Phụng Vụ - Mục Vụ
Đừng Cứng Lòng
Lm Vũđình Tường
00:54 30/09/2010
Hiện nay phương tiện rao giảng lời Chúa rất phong phú. Vừa nhanh lại chính xác. Ngôn ngữ không còn là vấn đề nan giải vì muốn đọc loại ngôn ngữ nào cũng có bài viết riêng về ngôn ngữ đó. Các bài viết cũng chủ trương cho nhóm độc giả khác nhau, bài nghiên cứu cho trình độ cao. Bài giúp đại chúng tìm hiểu học hỏi hay suy niệm ở trình độ phổ thông hơn. Kitô hữu nào chủ trương học hỏi, tìm hiểu sẽ không đủ thời gian đọc hết. Ngày nào cũng có thêm nghiên cứu mới đưa lên mạng. Trang báo điện tử dầy đặc tin tức, đầy đủ cả tiếng nói lẫn hình ảnh.
Phương tiện truyền thông ngày nay phong phú hơn thời xưa gấp bội. Tuy nhiên khi bàn về lòng người, xưa nay vấn đền này luôn là một mầu nhiệm.
Thừa khổ đau
Xã hội từ chối Đức Kitô làm gia nghiệp sẽ triền miên sống trong đau khổ, không thoát khỏi lối sống xảo trá, gian dối, buông thả. Chế độ chủ trương đóng kín đưa ra trăm ngàn cách che đậy xấu xa, thối nát của chế độ. Xã hội cởi mở quảng cáo rầm rộ các dịch vụ ăn chơi. Dù che đậy hay phơi bày, quảng cáo cách nào đi nữa thì cũng không che kín hết tha hoá nơi xã hội đó. Luân thường, đạo lí tụt hậu vì quan niệm sống đặt trên tình yêu giả hiệu. Sự thật này phơi bày nhan nhản trong cuộc sống từ thành thị đến thôn quê, từ đại lộ đến hang cùng ngõ hẻm. Nơi đâu thiếu nụ cười tươi trên môi. Nơi đâu tràn đầy ánh mắt run sợ. Nơi đó ban ngày xem ra an bình nhưng đêm đến sự dữ làm chủ. Hàng đêm bạo động hoành hành. Dấu chỉ này rõ lắm, ít ghi lại trên giấy trắng mực đen nhưng rất rõ nét, khắc sâu đậm trên khuôn mặt giai cấp nghèo, thành phần bé bè, nhỏ phe. Sự dữ làm chủ khuôn mặt. Cái nhìn bắt buộc, nụ cười gượng, tay bắt mặt không mừng; mỗi thứ đều có giá riêng. Gian dối, xảo trá, ranh mãnh từ lời nói đến hành động. Lối sống mới này ai cũng biết, ai cũng đề phòng, cúi đầu chấp nhận. Ngoài tình yêu Chúa ra, không gì cải hoá được bởi vì nó nền tảng từ loại tình yêu giả hiệu.
Xã hội từ chối tình yêu Đức Kitô ban tặng luôn tràn ngập gian tham, ghen tị, tranh chấp, đố kị. Hậu quả tuổi trẻ mất tương lai. Giới già bị bỏ rơi. Dân lao động bị bóc lột. Mạng sống bị coi thường, đời sống bị chà đạp. Tiền là sợi giây nối kết con người. Tiền bị lạm phát nên sợi giây nối kết luôn cần thêm tiền giữ sợi giây khỏi đứt.
Ước vọng
Câu đáp trong Thánh Vịnh hôm nay đưa ra một ước vọng. Lời mong ước này diễn tả ít nhiều về nỗi khổ tâm của người rao giảng.
Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: các ngươi chớ cứng lòng
Câu nói cổ xưa bắt đầu bằng hai chữ ‘hôm nay’. Nghe như người rao giảng đang nói trong hiện tại. Không phải hôm qua, ngày mai mà là hôm nay, lúc này đây. Người rao giảng không bắt buộc mà chỉ dám mơ ước.
Ước mơ vì lắng nghe tiếng Chúa là hành động tự nguyện.
Ước mơ vì bất cứ ai thành tâm tìm sẽ gặp Chúa.
Ước mơ vì người rao giảng muốn chia sẻ tin vui. Vui vì trở về sau những ngày xa cách. Vui vì đã mất nay tìm thấy. Vui vì đã chết nay sống lại. Vui vì sống đời sống chân thành, yêu thương thật có nguồn gốc từ Thiên Chúa.
Ước mơ vì người rao giảng Lời Chúa như người gieo giống mong thấy ngày hạt giống đâm chồi, nảy lộc, sinh hoa kết trái.
Gặp nhau
Sáu kỉ nguyên trước Chúa Giáng Sinh, tiên tri Habbakhuc cùng tư tưởng trên kêu gọi hãy lắng nghe tiếng Chúa.
Ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình.
Lời kêu gọi trên thích hợp cho mọi thời, mọi nơi, mọi lúc vì đó là tiếng kêu thức tỉnh lòng người. Bất cứ nơi đâu có bất công, ganh ghét, tị hiềm và áp bức cần được thức tỉnh, quay về để được sống và sống chan hoà trong tình yêu Chúa. Người có tâm hồn ngay thẳng dù sống giữa cảnh xô bồ, nhiễu nhương, thời loạn li, tâm hồn họ vẫn an bình. Đức công chính không dựa vào tài sức riêng mà chính là nhờ lòng thành tín mà ơn Chúa chan hoà bao bọc, bảo vệ. Sống giữa cảnh thế sự thăng trầm mà tâm hồn thư thái, tâm tư hoan lạc vì có Chúa cùng đồng hành. Họ không bị hoàn cảnh hóa, đắm chìm trong sự tối của thế gian.
Tâm tình tạ ơn
Người công chính không tự cao, tự đại khoe tài riêng, sức riêng nhưng luôn mang trong lòng tâm tình cảm tạ Chúa. Họ nhận biết mỗi ngày đều có nhiệm vụ để hoàn thành. Cố hoàn thành nhiệm vụ giúp họ và người chung quanh hài lòng. Thành tâm làm nhiệm vụ để làm sáng danh Chúa là nhận biết con tim yêu mến không phải cho mình mà cho tha thân, chứng nhân cho Chúa giữa đời. Những chứng nhân trung tín đó là hấp lực kéo người ta tới gần Chúa.
Thế kỉ hiện tại, rao giảng trên mạng hoặc bằng lời nói dường như kém hiệu quả. Rao giảng bằng hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày xem ra công hiệu hơn trong một xã hội rầm rộ quảng cáo. Từ người tới vật, đều được bôi son, phết phấn, đánh bóng, phục vụ dịch vụ quảng cáo. Kitô hữu chân thành, khiêm nhường, không khoe khoang mà tự khuyến khích, nói với chính mình khi thi hành sứ mạng chứng nhân.
Chúng tôi chỉ là những đầy tớ hoàn thành bổn phận người Kitô hữu.
Phương tiện truyền thông ngày nay phong phú hơn thời xưa gấp bội. Tuy nhiên khi bàn về lòng người, xưa nay vấn đền này luôn là một mầu nhiệm.
Thừa khổ đau
Xã hội từ chối Đức Kitô làm gia nghiệp sẽ triền miên sống trong đau khổ, không thoát khỏi lối sống xảo trá, gian dối, buông thả. Chế độ chủ trương đóng kín đưa ra trăm ngàn cách che đậy xấu xa, thối nát của chế độ. Xã hội cởi mở quảng cáo rầm rộ các dịch vụ ăn chơi. Dù che đậy hay phơi bày, quảng cáo cách nào đi nữa thì cũng không che kín hết tha hoá nơi xã hội đó. Luân thường, đạo lí tụt hậu vì quan niệm sống đặt trên tình yêu giả hiệu. Sự thật này phơi bày nhan nhản trong cuộc sống từ thành thị đến thôn quê, từ đại lộ đến hang cùng ngõ hẻm. Nơi đâu thiếu nụ cười tươi trên môi. Nơi đâu tràn đầy ánh mắt run sợ. Nơi đó ban ngày xem ra an bình nhưng đêm đến sự dữ làm chủ. Hàng đêm bạo động hoành hành. Dấu chỉ này rõ lắm, ít ghi lại trên giấy trắng mực đen nhưng rất rõ nét, khắc sâu đậm trên khuôn mặt giai cấp nghèo, thành phần bé bè, nhỏ phe. Sự dữ làm chủ khuôn mặt. Cái nhìn bắt buộc, nụ cười gượng, tay bắt mặt không mừng; mỗi thứ đều có giá riêng. Gian dối, xảo trá, ranh mãnh từ lời nói đến hành động. Lối sống mới này ai cũng biết, ai cũng đề phòng, cúi đầu chấp nhận. Ngoài tình yêu Chúa ra, không gì cải hoá được bởi vì nó nền tảng từ loại tình yêu giả hiệu.
Xã hội từ chối tình yêu Đức Kitô ban tặng luôn tràn ngập gian tham, ghen tị, tranh chấp, đố kị. Hậu quả tuổi trẻ mất tương lai. Giới già bị bỏ rơi. Dân lao động bị bóc lột. Mạng sống bị coi thường, đời sống bị chà đạp. Tiền là sợi giây nối kết con người. Tiền bị lạm phát nên sợi giây nối kết luôn cần thêm tiền giữ sợi giây khỏi đứt.
Ước vọng
Câu đáp trong Thánh Vịnh hôm nay đưa ra một ước vọng. Lời mong ước này diễn tả ít nhiều về nỗi khổ tâm của người rao giảng.
Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: các ngươi chớ cứng lòng
Câu nói cổ xưa bắt đầu bằng hai chữ ‘hôm nay’. Nghe như người rao giảng đang nói trong hiện tại. Không phải hôm qua, ngày mai mà là hôm nay, lúc này đây. Người rao giảng không bắt buộc mà chỉ dám mơ ước.
Ước mơ vì lắng nghe tiếng Chúa là hành động tự nguyện.
Ước mơ vì bất cứ ai thành tâm tìm sẽ gặp Chúa.
Ước mơ vì người rao giảng muốn chia sẻ tin vui. Vui vì trở về sau những ngày xa cách. Vui vì đã mất nay tìm thấy. Vui vì đã chết nay sống lại. Vui vì sống đời sống chân thành, yêu thương thật có nguồn gốc từ Thiên Chúa.
Ước mơ vì người rao giảng Lời Chúa như người gieo giống mong thấy ngày hạt giống đâm chồi, nảy lộc, sinh hoa kết trái.
Gặp nhau
Sáu kỉ nguyên trước Chúa Giáng Sinh, tiên tri Habbakhuc cùng tư tưởng trên kêu gọi hãy lắng nghe tiếng Chúa.
Ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình.
Lời kêu gọi trên thích hợp cho mọi thời, mọi nơi, mọi lúc vì đó là tiếng kêu thức tỉnh lòng người. Bất cứ nơi đâu có bất công, ganh ghét, tị hiềm và áp bức cần được thức tỉnh, quay về để được sống và sống chan hoà trong tình yêu Chúa. Người có tâm hồn ngay thẳng dù sống giữa cảnh xô bồ, nhiễu nhương, thời loạn li, tâm hồn họ vẫn an bình. Đức công chính không dựa vào tài sức riêng mà chính là nhờ lòng thành tín mà ơn Chúa chan hoà bao bọc, bảo vệ. Sống giữa cảnh thế sự thăng trầm mà tâm hồn thư thái, tâm tư hoan lạc vì có Chúa cùng đồng hành. Họ không bị hoàn cảnh hóa, đắm chìm trong sự tối của thế gian.
Tâm tình tạ ơn
Người công chính không tự cao, tự đại khoe tài riêng, sức riêng nhưng luôn mang trong lòng tâm tình cảm tạ Chúa. Họ nhận biết mỗi ngày đều có nhiệm vụ để hoàn thành. Cố hoàn thành nhiệm vụ giúp họ và người chung quanh hài lòng. Thành tâm làm nhiệm vụ để làm sáng danh Chúa là nhận biết con tim yêu mến không phải cho mình mà cho tha thân, chứng nhân cho Chúa giữa đời. Những chứng nhân trung tín đó là hấp lực kéo người ta tới gần Chúa.
Thế kỉ hiện tại, rao giảng trên mạng hoặc bằng lời nói dường như kém hiệu quả. Rao giảng bằng hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày xem ra công hiệu hơn trong một xã hội rầm rộ quảng cáo. Từ người tới vật, đều được bôi son, phết phấn, đánh bóng, phục vụ dịch vụ quảng cáo. Kitô hữu chân thành, khiêm nhường, không khoe khoang mà tự khuyến khích, nói với chính mình khi thi hành sứ mạng chứng nhân.
Chúng tôi chỉ là những đầy tớ hoàn thành bổn phận người Kitô hữu.
Hãy có lòng tin
Tuyết Mai
07:00 30/09/2010
Hãy Có Lòng Tin
(CN 27TN - C)
Khi ấy, các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con". Chúa liền phán rằng: "Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: 'Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển', nó liền vâng lời các con. (Lc 17, 5-10).
Thật phải khi Lời của Chúa Giêsu đã dậy các tông đồ và chúng ta trong Phúc Âm của tuần này là nếu chúng ta có lòng tin bằng hạt cải, thì khiến cây dâu hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển, nó sẽ liền vâng lời mà làm theo. Chắc nhiều anh chị em đã biết hạt cải nó nhỏ là ngần nào rồi! Nhưng riêng tôi thì chưa từng bao giờ thấy được hạt cải lớn nhỏ thế nào!. Dựa theo Phúc Âm thì tôi đoán được chừng hạt cải thì rất nhỏ bé so với tất cả mọi giống hạt, nhưng khi cải được trồng và lớn lên thì nó to lớn xum xuê mà mọi giống chim có thể nghỉ mát trên chúng vì Chúa Giêsu đã dùng cây cải này đây để ví Nước Thiên Đàng cũng to lớn, bao la, và rộng thênh thang như thế! Để chúng ta cũng có thể hạnh phúc được nằm nghỉ ngơi trên cây cải Thiên Đàng bao la rộng lớn ấy!.
Quả thật, làm người trần thế đòi hỏi có đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi hay Thiên Đàng của Ngài không dễ gì có được, chỉ trừ khi chúng ta luôn luôn biết tìm kiếm Ngài, khẩn nài, van xin, cầu nguyện liên lỉ, chỉ ước mong sao Chúa ban cho chúng ta hằng ngày dùng đủ, bình an, và sống trong tình yêu của Ngài. Nếu không thì hết thảy chúng ta chẳng ai có thời giờ mà nhận biết Ngài và ơn ban của Ngài. Hãy nhìn chung quanh chúng ta thử xem, hình như không ai mà không tất bật và vất vả suốt từ sáng sớm cho đến buổi chiều tà!. Trong cuộc sống hằng ngày thì đàn ông, thanh niên, có vẻ thoải mái hơn là các bà và thiếu nữ thì phải? Nếu là đàn ông hay thanh niên còn độc thân tại chỗ, thì ít ra có mẹ hay các chị lo cho được miếng ăn sáng và ăn trưa mà chỉ biết sáng xách cái thùng đến sở làm, làm xong công việc, bấm thẻ rồi ra về. Còn hễ đàn ông, thanh niên, còn độc thân mà phải ở một mình thì cũng không đến nỗi lắm! Chỉ cần thức sớm hơn một tí, đến quán mua cơm thế là xong; sau giờ làm thì chịu khó một lần nữa, đến quán để mua thức ăn mang về mà ăn cơm tối, thì cũng không đến nỗi nào là đầu bù tóc rối. Còn phận làm đàn bà, thiếu nữ, ngoài việc lo tròn bổn phận trong gia đình, lại còn phải đi làm đi ăn như các ông vậy! Gánh vác bao nhiêu thứ việc để gia đình được êm thắm; để có được những bữa cơm ngon lành, để có được những buổi cơm gia đình, có ông có bà, có cha mẹ, có anh chị em, con cái, và cháu chắt, vui vẻ bên bàn cơm thanh đạm với tiếng cười tiếng nói.
Cuộc đời là những bôn ba, những lo lắng, muộn phiền, thấp thỏm, mong ước, và trông đợi, v.v.v... Chẳng lẽ ta cứ mãi như thế này? Ai trong cuộc sống cũng có những lúc mơ mộng! Mơ mộng cho cuộc sống được ngày thăng tiến hơn là cuộc sống ảm đạm, đau khổ, của hiện tại. Mà sự mơ mộng đó không có thể nào tránh sao cho khỏi cái mộng ước là có được thêm tiền. Nguyện cầu sao sau bao nhiêu năm tháng làm việc, chúng ta được thăng cấp, chức vụ, và quyền hành; bởi có phải khi chúng ta được thăng gì đi chăng nữa tức chúng ta sẽ được tăng lương, mà tăng lương có nghĩa là chúng ta được thêm tiền?. Còn những ai làm thương mại cho riêng mình thì cũng luôn cầu nguyện cho thêm đông khách, làm ăn suông sẻ, phát đạt, trúng thời, v.v..... Có những khi chúng ta quên cả Chúa mà đi cúng kiến, đặt cả tượng ông Địa để lấy hên. Hơi ế ẩm thì liền đi xin quẻ để nghe chính miệng ông bà thầy bói phong thủy nói khi nào thì mình lại lên hương, sau khi nghe lời ông hay bà bắt phải thay đổi, sửa sang lại vị trí của tiệm, hay mua thêm những vật vô tri vô giác mà đặt ngay trong tiệm, để linh ứng với những gì mà chủ tiệm mong ước cho được thành đạt. Đây là những mê tín dị đoan rất thường tình mà những ai làm thương mại thường hay làm và hay mắc phải! Dù họ là con cái Chúa nhưng hình như họ cố tình làm ngơ như tin rằng Chúa không chấp nhất những việc họ làm đâu, vì thương mại buôn bán thì phải có thần có thánh ban riêng cho những điều họ cần (là tiền)!. Mà khi đã tin như thế thì họ cũng tin rằng đi làm ngày cuối tuần hay mở cửa tiệm ngày cuối tuần là điều rất nên làm. Họ thường đi lễ thật trễ, ra về thật sớm sau khi Rước Mình Thánh Chúa, hoặc vắng mặt Thánh Lễ cuối tuần, Chúa Mẹ cũng phải thông cảm cho họ thôi!. Vì Chúa phải biết rằng ngày thường thì ai cũng bận rộn đi làm đi ăn chứ ai mà có giờ để đi mua sắm bao giờ!? Cuối tuần thì mọi người ai nấy mới có thời giờ để đi sắm sửa và ăn chơi thoải mái. Người buôn bán chỉ trông chờ vào hai ngày cuối tuần mới có thể kiếm được nhiều tiền, thế mà Chúa buộc nghỉ ngày Chúa Nhật thì Chúa có khe khắt quá không?.
Cuộc sống của con người trên trần gian này, thật đã cho chúng ta biết bao nhiêu phiền lụy và tội lỗi, và được trải dài suốt bao nhiêu thế kỷ qua. Cũng vì con người chỉ mải mê chạy theo những hạnh phúc giả tạo, là những đam mê của cải thế trần mà nay còn mai mất, những dục vọng để thỏa mãn cho thú tính trong thân xác hay chết này của mình, và biết bao nhiêu tội lỗi chồng chất khác, mà biết bao nhiêu con người phải trả giá thật đắt cho linh hồn đời đời của họ.
Thử hỏi với cuộc sống như thế thì ai? Ai có thể còn có thời giờ để nghĩ đến Chúa? Nghĩ đến những Hồng Ân của Chúa, vì tất cả tin rằng những gì họ đã có, đang là, và sẽ có, tất cả là do khả năng, khôn ngoan, lanh lợi, và là sáng kiến của họ? Là con cái Chúa tôi tin rằng tất cả anh chị em và tôi có nghĩ đến Chúa đấy chứ! Nhưng từng sự việc một. Có nghĩ đến Chúa rất hời hợt khi mà chúng ta đang làm những gì là gian xảo, lường gạt, tạo đau khổ và mất mát cho anh chị em của mình, làm nhục và những sự tàn bạo giã man cho anh chị em chúng ta. Là con cái Chúa khi mà tất cả đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội và Ơn Chúa Thánh Thần, lương tâm thường cắn xé chúng ta, nhưng vì lợi lộc riêng mà chúng ta thường giả vờ nhắm mắt, bịt tai, và bịt miệng lại, để ai chết mặc ai, vì tình trường thì ai có của có địa vị vẫn luôn thắng và luôn thống trị. Không nói rằng những con người này thường có trái tim sắt đá?. Thế thì những con người này trong thâm tâm của họ đã hiểu và biết trước linh hồn đời đời của họ sẽ đi về đâu, và có phải họ đã chọn cách sống và lối sống của họ cho được giầu có và được tất cả những gì trên trần gian này hơn là để được sống trong nghèo khổ, bần hèn, nhưng rất công chính, và cuộc sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng.
Lương tâm của chúng ta khi có trí khôn đã được dậy chúng ta những gì là tốt lành và những gì là tội lỗi của ma quỷ chúng giăng ra và gài bẫy chúng ta, không phải vì chúng ta không hiểu và không biết đâu! Nhưng vì quen hưởng thụ chúng ta cảm thấy rất nhút nhát và thiếu tự tin khi chúng ta sống thật cho Chúa. Lòng Tin của chúng ta vào Thiên Chúa không đủ để thỏa mãn những thú vui trần tục của mình. Theo Chúa khó lắm thưa anh chị em! Theo Chúa chúng ta phải tự bỏ mọi thói hư tật xấu của mình, anh hùng vác Thánh Giá của mình mà theo Chúa. Không ngoái cổ lại, không được về mà chôn cất bố mẹ, vì như thế sẽ không xứng đáng làm môn đệ của Chúa.
Phúc cho những ai đang sống trong nghèo khổ, bệnh tật, khó nghèo, đơn côi, già nua, nhục nhã, tù đầy, và mọi thống khổ khác, vì chúng ta mới biết thông cảm, hiểu được những Lời dậy dỗ của Chúa, mới biết vác Thánh Giá sao cho nên để cùng đồng hành với Chúa trên con đường chịu Khổ Nạn, mới biết Đức Tin vào Chúa là điều tối cần cho tất cả con cái Chúa. Con đường mà Chúa muốn tất cả chúng ta đi qua, để được Chúa cho sống lại ở ngày sau hết, được lên Trời hưởng mọi phúc hạnh, miên viễn, bất tận, và mọi hoan lạc bên Ba Ngôi Thiên Chúa.
Vâng, Đức Tin đứng đầu trong mọi đức, vì có Đức Tin Thiên Chúa mới có thể liên lạc chặt chẽ với chúng ta được, là đường dây viễn liên không bao giờ gặp trắc trở, để chúng ta luôn được hiệp thông với Ngài, và Ngài thông ban cho chúng ta mọi ơn lành để giúp Ngài một tay cho chương trình chưa được hoàn tất của Ngài trên trần gian này! Vì Thiên Chúa muốn tất cả con cái của Ngài cùng được vào Nước Hằng Sống để chung hưởng những điều mà con người trần gian mắt chưa từng bao giờ được thấy và tai chưa từng bao giờ được nghe. Amen.
(CN 27TN - C)
Khi ấy, các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con". Chúa liền phán rằng: "Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: 'Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển', nó liền vâng lời các con. (Lc 17, 5-10).
Thật phải khi Lời của Chúa Giêsu đã dậy các tông đồ và chúng ta trong Phúc Âm của tuần này là nếu chúng ta có lòng tin bằng hạt cải, thì khiến cây dâu hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển, nó sẽ liền vâng lời mà làm theo. Chắc nhiều anh chị em đã biết hạt cải nó nhỏ là ngần nào rồi! Nhưng riêng tôi thì chưa từng bao giờ thấy được hạt cải lớn nhỏ thế nào!. Dựa theo Phúc Âm thì tôi đoán được chừng hạt cải thì rất nhỏ bé so với tất cả mọi giống hạt, nhưng khi cải được trồng và lớn lên thì nó to lớn xum xuê mà mọi giống chim có thể nghỉ mát trên chúng vì Chúa Giêsu đã dùng cây cải này đây để ví Nước Thiên Đàng cũng to lớn, bao la, và rộng thênh thang như thế! Để chúng ta cũng có thể hạnh phúc được nằm nghỉ ngơi trên cây cải Thiên Đàng bao la rộng lớn ấy!.
Quả thật, làm người trần thế đòi hỏi có đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi hay Thiên Đàng của Ngài không dễ gì có được, chỉ trừ khi chúng ta luôn luôn biết tìm kiếm Ngài, khẩn nài, van xin, cầu nguyện liên lỉ, chỉ ước mong sao Chúa ban cho chúng ta hằng ngày dùng đủ, bình an, và sống trong tình yêu của Ngài. Nếu không thì hết thảy chúng ta chẳng ai có thời giờ mà nhận biết Ngài và ơn ban của Ngài. Hãy nhìn chung quanh chúng ta thử xem, hình như không ai mà không tất bật và vất vả suốt từ sáng sớm cho đến buổi chiều tà!. Trong cuộc sống hằng ngày thì đàn ông, thanh niên, có vẻ thoải mái hơn là các bà và thiếu nữ thì phải? Nếu là đàn ông hay thanh niên còn độc thân tại chỗ, thì ít ra có mẹ hay các chị lo cho được miếng ăn sáng và ăn trưa mà chỉ biết sáng xách cái thùng đến sở làm, làm xong công việc, bấm thẻ rồi ra về. Còn hễ đàn ông, thanh niên, còn độc thân mà phải ở một mình thì cũng không đến nỗi lắm! Chỉ cần thức sớm hơn một tí, đến quán mua cơm thế là xong; sau giờ làm thì chịu khó một lần nữa, đến quán để mua thức ăn mang về mà ăn cơm tối, thì cũng không đến nỗi nào là đầu bù tóc rối. Còn phận làm đàn bà, thiếu nữ, ngoài việc lo tròn bổn phận trong gia đình, lại còn phải đi làm đi ăn như các ông vậy! Gánh vác bao nhiêu thứ việc để gia đình được êm thắm; để có được những bữa cơm ngon lành, để có được những buổi cơm gia đình, có ông có bà, có cha mẹ, có anh chị em, con cái, và cháu chắt, vui vẻ bên bàn cơm thanh đạm với tiếng cười tiếng nói.
Cuộc đời là những bôn ba, những lo lắng, muộn phiền, thấp thỏm, mong ước, và trông đợi, v.v.v... Chẳng lẽ ta cứ mãi như thế này? Ai trong cuộc sống cũng có những lúc mơ mộng! Mơ mộng cho cuộc sống được ngày thăng tiến hơn là cuộc sống ảm đạm, đau khổ, của hiện tại. Mà sự mơ mộng đó không có thể nào tránh sao cho khỏi cái mộng ước là có được thêm tiền. Nguyện cầu sao sau bao nhiêu năm tháng làm việc, chúng ta được thăng cấp, chức vụ, và quyền hành; bởi có phải khi chúng ta được thăng gì đi chăng nữa tức chúng ta sẽ được tăng lương, mà tăng lương có nghĩa là chúng ta được thêm tiền?. Còn những ai làm thương mại cho riêng mình thì cũng luôn cầu nguyện cho thêm đông khách, làm ăn suông sẻ, phát đạt, trúng thời, v.v..... Có những khi chúng ta quên cả Chúa mà đi cúng kiến, đặt cả tượng ông Địa để lấy hên. Hơi ế ẩm thì liền đi xin quẻ để nghe chính miệng ông bà thầy bói phong thủy nói khi nào thì mình lại lên hương, sau khi nghe lời ông hay bà bắt phải thay đổi, sửa sang lại vị trí của tiệm, hay mua thêm những vật vô tri vô giác mà đặt ngay trong tiệm, để linh ứng với những gì mà chủ tiệm mong ước cho được thành đạt. Đây là những mê tín dị đoan rất thường tình mà những ai làm thương mại thường hay làm và hay mắc phải! Dù họ là con cái Chúa nhưng hình như họ cố tình làm ngơ như tin rằng Chúa không chấp nhất những việc họ làm đâu, vì thương mại buôn bán thì phải có thần có thánh ban riêng cho những điều họ cần (là tiền)!. Mà khi đã tin như thế thì họ cũng tin rằng đi làm ngày cuối tuần hay mở cửa tiệm ngày cuối tuần là điều rất nên làm. Họ thường đi lễ thật trễ, ra về thật sớm sau khi Rước Mình Thánh Chúa, hoặc vắng mặt Thánh Lễ cuối tuần, Chúa Mẹ cũng phải thông cảm cho họ thôi!. Vì Chúa phải biết rằng ngày thường thì ai cũng bận rộn đi làm đi ăn chứ ai mà có giờ để đi mua sắm bao giờ!? Cuối tuần thì mọi người ai nấy mới có thời giờ để đi sắm sửa và ăn chơi thoải mái. Người buôn bán chỉ trông chờ vào hai ngày cuối tuần mới có thể kiếm được nhiều tiền, thế mà Chúa buộc nghỉ ngày Chúa Nhật thì Chúa có khe khắt quá không?.
Cuộc sống của con người trên trần gian này, thật đã cho chúng ta biết bao nhiêu phiền lụy và tội lỗi, và được trải dài suốt bao nhiêu thế kỷ qua. Cũng vì con người chỉ mải mê chạy theo những hạnh phúc giả tạo, là những đam mê của cải thế trần mà nay còn mai mất, những dục vọng để thỏa mãn cho thú tính trong thân xác hay chết này của mình, và biết bao nhiêu tội lỗi chồng chất khác, mà biết bao nhiêu con người phải trả giá thật đắt cho linh hồn đời đời của họ.
Thử hỏi với cuộc sống như thế thì ai? Ai có thể còn có thời giờ để nghĩ đến Chúa? Nghĩ đến những Hồng Ân của Chúa, vì tất cả tin rằng những gì họ đã có, đang là, và sẽ có, tất cả là do khả năng, khôn ngoan, lanh lợi, và là sáng kiến của họ? Là con cái Chúa tôi tin rằng tất cả anh chị em và tôi có nghĩ đến Chúa đấy chứ! Nhưng từng sự việc một. Có nghĩ đến Chúa rất hời hợt khi mà chúng ta đang làm những gì là gian xảo, lường gạt, tạo đau khổ và mất mát cho anh chị em của mình, làm nhục và những sự tàn bạo giã man cho anh chị em chúng ta. Là con cái Chúa khi mà tất cả đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội và Ơn Chúa Thánh Thần, lương tâm thường cắn xé chúng ta, nhưng vì lợi lộc riêng mà chúng ta thường giả vờ nhắm mắt, bịt tai, và bịt miệng lại, để ai chết mặc ai, vì tình trường thì ai có của có địa vị vẫn luôn thắng và luôn thống trị. Không nói rằng những con người này thường có trái tim sắt đá?. Thế thì những con người này trong thâm tâm của họ đã hiểu và biết trước linh hồn đời đời của họ sẽ đi về đâu, và có phải họ đã chọn cách sống và lối sống của họ cho được giầu có và được tất cả những gì trên trần gian này hơn là để được sống trong nghèo khổ, bần hèn, nhưng rất công chính, và cuộc sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng.
Lương tâm của chúng ta khi có trí khôn đã được dậy chúng ta những gì là tốt lành và những gì là tội lỗi của ma quỷ chúng giăng ra và gài bẫy chúng ta, không phải vì chúng ta không hiểu và không biết đâu! Nhưng vì quen hưởng thụ chúng ta cảm thấy rất nhút nhát và thiếu tự tin khi chúng ta sống thật cho Chúa. Lòng Tin của chúng ta vào Thiên Chúa không đủ để thỏa mãn những thú vui trần tục của mình. Theo Chúa khó lắm thưa anh chị em! Theo Chúa chúng ta phải tự bỏ mọi thói hư tật xấu của mình, anh hùng vác Thánh Giá của mình mà theo Chúa. Không ngoái cổ lại, không được về mà chôn cất bố mẹ, vì như thế sẽ không xứng đáng làm môn đệ của Chúa.
Phúc cho những ai đang sống trong nghèo khổ, bệnh tật, khó nghèo, đơn côi, già nua, nhục nhã, tù đầy, và mọi thống khổ khác, vì chúng ta mới biết thông cảm, hiểu được những Lời dậy dỗ của Chúa, mới biết vác Thánh Giá sao cho nên để cùng đồng hành với Chúa trên con đường chịu Khổ Nạn, mới biết Đức Tin vào Chúa là điều tối cần cho tất cả con cái Chúa. Con đường mà Chúa muốn tất cả chúng ta đi qua, để được Chúa cho sống lại ở ngày sau hết, được lên Trời hưởng mọi phúc hạnh, miên viễn, bất tận, và mọi hoan lạc bên Ba Ngôi Thiên Chúa.
Vâng, Đức Tin đứng đầu trong mọi đức, vì có Đức Tin Thiên Chúa mới có thể liên lạc chặt chẽ với chúng ta được, là đường dây viễn liên không bao giờ gặp trắc trở, để chúng ta luôn được hiệp thông với Ngài, và Ngài thông ban cho chúng ta mọi ơn lành để giúp Ngài một tay cho chương trình chưa được hoàn tất của Ngài trên trần gian này! Vì Thiên Chúa muốn tất cả con cái của Ngài cùng được vào Nước Hằng Sống để chung hưởng những điều mà con người trần gian mắt chưa từng bao giờ được thấy và tai chưa từng bao giờ được nghe. Amen.
Lễ Mân Côi: Đơn giản mà hữu hiệu
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:29 30/09/2010
ĐƠN GIẢN MÀ HỮU HIỆU
(Lễ Mân Côi)
Nhiều nhà đạo đức vốn không đồng thuận với chủ nghĩa duy hiệu năng. Nếu chỉ nhắm đạt kết quả bằng mọi giá, nghĩa là bất chấp mọi phương thế thì quả là một sai lầm trầm trọng. Giáo hội luôn khẳng định rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện. Tuy nhiên trong khi anh em Phật tử chủ trương diệt dục tận căn, từ bỏ cả ước muốn được vào Niết bàn, vì còn muốn vào Niết bàn thì vẫn còn vương cái “dục”, thì Kitô hữu lại được mời gọi trên hết hãy tìm kiếm Nước Trời là hạnh phúc vĩnh cửu.
Đã là người con cái Chúa thì ai cũng khát mong được “rỗi linh hồn”, được hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa sau cuộc đời dương thế này. Như thế, chúng ta hết thảy đều có một mục đích tối hậu để kiếm tìm. Để đạt mục đích nào đó thì cần biết sử dụng những phương thế, phương tiện thích hợp, hữu hiệu. Chúa Nhật kính Mẹ Maria Mân Côi, giáo hội mời gọi đoàn con đến với người Mẹ nhân lành để đón nhận một phương thế Mẹ đã ưu ái trao ban đó là tràng chuỗi Mân côi.
Nhiều nhà tu đức xưa nay đều chân nhận rằng tràng chuỗi Mân côi chính là cuốn Tin mừng tóm gọn, vì đó là quảng đường Mẹ Maria đã từng bước theo Chúa Kitô, bắt đầu khi Ngôi Lời Nhập thể cho đến khi Người sống lại và lên trời vinh hiển. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành”(Ga 18,24). Chúa Kitô ở đâu thì Mẹ Maria ở đấy với Chúa. Và có thể nói chắc chắn rằng, những ai sống mầu nhiệm Mân côi thì Mẹ Maria ở đâu, họ cũng ở đấy với Mẹ. Nhân các bài đọc Lời Chúa trong thánh Lễ Mân côi mà giáo hội cho trích đọc, xin có một vài nghĩ suy về một con đường, hay có thể nói là một cách thế để dõi theo chân Mẹ Maria.
Thánh tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Galata cũng như với chúng ta qua bài đọc thứ hai như sau:“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu kên: Áp-ba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”(Gal 4,6-7). Để theo chân Mẹ Maria ra khỏi cảnh đời nô lệ mà bước vào phận làm con, chúng ta cùng xem xét một vài nét biểu lộ tình con cái mà Mẹ Maria đã sống với Thiên Chúa và với tha nhân là anh chị em của mình như thế nào.
-Với Thiên Chúa là Cha: Khi đã tin nhận Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, là Người Cha trên các người cha thì không một người con nào giữ trong lòng và trong cách sống sự sợ hải. Đây chính là tinh thần thơ bé mà Chúa Kitô đã từng nhiều lần mời gọi chúng ta sống để được vào Nước trời. Trẻ thơ vốn an bình trong vòng tay của mẹ cha và thường thì không vấn vương chút hãi sợ nào. Trẻ thơ cũng không ngần ngại hỏi mẹ cha những điều chúng chưa biết, chưa hiểu. Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ vừa thấy vui và cũng vừa thấy mệt trước những câu hỏi của đứa con lên năm, lên sáu. Càng lớn lên thì người ta càng có nhiều nỗi sợ hải khiến người ta ngần ngại không dám hỏi, không dám chất vấn những người trên mình, những người đang nắm quyền cao, chức trọng. Khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn Người sắp chịu tại Giêrusalem thì các tông đồ dù không hiểu ý nghĩa nhưng đã không dám hỏi lại Người vì các ông sợ hải (x.Lc 9,43-45). Trái lại, khi không hiểu nội dung lời sứ thần truyền tin Mẹ Maria đã không ngại ngần hỏi sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng”(Lc 1,34).
-Với tha nhân là anh chị em của mình: Huynh đệ như thủ túc. Đã xem nhau là anh chị em ruột thịt thì sự hiệp nhất, hiệp thông trong tình liên đới là điều hiển nhiên cần phải có. Mẹ Maria đã thể hiện mối tình huynh đệ ấy bằng việc thường xuyên hiện diện với các tông đồ, sau khi Chúa Kitô phục sinh, về trời. Sách công vụ tông đồ ghi lại sự thật này: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy phụ nữ, với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14).
“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước trời”(Mt 18,3). Chắc chắn chúa Giêsu không dạy chúng ta sống tinh thần ấu trỉ nhưng là tinh thần trẻ thơ. Với tràng chuỗi Mân côi Mẹ Maria trao ban, ước gì chúng ta biết noi gương Mẹ sống tình con thơ với Cha trên trời và dĩ nhiên cũng phải biết sống tình huynh đệ với tha nhân.
Phép lần hạt năm sự vui, thứ nhất thì gẫm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai...Sống tinh thần con thơ để không ngại ngần hỏi Thiên Chúa: Cha ơi, giờ đây, lúc này, Cha muốn truyền dạy con điều gì? Sống tinh thần huynh đệ để rồi ngẫm xem cha trên trời muốn tôi chuyển sứ điệp gì cho tha nhân, cho người anh em bên cạnh?
Năm sụ thương, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu…Sống tinh thần con thơ cũng như tình đệ huynh để mạnh dạn tự kiểm và quan sát xem mình cũng như tha nhân đã và đang phạm những lỗi lầm nào khiến Chúa Kitô phải đau khổ đến dường ấy.
Năm sự Mừng, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu sống lại…Sống tình con thơ để ngẫm xem mình cần phải chỗi dậy ở mặt nào đây. Sống tình huynh đệ hiệp thông để ý thức mình phải nâng tha nhân lên, phải vực xã hội này lên ở lãnh vực nào đây.
Kinh Mừng Maria…Kính Mừng Maria…Lời kinh đơn so mà có thể nói hầu hết tín hữu Công giáo đều thuộc nằm lòng chính là phương thế đơn giản mà hữu hiệu để về trời. Lời kinh ấy có thể được cất lên trong Nhà Thờ, trong gia đình hay riêng một mình, trong nhiều thời điểm của ngày sống, khi đi lao động, khi nấu nướng hay lúc ngồi chờ xe buýt…Xin cám ơn Mẹ đã ưu ái trao ban cho chúng ta, bất kể trẻ hay già, bất kể khả năng hơn hay kém, bất kể hoàn cảnh thuận hay nghịch, một phương thế tuyệt hảo để sống đời con thơ đó là tràng chuổi Mân côi.
Nhiều vị thánh đã mạnh mẽ khẳng định rằng những ai trung thành lần chuỗi mân côi thì chắc chắn sẽ không mất phần rỗi linh hồn. Điều này cũng dễ hiểu vì có người mẹ nào khi con cái thường xuyên khẩn xin “cầu cho chúng con là kẻ có tội” mà lại không cứu giúp, nhất là trong giờ lâm tử. Hơn nữa khi cùng với Mẹ, noi gương Mẹ sống đời con thảo thì hệ luận như tất yếu phải đến: “đã là con thì cũng là người được thừa kế gia tài Thiên Chúa hứa ban.”
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
(Lễ Mân Côi)
Nhiều nhà đạo đức vốn không đồng thuận với chủ nghĩa duy hiệu năng. Nếu chỉ nhắm đạt kết quả bằng mọi giá, nghĩa là bất chấp mọi phương thế thì quả là một sai lầm trầm trọng. Giáo hội luôn khẳng định rằng mục đích không thể biện minh cho phương tiện. Tuy nhiên trong khi anh em Phật tử chủ trương diệt dục tận căn, từ bỏ cả ước muốn được vào Niết bàn, vì còn muốn vào Niết bàn thì vẫn còn vương cái “dục”, thì Kitô hữu lại được mời gọi trên hết hãy tìm kiếm Nước Trời là hạnh phúc vĩnh cửu.
Đã là người con cái Chúa thì ai cũng khát mong được “rỗi linh hồn”, được hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa sau cuộc đời dương thế này. Như thế, chúng ta hết thảy đều có một mục đích tối hậu để kiếm tìm. Để đạt mục đích nào đó thì cần biết sử dụng những phương thế, phương tiện thích hợp, hữu hiệu. Chúa Nhật kính Mẹ Maria Mân Côi, giáo hội mời gọi đoàn con đến với người Mẹ nhân lành để đón nhận một phương thế Mẹ đã ưu ái trao ban đó là tràng chuỗi Mân côi.
Nhiều nhà tu đức xưa nay đều chân nhận rằng tràng chuỗi Mân côi chính là cuốn Tin mừng tóm gọn, vì đó là quảng đường Mẹ Maria đã từng bước theo Chúa Kitô, bắt đầu khi Ngôi Lời Nhập thể cho đến khi Người sống lại và lên trời vinh hiển. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành”(Ga 18,24). Chúa Kitô ở đâu thì Mẹ Maria ở đấy với Chúa. Và có thể nói chắc chắn rằng, những ai sống mầu nhiệm Mân côi thì Mẹ Maria ở đâu, họ cũng ở đấy với Mẹ. Nhân các bài đọc Lời Chúa trong thánh Lễ Mân côi mà giáo hội cho trích đọc, xin có một vài nghĩ suy về một con đường, hay có thể nói là một cách thế để dõi theo chân Mẹ Maria.
Thánh tông đồ dân ngoại nói với tín hữu Galata cũng như với chúng ta qua bài đọc thứ hai như sau:“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu kên: Áp-ba, Cha ơi!” Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa”(Gal 4,6-7). Để theo chân Mẹ Maria ra khỏi cảnh đời nô lệ mà bước vào phận làm con, chúng ta cùng xem xét một vài nét biểu lộ tình con cái mà Mẹ Maria đã sống với Thiên Chúa và với tha nhân là anh chị em của mình như thế nào.
-Với Thiên Chúa là Cha: Khi đã tin nhận Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, là Người Cha trên các người cha thì không một người con nào giữ trong lòng và trong cách sống sự sợ hải. Đây chính là tinh thần thơ bé mà Chúa Kitô đã từng nhiều lần mời gọi chúng ta sống để được vào Nước trời. Trẻ thơ vốn an bình trong vòng tay của mẹ cha và thường thì không vấn vương chút hãi sợ nào. Trẻ thơ cũng không ngần ngại hỏi mẹ cha những điều chúng chưa biết, chưa hiểu. Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ vừa thấy vui và cũng vừa thấy mệt trước những câu hỏi của đứa con lên năm, lên sáu. Càng lớn lên thì người ta càng có nhiều nỗi sợ hải khiến người ta ngần ngại không dám hỏi, không dám chất vấn những người trên mình, những người đang nắm quyền cao, chức trọng. Khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn Người sắp chịu tại Giêrusalem thì các tông đồ dù không hiểu ý nghĩa nhưng đã không dám hỏi lại Người vì các ông sợ hải (x.Lc 9,43-45). Trái lại, khi không hiểu nội dung lời sứ thần truyền tin Mẹ Maria đã không ngại ngần hỏi sứ thần: “Việc ấy xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng”(Lc 1,34).
-Với tha nhân là anh chị em của mình: Huynh đệ như thủ túc. Đã xem nhau là anh chị em ruột thịt thì sự hiệp nhất, hiệp thông trong tình liên đới là điều hiển nhiên cần phải có. Mẹ Maria đã thể hiện mối tình huynh đệ ấy bằng việc thường xuyên hiện diện với các tông đồ, sau khi Chúa Kitô phục sinh, về trời. Sách công vụ tông đồ ghi lại sự thật này: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy phụ nữ, với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14).
“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước trời”(Mt 18,3). Chắc chắn chúa Giêsu không dạy chúng ta sống tinh thần ấu trỉ nhưng là tinh thần trẻ thơ. Với tràng chuỗi Mân côi Mẹ Maria trao ban, ước gì chúng ta biết noi gương Mẹ sống tình con thơ với Cha trên trời và dĩ nhiên cũng phải biết sống tình huynh đệ với tha nhân.
Phép lần hạt năm sự vui, thứ nhất thì gẫm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai...Sống tinh thần con thơ để không ngại ngần hỏi Thiên Chúa: Cha ơi, giờ đây, lúc này, Cha muốn truyền dạy con điều gì? Sống tinh thần huynh đệ để rồi ngẫm xem cha trên trời muốn tôi chuyển sứ điệp gì cho tha nhân, cho người anh em bên cạnh?
Năm sụ thương, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu…Sống tinh thần con thơ cũng như tình đệ huynh để mạnh dạn tự kiểm và quan sát xem mình cũng như tha nhân đã và đang phạm những lỗi lầm nào khiến Chúa Kitô phải đau khổ đến dường ấy.
Năm sự Mừng, thứ nhất thì gẫm Đức Chúa Giêsu sống lại…Sống tình con thơ để ngẫm xem mình cần phải chỗi dậy ở mặt nào đây. Sống tình huynh đệ hiệp thông để ý thức mình phải nâng tha nhân lên, phải vực xã hội này lên ở lãnh vực nào đây.
Kinh Mừng Maria…Kính Mừng Maria…Lời kinh đơn so mà có thể nói hầu hết tín hữu Công giáo đều thuộc nằm lòng chính là phương thế đơn giản mà hữu hiệu để về trời. Lời kinh ấy có thể được cất lên trong Nhà Thờ, trong gia đình hay riêng một mình, trong nhiều thời điểm của ngày sống, khi đi lao động, khi nấu nướng hay lúc ngồi chờ xe buýt…Xin cám ơn Mẹ đã ưu ái trao ban cho chúng ta, bất kể trẻ hay già, bất kể khả năng hơn hay kém, bất kể hoàn cảnh thuận hay nghịch, một phương thế tuyệt hảo để sống đời con thơ đó là tràng chuổi Mân côi.
Nhiều vị thánh đã mạnh mẽ khẳng định rằng những ai trung thành lần chuỗi mân côi thì chắc chắn sẽ không mất phần rỗi linh hồn. Điều này cũng dễ hiểu vì có người mẹ nào khi con cái thường xuyên khẩn xin “cầu cho chúng con là kẻ có tội” mà lại không cứu giúp, nhất là trong giờ lâm tử. Hơn nữa khi cùng với Mẹ, noi gương Mẹ sống đời con thảo thì hệ luận như tất yếu phải đến: “đã là con thì cũng là người được thừa kế gia tài Thiên Chúa hứa ban.”
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Xin ban thêm đức tin cho chúng con
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:31 30/09/2010
XIN BAN THÊM ĐỨC TIN CHO CHÚNG CON
(Chúa Nhật XXVII TN C)
Một hiện trạng của con người trong nền văn minh hiện đại đó là sự bất an. Khi nền khoa học công nghệ càng phát triển tân kỳ thì con người càng như thấy mình đang đối diện với nhiều dữ kiện bất thường. Đó không chỉ là những biến đổi khó lường của thiên nhiên mà còn là những đổi thay trong đời sống xã hội và nhất là những xáo trộn trong đời sống tâm lý lẫn tâm linh của con người. Mọi sự đều là có thể. Câu ngạn ngữ này trước đây vốn ám chỉ đến khả năng to lớn của con người, thì nay lại dường như ứng với các tình huống xấu đang rình chờ ập xuống trên nhân loại chúng ta.
Các tiện nghi vật chất không bảo đảm cho sự yên bình. Nền khoa học hiện đại cũng không là một bảo đảm cho sự ổn định. Nhìn vào hệ thống an ninh, tình báo, quân sự “khổng lồ” của các nước phát triển chúng ta nhận ra sự thật này: nhân loại chúng ta đang sống trong cảnh bất an. Sự bất an, bất định ấy nó diễn ra ngay trong chính cái nền tảng của xã hội đó là cuộc sống gia đình. Các con số thống kê về tỉ lệ hôn nhân đổ vỡ, về tình trạng ly thân, li dị đủ để minh chứng điều này.
Tình trạng “bấp bênh” trên đây chính là một thách đố lớn cho con người thời đại hôm nay. Đối diện với thách đố ấy, bên cạnh những nỗ lực khắc phục mang tính kỷ thuật công nghệ hay mang tính tâm lý xã hội thì niềm tin chính là chiếc chìa khóa giải mã cho vấn đề. Dù không phổ biến những cũng đã từng có nhiều người, nhiều tập thể tìm sự giải thoát bằng sự cuồng tín, bằng nhiều hình thức mê tín lầm lạc.
Trong cảnh khốn cùng dường như vô vọng của dân Chúa xưa, ngôn sứ Habacuc đã thấy thị kiến và nhận lệnh: “Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy…Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng tin của mình”(Hb 2,2-4).
“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5). Sau khi khẳng định rằng: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”, thì Chúa Giêsu đã minh họa lòng tin ấy bằng thái độ phục vụ của người đầy tớ, một người ý thức rằng “mình chỉ làm những việc phải làm” theo ý của chủ mà thôi.
Thánh tông đồ dân ngoại nhắc nhủ môn đệ Timôtê rằng: “Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một thần khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ”(2Tm 1,7). Như thế chúng ta có thể nhận ra thánh ý của vị chủ tể tối cao để thực thi đó là:
-Biết tự chủ: Làm chủ bản thân là tiền đề của việc thành nhân và thành người con Chúa đúng nghĩa. Ai không làm chủ được các cảm xúc, các tham muốn và các hành động của mình thì vẫn mãi còn là trẻ con hay dù đã lớn nhưng chưa trưởng thành. Một trong những nét phân biệt giữa con người với loài vật đó là biết dừng, biết nói không với những gì xấu xa, bất chính và với cả những gì tuy tự chúng không xấu nhưng có thể làm cản trở mình vươn lên tới những điều tốt đẹp hơn.
-Can đảm sống yêu thương đến cùng: Yêu thương ở đây không phải chỉ với tình cảm nhân loại thường tình nhưng phải như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta được minh họa rõ nét qua mầu nhiệm tự hủy, tự hạ của Người. Vốn giàu sang, Người đã tự nguyện trở nên nghèo hèn vì chúng ta. Vốn là Thiên Chúa, Người đã mang lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vốn là Con chiên tinh tuyền Người đã nhận lấy án hình của một tội nhân đầy nhuốc hổ thay cho chúng ta (x.Pl 2,6-11).
Tin không đơn thuần là một sự chấp thuận của lý trí, nhưng trên hết đó là một sự dấn thân của ý chí tự do. Kitô hữu chúng ta tin không phải là chấp thuận một vài chân lý, một vài tín điều nào đó, nhưng chúng ta tin nghĩa là chúng ta quyết đi theo một Đấng và Đấng ấy chính là Giêsu Kitô.
Theo Chúa Kitô với bước khởi đầu là làm chủ con người mình để rồi biết sống yêu thương đến cùng, thì dù nhiều sự khó khăn vẫn còn đó, dù cho những điều bất trắc của cuộc sống có lẽ sẽ không ít đi, nhưng chúng ta lại có sự bình an đích thực. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy”(Mt 16,25). Lời khẳng định của Chúa Giêsu trên đây giúp chúng ta hiểu thế nào là tin.
Ngày nay vẫn có đó nhiều người trong chúng ta, thậm chí cả những đấng bậc đáng kính trong giáo hội không ngừng kêu gọi sự tự chế, hăng say rao giảng tình yêu, nhưng bản thân lại còn ngần ngại từ bỏ danh phận, quyền uy, lợi lộc của mình, và dĩ nhiên cũng khó bề từ bỏ cả mạng sống mình. Chính Chúa Kitô đã từng than thở: “Khi Con Người đến, liệu người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8).
“Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con”. Thậm nghĩ rằng đây là một lời cầu khẩn thiết cần được lặp đi lặp lại từng ngày.
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXVII TN C)
Một hiện trạng của con người trong nền văn minh hiện đại đó là sự bất an. Khi nền khoa học công nghệ càng phát triển tân kỳ thì con người càng như thấy mình đang đối diện với nhiều dữ kiện bất thường. Đó không chỉ là những biến đổi khó lường của thiên nhiên mà còn là những đổi thay trong đời sống xã hội và nhất là những xáo trộn trong đời sống tâm lý lẫn tâm linh của con người. Mọi sự đều là có thể. Câu ngạn ngữ này trước đây vốn ám chỉ đến khả năng to lớn của con người, thì nay lại dường như ứng với các tình huống xấu đang rình chờ ập xuống trên nhân loại chúng ta.
Các tiện nghi vật chất không bảo đảm cho sự yên bình. Nền khoa học hiện đại cũng không là một bảo đảm cho sự ổn định. Nhìn vào hệ thống an ninh, tình báo, quân sự “khổng lồ” của các nước phát triển chúng ta nhận ra sự thật này: nhân loại chúng ta đang sống trong cảnh bất an. Sự bất an, bất định ấy nó diễn ra ngay trong chính cái nền tảng của xã hội đó là cuộc sống gia đình. Các con số thống kê về tỉ lệ hôn nhân đổ vỡ, về tình trạng ly thân, li dị đủ để minh chứng điều này.
Tình trạng “bấp bênh” trên đây chính là một thách đố lớn cho con người thời đại hôm nay. Đối diện với thách đố ấy, bên cạnh những nỗ lực khắc phục mang tính kỷ thuật công nghệ hay mang tính tâm lý xã hội thì niềm tin chính là chiếc chìa khóa giải mã cho vấn đề. Dù không phổ biến những cũng đã từng có nhiều người, nhiều tập thể tìm sự giải thoát bằng sự cuồng tín, bằng nhiều hình thức mê tín lầm lạc.
Trong cảnh khốn cùng dường như vô vọng của dân Chúa xưa, ngôn sứ Habacuc đã thấy thị kiến và nhận lệnh: “Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy…Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng tin của mình”(Hb 2,2-4).
“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5). Sau khi khẳng định rằng: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”, thì Chúa Giêsu đã minh họa lòng tin ấy bằng thái độ phục vụ của người đầy tớ, một người ý thức rằng “mình chỉ làm những việc phải làm” theo ý của chủ mà thôi.
Thánh tông đồ dân ngoại nhắc nhủ môn đệ Timôtê rằng: “Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một thần khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ”(2Tm 1,7). Như thế chúng ta có thể nhận ra thánh ý của vị chủ tể tối cao để thực thi đó là:
-Biết tự chủ: Làm chủ bản thân là tiền đề của việc thành nhân và thành người con Chúa đúng nghĩa. Ai không làm chủ được các cảm xúc, các tham muốn và các hành động của mình thì vẫn mãi còn là trẻ con hay dù đã lớn nhưng chưa trưởng thành. Một trong những nét phân biệt giữa con người với loài vật đó là biết dừng, biết nói không với những gì xấu xa, bất chính và với cả những gì tuy tự chúng không xấu nhưng có thể làm cản trở mình vươn lên tới những điều tốt đẹp hơn.
-Can đảm sống yêu thương đến cùng: Yêu thương ở đây không phải chỉ với tình cảm nhân loại thường tình nhưng phải như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta được minh họa rõ nét qua mầu nhiệm tự hủy, tự hạ của Người. Vốn giàu sang, Người đã tự nguyện trở nên nghèo hèn vì chúng ta. Vốn là Thiên Chúa, Người đã mang lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vốn là Con chiên tinh tuyền Người đã nhận lấy án hình của một tội nhân đầy nhuốc hổ thay cho chúng ta (x.Pl 2,6-11).
Tin không đơn thuần là một sự chấp thuận của lý trí, nhưng trên hết đó là một sự dấn thân của ý chí tự do. Kitô hữu chúng ta tin không phải là chấp thuận một vài chân lý, một vài tín điều nào đó, nhưng chúng ta tin nghĩa là chúng ta quyết đi theo một Đấng và Đấng ấy chính là Giêsu Kitô.
Theo Chúa Kitô với bước khởi đầu là làm chủ con người mình để rồi biết sống yêu thương đến cùng, thì dù nhiều sự khó khăn vẫn còn đó, dù cho những điều bất trắc của cuộc sống có lẽ sẽ không ít đi, nhưng chúng ta lại có sự bình an đích thực. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy”(Mt 16,25). Lời khẳng định của Chúa Giêsu trên đây giúp chúng ta hiểu thế nào là tin.
Ngày nay vẫn có đó nhiều người trong chúng ta, thậm chí cả những đấng bậc đáng kính trong giáo hội không ngừng kêu gọi sự tự chế, hăng say rao giảng tình yêu, nhưng bản thân lại còn ngần ngại từ bỏ danh phận, quyền uy, lợi lộc của mình, và dĩ nhiên cũng khó bề từ bỏ cả mạng sống mình. Chính Chúa Kitô đã từng than thở: “Khi Con Người đến, liệu người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8).
“Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con”. Thậm nghĩ rằng đây là một lời cầu khẩn thiết cần được lặp đi lặp lại từng ngày.
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Phép lạ Mân Côi
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
16:38 30/09/2010
PHÉP LẠ MÂN CÔI
Nhân loại có không biết bao nhiêu lời tán dương ca tụng tình mẹ, thế nhưng nhắc đến Mẹ Maria, không lời vinh tụng nào có thể lột tả cho hết. Ai càng nhận được ơn lành của Mẹ, người ấy càng xác tín lớn lao vào tình thương Mẹ. Cuộc sống là như vậy đó, chẳng ai có thể đặt niềm tin vào điều mình không cảm nghiệm. Tôi chỉ có thể nói lời yêu với ai, khi tôi cảm nhận tình cảm của họ. Được yêu nhiều thì càng dâng hiến nhiều là vậy.
Có lẽ không ai trên đời không được Mẹ thương yêu, giữ gìn. Lòng Mẹ bao la, dịu hiền, nhân hậu, Mẹ có trái tim vĩ đại, nhạy cảm vô ngần. Mẹ hiểu người hơn chính mình, Mẹ sống vì người hơn vì mình, Mẹ quan tâm đến nhu cầu nhân loại hơn nhu cầu bản thân mình. Cả cuộc đời Mẹ chỉ biết sống cho, sống vì người khác. Hầu như trong cả nhân loại, ai cũng có kí ức về Mẹ, những kí ức yêu thương cao cả. Trần gian, ai cũng muốn chạy đến với Mẹ, chạy đến cùng Mẹ, để nhờ cậy Mẹ, chuyển cầu lên Thiên Chúa.
Ai đã từng cầu nguyện cùng Mẹ và với Mẹ, mới có thể hiểu được tình yêu Mẹ dành cho mình. Tình yêu ấy có khác nào núi cao, có khác chi sông dài. Mẹ dịu dàng, xinh đẹp, nhân từ, trái tim Mẹ xoa dịu mọi vết thương tội lỗi, bệnh tật cho nhân loại. Nép mình trong vòng tay Mẹ, thế trần cảm nhận được sự chở che, nâng đỡ. Tồn tại trên cõi đời này, có ai thấy mình tự đứng vững mà không cần thế lực thần linh trợ giúp? Con người dẫu tài giỏi thế nào cũng không tự có được sự sống vĩnh cửu. Cuộc sống đáng yêu nhưng cũng thật đáng sợ, vì không gì trong nó bền vững muôn đời cả. Càng đáng yêu chừng nào thì càng chóng mất chừng đó. Người ta được ném vào thế gian như bắt đầu một cuộc hành trình khổ đau, mất mát, chết chóc. Có được hạnh phúc đời sau thì đời này cũng hết nước mắt, có được tiếng cười chan chứa thiên đàng thì tiếng khóc trần gian cũng rũa tàn.
Nhân loại nhiều nước mắt nhưng lại hiếm bàn tay lau khô giọt lệ. Nhân loại giàu tiền bạc, lắm của cải nhưng lại nghèo lòng nhân. Ai cũng khao khát một thế giới tình thương, công bằng nhưng chẳng mấy ai biết sống công bằng, yêu thương. Làm phúc thì ít mà làm tội lại quá nhiều, chỉ những ai chuyên sống vô tâm mới thấy ánh hào quang ở đời mà thích thú. Nhìn nhận thực tế mới chân nhận cái phũ phàng của kiếp người mỏng dòn, yếu đuối. Bước lên bất hạnh mà cười thì mới thấy đời hạnh phúc, đạp lên cuộc đời mà sống mới thấy đời xinh tươi. Bên cạnh mầm sống thoi thóp vươn lên chỉ nhặt được vài cánh hồng vụn vỡ của hy sinh, quảng đại mà héo hắt!
Nhìn chiến tranh, loạn lạc, chém giết, sát hại, bất công và bạo lực như nhìn thấy dấu chấm hết của tiếng kèn công lý và tình thương, thế nhưng năng quyền Thiên Chúa luôn luôn biểu lộ trong sự yếu đuối, hạn hẹp, tận cùng ấy. Những lúc đêm tối tăm hồn không còn ánh sáng, thì Thiên Chúa xuất hiện như một Đấng Cứu Tinh, Ngài đã giải thoát mọi xích xiềng tội lỗi và sự chết, không gì có thể ngăn cản tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Thế nhưng, oái ăm cũng chính từ đấy, được giải thoát nhưng nhân loại lại sống như kẻ bị giam cầm, chả phải Thiên Chúa mà lại là thế lực sự tội giam giữ mới khốn khổ.
Giữa trăm vàn thách đố ấy, tưởng chừng như tất cả đều bế tắc, không lối thoát, thì Thiên Chúa vẫn còn đó âm thầm, lặng lẽ mà rất thần thiêng. Ngài không khoanh tay bó gối trước những bất hạnh của con người, nhưng luôn luôn chăm sóc, giữ gìn và can thiệp vào sự sống đời đời của họ. Bên cạnh đó, Mẹ Maria luôn giữ vai trò trung gian, âm thầm lặng lẽ đứng đằng sau bảo trợ, chuyển cầu cho con cái. Đó là điều hạnh phúc cao cả mà chẳng mấy ai trong nhân loại biết đến.
Ai đã từng “sống” với kinh mân côi, “chết” với kinh mân côi mới có thể hiểu được mầu nhiệm mân côi. Mẹ Mân Côi đã làm những phép lạ vĩ đại cho nhân loại hiểu thấu tận tường ơn cứu độ, lòng từ bi, quảng đại đầy xót thương của Thiên Chúa. Lời kinh vừa là vũ khí chiến thắng ba thù, vừa là khí cụ chữa lành mọi vết thương tâm hồn, thể xác. Lời kinh phá tan bóng đêm tội lỗi giam hãm con người, gia tăng niềm tin và lòng mến của họ vào Thiên Chúa.
Lạy Đức Mẹ Mân Côi, xin cầu bầu cùng Chúa cho con là kẻ tội lỗi. Con yêu mến Mẹ, con xác tín vào tình thương của Mẹ và khẩn nài cùng Mẹ. Xin Mẹ hãy cứu giúp con trước mọi sóng gió, nguy biến cuộc đời. Niềm tin yếu ớt, le lói của con dường như đã không còn đủ mạnh cho con vững bước theo chân Mẹ trên đường kiếm tìm Thiên Chúa nữa rồi Mẹ ạ. Sự cam chịu của con giới hạn, như đã không còn đủ kiên nhẫn, quảng đại để tiếp tục yêu thương. Con bơ vơ, lạc lõng, quay quắt trong bóng tối tội lỗi của tâm hồn, thì lấy đâu được ánh sáng cho tha nhân? Xin hãy ôm chặt con vào lòng Mẹ nhé, để con không còn cảm thấy thiếu vắng điều gì khác hơn ngoài tình thương Thiên Chúa và Mẹ. Xin hãy chữa lành, xoa dịu vết thương lòng con Mẹ nhé, cho con hiểu thấu mầu nhiệm lời kinh mân côi con thân thưa hằng ngày, để cùng với Mẹ, con quyết thực hiện phép lạ mân côi trong suốt cả cuộc đời.
Nhân loại có không biết bao nhiêu lời tán dương ca tụng tình mẹ, thế nhưng nhắc đến Mẹ Maria, không lời vinh tụng nào có thể lột tả cho hết. Ai càng nhận được ơn lành của Mẹ, người ấy càng xác tín lớn lao vào tình thương Mẹ. Cuộc sống là như vậy đó, chẳng ai có thể đặt niềm tin vào điều mình không cảm nghiệm. Tôi chỉ có thể nói lời yêu với ai, khi tôi cảm nhận tình cảm của họ. Được yêu nhiều thì càng dâng hiến nhiều là vậy.
Có lẽ không ai trên đời không được Mẹ thương yêu, giữ gìn. Lòng Mẹ bao la, dịu hiền, nhân hậu, Mẹ có trái tim vĩ đại, nhạy cảm vô ngần. Mẹ hiểu người hơn chính mình, Mẹ sống vì người hơn vì mình, Mẹ quan tâm đến nhu cầu nhân loại hơn nhu cầu bản thân mình. Cả cuộc đời Mẹ chỉ biết sống cho, sống vì người khác. Hầu như trong cả nhân loại, ai cũng có kí ức về Mẹ, những kí ức yêu thương cao cả. Trần gian, ai cũng muốn chạy đến với Mẹ, chạy đến cùng Mẹ, để nhờ cậy Mẹ, chuyển cầu lên Thiên Chúa.
Ai đã từng cầu nguyện cùng Mẹ và với Mẹ, mới có thể hiểu được tình yêu Mẹ dành cho mình. Tình yêu ấy có khác nào núi cao, có khác chi sông dài. Mẹ dịu dàng, xinh đẹp, nhân từ, trái tim Mẹ xoa dịu mọi vết thương tội lỗi, bệnh tật cho nhân loại. Nép mình trong vòng tay Mẹ, thế trần cảm nhận được sự chở che, nâng đỡ. Tồn tại trên cõi đời này, có ai thấy mình tự đứng vững mà không cần thế lực thần linh trợ giúp? Con người dẫu tài giỏi thế nào cũng không tự có được sự sống vĩnh cửu. Cuộc sống đáng yêu nhưng cũng thật đáng sợ, vì không gì trong nó bền vững muôn đời cả. Càng đáng yêu chừng nào thì càng chóng mất chừng đó. Người ta được ném vào thế gian như bắt đầu một cuộc hành trình khổ đau, mất mát, chết chóc. Có được hạnh phúc đời sau thì đời này cũng hết nước mắt, có được tiếng cười chan chứa thiên đàng thì tiếng khóc trần gian cũng rũa tàn.
Nhân loại nhiều nước mắt nhưng lại hiếm bàn tay lau khô giọt lệ. Nhân loại giàu tiền bạc, lắm của cải nhưng lại nghèo lòng nhân. Ai cũng khao khát một thế giới tình thương, công bằng nhưng chẳng mấy ai biết sống công bằng, yêu thương. Làm phúc thì ít mà làm tội lại quá nhiều, chỉ những ai chuyên sống vô tâm mới thấy ánh hào quang ở đời mà thích thú. Nhìn nhận thực tế mới chân nhận cái phũ phàng của kiếp người mỏng dòn, yếu đuối. Bước lên bất hạnh mà cười thì mới thấy đời hạnh phúc, đạp lên cuộc đời mà sống mới thấy đời xinh tươi. Bên cạnh mầm sống thoi thóp vươn lên chỉ nhặt được vài cánh hồng vụn vỡ của hy sinh, quảng đại mà héo hắt!
Nhìn chiến tranh, loạn lạc, chém giết, sát hại, bất công và bạo lực như nhìn thấy dấu chấm hết của tiếng kèn công lý và tình thương, thế nhưng năng quyền Thiên Chúa luôn luôn biểu lộ trong sự yếu đuối, hạn hẹp, tận cùng ấy. Những lúc đêm tối tăm hồn không còn ánh sáng, thì Thiên Chúa xuất hiện như một Đấng Cứu Tinh, Ngài đã giải thoát mọi xích xiềng tội lỗi và sự chết, không gì có thể ngăn cản tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Thế nhưng, oái ăm cũng chính từ đấy, được giải thoát nhưng nhân loại lại sống như kẻ bị giam cầm, chả phải Thiên Chúa mà lại là thế lực sự tội giam giữ mới khốn khổ.
Giữa trăm vàn thách đố ấy, tưởng chừng như tất cả đều bế tắc, không lối thoát, thì Thiên Chúa vẫn còn đó âm thầm, lặng lẽ mà rất thần thiêng. Ngài không khoanh tay bó gối trước những bất hạnh của con người, nhưng luôn luôn chăm sóc, giữ gìn và can thiệp vào sự sống đời đời của họ. Bên cạnh đó, Mẹ Maria luôn giữ vai trò trung gian, âm thầm lặng lẽ đứng đằng sau bảo trợ, chuyển cầu cho con cái. Đó là điều hạnh phúc cao cả mà chẳng mấy ai trong nhân loại biết đến.
Ai đã từng “sống” với kinh mân côi, “chết” với kinh mân côi mới có thể hiểu được mầu nhiệm mân côi. Mẹ Mân Côi đã làm những phép lạ vĩ đại cho nhân loại hiểu thấu tận tường ơn cứu độ, lòng từ bi, quảng đại đầy xót thương của Thiên Chúa. Lời kinh vừa là vũ khí chiến thắng ba thù, vừa là khí cụ chữa lành mọi vết thương tâm hồn, thể xác. Lời kinh phá tan bóng đêm tội lỗi giam hãm con người, gia tăng niềm tin và lòng mến của họ vào Thiên Chúa.
Lạy Đức Mẹ Mân Côi, xin cầu bầu cùng Chúa cho con là kẻ tội lỗi. Con yêu mến Mẹ, con xác tín vào tình thương của Mẹ và khẩn nài cùng Mẹ. Xin Mẹ hãy cứu giúp con trước mọi sóng gió, nguy biến cuộc đời. Niềm tin yếu ớt, le lói của con dường như đã không còn đủ mạnh cho con vững bước theo chân Mẹ trên đường kiếm tìm Thiên Chúa nữa rồi Mẹ ạ. Sự cam chịu của con giới hạn, như đã không còn đủ kiên nhẫn, quảng đại để tiếp tục yêu thương. Con bơ vơ, lạc lõng, quay quắt trong bóng tối tội lỗi của tâm hồn, thì lấy đâu được ánh sáng cho tha nhân? Xin hãy ôm chặt con vào lòng Mẹ nhé, để con không còn cảm thấy thiếu vắng điều gì khác hơn ngoài tình thương Thiên Chúa và Mẹ. Xin hãy chữa lành, xoa dịu vết thương lòng con Mẹ nhé, cho con hiểu thấu mầu nhiệm lời kinh mân côi con thân thưa hằng ngày, để cùng với Mẹ, con quyết thực hiện phép lạ mân côi trong suốt cả cuộc đời.
Có đức tin bằng hạt cải
PM. Cao Huy Hoàng
16:47 30/09/2010
CÓ ĐỨC TIN BẰNG HẠT CẢI
(suy niệm Lời Chúa CN 27 TN C)
Chúa Giêsu biết rõ Đức Tin vào Thiên Chúa nơi mỗi con người thường vẫn ở trong tình trạng “có có không không”, “bán tín bán nghi”, hoặc đức tin kiểu con chuồn chuồn “khi vui nó đậu khi buồn nó bay” hoặc đức tin kiểu con thỏ đế nhát đảm “nay giấu cất để mai sau sẽ trưng bày” … Hôm nay, Ngài dạy chúng ta phải thực “có” đức tin, dù chỉ nhỏ bằng hạt cải, cũng đã đủ để Thiên Chúa thi thố quyền năng của Người.
“Nếu con có đức tin bằng hạt cải…”.
Đây không phải lời thách đố thường thấy ở đời, nhưng là một sự thật hiển nhiên. Đức tin vào Thiên Chúa phải “có” thật, dù chỉ nhỏ như hạt cải. Đức tin vào Thiên Chúa không phải là một khái niệm trong trí, không phải là một lý thuyết trong sách vở, hay là một câu nói thoáng qua trên cửa miệng. Không, đức tin là một cuộc sống. Đức tin không trừu tượng nhưng hiện thực ngay trong đời sống của những người tin. Đó là, thực thi đức công chính của Thiên Chúa trong đời sống của mình.
Kẻ tuyên bố tin vào Thiên Chúa mà không sống đời sống công chính của Thiên Chúa, thì chưa kể là có đức tin.
Tin vào Thiên Chúa chỉ để cầu xin mà không làm theo ý Thiên Chúa là sống công chính, thì lời cầu xin ấy không phải phát xuất từ đức tin, nhưng phát xuất từ lòng mê tín, cầu may được chăng hay chớ.
Đã bao lần bạn và tôi than phiền Chúa rằng: Con nói Chúa hổng nghe. Con xin Chúa chẳng đáp lời. Con kêu la Chúa như làm ngơ giả điếc. Con thét gào Chúa chẳng bận tâm. Con thông báo kìa sự dữ lan tràn mà Chúa chẳng thèm để mắt tới. Quân bạo tàn nó chà đạp Chúa, Chúa cũng cứ lặng thinh. Nó vênh váo tuyên bố chiến thắng, xưng hùng xưng bá, lộng quyền đàn áp, thẳng tay trừng trị con dân Chúa mà Chúa chẳng động lòng! Lời con kêu xin, Chúa chẳng thèm để ý…Chúa hết làm phép lạ được nữa rồi sao? … Rồi bạn và tôi nản chí.
Đó là tâm trạng của chúng ta, khi thể hiện đời sống đức tin. Cũng giống như tâm trạng trong sách Khabacuc “Lạy Chúa, con kêu cầu Chúa cho đến bao giờ mà Chúa không nghe? Con phải ức ép kêu lên cùng Chúa, mà Chúa không cứu con sao? Cớ sao Chúa tỏ cho con thấy sự gian ác và lao khổ, cướp bóc và bất lương trước mặt con? Dù có công lý, nhưng kẻ đối nghịch vẫn thắng” (Kb 1,2-3).
Nhưng Thiên Chúa lại phán: “Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín" (Kb 2-4.
)Như vậy, Đức tin không cho phép chúng ta nản chí, nhưng phải trung tín sống đời công chính. Và chính đời sống công chính của chúng ta làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyền năng Ngài. Còn lời kêu gào không kèm theo đời sống công chính, trở nên lời thách đố đầy mê tín đối với một Thiên Chúa quyền bính vô song.
Để sống được đức công chính, mỗi tín hữu phải trả một giá rất đắt. Cái giá phải trả ấy chính là thập giá. Vì hầu như không có sự suôn sẻ dễ dàng thoải mái nào có thể dẫn ta tới đức công chính. Có thể nói, thuyết giảng, trình bày, phân tích về đức công chính thật hay, nhưng để sống được đức công chính thì ai cũng nhát sợ, thì ai cũng không đủ can đảm mà chấp nhận thập giá để nên công chính. Cũng vậy tuyên bố tin vào Thiên Chúa thì dễ, nhưng chấp nhận sống công chính theo ý Thiên Chúa không dễ dàng chút nào.
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô: “Cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha. Vì chưng, Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần khí nhát sợ, mà là thần khí dũng mạnh, bác ái và tiết độ. Vậy con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa” (2Tm 1,6-8.13-14).
Nhát đảm, hổ thẹn, nói suông, tránh né, vụ lợi…vẫn là bệnh của Đức tin nơi mọi thành phần trong chúng ta, nhất là trong thời đại hiện tại:
- thời đại không thể ung dung sống đức tin cách nhàn rỗi rồi im hơi lặng tiếng để sự dữ hoành hành,
-thời đại không chấp nhận cách tin vụ lợi cho chính mình mà phải thể hiện chứng tá yêu thương bằng việc làm cứu thế,
-thời đại không thể buông bỏ trách nhiệm, bổn phận nhận từ đức tin đòi buộc thánh hóa chính mình và thế giới,
-thời đại không chấp nhận buông mình theo sự sa đà hư đốn ngược lại với Đức Công Chính của Thiên Chúa…
Có đức tin chưa, và có đức tin bằng hạt cải chưa, đó là câu hỏi nhức nhối tận thâm tâm mỗi người.
Có thể có người trả lời rằng tôi có đức tin bằng hạt bí, nhưng hãy thận trọng, đó là đức tin “nói”. Và đức tin nói là đức tin chết như Thánh Giacôbê quả quyết “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26)
Đức tin là một ơn huệ nhưng không. Đức tin có được không do bởi lý trí. Càng không do công trạng. Đức tin là ơn huệ để nên công chính.
Đời sống công chính là một đòi buộc của Đức Tin. Hay nói cách khác, sống công chính là việc làm, là bổn phận của những người tuyên bố tin vào Thiên Chúa. Chu toàn bổn phận của đức tin, sống công chính là cộng tác với Thiên Chúa để công chính hóa thế giới. Lúc ấy, chắc hẳn chúng ta sẽ không còn phải khản tiếng kêu gào dân chủ, nhân quyền, công lý… mà chính đời sống công chính của mỗi tín hữu, của cả Giáo Hội sẽ làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyên năng của Ngài trên mặt đất nầy.
“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Đức tin bằng hạt cải là Đức tin của Mẹ Maria chấp nhận theo Thánh Ý Thiên Chúa: “Này tôi là tôi tớ Chúa xin vâng như lời sứ thần truyền” để xứng đang nhận được lời khen “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phê-rô dám bước xuống thuyền mà đi trên mặt nước biển. (x. Mt 14,22-33)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của viên đội trưởng: “Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh” (Lc 7, 6-7)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phaolô: “Tôi có thể làm được tất cả nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Và lạy Chúa, đức tin bằng hạt cải, phải là đức tin của mỗi người chúng con, một đức tin có việc làm, một đức tin sống động với bổn phận trở nên công chính. Xin Chúa cho chúng con hiểu ra sự vô duyên bất tài của mình, để biết nhờ ơn Chúa mà trở nên công chính và làm chứng cho sự công chính Nước Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng con, trên đất nước của chúng con. A men.
30-9-2010
(suy niệm Lời Chúa CN 27 TN C)
Chúa Giêsu biết rõ Đức Tin vào Thiên Chúa nơi mỗi con người thường vẫn ở trong tình trạng “có có không không”, “bán tín bán nghi”, hoặc đức tin kiểu con chuồn chuồn “khi vui nó đậu khi buồn nó bay” hoặc đức tin kiểu con thỏ đế nhát đảm “nay giấu cất để mai sau sẽ trưng bày” … Hôm nay, Ngài dạy chúng ta phải thực “có” đức tin, dù chỉ nhỏ bằng hạt cải, cũng đã đủ để Thiên Chúa thi thố quyền năng của Người.
“Nếu con có đức tin bằng hạt cải…”.
Đây không phải lời thách đố thường thấy ở đời, nhưng là một sự thật hiển nhiên. Đức tin vào Thiên Chúa phải “có” thật, dù chỉ nhỏ như hạt cải. Đức tin vào Thiên Chúa không phải là một khái niệm trong trí, không phải là một lý thuyết trong sách vở, hay là một câu nói thoáng qua trên cửa miệng. Không, đức tin là một cuộc sống. Đức tin không trừu tượng nhưng hiện thực ngay trong đời sống của những người tin. Đó là, thực thi đức công chính của Thiên Chúa trong đời sống của mình.
Kẻ tuyên bố tin vào Thiên Chúa mà không sống đời sống công chính của Thiên Chúa, thì chưa kể là có đức tin.
Tin vào Thiên Chúa chỉ để cầu xin mà không làm theo ý Thiên Chúa là sống công chính, thì lời cầu xin ấy không phải phát xuất từ đức tin, nhưng phát xuất từ lòng mê tín, cầu may được chăng hay chớ.
Đã bao lần bạn và tôi than phiền Chúa rằng: Con nói Chúa hổng nghe. Con xin Chúa chẳng đáp lời. Con kêu la Chúa như làm ngơ giả điếc. Con thét gào Chúa chẳng bận tâm. Con thông báo kìa sự dữ lan tràn mà Chúa chẳng thèm để mắt tới. Quân bạo tàn nó chà đạp Chúa, Chúa cũng cứ lặng thinh. Nó vênh váo tuyên bố chiến thắng, xưng hùng xưng bá, lộng quyền đàn áp, thẳng tay trừng trị con dân Chúa mà Chúa chẳng động lòng! Lời con kêu xin, Chúa chẳng thèm để ý…Chúa hết làm phép lạ được nữa rồi sao? … Rồi bạn và tôi nản chí.
Đó là tâm trạng của chúng ta, khi thể hiện đời sống đức tin. Cũng giống như tâm trạng trong sách Khabacuc “Lạy Chúa, con kêu cầu Chúa cho đến bao giờ mà Chúa không nghe? Con phải ức ép kêu lên cùng Chúa, mà Chúa không cứu con sao? Cớ sao Chúa tỏ cho con thấy sự gian ác và lao khổ, cướp bóc và bất lương trước mặt con? Dù có công lý, nhưng kẻ đối nghịch vẫn thắng” (Kb 1,2-3).
Nhưng Thiên Chúa lại phán: “Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín" (Kb 2-4.
)Như vậy, Đức tin không cho phép chúng ta nản chí, nhưng phải trung tín sống đời công chính. Và chính đời sống công chính của chúng ta làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyền năng Ngài. Còn lời kêu gào không kèm theo đời sống công chính, trở nên lời thách đố đầy mê tín đối với một Thiên Chúa quyền bính vô song.
Để sống được đức công chính, mỗi tín hữu phải trả một giá rất đắt. Cái giá phải trả ấy chính là thập giá. Vì hầu như không có sự suôn sẻ dễ dàng thoải mái nào có thể dẫn ta tới đức công chính. Có thể nói, thuyết giảng, trình bày, phân tích về đức công chính thật hay, nhưng để sống được đức công chính thì ai cũng nhát sợ, thì ai cũng không đủ can đảm mà chấp nhận thập giá để nên công chính. Cũng vậy tuyên bố tin vào Thiên Chúa thì dễ, nhưng chấp nhận sống công chính theo ý Thiên Chúa không dễ dàng chút nào.
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô: “Cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha. Vì chưng, Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần khí nhát sợ, mà là thần khí dũng mạnh, bác ái và tiết độ. Vậy con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa” (2Tm 1,6-8.13-14).
Nhát đảm, hổ thẹn, nói suông, tránh né, vụ lợi…vẫn là bệnh của Đức tin nơi mọi thành phần trong chúng ta, nhất là trong thời đại hiện tại:
- thời đại không thể ung dung sống đức tin cách nhàn rỗi rồi im hơi lặng tiếng để sự dữ hoành hành,
-thời đại không chấp nhận cách tin vụ lợi cho chính mình mà phải thể hiện chứng tá yêu thương bằng việc làm cứu thế,
-thời đại không thể buông bỏ trách nhiệm, bổn phận nhận từ đức tin đòi buộc thánh hóa chính mình và thế giới,
-thời đại không chấp nhận buông mình theo sự sa đà hư đốn ngược lại với Đức Công Chính của Thiên Chúa…
Có đức tin chưa, và có đức tin bằng hạt cải chưa, đó là câu hỏi nhức nhối tận thâm tâm mỗi người.
Có thể có người trả lời rằng tôi có đức tin bằng hạt bí, nhưng hãy thận trọng, đó là đức tin “nói”. Và đức tin nói là đức tin chết như Thánh Giacôbê quả quyết “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26)
Đức tin là một ơn huệ nhưng không. Đức tin có được không do bởi lý trí. Càng không do công trạng. Đức tin là ơn huệ để nên công chính.
Đời sống công chính là một đòi buộc của Đức Tin. Hay nói cách khác, sống công chính là việc làm, là bổn phận của những người tuyên bố tin vào Thiên Chúa. Chu toàn bổn phận của đức tin, sống công chính là cộng tác với Thiên Chúa để công chính hóa thế giới. Lúc ấy, chắc hẳn chúng ta sẽ không còn phải khản tiếng kêu gào dân chủ, nhân quyền, công lý… mà chính đời sống công chính của mỗi tín hữu, của cả Giáo Hội sẽ làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyên năng của Ngài trên mặt đất nầy.
“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Đức tin bằng hạt cải là Đức tin của Mẹ Maria chấp nhận theo Thánh Ý Thiên Chúa: “Này tôi là tôi tớ Chúa xin vâng như lời sứ thần truyền” để xứng đang nhận được lời khen “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phê-rô dám bước xuống thuyền mà đi trên mặt nước biển. (x. Mt 14,22-33)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của viên đội trưởng: “Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh” (Lc 7, 6-7)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phaolô: “Tôi có thể làm được tất cả nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Và lạy Chúa, đức tin bằng hạt cải, phải là đức tin của mỗi người chúng con, một đức tin có việc làm, một đức tin sống động với bổn phận trở nên công chính. Xin Chúa cho chúng con hiểu ra sự vô duyên bất tài của mình, để biết nhờ ơn Chúa mà trở nên công chính và làm chứng cho sự công chính Nước Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng con, trên đất nước của chúng con. A men.
30-9-2010
Hãy để Thánh Thần khơi dậy ngọn lữa đức tin trong lòng ta
Lm. Jude Siciliano, OP
17:19 30/09/2010
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN - C
Kb 1: 2-3, 2: 2-4; Thanh vịnh 95; 2 Tm 1: 6-8, 13-14; Luca 17: 5-10
Bài Tin Mừng hôm nay mở đầu bằng lời thỉnh cầu của các tông đồ với Đức Giê-su, “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”. Tại sao các tông đồ lại cảm thấy thiếu thốn vào chính lúc này trong hành trình theo Đức Giê-su? Nghe có vẻ như các ông yếu ớt quá. Nếu chúng ta dành chút thời gian đọc những câu Kinh Thánh trước đoạn này, có lẽ chúng ta sẽ hiểu lý do tại sao các ông lại thỉnh cầu như vậy. Đức Giê-su vừa chỉ cho các môn đệ thấy được bản chất nghiêm trọng và hậu quả của việc gây gương mù khiến người khác phạm tội (“… Thà buộc thớt đá cối xay vào cổ nó mà đẩy xuống biển”). Sau đó, Ngài dạy họ về sự tha thứ họ phải có – ngay cả đối với những người có lỗi với với họ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi các ông buộc phải cầu xin, “xin gia tăng lòng tin cho chúng con.” Sau khi nghe những lời Đức Giê-su vừa nói, có lẽ chúng ta cũng phải thốt lên, “Lạy Chúa Giê-su, dù sao xin Ngài cũng gia tăng lòng tin cho chúng con luôn!”
Ai mà không cảm thấy thiếu thốn lòng tin khi nhận ra mẫu người Chúa Giê-su muốn chúng ta trở thành? Nếu, trong thế giới lúc nào cũng muốn báo thù này, chúng ta luôn sẵn sàng tha thứ ngay cả cho những người đã xúc phạm đến ta, khi đó chúng ta sẽ trở thành những môn đệ rất dễ thấy mà Đức Giê-su đã miêu tả ở những chỗ khác, “ là ánh sáng cho thế gian – một thành phố được xây trên núi.”
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đã minh họa điều đức tin có thể thực hiện: Đức tin cỡ bằng hạt cải có thể làm cây dâu cắm rễ sâu trong lòng đất cũng phải bật gốc lên và quăng nó vào lòng biển. Vào lúc này trong cuộc hành trình, các môn đệ không xin Thầy mình một bản danh sách các học thuyết họ phải đón nhận và sống. Đức Giê-su đang dẫn các môn đệ của mình lên Giê-ru-sa-lem, dọc đường Ngài cũng tiên báo Ngài phải chịu đau khổ và chịu chết. Dầu vậy, Ngài luôn nhắc nhở họ phải tín thác nơi Ngài và phản ánh sự tín thác này bằng những cách thức đặc biệt. Ngài không chỉ nói tới cái đầu của họ, mà đòi hỏi họ phải hoàn toàn suy phục Thiên Chúa qua Ngài. Ngài nói với họ, số lượng đức tin nhiều ít không quan trọng. Dù sao đi nữa, làm sao chúng ta có thể đo lường đức tin theo cách nào đó? Ngài muốn chúng ta vững tin nơi Ngài và bước đi trong hành trình đời mình với sự xác tín rằng, trong Thần Khí của Ngài, Ngài vẫn luôn đồng hành với ta.
Đức tin giúp chúng ta có khả năng làm những việc phi thường. Nhưng Đức Giê-su không hy vọng chúng ta dùng đức tin để nhổ bật rễ cả một rừng dâu. Trái lại, phận vụ làm môn đệ hầu như đòi hỏi nơi chúng ta nhiều việc làm bình thường hơn. Chúng ta như người đầy tớ trong dụ ngôn, luôn được kỳ vọng hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Người đầy tớ thì có rất nhiều tài, vừa là người làm vườn vừa là người làm bếp! Chẳng phải đó là thái độ phục vụ Đức Giê-su muốn sao – nhiệm vụ đa năng. Qua dụ ngôn, các bạn có thấy rằng người môn đệ sẽ không “rảnh rỗi” một khi chúng ta bước theo đường lối của Đức Chúa và phục vụ trong danh Người.
Chẳng hạn, chúng ta thực hành vai trò làm môn đệ: vừa ở trong công ty vừa ở nhà; vừa dạy trong trường vừa tình nguyện làm việc trong một điểm phát lương thực từ thiện; trong những cuộc họp thương mại và như những thừa tác viên Thánh Thể; như những y tá và những gia sư dạy ngôn ngữ, … Chúng ta không thể đóng hộp đời sống Ki-tô hữu của chúng ta thành những danh mục gọn gàng được: ở đây tôi là một tín hữu thực hành, trong khi ở chỗ khác tôi nghỉ xả hơi và chỉ cần hòa nhập với đám đông mà thôi. Đức Giê-su cũng nói với chúng ta, ngay cả những môn đệ toàn thời gian, rằng chúng ta chỉ đang làm điều chúng ta phải làm mà thôi. Vì vậy, không có chỗ để khoác lác về những thành tựu và so bì chúng ta với người khác.
Ai trong chúng ta lắng nghe bài Tin Mừng hôm nay lại có thể làm điều gì khác ngoài việc trở thành người môn đệ dấn thân hoàn toàn. Chúng ta cũng chẳng thể chỉ vào một số Ki-tô hữu nổi trội trong cộng đoàn, trong Giáo Hội và nói, “Chúa Giê-su đã ban cho họ nhiều đức tin hơn tôi và vì vậy, họ chính là những người bài Tin Mừng hôm nay nói đến.” Ngài nói với chúng ta rằng, cho dù chúng ta có đức tin thế nào đi nữa, “hãy làm việc, làm những gì mình biết mình nên làm và tin tưởng rằng Ta sẽ luôn ở với con trong mọi nẻo đường con được mời gọi phục vụ.”
Có một lần tôi tham dự một lễ cưới. Một linh mục khác làm chủ tế. Cuối lễ vị linh mục này đã trao cho đôi vợ chồng một “nhiệm vụ”, thách thức họ “không được quên ngày phấn khởi này”. Ngài nói họ phải nhớ lời Thiên Chúa hứa sẽ ở cùng và trợ giúp họ trong suốt đời sống hôn nhân. Ngài cũng “trao nhiệm vụ” cho họ phải nhớ các linh mục hiện diện trong buổi lễ và lời hứa các linh mục hứa sẽ trợ giúp họ trong những năm tới.
Trong thực tế, vị linh mục buộc cặp vợ chồng phải luôn nhớ Bí tích họ mới cử hành và sẽ sống hết cuộc đời lứa đôi của mình. Khi cuộc sống thử thách mối tương quan của họ, như lời thánh Phao-lô, họ phải “khuấy ơn Chúa thành ngọn lửa…” Trong khi thánh Phao-lô nói những lời này cho Ti-mô-thê, người môn đệ trẻ của người, những lời này có vẻ thích hợp cho đôi vợ chồng trẻ này trong ngày cưới của họ - và cho chúng ta, những tín hữu tụ họp trong buổi cử hành Thánh Thể hôm nay. Chúng ta buộc phải nhớ lại lời Thiên Chúa đã hứa lần đầu tiên với chúng ta trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội: trong Đức Ki-tô Thiên Chúa sẽ đồng hành với chúng ta suốt hành trình cuộc đời. Những người hiện diện trong ngày đó, đại diện cho cộng đoàn Ki-tô hữu, cũng hứa trợ giúp chúng ta bằng việc nêu gương, lời cầu nguyện và đời sống chứng nhân của họ.
Thánh Phao-lô viết thư này khi còn trong tù và vì vậy ngài biết rằng, từ những kinh nghiệm gian khổ cá nhân, đời sống của Ti-mô-thê trong vai trò là người giảng thuyết Tin Mừng sẽ phải đón nhận những thử thách khốc liệt. Cho dù ơn gọi đời sống của chúng ta có là gì, mỗi người chúng ta cũng đều được ban những đặc sủng, những ơn để phục vụ, mà chúng ta được mời gọi để thực thi không chỉ trong lòng Giáo Hội mà cả trong lòng thế giới nữa. Như một ngọn lửa bừng cháy, những ơn này có thể giảm nhỏ xuống, nếu không được nuôi dưỡng. Vì thế, thánh Phao-lô muốn chúng ta chăm sóc ngọn lửa để nó bừng cháy lên trong chúng ta; khơi tro tàn lên, thêm nhiên liệu vào và quạt cho ngọn lửa bùng lên.
Nếu coi thánh Phao-lô như là một điển hình nào đó, thì việc sống và chia sẻ Lời Chúa qua lời và gương sống của chúng ta cũng sẽ rước lấy những đau khổ - sự chối từ thù nghịch, những lời châm chọc… Mỗi người chúng ta cần một ngọn lửa đức tin bừng cháy mạnh mẽ. Làm sao chúng ta đáp trả “nhiệm vụ” của thánh Phao-lô và “khuấy thành ngọn lửa” đức tin năng động được trao cho chúng ta trong ngày Rửa Tội? Chúng ta không thể tự làm điều này. Thánh Phao-lô gợi ra vài việc chúng ta có thể làm để giúp việc “khuấy lên” đức tin của ta. Trước hết và trên hết, Chúng ta có Chúa Thánh Thần ở với chúng ta và thánh Phao-lô nhắc chúng ta về sự trợ giúp Thánh Thần cư ngụ trong lòng có thể ban cho chúng ta – không chỉ như nguồn mạch đức tin, mà như nguồn năng lượng vô biên giúp chúng ta hành động dựa trên niềm tin đó, đặc biệt khi nó bị thách thức và chống đối.
Thánh phao-lô nói, vì Thánh Thần Thiên Chúa, chúng ta không được hèn nhát, và bị đè bẹp bởi những thử thách cuộc sống quăng vào chúng ta. Thay vào đó, chúng ta có thể với “niềm tin bằng hạt cải” hành động đầy “quyền năng, tình yêu và tự chủ.” Đây là những quà tặng của Thánh Thần được củng cố nơi bản thân mỗi người chúng ta hôm nay trong Thánh lễ này.
Làm sao chúng ta có thể “khuấy lên niềm tin của mình” trong buổi cử hành phụng vụ hôm nay? Chúa Giê-su đã miêu tả Thánh Thần như một cơn gió thổi đâu tùy ý. Vì thế, chúng ta hãy kêu mời Thánh Thần thổi hơi vào những cục than tàn của ơn gọi Bí tích Rửa tội của chúng ta và khuấy lên thành ngọn lửa những gì chúng ta đang lơ là. Hay, khơi lên một ngọn lửa mới đối với những thử thách chúng ta đang phải đối mặt vào lúc này trong cuộc đời chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Kb 1: 2-3, 2: 2-4; Thanh vịnh 95; 2 Tm 1: 6-8, 13-14; Luca 17: 5-10
Bài Tin Mừng hôm nay mở đầu bằng lời thỉnh cầu của các tông đồ với Đức Giê-su, “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”. Tại sao các tông đồ lại cảm thấy thiếu thốn vào chính lúc này trong hành trình theo Đức Giê-su? Nghe có vẻ như các ông yếu ớt quá. Nếu chúng ta dành chút thời gian đọc những câu Kinh Thánh trước đoạn này, có lẽ chúng ta sẽ hiểu lý do tại sao các ông lại thỉnh cầu như vậy. Đức Giê-su vừa chỉ cho các môn đệ thấy được bản chất nghiêm trọng và hậu quả của việc gây gương mù khiến người khác phạm tội (“… Thà buộc thớt đá cối xay vào cổ nó mà đẩy xuống biển”). Sau đó, Ngài dạy họ về sự tha thứ họ phải có – ngay cả đối với những người có lỗi với với họ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi các ông buộc phải cầu xin, “xin gia tăng lòng tin cho chúng con.” Sau khi nghe những lời Đức Giê-su vừa nói, có lẽ chúng ta cũng phải thốt lên, “Lạy Chúa Giê-su, dù sao xin Ngài cũng gia tăng lòng tin cho chúng con luôn!”
Ai mà không cảm thấy thiếu thốn lòng tin khi nhận ra mẫu người Chúa Giê-su muốn chúng ta trở thành? Nếu, trong thế giới lúc nào cũng muốn báo thù này, chúng ta luôn sẵn sàng tha thứ ngay cả cho những người đã xúc phạm đến ta, khi đó chúng ta sẽ trở thành những môn đệ rất dễ thấy mà Đức Giê-su đã miêu tả ở những chỗ khác, “ là ánh sáng cho thế gian – một thành phố được xây trên núi.”
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đã minh họa điều đức tin có thể thực hiện: Đức tin cỡ bằng hạt cải có thể làm cây dâu cắm rễ sâu trong lòng đất cũng phải bật gốc lên và quăng nó vào lòng biển. Vào lúc này trong cuộc hành trình, các môn đệ không xin Thầy mình một bản danh sách các học thuyết họ phải đón nhận và sống. Đức Giê-su đang dẫn các môn đệ của mình lên Giê-ru-sa-lem, dọc đường Ngài cũng tiên báo Ngài phải chịu đau khổ và chịu chết. Dầu vậy, Ngài luôn nhắc nhở họ phải tín thác nơi Ngài và phản ánh sự tín thác này bằng những cách thức đặc biệt. Ngài không chỉ nói tới cái đầu của họ, mà đòi hỏi họ phải hoàn toàn suy phục Thiên Chúa qua Ngài. Ngài nói với họ, số lượng đức tin nhiều ít không quan trọng. Dù sao đi nữa, làm sao chúng ta có thể đo lường đức tin theo cách nào đó? Ngài muốn chúng ta vững tin nơi Ngài và bước đi trong hành trình đời mình với sự xác tín rằng, trong Thần Khí của Ngài, Ngài vẫn luôn đồng hành với ta.
Đức tin giúp chúng ta có khả năng làm những việc phi thường. Nhưng Đức Giê-su không hy vọng chúng ta dùng đức tin để nhổ bật rễ cả một rừng dâu. Trái lại, phận vụ làm môn đệ hầu như đòi hỏi nơi chúng ta nhiều việc làm bình thường hơn. Chúng ta như người đầy tớ trong dụ ngôn, luôn được kỳ vọng hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Người đầy tớ thì có rất nhiều tài, vừa là người làm vườn vừa là người làm bếp! Chẳng phải đó là thái độ phục vụ Đức Giê-su muốn sao – nhiệm vụ đa năng. Qua dụ ngôn, các bạn có thấy rằng người môn đệ sẽ không “rảnh rỗi” một khi chúng ta bước theo đường lối của Đức Chúa và phục vụ trong danh Người.
Chẳng hạn, chúng ta thực hành vai trò làm môn đệ: vừa ở trong công ty vừa ở nhà; vừa dạy trong trường vừa tình nguyện làm việc trong một điểm phát lương thực từ thiện; trong những cuộc họp thương mại và như những thừa tác viên Thánh Thể; như những y tá và những gia sư dạy ngôn ngữ, … Chúng ta không thể đóng hộp đời sống Ki-tô hữu của chúng ta thành những danh mục gọn gàng được: ở đây tôi là một tín hữu thực hành, trong khi ở chỗ khác tôi nghỉ xả hơi và chỉ cần hòa nhập với đám đông mà thôi. Đức Giê-su cũng nói với chúng ta, ngay cả những môn đệ toàn thời gian, rằng chúng ta chỉ đang làm điều chúng ta phải làm mà thôi. Vì vậy, không có chỗ để khoác lác về những thành tựu và so bì chúng ta với người khác.
Ai trong chúng ta lắng nghe bài Tin Mừng hôm nay lại có thể làm điều gì khác ngoài việc trở thành người môn đệ dấn thân hoàn toàn. Chúng ta cũng chẳng thể chỉ vào một số Ki-tô hữu nổi trội trong cộng đoàn, trong Giáo Hội và nói, “Chúa Giê-su đã ban cho họ nhiều đức tin hơn tôi và vì vậy, họ chính là những người bài Tin Mừng hôm nay nói đến.” Ngài nói với chúng ta rằng, cho dù chúng ta có đức tin thế nào đi nữa, “hãy làm việc, làm những gì mình biết mình nên làm và tin tưởng rằng Ta sẽ luôn ở với con trong mọi nẻo đường con được mời gọi phục vụ.”
Có một lần tôi tham dự một lễ cưới. Một linh mục khác làm chủ tế. Cuối lễ vị linh mục này đã trao cho đôi vợ chồng một “nhiệm vụ”, thách thức họ “không được quên ngày phấn khởi này”. Ngài nói họ phải nhớ lời Thiên Chúa hứa sẽ ở cùng và trợ giúp họ trong suốt đời sống hôn nhân. Ngài cũng “trao nhiệm vụ” cho họ phải nhớ các linh mục hiện diện trong buổi lễ và lời hứa các linh mục hứa sẽ trợ giúp họ trong những năm tới.
Trong thực tế, vị linh mục buộc cặp vợ chồng phải luôn nhớ Bí tích họ mới cử hành và sẽ sống hết cuộc đời lứa đôi của mình. Khi cuộc sống thử thách mối tương quan của họ, như lời thánh Phao-lô, họ phải “khuấy ơn Chúa thành ngọn lửa…” Trong khi thánh Phao-lô nói những lời này cho Ti-mô-thê, người môn đệ trẻ của người, những lời này có vẻ thích hợp cho đôi vợ chồng trẻ này trong ngày cưới của họ - và cho chúng ta, những tín hữu tụ họp trong buổi cử hành Thánh Thể hôm nay. Chúng ta buộc phải nhớ lại lời Thiên Chúa đã hứa lần đầu tiên với chúng ta trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội: trong Đức Ki-tô Thiên Chúa sẽ đồng hành với chúng ta suốt hành trình cuộc đời. Những người hiện diện trong ngày đó, đại diện cho cộng đoàn Ki-tô hữu, cũng hứa trợ giúp chúng ta bằng việc nêu gương, lời cầu nguyện và đời sống chứng nhân của họ.
Thánh Phao-lô viết thư này khi còn trong tù và vì vậy ngài biết rằng, từ những kinh nghiệm gian khổ cá nhân, đời sống của Ti-mô-thê trong vai trò là người giảng thuyết Tin Mừng sẽ phải đón nhận những thử thách khốc liệt. Cho dù ơn gọi đời sống của chúng ta có là gì, mỗi người chúng ta cũng đều được ban những đặc sủng, những ơn để phục vụ, mà chúng ta được mời gọi để thực thi không chỉ trong lòng Giáo Hội mà cả trong lòng thế giới nữa. Như một ngọn lửa bừng cháy, những ơn này có thể giảm nhỏ xuống, nếu không được nuôi dưỡng. Vì thế, thánh Phao-lô muốn chúng ta chăm sóc ngọn lửa để nó bừng cháy lên trong chúng ta; khơi tro tàn lên, thêm nhiên liệu vào và quạt cho ngọn lửa bùng lên.
Nếu coi thánh Phao-lô như là một điển hình nào đó, thì việc sống và chia sẻ Lời Chúa qua lời và gương sống của chúng ta cũng sẽ rước lấy những đau khổ - sự chối từ thù nghịch, những lời châm chọc… Mỗi người chúng ta cần một ngọn lửa đức tin bừng cháy mạnh mẽ. Làm sao chúng ta đáp trả “nhiệm vụ” của thánh Phao-lô và “khuấy thành ngọn lửa” đức tin năng động được trao cho chúng ta trong ngày Rửa Tội? Chúng ta không thể tự làm điều này. Thánh Phao-lô gợi ra vài việc chúng ta có thể làm để giúp việc “khuấy lên” đức tin của ta. Trước hết và trên hết, Chúng ta có Chúa Thánh Thần ở với chúng ta và thánh Phao-lô nhắc chúng ta về sự trợ giúp Thánh Thần cư ngụ trong lòng có thể ban cho chúng ta – không chỉ như nguồn mạch đức tin, mà như nguồn năng lượng vô biên giúp chúng ta hành động dựa trên niềm tin đó, đặc biệt khi nó bị thách thức và chống đối.
Thánh phao-lô nói, vì Thánh Thần Thiên Chúa, chúng ta không được hèn nhát, và bị đè bẹp bởi những thử thách cuộc sống quăng vào chúng ta. Thay vào đó, chúng ta có thể với “niềm tin bằng hạt cải” hành động đầy “quyền năng, tình yêu và tự chủ.” Đây là những quà tặng của Thánh Thần được củng cố nơi bản thân mỗi người chúng ta hôm nay trong Thánh lễ này.
Làm sao chúng ta có thể “khuấy lên niềm tin của mình” trong buổi cử hành phụng vụ hôm nay? Chúa Giê-su đã miêu tả Thánh Thần như một cơn gió thổi đâu tùy ý. Vì thế, chúng ta hãy kêu mời Thánh Thần thổi hơi vào những cục than tàn của ơn gọi Bí tích Rửa tội của chúng ta và khuấy lên thành ngọn lửa những gì chúng ta đang lơ là. Hay, khơi lên một ngọn lửa mới đối với những thử thách chúng ta đang phải đối mặt vào lúc này trong cuộc đời chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp gửi cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2011
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
05:36 30/09/2010
“Loan báo sự thật và sự xác thực của cuộc sống trong thời đại kỹ thuật số”
Roma, ngày 29.09.2010 (Zenit) – Hôm nay, Tòa Thánh Vatican thông báo đề tài sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gửi cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2011: “ Loan báo sự thật và sự xác thực của cuộc sống trong thời đại kỹ thuật số”.
Một thông báo của Ủy Ban Giáo Hoàng về truyền thông xã hội giải thích như sau “Đề tài này thực sự muốn đặt con người vào trung tâm của tất cả những diễn tiến của truyền thông”.
“Chính vào thời đại đang bị ảnh hưởng sâu rộng và thường tuỳ thuộc vào các kỹ thuật mới, mà giá trị chứng tá cá nhân càng trở thành cốt yếu hơn: để tới gần được sự thật và thể hiện được những cam kết của việc loan báo sự thật đòi hỏi tất cả những người hoạt động trong giới truyền thông và đặc biệt những nhà báo Công giáo, phải bảo đảm được sự chân thực của cuộc sống, đó là điều không thể thiếu được, nhất là trong thời đại truyền thông”.
Đối với Hội Đồng Giáo Hoàng về truyền thông: “không phải những dụng cụ máy móc có thể làm thay đổi hay tăng cường mức độ tín cậy của những người hoạt động cá nhân: và những dụng cụ máy móc ấy cũng không thể thay đổi được các giá trị mẫu mực.”
Và sứ điệp thêm: “Sự thật phải luôn là hải đăng bất di dịch cho những phương tiện truyền thông xã hội mới”
Bản thông báo kết luận: đề tài được thông báo hôm nay loan báo sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 45, sẽ được công bố chính thức mỗi năm vào ngày 24 tháng giêng năm tới, đúng vào ngày lễ kính Thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng của các nhà báo.
Roma, ngày 29.09.2010 (Zenit) – Hôm nay, Tòa Thánh Vatican thông báo đề tài sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gửi cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2011: “ Loan báo sự thật và sự xác thực của cuộc sống trong thời đại kỹ thuật số”.
Một thông báo của Ủy Ban Giáo Hoàng về truyền thông xã hội giải thích như sau “Đề tài này thực sự muốn đặt con người vào trung tâm của tất cả những diễn tiến của truyền thông”.
“Chính vào thời đại đang bị ảnh hưởng sâu rộng và thường tuỳ thuộc vào các kỹ thuật mới, mà giá trị chứng tá cá nhân càng trở thành cốt yếu hơn: để tới gần được sự thật và thể hiện được những cam kết của việc loan báo sự thật đòi hỏi tất cả những người hoạt động trong giới truyền thông và đặc biệt những nhà báo Công giáo, phải bảo đảm được sự chân thực của cuộc sống, đó là điều không thể thiếu được, nhất là trong thời đại truyền thông”.
Đối với Hội Đồng Giáo Hoàng về truyền thông: “không phải những dụng cụ máy móc có thể làm thay đổi hay tăng cường mức độ tín cậy của những người hoạt động cá nhân: và những dụng cụ máy móc ấy cũng không thể thay đổi được các giá trị mẫu mực.”
Và sứ điệp thêm: “Sự thật phải luôn là hải đăng bất di dịch cho những phương tiện truyền thông xã hội mới”
Bản thông báo kết luận: đề tài được thông báo hôm nay loan báo sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 45, sẽ được công bố chính thức mỗi năm vào ngày 24 tháng giêng năm tới, đúng vào ngày lễ kính Thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng của các nhà báo.
Chối bỏ quyền bính Giáo Hoàng, Tòa Thượng Phụ Moscow đóng băng tiến trình đại kết
Nguyễn Hoàng Thương
06:21 30/09/2010
Chối bỏ quyền bính Giáo Hoàng, Tòa Thượng Phụ Moscow đóng băng tiến trình đại kết
Moscow (AsiaNews) – Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã dội gáo nước lạnh vào tiến trình đại kết được nổi lên từ cuộc họp mới đây của Ủy ban hỗn hợp giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo tại Vienna. Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Tòa Thượng Phụ, Tổng Giám Mục Hilarion, Trưởng Bộ phận Quan hệ Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ cho hay rằng "không có bước đột phá xảy ra" về chủ đề của cuộc họp, đó là vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên, hơn nữa những thách đố nền tảng của cuộc họp phủ nhận việc Đức Giáo Hoàng từng có thẩm quyền đối với các Giáo Hội Đông Phương.
Hai đồng Chủ tịch Ủy ban, Đức Cha Kurt Koch và Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas, đã phác thảo các kết quả của cuộc họp vào ngày 24 tháng Chín, làm xuất hiện sự lạc quan về những kết quả đạt được. Theo tuyên bố của vị đại diện của Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople thì "không có bóng mây của sự thiếu tin cậy giữa hai Giáo Hội chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục như thế, Thiên Chúa sẽ tìm cách để cho chúng ta vượt thắng tất cả những khó khăn vẫn còn tồn tại".
Tổng Giám Mục Zizioulas đã chỉ rõ rằng để đạt được sự hiệp nhất đầy đủ - vốn đã tồn tại cho đến năm 1054, khi có sự ly giáo giữa Đông và Tây - Chính Thống Giáo và Công Giáo "không chỉ cần canh tân, mà còn phải thích nghi từ cả hai phía". Ngài giải thích rằng đối với Chính Thống Giáo, điều này có nghĩa là công nhận rằng một Giáo Hội Kitô Hoàn Vũ ở bình diện cao hơn so với các giáo hội quốc gia của họ và Vị Giám Mục thành Rôma là người lãnh đạo truyền thống. Đối với người Công Giáo, điều này có nghĩa là củng cố các nguyên tắc thuộc về giám mục đoàn, đó là vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục trong việc ra quyết định.
Trong khi đó, Tổng Giám Mục Hilarion đã bác bỏ tất cả mọi điều. Bắt đầu từ các tài liệu được soạn thảo hồi năm ngoái tại Cyprus, trong cuộc họp trước đây của Ủy ban (lúc đó Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã không tham dự do có sự hiện diện của Giáo Hội Chính Thống Estonia mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không công nhận), mà ngài xem đó chỉ là một "instrumentum laboris", hay tài liệu làm việc "không có tư cách chính thức".
Ngài nói thêm rằng tài liệu đó "về bản chất hoàn toàn thuộc về lịch sử, nói về vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma, khiến hầu như không đề cập đến các giám mục của các Giáo Hội địa phương khác của thiên niên kỷ đầu tiên, tạo nên sự hiểu lầm về cách mà quyền bính được phân bố trong Giáo Hội sơ khai. Hơn nữa, tài liệu không chứa đựng một tuyên bố rõ ràng và chính xác về một thực tế là thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên không mở rộng sang Đông Phương. Hy vọng rằng những khoảng trống, những thiếu sót sẽ được khắc phục trong dự thảo cuối cùng của bản văn".
Tổng Giám Mục Hilarion cho biết: "Đối với Chính Thống Giáo, rõ ràng là trong thiên niên kỷ đầu tiên, thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma chỉ mở rộng về phương Tây, trong khi các vùng lãnh thổ phương Đông được phân chia giữa bốn Tòa Thượng Phụ - Constantinople, Alexandria, Antioch và Jerusalem. Giám Mục thành Rôma đã không có thẩm quyền trực tiếp đối với Đông Phương, mặc dù thực tế trong một số trường hợp, các giám mục Đông Phương đã gọi ngài là vị thẩm phán trong các cuộc thảo luận thần học. Thực vậy, về bản chất không có hệ thống và không cách thế để phân tích rằng Giám Mục thành Rôma được Đông Phương xem như là chủ thể của quyền bính tối cao trong Giáo Hội hoàn vũ".
Moscow (AsiaNews) – Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã dội gáo nước lạnh vào tiến trình đại kết được nổi lên từ cuộc họp mới đây của Ủy ban hỗn hợp giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo tại Vienna. Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Tòa Thượng Phụ, Tổng Giám Mục Hilarion, Trưởng Bộ phận Quan hệ Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ cho hay rằng "không có bước đột phá xảy ra" về chủ đề của cuộc họp, đó là vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên, hơn nữa những thách đố nền tảng của cuộc họp phủ nhận việc Đức Giáo Hoàng từng có thẩm quyền đối với các Giáo Hội Đông Phương.
Hai đồng Chủ tịch Ủy ban, Đức Cha Kurt Koch và Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas, đã phác thảo các kết quả của cuộc họp vào ngày 24 tháng Chín, làm xuất hiện sự lạc quan về những kết quả đạt được. Theo tuyên bố của vị đại diện của Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople thì "không có bóng mây của sự thiếu tin cậy giữa hai Giáo Hội chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục như thế, Thiên Chúa sẽ tìm cách để cho chúng ta vượt thắng tất cả những khó khăn vẫn còn tồn tại".
Tổng Giám Mục Zizioulas đã chỉ rõ rằng để đạt được sự hiệp nhất đầy đủ - vốn đã tồn tại cho đến năm 1054, khi có sự ly giáo giữa Đông và Tây - Chính Thống Giáo và Công Giáo "không chỉ cần canh tân, mà còn phải thích nghi từ cả hai phía". Ngài giải thích rằng đối với Chính Thống Giáo, điều này có nghĩa là công nhận rằng một Giáo Hội Kitô Hoàn Vũ ở bình diện cao hơn so với các giáo hội quốc gia của họ và Vị Giám Mục thành Rôma là người lãnh đạo truyền thống. Đối với người Công Giáo, điều này có nghĩa là củng cố các nguyên tắc thuộc về giám mục đoàn, đó là vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục trong việc ra quyết định.
Trong khi đó, Tổng Giám Mục Hilarion đã bác bỏ tất cả mọi điều. Bắt đầu từ các tài liệu được soạn thảo hồi năm ngoái tại Cyprus, trong cuộc họp trước đây của Ủy ban (lúc đó Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã không tham dự do có sự hiện diện của Giáo Hội Chính Thống Estonia mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không công nhận), mà ngài xem đó chỉ là một "instrumentum laboris", hay tài liệu làm việc "không có tư cách chính thức".
Ngài nói thêm rằng tài liệu đó "về bản chất hoàn toàn thuộc về lịch sử, nói về vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma, khiến hầu như không đề cập đến các giám mục của các Giáo Hội địa phương khác của thiên niên kỷ đầu tiên, tạo nên sự hiểu lầm về cách mà quyền bính được phân bố trong Giáo Hội sơ khai. Hơn nữa, tài liệu không chứa đựng một tuyên bố rõ ràng và chính xác về một thực tế là thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên không mở rộng sang Đông Phương. Hy vọng rằng những khoảng trống, những thiếu sót sẽ được khắc phục trong dự thảo cuối cùng của bản văn".
Tổng Giám Mục Hilarion cho biết: "Đối với Chính Thống Giáo, rõ ràng là trong thiên niên kỷ đầu tiên, thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma chỉ mở rộng về phương Tây, trong khi các vùng lãnh thổ phương Đông được phân chia giữa bốn Tòa Thượng Phụ - Constantinople, Alexandria, Antioch và Jerusalem. Giám Mục thành Rôma đã không có thẩm quyền trực tiếp đối với Đông Phương, mặc dù thực tế trong một số trường hợp, các giám mục Đông Phương đã gọi ngài là vị thẩm phán trong các cuộc thảo luận thần học. Thực vậy, về bản chất không có hệ thống và không cách thế để phân tích rằng Giám Mục thành Rôma được Đông Phương xem như là chủ thể của quyền bính tối cao trong Giáo Hội hoàn vũ".
Ngày Truyền Thông 2011: ''Công bố sự thật và tính xác thực của đời sống trong thời đại kỹ thuật số''
Nguyễn Hoàng Thương
06:21 30/09/2010
Ngày Truyền Thông 2011: "Công bố sự thật và tính xác thực của đời sống trong thời đại kỹ thuật số"
Vatican City (VIS) – Hôm 29/9/2010, Tòa Thánh đã công bố chủ đề Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 45 do Đức Thánh Cha chọn: "Công bố sự thật và tính xác thực của đời sống trong thời đại kỹ thuật số". Sứ điệp của Đức Thánh Cha về ngày này sẽ được công bố vào ngày 24 tháng Giêng, 2011, Lễ Thánh Phanxicô đệ Salê, thánh bảo trợ của các ký giả.
Trong thông cáo bằng Anh ngữ, Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội giải thích rằng chủ đề này "phải được hiểu là tập trung vào con người, vốn là trung tâm điểm của mọi tiến trình thông truyền. Ngay cả trong thời đại mà các công nghệ mới lấn át, thì giá trị của chứng tá cá nhân vẫn rất cần thiết".
Thông cáo cho hay thêm: "Để tiếp cận sự thật và để thực thi nhiệm vụ chia sẻ nó, đòi hỏi "sự bảo đảm" tính xác thực của đời sống từ những người làm việc trong ngành truyền thông, và nhất là từ các ký giả Công Giáo; tính xác thực của đời sống vốn không kém hơn chút nào trong thời đại kỹ thuật số.
"Công nghệ, về bản chất, không thể thiết lập hoặc tăng cường sự tín nhiệm của những người làm truyền thông, nó cũng không thể phục vụ như là một nguồn lực của các giá trị vốn dẫn dắt truyền thông. Sự thật vẫn phải là điểm tựa vững chắc và không thể thay đổi của các phương tiện truyền thông mới và thế giới kỹ thuật số, mở ra những chân trời mới của thông tin và kiến thức. Theo lý tưởng, việc theo đuổi sự thật tạo nên mục tiêu cơ bản của tất cả những người làm việc trong ngành truyền thông".
Vatican City (VIS) – Hôm 29/9/2010, Tòa Thánh đã công bố chủ đề Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 45 do Đức Thánh Cha chọn: "Công bố sự thật và tính xác thực của đời sống trong thời đại kỹ thuật số". Sứ điệp của Đức Thánh Cha về ngày này sẽ được công bố vào ngày 24 tháng Giêng, 2011, Lễ Thánh Phanxicô đệ Salê, thánh bảo trợ của các ký giả.
Trong thông cáo bằng Anh ngữ, Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội giải thích rằng chủ đề này "phải được hiểu là tập trung vào con người, vốn là trung tâm điểm của mọi tiến trình thông truyền. Ngay cả trong thời đại mà các công nghệ mới lấn át, thì giá trị của chứng tá cá nhân vẫn rất cần thiết".
Thông cáo cho hay thêm: "Để tiếp cận sự thật và để thực thi nhiệm vụ chia sẻ nó, đòi hỏi "sự bảo đảm" tính xác thực của đời sống từ những người làm việc trong ngành truyền thông, và nhất là từ các ký giả Công Giáo; tính xác thực của đời sống vốn không kém hơn chút nào trong thời đại kỹ thuật số.
"Công nghệ, về bản chất, không thể thiết lập hoặc tăng cường sự tín nhiệm của những người làm truyền thông, nó cũng không thể phục vụ như là một nguồn lực của các giá trị vốn dẫn dắt truyền thông. Sự thật vẫn phải là điểm tựa vững chắc và không thể thay đổi của các phương tiện truyền thông mới và thế giới kỹ thuật số, mở ra những chân trời mới của thông tin và kiến thức. Theo lý tưởng, việc theo đuổi sự thật tạo nên mục tiêu cơ bản của tất cả những người làm việc trong ngành truyền thông".
Obama vừa ca tụng lời giảng của Chúa Giêsu xong liền quay qua bảo vệ phá thai
Phụng Nghi
10:55 30/09/2010
ALBUQUERQUE, New Mexico (LifeSiteNews.com) - Sau nhiều tin tức loan truyền và hoài nghi về tôn giáo Tổng thống Obama đang theo, ông tuyên bố hôm thứ Ba tuần qua rằng giảng huấn của Đức Giêsu đã linh hứng cho nghị trình hoạt động công khai của ông, và ông gọi nghị trình này là một phần trong “nỗ lực biểu hiện đức tin Kitô giáo” của mình – nhưng liền sau đó lại biện hộ cho chính sách hợp thức hóa các vụ giết hại những trẻ em chưa ra đời.
Trong một buổi họp có vấn đáp tại Albuquerque, khi một nữ phụ tá giáo viên hỏi tại sao ông theo Kitô giáo, tổng thống đã trả lời: “Tôi là một người Kitô hữu do chọn lựa.”
Tổng thống thú nhận rằng cha mẹ của ông “không phải loại người mỗi tuần đều đi lễ nhà thờ” và mẹ ông đã không dạy dỗ ông trong giáo hội. Ông nói: “Mãi sau này trong cuộc đời tôi mới đến với đức tin Kitô giáo, bởi vì các giảng huấn của Chúa Giêsu Kitô đã nói với tôi về loại cuộc đời mà tôi muốn sống – đó là làm người săn sóc cho các anh chị em tôi, đối xử với người khác như họ đối xử với tôi.”
Ông nói tiếp: “Và tôi nghĩ cũng vì hiểu biết rằng Chúa Giêsu Kitô đã chết cho tội lỗi của tôi, điều đó nói lên sự khiêm hạ tất cả chúng ta phải có vì là con người, chúng ta tội lỗi, chúng ta khuyết điểm, chúng ta làm nên những lỗi lầm, và chúng ta được cứu độ nhờ ân điển của Thiên Chúa. Nhưng điều chúng ta có thể làm được, dù là khuyết điểm như chúng ta, vẫn là nhìn thấy Thiên Chúa trong những người khác và tận tâm tận lực giúp họ tìm được ơn phúc riêng cho họ.
“Đó là điều tôi cố gắng làm. Đó là điều tôi cầu xin mỗi ngày. Tôi thiết nghĩ hoạt động chính trường của tôi là một phần trong nỗ lực biểu hiện đức tin Kitô giáo của tôi.”
Nhưng rồi tổng thống liền nhẩy qua chuyện biện hộ cho việc giết hại một cách hợp pháp các trẻ em chưa sinh, khi cũng người phụ nữ nói trên hỏi ông về việc hợp thức hóa thủ tục phá thai.
“Bây giờ, về vấn đề phá thai, tôi thực sự nghĩ là – tôi muốn nói là có những luật lệ, cả liên bang, tiểu bang và hiến pháp đang hiện hành – Và tôi nghĩ đây là một địa hạt mà Bill Clinton đã có sự hình thành đúng đắn mấy thập niên trước, đó là phá thai nên làm an toàn, hợp pháp, và ít xảy ra.”
Obama cổ vũ cho thính giả “nhận thức” việc giết các trẻ chưa sinh là “một tình huống khó khăn, đôi khi bi thảm, mà các gia đình phải vật lộn với. Tôi nghĩ là các gia đình và các phụ nữ liên hệ là những người đưa ra những quyết định, chứ không phải chính quyền. Tôi nghĩ thực ra có vô số luật lệ trên sách vở, mà sau một giai đoạn nào đó, các lợi ích thay đổi như thế nào để các bạn có một số hạn chế, thí dụ như, về phá thai vào giai đoạn cuối, và cách nào thuận lợi như vậy.”
Nói vậy thì nói chứ khi còn là một thượng nghị sĩ ở Illinois hay Thượng viện Hoa kỳ, Obama chưa bao giờ, dù là một lần, bỏ phiếu ủng hộ cho các hạn chế về phá thai, mà ông ủng hộ ngay cả thủ tục phá thai từng phần khủng khiếp, và bỏ phiếu chống một luật của tiểu bang nhằm bảo vệ trẻ em sống sót trong lúc phá thai.
Từ khi vào tòa Bạch ốc, ông đã củng cố thành tích 100% phò phá thai bằng hành động tài trợ nhiều hơn cho các nhóm phá thai cả trong và ngoài nước. Khi soạn thảo chương trình cải tổ y tế liên bang, chính quyền của Obama đã làm việc chặt chẽ với tổ chức phá thai khổng lồ Planned Parentheood mà năm 2007 ông đã hứa với họ rằng chính sách về y tế sinh sản sẽ “là trung tâm, là trái tim” của chương trình săn sóc sức khỏe do ông chủ trương.
Nhiệt tâm của Obama đối với phá thai không chỉ là một mặt trong nghị trình công khai xung đột rõ rệt với thế giới quan Kitô giáo.
Obama đã giữ một lập trường không ngừng chống đối các giá trị Kitô giáo về hôn nhân và gia đình bằng cách ve vãn nhóm vận động hành lang về luyến ái đồng giới, và đã khai tử Đạo luật Bảo vệ Gia đình cấp liên bang, thu hồi lệnh cấm của quân đội Hoa kỳ về luyến ái đồng giới công khai, và cho người “gay” được nhận con nuôi. Obama còn thành công trong việc bao gồm “hướng dẫn tính dục” vào đạo luật pháp liên bang về “tội ác kỳ thị”, coi như là một đặc điểm được liên bang bảo vệ cùng với chủng tộc và tôn giáo.
Hồi tháng 8 vừa qua, một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy cứ 5 người Mỹ thì có một người tin rằng Obama theo đạo Hồi, và ba người thì chỉ có một người tin ông nói thật về tôn giáo ông theo, còn 43% cho biết họ không chắc chắn. Tòa Bạch ốc đã bắn trả đũa vào cuộc thăm dò, cho rằng “những chiến dịch đánh lạc tin tức” của nhóm cánh hữu đã bịa đặt ra các kết quả đó.
Thế nhưng những hoài nghi dường như không thay đổi vì, sau lúc các kết quả nói trên của Pew được phổ biến, Obama đã ủng hộ đề nghị xây một trung tâm cộng đồng và đền thờ Hồi giáo gần địa điểm xảy ra cuộc tấn công 9/11 của quân khủng bố ở thành phố New York. Tổng thống tuyên bố sự ủng hộ trong một bữa cơm tối tại Bạch ốc mừng tháng chay Ramadan của người Hồi giáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã bày tỏ sự bất mãn đối với việc Obama nhận mình theo Kitô giáo. Ông đã không đều đặn tham gia các phụng vụ tại nhà thờ từ khi đắc cử tổng thống năm 2008, kể cả ngày lễ Giáng sinh năm 2008 và 2009.
Trong một buổi họp có vấn đáp tại Albuquerque, khi một nữ phụ tá giáo viên hỏi tại sao ông theo Kitô giáo, tổng thống đã trả lời: “Tôi là một người Kitô hữu do chọn lựa.”
Tổng thống thú nhận rằng cha mẹ của ông “không phải loại người mỗi tuần đều đi lễ nhà thờ” và mẹ ông đã không dạy dỗ ông trong giáo hội. Ông nói: “Mãi sau này trong cuộc đời tôi mới đến với đức tin Kitô giáo, bởi vì các giảng huấn của Chúa Giêsu Kitô đã nói với tôi về loại cuộc đời mà tôi muốn sống – đó là làm người săn sóc cho các anh chị em tôi, đối xử với người khác như họ đối xử với tôi.”
Ông nói tiếp: “Và tôi nghĩ cũng vì hiểu biết rằng Chúa Giêsu Kitô đã chết cho tội lỗi của tôi, điều đó nói lên sự khiêm hạ tất cả chúng ta phải có vì là con người, chúng ta tội lỗi, chúng ta khuyết điểm, chúng ta làm nên những lỗi lầm, và chúng ta được cứu độ nhờ ân điển của Thiên Chúa. Nhưng điều chúng ta có thể làm được, dù là khuyết điểm như chúng ta, vẫn là nhìn thấy Thiên Chúa trong những người khác và tận tâm tận lực giúp họ tìm được ơn phúc riêng cho họ.
“Đó là điều tôi cố gắng làm. Đó là điều tôi cầu xin mỗi ngày. Tôi thiết nghĩ hoạt động chính trường của tôi là một phần trong nỗ lực biểu hiện đức tin Kitô giáo của tôi.”
Nhưng rồi tổng thống liền nhẩy qua chuyện biện hộ cho việc giết hại một cách hợp pháp các trẻ em chưa sinh, khi cũng người phụ nữ nói trên hỏi ông về việc hợp thức hóa thủ tục phá thai.
“Bây giờ, về vấn đề phá thai, tôi thực sự nghĩ là – tôi muốn nói là có những luật lệ, cả liên bang, tiểu bang và hiến pháp đang hiện hành – Và tôi nghĩ đây là một địa hạt mà Bill Clinton đã có sự hình thành đúng đắn mấy thập niên trước, đó là phá thai nên làm an toàn, hợp pháp, và ít xảy ra.”
Obama cổ vũ cho thính giả “nhận thức” việc giết các trẻ chưa sinh là “một tình huống khó khăn, đôi khi bi thảm, mà các gia đình phải vật lộn với. Tôi nghĩ là các gia đình và các phụ nữ liên hệ là những người đưa ra những quyết định, chứ không phải chính quyền. Tôi nghĩ thực ra có vô số luật lệ trên sách vở, mà sau một giai đoạn nào đó, các lợi ích thay đổi như thế nào để các bạn có một số hạn chế, thí dụ như, về phá thai vào giai đoạn cuối, và cách nào thuận lợi như vậy.”
Nói vậy thì nói chứ khi còn là một thượng nghị sĩ ở Illinois hay Thượng viện Hoa kỳ, Obama chưa bao giờ, dù là một lần, bỏ phiếu ủng hộ cho các hạn chế về phá thai, mà ông ủng hộ ngay cả thủ tục phá thai từng phần khủng khiếp, và bỏ phiếu chống một luật của tiểu bang nhằm bảo vệ trẻ em sống sót trong lúc phá thai.
Từ khi vào tòa Bạch ốc, ông đã củng cố thành tích 100% phò phá thai bằng hành động tài trợ nhiều hơn cho các nhóm phá thai cả trong và ngoài nước. Khi soạn thảo chương trình cải tổ y tế liên bang, chính quyền của Obama đã làm việc chặt chẽ với tổ chức phá thai khổng lồ Planned Parentheood mà năm 2007 ông đã hứa với họ rằng chính sách về y tế sinh sản sẽ “là trung tâm, là trái tim” của chương trình săn sóc sức khỏe do ông chủ trương.
Nhiệt tâm của Obama đối với phá thai không chỉ là một mặt trong nghị trình công khai xung đột rõ rệt với thế giới quan Kitô giáo.
Obama đã giữ một lập trường không ngừng chống đối các giá trị Kitô giáo về hôn nhân và gia đình bằng cách ve vãn nhóm vận động hành lang về luyến ái đồng giới, và đã khai tử Đạo luật Bảo vệ Gia đình cấp liên bang, thu hồi lệnh cấm của quân đội Hoa kỳ về luyến ái đồng giới công khai, và cho người “gay” được nhận con nuôi. Obama còn thành công trong việc bao gồm “hướng dẫn tính dục” vào đạo luật pháp liên bang về “tội ác kỳ thị”, coi như là một đặc điểm được liên bang bảo vệ cùng với chủng tộc và tôn giáo.
Hồi tháng 8 vừa qua, một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy cứ 5 người Mỹ thì có một người tin rằng Obama theo đạo Hồi, và ba người thì chỉ có một người tin ông nói thật về tôn giáo ông theo, còn 43% cho biết họ không chắc chắn. Tòa Bạch ốc đã bắn trả đũa vào cuộc thăm dò, cho rằng “những chiến dịch đánh lạc tin tức” của nhóm cánh hữu đã bịa đặt ra các kết quả đó.
Thế nhưng những hoài nghi dường như không thay đổi vì, sau lúc các kết quả nói trên của Pew được phổ biến, Obama đã ủng hộ đề nghị xây một trung tâm cộng đồng và đền thờ Hồi giáo gần địa điểm xảy ra cuộc tấn công 9/11 của quân khủng bố ở thành phố New York. Tổng thống tuyên bố sự ủng hộ trong một bữa cơm tối tại Bạch ốc mừng tháng chay Ramadan của người Hồi giáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã bày tỏ sự bất mãn đối với việc Obama nhận mình theo Kitô giáo. Ông đã không đều đặn tham gia các phụng vụ tại nhà thờ từ khi đắc cử tổng thống năm 2008, kể cả ngày lễ Giáng sinh năm 2008 và 2009.
Top Stories
Philippines: le président Aquino excommunié par l'Eglise catholique?
Eglises d'Asie
09:55 30/09/2010
L’épiscopat catholique menace d’excommunication le président de la République s’il met en place un financement public des méthodes de contraception artificielle
Eglises d'Asie, 30 septembre 2010 –Au lendemain de l’élection à la présidence de la République de ‘Noynoy’ Aquino, le 10 mai dernier, Mgr Nereo Odchimar, président de la Conférence des évêques catholiques des Philippines, avait prévenu: « Nous coopérerons avec ses idéaux, mais sans compromettre nos convictions, particulièrement dans le domaine de la foi et de la morale » (1). Le 29 septembre, sur les ondes de Radio Veritas, station catholique, le même Mgr Odchimar, évêque de Tandag, a averti, à mots à peine couverts, que le président Aquino courait le risque de se voir excommunié s’il persistait dans sa volonté de faire financer sur fonds publics la mise à disposition de pilules contraceptives à effet abortif.
Catholique pratiquant, ‘Noynoy’ Aquino n’a pas caché sa conviction que les couples philippins, quel que soit leur état de richesse, devaient être en mesure d’opter pour la méthode contraceptive de leur choix. En visite aux Etats-Unis, s’adressant le dimanche 26 septembre à la communauté philippine de Californie, il a déclaré que le gouvernement philippin réfléchissait à la mise en place d’une distribution publique de moyens contraceptifs. « Nous pourrions fournir une aide à ceux et celles qui souhaitent utiliser telle ou telle méthode », a-t-il notamment déclaré. De retour à Manille le 28, le président a précisé qu’il revenait avec 2,4 milliards de dollars d’investissements américains et un don de 434 millions de dollars de la Millenium Challenge Corporation destiné à financer « des programmes sociaux ».
Créée en janvier 2004 par un vote du Congrès américain, Millenium Challenge Corporation a pour objet le financement de la lutte contre la pauvreté dans le monde. Parmi ses objectifs figure l’accès à la santé, ce qui comprend l’accès à « la santé reproductive » et sous-entend la mise à disposition de la population des moyens artificiels de contraception.
Au micro de Radio Veritas, Mgr Odchimar s’est montré résolu, s’adressant par delà les ondes à ‘Noynoy’ Aquino: « Etant le président de tous, vous devez prendre en compte la position de l’Eglise catholique car nous touchons là à des questions comportant une dimension morale. L’avortement est un crime. Il est passible d’excommunication. C’est là une question grave qui renvoie au non-respect d’un commandement de Dieu. » Interrogé précisément sur le fait de savoir si ‘Noynoy’ Aquino pouvait être excommunié au cas où il persistait à faire financer par le gouvernement la distribution de contraceptifs artificiels, l’évêque a répondu: « C’est une possibilité. A l’heure actuelle, c’est une possibilité réelle. »
Pour le président de la Conférence épiscopale, l’Eglise ne prend pas par surprise le chef de l’exécutif philippin. « Notre opposition (à la prise en charge gouvernementale des moyens de contraception) est connue; elle est constante », a-t-il ajouté, précisant aussi que l’épiscopat était « ouvert au dialogue ». Il a rappelé que les évêques avaient publié le 12 juillet dernier une lettre ouverte dans laquelle figurait une invitation au dialogue. « Nous n’avons aucun ressentiment. Nous ne cherchons pas la confrontation. Nous voulons instaurer un dialogue. Nous attendons », a-t-il affirmé, soulignant qu’aucune tentative de prise de contact avec les évêques n’était venue de Malacanang, le palais présidentiel.
Sur le fond du problème, Mgr Odchimar a rappelé la doctrine catholique du respect de la vie, de sa conception naturelle à sa fin naturelle. Sachant cela, une pilule contraceptive, dès lors qu’elle a un effet abortif, comporte le risque d’aboutir à la mort d’un embryon, a-t-il expliqué. L’évêque a également rappelé que l’Eglise était opposée au vote de la « loi sur la santé reproductive », un texte législatif qui prévoit un financement public obligatoire de tous les moyens de contraception et des centres de santé où ces moyens sont mis à disposition – texte qui a déjà une longue histoire et qui est à nouveau à l’ordre du jour du Congrès philippin (2).
A une question sur le contrôle de la croissance démographique aux Philippines, Mgr Odchimar a répondu que l’accroissement de la population n’était pas en soi un problème. « Il faut prendre en compte d’autres facteurs tels les migrations vers les villes où les paysans déracinés ne trouvent pas de travail. Notre pays est un pays agricole. L’agriculture devrait être soutenue. A ce propos, il est ironique de constater que l’Institut international de recherche sur le riz est installé aux Philippines et que nous importons du riz du Vietnam, un pays qui a pourtant été ravagé par la guerre », a-t-il expliqué, concluant sur le fait qu’il était de notoriété publique que de fortes sommes étaient en jeu pour amener le Congrès à voter la loi sur la santé reproductive. « C’est un secret de polichinelle: ce sont les laboratoires et l’industrie pharmaceutique qui en profiteront en premier lieu car ce sont eux qui fabriquent et distribuent la pilule et les moyens contraceptifs. »
En conclusion, Mgr Odchimar a déclaré que toutes les voies seraient explorées afin de maintenir un dialogue avec l’exécutif philippin. « Nous n’avons pas de pouvoir de police. Mais nous réfléchissons à ce que nous pouvons faire. Nous n’excluons pas de mobiliser les organisations laïques », a-t-il déclaré, laissant ainsi planer la possibilité d’une mobilisation populaire massive.
Par ailleurs, le 29 septembre, le P. Melvin Castro, secrétaire exécutif de la Commission pour la famille de la Conférence épiscopale philippine, a mis en cause les Etats-Unis, leur reprochant d’interférer dans les affaires intérieures du pays en faisant un don de 434 millions de dollars au gouvernement philippin. « Je suis certain que le gouvernement américain a pesé sur la décision du président Aquino de mettre en place des mesures favorables au contrôle de la croissance démographique », a-t-il déclaré, ajoutant que l’aide étrangère, fournie par les Etats-Unis ou d’autres pays, avait déjà été utilisée par le passé comme un levier pour amener les Philippines à contrôler les naissances.
Le 30 septembre, l’épiscopat catholique a reçu le renfort de voix musulmanes. Le Conseil des imams des Philippines a fait savoir que ses membres rejoignaient l’Eglise catholique dans son refus de voir votée la loi sur la santé reproductive.
(1) Voir EDA 532
(2) Voir EDA 491, 494, 502, 523
(Source: Eglises d'Asie, 30 septembre 2010)
Eglises d'Asie, 30 septembre 2010 –Au lendemain de l’élection à la présidence de la République de ‘Noynoy’ Aquino, le 10 mai dernier, Mgr Nereo Odchimar, président de la Conférence des évêques catholiques des Philippines, avait prévenu: « Nous coopérerons avec ses idéaux, mais sans compromettre nos convictions, particulièrement dans le domaine de la foi et de la morale » (1). Le 29 septembre, sur les ondes de Radio Veritas, station catholique, le même Mgr Odchimar, évêque de Tandag, a averti, à mots à peine couverts, que le président Aquino courait le risque de se voir excommunié s’il persistait dans sa volonté de faire financer sur fonds publics la mise à disposition de pilules contraceptives à effet abortif.
Catholique pratiquant, ‘Noynoy’ Aquino n’a pas caché sa conviction que les couples philippins, quel que soit leur état de richesse, devaient être en mesure d’opter pour la méthode contraceptive de leur choix. En visite aux Etats-Unis, s’adressant le dimanche 26 septembre à la communauté philippine de Californie, il a déclaré que le gouvernement philippin réfléchissait à la mise en place d’une distribution publique de moyens contraceptifs. « Nous pourrions fournir une aide à ceux et celles qui souhaitent utiliser telle ou telle méthode », a-t-il notamment déclaré. De retour à Manille le 28, le président a précisé qu’il revenait avec 2,4 milliards de dollars d’investissements américains et un don de 434 millions de dollars de la Millenium Challenge Corporation destiné à financer « des programmes sociaux ».
Créée en janvier 2004 par un vote du Congrès américain, Millenium Challenge Corporation a pour objet le financement de la lutte contre la pauvreté dans le monde. Parmi ses objectifs figure l’accès à la santé, ce qui comprend l’accès à « la santé reproductive » et sous-entend la mise à disposition de la population des moyens artificiels de contraception.
Au micro de Radio Veritas, Mgr Odchimar s’est montré résolu, s’adressant par delà les ondes à ‘Noynoy’ Aquino: « Etant le président de tous, vous devez prendre en compte la position de l’Eglise catholique car nous touchons là à des questions comportant une dimension morale. L’avortement est un crime. Il est passible d’excommunication. C’est là une question grave qui renvoie au non-respect d’un commandement de Dieu. » Interrogé précisément sur le fait de savoir si ‘Noynoy’ Aquino pouvait être excommunié au cas où il persistait à faire financer par le gouvernement la distribution de contraceptifs artificiels, l’évêque a répondu: « C’est une possibilité. A l’heure actuelle, c’est une possibilité réelle. »
Pour le président de la Conférence épiscopale, l’Eglise ne prend pas par surprise le chef de l’exécutif philippin. « Notre opposition (à la prise en charge gouvernementale des moyens de contraception) est connue; elle est constante », a-t-il ajouté, précisant aussi que l’épiscopat était « ouvert au dialogue ». Il a rappelé que les évêques avaient publié le 12 juillet dernier une lettre ouverte dans laquelle figurait une invitation au dialogue. « Nous n’avons aucun ressentiment. Nous ne cherchons pas la confrontation. Nous voulons instaurer un dialogue. Nous attendons », a-t-il affirmé, soulignant qu’aucune tentative de prise de contact avec les évêques n’était venue de Malacanang, le palais présidentiel.
Sur le fond du problème, Mgr Odchimar a rappelé la doctrine catholique du respect de la vie, de sa conception naturelle à sa fin naturelle. Sachant cela, une pilule contraceptive, dès lors qu’elle a un effet abortif, comporte le risque d’aboutir à la mort d’un embryon, a-t-il expliqué. L’évêque a également rappelé que l’Eglise était opposée au vote de la « loi sur la santé reproductive », un texte législatif qui prévoit un financement public obligatoire de tous les moyens de contraception et des centres de santé où ces moyens sont mis à disposition – texte qui a déjà une longue histoire et qui est à nouveau à l’ordre du jour du Congrès philippin (2).
A une question sur le contrôle de la croissance démographique aux Philippines, Mgr Odchimar a répondu que l’accroissement de la population n’était pas en soi un problème. « Il faut prendre en compte d’autres facteurs tels les migrations vers les villes où les paysans déracinés ne trouvent pas de travail. Notre pays est un pays agricole. L’agriculture devrait être soutenue. A ce propos, il est ironique de constater que l’Institut international de recherche sur le riz est installé aux Philippines et que nous importons du riz du Vietnam, un pays qui a pourtant été ravagé par la guerre », a-t-il expliqué, concluant sur le fait qu’il était de notoriété publique que de fortes sommes étaient en jeu pour amener le Congrès à voter la loi sur la santé reproductive. « C’est un secret de polichinelle: ce sont les laboratoires et l’industrie pharmaceutique qui en profiteront en premier lieu car ce sont eux qui fabriquent et distribuent la pilule et les moyens contraceptifs. »
En conclusion, Mgr Odchimar a déclaré que toutes les voies seraient explorées afin de maintenir un dialogue avec l’exécutif philippin. « Nous n’avons pas de pouvoir de police. Mais nous réfléchissons à ce que nous pouvons faire. Nous n’excluons pas de mobiliser les organisations laïques », a-t-il déclaré, laissant ainsi planer la possibilité d’une mobilisation populaire massive.
Par ailleurs, le 29 septembre, le P. Melvin Castro, secrétaire exécutif de la Commission pour la famille de la Conférence épiscopale philippine, a mis en cause les Etats-Unis, leur reprochant d’interférer dans les affaires intérieures du pays en faisant un don de 434 millions de dollars au gouvernement philippin. « Je suis certain que le gouvernement américain a pesé sur la décision du président Aquino de mettre en place des mesures favorables au contrôle de la croissance démographique », a-t-il déclaré, ajoutant que l’aide étrangère, fournie par les Etats-Unis ou d’autres pays, avait déjà été utilisée par le passé comme un levier pour amener les Philippines à contrôler les naissances.
Le 30 septembre, l’épiscopat catholique a reçu le renfort de voix musulmanes. Le Conseil des imams des Philippines a fait savoir que ses membres rejoignaient l’Eglise catholique dans son refus de voir votée la loi sur la santé reproductive.
(1) Voir EDA 532
(2) Voir EDA 491, 494, 502, 523
(Source: Eglises d'Asie, 30 septembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chính quyền VN tiếp tục cấm đoán tôn giáo tham gia vào cuộc chiến chống AIDS.
Trung Thiên
06:24 30/09/2010
Chính quyền VN tiếp tục cấm đoán tôn giáo tham gia vào cuộc chiến chống AIDS.
Sài Sòn (AsiaNews) – Con số bệnh nhân HIV/AIDS tăng dần theo đường xoắn ốc ở Việt Nam đang làm xói mòn uy tín của chính quyền. Cho đến nay, đã có trên 300 ngàn người bị nhiễm bệnh trong cả nước và ước tính mỗi năm có 24 ngàn người chết vì căn bệnh này. Không thể giải quyết vấn đề, gần đây chính quyền đã tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức viện trợ nước ngoài, tuy nhiên, lại cấm đoán sự tham gia của bất kỳ tổ chức tôn giáo nào.
Mặc dù những cơ hội đã đạt được trong sự tăng trưởng kinh tế liên tục, nhà cầm quyền Việt Nam đã thất bại trong việc phát triển các cơ sở giáo dục hoặc các bệnh viện cho tương xứng. Trong thực tế, việc đề phòng dịch bệnh, cũng như công nhận các cách thức và các tiêu chuẩn thích hợp để điều trị bệnh lại không có, nên những người nhiễm HIV/AIDS liên tục bị phân biệt đối xử. Theo một nghiên cứu năm 2008 về hoạt động xã hội trong nước, chính quyền đã đạt được tiến bộ rất ít trong những năm gần đây, chỉ phát triển có một vài dự án dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn đó lệnh cấm các tổ chức tôn giáo góp phần chính thức vào các chương trình hỗ trợ chuyên nghiệp của họ, dù rằng đã có một số chương trình không chính thức được thực hiện bởi các giáo xứ và các tổ chức tôn giáo trong nước.
Phát biểu với Tin Tức Á Châu, Thảo, một Kitô hữu và một nhà hoạt động xã hội tại Sài Gòn cho hay những người nhiễm AIDS không được điều trị đầy đủ tại các bệnh viện và trường học, vì nền văn hóa quá thiên về vật chất nên họ bị gạt ra bên lề của xã hội. Cô cho hay: "Ở đất nước này, họ chỉ nói về căn bệnh, nhưng thực tế những người nhiễm HIV/AIDS không thể làm việc và không thể cho con đến trường". Cô nói thêm rằng thái độ này gây nguy hiểm cho cuộc sống của hơn 70.000 trẻ mồ côi bị nhiễm bệnh từ cha mẹ. Theo cô Thảo, hầu như chúng bị bỏ mặc cho số phận
Cô cho hay thêm: "Chính quyền độc quyền mọi dự án hỗ trợ. Chính quyền tiếp tục đòi hỏi tiền bạc, nhưng họ không thể hiện lòng thương dành cho các nạn nhân. Họ không cho phép bất kỳ tổ chức tôn giáo nào phát triển các chương trình để giúp đỡ, ngay cả khi các tổ chức này được biết đến vì tính nghiêm túc mà họ chữa trị cho các bệnh nhân".
Sài Sòn (AsiaNews) – Con số bệnh nhân HIV/AIDS tăng dần theo đường xoắn ốc ở Việt Nam đang làm xói mòn uy tín của chính quyền. Cho đến nay, đã có trên 300 ngàn người bị nhiễm bệnh trong cả nước và ước tính mỗi năm có 24 ngàn người chết vì căn bệnh này. Không thể giải quyết vấn đề, gần đây chính quyền đã tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức viện trợ nước ngoài, tuy nhiên, lại cấm đoán sự tham gia của bất kỳ tổ chức tôn giáo nào.
Mặc dù những cơ hội đã đạt được trong sự tăng trưởng kinh tế liên tục, nhà cầm quyền Việt Nam đã thất bại trong việc phát triển các cơ sở giáo dục hoặc các bệnh viện cho tương xứng. Trong thực tế, việc đề phòng dịch bệnh, cũng như công nhận các cách thức và các tiêu chuẩn thích hợp để điều trị bệnh lại không có, nên những người nhiễm HIV/AIDS liên tục bị phân biệt đối xử. Theo một nghiên cứu năm 2008 về hoạt động xã hội trong nước, chính quyền đã đạt được tiến bộ rất ít trong những năm gần đây, chỉ phát triển có một vài dự án dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn đó lệnh cấm các tổ chức tôn giáo góp phần chính thức vào các chương trình hỗ trợ chuyên nghiệp của họ, dù rằng đã có một số chương trình không chính thức được thực hiện bởi các giáo xứ và các tổ chức tôn giáo trong nước.
Phát biểu với Tin Tức Á Châu, Thảo, một Kitô hữu và một nhà hoạt động xã hội tại Sài Gòn cho hay những người nhiễm AIDS không được điều trị đầy đủ tại các bệnh viện và trường học, vì nền văn hóa quá thiên về vật chất nên họ bị gạt ra bên lề của xã hội. Cô cho hay: "Ở đất nước này, họ chỉ nói về căn bệnh, nhưng thực tế những người nhiễm HIV/AIDS không thể làm việc và không thể cho con đến trường". Cô nói thêm rằng thái độ này gây nguy hiểm cho cuộc sống của hơn 70.000 trẻ mồ côi bị nhiễm bệnh từ cha mẹ. Theo cô Thảo, hầu như chúng bị bỏ mặc cho số phận
Cô cho hay thêm: "Chính quyền độc quyền mọi dự án hỗ trợ. Chính quyền tiếp tục đòi hỏi tiền bạc, nhưng họ không thể hiện lòng thương dành cho các nạn nhân. Họ không cho phép bất kỳ tổ chức tôn giáo nào phát triển các chương trình để giúp đỡ, ngay cả khi các tổ chức này được biết đến vì tính nghiêm túc mà họ chữa trị cho các bệnh nhân".
Giáo xứ Thanh Xuân, Phan Thiết bế mạc Năm Thánh
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:56 30/09/2010
GIÁO XỨ THANH XUÂN – BẾ MẠC NĂM THÁNH.
Ngày 15.9.2009, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đến Thanh Xuân dâng thánh lễ khai mạc Năm Thánh, mừng 50 năm thành lập Giáo xứ. Năm Thánh là thời gian của Hồng Ân và Huyền Nhiệm. Năm Thánh là “năm hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa” được ban tràn đầy cho toàn thể cộng đoàn Thanh Xuân.
Vui năm hồng ân, luôn canh tân hòa giải.
Sống mùa hoán cải, lòng rộng trải yêu thương.
Xem hình
Trong tinh thần Năm Thánh, hôm nay 29.9.2010, lễ kính các Tổng lãnh Thiên Thần Miace, Raphael và Gabriel, giáo xứ Thanh Xuân tổ chức lễ Bế Mạc Mừng Kim Khánh Thành Lập Giáo xứ. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, khoảng 80 linh mục đến từ Giáo phận nhà, từ Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt, Mỹ Tho, Vĩnh Long, quý tu sĩ và quý khách cùng cộng đoàn Thanh Xuân chung lời tạ ơn Chúa.
Trước thánh lễ, sau khi vị chủ tịch HĐGX đọc lược sử Giáo xứ, cha quản xứ Phêrô Nguyễn Viết Hiền cùng đại diện giáo xứ có nghi thức dâng hương tri ân kính nhớ tổ tiên. Những tâm tình thành kính của đoàn con cái dâng các bậc tiền bối: “Kính lạy các bậc tiền nhân sáng lập, nay giáo xứ Thanh Xuân mừng ngũ thập hình thành. Cháu con xum vầy để tưởng niệm tri ân.Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Ăn hạt gạo thơm, đời đời tưởng nhớ công sức người gieo mầm lam lũ.Uống ngụm nước ngọt, đâu dễ lãng quên kẻ khơi nguồn mạch lắm gian truân.Để ngày nay, người người vui hưởng khí nước, đất trời chung nguồn đạo lý. Phải kiếp kiếp báo ân, chư Tiên Tổ tiền nhân dày công khởi xứ. Đã sống đạo truyền đạo cho thế hệ hậu sinh. Qua bao gian lao vất vả, hy sinh tận cùng của mình, các ngài đã có được những trái chín như ngày hôm nay.Noi gương các Ngài, chúng con nguyện nỗ lực sống “ Tin Yêu – Hiệp Nhất – Phục Vụ”. Hôm nay đây Linh mục quản xứ, quý Tu Sĩ nam nữ con cái giáo xứ cùng năm ngàn cháu con hậu duệ, khấu đầu trước anh linh, tưởng niệm và tri ân. Cùng hương trầm lễ xá nguyện cho Tiên Tổ muôn đời vĩnh phúc chốn Thiên Cung”.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa chủ tế.
Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc giảng lễ.
Kính chào cộng đoàn phụng vụ.
Hôm nay tôi rất vui sướng, hân hoan, được hiện giữa anh chị em, nhờ lời mời của cha Phêrô quản xứ Thanh Xuân. Cha xứ nói với tôi chia sẽ vài lời với anh chị em nhân dịp lễ này.
Kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ quả là một ngày trọng đại, một ngày đáng vui mừng, một ngày để chúng ta tụ họp đông đảo như hôm nay. Trước hết là để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa đã quy tụ chúng ta thành một giáo xứ sống động và nhiệt thành. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao nhiêu ơn lành Ngài đã ban cho chúng ta, cho cá nhân và cho tập thể, và hôm nay cũng là dịp để cùng nhau trọng thể tuyên xưng lại đức tin của cộng đoàn giáo xứ chúng ta. Tôi nghe nói Thanh Xuân là một cộng đoàn giáo xứ nổi tiếng về học hỏi giáo lý đức tin.
Trước hết chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, Ngài là Cha của Chúa Giêsu, và là Cha của chúng ta. Ngài là Đấng mà bài sách Đaniel hôm nay đã nhân cách hóa và hình dung như một vị Lão Thành, một vị Cao Niên, một vị Bô Lão, uy nguy, đáng kính, đầy quyền năng, nhưng chắc chắn đây cũng là một Đấng giàu lòng nhân ái, Ngài đã yêu thương tạo dựng tất cả chúng ta, và đã nhận chúng ta làm nghĩa tử, và sẽ cho chúng ta hưởng gia nghiệp đời đời cùng với Chúa Giêsu Con Một yêu dấu của Ngài. Việc thành lập giáo xứ Thanh Xuân chắc chắn cũng đã có trong ý định đời đời của Ngài, do tình thương của Ngài mới có giáo xứ Thanh Xuân này.
Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, Con của Đức Chúa Cha được sinh ra chớ không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha. Người đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã làm người ở giữa chúng ta. Người đã được sách Đaniel hình dung như một Con Người đang ngự đến trên mây trời, uy nguy, sáng láng, trước sự hiện diện của Đấng Lão Thành, của vị Cao Niên. Đó là Chúa Cha, Đấng Lão Thành đã trao cho Người quyền thống trị vinh quang của cương vị làm Vua mọi nước, mọi dân, vì Người đã chiến thắng. Người đã dùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae (Micae có nghĩa là ai bằng Thiên Chúa) và các vị Thiên Thần để chiến thắng thần dữ, mãnh lực thần dữ được hình dung bằng con Mãng xà đã bị búa đồng đánh rớt từ trời xuống. Người cũng được hình dung như là Con Chiên Khải Huyền, một Con Chiên bị dẫn đi sát tế không nói lên một lời nào. Con Chiên vẫn đứng, có nghĩa là Người chết nhưng đã được Phục sinh. Đó là niềm tin của chúng ta, tin Chúa đã chết và đã sống lại.
Chúng ta tuyên Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần là Tình Yêu nối kết Chúa Cha và Chúa Con, làm cho Chúa Cha và Chúa Con nên một mật thiết bất khả phân ly. Chúa Thánh Thần cũng là quyền năng và sự sống của Chúa Cha và Chúa Con; là Thần lực là Sức mạnh từ trên; là Thần Khí; là sự sống thần linh mà Chúa Cha ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô và nhờ ơn thông hiệp của Ngài. Chúa Thánh là ơn thông hiệp nối kết chúng với Chúa Giêsu và nối kết chúng ta lại với nhau làm thành thân thể. Thân thể đó chính là Giáo hội. Giáo xứ Thanh Xuân mặc dù không đủ hoàn toàn các điều kiện để trở thành một Giáo hội một cách hoàn toàn như là một Giáo phận, nhưng mỗi lần cử hành Thánh lễ thì giáo xứ chúng ta cũng là Giáo hội rồi. Mọi người được nối kết với Chúa Thánh Thần, nối kết với Chúa Giêsu và nối kết với nhau làm thành một Giáo hội. Đặc biệt hôm nay có các Giám mục hiện diện ở đây thì Thanh Xuân càng làm thành một Giáo hội hơn nữa. Chúa Thánh Thần không ngừng hướng dẫn và thánh hóa chúng ta.
Hôm nay nhân kỷ niệm Ngân Khánh Giáo xứ, chúng ta cùng nhau suy nghĩ lại thế nào là một giáo xứ tốt.
- Một giáo xứ tốt trước hết phải là một cộng đoàn đức tin, trong đó mọi người cùng nhau giúp nhau sống đức tin, nuôi dưỡng đức tin và tuyên đức tin, và mỗi một người đều phải nói được như thánh Phaolô: tôi biết tôi tin vào ai, và cả cộng đoàn đều cùng nhau nói: tôi biết tôi tin vào ai. Đức tin là tương quan sống động, một tương quan tình yêu giữa chúng ta và Chúa Giêsu. Chúng ta ước ao, mọi người đối với Chúa Giêsu như Nathanael trong đoạn Tin Mừng vừa nghe. Chúa Giêsu thấy Nathanael khi còn đang đứng dưới cây vả. Cây vả tượng trưng cho sự khôn ngoan nhờ học hỏi Lời Chúa. Đức tin của chúng ta phải mạnh mẽ, phải vững chắc và phong phú. Giáo xứ Thanh Xuân nổi tiếng về học hỏi giáo lý và Kinh Thánh bằng thơ. Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Thi sĩ Xuân Ly Băng dạy giáo lý bằng thơ. Nhờ đó đã góp phần giúp Thanh Xuân trở thành một cộng đoàn đức tin sốt sắng và mãnh liệt.
- Một giáo xứ tốt là một cộng đoàn phượng tự nghiêm túc sốt sắng, sống động. Quy luật đức tin là quy luật cầu nguyện. Chính lúc cử hành Thánh Lễ cách sốt sắng là chúng ta tuyên xưng đức tin rõ ràng nhất, tốt đẹp nhất, đẹp lòng Thiên Chúa nhất và là chứng từ hay nhất. Hôm nay, tôi thấy bầu khí phụng vụ rất sốt sắng, rất đẹp, tôi hy vọng mọi ngày và ngày Chúa Nhật, cử hành phụng vụ ở đây cũng như thế. Chính qua phụng vụ mà chúng ta cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa trong Thánh Thần và chân lý. Thờ phượng Thiên Chúa trong nhà thờ như thế nào thì ra ngoài cuộc sống, chúng ta cũng tôn thờ Người như vậy.
- Một giáo xứ tốt là một cộng đoàn bác ái huynh đệ, nơi mọi người tín hữu yêu thương nhau một cách chân thành, nơi mọi người nâng đỡ nhau và không để một ai thiếu thốn. Chúng ta không chỉ nâng đỡ nhau về tinh thần mà còn tương trợ nhau về vật chất. Phải làm sao không còn một người thiếu đói nào ở trong giáo xứ. Tình bác ái còn phải được mở rộng cho lương dân để họ có thể dần dần nhận ra tình yêu của Thiên Chúa qua đời sống bác ái của những người có đạo.
- Một giáo xứ tốt là một cộng đoàn tông đồ truyền giáo. Giáo xứ phải có ý thức mạnh mẽ và xác tín về sứ mạng loan báo Tin Mừng của mình. Giáo dân phải nhiệt tình tích cực cộng tác với Cha xứ đến với những người xa cách Chúa và chưa biết Chúa. Ước gì mỗi người kitô hữu trong giáo xứ đều là môn đệ thực thi lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi Ngài ra đi về cùng với Chúa Cha: hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Tôi nghe nói giáo phận Phan Thiết là một trong những giáo phận mạnh về truyền giáo, ước gì giáo xứ Thanh Xuân thuộc về đầu tàu của giáo phận Phan Thiết.
Cuối thánh lễ Đức Cha chủ tế trao Ủy Nhiệm Thư cho HĐMV Giaó xứ nhiệm kỳ 2010-2014.
Sau 50 năm phát triển, giáo xứ Thanh Xuân hiện có 1.180 gia đình với 4.893 giáo dân, được chia ra làm 4 giáo họ. Giáo họ Fatima, Giáo họ La Vang, Giáo họ Lộ Đức và Giáo họ Tàpao. Có 10 đoàn thể, 10 ban chuyên môn. Giáo xứ dồi dào Ơn gọi Linh mục tu sĩ: 21 linh mục, 07 nam Tu Sĩ, 23 nữ Tu Sĩ. Ngoài ra còn có lớp dự tu trên 40 em thanh thiếu niên. Chương trình khuyến học được duy trì và tổ chức vào trung tuần tháng 8, hội thi giáo lý cấp xứ vào tháng 11 hằng năm.
Hồng ân Thiên Chúa diệu vợi tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên miền đất mới cát nắng gió biển Lagi suốt hành trình nửa thế kỷ. Giờ đây, Thanh Xuân là một xứ đạo sầm uất phồn thịnh. Có thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, thế hệ sau ghi nhớ công ơn những thế hệ trước đã gieo trong vất vả và vun trồng trong nắng mưa, đong đầy niềm vui hạnh phúc.
Trong cuốn kỷ yếu 50 năm Giáo xứ Thanh Xuân, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết: “Phan Thiết tính đến năm 2010 mới được 35 tuổi, thế mà Thanh Xuân đã nhẹ nhàng qua mặt để bước vào tuổi 50. Cũng dễ hiểu thôi. Phan Thiết được sinh ra từ cạnh sườn Nha Trang năm 1975, còn Thanh Xuân được khai sinh từ rất sớm thuở phong trào di dân về phía nam đang tưng bừng nở rộ năm 1960, để hôm nay nghiễm nhiên trở thành đồng trang lứa với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở tuổi ngũ tuần. Kể cũng hãnh diện. Nhưng điều đáng ghi nhận cũng là niềm tự hào của Giáo Xứ Thanh Xuân chính là trên nền của Lịch sử 50 năm ấy, dẫu có những biến động gắn liền với thời cuộc, vẫn sáng lên một khung trời hồng ân xuyên suốt. Ai quy tụ dân về đây định cư giữa bạt ngàn vùng đất duyên hải? Ai cho những điều kiện thuận lợi về sức người sức của để hình thành một cụm dân cư vốn rời xa quê cha đất tổ chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống, cả về mặt sinh nhai cũng như đức tin? Rồi ai khai móng đắp nền dựng xây Giáo Xứ? Ai và ai ai nữa đã tiếp nối lãnh đạo hay cộng tác phát triển để Giáo Xứ trưởng thành vững mạnh cũng như vươn lên giữa Giáo Hạt và trong Giáo Phận? Danh mục câu hỏi sẽ dài dài bất tận, nhưng đáp án vẫn chỉ thu gọn trong chữ hồng ân. Mừng Kim Khánh Giáo Xứ chính là cơ hội một đi không trở lại để chung lời tạ ơn Chúa, Đấng đã dẫn dắt lịch sử Giáo Xứ qua những bước thăng trầm nhất định hầu thanh luyện và nâng cao lòng tin của mọi người trong Giáo Xứ. Nhìn lên để tạ ơn, nhưng Năm thánh cũng là dịp nhìn xuống để tạ lỗi, vì những vong ân, vì nhiều điều chưa thanh thỏa và còn vì những lỗi điệu trong cách sống đức tin nơi cá nhân cũng như nơi tập thể cộng đoàn. Xét cho cùng, tạ lỗi theo cách nhìn của Năm thánh, cũng là một cách tạ ơn. Thoáng nhìn lại lịch sử Giáo Xứ dịp mừng Kim Khánh là thế, nhưng Thanh Xuân trong mắt nhìn của tôi dịp này là cả một tinh thần sống đạo đã trải nghiệm và không ngừng hướng tới. Nhớ hôm nào Giáo Phận tổ chức thi giáo lý Năm thánh Đức Mẹ Tàpao, Thanh Xuân chẳng những đã tích cực tham dự tham gia tham luận mà còn hăng say thi đua để cuối cùng ra về trong rộn ràng chiến thắng cả về giải cá nhân cũng nh¬ư đồng đội. Người ta khó quên hình ảnh của một Cha Xứ từ sớm đã có mặt tại hiện trường để khích lệ động viên thí sinh và còn tháp tùng con em mình tới hội trường thi thố khả năng. Cha xứ với giáo dân bên nhau là một tinh thần sống đạo thật đẹp. Lâu lắm rồi, Thanh Xuân đã có cả phong trào thi ca công giáo họa hiếm trên quy mô Giáo Phận. Tiếng vang của phong trào này vẫn còn đó và có những dấu hiệu cho thấy một sự chuyển giao sống động từ thế hệ này sang thế hệ khác "Đức tin mà không trở thành văn hóa thì chỉ là một đức tin chưa được đón nhận đầy đủ, chưa được suy nghĩ thấu đáo và chưa được sống tới cùng". Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc nhở như thế. Trộm nghĩ với sự nối kết giữa thi ca và đức tin, Thanh Xuân đang góp phần làm cho đức tin nhẹ nhàng trở thành văn hóa. Và như vậy, đây cũng là một nét đẹp rất riêng của tinh thần sống đạo. Chưa hết, tại Thanh Xuân, các phong trào Công giáo Tiến hành, với sự chăm sóc của các mục tử, đã tìm được một sức sống dung dị gần gũi kết liên vững mạnh. Hội Têrêxa, một hội nâng đỡ giúp đỡ và bênh đỡ những người khuyết tật đã tìm được điểm tựa tinh thần rộng khắp. Phải nói, trong tinh thần sống đạo, đây là một góc luôn giữ được nét đẹp riêng cho mình.”.
Đức Cha già Nicôla Huỳnh Văn Nghi nhớ lại kỷ niệm đẹp: “Khi xây cất nhà thờ Thanh Xuân, cha tham gia ngay từ đầu. Cha nhớ khi khánh thành nhà thờ, cha bị té. Khi cha xức dầu thánh hiến bàn thờ, cha đi ra ngoài gốc bàn thờ, bị trượt nơi bậc cấp, cha ngã xuống. Chúa thương không cho có sự gì đau đớn, anh em đỡ cha lên. Cha luôn nhớ biến cố đó và quý mến cái bàn thờ…Cha chúc lành cho anh chị em. Xin Chúa ban cho anh chị em được mọi sự tốt lành”.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan viết: “Người Thanh Xuân phong phú nhất là các bậc cha anh đã tạo dựng được một truyền thống đức tin vững vàng không gì lay chuyển được. Nam nữ tu sĩ vào bậc nhất của Giáo phận. Con số linh mục tu sĩ nam nữ đầy ấn tượng cho một cộng đoàn giáo xứ qua 50 năm lịch sử. Ngôi thánh đường khang trang. Tháp chuông sừng sững đổ hồi âm vang sớm chiều. Nhà xứ nhà giáo lý hiền hòa ôm ấp đoàn con giáo xứ như gà mẹ ấp con dưới cánh. Các đoàn thể nở rộ. Thanh xuân luôn luôn tươi trẻ, lớn lên không ngừng”.
Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng viết tặng mấy vần thơ:
…..
Mời Thanh Xuân hát lên bài ca Sám Hối.
Lệ chảy thật nhiều và thành khẩn ăn năn.
Xin Chúa dung tha.
Bao tội tình và lỗi lầm thiếu sót.
Từ trẻ đến già.
Từ giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hết thảy.
Xin quyết tâm hơn nữa Tin Yêu và Phó Thác.
Hỡi Tàpao, Fatima, La Vang và Lộ Đức.
Cầu nguyện nhiều hơn với tràng chuỗi Mân Côi.
Qua Đức Mẹ xin Chúa tuôn đổ ơn trời.
Dù nắng nỏ hay bão giông dồn dập.
Có Chúa Mẹ đồng hành là hạnh phúc.
Xin tặng Thanh Xuân một lời hoan chúc.
Giữa lòng thị xã Lagi và giáo hạt Hàm tân.
Một Thanh xuân làm điểm sáng Phúc Âm.
Loan Tin Mừng cho danh Cha cả sáng.
Nửa thế kỷ hình thành và phát triển, nhờ hồng ân Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bổn mạng, cùng với sự dẫn dắt nhiệt thành của các vị mục tử chủ chăn, Giáo xứ Thanh Xuân hôm nay đã lớn mạnh mọi mặt. Mừng đại lễ bế mạc Năm Thánh, mừng ngày khai mạc thập niên chuẩn bị Ngọc Khánh 1960-2020, cầu chúc toàn thể mọi người sống trọn vẹn linh đạo: Tin Yêu - Hiệp Nhất - Phục Vụ, để Thanh Xuân trở nên một Giáo xứ có đức tin vững vàng, phụng vụ sốt sắng, một cộng đoàn bác ái, truyền rao Tin mừng yêu thương cho tha nhân.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Ngày 15.9.2009, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đến Thanh Xuân dâng thánh lễ khai mạc Năm Thánh, mừng 50 năm thành lập Giáo xứ. Năm Thánh là thời gian của Hồng Ân và Huyền Nhiệm. Năm Thánh là “năm hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa” được ban tràn đầy cho toàn thể cộng đoàn Thanh Xuân.
Vui năm hồng ân, luôn canh tân hòa giải.
Sống mùa hoán cải, lòng rộng trải yêu thương.
Xem hình
Trong tinh thần Năm Thánh, hôm nay 29.9.2010, lễ kính các Tổng lãnh Thiên Thần Miace, Raphael và Gabriel, giáo xứ Thanh Xuân tổ chức lễ Bế Mạc Mừng Kim Khánh Thành Lập Giáo xứ. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, khoảng 80 linh mục đến từ Giáo phận nhà, từ Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt, Mỹ Tho, Vĩnh Long, quý tu sĩ và quý khách cùng cộng đoàn Thanh Xuân chung lời tạ ơn Chúa.
Trước thánh lễ, sau khi vị chủ tịch HĐGX đọc lược sử Giáo xứ, cha quản xứ Phêrô Nguyễn Viết Hiền cùng đại diện giáo xứ có nghi thức dâng hương tri ân kính nhớ tổ tiên. Những tâm tình thành kính của đoàn con cái dâng các bậc tiền bối: “Kính lạy các bậc tiền nhân sáng lập, nay giáo xứ Thanh Xuân mừng ngũ thập hình thành. Cháu con xum vầy để tưởng niệm tri ân.Cây có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Ăn hạt gạo thơm, đời đời tưởng nhớ công sức người gieo mầm lam lũ.Uống ngụm nước ngọt, đâu dễ lãng quên kẻ khơi nguồn mạch lắm gian truân.Để ngày nay, người người vui hưởng khí nước, đất trời chung nguồn đạo lý. Phải kiếp kiếp báo ân, chư Tiên Tổ tiền nhân dày công khởi xứ. Đã sống đạo truyền đạo cho thế hệ hậu sinh. Qua bao gian lao vất vả, hy sinh tận cùng của mình, các ngài đã có được những trái chín như ngày hôm nay.Noi gương các Ngài, chúng con nguyện nỗ lực sống “ Tin Yêu – Hiệp Nhất – Phục Vụ”. Hôm nay đây Linh mục quản xứ, quý Tu Sĩ nam nữ con cái giáo xứ cùng năm ngàn cháu con hậu duệ, khấu đầu trước anh linh, tưởng niệm và tri ân. Cùng hương trầm lễ xá nguyện cho Tiên Tổ muôn đời vĩnh phúc chốn Thiên Cung”.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa chủ tế.
Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc giảng lễ.
Kính chào cộng đoàn phụng vụ.
Hôm nay tôi rất vui sướng, hân hoan, được hiện giữa anh chị em, nhờ lời mời của cha Phêrô quản xứ Thanh Xuân. Cha xứ nói với tôi chia sẽ vài lời với anh chị em nhân dịp lễ này.
Kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ quả là một ngày trọng đại, một ngày đáng vui mừng, một ngày để chúng ta tụ họp đông đảo như hôm nay. Trước hết là để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa đã quy tụ chúng ta thành một giáo xứ sống động và nhiệt thành. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao nhiêu ơn lành Ngài đã ban cho chúng ta, cho cá nhân và cho tập thể, và hôm nay cũng là dịp để cùng nhau trọng thể tuyên xưng lại đức tin của cộng đoàn giáo xứ chúng ta. Tôi nghe nói Thanh Xuân là một cộng đoàn giáo xứ nổi tiếng về học hỏi giáo lý đức tin.
Trước hết chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, Ngài là Cha của Chúa Giêsu, và là Cha của chúng ta. Ngài là Đấng mà bài sách Đaniel hôm nay đã nhân cách hóa và hình dung như một vị Lão Thành, một vị Cao Niên, một vị Bô Lão, uy nguy, đáng kính, đầy quyền năng, nhưng chắc chắn đây cũng là một Đấng giàu lòng nhân ái, Ngài đã yêu thương tạo dựng tất cả chúng ta, và đã nhận chúng ta làm nghĩa tử, và sẽ cho chúng ta hưởng gia nghiệp đời đời cùng với Chúa Giêsu Con Một yêu dấu của Ngài. Việc thành lập giáo xứ Thanh Xuân chắc chắn cũng đã có trong ý định đời đời của Ngài, do tình thương của Ngài mới có giáo xứ Thanh Xuân này.
Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, Con của Đức Chúa Cha được sinh ra chớ không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha. Người đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã làm người ở giữa chúng ta. Người đã được sách Đaniel hình dung như một Con Người đang ngự đến trên mây trời, uy nguy, sáng láng, trước sự hiện diện của Đấng Lão Thành, của vị Cao Niên. Đó là Chúa Cha, Đấng Lão Thành đã trao cho Người quyền thống trị vinh quang của cương vị làm Vua mọi nước, mọi dân, vì Người đã chiến thắng. Người đã dùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae (Micae có nghĩa là ai bằng Thiên Chúa) và các vị Thiên Thần để chiến thắng thần dữ, mãnh lực thần dữ được hình dung bằng con Mãng xà đã bị búa đồng đánh rớt từ trời xuống. Người cũng được hình dung như là Con Chiên Khải Huyền, một Con Chiên bị dẫn đi sát tế không nói lên một lời nào. Con Chiên vẫn đứng, có nghĩa là Người chết nhưng đã được Phục sinh. Đó là niềm tin của chúng ta, tin Chúa đã chết và đã sống lại.
Chúng ta tuyên Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần là Tình Yêu nối kết Chúa Cha và Chúa Con, làm cho Chúa Cha và Chúa Con nên một mật thiết bất khả phân ly. Chúa Thánh Thần cũng là quyền năng và sự sống của Chúa Cha và Chúa Con; là Thần lực là Sức mạnh từ trên; là Thần Khí; là sự sống thần linh mà Chúa Cha ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô và nhờ ơn thông hiệp của Ngài. Chúa Thánh là ơn thông hiệp nối kết chúng với Chúa Giêsu và nối kết chúng ta lại với nhau làm thành thân thể. Thân thể đó chính là Giáo hội. Giáo xứ Thanh Xuân mặc dù không đủ hoàn toàn các điều kiện để trở thành một Giáo hội một cách hoàn toàn như là một Giáo phận, nhưng mỗi lần cử hành Thánh lễ thì giáo xứ chúng ta cũng là Giáo hội rồi. Mọi người được nối kết với Chúa Thánh Thần, nối kết với Chúa Giêsu và nối kết với nhau làm thành một Giáo hội. Đặc biệt hôm nay có các Giám mục hiện diện ở đây thì Thanh Xuân càng làm thành một Giáo hội hơn nữa. Chúa Thánh Thần không ngừng hướng dẫn và thánh hóa chúng ta.
Hôm nay nhân kỷ niệm Ngân Khánh Giáo xứ, chúng ta cùng nhau suy nghĩ lại thế nào là một giáo xứ tốt.
- Một giáo xứ tốt trước hết phải là một cộng đoàn đức tin, trong đó mọi người cùng nhau giúp nhau sống đức tin, nuôi dưỡng đức tin và tuyên đức tin, và mỗi một người đều phải nói được như thánh Phaolô: tôi biết tôi tin vào ai, và cả cộng đoàn đều cùng nhau nói: tôi biết tôi tin vào ai. Đức tin là tương quan sống động, một tương quan tình yêu giữa chúng ta và Chúa Giêsu. Chúng ta ước ao, mọi người đối với Chúa Giêsu như Nathanael trong đoạn Tin Mừng vừa nghe. Chúa Giêsu thấy Nathanael khi còn đang đứng dưới cây vả. Cây vả tượng trưng cho sự khôn ngoan nhờ học hỏi Lời Chúa. Đức tin của chúng ta phải mạnh mẽ, phải vững chắc và phong phú. Giáo xứ Thanh Xuân nổi tiếng về học hỏi giáo lý và Kinh Thánh bằng thơ. Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Thi sĩ Xuân Ly Băng dạy giáo lý bằng thơ. Nhờ đó đã góp phần giúp Thanh Xuân trở thành một cộng đoàn đức tin sốt sắng và mãnh liệt.
- Một giáo xứ tốt là một cộng đoàn phượng tự nghiêm túc sốt sắng, sống động. Quy luật đức tin là quy luật cầu nguyện. Chính lúc cử hành Thánh Lễ cách sốt sắng là chúng ta tuyên xưng đức tin rõ ràng nhất, tốt đẹp nhất, đẹp lòng Thiên Chúa nhất và là chứng từ hay nhất. Hôm nay, tôi thấy bầu khí phụng vụ rất sốt sắng, rất đẹp, tôi hy vọng mọi ngày và ngày Chúa Nhật, cử hành phụng vụ ở đây cũng như thế. Chính qua phụng vụ mà chúng ta cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa trong Thánh Thần và chân lý. Thờ phượng Thiên Chúa trong nhà thờ như thế nào thì ra ngoài cuộc sống, chúng ta cũng tôn thờ Người như vậy.
- Một giáo xứ tốt là một cộng đoàn bác ái huynh đệ, nơi mọi người tín hữu yêu thương nhau một cách chân thành, nơi mọi người nâng đỡ nhau và không để một ai thiếu thốn. Chúng ta không chỉ nâng đỡ nhau về tinh thần mà còn tương trợ nhau về vật chất. Phải làm sao không còn một người thiếu đói nào ở trong giáo xứ. Tình bác ái còn phải được mở rộng cho lương dân để họ có thể dần dần nhận ra tình yêu của Thiên Chúa qua đời sống bác ái của những người có đạo.
- Một giáo xứ tốt là một cộng đoàn tông đồ truyền giáo. Giáo xứ phải có ý thức mạnh mẽ và xác tín về sứ mạng loan báo Tin Mừng của mình. Giáo dân phải nhiệt tình tích cực cộng tác với Cha xứ đến với những người xa cách Chúa và chưa biết Chúa. Ước gì mỗi người kitô hữu trong giáo xứ đều là môn đệ thực thi lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi Ngài ra đi về cùng với Chúa Cha: hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Tôi nghe nói giáo phận Phan Thiết là một trong những giáo phận mạnh về truyền giáo, ước gì giáo xứ Thanh Xuân thuộc về đầu tàu của giáo phận Phan Thiết.
Cuối thánh lễ Đức Cha chủ tế trao Ủy Nhiệm Thư cho HĐMV Giaó xứ nhiệm kỳ 2010-2014.
Sau 50 năm phát triển, giáo xứ Thanh Xuân hiện có 1.180 gia đình với 4.893 giáo dân, được chia ra làm 4 giáo họ. Giáo họ Fatima, Giáo họ La Vang, Giáo họ Lộ Đức và Giáo họ Tàpao. Có 10 đoàn thể, 10 ban chuyên môn. Giáo xứ dồi dào Ơn gọi Linh mục tu sĩ: 21 linh mục, 07 nam Tu Sĩ, 23 nữ Tu Sĩ. Ngoài ra còn có lớp dự tu trên 40 em thanh thiếu niên. Chương trình khuyến học được duy trì và tổ chức vào trung tuần tháng 8, hội thi giáo lý cấp xứ vào tháng 11 hằng năm.
Hồng ân Thiên Chúa diệu vợi tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên miền đất mới cát nắng gió biển Lagi suốt hành trình nửa thế kỷ. Giờ đây, Thanh Xuân là một xứ đạo sầm uất phồn thịnh. Có thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, thế hệ sau ghi nhớ công ơn những thế hệ trước đã gieo trong vất vả và vun trồng trong nắng mưa, đong đầy niềm vui hạnh phúc.
Trong cuốn kỷ yếu 50 năm Giáo xứ Thanh Xuân, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết: “Phan Thiết tính đến năm 2010 mới được 35 tuổi, thế mà Thanh Xuân đã nhẹ nhàng qua mặt để bước vào tuổi 50. Cũng dễ hiểu thôi. Phan Thiết được sinh ra từ cạnh sườn Nha Trang năm 1975, còn Thanh Xuân được khai sinh từ rất sớm thuở phong trào di dân về phía nam đang tưng bừng nở rộ năm 1960, để hôm nay nghiễm nhiên trở thành đồng trang lứa với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở tuổi ngũ tuần. Kể cũng hãnh diện. Nhưng điều đáng ghi nhận cũng là niềm tự hào của Giáo Xứ Thanh Xuân chính là trên nền của Lịch sử 50 năm ấy, dẫu có những biến động gắn liền với thời cuộc, vẫn sáng lên một khung trời hồng ân xuyên suốt. Ai quy tụ dân về đây định cư giữa bạt ngàn vùng đất duyên hải? Ai cho những điều kiện thuận lợi về sức người sức của để hình thành một cụm dân cư vốn rời xa quê cha đất tổ chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống, cả về mặt sinh nhai cũng như đức tin? Rồi ai khai móng đắp nền dựng xây Giáo Xứ? Ai và ai ai nữa đã tiếp nối lãnh đạo hay cộng tác phát triển để Giáo Xứ trưởng thành vững mạnh cũng như vươn lên giữa Giáo Hạt và trong Giáo Phận? Danh mục câu hỏi sẽ dài dài bất tận, nhưng đáp án vẫn chỉ thu gọn trong chữ hồng ân. Mừng Kim Khánh Giáo Xứ chính là cơ hội một đi không trở lại để chung lời tạ ơn Chúa, Đấng đã dẫn dắt lịch sử Giáo Xứ qua những bước thăng trầm nhất định hầu thanh luyện và nâng cao lòng tin của mọi người trong Giáo Xứ. Nhìn lên để tạ ơn, nhưng Năm thánh cũng là dịp nhìn xuống để tạ lỗi, vì những vong ân, vì nhiều điều chưa thanh thỏa và còn vì những lỗi điệu trong cách sống đức tin nơi cá nhân cũng như nơi tập thể cộng đoàn. Xét cho cùng, tạ lỗi theo cách nhìn của Năm thánh, cũng là một cách tạ ơn. Thoáng nhìn lại lịch sử Giáo Xứ dịp mừng Kim Khánh là thế, nhưng Thanh Xuân trong mắt nhìn của tôi dịp này là cả một tinh thần sống đạo đã trải nghiệm và không ngừng hướng tới. Nhớ hôm nào Giáo Phận tổ chức thi giáo lý Năm thánh Đức Mẹ Tàpao, Thanh Xuân chẳng những đã tích cực tham dự tham gia tham luận mà còn hăng say thi đua để cuối cùng ra về trong rộn ràng chiến thắng cả về giải cá nhân cũng nh¬ư đồng đội. Người ta khó quên hình ảnh của một Cha Xứ từ sớm đã có mặt tại hiện trường để khích lệ động viên thí sinh và còn tháp tùng con em mình tới hội trường thi thố khả năng. Cha xứ với giáo dân bên nhau là một tinh thần sống đạo thật đẹp. Lâu lắm rồi, Thanh Xuân đã có cả phong trào thi ca công giáo họa hiếm trên quy mô Giáo Phận. Tiếng vang của phong trào này vẫn còn đó và có những dấu hiệu cho thấy một sự chuyển giao sống động từ thế hệ này sang thế hệ khác "Đức tin mà không trở thành văn hóa thì chỉ là một đức tin chưa được đón nhận đầy đủ, chưa được suy nghĩ thấu đáo và chưa được sống tới cùng". Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc nhở như thế. Trộm nghĩ với sự nối kết giữa thi ca và đức tin, Thanh Xuân đang góp phần làm cho đức tin nhẹ nhàng trở thành văn hóa. Và như vậy, đây cũng là một nét đẹp rất riêng của tinh thần sống đạo. Chưa hết, tại Thanh Xuân, các phong trào Công giáo Tiến hành, với sự chăm sóc của các mục tử, đã tìm được một sức sống dung dị gần gũi kết liên vững mạnh. Hội Têrêxa, một hội nâng đỡ giúp đỡ và bênh đỡ những người khuyết tật đã tìm được điểm tựa tinh thần rộng khắp. Phải nói, trong tinh thần sống đạo, đây là một góc luôn giữ được nét đẹp riêng cho mình.”.
Đức Cha già Nicôla Huỳnh Văn Nghi nhớ lại kỷ niệm đẹp: “Khi xây cất nhà thờ Thanh Xuân, cha tham gia ngay từ đầu. Cha nhớ khi khánh thành nhà thờ, cha bị té. Khi cha xức dầu thánh hiến bàn thờ, cha đi ra ngoài gốc bàn thờ, bị trượt nơi bậc cấp, cha ngã xuống. Chúa thương không cho có sự gì đau đớn, anh em đỡ cha lên. Cha luôn nhớ biến cố đó và quý mến cái bàn thờ…Cha chúc lành cho anh chị em. Xin Chúa ban cho anh chị em được mọi sự tốt lành”.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan viết: “Người Thanh Xuân phong phú nhất là các bậc cha anh đã tạo dựng được một truyền thống đức tin vững vàng không gì lay chuyển được. Nam nữ tu sĩ vào bậc nhất của Giáo phận. Con số linh mục tu sĩ nam nữ đầy ấn tượng cho một cộng đoàn giáo xứ qua 50 năm lịch sử. Ngôi thánh đường khang trang. Tháp chuông sừng sững đổ hồi âm vang sớm chiều. Nhà xứ nhà giáo lý hiền hòa ôm ấp đoàn con giáo xứ như gà mẹ ấp con dưới cánh. Các đoàn thể nở rộ. Thanh xuân luôn luôn tươi trẻ, lớn lên không ngừng”.
Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng viết tặng mấy vần thơ:
…..
Mời Thanh Xuân hát lên bài ca Sám Hối.
Lệ chảy thật nhiều và thành khẩn ăn năn.
Xin Chúa dung tha.
Bao tội tình và lỗi lầm thiếu sót.
Từ trẻ đến già.
Từ giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hết thảy.
Xin quyết tâm hơn nữa Tin Yêu và Phó Thác.
Hỡi Tàpao, Fatima, La Vang và Lộ Đức.
Cầu nguyện nhiều hơn với tràng chuỗi Mân Côi.
Qua Đức Mẹ xin Chúa tuôn đổ ơn trời.
Dù nắng nỏ hay bão giông dồn dập.
Có Chúa Mẹ đồng hành là hạnh phúc.
Xin tặng Thanh Xuân một lời hoan chúc.
Giữa lòng thị xã Lagi và giáo hạt Hàm tân.
Một Thanh xuân làm điểm sáng Phúc Âm.
Loan Tin Mừng cho danh Cha cả sáng.
Nửa thế kỷ hình thành và phát triển, nhờ hồng ân Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bổn mạng, cùng với sự dẫn dắt nhiệt thành của các vị mục tử chủ chăn, Giáo xứ Thanh Xuân hôm nay đã lớn mạnh mọi mặt. Mừng đại lễ bế mạc Năm Thánh, mừng ngày khai mạc thập niên chuẩn bị Ngọc Khánh 1960-2020, cầu chúc toàn thể mọi người sống trọn vẹn linh đạo: Tin Yêu - Hiệp Nhất - Phục Vụ, để Thanh Xuân trở nên một Giáo xứ có đức tin vững vàng, phụng vụ sốt sắng, một cộng đoàn bác ái, truyền rao Tin mừng yêu thương cho tha nhân.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Dòng Thánh Tâm Huế xây dựng Nhà Nội Trú
Tu sĩ Phan Tấn Hồ
07:09 30/09/2010
Nhà Nội Trú Thánh Tâm
DTT. Huế - Nhằm tạo môi trường tốt hơn cho học sinh đến lưu trú để an tâm học hành, Dòng Thánh Tâm tiến hành xây dựng một Nhà Nội Trú ngay tại khuôn viên của Nhà Dòng.
Việc mở Nhà Nội Trú của Dòng Thánh Tâm trong giai đoạn hiện nay, nhằm: tiếp tục sứ mạng giáo dục học sinh theo sứ mạng của Hội Dòng; hỗ trợ phần nào cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học; hướng dẫn Ơn Gọi cho thanh thiếu niên; và có thêm thu nhập để đào tạo Ơn Gọi cho Hội Dòng.
Tiến trình xây dựng Nhà Nội Trú Thánh Tâm
Xem hình
Sau khi thống nhất về kỷ thuật và mô hình Nhà Nội Trú với ông kiến trúc sư Đaminh Xaviô Hoàng Thái Tiến - Vị ân nhân đặc biệt của Nhà Dòng, Cha TPT đã tiến hành các thủ tục hành chánh cần thiết để chuẩn bị cho công tác xây dựng.
Đầu tháng 02 năm 2010, sau hai đợt vận chuyển, gần 150 tấn sắt đã chuyển về đến Nhà Dòng, để chuẩn bị cho việc xây dựng Nhà Nội Trú. Gia đình anh Bùi Văn Khanh và anh Trần Thanh Phong, cựu Tu sĩ của Dòng đã giúp rất nhiều trong việc mua gần 150 tấn sắt này.
Ngày 19.6.2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, chủ sự Nghi thức Đặt Viên Đá đầu tiên, khởi công xây dựng Nhà Nội Trú cho học sinh.
Ngày 17 tháng 8 năm 2010, hoàn thành công đoạn ép cọc, chuẩn bị cho việc xây dựng.
Việc xây dựng Nhà Nội Trú, do ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí Nội thất Phước Hoàng (256/41/12A, Lạc Long Quân, F.8, Q.Tân Bình, Tp.HCM ) cùng với Cha TPT Antôn Huỳnh Đầy, trực tiếp ký nhận hợp đồng xây dựng phần khung của công trình.
Mặc dầu điều kiện thời tiết mưa bão khắc nghiệt, và kéo dài, nhưng Ông Bà Kiến Trúc Sư Hoàng Thái Tiến, cùng với Ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Phước Hoàng, đã túc trực thường xuyên tại công trường để giám sát kỷ thuật, điều chỉnh phương án thi công thích hợp, cũng như đồng lao cộng khổ với anh em công nhân, suốt cả ngày đêm ngay tại công trình... Tính đến ngày 22.9.2010, phần quan trọng nhất của Nhà Nội Trú, là tầng hầm, bước đầu, cơ bản đã được hoàn tất. Trước thành quả tốt đẹp bước đầu này, Ông Bà Kiến Trúc Sư Hoàng Thái Tiến và Ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Phước Hoàng, cùng với Nhà Dòng, đã đứng ra tổ chức bữa cơm “Nối kết tình thân” để tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời và tạ ơn nhau. Trong bữa cơm “Nối kết tình thân” này, có sự hiện diện quý báu của Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cùng Quí Cha Nhà Chung. Với lòng con thảo, cha TPT Antôn Huỳnh Đầy đã trình lên Quí Đức Cha và Quí Cha việc anh em Thánh Tâm đã xây Đài Đức Mẹ La Vang, và việc xây dựng thêm tầng lầu Nhà Giáo Lý tại Giáo xứ Bình Điền, cùng việc hoàn thành việc lớp mái tôn trên Nhà Thờ Sơn Thủy, A Lưới, cũng như bao công việc quan trọng của các Sở Dòng, giáo xứ ở các Giáo phận mà anh em Thánh Tâm đang coi sóc... để tri ân Quí Đức Cha, và cùng với các thành viên trong Hội Dòng tạ ơn Chúa.
Bữa cơm “Nối kết tình thân” nhằm vào Tết Trung Thu, nên hòa với tiếng trống và điệu Múa Lân vui nhộn của các chú Đệ Tử, là các tiết mục văn nghệ hợp ca, song ca của các em Thỉnh Sinh, cùng với các giọng ca đầy ấn tượng của ông Hoàng Thái Tiến, Cha Giuse Phan Miên, Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, đã ngẫu hứng góp vui, qua những nhạc phẩm đậm chất đồng quê, cùng với giọng ca trầm mặc, man mác... giúp thính giả thả hồn vào những miền nhớ của ký ức đồng dao thơ ấu thuở nào... Cứ thế, không khí bữa cơm tình thân giữa Quí Đức Cha, Quí Cha Nhà Chung, và Quan Khách gần xa cùng anh em Dòng Thánh Tâm càng tiếp nối yêu thương, chan chứa nghĩa tình.
Kết thúc bữa cơm “Nối kết tình thân”, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, đã có lời khen ngợi anh em Thánh Tâm có nhiều cố gắng trong việc phát triển Nhà Dòng, cùng với việc góp sức trong công việc chung của Giáo phận; Đức Tổng cũng đặc biệt khen ngợi ông kiến trúc sư Hoàng Thái Tiến, ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Phước Hoàng và anh chị em công nhân, đã sống chan hòa trong cộng đoàn Dòng Tu, để cộng tác tích cực với các Cha các Thầy, xây dựng Nhà Nội Trú Thánh Tâm, hầu góp phần vào trong công việc giáo dục của xã hội.
Thánh Tâm mãi đợi người về chốn xưa
(Cảm phục anh Hoàng Thái Tiến, anh Bùi Văn Khanh và anh Trần Thanh Phong, cựu Tu sĩ của Dòng)
Trường tôi in bóng dòng sông
Hương Giang một dải buồn trông bến đò
Bao nhiêu thế hệ học trò
Ra đi sông vắng câu hò mênh mang...
Tình đời như chiếc đò ngang !
Sang sông mấy kẻ lụy giang nhớ đò ?
Trường xưa vắng bóng học trò
Câu hò vọng mãi, bến đò còn trông.
Phan Tấn Hồ
DTT. Huế - Nhằm tạo môi trường tốt hơn cho học sinh đến lưu trú để an tâm học hành, Dòng Thánh Tâm tiến hành xây dựng một Nhà Nội Trú ngay tại khuôn viên của Nhà Dòng.
Việc mở Nhà Nội Trú của Dòng Thánh Tâm trong giai đoạn hiện nay, nhằm: tiếp tục sứ mạng giáo dục học sinh theo sứ mạng của Hội Dòng; hỗ trợ phần nào cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học; hướng dẫn Ơn Gọi cho thanh thiếu niên; và có thêm thu nhập để đào tạo Ơn Gọi cho Hội Dòng.
Tiến trình xây dựng Nhà Nội Trú Thánh Tâm
Xem hình
Sau khi thống nhất về kỷ thuật và mô hình Nhà Nội Trú với ông kiến trúc sư Đaminh Xaviô Hoàng Thái Tiến - Vị ân nhân đặc biệt của Nhà Dòng, Cha TPT đã tiến hành các thủ tục hành chánh cần thiết để chuẩn bị cho công tác xây dựng.
Đầu tháng 02 năm 2010, sau hai đợt vận chuyển, gần 150 tấn sắt đã chuyển về đến Nhà Dòng, để chuẩn bị cho việc xây dựng Nhà Nội Trú. Gia đình anh Bùi Văn Khanh và anh Trần Thanh Phong, cựu Tu sĩ của Dòng đã giúp rất nhiều trong việc mua gần 150 tấn sắt này.
Ngày 19.6.2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, chủ sự Nghi thức Đặt Viên Đá đầu tiên, khởi công xây dựng Nhà Nội Trú cho học sinh.
Ngày 17 tháng 8 năm 2010, hoàn thành công đoạn ép cọc, chuẩn bị cho việc xây dựng.
Việc xây dựng Nhà Nội Trú, do ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí Nội thất Phước Hoàng (256/41/12A, Lạc Long Quân, F.8, Q.Tân Bình, Tp.HCM ) cùng với Cha TPT Antôn Huỳnh Đầy, trực tiếp ký nhận hợp đồng xây dựng phần khung của công trình.
Mặc dầu điều kiện thời tiết mưa bão khắc nghiệt, và kéo dài, nhưng Ông Bà Kiến Trúc Sư Hoàng Thái Tiến, cùng với Ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Phước Hoàng, đã túc trực thường xuyên tại công trường để giám sát kỷ thuật, điều chỉnh phương án thi công thích hợp, cũng như đồng lao cộng khổ với anh em công nhân, suốt cả ngày đêm ngay tại công trình... Tính đến ngày 22.9.2010, phần quan trọng nhất của Nhà Nội Trú, là tầng hầm, bước đầu, cơ bản đã được hoàn tất. Trước thành quả tốt đẹp bước đầu này, Ông Bà Kiến Trúc Sư Hoàng Thái Tiến và Ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Phước Hoàng, cùng với Nhà Dòng, đã đứng ra tổ chức bữa cơm “Nối kết tình thân” để tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời và tạ ơn nhau. Trong bữa cơm “Nối kết tình thân” này, có sự hiện diện quý báu của Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cùng Quí Cha Nhà Chung. Với lòng con thảo, cha TPT Antôn Huỳnh Đầy đã trình lên Quí Đức Cha và Quí Cha việc anh em Thánh Tâm đã xây Đài Đức Mẹ La Vang, và việc xây dựng thêm tầng lầu Nhà Giáo Lý tại Giáo xứ Bình Điền, cùng việc hoàn thành việc lớp mái tôn trên Nhà Thờ Sơn Thủy, A Lưới, cũng như bao công việc quan trọng của các Sở Dòng, giáo xứ ở các Giáo phận mà anh em Thánh Tâm đang coi sóc... để tri ân Quí Đức Cha, và cùng với các thành viên trong Hội Dòng tạ ơn Chúa.
Bữa cơm “Nối kết tình thân” nhằm vào Tết Trung Thu, nên hòa với tiếng trống và điệu Múa Lân vui nhộn của các chú Đệ Tử, là các tiết mục văn nghệ hợp ca, song ca của các em Thỉnh Sinh, cùng với các giọng ca đầy ấn tượng của ông Hoàng Thái Tiến, Cha Giuse Phan Miên, Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, đã ngẫu hứng góp vui, qua những nhạc phẩm đậm chất đồng quê, cùng với giọng ca trầm mặc, man mác... giúp thính giả thả hồn vào những miền nhớ của ký ức đồng dao thơ ấu thuở nào... Cứ thế, không khí bữa cơm tình thân giữa Quí Đức Cha, Quí Cha Nhà Chung, và Quan Khách gần xa cùng anh em Dòng Thánh Tâm càng tiếp nối yêu thương, chan chứa nghĩa tình.
Kết thúc bữa cơm “Nối kết tình thân”, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, đã có lời khen ngợi anh em Thánh Tâm có nhiều cố gắng trong việc phát triển Nhà Dòng, cùng với việc góp sức trong công việc chung của Giáo phận; Đức Tổng cũng đặc biệt khen ngợi ông kiến trúc sư Hoàng Thái Tiến, ông Trịnh Công Luận, Giám đốc Công ty TNHH Phước Hoàng và anh chị em công nhân, đã sống chan hòa trong cộng đoàn Dòng Tu, để cộng tác tích cực với các Cha các Thầy, xây dựng Nhà Nội Trú Thánh Tâm, hầu góp phần vào trong công việc giáo dục của xã hội.
Thánh Tâm mãi đợi người về chốn xưa
(Cảm phục anh Hoàng Thái Tiến, anh Bùi Văn Khanh và anh Trần Thanh Phong, cựu Tu sĩ của Dòng)
Trường tôi in bóng dòng sông
Hương Giang một dải buồn trông bến đò
Bao nhiêu thế hệ học trò
Ra đi sông vắng câu hò mênh mang...
Tình đời như chiếc đò ngang !
Sang sông mấy kẻ lụy giang nhớ đò ?
Trường xưa vắng bóng học trò
Câu hò vọng mãi, bến đò còn trông.
Phan Tấn Hồ
Đại hội truyền giáo toàn quốc tại Hố Nai
Nguyễn Quang Ngọc
07:18 30/09/2010
Hố Nai - Biên Hòa, Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng (UBLBTM) trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) sẽ tổ chức Đại Hội Truyền Giáo Toàn Quốc tại giáo xứ Hà Nội, Giáo hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc từ ngày 30/9 – 2/10/2010 với chủ đề: “Kitô Hữu Chứng Nhân và Khí Cụ Loan Báo Tin Mừng” Đại Hội khai mạc vào lúc 08h30 ngày 30.09.2010 có sự hiện diện Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, trưởng ban Loan Báo Tin Mừng HĐGMVN; Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh; Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục Giáo phận Mỹ Tho, quý cha, quý tu sỹ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa Giáo phận Xuân Lộc.
Xem Hình
Mục đích của Đại Hội nhằm rút tỉa kinh nghiệm truyền giáo của GHVN trong thời gian qua, đồng thời thúc đẩy công cuộc loan báo Tin Mừng trong bối cảnh xã hội hôm nay, nhất là nhấn mạnh và cổ võ vai trò người giáo dân trong công tác loan báo Tin Mừng như tinh thần của công đồng Vaticano II.
Xem Hình
Mục đích của Đại Hội nhằm rút tỉa kinh nghiệm truyền giáo của GHVN trong thời gian qua, đồng thời thúc đẩy công cuộc loan báo Tin Mừng trong bối cảnh xã hội hôm nay, nhất là nhấn mạnh và cổ võ vai trò người giáo dân trong công tác loan báo Tin Mừng như tinh thần của công đồng Vaticano II.
Đại hội loan báo Tin Mừng
Giuse Khổng Hữu Nguồn
07:25 30/09/2010
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
ĐẠI HỘI LOAN BÁO TIN MỪNG TOÀN QUỐC
Trong ba ngày, từ ngày 30.09.2010 đến hết ngày mùng 02.10.2010, Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức Đại Hội Loan Báo Tin Mừng Toàn Quốc, với chủ đề: KITO HỮU “CHÚNG NHÂN VÀ KHÍ CỤ SỐNG ĐỘNG” CỦA SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG. ( AG 41), được tổ chức tại Giáo xứ Hà Nội, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.
Xem hình
Buổi sáng bầu trời vùng Hố Nai, Biên Hòa đẹp quá! Hòa với không khí những ngày chuẩn bị mừng lễ đạo đời, gần 300 đại biểu trên toàn quốc về tham dự Đại Hội.
Khai mạc Đại Hội có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh- Đặc trách Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng của Hội Đồng Giám Mục Việt N am, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh - Giám Mục Xuân Lộc, Đức Cha Phaolo Bùi Văn Đọc – Giám Mục Mỹ Tho, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp – Giám Mục Vinh, và gần 300 đại biểu là Qúy Linh Mục, Tu Sĩ, và Giáo Dân đại diện cho các Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng của các giáo phận trên toàn quốc.
Trong ngày đầu Đại Hội, buổi sáng các đại biểu đã được nghe quý cha: Augustino Nguyễn Văn Trinh, giáo sư, trình bày đề tại Lịch sử Truyền giáo, và cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng Thư Ký UBLBTM trình bày đề tài Loan báo Tin mừng theo chỉ dẫn của Công Đồng Vatican II.
Buổi chiều, các Đại biểu được nghe các Bản Báo cáo của Dòng Don Bosco, Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm, báo cáo của giáo dân Sài Gòn, giáo dân Xuân Lộc.
Trước khi kết thúc ngày Đại Hội thứ nhất, các đại biểu đã di chuyển đến các điểm hội thảo.
Các đại biểu đã làm việc trong tinh thần nghiêm túc, diễn tiến đúng chương trình đã đề ra.
Được biết, “Đây là việc hệ trọng và cấp thiết cho công cuộc loan báo Tin Mừng, và đồng thời còn là vinh dự lớn cho giáo xứ Hà Nội, giáo hạt Hố Nai nói chung”.
Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, chánh xứ Hà Nội, kiêm quản hạt đã lưu ý đến từng chi tiết nhỏ cho chương trình đại hội này, Ngài đã lo lắng chuẩn bị chu đáo nơi ăn chốn nghỉ ngơi cho các đại biểu về tham dự ba ngày đại hội một cách tốt đẹp.
Chúng con xin được cung cấp thông tin sinh hoạt đại hội trong từng ngày để Quý cha và quý vị tiện theo dõi và cầu nguyện.
ĐẠI HỘI LOAN BÁO TIN MỪNG TOÀN QUỐC
Trong ba ngày, từ ngày 30.09.2010 đến hết ngày mùng 02.10.2010, Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức Đại Hội Loan Báo Tin Mừng Toàn Quốc, với chủ đề: KITO HỮU “CHÚNG NHÂN VÀ KHÍ CỤ SỐNG ĐỘNG” CỦA SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG. ( AG 41), được tổ chức tại Giáo xứ Hà Nội, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.
Xem hình
Buổi sáng bầu trời vùng Hố Nai, Biên Hòa đẹp quá! Hòa với không khí những ngày chuẩn bị mừng lễ đạo đời, gần 300 đại biểu trên toàn quốc về tham dự Đại Hội.
Khai mạc Đại Hội có Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh- Đặc trách Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng của Hội Đồng Giám Mục Việt N am, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh - Giám Mục Xuân Lộc, Đức Cha Phaolo Bùi Văn Đọc – Giám Mục Mỹ Tho, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp – Giám Mục Vinh, và gần 300 đại biểu là Qúy Linh Mục, Tu Sĩ, và Giáo Dân đại diện cho các Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng của các giáo phận trên toàn quốc.
Trong ngày đầu Đại Hội, buổi sáng các đại biểu đã được nghe quý cha: Augustino Nguyễn Văn Trinh, giáo sư, trình bày đề tại Lịch sử Truyền giáo, và cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng Thư Ký UBLBTM trình bày đề tài Loan báo Tin mừng theo chỉ dẫn của Công Đồng Vatican II.
Buổi chiều, các Đại biểu được nghe các Bản Báo cáo của Dòng Don Bosco, Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm, báo cáo của giáo dân Sài Gòn, giáo dân Xuân Lộc.
Trước khi kết thúc ngày Đại Hội thứ nhất, các đại biểu đã di chuyển đến các điểm hội thảo.
Các đại biểu đã làm việc trong tinh thần nghiêm túc, diễn tiến đúng chương trình đã đề ra.
Được biết, “Đây là việc hệ trọng và cấp thiết cho công cuộc loan báo Tin Mừng, và đồng thời còn là vinh dự lớn cho giáo xứ Hà Nội, giáo hạt Hố Nai nói chung”.
Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, chánh xứ Hà Nội, kiêm quản hạt đã lưu ý đến từng chi tiết nhỏ cho chương trình đại hội này, Ngài đã lo lắng chuẩn bị chu đáo nơi ăn chốn nghỉ ngơi cho các đại biểu về tham dự ba ngày đại hội một cách tốt đẹp.
Chúng con xin được cung cấp thông tin sinh hoạt đại hội trong từng ngày để Quý cha và quý vị tiện theo dõi và cầu nguyện.
Tin về việc mở hồ sơ phong Chân Phước cho ĐHY F.X. Nguyễn Văn Thuận tại Roma vào ngày 22 tháng 10 năm 2010.
Dominic David Trần
15:28 30/09/2010
Tin về việc mở hồ sơ phong Chân Phước cho ĐHY F.X. Nguyễn Văn Thuận tại Roma vào ngày 22 tháng 10 năm 2010.
8.30 Thánh lễ tại Chiesa Santa Maria della Scala - Piazza Santa Maria della Scala số 23. Liên Tu Sĩ Roma sẽ phụ trách việc tổ chức thánh lễ với phần thánh ca, đọc Lời Chúa và lời nguyện giáo dân. ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình chính thức mời tất cả anh chị em LTSR thu xếp thời giờ để tham dự.
10.30 Trao Giải thưởng Van Thuan 2010 tại Università Lateranense cho: Dr. Juan Somavia; ĐTGM Giuseppe Molinari - Tổng Giám Mục Aquila; Fondation St. Camille – Burundi; Fr. Marcelo Rossi – Bazil; Daughters of the Charity – Haiti.
12.00 Mở hồ sơ long trọng tại Sala della Conciliazione – Palazzo Lateranense, thuộc Tổng Giáo Phận Roma, Piazza S. Giovanni in Laterano 6/A.
18.00 Chứng từ và suy niệm về cuộc đời của ĐHY F. X. Nguyễn Văn Thuận với phần phụ họa âm nhạc của linh mục nhạc sĩ Carlo José Seno, tại Università Urbaniana.
8.30 Thánh lễ tại Chiesa Santa Maria della Scala - Piazza Santa Maria della Scala số 23. Liên Tu Sĩ Roma sẽ phụ trách việc tổ chức thánh lễ với phần thánh ca, đọc Lời Chúa và lời nguyện giáo dân. ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình chính thức mời tất cả anh chị em LTSR thu xếp thời giờ để tham dự.
10.30 Trao Giải thưởng Van Thuan 2010 tại Università Lateranense cho: Dr. Juan Somavia; ĐTGM Giuseppe Molinari - Tổng Giám Mục Aquila; Fondation St. Camille – Burundi; Fr. Marcelo Rossi – Bazil; Daughters of the Charity – Haiti.
12.00 Mở hồ sơ long trọng tại Sala della Conciliazione – Palazzo Lateranense, thuộc Tổng Giáo Phận Roma, Piazza S. Giovanni in Laterano 6/A.
18.00 Chứng từ và suy niệm về cuộc đời của ĐHY F. X. Nguyễn Văn Thuận với phần phụ họa âm nhạc của linh mục nhạc sĩ Carlo José Seno, tại Università Urbaniana.
Liên hoan văn nghệ mừng khánh thành nhà thờ Đồng Đăng
Giuse Trần Ngọc Huấn
16:45 30/09/2010
Liên hoan văn nghệ mừng khánh thành nhà thờ Đồng Đăng
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh,
Ai lên xứ Lạng cùng anh…
Xem hình
Câu ca dao đã trở nên thật quen thuộc và rất đỗi thân thương với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này. Hôm nay, tại xứ Lạng xa xôi ấy, chứng kiến niềm vui lớn lao của cộng đồng dân Chúa giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, cách riêng đối với giáo xứ Đồng Đăng, khi ngôi thánh đường nơi đây sẽ được long trọng cắt băng khánh thành và cung hiến dâng cho Thiên Chúa.
Niềm vui được thể hiện trong buổi tối liên hoan văn nghệ rực rỡ sắc màu và đầy nồng nhiệt nơi tiền đường nhà thờ mới. Buổi văn nghệ có sự góp mặt của các đoàn đến từ một số giáo xứ trong giáo phận, mỗi đoàn mang đến một nét riêng trong chương trình của mình, đóng góp vào để tạo nên một đêm văn nghệ thành công, ấn tượng và có nhiều ý nghĩa.
Đúng 19h30 tối 30 tháng 9 năm 2010, chương trình văn nghệ được khai mạc với sự hiện diện của cha xứ, quý cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách và đông đảo anh chị em giáo hữu cũng như lương dân. Khuôn viên nhà thờ mới của giáo xứ rực lên, không chỉ bởi ánh đèn, nhưng còn bởi nét rạng rỡ trên gương mặt tràn ngập niềm vui của mọi người hiện diện. Chương trình văn nghệ được tổ chức trên sân khấu chính là tiền sảnh của nhà thờ mới, được trang trí đẹp mắt và ấn tượng.
Khởi đầu chương trình, giáo xứ Đồng Đăng đã trình bày hoạt cảnh, cho mọi người được rõ về sự hình thành, phát triển cũng như những bước thăng trầm trong dòng lịch sử của giáo xứ. Có thể nói, lịch sử giáo xứ từ những ngày đầu thành lập năm 1934, đến khi trải qua những thời kỳ khác nhau như: cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ đang làm chính xứ thì có lệnh thuyên chuyển và cư trú chỉ định tại Thất Khê, sự kiện gia đình họ Lù trở lại Đạo, sự kiện Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, rồi Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân quan tâm nâng đỡ, phục hồi giáo xứ, cũng như tiến trình xây cất tân thánh đường giáo xứ… tất cả đều được trình bày một cách tóm lược nhưng sinh động và lôi cuốn sự quan tâm chú ý của mọi người. Cả giáo xứ, từ già trẻ, lớn bé đều tham gia hoạt cảnh với sự nhiệt tình và đồng cảm, tạo nên nét chân thực và cảm động.
Tiếp đó, các giáo xứ đã trình bày đóng góp cho của mình cho đêm văn nghệ qua các tiết mục múa, hát, diễn xuất, nhạc kịch… mang những tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, hòa với những làn điệu dân ca xứ Lạng, hay những nét riêng của bài thánh ca du dương, và cả những sôi động của sức trẻ Công giáo... Tất cả đã góp phần làm cho không khí chuẩn bị ngày đại lễ nơi giáo xứ Đồng Đăng càng thêm rộn ràng, vui tươi náo nức.
Chương trình văn nghệ kết thúc vào lúc 22h15’. Mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui về một đêm văn nghệ ấn tượng và ý nghĩa. Tuy đã khuya, nhưng bà con giáo dân Đồng Đăng và quý nam nữ tu sỹ, vẫn tất bận để hoàn thành những công việc chuẩn bị cuối cùng cho ngày đại lễ.
Nghi thức cắt băng khánh thành và Thánh lễ cung hiến nhà thờ giáo xứ Đồng Đăng sẽ được cử hành vào lúc 10h00 sáng ngày mai, 1 tháng 10 năm 2010, do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – chủ sự, cùng với sự hiện diện đông đảo của quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách và cộng đoàn.
Xin hiệp ý chúc mừng và tạ ơn Thiên Chúa với anh chị em giáo dân xứ Đồng Đăng!
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh,
Ai lên xứ Lạng cùng anh…
Xem hình
Câu ca dao đã trở nên thật quen thuộc và rất đỗi thân thương với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này. Hôm nay, tại xứ Lạng xa xôi ấy, chứng kiến niềm vui lớn lao của cộng đồng dân Chúa giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, cách riêng đối với giáo xứ Đồng Đăng, khi ngôi thánh đường nơi đây sẽ được long trọng cắt băng khánh thành và cung hiến dâng cho Thiên Chúa.
Niềm vui được thể hiện trong buổi tối liên hoan văn nghệ rực rỡ sắc màu và đầy nồng nhiệt nơi tiền đường nhà thờ mới. Buổi văn nghệ có sự góp mặt của các đoàn đến từ một số giáo xứ trong giáo phận, mỗi đoàn mang đến một nét riêng trong chương trình của mình, đóng góp vào để tạo nên một đêm văn nghệ thành công, ấn tượng và có nhiều ý nghĩa.
Đúng 19h30 tối 30 tháng 9 năm 2010, chương trình văn nghệ được khai mạc với sự hiện diện của cha xứ, quý cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách và đông đảo anh chị em giáo hữu cũng như lương dân. Khuôn viên nhà thờ mới của giáo xứ rực lên, không chỉ bởi ánh đèn, nhưng còn bởi nét rạng rỡ trên gương mặt tràn ngập niềm vui của mọi người hiện diện. Chương trình văn nghệ được tổ chức trên sân khấu chính là tiền sảnh của nhà thờ mới, được trang trí đẹp mắt và ấn tượng.
Khởi đầu chương trình, giáo xứ Đồng Đăng đã trình bày hoạt cảnh, cho mọi người được rõ về sự hình thành, phát triển cũng như những bước thăng trầm trong dòng lịch sử của giáo xứ. Có thể nói, lịch sử giáo xứ từ những ngày đầu thành lập năm 1934, đến khi trải qua những thời kỳ khác nhau như: cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ đang làm chính xứ thì có lệnh thuyên chuyển và cư trú chỉ định tại Thất Khê, sự kiện gia đình họ Lù trở lại Đạo, sự kiện Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, rồi Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân quan tâm nâng đỡ, phục hồi giáo xứ, cũng như tiến trình xây cất tân thánh đường giáo xứ… tất cả đều được trình bày một cách tóm lược nhưng sinh động và lôi cuốn sự quan tâm chú ý của mọi người. Cả giáo xứ, từ già trẻ, lớn bé đều tham gia hoạt cảnh với sự nhiệt tình và đồng cảm, tạo nên nét chân thực và cảm động.
Tiếp đó, các giáo xứ đã trình bày đóng góp cho của mình cho đêm văn nghệ qua các tiết mục múa, hát, diễn xuất, nhạc kịch… mang những tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, hòa với những làn điệu dân ca xứ Lạng, hay những nét riêng của bài thánh ca du dương, và cả những sôi động của sức trẻ Công giáo... Tất cả đã góp phần làm cho không khí chuẩn bị ngày đại lễ nơi giáo xứ Đồng Đăng càng thêm rộn ràng, vui tươi náo nức.
Chương trình văn nghệ kết thúc vào lúc 22h15’. Mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui về một đêm văn nghệ ấn tượng và ý nghĩa. Tuy đã khuya, nhưng bà con giáo dân Đồng Đăng và quý nam nữ tu sỹ, vẫn tất bận để hoàn thành những công việc chuẩn bị cuối cùng cho ngày đại lễ.
Nghi thức cắt băng khánh thành và Thánh lễ cung hiến nhà thờ giáo xứ Đồng Đăng sẽ được cử hành vào lúc 10h00 sáng ngày mai, 1 tháng 10 năm 2010, do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – chủ sự, cùng với sự hiện diện đông đảo của quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách và cộng đoàn.
Xin hiệp ý chúc mừng và tạ ơn Thiên Chúa với anh chị em giáo dân xứ Đồng Đăng!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nếu công lý chậm tới, thì cứ đợi chờ
Gioan Lê Quang Vinh
10:00 30/09/2010
Trong bảy kỳ quan thế giới do nhà văn Hy lạp cổ đại Antipater liệt kê, thì Vườn treo Babylon xếp thứ 2, sau Kim Tự Tháp của Ai cập. Khu vườn này do vua Nabuchodonosor lập ra, được treo một cách ngoạn mục lên mái hiên để làm nguôi nỗi nhớ quê của hoàng hậu đương triều.
Trong thực tế, chắc ít ai được chứng kiến khu vườn này vì nó đã sụp đổ cùng với triều đại của vì vua được tôn làm đại đế của Babylon một thời đã quá xa. Bây giờ nhà vua không còn nữa, vương triều đã lùi vào dĩ vãng, Babylon cũng ít ai biết là xứ nào mà chỉ còn lại nước Iraq nhiều tranh cãi. Tác giả George S. Clason nhận xét: “Những thành quách hùng vĩ cùng những đền đài, cung điện nguy nga của Babylon đã trở thành cát bụi”.(1)
Thật ra, ngay lúc triều đại Nabuchodonosor còn cường thịnh thì ngôn sứ của Đức Chúa là Daniel đã báo trước cho nhà vua rằng các triều đại sẽ qua đi, và cuối cùng vương triều của Thiên Chúa sẽ xuất hiện và vững bền muôn đời: “Việc ngài thấy sắt pha với đất sét nghĩa là các vương quốc sẽ làm cho các chủng tộc pha lẫn với nhau, nhưng không gắn bó với nhau được, cũng như sắt không hoà lẫn được với đất sét. Trong thời đại các vua này, Đức Chúa Trời sẽ lập một vương quốc không bao giờ bị tiêu diệt, vương quốc ấy không bị giao cho một dân khác, nhưng nó sẽ đập tan và tiêu diệt tất cả mọi vương quốc này, đến muôn đời nó sẽ đứng vững.” (2)
Bài đọc Cựu Ước Chúa Nhật 27 quanh năm C trình bày cho chúng ta một khía cạnh của vương quốc Thiên Chúa, ấy là Thiên Chúa luôn ra tay giải cứu con dân của Ngài. Ngôn sứ Habacúc cầu khẩn: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn, chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ.”
Trong những nghịch cảnh của thời bấn loạn, với bao bất công và vô lý chung quanh mình, dân Chúa cũng đang sống tâm tình của vị ngôn sứ. Cám dỗ mất hy vọng vào Đấng Cứu Thế đang hiển trị, dường như là cám dỗ nặng nề nhất của thời đại. Cả những người môn đệ đã theo Chúa lâu ngày, có lúc cũng bị cám dỗ mà len lén bắt tay với ngoại nhân. Có lúc hình ảnh Nabuchodonosor dường như vững vàng làm cho con người tưởng là sẽ không bao giờ sụp đổ được.
Nhưng Thiên Chúa không chỉ là vì vua thống trị những mảnh đất dù là màu mỡ nhất, Ngài không chỉ thống trị những tinh cầu dù là rạng rỡ nhất, mà trước hết Nước Chúa trị đến nơi lòng con người. Chính Ngài sẽ biến đổi những bộ xương khô thành những con người hồi sinh và đứng vào hàng ngũ những đạo binh đông đúc như ngôn sứ Ezekiel đã vâng lệnh Chúa mà loan báo.
Hôm nay Chúa lại dùng miệng ngôn sứ Habacúc mà dạy dân Ngài: “Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ,vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.” Công lý của Thiên Chúa sẽ đến, có thể nhanh có thể chậm, nhưng Thiên Chúa là chủ vũ trụ này không để cho công trình của Ngài bị tiêu huỷ.
Các triều đại rồi cũng trôi vào quá khứ. Và như Tả quân Lê văn Duyệt trình tấu với vua Minh Mạng rằng các vương triều qua đi nhưng Hội Thánh của Đức Giêsu trường tồn, thì chúng ta cũng vững tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện điều này: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình."
Càng về cuối năm phụng vụ, Hội Thánh càng nhắc con cái mình về sự chóng qua của cuộc đời và những thuộc tính của nó, là ngai vàng, là quyền lực và là của cải. Chọn Thiên Chúa làm mục tiêu của cuộc đời mình, người ta có sự bảo đảm cho niềm hạnh phúc của muôn đời. Ngoài ra, họ còn được bảo đảm công lý và bình an ngay giữa cuộc đời này.
Người Công giáo không quên cuộc đời này để chỉ hướng về đời sau như một số nhóm tôn giáo khác, mà được mời gọi xây dựng cuộc sống này trong niềm hy vọng. Phải chăng đó là điều Đức Thánh Cha Benedicto XVI muốn nhắn nhủ khi ngài xác định trong Thông điệp Spe Salvi rằng đức tin và đức cậy là một.
Trong niềm tin và niềm trông cậy ấy, chúng ta hân hoan lặp lại lời ngôn sứ Habacúc: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình.”
(1) George S. Clason, Người giàu có nhất thành Babylon, First News ấn hành 2007
(2) Dn.2,43-44
Trong thực tế, chắc ít ai được chứng kiến khu vườn này vì nó đã sụp đổ cùng với triều đại của vì vua được tôn làm đại đế của Babylon một thời đã quá xa. Bây giờ nhà vua không còn nữa, vương triều đã lùi vào dĩ vãng, Babylon cũng ít ai biết là xứ nào mà chỉ còn lại nước Iraq nhiều tranh cãi. Tác giả George S. Clason nhận xét: “Những thành quách hùng vĩ cùng những đền đài, cung điện nguy nga của Babylon đã trở thành cát bụi”.(1)
Thật ra, ngay lúc triều đại Nabuchodonosor còn cường thịnh thì ngôn sứ của Đức Chúa là Daniel đã báo trước cho nhà vua rằng các triều đại sẽ qua đi, và cuối cùng vương triều của Thiên Chúa sẽ xuất hiện và vững bền muôn đời: “Việc ngài thấy sắt pha với đất sét nghĩa là các vương quốc sẽ làm cho các chủng tộc pha lẫn với nhau, nhưng không gắn bó với nhau được, cũng như sắt không hoà lẫn được với đất sét. Trong thời đại các vua này, Đức Chúa Trời sẽ lập một vương quốc không bao giờ bị tiêu diệt, vương quốc ấy không bị giao cho một dân khác, nhưng nó sẽ đập tan và tiêu diệt tất cả mọi vương quốc này, đến muôn đời nó sẽ đứng vững.” (2)
Bài đọc Cựu Ước Chúa Nhật 27 quanh năm C trình bày cho chúng ta một khía cạnh của vương quốc Thiên Chúa, ấy là Thiên Chúa luôn ra tay giải cứu con dân của Ngài. Ngôn sứ Habacúc cầu khẩn: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn, chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ.”
Trong những nghịch cảnh của thời bấn loạn, với bao bất công và vô lý chung quanh mình, dân Chúa cũng đang sống tâm tình của vị ngôn sứ. Cám dỗ mất hy vọng vào Đấng Cứu Thế đang hiển trị, dường như là cám dỗ nặng nề nhất của thời đại. Cả những người môn đệ đã theo Chúa lâu ngày, có lúc cũng bị cám dỗ mà len lén bắt tay với ngoại nhân. Có lúc hình ảnh Nabuchodonosor dường như vững vàng làm cho con người tưởng là sẽ không bao giờ sụp đổ được.
Nhưng Thiên Chúa không chỉ là vì vua thống trị những mảnh đất dù là màu mỡ nhất, Ngài không chỉ thống trị những tinh cầu dù là rạng rỡ nhất, mà trước hết Nước Chúa trị đến nơi lòng con người. Chính Ngài sẽ biến đổi những bộ xương khô thành những con người hồi sinh và đứng vào hàng ngũ những đạo binh đông đúc như ngôn sứ Ezekiel đã vâng lệnh Chúa mà loan báo.
Hôm nay Chúa lại dùng miệng ngôn sứ Habacúc mà dạy dân Ngài: “Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ,vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.” Công lý của Thiên Chúa sẽ đến, có thể nhanh có thể chậm, nhưng Thiên Chúa là chủ vũ trụ này không để cho công trình của Ngài bị tiêu huỷ.
Các triều đại rồi cũng trôi vào quá khứ. Và như Tả quân Lê văn Duyệt trình tấu với vua Minh Mạng rằng các vương triều qua đi nhưng Hội Thánh của Đức Giêsu trường tồn, thì chúng ta cũng vững tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện điều này: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình."
Càng về cuối năm phụng vụ, Hội Thánh càng nhắc con cái mình về sự chóng qua của cuộc đời và những thuộc tính của nó, là ngai vàng, là quyền lực và là của cải. Chọn Thiên Chúa làm mục tiêu của cuộc đời mình, người ta có sự bảo đảm cho niềm hạnh phúc của muôn đời. Ngoài ra, họ còn được bảo đảm công lý và bình an ngay giữa cuộc đời này.
Người Công giáo không quên cuộc đời này để chỉ hướng về đời sau như một số nhóm tôn giáo khác, mà được mời gọi xây dựng cuộc sống này trong niềm hy vọng. Phải chăng đó là điều Đức Thánh Cha Benedicto XVI muốn nhắn nhủ khi ngài xác định trong Thông điệp Spe Salvi rằng đức tin và đức cậy là một.
Trong niềm tin và niềm trông cậy ấy, chúng ta hân hoan lặp lại lời ngôn sứ Habacúc: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình.”
(1) George S. Clason, Người giàu có nhất thành Babylon, First News ấn hành 2007
(2) Dn.2,43-44
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phỏng vấn linh mục nhà văn Giuse Nguyễn Tầm Thường
Thúy Dung
13:18 30/09/2010
Linh mục nhà văn Giuse Nguyễn Trọng Tước (người được đông đảo người Công Giáo trên thế giới biết đến qua bút hiệu của ngài là nhà văn Nguyễn Tầm Thường) vừa đến Perth để giúp tĩnh tâm cho anh chị em giáo dân. Trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm mục vụ tại thủ phủ miền Tây Úc Đại Lợi, ngài đã dành cho VietCatholic một cuộc phỏng vấn.
Một số câu hỏi sau đã được ngài chia sẻ trong video này.
1. Thưa cha, chúng con được biết trong chuyến viếng thămTây Úc lần này cha sẽ thuyết giảng về ba đề tài. Quý vị khán giả của VietCatholic, qua video này sẽ rất hân hoan được nghe cha chia sẻ ý chính của những đề tài này.
2. Thưa cha, một trong những mối quan tâm hàng đầu của anh em linh mục là làm sao trình bày sứ điệp Tin Mừng sống động, khúc triết và nhất là cuối cùng đem đến ơn hoán cải trong lòng người nghe. Trong tư cách là một nhà thuyết giảng có cơ hội được tiếp xúc với nhiều cộng đoàn trên thế giới, xin cha chia sẻ với anh em linh mục một số kinh nghiệm của cha.
3. Thưa cha, một trong những nét nổi bật trong những tác phẩm của cha là sự lôi cuốn người đọc dự phần một cách tích cực trong sứ điệp mà cha muốn trình bày. Trước những kết luận bỏ lửng, những câu hỏi và những thách đố mà cha đặt ra, độc giả phải suy tư chứ không tiếp nhận một cách hời hợt. Hiện trạng ngày nay là người đọc thường phải tiếp xúc với những một dòng lũ thông tin choáng ngợp trên Internet, nhiều thứ chưa được đánh giá về phương diện chính xác và tầm quan trọng. Đó là một vấn đề cho nhiều người.
Trong tư cách là một nhà văn, một nhà truyền thông xin cha chia sẻ một số nhận định của cha.
4. Là một linh mục làm việc nhiều năm trong lãnh vực mục vụ gia đình qua các khóa thăng tiến hôn nhân và các khóa tĩnh tâm gia đình. Xin cha cho quý vị khán thính giả VietCatholic biết tại sao cha đã chọn hay nhận lãnh công việc này.
5. Nhiều người than phiền về những khủng hoảng liên tục trong đời sống hôn nhân và những thách đố gay go họ phải đối diện trong đời sống gia đình. Theo cha thì đâu là nguyên nhân và những phương thuốc cho vấn đề?
6. Tây Úc đang sắp vào mùa cưới. Đối với các bạn trẻ sắp lập gia đình, con thiết nghĩ họ chắc chắn sẽ hân hoan đón nhận những lời khuyên của cha.
Một số câu hỏi sau đã được ngài chia sẻ trong video này.
1. Thưa cha, chúng con được biết trong chuyến viếng thămTây Úc lần này cha sẽ thuyết giảng về ba đề tài. Quý vị khán giả của VietCatholic, qua video này sẽ rất hân hoan được nghe cha chia sẻ ý chính của những đề tài này.
2. Thưa cha, một trong những mối quan tâm hàng đầu của anh em linh mục là làm sao trình bày sứ điệp Tin Mừng sống động, khúc triết và nhất là cuối cùng đem đến ơn hoán cải trong lòng người nghe. Trong tư cách là một nhà thuyết giảng có cơ hội được tiếp xúc với nhiều cộng đoàn trên thế giới, xin cha chia sẻ với anh em linh mục một số kinh nghiệm của cha.
3. Thưa cha, một trong những nét nổi bật trong những tác phẩm của cha là sự lôi cuốn người đọc dự phần một cách tích cực trong sứ điệp mà cha muốn trình bày. Trước những kết luận bỏ lửng, những câu hỏi và những thách đố mà cha đặt ra, độc giả phải suy tư chứ không tiếp nhận một cách hời hợt. Hiện trạng ngày nay là người đọc thường phải tiếp xúc với những một dòng lũ thông tin choáng ngợp trên Internet, nhiều thứ chưa được đánh giá về phương diện chính xác và tầm quan trọng. Đó là một vấn đề cho nhiều người.
Trong tư cách là một nhà văn, một nhà truyền thông xin cha chia sẻ một số nhận định của cha.
4. Là một linh mục làm việc nhiều năm trong lãnh vực mục vụ gia đình qua các khóa thăng tiến hôn nhân và các khóa tĩnh tâm gia đình. Xin cha cho quý vị khán thính giả VietCatholic biết tại sao cha đã chọn hay nhận lãnh công việc này.
5. Nhiều người than phiền về những khủng hoảng liên tục trong đời sống hôn nhân và những thách đố gay go họ phải đối diện trong đời sống gia đình. Theo cha thì đâu là nguyên nhân và những phương thuốc cho vấn đề?
6. Tây Úc đang sắp vào mùa cưới. Đối với các bạn trẻ sắp lập gia đình, con thiết nghĩ họ chắc chắn sẽ hân hoan đón nhận những lời khuyên của cha.
Văn Hóa
Hoài niệm
Hiền Lâm
16:54 30/09/2010
HOÀI NIỆM
Có hay chăng một con tim băng giá
Trong ngục tù tiết lạnh của trời đông
Để không còn xao xuyến trước ‘nụ hồng’
Không hoài tưởng một khung trời kỷ niệm?
Dẫu thánh nhân hay bậc thầy thánh thiện
Cũng là người trong cõi kiếp nhân gian
Có con tim, có tình cảm dâng tràn,
Hơn một lần biết yêu và biết ghét.
Vâng, có yêu mới thấy đời tươi đẹp,
Có chờ mong mới thấy cảnh đêm dài,
Có vui buồn mới rõ mình yêu ai,
Có trao ban mới hiểu… đời, kỷ niệm.
Cũng như tôi hơn một lần xao xuyến,
Từng vụng về ôm kỷ niệm thành thơ,
Bâng khuâng xưa vọng mãi tận bây giờ,
Chút thầm thương một nụ hồng e ấp.
Kỷ niệm lắm khi làm tôi ngây ngất
Cười một mình, tim rạo rực niềm vui,
Nhưng cũng nhiều lần khơi giọt lệ rơi
Khóc một mình cho cuộc tình dang dở.
… Đến hôm nay ẩn mình trong nhà Chúa
Cho con tim nghẹn ứ… giọt tương tư,
Chôn ký ức trong mắt Đấng Nhân Từ
Trong trái tim từng bị đời xé nát.
Không dám xin một cuộc tình cao ngất:
Yêu Giê-su đến quá mức anh hùng,
Nhưng chỉ mong tình tôi được mặn nồng
Như đã từng yêu “bóng hồng ngày ấy”.
Thầm mong làm ngọn đèn leo lét cháy
Cạnh bàn thờ thầm thĩ với Giê-su
Cho cuộc đời vơi nhẹ gánh tương tư
Cho trái tim say men tình thập tự…
Có hay chăng một con tim băng giá
Trong ngục tù tiết lạnh của trời đông
Để không còn xao xuyến trước ‘nụ hồng’
Không hoài tưởng một khung trời kỷ niệm?
Dẫu thánh nhân hay bậc thầy thánh thiện
Cũng là người trong cõi kiếp nhân gian
Có con tim, có tình cảm dâng tràn,
Hơn một lần biết yêu và biết ghét.
Vâng, có yêu mới thấy đời tươi đẹp,
Có chờ mong mới thấy cảnh đêm dài,
Có vui buồn mới rõ mình yêu ai,
Có trao ban mới hiểu… đời, kỷ niệm.
Cũng như tôi hơn một lần xao xuyến,
Từng vụng về ôm kỷ niệm thành thơ,
Bâng khuâng xưa vọng mãi tận bây giờ,
Chút thầm thương một nụ hồng e ấp.
Kỷ niệm lắm khi làm tôi ngây ngất
Cười một mình, tim rạo rực niềm vui,
Nhưng cũng nhiều lần khơi giọt lệ rơi
Khóc một mình cho cuộc tình dang dở.
… Đến hôm nay ẩn mình trong nhà Chúa
Cho con tim nghẹn ứ… giọt tương tư,
Chôn ký ức trong mắt Đấng Nhân Từ
Trong trái tim từng bị đời xé nát.
Không dám xin một cuộc tình cao ngất:
Yêu Giê-su đến quá mức anh hùng,
Nhưng chỉ mong tình tôi được mặn nồng
Như đã từng yêu “bóng hồng ngày ấy”.
Thầm mong làm ngọn đèn leo lét cháy
Cạnh bàn thờ thầm thĩ với Giê-su
Cho cuộc đời vơi nhẹ gánh tương tư
Cho trái tim say men tình thập tự…
Tháng Mười
Lm. Anton Nguyễn Quang Thanh
20:35 30/09/2010
THÁNG MƯỜI
Tê-rê-sa. Tê-rê-sa.
Vẵng nghe tên Chị thiết tha mặn nồng.
Mưa hồng cổ độ chờ mong
Chị ơi có thấu nỗi lòng em đây
Chiều xưa dòng kín hao gầy
Bước chân chập chững tình đầy ước ao
Toàn thiêu lời nguyện khát khao
Thần Ưng chấp cánh vút cao tận trời
Này em chút phận giữa đời.
Đa đoan chỉ một đầy vơi cuộc tình
Mai kia về chốn Thiên đình.
Xót người ở lại phận mình, Chị ơi !
30.9.2010
Tê-rê-sa. Tê-rê-sa.
Vẵng nghe tên Chị thiết tha mặn nồng.
Mưa hồng cổ độ chờ mong
Chị ơi có thấu nỗi lòng em đây
Chiều xưa dòng kín hao gầy
Bước chân chập chững tình đầy ước ao
Toàn thiêu lời nguyện khát khao
Thần Ưng chấp cánh vút cao tận trời
Này em chút phận giữa đời.
Đa đoan chỉ một đầy vơi cuộc tình
Mai kia về chốn Thiên đình.
Xót người ở lại phận mình, Chị ơi !
30.9.2010
Truyện ngắn Công Giáo
Trầm Thiên Thu
07:34 30/09/2010
1. LÁ THƯ CỦA CHÚA GIÊSU
Con yêu dấu,
Khi con thức dậy sáng nay, Cha nhìn con và hy vọng con nói chuyện với con, dù chỉ là vài lời xin ý kiến Cha về điều gì đó tốt đẹp xảy ra trong đời con hôm qua, nhưng Cha thấy con quá bận rộn tìm đồ mặc đi làm hoặc đi học. Cha lại phải chờ đợi con. Khi con lăng xăng trong nhà, Cha biết chỉ còn vài phút cho con chào mọi người, nhưng con QUÁ BẬN RỘN. Cha thấy con cũng bồn chồn. Cha nghĩ con muốn nói chuyện với Cha, nhưng con lại nghe ĐT riêng. Cha theo doi bước chân khi con đến trường hoặc đi làm. Cha kiên nhẫn chờ con hết ngày này qua ngày khác. Với ác hoạt động của con, Cha đoán con quá bận rộn nện không có giờ nói chuyện với Cha. Cha biết rằng trườc khi con an trưa, con cứ nhìn quanh, có thể con thấy lúng lúng túng khi muốn nói chuyện với Cha rằg tại sao con không cúi đầu. Con nhìn ba bốn bàn bên cạnh, con thấy một số người nói vài lời ngắn gọn trước khi ăn, nhưng không phải như vậy. Sự thật là vậy. Vẫn còn thời gian. Cha hy vọng con sẽ nói chuyện với Cha.
Con về nhà và và hình như có nhiều việc con phải làm. Làm xong vài việc, con lại bật tivi hoặc internet. Cha không biết con thích tivi hay máy tính hay không, nhưng Cha thấy con dành nhiều thời gian ngồi trên máy vi tính, có thể con không nghĩ những người xung quanh đang cần gì ở con. Cha lại kiên nhẫn chờ con xem tivi và ăn tối, nhưng con vẫn không nói gì với Cha.
Lúc đi ngủ, Cha đoán con đã mỏi mệt. Sau khi chào tạm biệt người thân rồi ngủ. không sao, vì con không nhận thấy Cha luôn ở bên con. Cha Vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi con hơn cả điều con tưởng. Thậm chí Cha còn muốn dạy con biết kiên nhẫn với người khác. Vì Cha rất yêu con, từ lâu trước khi Cha Cha bỏ Trời xuống thế gian này. Cha bỏ Trời vì Cha muốn bị nhạo cười vì YÊU,, thậm chí là Cha được CHẾT vì con không thể thay thế Cha. Cha yêu con đến nỗi hằng ngày Cha chờ đợi con ĐỒNG Ý, CẦU NGUYỆN, SUY NGHĨ hoặc TẠ ƠN.
Thật khó mà nói chuyện “một chiều”. Con đã ĐỨNG DẬY và một lần nữa Cha vẫn chờ đợi không gì hơn là Tình Cha dành cho con, với hy vọng rằng con sẽ dành cho Cha một thời gian nào đó. Chúc con một ngày vui!
Cha luôn yêu con,
Ký tên: GIÊSU KITÔ
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
2. THIÊN CHÚA CÓ NÓI VỚI CHÚNG TA?
Một thanh niên đã nghiên cứu Kinh thánh vào một đêm thứ Tư. Vị linh mục chia sẻ việc lắng nghe và vâng lời Chúa. Người thanh niên thắc mắc: “Chúa có nghe con người nói không?”. Sau thánh lễ, anh đi uống cà-phê với mấy người bạn và nói về chuyện vừa qua. Một số người nói Chúa dẫn dắt họ theo những cách khác nhau.
Chàng thanh niên lái xe về nhà khoảng 10 giờ. Ngồi trong xe, anh ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Chúa bảo người ta nói với con thì con sẽ nghe, con cố gắng hết sức để lắng nghe”.
Khi anh lái xe dọc đường về nhà, anh có những ý nghĩ rất kỳ lạ, anh dừng lại mua ít sữa. Anh lắc đầu và nói lớn: “Có phải Chúa không?”. Anh không nghe tiếng trả lời và tiếp tục lái xe về nhà. Anh đắn đo và dừng lại mua thêm sữa. Anh nghĩ đến cách Samuel nhận ra tiếng Chúa và chạy đến với Eli. “Vâng, nếu là ý Chúa, con sẽ mua sữa”. Hình như quá khó để thử thách vâng lời. Anh luôn có thể dùng sữa.
Anh dừng lại mua sữa và và tiếp tục về nhà. Anh vẫn thấy lòng hối thúc quay trở lại chỗ cũ. Nửa đùa nửa thật, anh nói: “Chúa ơi, con sẽ quay lại”. Anh quay lại mà như mình không quay lại vậy. Trời tối, hình như mọi người đã đi ngủ. Anh nhìn căn nhà vắng tanh, anh cảm thấy điều gì đó: “Hãy đi giao sữa cho người trong nhà trên con đường đó”.
Anh mở cửa và ngồi nhìn: “Chúa ơi, người ta đang ngủ. Nếu con làm người ta thức giấc thì người ta phát điên lên”. Rồi anh mở cửa, nếu bạn thích thì tôi… chiều. Nhưng cứ yên tâm. Người đàn ông đứng đó mặc áo thun quần jeans, nhìn như mới ngủ dậy. Nhìn thấy… ngại. Chàng thanh niên đưa chai sữa và nói: “Tôi tặng anh chai sữa nè”.
Người đàn ông lấy sữa và chạy xuống dọc cầu thang. Người phụ nữ cầm sữa vào bếp. Người đàn ông theo sau đang bế con. Nó đang khóc. Người đàn ông vừa khóc vừa nói: “Chúng tôi vẫn cầu nguyện với Chúa. Chúng tôi không còn sữa cho con, tiền thuê nhà vẫn chưa trả. Tôi chỉ xin Chúa cho con tôi ít sữa”.
NgưỜi vợ từ trong bếp nói lớn: “Tôi xin Chúa sai thiên thần đem ít sữa đến. Anh là thiên thần hả?”. Người thanh niên sờ túi và rút ra ít tiền còn lại và đặt vào tay người chồng. Anh quay đi và khóc… Người đàn ông biết Chúa đã nghe lời mình cầu xin…
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
3. ĐỒ THÊU CỦA CHÚA
Khi tôi còn là một cậu bé, mẹ tôi thường thêu rất nhiều. Tôi ngồi bên mẹ, vừa nhìn vừa hỏi mẹ làm gì. Mẹ nói mẹ đang thêu. Nhìn những đường vòng mẹ thêu, tôi nói với mẹ là rắc rối quá. Mẹ vừa cười vừa nhìn tôi và nói: “Con nè, con ra chỗ kia chơi một lát, khi nào mẹ thêu xong thì mẹ sẽ bế con và cho con xem nha”.
Tôi không hiểu tại sao mẹ thêu chỉ màu xẫm xen vào chỉ màu nhạt và tại sao nhìn rối mắt quá. Một lúc sau, mẹ tôi nói: “Con ngồi vào long mẹ đi”. Nhìn bên dưới thì như mớ bòng bong, nhưng nhìn bên trên thì thấy bông hoa đẹp hoặc cảnh hoàng hôn. Thật bất ngờ đến khó tin! Rồi mẹ nói: “Con nè, nhìn bên dưới thì con thấy rối nhưng con đâu biết rằng bên trên được sắp xếp trước rồi. Mẹ chỉ làm theo bản vẽ sẵn. Bây giờ con nhìn thì sẽ biết mẹ đã làm gì”.
Nhiều khi tôi ngước nhìn Cha trên trời và thưa: “Cha ơi, Cha đang làm gì?”. Ngài trả lời: “Cha đang thêu cuộc đời con”. Tôi nói: “Nhưng đời con có vẻ rắc rối quá. Sao con chỉ thấy màu xẫm mà không thấy màu sáng?”. Ngài lại nói: “Con ơi, con đang làm việc của Cha, rồi một ngày nào đó Cha sẽ đưa con về trời và đặt con ngồi vào lòng Cha, lúc đó con sẽ hiểu kế hoạch tiền định của Cha”.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
4. XIN ĐƯỢC AN TÁNG VỚI CÁI NĨA
Một phụ nữ bị bệnh nặng ở giai đoạn cuối, có thể chỉ còn sống thêm 3 tháng nữa thôi. Chị chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chị mời linh mục đến nhà để trao đổi về những ước nguyện cuối đời của mình. Chị muốn trong thánh lễ an táng mình, những bài hát nào được hát, bài đọc nào được đọc, và kiểu mộ nào để an táng chị. Và chị muốn chôn theo chị một cuốn kinh thánh mà chị rất quý.
Mọi thứ sẵn sàng, vị linh mục chuẩn bị đi về thì chi chợt nhớ có điều rất quan trọng cần nói. Vị linh mục vui vẻ: “Còn gì nữa à, điều gì vậy?”. Chị nói: “Điều này rất quan trọng. Con muốn được an táng với cái nĩa cầm ở tay phải”. Vị linh mục nhìn chị, không biết nói gì nữa. Chị nói: “Điều này làm cha ngạc nhiên à?”. Vị linh mục trả lời: “Chị nói thật và nói rõ đi, tôi không hiểu nổi”.
Người phụ nữ giải thích: “Trong những năm sống, đi ăn uống và có gì ăn nấy, con luôn nhớ rằng khi hết món chính, người ta thường nói cứ cầm nĩa. Con thấy thích vì con biết có món gì đó sẽ ngon hơn. Con muốn cha nói với họ về điều gì đó tốt hơn sẽ đến với họ”.
Vị linh mục khóc vì vui và chào biệt chị, có thể đây là lần cuối gặp chị. Nhưng vị linh mục biết rằng chị sẽ lên Thiên đàng, vì chị BIẾT điều tốt đẹp đang tới.
Tại buổi lễ an táng, người ta đi ngang quan tài chị (nắp bằng kính) và họ thấy chị vẫn mặc chiếc áo đầm và tay phải cầm cuốn kinh thánh. Vị linh mục cứ thắc mắc không biết cái nĩa là sao nữa. Trong bài giảng, vị linh mục kể lại cuộc đối thoại của mình với người phụ nữ trước khi chị qua đời, với chi tiết là cái nĩa có ý nghĩa gì đối với chị. Vị linh mục nói mình không thể không suy nghĩ về cái nĩa, nhưng xin mọi người đừng nghĩ về cái nĩa.
Đúng vậy. Dù sao, chỉ cầu mong Chúa chúc lành cho bạn và giữ gìn cuộc đời bạn bình an.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
5. TÌNH YÊU BẤT TỬ
Nữ tiểu thuyết gia Thiên Chúa giáo Robin Jones Gunn nói: “Hồi nhỏ, tôi đọc được một chuện tình đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Đó là câu chuyện về một anh chàng không quên mối tình đầu của mình. Suốt 3/4 cuốn sách, chàng đã làm mọi thứ để chứng tỏ tình yêu chàng dành cho nàng, nhưng nàng vẫn không quay lại với chàng. Cuối cùng, chàng cưỡi con bạch mã và đưa nàng đi xa để nàng làm vợ cùng sống với chàng suốt đời”.
Thiên Chúa là Tình yêu Bất tử, Ngài không ngừng theo đuổi chúng ta, vì chúng ta là mối tình đầu của Ngài. Robin luôn suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa và chị. Một cô gái 23 tuổi như chị đã học hỏi nhiều về Chúa Giê-xu nhưng không biết rõ Ngài.
Một lần đi trại hè, lời của xướng ngôn viên làm chị thấy ấn tượng: “Chúa không có cháu chắt nào. Cha mẹ bạn tin Chúa, nhưng điều đó không làm cho bạn có đức tin. Bạn phải là con cái Chúa bằng cách tiếp nhận Chúa”. Lời đó luôn ám ảnh Robin, chị biết mình muốn biết Chúa Giê-xu. Chị muốn xin Ngài đến trong cuộc đời chị và làm chị trở nên con cái Chúa. Từ đó, chị viết rất nhiều về Chúa…
TRẦM THIÊN THU (Dịch từ Internet)
6. DƯỚI ĐÔI CÁNH CỦA NGÀI
Một bài viết trên báo National Geographic đưa ra một hình ảnh về đôi cánh của Chúa. Sau hỏa hoạn ở Công viên Quốc gia Yellowstone, người ta tìm lối vào cảnh hoang tàn đó. Người ta thấy một con chim cháy thành tro à vẫn đứng bên gốc cây. Người ta gõ vào nó thì thấy có 3 chim con cháy thành than dưới đôi cánh chim mẹ. Chim mẹ biết nguy hiểm nên đưa con tới bên gốc cây và ủ các con dưới đôi cánh.
Chim mẹ có thể bay đi an toàn, nhưng nó không nỡ bỏ con mình. Khi lửa cháy đến nơi, dù nóng nhưng chim mẹ vẫn kiên quyết bảo vệ con mình, có chết thì mẹ con cùng chết. Thánh vịnh 91:4 viết: “Ngài che chở bạn dưới đôi cánh…”.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
7. DANH HỌA VAN GOGH
Danh họa Vincent Van Gogh đã từng sống với những người Thiên Chúa giáo Bỉ ở vùng Borinage năm 1897. Ông thấy các thợ mỏ ở đó phải làm việc cực nhọc mà lương thấp. Gia đình họ phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày. Ông thấy có vẻ bất công vì ông được sống an nhàn.
Một chiều tối lạnh lẽo, ông thấy một người đàn ông bước đi khó nhọc đến chỗ mình. Van Gogh đưa ông già nằm lên giường, rồi lấy quần áo cho ông già. Van Gogh cũng đã giúp nhiều phụ nữ và trẻ em bị bệnh. Có người cho ông ở trong căn phòng sang trọng nhưng ông từ chối. Ông nói đó là cơn cám dỗ mà ông phải vượt qua để sống vì người nghèo. Ông cho rằng nếu muốn người ta tin mình thì mình phải chia sẻ với họ. Hành động có sức lôi cuốn hơn lời nói suông.
Thánh Phan-xi-cô khó khăn thường nói với các thầy dòng: “Đi nơi đâu cũng cứ rao giảng. Hãy dùng lời nếu cần”. Người ta luôn cẩn thận “lắng nghe” những hành động của bạn. Bạn “nói” gì với họ?
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
8. MÓN QUÀ GIÁNG SINH
Đầu thập niên 1980, một cậu bé khoảng 14 tuổi tên là John sống trong trại mồ côi ở Old England (cổ Anh Quốc) với NHỮNG trẻ mồ côi khác. Mồ côi nghĩa là bị bỏ rơi và không được yêu thương. Hằng Ngày chúng còn phải làm đủ thứ việc từ sáng tới tối, nhưng ăn uống lại khem khổ, cuộc sống thiếu thốn. Chúng vẫn chấp nhận và biết ơn vì chúng “được” dịp làm việc…
Lễ Giáng sinh là ngày đặc biệt trong năm, vì trẻ em được nghỉ làm việc và nhận quà. Quà đặc biệt nhất là được ở trong Trại Mồ Côi. John đã ở trại mồ côi từ lâu, đủ để mơ về một ngày lễ Giáng sinh. Trong nước Anh thời xưa, một trái cam là “vật quí hiếm” đối với trẻ mồ côi. Nó có mùi vị đặc biệt vào dịp Giáng sinh. Trẻ em quí đến nỗi giữ nó và mân mê, vài ngày sau mới dám ăn – thậm chí cả tháng sau mới dám ăn, nhưng...hư rồi còn đâu! Chúng chỉ bóc vỏ để “thưởng thức” mùi thơm mà thôi. John thường ôm gối, nghĩ về mùi cam. Mùi thơm làm nó cảm thấy bình an. Nó nghĩ về tương lai tốt đẹp…
Năm đó, John vui mừng vì lễ Giáng sinh đang đến. Nó đã lớn. Nhưng nó sẽ để dành cam đến sinh nhật nó vào tháng Bảy. Đó là thói quen tốt của… trẻ mồ côi. Nó chỉ muốn thưởng thức mùi-thơm-tuổi-thơ. Giám đốc trại mồ côi nói: “John, năm nay không có cam cho con”. Nó rất buồn, trái tim như vỡ tung. Nó về phòng và khóc một mình…
Có tiếng mở cửa và hưng đứa trẻ mồ côi ùa vào. Elizabeth vừa cười vừa bước tới, mắt ướt đẫm, và nói: “John nè, của anh nè”. John rất xúc động. Đó là một trái cam đã lột vỏ và được chia làm tư… Nó nhận thấy mọi sự đã an bài. Mọi người đã chia sẻ với nó. John không bao giờ quên sự chia sẻ chân thành yêu thương vào dịp Giáng sinh đó. Sự bắt đầu đơn giản nhưng mang ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành và thành công của cuộc đời John.
Mỗi năm, để ghi nhớ ngày này, John gởi cam cho trẻ em ở khắp nơi. John mong không trẻ em nào không có quà đặc biệt của Chúa Giêsu Hài Đồng vào dịp lễ Giáng Sinh. Xung quanh chúng ta còn biết bao người sống thiếu thốn…
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
9. TẶNG PHẨM YÊU THƯƠNG
Một sáng thứ Sáu, khi sắp sửa đi làm thì Bình nói với vợ rằng anh quyết định xin tăng lương. Cả ngày hôm đó Bình cảm thấy bồn chồn và lo lắng, không biết sếp có đồng ý hay không. Bình đã làm việc chăm chỉ 18 tháng qua, cũng đáng được tăng lương lắm.
Nghĩ đến việc gặp sếp mà Bình thấy chùn bước, vì sếp có tiếng là keo kiệt. Cuối chiều hôm đó, Bình lấy hết can đảm đi gặp sếp. Bình vừa vui vừa ngạc nhiên vì sếp đồng ý cho tăng lương ngay.
Trên đường về nhà, Bình ghé tiệm mua bộ chén kiểu mới. An, vợ anh, đã chuẩn bị bữa tối thịnh soạn với những món anh thích. Trên bàn có một tờ giấy An viết cho anh: “Chúc mừng anh yêu! Em biết anh đã được tăng lương. Em chuẩn bị bữa tối này để bày tỏ tình yêu em dành cho anh rất nhiều. Em hãnh diện về thành công của anh”. Đọc xong, Bình rất hạnh phúc có người vợ hiền đảm đang và biết quan tâm.
Ăn tối xong, Bình xuống bếp và thấy tấm thiệp ghi: “Anh đừng lo về việc không được tăng lương. Dù sao anh cũng đáng như vậy mà. Anh vẫn là người chồng tuyệt vời của em. Em chuẩn bị bữa tối này để anh biết em vẫn rất yêu anh dù anh không được tăng lương”.
Bình xúc động và khóc. An vẫn ủng hộ anh vô điều kiện, dù anh thành công hay thất bại.
Nỗi sợ hãi thường giảm đi khi chúng ta biết có ai đó vẫn yêu thương mình, bất kể mình thành công hay thất bại. Sự khuyến khích mạnh nhất mà bạn nhận được chính là tình yêu Thiên Chúa. Cứ trung tín và nỗ lực hết sức, Thiên Chúa luôn đồng hành với bạn dù có biến cố gì xảy ra. Ngài không kết án bạn vì những sai lầm và thất bại của bạn đâu. Ngài chữa lành mọi vết thương và làm chúng ta nên mới. Nhận được tình yêu Thiên Chúa là lúc Ngài làm chúng ta cảm động thông qua việc hỗ trợ tích cực của người khác – Bình được An ủng hộ.
Chúng ta có thể vượt qua nghịch cảnh nếu chúng ta biết có người đang yêu mình. Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu bằng cách khám phá tình yêu bao la vô điều kiện của Thiên Chúa được thể hiện qua tặng phẩm là chính Đức Giêsu Kitô. Thánh Gioan viết: “Chúng ta yêu thương vì Ngài yêu thương chúng ta trước” (1Jn 4:19).
TRẦM THIÊN THU (Phỏng theo truyện của Louis Lapides)
10. CHÂN DUNG
Có người cha và con trai ngồi sát nhau và cùng xếp hình. Các bức tranh bất hủ đó của Picasso, Van Gogh, Monet và các danh họa khác được treo trên tường. Người cha góa vợ nhìn với vẻ thỏa mãn khi thấy con trai tỏ ra thành thạo. Ánh mắt con trai làm người cha thấy hãnh diện.
Mùa đông đến, chiến tranh bùng nổ. Con trai phải đi lính. Sau vài tuần, người cha nhận được điện tín. Con trai ông bị mất tích khi đang thi hành nhiệm vụ. Người cha lo lắng chờ thêm tin tức, hy vọng được gặp lại con trai. Vài ngày sau, ông biết chắc con trai đã tử vong khi cứu một người bạn bị thương. Buồn bã và cô đơn khi lễ Giáng sinh đang đến. Mùa an bình và hạnh phúc mà hai cha con mong đợi, nhưng không còn nữa.
Sáng ngày lễ Giáng sinh, tiếng gõ cửa làm ông tỉnh thức. Ông bước ra phía cửa, những tác phẩm nghệ thuật trên tường nhắc ông rằng con ông không trở về nữa. Cửa mở, ông thấy một người lính với một gói đồ lớn trên tay. Anh tự giới thiệu: “Thưa bác, con là bạn của con bác. Con bác đã chết khi đang cứu con. Con có thể vào nhà một lát được không bác? Con có cái này cho bác xem”.
Vào nhà, anh lính nói: “Con là một họa sĩ. Con muốn tặng bác cái này”. Mở giấy bọc ra, ông thấy hình chân dung của con trai. Dù thế giới không công nhận đó là tác phẩm của một thiên tài, nhưng bức họa đó vẽ khuôn mặt của một thanh niên rất chi tiết. Ông xúc động và cảm ơn anh lính. Ông treo hình chân dung đó ở chỗ lò sưởi.
Vài giờ sau, khi anh lính đã đi, ông ngồi trên ghế và lặng nhìn bức họa để tận hưởng lễ Giáng sinh. Suốt những ngày tiếp theo, ông nhận thấy rằng, dù con ông không trở về với ông nữa, nhưng con ông vẫn sống mãi. Ông biết con ông đã cứu nhiều chiến sĩ bị thương trước khi viên đạn làm ngừng đập trái tim nhân hậu của con ông. Niềm hãnh diện và mãn nguyện về con đã giúp ông nguôi ngoai nỗi đau. Bức chân dung của con ông là vật quý giá nhất của ông, ông không chịu nhường cho ai dù nó đáng giá hằng ngàn đô-la.
Năm sau, ông bệnh và qua đời. Bức họa được bán đấu giá theo di chúc của ông vào đúng ngày lễ Giáng sinh, ngày ông nhận quà tặng là bức chân dung con trai. Và ngày nay người ta có thói quen đấu giá vào dịp lễ Giáng sinh. Thông điệp vẫn là: Tình yêu của người cha. Quả thật, Đức Giêsu đã nói: “Thầy là Đường, là Sự thật và là Sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Jn. 14, 6). Thiên Chúa không chỉ sai Con Ngài đến thế gian, mà để thế gian được cứu độ nhờ Con Ngài” (Jn. 3, 17).
TRẦM THIÊN THU (Dịch truyện của tác giả Burt Dubin)
11. SỨC MẠNH CỦA SỰ QUYẾT ĐỊNH
Ngôi trường nhỏ ở vùng quê ấm lên nhờ cái lò than kiểu cũ. Một bé trai có nhiệm vụ mỗi ngày đi học sớm để đốt lò làm ấm phòng học trước khi giáo viên và các học sinh khác tới.
Một sáng nọ, người ta thấy ngôi trường bị cháy. Họ kéo cậu bé ra khỏi đám cháy, nửa sống nửa chết, vết phỏng đầy người. Và họ đưa cậu bé đến bệnh viện gần đó. Cậu bé nằm trên giường nửa tỉnh nửa mê nhưng vẫn nghe được bác sĩ trao đổi với mẹ mình. Bác sĩ nói với người mẹ rằng con bà chắc không sống nổi, vì vết phỏng quá nặng, cả nửa người dưới bị cháy.
Nhưng cậu bé can đảm đó không muốn chết. Nó quyết phải sống. Quả thật, nó đã sống trước sự ngạc nhiên của mọi người. Khi qua cơn nghuy kịch, nó lại nghe bác sĩ thì thầm với mẹ mình. Bác sĩ nói rằng vì lửa cháy nhiều phần cơ thể dưới, sống cũng khổ vì nó sẽ tật nguyền, không vận động đôi chân được. Một lần nữa, cậu bé can đảm lại quyết sống. Nó sẽ không tật nguyền. Nó sẽ đị lại được. Nhưng từ phần eo xuống không còn khả năng cử động.
Rồi cậu bé cũng được xuất viện. Hằng ngày, người mẹ xoa bóp chân cho con trai, nhưng đôi chân nhỏ bé vẫn không có cảm giác, bất động. Cậu bé vẫn quyết chí sẽ đi lại được như trước. Khi không nằm trên giường, nó phải ngồi xe lăn. Một hôm, người mẹ đẩy xe cho con ra sân hít thở không khí trong lành. Nó không chịu ngồi, nó chồm dậy và bò trườn trên cỏ với đôi chân sóng soài. Nó trườn tới hàng rào. Với nỗ lực hết mình, nó bám vào hàng rào và cố đứng dậy. Nó đi men theo hàng rào với ý chí là sẽ đi được. Hằng ngày nó cứ tập đi như vậy.
Nhờ hằng ngày người mẹ vẫn xoa bóp chân cho con, với ý chí sắt đá quyết tâm là đi được, nó dần dần đứng được và đi được từng đoạn đường. Rồi nó đi lại bình thường và chạy nhảy bình thường. Nó bắt đầu đi học. Khi học đại học, cậu thành lập nhóm chạy đua. Cuối cùng, cậu bé bại liệt đó trở thành người chạy nhanh nhất thế giới. Đó chính là Tiến sĩ Glenn Cunningham.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
12. TỰ ĐÁNH MÌNH (tác giả Linda Neukrug, báo Daily Guidepost)
“Linda, nếu tự đánh mình là một môn thể thao Olympic thì bạn sẽ đoạt huy chương vàng đó”. Cô bạn thân Annabel nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên sau khi tôi nói về cách xử lý lúng túng của tôi với một học sinh lớp Ba mà tôi đang dạy thay thế. Tôi nghĩ: “Mình không nên để cậu bé sang học lớp con trai. Đó là lỗi của mình làm cậu bé gặp rắc rối với lớp trưởng. Thật ngớ ngẩn!”.
Bạn tôi bật cười rồi bình luận kiểu Olympic. Sau khi suy nghĩ lại, công nhận là cô ấy nói đúng. Tôi thấy xấu hổ. Hôm trước tôi tự gọi mình là “đồ tồi” vì đã để giấy tờ bừa bộn trên bàn, là “xấu xa” vì ra ngoài mà không ăn mặc đàng hoàng, và là “ngu xuẩn” vì ra ngoài tìm việc làm gấp mà không soạn giáo án khẩn cấp.
Ra chiều suy nghĩ, Annabel nói: “Mình đã từng đi học ở chỗ có một giáo viên nữ bắt tụi mình viết ra những chuyện vụn vặt tụi mình nói với nhau”. Tôi hỏi: “Bạn liệt kê mấy điều?”. “Mười lăm điều”, Annabel nói, “nhưng lúc đó giáo viên nói tụi mình xoay qua nhìn người bên cạnh và đọc những gì mình ghi như thể đang nói chuyện vậy”. Tôi tỏ vẻ tức giận: “Bạn đã làm gì?”. “Không làm gì. Không ai làm gì. Tụi mình cứ ngồi im. Mình tự nhủ không nói gì với ai hết. Rồi giáo viên nói rằng nếu không thể nói với ai thì không thể nói với chính mình”.
Bạn tôi cũng có lý. Tôi sẽ không bao giờ làm tổn thương một người con nào của Chúa. Tôi cũng là con của Chúa mà. Lạy Chúa, hôm nay xin cho con biết tử tế với chính mình như thể con tử tế với người khác là con của Chúa vậy.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
13. NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÁC THƯỜNG
Một ngày bất thường trong tháng Năm. Mùa Xuân đã qua mà mọi thứ vẫn sống động qua màu sắc. Nhưng cái lạnh từ miền Bắc đã đưa cái lạnh của mùa Đông trở lại khu của người Ấn độ. Tôi ngồi với 2 người bạn trong một nhà hàng cổ ở một góc phố. Đồ ăn ngon và người ăn cũng ngon. Khi chúng tôi nói chuyện, bên ngoài kéo sự chú ý của tôi, ở bên kia đường. Một người đàn ông đang bước đi với vẻ nặng nhọc, rất buồn và thất vọng. Lòng tôi chùng xuống. Tôi nói bạn tôi nhìn, và tôi thấy những người khác cũng nhìn về phía đàn ông kia. Chúng tôi tiếp tục ăn nhưng hình ảnh người đàn ông kia cứ lởn vởn trong đầu tôi.
Ăn xong, ai về nhà nấy. Tôi cứ nhìn ra ngoài với hy vọng gặp lại đàn ông kia, nhưng không thấy. Tôi lo lắng. Trong tâm trí tôi luôn vang tiếng nói: “Đừng quay trở lại”. Với chút lưỡng lự, tôi quay lại. Tôi thấy anh ta đang ngồi trên bậc thềm một ngôi thánh đường. Tôi dừng lại, nửa muốn nói gì với anh ta, nửa muốn đi. Tôi xuống xe, lại gần anh ta và hỏi:
- Anh muốn gặp mục sư hả?
- Không hẳn vậy.
- Anh ngồi nghỉ hả? Hôm nay anh ăn gì chưa?
- Tôi ăn hồi sáng rồi.
- Anh ăn trưa với tôi nha? Anh có việc gì cần tôi giúp không?
- Không có việc gì.
- Tôi thường đi qua đây, nhưng tôi muốn mời ông ăn trưa.
Anh ta cười: “Được”.
Khi cùng ăn, tôi hỏi:
- Anh đi đâu vậy?
- Đi St. Louis.
- Anh từ đâu đến?
- À, từ khắp nơi, thường là từ Florida.
- Anh đã đi bộ bao lâu?
- Mười lăm năm.
Tôi biết mình đang gặp một ngườ khác thường. Chúng tôi ngồi đối diện nhau. Anh tên Daniel, có mái tóc dài và bộ râu được tỉa gọn gàng. Da rám nắng. Nhìn mặt khoảng gần 40 tuổi. Có vẻ già trước tuổi. Mắt đen và sáng. Ăn nói hoạt bát và rõ ràng. Anh ta nói:
- Chúa Giêsu là câu chuyện không kết thúc.
Câu chuyện của anh bắt đầu mở ra. Anh đã chọn lựa sai và lặp lại hậu quả. Mười bốn năm trước, trên bước đường lãng du, anh đã dừng lại trên một bãi biển ở Daytona. Anh và mấy người khác dựng căn lều với ít dụng cụ để cứu hộ những người tắm biển. Nhờ đó anh hiểu rõ cuộc đời mình hơn. Anh phó thác cuộc đời cho Chúa. Anh nói:
- Không gì giống nhau kể từ đó. Tôi cảm thấy Thiên Chúa bảo tôi cứ đi bộ, và tôi đi bộ hơn 14 năm rồi.
- Anh có nghĩ mình sẽ dừng chân không?
- Thi thoảng, khi tôi cảm thấy cần. Nhưng Thiên Chúa cho tôi ơn gọi này. Túi xách tôi có cuốn Kinh thánh. Tôi làm việc để có tiền sinh sống và mua Kinh thánh. Tôi tặng người khác khi Thánh Thần soi sáng.
Tôi ngồi lặng người và ngạc nhiên. Người bạn vô gia đình của tôi không hề vô gia đình. Anh đang có sứ vụ và sống theo cách mình đã chọn. Tôi hỏi:
- Điều đó như thế nào?
- Cái gì chứ?
- Vào thành phố với ba lô trên lưng và thể hiện dấu hiệu của anh thế nào?
- Ồ, mới đầu thấy mắc cở. gười ta nhìn và đàm tiếu. Có lần người ta ném cho tôi mẩu bánh mì ăn dở và tỏ vẻ khinh thường. Bị coi thường và tôi thấy Chúa dùng tôi để làm người ta tỉnh ngộ và thay đổi cuộc đời những người như tôi.
Cuộc đời tôi cũng đang thay đổi. Chúng tôi ăn xong. Ra đến cửa, anh nhìn tôi và nói:
- Hỡi người được Chúa Cha chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã được chuẩn bị cho bạn. Vì khi Tôi đói, bạn đã cho ăn, khi Tôi khát, bạn đã cho uống, Tôi là khách lạ mà bạn đã đón tiếp.
Tôi thấy mình như ở trên đất thánh. Tôi hỏi:
- Anh có thể dùng lời Kinh thánh khác?
- Tôi đã đọc hết cuốn Kinh thánh 14 lần.
Anh mỉm cười. Tinh thần của anh tỏa sáng sự chân thật. Trên đường về, trời đổ mưa. Chúng tôi dừng lại nơi chúng tôi gặp nhau. Anh nói:
- Ông ký tên vào sách tôi được không? Tôi muốn giữ sứ điệp của những ngườ tôi đã gặp.
Tôi viết trong cuốn sổ của anh rằng việc anh tuân giữ ơn gọi của anh đã làm tôi xúc động. Tôi khuyến khích anh cứ vững mạnh. Tôi chia tay anh với câu Kinh thánh: “Ta biết những dự định của Ta dành cho ngươi, những dự định làm phong phú ngươi chứ không làm tổn hại người. Những dự định đó cho người tương lai và hy vọng” (Jeremiah 29:11).
- Xin cảm ơn. Chúng ta sẽ gặp lại nhau như những người lạ, nhưng tôi yêu ông.
- Tôi hiểu. Tôi cũng yêu anh.
- Thiên Chúa tốt lành.
- Đúng. Ngài tốt lành.
- Hẹn gặp lại ở thành thánh Jerusalem mới.
- Hẹn gặp lại.
Anh lại tiếp tục bộ hành. Chợt anh quay lại nói:
- Khi có điều gì làm ông nhớ đến tôi, hãy cầu nguyện cho tôi nhé!
- Tôi hứa. Xin Chúa chúc lành cho anh.
*******
Đây là chuyện có thật do Richard D. Ryan viết lại và đăng trên báo Christian Reader Magazine. Bạn có thể liên lạc với Richard D. Ryan qua email: onevoice_47112@yahoo.com
TRẦM THIÊN THU (lược dịch)
14. ÂM NHẠC TRONG ĐÊM
Bạn có bao giờ nghe tên Ludwig van Beethoven, nói ngắn gọn là Beethoven, một ngưo27i mê say âm nhạc. Ông là một trong các đại nhạc sĩ thiên tài bậc nhất thế giới, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở Đức. Thuở nhỏ, hằng ngày ông đã dành nhiều giờ để luyện tập... Lúc 11 tuổi, Beethoven đã có thể soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc. Gần 20 tuổi, ông đến Vienna (Áo) để học thêm về âm nhạc.
Một buổi chiều, ông ra ngoài đi dạo, ông đi qua căn nhà của người thợ sửa giày và nghe có người trong đó đang chơi bản nhạc của ông. Khi dừng lại nghe, ông nghe giọng cô gái nói rằng cô muốn nghe chính tác giả chơi đúng bản nhạc đó. Beethoven vào nhà, ông thấy một cô gái mù đang chơi đàn, ông đề nghị chơi đàn cho cô nghe. Ông chơi đàn hơn một giờ…
Trời bắt đầu tối, nến trong phòng đã cháy hết. Ánh trăng sáng dọi vào phòng qua cửa sổ, nơi Beethoven đang chơi đàn. Nhờ sự cảm kích âm nhạc của cô gái và vẻ đẹp của ánh trăng dọi vào phòng mà Beethoven đã làm nên kiệt tác Moonlight Sonata (xô-nát Ánh Trăng, xô-nát là bản nhạc soạn cho độc tấu piano hoặc song tấu piano và violon). Chính Beethoven cũng có một kiệt tác khác là bản Định Mệnh mà ông đã sáng tác khi thấy mình có triệu chứng bị điếc. Từ đó, ông sáng tác mà không nghe được âm thanh, ông chỉ có những âm thanh trong đầu mà thôi…
Beethoven là một thiên tài âm nhạc, nhưng ông khiêm nhường. Ông thổ lộ: “Cảm ơn Chúa tôi có thể viết nhạc, ngoài ra tôi chẳng làm được gì khác”. Có đúng vậy không? Beethoven rất cô đơn nhưng ông đã cố gắng vượt qua chính mình.
Bạn có bao giờ cảm thấy những mơ ước của bạn bị tan vỡ và cảm thấy cô đơn trong bóng đêm của sự tuyệt vọng? Chắc là có, không chỉ một lần... Thiên Chúa đang NÓI và HÀNH ĐỘNG trong chính nỗi cô đơn ấy để trao cho bạn ƠN CỨU ĐỘ. Khi cuộc đời của chúng ta phó thác cho Đức Kitô thì ngay trong “bóng đêm của linh hồn”, Thiên Chúa vẫn không ngừng hành động để giúp chúng ta hiểu biết hơn về cuộc sống và lòng trắc ẩn đối với tha nhân. Và theo thời gian, âm-nhạc-đích-thực sẽ đi vào cuộc đời chúng ta…
TRẦM THIÊN THU
15. DẤU CHÂN
Có một người ngủ mơ thấy mình đi trên đường đời, khi vui mừng thì thấy hai dấu chân, nhưng khi sầu khổ thì anh ta chỉ thấy một dấu chân. Anh ta không hiểu và có ý trách Chúa nên anh ta hỏi: “Chúa ơi! Khi con vui mừng, thành công và phấn khởi thì con thấy có hai dấu chân trên đường đời, nhưng khi con sầu khổ, cô đơn hoặc thất bại thì con chỉ thấy một dấu chân. Tại sao vậy? Chúa có thương con không? Có phải Chúa bỏ mặc con?”.
Chúa ôn tồn: “Con yêu dấu! Cha không bao giờ bỏ con, Cha vẫn yêu con từ ngàn xưa và trước sau như một. Khi con vui, con thấy hai dấu chân là con và Cha cùng song hành. Còn khi con sầu khổ, con chỉ thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Cha. Lúc đó Cha cõng con nên con không thấy hai dấu chân”.
Từ đó, niềm tin nhân lên, anh ta luôn cố gắng. Thật vậy, vì Chúa Giêsu đã xác định: “Không có Thầy thì các con không làm được gì”. Thánh Têrêxa Avila nói: “Tin mình được Chúa thương thì không là kiêu ngạo, nhưng tưởng mình được Chúa thương thì là kiêu ngạo”. Chính thánh Phaolô đã khuyên: “Dù thất vọng cũng đừng bao giờ tuyệt vọng”. Và thánh Augustinô đã có kinh nghiệm: “Ngài có đó khi ta tưởng mình đơn côi, Ngài nghe ta khi chẳng ai đáp lại, Ngài thương ta khi tất cả hững hờ”.
TRẦM THIÊN THU
Con yêu dấu,
Khi con thức dậy sáng nay, Cha nhìn con và hy vọng con nói chuyện với con, dù chỉ là vài lời xin ý kiến Cha về điều gì đó tốt đẹp xảy ra trong đời con hôm qua, nhưng Cha thấy con quá bận rộn tìm đồ mặc đi làm hoặc đi học. Cha lại phải chờ đợi con. Khi con lăng xăng trong nhà, Cha biết chỉ còn vài phút cho con chào mọi người, nhưng con QUÁ BẬN RỘN. Cha thấy con cũng bồn chồn. Cha nghĩ con muốn nói chuyện với Cha, nhưng con lại nghe ĐT riêng. Cha theo doi bước chân khi con đến trường hoặc đi làm. Cha kiên nhẫn chờ con hết ngày này qua ngày khác. Với ác hoạt động của con, Cha đoán con quá bận rộn nện không có giờ nói chuyện với Cha. Cha biết rằng trườc khi con an trưa, con cứ nhìn quanh, có thể con thấy lúng lúng túng khi muốn nói chuyện với Cha rằg tại sao con không cúi đầu. Con nhìn ba bốn bàn bên cạnh, con thấy một số người nói vài lời ngắn gọn trước khi ăn, nhưng không phải như vậy. Sự thật là vậy. Vẫn còn thời gian. Cha hy vọng con sẽ nói chuyện với Cha.
Con về nhà và và hình như có nhiều việc con phải làm. Làm xong vài việc, con lại bật tivi hoặc internet. Cha không biết con thích tivi hay máy tính hay không, nhưng Cha thấy con dành nhiều thời gian ngồi trên máy vi tính, có thể con không nghĩ những người xung quanh đang cần gì ở con. Cha lại kiên nhẫn chờ con xem tivi và ăn tối, nhưng con vẫn không nói gì với Cha.
Lúc đi ngủ, Cha đoán con đã mỏi mệt. Sau khi chào tạm biệt người thân rồi ngủ. không sao, vì con không nhận thấy Cha luôn ở bên con. Cha Vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi con hơn cả điều con tưởng. Thậm chí Cha còn muốn dạy con biết kiên nhẫn với người khác. Vì Cha rất yêu con, từ lâu trước khi Cha Cha bỏ Trời xuống thế gian này. Cha bỏ Trời vì Cha muốn bị nhạo cười vì YÊU,, thậm chí là Cha được CHẾT vì con không thể thay thế Cha. Cha yêu con đến nỗi hằng ngày Cha chờ đợi con ĐỒNG Ý, CẦU NGUYỆN, SUY NGHĨ hoặc TẠ ƠN.
Thật khó mà nói chuyện “một chiều”. Con đã ĐỨNG DẬY và một lần nữa Cha vẫn chờ đợi không gì hơn là Tình Cha dành cho con, với hy vọng rằng con sẽ dành cho Cha một thời gian nào đó. Chúc con một ngày vui!
Cha luôn yêu con,
Ký tên: GIÊSU KITÔ
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
2. THIÊN CHÚA CÓ NÓI VỚI CHÚNG TA?
Một thanh niên đã nghiên cứu Kinh thánh vào một đêm thứ Tư. Vị linh mục chia sẻ việc lắng nghe và vâng lời Chúa. Người thanh niên thắc mắc: “Chúa có nghe con người nói không?”. Sau thánh lễ, anh đi uống cà-phê với mấy người bạn và nói về chuyện vừa qua. Một số người nói Chúa dẫn dắt họ theo những cách khác nhau.
Chàng thanh niên lái xe về nhà khoảng 10 giờ. Ngồi trong xe, anh ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Chúa bảo người ta nói với con thì con sẽ nghe, con cố gắng hết sức để lắng nghe”.
Khi anh lái xe dọc đường về nhà, anh có những ý nghĩ rất kỳ lạ, anh dừng lại mua ít sữa. Anh lắc đầu và nói lớn: “Có phải Chúa không?”. Anh không nghe tiếng trả lời và tiếp tục lái xe về nhà. Anh đắn đo và dừng lại mua thêm sữa. Anh nghĩ đến cách Samuel nhận ra tiếng Chúa và chạy đến với Eli. “Vâng, nếu là ý Chúa, con sẽ mua sữa”. Hình như quá khó để thử thách vâng lời. Anh luôn có thể dùng sữa.
Anh dừng lại mua sữa và và tiếp tục về nhà. Anh vẫn thấy lòng hối thúc quay trở lại chỗ cũ. Nửa đùa nửa thật, anh nói: “Chúa ơi, con sẽ quay lại”. Anh quay lại mà như mình không quay lại vậy. Trời tối, hình như mọi người đã đi ngủ. Anh nhìn căn nhà vắng tanh, anh cảm thấy điều gì đó: “Hãy đi giao sữa cho người trong nhà trên con đường đó”.
Anh mở cửa và ngồi nhìn: “Chúa ơi, người ta đang ngủ. Nếu con làm người ta thức giấc thì người ta phát điên lên”. Rồi anh mở cửa, nếu bạn thích thì tôi… chiều. Nhưng cứ yên tâm. Người đàn ông đứng đó mặc áo thun quần jeans, nhìn như mới ngủ dậy. Nhìn thấy… ngại. Chàng thanh niên đưa chai sữa và nói: “Tôi tặng anh chai sữa nè”.
Người đàn ông lấy sữa và chạy xuống dọc cầu thang. Người phụ nữ cầm sữa vào bếp. Người đàn ông theo sau đang bế con. Nó đang khóc. Người đàn ông vừa khóc vừa nói: “Chúng tôi vẫn cầu nguyện với Chúa. Chúng tôi không còn sữa cho con, tiền thuê nhà vẫn chưa trả. Tôi chỉ xin Chúa cho con tôi ít sữa”.
NgưỜi vợ từ trong bếp nói lớn: “Tôi xin Chúa sai thiên thần đem ít sữa đến. Anh là thiên thần hả?”. Người thanh niên sờ túi và rút ra ít tiền còn lại và đặt vào tay người chồng. Anh quay đi và khóc… Người đàn ông biết Chúa đã nghe lời mình cầu xin…
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
3. ĐỒ THÊU CỦA CHÚA
Khi tôi còn là một cậu bé, mẹ tôi thường thêu rất nhiều. Tôi ngồi bên mẹ, vừa nhìn vừa hỏi mẹ làm gì. Mẹ nói mẹ đang thêu. Nhìn những đường vòng mẹ thêu, tôi nói với mẹ là rắc rối quá. Mẹ vừa cười vừa nhìn tôi và nói: “Con nè, con ra chỗ kia chơi một lát, khi nào mẹ thêu xong thì mẹ sẽ bế con và cho con xem nha”.
Tôi không hiểu tại sao mẹ thêu chỉ màu xẫm xen vào chỉ màu nhạt và tại sao nhìn rối mắt quá. Một lúc sau, mẹ tôi nói: “Con ngồi vào long mẹ đi”. Nhìn bên dưới thì như mớ bòng bong, nhưng nhìn bên trên thì thấy bông hoa đẹp hoặc cảnh hoàng hôn. Thật bất ngờ đến khó tin! Rồi mẹ nói: “Con nè, nhìn bên dưới thì con thấy rối nhưng con đâu biết rằng bên trên được sắp xếp trước rồi. Mẹ chỉ làm theo bản vẽ sẵn. Bây giờ con nhìn thì sẽ biết mẹ đã làm gì”.
Nhiều khi tôi ngước nhìn Cha trên trời và thưa: “Cha ơi, Cha đang làm gì?”. Ngài trả lời: “Cha đang thêu cuộc đời con”. Tôi nói: “Nhưng đời con có vẻ rắc rối quá. Sao con chỉ thấy màu xẫm mà không thấy màu sáng?”. Ngài lại nói: “Con ơi, con đang làm việc của Cha, rồi một ngày nào đó Cha sẽ đưa con về trời và đặt con ngồi vào lòng Cha, lúc đó con sẽ hiểu kế hoạch tiền định của Cha”.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
4. XIN ĐƯỢC AN TÁNG VỚI CÁI NĨA
Một phụ nữ bị bệnh nặng ở giai đoạn cuối, có thể chỉ còn sống thêm 3 tháng nữa thôi. Chị chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chị mời linh mục đến nhà để trao đổi về những ước nguyện cuối đời của mình. Chị muốn trong thánh lễ an táng mình, những bài hát nào được hát, bài đọc nào được đọc, và kiểu mộ nào để an táng chị. Và chị muốn chôn theo chị một cuốn kinh thánh mà chị rất quý.
Mọi thứ sẵn sàng, vị linh mục chuẩn bị đi về thì chi chợt nhớ có điều rất quan trọng cần nói. Vị linh mục vui vẻ: “Còn gì nữa à, điều gì vậy?”. Chị nói: “Điều này rất quan trọng. Con muốn được an táng với cái nĩa cầm ở tay phải”. Vị linh mục nhìn chị, không biết nói gì nữa. Chị nói: “Điều này làm cha ngạc nhiên à?”. Vị linh mục trả lời: “Chị nói thật và nói rõ đi, tôi không hiểu nổi”.
Người phụ nữ giải thích: “Trong những năm sống, đi ăn uống và có gì ăn nấy, con luôn nhớ rằng khi hết món chính, người ta thường nói cứ cầm nĩa. Con thấy thích vì con biết có món gì đó sẽ ngon hơn. Con muốn cha nói với họ về điều gì đó tốt hơn sẽ đến với họ”.
Vị linh mục khóc vì vui và chào biệt chị, có thể đây là lần cuối gặp chị. Nhưng vị linh mục biết rằng chị sẽ lên Thiên đàng, vì chị BIẾT điều tốt đẹp đang tới.
Tại buổi lễ an táng, người ta đi ngang quan tài chị (nắp bằng kính) và họ thấy chị vẫn mặc chiếc áo đầm và tay phải cầm cuốn kinh thánh. Vị linh mục cứ thắc mắc không biết cái nĩa là sao nữa. Trong bài giảng, vị linh mục kể lại cuộc đối thoại của mình với người phụ nữ trước khi chị qua đời, với chi tiết là cái nĩa có ý nghĩa gì đối với chị. Vị linh mục nói mình không thể không suy nghĩ về cái nĩa, nhưng xin mọi người đừng nghĩ về cái nĩa.
Đúng vậy. Dù sao, chỉ cầu mong Chúa chúc lành cho bạn và giữ gìn cuộc đời bạn bình an.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
5. TÌNH YÊU BẤT TỬ
Nữ tiểu thuyết gia Thiên Chúa giáo Robin Jones Gunn nói: “Hồi nhỏ, tôi đọc được một chuện tình đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Đó là câu chuyện về một anh chàng không quên mối tình đầu của mình. Suốt 3/4 cuốn sách, chàng đã làm mọi thứ để chứng tỏ tình yêu chàng dành cho nàng, nhưng nàng vẫn không quay lại với chàng. Cuối cùng, chàng cưỡi con bạch mã và đưa nàng đi xa để nàng làm vợ cùng sống với chàng suốt đời”.
Thiên Chúa là Tình yêu Bất tử, Ngài không ngừng theo đuổi chúng ta, vì chúng ta là mối tình đầu của Ngài. Robin luôn suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa và chị. Một cô gái 23 tuổi như chị đã học hỏi nhiều về Chúa Giê-xu nhưng không biết rõ Ngài.
Một lần đi trại hè, lời của xướng ngôn viên làm chị thấy ấn tượng: “Chúa không có cháu chắt nào. Cha mẹ bạn tin Chúa, nhưng điều đó không làm cho bạn có đức tin. Bạn phải là con cái Chúa bằng cách tiếp nhận Chúa”. Lời đó luôn ám ảnh Robin, chị biết mình muốn biết Chúa Giê-xu. Chị muốn xin Ngài đến trong cuộc đời chị và làm chị trở nên con cái Chúa. Từ đó, chị viết rất nhiều về Chúa…
TRẦM THIÊN THU (Dịch từ Internet)
6. DƯỚI ĐÔI CÁNH CỦA NGÀI
Một bài viết trên báo National Geographic đưa ra một hình ảnh về đôi cánh của Chúa. Sau hỏa hoạn ở Công viên Quốc gia Yellowstone, người ta tìm lối vào cảnh hoang tàn đó. Người ta thấy một con chim cháy thành tro à vẫn đứng bên gốc cây. Người ta gõ vào nó thì thấy có 3 chim con cháy thành than dưới đôi cánh chim mẹ. Chim mẹ biết nguy hiểm nên đưa con tới bên gốc cây và ủ các con dưới đôi cánh.
Chim mẹ có thể bay đi an toàn, nhưng nó không nỡ bỏ con mình. Khi lửa cháy đến nơi, dù nóng nhưng chim mẹ vẫn kiên quyết bảo vệ con mình, có chết thì mẹ con cùng chết. Thánh vịnh 91:4 viết: “Ngài che chở bạn dưới đôi cánh…”.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
7. DANH HỌA VAN GOGH
Danh họa Vincent Van Gogh đã từng sống với những người Thiên Chúa giáo Bỉ ở vùng Borinage năm 1897. Ông thấy các thợ mỏ ở đó phải làm việc cực nhọc mà lương thấp. Gia đình họ phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày. Ông thấy có vẻ bất công vì ông được sống an nhàn.
Một chiều tối lạnh lẽo, ông thấy một người đàn ông bước đi khó nhọc đến chỗ mình. Van Gogh đưa ông già nằm lên giường, rồi lấy quần áo cho ông già. Van Gogh cũng đã giúp nhiều phụ nữ và trẻ em bị bệnh. Có người cho ông ở trong căn phòng sang trọng nhưng ông từ chối. Ông nói đó là cơn cám dỗ mà ông phải vượt qua để sống vì người nghèo. Ông cho rằng nếu muốn người ta tin mình thì mình phải chia sẻ với họ. Hành động có sức lôi cuốn hơn lời nói suông.
Thánh Phan-xi-cô khó khăn thường nói với các thầy dòng: “Đi nơi đâu cũng cứ rao giảng. Hãy dùng lời nếu cần”. Người ta luôn cẩn thận “lắng nghe” những hành động của bạn. Bạn “nói” gì với họ?
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
8. MÓN QUÀ GIÁNG SINH
Đầu thập niên 1980, một cậu bé khoảng 14 tuổi tên là John sống trong trại mồ côi ở Old England (cổ Anh Quốc) với NHỮNG trẻ mồ côi khác. Mồ côi nghĩa là bị bỏ rơi và không được yêu thương. Hằng Ngày chúng còn phải làm đủ thứ việc từ sáng tới tối, nhưng ăn uống lại khem khổ, cuộc sống thiếu thốn. Chúng vẫn chấp nhận và biết ơn vì chúng “được” dịp làm việc…
Lễ Giáng sinh là ngày đặc biệt trong năm, vì trẻ em được nghỉ làm việc và nhận quà. Quà đặc biệt nhất là được ở trong Trại Mồ Côi. John đã ở trại mồ côi từ lâu, đủ để mơ về một ngày lễ Giáng sinh. Trong nước Anh thời xưa, một trái cam là “vật quí hiếm” đối với trẻ mồ côi. Nó có mùi vị đặc biệt vào dịp Giáng sinh. Trẻ em quí đến nỗi giữ nó và mân mê, vài ngày sau mới dám ăn – thậm chí cả tháng sau mới dám ăn, nhưng...hư rồi còn đâu! Chúng chỉ bóc vỏ để “thưởng thức” mùi thơm mà thôi. John thường ôm gối, nghĩ về mùi cam. Mùi thơm làm nó cảm thấy bình an. Nó nghĩ về tương lai tốt đẹp…
Năm đó, John vui mừng vì lễ Giáng sinh đang đến. Nó đã lớn. Nhưng nó sẽ để dành cam đến sinh nhật nó vào tháng Bảy. Đó là thói quen tốt của… trẻ mồ côi. Nó chỉ muốn thưởng thức mùi-thơm-tuổi-thơ. Giám đốc trại mồ côi nói: “John, năm nay không có cam cho con”. Nó rất buồn, trái tim như vỡ tung. Nó về phòng và khóc một mình…
Có tiếng mở cửa và hưng đứa trẻ mồ côi ùa vào. Elizabeth vừa cười vừa bước tới, mắt ướt đẫm, và nói: “John nè, của anh nè”. John rất xúc động. Đó là một trái cam đã lột vỏ và được chia làm tư… Nó nhận thấy mọi sự đã an bài. Mọi người đã chia sẻ với nó. John không bao giờ quên sự chia sẻ chân thành yêu thương vào dịp Giáng sinh đó. Sự bắt đầu đơn giản nhưng mang ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành và thành công của cuộc đời John.
Mỗi năm, để ghi nhớ ngày này, John gởi cam cho trẻ em ở khắp nơi. John mong không trẻ em nào không có quà đặc biệt của Chúa Giêsu Hài Đồng vào dịp lễ Giáng Sinh. Xung quanh chúng ta còn biết bao người sống thiếu thốn…
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
9. TẶNG PHẨM YÊU THƯƠNG
Một sáng thứ Sáu, khi sắp sửa đi làm thì Bình nói với vợ rằng anh quyết định xin tăng lương. Cả ngày hôm đó Bình cảm thấy bồn chồn và lo lắng, không biết sếp có đồng ý hay không. Bình đã làm việc chăm chỉ 18 tháng qua, cũng đáng được tăng lương lắm.
Nghĩ đến việc gặp sếp mà Bình thấy chùn bước, vì sếp có tiếng là keo kiệt. Cuối chiều hôm đó, Bình lấy hết can đảm đi gặp sếp. Bình vừa vui vừa ngạc nhiên vì sếp đồng ý cho tăng lương ngay.
Trên đường về nhà, Bình ghé tiệm mua bộ chén kiểu mới. An, vợ anh, đã chuẩn bị bữa tối thịnh soạn với những món anh thích. Trên bàn có một tờ giấy An viết cho anh: “Chúc mừng anh yêu! Em biết anh đã được tăng lương. Em chuẩn bị bữa tối này để bày tỏ tình yêu em dành cho anh rất nhiều. Em hãnh diện về thành công của anh”. Đọc xong, Bình rất hạnh phúc có người vợ hiền đảm đang và biết quan tâm.
Ăn tối xong, Bình xuống bếp và thấy tấm thiệp ghi: “Anh đừng lo về việc không được tăng lương. Dù sao anh cũng đáng như vậy mà. Anh vẫn là người chồng tuyệt vời của em. Em chuẩn bị bữa tối này để anh biết em vẫn rất yêu anh dù anh không được tăng lương”.
Bình xúc động và khóc. An vẫn ủng hộ anh vô điều kiện, dù anh thành công hay thất bại.
Nỗi sợ hãi thường giảm đi khi chúng ta biết có ai đó vẫn yêu thương mình, bất kể mình thành công hay thất bại. Sự khuyến khích mạnh nhất mà bạn nhận được chính là tình yêu Thiên Chúa. Cứ trung tín và nỗ lực hết sức, Thiên Chúa luôn đồng hành với bạn dù có biến cố gì xảy ra. Ngài không kết án bạn vì những sai lầm và thất bại của bạn đâu. Ngài chữa lành mọi vết thương và làm chúng ta nên mới. Nhận được tình yêu Thiên Chúa là lúc Ngài làm chúng ta cảm động thông qua việc hỗ trợ tích cực của người khác – Bình được An ủng hộ.
Chúng ta có thể vượt qua nghịch cảnh nếu chúng ta biết có người đang yêu mình. Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu bằng cách khám phá tình yêu bao la vô điều kiện của Thiên Chúa được thể hiện qua tặng phẩm là chính Đức Giêsu Kitô. Thánh Gioan viết: “Chúng ta yêu thương vì Ngài yêu thương chúng ta trước” (1Jn 4:19).
TRẦM THIÊN THU (Phỏng theo truyện của Louis Lapides)
10. CHÂN DUNG
Có người cha và con trai ngồi sát nhau và cùng xếp hình. Các bức tranh bất hủ đó của Picasso, Van Gogh, Monet và các danh họa khác được treo trên tường. Người cha góa vợ nhìn với vẻ thỏa mãn khi thấy con trai tỏ ra thành thạo. Ánh mắt con trai làm người cha thấy hãnh diện.
Mùa đông đến, chiến tranh bùng nổ. Con trai phải đi lính. Sau vài tuần, người cha nhận được điện tín. Con trai ông bị mất tích khi đang thi hành nhiệm vụ. Người cha lo lắng chờ thêm tin tức, hy vọng được gặp lại con trai. Vài ngày sau, ông biết chắc con trai đã tử vong khi cứu một người bạn bị thương. Buồn bã và cô đơn khi lễ Giáng sinh đang đến. Mùa an bình và hạnh phúc mà hai cha con mong đợi, nhưng không còn nữa.
Sáng ngày lễ Giáng sinh, tiếng gõ cửa làm ông tỉnh thức. Ông bước ra phía cửa, những tác phẩm nghệ thuật trên tường nhắc ông rằng con ông không trở về nữa. Cửa mở, ông thấy một người lính với một gói đồ lớn trên tay. Anh tự giới thiệu: “Thưa bác, con là bạn của con bác. Con bác đã chết khi đang cứu con. Con có thể vào nhà một lát được không bác? Con có cái này cho bác xem”.
Vào nhà, anh lính nói: “Con là một họa sĩ. Con muốn tặng bác cái này”. Mở giấy bọc ra, ông thấy hình chân dung của con trai. Dù thế giới không công nhận đó là tác phẩm của một thiên tài, nhưng bức họa đó vẽ khuôn mặt của một thanh niên rất chi tiết. Ông xúc động và cảm ơn anh lính. Ông treo hình chân dung đó ở chỗ lò sưởi.
Vài giờ sau, khi anh lính đã đi, ông ngồi trên ghế và lặng nhìn bức họa để tận hưởng lễ Giáng sinh. Suốt những ngày tiếp theo, ông nhận thấy rằng, dù con ông không trở về với ông nữa, nhưng con ông vẫn sống mãi. Ông biết con ông đã cứu nhiều chiến sĩ bị thương trước khi viên đạn làm ngừng đập trái tim nhân hậu của con ông. Niềm hãnh diện và mãn nguyện về con đã giúp ông nguôi ngoai nỗi đau. Bức chân dung của con ông là vật quý giá nhất của ông, ông không chịu nhường cho ai dù nó đáng giá hằng ngàn đô-la.
Năm sau, ông bệnh và qua đời. Bức họa được bán đấu giá theo di chúc của ông vào đúng ngày lễ Giáng sinh, ngày ông nhận quà tặng là bức chân dung con trai. Và ngày nay người ta có thói quen đấu giá vào dịp lễ Giáng sinh. Thông điệp vẫn là: Tình yêu của người cha. Quả thật, Đức Giêsu đã nói: “Thầy là Đường, là Sự thật và là Sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Jn. 14, 6). Thiên Chúa không chỉ sai Con Ngài đến thế gian, mà để thế gian được cứu độ nhờ Con Ngài” (Jn. 3, 17).
TRẦM THIÊN THU (Dịch truyện của tác giả Burt Dubin)
11. SỨC MẠNH CỦA SỰ QUYẾT ĐỊNH
Ngôi trường nhỏ ở vùng quê ấm lên nhờ cái lò than kiểu cũ. Một bé trai có nhiệm vụ mỗi ngày đi học sớm để đốt lò làm ấm phòng học trước khi giáo viên và các học sinh khác tới.
Một sáng nọ, người ta thấy ngôi trường bị cháy. Họ kéo cậu bé ra khỏi đám cháy, nửa sống nửa chết, vết phỏng đầy người. Và họ đưa cậu bé đến bệnh viện gần đó. Cậu bé nằm trên giường nửa tỉnh nửa mê nhưng vẫn nghe được bác sĩ trao đổi với mẹ mình. Bác sĩ nói với người mẹ rằng con bà chắc không sống nổi, vì vết phỏng quá nặng, cả nửa người dưới bị cháy.
Nhưng cậu bé can đảm đó không muốn chết. Nó quyết phải sống. Quả thật, nó đã sống trước sự ngạc nhiên của mọi người. Khi qua cơn nghuy kịch, nó lại nghe bác sĩ thì thầm với mẹ mình. Bác sĩ nói rằng vì lửa cháy nhiều phần cơ thể dưới, sống cũng khổ vì nó sẽ tật nguyền, không vận động đôi chân được. Một lần nữa, cậu bé can đảm lại quyết sống. Nó sẽ không tật nguyền. Nó sẽ đị lại được. Nhưng từ phần eo xuống không còn khả năng cử động.
Rồi cậu bé cũng được xuất viện. Hằng ngày, người mẹ xoa bóp chân cho con trai, nhưng đôi chân nhỏ bé vẫn không có cảm giác, bất động. Cậu bé vẫn quyết chí sẽ đi lại được như trước. Khi không nằm trên giường, nó phải ngồi xe lăn. Một hôm, người mẹ đẩy xe cho con ra sân hít thở không khí trong lành. Nó không chịu ngồi, nó chồm dậy và bò trườn trên cỏ với đôi chân sóng soài. Nó trườn tới hàng rào. Với nỗ lực hết mình, nó bám vào hàng rào và cố đứng dậy. Nó đi men theo hàng rào với ý chí là sẽ đi được. Hằng ngày nó cứ tập đi như vậy.
Nhờ hằng ngày người mẹ vẫn xoa bóp chân cho con, với ý chí sắt đá quyết tâm là đi được, nó dần dần đứng được và đi được từng đoạn đường. Rồi nó đi lại bình thường và chạy nhảy bình thường. Nó bắt đầu đi học. Khi học đại học, cậu thành lập nhóm chạy đua. Cuối cùng, cậu bé bại liệt đó trở thành người chạy nhanh nhất thế giới. Đó chính là Tiến sĩ Glenn Cunningham.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
12. TỰ ĐÁNH MÌNH (tác giả Linda Neukrug, báo Daily Guidepost)
“Linda, nếu tự đánh mình là một môn thể thao Olympic thì bạn sẽ đoạt huy chương vàng đó”. Cô bạn thân Annabel nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên sau khi tôi nói về cách xử lý lúng túng của tôi với một học sinh lớp Ba mà tôi đang dạy thay thế. Tôi nghĩ: “Mình không nên để cậu bé sang học lớp con trai. Đó là lỗi của mình làm cậu bé gặp rắc rối với lớp trưởng. Thật ngớ ngẩn!”.
Bạn tôi bật cười rồi bình luận kiểu Olympic. Sau khi suy nghĩ lại, công nhận là cô ấy nói đúng. Tôi thấy xấu hổ. Hôm trước tôi tự gọi mình là “đồ tồi” vì đã để giấy tờ bừa bộn trên bàn, là “xấu xa” vì ra ngoài mà không ăn mặc đàng hoàng, và là “ngu xuẩn” vì ra ngoài tìm việc làm gấp mà không soạn giáo án khẩn cấp.
Ra chiều suy nghĩ, Annabel nói: “Mình đã từng đi học ở chỗ có một giáo viên nữ bắt tụi mình viết ra những chuyện vụn vặt tụi mình nói với nhau”. Tôi hỏi: “Bạn liệt kê mấy điều?”. “Mười lăm điều”, Annabel nói, “nhưng lúc đó giáo viên nói tụi mình xoay qua nhìn người bên cạnh và đọc những gì mình ghi như thể đang nói chuyện vậy”. Tôi tỏ vẻ tức giận: “Bạn đã làm gì?”. “Không làm gì. Không ai làm gì. Tụi mình cứ ngồi im. Mình tự nhủ không nói gì với ai hết. Rồi giáo viên nói rằng nếu không thể nói với ai thì không thể nói với chính mình”.
Bạn tôi cũng có lý. Tôi sẽ không bao giờ làm tổn thương một người con nào của Chúa. Tôi cũng là con của Chúa mà. Lạy Chúa, hôm nay xin cho con biết tử tế với chính mình như thể con tử tế với người khác là con của Chúa vậy.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
13. NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÁC THƯỜNG
Một ngày bất thường trong tháng Năm. Mùa Xuân đã qua mà mọi thứ vẫn sống động qua màu sắc. Nhưng cái lạnh từ miền Bắc đã đưa cái lạnh của mùa Đông trở lại khu của người Ấn độ. Tôi ngồi với 2 người bạn trong một nhà hàng cổ ở một góc phố. Đồ ăn ngon và người ăn cũng ngon. Khi chúng tôi nói chuyện, bên ngoài kéo sự chú ý của tôi, ở bên kia đường. Một người đàn ông đang bước đi với vẻ nặng nhọc, rất buồn và thất vọng. Lòng tôi chùng xuống. Tôi nói bạn tôi nhìn, và tôi thấy những người khác cũng nhìn về phía đàn ông kia. Chúng tôi tiếp tục ăn nhưng hình ảnh người đàn ông kia cứ lởn vởn trong đầu tôi.
Ăn xong, ai về nhà nấy. Tôi cứ nhìn ra ngoài với hy vọng gặp lại đàn ông kia, nhưng không thấy. Tôi lo lắng. Trong tâm trí tôi luôn vang tiếng nói: “Đừng quay trở lại”. Với chút lưỡng lự, tôi quay lại. Tôi thấy anh ta đang ngồi trên bậc thềm một ngôi thánh đường. Tôi dừng lại, nửa muốn nói gì với anh ta, nửa muốn đi. Tôi xuống xe, lại gần anh ta và hỏi:
- Anh muốn gặp mục sư hả?
- Không hẳn vậy.
- Anh ngồi nghỉ hả? Hôm nay anh ăn gì chưa?
- Tôi ăn hồi sáng rồi.
- Anh ăn trưa với tôi nha? Anh có việc gì cần tôi giúp không?
- Không có việc gì.
- Tôi thường đi qua đây, nhưng tôi muốn mời ông ăn trưa.
Anh ta cười: “Được”.
Khi cùng ăn, tôi hỏi:
- Anh đi đâu vậy?
- Đi St. Louis.
- Anh từ đâu đến?
- À, từ khắp nơi, thường là từ Florida.
- Anh đã đi bộ bao lâu?
- Mười lăm năm.
Tôi biết mình đang gặp một ngườ khác thường. Chúng tôi ngồi đối diện nhau. Anh tên Daniel, có mái tóc dài và bộ râu được tỉa gọn gàng. Da rám nắng. Nhìn mặt khoảng gần 40 tuổi. Có vẻ già trước tuổi. Mắt đen và sáng. Ăn nói hoạt bát và rõ ràng. Anh ta nói:
- Chúa Giêsu là câu chuyện không kết thúc.
Câu chuyện của anh bắt đầu mở ra. Anh đã chọn lựa sai và lặp lại hậu quả. Mười bốn năm trước, trên bước đường lãng du, anh đã dừng lại trên một bãi biển ở Daytona. Anh và mấy người khác dựng căn lều với ít dụng cụ để cứu hộ những người tắm biển. Nhờ đó anh hiểu rõ cuộc đời mình hơn. Anh phó thác cuộc đời cho Chúa. Anh nói:
- Không gì giống nhau kể từ đó. Tôi cảm thấy Thiên Chúa bảo tôi cứ đi bộ, và tôi đi bộ hơn 14 năm rồi.
- Anh có nghĩ mình sẽ dừng chân không?
- Thi thoảng, khi tôi cảm thấy cần. Nhưng Thiên Chúa cho tôi ơn gọi này. Túi xách tôi có cuốn Kinh thánh. Tôi làm việc để có tiền sinh sống và mua Kinh thánh. Tôi tặng người khác khi Thánh Thần soi sáng.
Tôi ngồi lặng người và ngạc nhiên. Người bạn vô gia đình của tôi không hề vô gia đình. Anh đang có sứ vụ và sống theo cách mình đã chọn. Tôi hỏi:
- Điều đó như thế nào?
- Cái gì chứ?
- Vào thành phố với ba lô trên lưng và thể hiện dấu hiệu của anh thế nào?
- Ồ, mới đầu thấy mắc cở. gười ta nhìn và đàm tiếu. Có lần người ta ném cho tôi mẩu bánh mì ăn dở và tỏ vẻ khinh thường. Bị coi thường và tôi thấy Chúa dùng tôi để làm người ta tỉnh ngộ và thay đổi cuộc đời những người như tôi.
Cuộc đời tôi cũng đang thay đổi. Chúng tôi ăn xong. Ra đến cửa, anh nhìn tôi và nói:
- Hỡi người được Chúa Cha chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã được chuẩn bị cho bạn. Vì khi Tôi đói, bạn đã cho ăn, khi Tôi khát, bạn đã cho uống, Tôi là khách lạ mà bạn đã đón tiếp.
Tôi thấy mình như ở trên đất thánh. Tôi hỏi:
- Anh có thể dùng lời Kinh thánh khác?
- Tôi đã đọc hết cuốn Kinh thánh 14 lần.
Anh mỉm cười. Tinh thần của anh tỏa sáng sự chân thật. Trên đường về, trời đổ mưa. Chúng tôi dừng lại nơi chúng tôi gặp nhau. Anh nói:
- Ông ký tên vào sách tôi được không? Tôi muốn giữ sứ điệp của những ngườ tôi đã gặp.
Tôi viết trong cuốn sổ của anh rằng việc anh tuân giữ ơn gọi của anh đã làm tôi xúc động. Tôi khuyến khích anh cứ vững mạnh. Tôi chia tay anh với câu Kinh thánh: “Ta biết những dự định của Ta dành cho ngươi, những dự định làm phong phú ngươi chứ không làm tổn hại người. Những dự định đó cho người tương lai và hy vọng” (Jeremiah 29:11).
- Xin cảm ơn. Chúng ta sẽ gặp lại nhau như những người lạ, nhưng tôi yêu ông.
- Tôi hiểu. Tôi cũng yêu anh.
- Thiên Chúa tốt lành.
- Đúng. Ngài tốt lành.
- Hẹn gặp lại ở thành thánh Jerusalem mới.
- Hẹn gặp lại.
Anh lại tiếp tục bộ hành. Chợt anh quay lại nói:
- Khi có điều gì làm ông nhớ đến tôi, hãy cầu nguyện cho tôi nhé!
- Tôi hứa. Xin Chúa chúc lành cho anh.
*******
Đây là chuyện có thật do Richard D. Ryan viết lại và đăng trên báo Christian Reader Magazine. Bạn có thể liên lạc với Richard D. Ryan qua email: onevoice_47112@yahoo.com
TRẦM THIÊN THU (lược dịch)
14. ÂM NHẠC TRONG ĐÊM
Bạn có bao giờ nghe tên Ludwig van Beethoven, nói ngắn gọn là Beethoven, một ngưo27i mê say âm nhạc. Ông là một trong các đại nhạc sĩ thiên tài bậc nhất thế giới, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở Đức. Thuở nhỏ, hằng ngày ông đã dành nhiều giờ để luyện tập... Lúc 11 tuổi, Beethoven đã có thể soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc. Gần 20 tuổi, ông đến Vienna (Áo) để học thêm về âm nhạc.
Một buổi chiều, ông ra ngoài đi dạo, ông đi qua căn nhà của người thợ sửa giày và nghe có người trong đó đang chơi bản nhạc của ông. Khi dừng lại nghe, ông nghe giọng cô gái nói rằng cô muốn nghe chính tác giả chơi đúng bản nhạc đó. Beethoven vào nhà, ông thấy một cô gái mù đang chơi đàn, ông đề nghị chơi đàn cho cô nghe. Ông chơi đàn hơn một giờ…
Trời bắt đầu tối, nến trong phòng đã cháy hết. Ánh trăng sáng dọi vào phòng qua cửa sổ, nơi Beethoven đang chơi đàn. Nhờ sự cảm kích âm nhạc của cô gái và vẻ đẹp của ánh trăng dọi vào phòng mà Beethoven đã làm nên kiệt tác Moonlight Sonata (xô-nát Ánh Trăng, xô-nát là bản nhạc soạn cho độc tấu piano hoặc song tấu piano và violon). Chính Beethoven cũng có một kiệt tác khác là bản Định Mệnh mà ông đã sáng tác khi thấy mình có triệu chứng bị điếc. Từ đó, ông sáng tác mà không nghe được âm thanh, ông chỉ có những âm thanh trong đầu mà thôi…
Beethoven là một thiên tài âm nhạc, nhưng ông khiêm nhường. Ông thổ lộ: “Cảm ơn Chúa tôi có thể viết nhạc, ngoài ra tôi chẳng làm được gì khác”. Có đúng vậy không? Beethoven rất cô đơn nhưng ông đã cố gắng vượt qua chính mình.
Bạn có bao giờ cảm thấy những mơ ước của bạn bị tan vỡ và cảm thấy cô đơn trong bóng đêm của sự tuyệt vọng? Chắc là có, không chỉ một lần... Thiên Chúa đang NÓI và HÀNH ĐỘNG trong chính nỗi cô đơn ấy để trao cho bạn ƠN CỨU ĐỘ. Khi cuộc đời của chúng ta phó thác cho Đức Kitô thì ngay trong “bóng đêm của linh hồn”, Thiên Chúa vẫn không ngừng hành động để giúp chúng ta hiểu biết hơn về cuộc sống và lòng trắc ẩn đối với tha nhân. Và theo thời gian, âm-nhạc-đích-thực sẽ đi vào cuộc đời chúng ta…
TRẦM THIÊN THU
15. DẤU CHÂN
Có một người ngủ mơ thấy mình đi trên đường đời, khi vui mừng thì thấy hai dấu chân, nhưng khi sầu khổ thì anh ta chỉ thấy một dấu chân. Anh ta không hiểu và có ý trách Chúa nên anh ta hỏi: “Chúa ơi! Khi con vui mừng, thành công và phấn khởi thì con thấy có hai dấu chân trên đường đời, nhưng khi con sầu khổ, cô đơn hoặc thất bại thì con chỉ thấy một dấu chân. Tại sao vậy? Chúa có thương con không? Có phải Chúa bỏ mặc con?”.
Chúa ôn tồn: “Con yêu dấu! Cha không bao giờ bỏ con, Cha vẫn yêu con từ ngàn xưa và trước sau như một. Khi con vui, con thấy hai dấu chân là con và Cha cùng song hành. Còn khi con sầu khổ, con chỉ thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Cha. Lúc đó Cha cõng con nên con không thấy hai dấu chân”.
Từ đó, niềm tin nhân lên, anh ta luôn cố gắng. Thật vậy, vì Chúa Giêsu đã xác định: “Không có Thầy thì các con không làm được gì”. Thánh Têrêxa Avila nói: “Tin mình được Chúa thương thì không là kiêu ngạo, nhưng tưởng mình được Chúa thương thì là kiêu ngạo”. Chính thánh Phaolô đã khuyên: “Dù thất vọng cũng đừng bao giờ tuyệt vọng”. Và thánh Augustinô đã có kinh nghiệm: “Ngài có đó khi ta tưởng mình đơn côi, Ngài nghe ta khi chẳng ai đáp lại, Ngài thương ta khi tất cả hững hờ”.
TRẦM THIÊN THU
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bước Vào Thu
Lê Trị
21:51 30/09/2010
BƯỚC VÀO THU
Ảnh của Lê Trị
Rừng thu cảnh trí hữu tình
Giai nhân dạo bước chỉ mình mình ta
Hương thu ngây ngất đậm đà
Luồn trong gió thoảng chan hoà vào thu.
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Lê Trị
Rừng thu cảnh trí hữu tình
Giai nhân dạo bước chỉ mình mình ta
Hương thu ngây ngất đậm đà
Luồn trong gió thoảng chan hoà vào thu.
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n