Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ thánh Têrêsa Hài Đồng: gia đình thánh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:01 27/09/2014
Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieur. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”. Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”.
Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành một vị thánh lớn.
1. Bậc Thầy của Giáo Hội.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng Ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Tại sao một Nữ Tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế? Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh. Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo! Thánh Têrêxa trở thành Bậc Thầy của Giáo Hội chính là vì Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Yêu mến Chúa
Thánh Têrêxa hết lòng yêu mến Chúa. Ngài luôn tâm niệm: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa; vâng, con yêu mến Chúa.”. Ngài yêu mến Chúa thiết tha, mãnh liệt và rất tự nhiên, thật đơn sơ. Ngài yêu Chúa như một trẻ thơ yêu cha mẹ, rất hồn nhiên trong sáng. Ngài tâm đắc những lời Chúa Giêsu nói về các trẻ em: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14); “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18,3).
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu, các Tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng; nếu không có tình yêu, các vị Tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. Và Ngài còn nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả.
Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, “chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em”; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi... Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh Nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó ... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa ... rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).Chính tình yêu Chúa đã chắp cánh cho Têrêxa đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. “Tôi muốn sống cả thời gian trên thiên đàng để làm ích cho dưới thế”;“Tôi sẽ làm mưa xuống những trận hoa hồng”;“Sứ mệnh của tôi là mến yêu”.Tình yêu không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Tình yêu không nói bằng lời nhưng bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim bằng tình yêu.
3. Con đường thơ ấu thiêng liêng
Têrêxa yêu mến Chúa với một tâm hồn trẻ thơ. Suốt cuộc đời, Ngài đã sống như một trẻ thơ và giữ một tâm hồn thơ trẻ đối với Chúa. Chính điều đó đã làm cho Ngài nên cao trọng.
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội, làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh Nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy", thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ”.
4. Gia đình Thánh
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước : bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN hướng dẫn các gia đình: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công Giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta.” (số 9).
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”. Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ. Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên ”dùng gương lành và lời nói,truyền dạy đức tin cho con cái” (Hiến chế tín lý về Giáo Hội số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân số 11).Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ” phù hợp vời hết mọi gia đình Công Giáo. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều gia đình đã sống và làm cho mọi thành viên trở nên thánh thiện tốt lành.
Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành một vị thánh lớn.
1. Bậc Thầy của Giáo Hội.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng Ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Tại sao một Nữ Tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế? Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh. Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo! Thánh Têrêxa trở thành Bậc Thầy của Giáo Hội chính là vì Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Yêu mến Chúa
Thánh Têrêxa hết lòng yêu mến Chúa. Ngài luôn tâm niệm: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa; vâng, con yêu mến Chúa.”. Ngài yêu mến Chúa thiết tha, mãnh liệt và rất tự nhiên, thật đơn sơ. Ngài yêu Chúa như một trẻ thơ yêu cha mẹ, rất hồn nhiên trong sáng. Ngài tâm đắc những lời Chúa Giêsu nói về các trẻ em: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14); “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18,3).
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu, các Tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng; nếu không có tình yêu, các vị Tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. Và Ngài còn nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả.
Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, “chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em”; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi... Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh Nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó ... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa ... rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).Chính tình yêu Chúa đã chắp cánh cho Têrêxa đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. “Tôi muốn sống cả thời gian trên thiên đàng để làm ích cho dưới thế”;“Tôi sẽ làm mưa xuống những trận hoa hồng”;“Sứ mệnh của tôi là mến yêu”.Tình yêu không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Tình yêu không nói bằng lời nhưng bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim bằng tình yêu.
3. Con đường thơ ấu thiêng liêng
Têrêxa yêu mến Chúa với một tâm hồn trẻ thơ. Suốt cuộc đời, Ngài đã sống như một trẻ thơ và giữ một tâm hồn thơ trẻ đối với Chúa. Chính điều đó đã làm cho Ngài nên cao trọng.
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội, làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh Nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy", thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ”.
4. Gia đình Thánh
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước : bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN hướng dẫn các gia đình: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công Giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta.” (số 9).
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”. Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ. Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên ”dùng gương lành và lời nói,truyền dạy đức tin cho con cái” (Hiến chế tín lý về Giáo Hội số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân số 11).Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ” phù hợp vời hết mọi gia đình Công Giáo. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều gia đình đã sống và làm cho mọi thành viên trở nên thánh thiện tốt lành.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:30 27/09/2014
THẬT ĐÚNG ĐÁ QUÝ
Có một tu sĩ ngao du bốn phương, trên đường đi ngao du vô ý nhặt được một viên đá quý, thuận tay bỏ vào cái bao sau lưng.
Một hôm, tu sĩ gặp một du khách đang mệt mỏi, ông ta và người ấy chia sẻ đồ vật với nhau, người ấy kinh ngạc nhìn viên đá quý sáng lòa trong cái bao mà vị tu sĩ ấy không chút do dự lấy viên đá qúy ấy tặng cho du khách ấy, du khách rất phấn khời cầm lấy và đi, miệng không ngớt nói may mắn may mắn.
Nhưng qua mấy ngày sau, du khách ấy lại tìm đến vị tu sĩ, và cung kính đem viên đá quý ấy trả lại cho vị tu sĩ, nói:
- “Tôi không cần viên đá quý này, tôi cần cái quý trọng hơn nó, cái tôi cần là: động cơ nào mà khiến ngài tự nguyện đem viên đá rất quý này tặng cho tôi ? Xin ngày dạy tôi điều ấy.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")
Suy tư:
- Có người nói bạn bè quý nhất là cái tình, nhưng không dám tặng đá quý cho bạn.
- Có người nói tình yêu quý nhất là lòng chung thủy, nhưng không dám tặng đá quý cho người yêu.
- Có người nói con người ta sống ở đời quý nhất là lòng chữ tín, nhưng tiếc không dám hứa tặng đá quý của mình cho người xin.
Khi trong lòng bạn có Đức Chúa Giê-su, thì dù cho tất cả mọi của cải quý giá nhất trên thế gian gộp lại cũng không bằng, bởi vì Ngài chính là gia nghiệp của bạn.
Có “Chúa Giê-su trong mình” chính là động lực thúc đẩy chúng ta tự nguyện phục vụ tha nhân, tự nguyện cho đi viên đá quý nhất của mình là tài năng sức lực và danh vọng vì tha nhân...
Cái mà con người thời nay cần cái bạn có trong lòng chính là Đức Chúa Giê-su đó...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một tu sĩ ngao du bốn phương, trên đường đi ngao du vô ý nhặt được một viên đá quý, thuận tay bỏ vào cái bao sau lưng.
Một hôm, tu sĩ gặp một du khách đang mệt mỏi, ông ta và người ấy chia sẻ đồ vật với nhau, người ấy kinh ngạc nhìn viên đá quý sáng lòa trong cái bao mà vị tu sĩ ấy không chút do dự lấy viên đá qúy ấy tặng cho du khách ấy, du khách rất phấn khời cầm lấy và đi, miệng không ngớt nói may mắn may mắn.
Nhưng qua mấy ngày sau, du khách ấy lại tìm đến vị tu sĩ, và cung kính đem viên đá quý ấy trả lại cho vị tu sĩ, nói:
- “Tôi không cần viên đá quý này, tôi cần cái quý trọng hơn nó, cái tôi cần là: động cơ nào mà khiến ngài tự nguyện đem viên đá rất quý này tặng cho tôi ? Xin ngày dạy tôi điều ấy.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")
Suy tư:
- Có người nói bạn bè quý nhất là cái tình, nhưng không dám tặng đá quý cho bạn.
- Có người nói tình yêu quý nhất là lòng chung thủy, nhưng không dám tặng đá quý cho người yêu.
- Có người nói con người ta sống ở đời quý nhất là lòng chữ tín, nhưng tiếc không dám hứa tặng đá quý của mình cho người xin.
Khi trong lòng bạn có Đức Chúa Giê-su, thì dù cho tất cả mọi của cải quý giá nhất trên thế gian gộp lại cũng không bằng, bởi vì Ngài chính là gia nghiệp của bạn.
Có “Chúa Giê-su trong mình” chính là động lực thúc đẩy chúng ta tự nguyện phục vụ tha nhân, tự nguyện cho đi viên đá quý nhất của mình là tài năng sức lực và danh vọng vì tha nhân...
Cái mà con người thời nay cần cái bạn có trong lòng chính là Đức Chúa Giê-su đó...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:34 27/09/2014
Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 21, 28-32
“Nó hối hận, nên lại đi. Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.
Anh chị em thân mến,
Khi Đức Chúa Giê-su giảng dạy thì có rất nhiều người đi theo nghe Ngài giảng, trong đó có những người thông luật, những người biệt phái và các kinh sư, cũng có những người thu thuế, những người tội lỗi, người giàu có cũng như người nghèo, tắt một lời là có đủ mọi thành phần trong xã hội đi nghe Đức Chúa Giê-su giảng dạy, nhưng :
Chỉ có những tư tế, người biệt phái và các kinh sư chống đối, bắt bẻ những lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su, họ là những người thông thạo lề luật Môi-sen và giữ vai trò quan trọng trong tôn giáo là tế lễ và giảng dạy dân chúng. Họ chống đối Đức Chúa Giê-su vì những lời giảng dạy của Ngài đã làm cho họ cảm thấy bị bẻ mặt, vì lời chỉ trích của Ngài rất đúng với những việc họ đã làm, nhưng điều cốt lõi của việc chống đối chính là sự kiêu ngạo của họ, sự kiêu ngạo này đã làm cho họ đi đến một hành động ác nhân hơn, đó là tố cáo và đóng đinh Đức Chúa Giê-su trên thập giá…
Chỉ có những người tội lỗi, những người nghèo khó và những người có tâm hồn thiện chí, thì dễ dàng tiếp thu lời giảng dạy và biết thi hành lời của Đức Chúa Giê-su, họ là những người bị áp bức đang chờ đợi sự giải thoát chân thật bởi lời giảng dạy của Ngài; họ là những người bị đối xử bất công đang tìm kiếm sự công bằng trong lời giảng của Ngài; họ là những người nghèo khó đang tìm kiếm hạnh phúc không phải nơi vật chất, nhưng là nơi lời giảng dạy của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Tất cả mọi người đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi vào làm trong vườn nho của Thiên Chúa, nhưng có người từ chối và có người tình nguyện.
Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su hôm nay cũng đang bị chống đối, bởi vì những lời giảng dạy của Giáo Hội như ngọn lửa thiêu đốt những kiêu ngạo, và những đòi hỏi sống tự do phóng túng của một số người trong Giáo Hội, họ là những người được chọn để rao giảng chân lý nhưng họ gieo rắc lầm lạc, họ là những người được chọn để sống gương mẫu nhưng họ sống như những trào lưu thế tục, và chính họ đã trở thành công cụ đắc lực của sa tan để chống phá Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su tại trần gian này.
Tiêu chuẩn để vào Nước Trời chính là những ai thành tâm thiện chí nghe và thực hành lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su qua Giáo Hội với lòng yêu mến, chứ không phải vì mình là đạo gốc, cũng không phải vì là linh mục hay tu sĩ. Bởi vì có những người tín hữu đạo gốc nhưng thường chống đối Giáo Hội và sống lãnh đạm với bổn phận của mình; bởi vì có những linh mục sống tham sân si không làm gương sáng với chức vụ thánh của mình, bởi vì cũng có những tu sĩ nam nữ sống rất kiêu ngạo và trở thành cái đinh nhức nhối cho giáo hữu…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng : Mt 21, 28-32
“Nó hối hận, nên lại đi. Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.
Anh chị em thân mến,
Khi Đức Chúa Giê-su giảng dạy thì có rất nhiều người đi theo nghe Ngài giảng, trong đó có những người thông luật, những người biệt phái và các kinh sư, cũng có những người thu thuế, những người tội lỗi, người giàu có cũng như người nghèo, tắt một lời là có đủ mọi thành phần trong xã hội đi nghe Đức Chúa Giê-su giảng dạy, nhưng :
Chỉ có những tư tế, người biệt phái và các kinh sư chống đối, bắt bẻ những lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su, họ là những người thông thạo lề luật Môi-sen và giữ vai trò quan trọng trong tôn giáo là tế lễ và giảng dạy dân chúng. Họ chống đối Đức Chúa Giê-su vì những lời giảng dạy của Ngài đã làm cho họ cảm thấy bị bẻ mặt, vì lời chỉ trích của Ngài rất đúng với những việc họ đã làm, nhưng điều cốt lõi của việc chống đối chính là sự kiêu ngạo của họ, sự kiêu ngạo này đã làm cho họ đi đến một hành động ác nhân hơn, đó là tố cáo và đóng đinh Đức Chúa Giê-su trên thập giá…
Chỉ có những người tội lỗi, những người nghèo khó và những người có tâm hồn thiện chí, thì dễ dàng tiếp thu lời giảng dạy và biết thi hành lời của Đức Chúa Giê-su, họ là những người bị áp bức đang chờ đợi sự giải thoát chân thật bởi lời giảng dạy của Ngài; họ là những người bị đối xử bất công đang tìm kiếm sự công bằng trong lời giảng của Ngài; họ là những người nghèo khó đang tìm kiếm hạnh phúc không phải nơi vật chất, nhưng là nơi lời giảng dạy của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Tất cả mọi người đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi vào làm trong vườn nho của Thiên Chúa, nhưng có người từ chối và có người tình nguyện.
Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su hôm nay cũng đang bị chống đối, bởi vì những lời giảng dạy của Giáo Hội như ngọn lửa thiêu đốt những kiêu ngạo, và những đòi hỏi sống tự do phóng túng của một số người trong Giáo Hội, họ là những người được chọn để rao giảng chân lý nhưng họ gieo rắc lầm lạc, họ là những người được chọn để sống gương mẫu nhưng họ sống như những trào lưu thế tục, và chính họ đã trở thành công cụ đắc lực của sa tan để chống phá Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su tại trần gian này.
Tiêu chuẩn để vào Nước Trời chính là những ai thành tâm thiện chí nghe và thực hành lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su qua Giáo Hội với lòng yêu mến, chứ không phải vì mình là đạo gốc, cũng không phải vì là linh mục hay tu sĩ. Bởi vì có những người tín hữu đạo gốc nhưng thường chống đối Giáo Hội và sống lãnh đạm với bổn phận của mình; bởi vì có những linh mục sống tham sân si không làm gương sáng với chức vụ thánh của mình, bởi vì cũng có những tu sĩ nam nữ sống rất kiêu ngạo và trở thành cái đinh nhức nhối cho giáo hữu…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:37 27/09/2014
N2T |
58. Khi ái tình bay lên cao, thì những việc của thế tục không thể lôi kéo được nó.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch và trích trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:41 27/09/2014
BAN GIÚP LỄ
Lễ xong có giáo dân nói với cha sở rằng: ông ta rất lo ra khi tham dự thánh lễ vì có nhiều em cùng giúp lễ.
Cha sở nói với ông ta:
- “Nếu ông thật lòng kết hợp với Chúa khi tham dự thánh lễ thì ông sẽ không cảm thấy lo ra vì các em giúp lễ; nếu ông không thấy vui khi có nhiều trẻ em giúp lễ là vì trong lòng ông đầy những thành kiến với các em.”
Rồi ngài nói tiếp: “Đức Chúa Giê-su chưa bao giờ xua đuổi các trẻ em khi chúng nó đến với Ngài.”
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ xong có giáo dân nói với cha sở rằng: ông ta rất lo ra khi tham dự thánh lễ vì có nhiều em cùng giúp lễ.
Cha sở nói với ông ta:
- “Nếu ông thật lòng kết hợp với Chúa khi tham dự thánh lễ thì ông sẽ không cảm thấy lo ra vì các em giúp lễ; nếu ông không thấy vui khi có nhiều trẻ em giúp lễ là vì trong lòng ông đầy những thành kiến với các em.”
Rồi ngài nói tiếp: “Đức Chúa Giê-su chưa bao giờ xua đuổi các trẻ em khi chúng nó đến với Ngài.”
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Pell: Giáo Hội không thể gập mình khom lưng trước áp lực của nạn ly dị
Đặng Tự Do
06:11 27/09/2014
Trong lời tựa cho một cuốn sách mới về giáo huấn Công Giáo về hôn nhân, Đức Hồng Y George Pell viết rằng "người ta không thể duy trì tính chất bất khả phân ly của hôn nhân bằng cách cho phép 'những người tái hôn' rước lễ."
Nhà xuất bản Ignatius Press đã đưa ra lời nói đầu của Đức Hồng Y Pell trong cuốn “Phúc âm của gia đình”, một cuốn sách bao gồm những tranh cãi mạnh mẽ chống lại những đề nghị cho phép người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ.
Đức Hồng Y của Úc nhận định rằng các lực lượng thế tục đang áp lực Giáo Hội phải thay đổi đạo lý về hôn nhân và gia đình. Ngài nhận xét: "Mọi đối thủ của Kitô giáo đều muốn Giáo Hội đầu hàng về vấn đề này".
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Pell nói, những tranh cãi ồn ào của giới truyền thông trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp tháng Mười tới đây của Thượng Hội Đồng Giám Mục không thực sự là một vấn đề trọng tâm đối với Giáo Hội.
Ngài lưu ý rằng một cộng đồng lành mạnh không nên dành phần lớn năng lượng của mình cho các vấn đề ngoại vi, và con số người Công Giáo đã ly dị và tái hôn cảm thấy họ phải được cho phép rước lễ thực sự là rất nhỏ.
Nhà xuất bản Ignatius Press đã đưa ra lời nói đầu của Đức Hồng Y Pell trong cuốn “Phúc âm của gia đình”, một cuốn sách bao gồm những tranh cãi mạnh mẽ chống lại những đề nghị cho phép người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ.
Đức Hồng Y của Úc nhận định rằng các lực lượng thế tục đang áp lực Giáo Hội phải thay đổi đạo lý về hôn nhân và gia đình. Ngài nhận xét: "Mọi đối thủ của Kitô giáo đều muốn Giáo Hội đầu hàng về vấn đề này".
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Pell nói, những tranh cãi ồn ào của giới truyền thông trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp tháng Mười tới đây của Thượng Hội Đồng Giám Mục không thực sự là một vấn đề trọng tâm đối với Giáo Hội.
Ngài lưu ý rằng một cộng đồng lành mạnh không nên dành phần lớn năng lượng của mình cho các vấn đề ngoại vi, và con số người Công Giáo đã ly dị và tái hôn cảm thấy họ phải được cho phép rước lễ thực sự là rất nhỏ.
Những tranh cãi chung quanh việc lãnh nhận các bí tích của người Công Giáo đã ly dị và tái hôn - Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper
Đặng Tự Do
03:23 27/09/2014
Một giám mục Tây Ban Nha cho báo chí biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trực tiếp với các Giám Mục Tây Ban Nha rằng ngài không thể thay đổi giáo huấn của Giáo Hội để cho phép những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ.
Đức Giám Mục Demetrio Fernandez của giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha nói với nhật báo Diario Cordoba là trong chuyến ad-limina viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô và thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các vị Giám Mục Tây Ban Nha hôm 7 tháng 3 năm 2014. Trong cuộc gặp gỡ này các Giám Mục Tây Ban Nha đã đề cập với Đức Thánh Cha về “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper” (được cho là sẽ mở ra khả năng cho người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ).
Đức Cha Demetrio Fernandez nói:
"Chúng tôi hỏi trực tiếp Đức Giáo Hoàng, và ngài trả lời rằng một người đã kết hôn trong Giáo Hội đã ly dị và dự phần vào một cuộc hôn nhân mới không thể lãnh nhận các bí tích."
Đức Thánh Cha nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này đã được thiết lập rõ ràng, theo huấn lệnh của Chúa Giêsu, và không thể thay đổi.
Đức Giám Mục Fernandez nói rằng ngài thấy có nghĩa vụ phải tiết lộ nhận xét của Đức Giáo Hoàng "vì trong thời gian gần đây người ta nói rằng tất cả mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng có một số điều chúng ta không thể đổi thay."
“Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”
Đức Cha Demetrio Fernandez đã nêu lên một nhận xét rất đúng là trong thời gian gần đến ngày khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, nhiều cơ quan truyền thông đã tung ra nhiều thứ tin giật gân, trong đó có vấn đề “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”. Thực chất là Đức Hồng Y Kasper đã nêu ra vấn đề nhưng ngài không có một “đề nghị” cụ thể nào.
Hôm 20 tháng Hai Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi sự Công Nghị Hồng Y đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Sau khi chào hỏi nhau, Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đã bắt đầu ngay một ngày làm việc dài và căng thẳng. Chủ đề chính của cuộc thảo luận của các vị cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội: đó là thực trạng của gia đình ngày nay.
Tham dự Công Nghị Hồng Y này có tất cả các Hồng Y trên thế giới đang có mặt tại Rôma kể cả 19 vị sẽ được tấn phong vào hai ngày sau đó, tức là ngày 22 tháng Hai.
Đức Hồng Y Walter Kasper là người phát biểu đầu tiên và ngài đề cập đến một vấn đề gai góc là vấn đề bí tích đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Trước một vấn đề gai góc như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Walter Kasper chỉ nêu vấn đề cho các vị Hồng Y thảo luận và không đưa ra một đề nghị giải quyết cụ thể nào. Và nhà thần học người Đức đã làm như vậy.
Những ý chính trong bài phát biểu dài của ngài có thể tóm lược như sau:
- Giáo Hội không thể đặt câu hỏi về những lời của Chúa Giêsu đối với tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Bất cứ ai hy vọng công nghị và Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ đưa ra một giải pháp tổng thể, "dễ dàng", được áp dụng cho tất cả mọi người, là sai lầm.
- Tuy nhiên, do những khó khăn mà gia đình ngày nay phải đối mặt và sự gia tăng đông đảo các cuộc hôn nhân thất bại, những con đường mới có thể được thăm dò để đáp ứng các nhu cầu tâm linh sâu xa của những người đã ly dị và tái hôn nếu họ nhận ra sai lầm của họ, hoán cải và sau một thời gian sám hối chân thành mong được đón nhận cách nào đó các bí tích.
- Quan trọng nhất là Đức Hồng Y Kasper mời gọi các vị Hồng Y xem xét các vấn đề của người ly dị và tái hôn từ quan điểm của những người đau khổ và chân thành xin giúp đỡ. Họ phải được khuyến khích tham gia vào đời sống Giáo Hội.
- Trong thực tế, có những trường hợp mà hiển nhiên rằng mọi nỗ lực cứu vãn cuộc hôn nhân đã thất bại. Có cả những trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi. Thật là anh hùng khi người vợ hay người chồng bị người phối ngẫu của mình bỏ rơi vẫn tiếp tục sống đơn độc một mình để nuôi con. Nhưng cũng có những trường hợp những người bị bỏ rơi đành chấp nhận bước thêm bước nữa cũng vì lợi ích của con cái của họ.
- Giáo Hội không thể đưa ra một giải pháp ngược lại với giáo huấn của Chúa Giêsu. Không thể dựa vào lòng thương xót mà chuẩn chước cho tính chất bất khả phân ly của bí tích hôn phối. Không thể dựa vào lòng thương xót để tháo thứ cho phép một người tham gia vào một kết hiệp hôn nhân mới trong khi người phối ngẫu cũ vẫn còn sống. Lòng thương xót và sự trung thành với đạo lý Công Giáo phải đi đôi với nhau.
- Tuy nhiên, Đức Hồng Y Kasper nhận định rằng theo Bộ Giáo Luật 1917, những người ly dị và tái hôn được xem là đa thê hay đa phu, là gương mù và thậm chí có thể bị vạ tuyệt thông. Bộ luật mới do Đức Gioan Phaolô II ban hành không đi kèm với những hình phạt: người ly dị và tái hôn không bị vạ tuyệt thông, trong thực tế, họ vẫn được xem là thành viên của Giáo Hội. Theo Đức Hồng Y Kasper, Giáo Hội ngày nay cũng thấy mình trong một tình huống tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ Công đồng Vatican II. Vì vậy, ngài tự hỏi liệu có một cách nào đó thay đổi tình hình của những người ly dị và tái hôn nhưng vẫn giữ được truyền thống cốt lõi của đức tin.
Trong phiên họp thứ Hai diễn ra một ngày sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Kasper, Đức Thánh Cha đã bắt đầu buổi họp với những nhận xét sau về bài thuyết trình dẫn nhập của Đức Hồng Y Walter Kasper.
"Hôm qua, trước khi ngủ, không phải là ngủ gật, tôi đã đọc đi đọc lại những nhận xét của Đức Hồng Y Kasper. Tôi muốn cảm ơn ngài, vì tôi tìm thấy một thần học sâu sắc, và những tư tưởng thanh thản trong thần học. Thật tốt đẹp khi đọc thần học thanh thản. Nó đã làm tôi phấn chấn và nảy sinh ra ý tưởng này, xin Đức Hồng Y tha thứ cho tôi nếu tôi làm ngài xấu hổ, nhưng ý nghĩ của tôi là: đây được gọi là suy tư thần học trong khi quỳ gối - Cảm ơn Đức Hồng Y rất nhiều."
Đức Giám Mục Demetrio Fernandez của giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha nói với nhật báo Diario Cordoba là trong chuyến ad-limina viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô và thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các vị Giám Mục Tây Ban Nha hôm 7 tháng 3 năm 2014. Trong cuộc gặp gỡ này các Giám Mục Tây Ban Nha đã đề cập với Đức Thánh Cha về “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper” (được cho là sẽ mở ra khả năng cho người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ).
Đức Cha Demetrio Fernandez nói:
"Chúng tôi hỏi trực tiếp Đức Giáo Hoàng, và ngài trả lời rằng một người đã kết hôn trong Giáo Hội đã ly dị và dự phần vào một cuộc hôn nhân mới không thể lãnh nhận các bí tích."
Đức Thánh Cha nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này đã được thiết lập rõ ràng, theo huấn lệnh của Chúa Giêsu, và không thể thay đổi.
Đức Giám Mục Fernandez nói rằng ngài thấy có nghĩa vụ phải tiết lộ nhận xét của Đức Giáo Hoàng "vì trong thời gian gần đây người ta nói rằng tất cả mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng có một số điều chúng ta không thể đổi thay."
“Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”
Đức Cha Demetrio Fernandez đã nêu lên một nhận xét rất đúng là trong thời gian gần đến ngày khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, nhiều cơ quan truyền thông đã tung ra nhiều thứ tin giật gân, trong đó có vấn đề “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”. Thực chất là Đức Hồng Y Kasper đã nêu ra vấn đề nhưng ngài không có một “đề nghị” cụ thể nào.
Hôm 20 tháng Hai Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi sự Công Nghị Hồng Y đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Sau khi chào hỏi nhau, Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đã bắt đầu ngay một ngày làm việc dài và căng thẳng. Chủ đề chính của cuộc thảo luận của các vị cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội: đó là thực trạng của gia đình ngày nay.
Tham dự Công Nghị Hồng Y này có tất cả các Hồng Y trên thế giới đang có mặt tại Rôma kể cả 19 vị sẽ được tấn phong vào hai ngày sau đó, tức là ngày 22 tháng Hai.
Đức Hồng Y Walter Kasper là người phát biểu đầu tiên và ngài đề cập đến một vấn đề gai góc là vấn đề bí tích đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Trước một vấn đề gai góc như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Walter Kasper chỉ nêu vấn đề cho các vị Hồng Y thảo luận và không đưa ra một đề nghị giải quyết cụ thể nào. Và nhà thần học người Đức đã làm như vậy.
Những ý chính trong bài phát biểu dài của ngài có thể tóm lược như sau:
- Giáo Hội không thể đặt câu hỏi về những lời của Chúa Giêsu đối với tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Bất cứ ai hy vọng công nghị và Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ đưa ra một giải pháp tổng thể, "dễ dàng", được áp dụng cho tất cả mọi người, là sai lầm.
- Tuy nhiên, do những khó khăn mà gia đình ngày nay phải đối mặt và sự gia tăng đông đảo các cuộc hôn nhân thất bại, những con đường mới có thể được thăm dò để đáp ứng các nhu cầu tâm linh sâu xa của những người đã ly dị và tái hôn nếu họ nhận ra sai lầm của họ, hoán cải và sau một thời gian sám hối chân thành mong được đón nhận cách nào đó các bí tích.
- Quan trọng nhất là Đức Hồng Y Kasper mời gọi các vị Hồng Y xem xét các vấn đề của người ly dị và tái hôn từ quan điểm của những người đau khổ và chân thành xin giúp đỡ. Họ phải được khuyến khích tham gia vào đời sống Giáo Hội.
- Trong thực tế, có những trường hợp mà hiển nhiên rằng mọi nỗ lực cứu vãn cuộc hôn nhân đã thất bại. Có cả những trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi. Thật là anh hùng khi người vợ hay người chồng bị người phối ngẫu của mình bỏ rơi vẫn tiếp tục sống đơn độc một mình để nuôi con. Nhưng cũng có những trường hợp những người bị bỏ rơi đành chấp nhận bước thêm bước nữa cũng vì lợi ích của con cái của họ.
- Giáo Hội không thể đưa ra một giải pháp ngược lại với giáo huấn của Chúa Giêsu. Không thể dựa vào lòng thương xót mà chuẩn chước cho tính chất bất khả phân ly của bí tích hôn phối. Không thể dựa vào lòng thương xót để tháo thứ cho phép một người tham gia vào một kết hiệp hôn nhân mới trong khi người phối ngẫu cũ vẫn còn sống. Lòng thương xót và sự trung thành với đạo lý Công Giáo phải đi đôi với nhau.
- Tuy nhiên, Đức Hồng Y Kasper nhận định rằng theo Bộ Giáo Luật 1917, những người ly dị và tái hôn được xem là đa thê hay đa phu, là gương mù và thậm chí có thể bị vạ tuyệt thông. Bộ luật mới do Đức Gioan Phaolô II ban hành không đi kèm với những hình phạt: người ly dị và tái hôn không bị vạ tuyệt thông, trong thực tế, họ vẫn được xem là thành viên của Giáo Hội. Theo Đức Hồng Y Kasper, Giáo Hội ngày nay cũng thấy mình trong một tình huống tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ Công đồng Vatican II. Vì vậy, ngài tự hỏi liệu có một cách nào đó thay đổi tình hình của những người ly dị và tái hôn nhưng vẫn giữ được truyền thống cốt lõi của đức tin.
Trong phiên họp thứ Hai diễn ra một ngày sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Kasper, Đức Thánh Cha đã bắt đầu buổi họp với những nhận xét sau về bài thuyết trình dẫn nhập của Đức Hồng Y Walter Kasper.
"Hôm qua, trước khi ngủ, không phải là ngủ gật, tôi đã đọc đi đọc lại những nhận xét của Đức Hồng Y Kasper. Tôi muốn cảm ơn ngài, vì tôi tìm thấy một thần học sâu sắc, và những tư tưởng thanh thản trong thần học. Thật tốt đẹp khi đọc thần học thanh thản. Nó đã làm tôi phấn chấn và nảy sinh ra ý tưởng này, xin Đức Hồng Y tha thứ cho tôi nếu tôi làm ngài xấu hổ, nhưng ý nghĩ của tôi là: đây được gọi là suy tư thần học trong khi quỳ gối - Cảm ơn Đức Hồng Y rất nhiều."
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đại Hội Phong Trào Focolari
LM. Trần Đức Anh OP
10:33 27/09/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các thành viên Phong trào Focolari (Tổ Ấm), hăng say cộng tác vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội cho con người thời này.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-9-2014 tại Vatican dành cho 500 đại biểu sắp kết thúc Tổng Đại hội của Phong trào ở Castel Gandolfo từ ngày 1 đến 28-9-2014 và đã tái cử chị Maria Voce trong nhiệm vụ chủ tịch với nhiệm kỳ 6 năm. ĐTC nói: ”Trung thành với đoàn sủng từ đó phong trào được khai sinh và được nuôi dưỡng, Phong trào Tổ Ấm ngày nay đang đứng trước cùng một nghĩa vụ chờ đợi toàn thể Giáo Hội, đó là với tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo, đóng góp phần đặc thù của mình cho vận hội mới loan báo Tin Mừng”.
ĐTC gửi đến các thành viên của phong trào 3 lời sau đây, đó là: chiêm ngắm, đi ra ngoài, và huấn luyện.
Trước tiên là chiêm ngắm Thiên Chúa và các kỳ công tình thương của Chúa, ở lại trong Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Đấng đã đến cắm lều giữa chúng ta (Xc Ga 1,14).. Chiêm ngắm là điều kiện không thể thiếu được để hiện diện liên đới và hoạt động hiệu năng, thực sự hữu hiệu và tinh tuyền. ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Tôi khích lệ anh chị em trung thành với lý tưởng chiêm ngắm này, kiên trì trong việc tìm kiếm sự kết hiệp với Thiên Chúa, trong tình yêu thương anh chị em mình, kín múc những phong phú từ Lời Chúa và Truyền thống của Giáo Hội”
Thứ hai là đi ra ngoài. .. Ra ngoài như Chúa Giêsu xuất phát từ lòng Chúa Cha để loan báo lời tình thương cho tất cả mọi người, đến độ hy sinh bản thân trên thập gia.. Chúng ta hãy học nơi Chúa Giêsu động thái ra khỏi chính mình, tiến bước và luôn tái gieo vãi, đi xa hơn, để quảng đại thông truyền cho tất cả mọi người Tình Thương của Thiên Chúa, trong niềm tôn trọng và như Tin Mừng dạy chúng ta ”Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì cũng hãy cho nhưng không” (Mt 10,8).
Sau cùng là ”lên lớp”, là huấn luyện. ĐTC mời gọi Phong trào Tổ Ấm quan tâm huấn luyện các thế hệ trẻ và nói rằng “Nếu không có công tác huấn luyện này thì thật là một ảo tưởng khi nghĩ mình có thể thực hiện một dự phóng nghiêm túc và lâu dài để phục vụ nhân loại mới”.
Ngài nhắc lại lập trường của Chị Chiara Lubich, vị sáng lập Phong trào Tổ Ấm, cổ võ các thành viên ”huấn luyện con người thế giới, nghĩa là những người nam nữ có tâm hồn của Chúa Giêsu để có thể nhận ra và giải thích những nhu cầu, những lo âu và hy vọng nơi tâm hồn mọi người”. (SD 26-9-2014)
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 26-9-2014 tại Vatican dành cho 500 đại biểu sắp kết thúc Tổng Đại hội của Phong trào ở Castel Gandolfo từ ngày 1 đến 28-9-2014 và đã tái cử chị Maria Voce trong nhiệm vụ chủ tịch với nhiệm kỳ 6 năm. ĐTC nói: ”Trung thành với đoàn sủng từ đó phong trào được khai sinh và được nuôi dưỡng, Phong trào Tổ Ấm ngày nay đang đứng trước cùng một nghĩa vụ chờ đợi toàn thể Giáo Hội, đó là với tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo, đóng góp phần đặc thù của mình cho vận hội mới loan báo Tin Mừng”.
ĐTC gửi đến các thành viên của phong trào 3 lời sau đây, đó là: chiêm ngắm, đi ra ngoài, và huấn luyện.
Trước tiên là chiêm ngắm Thiên Chúa và các kỳ công tình thương của Chúa, ở lại trong Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Đấng đã đến cắm lều giữa chúng ta (Xc Ga 1,14).. Chiêm ngắm là điều kiện không thể thiếu được để hiện diện liên đới và hoạt động hiệu năng, thực sự hữu hiệu và tinh tuyền. ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Tôi khích lệ anh chị em trung thành với lý tưởng chiêm ngắm này, kiên trì trong việc tìm kiếm sự kết hiệp với Thiên Chúa, trong tình yêu thương anh chị em mình, kín múc những phong phú từ Lời Chúa và Truyền thống của Giáo Hội”
Thứ hai là đi ra ngoài. .. Ra ngoài như Chúa Giêsu xuất phát từ lòng Chúa Cha để loan báo lời tình thương cho tất cả mọi người, đến độ hy sinh bản thân trên thập gia.. Chúng ta hãy học nơi Chúa Giêsu động thái ra khỏi chính mình, tiến bước và luôn tái gieo vãi, đi xa hơn, để quảng đại thông truyền cho tất cả mọi người Tình Thương của Thiên Chúa, trong niềm tôn trọng và như Tin Mừng dạy chúng ta ”Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì cũng hãy cho nhưng không” (Mt 10,8).
Sau cùng là ”lên lớp”, là huấn luyện. ĐTC mời gọi Phong trào Tổ Ấm quan tâm huấn luyện các thế hệ trẻ và nói rằng “Nếu không có công tác huấn luyện này thì thật là một ảo tưởng khi nghĩ mình có thể thực hiện một dự phóng nghiêm túc và lâu dài để phục vụ nhân loại mới”.
Ngài nhắc lại lập trường của Chị Chiara Lubich, vị sáng lập Phong trào Tổ Ấm, cổ võ các thành viên ”huấn luyện con người thế giới, nghĩa là những người nam nữ có tâm hồn của Chúa Giêsu để có thể nhận ra và giải thích những nhu cầu, những lo âu và hy vọng nơi tâm hồn mọi người”. (SD 26-9-2014)
Đức Thánh Cha khuyến khích chuẩn bị Hội nghị Thánh Thể quốc tế thứ 51
LM. Trần Đức Anh OP
10:34 27/09/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô cầu mong Hội nghị Thánh Thể quốc tế lần tới đây tại Cebu, Philippines, sẽ giúp các tín hữu thông ban niềm hy vọng đã nhận lãnh cho con người ngày nay.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 27-9-2014, dành cho 80 đại biểu của các HĐGM trên thế giới về Roma tham dự Đại hội chuẩn bị cho Hội nghị Thánh Thể quốc tế lần thứ 51, sẽ tiến hành tại thành phố Cebu bên Philippines từ ngày từ ngày 24 đến 31-1 năm 2016 với chủ đề ”Chúa Kitô ở trong anh chị em, niềm hy vọng vinh quang” (Cl 1,27)
ĐTC nhận xét rằng ”đề tài này làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Thánh Thể, sứ mạng truyền giáo và niềm hy vọng Kitô. Ngày nay trên thế giới đang thiếu hy vọng, vì thế nhân loại đang cần được lắng sứ điệp về niềm hy vọng của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô”.
ĐTC nói thêm rằng ”Hội nghị Thánh Thể quốc tế lần thứ 51 là cơ hội để cảm nghiệm và hiểu Thánh Thể như một cuộc gặp gỡ biến đổi với Chúa trong lời Ngài và hy tế tình thương của Ngài, để tất cả có thể được sống và sống dồi dào” (Xc Ga 10,10). Hội nghị ấy là cơ hội thuận tiện để tái khám phá đức tin như nguồn mạch ân sủng, mang lại niềm vui và hy vọng, trong đời sống bản thân, gia đình và xã hội”.
ĐTC giải thích: ”Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể sẽ là nguồn hy vọng cho thế giới, nếu chúng ta được biến đổi nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh theo hình ảnh của Đấng mà chúng ta gặp gỡ, chúng ta đón nhận sứ mạng biến đổi thế giới bằng cách trao tặng cuộc sống sung mãn mà chính chúng ta đã nhận lãnh và cảm nghiệm, mang hy vọng, tha thứ, sự chữa lành và tình thương cho những người đang cần, đặc biệt là những người nghèo khổ, kém may mắn và bị áp bức, chia sẻ cuộc sống và khát vọng của họ, và đồng hành với họ trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống nhân bản đích thực trong Chúa Giêsu Kitô”.
Tham dự khóa họp 3 ngày (25-27/9/2014) tại Vatican, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Piero Marini, Chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về các Hội nghị Thánh Thể quốc tế, có một phái đoàn của tổng giáo phận Cebu, do Đức TGM sở tại José Palma hướng dẫn.
Hội nghị Thánh Thể quốc tế tiến hành 4 năm một lần. Lần trước đây vào năm 2012 tại Dublin, thủ đô Cộng hòa Ailen (SD 27-9-2014)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 27-9-2014, dành cho 80 đại biểu của các HĐGM trên thế giới về Roma tham dự Đại hội chuẩn bị cho Hội nghị Thánh Thể quốc tế lần thứ 51, sẽ tiến hành tại thành phố Cebu bên Philippines từ ngày từ ngày 24 đến 31-1 năm 2016 với chủ đề ”Chúa Kitô ở trong anh chị em, niềm hy vọng vinh quang” (Cl 1,27)
ĐTC nhận xét rằng ”đề tài này làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Thánh Thể, sứ mạng truyền giáo và niềm hy vọng Kitô. Ngày nay trên thế giới đang thiếu hy vọng, vì thế nhân loại đang cần được lắng sứ điệp về niềm hy vọng của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô”.
ĐTC nói thêm rằng ”Hội nghị Thánh Thể quốc tế lần thứ 51 là cơ hội để cảm nghiệm và hiểu Thánh Thể như một cuộc gặp gỡ biến đổi với Chúa trong lời Ngài và hy tế tình thương của Ngài, để tất cả có thể được sống và sống dồi dào” (Xc Ga 10,10). Hội nghị ấy là cơ hội thuận tiện để tái khám phá đức tin như nguồn mạch ân sủng, mang lại niềm vui và hy vọng, trong đời sống bản thân, gia đình và xã hội”.
ĐTC giải thích: ”Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể sẽ là nguồn hy vọng cho thế giới, nếu chúng ta được biến đổi nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh theo hình ảnh của Đấng mà chúng ta gặp gỡ, chúng ta đón nhận sứ mạng biến đổi thế giới bằng cách trao tặng cuộc sống sung mãn mà chính chúng ta đã nhận lãnh và cảm nghiệm, mang hy vọng, tha thứ, sự chữa lành và tình thương cho những người đang cần, đặc biệt là những người nghèo khổ, kém may mắn và bị áp bức, chia sẻ cuộc sống và khát vọng của họ, và đồng hành với họ trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống nhân bản đích thực trong Chúa Giêsu Kitô”.
Tham dự khóa họp 3 ngày (25-27/9/2014) tại Vatican, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Piero Marini, Chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về các Hội nghị Thánh Thể quốc tế, có một phái đoàn của tổng giáo phận Cebu, do Đức TGM sở tại José Palma hướng dẫn.
Hội nghị Thánh Thể quốc tế tiến hành 4 năm một lần. Lần trước đây vào năm 2012 tại Dublin, thủ đô Cộng hòa Ailen (SD 27-9-2014)
Chính trị lắt léo có thể dẫn đến cuộc tắm máu kinh hoàng người Kurd tại Kobane
Đặng Tự Do
18:56 27/09/2014
Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã mở cuộc tấn công vào khu vực Kobane từ ngày 15 tháng 9, chúng càn quét qua một khu vực rộng lớn ở miền Bắc Syria, chiếm hơn 100 ngôi làng của người Kurd, gây ra một đại thảm họa nhân đạo với hơn 160,000 người Kurd chạy qua biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ để lánh nạn.
Phó Thủ tướng, Numan Kurtulmus, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã mở 8 cổng biên giới trên một chiều dài 32km từ Akcakale đến Mursitpinar trước làn sóng tị nạn của người Kurd tại Syria.
Kobane, thuộc tỉnh Aleppo, là thị trấn của người Kurd lớn thứ ba tại Syria. Chiếm được Kobane, quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể kiểm soát được một đoạn dài biên giới phía Bắc của Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng chiến đấu của người Kurd tại Kobane gọi là YPG – nghĩa là lực lượng bảo vệ nhân dân Kurd – có quan hệ chặt chẽ với Đảng Công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ gọi tắt là PKK. PKK đã chiến đấu với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập niên qua để giành quyền tự trị. Cuộc xung đột cho đến nay đã làm hàng chục ngàn người thiệt mạng.
Cứu người Kurd tại Kobane hay chiều lòng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ - nghĩa là nhắm mắt lại để cho quân khủng bố Hồi Giáo IS tắm máu họ - là một vấn đề chính trị tế nhị của Hoa Kỳ.
Biết được yếu tố chính trị lắt léo này, từ hơn một tuần qua, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tập trung một số lượng lớn các chiến binh thánh chiến Hồi Giáo và các khí tài chiến tranh bao gồm cả các xe tăng của Mỹ chiếm được từ Iraq để bao vây thành phố Kobane với quyết tâm chiếm cho được thành phố này.
Trong những ngày qua, tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ quân đội Thổ đã dùng xe cứu hỏa đàn áp một số đông đảo thanh niên người Kurd sống tại Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn vượt biên giới chạy qua Syria tiếp cứu cho Kobane. Biểu tình nổ ra hàng ngày trong khu vực biên giới đã khiến cho công tác cứu trợ người tị nạn thêm phần khó khăn.
Lực lượng đối lập Syria trong Liên minh Quốc gia cảnh báo rằng nếu Kobane thất thủ, một con số không dưới 400,000 người Kurd sẽ tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ xin tị nạn.
Sau những do dự và cân nhắc, lần đầu tiên từ sau thảm họa nhân đạo tại Kobane, hôm thứ Bẩy 27 tháng 9, máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ và các nước Ả rập đã tiến hành các cuộc không kích vào khu vực cửa ngõ của thành phố này để chặn đứng cuộc tấn công của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Nếu không có cuộc không kích này, có lẽ chỉ trong vài ngày tới quân khủng bố Hồi Giáo IS sẽ tràn ngập Kobane.
Trung tâm chỉ huy của quân đội Mỹ báo cáo hôm thứ Bảy rằng một tòa nhà và hai xe tăng được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang IS đã bị phá hủy tại cửa ngõ vào thành phố Kobane.
Ojlan Esso, phát ngôn viên của YPG xác nhận:
"35 chiến binh thánh chiến đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công, và 2 xe tăng đã bị phá hủy"
Phó Thủ tướng, Numan Kurtulmus, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã mở 8 cổng biên giới trên một chiều dài 32km từ Akcakale đến Mursitpinar trước làn sóng tị nạn của người Kurd tại Syria.
Kobane, thuộc tỉnh Aleppo, là thị trấn của người Kurd lớn thứ ba tại Syria. Chiếm được Kobane, quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể kiểm soát được một đoạn dài biên giới phía Bắc của Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng chiến đấu của người Kurd tại Kobane gọi là YPG – nghĩa là lực lượng bảo vệ nhân dân Kurd – có quan hệ chặt chẽ với Đảng Công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ gọi tắt là PKK. PKK đã chiến đấu với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập niên qua để giành quyền tự trị. Cuộc xung đột cho đến nay đã làm hàng chục ngàn người thiệt mạng.
Cứu người Kurd tại Kobane hay chiều lòng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ - nghĩa là nhắm mắt lại để cho quân khủng bố Hồi Giáo IS tắm máu họ - là một vấn đề chính trị tế nhị của Hoa Kỳ.
Biết được yếu tố chính trị lắt léo này, từ hơn một tuần qua, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tập trung một số lượng lớn các chiến binh thánh chiến Hồi Giáo và các khí tài chiến tranh bao gồm cả các xe tăng của Mỹ chiếm được từ Iraq để bao vây thành phố Kobane với quyết tâm chiếm cho được thành phố này.
Trong những ngày qua, tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ quân đội Thổ đã dùng xe cứu hỏa đàn áp một số đông đảo thanh niên người Kurd sống tại Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn vượt biên giới chạy qua Syria tiếp cứu cho Kobane. Biểu tình nổ ra hàng ngày trong khu vực biên giới đã khiến cho công tác cứu trợ người tị nạn thêm phần khó khăn.
Lực lượng đối lập Syria trong Liên minh Quốc gia cảnh báo rằng nếu Kobane thất thủ, một con số không dưới 400,000 người Kurd sẽ tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ xin tị nạn.
Sau những do dự và cân nhắc, lần đầu tiên từ sau thảm họa nhân đạo tại Kobane, hôm thứ Bẩy 27 tháng 9, máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ và các nước Ả rập đã tiến hành các cuộc không kích vào khu vực cửa ngõ của thành phố này để chặn đứng cuộc tấn công của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Nếu không có cuộc không kích này, có lẽ chỉ trong vài ngày tới quân khủng bố Hồi Giáo IS sẽ tràn ngập Kobane.
Trung tâm chỉ huy của quân đội Mỹ báo cáo hôm thứ Bảy rằng một tòa nhà và hai xe tăng được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang IS đã bị phá hủy tại cửa ngõ vào thành phố Kobane.
Ojlan Esso, phát ngôn viên của YPG xác nhận:
"35 chiến binh thánh chiến đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công, và 2 xe tăng đã bị phá hủy"
Giao tranh giữa cảnh sát và thanh niên Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ đòi sang cứu Kobane |
Phụ nữ người Kurd bảo vệ Kobane |
Quân người Kurd tại Kobane |
Top Stories
Pope meets leaders of the international Focolari movement
Vatican Radio
10:29 27/09/2014
Vatican 2014-09-27 -- Pope Francis met on Friday with leaders of the Focolari movement who are holding their General Assembly at Castel Gandolfo from September 1st to 28th. Half a century on from the Second Vatican Council, he said, they are called, with the whole Church, to follow a new path of evangelisation, witnessing God’s love to all and in particular to the poor and most marginalised.
Greeting especially the Focolari president, Maria Voce, who has been elected to a second term of office, the Pope said the movement was born from a tiny seed in the Church and has grown into a tree whose branches spread through all kinds of Christian families and through all different religions as well.
Pope Francis said the movement, which is also known as the Work of Mary, flowed from a particular gift of the Holy Spirit which is the charism of unity. The Focolari founder, Chiara Lubich, he said, was an extraordinary witness to that gift which she spread to so many different parts of the world.
The Pope also offered three words upon which all members of the movement can base their efforts as they seek to contribute to the work of challenging task of evangelisation today. Firstly, he said, contemplation is an indispensable condition for effective action. Secondly, he said, they must go out in a spirit of dialogue, giving freely of themselves just as Jesus gave his life for us on the Cross. Finally, the Pope stressed the importance of forming young people, so that they too can serve the needs, concerns and hopes of men and women in the world today.
Greeting especially the Focolari president, Maria Voce, who has been elected to a second term of office, the Pope said the movement was born from a tiny seed in the Church and has grown into a tree whose branches spread through all kinds of Christian families and through all different religions as well.
Pope Francis said the movement, which is also known as the Work of Mary, flowed from a particular gift of the Holy Spirit which is the charism of unity. The Focolari founder, Chiara Lubich, he said, was an extraordinary witness to that gift which she spread to so many different parts of the world.
The Pope also offered three words upon which all members of the movement can base their efforts as they seek to contribute to the work of challenging task of evangelisation today. Firstly, he said, contemplation is an indispensable condition for effective action. Secondly, he said, they must go out in a spirit of dialogue, giving freely of themselves just as Jesus gave his life for us on the Cross. Finally, the Pope stressed the importance of forming young people, so that they too can serve the needs, concerns and hopes of men and women in the world today.
Pope Francis: Synod prayer to Holy Family
Vatican Radio
10:32 27/09/2014
Day of Prayer for the III Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops
Sunday, 28 September 2014 is to be set aside as a Day of Prayer for the III Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops, scheduled to take place from 5 to 219 October to treat the topic: The Pastoral Challenges of the Family in the Context of Evangelization.
Particular churches, parish communities, institutes of consecrated life, associations and movements are invited to pray for this intention during Mass and at other liturgical celebrations, in the days leading to the synod and during the synod itself. In Rome, in the Basilica of Saint Mary Major, prayers will be recited each day in the chapel of the icon, Salus Populi Romani. The faithful, individually but above all in families, are invited to join in these prayers.
The suggested prayers include the Prayer to the Holy Family for the Synod, composed by Pope Francis, and the following proposed intentions during the Prayers of the Faithful which can be adapted at Sunday Mass on 28 September and during the synod. These intentions can also be included in the petitions at Lauds and Vespers. The recitation of the Holy Rosary is also recommended for the duration of the synodal assembly.
I - Prayer to the Holy Family for the Synod
Jesus, Mary and Joseph,
in you we contemplate
the splendour of true love,
to you we turn with trust.
Holy Family of Nazareth,
grant that our families too
may be places of communion and prayer,
authentic schools of the Gospel
and small domestic Churches.
Holy Family of Nazareth,
may families never again
experience violence, rejection and division:
may all who have been hurt or scandalized
find ready comfort and healing.
Holy Family of Nazareth,
may the approaching Synod of Bishops
make us once more mindful
of the sacredness and inviolability of the family,
and its beauty in God’s plan.
Jesus, Mary and Joseph,
graciously hear our prayer.
Amen.
II - Prayer of the Faithful
Brothers and Sisters,
gathered together as God’s family and inspired by our faith, we raise our minds and hearts to the Father, that our families, sustained by the grace of Christ, might become true domestic churches where all live and bear witness to God’s love.
Together we pray:
Lord, bless and sanctify our families.
For Pope Francis: the Lord has called him to preside over the Church in charity; sustain him in his ministry of service to the communion of the episcopal college and the entire People of God, we pray:
For the synod fathers and the other participants at the III Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops: may the Spirit of the Lord enlighten their minds so that the Church might respond, in faithfulness to God’s plan, to the challenges facing the family, we pray:
For those who have the responsibility of governing nations: that the Holy Spirit might inspire programmes which acknowledge the value of the family as the basic unit of society in God’s plan and which offer support to families in difficulty, we pray:
For Christian families: may the Lord who has sealed the union of husband and wife with his presence, make our families cenacles of prayer and ardent communities of life and love, after the example of the Holy Family of Nazareth, we pray:
For couples undergoing difficulties: may the Lord, rich in mercy, be present to them through the Church’s motherly care and concern in showing understanding and patience in their journey towards pardon and reconciliation, we pray:
For families who, for the sake of the Gospel, are forced leave their fatherland: may the Lord who endured exile with Mary and Joseph, comfort them with his grace and open for them paths of fraternal charity and human solidarity, we pray:
For grandparents: may the Lord who was received in the Temple by the elders Simeon and Anna, make them wise collaborators with parents in transmitting the faith and the raising their children, we pray:
For children: may the Lord of life, who in his ministry welcomed them and made them a model for entering the Kingdom of heaven, inspire a respect for life in the womb and programmes in raising children which conform to the Christian outlook towards life, we pray:
For young people: may the Lord, who made holy the Wedding at Cana, lead them to discover the beauty of the sacredness and inviolability of the family in God’s plan and sustain engaged couples as they prepare for marriage, we pray:
O God, you never forsake the work of your hands, hear our prayer; send the Spirit of your Son to enlighten the Church as the synodal journey begins, so that contemplating the splendour of true love which shines forth in the Holy Family of Nazareth, she might learn the freedom and obedience to respond with boldness and mercy to the challenges of today’s world. Through Christ Our Lord.
Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ truyền chức Linh Mục tại giáo phận Ban Mê Thuột 25/9/2014
Vũ Đình Bình
10:27 27/09/2014
THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC – GIÁO PHẬN BANMÊTHUỘT – Ngày 25.9.2014
Nhìn lại lịch sử…
Ngày 22/6/1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chính thức thiết lập Giáo phận Ban Mê Thuột, gồm có 55 linh mục và 56.719 giáo dân. Ngay từ những ngày đầu, Đức Giám Mục tiên khởi Phêrô Nguyễn Huy Mai đã rất mực chú trọng đến việc đào tạo các linh mục. Ngày 25/03/1968, Ngài trao bài sai thành lập Chủng viện cho Cha Giám đốc Augustinô Nguyễn Văn Tra. Ngày 08/09/1968, Chủng viện Lê Bảo Tịnh khai giảng khoá đầu tiên gồm 60 chủng sinh. Cho tới năm 1975, số chủng sinh đã lên tới hơn 200 người.
Xem Hình
Sau biến cố 75, Chủng viện Lê Bảo Tịnh bị giải tán hoàn toàn, đó là ngày 29/6/1983. Tuy nhiên, các Đức Giám Mục kế vị vẫn nuôi hy vọng, âm thầm duy trì chương trình đào tạo hàng giáo sĩ. Và niềm vui đã đến vào ngày lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê 3/12/1993, bốn đại chủng sinh đầu tiên của Chủng viện Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột đã được thụ phong linh mục tại nhà thờ Chính Tòa Ban Mê Thuột, qua sự “đặt tay” của Đức Cha Giuse Trịnh Chính Trực. Niềm vui ấy được nhân lên khi cùng năm đó, ở hải ngoại có thêm 3 đại chủng sinh Lê Bảo Tịnh cũng được lãnh nhận thánh chức. Từ đó đến nay, lần lượt các chủng sinh đã tuần tự bước lên bàn thánh, nâng tổng số linh mục của Chủng viện Lê Bảo Tịnh (thuộc các lớp trước 1975) lên 35 vị.
Trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Chủng viện Lê Bảo Tịnh, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận công bố: “Chủng viện Lê Bảo Tịnh không chấm dứt từ năm 1983 nhưng vẫn còn tiếp tục đào tạo các lớp đàn em…” Và hoa trái đã nở rộ…
Mùa bội thu…
Vào lúc 8g00 ngày 25.9.2014, tại lễ đài trong khuôn viên nhà thờ Chính tòa Banmêthuột, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận đã truyền chức Linh mục cho 19 Thầy Phó tế. Đây là lần thứ hai Giáo phận Banmêthuột được mùa linh mục. Lần thứ nhất, vào ngày 26/7/2005, Đức Cha Giuse Nguyễn Tích Đức đã phong chức cho 19 tân linh mục…
Thánh lễ truyền chức Linh mục hôm nay do Đức Giám Mục Giáo phận chủ tế, đồng tế với ngài, có Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu - Tổng Đại diện; Đức Ông Đaminh Hà Duy Khâm; Quý Cha trong Ban Giám đốc Đại Chủng viện Sao Biển – Nha Trang; Đại Chủng viện Giuse Saigon; Đại Chủng viện Thánh Giá ở Rôma; Quý Cha trong và ngoài giáo phận. Cộng đoàn hiện diện tham dự rất đông, gồm Quý tu sĩ nam, nữ, Quý ông bà cố, gia đình, thân nhân, ân nhân, bạn hữu... của các tân chức và cộng đoàn dân Chúa.
Sau phần công bố Tin Mừng, Linh mục chưởng ấn FX. Nguyễn Kim Long đã xướng danh 19 tiến chức xin được nhận lãnh chức linh mục, các tiến chức lần lượt tiến lên lễ đài. Cha Tổng Đại Diện nói lời thỉnh cầu và Đức Giám Mục tuyên bố đồng thuận... Cả cộng đoàn tạ ơn Thiên Chúa và vỗ tay nồng nhiệt, hòa với tiếng kèn hùng tráng, vang dội.
Trong bài huấn từ, Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về lời Chúa Giêsu khuyên các môn đệ sau khi bà mẹ của hai ông Giacôbê và Gioan xin cho con của mình, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả khi Chúa Giêsu bước vào trong vinh quang. Điều kiện của Chúa Giêsu là uống chén đắng của Ngài và phục vụ anh em trong tinh thần yêu thương và khiêm tốn. (Mời nghe bài giảng)
Trước khi chủ sự nghi thức truyền chức linh mục, Đức Cha Vinh Sơn ban huấn từ cho các tiến chức. Ngài nhấn mạnh: “Giáo phận Banmêthuột là vùng đất truyền giáo, vùng đất của anh chị em sắc tộc, vùng đất hứa của những người di dân từ khắp nơi đổ về, vì thế, cuộc sống đơn giản và tinh thần biết chia sẻ sẽ giúp chúng con sống cuộc đời mục tử một cách thanh thoát và có ý nghĩa hơn”. (Mời nghe Bài huấn từ)
Sau phần thẩm vấn, các ứng viên tuyên hứa trước Đức Giám Mục và cộng đoàn dân Chúa. Các tiến chức phủ phục trước trên cung thánh, cộng đoàn hát Kinh cầu Các Thánh cầu nguyện cho các tiến chức. Sau Kinh cầu Các Thánh và lời nguyện phong chức, Đức Cha Vinh Sơn đặt tay trên từng tiến chức, trao ban tác vụ linh mục. Lần lượt, tất cả các linh mục hiện diện đặt tay trên từng tiến chức nói lên sự hiệp thông đón nhận các anh em vào linh mục đoàn.
Sau khi Đức Cha Vinh Sơn làm phép lễ phục, 19 tân chức được chính Bà cố trao cho lễ phục linh mục; các Cha nghĩa phụ chia sẻ niềm vui qua việc mặc lễ phục linh mục cho các tân chức. Đây là cử chỉ thể hiện tình cảm dành cho những người con yêu thương của mình, hôm nay đã được Thiên Chúa tuyển chọn.
Đức Giám Mục xức dầu thánh hiến, trao chén thánh và đĩa thánh cho các tân chức. Nghi thức truyền chức kết thúc sau lời chúc bình an của Đức Giám Mục Giáo phận, Đức Ông Đa Minh và Quý linh mục đại diện linh mục đoàn.
Thánh lễ tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể. Sau lời nguyện hiệp lễ, các tân chức nói lên tâm tình tri ân Đức cố Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai, hai Đức cố Giám mục Giuse, Đức Cha Vinh Sơn, Đức Ông, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, Cha Mẹ, Quý vị ân nhân xa gần, Quý khách và cộng đoàn dân Chúa. (Mời nghe Lời cảm tạ)
Sau Thánh lễ, Tân linh mục chụp hình lưu niệm với Đức Giám Mục và gia đình thân tộc.
Xin Chúa thêm ơn trợ sức cho các tân chức để các ngài đủ sức đương đầu với những cám dỗ, vì sự bất toàn, yếu đuối do thân phận con người, để mãi mãi tín trung với ơn gọi của Chúa, vững bước trên con đường Hiến Tế vì phần rỗi các linh hồn, sống xứng đáng là chứng nhân Chúa Kitô trong suốt hành trình nơi dương thế.
Danh sách 19 Tân linh mục:
1. Giuse Võ Thanh Diệu
2. Phanxicô Trần Văn Đoàn
3. Phêrô Y Krơn
4. Phanxicô Vũ Văn Luân
5. Phaolô Mai Văn Nam
6. Phaolô Lưu Văn Phan
7. GB. Nguyễn Công Phi
8. GB. Phạm Văn Phong
9. Giuse Nguyễn Văn Quang
10. GB. Nguyễn Ngọc Sang
11. Antôn Dương Văn Thảo
12. GB. Nguyễn Văn Thiện
13. Giuse Trần Xuân Thọ
14. GB. Nguyễn Quốc Thuần
15. Giuse Hoàng Quang Trí
16. Phêrô Trần Thanh Truyền
17. GB. Trần Vinh.
18. Phêrô Nguyễn Đức Cường
19. Phêrô Bùi Hãnh Diễn
Nhìn lại lịch sử…
Ngày 22/6/1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chính thức thiết lập Giáo phận Ban Mê Thuột, gồm có 55 linh mục và 56.719 giáo dân. Ngay từ những ngày đầu, Đức Giám Mục tiên khởi Phêrô Nguyễn Huy Mai đã rất mực chú trọng đến việc đào tạo các linh mục. Ngày 25/03/1968, Ngài trao bài sai thành lập Chủng viện cho Cha Giám đốc Augustinô Nguyễn Văn Tra. Ngày 08/09/1968, Chủng viện Lê Bảo Tịnh khai giảng khoá đầu tiên gồm 60 chủng sinh. Cho tới năm 1975, số chủng sinh đã lên tới hơn 200 người.
Xem Hình
Sau biến cố 75, Chủng viện Lê Bảo Tịnh bị giải tán hoàn toàn, đó là ngày 29/6/1983. Tuy nhiên, các Đức Giám Mục kế vị vẫn nuôi hy vọng, âm thầm duy trì chương trình đào tạo hàng giáo sĩ. Và niềm vui đã đến vào ngày lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê 3/12/1993, bốn đại chủng sinh đầu tiên của Chủng viện Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột đã được thụ phong linh mục tại nhà thờ Chính Tòa Ban Mê Thuột, qua sự “đặt tay” của Đức Cha Giuse Trịnh Chính Trực. Niềm vui ấy được nhân lên khi cùng năm đó, ở hải ngoại có thêm 3 đại chủng sinh Lê Bảo Tịnh cũng được lãnh nhận thánh chức. Từ đó đến nay, lần lượt các chủng sinh đã tuần tự bước lên bàn thánh, nâng tổng số linh mục của Chủng viện Lê Bảo Tịnh (thuộc các lớp trước 1975) lên 35 vị.
Trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Chủng viện Lê Bảo Tịnh, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận công bố: “Chủng viện Lê Bảo Tịnh không chấm dứt từ năm 1983 nhưng vẫn còn tiếp tục đào tạo các lớp đàn em…” Và hoa trái đã nở rộ…
Mùa bội thu…
Thánh lễ truyền chức Linh mục hôm nay do Đức Giám Mục Giáo phận chủ tế, đồng tế với ngài, có Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu - Tổng Đại diện; Đức Ông Đaminh Hà Duy Khâm; Quý Cha trong Ban Giám đốc Đại Chủng viện Sao Biển – Nha Trang; Đại Chủng viện Giuse Saigon; Đại Chủng viện Thánh Giá ở Rôma; Quý Cha trong và ngoài giáo phận. Cộng đoàn hiện diện tham dự rất đông, gồm Quý tu sĩ nam, nữ, Quý ông bà cố, gia đình, thân nhân, ân nhân, bạn hữu... của các tân chức và cộng đoàn dân Chúa.
Sau phần công bố Tin Mừng, Linh mục chưởng ấn FX. Nguyễn Kim Long đã xướng danh 19 tiến chức xin được nhận lãnh chức linh mục, các tiến chức lần lượt tiến lên lễ đài. Cha Tổng Đại Diện nói lời thỉnh cầu và Đức Giám Mục tuyên bố đồng thuận... Cả cộng đoàn tạ ơn Thiên Chúa và vỗ tay nồng nhiệt, hòa với tiếng kèn hùng tráng, vang dội.
Trong bài huấn từ, Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về lời Chúa Giêsu khuyên các môn đệ sau khi bà mẹ của hai ông Giacôbê và Gioan xin cho con của mình, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả khi Chúa Giêsu bước vào trong vinh quang. Điều kiện của Chúa Giêsu là uống chén đắng của Ngài và phục vụ anh em trong tinh thần yêu thương và khiêm tốn. (Mời nghe bài giảng)
Trước khi chủ sự nghi thức truyền chức linh mục, Đức Cha Vinh Sơn ban huấn từ cho các tiến chức. Ngài nhấn mạnh: “Giáo phận Banmêthuột là vùng đất truyền giáo, vùng đất của anh chị em sắc tộc, vùng đất hứa của những người di dân từ khắp nơi đổ về, vì thế, cuộc sống đơn giản và tinh thần biết chia sẻ sẽ giúp chúng con sống cuộc đời mục tử một cách thanh thoát và có ý nghĩa hơn”. (Mời nghe Bài huấn từ)
Sau phần thẩm vấn, các ứng viên tuyên hứa trước Đức Giám Mục và cộng đoàn dân Chúa. Các tiến chức phủ phục trước trên cung thánh, cộng đoàn hát Kinh cầu Các Thánh cầu nguyện cho các tiến chức. Sau Kinh cầu Các Thánh và lời nguyện phong chức, Đức Cha Vinh Sơn đặt tay trên từng tiến chức, trao ban tác vụ linh mục. Lần lượt, tất cả các linh mục hiện diện đặt tay trên từng tiến chức nói lên sự hiệp thông đón nhận các anh em vào linh mục đoàn.
Sau khi Đức Cha Vinh Sơn làm phép lễ phục, 19 tân chức được chính Bà cố trao cho lễ phục linh mục; các Cha nghĩa phụ chia sẻ niềm vui qua việc mặc lễ phục linh mục cho các tân chức. Đây là cử chỉ thể hiện tình cảm dành cho những người con yêu thương của mình, hôm nay đã được Thiên Chúa tuyển chọn.
Đức Giám Mục xức dầu thánh hiến, trao chén thánh và đĩa thánh cho các tân chức. Nghi thức truyền chức kết thúc sau lời chúc bình an của Đức Giám Mục Giáo phận, Đức Ông Đa Minh và Quý linh mục đại diện linh mục đoàn.
Thánh lễ tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể. Sau lời nguyện hiệp lễ, các tân chức nói lên tâm tình tri ân Đức cố Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai, hai Đức cố Giám mục Giuse, Đức Cha Vinh Sơn, Đức Ông, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, Cha Mẹ, Quý vị ân nhân xa gần, Quý khách và cộng đoàn dân Chúa. (Mời nghe Lời cảm tạ)
Sau Thánh lễ, Tân linh mục chụp hình lưu niệm với Đức Giám Mục và gia đình thân tộc.
Xin Chúa thêm ơn trợ sức cho các tân chức để các ngài đủ sức đương đầu với những cám dỗ, vì sự bất toàn, yếu đuối do thân phận con người, để mãi mãi tín trung với ơn gọi của Chúa, vững bước trên con đường Hiến Tế vì phần rỗi các linh hồn, sống xứng đáng là chứng nhân Chúa Kitô trong suốt hành trình nơi dương thế.
Danh sách 19 Tân linh mục:
1. Giuse Võ Thanh Diệu
2. Phanxicô Trần Văn Đoàn
3. Phêrô Y Krơn
4. Phanxicô Vũ Văn Luân
5. Phaolô Mai Văn Nam
6. Phaolô Lưu Văn Phan
7. GB. Nguyễn Công Phi
8. GB. Phạm Văn Phong
9. Giuse Nguyễn Văn Quang
10. GB. Nguyễn Ngọc Sang
11. Antôn Dương Văn Thảo
12. GB. Nguyễn Văn Thiện
13. Giuse Trần Xuân Thọ
14. GB. Nguyễn Quốc Thuần
15. Giuse Hoàng Quang Trí
16. Phêrô Trần Thanh Truyền
17. GB. Trần Vinh.
18. Phêrô Nguyễn Đức Cường
19. Phêrô Bùi Hãnh Diễn
Văn Hóa
Tổng kết và trao giải viết văn đường trường lần thứ II 2014
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
07:07 27/09/2014
TỔNG KẾT VÀ TRAO GIẢI GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG LẦN II-2014
Giải Viết Văn Đường Trường là cuộc thi truyện ngắn kéo dài 6 năm, nhằm phát hiện và quy tụ các tài năng văn xuôi trong giới Công Giáo. Giải được tổ chức hằng năm liên tục cho tới 2018, kỷ niệm 400 năm Tin mừng đến với Giáo phận Qui Nhơn.
Giải Viết Văn Đường Trường lần II, năm 2014 đã thu hút được sự tham gia của 64 tác giả từ 16 Giáo phận khác nhau và có 22 tác giả từ 10 Giáo phận đã đạt giải:
Thuộc Giáo tỉnh Hà Nội: có Phát Diệm (01), Bắc Ninh (03), Hải Phòng (01), Hưng Hóa (01) và Vinh (01).
Thuộc Giáo tỉnh Huế có: Huế (02), Nha Trang (04) và Qui Nhơn (07)
Thuộc Giáo tỉnh Sài Gòn có: Sài Gòn (01), Cần Thơ (01).
Theo bản thể lệ, có 1 giải nhất (20.000.000 VND), 2 giải nhì (12.000.000 VND), 3 giải ba (8.000.000 VND) và 15 giải triển vọng (3.000.000 VND). Do thiếu kinh nghiệm, một số tác giả gửi bài vượt quá độ dài qui định (3.000 từ). Do không có truyện nào đạt giải nhất và chỉ có một truyện đạt số điểm được giải nhì, Ban Tổ chức quyết định tăng thêm số giải thưởng thành 5 giải ba và 16 giải triển vọng. Tác giả Têrêxa Đinh Thị Thu Hằng vẫn giữ vị trí thứ hai, tác giả Têrêxa Nguyễn Thị Minh Thúy năm ngoái đạt giải triển vọng, năm nay nhận được giải chính thức.
Một số truyện có nội dung tư tưởng và kỹ thuật viết khá tốt, có số điểm gần bằng với những truyện giải triển vọng, nhưng do số lượng giải có hạn nên không được đưa vào danh sách đạt giải. Để đánh dấu giá trị những truyện này, Ban Tổ chức quyết định tặng thêm 6 phần thưởng khích lệ và giới thiệu những truyện này vào tuyển tập
Việc chấm giải đã được thực hiện một cách khách quan, trung thực và nghiêm túc. Các bài dự thi được rọc phách trước khi gửi đến các giám khảo.
Giúp chấm sơ khảo gồm có ba vị: Ô. Lê Hồng Bảo (Ninh Thuận, chủ nhiệm chuyên trang truyện ngắn Vườn Ôliu), Ô. Trần Tuy Hòa (Phú Yên, biên tập viên www.ghphuyen.org) và Ô. Tađêô Nguyễn Thanh Xuân (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định, chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác Thơ văn Công Giáo Đồng Xanh Thơ Giáo phận Qui Nhơn).
Tham gia chấm chung khảo có bốn vị: Nhà văn Bùi Công Thuấn (Giáo phận Xuân Lộc, Ban Lý luận Văn học Hôi Văn học Nghệ thuật Đồng Nai), Linh mục Nguyễn Trung Tây (Úc châu), Linh mục Sơn Ca Linh Trương Đình Hiền (Hạt trưởng Quảng Ngãi) và Nhà văn Trần Như Luận (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định).
Với mong muốn ngày 21-22/9 hàng năm sẽ trở thành ngày gặp gỡ truyền thống của giới cầm bút Công giáo, chương trình tổng kết và trao giải GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG LẦN II-2014 đã diễn ra vào ngày 21/9/2014.
Trưa ngày 20-9, hai tác giả Nguyễn Văn Thiển và Nguyễn Thị Phượng từ Bắc Ninh đã có mặt. Đến chiều cùng ngày, có thêm tác giả Nguyễn Thị Khuyên (Hưng Hóa) tác giả Nguyễn Ánh Hường (Phát Diệm) và Nguyễn Thị Minh Thúy (Huế). Những người xa nhất đã đến trước hết.
Chiều 21-9, sau thủ tục nhập khóa lúc 13g, từ 13g40 đến 14g45, các tham dự viên đã gặp nhau theo Giáo phận hoặc cụm Giáo phận để cùng chia sẻ về tình hình văn thơ Công Giáo tại địa phương. 15g00, Đức Cha Mátthêô, Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn đã ưu ái Chủ tế Thánh lễ dành riêng cho các thành viên tham dự buổi tổng kết và trao giải Giải Viết Văn Đường Trường lần II-2014. Trong bài giảng và lời huấn từ cuối lễ, Đức Cha nhấn mạnh tính quan trọng và cần thiết trong việc sử dụng ngòi bút để truyền giáo. Đức Cha tỏ ra rất kỳ vọng vào giới trẻ. Ngài nhắn nhủ các tác giả hãy rèn luyện kỹ năng và sử dụng ngòi bút với một tình yêu lớn để tất cả các tác giả Công giáo sẽ trở thành những Mátthêô hay Máccô của thời nay.
Buổi tổng kết và trao giải năm nay không dùng sân khấu, tất cả thành phần tham dự đều ngồi quây quần vòng tròn, nhờ đó thêm phần thân mật và gần gũi nhau hơn.
Sau thánh lễ là giờ giao lưu, trao đổi, từ 16g đến 18g. Nhiều tác giả đã nêu lên những tâm tình khao khát học hỏi, được rèn luyện và nâng cao trình độ để có thể phục vụ công cuộc truyền giáo cách hữu hiệu.
Sau bữa ăn Agape buffet, chương trình trao giải chính thức bắt đầu lúc 19g30. Sự hiện diện của Đức Cha Mátthêô trong suốt buổi tối trao giải là niềm vinh dự, và là nguồn động viên, an ủi lớn lao cho ban tổ chức cũng như mọi tham dự viên. Các giám khảo và tác giả đạt giải đã có lời chia sẻ.
Giám khảo Bùi Công Thuấn đã đưa ra những ưu, khuyết của từng tác phẩm dự thi vào vòng chung khảo và những đóng góp chân tình với các tác giả với mong muốn các tác giả học được ở cách viết truyện của Đức Giêsu để thể hiện được tư tưởng nhân văn Công giáo. Giọng hát mộc mạc khỏe khoắn của tác giả Maria Blon (sắc tộc Bahnar, giáo phận Kontum) đã làm không khí đêm trao giải thêm rộn ràng. Một số tác giả đã xúc động nói lên tâm tình của mình, hứa sẽ cố gắng hơn để thế hệ cha, anh không thất vọng và ước mong sẽ được gặp nhau trong ngày này những năm tới.
Ngày 21 qua đi và ngày 22 đã đến. Hết ngày lễ Thánh Mátthêô bổn mạng giới cầm bút tới ngày kỷ niệm sinh nhật nhà thơ Công Giáo Hàn Mạc Tử. 18 bạn văn và bạn thơ đã lên đường thực hiện cuộc hành hương “Dấu chân Hàn Mạc Tử” từ nội thành Qui Nhơn, với góc phố 20 Khải Định ngày xưa, xóm Tấn và xóm Động, đoàn đi thăm ao sen ở xóm Bàu, Gò Bồi – là những nơi Hàn Mạc Tử trú ngụ trong thời gian điều trị bệnh phong. Đoàn đến khu điều trị phong Qui Hòa gần trưa, vào thắp hương tưởng nhớ tại nhà lưu niệm Hàn Mạc Tử. Sau bữa trưa tại dòng nữ Phan Sinh Qui Hòa, đoàn viếng đài tưởng niệm Hàn Mạc Tử rồi theo đường phía biển tiến về Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Giáo phận Qui Nhơn cầu nguyện tạ ơn. Điểm dừng chân cuối cùng là mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử, đối diên với cổng Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu. Tại đây anh chị em đã thắp hương, cầu nguyện và chia sẻ. Chương trình kết thúc lúc gần 3g00 chiều.
Những ký ức quá khứ giục giã tương lai. Năm ngoái cũng vào 21 và 22 tháng 9, một số anh chị em cầm bút từ nhiều Giáo phận đã về Qui Nhơn lặp lại những dấu chân Hàn Mạc Tử. Năm nay cũng vậy, rồi năm sau và những năm sau còn hơn thế nữa. Và mỗi năm 21 và 22 tháng 9 lại về, ta lại có ngày của văn, của thơ và của Chúa, ngày của thơ văn Công Giáo.
Kèm theo đây, mời các bạn xem bản thể lệ Giải Viết Văn Đường Trường lần III-2015 và phần chia sẻ của Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh, trưởng ban tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường.
MẠC TƯỜNG
BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG
Cập nhật cho cuộc thi lần thứ ba - 2015
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.
I. THỂ LỆ
1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.
2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công Giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá 3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gửi dự thi ở bất cứ đâu.
4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.
5. Đề tài: Truyện cần mang nội dung Kitô giáo, có tác dụng xây dựng đức tin cho Dân Chúa và loan báo Tin mừng cho người chưa biết Chúa.
6. Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
7. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng .doc hoặc .docx, không nhận bài gửi qua đường bưu điện.
8. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gửi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.
9. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gửi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
10. Địa chỉ nhận bài, xin gửi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com.
11. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
12. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
13. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm
14. Lễ trao giải vào ngày 21-9 mỗi năm.
15. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
16. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www.gpquinhon.org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
17. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.
II. TƯỞNG THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
- một giải nhất: 20.000.000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12.000.000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8.000.000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3.000.000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng. Những tác giả chỉ dự lễ trao giải 21-9 mà không tham gia hành hương 22-9 chỉ được nhận 75% tiền giải thưởng, nhưng vẫn được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
1. Bình chọn
Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gửi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại: 0935-424-449.
Cập nhật
Qui Nhơn, ngày 23-9-2014
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
Trưởng Ban MV Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn
NIỀM VUI VÀ LỜI TRI ÂN
CỦA GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014
Kính thưa Đức Cha, quý Cha cùng tất cả anh chị em và các bạn trẻ.
Năm 2012, ngày 21 và 22 tháng 9, gần 100 tác giả thuộc nhiều giáo phận từ Bắc chí Nam, và có cả mấy tác giả từ nước ngoài, cùng về hội trường Chủng viện Qui Nhơn này để cử hành chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử, rồi hôm sau cùng nhau tham gia cuộc hành hương “Dấu chân HMT” lần đầu.
Năm 2013, ngày 21 và 22 tháng 9, tổ chức trao giải Viết Văn Đường Trường lần thứ I. Số người tham dự ít hơn, từ ít Giáo phận hơn, nhưng vẫn đủ mặt cả ba Giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Mọi người cùng họp mặt giao lưu, chia sẻ tâm tình và lại cùng men theo những “nẻo đường HMT” để nói chuyện thơ văn Công Giáo.
Và rồi năm nay, 2014, cũng lại ngày 21 và 22 tháng 9, các tác giả trẻ từ 8 giáo phận, gần 40 người, lại qui tụ về hội trường Chủng viện này để kể chuyện buồn vui ấm lạnh, và sáng mai lại cũng hành hương theo “Dấu chân HMT”.
Chỉ mới là lần thứ ba, nhưng trong lòng con như thể đang hình thành một nỗi nhớ, nhớ về ngày 21 và 22 tháng 9 hằng năm.
* Đó là niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ nhất.
* Song đôi với các cuộc họp mặt tháng 9 là sự hình thành và phát triển của Tủ sách Nước Mặn. Mã số thứ tự xuất bản Tủ sách Nước Mặn ở bìa sau tuyển tập “Nắng Mùa Đông” của Giải VVĐT lần thứ hai, đã lên tới số 20. Sang năm, dịp này chắc hẳn con số đã vượt khòi 30, mà phần lớn là sách văn chương. Đó là niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ hai.
* Nếu 21/9 là một thời điểm gặp gỡ thì Tủ sách Nước Mặn là một điểm hẹn để chia sẻ và giới thiệu với công chúng những tác phẩm văn chương Công Giáo mới. Năm nay ngoài tuyển tập Giải văn thơ LM Đặng Đức Tuấn V và tuyển tập Giải VVĐT II, đã có một tập thơ và một tập truyện của Cao Gia An, tác giả đạt giải nhất truyện ngắn của cuộc thi Sen Giữa Lầy, 2010. Tập thơ của tác giả Thế Nhân đang in. Tủ sách Nước Mặn cũng sẽ hỗ trợ cho mỗi tác giả đạt giải VVĐT in những tuyển tập truyện ngắn riêng. Bản thảo quyển đầu tiên của loại này đã biên tập xong, của tác giả Nguyễn Hoàng Hải, giáo phận Nha Trang, đạt giải Viết Văn Đường Trường I. Trong cuộc họp mặt này chúng con sẽ trao đổi với tác giả để chuẩn bị xuất bản.
Đó là niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ ba.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ tư là sự gặp gỡ Bắc Nam. Qui Nhơn ở trung độ. Các bạn ở Sài Gòn và miền Tây có thể thấy Qui Nhơn xa vời vời, nhưng dù sao cũng gần hơn Hà Nội. Với Hà Nôi thì Qui Nhơn chỉ mới hơn nửa đường Sài Gòn. Nhờ đó mà năm ngoái đã có hai tham dự viên từ Vinh và ba từ Hà Nội, một từ Huế, một từ Bình Thuận. Năm nay ba từ Sài Gòn, ba từ Nha Trang, hai từ Kontum, hai từ Huế và xa hơn Hà Nội, hai từ Bắc Ninh và một từ Hưng Hóa.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ năm là một đội ngũ trẻ. Sau giải Sen Giữa Lầy, 2010, chúng con gửi chung những phần quà của các tác giả gần nhau về một nơi và hẹn các tác giả đến nhận cùng một ngày giờ, để có dịp gặp nhau trao đổi. Một thầy thần học ĐCV Sao Biển Nha Trang cho biết: “Thật quá bất ngờ đối với con, ai cũng đáng tuổi phụ huynh của con!” Thế nhưng trong những tác giả về họp mặt năm nay tại Qui Nhơn, chỉ có hai người trên 30 (thêm một vị khác trên 30 vắng mặt), còn tất cả đều dưới 30, trong đó 16 người 19-25 tuổi.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ sáu là, Chúa đang chuẩn bị cho văn học nghệ thuật Công Giáo những người chăm lo công việc mục vụ văn bút về sau:
Tác giả Cao Gia An, dòng Tên, vừa thụ phong LM ngày 21/8/2014. Trong lễ thụ phong của cha An, một số tác giả văn thơ Công Giáo trẻ đã đến dự, trong đó có một chủng sinh du học Rôma đang thời gian về thăm quê nhà Phát Diệm, nhà thơ Đình Chẩn, giải Nhánh Huệ Nước Trời 2011. Cả Đình Chẩn và Cao Gia An là những tác giả trẻ góp mặt trong bộ sưu tập Có Một Vườn Thơ Đạo, 2012.
Trong lần họp mặt văn thơ tháng 9 năm nay, 5 anh em chủng sinh từ ĐCV Sao Biển Nha Trang và một của ĐCV Huế hiện cũng có mặt.
Rồi thêm một nữ tu Phát Diệm đang phục vụ tại Sài Gòn, một số bạn nữa đang chuẩn bị vào các chủng viện hoặc dòng tu khác.
Ba chị em đang thời gian đào tạo của Dòng MTG Thủ Đức và một chủng sinh ĐCV Vinh Thanh không đến được.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ bảy: Một tác giả đạt Giải VVĐT năm ngoái gọi điện xin dư họp mặt VVĐT năm nay. Tại sao không? Vâng, rồi ra không chỉ những vị đạt giải năm ngoái, năm kia, mà cả những cuộc thi trước đó, cùng với các tác giả trong bộ sách Có Một Vườn Thơ Đạo và những tác giả khác nữa cũng được mời dự họp mặt và hành hương tưởng niệm theo những dấu chân Hàn Mạc Tử… Mà dù không mời cũng đến, những anh chị em từ những giáo phận khác nhau của Giáo Hội Việt Nam dần dần sẽ quen biết nhau để rồi sẽ cùng nhau hợp tác lo cho văn học nghệ thuật Công Giáo.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ tám: Không riêng số người dự thi mà cả thành phần giám khảo cũng mang tính liên giáo phận và liên lục đia, vượt ngoài lãnh thổ Gp Qui Nhơn. Năm ngoái, có cha Minh Anh từ giáo phận Huế, nhà văn Nguyễn Một, hội Nhà Văn Việt Nam, từ giáo phận Xuân Lộc, và nhà thơ Trần Nguyễn Trang Đài, Hoa Kỳ. Năm nay có tác giả Lê Hồng Bảo từ Ninh Thuận, Gp Nha Trang; nhà lý luận văn học Bùi Công Thuấn, Hội Văn học Nghệ Thuật Đồng Nai, từ Gp Xuân Lộc, và nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây, Dòng Ngôi Lời, Úc châu. Internet đang nối kết những tấm lòng cùng muốn lo cho mục vụ văn bút của Dân Chúa.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ chín: Đã thoáng thấy một cách để thực hiện việc đào tạo. Giải văn thơ Lm Đặng Đức Tuấn nhằm tìm kiếm và đào tạo tài năng trẻ nơi hàng ngũ học sinh giáo lý trong lòng Giáo phận Qui Nhơn. Giải Viết Văn Đường Trường cũng nhắm đến mục đích như thế nơi những bạn tuổi lớn hơn, cho đến 40 tuổi. Việc đào tạo cho các bạn trẻ Giải Đặng Đức Tuấn đã được thực hiện qua sinh hoạt Câu lạc bộ tại các Giáo hạt và các nội san. Việc giúp các tác giả trẻ của giải VVĐT mài giũa tài năng thì cho đến lúc này vẫn chỉ mới là một ước mơ, chưa biết thực hiện thế nào. Biết bao giờ mới có điều kiện vật chất và nhân sự để thực hiện một trường đào tạo, những khóa bồi dưỡng tâm linh, khơi dậy một tấm lòng vì ích chung và khả năng làm việc chung cho các tác giả trẻ, hoặc ít là tổ chức được những trại sáng tác để trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng viết văn làm thơ?... Thế nhưng ở Giải VVĐT lần II này, hai Giám khảo Lê Hồng Bảo và Nguyễn Trung Tây, không chỉ gửi cho Ban Tổ chức một bảng điểm gãy gọn mà còn cẩn thận ghi lại nhận xét về từng bài dự thi. Cách riêng Giám khảo Bùi Công Thuấn đã có hai bài viết nhận định tổng hợp về loạt bài được vào chung khảo. Sự đóng góp của các Giám khảo đem lại một lóe sáng: Với những điều kiện hạn hẹp đang có, ta vẫn có thể thực hiện việc giúp nhau nâng cao kỹ năng viết văn bằng những chia sẻ và trao đổi với nhau trên internet.
* Thứ mười là niềm vui lớn mà Tình yêu Quan phòng của Thiên Chúa dành cho những người dám bước đi trong đức tin. Chính Thiên Chúa đã chăm sóc lo liệu về mặt tài chánh cho Giải thưởng này.
Cuối tháng 8 vừa qua, khi họp trù bị, Ban Tổ chức chỉ có chưa được 1/3 số tiền cần thiết. Cuối năm 2013, Cha Antôn Lê Quang Trình từ Mỹ giúp 600 đôla, đem đổi ra tiền Việt, cộng với chút tiền dư trước đó, cha trưởng ban mua được một sổ tiết kiệm 22 triệu dành cho giải này. Tiền tích lũy của cha trưởng ban dành cho giải VVĐT lần II dần dần có thêm được18 triệu nữa, tổng cộng là 40 triệu. Đang khi đó, cả tiền thưởng, hỗ trợ tiền xe cho một số tác giả, tiền ăn và các chi phí thụ thuộc tổng cộng sẽ lên đến khoảng 130 triệu. Thế nhưng dựa trên kinh nghiệm những lần trước, anh chị em trong ban tổ chức vẫn yên tâm và cậy trông.
20 bản in photocopy tuyển tập “Nắng Mùa Đông” được gửi đến 20 địa chỉ chọn lọc và đã có 5 phản hồi: Một giáo dân từ Tp Hà Tĩnh giúp 10 triệu, bốn Đức Cha từ các Tòa giám mục Hải Phòng, Phát Diệm, Kontum và Qui Nhơn đã hỗ trợ tổng cộng 80 triệu. Vừa đúng 130 triệu, không hơn, không kém. Quả đúng như lời Chúa hứa: “Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, rồi mọi sự khác Ngài sẽ ban thêm cho” (Mt 6,33).
* Niềm vui thứ mười một là ở chỗ Chúa Quan Phòng không chỉ an ủi Ban Tổ chức thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc, nhưng còn cho thấy chính Ngài là Mục tử Tối Cao đang chăm sóc công cuộc của Ngài qua những tấm lòng các vị mục tử trong Hội thánh. Nếu trong các đại gia và đại chúng tín hữu hảo tâm thường nhiệt tình đóng góp cho nhu cầu xây dựng những ngôi nhà thờ bằng gạch ngói, chưa mấy ai quan tâm tới những đền thờ tinh thần, thì vẫn còn những tấm lòng mục tử. Con muốn nhấn mạnh điều đó để một lần nữa nhắn gửi với những ai đang bận tâm lo cho tiền đồ văn hóa của Giáo Hội Việt Nam một lời: Xin đừng e ngại và lo sợ! Hãy cứ mạnh dạn lên phương án xây dựng tòa nhà văn hóa cho Giáo Hội, như người ta làm bản vẽ nhà thờ. Cứ mạnh dạn định ngày đặt viên đá đầu tiên rồi chính Chúa sẽ liệu đề có ngày đặt viên đá cuối cùng. Con muốn gửi đến các vị ấy hai câu cuối bài thơ Cao Thích tiễn biệt bạn ông là Đổng Đại:
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,
Thiên hạ hà nhân bất thức quân?
Có nghĩa là: Xin bạn đừng buồn vì cái ý nghĩ nơi đất khách sẽ không ai là tri kỷ, vì trong thiên hạ nào ai là người không biết bạn?
Hai câu của Cao Thích không ăn hợp với hoàn cảnh người làm mục vụ văn hóa tại Việt Nam nhưng nó gợi ý để con viết hai câu khác với ý nghĩa: Dù sao trên cõi đời vẫn còn người đồng cảm với bạn.
Đừng buồn dặm thẳm không ai hiểu,
Đếm bước Emmau vẫn có Ngài…
Xin hẹn sang năm, ngày này, ta sẽ họp mặt lần thứ IV, 2015, và rồi sẽ đến lần thứ VII, 2018 khi Giáo phận Qui Nhơn mừng năm thánh kỷ niệm 400 năm Tin mừng của Chúa Kitô đáp xuống quê hương Nước Mặn.
Và ta sẽ kể với nhau những niềm vui và niềm tạ ơn thứ mười hai, thứ mười ba, cho đến vô tận…
Một lần nữa, thay lời anh chị em trong Ban Tổ chức, con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng với lời cảm tạ Đức Cha Matthêô và quý Đức Cha, xin cám ơn quý Giám khảo, các trang truyền thông Công Giáo, các nhà xuất bản, xin cám ơn quý tác giả có mặt hôm nay, quý tác giả đã tích cực hưởng ứng cuộc thi, những độc giả đã tham gia bình chọn, các bạn sinh viên Câu lạc bộ Đồng Xanh Thơ hiện theo học tại Tp Qui Nhơn đang có mặt tại đây. Xin cám ơn tất cả trong tình yêu Thiên Chúa. Amen.
Qui Nhơn, 21-9-2014
Lm Trăng Thập Tư Võ Tá Khánh
Giải Viết Văn Đường Trường là cuộc thi truyện ngắn kéo dài 6 năm, nhằm phát hiện và quy tụ các tài năng văn xuôi trong giới Công Giáo. Giải được tổ chức hằng năm liên tục cho tới 2018, kỷ niệm 400 năm Tin mừng đến với Giáo phận Qui Nhơn.
Giải Viết Văn Đường Trường lần II, năm 2014 đã thu hút được sự tham gia của 64 tác giả từ 16 Giáo phận khác nhau và có 22 tác giả từ 10 Giáo phận đã đạt giải:
Thuộc Giáo tỉnh Hà Nội: có Phát Diệm (01), Bắc Ninh (03), Hải Phòng (01), Hưng Hóa (01) và Vinh (01).
Thuộc Giáo tỉnh Huế có: Huế (02), Nha Trang (04) và Qui Nhơn (07)
Thuộc Giáo tỉnh Sài Gòn có: Sài Gòn (01), Cần Thơ (01).
Theo bản thể lệ, có 1 giải nhất (20.000.000 VND), 2 giải nhì (12.000.000 VND), 3 giải ba (8.000.000 VND) và 15 giải triển vọng (3.000.000 VND). Do thiếu kinh nghiệm, một số tác giả gửi bài vượt quá độ dài qui định (3.000 từ). Do không có truyện nào đạt giải nhất và chỉ có một truyện đạt số điểm được giải nhì, Ban Tổ chức quyết định tăng thêm số giải thưởng thành 5 giải ba và 16 giải triển vọng. Tác giả Têrêxa Đinh Thị Thu Hằng vẫn giữ vị trí thứ hai, tác giả Têrêxa Nguyễn Thị Minh Thúy năm ngoái đạt giải triển vọng, năm nay nhận được giải chính thức.
Một số truyện có nội dung tư tưởng và kỹ thuật viết khá tốt, có số điểm gần bằng với những truyện giải triển vọng, nhưng do số lượng giải có hạn nên không được đưa vào danh sách đạt giải. Để đánh dấu giá trị những truyện này, Ban Tổ chức quyết định tặng thêm 6 phần thưởng khích lệ và giới thiệu những truyện này vào tuyển tập
Việc chấm giải đã được thực hiện một cách khách quan, trung thực và nghiêm túc. Các bài dự thi được rọc phách trước khi gửi đến các giám khảo.
Giúp chấm sơ khảo gồm có ba vị: Ô. Lê Hồng Bảo (Ninh Thuận, chủ nhiệm chuyên trang truyện ngắn Vườn Ôliu), Ô. Trần Tuy Hòa (Phú Yên, biên tập viên www.ghphuyen.org) và Ô. Tađêô Nguyễn Thanh Xuân (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định, chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác Thơ văn Công Giáo Đồng Xanh Thơ Giáo phận Qui Nhơn).
Tham gia chấm chung khảo có bốn vị: Nhà văn Bùi Công Thuấn (Giáo phận Xuân Lộc, Ban Lý luận Văn học Hôi Văn học Nghệ thuật Đồng Nai), Linh mục Nguyễn Trung Tây (Úc châu), Linh mục Sơn Ca Linh Trương Đình Hiền (Hạt trưởng Quảng Ngãi) và Nhà văn Trần Như Luận (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định).
Với mong muốn ngày 21-22/9 hàng năm sẽ trở thành ngày gặp gỡ truyền thống của giới cầm bút Công giáo, chương trình tổng kết và trao giải GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG LẦN II-2014 đã diễn ra vào ngày 21/9/2014.
Trưa ngày 20-9, hai tác giả Nguyễn Văn Thiển và Nguyễn Thị Phượng từ Bắc Ninh đã có mặt. Đến chiều cùng ngày, có thêm tác giả Nguyễn Thị Khuyên (Hưng Hóa) tác giả Nguyễn Ánh Hường (Phát Diệm) và Nguyễn Thị Minh Thúy (Huế). Những người xa nhất đã đến trước hết.
Chiều 21-9, sau thủ tục nhập khóa lúc 13g, từ 13g40 đến 14g45, các tham dự viên đã gặp nhau theo Giáo phận hoặc cụm Giáo phận để cùng chia sẻ về tình hình văn thơ Công Giáo tại địa phương. 15g00, Đức Cha Mátthêô, Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn đã ưu ái Chủ tế Thánh lễ dành riêng cho các thành viên tham dự buổi tổng kết và trao giải Giải Viết Văn Đường Trường lần II-2014. Trong bài giảng và lời huấn từ cuối lễ, Đức Cha nhấn mạnh tính quan trọng và cần thiết trong việc sử dụng ngòi bút để truyền giáo. Đức Cha tỏ ra rất kỳ vọng vào giới trẻ. Ngài nhắn nhủ các tác giả hãy rèn luyện kỹ năng và sử dụng ngòi bút với một tình yêu lớn để tất cả các tác giả Công giáo sẽ trở thành những Mátthêô hay Máccô của thời nay.
Buổi tổng kết và trao giải năm nay không dùng sân khấu, tất cả thành phần tham dự đều ngồi quây quần vòng tròn, nhờ đó thêm phần thân mật và gần gũi nhau hơn.
Sau thánh lễ là giờ giao lưu, trao đổi, từ 16g đến 18g. Nhiều tác giả đã nêu lên những tâm tình khao khát học hỏi, được rèn luyện và nâng cao trình độ để có thể phục vụ công cuộc truyền giáo cách hữu hiệu.
Sau bữa ăn Agape buffet, chương trình trao giải chính thức bắt đầu lúc 19g30. Sự hiện diện của Đức Cha Mátthêô trong suốt buổi tối trao giải là niềm vinh dự, và là nguồn động viên, an ủi lớn lao cho ban tổ chức cũng như mọi tham dự viên. Các giám khảo và tác giả đạt giải đã có lời chia sẻ.
Giám khảo Bùi Công Thuấn đã đưa ra những ưu, khuyết của từng tác phẩm dự thi vào vòng chung khảo và những đóng góp chân tình với các tác giả với mong muốn các tác giả học được ở cách viết truyện của Đức Giêsu để thể hiện được tư tưởng nhân văn Công giáo. Giọng hát mộc mạc khỏe khoắn của tác giả Maria Blon (sắc tộc Bahnar, giáo phận Kontum) đã làm không khí đêm trao giải thêm rộn ràng. Một số tác giả đã xúc động nói lên tâm tình của mình, hứa sẽ cố gắng hơn để thế hệ cha, anh không thất vọng và ước mong sẽ được gặp nhau trong ngày này những năm tới.
Ngày 21 qua đi và ngày 22 đã đến. Hết ngày lễ Thánh Mátthêô bổn mạng giới cầm bút tới ngày kỷ niệm sinh nhật nhà thơ Công Giáo Hàn Mạc Tử. 18 bạn văn và bạn thơ đã lên đường thực hiện cuộc hành hương “Dấu chân Hàn Mạc Tử” từ nội thành Qui Nhơn, với góc phố 20 Khải Định ngày xưa, xóm Tấn và xóm Động, đoàn đi thăm ao sen ở xóm Bàu, Gò Bồi – là những nơi Hàn Mạc Tử trú ngụ trong thời gian điều trị bệnh phong. Đoàn đến khu điều trị phong Qui Hòa gần trưa, vào thắp hương tưởng nhớ tại nhà lưu niệm Hàn Mạc Tử. Sau bữa trưa tại dòng nữ Phan Sinh Qui Hòa, đoàn viếng đài tưởng niệm Hàn Mạc Tử rồi theo đường phía biển tiến về Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Giáo phận Qui Nhơn cầu nguyện tạ ơn. Điểm dừng chân cuối cùng là mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử, đối diên với cổng Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu. Tại đây anh chị em đã thắp hương, cầu nguyện và chia sẻ. Chương trình kết thúc lúc gần 3g00 chiều.
Những ký ức quá khứ giục giã tương lai. Năm ngoái cũng vào 21 và 22 tháng 9, một số anh chị em cầm bút từ nhiều Giáo phận đã về Qui Nhơn lặp lại những dấu chân Hàn Mạc Tử. Năm nay cũng vậy, rồi năm sau và những năm sau còn hơn thế nữa. Và mỗi năm 21 và 22 tháng 9 lại về, ta lại có ngày của văn, của thơ và của Chúa, ngày của thơ văn Công Giáo.
Kèm theo đây, mời các bạn xem bản thể lệ Giải Viết Văn Đường Trường lần III-2015 và phần chia sẻ của Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh, trưởng ban tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường.
MẠC TƯỜNG
BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG
Cập nhật cho cuộc thi lần thứ ba - 2015
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.
I. THỂ LỆ
1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.
2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công Giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá 3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gửi dự thi ở bất cứ đâu.
4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.
5. Đề tài: Truyện cần mang nội dung Kitô giáo, có tác dụng xây dựng đức tin cho Dân Chúa và loan báo Tin mừng cho người chưa biết Chúa.
6. Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
7. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng .doc hoặc .docx, không nhận bài gửi qua đường bưu điện.
8. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gửi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.
9. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gửi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
10. Địa chỉ nhận bài, xin gửi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com.
11. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
12. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
13. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm
14. Lễ trao giải vào ngày 21-9 mỗi năm.
15. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
16. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www.gpquinhon.org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
17. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.
II. TƯỞNG THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
- một giải nhất: 20.000.000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12.000.000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8.000.000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3.000.000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng. Những tác giả chỉ dự lễ trao giải 21-9 mà không tham gia hành hương 22-9 chỉ được nhận 75% tiền giải thưởng, nhưng vẫn được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
1. Bình chọn
Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gửi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại: 0935-424-449.
Cập nhật
Qui Nhơn, ngày 23-9-2014
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
Trưởng Ban MV Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn
NIỀM VUI VÀ LỜI TRI ÂN
CỦA GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014
Kính thưa Đức Cha, quý Cha cùng tất cả anh chị em và các bạn trẻ.
Năm 2012, ngày 21 và 22 tháng 9, gần 100 tác giả thuộc nhiều giáo phận từ Bắc chí Nam, và có cả mấy tác giả từ nước ngoài, cùng về hội trường Chủng viện Qui Nhơn này để cử hành chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử, rồi hôm sau cùng nhau tham gia cuộc hành hương “Dấu chân HMT” lần đầu.
Năm 2013, ngày 21 và 22 tháng 9, tổ chức trao giải Viết Văn Đường Trường lần thứ I. Số người tham dự ít hơn, từ ít Giáo phận hơn, nhưng vẫn đủ mặt cả ba Giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Mọi người cùng họp mặt giao lưu, chia sẻ tâm tình và lại cùng men theo những “nẻo đường HMT” để nói chuyện thơ văn Công Giáo.
Và rồi năm nay, 2014, cũng lại ngày 21 và 22 tháng 9, các tác giả trẻ từ 8 giáo phận, gần 40 người, lại qui tụ về hội trường Chủng viện này để kể chuyện buồn vui ấm lạnh, và sáng mai lại cũng hành hương theo “Dấu chân HMT”.
Chỉ mới là lần thứ ba, nhưng trong lòng con như thể đang hình thành một nỗi nhớ, nhớ về ngày 21 và 22 tháng 9 hằng năm.
* Đó là niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ nhất.
* Song đôi với các cuộc họp mặt tháng 9 là sự hình thành và phát triển của Tủ sách Nước Mặn. Mã số thứ tự xuất bản Tủ sách Nước Mặn ở bìa sau tuyển tập “Nắng Mùa Đông” của Giải VVĐT lần thứ hai, đã lên tới số 20. Sang năm, dịp này chắc hẳn con số đã vượt khòi 30, mà phần lớn là sách văn chương. Đó là niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ hai.
* Nếu 21/9 là một thời điểm gặp gỡ thì Tủ sách Nước Mặn là một điểm hẹn để chia sẻ và giới thiệu với công chúng những tác phẩm văn chương Công Giáo mới. Năm nay ngoài tuyển tập Giải văn thơ LM Đặng Đức Tuấn V và tuyển tập Giải VVĐT II, đã có một tập thơ và một tập truyện của Cao Gia An, tác giả đạt giải nhất truyện ngắn của cuộc thi Sen Giữa Lầy, 2010. Tập thơ của tác giả Thế Nhân đang in. Tủ sách Nước Mặn cũng sẽ hỗ trợ cho mỗi tác giả đạt giải VVĐT in những tuyển tập truyện ngắn riêng. Bản thảo quyển đầu tiên của loại này đã biên tập xong, của tác giả Nguyễn Hoàng Hải, giáo phận Nha Trang, đạt giải Viết Văn Đường Trường I. Trong cuộc họp mặt này chúng con sẽ trao đổi với tác giả để chuẩn bị xuất bản.
Đó là niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ ba.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ tư là sự gặp gỡ Bắc Nam. Qui Nhơn ở trung độ. Các bạn ở Sài Gòn và miền Tây có thể thấy Qui Nhơn xa vời vời, nhưng dù sao cũng gần hơn Hà Nội. Với Hà Nôi thì Qui Nhơn chỉ mới hơn nửa đường Sài Gòn. Nhờ đó mà năm ngoái đã có hai tham dự viên từ Vinh và ba từ Hà Nội, một từ Huế, một từ Bình Thuận. Năm nay ba từ Sài Gòn, ba từ Nha Trang, hai từ Kontum, hai từ Huế và xa hơn Hà Nội, hai từ Bắc Ninh và một từ Hưng Hóa.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ năm là một đội ngũ trẻ. Sau giải Sen Giữa Lầy, 2010, chúng con gửi chung những phần quà của các tác giả gần nhau về một nơi và hẹn các tác giả đến nhận cùng một ngày giờ, để có dịp gặp nhau trao đổi. Một thầy thần học ĐCV Sao Biển Nha Trang cho biết: “Thật quá bất ngờ đối với con, ai cũng đáng tuổi phụ huynh của con!” Thế nhưng trong những tác giả về họp mặt năm nay tại Qui Nhơn, chỉ có hai người trên 30 (thêm một vị khác trên 30 vắng mặt), còn tất cả đều dưới 30, trong đó 16 người 19-25 tuổi.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ sáu là, Chúa đang chuẩn bị cho văn học nghệ thuật Công Giáo những người chăm lo công việc mục vụ văn bút về sau:
Tác giả Cao Gia An, dòng Tên, vừa thụ phong LM ngày 21/8/2014. Trong lễ thụ phong của cha An, một số tác giả văn thơ Công Giáo trẻ đã đến dự, trong đó có một chủng sinh du học Rôma đang thời gian về thăm quê nhà Phát Diệm, nhà thơ Đình Chẩn, giải Nhánh Huệ Nước Trời 2011. Cả Đình Chẩn và Cao Gia An là những tác giả trẻ góp mặt trong bộ sưu tập Có Một Vườn Thơ Đạo, 2012.
Trong lần họp mặt văn thơ tháng 9 năm nay, 5 anh em chủng sinh từ ĐCV Sao Biển Nha Trang và một của ĐCV Huế hiện cũng có mặt.
Rồi thêm một nữ tu Phát Diệm đang phục vụ tại Sài Gòn, một số bạn nữa đang chuẩn bị vào các chủng viện hoặc dòng tu khác.
Ba chị em đang thời gian đào tạo của Dòng MTG Thủ Đức và một chủng sinh ĐCV Vinh Thanh không đến được.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ bảy: Một tác giả đạt Giải VVĐT năm ngoái gọi điện xin dư họp mặt VVĐT năm nay. Tại sao không? Vâng, rồi ra không chỉ những vị đạt giải năm ngoái, năm kia, mà cả những cuộc thi trước đó, cùng với các tác giả trong bộ sách Có Một Vườn Thơ Đạo và những tác giả khác nữa cũng được mời dự họp mặt và hành hương tưởng niệm theo những dấu chân Hàn Mạc Tử… Mà dù không mời cũng đến, những anh chị em từ những giáo phận khác nhau của Giáo Hội Việt Nam dần dần sẽ quen biết nhau để rồi sẽ cùng nhau hợp tác lo cho văn học nghệ thuật Công Giáo.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ tám: Không riêng số người dự thi mà cả thành phần giám khảo cũng mang tính liên giáo phận và liên lục đia, vượt ngoài lãnh thổ Gp Qui Nhơn. Năm ngoái, có cha Minh Anh từ giáo phận Huế, nhà văn Nguyễn Một, hội Nhà Văn Việt Nam, từ giáo phận Xuân Lộc, và nhà thơ Trần Nguyễn Trang Đài, Hoa Kỳ. Năm nay có tác giả Lê Hồng Bảo từ Ninh Thuận, Gp Nha Trang; nhà lý luận văn học Bùi Công Thuấn, Hội Văn học Nghệ Thuật Đồng Nai, từ Gp Xuân Lộc, và nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây, Dòng Ngôi Lời, Úc châu. Internet đang nối kết những tấm lòng cùng muốn lo cho mục vụ văn bút của Dân Chúa.
* Niềm vui và cũng là niềm tạ ơn thứ chín: Đã thoáng thấy một cách để thực hiện việc đào tạo. Giải văn thơ Lm Đặng Đức Tuấn nhằm tìm kiếm và đào tạo tài năng trẻ nơi hàng ngũ học sinh giáo lý trong lòng Giáo phận Qui Nhơn. Giải Viết Văn Đường Trường cũng nhắm đến mục đích như thế nơi những bạn tuổi lớn hơn, cho đến 40 tuổi. Việc đào tạo cho các bạn trẻ Giải Đặng Đức Tuấn đã được thực hiện qua sinh hoạt Câu lạc bộ tại các Giáo hạt và các nội san. Việc giúp các tác giả trẻ của giải VVĐT mài giũa tài năng thì cho đến lúc này vẫn chỉ mới là một ước mơ, chưa biết thực hiện thế nào. Biết bao giờ mới có điều kiện vật chất và nhân sự để thực hiện một trường đào tạo, những khóa bồi dưỡng tâm linh, khơi dậy một tấm lòng vì ích chung và khả năng làm việc chung cho các tác giả trẻ, hoặc ít là tổ chức được những trại sáng tác để trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng viết văn làm thơ?... Thế nhưng ở Giải VVĐT lần II này, hai Giám khảo Lê Hồng Bảo và Nguyễn Trung Tây, không chỉ gửi cho Ban Tổ chức một bảng điểm gãy gọn mà còn cẩn thận ghi lại nhận xét về từng bài dự thi. Cách riêng Giám khảo Bùi Công Thuấn đã có hai bài viết nhận định tổng hợp về loạt bài được vào chung khảo. Sự đóng góp của các Giám khảo đem lại một lóe sáng: Với những điều kiện hạn hẹp đang có, ta vẫn có thể thực hiện việc giúp nhau nâng cao kỹ năng viết văn bằng những chia sẻ và trao đổi với nhau trên internet.
* Thứ mười là niềm vui lớn mà Tình yêu Quan phòng của Thiên Chúa dành cho những người dám bước đi trong đức tin. Chính Thiên Chúa đã chăm sóc lo liệu về mặt tài chánh cho Giải thưởng này.
Cuối tháng 8 vừa qua, khi họp trù bị, Ban Tổ chức chỉ có chưa được 1/3 số tiền cần thiết. Cuối năm 2013, Cha Antôn Lê Quang Trình từ Mỹ giúp 600 đôla, đem đổi ra tiền Việt, cộng với chút tiền dư trước đó, cha trưởng ban mua được một sổ tiết kiệm 22 triệu dành cho giải này. Tiền tích lũy của cha trưởng ban dành cho giải VVĐT lần II dần dần có thêm được18 triệu nữa, tổng cộng là 40 triệu. Đang khi đó, cả tiền thưởng, hỗ trợ tiền xe cho một số tác giả, tiền ăn và các chi phí thụ thuộc tổng cộng sẽ lên đến khoảng 130 triệu. Thế nhưng dựa trên kinh nghiệm những lần trước, anh chị em trong ban tổ chức vẫn yên tâm và cậy trông.
20 bản in photocopy tuyển tập “Nắng Mùa Đông” được gửi đến 20 địa chỉ chọn lọc và đã có 5 phản hồi: Một giáo dân từ Tp Hà Tĩnh giúp 10 triệu, bốn Đức Cha từ các Tòa giám mục Hải Phòng, Phát Diệm, Kontum và Qui Nhơn đã hỗ trợ tổng cộng 80 triệu. Vừa đúng 130 triệu, không hơn, không kém. Quả đúng như lời Chúa hứa: “Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, rồi mọi sự khác Ngài sẽ ban thêm cho” (Mt 6,33).
* Niềm vui thứ mười một là ở chỗ Chúa Quan Phòng không chỉ an ủi Ban Tổ chức thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc, nhưng còn cho thấy chính Ngài là Mục tử Tối Cao đang chăm sóc công cuộc của Ngài qua những tấm lòng các vị mục tử trong Hội thánh. Nếu trong các đại gia và đại chúng tín hữu hảo tâm thường nhiệt tình đóng góp cho nhu cầu xây dựng những ngôi nhà thờ bằng gạch ngói, chưa mấy ai quan tâm tới những đền thờ tinh thần, thì vẫn còn những tấm lòng mục tử. Con muốn nhấn mạnh điều đó để một lần nữa nhắn gửi với những ai đang bận tâm lo cho tiền đồ văn hóa của Giáo Hội Việt Nam một lời: Xin đừng e ngại và lo sợ! Hãy cứ mạnh dạn lên phương án xây dựng tòa nhà văn hóa cho Giáo Hội, như người ta làm bản vẽ nhà thờ. Cứ mạnh dạn định ngày đặt viên đá đầu tiên rồi chính Chúa sẽ liệu đề có ngày đặt viên đá cuối cùng. Con muốn gửi đến các vị ấy hai câu cuối bài thơ Cao Thích tiễn biệt bạn ông là Đổng Đại:
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,
Thiên hạ hà nhân bất thức quân?
Có nghĩa là: Xin bạn đừng buồn vì cái ý nghĩ nơi đất khách sẽ không ai là tri kỷ, vì trong thiên hạ nào ai là người không biết bạn?
Hai câu của Cao Thích không ăn hợp với hoàn cảnh người làm mục vụ văn hóa tại Việt Nam nhưng nó gợi ý để con viết hai câu khác với ý nghĩa: Dù sao trên cõi đời vẫn còn người đồng cảm với bạn.
Đừng buồn dặm thẳm không ai hiểu,
Đếm bước Emmau vẫn có Ngài…
Xin hẹn sang năm, ngày này, ta sẽ họp mặt lần thứ IV, 2015, và rồi sẽ đến lần thứ VII, 2018 khi Giáo phận Qui Nhơn mừng năm thánh kỷ niệm 400 năm Tin mừng của Chúa Kitô đáp xuống quê hương Nước Mặn.
Và ta sẽ kể với nhau những niềm vui và niềm tạ ơn thứ mười hai, thứ mười ba, cho đến vô tận…
Một lần nữa, thay lời anh chị em trong Ban Tổ chức, con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cùng với lời cảm tạ Đức Cha Matthêô và quý Đức Cha, xin cám ơn quý Giám khảo, các trang truyền thông Công Giáo, các nhà xuất bản, xin cám ơn quý tác giả có mặt hôm nay, quý tác giả đã tích cực hưởng ứng cuộc thi, những độc giả đã tham gia bình chọn, các bạn sinh viên Câu lạc bộ Đồng Xanh Thơ hiện theo học tại Tp Qui Nhơn đang có mặt tại đây. Xin cám ơn tất cả trong tình yêu Thiên Chúa. Amen.
Qui Nhơn, 21-9-2014
Lm Trăng Thập Tư Võ Tá Khánh