles de l’Etat en matière d’aménagement des quartiers résidentiels et des travaux publics. Les nouveaux projets doivent être portés à la connaissance de la population locale pour que celle-ci donne son avis et apporte sa contribution de nombreux mois avant la réalisation. Pour être réalisé, le projet doit rencontrer l’accord de tous les habitants du quartier. Si cet accord n’est pas obtenu, il faut alors apporter des commentaires et des explications aux personnes en désaccord. Si le désaccord persiste, il faut abandonner le projet. Cela s’est passé ainsi en de nombreux endroits (…). Ainsi, l’Etat est en infraction avec les dispositions législatives qu’il a lui-même mises en place. Il n’y a jamais eu de consultation sur ce projet et nous-mêmes nous n’en connaissions pas la nature. Nous ne l’avons connu qu’hier soir (…).
En second lieu, il s’agit là d’une propriété. Le fait de programmer la création d’un espace vert sur le terrain situé au 42 de la rue Nha Chung, qui est appelé terrain de la Délégation apostolique, était entièrement en infraction avec la loi. Cette action ne respecte pas le droit de propriété actuel qui est celui de l’archevêché de Hanoi. Ce droit de propriété, nous le savons, doit être prouvé par des documents légaux (…). L’archevêché possède toutes les pièces nécessaires, notamment les extraits des registres du cadastre dressé à l’époque française. Quant au gouvernement, il n’a même pas fait connaître la personne qui gère cette propriété et n’a aucun document à présenter.
Je voudrais rappeler l’historique de cette affaire. Mgr Dooley, le délégué apostolique, a habité cette maison jusqu’à 1959, date à laquelle il a été expulsé. En 1960, ce fut le tour de son secrétaire. Cependant, le chauffeur de la Délégation et une autre personne travaillant pour le représentant du Saint-Siège continuèrent d’habiter cette maison. De nombreuses années plus tard, un fonctionnaire du gouvernement est venu chasser les deux derniers occupants. Aucune politique précise n’a été suivie, aucun document n’a été publié. Cependant, les deux maisons (l’archevêché et la Délégation) ont continué de communiquer entre elle. Puis, un jour, l’Etat invita Mgr Cân (archevêque de Hanoi de l’époque), les prêtres de l’archevêché et les employés à une réunion. A leur retour, ils constatèrent qu’un mur de séparation avait été édifié. On peut même dire que ce mur avait été construit clandestinement et non pas au grand jour.
Il n’existe aucun document attestant que le bâtiment a été offert ou qu’il a été confisqué. Il est toujours resté la propriété de l’archevêché.
Dans un pays civilisé, chacun doit se conformer à la loi. Le droit de propriété doit être prouvé par un document légal. Lorsque c’est le plus fort qui gagne et le plus faible qui perd, nous ne sommes plus dans un pays civilisé.
(Une question concerne le jugement de l’archevêque sur l’attitude adoptée par le gouvernement en cette affaire.)
(…) Le bon droit d’un régime politique se justifie par la conduite morale qu’il adopte, une conduite morale qui doit s’appuyer avant tout sur la vérité. Dans cette affaire de terrains, nous constatons que bon nombre d’agissements ne sont pas conformes à la vérité. Tout d’abord, il y a de faux documents, comme, par exemple, à Thai Ha, le document qui montrerait que le vieux P. Bich aurait offert la propriété. Or il existe trois ou quatre documents différents les uns des autres; comment cela peut-il se faire ? Dans l’affaire de la Délégation apostolique, on déclare que Mgr Cuong a également offert la propriété. Or il ne l’a jamais fait. Ces temps derniers, on a publié de fausses annonces. Ce dont nous nous sommes rendus comptes plus tard. Il nous a été fait des promesses trompeuses (…). »
(EDA, VietCatholic News, septembre 2008)
Eglises d'Asie, 25 septembre 2008
CHAPÔ
De très bonne heure, dans la matinée du 19 septembre, d’importantes forces de police investissaient la propriété de l’ancienne Délégation apostolique et bloquait le quartier de l’archevêché. En même temps, des engins de chantier étaient introduits sur les lieux et entamaient des travaux de destruction préalable à la transformation de la propriété en jardin public. Au début de l’après-midi, à 13 h 30 (heure locale), alors que le blocus était déjà total et les travaux de transformation déjà bien entamés, l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, accordait une interview téléphonique au le P. Tran Công Nghi, directeur de VietCatholic News, agence basée à Los Angeles, aux Etats-Unis. Il s’agit là d’un document précieux, car il émane du principal témoin des faits, concerné en premier lieu par l’opération policière. Il y décrit la situation avec précision et confie ses premières impressions ainsi que ses convictions. Le script de l’interview a été diffusé le jour suivant sur le site de l’agence de langue vietnamienne, VietCatholic News. Le texte de l’interview étant particulièrement long, nous ne présentons ci-dessous qu’un certain nombre d’extraits des propos de l’archevêque, traduits du vietnamien par les soins de la rédaction Eglises d’Asie.
TEXTE
(Une première question du P. Nghi sollicite des informations sur les événements survenus dans la matinée à l’archevêché de Hanoi.)
« Aujourd’hui, dans la matinée, des policiers très nombreux se sont introduits à l’intérieur de la Délégation apostolique après avoir forcé le portail d’entrée. (…) A l’heure actuelle, à l’intérieur de la Délégation apostolique, de gros engins de chantier sont en train d’accomplir leur tâche. Les grilles ont été renversées ainsi que d’autres constructions. En ce moment, les engins défoncent la cour et y déversent de la terre. L’intérieur et l’extérieur de la cour grouillent de policiers. Ils posent des clôtures en fil de fer barbelé pour interdire le passage, à l’entrée de la rue qui mène à l’archevêché, bloquant en même temps l’entrée du couvent des Amantes de la Croix. Les effectifs de la police comprennent des éléments des forces d’intervention rapide, de la police appelée « 113 ». Certains d’entre eux portent un uniforme, d’autre des vêtements civils. Quelques-uns ont des caméras. Ils sont secondés par des chiens policiers. Ils montent la garde empêchant les fidèles de passer par là, y compris les religieuses, qui, de l’archevêché, veulent rentrer chez elles. Tout le quartier est bloqué.
Pendant ce temps, à l’extérieur de la zone soumise au blocus et même dans la cour de l’archevêché, les fidèles se rassemblent de plus en plus nombreux. Des religieuses et des séminaristes récitent des prières devant la police.
Par ailleurs, je remarque aussi la présence de reporters de journaux étrangers venus pour s’informer, filmer et photographier. Certains d’entre eux, alors qu’ils étaient en train d’accomplir leur profession, ont été repoussés à l’intérieur de la cour de l’archevêché. Ils ont été protégés et sauvés par la foule. Cependant, l’un d’entre eux s’est vu arracher son appareil de photos et a été maltraité. Voilà un certain nombre d’éléments de la situation actuelle telle qu’elle est en train d’évoluer devant nos yeux (…).
(Une seconde question rappelle qu’à la fin du mois de janvier dernier, avec l’accord du Saint-Siège, l’archevêque s’était engagé dans le dialogue avec les autorités pour récupérer la propriété. Ce dialogue, semble-t-il, a été rompu par l’initiative brutale du gouvernement.)
Nous en sommes très tristes ! Conformément à la lettre du cardinal secrétaire d’Etat (du Saint-Siège) envoyée au début de l’année, qui affirmait qu’il fallait s’engager sur la voie du dialogue, ici, tout le monde, le clergé comme les laïcs, s’est soumis à l’ordre du Saint-Siège. Ce dialogue n’était pas seulement celui de l’archevêque, mais aussi celui des laïcs, du clergé et de l’ensemble de la Conférence épiscopale du Vietnam. Ce processus de dialogue était en cours lorsque l’Etat a pris la décision unilatérale que nous connaissons. Nous constatons que l’Etat, de sa propre initiative, a rompu le dialogue en cours, sans respect de l’opinion de la Conférence épiscopale, du Saint-Siège et surtout du peuple chrétien. Voilà une chose tout à fait désolante.
(Une nouvelle question demande à l’archevêque si les autorités ne l’ont jamais consulté avant la décision de transformer la propriété de la Délégation apostolique en jardin public.)
Nous n’avons jamais été consultés. Hier, à 3 heures de l’après-midi, nous avons reçu une lettre de l’arrondissement de Hoan Kiem, nous invitant à venir « entendre » la proclamation d’un projet destiné à transformer le terrain du 42 Nha Chung en jardin public planté d’arbres. Je ne me suis pas rendu à la réunion. J’ai entendu dire qu’une dizaine de personnes y avait participé. Ils ont fait cette proclamation du projet. Ensuite, ce matin, ils ont décidé de le mettre à exécution immédiatement. Si bien qu’il n’y a eu aucune consultation de l’archevêché.
Les journaux et la télévision de Hanoi ont affirmé ce matin qu’un représentant de l’archevêché participait à cette réunion et qu’il avait approuvé la décision. Ceci est totalement contraire à la vérité.
(Une nouvelle question porte sur l’aspect juridique de cette affaire.)
C’est l’Etat lui-même qui s’est mis en infraction avec la loi. En premier lieu, il existe des dispositions communes et des orientations habituelles de l’Etat en matière d’aménagement des quartiers résidentiels et des travaux publics. Les nouveaux projets doivent être portés à la connaissance de la population locale pour que celle-ci donne son avis et apporte sa contribution de nombreux mois avant la réalisation. Pour être réalisé, le projet doit rencontrer l’accord de tous les habitants du quartier. Si cet accord n’est pas obtenu, il faut alors apporter des commentaires et des explications aux personnes en désaccord. Si le désaccord persiste, il faut abandonner le projet. Cela s’est passé ainsi en de nombreux endroits (…). Ainsi, l’Etat est en infraction avec les dispositions législatives qu’il a lui-même mises en place. Il n’y a jamais eu de consultation sur ce projet et nous-mêmes nous n’en connaissions pas la nature. Nous ne l’avons connu qu’hier soir (…).
En second lieu, il s’agit là d’une propriété. Le fait de programmer la création d’un espace vert sur le terrain situé au 42 de la rue Nha Chung, qui est appelé terrain de la Délégation apostolique, était entièrement en infraction avec la loi. Cette action ne respecte pas le droit de propriété actuel qui est celui de l’archevêché de Hanoi. Ce droit de propriété, nous le savons, doit être prouvé par des documents légaux (…). L’archevêché possède toutes les pièces nécessaires, notamment les extraits des registres du cadastre dressé à l’époque française. Quant au gouvernement, il n’a même pas fait connaître la personne qui gère cette propriété et n’a aucun document à présenter.
Je voudrais rappeler l’historique de cette affaire. Mgr Dooley, le délégué apostolique, a habité cette maison jusqu’à 1959, date à laquelle il a été expulsé. En 1960, ce fut le tour de son secrétaire. Cependant, le chauffeur de la Délégation et une autre personne travaillant pour le représentant du Saint-Siège continuèrent d’habiter cette maison. De nombreuses années plus tard, un fonctionnaire du gouvernement est venu chasser les deux derniers occupants. Aucune politique précise n’a été suivie, aucun document n’a été publié. Cependant, les deux maisons (l’archevêché et la Délégation) ont continué de communiquer entre elle. Puis, un jour, l’Etat invita Mgr Cân (archevêque de Hanoi de l’époque), les prêtres de l’archevêché et les employés à une réunion. A leur retour, ils constatèrent qu’un mur de séparation avait été édifié. On peut même dire que ce mur avait été construit clandestinement et non pas au grand jour.
Il n’existe aucun document attestant que le bâtiment a été offert ou qu’il a été confisqué. Il est toujours resté la propriété de l’archevêché.
Dans un pays civilisé, chacun doit se conformer à la loi. Le droit de propriété doit être prouvé par un document légal. Lorsque c’est le plus fort qui gagne et le plus faible qui perd, nous ne sommes plus dans un pays civilisé.
(Une question concerne le jugement de l’archevêque sur l’attitude adoptée par le gouvernement en cette affaire.)
(…) Le bon droit d’un régime politique se justifie par la conduite morale qu’il adopte, une conduite morale qui doit s’appuyer avant tout sur la vérité. Dans cette affaire de terrains, nous constatons que bon nombre d’agissements ne sont pas conformes à la vérité. Tout d’abord, il y a de faux documents, comme, par exemple, à Thai Ha, le document qui montrerait que le vieux P. Bich aurait offert la propriété. Or il existe trois ou quatre documents différents les uns des autres; comment cela peut-il se faire ? Dans l’affaire de la Délégation apostolique, on déclare que Mgr Cuong a également offert la propriété. Or il ne l’a jamais fait. Ces temps derniers, on a publié de fausses annonces. Ce dont nous nous sommes rendus comptes plus tard. Il nous a été fait des promesses trompeuses (…). »
(EDA, VietCatholic News, septembre 2008)
Eglises d'Asie, 25 septembre 2008
Kreuze zerstört, Priester bespuckt (tiếng Đức)
Die Tagespost
01:38 26/09/2008
Kreuze zerstört, Priester bespuckt (tiếng Đức)
(Đập đổ thánh giá, Linh mục bị khạc nhổ vào mặt)
In Vietnam geht die Polizei auf friedlich demonstrierende Katholiken los – Streit um Nuntiatur
Die Tagespost - 25.9.2008 (von Robert Luchs) - Nach mehreren schweren Übergriffen auf Dissidenten, die sich für demokratische Rechte in der Sozialistischen Republik Vietnam einsetzen, gehen die Behörden seit Tagen wieder verschärft gegen kirchliche Einrichtungen und Demonstranten vor.
Mehr als 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho Chi Minh haben am vergangenen Wochenende Katholiken angegriffen, die seit neun Monaten für die Rückgabe von Kircheneigentum demonstrieren. Nach Informationen der in Frankfurt ansässigen Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) wurden bei den Gewaltaktionen religiöse Bilder, Altäre, Kreuze und Statuen zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen und Priester bespuckt. Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher rief lautstark dazu auf, Erzbischof Ngo Quang Kiet zu töten.
Seit Jahren fordert die katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in der Hauptstadt Hanoi, die in den sechziger Jahren von der Regierung enteignet wurden. Gegen den Willen der Kirche hatten die Behörden bereits am 19. September mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der früheren Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Die Lage hatte sich in den vergangenen Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken verhafteten und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden.
Die katholische Kirche teilte mit, sie fordere nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurück, die derzeit nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke genutzt würden. Seit rund einem Jahr versammeln sich fast täglich bis zu zehntausend Katholiken auf den beiden umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit friedlichen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den strengen Versammlungs- und Religionsgesetzen in der Sozialistischen Republik vereinbar sei. Dies erwies sich jetzt als großer Irrtum.
Die Priester riefen die Gläubigen dazu auf, die Mahnwache aufzulösen, um weitere Zusammenstöße zu vermeiden. Doch bereits am Vorabend der Konfrontation hatten die militanten Jugendlichen die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeiten provoziert. Anschließend kam es zu den mutwilligen Zerstörungen von sakralen Gegenständen und Angriffen auf demonstrierende Katholiken.
Bereits einige Tage vor den Zusammenstößen hatten die vietnamesischen Behörden mit dem Umbau auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen. Der gesamte Bereich war gesperrt worden, die Priester und Schwestern, die dort wohnen, können sich nun nicht mehr frei bewegen. Ausländische Journalisten, die die Bauarbeiten fotografierten und Interviews mit der Kirchenleitung führen wollten, wurden behindert. Ein Journalist wurde nach Berichten von Augenzeugen verprügelt und festgenommen.
Erzbischof Ngo Quang Kiet wurde durch den Umbau vor vollendete Tatsachen gestellt, zumal seine Kirche seit Anfang Februar unter Vermittlung des Vatikans mit der Regierung verhandelt. Ende Januar hatte der Vatikan die katholische Kirche Vietnams dazu aufgerufen, den Weg des Dialogs zu gehen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Demonstranten stellten damals ihre Mahnwachen vorübergehend ein, weil sie davon ausgingen, die ehemalige Nuntiatur würde im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben.
Vor wenigen Tagen meldete die staatliche Presse in Vietnam, das Volkskomitee von Hanoi habe den Erzbischof in einem Schreiben offiziell ermahnt. Falls er seine „gesetzwidrigen Aktivitäten“ nicht einstellen sollte, würde Erzbischof Kiet strafrechtlich belangt. In der Ermahnung wurde Kiet wegen seiner Schreiben an ausländische Medien, seiner Interviews und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.
Mehrere Bistümer sind seit dem vergangenen Jahr in Vietnam vakant, unter anderem das Bistum Ban Me Thuot mit 303 400 Katholiken. Seit Jahren gilt das Verhältnis zwischen Kirche und Staat als schwierig, zumal sich Kirchenführer wiederholt für mehr Demokratie im Land eingesetzt haben. In den vergangenen Wochen sind immer wieder Bürgerrechtler festgenommen oder massiv eingeschüchtert worden.
Vor wenigen Monaten hatte Bundesaußenminister Frank-Walter Steinmeier (SPD) mit der Führung in Hanoi vereinbart, einen Rechtsstaat-Dialog in Gang zu setzen.
http://www.die-tagespost.de/2008/index.php?option=com_content&task=view&id=200043066&Itemid=1
(Đập đổ thánh giá, Linh mục bị khạc nhổ vào mặt)
In Vietnam geht die Polizei auf friedlich demonstrierende Katholiken los – Streit um Nuntiatur
Die Tagespost - 25.9.2008 (von Robert Luchs) - Nach mehreren schweren Übergriffen auf Dissidenten, die sich für demokratische Rechte in der Sozialistischen Republik Vietnam einsetzen, gehen die Behörden seit Tagen wieder verschärft gegen kirchliche Einrichtungen und Demonstranten vor.
Mehr als 500 Polizisten und militante Mitglieder des kommunistischen Jugendverbandes Ho Chi Minh haben am vergangenen Wochenende Katholiken angegriffen, die seit neun Monaten für die Rückgabe von Kircheneigentum demonstrieren. Nach Informationen der in Frankfurt ansässigen Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) wurden bei den Gewaltaktionen religiöse Bilder, Altäre, Kreuze und Statuen zerstört, ältere Katholiken zusammengeschlagen und Priester bespuckt. Eine Gruppe kommunistischer Jugendlicher rief lautstark dazu auf, Erzbischof Ngo Quang Kiet zu töten.
Seit Jahren fordert die katholische Kirche in Vietnam die Rückgabe des Kirchengeländes in Thai Ha und der ehemaligen Nuntiatur in der Hauptstadt Hanoi, die in den sechziger Jahren von der Regierung enteignet wurden. Gegen den Willen der Kirche hatten die Behörden bereits am 19. September mit Umbaumaßnahmen auf dem Gelände der früheren Nuntiatur begonnen, wo eine öffentliche Bibliothek und ein Park entstehen sollen. Die Lage hatte sich in den vergangenen Tagen zugespitzt, als die Behörden der Kirchenleitung mit Strafanzeigen drohten, acht Katholiken verhafteten und die Zugänge des Bischofssitzes versperrt wurden.
Die katholische Kirche teilte mit, sie fordere nur solche konfiszierten Grundstücke und Gebäude zurück, die derzeit nicht für gemeinnützige, sondern für kommerzielle Zwecke genutzt würden. Seit rund einem Jahr versammeln sich fast täglich bis zu zehntausend Katholiken auf den beiden umstrittenen Geländen in Hanoi, um der Rückgabeforderung ihres Erzbischofs Ngo Quang Kiet Nachdruck zu verleihen. Mit friedlichen Gebetsstunden glaubten die Katholiken, eine Versammlungsform gefunden zu haben, die mit den strengen Versammlungs- und Religionsgesetzen in der Sozialistischen Republik vereinbar sei. Dies erwies sich jetzt als großer Irrtum.
Die Priester riefen die Gläubigen dazu auf, die Mahnwache aufzulösen, um weitere Zusammenstöße zu vermeiden. Doch bereits am Vorabend der Konfrontation hatten die militanten Jugendlichen die Priester beschimpft, angespuckt und mit Handgreiflichkeiten provoziert. Anschließend kam es zu den mutwilligen Zerstörungen von sakralen Gegenständen und Angriffen auf demonstrierende Katholiken.
Bereits einige Tage vor den Zusammenstößen hatten die vietnamesischen Behörden mit dem Umbau auf dem Gelände der ehemaligen Nuntiatur begonnen. Der gesamte Bereich war gesperrt worden, die Priester und Schwestern, die dort wohnen, können sich nun nicht mehr frei bewegen. Ausländische Journalisten, die die Bauarbeiten fotografierten und Interviews mit der Kirchenleitung führen wollten, wurden behindert. Ein Journalist wurde nach Berichten von Augenzeugen verprügelt und festgenommen.
Erzbischof Ngo Quang Kiet wurde durch den Umbau vor vollendete Tatsachen gestellt, zumal seine Kirche seit Anfang Februar unter Vermittlung des Vatikans mit der Regierung verhandelt. Ende Januar hatte der Vatikan die katholische Kirche Vietnams dazu aufgerufen, den Weg des Dialogs zu gehen und ihn nicht durch Versammlungen stören zu lassen. Die Demonstranten stellten damals ihre Mahnwachen vorübergehend ein, weil sie davon ausgingen, die ehemalige Nuntiatur würde im Rahmen der stillen Diplomatie zurückgegeben.
Vor wenigen Tagen meldete die staatliche Presse in Vietnam, das Volkskomitee von Hanoi habe den Erzbischof in einem Schreiben offiziell ermahnt. Falls er seine „gesetzwidrigen Aktivitäten“ nicht einstellen sollte, würde Erzbischof Kiet strafrechtlich belangt. In der Ermahnung wurde Kiet wegen seiner Schreiben an ausländische Medien, seiner Interviews und seiner Petition an die Staatsführung angegriffen.
Mehrere Bistümer sind seit dem vergangenen Jahr in Vietnam vakant, unter anderem das Bistum Ban Me Thuot mit 303 400 Katholiken. Seit Jahren gilt das Verhältnis zwischen Kirche und Staat als schwierig, zumal sich Kirchenführer wiederholt für mehr Demokratie im Land eingesetzt haben. In den vergangenen Wochen sind immer wieder Bürgerrechtler festgenommen oder massiv eingeschüchtert worden.
Vor wenigen Monaten hatte Bundesaußenminister Frank-Walter Steinmeier (SPD) mit der Führung in Hanoi vereinbart, einen Rechtsstaat-Dialog in Gang zu setzen.
http://www.die-tagespost.de/2008/index.php?option=com_content&task=view&id=200043066&Itemid=1
Vietnam druk versterkt eenheid Kerk (tiếng Hòa Lan)
Katholiek Nieuwsblad
02:31 26/09/2008
Vietnam druk versterkt eenheid Kerk (tiếng Hòa Lan)
(Việt Nam đàn áp làm gia tăng sự hiệp nhất trong Giáo Hội)
geplaatst: woensdag, 24 september 2008
De aanhoudende pogingen van de Vietnamese overheid om het katholieke verzet te breken versterkt de eenheid onder de katholieken in het land, meldt AsiaNews. Desinformatie, intimidatie, arrestaties en geweld van de kant van de autoriteiten hebben tot nu toe niet het gewenste effect gehad. Nog altijd blijven gelovigen massaal bijeenkomen voor gbedswakes bij twee voormalige kerkelijke eigendommen: de vroegere pauselijke nuntiatuur en een stuk grond dat bij de parochie van Thai Ha behoort. Sinds vorig jaar duidelijk werd dat de in 1954 geannexeerde grond ondanks jarenlange vergeefse verzoeken om teruggave bebouwd zou gaan worden, eist de Kerk haar eigendommen publiek terug.
Praktisch alle bisdommen van noordelijk Vietnam hebben meermaals hun solidariteit betuigd met de biddende demonstranten, waar inmiddels ook tientallen bisschoppen aan hebben deelgenomen.
In een brief aan de gelovigen van Ho Chi Minh-Stad neemt kardinaal Jean-Baptiste Pham Minh Man het op voor zijn collega in Hanoi, wiens woorden door de staatsmedia volkomen uit hun verband zijn gerukt in een poging hem te demoniseren. Zo had kardinaal Joseph Ngo Quang Kiet gezegd zich bij buitenlandse reizen te “schamen” voor zijn Vietnamese paspoort omdat hij, anders dan Japanners en Koreanen, overal streng werd gecontroleerd. Hij zei daarbij te hopen dat Vietnam zich zodanig zal ontwikkelen dat ook haar burgers overal gerespecteerd zullen worden. De staatsmedia beperkten zich tot de quote dat de kardinaal zich voor zijn paspoort schaamt.
De voorbije weken zijn de staatsmedia er een paar keer op betrapt valse getuigenissen te hebben weergegeven van zogenaamde katholieken die kritiek zouden hebben op de gebedswakes. (KN)
(Việt Nam đàn áp làm gia tăng sự hiệp nhất trong Giáo Hội)
geplaatst: woensdag, 24 september 2008
De aanhoudende pogingen van de Vietnamese overheid om het katholieke verzet te breken versterkt de eenheid onder de katholieken in het land, meldt AsiaNews. Desinformatie, intimidatie, arrestaties en geweld van de kant van de autoriteiten hebben tot nu toe niet het gewenste effect gehad. Nog altijd blijven gelovigen massaal bijeenkomen voor gbedswakes bij twee voormalige kerkelijke eigendommen: de vroegere pauselijke nuntiatuur en een stuk grond dat bij de parochie van Thai Ha behoort. Sinds vorig jaar duidelijk werd dat de in 1954 geannexeerde grond ondanks jarenlange vergeefse verzoeken om teruggave bebouwd zou gaan worden, eist de Kerk haar eigendommen publiek terug.
Praktisch alle bisdommen van noordelijk Vietnam hebben meermaals hun solidariteit betuigd met de biddende demonstranten, waar inmiddels ook tientallen bisschoppen aan hebben deelgenomen.
In een brief aan de gelovigen van Ho Chi Minh-Stad neemt kardinaal Jean-Baptiste Pham Minh Man het op voor zijn collega in Hanoi, wiens woorden door de staatsmedia volkomen uit hun verband zijn gerukt in een poging hem te demoniseren. Zo had kardinaal Joseph Ngo Quang Kiet gezegd zich bij buitenlandse reizen te “schamen” voor zijn Vietnamese paspoort omdat hij, anders dan Japanners en Koreanen, overal streng werd gecontroleerd. Hij zei daarbij te hopen dat Vietnam zich zodanig zal ontwikkelen dat ook haar burgers overal gerespecteerd zullen worden. De staatsmedia beperkten zich tot de quote dat de kardinaal zich voor zijn paspoort schaamt.
De voorbije weken zijn de staatsmedia er een paar keer op betrapt valse getuigenissen te hebben weergegeven van zogenaamde katholieken die kritiek zouden hebben op de gebedswakes. (KN)
Pro-government mob attacks Catholic demonstrators in Hanoi
Catholic News Agency
05:02 26/09/2008
Sep 25, 2008 / 07:09 pm (CNA).- Hundreds of Catholic protestors seeking the return of a former papal nunciature confiscated by the communist government were attacked on Thursday afternoon in a confrontation with youths, military veterans, and members of other communist associations.
The pro-government gang chased protestors from the area and then gathered at the gate of the Archbishop of Hanoi’s office, yelling communist slogans and calling for the head of the archbishop, whom they accused of treason.
The incident comes just one week after a letter written by several U.S. Congressmen asked the Vietnamese government to respect peaceful protests and the rights of free speech and religious expression.
During the 4 p.m. Thursday clash, priests and the staff of the Hanoi archbishopric withdrew inside the office and closed all the doors. Fr. J.B. An Dang tells CNA that the hundreds of nearby police and government officials who were securing the demolition of the former papal nunciature did nothing to help the Catholics.
Some of the police and government officials reportedly helped the attackers destroy an iron cross protestors had erected at the site in January.
The pro-government forces also placed a statue of the Pieta in a truck to be carried away. Protesters had wheeled the statue onto the Nunciature grounds during their first vigil right before Christmas 2007. The statue had been located at the disputed property before it was seized by the communists in 1959.
Some protestors ran into the nearby St. Joseph’s Cathedral, where they continuously rang the bells to ask for help from nearby parishes.
Once the bells were rung, police urged the pro-government mob to withdraw to avoid conflict with Catholics who were rushing to the site. The truck with the Pieta statue then drove away.
“When I rushed to the site, they carried the statue away. I asked police here why they let this happen,” said Hanoi priest Fr. Joseph Nguyen, J.B. An Dang reports.
“One police man attributed the actions to the ‘fury of people,’ and told me he was instructed not to interfere with anyone who wanted to protect the state.”
The priest expressed concern about the actions of Nguyen The Thao, Chairman of the People’s Committee of Hanoi City.
“In these days, Nguyen The Thao keeps depicting Catholics as a source of perils and keeps urging people to protect the regime,” he said.
Thao has reportedly taken out of context the words of Archbishop of Hanoi, questioning the prelate’s patriotism in what Fr. An Dang calls “an obvious attempt to deceive and incite socially negative sentiments against him and the Church.”
On Wednesday Fr. Nguyen The Hien of Hanoi Redemptorist Monastery went to the People’s Committee to protest both its warning against Redemptorist priests and its plans to convert the disputed nunciature at the park.
“According to current land law, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” he asked, calling on the committee to respect the law.
J.B. An Dang tells CNA that as of 7 p.m. Hanoi time on Thursday, thousands of Catholics had gathered at the nunciature to protest the attacks against the demonstrators and the archbishop’s office.
Police standing by |
Pro-government forces rallying in Hanoi |
The incident comes just one week after a letter written by several U.S. Congressmen asked the Vietnamese government to respect peaceful protests and the rights of free speech and religious expression.
During the 4 p.m. Thursday clash, priests and the staff of the Hanoi archbishopric withdrew inside the office and closed all the doors. Fr. J.B. An Dang tells CNA that the hundreds of nearby police and government officials who were securing the demolition of the former papal nunciature did nothing to help the Catholics.
Some of the police and government officials reportedly helped the attackers destroy an iron cross protestors had erected at the site in January.
The pro-government forces also placed a statue of the Pieta in a truck to be carried away. Protesters had wheeled the statue onto the Nunciature grounds during their first vigil right before Christmas 2007. The statue had been located at the disputed property before it was seized by the communists in 1959.
Some protestors ran into the nearby St. Joseph’s Cathedral, where they continuously rang the bells to ask for help from nearby parishes.
Once the bells were rung, police urged the pro-government mob to withdraw to avoid conflict with Catholics who were rushing to the site. The truck with the Pieta statue then drove away.
“When I rushed to the site, they carried the statue away. I asked police here why they let this happen,” said Hanoi priest Fr. Joseph Nguyen, J.B. An Dang reports.
“One police man attributed the actions to the ‘fury of people,’ and told me he was instructed not to interfere with anyone who wanted to protect the state.”
The priest expressed concern about the actions of Nguyen The Thao, Chairman of the People’s Committee of Hanoi City.
“In these days, Nguyen The Thao keeps depicting Catholics as a source of perils and keeps urging people to protect the regime,” he said.
Thao has reportedly taken out of context the words of Archbishop of Hanoi, questioning the prelate’s patriotism in what Fr. An Dang calls “an obvious attempt to deceive and incite socially negative sentiments against him and the Church.”
On Wednesday Fr. Nguyen The Hien of Hanoi Redemptorist Monastery went to the People’s Committee to protest both its warning against Redemptorist priests and its plans to convert the disputed nunciature at the park.
“According to current land law, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” he asked, calling on the committee to respect the law.
J.B. An Dang tells CNA that as of 7 p.m. Hanoi time on Thursday, thousands of Catholics had gathered at the nunciature to protest the attacks against the demonstrators and the archbishop’s office.
Redemptorists slam dishonesty and unlawful deeds of state officials
J.B. An Dang
05:48 26/09/2008
After fake priests presented on state media, a nameless beggar paid to claim to be Christian, a dead interviewed to criticize the Church, false statements attributed to a judge and a priest, words of an archbishop tailored and took out of context, now comes “agreed nothing” altered to “agreed everything”. In two separate letters, Hanoi Redemptorists bring to the light the dishonesty of a Religious Affair officials and unlawful deeds of the city’s committee.
Pham Xuan Tien, the chief of Hanoi’s Religious Affairs Department told lies when stated that Hanoi Redemptorists had “confessed” that they committed “two sins against the government”: “having religious activities outside worship premise”, and “having unregistered religious activities”. The statement 88/TB-BTG-NVH “distorted the truth”, Redemptorists wrote in a rebuttal dated Sep. 25, 2008.
Tien’s statement, printed on most state-controlled newspaper on Wednesday, went further stating that as a result of the two said “sins”, the Redemptorists agreed a third point containing the confession of “having violated sessions 9, 12, 15, and 25 of the Ordinance on Belief and Religion; and sessions 2, 21, 26, and 27 of the Decree 22/2005/ND-CP released on March 01, 2005.”
Fr. Joseph Nguyen Van That, who signed the rebuttal to Hanoi People’s Committee, stated that: “It is true that we, priests and representatives of parishioners, had a meeting with Mr. Tien and the delegation of Hanoi’s Religious Affairs Department at 16:30 on Sep. 22, 2008 at the meeting room of Hanoi Redemptorist Monastery – Thai Ha parish. But, we never agreed with any point stated on the statement 88/TB-BTG-NVH dated Sep. 23, 2008. The statement 88/TB-BTG-NVH completely distorted the truth saying that we ‘agree everything’”.
Changing “agreed nothing” to “agreed everything” is a blatant lie, said the protest letter. The incident is another dramatic testimony of how Vietnam government has distorted words of Catholic clergy in Hanoi.
In another protest letter, sent to the People’s Committee of Hanoi city, Fr. Vu Khoi Phung, superior of Thai Ha monastery accused the committee of disobedience state’s Law on Complaint and Denunciation.
According to the letter, since 1996, Redemptorists and their parishioners had repeatedly sent petitions to the government asking for the requisition of their land. All had gone to deaf ears, until recently when they got a letter from Vu Hong Khanh, deputy chairman of the city committee. Khanh rejected their petition by the Order 2476 dated July 3, 2008.
“The session 2 of the Order 2476 stated that ‘This is the first decision for the complaint’,” Fr. Matthew Vu wrote.
Later, “On Aug. 28, our monastery received the communiqué 680/UBND-NNDC of Hanoi People’s Committee urging us to elaborate more documents... to support our claim. It was interpreted that the committee agreed to dialogue with us on the dispute.”
“We had been waiting for a reasonable and legitimate reply from Hanoi People’s Committee, then suddenly, we were invited to the People’s Committee of Dong Da district to hear the announcement of the plan to convert the lot at 178 Nguyen Luong Bang [the disputed land] to a park.”
“We really surprised to learn that the city’s committee decided to build a park at 178 Nguyen Luong Bang despite law and procedure concerning Complaint and Denunciation.”
Fr. Joseph Nguyen Van That, explained during a meeting on Wednesday with the city committee’s officials that:
“According to current state’s Law on Complaint and Denunciation, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” he asked, calling on the committee to respect the law.
Fr. Matthew Vu, and all 13 other priests of Hanoi Redemptorists Monastery asked Hanoi People’s Committee “to take state’s Law on Complaint and Denunciation seriously; stop the conversion project at 178 Nguyen Luong Bang..; solve the dispute in full compliance with law and procedure of Complaint and Denunciation” and finally “return the disputed land for us to use in religious and charity activities.”
On Thursday, despite of Redemptorists’ protest, construction workers backed by hundreds police started bulldozing the land.
Construction workers started bulldozing the land |
Thousands of protestors pray at Thai Ha church |
Tien’s statement, printed on most state-controlled newspaper on Wednesday, went further stating that as a result of the two said “sins”, the Redemptorists agreed a third point containing the confession of “having violated sessions 9, 12, 15, and 25 of the Ordinance on Belief and Religion; and sessions 2, 21, 26, and 27 of the Decree 22/2005/ND-CP released on March 01, 2005.”
Fr. Joseph Nguyen Van That, who signed the rebuttal to Hanoi People’s Committee, stated that: “It is true that we, priests and representatives of parishioners, had a meeting with Mr. Tien and the delegation of Hanoi’s Religious Affairs Department at 16:30 on Sep. 22, 2008 at the meeting room of Hanoi Redemptorist Monastery – Thai Ha parish. But, we never agreed with any point stated on the statement 88/TB-BTG-NVH dated Sep. 23, 2008. The statement 88/TB-BTG-NVH completely distorted the truth saying that we ‘agree everything’”.
Changing “agreed nothing” to “agreed everything” is a blatant lie, said the protest letter. The incident is another dramatic testimony of how Vietnam government has distorted words of Catholic clergy in Hanoi.
In another protest letter, sent to the People’s Committee of Hanoi city, Fr. Vu Khoi Phung, superior of Thai Ha monastery accused the committee of disobedience state’s Law on Complaint and Denunciation.
According to the letter, since 1996, Redemptorists and their parishioners had repeatedly sent petitions to the government asking for the requisition of their land. All had gone to deaf ears, until recently when they got a letter from Vu Hong Khanh, deputy chairman of the city committee. Khanh rejected their petition by the Order 2476 dated July 3, 2008.
“The session 2 of the Order 2476 stated that ‘This is the first decision for the complaint’,” Fr. Matthew Vu wrote.
Later, “On Aug. 28, our monastery received the communiqué 680/UBND-NNDC of Hanoi People’s Committee urging us to elaborate more documents... to support our claim. It was interpreted that the committee agreed to dialogue with us on the dispute.”
“We had been waiting for a reasonable and legitimate reply from Hanoi People’s Committee, then suddenly, we were invited to the People’s Committee of Dong Da district to hear the announcement of the plan to convert the lot at 178 Nguyen Luong Bang [the disputed land] to a park.”
“We really surprised to learn that the city’s committee decided to build a park at 178 Nguyen Luong Bang despite law and procedure concerning Complaint and Denunciation.”
Fr. Joseph Nguyen Van That, explained during a meeting on Wednesday with the city committee’s officials that:
“According to current state’s Law on Complaint and Denunciation, we have the chance to protest the government decisions up to three times. And after that if our petition is still rejected we still have another chance to solve the dispute at a court. Why did you announce the decision to convert it into a park when we have only been rejected for the first time, and we are still protesting lawfully?” he asked, calling on the committee to respect the law.
Fr. Matthew Vu, and all 13 other priests of Hanoi Redemptorists Monastery asked Hanoi People’s Committee “to take state’s Law on Complaint and Denunciation seriously; stop the conversion project at 178 Nguyen Luong Bang..; solve the dispute in full compliance with law and procedure of Complaint and Denunciation” and finally “return the disputed land for us to use in religious and charity activities.”
On Thursday, despite of Redemptorists’ protest, construction workers backed by hundreds police started bulldozing the land.
In Hanoi thugs again in action in front of archbishop’s office
Asia-News
07:19 26/09/2008
An iron cross erected in the garden of the former apostolic delegation is destroyed. Redemptorists demand respect for the law. US Commission on International Religious Freedom calls on the State Department to place again Vietnam on its worst offenders list.
Hanoi (AsiaNews) – A new attack was carried out yesterday afternoon against Catholics praying in front of the compound that once housed the apostolic delegation. This time government thugs reached the front entrance of the archbishop’s office, shouting slogans and calling for Ngo Quang Kiet’s head. An iron cross on the property was destroyed and a statue of the Pietà, which was in the building before it was seized by the authorities in 1959, was taken away.
The thugs (in photo wearing a blue overall) arrived at 4 pm. Following a well-established Stalinist scenario state-owned buses delivered youth, military veterans and other communist associations to express what one agent called “the fury of people” against Catholics, especially the archbishop.
Nguyen The Thao, chairman of the capital’s People’s Committee (City Hall), described Catholics as “a danger”, calling on the people to defend the state.
Once on site the bully-boys playing out their role in this tragic comedy threw themselves at the Catholics at prayer, and then moved to the nearby archbishop’s office, shouting slogans against the archbishop and in praise of Communism.
In the building priests and employees locked down the doors as police, out in large numbers, stood idly by. Some agents even helped the mob destroy the iron cross erected in January in the former delegation’s garden and wheel away the statue of the Pietà that was in the building.
Some Catholics found refuge in St Joseph Cathedral where they rang the bell to call for help from the faithful in nearby parishes.
Only then did police order the thugs away to avoid a clash with the people who were rushing to the site.
In a development on the legal front, on Wednesday Fr Nguyen The Hien of the Hanoi Redemptorist Monastery went to People’s Committee to demand respect for the law.
“According to the current law, there are three legal recourses against the authorities’ decisions. After that if our petition is still rejected we can go to court. Why,” he told the authorities, “did you announce the decision to convert the disputed property into a park when only our first recourse was rejected and we can still proceed lawfully?”
From the United States comes a report that the Commission on International Religious Freedom, which monitors religious freedom, has called on the State Department to put Vietnam on its worst offenders list and on the government of Vietnam to “free immediately” human rights activists and Catholic believers unjustly imprisoned.
Police standing by |
Pro-government forces rallying in Hanoi |
The thugs (in photo wearing a blue overall) arrived at 4 pm. Following a well-established Stalinist scenario state-owned buses delivered youth, military veterans and other communist associations to express what one agent called “the fury of people” against Catholics, especially the archbishop.
Nguyen The Thao, chairman of the capital’s People’s Committee (City Hall), described Catholics as “a danger”, calling on the people to defend the state.
Once on site the bully-boys playing out their role in this tragic comedy threw themselves at the Catholics at prayer, and then moved to the nearby archbishop’s office, shouting slogans against the archbishop and in praise of Communism.
In the building priests and employees locked down the doors as police, out in large numbers, stood idly by. Some agents even helped the mob destroy the iron cross erected in January in the former delegation’s garden and wheel away the statue of the Pietà that was in the building.
Some Catholics found refuge in St Joseph Cathedral where they rang the bell to call for help from the faithful in nearby parishes.
Only then did police order the thugs away to avoid a clash with the people who were rushing to the site.
In a development on the legal front, on Wednesday Fr Nguyen The Hien of the Hanoi Redemptorist Monastery went to People’s Committee to demand respect for the law.
“According to the current law, there are three legal recourses against the authorities’ decisions. After that if our petition is still rejected we can go to court. Why,” he told the authorities, “did you announce the decision to convert the disputed property into a park when only our first recourse was rejected and we can still proceed lawfully?”
From the United States comes a report that the Commission on International Religious Freedom, which monitors religious freedom, has called on the State Department to put Vietnam on its worst offenders list and on the government of Vietnam to “free immediately” human rights activists and Catholic believers unjustly imprisoned.
L’episcopato vietnamita difende l’operato del vescovo di Hanoi
Asia-News
12:10 26/09/2008
In risposta al presidente del Comitato popolare della capitale che ne chiedeva la severa punizione e l’allontanamento, la Conferenza episcopale afferma che mons. Kiet “non ha fatto nulla contro la vigente norma canonica”. Una dichiarazione evidenzia i problemi del Paese.
Xuan Loc (AsiaNews) - L’arcivescovo di Hanoi, mons. Ngo Quang Kiet (nella foto) ed i sacerdoti della parrocchia di Thai Ha “non hanno fatto nulla contro la vigente legge canonica della Chiesa”: è secca e senza tentennamenti la risposta che la Conferenza dei vescovi vietnamiti ha dato al presidente del Comitato popolare (municipio) di Hanoi, Nguyen The Thao, che aveva chiesto “una severa punizione” e “l’allontanamento” di mons. Ngo Quang Kiet.
E’ stata resa nota oggi la dichiarazione dei vescovi vietnamiti, a firma del presidente della Conferenza episcopale, mons. Peter Nguyen Van Nhon, diffusa al termine dell’annuale assemblea dell’episcopato, che si conclude oggi.
La nota inviata anche al presidente della Repubblica ed al primo ministro, risponde ad una lettera di Thao, datata 23 settembre, nella quale si accusano vescovo e religiosi di “incitare disordini, accusare falsante il governo, disgregare la nazione, violare e ridicolizzare la legge ed istigare altri a violarla”. I quattro sacerdoti dei quali Thao fa i nomi sono gli stessi che lo stesso presidente del Comitato popolare di Hanoi ha “ammonito”.
L’episcopato vietnamita, in un’altra dichiarazione, evidenzia altri problemi del Vietnam, come gli ingiusti espropri di beni di individui e di chiese, la sfrontatezza della corruzione che pervade il Paese, l’ingiustizia contro il debole ed i credenti, la repressione contro la gente e le religioni, l’abuso della forza da parte delle autorità e la disonestà dei media statali.
Xuan Loc (AsiaNews) - L’arcivescovo di Hanoi, mons. Ngo Quang Kiet (nella foto) ed i sacerdoti della parrocchia di Thai Ha “non hanno fatto nulla contro la vigente legge canonica della Chiesa”: è secca e senza tentennamenti la risposta che la Conferenza dei vescovi vietnamiti ha dato al presidente del Comitato popolare (municipio) di Hanoi, Nguyen The Thao, che aveva chiesto “una severa punizione” e “l’allontanamento” di mons. Ngo Quang Kiet.
E’ stata resa nota oggi la dichiarazione dei vescovi vietnamiti, a firma del presidente della Conferenza episcopale, mons. Peter Nguyen Van Nhon, diffusa al termine dell’annuale assemblea dell’episcopato, che si conclude oggi.
La nota inviata anche al presidente della Repubblica ed al primo ministro, risponde ad una lettera di Thao, datata 23 settembre, nella quale si accusano vescovo e religiosi di “incitare disordini, accusare falsante il governo, disgregare la nazione, violare e ridicolizzare la legge ed istigare altri a violarla”. I quattro sacerdoti dei quali Thao fa i nomi sono gli stessi che lo stesso presidente del Comitato popolare di Hanoi ha “ammonito”.
L’episcopato vietnamita, in un’altra dichiarazione, evidenzia altri problemi del Vietnam, come gli ingiusti espropri di beni di individui e di chiese, la sfrontatezza della corruzione che pervade il Paese, l’ingiustizia contro il debole ed i credenti, la repressione contro la gente e le religioni, l’abuso della forza da parte delle autorità e la disonestà dei media statali.
越南主教团坚决支持维护河内总主教的行动
Asia-News
12:10 26/09/2008
越南主教团回应河内市人大主任要求严惩、撤消吴光杰总主教的声明,指出吴总主教“没有任何违背教会法典的行为”。主教团发表声明强调国家存在的问题
春禄(亚洲新闻)—河内总主教区吴光杰总主教以及太河堂区教友“没有任何违背教会法典的行为”。由此,越南主教团严词驳斥了首都市人大主任要求严惩总主教、撤消总主教的言论。
今天,在春禄教区闭幕的越南主教团年度全体大会上,发表了主教团主席阮文仁蒙席于九月二十三日签署的声明。
这份声明已同时转发给越南社会主义共和国国家主席及政府总理。日前,河内市人大主任公开指责吴总主教和赎主会士们“煽动骚乱、污蔑政府、分裂国家、践踏和违法国家法律、并煽动他人违法”。市人大主任提到的四位司铎,还遭到了市人民委员会的“警告”。
越南主教团在另一份声明中,突出强调了越南存在的问题,如非法占据私人财产、圣堂、腐败泛滥、不公正地对待弱势的信徒、压制平民和教会人士、当局滥用职权、官方媒体不顾事实歪曲报道等。
春禄(亚洲新闻)—河内总主教区吴光杰总主教以及太河堂区教友“没有任何违背教会法典的行为”。由此,越南主教团严词驳斥了首都市人大主任要求严惩总主教、撤消总主教的言论。
今天,在春禄教区闭幕的越南主教团年度全体大会上,发表了主教团主席阮文仁蒙席于九月二十三日签署的声明。
这份声明已同时转发给越南社会主义共和国国家主席及政府总理。日前,河内市人大主任公开指责吴总主教和赎主会士们“煽动骚乱、污蔑政府、分裂国家、践踏和违法国家法律、并煽动他人违法”。市人大主任提到的四位司铎,还遭到了市人民委员会的“警告”。
越南主教团在另一份声明中,突出强调了越南存在的问题,如非法占据私人财产、圣堂、腐败泛滥、不公正地对待弱势的信徒、压制平民和教会人士、当局滥用职权、官方媒体不顾事实歪曲报道等。
Vietnam Local Church Wants Archbishop Understood Correctly In Land Dispute
UCAN
13:33 26/09/2008
BANGKOK (UCAN) -- Priests in Ha Noi have asked state-run media to stop spreading false information against their leader and Catholics in general.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi and his priests met Ha Noi city authorities on the morning of Sept. 20. Two state-run television channels later quoted Archbishop Kiet as having said at the meeting: "We have traveled to many foreign countries. We feel ashamed of our Vietnamese passports."
In those reports, local authorities accused the archbishop of not taking pride in the nation and wondered whether Catholics could trust him. They also accused the Church leader of making illegitimate requests for the return of Church properties.
The meeting came one day after government authorities on Sept. 19 suddenly began building a flower garden on the grounds of the former apostolic nunciature and began to repair the building for use as a library.
Hundreds of local policemen, mobile units and plainclothes security officials have erected iron barriers blocking off the former nunciature. Some security officials also stand guard along the street, while others patrol the area with guard dogs.
Workers have been working all day and night at the site, and local media reported the project would be finished this week.
In a letter dated Sept. 21 to Vietnam Television, Ha Noi-based Radio and Television, and city officials, Father Anthony Pham Van Dung, on behalf of local priests, said the two channels had broadcast "untrue reports" on Archbishop Kiet's statement at the meeting. Local newspapers also quoted from the television reports.
Archbishop Kiet's statement "was truncated and separated from its context by you so as to... slander the archbishop and comment about him in an offensive way," Father Dung noted.
The Vietnamese Catholic bishops' website posted the full text of Archbishop Kiet's statement. In it the remarks cited in the news reports read: "We travel to many foreign countries. We feel ashamed of our Vietnamese passports, which are always scrutinized by others. We are very sad. We wish our country would become a power.... Japanese go everywhere and no one examines their passports [in this way]. We also wish our country would develop... so that we can be respected by others in places we visit."
Father Dung said Archbishop Kiet's statement shows he wants to have dialogue, to build national solidarity and develop the country to become as strong as other countries. Statements from Archbishop Kiet and priests at the meeting were documented on audio and video by authorities as well as Church representatives, he added.
Father Dung said local priests suggested local media officials should apologize in writing to Archbishop Kiet and the Catholic community, and retract their false reports. Local priests also asked local media to stop publishing wrong and distorted information about the archbishop, as "you have done so far" in the nunciature dispute.
Archbishop Kiet told government authorities at the meeting that they have not presented the local Church with any legal papers saying they confiscated the nunciature or that they gave it over to a government body.
The Church leader said his archdiocese petitioned the government 15 times and the Vietnamese bishops also sent many petitions to authorities for the building's return. "Our aspirations have never been fulfilled," he noted.
Archbishop Kiet insisted the local Church does not cause the government trouble but "raises the voice of justice."
The Church has not asked for the return of 95 facilities confiscated in the past by local governments that are now used for the people's benefit as schools or hospitals. The Church only asks for the return of facilities used for business purposes, he explained.
Archbishop Kiet noted the former nunciature had been used as a discotheque and business place, with signs at one time that a shopping center might be opened there. Earlier this year, thousands of local Catholics occupied the premises but left it after the government promised to return it to the local Church.
"We eagerly want to develop national unity," the prelate stated.
Admitting that the government has created better conditions for the local Church in recent years, the archbishop observed this "remains an asking-granting mechanism."
Rather, he said, "religion is a right people enjoy" and the government has the responsibility to create conditions for this. "Religious freedom is a right, not an asking-granting thing," he stated.
Bishops and priests from Bac Ninh, Ban Me Thuot, Hai Phong, Hung Hoa, Lang Son, Thai Binh, Thanh Hoa and Vinh dioceses have sent letters of solidarity to Archbishop Kiet. Thousands of Catholics from many parishes in Ha Noi archdiocese gathered and prayed peacefully outside the former nunciature on Sept. 21.
(Source: UCAN, September 25, 2008)
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi and his priests met Ha Noi city authorities on the morning of Sept. 20. Two state-run television channels later quoted Archbishop Kiet as having said at the meeting: "We have traveled to many foreign countries. We feel ashamed of our Vietnamese passports."
In those reports, local authorities accused the archbishop of not taking pride in the nation and wondered whether Catholics could trust him. They also accused the Church leader of making illegitimate requests for the return of Church properties.
The meeting came one day after government authorities on Sept. 19 suddenly began building a flower garden on the grounds of the former apostolic nunciature and began to repair the building for use as a library.
Hundreds of local policemen, mobile units and plainclothes security officials have erected iron barriers blocking off the former nunciature. Some security officials also stand guard along the street, while others patrol the area with guard dogs.
Workers have been working all day and night at the site, and local media reported the project would be finished this week.
In a letter dated Sept. 21 to Vietnam Television, Ha Noi-based Radio and Television, and city officials, Father Anthony Pham Van Dung, on behalf of local priests, said the two channels had broadcast "untrue reports" on Archbishop Kiet's statement at the meeting. Local newspapers also quoted from the television reports.
Archbishop Kiet's statement "was truncated and separated from its context by you so as to... slander the archbishop and comment about him in an offensive way," Father Dung noted.
The Vietnamese Catholic bishops' website posted the full text of Archbishop Kiet's statement. In it the remarks cited in the news reports read: "We travel to many foreign countries. We feel ashamed of our Vietnamese passports, which are always scrutinized by others. We are very sad. We wish our country would become a power.... Japanese go everywhere and no one examines their passports [in this way]. We also wish our country would develop... so that we can be respected by others in places we visit."
Father Dung said Archbishop Kiet's statement shows he wants to have dialogue, to build national solidarity and develop the country to become as strong as other countries. Statements from Archbishop Kiet and priests at the meeting were documented on audio and video by authorities as well as Church representatives, he added.
Father Dung said local priests suggested local media officials should apologize in writing to Archbishop Kiet and the Catholic community, and retract their false reports. Local priests also asked local media to stop publishing wrong and distorted information about the archbishop, as "you have done so far" in the nunciature dispute.
Archbishop Kiet told government authorities at the meeting that they have not presented the local Church with any legal papers saying they confiscated the nunciature or that they gave it over to a government body.
The Church leader said his archdiocese petitioned the government 15 times and the Vietnamese bishops also sent many petitions to authorities for the building's return. "Our aspirations have never been fulfilled," he noted.
Archbishop Kiet insisted the local Church does not cause the government trouble but "raises the voice of justice."
The Church has not asked for the return of 95 facilities confiscated in the past by local governments that are now used for the people's benefit as schools or hospitals. The Church only asks for the return of facilities used for business purposes, he explained.
Archbishop Kiet noted the former nunciature had been used as a discotheque and business place, with signs at one time that a shopping center might be opened there. Earlier this year, thousands of local Catholics occupied the premises but left it after the government promised to return it to the local Church.
"We eagerly want to develop national unity," the prelate stated.
Admitting that the government has created better conditions for the local Church in recent years, the archbishop observed this "remains an asking-granting mechanism."
Rather, he said, "religion is a right people enjoy" and the government has the responsibility to create conditions for this. "Religious freedom is a right, not an asking-granting thing," he stated.
Bishops and priests from Bac Ninh, Ban Me Thuot, Hai Phong, Hung Hoa, Lang Son, Thai Binh, Thanh Hoa and Vinh dioceses have sent letters of solidarity to Archbishop Kiet. Thousands of Catholics from many parishes in Ha Noi archdiocese gathered and prayed peacefully outside the former nunciature on Sept. 21.
(Source: UCAN, September 25, 2008)
Vatican receives ownership of Warsaw Nunciature
Poland News
15:27 26/09/2008
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ CTTĐ/VN Arlington, Virginia cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình
Như Mai
22:41 26/09/2008
Giáo xứ CTTĐ/VN Arlington, Virginia cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình
Arlington, VA, ngày 26/9/2008: Chiều ngày Thứ Sáu 26/92008,lúc 7 giờ tối, tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA đã tổ chức một thánh lễ và một cuộc rước đèn cầy và đọc Kinh Chuỗi Tôn Kính Lòng Thương Xót Chúa để cầu nguyện cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam.
Trong thánh lễ với cha chủ tế là Linh Mục Nguyễn Đức Vượng, chánh xứ, và hai cha phó tế là Linh Mục Ngô Văn Thích và Phó Quốc Luân, có khoảng 700 giáo dân tham dự.
Cha chủ tế đọc lời nguyện nhập lễ như sau: “Lạy Chúa, Chúa đã mặc khải cho nhân loại rằng những ai xây dựng hòa bình sẽ được phúc gọi là con cái Chúa. Xin giúp chúng con luôn kiếm tìm công lý Chúa đã dạy vì chỉ có thế, chúng con mới được hưởng một nền hòa bình đích thực và trường cửu."
Trong lời nguyện giáo dân cộng đoàn đã cầu nguyện xin Chúa ban ơn soi sáng, nâng đỡ và tăng sức cho hàng Giáo Phẩm Việt Nam, các giáo sĩ, tu sĩ và toàn thể dân Chúa, cách đặc biệt cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, được luôn kiên trung, nhiệt thành làm chứng tá tình yêu thương của Đức Kitô trong giai đoạn khó khăn thử thách này. Cộng đoàn cũng xin cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, nhất là tại quê hương Việt Nam, luôn thực thi công lý, hòa bình và nhân quyền để muôn dân được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc. (Các lời nguyện do LM Nguyễn Thanh Châu biên soạn)
Sau thánh lễ mặc dầu trời mưa, toàn thể cộng đoàn đã thắp nến đi rước trong khuôn viên bãi đậu xe đến đài Đức Mẹ La Vang để cầu nguyện cho quốc thái dân an. Cha xứ đã hướng dẫn cộng đoàn lần chuỗi Tôn Kính Lòng Thương Xót Chúa trong khi rước để cầu nguyện cho công lý và hòa bình.
Phần Lời Chúa trong chục thứ hai có câu trích trong TV 9, 8-11: “Về phần Chúa, CHÚA ngự trị ngàn đời, Người lập toà xét xử. Người xét xử thế giới theo lẽ công minh, cai trị muôn dân theo đường chính trực. CHÚA là thành che chở người bị áp bức, là thành che chở trong những lúc ngặt nghèo."
Và Lời Chúa trong chục thứ năm được trích trong Is 9, 1-6: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Ma-đi-an. Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu sẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa.
Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận cho ngai vàng và vương quốc của vua Đa-vít. Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố vững bền trên nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời. Vì yêu thương nồng nhiệt, ĐỨC CHÚA các đạo binh sẽ thực hiện điều đó."
Sau khi hát Thánh Ca Kinh Hòa Bình, cha phó Thích đã đọc Lời Nguyện Cầu Cho Quê Hương Việt Nam: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, xưa Chúa đã vâng theo ý Đức Chúa Cha trong tâm tình khiêm nhu và can đảm, nhất là với tình yêu bao la vô bờ bến, để tiến bước trên con đường khổ giá, chấp nhận bao đau đớn và chết nhục nhã trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại. Chúa đã chiến thắng sự chết, kẻ thù cuối cùng của nhân loại, và đã sống lại trong vinh quang để chúng con được hưởng niềm hy vọng chia sẻ sự sống vinh cửu ấy.
Như Chúa đã xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần đến với các thánh tông đồ và Chúa đã sai các ngài đi rao giảng Tin Mừng, Chúa cũng đã gọi chúng con làm môn đệ, và sai chúng con đi, cho chúng con được vinh dự bước theo Chúa để tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Chúa. Lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa vẫn luôn đồng hành với chúng con trên cuộc hành trình đức tin, một hành trình bước trên đường thập giá. Xin Chúa luôn ở bên cạnh, để nâng đỡ, chở che, ủi an, và tăng sức mạnh để chúng con có thể chu toàn trọng trách của mình trước những thử thách của cuộc sống.
Đặc biệt, xin Chúa hiện diện, ban sức mạnh và ơn khôn ngoan cho các Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, các giáo sĩ, tu sĩ và toàn thể dân Chúa tại Việt Nam, cách riêng chúng con nài xin Chúa giữ gìn và ban ơn can đảm cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Tổng Giáo Phận Hà Nội, để họ trở nên những chứng tá trung kiên của Chúa trong cơn thử thách này. Xin cho công lý và hòa bình được thực thi và triển nở trên quê hương Việt Nam chúng con. Xin Chúa soi sáng và hướng dẫn tất cả những người có trách nhiệm nhận thức được vai trò và bổn phận của mình để cùng đóng góp nỗ lực cho mục đích xây dựng một tương lai tươi sáng cho quê hương và dân tộc, và đặc biệt cho sự phát triển của Nước Chúa trên quê hương Việt Nam dấu yêu. Xin cho chúng con luôn nhiệt thành làm chứng tá cho tình bác ái của Đức Kitô, Đấng hằng sống và hiển trị đến muôn đời. Amen." (Lời cầu nguyện cho quê hương trích từ sưu tập của Lm. Trần Công Minh)
Cha Phó vừa đọc vừa thổn thức vì cảm động làm cho nhiều người khác cũng khóc theo giữa lúc trời mưa nặng hạt dường như Trời cũng khóc theo.
Bài Thánh Ca Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam được hát đi hát lại ba lần càng gây thêm nhiều cảm xúc trong cộng đoàn.
Cha Vượng, cha Luân và cha Thích trước Thánh Lễ |
Ba cha va các em giúp lễ |
Cha xứ hướng dẫn đoàn rước |
Giáo dân đi theo đoàn rước |
Một số ca viên đứng hát trong lúc rước nến |
Một số các cụ đứng đọc kinh dưới mưa |
Cha Vượng và cha Thích trước Đài Đức Mẹ La Vang |
Hai cha và cộng đoàn dưới mưa |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Văn thư xuyên tạc của Ban Tôn Giáo Hà Nội
Ban Tôn Giáo Hà Nội
07:29 26/09/2008
Văn thư phản bác của DCCT chống lại xuyên tạc của Ban Tôn Giáo Hà Nội
DCCT Thái Hà
07:30 26/09/2008
Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay
+ GM Nguyễn Văn Nhơn
08:29 26/09/2008
QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội một cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.
I. TÌNH HÌNH
1. Tình hình khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và giáo hội công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Tòa Khâm sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.
2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại một cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.
Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.
II. QUAN ĐIỂM
Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:
1. Trước hết nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào tự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.
2. Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3. Cuối cùng, truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương tương tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi tha thiết mong ước mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.
Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng tay cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Làm tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25.09.2008
TM HĐGM Việt Nam
Chủ tịch
Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội một cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.
I. TÌNH HÌNH
1. Tình hình khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và giáo hội công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Tòa Khâm sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.
2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại một cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.
Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.
II. QUAN ĐIỂM
Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:
1. Trước hết nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào tự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.
2. Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3. Cuối cùng, truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương tương tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi tha thiết mong ước mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.
Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng tay cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Làm tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25.09.2008
TM HĐGM Việt Nam
Chủ tịch
Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Phong trào Cursillo GP. San Jose, California cầu nguyện hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội
Minh Tiến
10:21 26/09/2008
San Jose. - Lúc 9 giờ tối ngày 25-9-2008, trên 300 anh chị em trong Phong Trào Cursillo, Ngành Việt Nam, thuộc Giáo Phận San Jose, California đã quy tụ về nhà nguyện tại Thánh Đường Giáo Xứ Saint Patrick Proto-Cathedral, để tham dự buổi Chầu Mình Thánh Chúa và Thắp Nến cầu nguyện cho công lý và bình an tại tổng giáo phận Hà Nội Việt Nam.
Buổi cầu nguyện đã diễn ra rất trang trọng và cảm động. Mở đầu giờ cầu nguyện, anh chị em nghiêm trang lần chuỗi mân côi kính Đức Mẹ để cầu xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa chở che, dẫn dắt Đức TGM Giuse cùng đòan chiên Chúa taị TGP Hà Nội đang phải trải qua những giờ phút đau thương, do sự bách hại bạo tàn của nhà cầm quyền CSVN. Lời kinh sốt sắng, tha thiết dâng lên Mẹ tìm sự ủi an, che chở. Từ trên bàn thờ ánh mắt Mẹ hiền đăm đăn nhìn xuống đàn con như thẩm bảo: ” Các con hãy vững lòng tin, Mẹ luôn ở với các con và Chuá Giesu, Con Mẹ, sẽ dẫn đưa các con qua mọi hiểm nguy bão tố. Trái Tim Mẹ sẽ thắng. Đừng lo sơ, hỡi các con của Mẹ”
Sau chuỗi Mân Côi, cha linh hướng chia sẻ Lời Chúa. Ngài đã kêu gọi anh chị em hướng lòng về giáo hội Mẹ VN, nơi ấy TGP Hà Nội đang phải trải qua cơn bách hại tàn khốc. Đau lòng thay, nhà cầm quyền CSVN tai Hà Nội đã cố tình xuyên tạc lời nói chân tình của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, để phỉ báng, nhục mạ Ngài cùng các linh mục, tu sĩ trong tổng giáo phận, trong âm mưu gây chia rẽ và hận thù trong dân chúng với những người Công Giáo VN. Hơn lúc nào hết, cha linh hướng kêu mời anh chị em Cursillista phải liên lỉ dâng lời cầu nguyện lên Thày Chí Thánh. Nguyên xin Thày Chí Thánh che chờ và bảo vệ đòan chiên Chúa tại TGP Hà Nội. Cách riêng xin Thày Chí Thánh gìn giữ và soi sáng cho Đức TGM Giuse để Ngài can đảm, không ngoan, sang suốt dẫn dắt con thuyền giáo hội tại TGP Hà Nội qua mọi cơn bão tố hiểm nguy nầy.
Sau đó tât cả anh chi em Cursillista cùng cất lên bài ca tha thiết dâng lên Đức Mẹ, trong khi mọi người trong hang ngũ nghiêm trang tiến lên rước nến sáng trong tay được trang trọng đạt trước bàn thờ Mình Thánh Chúa. Anh chủ tịch Phong Trào, sau đó đã thay mặt cho toàn rhề anh chi em cursillista, tha thiết đọc lời nguyện dâng lên Chúa trong tâm tình hiệp thông trọng vẹn với đức TGM Giuse và Giáo Xứ Thái Hà cùng toàn thể dân Chúa tại TGP Hà Nội.
Cuối cùng, cha linh hướng cung nghinh Thánh Thể Chúa. Giây phút thật linh thiêng. Muôn tâm hồn như chìm đắm trong thinh lẵng, để cùng nhau hướng về Giáo Hội Mẹ trong những giờ phút thử thách nghiêm trọng nầy.
“Lạy Thày Chí Thánh, hơn lúc nào hết, chúng con xin dâng lên Thày lời nguyện xin tha thiết. Xin Thày khấng nhận lời chúng con khẩn thiết nài xin. Xin Thày gìn giữ, che chở đức TGM Giuse khói mọi mưu mô bách hại. Xin Thày gìn giũ các linh mục, tu sĩ tại TGP Hà Nội và tại giáo xứ Thái Hà. Xin cho các Ngài tràn đầy ơn khôn ngoan để dẫn dắt đoàn chiên Chúa trước những mưu mô, qủy kế của kẻ dữ. Chúnh con cũng xin Thày soi lòng, mở trí những người cầm quyền để họ biết nhìn ra sự thật, lẽ phải để đi theo. Chúng con tha thiết nài xin Chúa vì công nghiệp Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen”
Buổi cầu nguyện đã diễn ra rất trang trọng và cảm động. Mở đầu giờ cầu nguyện, anh chị em nghiêm trang lần chuỗi mân côi kính Đức Mẹ để cầu xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa chở che, dẫn dắt Đức TGM Giuse cùng đòan chiên Chúa taị TGP Hà Nội đang phải trải qua những giờ phút đau thương, do sự bách hại bạo tàn của nhà cầm quyền CSVN. Lời kinh sốt sắng, tha thiết dâng lên Mẹ tìm sự ủi an, che chở. Từ trên bàn thờ ánh mắt Mẹ hiền đăm đăn nhìn xuống đàn con như thẩm bảo: ” Các con hãy vững lòng tin, Mẹ luôn ở với các con và Chuá Giesu, Con Mẹ, sẽ dẫn đưa các con qua mọi hiểm nguy bão tố. Trái Tim Mẹ sẽ thắng. Đừng lo sơ, hỡi các con của Mẹ”
Sau chuỗi Mân Côi, cha linh hướng chia sẻ Lời Chúa. Ngài đã kêu gọi anh chị em hướng lòng về giáo hội Mẹ VN, nơi ấy TGP Hà Nội đang phải trải qua cơn bách hại tàn khốc. Đau lòng thay, nhà cầm quyền CSVN tai Hà Nội đã cố tình xuyên tạc lời nói chân tình của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, để phỉ báng, nhục mạ Ngài cùng các linh mục, tu sĩ trong tổng giáo phận, trong âm mưu gây chia rẽ và hận thù trong dân chúng với những người Công Giáo VN. Hơn lúc nào hết, cha linh hướng kêu mời anh chị em Cursillista phải liên lỉ dâng lời cầu nguyện lên Thày Chí Thánh. Nguyên xin Thày Chí Thánh che chờ và bảo vệ đòan chiên Chúa tại TGP Hà Nội. Cách riêng xin Thày Chí Thánh gìn giữ và soi sáng cho Đức TGM Giuse để Ngài can đảm, không ngoan, sang suốt dẫn dắt con thuyền giáo hội tại TGP Hà Nội qua mọi cơn bão tố hiểm nguy nầy.
Sau đó tât cả anh chi em Cursillista cùng cất lên bài ca tha thiết dâng lên Đức Mẹ, trong khi mọi người trong hang ngũ nghiêm trang tiến lên rước nến sáng trong tay được trang trọng đạt trước bàn thờ Mình Thánh Chúa. Anh chủ tịch Phong Trào, sau đó đã thay mặt cho toàn rhề anh chi em cursillista, tha thiết đọc lời nguyện dâng lên Chúa trong tâm tình hiệp thông trọng vẹn với đức TGM Giuse và Giáo Xứ Thái Hà cùng toàn thể dân Chúa tại TGP Hà Nội.
Cuối cùng, cha linh hướng cung nghinh Thánh Thể Chúa. Giây phút thật linh thiêng. Muôn tâm hồn như chìm đắm trong thinh lẵng, để cùng nhau hướng về Giáo Hội Mẹ trong những giờ phút thử thách nghiêm trọng nầy.
“Lạy Thày Chí Thánh, hơn lúc nào hết, chúng con xin dâng lên Thày lời nguyện xin tha thiết. Xin Thày khấng nhận lời chúng con khẩn thiết nài xin. Xin Thày gìn giữ, che chở đức TGM Giuse khói mọi mưu mô bách hại. Xin Thày gìn giũ các linh mục, tu sĩ tại TGP Hà Nội và tại giáo xứ Thái Hà. Xin cho các Ngài tràn đầy ơn khôn ngoan để dẫn dắt đoàn chiên Chúa trước những mưu mô, qủy kế của kẻ dữ. Chúnh con cũng xin Thày soi lòng, mở trí những người cầm quyền để họ biết nhìn ra sự thật, lẽ phải để đi theo. Chúng con tha thiết nài xin Chúa vì công nghiệp Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen”
Sơ kết Hà Nội: hai cái vườn hoa
Thái Hà
10:58 26/09/2008
SƠ KẾT HÀ NỘI: HAI CÁI VƯỜN HOA
1. Giáo dân Hà Nội đã ngăn chặn kịp thời hai khu đất không rơi vào tay tư nhân kinh doanh: một trung tâm thương mại ở số 42 phố Nhà Chung, một chia lô buôn bán trao đổi ở Thái Hà. Đang từ sở hữu của giáo xứ Thái Hà chuyển sang Dệt Thảm Len, từ Dệt Thảm Len sang May Chiến Thắng, rồi hôm nay từ Chiến Thắng sang công ty địa ốc. Người dân sở hữu chẵng hề hay biết, chỉ vì cái nguyên tắc quỷ quái: đất đai là sở hữu của toàn dân. Toàn dân không hay biết chứ một nhóm “đầy tớ” biết rành rẽ và phù phép. Cụ Kiệt đã nói thẳng: “Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước” .
2. Thường thì các phi vụ như vậy, thế nào cũng có mục “lại quả” . Lại quả đậm hay nhạt là tuỳ theo vị trí và diện tích của khu đất. Hai khu đất 42 phố Nhà Chung và Giáo xứ Thái Hà chắc lại quả phải “khẳm” à!
3. Từ đây dẫn đến chia rẽ giữa những nhà cầm quyền: một phe muốn giải quyết âm thầm để ngậm miệng ăn tiền, một phe muốn “dập’ thật mạnh tay để khỏi vỡ lở sang nhũng vụ khác nữa. Cụ Kiệt đã đề cập đến khách sạn Láng Hạ rồi đấy.
4. Càng mạnh tay càng bể, nhất là khi dùng tay bốc mắm tôm vất vào các cụ đang đọc kinh, dùng chân ngáng các cụ già đi cầu nguyện cho té, dùng miệng để nhổ nước bọt và chửi bới các linh mục cách hạ cấp. Ở các nước văn minh, cảnh sát cũng dùng dùi cui, hơi cay, chó nghiệp vụ để chống biểu tình, nhưng dùng mắm tôm pha nhớt vẩy vào bàn thờ Đức Mẹ và những người đang cầu kinh hiền hoà, thì chỉ có Bộ Chính Trị / Đảng CSVN với những bộ óc có tâm và có tầm mới nghĩ ra được. Chao ôi! mục tiêu là tiến tới dân giàu nuớc mạnh, xã hội công bằng văn minh mà xử sự như vậy á?
5. Sau cùng, cái hay là người Công Giáo của cả nước và của Hà Nội, cụ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các bà già trầu đã không còn biết sợ nữa. Đã một thời gian dài người dân sợ từ anh công an khu vực tới cụ Tổng bí thư. Kiều bào trước đây về thăm nhà, sau màn trình giấy tờ ở phường là màn trà nước cho chú công an khu vực. Hôm nay thì hết rồi. Hôm nay muốn bắt cụ Kiệt cũng phải theo một trình tự tư pháp chứ không thể “cum” theo luật rừng như từng đối với cụ Nguyễn Văn Thuận. Rồi mười mấy năm tù nhẹ tênh mà không một phiên toà xét xử.
Hôm qua đọc trên Net thấy có người tên Dan Den Phan đưa ra một nhận xét rất đặc biệt về những người Công giáo đoàn kết và không còn sợ nữa viết như sau:
“Hôm qua chúng tôi đi qua Phố Tràng Thi vẫn còn đó chằng chịt dây thép gai, hàng rào sắt và các lực lượng vũ trang với trang bị tận răng cùng với chó nghiệp vụ, họ quát mắng, đe nẹt mọi người dân có ý định đi qua lượt hàng rào thép gai đó dù người dân đó có tuổi lớn hơn Mẹ họ.
Tôi không theo Đạo, tôi là Đảng viên nhưng tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng những người có Đạo - Họ là một cộng đồng đoàn kết, biết chia sẻ. Giả sử rằng nếu Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng lấy tư cách cá nhân của mình đứng ra để tập hợp từ 5.000 người đến 20.000.000 người diễu hành ủng hộ mình - Tôi xin cam đoan rằng có được 1.000 người là may mắn lắm rồi (với điều kiện họ phải được cho Tiền) - điều đó chứng tỏ uy tín cá nhân và Tổ chức họ đại diện được người dân nhìn nhận như thế nào.
Từ trước tới nay tôi chưa được nghe thấy Nhà thờ khiếu nại, kêu cứu vì Giáo dân lấn chiếm đất của Nhà THờ bao giờ cả, chỉ nghe thấy chùa này, đình kia, miếu nọ kêu than vì bị quan, dân ngày đêm nghĩ mưu tìm cách lấn chiếm. Có vụ 42 Nhà Chung, 178 Thái hà mới biết Người dân đóng thuế và NSNN chi để nuôi lực lượng an ninh, dân phòng nhiều như thế nào.”
Một bước ngoặt mới từ xã hội dùi cui sang xã hội dân sự pháp quyền. Dĩ nhiên còn nhiều gian nan. Nhưng người Công Giáo đã bắt đầu bước ngoặt này, công khai, đường hoàng và khiêm tốn.
Tạm sơ kết như vậy.
Hà nội 26.09.2008
1. Giáo dân Hà Nội đã ngăn chặn kịp thời hai khu đất không rơi vào tay tư nhân kinh doanh: một trung tâm thương mại ở số 42 phố Nhà Chung, một chia lô buôn bán trao đổi ở Thái Hà. Đang từ sở hữu của giáo xứ Thái Hà chuyển sang Dệt Thảm Len, từ Dệt Thảm Len sang May Chiến Thắng, rồi hôm nay từ Chiến Thắng sang công ty địa ốc. Người dân sở hữu chẵng hề hay biết, chỉ vì cái nguyên tắc quỷ quái: đất đai là sở hữu của toàn dân. Toàn dân không hay biết chứ một nhóm “đầy tớ” biết rành rẽ và phù phép. Cụ Kiệt đã nói thẳng: “Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước” .
2. Thường thì các phi vụ như vậy, thế nào cũng có mục “lại quả” . Lại quả đậm hay nhạt là tuỳ theo vị trí và diện tích của khu đất. Hai khu đất 42 phố Nhà Chung và Giáo xứ Thái Hà chắc lại quả phải “khẳm” à!
3. Từ đây dẫn đến chia rẽ giữa những nhà cầm quyền: một phe muốn giải quyết âm thầm để ngậm miệng ăn tiền, một phe muốn “dập’ thật mạnh tay để khỏi vỡ lở sang nhũng vụ khác nữa. Cụ Kiệt đã đề cập đến khách sạn Láng Hạ rồi đấy.
4. Càng mạnh tay càng bể, nhất là khi dùng tay bốc mắm tôm vất vào các cụ đang đọc kinh, dùng chân ngáng các cụ già đi cầu nguyện cho té, dùng miệng để nhổ nước bọt và chửi bới các linh mục cách hạ cấp. Ở các nước văn minh, cảnh sát cũng dùng dùi cui, hơi cay, chó nghiệp vụ để chống biểu tình, nhưng dùng mắm tôm pha nhớt vẩy vào bàn thờ Đức Mẹ và những người đang cầu kinh hiền hoà, thì chỉ có Bộ Chính Trị / Đảng CSVN với những bộ óc có tâm và có tầm mới nghĩ ra được. Chao ôi! mục tiêu là tiến tới dân giàu nuớc mạnh, xã hội công bằng văn minh mà xử sự như vậy á?
5. Sau cùng, cái hay là người Công Giáo của cả nước và của Hà Nội, cụ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các bà già trầu đã không còn biết sợ nữa. Đã một thời gian dài người dân sợ từ anh công an khu vực tới cụ Tổng bí thư. Kiều bào trước đây về thăm nhà, sau màn trình giấy tờ ở phường là màn trà nước cho chú công an khu vực. Hôm nay thì hết rồi. Hôm nay muốn bắt cụ Kiệt cũng phải theo một trình tự tư pháp chứ không thể “cum” theo luật rừng như từng đối với cụ Nguyễn Văn Thuận. Rồi mười mấy năm tù nhẹ tênh mà không một phiên toà xét xử.
Hôm qua đọc trên Net thấy có người tên Dan Den Phan đưa ra một nhận xét rất đặc biệt về những người Công giáo đoàn kết và không còn sợ nữa viết như sau:
“Hôm qua chúng tôi đi qua Phố Tràng Thi vẫn còn đó chằng chịt dây thép gai, hàng rào sắt và các lực lượng vũ trang với trang bị tận răng cùng với chó nghiệp vụ, họ quát mắng, đe nẹt mọi người dân có ý định đi qua lượt hàng rào thép gai đó dù người dân đó có tuổi lớn hơn Mẹ họ.
Tôi không theo Đạo, tôi là Đảng viên nhưng tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng những người có Đạo - Họ là một cộng đồng đoàn kết, biết chia sẻ. Giả sử rằng nếu Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng lấy tư cách cá nhân của mình đứng ra để tập hợp từ 5.000 người đến 20.000.000 người diễu hành ủng hộ mình - Tôi xin cam đoan rằng có được 1.000 người là may mắn lắm rồi (với điều kiện họ phải được cho Tiền) - điều đó chứng tỏ uy tín cá nhân và Tổ chức họ đại diện được người dân nhìn nhận như thế nào.
Từ trước tới nay tôi chưa được nghe thấy Nhà thờ khiếu nại, kêu cứu vì Giáo dân lấn chiếm đất của Nhà THờ bao giờ cả, chỉ nghe thấy chùa này, đình kia, miếu nọ kêu than vì bị quan, dân ngày đêm nghĩ mưu tìm cách lấn chiếm. Có vụ 42 Nhà Chung, 178 Thái hà mới biết Người dân đóng thuế và NSNN chi để nuôi lực lượng an ninh, dân phòng nhiều như thế nào.”
Một bước ngoặt mới từ xã hội dùi cui sang xã hội dân sự pháp quyền. Dĩ nhiên còn nhiều gian nan. Nhưng người Công Giáo đã bắt đầu bước ngoặt này, công khai, đường hoàng và khiêm tốn.
Tạm sơ kết như vậy.
Hà nội 26.09.2008
BBC: "Giáo sỹ Hà Nội không vi phạm giáo luật"
BBC
11:36 26/09/2008
'Giáo sỹ Hà Nội không vi phạm giáo luật'
Hội đồng Giám mục Việt Nam ra công văn tuyên bố các giáo sỹ Hà Nội mà nhà nước yêu cầu xử lý "không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật".
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Pherô Nguyễn Văn Nhơn ra công văn tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25/9/2008.
Ông giải thích công văn được soạn thảo để trả lời văn thư của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu "xử lý những vi phạm của một số giáo sỹ thuộc giáo phận Hà Nội".
Trong danh sách có tên tuổi các giáo sỹ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Vũ Khởi Phụng mà truyền thông nhà nước nhiều ngày qua liên tục có bài chỉ trích và cảnh cáo.
Và cả Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt cũng bị thành phố "cảnh cáo" trong một tiền lệ hiếm có.
Tuy nhiên, kết luận của Hội đồng Giám mục Việt nam là "các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo".
Đồng thời, văn bản còn được kèm theo hai trang A4 nêu quan điểm của Hội đồng về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay.
Quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác là vấn đề được thư nhắc đến đầu tiên, dựa vào Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền.
Đạo đức nghề nghiệp của báo chí là vấn đề được nhắc nhở kế tiếp, mà Hội đồng Giám mục cho rằng "đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén".
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng bày tỏ mong ước "mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ".
Xung khắc đất và lời
Sau tám tháng tranh chấp, TP Hà Nội hôm 19/09 đã cho xây dựng cấp tốc công viên cây xanh trong khuôn viên Tòa Khâm sứ cũ ở 42 Nhà Chung đã gần hoàn tất.
Tổng cộng quá trình thi công từ khi nhà chức trách loan báo quy hoạch cải tạo mặt bằng mất khoảng một tuần.
Trong một động thái nhanh lẹ tương tự, chính quyền quận Đống Đa vừa bắt đầu khởi công xây dựng công viên cây xanh tại khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng, một ngày sau khi quy hoạch dự án được công bố.
Giáo xứ Thái Hà vẫn nói đây là đất của họ.
Báo Hà Nội Mới cho biết:" Toàn bộ lực lượng thi công có kinh nghiệm đã được điều chuyển từ đơn vị thi công xây dựng công viên cây xanh 42 Nhà Chung sang nên tiến độ tháo dỡ, san lấp diễn ra khá nhanh".
Truyền thông nhà nước như báo Hà Nội Mới, các đài truyền hình VTV và truyền thanh VOV thời gian qua đã đưa nhiều tin bài phê phán Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt.
Hội đồng Giám mục Việt Nam ra công văn tuyên bố các giáo sỹ Hà Nội mà nhà nước yêu cầu xử lý "không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật".
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Pherô Nguyễn Văn Nhơn ra công văn tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25/9/2008.
Ông giải thích công văn được soạn thảo để trả lời văn thư của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu "xử lý những vi phạm của một số giáo sỹ thuộc giáo phận Hà Nội".
Trong danh sách có tên tuổi các giáo sỹ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Vũ Khởi Phụng mà truyền thông nhà nước nhiều ngày qua liên tục có bài chỉ trích và cảnh cáo.
Và cả Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt cũng bị thành phố "cảnh cáo" trong một tiền lệ hiếm có.
Tuy nhiên, kết luận của Hội đồng Giám mục Việt nam là "các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo".
Đồng thời, văn bản còn được kèm theo hai trang A4 nêu quan điểm của Hội đồng về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay.
Quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác là vấn đề được thư nhắc đến đầu tiên, dựa vào Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền.
Đạo đức nghề nghiệp của báo chí là vấn đề được nhắc nhở kế tiếp, mà Hội đồng Giám mục cho rằng "đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén".
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng bày tỏ mong ước "mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ".
Xung khắc đất và lời
Sau tám tháng tranh chấp, TP Hà Nội hôm 19/09 đã cho xây dựng cấp tốc công viên cây xanh trong khuôn viên Tòa Khâm sứ cũ ở 42 Nhà Chung đã gần hoàn tất.
Tổng cộng quá trình thi công từ khi nhà chức trách loan báo quy hoạch cải tạo mặt bằng mất khoảng một tuần.
Trong một động thái nhanh lẹ tương tự, chính quyền quận Đống Đa vừa bắt đầu khởi công xây dựng công viên cây xanh tại khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng, một ngày sau khi quy hoạch dự án được công bố.
Giáo xứ Thái Hà vẫn nói đây là đất của họ.
Báo Hà Nội Mới cho biết:" Toàn bộ lực lượng thi công có kinh nghiệm đã được điều chuyển từ đơn vị thi công xây dựng công viên cây xanh 42 Nhà Chung sang nên tiến độ tháo dỡ, san lấp diễn ra khá nhanh".
Truyền thông nhà nước như báo Hà Nội Mới, các đài truyền hình VTV và truyền thanh VOV thời gian qua đã đưa nhiều tin bài phê phán Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt.
Vững niềm cậy trông: Đức Mẹ Sầu Bi ở Đồng Đinh và Đức Mẹ Sầu Bi ở Tòa Khâm Sứ
Đức Tin
11:53 26/09/2008
VỮNG NIỀM CẬY TRÔNG:
“Người ta lấy mất Chúa tôi rồi, và không biết họ để Người ở đâu?” (Ga 20,13). Đó là câu mà bà Maria Madalêna đã hỏi chính Đức Giêsu trong nước mắt nghẹn ngào... Một số người cho rằng, vì lệ hoen mờ đôi mắt, nên Maria đã không thể nhận ra chính Đức Giêsu đang đứng trước mặt bà. Đây cũng là tâm trạng của mỗi người giáo dân Hà Nội khi chứng kiến hình ảnh tượng Thánh giá và Đức Mẹ Sầu Bi đã bị nhà nước đem đi khỏi Toà Khâm Sứ. Nhưng nếu chúng ta nhớ lại “huyền thoại” xảy ra tại Đồng Đinh cách đây không lâu, thì chúng ta sẽ không còn phải lo âu, thắc mắc nhiều. Bây giờ, nếu ai có dịp trở lại Đồng Đinh, sẽ thấy bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đang toạ lạc trên khúc sông ….tuyệt đẹp, như một lời mời gọi những người con của Mẹ hãy tin tưởng vào bàn tay Quan Phòng của Thiên Chúa. Ngài có thể biến sự dữ nên sự lành.
Thử hỏi, nếu những chiêu bài hạ sách nhất mà nhà nước cũng không chừa, thì việc đập bỏ Thánh giá và tượng Mẹ Sầu Bi ở Toà Khâm Sứ tại sao họ không dám làm mà phải di dời? Hẳn chúng ta không thể nào quên một Phaolô hăng say bách hại đạo Chúa đã trở nên Tông đồ vĩ đại của Hội Thánh sau lần ngã ngựa và bị mù trên đường đi Đamas để bắt bớ các Kitô hữu thời ấy. Đức Giêsu đã sai Khanania đi đặt tay chữa lành cho ông và bảo: “Đó là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước các dân ngoại, các vua chúa..”(Cv 9,15). Vậy thì việc các quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam và của thành phố Hà Nội lại không là một trong những trường hợp hi hữu Chúa dùng để làm chứng cho Người sao? Chúng ta có quyền hy vọng bàn tay Chúa sẽ tái hiện lịch sử ngày ấy cho một Phaolô thời hiện đại, mà có thể đó là tướng Nhanh lắm chứ (sao mà giống thế, từ cách ông ta hô hào chỉ huy tại Toà Khâm Sứ…có điều không thể “đẹp trai”như thánh Phaolô được, còn kể về trình độ trí thức thì thua xa).
Nên nếu họ có đem tượng Mẹ đi đâu và làm gì thì chúng ta đừng lo âu thắc mắc. Cứ tiếp tục cầu nguyện và tuyệt đối tin tưởng. Ngay khi các bà đạo đức và các môn đệ buồn vì tưởng người ta đã lấy mất xác Chúa Giêsu, thì cũng chính là lúc Người đã Phục sinh vinh hiển.
Chúng ta thiết tha cầu xin Chúa cho Hoà Bình và Công lý thật sự ngự trị trên đất nước chúng ta, trong mỗi tâm hồn chúng ta, đặc biệt là trong tâm hồn những con người hiếu chiến, hiếu thắng. Và xin ánh sáng Phục sinh huy hoàng của Chúa chiếu giãi vào tâm trí của những kẻ u mê lạc lối, đưa dẫn họ trở về với tình thương Chúa và biến đổi họ nên những Tông đồ nhiệt thành loan báo Tin Mừng bình an.
Đức Tin
Tượng Đức Mẹ ở Đồng Đinh đã bị đập phá nay đã được dựng lại |
Thử hỏi, nếu những chiêu bài hạ sách nhất mà nhà nước cũng không chừa, thì việc đập bỏ Thánh giá và tượng Mẹ Sầu Bi ở Toà Khâm Sứ tại sao họ không dám làm mà phải di dời? Hẳn chúng ta không thể nào quên một Phaolô hăng say bách hại đạo Chúa đã trở nên Tông đồ vĩ đại của Hội Thánh sau lần ngã ngựa và bị mù trên đường đi Đamas để bắt bớ các Kitô hữu thời ấy. Đức Giêsu đã sai Khanania đi đặt tay chữa lành cho ông và bảo: “Đó là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước các dân ngoại, các vua chúa..”(Cv 9,15). Vậy thì việc các quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam và của thành phố Hà Nội lại không là một trong những trường hợp hi hữu Chúa dùng để làm chứng cho Người sao? Chúng ta có quyền hy vọng bàn tay Chúa sẽ tái hiện lịch sử ngày ấy cho một Phaolô thời hiện đại, mà có thể đó là tướng Nhanh lắm chứ (sao mà giống thế, từ cách ông ta hô hào chỉ huy tại Toà Khâm Sứ…có điều không thể “đẹp trai”như thánh Phaolô được, còn kể về trình độ trí thức thì thua xa).
Nên nếu họ có đem tượng Mẹ đi đâu và làm gì thì chúng ta đừng lo âu thắc mắc. Cứ tiếp tục cầu nguyện và tuyệt đối tin tưởng. Ngay khi các bà đạo đức và các môn đệ buồn vì tưởng người ta đã lấy mất xác Chúa Giêsu, thì cũng chính là lúc Người đã Phục sinh vinh hiển.
Chúng ta thiết tha cầu xin Chúa cho Hoà Bình và Công lý thật sự ngự trị trên đất nước chúng ta, trong mỗi tâm hồn chúng ta, đặc biệt là trong tâm hồn những con người hiếu chiến, hiếu thắng. Và xin ánh sáng Phục sinh huy hoàng của Chúa chiếu giãi vào tâm trí của những kẻ u mê lạc lối, đưa dẫn họ trở về với tình thương Chúa và biến đổi họ nên những Tông đồ nhiệt thành loan báo Tin Mừng bình an.
Đức Tin
Xã hội đen trên mảnh đất tổ tiên dầy công gầy dựng
Đồng Nhân
11:54 26/09/2008
Xã hội đen trên mảnh đất tổ tiên dầy công gầy dựng
Trong từ điển tiếng Việt không có tổ hợp từ "Xã hội đen" chỉ có hai từ độc lập XÃ HỘI và ĐEN. Theo đó: Xã hội – Là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát triển nhất định của lịch sử, xây dựng trên một cơ sở phương thức sản xuất nhất định. Đen – (Dùng phụ sau danh từ, hạn chế trong một số tổ hợp) là được giữ kín, không công khai cho mọi người biết, thường vì có tính chất phi pháp.
Nhưng không cần phải tra từ điển, ai cũng có thể biết xã hội đen là gì. Không có một người tử tế nào lại muốn liên quan đến nó bởi tính chất phi pháp cũng như sự nguy hiển nó đem lại bất cứ ai kể cả những kẻ tạo ra xã hội đen, đang hưởng lợi từ nó. Cũng có thể chết bất đắc kỳ tử vì nó.
Trong xã hội đen cũng có luật lệ, nhưng tất cả chỉ bằng trao đổi miệng, hiểu ý chứ không có văn bản gì cả. Nó cũng có cả một bộ máy được tổ chức từ thấp đến cao ở từng góc độ. Thậm chí nó có cả một cơ quan thi hành "Luật mồm" để giết chết những ai vi phạm luật "Hiểu ý – Không hiểu ý" của nó. Nhưng đặc điểm dễ nhận biết nhất của cái xã hội đen này là nó không bao giờ ra mặt, luôn chui nhủi, đóng một bộ mặt khác để che dấu. Vì nếu lộ diện, nó sẽ bị thế giới văn minh tiêu diệt. Xã hội đen luôn sống bám vào một xã hội nhất định, nó như là cái quái thai, là con bệnh sống bám trên vật chủ, nếu để nó phát triển, đến một ngày vật chủ sẽ chết gục. Cho nên, xã hội chính thức nào cũng dè chừng với xã hội đen. Xã hội đen không bao giờ sám hối, chưa thấy có kẻ nào sám hối tội lỗi, bồi thường cho nạn nhân. Nó chỉ dừng việc cướp, giết đã là nhiều lắm rồi, nhưng có thể sau đó nó lại "ngựa quen đường cũ". Chắc chắn là không thể cải tạo được xã hội đen, chỉ có thể tiêu diệt nó mà thôi.
Đòi đất, đòi công lý trong tổng giáo phận Hà Nội theo như cách hiểu đơn giản của nhân loại là một sự kiện tất yếu, bình thường có gì phải đao to búa lớn qui chụp chính trị, thế lực nọ kia, đằng sau đằng trước? Kẻ trước đây làm sai nay đã chết gần hết, cũng có ai đòi truy cứu trách nhiệm nó đâu? Trả thì trả mà không trả thì để đấy chờ giải quyết. Làm gì mà vội vàng ra quyết định biến thành vườn hoa để cả thế giới qui kết là các quan lớn không ăn được thì đạp đổ? Sao người cộng sản lại kém suy luận đến thế?
Đúng là theo lý của người bình thường là vậy, nhưng theo cộng sản thì đây là vấn đề lớn bởi nếu giải quyết vấn đề này tận gốc, thì cộng sản biết lấy gì làm nền móng để tồn tại? Khởi đầu cộng sản được sinh ra bằng cướp bóc, rồi được nuôi dưỡng bằng cưỡng đoạt, y như bọn "Xã hội đen" thu tô của người kinh doanh vậy.
Xin quí vị hãy bớt chút thời gian, tìm hiểu lịch sử Việt Nam cận đại, tìm hiểu thông tin về diễn biến cầu nguyện cho công lý, đòi lại tài sản trong hoà bình của người Công Giáo Việt Nam từ tháng 12.2007 đến nay rồi hãy đọc đoạn dưới đây:
1) "Học thuyết đỏ" dùng "Xã hội đen" - Xây nhà nước bằng thanh trừng và giết chóc"
Trong học thuyết cộng sản không thấy có lý luận gì về "Xã hội đen". Nhưng không hiểu sao ngay từ khi mới ra đời chế độ cộng sản Việt nam không hề cho xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch công khai, mà lại là một hệ thống rất manh mún, đối chọi nhau, từ ngữ rất lập lờ, tối nghĩa. Nó triển khai các công việc bằng những cuộc họp, cấp trên truyền lệnh miệng cho cấp dưới, ghi vào sổ tay rồi mang ra thực hiện, nhưng mọi người phải "hiểu ý" chứ cán bộ không bao giờ nói rõ vấn đề. Từ đó sử dụng rất nhiều chiêu bài rõ ràng chỉ được xã hôi đen mang ra sử dụng. Như tổ chức "Biệt động trong vùng địch kiểm soát" - "Màng lưới tình báo nhân dân" - "Vũ trang tuyên truyền" Thậm chí cả lực lượng công an, quân đội chính qui. Các tổ chức này không có qui chế hoạt động rõ ràng, nhân viên cũng không được đào tạo huấn luyện về giới hạn hành vi nên trong thực tế nó đã gây ra rất nhiều tai họa như: Nổ bom giết chết cả dân thường chỉ vì cấp trên giao "chỉ tiêu" 1 tháng phải đánh bom được mấy vụ. Xác định nhầm đối tượng theo như chỉ thị của cấp trên, dẫn tới bắt nhầm, giết nhầm người. Trong khi "làm trong sạch nội bộ" quá tay giết cả đồng chí. Ném lựu đạn vào đám đông dân thường biết rõ là trong đó có cả người theo cộng sản chỉ nhằm mục đích là gây nghi ngờ. Trong chiến tranh chỉ vì bắt một lượng tù binh là dân thường quá lớn không dẫn giải đi được, thế là giết hết. Giết cả chục ngàn người một lúc (Vụ tết Mậu Thân ở Huế). Nhưng nếu chỉ thế thôi thì người ta chưa "nỡ" kết luận đó là "Xã hội đen", mà vì sau khi để xảy ra những việc như nêu trên chưa bao giờ nó sám hối, bồi thường. Ngược lại nó giấu nhẹm, thậm chí đổ cho người khác làm. Mồm loa mép giải ăn cướp la làng. Dù cho bằng chứng rõ ràng. Bộ mặt giả nhân lúc nào cũng như vô sự.
Sau khi cộng sản bình định được toàn cõi Việt nam, có toàn bộ quyền lực trong tay thì luật lệ nó ban hành có khá hơn về số lượng, nhưng nó lại giữ quyền giải thích từ ngữ luật đã sử dụng theo cách riêng, mỗi hôm một khác, mỗi lần một khác. Hoặc nó ban hành luật là để cho dân thực hiện, còn quan chức cộng sản ngang nhiên sống trên luật của chính nó ban hành. Luật của nó đọc nghe rất hay, nhưng khi thực hiện liệu chừng mà nghe ngóng ý tứ của nó. Chớ có đọc luật, hiểu luật, làm theo luật mà rước hoạ vào thân. Từ khi ra đời đến nay, cộng sản vẫn sử dụng luật không thành văn "Hiểu ý" chứ thực ra nó chưa hề có luật. Một xã hội luật pháp ghi trên giấy, khi mang ra sử dụng còn phải coi chừng ý tứ cán bộ có bằng lòng không. Không biết gọi là thứ xã hội gì???
2) "Xã hội đen" là một "tai nạn" hay sự lựa chọn của cộng sản?
Như thế có một xã hội đen trong lòng xã hội cộng sản hay là có một xã hội cộng sản xây trên nền một xã hội đen? Nếu nhìn lại lịch sử sẽ thấy: cộng sản việt nam ra đời trên nền của học thuyết cộng sản - một thứ chủ thuyết mà cái tốt đẹp thì không tưởng, cái gian ác thì hiện hữu. Nếu người cộng sản bên Âu châu đạt được trình độ nào đấy về học vấn, thì vô sản lưu manh Việt nam, đứa con trưởng của cộng sản Việt nam, có học vấn gần như bằng 0, nhưng lại có biết bao nhiêu mánh lới khôn vặt, cờ gian bạc lận, ném đá giấu tay, giết người diệt khẩu, của những kẻ vô học, trộm cắp, hủ lậu. Cho nên ngay khi mới ra đời cộng sản có những hành vi giết người mà lúc đầu nói không ai tin như: Giết một ông đồ vì trước cách mạng đã mắng nó là dốt, là lười học. Giết một sư cụ vì trước cách mạng đã tụng kinh cầu siêu cho người thân nó ít hơn người khác.
Thời đó, người cộng sản cho việc giết người là một thú vui hân hoan, một sứ mạng, một nghĩa vụ thiêng liêng: giết không biết nghỉ! Thế có ngạc nhiên không? Bạn không tin thì đây là những vần thơ thời kỳ đó:
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt qùy gục xuống, đọa đầy chết thôi (Xuân Diệu)
Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng... (Tố Hữu)
Ta đánh mày hân hoan như sinh đẻ
Và thiêng liêng như xây dựng kỳ đài (Chế Lan Viên)
Thấy đấy, nó thật đã mất hết tính người, còn tệ hơn loài đã thú!
Theo thời gian các hành vi dã man một cách mông muội của cộng sản có giảm bớt, nhưng thay vào đó là các hành vi còn dã man hơn bởi nó đã được che dấu, được ngụy tạo dưới các vỏ bọc khó nhận biết, mọi thứ đều ngụy tạo: Ngụy luật pháp, quyền lực nhân dân, ngụy nhân quyền, ngụy tôn giáo, ngụy biện. Thậm chí cả ngụy nô lệ nữa (Rõ ràng nó làm nô lệ cho Nga xô, Trung cộng mà nó gọi là tinh thần vô sản quốc tế). Dùng con để vô hiệu hoá cha, dùng tôn giáo này để triệt tôn giáo nọ, dùng quốc hội để hợp pháp hoá tội lỗi của đảng. Gần đây nhất là cái nghị quyết số 23/2003 của quốc hội với nội dung: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991" – Xem ra có vẻ xã hội xã hội chủ nghĩa đang được hoàn thiện dần bằng luật pháp, sắp có pháp quyền. Đảng, chính phủ cũng phải tuân theo luật pháp do quốc hội làm ra, không thể giải quyết trả lại đất vì luật đã ra rồi.
Nhưng sau khi dùng các thủ đoạn tinh vi được che đậy mà không hữu hiệu, cộng sản không ngần ngại sử dụng lại các biện pháp hèn hạ không cần giấu diếm: Cho một lũ côn đồ lưu manh đến đánh, hiếp đáp, cướp, giết để buộc dân lành phải sợ hãi mà khuất phục. Thậm chí nó không cần phải giăng phông bạt để che chắn nên cả thế giới đã được "thưởng ngoạn".
3) "Khỉ đột không thể tự ngắt đuôi để làm người":
Thoát hiểm trong "hiệu ứng đômino" những năm 1988-1992 của hệ thống nhà nước cộng sản, cộng sản việt nam tưởng đã học được bài học muốn tồn tại phải song hành cùng thế giới văn minh. Người ta cũng thấy có những thay đổi dù chậm chạp. Những tên cộng sản "gộc" sắp chết còn trăng trối về những sai lầm, về tội lỗi của nó với quốc gia, với dân tộc.
Sự kiện tổng giáo phận Hà Nội lúc đầu là một bất ngờ, bây giờ như cái kính chiếu yêu, làm cho cả thế giới được mục sở thị cộng sản là gì, mang hình hài như thế nào. Tiếng chuông nhà thờ lớn Hà Nội thức tỉnh cả thế giới về một thảm hoạ cộng sản trong quá khứ, nay vẫn còn nguyên. Con khỉ đột cộng sản không bao giờ và không thể tự ngắt đuôi để làm người.
4) Người Việt dù thuộc tôn giáo nào, phải tự cứu mình:
Vậy phải làm gì với cộng sản Việt Nam? Tu sĩ, giáo dân Công Giáo phải cầm dao cầm súng ư? Bà con hải ngoại phải lập chiến khu trường kỳ kháng chiến với nó ư? Xin đừng mắc mưu cộng sản. Cộng sản là một cỗ máy chiến tranh, nó sống được là nhờ chiến tranh, trong màn khói chiến tranh, nó dễ dàng ngụy trang thành "Chiến sĩ yêu nước". Nhưng trong hoà bình những tên kẻ cướp không biết, cũng không thể làm ăn lương thiện nó sẽ tự bộc lộ, tự tố cáo nó trước nhân loại. Tu sĩ giáo dân Công Giáo, cũng như của các tôn giáo trên toàn cõi Việt Nam hãy vẫn cứ cầu nguyện, đừng tự tìm đến cái chết đang khi ác quỉ cộng sản giơ gươm lên, cho dù đó là việc làm vô cùng dũng cảm. Nhưng hãy sẵn sàng chết cho công lý của dân tộc Việt nếu cộng sản xông vào tận nhà giết người bằng được.
Những gì cộng sản hôm nay làm với người công giáo, ngày mai nó có thể làm với bất cứ tôn giáo nào. Hãy nhìn lại lịch sử ! Cộng sản với học thuyết cướp của người giầu chia cho người nghèo. Đến nay người công chính được nhận những gì? Chẳng phải cộng sản cướp được của người giầu – là người có thế lực trong xã hội - thì tha cho người nghèo – là người thấp cổ bé miệng trong xã hội. Cả thế giới văn minh đang đứng bên ngưởi công chính, người nghèo, người bị áp bức Việt Nam. Nhưng họ không thể làm thay dân tộc Việt.
Người Việt chân chính ở hải ngoại, hãy dõi về quốc gia, hãy thương về dân tộc, hãy để con mắt, để trí huệ hướng về quê hương cùng tranh đấu cho công lý. Khi tên kẻ cướp cộng sản xông vào nhà, giết gia nhân, cướp của, đuổi chủ nhà chạy tha hương. Thì ngày nào còn tha hương chưa về được với nhà của mình thì phải coi đó là nỗi hận, nỗi nhục, là chưa trọn hiếu với tổ tiên.
Trong từ điển tiếng Việt không có tổ hợp từ "Xã hội đen" chỉ có hai từ độc lập XÃ HỘI và ĐEN. Theo đó: Xã hội – Là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát triển nhất định của lịch sử, xây dựng trên một cơ sở phương thức sản xuất nhất định. Đen – (Dùng phụ sau danh từ, hạn chế trong một số tổ hợp) là được giữ kín, không công khai cho mọi người biết, thường vì có tính chất phi pháp.
Nhưng không cần phải tra từ điển, ai cũng có thể biết xã hội đen là gì. Không có một người tử tế nào lại muốn liên quan đến nó bởi tính chất phi pháp cũng như sự nguy hiển nó đem lại bất cứ ai kể cả những kẻ tạo ra xã hội đen, đang hưởng lợi từ nó. Cũng có thể chết bất đắc kỳ tử vì nó.
Trong xã hội đen cũng có luật lệ, nhưng tất cả chỉ bằng trao đổi miệng, hiểu ý chứ không có văn bản gì cả. Nó cũng có cả một bộ máy được tổ chức từ thấp đến cao ở từng góc độ. Thậm chí nó có cả một cơ quan thi hành "Luật mồm" để giết chết những ai vi phạm luật "Hiểu ý – Không hiểu ý" của nó. Nhưng đặc điểm dễ nhận biết nhất của cái xã hội đen này là nó không bao giờ ra mặt, luôn chui nhủi, đóng một bộ mặt khác để che dấu. Vì nếu lộ diện, nó sẽ bị thế giới văn minh tiêu diệt. Xã hội đen luôn sống bám vào một xã hội nhất định, nó như là cái quái thai, là con bệnh sống bám trên vật chủ, nếu để nó phát triển, đến một ngày vật chủ sẽ chết gục. Cho nên, xã hội chính thức nào cũng dè chừng với xã hội đen. Xã hội đen không bao giờ sám hối, chưa thấy có kẻ nào sám hối tội lỗi, bồi thường cho nạn nhân. Nó chỉ dừng việc cướp, giết đã là nhiều lắm rồi, nhưng có thể sau đó nó lại "ngựa quen đường cũ". Chắc chắn là không thể cải tạo được xã hội đen, chỉ có thể tiêu diệt nó mà thôi.
Đòi đất, đòi công lý trong tổng giáo phận Hà Nội theo như cách hiểu đơn giản của nhân loại là một sự kiện tất yếu, bình thường có gì phải đao to búa lớn qui chụp chính trị, thế lực nọ kia, đằng sau đằng trước? Kẻ trước đây làm sai nay đã chết gần hết, cũng có ai đòi truy cứu trách nhiệm nó đâu? Trả thì trả mà không trả thì để đấy chờ giải quyết. Làm gì mà vội vàng ra quyết định biến thành vườn hoa để cả thế giới qui kết là các quan lớn không ăn được thì đạp đổ? Sao người cộng sản lại kém suy luận đến thế?
Đúng là theo lý của người bình thường là vậy, nhưng theo cộng sản thì đây là vấn đề lớn bởi nếu giải quyết vấn đề này tận gốc, thì cộng sản biết lấy gì làm nền móng để tồn tại? Khởi đầu cộng sản được sinh ra bằng cướp bóc, rồi được nuôi dưỡng bằng cưỡng đoạt, y như bọn "Xã hội đen" thu tô của người kinh doanh vậy.
Xin quí vị hãy bớt chút thời gian, tìm hiểu lịch sử Việt Nam cận đại, tìm hiểu thông tin về diễn biến cầu nguyện cho công lý, đòi lại tài sản trong hoà bình của người Công Giáo Việt Nam từ tháng 12.2007 đến nay rồi hãy đọc đoạn dưới đây:
1) "Học thuyết đỏ" dùng "Xã hội đen" - Xây nhà nước bằng thanh trừng và giết chóc"
Trong học thuyết cộng sản không thấy có lý luận gì về "Xã hội đen". Nhưng không hiểu sao ngay từ khi mới ra đời chế độ cộng sản Việt nam không hề cho xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch công khai, mà lại là một hệ thống rất manh mún, đối chọi nhau, từ ngữ rất lập lờ, tối nghĩa. Nó triển khai các công việc bằng những cuộc họp, cấp trên truyền lệnh miệng cho cấp dưới, ghi vào sổ tay rồi mang ra thực hiện, nhưng mọi người phải "hiểu ý" chứ cán bộ không bao giờ nói rõ vấn đề. Từ đó sử dụng rất nhiều chiêu bài rõ ràng chỉ được xã hôi đen mang ra sử dụng. Như tổ chức "Biệt động trong vùng địch kiểm soát" - "Màng lưới tình báo nhân dân" - "Vũ trang tuyên truyền" Thậm chí cả lực lượng công an, quân đội chính qui. Các tổ chức này không có qui chế hoạt động rõ ràng, nhân viên cũng không được đào tạo huấn luyện về giới hạn hành vi nên trong thực tế nó đã gây ra rất nhiều tai họa như: Nổ bom giết chết cả dân thường chỉ vì cấp trên giao "chỉ tiêu" 1 tháng phải đánh bom được mấy vụ. Xác định nhầm đối tượng theo như chỉ thị của cấp trên, dẫn tới bắt nhầm, giết nhầm người. Trong khi "làm trong sạch nội bộ" quá tay giết cả đồng chí. Ném lựu đạn vào đám đông dân thường biết rõ là trong đó có cả người theo cộng sản chỉ nhằm mục đích là gây nghi ngờ. Trong chiến tranh chỉ vì bắt một lượng tù binh là dân thường quá lớn không dẫn giải đi được, thế là giết hết. Giết cả chục ngàn người một lúc (Vụ tết Mậu Thân ở Huế). Nhưng nếu chỉ thế thôi thì người ta chưa "nỡ" kết luận đó là "Xã hội đen", mà vì sau khi để xảy ra những việc như nêu trên chưa bao giờ nó sám hối, bồi thường. Ngược lại nó giấu nhẹm, thậm chí đổ cho người khác làm. Mồm loa mép giải ăn cướp la làng. Dù cho bằng chứng rõ ràng. Bộ mặt giả nhân lúc nào cũng như vô sự.
Sau khi cộng sản bình định được toàn cõi Việt nam, có toàn bộ quyền lực trong tay thì luật lệ nó ban hành có khá hơn về số lượng, nhưng nó lại giữ quyền giải thích từ ngữ luật đã sử dụng theo cách riêng, mỗi hôm một khác, mỗi lần một khác. Hoặc nó ban hành luật là để cho dân thực hiện, còn quan chức cộng sản ngang nhiên sống trên luật của chính nó ban hành. Luật của nó đọc nghe rất hay, nhưng khi thực hiện liệu chừng mà nghe ngóng ý tứ của nó. Chớ có đọc luật, hiểu luật, làm theo luật mà rước hoạ vào thân. Từ khi ra đời đến nay, cộng sản vẫn sử dụng luật không thành văn "Hiểu ý" chứ thực ra nó chưa hề có luật. Một xã hội luật pháp ghi trên giấy, khi mang ra sử dụng còn phải coi chừng ý tứ cán bộ có bằng lòng không. Không biết gọi là thứ xã hội gì???
2) "Xã hội đen" là một "tai nạn" hay sự lựa chọn của cộng sản?
Như thế có một xã hội đen trong lòng xã hội cộng sản hay là có một xã hội cộng sản xây trên nền một xã hội đen? Nếu nhìn lại lịch sử sẽ thấy: cộng sản việt nam ra đời trên nền của học thuyết cộng sản - một thứ chủ thuyết mà cái tốt đẹp thì không tưởng, cái gian ác thì hiện hữu. Nếu người cộng sản bên Âu châu đạt được trình độ nào đấy về học vấn, thì vô sản lưu manh Việt nam, đứa con trưởng của cộng sản Việt nam, có học vấn gần như bằng 0, nhưng lại có biết bao nhiêu mánh lới khôn vặt, cờ gian bạc lận, ném đá giấu tay, giết người diệt khẩu, của những kẻ vô học, trộm cắp, hủ lậu. Cho nên ngay khi mới ra đời cộng sản có những hành vi giết người mà lúc đầu nói không ai tin như: Giết một ông đồ vì trước cách mạng đã mắng nó là dốt, là lười học. Giết một sư cụ vì trước cách mạng đã tụng kinh cầu siêu cho người thân nó ít hơn người khác.
Thời đó, người cộng sản cho việc giết người là một thú vui hân hoan, một sứ mạng, một nghĩa vụ thiêng liêng: giết không biết nghỉ! Thế có ngạc nhiên không? Bạn không tin thì đây là những vần thơ thời kỳ đó:
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt qùy gục xuống, đọa đầy chết thôi (Xuân Diệu)
Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng... (Tố Hữu)
Ta đánh mày hân hoan như sinh đẻ
Và thiêng liêng như xây dựng kỳ đài (Chế Lan Viên)
Thấy đấy, nó thật đã mất hết tính người, còn tệ hơn loài đã thú!
Theo thời gian các hành vi dã man một cách mông muội của cộng sản có giảm bớt, nhưng thay vào đó là các hành vi còn dã man hơn bởi nó đã được che dấu, được ngụy tạo dưới các vỏ bọc khó nhận biết, mọi thứ đều ngụy tạo: Ngụy luật pháp, quyền lực nhân dân, ngụy nhân quyền, ngụy tôn giáo, ngụy biện. Thậm chí cả ngụy nô lệ nữa (Rõ ràng nó làm nô lệ cho Nga xô, Trung cộng mà nó gọi là tinh thần vô sản quốc tế). Dùng con để vô hiệu hoá cha, dùng tôn giáo này để triệt tôn giáo nọ, dùng quốc hội để hợp pháp hoá tội lỗi của đảng. Gần đây nhất là cái nghị quyết số 23/2003 của quốc hội với nội dung: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991" – Xem ra có vẻ xã hội xã hội chủ nghĩa đang được hoàn thiện dần bằng luật pháp, sắp có pháp quyền. Đảng, chính phủ cũng phải tuân theo luật pháp do quốc hội làm ra, không thể giải quyết trả lại đất vì luật đã ra rồi.
Nhưng sau khi dùng các thủ đoạn tinh vi được che đậy mà không hữu hiệu, cộng sản không ngần ngại sử dụng lại các biện pháp hèn hạ không cần giấu diếm: Cho một lũ côn đồ lưu manh đến đánh, hiếp đáp, cướp, giết để buộc dân lành phải sợ hãi mà khuất phục. Thậm chí nó không cần phải giăng phông bạt để che chắn nên cả thế giới đã được "thưởng ngoạn".
3) "Khỉ đột không thể tự ngắt đuôi để làm người":
Thoát hiểm trong "hiệu ứng đômino" những năm 1988-1992 của hệ thống nhà nước cộng sản, cộng sản việt nam tưởng đã học được bài học muốn tồn tại phải song hành cùng thế giới văn minh. Người ta cũng thấy có những thay đổi dù chậm chạp. Những tên cộng sản "gộc" sắp chết còn trăng trối về những sai lầm, về tội lỗi của nó với quốc gia, với dân tộc.
Sự kiện tổng giáo phận Hà Nội lúc đầu là một bất ngờ, bây giờ như cái kính chiếu yêu, làm cho cả thế giới được mục sở thị cộng sản là gì, mang hình hài như thế nào. Tiếng chuông nhà thờ lớn Hà Nội thức tỉnh cả thế giới về một thảm hoạ cộng sản trong quá khứ, nay vẫn còn nguyên. Con khỉ đột cộng sản không bao giờ và không thể tự ngắt đuôi để làm người.
4) Người Việt dù thuộc tôn giáo nào, phải tự cứu mình:
Vậy phải làm gì với cộng sản Việt Nam? Tu sĩ, giáo dân Công Giáo phải cầm dao cầm súng ư? Bà con hải ngoại phải lập chiến khu trường kỳ kháng chiến với nó ư? Xin đừng mắc mưu cộng sản. Cộng sản là một cỗ máy chiến tranh, nó sống được là nhờ chiến tranh, trong màn khói chiến tranh, nó dễ dàng ngụy trang thành "Chiến sĩ yêu nước". Nhưng trong hoà bình những tên kẻ cướp không biết, cũng không thể làm ăn lương thiện nó sẽ tự bộc lộ, tự tố cáo nó trước nhân loại. Tu sĩ giáo dân Công Giáo, cũng như của các tôn giáo trên toàn cõi Việt Nam hãy vẫn cứ cầu nguyện, đừng tự tìm đến cái chết đang khi ác quỉ cộng sản giơ gươm lên, cho dù đó là việc làm vô cùng dũng cảm. Nhưng hãy sẵn sàng chết cho công lý của dân tộc Việt nếu cộng sản xông vào tận nhà giết người bằng được.
Những gì cộng sản hôm nay làm với người công giáo, ngày mai nó có thể làm với bất cứ tôn giáo nào. Hãy nhìn lại lịch sử ! Cộng sản với học thuyết cướp của người giầu chia cho người nghèo. Đến nay người công chính được nhận những gì? Chẳng phải cộng sản cướp được của người giầu – là người có thế lực trong xã hội - thì tha cho người nghèo – là người thấp cổ bé miệng trong xã hội. Cả thế giới văn minh đang đứng bên ngưởi công chính, người nghèo, người bị áp bức Việt Nam. Nhưng họ không thể làm thay dân tộc Việt.
Người Việt chân chính ở hải ngoại, hãy dõi về quốc gia, hãy thương về dân tộc, hãy để con mắt, để trí huệ hướng về quê hương cùng tranh đấu cho công lý. Khi tên kẻ cướp cộng sản xông vào nhà, giết gia nhân, cướp của, đuổi chủ nhà chạy tha hương. Thì ngày nào còn tha hương chưa về được với nhà của mình thì phải coi đó là nỗi hận, nỗi nhục, là chưa trọn hiếu với tổ tiên.
Bản lên tiếng của các linh mục Công Giáo Việt Nam đang phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại Na Uy
Các LM Việt Nam ở Na Uy
11:58 26/09/2008
Bản lên tiếng của các linh mục Công Giáo Việt Nam đang phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại Na Uy
Diễn tiến trong những ngày vừa qua liên quan đến vụ Toà Khâm Sứ cũ và giáo xứ Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội đã đi đến tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Nhà cầm quyền tại thành phố Hà Nội đã dùng bạo lực và hệ thống thông tin độc quyền, không chỉ để chiếm đất những để đè bẹp tiếng nói của công lý, bóp méo sự thật và đang dàn cảnh cho một cuộc đàn áp đẫm máu.
Tình trạng căng thẳng này không chỉ là đòi lại công bằng trên một mãnh đất, nhưng là tìm kiếm công lý, bênh vực sự thật và những quyền căn bản của phẩm giá con người, là được làm người và làm người dân trong một đất nước tự do và bình đẳng. Đây là sứ mệnh của mọi người công dân nói chung.
Trước tình thế đen tối này, chúng tôi, các linh mục, cùng với tất cả anh chị em tín hữu giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Na Uy:
1. Cực lực phản đối cách hành xử của nhà cầm quyền tại thành phố Hà Nội trong việc dùng bạo lực và bóp méo sự thật liên quan đến những tranh chấp trên.
2. Hiệp thông với mọi người dân Việt Nam có thiện tâm, không phân biệt tôn giáo, để cùng góp sức bênh vực cho công lý, sự thật và các quyền căn bản của người dân Việt trên quê hương Việt Nam.
3. Hiệp thông với từng vị Giám Mục và toàn thể Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với tất cả linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân Công giáo tại Việt Nam, trong nỗ lực liên đới với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Toà Giám Mục Hà Nội, với các linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà, kiên trì với cuộc dấn thân cho công lý và sự thật.
4. Kêu gọi chính quyền nơi chúng tôi đang cư ngụ dùng mọi ảnh hưởng để can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc thực thi công lý và nhân quyền.
Làm tại Na Uy, ngày 25 tháng 09 năm 2008
Linh mục Micae Nguyễn Duy Dương, Kristiasand
Linh mục F.X. Huỳnh Tấn Hải, Oslo
Linh mục G. Vũ Mạnh Hùng, Ålesund
Linh mục S. Võ Hoàng Phương Linh, Stavanger
Linh mục Dom. Nguyễn Thanh Phú, Trondheim
Linh mục C.B. Lê Hồng Phúc, Oslo
Linh mục P. Đỗ Đức Tân, Oslo
Linh mục L. Đặng Quang Tiến, Bergen
Linh mục P. Nguyễn Tuấn Văn, Fredrikstad
Linh mục P. Phạm Hữu Ý, Tønsberg
Diễn tiến trong những ngày vừa qua liên quan đến vụ Toà Khâm Sứ cũ và giáo xứ Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội đã đi đến tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Nhà cầm quyền tại thành phố Hà Nội đã dùng bạo lực và hệ thống thông tin độc quyền, không chỉ để chiếm đất những để đè bẹp tiếng nói của công lý, bóp méo sự thật và đang dàn cảnh cho một cuộc đàn áp đẫm máu.
Tình trạng căng thẳng này không chỉ là đòi lại công bằng trên một mãnh đất, nhưng là tìm kiếm công lý, bênh vực sự thật và những quyền căn bản của phẩm giá con người, là được làm người và làm người dân trong một đất nước tự do và bình đẳng. Đây là sứ mệnh của mọi người công dân nói chung.
Trước tình thế đen tối này, chúng tôi, các linh mục, cùng với tất cả anh chị em tín hữu giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Na Uy:
1. Cực lực phản đối cách hành xử của nhà cầm quyền tại thành phố Hà Nội trong việc dùng bạo lực và bóp méo sự thật liên quan đến những tranh chấp trên.
2. Hiệp thông với mọi người dân Việt Nam có thiện tâm, không phân biệt tôn giáo, để cùng góp sức bênh vực cho công lý, sự thật và các quyền căn bản của người dân Việt trên quê hương Việt Nam.
3. Hiệp thông với từng vị Giám Mục và toàn thể Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với tất cả linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân Công giáo tại Việt Nam, trong nỗ lực liên đới với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Toà Giám Mục Hà Nội, với các linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà, kiên trì với cuộc dấn thân cho công lý và sự thật.
4. Kêu gọi chính quyền nơi chúng tôi đang cư ngụ dùng mọi ảnh hưởng để can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc thực thi công lý và nhân quyền.
Làm tại Na Uy, ngày 25 tháng 09 năm 2008
Linh mục Micae Nguyễn Duy Dương, Kristiasand
Linh mục F.X. Huỳnh Tấn Hải, Oslo
Linh mục G. Vũ Mạnh Hùng, Ålesund
Linh mục S. Võ Hoàng Phương Linh, Stavanger
Linh mục Dom. Nguyễn Thanh Phú, Trondheim
Linh mục C.B. Lê Hồng Phúc, Oslo
Linh mục P. Đỗ Đức Tân, Oslo
Linh mục L. Đặng Quang Tiến, Bergen
Linh mục P. Nguyễn Tuấn Văn, Fredrikstad
Linh mục P. Phạm Hữu Ý, Tønsberg
Sự Thật Sẽ Giải Thoát Chúng Ta?
Đỗ Chân Lý
13:06 26/09/2008
Sự Thật Sẽ Giải Thoát Chúng Ta?
Bằng những văn thư trao đổi đầy đủ, giờ đây cuộc đấu tranh giữa Giáo Hội Công Giáo qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã trực tiếp, công khai và nhất trí đối thoại biện chứng với chính quyền Việt Nam về toàn thể thực tại đất nước. Cuộc đối thoại thay vì đối đầu đã chuyển sang một giai đoạn mới, một thái độ mới, một thực trạng mới...
Từ nhiều năm, nhiều văn thư kiến nghị hay khiếu nại của giáo hội cũng như nhiều tập thể hay cá nhân khác, ở địa phương hay trung ương, đã không hề được chính quyền Việt Nam, cấp trung ương hay địa phương, trả lời mà chỉ âm thầm phủ dụ HĐGMVN cũng như nhiều tập thể cá nhân giữ yên lặng chờ đợi nhà nước giải quyết, nhưng không hề được giải quyết. Vì thế theo yêu cầu chính quyền, các thực thể đó đã từng chịu, chồng chất ngày qua ngày, biết bao bất công ở nhiều địa phương trên quê hương Việt Nam. Tức nước vỡ bờ.
Biến cố Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà chỉ là là một sự kiện nhỏ bé, cục bộ của giáo hội Công giáo, nhưng phản ánh tình trạng lớn lao đến quyền sở hữu đất đai trên toàn thể dân tộc và đất nước Việt Nam thuộc mọi tôn giáo, tập thể và tầng lớp nhân dân. Đó là chìa khóa mở vào thực tại toàn diện của đất nước. Quyền sở hữu đất đai của toàn dân mới là huyệt điểm của bài toán dân tộc Việt Nam hiện nay. Khước từ nó là chối bỏ thực tại chân lý cơ bản để giải quyết triệt để các vấn đề có liên quan khác. Tất cả mọi giải pháp dều chỉ là vá víu, cục bộ và làm chồng chất những bất công từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Nay chính quyền được cảnh giác phải đối mặt với chân lý về thực trạng toàn diện của các tập thể trong đất nước Việt Nam. Chỉ dựa trên thông tin đầy đủ chính xác về thái độ và lập trường qua những bài viết của phía chính quyền và giáo hội, toàn thể công dân Việt Nam và thế giới mới nhìn thấy rõ đâu là chân lý đang đối mặt với con người, chính quyền cũng như các thực thể công dân phải theo. Ai chối từ sự thật, thì chính sự thật sẽ kết án hay giải thoát họ.
Vấn đề còn lại chính yếu là con người có đủ hiểu biết lương thiện, khiêm tốn và ngay thẳng để chấp nhận và làm theo sự thật không?
26/09/2008
Bằng những văn thư trao đổi đầy đủ, giờ đây cuộc đấu tranh giữa Giáo Hội Công Giáo qua Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã trực tiếp, công khai và nhất trí đối thoại biện chứng với chính quyền Việt Nam về toàn thể thực tại đất nước. Cuộc đối thoại thay vì đối đầu đã chuyển sang một giai đoạn mới, một thái độ mới, một thực trạng mới...
Từ nhiều năm, nhiều văn thư kiến nghị hay khiếu nại của giáo hội cũng như nhiều tập thể hay cá nhân khác, ở địa phương hay trung ương, đã không hề được chính quyền Việt Nam, cấp trung ương hay địa phương, trả lời mà chỉ âm thầm phủ dụ HĐGMVN cũng như nhiều tập thể cá nhân giữ yên lặng chờ đợi nhà nước giải quyết, nhưng không hề được giải quyết. Vì thế theo yêu cầu chính quyền, các thực thể đó đã từng chịu, chồng chất ngày qua ngày, biết bao bất công ở nhiều địa phương trên quê hương Việt Nam. Tức nước vỡ bờ.
Biến cố Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà chỉ là là một sự kiện nhỏ bé, cục bộ của giáo hội Công giáo, nhưng phản ánh tình trạng lớn lao đến quyền sở hữu đất đai trên toàn thể dân tộc và đất nước Việt Nam thuộc mọi tôn giáo, tập thể và tầng lớp nhân dân. Đó là chìa khóa mở vào thực tại toàn diện của đất nước. Quyền sở hữu đất đai của toàn dân mới là huyệt điểm của bài toán dân tộc Việt Nam hiện nay. Khước từ nó là chối bỏ thực tại chân lý cơ bản để giải quyết triệt để các vấn đề có liên quan khác. Tất cả mọi giải pháp dều chỉ là vá víu, cục bộ và làm chồng chất những bất công từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Nay chính quyền được cảnh giác phải đối mặt với chân lý về thực trạng toàn diện của các tập thể trong đất nước Việt Nam. Chỉ dựa trên thông tin đầy đủ chính xác về thái độ và lập trường qua những bài viết của phía chính quyền và giáo hội, toàn thể công dân Việt Nam và thế giới mới nhìn thấy rõ đâu là chân lý đang đối mặt với con người, chính quyền cũng như các thực thể công dân phải theo. Ai chối từ sự thật, thì chính sự thật sẽ kết án hay giải thoát họ.
Vấn đề còn lại chính yếu là con người có đủ hiểu biết lương thiện, khiêm tốn và ngay thẳng để chấp nhận và làm theo sự thật không?
26/09/2008
Phúc cho ai về được Hà Nội…
Tùng V
13:18 26/09/2008
Phúc cho ai về được Hà Nội…
Trước hết, tôi xin kể lại một câu chuyện của tôi.
Nhớ khi còn làm bên VTV9, một lần tới phỏng vấn Nguyên Tổng Biên tập của Báo Sài Gòn Giải Phóng về vấn đề giáo dục, trước khi phỏng vấn, ông Tổng Biên tập còn hỏi đi hỏi lại tôi rằng: “Anh muốn tôi trả lời theo hướng nào? Tôi bảo: Bác cứ thoải mái trả lời, về bọn con sẽ trích những đoạn thích hợp thôi ạ.”
Nguyên Tổng Biên tập của một tờ báo Cộng Sản hàng đầu Việt Nam đã hỏi tôi như thế đấy!
Tất cả những lời phỏng vấn – như tôi và mọi người đã từng làm, luôn luôn được “mớm” câu trả lời trước (và sẽ chỉ dừng lại khi câu trả lời phỏng vấn đạt nhất) – Tôi đã bỏ làm việc cho truyền hình, báo chí Cộng Sản khi thấy rằng: ở Việt Nam không có tự do báo chí. (Ngày còn học đại học, tôi đã ước ao được làm báo bao nhiêu thì khi làm báo rồi tôi lại thất vọng bấy nhiêu…)
Tối ngày 25/09
Đài Truyền hình Việt Nam dành hẳn một thời lượng đáng kể với sự tham gia của 2 Biên tập viên (cho cả nước biết rằng đây là vấn đề thực sự nghiêm trọng) để diễn lại tuồng hài kịch Toà Khâm Sứ với một lời dẫn “Nhìn lại toàn bộ sự việc Toà Khâm Sứ”.
Vẫn giọng điệu cũ, vẫn vin vào sự “cắt dán” (xưa nay vốn là truyền thống của Báo chí -Truyền hình) lời phát biểu của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt để tiếp tục vu khống, mạ lị cùng với những lời phỏng vấn của những công dân “ưu tú” tít tận Quận Cam – Hoa Kỳ tới Thày và trò của đại học Tây Nguyên và những cựu chiến binh ở Phường Bến Nghé – Sài Gòn.
Tôi thấy nực cười nhất là đoạn trả lời phỏng vấn của anh chàng giảng viên Lịch sử trường Đại học Tây Nguyên với nội dung: “Tôi là một giảng viên lịch sử, tôi nghiên cứu rất kỹ về lịch sử Việt Nam và tôi thấy rằng lịch sử mảnh đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng xưa nay thuộc về sự quản lý của Nhà nước…”. Tôi thật không hiểu, anh chàng này xưng danh là một Giảng viên lịch sử mà lại có lời nói đi vào “lịch sử” như thế? Nếu thực sự ông nghiên cứu rất kỹ lịch sử của Việt Nam và biết cả lịch sử của số 42 Nhà Chung và số 178 Nguyễn Lương Bằng, tôi dám cá là ông ta biết cả lịch sử các ngôi vila, biệt thự của nhà ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Vĩnh Trọng... của những Tướng Hưởng, Tướng Nhanh… cùng tất cả lịch sử của mọi số nhà, mọi mảnh đất của mỗi gia đình, cơ quan, đoàn thể… trên khắp Việt Nam!!!
Thật đáng nực cười cho một người vốn được gọi là “Tri thức”.
Thật thảm hại thay, đến cuối đoạn phóng sự, giữa trường quay của truyền hình, giọng nói vốn sang sảng của hai Biên tập viên Đức Hoàng và Quang Minh đã run lên đầy sợ hãi.
Chính quyền Hà Nội sẵn sàng để mất 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sẵn sang bỏ qua sự lạm phát của nền kinh tế đất nước, sẵn sàng chà đạp lên luật pháp mà chính họ đã ngày đêm tạo ra để bảo vệ cho bản thân họ để điều khiển đám công an, đám chó nghiệp vụ, đám thanh niên mặc áo xanh tình nguyện, đám hút chích du thủ du thực đến quậy phá Đất Chúa, Nhà Chúa, đến khủng bố những người chân lấm tay bùn, những người buôn thúng bán bưng, những linh mục tu sĩ trong áo chùng thâm hiền hoà. Những người vốn chỉ quen “tay cuốc, tay cày – tay nến, tay hương” nay phải đối mặt với những chặng đường gian khổ. Bị ngăn cấm, đe doạ, bắt bớ, tra khảo, đánh chặn từ quê, về tới Hà Nội lại bị bao vây bởi những hàng rào kẽm gai với loài ưng khuyển, phải đối mặt với bạo hành khủng bố - biểu tượng của quyền lực độc đoán bộ máy nhà nước.
Linh Địa Thái Hà đã bị phong toả, Toà Khâm Sứ đã bị quần nát, Tượng Đức Mẹ Sầu Bi và Thánh Giá đã bị trộm đi. Nhưng con người vẫn còn đấy. Đức tin vẫn còn đấy. Hàng ngàn người vẫn ngày đêm tuôn về Hà Nội, Hàng triệu người Công Giáo Việt Nam vẫn ngày đêm cầu nguyện, sát cánh với Đức Tổng Giám Mục, sát cánh với giáo xứ Thái Hà, với các Cha DCCT. Cả thế giới đang dõi mắt hướng về Hà Nội. Giữa kẽm gai, roi điện, hơi cay, giữa giày đinh sung ống hoà lẫn tiếng chó sủa, niềm tin đã, đang và sẽ mãi bùng cháy hơn bao giờ hết. Tôi nhớ lại lời Đức Giám Mục Thái Bình “Chào các bạn, tôi đi tù”, tôi cũng nhớ tới lời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt “Nếu vì cầu nguyện mà phải đi tù, tôi xin đi tù thay cho tất cả mọi người”, hay mới đây nhất, giữa Linh Địa Thái Hà, Cha Phero Nguyễn Văn Khải đã cất cao tiếng nói ngay đầu thánh Lễ “ Kính chào anh chị em. Tôi vẫn còn đây, chưa bị bắt đi tù như nhưng gì anh chị em được nghe”.
Những tiếng nói đầy hào sảng, những bước chân trên khắp mọi phường quê, chốn chợ Việt Nam đang ngày một tuôn về với Toà Khâm Sứ, với Linh Địa Thái Hà. Dẫu vẫn biết rằng, ở chốn ấy máu đã đổ, nước mắt đã rơi giữa những cuộc khủng bố điên loạn của chính quyền, dẫu biết rằng, Hà nội - ở chốn ấy giăng đầy rào kẽm, thép gai, với đám tay sai của họ. Nhưng họ không thể không về, trái tim thúc giục họ phải về với Đất Mẹ, về với Chủ Chiên để đoàn chiên cất cao tiếng hát Công Lý và Hoà Bình, tiếng hát của người bị bách hại trong niềm hân hoan nhà Chúa.
Nếu như các Mẹ, các Chị cùng toàn thể người công giáo Việt Nam và trên Khắp thế giới hang đêm canh thức cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ và Bên Linh Địa, giữa hang rào, kẽm gai, giữa tiếng chó xen lẫn tiếng giày đinh, súng ống nhưng ngập tràn niềm tin, hy vọng vào Công lý cùng một tấm lòng phấn chấn, thanh thản lạ thường thì ở đâu đó, giữa những biệt thự xa hoa đầy rẫy lính canh, vọng gác, trong nỗi sợ sệt tới tột cùng, Chính quyền HN cũng đang ngày đêm hoang mang điên cuồng tìm cách trấn áp Đồng Bào Công Giáo trên mọi mặt trận từ Truyền thông cả nước đến giăng thiên la địa võng khắp các vùng quê tới “Chiến trường Hà Nội” sao cho người Công giáo bị lung lạc càng nhanh càng tốt.
Tối ngày 25/09
Tối thấy thật đáng thương cho các cụ già - những người cựu chiến binh đang ngày đêm hò hét ngoài Toà Khâm Sứ. Họ được gì sau 2 cuộc chiến tranh thảm khốc ngoài những mất mát đau thương, dị hình? Tuổi xuân của họ đã trôi qua trên chiến hào, bom đạn. Đến cuối đời mà vẫn không buông tha, lại lợi dụng thân hình què quặt, dị dạng để biện hộ cho sự tàn bạo và độc đoán của mình. Đáng thương thay…!
Tôi thấy thật đáng trách cho những bạn thanh niên, sinh viên; hoặc vì vài chục ngàn đồng mà họ bán linh hồn cho quỷ hoặc vì thiếu hiểu biết mà dám cao ngạo trước ống kính truyền hình diễn vở kịch đầy lố lăng. Thật đáng thất vọng cho họ - những con người được coi là tương lai của nước Việt Nam. Họ bị xỏ mũi thật dễ dàng. Với những con người như thế, sau này nước Việt Nam sẽ đứng ở đâu trên trường quốc tế?
Tôi thấy đáng buồn cho những người trung niên - họ lên truyền hình phê phán sự vụ như những người đang trong cơn hấp hối trăn trối lại những lý lẽ thâm sâu nhất về cuộc đời cho con cháu ở lại trần gian. Họ đã an phận trong cuộc sống của mình rồi. Một cuộc sống chỉ biết quay cuồng tìm kiếm một ngày 3 bữa. Đối với họ, đời thế là hạnh phúc!!!
Trước hết, tôi xin kể lại một câu chuyện của tôi.
Nhớ khi còn làm bên VTV9, một lần tới phỏng vấn Nguyên Tổng Biên tập của Báo Sài Gòn Giải Phóng về vấn đề giáo dục, trước khi phỏng vấn, ông Tổng Biên tập còn hỏi đi hỏi lại tôi rằng: “Anh muốn tôi trả lời theo hướng nào? Tôi bảo: Bác cứ thoải mái trả lời, về bọn con sẽ trích những đoạn thích hợp thôi ạ.”
Nguyên Tổng Biên tập của một tờ báo Cộng Sản hàng đầu Việt Nam đã hỏi tôi như thế đấy!
Tất cả những lời phỏng vấn – như tôi và mọi người đã từng làm, luôn luôn được “mớm” câu trả lời trước (và sẽ chỉ dừng lại khi câu trả lời phỏng vấn đạt nhất) – Tôi đã bỏ làm việc cho truyền hình, báo chí Cộng Sản khi thấy rằng: ở Việt Nam không có tự do báo chí. (Ngày còn học đại học, tôi đã ước ao được làm báo bao nhiêu thì khi làm báo rồi tôi lại thất vọng bấy nhiêu…)
Tối ngày 25/09
Đài Truyền hình Việt Nam dành hẳn một thời lượng đáng kể với sự tham gia của 2 Biên tập viên (cho cả nước biết rằng đây là vấn đề thực sự nghiêm trọng) để diễn lại tuồng hài kịch Toà Khâm Sứ với một lời dẫn “Nhìn lại toàn bộ sự việc Toà Khâm Sứ”.
Vẫn giọng điệu cũ, vẫn vin vào sự “cắt dán” (xưa nay vốn là truyền thống của Báo chí -Truyền hình) lời phát biểu của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt để tiếp tục vu khống, mạ lị cùng với những lời phỏng vấn của những công dân “ưu tú” tít tận Quận Cam – Hoa Kỳ tới Thày và trò của đại học Tây Nguyên và những cựu chiến binh ở Phường Bến Nghé – Sài Gòn.
Tôi thấy nực cười nhất là đoạn trả lời phỏng vấn của anh chàng giảng viên Lịch sử trường Đại học Tây Nguyên với nội dung: “Tôi là một giảng viên lịch sử, tôi nghiên cứu rất kỹ về lịch sử Việt Nam và tôi thấy rằng lịch sử mảnh đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng xưa nay thuộc về sự quản lý của Nhà nước…”. Tôi thật không hiểu, anh chàng này xưng danh là một Giảng viên lịch sử mà lại có lời nói đi vào “lịch sử” như thế? Nếu thực sự ông nghiên cứu rất kỹ lịch sử của Việt Nam và biết cả lịch sử của số 42 Nhà Chung và số 178 Nguyễn Lương Bằng, tôi dám cá là ông ta biết cả lịch sử các ngôi vila, biệt thự của nhà ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Vĩnh Trọng... của những Tướng Hưởng, Tướng Nhanh… cùng tất cả lịch sử của mọi số nhà, mọi mảnh đất của mỗi gia đình, cơ quan, đoàn thể… trên khắp Việt Nam!!!
Thật đáng nực cười cho một người vốn được gọi là “Tri thức”.
Thật thảm hại thay, đến cuối đoạn phóng sự, giữa trường quay của truyền hình, giọng nói vốn sang sảng của hai Biên tập viên Đức Hoàng và Quang Minh đã run lên đầy sợ hãi.
Chính quyền Hà Nội sẵn sàng để mất 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sẵn sang bỏ qua sự lạm phát của nền kinh tế đất nước, sẵn sàng chà đạp lên luật pháp mà chính họ đã ngày đêm tạo ra để bảo vệ cho bản thân họ để điều khiển đám công an, đám chó nghiệp vụ, đám thanh niên mặc áo xanh tình nguyện, đám hút chích du thủ du thực đến quậy phá Đất Chúa, Nhà Chúa, đến khủng bố những người chân lấm tay bùn, những người buôn thúng bán bưng, những linh mục tu sĩ trong áo chùng thâm hiền hoà. Những người vốn chỉ quen “tay cuốc, tay cày – tay nến, tay hương” nay phải đối mặt với những chặng đường gian khổ. Bị ngăn cấm, đe doạ, bắt bớ, tra khảo, đánh chặn từ quê, về tới Hà Nội lại bị bao vây bởi những hàng rào kẽm gai với loài ưng khuyển, phải đối mặt với bạo hành khủng bố - biểu tượng của quyền lực độc đoán bộ máy nhà nước.
Linh Địa Thái Hà đã bị phong toả, Toà Khâm Sứ đã bị quần nát, Tượng Đức Mẹ Sầu Bi và Thánh Giá đã bị trộm đi. Nhưng con người vẫn còn đấy. Đức tin vẫn còn đấy. Hàng ngàn người vẫn ngày đêm tuôn về Hà Nội, Hàng triệu người Công Giáo Việt Nam vẫn ngày đêm cầu nguyện, sát cánh với Đức Tổng Giám Mục, sát cánh với giáo xứ Thái Hà, với các Cha DCCT. Cả thế giới đang dõi mắt hướng về Hà Nội. Giữa kẽm gai, roi điện, hơi cay, giữa giày đinh sung ống hoà lẫn tiếng chó sủa, niềm tin đã, đang và sẽ mãi bùng cháy hơn bao giờ hết. Tôi nhớ lại lời Đức Giám Mục Thái Bình “Chào các bạn, tôi đi tù”, tôi cũng nhớ tới lời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt “Nếu vì cầu nguyện mà phải đi tù, tôi xin đi tù thay cho tất cả mọi người”, hay mới đây nhất, giữa Linh Địa Thái Hà, Cha Phero Nguyễn Văn Khải đã cất cao tiếng nói ngay đầu thánh Lễ “ Kính chào anh chị em. Tôi vẫn còn đây, chưa bị bắt đi tù như nhưng gì anh chị em được nghe”.
Những tiếng nói đầy hào sảng, những bước chân trên khắp mọi phường quê, chốn chợ Việt Nam đang ngày một tuôn về với Toà Khâm Sứ, với Linh Địa Thái Hà. Dẫu vẫn biết rằng, ở chốn ấy máu đã đổ, nước mắt đã rơi giữa những cuộc khủng bố điên loạn của chính quyền, dẫu biết rằng, Hà nội - ở chốn ấy giăng đầy rào kẽm, thép gai, với đám tay sai của họ. Nhưng họ không thể không về, trái tim thúc giục họ phải về với Đất Mẹ, về với Chủ Chiên để đoàn chiên cất cao tiếng hát Công Lý và Hoà Bình, tiếng hát của người bị bách hại trong niềm hân hoan nhà Chúa.
- Phúc cho ai về được Hà Nội - ở đó, mỗi người sẽ cảm nhận Đạo Chúa đang được suy tôn hơn bao giờ hết.
- Phúc cho ai về được Hà Nội - ở đó, mỗi người sẽ cảm nhận được sự thánh thiêng diệu vợi của lời cầu nguyện giữa rào kẽm, thép gai, giữa sự khủng bố bắt bợ, bạo hành.
- Phúc cho ai về được Hà Nội - ở đó, họ có thể trải nghiệm được một phần nào đó mà 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam đã từng trải qua.
- Phúc cho ai về được Hà Nội - ở đó, mỗi người sẽ hân hoan trong cảm nhận của một chiên tìm về được với đoàn chiên một sống động nhất.
- Phúc cho ai về được Hà Nội - ở đó, mỗi người sẽ thấy bản chất du đãng thực sự của bộ máy nhà nước Việt Nam.
- Phúc cho ai về được Hà Nội - ở đó, họ sẽ thấy dân tộc Việt Nam với 4000 năm lịch sử đang bị một số người “chia chác” và bôi nhọ một cách tàn bạo nhất.
Nếu như các Mẹ, các Chị cùng toàn thể người công giáo Việt Nam và trên Khắp thế giới hang đêm canh thức cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ và Bên Linh Địa, giữa hang rào, kẽm gai, giữa tiếng chó xen lẫn tiếng giày đinh, súng ống nhưng ngập tràn niềm tin, hy vọng vào Công lý cùng một tấm lòng phấn chấn, thanh thản lạ thường thì ở đâu đó, giữa những biệt thự xa hoa đầy rẫy lính canh, vọng gác, trong nỗi sợ sệt tới tột cùng, Chính quyền HN cũng đang ngày đêm hoang mang điên cuồng tìm cách trấn áp Đồng Bào Công Giáo trên mọi mặt trận từ Truyền thông cả nước đến giăng thiên la địa võng khắp các vùng quê tới “Chiến trường Hà Nội” sao cho người Công giáo bị lung lạc càng nhanh càng tốt.
Tối ngày 25/09
Tối thấy thật đáng thương cho các cụ già - những người cựu chiến binh đang ngày đêm hò hét ngoài Toà Khâm Sứ. Họ được gì sau 2 cuộc chiến tranh thảm khốc ngoài những mất mát đau thương, dị hình? Tuổi xuân của họ đã trôi qua trên chiến hào, bom đạn. Đến cuối đời mà vẫn không buông tha, lại lợi dụng thân hình què quặt, dị dạng để biện hộ cho sự tàn bạo và độc đoán của mình. Đáng thương thay…!
Tôi thấy thật đáng trách cho những bạn thanh niên, sinh viên; hoặc vì vài chục ngàn đồng mà họ bán linh hồn cho quỷ hoặc vì thiếu hiểu biết mà dám cao ngạo trước ống kính truyền hình diễn vở kịch đầy lố lăng. Thật đáng thất vọng cho họ - những con người được coi là tương lai của nước Việt Nam. Họ bị xỏ mũi thật dễ dàng. Với những con người như thế, sau này nước Việt Nam sẽ đứng ở đâu trên trường quốc tế?
Tôi thấy đáng buồn cho những người trung niên - họ lên truyền hình phê phán sự vụ như những người đang trong cơn hấp hối trăn trối lại những lý lẽ thâm sâu nhất về cuộc đời cho con cháu ở lại trần gian. Họ đã an phận trong cuộc sống của mình rồi. Một cuộc sống chỉ biết quay cuồng tìm kiếm một ngày 3 bữa. Đối với họ, đời thế là hạnh phúc!!!
Đặt tên công viên ''Hoàng Sa'' và ''Trường Sa''?
Hà Long tổng hợp
16:13 26/09/2008
Đặt tên công viên "Hoàng Sa" và "Trường Sa"?
LTS. Bạo quyền csVN đã làm lễ động thổ khai khu đất TKS và TH như người trốn nợ vào lúc ban đêm, còn đến khi sắp khai trương 2 công viên này thì như khỉ thấp thỏm đang ngồi trên bếp rơm. Nghe nói đâu đấy TP Hà Nội thông báo sẽ cắt băng khánh thành vào chủ nhật, nhưng người dân đoán chừng sẽ làm lén lút chớp nhoáng vào ngày thứ bẩy vì sợ… bạo động nổi lên. Đây là một công trình xây dựng thế kỷ của Việt Nam: làm lén lút và làm rất nhanh chưa từng có. Nghe nói Hà Nội cũng phải mở "hàng rào kẽm gai" khai trương cho công viên, chúng ta theo dõi các ý kiến của các dân cư trên mạng:
Quoc, Saigon: Thật là ý nghĩa nếu hai công viên này được đặt tên: TRƯỜNG SA và HOÀNG SA. Nó nhắc nhở cho người dân, dân tộc Việt Nam rằng: Cộng Sản đã "Chiếm lại được" Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Khi nào Chính quyền Công sản dám lên tiếng, đấu tranh đòi lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
Thăng: Theo ngu ý của tôi, có lẽ nên đặt tên cho hai công viên này là Trường sa, Hoàng Sa để thức tỉnh lòng tự hào dân tộc chứ không phải là kích động lòng hận thù sắc tộc thông qua việc cắt xén nội dung lời phát biểu của TGM.
Đây chính là lời nhắc nhở người dân Việt cái họa mất nước và tưởng nhớ những liệt sĩ đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa mà nhà cầm quyền không dám nhắc tới.
Minh, Melbourne: Tôi đồng ý với ý tưởng đặt tên cho hai khu cây xanh 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là công viên Ngô Quang Kiệt và công viên Vũ Khởi Phụng, dù rằng điều này chính quyền CS sẽ không bao giờ chấp nhận.
Nhân dân quanh vùng và bất cứ ai đến vãn cảnh thay vì theo câu khuôn sáo "Ơn đảng ơn chính phủ đã quan tâm" thì hãy cảm ơn hai vị Linh Mục mà các vị - vì nhiều lý do - đang mạt sát lên án đó. Nếu không có hai cha gióng lên hồi chuông đòi đất thì hai khu vực ấy sẽ được sử dụng vào mục đích gì, các vị có biết không?
Chanly, Việt Nam: Giá mà Nhà Nước VN cũng hành xử như thế này đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì tốt biết mấy nhỉ?
Ngoc Phuc, Hà Nội: Qua việc xây công viên trên khu đất đang có tranh chấp với Toà Giám mục Hà Nội ta thấy rõ bản chất của sự việc. Chính quyền vào cuộc với cả hệ thống chính trị hòng đè bẹp ý chí của Giáo dân. các phương tiện truyền thông của Nhà nước thì mặc sức xuyên tạc và bôi nhọ cá nhân Tổng Giám Mục Hà Nội. Bản chất của cái gọi là "ưu việt XHCN" ngày càng lộ rõ, đáng buồn thay cho Dân tộc Việt Nam.
Thanh Gia : Không bị mang tiếng là cướp, không bị mang tiếng là đàn áp, lại được tiếng là chăm sóc tới không gian cho người dân!!!
Có thật thế khi bây giờ dân trí người Việt đã có nhiều đổi thay, với những người hiểu biết họ luôn có cái nhìn riêng nhìn thẳng vào vấn đề, nhà nước đang làm gì, liệu rằng các khu đất tranh chấp mà không giải quyết được thì quy hoạch làm vườn hoa cây xanh, trong khi ngay cạnh đó, nhà nước đã làm gì để bảo vệ không gian hồ Gươm?
Là kiến trúc sư tôi hổ thẹn cho quyết định của nhà nước!
Dân Việt: Nếu quang minh chính đại thì không việc gì phải làm việc gấp gáp như thế. Vụ việc Thái Hà bỏ vào túi riêng không xong nên trở thành công viên trong vòng một ngày. Nếu các việc khác mà người thực thi pháp luật Việt Nam làm nhanh như thế thì tốt biết bao cho dân lành, và người dân nước Việt đã không còn đói nghèo tới bây giờ.
Dinh Thai Binh, Hà Nội: Người Công giáo Hà Nội thật bất khuất. Ai có thể bảo rằng ngày mai khi cái công viên làm vọi vàng này đã xong thì người công giáo không còn đấu tranh cho công lý? Sức mạnh của họ ở chỗ không có gì ngoài lời cầu nguyện ôn hoà và thiện chí đối thoại. Họ có thể bị cường quyền cướp đọat đất đai hiện tại nhưng niềm tin và công lý và sự thật sẽ không bao giờ mất. Khát vọng công lý sẽ càng cháy bỏng nơi những con người quả cảm kia.
Tôi cảm thấy mình đớn hèn vì không gióng lên được một tiếng nói để bảo vệ chính mình và đòi hỏi cho quyền lợi chính đáng của mình và người xung quanh mình như các giáo dân kia.
Bi, Saigon: Đồng tình với một số ý kiến của các bạn (riêng về tốc độ công trình thôi). Tôi xin có ý kiến là cho lãnh đạo cty Điện, Nước, cầu đường ở Saigon ra HN học cách xây dựng công trinh mau lẹ đặng về dở hết mấy cái lô cốt đang ngự đầy Saigon. Xin cảm ơn lắm lắm.
Sai Gon: Công viên xây nhanh gớm! Ở Sài gòn mà được vậy chắc dân được nhờ lắm. Công trình, lô cốt chưa xây xong cái này đã mọc lên cái khác. Những cái đang xây thì lại để yên. Gây ách tắt giao thông nghiêm trọng. Thiệt là chán.
Nguyen Saigon: Có lẽ công viên 42 Nhà Chung sẽ có nhiều người đến dự lễ khánh thành nhất trong tất cả các lễ khánh thành những công trình xây dựng tại VN.
Minh: Nhà nước làm công viên cho giáo dân đến cầu nguyện cho sạch sẽ ấy mà. Chẳng nhẽ công viên mà lại rào kín mít và có CA gác. Dù sao thì không lọt vào tay cán bộ chia chác là tốt rồi. Thành công viên thì sau này có trả cũng dễ. Tính ra nhà nước cũng lịch sự nhỉ.
Vinh, Sài Gòn: Gạo đã nấu thành cơm. Công lý vẫn nằm ở nơi mà nó đang nằm. Dưới chân các Đảng viên.
Long, Hoa Kỳ: Chắc chúng ta phải nhờ bên Công giáo đứng cầu nguyện ở những công trình rùa của chính phủ để chính phủ làm nhanh như làm công viên.
Nguyen Van Vat: Tự hào thay! Việt Nam lập được hai kỷ lục thế giới rồi! Riêng công trình này thì nhớ đừng có phần trăm gì đó như tượng đài Điện Biên Phủ đó nghen!
Ha Noi: Đúng là thích thì đừng hỏi tại sao, sắp tới phải lấy mấy lô đất của mấy ông cán bộ ra làm công viên thử coi, xem nó chậm đến mức nào.
Khanh, Sai Gon: Bó tay, nếu mà công trình nào cũng nhanh, gọn, lẹ như thế chắc dân VN được nhờ lắm.
Noname, Phu Yen: Tôi có ý kiến đối với những ai cho rằng "đất đai là thuộc chủ quyền của Việt nam được đánh đổi bằng bao xương máu của nhiều thế hệ".
Mình đánh Pháp giành độc lập, cũng giống như đánh Mỹ-Ngụy để giải phóng MN (lập luận nầy cũng được bà việt kiều Phùng Tuệ Châu trả lời PV đài VTV1 trưa 17 và tối 18/9): Chúng ta phải phân biệt rạch ròi đất đai tài sản nào là của chính quyền TD Pháp, của Mỹ Ngụy, đất đai tài sản nào là của tôn giáo, của các tổ chức cá nhân (không dính líu tới chính quyền) (Pháp, Mỹ).
Sau khi cướp chính quyền, giải phóng đất nước chỉ cho phép NN lấy (sử dụng) những cơ sở trước đây của chính quyền cũ chứ sao lại chiếm dụng luôn các cơ sở của tôn giáo. Nếu NN ưng lấy cái gì thì lấy tức là mình đi ăn cướp chứ không thể gọi là đi "giải phóng" được.
P. Hoang: Họ chơi trò lừa đảo đó. Họ thử một lối thoát liều lĩnh trong các vấn đề đất đai tôn giáo. Làm công viên cái gì mà cấm phóng viên vào ghi hình? Làm công viên sao không làm từ bốn mươi năm trước? Rõ là một kiểu đối phó kém suy nghĩ. Nhưng mà quả thực, nếu quyết không trả lại đất cho Giáo Hội, thì chính quyền không có một cách nào khác khả dĩ hơn.
nguyen hieu het, Sóc Trăng: Đã đến lúc cần phải nghiêm túc giải quyết vấn đề đất toà khâm sứ. Không phải riêng giáo dân mà cả những người lương cũng quan tâm đến vấn đề nầy. Đừng phóng, rồi phải theo lao, quần chúng nhân dân bây giờ có cái nhìn rất sâu đấy!
Pham Tam Quang, Phat Diem: Hoan hô nhà nước, chính quyền! Giá mà dự án nào cũng làm nhanh được như vậy thì tốt quá. Từ khi thông báo quy hoạch đến khi thực hiện chưa đầy 24h. Có ai biết phải làm thế nào để đăng ký ghi vào kỷ lục Guiness thì mách giùm với.
Maida, Hoa Kỳ: Động thái nhà nước lụp chụp, vội vàng biến khu đất tòa Khâm sứ cũ thành công viên tự nó đã nói lên vấn đề! Đã là người cầm cân nẩy mực thi hành luật pháp mà hành động bất minh như vậy chứng tỏ nhà nước đang ở thế bị động và họ muốn tạo "một sự đã rồi"! Từ nay nếu giáo dân tiếp tục cầu nguyện phản đối chắc chắn nhà nước "có đủ bằng cớ" kết án giáo dân là không biết tùng phục vì lợi ích chung! Nhà nước muốn dùng dư luận để cô lập sự đòi hỏi hợp lý của giáo dân. Hành động như vậy chỉ tạo thêm mâu thuẫn trong xã hội mà thôi!
Dan Viet HN: Cảm ơn BBC đã cung cấp thông tin cập nhật. Tôi vô cùng buồn vì sự cố chấp của chính quyền trong vấn đề giải quyết các tranh chấp dân sự. Người Công giáo họ cũng là con dân đất Việt, chỉ có điều họ có thêm một niềm tin vào Thiên Chúa với mục đích duy nhất là kính Chúa và yêu người (căn bản của 10 điều răn). Với một nhu cầu nho nhỏ là xin được mở rộng cơ sở thờ tự trên cơ sở mảnh đất cũ (nhà nước đã thu nhưng chưa sử dụng) thế mà cũng không được đáp ứng. Vậy thử hỏi mỗi người dân Việt chúng ta hy vọng điều gì vào cái nhà nước này? Thật buồn cho người Công giáo vì sự đấu tranh ôn hoà đã không làm thay đổi được quan điểm của nhà nước đối với nguyện vọng của Dân Việt nói chung và người Công giáo riêng.
Người HN: Nghe ra nhà nước đang dẹp các đạo rồi. Trước mắt dẹp đạo công giáo trước, bằng chứng họ đang lấy đất nhà thờ Thái Hà. Hôm nay lại lấy đất của Nhà Thờ Lớn. Sau đó chắc là nhà thờ Phát Diệm, Bùi Chu, rồi tiến vào SG. Họ quyết tâm Nước Việt Nam sẽ không cho phép tồn tại một đạo nào. Nhưng họ vẫn nói tự do tín ngưỡng (đó là nhà nước đang cho các đạo ăn kẹo ngọt) sau đó họ sẽ dẹp một cách hợp lý.
augustin Nguyen, Sài Gòn: Tôi đã im lặng như bao nhiêu người. Thực sự chúng ta có biết hết được sự thật không? Thậm chí với chính thứ chúng ta nhìn thấy con chưa chưa chắc đã là sự thật. Tôi chỉ xin chia sẻ những gì tôi nhìn thấy. Một vũ trường để loa hương sang khu tu trì nhiều năm... Một quán phở nhoe nhoét trên nền thánh địa.
Một thực tế là nếu bàn thờ của nhà bạn hay tôi mà bị vứt rác vào thì lòng tự trọng của chúng ta sẽ xử trí ra sao? Tại sao những bậc tu trì ấy lại chịu đựng lâu đến vậy? Hy vọng là họ đừng chịu đựng quá lâu. Trước khi UBND hợp thức hóa bằng cách lập dự án và bán đất cho ngân hàng... nếu không hành động, mãi mãi chủ quyền của mảnh đất ấy bị hợp thức hóa.
Một câu chuyện đang diễn ra mỗi ngày tại VN. Nếu như bạn không tin, hay đến mà xem. Chúng ta có nên ngồi đó đoán mò, rồi đưa nhận định linh tinh, tự biếm họa mình với chính sự thiển cận của bản thân.
Bach Loc, Hà Nội: Nếu chính quyền làm việc công minh, đàng hoàng thì các phóng viên quốc tế hiện đang theo dõi vụ phá khu Toà Khâm Sứ đã không bị đàn áp. Công an cấm không cho quay chụp hình, thu máy quay của phóng viên và dùng bạo lực với phóng viên. Ôi, chính quyền ơi!!!
Be My, HN: Tất cả mọi Công Dân Việt Nam đều mong Nhà nước làm được nhiều việc như vậy. Nhưng có điều việc làm này nhầm che đậy những sai lầm không thể tháo gỡ của UBND Hà Nội.
Mai Ninh, SG: Đất của người ta mà đem lấy làm vườn hoa! Vậy mà nhà nước pháp quyền lại có thể làm được? Lại còn có một số người ủng hộ nữa. Sao giống như "cướp của người giàu chia cho người nghèo" quá, "lấy đất địa chủ chia cho nông dân nghèo không có ruộng". Qua việc này chứng tỏ chính quyền quyết tâm lấy đất thờ tự, sinh hoạt của người Công giáo rồi.
Hoang Nguyen, SG: Phải nhìn vào hành động của nhà nước này chứ không bao giờ được tin vào lời nói. Còn nếu trả lại khu đất ấy thì hoá ra nhà nước này công nhận mình sai à. Nhưng nếu những người lãnh đạo vẫn áp đặt suy nghĩ cuả mình như mấy chục năm cuối của thế kỉ trước thì biết đâu chuyện này sẽ tạo nên sự mới mẻ ở Việt Nam
Thang, Hanoi: Từ những hứa hẹn xem xét trả lại phần đất trên cho Nhà Thờ của chính quyền tới bí mật quy hoạch, thậm chí dùng cả vũ lực để thực hiện qui hoạch như ngày hôm nay thì không còn gì để nói. Một chính thể đàng hoàng không bao giờ phải tiến hành làm những chuyện mờ ám như vậy cả. Những hành động của giáo dân đã phần nào tạo một luồng gió mới cho bầu chính trị vốn u ám của chế độ. Ở đâu có đàn áp, có bất công xã hội là ở đó có đấu tranh. Chân lý đó luôn luôn đúng cho dù ở đâu đi nữa.
Henry, Saigon: Hà Nội sợ nếu trả lại Tòa Khâm sẽ tạo thành tiền lệ "nguy hiểm". Vì họ đang là con nợ lớn khi đã “vay” nhiều khu đất của các tôn giáo, đặc biệt là sau 30/04/1975. Vào thời điểm đó thì quỹ đất ở VN đâu có thiếu nhưng họ lại lấy nhà thờ Tin Lành làm UBND phường, Thánh thất Cao Đài làm bệnh viện thị xã, đất đai của nhà thờ thì làm thư viện, trường học, cung thiếu nhi… đến nỗi không còn nhà thờ để cầu nguyện, các giáo dân Tin Lành phải tập hợp ở nhà một giáo dân nào đó để cầu nguyện thì cũng bị họ xua đuổi và bắt bớ. Nếu Tòa Khâm được trả thì sẽ có rất nhiều khu đất khác cũng sẽ phải được trả.
Linh SG: Một đòn tránh né khôn khéo của nhà nước. Nhưng như thế nhà nước cũng cho dân đen thấy đừng bao giờ tin vào lời hứa hão "đối thoại". Giáo dân tuy không lấy lại được đất nhưng nhờ họ đấu tranh mà TP có thêm 1 công viên chứ không phải vũ trường, nhà hàng. Xin cám ơn giáo dân công giáo.
Pinochio: Hoan hô Nhà Nước VN, quả không hổ danh là những người có đầu óc cực kỳ "giỏi", sau một thời gian suy nghĩ và họp các cấp thì họ cũng có giải pháp "quốc hữu hóa" những gì họ cần và tránh được tiếng "cướp đất của dân" để làm việc riêng. Xây dựng công viên, xây dựng thư viện... những công việc đều mang tiếng để phục vụ nhân dân. Tôi mong rằng nó sẽ tồn tại lâu, chớ đừng làm cho mọi thứ êm đi vài năm thì lại lấy đi làm chuyện khác (sau khi đã hợp pháp hóa nó sang thành của công).
Kao: Dẫu có thể chưa đòi được khu đất này nhưng đồng bào công giáo đã làm được một việc mà chúng ta cần học tập, đó là thúc đẩy được sự trì trệ của chính quyền. "Nuốt" không trôi được thì đem làm công ích cho xã hội lại được tiếng tốt. Quả là "ánh sáng của Đảng"!!!
Ẩn danh: Đúng là bất ngờ, quy hoạch mà không ai biết. Botay.com
Wombat, Sydney: Nếu biến toà Khâm Sứ thành thư viện và miếng đất trống thành vườn hoa cho tất cả mọi người ở Hà Nội thưởng thức thì cũng tốt thôi. Chỉ sợ nhà nước không làm được chuyện đó bởi vì lòng tham không đáy của vô số đảng viên CSVN.
Tuấn, Hà Nội: Đề nghị mọi người hãy nghe sự việc bằng 2 tai. Hãy thử hỏi lại tại sao hàng nghìn giáo dân lại một lòng đến như vậy, họ đâu phải đui mờ mà không biết đúng sai, tại sao nhà nước không làm một cuộc điều tra rõ ngọn ngành thay vì tập trung khởi tố việc xô đổ một bức tường đã cũ nát, đưa nhưng thông tin sai lạc lên truyền hình báo trí.
90% người VN chỉ được nghe chính quyền nói mà chưa được nghe các giáo dân bầy tỏ lần nào. Mong công lý lắm thay.
Lam Sơ: Tôi cũng ở ngay đường NLB, tôi cũng theo dõi vụ này từ mấy tháng nay. Có thể nói giáo dân đã hết mức chịu đựng. Nhưng họ xử sự rất ôn hòa.
Cái cớ nhà nước khởi tố là phá hoại tài sản có sức thuyết phục không? Nhà nước đập nhà dân cưỡng chế trong khi dân chưa chấp nhận bồi thường thì xảy ra như cơm bữa, có ai bị khởi tố đâu.
Không thuyết phục vì xây dựng trái phép trên đất giáo hội thì làm sao có thể coi là tài sản của cty may CT được. Bên giáo hội đã kiến nghị nhiều lần rồi. Còn gây rối trật tự công cộng thì chính UBND quận ĐĐ mới là bị can, vì gây ồn ào nhất, gây náo loạn nhất. Theo tôi chứng kiến thì là công an, dân phòng, loa phường, chứ tuyệt nhiên không phải là lời cầu nguyện của giáo dân.
Dương: Nếu có tham khảo các tài liệu cụ thể của giáo xứ Thái Hà (được treo dán công khai tại giáo xứ Thái Hà) hẳn các bạn sẽ hiểu rõ hơn bản chất của sự việc ai là kẻ vừa ăn cướp và la làng và dùng quyền lực cộng sản áp đặt đàn áp và cưỡng chế tài sản của Giáo Hội Công Giáo VN (Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ cơ sở pháp lý về phần đất 60.000M2 này).
Mai Nam: Tôi dự đoán sẽ bày trò khởi tố sau khi hàng tuần chuẩn bị bằng cách cho báo chí lu loa. Bởi vì nếu định khởi tố thì có thể làm ngay từ ngày đầu khi bức tường bị phá. Vấn đề là suốt 10 năm người ta đòi đất thì không trả lời, nghĩa là "đỉnh cao" cứ như câm, điếc, mù.
Công Minh: Theo tôi, với sự kiện ở Thái Hà gần đây dĩ nhiên những người có lương tâm, suy nghĩ ắt phải suy nghĩ lại những việc làm của chính quyền, báo chí trong nước. Bởi việc chưa tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật từ phía chính quyền chứ không phải từ giáo xứ.
Nhiều ý kiến bênh vực những vấn đề từ một phía, điều này dĩ nhiên rồi vì người có bao nhiêu người dân VN được tiếp xúc với báo chí tự do.
Mai Phương: Tôi ủng hộ việc cầu nguyện đòi công lý và nhân quyền trên mảnh đất Việt Nam. Chính quyền đã tước đoạt rất nhiều đất đai của giáo hội Công giáo, sau đó mua đi bán lại hoặc sử dụng vào những mục đích vụ lợi.
Đã đến lúc người dân phải được lên tiếng về những việc làm sai trái của chính quyền kể cả trong quá khư và hiện tại.
Hành xử kiểu độc tài chuyên chính của chính quyền Việt Nam sớm muộn cũng sẽ bị lên án.
John: Những người đang trách dân Chúa ở Thái Hà tại sao lại không tự đặt mình vào trường hợp của họ? Nếu chẳng hạn chính họ bị các quan lại cướp đất mà họ sẽ làm gì? Gửi đơn kiện quan? Việc dân Thái Hà cũng chỉ là "tức nước vỡ bờ thôi" vì họ quá bức xúc và không còn biết trông cậy vào đâu cả ngoài Đấng mà họ tôn thờ thôi.
Xin đừng lên án họ là người vi phạm pháp luật và lợi dụng tôn giáo. Có trách phải trách chính quyền đã chơi trò "cả vú nấp miệng em".
Paul Dean, SG: Hãy nhìn vào thực tế của chính quyền VN và với mấy ngàn năm lịch sử VN: chưa bao giờ có chính quyền nào vừa "giành" được chính quyền lại ngang nhiên "tịch thu", "trưng dụng" đất đai hợp pháp của người dân (thời chế độ cũ trước đó) lại với thời gian thực hiện kéo dài, và với quy mô cấp nhà nước như chính quyền hiện nay... hoàn toàn không dựa vào hiến pháp hoặc luật - cũng do chính họ soạn ra chẳng hạn - mà chỉ bằng những văn bản nào đó từ bộ chính trị, TW đảng,... thậm chí chỉ cần một công văn từ uỷ ban nhân dân cấp quận là đủ tính pháp lý để thi hành, cưỡng chế!!!
Trả lại đất cho người dân đã trưng dụng trước đây - Không chỉ là đất của người theo Công giáo, theo Phật giáo, mà còn hàng vạn người dân VN lương thiện khác - và vì vậy chẳng khác nào kêu gọi nước Mỹ bồi thường nạn nhân chất độc da cam cho người dân VN vậy!!!
Tam Tran: Đất của giáo xứ Thái Hà là rõ ràng rồi, nhưng Giáo xứ có hiến tặng hay không hiện vẫn chưa rõ ràng mặc dù chính quyền đưa ra các chứng cứ đã hiến tặng nhưng vẫn không thuyết phục chính vì thế Họ dùng quyền lực của chính quyền ra quyết định thu hồi đất tại thời điểm này chứng tỏ “đuối lý” rồi. Theo Tôi nên trả lại cho giáo xứ là phải đạo nhất. Tôi là 1 người ngoại đạo nên nói việc này một cách công bằng. Chính quyền, trước khi tranh chấp đã bảo vệ cho 1 công ty kinh doanh là không đúng chút nào cả. Tôi tin rằng giáo xứ Thái Hà sẽ sử dụng đúng mục đích của Giáo xứ.
Hai Nguyen, TP HCM: Việc đình công vì đất ở nhiều nơi, không chỉ tại xứ Thái Hà. ngay cả khu vực người không công giáo cũng vậy. Từ Thái Bình tới Vĩnh Phú, từ Hưng yên cho tới Tây Ninh... đâu đâu cũng thấy đòi đất. Các bác nghĩ sao về chính phủ mình. Nếu một Thái Hà được trả đất tất có nhiều Thái Hà khác đòi đất. Nếu một Thái Bình trả đất tất có nhiều Thái Bình khác đòi đất. Chính vì vậy chẳng ai dại gì mà trả. Thật là nguy hiểm!
Quoc Tuan, SG: Tôi thấy sự việc có vẻ khuất tất. Tại sao chính quyền không làm việc với giáo xứ Thái Hà đưa ra những bằng chứng để chứng minh rằng khu đất đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nếu khu đất là sở hữu của Nhà nước rồi thì việc gì phải "tịch thu". Bản thân quyết định "tịch thu" đã nói lên tất cả, tức là dùng quyền hành để "cưỡng đoạt" của người khác. Trên báo, đài đều thông tin không cho thấy sự minh bạch, mà chỉ thấy chung chung, không có gì rõ ràng. Sự thật vẫn là sự thật cho dù có bị bưng bít đến cỡ nào, rồi đến ngày nào đó nó sẽ được đưa ra. "Của Cesar sẽ trả lại cho Cesar". Vấn đề này nên đưa ra Toà để giải quyết trên cơ sở Pháp lý.
Thanh Nam, HN: Quyết định thu hồi đất của chính quyền tại thời điểm này là không hợp lý và thiếu tính công bằng. Nếu việc thu hồi đất phục vụ một lợi ích chung cho cộng đồng thì tại sao không làm từ khi công ty may chưa có dấu hiệu bán đất để chia chác. Trong công cuộc xây dựng xã hội vì mục đích tốt đẹp như: làm một con đường mới giảm ách tắc giao thông, quy hoạch một vùng cần phải di chuyển để đảm bảo mỹ quan đô thị chung thi nhà nước ra quyết định thu hồi là đúng. Nhưng đằng này thu hồi lại để xây dựng công trình bán cho dân, ai được hưởng lợi ích ở vụ này?
Minh Quang, HN: Lại một hành động của chính quyền chứng tỏ có những uẩn khúc về quyền sở hữu khu đất. Nếu khu đất là sở hữu hợp pháp của Cty may Chiến Thắng thì làm sao UBND Quận Đống Đa dám đề nghị thu hồi? Vậy khu đất đó thuộc sở hữu của ai? Vô chủ à? Một khu đất rộng vô chủ nằm giữa Hà Nội có phải là hợp lý không? Trong khi Giáo Xứ Thái Hà nói họ là chủ sở hữu của khu đất đang tranh chấp, tại sao nhà nước không cho công khai những giấy tờ đó trên báo chí, truyền hình?
Alex D., Moscow: Giải quyết như vậy, không thể giải quyết được 'gốc rễ' của vấn đề. Nhà nước khi đuối lý thì luôn đưa ra những công văn này nọ để cưỡng chế. Thử hỏi giáo dân ngoài việc 'phẫn uất' dẫn đến việc tập trung cầu nguyện thì còn một 'vũ khí' nào khác để đòi lại quyền lợi của mình, đâm đơn kiện cáo ư? Họ đã làm bao nhiêu năm trời mà có kết quả gì đâu? đăng lên báo đài ư? báo đài thì toàn thông tin một chiều theo kiểu đường lối của đảng. Tôi hỏi quí vị nếu là một công dân VN bất bình trước hành xử của chính quyền thì quí vị làm gì nào?
(Các góp ý từ BBC)
LTS. Bạo quyền csVN đã làm lễ động thổ khai khu đất TKS và TH như người trốn nợ vào lúc ban đêm, còn đến khi sắp khai trương 2 công viên này thì như khỉ thấp thỏm đang ngồi trên bếp rơm. Nghe nói đâu đấy TP Hà Nội thông báo sẽ cắt băng khánh thành vào chủ nhật, nhưng người dân đoán chừng sẽ làm lén lút chớp nhoáng vào ngày thứ bẩy vì sợ… bạo động nổi lên. Đây là một công trình xây dựng thế kỷ của Việt Nam: làm lén lút và làm rất nhanh chưa từng có. Nghe nói Hà Nội cũng phải mở "hàng rào kẽm gai" khai trương cho công viên, chúng ta theo dõi các ý kiến của các dân cư trên mạng:
Quoc, Saigon: Thật là ý nghĩa nếu hai công viên này được đặt tên: TRƯỜNG SA và HOÀNG SA. Nó nhắc nhở cho người dân, dân tộc Việt Nam rằng: Cộng Sản đã "Chiếm lại được" Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Khi nào Chính quyền Công sản dám lên tiếng, đấu tranh đòi lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
Thăng: Theo ngu ý của tôi, có lẽ nên đặt tên cho hai công viên này là Trường sa, Hoàng Sa để thức tỉnh lòng tự hào dân tộc chứ không phải là kích động lòng hận thù sắc tộc thông qua việc cắt xén nội dung lời phát biểu của TGM.
Đây chính là lời nhắc nhở người dân Việt cái họa mất nước và tưởng nhớ những liệt sĩ đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa mà nhà cầm quyền không dám nhắc tới.
Minh, Melbourne: Tôi đồng ý với ý tưởng đặt tên cho hai khu cây xanh 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là công viên Ngô Quang Kiệt và công viên Vũ Khởi Phụng, dù rằng điều này chính quyền CS sẽ không bao giờ chấp nhận.
Nhân dân quanh vùng và bất cứ ai đến vãn cảnh thay vì theo câu khuôn sáo "Ơn đảng ơn chính phủ đã quan tâm" thì hãy cảm ơn hai vị Linh Mục mà các vị - vì nhiều lý do - đang mạt sát lên án đó. Nếu không có hai cha gióng lên hồi chuông đòi đất thì hai khu vực ấy sẽ được sử dụng vào mục đích gì, các vị có biết không?
Chanly, Việt Nam: Giá mà Nhà Nước VN cũng hành xử như thế này đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì tốt biết mấy nhỉ?
Ngoc Phuc, Hà Nội: Qua việc xây công viên trên khu đất đang có tranh chấp với Toà Giám mục Hà Nội ta thấy rõ bản chất của sự việc. Chính quyền vào cuộc với cả hệ thống chính trị hòng đè bẹp ý chí của Giáo dân. các phương tiện truyền thông của Nhà nước thì mặc sức xuyên tạc và bôi nhọ cá nhân Tổng Giám Mục Hà Nội. Bản chất của cái gọi là "ưu việt XHCN" ngày càng lộ rõ, đáng buồn thay cho Dân tộc Việt Nam.
Thanh Gia : Không bị mang tiếng là cướp, không bị mang tiếng là đàn áp, lại được tiếng là chăm sóc tới không gian cho người dân!!!
Có thật thế khi bây giờ dân trí người Việt đã có nhiều đổi thay, với những người hiểu biết họ luôn có cái nhìn riêng nhìn thẳng vào vấn đề, nhà nước đang làm gì, liệu rằng các khu đất tranh chấp mà không giải quyết được thì quy hoạch làm vườn hoa cây xanh, trong khi ngay cạnh đó, nhà nước đã làm gì để bảo vệ không gian hồ Gươm?
Là kiến trúc sư tôi hổ thẹn cho quyết định của nhà nước!
Dân Việt: Nếu quang minh chính đại thì không việc gì phải làm việc gấp gáp như thế. Vụ việc Thái Hà bỏ vào túi riêng không xong nên trở thành công viên trong vòng một ngày. Nếu các việc khác mà người thực thi pháp luật Việt Nam làm nhanh như thế thì tốt biết bao cho dân lành, và người dân nước Việt đã không còn đói nghèo tới bây giờ.
Dinh Thai Binh, Hà Nội: Người Công giáo Hà Nội thật bất khuất. Ai có thể bảo rằng ngày mai khi cái công viên làm vọi vàng này đã xong thì người công giáo không còn đấu tranh cho công lý? Sức mạnh của họ ở chỗ không có gì ngoài lời cầu nguyện ôn hoà và thiện chí đối thoại. Họ có thể bị cường quyền cướp đọat đất đai hiện tại nhưng niềm tin và công lý và sự thật sẽ không bao giờ mất. Khát vọng công lý sẽ càng cháy bỏng nơi những con người quả cảm kia.
Tôi cảm thấy mình đớn hèn vì không gióng lên được một tiếng nói để bảo vệ chính mình và đòi hỏi cho quyền lợi chính đáng của mình và người xung quanh mình như các giáo dân kia.
Bi, Saigon: Đồng tình với một số ý kiến của các bạn (riêng về tốc độ công trình thôi). Tôi xin có ý kiến là cho lãnh đạo cty Điện, Nước, cầu đường ở Saigon ra HN học cách xây dựng công trinh mau lẹ đặng về dở hết mấy cái lô cốt đang ngự đầy Saigon. Xin cảm ơn lắm lắm.
Sai Gon: Công viên xây nhanh gớm! Ở Sài gòn mà được vậy chắc dân được nhờ lắm. Công trình, lô cốt chưa xây xong cái này đã mọc lên cái khác. Những cái đang xây thì lại để yên. Gây ách tắt giao thông nghiêm trọng. Thiệt là chán.
Nguyen Saigon: Có lẽ công viên 42 Nhà Chung sẽ có nhiều người đến dự lễ khánh thành nhất trong tất cả các lễ khánh thành những công trình xây dựng tại VN.
Minh: Nhà nước làm công viên cho giáo dân đến cầu nguyện cho sạch sẽ ấy mà. Chẳng nhẽ công viên mà lại rào kín mít và có CA gác. Dù sao thì không lọt vào tay cán bộ chia chác là tốt rồi. Thành công viên thì sau này có trả cũng dễ. Tính ra nhà nước cũng lịch sự nhỉ.
Vinh, Sài Gòn: Gạo đã nấu thành cơm. Công lý vẫn nằm ở nơi mà nó đang nằm. Dưới chân các Đảng viên.
Long, Hoa Kỳ: Chắc chúng ta phải nhờ bên Công giáo đứng cầu nguyện ở những công trình rùa của chính phủ để chính phủ làm nhanh như làm công viên.
Nguyen Van Vat: Tự hào thay! Việt Nam lập được hai kỷ lục thế giới rồi! Riêng công trình này thì nhớ đừng có phần trăm gì đó như tượng đài Điện Biên Phủ đó nghen!
Ha Noi: Đúng là thích thì đừng hỏi tại sao, sắp tới phải lấy mấy lô đất của mấy ông cán bộ ra làm công viên thử coi, xem nó chậm đến mức nào.
Khanh, Sai Gon: Bó tay, nếu mà công trình nào cũng nhanh, gọn, lẹ như thế chắc dân VN được nhờ lắm.
Noname, Phu Yen: Tôi có ý kiến đối với những ai cho rằng "đất đai là thuộc chủ quyền của Việt nam được đánh đổi bằng bao xương máu của nhiều thế hệ".
Mình đánh Pháp giành độc lập, cũng giống như đánh Mỹ-Ngụy để giải phóng MN (lập luận nầy cũng được bà việt kiều Phùng Tuệ Châu trả lời PV đài VTV1 trưa 17 và tối 18/9): Chúng ta phải phân biệt rạch ròi đất đai tài sản nào là của chính quyền TD Pháp, của Mỹ Ngụy, đất đai tài sản nào là của tôn giáo, của các tổ chức cá nhân (không dính líu tới chính quyền) (Pháp, Mỹ).
Sau khi cướp chính quyền, giải phóng đất nước chỉ cho phép NN lấy (sử dụng) những cơ sở trước đây của chính quyền cũ chứ sao lại chiếm dụng luôn các cơ sở của tôn giáo. Nếu NN ưng lấy cái gì thì lấy tức là mình đi ăn cướp chứ không thể gọi là đi "giải phóng" được.
P. Hoang: Họ chơi trò lừa đảo đó. Họ thử một lối thoát liều lĩnh trong các vấn đề đất đai tôn giáo. Làm công viên cái gì mà cấm phóng viên vào ghi hình? Làm công viên sao không làm từ bốn mươi năm trước? Rõ là một kiểu đối phó kém suy nghĩ. Nhưng mà quả thực, nếu quyết không trả lại đất cho Giáo Hội, thì chính quyền không có một cách nào khác khả dĩ hơn.
nguyen hieu het, Sóc Trăng: Đã đến lúc cần phải nghiêm túc giải quyết vấn đề đất toà khâm sứ. Không phải riêng giáo dân mà cả những người lương cũng quan tâm đến vấn đề nầy. Đừng phóng, rồi phải theo lao, quần chúng nhân dân bây giờ có cái nhìn rất sâu đấy!
Pham Tam Quang, Phat Diem: Hoan hô nhà nước, chính quyền! Giá mà dự án nào cũng làm nhanh được như vậy thì tốt quá. Từ khi thông báo quy hoạch đến khi thực hiện chưa đầy 24h. Có ai biết phải làm thế nào để đăng ký ghi vào kỷ lục Guiness thì mách giùm với.
Maida, Hoa Kỳ: Động thái nhà nước lụp chụp, vội vàng biến khu đất tòa Khâm sứ cũ thành công viên tự nó đã nói lên vấn đề! Đã là người cầm cân nẩy mực thi hành luật pháp mà hành động bất minh như vậy chứng tỏ nhà nước đang ở thế bị động và họ muốn tạo "một sự đã rồi"! Từ nay nếu giáo dân tiếp tục cầu nguyện phản đối chắc chắn nhà nước "có đủ bằng cớ" kết án giáo dân là không biết tùng phục vì lợi ích chung! Nhà nước muốn dùng dư luận để cô lập sự đòi hỏi hợp lý của giáo dân. Hành động như vậy chỉ tạo thêm mâu thuẫn trong xã hội mà thôi!
Dan Viet HN: Cảm ơn BBC đã cung cấp thông tin cập nhật. Tôi vô cùng buồn vì sự cố chấp của chính quyền trong vấn đề giải quyết các tranh chấp dân sự. Người Công giáo họ cũng là con dân đất Việt, chỉ có điều họ có thêm một niềm tin vào Thiên Chúa với mục đích duy nhất là kính Chúa và yêu người (căn bản của 10 điều răn). Với một nhu cầu nho nhỏ là xin được mở rộng cơ sở thờ tự trên cơ sở mảnh đất cũ (nhà nước đã thu nhưng chưa sử dụng) thế mà cũng không được đáp ứng. Vậy thử hỏi mỗi người dân Việt chúng ta hy vọng điều gì vào cái nhà nước này? Thật buồn cho người Công giáo vì sự đấu tranh ôn hoà đã không làm thay đổi được quan điểm của nhà nước đối với nguyện vọng của Dân Việt nói chung và người Công giáo riêng.
Người HN: Nghe ra nhà nước đang dẹp các đạo rồi. Trước mắt dẹp đạo công giáo trước, bằng chứng họ đang lấy đất nhà thờ Thái Hà. Hôm nay lại lấy đất của Nhà Thờ Lớn. Sau đó chắc là nhà thờ Phát Diệm, Bùi Chu, rồi tiến vào SG. Họ quyết tâm Nước Việt Nam sẽ không cho phép tồn tại một đạo nào. Nhưng họ vẫn nói tự do tín ngưỡng (đó là nhà nước đang cho các đạo ăn kẹo ngọt) sau đó họ sẽ dẹp một cách hợp lý.
augustin Nguyen, Sài Gòn: Tôi đã im lặng như bao nhiêu người. Thực sự chúng ta có biết hết được sự thật không? Thậm chí với chính thứ chúng ta nhìn thấy con chưa chưa chắc đã là sự thật. Tôi chỉ xin chia sẻ những gì tôi nhìn thấy. Một vũ trường để loa hương sang khu tu trì nhiều năm... Một quán phở nhoe nhoét trên nền thánh địa.
Một thực tế là nếu bàn thờ của nhà bạn hay tôi mà bị vứt rác vào thì lòng tự trọng của chúng ta sẽ xử trí ra sao? Tại sao những bậc tu trì ấy lại chịu đựng lâu đến vậy? Hy vọng là họ đừng chịu đựng quá lâu. Trước khi UBND hợp thức hóa bằng cách lập dự án và bán đất cho ngân hàng... nếu không hành động, mãi mãi chủ quyền của mảnh đất ấy bị hợp thức hóa.
Một câu chuyện đang diễn ra mỗi ngày tại VN. Nếu như bạn không tin, hay đến mà xem. Chúng ta có nên ngồi đó đoán mò, rồi đưa nhận định linh tinh, tự biếm họa mình với chính sự thiển cận của bản thân.
Bach Loc, Hà Nội: Nếu chính quyền làm việc công minh, đàng hoàng thì các phóng viên quốc tế hiện đang theo dõi vụ phá khu Toà Khâm Sứ đã không bị đàn áp. Công an cấm không cho quay chụp hình, thu máy quay của phóng viên và dùng bạo lực với phóng viên. Ôi, chính quyền ơi!!!
Be My, HN: Tất cả mọi Công Dân Việt Nam đều mong Nhà nước làm được nhiều việc như vậy. Nhưng có điều việc làm này nhầm che đậy những sai lầm không thể tháo gỡ của UBND Hà Nội.
Mai Ninh, SG: Đất của người ta mà đem lấy làm vườn hoa! Vậy mà nhà nước pháp quyền lại có thể làm được? Lại còn có một số người ủng hộ nữa. Sao giống như "cướp của người giàu chia cho người nghèo" quá, "lấy đất địa chủ chia cho nông dân nghèo không có ruộng". Qua việc này chứng tỏ chính quyền quyết tâm lấy đất thờ tự, sinh hoạt của người Công giáo rồi.
Hoang Nguyen, SG: Phải nhìn vào hành động của nhà nước này chứ không bao giờ được tin vào lời nói. Còn nếu trả lại khu đất ấy thì hoá ra nhà nước này công nhận mình sai à. Nhưng nếu những người lãnh đạo vẫn áp đặt suy nghĩ cuả mình như mấy chục năm cuối của thế kỉ trước thì biết đâu chuyện này sẽ tạo nên sự mới mẻ ở Việt Nam
Thang, Hanoi: Từ những hứa hẹn xem xét trả lại phần đất trên cho Nhà Thờ của chính quyền tới bí mật quy hoạch, thậm chí dùng cả vũ lực để thực hiện qui hoạch như ngày hôm nay thì không còn gì để nói. Một chính thể đàng hoàng không bao giờ phải tiến hành làm những chuyện mờ ám như vậy cả. Những hành động của giáo dân đã phần nào tạo một luồng gió mới cho bầu chính trị vốn u ám của chế độ. Ở đâu có đàn áp, có bất công xã hội là ở đó có đấu tranh. Chân lý đó luôn luôn đúng cho dù ở đâu đi nữa.
Henry, Saigon: Hà Nội sợ nếu trả lại Tòa Khâm sẽ tạo thành tiền lệ "nguy hiểm". Vì họ đang là con nợ lớn khi đã “vay” nhiều khu đất của các tôn giáo, đặc biệt là sau 30/04/1975. Vào thời điểm đó thì quỹ đất ở VN đâu có thiếu nhưng họ lại lấy nhà thờ Tin Lành làm UBND phường, Thánh thất Cao Đài làm bệnh viện thị xã, đất đai của nhà thờ thì làm thư viện, trường học, cung thiếu nhi… đến nỗi không còn nhà thờ để cầu nguyện, các giáo dân Tin Lành phải tập hợp ở nhà một giáo dân nào đó để cầu nguyện thì cũng bị họ xua đuổi và bắt bớ. Nếu Tòa Khâm được trả thì sẽ có rất nhiều khu đất khác cũng sẽ phải được trả.
Linh SG: Một đòn tránh né khôn khéo của nhà nước. Nhưng như thế nhà nước cũng cho dân đen thấy đừng bao giờ tin vào lời hứa hão "đối thoại". Giáo dân tuy không lấy lại được đất nhưng nhờ họ đấu tranh mà TP có thêm 1 công viên chứ không phải vũ trường, nhà hàng. Xin cám ơn giáo dân công giáo.
Pinochio: Hoan hô Nhà Nước VN, quả không hổ danh là những người có đầu óc cực kỳ "giỏi", sau một thời gian suy nghĩ và họp các cấp thì họ cũng có giải pháp "quốc hữu hóa" những gì họ cần và tránh được tiếng "cướp đất của dân" để làm việc riêng. Xây dựng công viên, xây dựng thư viện... những công việc đều mang tiếng để phục vụ nhân dân. Tôi mong rằng nó sẽ tồn tại lâu, chớ đừng làm cho mọi thứ êm đi vài năm thì lại lấy đi làm chuyện khác (sau khi đã hợp pháp hóa nó sang thành của công).
Kao: Dẫu có thể chưa đòi được khu đất này nhưng đồng bào công giáo đã làm được một việc mà chúng ta cần học tập, đó là thúc đẩy được sự trì trệ của chính quyền. "Nuốt" không trôi được thì đem làm công ích cho xã hội lại được tiếng tốt. Quả là "ánh sáng của Đảng"!!!
Ẩn danh: Đúng là bất ngờ, quy hoạch mà không ai biết. Botay.com
Wombat, Sydney: Nếu biến toà Khâm Sứ thành thư viện và miếng đất trống thành vườn hoa cho tất cả mọi người ở Hà Nội thưởng thức thì cũng tốt thôi. Chỉ sợ nhà nước không làm được chuyện đó bởi vì lòng tham không đáy của vô số đảng viên CSVN.
Tuấn, Hà Nội: Đề nghị mọi người hãy nghe sự việc bằng 2 tai. Hãy thử hỏi lại tại sao hàng nghìn giáo dân lại một lòng đến như vậy, họ đâu phải đui mờ mà không biết đúng sai, tại sao nhà nước không làm một cuộc điều tra rõ ngọn ngành thay vì tập trung khởi tố việc xô đổ một bức tường đã cũ nát, đưa nhưng thông tin sai lạc lên truyền hình báo trí.
90% người VN chỉ được nghe chính quyền nói mà chưa được nghe các giáo dân bầy tỏ lần nào. Mong công lý lắm thay.
Lam Sơ: Tôi cũng ở ngay đường NLB, tôi cũng theo dõi vụ này từ mấy tháng nay. Có thể nói giáo dân đã hết mức chịu đựng. Nhưng họ xử sự rất ôn hòa.
Cái cớ nhà nước khởi tố là phá hoại tài sản có sức thuyết phục không? Nhà nước đập nhà dân cưỡng chế trong khi dân chưa chấp nhận bồi thường thì xảy ra như cơm bữa, có ai bị khởi tố đâu.
Không thuyết phục vì xây dựng trái phép trên đất giáo hội thì làm sao có thể coi là tài sản của cty may CT được. Bên giáo hội đã kiến nghị nhiều lần rồi. Còn gây rối trật tự công cộng thì chính UBND quận ĐĐ mới là bị can, vì gây ồn ào nhất, gây náo loạn nhất. Theo tôi chứng kiến thì là công an, dân phòng, loa phường, chứ tuyệt nhiên không phải là lời cầu nguyện của giáo dân.
Dương: Nếu có tham khảo các tài liệu cụ thể của giáo xứ Thái Hà (được treo dán công khai tại giáo xứ Thái Hà) hẳn các bạn sẽ hiểu rõ hơn bản chất của sự việc ai là kẻ vừa ăn cướp và la làng và dùng quyền lực cộng sản áp đặt đàn áp và cưỡng chế tài sản của Giáo Hội Công Giáo VN (Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ cơ sở pháp lý về phần đất 60.000M2 này).
Mai Nam: Tôi dự đoán sẽ bày trò khởi tố sau khi hàng tuần chuẩn bị bằng cách cho báo chí lu loa. Bởi vì nếu định khởi tố thì có thể làm ngay từ ngày đầu khi bức tường bị phá. Vấn đề là suốt 10 năm người ta đòi đất thì không trả lời, nghĩa là "đỉnh cao" cứ như câm, điếc, mù.
Công Minh: Theo tôi, với sự kiện ở Thái Hà gần đây dĩ nhiên những người có lương tâm, suy nghĩ ắt phải suy nghĩ lại những việc làm của chính quyền, báo chí trong nước. Bởi việc chưa tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật từ phía chính quyền chứ không phải từ giáo xứ.
Nhiều ý kiến bênh vực những vấn đề từ một phía, điều này dĩ nhiên rồi vì người có bao nhiêu người dân VN được tiếp xúc với báo chí tự do.
Mai Phương: Tôi ủng hộ việc cầu nguyện đòi công lý và nhân quyền trên mảnh đất Việt Nam. Chính quyền đã tước đoạt rất nhiều đất đai của giáo hội Công giáo, sau đó mua đi bán lại hoặc sử dụng vào những mục đích vụ lợi.
Đã đến lúc người dân phải được lên tiếng về những việc làm sai trái của chính quyền kể cả trong quá khư và hiện tại.
Hành xử kiểu độc tài chuyên chính của chính quyền Việt Nam sớm muộn cũng sẽ bị lên án.
John: Những người đang trách dân Chúa ở Thái Hà tại sao lại không tự đặt mình vào trường hợp của họ? Nếu chẳng hạn chính họ bị các quan lại cướp đất mà họ sẽ làm gì? Gửi đơn kiện quan? Việc dân Thái Hà cũng chỉ là "tức nước vỡ bờ thôi" vì họ quá bức xúc và không còn biết trông cậy vào đâu cả ngoài Đấng mà họ tôn thờ thôi.
Xin đừng lên án họ là người vi phạm pháp luật và lợi dụng tôn giáo. Có trách phải trách chính quyền đã chơi trò "cả vú nấp miệng em".
Paul Dean, SG: Hãy nhìn vào thực tế của chính quyền VN và với mấy ngàn năm lịch sử VN: chưa bao giờ có chính quyền nào vừa "giành" được chính quyền lại ngang nhiên "tịch thu", "trưng dụng" đất đai hợp pháp của người dân (thời chế độ cũ trước đó) lại với thời gian thực hiện kéo dài, và với quy mô cấp nhà nước như chính quyền hiện nay... hoàn toàn không dựa vào hiến pháp hoặc luật - cũng do chính họ soạn ra chẳng hạn - mà chỉ bằng những văn bản nào đó từ bộ chính trị, TW đảng,... thậm chí chỉ cần một công văn từ uỷ ban nhân dân cấp quận là đủ tính pháp lý để thi hành, cưỡng chế!!!
Trả lại đất cho người dân đã trưng dụng trước đây - Không chỉ là đất của người theo Công giáo, theo Phật giáo, mà còn hàng vạn người dân VN lương thiện khác - và vì vậy chẳng khác nào kêu gọi nước Mỹ bồi thường nạn nhân chất độc da cam cho người dân VN vậy!!!
Tam Tran: Đất của giáo xứ Thái Hà là rõ ràng rồi, nhưng Giáo xứ có hiến tặng hay không hiện vẫn chưa rõ ràng mặc dù chính quyền đưa ra các chứng cứ đã hiến tặng nhưng vẫn không thuyết phục chính vì thế Họ dùng quyền lực của chính quyền ra quyết định thu hồi đất tại thời điểm này chứng tỏ “đuối lý” rồi. Theo Tôi nên trả lại cho giáo xứ là phải đạo nhất. Tôi là 1 người ngoại đạo nên nói việc này một cách công bằng. Chính quyền, trước khi tranh chấp đã bảo vệ cho 1 công ty kinh doanh là không đúng chút nào cả. Tôi tin rằng giáo xứ Thái Hà sẽ sử dụng đúng mục đích của Giáo xứ.
Hai Nguyen, TP HCM: Việc đình công vì đất ở nhiều nơi, không chỉ tại xứ Thái Hà. ngay cả khu vực người không công giáo cũng vậy. Từ Thái Bình tới Vĩnh Phú, từ Hưng yên cho tới Tây Ninh... đâu đâu cũng thấy đòi đất. Các bác nghĩ sao về chính phủ mình. Nếu một Thái Hà được trả đất tất có nhiều Thái Hà khác đòi đất. Nếu một Thái Bình trả đất tất có nhiều Thái Bình khác đòi đất. Chính vì vậy chẳng ai dại gì mà trả. Thật là nguy hiểm!
Quoc Tuan, SG: Tôi thấy sự việc có vẻ khuất tất. Tại sao chính quyền không làm việc với giáo xứ Thái Hà đưa ra những bằng chứng để chứng minh rằng khu đất đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nếu khu đất là sở hữu của Nhà nước rồi thì việc gì phải "tịch thu". Bản thân quyết định "tịch thu" đã nói lên tất cả, tức là dùng quyền hành để "cưỡng đoạt" của người khác. Trên báo, đài đều thông tin không cho thấy sự minh bạch, mà chỉ thấy chung chung, không có gì rõ ràng. Sự thật vẫn là sự thật cho dù có bị bưng bít đến cỡ nào, rồi đến ngày nào đó nó sẽ được đưa ra. "Của Cesar sẽ trả lại cho Cesar". Vấn đề này nên đưa ra Toà để giải quyết trên cơ sở Pháp lý.
Thanh Nam, HN: Quyết định thu hồi đất của chính quyền tại thời điểm này là không hợp lý và thiếu tính công bằng. Nếu việc thu hồi đất phục vụ một lợi ích chung cho cộng đồng thì tại sao không làm từ khi công ty may chưa có dấu hiệu bán đất để chia chác. Trong công cuộc xây dựng xã hội vì mục đích tốt đẹp như: làm một con đường mới giảm ách tắc giao thông, quy hoạch một vùng cần phải di chuyển để đảm bảo mỹ quan đô thị chung thi nhà nước ra quyết định thu hồi là đúng. Nhưng đằng này thu hồi lại để xây dựng công trình bán cho dân, ai được hưởng lợi ích ở vụ này?
Minh Quang, HN: Lại một hành động của chính quyền chứng tỏ có những uẩn khúc về quyền sở hữu khu đất. Nếu khu đất là sở hữu hợp pháp của Cty may Chiến Thắng thì làm sao UBND Quận Đống Đa dám đề nghị thu hồi? Vậy khu đất đó thuộc sở hữu của ai? Vô chủ à? Một khu đất rộng vô chủ nằm giữa Hà Nội có phải là hợp lý không? Trong khi Giáo Xứ Thái Hà nói họ là chủ sở hữu của khu đất đang tranh chấp, tại sao nhà nước không cho công khai những giấy tờ đó trên báo chí, truyền hình?
Alex D., Moscow: Giải quyết như vậy, không thể giải quyết được 'gốc rễ' của vấn đề. Nhà nước khi đuối lý thì luôn đưa ra những công văn này nọ để cưỡng chế. Thử hỏi giáo dân ngoài việc 'phẫn uất' dẫn đến việc tập trung cầu nguyện thì còn một 'vũ khí' nào khác để đòi lại quyền lợi của mình, đâm đơn kiện cáo ư? Họ đã làm bao nhiêu năm trời mà có kết quả gì đâu? đăng lên báo đài ư? báo đài thì toàn thông tin một chiều theo kiểu đường lối của đảng. Tôi hỏi quí vị nếu là một công dân VN bất bình trước hành xử của chính quyền thì quí vị làm gì nào?
(Các góp ý từ BBC)
Thế giới sắp biết đến quê hương và Giáo hội Việt Nam có thêm một vị anh hùng như Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Hinh Hùng
21:16 26/09/2008
Hà Nội, Việt Nam (25/09/2008) - Nhà nước Việt Nam trong những ngày qua đã dùng mọi cách để bôi nhọ và đàn áp Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Tuy nhiên, tính cách anh hùng không sợ sệt của Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt trước những vũ lực đàn áp của Nhà Nước đã làm cho ngài trở nên một vị anh hùng như Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam vui mừng vì có được những đức tính anh hùng như ngài.
Chúng ta hãy cùng hiệp thông và cầu nguyện thật nhiều cho Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, người đang vác thánh giá của Chúa.
Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Một Hình Ảnh Của Những Giá trị Văn Hóa Mới:
Tối 25-09-2008, khi xem chương trình Thòi sự của Ðài Truyền hình Việt Nam (lại phải xem và chịu đựng những "lời khó nghe" của biên tập viên Ðức Hoàng và những người mà anh ta chọn lọc để minh họa cho những luận điệu không ngửi được của anh ta và cái gọi là Ðài Truyền hình Việt Nam!), tôi nghĩ đến Ðức Tổng Giuse của Hà Nội.
Giờ này chắc Ðức Tổng, cùng với các đức cha tham dự Ðại hội Giám mục Việt Nam tại Xuân Lộc, cũng đang theo dõi bản tin.
Tôi tự hỏi Ðức Tổng sẽ phản ứng như thế nào trước những lời mạ lỵ, vu khống Ngài của Ðài Truyền hình Việt Nam?
Ngài tắt tivi? Bỏ về phòng? Phân trần với các đức cha khác? Im lặng? Ngồi thẫn thờ?
Tôi chưa nhận được thông tin về những phản ứng cụ thể của Ngài.
Nhưng từ tất cả những cách hành xử của Ngài từ 15-08-2008 đến nay, cộng với những việc Ngài làm, những lời Ngài nói, cách Ngài quyết định trong suốt thời gian làm Giám mục Lạng Sơn rồi Tổng Giám mục Hà Nội, có thể nói chắc chắn:
Ðức Tổng Giuse, Giám Mục Ngô Quang Kiệt Luôn Cầu Nguyện Cho Những Người Ðang Xúc Phạm Mình:
- Tôi tin chắc như vậy. Bởi vị chủ chăn của Tổng giáo phận Hà Nội là con người của cầu nguyện.
- Ngài cầu nguyện để biết sống yêu thương.
- Ngài cầu nguyện để luôn biết tha thứ.
- Ngài cầu nguyện để hằng can đảm làm chứng cho Chân lý Phúc Âm.
- Ngài cũng cầu nguyện để bản thân biết sợ và tránh xa tội lỗi.
- Ngài cầu nguyện để sống hạ mình, khiêm tốn.
- Ngài cũng cầu nguyện để luôn biết mạnh mẽ đi trước đoàn dân và đứng thẳng trước Nhan Chúa
- Ngài cầu nguyện cho mọi người thuộc về đoàn chiên của mình.
- Ngài cũng luôn cầu nguyện cho mọi người chưa thuộc về đoàn chiên ấy.
- Ngài cầu nguyện cho những người cảm thông, giúp đỡ Ngài.
- Ngài cũng cầu cho những người hiểu lầm và xuyên tạc Ngài.
- Ngài cầu cho người mời Ngài dùng bữa cơm thân ái, họp mặt trong nghĩa tình thắm thiết.
- Ngài cũng cầu cho những kẻ đang cướp bóc và ngụy tạo bằng chứng để tranh thắng đoạt lợi.
- Ngài cầu cho những người bị bắt bớ vì sự thật và công lý.
- Ngài cũng cầu cho những kẻ dùng bạo quyền, tay phải cầm dùi cui, tay trái dắt chó nghiệp vụ bắt bớ người vô tội.
- Ngài cầu cho các cộng sự viên linh mục bị chửi thề và hứng nước bọt của kẻ côn đồ.
- Ngài cũng cầu cho những người ngồi trong bóng tối, bí mật ra lệnh khủng bố, đánh đập nhân dân, chỉ đạo đám lưu manh trấn áp dân lành...
- Ngài cầu cho mình luôn biết xấu hổ vì chưa giúp cho dân tộc mình mạnh lên trên trường quốc tế.
- Ngài cũng cầu cho những người đang làm cho đất nước nghèo đi vì tham nhũng, dốt nát, chưa được hưởng tự do và chưa có dân chủ.
- Ngài cầu cho bản thân luôn yêu nước, trên tay cầm tấm hộ chiếu mà thương cho dân mình chưa được bằng người thiên hạ,
- Người cũng cầu cho những người miệng nói yêu nước mà lòng dạ chỉ nghĩ đến vinh thân phì gia.
Tóm lại, luôn sống trong cầu nguyện, Ðức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đang thể hiện những phẩm chất văn hóa ưu đẳng. Văn hóa của An Bình. Văn hóa của Yêu Thương và Tha Thứ.
(Giáo xứ Thánh Giuse - Gò Vấp - Sài Gòn)
Chúng ta hãy cùng hiệp thông và cầu nguyện thật nhiều cho Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, người đang vác thánh giá của Chúa.
Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Một Hình Ảnh Của Những Giá trị Văn Hóa Mới:
Tối 25-09-2008, khi xem chương trình Thòi sự của Ðài Truyền hình Việt Nam (lại phải xem và chịu đựng những "lời khó nghe" của biên tập viên Ðức Hoàng và những người mà anh ta chọn lọc để minh họa cho những luận điệu không ngửi được của anh ta và cái gọi là Ðài Truyền hình Việt Nam!), tôi nghĩ đến Ðức Tổng Giuse của Hà Nội.
Giờ này chắc Ðức Tổng, cùng với các đức cha tham dự Ðại hội Giám mục Việt Nam tại Xuân Lộc, cũng đang theo dõi bản tin.
Tôi tự hỏi Ðức Tổng sẽ phản ứng như thế nào trước những lời mạ lỵ, vu khống Ngài của Ðài Truyền hình Việt Nam?
Ngài tắt tivi? Bỏ về phòng? Phân trần với các đức cha khác? Im lặng? Ngồi thẫn thờ?
Tôi chưa nhận được thông tin về những phản ứng cụ thể của Ngài.
Nhưng từ tất cả những cách hành xử của Ngài từ 15-08-2008 đến nay, cộng với những việc Ngài làm, những lời Ngài nói, cách Ngài quyết định trong suốt thời gian làm Giám mục Lạng Sơn rồi Tổng Giám mục Hà Nội, có thể nói chắc chắn:
Ðức Tổng Giuse, Giám Mục Ngô Quang Kiệt Luôn Cầu Nguyện Cho Những Người Ðang Xúc Phạm Mình:
- Tôi tin chắc như vậy. Bởi vị chủ chăn của Tổng giáo phận Hà Nội là con người của cầu nguyện.
- Ngài cầu nguyện để biết sống yêu thương.
- Ngài cầu nguyện để luôn biết tha thứ.
- Ngài cầu nguyện để hằng can đảm làm chứng cho Chân lý Phúc Âm.
- Ngài cũng cầu nguyện để bản thân biết sợ và tránh xa tội lỗi.
- Ngài cầu nguyện để sống hạ mình, khiêm tốn.
- Ngài cũng cầu nguyện để luôn biết mạnh mẽ đi trước đoàn dân và đứng thẳng trước Nhan Chúa
- Ngài cầu nguyện cho mọi người thuộc về đoàn chiên của mình.
- Ngài cũng luôn cầu nguyện cho mọi người chưa thuộc về đoàn chiên ấy.
- Ngài cầu nguyện cho những người cảm thông, giúp đỡ Ngài.
- Ngài cũng cầu cho những người hiểu lầm và xuyên tạc Ngài.
- Ngài cầu cho người mời Ngài dùng bữa cơm thân ái, họp mặt trong nghĩa tình thắm thiết.
- Ngài cũng cầu cho những kẻ đang cướp bóc và ngụy tạo bằng chứng để tranh thắng đoạt lợi.
- Ngài cầu cho những người bị bắt bớ vì sự thật và công lý.
- Ngài cũng cầu cho những kẻ dùng bạo quyền, tay phải cầm dùi cui, tay trái dắt chó nghiệp vụ bắt bớ người vô tội.
- Ngài cầu cho các cộng sự viên linh mục bị chửi thề và hứng nước bọt của kẻ côn đồ.
- Ngài cũng cầu cho những người ngồi trong bóng tối, bí mật ra lệnh khủng bố, đánh đập nhân dân, chỉ đạo đám lưu manh trấn áp dân lành...
- Ngài cầu cho mình luôn biết xấu hổ vì chưa giúp cho dân tộc mình mạnh lên trên trường quốc tế.
- Ngài cũng cầu cho những người đang làm cho đất nước nghèo đi vì tham nhũng, dốt nát, chưa được hưởng tự do và chưa có dân chủ.
- Ngài cầu cho bản thân luôn yêu nước, trên tay cầm tấm hộ chiếu mà thương cho dân mình chưa được bằng người thiên hạ,
- Người cũng cầu cho những người miệng nói yêu nước mà lòng dạ chỉ nghĩ đến vinh thân phì gia.
Tóm lại, luôn sống trong cầu nguyện, Ðức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đang thể hiện những phẩm chất văn hóa ưu đẳng. Văn hóa của An Bình. Văn hóa của Yêu Thương và Tha Thứ.
(Giáo xứ Thánh Giuse - Gò Vấp - Sài Gòn)
Di chứng của bệnh đấu tố thời cải cách ruộng đất
Hồng Nhâm
21:28 26/09/2008
Đến hôm nay (25/09), mặc dù nguyên văn lời phát biểu của Đức Cha Ngô Quang Kiệt ngày 20/09 vừa qua đã được công luận biết tới, và trò lật lọng đổi trắng thay đen của một số người trong giới cầm quyền ở Hà Nội đã bắt đầu bị phơi bày, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn đẩy mạnh chiến dịch mạt sát và mạ lỵ Đức Cha Kiệt lên mức chưa từng có. Từ trưa đến tối nay, các chương trình thời sự trên truyền hình vẫn đả kích Đức Cha Kiệt một cách hết sức gay gắt.
Trong giới công giáo ở miền Bắc, những người có tuổi bắt đầu ôn lại những kỷ niệm cũ và so sánh cách nhà cầm quyền đối xử với Đức Cha Kiệt như những cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất. Bây giờ họ cảm thấy cần sưu tập những sự kiện của thời đó để truyền lại cho con cháu làm kinh nghiệm sống trong xã hội này.
Thời cải cách ruộng đất, người ta dựa vào một số lý luận ngày nay nghe lại thấy rất kỳ cục, thậm chí dựng nên một số sự việc tưởng tượng, rồi vịn vào đấy “đấu tố” một số người bị coi như kẻ thù, không đội trời chung, phải tế sát để xây dựng xã hội tương lai lành mạnh. Ngày nay, người ta lấy một câu nói của Đức Cha Kiệt, cắt xén đi gần hết câu, để quy cho nó một ý nghĩa giả tạo, hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của người nói, rồi dựa vào đấy “đấu tố” liên tục trong nhiều ngày.
Thời cải cách ruộng đất, để che giấu sự nghèo nàn, thậm chí là sự phi lý trong lập luận, người ta khua chiêng đánh trống, cổ động quần chúng la hét như lên cơn đồng thiếp, tạo ra một cơn cuồng say để đánh gục nạn nhân. Ngày nay, người ta sử dụng báo đài để xỉ vả tới tấp, rồi huy động những nhóm người có vẻ như rất thấp kém về óc phê bình lý luận, để la hò: “giết, giết, giết Kiệt” như đã thấy đêm 21 tháng 09 xung quanh nhà thờ Thái Hà.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất người ta muốn tạo ra một sự đoạn tuyệt không thể hàn gắn, vì thế phải phá vỡ mọi giềng mối gia đình, mọi quan hệ xã hội: con cái phải đấu tố, phải “mày tao” với cha mẹ, đánh đấm, chà đạp cha mẹ. Hàng xóm, láng giềng phải thành thù địch của nhau, phải reo hò sung sướng khi thấy người kia bị bắn hạ, bị chôn sống. Ngày nay, người ta cũng cố tìm đâu vài “giáo dân” không biết vì ấm ớ một chiều, hay vì lý do gì khác, cũng ra vẻ ta đây lên án chủ chăn của mình. Còn ở trường học, công sở, chợ búa thì vận động quần chúng hằn học với các thành phần công giáo.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất, khi đã điên loạn quá rồi, phải dừng lại, thì người ta sửa sai! Nhưng giềng mối gia đình đã bị phá vỡ, sự coi thường đạo đức đã được nâng cao, những giá trị tinh thần bị huỷ diệt, lòng tin đã tan hoang, thì di lụy còn cho tới bây giờ. Rồi ra, người ta sẽ nhận thức được cái phi lý của những lời hô “giết Kiệt”, nhiều người sẽ phải xấu hổ không muốn nhắc lại nữa, nhưng sự đổ vỡ sẽ lâu dài. Nhiều người “trót dại” sẽ không còn thoải mái với cộng đoàn Giáo hội của mình, và nghiêm trọng hơn nữa, với chính lương tâm mình. Trong xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc đã bị những chấn thương vì những lý do không đáng có.
Không có gì phải nghi ngờ, chiến dịch chống Đức Cha Kiệt là một hậu duệ đã suy thoái rất nhiều của những vụ đấu tố thời cải cách ruộng đất ở Việt Nam và thời cải cách văn hoá ở Trung Quốc. So với thời cải cách kinh hoàng và thời cách mạng văn hoá long trời lở đất ấy, thì cuộc đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ đáng là con hổ giấy. Vấn đề là tại sao lại xảy ra một bước văn minh thụt lùi, và con hổ giấy lại muốn ngo ngoe nhổm dạy, nó không còn làm được những chuyện kinh khiếp như xưa, nhưng tự nhiên ngụy tạo một vài chuyện giả dối, rồi cứ thế gào thét ngày này qua ngày khác; hoặc giả kéo một lũ người bặm trợn nào đó để chửi tục, văng tục ầm ĩ khi các cụ già đang đọc kinh cầu nguyện và đánh đập, khạc nhổ vào các giáo dân hiền lành đang lần hạt và hát thánh ca, đập phá cửa rả nhà thờ, v.v.v…thì hổ giấy vẫn làm được theo một quán tính, một di sản, một di chứng gì đó.
Và bây giờ, thế hệ con cháu đã suy đồi nhiều mà các bậc chuyên nghề đấu tố ấy đang dùng cơn điên loạn chống Đức Cha Kiệt để lấp liếm chuyện gì? Và chuyện gì ấy là cái gì?
Trong giới công giáo ở miền Bắc, những người có tuổi bắt đầu ôn lại những kỷ niệm cũ và so sánh cách nhà cầm quyền đối xử với Đức Cha Kiệt như những cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất. Bây giờ họ cảm thấy cần sưu tập những sự kiện của thời đó để truyền lại cho con cháu làm kinh nghiệm sống trong xã hội này.
Thời cải cách ruộng đất, người ta dựa vào một số lý luận ngày nay nghe lại thấy rất kỳ cục, thậm chí dựng nên một số sự việc tưởng tượng, rồi vịn vào đấy “đấu tố” một số người bị coi như kẻ thù, không đội trời chung, phải tế sát để xây dựng xã hội tương lai lành mạnh. Ngày nay, người ta lấy một câu nói của Đức Cha Kiệt, cắt xén đi gần hết câu, để quy cho nó một ý nghĩa giả tạo, hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của người nói, rồi dựa vào đấy “đấu tố” liên tục trong nhiều ngày.
Thời cải cách ruộng đất, để che giấu sự nghèo nàn, thậm chí là sự phi lý trong lập luận, người ta khua chiêng đánh trống, cổ động quần chúng la hét như lên cơn đồng thiếp, tạo ra một cơn cuồng say để đánh gục nạn nhân. Ngày nay, người ta sử dụng báo đài để xỉ vả tới tấp, rồi huy động những nhóm người có vẻ như rất thấp kém về óc phê bình lý luận, để la hò: “giết, giết, giết Kiệt” như đã thấy đêm 21 tháng 09 xung quanh nhà thờ Thái Hà.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất người ta muốn tạo ra một sự đoạn tuyệt không thể hàn gắn, vì thế phải phá vỡ mọi giềng mối gia đình, mọi quan hệ xã hội: con cái phải đấu tố, phải “mày tao” với cha mẹ, đánh đấm, chà đạp cha mẹ. Hàng xóm, láng giềng phải thành thù địch của nhau, phải reo hò sung sướng khi thấy người kia bị bắn hạ, bị chôn sống. Ngày nay, người ta cũng cố tìm đâu vài “giáo dân” không biết vì ấm ớ một chiều, hay vì lý do gì khác, cũng ra vẻ ta đây lên án chủ chăn của mình. Còn ở trường học, công sở, chợ búa thì vận động quần chúng hằn học với các thành phần công giáo.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất, khi đã điên loạn quá rồi, phải dừng lại, thì người ta sửa sai! Nhưng giềng mối gia đình đã bị phá vỡ, sự coi thường đạo đức đã được nâng cao, những giá trị tinh thần bị huỷ diệt, lòng tin đã tan hoang, thì di lụy còn cho tới bây giờ. Rồi ra, người ta sẽ nhận thức được cái phi lý của những lời hô “giết Kiệt”, nhiều người sẽ phải xấu hổ không muốn nhắc lại nữa, nhưng sự đổ vỡ sẽ lâu dài. Nhiều người “trót dại” sẽ không còn thoải mái với cộng đoàn Giáo hội của mình, và nghiêm trọng hơn nữa, với chính lương tâm mình. Trong xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc đã bị những chấn thương vì những lý do không đáng có.
Không có gì phải nghi ngờ, chiến dịch chống Đức Cha Kiệt là một hậu duệ đã suy thoái rất nhiều của những vụ đấu tố thời cải cách ruộng đất ở Việt Nam và thời cải cách văn hoá ở Trung Quốc. So với thời cải cách kinh hoàng và thời cách mạng văn hoá long trời lở đất ấy, thì cuộc đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ đáng là con hổ giấy. Vấn đề là tại sao lại xảy ra một bước văn minh thụt lùi, và con hổ giấy lại muốn ngo ngoe nhổm dạy, nó không còn làm được những chuyện kinh khiếp như xưa, nhưng tự nhiên ngụy tạo một vài chuyện giả dối, rồi cứ thế gào thét ngày này qua ngày khác; hoặc giả kéo một lũ người bặm trợn nào đó để chửi tục, văng tục ầm ĩ khi các cụ già đang đọc kinh cầu nguyện và đánh đập, khạc nhổ vào các giáo dân hiền lành đang lần hạt và hát thánh ca, đập phá cửa rả nhà thờ, v.v.v…thì hổ giấy vẫn làm được theo một quán tính, một di sản, một di chứng gì đó.
Và bây giờ, thế hệ con cháu đã suy đồi nhiều mà các bậc chuyên nghề đấu tố ấy đang dùng cơn điên loạn chống Đức Cha Kiệt để lấp liếm chuyện gì? Và chuyện gì ấy là cái gì?
Thái Hà ngày 26/09
Thăng Long
21:31 26/09/2008
Thái Hà-Hà Nội 26/9/2008- Những cố máy lớn từ bên Toà Khâm Sứ chuyển qua Thái Hà đã mau chóng phá tan những công trình tôn giáo còn lại trong khu Linh địa Đức Bà.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà vẫn khẳng định nhà nước đơn phương dùng bạo lực cưỡng chiếm đất tôn giáo, phá vỡ tiến trình đối thoại trên cơ sở pháp lý.
Cổng chính nhà thờ đóng kín. Người ra vào phải đi cổng phụ. Mọi người cho biết quá trưa có thành phần bất hảo vào nhà thờ quậy phá, chửi bới.
Khoảng 15 giờ 30, chúng tôi thấy có một đoàn cán bộ đến Nhà thờ Thái Hà làm việc.
Buổi tối, nhà thờ cử hành lễ kính Chân phúc Gaspar DCCT. Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải đã mời gọi mọi người tuân theo thánh ý Chúa như chân phúc Gaspar cho dù điều này có làm cho mình trần trụi, bơ vơ.
Cha giảng cũng mời gọi mỗi người hãy cố gắng hết sức mình để phụng sự công lý và sự thật. Dù cho công lý bị chàp đạp và sự thật có bị dập vùi bởi bạo quyền thì chúng ta vẫn không vì thế mà nản lòng thối chí, trái lại cần thiết mỗi người phải nuôi dưỡng khát vọng công lý và sự thật đồng thời phải tin tưởng, phó thác cho quyền năng và tình yêu của Chúa.
Trước khi kết thúc thánh lễ tối, cha Giuse Nguyễn Thể Hiện đã thông tin về buổi làm việc chiều nay giữa UBND Quận Đống Đa với Giáo xứ. Ngài cho biết phái đoàn do ông Phó Chủ tịch Quận Đống Đa dẫn đầu đã đến yêu cầu Giáo xứ đưa ảnh tượng và đồ thờ cúng ở Linh địa Đức Bà về nhà thờ.
Trả lời với phá đoàn của UBND Quận, cha Nguyễn Thể Hiện cho biết quan điểm của nhà thờ cho đến lúc này là: Đất Linh địa Đức Bà vẫn là đất tôn giáo thuộc Giáo xứ Thái Hà. Vì thế, logic với chính mình, các cha cũng như các giáo dân sẽ không rước ảnh tựơng đi khỏi Linh địa.
Tuy nhiên, ngài cũng cho biết nếu chính quyền di dời ảnh tượng về nhà thờ thì phải báo cho Giáo xứ biết để đón ảnh tượng từ cổng nhà thờ. Ngài cũng yêu cầu phía chính quyền không được cho những người xa lạ tập trung hò hét, hay có các hành vi phạm thánh đối với ảnh tượng.
Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, cũng cho biết rằng, việc chính quyền cưỡng chiếm đất nhà thờ làm công viên và không có nghĩa là công cuộc đấu tranh cho công lý chấm dứt. Ngài nói rằng 50 năm, 100 năm nữa Giáo xứ vẫn tiếp tục đòi cho mình quyền sử dụng hợp pháp khu đất đang bị cưỡng chiếm. Cả động đoàn đã vỗ tay tán đồng quan điểm này.
Trong buổi trò chuyện với cộng đoàn, cha Nguyễn Thể Hiện đại diện các cha cũng cho biết UBND thành phố Hà Nội đã có văn thư cảnh cáo các cha Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong từ ngày 22/09/2008.
UBNDTP Hà Nội cũng đã có văn thư đề nghị HĐGM Việt Nam xử lý nghiêm minh các linh mục này theo giáo luật và thuyên chuyển nhiệm sở làm việc đối với các linh mục này. Nhưng HĐGM đã khẳng định rằng các cha không làm gì trái giáo luật.
Đại diện các cha, ngài cũng thông báo bà Anna Nguyễn Thị Hợi, người đã bị công an truy tố và bắt giam hôm đầu tháng 9, nay đã được Công an cho tại ngoại và bà đã đoàn tụ với gia đình lúc 17 giờ 30 chiều nay.
Cha Nguyễn Thể Hiện cũng mời cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Giáo xứ, cho Tu viện cho được bình an trong đêm nay vì “ma quỷ như sư tử gầm théo rảo quanh tìm mồi cắn xé”. Ngài cũng mời gọi các thành viên của các hội đoàn ở lại nhà thờ cầu nguyện và canh thức đêm nay cùng các cha các thầy.
Kết thúc, tại sân nhà thờ, trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, đoàn đồng tế và cầu đoàn đã thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiển trị.
Rất nhiều người trẻ già tiếp tục ở lại sân nhà thờ cầu nguyện riêng, chia sẻ và nâng đỡ với nhau trong cơn gian nan khốn khó./.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà vẫn khẳng định nhà nước đơn phương dùng bạo lực cưỡng chiếm đất tôn giáo, phá vỡ tiến trình đối thoại trên cơ sở pháp lý.
Cổng chính nhà thờ đóng kín. Người ra vào phải đi cổng phụ. Mọi người cho biết quá trưa có thành phần bất hảo vào nhà thờ quậy phá, chửi bới.
Khoảng 15 giờ 30, chúng tôi thấy có một đoàn cán bộ đến Nhà thờ Thái Hà làm việc.
Buổi tối, nhà thờ cử hành lễ kính Chân phúc Gaspar DCCT. Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải đã mời gọi mọi người tuân theo thánh ý Chúa như chân phúc Gaspar cho dù điều này có làm cho mình trần trụi, bơ vơ.
Cha giảng cũng mời gọi mỗi người hãy cố gắng hết sức mình để phụng sự công lý và sự thật. Dù cho công lý bị chàp đạp và sự thật có bị dập vùi bởi bạo quyền thì chúng ta vẫn không vì thế mà nản lòng thối chí, trái lại cần thiết mỗi người phải nuôi dưỡng khát vọng công lý và sự thật đồng thời phải tin tưởng, phó thác cho quyền năng và tình yêu của Chúa.
Trước khi kết thúc thánh lễ tối, cha Giuse Nguyễn Thể Hiện đã thông tin về buổi làm việc chiều nay giữa UBND Quận Đống Đa với Giáo xứ. Ngài cho biết phái đoàn do ông Phó Chủ tịch Quận Đống Đa dẫn đầu đã đến yêu cầu Giáo xứ đưa ảnh tượng và đồ thờ cúng ở Linh địa Đức Bà về nhà thờ.
Trả lời với phá đoàn của UBND Quận, cha Nguyễn Thể Hiện cho biết quan điểm của nhà thờ cho đến lúc này là: Đất Linh địa Đức Bà vẫn là đất tôn giáo thuộc Giáo xứ Thái Hà. Vì thế, logic với chính mình, các cha cũng như các giáo dân sẽ không rước ảnh tựơng đi khỏi Linh địa.
Tuy nhiên, ngài cũng cho biết nếu chính quyền di dời ảnh tượng về nhà thờ thì phải báo cho Giáo xứ biết để đón ảnh tượng từ cổng nhà thờ. Ngài cũng yêu cầu phía chính quyền không được cho những người xa lạ tập trung hò hét, hay có các hành vi phạm thánh đối với ảnh tượng.
Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, cũng cho biết rằng, việc chính quyền cưỡng chiếm đất nhà thờ làm công viên và không có nghĩa là công cuộc đấu tranh cho công lý chấm dứt. Ngài nói rằng 50 năm, 100 năm nữa Giáo xứ vẫn tiếp tục đòi cho mình quyền sử dụng hợp pháp khu đất đang bị cưỡng chiếm. Cả động đoàn đã vỗ tay tán đồng quan điểm này.
Trong buổi trò chuyện với cộng đoàn, cha Nguyễn Thể Hiện đại diện các cha cũng cho biết UBND thành phố Hà Nội đã có văn thư cảnh cáo các cha Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong từ ngày 22/09/2008.
UBNDTP Hà Nội cũng đã có văn thư đề nghị HĐGM Việt Nam xử lý nghiêm minh các linh mục này theo giáo luật và thuyên chuyển nhiệm sở làm việc đối với các linh mục này. Nhưng HĐGM đã khẳng định rằng các cha không làm gì trái giáo luật.
Đại diện các cha, ngài cũng thông báo bà Anna Nguyễn Thị Hợi, người đã bị công an truy tố và bắt giam hôm đầu tháng 9, nay đã được Công an cho tại ngoại và bà đã đoàn tụ với gia đình lúc 17 giờ 30 chiều nay.
Cha Nguyễn Thể Hiện cũng mời cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Giáo xứ, cho Tu viện cho được bình an trong đêm nay vì “ma quỷ như sư tử gầm théo rảo quanh tìm mồi cắn xé”. Ngài cũng mời gọi các thành viên của các hội đoàn ở lại nhà thờ cầu nguyện và canh thức đêm nay cùng các cha các thầy.
Kết thúc, tại sân nhà thờ, trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, đoàn đồng tế và cầu đoàn đã thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật được hiển trị.
Rất nhiều người trẻ già tiếp tục ở lại sân nhà thờ cầu nguyện riêng, chia sẻ và nâng đỡ với nhau trong cơn gian nan khốn khó./.
Đại Hội ''Công Lý và Hòa Bình''
Hà Long
01:24 26/09/2008
Đại Hội "Công Lý và Hòa Bình"
Tôi không được diễm phúc tham dự trực tiếp các buổi cầu nguyện tại Hà Nội và mới đây tại Sài gòn với hơn 6.000 người tham dự (ở Thái Hà tôi đã có dịp đến cầu nguyện nơi linh địa Đức Bà), nhưng qua các lời kể lại, nhìn hình ảnh, đọc bài viết thì nhận thấy sao giống bầu khí của các Đại hội Giới Trẻ Thế Giới quá như thế: mọi người đối xử tốt với nhau cho dù trên 160 quốc gia đến tham dự, già trẻ lớn bé đều một lòng hiệp nhất, bầu khí cầu nguyjên rất linh thiêng, sự an bình lan tỏa khắp nơi nơi, mọi người chỉ nói về Tin Mừng, v.v…
Nếu cảm nhận được như thế thì tại Sài gòn và Hà Nội đang có Đại Hội, tôi được phép tạm gọi là „Đại Hội Công Lý và Hòa Bình“.
Không biết danh từ kêu gào „Công Lý và Hoà Bình“ có phải là một điều đang được mơ ước như cơm bánh hằng ngày của người dân Việt Nam, hoặc được ơn trên giun dủi một cách nào đó thành hình được từ những buổi cầu nguyện đốt nến - qua cái nhìn của các nhà báo ngoại quốc: thật to lớn chưa từng có từ năm 1954 ở miền Bắc và từ 1975 ở miền Nam.
Nơi đây tôi được nhắc đến Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đã và đang là người nổi tiếng thế giới: là một giám mục bị tù đày 13 năm trong nhiều trại tù cộng sản Việt Nam, một người tù không có bản án, một người bị csVN đuổi ra khỏi nước để sống cuộc đời lưu vong, là tác giả của nhiều tác phẩm nổi danh qua nhiều thứ tiếng, là người Á Châu đầu tiên giảng cấm phòng cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giáo triều Rôma vào dịp mừng Năm Đại Thánh 2000, là người được chính ĐHY Josef Ratzinger (bây giờ là ĐGH Bênêđictô XVI) ưu ái đặt danh hiệu „một vĩ nhân trong Giáo Hội“ khi còn cùng làm việc với ĐHY Thuận, một người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch (tương đương bộ trưởng) của Tòa Thánh, một người vừa nhắm mắt lìa đời thì một vị cao cấp trong Tòa Thánh đã thốt lên: một vị thánh vừa qua đời, cuối cùng một người đang được Giáo Hội hoàn vũ nâng lên bậc Á Thánh.
Nhắc như thế vì cuộc đời của cuối cùng Ngài được gắn liền với danh từ „Công Lý và Hoà Bình“ trong chức vụ Chủ Tịch Bộ Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Rôma.
Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã để lại nhiều dấu chân trên 3 miền đất nước: Huế - Nha Trang - Sàigòn - Hà Nội, có lẽ chưa có một mục tử Việt Nam nào có được diễm phúc trải qua cuộc sống lữ thứ trên quê hương Việt Nam như Ngài. Cuối cùng dấu chân của Ngài để lại nơi miền Bắc trước khi phải sống lưu vong đã in đậm tại Giang Xá và Hà Nội, được tạm gọi là bị tù lỏng.
Tuy bị tù đày cay nghiệt và phải sống lưu vong nhưng trong tâm hồn của ĐHY Thuận đượm nhuần an bình. Ngài chưa bao giờ kết án kẻ bắt giữ Ngài, cho dù Ngài có rất nhiều cơ hội tố giác csVN trước cộng đồng thế giới tự do. Trái lại Ngài luôn tự hào về Dân Tộc Việt Nam về cội nguồn, về non sông gấm vóc. Cho dù trong 13 năm ngục tù Ngài vẫn nhắn nhủ đoàn chiên VN yêu tổ quốc qua sách Đường Hy Vọng, chương cuối cùng với bài:
Con Có Một Tổ Quốc
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
(Sách Đường Hy Vọng - Ngục sĩ Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận)
Tâm tình yêu nước dâng trào cao độ tới chừng nào nơi người Ngục sĩ Nguyễn Văn Thuận, vị mục tử khá kính của người công giáo Việt Nam. Lúc này tại Hà nội tâm tình của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt có thể đã hòa nhập sâu thẳm vào lời thơ trên: „Vui với niềm vui của đồng bào, buồn nỗi buồn của dân tộc.“
Đã gần năm nay, „Công Lý và Hoà Bình“ đang được phát xuất từ Hà Nội và giờ đây người mục tử Giuse Ngô Quang Kiệt đang chịu nhiều đau khổ do bọn cường hào ác bá csVN gây ra vì dám hiên ngang gióng lên tiếng nói của hơn 80 triệu dân Việt: „Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho!” và „Chúng tôi đòi đất chứ không xin đất!“ Can đảm hơn nữa, chưa bao giờ có một ai dám tuyên bố công khai trước mặt chính quyền csVN tại Hà Nội: „Chính các ông làm cho người dân chúng tôi phải nhục nhã mang hộ chiếu Việt Nam. Nếu các ông yêu nước, yêu dân tộc hãy làm cho chúng tôi hãnh diện với các nước láng giềng Á Châu đi!“ Ở buổi họp với UBND TP Hà Nội Đức Tổng Kiệt muốn thay mặt hơn 80 triệu dân Việt đòi hỏi quyền cao thượng của một người dân: „Chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý!“
Có thể những lời chân tình ấy lại tạo ra trái bom nguyên tử làm lung lay bọn csVN đến gốc rễ chăng? Hoặc đó là mũi kim nhọn đầu tiên chọc thẳng vào ung mủ của đảng cộng sản từ ngày độc lập đã 63 năm nay? Tinh ý một chút, người đọc có thể nhận ra cái bánh vẽ lừa đảo, gian trá của csVN từ lâu nay đã được Đức Tổng Kiệt phơi bầy ra giữa chư dân thiên hạ:
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Dân Tộc Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Tổ Quốc Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Đồng Bào Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Giòng Máu Ái Quốc Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Non Sông Gấm Vóc Việt Nam“
- Đảng csVN không dựa trên pháp lý điều hành quốc gia
- Đảng csVN làm cho người dân VN phải nhục nhã
- Đảng csVN là một đảng cướp tài sản của nhân dân
- Đảng csVN chối từ công lý
Việt Nam đã có một vị mực tử can đảm đứng lên thay thế cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận gióng lên tiếng nói „Công Lý và Hòa Bình“.
Người mục tử Giuse Ngô Quang Kiệt đáng làm cho người công giáo Việt Nam hãnh diện. Xin Thiên Chúa và Thánh Cả Giuse luôn ở cùng Đức Tổng.
Tôi không được diễm phúc tham dự trực tiếp các buổi cầu nguyện tại Hà Nội và mới đây tại Sài gòn với hơn 6.000 người tham dự (ở Thái Hà tôi đã có dịp đến cầu nguyện nơi linh địa Đức Bà), nhưng qua các lời kể lại, nhìn hình ảnh, đọc bài viết thì nhận thấy sao giống bầu khí của các Đại hội Giới Trẻ Thế Giới quá như thế: mọi người đối xử tốt với nhau cho dù trên 160 quốc gia đến tham dự, già trẻ lớn bé đều một lòng hiệp nhất, bầu khí cầu nguyjên rất linh thiêng, sự an bình lan tỏa khắp nơi nơi, mọi người chỉ nói về Tin Mừng, v.v…
Nếu cảm nhận được như thế thì tại Sài gòn và Hà Nội đang có Đại Hội, tôi được phép tạm gọi là „Đại Hội Công Lý và Hòa Bình“.
Không biết danh từ kêu gào „Công Lý và Hoà Bình“ có phải là một điều đang được mơ ước như cơm bánh hằng ngày của người dân Việt Nam, hoặc được ơn trên giun dủi một cách nào đó thành hình được từ những buổi cầu nguyện đốt nến - qua cái nhìn của các nhà báo ngoại quốc: thật to lớn chưa từng có từ năm 1954 ở miền Bắc và từ 1975 ở miền Nam.
Nơi đây tôi được nhắc đến Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đã và đang là người nổi tiếng thế giới: là một giám mục bị tù đày 13 năm trong nhiều trại tù cộng sản Việt Nam, một người tù không có bản án, một người bị csVN đuổi ra khỏi nước để sống cuộc đời lưu vong, là tác giả của nhiều tác phẩm nổi danh qua nhiều thứ tiếng, là người Á Châu đầu tiên giảng cấm phòng cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giáo triều Rôma vào dịp mừng Năm Đại Thánh 2000, là người được chính ĐHY Josef Ratzinger (bây giờ là ĐGH Bênêđictô XVI) ưu ái đặt danh hiệu „một vĩ nhân trong Giáo Hội“ khi còn cùng làm việc với ĐHY Thuận, một người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch (tương đương bộ trưởng) của Tòa Thánh, một người vừa nhắm mắt lìa đời thì một vị cao cấp trong Tòa Thánh đã thốt lên: một vị thánh vừa qua đời, cuối cùng một người đang được Giáo Hội hoàn vũ nâng lên bậc Á Thánh.
Nhắc như thế vì cuộc đời của cuối cùng Ngài được gắn liền với danh từ „Công Lý và Hoà Bình“ trong chức vụ Chủ Tịch Bộ Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Rôma.
Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã để lại nhiều dấu chân trên 3 miền đất nước: Huế - Nha Trang - Sàigòn - Hà Nội, có lẽ chưa có một mục tử Việt Nam nào có được diễm phúc trải qua cuộc sống lữ thứ trên quê hương Việt Nam như Ngài. Cuối cùng dấu chân của Ngài để lại nơi miền Bắc trước khi phải sống lưu vong đã in đậm tại Giang Xá và Hà Nội, được tạm gọi là bị tù lỏng.
Tuy bị tù đày cay nghiệt và phải sống lưu vong nhưng trong tâm hồn của ĐHY Thuận đượm nhuần an bình. Ngài chưa bao giờ kết án kẻ bắt giữ Ngài, cho dù Ngài có rất nhiều cơ hội tố giác csVN trước cộng đồng thế giới tự do. Trái lại Ngài luôn tự hào về Dân Tộc Việt Nam về cội nguồn, về non sông gấm vóc. Cho dù trong 13 năm ngục tù Ngài vẫn nhắn nhủ đoàn chiên VN yêu tổ quốc qua sách Đường Hy Vọng, chương cuối cùng với bài:
Con Có Một Tổ Quốc
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
(Sách Đường Hy Vọng - Ngục sĩ Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận)
Tâm tình yêu nước dâng trào cao độ tới chừng nào nơi người Ngục sĩ Nguyễn Văn Thuận, vị mục tử khá kính của người công giáo Việt Nam. Lúc này tại Hà nội tâm tình của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt có thể đã hòa nhập sâu thẳm vào lời thơ trên: „Vui với niềm vui của đồng bào, buồn nỗi buồn của dân tộc.“
Đã gần năm nay, „Công Lý và Hoà Bình“ đang được phát xuất từ Hà Nội và giờ đây người mục tử Giuse Ngô Quang Kiệt đang chịu nhiều đau khổ do bọn cường hào ác bá csVN gây ra vì dám hiên ngang gióng lên tiếng nói của hơn 80 triệu dân Việt: „Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho!” và „Chúng tôi đòi đất chứ không xin đất!“ Can đảm hơn nữa, chưa bao giờ có một ai dám tuyên bố công khai trước mặt chính quyền csVN tại Hà Nội: „Chính các ông làm cho người dân chúng tôi phải nhục nhã mang hộ chiếu Việt Nam. Nếu các ông yêu nước, yêu dân tộc hãy làm cho chúng tôi hãnh diện với các nước láng giềng Á Châu đi!“ Ở buổi họp với UBND TP Hà Nội Đức Tổng Kiệt muốn thay mặt hơn 80 triệu dân Việt đòi hỏi quyền cao thượng của một người dân: „Chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý!“
Có thể những lời chân tình ấy lại tạo ra trái bom nguyên tử làm lung lay bọn csVN đến gốc rễ chăng? Hoặc đó là mũi kim nhọn đầu tiên chọc thẳng vào ung mủ của đảng cộng sản từ ngày độc lập đã 63 năm nay? Tinh ý một chút, người đọc có thể nhận ra cái bánh vẽ lừa đảo, gian trá của csVN từ lâu nay đã được Đức Tổng Kiệt phơi bầy ra giữa chư dân thiên hạ:
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Dân Tộc Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Tổ Quốc Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Đồng Bào Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Giòng Máu Ái Quốc Việt Nam“
- Đảng csVN không được đồng nghĩa với „Non Sông Gấm Vóc Việt Nam“
- Đảng csVN không dựa trên pháp lý điều hành quốc gia
- Đảng csVN làm cho người dân VN phải nhục nhã
- Đảng csVN là một đảng cướp tài sản của nhân dân
- Đảng csVN chối từ công lý
Việt Nam đã có một vị mực tử can đảm đứng lên thay thế cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận gióng lên tiếng nói „Công Lý và Hòa Bình“.
Người mục tử Giuse Ngô Quang Kiệt đáng làm cho người công giáo Việt Nam hãnh diện. Xin Thiên Chúa và Thánh Cả Giuse luôn ở cùng Đức Tổng.
“Các con hãy can đảm lên, vì Thầy đã chiến thắng thế gian”
Công Vũ
01:28 26/09/2008
“Các con hãy can đảm lên, vì Thầy đã chiến thắng thế gian”
Theo dõi những gì đang xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong mấy ngày gần đây, chắc hẳn có người nghĩ rằng, cuối cùng thì “cái lí của kẻ mạnh đã thắng”; vũ lực và những thủ đoạn bỉ ổi của kẻ có quyền đã đè bẹp được ý chí và nguyện vọng chính đáng của những con người khao khát tự do và công lí. Thế nhưng đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề, còn nếu chúng ta đặt niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa - Đấng nắm trong tay mọi quyền lực, Đấng là sự thật tuyệt đối – và bằng con mắt đức tin thì chúng ta sẽ thấy rằng, mọi sự chỉ mới bắt đầu. Và khi soi vấn đề vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, chúng ta có quyền tin tưởng vào một chiến thắng trong chân lí, vì chính Chúa Giêsu đã hứa: Các con “hãy can đảm lên! Thẩy đã thắng thế gian". (Ga 16,33)
Nhớ xưa, khi bước vào cuộc đời công khai, bằng lời giảng dạy, những việc làm đầy khôn ngoan và uy quyền, Chúa Giêsu đã tỏ cho dân Do Thái thấy rằng ‘ Chính Ngài là Đấng phải đến trong thế gian, đề mang lại tự do cho kẻ bị áp bức; giải phóng cho kẻ bị giam cầm...là Đấng cứu chuộc Israel’. Đồng thời Ngài cũng thẳng thắn lên án giới luật sĩ và biệt phái – những kẻ vốn tự coi mình là thông hiểu lề luật, những kẻ nhìn biết và có thể nói lời đúng đắn về Thiên Chúa - kỳ thực chỉ là bọn kiêu ngạo, giả hình, những kẻ chỉ quen “buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn mình thì không nhúng tay lay thử. Dân chúng đông đảo vì thế đã tin theo Ngài. Giới lãnh đạo Do Thái trái lại, họ chẳng những bị lột mặt, mất uy tín, quyền hành mà còn mất luôn cả những lợi lộc kèm theo. Chính vì thế mà họ tìm mọi cách để hạ nhục, tẩy chay Ngài. Bắt bẻ, gài bẫy Ngài không xong, họ vu khống cho Ngài là kẻ dùng quyền lực của ma quỷ để dụ dỗ dân chúng. Ngay cả khi những cách thức “khôn ngoan nhất” cũng không mang lại hiệu quả thì họ quy kết cho Ngài là kẻ kích động quần chúng phản loạn và bằng mọi giá, họ muốn giết Ngài, nhưng tất cả vẫn không đủ để ngăn cản Ngài nói lên sự thật.
Cách thức mà ngày ấy lãnh đạo Do Thái đã dùng với Chúa Giêsu, ngày nay nó cũng đang được chính quyền Hà Nội áp dụng với giáo hội Việt Nam, mà cụ thể là với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà và giáo dân giáo phận Hà Nội. Họ luôn rêu rao về một thứ tự do tôn giáo mà trong thực tế nó luôn bị khống chế trong một thứ “luật rừng”. Họ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Giáo hội để phục vụ cho những mục đích bất chính. Thế nhưng khi bị giáo dân lên tiếng phản đối, họ lại tìm mọi cách để bịt miệng: giáo dân cầu nguyện ôn hòa, họ dùng vũ lực đàn áp, bắt bớ; Đức tổng giám mục đệ đơn khiếu nại, bày tỏ sự bất bình và kêu gọi đối thoại, họ lại dùng mọi phương tiện truyền thông để xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ.
Cho đến lúc này, những thủ đoạn dù rất trắng trợn, tàn nhẫn và bỉ ổi đã được họ dùng, nhưng vẫn không khuất phục được ý chí, khát vọng công lí của các chủ chăn và giáo dân, trái lại càng làm cho tinh thần ấy được đẩy lên ngày một mạnh mẽ hơn. Chính quyền Hà Nội đang tỏ ra rất lúng túng và họ đã tuyên bố sẵn sàng trừng trị Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt cùng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thề, linh mục quản xứ Thái Hà, nếu các Ngài không thôi đòi sự công bằng. Có người hỏi rằng, liệu chính quyền Hà Nội có dám làm điều đó không? Chúng ta chưa thể trả lời là có hay không, nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, trong chế độ này, có gì mà người ta lại không dám. Và thực tế là nhiều giáo dân đã bị họ đánh đập và bắt giam đó thôi. Nhưng dù họ có dùng đến những biện pháp như vậy nữa với các vị chủ chăn thì cũng không có gì là mới, bởi Đức Giêsu đã từng bị lãnh đạo Do Thái đối xử như vậy. Hơn nữa chính Chúa Giêsu cũng từng nói với các môn đệ khi Ngài sai các ông đi rao giảng: “người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy” (Lc 21,12)
Nhìn vào diễn tiến của vụ việc, chúng ta không thể đoán trước được trong những thủ đoạn mà chính quyền Hà Nội sẽ dùng trong những ngày sắp tới là gì. Nhưng hiện nay, với việc họ vội vàng phong tỏa khu vực Tòa Khâm Sứ và xây dựng lên đó một vườn cây xanh mà họ nói là phục vụ cho mục đích công cộng; sắp tới sẽ là khu vực Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, chắc chắn chính quyền Hà Nội không còn dùng con đường đối thoại để làm việc nữa. Thêm vào đó là việc họ thuê những tên du côn đập phá đền thánh Gêrađô; nhổ nước bọt vào mặt các linh mục, giáo dân... Những điều đó nói cho chúng ta biết rằng, hành trình đi tìm công lí của chúng ta đang ngày một khó khăn, gian khổ. Nhưng trong đức tin, chúng ta đang thực sự được mục kích một niềm hy vọng, niềm hạnh phúc lớn lao, vì chúng ta đang đi trên đúng con đường hôm nào Thầy Chí Thánh đã đi và chắc chắn Ngài cũng đang đồng hành với chúng ta.
Nếu một ngày nào đó, những quyền lợi hợp pháp của chúng ta hoàn toàn bị tước đoạt; những kẻ bách hại chúng ta có thể hả hê vui mừng thì đó sẽ vẫn lại là một chiến thắng vinh quang sẽ đến, bởi Thầy Chí Thánh cũng đã từng bị nhục mạ, đánh đập ê chề và cuối cùng đã bị lột trần trên thập giá.
Điều gì đã xảy ra cho những kẻ những tưởng là đã giết được Ngài? Thưa, vì chúng làm điều gian ác, chúng lo sợ lời tuyên bố của Ngài: “Họ sẽ giết chết người và ba ngày sau khi chết, Người sẽ sống lại” (Mc 9,31), vì thế mà chúng đã cho lính canh phòng cẩn mật nơi ngôi mộ của Ngài.
Và đúng như lời Ngài đã nói, Ngài đã sống lại thật. Những đầu mục Do Thái sợ hãi, chúng đem cho bọn lính canh nhiều tiền bạc để chúng phao tin rằng: “Các anh hãy nói thế này: “Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác”. (Mt 28, 13)
Mọi sự thật về Đức Giêsu đều đã rõ. Nhưng sau ngày sống lại Ngài không cần tìm đến đòi nợ Philato, cũng chẳng hỏi tội những kẻ đã kết án mình. Trái lại Ngài tìm đến những người thực lòng khao khát được tự do, những kẻ biết mình yếu đuối, mọn hèn, để cho họ thấy rõ Ngài chính “ là Đường – là Sự Thật và là Sự Sống”. Và từ những con người yếu đuối đó, Ngài lập nên một giáo hội đầu tiên; cho đến ngày hôm nay, giáo hội ấy dù đã phải trải qua bao cơn thử thách nhưng vẫn kiên cường, vững mạnh đang tiếp tục loan báo lời Ngài, về con đường mang đến sự thật và là sự sống.
Nói lại những điều này để chúng ta thấy rằng, tất cả những sự xuyên tạc, những lập luận tráo trở, ngụy biện mà chính quyền Hà Nội đang ra sức tấn công vào chúng ta, dù có tinh vi đến đâu rồi cũng có ngày bị lôi ra ánh sáng. Vì thế, chúng ta không lấy làm bi quan khi có nhiều người, trong đó có cả những anh em chúng ta, vì bị lừa gạt mà quay lưng lại phản đối chúng ta, cách riêng với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục. Trái lại, chính luận điệu, những sự đàn áp của họ lại là điều kiện cần có, giúp chúng ta góp sức đưa dần sự thật phơi bày ra trước mắt mọi người. Khi đó, dù họ có muốn bịt miệng, cấm đoán cũng chỉ là phí công vô ích, bởi nếu con người không được nói ra sự thật, thì đá sỏi cũng sẽ mở miệng cao rao.
Nhưng chúng ta là những người môn đệ của Chúa Ki-tô, đừng đợi đến ngày đó, mà chính lúc khốn khó này, khi chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa bày tỏ quyền năng của Ngài thì cũng đừng quên cầu nguyện cho họ nữa. Chúng ta hãy làm như Thầy Chí Thánh đã làm: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".
Theo dõi những gì đang xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong mấy ngày gần đây, chắc hẳn có người nghĩ rằng, cuối cùng thì “cái lí của kẻ mạnh đã thắng”; vũ lực và những thủ đoạn bỉ ổi của kẻ có quyền đã đè bẹp được ý chí và nguyện vọng chính đáng của những con người khao khát tự do và công lí. Thế nhưng đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề, còn nếu chúng ta đặt niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa - Đấng nắm trong tay mọi quyền lực, Đấng là sự thật tuyệt đối – và bằng con mắt đức tin thì chúng ta sẽ thấy rằng, mọi sự chỉ mới bắt đầu. Và khi soi vấn đề vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, chúng ta có quyền tin tưởng vào một chiến thắng trong chân lí, vì chính Chúa Giêsu đã hứa: Các con “hãy can đảm lên! Thẩy đã thắng thế gian". (Ga 16,33)
Nhớ xưa, khi bước vào cuộc đời công khai, bằng lời giảng dạy, những việc làm đầy khôn ngoan và uy quyền, Chúa Giêsu đã tỏ cho dân Do Thái thấy rằng ‘ Chính Ngài là Đấng phải đến trong thế gian, đề mang lại tự do cho kẻ bị áp bức; giải phóng cho kẻ bị giam cầm...là Đấng cứu chuộc Israel’. Đồng thời Ngài cũng thẳng thắn lên án giới luật sĩ và biệt phái – những kẻ vốn tự coi mình là thông hiểu lề luật, những kẻ nhìn biết và có thể nói lời đúng đắn về Thiên Chúa - kỳ thực chỉ là bọn kiêu ngạo, giả hình, những kẻ chỉ quen “buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn mình thì không nhúng tay lay thử. Dân chúng đông đảo vì thế đã tin theo Ngài. Giới lãnh đạo Do Thái trái lại, họ chẳng những bị lột mặt, mất uy tín, quyền hành mà còn mất luôn cả những lợi lộc kèm theo. Chính vì thế mà họ tìm mọi cách để hạ nhục, tẩy chay Ngài. Bắt bẻ, gài bẫy Ngài không xong, họ vu khống cho Ngài là kẻ dùng quyền lực của ma quỷ để dụ dỗ dân chúng. Ngay cả khi những cách thức “khôn ngoan nhất” cũng không mang lại hiệu quả thì họ quy kết cho Ngài là kẻ kích động quần chúng phản loạn và bằng mọi giá, họ muốn giết Ngài, nhưng tất cả vẫn không đủ để ngăn cản Ngài nói lên sự thật.
Cách thức mà ngày ấy lãnh đạo Do Thái đã dùng với Chúa Giêsu, ngày nay nó cũng đang được chính quyền Hà Nội áp dụng với giáo hội Việt Nam, mà cụ thể là với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà và giáo dân giáo phận Hà Nội. Họ luôn rêu rao về một thứ tự do tôn giáo mà trong thực tế nó luôn bị khống chế trong một thứ “luật rừng”. Họ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Giáo hội để phục vụ cho những mục đích bất chính. Thế nhưng khi bị giáo dân lên tiếng phản đối, họ lại tìm mọi cách để bịt miệng: giáo dân cầu nguyện ôn hòa, họ dùng vũ lực đàn áp, bắt bớ; Đức tổng giám mục đệ đơn khiếu nại, bày tỏ sự bất bình và kêu gọi đối thoại, họ lại dùng mọi phương tiện truyền thông để xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ.
Cho đến lúc này, những thủ đoạn dù rất trắng trợn, tàn nhẫn và bỉ ổi đã được họ dùng, nhưng vẫn không khuất phục được ý chí, khát vọng công lí của các chủ chăn và giáo dân, trái lại càng làm cho tinh thần ấy được đẩy lên ngày một mạnh mẽ hơn. Chính quyền Hà Nội đang tỏ ra rất lúng túng và họ đã tuyên bố sẵn sàng trừng trị Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt cùng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thề, linh mục quản xứ Thái Hà, nếu các Ngài không thôi đòi sự công bằng. Có người hỏi rằng, liệu chính quyền Hà Nội có dám làm điều đó không? Chúng ta chưa thể trả lời là có hay không, nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, trong chế độ này, có gì mà người ta lại không dám. Và thực tế là nhiều giáo dân đã bị họ đánh đập và bắt giam đó thôi. Nhưng dù họ có dùng đến những biện pháp như vậy nữa với các vị chủ chăn thì cũng không có gì là mới, bởi Đức Giêsu đã từng bị lãnh đạo Do Thái đối xử như vậy. Hơn nữa chính Chúa Giêsu cũng từng nói với các môn đệ khi Ngài sai các ông đi rao giảng: “người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy” (Lc 21,12)
Nhìn vào diễn tiến của vụ việc, chúng ta không thể đoán trước được trong những thủ đoạn mà chính quyền Hà Nội sẽ dùng trong những ngày sắp tới là gì. Nhưng hiện nay, với việc họ vội vàng phong tỏa khu vực Tòa Khâm Sứ và xây dựng lên đó một vườn cây xanh mà họ nói là phục vụ cho mục đích công cộng; sắp tới sẽ là khu vực Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, chắc chắn chính quyền Hà Nội không còn dùng con đường đối thoại để làm việc nữa. Thêm vào đó là việc họ thuê những tên du côn đập phá đền thánh Gêrađô; nhổ nước bọt vào mặt các linh mục, giáo dân... Những điều đó nói cho chúng ta biết rằng, hành trình đi tìm công lí của chúng ta đang ngày một khó khăn, gian khổ. Nhưng trong đức tin, chúng ta đang thực sự được mục kích một niềm hy vọng, niềm hạnh phúc lớn lao, vì chúng ta đang đi trên đúng con đường hôm nào Thầy Chí Thánh đã đi và chắc chắn Ngài cũng đang đồng hành với chúng ta.
Nếu một ngày nào đó, những quyền lợi hợp pháp của chúng ta hoàn toàn bị tước đoạt; những kẻ bách hại chúng ta có thể hả hê vui mừng thì đó sẽ vẫn lại là một chiến thắng vinh quang sẽ đến, bởi Thầy Chí Thánh cũng đã từng bị nhục mạ, đánh đập ê chề và cuối cùng đã bị lột trần trên thập giá.
Điều gì đã xảy ra cho những kẻ những tưởng là đã giết được Ngài? Thưa, vì chúng làm điều gian ác, chúng lo sợ lời tuyên bố của Ngài: “Họ sẽ giết chết người và ba ngày sau khi chết, Người sẽ sống lại” (Mc 9,31), vì thế mà chúng đã cho lính canh phòng cẩn mật nơi ngôi mộ của Ngài.
Và đúng như lời Ngài đã nói, Ngài đã sống lại thật. Những đầu mục Do Thái sợ hãi, chúng đem cho bọn lính canh nhiều tiền bạc để chúng phao tin rằng: “Các anh hãy nói thế này: “Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác”. (Mt 28, 13)
Mọi sự thật về Đức Giêsu đều đã rõ. Nhưng sau ngày sống lại Ngài không cần tìm đến đòi nợ Philato, cũng chẳng hỏi tội những kẻ đã kết án mình. Trái lại Ngài tìm đến những người thực lòng khao khát được tự do, những kẻ biết mình yếu đuối, mọn hèn, để cho họ thấy rõ Ngài chính “ là Đường – là Sự Thật và là Sự Sống”. Và từ những con người yếu đuối đó, Ngài lập nên một giáo hội đầu tiên; cho đến ngày hôm nay, giáo hội ấy dù đã phải trải qua bao cơn thử thách nhưng vẫn kiên cường, vững mạnh đang tiếp tục loan báo lời Ngài, về con đường mang đến sự thật và là sự sống.
Nói lại những điều này để chúng ta thấy rằng, tất cả những sự xuyên tạc, những lập luận tráo trở, ngụy biện mà chính quyền Hà Nội đang ra sức tấn công vào chúng ta, dù có tinh vi đến đâu rồi cũng có ngày bị lôi ra ánh sáng. Vì thế, chúng ta không lấy làm bi quan khi có nhiều người, trong đó có cả những anh em chúng ta, vì bị lừa gạt mà quay lưng lại phản đối chúng ta, cách riêng với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục. Trái lại, chính luận điệu, những sự đàn áp của họ lại là điều kiện cần có, giúp chúng ta góp sức đưa dần sự thật phơi bày ra trước mắt mọi người. Khi đó, dù họ có muốn bịt miệng, cấm đoán cũng chỉ là phí công vô ích, bởi nếu con người không được nói ra sự thật, thì đá sỏi cũng sẽ mở miệng cao rao.
Nhưng chúng ta là những người môn đệ của Chúa Ki-tô, đừng đợi đến ngày đó, mà chính lúc khốn khó này, khi chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa bày tỏ quyền năng của Ngài thì cũng đừng quên cầu nguyện cho họ nữa. Chúng ta hãy làm như Thầy Chí Thánh đã làm: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".
Thắp nến hát bình ca
Mai Trần
01:32 26/09/2008
Thắp nến hát bình ca
Khi nào nữa mà không là hiện tại
Ngừng lại thôi những điệu nhạc loạn cuồng
Vì nơi ấy thây người máu vẫn tuôn.
Nhuộm mặt đất, nữa, thêm màu quan tái
Hát với nhau, hãy hát lời êm ái
Nhẹ nhẹ ru cho tiếng hát thấm vào
Linh hồn người, hồn lạnh lẽo chìm sâu
Vùng u tối như vũng lầy truyền kiếp
Giờ hát nữa bài bình ca chuyễn tiếp
Của đấu tranh bằng ngôn ngữ thật hiền
Của tình yêu làm sống lại niềm riêng
Bao mơ ước thắp cho đời thôi hận
Hãy hát nữa, lời ca đừng vướng bận
Những oán thù trói buộc ước mơ xa
Ngẫng cao đầu, hát giọng cứ thiết tha
Bay cao mãi vang hoà cùng tinh tú
Để tiếng hát vươn thành lời nguyện cũ xin
Yêu Thương về lại chốn trần ai
Phá xiềng xích, giải thoát kiếp tù đày
Cho người gặp lại người niềm vui mới
Cứ hát nữa, cùng lời ca bước tới
Nối tay nhau bằng đồng giọng an hoà
Thật dịu êm mà cũng thật thiết tha
Cho sông núi cũng cúi đầu im lắng
Cho chiến tranh cũng ngừng tay thinh lặng
Bàng hoàng vì khí cụ của bình an
Súng đạn là giòng máu tim thật ấm
Vang lên mãi lời thương yêu nồng thắm.
Cúi xin Ngài hoà giọng từ trời cao
Vì nơi Ngài giòng máu đỏ ngày nào
Đã tuôn chảy tưới đất sinh mầm Sống
Hát nữa đi, bài bình ca vang vọng.
Hát nữa đi, ai cũng hát được mà!
Khi nào nữa mà không là hiện tại
Ngừng lại thôi những điệu nhạc loạn cuồng
Vì nơi ấy thây người máu vẫn tuôn.
Nhuộm mặt đất, nữa, thêm màu quan tái
Hát với nhau, hãy hát lời êm ái
Nhẹ nhẹ ru cho tiếng hát thấm vào
Linh hồn người, hồn lạnh lẽo chìm sâu
Vùng u tối như vũng lầy truyền kiếp
Giờ hát nữa bài bình ca chuyễn tiếp
Của đấu tranh bằng ngôn ngữ thật hiền
Của tình yêu làm sống lại niềm riêng
Bao mơ ước thắp cho đời thôi hận
Hãy hát nữa, lời ca đừng vướng bận
Những oán thù trói buộc ước mơ xa
Ngẫng cao đầu, hát giọng cứ thiết tha
Bay cao mãi vang hoà cùng tinh tú
Để tiếng hát vươn thành lời nguyện cũ xin
Yêu Thương về lại chốn trần ai
Phá xiềng xích, giải thoát kiếp tù đày
Cho người gặp lại người niềm vui mới
Cứ hát nữa, cùng lời ca bước tới
Nối tay nhau bằng đồng giọng an hoà
Thật dịu êm mà cũng thật thiết tha
Cho sông núi cũng cúi đầu im lắng
Cho chiến tranh cũng ngừng tay thinh lặng
Bàng hoàng vì khí cụ của bình an
Súng đạn là giòng máu tim thật ấm
Vang lên mãi lời thương yêu nồng thắm.
Cúi xin Ngài hoà giọng từ trời cao
Vì nơi Ngài giòng máu đỏ ngày nào
Đã tuôn chảy tưới đất sinh mầm Sống
Hát nữa đi, bài bình ca vang vọng.
Hát nữa đi, ai cũng hát được mà!
Quyết định của UBND phạt TGM Hà Nội vi phạm hành chánh đất đai
Hoàng Công Khôi
02:14 26/09/2008
Sức mạnh Cầu nguyện - Hiệp nhất
Đồng Hành
02:29 26/09/2008
SỨC MẠNH CẦU NGUYỆN - HIỆP NHẤT
ĐIỂM NHẤN ĐẾN ĐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM 2010
Cầu nguyện và hiệp nhất là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử trong đời sống của Giáo Hội, điều mà Đức Kitô luôn đề cập trong lời giảng của mình, giờ đây được biểu lộ cụ thể và sống động ngay tại quê hương việt nam, điển hình tại Tòa Khâm Sứ – Thái Hà.
Bất cứ ai có lương tri bình thường khi nhìn thấy những hình ảnh hàng ngàn giáo dân từ khắp nơi tuôn đổ về Hà nội dưới cái nắng oi bức, mưa bão, đe doạ của chính quyền … cũng không kìm nổi cảm xúc về sức mạnh không tưởng của tình yêu, đoàn kết của người công giáo đến như vậy! Hàng ngày, chúng ta vẫn nghe đài báo và truyền hình phản ánh về thủ đô với sự tập trung cao độ lượng người dưới nòng đường bởi sự tắc nghẽn giao thông, lộn xộn, chen lấn và xúc phạm đến nhau; trái ngược với hình ảnh đó là đoàn người duới trời mưa hàng giờ trước linh đài Đức Mẹ tạo thành cộng đoàn trật tự, an bình, đầy sống động… làm chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, thán phục về sự hiệp nhất cao độ trong lời cầu nguyện.
Thật vậy, sức mạnh cầu nguyện - hiệp nhất tại Tòa Khâm Sứ và Thái Hà thật lớn lao, vượt qua mọi khoảng cách không gian, thời gian, tuổi tác, trình độ: từ nam ra bắc (rất nhiều người ngoại tỉnh đến cùng hiệp thông: từ các tỉnh miền nam vượt nhiều cây số, các tỉnh lân cận cùng về hiệp nhất với anh chị em tổng giáo phận Hà nội, đặc biệt còn có nhóm tín hữu thuộc một giáo xứ Bùi Chu cùng nhau đạp xe vượt quãng đường 150 cây số tạo thành ngày hội thực sự của tinh hiệp thông), từ trong nước cũng như hải ngoại; bất kể thời gian: từ sớm tinh mơ đến đêm hôm, đoàn người vẫn miệt mài cầu nguyện và canh giữ mảnh đất của mình. Từ cụ già đến các em thiếu nhi thánh thể, trí thức đến bần nông. Không có rào cản nào ngăn cách được họ. Dù mệt nhọc, thiếu thốn nhưng tất cả mọi người vẫn hân hoan,vui mừng bằng lời kinh, tiếng hát, chuyện trò, động viên nhau trong niềm xác tín nơi Chúa, Đức Mẹ, Chân lý, Công bình.
Tình huynh đệ được biểu lộ rõ qua từng khuôn mặt để nói lên tình hiệp nhất một nhà, ngôi nhà GHVN. Trong lời kinh nguyện, mỗi cá nhân được liên kết thành một thân thể duy nhất không thể tách rời như Chúa Giêsu đã dạy: “ở đâu có hai, ba người họp nhân Danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ”. Khi cầu nguyện, mọi người nói lên tiếng nói chung như sợi chỉ liên kết tất cả mọi người lại với nhau. Sức mạnh đó càng được củng cố khi mọi người tụ họp nhân danh Chúa đi tìm công lý.
Sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà đã khẳng định được tình yêu đích thực của đạo công giáo khi người tín hữu biết hiệp thông với nhau bằng sức mạnh cầu nguyện. Cầu nguyện đưa mọi người xích gần lại để cảm thông, nâng đỡ nhau vượt qua những thử thách gian nan, đắng cay nghiệt ngã. Cũng như Đức Kitô đã làm, trước khi bước vào cuộc khổ nạn Người lên vườn Giêtsimani để cầu nguyện lên Chúa Cha ban thêm sức mạnh để Ngài vượt qua thử thách phía trước.
Cầu nguyện trong ôn hoà là dấu chỉ tình yêu, hiện diện của Thiên Chúa, Đức Mẹ trên cao giữa loài người, cũng như dấu chỉ sự hiệp nhất sâu thẳm nơi con người với nhau. Sự hiệp nhất, liên đới trong cầu nguyện rất cần thiết đối với Giáo hội để thực thi vai trò của mình trên đất nước việt nam. Đất nước đang bị lãnh đạo bởi thế lực cộng sản, không biết đến “chân thiện mỹ” và đang đưa đồng bào của ta đến vực thẳm vô thần, vô đinh hướng.
Hơn bao giờ hết, Giáo hội công giáo việt nam cần nhận ra sức mạnh cầu nguyện, hiệp thông nơi giáo dân để làm nên sức mạnh của công lý và vực dậy lại vai trò của mình trong việc thiết lập nền luân lý căn bản trên quê hương đất việt. Đó cũng là định hướng quan trọng trong dịp kỉ niệm 500 năm Phúc âm khai mào trên mảnh đất việt và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm việt nam được tổ chức vào năm 2010 tới đây. Một biến cố trọng đại và ý nghĩa trên nhiều bình diện cả về lịch sử vẻ vang lẫn sức mạnh niềm tin, tuy vậy, sự thiết yếu được đặt ra: làm sao tạo nên sức mạnh nội tại của Tin Mừng, giá trị của Đạo để dấn thân làm chứng chống lại sự dữ, bất công lan tràn trên đất nước thân yêu chúng ta. Qua đó, đóng góp sức mình vào sứ mệnh tìm lại căn tính của dân tộc việt nam, nền hoà bình đặt trên tình yêu, công bình đích thực, tôn trọng phẩm giá con người để đưa đất nước Việt nam vững mạnh như Đức Kitô mong muốn và khẳng định. Để làm được điều này, thiết nghĩ rất cần đến sức mạnh hiệp nhất của cộng đoàn dân Chúa trong cầu nguyện!!
Như vậy, sự việc Tòa Khâm Sứ – Thái Hà qua nét đẹp hiệp thông và cầu nguyện của giáo dân đã gián tiếp chuẩn bị đến Đại Hội Công Giáo Việt nam 2010.
Cầu mong Đại Hội sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp theo tinh thần của cha ông đã đi trước và được hun đúc trong lòng mỗi người công giáo việt: Tình yêu hiệp nhất, Sức mạnh Phúc âm!
ĐIỂM NHẤN ĐẾN ĐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM 2010
Cầu nguyện và hiệp nhất là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử trong đời sống của Giáo Hội, điều mà Đức Kitô luôn đề cập trong lời giảng của mình, giờ đây được biểu lộ cụ thể và sống động ngay tại quê hương việt nam, điển hình tại Tòa Khâm Sứ – Thái Hà.
Bất cứ ai có lương tri bình thường khi nhìn thấy những hình ảnh hàng ngàn giáo dân từ khắp nơi tuôn đổ về Hà nội dưới cái nắng oi bức, mưa bão, đe doạ của chính quyền … cũng không kìm nổi cảm xúc về sức mạnh không tưởng của tình yêu, đoàn kết của người công giáo đến như vậy! Hàng ngày, chúng ta vẫn nghe đài báo và truyền hình phản ánh về thủ đô với sự tập trung cao độ lượng người dưới nòng đường bởi sự tắc nghẽn giao thông, lộn xộn, chen lấn và xúc phạm đến nhau; trái ngược với hình ảnh đó là đoàn người duới trời mưa hàng giờ trước linh đài Đức Mẹ tạo thành cộng đoàn trật tự, an bình, đầy sống động… làm chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, thán phục về sự hiệp nhất cao độ trong lời cầu nguyện.
Thật vậy, sức mạnh cầu nguyện - hiệp nhất tại Tòa Khâm Sứ và Thái Hà thật lớn lao, vượt qua mọi khoảng cách không gian, thời gian, tuổi tác, trình độ: từ nam ra bắc (rất nhiều người ngoại tỉnh đến cùng hiệp thông: từ các tỉnh miền nam vượt nhiều cây số, các tỉnh lân cận cùng về hiệp nhất với anh chị em tổng giáo phận Hà nội, đặc biệt còn có nhóm tín hữu thuộc một giáo xứ Bùi Chu cùng nhau đạp xe vượt quãng đường 150 cây số tạo thành ngày hội thực sự của tinh hiệp thông), từ trong nước cũng như hải ngoại; bất kể thời gian: từ sớm tinh mơ đến đêm hôm, đoàn người vẫn miệt mài cầu nguyện và canh giữ mảnh đất của mình. Từ cụ già đến các em thiếu nhi thánh thể, trí thức đến bần nông. Không có rào cản nào ngăn cách được họ. Dù mệt nhọc, thiếu thốn nhưng tất cả mọi người vẫn hân hoan,vui mừng bằng lời kinh, tiếng hát, chuyện trò, động viên nhau trong niềm xác tín nơi Chúa, Đức Mẹ, Chân lý, Công bình.
Tình huynh đệ được biểu lộ rõ qua từng khuôn mặt để nói lên tình hiệp nhất một nhà, ngôi nhà GHVN. Trong lời kinh nguyện, mỗi cá nhân được liên kết thành một thân thể duy nhất không thể tách rời như Chúa Giêsu đã dạy: “ở đâu có hai, ba người họp nhân Danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ”. Khi cầu nguyện, mọi người nói lên tiếng nói chung như sợi chỉ liên kết tất cả mọi người lại với nhau. Sức mạnh đó càng được củng cố khi mọi người tụ họp nhân danh Chúa đi tìm công lý.
Sự kiện Tòa Khâm Sứ và Thái Hà đã khẳng định được tình yêu đích thực của đạo công giáo khi người tín hữu biết hiệp thông với nhau bằng sức mạnh cầu nguyện. Cầu nguyện đưa mọi người xích gần lại để cảm thông, nâng đỡ nhau vượt qua những thử thách gian nan, đắng cay nghiệt ngã. Cũng như Đức Kitô đã làm, trước khi bước vào cuộc khổ nạn Người lên vườn Giêtsimani để cầu nguyện lên Chúa Cha ban thêm sức mạnh để Ngài vượt qua thử thách phía trước.
Cầu nguyện trong ôn hoà là dấu chỉ tình yêu, hiện diện của Thiên Chúa, Đức Mẹ trên cao giữa loài người, cũng như dấu chỉ sự hiệp nhất sâu thẳm nơi con người với nhau. Sự hiệp nhất, liên đới trong cầu nguyện rất cần thiết đối với Giáo hội để thực thi vai trò của mình trên đất nước việt nam. Đất nước đang bị lãnh đạo bởi thế lực cộng sản, không biết đến “chân thiện mỹ” và đang đưa đồng bào của ta đến vực thẳm vô thần, vô đinh hướng.
Hơn bao giờ hết, Giáo hội công giáo việt nam cần nhận ra sức mạnh cầu nguyện, hiệp thông nơi giáo dân để làm nên sức mạnh của công lý và vực dậy lại vai trò của mình trong việc thiết lập nền luân lý căn bản trên quê hương đất việt. Đó cũng là định hướng quan trọng trong dịp kỉ niệm 500 năm Phúc âm khai mào trên mảnh đất việt và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm việt nam được tổ chức vào năm 2010 tới đây. Một biến cố trọng đại và ý nghĩa trên nhiều bình diện cả về lịch sử vẻ vang lẫn sức mạnh niềm tin, tuy vậy, sự thiết yếu được đặt ra: làm sao tạo nên sức mạnh nội tại của Tin Mừng, giá trị của Đạo để dấn thân làm chứng chống lại sự dữ, bất công lan tràn trên đất nước thân yêu chúng ta. Qua đó, đóng góp sức mình vào sứ mệnh tìm lại căn tính của dân tộc việt nam, nền hoà bình đặt trên tình yêu, công bình đích thực, tôn trọng phẩm giá con người để đưa đất nước Việt nam vững mạnh như Đức Kitô mong muốn và khẳng định. Để làm được điều này, thiết nghĩ rất cần đến sức mạnh hiệp nhất của cộng đoàn dân Chúa trong cầu nguyện!!
Như vậy, sự việc Tòa Khâm Sứ – Thái Hà qua nét đẹp hiệp thông và cầu nguyện của giáo dân đã gián tiếp chuẩn bị đến Đại Hội Công Giáo Việt nam 2010.
Cầu mong Đại Hội sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp theo tinh thần của cha ông đã đi trước và được hun đúc trong lòng mỗi người công giáo việt: Tình yêu hiệp nhất, Sức mạnh Phúc âm!
Tâm sự của một người Lương gửi tới Đức TGM Ngô Quang Kiệt
Lý Đại Hoàng
02:43 26/09/2008
Thư gửi Đức TGM Ngô Quang Kiệt
Kính chào Đức Cha!
Tôi không phải là con chiên của Chúa, chỉ là một người Lương bình thường, may mắn có một cuộc sống an bình về kinh tế do bản thân tự cố gắng, được tiếp xúc với internet nhiếu hơn những người nông dân, công nhân một chút, từ đó được nghe hai tai, được nhìn hai mắt, được thấy sự bất công, nỗi oan ức tủi hờn của rất rất nhiều người dân Việt trong một cái xã hội được ca tụng là "thiên đường" XHCN, ôi! cái thiên đường mà tôi đang sống, đã từng lấy nước mắt của tôi vào ngày 'bác" mất, cái thiên đường đã từng 'dạy bảo" tôi, chỉ có đảng mới đem lại vinh quang ấm no hạnh phúc cho nhân dân, chỉ có đảng và bác mới cứu được dân tộc Việt Nam khỏi tăm tối tù đầy…, nhưng, một sự thay đổi đột ngột trong con người tôi kể từ khi tôi được tiếp xúc với thông tin nhiều chiều như BBC, VOA, RFA, Blog..., ở những 'công cụ thù địch' này, tôi thấy họ nói SỰ THẬT, họ đưa những thông tin một cách khách quan, không bị ép buộc, không bị bẻ cong, rõ ràng điều này đã giúp tôi nhận thức lại những gì mình được nhồi sọ trong 'mái trường' XHCN do đảng cộng sản chi phối, cùng hàng trăm 'tờ báo', truyền hình là công cụ của đcs. Tôi cũng được tiếp xúc với "ngụy quân, ngụy quyền' những người mà đảng và bác luôn cao giọng là phản động hại dân, hại nước, ấy vậy mà những tên "phản động" này lại ra tay cứu giúp những nô lệ lao động Việt Nam với mỹ từ " đi xuất khẩu lao động nước ngoài' không bị bóc lột ức hiếp tại xứ người, nếu không có bọn phản động này thì hàng trăm, hàng ngàn cô gái đi làm ôsin tại Đài Loan đã cùng cực trong kiếp đĩ điếm tại các nhà thổ, nếu không có bọn phản động này thì hàng ngàn công nhân Việt Nam tại Malaysia đã bị bóc lột thậm tệ mà không được đền bù một xu..., thử hỏi rằng chế độ Cộng sản, miệng luôn kêu gào vì Dân, do Dân đã làm được gì? hay chỉ giỏi trong việc đục khoét, tham ô, hủ bại, là băng hoại đạo đức xã hội, chính chế độ Cộng sản đã có 'công' rất lớn khi hình thành một nét văn hóa ĐÚT LÓT trong xã hội Việt Nam cận đại.
Kính thưa Đức Cha!
Khi được tiếp xúc hai chiều, tôi nhận thấy rằng sự DỐI TRÁ được đẩy lên cao độ nhằm che đậy những mưu đồ đen tối của các thế lực cầm quyền. Chúng không từ một thủ đoạn bỉ ổi nào hòng đạt được những âm mưu hèn hạ, ai đã âm mưu chia chác TKS để trục lợi để rồi khi gặp phản ứng của Giáo dân thì lập tức "làm công viên"?, nếu không có sự phản ứng này, thì TKS đã trở thành sàn nhảy cho đám gia quyến của những tên quan tham, đốt những đồng tiền do cướp đất, làm án, buôn ma túy…mà có, chỉ một câu nói thật lòng của Ngài mà chúng biên tập cắt xén nhằm triệt hạ uy tín, bôi nhọ xuyêt tạc sự thật. Bản chất của chúng là DỐI TRÁ với hàng trăm hàng ngàn những tên bồi bút vô lương tâm, không biết đến liêm sỉ của con người, nhắm mắt cắm mặt mà viết để vừa lòng đám tham quan ô lại.
Kính thưa Đức Cha!
Tôi thật buồn cho nhiều người Dân còn u mê trong cái gọi là "thiên đường" Cộng sản, họ thật đáng thương khi là nạn nhân của văn hóa nhồi sọ mà chủ nghĩa Cộng sản áp đặt, họ không biết rằng ngoài kia có một xã hội dân chủ và cởi mở, một xã hội luôn luôn lấy SỰ THẬT là kim chỉ nam, một xã hội thịnh vượng mà chính những tên độc tài tham nhũng muốn gia quyến của chúng được sống. Họ sẽ thay đổi như tôi khi được tiếp xúc, được cảm nhận, nhưng làm sao cho họ thấy điều đó khi mà những tên ô lại vẫn dùng những "phản động", "tai sai" đe nẹt hăm dọa?, vẫn dùng những công cụ phản tiến hóa với hơn 600 "tờ báo" ra rả tuyên truyền nhồi sọ? vẫn dùng những tên côn đồ dao búa, nghiện hút khủng bố tinh thần nhân dân.
Kính thưa Đức Cha!
Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, mọi SỰ THẬT sẽ dần sáng tỏ, khi đó, DỐI TRÁ sẽ tự diệt vong và những kẻ gieo rắc sự DỐI TRÁ sẽ phải bị đào thải, tôi tin rằng những con người còn u mê kia, một ngày rất gần, khi họ được tiếp xúc với thế giới Dân chủ, với truyền thông hai chiều, họ sẽ tự sàng lọc được SỰ THẬT, họ sẻ tự đào thải DỐI TRÁ giống như tôi.
Tôi tin là như vậy
Vài dòng gửi tới đức Cha. Chúc Cha mạnh khỏe.
23-9-2008
Kính chào Đức Cha!
Tôi không phải là con chiên của Chúa, chỉ là một người Lương bình thường, may mắn có một cuộc sống an bình về kinh tế do bản thân tự cố gắng, được tiếp xúc với internet nhiếu hơn những người nông dân, công nhân một chút, từ đó được nghe hai tai, được nhìn hai mắt, được thấy sự bất công, nỗi oan ức tủi hờn của rất rất nhiều người dân Việt trong một cái xã hội được ca tụng là "thiên đường" XHCN, ôi! cái thiên đường mà tôi đang sống, đã từng lấy nước mắt của tôi vào ngày 'bác" mất, cái thiên đường đã từng 'dạy bảo" tôi, chỉ có đảng mới đem lại vinh quang ấm no hạnh phúc cho nhân dân, chỉ có đảng và bác mới cứu được dân tộc Việt Nam khỏi tăm tối tù đầy…, nhưng, một sự thay đổi đột ngột trong con người tôi kể từ khi tôi được tiếp xúc với thông tin nhiều chiều như BBC, VOA, RFA, Blog..., ở những 'công cụ thù địch' này, tôi thấy họ nói SỰ THẬT, họ đưa những thông tin một cách khách quan, không bị ép buộc, không bị bẻ cong, rõ ràng điều này đã giúp tôi nhận thức lại những gì mình được nhồi sọ trong 'mái trường' XHCN do đảng cộng sản chi phối, cùng hàng trăm 'tờ báo', truyền hình là công cụ của đcs. Tôi cũng được tiếp xúc với "ngụy quân, ngụy quyền' những người mà đảng và bác luôn cao giọng là phản động hại dân, hại nước, ấy vậy mà những tên "phản động" này lại ra tay cứu giúp những nô lệ lao động Việt Nam với mỹ từ " đi xuất khẩu lao động nước ngoài' không bị bóc lột ức hiếp tại xứ người, nếu không có bọn phản động này thì hàng trăm, hàng ngàn cô gái đi làm ôsin tại Đài Loan đã cùng cực trong kiếp đĩ điếm tại các nhà thổ, nếu không có bọn phản động này thì hàng ngàn công nhân Việt Nam tại Malaysia đã bị bóc lột thậm tệ mà không được đền bù một xu..., thử hỏi rằng chế độ Cộng sản, miệng luôn kêu gào vì Dân, do Dân đã làm được gì? hay chỉ giỏi trong việc đục khoét, tham ô, hủ bại, là băng hoại đạo đức xã hội, chính chế độ Cộng sản đã có 'công' rất lớn khi hình thành một nét văn hóa ĐÚT LÓT trong xã hội Việt Nam cận đại.
Kính thưa Đức Cha!
Khi được tiếp xúc hai chiều, tôi nhận thấy rằng sự DỐI TRÁ được đẩy lên cao độ nhằm che đậy những mưu đồ đen tối của các thế lực cầm quyền. Chúng không từ một thủ đoạn bỉ ổi nào hòng đạt được những âm mưu hèn hạ, ai đã âm mưu chia chác TKS để trục lợi để rồi khi gặp phản ứng của Giáo dân thì lập tức "làm công viên"?, nếu không có sự phản ứng này, thì TKS đã trở thành sàn nhảy cho đám gia quyến của những tên quan tham, đốt những đồng tiền do cướp đất, làm án, buôn ma túy…mà có, chỉ một câu nói thật lòng của Ngài mà chúng biên tập cắt xén nhằm triệt hạ uy tín, bôi nhọ xuyêt tạc sự thật. Bản chất của chúng là DỐI TRÁ với hàng trăm hàng ngàn những tên bồi bút vô lương tâm, không biết đến liêm sỉ của con người, nhắm mắt cắm mặt mà viết để vừa lòng đám tham quan ô lại.
Kính thưa Đức Cha!
Tôi thật buồn cho nhiều người Dân còn u mê trong cái gọi là "thiên đường" Cộng sản, họ thật đáng thương khi là nạn nhân của văn hóa nhồi sọ mà chủ nghĩa Cộng sản áp đặt, họ không biết rằng ngoài kia có một xã hội dân chủ và cởi mở, một xã hội luôn luôn lấy SỰ THẬT là kim chỉ nam, một xã hội thịnh vượng mà chính những tên độc tài tham nhũng muốn gia quyến của chúng được sống. Họ sẽ thay đổi như tôi khi được tiếp xúc, được cảm nhận, nhưng làm sao cho họ thấy điều đó khi mà những tên ô lại vẫn dùng những "phản động", "tai sai" đe nẹt hăm dọa?, vẫn dùng những công cụ phản tiến hóa với hơn 600 "tờ báo" ra rả tuyên truyền nhồi sọ? vẫn dùng những tên côn đồ dao búa, nghiện hút khủng bố tinh thần nhân dân.
Kính thưa Đức Cha!
Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, mọi SỰ THẬT sẽ dần sáng tỏ, khi đó, DỐI TRÁ sẽ tự diệt vong và những kẻ gieo rắc sự DỐI TRÁ sẽ phải bị đào thải, tôi tin rằng những con người còn u mê kia, một ngày rất gần, khi họ được tiếp xúc với thế giới Dân chủ, với truyền thông hai chiều, họ sẽ tự sàng lọc được SỰ THẬT, họ sẻ tự đào thải DỐI TRÁ giống như tôi.
Tôi tin là như vậy
Vài dòng gửi tới đức Cha. Chúc Cha mạnh khỏe.
23-9-2008
Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Tòa Khâm Sứ và Thái Hà
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
06:23 26/09/2008
Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm Sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Xin nhấn vào đây để đọc toàn bộ.. .
Thư của Nguyễn Thế Thảo gởi HĐGMVN
Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội
06:38 26/09/2008
Ôn hòa và đường hoàng bước ra khỏi nỗi sợ hãi
Nguyễn Ngọc Huỳnh
22:21 26/09/2008
Trong những ngày này, có thể nói, chính quyền Hà Nội đang huy động toàn lực để đấu tố và đánh hội đồng Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Người ta đã chẳng ngại sử dụng ngay cả những phương thế đê hèn nhất. Nhiều người tự hỏi: tại sao vậy? Chắc chắn là chính quyền Hà Nội chẳng ưa gì Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục ở Thái Hà, nhưng tại sao họ phải khốc liệt và tàn ác đến như thế?
Có lẽ những “tội lỗi” tày đình của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, chính là các ngài đã không biết sợ và các ngài đã bất bạo động.
Hai yếu tố cốt yếu duy trì sự cai trị của cộng sản là sự sợ hãi của quần chúng và bạo lực của những người cộng sản. Hơn ai hết, chính quyền Hà Nội biết rõ chế độ cộng sản chỉ tồn tại nếu nó duy trì được hai yếu tố đó. Các chính sách của cộng sản, như thực tế cho thấy, đều có thể thay đổi, nhưng việc bằng mọi giá duy trì sự sợ hãi của dân chúng và sử dụng cái gọi là “bạo lực cách mạng” hay “chuyên chính vô sản”, luôn là chiến lược hàng đầu để duy trì chế độ.
Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà nói riêng, và toàn thể Tổng Giáo Phận Hà Nội nói chung, đã đường hoàng bước ra khỏi nỗi sợ hãi thâm căn cố đế. Và điều đó đã gây ra một cơn hoảng loạn thực sự cho những người cộng sản. Chế độ cộng sản sẽ sụp đổ khi dân chúng không còn sợ nữa. Bởi lẽ chế độ này không được xây dựng trên chính nghĩa và sự thật.
Nhưng chưa hết. Từ ngày cha sinh mẹ đẻ cho đến bây giờ, bản chất của cộng sản là bạo lực. Điều này khỏi cần tranh cãi. Nhưng bạo lực cộng sản sẽ không thể phát huy tác dụng trước sự ôn hoà bất bạo động. Bạn có thể có một cú đấm thật mạnh, nhưng cú đấm đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu là đấm vào không khí! Vì thế, những người cộng sản không biết phải làm gì khi đối diện với một khối người có tổ chức, đoàn kết, có kỷ luật, nhưng lại hoàn toàn bất bạo động. Trong hơn một tháng qua, chính quyền Hà Nội đã chẳng ngại dùng đến những phương tiện hèn hạ nhất, thậm chí còn cho cả những đám côn đồ khạc nhổ, chửi bới và thụi đấm các linh mục và giáo dân ở Thái Hà, ngay trước mũi hàng mấy chục công an, chỉ với một mục đích là đẩy các linh mục và giáo dân ra khỏi tư thế ôn hoà bất bạo động. Những gì đang diễn ra tại Toà Giám Mục Hà Nội và tại giáo xứ Thái Hà đã cho thấy rõ chính quyền Hà Nội sợ sự bất bạo động đến mức độ nào.
Do vậy, khi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và cộng đồng giáo dân đường hoàng, ôn hoà và bất bạo động bước ra khỏi nõi sợ hãi thâm căn cố đế, thì nhà cầm quyền thật sự hoảng loạn và lúng túng. Đức Tổng Giám Mục và các linh mục Thái Hà không làm chính trị, nhưng các ngài đã “quản trị” bản thân mình và cộng đồng giáo dân của mình một cách quang minh chính đại, không sợ hãi, chỉ tìm thực thi công lý và sự thật. Và đó là điều đáng sợ đối với những người chỉ biết cai trị bằng bạo lực và bằng mọi giá duy trì sự sợ hãi trong cuộc sống của những người dưới quyền mình.
Vì thế, dưới cái nhìn của chính quyền cộng sản Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà bị coi là những người nguy hiểm.
Nhưng cũng chính vì thế, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà đang là những công dân đáng kính trọng thật sự của Đất Nước hôm nay.
Hà Nội 27/9/2008
Có lẽ những “tội lỗi” tày đình của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, chính là các ngài đã không biết sợ và các ngài đã bất bạo động.
Hai yếu tố cốt yếu duy trì sự cai trị của cộng sản là sự sợ hãi của quần chúng và bạo lực của những người cộng sản. Hơn ai hết, chính quyền Hà Nội biết rõ chế độ cộng sản chỉ tồn tại nếu nó duy trì được hai yếu tố đó. Các chính sách của cộng sản, như thực tế cho thấy, đều có thể thay đổi, nhưng việc bằng mọi giá duy trì sự sợ hãi của dân chúng và sử dụng cái gọi là “bạo lực cách mạng” hay “chuyên chính vô sản”, luôn là chiến lược hàng đầu để duy trì chế độ.
Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà nói riêng, và toàn thể Tổng Giáo Phận Hà Nội nói chung, đã đường hoàng bước ra khỏi nỗi sợ hãi thâm căn cố đế. Và điều đó đã gây ra một cơn hoảng loạn thực sự cho những người cộng sản. Chế độ cộng sản sẽ sụp đổ khi dân chúng không còn sợ nữa. Bởi lẽ chế độ này không được xây dựng trên chính nghĩa và sự thật.
Nhưng chưa hết. Từ ngày cha sinh mẹ đẻ cho đến bây giờ, bản chất của cộng sản là bạo lực. Điều này khỏi cần tranh cãi. Nhưng bạo lực cộng sản sẽ không thể phát huy tác dụng trước sự ôn hoà bất bạo động. Bạn có thể có một cú đấm thật mạnh, nhưng cú đấm đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu là đấm vào không khí! Vì thế, những người cộng sản không biết phải làm gì khi đối diện với một khối người có tổ chức, đoàn kết, có kỷ luật, nhưng lại hoàn toàn bất bạo động. Trong hơn một tháng qua, chính quyền Hà Nội đã chẳng ngại dùng đến những phương tiện hèn hạ nhất, thậm chí còn cho cả những đám côn đồ khạc nhổ, chửi bới và thụi đấm các linh mục và giáo dân ở Thái Hà, ngay trước mũi hàng mấy chục công an, chỉ với một mục đích là đẩy các linh mục và giáo dân ra khỏi tư thế ôn hoà bất bạo động. Những gì đang diễn ra tại Toà Giám Mục Hà Nội và tại giáo xứ Thái Hà đã cho thấy rõ chính quyền Hà Nội sợ sự bất bạo động đến mức độ nào.
Do vậy, khi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và cộng đồng giáo dân đường hoàng, ôn hoà và bất bạo động bước ra khỏi nõi sợ hãi thâm căn cố đế, thì nhà cầm quyền thật sự hoảng loạn và lúng túng. Đức Tổng Giám Mục và các linh mục Thái Hà không làm chính trị, nhưng các ngài đã “quản trị” bản thân mình và cộng đồng giáo dân của mình một cách quang minh chính đại, không sợ hãi, chỉ tìm thực thi công lý và sự thật. Và đó là điều đáng sợ đối với những người chỉ biết cai trị bằng bạo lực và bằng mọi giá duy trì sự sợ hãi trong cuộc sống của những người dưới quyền mình.
Vì thế, dưới cái nhìn của chính quyền cộng sản Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà bị coi là những người nguy hiểm.
Nhưng cũng chính vì thế, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà đang là những công dân đáng kính trọng thật sự của Đất Nước hôm nay.
Hà Nội 27/9/2008
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Những Giọt Sương Mai
Diệp Hải Dung
00:11 26/09/2008
NHỮNG GIỌT SƯƠNG MAI
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Phải chăng nước mắt côn trùng đêm qua?
(Trích thơ Ryòkan gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền