Ngày 29-09-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi người là một tá điền làm vườn nho
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:36 29/09/2011
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN, năm A
( ĐƯỢC KÍNH TRỌNG THỂ LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI )
Mt 21, 33-43

Ca nhập lễ thánh lễ Chúa nhật XXVII thường niên, năm A viết :” Lạy Chúa, Chúa an bài mọi sự theo thánh ý của Ngài, mà không ai cưỡng nổi.Ngài tạo thành vũ trụ cùng muôn loài hiện hữu dưới bầu trời. Chính Ngài là Chúa Tể càn khôn “. Các bài đọc hôm nay, đặc biệt đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn “ Những người thợ làm vườn nho “. Chúa trao cho chúng ta mỗi người một vườn nho để chúng ta làm việc sinh hoa lợi và Ngài còn tôn trọng chúng ta, để chúng ta hoàn toàn tự do sắp xếp công việc và trẩy đi phương xa…

Điều quý trọng nhất của con người, tức là tá điền được Chúa trao phó cho một vườn nho và Ngài để cho con người tùy theo sáng kiến với khả năng, với của cải để định đoạt công việc. Tác giả Tin Mừng Matthêu viết :” Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi phương xa “ ( Mt 21,33 ). Ông chủ tin tưởng tá điền, không cần ở đó để canh chừng, kiểm soát. Ông tôn trọng con người. Tuy nhiên, có những tá điền, có những con người đã không tuân lệnh Ông chủ, đã lạm dụng sự tin tưởng, tín nhiệm của Ông chủ mà tìm kiếm lợi lộc riêng. Họ đã phụ lòng tín nhiệm của Ông chủ. Những tá điền này đã ngược đãi, đánh đập, sát hại các đầy tớ mà Ông chủ sai đến. Cuối cùng, Ông chủ sai chính con của mình đến, nhưng những tá điền cũng hoàn toàn không nể vì Ông chủ, họ đã đang tâm làm điều gian ác, đang tâm sát hại, giết chết đứa con trai duy nhất, yêu quý của Ông chủ. Những tá điền làm như thế cốt chiếm lấy gia tài của Ông chủ để vinh thân phì gia, để lợi lộc riêng tư vv…Hậu quả thật đáng kinh tởm, gớm ghê đến nỗi :” Ác giả ác báo, Ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho Ông “ ( Mt 21, 41 ).

Chúa vẫn hiện diện giữa nhân loại, giữa con người. Ngài ban muôn vàn hồng ân xuống cho con người, để con người biết làm lợi cho Chúa và làm lợi chia sẻ cho anh chị em. Ngài không ban riêng cho con người để con người tìm danh lợi, làm giầu cho bản thân và tìm cách làm thỏa mãn cho cá nhân mình.

Chúa luôn trung thành, kiên nhẫn với những lỗi lầm, xúc phạm của con người và luôn tạo cơ hội để con người quay trở về, chứ không phải để họ càng ngày càng sa lầy trong tội lỗi, yếu hèn, xa Chúa. Vâng, xưa Chúa đã sinh ra, lớn lên và đi rao giảng, dân Do Thái và nhiều người đã được nghe Chúa rao giảng, đã chứng kiến các phép lạ Chúa làm nhưng họ vẫn chống đối Ngài. Chúa luôn hướng tới người nghèo, thương xót người tội lỗi, Ngài đã thực hiện các phép lạ trong cả ngày Sabbat, hưu lễ, nên càng làm cho giới lãnh đạo tôn giáo và Biệt phái, Pharisêu căm phẫn, chống đối. Ơn cứu độ Chúa ban là ơn cứu độ phổ quát, nhưng không cho con người, không trừ ai, miễn con người biết mở rộng tấm lòng để lãnh nhận ơn của Ngài. Chúa trao phó cho con người những nén bạc, khả năng là để con người làm lợi cho Ngài, chứ không phải để con người cất giấu và không biết xử dụng ơn huệ Ngài trao ban. Con người sẽ được Chúa chúc lành, gia ân giáng phúc nếu họ biết sử dụng tài năng, của cải Chúa ban nhưng không cho họ. Nếu không Chúa sẽ cất hết, rút lại hết và sẽ bị Chúa khiển trách :” Hỡi đầy tớ lười biếng…”.

Chúa sẽ đòi chúng ta tính sổ với Chúa vào một lúc nào đó trong đời sống hoặc là chúng ta làm lợi như người năm nén làm lợi được năm nén khác hoặc như người được chủ trao một nén đã chôn vùi xuống đất, không biết làm lời cho chủ nên bị chủ rút hết số vốn một nén và trao cho người đã có năm hoặc mười nén. Người có sẽ được cho thêm và người không có đã bị lấy đi là như thế !

Hôm nay, Giáo Hội Việt Nam cũng cho phép được mừng kính trọng thể lễ Mẹ Mân Côi. Mẹ Maria được Giáo Hội Việt Nam và các tín hữu Việt Nam đặc biệt tôn kính mến yêu. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa nhưng Mẹ cũng là Mẹ của mỗi tín hữu. Chắc chắn Mẹ yêu Chúa thế nào, Mẹ cũng yêu mến mỗi người chúng ta như vậy. Chúng ta hết lòng tôn kính Mẹ và nghe lời Mẹ dạy bảo là năng lần chuỗi Mân Côi hằng ngày trong nhà thờ, trong gia đình và ở nơi nào có thể được.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, tình thương Chúa thật là cao cả, vượt xa mọi công trạng và ước muốn của con người : xin rộng tình tha thứ những lỗi lầm cắn rứt lương tâm chúng con, và thương ban những ơn trọng đại, lòng chúng con chẳng dám mơ tưởng bao giờ. Amen. ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa nhật XXVII thường niên, năm A ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Vườn nho trong Tin Mừng hôm nay có nghĩa gì ?
2.Tá điền ở đây là ai ?
3.Ông chủ là ai ?
4.”Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa “ ( Mt 21, 33 ) có nghĩa gì ?
5.Ơn cứu độ là ơn gì ?
6.Thiên Chúa có kiên nhẫn trước những lỗi lầm và xúc phạm của chúng ta không ?
 
Thiên Chúa không bỏ rơi dù chúng ta sai lỗi
Lm Jude Siciliano, OP
06:36 29/09/2011
CHÚA NHẬT 27 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Isaia 5: 1-7; Tv 80; Philipphê 4: 6-9; Matthêu 21: 33-43

Ngày càng có nhiều tiểu bang trồng nho. Trước đây, những tiểu bang sản xuất rượu nho chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng nay, khi rảo quanh nước Mỹ, tôi thấy các bảng hiệu trên đường cao tốc có nhiều biển quảng cáo các chuyến tham quan vườn nho và thưởng thức rượu nho ở các tiểu bang mà tôi chưa bao giờ biết tới. Với số vườn nho gia tăng và những cơ hội tham quan, tận mắt được xem chế biến rượu nho, nhiều người chúng ta đã biết nhiều về việc trồng nho, thu hoạch và chế biến rượu nho.
Điều chúng ta có thể biết được qua những chuyến tham quan này là dù được trang bị những nông cụ hiện đại, việc trồng và thu hoạch nho để chế rượu vẫn cần rất nhiều thời gian, sức lực và tiền của. Ngày nay còn như thế huống hồ gì là thời xưa. Bài đọc trong sách ngôn sứ Isaia cho thấy đôi nét về việc trồng trọt và chăm sóc vườn nho.
Ngôn sứ Isaia cho chúng ta biết bạn ông chăm sóc vườn nho trên sườn đồi của mình ra sao. (Vườn nho trồng trên sườn đồi hẳn phải mất công chăm sóc kỹ hơn). Đầu tiên, người bạn của ông cuốc đất, nhặt đá và trồng giống nho quý. Hẳn nhiên, ông đã mong ước có rượu nho để cùng cung vui với gia đình và bạn bè. (Những người làm vườn nho nói họ có thể nếm được vị rượu ngay cả trước khi họ ép nho). Ông xây một vọng gác để canh chừng thú vật và kẻ xấu xâm nhập. Sau mọi nỗ lực, thử tượng tượng ông kinh ngạc ra sao khi mùa màng thất bát, tất cả ông thu được chỉ là “nho dại”.
Như Isaia, các tác giả Kinh thánh khám phá ra trong vườn nho một ẩn dụ thích hợp để diễn tả mối tương quan của Thiên Chúa với dân Isarael. Ngôn sứ Isaia và Đức Giêsu đã dùng hình ảnh vườn nho như một cách so sánh tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, nhưng chính chúng ta lại không đón nhận và đáp trả. Dụ ngôn của Đức Giêsu lặp lại của Isaia, nhưng có khác, ông chủ vườn nho chỉ tiêu diệt các tá điền, còn vườn nho thì giao cho những những tá điền khác canh tác.
Mẹ tôi chẳng bao giờ thực sự thích câu chuyện Maria và Matta trong Tin mừng Luca và, nếu đưa câu chuyện đó cho bà, bà sẽ cắt vụn nó ra. Bà rất đồng cảm với cô Matta, và cho rằng nghĩ đến việc cô Maria đang ngồi dưới chân Đức Giêsu để lắng nghe Người trong khi chị của cô phải tất tả làm mọi việc cần thiết để tiếp đãi khách, thì thấy cô thật lười biếng và thiếu quan tâm làm sao.
Dù chúng ta có yêu mến Kinh thánh đến thế nào, tôi chắc rằng có những đoạn chúng ta sẽ không thích, vì thấy nó phi thực tế hoặc thậm chí còn ngớ ngẩn nữa. Thực vậy, nếu đưa cho chúng ta câu chuyện ấy, chúng ta sẽ cắt bỏ hay chỉnh sửa cho hợp lý. Một người bạn có thể hỏi: “Anh có thực sự tin điều đó không?” Không cần mất nhiều thời gian để tìm ra các đoạn này. Những lời dạy của Đức Giêsu như hãy yêu thương kẻ thù, đưa má bên kia ra, tha thứ bảy mươi lần bảy thì sao? Nếu có thể, liệu chúng ta có bỏ ngay những đoạn này, hay ít ra là làm cho chúng “thực” hơn không? Hẳn rằng, khi đó bài đọc và bài Tin mừng sẽ bớt rối rắm!
Có lẽ đoạn Kinh thánh hôm nay là một trong số đó, chúng ta chọn, nhưng sẽ sắp xếp lại. Nếu là nhà biên soạn tôi sẽ cắt bỏ phần giữa của dụ ngôn. Tôi sẽ bỏ phần ngay sau khi các đầy tớ đầu tiên được sai tới để thu hoa lợi, bị bắt và bị giết. Tiếp đến, tôi sẽ đi thẳng đến phần Đức Giêsu hỏi: “Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?”
Chắc chắn tôi sẽ giữ lại câu trả lời mà các nhà lãnh đạo tôn giáo trả lời Đức Giêsu cách rất hợp lý: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa họ nộp hoa lợi cho ông”. Nếu là nhà biên sạon tôi sẽ đề nghị với Đức Giêsu cắt bỏ câu sau: “Ông lại sai một số đầy tớ khác đến”. Và chắc chắn tôi cũng sẽ nói Người bỏ đi câu: “Sau cùng, ông sai con mình đến gặp chúng”. Tại sao tôi lại có ý như thế? Chẳng lẽ những hành động của ông chủ không gợi ra điều gì cho đầu óc thực tế, nhạy cảm của chúng ta sao? Có cha mẹ nào lại đẩy con mình vào tình trạng đầy hiểm nguy không? Chẳng phải câu chuyện sẽ khó được người ta hiểu và chấp nhận nếu nó chứa đựng những chi tiết không như mong đợi và thiếu thực tế sao? Vì trẻ con thường nói: “Đừng có mơ!”
Nếu tách những phần này khỏi câu chuyện, chúng ta sẽ được một câu chuyện dễ hiểu và thực tế, hợp với cách thức hành động của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ đánh mất Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đang muốn nhắm đến, dù cho bị khước từ ngay lần đầu, nhưng cũng không bỏ chúng ta, nhưng tiếp tục trở lại để mời gọi chúng ta. Đây chính là Thiên Chúa, Đấng không ngừng mời gọi chúng ta hãy sống trung thành hơn trong khu vực cụ thể của vườn nho, nơi mà chúng ta được mời gọi để sống và canh tác.
Chúng ta biết rằng khi Đức Giêsu kể câu chuyện về vườn nho, Người không đề cập đến nho và nông vụ. Nhưng thực ra, Người cũng có chút hàm ý. Dụ ngôn này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sinh trái của chúng ta trong vườn nho. Đức Giêsu đang có ý nói đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta, công việc chúng ta sống những ngày sống của mình - ở trường, nơi công sở, văn phòng, siêu thị, sân chơi, trên máy tính…. Những hoạt động này, đặc biệt nơi công sở, tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của chúng ta. Đức Giêsu đề nghị rằng chính những nơi chúng ta dành nhiều tâm huyết và sức lực, chúng ta hãy sống theo luật của Người. Ở đó, mọi hoạt động của chúng ta phải theo những chỉ dẫn mà Người đã dạy: giá trị, phẩm giá của con người và thái độ, tầm quan trọng của công việc. Sẽ chẳng có thu hoạch và rượu vang để chúc mừng nếu thiếu đi những công nhân trung thực và tận tuỵ.
Chúng ta cùng tuyên xưng niềm tin của mình tại đây vào mỗi Chúa Nhật. Nhưng ai trong chúng ta không thể thừa nhận: “Tôi có thể làm cho Chúa hơn nữa?” Hay “Những hành động của tôi có thể phù hợp hơn với niềm tin mà tôi đã tuyên xưng trong thánh đường”. Vâng, tất cả chúng ta đều thất bại. Đó chẳng phải là lý do tại sao mỗi Thánh lễ diễn tả khát mong được xót thương của chúng ta đó sao?
Nếu có cơ hội để biên soạn lại bản văn Kinh thánh, tốt hơn chúng ta cứ hãy giữ nguyên câu chuyện theo cách Đức Giêsu muốn dạy. Mỗi chúng ta cần phần giữa của câu chuyện - phần về các đầy tớ được sai thêm đến với các tá điền bất trung trong vườn nho. Đặc biệt, chúng ta cần giữ lại phần về người con được sai đến với chúng, vì nó là nhắc nhớ rằng Thiên Chúa luôn sẵn lòng đến với chúng ta trong khu vực cụ thể trong vườn nho, nơi Người đã trao cho chúng ta chăm sóc. Chúng ta cần lắng nghe về Thiên Chúa mà Đức Giêsu đang bày tỏ cho chúng ta. Thiên Chúa không từ bỏ chúng ta ngay cả khi chúng ta quay lưng lại với Thiên Chúa. Thiên Chúa sẵn sàng mạo hiểm nhìn vào những điều ngớ ngẩn trong con mắt của chúng ta; sẵn sàng trở lại với chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa không suy giảm dù cho chúng ta có khước từ Người hay sống đức tin thờ ơ lãnh đạm.
Hết Chúa Nhật này đến Chúa Nhật khác, chúng ta đến đây bởi vì muốn cuộc sống của mình được phản tỉnh từ những câu chuyện Tin mừng chúng ta được nghe. Chúng ta không biết ơn khi chúng ta được trao cho hết cơ hội này đến cơ hội khác, để đổi mới quyết tâm cho tuần tới, để được trở thành những thành viên mang lại nhiều hoa trái hơn trong gia đình của Thiên Chúa hay sao? Trên hết, chẳng lẽ chúng ta không cảm kích vì Thiên Chúa nhìn vào lòng ta và biết rằng chúng ta muốn sống một cuộc đời tốt hơn và tin tưởng hơn đó sao? Vì thế, Thiên Chúa gửi Con của Người đến với chúng ta trong Thánh Lễ này để nuôi dưỡng chúng ta và cho chúng ta thêm một cơ hội nữa để đáp trả tình yêu của Chúa.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


27th SUNDAY IN ORDINARY TIME A
Is 5: 1-7; Ps 80; Phil 4: 6-9; Mt 21: 33-43

It seems that more and more states have vineyards these days. In the "old days" we could name the wine producing states on one hand. But, as I travel around the United States, I see highway signs advertising vineyard tours and wine tastings in states I never would have associated with wine. With the increased numbers of vineyards and opportunities to tour them and see wine production up close, a large number of us have learned a lot about planting vineyards, harvesting and making wines.
One thing we probably have learned on those tours is that even with modern farm equipment, planting and harvesting grapes to make wine takes a lot of time, energy and money. That’s true now and it certainly was true in more primitive biblical times. Our Isaiah reading reflects a little about planting and the tending of a vineyard in those days.
Isaiah tells us of the care his friend took with his hillside vineyard. (Vineyard planting on a hillside probably required even more intense labor and attention than usual.) First, his friend turned the soil, cleared the stones and planted the choicest wines. He must have had great hopes for the wine he would eventually drink with his family and friends. (Winemakers say they can almost taste the wine even before they press the grapes) He even built a watchtower to help him keep an eye out for both animal and human intruders. Imagine his surprise and frustration when, after all his efforts, all he got was "wild grapes."
Biblical writers, like Isaiah, found in the vineyard an appropriate metaphor for God’s relationship with the people of Israel. Isaiah and Jesus used the vineyard as a way of contrasting God’s love for us with our lack of receptivity and response. Jesus’ parable echoes Isaiah’s, but unlike the prophet’s version, while the master of the vineyard will destroy the tenants, the vineyard is spared and given to others who will take better care of it and be responsible for fruit.
My mother never really liked the Mary and Martha story in Luke’s gospel and, if it were left to her, she would have taken a scissor to it. She identified strongly with Martha, she said, and thought Mary sitting at the feet of Jesus listening to him while her sister was rushing around doing all the necessary work of hospitality, was just lazy and inconsiderate.
No matter how much we love the scriptures I’m sure that there are passages we just don’t like, find impractical, unrealistic or even naïve. In fact, if it were left up to us, we might just cut them out or edit them severely. When we hear them in the company of others, we may even feel a bit uncomfortable. A friend might even ask, "Do you really believe that?" It doesn’t take long to think of those passages. What about Jesus’ teaching to love our enemies, turn the other cheek, forgive 77 times? If we could, would we eliminate those passages, or at least make them sound more "real?" It certainly would make reading and following the gospel a lot less complicated and challenging!
Maybe today’s scripture passage is one of those we would choose to keep, but would like to edit. If I had an editor’s pen in hand I would cut out the center section of this parable. I would eliminate the part right after the first servants were sent out to collect the produce from the vineyard and were seized and killed. Then I would proceed quickly to the part with Jesus asks the question, "What will the owner of the vineyard do to those tenants when he comes?"
I would certainly keep the answer the religious leaders, very sensibly, give to Jesus: "The owner will put those wretched men to a wretched death and lease the vineyard to other tenants who would give him the produce at the proper times." If I were the editor I would suggest to Jesus to cut the part that says, "Again he sent other servants." For sure I would tell him to eliminate the line, "Finally he sent his son to them." See what I mean? Does this landowner’s actions make any sense to our practical, sensible minds? What parent would send a child into such a situation, so fraught with danger? Wouldn’t the story be much more acceptable and understandable to people if it didn’t contain these undesirable, unrealistic details? As the kids say, "Get real!"
If we did cut those parts out of the story we would be left with a sensible and practical tale that might suit our ways of acting. But what we would lose would be the God Jesus is alluding to who, even when first rebuffed, doesn’t give up on us, but keeps coming back to make an appeal to us. This is a God who again and again invites us to live more faithful lives in the particular part of the vineyard in which we are called to live and minister.
We know that when Jesus tells a story about vineyards he is not talking about grapes and farmwork. Rather, he has something else on his mind. This parable emphasizes the importance of our bearing fruits in the vineyard. Jesus is addressing our daily lives, the work we do and how we pass our days–at school, work, office, supermarkets, playfields, at our computers etc. These activities, especially at work, take so much of our time and energy. Jesus is suggesting that it is at the very places where we spend so much attention and energies that we are under his rule of life. There we must be guided in our activities by what he teaches about: the value and dignity of every human being and the dignity and importance of our own work. Without honest and dedicated workers there would be no harvest and no wine to celebrate.
We profess the ideals of our faith here each Sunday. But who among us couldn’t admit, "I could do more for God?" Or, "My actions could be more consistent with the faith I profess in church." Yes, we all fall short. Isn’t that why we start each Eucharist expressing our desire for mercy?
If we did have an opportunity to edit the biblical text, we would be better off leaving the story the way Jesus gives it to us. Each of us needs the middle section of the story–the part about the additional servants being sent to the rebellious tenants in the vineyard. We especially need to keep the part about the son being sent to them, for it is a reminder how far God is willing to go to reach out to us in the particular part of the vineyard we have been given to tend. Jesus is telling us something about God that we need to hear. God doesn’t give up on us even when we have turned away from God. God is willing to risk looking foolish in our eyes; willing to come again and again to us. God’s love doesn’t diminish even when we reject God or live lukewarm lives of faith.
We come here Sunday after Sunday because we want our lives to reflect the gospel stories we hear. Aren’t we grateful that we are given second, third and even more chances to renew our resolution for the coming week to be more fruitful members of God’s family? Most of all, aren’t we grateful that God sees into our hearts and knows that we want to live good and faithful lives? So, God sends us the Son at this Eucharist to nourish us and moves us to take advantage of this one-more opportunity to respond to God’s love.


 
“Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
06:57 29/09/2011
Ngày 1 – 10, Giáo hội long trọng mừng kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Việc kính nhớ Thánh Têrêxa không chỉ có ý nghĩa vinh danh “con đường nhỏ” (hay “con đường thơ ấu”) của Ngài, mà còn nhằm khơi dậy nơi mọi người nói chung và cách riêng là những người trẻ, tinh thần truyền giáo theo linh đạo của Thánh Nữ.

Đứng trước bối cảnh xã hội hôm nay, “con đường thơ ấu” mà Thánh Têrêxa đã mở ra vẫn có một sức hút và nguồn khích lệ lạ kỳ với đông đảo những người trẻ. Điều này cho thấy giá trị của linh đạo Têrêxa, không chỉ gần gũi với các bạn trẻ, mà còn thúc đẩy nơi họ tinh thần dấn thân triệt để dựa vào tâm huyết và năng lực của bản thân.

Trước hết, “con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu giúp người trẻ chúng ta ý thức thân phận hữu hạn của mình trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dẫu biết lý tưởng phục vụ luôn là định hướng cao đẹp, nhưng nếu chúng ta hành động trong ảo tưởng và ngoài khả năng của mình thì thật khó lòng vươn tới kết quả mong muốn. Trong trường hợp này, sẽ khả quan, nếu chúng ta biết đặt mục tiêu cho lý tưởng dấn thân theo gương Thánh nữ Têrêxa; thì chính Thiên Chúa sẽ mở đường và phú ban cho ta sức mạnh để vượt lên những bất toàn.

Thánh nhân đã khởi đi “con đường nhỏ” của mình bằng việc chiêm niệm để nhận ra, “ơn hoàn hảo nhất chẳng là gì cả, nếu không có tình yêu… và Đức ái là con đường tuyệt hảo chắn chắn dẫn tới Thiên Chúa”. Như vậy, con người nhỏ bé Têrêxa tưởng chừng như bất lực trước lý tưởng sống, đã khám phá ra ơn gọi của mình; như lời Thánh nhân tâm sự: “…Đức ái đã cho em chìa khóa để tìm ra ơn gọi của em… Em hiểu rằng, tình yêu bao trùm mọi ơn gọi, và tình yêu là tất cả…” (Truyện Một Tâm Hồn).

Người trẻ hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố có nguy cơ đánh mất lý tưởng phục vụ chân chính nơi họ. Chủ nghĩa hình thức và nhu cầu chạy đua để dành lấy những nấc thang địa vị trong xã hội rất dễ làm cho người trẻ không còn nghĩ đến việc dấn thân cho hạnh phúc tha nhân. Chính trong bối cảnh đó, một bộ phận đông đảo bạn trẻ có tâm huyết phục vụ đã cảm thấy hụt hẫng trước sự bất lực của mình. Họ sợ bị cô lập trước một xã hội đang đòi hỏi họ phải cống hiến những thành quả hữu hình; và họ sợ những thiện chí và thao thức nơi mình sẽ đổ vỡ khi nhân loại cố ý hay vô tình không nhận ra…

Nhưng các bạn đừng buồn ! “Con đường nhỏ” của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã và đang mở ra cho chúng ta lối bước thênh thang, được khởi điểm bởi Đức ái Kitô giáo. Như Thánh Têrêxa, chúng ta hãy khôn ngoan để nhận ra, “nếu Hội Thánh có một phần thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất… chỉ có tình yêu mới làm cho Hội Thánh hoạt động” (Một Tâm Hồn). Vậy tại sao các bạn phải bi quan khi chính chúng ta là phần “chi thể cần thiết” ấy trong đại gia đình Hội Thánh. Điều chúng ta cần lúc này là biết đáp trả bằng một tình yêu hoàn toàn tự hiến.

Tất nhiên, khi chọn “con đường nhỏ” cho mình, chúng ta sẽ gặp phải những chật hẹp, gai góc của đời sống tâm linh. Gương sống của Thánh nữ Têrêxa mời gọi ta hãy “đơn sơ bước đi trên con đường phó thác” trong âm thầm và tin tưởng tuyệt đối nơi tình thương của Chúa; vì:

“… nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18, 3).

Có thể những thành quả do mồ hôi nước mắt của chúng ta dù không được xã hội để ý tới, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng thấu suốt đang nhìn nhận. Có thể do hoàn cảnh sống và năng lực bản thân, chúng ta bị liệt vào hàng địa vị thấp hèn trong xã hội. Nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta biết cống hiến vốn quý giá nhất là tinh thần phục vụ hết mình cho hạnh phúc tha nhân.

Hiện nay ở Việt Nam, linh đạo Têrêxa đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều Giáo phận với với nhiều chi hội. Các hội viên đa số là các em ở độ tuổi thiếu niên đã thể hiện là những “Têrêxa nhỏ” giữa đời thường, qua việc phục vụ những người cùng khổ , phục vụ lợi ích các linh hồn. Động lực để các em dám “chấp nhận tất cả”, đó là Tình yêu.

Điều làm nên sự vĩ đại nơi Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là đời sống chiêm niệm sâu xa được kết hợp chặt chẽ với Đức ái. Với tuổi đời ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 24 mùa xuân, nhưng Thánh nhân đã xứng đáng được nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh, vì công trình thiêng liêng của Ngài đã tạo nên luồng sinh khí tu đức mới cho Giáo hội, nhất là giúp nuôi dưỡng những tâm hồn đơn thành có thể vươn tới đỉnh cao thánh thiện.

Biết bao người trẻ hôm nay cũng đang mơ ước “làm nên những công trình vĩ đại” trước xã hội để chứng tỏ mình. Nhưng chúng ta quên mất rằng, những điều vĩ đại có thể ở ngay bên cạnh ta, ẩn tàng trong con người ta. Kinh nghiệm của Thánh Têrêxa đã cho thấy điều đó. Vốn chỉ là thiếu nữ mọn hèn, chưa làm điều gì trổi vượt dưới con mắt người đời. Nhưng đàng sau những việc tưởng chừng vô nghĩa của nữ nhi thấp hèn ấy lại ẩn tàng một tình yêu cao cả. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác quyết:

“Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu là vị thánh trẻ nhất được tôn vinh danh hiệu Tiến sỹ Hội Thánh. Song con đường thiêng liêng của Thánh nhân chứng tỏ sự trưởng thành sung mãn nơi Ngài. Cảm nhận Đức tin còn lưu lại trên bút tích của Thánh nhân quả thực sâu rộng khiến Ngài xứng đáng chen vai thích cánh cùng các bậc thầy lừng danh về tu đức của Giáo hội Công Giáo”.

Cùng với Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, người trẻ hôm nay hãy bắt đầu từ những “con đường nhỏ” của riêng mình. Con đường ấy phải được hội tụ niềm say mê “vì phần rỗi mọi người”. Có như thế, chúng ta mới hy vọng tìm kiếm và chinh phục sự thiện hảo. Và chỉ có Đức ái là điểm tựa duy nhất cho chúng ta trên hành trình thiêng liêng này.
 
Thánh nhân nơi Therese Hài đồng Giêsu và thánh nhân theo quan niệm Trang Tử
Paul Trần Văn Hùng, O.Carm.
07:05 29/09/2011
Bất cứ ai cũng có “triết lý sống” của mình, cho dù triết lý đó là “không cần triết lý gì cả”. Qua đó, mỗi người thể hiện quan niệm sống, bày tỏ thái độ cuộc đời, và cuối cùng là để khẳng định mình. Có lẽ bản chất con người không cho người ta được an nhiên bằng lòng với thái độ thực dụng, thỏa mãn các nhu cầu trước mắt. Trong con người còn có những nhu cầu sâu xa hơn và một trong số đó là nhu cầu biện minh cho lý do hiện hữu của mình.[1] Từ đây lại nảy sinh ra muôn vàn quan điểm và lập trường khác nhau nhưng chung quy có thể nói là để giải quyết cho khuynh hướng thoát khỏi tình trạng vô danh .

Xuất phát từ một trong bốn tiêu chí theo truyền thống Công giáo về khái niệm “thánh”: tất cả những ai được thánh hóa nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, cho dù còn sống hay đã qua đời, Công giáo hay ngoài Công giáo, là Ki-tô hữu hay không phải Ki-tô hữu, những người có hay không có niềm tin tôn giáo rõ ràng,[2] xin được điểm qua một vài ghi nhận về thánh nhân nơi con người Therese Hài Đồng Giêsu, và cùng một ý nghĩa với từ ngữ thánh nhân theo nhân sinh quan của Trang Tử. Và những ghi nhận này sẽ không nằm ngoài phạm vi bàn về thái độ cuộc đời như đã đề cập ở trên. Cả hai, một bên là vị thánh của Giáo hội và bên kia là vị hiền triết của Đạo học Đông phương, đều trình bày về lối sống hòa điệu giữa cuộc đời (cho dù là diễn tả bằng chính cuộc sống của mình hay là những quan niệm sống), và có thể nói cả hai đã gặp nhau ở một số điểm.

Có thể nói, những tư tưởng mà người đời phần đông ưa thích là những tư tưởng thoả được lòng dục vọng của họ. Cái gì trái với lòng ao ước của họ, là họ bác ngay, trước khi xem xét coi nó có đúng sự thật hay không. Đã chẳng những bác ngay, mà lại còn xem như thù địch. Một đặc điểm tâm lý, hay đúng hơn là một khuynh hướng cố hữu của con người là:"Con người ở đời, đều thích người ta đồng với mình, mà rất ghét người ta khác với mình" (Trang Tử, Tề Vật Luận)[3] . Như đã nói, đồng với ta, cho ta là phải. Không đồng với ta, cho ta là quấy. Cho nên đem tư tưởng Trang Tử (730 – 298 TCN) mà nói ra lúc này phải chăng sẽ không bổ ích gì cho thiên hạ phần đông, có khi còn là một việc làm trái thời cũng không chừng. Bởi tinh thần của Trang Tử rõ ràng mang đậm tính nhu, ẩn mình, đi ngược lại với khuynh hướng tranh, đấu, minh, định. Cũng vậy, Therese (1873 – 1897) đã trình bày một lối sống mà một cách nào đó có thể coi là “nghịch dòng” với khuynh hướng và sở hiếu của nhiều người, suy cho cùng vốn khác nhau căn bản ở quan niệm về tự do và hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, sự gợi hứng từ Therese đã làm rung cảm hàng triệu trái tim thuộc nhiều lứa tuổi, và nhân sinh quan của Trang Chu (Trang Tử) vẫn sống với dòng đời hơn hai ngàn năm qua.

Cuộc đời của Therese diễn tả trọn vẹn sự từ bỏ, được thể hiện một cách rõ nét trong suốt chín năm cuối đời của chị tại dòng kín Cát Minh Lisieux. Đây không chỉ là sự xác quyết (như trong thủ bản gửi Mẹ Đáng Kính Agnes de Jesus kể về ngày đầu tiên được nhận vào tu viện, Therese tâm sự: “Với một niềm vui vô cùng sâu xa, con lặp đi lặp lại những lời này: ‘Mãi mãi, mãi mãi con sẽ ở đây!’”[4] ) nhưng đã được chị thể hiện một cách cụ thể qua qua chính cuộc sống hằng ngày. Có thể thấy ở nơi Therese đã bắt đầu hình thành ý thức này ngay từ lúc chị còn nhỏ (ở tuổi lên mười): “Thú thật cuộc sống ấy rất quyến rũ đối với con. Sách Khôn Ngoan thật có lý khi nói: ‘Sức quyến rũ của những dục vọng thế gian làm mê hoặc cả những tâm hồn chất phác’(Kn 4, 12)….Và con thấy tất cả chỉ là phù vân và đau khổ dưới ánh mặt trời (Gv 2,11)”.[5] Các bạn đồng trang lứa với Therese có thể sẽ đặt câu hỏi điều gì đã xảy ra với cô bạn của mình, tại sao một thiếu nữ trẻ lại muốn chôn vùi tuổi thanh xuân của mình giữa bốn bức tường của nhà kín, trong khi ở gia đình cô được nuông chiều không khác gì một cô công chúa nhỏ, và nhiều câu hỏi đại loại như thế.

Sự từ bỏ của Therese không chỉ ở khía cạnh cuộc sống vật chất và những lôi cuốn của thế tục nhưng hơn thế nữa, đó là sự từ bỏ ý riêng với sự đơn sơ khiêm tốn. Đây cũng chính là điều làm nên tính cách của Therese. Có thể nói phần lớn những người biết đến Therese đều nhận diện chị với liên tưởng trước tiên là tinh thần đơn sơ và trở nên như trẻ thơ. Vậy đâu là điều thôi thúc đàng sau sự từ bỏ này? Đối với Therese đó là sự tin tưởng phó thác vào Chúa. Có một tương quan thuận giữa từ bỏ và phó thác. Một khi càng từ bỏ thì sự phó thác càng thể hiện mạnh. Phó thác là trao phó chính mình cho Chúa, đặt mình dưới sự hướng dẫn của Người. Giả như tôi không chấp chận từ bỏ, không muốn để Chúa can thiệp vào cuộc đời mình thì còn nói gì đến chuyện tôi phó thác như thế nào. Theo Therese, sự thánh thiện không cốt tại làm việc này hay việc khác, nhưng hệ tại ở trạng thái linh hồn. Linh hồn phải khiêm tốn, phó thác trong tay Thiên Chúa toàn năng, phải nhận biết mình yếu đuối và cương quyết tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa.[6] Và như vậy, sự tự do ở đây được hiểu không phải là được làm bất cứ điều gì hợp với sở thích và ý định của mình, không bị ngăn trở hay ràng buộc từ ngoại giới nhưng là được tự do khỏi những lôi cuốn của cuộc sống và những ràng buộc của các quan hệ xã hội, và tự do khỏi những đè nặng của lo lắng buồn phiền một khi phó thác tất cả nơi Thiên Chúa.

Tinh thần đơn sơ bé nhỏ và phó thác đã làm nên Con đường thơ ấu thiêng liêng (Little way) của Therese. Chị đã bước vào con đường đó với sự trung thành trọn vẹn, dâng tất cả những hy sinh, đau khổ, mọi công việc dù là bé nhỏ nhất lên cho Đấng Lang Quân, tất cả được thực hiện trong âm thầm và bền bĩ. Điều đáng lưu ý là nói đến sự âm thầm, làm không phải để mong nhận được sự khen tặng từ người khác, không phô trương ồn ào nhưng là xuất phát từ lòng mến. Chính sự bền bĩ trong âm thầm là biểu hiện của sự can đảm mạnh mẽ, được nuôi dưỡng không bởi gì khác hơn ngoài tình yêu. Xin được dùng lại những lời trong sách Diễm Ca: “Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp” (Dc 8, 7). Nói cách khác, cuộc sống mà Therese thể hiện ra bên ngoài diễn tả tình yêu mãnh liệt từ bên trong. “…Con hiểu rằng Tình Yêu bao trùm mọi ơn gọi và Tình Yêu là tất cả; tắt một lời, Tình Yêu tồn tại mãi…cuối cùng con đã tìm thấy, ơn gọi của con chính là Tình Yêu…Như thế, con sẽ là tất cả…”.[7]

Trong khi đó, nhân sinh quan của Trang Tử được bàn ở đây cũng như toàn bộ tư tưởng triết học của ông có thể tóm lại trong một câu này trong thiên Tiêu Diêu Du: “Chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh”(Nam Hoa Kinh, Tiêu Diêu Du). (Kỷ có nghĩa là: Mình, thân mình, thuộc về mình. Ích kỷ: lợi cho mình. Có thể được hiểu tương đương với ngã: Tôi, ta. Bản ngã: cái tôi)[8] . Đây có thể coi là sự phát triển mạch lạc hơn từ tinh thần của Lão Tử: "Thiện hành vô triệt tích" (Đi giỏi thì không để lại dấu chân), (Đạo Đức Kinh 27 ).[9] Bước vào cuộc đời và đi qua cuộc đời như một cuộc dạo chơi với tinh thần an nhiên tự tại, không bị vướng bận bởi những lôi kéo của vòng danh lợi, không cầu để lại một dấu vết gì thuộc về mình (như là một cách khẳng định sự có mặt của mình trên cõi đời).

Có thể nói Lão Tử (khoảng Tk.5 TCN) là người đầu tiên trong triết học phương Đông bàn về Thực Tại Nhiệm Mầu, Thực Tại Tuyệt Đối hoàn toàn vô danh, vô thanh, vô ngôn, vô hình, ẩn sâu và tràn đầy trong khắp trời đất, làm ra tất cả mà không kể công, ở trong tất cả mà không ai biết. Thực Tại đó không hình không trạng, không thể đặt tên, tạm gọi là Đạo. Và theo Trang Tử, Đạo là Chân Lý Tuyệt Đối, vô hạn, toàn mãn. Bất kỳ vật nào trong trời đất đều có cái Đạo ấy ở trong, gọi là Tánh, Tánh ấy cùng với Đạo là một thể. Vậy phận sự của mỗi vật là trở về với cái Chân thể ấy, và hễ sống thuận được với Đạo rồi thì cái mà mình gọi là “làm” không còn phải là mình làm nữa, mà chính là cái Đạo nơi mình “làm”. Nghĩa là cái làm của vô ngã cho nên hành động ấy gọi là hành động vô vi. Bậc chân nhân (chân: thật) là kẻ đã huyền đồng cùng Đạo cho nên không còn hành động theo tư ngã, cho nên mới nói “chí nhân vô kỷ”. Vô kỷ, nên mới để cho mỗi vật an theo cái tánh tự nhiên của nó, nên dầu có giúp cho vạn vật thật, nhưng chỉ giúp cho nó sống được cái tự nhiên của nó, nên không công ơn gì với ai cả. Thế mới gọi là “thần nhân vô công”. Cũng như mặt trời kia chiếu sáng trên mọi vật, mang lại sự sống cho muôn loài, nhưng muôn loài không biết đến cái công của mặt trời. Có những kẻ “đời khen không thêm cho mình, đời chê không bớt cho mình”, nghĩa là đứng trên dư luận. Tuy đã biết thản nhiên với dư luận, nhưng còn để cho đời biết được mà khen chê. Đó là hạng người còn để lại cái “danh”. Đã vô kỷ, vô công, thì làm sao lại có danh. Nên mới gọi “thánh nhân vô danh”.

Trong khi thiên hạ rùng rùng chạy theo cuộc đua tranh để khẳng định cái tôi, cái bản lĩnh cá nhân (tìm kiếm cái kỷ, cái ngã) và khao khát lập nên những công trạng để đời, cuối cùng cũng chỉ để tìm kiếm cái danh, sao cho người khác biết đến mình, thì người hiểu Đạo lại tìm về cái vô ngã, tan biến giữa cuộc đời, không tranh không chấp. Tâm lý chung của hầu hết mọi người là thích được khen hơn là bị chê, dù là một đứa bé mới bắt đầu biết phân biệt giữa khen và chê cho đến những người đã trải qua hết cuộc đời. Thậm chí đến như: “Cứ nói dối đi, nếu anh muốn, nhưng hãy nói với em rằng: anh yêu em”. Nhiều người luôn bận tâm đến cái danh, chỉ sợ người đời không biết đến mình hoặc sợ bị đánh mất hình ảnh của mình trong mắt người khác, từ đó nảy sinh ra việc đánh bóng tên tuổi, thậm chí là hình thức “mạo danh”. Mặt khác lại cứ lo người đời không nhìn thấy những công việc tốt đẹp do mình làm. Trong khi thánh Therese làm tất cả trong thầm lặng với thái độ và tinh thần bền bĩ, cho dù được hay không được người khác nhìn thấy, Trang Tử cho rằng “vô công” là làm mà như không làm, còn Đức Giêsu thì dạy: “đừng cho tay trái biết việc tay phải làm”(Mt 6, 3).

Cho dù sống trong môi trường nào và vị thế nào, con người luôn sống trong trăn trở, thao thức, tranh đấu, qua đó tìm cách áp đặt những tiêu chuẩn, qui tắc đạo đức luân lý không chỉ cho riêng mình mà còn cho người khác. Thật đúng như những gì chép trong sách Giảng Viên: "...con người do Thiên Chúa làm nên, vốn đơn sơ ngay thẳng, nhưng chính họ lại đi tìm đủ chuyện rắc rối quanh co (Gv 7, 29). Liệu rằng những nguyên tắc đó có phải là qui chuẩn chung cho mọi người hay không, và giả như nếu đúng là vậy thì việc tôi áp đặt những qui tắc đó lên người khác là vì tôi muốn khẳng định bản thân tôi thông qua họ hay là vì mục đích hướng thượng cho cả tôi và họ. Cũng vậy, bản tính con người hay thích tranh biện. Đặc biệt là khi thấy người khác phát biểu hoặc hành xử không theo “chân lý” thì họ sẵn sàng đóng góp toàn bộ sự nhiệt tình của mình, dưới sự hậu thuẫn mặc nhiên bởi danh nghĩa “bênh vực chân lý”. Thật ra có chân lý bản thể hay khách thể (veritas ontological) nằm bên trong bản chất của sự vật. Vậy bản chất đó vẫn tự tại mà không bị ảnh hưởng hay được quyết định bởi lý lẽ hay tranh biện của anh hoặc của tôi.

Trong lối tu đức, (việc tập luyện nhân đức không nên hiểu là chỉ dành riêng cho giới tu hành, vì con người tự bản chất tìm về cái thiện), cần một thái độ nhẹ nhàng, tự nhiên như trẻ thơ thay vì phải nghiến răng nghiến lợi, gồng mình lên để đạt được những tiêu chuẩn đạo đức "tuyệt đối" nào đó. Cũng như chân nhân là người huyền đồng cùng Đạo, có Đạo làm một với mình thì cái chân tánh sẽ bộc lộ một cách tự nhiên, không còn cần phải nhìn trước ngó sau để so đo các qui tắc luật lệ, thì thánh Therese là người mang trong mình Tình Yêu, và nếu như mọi việc làm đều phát xuất từ Tình Yêu thì tự bản chất của nó đã là thánh rồi, còn cần gì đến những qui tắc luật lệ nào khác nữa, như thánh Gioan nói: “Yêu thương là chu toàn mọi lề luật”.

“Vào lúc chiều tà của cuộc sống, chúng ta sẽ được xét xử theo Tình Yêu” (Gioan Thánh Giá)

Chú thích
[1] Xc. Nguyễn Trọng Viễn, Triết học nhập môn (1995), tr. 4-8.
[2] Dịch từ Richard P. McBrien, Lives of the Saints (New York: HarperCollins Publishers, 2002), tr. 4.
[3] Nguyễn Duy Cần, Trang Tử tinh hoa (Nxb Thanh Niên, 1999), tr. 7.
[4] Hương Việt, Truyện một tâm hồn (Hà Nôi: Tôn Giáo, 2008), tr. 288.
[5] Sđd, tr. 149.
[6] Sđd, tr.8.
[7] Trích Tự thuật
[8] Nguyễn Quốc Hùng, Hán Việt tân từ điển (Sài Gòn: Khai Trí), tr. 314, 427.
[9] Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử - Đạo Đức Kinh (Hà Nội:Văn hóa Thông Tin, 2005), tr. 204.
 
Tổng Lãnh Thiên Thần Michael và đời sống con người
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:23 29/09/2011
Tổng Lãnh Thiên Thần Michael và đời sống con người

Hằng năm ngày 29.09. Giáo Hội mừng lễ kính Tổng lãnh Thiên Thần Michael cùng với hai vị Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel và Raphael.

Tổng lãnh Thiên Thần Michael là ai và có liên quan gì với đời sống đức tin và con người?

Quis ut Deus?

Tổng lãnh Thiên Thần Michael được xưng tụng với danh xưng bằng tiếng Latinh: Quis ut Deus? – Ai bằng Thiên Chúa?.

Theo tương truyền:

-Thiên Thần Michael được liệt vào hàng Thiên Thần quân đội chiến đấu đã đánh thắng Thiên Thần quỉ dữ Lucifer.

-Thiên Thần Michael đã vâng lệnh Thiên Chúa cầm gươm đuổi Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà ra khỏi vườn địa đàng, sau khi Ông bà phạm tội bất phục tùng Thiên Chúa.

- Thiên Thần Michael cũng là vị Thiên Thần thổi kèn Posaune đánh thức gọi những người đã qua đời sống lại ra khỏi mồ.

Hình ảnh cùng tượng Thiên Thần Michael được vẽ phác họa hay khắc chạm là một người mặc quân phục thời cổ Lamã có hai cánh bay sau lưng với bắp thịt gân cốt dũng mãnh, một tay cầm gươm như vũ khí, một tay cầm chiếc lá chắn, và chân đứng đạp trên con khủng long hình ảnh của qủi dữ.

Hình ảnh chiếc gươm trên tay Tổng lãnh Thiên Thần Michael là hình ảnh nói lên sức mạnh của tình yêu trong ý nghĩa cánh tay của Thiên Chúa được dương ra. Tổng lãnh Thiên Thần Michael giúp đỡ chỉ cho chúng ta tìm lại nẻo chính đường ngay, khi tầm nhìn con mắt chúng ta lạc mất hướng về trời cao.

Theo Kinh Thánh cựu ước Michael là vị Thiên Thần có đẳng cấp cao nhất trong các Thiên Thần bên ngai Thiên Chúa ( Sách Tiên tri Danien 10,13; 12, 1) có nhiệm vụ che chở bảo vệ dân Israel trước các quân thù địch, cùng cho khỏi cảnh khó khăn thử thách.

Thiên Thần Michael vào thời cựu ước ngày xưa được trình bày là một vị Thiên Thần trong sáu hay bảy vị Thiên Thần đẳng cấp chỉ huy cai trị, được Thiên Chúa tin tưởng các đặc biệt trao cho nhiệm vụ giữ chìa khóa nuớc trời, cùng là vị Thiên Thần chỉ huy tối cao các Thiên Thần.

Theo Kinh Thánh tân ước , Michael là Tổng lãnh Thiên Thần chống lại ma qủi.

„Cả những người mê sảng kia cũng vậy, họ làm cho thân xác ra ô uế, khinh dể chủ quần của Chúa, nói phạm đến các Bậc uy linh. Khi bàn cãi và tranh luận vói qủy về thi hài ông Môsê, ngay cả tổng lãnh thiên thần Micaen cũng không dám đưa ra một phán quyết nào phạm đến nó, mà chỉ nói: Xin Chúa trừng phạt ngươi! (“ ( thư Giuda 8-10)

„Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Micaen và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không có chỗ trên trời nữa.“ ( KH 12, 7-8)


Trong thời tân ước, Tổng lãnh Thiên Thần Michael được trình bày là sứ gỉa của Thiên Chúa với uy quyền sức mạnh đặc biệt, như người cầu khẩn phù hộ cho con người bên ngai Thiên Chúa, như Thiên Thần của dân Chúa Kitô, như người cùng đồng hành với người đang hấp hối, với linh hồn những người đã qua đời.

Đó đây trong các nghĩa trang, tượng Tổng lãnh Thiên Thần Michael được xây dựng trên nấm mồ hay tường thành, tay cầm loa thổi kèn gọi người qua đời chỗi dậy ra trình diện Thiên Chúa. Đây là hình ảnh nói lên niềm hy vọng và sự công bằng cùng lòng thương xót trứơc mặt Thiên Chúa, khi con người trong giờ phút lịch sử ra trước thánh nhan Ngài.

Hình ảnh Tổng lãnh Thiên Thần trên tay cầm chiếc cân đo lường nói lên vị Thiên Thần này quan tâm săn sóc về luật pháp, về sự công bằng chính trực. Trong nhiệm vụ này Tổng lãnh Thiên Thần Michael là người phục vụ đi tìm chân lý sự thật, sự công bằng.

Năm 1947 những cuộn giấy sách chép Kinh Thánh được tìm thấy ở bờ Biển Chết bên Israel, trong đó có đoạn ghi lại coi Thiên Thần Michael là „vị thần ánh sáng“, chỉ huy đoàn quân của Thiên Chúa chống lại thần dữ. Và Thiên Thần Michael được mang tước hiệu „ Phó vương trên trời“.

Danh xưng của Tổng lãnh Thiên Thần Michael „ Quis ut Deus? – Ai bằng Thiên Chúa? –„ có lẽ cần được dịch sang ngôn ngữ con người ngày hôm nay: „ Có điều gì khác hơn thay thế Thiên Chúa được không ?“.

Câu trả lời theo lương tâm nghiêm chỉnh sẽ là: Tất cả đều có giới hạn, không có ai, không có sự gì như Thiên Chúa là Đấng hòan hảo toàn năng được!

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:31 29/09/2011
TRỘM THỔI KÈN
N2T

Có một nghệ nhân trống kèn ban đêm trở về nhà, nhìn thấy một tên trộm đang đục tường của nhà hàng xóm, thế là anh ta nói giỡn với tên trộm đem cái kèn bỏ vào cái lỗ vừa mới đục ấy mà thổi lớn.
Chủ nhà ấy phát giác được bèn chạy ra đuổi theo, đón đầu tên trộm vội vàng hỏi:
- “Anh có thấy tên trộm thổi kèn không ?”

Suy tư:
Có người nói phải đi với người xấu để cảm hóa họ cải tà quy chính; có người nói phải vào trong nhà điếm để cảm hóa các cô gái điếm trở về con đường lương thiện; có người lại nói cần phải cho tụi thánh niên chơi xả láng để coi tính tình của chúng nó; lại có người nói cần phải hút thuốc phiện, chích xì ke ma túy để coi mình “giỏi” đến cở nào; lại có người nói phải coi trước những loại phim sexy để sau đó dạy dỗ đám thanh niên.v.v...
Tất cả những tư tưởng và phương pháp trên chẳng khác gì chủ nhà chặn đầu tên trộm và hỏi: “Anh có thấy tên trộm thổi kèn đâu không ?”
Không nên lấy lửa cho trẻ em chơi để rồi sau đó lại hỏi chúng nó: tại sao làm cháy nhà ?
Ai hiểu thì hiểu !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:32 29/09/2011
N2T

33. Chẳng thà thân xác bệnh, còn hơn là để cho linh hồn bệnh.

(Thánh Jerome)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bình luận cuộc công du Đức: ĐTC đã đi qua một đàn sói dữ nhưng không hề lay chuyển
Trần Mạnh Trác
08:38 29/09/2011
Bình luận về cuộc công du Đức quốc của Đức Thánh Cha, Peter Seewald, tác giả cuốn sách "Ánh sáng thế giới," cho biết chuyến công du là một chiến thắng trên giới truyền thông.

Đó là một chiến thắng của thái độ khiêm tốn và của những sứ điệp mà Đức Thánh Cha mang lại.

Ông Seewald cho rằng đây là "một phép lạ nhỏ" bởi vì "ngay trước cuộc công du đã là một màn tấn công dữ dội của các phương tiện truyền thông nhắm vào hàng giáo sĩ. "

"Nó làm cho người ta mường tượng đến cuốn phim '1984' của George Orwell, tả cảnh một ác mộng với một kẻ thù tưởng tượng, làm cho mọi người phải run sợ." "Tuy nhiên," Seewald nhận xét, "dù cho các phương tiện truyền thông đã vận dụng mọi nỗ lực đáng kinh ngạc đó, một số lượng vô số dân chúng đã đứng lên và từ chối sự lừa gạt đó. "

"Họ tiên đóan rằng nước Đức sẽ quay lưng lại với ĐGH và thậm chí còn đưa ra nhiều điều ngu xuẩn khác như biếm họa ra những hình ảnh của người Công Giáo như là những sự chướng tai gai mắt không có gì so sánh bằng. Đến nỗi tạp chí "Stern" đã mô tả là sự ngỡ ngàng (euphoria) ngắn ngủi lúc ban đầu đã tạo ra một khỏang cách không thể hàn gắn nổi giữa đại đa số người Đức với một người đồng hương (ĐGH). "Đối với báo chí Đức thì mọi sự trên thế giới sẽ tuyệt vời và trật tự nếu Vatican không còn tồn tại ".

Tuy nhiên, Seewald tiếp tục, "Chúng ta đã chứng kiến một cái gì đó lớn hơn nhiều. Những tiên đóan về những biển người chống đối và biểu tình, vậy thì chúng đã diễn ra ở đâu vậy? Chúng đã không bao giờ xuất hiện. Đổi lại đã có 350.000 người vượt qua những hy sinh lớn lao để đựoc trực tiếp lắng nghe Đức Giáo Hoàng và tham dự Thánh Lễ với Ngài. Chua kể có hàng triệu người khác đã theo dõi trên truyền hình. Sách của Đức Giáo Hoàng bán chạy hơn bao giờ hết.. . Và rõ ràng chưa bao giờ nước Đức đã được nghe nhiều điều sáng suốt, khôn ngoan và sự thật, và muôn vàn những gì là cơ bản."

Theo Seewald, là người đã trở lại đạo Công giáo sau khi gặp gỡ ĐGH lúc ngài còn là Hồng Y Ratzinger, "Người ta không còn có thể bỏ qua những lời giảng dạy của Ngài nữa. Những lời đó là những biện pháp và chuẩn mực cho các cuộc tranh luận kế tiếp và cho sự đổi mới của Giáo Hội Công Giáo tại Đức. "Bóng tối "của chuyến công du Đức quốc, nếu có, chỉ là các cuộc tấn công của giới truyền thông.

"Chúng ta có cảm thưởng như đang sống trong thời đại của người Nazareth, là những người đã không muốn lắng nghe các tiên tri xuất thân từ xứ sở của mình. "Chúa đã không làm một phép lạ nào cả." Và đó lại là khiếu nại của nhiều hãng truyền thông. Họ điên cuồng chống đối Đức Giáo Hoàng, họ rao giảng một niềm tin mới không có chút giá trị nào, và đồng thời họ loan truyền trên các làn sóng điện những khiếu nại của nhiều người đã quay lưng lại với Giáo Hội Công Giáo. Nhưng trong thực tế, tỷ lệ những người bỏ Giáo Hội thì nhỏ hơn nhiều so với những người bỏ đảng chính trị, bỏ hãng sở hoặc bỏ hiệp hội, hoặc thậm chí bỏ nhà thờ Tin lành."

Mặt khác, ông tiếp tục, thật là tuyệt với khi nhìn thấy cảnh Đức Thánh Cha "đi qua một đàn chó dữ inh ỏi là giới truyền thông nhưng không hề lay chuyển dù chỉ là một giây một khắc".

"Có một điều đáng tiếc, đó là có nhiều người đã không tận dụng cơ hội này để bày tỏ tình huynh đệ Kitô hữu đích thực ít ra là một lần." Một số giáo hội Tin lành vẫn tiếp tục coi mình là một phe chống giáo hoàng. Trước đây, vị giáo hòang ở Rome đã bị mô tả là một nhân vật đối lập với đấng Kitô (anti-Christ). Ngày nay, ngài bị coi là 'chống đổi mới.' Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả đã xảy ra là: sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, không chỉ các vị đại diện Chính thống giáo, Do thái và Hồi giáo đã cực kỳ thỏa mãn, nhưng vị chủ tịch của Giáo Hội Tin Lành tại Đức, sau cuộc họp với Đức Thánh Cha Benedict XVI, đã tuyên bố "Tôi rất vui sướng."

Ông Seewald cho biết mục đích của Đức Giáo Hoàng tới nước Đức là để thu hút sự chú ý đến các vấn đề cần phải giải quyết, bởi vì "Ngài không muốn một nền an bình giả tạo nhưng phải là một nền an bình chính trực. Ngài không che dấu những sự xấu sa qua những từ hoa mỹ hoặc dùng các sự kiện lớn lao để tô sơn phết vàng lên trên sự nghiêm trọng của tình hình, khác hẳn với với những gì mà (Hans) Kung và bè nhóm đã làm." (Kung là triết gia đối lập với ĐGH)

Về việc một ban tổ chức địa phương của giới trẻ tại Freiburg đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu về các chủ đề 'phụ nữ làm linh mục' và đồng tính luyến ái, mà không tổ chức việc chuẩn bị tâm linh cho buổi gặp gỡ ĐGH, ông Seewald đã trách:

"Những người thực hiện điều này tỏ ra là không thông hiểu về thời đại, Nó còn cho thấy là họ thiếu nhận thức về sự nghiêm trọng của tình hình. Vì bằng cách làm những điều như vậy, họ trở thành đồng minh của một số những nhà lãnh đạo đã coi trọng và dồn nỗ lực để chỉ nhắm vào những vấn đề phụ (thứ yếu) và lãnh đạo Giáo Hội tùy theo ngẫu hứng, cho nên về cơ bản đã gây ra tình trạng trì trệ tinh thần. Những điều xấu như vậy là đầy dẫy cho nên nhiều người đã hòan tòan thiếu sót sự hiểu biết về đức tin. Họ không biết gì cả về Tin Mừng và bí tích."

Tuy nhiên, ông nói thêm, "Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những hướng dẫn thích hợp. Ngài rõ ràng nói tương lai của Giáo Hội và của đức tin được xác định trong bối cảnh phụng vụ và bí tích Thánh Thể. Sự thay đổi thực sự chỉ có thể thông qua việc chuyển đổi của trái tim. "

Ông kết luận: "Nói một cách đơn giản, đấng kế vị Thánh Phêrô muốn hướng dẫn chúng ta đến tận nguồn. Nguồn này không là sở hữu của riêng Ngài hoặc của Vatican, nhưng đúng hơn, từ đó mà chảy ra 'mạch nước hằng sống'. Giáo Hội tồn tại là để bảo vệ và chăm sóc cho các nguồn đó, để chúng ta được hạnh phúc và an toàn".
 
Kiêng thịt thứ sáu như dấu chỉ căn tính
Vũ Văn An
01:57 29/09/2011
Trong cuộc họp toàn thể vào đầu mùa xuân năm nay, các giám mục Anh đã quyết định lập lại tập quán kiêng thịt vào các ngày thứ sáu quanh năm, và quyết định này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 9 vừa qua. Bản tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Anh nói rõ: “Luật Giáo Hội đòi người Công Giáo kiêng thịt các ngày thứ 6, hay một hình thức thực phẩm khác, hoặc thực hành một hình thức đền tội khác do Hội Đồng Giám Mục qui định”. Do đó, các giám mục Anh “muốn tái lập tập quán đền tội vào ngày thứ sáu trong đời sống tín hữu làm dấu chỉ rõ ràng và khác biệt cho thấy căn tính Công Giáo của họ”.

Vị tổng giám mục đặt vấn đề

Được gợi hứng bởi quyết định này, ngày 16 tháng 8 vừa qua, Đức TGM Dolan của New York có nêu thách thức này trên trang mạng của Tổng Giáo Phận như một khởi điểm thăm dò. Ngài muốn khai triển vấn đề rộng rãi hơn, nên đã đặt tựa đề cho bài viết là “Các dấu chỉ bên ngoài của đức tin ta”.

Ngài nhắc lại tập quán kiêng thịt thường xuyên các ngày thứ sáu của lớp người từ tuổi quá 50 trở lên. Năm 1967, tập quá ấy đã được nới lỏng, không còn bắt buộc nữa, ngoại trừ thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh, qua quyết định của Đức Phaolô VI. Tuy nhiên vị giáo hoàng này vẫn khuyên người ta nên tự ý thực hành tập quán tốt lành này. Sự thay đổi này, theo Đức TGM Dolan, gần như đã trở thành biểu tượng cho “thay đổi” thời hậu Công Đồng Vatican II.

Dù đồng ý hay không đồng ý với quyết định đó, ai cũng nhận rằng đền tội và hãm mình, hai việc được chính Chúa Giêsu cho là chủ yếu đối với các môn đệ của Người, nay đã giảm đi một cách đáng buồn trong vai trò làm nét đặc trưng cho đời sống người Công Giáo. Điều ấy không thể là ý định của Đức Phaolô VI như giáo huấn năm 1967 của ngài đã chỉ rõ. Nhưng nó vẫn là một sự kiện ảm đạm.

Chính vì thế, các giám mục Đại Anh đã quyết định tái lập kỷ luật này, kêu gọi anh chị em tín hữu của họ trở về với các hành vi đền tội bề ngoài, những hành vi “cần có để chống lại sự cai trị của tội lỗi hiện đang quá hiển nhiên trong đời sống bản thân ta, trong thế giới và ngay cả trong Giáo Hội”.

Khai triển thêm vấn đề, Đức TGM Dolan mời gọi tín hữu của ngài xem sét tới giá trị “của điều người ta vốn gọi là các dấu chỉ bề ngoài dùng để tăng tiến bản sắc tôn giáo của ta”.

Ngài cho rằng các học giả về tôn giáo, về mọi tôn giáo chứ không riêng gì Công Giáo, thường cho rằng trong bất cứ tín ngưỡng nào, các dấu chỉ bề ngoài bao giờ cũng là nét chủ yếu cho thấy đời sống đức tin sống động, lâu bền, và lôi cuốn. Dĩ nhiên, yếu tính của đức tin là ở bên trong, là đời sống bên trong của linh hồn. Chúa Giêsu luôn dạy ta rằng điều ở bên trong mới đáng kể. Tuy nhiên, tôn giáo chân thực ở bên trong bao giờ cũng biểu lộ qua các nét bề ngoài, nhất là qua các hành vi bác ái và nhân đức. Trong số các nét bề ngoài ấy, các học giả nhắc tới các dấu chỉ bề ngoài (external markers). Đối với một số tôn giáo, đó có thể là y phục; đối với một số tôn giáo khác, đó có thể là ngày lễ, mùa lễ, niên lịch, âm nhạc, nghi thức, phong tục, lòng tôn sùng đặc biệt, và các bổn phận luân lý trói buộc.

Hồi Giáo, chẳng hạn, nổi tiếng nhờ tháng ăn chay Ramadan, là y phục, là cầu nguyện 3 lần một ngày, là phải đi hành hương. Người Do Thái Giáo Chính Thống được người ta nhận biết nhờ chiếc nón che chỏm đầu, coi trọng ngày Sabát, và giữ các ngày lễ.

Còn người Công Giáo thì sao? Dĩ nhiên ta được nhận ra nhờ đức tin, việc thờ phượng, việc bác ái và đời sống nhân đức của ta. Nhưng còn dấu chỉ bề ngoài thì những gì làm ta ra khác biệt? Có Chúa biết đó, ngày xưa chúng ta có hàng tấn: kiêng thịt các ngày thứ 6 là một, nhưng còn nhiều nét khác như coi trọng Thánh Lễ Chúa Nhật và Các Ngày Lễ Buộc; ăn chay các ngày bốn mùa (ember days); đặt tên thánh cho con; xưng tội ít nhất mỗi năm 1 lần; ăn chay 3 tiếng trước khi rước lễ….

Hầu hết các dấu chỉ bề ngoài ấy nay đã không còn. Một số người vỗ tay hoan hô việc này; nhưng không thiếu người buồn bã vì sự mất mát đó. Theo Đức TGM Dolan, một số dấu chỉ quả có ích, một số thì không. Ngoài vết tro đen trên trán vào ngày Thứ Tư Lễ Tro ra, còn có dấu bề ngoài nào khiến người Công Giáo khác biệt với người khác?

Bạn có thể tranh luận nếu muốn, nhưng các học giả cho ta hay: không có những dấu chỉ bề ngoài ấy, tôn giáo nào rồi cũng có nguy cơ trở thành hết sinh lực, nhạt nhẽo và hết lôi cuốn. Ngay linh mục kiêm nhà xã hội học Andrew Greeley, người mà không ai cho là thủ cựu cả, cũng phải kết luận rằng việc bỏ không kiêng thịt ngày thứ 6 nữa là một mất mát đối với căn tính Công Giáo.

Và đó là một lý do nữa khiến nhiều người hoan nghinh sáng kiến của các giám mục Anh, coi nó như một bước tiến đúng hướng: tái lập cảm thức thuộc về, tái lập dấu chỉ bề ngoài cho thấy mình là chi thể của Giáo Hội giữa thời buổi đầy trôi dạt này.

Đức TGM tự hỏi phải chăng đây là lúc nên tự vấn có đúng là ta đã đổ bỏ cả em bé cùng với nước tắm (dơ) hay không khi ta vứt bỏ quá nhiều dấu chỉ khác biệt cho thấy căn tính đời sống Công Giáo cách nay 5 thập niên? Dĩ nhiên, không ai lại đi tái lập mọi thứ dấu chỉ ấy. Kem đánh răng đã bóp ra khỏi ống rồi, làm sao lấy lại. Ngài chỉ cho rằng đây là đề tài đáng đem ra bàn luận.

Vấn đề mấu chốt có thể đặt ra là thế này: điều gì làm ta thành người Công Giáo, khác với người khác? Theo Đức TGM Dolan, quân bình vẫn là điều tốt: nếu chỉ nhấn mạnh tới các dấu chỉ bề ngoài, ta có nguy cơ trở thành kẻ giả hình và chỉ lo lo lắng lắng giữ các luật lệ do con người làm ra. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh tới nội tâm, bất cần dấu chỉ căn tính bề ngoài, ta sẽ có nguy cơ đánh mất cảm thức thuộc về và tình liên đới cộng đoàn. Ta cần cả hai thứ ấy.

Giáo dân phản ứng

Người giáo dân New York không thờ ơ với vị tổng giám mục của họ. Ít ra cũng có tới gần trăm rưỡi phản hồi xuất hiện trên trang mạng của tổng giáo phận.

Phần lớn các phản hồi ủng hộ chiều hướng của ngài và nhấn mạnh tới ý nghĩa tích cực của việc kiêng thịt các ngày thứ 6 quanh năm. Có người còn cho là cần kiêng thịt cả các ngày bốn mùa nữa. Theo họ, đây không phải chỉ để chứng tỏ bản sắc bề ngoài của ta mà còn là một hy sinh đòi ta phải thực hiện nữa. Nhiều người Công Giáo lười thực hành đức tin đến độ riết rồi họ chỉ biết chú ý tới sự thoải mái bản thân mà quên khuấy cả Chúa Kitô.

Tuy nhiên, một phần khá lớn chĩa mũi dùi vào các vị giám mục, ngầm cho thấy các ngài đã không cố gắng tái lập lại căn tính Công Giáo. Việc này dĩ nhiên không thể một sớm một chiều mà có được, dù ta đã một sớm một chiều đánh mất các dấu chỉ này. Chúng cần có thời gian mới mong được phục hồi.

Có người đi quá xa bằng cách nhấn mạnh toàn những câu truyện Chúa Giêsu ăn cá trong Tin Mừng. Ông ta thuật lại cảnh sau khi sống lại, Chúa hiện ra với các môn đệ và hỏi “Các con có gì để ăn không?” (Lc 24:41). Họ đưa cho Người mấy con cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt họ. Rồi cảnh Người vừa cời than trên “cá nướng” vừa hỏi: Phêrô, con có yêu Thầy không? Và cảnh Chúa Giêsu, sau khi rửa chân cho các môn đệ, chỉ dùng một bữa ăn thanh đạm gồm bánh và rượu nho, rồi ra Vườn Cây Dầu…

Có người nhấn mạnh đến tình hợp nhất nhờ các dấu bề ngoài này. Người này viết: thấy một người Công Giáo ăn một miếng sandwich kẹp cá tại một quán ăn vào ngày thứ 6 quả là một sợi dây vô hình nối kết ta và nhắc ta nhớ tới đức tin của mình. Điều ấy cũng có thể dẫn ta tới người đồng đạo kia để chào hỏi kết thân.

Tinh thần vâng lời được một số người nêu ra nhân dịp này. Họ viết rằng việc mất vâng lời đã làm hại đức tin ta một cách nặng nề. Vâng theo luật Giáo Hội dẫn ta tới việc vâng theo Chúa. Nới lỏng các giới luật này đã biến việc vâng theo các tín điều khác trong đức tin của ta trở thành chỉ còn là gợi ý.

Một tân tòng nhắc nhở mọi người nhớ rằng tập tục kiêng thịt ngày thứ 6 chưa bao giờ bị hủy bỏ, và gia đình bà luôn thực hành tập tục này. Một người tự xưng là Công Giáo hậu Vatican II, tuy chưa bao giờ biết kiêng thịt ngày thứ 6 là một việc đền tội, tuy nhiên ông đã thi hành việc này một năm qua. Có người yêu cầu Đức TGM Dolan, trong tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nên nêu vấn đề này với toàn thể Hội Đồng.

Nữ giáo dân Olivia có vẻ châm biếm khi cho rằng bà chưa bao giờ biết vẫn còn việc khuyến khích kiêng thịt ngày thứ sáu. Bà suốt đời theo Công Giáo, nhưng chưa từng thấy không những việc khuyến khích các điều bề ngoài mà cả các điều bề trong cũng ít được nhiều người coi trọng. Nhưng khi bà bắt đầu ý thức được đời sống đức tin bên trong và thay thế các thói quen không lành mạnh, có hại hoặc tội lỗi bằng các thực hành như xét mình, xưng tội, làm việc đền tội và cố gắng đạt nhân đức, bà cảm thấy một niềm vui và thanh thản lớn lao, điều mà trước đó bà chưa bao giờ cảm nhận được.

Và bà tỏ ra đồng quan điểm với vị tổng giám mục của mình khi cho rằng: với bà, kiêng thịt hay các việc khác được coi là dấu chỉ bề ngoài hay hữu hình không phải là chuyện chọn điều này bỏ điều kia, chọn điều bề trong bỏ điều bề ngoài. Tất cả đều tương tác và “thông tri” cho nhau một cách chân thực.

Tuy nhiên, bà cho hay: ngày nay, vì ta bỏ những thực hành bề ngoài kia quá lâu nên người ta khó tự động thực hành, vì không có thói quen, vì sợ sệt hay không muốn đồng nhất. Thành thử theo bà, cần phải cho họ hiểu tại sao đầu tiên lại thiết lập ra việc kiêng thịt ngày thứ sáu, tại sao Giáo Hội không bắt buộc cho rồi mà để người ta tùy ý, rồi thấy họ không tùy ý thực hành, lại bắt họ thực hành…

Giáo dân James Ignatius McAuley nhấn mạnh tới các lễ buộc; cần phải phục hồi chúng như trước trong Nghi Lễ Rôma, không nên rời qua rời lại, có khi còn bỏ nếu quá gần ngày Chúa Nhật như hiện nay. Ông coi việc đó như một thảm họa tiếp thị thiêng liêng, cần phải chữa chạy ngay, đừng ngồi đó đối thoại nữa!

Todd Drain muốn đóng vai huấn giáo ở hai điều. Trước nhất, ông bảo: kiêng thịt thứ sáu vẫn còn hiệu lực, nhưng ta được dâng một việc khác tương tự để đền tội hay hãm mình. Gia đình ông vẫn thường kiêng thịt ngày thứ sáu từ bao giờ, nhưng nếu quên thì ông sẽ dâng một tuần cửu nhật hay một việc nào đó để đền bù. Mà nếu quên việc đền bù như thế, ông sẽ xưng tội! Theo ông, cần giải thích cho người ta hiểu lý do của thực hành này để hướng họ về việc cầu nguyện và hy sinh vào ngày Chúa chịu chết cho ta. Thứ hai, nhân cơ hội này, ông “cố vấn” Đức TGM Dolan rằng Giáo Hội sẽ vận hành khi các mục tử lãnh đạo, Giáo Hội tê liệt, khi các mục tử không lãnh đạo. Một luận điểm nghe khá quen tai nhất là trong hậu cảnh Giáo Hội Việt Nam những ngày qua. Do đó, Đức Tổng phải quở trách, xây dựng, và sửa trị các linh mục của ngài. Mọi linh mục thuộc quyền tài phán của ngài đều là những cánh tay vươn dài của ngài. Ngài là giáo phận. “Con sợ rằng các mục tử không hiểu ra điều đó”. Ngài là giáo phận, ông nhắc lại một lần nữa. Mọi bí tích đều tuôn đổ qua ngài. Nếu các linh mục hiểu tại sao họ phải tái lập thực hành này, và hiểu rõ đây không phải chỉ là mong ước của ngài mà là một đòi hỏi, mà nếu không làm sẽ có hình phạt, thì theo ông, đấy là bước thành công của tổng giáo phận New York.

Stephen Matthew cũng thế, đưa ra đề nghị sau đây: Mọi giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, các định chế cả nước nên bắt đầu kiêng thịt ngày thứ sáu đi, rồi mới nên khuyến khích giáo dân tái lập thực hành này. Tóm lại, phải bắt đầu áp dụng vào phía “định chế” trước rồi mới nới rộng tới mọi thành phần Giáo Hội khác.

Nữ giáo dân Louise có quan điểm hơi khác. Cô bảo hình như ta đang muốn trở thành người Biệt Phái chứ không phải môn đệ Chúa Giêsu. Vì dấu chỉ bề ngoài của đức tin nơi Chúa Giêsu là gì? Là người mù được thấy, người què nhẩy mừng, người bệnh được khỏi, người đói được no nê. Đạo Công Giáo đâu phải là một câu lạc bộ hay một nhóm người tự đồng hóa mình với những hành động ngoài mặt để lấy le trong khi người lân cận đói lả, đau khổ, thiếu chăm sóc y tế, vô gia cư, bị cúp điện hay hơi nóng…

Người có tên David lại làm một cuộc mặc cả: con sẽ thôi ăn thịt vào ngày thứ sáu, nếu Đức Tổng đồng ý cho áp dụng Giáo Luật Điều 915 và phạt tuyệt thông các chính trị gia “Công Giáo” phò phá thai! Anh hỏi: con ăn thịt hay Nancy Pelosi, John Kerry rước Mình và Máu Chúa cách phạm thượng, điều nào tệ hơn?

Anh Marc có tích cực hơn. Anh bảo: bà xã nhà con kiêng thịt ngày thứ sáu nhiều năm rồi, con thì không. Ngày thứ sáu là con phải có xúc xích mới thôi. Nhưng bài của Đức Tổng làm con thay đổi. Ta cần có các dấu chỉ bề ngoài. Vì giữ cho các dấu chỉ này nhất quán với gia tài ta là điều hết sức quan trọng trong một thời đại không ngừng biến đổi này.

Lyda không những mong lập lại việc kiêng thịt ngày thứ sáu, mà cả những ngày lễ buộc, thánh lễ hướng đông (ad orientem) và chấn song rước lễ. Cô cũng cho rằng bớt nói, bớt đối thoại đi, nhưng nhiều hành động hơn.

Thickmick ngắn gọn: nói ít, làm nhiều. Ngài đứng đầu Hội Đồng Giám Mục, do đó hãy làm việc đó đi. Bớt giờ chụp hình với Derick Jeter đi… dành nhiều giờ hơn để cứu đoàn chiên của ngài.

Đối với Keith, kỷ luật bề ngoài và suy niệm bên trong đều cần thiết cả. Nhưng theo anh: kỷ luật đi trước ước muốn. Nghĩa là: ta phải làm những việc bề ngoài một cách trung thành trước khi cảm nhận được sự thay đổi bên trong.

Dennis cho rằng: quả là kỳ diệu khi các vị giám mục dẫn ta trở lại một số kỷ luật và truyền thống không đến nỗi quá xa xăm. Kiêng thịt là một khởi sự tốt. Nhưng cũng cần phải thục thi các bổn phận Chúa Nhật vào chính ngày Chúa Nhật và ăn mặc cho xứng đáng vào ngày đó. Năng xưng tội cũng quan trọng. Lần hạt hàng ngày trong gia đình, trường giáo xứ.

Người tên Jim cho hay: thực ra việc kiêng thịt ngày thứ sáu không hề bị bãi bỏ. Nếu đọc kỹ chỉ thị lúc bấy giờ, ta sẽ thấy Tòa Thánh ủy việc ấy cho các hội đồng giám mục quyết định. Chẳng may, ở Mỹ và nhiều nơi khác, việc ấy lại để cho các cá nhân quyết định. Việc này giống như nói với đội thể thao: nhiệm vụ của các anh là thi đấu, nhưng lại không hướng dẫn họ thi đấu thế nào.

Anh cũng nói tới chiều kích cộng đoàn khi cho rằng: các hành vi tập thể sẽ đem ơn thánh lại cho toàn thể cộng đoàn. “Ta là Nhiệm Thể. Dù Giáo Hội luôn khuyến khích lòng đạo đức cá nhân, nhưng Giáo Hội cũng đòi buộc các hành động tập thể như tham dự thánh lễ Chúa Nhật và việc đền tội ngày thứ sáu vừa vì ích lợi cho riêng họ mà cũng để đem ơn thánh lại cho toàn Nhiệm Thể".

Theo anh, kinh nghiệm đã chứng minh: nơi nào mạnh về các dấu chỉ bề ngoài, nơi ấy cũng thấy một đức tin sống động. Nơi nào những dấu chỉ bề ngoài ấy trở thành xìu xìu ển ển, như trong các giáo xứ kiểu quán cà phê, đức tin cũng xìu xìu ển ển luôn.

Dara hình như muốn nhái lời Chúa khi cô ngắn gọn mấy dòng: lễ hy sinh và của dâng đền tội, Ta không muốn mà chỉ muốn tấm lòng biết xót thương… buồn thay tấm lòng này rất thiếu trong Giáo Hội tiền Vatican II, một giáo hội đầy xa hoa…

Kathi Bee cho hay gia đình bà kiêng thịt ngày thứ sáu cách nay mấy năm nhân tình cờ khám phá ra là tập tục đó chưa bao giờ bị hủy bỏ. Bà cho rằng việc đó cần để biểu lộ căn tính. Và việc biểu lộ này cần thiết để củng cố ta. Bà lấy việc ủng hộ đội banh nhà ra làm thí dụ: thường ta mặc áo thun của đội, hay phất cờ của đội hay bất cứ biểu hiệu nào đó của đội… tất cả các dấu chỉ bề ngoài ấy cho thấy ta ủng hộ cùng một phía. Đối với đức tin, các dấu chỉ bề ngoài càng quan trọng hơn, chúng cho ta thấy nhiều người khác cùng chia sẻ đức tin với ta, và điều này giúp ta kiên tâm chạy hết cuộc đua cho tới đích.

Chàng Mars, vâng tôi đoán là chàng, vì chàng bảo nên đem khăn trùm đầu trở lại. Lúc đi thăm Nga, chàng thấy phụ nữ Nga đều trùm khăn khi tới nhà thờ. Vả lại, chính các phụ nữ Công Giáo khi vào yết kiến Đức Giáo Hoàng, đều phải có khăm trùm đầu mà! Thế trước mặt Chúa Kitô ở trong Phép Thánh Thể thì sao, Người há không hiện diện thực sự sao?

Bà Barb, chắc là Barbara, nhắc tới vị tiền nhiệm của Đức TGM Dolan là Đức HY John O’Connor, người từng khuyên kiêng thịt ngày thứ sáu để đền tội phá thai. Do đó, bà và người mẹ bắt đầu kiêng thịt ngày thứ sáu từ đó. Bà cho rằng các vị giám mục phải làm việc quá giờ để tái xác định căn tính Công Giáo, chứ 50 năm qua, việc giảng dạy giáo lý hết sức yếu kém. “Các ngài hãy chỗi dậy, hãy múa cao gậy vàng! Hãy nên như Thomas Becket và John Fisher!”.

Linh mục Vincent J. Rigdon, người cùng thế hệ với Đức TGM Dolan, thuật lại câu nhận xét của một người bạn Do Thái khi thấy việc kiêng thịt ngày thứ sáu không còn bắt buộc nữa: “Không phải người Do Thái duy trì ngày Sabát mà ngày Sabát duy trì người Do Thái. Người Công Giáo các anh bỏ đi một điều hết sức quan trọng”.

Ít nhất có hai người không đồng ý với câu: kem đánh răng đã ra khỏi ống của Đức TGM Dolan. Đối với Anne, chỉ cần lòng can đảm và ơn thánh. Bà cho rằng nhìn trở lui 25 năm cuộc sống gia đình, bà phải rùng mình khi nghĩ đến việc gì đã xẩy ra nếu bà theo câu nhận định ấy. Đối với bà, câu đó chỉ cho thấy một thiếu vắng lãnh đạo và thách thức, chính là lý do để nhiều người xa lìa Giáo Hội, vì thiếu giáo lý. Mầu nhiệm Chúa hiện diện thực sự trong Thánh Thể thường bị làm ngơ hay đánh giá thấp, lòng tôn kính mất hẳn ở nhiều nơi, bái qùy không có, nói năng điếc tai, cười nói xã giao trong nhà thờ cả trước lẫn sau Thánh Lễ, ăn vận quần áo tắm hở hang, giảng thì 3 phút…

Tom Cwiok có lẽ là người lý luận chi tiết nhất không tán thành việc các dấu chỉ bề ngoài dẫn tới một đức tin bên trong mạnh mẽ hơn. Anh đem trường hợp Ba Lan ra để chứng minh: Từ khi có người Ba Lan lên làm giáo hoàng, người Công Giáo Ba Lan rất ý thức các dấu chỉ bề ngoài: đặt thánh giá trên tường của mọi cơ chế công cộng như trường học, bắt đầu lớn tiếng nói về tôn giáo và vị giáo hoàng của họ. Kết quả: họ có ngôi nhà htờ chính toa lớn nhất ở Âu Châu trong thế kỷ 20 và tượng Chúa Kitô cao nhất thế giới vừa được khánh thành mấy tháng nay. Nhưng cùng một lúc, sự đoàn kết trong giáo hội bị băng hoại và hiện nay, giáo hội Công Giáo tại Ba Lan đang bị chia rẽ ở thượng tầng hàng giáo phẩm (vì ủng hộ các phe phái chính trị khác nhau) lẫn hạ tầng (khoảng 2 triệu người Công Giáo chạy theo ông linh mục giỏi truyền thông hơn là theo giám mục)…

John G. ngoài việc ủng hộ kiêng thịt ngày thứ sáu ra, còn đề nghị lập lại các lời cầu nguyện sau Thánh Lễ để xin Chúa chúc lành cho quê hương.

Mike Gallagher phản đối vì một lý do khác: nhấn mạnh tới các dấu chỉ bề ngoài như những ngày xa xưa ấy chỉ tổ gây chia rẽ với các Kitô hữu anh em. Anh bảo lúc ấy, nhiều người Công Giáo coi mình không phải là Kitô hữu, họ chỉ chăm chú tuân hành luật và lệ Giáo Hội chứ không lo sống cuộc sống thực sự có tính Kitô Giáo. Tuân theo những luật lệ ấy bề ngoài có vẻ có tính thách đố, mà thực sự thì không phải, đó chỉ là một thứ thay thế quá nghèo nàn và đơn giản hóa so với việc sống theo sứ điệp Tin Mừng và theo chân Chúa Kitô trong mọi khía cạnh của đời sống. Theo chân Người đòi có sự cam kết và tình yêu đích thực. Trong khi có những người chỉ mù quáng tuân giữ các luật lệ; đối với họ, luật lệ là tất cả. Sau cùng, nhấn mạnh tới dấu chỉ bề ngoài là đi lệch tinh thần Vatican II, một Công Đồng nhấn mạnh tới mạc khải Thiên Chúa, là đi lùi trở lại thời trước CĐ Vatican II. Anh cũng nhắc lại câu của Hôsêa 6:6: “Ta muốn lòng xót thương, chứ không muốn của lễ, Ta muốn việc nhìn nhận Thiên Chúa chứ không phải của lễ toàn thiêu”.

Người tự xưng là Notgiven nói tới nhiều hình thức đền tội căn cứ vào số 1438 của Sách Giáo Lý: linh thao, nghi thức đền tội, hành hương, tự ý hãm mình như ăn chay và bố thí, chia sẻ huynh đệ… đều là những hình thức đền tội để tưởng niệm cái chết của Chúa vào ngày thứ sáu, và nói lên căn tính Công Giáo của mình.

Qualis Rex, cái tên hơi lạ, nhưng dù là người sinh sau CĐ Vatican II, anh thường ăn chay các ngày thứ sáu hàng tuần, mang dấu tro đi làm, treo tràng hạt ở xe, mang thánh giá hay ảnh thánh ở cổ và luôn cố gắng nhớ rằng khi nói chuyện với bất cứ ai cũng phải hành động cách nào để họ biết và nhớ họ đã gặp “một gã Công Giáo”.

Nhắc lại

Tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid trở về, Đức TGM Dolan có dịp nhắc lại đề tài được ngài nêu ra để thảo luận. Nhân dịp này, ngài nhắc tới kinh nghiệm cảm động tại Madrid: dù mệt mỏi và chật chội, dù ban tổ chức cho hay họ có thể ngồi dự Thánh Lễ, kể cả lúc đọc lời nguyện Thánh Thể, nhưng người trẻ nào cũng qùy thờ lạy Thánh Thể!

Sau chia sẻ của Đức TGM Dolan, Charles cho rằng các linh mục và phó tế nên mặc áo giáo sĩ nơi công cộng, dù là vào tiệm chạp phô. Còn Arlene B. Muller thì vẫn cho rằng sự chân thực của Kitô Giáo quan trọng hơn là căn tính Công Giáo. Căn tính ấy có thể trở thành dấu chỉ của việc ta coi mình cao hơn các giáo phái khác, với thái độ tự mãn hay hãnh tiến, những thái độ vốn có trước thời Vatican II.

Tuy nhiên, Jeffrey Sharp, một tân tòng (từ năm 2003), nhấn mạnh tới việc cung kính, một việc mà nền văn hóa ngày nay hầu như không còn nhận ra, họ chỉ chú trọng tới giải trí. Theo anh, biết đức tin chưa đủ, sống đức tin cũng chưa đủ, điều quan trọng là phải cảm nghiệm được Thiên Chúa, chủ yếu trong Thánh Lễ và các cử hành phụng vụ. Anh bảo có lần được xem Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh trên liên mạng, bỗng nhiên anh hiểu lý do tại sao nhiều người ngày nay muốn có sự cung kính.

Về điểm trên, HV Observer, một người đã 51 tuổi, phê phán chỉ thị trong Huấn Thị Tổng Quát Về Sách Lễ Rôma, trong đó có điều qui định: riêng tại Hoa Kỳ, khi rước lễ, qui luật là đứng. Theo ông, quì mới đúng và giáo phận New York cần tranh đấu cho việc này. Không dấu chỉ bề ngoài nào bằng dấu chỉ này!

Liz Kuntz cho hay dù luôn là Công Giáo, nhưng đi nhà thờ thì bà không luôn luôn đi. Lý do: quá nhiều thay đổi đến đếm không xuể. Suốt hai thập niên 1970 và 1980, không biết bao nhiêu linh mục đã đến rồi đi, mỗi vị tự ý thay đổi đôi chút, mà phần lớn những thay đổi này không được phép. Tận bây giờ, vẫn có những linh mục tự ý cử hành Thánh Lễ theo lối riêng của mình, có vị bỏ cả ghế quì.

Mary Ann thuật lại bà từng bỏ đức tin Công Giáo. Nhưng nhờ bà mẹ lúc nào cũng đọc kinh mân côi và dự thánh lễ cầu cho bà trở lại, nên một ngày kia tới khu Manhattan, bỗng nhiên bà muốn tham dự thánh lễ. Tạt vào Nhà Thờ Thánh Gioan ở Đường 31, bà gặp một linh mục Phanxicô với cỗ tràng hạt trong tay đi đi lại lại trong nhà thờ. Một thầy Phanxicô khác đang quì đọc kinh mân côi. Hình ảnh ấy bỗng tràn ngập tâm hồn bà. Đã từ rất lâu, bà không nhìn thấy một linh mục nào mang tràng hạt cả. Bỗng nhiên bà bật khóc và nhờ thế bà đã quay trở về với Đạo Công Giáo. Đối với bà, kinh mân côi, chầu thánh thể, thánh lễ hàng ngày, canh thức suốt đêm, hạnh các thánh, các thánh ca, nói về các thiên thần, Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ đều là các thực hành nói lên căn tính Công Giáo.

Tomas cũng vậy, theo anh, tuy ta phải cởi mở với thế giới như CĐ Vatican II dạy, nhưng việc cởi mở này phải vén mở một điều gì đó giúp thế giới ngạc nhiên và tìm hiểu, có khi hãi sợ nữa. Các thách đố nhìn thấy và rờ mó được đối với lối sống của họ sẽ làm họ phải ngạc nhiên và tự vấn.

Tim cho rằng dấu chỉ bề ngoài rõ ràng nhất ngày nay là các linh mục: các ngài hầu như đã biến mất khỏi đường phố. Anh bảo trong hai năm qua, anh chỉ trông thấy 1 linh mục rưỡi! Tại sao lại 1 linh mục rưỡi? Vì một ngày kia anh thấy một linh mục đi ngược chiều với anh. Anh toan tính tới chào ngài, thì ngài nhớn nhác trông trước trông sau, rồi vội bỏ cổ cồn ra bỏ vào túi. Theo anh, ngài xấu hổ vì đức tin của mình, nhưng anh, anh xấu hổ về ngài.

Các đóng góp còn dài,vì các dấu chỉ bề ngoài cho thấy căn tính Công Giáo thì rất nhiều. Chủ điểm của Đức TGM Dolan là phải có cả bề ngoài lẫn bề trong. Các đóng góp cho thấy dù có những tham luận có tính dạy đời, nhưng việc làm chứng cho đức tin vẫn là điều trổi vượt. Điều này khiến ta có đôi chút ưu tư, khi những lời chủ chăn ở Việt Nam được đem ra mổ xẻ một chiều, chiều chẳng ăn có gì tới việc sống đức tin, hay tại những lời chủ chăn đó muốn ôm đồm xa gần nhắc đến những vấn đề không nên nhắc.
 
Đức Thánh Cha: Tòa Thượng Thẩm Rota Roma sẽ cứu xét việc chuẩn chước hôn nhân chưa hòa hợp, và chịu chức thánh vô hiệu lực.
LM Trần Đức Anh OP
07:20 29/09/2011
ĐỨC THÁNH CHA THAY ĐỔI THẨM QUYỀN BỘ PHỤNG TỰ

VATICAN - Từ nay một văn phòng đặc nhiệm tại Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma sẽ cứu xét việc chuẩn chước hôn nhân thành sự nhưng chưa hoàn hợp, cũng như việc chịu chức thánh vô hiệu lực.

Trên đây là quyết định của ĐTC Biển Đức 16 trong Tông thư tự sắc ”Quaerit semper” công bố trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh số đề ngày 28-9-2011.

Cho đến nay việc cứu xét những trường hợp vừa nói trên đây thuộc thẩm quyền của Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích. Trong tông thư ”Quaerit semper”, ĐTC cho biết ngài quyết định chuyển việc cứu xét chuẩn chước hôn nhân thành sự nhưng chưa hoàn hợp, cũng như những vụ chịu chức vô hiệu cho Văn phòng đặc nhiệm mới được thiết lập tại Tòa Thượng Thẩm Rota cứu xét, để Bộ Phụng Tự dành nỗ lực đẩy mạnh hơn việc thăng tiến phụng vụ thánh trong Giáo Hội, theo sự canh tân mà Công đồng chung Vatican 2 mong muốn.

ĐTC đi đến quyết định trên đây theo đề nghị của vị Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, cũng như ý kiến thuận lợi của vị Niên trưởng Tòa Rota, sau khi tham khảo ý kiến của Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh và Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật.

Trong ý hướng đó ngài bãi bỏ khoản số 67 và 68 trong Tông Hiến Pastor bonus công bố năm 1988 về việc cải tổ giáo triều, đồng thời sửa lại điều số 126 của Tông Hiến này: theo đó ĐTC thành lập tại Tòa Thượng Thẩm Rota một Văn phòng có thẩm quyền xét xử về hôn nhân đã kết ước thành nhưng chưa hoàn hợp, và xem có lý do để chuẩn chước hay không. Vì thế, Văn phòng này sẽ nhận tất cả các hồ sơ, đơn xin, cùng với ý kiến của ĐGM và của vị Bảo Hệ, căn nhắc, trước khi đệ lên ĐGH.

Văn phòng này cũng có thẩm quyền cứu xét những vụ xin xác nhận việc chịu chức thánh vô hiệu, theo luật chung và luật riêng.

Văn phòng sẽ do vị Niên trưởng Tòa Thượng Thẩm Rota điều hợp, với sự trợ giúp của các chức sắc, các Ủy viên và các vị cố vấn.

Tông thư tự sắc Quaerit semper của ĐTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-10-2011, và ngày đó tất cả các hồ sơ còn tồn đọng về các vấn đề này tại Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, sẽ được chuyển tới Văn phòng mới tại Tòa Rota.
Theo giáo luật, bí tích hôn nhân đã kết ước thành sự nhưng chưa hoàn hợp, thì không một thẩm quyền trần thế nào có thể tháo gỡ, nhưng trong trường hợp hôn nhân này chưa hoàn hợp, và có lý do chính đáng thì ĐTC có thể dùng quyền Tông Đồ tháo cởi.

Theo phúc trình hoạt động của Tòa Thánh trong năm 2010, trong năm qua, Tòa Thánh đã nhận được 301 hồ sơ xin tháo hôn phối đã kết ước thành sự nhưng hai vợ chồng chưa ăn ở với nhau. Kết quả có 299 vụ được giải hôn phối.

Giáo luật cũng cho phép tuyên bố một việc truyền chức là vô hiệu khi có thiếu sót trong nghi lễ hoặc nơi người thụ phong thiếu ý thức, không hiểu hoặc không thể hiểu việc truyền chức có nghĩa là gì, hoặc họ thiếu tự do (SD 28-9-2011)
 
ĐTC: ''Tôi sung sướng thấy Giáo Hội Đức có gương mặt trẻ trung và niềm vui là người Công giáo'
Linh Tiến Khải
07:22 29/09/2011
Giáo Hội Đức có gương mặt trẻ trung

Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 25.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 28-9-2011 tại quảng trường thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha vừa mới viếng thăm Cộng hòa liên bang Đức về, nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu một số cảm tưởng của ngài về chuyến viếng thăm mục vụ vừa qua. Chuyến viếng thăm đã khiến cho ngài đi từ miền nam lên miền bắc, từ đông sang tây, từ thủ đô Berlin tới Erfurt và Eichsfeld và sau cùng là Freiburg, thành phố gần biên giới hai nước Pháp và Thụy Sĩ. Đức Thánh Cha nói:

Chuyến viếng thăm này diễn ra với khẩu hiệu ”Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó có tương lai”, đã thực sự là một ngày đại lễ của đức tin: trong các cuộc gặp gỡ và nói chuyện, trong các buổi cử hành, đặc biệt là các thánh lễ trang trọng với dân Chúa. Các thời điểm này đã là một ơn qúy báu làm cho chúng ta tái nhận thức được Thiên Chúa ban cho cuộc sống chúng ta ý nghĩa sâu xa hơn và sự tràn đầy đích thật chừng nào, còn hơn thế nữa, chỉ có Chúa mới ban cho chúng ta và cho tất cả mọi người một tương lai mà thôi.

Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với sự tiếp đón nồng hậu và hăng say cũng như sự chú ý và lòng trìu mến đối với ngài tại các nơi khác nhau ngài đã thăm viếng. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kể lại các biến cố của chuyến viếng thăm.

Tại Berlin, nơi tổng thống liên bang đã nhân danh toàn dân Đức chào mừng và bầy tỏ sự qúy mến đối với một Giáo Hoàng sinh ra trên đất Đức, Đức Thánh Cha nói ngài đã có thể đưa ra một tư tưởng về tương quan giữa tôn giáo và sự tự do, bằng cách nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Đức Cha Wilhelm von Ketteler, vị Giám Mục cải cách xã hội: ”Cũng như tôn giáo cần sự tự do, sự tự do cũng cần tôn giáo”.

Tại Quốc Hội Liên Bang lần đầu tiêm một vị Giáo Hoàng đã đọc diễn văn trước các dân biểu Đức. Trong dịp này tôi đã trình bầy nền tảng của quyền con người và của nhà nước pháp quyền tự do, nghĩa là mẫu mực của mọi quyền được Đấng Tạo Hóa khắc ghi trong chính bản chất các thụ tạo của Người. Vì thế cần phải nới rộng ý niệm bản chất, bằng càch hiểu nó không chỉ như là một tổng thể các nhiệm vụ, mà còn đi xa hơn như là ngôn ngữ của Đấng Tạo Hóa để giúp chúng ta phân biệt lành dữ.

Trong cuộc gặp gỡ vài đại diện của cộng đoàn Do thái tại Đức tôi đã nhắc tới các gốc rễ chung trong niềm tin nơi Thiên Chúa của các tổ phụ Abraham, Igiaác và Giacóp, và chúng tôi đã minh nhiên các hoa trái đạt được trong cuộc đối thoại giữa Giáo Hội công giáo và Do thái giáo tại Đức. Tôi cũng đã gặp vài thành viên của cộng đoàn Hồi giáo, và đồng thuận về tầm quan trọng của quyền tư do tôn giáo đối với sự phát triển hòa bình của nhân loại.

Trong Thánh lễ cử hành tại sân vận động thủ đô Berlin, tôi đã cùng cầu nguyện với tín hữu và khích lệ họ trong đức tin và suy niệm về tầm quan trọng phải kết hiệp với Chúa Kitô như các cành nho gắn liền với thân nho. Sự kết hiệp ấy sinh tử đối với cuộc sống của từng tín hữu và đối với Giáo Hội là thân mình mầu nhiệm của Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha kể lại những sinh hoạt trong chặng thứ hai của chuyến viếng thăm trong vùng Thueringen, là vùng đất của cuộc cải cách tin lành. Trong thành phố Erfurt Đức Thánh Cha đã có thể sống kinh nghiệm đại kết, vì chính trong thành phố này Martin Luther đã gia nhập dòng thánh Agostino và được thụ phong linh mục. Đức Thánh Cha đã rất sung sướng gặp gỡ các thành viên của Hội đồng Giáo Hôi tin lành Đức và cùng nhau cầu nguyện trong đan viện trước đây của các tu sĩ Agostino. Đức Thánh Cha đưa ra nhận xét như sau:

Chúng tôi đã thấy trở lại rằng chứng tá chung của niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay quan trọng biết chừng nào, một thế giới thường không biết Thiên Chúa hay không chú ý tới Người nữa. Cần phải nỗ lực tiến tới sự hiệp nhất trọn vẹn, nhưng chúng tôi cũng ý thức được rằng chúng tôi không thể làm ra đức tin cũng như sự hiệp nhất hằng mong ước. Một đức tin do chính chúng ta tìm kiếm không có giá trị nào, và đúng hơn sự hiệp nhất đích thật là ơn Thiên Chúa ban. Chúa đã cầu nguyện và luôn cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các môn đệ Người.

Đức Thánh Cha cũng cảm động nhắc lại buổi hát kinh chiều trọng thể kính Đức Mẹ tại trung tâm hành hương Etzelsbach, với sự tham dự của rất đông tín hữu.

Chính trong vùng Eichsfeld này tín hữu công giáo đã can đảm kháng cự lại các chế độ độc tài Đức quốc xã và Cộng sản. Tại đây có tượng Đức Mẹ Sầu Bi ôm xác Chúa Kitô, và trong bao thế kỷ các tín hữu đã phó thác cho Mẹ các lời cầu, các lo lắng và khổ đau của họ, và họ đã nhận được rất nhiều ơn thánh và phước lành của Mẹ. Đức Thánh Cha đã nhắc lại gương sống của các thánh vùng Thueringen như thánh nữ Elisabét, thánh Bonifazio và thánh Kilian, cũng như gương can đảm của các tín hữu hiên ngang làm chứng cho Chúa dưới các chế độ độc tài, và ngài mời gọi tín hữu nên thánh, trở thành các chứng nhân giá trị của Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội. Các thánh đã luôn luôn là những người được thấm nhuần tình yêu của Chúa Kitô và thực sự biến đổi xã hội.

Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ đức ông Hermann Scheipers linh mục cựu tù nhân cuối cùng của trại tập trung Dachau còn sống sót. Tại Erfurt Đức Thánh Cha cũng gặp vài nạn nhân của các vụ giáo sĩ làm dụng tính dục và chia sẻ nỗi khổ đau của họ.

Chặng cuối cùng của chuyến viếng thăm nước Đức là thành phố Freiburg, nơi có nhiều tín hữu Pháp và Thụy sĩ cũng đến tham dự các buổi gặp gỡ. Đức Thánh Cha đã nói lên cảm tưởng của ngài về buổi canh thức với giới trẻ như sau:

Tôi đã hạnh phúc trông thấy rằng đức tin trong quê hương Đức của tôi có một gương mặt trẻ trung, sống động và có một tương lai. Trong lễ nghi ánh sáng gợi hứng tôi đã trao cho người trẻ ngọn lửa của nến phục sinh, biểu tượng anh sáng là Chúa Kitô, và khuyến khích họ: ”Các con là ánh sáng thế gian”.

Tôi đã lập lại với họ rằng Giáo Hoàng tin tưởng nơi sự cộng tác tích cực của người trẻ: với ơn thánh Chúa Kitô họ có thể đem lửa tình yêu của Thiên Chúa tới cho thế giới.

Đức Thánh Cha cũng nhắc tới cuộc nói chuyện với các đại chủng sinh dựa trên nội dung bức thư họ gửi cho ngài mấy tuần trước đó. Trong đại chủng viện ngài cũng gặp gỡ vài dại diện của các Giáo Hội chính thống và đông phương, là các Giáo Hội rất gần gũi với tín hữu công giáo. Chính từ đó phát xuất nhiệm vụ chung là men cho cuôc canh tân xã hội. Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng gặp đại diện giáo dân công giáo Đức.

Trong thánh lễ tại phi trường Freiburg Đức Thánh Cha đã chính thức cám ơn tất cả mọi người đã dấn thân trong nhiều lãnh vực và sinh hoạt khác nhau của Giáo Hội, đặc biệt là các thiện nguyện viên và các cộng sự viên của các sinh hoạt bác ái. Chính nhờ họ mà Giáo Hội Đức đã có thể trợ giúp Giáo Hội hoàn vũ, đặc biệt trong các vùng truyền giáo. Sinh hoạt của họ sẽ luôn luôn phong phú, khi bắt nguồn từ đức tin đích thật và sống động, trong sự hiệp nhất với các Giám Mục, với Đức Giáo Hoàng và với Giáo Hội.

Cuộc gặp gỡ sau cùng là với hàng ngàn tín hữu công giáo dấn thân trong Giáo Hội và xã hội. Đức Thánh Cha đã đưa ra vài suy tư về hoạt động của Giáo Hội trong một xã hội tục hóa, và mời gọi Giáo Hội thoát ra khỏi các gánh nặng vật chất và chính trị để trong sáng hơn đối với Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau rồi ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Một nhà nguyện mới được cung hiến cho Đức Mẹ Liban tại VCTĐ Đức Mẹ tại Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
21:15 29/09/2011
Nhà Nguyện Đức Mẹ Liban tại VCTĐ Đức Mẹ Vô Nhiễm HTĐ
WASHINGTON (CNS) -- Trong một nghi lễ phản ảnh truyền thống Liban, người Công Giáo Maron gốc Liban đã tụ tập ngày 23 tháng 9 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn để thánh hiến một nhà nguyện dâng hiến cho Đức Mẹ Liban.

Đức Giám Mục Gregory J. Mansour thuộc giáo phận Thánh Maron ở Brooklyn, Nữu Ước chủ tế nghi thức thánh hiến nhà nguyện nói: "Chúng tôi đã mơ ước biết bao lâu để có được một nhà nguyện của chúng tôi trong ngôi nhà của Đức Mẹ. Tôi rất tri ân tất cả mọi người đã giúp cho ngày hôm nay của Mẹ Maria được tuyệt vời."

Việc xây cất nhà nguyện -- nằm gần Sảnh Đường Tưởng Nhớ (Memorial Hall) của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội -- được Giáo phận Thánh Maron ở Brooklyn, Nữu Ước chủ trương. Người Công Giáo Maron, đa số đến từ Liban, đã chọn tên hiệu của Thánh Maron, một nhà ẩn tu người Syria thuộc thế kỷ thứ Năm. Đời sống thánh thiện và các phép lạ ngài làm đã thu hút rất nhiều môn đệ. Một số môn đệ này sau đó đã mang Kitô giáo đến Liban.

Đức Hồng Y Donald W. Wuerl nói với khoảng 300 người tu tập cho việc thánh hiến: "Ở đây chúng ta sẽ kính nhớ Mẹ Maria dưới danh hiệu đặc biệt là Đức Mẹ Liban. Việc sùng kính của các tín hữu Maron đối với Đức Trinh Nữ Maria đã được công nhận từ lâu như một dấu hiệu hiển nhiên của căn tính quốc gia Liban và cam kết cá nhân của họ cho Chúa Giêsu."

Nhà nguyện được phác họa bởi kiến trúc sư Louis DiCocco III, giám đốc Xưởng Nghệ Thuật Phụng Vụ Thánh Giuđa (St. Jude Liturgical Arts Studio) ở Havertown, Pennsylvania. Đức giám mục Mansour và giám mục giáo hạt (Chorbishop) Michael Thomas, là phụ tá chính và chưởng ấn của giáo phận Maron đã hợp tác chặt chẽ với ông DiCocco về việc phác họa nhà nguyện.

Một thông cáo của giáo phận Maron cho hay: "Với nội thất bằng đá, nhà nguyện được phác họa như một "cố gắng nhắm mục đích đưa những người tới cầu nguyện vào trong khung cảnh của các nhà thờ xây bằng đá tại Liban."
 
Hàn Quốc: Nhóm chống xây dựng nhà máy điện hạt nhân được trao giải thưởng sinh thái
Phạm Kim An
09:27 29/09/2011
Hàn Quốc: Nhóm chống xây dựng nhà máy điện hạt nhân được trao giải thưởng sinh thái

Cha Park Hong-pyo (giữa) trong cuộc họp báo để phản đối việc xây dựng một nhà máy hạt nhân ở Samcheok

Samcheok, Hàn Quốc - Một nhóm gây áp lực chống xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã được chọn để nhận Giải thưởng Sinh Thái Công giáo năm nay.

Ủy ban Môi trường thuộc Hội đồng giám mục Hàn Quốc, cơ quan có sáng kiến thành lập giải thưởng hồi năm 2006, cho biết rằng Ủy ban Chống việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Samcheok đã được lựa chọn để lãnh giải thưởng năm nay, do các nỗ lực của họ trong việc làm nổi bật sự nguy hiểm của điện hạt nhân và tiết kiệm năng lượng.

Nhóm được thành lập năm ngoái bởi các tổ chức dân sự và tôn giáo, sau khi chính quyền thành phố Samcheok, phía đông Hàn Quốc, đã khởi động một chiến dịch cho việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân gần thành phố.

Thành phố đã có ý định xây nhà máy điện hạt nhân và nhà máy xử lý chất thải hạt nhân ba lần trong các năm 1990, năm 1998, và năm 2005, nhưng trong mỗi lần, sự chống đối mạnh mẽ đã buộc chính quyền phải từ bỏ kế hoạch của họ.

Khu vực tỉnh Gangwon-do đã từng nổi tiếng với việc khai thác than, nhưng việc đóng cửa trong thập niên 1980 chứng kiến sự sụt giảm trong nền kinh tế địa phương.

Các nhà chức trách tin rằng nhà máy điện hạt nhân sẽ thúc đẩy công ăn việc làm và thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, việc phản đối kế hoạch này vẫn mạnh mẽ như trước đây.

Người Công giáo đã tham dự Thánh Lễ hàng tuần vào các ngày thứ Tư, và tổ chức các buổi canh thức thắp nến từ tháng Ba, để phản đối kế hoạch nhà máy điện hạt nhân, theo phát ngôn viên ủy ban là Linh mục Paul Park Hong-pyo.

Ủy ban Chống việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Samcheok sẽ nhận giải thưởng và tiền mặt khoảng 2 triệu won (1.700 USD) vào ngày 4-10 tới. (UCANews 28-9-2011)

Phạm Kim An
 
Thánh bộ Phụng tự chỉ còn phụ trách việc phụng vụ mà thôi
Nguyễn Trọng Đa
09:28 29/09/2011
Thánh bộ Phụng tự chỉ còn phụ trách việc phụng vụ mà thôi

"Đây là sự đổi mới có tầm quan trọng lịch sử ở Vatican"

ROMA – ĐTC Biển Đức XVI miễn các việc giải quyết công tác pháp lý cho Thánh Bộ Phụng tự, để Thánh Bộ đảm bảo việc “cổ vũ Phụng Vụ Thánh trong Giáo Hội, theo sự canh tân mà Công đồng chung Vatican II mong muốn, khởi đi từ Hiến chế Phụng vụ Sacrosanctum Concilium (Thánh Công đồng)".

"Đây là sự đổi mới có tầm quan trọng lịch sử ở Vatican", đó là nhan đề bài nói của Đài phát thanh Vatican, và giải thích các qui định mới do ĐTC Biển Đức XVI chọn lựa, trong một lĩnh vực pháp lý và kỹ thuật, liên quan đến Hôn phối và Truyền chức thánh.

Ngày 27-9, Tông Thư dưới dạng Tự sắc "Quaerit Semper" đề ngày 30-8 giao độc quyền cho Tòa Thượng thẩm Roma "các trường hợp về việc tiêu hôn cho một hôn nhân thành sự nhưng chưa hoàn hợp”, cũng như các trường hợp “liên quan đến việc vô hiệu hoá các chức thánh”.

Như thế, Đức Giáo Hoàng sửa đổi Tông Hiến "Pastor Bonus" (Mục tử nhân lành) – được ban hành bởi ĐTC Gioan Phaolô II hồi tháng 6-1988 - bằng cách chuyển cho Tòa thượng thẩm Roma các trường hợp trước đây thuộc Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Tự sắc (motu proprio) này xóa bỏ hai khoản của Tông hiến "Pastor Bonus" (67 và 68), và sửa đổi điều khoản 126. Các qui định mới có hiệu lực kể từ ngày 1-10-2011.

ĐTC Biển Đức XVI giải thích lý do của các thay đổi này: "Tòa Thánh đã luôn luôn tìm cách thích nghi cơ cấu quản trị của mình với các đòi hỏi mục vụ, vốn phát sinh trong đời sống Giáo hội theo mỗi thời kỳ của lịch sử, bằng cách điều chỉnh việc tổ chức và thẩm quyền của các thánh bộ của Giáo Triều Rôma".

Thực vậy, ĐTC Biển Đức XVI đã quan tâm miễn cho Thánh bộ phụng tự việc giải quyết các công tác pháp lý, phù hợp với cải cách của công đồng chung Vatican II: "Trong hoàn cảnh hiện tại, thật là thích hợp khi Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cống hiến nhiều cho việc tạo một động lực mới, nhằm cổ vũ Phụng Vụ Thánh trong Giáo Hội, theo sự canh tân mà Công đồng chung Vatican II mong muốn, khởi đi từ Hiến chế Phụng vụ Sacrosanctum Concilium”.

Do đó, một văn phòng mới được thành lập trong Tòa Thượng thẩm Roma:

"Tôi xét là thích hợp để chuyển giao, cho một văn phòng mới bên cạnh Tòa Thượng thẩm Roma, thẩm quyền xử lý các thủ tục về tiêu hôn cho một hôn nhân thành sự nhưng chưa hoàn hợp, cũng như các trường hợp liên quan đến việc vô hiệu hoá các chức thánh”.

Trong nhật báo L'Osservatore Romano, Chánh án tòa thượng thẩm Roma, Đức Giám Mục Antoni Stankiewicz, chào mừng "sự đổi mới này có tầm quan trọng lịch sử trong Giáo Triều Rôma". (ZENIT.org 28-9-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Nga: Đức Hồng Y Tomko gặp Thượng Phụ Kirill
Phạm Kim An
09:31 29/09/2011
Mátcơva: Đức Hồng Y Tomko gặp Thượng Phụ Kirill

ROMA – Ngày 26-9, Thượng Phụ Kirill của Mátxcơca và toàn Nga đã bày tỏ "lòng kính trọng và tình cảm anh em" đối với ĐTC Biển Đức XVI. Tại Mátxcơca, trong cuộc tiếp Đức Hồng y Jozef Tomko, Thượng Phụ đã đề nghị Hồng y "chuyển đạt các tâm tình này" cho ĐTC, theo Đài phát thanh Vatican.

Đức Hồng Y Tomko được bổ nhiệm làm đặc phái viên của ĐTC tham dự lễ mừng 100 năm ngày xây dựng nhà thờ Công giáo Đức Trinh Nữ Vô nhiễm Nguyên tội ở Nga.

Một thông cáo chính thức của Tòa Thượng phụ, được hãng tin Ý Sir trích lại, đã khẳng định rằng cuộc gặp của Đức Hồng Y với Thượng Phụ Kirill đã diễn ra trong "một bầu khí thân mật và thân thiện", và kết thúc với việc trao đổi quà tặng với nhau.

Đức Hồng Y gặp Thượng Phụ Kirill tại trụ sở Tòa Thượng Phụ, cùng đi với Sứ thần tòa thánh tại Nga, Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovic.

Theo Đài phát thanh Vatican, trong khi “nồng nhiệt” tiếp các vị khách, Thượng phụ đã nhắc lại rằng công cuộc truyền giáo là một ưu tiên đối với Giáo Hội Nga. Ngài nói: “Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo ngày nay phải đối mặt với các thách thức giống nhau của thế giới thế tục hóa, và việc này tạo ra một nền tảng chung cho sự hợp tác giữa hai Giáo Hội".

Về phần mình, Đức Hồng Y Tomko đã cám ơn Thượng Phụ về việc đón tiếp thân tình, và nói lên “niềm hy vọng cho sự theo đuổi đối thoại giữa Giáo Hội Chính Thống Nga và Giáo Hội Công Giáo Roma". (Zenit.org 28-9-2011)

Phạm Kim An
 
Giải đáp Phụng vụ: Đấng Bản quyền nào được nhắc đến tên trong Thánh lễ?
Nguyễn Trọng Đa
09:33 29/09/2011
Đấng Bản quyền nào được nhắc đến tên trong Thánh lễ?

Giải đáp Phụng vụ

ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

Hỏi: Khi một linh mục cử hành phụng vụ của một nghi lễ trong một nhà thờ hoặc cơ sở của một nghi lễ khác, Đấng Bản quyền nào được ưu tiên nhớ tới trong thánh lễ: Giám mục của nghi lễ đang cử hành, hay Giám mục, mà nhà thờ hoặc cơ sở đang cử hành ấy thuộc giáo phận của Ngài? Tương tự như vậy, tôi thuộc về một cộng đoàn tu sĩ nghi lễ Đông phương. Tuy nhiên, do các sứ vụ phúc âm của chúng tôi - ví dụ, sinh hoạt ‘Gặp gỡ giới trẻ’ và Cursillo - trong trung tâm thiêng liêng của cộng đoàn của chúng tôi, chúng tôi có khả năng thực hiện hai nghi thức trong nghi lễ Roma. Đa số người tham dự của chúng tôi thuộc về nghi lễ Roma.

Vì vậy, câu hỏi là: Khi chúng tôi cử hành Thánh Lễ trong nghi thức Roma, mà Đấng Bản quyền phải được ưu tiên nhớ đến, thì phải nhớ Đấng Bản quyền của cơ sở chúng tôi hay nhớ Đấng Bản quyền nghi lễ Roma địa phương? Cuối cùng, tôi đã thực thi sứ vụ tại một cơ sở địa phương hỗ trợ sự sống. Vị linh mục cũ đã dâng lễ nhiều năm theo nghi lễ Libăng, và vị giám đốc xã hội xin tôi tiếp tục theo nghi lễ này. Kể từ khi cha đã cử hành phụng vụ Maronite (bằng tiếng Anh, lẽ tất nhiên) cho tín hữu, tôi cũng làm như vậy. Tuy nhiên, đa số người của cộng đoàn nhỏ bé này theo nghi lễ Roma. Một lần nữa, có câu hỏi: Đấng Bản quyền nào có ưu tiên trong việc được nhớ đến, Đấng Bản quyền Maronite hay Đấng Bản quyền của giáo phận địa phương? (Cơ sở ấy không là cơ sở Công Giáo.) - JT, Methuen, Massachusetts, Mỹ.

Đáp: Đây không phải là một câu hỏi dễ, và có thể không có câu trả lời rõ ràng dứt khoát, vì hoàn cảnh thay đổi rất khác nhau.

Mục đích của việc nhắc tên của Đức Giáo Hoàng, Đấng Bản quyền địa phương, và trong một số trường hợp, Đức Thượng phụ hoặc vị Tổng Giám mục chính trong Kinh Nguyện Thánh Thể, không phải là một vấn đề danh dự, hoặc tôn trọng, nhưng là vấn đề hiệp thông. Khi Lễ quy Rôma nói, chúng ta cầu nguyện "una cum", "cùng với", tức là Đức Giáo Hoàng và Giám mục địa phương. Theo một cách nào đó, việc nhắc nhớ này biến một cộng đồng địa phương thành một sự diễn tả thật sự của Giáo Hội phổ quát.

Trong nghi lễ Latinh, tiêu chí nhắc nhớ đến Giám mục địa phương là dựa trên thẩm quyền lãnh thổ. Chỉ có một Giám mục, người có thẩm quyền hiện nay trên lãnh thổ, hoặc nơi cử hành Thánh Lễ, được nhắc đến tên.

Linh mục có thể tùy chọn nhắc đến tên của Giám mục phụ tá; hoặc nhắc nhớ tập thể nếu có nhiều hơn một Giám mục phụ tá. Không nhắc đến tên của các Giám mục hưu trí, hoặc các Giám mục chủ tế thánh lễ ngoài lãnh thổ của các vị.

Có một số trường hợp đặc biệt, trong đó thẩm quyền lãnh thổ không trùng hợp với ranh giới của giáo phận. Ví dụ, một Đấng Bản quyền quân sự thường thực thi thẩm quyền lãnh thổ của mình trên các căn cứ quân sự trong cả đất nước, và danh tánh của Ngài được nhắc đến, khi Thánh Lễ được cử hành trong các căn cứ hoặc tên tàu hải quân. Đấng Bản quyền Công giáo gốc Anh giáo mới được bổ nhiệm sẽ thực thi thẩm quyền của Ngài đối với các nhà thờ và các tổ chức thuộc về Hạt Đại diện, và danh tánh của Ngài được nhắc đến khi Thánh Lễ được cử hành trong các nhà thờ này.

Khi linh mục đi du lịch, các vị chỉ nhắc đến tên của Giám mục sở tại của nơi mà các vị đang dâng Thánh lễ, chứ không nhắc đến tên Đấng Bản quyền của mình, ngay cả khi các vị đang cử hành Thánh lễ cho các đoàn thể thuộc giáo phận gốc của các vị.

Đây là trường hợp của nghi lễ Latinh. Đối với các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, kiến thức của tôi không mở rộng đến các luật và tập tục đặc biệt của mỗi một Giáo hội này. Tôi tin rằng các Giáo hội ấy tuân theo cùng một luật cơ bản của thẩm quyền lãnh thổ, nhưng một số Giáo hội có thể có hình thức đặc biệt khác về thẩm quyền.

Chẳng hạn, thẩm quyền trong Giáo Hội Syro-Malabar ở Ấn Độ là cơ bản lãnh thổ, mặc dù thẩm quyền của Tổng giáo phận Kottayam là hợp tác rộng rãi với thẩm quyền lãnh thổ của Giáo Hội Syro-Malabar. Giáo phận Đông phương này chỉ phục vụ các thành viên của cộng đồng Knanaya, vốn có dấu vết nguồn gốc từ một nhóm của 72 gia đình Kitô gốc Do thái giáo đã đến Ấn Độ từ Lưỡng Hà vào năm 345. Nếu một thành viên của giáo phận này kết hôn với người ngoài cộng đồng, người đó không còn thuộc về Tổng giáo phận, và sát nhập vào giáo phận nơi mình cư trú.

Vì vậy, sự đa dạng của các Giáo Hội Đông Phương đáng kính ngăn cản một câu trả lời dứt khoát cho tất cả các trường hợp. Đồng thời, tôi tin rằng thật là an toàn để nói rằng khi cử hành Thánh lễ theo một phụng vụ Đông phương, câu hỏi về Giám mục nào được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh thể, nên được giải quyết theo luật và phong tục của Giáo Hội Đông phương, chứ không theo luật và phong tục của nghi lễ Latinh.

Với ý nghĩ như thế, tôi sẽ nói điều sau đây đối với các câu hỏi cụ thể.

Nếu Thánh Lễ được cử hành trong một nhà thờ hay tu viện, vốn thuộc về thẩm quyền lãnh thổ của một Giám mục Đông phương, thì Giám mục này được nhắc tên, cả trong các trường hợp khi Thánh lễ theo nghi lễ Latinh. Giám mục địa phương nghi lễ Latinh vẫn có thẩm quyền về việc cử hành Thánh Lễ nghi lễ Latinh tại nhà thờ, và mọi qui định Ngài ban ra, liên quan đến tập tục phụng vụ cho giáo phận Ngài, cần được tuân giữ.

Như đã đề cập ở trên, khi một linh mục Đông phương dâng thánh lễ theo nghi thức riêng của mình bên ngoài một nơi thuộc thẩm quyền lãnh thổ của Giám mục riêng của mình, việc nhắc đến tên của Giám mục sẽ được dựa trên luật và phong tục của chính nghi lễ. Nếu các luật này cho phép nhắc tên của Đấng Bản quyền địa phương Latinh, thì là điều tốt; nếu không, linh mục tuân theo truyền thống riêng của mình. Thực tế là hầu hết các người nghi lễ Latinh, khi tham dự một thánh lễ Đông phương, không xác định được vị Giám mục nào được nhắc đến tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. (ZENIT.org 27-9-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xin Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tha thứ!
Bauxit Việt Nam/ Hà Văn Thịnh
09:50 29/09/2011
Xin Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tha thứ!

Hà Văn Thịnh

Bauxite Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây của cộng tác viên quen biết Hà Văn Thịnh, như một một lời bộc bạch riêng tư gửi đến TGM Ngô Quang Kiệt, đồng thời cũng là một tiếng nói tâm tình của cá nhân tác giả với bạn đọc xa gần, để mong được bạn đọc lượng thứ, về một việc làm không phải trước đây của mình. Xin hết sức hoan nghênh thái độ thực sự cầu thị của người đồng nghiệp và cầu mong cho anh mọi điều tốt lành.

Bauxite Việt Nam




Hôm nay (27.9.2011), đọc - nghe từ ABS, tôi được biết những gì mình viết về TGM ngày nào (đăng trên báo Lao động, nhan đề Đáng rủa sả thay) là một sai lầm và, ở mức độ nào đó, có thể coi là một tội ác khó có thể biện minh. Tôi muốn cầu xin một sự thứ tha nhưng chắc chắn rằng sự day dứt của lương tâm thì chẳng thể nào nguôi ngoai được...

Qua đây, cũng xin nói cho rõ “vụ” này. Hồi ấy, tôi là cộng tác viên thường xuyên của báo Lao động. Viết với đam mê và trách nhiệm thực sự của nghĩ suy là mình luôn bảo vệ cái đúng, chống lại những điều sai (ấu trĩ, ngây ngô, ngu dốt...; để cho độc giả và quý vị xa gần phán xét, mặc nhiên tôi không phàn nàn hay khiếu nại). Một lần, tôi nhận được điện thoại của ông Tô Quang Phán, Phó TBT (nay là Tổng BT Hà Nội mới), nói rằng Tổng GM Ngô Quang Kiệt tuyên bố cầm hộ chiếu Việt Nam thấy nhục nhã, hãy viết ngay một bài bình luận về sự kiện trên...

Nhận được lệnh, với thông tin 8 chữ, tôi viết liền cho kịp bài báo để mai đăng, sau khi đã đọc lại toàn bộ Kinh Thánh. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu nổi, vì sao chỉ sau có mấy tiếng đồng hồ, vừa đọc Kinh Thánh lại vừa viết ra được bài báo tổng hòa và tận cùng của nỗi đau, sự xấu hổ mà không hề có một thoáng mảy may băn khoăn về chuyện đúng, sai? Xem ra, sự đui dốt, thỏa thuê khó tìm thấy giới hạn.

Bây giờ, tôi biết tôi xứng đáng bị rủa sả bởi những lời tàn tệ. Tôi viết bài này để xin một sự thứ tha, chắc rằng Chúa Nhân Từ sẽ tha thứ cho tôi, coi như đó là một tai nạn của lỗi lầm và xuẩn ngốc; nhưng, những bạn đọc yêu mến sự thật và công lý thì chẳng thế, bao giờ...

Điều còn lại sau lời cầu xin này nó dài lắm và khủng khiếp lắm. Tôi đã gần như mất hết niềm tin bởi những gì mà những người có quyền lực đang gieo rắc các nỗi đau có tên gọi khác nhau nhưng giống nhau về bản chất trên khắp đất nước. Được bốn chục tỷ đồng để bay tà tà rồi ngủ yên trong hai lá đơn từ chức, ai cũng muốn như thế, kể cả tôi. Nếu “lừa đảo” hàng chục tỷ đồng dễ hơn húp cháo thì cái “cơ chế” đó là cơ chế gì? Cả Kế toán trưởng của Cục Điện ảnh và Vinashin đều đào tẩu xong rồi mới nghe thấy phát lệnh truy nã trong khi ai cũng biết, nếu thật sự muốn theo dõi – giữ – bắt những tội phạm cỡ ấy, việc trốn thoát còn khó hơn cả lên giời!...

Tôi biết tin vào ai khi những điều sai hầu như đều có bệ đỡ hiệu quả, rỡ ràng? Tôi đã như một kẻ đui mù thách đấu với Tổng GM Ngô Quang Kiệt chỉ bằng cái sinh tử lệnh có 8 chữ, tức là bằng đúng một nửa của 16 chữ vàng cắt dán! Lỗi lầm và đau xót đang được đo bằng sự xa xót ê chề. Tôi chỉ còn biết sùng kính ngước nhìn lên và nói tới hai chữ: Cầu Xin!

Huế, 28.9.2011.

H.V.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
 
Văn Hóa
Mười ba bằng một
Jos. Tú nạc, NMS
06:58 29/09/2011
Cha xứ của chúng tôi lúc nào cũng quyên tiền vì lý do này lý do nọ. Nhưng cha chẳng bao giờ có đủ tiền sửa chiếc đồng hồ nhà thờ. Cái đồng hồ lớn này thường gõ báo giờ cả ngày lẫn đêm, nó đã bị hỏng từ thời kỳ chiến tranh và đã im hơi lặng tiếng kể từ đó.

Nhưng vào một đêm, cha xứ của chúng tôi giật mình thức giấc: chiếc đồng hồ đang gõ báo giờ! Nhìn đồng hồ của mình ngài đã thấy một giờ khuya, nhưng chiếc đồng hồ đã điểm 13 lần trước khi dứt. Cầm theo cây đuốc, cha xứ lên tháp chuông xem có chuyện gì đã xảy ra. Dưới ánh đuốc thấy một khuôn mặt mà ngài nhận ra ngay đó là Bill Vilkins, anh chàng bán tạp hóa ở địa phương chúng tôi:

“Con đang làm gì đấythế , hả Bill?” Cha xứ hỏi một cách ngạc nhiên.

“Con đang sửa cái chuông.” Bill trả lời, “Đã nhiều tuần nay rồi đêm nào con cũng lên đây. Con hy vọng làm cho cha ngạc nhiên, cha biết không ạ?”

“Đúng là con đã mang lại ngạc nhiên cho cha!” Cha xứ nói, “Có lẽ con đã đánh thức mọi người trong ngôi làng nghèo nàn này nữa. Mặc dù thế, cha vui mừng thấy cái chuông đang hoạt động trở lại.”

“Thưa cha xứ đó chính là điều phiền phức.” Bill trả lời, “Cái chuông hoạt động tốt, nhưng con e rằng lúc một giờ nó sẽ đánh mười ba lần và con không thể làm gì được nữa.”

“Bill ơi, chúng ta đã quen dần chuyện đó rồi còn gì!” Cha xứ nói, “Mười ba đúng là không tốt bằng một, nhưng còn tốt hơn là không có gì cả. Bây giờ chúng ta xuống, và cùng uống nước trà nhé.”

(“Thirteen Equals One” Jos. Tú nạc, NMS - sưu tầm)
 
Tôi trở lại Công giáo
Brad Schilling
07:14 29/09/2011
Tác giả Brad Schilling gia nhập Công giáo sau 20 năm theo nhiều giáo phái. Ông sống ở Bunbury, Tây Úc với vợ là Marina và 3 con. Sau đây là bài viết về cảm nghiệm hành trình nhập đạo Công giáo của ông. Bài do Trầm Thiên Thu chuyển ngữ như sau:

Khởi đầu

Tháng 2-2010, tôi quyết định tham dự thánh lễ Công giáo. Sau 20 năm là tín đồ Tin Lành, tôi đến nhà thờ Công giáo sau khi thấy là không thể tham dự một phụng vụ nào khác. Qua nhiều năm tôi lần lượt là thành viên của hơn 10 giáo phái, tôi mệt mỏi khi muốn nhà thờ phải có gì hơn là giờ thờ phượng Tôi còn nhớ điều tôi suy nghĩ sáng Chúa nhật hôm đó: “Nếu Giáo hội không có gì đặc biệt hơn thánh lễ Chúa nhật thì tôi sẽ tiếp tục tìm tới nơi nào khác nữa theo đúng nguyện vọng”.

Là một bưu tá ở Bunbury, tôi biết ở đâu có nhà thờ. Thế nên, tôi thẳng tới nhà thờ Đức Mẹ Maria ở đường Columba, phía Nam Bunbury. Tôi không nghĩ về nghi thức, cử chỉ, phụng vụ hoặc thứ gì khác. Tôi tự nhủ hôm nay mình sẽ tạm hoãn xét đoán cái mà mình là thành viên. Tôi ở đây thờ phượng Chúa phục sinh. Do đó, tôi sẽ tập trung và không chia trí về bất kỳ thứ già khác.

Thánh lễ đầu tiên

Tôi rất ngạc nhiên, thánh lễ hoàn toàn tập trung vào Đức Giêsu Kitô với cương vị Ngôi Hai trong Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi). Tôi nghe đọc Kinh thánh nhiều hơn tôi đã từng nghe ở nhà thờ Tin Lành (Protestant church). Tôi nghe bài giảng 15 phút về Phúc âm vừa đọc. Chúng tôi cùng nhau đọc kinh Lạy Cha. Chúng tôi cùng thú tội. Chúng tôi cầu nguyện cho Giáo hội, cho chính phủ, cho người nghèo, cho người qua đời và cho chính chúng tôi. Chúng tôi nhớ tới mọi thành phần của Giáo hội đã qua đời. Chúng tôi hát thánh ca. Chúng tôi quỳ gối. Chúng tôi đứng. Chúng tôi làm Dấu Thánh giá. Chúng tôi bắt tay nhau và chúc bình an cho nhau. Đó là công việc tập thể.

Sự thật là Giáo hội luôn hiểu ý tưởng Tân ước mà bí tích Thánh tẩy liên kết trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo hội, luôn là điều gì đó tôi khâm phục ở Công giáo. Thật ý nghĩa khi thánh lễ được đọc chung và cử hành chung với nhau. Chúng ta thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không chỉ thuộc về mình.

Tôi ngồi quan sát mọi nghi thức, lễ phục, tiếng động và mùi vị. Đến từ một nền tảng Giáo hội cấp thấp (low-church background) như Giáo hội Baptist, các Giáo hội của Chúa Kitô, thánh lễ đối nghịch với điều tôi tin là sự tôn thờ Chúa Kitô. Tôi chưa bao giờ thích lễ phục, phụng vụ, lời cầu nguyện đáp thưa hoặc việc cử hành thánh lễ của các linh mục. Tôi vẫn nghi ngờ cách phán đoán và tập trung vào Chúa Kitô.

Thánh Thể

Lý do đầu tiên mà người Công giáo thỏa mãn là về Thánh Thể. Họ tin đó thực sự là Chúa Kitô hiện diện giữa họ. Đó là điều quan trọng để hiểu Công giáo. Tôi tin Thánh Thể (Rước lễ, Bữa tiệc ly, việc bẻ bánh) là biểu tượng nhưng vẫn ý nghĩa vì chúng ta – Giáo hội – đang thể hiện tình đoàn kết bằng cách cùng ăn bánh và uống rượu. Cách hiểu này về Bữa tiệc ly xuất phát từ cách hiểu của Giáo hội Baptist (Anabaptist understanding) về Giáo hội. Khuynh hướng Giáo hội Baptist nhấn mạnh những người cùng ăn với nhau (Nhiệm Thể Chúa Kitô) qua Đấng đã bẻ bánh trong Bữa tiệc ly. Giáo hội Công giáo kéo hai người xích lại gần nhau.

Tôi quan sát linh mục chủ tọa bữa tiệc Thánh Thể rồi mời mọi người đến lãnh nhận Chúa Kitô. Tôi thấy mọi người thuộc mọi thành phần (dân tộc, địa vị, giai cấp,…) đều trật tự đi lên rước Chúa. Tôi vẫn tiếp tục quan sát. Mọi người rước lễ xong thì kết lễ. Cả thánh lễ mất khoảng 60 phút.

Hệ quả

Tôi ngạc nhiên thú vị thấy thánh lễ không quá ngắn. Tôi đã từng dự giờ thờ phượng 90 phút rồi tiếp sau đó là uống trà và ăn bánh. Tôi quyết định mua tờ tuần báo Công giáo “The Record” ở sạp báo phía sau nhà thờ và đi uống cà-phê ở Bunbury (từ đó tôi thấy mình nên mua báo này!). Ngồi nhâm nhi cà-phê, tôi đọc báo và nhớ lại thánh lễ. Tôi cảm thấy được soi sáng và vui vì Giáo hội Công giáo không như tôi đã tưởng. Lúc đó tôi gặp một đôi vợ chồng quen từ Giáo hội trước, họ đi mua sắm ngày Chúa nhật thay vì đến nhà thờ. Họ mắc cở vì bị tôi nhìn thấy. Tôi cũng ngại vì tay tôi có loại báo mà họ không thích.

Tôi về nhà và kể cho Marina nghe về thánh lễ, tôi nói tôi sẽ tiếp tục tham dự giờ phụng vụ. Marina vẫn tiếp tục đưa các con tới nhà thờ trước.

Đi đâu?

Tôi bắt đầu đọc mọi thứ về Công giáo, từ thần học và giáo lý tới lịch sử Giáo hội. Tôi tải về các bài viết và nghe các chương trình phỏng vấn các tín đồ Tin Lành đã trở lại Công giáo. Tôi vô cùng ngạc nhiên!

Đầu tiên, là một tín đồ Tin Lành, tôi đã luôn đọc lịch sử Giáo hội trễ. Nghĩa là tôi bắt đầu từ khi Giáo hội Tin Lành hiện diện và trở lùi về nguồn gốc hồi thế kỷ 16. Tôi so sánh cách mà các giáo phái nhìn vào hiện tại với Giáo hội sơ khai như được ghi lại trong Tân ước để xem giáo phái nào trung thực nhất. Tôi bỏ qua thời kỳ lịch sử từ năm 90 tới thập niên 1500.

Với điều thú vị mới tôi thấy ở Công giáo, tôi bắt đầu đọc tiếp lịch sử. Tôi tải về hàng loạt bài giảng với các tài liệu của Thomas Madden, giáo sư môn sử kiêm chủ nhiệm khoa sử tại ĐH Saint Louis. GS Madden là người không có niềm tin nhưng là chuyên gia về Âu châu thời kỳ tiền hiện đại. Tôi muốn có quan điểm không thiên vị về lịch sử Giáo hội. Loạt bài đó chia làm 2 phần: Từ Chúa Giêsu tới Kitô giáo: Lịch sử Giáo hội sơ khai, và Kitô giáo tại Ngã ba đường: Sự cải cách của thế kỷ 16 và 17.

Kitô giáo qua các thế kỷ là một sự mặc khải. Lúc tôi đọc đến thời kỳ cải cách, với nỗi buồn và không hề vui mừng, tôi nghe nói tới sự ly giáo (schism) chưa được điều chỉnh. Tôi bắt đầu nghĩ về một số giả định của Tin Lành (Protestant assumptions) về quyền Giáo hội (Church authority). Tôi bắt đầu xem thêm những tấm hình của những người cải cách “lớn” theo lịch sử. Tôi bắt đầu nhìn sự cải cách bằng con mắt của Công giáo. Hiện nay Giáo hội Công giáo coi sự cải cách là bi kịch (tragedy) mà Công giáo chịu trách nhiệm nhiều như cuộc cải cách của Luther và Zwingli.

Trên hành trình lịch sử của tôi, tôi đã “vật lộn” với Thập tự quân (Crusades), tòa án Dị giáo (Inquisitions), các giáo hoàng “dỏm” và những lần thỏa hiệp với thế quyền về những thứ khác. Nhưng tôi thường vượt qua chính mình nhờ nhiều vị thánh, các vị giáo hoàng tốt lành và một Giáo hội đã chống lại thế quyền để trung thành với Thiên Chúa. Tôi bắt đầu nhìn Giáo hội là chính Giáo hội – một cộng đồng các thánh nhân và tội nhân cùng đấu tranh xuyên suốt lịch sử với Ý Chúa và sự hiện diện của Ngài ở giữa họ.

Tôi muốn đọc lịch sử Giáo hội và cuối cùng có ý định trở thành người Công giáo. Thay vì tôi hiểu khác Giáo hội. Tôi nhận ra rằng tại trái tim Tin Lành của tôi là tà thuyết Donatism (*). Niềm tin sai lầm là người ta có thể tạo ra một Giáo hội “tinh khiết” đích thực từ một Giáo hội vẫn bị tội lỗi làm hư hỏng. Tôi có riêng một Giáo hội nhảy lò cò 20 năm để cố tìm một Giáo hội của Tân ước. Thậm chí tôi đã tạo ra Giáo hội đó! Buồn thay phải mất một thời gian dài tôi mới tìm ra một Giáo hội tinh khiết không bao giờ hiện hữu trong thời Chúa Giêsu hoặc thời thánh Phaolô. Chúng ta đã quên chuyện ông Giuđa, chuyện ông Phêrô chối Chúa, chuyện ham muốn quyền lực của ông Giacôbê và Gioan, chuyện kém tin của ông Thomas, chuyện đồi bại tình dục của ông Phaolô, chuyện mơ hồ về thần học của Giáo hội, v.v… hoặc nó không bao giờ hiện hữu.

Linh mục Công giáo

Tôi gọi điện tới văn phòng giáo xứ vì tôi muốn nói chuyện với ai đó về đức tin Công giáo. Tôi được giới thiệu với LM Vittorio, người Ý, mới bắt đầu sứ vụ tại nhà thờ Đức Mẹ Maria cùng tuần lễ mà tôi bắt đầu dự thánh lễ ở đó. Chúng tôi gặp nhau tại một quán cà-phê và nói chuyện suốt 2 giờ về đời sống khác nhau giữa chúng tôi. Lạ thay, tôi thấy chúng tôi có nhiều điểm chung khi nhìn vào Giáo hội. Ngài thuộc một dòng truyền giáo tên là “Phương pháp Tân tòng mới” (Neo-Catechumenal Way), xuất xứ từ khu nhà ổ chuột ở Madrid. Bắt đầu bởi một họa sĩ Tây Ban Nha trở lại Công giáo hồi thập niên 1960, dòng đã phát triển khắp thế giới với phép lành của Tòa thánh. Theo viễn cảnh Tin Lành, dòng này giống phong trào giáo hội tại gia. Dòng tập trung vào gia đình truyền giáo và được một linh mục truyền giáo giúp đỡ.

Họ gặp nhau hàng tuần vào các ngày thứ Tư để đọc Kinh thánh, cầu nguyện, chia sẻ cách sống, v.v... Vào các ngày thứ Bảy, họ dâng lễ tại một gia đình. Nhóm này là một nhóm truyền bá Phúc âm, làm việc tông đồ, truyền giáo của một Giáo hội Công giáo rộng lớn hơn. Ai cũng có thể tham gia dù họ là Công giáo, Tin Lành hoặc không có niềm tin tôn giáo.

Điều gì cũng làm tôi ngạc nhiên. Một trong các lý do tôi quyết định từ giã Giáo hội tại gia là vì thiếu hướng dẫn, thiếu sự lãnh đạo và thiếu quan điểm truyền giáo. Đây là Giáo hội Công giáo của mọi nơi đặt đúng chỗ mà mỗi nhóm người tôi đều muốn thuộc về.

Từ đó LM Vittorio trở thành người bạn tốt của gia đình tôi. Ngài thường ghé chơi cùng uống cà-phê và xem World Cup với em trai tôi, con trai tôi và tôi khi đội Ý thi đấu. Khi tôi nhắn tin về ý định tôi muốn gia nhập Công giáo, ngài đến tận nhà tôi để bắt tay tôi. Ngài cũng hiện diện trong thánh lễ đầu tiên tôi tham dự.

Người bạn Công giáo

Trong khi tôi thất vọng vì nhiều người Công giáo bình thường mà tôi gặp nhiều năm qua, tôi bắt đầu cầu nguyện xin Chúa cho tôi gặp người bạn Công giáo thực sự sống vì Chúa Kitô – người sẽ cho tôi thấy đời sống Công giáo thực sự như thế nào. Không lâu su khi Marina và tôi đến thư viện công cộng, Marina phát hiện một người đàn ông quen từ thời còn đi học và ngồi phía sau chúng tôi trong thánh lễ theo nghi lễ Latin. Tên anh là Matthêu. Sau khi trò chuyện về thời còn đi học, Marina nói với anh rằng tôi đi lễ Công giáo và có nhiều thắc mắc. Matthêu mời tôi tuần tới đi uống cà-phê để nói chuyện. Chúng tôi gặp nhau đúng hẹn. Tôi hỏi nhiều và anh cố gắng trả lời theo khả năng. Matthêu là người tài trợ cho khóa học RCIA (Rite of Christian Initiation for Adults – Nghi thức Khai tâm Kitô giáo dành cho Người lớn).

Những giấc mơ

Hầu như lúc nào tôi cũng muốn gia nhập Công giáo. Điều đó ăn sâu vào tâm hồn, cảm xúc và ý muốn của tôi. Suốt 3 tháng tham dự thánh lễ Mass, Marina và tôi bắt đầu có nhiều mơ ước quan trọng. Trong khi đây là điều khá bình thường đối với Marina lúc trước thì lại là hiếm đối với tôi để có giấc mơ tôn giáo. Đây là cách chọn lựa:

Giấc mơ về tôi: Marina mơ thấy chúng tôi cùng ở trên một con tàu đang cặp bến. Tôi mặc đồ màu trắng. Khi chúng tôi gần cặp bến, tôi nói với Marina là tôi phải ra khỏi đây. Khi mọi người còn ở trên boong tàu, họ thấy tôi bước xuống ván cầu và lên bờ.

Giấc mơ về người bạn: Tôi mơ thấy một người bạn Tin Lành phản đối Công giáo của thời anh còn trẻ và cùng tôi có mặt ở một buổi hội họp Công giáo. Sau khi buổi họp kết thúc, tôi đưa anh đi gặp một linh mục. Bạn tôi nói rằng anh ta vui mừng và lại muốn trở lại. Anh ta cười to khi tôi kể lại giấc mơ đó, vì anh ta đã thường xuyên tham dự thánh lễ.

Giấc mơ về Đức Mẹ: Marina mơ thấy một phụ nữ cầm một bình dầu, một loại dầu tinh khiết chưa từng thấy. Marina cũng cầm một bình dầu, nhưng bình của Marina không tinh khiết như dầu của phụ nữ kia. Marina hỏi có thể có ít dầu tinh khiết hay không. Phụ nữ kia trả lời rằng còn phải xin chủ nhân xem có được phép cho hay không. Phụ nữ kia hỏi chủ nhân và ông cho phép Marina được nhận dầu tinh khiết.

Giấc mơ về đồng nghiệp: Tôi mơ thấy mình ở tại một tiệm bán hàng giảm giá thì tôi gặp một đồng nghiệp tên Jon. Khi tôi đến chỗ anh, anh ta đang khiêng một thùng sách chú giải Kinh thánh. Anh ta nói với tôi rằng anh ta quan tâm Kitô giáo nhưng không biết đọc Kinh thánh có được không khi chưa gia nhập Kitô giáo. Tôi nói rằng Giáo hội đã nói Kinh thánh an toàn cho anh ta đọc.

Từ đó tôi biết được Jon đã là Kitô hữu từ nhiều năm trước ở Anh quốc qua một nhóm gọi là Quân đội Chúa Giêsu (Jesus Army) nhưng đã bỏ từ lâu. Chúng tôi nói chuyện về việc gia nhập Kitô giáo và việc tôi trở lại Công giáo.

Em trai tôi

Gia đình tôi không theo Kitô giáo. Khi tôi bắt đầu tham dự thánh lễ, tôi nhận điện thoại của em trai ở Perth hỏi tôi có sách Kitô giáo nào mà nó có thể đọc hay không. Tôi nói “có” và gởi cho nó cuốn “Anglican scholar NT Wright on Jesus” (Học giả Anh giáo nói về Chúa Giêsu). Tóm lại, em trai tôi đang đầu tư về niềm tin Kitô giáo. Em trai tôi trở về Bunbury không lâu sau đó và ở tại căn nhà nằm phía sau căn nhà của chúng tôi.

Một buổi tối nọ, tôi nói chuyện với Marina về nhà thờ Đức Mẹ Maria khi có mặt em trai tôi ngồi chung bàn. Khi tôi kể xong, em trai tôi nói lần tới sẽ cùng chúng tôi đi nhà thờ Đức Mẹ Maria. Em trai tôi nói rằng luôn thắc mắc không biết có được gia nhập Công giáo hay không. Một tuần trôi qua, chúng tôi tham dự thánh lễ chiều Chúa nhật tại nhà thờ Đức Mẹ Maria. Và rồi em trai tôi đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy ngày 23-4-2011.

Được tiếp nhận vào Giáo hội

Tôi bắt đầu tham dự khóa RCIA, kéo dài 9 tháng để chuẩn bị gia nhập Giáo hội với em trai tôi. Tôi tham gia 4 tuần. Tôi có quá nhiều câu hỏi cần được trả lời và khóa RCIA không thể trả lời hết các câu hỏi để làm tôi thỏa mãn. Tôi “bó tay”. Nhưng chính khóa RCIA là “đường dẫn” tôi gia nhập Giáo hội Công giáo.

Khi tôi nói điều này với Matthêu, anh đề nghị tôi gặp LM Michael Rowe ở Perth, người tới Bunbury mỗi tháng một lần để dâng lễ theo nghi lễ Latin (Traditional Latin Mass). Ngài tiếp đón mọi người vào nhà thờ qua việc hướng dẫn riêng mà tôi không biết. Mỗi khi ngài tới Bunbury thì tôi gặp ngài 30 phút trước giờ lễ để thảo luận mọi điều tôi muốn. Ngài trả lời các câu hỏi tôi, đưa nhiều sách cho tôi đọc, chỉnh sửa các điều tôi ngộ nhận.

Trước một thánh lễ Latin tôi được tiếp nhận vào Giáo hội. Tôi quỳ gối khi cử hành nghi thức, tuyên xưng đức tin Công giáo, xưng tội lần đầu, được rửa tội phụ thuộc (conditional baptism, rửa tội có điều kiện), vì tôi không biết lần rửa tội nào là hợp thức, và rồi tôi chính thức được gia nhập Giáo hội. Trong thánh lễ tiếp sau, tôi rước lễ lần đầu tiên. Qua hồng ân bí tích Thánh tẩy, tôi hiệp thông cùng các Kitô giáo còn sống và đã qua đời, đó là những người vẫn sống trong Đức Kitô. Amen.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ whyimcatholic.com)

(*) Giáo phái ở Bắc Phi năm 311 cho rằng tính thánh thiêng là chủ yếu đối với việc cử hành các bí tích và quản lý Giáo hội, chỉ có những người vô tội mới thuộc về Giáo hội hoặc có thể cử các bí tích. Phong trào ly giáo xảy ra ở Bắc Phi hồi thế kỷ IV, nó gợi lên tranh luận về tình trạng của những người lãnh đạo Giáo hội hợp tác với các viên chức La Mã trong bách hại Kitô giáo. Người khởi xướng phong trào này là Donatus, mất khoảng năm 355, từ chối tính hiệu quả của việc dâng lễ, cho rằng các Kitô hữu sa ngã thì không còn sống trong tình trạng ân sủng nên không có quyền dâng lễ.

Cuộc chiến chống tà thuyết Donatism lên tới đỉnh cao vào năm 311, khi Caecilian được tấn phong giám mục GP Carthage bởi một giám mục bất hợp thức. Constantine ủng hộ Caecilian, thúc giục những người theo tà thuyết Donatism ly khai với Công giáo La Mã năm 312. Tà thuyết này vẫn hiện hữu ở Bắc Phi tới khi xuất hiện Hồi giáo – thế kỷ VII (Chú thích của người dịch).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Của Trời - Nature.
Richard Drysdale
21:32 29/09/2011
TRANH CỦA TRỜI – Nature.
Ảnh của Richard Drysdale
Thiên nhiên: danh họa của trời
Mở đôi mắt hưởng tuyệt vời trời ban!
(nđc phóng ngữ)
"Nature is painting for us, day by day,
pictures of infinite beauty if only we
have eyes to see them."
(John Ruskin)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News