Ngày 27-09-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giàu - Nghèo
Lm Peter Nguyễn
15:59 27/09/2010
CHÚA NHẬT 26 TN C Lc 16, 19-31

Giàu - Nghèo

Kính thưa OBACE và các bạn trẻ rất thân mến! khi chúng ta đi đâu hoặc sống trong xã hội nào chắc chắn chúng ta sẽ thấy có những hình ảnh đối lập nhau. Có những người sang trọng, nhưng cũng có kẻ thấp hèn. Có những gia đình giàu có, nhưng không ít những gia đình nghèo khổ. Có những người phung phí tiền của, nhưng lại cũng có những người phải đi ăn xin. Có những người rộng lượng nhưng cũng có những người nhỏ nhen. Có những người được Chúa thưởng vào hưởng hạnh phúc thiên đàng nhưng cũng có những người phải chịu hình phạt trầm luân.

Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm là một minh hoạ cụ thể. Hình ảnh một nhà phú hộ giàu sang và Ladarô nghèo khổ. Hai hình ảnh có thể hoạ lại hai bức tranh tương phản nhau. Một bức tranh được trang hoàng lộng lẫy với những gì là giàu có nhất ở trần gian. Một bức tranh lột tả cảnh nghèo khổ khốn cùng trên đời này.

- Một bên mặc toàn gấm vóc lụa là; bên kia rách rưới tả tơi. Ngày nay có thể diễn tả một bên mặc toàn vải sieu, vải nhập – còn bên kia saten cũng không có mặc.

- Một bên ngày ngày yến tiệc linh đình; bên kia thì một mụn bánh cũng không có. Có thể nói một bên thì thịt cá dư thừa. Bên kia cơm với kho quẹt cũng không có mà ăn.

- Một bên sống trong biệt thự; bên kia nằm trước cổng nhà tức là nhà lá cũng không có.

- Một bên có kẻ hầu người hạ – còn bên kia có mấy con chó đến liếm mà thôi.

- Tóm lại một bên như sống ở thiên đàng trần thế; còn bên kia như sống ở hỏa ngục trần gian.

Kết quả sau thời gian sống trên trần gian này, con người phải từ giả cõi đời này để về thế giới bên kia. Và rồi sự thật vẫn là sự thật. Ánh sáng vẫn là ánh sáng. Giờ đây hai bức tranh thay đổi hoàn toàn. Nhà phú hộ kia sống trong vinh hoa phú quý trần gian giờ đây phải chịu dìm mình trong biển lửa. Còn Ladarô sống trong cư cực thì nay lại ngự vào lòng Abraham, được hưởng hạnh phúc thật trên thiên đàng.

Khi nhìn kết quả của hai bức tranh trên chắc có lẽ OBACE sẽ thắc mắc, tại sao người giàu kia phải chịu kết quả như vậy? Ông ta có làm gì tội đâu, có làm điều gì bất chính đâu? Mà phải chịu hậu quả như vậy! Còn Ladarô cũng đâu có làm việc thiện? có bác ái gì đâu mà lại được hưởng hạnh phúc như thế! Vậy phải chăng Chúa thiên vị. Chắc chắn là không. Mà nếu không thì tại sao như vậy? Giờ đây, chúng ta cùng nhau phân tích xem do đâu như thế nhé!

Trước hết, lý do người phú hộ bị phạt vì ông ta hững hờ, tội không quan tâm đến người khác. Hay nói đúng hơn là tội thiếu sót đối với tha nhân. Trước khi dâng thánh lễ Hội Thánh mời gọi chúng ta đọc kinh thú nhận… Phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Đây là tội thiếu sót. Tội quá hững hờ với người khác, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng. Ladarô trước cửa nhà ông, đói kém, rách rưới. Vậy mà ông không hề cho đi một mảnh vụn của những thức ăn dư thừa. Chúa nói dù anh em chỉ cho họ uống một ly nước lả với lòng thương mến họ thì cũng là làm cho chính ta vậy. Ngược lại khi ta đói các ngươi không cho ăn, khi ta khát các ngươi không cho uống. Thì ta sẽ cho các người vào nơi tối tăm đời đời. Thế là nhà phú hộ đã thờ ơ, đã thiếu xót với tha nhân vì thế ông bị phạt đời đời.

Còn anh Ladarô tại sao được Chúa thưởng. Bởi vì tuy nghèo, tuy bị bệnh tật, nhưng anh không hề kêu trách ai, không hề phá phách, không làm điều gì bất chính. Nhất là anh không hề trách Thiên Chúa. Không lỗi phạm đến Ngài. Anh nhận ra tất cả đều là hồng ân của Chúa. Đặc biệt từ Ladarô theo tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa là sự nương tựa của tôi” (God is my help) vì thế mà anh được thưởng.

Vậy phải chăng người giàu là bị phạt còn người nghèo là được thưởng? Chắc không hẳn như vậy. Bởi vì có nhiều người giàu vật chất đồng thời họ cũng giàu về tình thương và lòng nhân ái, biết quan tâm đến tha nhân, nhất là những người nghèo khổ thì sẽ được thưởng. Thí dụ, như Vua Luy nước Pháp, nữ Hoàng Êlisabeth, tuy rất giàu có, sống trong nhung lụa nhưng họ luôn có tấm lòng vị tha, yêu thương và bác ái. Họ đã trở thành những vị thánh. Tuy nhiên chúng ta cần để ý và thực thi những gì Chúa dạy chúng ta về tiền của.

Ngược lại, nếu người nghèo mà không biết tự mình vương lên, làm những việc chính nghĩa, mà đi làm những điều bất chính, hoặc luôn có lòng tham thì cũng chẳng được vào nước trời. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghèo mà biết sống như anh Ladarô “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo” (Lc 6,20), thì đó là phúc lành ở phía trước đang chờ chúng ta.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con trái tim của chúa, không chỉ đập những nhịp đập cho riêng mình, nhưng còn biết rung lên những khúc ca vui với niềm vui của người khác, và cũng biết đớn đau trước nỗi đớn đau của bao người xung quanh, như Chúa đã từng vui và đớn đau với họ. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha sẽ trở về Vatican vào thứ Năm tới
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:02 27/09/2010
ROMA, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cho biết rằng ngài sẽ trở lại Roma, Vatican, vào thứ Năm tới đây, ngày 30 tháng Chín, sau gần 3 tháng nghỉ hè.

Đức Thánh Cha đã không đi nghỉ tại vùng núi Alpes như những năm trước đây, mà đã nghỉ hè tại dinh thự Castel Gandolfo kể từ ngày 7 tháng Bảy. Ngài cũng đã bắt đầu lại công việc cho những buổi tiếp kiến chung, cũng như tiếp kiến riêng và các chuyến viếng thăm ad limina từ ngày 4 tháng Tám.

« Anh chị em thân mến, Đức Giáo Hoàng nói sau buổi đọc kinh Truyền Tin, nếu Chúa muốn, thứ Năm tới đây, tôi sẽ trở lại Roma; vì thế trong khi cầu chúc mọi người một Chúa Nhật tốt lành, tôi nói lời « tạm biệt » thân tình với cộng đồng Castel Gandolfo ».

Trong kỷ nghỉ, Đức Thánh Cha cũng đã làm việc nhất là cho chuyến viếng thăm của ngài tại Vương Quốc Anh, rồi chuyến thăm tại Carpineto Romano (5 tháng Chín), cũng như chuyến tông du tại Tây Ban Nha vào dịp tháng Mười Một tới đây.

Không quên âm nhạc, nhưng Đức Giáo Hoàng cũng đã làm việc với tập thứ ba về Đức Giêsu thành Nazareth và với thông điệp thứ tư, có lẽ về Đức Tin, tiếp theo những thông điệp trước về hai nhân đức đối thần khác: Đức Mến - Deus Caritas Est - và Đức Cậy - Spe Salvi.

Như mọi năm, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã tiếp các học trò cũ của mình trong một cuộc gặp gỡ diễn ra vào các ngày từ 27 đến 29 tháng Tám. Trong đó, cách đặc biệt với vị khách mời danh dự, Đức Cha Kurt Koch, nguyên giám mục giáo phận Bâle và là Tân Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về cỗ võ sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu được ngài tiếp kiến ngày 29 tháng Tám.
 
Nam Hàn trợ giúp giáo lý viên tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011.
Tiền Hô
10:25 27/09/2010
UCANews – 24 tháng 6 năm 2010 - Giáo phận Cheongju của Nam Hàn cho biết là họ sẽ cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho một số giáo lý viên đã giảng dạy hơn bảy năm để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD) tại Madrid vào năm tới. Giáo phận này đang tìm kiếm 40 tham dự viên trong số giới trẻ của giáo phận để phái gửi đến WYD Madrid 2011, công việc đang triển khai đến ngày 1 tháng 10.

Trong số này có 10 giáo lý viên đã phục vụ hơn bảy năm. Họ sẽ nhận được 2 triệu won (khoảng 1725 Mỹ kim) từ giáo phận trong số 3.5 triệu won cần thiết để họ đến Tây Ban Nha. Còn 30 tham dự viên khác sẽ phải tự trả chi phí riêng để tham gia vào sự kiện quốc tế dành cho giới trẻ từ ngày 16-21 tháng 8.

"Sự hỗ trợ tài chính dành cho các giáo lý viên là nhằm khuyến khích họ đưa ra lời cam kết hơn nữa, nhằm đổi mới sứ vụ của họ", ông Marino Park Kyung-dong, điều phối viên mục vụ giới trẻ của giáo phận nói. Ông cho biết thêm là giáo phận cũng đã tài trợ cho 10 giáo lý viên tại WYD Sydney vào năm 2008.

Hơn 1.000 tham dự viên đến từ tất cả 18 giáo phận tại Hàn Quốc sẽ tham dự WYD Madrid 2011. Bén rễ và xây dựng đời mình trong Chúa Giêsu Kitô, vững mạnh trong Đức tin là chủ đề thông điệp của Đức Giáo Hoàng cho sự kiện vào năm sau.

Trước khi đại hội diễn ra, các tham dự viên Nam Hàn sẽ lưu trú tại các gia đình Tây Ban Nha ở giáo phận Granada. Trong thời gian đại hội, họ cũng sẽ tham gia vào các sự kiện khác nhau như các buổi giáo lý, các chuyến tham quan, hành hương đến các nhà thờ và những linh địa khác ở Roma.

(http://www.ucanews.com/2010/09/24/catechists-helped-to-get-to-world-youth-day-meet/)
 
Nhà Thiên Văn học của Vatican đánh giá thấp những lo âu sợ hãi về Cơn Bão Mặt Trời vào năm 2013.
Dominic David Trần
15:52 27/09/2010
Nhà Thiên Văn học của Vatican đánh giá thấp những lo âu sợ hãi về Cơn Bão Mặt Trời vào năm 2013.

(Lời dẫn nhập: Những điều tương tự như thế này đáng lẽ thường xuyên cần được các Khoa Học Gia của Hàn Lâm Viện - Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học của Giáo Triều Vatican quan tâm hơn nữa thì thế giới sẽ bớt hao phí vì những chuyện không đáng có. Đồng thời khẳng định Lời Chúa luôn luôn là Đường, là Sự Thật, là Chân Lý cho chúng ta.)

Đài Thiên Văn Vatican: Thông Tấn Xã CWN News ngày 27/09/2010 đã tường thuật rằng Tu Sĩ Guy Consolmagno thuộc Đài Thiên Văn Khoa Học Vatican đang đánh giá thấp và coi nhẹ những tình huống về Ngày Tận thế giả định được quy cho nguồn gốc là từ những

Cơn Bão Sóng Điện Từ của mặt trời sẽ xảy ra vào năm 2013. Những Cơn Bão Mặt Trời này sẽ làm xáo trộn thông tin liên lạc của các loại điện thoại cầm tay di động (cellular phone) và các thiết bị truyền dẫn vô tuyến, không dây (wireles).

Nhớ lại một cơn bão mặt trời tương tự đã xảy ra trong những năm 1960 đã cắt đứt hoạt động mạng lưới năng lượng của Tỉnh Bang Quebec Canada trong nguyên một ngày; vị Tu Sĩ Dòng Tên sinh tại Tiểu Bang Detroit- Hoa Kỳ; đã tuyên bố rằng; " trong khi mọi sự là có thể xảy ra, thế nhưng khả năng sự kiện ấy có trở thành thực tế thì lại là một vấn đề khác." Tuy vậy, Tu Sĩ kiêm Thiên Văn gia Consolmagno cũng thận trọng lưu ý rằng điều quan trọng là phải có nhiều cách thế thông tin và các hệ thống phương tiện truyền thông hơn là rủi ro bởi chỉ tập trung mọi tài nguyên phương tiện vào một cách thế thông tin sẽ nguy hại vì như thể các vị đem bỏ mọi trứng gà vào trong một giỏ đựng thì sẽ dễ bị bể hết trứng vào một lúc nào đó.

(Chú thích của người chuyển ý: theo ngôn ngữ khoa học Thông Kê Xác Xuất; tình trạng có thể xảy ra và khả năng trở thành hiện thực là hai vấn đề khác xa nhau. Thí dụ: có 2 con cá đang bơi lội dưới ao, có thể câu được 2 con cá đó; và cầm được 2 con cá đó trong tay )

Nội dung bài phỏng vấn dài 7 phút với Đài Phát Thanh Vatican đặc biệt rất hữu ích vì ngài đã giải thích về các cơn bão mặt trời và các hiện tượng đặc biệt khác xảy ra trên mặt trời theo ngôn từ của người thường. Được biết Tu Sĩ Guy Consolmagno, SJ, Tiến Sĩ Khoa Học, tốt nghiệp Học Viện Công Nghệ Kỹ Thuật Massachusettes, là Nhà Thiên Văn học và Khoa học gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu về các Hành Tinh tại Đài Thiên Văn Vatican.
 
Tổng Thống Obama luôn luôn giữ một ảnh Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu trong bóp
Dominic David Trần
15:55 27/09/2010
Tổng Thống Obama luôn luôn giữ một ảnh Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu trong bóp; lời của Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ.

Theo bản tin Thông Tấn Xã toàn cầu (CWNs) hôm nay 27/09/2010 trích đăng lại tin của Mạng Thông Tin của Tu Hội Dòng Salesian ANS (Salesians Info Agency vào ngày 13 /08/2010) cho biết;

Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Michelle Obama tuyên bố với Cha Bề Trên-Chính Xứ của Nhà Thờ Sancta Maria và Cộng Đoàn Salesians (Người Việt ta quen gọi là Dòng Don Bosco) Casa Don Bosco tại Ronda, Tây Ban Nha vào ngày 07/08/2010 vừa qua là phu quân của bà tức Tổng Thống Hoa Kỳ Barrack Obama " luôn luôn giữ một ảnh Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu." Đệ Nhất Phu Nhân Obama đã tuyên bố như vậy trong lúc thăm viếng Nhà Thờ và Cộng Đoàn Tu Hội nói trên tại Ronda trước khi về thủ đô Madrid thăm viếng hoàng cung theo lời mời của Chính quyền Tây Ban Nha.

Dưới danh hiệu Phù Hộ Các Giáo Hữu, Đức Bà là Thánh Quan Thày Bảo Trợ của Tu Hội Dòng Salesians; đặc biệt Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu rất được tôn kính tại Trung Quốc và Úc Châu. Đức Giáo Hoàng Piô thứ 7 đã thiết lập một ngày Lễ Kính Nhớ để vinh danh Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu tiếp theo ngày Đức Giáo Hoàng Piô thứ 7 được trả tự do khỏi nhà tù của hoàng đế Napônêông, Pháp.
 
Sau chuyến công du Anh quốc của ĐGH, đã đến lúc nước Mỹ có một chân phước Newman mới?
Trần Mạnh Trác
21:25 27/09/2010
Chuyến công du Anh quốc của ĐGH Benedict và sự kiện phong chân phước cho ĐHY Newman đã tạo ra một không khí phấn khởi tại Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ đang hy vọng sẽ có thể vận động đưa lên bàn thánh hai Newman mới, đó là cặp vợ chồng cựu Giám Mục Tân Giáo (Episcopal) Levi và bà Rebecca Ives.

Cùng một ảnh hưởng?

Levi và chân phước Newman tuy ở hai phương trời khác biệt nhưng chịu chung một ảnh hưởng, đó là ảnh hưởng của ĐGM Tân giáo John Henry Hobart (1775-1830) ở New York. Levi là con rể của Hobart, còn Newman, một cách nào đó, là học trò của của ông.

Trong khi còn là một vận động viên cho phong trào Oxford Movement, chân phước Newman đã viết nhiều bài ca ngợi mô hình giáo hội Tân Giáo của ĐGM Hobart bên Mỹ, coi như là một gương mẫu cho giáo hội Anh giáo bên Anh phải tổ chức theo, và người ta thường đặt câu hỏi phải chăng vì ảnh hưởng trí tuệ này mà Newman đã trở lại với giáo hội Công giáo sau này.

Levi Ives lớn lên dưới sự dạy dỗ của Hobart, đã cưới cô Rebecca là con của GM Hobart và hôn lễ đã do chính Hobart cử hành. Sau này Levi trở thành một Giám MụcTân Giáo nổi danh ở N. Carolina, và cũng như Newman, đã gia nhập Công Giáo.

Hầu như còn nhiều người khác chịu ảnh hưởng giáo huấn của Hobart cũng đã trở về với Công Giáo. Có những trường hợp lừng danh như của một góa phụ giàu có ở New York là bà Elizabeth Ann Bayley Seton (1774-1821). Bà Seton đã lập dòng và trở thành vị thánh đầu tiên của nứơc Mỹ, được ĐGH Paul 6 hiển phong năm 1975. Một người em cùng cha khác mẹ của nữ thánh Seton là mục sư James Roosevelt Bayley (1814-1877), chánh xứ St Peter dưới quyền cai quản của Hobart. Mục sư Bayley sau này cũng trở lại Công giáo và đã trở thành tổng giám mục thứ 8 của giáo phận Công Giáo Baltimore.

Tuy nhiên Hobart vẫn trung thành suốt đời với Tân Giáo của mình, ông lập nên nhiều đại học vẫn còn tồn tại tới ngày nay như Hobart College ở New York.

Levi và Rebecca.

Levi Silliman Ives (1797-1867) và Rebecca là sản phẩm của một xã hội Episcopal đóng kín của New York với hai giòng họ lớn là Bayley và Seton.

Levi trở thành Giám mục Tân Giáo North Carolina năm 1831, với nhiều bài thuyết giảng hùng hồn mà ngày nay người ta vẫn còn nhắc nhở tới, ông trở nên nổi tiếng và được trao bằng tiến sĩ luật danh dự tại Đại học North Carolina năm 1834.

Năm 1842, Levi lập ra một tu hội lấy tên là Valle Crucis trong dãy Appalachians gần biên giới Tennessee, đây là một tu viện đầu tiên trong Cộng đồng Anh giáo kể từ khi cải cách. Cũng như Newman, ông đã bị phản đối vì có áp dụng nhiều màu sắc qúa "công giáo". Năm 1848, ông bị một hội đồng Giám mục Tân giáo bày tỏ lo ngại rằng các thực hành của tu viện là quá "La mã", như là việc cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria và các thánh và việc thực hành xưng tội riêng với một vị linh mục. Họ coi đây là những nghi thức của dị giáo. Ông đã phải giải tán tu hội để tiếp tục nhiệm vụ giám mục của mình.

Nhưng vì lương tâm dằn vặt, năm 1852, Levi đã xin nghỉ phép và đi cùng với vợ đến Roma. tại đây, ông đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo bởi chính ĐGH Pius IX. Đây là trường hợp đầu tiên một giám mục Tin Lành đã trở về với giáo hội Công Giáo kể từ thế kỷ 17. Vài tháng sau, bà Rebecca vợ ông cũng xin chuyển đổi.

Ngày nay, việc chuyển đổi tôn giáo không còn là một sự hiếm hoi như xưa và khi các Giám mục và giáo sĩ Anh giáo chuyển sang Công Giáo thường được tiếp nhận vào chức linh mục. Nhưng trong thế kỷ 19, thì một giáo sĩ đã kết hôn không được như vậy, Levi khi trở về với Công Giáo đã mất hết quyền lợi và trở thành một giáo dân thường, và phải đương đầu với những dị nghị dồn dập tứ bề khi mà Công Giáo chỉ là những chiếc thuyển nan cô độc vật vờ trong một biển cả Tin Lành mênh mông.

Levi viết thư từ nhiệm với giáo hội Epicopal nhưng không tuyên bố bỏ chức giám mục trong thư, cho nên năm sau hội đồng Giám MụcTân Giáo đã công bố một công hàm truất chức Levi Ives vì "lơ là và bỏ trốn nhiệm sở."

Levi đã viết một cuốn sách biện hộ với tựa đề là "The Trials of a Mind in its Progress to Catholicism" nhưng nội dung không phải là một nhật ký đời mình cho bằng là những lý luận truyền bá giáo lý Công Giáo cho người Anh Giáo.

Cho đến khi qua đời vào năm 1867, Levi Ives đã cống hiến đời mình cho giáo dục và từ thiện. Với sự khuyến khích của Đức Tổng Giám Mục John Hughes của New York, ông dạy môn hùng biện tại Đại học Fordham và tại các trường Công giáo khác. Nhưng quan trọng hơn, ông đã sáng lập ra một tổ chức từ thiện có hiệu quả cao, tổ chức New York Catholic Protectory cho thanh thiếu niên phạm pháp.

Nỗi đau khi cải đạo.

Theo hồi ký của ông, ông đã kể lại 'về quyết định đau đớn của mình ở tuổi 55 để từ bỏ toà Giám mục của mình và trở thành một giáo dân thất nghiệp, đó là một cảm giác "kinh dị. .. tăng cường bởi sự sỉ nhục mà tôi phải bước qua, là tuyệt đối bị tước đọat tất cả các hỗ trợ tối thiểu, không chỉ cho bản thân mình, nhưng cho cả với một người mà tôi đã bị ràng buộc "phải yêu thương và trân trọng cho đến hết đời. '"

Thực vậy, với Rebecca vợ ông thì cuộc sống của bà đã không bao giờ được dễ dàng. Họ đã mất cả hai người con từ khi còn nhỏ vì bệnh tật. Rebecca thì thường xuyên đau bệnh, vì thời tiết gay gắt của vùng North Carolina và cũng vì sự xa cách với gia đình của mình ở New York. Nhất là khi người cha (ĐGM Hobart) qua đời, một người cha tuyệt vời và là ân nhân của chồng mình, đồng thời cũng là hiện thân của tất cà những tinh túy của giáo hội Tân Giáo Mỹ ".

Đó là những đau khổ mà những bậc "anh hùng" phải gánh chịu vì Đạo Thánh. Tuy nhiên cặp Ives vẫn giữ một mối liên hệ rất thân ái với các bà con bên giòng họ Hobart. Bằng chứng là khi qua đời, người ta đã thấy trong di chúc của Ives để lại cho các thân nhân bên vợ nhiều kỷ vật.

Có danh tiếng và mang một đức tính mà thánh Augustine thành Hippo gọi là "đức anh hùng" thuờng là điểm khởi đầu của một quá trình phong thánh như trường hợp của thánh Elizabeth Ann Seton và chân phước Hồng Y John Henry Newman.

Vậy thì cuộc sống anh hùng và chứng nhân của Levi và Rebecca Ives có thể là đủ điều kiện không?
 
ĐTC và Kinh Truyền Tin: đường sự sống, đường tình thương
LM Trần Đức Anh OP dịch
22:41 27/09/2010
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo: 26-9-2010

CASTELGANDOLFO. Trưa chúa nhật 26-9-2010, hàng ngàn tín hữu hành hương đã tụ tập tại khuôn viên dinh thự Castel Gandolfo để tham dự buổi đọc kinh Truyền tin với ĐTC.

Tham dự buổi đọc kinh này cũng có Đức GM giáo phận Albano sở tại, Marcello Semerano, đông đảo các thành viên phong trào Focolari, Tổ Ấm, và các nử tử bác ái thánh Vinh Sơn Phaolô. Đây là buổi đọc kinh cuối cùng của ngài trong mùa hè này tại Castel Gandolfo, vì trong vòng 4 ngày nữa ĐTC sẽ trở về Vatican, và chúa nhật tuần tới, 3-10, ngài sẽ viếng thăm Tổng giáo phận Palermo thủ phủ đạo Sicilia, nam Italia.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa dụ ngôn người phú hộ và Ông Lazzaro nghèo khổ trong bài Tin Mừng chúa nhật hôm qua và áp dụng vào hoàn cảnh ngày nay. Ngài nói:

”Trong Tin Mừng chúa nhật này (Lc 16,19-31), Chúa Giêsu kể dụ ngôn người giàu có và người nghèo Lazzaro. Người thứ nhất sống trong sa hoa và ích kỷ, và khi chết, sa hỏa ngục. Trái lại, người nghèo ăn những đồ thừa từ bàn ăn của người giàu, khi chết, ông được các thiên thần đưa vào nơi vĩnh cửu của Thiên Chúa và các thánh. Chúa đã từng nói với các môn đệ: ”Phúc cho các con là những người nghèo, vì nước Thiên Chúa thuộc về các con” (Lc 6,20). Nhưng sứ điệp của dụ ngôn còn đi xa hơn nữa: dụ ngôn nhắc nhớ rằng trong khi chúng ta ở đời này, chúng ta phải lắng nghe Chúa nói với chúng ta qua Kinh Thánh và sống theo ý Chúa, nếu không, sau khi chết, sẽ quá trễ để tỉnh ngộ lại. Vì thế, dụ ngôn này nói với chúng ta hai điều: thứ I là Thiên Chúa yêu thương người nghèo và nâng họ lên từ tình trạng tủi nhục của họ; thứ II là vận mệnh đời đời của chúng ta tùy thuộc thái độ của chúng ta, tùy theo chúng ta có theo con đường mà Thiên Chúa đã chỉ cho chúng ta hay không để tiến đến sự sống, và con đường này là tình thương, không hiểu như một tình cảm, nhưng như một sự phục vụ tha nhân trong tình bác ái của Chúa Kitô.

”Do một sự trùng hợp tốt đẹp, ngày mai chúng ta sẽ kính nhớ thánh Vinh Sơn Phaolô, bổn mạng các tổ chức bác ái Công Giáo, năm nay kỷ niệm 350 năm thánh nhân qua đời. Tại Pháp hồi thế kỷ 17, thánh nhân đã tiếp xúc cụ thể với sự tương phản giữa những người giàu nhất và người nghèo nhất. Thực vậy, trong tư cách là linh mục, thánh Vinh Sơn có dịp tiếp xúc với những người thượng lưu trưởng giả, cũng như với dân nông thôn và những người lầm than khốn cùng ở Paris. Được tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy, Thánh Vinh Sơn Phaolô đã biết tổ chức những hình thức bền vững cho công việc phục vụ những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, thành lập những hội gọi là 'Charitées', các nhóm phụ nữ dành thời giờ và của cải để giúp đỡ những người nghèo khổ nhất. Trong số những người thiện nguyện ấy, một số người đã chọn lựa con đường thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa và người nghèo, và thế là, cùng với thánh nữ Louise de Marillac, thánh Vinh Sơn thành lập dòng nữ tử bác ái, là dòng nữ đầu tiên sống sự thánh hiến giữa đời, nơi dân chúng, các bệnh nhân và những người túng thiếu.

”Các bạn thân mến, chỉ có Tình Yêu, được viết bằng chữ Hoa, nghĩa là Thiên Chúa, mới ban hạnh phúc đích thực! Một chứng nhân khác làm chứng về điều ấy, đó là một thiếu nữ được phong chân phước hôm qua ở Roma này. Tôi muốn nói đến Chiara Badano, một thiếu nữ Italia sinh năm 1971, bị bệnh qua lời lúc gần 19 tuổi, nhưng cô là một tia sáng cho tất cả mọi người, như biệt danh của cô ”Chiara Luce” (Ánh sáng rạng ngời). Giáo xứ của cô, giáo phận Acqui Terme và Phong trào Tổ ấm mà cô là thành viên, đang hân hoan vui mừng hôm nay - và cũng là đại lễ cho tất cả mọi người trẻ, họ có thể tìm thấy nơi Chiara một mẫu gương về cuộc sống phù hợp với niềm tin Kitô. Những lời cuối cùng của Chiara, hoàn toàn tuân phục thánh ý Chúa, đó là ”Con chào mẹ. Xin mẹ hãy vui mừng hạnh phúc vì con được hạnh phúc”. Chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, vì tình thương của Ngài mạnh hơn sự ác và sự chết; và chúng ta hãy cảm tạ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng dẫn đưa người trẻ,m kể cả qua những khó khăn và đau khổ, tiến đến chỗ yêu mến Chúa Giêsu và khám phá vẻ đẹp của cuộc sống.

Trong phần chào thăm các tín hữu sau kinh Truyền Tin, bằng tiếng Pháp, ĐTC nhắc đến những người tham dự buổi đọc kinh này qua đài phát thanh và truyền hình và nói rằng ”Tôi cám ơn anh chị em một lần nữa vì đã cầu nguyện tháp tùng tôi trong cuộc tông du tại Vương quốc Anh. Xin Mẹ Maria, các thánh tổng lãnh thiên thần Micae, Gabriel và Raphael giúp đỡ tất cả chúng ta sống trong tin yêu, kiên trì và dịu dàng. Xin cầu chúc anh chị em chuẩn bị tháng Mân côi sắp tới..

Bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào thăm một nhóm đông đảo các nữ tử bác ái thánh Vinh Sơn Phaolô và các LM dòng Lazzariste thuộc nhiều nước khác nhau, cũng như các giáo dân thuộc các hiệp hội Vinh Sơn, các tu huynh thuộc tu đoàn Tông Tồ Công Giáo, tức là dòng Pallotin.

ĐTC cũng loan báo: ”Các bạn thân mến, nếu Chúa muốn, thứ 5 tới đây, tôi sẽ trở về Roma; vì thế, trong khi cầu chúc các bạn một chúa nhật tốt đẹp, tôi gửi lời chào từ giã Cộng đoàn Castel Gandolfo và hẹn gặp lại.”

Sáng chúa nhật 26-9-2010, hàng chục ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ do ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone, cử hành tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, để tạ ơn Chúa vì lễ phong chân phước cho Chiara Badano.
 
Đức Thánh Cha đề cao sứ mạng các Trung Tâm Hành Hương
LM Trần Đức Anh OP dịch
22:42 27/09/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi toàn thể Giáo Hội tận dụng các Đền Thánh và các cuộc hành hương để rao giảng Tin Mừng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự viên Hội nghị thế giới kỳ 2 về mục vụ hành hương và các đền thánh do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động tổ chức tại Đền thánh Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha từ 27-9 đến 30-9-2010, với sự tham dự của hơn 250 đại biểu trong đó có nhiều GM đến từ 75 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có các vị giám đốc toàn quốc và các vị Quản đốc các Đền thánh, cùng với thành viên của nhiều hiệp hội và cơ quan chuyên về hành hương. Mục đích hội nghị là gia tăng ý thức theo đó việc hành hương có vai trò như một nguồn mạch lớn về đức tin và văn hóa, vì thế nên liên tục cải tiến các cơ cấu tiếp đón và cung cấp những phương tiện thích hợp cho việc mục vụ các tín hữu đến hành hương.

Sứ điệp của ĐTC có đoạn viết: ”Trong thời điểm lịch sử này, chúng ta được kêu gọi rao giảng Tin Mừng cho thế giới hăng say hơn. Cần phải làm nổi bật sự phong phú nảy sinh từ việc hành hương tại các Đền Thánh. Trước tiên là do khả năng thu hút đặc biệt, các Trung tâm hành hương này ngày càng làm gia tăng con số các tín hữu hành hương và khách du lịch tôn giáo. Trong số họ có một số ở trong tình trạng phức tạp về nhân bản và tinh thần, đôi khi xa lìa đời sống đức tin và ít thuộc về Giáo Hội.”

ĐTC nhắc nhở các vị hữu trách làm sao để các khách viếng thăm đừng quên rằng các Đền thánh là những nơi thánh, vì thế cần cư xử với lòng sốt sắng, tôn trọng và nghiêm trang. Như thế Lời Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, có thể vang dội rõ ràng và biến cố cái chết và sự sống lại của Chúa sẽ được công bố trọn vẹn. Ngoài ra, cần đặc biệt chăm sóc việc tiếp đón các tín hữu hành hương, làm nổi bật phẩm giá và vẻ đẹp của Đền Thánh là hình ảnh ”chiếc lều của Thiên Chúa ở giữa con người” (Kh 21,3), tạo điều kiện không gian và thời gian cho việc cầu nguyện cá nhân cũng như cộng đồng, chú ý đến sự thực hành những việc đạo đức. Cũng vậy cần nhấn mạnh sự kiện các Đền thánh phải là những ngọn đèn sáng về sức bác ái, không ngừng tận tụy giúp đỡ những người kém may mắn qua các công tác liên đới và từ bi cụ thể.”

Sau cùng, ĐTC viết: ”Các Đền thánh cũng phải là nơi giúp các tín hữu lãnh nhận bí tích thống hối và tham dự thánh lễ xứng đáng.”

Đức TGM Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động cho biết trong số các mục tiêu cụ thể Hội nghị nhắm tới là nghiên cứu về những đặc điểm tiêu biểu của các tín hữu hành hương, kiểm chứng những câu trả lời mà họ có thể tìm được tại các Đền thánh và khả năng của các nơi này. Ngoài ra, Hội nghị muốn đề ra những văn kiện gợi ý cho các nước đang lên và khích lệ các nước đang chịu thiếu thốn về tự do.

Hội nghị hiện nay nối tiếp Hội nghị lần thứ I được tổ chức tại Roma năm 1992. (SD 27-9-2010)
 
Top Stories
Pope Identifies His Ministry as That of a Pilgrim
Zenit
16:55 27/09/2010
Stresses Importance of Sacraments in Shrines

VATICAN CITY, SEPT. 27, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI is likening his papal ministry to that of a pilgrim, who travels throughout the world bringing the good news of Christ to others.

The Pope stated this in a message addressed to the 2nd World Conference on the Pastoral Care of Pilgrimages and Shrines, which began today in Santiago de Compostela, Spain, and will end Thursday.

He acknowledged that King Juan Carlos I of Spain "has honored this initiative by accepting its honorary presidency." The Pontiff will meet with the king, as well as the queen, prince and princess, on his Nov. 6-7 apostolic trip to Spain.

In fact, the Holy Father noted in his message, "I will personally make a pilgrimage soon to the tomb of the Apostle St. James, the 'Lord's friend,' in the same way that I have made my way to other places in the world which many of the faithful visit with fervent devotion."

"In this regard," Benedict XVI continued, "from the beginning of my pontificate, I have wanted to live my ministry as the Successor of Peter with the sentiments of a pilgrim who travels over the roads of the world with hope and simplicity bringing on his lips and in his heart the saving message of the Risen Christ, and strengthening his brothers in faith."

"As an explicit sign of this mission," he added, "my coat-of-arms includes the pilgrim's shell, among other elements."

The Pope told those engaged in the pastoral care of pilgrims: "In these historic moments in which we are called, with greater force if possible, to evangelize our world, the riches offered to us by the pilgrimage to shrines should be highlighted."

He underlined "its great ability to summon and bring together a growing number of pilgrims and religious tourists, some of whom are in complicated human and spiritual situations, somewhat distant from living the faith and with a weak ecclesial affiliation."

"Christ speaks to all of them with love and hope," the Pontiff affirmed. "With his grace, the noblest causes also find their complete fulfillment."

Sacred places

He noted that "efforts should be made so that visitors may not forget that shrines are sacred places in order to be in them with devotion, respect and propriety."

"In this way," the Holy Father explained, "the Word of Christ, the Son of the living God, can ring out clearly, and the event of his death and resurrection, the foundation of our faith, can be proclaimed completely."

He also stressed that "shrines should be lighthouses of charity, with unceasing dedication to the neediest through concrete works of solidarity and mercy, and constant readiness to listen, favoring in particular the faithful's reception of the sacrament of reconciliation and taking part worthily in the Eucharistic celebration, making this the center and apex of all the pastoral activity of the shrines."

"In this way it will be made manifest that the Eucharist is indeed the pilgrim's nourishment," Benedict XVI added.

"Different from a wanderer whose steps have no established final destination, a pilgrim always has a destination, even if at times he is not explicitly aware of it," the Pope observed.

He continued: "And this destination is none other than the encounter with God through Christ in whom all our aspirations find their response.

"For this reason, the celebration of the Eucharist can really be considered the culmination of the pilgrimage."

The Pontiff urged the conference participants: "As God's coworkers, I exhort all of you to be dedicated to this beautiful mission so that through your pastoral care, you will favor in pilgrims the knowledge and imitation of Christ who continues to walk with us, enlighten our lives with his Word, and share with us the Bread of Life in the Eucharist."

The first congress of this kind was held 18 years ago in Rome. This second gathering brought together some 300 participants from various countries worldwide.

(Source: Full text: http://zenit.org/article-30485?l=english)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Người Công Giáo Việt Nam muốn chính phủ bỏ án tử hình.
Tiền Hô
10:23 27/09/2010
UCANews – 24 tháng 9 năm 2010 - Người Công giáo đang tìm kiếm một mong muốn bãi bỏ án tử hình trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đã cải cách hình thức thi hành án "nhân đạo".

Cục thi hành án vừa thay thế việc xử bắn tử tội bằng hình thức tiêm độc dược. Với hình thức này, các nhà lập pháp ở Việt Nam nói rằng, họ xem đó là một phương pháp thực hiện nhân đạo hơn. Dự luật đã được Quốc hội chấp thuận và có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Bảy năm 2011. Các nhà lập pháp cho biết, tiêm độc dược ít gây đau đớn hơn cho tử tội và giữ cho thi thể của họ còn nguyên vẹn. Nó cũng ít tốn chi phí hơn và giảm áp lực tâm lý cho người thi hành án.

Mặc dù Giáo Hội địa phương vẫn chưa chính thức đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này, nhưng một số người Công giáo đã nói với UCANews rằng, án tử hình là dã man và cần được bãi bỏ. "Phương pháp tiêm độc dược cũng là giết người”, linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, quản nhiệm Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại TPHCM nói. Thay đổi hình thức thực hiện cũng không làm thay đổi "sự trừng phạt vô nhân đạo", linh mục này nhấn mạnh. Linh mục Từ nói thêm rằng, xã hội cũng nên cho cho tù nhân cơ hội để trở về sống một cuộc sống tốt đẹp.

Một bác sĩ Công giáo nói, sự sống cần được bảo vệ và tôn trọng vì nó là món quà của Thiên Chúa. "Mọi người đều được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa, vì vậy chúng tôi không được phép kết liễu cuộc sống giống như thể chúng ta là cây cỏ", chị nhận xét. Chị cho biết, Giáo Hội địa phương cần bảo vệ tù nhân bị kết án thông qua các hoạt động phò sự sống.

Chính phủ Việt Nam không công bố số liệu thống kê về án tử hình. Năm 2008, tòa án quốc gia ra 59 bản án tử hình nhưng chỉ có 19 được thực hiện, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế. Hầu hết các bản án tử hình đều dành cho tội giết người và các trường hợp buôn bán ma túy có tổ chức. Năm ngoái, Quốc hội loại bỏ tội hiếp dâm và một số tội khác ra khỏi danh sách các tội phạm bị tử hình.

(http://www.ucanews.com/2010/09/24/vietnamese-catholics-seek-death-penalty-abolition/)
 
Hội Têrêxa Giáo Phận Phan Thiết mừng Lễ Bổn Mạng và sinh nhật thứ 28 của Hội
Tâm PHúc
10:33 27/09/2010
Chúa Nhật 26.9.2010, khoảng 120 hội viên Têrêxa Phan Thiết đã họp mặt Mừng Kính Thánh Bổn Mạng Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Sinh Nhật lần thứ 28 của Hội tại nhà thờ Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, hạt Hàm Tân, GP Phan Thiết. Noi gương Chị Thánh, sống kết hiệp với Chúa, yêu mến Giáo Hội và phục vụ mọi người hết mình với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn là nội dung xuyên suốt trong những bài chia sẻ ngày họp mặt.

Hiện diện chung chia niềm vui và dâng Thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Hội Têrêxa Phan Thiết có cha Phêrô Phạm Tiến Hành, Hạt Trưởng Hạt Hàm Tân, cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý TGM kiêm Giám đốc Caritas Phan Thiết, cha Giuse Nguyễn Hữu An, cha Antôn Đinh Bá Cẩn và cha Giuse Nguyễn Công Hoàng, linh giám Hội Têrêxa, Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Me Thiên Chúa.

Trong bài giảng tĩnh tâm đầu giờ của cha Hạt Trưởng, bài chia sẻ của cha Hữu An trong thánh lễ và trong lời nhắn nhủ của cha linh giám thì tinh thần của Thánh Têrêxa với những điểm son nổi bật là đức khiêm nhường đơn sơ của người con thơ bé, tinh thần truyền giáo, tinh thần phục vụ và sống hết mình bằng tình yêu đối với Chúa, với Giáo hội và tất cả anh chị em phải là tâm nguyện sống của từng hội viên Têrêxa. Bởi Chị Thánh Têrêxa đã làm những công việc rất nhỏ với tất cả lòng mến Chúa thì những việc đó đã trở nên phi thường. Trong công việc truyền giáo, công việc phục vụ bác ái của các anh chị em Têrêxa tại địa phương phải thấm nhuần tình yêu kết hiệp với Chúa và sự khiêm tốn đúng nghĩa thì chắc chắn mang lại ích lợi vô giá và là bài giảng hùng hồn nhất về Tin Mừng của Chúa. Các Hội viên đã có những giây phút cầu nguyện sốt sắng với Chúa Giêsu Thành Thể và chia sẻ niềm vui với nhau trong ngày họp mặt. Các Chi hội và Phân hội đã báo cáo về hiện trạng và định hướng phát triển của mình trong thời gian tới.

Được biết, trên tổng số 5.359 hội viên của Têrêxa Việt Nam thì Têrêxa Phan Thiết chiếm con số khá đông là hơn 1.400 hội viên. GP Phan Thiết hiện có 38 chi hội thuộc 6 phân hội (Phan Thiết, Bắc Tuy, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Võ Đắt và Trà Tân). Cùng với các đoàn thể khác trong giáo xứ, Hội Têrêxa đã nhiệt tình dấn thân trong công việc chăm sóc tinh thần và đời sống cho những người nghèo khổ, bệnh tật trong xứ bằng lời thăm viếng cầu nguyện và những công việc cụ thể. Hoạt đông gần đây nhất là Hội đã liên hệ với tổ chức bác ái cùng các ân nhân để khám mắt cho 1000 bệnh nhân khu vực Đức Tánh và Hàm Tân và tháng 10 sẽ tiến hành mổ mắt miễn phí cho các bệnh nhân có kết quả có thể mổ được. Anh Giuse Têrêxa Vũ Đình Tuấn, đại diện hội Têrêxa Phan Thiết, bày tỏ lời tri ân với sự ưu ái và quan tâm của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, và quý linh mục hiện diện dành cho Hội. Trong niềm vui ngày họp mặt, Ban Điều Hành Mới ra mắt quý cha và anh chị em hội viên với 4 thành viên là Anh Giuse Têrêxa Vũ Đình Tuấn, Tổng Phụ Trách Hội Têrêxa Việt Nam, chị Maria Nguyễn Thị Thu, chị Maria Hồ Thị Thúy Vân và anh Fx. Trương Hồng Ngọc.

Chị Thánh Têrêxa lúc tại thế đã nói khi nào về trời tôi sẽ mưa hoa hồng xuống trần gian, những anh chị em hội viên Têrêxa đang từng ngày dấn thân phục vụ tại từng giáo xứ hôm nay cũng có thể ví như những cánh hoa hồng Chị Thánh gởi cho mọi người. Cầu mong sao những cánh hoa ấy thấm đượm hương thơm thánh thiện và khiêm nhường như vị Thánh Bổn Mạng mà Hội đã chọn.
 
Viết cho một đêm nguyện ca ở thành phố gió Chicago
Francis Khúc
16:31 27/09/2010
VIẾT CHO MỘT ĐÊM NGUYỆN CA Ở THÀNH PHỐ GIÓ

Không phải ngẫu nhiên mà ĐÊM NGUYỆN CA được tái tổ chức tại thành phố Chicago ngộp gió.

Năm ngoái, cũng ở thời điểm này, nhóm linh mục tu sĩ Việt Nam đã cùng họp mặt mang lời ca tiếng hát đến với mọi người nói chung, và nói riêng cộng đoàn công giáo Mân Côi tại Chicago với mục đích gây quỹ đóng góp hỗ trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt nơi miền Trung quê mẹ.

Xem hình đêm Nguyện Ca

Khách tham dự không quên được đêm tổ chức ngoạn mục ấy nơi thánh đường St. Itah trên đại lộ Broadway hun hút. Không khí ấm cúng và trang nghiêm của thánh đường đang làm nhiều tâm hồn đọng lại như cùng hiệp thông với các cha, các thầy, các nữ tu với sự góp mặt không thể thiếu của một ca đoàn trẻ mang tên Seraphim của cộng đoàn.

Khách tham dự cũng không quên được lời mở đầu giới thiệu Chương trình của Cha cố Phêrô Trịnh Thế Hùng, Giám Đốc Trung tâm Mục Vụ Đông Dương, một đấng chủ chăn tiền nhiệm của cộng đoàn khi Ngài lên phát biểu:

“… Ngoài công tác mục vụ, học tập, chúng ta thấy đêm nay đã góp mặt nhiều nhân tài, những linh mục, những tu sĩ nam nữ, trong số này có nhiều vị là giáo sư, có học vị tiên sĩ, có nhiều vị đang du học đến từ VN nhưng nói chung là rất trẻ. Các Ngài đang tận dụng những khả năng Thiên Chúa ban cho mình để hơn một lần nữa, phục vụ cho quê mẹ với những người cùng khổ vì thiên tai…Chúng ta chào đón các Ngài, hỗ trợ các Ngài và hãy chờ các Ngài làm phép lạ…”

Vâng, cái dêm hôm ấy, quả thật nhóm linh mục và tu sĩ VN có mặt đã làm một phép lạ, đã gây ấn tượng trong lòng mọi người khi cùng hát, cùng đàn những bản thánh ca quen thuộc, quen thuộc đén nỗi nhiều khác tham dự đã hát theo như cùng hiệp thong cầu nguyện. Tất cả những lời cầu nguyện bằng tiếng tiếng hát chân thành trong một ngôi thánh đường, mà lúc ấy, cung thánh vừa là một sân khấu trang nghiêm vừa là một đền thờ dường như đang làm cho mọi tâm hồn xích lại gần nhau. Chúng ta nếu nhìn thấy đêm nay có một vị giám mục phụ trách khu vực đứng trên sân khấu với các linh mục và nam nữ tu sĩ, cùng vỗ tay và cùng hát, nghiêm trang thánh thiện như đang nhắm nghiền đôi mắt tập trung cầu nguyện thì lúc đó chúng ta mới thấy ĐÊM NGUYỆN CA đang thấm vào lòng người thế nào, dĩ nhiên cả về tâm linh lẫn nghệ thuật

Vâng, đúng là một ĐÊM NGUYỆN CA nhiều ý nghiã và chính việc làm này đã dành được một thành quả bất ngờ về số tiền gây quỹ hỗ trợ bà con mình nơi xứ đất cày lên sỏi đá ở quê hương VN.

Năm nay, trong đêm thứ bảy 25 tháng 9, hội trường giáo xứ St Henry lại tưng bừng nhộn nhịp sau thánh lễ đồng tế ban chiều. Đây là “bản doanh”của cộng đoàn Mân Côi Chicago do Cha xứ Dominic Hà Vịnh phụ trách kế thừa truyền thống xây dựng và phát triển vốn có trước đây của Cha cố Phêrô Trịnh Thế Hùng chuyển về từ Giáo xứ St. Thomas of Canterburry.

Một ĐÊM NGUYỆN CA hơn một lần lại đến với thành phố Gió Chicago cùng với sự góp mặt của những khuôn mặt cuả các vị linh mục trẻ rất hân thương từng nhiều dịp đến hay đang công tác trong Tổng Giáo phận, qúy Cha đang du học đến từ các điạ phận ở VN như Cha Chủ tịch Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Minh Khuê, Nguyễn Duy Thường, Hải Đăng, Cao Duy, Bùi Chí Cường, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Viên, Nguyễn Hùng Phi, Nguyễn Hồng Nhật, Đỗ Tân, Trương Diễn...Sơ Phạm Thu Hà, Nguyễn Tuyết Anh, Đỗ Thủy, Thầy Trần Lâm, Thầy Nguyễn Long, Thầy Trần Thịnh...và nhiều nữa đã hơn một lần “đến hẹn lại lên” để cùng với các ca đoàn Sêraphim, Têrêsa cơ hữu trong giáo xứ đem lời ca tiéng hát phục vụ cho một mục đích cao cả. Vâng, ĐÊM NGUYỆN CA lần này mang một mục đích khác, một mục đích cao cả vô cùng ý nghĩa mà giáo xứ St. Henry lần này vinh dự đóng góp.

Sau khi cha xứ Hà Vịnh tuyên bố khai mạc, Qúy Cha, Qúy Thầy, Qúy Sơ đã hợp ca một bản để đời “Tình yêu Thiên Chúa…”trong tiếng nhạc đệm ủa một ban nhạc hỗn hợp…cũng do các Cha đảm trách làm không khí như đọng lại. Nhiều bản thánh ca quen thuộc được cất lên, những bài hát như những lời kinh cầu ngọt ngào và du dương tiếp tiếp nối nối cho đến khuya.

Cha Hải Đăng điều khiển chương trình đã tạo được bầu khí gần gủi và sống động khi cho xen lẫn những bản nguyện ca là những lần tạm dừng lại để Ban tổ chức thay mặt HĐGMVN trao tặng Bằng tri ân cho một số ân nhân có sự đóng góp từ 1000 Mỹ kim trở lên. Con số này hôm nay ghi nhận không phải là ít, cũng như còn những lời hứa khác với Ban tổ chức cùng chung tay đóng góp.

Nhìn slide shows trình chiếu một số sinh hoạt của các vị chủ chăn xưa cũ,trong số này có cả các vị giám mục, những linh mục già nua, yêú đuối, ngồi xe lăn, bệnh tật, có vị vẫn ngồi xe lăn dâng lễ, người mù, người què tâm hồn mọi người động mốI xót xa. Giáo dân vẫn luôn cần đén các Ngài, những linh mục từ ái ngày nào đêm Chua đến vớI họ, thậm chí văng vẳng đâu đây chúng ta nghe một giáo dân phát biểu:

“ Thà có còn hơn không, xin hãy gửI đến cho chúng con một linh mục, què hay đui mù cũng được”. Các ngài đã phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân đến trọn đời. Mới đó ngày nào các Ngài còn ngày ngày dâng lễ, ngồi toà, ban bí tích, mớI đó ngày nào bóng dáng thân thương của chiếc áo chùng thâm còn lững thững quanh giáo đường, cònh sinh hoạt vớI các trẻ em trong nhà xứ, trong đơn vị, trong xóm làng và giờ đây, thờI gian đang trôi đi và các ngài cũng không tránh được cảnh thăng trầm của những đổi thay.

Uống nước nhớ nguồn, đêm nay chúng ta tiếp tay hỗ trợ cho Quỹ giúp Qúy Cha hưu dưỡng Việt Nam, chúng ta cầu cho Qúy linh mục đã an nghĩ trong Chúa, và chúng ta cũng cầu cho ơn thiên triệu.

Việc làm của Nhóm Linh mục và Tu sĩ VN hôm nay tổ chức được Đêm Nguyện Ca này là một điểm son của LĐTSCGVN và ước gì những đêm tương tự ý nghiã này sẽ tiếp tục lan rộng nơi mọi giáo xứ khác.

Francis Khúc
 
Các Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc nhiều giáo phận ở Hoa Kỳ họp tại Nam California
William Nguyễn
16:53 27/09/2010
Các Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc các Giáo Phận: Orange, San Jose, Oakland, Los Angeles, San Diego, Bernadino mở cuộc họp tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, lúc 2:00PM September 25, 2010.

Cuộc họp gồm có: Linh mục Mai Khải Hoàn, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ, Linh mục Đinh Ngọc Quế, Cựu Chủ Tịch LD CGVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ, Linh mục Phạm Chris Quốc Tuấn là, Linh Hướng Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Phận Orange. Sau đó có Đức Cha Mai Thanh Lương Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange đến thăm và Ban Phép lành cho Hội Nghị.

Xem hình đại hội

Mục đích buổi họp là bàn thảo Chương trình Sinh Hoạt, Liên Kết Các Liên Đoàn của các Giáo phận để hoạt động Đồng Nhất Trong Đức Tin, Giúp đỡ và phát triển các Nhân sự trong mỗi Liên Đoàn. Hiện tại Anh Nguyễn Đức Thắng là Chủ Tịch Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của các Giáo phận.

Cuộc Họp Bế Mạc lúc 4:20PM cùng ngày.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Luật sinh một con ở Trung Quốc: thành công hay thất bại?
Tiền Hô
10:16 27/09/2010
RÔMA (AsiaNews) – Trung Quốc đang đánh dấu 30 năm ngày ra đời của luật sinh một con. Luật này được thiết lập trong thời gian mà Đặng Tiểu Bình đưa ra bốn giải pháp hiện đại hóa để đưa đất nước thực hiện bước đại nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Theo lãnh đạo Đảng CSTQ, việc kiểm soát được dân số là một "thành công" của Trung Quốc và họ luôn khoe như vậy ở tất cả các hội nghị quốc tế.

Luật sinh một con thực sự đã cấm 400 triệu trẻ em được chào đời, đổi lại là một chương trình làm giàu lớn hơn cho các gia đình, giảm chi tiêu của chính phủ về y tế và nhà ở, lên kế hoạch cho một tương lai mà có không ít yếu tố chẳng rõ ràng. Tuy nhiên, ngày càng có những tiếng nói ở Trung Quốc vạch rõ ra rằng, luật sinh một con là thất bại và đang dần phô ra những sai lầm của nó.

Luật này nghiêm cấm các cặp vợ chồng có nhiều hơn một con (gia đình nông dân hoặc sắc tộc thiểu số có thể có hai con nếu đứa đầu tiên là nữ), những ai vi phạm lệnh cấm này sẽ bị trừng phạt với số tiền rất nặng và còn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Nhờ mạng lưới tổ chức rộng dựa trên các quyền kiểm soát của hơn 80 triệu nhân viên, họ đưa ra một hạn ngạch hàng năm cho các cuộc sinh nở mới đến tận mỗi tỉnh thành, và thôn làng. Để đáp ứng hạn ngạch chính thức từ Văn phòng Kiểm soát Dân số, họ đã cưỡng ép thai phụ phá thai (ngay cả khi thai đã trong tháng thứ chín), cưỡng ép phụ nữ và nam giới triệt sản, số tiền phạt khổng lồ lên đến một hoặc hai năm tiền lương cho những ai có thêm đứa con thứ hai.

Lịch sử đương đại Trung Quốc có đầy dẫy các câu chuyện khủng khiếp về trẻ sơ sinh bị bóp chết bởi vì chúng nằm ngoài hạn ngạch này; cha mẹ các bé bị tra tấn bởi vì họ không thể nộp tiền phạt, các phụ nữ bị bắt cóc để buộc phải trải qua triệt sản.

Chính phủ Trung Quốc tự biện hộ bằng cách nói rằng, ngày nay họ "khuyến khích" công dân đừng có hơn một đứa con để có được động lực kinh tế, và pháp luật không còn áp đặt việc này bằng vũ lực nữa. Nhưng các nguồn báo cáo tin tức đã bác bỏ điều này. Chỉ một tháng trước đây, AsiaNews đã công bố câu chuyện của một người phụ nữ 23 tuổi tên là Li Hongmei, chị đã bị bắt cóc và đưa tới bệnh viện để triệt sản cưỡng bức. Chị bị buộc tội vì đã có một đứa con nằm ngoài hạn ngạch.

Theo China Daily, hầu như mỗi năm tại Trung Quốc, có khoảng 13 triệu ca phá thai xảy ra, tất cả đều từ việc ngừa thai - đây là một ước tính mang tính chất bảo thủ. Chai Ling - nữ anh hùng của sự kiện Thiên An Môn, hiện đang tị nạn tại Hoa Kỳ đã trở thành Kitô hữu, chị đã chỉ ra những hậu quả của luật sinh một con như là một vụ thảm sát "Thiên An Môn" diễn ra hằng ngày. Thêm vào đó là một hệ quả xấu từ nó: quan niệm trọng nam - đặc biệt là ở nông thôn – đã thường làm cho các vị cha mẹ thực hiện việc phá thai khi họ biết đó là thai nữ.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã tính được rằng, trong năm 1980 có ít nhất 20 triệu phụ nữ biến mất khỏi Trung Quốc, đảo ngược tỷ lệ nam giới với phụ nữ. Kết quả là một thương vụ mới được ra đời: đó là việc mang thai hộ, bắt cóc và bán trẻ em gái và phụ nữ v.v.. Có cả một thương vụ như thế từ các phụ nữ đến từ Bắc Triều Tiên, người ta đã đến tiếp thị ở Trung Quốc về tình dục và những giấc mơ của cuộc hôn nhân với người đàn ông địa phương. Thực tế, luật sinh một con ngày nay là một sự tự sát chậm về dân số một cách hiển nhiên đối với nhiều người, nó đã bắt đầu làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Dân số đang già đi nhanh chóng. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động và An sinh Xã hội, đến năm 2030 sẽ có 23% dân số trên 60 tuổi. Điều đó nghĩa là có thêm 351 triệu người nghỉ hưu mới, nó sẽ tác động rất nhiều vào ngân khố quốc gia. Do đó, tỷ lệ người phụ thuộc vào lực lượng lao động còn lại sẽ tăng lên. Hiện nay, tỷ lệ này là khoảng 3 người lao động nuôi một người hưu trí, trong 20 năm tới, nó sẽ là 2 nuôi 1. Cần nhớ rằng vào năm 1975, tỷ lệ này là 7.7 nuôi 1.

Nhưng cũng sẽ có vấn đề cho lực lượng lao động trong một đất nước 1 tỷ 300 triệu người ở xuất phát điểm thấp. Chúng ta biết rằng, từ trước đến nay, sự phát triển của Trung Quốc luôn phải dựa vào đội quân trẻ tuổi đến từ nông thôn, họ sẵn sàng làm việc với mức thu nhập vài euro một tháng. Nhưng bây giờ, những người trẻ tuổi đang khan hiếm và các nhà máy đang tranh giành nhau để tìm người lao động. Điều này được cảm nhận đặc biệt là trong "vành đai vàng" của tỉnh Quảng Đông (nơi công nghiệp hóa nhất nước) và Thượng Hải thịnh vượng. Chính vì lý do này mà các dân biểu của Quảng Đông và Thượng Hải tiếp tục tìm cách thay đổi luật này để cho phép các cặp vợ chồng có ít nhất là hai con.

Một số tin đồn - đến nay vẫn chưa chưa được xác nhận - cho thấy chính phủ muốn khởi động một dự án thí điểm tại năm tỉnh loại bỏ luật sinh một con để nghiên cứu sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, cho đến nay, Bắc Kinh vẫn luôn phản ứng với những tuyên bố của các nhà khoa học và nhân khẩu học để ca ngợi sự thành công của việc loại trừ 400 triệu người ra khỏi cuộc sống.

(http://www.asianews.it/news-en/The-success-and-failure-of-the-one-child-law-19555.html)
 
Văn Hóa
Một tâm hồn
Đinh Văn Tiến Hùng
16:44 27/09/2010
MỘT TÂM HỒN

Mến tặng Con Gái và Qúi Vị nhận Quan Thày:
Thánh TERESA Hài Đồng Giê-su.
Lễ kính ngày l/10/10

“ Hành động nhỏ bé nhất mà do Tình Yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những
những công trình khác hợp lại “ ( Trích tự thuật MỘT TÂM HỒN )


* Từ khi THÁNH NỮ về trời,
Mưa Hoa Hồng xuống trao đời Tình Yêu.



MỘT TÂM HỒN những tháng năm thơ ấu
Người mẹ hiền đã khuất bóng từ lâu,
Nuôi con thơ cha lặng lẽ nguyện cầu,
Dâng cho Chúa niềm tin yêu ký thác.

Tình phụ tử ôi dạt dào man mác,
Ngồi bên cha lòng trải rộng êm đềm,
Nhìn trăng sao lấp lánh giữa màn đêm,
Giơ tay chỉ: ’Kìa tên con trên đó ‘ (1)

Cha mỉn cười cầm tay con gái nhỏ:
“Ồ đúng rồi Chúa đã chọn tên con ‘
TÊ-RÊ-SA trong danh sách vàng son,
Nơi Thiên quốc ngàn năm còn chói sáng

Rồi từ đó tuổi thơ luôn khao khát,
Dâng cuộc đời cho Thiên Chúa Tình Yêu,
Li-si-ơ dòng kín một buổi chiều
Đã đón nhận Một Tâm Hồn Bé Nhỏ.

Chín năm trời Người Nữ tu hèn mọn,
Luôn siêng năng trong mọi việc tầm thường,
Khi giặt giũ,quét dọn hay làm vườn….
Hy sinh,cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa.

TÊ-RÊ-SA quyết giữ lời tuyên hứa,
Khi không thể truyền giáo phương trời xa
Việc làm nhỏ với lời nguyện thiết tha,
Cũng chính là một Tông đồ truyền giáo.

Cuộc đời Người chẳng có gì vĩ đại
Không phép lạ,không rạng rỡ huy hoàng,
Hai mươi bốn tuổi vĩnh biệt trần gian,
Được nâng lên hàng Tiến sĩ Giáo hội.

Mưa Hoa Hồng lời ngọt ngào nhắn nhủ:
“Hãy hy sinh với cuộc sống khiêm nhường,
Việc Tầm thường sẽ kết quả Phi thường,
MỘT TÂM HỒN nguyện cầu trong yêu mến. (2)



(1) Có lẽ Cô bé Tê-rê-sa muốn ám chỉ chòm sao Thiên nga,tiêng La-tinh gọi
là Cygnus,tiếng Anh gọi là Nothern Cross (Bắc Thập Tự) giống chim giang cánh hình chữ T đang bay trên bầu trời.
(2)Tên cuốn Tự Thuật Thánh Tê-rê-sa viềt về cuộc đời mình


Đinh văn Tiến Hùng








































 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Thu
Nguyễn Đức Cung
11:57 27/09/2010
CHỚM THU - Early Fall

Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Hạ qua chợt bước vào thu

Rừng xanh thấp thoáng tiểu thư áo vàng.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nến Hồng
Richard Drysdale
21:52 27/09/2010
NẾN HỒNG - Candles

Ảnh của Richard Drysdale


Em loay hoay như một người vô thức

Thắp ngọn nến hồng..lửa hư ào lung linh

Tia sáng nhạt nhòa, nhòa nhạt cả niềm tin

Dòng sáp chảy, chảy vào tim..rát bỏng.

(Trích thơ của Mây)

“Our lives are like a candle in the wind”

(Carl Sandburrg)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n