Ngày 30-09-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Được gọi để nên thánh, được gọi để thuộc về
Lm. Minh Anh
00:06 30/09/2020

ĐƯỢC GỌI ĐỂ NÊN THÁNH, ĐƯỢC GỌI ĐỂ THUỘC VỀ
“Tôi chấp nhận mất hết, và coi tất cả như rác rưởi,
Để được Đức Kitô, được kết hiệp với Người”.


Kính thưa Anh Chị em,

Câu tung hô Tin Mừng trích thư Philipphê hôm nay là một lời giải thích cho chủ đề của phụng vụ Lời Chúa chúng ta vừa đọc, ‘Được gọi để nên thánh; được gọi để thuộc về’. Ông Gióp nói, Thiên Chúa tuyệt vời, đừng ai so bì với Người; còn những ai theo Chúa Giêsu, thì Tin Mừng cho biết, họ không thể chần chờ, chẳng thể do dự, vì “Ai đã tra tay cầm cày mà ngoái lại đàng sau thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”; Chúa Giêsu còn nói thêm, “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”.

Trong bài đọc thứ nhất, ông Gióp hết lời khen lao Thiên Chúa, rằng, Người là vô địch, đừng ai hơn thua với Người; phàm nhân không là gì trước mặt Người; Người quyền phép vô song, thượng trí vô cùng; Người tuyệt vời, nào ai địch nổi. Gióp nói, “Chúa xê dịch các núi đồi”; “Chúa khiến địa cầu chuyển động mà nó không hay”; “Chúa truyền khiến mặt trời, thì nó không mọc lên, và Người phong niêm các ngôi sao tinh tú”; “Chúa trải các tầng trời và bước đi trên sóng biển; Chúa tác tạo những điều trọng đại, mầu nhiệm và kỳ diệu không xiết kể”. Những lời của Gióp dành cho các bạn ông vốn đang thắc mắc tại sao Gióp mê Thiên Chúa như điếu đổ đến thế; trả lời như vậy, khác nào Gióp muốn nói với họ rằng, Gióp thuộc về Thiên Chúa, ông ‘được gọi để nên thánh; được gọi để thuộc về’ Người.

Thế nhưng, Gióp ‘được gọi để nên thánh; được gọi để thuộc về’ Đấng đã trả lại cho ông tất cả những gì ông bị lột sạch có lẽ là điều không đến nỗi khó. Với Tin Mừng hôm nay, Đấng là Thiên Chúa đó phải chăng hoàn toàn khác? Luca nói đến một Giêsu còn thua cả chim trời, thua cả cáo chồn, khi không có một chỗ tựa đầu; một Giêsu sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết ngoài đồi và chôn ngoài núi; một Giêsu tựa đầu vào thập giá, cùng lúc tựa đầu vào thánh ý Cha và Đấng ấy cũng là Đấng mà chúng ta đang ‘được gọi để nên thánh; được gọi để thuộc về’ thì quả là một điều không dễ.

Đi theo ai, trước hết phải biết người đó là ai; và người ta chỉ đi theo ai mà họ tôn làm thần tượng; cũng như chỉ đi theo ai vốn có thể đem lại cho họ hạnh phúc và niềm vui. Nhưng, với người Kitô hữu, hạnh phúc thực sự là gì? Hạnh phúc chính là sự thánh thiện, hạnh phúc chính là Chúa Giêsu; chính Ngài và sự thánh thiện nơi Ngài là cách duy nhất để mỗi người hoàn thiện viên mãn cuộc đời mình. Ngoài sự thánh thiện nơi Chúa Giêsu, không gì có thể thay thế để con người có thể thoả mãn sự khao khát sâu xa mà nó cảm nhận trong trái tim mình. Ở đây, chúng ta hiểu được câu nói của Augustinô, “Trái tim con khắc khoải mãi cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa”. Và như vậy, việc đi theo Chúa Giêsu, hay việc sẵn sàng đáp lại lời mời của Ngài chỉ là hậu kết tất yếu của việc hiểu biết Ngài. Nhiều lúc, chúng ta cảm thấy lòng mình bồn chồn, do dự, chần chờ trong việc đi theo Ngài, vì lẽ, chúng ta chưa hiểu được Đấng chúng ta chọn để đi theo là ai; cách nào đó, chúng ta tin vu vơ; chúng ta chưa xác tín đủ, chỉ có Ngài và sự thánh thiện nơi Ngài mới có thể lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn mình.

Vậy nên thánh là gì? Nên thánh là nên như Chúa Giêsu, thương xót như Chúa Giêsu, ôm lấy thánh giá Chúa Giêsu để ôm lấy thánh giá đời mình, đón nhận mọi đau khổ bằng tình yêu như Ngài; đánh đổi những gì tạm bợ trần gian để chọn lấy kho báu thiên đàng, là sự sống đời đời vốn chỉ có nơi Ngài. Một khi hiểu được căn tính của việc nên thánh, chúng ta sẽ khao khát Thiên Chúa đến cùng. Và bấy giờ, không thể chần chờ, chẳng thể do dự, chúng ta dễ dàng coi mọi sự trần thế như rác rưởi; vì lẽ, chúng ta ‘được gọi để nên thánh; được gọi để thuộc về’ một Đấng cao hơn, siêu việt hơn, giàu có hơn.

Như thế, thật quan trọng để có một quyết định ban đầu, đó là lựa chọn dấn thân vào “con đường không quay trở lại”, con đường có tên ‘được gọi để nên thánh; được gọi để thuộc về’; bấy giờ, những lời này thật dễ hiểu, “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”. Những gì còn lại sẽ là cầu xin, cam kết và tìm kiếm; tìm kiếm một cuộc sống thánh thiện và nỗ lực để nên giống Chúa Giêsu mỗi ngày nhờ ân sủng Thánh Thần của Ngài. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời cầu nguyện thật ý tứ, “Lạy Chúa, nguyện cho lời kinh vọng tới Ngài”; “Lạy Chúa, con kêu lên Chúa mọi ngày, và con giang tay hướng về phía Chúa”.

Một cậu bé kia, sinh ra trong một gia đình đạo đức, giàu có, nhưng mới 6 tuổi đã mồ côi cha lẫn mẹ. Ông bà ngoại cưng chiều, cậu bé hư hỏng; lớn lên, nhập ngũ, sĩ quan 18 tuổi này càng truỵ lạc, “Con cứ xa Chúa và càng ngày càng xa; sự sống của con bắt đầu trở nên sự chết”. 24 tuổi, anh rời quân ngũ và chinh phục Maroc; nào ngờ, Maroc chinh phục anh. Trở về Paris, đến một nhà thờ, Chúa Giêsu đã khuất phục anh. Cuộc đời còn lại của anh đã dành trọn vẹn cho Ngài, anh là cha của các ơn gọi tiểu đệ, tiểu muội. Ngày nay, tại nhà thờ St. Augustin, bên trái, người ta còn giữ hình ảnh nơi chính anh quỳ gối xưng tội và được ơn hoán cải. Đó là chân phước Charles de Foucauld, người sắp được phong thánh. Quả anh đã ‘được gọi để nên thánh, được gọi để thuộc về’ Đấng yêu thương anh.

Anh Chị em,

Như Gióp, như Phaolô, như Foucauld… dù ở đấng bậc nào, chúng ta cũng đang ‘được gọi để nên thánh, được gọi để thuộc về’, chúng ta có dám coi mọi sự như rác rưởi để mê Chúa Giêsu như Phaolô như Foucauld không? Để được vậy, mỗi ngày, hãy cầu xin cho được ‘dám đứng lên và đi tới’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin thiêu đốt những gì bợn nhơ nơi tâm trí con; xin cất khỏi con mọi chướng ngại, hầu con có thể đáp lại lời mời gọi của Chúa, con ‘được gọi để nên thánh, được gọi để thuộc về’ Ngài”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thứ Năm 1/10: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu - Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu
Giáo Hội Năm Châu
04:57 30/09/2020
 
Tình yêu chính là sứ vụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:23 30/09/2020
LỄ THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU (01/10)

Dc 8,20-23; Lc 9,51-56

Tình yêu chính là sứ vụ

Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, sinh ngày 02 tháng 01 năm 1873 tại Alencon, nước Pháp, qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 tại Lisieux, Pháp. Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào Dòng Kín. Vị nữ tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào Dòng Cát Minh.

Nhưng “đây là vị thánh lớn nhất thời hiện đại” (Đức Giáo Hoàng Piô X), Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo và tiến sĩ Hội Thánh (vào ngày 19 tháng 10 năm 1997). Thánh Têrêxa trở thành bậc thầy của Giáo Hội vì ngài đã đưa Giáo Hội trở lại với trung tâm điểm tình yêu và phát minh con đường nên thánh qua con đường thơ ấu thiêng liêng của Tin Mừng.

1. Tập trung vào tình yêu

Thánh Têrêxa sinh ra vào cuối thế kỷ XIX, thời đó người ta quan niệm, muốn nên thánh phải là một người phi thường, phải có những nhân đức anh hùng. Vì ảnh hưởng nền tu đức của phái Thanh Giáo (Jansenisme), nên trong các nhà Dòng, nhất là Dòng Kín, người ta đề cao sự khổ chế và hy sinh, nhưng lại ít chú trọng đến lòng yêu mến.

Thánh Têrêxa là một người có nhiều tham vọng, khi vào dòng, thánh nhân muốn làm linh mục, muốn đi truyền giáo, muốn được phúc tử đạo. Nhưng thánh nhân lại thấy mình nhỏ bé không thể thực hiện được và điều kiện cũng không cho phép.

Thánh nhân bắt đầu tìm kiếm cho mình một con đường mà nó có thể bao trùm hết mọi ơn gọi. Têrêxa bắt đầu đọc thư I Côrintô, chương 12-13, ở đó, thánh Phaolô nói đến tình yêu là cốt lõi của mọi ơn gọi. Tình yêu là linh hồn mọi hoạt động tông đồ. Không có tình yêu, mọi thứ sẽ không có giá trị gì hết. Thánh nhân kêu lên với Chúa:

“Lạy Chúa, đây là ơn gọi của con. Giữa lòng Hội Thánh, con sẽ là tình yêu.”

Đây là phát hiện thiên tài của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Sự phát hiện này đưa Kitô giáo phát xuất lại từ tình yêu. Theo đó, tình yêu phải là nền tảng, cốt yếu và là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu.

Thánh Têrêxa yêu Chúa với một trái tim nồng nàn; Ngài yêu Chúa và say mê Chúa như hai người trẻ yêu nhau. Đối với thánh nhân, được yêu Chúa là đủ rồi, dù ở đâu, làm gì, đi đâu, ngay cả khi phải ở trong hỏa ngục mà vẫn được yêu Chúa thì cũng đủ cho chị rồi.

Ngài yêu Chúa như một người con thơ yêu mến và tin tưởng vào người cha của mình. Đây là điểm thứ nhất làm nên sự nổi bật của thánh nhân.

2. Nên thánh qua nẻo đường thơ ấu thiêng liêng

Thời đó người ta quan niệm việc nên thánh rất khó, như leo lên một cầu thang nhiều bậc. Chỉ có những ai hoàn toàn thánh thiện, đầy nhân đức anh hùng mới có thể nên thánh.

Thánh Têrêxa đã phát minh ra một con đường nên thánh từ Tin Mừng, đó là con đường thơ ấu thiêng liêng. Con đường này được Chúa Giêsu mạc khải:

“Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (Mt 19,14).

Nơi khác, Chúa nói:

“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18,3-4).

Trở nên như trẻ thơ là sống một cuộc sống khiêm hạ, nhỏ bé, và hoàn toàn tin tưởng, tín thác vào Chúa như là Cha của mình. Về phương diện nhân bản, càng trưởng thành là càng trở nên tự lập, tự chủ, tự quyết, trong khi đó, về phương diện tu đức, càng trưởng thành là càng trở nên trở nên trẻ thơ, càng lệ thuộc vào Chúa. Đó là phát hiện lớn của Têrêxa.

Con đường thơ bé thiêng liêng là làm những việc nhỏ bé với một tình yêu lớn lao dành cho Chúa và để cứu rỗi các linh hồn. Con đường thơ bé là con đường mà mọi người có thể thực hiện được. Đó là con đường ngắn nhất, dễ nhất và ai cũng có thể thực hiện để nên thánh.

Vì thế, thánh Têrêxa đã sống tinh thần thơ bé này với Chúa và với tha nhân. Thánh nhân chu toàn những bổn phận nhỏ bé của mình với một tình yêu lớn lao. Thánh nhân nói: dù nhặt một cái kim rơi xuống nhà với lòng yêu mến Chúa thì cũng có thể cứu độ các linh hồn.

3. Một tâm hồn tông đồ vĩ đại

Dù sống trong bốn bức tường Dòng Kín, nhưng sự vĩ đại của Têrêxa đã vượt qua khỏi các bức tường nhà Dòng, lan tỏa và ảnh hưởng khắp thế giới. Tinh thần của Têrêxa được mọi tầng lớp Dân Chúa đón nhận, đặc biệt là đối với giới trẻ. Bởi lẽ, thánh Têrêxa có một tâm hồn tông đồ thật nồng nàn; Ngài ước mong đi truyền giáo khắp thế giới; Ngài ước mong được đến Việt Nam để truyền giáo.

Vì lòng yêu mến Chúa thúc đẩy, thánh nhân muốn mọi người cũng biết yêu mến Chúa và khát khao làm cho người khác cũng được yêu Chúa. Vì lòng yêu mến các linh hồn, Ngài khát khao cho mọi người trên thế giới cũng được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giêsu mang lại.

Vì thế, sau khi chết, thánh Têrêxa được phong là quan thầy của các xứ truyền giáo. Vị trí của Ngài tương đương với Thánh Phanxicô Xaviê. Đó là một điều hết sức lạ lùng mà Chúa đã làm cho thánh nhân.

Mừng lễ thánh Têrêxa và noi gương thánh nhân để lại, chúng ta được mời gọi phát xuất lại từ tình yêu Chúa Kitô để biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, sống khiêm hạ và tín thác theo con đường thơ ấu thiêng liêng, và nhất là biết khát khao làm cho người khác cũng được nhận biết Chúa như thánh nhân đã sống và đã làm. Bởi vì, xét cho cùng, đối với chúng ta là những Kitô hữu, tình yêu chính là sứ vụ. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 30/09/2020

33. Luôn cầu nguyện khiến chúng ta chiến thắng chính mình.

(Thánh Ignatius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:39 30/09/2020
42. TRƯƠNG XƯỚNG VẺ HOA MAI

Một hoa mai được vẽ trên tường nhưng trên bức họa không có ký tên.

Có người thấy thì hết lời ca ngợi hoa mai giống như thật. Lại có người hỏi:

- “Anh có biết là ai vẻ nó không?”

Trả lời:

- “Trương Xướng”. (1)

(Tinh tuyển nhã tiếu)

Suy tư 42:

Vẽ bông hoa mai mà nhìn như hoa thật thì đúng là một họa sĩ đại tài, nhưng không biết tác giả là ai mà cứ nói bừa là người này người kia vẽ là chuyện...đại tầm bậy.

Thời nay có một đại tệ nạn là ăn cắp bản quyền của người khác làm của mình, đây là một việc làm vô đạo đức, mà đã là vô đạo đức thì chắc chắn là vô nhân vô nghĩa và bất tín. Người vô đạo đức là người mà con mắt tâm hồn của họ đã bị tiền tài danh vọng bịt kín, làm cho họ không thấy được chữ nhân ái trong cuộc sống của mình. Bức họa có thể coi như thật vì nét vẽ sinh động của họa sĩ, nhưng những kẻ vô đạo đức dù họ lấy hành vi nhân nghĩa để giúp người thì cũng bày ra...cái đuôi vô đạo đức của mình, đó là làm việc thiện nhưng chủ đích là vì tư lợi cá nhân mà thôi.

Hình ảnh sống động nhất mà người ta thấy phản ảnh lại khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su nơi người Ki-tô hữu, đó là khi ngôn hành của họ được phát xuất từ tâm hồn chân thật không giả dối của mình...

Tất cả chúng ta đều được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, dẹp và cao quý vô cùng.

(1) Trương Xướng là người Hán, đã có tích truyện “Trương Xướng vẽ lông mày”, chữ lông mày ﹝眉﹞đọc là “mei” và hoa mai ﹝梅﹞cũng phát âm là “mei”. Hai chữ này phát âm giống nhau, nhưng khác nghĩa, do đó hoa mai này không phải là Trương Xướng vẽ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tẽn tò với thục nữ vùng quê Alençon
Lm Minh Anh
21:13 30/09/2020

TẼN TÒ VỚI THỤC NỮ VÙNG QUÊ ALENÇON

Kính thưa Anh Chị em,

Têrêxa là một đứa trẻ hay khóc, mỏng manh như sành sứ, dễ mũi lòng nhưng cũng dễ hài lòng. Một cái nhíu mày hay một cái lườm nguýt của cha sẽ khiến Têrêxa khóc; một bông hoa đẹp hay một lời tử tế sẽ khiến Têrêxa nở một nụ cười rạng rỡ. Têrêxa lớn lên trong một ngôi nhà không có anh em trai; người cha, người chú cùng các linh mục mà Têrêxa quý như kim cương, và sẽ dành cả đời để cầu nguyện cho họ cùng các linh mục khác trên hoàn cầu. Song thân được phong thánh năm 2015, là đôi vợ chồng duy nhất được nâng lên bàn thờ. Têrêxa và 4 chị gái là những nữ tu; án chân phước và phong thánh cho chị Léonie được mở năm 2015. Nhà ông bà Louis - Zélie Martin đắm chìm trong các mầu nhiệm của Chúa, những lời cầu nguyện, các thánh, các bí tích và Giáo Hội. Ở tuổi 15, Têrêxa vào nhà Kín, có tên “Hài Đồng Giêsu”; sau đó, được phép nhận thêm tên thứ hai “Khuôn Mặt Thánh”. Một khi cánh cửa tu viện đóng kín sau lưng Têrêxa, nó sẽ không bao giờ mở lại cho Chị; cuộc đời ngắn ngủi của Têrêxa kết thúc ở đó, chỉ 9 năm sau.

Hôm nay, mừng kính Chị thánh, đọc lại một ít tài liệu quý và “Một Tâm Hồn”, chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị nơi tâm hồn bé nhỏ này. Nhiều lúc, chúng ta cảm thấy tẽn tò với thục nữ vùng quê Alençon này, một tâm hồn nhỏ nhưng nhân cách và bản lãnh không nhỏ chút nào; thú vị ở chỗ, đôi khi, chúng ta gặp thấy mình nơi người thôn nữ nhỏ nhắn ấy. Têrêxa không chỉ khiêm tốn, đơn sơ, phó thác nhưng còn là một nữ tu tham vọng, can đảm, thông minh, tự tôn, nghệ sĩ, lãng mạn, hài hước và cả bướng bỉnh.

Là một con người đầy tham vọng, Têrêxa ước có thể bay đến gần mặt trời chói lọi Ba Ngôi; nhưng cũng nhún nhường, Chị ví mình như một sinh vật nhỏ bé nhưng mang trong mình móng vuốt của đại bàng thần thánh. Không chỉ muốn làm thánh, Têrêxa ước nên thánh lớn, “Em muốn yêu Ngài, không chỉ yêu bình thường mà yêu như các thánh, dám làm những chuyện ngông cuồng cho Ngài”; “Ôi Giêsu, con xin ơn bình an và yêu mến vô bờ. Xin cho con được tử đạo trong lòng hay nơi thân xác; tốt hơn, tử đạo cả hai”.

Như một nghệ sĩ lãng mạn, Têrêxa thả hồn rong ruổi theo Đấng Tình Quân; nhưng không chỉ cho mình, trái tim Têrêxa còn ôm ấp bao linh hồn khác, “Khi một tâm hồn để mình bị cuốn hút bởi những làn hương say đắm của Ngài, nó không chạy một mình; tất cả những người nó yêu đều được cuốn theo, không cưỡng lại, không ép buộc; vì tự nhiên, nó cuốn hút về Ngài. Thế thôi!”.

Như chú bọ ngựa kênh kiệu vênh váo, Têrêxa ví von sánh mình với cây cọ ba xu để Chúa làm nên những kiệt tác vĩ đại chứ không chịu là những tác phẩm xoàng xĩnh. Một cái gì đó vừa khiêm tốn vừa tự phụ, “Phần cây cọ, nó đâu có thể tự hào về một kiệt tác là do nó; nhưng nó biết, người nghệ sĩ không bối rối mà còn bỡn cợt với những khó khăn; và đôi khi, cần có những dụng cụ yếu đuối và bất toàn như nó”.

Là một thục nữ thông minh và hài hước, Têrêxa cũng lắm tưởng tượng, “Archimède cần một điểm tựa ở ngoài trái đất để bẩy nó lên, ông không tìm ra; các thánh thì khác, Đấng Toàn Năng đã cho các ngài một điểm tựa là chính mình Người. Đòn bẩy là những lời cầu nguyện bốc cháy yêu thương, cầu nguyện là cách thức các thánh nâng vũ trụ lên và nâng cho tới tận thế; ‘các thánh tương lai’ cũng sẽ nâng”. Cách nào đó, tham vọng làm thánh của Têrêxa cũng bị lộ ra khi Chị nói đến các thánh mai ngày.

Ôi, một tâm hồn quảng đại với những lý sự thơ ngây dễ thương, “Giả như Chúa không thấy việc lành con làm, con chẳng buồn. Con yêu Chúa hết lòng, đến nỗi con ao ước có thể lấy tình yêu và những hy sinh nhỏ bé đó để làm đẹp lòng Chúa, cho dù Người không biết đó là của con. Nếu biết và thấy những cái đó, thì dường như Chúa buộc phải ân thưởng cho con; con không muốn phiền Chúa như thế”. Thật đáng yêu!

Một tâm hồn phó thác nhưng lại có những biện minh đơn sơ đến lạ lùng, “Con có nhiều yếu đuối, con không bao giờ ngạc nhiên; con tự nhủ, ‘Ôi, tôi vẫn đứng ở chỗ cũ!’. Nhưng con nói thế với một tâm hồn bình thản hết sức mà không chút phiền não. Cảm thấy mình yếu đuối và bé nhỏ thì êm ái biết bao!”. Yếu đuối, bé nhỏ mà lại êm ái và chắc chắn, Chúa thích như vậy. Thế nhưng, Têrêxa thổ lộ, “Con hy sinh nhiều trong những điều nhỏ mọn”, “Con không nản chí vì những lỗi lầm của mình, vì trẻ con thường ngã luôn, nhưng vì chúng bé quá, nên không thấy đau mấy”.

Và như thế, Têrêxa chọn cho mình con đường nhỏ bé để nên thánh, cũng là con đường ngắn nhất, “Ôi Giêsu của con, con yêu Chúa, con yêu Hội Thánh, Mẹ của con; giữa lòng Hội Thánh, con sẽ là tình yêu. Các vị đại thánh đã làm việc để Chúa hiển vinh; còn con, chỉ là một tâm hồn bé nhỏ, con làm việc để Chúa vui lòng; và con rất sung sướng được chịu những đau khổ lớn lao nhất, khi điều đó có thể làm cho Chúa mỉm cười; dù chỉ mỉm cười một lần cũng được”.

Khi người chị là Céline vào tu viện năm 1894, Céline được phép mang theo máy ảnh. Những bức ảnh về Têrêxa của Céline là một trong những bức ảnh đầu tiên được chụp về một vị thánh, đó là những bức ảnh và những bài viết về những chiều sâu bí mật được che giấu sau bốn bức tường của tu viện. Têrêxa được phong thánh năm 1925, được Thánh Gioan Phaolô II phong là Tiến sĩ thứ ba của Giáo Hội năm 1997, là Tiến sĩ trẻ nhất cho đến nay; và có lẽ là người trẻ nhất mà Giáo Hội từng công nhận.

Anh Chị em,

Như Têrêxa, hôm nay, mỗi chúng ta cũng được mời gọi nên thánh trong đời thường của đấng bậc mình: làm những việc nhỏ với trái tim lớn. Chúng ta cũng phải tham vọng được bay lên chiêm ngắm ‘Mặt Trời’, bẩy thế giới tục luỵ lên bằng cầu nguyện; và với móng vuốt đại bàng thần thánh, chống lại tội lỗi và sự dữ.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xưa, trong cánh cổng nhà kín Lisieux, thế giới đối với Têrêxa thật lớn lao, nhưng Chị đã có một trái tim đủ lớn như nó; với con, nay thế giới chỉ nhỏ như cái làng, thì xem ra, tim con cũng teo lại. Xin cho con một trái tim lớn như trái tim của Chị thánh, để có thể cùng nhịp yêu mến như trái tim Giêsu”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Vườn Nho
Lm Vũđình Tường
22:09 30/09/2020
Khó có thể xác định chính xác tâm tính con người bằng nhận xét bề ngoài. Qua cộng tác, nhất là về thương mại, kinh doanh liên quan đến tiền, tài, lợi lộc, người ta hiểu rõ hơn bản chất thật của người đó. Bởi bản tính thật từ trong tâm khảm được lộ ra. Ba dụ ngôn về vườn nho trong ba tuần qua cho thấy mỗi dụ ngôn đều nói lên một tính xấu tiềm ẩn trong con người. Dụ ngôn vườn nho thứ nhất Mt 20:1-16, nói lên tính ghen tị. Nhóm thợ thuê sáng sớm đồng í tiền công một ngày một đồng, đến khi nhận đủ một đồng họ phàn nàn nhóm thợ thuê gần tối làm có một giờ mà cũng nhận công như họ, như thế là thiếu công bằng. Chủ đáp, đã đồng í một đồng, nhận đủ, còn phàn nàn gì nữa. Tại sao lại ghen tị vì tôi nhân lành. Dụ ngôn vườn nho thứ hai Mt 21:28-32, người cha sai hai con đi làm vườn nho. Người con đáp 'Thưa Ngài, con sẽ đi' nhưng anh ta thưa cho vui lòng cha mình mà không thực hành điều anh hứa. Như thế không những anh vừa thất hứa với cha anh, vừa tự dối lòng mình. Dụ ngôn vườn nho thứ ba Mt 21:33-43 cho thấy nhóm người thuê đất, chủ trương cướp đất của chủ. Họ không muốn trả tiền thuê đất, còn bàn nhau giết chết con của chủ hy vọng hưởng gia tài cha anh để lại cho anh. Như thế họ chủ trương giết người, cướp của. Tiên tri Isaiah 5,7 cho biết vườn nho là nhà Israel and Juda. Thiên Chúa là chủ vườn nho. Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Công việc xảy ra tốt đẹp, mọi sự coi như yên ổn cho đến khi mùa thu hoạch đến lúc đó vấn đề mới phát sinh. Vườn nho mọc tươi tốt, hoa trái rũ cành là nguyên nhân gây nên lòng tham cướp của. Theo luật thuê vườn thời đó thì đến mùa thu hoạch, chủ vườn có quyền hưởng một phần hoa trái thu hoạch. Người thuê vườn không làm tròn bổn phận người thuê mà còn muốn cướp vườn của chủ. Cho đến lúc này nhóm lãnh đạo Đền Thờ và Trưởng Lão không biết dụ ngôn Đức Kitô nói ám chỉ về cách hành xử xấu xa, tồi tệ của họ. Khi Đức Kitô hỏi í kiến họ nên đối xử thế nào với người thuê vườn bất lương đó. Họ đáp, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông. Mt 21,41. Câu kết luận của bài đọc cho biết Đức Kitô đối xử với nhóm lãnh đạo Đền Thờ và Trưởng Lão đúng hệt như họ đề nghị. Như thế chính họ tự kết án hành động của họ. Nước Thiên Chúa sẽ lấy khỏi các ông và trao cho dân biết làm cho nước ấy sinh hoa trái Mt 21,43

Tự cao, tự ngạo khiến nhóm lãnh đạo Đền Thờ và Trưởng Lão che mất cái khôn ngoan của họ, khiến họ không nhận ra sự khác biệt giữa chức vụ và bản tính. Chức vụ con người luôn thay đổi; nay chức này, mai tước nọ. Bản tính cá nhân thì không. Chức vụ của nhóm lãnh đạo ĐềnThờ và Trưởng lão là đại diện dân chúng. Đúng ra họ có trách nhiệm phục vụ vườn nho, có nghĩa là phục vụ dân chúng. Họ đã không phục dân chúng mà còn bắt dân chúng phụng sự họ. Nhóm này đưa ra rất nhiều luật lệ đến độ luật họ đưa ra trở thành gánh nặng cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Thay vì đón nhận Đức Kitô, Con Thiên Chúa, họ không làm điều đó còn tìm cách xua Ngài ra khỏi Đền Thờ và lập mưu giết chết, treo Ngài trên thập tự. Như thế rõ ràng Đức Kitô tiên đoán cái chết của Ngài, đồng thời cũng nói cho lãnh tụ Đền Thờ biết tâm tính ác độc của họ. Họ không tôn thờ Thiên Chúa còn cấm người khác thi hành í Chúa, giết chết nhóm tá điền đến thực hành điều ông chủ mong đợi. Chối bỏ Đức Kitô chính là chối bỏ nững gì Ngài ban phát, đó là sống trong bình an, ơn làm con Thiên Chúa và sự sống trường sinh. Con người dù tài giỏi đến đâu cũng không đủ khả năng ngăn cản điều Thiên Chúa muốn thực hiện. Bởi nhóm lãnh đạo Đền Thờ không đón nhận nước Thiên Chúa nên nước đó được trao ban cho mọi dân, mọi nước. Bất cứ ai mở lòng đón nhận nước Thiên Chúa người đó sẽ được Chúa đón nhận, trở thành con Thiên Chúa, thành dân riêng của Chúa. Chúng ta chung lời cảm tạ Chúa đã cho phép chúng ta trở thành môn đệ, dân riêng Ngài.

TiengChuong.org

Vineyard

It is rather hard to tell the true character of a person from a mere appearance observation. Through business exchange, hidden vices will surface, and we come to understand the inner life of a person. All three vineyard parables, happened in different contexts, and yet they all have something in common. They reveal vices of different kinds, namely: jealousy, deceit and covetousness. In the first parable of the vineyard Mt 20,1-16, the first group of workers got jealous against the last group of workers, who worked for less than an hour, and yet they received the same payment as the first ones, who worked all day long. In the second one Mt 21,28-32, the son who responded 'yes' to his father didn't follow through. This week the tenants used the violent approach to take over the ownership of the vineyard Mt 21,33-43. According to the prophet Isaiah 'The vineyard of the Lord is the House of Israel and the people of Judah' Is 5,7. God alone is the owner of the vineyard, and the heir, God's only Son; is Jesus. Everything went smoothly and the vineyard's production was fine. The problem was not with the grapes. The richness of the crop motivated the people, the tenants, to take over ownership of the land. According to the lease, we presume, the landowner had the full right to expect some return, each year, from his crops. Those tenants were not only failing to fulfil their obligation paying to the landlord what due to him, but they wanted to take over the ownership of the land by killing the owner's heir. Up to this point, the Chief Priests and the Elders believed they were the Temple leaders, not the tenants. When Jesus asked the question, 'What will he do to those tenants?'. They answered, 'He will bring those wretches to a wretched end and lease the vineyard to other tenantsv.41. This response makes us believe, the Temple leaders and Elders somehow unknowingly, condemned not anyone else, but themselves. Their self- centred pride caused them to misunderstand their own identity and purpose. Their own identity was that of the tenants; their offices were Temple leaders. Office bearer and personal identity are different things. The office a person bears changes from time to time, but not personal identity. The Chief Priest and Elders' purpose was to serve God's people. Instead of serving God they rejected God's Son, Jesus. Instead of serving God's people they made people's lives heavy burdens with strict rules and regulations. God demanded good fruits of holiness from His vineyard, not for God himself, but for God's people. They not only failed the duty of care, to deliver good fruit for God's people, they also failed to welcome what Jesus had to offer. The parable hinted there would be some form of punishment: 'the kingdom of God will be taken from you and given to a people who will produce its fruit' v.43. Human wickedness, no matter how clever it is, would be unable to thwart God's plan of salvation. Not honouring their promise, the tenants wanted to stop others from doing God's will. They killed the first group of servants, destroyed the second ones and finally they planned to kill the landlord's heir, Jesus. Rejecting Jesus meant rejecting what he has to offer- Heavenly blessing, salvation and eternal life. Because the chosen race had refused to embrace God's blessing; God's salvation will be given to others, we, the gentiles will be heirs of God's kingdom, becoming God's children, sisters and brothers in Christ. We give thanks to God for allowing us to become God's own people.
 
Chúa Nhật XXVII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
22:33 30/09/2020

CHÚA NHẬT XXVII TN (A)
Isaia 5: 1-7; Psalm 79; Philipphê 4: 6-9; Mátthêu 21: 33-43

Trong sách các bài đọc trong thánh lễ Chúa nhật của tôi, bản văn sách Isaia được in ra giống như một bài thơ, tương tự như bản chính. Diễn tả người bạn của Thiên Chúa dùng nhiều hình ảnh để nói với chúng ta. Lúc bắt đầu như một bản tình ca, sau trở thành lời than vản trong phần cuối.

Phần thứ nhất của bài đọc nói về một vườn nho được sửa soạn sẵn sàng. Rồi người bạn hỏi: "Vậy tôi còn phải làm gì?". Sau khi nghe về sự vun xới, sửa soạn cẩn thận cho vườn nho, chúng ta sẽ trả lời "không còn gì nữa sao". Chúng ta không thể quên lời nhập đề của bài thơ. Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu thương lo lắng cho con người, và Ngài làm điều đó rất tốt đẹp: “Nào hãy ra tay cuốc đất, nhặt đá”. Vậy chúng ta có để ý việc Thiên Chúa yêu thương lo lắng trong đời sống chúng ta hay không? Thiên Chúa không phải là một người đứng nhìn từ xa. Ngài chăm sóc và cho chúng ta mọi cơ hội để sinh hoa kết quả - cho từng người trong chúng ta và cho cả cộng đoàn tín hữu là giáo hội.

Thiên Chúa cư xử như một bậc cha mẹ, Sau những năm tháng tạo cho con cái một môi trường gia đình và nền giáo dục tốt đẹp, Khi biết được đứa con gặp khó khăn, hay phạm một tội hình sự. Rồi vị phụ huynh than thở: “Tôi đã làm gì để con tôi đến nỗi làm điều đó?”. Lời người kể chuyện trở lại trong lời cuối để biết rõ là không thể nào có một cách do dự để áp dụng câu chuyện này. "Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh chính là nhà Israel đó" Đức Chúa tìm cách xét xử, nhưng chỉ thấy toàn là đổ máu. Thiên Chúa mong họ sống công bằng, nhưng toàn là than oán, la lối. Sau các việc Thiên Chúa đã làm, Thiên Chúa chỉ muốn thấy sự sinh sống bình an giữa dân chúng với nhau, sự trao đổi với nhau một cách thành thật; người nghèo và yếu đuối được đối xử sứng đáng. Dó là những điều chính đáng giữa dân chúng "dưới Thiên Chúa". Và là của một đất nước được gọi là sống "dưới quyền Thiên Chúa".

Trong dụ ngôn của Isaia, vườn nho thật là một thất bại, chỉ sinh toàn nho dại. Vậy thì những nho dại đó bởi đâu mà ra, vì nho được chăm sóc cẩn thận với những "Cây nho được chọn lọc kỷ nhất". và được săn sóc với tình yêu thương? Người chủ vườn nho chắc là không quên vườn nho của mình, và hình như đó là việc của vườn nho. Đây là một dụ ngôn trong câu chuyện như thế. Ngay cả vườn nho có thể trở thành chống đối và khô cằn. Đó la lỗi của vườn nho theo như lời ngôn sứ nói với chúng ta.

Nếu bạn là một người Israel, khi nghe câu chuyện về vườn nho, bạn không thể không biết được rằng vườn nho đó chính là hình bóng tượng trưng cho nhà Israel. Dân chúng biết rằng Thiên Chúa đã tuyển chọn, trồng cấy, chăm sóc, và hứa sẽ chăm sóc họ. Vì họ biết dụ ngôn đang nói về họ, nên Isaia mời dân chúng "Hởi dân Giêrusalem và dân ở Giuda" hãy đáp lại lời Thiên Chúa than vãn rằng "Vậy còn điều gì nữa cần phải làm cho vườn nho của ta mà ta chưa làm?". Nho không sinh trái tốt không phải bởi do Thiên Chúa bỏ bê, thiếu chăm sóc vườn nho. Mọi dân tộc điều được kêu gọi xét xử, và sự xét xử sẽ được áp dụng cho họ.

Trong sách Isaia, sự công chính hàm nghĩa giữ cho các mối liên hệ công bằng và bình đẳng trong cộng đoàn đã có căn bản từ sự công chính của Thiên Chúa. Sự công chính này được thể hiện qua sự trao đổi trung thật với nhau. Sự trao đổi đó sẽ thất bại khi có một đương chứng có sức mạnh quyền lực hơn bên yếu thế. Nếu chúng ta sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa, thì mối liên hệ đó sẽ tạo cho chúng ta sự trung thành trong việc thực hiện lời Chúa mong muốn nơi chúng ta về việc thể hiện sự công chính trong cộng đoàn. Ngôn sứ gợi ý; sự thất bại của điều công chính sẽ đưa đến thất bại cho dân của Thiên Chúa.

Bài thơ tình được kết thúc bằng một bản cáo trạng mạnh mẽ cho các thính giả ghi nhận để áp dụng cho họ. Bản cáo trạng không dừng lại ở việc công bố hình phạt nhưng còn có lời khuyên mang ngụ ý rằng vẫn còn thời gian để thay đổi cách sống đúng theo đường lối của Thiên Chúa. Như thường lệ bạn thường nghe lời yêu thương của Thiên Chúa về việc Ngài đã cứu dân ra khỏi nơi lưu đày, nhắc mọi người nhớ điều gì sẽ xãy đến cho họ nếu họ là dân thật sự của Thiên Chúa. Họ phải là một dân tộc sống công chính, không như dân của các vị thần khác. Người nghèo sống giữa họ phải được chăm sóc và công lý luôn tồn tại nơi họ. Một dấu chỉ chắc chắn rằng đây là dân chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Ngài là đấng luôn thấu hiểu và đỡ nâng cho người nghèo, trẻ mồ côi và góa phụ.

Chúng ta có Isaia mới thời nay, những lời tiên tri đầy quyền năng để hướng dẫn chúng ta theo đường lối của Thiên Chúa. Hãy chú ý, thí dụ như bao nhiêu lần Đức Thánh Cha và các Giám Mục đã lên tiếng chống lại tính bạo lực trên thế giới. Việc buôn bán vũ khí, trận chiến chống sự khó nghèo, bảo vệ môi trường v.v... Thí dụ như trong lúc này, khi chúng ta gần đến ngày bầu cử, hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra tuyên bố nhắc lại nghị trình của phiên họp năm 1998 như sau:

"Là công dân của một đất nước có nền dân chủ hàng đầu thế giới về việc bình đẳng của dân chúng, người Công Giáo ở Hoa Kỳ có trách nhiệm đặc biệt là phải bảo vệ sự sống và phẩm giá của con người, và phải nhiệt thành giúp đở người nghèo khó và dễ bị tổn thương. Chúng ta được mời gọi để đón chào những người xa lạ, chống lại sự phân biệt đối xử, theo đuổi việc kiến tạo hòa bình và tôn trọng tính công ích trong mọi sự. Xã hội tính trong Công Giáo kêu gọi chúng ta hãy thực hành những đức tính của một công dân trong xã hội nhờ đó; chúng ta có được những nguyên lý để cộng tác với đới sống xã hội. Chúng ta không thể làm ngơ hay bỏ qua những ràng buộc về nghĩa vụ của quyền công dân. Sự lựa chọn chính trị của chúng ta không thể chỉ diển tả những quyền lợi riêng của chúng ta, hay của đảng phái, hay về những ý thức hệ; nhưng phải được định dạng bởi các yếu tố đức tin của chúng ta và của việc chúng ta dấn thân tìm kiếm công bằng cho những người yêu đuối".

Chúng ta là thành phần của giáo hội, tự tuyên xưng chúng ta là "dân của Thiên Chúa", là "vườn nho của Chúa các đạo binh". Dụ ngôn của Isaia đáng lý nói lên và thách thức chúng ta. Chúng ta dựa vào đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng gieo hạt giống sự sống cho chúng ta, nuôi dưởng chúng ta qua Kinh Thánh và các Bí Tích, và cho chúng ta việc làm là trở nên nhân chứng và ngôn sứ khi chúng ta đang là bậc cha mẹ và giáo viên. Thiên Chúa cũng đã ban sự sống trong chúng ta mỗi khi chúng ta bị căng thảng và bị thử thách. Thiên Chúa cho chúng ta đời sống mớii khi chúng ta sai lạc, và Ngài khiến chúng ta được phát triễn trong những lúc chúng ta không ngờ được. Vì thế điều đầu tiên chúng ta làm trong bí tích Thánh Thể này, là ghi nhớ và hết lòng cảm tạ tất cả những gì Thiên Chúa đã làm nơi mổi người trong chúng ta nơi toàn thể cộng đoàn.

Nhưng, chúng ta cũng phải đặt câu hỏi của ngôn sứ Isaia nơi chúng ta nửa. Sau tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, Ngài đã được hoa trái gì khi đến mùa gặt? "Thiên Chúa sẽ xét xử, nhưng chỉ thấy toàn là đổ máu. Ngài tìm công bằng, nhưng chỉ nghe toàn lời than oán”. Chúng ta là "dân của Thiên Chúa", chúng ta là "vườn nho của Thiên Chúa" Còn các người nghèo, họ có được chúng ta quan tâm hay không? Trong cộng đoàn chúng ta có người nào bị phân biệt đối xử: về tuổi tác, về khuyết tật, người đồng tính nam/nữ, giới nữ, người không hợp pháp v.v... hay không? Các giáo dân có tham dự vào những quyết đinh của giáo xứ hay không? Có công khai về tài chính không? Những người làm việc nhà, có được cảm thấy mình là thành phần của cộng đoàn hay không? Chúng ta có cho người đói ăn uống, người trần truồng quần áo, và thăm viềng người trong lao tù hay không?

Bàn tiệc ở trước mặt chúng ta là cho tất cả mọi người, người giàu cũng như người nghèo, người quyền thế cũng như người yếu đuối để cùng ăn một thức ăn. Sức sống của Chúa Giêsu được ban cho chúng ta hôm nay để chúng ta nên một cộng đoàn, hãy bỏ cách đánh giá thông thường sang một bên. Chúng ta phải chắc chắn đã thực hành được trong đời sống chúng ta những gì chúng ta phải làm trong bí tích Thánh Thể. Nếu không có sự phân biệt nào ở đây trong cộng đoàn phụng vụ, thỉ cũng sẽ không có sự phân biệt nào ở bên ngoài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


27th SUNDAY (A)
Isaiah 5: 1-7; Psalm 80; Philippians 4: 6-9; Matthew 21: 33-43

In my Lectionary, which provides the Sunday readings, the Isaiah text is printed to look like the poem it was in the original: in rich imagery, a friend of God is speaking on God's behalf to us. But what starts as a love song turns discordant at the end.

The first part of the reading shows a careful preparation for a vineyard. Then the vintner asks, "What more could I do?" Having heard the preparation of the vineyard, we would answer, "Nothing more!" We cannot ignore the message initial message of the poem. God has shown tender love for the people and has prepared them well: "spades, plants, clears." Do we notice God’s loving care in our lives? God is not aloof, but is nurturing and giving us every opportunity for fruitfulness – for us individuals, but also to the believing community, the church.

God sounds like a parent who, after spending years giving an offspring the best family environment and education possible, learns that the child has gotten in trouble, or committed a crime. "What more could I have done to prevent this?", the parent laments. The narrator’s voice returns at the end of the passage to make sure there are no doubts about the application of this story. "The vineyard of the Lord of hosts is the house of Israel... God looked for judgment, but see, bloodshed! For justice, but hark, the outcry!" After all God has done, God expects just living: that people live in right relationship to one another, their exchange be marked by honesty, the poor and weak treated properly. Such should be the characteristics of a people "under God." And of a nation that claims to be "under God."

In Isaiah’s parable, the vineyard itself is a disappointment – it "yielded wild grapes." Now where did these come from since it was planted with "the choicest vines" and lovingly tended? The owner certainly didn’t ignore this vineyard. It seems to be the vineyard’s doing. This is a parable and in such stories, even a vineyard can be cantankerous and rebellious. It’s the vineyard’s fault, the prophet tells us.

If you were an Israelite, you could not hear a story about a vineyard without knowing that the vineyard was an often-used metaphor for the house of Israel. The people knew that God had chosen, planted, tended and promised to watch over them. Since they would know the parable applied to them, Isaiah invites "the inhabitants of Jerusalem and people of Judah" to respond to God’s questioning lament, "What more was there to do for my vineyard that I had not done?" Failure to yield good fruits was not due to God’s holding back or stinting on the vineyard. The people are invited to pass judgement and the judgement applies to them.
In Isaiah, justice means fair and equitable relationships in a community that has, as its base, the justice of God. This justice is expressed through honest dealings with one another; it fails when a more powerful class of people takes advantage of the weaker. If we are in good relationship with God, then from that relationship will come fidelity in doing the works God expects of us: works of justice in the community. The prophet suggests that failure of justice/righteousness will lead to disaster for God's people.

The love poem ends with a powerful indictment its audience must apply to itself. It stops short of actually pronouncing the judgment, implying there still is time to change and conform to God's ways. As always, you can hear the God of love, who raised up a people out of slavery, reminding the people what is expected of them if they are truly to be God's people. They must be a just people, unlike the people of other gods. In their midst the poor are to be cared for and justice is to prevail--- a sure sign that this nation has a different kind of God who sees to the needs of the poor, the orphaned and the widowed.

We have our modern Isaiahs, powerful prophetic voices to lead us in God's ways. Notice, for example, how frequently our Pope and bishops have spoken out against violence in the world, the arms trade, on behalf of the poor, for the care of creation, etc. For example, as we draw closer to the national elections here is a statement made by the American Catholic bishops at their national meeting in 1998:

"As citizens in the world’s leading democracy, Catholics in the United States have special responsibilities to protect human life and dignity and to stand with those who are poor and vulnerable. We are called to welcome the stranger, to combat discrimination, to pursue peace and to promote the common good. Catholic social teaching calls us to practice civic virtues and offers us principles to shape participation in public life. We cannot be indifferent to or cynical about the obligations of citizenship. Our political choices should not reflect simply our own interests, partisan preferences or ideological agendas, but should be shaped by the principles of our faith and our commitment to justice, especially to the weak an vulnerable."

We church members call ourselves, "God’s people," the "vineyard of the Lord of hosts." The Isaian parable should certainly speak and challenge us. We trace our faith life to its origins in God, who planted the seed of the Christ-life in us; nourished it by the scriptures and sacraments; and gave us prophetic witnesses, parents and teachers. God has also protected that life within us when it was stressed and tested; renewed it when we wandered and caused it to grow at the most unexpected times. So, the first thing we do at this Eucharist is remember with gratitude all God has done for us as individuals and as a community.

But we have to ask the Isaian question too. After all God has done for us, what fruits will God find at vintage time? "God looked for judgment, but see bloodshed! For justice, but hark the outcry." We "people of God," we "the vineyard of the Lord" – do our poor receive preferential option; is there discrimination in our assemblies against the aged, disabled, gays, women, the undocumented, etc? Are our laity involved in decision making? Is there open disclosure of financial matters? Are the home-bound made to feel part of our community? Do we feed the hungry, clothe the naked, visit the imprisoned?

The table set before us is a meal for all, for the rich, the poor, the powerful and the weak to eat the same food. The life of Jesus is given to us today to form us into a community that puts the usual ways of judging aside. We have to be sure to practice in our lives what we do at this Eucharist. If there are no distinctions here in our worshiping community, then there are no distinctions outside.
 
Vượt qua khó khăn thử thách nhờ kinh Mân Côi
Lm Đan Vinh
22:38 30/09/2020
CN 27 TN – KÍNH TRỌNG THỂ LỄ MÂN CÔI

Cv 1,12-14; Lc 1,26-38

VƯỢT QUA KHÓ KHĂN THỬ THÁCH NHỜ KINH MÂN CÔI

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 1,26-38.

(c 26) Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, (c 27) gặp một Trinh Nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc nhà Đa-vít, Trinh Nữ ấy tên là Ma-ri-a. (c 28) Sứ thần vào nhà Trinh Nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. (c 29) Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. (c 30) Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (c 31) Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giê-su. (c 32) Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. (c 33) Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.

(c 34) Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !” (c 35) Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà. Vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (c 36) Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy đã già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: Bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. (c 37) Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.

(c 38) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

2. Ý CHÍNH:

Câu chuyện truyền tin của sứ thần Ga-bri-el cho đức Trinh nữ Ma-ri-a biểu lộ tình thương và sự trung tín của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ loài người. Thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu Ý Chúa và mau mắn “Xin Vâng” của Đức Ma-ri-a cũng phải là thái độ mà các tín hữu chúng ta cần học tập nơi Mẹ khi lần chuỗi Mân Côi. Nhờ đó chúng ta sẽ có thể hiệp cùng Mẹ xây dựng hòa bình bằng việc chiến thắng ma quỷ, tội lỗi và các thói hư nơi bản thân mình.

3. CHÚ THÍCH:

- (c 26) + Gáp-ri-en: là một trong bảy Tổng Lãnh thiên thần (x. Tb 12,15), trong đó ba vị được nêu rõ tên trong Cựu Ước là: Mi-ka-en, Ra-pha-en, và Gáp-ri-en. Tên của các vị này có ý nghĩa phù hợp với sứ mệnh của mỗi vị như sau: Mi-ka-en nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa?” (Đn 12,1), Ra-pha-en nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành” (Tb 3,17) và Gáp-ri-en nghĩa là “Anh hùng của Thiên Chúa” (Đn 8,16).

- (c 27) + Trinh nữ: Từ này không xác định về đức trinh khiết của Đức Ma-ri-a, vì trinh nữ đơn giản chỉ là một cô gái chưa lấy chồng. Sự thanh khiết của Đức Ma-ri-a được khẳng định qua lời thưa với sứ thần: “Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam” (Lc 1,34). Sở dĩ trinh nữ Ma-ri-a được chọn cho thấy lời tuyên sấm của I-sai-a về một trinh nữ thụ thai và sinh con trai là Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã được ứng nghiệm nơi Đức Ma-ri-a (x. Is 7,14; Mt 1,23). + Đã đính hôn: Từ khi đính hôn, Giu-se và Ma-ri-a đã được luật pháp công nhận là vợ chồng, và con cái sinh ra trong thời kỳ này được kể là con chính thức của hai người. Tuy nhiên, theo phong tục trong xã hội Do Thái thì việc kết hôn chỉ hoàn tất khi họ đàng trai tổ chức lễ cưới đón rước cô dâu về nhà chồng (x. Mt 1,18). + Thuộc nhà Đavít: Chi tiết này thêm vào nhằm chứng minh Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế vì theo sấm ngôn của I-sai-a thì Đấng Cứu Thế phát xuất từ gốc là tổ phụ Giêsê cha của Đavít (x. Is 11,1) và nơi sinh của Người là Bê-lem, quê hương của vua Đavít (x. Mk 5,1). + Ma-ri-a: hay Mi-ry-am, là tên gọi của nhiều thiếu nữ Do thái đương thời. Để phân biệt, người ta thường thêm một biệt danh sau tên gọi. Chẳng hạn: Ma-ri-a Mácđala (x. Lc 8,2-3); Ma-ri-a Bê-ta-ni-a (x. Lc 10,39); Ma-ri-a mẹ Giacôbê và Giôxép (x. Mt 27,56); Ma-ri-a vợ ông Cơlôpát (x. Ga 19,25); Ma-ri-a mẹ Gio-an (x. Cv 12,12) và bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su (x. Cv 1,14).

- (c 28) + “Mừng vui lên”: Đây không phải là cách chào giữa những người dân bình thường, nhưng là lời chào đặc biệt chỉ dành cho những người được gặp Thiên Chúa (x Dcr 9,9). + “Đầy ân sủng”: Tước hiệu dành riêng cho Đức Ma-ri-a, một người trong sạch vẹn toàn. Ngài đã được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, nên đã được Thiên Chúa ban đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội và luôn có Chúa ở cùng.

- (c 29) + “Bà bối rối và tự hỏi”: Khác với thái độ “bối rối sợ hãi” của Dacaria (x. Lc 1,12), ở đây Ma-ri-a chỉ ngạc nhiên và băn khoăn về ý nghĩa của lời Chúa vừa mặc khải (x. Lc 1,34 và 2,19).

- (c 31) + Giê-su: nghĩa là “Cứu Chúa” (x. Mt 1,21) hay “Đấng Cứu Thế” (x. Lc 2,11).

- (c 32) + Con Đấng Tối Cao: Đây là tước hiệu thường được áp dụng cho các ông vua dòng tộc Đa-vít. Qua câu này, sứ thần ám chỉ Đức Giê-su là vua thuộc nhà Đavít. Người sẽ cai trị Ít-ra-en, và triều đại của Người sẽ vững bền mãi mãi.

- (c 34) + “Việc ấy xảy ra cách nào, vì tôi không ‘biết’ đến người nam!”: “Biết” theo nghĩa Thánh Kinh có nghĩa là “sự giao hợp vợ chồng”. Câu thắc mắc của Ma-ri-a không chứng minh việc Ma-ri-a đã khấn hay có ý khấn giữ mình đồng trinh như có người lầm tưởng. Qua câu này, Ma-ri-a chỉ thắc mắc làm sao thực hiện được việc thụ thai ngay lúc này được, khi mà Ma-ri-a mới chỉ đính hôn để làm vợ thánh Giu-se về luật pháp, và chưa được Giu-se tổ chức rước dâu về nhà.

- (c 35) + Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà...”: Sứ thần giải thích cho Ma-ri-a hiểu việc thụ thai của Ma-ri-a xảy ra do quyền năng Thánh Thần, để ứng nghiệm lời tuyên sấm của I-sai-a: Đấng Cứu Thế sẽ do một gái đồng trinh thụ thai và sinh ra (x. Is 7,14). + rợp bóng: Kiểu nói nhắc lại sự kiện đã từng xảy ra trong sa mạc, khi dân Do Thái vượt qua sa mạc để về Đất Hứa: Đức Chúa luôn hiện diện giữa dân Người bằng cách cho cột mây “rợp bóng” che phủ Nhà Tạm và Lều Hội Ngộ (x. Xh 40,34-38). Ngoài ra, “rợp bóng” cũng ám chỉ sự bang trợ của Đức Chúa, giống như chim phượng hoàng sải cánh bao phủ và che chở con dân Ítraen của Người (x. Tv 17,8).

+ “Đấng Thánh” sắp sinh ra sẽ là “thánh”: “Thánh” nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, được hiến “thánh” dành riêng cho Thiên Chúa để thi hành sứ mạng cứu thế.

- (c 36) + Kìa bà Êlisabét...: Sứ thần chứng minh quyền năng của Thiên Chúa qua việc bà chị họ Ê-li-sa-bét, tuy đã cao tuổi và bị hiếm hoi, nhưng đã được Thiên Chúa ban cho đặc ân thụ thai con trai và tới nay đã được sáu tháng.

- (c 38) +“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa”: Khi tự nhận là “nữ tỳ của Chúa”, Ma-ri-a biểu lộ đức khiêm nhường và lòng tin yêu sâu xa đối với Thiên Chúa. + “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”: Ma-ri-a đại diện nhân loại để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thực vậy, ngay sau lời thưa “Xin Vâng”, Thánh Thần đã tác động làm cho Ma-ri-a thụ thai, mà không cần tới việc tri giao vợ chồng (x. Lc 1,34). Rồi Ngôi Lời “đã xuống thế làm người”, nhập vào bào thai ấy trở thành Đấng “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Mt 1,23). Như vậy, Đức Giê-su chỉ có một Ngôi là “Ngôi Con”, “Ngôi Hai” hay “Ngôi Lời” Thiên Chúa, nhưng lại có hai bản tính: vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm.

HỎI: Thắc mắc của Đức Ma-ri-a và của ông Dacaria (x. Lc 1,18) có giống nhau hay không?:

ĐÁP: Cả hai cùng đưa ra thắc mắc, nhưng trong hai tâm trạng khác nhau: Thắc mắc của Dacaria biểu lộ tâm trạng hoài nghi về quyền năng của Thiên Chúa, nên ông đã bị phạt cấm khẩu không thể nói được. Sự cấm khẩu này là dấu chỉ bà Êlisabét chắc chắn sẽ có thai cách khác thường (x. Lc 1,20). Còn lời thắc mắc của Đức Ma-ri-a biểu lộ tâm trạng tin tưởng: Ma-ri-a muốn tìm biết thánh ý Chúa để xin vâng. Do đó, Mẹ đã được sứ thần ca tụng là Đấng “đầy ân sủng” vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1,30), và Mẹ đã được bà Êlisabét khen ngợi: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).

4. CÂU HỎI:

1) Thánh Kinh cho biết có mấy Tổng lãnh thiên thần? Các Tổng lãnh thiên thần được nêu đích danh là những ai? Ý nghĩa của các tên gọi của các vị ấy là gì?

2) Tại sao Thiên Chúa lại chọn Ma-ri-a đang là một “Trinh nữ” để làm mẹ Đấng Cứu Thế?

3) Lúc thưa “Xin vâng” để được thụ thai Đấng Cứu Thế do quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã kết hôn với thánh Giu-se chưa?

4) Câu thắc mắc của Đức Ma-ri-a khác với thắc mắc của ông Gia-ca-ri-a ra sao?

5) Sứ thần muốn nói gì qua câu: ”Quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà”?

II.SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).

2. CÂU CHUYỆN:

1) KINH MÂN CÔI MANG LẠI BÌNH AN CHO HỘI THÁNH:

- Vào thế kỷ 13, ở miền Nam nước Pháp đã xuất hiện lạc thuyết An-bi-gioa (Albigeois). Nhờ tràng chuỗi Mân côi do Đức Mẹ trao ban, nên sau một thời gian, thánh Đa-minh đã đưa được 150.000 người theo lạc giáo trở về cùng Hội Thánh Công Giáo.

- Thế kỷ 16, đạo Tin lành do linh mục LU-TƠ (Lu-ther) khởi xướng đã nổi lên mạnh mẽ và nhờ sự hỗ trợ của các lãnh chúa mà đạo Tin Lành lan tràn đi khắp các nước Âu châu. Nhưng dân thành Lu-xem-bourg vẫn trung thành với Hội Thánh Công Giáo. Một hôm rất đông người dân trong thành phố đã được mời tới nhà thờ để nghe một vị mục sư Tin lành nổi tiếng giảng thuyết. Khi vị mục sư bước lên tòa giảng trong nhà thờ, thì một giáo dân đã xướng kinh Mân côi và tất cả nhà thờ đều lần hạt to tiếng, khiến vị mục sư không thể bắt đầu buổi giảng. Cuối cùng ông đành phải bước xuống tòa giảng và rời nhà thờ. Chính nhờ kinh Mân Côi mà thành Lu-xem-bourg đã giữ vững được đức tin Công Giáo.

- Năm 1571, vua Thổ đã điều hằng ngàn chiến thuyền đi xâm chiếm các nước Âu Châu. Viên tướng chỉ huy đạo quân bách chiến bách thắng đã ngạo mạn đe dọa sẽ biến thành Rôma nước Ý và là thủ đô của đạo Công Giáo biến thành một cái chuồng ngưa. Bấy giờ Đức Giáo Hoàng Pi-ô V một mặt kêu gọi các vua Âu châu đoàn kết chống đỡ, thành lập một đạo quân thánh giá từ hai nước Ý và Tây Ban Nha để ra tiền tuyến nghênh địch, mặt khác ngài cũng kêu gọi mọi người Công Giáo Âu châu siêng năng lần hạt Mân Côi để xin Mẹ Ma-ri-a phù giúp.

Cuộc chiến tàn khốc đã diễn ra tại vịnh Lé-pan-te vào ngày 07 tháng 10. Tuy quân số ít oi ô hợp và vũ khí thô sơ, nhưng đạo quân thánh giá đã chiến thắng vẻ vang, chặn đứng được đà tiến của 10 ngàn chiến thuyền của quân Hồi Hồi được trang bị vũ khí hùng hậu. Từ Ro-ma, khi nghe tin chiến thắng, Đức Pi-ô V đã kêu gọi mọi người trong giáo triều đang hiện diện cùng nhau dâng lời tạ ơn Chúa, vì chính nhờ lời cầu bầu đắc lực của Mẹ Mân Côi mà Hội Thánh đã thoát khỏi cơn đại nạn bị tiêu diệt. Sau đó, Đức Pi-ô V cũng đã truyền thiết lập lễ kính Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng 10 hằng năm để tỏ lòng biết ơn Chúa và ghi nhớ biến cố lịch sử này.

- Trước năm 1917, nước Bồ Đào Nha ở vào tình trạng bị suy thoái nặng nề về đức tin. Hội Thánh Công Giáo đã bị bè phái Tam Điểm bách hại. Một số nhà thờ bị phá hủy, nhiều linh mục và tu sĩ bị chính quyền theo phái Tam Điểm bắt bớ, rất nhiều hội đoàn nổi lên chống đối Hội Thánh. Thế nhưng từ khi Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ em tại làng Fa-ti-ma, kêu gọi thực thi ba mệnh lệnh, trong đó chủ yếu là siêng năng lần hạt Mân Côi, thì Hội Thánh tại Bồ Đào Nha đã dần được bình an. Rất nhiều hoạt động cổ võ việc lần hạt Mân Côi đã xuất hiện để xin Mẹ Thiên Chúa cầu bầu cho quê hương đất nước. Từ đó đến nay Bồ Đào Nha trở thành cái nôi của kinh Mân Côi.

Các biến cố nói trên cho thấy phép lần hạt Mân Côi chính là một phương thế hữu hiệu mang lại sự bình an cho Hội Thánh và cho mọi tín hữu. Mỗi lần hiện ra tại Lộ Đức (Pháp) hay tại Fa-ti-ma (Bồ đào nha), Đức Mẹ đều kêu gọi mọi người hãy siêng năng lần hạt Mân Côi. Ở đâu người ta siêng năng lần hạt Mân Côi thì ở đó Hội Thánh sẽ được bình an. Các gia đình nào năng đọc kinh Mân Côi trong giờ kinh tối gia đình, thì gia đình đó sẽ được an hòa hạnh phúc.

2) ĐẾN VỚI CHÚA GIÊ-SU NHỜ MẸ MA-RI-A (AD JE-SUM PER MA-RI-AM):

Vào một buổi chiều đông lạnh giá, PHUN-TƠN (FULTON OURSLER), một tín hữu đã bị mất đức tin và bỏ đến nhà thờ trong nhiều năm, bấy giờ đang trong tâm trạng tuyệt vọng vì gặp phải quá nhiều vấn đề khó khăn nan giải. Khi đi ngang qua đại lộ nơi có Nhà Thờ Chính Toà của thành phố Nữu Ước, tự nhiên ông cảm thấy như có một sức mạnh vô hình đã lôi cuốn ông đi vào nhà thờ và đẩy ông đến quỳ gối trước tượng Đức Mẹ. Sau một lát im lặng, Phun-tơn tự nhiên thốt ra một lời cầu nguyện như sau: “Lạy Mẹ Ma-ri-a, có thể chỉ một lát nữa thôi là con sẽ lại đổi ý để tiếp tục bài bác chế diễu các việc đạo đức con đang làm, và trở lại con đường vô tín như cũ. Nhưng bây giờ con cảm thấy tâm hồn thật bình an, dù con đang gặp muôn vàn khó khăn nan giải. Xin Mẹ cầu cùng Chúa Giê-su ban thêm đức tin cho con”. Ngay lúc đó Phun-tơn cảm thấy một điều lạ lùng kỳ diệu đã xảy ra nơi bản thân, biến ông trở thành một con người mới: Ông đã có lại đức tin và sau đó đã từng bước hóa giải được mọi vấn đề khó khăn gặp phải! Từ đây, ông luôn sống kết hiệp với Mẹ Ma-ri-a để làm chứng cho Chúa Giê-su bằng một lối sống khiêm nhường, cậy trông phó thác và đầy vị tha bác ái. Chính nhờ Mẹ mà Phun-tơn đã đến được với Chúa Giê-su.

3) ĐỨC TIN GẮN LIỀN VỚI KINH MÂN CÔI:

Trên một chuyến xe lửa về Pa-ris, một anh sinh viên trẻ tuổi ngồi bên một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, anh thấy cụ già rút từ trong túi áo ra một tràng chuỗi mân côi và từ từ chìm đắm trong lời cầu nguyện. Chàng sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, khi cụ già đã đọc kinh xong, chàng ta liền lên tiếng:

- Thưa ông, nếu cháu không lầm thì ông vẫn còn tin vào những chuyện tôn giaó nhảm nhí ấy chứ?

Cụ già bình tĩnh trả lời:

- Đúng thế, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?

Chàng sinh viên nở một nụ cười ngạo mạn và nói:

- Lúc còn nhỏ cháu có tin, nhưng bây giờ sau khi đã học lên đại học, cháu làm sao còn tin được những chuyện nhảm nhí ấy nữa. Khoa học đã thực sự mở mắt cho cháu. Ông cứ tin cháu đi, hãy quăng chuỗi tràng hạt kia đi, và hãy học để biết thêm những khám phá mới. Ông sẽ thấy rằng những gì ông đã tin từ trước đến giờ đều chỉ là mê tín cả.

Cụ gìa bình tĩnh hỏi chàng sinh viên:

- Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học. Cậu có cách nào giúp tôi hiểu được điều nầy không?

Chàng sinh viên liền hăng hái đề nghị:

- Ông cứ cho cháu biết địa chỉ của ông, cháu sẽ gởi đến cho ông những quyển sách mới. Ông sẽ tha hồ đi vào thế giới của khoa học.

Cụ già từ từ rút trong túi áo ra một tấm danh thiếp và trao cho chàng sinh viên. Vừa đọc qua danh thiếp, anh chàng liền tái mặt vì xấu hổ, anh lặng lẽ đi sang toa tàu khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp của cụ già có ghi hàng chữ: “Louis Pasteur - viện nghiên cứu khoa học Paris”.

4) KHI GẶP NGUY KHỐN HÃY ĐỌC KINH MÂN CÔI ĐỂ ĐƯỢC MẸ CỨU GIÚP:

a) Năm 1507, ông VA-LEN-TI-NÔ bị một bọn cướp bắt cóc tống tiền. Chúng đã xiềng chân và xích tay ông, rồi giam ông trong một ngọn tháp cao tối tăm hôi hám. Trong hoàn cảnh bi đát ấy, Va-len-ti-nô và gia đình ở nhà luôn tin cậy lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Rồi một ngày kia, sau khi đọc kinh Mân Côi, ông vô cùng bỡ ngỡ khi thấy xiềng xích chân tay đều tự bung ra. Bấy giờ ông đã lần mò trong bóng tối, gõ tay vào tường của cây tháp, đến một chỗ ông chỉ nghe bục bục. Ông đẩy mạnh và viên đá đã nhúc nhích. Ông vội cậy viên đá ra và đã tìm được lối thoát ra ngoài bình an. Phải chăng chính Đức Mẹ đã cầu cùng Chúa ra tay giải thoát ông.

b) Kinh Mân côi không phải chỉ cứu người ta về phần thể xác, mà còn cứu chữa về phần hồn nữa: HÉ-LÈ-NE là một nàng kỹ nữ đã làm cho bao nhiêu người đàn ông phải chết mê chết mệt. Ngày kia nàng ta đã theo một người bạn vào bên trong một nhà thờ, gặp ngay lúc vị linh mục đang giảng về hiệu lực của kinh Mân côi. Trở về nhà, nàng nhờ người mua một cỗ tràng hạt, và âm thầm lần hạt mỗi ngày vì sợ bị cười nhạo. Ít lâu sau, nàng được Chúa ban ơn bình an mỗi khi lần hạt. Sau đó, nàng còn được Chúa ban ơn ăn năn sám hối, tình nguyện dâng mình cho Đức Mẹ, và đã sống một cuộc sống thánh thiện cho đến chết.

c) Một bà nọ thuộc hàng quí tộc, một hôm bị bệnh nặng hấp hối gần chết. Người nhà liền đến mời đức cha DU-PAN-LOUP đến thăm và ban các bí tích sau hết. Sau khi hoàn tất, bệnh nhân đã bình thản hỏi: “Thưa Đức cha, liệu con có được ơn cứu độ không?”- “Cha hy vọng là được”. Bấy giờ bệnh nhân liền nói cách xác tín: “Phần con, con tin chắc con sẽ được hưởng ơn cứu độ của Chúa”. Đức cha ngạc nhiên hỏi lại: “Sao con lại tin chắc như thế?” Bệnh nhân trả lời: “Thưa Đức cha, từ ngày còn bé đến nay, mỗi ngày con đều lần hạt Mân Côi, trong kinh Kính Mừng có lời cầu xin Mẹ Thiên Chúa thương cứu con khi nay và trong giờ lâm tử. Lẽ nào bây giờ lúc con sắp chết Mẹ lại ngoảnh mặt không cầu cùng Chúa cho con được ơn cứu độ?”.

3. THẢO LUẬN:

1) Noi gương Thánh Mẫu Ma-ri-a xưa, mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để có thể thưa “Xin Vâng” thánh ý Thiên Chúa, dù gặp nhiều tai nạn, rủi ro, thất bại hay những điều trái ý cực lòng?

2) Bạn nên làm gì để động viên người khác cũng xin vâng ý Chúa khi gặp điều rủi ro như: thi rớt đại học, người thân mới qua đời, gặp tai nạn giao thông phải nằm bệnh viện, làm ăn thua lỗ thất bại...?

4. SUY NIỆM:

Hôm nay là Lễ Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta vừa nghe Tin Mừng Lu-ca (Lc 1,26-38) kể lại sự việc sứ thần Gáp-ri-en hiện đến truyền tin cho Trinh Nữ Ma-ri-a. Câu chuyện này cho chúng ta thấy tình thương và sự trung tín của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ loài người. Thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu Ý Chúa và mau mắn “Xin Vâng” của Trinh Nữ Ma-ri-a chính là thái độ mà Hội Thánh muốn các tín hữu chúng ta thực hiện khi đọc kinh Mân Côi noi gương Đức Mẹ. Vậy Cấu trúc của kinh Mân Côi là gì? Cần có tâm tình nào khi đọc kinh Mân Côi? Kinh Mân Côi mang lại hiệu quả thế nào?

1) VỀ CẤU TRÚC CỦA KINH MÂN CÔI:

Kinh Mân Côi gồm hai phần là miệng đọc kinh và lòng suy niệm các mầu nhiệm:

a) Phần kinh đọc:

- Kinh Lạy Cha do Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa Cha.

- Kinh Kính mừng phần đầu là lời thiên sứ Gáp-ri-en (x. Lc 1,28) và lời bà Isave chào chúc Đức Mẹ (x Lc 1,41-42). Phần sau ”Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời…” là do Đức Piô V cho thêm vào kinh Kính Mừng năm 1569.

- Kinh Sáng Danh là lời ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa cũng được Đức Piô V thêm vào.

b) Phần suy niệm: Suy ngắm các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giê-su và Đức Mẹ.

- Đầu tiên chỉ có 15 mầu nhiệm chia thành 3 phần là năm sự Vui, năm sự Thương, năm sự Mừng. Gần đây Đức Gio-an Phao-lô II thêm 5 sự Sáng là những sự kiện xảy ra trong thời gian Chúa Giê-su đi giảng đạo.

- Nếu đọc kinh Mân côi mà không suy niệm các mầu nhiệm kèm theo thì giống như con người chỉ là xác mà không có hồn. Đức Mẹ Fatima dạy: "Phải đọc kinh Mân côi và suy ngắm các mầu nhiệm".

2) THEO GƯƠNG ĐỨC MA-RI-A:

Điểm quan trọng mà Hội Thánh muốn các tín hữu noi gương Đức Mẹ trong lễ Mân Côi là thái độ cậy trông, phó thác và vâng phục thánh ý Thiên Chúa như sau:

- “Xin vâng”: Trái với sự kiêu ngạo, không vâng lời Thiên Chúa của bà Evà khi kết hợp với ông Ađam trong vườn địa đàng khi xưa, Đức Ma-ri-a là Evà Mới thời Tân Ước đã cộng tác với Ađam Mới là Chúa Giê-su để lắng nghe Lời Chúa, khiêm tốn tìm hiểu thánh ý Thiên Chúa và cúi đầu “Xin Vâng”. Ngay sau lời thưa này, Chúa Thánh Thần đã tác động làm cho Đức Ma-ri-a thụ thai, như kinh Truyền Tin: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng tôi”. Từ đây, Đức Ma-ri-a hằng ghi nhớ các sự việc đã xảy ra và “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x. Lc 2,19). Ngay sau khi thụ thai Mẹ đã lập tức đem Thai Nhi Cứu Thế đến thăm gia đình Giacaria, làm cho thai nhi Gio-an mới 6 tháng tuổi đã nhảy mừng trong lòng mẹ là bà Isave (x. Lc 1,41). Nhất là Mẹ còn thể hiện sự “xin vâng” khi đứng dưới chân thập giá để hiệp dâng người Con yêu là Chúa Giê-su lên cho Thiên Chúa hầu góp phần cứu độ loài người.

- Phó thác: Qua biến cố truyền tin, chúng ta cũng noi gương Mẹ để biết cậy trông phó thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng. Ngày nay việc giúp những người vô tín nhận biết Thiên Chúa, cũng như giúp các tội nhân bỏ các thói hư và xóa bỏ khỏi môi trường sống các tệ nạn xã hội như sì-ke ma túy, cờ bạc đĩ điếm, lừa đảo cướp giật... không dễ thực hiện, nhưng cũng không khó đối với Thiên Chúa, vì: “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37). Vậy để việc tông đồ truyền giáo đạt kết quả, chúng ta cần noi gương Mẹ Ma-ri-a năng cầu nguyện với Chúa Giê-su và làm theo lời Người dạy, như Mẹ đã yêu cầu các người giúp việc trong tiệc cưới Ca-na vâng lời Chúa Giê-su: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,3-5).

- Tạ ơn Chúa vì “Tất cả đều là hồng ân”: Khi gặp điều may lành, chúng ta dễ dàng tạ ơn Chúa. Nhưng ngay cả những lúc gặp cơn gian nan thử thách, chúng ta cũng phải sẵn sàng thưa “Xin Vâng”, vì biết rằng: mọi sự Chúa để xảy ra đều có ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta. Vì Chúa có thể “rút từ sự dữ ra sự lành”, Ngài không bao giờ triệt đường của chúng ta như người ta thường nói: “Chúa đóng cửa chính, nhưng lại mở cửa sổ” và lời thánh Phao-lô dạy: “Tất cả đều là hồng ân” (x. 1 Cr 15,10).

3) NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN:

Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, chúng ta khẳng định có một mối liên hệ sâu xa giữa hai tước hiệu của Mẹ là “Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi” và “Nữ Vương Ban Sự Bình An”. Qua đó chúng ta rút ra bài học: muốn sống trong bình an, người ta không thể xao lãng việc lần hạt Mân Côi.

Kinh Mân Côi chính là một khí cụ mang lại ích lợi cho mọi thành phần Dân Chúa: Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi sẽ đem lại sức mạnh tinh thần; Ai đang sống trong tội lỗi, Kinh Mân Côi sẽ giúp họ nhận được ơn tha thứ của Chúa; Ai đang gặp phải rủi ro bất hạnh, Kinh Mân Côi sẽ giúp họ tìm ra phương thế đạt được hạnh phúc; Ai đang khô khan nguội lạnh, Kinh Mân Côi sẽ giúp ánh lửa tin yêu còn ẩn giấu trong lòng họ sẽ được bùng lên thành ngọn lửa tin yêu Chúa... Vì kinh Mân Côi chính là phương thế Chúa ban qua lời Mẹ cầu bầu, để mang lại niềm vui, sự bình an và hạnh phúc đến cho loài người.

5. LỜI CẦU:

Lạy Mẹ Mân Côi, “Nữ Vương Hòa Bình”, xin giúp chúng con biết siêng năng lần hạt Mân Côi. Nhờ đó, chúng con sẽ cộng tác với Mẹ xây dựng hòa bình và tích cực góp phần cứu độ thế giới, bắt đầu từ bản thân, rồi đến gia đình, khu xóm, giáo xứ, đất nước và ra đến toàn thể nhân loại. Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để hiệp cùng Mẹ, mỗi ngày chúng con sẽ cải tạo môi trường sống ngày càng an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, hầu Nước Trời bình an hạnh phúc sẽ sớm xuất hiện theo thánh ý Thiên Chúa.

X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Phát sinh hoa lợi cho Chúa - Điều kiện để vào Nước Trời
Lm Đan Vinh
22:47 30/09/2020

CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN A
Is 5,1-7; Pl 4,6-9; Mt 21,33-43

PHÁT SINH HOA LỢI CHO CHÚA - ĐIỀU KIỆN ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 21,33-43

(33) Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: “Có gia chủ kia trồng được một vườn nho. Chung quanh vườn, ông rào dậu, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. (34) Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. (35) Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông. Chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. (36) Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước. Nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. (37) Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể con ta”. (38) Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !”. (39) Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. (40) Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?”. (41) Họ đáp: “Ác giả ác báo ! Ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông”. (42) Đức Giê-su bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao?: “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta”. (43) Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân tộc biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.

2. Ý CHÍNH: DỤ NGÔN NHỮNG TÁ ĐIỀN SÁT NHÂN

Đức Giê-su đã dùng du ngôn “Những tá điền sát nhân” này để cảnh cáo các đầu mục Do Thái. Câu chuyện kể về bọn tá điền gian ác, đã được chủ vườn ưu ái trao quyền canh tác vườn nho, nhưng lại rắp tâm chiếm đọat khi không chịu nộp phần hoa lợi như đã thỏa thuận. Ho đã bách hại các đầy tờ do chủ sai đến và còn giết chết chính cậu con trai ông chủ. Số phận của bọn tá điền gian ác là sẽ bị tru diệt và vườn nho sẽ được trao do người khác biết chu tòan thỏa thuận đã ký kết.

3. CHÚ THÍCH:

- C 33: + Các ông: Ở đây ám chỉ các thượng tế và kỳ mục Do Thái ở Giê-ru-sa-lem. + Gia chủ và vườn nho: Trong sách ngôn sứ I-sai-a, vườn nho ám chỉ dân Ít-ra-en và chủ vườn nho là Thiên Chúa (x. Is 5,1-4). Còn trong dụ ngôn này, vườn nho lại ám chỉ Nước Thiên Chúa do Đức Giê-su thiết lập. + Rào giậu chung quanh, khoét bồn đạp nho và xây một tháp canh: Khi liệt kê các việc ông chủ đã làm cho vườn nho, Đức Giê-su nhấn mạnh sự quan tâm và quyền sở hữu tuyệt đối của chủ vườn nho: rào giậu là cách bảo vệ khỏi bị người khác lấn chiếm; bồn đạp nho hay hầm ép rượu là một cái hố được đục khoét sâu vào tảng đá lớn, nho được đạp dập cho chảy ra nước cốt. Nước cốt này chảy qua máng vào một thùng lớn và được ủ trở thành rượu. Tháp canh là vọng gác luôn có người canh để đề phòng kẻ trộm. + Cho tá điền canh tác: Tá điền ám chỉ các đầu mục dân Do thái đã được Thiên Chúa trao phó trách nhiệm chăn dắt dân Ít-ra-en. Nhưng họ đã đưa dân này vào con đường thất tín và bất trung với Giao ước đã ký kết với Thiên Chúa.
- C 34: + Gần đến mùa hái nho: Gần đến nhắc ta nghĩ đến lời giảng “Nước Trời đã đến gần” của Gio-an Tẩy Giả và của Đức Giê-su (x. Mt 3,2; 4,17). Mùa hái nho là thời gian Thiên Chúa sẽ đến tính sổ với dân Ngài. + Ông sai đầy tớ đến gặp tá điền để thu hoa lợi: Đầy tớ ám chỉ các ngôn sứ Cựu Ước đã được Thiên Chúa sai đến kêu gọi dân Ít-ra-en sám hối để làm con dân của Thiên Chúa.
- C 35-36: + Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: Dân Ít-ra-en đã bắt bớ giết hại các ngôn sứ do Thiên Chúa sai đến kêu gọi họ giữ Giao ước. + Chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ: Các hình khổ của bọn tá điền làm đối với những gia nhân do chủ sai đến theo thứ tự từ nhẹ đến nặng: Đánh, giết, ném đá. Ném đá cũng là một cách giết chết, nhưng kèm thêm sự nhục nhã và đau đớn hơn nhiều. Điều này cho thấy sự chống đối của dân Ít-ra-en đối với các ngôn sứ ngày một gia tăng. Đó là thứ tội bất trung và xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa. + Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước. Nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy: Qua câu này ta thấy có hai loại ngôn sứ là ngôn sứ tiền và ngôn sứ hậu. Việc gửi các ngôn sứ sau đông hơn ngôn sứ trước cho thấy lòng khoan dung kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với dân Ít-ra-en. Dù bị họ phản bội bất trung, nhưng Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi, mà vẫn tiếp tục sai các ngôn sứ khác đến giúp họ hồi tâm sám hối. Nhưng họ vẫn cố chấp tiếp tục giết hại các ngài.
- C 37-39: + Sau cùng: Đây là cơ may cuối cùng để bọn tá điền hồi tâm sám hối. + Ông sai chính con trai mình đến: Con trai ông chủ ám chỉ Đức Giê-su, vì nhiều lần Người đã xưng mình là Con Thiên Chúa (x. Mt 14,32; 16,16). + Đứa con thừa tự đây rồi: Khi thấy con ông chủ đến, bọn tá điền lập tức nhận ra kẻ thừa tự. Họ đã hành động với đầy đủ ý thức và tự do nên tội của họ rất nặng. Còn về các đầu mục dân Ít-ra-en tuy không tin Đức Giê-su là Con Thiên Chúa vì lầm chẳng biết (x Lc 23,34), nên tội của họ có thể được nhẹ đi phần nào. + Nào ta giết quách nó đi và đoạt lấy gia tài nó: Lỗi nặng nhất của các tá điền là không bhững không tiếp nhận mà còn giết hại các đầy tớ và chính người con thừa tự do chủ vườn sai đến với họ. Tội đó phát xuất từ ý muốn chiếm đoạt vườn nho. Đây cũng là lời cảnh báo chúng ta: Mỗi lần ta biến các việc thuộc về Chúa trở thành việc riêng của mình để trục lợi, là ta đã chiếm đoạt vườn nho của Chúa làm của riêng ta, như bọn tá điền trong Tin Mừng hôm nay. + Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi: cái chết của người con trai ông chủ do bọn tá điền làm, ám chỉ cái chết của Đức Giê-su ngoài thành Giê-ru-sa-lem lúc cuối đời Người.
- C 40-41: + Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?: Đặt câu hỏi này, Đức Giê-su muốn cho các đầu mục dân Do Thái nhận định điều gì phải quấy. + Họ đáp: “Ác giả ác báo !: Họ cũng trả lời đúng với ý của ông chủ là phải trừng phạt bọn tá điền gian ác kia. + Cho các tá điền khác canh tác vườn nho: Tá điền khác ám chỉ dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh. Hội Thánh sẽ thay thế dân riêng Ít-ra-en để thừa hưởng lời hứa cứu độ của Thiên Chúa.
- C 42-43: + Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao?: Đây là câu trích trong sách Thánh vịnh (x. Tv 118,22-23), gần giống với lời tuyên sấm của ngôn sứ I-sai-a (x Is 28,16). Sau này thánh Phê-rô đã ám chỉ câu này về mầu nhiệm Đức Giê-su Phục sinh, Đấng sẽ thiết lập dân mới của Thiên Chúa (x. Cv 4,11; 1 Pr 2,4-8). + Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ…: Tảng đá bị thợ xây loại bỏ ám chỉ Đức Giê-su bị bọn đầu mục Do thái sát hại, đã được Thiên Chúa nâng lên địa vị làm “Chúa” muôn loài sau cuộc tử nạn và phục sinh của Người (x. Pl 2,8-11). + Mà ban cho một dân tộc: không nhất thiết là dân ngoại, nhưng một dân mới là Hội Thánh, gồm các dân tộc tin thờ Thiên Chúa và tin vào Đức Giê-su (x. Rm 9,25; 1 Pr 2,10). Chính dân mới này sẽ thay chỗ của dân Ít-ra-en bất trung. + Biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi: Hoa lợi là phần rỗi đời đời. Tóm lại: Giao ước mới (Tân ước) sắp được ký kết giữa Thiên Chúa với loài người trong Máu Con Chiên Thiên Chúa là Đức Giê-su, sẽ thay thế Giao ước cũ (Cựu ước) được ký kết giữa Thiên Chúa với dân Ít-ra-en trong máu chiên bò thời Mô-sê.

4. CÂU HỎI:

1) Ý nghĩa của vườn nho trong sách ngôn sứ I-sai-a và vườn nho trong Tin mừng Mat-thêu khác nhau thế nào?
2) Trong dụ ngôn, ông chủ vườn nho đã biểu lộ lòng yêu mến dành cho vườn nho của mình qua những hành động nào?
3) Bọn tá điền trong dụ ngôn ám chỉ những ai và họ đã thi hành nhiệm vụ ra sao?
4) Đầy tớ được chủ sai đến để thu hoa lợi vườn nho ám chỉ những ai?
5) Bọn tá điền đã đối xử thế nào đối với các đầy tớ do chủ vườn sai đến?
6) Sự khoan dung nhẫn nhịn của chủ vườn nho thể hiện qua hành động nào?
7) Sau cùng chủ vườn nho đã sai ai đến và đến để làm gì? 8) Tại sao bọn tá điền lại hè nhau giết hại con trai ông chủ? Cái chết của con trai ông chủ vườn có liên quan đến cái chết của Đức Giê-su sau này không?
9) Câu “Ác giả ác báo” ám chỉ về ai trong dụ ngôn?
10) Tảng đá bị bọn thợ xây lọai bỏ ám chỉ ai và điều gì sẽ xảy ra? Dân tộc khác trong dụ ngôn ám chỉ dân nào? Làm phát sinh hoa lợi nghĩa là làm gì?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Tôi nói cho các ông hay: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi” (Mt 21,43).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CẬU ĐÃ LÀM LỢI GÌ CHO CHÚA GIÊ-SU CHƯA?

Một buổi tối nọ, viên sĩ quan trẻ tuổi người Pháp tên SÁC-LƠ ĐƠ PHU-CÔN (Charles de foucauld) say mê kể cho gia đình nghe những cuộc thám hiểm ở Marốc (Phi châu). Mọi người chăm chú theo dõi câu chuyện của anh, nhất là cô cháu bé chưa tròn 10 tuổi. Khi anh vừa chấm dứt câu chuyện thì cô bé bất thần hỏi anh một câu : “Thưa cậu, cháu đã thấy cậu làm được nhiều việc vĩ đại cho tổ quốc… thế cậu đã làm được gì cho Chúa Giê-su chưa?"
Câu hỏi như một luồng điện giật khiến ảnh trở nên bất động. Từ bao lâu nay chưa có ai khiến anh phải suy nghĩ nhiều như thế ! “Mình đã làm gì cho Chúa Giê-su chưa?” Sác-lơ lục soát trong lương tâm của mình nhưng chỉ thấy một lỗ hổng không đáy. Anh đã phí phạm tất cả thời giờ sức lực cho những cuộc ăn chơi truỵ lạc và những danh vọng phù phiếm. Anh nhận thấy con người khốn khổ nghèo hèn của mình.
Hôm sau, anh tìm đến xưng tội với một vị linh mục, rồi từ bỏ mọi sự vào dòng khổ tu, rồi tình nguyện đến vùng sa mạc Sahara để truyền giáo và sống trọn vẹn những năm tháng còn lại cho Chúa Giê-su.

2) KẺ CHỐI BỎ THIÊN CHÚA SẼ ĐỐI XỬ TÀN BẠO VỚI ĐỒNG LOẠI:

Theo bản thống kê thì trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Đức Quốc Xã đã thiết lập 200 trại tập trung để giam giữ tù binh và các chính trị phạm. Đặc biệt, người ta nhắc đến hai trại tập trung khủng khiếp nhất là Dachau ở Đức và Auschwitz ở Ba lan. Đã có khoảng 9 triệu người thuộc 23 quốc tịch khác nhau bị giết chết trong 2 trại tập trung này, mà riêng người Do thái bị giết đã là 6 triệu.
Khi quân đồng minh đến giải phóng một trong các trại tập trung nọ, họ thấy ngoài cổng có dòng chữ như sau: "Ở đây không có chỗ cho Thiên Chúa". Thấy cảnh tượng ghê tởm ấy, đạo quân chiến thắng đã cho đắp một núi nhân tạo, trên đó dựng một cây Thánh Giá lớn để nói lên rằng: Khi con người chối bỏ Thiên Chúa thì cũng đối xử với nhau tàn bạo hơn cả dã thú.

3) KẺ CHỐI BỎ THIÊN CHÚA THẬT KHÔNG ĐÁNG TIN:

Một thượng nghị sĩ có thế giá ở miền Nam nước Pháp đến Paris. Ông thuê một phòng trong một khách sạn nổi tiếng và trả tiền phòng trước số tiền thuê một tháng. Viên quản lý khách sạn hỏi:
- Ông có muốn được ghi biên nhận không?
Thượng nghị sĩ đáp:
- Không cần thiết đâu, vì có Thiên Chúa chứng giám mà.
Viên quản lý tỏ vẻ ngạc nhiên :
- Cái gì ! Thời đại này mà ông còn tin có Thiên Chúa ư?
- Ô, tôi tin chứ. Vậy ông không tin có Chúa hay sao?
- Tôi không tin, thưa ngài. Viên quản lý đáp.
- Nếu thế thì tốt hơn là ông hãy ghi biên nhận cho tôi đi.

4) MỘT HÀNH ĐỘNG VÔ ƠN TỘT CÙNG

Một bản tin trên báo đã gây xôn xao dư luận như sau: Một thiếu niên tội phạm kia được trả tự do trước thời hạn nhờ có hạnh kiểm tốt trong thời gian tạm giam. Vì không còn cha mẹ và người thân, nên em đã được một người giàu lòng nhân ái trong vùng nhận làm con nuôi. Trong gia đình này em đã được đối xử giống như năm người con khác. Cha mẹ nuôi cũng như các anh chị em nuôi đều muốn cho em cảm nhận được tình thương yêu chân thành của mọi thành viên gia đình.
Một hôm, em xin cha mẹ nuôi đi tham dự tiệc bữa sinh nhật của người bạn thân trong nhóm bạn tù được tha. Trước khi đi, em được mẹ nuôi nhắn nhủ “hãy về nhà trước 11 giờ khuya”. Nhưng sau đó 11 giờ, rồi 12 giờ và 1 giờ sáng mà em vẫn chưa về. Mọi người đều đi ngủ trừ cha mẹ nuôi thức đợi em về trong nỗi bồn chồn lo lắng. Rồi cuối cùng đến 2 giờ sáng thì em đã về với thái độ lầm lì và không một lời giải thích hay xin lỗi cha mẹ. Thấy con vào nhà, bà mẹ chỉ trách nhẹ: “Này con, lần sau nếu có đi chơi khuya thì con phải về đúng giờ, để cha mẹ khỏi lo lắng chờ cửa nhé”.
Sáng hôm sau, khi mọi người trong gia đình đã đi làm đi học, chỉ còn lại mình bà mẹ nuôi ở nhà. Một án mạng đã xảy ra: Đứa con nuôi đã dùng một cây sắt bất ngờ từ phía sau đập vào đầu mẹ nuôi khiến bà bị chết vì chấn thương sọ não. Trước quan toà, tên giết người này vẫn ngoan cố không chút hối hận. Còn người cha nuôi khi được tòa cho phát biểu, trong cơn đau khổ tột cùng ông đã nói với quan tòa: “Nó đã giết chết người mẹ đã nhận nuôi nấng bao bọc nó. Đây là hành động của một kẻ vô ơn tột cùng”.

5) HẬU QUẢ TỆ HẠI CỦA THÁI ĐỘ THÁCH THỨC THIÊN CHÚA:

Khi con tàu khổng lồ mang tên TITANIC vừa được xuất xưởng và hạ thủy, người ta đọc thấy dọc theo sườn con tầu những câu rất mực kiêu căng chống lại Thiên Chúa như sau:
No God, No Pope! Nghĩa là « Không có Chúa, cũng chẳng có Giáo Hoàng! ».
Theo chủ tàu này thì ngay cả Đức Ki-tô cũng không thể đánh đắm nó. Cả đất trời cũng không thể làm gì chúng ta!
Bấy giờ, một trong các công nhân đóng tàu, vốn là một người Công Giáo ở Dublin đã ghi vào trong nhật ký một lời mang tính tiên tri như sau: “Vì những tội xúc phạm ghê gớm đó, tôi tin con tàu Titanic sẽ không bao giờ có thể tới được New York”.
Và quả thật : vào lúc 0 giờ 5 phút ngày 14.4.1912, nhằm Chúa Nhật Quasimodo sau lễ Phục Sinh, tàu Titanic đã bị va mạnh vào một tảng băng ngầm giữa đại dương thủng một lỗ to khiến nó bị nước tràn vào khoang và bị gãy ra làm đôi. Người ta chỉ vớt được 705 người sống sót, còn lại 1.502 người đã bị chết chìm theo với con tàu kiêu hãnh...
Bất cứ sự chối bỏ Thiên Chúa nào cũng hàm chứa sự chối bỏ con người; và ngược lại, bất cứ sự chối bỏ và chà đạp nào đối với con người cũng thể hiện sự chối bỏ niềm tin vào Thiên Chúa.

6) SỐ PHẬN BI ĐÁT CỦA NHỮNG KẺ DÁM ĐỐI NGHỊCH VỚI THIÊN CHÚA:

Một triết gia vô thần là VÔN-TE (Voltaire) người Pháp chủ trương phải hạ bệ Thiên Chúa và tiêu diệt Giáo hội. Vào năm 1753, Vôn-te đã tuyên bố như sau: “Đã đến lúc Thiên Chúa phải về hưu vì hết thời rồi !”. Đúng hai mươi năm sau, vào năm 1773, Voltaire đã chết thê thảm: Khi sắp chết ông tru trếu như một con chó dại, đến nỗi bà giúp việc đã phải thốt lên: “Nếu quỉ có thể chết được, thì cũng không chết dữ hơn Voltaire”.
Thiên Chúa vẫn trường tồn đang khi những kẻ chống đối Ngài đều bị chết hết, đúng như lời Chúa phán với Sau-lô: “Giơ chân đạp mũi nhọn thì khốn cho ngươi !” (Cv 9,5).

3. SUY NIỆM:

Để cảnh cáo âm mưu của các đầu mục dân Do Thái đang tìm cách giết hại mình, Đức Giê-su đã kể dụ ngôn về các tá điền tham lam và gian ác. Vậy dụ ngôn ấy có ý nghĩa ra sao và chúng ta có thể rút ra bài học gì áp dụng trong cuộc sống hôm nay:

1) DỤ NGÔN VỀ LỊCH SỬ ƠN CỨU ĐỘ :

Dụ ngôn về bọn tá điền hung ác chính là bản tóm lược lịch sử ơn cứu độ, trong đó mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa riêng: Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa, vườn nho là dân Ít-ra-en được Thiên Chúa chọn làm dân riêng: Thiên Chúa đã thiết lập Giao ước Xi-nai gọi là Cựu ước với dân này qua trung gian ông Mô-sê, để hứa sẽ bảo vệ và chăm sóc họ, giống như ông chủ vườn nho đã làm với vườn nho là rào giậu, làm bồn đạp nho và vọng gác. Bọn tá điền sát nhân ám chỉ các mục tử dân Do thái đã dẫn đưa dân này vào con đường bội nghĩa bất trung. Các đầy tớ của chủ vườn là các ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến đã bị các đầu mục đối xử tàn tệ. Cuối cùng khi Thiên Chúa sai Con Một là Đức Giê-su đến thì cũng bị họ hè nhau giết chết bằng cách đóng đinh Người trên núi Sọ rồi chôn ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Các đầu mục Do Thái tưởng rằng sau khi giết được Đức Giê-su, thì họ sẽ có trọn quyền lãnh đạo dân Do thái. Nhưng trái lại, họ đã bị Thiên Chúa truất quyền và dân Do thái cũng bị vạ lây khi thành Giê-ru-sa-lem bị vây hãm và sụp đổ vào năm 70 sau Công Nguyên. Còn Nước Thiên Chúa đã được giao cho một dân mới biết làm phát sinh hoa lợi là Hội Thánh Công Giáo sau này. Hội Thánh được ký giao ước mới với Thiên Chúa, nhờ máu con chiên Thiên Chúa là Đức Giê-su trên bàn thờ thập giá: “Tảng đá bọn thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường”. Người là Con Thiên Chúa, là Tảng đá đã bị dân Do Thái là bọn thợ xây loại bỏ giết hại. Nhưng đến ngày thứ ba Người đã từ cõi chết sống lại. Người được “Thiên Chúa siêu tôn và tặng ban Danh hiệu trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu. Để khi nghe Danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ. Và để tôn vinh Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,10-11).

2) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ? :

- PHẢI TRÁNH THÓI THAM LAM: Sự tham lam là thói thường của con người: “Lòng tham vô đáy”. Lòng tham được biểu hiện qua thái độ: “Được voi đòi tiên”, “Theo đạo lấy gạo mà ăn”, hoặc “Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”, “Cúi đầu lạy Chúa Ba Ngôi, cho tôi được vợ tôi thôi nhà thờ”…
Tội lỗi của những người tá điền không phải là không làm cho vườn nho sinh hoa kết trái mà là họ tham lam khi muốn chiếm đoạt vườn nho của ông chủ làm của riêng mình. Thiên Chúa đã lần lượt sử dụng các phương thế để cứu độ loài người. Cuối cùng Người đã hy sinh chính Con Một của Người để thức tỉnh con người. Nhưng con người luôn muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời mình để có thể sử dụng cuộc đời, để định đoạt mọi sự theo ý mình muốn.
- “ÁC GIẢ ÁC BÁO”: là lời cảnh cáo các tín hữu tham lam, lợi dụng tôn giáo để mưu cầu ích lợi cho bản thân mình. Thiên Chúa luôn tỏ ra kiên nhẫn trước những sự bất trung của con người. Nhưng sẽ đến ngày sự kiên nhẫn ấy nhường chỗ cho sự xét xử công minh. Đó là giờ chết của mỗi người hay là ngày tận thế chung của toàn nhân loại. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì?
- PHẢI CHIẾU ÁNH SÁNG BẰNG MỘT LỐI SỐNG TỐT LÀNH: Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Phi-líp-phê cũng là khuyên chúng ta về cách ăn nết ở như sau: “Anh em hãy làm mọi việc mà đừng kêu ca hay phản kháng. Như thế anh em sẽ trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì, và sẽ trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà sa đọa. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (PI 2,14-15).
- PHẢI LÀM PHÁT SINH HOA LỢI CHO CHÚA: Thiên Chúa là chủ vườn nho, đã ban cho loài người chúng ta biết bao hồng ân như thánh Phao-lô đã viết: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh?” (1 Cr 4,7). Chúa trao cho mỗi người chúng ta mỗi người một số nén vàng và chúng ta có bổn phận phải làm lợi ra gấp năm gấp mười. Ngài trao cho chúng ta làm chủ vườn nho là mạng sống, sức khoẻ, tài năng, phương tiện sinh sống, thời giờ và cả gia đình con cái hay những người mà chúng ta phải chăm sóc… Sau này chúng ta sẽ phải trả lẽ về những việc lành là hoa lợi phải nộp lại cho Ngài. Vậy chúng ta có thể nộp cho Chúa những kết quả nào trước tòa phán xét sau này?

- LÀM LỢI CHO CHÚA BẰNG CÁCH NÀO? :

Ai trong chúng ta cũng đều được Chúa trao cho nhiệm vụ quản lý vườn nho là gia đình, học đường, đoàn hội... và chúng ta có nhiệm vụ làm phát sinh hoa lợi như sau:
+ Cha mẹ biết hy sinh dành nhiều thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái. Con cái biết kính trọng, vâng lời, và thảo hiếu với cha mẹ...
+ Vợ chồng sống hòa thuận, yêu thương, kiên nhẫn, tha thứ, giúp đỡ nhau, trung tín với lời thề hứa chung thuỷ với nhau trọn đời.
+ Mỗi người phải: "Ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu, bằng một tinh thần thánh thiện, một tình thương không giả dối" (2 Cor. 6:6); "Ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại... lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau... duy trì sự hiệp nhất... cư xử thuận hoà và gắn bó với nhau" (Eph. 4:2-3); "chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, không nghiện rượu, không hiếu chiến, nhưng hiền hòa, không hay gây sự, không ham tiền, biết điều khiển tốt gia đình mình, biết dạy con cái phục tùng cách rất nghiêm chỉnh" (x. 1 Tm 3,2-4)…
Nếu chúng ta sẵn sàng làm phát sinh nhiều hoa lợi cho Chúa thì chúng ta sẽ được Ngài ban thưởng hạnh phúc Nước Trời như lời Chúa phán với những người thực thi đức ái trong ngày phán xét như sau: "Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành!... Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" (Mt 25,21.23).

4. THẢO LUẬN:

Ngày nay người ta sẽ trở thành bọn tá điền gian ác qua các hành động nào đối với Thiên Chúa và tha nhân?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA CHA TỪ ÁI. Mỗi người chúng con đều là những tá điền được Cha trao sứ vụ canh tác vườn nho của Cha. Vườn nho đó chính là những người thân yêu trong gia đình ruột thịt của chúng con, là bà con chòm xóm, là đất nước và Hội Thánh mà chúng con được mời gọi phục vụ. Xin cho chúng con biết luôn chiếu ánh sáng đức tin như những vì sao trên trời. Xin cho đức tin nơi chúng con luôn kèm theo đức cậy là lời cầu nguyện phó thác, kèm theo đức ái là thái độ khiêm nhường phục vụ tha nhân, nhất là chia sẻ bác ái với những người nghèo đói bệnh tật và bị bỏ rơi... Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được hạnh phúc trong Nước Cha muôn đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trang web của People of Praise bị tấn công trong cố gắng loại bỏ Thẩm Phán Amy Coney Barrett
Đặng Tự Do
01:50 30/09/2020
Vài ngày trước khi Thẩm phán Amy Coney Barrett được đề cử vào Tòa án Tối cao, trang web của People of Praise, một phong trào đại kết cổ vũ canh tân trong Thánh Linh, đã bị tấn công. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã cho biết như trên. Vụ tấn công nhằm lấy cắp cơ sở dữ liệu của các thành viên trong phong trào có sức lôi cuốn rất lớn này, mà Barrett và gia đình cô là các thành viên.

“Vào ngày 23 tháng 9 năm 2020, nhân viên an ninh của chúng tôi đã xác định được một vụ tấn công vào trang web của chúng tôi liên quan đến việc truy cập trái phép vào thông tin liên hệ trong danh bạ thành viên của chúng tôi,” Sean Connolly, phát ngôn viên của nhóm, cho biết vào tối thứ Ba trước các câu hỏi của CNA về vụ tấn công này.

“Chúng tôi không có chi tiết nào khác, chẳng hạn như ai đã đề ra cuộc xâm nhập này. Chúng tôi đã cung cấp cho các thành viên của mình các tài nguyên cần thiết nếu họ nhận thấy các hoạt động đáng ngờ,” Connolly nói thêm.

Cô Barrett đã được Tổng thống Trump chính thức đề cử vào Tòa án Tối cao vào ngày 26 tháng 9.

Vào ngày 23 tháng 9, vị nữ thẩm phán liên bang này đã nổi lên như ứngviên hàng đầu cho chiếc ghế của Tòa án Tối cao đã bị bỏ trống sau khi Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg qua đời vào ngày 18 tháng 9.

Giữa những suy đoán về việc Barrett có thể được bổ nhiệm, nhiều phương tiện truyền thông đã tập trung vào People of Praise, một cộng đồng đại kết rất lôi cuốn có trụ sở tại Indiana mà Barrett là một thành viên. Dụng ý của họ là vu cáo Barrett là một người cuồng tín cực đoan.

Trong khi People of Praise từ chối suy đoán về việc ai có thể chịu trách nhiệm cho vụ hack, một nguồn tin am hiểu về tình hình nói với CNA rằng một số “thành viên cộng đồng đã được các cơ quan truyền thông quốc gia liên hệ trong vòng 36 giờ sau khi cơ sở dữ liệu bị xâm nhập.”

Connolly nói với CNA rằng “các bước ngay lập tức được thực hiện để giải quyết vụ việc, bao gồm thông báo cho cơ quan thực thi pháp luật liên bang thích hợp và các thành viên của chúng tôi.”

“Chúng tôi rất coi trọng vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của tất cả các thành viên trong cộng đồng của chúng tôi,” ông nhấn mạnh.

People of Praise được thành lập vào năm 1971 như là một phần của “sự bùng phát rất mạnh các hoạt động mục vụ giáo dân và phong trào giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo”. Đức Cha Peter Smith, thuộc một hiệp hội liên kết các linh mục Công Giáo, nói với CNA vào năm 2018.

Nhóm bắt đầu với 29 thành viên đã thành lập một “giao ước” - một thỏa thuận, không phải lời thề, tuân theo các nguyên tắc chung, cung cấp năm phần trăm thu nhập hàng năm cho nhóm, và gặp gỡ thường xuyên cho các dự án tinh thần, xã hội và dịch vụ.

Nhiều cộng đoàn cả Tin lành và Công Giáo đã phát triển mạnh vào thập niên 1970, nhờ ảnh hưởng của phong trào Canh tân Đặc sủng Kitô Giáo.

Trong khi hầu hết các thành viên của People of Praise là người Công Giáo, tôn chỉ chính thức của nhóm là đại kết; những người thuộc nhiều hệ phái Kitô có thể tham gia. Các thành viên của nhóm được tự do tham dự nhà thờ mà họ lựa chọn, bao gồm các giáo xứ Công Giáo khác nhau, Đức Cha Smith giải thích.

Đức Cha Smith nói với CNA rằng: “Chúng tôi là một phong trào giáo dân trong Giáo hội. Có rất nhiều mục tiêu. Chúng tôi tiếp tục cố gắng sống cuộc sống và ơn gọi của mình với tư cách là người Công Giáo, với tư cách là Kitô hữu đã được rửa tội, theo cách cụ thể này, như những người khác làm theo những cách thức khác mà Chúa có thể dẫn dắt.”

Phiên điều trần xác nhận Barrett tại Thượng viện và một cuộc bỏ phiếu của Thượng viện về đề cử của cô vào Tòa án Tối cao dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput: Khi Giáo điều sống ồn ào trong lòng
J.B. Đặng Minh An dịch
03:23 30/09/2020
Ngay sau khi được Tổng thống Trump đề cử, Thẩm Phán Amy Coney Barrett đã phải gánh chịu những cuộc tấn công rất dữ dội. Những cuộc tấn công nhắm vào vị nữ Thẩm Phán thông minh xuất chúng này không nhắm vào khả năng của cô, nhưng nhắm vào đức tin của cô, vào đạo Công Giáo.

Oái oăm nhất là cuộc tấn công của nữ tu Campbell. Campbell nói rằng “Là một nữ tu Công Giáo luôn cố gắng nghe theo các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi không thể ủng hộ việc đề cử Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện”.

Bà nữ tu Campbell cho rằng: “Barrett được đề cử do một động cơ duy nhất: để lật ngược phán quyết phá thai Roe kiện Wade” được Tối Cao Pháp Viện đưa ra vào năm 1973 nhằm hợp pháp hóa hành động phá thai, mà bà nữ tu này cho rằng đó là một “nhân quyền liên quan đến việc sinh sản của phụ nữ”.

Trong bối cảnh các cuộc tấn công quyết liệt này, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Philadelphia có bài nhận định sau đăng trên tạp chí First Things.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

When the Dogma Lives Loudly

Archbishop Charles Chaput

Khi Giáo điều sống ồn ào trong lòng


Ba năm trước khi Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein tìm cách bác bỏ Amy Coney Barrett, lúc ấy là ứng viên tòa phúc thẩm liên bang - và hiện là ứng viên của Tòa án Tối cao – bà ta nói với Barrett rằng bà ta băn khoăn vì “giáo điều sống ồn ào trong cô. Và đó là điều đáng quan ngại.”

Với những định kiến rõ rệt như thế của mình, bà thượng nghị sĩ thực sự nên lo lắng. Câu chuyện cuộc đời của cô Barrett cho thấy rằng cô thực sự tin tưởng và tìm cách sống những gì đức tin Công Giáo dạy mình. Nguy hơn nữa, cô ấy có một trí tuệ siêu phàm, một sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp và một thành tích xuất sắc trong tư cách là một luật gia. Nói cách khác, cô ấy là cơn ác mộng của một bộ tộc chính trị nhất định.

Hãy tạm gác qua một bên những lời nhảm nhí theo phong cách Chẳng Biết Gì của bà Thượng nghị sĩ Feinstein. Nói cho cùng, bà Thượng nghị sĩ ấy chắc chắn không đơn độc trong sự cố chấp của mình. Sự bất mãn đối với những ai có niềm xác tín tôn giáo mạnh mẽ, đặc biệt là đức tin Công Giáo, là một thứ vi rút đang lan tràn khắp nơi. Nó dường như đã lây nhiễm cho một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, bao gồm Thượng nghị sĩ Kamala Harris, đồng nghiệp của Feinstein ở California và hiện là ứng cử viên phó tổng thống, là người đã nhìn thấy nguy cơ tiềm ẩn trong một âm mưu quốc gia nguy hiểm được gọi là đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố.

Những lời của Thượng nghị sĩ Feinstein giúp chúng ta thấy rõ cách thế một số người trong tầng lớp chính trị của chúng ta hiện nay đối xử với những người Công Giáo thật sự, chứ không phải chỉ có “hư danh” Công Giáo. Đúng là bất kỳ ai đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo, thì trên thực tế, là người Công Giáo. Nhưng, trong mắt đảng Dân chủ, đó không phải là vấn đề. Nếu người ta chụp được một tấm hình bạn đang cầu nguyện với chuỗi hạt Mân Côi một cách ngoan đạo — thậm chí còn tốt hơn. Sự trung thành về văn hóa của nhiều cử tri Công Giáo đối với một đảng thuộc tầng lớp lao động có thời mang đậm tính Công Giáo đã mai một đi rất nhiều, bất kể đảng đó ngày nay có khác biệt như thế nào. Là một quan chức được tuyển chọn, bạn thậm chí có thể nhận được giải thưởng từ một tổ chức Công Giáo lớn. Nhưng nếu bạn là loại người Công Giáo tìm cách gầy dựng cuộc sống của mình xung quanh niềm tin Công Giáo liên quan đến hôn nhân và gia đình, tự do tôn giáo, tình dục và phá thai — thì, đó là một vấn đề khác, như Nghị sĩ Dân chủ Dan Lipinski phát hiện khi đảng của chính ông đã bỏ rơi ông ta trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu năm nay. Trong những câu nói bất hủ của Bill Maher, một người phụ nữ như Amy Coney Barrett, dù có bằng cấp chuyên môn gì gì đi chăng nữa, thì cũng chỉ là “một kẻ vô danh tiểu tốt”.

Trong một thời đại lành mạng, những cuộc tấn công kiểu này, thích hợp với những bức tường trong phòng vệ sinh hơn là trong một cuộc diễn thuyết ở một quốc gia pháp quyền, phải được coi là đáng ghê tởm. Nhưng chúng ta không sống trong một khoảnh khắc lành mạnh, như các Thượng nghị sĩ Feinstein và Harris, và như ông Maher, đã chứng minh một cách cụ thể.

Người Công Giáo ở đất nước này đã trải qua hơn một thế kỷ đấu tranh để xâm nhập vào dòng chính của Mỹ. Giá phải trả đã rất cao. Ở mức độ mà người ta hết còn phân biệt được quan điểm và hành động của các nhà lãnh đạo chính trị tự cho mình là Công Giáo với các đồng nghiệp hoàn toàn không có đức tin của họ, thì cái giá phải trả quả là quá cao. Hàng triệu người Công Giáo đã phục vụ và hy sinh để bảo vệ quốc gia này, các quyền tự do và các thể chế của nó. Trong các thế kỷ trước, tất cả các tuyên úy quân đội được trao Huân chương Danh dự đều là các linh mục Công Giáo. Một nền chính trị đa nguyên dân chủ đòi hỏi những khác biệt về niềm tin phải được tôn trọng. Người Công Giáo không thể và càng không mong đợi những người có niềm tin khác nhau đồng ý với niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng người Công Giáo thực sự đòi hỏi sự lịch sự và tôn trọng đối với các giáo lý của Giáo hội của họ, đặc biệt là từ một Thượng viện được cho là có tinh thần phục vụ toàn dân tộc.

Sự thù địch ngày nay đối với những ai ủng hộ giáo huấn Công Giáo là đáng âu lo cho mọi người Công Giáo thực hành đạo — và bất kỳ ai coi trọng Tu chính án thứ nhất. Nếu các cuộc tấn công vào niềm tin là một tiêu chuẩn có thể chấp nhận được để xét duyệt các ứng viên tư pháp ngày hôm nay, thì ngày mai chúng sẽ được sử dụng cho những người còn lại trong chúng ta, những người ủng hộ những giáo huấn đức tin của chúng ta. Những gì đang diễn ra trong các phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện và các cuộc tranh luận công khai về các ứng viên tư pháp là điềm báo về những cuộc tấn công trong tương lai vào chính Giáo Hội và vào bất kỳ người Công Giáo nào có đức hạnh nổi bật. Trong thập kỷ qua, chúng ta đã thấy Giáo Hội Công Giáo— và nhiều thừa tác viên cũng như các tổ chức của Giáo hội — trở thành nhắm mục tiêu cụ thể cho các vấn đề bách hại tín ngưỡng.

Những người coi trọng quyền tự do tôn giáo trong Tu chính án thứ nhất của chúng ta nên nhận ra rằng các xét đoán dựa trên niềm tin là những cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo. Việc đồng hóa những người Công Giáo bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội là “người Mỹ chính thống”, còn những người Công Giáo coi trọng các giáo huấn của Hội Thánh là “những kẻ cực đoan” – hiện đã trở thành một kỹ thuật chiến tranh văn hóa phổ biến và cực kỳ bất lương - và là một điều đặc biệt gây khó khăn cho việc thực hiện tự do tôn giáo. Nó khiến quyền của nhiều người Mỹ gặp rủi ro hơn bao giờ hết khi được đề cử vào tòa án.


Source:First Things
 
Đức Cha Paprocki: Phải cân nhắc cái giá của việc ngưng hoạt động bất thường
Emily Nguyễn
04:49 30/09/2020


Như chúng tôi đã đưa tin, London Breed, là Thị trưởng San Francisco; và Gavin Newsom, là thống đốc tiểu bang California đã tung ra các chính sách hà khắc trong việc đóng cửa các nhà thờ. Từ ngày 14 tháng 9, thị trưởng London Breed của thành phố San Francisco, bang California thuộc đảng Dân chủ, chỉ cho phép tối đa 50 người được tham dự thánh lễ ngoài trời và không cho cử hành thánh lễ trong các thánh đường. Nhà thờ được phép mở cửa cho tín hữu vào cầu nguyện riêng, nhưng mỗi lần chỉ được một người mà thôi. Trước đó, ông ta đi xa đến mức chỉ cho tối đa 12 người được dự thánh lễ ngoài trời và nhà thờ bị đóng cửa hoàn toàn.

Tình trạng lợi dụng dịch bệnh để bách hại tôn giáo đã khiến Đức Cha Thomas Paprocki, Giám Mục giáo phận Springfield thuộc tiểu bang Illinois lên tiếng trong một bài viết đăng trên tạp chí Y Khoa hàng đầu của Mỹ.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của …. một bài tóm lược và nhận định của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, về bài viết này.

Chúng ta đã “thực hiện một bước bất thường và chưa từng có tiền lệ là đóng cửa phần lớn nền kinh tế của chúng ta trong vài tháng qua, yêu cầu mọi người phải ở nhà, không đi làm và không đi học,” Đức Giám Mục Paprocki viết trong bài xã luận “Xã hội đóng cửa như một phương cách bất thường để cứu mạng sống con người “, ấn bản tháng 9 của tờ Ethics & Medics, do National Catholic Bioethics Center tức Trung Tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia xuất bản.

Ngài viết: “Sự khác biệt giữa hai phương cách thông thường và bất thường để giữ mạng sống là điều quan trọng, vì nếu một phương cách bất thường trong đó hậu quả lớn hơn lợi ích - thì nó không thể bị bắt buộc về mặt đạo đức và không nên bị cưỡng chế bởi quyền lực chính quyền”

“Khi phải đối diện với đại dịch, liệu chúng ta có trách nhiệm đạo đức là phải đóng cửa xã hội của mình, yêu cầu mọi người ở nhà, cho nhân viên nghỉ việc, dồn các doanh nghiệp vào tình trạng phá sản, làm suy yếu chuỗi cung ứng thực phẩm, và ngăn cản những tín đồ đến nhà thờ của họ hay không? Tôi sẽ nói là không”, Đức Giám Mục kết luận, và cho rằng những hành động như vậy “sẽ áp đặt những phương tiện bất thường và nặng nề quá mức “.

Phát biểu với CNA, Đức Cha Paprocki đã đưa ra những phân tích của ngài về sự khác biệt giữa những phương cách thông thường để bảo toàn mạng sống một bệnh nhân trong lãnh vực chăm sóc y tế, là những phương cách bắt buộc, và các phương cách bất thường, vốn quá nặng nề đến nỗi không thể bị bắt buộc phải làm khi đối phó với đại dịch.

Ngài nói: “Tôi chợt nhận ra rằng từ ngữ bất thường đó là từ ngữ mà chúng ta sử dụng trong y đức Công Giáo khi nói về các phương pháp điều trị để cứu mạng, khi anh chị em đang nói về cá thể một bệnh nhân.

“Nhìn lại các email và quyết định mà chúng ta đã đưa ra vào thời điểm đó, chúng ta phần lớn là những suy nghĩ vào giữa tháng 3, rằng chuyện đó sẽ chỉ diễn ra trong vòng một vài tuần - chúng ta sẽ đóng cửa trường học cho đến cuối tháng 3, và sau đó mọi thứ sẽ được tái mở”.

“Rõ ràng là chuyện đã không xảy ra theo chiều hướng đó,” ngài nói, “vì vậy việc đóng cửa đã kéo dài thêm một tháng nữa, và vì vậy mấy tháng sau chúng ta vẫn ở đây, và điều này cứ tiếp diễn”.

Ngài giải thích:

“Tác động của nó đối với việc mọi người có thể đi nhà thờ, rước lễ, đi làm, đi học...với tất cả những gì là cơ bản, đã bị đóng cửa một thời gian, một lần nữa, cho tôi thấy nó là điều bất thường, rằng điều này chưa bao giờ xảy ra trong đời tôi, và có lẽ trong cuộc đời của hầu hết những người còn sống bây giờ, và vì vậy từ ngữ bất thường cứ quay trở lại với tôi hoài!”

Sự phân biệt giữa hai phương cách thông thường và phi thường này lần đầu tiên được Đức Piô XII đưa ra trong một bài diễn văn năm 1957 với các nhân viên y tế, trong đó ngài nói rằng “Thường thì người ta chỉ được sử dụng các phương cách thông thường… nghĩa là những phương cách không liên quan đến bất cứ trách nhiệm nặng nề nào cho chính mình hay người khác. Một trách nhiệm khắt khe hơn sẽ quá nặng nề đối với hầu hết mọi người và sẽ khiến cho việc đạt được điều tốt đẹp hơn, quan trọng hơn trở nên quá khó khăn. Sự sống, sức khỏe, mọi hoạt động thế gian trên thực tế đều nằm ở bậc dưới của mục đích tâm linh”.

Đức Giám Mục Paprocki đặt câu hỏi, “Các mục đích tâm linh là gì? Mục đích tâm linh là sự sống vĩnh cửu, và vì vậy mọi thứ khác đều thấp kém hơn điều đó”.

“Hãy xem xét một vấn đề, về khả năng có thể đến nhà thờ và lãnh nhận các bí tích, được rước Mình thánh; hoặc một người sắp chết được chịu phép Xức Dầu Thánh. Tất cả những điều đó quan trọng hơn các hoạt động thế gian của chúng ta, còn (quan trọng) hơn cả đời sống thể lý của chúng ta trên mặt đất này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, 'xem nào...nếu điều đó áp dụng cho... cá nhân con người, thì tại sao nguyên tắc như vậy lại không thể áp dụng cho toàn xã hội? Chúng ta có phải làm mọi thứ có thể làm để cứu sống mọi mạng người không? Thế đấy,... không làm được đâu nếu nó bất thường. “

Ngài còn lưu ý rằng, hằng năm ở Mỹ, có đến hơn 35 ngàn người chết vì tai nạn xe cộ.

Đức Giám Mục Bishop Paprocki còn nói “Làm thế nào để ta cứu được những mạng người như thế hàng năm? Đừng lái xe nữa chăng. Hay là hãy đóng cửa các xa lộ của chúng ta, đừng lên xe của mình nữa”

“Chúng ta sẽ không muốn làm điều đó, bởi vì mọi người cần phải đi làm, đến trường và thi hành các nghĩa vụ khác. Vậy ta phải làm sao? Chúng ta không làm mà không tính toán đến hậu quả. Chúng ta thực hành các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như thắt giây an toàn và gắn túi hơi, anh chị em tuân thủ luật đi đường; và nếu làm điều đó, có nhiều khả năng anh chị em sẽ không chết vì tai nạn xe cộ, nhưng đó không phải là một sự bảo đảm tuyệt đối. Không có gì là bảo đảm tuyệt đối trong cuộc sống cả “.

Nếu nguyên lý nhằm phân biệt giữa các phương cách bất thường và bình thường này được “áp dụng cho mọi cá nhân, tại sao nó lại không áp dụng cho cả xã hội của chúng ta?” ngài đặt câu hỏi. “Và tôi sẽ tranh cãi rằng nó nên được áp dụng”

“Khi anh chị em thấy các chính trị gia, thí dụ như thống đốc hoặc các lãnh đạo chính phủ khác đưa ra những quyết định về việc đóng cửa mọi thứ, tôi không đặt câu hỏi về động lực của họ - đó là động lực tốt, là họ đang cố gắng cứu mạng sống, và đó là điều tốt - nhưng tôi đang cố thêm vào một chút phân tích về mặt đạo đức trong câu chuyện đó.

“Thật không đơn giản để mà nói rằng chúng ta phải làm mọi sự để có thể cứu được mọi mạng sống, là bởi vì chúng ta không làm được, đó là điều không thể. Thay vào đó, chúng ta sử dụng các phương cách thông thường, và đó là điều mà tôi hy vọng sẽ góp phần vào cuộc trò chuyện ở đây “.

Đức Giám Mục cho biết ngài “dự đoán rằng toàn bộ câu hỏi này sẽ lại xuất hiện,” và ngài lưu ý rằng Do Thái đã bắt đầu đợt đóng cửa thứ hai, kéo dài ba tuần, vì dịch coronavirus. Quốc gia này cũng bị đóng cửa từ cuối tháng Ba đến đầu tháng Năm vừa qua.

“Ở Hoa Kỳ, nếu chúng ta có một đợt Covid khác, hoặc thậm chí là một đợt cúm rất nặng, chúng ta có định đóng cửa mọi thứ lại một lần nữa không?” Đức Giám Mục Paprocki nêu câu hỏi.

“Tôi sẽ tranh luận rằng về mặt đạo đức, chúng ta không cần phải làm như vậy. Nếu ai đó tự nguyện nói, “này nhé, ngoài đó không an toàn đâu, tôi sẽ không ra ngoài', thì tốt thôi, đó là quyết định của anh chị em; nhưng về chuyện chính phủ ra lệnh đóng cửa mọi thứ, tôi không nghĩ đó là điều bắt buộc phải làm về mặt đạo đức. “

Vị giám mục cho biết, ngài đã nghe giai thoại về nhiều người “đang đi theo hướng suy nghĩ này, nhưng họ không biết chính xác phải làm thế nào để nói cho rõ ràng… mọi người đang tự mình phân tích điều này trong đầu khi có rất nhiều yếu tố khác nhau mà chúng ta phải cân nhắc ở đây, và vì vậy những gì tôi đang cố gắng làm ở đây là thêm vào một ngữ vựng lấy từ truyền thống đạo đức Công Giáo của chúng ta để có thể giúp ích cho cuộc trò chuyện này. “

Trong bài xã luận của mình, ngài đã trích dẫn một chương trình đã được phát sóng vào tháng Bảy vừa qua của đài NBC Nightly News, trong đó năm bác sĩ nhi khoa đã “đồng nhất và dứt khoát nói rằng lợi ích của việc trẻ em được đi học lại lớn hơn những rủi ro.”

Ngài nói rằng, có những phụ huynh, giáo viên và học sinh đã nói với ngài rằng họ “rất vui khi được trở lại trường học”; Các trường Công Giáo trong giáo phận, và trên khắp tiểu bang Illinois đã mở cửa trở lại. “Tôi nghe mọi người nói rằng đó là điều quan trọng hơn, ngay cả khi có một số rủi ro… ở đây, chúng ta đang cân nhắc giữa trách nhiệm và lợi ích. Cũng có một số rủi ro đối với sự lây lan của Covid. Nhưng ở mặt khác, nếu chúng ta đóng cửa việc học của các em, sẽ có những rủi ro gì?

“Khi tôi nói rằng việc ngừng hoạt động là một phương cách bất thường, tôi chắc chắn không coi thường tầm quan trọng của những gì chúng ta có thể làm để cứu mạng sống, để giúp đỡ những người bệnh, để cố gắng đối phó với mối đe dọa từ Covid,” Đức Giám Mục Paprocki nhấn mạnh.

“Xuất thân từ lãnh vực chăm sóc sức khỏe đã cho tôi biết rằng đây là những quyết định phức tạp, nhưng chúng ta cũng có những cách rất đa dạng để cố gắng xem xét chúng, và cố gắng phân tích chúng.”

Đức cha xuất thân trong một gia đình có nhiều dược sĩ, với bốn thế hệ hoạt động trong ngành nghề này; bản thân ngài cũng là phó chủ tịch Hiệp hội Y tế Công Giáo Illinois, và khi còn là một linh mục của Tổng giáo phận Chicago, ngài từng giữ chức vụ Liên lạc viên về các vấn đề Y tế và Bệnh viện.

Ngài cũng nhắc đến sự quân bình giữa những mối quan tâm đối với người lớn tuổi, những người dễ bị tổn thương vì coronavirus.

“Chúng ta đang có những bước phải làm để bảo đảm rằng người lớn tuổi không mắc bệnh, không bị Covid, và đó là yếu tố quan trọng, bởi vì họ là nhóm người có những nguy cơ lớn hơn, và dễ tổn thương hơn giới trẻ. Mặt khác, sự khang an vể thể chất của họ, dù rất quan trọng, lại không phải là mối quan tâm duy nhất. “

Trong bài xã luận của mình, vị giám mục đã nói rằng người cô dì của ngài, cụ Marian Jacobs, đã mừng sinh nhật lần thứ 102 của mình vào tháng Ba vừa qua. Cụ bà thường đón mừng (sinh nhật) với gia đình, nhưng hiện đã bị cấm làm điều này. Ngài viết: “Thật vậy, với số thăm viếng của người nhà bị giới hạn kể từ tháng 3, cụ đã sa sút nhanh chóng và đã bị chuyển từ căn hộ của mình đến căn hộ có người hỗ trợ.

“Người già cần được ở bên mọi người, với gia đình, họ cần tương tác xã hội, giống như bất cứ người nào khác” ngài nói với CNA. “Và vì thế, chúng ta phải cố gắng giữ cân bằng giữa việc giữ cho họ được an toàn về thể chất, đồng thời để họ được hạnh phúc. Như tôi đã viết trong bài báo của mình, tôi sợ rằng dì tôi sẽ chết vì buồn lòng hơn là vì Covid. “

Việc phân biệt sự khác nhau giữa các phương cách thông thường và bất thường là một “quyết định chủ quan” Đức Giám Mục Paprocki giải thích.

Ngài thừa nhận: “Không có điểm chuẩn nào dễ dàng cả. “Nếu bạn so sánh điều này bằng sự tương quan với các quyết định cuối đời, khi một gia đình nói chuyện với bác sĩ về việc phải làm gì cho người nhà đang chờ chết, loại điều trị nào, liệu có nên đưa họ vào việc dưỡng lão an tử hay chăm sóc giảm đau, có một số cách. để giảm bớt đau khổ của họ? Đó là những cuộc trò chuyện khó khăn, nhưng chúng lại là những cuộc trò chuyện quan trọng. Vì vậy, tôi không có ý giảm thiểu mức độ khó khăn của lãnh đạo chính quyền khi đưa ra những quyết định này. “

Một tiêu chí quan trọng, ngài khẳng định, là thời gian ngừng hoạt động.

Mặc dù các biện pháp tạm thời có thể tốt, thậm chí là cần thiết, “chúng ta có thể ngưng các bí tích của mình một cách vô thời hạn không? Tôi không nghĩ vậy”, ngài nói thế.

“Chúng ta có thể làm thế trong một khoảng thời gian ngắn, [nhưng nếu] chúng ta không thể cho anh chị em biết khi nào anh chị em sẽ có thể lãnh nhận các bí tích lại, thì tôi nghĩ điều đó đang đặt mục đích thiêng liêng của chúng ta xuống bên dưới những mục đích thể lý, như Đức Giáo Hoàng Pius XII đã nói.

“Đối với những người trong chúng ta, những người xem cuộc sống vĩnh cửu quan trọng hơn cuộc sống thể chất của mình trên trái đất, chính phủ không nên can thiệp vào nỗ lực giữ đạo của chúng ta,” ngài nói, lưu ý rằng nỗi sợ hãi phổ biến về chết chóc vẫn còn là lời kêu gọi truyền giáo cho giáo hội.

“Cái chết là một phần tự nhiên của chu kỳ sống, nhưng nếu anh chị em không tin vào Chúa, vào đời sau, điều duy nhất anh chị em tin là thế giới vật chất ở đây bây giờ, thì cái chết trở nên điềm gở hơn nhiều,” ngài nói.

“Nền văn hóa của chúng ta đang gặp khó khăn trong việc đối phó với nó. Chúng ta không thích nói về cái chết, chúng ta sử dụng các phép uyển ngữ; thay vì nói ai đó đã chết, chúng ta nói ai đó đã qua đời “.

“Chúng ta thậm chí không thích nói về đám tang,” ngài nói tiếp, “. Đó là một buổi lễ để 'tán tụng cuộc sống' và điều đó cũng được thôi - không có gì sai khi ta tán tụng cuộc đời của một người. Nhưng đó là để nhìn lại, nhớ lại cuộc sống của người đó trên trái đất này. Trong khi đám tang Công Giáo của chúng ta thì lại nhìn về phía trước, chúng ta cầu nguyện cho linh hồn này được an nghỉ, chúng ta cầu nguyện cho cuộc sống vĩnh cửu của họ “.

“Đó mới là tin mừng của Phúc âm, khi Chúa Giêsu đã đến để ban cho chúng ta sự sống đời đời nơi thiên quốc của Ngài. Vì vậy, đó mới là nơi chốn chúng ta nên tập trung vào.”


Source:Catholic News Agency
 
ĐTC nhăn nhủ: Hãy làm cho tình yêu lan truyền trong ánh sáng niềm tin
Thanh Quảng sdb
06:00 30/09/2020
ĐTC nhăn nhủ: 'Hãy làm cho tình yêu lan truyền trong ánh sáng niềm tin'

Kết thúc loạt bài giáo lý, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về con đường của hy vọng và tình yêu, khi toàn cầu vẫn tiếp tục chịu đau khổ vì cơn đại dịch.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu buổi Triều yết thứ Tư, và lưu ý rằng: trong những tuần gần đây, “chúng ta đã cùng nhau suy ngẫm” về cách chữa lành thế giới khỏi những đau khổ do cơn đại dịch gây ra.

Là môn sinh của Chúa Giêsu, chúng ta “được hướng dẫn bởi đức tin, đức cậy và lòng bác ái”, ĐTC nói, chúng ta được mời gọi theo Chúa, truyền giảng cho người nghèo, đắn đo trong việc sử dụng của cải vật chất và chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Ước mơ con đường được tiếp tục

Đức Thánh Cha tiếp tục bày tỏ niềm hy vọng rằng chúng ta “luôn dõi mắt vào Chúa Giêsu”, Đấng cứu độ và chữa lành thế giới, đồng thời chăm sóc tất cả mọi người “không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ hay quốc gia”. Để làm được điều này, và trung thành tiến bước, ĐTC giải thích, chúng ta phải “chiêm ngưỡng và đánh giá cao vẻ đẹp của từng người và từng tạo vật”, tất cả đều được hình thành trong trái tim của Thiên Chúa...

Đức Thánh Cha nói tiếp: Bằng cách này, chúng ta có thể nhận ra Chúa Kitô hiện diện trong anh chị em nghèo khổ của chúng ta, để gặp gỡ họ, lắng nghe tiếng kêu xin của họ và tiếng rên xiết của trái đất đang âm vang…

"Bình thường/đời thường"

Khi nhận biết Chúa Kitô, chúng ta có thể tái tạo xã hội và dù không thể trở lại cái gọi là "đời bình thường", Đức Thánh Cha giải thích vì sự bình thường mà chúng ta từng biết đến là một xã hội "bệnh hoạn đầy bất công". ĐTC tiếp, thay vào đó, chúng ta được mời gọi tới một sự bình thường của Vương quốc Thiên Chúa, “nơi có đầy đủ cơm bánh cho mọi người và hơn thế nữa, nơi có một xã hội dạt dào yêu thương, biết chia sẻ và cho đi chứ không bo bo chiếm hữu, loại trừ và tích lũy”.

Đức Thánh Cha nói: “Để thoát được cơn đại dịch, chúng ta phải tìm được phương pháp chữa trị không phải chỉ diệt coronavirus, mà còn diệt được các loại virus kinh tế, xã hội và con người”.

Tái tạo tình yêu và toàn cầu hóa hy vọng

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “một xã hội công bằng và bình đẳng là một xã hội lành mạnh hơn”, chúng ta có thể cùng nhau hướng tới Vương quốc mà Chúa Kitô đã khai mở cho chúng ta: “Vương quốc của ánh sáng giữa bóng tối, của công lý giữa những nhiễu nhương, của niềm vui giữa một thế giới đầy đau khổ, một thế giới được chữa lành và được cứu rỗi khỏi tật bệnh và chết chóc”. Hãy làm cho tình yêu được "loan truyền" và được "toàn cầu hóa" qua niềm hy vọng được ánh sáng của niềm tin soi dẫn…"
 
Vụ Đức Hồng Y Becciu: Nhiều tình tiết trầm trọng đang được đưa ra ánh sáng
Đặng Tự Do
16:15 30/09/2020


Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trích dẫn các phương tiện truyền thông tại Ý cho biết doanh nhân người Ý Gianluigi Torzi đã cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà điều tra về vụ bê bối tài chính đang diễn ra ở Vatican. Tin tức về sự hợp tác của Torzi với các công tố viên được đưa ra sau khi Đức Hồng Y Angelo Becciu từ chức vào tuần trước; và có thông báo của Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một công tố viên mới để đẩy nhanh tiến trình làm rõ vụ tai tiếng này. Đồng thời, Đức Hồng Y George Pell, nguyên tổng trưởng Bộ Kinh Tế Tòa Thánh đã về tới Rôma. Nhiệm vụ của ngài được tường thuật là để tham gia vào vụ án này.

Torzi đã bị các nhà điều tra của Vatican bắt giữ vào tháng 6 và bị buộc tội “tống tiền, tham ô, gian lận trầm trọng và tự rửa tiền”, liên quan can dự của anh ta trong vụ này.

Theo tờ La Repubblica, sau khi bị bắt, Torzi đã bỏ ra ba ngày với các nhà chức trách Vatican, hướng dẫn họ qua các chi tiết của vụ việc, và các nhà chức trách Ý hiện đang hỗ trợ Vatican theo dõi đường đi của hàng trăm triệu euro tiền quỹ của Vatican.

Hôm thứ Hai, Tòa thánh cũng thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một luật sư người Ý và là giáo sư luật thương mại làm công tố viên bổ sung tại tòa án của quốc gia Thành Vatican. Điều này dường như là một tiên báo cho thấy Hồng Y Becciu và một số đồng nghiệp cũ của ngài tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có thể bị truy tố hình sự trong Thành phố Vatican.

Cùng ngày, trang tin Domani của Ý đưa tin rằng một công ty sản xuất bia do anh trai của Đức Hồng Y Becciu làm chủ đã nhận được một khoản vay 1.5 triệu euro từ một doanh nhân ở Phi châu có liên hệ với Hồng Y Becciu và Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Khoản vay được thực hiện bởi doanh nhân người Angola là Antonio Mosquito, một người quen lâu năm của Hồng Y Becciu, khi ngài còn là sứ thần Tòa thánh tại quốc gia Phi châu từ năm 2001 đến 2009.

Vào năm 2012, sau khi chuyển đến Rôma với tư cách là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Becciu đã tham gia vào việc xem xét một khoản đầu tư được báo cáo là lên đến 200 triệu đô la vào công ty Falcon Oil của Mosquito.

Sau khi xem xét thương vụ này trong một năm, Phủ Quốc Vụ Khanh đã chọn đầu tư với doanh nhân người Ý Raffaele Mincione để mua một tòa nhà ở London gây ra nhiều tranh cãi, dẫn đến cuộc điều tra hiện tại.

Ông Mario Becciu nói với tờ Domani rằng số tiền này nhằm giúp đỡ trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Ngoài vụ bắt giữ Torzi vào tháng 6, cảnh sát Ý đã tống đạt lệnh khám xét và bắt giữ Mincione vào tháng 7, được ban hành theo yêu cầu của các công tố viên Vatican. Các điều tra viên đã lấy đi điện thoại di động và máy tính bảng để khám nghiệm liên quan đến vụ án. Mincione đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, và đầu năm nay đã đệ đơn kiện Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lên tòa án Vương quốc Anh, yêu cầu một thẩm phán ra phán quyết rằng anh ta đã hành động rất thiện chí trong các giao dịch của mình với Vatican.

Hôm thứ Hai, luật sư của gia đình Hồng Y Becciu, là ông Ivano Iai, đã đưa ra một tuyên bố với giới truyền thông nói rằng họ đã nộp đơn khiếu nại chính thức về việc “vu khống và bôi nhọ trầm trọng” gia đình họ và “rò rỉ bất hợp pháp thông tin và tài liệu bí mật” cho truyền thông. Thông cáo không nêu rõ phương tiện truyền thông nào, hoặc khiếu nại đã được gửi đến ai.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, Ivano Iai tuyên bố rút lui không làm luật sư cho gia đình Đức Hồng Y Becciu nữa.

Theo lời Ivano Iai, anh ta là người tập thể hình và thường đưa các hình ảnh của mình trong quần áo tắm lên các mạng xã hội. Anh ta sợ điều này sẽ có ảnh hưởng đến Đức Hồng Y Becciu.

Trong một tuyên bố gởi cho CNA, anh ta viết:

“Với nỗi buồn lớn, tôi thông báo rằng tôi đã từ bỏ nhiệm vụ mà gia đình Becciu đã trao cho tôi, những người đã tôn vinh tôi bằng sự tin tưởng và tình cảm hiếm có của họ.”

Kể từ tháng 10, các nhà điều tra ở Thành phố Vatican đã tiến hành nhiều cuộc đột kích vào các bộ phận khác nhau của Vatican liên quan đến thương vụ bất động sản ở London và các khoản đầu tư có liên quan. Các nhà điều tra đã đột kích các văn phòng của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và AIF, cơ quan giám sát tài chính của Vatican, thu giữ máy tính và điện thoại, dẫn đến việc đình chỉ một số nhân viên.

Sau những cuộc đột kích đó, các nhà điều tra cũng đột kích vào nhà và văn phòng của Đức Ông Alberto Perlasca, là người đã làm việc chặt chẽ với Hồng Y Becciu tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.


Source:Catholic News Agency

 
Việc Đức Hồng Y Becciu từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước hiệu Hồng Y có ý nghĩa gì?
Đặng Tự Do
16:16 30/09/2020


Tối thứ Năm 24 tháng 9, Tòa thánh thông báo rằng Đức Hồng Y Angelo Becciu đã từ bỏ các đặc quyền dành cho các thành viên của Hồng Y Đoàn. Thông báo vắn tắt này không nói rõ vị Hồng Y đã mất những quyền nào.

Việc xem xét các trường hợp trước đây của các Hồng Y đã từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước hiệu Hồng Y có thể đưa ra một số ý tưởng về ý nghĩa của điều này trong trường hợp của Đức Hồng Y Becciu, người đang bị cáo buộc có các sơ suất về tài chính, mà ngài đã quyết liệt phủ nhận trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng 9.

Năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận một sự từ bỏ tương tự từ Hồng Y Keith O'Brien người Tô Cách Lan. Vào năm 2013, Đức Hồng Y O'Brien đã thừa nhận hành vi sai trái tình dục. Do đó, ngài không tham dự các sự kiện công cộng của Giáo hội và không đủ điều kiện tham gia mật nghị bầu giáo hoàng.

Vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, giải thích rằng Đức Hồng Y O'Brien đã từ bỏ các quyền và đặc quyền được nêu trong các điều 349, 353 và 356 của Bộ Giáo luật Giáo Hội Công Giáo.

Các giáo luật này liên quan đến khả năng của một vị Hồng Y được tham gia mật nghị bầu Giáo Hoàng, và cộng tác với Đức Giáo Hoàng trong việc cai quản Giáo Hội.

Các quyền được mô tả trong Điều 349 bao gồm việc tham gia bầu Giáo Hoàng với tư cách là cử tri Hồng Y và hỗ trợ vị Giáo Hoàng đương nhiệm trong công việc chăm sóc Giáo hội hoàn vũ.

Giáo luật 353 đề cập đến khả năng của một Hồng Y trong việc tham gia vào các công nghị thông thường và ngoại thường.

Công nghị là một hội đồng các Hồng Y được triệu tập khi Đức Giáo Hoàng cần lời khuyên của các Hồng Y về một số vấn đề quan trọng, hoặc để đưa ra quyết định của ngài một cách trang trọng. Công nghị Hồng Y thường liên quan đến việc vinh thăng các Hồng Y mới. Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng công nghị Hồng Y như một loại ban cố vấn về các vấn đề cốt lõi, tổ chức các cuộc họp đặc biệt về các vấn đề của gia đình và cải cách giáo triều Rôma.

Cuối cùng, Giáo luật 356 tuyên bố rằng các Hồng Y nhất định phải tích cực cộng tác với Đức Giáo Hoàng, yêu cầu các ngài phải sống ở Rôma trừ khi các ngài được bổ nhiệm giữ chức vụ giám mục giáo phận.

Cần lưu ý rằng khi Theodore McCarrick từ chức Hồng Y Đoàn vào ngày 28 tháng 7 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đình chỉ McCarrick khỏi việc thi hành bất kỳ mục vụ công khai nào và hướng dẫn ông ta tuân thủ đời sống cầu nguyện và sám hối, vì những cáo buộc nghiêm trọng về lạm dụng chống lại ông ta.

Đức Hồng Y O'Brien, cho đến khi qua đời vào năm 2018, đã sống trong những điều kiện tương tự như những điều kiện áp đặt đối với McCarrick, vị giám chức người Tô Cách Lan này vẫn được phép giữ danh hiệu Hồng Y của mình.

Trong trường hợp của McCarrick, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một vạ, theo điều 1333 của Bộ Giáo luật, cấm ông không được thực hiện các hành vi thuộc quyền thánh chức;

thuộc quyền lãnh đạo; các quyền lợi hay nghĩa vụ gắn liền với tước vị Hồng Y. Sau đó, ngày 16 tháng 2, 2019 Tòa Thánh tuyên bố McCarrick bị huyền chức trở thành một giáo dân bình thường.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Giáo Hoàng không tiếp kiến Ngoại trưởng Mỹ Pompeo để tránh dây dưa vào chuyện bầu cử.
Trần Mạnh Trác
16:58 30/09/2020
Theo Fox news, Vatican công bố hôm thứ Tư rằng họ từ chối lời yêu cầu cuả Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong dịp công du của ông đến Rome trong tuần này.

Các quan chức cuả Vatican cho biết rằng theo thông lệ, các vị giáo hoàng thường tránh gặp các chính trị gia trước một cuộc bầu cử, tuy nhiên, người ta cũng quan sát rằng Vatican đang có những lo ngại về những nỗ lực của ông Pompeo nhằm lôi kéo Giáo Hội Công Giáo vào chính trường Mỹ bằng cách yêu cầu Vatican tố cáo các sự lạm dụng cuả Trung Quốc.

“Vâng, ông ấy có hỏi. Nhưng Đức Giáo Hoàng đã nói rõ ràng rằng các nhân vật chính trị sẽ không được tiếp kiến trong muà bầu cử. Đó là lý do, ” là lời cuả Quốc vụ khanh Hồng Y Pietro Parolin nói với Reuters vào hôm thứ Tư.

Quyết định này của Vatican được công bố ngay sau khi ông Pompeo phát biểu tại một hội nghị ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh, ông đã kêu gọi Vatican tham gia với Hoa Kỳ lên án các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và các cuộc tấn công chống lại tự do tôn giáo.

Lời kêu gọi này của ông Pompeo được đưa ra trong lúc có những nỗ lực của Vatican nhằm gia hạn một thỏa thuận hai năm trước giữa Vatican và Trung Quốc, cho phép giáo hoàng có thẩm quyền lớn hơn trong việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc.

Vatican tin rằng thỏa thuận này sẽ đảm bảo an ninh và tự do tôn giáo lớn hơn cho người Công Giáo ở Trung Quốc, là những người ngày càng trở thành mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong một bài bình luận hồi đầu tháng, ông Pompeo lập luận rằng Giáo Hội Công Giáo có trách nhiệm đóng vai trò “nhân chứng đạo đức”, nên bác bỏ các quan hệ với Trung Quốc, ông còn lên tiếng cáo buộc các linh mục chính thức cuả Trung Quốc là không thể tin tưởng được.

“Vatican đã hợp pháp hóa các linh mục và giám mục Trung Quốc mà lòng trung thành vẫn chưa rõ ràng, gây nhầm lẫn cho những người Công Giáo Trung Quốc luôn tin tưởng vào Giáo hội,” Pompeo nói. “Nhiều người từ chối không đến những nơi thờ tự được nhà nước công nhận, vì sợ rằng việc đó sẽ tiết lộ họ là người Công Giáo trung thành, họ sẽ phải chịu đựng ngược đãi như những tín đồ khác mà họ đã chứng kiến.”

Các quan chức ở Tòa Thánh cũng nhận rằng thỏa thuận này không hoàn hảo, nhưng cho rằng đây là một bước đi đúng hướng.

“Vấn đề bảo vệ tự do tôn giáo để cho phép Giáo Hội Công Giáo địa phương thực thi sứ mệnh của mình vẫn là một phần không thể thiếu trong phạm vi hoạt động của Tòa thánh,” theo lời tổng trưởng ngoại giao cuả Toà Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher.

Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin cho biết ngài “ngạc nhiên” trước phát biểu của Pompeo hôm thứ Tư, và nói rằng cuộc gặp gỡ của họ vào cuối tuần sẽ là thời điểm thích hợp hơn để nói lên những lo ngại của ông ta.

Đức TGM Gallagher nói với Reuters: “Thông thường, người ta chuẩn bị các cuộc thăm viếng qua các quan chức cấp cao, và đàm phán chương trình nghị sự cho những gì sẽ nói một cách riêng tư, bí mật. Đó là một trong những quy tắc ngoại giao”.

Ông Pompeo đã gay gắt chỉ trích Trung Quốc trong vài tháng qua về nhiều vấn đề từ coronavirus, cuộc chạy đua trên mạng 5G, việc thu hồi quyền tự trị của Hồng Kông và những vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ.

"Không nơi nào mà tự do tôn giáo bị tấn công nhiều hơn là ở Trung Quốc", ông Pompeo nói trong cuộc hội nghị hôm thứ Tư, cáo buộc Trung Quốc đang làm việc "cả ngày lẫn đêm để đánh sập ngọn đèn tự do, đặc biệt là tự do tôn giáo, trên một quy mô kinh hoàng."
 
Bài giáo lý thứ chín và cuối cùng của Đức Phanxicô về Chữa Lành Thế Giới: Chuẩn bị tương lai với Chúa Kitô cứu rỗi và chữa lành
Vũ Văn An
19:25 30/09/2020

Theo tin Zenit, buổi yết kiến chung ngày 30 tháng 9, 2020 đã diễn ra lúc 9 giờ 05 tại Sân Damaso trong Tông Điện Vatican. Trong bài nói chuyện bằng tiếng Ý, Đức Giáo Hoàng tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Chữa Lành Thế giới, tập trung vào chủ đề: Chuẩn bị Tương lai cùng với Chúa Giêsu, Đấng cứu rỗi và chữa lành (Thư Do Thái 12:1-2).

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài
:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Trong những tuần gần đây, chúng ta đã cùng nhau suy gẫm, dưới ánh sáng Tin Mừng, về cách chữa lành thế giới đang chịu đựng tình trạng bất ổn mà đại dịch đã làm nổi bật và gia trọng. Tình trạng bất ổn vốn đã có rồi: đại dịch làm nó nổi bật hơn, làm nó gia trọng hơn. Chúng ta đã duyệt qua các nẻo đường nhân phẩm, liên đới và phụ đới, những nẻo đường thiết yếu cho việc thăng tiến phẩm giá con người và thiện ích chung. Và với tư cách là các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta đã đề nghị bước chân theo Người, chọn người nghèo, suy nghĩ lại việc sử dụng của cải vật chất, và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Ở giữa cơn đại dịch đang hoành hành, chúng ta đã tự neo mình vào các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo hội, để chúng ta được hướng dẫn bởi đức tin, đức cậy và đức ái. Ở đây, chúng ta đã tìm thấy sự trợ giúp vững chắc để trở thành những người biến đổi có ước mơ lớn lao, những người không bị ngăn cản bởi sự ty tiện nhằm chia rẽ và gây thương tích, mà là những người khuyến khích việc phát sinh ra một thế giới mới và tốt đẹp hơn.

Tôi hy vọng cuộc hành trình này sẽ không kết thúc với bài giáo lý này của tôi, nhưng đúng hơn chúng ta sẽ tiếp tục bước đi cùng với nhau, để “luôn hướng mắt về Chúa Giêsu” (Dt 12: 2), như chúng ta đã nghe ở buổi đầu; mắt chúng ta dõi nhìn Chúa Giêsu, Đấng cứu rỗi và chữa lành thế giới. Như Tin Mừng cho chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã chữa lành người bệnh đủ mọi loại (x. Mt 9, 35), Người đã cho người mù nhìn thấy, người câm nói được, người điếc nghe thấy. Và khi chữa lành các bệnh tật và tàn tật thể xác, Người cũng chữa lành tinh thần bằng cách tha thứ tội lỗi, vì Chúa Giêsu luôn tha thứ, cũng như những “nỗi đau đớn xã hội” bằng cách bao gồm cả những người bị gạt ra ngoài lề xã hội (xem Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 1421). Chúa Giêsu, Đấng đổi mới và hòa giải mọi tạo vật (x. 2Cr 5:17; Cl 1:19-20), ban cho chúng ta những ơn cần thiết để yêu thương và chữa lành vì Người biết phải làm ra sao (x. Lc 10:1-9; Ga 15: 9-17), quan tâm đến mọi người, không phân biệt trên cơ sở chủng tộc, ngôn ngữ hoặc quốc gia.

Để điều này có thể thực sự diễn ra, chúng ta cần chiêm niệm và đánh giá cao vẻ đẹp của mọi con người và mọi tạo vật. Chúng ta được cưu mang trong lòng Thiên Chúa (xem Eph 1: 3-5). “Mỗi chúng ta là kết quả của một ý nghĩ của Thiên Chúa. Mỗi chúng ta đều được ước muốn, mỗi chúng ta đều được yêu thương, mỗi chúng ta đều cần thiết”. Hơn nữa, mọi tạo vật đều có điều gì đó muốn nói với chúng ta về Thiên Chúa Tạo Hóa (xem Thông điệp Laudato si’, 69, 239). Việc thừa nhận sự thật này và tạ ơn vì những mối liên hệ mật thiết trong sự hiệp thông phổ quát của chúng ta với mọi người và mọi tạo vật sẽ kích hoạt “việc quan tâm quảng đại, đầy dịu dàng” (ibid., 220). Và nó cũng giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô đang hiện diện trong những anh chị em nghèo khó và đau khổ của chúng ta, gặp gỡ họ, và lắng nghe tiếng kêu của họ và tiếng kêu của trái đất đang vọng lại tiếng kêu của họ (xem sđd, 49).

Được huy động trong lòng bởi những tiếng kêu đòi chúng ta một hướng đi khác (xem sđd, 53), đòi chúng ta thay đổi, chúng ta sẽ có thể góp phần vào việc phục hồi các mối tương quan với các ân phúc và khả năng của chúng ta (xem sđd, 19). Chúng ta sẽ có thể tái tạo xã hội và không trở lại cái gọi là “bình thường”, một bình thường bệnh hoạn, vốn bệnh hoạn trước cả đại dịch: đại dịch chỉ làm nổi bật nó! “Bây giờ chúng ta quay trở lại bình thường”: không, điều này không được, bởi vì sự bình thường này đã mang bệnh bất công, bất bình đẳng và suy thoái môi trường. Sự bình thường mà chúng ta được kêu gọi là sự bình thường của Vương quốc Thiên Chúa, nơi “người mù được thấy, người què quặt bước đi, người bị bệnh ngoài da hiểm độc được sạch sẽ, người điếc được nghe, kẻ chết được sống lại và tin mừng được loan báo cho người nghèo ”(Mt 11: 5). Và không ai giả ngu bằng cách nhìn theo hướng khác. Đó là những gì chúng ta phải làm để thay đổi. Trong cảnh bình thường của Nước Thiên Chúa, có đủ bánh ăn cho mọi người và còn được dư ra để dành, tổ chức xã hội đặt căn bản trên sự đóng góp, chia sẻ và phân phối, chứ không đặt căn bản trên việc sở hữu, loại trừ và tích trữ (x. Mt 14:13-21).

Cử chỉ tạo cơ hội cho tiến bộ trong một xã hội, một gia đình, một khu phố hay một thành phố, tất cả những thực tại này, là tự hiến chính mình, là cho đi, không phải là bố thí mà là cho đi từ trái tim mình. Một cử chỉ giúp chúng ta tránh xa thói ích kỷ và ham muốn chiếm hữu. Nhưng cách các Kitô hữu làm điều đó không phải là cách máy móc: nó là cách nhân bản. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng từng bị làm nổi bật bởi đại dịch, một cách máy móc, bằng những công cụ mới – những điều rất quan trọng, chúng cho phép chúng ta tiến lên và chúng ta không được sợ chúng - nhưng biết rằng ngay những phương tiện tinh vi nhất, có thể làm được nhiều thứ, vẫn không có khả năng làm điều duy nhất này: sự dịu dàng. Và sự dịu dàng là dấu hiệu của chính sự hiện diện của Chúa Giêsu. Tiếp cận người khác để cùng nhau bước đi, để chữa lành, giúp đỡ, hy sinh cho nhau.

Vì vậy, điều quan trọng là tính bình thường của Nước Thiên Chúa: có bánh cho mọi người, tổ chức xã hội đặt căn bản trên sự đóng góp, chia sẻ và phân phối, bằng sự dịu dàng; chứ không phải sở hữu, loại trừ và tích trữ. Bởi vì đến cuối cuộc đời, ta sẽ không mang theo bất cứ thứ gì sang đời sống bên kia!

Một loại vi-rút nhỏ tiếp tục gây các vết thương sâu hoắm và khiến chúng ta gặp nguy cơ mắc các tổn thương về thể chất, xã hội và tinh thần của chúng ta. Nó bóc trần sự bất bình đẳng lớn lao đang thống trị trên thế giới: bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng về hàng hóa, bất bình đẳng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng về kỹ thuật, giáo dục: hàng triệu trẻ em không được đến trường, và danh sách này cứ thế nối dài mãi. Những bất công này không phải tự nhiên và không thể tránh được. Chúng là việc làm của con người, chúng phát xuất từ một mô hình tăng trưởng tách rời các giá trị sâu sắc nhất. Vứt bỏ thực phẩm: với việc vứt bỏ này, người ta có thể nuôi ăn nhiều người khác. Và điều này đã làm cho nhiều người mất hy vọng và làm gia tăng sự bất trắc và đau khổ. Đó là lý do tại sao, để thoát khỏi đại dịch, chúng ta phải tìm ra phương pháp chữa trị không những đối với coronavirus – một điều vốn quan trọng! - mà còn đối với những con vi rút nhân bản và kinh tế xã hội lớn lao nữa. Không được che giấu hoặc quét vôi chúng để không ai thấy chúng. Và chắc chắn, chúng ta không thể mong đợi mô hình kinh tế đang nâng đỡ lối phát triển không công bằng và không bền vững có thể giải quyết các vấn đề của chúng ta. Nó đã không và sẽ không giải quyết được vì nó không thể làm được như vậy, mặc dù một số tiên tri giả tiếp tục hứa hẹn phương thức “nhỏ giọt”, một việc sẽ không bao giờ xẩy đến. Anh chị em hẳn đã nghe lý thuyết chiếc ly: điều quan trọng là chiếc ly phải đầy, rồi tràn ra cho kẻ nghèo và người khác, và họ sẽ nhận được sự thịnh vượng. Nhưng có hiện tượng này: chiếc ly bắt đầu đầy và khi gần đầy thì mó cứ lớn dần lên, lớn dần lên và không bao giờ tràn ra ngoài cả. Chúng ta phải ý tứ.

Chúng ta cần làm việc một cách khẩn trương để đưa ra các chính sách tốt, thiết kế các hệ thống tổ chức xã hội nhằm khen thưởng việc tham gia, chăm sóc và quảng đại, thay vì thờ ơ, bóc lột và tư lợi. Chúng ta phải đi tiên phong trong tính dịu dàng. Một xã hội công bằng và bình đẳng là một xã hội lành mạnh hơn. Một xã hội có tính tham gia – trong đó, “người cuối cùng” được xem xét giống như “người đầu tiên” - củng cố sự hiệp thông. Một xã hội trong đó sự đa dạng được tôn trọng sẽ có khả năng đề kháng tốt hơn nhiều bất cứ loại vi rút nào.

Chúng ta hãy đặt hành trình chữa lành này dưới sự che chở của Đức Trinh Nữ Maria, Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn. Xin Mẹ, Đấng đã cưu mang Chúa Giêsu trong lòng, giúp chúng ta trở nên tín thác hơn. Được Chúa Thánh Thần soi dẫn, chúng ta có thể cùng nhau làm việc cho Nước Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã khai mở trên thế gian này bằng cách đến giữa chúng ta. Đó là một Vương quốc của ánh sáng giữa bóng tối, của công lý giữa bao nhiêu phẫn nộ, của niềm vui giữa quá nhiều đau đớn, của sự chữa lành và sự cứu rỗi giữa bệnh tật và chết chóc, của sự dịu dàng giữa hận thù. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biến đức ái thành tỏa lan như virút và “hoàn cầu hóa” đức cậy dưới ánh sáng đức tin.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ, Sài Gòn: 10 năm hồng ân Chúa luôn đong đầy.
Martinô Lê Hoàng Vũ
16:31 30/09/2020
“Chúng ta làm việc để người ta nhìn thấy những điều tốt đẹp chúng ta làm mà ngợi khen Cha trên trời” Đó là lời chia sẻ của Linh mục Giuse Phạm Bá Lãm, Hạt Trưởng Phú Thọ, thuộc TGP Sài Gòn trong thánh lễ mừng bổn mạng Mục vụ Truyền Thông (MVTT) Giáo hạt Phú Thọ, vào chiều nay,lúc 17g 30, thứ ba ngày 29.09.2020 tại nhà thờ Giáo xứ Tân Phước.

Trước thánh lễ, anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ đã qui tụ cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể,trong tâm tình thờ lạy, tạ ơn và suy niệm về Đức Giêsu Phục sinh, nguồn sinh lực mới để các Kitô hữu can đảm ra đi loan báo Tin Mừng,cụ thể với anh chị em truyền thông là loan báo Tin Mừng trên mạng xã hội ngày nay. Đây cũng là dịp anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ mừng kỷ niệm 10 năm thành lập với những khó khăn,bước đi chập chững ban đầu,nhưng hồng ân Chúa vẫn luôn đong đầy.Chính Chúa Giêsu là Đấng thúc đẩy sai đi,cùng với Thầy dạy tuyệt hảo là Chúa Thánh Thần.

Xem Hình

Tiếp theo sau đó,anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ bước vào thánh lễ kính tổng lãnh thiên thần Gabriel bổn mạng qua việc rước kiệu hình ảnh Tổng lãnh thiên thần Gabriel.

Linh mục Giuse Phạm Bá Lãm Hạt Trưởng Phú Thọ chủ tế thánh lễ mừng kính 3 tổng lãnh thiên thần Micae,Raphael và Gabriel,cùng đồng tế với Linh mục Hạt Trưởng có 2 linh mục phó xứ Tân Phước.

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí thật sốt sắng, ngoài các thành viên MVTT Giáo hạt,còn có quý vị HĐMV giáo xứ Tân Phước, HĐMV và quý hội đoàn các giáo xứ trong Giáo hạt Phú Thọ, các thành viên MVTT Giáo phận, quý khách mời và đông đảo cộng đoàn hiện diện.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng, Linh mục Hạt Trưởng nói về 3 vị tổng lãnh thiên thần Micae, Raphael và Gabriel là những sứ giả phục vụ Thiên Chúa.Các thiên thần vô số đông đảo.Tên các thiên thần là danh xưng chỉ các chức phận,chứ không chỉ bản tính.Micae,có nghĩa là ai bằng Thiên Chúa. Raphael, thầy thuốc của Thiên Chúa và Gabriel có nghĩa là uy lực của Thiên Chúa.Chúng ta mừng bổn mạng tổng lãnh thiên thần Gabriel của MVTT Giáo hạt,chúng ta phải thấy được sức mạnh của truyền thông trong thế giới hôm nay.Trong Giáo hội, truyền thông là loan báo Tin Mừng,chúng ta được tham gia vào sứ vụ,được sai đi loan báo Tin Mừng tin vui cho mọi người.Truyền thông là chúng ta dệt những câu chuyện đẹp về Chúa Giêsu,kể chuyện thế nào cho người khác tiếp thu về Chúa Giêsu, câu chuyện phải luôn mới mẻ và biết thay đổi cách thức kể chuyện sao cho hấp dẫn người nghe.

Trong ngày mừng bổn mạng, anh chị em lập lại lời tuyên hứa của mình để nhắc nhớ về sứ vụ truyền thông được các bề trên giáo phận giao phó.Tổng lãnh thiên thần Gabriel đã mang tin vui cho nhân loại,loan báo về hồng ân Thiên Chúa cứu độ.Anh chị em truyền thông chúng ta cũng có bổn phận đem Tin vui đến cho mọi người cách trung thực,hầu mọi người được chia sẻ Nguồn Vui Ơn Cứu Độ.Anh chị em hãy là những sứ giả của Tin Mừng,những người đưa tin trung thực, bằng đời sống và lời nói và qua những khả năng Chúa ban,chúng ta vận dụng sức mạnh của truyền thông để loan báo Tin Mừng,vì ngày nay có nhiều thông tin sai lạc về Giáo hội trên mạng xã hội.Anh chị em hãy dệt đẹp đời mình bằng những việc tốt lành để mọi người nhìn thấy việc tốt lành của anh chị em mà ngợi khen Cha trên trời.

Tiếp theo sau đó là Nghi thức lập lại lời Tuyên hứa của anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ trước sự chứng giám của Linh mục Hạt Trưởng.

Sau đó là phần Phụng vụ Thánh Thể.Sau lời nguyện hiệp lễ,anh Phêrô Đỗ Trí Thức – Trưởng MVTT Giáo hạt có những lời tri ân Linh mục Hạt Trưởng, linh mục chánh xứ Tân Phước,quý linh mục đồng tế và cộng đoàn.Đồng thời,nhìn lại hành trình 10 năm MVTT với tâm tình biết ơn Thiên Chúa và tri ân quý linh mục đã đồng hành nâng đỡ,đặc biệt Linh mục Giuse Vũ Minh Danh nguyên chánh xứ Tân Phước đã đồng hành với MVTT Giáo hạt trong 10 năm vừa qua,và Linh mục Gioan Lê Quang Việt tân chánh xứ Tân Phước đã luôn quan tâm hướng dẫn, thế nhưng vì công việc mục vụ, các ngài đã không thể về hiệp dâng thánh lễ chiều nay với MVTT.

Thánh lễ kết thúc vào khoảng hơn 18g45,anh chị em MVTT ghi lại những hình ảnh kỷ niệm đáng nhớ hôm nay.

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Văn Hóa
Bông Hồng Nhỏ Tình Yêu Dâng Hiến : Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Đinh Văn Tiến Hùng
16:19 30/09/2020
Lễ Kính 1/10 hàng năm

“…Đây là Bông Hoa mà chính tôi ước muốn dâng lên cho Chúa, một Bông Hoa kín đáo mà hương thơm của nó chỉ dành cho Thiên Đàng…” ( Trich Một Tâm Hồn )

*Sơ lược Tiểu Sử :

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (2 tháng 1 năm 1873 - 30 tháng 9 năm 1897), là một nữ tu Công Giáo được phong hiển Thánh và được ghi nhận là một Tiến sĩ Hội Thánh.

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu chào đời tại Alencon, Pháp. Têrêsa là con của Louis Martin - một thợ đồng hồ và Zelie-Marie Guérin - một người dệt đăng-ten. Cha mẹ của Têrêsa rất đạo đức. Louis đã từng muốn làm thầy tu nhưng lại bị từ chối vì không biết tiếng Latin. Zelie-Marie đã từng muốn làm nữ tu nhưng bị cho biết là bà không có ơn gọi. Thay vào đó, bà khấn là nếu kết hôn, bà sẽ dâng hết các con mình cho Giáo hội. Louis và Zelie-Marie gặp nhau vào năm 1858 và lấy nhau chỉ ba tháng sau đó. Họ có chín người con, nhưng chỉ có năm cô con gái - Marie, Pauline, Leonie, Celine và Therese (Têrêsa) - là sống sót đến tuổi trưởng thành. Têrêsa là con út trong nhà. Việc đan đăng-ten của Zelie thành công đến nỗi Louis bán tiệm sửa đồng hồ của mình để giúp bà.
Zelie chết vì bệnh ung thư vú năm 1877 khi Têrêsa chỉ mới bốn tuổi. Louis bán cửa tiệm đăng-ten và dọn đến Lisieux, vùng Calvados, trực thuộc Normandie, nơi người em vợ là Isidore Guerin, một dược sĩ, sống với vợ và hai con gái.

Têrêsa theo học tại Tu viện Notre Dame due Pre của dòng Bênêđictô. Khi người được chín tuổi, chị Pauline, người đã đảm nhận vai trò là "người mẹ thứ hai" của cô, gia nhập một tu viện dòng Camêlô tại Lisieux. Têrêsa cũng muốn vào dòng Camêlô như chị, nhưng khổ nỗi vẫn còn nhỏ quá. Ở tuổi 15, sau khi chị Marie cũng gia nhập tu viện ấy, Têrêsa lại thử xin vào dòng một lần nữa, nhưng cha bề trên của tu viện lại không cho vì Têrêsa còn quá trẻ. Cha Têrêsa đem cô con gái 15 tuổi của mình đi hành hương Rôma. Trong một buổi tiếp kiến chung với Giáo hoàng Leo XII, Têrêsa đã xin người cho phép mình nhập dòng ở tuổi 15. Nhưng Giáo hoàng Leo XII lại nói: "Này con, hãy làm theo ý bề trên quyết định".

Ít lâu sau, Giám mục Bayeux ra quyền cho bề trên dòng nhận Têrêsa. Tháng 4 năm 1888, Têrêsa trở thành một nữ tu dòng Camêlô. Năm 1889, cha Têrêsa lên cơn đột quỵ và phải vào nhà thương tư Bon Sauveur tại Caen, nơi ông ở ba năm. Ông trở lại Lisieux vào năm 1892 và qua đời năm 1894. Với cái chết của cha mình, Celine, người đã lo cho ông, gia nhập tu viện mà các chị em kia đang sống. Năm 1895, người chị em bà con là Marie Guerin cũng gia nhập cùng dòng. Còn Leonie, sau nhiều lần thất bại với dòng Camêlô, trở thành nữ tu Francoise-Therese của dòng Đức Bà Thăm viếng ở Caen.

Thánh Têrêsa được biết đến nhiều nhất bởi linh đạo "Đường Thơ ấu" của mình. Trong việc tìm kiếm sự thánh thiện, Têrêsa đã thấu hiểu rằng để đạt được đều ấy và bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa, thì không cần phải thực hiện những việc làm anh hùng hoặc "cao siêu". Têrêsa viết: "Tình yêu chứng tỏ chính nó bởi việc làm, vì vậy làm sao con có thể chứng tỏ tình yêu của mình được? Con không thể làm những việc cao siêu được. Cách duy nhất để con chứng tỏ tình yêu của mình là bằng cách rắc hoa; những bông hoa này là tất cả những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ nhất với tình yêu".

Linh đạo "Đường Thơ ấu" này cũng xuất hiện trong con đường người nữ tu trẻ tiến đến đời sống thiêng liêng: "Đôi lúc, khi con đọc các bài viết thiêng liêng, nơi mà sự hoàn hảo được cho thấy với một ngàn cản trở cũng như những ảo tưởng xung quanh nó, tâm trí bé nhỏ tội nghiệp của con trở nên mệt mỏi, con đóng cuốn sách, để lại đầu óc con như bị cắt ra làm đôi và trái tim con như bị co rút lại. Con mở Kinh Thánh ra. Và ngay lúc đó, tất cả đều trông thật là rực rỡ, một chữ duy nhất đã mở ra những chân trời vô tận cho linh hồn của con. Sự hoàn hảo trông thật là dễ dàng. Con thấy đó là đủ để nhận ra sự hi hữu của mình và vì như vậy, dâng trọn bản thân mình, như một đứa trẻ, vô cánh tay của Chúa nhân lành. Để lại cho những tâm hồn vĩ đại, những trí óc vị đại những cuốn sách to tát con không thể hiểu nổi, con vui mừng hớn về sự bé nhỏ của mình bởi vì "chỉ có trẻ nhỏ và những ai có đầu óc như vậy sẽ được nhận vào bữa tiệc Thiên Đàng".
Những đoạn văn như trên cũng cho thấy Têrêsa nhiều tình cảm và cũng rất ngây thơ. Điều này được thể hiện rõ qua cách người nữ tu tiến đến sự cầu nguyện: "Đối với con, cầu nguyện là sự dấy lên của trái tim, nó là một cái nhìn đơn sơ về Thiên Đàng, nó là tiếng kêu của nhận diện và tình yêu, ôm ấp cả khổ cực lẫn niềm vui. Nói một cách khác, nó là một cái gì đó cao quý, siêu nhiên, mở rộng tâm hồn con ra và kết hợp nên một với Chúa... Con đã không có dũng cảm để tìm trong sách các lời kinh đẹp đẽ... Con giống như một đứa con nít chưa biết đọc, chỉ nói với Chúa tất cả những gì con muốn và Ngài sẽ hiểu thấu.”Sức khỏe suy yếu và qua đời”

Những năm cuối cùng của Têrêsa được đánh dấu với sự suy sụt được chịu đựng một cách kiên trì, không lời than thở. Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1896, Têrêsa bắt đầu ho ra máu. Căn bệnh lao phổi đã đi đến hồi nghiêm trọng. Têrêsa đã có liên lạc với một cơ sở truyền giáo của dòng Camêlô ở bên Đông Dương thuộc Pháp và đã được mời đi, nhưng vì bệnh tình, nên đã không đi được. Tháng 7 năm 1897, Têrêsa được chuyển đến bệnh xá của tu viện, nơi người nữ tu trẻ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30 tháng 9 năm 1897, ở tuổi 24. Trên giường bệnh, Têrêsa đã trối: "Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con."

Cuộc đời Thánh Têrêsa HĐGS được ghi lại trong quyển Nhật ký MỘT T M HỒN của Thánh Nữ và đã được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng - Đây là một kiệt tác trong truyện các thánh, một kiểu mẫu thánh thiện đặc biệt, một bài ca tình ái tuyệt diệu.
Riêng song thân Thánh Nữ, ngày 18/10/15 trong dịp bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình, ĐGH Phanxicô đã tuyên thánh cho 2 vị là Louis và Zelie Martin- Cuộc đời ông bà là một tấm gương tuyệt vời cho cuộc sống hôn nhân và gia đình thánh thiện.


Tình Yêu Hoa Hồng

*Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở trong Tình Yêu là ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy.
( 1 Gn.4 : 16 )

Vâng con sẽ hát, con còn hát mãi,
Dù trăm gai con vẫn hái Hoa Hồng,
Gai càng nhọn, tiếng con hát càng trong,
Gai càng dài, lời ca càng thánh thót (*)

Từ khi thánh Nữ về trời,
Mưa Hoa Hồng xuống cho đời Tình Yêu,
Cuộc đời ngắn ngủi bấy nhiêu,
Nhưng đầy nhân ái làm siêu lòng người,
Hai mươi bốn vĩnh biệt đời,
Trở về Thiên quốc là nơi an bình,
Tuổi xuân tận hiến đời mình,
Dâng cho Thiên Chúa trọn Tình yêu thương,
Đời sống nhỏ bé tầm thường,
Hy sinh, cầu nguyện, khiêm nhường, thứ tha,
Tình yêu là bạn diệu ca,
Hành động nhỏ bé hóa ra phi thường.
Giờ Người ngự chốn Thiên đường,
Con nơi trần thế còn vương lệ sầu,
Đời sống là cuộc bể dâu,
Lời con tha thiết nguyện cầu dâng lên,
Lời xưa Thánh Nữ đã truyền,
Việc làm dù nhỏ lời nguyền trinh trong,
Chính là một đóa Hoa Hồng,
Tăng thêm hương sắc mặn nồng Tình Yêu,
Lòng con thề hứa một điều :
Nguyện xin giữ trọn TÌNH YÊU HOA HỒNG.

Đinh văn Tiến Hùng

(*) Chữ viết nghiêng, trích thơ Lm Đinh Lập Liễm



 
Sổ thông hành
Lm Vũđình Tường
21:44 30/09/2020
Chờ cho người bạn nghỉ mệt, lấy lại sức sau chuyến du lịch, một tuần sau tôi mới ghé lại thăm. Sau khi rỉ rả hết chuyện xóm ta, làng xã, anh nhắc đến chuyện quê ta. Chuyện đầu tiên là chuyện xảy ra tại phi trường. Nghe họ hỏi mình không hiểu gì cả, đành phải đoán, mà đoán sai mới khổ chứ. Họ hỏi. Hộ chiếu của anh đâu? Dạ, tôi không có mang chiếu hộ ai cả. Người đó nhắc lại. Tôi hỏi, hộ chiếu của anh đâu? Dạ, tôi không có chiếu.Vậy anh vào đây bằng cái gì? Dạ, đi máy bay. Anh không thèm hỏi tiếp. Nhìn tôi rồi phán: Đứng sang một bên. Tôi hỏi sang bên phải hay bên trái. Người nhân viên gục gặc đầu, tôi cũng không hiểu phải đứng bên nào. Thôi đành đứng sang một bên. Không có hộ chiếu thì đứng sang một bên. Người bạn đi chung với tôi thấy thế cũng tiến lên đứng sau lưng tôi. Nhân viên thấy thế lên tiếng. Anh kia không được đứng đó. Tôi nói cùng ngôn ngữ mà không hiểu thì làm sao người nói khác ngôn ngữ hiểu được. Anh bạn tôi học suốt cũng chỉ nói được có vài ba chữ đơn giản như cám ơn, xin chào, mạnh không. Ngoài ra có nói thêm, người nghe không hiểu bởi cái giọng phát âm nửa người, nửa khỉ của anh. Ngôn ngữ bất đồng, anh ta không hiểu người nhân viên nói gì, và nói với ai, nên anh cứ đứng như trời trồng. Thấy thế, anh nhân viên để hai chúng tôi đứng đó, anh làm việc tiếp. Khoảng nửa tiếng sau, có một người từ trong đi ra, tiến lại phía chúng tôi, người đó kéo ghế ngồi rồi nói bằng tiếng Anh. Anh bạn tôi vội vàng đưa passport cho người nhân viên mới này và mọi việc được giải quyết ổn thoả. Trong lúc chờ taxi, anh nói, tưởng đi với anh, rành tiếng Việt mình không gặp trở ngại, ai ngờ tiếng Việt của anh dở quá. Ở phi trường họ hỏi có hiểu gì đâu. Anh ta cười cười diễu với tôi. Từ nay phải cẩn thận, bắt đầu từ lúc này, bến xe taxi, cho đến ngày về, lúc nào cũng phải cẩn trọng nếu không thì lại có nhiều hiểu lầm nữa.

Đúng thật, cái cuốn sổ to vừa bằng bàn tay, mà người ta gọi nó bằng nhiều tên khác nhau. Người gọi là hộ chiếu, kẻ gọi là giấy thông hành, kẻ khác gọi là passport. Giấy thông hành hay sổ thông hành tôi còn tạm hiểu, nhưng chữ hộ chiếu nghe nó lạ quá, không thể đoán đó là thứ gì. Chữ pass có nghĩa là cho qua, đi qua. Chữ port có nghĩa là cửa, là cảng. Có cửa trên cạn vùng biên giới, có cửa ngoài bãi biển, thường biết đến là cảng. Như thế passport dùng cho việc du lịch từ nước này qua nước khác. Tôi nghĩ sổ thông hành cũng vậy. Sổ thông hành dành cho việc lưu thông. Chữ hành đây không biết là du hành, hay thủ tục hành chánh. Nếu thủ tục hành chánh thông thì việc du hành được dễ dàng. Riêng sổ hộ chiếu thì tôi không thể đoán. Cũng tại tiếng Việt của mình quá dở. Hiểu lầm giữa hai câu: Cầm cái hộ chiếu và cầm hộ cái chiếu. Về nhà hỏi thân nhân mới biết hai câu đó í nghĩa khác nhau. Cũng bằng đó chữ mà đổi vị trí chữ làm đổi hẳn í nghĩa câu nói.

Không có sổ thông hành sẽ gặp phiền toái trong việc lưu thông, du hành từ nước này sang nước khác. Tôi không bao giờ có cơ hội cầm sổ thông hành bởi nó đã chết trước khi tôi có cơ hội xin sổ thông hành. Tôi cũng không cần hộ chiếu trong đời, bởi khi nó được đưa vào Miền Nam thì tôi đã dời khỏi quê hương. Bây giờ còn nghe vài ba người thỉnh thoảng, nhắc lại biến cố trong đời người ta nhắc đến cuốn sổ thông hành. Họ thuật lại với hết tâm tình, thuật lại với lòng nuối tiếc, thuật lại với vẻ kính trọng cuốn sổ đó. Họ kể lại trước đây những ai cầm sổ thông hành đi lại giữa các nước, được nhân viên sở di trú nước đó quí trọng, bởi những ai có sổ đó nếu không là thương gia, cũng là nhân viên giữ những chức vụ quan trong trong chính quyền, hoặc ít nhất cũng là do học sinh. Người ta xét sổ thông hành còn bắt chuyện, nhớ đến người thân họ có thời từng làm việc tại Miền Nam, hoặc có lần chính họ đi du lịch, ghé máy bay qua vài ba tiếng, họ khen quê hương miền Nam Việt Nam đẹp lắm. Từ trên máy bay nhìn xuống thấy nước xanh biếc, cánh đồng lúa đượm màu, và các giòng sông uốn khúc chằng chịt, đan quận lấy nhau. Họ khen phố Sàigòn sạch sẽ, yên tĩnh, không khí trong lành, hàng quán trưng bày cách mạch lạc, thẳng hàng, ngay lối. Hè phố rộng rãi, khang trang, ít khi thấy vỉa hè bày bán hàng quán. Nếu có thì cũng chỉ là những sạp báo nhỏ, ngăn nắp. Người buôn, kẻ bán lịch sự, vui vẻ, đón chào khách mua hàng. Nghe những lời khen tặng đó khiến người cầm sổ thông hành vừa vui, vừa tự tin, vừa tự hào về đất nước quê hương. Cuốn sổ mang đến niềm tự hào đó không còn nữa. Nó đã đi vào dĩ vãng. Sổ thông hành đó đã chết theo chính thể Việt Nam Cộng Hoà, vì chính thể sáng lập ra cuốn sổ đó đã chết, nên nó chết theo chủ nó. Điều này cho thấy khi một chế độ chết đi thì những gì thuộc về nó cũng chết theo. Có thứ chết ngay với chủ, có thứ tồn tại một thời gian sau mới chết. Thí dụ như đồng tiền Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục lưu hành cho đến khi có lệnh đổi tiền mới. Chủ nó chết nhưng nó sống thêm một thời gian nữa cho đến khi có lệnh đổi tiền, lúc đó nó mới chết.

Cuốn sổ thông hành lúc nó còn sống, hay lúc nó đã chết không có gì thay đổi về mặt bề ngoài. Hình dáng, màu sắc, trọng lượng của nó vẫn y nguyên. Người ta bỏ lên cân nó không nặng hơn, cũng không nhẹ hơn. Đo thấy nó không thay đổi, nó vẫn như cũ. Cho vào phòng thí nghiệm cũng không chứng minh được sự khác biệt giữa lúc nó còn sống, còn được nâng nưu, quí mến và sau khi nó đã chết. Tất cả trước khi chính thể còn sống và sau khi chính thể chết cuốn sổ thông hành không có gì thay đổi. Điều tôi muốn nói đến là cuốn sổ thông hành sống động là bởi chính thể phát sinh ra nó sống mạnh. Khi chính thể đó chết thì số phận của cuốn sổ thông hành cũng chết theo. Từ sự hiểu biết đó giúp tôi tạm hiểu về Bí Tích Thánh Thể. Sau khi truyền phép thì tấm bánh nhỏ kia trở nên Mình thật và chén rượu nho kia trở nên Máu thật của chính Đức Kitô. Truyền phép là thời điểm biến đổi, đổi từ tấm bánh thường, chén rượu quen thuộc, trở nên sống động. Vì sao? Đức Kitô Phục Sinh, Đấng làm cho bánh thơm, rượu ngon, biến thành Mình và Máu Thánh của chính Đức Kitô, Đấng sáng lập ra Bí Tích Thánh Thể. Ngài hiện đang ngự bên hữu Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống. Chính Đức Kitô ban sức nhiệm mầu biến tấm bánh, chén rượu trở thành chính Thịt, Máu Thánh Ngài.

TiengChuong.org
 
VietCatholic TV
Di tản, di cư, vượt biên… Những câu chuyện vô tận
Giáo Hội Năm Châu
04:41 30/09/2020
 
Biến chuyển lớn tại giáo đô Rôma: Đức Hồng Y George Pell khải hoàn trở về Vatican
Giáo Hội Năm Châu
04:48 30/09/2020


1. Diễn biến dồn dập: Đức Hồng Y George Pell được triệu tập sang Rôma

Các phương tiện truyền thông tại Úc đưa tin sáng thứ Ba 29 tháng 9, theo giờ địa phương Sydney, Đức Hồng Y George Pell sẽ đáp chuyến bay trở lại Rome. Đây là lần đầu tiên ngài trở lại Vatican kể từ năm 2017, khi ngài tạm rời vai trò là Tổng trưởng Bộ Kinh tế của Vatican để trở về Úc trả lời những lời cáo gian cho rằng ngài xâm phạm tình dục hai thiếu niên trong ca đoàn nhà thờ chính tòa Melbourne.

Các nguồn tin thân cận của Đức Hồng Y Pell đã xác nhận tin này với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, sau một báo cáo ban đầu của nhà báo Úc Andrew Bolt trên tờ Herald Sun.

Đức Hồng Y Pell đã sống ở Tổng giáo phận Sydney trước đây của ngài kể từ khi được Tòa án Tối cao của Úc tuyên bố trắng án vào tháng 4.

Năm 2014, Đức Hồng Y Pell đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm phụ trách Bộ Kinh tế mới được thành lập và lãnh đạo các nỗ lực cải cách các vấn đề tài chính của Vatican. Sau khi bị cảnh sát Victoria buộc tội lạm dụng tình dục, Đức Hồng Y Pell đã tạm thời rời bỏ vai trò của mình vào năm 2017 để trở về Úc nhằm chứng minh mình vô tội.

Đức Hồng Y đã phải đối mặt với những cáo buộc từ một người tố cáo liên quan đến thời gian ngài làm Tổng Giám Mục Melbourne. Ngài đã bị biệt giam 13 tháng sau khi bị kết án oan sai và nhận bản án 6 năm tù, trước khi được minh oan khi kháng cáo lên Tòa án Tối cao.

Nhiệm kỳ của Đức Hồng Y Pell với tư cách là người đứng đầu Bộ Kinh tế của Vatican đã hết hạn trong thời gian ngài còn ở tù. Đức Thánh Cha đã chỉ định Cha Juan Antonio Guerrero Alves, SJ, kế nhiệm ngài vào năm 2019.

Việc ngài bất ngờ trở lại Rôma diễn ra chỉ vài ngày sau khi Đức Hồng Y Angelo Becciu nộp đơn từ chức Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước hiệu Hồng Y.

Đức Hồng Y Angelo Becciu trước đây từng làm việc với tư cách là quan chức thứ hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Vatican, và có liên quan đến một cuộc điều tra đang diễn ra về tình trạng bất minh tài chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh.

Hai Đức Hồng Y Pell và Becciu đã xung đột về việc cải cách tài chính của Vatican.

CNA đã báo cáo rằng vào năm 2015 Đức Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã cố gắng che giấu các khoản cho vay trên bảng cân đối kế toán của Vatican bằng cách cấn sang giá trị của bất động sản mua ở khu phố Chelsea ở London, một thủ tục kế toán bị cấm bởi các chính sách tài chính mới được Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt vào năm 2014.

Các cáo buộc cố gắng che giấu các khoản cho vay ngoài sổ sách đã bị phát hiện bởi Bộ Kinh tế Tòa Thánh, khi đó do Đức Hồng Y George Pell lãnh đạo. Các quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế nói với CNA rằng khi Đức Hồng Y Pell bắt đầu yêu cầu đòi hỏi các chi tiết liên quan đến các khoản vay, đặc biệt là những khoản liên quan đến BSI, Tổng giám mục Becciu khi đó đã gọi Đức Hồng Y vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để “khiển trách”.

Đức Hồng Y Becciu trước đó đã bảo vệ vụ đầu tư bất động sản tại Luân Đôn như “thực hành chấp nhận được”, mặc dù các công tố viên Vatican đã mở các cuộc lục soát văn phòng của một số cộng tác viên gần gũi nhất với Đức Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và thậm chí đã bắt giữ một trong những nhà kinh doanh có liên quan.

CNA cũng đã báo cáo rằng Đức Hồng Y Becciu có liên quan đến một loạt các sự kiện phức tạp và các giao dịch tài chính xung quanh việc mua Istituto Dermopatico dell'Immacolata (IDI), một bệnh viện ở Ý đã sụp đổ vào năm 2013 với khoản nợ 800 triệu euro.

Năm 2016, Đức Hồng Y Becciu là người được tường trình đã ngăn chặn các cải cách tài chính tại Vatican do Đức Hồng Y George Pell khởi xướng. Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho Bộ Kinh Tế mới được thành lập thẩm quyền giám sát tài chính, Đức Hồng Y Becciu đã can thiệp khi Bộ này lên kế hoạch thuê PriceWaterhouseCooper kiểm toán tất cả các bộ phận của Vatican.

Đơn phương và không được sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Becciu đã hủy bỏ cuộc kiểm toán và thông báo trong một bức thư gửi đến tất cả các cơ quan của Vatican rằng cuộc kiểm toán này sẽ không diễn ra.

Khi Đức Hồng Y Pell phản đối trong nội bộ về việc hủy bỏ cuộc kiểm toán, Đức Hồng Y Becciu đã cố gắng thuyết phục Đức Thánh Cha Phanxicô và cuộc kiểm toán không bao giờ diễn ra.

Đức Hồng Y Becciu đã tổ chức một cuộc họp báo tại Rome vào ngày 25 tháng 9, tại đó ngài khẳng định sự vô tội của mình liên quan đến các hành vi sai trái về tài chính.


Source:Catholic News Agency

Đức Cha Paprocki: Phải cân nhắc cái giá của việc ngưng hoạt động “bất thường”

Như chúng tôi đã đưa tin, London Breed, là Thị trưởng San Francisco; và Gavin Newsom, là thống đốc tiểu bang California đã tung ra các chính sách hà khắc trong việc đóng cửa các nhà thờ. Từ ngày 14 tháng 9, thị trưởng London Breed của thành phố San Francisco, bang California thuộc đảng Dân chủ, chỉ cho phép tối đa 50 người được tham dự thánh lễ ngoài trời và không cho cử hành thánh lễ trong các thánh đường. Nhà thờ được phép mở cửa cho tín hữu vào cầu nguyện riêng, nhưng mỗi lần chỉ được một người mà thôi. Trước đó, ông ta đi xa đến mức chỉ cho tối đa 12 người được dự thánh lễ ngoài trời và nhà thờ bị đóng cửa hoàn toàn.

Tình trạng lợi dụng dịch bệnh để bách hại tôn giáo đã khiến Đức Cha Thomas Paprocki, Giám Mục giáo phận Springfield thuộc tiểu bang Illinois lên tiếng trong một bài viết đăng trên tạp chí Y Khoa hàng đầu của Mỹ.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của …. một bài tóm lược và nhận định của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, về bài viết này.

Chúng ta đã “thực hiện một bước bất thường và chưa từng có tiền lệ là đóng cửa phần lớn nền kinh tế của chúng ta trong vài tháng qua, yêu cầu mọi người phải ở nhà, không đi làm và không đi học,” Đức Giám Mục Paprocki viết trong bài xã luận “Xã hội đóng cửa như một phương cách bất thường để cứu mạng sống con người “, ấn bản tháng 9 của tờ Ethics & Medics, do National Catholic Bioethics Center tức Trung Tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia xuất bản.

Ngài viết: “Sự khác biệt giữa hai phương cách thông thường và bất thường để giữ mạng sống là điều quan trọng, vì nếu một phương cách bất thường trong đó hậu quả lớn hơn lợi ích - thì nó không thể bị bắt buộc về mặt đạo đức và không nên bị cưỡng chế bởi quyền lực chính quyền”

“Khi phải đối diện với đại dịch, liệu chúng ta có trách nhiệm đạo đức là phải đóng cửa xã hội của mình, yêu cầu mọi người ở nhà, cho nhân viên nghỉ việc, dồn các doanh nghiệp vào tình trạng phá sản, làm suy yếu chuỗi cung ứng thực phẩm, và ngăn cản những tín đồ đến nhà thờ của họ hay không? Tôi sẽ nói là không”, Đức Giám Mục kết luận, và cho rằng những hành động như vậy “sẽ áp đặt những phương tiện bất thường và nặng nề quá mức “.

Phát biểu với CNA, Đức Cha Paprocki đã đưa ra những phân tích của ngài về sự khác biệt giữa những phương cách thông thường để bảo toàn mạng sống một bệnh nhân trong lãnh vực chăm sóc y tế, là những phương cách bắt buộc, và các phương cách bất thường, vốn quá nặng nề đến nỗi không thể bị bắt buộc phải làm khi đối phó với đại dịch.

Ngài nói: “Tôi chợt nhận ra rằng từ ngữ bất thường đó là từ ngữ mà chúng ta sử dụng trong y đức Công Giáo khi nói về các phương pháp điều trị để cứu mạng, khi anh chị em đang nói về cá thể một bệnh nhân.

“Nhìn lại các email và quyết định mà chúng ta đã đưa ra vào thời điểm đó, chúng ta phần lớn là những suy nghĩ vào giữa tháng 3, rằng chuyện đó sẽ chỉ diễn ra trong vòng một vài tuần - chúng ta sẽ đóng cửa trường học cho đến cuối tháng 3, và sau đó mọi thứ sẽ được tái mở”.

“Rõ ràng là chuyện đã không xảy ra theo chiều hướng đó,” ngài nói, “vì vậy việc đóng cửa đã kéo dài thêm một tháng nữa, và vì vậy mấy tháng sau chúng ta vẫn ở đây, và điều này cứ tiếp diễn”.

Ngài giải thích:

“Tác động của nó đối với việc mọi người có thể đi nhà thờ, rước lễ, đi làm, đi học...với tất cả những gì là cơ bản, đã bị đóng cửa một thời gian, một lần nữa, cho tôi thấy nó là điều bất thường, rằng điều này chưa bao giờ xảy ra trong đời tôi, và có lẽ trong cuộc đời của hầu hết những người còn sống bây giờ, và vì vậy từ ngữ bất thường cứ quay trở lại với tôi hoài!”

Sự phân biệt giữa hai phương cách thông thường và phi thường này lần đầu tiên được Đức Piô XII đưa ra trong một bài diễn văn năm 1957 với các nhân viên y tế, trong đó ngài nói rằng “Thường thì người ta chỉ được sử dụng các phương cách thông thường… nghĩa là những phương cách không liên quan đến bất cứ trách nhiệm nặng nề nào cho chính mình hay người khác. Một trách nhiệm khắt khe hơn sẽ quá nặng nề đối với hầu hết mọi người và sẽ khiến cho việc đạt được điều tốt đẹp hơn, quan trọng hơn trở nên quá khó khăn. Sự sống, sức khỏe, mọi hoạt động thế gian trên thực tế đều nằm ở bậc dưới của mục đích tâm linh”.

Đức Giám Mục Paprocki đặt câu hỏi, “Các mục đích tâm linh là gì? Mục đích tâm linh là sự sống vĩnh cửu, và vì vậy mọi thứ khác đều thấp kém hơn điều đó”.

“Hãy xem xét một vấn đề, về khả năng có thể đến nhà thờ và lãnh nhận các bí tích, được rước Mình thánh; hoặc một người sắp chết được chịu phép Xức Dầu Thánh. Tất cả những điều đó quan trọng hơn các hoạt động thế gian của chúng ta, còn (quan trọng) hơn cả đời sống thể lý của chúng ta trên mặt đất này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, 'xem nào...nếu điều đó áp dụng cho... cá nhân con người, thì tại sao nguyên tắc như vậy lại không thể áp dụng cho toàn xã hội? Chúng ta có phải làm mọi thứ có thể làm để cứu sống mọi mạng người không? Thế đấy,... không làm được đâu nếu nó bất thường. “

Ngài còn lưu ý rằng, hằng năm ở Mỹ, có đến hơn 35 ngàn người chết vì tai nạn xe cộ.

Đức Giám Mục Bishop Paprocki còn nói “Làm thế nào để ta cứu được những mạng người như thế hàng năm? Đừng lái xe nữa chăng. Hay là hãy đóng cửa các xa lộ của chúng ta, đừng lên xe của mình nữa”

“Chúng ta sẽ không muốn làm điều đó, bởi vì mọi người cần phải đi làm, đến trường và thi hành các nghĩa vụ khác. Vậy ta phải làm sao? Chúng ta không làm mà không tính toán đến hậu quả. Chúng ta thực hành các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như thắt giây an toàn và gắn túi hơi, anh chị em tuân thủ luật đi đường; và nếu làm điều đó, có nhiều khả năng anh chị em sẽ không chết vì tai nạn xe cộ, nhưng đó không phải là một sự bảo đảm tuyệt đối. Không có gì là bảo đảm tuyệt đối trong cuộc sống cả “.

Nếu nguyên lý nhằm phân biệt giữa các phương cách bất thường và bình thường này được “áp dụng cho mọi cá nhân, tại sao nó lại không áp dụng cho cả xã hội của chúng ta?” ngài đặt câu hỏi. “Và tôi sẽ tranh cãi rằng nó nên được áp dụng”

“Khi anh chị em thấy các chính trị gia, thí dụ như thống đốc hoặc các lãnh đạo chính phủ khác đưa ra những quyết định về việc đóng cửa mọi thứ, tôi không đặt câu hỏi về động lực của họ - đó là động lực tốt, là họ đang cố gắng cứu mạng sống, và đó là điều tốt - nhưng tôi đang cố thêm vào một chút phân tích về mặt đạo đức trong câu chuyện đó.

“Thật không đơn giản để mà nói rằng chúng ta phải làm mọi sự để có thể cứu được mọi mạng sống, là bởi vì chúng ta không làm được, đó là điều không thể. Thay vào đó, chúng ta sử dụng các phương cách thông thường, và đó là điều mà tôi hy vọng sẽ góp phần vào cuộc trò chuyện ở đây “.

Đức Giám Mục cho biết ngài “dự đoán rằng toàn bộ câu hỏi này sẽ lại xuất hiện,” và ngài lưu ý rằng Do Thái đã bắt đầu đợt đóng cửa thứ hai, kéo dài ba tuần, vì dịch coronavirus. Quốc gia này cũng bị đóng cửa từ cuối tháng Ba đến đầu tháng Năm vừa qua.

“Ở Hoa Kỳ, nếu chúng ta có một đợt Covid khác, hoặc thậm chí là một đợt cúm rất nặng, chúng ta có định đóng cửa mọi thứ lại một lần nữa không?” Đức Giám Mục Paprocki nêu câu hỏi.

“Tôi sẽ tranh luận rằng về mặt đạo đức, chúng ta không cần phải làm như vậy. Nếu ai đó tự nguyện nói, “này nhé, ngoài đó không an toàn đâu, tôi sẽ không ra ngoài', thì tốt thôi, đó là quyết định của anh chị em; nhưng về chuyện chính phủ ra lệnh đóng cửa mọi thứ, tôi không nghĩ đó là điều bắt buộc phải làm về mặt đạo đức. “

Vị giám mục cho biết, ngài đã nghe giai thoại về nhiều người “đang đi theo hướng suy nghĩ này, nhưng họ không biết chính xác phải làm thế nào để nói cho rõ ràng… mọi người đang tự mình phân tích điều này trong đầu khi có rất nhiều yếu tố khác nhau mà chúng ta phải cân nhắc ở đây, và vì vậy những gì tôi đang cố gắng làm ở đây là thêm vào một ngữ vựng lấy từ truyền thống đạo đức Công Giáo của chúng ta để có thể giúp ích cho cuộc trò chuyện này. “

Trong bài xã luận của mình, ngài đã trích dẫn một chương trình đã được phát sóng vào tháng Bảy vừa qua của đài NBC Nightly News, trong đó năm bác sĩ nhi khoa đã “đồng nhất và dứt khoát nói rằng lợi ích của việc trẻ em được đi học lại lớn hơn những rủi ro.”

Ngài nói rằng, có những phụ huynh, giáo viên và học sinh đã nói với ngài rằng họ “rất vui khi được trở lại trường học”; Các trường Công Giáo trong giáo phận, và trên khắp tiểu bang Illinois đã mở cửa trở lại. “Tôi nghe mọi người nói rằng đó là điều quan trọng hơn, ngay cả khi có một số rủi ro… ở đây, chúng ta đang cân nhắc giữa trách nhiệm và lợi ích. Cũng có một số rủi ro đối với sự lây lan của Covid. Nhưng ở mặt khác, nếu chúng ta đóng cửa việc học của các em, sẽ có những rủi ro gì?

“Khi tôi nói rằng việc ngừng hoạt động là một phương cách bất thường, tôi chắc chắn không coi thường tầm quan trọng của những gì chúng ta có thể làm để cứu mạng sống, để giúp đỡ những người bệnh, để cố gắng đối phó với mối đe dọa từ Covid,” Đức Giám Mục Paprocki nhấn mạnh.

“Xuất thân từ lãnh vực chăm sóc sức khỏe đã cho tôi biết rằng đây là những quyết định phức tạp, nhưng chúng ta cũng có những cách rất đa dạng để cố gắng xem xét chúng, và cố gắng phân tích chúng.”

Đức cha xuất thân trong một gia đình có nhiều dược sĩ, với bốn thế hệ hoạt động trong ngành nghề này; bản thân ngài cũng là phó chủ tịch Hiệp hội Y tế Công Giáo Illinois, và khi còn là một linh mục của Tổng giáo phận Chicago, ngài từng giữ chức vụ Liên lạc viên về các vấn đề Y tế và Bệnh viện.

Ngài cũng nhắc đến sự quân bình giữa những mối quan tâm đối với người lớn tuổi, những người dễ bị tổn thương vì coronavirus.

“Chúng ta đang có những bước phải làm để bảo đảm rằng người lớn tuổi không mắc bệnh, không bị Covid, và đó là yếu tố quan trọng, bởi vì họ là nhóm người có những nguy cơ lớn hơn, và dễ tổn thương hơn giới trẻ. Mặt khác, sự khang an vể thể chất của họ, dù rất quan trọng, lại không phải là mối quan tâm duy nhất. “

Trong bài xã luận của mình, vị giám mục đã nói rằng người cô dì của ngài, cụ Marian Jacobs, đã mừng sinh nhật lần thứ 102 của mình vào tháng Ba vừa qua. Cụ bà thường đón mừng (sinh nhật) với gia đình, nhưng hiện đã bị cấm làm điều này. Ngài viết: “Thật vậy, với số thăm viếng của người nhà bị giới hạn kể từ tháng 3, cụ đã sa sút nhanh chóng và đã bị chuyển từ căn hộ của mình đến căn hộ có người hỗ trợ.

“Người già cần được ở bên mọi người, với gia đình, họ cần tương tác xã hội, giống như bất cứ người nào khác” ngài nói với CNA. “Và vì thế, chúng ta phải cố gắng giữ cân bằng giữa việc giữ cho họ được an toàn về thể chất, đồng thời để họ được hạnh phúc. Như tôi đã viết trong bài báo của mình, tôi sợ rằng dì tôi sẽ chết vì buồn lòng hơn là vì Covid. “

Việc phân biệt sự khác nhau giữa các phương cách thông thường và bất thường là một “quyết định chủ quan” Đức Giám Mục Paprocki giải thích.

Ngài thừa nhận: “Không có điểm chuẩn nào dễ dàng cả. “Nếu bạn so sánh điều này bằng sự tương quan với các quyết định cuối đời, khi một gia đình nói chuyện với bác sĩ về việc phải làm gì cho người nhà đang chờ chết, loại điều trị nào, liệu có nên đưa họ vào việc dưỡng lão an tử hay chăm sóc giảm đau, có một số cách. để giảm bớt đau khổ của họ? Đó là những cuộc trò chuyện khó khăn, nhưng chúng lại là những cuộc trò chuyện quan trọng. Vì vậy, tôi không có ý giảm thiểu mức độ khó khăn của lãnh đạo chính quyền khi đưa ra những quyết định này. “

Một tiêu chí quan trọng, ngài khẳng định, là thời gian ngừng hoạt động.

Mặc dù các biện pháp tạm thời có thể tốt, thậm chí là cần thiết, “chúng ta có thể ngưng các bí tích của mình một cách vô thời hạn không? Tôi không nghĩ vậy”, ngài nói thế.

“Chúng ta có thể làm thế trong một khoảng thời gian ngắn, [nhưng nếu] chúng ta không thể cho anh chị em biết khi nào anh chị em sẽ có thể lãnh nhận các bí tích lại, thì tôi nghĩ điều đó đang đặt mục đích thiêng liêng của chúng ta xuống bên dưới những mục đích thể lý, như Đức Giáo Hoàng Pius XII đã nói.

“Đối với những người trong chúng ta, những người xem cuộc sống vĩnh cửu quan trọng hơn cuộc sống thể chất của mình trên trái đất, chính phủ không nên can thiệp vào nỗ lực giữ đạo của chúng ta,” ngài nói, lưu ý rằng nỗi sợ hãi phổ biến về chết chóc vẫn còn là lời kêu gọi truyền giáo cho giáo hội.

“Cái chết là một phần tự nhiên của chu kỳ sống, nhưng nếu anh chị em không tin vào Chúa, vào đời sau, điều duy nhất anh chị em tin là thế giới vật chất ở đây bây giờ, thì cái chết trở nên điềm gở hơn nhiều,” ngài nói.

“Nền văn hóa của chúng ta đang gặp khó khăn trong việc đối phó với nó. Chúng ta không thích nói về cái chết, chúng ta sử dụng các phép uyển ngữ; thay vì nói ai đó đã chết, chúng ta nói ai đó đã qua đời “.

“Chúng ta thậm chí không thích nói về đám tang,” ngài nói tiếp, “. Đó là một buổi lễ để 'tán tụng cuộc sống' và điều đó cũng được thôi - không có gì sai khi ta tán tụng cuộc đời của một người. Nhưng đó là để nhìn lại, nhớ lại cuộc sống của người đó trên trái đất này. Trong khi đám tang Công Giáo của chúng ta thì lại nhìn về phía trước, chúng ta cầu nguyện cho linh hồn này được an nghỉ, chúng ta cầu nguyện cho cuộc sống vĩnh cửu của họ “.

“Đó mới là tin mừng của Phúc âm, khi Chúa Giêsu đã đến để ban cho chúng ta sự sống đời đời nơi thiên quốc của Ngài. Vì vậy, đó mới là nơi chốn chúng ta nên tập trung vào.”


Source:Catholic News Agency
 
Ngỡ ngàng: Doanh nhân Ý Torzi bị bắt, đã khai báo với hiến binh Vatican nhiều tình tiết nghiêm trọng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:13 30/09/2020


1. Vụ Đức Hồng Y Becciu trở nên trầm trọng hơn

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trích dẫn các phương tiện truyền thông tại Ý cho biết doanh nhân người Ý Gianluigi Torzi đã cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà điều tra về vụ bê bối tài chính đang diễn ra ở Vatican. Tin tức về sự hợp tác của Torzi với các công tố viên được đưa ra sau khi Đức Hồng Y Angelo Becciu từ chức vào tuần trước; và có thông báo của Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một công tố viên mới để đẩy nhanh tiến trình làm rõ vụ tai tiếng này. Đồng thời, Đức Hồng Y George Pell, nguyên tổng trưởng Bộ Kinh Tế Tòa Thánh đã về tới Rôma. Nhiệm vụ của ngài được tường thuật là để tham gia vào vụ án này.

Torzi đã bị các nhà điều tra của Vatican bắt giữ vào tháng 6 và bị buộc tội “tống tiền, tham ô, gian lận trầm trọng và tự rửa tiền”, liên quan can dự của anh ta trong vụ này.

Theo tờ La Repubblica, sau khi bị bắt, Torzi đã bỏ ra ba ngày với các nhà chức trách Vatican, hướng dẫn họ qua các chi tiết của vụ việc, và các nhà chức trách Ý hiện đang hỗ trợ Vatican theo dõi đường đi của hàng trăm triệu euro tiền quỹ của Vatican.

Hôm thứ Hai, Tòa thánh cũng thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một luật sư người Ý và là giáo sư luật thương mại làm công tố viên bổ sung tại tòa án của quốc gia Thành Vatican. Điều này dường như là một tiên báo cho thấy Hồng Y Becciu và một số đồng nghiệp cũ của ngài tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có thể bị truy tố hình sự trong Thành phố Vatican.

Cùng ngày, trang tin Domani của Ý đưa tin rằng một công ty sản xuất bia do anh trai của Đức Hồng Y Becciu làm chủ đã nhận được một khoản vay 1.5 triệu euro từ một doanh nhân ở Phi châu có liên hệ với Hồng Y Becciu và Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Khoản vay được thực hiện bởi doanh nhân người Angola là Antonio Mosquito, một người quen lâu năm của Hồng Y Becciu, khi ngài còn là sứ thần Tòa thánh tại quốc gia Phi châu từ năm 2001 đến 2009.

Vào năm 2012, sau khi chuyển đến Rôma với tư cách là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Becciu đã tham gia vào việc xem xét một khoản đầu tư được báo cáo là lên đến 200 triệu đô la vào công ty Falcon Oil của Mosquito.

Sau khi xem xét thương vụ này trong một năm, Phủ Quốc Vụ Khanh đã chọn đầu tư với doanh nhân người Ý Raffaele Mincione để mua một tòa nhà ở London gây ra nhiều tranh cãi, dẫn đến cuộc điều tra hiện tại.

Ông Mario Becciu nói với tờ Domani rằng số tiền này nhằm giúp đỡ trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Ngoài vụ bắt giữ Torzi vào tháng 6, cảnh sát Ý đã tống đạt lệnh khám xét và bắt giữ Mincione vào tháng 7, được ban hành theo yêu cầu của các công tố viên Vatican. Các điều tra viên đã lấy đi điện thoại di động và máy tính bảng để khám nghiệm liên quan đến vụ án. Mincione đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, và đầu năm nay đã đệ đơn kiện Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lên tòa án Vương quốc Anh, yêu cầu một thẩm phán ra phán quyết rằng anh ta đã hành động rất thiện chí trong các giao dịch của mình với Vatican.

Hôm thứ Hai, luật sư của gia đình Hồng Y Becciu, là ông Ivano Iai, đã đưa ra một tuyên bố với giới truyền thông nói rằng họ đã nộp đơn khiếu nại chính thức về việc “vu khống và bôi nhọ trầm trọng” gia đình họ và “rò rỉ bất hợp pháp thông tin và tài liệu bí mật” cho truyền thông. Thông cáo không nêu rõ phương tiện truyền thông nào, hoặc khiếu nại đã được gửi đến ai.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, Ivano Iai tuyên bố rút lui không làm luật sư cho gia đình Đức Hồng Y Becciu nữa.

Theo lời Ivano Iai, anh ta là người tập thể hình và thường đưa các hình ảnh của mình trong quần áo tắm lên các mạng xã hội. Anh ta sợ điều này sẽ có ảnh hưởng đến Đức Hồng Y Becciu.

Trong một tuyên bố gởi cho CNA, anh ta viết:

“Với nỗi buồn lớn, tôi thông báo rằng tôi đã từ bỏ nhiệm vụ mà gia đình Becciu đã trao cho tôi, những người đã tôn vinh tôi bằng sự tin tưởng và tình cảm hiếm có của họ.”

Kể từ tháng 10, các nhà điều tra ở Thành phố Vatican đã tiến hành nhiều cuộc đột kích vào các bộ phận khác nhau của Vatican liên quan đến thương vụ bất động sản ở London và các khoản đầu tư có liên quan. Các nhà điều tra đã đột kích các văn phòng của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và AIF, cơ quan giám sát tài chính của Vatican, thu giữ máy tính và điện thoại, dẫn đến việc đình chỉ một số nhân viên.

Sau những cuộc đột kích đó, các nhà điều tra cũng đột kích vào nhà và văn phòng của Đức Ông Alberto Perlasca, là người đã làm việc chặt chẽ với Hồng Y Becciu tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.


Source:Catholic News Agency

2. Việc Đức Hồng Y Becciu từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước hiệu Hồng Y có ý nghĩa gì?

Tối thứ Năm 24 tháng 9, Tòa thánh thông báo rằng Đức Hồng Y Angelo Becciu đã từ bỏ các đặc quyền dành cho các thành viên của Hồng Y Đoàn. Thông báo vắn tắt này không nói rõ vị Hồng Y đã mất những quyền nào.

Việc xem xét các trường hợp trước đây của các Hồng Y đã từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước hiệu Hồng Y có thể đưa ra một số ý tưởng về ý nghĩa của điều này trong trường hợp của Đức Hồng Y Becciu, người đang bị cáo buộc có các sơ suất về tài chính, mà ngài đã quyết liệt phủ nhận trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng 9.

Năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận một sự từ bỏ tương tự từ Hồng Y Keith O'Brien người Tô Cách Lan. Vào năm 2013, Đức Hồng Y O'Brien đã thừa nhận hành vi sai trái tình dục. Do đó, ngài không tham dự các sự kiện công cộng của Giáo hội và không đủ điều kiện tham gia mật nghị bầu giáo hoàng.

Vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, giải thích rằng Đức Hồng Y O'Brien đã từ bỏ các quyền và đặc quyền được nêu trong các điều 349, 353 và 356 của Bộ Giáo luật Giáo Hội Công Giáo.

Các giáo luật này liên quan đến khả năng của một vị Hồng Y được tham gia mật nghị bầu Giáo Hoàng, và cộng tác với Đức Giáo Hoàng trong việc cai quản Giáo Hội.

Các quyền được mô tả trong Điều 349 bao gồm việc tham gia bầu Giáo Hoàng với tư cách là cử tri Hồng Y và hỗ trợ vị Giáo Hoàng đương nhiệm trong công việc chăm sóc Giáo hội hoàn vũ.

Giáo luật 353 đề cập đến khả năng của một Hồng Y trong việc tham gia vào các công nghị thông thường và ngoại thường.

Công nghị là một hội đồng các Hồng Y được triệu tập khi Đức Giáo Hoàng cần lời khuyên của các Hồng Y về một số vấn đề quan trọng, hoặc để đưa ra quyết định của ngài một cách trang trọng. Công nghị Hồng Y thường liên quan đến việc vinh thăng các Hồng Y mới. Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng công nghị Hồng Y như một loại ban cố vấn về các vấn đề cốt lõi, tổ chức các cuộc họp đặc biệt về các vấn đề của gia đình và cải cách giáo triều Rôma.

Cuối cùng, Giáo luật 356 tuyên bố rằng các Hồng Y nhất định phải tích cực cộng tác với Đức Giáo Hoàng, yêu cầu các ngài phải sống ở Rôma trừ khi các ngài được bổ nhiệm giữ chức vụ giám mục giáo phận.

Cần lưu ý rằng khi Theodore McCarrick từ chức Hồng Y Đoàn vào ngày 28 tháng 7 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đình chỉ McCarrick khỏi việc thi hành bất kỳ mục vụ công khai nào và hướng dẫn ông ta tuân thủ đời sống cầu nguyện và sám hối, vì những cáo buộc nghiêm trọng về lạm dụng chống lại ông ta.

Đức Hồng Y O'Brien, cho đến khi qua đời vào năm 2018, đã sống trong những điều kiện tương tự như những điều kiện áp đặt đối với McCarrick, vị giám chức người Tô Cách Lan này vẫn được phép giữ danh hiệu Hồng Y của mình.

Trong trường hợp của McCarrick, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một vạ, theo điều 1333 của Bộ Giáo luật, cấm ông không được thực hiện các hành vi thuộc quyền thánh chức;

thuộc quyền lãnh đạo; các quyền lợi hay nghĩa vụ gắn liền với tước vị Hồng Y. Sau đó, ngày 16 tháng 2, 2019 Tòa Thánh tuyên bố McCarrick bị huyền chức trở thành một giáo dân bình thường.


Source:Catholic News Agency