Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuyện PHiếm Đạo Dời
Trần Ngọc Mười Hai
19:04 04/10/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời - Suy Tư Lời Chúa Xuyên Qua Cuộc Sống
“Gọi thầm tên em,”
Khi nắng chiều nhạt ngoài sân
(Đức Huy – Để Quên Con Tim)
(Mt 28: 19-20a/Ga 6: 18))
Đã gọi thầm, thì có là tên em hay tên của ai đi chăng nữa, “khi nắng chiều nhạt ngoài sân”, sao còn bảo: “anh đã để quên con tim”. Thật rõ chán! Ấy chết, nói “chán” đây là chán cái cung cách những gọi và nói của người nghệ sĩ đã một thời chuyên viết nhạc trẻ. Và làm thơ. Chứ chẳng phải chán đời hay chán người hay chán cả người tu đâu, hỡi bà con. Nghệ sĩ đời, có gọi tên em hay tên ai đi nữa, cũng chỉ muốn nói rằng mình vừa “để quên (mất) con tim”, thôi. Với nhà Đạo, thì tên em/tên anh có bị réo gọi to cách mấy đi nữa, cũng hãy xem người gọi mình là ai? Gọi ai? Gọi mà làm gì?
Về chữ “gọi”, kể ra cũng khá ư lẩm cẩm.. Ấy quên. Lỉnh kỉnh, mới đúng chứ không lẩm cẩm đâu. Bởi, nếu người gọi lại là Đấng Thánh-Hiền-ở-Bên-Trên, thì lời gọi ấy cũng chẳng là “lời gọi chân mây”, của ai đó chốn thơ và nhạc, mà đích thị là lời gọi, rất “ơn gọi”, của mọi thời. Trên đời.
Nói dông nói dài, chỉ để nói lại rằng: lâu nay bà con thuộc diện giáo dân hạng thứ như bần đạo, cứ là hay hiểu nhầm (í quên) hiểu lầm ba chữ “ơn kêu gọi”, lắm lắm. “Ơn Kêu Gọi” là ơn gì vậy? Gọi thầm tên Em, sao lại cứ bảo đó là “ơn”? Mà không là “huệ”? Thôi thì, “ơn” hay “huệ” cũng là huệ ân/ân huệ của Bề Trên, rất nên nghe. Nên hiện thực.
Nói tắt một lời, là cốt nói rằng: muốn gọi đó là “ơn” hay “huệ”, những lời gọi từ trên cao hay nhà Đạo, vẫn là lời “thì thầm” như ca từ của bài hát, rất ở trên, rằng:
“Gọi thầm tên em,
khi nắng chiều nhạt ngoài sân,
Trở về Cali,
anh nghe nhớ nhung giăng sầu
Từ ngày xa em,
anh bỗng trở thành lặng câm,
Ngày rời Paris,
anh hứa sẽ quay trở lại.”
(Đức Huy – bđd)
Rời Paris, thì bần đạo đây cũng đã rời tới hai lần. Nhưng, đâu có hẹn và cũng chẳng hứa điều gì, đâu. Chí ít, là những hứa và hẹn với người “Em” không nhỏ, ở quê người. Thật ra, thì một khi đã đặt chân đến Paris rồi, mà lại hứa hẹn điều gì, thì đánh chết người ấy cũng sẽ quay trở lại, thôi. Bởi, Paris đẹp thật! Đẹp, đến độ không quay về cũng chẳng xong. Thế nhưng, những hứa và hẹn với nhà Đạo, cũng đẹp chẳng thua gì Paris, mà sao nhiều người vẫn đâu quay về chốn cũ, rất đời tu! Đó là vấn đề. Rất nên phiếm ở đây. Hôm nay.
Nếy vậy thì, mời bạn và mời tôi, ta mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề, để phiếm. Chữ “gọi/mời”.
Ấy chết. (Lại chết chóc gì nữa đây?) Ấy, chỉ cái tội là: trước khi đi vào vấn đề, theo thói quen, bần đạo vẫn mời bạn mời tôi, ta ngâm nga hát đôi vần thi ca, tức: vừa thi vừa ca, giòng nhạc nhẹ:
“Anh đi về anh nhớ
bóng dáng ở lại.
Paris em yêu ơi.
Anh nhớ Em thật nhiều.
Anh nhớ Em thật nhiều,
người yêu ơi.”
(Đức Huy – bđd)
Bần đạo đây, chẳng có tài ăn nói hoặc hát ca gì ráo trọi. Dù khi xưa cũng có hát ở nhà thờ nhà thánh, nhưng rất dở. Cứ cái tật là chỉ hát nhại hoặc hát nhái, rồi đề nghị đổi lời, cho khang khác,thế thôi. Và hôm nay, nếu bần đạo đề nghị đổi chữ Paris và/hoặc “Em” thành Hội thánh, thì người người sẽ thấy nhà Đạo mình, nghe thầm gọi cũng rất nhiều, nhưng nào có nhớ người “Em”/Hội thánh, những là Paris, Luân Đôn, Niu Yọc, là “người yêu” đâu đấy nhỉ? Bởi nếu không, chắc sẽ khác!
Thật ra, có khác chăng, cũng đề nghị bạn và tôi, ta hát nốt câu thơ người nghệ sĩ viết như sau:
“Buổi chiều sông Seine,
có gió lạnh về lập đông.
Buổi chiều Cali,
cô đơn từng cơn rã rời.
Từ ngày xa Em,
thao thức trằn trọc từng đêm.
Ngày rời Paris,
Anh đã để quên con tim.”
(Đức Huy – bđd)
Với người đời, “Ngày rời Paris” còn có nghĩa, là: “từ ngày xa Em, (anh) thao thức trằn trọc từng đêm”. Với nhà Đạo, lời mời gọi như thế, cũng ý nói: cả anh và “Em” sẽ mãi mãi “để quên con tim”, đầy nhung nhớ. Tiếc nuối. Ân hận. Bằng chứng ư? Đây, mời bạn mời tôi, ta thử nghe lập luận, Ngài vẫn bảo:
“Vậy anh em hãy đi
và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,
làm phép rửa cho họ…
(Mt 28: 19)
Thời đại này, những ơn và huệ ở ca từ “thầm gọi tên Em”, không chỉ là lời xưa cũ, của thánh sử, những là: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít” (Mt 9: 37). Thì hôm nay, “gọi thầm” ấy, lại là lời: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…”(Mt 28: 19) Làm môn đệ, đây đâu chỉ là linh mục/tu sĩ, thôi. Nhưng còn “để con tim” ở lại với Paris. Luân Đôn. Với, Hội thánh khắp năm châu, bốn bể, tức toàn thể nhà Đạo. Của Chúa tể tình thương yêu. Vỗ về. Chiều chuộng.
Nhà Đạo hôm nay, có những lời “thầm gọi tên Em” vào giở Lễ, nay cũng đổi. Thay và đổi, để thích hợp với văn bản tiếng Latinh xưa cổ, của sách lễ. Bởi thế nên, “thầm gọi tên Em” lại được đấng bậc và giáo dân hỏi/đáp rất kỹ như sau:
“Hôm nay con muốn đề cập đến một trong các khía cạnh của bản dịch mới trong thánh lễ, mà con thấy “hơi lạ” ở câu đáp lại lời vị linh mục chủ tế chúc: Chúa ở cùng anh chị em”, nay được giáo dân đáp lại là: “Và ở cùng Thần khí cha/thày”. Sao ta lại sử dụng cụm từ nghe không mấy quen tại bằng câu “và ở cùng cha/thày”, như trước đây.”
Quả tình, đấng bậc vị vọng thuộc giống giòng Opus Dei rất “Công trình của Đức Chúa”, nay lại méo mó nghề nghiệp quan chức chủ trì rất chễm chệ ở trên cao, bằng những phán đoán “rất bênh nhau”, như sau:
“Thành ngữ này, thật ra có cả quá trình lịch sử rất dài dòng, được nhắc đi nhắc lại những 5 lần khác nhau trong thánh lễ. Ở đầu lễ, trước khi đọc Phúc Âm, trước kinh Tiền Tụng, lúc dâng chúc Bình an cho nhau và trước khi ra về.
Các cụ cha bác thuộc lớp tuổi cao niên hẳn còn nhớ thời xưa khi thánh lễ đọc bằng tiếng La tinh, vị chủ tế có lời chúc bổn đạo rằng: “Dominus vobiscum” (tức là: Chúa ở cùng anh chị em), thì mọi người đều trả lời là “et cum spiritu tuo” (tức: và ở cùng thần khí Cha). Rồi sau Công Đồng Vatican II, khi thánh lễ tiếng La tinh được dịch ra ngôn ngữ của mỗi dân tộc bản xứ, thì hầu hết đều theo đúng nghĩa bên tiếng La tinh, ngoại trừ một vài văn bản tiếng như tiếng Anh và/hoặc tiếng Việt, còn thì mọi thứ tiếng đều cùng ý hướng đó. Nay thì các ngôn ngữ trên thế giới rồi cũng sẽ theo sát nghĩa từ bản gốc tiếng La tinh, thôi.
Thế nhưng, hỏi rằng sao lại có thành ngữ không mấy thông dụng như thế? Thì câu trả lời hay nhất ta nên về với các bản văn thời Cựu Ước như ở sách Ruth, Boa nói với thợ gặt bằng lời chúc: Đức Chúa ở cùng bà con anh em”. Nghe vậy, họ liền thưa: “Đức Chúa chúc lành cho chị.” Đây là lời chúc mang tính cách thiêng liêng, lời chúc mừng là Chúa sẽ ở với người khác.
Tại thủ phủ Bavaria, nước Đức, dân chúng có thói quen chào hỏi chúc mừng nhau ngay ngoài đường bằng cụm từ “Grũss Gott”, nếu dịch từng chữ sẽ là “Chúc tụng Chúa”, hoặc “Chúa mừng chúc anh/chị”. Lời cầu chúc ấy mang tính cách linh đạo hơn chỉ mỗi tiếng “Hello” hoặc “G’day” bên tiếng Anh.
Còn thành ngữ “Và ở cùng thần khí ngài” còn gặp thấy ở một số thư do thánh Phaolô viết, chẳng hạn như: “Chúa ở cùng thần khí anh em” (2Tm 4: 22) và ở thư khác thánh nhân viết cho giáo đoàn Galata, thánh nhân cũng lại kết thúc bằng lời chúc: “Hỡi anh chị em, ân sủng của Chúa chúng ta, Đức Yêsu Kitô, ở cùng thần khí anh chị em.” (Ga 6: 18)
Rõ ràng là, các giáo dân thời tiên khởi cũng đã sử dụng thành ngữ này. Chẳng hạn như, ở bài đọc 2 lễ Vọng Phục Sinh, Phụng Vụ Giờ thánh cũng được trích từ bài giảng mô tả Đức Kitô đến với các tổ phụ, trong đó có nói đến cả Ađam, khi Ngài nói: “Đức Chúa ngự đến với tất cả mọi người.” Và Đức Giêsu cũng đáp lại: “Và ở cùng thần khí Ngài.”
Cụm từ “Và ở cùng thần khí Ngài” được qui về linh đạo, để từ đó công nhận rằng con người không chỉ là bản thể vật chất nhưng còn có thần linh, tức linh hồn bất diệt. Đó là điều chứng thực phẩm cách của nhân vị được dựng nên theo theo hình ảnh giống Thiên Chúa. Và, đó còn là lời chúc mừng có Chúa ở trong hồn của người kia.
Khi ta sử dụng lời chúc như thế trong thánh lễ, là ta nhận rằng ta đang hiệp thông làm một với Hội thánh vào thời tiên khởi. Ta rời nơi chốn và thời gian mình đang sống để đi vào chốn không có thời gian là Phụng vụ thánh, ở đó ta hoà mình cùng thần thánh với thiên thần trên thiên cung mà phụng thờ Chúa.
Mặc dù cụm từ “Và ở cùng thần khí ngài” có thể hướng về bất cứ ai, như đã thấy trong các thư do thánh Phaolô viết và trong lời đáp của Đức Kitô với Ađam, vào thời tiên khởi, các thánh tổ phụ trong Giáo hội cũng áp dũng chuyện đó với ơn lành của Chúa Thánh Thần vẫn hiện diện nơi thừa tác viên bằng cách giơ tay đặt lên trên người ấy.
Chính vì thế, thánh Chrisostom ở thế kỷ thứ tư có nói trong một bài giảng của ngài rằng: “Giả như Chúa Thánh Thần không ở với các Giám mục khi các ngài rời cung thánh xuống, thì anh chị em cũng chẳng thể nào cùng nhau đáp lại bằng lời chúc tụng: Và ở cùng thần khí ngài” . Đây chính là lý do khiến anh chị em đáp lại bằng thành ngữ này không phải chỉ khi ngài rời cung thánh xuống mà thôi, cũng không phải chỉ khi ngài giảng cho anh chị em nghe, cũng chẳng vào lúc ngài cầu nguyện cho anh chị em, nhưng là khi ngài đứng trên bàn thờ mà dâng của lễ thánh hiến này. Anh chị em không san sẻ việc dâng tiến lễ cho đến khi ngài đọc lời nguyện để cho anh chị em nhận được ơn thánh từ Đức Chúa, và khi ấy anh chị em sẽ đáp lại bằng câu: Và ở cùng thần khí ngài”, là để nhắc anh chị em nhớ rằng qua lời đáp như thế ngài không có mặt ở đó chẳng làm điều gì theo uy lực của chính ngài; cũng chẳng để dâng lễ vật là hoa quả công việc làm của người phàm, mà là ơn thánh hoá của Chúa Thánh Thần đang hiện diện nơi đó và đang lơ lững trên mọi sự vật được chuẩn bị cho công việc thánh tiến đầy mầu nhiệm ấy.” (Bài Giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống).
Chính vì lý do này mà từ thế kỷ đầu thời tiên khởi, chỉ các thừa tác viên có chức thánh -như giám mục, linh mục và phó tế- mới được có lời chúc gửi đến giáo dân bằng lời cầu chúc nói rất rõ: “Chúa ở cùng anh chị em”.
Để đáp lại lời cầu và chúc của thừa tác viên, chúc mừng thần dân là Đức Chúa sẽ ở với họ, thì khi ấy tất cả sẽ đáp lại bằng lời chúc tụng cũng như thế. Đáp lại, là cách thức ngay lúc ấy mình tuyên xưng niềm tin theo cung cách ân huệ đặc biệt do Chúa Thánh Thần ban cho mình nhận được vào nghi lễ truyền chức cho thừa tác viên thành người của Chúa.
Thành thử, điều mà tôi nói ở đây là chuỗi dài lịch sử gồm tóm đầy đủ ý nghĩa chỉ trong lời chúc mừng giản đơn như câu: “Và ở cùng thần khí ngài.” (x. John Flader, Question time, The Catholic Weekly 10/7/2011, tr. 10)
Bên tiếng Việt, ta không có và không cần có thay đổi nào để hợp với lệnh của Thánh bộ Phụng Vụ Toà thánh La Mã, như bên tiếng Anh. Nhưng nếu có, chắc bà con mình cũng lúng túng không ít khi phải thưa “Và ở cùng Cha/Thầy” hoặc “Và ở cùng thần khí Thầy/Cha, Đức Cha”, vv… Thế mới biết, ngôn ngữ con người càng dồi dào càng rắc rối. Lắm chuyện. Khiến cả người nói lẫn người thưa đều thấy ngại. Ngại hơn nữa, nếu một mai Hội thánh cho phép nữ giới được làm phó tế, linh mục như bên Anh Giáo, thì lúc ấy không biết thưa thớt với cô Sáu, chị Sáu hay bà Sáu/Linh mục như thế nào đây.
Thưa gì thì thưa, tưởng cũng nên thưa và hát như ca từ ở bài hát trích bên trfên mà rằng:
“Anh đi về thương nhớ bóng dáng người ở lại,
Paris em yêu ơi.
Anh nhớ em thật nhiều,
Anh nhớ em thật nhiều,
Người yêu ơi!”
(Đức huy – bđd)
Đấy, với một thị thành vật chất rất sự vật thôi mà nghệ sĩ đã dám gọi những nào “Anh anh/em em” cứ là ngọt sớt. Nói gì đến các ngài cụ sáu hay thầy cả, cả đến đấng bậc chủ quản một giáo phận mà hát câu này, chắc cũng lúng túng không ít?
Theo thói thường, mỗi khi phiếm chuyện gì hơi nghiêm túc, cứng đọng, là bần đạo hay đề nghị bạn bè nghe đôi ba truyện kể nhè nhẹ để mà nhớ. Nhớ rằng, cũng có lần người người từng kể cho nhau nghe những chuyện rất ư là tình cảm, dù tầm phào. Không ướt át. Chỉ để vui. Và quên sự đời, nhiều rắc rối. Vậy thì, mời bạn mời tôi, ta nghe thêm một câu truyện chỉ để kể, như sau:
“Truyện rằng:
Chiều hôm ấy, người nữ phụ cao niên ngổi nhâm nhi ly rượu trắng trong mùi nho chín, cạnh ông chồng cũng cao niên không kém nhưng hiền từ lại ít nói. Hai cụ ngồi hồi lâu bên khung trời mở ngỏ, có làn gió hiu hiu tươi mát ru hồn người vào cõi tiên, chẳng nói nên lời. Bỗng, cụ bà nổi hứng hôn vào ly rượu nhiều nụ hôn nồng, rồi thì thào nói:
-Tôi yêu Bạn mình biết chừng nào. Cứ ở mãi bên nhau nhé bạn mình. Bỏ bạn mình, tôi nào sống nổi…
-Này, thế nghĩa là miệng bà nói ra điều đó, hay rượu nói thế?
-Chính đó là tôi, đang nói với hồn thiêng sông núi, là rượu mùi, thân thương của tôi mà!
Rượu, mà cũng thân thương, đòi ở cùng và ở với mãi làm sao hiểu nổi! Huống hồ là tình tự của người được Chúa thương yêu, nay thấy mến chuộng nên luôn miệng chúc mừng có Chúa ở cùng.
Ở cùng hay ở với, vẫn là tâm tình mà người người sống ở Nước Trời cần biểu tỏ, hơn bao giờ. Tâm tình ấy. Biểu tỏ này, muốn diễn tả hoặc dịch cho thoát hay dịch cho sát, vẫn là vấn đề của tôi, của bạn. Của Hội thánh, ở khắp nơi. Muôn đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn chỉ muốn diễn tả
Bằng tâm tình từ tâm can
chứ không bằng lời dịch thuật.
Suy niệm Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm A 9.10.2011
“Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng?”
“với những mâm cau phủ lụa điều?”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mt 22: 1-14
Xe cưới ngời hoa trắng, nào thấy ai bước vào. Mâm cau phủ lụa điều, người dự nào thấy vui. Không vào dự, là nỗi niềm của dân con ngưòi Do thái đuợc kể ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật, nay thánh sử kể một loạt 4 dụ ngôn: có truyện của hai người con hành xử rất khác biệt. Có, tá điền quái ác giết cả Chủ Vườn. Nay, đến tiệc cưới được mời cũng không người đến dự. Dụ ngôn nào, cũng biểu tỏ một bài học bóng bảy về luân lý. Và, dụ ngôn cũng biểu lộ phong thái phóng khoáng của Chủ Tiệc. Bởi thế nên, ta đừng hiểu ý/lời ở truyện kể theo nghĩa rất đen. Nhất là khi Vua quan sai quân hầu quở trách đám thực khách, xong rồi còn tống họ vào chốn tối tăm khóc lóc vì “áo xống” không đúng qui cách.
Hãy nên xét kỹ dụng ý mà người kể muốn con dân hiểu rõ khi đọc truyện. Truyện dụ ngôn, còn trưng “lời mời” Chủ tiệc cho gửi đi rất sớm để người được mời kịp mà nhận lời đến dự theo đúng ‘nguyên tắc’ mà người Do thái vẫn có. Nguyên tắc đây, là thói quen lịch thiệp mà Chủ tiệc muốn khích lệ mọi người hãy nhanh chóng nhận lời mời. Nhận lời, mà xử thế hệt như thể người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa như đã hẹn.
Nhận lời mời ở đây, là hành động cần thực hiện nhất thứ là khi Chủ tiệc lại là Vua quan quyền thế chốn gian trần muốn dân con mình vui hưởng an lạc. Nhận lời mời, không chỉ cổ võ người được mời tìm chốn an vui mừng lễ. Nhưng, còn để diễn bày lệnh truyền từ Chủ tiệc. Bởi thế nên, dân con nào từ chối lời mời của vua quan Chủ yến tiệc chắc chắn là hành động có ý bạo phản. Như thế, hậu quả sẽ nghiêm trọng.
Cũng may là ở dụ ngôn, người được mời chỉ là phó thường dân hiền hoà vẫn cư xử theo qui cách của xã hội thời bấy giờ. Họ, là đám dân dã luôn thực hiện công tác xã hội theo qui cách chân phương, hiền lành. Tuy nhiên, ở trình thuật, người khuớc từ lời mời đến dự tiệc không giải thích lý do tại sao mình từ chối. Lại cũng chẳng đưa ra lời cáo lỗi nào, như khuôn phép mà người lịch sự vẫn hay làm.
Làm như thế, là bởi vì: họ vốn là những người suốt ngày “bận rộn” với đủ thứ công việc, không thể dự đến dự tiệc như lòng mong muốn. Có thể là, họ bận vui chơi. Bận trông nom con cái. Bận dọn dẹp nhà cửa. Nấu nướng; hoặc trả biên lai tiền điện/nước, cắt cỏ, bởi thế nên không coi chuyện dự tiệc là việc ưu tiên “cần làm ngay”. Thời buổi này, người người thường lấy lý do sinh kế, hoặc chăm sóc gia đình để thoái thác mọi lời mời. Cũng may, trình thuật không coi việc nhận lời ở đây chuyện “cần làm” ngay tức thì.
Tuy nhiên, Vua quan lại coi việc khước từ lời mời dự tiệc là hành xử khiếm lễ, nên đã sai quân hầu đi khắp chốn mời cho hết mọi người tốt/xấu, để thay thế. Giới thẩm quyền người Do thái xưa không cho phép những ai có vấn đề tâm thần hoặc tật bệnh đến hội đường. Cả những kẻ lôi thôi quần áo không chỉnh, cũng như đám người hôi hám, bẩn dơ được phép xuất hiện chốn liên hoan, tế tự. Bởi vào thời đó, làm gì ra có chương trình thanh lọc, rà soát, dõi theo như bây giờ!
Đọc đến đây, hẳn có người sẽ đưa ra thắc mắc về ý của người viết trình thuật là gì?
Quả là, trình thuật muốn đem đến cho người đọc một số các điểm chính mà tác giả muốn nói đến. Đó, là lược sử quá trình ơn cứu độ gửi đến với dân con mọi người. Vua quan là chính Chúa. Người được mời là dân Do thái. Sứ giả là các ngôn sứ. Người Con là Đức Giêsu. “Thành bị phá huỷ” là Đền thờ Giêrusalem bị sụp đổ -hồi năm 70 khi thánh Mát-thêu viết trình thuật này. Mọi chi tiết trong trình thuật là vấn đề tranh cãi khá nghiêm trọng trong cộng đoàn Mát-thêu vào thời đó. Lúc mọi người đều thấy bối rối không biết rằng kế hoạch cứu độ của Chúa thực sự diễn tiến như thế nào.
Đoạn cuối trình thuật tiếp tục câu truyện dụ ngôn về “áo xống” mặc ở tiệc cưới. Có vị đến dự lại chẳng ăn vận cho phải phép. Dụ ngôn không nói những người đến dự có được ban phát “áo xống” này hay không. Chủ Tiệc có cung cấp cho họ không. Chắc chắn là không! Thiên Chúa là Chủ tiệc có khi nào lại ấn định luật lệ về “áo xống” như thế?
Về với thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côlôsê trong đó có đoạn ghi: “Theo tư cách là thánh được Thiên Chúa chọn và yêu mến, anh em hãy mặc lấy lòng lân mẫn, chạnh thương, đức nhân hậu, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng...” (Cô 3: 12). Mỗi lần nói đến tín hữu đã được thanh tẩy, thánh Phaolô vẫn cứ bảo: Hãy mặc lấy Đức Kitô, như thứ áo xống cần thiết. Xem như thế, đây chính là thứ “áo xống” cần mặc ở tiệc cưới.
“Áo xống”, là thái độ sống trong đời. Là, cung cách người tín hữu Đức Kitô cần có để sống đích thực là con cái Chúa. Cũng có thể, đây là ý chính mà lược sử ơn cứu độ muốn nói đến. Ơn cứu độ, là ơn sản sinh ra con người sống như thế. Dù, họ đến từ đâu. Dù, họ có thuộc về Hội thánh nào, hoặc nhóm hội/đoàn thể nào, cũng thế.
Cuối trình thuật, thánh Mátthêu còn đưa ra cho người đọc một chân lý hiển nhiên được thánh nhân nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít.” (22: 14) Ở bản 70 Hy Lạp, đây là câu thơ hạp vận: nhiều người được gọi (kletoi), nhưng được chọn lại ít (ekletoi). Danh từ thần học của ta có cụm từ “chiết trung”. Người có tính “chiết trung” là người không phù hợp với mẫu mực đời sống ở quanh mình. Là, người mặc lấy cho mình thái độ sống từ nhiều nơi khác.
Thánh Phaolô nói với những người hồi hướng trở về với cộng đoàn Hội thánh rằng họ là những người thực sự được chọn, nên phải sống đúng thực với quà tặng “nhưng-không” đặc biệt ấy. Thánh Mátthêu viết theo cung cách khác. Thánh nhân yêu cầu người đọc thực hiện lối sống đảm bảo họ là dân được chọn và được tặng ban đường lối sống khác biệt. Thánh nhân khích lệ người đọc tỏ ra mình khác biệt, vì được gọi theo cung cách mình là người của Chúa. Thánh nhân không tìm cách khiến họ lo sợ qua con số thống kê hoặc tỷ lệ những người được cứu. Thánh nhân hoàn toàn lạc quan về chuyện này.
Vấn đề là nay ta tự hỏi: ta làm gì được với dụ ngôn và chân lý ấy. Lệnh truyền: “Hãy đi ra các ngã đường…" (Mt 22: 9) làm người đọc nhớ đến câu nói của thánh Phaolô, khi thánh nhân rời Tiểu Á qua ngõ nhỏ để đi Châu Âu. Thị trấn đầu tiên thánh nhân đặt chân tới, là thị trấn Philiphê. Philiphê, một “ngã đường” trên chính lộ được mọi người biết. Thánh Phaolô cũng được gửi đi tới đó. Thoạt khi vừa đặt chân lên nơi đó, thánh Phaolô biết ngay là dân chúng nay chán ngấy cuộc sống dưới trướng của đế quốc La Mã. Và, họ cũng muốn về với Giavê Chúa của người Do thái, nhưng lại không muốn dấn bước trở thành người như họ. Thành thử, ta gọi họ là những người ‘rất chung chung’ luôn kiếm tìm. Những người rất “chiết trung”, được ghi nhận. Và, thánh Phaolô kêu mời họ để đưa về với tiệc Lời Chúa cũng là tiệc Thánh Thể.
Vấn đề là: ngày nay đâu là giao lộ để ta đi? Ai là người rất “chiết trung” của ta?
Thiết tưởng, họ vẫn là người luôn ưa chuộng lòng hào hiệp/chính trực hơn tôn giáo lớp lang, qui củ. Họ nhận ra rằng: sự xấu tự nó cũng bén rễ sâu như lòng hào hiệp. Và, họ cũng là người thấy được rằng chính lòng hào hiệp sẽ phá đổ được sự xấu để tiến tới. Họ, còn là người nhận thức biết rằng hư vô, lố bịch và cả đến cái chết cũng không là yếu tố nói lên được lời cuối cùng cho bất cứ một ai. Là người nhận ra hương vị của hạnh phúc, nhưng họ lại đánh mất hạnh phúc làm nơi nương náu.
Những người như họ cũng biết chiêm ngưỡng/thán phục sự tốt đẹp lành thánh mà vui hưởng. Họ vẫn mong chờ mọi sự tốt đẹp đến với mình và khao khát đạt điều tốt đẹp như thế. Là, người kiếm tìm đất sống tốt đẹp mà không có sự khuynh loát, chiếm đoạt. Nơi, mà mọi người có tự do trở thành người tốt lành, biết yêu thương, giùm giúp hết mọi người.
Tuyệt diệu thay, khi ta và mọi người đều nhân danh Chúa mà ra giao lộ để kiếm tìm mọi người và mọi sự tốt lành. Kiếm và tìm, để rồi sẽ đưa những người chiết trung mà mình vừa gặp mặt, được về với cộng đoàn tình thương, rất tốt lành, chuyên chăm lo, giùm giúp. Nếu được thế, cộng đoàn dân Chúa sẽ là Tiệc Cưới tuyệt diệu. Tiệc Thánh Thể đích thực, đúng ý của Chủ Tiệc vẫn mong đợi mọi người dự.
Trong tâm tình đó, cũng đề nghị mọi người ngâm tiếp vần thơ còn để ngỏ. Ngâm rằng:
“Chiều nay…thương nhớ nhất chiều nay,
Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy.
Tôi uống cả em và uống cả
một trời quan tái, uống cho say.”
(Nguyễn Bính – Một Trời Quan Tái)
Trời Quan Tái, là cõi trời mở ngỏ với mọi người. Trời Quan Tái, nay là cộng đoàn Nước Trời ở nơi đó ta vẫn sống mà uống cho say tình thương yêu tuyệt diệu, tốt lành. Rất Thánh Thể.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch.
“Gọi thầm tên em,”
Khi nắng chiều nhạt ngoài sân
(Đức Huy – Để Quên Con Tim)
(Mt 28: 19-20a/Ga 6: 18))
Đã gọi thầm, thì có là tên em hay tên của ai đi chăng nữa, “khi nắng chiều nhạt ngoài sân”, sao còn bảo: “anh đã để quên con tim”. Thật rõ chán! Ấy chết, nói “chán” đây là chán cái cung cách những gọi và nói của người nghệ sĩ đã một thời chuyên viết nhạc trẻ. Và làm thơ. Chứ chẳng phải chán đời hay chán người hay chán cả người tu đâu, hỡi bà con. Nghệ sĩ đời, có gọi tên em hay tên ai đi nữa, cũng chỉ muốn nói rằng mình vừa “để quên (mất) con tim”, thôi. Với nhà Đạo, thì tên em/tên anh có bị réo gọi to cách mấy đi nữa, cũng hãy xem người gọi mình là ai? Gọi ai? Gọi mà làm gì?
Về chữ “gọi”, kể ra cũng khá ư lẩm cẩm.. Ấy quên. Lỉnh kỉnh, mới đúng chứ không lẩm cẩm đâu. Bởi, nếu người gọi lại là Đấng Thánh-Hiền-ở-Bên-Trên, thì lời gọi ấy cũng chẳng là “lời gọi chân mây”, của ai đó chốn thơ và nhạc, mà đích thị là lời gọi, rất “ơn gọi”, của mọi thời. Trên đời.
Nói dông nói dài, chỉ để nói lại rằng: lâu nay bà con thuộc diện giáo dân hạng thứ như bần đạo, cứ là hay hiểu nhầm (í quên) hiểu lầm ba chữ “ơn kêu gọi”, lắm lắm. “Ơn Kêu Gọi” là ơn gì vậy? Gọi thầm tên Em, sao lại cứ bảo đó là “ơn”? Mà không là “huệ”? Thôi thì, “ơn” hay “huệ” cũng là huệ ân/ân huệ của Bề Trên, rất nên nghe. Nên hiện thực.
Nói tắt một lời, là cốt nói rằng: muốn gọi đó là “ơn” hay “huệ”, những lời gọi từ trên cao hay nhà Đạo, vẫn là lời “thì thầm” như ca từ của bài hát, rất ở trên, rằng:
“Gọi thầm tên em,
khi nắng chiều nhạt ngoài sân,
Trở về Cali,
anh nghe nhớ nhung giăng sầu
Từ ngày xa em,
anh bỗng trở thành lặng câm,
Ngày rời Paris,
anh hứa sẽ quay trở lại.”
(Đức Huy – bđd)
Rời Paris, thì bần đạo đây cũng đã rời tới hai lần. Nhưng, đâu có hẹn và cũng chẳng hứa điều gì, đâu. Chí ít, là những hứa và hẹn với người “Em” không nhỏ, ở quê người. Thật ra, thì một khi đã đặt chân đến Paris rồi, mà lại hứa hẹn điều gì, thì đánh chết người ấy cũng sẽ quay trở lại, thôi. Bởi, Paris đẹp thật! Đẹp, đến độ không quay về cũng chẳng xong. Thế nhưng, những hứa và hẹn với nhà Đạo, cũng đẹp chẳng thua gì Paris, mà sao nhiều người vẫn đâu quay về chốn cũ, rất đời tu! Đó là vấn đề. Rất nên phiếm ở đây. Hôm nay.
Nếy vậy thì, mời bạn và mời tôi, ta mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề, để phiếm. Chữ “gọi/mời”.
Ấy chết. (Lại chết chóc gì nữa đây?) Ấy, chỉ cái tội là: trước khi đi vào vấn đề, theo thói quen, bần đạo vẫn mời bạn mời tôi, ta ngâm nga hát đôi vần thi ca, tức: vừa thi vừa ca, giòng nhạc nhẹ:
“Anh đi về anh nhớ
bóng dáng ở lại.
Paris em yêu ơi.
Anh nhớ Em thật nhiều.
Anh nhớ Em thật nhiều,
người yêu ơi.”
(Đức Huy – bđd)
Bần đạo đây, chẳng có tài ăn nói hoặc hát ca gì ráo trọi. Dù khi xưa cũng có hát ở nhà thờ nhà thánh, nhưng rất dở. Cứ cái tật là chỉ hát nhại hoặc hát nhái, rồi đề nghị đổi lời, cho khang khác,thế thôi. Và hôm nay, nếu bần đạo đề nghị đổi chữ Paris và/hoặc “Em” thành Hội thánh, thì người người sẽ thấy nhà Đạo mình, nghe thầm gọi cũng rất nhiều, nhưng nào có nhớ người “Em”/Hội thánh, những là Paris, Luân Đôn, Niu Yọc, là “người yêu” đâu đấy nhỉ? Bởi nếu không, chắc sẽ khác!
Thật ra, có khác chăng, cũng đề nghị bạn và tôi, ta hát nốt câu thơ người nghệ sĩ viết như sau:
“Buổi chiều sông Seine,
có gió lạnh về lập đông.
Buổi chiều Cali,
cô đơn từng cơn rã rời.
Từ ngày xa Em,
thao thức trằn trọc từng đêm.
Ngày rời Paris,
Anh đã để quên con tim.”
(Đức Huy – bđd)
Với người đời, “Ngày rời Paris” còn có nghĩa, là: “từ ngày xa Em, (anh) thao thức trằn trọc từng đêm”. Với nhà Đạo, lời mời gọi như thế, cũng ý nói: cả anh và “Em” sẽ mãi mãi “để quên con tim”, đầy nhung nhớ. Tiếc nuối. Ân hận. Bằng chứng ư? Đây, mời bạn mời tôi, ta thử nghe lập luận, Ngài vẫn bảo:
“Vậy anh em hãy đi
và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,
làm phép rửa cho họ…
(Mt 28: 19)
Thời đại này, những ơn và huệ ở ca từ “thầm gọi tên Em”, không chỉ là lời xưa cũ, của thánh sử, những là: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít” (Mt 9: 37). Thì hôm nay, “gọi thầm” ấy, lại là lời: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…”(Mt 28: 19) Làm môn đệ, đây đâu chỉ là linh mục/tu sĩ, thôi. Nhưng còn “để con tim” ở lại với Paris. Luân Đôn. Với, Hội thánh khắp năm châu, bốn bể, tức toàn thể nhà Đạo. Của Chúa tể tình thương yêu. Vỗ về. Chiều chuộng.
Nhà Đạo hôm nay, có những lời “thầm gọi tên Em” vào giở Lễ, nay cũng đổi. Thay và đổi, để thích hợp với văn bản tiếng Latinh xưa cổ, của sách lễ. Bởi thế nên, “thầm gọi tên Em” lại được đấng bậc và giáo dân hỏi/đáp rất kỹ như sau:
“Hôm nay con muốn đề cập đến một trong các khía cạnh của bản dịch mới trong thánh lễ, mà con thấy “hơi lạ” ở câu đáp lại lời vị linh mục chủ tế chúc: Chúa ở cùng anh chị em”, nay được giáo dân đáp lại là: “Và ở cùng Thần khí cha/thày”. Sao ta lại sử dụng cụm từ nghe không mấy quen tại bằng câu “và ở cùng cha/thày”, như trước đây.”
Quả tình, đấng bậc vị vọng thuộc giống giòng Opus Dei rất “Công trình của Đức Chúa”, nay lại méo mó nghề nghiệp quan chức chủ trì rất chễm chệ ở trên cao, bằng những phán đoán “rất bênh nhau”, như sau:
“Thành ngữ này, thật ra có cả quá trình lịch sử rất dài dòng, được nhắc đi nhắc lại những 5 lần khác nhau trong thánh lễ. Ở đầu lễ, trước khi đọc Phúc Âm, trước kinh Tiền Tụng, lúc dâng chúc Bình an cho nhau và trước khi ra về.
Các cụ cha bác thuộc lớp tuổi cao niên hẳn còn nhớ thời xưa khi thánh lễ đọc bằng tiếng La tinh, vị chủ tế có lời chúc bổn đạo rằng: “Dominus vobiscum” (tức là: Chúa ở cùng anh chị em), thì mọi người đều trả lời là “et cum spiritu tuo” (tức: và ở cùng thần khí Cha). Rồi sau Công Đồng Vatican II, khi thánh lễ tiếng La tinh được dịch ra ngôn ngữ của mỗi dân tộc bản xứ, thì hầu hết đều theo đúng nghĩa bên tiếng La tinh, ngoại trừ một vài văn bản tiếng như tiếng Anh và/hoặc tiếng Việt, còn thì mọi thứ tiếng đều cùng ý hướng đó. Nay thì các ngôn ngữ trên thế giới rồi cũng sẽ theo sát nghĩa từ bản gốc tiếng La tinh, thôi.
Thế nhưng, hỏi rằng sao lại có thành ngữ không mấy thông dụng như thế? Thì câu trả lời hay nhất ta nên về với các bản văn thời Cựu Ước như ở sách Ruth, Boa nói với thợ gặt bằng lời chúc: Đức Chúa ở cùng bà con anh em”. Nghe vậy, họ liền thưa: “Đức Chúa chúc lành cho chị.” Đây là lời chúc mang tính cách thiêng liêng, lời chúc mừng là Chúa sẽ ở với người khác.
Tại thủ phủ Bavaria, nước Đức, dân chúng có thói quen chào hỏi chúc mừng nhau ngay ngoài đường bằng cụm từ “Grũss Gott”, nếu dịch từng chữ sẽ là “Chúc tụng Chúa”, hoặc “Chúa mừng chúc anh/chị”. Lời cầu chúc ấy mang tính cách linh đạo hơn chỉ mỗi tiếng “Hello” hoặc “G’day” bên tiếng Anh.
Còn thành ngữ “Và ở cùng thần khí ngài” còn gặp thấy ở một số thư do thánh Phaolô viết, chẳng hạn như: “Chúa ở cùng thần khí anh em” (2Tm 4: 22) và ở thư khác thánh nhân viết cho giáo đoàn Galata, thánh nhân cũng lại kết thúc bằng lời chúc: “Hỡi anh chị em, ân sủng của Chúa chúng ta, Đức Yêsu Kitô, ở cùng thần khí anh chị em.” (Ga 6: 18)
Rõ ràng là, các giáo dân thời tiên khởi cũng đã sử dụng thành ngữ này. Chẳng hạn như, ở bài đọc 2 lễ Vọng Phục Sinh, Phụng Vụ Giờ thánh cũng được trích từ bài giảng mô tả Đức Kitô đến với các tổ phụ, trong đó có nói đến cả Ađam, khi Ngài nói: “Đức Chúa ngự đến với tất cả mọi người.” Và Đức Giêsu cũng đáp lại: “Và ở cùng thần khí Ngài.”
Cụm từ “Và ở cùng thần khí Ngài” được qui về linh đạo, để từ đó công nhận rằng con người không chỉ là bản thể vật chất nhưng còn có thần linh, tức linh hồn bất diệt. Đó là điều chứng thực phẩm cách của nhân vị được dựng nên theo theo hình ảnh giống Thiên Chúa. Và, đó còn là lời chúc mừng có Chúa ở trong hồn của người kia.
Khi ta sử dụng lời chúc như thế trong thánh lễ, là ta nhận rằng ta đang hiệp thông làm một với Hội thánh vào thời tiên khởi. Ta rời nơi chốn và thời gian mình đang sống để đi vào chốn không có thời gian là Phụng vụ thánh, ở đó ta hoà mình cùng thần thánh với thiên thần trên thiên cung mà phụng thờ Chúa.
Mặc dù cụm từ “Và ở cùng thần khí ngài” có thể hướng về bất cứ ai, như đã thấy trong các thư do thánh Phaolô viết và trong lời đáp của Đức Kitô với Ađam, vào thời tiên khởi, các thánh tổ phụ trong Giáo hội cũng áp dũng chuyện đó với ơn lành của Chúa Thánh Thần vẫn hiện diện nơi thừa tác viên bằng cách giơ tay đặt lên trên người ấy.
Chính vì thế, thánh Chrisostom ở thế kỷ thứ tư có nói trong một bài giảng của ngài rằng: “Giả như Chúa Thánh Thần không ở với các Giám mục khi các ngài rời cung thánh xuống, thì anh chị em cũng chẳng thể nào cùng nhau đáp lại bằng lời chúc tụng: Và ở cùng thần khí ngài” . Đây chính là lý do khiến anh chị em đáp lại bằng thành ngữ này không phải chỉ khi ngài rời cung thánh xuống mà thôi, cũng không phải chỉ khi ngài giảng cho anh chị em nghe, cũng chẳng vào lúc ngài cầu nguyện cho anh chị em, nhưng là khi ngài đứng trên bàn thờ mà dâng của lễ thánh hiến này. Anh chị em không san sẻ việc dâng tiến lễ cho đến khi ngài đọc lời nguyện để cho anh chị em nhận được ơn thánh từ Đức Chúa, và khi ấy anh chị em sẽ đáp lại bằng câu: Và ở cùng thần khí ngài”, là để nhắc anh chị em nhớ rằng qua lời đáp như thế ngài không có mặt ở đó chẳng làm điều gì theo uy lực của chính ngài; cũng chẳng để dâng lễ vật là hoa quả công việc làm của người phàm, mà là ơn thánh hoá của Chúa Thánh Thần đang hiện diện nơi đó và đang lơ lững trên mọi sự vật được chuẩn bị cho công việc thánh tiến đầy mầu nhiệm ấy.” (Bài Giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống).
Chính vì lý do này mà từ thế kỷ đầu thời tiên khởi, chỉ các thừa tác viên có chức thánh -như giám mục, linh mục và phó tế- mới được có lời chúc gửi đến giáo dân bằng lời cầu chúc nói rất rõ: “Chúa ở cùng anh chị em”.
Để đáp lại lời cầu và chúc của thừa tác viên, chúc mừng thần dân là Đức Chúa sẽ ở với họ, thì khi ấy tất cả sẽ đáp lại bằng lời chúc tụng cũng như thế. Đáp lại, là cách thức ngay lúc ấy mình tuyên xưng niềm tin theo cung cách ân huệ đặc biệt do Chúa Thánh Thần ban cho mình nhận được vào nghi lễ truyền chức cho thừa tác viên thành người của Chúa.
Thành thử, điều mà tôi nói ở đây là chuỗi dài lịch sử gồm tóm đầy đủ ý nghĩa chỉ trong lời chúc mừng giản đơn như câu: “Và ở cùng thần khí ngài.” (x. John Flader, Question time, The Catholic Weekly 10/7/2011, tr. 10)
Bên tiếng Việt, ta không có và không cần có thay đổi nào để hợp với lệnh của Thánh bộ Phụng Vụ Toà thánh La Mã, như bên tiếng Anh. Nhưng nếu có, chắc bà con mình cũng lúng túng không ít khi phải thưa “Và ở cùng Cha/Thầy” hoặc “Và ở cùng thần khí Thầy/Cha, Đức Cha”, vv… Thế mới biết, ngôn ngữ con người càng dồi dào càng rắc rối. Lắm chuyện. Khiến cả người nói lẫn người thưa đều thấy ngại. Ngại hơn nữa, nếu một mai Hội thánh cho phép nữ giới được làm phó tế, linh mục như bên Anh Giáo, thì lúc ấy không biết thưa thớt với cô Sáu, chị Sáu hay bà Sáu/Linh mục như thế nào đây.
Thưa gì thì thưa, tưởng cũng nên thưa và hát như ca từ ở bài hát trích bên trfên mà rằng:
“Anh đi về thương nhớ bóng dáng người ở lại,
Paris em yêu ơi.
Anh nhớ em thật nhiều,
Anh nhớ em thật nhiều,
Người yêu ơi!”
(Đức huy – bđd)
Đấy, với một thị thành vật chất rất sự vật thôi mà nghệ sĩ đã dám gọi những nào “Anh anh/em em” cứ là ngọt sớt. Nói gì đến các ngài cụ sáu hay thầy cả, cả đến đấng bậc chủ quản một giáo phận mà hát câu này, chắc cũng lúng túng không ít?
Theo thói thường, mỗi khi phiếm chuyện gì hơi nghiêm túc, cứng đọng, là bần đạo hay đề nghị bạn bè nghe đôi ba truyện kể nhè nhẹ để mà nhớ. Nhớ rằng, cũng có lần người người từng kể cho nhau nghe những chuyện rất ư là tình cảm, dù tầm phào. Không ướt át. Chỉ để vui. Và quên sự đời, nhiều rắc rối. Vậy thì, mời bạn mời tôi, ta nghe thêm một câu truyện chỉ để kể, như sau:
“Truyện rằng:
Chiều hôm ấy, người nữ phụ cao niên ngổi nhâm nhi ly rượu trắng trong mùi nho chín, cạnh ông chồng cũng cao niên không kém nhưng hiền từ lại ít nói. Hai cụ ngồi hồi lâu bên khung trời mở ngỏ, có làn gió hiu hiu tươi mát ru hồn người vào cõi tiên, chẳng nói nên lời. Bỗng, cụ bà nổi hứng hôn vào ly rượu nhiều nụ hôn nồng, rồi thì thào nói:
-Tôi yêu Bạn mình biết chừng nào. Cứ ở mãi bên nhau nhé bạn mình. Bỏ bạn mình, tôi nào sống nổi…
-Này, thế nghĩa là miệng bà nói ra điều đó, hay rượu nói thế?
-Chính đó là tôi, đang nói với hồn thiêng sông núi, là rượu mùi, thân thương của tôi mà!
Rượu, mà cũng thân thương, đòi ở cùng và ở với mãi làm sao hiểu nổi! Huống hồ là tình tự của người được Chúa thương yêu, nay thấy mến chuộng nên luôn miệng chúc mừng có Chúa ở cùng.
Ở cùng hay ở với, vẫn là tâm tình mà người người sống ở Nước Trời cần biểu tỏ, hơn bao giờ. Tâm tình ấy. Biểu tỏ này, muốn diễn tả hoặc dịch cho thoát hay dịch cho sát, vẫn là vấn đề của tôi, của bạn. Của Hội thánh, ở khắp nơi. Muôn đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn chỉ muốn diễn tả
Bằng tâm tình từ tâm can
chứ không bằng lời dịch thuật.
Suy niệm Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm A 9.10.2011
“Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng?”
“với những mâm cau phủ lụa điều?”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mt 22: 1-14
Xe cưới ngời hoa trắng, nào thấy ai bước vào. Mâm cau phủ lụa điều, người dự nào thấy vui. Không vào dự, là nỗi niềm của dân con ngưòi Do thái đuợc kể ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật, nay thánh sử kể một loạt 4 dụ ngôn: có truyện của hai người con hành xử rất khác biệt. Có, tá điền quái ác giết cả Chủ Vườn. Nay, đến tiệc cưới được mời cũng không người đến dự. Dụ ngôn nào, cũng biểu tỏ một bài học bóng bảy về luân lý. Và, dụ ngôn cũng biểu lộ phong thái phóng khoáng của Chủ Tiệc. Bởi thế nên, ta đừng hiểu ý/lời ở truyện kể theo nghĩa rất đen. Nhất là khi Vua quan sai quân hầu quở trách đám thực khách, xong rồi còn tống họ vào chốn tối tăm khóc lóc vì “áo xống” không đúng qui cách.
Hãy nên xét kỹ dụng ý mà người kể muốn con dân hiểu rõ khi đọc truyện. Truyện dụ ngôn, còn trưng “lời mời” Chủ tiệc cho gửi đi rất sớm để người được mời kịp mà nhận lời đến dự theo đúng ‘nguyên tắc’ mà người Do thái vẫn có. Nguyên tắc đây, là thói quen lịch thiệp mà Chủ tiệc muốn khích lệ mọi người hãy nhanh chóng nhận lời mời. Nhận lời, mà xử thế hệt như thể người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa như đã hẹn.
Nhận lời mời ở đây, là hành động cần thực hiện nhất thứ là khi Chủ tiệc lại là Vua quan quyền thế chốn gian trần muốn dân con mình vui hưởng an lạc. Nhận lời mời, không chỉ cổ võ người được mời tìm chốn an vui mừng lễ. Nhưng, còn để diễn bày lệnh truyền từ Chủ tiệc. Bởi thế nên, dân con nào từ chối lời mời của vua quan Chủ yến tiệc chắc chắn là hành động có ý bạo phản. Như thế, hậu quả sẽ nghiêm trọng.
Cũng may là ở dụ ngôn, người được mời chỉ là phó thường dân hiền hoà vẫn cư xử theo qui cách của xã hội thời bấy giờ. Họ, là đám dân dã luôn thực hiện công tác xã hội theo qui cách chân phương, hiền lành. Tuy nhiên, ở trình thuật, người khuớc từ lời mời đến dự tiệc không giải thích lý do tại sao mình từ chối. Lại cũng chẳng đưa ra lời cáo lỗi nào, như khuôn phép mà người lịch sự vẫn hay làm.
Làm như thế, là bởi vì: họ vốn là những người suốt ngày “bận rộn” với đủ thứ công việc, không thể dự đến dự tiệc như lòng mong muốn. Có thể là, họ bận vui chơi. Bận trông nom con cái. Bận dọn dẹp nhà cửa. Nấu nướng; hoặc trả biên lai tiền điện/nước, cắt cỏ, bởi thế nên không coi chuyện dự tiệc là việc ưu tiên “cần làm ngay”. Thời buổi này, người người thường lấy lý do sinh kế, hoặc chăm sóc gia đình để thoái thác mọi lời mời. Cũng may, trình thuật không coi việc nhận lời ở đây chuyện “cần làm” ngay tức thì.
Tuy nhiên, Vua quan lại coi việc khước từ lời mời dự tiệc là hành xử khiếm lễ, nên đã sai quân hầu đi khắp chốn mời cho hết mọi người tốt/xấu, để thay thế. Giới thẩm quyền người Do thái xưa không cho phép những ai có vấn đề tâm thần hoặc tật bệnh đến hội đường. Cả những kẻ lôi thôi quần áo không chỉnh, cũng như đám người hôi hám, bẩn dơ được phép xuất hiện chốn liên hoan, tế tự. Bởi vào thời đó, làm gì ra có chương trình thanh lọc, rà soát, dõi theo như bây giờ!
Đọc đến đây, hẳn có người sẽ đưa ra thắc mắc về ý của người viết trình thuật là gì?
Quả là, trình thuật muốn đem đến cho người đọc một số các điểm chính mà tác giả muốn nói đến. Đó, là lược sử quá trình ơn cứu độ gửi đến với dân con mọi người. Vua quan là chính Chúa. Người được mời là dân Do thái. Sứ giả là các ngôn sứ. Người Con là Đức Giêsu. “Thành bị phá huỷ” là Đền thờ Giêrusalem bị sụp đổ -hồi năm 70 khi thánh Mát-thêu viết trình thuật này. Mọi chi tiết trong trình thuật là vấn đề tranh cãi khá nghiêm trọng trong cộng đoàn Mát-thêu vào thời đó. Lúc mọi người đều thấy bối rối không biết rằng kế hoạch cứu độ của Chúa thực sự diễn tiến như thế nào.
Đoạn cuối trình thuật tiếp tục câu truyện dụ ngôn về “áo xống” mặc ở tiệc cưới. Có vị đến dự lại chẳng ăn vận cho phải phép. Dụ ngôn không nói những người đến dự có được ban phát “áo xống” này hay không. Chủ Tiệc có cung cấp cho họ không. Chắc chắn là không! Thiên Chúa là Chủ tiệc có khi nào lại ấn định luật lệ về “áo xống” như thế?
Về với thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côlôsê trong đó có đoạn ghi: “Theo tư cách là thánh được Thiên Chúa chọn và yêu mến, anh em hãy mặc lấy lòng lân mẫn, chạnh thương, đức nhân hậu, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng...” (Cô 3: 12). Mỗi lần nói đến tín hữu đã được thanh tẩy, thánh Phaolô vẫn cứ bảo: Hãy mặc lấy Đức Kitô, như thứ áo xống cần thiết. Xem như thế, đây chính là thứ “áo xống” cần mặc ở tiệc cưới.
“Áo xống”, là thái độ sống trong đời. Là, cung cách người tín hữu Đức Kitô cần có để sống đích thực là con cái Chúa. Cũng có thể, đây là ý chính mà lược sử ơn cứu độ muốn nói đến. Ơn cứu độ, là ơn sản sinh ra con người sống như thế. Dù, họ đến từ đâu. Dù, họ có thuộc về Hội thánh nào, hoặc nhóm hội/đoàn thể nào, cũng thế.
Cuối trình thuật, thánh Mátthêu còn đưa ra cho người đọc một chân lý hiển nhiên được thánh nhân nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít.” (22: 14) Ở bản 70 Hy Lạp, đây là câu thơ hạp vận: nhiều người được gọi (kletoi), nhưng được chọn lại ít (ekletoi). Danh từ thần học của ta có cụm từ “chiết trung”. Người có tính “chiết trung” là người không phù hợp với mẫu mực đời sống ở quanh mình. Là, người mặc lấy cho mình thái độ sống từ nhiều nơi khác.
Thánh Phaolô nói với những người hồi hướng trở về với cộng đoàn Hội thánh rằng họ là những người thực sự được chọn, nên phải sống đúng thực với quà tặng “nhưng-không” đặc biệt ấy. Thánh Mátthêu viết theo cung cách khác. Thánh nhân yêu cầu người đọc thực hiện lối sống đảm bảo họ là dân được chọn và được tặng ban đường lối sống khác biệt. Thánh nhân khích lệ người đọc tỏ ra mình khác biệt, vì được gọi theo cung cách mình là người của Chúa. Thánh nhân không tìm cách khiến họ lo sợ qua con số thống kê hoặc tỷ lệ những người được cứu. Thánh nhân hoàn toàn lạc quan về chuyện này.
Vấn đề là nay ta tự hỏi: ta làm gì được với dụ ngôn và chân lý ấy. Lệnh truyền: “Hãy đi ra các ngã đường…" (Mt 22: 9) làm người đọc nhớ đến câu nói của thánh Phaolô, khi thánh nhân rời Tiểu Á qua ngõ nhỏ để đi Châu Âu. Thị trấn đầu tiên thánh nhân đặt chân tới, là thị trấn Philiphê. Philiphê, một “ngã đường” trên chính lộ được mọi người biết. Thánh Phaolô cũng được gửi đi tới đó. Thoạt khi vừa đặt chân lên nơi đó, thánh Phaolô biết ngay là dân chúng nay chán ngấy cuộc sống dưới trướng của đế quốc La Mã. Và, họ cũng muốn về với Giavê Chúa của người Do thái, nhưng lại không muốn dấn bước trở thành người như họ. Thành thử, ta gọi họ là những người ‘rất chung chung’ luôn kiếm tìm. Những người rất “chiết trung”, được ghi nhận. Và, thánh Phaolô kêu mời họ để đưa về với tiệc Lời Chúa cũng là tiệc Thánh Thể.
Vấn đề là: ngày nay đâu là giao lộ để ta đi? Ai là người rất “chiết trung” của ta?
Thiết tưởng, họ vẫn là người luôn ưa chuộng lòng hào hiệp/chính trực hơn tôn giáo lớp lang, qui củ. Họ nhận ra rằng: sự xấu tự nó cũng bén rễ sâu như lòng hào hiệp. Và, họ cũng là người thấy được rằng chính lòng hào hiệp sẽ phá đổ được sự xấu để tiến tới. Họ, còn là người nhận thức biết rằng hư vô, lố bịch và cả đến cái chết cũng không là yếu tố nói lên được lời cuối cùng cho bất cứ một ai. Là người nhận ra hương vị của hạnh phúc, nhưng họ lại đánh mất hạnh phúc làm nơi nương náu.
Những người như họ cũng biết chiêm ngưỡng/thán phục sự tốt đẹp lành thánh mà vui hưởng. Họ vẫn mong chờ mọi sự tốt đẹp đến với mình và khao khát đạt điều tốt đẹp như thế. Là, người kiếm tìm đất sống tốt đẹp mà không có sự khuynh loát, chiếm đoạt. Nơi, mà mọi người có tự do trở thành người tốt lành, biết yêu thương, giùm giúp hết mọi người.
Tuyệt diệu thay, khi ta và mọi người đều nhân danh Chúa mà ra giao lộ để kiếm tìm mọi người và mọi sự tốt lành. Kiếm và tìm, để rồi sẽ đưa những người chiết trung mà mình vừa gặp mặt, được về với cộng đoàn tình thương, rất tốt lành, chuyên chăm lo, giùm giúp. Nếu được thế, cộng đoàn dân Chúa sẽ là Tiệc Cưới tuyệt diệu. Tiệc Thánh Thể đích thực, đúng ý của Chủ Tiệc vẫn mong đợi mọi người dự.
Trong tâm tình đó, cũng đề nghị mọi người ngâm tiếp vần thơ còn để ngỏ. Ngâm rằng:
“Chiều nay…thương nhớ nhất chiều nay,
Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy.
Tôi uống cả em và uống cả
một trời quan tái, uống cho say.”
(Nguyễn Bính – Một Trời Quan Tái)
Trời Quan Tái, là cõi trời mở ngỏ với mọi người. Trời Quan Tái, nay là cộng đoàn Nước Trời ở nơi đó ta vẫn sống mà uống cho say tình thương yêu tuyệt diệu, tốt lành. Rất Thánh Thể.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch.
Dự tiệc
Lm Vũđình Tường
05:00 04/10/2011
Chúa Nhật 28 thường niên năm A
Mt 22, 1-14
Hầu như ai trong chúng ta cũng có lần tham dự tiệc. Hoặc là do chính gia đình mình tổ chức hoặc là do người thân quen tổ chức mời tham dự. Tiệc có thịt và rượu là món chính, ngoài ra còn những món phụ khác làm cho bữa tiệc thêm thịnh soạn. Cũng có thể là món phòng trường hợp có thực khách thích rau hơn thịt, cá. Có bữa tiệc không có thịt cũng chẳng cá được gọi một tên đặc biệt là tiệc chay. Dù tiệc mặn hay chay vấn đề tổ chức, thiệp mời cũng đòi hỏi nhiều công sức. Nếu không cẩn thận sẽ quên việc này, sót việc nọ làm cho việc tổ chức thành luộm thuộm, vá víu và hậu quả là niềm vui giảm, lo lắng tăng và bất bình, cãi vã, đổ thừa là điều ắt phải có.
Tiệc mừng thường đi sau tin vui để đón tin vui. Tin vui dù lớn hay nhỏ đều quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Tin vui được coi là một phần trong cuộc sống, là ước vọng làm cho cuộc sống thêm hạnh phúc, ý vị. Tổ chức tiệc to nhỏ lệ thuộc vào niềm vui lớn nhỏ và hoàn cảnh tài chánh gia đình. Tùy theo cách mời mà thực khách đoán biết tầm mức quan trọng khi được mời. Mời qua điện thoại, mời lúc gặp ngoài đầu đường, cuối thôn, gặp nhau mời tới cho thêm vui. Mời có danh thiếp là tiệc mời quan trọng, trịnh trọng nhất. Theo phong cách đó người được mời dự tiệc nếu không là thân nhân thì cũng là người quen của gia đình. Vì thế vui mừng chấp thuận hay từ chối lời mời đều có ý nghĩa, nguyên nhân riêng của nó. Có nhiều lí do khách từ chối tham dự tiệc như cách trở ngàn trùng, giấy phép xuất nhập cảnh, sức khoẻ hay ngay cả hoàn cảnh tài chánh gia đình không cho phép và cũng có khi vì công ăn việc làm.
Dụ ngôn nhà vua tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử (Mat 22,1-14) bị các thực khách từ chối tham dự mang một ý nghĩa đặc biệt. Thứ nhất không phải một người mà nhiều người cùng từ chối. Thứ hai lí do đưa ra rất chung chung, bận công ăn việc làm. Thử hỏi mấy ai không bận công ăn việc làm. Thứ ba thiệp gởi mời trước ngày khai tiệc để khách có giờ chuẩn bị. Thứ tư đây là tiệc cưới hoàng gia, đúng ra phải hãnh diện, vui mừng mới phải. Thực khách lại chối từ không tham dự. Tệ hơn nữa còn xỉ vả, giết chết gia nhân hoàng tộc. Quả là hành động khiêu khích. Giết người vô tội trở thành kẻ có tội. Lí do khách vin vào từ chối là hành động phản kháng nhà vua. Hoàng tử chỉ là nạn nhân của phản kháng và gia nhân bị giết là vật tế thần của khiêu khích. Đối với thứ dân từ chối tham dự tiệc cưới của gia đình là hình thức phản kháng cho biết chưa thân thiết mấy, tình bạn còn lỏng lẻo nên coi nhẹ lời mời, không quan tâm, liệt vào ưu tiên hàng đầu.
Khách dự tiệc cũng cần chuẩn bị chu đáo vừa cho mình vừa khỏi làm mất mặt chủ tiệc. Một người tham dự tiệc cưới mà mà mặc áo công nhân đi dự sẽ lạc lõng. Dù không ai nói gì, mọi người nhìn vào cách ăn mặc lập dị đó cũng đủ cho chủ tiệc buồn. Như thế tham dự tiệc vui đã không chia vui, mang lại niềm vui; trái lại mang đến nỗi buồn, nỗi lo cho chủ tiệc.
Nước trời thường được ví như ngày hội vui, tiệc cưới. Tiệc thiên quốc do Chúa các đạo binh thiết đãi. Là ngày vui mừng hoan hỉ vì không còn tiếng rên xiết, không còn than van. Vui vì sự chết bị tiêu diệt. Ngày người ta không chôn xác người mà chôn chiếc khăn tang, vùi sâu vào lòng đất vì không bao giờ cần đến nó nữa. Nước trời được ví như tiệc cưới. Khách mời nằm trong danh sách chọn lựa. Không phải mời cách trống không, chung chung mà sai gia nhân đi mời. Tới ngày chủ còn sai gia nhân nhóm đi nhắc nhở khách, nhóm nhắc lại lời mời. Khách được mời không đáp nghĩa. Họ cũng không chuẩn bị để dự tiệc và cũng chẳng sẵn sàng. Trái lại còn chê trách, phản kháng lời mời gọi.
Nghĩ người rồi nghĩ đến ta. Tiệc Thánh Thể chính là hình ảnh tiệc cưới nước trời. Mỗi Kitô hữu hãy thành tâm nhìn lại thái độ, hình thức, phong cách chúng ta chuẩn bị tâm hồn, trong ngoài khi tham dự thánh lễ. Tham dự với tâm hồn sốt sắng, thành tâm, yêu mến. Trái lại tham dự có tính cách hời hợt, làm cho có lệ, cho xong tránh tội. Đến trễ về sớm, đứng ngoài sân ngó vào, vừa nói chuyện vừa tham dự thánh lễ. Tất cả những tâm tình thái độ trên cách nào đó bộc lộ nội tâm và tâm tình tham dự tiệc cưới nước trời. Coi thường bí tích Thánh Thể có khác chi nhóm thực khách được nhà vua mời tham dự tiệc cưới, họ đã không đi còn viện lí do bài bác, phê bình, chê trách.
Chúng ta hãy xin ơn biết yêu mến, quí trọng Bí Tích Thánh Thể.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 22, 1-14
Hầu như ai trong chúng ta cũng có lần tham dự tiệc. Hoặc là do chính gia đình mình tổ chức hoặc là do người thân quen tổ chức mời tham dự. Tiệc có thịt và rượu là món chính, ngoài ra còn những món phụ khác làm cho bữa tiệc thêm thịnh soạn. Cũng có thể là món phòng trường hợp có thực khách thích rau hơn thịt, cá. Có bữa tiệc không có thịt cũng chẳng cá được gọi một tên đặc biệt là tiệc chay. Dù tiệc mặn hay chay vấn đề tổ chức, thiệp mời cũng đòi hỏi nhiều công sức. Nếu không cẩn thận sẽ quên việc này, sót việc nọ làm cho việc tổ chức thành luộm thuộm, vá víu và hậu quả là niềm vui giảm, lo lắng tăng và bất bình, cãi vã, đổ thừa là điều ắt phải có.
Tiệc mừng thường đi sau tin vui để đón tin vui. Tin vui dù lớn hay nhỏ đều quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Tin vui được coi là một phần trong cuộc sống, là ước vọng làm cho cuộc sống thêm hạnh phúc, ý vị. Tổ chức tiệc to nhỏ lệ thuộc vào niềm vui lớn nhỏ và hoàn cảnh tài chánh gia đình. Tùy theo cách mời mà thực khách đoán biết tầm mức quan trọng khi được mời. Mời qua điện thoại, mời lúc gặp ngoài đầu đường, cuối thôn, gặp nhau mời tới cho thêm vui. Mời có danh thiếp là tiệc mời quan trọng, trịnh trọng nhất. Theo phong cách đó người được mời dự tiệc nếu không là thân nhân thì cũng là người quen của gia đình. Vì thế vui mừng chấp thuận hay từ chối lời mời đều có ý nghĩa, nguyên nhân riêng của nó. Có nhiều lí do khách từ chối tham dự tiệc như cách trở ngàn trùng, giấy phép xuất nhập cảnh, sức khoẻ hay ngay cả hoàn cảnh tài chánh gia đình không cho phép và cũng có khi vì công ăn việc làm.
Dụ ngôn nhà vua tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử (Mat 22,1-14) bị các thực khách từ chối tham dự mang một ý nghĩa đặc biệt. Thứ nhất không phải một người mà nhiều người cùng từ chối. Thứ hai lí do đưa ra rất chung chung, bận công ăn việc làm. Thử hỏi mấy ai không bận công ăn việc làm. Thứ ba thiệp gởi mời trước ngày khai tiệc để khách có giờ chuẩn bị. Thứ tư đây là tiệc cưới hoàng gia, đúng ra phải hãnh diện, vui mừng mới phải. Thực khách lại chối từ không tham dự. Tệ hơn nữa còn xỉ vả, giết chết gia nhân hoàng tộc. Quả là hành động khiêu khích. Giết người vô tội trở thành kẻ có tội. Lí do khách vin vào từ chối là hành động phản kháng nhà vua. Hoàng tử chỉ là nạn nhân của phản kháng và gia nhân bị giết là vật tế thần của khiêu khích. Đối với thứ dân từ chối tham dự tiệc cưới của gia đình là hình thức phản kháng cho biết chưa thân thiết mấy, tình bạn còn lỏng lẻo nên coi nhẹ lời mời, không quan tâm, liệt vào ưu tiên hàng đầu.
Khách dự tiệc cũng cần chuẩn bị chu đáo vừa cho mình vừa khỏi làm mất mặt chủ tiệc. Một người tham dự tiệc cưới mà mà mặc áo công nhân đi dự sẽ lạc lõng. Dù không ai nói gì, mọi người nhìn vào cách ăn mặc lập dị đó cũng đủ cho chủ tiệc buồn. Như thế tham dự tiệc vui đã không chia vui, mang lại niềm vui; trái lại mang đến nỗi buồn, nỗi lo cho chủ tiệc.
Nước trời thường được ví như ngày hội vui, tiệc cưới. Tiệc thiên quốc do Chúa các đạo binh thiết đãi. Là ngày vui mừng hoan hỉ vì không còn tiếng rên xiết, không còn than van. Vui vì sự chết bị tiêu diệt. Ngày người ta không chôn xác người mà chôn chiếc khăn tang, vùi sâu vào lòng đất vì không bao giờ cần đến nó nữa. Nước trời được ví như tiệc cưới. Khách mời nằm trong danh sách chọn lựa. Không phải mời cách trống không, chung chung mà sai gia nhân đi mời. Tới ngày chủ còn sai gia nhân nhóm đi nhắc nhở khách, nhóm nhắc lại lời mời. Khách được mời không đáp nghĩa. Họ cũng không chuẩn bị để dự tiệc và cũng chẳng sẵn sàng. Trái lại còn chê trách, phản kháng lời mời gọi.
Nghĩ người rồi nghĩ đến ta. Tiệc Thánh Thể chính là hình ảnh tiệc cưới nước trời. Mỗi Kitô hữu hãy thành tâm nhìn lại thái độ, hình thức, phong cách chúng ta chuẩn bị tâm hồn, trong ngoài khi tham dự thánh lễ. Tham dự với tâm hồn sốt sắng, thành tâm, yêu mến. Trái lại tham dự có tính cách hời hợt, làm cho có lệ, cho xong tránh tội. Đến trễ về sớm, đứng ngoài sân ngó vào, vừa nói chuyện vừa tham dự thánh lễ. Tất cả những tâm tình thái độ trên cách nào đó bộc lộ nội tâm và tâm tình tham dự tiệc cưới nước trời. Coi thường bí tích Thánh Thể có khác chi nhóm thực khách được nhà vua mời tham dự tiệc cưới, họ đã không đi còn viện lí do bài bác, phê bình, chê trách.
Chúng ta hãy xin ơn biết yêu mến, quí trọng Bí Tích Thánh Thể.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúng ta làm gì cho người nghèo?
Phạm Kim An
09:07 04/10/2011
Chúng ta làm gì cho người nghèo?
Suy tư của Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận São Salvador da Bahia, Brazil
ROMA - "Chúng ta đã có thể thu hồi các tàu con thoi trong không gian, đạt được các tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu ung thư và phát triển hạt giống phù hợp với điều kiện khí hậu của mọi khu vực, nhưng chúng ta chưa thành công loại bỏ nạn đói với những gì rơi xuống từ bàn ăn của chúng ta, cho các Ladarô mới đang chìa tay ra cho chúng ta", - Đức Tổng Giám Mục Murilo Sebastião Ramos Krieger, Dòng Thánh tâm Chúa Giêsu (SCJ), Tổng giáo phận São Salvador da Bahia (Brazil), nhấn mạnh như thế. Trong một bài viết, Ngài nhấn mạnh sự bất lực của xã hội hiện đại trong việc làm giảm nghèo đói, mặc dầu có mọi tiến bộ của xã hội.
Ngài nhắc đến một số phản ứng mà người ta có thể nêu ra, khi có ai xin trợ giúp để sống:
"Tôi không giúp cho người bố thí" ; "Đây là kết quả của một xã hội dựa trên sự bất công" ; "Tiền thuế của chúng tôi đi đâu?" ; "Tại sao chính phủ không làm gì cho những người này?" ; “Lạy Chúa tôi, một khuôn mặt đang đau khổ!" ; "Tôi có thể làm gì?”…
Tổng Giám mục nói thêm: “Có những thời kỳ được thống trị bởi các hoạt động cứu trợ. Đó là ‘trao con cá’ cho người nghèo đói nhất, bởi vì nghèo đói đòi hỏi các hành động nhanh chóng. Sau đó xuất hiện các sáng kiến nhằm thăng tiến con người; điều quan trọng là dạy cho người ta câu cá, để tránh sự phụ thuộc lâu dài".
Ngài giải thích, ngày nay có nhiều nhu cầu mới, và có nhiều người nghèo trong mọi lĩnh vực (kinh tế, xã hội), ở bình diện thể lý hay đạo đức. "Các cấu trúc của xã hội chúng ta phải thay đổi đáng kể, để ngăn chặn quá trình bần cùng hóa này."
Trong bối cảnh này, Đức Tổng Giám mục Krieger nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia vào các sáng kiến, chẳng hạn sáng kiến "giúp đỡ trẻ em nghèo, phụ nữ mang thai bị chồng bỏ rơi, thanh thiếu niên thiếu được quan tâm chăm sóc, hoặc người già không có gia đình và tình yêu".
Ngài bình luận: “Quan tâm đến các sáng kiến này, hoặc tự làm tình nguyện viên, sẽ là bước đầu, trong việc khám phá câu trả lời mới cho các vấn đề xã hội, vốn tự trình diện với ta như các thánh đố”.
"Lúc ấy, chúng ta sẽ khám phá rằng chúng ta giàu sự hy vọng, bởi vì một ngày nào đó có người đưa tay cho chúng ta và nâng chúng ta dậy, cho chúng ta một phẩm giá và các lý do để sống". (ZENIT.org 3-10-2011)
Phạm Kim An
Suy tư của Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận São Salvador da Bahia, Brazil
Ngài nhắc đến một số phản ứng mà người ta có thể nêu ra, khi có ai xin trợ giúp để sống:
"Tôi không giúp cho người bố thí" ; "Đây là kết quả của một xã hội dựa trên sự bất công" ; "Tiền thuế của chúng tôi đi đâu?" ; "Tại sao chính phủ không làm gì cho những người này?" ; “Lạy Chúa tôi, một khuôn mặt đang đau khổ!" ; "Tôi có thể làm gì?”…
Tổng Giám mục nói thêm: “Có những thời kỳ được thống trị bởi các hoạt động cứu trợ. Đó là ‘trao con cá’ cho người nghèo đói nhất, bởi vì nghèo đói đòi hỏi các hành động nhanh chóng. Sau đó xuất hiện các sáng kiến nhằm thăng tiến con người; điều quan trọng là dạy cho người ta câu cá, để tránh sự phụ thuộc lâu dài".
Ngài giải thích, ngày nay có nhiều nhu cầu mới, và có nhiều người nghèo trong mọi lĩnh vực (kinh tế, xã hội), ở bình diện thể lý hay đạo đức. "Các cấu trúc của xã hội chúng ta phải thay đổi đáng kể, để ngăn chặn quá trình bần cùng hóa này."
Trong bối cảnh này, Đức Tổng Giám mục Krieger nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia vào các sáng kiến, chẳng hạn sáng kiến "giúp đỡ trẻ em nghèo, phụ nữ mang thai bị chồng bỏ rơi, thanh thiếu niên thiếu được quan tâm chăm sóc, hoặc người già không có gia đình và tình yêu".
Ngài bình luận: “Quan tâm đến các sáng kiến này, hoặc tự làm tình nguyện viên, sẽ là bước đầu, trong việc khám phá câu trả lời mới cho các vấn đề xã hội, vốn tự trình diện với ta như các thánh đố”.
"Lúc ấy, chúng ta sẽ khám phá rằng chúng ta giàu sự hy vọng, bởi vì một ngày nào đó có người đưa tay cho chúng ta và nâng chúng ta dậy, cho chúng ta một phẩm giá và các lý do để sống". (ZENIT.org 3-10-2011)
Phạm Kim An
Thánh Faustina có thể được tấn phong là Tiến sĩ Giáo Hội
Phạm Kim An
09:08 04/10/2011
Thánh Faustina có thể được tấn phong là Tiến sĩ Giáo Hội
Một bức thư gửi cho ĐTC Biển Đức XVI được công bố
ROMA - Thánh Faustina Kowalska có thể sẽ là vị “Tiến sĩ Giáo Hội" đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba: quả thế, các Hồng y và Giám mục qui tụ tại Krakow-Lagiewniki, để tham dự Đại hội Thế giới Lòng Thương Xót Chúa lần thứ hai, đã gửi đến ĐTC Biển Đức XVI một lá thư xin mở hồ sơ tấn phong Tiến sĩ Giáo hội cho nữ thánh.
Thông tin này đã được phát sóng trực tiếp ngày chủ nhật 2-10, sau khi ĐTC Biển Đức XVI đọc kinh Truyền Tin, bởi Đài phát thanh Hy vọng, vốn truyền thông tin Đại hội trên các máy phát tại Pháp, trên vệ tinh WorldSpace - chùm châu Âu và Tây Phi - và trên mạng Internet. Chủ đề của Đại hội (từ ngày 1 đến ngày 5-10) cũng phù hợp với đài phát thanh Công giáo này: "Lòng Thương Xót Chúa là nguồn …hy vọng".
Nữ thánh người Ba Lan, Faustina Kowalska, sẽ là người phụ nữ thứ tư được tấn phong là Tiến sĩ Giáo hội, sau nữ tu Cát Minh Tây Ban Nha Têrêxa thành Avila, và nữ tu Đaminh người Ý, Catarina thành Siena, cả hai đều được ĐTC Phaolô VI tấn phong Tiến sĩ, và thánh nữ Pháp Têrêsa thành Lisieux, được ĐTC Gioan Phaolô II tấn phong Tiến sĩ. Lời dạy của thánh nữ Faustina được coi là đặc biệt quan trọng cho thiên niên kỷ thứ ba, và được biết đến trên toàn thế giới nhờ cuốn "Nhật ký nhỏ" của Ngài.
Sau Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức XVI đã gửi một sứ điệp cho khoảng 2.000 người tham dự Đại hội trên, bằng cách ám chỉ đến chủ đề của Đại hội: “Tôi gửi lời chào đặc biệt đến ban tổ chức và tham dự viên của Đại Hội Quốc tế Lòng Thương Xót Chúa lần thứ hai, được tổ chức trong những ngày này ở Krakow-Lagiewniki. Các bạn thân mến, qua việc suy tư chung và cầu nguyện chung của bạn, hãy tăng cường sự tin tưởng của các bạn vào Chúa, để mang tới cách hiệu quả cho thế giới sứ điệp vui mừng, đó là “Lòng Thương Xót Chúa là nguồn hy vọng”.
Thật vậy, sau khi sứ điệp được phát đi trong vương cung thánh đường Lòng Thương Xót Chúa ở Lagiewniki, vốn được ĐTC Gioan Phaolô II thánh hiến vào năm 2002, một lá thư cảm ơn viết bằng tiếng Ý gửi cho ĐTC, được đọc tại Đại hội. Các Hồng Y có mặt ở đấy – trong đó có Đức Hồng Y Dziwisz, Macharski, Rylko, Backis, Barbarin, Schönborn, Zen - các Giám mục – trong đó có Giám Mục Albert-Marie de Monléon, giáo phận Meaux, và người phụ trách các Đại hội Lòng Thương Xót Chúa tại Pháp, - đã ký lá thư này, trong đó các ngài cám ơn ĐTC Biển Đức XVI về việc phong chân phước cho "Vị tôi tớ của Lòng thương xót Chúa”, ĐTC Gioan Phaolô II. Nhưng các ngài đưa thêm một lời thỉnh cầu: xin ĐTC cho phép mở hồ sơ tấn phong “Tiến sĩ Giáo hội” cho Thánh Faustina, vì đây sẽ là một cách thức quảng bá trong thế giới sứ điệp của Lòng Thương Xót Chúa.
Đức Hồng Y Stanislas Dziwisz, Tổng giám mục tổng giáo phận Krakow, đã thông báo rằng người ta sẽ đề nghị các tham dự viên Đại hội hãy ký một thỉnh nguyện thư, ủng hộ việc xin tấn phong Tiến sĩ này. Thỉnh nguyện thư sẽ dần dần mở rộng ra cho cả thế giới. (ZENIT.org 3-10-2011)
Phạm Kim An
Một bức thư gửi cho ĐTC Biển Đức XVI được công bố
ROMA - Thánh Faustina Kowalska có thể sẽ là vị “Tiến sĩ Giáo Hội" đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba: quả thế, các Hồng y và Giám mục qui tụ tại Krakow-Lagiewniki, để tham dự Đại hội Thế giới Lòng Thương Xót Chúa lần thứ hai, đã gửi đến ĐTC Biển Đức XVI một lá thư xin mở hồ sơ tấn phong Tiến sĩ Giáo hội cho nữ thánh.
Thông tin này đã được phát sóng trực tiếp ngày chủ nhật 2-10, sau khi ĐTC Biển Đức XVI đọc kinh Truyền Tin, bởi Đài phát thanh Hy vọng, vốn truyền thông tin Đại hội trên các máy phát tại Pháp, trên vệ tinh WorldSpace - chùm châu Âu và Tây Phi - và trên mạng Internet. Chủ đề của Đại hội (từ ngày 1 đến ngày 5-10) cũng phù hợp với đài phát thanh Công giáo này: "Lòng Thương Xót Chúa là nguồn …hy vọng".
Nữ thánh người Ba Lan, Faustina Kowalska, sẽ là người phụ nữ thứ tư được tấn phong là Tiến sĩ Giáo hội, sau nữ tu Cát Minh Tây Ban Nha Têrêxa thành Avila, và nữ tu Đaminh người Ý, Catarina thành Siena, cả hai đều được ĐTC Phaolô VI tấn phong Tiến sĩ, và thánh nữ Pháp Têrêsa thành Lisieux, được ĐTC Gioan Phaolô II tấn phong Tiến sĩ. Lời dạy của thánh nữ Faustina được coi là đặc biệt quan trọng cho thiên niên kỷ thứ ba, và được biết đến trên toàn thế giới nhờ cuốn "Nhật ký nhỏ" của Ngài.
Sau Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức XVI đã gửi một sứ điệp cho khoảng 2.000 người tham dự Đại hội trên, bằng cách ám chỉ đến chủ đề của Đại hội: “Tôi gửi lời chào đặc biệt đến ban tổ chức và tham dự viên của Đại Hội Quốc tế Lòng Thương Xót Chúa lần thứ hai, được tổ chức trong những ngày này ở Krakow-Lagiewniki. Các bạn thân mến, qua việc suy tư chung và cầu nguyện chung của bạn, hãy tăng cường sự tin tưởng của các bạn vào Chúa, để mang tới cách hiệu quả cho thế giới sứ điệp vui mừng, đó là “Lòng Thương Xót Chúa là nguồn hy vọng”.
Thật vậy, sau khi sứ điệp được phát đi trong vương cung thánh đường Lòng Thương Xót Chúa ở Lagiewniki, vốn được ĐTC Gioan Phaolô II thánh hiến vào năm 2002, một lá thư cảm ơn viết bằng tiếng Ý gửi cho ĐTC, được đọc tại Đại hội. Các Hồng Y có mặt ở đấy – trong đó có Đức Hồng Y Dziwisz, Macharski, Rylko, Backis, Barbarin, Schönborn, Zen - các Giám mục – trong đó có Giám Mục Albert-Marie de Monléon, giáo phận Meaux, và người phụ trách các Đại hội Lòng Thương Xót Chúa tại Pháp, - đã ký lá thư này, trong đó các ngài cám ơn ĐTC Biển Đức XVI về việc phong chân phước cho "Vị tôi tớ của Lòng thương xót Chúa”, ĐTC Gioan Phaolô II. Nhưng các ngài đưa thêm một lời thỉnh cầu: xin ĐTC cho phép mở hồ sơ tấn phong “Tiến sĩ Giáo hội” cho Thánh Faustina, vì đây sẽ là một cách thức quảng bá trong thế giới sứ điệp của Lòng Thương Xót Chúa.
Đức Hồng Y Stanislas Dziwisz, Tổng giám mục tổng giáo phận Krakow, đã thông báo rằng người ta sẽ đề nghị các tham dự viên Đại hội hãy ký một thỉnh nguyện thư, ủng hộ việc xin tấn phong Tiến sĩ này. Thỉnh nguyện thư sẽ dần dần mở rộng ra cho cả thế giới. (ZENIT.org 3-10-2011)
Phạm Kim An
Nhật Báo Vatican chỉ trích Đài BBC về việc thay đổi cách minh định 'thời đại chung'
Bùi Hữu Thư
19:19 04/10/2011
Báo Vatican |
VATICAN (CNS) -- Báo Vatican nói Đài BBC "đạo đức giả một cách vô lý trên phương diện lịch sử" khi bỏ các chữ viết tắt sau các năm B.C. (trước Kitô) và A.D. (sau Công Nguyên) trên căn bản là có thể làm cho những người không phải là Kitô hữu bị mích lòng.
Trong một bài bình luận đăng trên trang đầu ngày 4 tháng 10 của tờ nhật báo, L'Osservatore Romano nói việc thay đổi phản ảnh một nỗ lực rộng lớn để "hủy bỏ khỏi nền văn hóa Tây Phương, tất cả mọi dấu tích của Thiên Chúa giáo."
Hãng thông tấn Anh mới đây tuyên bố sẽ thay thế B.C. (Before Christ:Trước Kitô) và A.D. (Anno Domini, hay Năm của Chúa) bằng B.C.E. (Before Common Era: Trước thời đại chung) và C.E. (Common Era: Thời đại chung.) Hãng này nói là các danh từ mới này là những từ ngữ thay thế có tính cách "trung dung về tôn giáo."
Báo Vatican đã lên tiếng cùng với một số các người chỉ trích khác ngày một đông hơn, họ đã ghi nhận rằng các chữ viết tắt mới này vẫn sử dụng ngày Chúa Kitô giáng sính là điểm chuẩn, mà không ghi nhận sự liên hệ.
Tờ báo viết: "Từ chối sự quan trọng có tính cách cải cách và lịch sử của việc Chúa Kitô giáng trần, và cũng được chấp nhận bởi cả những người không coi Ngài là Con Thiên Chúa, là một hành động điên rồ kinh khủng."
Báo viết: "Tại sao không công nhận rằng vào chính lúc đó thế giới đã đổi thay?" Vì chính một điều là quan niệm hiện đại của nhân quyền thừa hưởng rất nhiều nơi viễn ảnh của Kitô giáo về sự bình đẳng của con người là những con cái của Thiên Chúa.
Báo nói: Việc từ chối món nợ văn hóa đối với Thiên Chúa giáo của nền văn minh là "phản lại lịch sử."
Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ công bố tài liệu '6 vấn đề nghiêm trọng' để hướng dẫn cho cuộc bầu cử năm 2012
Trần Mạnh Trác
19:25 04/10/2011
Người Công Giáo có nghĩa vụ phải chống lại sự dữ và phải hành động để phát huy công lý và thúc đẩy công ích.
Với lời giới thiệu ngắn gọn trên, các vị chủ tịch của HĐGMHK và 9 ủy ban đã đặt bút ký vào văn kiên "Forming Consciences for Faithful Citizenship" ( "Rèn luyện Lương tâm cho người Công dân có đức Tin",) được công bố ngày 4 tháng 10 vừa qua.
Từ 35 năm qua, mỗi lần có bầu cử Tổng Thống, HĐGMHK đều công bố một văn kiện để hướng dẫn giáo dân chọn lựa trong tinh thần "trung thành với đức tin và đáp lại lời kêu gọi dấn thân làm môn đồ của Chúa trong thế giới chính trị."
"Đây không phải là một tài liệu hướng dẫn cử tri hay là một bảng chấm điểm các ứng cử viên hoặc là một chỉ dẫn về thể thức bầu cử" lời giới thiệu viết. "Đây là những nguyên tắc luân lý Công giáo áp dụng cho một loạt các vấn đề quan trọng và đồng thời là những cảnh báo chống lại các mưu đồ khơi động đến 'lương tâm' của người dân nhưng lại sai lệch vì có ý phớt lờ đi các điều cơ bản của luân lý, hoặc thu nhỏ các mối quan tâm đạo đức của Công Giáo vào một hoặc hai vấn đề mà thôi, hoặc biện minh cho một sự lựa chọn mà chủ ý chỉ là để thúc đẩy sự thắng lợi cho một đảng phái, tuyên truyền cho một tư tưởng cá nhân hoặc là vì một lợi ích riêng tư."
Văn kiện nêu ra một danh sách gồm 6 "vấn đề hiện tại và cơ bản, trong đó một số vấn đề liên hệ đến việc phải chống lại sự dữ còn số khác thì có những vấn nạn đạo đức nghiêm trọng:"
1 - Nạn Phá thai "và các mối đe dọa đối với cuộc sống và phẩm giá của những người dễ bị tổn thương, bệnh tật hoặc bị cố tình bỏ rơi."
2 - Những nguy cơ liên quan đến quyền Lương tâm của người Công giáo trên lãnh vực y tế, giáo dục và xã hội.
3 - "Những nỗ lực càng ngày càng gia tăng nhằm định nghĩa lại Hôn Nhân" hoặc những nổ lực có ý làm suy yếu định chế hôn nhân là: "một sự kết hợp vĩnh viễn, trung thành và sinh hoa kết trái của một người nam và một người nữ."
4 - Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm gia tăng nạn thất nghiệp, nghèo đói trên bình diện quốc gia và trên toàn thế giới. Cần phải có những nỗ lực để "bảo vệ những người nghèo đói và dễ bị tổn thương cũng như bảo vệ cho các thế hệ tương lai."
5 - "Một thể chế Di Cư đã hư hỏng nhưng mọi nỗ lực sửa chữa vẫn là những thất bại."
6 - "Những vấn đề đạo đức nghiêm trọng" phát xuất ra vì chiến tranh, khủng bố và bạo lực ",đặc biệt sự vắng mặt của công lý, an ninh và hòa bình tại Đất Thánh và khắp vùng Trung Đông."
Bản văn thúc giục người Công giáo "chia sẻ thông điệp này và sử dụng tài liệu này để rèn luyện lương tâm của mình. Lời giới thiệu cũng nhấn mạnh rằng "trách nhiệm chính trị là một đòi hỏi của đức tin cũng như là một nhiệm vụ công dân."
Bản văn mang chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục HK, và các chữ ký của 9 chủ tịch các ủy ban sau đây: UB phò sự sống (Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston,) UB di dân (Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles,) UB giáo dục (Giám Mục phụ tá Thomas J. Curry và Gabino Zavala của Los Angeles,) UB truyền thông (Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Washington,) UB giáo lý (Giám mục Stephen E. Blaire của Stockton, California,) UB công lý hòa bình quốc nội và phát triển con người (ĐGM Howard J. Hubbard của Albany, NY,) UB công lý và hòa bình quốc tế (ĐGM Jaime Soto Sacramento, California,) UB giáo dân, hôn nhân, gia đình và thanh niên (ĐGM Kevin C. Rhoades của Fort Wayne-South Bend, Ind.)
Một website mới đã được thành lập để cung cấp những bình luận và tài liệu để hỗ trợ các cha xứ, giáo xứ, các tổ chức Công giáo và cá nhân: www.usccb.org/issues-and-action/faithful-citizenship
Bản văn chính có thể truy cập tại: www.usccb.org/issues-and-action/faithful-citizenship/upload/Forming-Consciences-for-Faithful-Citizenship-2011.pdf.
Với lời giới thiệu ngắn gọn trên, các vị chủ tịch của HĐGMHK và 9 ủy ban đã đặt bút ký vào văn kiên "Forming Consciences for Faithful Citizenship" ( "Rèn luyện Lương tâm cho người Công dân có đức Tin",) được công bố ngày 4 tháng 10 vừa qua.
Từ 35 năm qua, mỗi lần có bầu cử Tổng Thống, HĐGMHK đều công bố một văn kiện để hướng dẫn giáo dân chọn lựa trong tinh thần "trung thành với đức tin và đáp lại lời kêu gọi dấn thân làm môn đồ của Chúa trong thế giới chính trị."
"Đây không phải là một tài liệu hướng dẫn cử tri hay là một bảng chấm điểm các ứng cử viên hoặc là một chỉ dẫn về thể thức bầu cử" lời giới thiệu viết. "Đây là những nguyên tắc luân lý Công giáo áp dụng cho một loạt các vấn đề quan trọng và đồng thời là những cảnh báo chống lại các mưu đồ khơi động đến 'lương tâm' của người dân nhưng lại sai lệch vì có ý phớt lờ đi các điều cơ bản của luân lý, hoặc thu nhỏ các mối quan tâm đạo đức của Công Giáo vào một hoặc hai vấn đề mà thôi, hoặc biện minh cho một sự lựa chọn mà chủ ý chỉ là để thúc đẩy sự thắng lợi cho một đảng phái, tuyên truyền cho một tư tưởng cá nhân hoặc là vì một lợi ích riêng tư."
Văn kiện nêu ra một danh sách gồm 6 "vấn đề hiện tại và cơ bản, trong đó một số vấn đề liên hệ đến việc phải chống lại sự dữ còn số khác thì có những vấn nạn đạo đức nghiêm trọng:"
1 - Nạn Phá thai "và các mối đe dọa đối với cuộc sống và phẩm giá của những người dễ bị tổn thương, bệnh tật hoặc bị cố tình bỏ rơi."
2 - Những nguy cơ liên quan đến quyền Lương tâm của người Công giáo trên lãnh vực y tế, giáo dục và xã hội.
3 - "Những nỗ lực càng ngày càng gia tăng nhằm định nghĩa lại Hôn Nhân" hoặc những nổ lực có ý làm suy yếu định chế hôn nhân là: "một sự kết hợp vĩnh viễn, trung thành và sinh hoa kết trái của một người nam và một người nữ."
4 - Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm gia tăng nạn thất nghiệp, nghèo đói trên bình diện quốc gia và trên toàn thế giới. Cần phải có những nỗ lực để "bảo vệ những người nghèo đói và dễ bị tổn thương cũng như bảo vệ cho các thế hệ tương lai."
5 - "Một thể chế Di Cư đã hư hỏng nhưng mọi nỗ lực sửa chữa vẫn là những thất bại."
6 - "Những vấn đề đạo đức nghiêm trọng" phát xuất ra vì chiến tranh, khủng bố và bạo lực ",đặc biệt sự vắng mặt của công lý, an ninh và hòa bình tại Đất Thánh và khắp vùng Trung Đông."
Bản văn thúc giục người Công giáo "chia sẻ thông điệp này và sử dụng tài liệu này để rèn luyện lương tâm của mình. Lời giới thiệu cũng nhấn mạnh rằng "trách nhiệm chính trị là một đòi hỏi của đức tin cũng như là một nhiệm vụ công dân."
Bản văn mang chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục HK, và các chữ ký của 9 chủ tịch các ủy ban sau đây: UB phò sự sống (Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston,) UB di dân (Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles,) UB giáo dục (Giám Mục phụ tá Thomas J. Curry và Gabino Zavala của Los Angeles,) UB truyền thông (Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của Washington,) UB giáo lý (Giám mục Stephen E. Blaire của Stockton, California,) UB công lý hòa bình quốc nội và phát triển con người (ĐGM Howard J. Hubbard của Albany, NY,) UB công lý và hòa bình quốc tế (ĐGM Jaime Soto Sacramento, California,) UB giáo dân, hôn nhân, gia đình và thanh niên (ĐGM Kevin C. Rhoades của Fort Wayne-South Bend, Ind.)
Một website mới đã được thành lập để cung cấp những bình luận và tài liệu để hỗ trợ các cha xứ, giáo xứ, các tổ chức Công giáo và cá nhân: www.usccb.org/issues-and-action/faithful-citizenship
Bản văn chính có thể truy cập tại: www.usccb.org/issues-and-action/faithful-citizenship/upload/Forming-Consciences-for-Faithful-Citizenship-2011.pdf.
Đe dọa tự do tôn giáo: từ chủ nghĩa cộng sản vô thần đến chủ nghĩa thế trần phàm tục
Vũ Văn An
18:20 04/10/2011
Nói tới các đe dọa tự do tôn giáo, phần đông vẫn chỉ liên tưởng tới những lực lượng cực đoan như cộng sản hay Hồi Giáo, ít khi nghĩ tới các chế độ tự nhận là tự do như Hoa Kỳ và Âu Châu. Thế nhưng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ không nghĩ vậy. Theo Blog của tạp chí Công Giáo America ngày 30 tháng 9, Hội Đồng này vừa công bố việc thành lập “Một Ủy Ban Đặc Nhiệm Về Tự Do Tôn Giáo”, không phải để cùng chính phủ Hoa Kỳ tranh đấu cho tự do tôn giáo ở những nơi như Việt Nam, Trung Hoa, Iran hay Iraq mà là để chống lại chiến tranh văn hóa ngay tại Hoa Kỳ, một nền văn hóa đang không ngừng sói mòn nền tự do tôn giáo.
Ủy Ban Đặc Nhiệm Về Tự Do Tôn Giáo
Ủy Ban hứa sẽ “giảng dạy và đưa ra chính sách đối đầu với các đe dọa đang leo thang”. Đứng đầu danh sách các đe dọa này là các chỉ thị do Bộ Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản của chính phủ Mỹ đề ra, đòi phải bao gồm việc ngừa thai và triệt sản vào các kế hoạch bảo hiểm sức khỏe, trong đó có kế hoạch ngừa thai “khẩn trương” gọi là Plan B và Ella.
Trong một lá thư gửi các vị giám mục để công bố về Ủy Ban này, Đức TGM Dolan, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, viết rằng đối với các Kitô Hữu và những người có đức tin, tự do tôn giáo ngày nay “đang càng ngày càng bị tấn công tại Hoa Kỳ một cách chưa từng thấy. Cuộc tấn công này đặc biệt rõ rệt trong con số càng ngày càng gia tăng các chương trình hay chính sách của chính phủ liên bang gây hại cho quyền lương tâm của những người có đức tin hay phá hoại nguyên tắc nền tảng của tự do tôn giáo. Là mục tử của hơn 70 triệu công dân Hoa Kỳ, chúng ta chia sẻ trách nhiệm chung và cấp bách phải công bố sự thật của tự do tôn giáo cho mọi người, và nhờ thế bảo vệ dân chúng của ta chống lại cuộc tấn công đang rõ ràng mỗi ngày một gia trọng theo một tốc độ leo thang mà phần đông chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được”.
Đức Cha William Lori của giáo phận Bridgeport, Connecticut, sẽ đứng đầu tân ủy ban. Ngài hân hoan có “dịp được làm việc với các giám mục bạn và những người chuyên môn về luật hiến pháp để bảo vệ và phát huy hồng ân tự do tôn giáo do Thiên Chúa ban tặng, một tự do được nhìn nhận và bảo đảm bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ. Ủy ban đặc nhiệm này nhắm đương đầu với các đe dọa đang gia tăng đối với tự do tôn giáo trong xã hội ta để sứ mệnh của Giáo Hội được thăng tiến không gặp trở ngại và quyền lợi của tín hữu mọi tôn giáo hay người không có tín ngưỡng được tôn trọng”.
Trong dịp này, Đức TGM Dolan cho hay: dù ngài cũng như vị tiền nhiệm là Đức HY Francis George từng gửi nhiều thư riêng cho Tổng Thống Obama về tự do tôn giáo trong ngữ cảnh tái định nghĩa hôn nhân, nhưng không hề nhận được phúc đáp nào từ Tổng Thống.
Tự do tôn giáo
Trong khi ấy, trong bữa tiệc sau “Thánh Lễ Đỏ” mở đầu năm hoạt động của ngành thẩm phán, luật sư, giáo sư luật và nói chung những ai liên quan đến luật pháp, tổ chức tại Houston ngày 29 tháng 9 vừa qua, Đức Cha Thomas J. Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois, đã đọc một bài diễn văn tựa đề là “Threats to Religious Freedom: From Godless Communism to Profane Secularism”(Đe dọa tự do tôn giáo: từ chủ nghĩa cộng sản vô thần đến chủ nghĩa thế trần phàm tục).
Vốn là một hội viên của hội luật gia Illinois trong 30 năm qua đồng thời là một luật gia giáo luật trong 20 năm qua, Đức Cha Paprocki cho hay ngài cũng là người trong nghề với cử tọa. Lúc còn học giáo luật tại Đại Học Gregoriana ở Rôma, ngài có dịp qua thăm Liên Xô với một phái đoàn của Đại Học Bắc Mỹ. Người hướng dẫn du lịch tự hào nói với phái đoàn rằng Liên Xô có tự do tôn giáo và để chứng minh, anh ta cho hay: “riêng tại Moscow, chúng tôi có hơn 50 nhà thờ Kitô Giáo”. So sánh với tổng giáo phận Chicago, nơi có 365 giáo xứ phục vụ người Công Giáo, thì con số kia chẳng đáng huênh hoang bao nhiêu.
Tuy nhiên, điều đáng nói là cái hiểu của người cộng sản về tự do tôn giáo. Đối với người Xô Viết, tự do tôn giáo chỉ có nghĩa là tự do thờ phượng, nghĩa là tín hữu được tự do cầu nguyện trong nhà thờ, còn ở ngoài nhà thờ, họ không được phép giảng dạy đức tin hay tham gia các hoạt động bác ái đặt căn bản trên đức tin.
Lúc ấy, Đức Cha Parpocki nghĩ: cái hiểu trên thật khác xa với cái hiểu của người Mỹ về quyền tự do thực thi tôn giáo, được tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp bảo vệ. Ngài nghĩ tới mạng lưới rộng lớn gồm nhiều định chế Công Giáo ở Mỹ: các trường, các học viện, các đại học, bệnh viện, viện dưỡng lão, và nhiều dịch vụ xã hội như cơ quan bác ái Công Giáo.
Chỉ sau cuộc viếng thăm đó ít lâu, Xô Viết chính thức xụp đổ và ai cũng nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản vô thần đã biến mất do chính cái sai lầm hiển nhiên của nó. Nay, 20 năm sau, rõ ràng các ý thức hệ này vẫn chưa lùi vào quên lãng, mà chỉ thay hình đổi dạng dưới một hình thức khác. Và việc lan tràn của các ý thức hệ vừa được tân trang lại này không còn chỉ giới hạn tại các lãnh thổ của Xô Viết cũ và các chư hầu của nó nữa. Tại Tây Âu và Bắc Mỹ, bạn sẽ thấy chẳng mấy người ủng hộ chủ trương minh nhiên của chủ nghĩa cộng sản vô thần, nhưng bạn sẽ thấy rất nhiều người sống theo các nguyên tắc có thể gọi đúng tên là chủ nghĩa thế trần phàm tục.
Trong cuốn sách mới xuất bản gần đây, tựa là God in Action: How Faith in God Can Address the Challenges of the World (Thiên Chúa Trong Hành Động: Làm Thế Nào Niềm Tin Vào Thiên Chúa Có Thể Đương Đầu Với Các Thách Đố Của Thế Giới), Đức HY George của Chicago phân biệt một bên là tính thế trần một bên là chủ nghĩa thế trần. Trong tư cách một triết học toàn diện về sinh hoạt công, chủ nghĩa thế trần coi thế giới chỉ là phàm tục, một lãnh vực trong đó, Thiên Chúa bị ngăn cấm… Còn tính thế trần, hiểu như mảnh đất nằm giữa thánh thiêng và thế tục, coi thế giới như một lãnh vực ngẫu nhiên có các cùng đích và mục tiêu gần như tối hậu riêng. Hiểu như thế, tính thế trần không ly khai thế giới khỏi Thiên Chúa, mà nhìn nhận như Chúa Kitô rằng nước Thiên Chúa không thuộc thế giới này. Đức HY George, sau đó, trích dẫn công thức của Đức GH Gelanius I (492-496) nhắc nhở Hoàng Đế Anastasius khi ông mưu toan kiểm soát Giáo Hội: “Có hai quyền lực chủ yếu cai quản thế giới này”, chứ không phải một. Dù phàm tục loại bỏ Thiên Chúa, nhưng thánh thiêng và thế tục đều được qui định bởi Thiên Chúa, Đấng, do đó, quản trị con người theo nguyên tắc đa nguyên và đa dạng về định chế.
Sự phân biệt trên rất quan trọng, vì không nên nhìn thế giới thế tục tự nó như kẻ thù của thánh thiêng. Chúa Giêsu vốn nhìn nhận hai lãnh vực hợp pháp này khi Người nói “Hãy trả cho Xêda những gì thuộc Xêda, và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12:17). Người không dạy ta phải bác bỏ hay gây chiến với những điều thuộc thế giới này, hay những điều thuộc thế giới này đều xấu xa từ nội tại và ta phải xa lánh chúng. Thực vậy, Thánh Kinh dạy ta rằng Thiên Chúa coi tất cả những gì Người tạo ra đều “rất tốt” (St 1:1-31). Thành thử, không có vấn đề cõi thánh thiêng và cõi thế tục, hiểu cho đúng, lại ở thế đối nghịch nhau được. Vấn đề chỉ là chủ nghĩa thế trần nặng mùi phàm tục. Mà phàm tục (profane) đây không có nghĩa là nói năng phàm tục mà là một chữ phát nguyên từ La Tinh pro+fano, nghĩa là “đứng ngoài đối diện với đền thờ” tức loại bỏ Thiên Chúa, loại bỏ tất cả những gì là thánh thiêng. Như thế, quan tâm của ta hiện nay không phải là với thế giới thế tục, mà là với chủ nghĩa thế trần phàm tục, một chủ nghĩa tìm cách loại bỏ Thiên Chúa khỏi thế giới, khỏi đền thờ hay giáo hội.
Đức HY George cũng đề cập tới các tương đồng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thế trần ngày nay, nhất là trong một cột báo gần đây trên nhật báo của tổng giáo phận Chicago. Ngài viết: “Mục đích của chủ nghĩa cộng sản và của chủ nghĩa thế trần ngày nay đều như nhau: tạo ra một xã hội trong đó Thiên Chúa không thể xuất hiện công khai, tẩy xóa bất cứ chứng từ nào của niềm tin tôn giáo khỏi sinh hoạt công và ngăn cản Giáo Hội hành động trong lịch sử, hạn chế sứ mệnh của Giáo Hội vào việc thờ phượng riêng, chỉ được chuyên chở một hệ thống tín ngưỡng vô ảnh hưởng tới xã hội ngoại trừ theo điều kiện duy thế tục. Theo nghĩa này, những người duy thế trần tại đất nước này và nhiều nơi khác chính là những kẻ nối nghiệp người cộng sản của thế kỷ vừa qua”.
Thế giới cộng sản của thế kỷ vừa qua là thế giới trong đó Karol Wojtyla từng lớn lên, người sau này trở thành Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta. Người viết tiểu sử của ngài, George Weigel, mô tả thế giới ấy mà ông gọi là “nền văn hóa dối trá của cộng sản” như sau: “Các đạo luật cho phép phá thai thả giàn, các trại thanh niên cộng sản chuyên khuyến khích thử nghiệm tính dục, việc làm nhằm tách ly chồng với vợ, cha mẹ với con cái, tất cả đều là khí cụ trong các chiến dịch cộng sản nhằm chống lại nền văn hóa truyền thống của Ba Lan và chống lại Giáo Hội cũng như giáo huấn luân lý của Giáo Hội”.
Các tên, chương trình và triết lý tiềm tàng của chủ nghĩa cộng sản vô thần và của chủ nghĩa thế trần phàm tục có thể khác nhau, nhưng hậu quả thì như nhau, nhất là liên quan đến tự do tôn giáo. Rất nhiều điển hình khắp thế giới đã chứng minh điều đó, chỉ xin kể ra một số đe dọa quá đáng đối với tự do tôn giáo ngay ở đây, tại Hiệp Chúng Quốc này.
Việc áp đặt lên tự do tôn giáo xuất hiện dưới mặt nạ các đạo luật và qui định chống kỳ thị. Kết quả là các tổ chức tôn giáo được chỉ thị phải sử dụng ai, phải đồng ý với điều gì, nếu không sẽ bị đẩy khỏi sinh hoạt công cộng. Quả là một dấu hiệu đầy tai họa đối với an ninh quốc gia khi các nhà quân sự Hoa Kỳ bắt đầu chơi trò “chính xác về chính trị” với nền tự do tôn giáo. Các thiện nguyện viên của Gideons International đã được thông tri rằng họ không được phân phối Thánh Kinh cho các trung tâm huấn luyện sơ khởi (induction centers) của quân đội nữa, một việc được họ thực hành hơn nửa thế kỷ nay mà chưa gặp bất cứ trở ngại nào. Xem ra, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng các binh sĩ mang Thánh Kinh là một đe dọa cho nền an ninh quốc gia.
Các tự do tập thể
Viết trên tờ THE WALL STREET JOURNAL, William McGurn rất đúng khi nhận diện ra điều đang làm bận tâm các nhà lãnh đạo tôn giáo của mọi tín ngưỡng và hệ phái: “Ở cốt lõi ưu tư của họ chính là điều này: người ta đang viết lại Tu Chính Án Thứ Nhất cho chính xác về chính trị. Sau năm 1791, điều làm cho tự do tôn giáo của Mỹ thực sự có tính triệt để không phải chỉ là vì nó cho phép người ta thờ phượng (hay không thờ phượng) như họ thấy thích đáng. Phần triệt để là việc bảo đảm dành cho các quyền tự do tập thể (corporate freedoms): được giữ tài sản chung với nhau, được sở hữu báo chí, được điều hành các trường học, được mở các bệnh viện và bệnh xá, v.v…”.
Kinh nghiệm làm giám mục Springfield của Đức Cha Paprocki cho thấy nhiều điều nghịch lý. Tháng Mười Hai vừa qua, hai viện quốc hội Illinois thông qua dự luật cho phép điều tự gọi là “kết hợp dân sự”. Nhiều dân biểu nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ dự luật này đã thất cử trước đó một tháng nên thấy rõ là họ đâu có lợi gì khi bỏ phiếu ủng hộ nó. Nhưng Thống Đốc Illinois, Patrick Quinn, còn đi xa hơn thế, khi ký ban hành luật này, ông tuyên bố làm thế “là do niềm tin tôn giáo” của ông. Các tờ báo, khi trích lại lời tuyên bố ấy, có cho hay ông là một người Công Giáo. Là một nhà lãnh đạo Công Giáo tại ngay thủ phủ tiểu bang, Đức Cha Parpocki đã ra một tuyên bố cho hay: Thống Đốc Quinn cho rằng mình ký ban hành đạo luật là do được khích động bởi niềm tin tôn giáo, nhưng chắc chắn đó không phải là niềm tin Công Giáo.
Theo Đức Cha Paprocki, đạo luật được Thống Đốc Quinn ban hành, tuy được truyền thông vắn tắt gọi là “Đạo Luật Kết Hợp Dân Sự” (Civil Union Act), nhưng thực ra, cái tên đầy đủ của nó là “Đạo Luật Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo và Kết Hợp Dân Sự”. Có lẽ vì những nhà ủng hộ các cuộc kết hợp dân sự sợ không vận động đủ số phiếu ủng hộ, nên họ phải thêm một số điều khoản bảo đảm tự do tôn giáo. Tuy nhiên, dù nêu tôn giáo lên đầu tựa đề, đạo luật cũng chỉ có hai câu nói tới thứ tự do này mà thôi. Câu đầu: “Không điều gì trong Đạo Luật này được can thiệp vào hay qui định thực hành tôn giáo của bất cứ cơ quan tôn giáo nào”. Câu hai: “Bất cứ cơ quan tôn giáo nào, Quốc Gia Da Đỏ hay Bộ Lạc hoặc Nhóm Thổ Dân nào cũng được tự do quyết định có nên hay không nên cử hành hay chủ lễ cuộc kết hợp dân sự”.
Điều đáng lưu ý là lúc dự luật còn ở Thượng Viện Tiểu Bang, người ta tranh luận về việc hai câu trên độc lập với nhau hay câu đầu chỉ dùng để giới thiệu câu sau tức câu dự liệu rằng không ai bị bắt buộc phải chủ lễ tại một cuộc kết hợp dân sự. Ngày 1 tháng 12 năm 2010, người bảo trợ dự luật tuyên bố rằng hai câu ở phần 15, được trích dẫn trên đây, là hai câu độc lập với nhau, một câu nói tới các thực hành tôn giáo, một câu nói tới quyết định có chủ lễ hay không. Ông nhấn mạnh dự luật không có ý định “cản trở các quyền mà các cơ quan tôn giáo cần có để thực hành… các hoạt động tôn giáo của họ”.
Ấy thế nhưng, tháng 5 vừa qua, Phó Giám Đốc Nha Nhi Đồng Và Dịch Vụ Gia Đình (DCFS) của Tiểu Bang Illinois lại viết cho một cơ quan dịch vụ xã hội của tôn giáo, tức Dịch Vụ Nhi Đồng Và Gia Đình Tin Lành của Wheaton, Illinois, rằng DCFS sẽ duyệt lại các chính sách và thủ tục để bao gồm việc nhìn nhận các cuộc kết hợp dân sự, [điều] có thể ảnh hưởng tới các vấn đề cung cấp dịch vụ của các cơ quan đặt căn bản trên đức tin”. Vị Phó Giám Đốc này cũng viết rằng: Giám Đốc (Nha) sẽ gửi văn thư cho mọi cơ quan [để] họ cùng chia sẻ ý định của Nha trong việc bao gồm các liên hệ kết hợp dân sự vào việc nhận trẻ em làm con nuôi hay chăm sóc”. Ngoài ra, Phó Giám Đốc này còn cho người ta hiểu rằng quyết định của Nha trong vấn đề này có thể đem tới việc kết thúc các liên hệ khế ước với Dịch Vụ Nhi Đồng Và Gia Đình Tin Lành, khi viết rằng: “Quyết định tiến hành việc cung cấp dịch vụ con nuôi là của quí vị chứ không phải của DCFS… Nếu việc thay đổi chính sách này đi ngược lại các niềm tin tôn giáo của cơ quan quí vị, thì quí vị và Hội Đồng Quản Trị của quí vị có thể chấm dứt khế ước con nuôi”.
Dự đoán một hành động trừng phạt tương tự có thể sẽ áp dụng cho các chương trình nhận con nuôi của Công Giáo, nên các cơ quan bác ái Công Giáo của các giáo phận Springfield, Joliet và Peoria đã ra tòa yêu cầu tòa tuyên bố rằng chủ trương lâu đời của mình không trao trẻ em cho các cặp sống chung không lấy nhau, bất luận khuynh hướng tính dục của họ, được bảo vệ bởi Đạo Luật Nhân Quyền Illinois, Đạo Luật Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Và Kết Hợp Dân Sự, và Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo Illinois. Các cơ quan bác ái Công Giáo cũng xin án tòa ngăn cấm các viên chức Illinois không được hành động gì thêm ngược với điều trên.
Tháng vừa rồi, Chánh Án John Schmidt đã phán quyết rằng các cơ quan bác ái Công Giáo không có quyền kéo dài các khế ước với tiểu bang trong việc giám sát các trẻ em được nhận làm con nuôi hay chăm sóc (foster). Theo Đức Cha Paprocki, không ai có quyền ấy, nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Điều quan trọng là: dù không ai có quyền ký khế ước với tiểu bang, nhưng tiểu bang cũng đâu được tự do căn cứ vào các lý do bất hợp pháp để từ khước ký khế ước. Một chủ nhân không thể từ khước ai một công việc vì lý do chủng tộc thế nào, thì tiểu bang cũng không thể từ khước một khế ước đối với một tổ chức vì các niềm tin của họ như vậy.
Phía Công Giáo đã mang luận điểm đó ra tranh cãi, nhưng Chánh Án Schmidt bác bỏ luận điểm này. Ông cũng bác bỏ cả lời yêu cầu ra lệnh ngăn cấm các viên chức Illinois không được hành động gì thêm ngược với niềm tin Công Giáo. Hiện các luật sư phía Công Giáo đang thượng tố lên tòa trên, vì các dịch vụ con nuôi của các cơ quan bác ái Công Giáo sẽ lâm nguy nếu Tiểu Bang quyết định chuyển giao trẻ em qua các cơ quan khác.
Quyết định của Nha Dịch Vụ Nhi Đồng Và Gia Đình Illinois trên đây chỉ là một điển hình cho thấy nhà nước đang tìm cách áp đặt cái dịch bản riêng của họ đối với chủ nghĩa thế trần phàm tục lên xã hội Hoa Kỳ. Một điển hình khác là quyết định năm 2005 của cựu thống đốc Rod Blagojevich, người từng bị đưa ra tòa và hiện là tội phạm. Quyết định này buộc các dược phòng và dược sĩ phải cung cấp thuốc viên ngừa thai và phá thai khẩn cấp. Rất may, quyết định đó bị chánh án Tòa Sangamon bác bỏ tháng 4 vừa qua, sau nhiều năm tranh tụng. Ưu tư hiện nay là việc chính phủ Liên Bang có thể buộc các kế hoạch bảo hiểm phải bao gồm việc ngừa thai và sau cùng buộc các bệnh viện Công Giáo phải thi hành việc phá thai. Những ưu tư này không phải chỉ là những ảo giác tâm thần.
Thực vậy, Đức Cha Paprocki cho hay gần đây Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản đã đề nghị buộc các kế hoạch bảo hiểm tư phải bảo hiểm cả việc ngừa thai, phá thai bằng hóa chất và triệt sản, chỉ trừ các “chủ nhân tôn giáo”. Nhưng hạn từ chủ nhân tôn giáo này bị giải thích một cách rất hạn hẹp đến độ trên thực tế, khó có sự bảo vệ nào cho các cá nhân hay hãng bảo hiểm nào phản đối lương tâm đối với thuốc ngừa thai hay triệt sản. Tổng Cố Vấn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gọi việc bắt buộc trên là “một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu vào tự do tôn giáo”.
Theo đề nghị trên, một giáo hội sẽ không phải là một chủ nhân tôn giáo nếu (a) giáo hội này phục vụ những ai hiện không phải là thành viên của mình; (b) không chịu thuê người vì lý do tôn giáo, hay (c) không chịu hạn chế các mục đích bác ái và truyền đạo của mình vào việc đào tạo các giá trị tôn giáo.
Các tiêu chuẩn hẹp hòi trên không một chút liên quan hợp lý nào với bất cứ mục đích hợp pháp nào của chính phủ. Theo các tiêu chuẩn này, ngay thừa tác vụ của Chúa Giêsu và của Giáo Hội Kitô Giáo sơ khai cũng không được coi là có tính tôn giáo vì cả Chúa Giêsu lẫn Giáo Hội sơ khai đều không chịu giới hạn thừa tác vụ của mình vào những người đồng đạo mà thôi hay chỉ lo giảng dạy mà thôi. Ta hãy tưởng tượng người ta sẽ chỉ trích các cơ quan bác ái Công Giáo, các bệnh viện Công Giáo, và các đại học Công Giáo ra sao khi những định chế này chỉ tuyển dụng người Công Giáo và chỉ phục vụ người Công Giáo. Nhưng đó không phải là cách tiếp cận của Công Giáo, một cách tiếp cận đặt căn bản trên nguyên tắc được Chúa Giêsu nói rõ trong dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Hậu, trong đó, Người dạy ta phải quan tâm và trợ giúp người cần tới ta, bất kể các dị biệt tôn giáo.
Trường hợp trừ vì vậy quả là có vấn đề trầm trọng, nhưng vấn đề nòng cốt vẫn là chính đề nghị trên. Chỉ khi nào đề nghị này bị thâu hồi, mọi nan đề trầm trọng về luân lý do đề nghị ấy tạo ra mới bị loại bỏ.
Đức HY Daniel DiNardo của Houston, trong bức thư đề ngày 7 tháng 9 năm 2011 gửi Quốc Hội Hoa Kỳ, trong tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của HĐ Giám Mục Hoa Kỳ, đã chỉ trích cuộc vận động ráo riết của tổ chức phá thai lớn nhất nước tức Planned Parenthood (PP) nhằm cổ vũ cho đề nghị của Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản (HHS) buộc các hãng bảo hiểm phải bao gồm việc phá thai bằng hóa chất hay giải phẫu. Tổ chức PP hy vọng rằng một khi có lệnh (mandate) cho cả nước phải sử dụng việc họ gọi là “ngăn ngừa” thai nghén mà họ coi là một thứ bệnh có hại cho phúc lợi của phụ nữ này, thì họ sẽ có cơ sở để cổ vũ phá thai như một thứ “chữa chạy”. Đức HY DiNardo nhấn mạnh tới mối đe dọa do lệnh này đem lại đối với quyền lương tâm và tự do tôn giáo.
Đức Cha Paprocki cho rằng muốn dân chủ tiếp tục sống còn tại Hoa Kỳ, đừng để nó biến thành một hình thức cai trị độc đoán mới, người ta cần nắm lại vai trò của các giá trị tôn giáo và luân lý từng được đệ nhất Tổng Thống Mỹ, George Washington, cổ vũ. Trong diễn văn từ giã vào năm 1796, TT Washington nói rằng: “Trong tất cả các xu thế và thói quen dẫn tới phồn thịnh chính trị, tôn giáo và luân lý là những nâng đỡ không thể thiếu… “.
Thuốc giải độc hay nhất đối với chủ nghĩa thế trần phàm tục
Điển hình của những người chiến đấu và đánh bại chủ nghĩa cộng sản vô thần có lẽ là thuốc giải độc hay nhất đối với chủ nghĩa thế trần phàm tục. Một trong những vị bảo vệ Giáo Hội tại Ba Lan kiên cường nhất chính là Giáo Chủ Ba Lan, Đức HY Stefan Wyszynski. Tháng 5 năm 1953, chế độ cộng sản ra lệnh thi hành đạo luật theo đó, Giáo Hội không có quyền cử nhiệm hay bãi chức các mục tử nữa, nhất là các giám mục. Quyền đó, từ nay thuộc về nhà nước. Trong một bài giảng mạnh bạo tại Nhà Thờ Chính Tòa ở Warsaw, Đức HY Wyszynski tuyên bố rằng: “Chúng ta dạy rằng hãy trả cho Xêda điều thuộc về Xêda, và hãy trả cho Chúa điều thuộc về Chúa. Nhưng khi Xêda tự ý ngồi trên bàn thờ, chúng ta phải cương quyết đáp lại: ông ta không được làm thế”.
Không bao lâu sau, Đức HY Wyszynski bị bắt và bắt đầu 3 năm ngồi tù. Đến cuối năm, 8 giám mục và 900 linh mục bị cầm tù vì đức tin. Con số ấy sẽ tăng lên 2,000 vị sau đó 2 năm, trong khi các phân khoa thần học bị đóng cửa, cha mẹ bị đe dọa, việc giáo dục tôn giáo tại các trường bị đình chỉ, và nhiều khoản thuế nặng nề được đánh trên Giáo Hội. Chỉ khi gặp bất ổn khắp nước do cuộc tổng đình công của thợ thuyền đem lại vào năm 1956, một cuộc đình công bị xe tăng của Hồng Quân dẹp tan, nhà lãnh đạo mới của cộng sản mới hiểu ra rằng chỉ có một con người duy nhất ổn định được tình hình là Đức HY Wyszynski. Nhờ thế, ngài được thả tự do sau khi đạt được nhiều nhượng bộ.
Một vị giám mục trẻ có tên Karol Wojtyla cũng đã bước theo chân Đức HY Wyszynski trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. Tại Nowa Huta, khu kỹ nghệ mới do chính phủ cộng sản thiết lập ở ngoại ô Kracow, một khu được họ cố tạo thành một thành phố không có Thiên Chúa, dĩ nhiên không có nhà thờ. Nhưng phụ tá giám mục Wojtyla không nghĩ thế. Ngày 24 tháng 12 năm 1959, ngài quyết định đến đó cử hành Thánh Lễ Nửa Đêm ở ngoài trời, sau khi chính phủ cộng sản bác đơn xin xây nhà thờ. Trước sự tranh đấu ấy, ngày 13 tháng 10 năm 1967, lúc Wojtyla đã là Tổng GM Kracow, nhà nước đành phải cho phép xây nhà thờ ở Nowa Huta. Chính Đức TGM Wojtyla tự lái xe tới xúc xẻng đất thứ nhất để đặt viên đá đầu tiên do chính Đức Phaolô VI dâng kính và lấy từ vương cung thánh đường Thánh Phêrô cổ kính do Constantinô xây dựng. Chiến thắng của Đức HY Wojtyla được cử hành với việc thánh hiến nhà thờ mới tại Nowa Huta ngày 15 tháng 5 năm 1977.
Ba Lan được chúc lành bằng một hàng giám mục kiên cường trong suốt thời bách hại của cộng sản, nhất là Đức HY Wyszynski và Đức HY Wojtyla, nhưng điều cần ghi nhận là thành công của các ngài đã được cả một hàng ngũ giáo dân nhiệt thành và đầy dấn thân hỗ trợ. Không có các cuộc biểu tình phản đối của giáo dân, Đức HY Wyszynski đã không được thả tự do và Đức HY Wojtyla đã không thánh hiến được ngôi nhà thờ mới ở Nowa Huta. Đức Cha Paprocki cho rằng người ta cần nhớ điều đó khi đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh bạo từ các vị giám mục của mình. Đúng, theo ngài, các vị kế nhiệm các Tông Đồ phải sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đức tin như các tông đồ đầu tiên, nhưng các ngài cũng phải dựa vào sự hỗ trợ của một hàng ngũ giáo dân nhiệt thành và sốt sắng.
Nhân dịp này, Đức Cha Paprocki nhắc tới điển hình Thomas More, thánh quan thầy của các luật sư và chính trị gia. Trong cuốn phim “Người của Bốn Mùa” (A Man For All Seasons), một cuốn phim thuật lại cuộc đời thánh nhân khi chịu sự bách hại của Henry VIII dưới cái án Phản Nghịch vì không chịu ký vào tuyên ngôn tuyên xưng ông ta là thủ lãnh Giáo Hội Nước Anh, người soạn truyện phim, là Robert Bolt, thuật lại cảnh phiên tòa, trong đó, Thomas More, nhìn vào mặt kẻ làm chứng gian chống lại mình là Sir Richard Rich mà nói: “Tôi có một câu để hỏi nhân chứng. Sợi dây chuyền chỉ chức vụ mà ông đang đeo đó. Cho tôi xem được không?” Rich để More quan sát tấm huy chương. Quan sát xong, More nói: “Con rồng đỏ”, rồi quay qua Cromwell, người chủ tọa cuộc tra vấn, và hỏi: “Cái này nghĩa là gì?” Cromwell trả lời: “Sir Richard được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Tư Pháp của Wales". Lúc đó, More mới nhìn thẳng vào mặt Rich mà nói: “Để được Wales à? Tại sao vậy Richard, bán linh hồn để được cả thế gian còn chưa ăn thua gì… Huống hồ là được Wales!”.
Tiếc thay, ta đang sống trong thời rất nhiều chính khách sẵn sàng bán linh hồn mình cho những điều còn kém giá trị hơn Wales nhiều! Đức Cha Paprocki cầu mong cho có nhiều luật gia và chính khách biết noi gương can đảm của Thomas More trung thành với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo và góp tay cổ vũ và bảo vệ tự do tôn giáo tại đất nước này và khắp nơi trên thế giới: “Tôi chết trong tư cách bề tôi Nhà Vua, nhưng trước hết là bày tôi của Thiên Chúa”.
Ủy Ban Đặc Nhiệm Về Tự Do Tôn Giáo
Ủy Ban hứa sẽ “giảng dạy và đưa ra chính sách đối đầu với các đe dọa đang leo thang”. Đứng đầu danh sách các đe dọa này là các chỉ thị do Bộ Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản của chính phủ Mỹ đề ra, đòi phải bao gồm việc ngừa thai và triệt sản vào các kế hoạch bảo hiểm sức khỏe, trong đó có kế hoạch ngừa thai “khẩn trương” gọi là Plan B và Ella.
Trong một lá thư gửi các vị giám mục để công bố về Ủy Ban này, Đức TGM Dolan, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, viết rằng đối với các Kitô Hữu và những người có đức tin, tự do tôn giáo ngày nay “đang càng ngày càng bị tấn công tại Hoa Kỳ một cách chưa từng thấy. Cuộc tấn công này đặc biệt rõ rệt trong con số càng ngày càng gia tăng các chương trình hay chính sách của chính phủ liên bang gây hại cho quyền lương tâm của những người có đức tin hay phá hoại nguyên tắc nền tảng của tự do tôn giáo. Là mục tử của hơn 70 triệu công dân Hoa Kỳ, chúng ta chia sẻ trách nhiệm chung và cấp bách phải công bố sự thật của tự do tôn giáo cho mọi người, và nhờ thế bảo vệ dân chúng của ta chống lại cuộc tấn công đang rõ ràng mỗi ngày một gia trọng theo một tốc độ leo thang mà phần đông chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được”.
Đức Cha William Lori của giáo phận Bridgeport, Connecticut, sẽ đứng đầu tân ủy ban. Ngài hân hoan có “dịp được làm việc với các giám mục bạn và những người chuyên môn về luật hiến pháp để bảo vệ và phát huy hồng ân tự do tôn giáo do Thiên Chúa ban tặng, một tự do được nhìn nhận và bảo đảm bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ. Ủy ban đặc nhiệm này nhắm đương đầu với các đe dọa đang gia tăng đối với tự do tôn giáo trong xã hội ta để sứ mệnh của Giáo Hội được thăng tiến không gặp trở ngại và quyền lợi của tín hữu mọi tôn giáo hay người không có tín ngưỡng được tôn trọng”.
Trong dịp này, Đức TGM Dolan cho hay: dù ngài cũng như vị tiền nhiệm là Đức HY Francis George từng gửi nhiều thư riêng cho Tổng Thống Obama về tự do tôn giáo trong ngữ cảnh tái định nghĩa hôn nhân, nhưng không hề nhận được phúc đáp nào từ Tổng Thống.
Tự do tôn giáo
Trong khi ấy, trong bữa tiệc sau “Thánh Lễ Đỏ” mở đầu năm hoạt động của ngành thẩm phán, luật sư, giáo sư luật và nói chung những ai liên quan đến luật pháp, tổ chức tại Houston ngày 29 tháng 9 vừa qua, Đức Cha Thomas J. Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois, đã đọc một bài diễn văn tựa đề là “Threats to Religious Freedom: From Godless Communism to Profane Secularism”(Đe dọa tự do tôn giáo: từ chủ nghĩa cộng sản vô thần đến chủ nghĩa thế trần phàm tục).
Vốn là một hội viên của hội luật gia Illinois trong 30 năm qua đồng thời là một luật gia giáo luật trong 20 năm qua, Đức Cha Paprocki cho hay ngài cũng là người trong nghề với cử tọa. Lúc còn học giáo luật tại Đại Học Gregoriana ở Rôma, ngài có dịp qua thăm Liên Xô với một phái đoàn của Đại Học Bắc Mỹ. Người hướng dẫn du lịch tự hào nói với phái đoàn rằng Liên Xô có tự do tôn giáo và để chứng minh, anh ta cho hay: “riêng tại Moscow, chúng tôi có hơn 50 nhà thờ Kitô Giáo”. So sánh với tổng giáo phận Chicago, nơi có 365 giáo xứ phục vụ người Công Giáo, thì con số kia chẳng đáng huênh hoang bao nhiêu.
Tuy nhiên, điều đáng nói là cái hiểu của người cộng sản về tự do tôn giáo. Đối với người Xô Viết, tự do tôn giáo chỉ có nghĩa là tự do thờ phượng, nghĩa là tín hữu được tự do cầu nguyện trong nhà thờ, còn ở ngoài nhà thờ, họ không được phép giảng dạy đức tin hay tham gia các hoạt động bác ái đặt căn bản trên đức tin.
Lúc ấy, Đức Cha Parpocki nghĩ: cái hiểu trên thật khác xa với cái hiểu của người Mỹ về quyền tự do thực thi tôn giáo, được tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp bảo vệ. Ngài nghĩ tới mạng lưới rộng lớn gồm nhiều định chế Công Giáo ở Mỹ: các trường, các học viện, các đại học, bệnh viện, viện dưỡng lão, và nhiều dịch vụ xã hội như cơ quan bác ái Công Giáo.
Chỉ sau cuộc viếng thăm đó ít lâu, Xô Viết chính thức xụp đổ và ai cũng nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản vô thần đã biến mất do chính cái sai lầm hiển nhiên của nó. Nay, 20 năm sau, rõ ràng các ý thức hệ này vẫn chưa lùi vào quên lãng, mà chỉ thay hình đổi dạng dưới một hình thức khác. Và việc lan tràn của các ý thức hệ vừa được tân trang lại này không còn chỉ giới hạn tại các lãnh thổ của Xô Viết cũ và các chư hầu của nó nữa. Tại Tây Âu và Bắc Mỹ, bạn sẽ thấy chẳng mấy người ủng hộ chủ trương minh nhiên của chủ nghĩa cộng sản vô thần, nhưng bạn sẽ thấy rất nhiều người sống theo các nguyên tắc có thể gọi đúng tên là chủ nghĩa thế trần phàm tục.
Trong cuốn sách mới xuất bản gần đây, tựa là God in Action: How Faith in God Can Address the Challenges of the World (Thiên Chúa Trong Hành Động: Làm Thế Nào Niềm Tin Vào Thiên Chúa Có Thể Đương Đầu Với Các Thách Đố Của Thế Giới), Đức HY George của Chicago phân biệt một bên là tính thế trần một bên là chủ nghĩa thế trần. Trong tư cách một triết học toàn diện về sinh hoạt công, chủ nghĩa thế trần coi thế giới chỉ là phàm tục, một lãnh vực trong đó, Thiên Chúa bị ngăn cấm… Còn tính thế trần, hiểu như mảnh đất nằm giữa thánh thiêng và thế tục, coi thế giới như một lãnh vực ngẫu nhiên có các cùng đích và mục tiêu gần như tối hậu riêng. Hiểu như thế, tính thế trần không ly khai thế giới khỏi Thiên Chúa, mà nhìn nhận như Chúa Kitô rằng nước Thiên Chúa không thuộc thế giới này. Đức HY George, sau đó, trích dẫn công thức của Đức GH Gelanius I (492-496) nhắc nhở Hoàng Đế Anastasius khi ông mưu toan kiểm soát Giáo Hội: “Có hai quyền lực chủ yếu cai quản thế giới này”, chứ không phải một. Dù phàm tục loại bỏ Thiên Chúa, nhưng thánh thiêng và thế tục đều được qui định bởi Thiên Chúa, Đấng, do đó, quản trị con người theo nguyên tắc đa nguyên và đa dạng về định chế.
Sự phân biệt trên rất quan trọng, vì không nên nhìn thế giới thế tục tự nó như kẻ thù của thánh thiêng. Chúa Giêsu vốn nhìn nhận hai lãnh vực hợp pháp này khi Người nói “Hãy trả cho Xêda những gì thuộc Xêda, và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12:17). Người không dạy ta phải bác bỏ hay gây chiến với những điều thuộc thế giới này, hay những điều thuộc thế giới này đều xấu xa từ nội tại và ta phải xa lánh chúng. Thực vậy, Thánh Kinh dạy ta rằng Thiên Chúa coi tất cả những gì Người tạo ra đều “rất tốt” (St 1:1-31). Thành thử, không có vấn đề cõi thánh thiêng và cõi thế tục, hiểu cho đúng, lại ở thế đối nghịch nhau được. Vấn đề chỉ là chủ nghĩa thế trần nặng mùi phàm tục. Mà phàm tục (profane) đây không có nghĩa là nói năng phàm tục mà là một chữ phát nguyên từ La Tinh pro+fano, nghĩa là “đứng ngoài đối diện với đền thờ” tức loại bỏ Thiên Chúa, loại bỏ tất cả những gì là thánh thiêng. Như thế, quan tâm của ta hiện nay không phải là với thế giới thế tục, mà là với chủ nghĩa thế trần phàm tục, một chủ nghĩa tìm cách loại bỏ Thiên Chúa khỏi thế giới, khỏi đền thờ hay giáo hội.
Đức HY George cũng đề cập tới các tương đồng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thế trần ngày nay, nhất là trong một cột báo gần đây trên nhật báo của tổng giáo phận Chicago. Ngài viết: “Mục đích của chủ nghĩa cộng sản và của chủ nghĩa thế trần ngày nay đều như nhau: tạo ra một xã hội trong đó Thiên Chúa không thể xuất hiện công khai, tẩy xóa bất cứ chứng từ nào của niềm tin tôn giáo khỏi sinh hoạt công và ngăn cản Giáo Hội hành động trong lịch sử, hạn chế sứ mệnh của Giáo Hội vào việc thờ phượng riêng, chỉ được chuyên chở một hệ thống tín ngưỡng vô ảnh hưởng tới xã hội ngoại trừ theo điều kiện duy thế tục. Theo nghĩa này, những người duy thế trần tại đất nước này và nhiều nơi khác chính là những kẻ nối nghiệp người cộng sản của thế kỷ vừa qua”.
Thế giới cộng sản của thế kỷ vừa qua là thế giới trong đó Karol Wojtyla từng lớn lên, người sau này trở thành Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta. Người viết tiểu sử của ngài, George Weigel, mô tả thế giới ấy mà ông gọi là “nền văn hóa dối trá của cộng sản” như sau: “Các đạo luật cho phép phá thai thả giàn, các trại thanh niên cộng sản chuyên khuyến khích thử nghiệm tính dục, việc làm nhằm tách ly chồng với vợ, cha mẹ với con cái, tất cả đều là khí cụ trong các chiến dịch cộng sản nhằm chống lại nền văn hóa truyền thống của Ba Lan và chống lại Giáo Hội cũng như giáo huấn luân lý của Giáo Hội”.
Các tên, chương trình và triết lý tiềm tàng của chủ nghĩa cộng sản vô thần và của chủ nghĩa thế trần phàm tục có thể khác nhau, nhưng hậu quả thì như nhau, nhất là liên quan đến tự do tôn giáo. Rất nhiều điển hình khắp thế giới đã chứng minh điều đó, chỉ xin kể ra một số đe dọa quá đáng đối với tự do tôn giáo ngay ở đây, tại Hiệp Chúng Quốc này.
Việc áp đặt lên tự do tôn giáo xuất hiện dưới mặt nạ các đạo luật và qui định chống kỳ thị. Kết quả là các tổ chức tôn giáo được chỉ thị phải sử dụng ai, phải đồng ý với điều gì, nếu không sẽ bị đẩy khỏi sinh hoạt công cộng. Quả là một dấu hiệu đầy tai họa đối với an ninh quốc gia khi các nhà quân sự Hoa Kỳ bắt đầu chơi trò “chính xác về chính trị” với nền tự do tôn giáo. Các thiện nguyện viên của Gideons International đã được thông tri rằng họ không được phân phối Thánh Kinh cho các trung tâm huấn luyện sơ khởi (induction centers) của quân đội nữa, một việc được họ thực hành hơn nửa thế kỷ nay mà chưa gặp bất cứ trở ngại nào. Xem ra, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng các binh sĩ mang Thánh Kinh là một đe dọa cho nền an ninh quốc gia.
Các tự do tập thể
Viết trên tờ THE WALL STREET JOURNAL, William McGurn rất đúng khi nhận diện ra điều đang làm bận tâm các nhà lãnh đạo tôn giáo của mọi tín ngưỡng và hệ phái: “Ở cốt lõi ưu tư của họ chính là điều này: người ta đang viết lại Tu Chính Án Thứ Nhất cho chính xác về chính trị. Sau năm 1791, điều làm cho tự do tôn giáo của Mỹ thực sự có tính triệt để không phải chỉ là vì nó cho phép người ta thờ phượng (hay không thờ phượng) như họ thấy thích đáng. Phần triệt để là việc bảo đảm dành cho các quyền tự do tập thể (corporate freedoms): được giữ tài sản chung với nhau, được sở hữu báo chí, được điều hành các trường học, được mở các bệnh viện và bệnh xá, v.v…”.
Kinh nghiệm làm giám mục Springfield của Đức Cha Paprocki cho thấy nhiều điều nghịch lý. Tháng Mười Hai vừa qua, hai viện quốc hội Illinois thông qua dự luật cho phép điều tự gọi là “kết hợp dân sự”. Nhiều dân biểu nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ dự luật này đã thất cử trước đó một tháng nên thấy rõ là họ đâu có lợi gì khi bỏ phiếu ủng hộ nó. Nhưng Thống Đốc Illinois, Patrick Quinn, còn đi xa hơn thế, khi ký ban hành luật này, ông tuyên bố làm thế “là do niềm tin tôn giáo” của ông. Các tờ báo, khi trích lại lời tuyên bố ấy, có cho hay ông là một người Công Giáo. Là một nhà lãnh đạo Công Giáo tại ngay thủ phủ tiểu bang, Đức Cha Parpocki đã ra một tuyên bố cho hay: Thống Đốc Quinn cho rằng mình ký ban hành đạo luật là do được khích động bởi niềm tin tôn giáo, nhưng chắc chắn đó không phải là niềm tin Công Giáo.
Theo Đức Cha Paprocki, đạo luật được Thống Đốc Quinn ban hành, tuy được truyền thông vắn tắt gọi là “Đạo Luật Kết Hợp Dân Sự” (Civil Union Act), nhưng thực ra, cái tên đầy đủ của nó là “Đạo Luật Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo và Kết Hợp Dân Sự”. Có lẽ vì những nhà ủng hộ các cuộc kết hợp dân sự sợ không vận động đủ số phiếu ủng hộ, nên họ phải thêm một số điều khoản bảo đảm tự do tôn giáo. Tuy nhiên, dù nêu tôn giáo lên đầu tựa đề, đạo luật cũng chỉ có hai câu nói tới thứ tự do này mà thôi. Câu đầu: “Không điều gì trong Đạo Luật này được can thiệp vào hay qui định thực hành tôn giáo của bất cứ cơ quan tôn giáo nào”. Câu hai: “Bất cứ cơ quan tôn giáo nào, Quốc Gia Da Đỏ hay Bộ Lạc hoặc Nhóm Thổ Dân nào cũng được tự do quyết định có nên hay không nên cử hành hay chủ lễ cuộc kết hợp dân sự”.
Điều đáng lưu ý là lúc dự luật còn ở Thượng Viện Tiểu Bang, người ta tranh luận về việc hai câu trên độc lập với nhau hay câu đầu chỉ dùng để giới thiệu câu sau tức câu dự liệu rằng không ai bị bắt buộc phải chủ lễ tại một cuộc kết hợp dân sự. Ngày 1 tháng 12 năm 2010, người bảo trợ dự luật tuyên bố rằng hai câu ở phần 15, được trích dẫn trên đây, là hai câu độc lập với nhau, một câu nói tới các thực hành tôn giáo, một câu nói tới quyết định có chủ lễ hay không. Ông nhấn mạnh dự luật không có ý định “cản trở các quyền mà các cơ quan tôn giáo cần có để thực hành… các hoạt động tôn giáo của họ”.
Ấy thế nhưng, tháng 5 vừa qua, Phó Giám Đốc Nha Nhi Đồng Và Dịch Vụ Gia Đình (DCFS) của Tiểu Bang Illinois lại viết cho một cơ quan dịch vụ xã hội của tôn giáo, tức Dịch Vụ Nhi Đồng Và Gia Đình Tin Lành của Wheaton, Illinois, rằng DCFS sẽ duyệt lại các chính sách và thủ tục để bao gồm việc nhìn nhận các cuộc kết hợp dân sự, [điều] có thể ảnh hưởng tới các vấn đề cung cấp dịch vụ của các cơ quan đặt căn bản trên đức tin”. Vị Phó Giám Đốc này cũng viết rằng: Giám Đốc (Nha) sẽ gửi văn thư cho mọi cơ quan [để] họ cùng chia sẻ ý định của Nha trong việc bao gồm các liên hệ kết hợp dân sự vào việc nhận trẻ em làm con nuôi hay chăm sóc”. Ngoài ra, Phó Giám Đốc này còn cho người ta hiểu rằng quyết định của Nha trong vấn đề này có thể đem tới việc kết thúc các liên hệ khế ước với Dịch Vụ Nhi Đồng Và Gia Đình Tin Lành, khi viết rằng: “Quyết định tiến hành việc cung cấp dịch vụ con nuôi là của quí vị chứ không phải của DCFS… Nếu việc thay đổi chính sách này đi ngược lại các niềm tin tôn giáo của cơ quan quí vị, thì quí vị và Hội Đồng Quản Trị của quí vị có thể chấm dứt khế ước con nuôi”.
Dự đoán một hành động trừng phạt tương tự có thể sẽ áp dụng cho các chương trình nhận con nuôi của Công Giáo, nên các cơ quan bác ái Công Giáo của các giáo phận Springfield, Joliet và Peoria đã ra tòa yêu cầu tòa tuyên bố rằng chủ trương lâu đời của mình không trao trẻ em cho các cặp sống chung không lấy nhau, bất luận khuynh hướng tính dục của họ, được bảo vệ bởi Đạo Luật Nhân Quyền Illinois, Đạo Luật Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Và Kết Hợp Dân Sự, và Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo Illinois. Các cơ quan bác ái Công Giáo cũng xin án tòa ngăn cấm các viên chức Illinois không được hành động gì thêm ngược với điều trên.
Tháng vừa rồi, Chánh Án John Schmidt đã phán quyết rằng các cơ quan bác ái Công Giáo không có quyền kéo dài các khế ước với tiểu bang trong việc giám sát các trẻ em được nhận làm con nuôi hay chăm sóc (foster). Theo Đức Cha Paprocki, không ai có quyền ấy, nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Điều quan trọng là: dù không ai có quyền ký khế ước với tiểu bang, nhưng tiểu bang cũng đâu được tự do căn cứ vào các lý do bất hợp pháp để từ khước ký khế ước. Một chủ nhân không thể từ khước ai một công việc vì lý do chủng tộc thế nào, thì tiểu bang cũng không thể từ khước một khế ước đối với một tổ chức vì các niềm tin của họ như vậy.
Phía Công Giáo đã mang luận điểm đó ra tranh cãi, nhưng Chánh Án Schmidt bác bỏ luận điểm này. Ông cũng bác bỏ cả lời yêu cầu ra lệnh ngăn cấm các viên chức Illinois không được hành động gì thêm ngược với niềm tin Công Giáo. Hiện các luật sư phía Công Giáo đang thượng tố lên tòa trên, vì các dịch vụ con nuôi của các cơ quan bác ái Công Giáo sẽ lâm nguy nếu Tiểu Bang quyết định chuyển giao trẻ em qua các cơ quan khác.
Quyết định của Nha Dịch Vụ Nhi Đồng Và Gia Đình Illinois trên đây chỉ là một điển hình cho thấy nhà nước đang tìm cách áp đặt cái dịch bản riêng của họ đối với chủ nghĩa thế trần phàm tục lên xã hội Hoa Kỳ. Một điển hình khác là quyết định năm 2005 của cựu thống đốc Rod Blagojevich, người từng bị đưa ra tòa và hiện là tội phạm. Quyết định này buộc các dược phòng và dược sĩ phải cung cấp thuốc viên ngừa thai và phá thai khẩn cấp. Rất may, quyết định đó bị chánh án Tòa Sangamon bác bỏ tháng 4 vừa qua, sau nhiều năm tranh tụng. Ưu tư hiện nay là việc chính phủ Liên Bang có thể buộc các kế hoạch bảo hiểm phải bao gồm việc ngừa thai và sau cùng buộc các bệnh viện Công Giáo phải thi hành việc phá thai. Những ưu tư này không phải chỉ là những ảo giác tâm thần.
Thực vậy, Đức Cha Paprocki cho hay gần đây Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản đã đề nghị buộc các kế hoạch bảo hiểm tư phải bảo hiểm cả việc ngừa thai, phá thai bằng hóa chất và triệt sản, chỉ trừ các “chủ nhân tôn giáo”. Nhưng hạn từ chủ nhân tôn giáo này bị giải thích một cách rất hạn hẹp đến độ trên thực tế, khó có sự bảo vệ nào cho các cá nhân hay hãng bảo hiểm nào phản đối lương tâm đối với thuốc ngừa thai hay triệt sản. Tổng Cố Vấn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gọi việc bắt buộc trên là “một cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu vào tự do tôn giáo”.
Theo đề nghị trên, một giáo hội sẽ không phải là một chủ nhân tôn giáo nếu (a) giáo hội này phục vụ những ai hiện không phải là thành viên của mình; (b) không chịu thuê người vì lý do tôn giáo, hay (c) không chịu hạn chế các mục đích bác ái và truyền đạo của mình vào việc đào tạo các giá trị tôn giáo.
Các tiêu chuẩn hẹp hòi trên không một chút liên quan hợp lý nào với bất cứ mục đích hợp pháp nào của chính phủ. Theo các tiêu chuẩn này, ngay thừa tác vụ của Chúa Giêsu và của Giáo Hội Kitô Giáo sơ khai cũng không được coi là có tính tôn giáo vì cả Chúa Giêsu lẫn Giáo Hội sơ khai đều không chịu giới hạn thừa tác vụ của mình vào những người đồng đạo mà thôi hay chỉ lo giảng dạy mà thôi. Ta hãy tưởng tượng người ta sẽ chỉ trích các cơ quan bác ái Công Giáo, các bệnh viện Công Giáo, và các đại học Công Giáo ra sao khi những định chế này chỉ tuyển dụng người Công Giáo và chỉ phục vụ người Công Giáo. Nhưng đó không phải là cách tiếp cận của Công Giáo, một cách tiếp cận đặt căn bản trên nguyên tắc được Chúa Giêsu nói rõ trong dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Hậu, trong đó, Người dạy ta phải quan tâm và trợ giúp người cần tới ta, bất kể các dị biệt tôn giáo.
Trường hợp trừ vì vậy quả là có vấn đề trầm trọng, nhưng vấn đề nòng cốt vẫn là chính đề nghị trên. Chỉ khi nào đề nghị này bị thâu hồi, mọi nan đề trầm trọng về luân lý do đề nghị ấy tạo ra mới bị loại bỏ.
Đức HY Daniel DiNardo của Houston, trong bức thư đề ngày 7 tháng 9 năm 2011 gửi Quốc Hội Hoa Kỳ, trong tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của HĐ Giám Mục Hoa Kỳ, đã chỉ trích cuộc vận động ráo riết của tổ chức phá thai lớn nhất nước tức Planned Parenthood (PP) nhằm cổ vũ cho đề nghị của Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản (HHS) buộc các hãng bảo hiểm phải bao gồm việc phá thai bằng hóa chất hay giải phẫu. Tổ chức PP hy vọng rằng một khi có lệnh (mandate) cho cả nước phải sử dụng việc họ gọi là “ngăn ngừa” thai nghén mà họ coi là một thứ bệnh có hại cho phúc lợi của phụ nữ này, thì họ sẽ có cơ sở để cổ vũ phá thai như một thứ “chữa chạy”. Đức HY DiNardo nhấn mạnh tới mối đe dọa do lệnh này đem lại đối với quyền lương tâm và tự do tôn giáo.
Đức Cha Paprocki cho rằng muốn dân chủ tiếp tục sống còn tại Hoa Kỳ, đừng để nó biến thành một hình thức cai trị độc đoán mới, người ta cần nắm lại vai trò của các giá trị tôn giáo và luân lý từng được đệ nhất Tổng Thống Mỹ, George Washington, cổ vũ. Trong diễn văn từ giã vào năm 1796, TT Washington nói rằng: “Trong tất cả các xu thế và thói quen dẫn tới phồn thịnh chính trị, tôn giáo và luân lý là những nâng đỡ không thể thiếu… “.
Thuốc giải độc hay nhất đối với chủ nghĩa thế trần phàm tục
Điển hình của những người chiến đấu và đánh bại chủ nghĩa cộng sản vô thần có lẽ là thuốc giải độc hay nhất đối với chủ nghĩa thế trần phàm tục. Một trong những vị bảo vệ Giáo Hội tại Ba Lan kiên cường nhất chính là Giáo Chủ Ba Lan, Đức HY Stefan Wyszynski. Tháng 5 năm 1953, chế độ cộng sản ra lệnh thi hành đạo luật theo đó, Giáo Hội không có quyền cử nhiệm hay bãi chức các mục tử nữa, nhất là các giám mục. Quyền đó, từ nay thuộc về nhà nước. Trong một bài giảng mạnh bạo tại Nhà Thờ Chính Tòa ở Warsaw, Đức HY Wyszynski tuyên bố rằng: “Chúng ta dạy rằng hãy trả cho Xêda điều thuộc về Xêda, và hãy trả cho Chúa điều thuộc về Chúa. Nhưng khi Xêda tự ý ngồi trên bàn thờ, chúng ta phải cương quyết đáp lại: ông ta không được làm thế”.
Không bao lâu sau, Đức HY Wyszynski bị bắt và bắt đầu 3 năm ngồi tù. Đến cuối năm, 8 giám mục và 900 linh mục bị cầm tù vì đức tin. Con số ấy sẽ tăng lên 2,000 vị sau đó 2 năm, trong khi các phân khoa thần học bị đóng cửa, cha mẹ bị đe dọa, việc giáo dục tôn giáo tại các trường bị đình chỉ, và nhiều khoản thuế nặng nề được đánh trên Giáo Hội. Chỉ khi gặp bất ổn khắp nước do cuộc tổng đình công của thợ thuyền đem lại vào năm 1956, một cuộc đình công bị xe tăng của Hồng Quân dẹp tan, nhà lãnh đạo mới của cộng sản mới hiểu ra rằng chỉ có một con người duy nhất ổn định được tình hình là Đức HY Wyszynski. Nhờ thế, ngài được thả tự do sau khi đạt được nhiều nhượng bộ.
Một vị giám mục trẻ có tên Karol Wojtyla cũng đã bước theo chân Đức HY Wyszynski trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. Tại Nowa Huta, khu kỹ nghệ mới do chính phủ cộng sản thiết lập ở ngoại ô Kracow, một khu được họ cố tạo thành một thành phố không có Thiên Chúa, dĩ nhiên không có nhà thờ. Nhưng phụ tá giám mục Wojtyla không nghĩ thế. Ngày 24 tháng 12 năm 1959, ngài quyết định đến đó cử hành Thánh Lễ Nửa Đêm ở ngoài trời, sau khi chính phủ cộng sản bác đơn xin xây nhà thờ. Trước sự tranh đấu ấy, ngày 13 tháng 10 năm 1967, lúc Wojtyla đã là Tổng GM Kracow, nhà nước đành phải cho phép xây nhà thờ ở Nowa Huta. Chính Đức TGM Wojtyla tự lái xe tới xúc xẻng đất thứ nhất để đặt viên đá đầu tiên do chính Đức Phaolô VI dâng kính và lấy từ vương cung thánh đường Thánh Phêrô cổ kính do Constantinô xây dựng. Chiến thắng của Đức HY Wojtyla được cử hành với việc thánh hiến nhà thờ mới tại Nowa Huta ngày 15 tháng 5 năm 1977.
Ba Lan được chúc lành bằng một hàng giám mục kiên cường trong suốt thời bách hại của cộng sản, nhất là Đức HY Wyszynski và Đức HY Wojtyla, nhưng điều cần ghi nhận là thành công của các ngài đã được cả một hàng ngũ giáo dân nhiệt thành và đầy dấn thân hỗ trợ. Không có các cuộc biểu tình phản đối của giáo dân, Đức HY Wyszynski đã không được thả tự do và Đức HY Wojtyla đã không thánh hiến được ngôi nhà thờ mới ở Nowa Huta. Đức Cha Paprocki cho rằng người ta cần nhớ điều đó khi đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh bạo từ các vị giám mục của mình. Đúng, theo ngài, các vị kế nhiệm các Tông Đồ phải sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đức tin như các tông đồ đầu tiên, nhưng các ngài cũng phải dựa vào sự hỗ trợ của một hàng ngũ giáo dân nhiệt thành và sốt sắng.
Nhân dịp này, Đức Cha Paprocki nhắc tới điển hình Thomas More, thánh quan thầy của các luật sư và chính trị gia. Trong cuốn phim “Người của Bốn Mùa” (A Man For All Seasons), một cuốn phim thuật lại cuộc đời thánh nhân khi chịu sự bách hại của Henry VIII dưới cái án Phản Nghịch vì không chịu ký vào tuyên ngôn tuyên xưng ông ta là thủ lãnh Giáo Hội Nước Anh, người soạn truyện phim, là Robert Bolt, thuật lại cảnh phiên tòa, trong đó, Thomas More, nhìn vào mặt kẻ làm chứng gian chống lại mình là Sir Richard Rich mà nói: “Tôi có một câu để hỏi nhân chứng. Sợi dây chuyền chỉ chức vụ mà ông đang đeo đó. Cho tôi xem được không?” Rich để More quan sát tấm huy chương. Quan sát xong, More nói: “Con rồng đỏ”, rồi quay qua Cromwell, người chủ tọa cuộc tra vấn, và hỏi: “Cái này nghĩa là gì?” Cromwell trả lời: “Sir Richard được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Tư Pháp của Wales". Lúc đó, More mới nhìn thẳng vào mặt Rich mà nói: “Để được Wales à? Tại sao vậy Richard, bán linh hồn để được cả thế gian còn chưa ăn thua gì… Huống hồ là được Wales!”.
Tiếc thay, ta đang sống trong thời rất nhiều chính khách sẵn sàng bán linh hồn mình cho những điều còn kém giá trị hơn Wales nhiều! Đức Cha Paprocki cầu mong cho có nhiều luật gia và chính khách biết noi gương can đảm của Thomas More trung thành với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo và góp tay cổ vũ và bảo vệ tự do tôn giáo tại đất nước này và khắp nơi trên thế giới: “Tôi chết trong tư cách bề tôi Nhà Vua, nhưng trước hết là bày tôi của Thiên Chúa”.
Liên Hội đồng Giám mục châu Âu: ĐTC kêu mời tìm ra các con đường Phúc âm hóa mới
Nguyễn Trọng Đa
09:05 04/10/2011
Liên Hội đồng Giám mục châu Âu: ĐTC kêu mời tìm ra các con đường Phúc âm hóa mới
Hội nghị toàn thể của Liên Hội đồng Giám mục châu Âu (CCEE)
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI đã mời gọi các Giám mục châu Âu, dự họp hội nghị toàn thể ở Tirana (Albania), hãy tìm ra các cách thức Phúc âm hóa mới để phục vụ cho các thế hệ mới.
Liên Hội đồng Giám mục châu Âu (CCEE) cho biết như thế vào cuối Hội nghị toàn thể, vốn diễn ra từ ngày 29-9 đến ngày 2-10 ở Tirana (Albania), về chủ đề của việc Phúc âm hóa mới.
Trong một sứ điệp có chữ ký của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa thánh, gửi cho Đức Hồng Y Péter Erdo, Tổng Giáo phận Esztergom-Budapest (Hungary) và là chủ tịch của Liên Hội đồng Giám mục châu Âu, ĐTC Biển Đức XVI khuyến khích các Giám mục châu Âu hãy "xác định với sự can đảm truyền giáo các con đường Phúc âm hóa mới, đặc biệt là trong việc phục vụ các thế hệ tương lai", bằng cách khuyến khích các ngài "tiếp tục công việc của cơ cấu quý gía về sự liên kết giữa các Hội đồng Giám mục ở châu Âu [tức Liên Hội đồng Giám mục châu Âu, CCEE], vốn trong bốn mươi năm qua, đã thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong các hoạt động mục vụ và đại kết".
Các tham dự viên Hội nghị quan tâm đáp ứng cho cử chỉ nhân từ của ĐTC Biển Đức XVI, và đã gửi cho Ngài một bức thư, trong đó các ngài bày tỏ sự hiệp thông của mình với Đấng Kế vị Thánh Phêrô.
Tìm các con đường Phúc âm hóa mới
Kết thúc những ngày dành riêng cho chủ đề Phúc âm hóa mới, các tham dự viên đã soạn thảo một tuyên bố, trong đó các Ngài nhắc lại rằng "Phúc âm hóa là biểu hiện của sự sống và sức sống của Giáo Hội".
Các Ngài nhắc lại rằng việc Phúc âm hóa mới được mở ra cho tất cả các người đã rửa tội: "gia đình, giới trẻ nói chung là sẵn sàng để trở thành các nhà truyền giáo, nhưng cũng còn là các giáo xứ, các phong trào và cộng đồng mới nữa". "Dạy Giáo Lý và các trường học Công giáo cũng cần là và trở thành các địa điểm truyền giáo. Cuối cùng, các bí tích là nơi lý tưởng để thực hiện việc Phúc âm hóa mới này”.
Cuối cùng các Giám mục châu Âu đề nghị tìm kiếm các con đường Phúc âm hóa mới, chẳng hạn "các công nghệ mới, mạng Internet, và các mạng xã hội".
Các Ngài chỉ ra tầm quan trọng của việc mở lòng ra với Chúa Thánh Thần: "Sẽ không có việc Phúc âm hóa mới mà không có lễ Hiện Xuống mới!".
Việc Phúc âm hóa mới: một cơ hội
Sau cùng, Liên Hội đồng Giám mục châu Âu (CCEE) gợi ra các lời nói của Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ việc Phúc âm hóa mới, người đã than phiền sự thiếu văn hóa của châu Âu dựa vào Kitô giáo.
Theo Ngài, "Việc Phúc âm hóa mới là một cơ hội, được trao cho chúng ta để đọc và giải thích thời điểm lịch sử hiện tại, để cho hoạt động bình thường của Giáo Hội trở thành phi thường. Nói cách khác, chúng ta được mời gọi sống một cách phi thường biến cố bình thường của đời sống Giáo Hội, đó là Phúc âm hóa".
Ngài kết luận bằng cách nhắc đến sáng kiến "Missions Metropoli" (Truyền giáo thành phố lớn), sẽ diễn ra tại 12 thành phố lớn của châu Âu trong Mùa Chay năm tới. (ZENIT.org 3-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hội nghị toàn thể của Liên Hội đồng Giám mục châu Âu (CCEE)
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI đã mời gọi các Giám mục châu Âu, dự họp hội nghị toàn thể ở Tirana (Albania), hãy tìm ra các cách thức Phúc âm hóa mới để phục vụ cho các thế hệ mới.
Liên Hội đồng Giám mục châu Âu (CCEE) cho biết như thế vào cuối Hội nghị toàn thể, vốn diễn ra từ ngày 29-9 đến ngày 2-10 ở Tirana (Albania), về chủ đề của việc Phúc âm hóa mới.
Trong một sứ điệp có chữ ký của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa thánh, gửi cho Đức Hồng Y Péter Erdo, Tổng Giáo phận Esztergom-Budapest (Hungary) và là chủ tịch của Liên Hội đồng Giám mục châu Âu, ĐTC Biển Đức XVI khuyến khích các Giám mục châu Âu hãy "xác định với sự can đảm truyền giáo các con đường Phúc âm hóa mới, đặc biệt là trong việc phục vụ các thế hệ tương lai", bằng cách khuyến khích các ngài "tiếp tục công việc của cơ cấu quý gía về sự liên kết giữa các Hội đồng Giám mục ở châu Âu [tức Liên Hội đồng Giám mục châu Âu, CCEE], vốn trong bốn mươi năm qua, đã thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong các hoạt động mục vụ và đại kết".
Các tham dự viên Hội nghị quan tâm đáp ứng cho cử chỉ nhân từ của ĐTC Biển Đức XVI, và đã gửi cho Ngài một bức thư, trong đó các ngài bày tỏ sự hiệp thông của mình với Đấng Kế vị Thánh Phêrô.
Tìm các con đường Phúc âm hóa mới
Kết thúc những ngày dành riêng cho chủ đề Phúc âm hóa mới, các tham dự viên đã soạn thảo một tuyên bố, trong đó các Ngài nhắc lại rằng "Phúc âm hóa là biểu hiện của sự sống và sức sống của Giáo Hội".
Các Ngài nhắc lại rằng việc Phúc âm hóa mới được mở ra cho tất cả các người đã rửa tội: "gia đình, giới trẻ nói chung là sẵn sàng để trở thành các nhà truyền giáo, nhưng cũng còn là các giáo xứ, các phong trào và cộng đồng mới nữa". "Dạy Giáo Lý và các trường học Công giáo cũng cần là và trở thành các địa điểm truyền giáo. Cuối cùng, các bí tích là nơi lý tưởng để thực hiện việc Phúc âm hóa mới này”.
Cuối cùng các Giám mục châu Âu đề nghị tìm kiếm các con đường Phúc âm hóa mới, chẳng hạn "các công nghệ mới, mạng Internet, và các mạng xã hội".
Các Ngài chỉ ra tầm quan trọng của việc mở lòng ra với Chúa Thánh Thần: "Sẽ không có việc Phúc âm hóa mới mà không có lễ Hiện Xuống mới!".
Việc Phúc âm hóa mới: một cơ hội
Sau cùng, Liên Hội đồng Giám mục châu Âu (CCEE) gợi ra các lời nói của Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ việc Phúc âm hóa mới, người đã than phiền sự thiếu văn hóa của châu Âu dựa vào Kitô giáo.
Theo Ngài, "Việc Phúc âm hóa mới là một cơ hội, được trao cho chúng ta để đọc và giải thích thời điểm lịch sử hiện tại, để cho hoạt động bình thường của Giáo Hội trở thành phi thường. Nói cách khác, chúng ta được mời gọi sống một cách phi thường biến cố bình thường của đời sống Giáo Hội, đó là Phúc âm hóa".
Ngài kết luận bằng cách nhắc đến sáng kiến "Missions Metropoli" (Truyền giáo thành phố lớn), sẽ diễn ra tại 12 thành phố lớn của châu Âu trong Mùa Chay năm tới. (ZENIT.org 3-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Truyền thông mới và việc bài Kitô Giáo
Vũ Văn An
22:14 04/10/2011
Trên bản tin Zenit ngày 2 tháng 10, Linh Mục John Flynn cho hay: bản tường trình của Các Nhà Phát Tuyến Tôn Giáo Toàn Quốc (NRB) đặt trụ sở tại Virginia cho thấy nhiều vấn đề trầm trọng trong cách các nền (platforms) truyền thông mới đối xử với Kitô Giáo. Phúc trình tựa là “True Liberty in a New Media Age: An Examination of the Threat of Anti-Christian Censorship and Other Viewpoint Discrimination on New Media Platforms” (Tự Do Thực Sự Trong Thời Đại Truyền Thông Mới: Xem Sét Mối Đe Dọa Của Việc Kiểm Duyệt Bài Kitô Giáo Và Quan Điểm Kỳ Thị Khác Trên Các Nền Truyền Thông Mới), đã khảo sát nhiều công ty hàng đầu như Google, Apple, Facebook và Twitter.
Căn cứ vào mô tả trên trang mạng của họ, NRB là một hiệp hội quốc tế có tính không bè phái của các nhà truyền thông Kitô Giáo. Theo phúc trình của họ, dù các phương tiện truyền thông mới, nhờ liên mạng mà trở thành khả thể, đã mở ra nhiều tiềm năng mới cho việc trao đổi ý niệm và ý kiến, nhưng đồng thời, chúng cũng tạo ra nhiều ưu tư đáng kể trong cách một số công ty lớn đang nắm quyền kiểm soát kỹ nghệ này. Về phương diện tôn giáo, phúc trình thấy rất nhiều vấn đề do lối kiểm soát này gây ra: “Kết luận của chúng tôi là các ý niệm Kitô Giáo và các nội dung tôn giáo khác rõ ràng và hiện đang phải đương đầu với nguy cơ bị kiểm duyệt trên các nền truyền thông dựa vào liên mạng”. Bản phúc trình tiết lộ một số phương cách được các công ty khổng lồ thuộc truyền thông mới sử dụng để ngầm phá hoại tôn giáo.
Công ty Apple
Một số công ty đã bắt đầu tẩy chay các nội dung Kitô Giáo, trong khi đó, một số khác đã đưa ra các hướng dẫn chắc chắn sẽ dẫn tới việc kiểm duyệt trong tương lai. Đã có hai dịp trong đó Apple ngăn chặn các ứng dụng (apps) Kitô Giáo trên iTunes App Store vì nội dung tôn giáo. Nói đúng hơn, các ứng dụng duy nhất bị Apple ngăn chặn vì quan điểm tôn giáo là các ứng dụng phản ảnh quan điểm Kitô Giáo.
Tháng 11 năm 2010, Apple rút lại việc họ chấp thuận một ứng dụng gọi là Manhattan Declaration App. Tuyên ngôn này là lời phát biểu niềm tin Kitô Giáo về hôn nhân, về tính thánh thiêng của sự sống và về tự do tôn giáo. Lý do nêu ra là: một trong các điểm của tuyên ngôn cho rằng tác phong đồng tính là phi luân và điều này, theo quan điểm của Apple, là gây xúc phạm.
Sau đó, vào tháng 3 năm 2011, Apple cũng đã kiểm duyệt một ứng dụng dành cho tổ chức Exodus International, một thừa tác vụ Kitô Giáo nhằm giúp người đồng tính từ bỏ lối sống của họ. Một lần nữa, Apple cho hay việc ấy gây xúc phạm và vi phạm các hướng dẫn của họ.
Rồi vào tháng 7 năm 2011, Apple rút iTunes ra khỏi Mạng Lưới Christian Values, một cổng truyền thông nhằm gây quĩ cho các cơ quan bác ái. Phúc trình NRB viết rằng hành động này được đưa ra là do những lời khiếu nại cho rằng một số cơ quan bác ái này có những chính sách chỉ trích các chương trình đồng tính.
Nhìn chung, phúc trình kết luận rằng một số chính sách của Apple đối với các ứng dụng của họ rất rộng và mơ hồ và trong nhiều trường hợp rõ ràng có tính kiểm duyệt đối với nội dung tôn giáo. Khi đề cập tới các nội dung như chế diễu, hài hước hay bình luận chính trị, thì qui luật của họ khác hẳn, không hề có giới hạn.
Thí dụ, các hướng dẫn của họ về tôn giáo buộc phải ngăn chặn nội dung nào “xúc phạm, có tinh thần hẹp hòi” hay chứa các tư liệu “lạm dụng” hay “không thích đáng” hoặc “không chấp nhận được”. Sử dụng các từ ngữ mơ hồ này cho thấy Apple mặc tình dành quyền ấn định lấy nội dung tôn giáo nào họ ưa thích và nội dung nào cần loại bỏ.
Phúc trình kết luận: rõ ràng các chính sách của Apple đối với nội dung tôn giáo thiếu sót một cách trầm trọng nếu xét chúng theo các tiêu chuẩn về tự do phát biểu đã được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thiết lập qua Tu Chính Án Thứ Nhất.
Công ty Google
Nói đến Google, phúc trình viết rằng công ty này đã khước từ không chịu đặt một quảng cáo phò sự sống của Kitô Giáo do Viện Kitô Giáo yêu cầu trên bộ máy tìm kiếm của họ. Quảng cáo này bị khước từ với lý do cho rằng chính sách của Google “không cho phép đăng bất cứ quảng cáo nào của các trang mạng có chứa nội dung phá thai và liên hệ tới tôn giáo”.
Viện Kitô Giáo bèn đưa Google ra tòa và nhờ thế họ phải cho đăng quảng cáo trên. Nhưng sau đó, Google thay đổi chính sách bằng lòng nhận đăng các quảng cáo về phá thai của các nhóm tôn giáo miễn là phải viết chúng một cách dựa vào sự kiện. Tuy nhiên, chính sách của Google vẫn tiếp tục ngăn chặn bất cứ quảng cáo về phá thai nào có những câu đại loại như “phá thai là sát nhân” vì câu này bị coi là “kinh tởm” (gruesome).
Một vấn đề khác được phúc trình nói đến liên hệ tới các hướng dẫn của Google về các dụng cụ liên mạng (Web tools) họ dành cho các nhóm bất vụ lợi. Các giáo hội, các nhóm tín ngưỡng, hay các tổ chức nào khi tuyển dụng người có căn cứ vào khuynh hướng tôn giáo hay tính dục của người ta đều không được sử dụng các dụng cụ này một cách tự do hay giảm giá. Phúc trình cho hay các giáo hội Kitô Giáo nạp đơn với Google xin hưởng qui chế bất vụ lợi đã bị họ bác đơn.
Một trường hợp nữa liên hệ tới Google và việc một trang mạng Na Uy có lời chỉ trích nhóm Scientology. Các luật sư đại diện cho Scientology phản đối với Google rằng trang mạng kia chứa nội dung có bản quyền. Kết quả, các trang chỉ trích của trang mạng này bị đục bỏ khỏi thư mục của Google.
Phúc trình của NRB cho rằng hành động trên gây bối rối vì hiện đang có nhiều nhóm Kitô Giáo vạch trần các phong trào tôn giáo thiếu trung thành với Thánh Kinh. Để làm việc đó, họ phải trích dẫn từ những nguồn nguyên khởi. Luật về bản quyền cho phép người ta sử dụng một cách công tâm các tư liệu để tường thuật và phê bình, nên phương thức hành động của Google quả đã ngăn chặn một cách bất công các nhóm Kitô Giáo hợp pháp, không để họ phê bình điều họ coi là giáo huấn sai lạc.
Lúc đang hoạt động tại Trung Quốc qua một trang mạng địa phương của họ, Google cũng tỏ ý sẵn sàng hợp tác với chính phủ nước này qua việc cho vào hồ sơ đen của bộ máy tìm kiếm bất cứ từ ngữ nào liên quan đến nhóm Pha Luân Công và Đức Đạt Lai Đạt Ma.
Phúc trình kết luận phần nói về Google bằng cách trích dẫn lời của Scott Cleland, cựu phó phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao phụ trách Chính Sách Thông Tin và Truyền Thông, khi ông ta nói rằng “Google đã bác bỏ các giá trị truyền thống của Do Thái Giáo và Kitô Giáo”.
Theo phúc trình của NRB, Facebook cũng phạm tội kiểm duyệt. Công ty này có chính sách loại bỏ các lời bình phẩm chống đồng tính luyến ái khỏi các trang mạng của mình và từng hùn hạp với các tổ chức chuyên cổ vũ các nghị trình đồng tính luyến ái. Phúc trình kể lại một trường hợp trong đó Facebook bãi bỏ việc đăng một bức hình hai người đàn ông hôn nhau. Nhưng quyết định này ngay sau đó được đảo ngược và Facebook ngỏ lời xin lỗi. Ngược lại, nhiều trường hợp đăng hình có nội dung tính dục khác, không liên hệ tới đồng tính luyến ái, thì bị lấy xuống một cách vĩnh viễn.
Ngôn ngữ hận thù
Ngoại trừ Twitter, chính sách các nền truyền thông chính dựa vào liên mạng đều có những định nghĩa hết sức lỏng lẻo về điều bị họ coi là ngôn ngữ hận thù (hate speech). Điều này quả là một đe dọa đối với quyền tự do phát biểu. Thí dụ, Facebook chẳng hạn, đã ra lệnh ngăn cấm “các nội dung tôn giáo gây khích động (inflammatory); các nghị trình tôn giáo có tính chính trị”. Dựa vào các hướng dẫn của Google, phúc trình cho hay họ định nghĩa như sau về ngôn ngữ hận thù: “chúng tôi hiểu ngôn ngữ hận thù là bất cứ nội dung nào cổ vũ hận thù… đối với các nhóm dựa vào… tôn giáo… hay khuynh hướng tính dục/bản sắc giới tính”.
Luật lệ của Google cũng ngăn chặn các nội dung quảng cáo nào chỉ trích các nhóm vì tôn giáo, khuynh hướng tính dục hay bản sắc giới tính của họ. Phúc trình nhấn mạnh rằng việc ấy đã loại bỏ các quảng cáo của các nhóm phò gia đình nhằm chống lại cố gắng của các nhóm đồng tính muốn vận động cho hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa. Việc ấy cũng có nghĩa là các chỉ trích chống các tôn giáo hay giáo phái sai lạc về thần học đều vi phạm chính sách của Google.
Phúc trình tiếp tục nhận dạng nhiều vấn đề tương tự của các công ty truyền thông mới khác, như MySpace, một công ty cũng có những chính sách hết sức rộng rãi và mơ hồ khi nói tới ngôn ngữ hận thù và đồng tính luyến ái. Các công ty cung cấp dịch vụ liên mạng như Comcast, AT&T và Verizon cũng vi phạm quyền tự do phát biểu và các luật lệ của họ cũng cho phép việc kiểm duyệt đối với bài vở có nội dung Kitô Giáo. Phúc trình tha thiết kêu gọi các công ty này thay đổi chính sách của họ để bảo vệ quyền tự do phát biểu cũng như từ bỏ việc kiểm soát đối với các quan điểm Kitô Giáo hợp pháp.
Căn cứ vào mô tả trên trang mạng của họ, NRB là một hiệp hội quốc tế có tính không bè phái của các nhà truyền thông Kitô Giáo. Theo phúc trình của họ, dù các phương tiện truyền thông mới, nhờ liên mạng mà trở thành khả thể, đã mở ra nhiều tiềm năng mới cho việc trao đổi ý niệm và ý kiến, nhưng đồng thời, chúng cũng tạo ra nhiều ưu tư đáng kể trong cách một số công ty lớn đang nắm quyền kiểm soát kỹ nghệ này. Về phương diện tôn giáo, phúc trình thấy rất nhiều vấn đề do lối kiểm soát này gây ra: “Kết luận của chúng tôi là các ý niệm Kitô Giáo và các nội dung tôn giáo khác rõ ràng và hiện đang phải đương đầu với nguy cơ bị kiểm duyệt trên các nền truyền thông dựa vào liên mạng”. Bản phúc trình tiết lộ một số phương cách được các công ty khổng lồ thuộc truyền thông mới sử dụng để ngầm phá hoại tôn giáo.
Công ty Apple
Một số công ty đã bắt đầu tẩy chay các nội dung Kitô Giáo, trong khi đó, một số khác đã đưa ra các hướng dẫn chắc chắn sẽ dẫn tới việc kiểm duyệt trong tương lai. Đã có hai dịp trong đó Apple ngăn chặn các ứng dụng (apps) Kitô Giáo trên iTunes App Store vì nội dung tôn giáo. Nói đúng hơn, các ứng dụng duy nhất bị Apple ngăn chặn vì quan điểm tôn giáo là các ứng dụng phản ảnh quan điểm Kitô Giáo.
Tháng 11 năm 2010, Apple rút lại việc họ chấp thuận một ứng dụng gọi là Manhattan Declaration App. Tuyên ngôn này là lời phát biểu niềm tin Kitô Giáo về hôn nhân, về tính thánh thiêng của sự sống và về tự do tôn giáo. Lý do nêu ra là: một trong các điểm của tuyên ngôn cho rằng tác phong đồng tính là phi luân và điều này, theo quan điểm của Apple, là gây xúc phạm.
Sau đó, vào tháng 3 năm 2011, Apple cũng đã kiểm duyệt một ứng dụng dành cho tổ chức Exodus International, một thừa tác vụ Kitô Giáo nhằm giúp người đồng tính từ bỏ lối sống của họ. Một lần nữa, Apple cho hay việc ấy gây xúc phạm và vi phạm các hướng dẫn của họ.
Rồi vào tháng 7 năm 2011, Apple rút iTunes ra khỏi Mạng Lưới Christian Values, một cổng truyền thông nhằm gây quĩ cho các cơ quan bác ái. Phúc trình NRB viết rằng hành động này được đưa ra là do những lời khiếu nại cho rằng một số cơ quan bác ái này có những chính sách chỉ trích các chương trình đồng tính.
Nhìn chung, phúc trình kết luận rằng một số chính sách của Apple đối với các ứng dụng của họ rất rộng và mơ hồ và trong nhiều trường hợp rõ ràng có tính kiểm duyệt đối với nội dung tôn giáo. Khi đề cập tới các nội dung như chế diễu, hài hước hay bình luận chính trị, thì qui luật của họ khác hẳn, không hề có giới hạn.
Thí dụ, các hướng dẫn của họ về tôn giáo buộc phải ngăn chặn nội dung nào “xúc phạm, có tinh thần hẹp hòi” hay chứa các tư liệu “lạm dụng” hay “không thích đáng” hoặc “không chấp nhận được”. Sử dụng các từ ngữ mơ hồ này cho thấy Apple mặc tình dành quyền ấn định lấy nội dung tôn giáo nào họ ưa thích và nội dung nào cần loại bỏ.
Phúc trình kết luận: rõ ràng các chính sách của Apple đối với nội dung tôn giáo thiếu sót một cách trầm trọng nếu xét chúng theo các tiêu chuẩn về tự do phát biểu đã được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thiết lập qua Tu Chính Án Thứ Nhất.
Công ty Google
Nói đến Google, phúc trình viết rằng công ty này đã khước từ không chịu đặt một quảng cáo phò sự sống của Kitô Giáo do Viện Kitô Giáo yêu cầu trên bộ máy tìm kiếm của họ. Quảng cáo này bị khước từ với lý do cho rằng chính sách của Google “không cho phép đăng bất cứ quảng cáo nào của các trang mạng có chứa nội dung phá thai và liên hệ tới tôn giáo”.
Viện Kitô Giáo bèn đưa Google ra tòa và nhờ thế họ phải cho đăng quảng cáo trên. Nhưng sau đó, Google thay đổi chính sách bằng lòng nhận đăng các quảng cáo về phá thai của các nhóm tôn giáo miễn là phải viết chúng một cách dựa vào sự kiện. Tuy nhiên, chính sách của Google vẫn tiếp tục ngăn chặn bất cứ quảng cáo về phá thai nào có những câu đại loại như “phá thai là sát nhân” vì câu này bị coi là “kinh tởm” (gruesome).
Một vấn đề khác được phúc trình nói đến liên hệ tới các hướng dẫn của Google về các dụng cụ liên mạng (Web tools) họ dành cho các nhóm bất vụ lợi. Các giáo hội, các nhóm tín ngưỡng, hay các tổ chức nào khi tuyển dụng người có căn cứ vào khuynh hướng tôn giáo hay tính dục của người ta đều không được sử dụng các dụng cụ này một cách tự do hay giảm giá. Phúc trình cho hay các giáo hội Kitô Giáo nạp đơn với Google xin hưởng qui chế bất vụ lợi đã bị họ bác đơn.
Một trường hợp nữa liên hệ tới Google và việc một trang mạng Na Uy có lời chỉ trích nhóm Scientology. Các luật sư đại diện cho Scientology phản đối với Google rằng trang mạng kia chứa nội dung có bản quyền. Kết quả, các trang chỉ trích của trang mạng này bị đục bỏ khỏi thư mục của Google.
Phúc trình của NRB cho rằng hành động trên gây bối rối vì hiện đang có nhiều nhóm Kitô Giáo vạch trần các phong trào tôn giáo thiếu trung thành với Thánh Kinh. Để làm việc đó, họ phải trích dẫn từ những nguồn nguyên khởi. Luật về bản quyền cho phép người ta sử dụng một cách công tâm các tư liệu để tường thuật và phê bình, nên phương thức hành động của Google quả đã ngăn chặn một cách bất công các nhóm Kitô Giáo hợp pháp, không để họ phê bình điều họ coi là giáo huấn sai lạc.
Lúc đang hoạt động tại Trung Quốc qua một trang mạng địa phương của họ, Google cũng tỏ ý sẵn sàng hợp tác với chính phủ nước này qua việc cho vào hồ sơ đen của bộ máy tìm kiếm bất cứ từ ngữ nào liên quan đến nhóm Pha Luân Công và Đức Đạt Lai Đạt Ma.
Phúc trình kết luận phần nói về Google bằng cách trích dẫn lời của Scott Cleland, cựu phó phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao phụ trách Chính Sách Thông Tin và Truyền Thông, khi ông ta nói rằng “Google đã bác bỏ các giá trị truyền thống của Do Thái Giáo và Kitô Giáo”.
Theo phúc trình của NRB, Facebook cũng phạm tội kiểm duyệt. Công ty này có chính sách loại bỏ các lời bình phẩm chống đồng tính luyến ái khỏi các trang mạng của mình và từng hùn hạp với các tổ chức chuyên cổ vũ các nghị trình đồng tính luyến ái. Phúc trình kể lại một trường hợp trong đó Facebook bãi bỏ việc đăng một bức hình hai người đàn ông hôn nhau. Nhưng quyết định này ngay sau đó được đảo ngược và Facebook ngỏ lời xin lỗi. Ngược lại, nhiều trường hợp đăng hình có nội dung tính dục khác, không liên hệ tới đồng tính luyến ái, thì bị lấy xuống một cách vĩnh viễn.
Ngôn ngữ hận thù
Ngoại trừ Twitter, chính sách các nền truyền thông chính dựa vào liên mạng đều có những định nghĩa hết sức lỏng lẻo về điều bị họ coi là ngôn ngữ hận thù (hate speech). Điều này quả là một đe dọa đối với quyền tự do phát biểu. Thí dụ, Facebook chẳng hạn, đã ra lệnh ngăn cấm “các nội dung tôn giáo gây khích động (inflammatory); các nghị trình tôn giáo có tính chính trị”. Dựa vào các hướng dẫn của Google, phúc trình cho hay họ định nghĩa như sau về ngôn ngữ hận thù: “chúng tôi hiểu ngôn ngữ hận thù là bất cứ nội dung nào cổ vũ hận thù… đối với các nhóm dựa vào… tôn giáo… hay khuynh hướng tính dục/bản sắc giới tính”.
Luật lệ của Google cũng ngăn chặn các nội dung quảng cáo nào chỉ trích các nhóm vì tôn giáo, khuynh hướng tính dục hay bản sắc giới tính của họ. Phúc trình nhấn mạnh rằng việc ấy đã loại bỏ các quảng cáo của các nhóm phò gia đình nhằm chống lại cố gắng của các nhóm đồng tính muốn vận động cho hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa. Việc ấy cũng có nghĩa là các chỉ trích chống các tôn giáo hay giáo phái sai lạc về thần học đều vi phạm chính sách của Google.
Phúc trình tiếp tục nhận dạng nhiều vấn đề tương tự của các công ty truyền thông mới khác, như MySpace, một công ty cũng có những chính sách hết sức rộng rãi và mơ hồ khi nói tới ngôn ngữ hận thù và đồng tính luyến ái. Các công ty cung cấp dịch vụ liên mạng như Comcast, AT&T và Verizon cũng vi phạm quyền tự do phát biểu và các luật lệ của họ cũng cho phép việc kiểm duyệt đối với bài vở có nội dung Kitô Giáo. Phúc trình tha thiết kêu gọi các công ty này thay đổi chính sách của họ để bảo vệ quyền tự do phát biểu cũng như từ bỏ việc kiểm soát đối với các quan điểm Kitô Giáo hợp pháp.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Vinh đã tổ chức cuộc thi Ươm mầm tài năng
Cộng đoàn Vinh
09:16 04/10/2011
Lễ trao giải cuộc thi "Ươm mầm tài năng Cộng đoàn Vinh 2011"Tuesday, October 4, 2011 3:36 AM
From: "Cộng đoàn Vinh tại Hà nội"Add sender to ContactsTo: info@vietcatholic.com(CDV-News)
Với mục đích:
1. Mừng kính lễ Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu - Quan thầy bổn mạng Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội.
2. Ươm mầm và khuyến khích tài năng của các cây viết trẻ trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật...
3. Góp phần rao giảng Tin Mừng một cách hữu hiệu bằng cách truyền bá nền văn hoá Kitô Giáo, văn hoá của Tình Yêu và văn hoá của Sự Sống.
4. Bổ sung và đóng góp vào sự phát triển của kho tàng văn học, triết học, âm nhạc, nghệ thuật... Việt Nam và Thế giới.
5. Tạo ra “khoảng trời rộng lớn” để các bạn trẻ có cơ hội thoả sức sáng tạo, có trách nhiệm dấn thân và cống hiến “Những giá trị cao đẹp” cho Giáo Hội.
6. Giới thiệu Cộng đoàn Vinh đến cho mọi người.
Cộng đoàn Vinh đã tổ chức cuộc thi Ươm mầm tài năng Cộng đoàn Vinh lần thứ nhất
Sau gần 4 tháng tổ chức cuộc thi "Ươm mầm tài năng Cộng đoàn Vinh 2011". Ban tổ chức đã nhận được 17 tác phẩm gửi về bao gồm:
Da dê cho người Việt, Tuyển tập truyên ngắn vì sao ban mai, Bài giảng suy ngẫm, Cánh đồng mây, Hòn đá dòng sông, Phương pháp đỗ đại học, Thành Paul Truyền kỳ, Lát cắt ngang qua một tâm hồn, Những mùa xuân địa đàng, Dâng Chúa tình thơ, Tuổi thơ dâng chúa, Ánh mắt Hoàng Mai, Ngọn lửa linh thao, Biển đời nổi sóng, Hài đồng Giêsu cùng 2 tác phẩm chưa đặt tên.
Qua quá trình biên tập và lựa chọn, ban tổ chức đã chọn ra được 10 tác phẩm có chất lượng để in thành sách và chấm điểm để trao giải.
Ngày 2 tháng 10, cùng dịp lễ quan thầy Cộng đoàn Vinh 5 tác giả xứng đáng nhận các giải thưởng do hội Doanh nhân tri thức Công giáo tài trợ.
Giải nhất: Tác giả Maria Hằng Nga với tác phẩm Lời tỏ tình của Chúa, Một mái nhà, Dưới bóng hoàng hôn.
Giải nhì: Tác giả Antoine Nguyễn Như Hồng Ân với tác phẩm Những mùa xuân địa đàng.
Hai giải ba: Tác giả Phaolo Nguyễn Anh Tuấn với tác phẩm Thành Paul Truyền kỳ, và Tác giả Maria Thảo Nguyên với tác phẩm Lát cắt ngang qua một tâm hồn.
Giải tâm huyết: Tác giả Giuse Trần Cương.
Cuộc thi đã gặt hái được nhiều thành công, mong rằng, phong trào sáng tác, nghiên cứu sẽ triển nở trong tầng lớp sinh viên, trí thức Công giáo, để từ đây những mầm non sẽ đâm chồi nảy nở, phát triển, qua đó tri thức Công giáo được tôn vinh, Tin mừng được loan báo đến cho mọi người.
From: "Cộng đoàn Vinh tại Hà nội"
Với mục đích:
1. Mừng kính lễ Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu - Quan thầy bổn mạng Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội.
2. Ươm mầm và khuyến khích tài năng của các cây viết trẻ trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật...
3. Góp phần rao giảng Tin Mừng một cách hữu hiệu bằng cách truyền bá nền văn hoá Kitô Giáo, văn hoá của Tình Yêu và văn hoá của Sự Sống.
4. Bổ sung và đóng góp vào sự phát triển của kho tàng văn học, triết học, âm nhạc, nghệ thuật... Việt Nam và Thế giới.
5. Tạo ra “khoảng trời rộng lớn” để các bạn trẻ có cơ hội thoả sức sáng tạo, có trách nhiệm dấn thân và cống hiến “Những giá trị cao đẹp” cho Giáo Hội.
6. Giới thiệu Cộng đoàn Vinh đến cho mọi người.
Cộng đoàn Vinh đã tổ chức cuộc thi Ươm mầm tài năng Cộng đoàn Vinh lần thứ nhất
Sau gần 4 tháng tổ chức cuộc thi "Ươm mầm tài năng Cộng đoàn Vinh 2011". Ban tổ chức đã nhận được 17 tác phẩm gửi về bao gồm:
Qua quá trình biên tập và lựa chọn, ban tổ chức đã chọn ra được 10 tác phẩm có chất lượng để in thành sách và chấm điểm để trao giải.
Ngày 2 tháng 10, cùng dịp lễ quan thầy Cộng đoàn Vinh 5 tác giả xứng đáng nhận các giải thưởng do hội Doanh nhân tri thức Công giáo tài trợ.
Giải nhất: Tác giả Maria Hằng Nga với tác phẩm Lời tỏ tình của Chúa, Một mái nhà, Dưới bóng hoàng hôn.
Giải nhì: Tác giả Antoine Nguyễn Như Hồng Ân với tác phẩm Những mùa xuân địa đàng.
Hai giải ba: Tác giả Phaolo Nguyễn Anh Tuấn với tác phẩm Thành Paul Truyền kỳ, và Tác giả Maria Thảo Nguyên với tác phẩm Lát cắt ngang qua một tâm hồn.
Giải tâm huyết: Tác giả Giuse Trần Cương.
Cuộc thi đã gặt hái được nhiều thành công, mong rằng, phong trào sáng tác, nghiên cứu sẽ triển nở trong tầng lớp sinh viên, trí thức Công giáo, để từ đây những mầm non sẽ đâm chồi nảy nở, phát triển, qua đó tri thức Công giáo được tôn vinh, Tin mừng được loan báo đến cho mọi người.
Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội đã long trọng mừng lễ Quan thầy
JB Nam Hà
09:19 04/10/2011
Hôm nay, ngày 2/10/2011 Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội đã long trọng mừng lễ Quan thầy.
Thánh lễ bắt đầu lúc 9h, với sự hiện diện của 4 linh mục. Cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, chính xứ Thái Hà và là phó bề trên - Chủ tế, Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong giảng lễ, hai cha Đồng tế khác là Cha Linh hướng của Cộng Đoàn Gioan Lưu Ngọc Quỳnh và Cha đồng hương Vinh Phaolô Nguyễn Xuân Đường.
Đến dự còn có các vị khách quý, Đại diện của cộng đoàn Doanh Trí công giáo, các gia đình cựu sinh viên và hàng trăm thành viên cộng đoàn, ngồi kín toàn bộ Đền thánh Gierado và còn phải ngồi ra bên ngoài.
Thánh lễ thật trang trọng và đầy sốt mến.
Đầu giờ lễ, toàn thể Cộng đoàn quỳ nghe đọc tiểu sử của Thánh Teresa Hài Đồng Giesu, nói về những nỗi đau khổ mà Thánh nữ phải chịu đựng lúc sinh thời và tình yêu sâu sắc Ngài dành cho Thiên Chúa và tha nhân.
Mở đầu buổi lễ và đáp từ sau lễ, cha Chủ tế Nguyễn Văn Phượng nhắc lại lời của Đức Cha Phaolo Maria Cao Đình Thuyên đã nói rằng: “Việc Thái Hà cũng là việc của Vinh và việc của Vinh cũng là việc của Thái Hà”. Ngài ca ngợi sự đóng góp của cộng đoàn Vinh và cũng hứa sẵn sàng hỗ trợ cộng đoàn Vinh để được sinh hoạt và đóng góp tốt hơn.
Bài giảng của Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong sâu sắc và gây xúc động mạnh. Ngài giảng xung quanh tràng chuỗi mân côi nhưng đã mở rộng ý nghĩa của nó. Ngài cho rằng tràng chuỗi là sự liên kết, là vũ khí chống lại ma quỷ, chống lại sự dữ. Ngoài việc đó là lời ca ngợi, tuyên xưng và cầu xin, Tràng chuỗi mân côi còn là một sự mời gọi anh em dấn thân vào công việc hiện tại.
Ngài đánh giá cao đóng góp của Cộng đoàn Vinh và cho rằng Thiên Chúa đã hình thành nên cộng đoàn này. Ngài nhắc đến những người anh em đã bị bắt và coi đó là những hạt giống tốt đã tan mình đi để có mùa gặt mai sau. Tiếng vỗ tay ran lên không ngớt khi ngài kết thúc bài chia sẻ.
Sau lễ là nghi thức tiếp nhận thành viên cộng đoàn mới. Theo Ban điều hành cộng đoàn thì có đến hơn 200 sinh viên công giáo mới đã đỗ đại học, cao đẳng đến Hà Nội. Hôm nay đã có hơn 100 sinh viên đến và được Cha linh hướng làm nghi thức tiếp nhận và sai đi như là những thành viên của Cộng đoàn.
Sau đó Cộng đoàn giới thiệu ban điều hành mới. Trước đó, thay mặt ban điều hành cộng đoàn cũ, anh Cao Xuân Linh chia sẻ những tâm tư đầy lắng đọng. Cha linh hướng căn dặn những lời ngắn gọn nhưng tâm huyết và hết sức chân thành tới Ban điều hành mới.
Tiếp theo là phần phát phần thưởng của cuộc thi “Ươm mầm tài năng trẻ” của Cộng Đoàn Vinh. Trong thời gian 4 tháng qua, Ban tổ chức đã nhận được 17 tác phẩm dự thi và tuyển chọn được 3 giải thưởng. Phần giới thiệu đầy mạnh mẽ của người tổ chức là anh Trần Cương đã đem đến một không khí phấn khởi và hy vọng cho cộng đoàn.
Cuối cùng Cha Linh Hướng căn dặn toàn thể anh em và Ngài công bố kết thúc thánh lễ lúc 12h, sau đó giờ liên hoan đầm ấm của cộng đoàn. Các món ăn được dọn ra ngon và sang với một sân khấu có thật đẹp và hoành tráng phía trên. Trong khi ăn, tất cả các thành viên cộng đoàn còn được nghe những giọng ca vàng của các thành viên.
Toàn thể gia đình Cộng Đoàn Vinh ở Hà Nôi đã có một buổi thánh lễ quan thầy thật vui vẻ, sốt sắng và đầy ý nghĩa.
JB Nam Hà
Đến dự còn có các vị khách quý, Đại diện của cộng đoàn Doanh Trí công giáo, các gia đình cựu sinh viên và hàng trăm thành viên cộng đoàn, ngồi kín toàn bộ Đền thánh Gierado và còn phải ngồi ra bên ngoài.
Thánh lễ thật trang trọng và đầy sốt mến.
Đầu giờ lễ, toàn thể Cộng đoàn quỳ nghe đọc tiểu sử của Thánh Teresa Hài Đồng Giesu, nói về những nỗi đau khổ mà Thánh nữ phải chịu đựng lúc sinh thời và tình yêu sâu sắc Ngài dành cho Thiên Chúa và tha nhân.
Mở đầu buổi lễ và đáp từ sau lễ, cha Chủ tế Nguyễn Văn Phượng nhắc lại lời của Đức Cha Phaolo Maria Cao Đình Thuyên đã nói rằng: “Việc Thái Hà cũng là việc của Vinh và việc của Vinh cũng là việc của Thái Hà”. Ngài ca ngợi sự đóng góp của cộng đoàn Vinh và cũng hứa sẵn sàng hỗ trợ cộng đoàn Vinh để được sinh hoạt và đóng góp tốt hơn.
Bài giảng của Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong sâu sắc và gây xúc động mạnh. Ngài giảng xung quanh tràng chuỗi mân côi nhưng đã mở rộng ý nghĩa của nó. Ngài cho rằng tràng chuỗi là sự liên kết, là vũ khí chống lại ma quỷ, chống lại sự dữ. Ngoài việc đó là lời ca ngợi, tuyên xưng và cầu xin, Tràng chuỗi mân côi còn là một sự mời gọi anh em dấn thân vào công việc hiện tại.
Ngài đánh giá cao đóng góp của Cộng đoàn Vinh và cho rằng Thiên Chúa đã hình thành nên cộng đoàn này. Ngài nhắc đến những người anh em đã bị bắt và coi đó là những hạt giống tốt đã tan mình đi để có mùa gặt mai sau. Tiếng vỗ tay ran lên không ngớt khi ngài kết thúc bài chia sẻ.
Sau lễ là nghi thức tiếp nhận thành viên cộng đoàn mới. Theo Ban điều hành cộng đoàn thì có đến hơn 200 sinh viên công giáo mới đã đỗ đại học, cao đẳng đến Hà Nội. Hôm nay đã có hơn 100 sinh viên đến và được Cha linh hướng làm nghi thức tiếp nhận và sai đi như là những thành viên của Cộng đoàn.
Sau đó Cộng đoàn giới thiệu ban điều hành mới. Trước đó, thay mặt ban điều hành cộng đoàn cũ, anh Cao Xuân Linh chia sẻ những tâm tư đầy lắng đọng. Cha linh hướng căn dặn những lời ngắn gọn nhưng tâm huyết và hết sức chân thành tới Ban điều hành mới.
Tiếp theo là phần phát phần thưởng của cuộc thi “Ươm mầm tài năng trẻ” của Cộng Đoàn Vinh. Trong thời gian 4 tháng qua, Ban tổ chức đã nhận được 17 tác phẩm dự thi và tuyển chọn được 3 giải thưởng. Phần giới thiệu đầy mạnh mẽ của người tổ chức là anh Trần Cương đã đem đến một không khí phấn khởi và hy vọng cho cộng đoàn.
Cuối cùng Cha Linh Hướng căn dặn toàn thể anh em và Ngài công bố kết thúc thánh lễ lúc 12h, sau đó giờ liên hoan đầm ấm của cộng đoàn. Các món ăn được dọn ra ngon và sang với một sân khấu có thật đẹp và hoành tráng phía trên. Trong khi ăn, tất cả các thành viên cộng đoàn còn được nghe những giọng ca vàng của các thành viên.
Toàn thể gia đình Cộng Đoàn Vinh ở Hà Nôi đã có một buổi thánh lễ quan thầy thật vui vẻ, sốt sắng và đầy ý nghĩa.
JB Nam Hà
Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam mừng lễ thánh Tổ phụ
Nguyễn Trọng Đa
09:44 04/10/2011
Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam mừng lễ thánh Tổ phụ
Sài Gòn - 9g sáng ngày thứ ba 4-10-2011, Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam mừng lễ Cha Thánh Phanxicô tại nhà thờ Giáo xứ thánh Phanxicô, Phường Đakao, Quận 1, Sài Gòn.
Lễ Giỗ Tổ năm nay diễn ra trong bầu khí Giáo hội toàn cầu vui mừng kỷ niệm 25 năm tinh thần Átxidi (Assisi) cầu nguyện cho hòa bình thế giới, và ngày 27-10 tới, ĐTC Biển Đức XVI cùng các lãnh đạo tôn giáo khác sẽ tham dự ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Átxidi lần nữa. Vì vậy, bầu khí mừng lễ hôm nay lại càng vui hơn.
Xem hình tỉnh dòng Phanxicô VN mừng lễ thánh tổ phụ
Tham dự lễ Giỗ Tổ năm nay, ngoài các khách mời là linh mục và tu sĩ thuộc các Dòng bạn, đông đảo giáo dân, còn có đủ thành phần trong Đại gia đình Phan sinh Việt Nam: các cha các thầy Dòng Nhất thuộc các cộng đoàn Đakao, cầu ông Lãnh, Quận 9, Học viện Phanxicô, các chị Dòng Nhì Clara Quận 9, các chị Dòng nữ Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ (FMM), các anh chị em Dòng Phan Sinh Tại Thế (tức Dòng Ba Phanxicô trước đây) miền Sài Gòn và các tỉnh lân cận, Giới trẻ Phan Sinh, và anh em Cựu Phan sinh (cựu chủng sinh Dòng Phanxicô).
Khi ca đoàn của hơn 40 thầy Học Viện Phan Sinh cất lên bài ca nhập lễ, đoàn rước đoàn đồng tế tiến bước lên nhà thờ, với sự có mặt của các anh chị đại diện đại gia đình Phan sinh Việt Nam, khoảng 40 linh mục, đi sau cùng là cha chủ tế, Giám tỉnh Phanxicô Xavier Vũ Phan Long. Các đại diện, đứng đầu là cha Giám tỉnh, thực hiện nghi thức niệm hương trước bàn thờ Cha Thánh Phanxicô. Cộng đoàn khoảng 700 người cùng vái ba lần trước tượng thánh Tổ phụ, theo cử chỉ của các đại diện.
Bài đọc I do một nữ tu Dòng Nhì Clara đọc, một thầy Học viện Phan Sinh hát phiên khúc thánh vịnh 15 và cộng đoàn phụng vụ hát điệp khúc, một nữ tu Dòng Nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đọc bài đọc II. Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, Phó Giám tỉnh đọc bài Tin mừng, và cha Giám tỉnh giảng lễ.
Cha nói: “Năm nay, chúng ta muốn sống lễ Giỗ Tổ dưới ánh sáng của “25 năm Tinh thần Átxidi”, vì vào ngày 27-10-1986, ĐTC Gioan-Phaolô II đã về Átxidi cùng với một số vị đại diện các tôn giáo thế giới mà cầu nguyện cho hòa bình, nên tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ về nỗ lực của cha thánh Phanxicô trong việc kiến tạo hòa bình.
“Tại Đamiétta năm 1219, chẳng xảy ra một phép lạ nào cả ngoài cuộc gặp gỡ do cha thánh đã sẵn lòng đi ra khỏi thế giới của mình để đến bến bờ của Quốc vương Hồi giáo Al Kamil; tại đấy, đã xảy ra những cuộc đối thoại trong sự trân trọng của bên này đối với bên kia. Trong những Tổng Tu Nghị gần đây, anh em Dòng I được nhắc nhở, nhưng điều này hẳn cũng đúng cho cả Gia đình Phan sinh: người Phan sinh là người ra khỏi chính mình để đi đến với người khác; nhưng người Phan sinh cũng biết giữ một khoảng cách về con người, về văn hóa và địa lý để gặp được sự phong phú là chính người khác. Như con chiên giữa bầy sói (x. Mt 10,16), người ấy không đi bên lề, không đi trong thế đối lập, nhưng đến giữa những người khác để làm chứng về sự bình an của Thiên Chúa mà mình đang trải nghiệm. Anh đi đến với người khác, không phải là với một dự phóng về người khác, nhưng chỉ theo lời mời của Thiên Chúa, để sống với những người khác trong Thần Khí của Chúa, không quyền lực, hoàn toàn khiêm tốn và quy phục mọi thọ tạo.
“Thánh Phanxicô chiếm được lòng tin tưởng của người khác do ngài yêu mến Thiên Chúa. Chỉ nhờ chia sẻ kinh nghiệm đức tin cho nhau, người ta mới gặp nhau thực sự. Cha thánh khẳng định căn tính của mình, ngài tuyên xưng niềm tin cách rõ ràng và loan báo Lời Thiên Chúa khi Chúa muốn. Tại Đamiétta, ngài bị đánh động khi nhận ra người xa lạ kia là một tín hữu. Từ đó nỗi sợ hãi ban đầu biến thành lòng thương cảm. Cũng từ đó, ngài hiểu rằng sự tử đạo đích thật là khi phó thác bản thân cho Chúa, là khi sẵn sàng để cho Chúa sử dụng mình, khi hiến mình cho người khác và cho sứ mạng. Nếu dưới cái nhìn của con người, cuộc gặp gỡ Đamiétta là một thất bại, dưới cái nhìn thiêng liêng, đây lại là việc thông phần sâu sắc vào công trình của Đức Kitô. Khi chúng ta yêu thương cho đến cùng, trong thử thách, sứ mạng của chúng ta không dừng lại, nó tiếp tục đi sâu đi xa hơn nữa: khi đó những hoa trái bền vững sẽ xuất hiện.
“Nhưng để có thể là con người của gặp gỡ, thánh Phanxicô đã luôn luôn là người của Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể. Chính Lời này, mà ngài lắng nghe với tất cả sự quý trọng, đã biến đổi ngài và hướng dẫn ngài hành động. Chính Bí tích bàn thờ này nuôi dưỡng ngài, làm cho ngài trở thành một Kitô đi vào giữa lòng thế giới, hoàn toàn tay trắng mà rất vững dạ an tâm.
Kết thúc bài giảng, cha nói: “Với những chia sẻ này, xin hiệp thông với toàn thể anh chị em để đi vào lễ Giỗ Tổ và mừng Ngân khánh “Tinh thần Átxidi”. Cầu chúc anh chị em đại lễ cha thánh Phanxicô vui tươi, chan hòa tình huynh đệ và sẵn sàng ra đi để đổi mới thế giới không phải bằng vũ lực, nhưng bằng tình yêu. Sứ mạng trước tiên là sứ mạng đối với bản thân, khi chúng ta hoán cải, rồi cũng là sứ mạng đối với người khác để giúp họ yêu thương trong một nỗ lực thi đua tiến đến với sự Thiện là chính Thiên Chúa”.
Phần đọc lời nguyện giáo dân và dâng lễ vật đượm tính chất Đại gia đình Phan sinh: mỗi gia đình đều có đại diện, nói lên tình thương mến, hòa hợp nhau giữa các thành phần trong đại gia đình,
Cuối thánh lễ, Cha Giám tỉnh cám ơn mọi người đến tham dự thánh lễ, cám ơn Cha xứ Giuse Phạm Văn Bình cùng Ban mục vụ Giáo xứ và các đoàn thể đã giúp đỡ cho buổi lễ được tốt đẹp mọi mặt, cám ơn ca đoàn Học viện Phan Sinh hát vừa khỏe lại vừa có lửa, giúp cộng đoàn phụng vụ thờ phượng Chúa cách trang trọng và sốt sắng.
Mọi người xuống sân nhà thờ nói chuyện râm ran, vui vẻ, và nhận phần lộc thánh của Cha Thánh để lót dạ, trước khi chào tạm biệt nhau ra về.
Mấy ngày trước đó, Giáo xứ Phanxicô, do chọn vị thánh Khó Nghèo này làm Bổn mạng của mình, đã tổ chức ba ngày tĩnh tâm, với các chủ đề liên quan đến Cha Thánh. Chiều ngày 29-9, lúc 17g30, cha chánh xứ Phạm Văn Bình giảng đề tài: Chàng trai Phanxicô và Niềm vui thế gian. Cũng giờ này, ngày 30-9, cha Bình giảng đề tài: Thánh Phanxicô và Niềm vui của Chúa. Và chiều 1-10, Cha Gioan Phanxicô Nguyễn Gia Thịnh giảng đề tài: Niềm vui Phan Sinh cho con người hôm nay. Số người tham dự ba buổi tĩnh tâm nói chung là đông hơn thường lệ nhiều. Cả thời gian giảng và thánh lễ kéo dài gần 2g, nhưng ai nấy vẫn không hề mệt chút nào, và nguyện cố gắng thực hiện một vài điều gợi ý của cha giảng lễ trong cuộc sống thường ngày của mình..
Ngày chủ nhật 2-10, giáo xứ mừng long trọng lễ bổn mạng. Bốn thánh lễ trong ngày đều mừng lễ cha Thánh. Riêng lễ đồng tế lúc 6g30 sáng do cha Giám tỉnh chủ tế và giảng. Cuối mỗi lễ, đều có việc phóng sinh một đàn chim sẻ ở trong lồng. Hai em bé đại diện mở cửa lồng chim cho các chú chim bay ra, trước sự vỗ tay hân hoan của mọi người có mặt. Cử chỉ phóng sinh này nhằm nhắc đến tình thương của cha thánh với các loài vật nói riêng, và cả vạn vật nói chung. Và sau mỗi thánh lễ, các tín hữu đều nhận mỗi người một quà nhỏ làm kỷ niệm, đó là dây đeo chìa khóa có ảnh thánh Phanxicô một bên, với dòng chữ “25 năm tinh thần Átxidi 1986-2011”, và một bên là ảnh tượng đài Đức Mẹ ở sân nhà thờ.
Được biết ngày 27-10 tới, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận, Đại Gia đình Phan Sinh Việt Nam và Ban Đối thoại liên tôn giáo phận sẽ mừng 25 năm tinh thần Átxidi. Nhiều lãnh đạo tôn giáo đã nhận lời tham dự buổi lễ này.
Hiện nay, Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam có 236 thành viên, chưa kể 28 em thỉnh sinh: gồm 163 tu sĩ khấn trọng, 46 tu sĩ khấn tạm, 97 linh mục, 60 tu sĩ không linh mục, một hiến sĩ và 26 tập sinh.
Nguyễn Trọng Đa
Sài Gòn - 9g sáng ngày thứ ba 4-10-2011, Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam mừng lễ Cha Thánh Phanxicô tại nhà thờ Giáo xứ thánh Phanxicô, Phường Đakao, Quận 1, Sài Gòn.
Lễ Giỗ Tổ năm nay diễn ra trong bầu khí Giáo hội toàn cầu vui mừng kỷ niệm 25 năm tinh thần Átxidi (Assisi) cầu nguyện cho hòa bình thế giới, và ngày 27-10 tới, ĐTC Biển Đức XVI cùng các lãnh đạo tôn giáo khác sẽ tham dự ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Átxidi lần nữa. Vì vậy, bầu khí mừng lễ hôm nay lại càng vui hơn.
Xem hình tỉnh dòng Phanxicô VN mừng lễ thánh tổ phụ
Tham dự lễ Giỗ Tổ năm nay, ngoài các khách mời là linh mục và tu sĩ thuộc các Dòng bạn, đông đảo giáo dân, còn có đủ thành phần trong Đại gia đình Phan sinh Việt Nam: các cha các thầy Dòng Nhất thuộc các cộng đoàn Đakao, cầu ông Lãnh, Quận 9, Học viện Phanxicô, các chị Dòng Nhì Clara Quận 9, các chị Dòng nữ Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ (FMM), các anh chị em Dòng Phan Sinh Tại Thế (tức Dòng Ba Phanxicô trước đây) miền Sài Gòn và các tỉnh lân cận, Giới trẻ Phan Sinh, và anh em Cựu Phan sinh (cựu chủng sinh Dòng Phanxicô).
Khi ca đoàn của hơn 40 thầy Học Viện Phan Sinh cất lên bài ca nhập lễ, đoàn rước đoàn đồng tế tiến bước lên nhà thờ, với sự có mặt của các anh chị đại diện đại gia đình Phan sinh Việt Nam, khoảng 40 linh mục, đi sau cùng là cha chủ tế, Giám tỉnh Phanxicô Xavier Vũ Phan Long. Các đại diện, đứng đầu là cha Giám tỉnh, thực hiện nghi thức niệm hương trước bàn thờ Cha Thánh Phanxicô. Cộng đoàn khoảng 700 người cùng vái ba lần trước tượng thánh Tổ phụ, theo cử chỉ của các đại diện.
Bài đọc I do một nữ tu Dòng Nhì Clara đọc, một thầy Học viện Phan Sinh hát phiên khúc thánh vịnh 15 và cộng đoàn phụng vụ hát điệp khúc, một nữ tu Dòng Nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đọc bài đọc II. Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, Phó Giám tỉnh đọc bài Tin mừng, và cha Giám tỉnh giảng lễ.
Cha nói: “Năm nay, chúng ta muốn sống lễ Giỗ Tổ dưới ánh sáng của “25 năm Tinh thần Átxidi”, vì vào ngày 27-10-1986, ĐTC Gioan-Phaolô II đã về Átxidi cùng với một số vị đại diện các tôn giáo thế giới mà cầu nguyện cho hòa bình, nên tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ về nỗ lực của cha thánh Phanxicô trong việc kiến tạo hòa bình.
“Tại Đamiétta năm 1219, chẳng xảy ra một phép lạ nào cả ngoài cuộc gặp gỡ do cha thánh đã sẵn lòng đi ra khỏi thế giới của mình để đến bến bờ của Quốc vương Hồi giáo Al Kamil; tại đấy, đã xảy ra những cuộc đối thoại trong sự trân trọng của bên này đối với bên kia. Trong những Tổng Tu Nghị gần đây, anh em Dòng I được nhắc nhở, nhưng điều này hẳn cũng đúng cho cả Gia đình Phan sinh: người Phan sinh là người ra khỏi chính mình để đi đến với người khác; nhưng người Phan sinh cũng biết giữ một khoảng cách về con người, về văn hóa và địa lý để gặp được sự phong phú là chính người khác. Như con chiên giữa bầy sói (x. Mt 10,16), người ấy không đi bên lề, không đi trong thế đối lập, nhưng đến giữa những người khác để làm chứng về sự bình an của Thiên Chúa mà mình đang trải nghiệm. Anh đi đến với người khác, không phải là với một dự phóng về người khác, nhưng chỉ theo lời mời của Thiên Chúa, để sống với những người khác trong Thần Khí của Chúa, không quyền lực, hoàn toàn khiêm tốn và quy phục mọi thọ tạo.
“Thánh Phanxicô chiếm được lòng tin tưởng của người khác do ngài yêu mến Thiên Chúa. Chỉ nhờ chia sẻ kinh nghiệm đức tin cho nhau, người ta mới gặp nhau thực sự. Cha thánh khẳng định căn tính của mình, ngài tuyên xưng niềm tin cách rõ ràng và loan báo Lời Thiên Chúa khi Chúa muốn. Tại Đamiétta, ngài bị đánh động khi nhận ra người xa lạ kia là một tín hữu. Từ đó nỗi sợ hãi ban đầu biến thành lòng thương cảm. Cũng từ đó, ngài hiểu rằng sự tử đạo đích thật là khi phó thác bản thân cho Chúa, là khi sẵn sàng để cho Chúa sử dụng mình, khi hiến mình cho người khác và cho sứ mạng. Nếu dưới cái nhìn của con người, cuộc gặp gỡ Đamiétta là một thất bại, dưới cái nhìn thiêng liêng, đây lại là việc thông phần sâu sắc vào công trình của Đức Kitô. Khi chúng ta yêu thương cho đến cùng, trong thử thách, sứ mạng của chúng ta không dừng lại, nó tiếp tục đi sâu đi xa hơn nữa: khi đó những hoa trái bền vững sẽ xuất hiện.
“Nhưng để có thể là con người của gặp gỡ, thánh Phanxicô đã luôn luôn là người của Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể. Chính Lời này, mà ngài lắng nghe với tất cả sự quý trọng, đã biến đổi ngài và hướng dẫn ngài hành động. Chính Bí tích bàn thờ này nuôi dưỡng ngài, làm cho ngài trở thành một Kitô đi vào giữa lòng thế giới, hoàn toàn tay trắng mà rất vững dạ an tâm.
Kết thúc bài giảng, cha nói: “Với những chia sẻ này, xin hiệp thông với toàn thể anh chị em để đi vào lễ Giỗ Tổ và mừng Ngân khánh “Tinh thần Átxidi”. Cầu chúc anh chị em đại lễ cha thánh Phanxicô vui tươi, chan hòa tình huynh đệ và sẵn sàng ra đi để đổi mới thế giới không phải bằng vũ lực, nhưng bằng tình yêu. Sứ mạng trước tiên là sứ mạng đối với bản thân, khi chúng ta hoán cải, rồi cũng là sứ mạng đối với người khác để giúp họ yêu thương trong một nỗ lực thi đua tiến đến với sự Thiện là chính Thiên Chúa”.
Phần đọc lời nguyện giáo dân và dâng lễ vật đượm tính chất Đại gia đình Phan sinh: mỗi gia đình đều có đại diện, nói lên tình thương mến, hòa hợp nhau giữa các thành phần trong đại gia đình,
Cuối thánh lễ, Cha Giám tỉnh cám ơn mọi người đến tham dự thánh lễ, cám ơn Cha xứ Giuse Phạm Văn Bình cùng Ban mục vụ Giáo xứ và các đoàn thể đã giúp đỡ cho buổi lễ được tốt đẹp mọi mặt, cám ơn ca đoàn Học viện Phan Sinh hát vừa khỏe lại vừa có lửa, giúp cộng đoàn phụng vụ thờ phượng Chúa cách trang trọng và sốt sắng.
Mọi người xuống sân nhà thờ nói chuyện râm ran, vui vẻ, và nhận phần lộc thánh của Cha Thánh để lót dạ, trước khi chào tạm biệt nhau ra về.
Mấy ngày trước đó, Giáo xứ Phanxicô, do chọn vị thánh Khó Nghèo này làm Bổn mạng của mình, đã tổ chức ba ngày tĩnh tâm, với các chủ đề liên quan đến Cha Thánh. Chiều ngày 29-9, lúc 17g30, cha chánh xứ Phạm Văn Bình giảng đề tài: Chàng trai Phanxicô và Niềm vui thế gian. Cũng giờ này, ngày 30-9, cha Bình giảng đề tài: Thánh Phanxicô và Niềm vui của Chúa. Và chiều 1-10, Cha Gioan Phanxicô Nguyễn Gia Thịnh giảng đề tài: Niềm vui Phan Sinh cho con người hôm nay. Số người tham dự ba buổi tĩnh tâm nói chung là đông hơn thường lệ nhiều. Cả thời gian giảng và thánh lễ kéo dài gần 2g, nhưng ai nấy vẫn không hề mệt chút nào, và nguyện cố gắng thực hiện một vài điều gợi ý của cha giảng lễ trong cuộc sống thường ngày của mình..
Ngày chủ nhật 2-10, giáo xứ mừng long trọng lễ bổn mạng. Bốn thánh lễ trong ngày đều mừng lễ cha Thánh. Riêng lễ đồng tế lúc 6g30 sáng do cha Giám tỉnh chủ tế và giảng. Cuối mỗi lễ, đều có việc phóng sinh một đàn chim sẻ ở trong lồng. Hai em bé đại diện mở cửa lồng chim cho các chú chim bay ra, trước sự vỗ tay hân hoan của mọi người có mặt. Cử chỉ phóng sinh này nhằm nhắc đến tình thương của cha thánh với các loài vật nói riêng, và cả vạn vật nói chung. Và sau mỗi thánh lễ, các tín hữu đều nhận mỗi người một quà nhỏ làm kỷ niệm, đó là dây đeo chìa khóa có ảnh thánh Phanxicô một bên, với dòng chữ “25 năm tinh thần Átxidi 1986-2011”, và một bên là ảnh tượng đài Đức Mẹ ở sân nhà thờ.
Được biết ngày 27-10 tới, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận, Đại Gia đình Phan Sinh Việt Nam và Ban Đối thoại liên tôn giáo phận sẽ mừng 25 năm tinh thần Átxidi. Nhiều lãnh đạo tôn giáo đã nhận lời tham dự buổi lễ này.
Hiện nay, Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam có 236 thành viên, chưa kể 28 em thỉnh sinh: gồm 163 tu sĩ khấn trọng, 46 tu sĩ khấn tạm, 97 linh mục, 60 tu sĩ không linh mục, một hiến sĩ và 26 tập sinh.
Nguyễn Trọng Đa
Cuộc đời đáng sống là khi đến với tha nhân
Tạ Ân Phúc
09:01 04/10/2011
Cuộc đời đáng sống là khi đến với tha nhân
Trong cuộc sống, đôi khi người ta suy tư về đời mình: Sống để làm gì? Tiền tài, danh vọng, địa vị là chi, liệu có đáng để dốc hết sức vì nó? Thế nào là hạnh phúc? Ta sẽ ra sao khi một mai trở về các bụi? Liệu cuộc sống này có đáng để sống? Đã có không ít người cảm thấy bế tắt với cuộc sống trước mắt và chỉ nghĩ đến tự tử cho xong. Nhưng nhiều người lại nghĩ như câu danh ngôn của Bailey: "Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười". Cũng không ít người đồng tình với nhân vật Pavel Corsaghin trong một tác phẩm của Nikolai Ostrovski: "Đời người chỉ sống một lần, phải sống sao cho đáng sống..." Đối với người Công Giáo có lẽ câu trả lời là sống sao cho xứng đáng với Tình Yêu Thiên Chúa cao vời để khi nhắm mắt xuôi tay được Chúa đoái thương cho hưởng vinh phúc Thiên Đàng.
Để phần nào giải đáp những thắc mắc trên dựa trên nền tảng Thánh Kinh, chiều Thứ Bảy ngày 24/09/2010, Chương Trình Chuyên Đề của Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức buổi nói chuyên với đề tài: “Sống Cho Đáng Sống!” do cha Yuse Tiến Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế, chia sẻ. Là một linh mục đậm chất nghệ sĩ với hơn 500 bài hát, và cũng là con người của hoạt động phong trào cùng với phong cách dí dỏm, luôn nở nụ cười khi đến với mọi người, không phân biệt giai cấp, địa vị, nơi chốn… Cha đã tạo một bầu khí trẻ trung, thoải mái qua đề tài chia sẻ dù ngài đã 67 tuổi. Buổi thuyết trình đã để lại trong tâm hồn khán giả những suy tư về con đường mỗi người phải sống qua những phân tích, chia sẻ của ngài cùng những trải nghiệm cuộc đời của khán giả chia sẻ qua việc trả lời những câu hỏi gợi ý.
Vấn đề gay cấn và nan giải nhất của thời đại khi nói đến sự sống là bảo vệ sự sống, nhưng phạm vi đề tài này nằm ở lĩnh vực khác là đời sống con người trên trần gian. Khi tìm ý tưởng cho đề tài liên quan đến chữ sống trong Phúc Âm thì cha đã gặp được chữ “sống dồi dào” (Ga 10,10). Nó gợi nhớ đến câu chủ đề mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chọn cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1993 (từ ngày 10 đến 15/8) tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ: “Ta đến để đoàn chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10,10).
Trong Tin Mừng Lc 10, 25-28 chữ sống được diễn tả mạnh hơn, có thể nói sống cho đáng sống. Khi gặp Chúa Giêsu, ông luật sĩ đã thử Ngài khi hỏi phải làm gì để được sự sống đời đời. Chúa Giêsu đã bảo hãy làm như luật dạy thì sẽ được sống: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình".
Chữ sống là chữ rất gần với Chúa Giêsu, Ngài đã từng tuyên bố biết bao nhiêu câu có chữ sống trong đó: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Ai sống mà tin ta không phải chết bao giờ”. Thánh Phaolô xác nhận: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Đoạn Tin Mừng Luca cho ta tiêu chuẩn cần và đủ: “Anh hãy về và làm như thế!”, giữ luật Môsê đi, mến Chúa và yêu người đi như kinh Mười Điều Răn đã dạy. Ông luật sĩ lại hỏi Chúa Thế thầy nói đồng loại (người thân cận) là ai? Chúa trả lời một cách rõ ràng, rành mạch hơn bằng cách kể câu chuyện dụ ngôn người Samari tốt lành.
Câu chuyện kể về một người từ Giêrusalem xuống Giêrikhô thì bị cướp và bị đánh đập dở sống dở chết. Tình cờ, có thầy tư tế, rồi thầy Lêvi nhìn thấy cảnh này thì thản nhiên tránh qua một bên mà đi. Chỉ có người Samari thấy vậy mà chạnh lòng thương băng bó vết thương và đưa về quán trọ săn sóc, sau đó nhờ người chủ quán trọ săn sóc thêm. Kể xong câu chuyện, Chúa Giêsu hỏi vị luật sĩ ai là người đồng loại, ông trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
Ngày xưa, người Do Thái sống luật Môsê xem như đã đủ, còn ngày nay sống đạo, đi nhà thờ hằng ngày và Chủ nhật, giữ các điều răn cũng đủ để vào Thiên Đàng, có cần phải làm gì thêm nữa chăng? Nhưng để sống dồi dào, sống tốt hơn, sống ý nghĩa hơn, Chúa mời gọi chúng ta - những người Kitô hữu - phải làm điều gì đó hơn thế nữa, chứ không phải chỉ là việc giữ lề luật. Giữ luật để được vào Thiên Đàng là yêu chưa trọn, còn để yêu cho trọn cần phải làm hơn thế nữa. Làm hơn thế nữa là như dụ ngôn Chúa Giêsu đã kể, phải đến với những người xung quanh đang cần đến mình.
Xưa hai vị Lêvi và thượng tế nại vào luật Do Thái “tôi phải lên Đền Thờ nên tôi không muốn dính vào máu vì sẽ làm ô uế”. Người giáo dân Do Thái được coi như người đồng loại của vị Lêvi và thượng tế, hai vị ấy giữ lề luật và không vi phạm luật của Do Thái nên an tâm tránh qua một bên, không cần ngó ngàng gì đến người bị thương tích nằm trên đường cả. Sau đó người Samari, ông này không phải là người Do Thái, những người dân được Chúa chọn nhưng đã thể hiện cách sống đúng nghĩa khi dừng lại chăm sóc cho người bị nạn. Ngày nay, những hình ảnh và thái độ của người Công Giáo có thể thấy là: “Tôi phải đi cho đúng giờ đọc kinh, tôi phải đi nhà thờ lần chuỗi, còn những người khác, kệ họ, tai nạn dọc đường, kệ nó”. Người Công Giáo cũng là những người được Chúa chọn để rồi coi chừng kẻ đến sau thì lại về trước và kẻ đến trước thì về sau hết và: “Coi chừng bọn thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Thiên Đàng trước các ngươi”. Cần đặt mình vào vị trí của người Công Giáo so với người ngoại, đặt mình vào vị trí như là thầy tư tế và Lêvi với giáo dân thì mới thấm thía được bài học qua câu chuyện, như thể Chúa Giêsu nói điều ấy với chính mình, vì người Samari cách nào đó cũng bị liệt vào hạng dân ngoại như thế. Qua câu chuyện người Samari nhân hậu, Chúa cảnh cáo chúng ta, những người được Chúa chọn và hơn thế nữa Chúa cảnh cáo những người tư tế, Lêvi xưa, giờ Chúa cảnh cáo cả hàng giáo sĩ.
Để đào sâu hơn về đề tài, cha Tiến Lộc tiếp tục phần trình bày của mình bằng cách diễn cùng một lúc 6 vai trong vở kịch “Sống Dồi Dào” do thầy Trần Duy Nhiên viết kịch bản được gợi ý từ Ga 10,10: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”. Câu chuyện trong vở kịch có 6 nhân vật và đặt biệt là 6 nhân vật đều là nữ, 2 chị thiếu nữ trong nhóm chia sẻ, 4 chị thiếu nữ khác là khán giả, khán giả nhưng lại xin góp ý, chia sẻ bằng cách nhập vào vai của một nhân vật trong Tin Mừng.
Trong phần chia sẻ của mình, chị thứ nhất băn khoăn về ơn gọi Chúa dành cho người nữ khi chị đọc trong Tin Mừng, Chúa thường bảo người nam “Hãy theo”, còn đối với người nữ thì “Hãy đi”. Phải chăng ơn kêu gọi không dành cho nữ giới?!? Chị muốn trao đổi để hiểu rõ hơn về ơn gọi của mình.
Chị thứ hai phản biện bằng hàng loạt các câu hỏi: Ai đã đứng dưới chân Thánh Giá? Ai đã gặp Chúa trước tiên ngày Ngài sống lại? Ai đã đón nhận Thánh Thần một cách trọn vẹn? Chị cho rằng Chúa nói với người nam bằng ngôn ngữ của khối óc, còn với người nữ thì bằng ngôn ngữ của con tim. Ngài thể hiện tình yêu một cách tràn đầy, mọi người đều có quyền và có bổn phận đáp trả.
Sau một vài tranh luận nho nhỏ, các chị đề nghị những người tham dự trình bày những suy nghĩ của các nhân vật trong Tin Mừng bằng cách nhập vai, sống lại tâm tình của các nhân vật ấy.
Một chị đã lên trình bày tâm tình của người phụ nữ ở nhà ông Simôn, người Pharisêu. Chị cho hay lúc Chúa Giêsu được ông Simôn, người Pharisêu mời về nhà, chị đã chờ đợi xem mặt Ngài. Khi Ngài đi ngang qua, dừng lại, quay mặt nhìn sâu vào mắt chị, đối với chị đó là cả một biến cố cuộc đời, một cái nhìn yêu thương. Các ông Pharisêu và ký lục xem chị là hạng đàn bà vất đi, chỉ có Ngài xem chị như một con người bất chấp lời ra tiếng vào. Khi khóc và nhận ra mình là một người tội lỗi, chị lấy dầu thơm để rửa chân Ngài, lấy tóc để lau chân Ngài để đáp lại hành động mà chưa ai dám làm như Ngài: “Những thứ ấy tôi từng sử dụng để chứng tỏ rằng mình sống, trong khi tôi đã chết. Ngài đã gọi tôi vào sự sống. Tôi muốn trao lại Ngài phương tiện sống của tôi”. Chị khóc nức nở vì cảm nhận được lời Chúa nói với mình khi Ngài trò chuyện với ông Simôn về người chủ nợ biết tha thứ. Ngài chỉ nói với chị một câu: “Tội của con đã được tha, hãy đi bình an” và chỉ có Ngài mới biết chị cần sự bình an và tha thứ. Chị nói về ơn gọi của mình: “Kể từ ngày đó tôi đã sống với Ngài khắp nơi... Sự hiện diện của tôi sẽ nhắc nhở mọi người về tình yêu của Ngài. Tôi nghĩ, theo Ngài cũng có nghĩa là làm chứng cho Ngài”.
Sau những lời ca tụng Chúa của người phụ nữ ở nhà ông Simôn, một chị khác nhập vai Mađalêna, chị nhận xét phải mất ba năm gần Ngài mới hiểu rằng theo Ngài thật sự không chỉ là ở bên Ngài, mà là ra đi loan truyền Tin Mừng của Ngài. Chị hiểu điều đó khi Ngài phán bảo sau ngày Ngài sống lại: “Đừng giữ Ta lại, hãy đi gặp anh em ta và nói với họ...”. Chị đã chia sẻ kinh nghiệm tận hiến của mình, chị nói rằng mình là một người tiến triển thật chậm chạp. Chị được Ngài cứu chữa khỏi sự hành hạ của quỷ dữ mà lại không đồng tình với Ngài để đi cứu những bệnh tật khác. Cuối cùng, chị nhận ra rằng mình hiểu quá trễ: “Điều Ngài cần nơi tôi không chỉ là sống-với-Ngài, mà là sống-như-Ngài”. Dưới chân thập giá, chị nhận ra Thập giá thật sự của Chúa là ở chính mình: “Thập giá của Ngài là những người Ngài yêu thương nhất nhưng lại vô tâm trước Thánh Ý của Ngài. Thập giá của Ngài chính là những người tận hiến cho Ngài mà không đồng tình với Ngài...”.
Sau câu chuyện của hai người phụ nữ trong Tin Mừng, chị thiếu nữ thứ nhất đã thấy được phần nào ơn gọi của người nữ. Nhưng chị cho rằng chính sự hiện diện của Chúa Giêsu ngày xưa đã tác động lên những người phụ nữ đó. Còn ngày nay, làm sao có được những tâm tình như vậy? Chị thiếu nữ thứ hai giải thích Ngài đã sống lại và ở lại với ta, trong ta, qua Thánh Thể và qua Lời Chúa. Trở vế với Thánh Thể và Lời Chúa là điều kiện cơ bản cho mọi hoạt động tông đồ.
Sau đó nhân vật Maria ở Bêtania, em của Mácta, chia sẻ về việc được Chúa khen ngợi. Chị nói rằng đó không phải là một lời khen mà là một lời bênh vực. Chị nhận mình cũng có lỗi khi để chị Mácta lo mọi việc tiếp đón Ngài, chị nhủ rằng mình sẽ tiếp một tay với chị nhưng lần nào Thầy đến thì lại quên mất, chỉ chạy đến ngồi suốt dưới chân Thầy. Chị cảm nhận về Chúa Giêsu: “Ngài không nghĩ gì đến Ngài cả. Ngài chỉ biết rằng tôi rất sung sướng được ngồi bên Ngài, và Ngài đã giữ tôi lại. Rốt cuộc, trong đời Ngài, chưa bao giờ Ngài thật sự nghỉ ngơi. Dù những ngày mệt mỏi Ngài đến Bêtania thì cũng không phải để được phục vụ mà là để phục vụ”. Trong những lúc ngồi cùng Thầy, chị cũng chỉ im lặng và Ngài cũng chẳng nói gì cả. Đối với chị: “Ngài hiện diện là tôi có tất cả, vì chính Ngài đã là Ngôi Lời Tuyệt Đối”. Chị nói rằng người ta sẽ hiểu được điều đó nếu sẵn sàng bỏ ra vài ngày tĩnh tâm và ngồi im lặng vài giờ với Ngài trước Thánh Thể. Vì Đức Kitô mà Maria gặp gỡ ở Bêtania cũng chính là Đức Kitô Thánh Thể.
Kế đến, người phụ nữ ở Samari đã gặp Chúa Giêsu bên bờ giếng Giacóp chia sẻ tâm sự của mình. Chị nói rằng đời mình là một cuộc đời vô nghĩa và buồn chán, chẳng có mái ấm gia đình, tuy gần gũi với khá nhiều người đàn ông nhưng chưa bao giờ gần gũi với tình yêu. Gặp được Ngài khi đi kín nước, chị cảm thấy sung sướng và quên mất thân phận mình, địa vị mình. Chị chạy về kêu mọi người đến với Ngài. Lạ lùng làm sao khi mọi người lại nghe chị, một người đàn bà bị họ khinh, để đến với Ngài. Khi Ngài gặp chị, Ngài đòi hỏi chị phục vụ: “Hãy cho tôi uống nước”. Nhưng trước khi chị cho Ngài một ngụm nước, thì Ngài đã ban cho chị tất cả. Chị nói rằng người ta sẽ thấy sự ban cho, nếu để Chúa gặp gỡ: “Từ lần Ngài đến, thắp cao, thắp cao hy vọng, thì chợt bừng sáng cuộc sống, cuộc sống tươi trong, và tôi đã biết, đã biết đến Ngài. Ngài là lẽ sống tuyệt vời và Ngài là Cứu Chúa của tôi...”
Qua câu chuyện của những nhân vật trong Tin Mừng, người thiếu nữ thứ nhất đã hiểu được rằng sống đạo là một đòi hỏi mà mình phải vâng phục để thể hiện Thánh Ý Chúa, mà đó một hồng ân. Chị thứ hai khuyên hãy noi gương Đức Mẹ nói lời “Xin Vâng”, khi Mẹ khiêm nhường hướng về Chúa. Các chị xác tín và cậy trông vào Chúa như Đức Mẹ, biết dùng trọn cuộc sống của mình dâng một bài Magnificat để ca tụng Tình Yêu Chúa. Toàn thể cộng đoàn hát bài Magnificat để kết thúc vở kịch.
Sau giờ giải lao các ca sĩ đã góp phần vào cho không khí vui tươi sôi động với tiếng hát của chị Huệ, nhóm Raboni, của ca sĩ Kim Lệ, ca sĩ Khánh Duy.
Đầu giờ, trước khi đi vào đề tài cha Tiến Lộc đã đặt ra hai câu hỏi gợi ý suy nghĩ để giúp đi vào đề tài sâu hơn qua nền tảng Tin Mừng:
1. Xin trích 1 câu Tin Mừng có chữ sống trong đó?
2. Điều gì làm cho bạn vui, phấn khởi, yêu đời để sống cho đáng sống? Điều gì làm cho bạn buồn, thất vọng, chán nản?
Trong phần chia sẻ, trả lời câu hỏi, đã có nhiều câu Tin Mừng được trích dẫn để mọi người cùng lắng nghe, cảm nghiệm Lời Chúa, nhưng câu chuyện của mỗi người lên chia sẻ lại như là một quyển tiểu thuyết sống động để cộng đoàn có thể nhìn vào đó xét lại bản thân mà thấy cuộc đời mình đáng sống làm sao. Những phút sâu lắng có lúc như vỡ òa khi cuộc đời ai đó bế tắt, trước mắt chỉ còn nghĩ đến tự tử để trốn chạy cuộc đời. Bên cạnh đó là những tràng pháo tay, những tiếng cười ồ sảng khoái, khi ai đó dí dỏm trong câu chuyện của mình làm cho hội trường luôn sinh động dù không khí buổi chiều oi bức.
Đã có những bạn trẻ cảm thấy vui khi nhớ đến Chúa, lúc nghĩ đến Ngài, được sống trong tình yêu của Chúa, của gia đình, ông bà anh chị em, bạn bè hoặc được sinh ra, được làm con Thiên Chúa, được Chúa Giêsu, Mẹ Maria luôn đồng hành với mình cũng là niềm vui. Có bạn cho rằng niềm vui là khi đến với tha nhân để giúp đỡ họ, và nếu không có thời gian làm cho người khác vui, thì cũng không nên làm cho họ buồn, nếu không giúp được họ thì đừng hại họ. Một nữ tu thì cho rằng niềm vui là khi ta được ai đó yêu thương, hay một câu nói cảm động khi ta gặp đau khổ, chia sẻ cùng ta. Một bạn có vẻ triết lý: “Vui buồn trong cuộc sống này âu cũng chỉ là vu vơ thôi, gió thoảng mây bay thôi, nó cũng chỉ là cảm giác nhất thời, vui hay buồn cũng có giai đoạn của nó”. Một nữ tu khác thì có ý nguyện muốn làm giàu đức tin trong Chúa Kitô, muốn giúp người nghèo bằng cách tạo ra những người thành công trong công việc vì cho cá thì không bằng cho cần câu, cho bánh không bằng chỉ cách làm bánh, hay kiếm tiền mua cái bánh đó.
Dưới đây là hai câu chuyện của một người nam và một người nữ, có thể nói là phảng phất đâu đó hình ảnh của mỗi người không nhiều thì ít, đáng để ta suy ngẫm:
Chị Anna Lâm Phương Thảo cho hay chị cảm thấy vui kể từ khi biết sống theo lời Chúa dạy, lúc đó mới cảm nhận được hạnh phúc và cuộc sống thay đổi hoàn toàn. Tuy là nữ, nhưng ngay từ nhỏ chị là một người nổi tiếng hay đánh lộn trong trường học, khi lớn lên chị là người hay hơn thua, ganh ghét những người hơn mình. Khi đi làm, do ỷ vào tài năng, chị chỉ sống ích kỷ cho riêng mình, không biết giúp đỡ người khác và cuối cùng thì bị loại khỏi nơi làm việc. Trong chuyện tình cảm, chị cũng chỉ quen biết những người có tiền, thành đạt dù đó là người ngoại đạo. Thế rồi, chị mang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo rất nặng, và do áp lực mọi phía, từ công việc, tình cảm, bệnh tật, gia đình, cảm thấy bế tắt, chơi vơi, chị đã có ý định tự tử. Trong lúc thất vọng, một người bạn khuyên rằng: “Em đã không tin Chúa. Hãy tin Chúa một lần đi! Hãy đặt niềm tin trọn vẹn và phó thác tuyệt đối thì em sẽ thấy mọi sự thay đổi”. Chị nhận ra mình tội lỗi và đặt niềm tin trọn vẹn vào Chúa, xin Chúa cứu giúp. Quả thật, Chúa nhận lời, và đã có người giúp đỡ chữa trị bệnh tật tận tình và khỏi hẳn. Sau thời gian bệnh tật, chị đã hối hận quay về và nhiệt thành tham gia các hội đoàn để phục vụ với hy vọng được Chúa cứu độ đưa về chứ chẳng phải đi thẳng xuống hỏa ngục. Chị kết thúc chia sẻ một câu hết sức dễ thương và bằng tất cả lòng xác tín của mình: “Chúa là số một trong cuộc đời của con”.
Anh Trần Vĩnh Bảo, 51 tuổi, ở Giáo xứ An Phú cho hay anh hiện là Tổng Giám Đốc một công ty kiềm cắt móng tay, sở dĩ anh nhắc đến chức vụ là vì nó liên quan đến cuộc đời chìm nổi của anh. Bốn chữ “Sống cho đáng sống” đã nhắc anh trở về với quá khứ vào năm 1979 khi rời đất Cần Thơ lên Sài Gòn, mẹ anh dặn rằng: “Sài Gòn là nơi cạm bẫy của xã hội, con sống như thế nào để sống cho đáng sống”. Lên Sài Gòn với một chiếc xe đạp và hai bộ đồ và luôn nhớ lời mẹ dặn, anh cố gắng giữ mình nhưng, có những lúc sa vào tội lỗi, làm ăn không chân chính, anh đã cầu nguyện và vượt qua. Với phận nghèo, anh quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng cách làm rất nhiều nghề để kiếm tiền, cuối cùng anh tìm ra nghề tạo ra kiềm cắt móng tay. Tuy nhiên, sự nghiệp anh cũng có lúc lên rất cao và đã có lúc xuống đến tận cùng của vực thẳm, lúc ấy anh đã nghĩ đến cái chết vì phá sản. Anh đã vượt qua được vì bốn chữ “sống cho đáng sống” và nghĩ đến Chúa, nghĩ đến mẹ mình nơi quê nhà. Qua buổi chia sẻ, anh muốn nói rằng trong cuộc đời con người, cuộc sống rất là bé nhỏ và con người rất yếu đuối, có những bạn trẻ đã nghĩ đến cái chết, tuy nhiên nếu dám chết đã là can đảm lắm rồi, nhưng nếu còn dám sống lại thì còn can đảm hơn.
Anh cho hay niềm vui lớn nhất là làm sao để có thể giúp cho mọi người khỏe mạnh và hạnh phúc. Anh không tin vào số phận và tin rằng tất cả mọi sự thành công trong cuộc đời này là đều do cố gắng, quyết tâm của mình cộng với sự cầu nguyện, đến với Thiên Chúa. Anh nói đang thực hiện dự án xã hội hóa người nghèo cùng với các nghệ sĩ, doanh nhân trong Câu Lạc Bộ Doanh Nhân Sài Gòn. Anh sẵn sàng chia sẻ niềm vui này, hy vọng rằng mọi người có cuộc sống tốt hơn: Thứ nhất, nhờ sự nỗ lực quyết tâm của mình, thứ hai là do ơn Chúa soi sáng,
Sống trên cuộc đời có khó hay chăng? Sống cho đáng sống phải chăng là uy danh lẫm liệt để hậu thế nhớ đến? Khó hay dễ, uy danh hay chăng cũng chỉ là quan niệm của mỗi người, nhưng có lẽ chỉ có đời sống phục vụ “mến Chúa yêu người” thực sự trong lời nói, cử chỉ, hành động với tâm thức “mình vì mọi người” bằng khả năng dẫu bất toàn của mỗi người trên con đường thập giá Chúa trao, mới có thể dẫn đến sự sống dồi dào nơi trần thế và là con đường dẫn đưa con người vào Ơn Cứu Độ hướng về Quê Trời.
Tạ Ân Phúc
Trong cuộc sống, đôi khi người ta suy tư về đời mình: Sống để làm gì? Tiền tài, danh vọng, địa vị là chi, liệu có đáng để dốc hết sức vì nó? Thế nào là hạnh phúc? Ta sẽ ra sao khi một mai trở về các bụi? Liệu cuộc sống này có đáng để sống? Đã có không ít người cảm thấy bế tắt với cuộc sống trước mắt và chỉ nghĩ đến tự tử cho xong. Nhưng nhiều người lại nghĩ như câu danh ngôn của Bailey: "Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười". Cũng không ít người đồng tình với nhân vật Pavel Corsaghin trong một tác phẩm của Nikolai Ostrovski: "Đời người chỉ sống một lần, phải sống sao cho đáng sống..." Đối với người Công Giáo có lẽ câu trả lời là sống sao cho xứng đáng với Tình Yêu Thiên Chúa cao vời để khi nhắm mắt xuôi tay được Chúa đoái thương cho hưởng vinh phúc Thiên Đàng.
Vấn đề gay cấn và nan giải nhất của thời đại khi nói đến sự sống là bảo vệ sự sống, nhưng phạm vi đề tài này nằm ở lĩnh vực khác là đời sống con người trên trần gian. Khi tìm ý tưởng cho đề tài liên quan đến chữ sống trong Phúc Âm thì cha đã gặp được chữ “sống dồi dào” (Ga 10,10). Nó gợi nhớ đến câu chủ đề mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chọn cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1993 (từ ngày 10 đến 15/8) tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ: “Ta đến để đoàn chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10,10).
Trong Tin Mừng Lc 10, 25-28 chữ sống được diễn tả mạnh hơn, có thể nói sống cho đáng sống. Khi gặp Chúa Giêsu, ông luật sĩ đã thử Ngài khi hỏi phải làm gì để được sự sống đời đời. Chúa Giêsu đã bảo hãy làm như luật dạy thì sẽ được sống: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình".
Chữ sống là chữ rất gần với Chúa Giêsu, Ngài đã từng tuyên bố biết bao nhiêu câu có chữ sống trong đó: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Ai sống mà tin ta không phải chết bao giờ”. Thánh Phaolô xác nhận: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Đoạn Tin Mừng Luca cho ta tiêu chuẩn cần và đủ: “Anh hãy về và làm như thế!”, giữ luật Môsê đi, mến Chúa và yêu người đi như kinh Mười Điều Răn đã dạy. Ông luật sĩ lại hỏi Chúa Thế thầy nói đồng loại (người thân cận) là ai? Chúa trả lời một cách rõ ràng, rành mạch hơn bằng cách kể câu chuyện dụ ngôn người Samari tốt lành.
Câu chuyện kể về một người từ Giêrusalem xuống Giêrikhô thì bị cướp và bị đánh đập dở sống dở chết. Tình cờ, có thầy tư tế, rồi thầy Lêvi nhìn thấy cảnh này thì thản nhiên tránh qua một bên mà đi. Chỉ có người Samari thấy vậy mà chạnh lòng thương băng bó vết thương và đưa về quán trọ săn sóc, sau đó nhờ người chủ quán trọ săn sóc thêm. Kể xong câu chuyện, Chúa Giêsu hỏi vị luật sĩ ai là người đồng loại, ông trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
Xưa hai vị Lêvi và thượng tế nại vào luật Do Thái “tôi phải lên Đền Thờ nên tôi không muốn dính vào máu vì sẽ làm ô uế”. Người giáo dân Do Thái được coi như người đồng loại của vị Lêvi và thượng tế, hai vị ấy giữ lề luật và không vi phạm luật của Do Thái nên an tâm tránh qua một bên, không cần ngó ngàng gì đến người bị thương tích nằm trên đường cả. Sau đó người Samari, ông này không phải là người Do Thái, những người dân được Chúa chọn nhưng đã thể hiện cách sống đúng nghĩa khi dừng lại chăm sóc cho người bị nạn. Ngày nay, những hình ảnh và thái độ của người Công Giáo có thể thấy là: “Tôi phải đi cho đúng giờ đọc kinh, tôi phải đi nhà thờ lần chuỗi, còn những người khác, kệ họ, tai nạn dọc đường, kệ nó”. Người Công Giáo cũng là những người được Chúa chọn để rồi coi chừng kẻ đến sau thì lại về trước và kẻ đến trước thì về sau hết và: “Coi chừng bọn thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Thiên Đàng trước các ngươi”. Cần đặt mình vào vị trí của người Công Giáo so với người ngoại, đặt mình vào vị trí như là thầy tư tế và Lêvi với giáo dân thì mới thấm thía được bài học qua câu chuyện, như thể Chúa Giêsu nói điều ấy với chính mình, vì người Samari cách nào đó cũng bị liệt vào hạng dân ngoại như thế. Qua câu chuyện người Samari nhân hậu, Chúa cảnh cáo chúng ta, những người được Chúa chọn và hơn thế nữa Chúa cảnh cáo những người tư tế, Lêvi xưa, giờ Chúa cảnh cáo cả hàng giáo sĩ.
Để đào sâu hơn về đề tài, cha Tiến Lộc tiếp tục phần trình bày của mình bằng cách diễn cùng một lúc 6 vai trong vở kịch “Sống Dồi Dào” do thầy Trần Duy Nhiên viết kịch bản được gợi ý từ Ga 10,10: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”. Câu chuyện trong vở kịch có 6 nhân vật và đặt biệt là 6 nhân vật đều là nữ, 2 chị thiếu nữ trong nhóm chia sẻ, 4 chị thiếu nữ khác là khán giả, khán giả nhưng lại xin góp ý, chia sẻ bằng cách nhập vào vai của một nhân vật trong Tin Mừng.
Trong phần chia sẻ của mình, chị thứ nhất băn khoăn về ơn gọi Chúa dành cho người nữ khi chị đọc trong Tin Mừng, Chúa thường bảo người nam “Hãy theo”, còn đối với người nữ thì “Hãy đi”. Phải chăng ơn kêu gọi không dành cho nữ giới?!? Chị muốn trao đổi để hiểu rõ hơn về ơn gọi của mình.
Chị thứ hai phản biện bằng hàng loạt các câu hỏi: Ai đã đứng dưới chân Thánh Giá? Ai đã gặp Chúa trước tiên ngày Ngài sống lại? Ai đã đón nhận Thánh Thần một cách trọn vẹn? Chị cho rằng Chúa nói với người nam bằng ngôn ngữ của khối óc, còn với người nữ thì bằng ngôn ngữ của con tim. Ngài thể hiện tình yêu một cách tràn đầy, mọi người đều có quyền và có bổn phận đáp trả.
Sau một vài tranh luận nho nhỏ, các chị đề nghị những người tham dự trình bày những suy nghĩ của các nhân vật trong Tin Mừng bằng cách nhập vai, sống lại tâm tình của các nhân vật ấy.
Một chị đã lên trình bày tâm tình của người phụ nữ ở nhà ông Simôn, người Pharisêu. Chị cho hay lúc Chúa Giêsu được ông Simôn, người Pharisêu mời về nhà, chị đã chờ đợi xem mặt Ngài. Khi Ngài đi ngang qua, dừng lại, quay mặt nhìn sâu vào mắt chị, đối với chị đó là cả một biến cố cuộc đời, một cái nhìn yêu thương. Các ông Pharisêu và ký lục xem chị là hạng đàn bà vất đi, chỉ có Ngài xem chị như một con người bất chấp lời ra tiếng vào. Khi khóc và nhận ra mình là một người tội lỗi, chị lấy dầu thơm để rửa chân Ngài, lấy tóc để lau chân Ngài để đáp lại hành động mà chưa ai dám làm như Ngài: “Những thứ ấy tôi từng sử dụng để chứng tỏ rằng mình sống, trong khi tôi đã chết. Ngài đã gọi tôi vào sự sống. Tôi muốn trao lại Ngài phương tiện sống của tôi”. Chị khóc nức nở vì cảm nhận được lời Chúa nói với mình khi Ngài trò chuyện với ông Simôn về người chủ nợ biết tha thứ. Ngài chỉ nói với chị một câu: “Tội của con đã được tha, hãy đi bình an” và chỉ có Ngài mới biết chị cần sự bình an và tha thứ. Chị nói về ơn gọi của mình: “Kể từ ngày đó tôi đã sống với Ngài khắp nơi... Sự hiện diện của tôi sẽ nhắc nhở mọi người về tình yêu của Ngài. Tôi nghĩ, theo Ngài cũng có nghĩa là làm chứng cho Ngài”.
Sau những lời ca tụng Chúa của người phụ nữ ở nhà ông Simôn, một chị khác nhập vai Mađalêna, chị nhận xét phải mất ba năm gần Ngài mới hiểu rằng theo Ngài thật sự không chỉ là ở bên Ngài, mà là ra đi loan truyền Tin Mừng của Ngài. Chị hiểu điều đó khi Ngài phán bảo sau ngày Ngài sống lại: “Đừng giữ Ta lại, hãy đi gặp anh em ta và nói với họ...”. Chị đã chia sẻ kinh nghiệm tận hiến của mình, chị nói rằng mình là một người tiến triển thật chậm chạp. Chị được Ngài cứu chữa khỏi sự hành hạ của quỷ dữ mà lại không đồng tình với Ngài để đi cứu những bệnh tật khác. Cuối cùng, chị nhận ra rằng mình hiểu quá trễ: “Điều Ngài cần nơi tôi không chỉ là sống-với-Ngài, mà là sống-như-Ngài”. Dưới chân thập giá, chị nhận ra Thập giá thật sự của Chúa là ở chính mình: “Thập giá của Ngài là những người Ngài yêu thương nhất nhưng lại vô tâm trước Thánh Ý của Ngài. Thập giá của Ngài chính là những người tận hiến cho Ngài mà không đồng tình với Ngài...”.
Sau câu chuyện của hai người phụ nữ trong Tin Mừng, chị thiếu nữ thứ nhất đã thấy được phần nào ơn gọi của người nữ. Nhưng chị cho rằng chính sự hiện diện của Chúa Giêsu ngày xưa đã tác động lên những người phụ nữ đó. Còn ngày nay, làm sao có được những tâm tình như vậy? Chị thiếu nữ thứ hai giải thích Ngài đã sống lại và ở lại với ta, trong ta, qua Thánh Thể và qua Lời Chúa. Trở vế với Thánh Thể và Lời Chúa là điều kiện cơ bản cho mọi hoạt động tông đồ.
Sau đó nhân vật Maria ở Bêtania, em của Mácta, chia sẻ về việc được Chúa khen ngợi. Chị nói rằng đó không phải là một lời khen mà là một lời bênh vực. Chị nhận mình cũng có lỗi khi để chị Mácta lo mọi việc tiếp đón Ngài, chị nhủ rằng mình sẽ tiếp một tay với chị nhưng lần nào Thầy đến thì lại quên mất, chỉ chạy đến ngồi suốt dưới chân Thầy. Chị cảm nhận về Chúa Giêsu: “Ngài không nghĩ gì đến Ngài cả. Ngài chỉ biết rằng tôi rất sung sướng được ngồi bên Ngài, và Ngài đã giữ tôi lại. Rốt cuộc, trong đời Ngài, chưa bao giờ Ngài thật sự nghỉ ngơi. Dù những ngày mệt mỏi Ngài đến Bêtania thì cũng không phải để được phục vụ mà là để phục vụ”. Trong những lúc ngồi cùng Thầy, chị cũng chỉ im lặng và Ngài cũng chẳng nói gì cả. Đối với chị: “Ngài hiện diện là tôi có tất cả, vì chính Ngài đã là Ngôi Lời Tuyệt Đối”. Chị nói rằng người ta sẽ hiểu được điều đó nếu sẵn sàng bỏ ra vài ngày tĩnh tâm và ngồi im lặng vài giờ với Ngài trước Thánh Thể. Vì Đức Kitô mà Maria gặp gỡ ở Bêtania cũng chính là Đức Kitô Thánh Thể.
Kế đến, người phụ nữ ở Samari đã gặp Chúa Giêsu bên bờ giếng Giacóp chia sẻ tâm sự của mình. Chị nói rằng đời mình là một cuộc đời vô nghĩa và buồn chán, chẳng có mái ấm gia đình, tuy gần gũi với khá nhiều người đàn ông nhưng chưa bao giờ gần gũi với tình yêu. Gặp được Ngài khi đi kín nước, chị cảm thấy sung sướng và quên mất thân phận mình, địa vị mình. Chị chạy về kêu mọi người đến với Ngài. Lạ lùng làm sao khi mọi người lại nghe chị, một người đàn bà bị họ khinh, để đến với Ngài. Khi Ngài gặp chị, Ngài đòi hỏi chị phục vụ: “Hãy cho tôi uống nước”. Nhưng trước khi chị cho Ngài một ngụm nước, thì Ngài đã ban cho chị tất cả. Chị nói rằng người ta sẽ thấy sự ban cho, nếu để Chúa gặp gỡ: “Từ lần Ngài đến, thắp cao, thắp cao hy vọng, thì chợt bừng sáng cuộc sống, cuộc sống tươi trong, và tôi đã biết, đã biết đến Ngài. Ngài là lẽ sống tuyệt vời và Ngài là Cứu Chúa của tôi...”
Qua câu chuyện của những nhân vật trong Tin Mừng, người thiếu nữ thứ nhất đã hiểu được rằng sống đạo là một đòi hỏi mà mình phải vâng phục để thể hiện Thánh Ý Chúa, mà đó một hồng ân. Chị thứ hai khuyên hãy noi gương Đức Mẹ nói lời “Xin Vâng”, khi Mẹ khiêm nhường hướng về Chúa. Các chị xác tín và cậy trông vào Chúa như Đức Mẹ, biết dùng trọn cuộc sống của mình dâng một bài Magnificat để ca tụng Tình Yêu Chúa. Toàn thể cộng đoàn hát bài Magnificat để kết thúc vở kịch.
Sau giờ giải lao các ca sĩ đã góp phần vào cho không khí vui tươi sôi động với tiếng hát của chị Huệ, nhóm Raboni, của ca sĩ Kim Lệ, ca sĩ Khánh Duy.
Đầu giờ, trước khi đi vào đề tài cha Tiến Lộc đã đặt ra hai câu hỏi gợi ý suy nghĩ để giúp đi vào đề tài sâu hơn qua nền tảng Tin Mừng:
1. Xin trích 1 câu Tin Mừng có chữ sống trong đó?
2. Điều gì làm cho bạn vui, phấn khởi, yêu đời để sống cho đáng sống? Điều gì làm cho bạn buồn, thất vọng, chán nản?
Trong phần chia sẻ, trả lời câu hỏi, đã có nhiều câu Tin Mừng được trích dẫn để mọi người cùng lắng nghe, cảm nghiệm Lời Chúa, nhưng câu chuyện của mỗi người lên chia sẻ lại như là một quyển tiểu thuyết sống động để cộng đoàn có thể nhìn vào đó xét lại bản thân mà thấy cuộc đời mình đáng sống làm sao. Những phút sâu lắng có lúc như vỡ òa khi cuộc đời ai đó bế tắt, trước mắt chỉ còn nghĩ đến tự tử để trốn chạy cuộc đời. Bên cạnh đó là những tràng pháo tay, những tiếng cười ồ sảng khoái, khi ai đó dí dỏm trong câu chuyện của mình làm cho hội trường luôn sinh động dù không khí buổi chiều oi bức.
Đã có những bạn trẻ cảm thấy vui khi nhớ đến Chúa, lúc nghĩ đến Ngài, được sống trong tình yêu của Chúa, của gia đình, ông bà anh chị em, bạn bè hoặc được sinh ra, được làm con Thiên Chúa, được Chúa Giêsu, Mẹ Maria luôn đồng hành với mình cũng là niềm vui. Có bạn cho rằng niềm vui là khi đến với tha nhân để giúp đỡ họ, và nếu không có thời gian làm cho người khác vui, thì cũng không nên làm cho họ buồn, nếu không giúp được họ thì đừng hại họ. Một nữ tu thì cho rằng niềm vui là khi ta được ai đó yêu thương, hay một câu nói cảm động khi ta gặp đau khổ, chia sẻ cùng ta. Một bạn có vẻ triết lý: “Vui buồn trong cuộc sống này âu cũng chỉ là vu vơ thôi, gió thoảng mây bay thôi, nó cũng chỉ là cảm giác nhất thời, vui hay buồn cũng có giai đoạn của nó”. Một nữ tu khác thì có ý nguyện muốn làm giàu đức tin trong Chúa Kitô, muốn giúp người nghèo bằng cách tạo ra những người thành công trong công việc vì cho cá thì không bằng cho cần câu, cho bánh không bằng chỉ cách làm bánh, hay kiếm tiền mua cái bánh đó.
Dưới đây là hai câu chuyện của một người nam và một người nữ, có thể nói là phảng phất đâu đó hình ảnh của mỗi người không nhiều thì ít, đáng để ta suy ngẫm:
Chị Anna Lâm Phương Thảo cho hay chị cảm thấy vui kể từ khi biết sống theo lời Chúa dạy, lúc đó mới cảm nhận được hạnh phúc và cuộc sống thay đổi hoàn toàn. Tuy là nữ, nhưng ngay từ nhỏ chị là một người nổi tiếng hay đánh lộn trong trường học, khi lớn lên chị là người hay hơn thua, ganh ghét những người hơn mình. Khi đi làm, do ỷ vào tài năng, chị chỉ sống ích kỷ cho riêng mình, không biết giúp đỡ người khác và cuối cùng thì bị loại khỏi nơi làm việc. Trong chuyện tình cảm, chị cũng chỉ quen biết những người có tiền, thành đạt dù đó là người ngoại đạo. Thế rồi, chị mang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo rất nặng, và do áp lực mọi phía, từ công việc, tình cảm, bệnh tật, gia đình, cảm thấy bế tắt, chơi vơi, chị đã có ý định tự tử. Trong lúc thất vọng, một người bạn khuyên rằng: “Em đã không tin Chúa. Hãy tin Chúa một lần đi! Hãy đặt niềm tin trọn vẹn và phó thác tuyệt đối thì em sẽ thấy mọi sự thay đổi”. Chị nhận ra mình tội lỗi và đặt niềm tin trọn vẹn vào Chúa, xin Chúa cứu giúp. Quả thật, Chúa nhận lời, và đã có người giúp đỡ chữa trị bệnh tật tận tình và khỏi hẳn. Sau thời gian bệnh tật, chị đã hối hận quay về và nhiệt thành tham gia các hội đoàn để phục vụ với hy vọng được Chúa cứu độ đưa về chứ chẳng phải đi thẳng xuống hỏa ngục. Chị kết thúc chia sẻ một câu hết sức dễ thương và bằng tất cả lòng xác tín của mình: “Chúa là số một trong cuộc đời của con”.
Anh Trần Vĩnh Bảo, 51 tuổi, ở Giáo xứ An Phú cho hay anh hiện là Tổng Giám Đốc một công ty kiềm cắt móng tay, sở dĩ anh nhắc đến chức vụ là vì nó liên quan đến cuộc đời chìm nổi của anh. Bốn chữ “Sống cho đáng sống” đã nhắc anh trở về với quá khứ vào năm 1979 khi rời đất Cần Thơ lên Sài Gòn, mẹ anh dặn rằng: “Sài Gòn là nơi cạm bẫy của xã hội, con sống như thế nào để sống cho đáng sống”. Lên Sài Gòn với một chiếc xe đạp và hai bộ đồ và luôn nhớ lời mẹ dặn, anh cố gắng giữ mình nhưng, có những lúc sa vào tội lỗi, làm ăn không chân chính, anh đã cầu nguyện và vượt qua. Với phận nghèo, anh quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng cách làm rất nhiều nghề để kiếm tiền, cuối cùng anh tìm ra nghề tạo ra kiềm cắt móng tay. Tuy nhiên, sự nghiệp anh cũng có lúc lên rất cao và đã có lúc xuống đến tận cùng của vực thẳm, lúc ấy anh đã nghĩ đến cái chết vì phá sản. Anh đã vượt qua được vì bốn chữ “sống cho đáng sống” và nghĩ đến Chúa, nghĩ đến mẹ mình nơi quê nhà. Qua buổi chia sẻ, anh muốn nói rằng trong cuộc đời con người, cuộc sống rất là bé nhỏ và con người rất yếu đuối, có những bạn trẻ đã nghĩ đến cái chết, tuy nhiên nếu dám chết đã là can đảm lắm rồi, nhưng nếu còn dám sống lại thì còn can đảm hơn.
Anh cho hay niềm vui lớn nhất là làm sao để có thể giúp cho mọi người khỏe mạnh và hạnh phúc. Anh không tin vào số phận và tin rằng tất cả mọi sự thành công trong cuộc đời này là đều do cố gắng, quyết tâm của mình cộng với sự cầu nguyện, đến với Thiên Chúa. Anh nói đang thực hiện dự án xã hội hóa người nghèo cùng với các nghệ sĩ, doanh nhân trong Câu Lạc Bộ Doanh Nhân Sài Gòn. Anh sẵn sàng chia sẻ niềm vui này, hy vọng rằng mọi người có cuộc sống tốt hơn: Thứ nhất, nhờ sự nỗ lực quyết tâm của mình, thứ hai là do ơn Chúa soi sáng,
Sống trên cuộc đời có khó hay chăng? Sống cho đáng sống phải chăng là uy danh lẫm liệt để hậu thế nhớ đến? Khó hay dễ, uy danh hay chăng cũng chỉ là quan niệm của mỗi người, nhưng có lẽ chỉ có đời sống phục vụ “mến Chúa yêu người” thực sự trong lời nói, cử chỉ, hành động với tâm thức “mình vì mọi người” bằng khả năng dẫu bất toàn của mỗi người trên con đường thập giá Chúa trao, mới có thể dẫn đến sự sống dồi dào nơi trần thế và là con đường dẫn đưa con người vào Ơn Cứu Độ hướng về Quê Trời.
Tạ Ân Phúc
Văn Hóa
Mẹ Buồn Vì Con Cái Hư Hỏng
Tuyết Mai
01:08 04/10/2011
Mẹ Buồn Vì Con Cái Hư Hỏng
Nhìn thiên hạ và nhìn chính bản thân mình, cũng chỉ còn là số thật nhỏ nhoi và là thiểu số. Thật sự buồn khi nhìn chung quanh ai cũng bệnh hoạn, tật nguyền, đói khổ, tội lỗi, vì …. Cớ làm sao?. Có ai buồn lắm không khi thấy tất cả đang đi vào con đường của hố sâu, của hầm sâu, của lầm lẫn, và của chúng quỷ Satan, đang chễm chệ ngự trị trên ngai của nó?. Có ai buồn lắm không khi những lời khuyên của chúng ta nghe như vô bổ và rất nhiều khi còn bị ăn đòn tả tơi nữa, vì là không phải chuyện của mình để mà chen vô. Có ai buồn lắm không khi mà cả một đất nước bị bọn quỷ chúng cai trị?. Có ai buồn lắm không khi mà chúng ta đang sống trong một thế giới mà đạo đức không còn có mặt trên trái đất này nữa?. Có ai buồn lắm không khi mà nhìn thấy trường học phải đóng cửa trong khi nhà tù thì phải cất xây thêm?. Có ai buồn lắm không khi những vị chủ chăn thì lại bỏ đàn chiên ra tan tác?.
Chúng ta còn cảm thấy được cái buồn man mác và như không còn có thể cứu vãn được tình thế của những con người, càng ngày càng sa trong vũng lầy của tội lỗi. Chúng ta là những con người còn đứng nghiêng đứng ngả trong thiểu số ấy, không biết ngả nhào lúc nào đây; nhưng cũng còn kiêu ngạo mà phê phán người. Trong khi chúng ta cũng đang dần đi vào con đường của tội lỗi ấy, thế thì ai là người sẽ đến cứu mạng sống và linh hồn của chúng ta đây?. Thưa đó là Đức Mẹ Maria, Mẹ Mân Côi của chúng ta. Chúng ta nhìn anh chị em của chúng ta mà không thể giúp gì được cho họ, thì Mẹ của toàn thể nhân loại, sẽ đau khổ biết là bao??. Xưa Con của Mẹ bị tử nạn trên Thập Giá là một nỗi đau đớn mà Mẹ chỉ biết ngậm ngùi và tiếc thương trong lòng. Ai có thể can đảm hơn Mẹ nhìn thấy Con mình bị chết treo một cách tàn nhẫn và tang thương như vậy?.
Nay con cái thế trần của Mẹ hằng làm cho trái tim của Mẹ ra tan nát, rướm máu, và xót xa không lời nào có thể diễn đạt sự đau khổ ấy của Mẹ!. Mẹ nhìn chúng con sống mà như dần chết trong bão lụt của tội lỗi mà chúng con tự gây ra, và chết một cách đáng chết. Nhưng vì chúng con là những con người có óc cũng như không, vì chẳng bao giờ dùng đến nó, để mà biết suy biết xét. Để biết thế nào là sai và thế nào là đúng. Chẳng biết và hiểu được thế nào là sự bị đọa đày nơi hỏa ngục?. Và cũng chẳng hình dung được Nước Trời sẽ là sự sống hạnh phúc viên mãn ra sao?. Cũng chẳng hiểu được luyện ngục là gì và hình phạt sẽ ra làm sao?. Có phải vì sự ngu muội của con người, nên Mẹ mới cảm thấy xót xa cho tất cả con cái tội lỗi của Mẹ trên thế trần?. Rồi chúng con có trái tim cũng như không, chẳng cảm được gì, và riết cũng thành ra chai đá và nguội lạnh Mẹ ơi!.
Ai sinh ra trên thế trần mà chẳng giống nhau trong cái sự tham muốn để cuộc đời của mình, gia đình mình, được thoải mái; được sống trong sự giầu sang?. Ai sinh ra mà không được dậy dỗ là khi lớn lên phải là người thành công, thành nhân, và là hữu dụng cho chính mình trước đã; sau mới đến gia đình và mới đến mọi người chung quanh?. Để được có cuộc sống êm ả, nhà cao cửa rộng, có nhiều tiền trong ngân hàng, chúng con cũng phải xấc bấc xang bang, và lo toan đủ mọi thứ trên đời, mới có được Mẹ ạ!. Có phải vì chúng con chạy theo những gì của trần gian, lại vô tình đi ngược lại đường hướng của Thiên Chúa chăng?. Có phải trần đời luôn là chiến đấu?. Có phải trần đời sự Có mới là quan trọng trong cuộc sống?. Phải tranh đấu, tranh dành, làm bất kỳ cách nào để mà Có được?.
Trần đời luôn là mạnh ức hiếp người thế cô và nghèo đói. Phải thế mới tìm được chỗ đứng cho riêng mình, nếu không biết tranh dành thì nghèo vẫn hoàn nghèo, và khổ thì vẫn hoàn khổ thưa Mẹ!. Thế thì chúng con đã làm gì sai trái mà Thiên Chúa giáng phạt trên chúng con, nếu Người lên cơn thịnh nộ?. Sao Người không nuôi chúng con như xưa kia Chúa Cha đã nuôi cha ông chúng con bằng bánh mana?. À mà con quên là cha ông chúng con đã chê là bánh mana quá ớn!. Muốn tìm về lại nơi bị cầm tù giam hãm mà được ăn thức ăn vừa miệng và ngon hơn. Sao Chúa không dẹp hết những gì gọi là thú đam mê chết người ra khỏi lòng của chúng con, để chúng con không có thể phạm tội?. Sao Chúa không bắt Satan và bè lũ của chúng, nhốt vào một nơi thì có phải trần gian là Thiên Đàng rồi hay không?. Thì chúng con cần Thiên Đàng nào khác?. Sao Chúa lại để chúng con gian nan cực khổ để mới có thể tìm được Thiên Đàng như lòng Chúa muốn?. Thế thì ai trong chúng con, toàn cõi địa cầu này, có thể lên được Nước Chúa, vì bản đồ của Chúa chẳng được minh bạch và rõ ràng????.
Chúa đã để lại cho chúng con bản đồ về Trời, là Lời Chúa, mà khó tìm quá!. Như những phim thần thoại mà một người có bản lãnh với thân hình lực lưỡng khác người; trải qua biết bao nhiêu nguy hiểm và trắc trở, để tìm được viên ngọc quý mà dâng cho Vua để xin công chúa làm vợ của mình?. Quả thật đường trần có lắm chông gai!. Nằm chông nếm mật cả đời bấp bênh. Chúng con thiết nghĩ Chúa hiểu được con người ngu xuẩn của chúng con, nên mới tạo dựng Mẹ Maria, để giúp chúng con cách gián tiếp, để cực khổ mới mang chúng con về Trời được. Chứ nếu không có Mẹ và trao vật tùy thân (là Chuỗi Mân Côi) thì chúng con tất cả chẳng tài nào mà không là nô lệ cho chúng quỷ.
Ước ao Mẹ Maria luôn luôn bên cạnh chúng con như từ mẫu. Để chúng con khi bị tan tác Mẹ sẽ tìm chúng con về bên Mẹ. Để chúng con có xô xát nhau thì được Mẹ can gián và khuyên nhủ, như Mẹ vẫn còn đang khuyên nhủ chúng con hãy nghe lời Mẹ mà đọc kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi càng được đọc nhiều thì cơn thịnh nộ của Chúa mới sẽ được nguôi ngoai. Kinh càng được đọc nhiều thì Satan và bè rối của chúng mới không ngóc ra khỏi hỏa ngục. Kinh càng đọc nhiều thì chúng càng la hét nhiều vì chúng không chịu nổi. Có thế thì chúng mới không có đất để tạm dung, mà dụ dỗ con người chúng con được. Đọc kinh Mân Côi thì sẽ được Mẹ ở cùng mà bênh vực, che chở, và an ủi chúng con. Chúng con mới được Mẹ cho hiểu những sự nhiệm mầu của Thiên Chúa và Nước Chúa, phải không thưa Mẹ rất yêu dấu của chúng con!.
Ôi tình Mẹ thật bao la, dạt dào, và ngọt ngào xiết bao! Mẹ chẳng bao giờ bỏ chúng con bơ vơ lạc lõng, chỉ vì chúng con chọn sống xa tránh Mẹ thôi!. Nhưng chúng con là đàn gà con, luôn cần đến sự bảo bọc và bao che của gà Mẹ. Chỉ vì chúng con ngang bướng và luôn ương ngạnh mới trốn bỏ Mẹ mà đi ngao du tứ xứ, không hiểu được rằng thú dữ luôn rình rập và rất thích để ăn thịt chúng con. Nhưng dù gì đi chăng nữa xin Mẹ luôn yêu thương những đứa con ham chơi, đang sống trong sa đọa, và đang trác táng Mẹ nhé!. Vì tất cả chúng con hiện còn đang mê đắm và đang trong tình trạng mê sảng và đã đang bị chúng quỷ chuốc thuốc Mẹ ơi!. Chúng con còn ai thức tỉnh nữa đâu thưa Mẹ!. Xin Mẹ cứu chúng con với!. Amen.
Tuyết Mai
Nhìn thiên hạ và nhìn chính bản thân mình, cũng chỉ còn là số thật nhỏ nhoi và là thiểu số. Thật sự buồn khi nhìn chung quanh ai cũng bệnh hoạn, tật nguyền, đói khổ, tội lỗi, vì …. Cớ làm sao?. Có ai buồn lắm không khi thấy tất cả đang đi vào con đường của hố sâu, của hầm sâu, của lầm lẫn, và của chúng quỷ Satan, đang chễm chệ ngự trị trên ngai của nó?. Có ai buồn lắm không khi những lời khuyên của chúng ta nghe như vô bổ và rất nhiều khi còn bị ăn đòn tả tơi nữa, vì là không phải chuyện của mình để mà chen vô. Có ai buồn lắm không khi mà cả một đất nước bị bọn quỷ chúng cai trị?. Có ai buồn lắm không khi mà chúng ta đang sống trong một thế giới mà đạo đức không còn có mặt trên trái đất này nữa?. Có ai buồn lắm không khi mà nhìn thấy trường học phải đóng cửa trong khi nhà tù thì phải cất xây thêm?. Có ai buồn lắm không khi những vị chủ chăn thì lại bỏ đàn chiên ra tan tác?.
Chúng ta còn cảm thấy được cái buồn man mác và như không còn có thể cứu vãn được tình thế của những con người, càng ngày càng sa trong vũng lầy của tội lỗi. Chúng ta là những con người còn đứng nghiêng đứng ngả trong thiểu số ấy, không biết ngả nhào lúc nào đây; nhưng cũng còn kiêu ngạo mà phê phán người. Trong khi chúng ta cũng đang dần đi vào con đường của tội lỗi ấy, thế thì ai là người sẽ đến cứu mạng sống và linh hồn của chúng ta đây?. Thưa đó là Đức Mẹ Maria, Mẹ Mân Côi của chúng ta. Chúng ta nhìn anh chị em của chúng ta mà không thể giúp gì được cho họ, thì Mẹ của toàn thể nhân loại, sẽ đau khổ biết là bao??. Xưa Con của Mẹ bị tử nạn trên Thập Giá là một nỗi đau đớn mà Mẹ chỉ biết ngậm ngùi và tiếc thương trong lòng. Ai có thể can đảm hơn Mẹ nhìn thấy Con mình bị chết treo một cách tàn nhẫn và tang thương như vậy?.
Nay con cái thế trần của Mẹ hằng làm cho trái tim của Mẹ ra tan nát, rướm máu, và xót xa không lời nào có thể diễn đạt sự đau khổ ấy của Mẹ!. Mẹ nhìn chúng con sống mà như dần chết trong bão lụt của tội lỗi mà chúng con tự gây ra, và chết một cách đáng chết. Nhưng vì chúng con là những con người có óc cũng như không, vì chẳng bao giờ dùng đến nó, để mà biết suy biết xét. Để biết thế nào là sai và thế nào là đúng. Chẳng biết và hiểu được thế nào là sự bị đọa đày nơi hỏa ngục?. Và cũng chẳng hình dung được Nước Trời sẽ là sự sống hạnh phúc viên mãn ra sao?. Cũng chẳng hiểu được luyện ngục là gì và hình phạt sẽ ra làm sao?. Có phải vì sự ngu muội của con người, nên Mẹ mới cảm thấy xót xa cho tất cả con cái tội lỗi của Mẹ trên thế trần?. Rồi chúng con có trái tim cũng như không, chẳng cảm được gì, và riết cũng thành ra chai đá và nguội lạnh Mẹ ơi!.
Ai sinh ra trên thế trần mà chẳng giống nhau trong cái sự tham muốn để cuộc đời của mình, gia đình mình, được thoải mái; được sống trong sự giầu sang?. Ai sinh ra mà không được dậy dỗ là khi lớn lên phải là người thành công, thành nhân, và là hữu dụng cho chính mình trước đã; sau mới đến gia đình và mới đến mọi người chung quanh?. Để được có cuộc sống êm ả, nhà cao cửa rộng, có nhiều tiền trong ngân hàng, chúng con cũng phải xấc bấc xang bang, và lo toan đủ mọi thứ trên đời, mới có được Mẹ ạ!. Có phải vì chúng con chạy theo những gì của trần gian, lại vô tình đi ngược lại đường hướng của Thiên Chúa chăng?. Có phải trần đời luôn là chiến đấu?. Có phải trần đời sự Có mới là quan trọng trong cuộc sống?. Phải tranh đấu, tranh dành, làm bất kỳ cách nào để mà Có được?.
Trần đời luôn là mạnh ức hiếp người thế cô và nghèo đói. Phải thế mới tìm được chỗ đứng cho riêng mình, nếu không biết tranh dành thì nghèo vẫn hoàn nghèo, và khổ thì vẫn hoàn khổ thưa Mẹ!. Thế thì chúng con đã làm gì sai trái mà Thiên Chúa giáng phạt trên chúng con, nếu Người lên cơn thịnh nộ?. Sao Người không nuôi chúng con như xưa kia Chúa Cha đã nuôi cha ông chúng con bằng bánh mana?. À mà con quên là cha ông chúng con đã chê là bánh mana quá ớn!. Muốn tìm về lại nơi bị cầm tù giam hãm mà được ăn thức ăn vừa miệng và ngon hơn. Sao Chúa không dẹp hết những gì gọi là thú đam mê chết người ra khỏi lòng của chúng con, để chúng con không có thể phạm tội?. Sao Chúa không bắt Satan và bè lũ của chúng, nhốt vào một nơi thì có phải trần gian là Thiên Đàng rồi hay không?. Thì chúng con cần Thiên Đàng nào khác?. Sao Chúa lại để chúng con gian nan cực khổ để mới có thể tìm được Thiên Đàng như lòng Chúa muốn?. Thế thì ai trong chúng con, toàn cõi địa cầu này, có thể lên được Nước Chúa, vì bản đồ của Chúa chẳng được minh bạch và rõ ràng????.
Chúa đã để lại cho chúng con bản đồ về Trời, là Lời Chúa, mà khó tìm quá!. Như những phim thần thoại mà một người có bản lãnh với thân hình lực lưỡng khác người; trải qua biết bao nhiêu nguy hiểm và trắc trở, để tìm được viên ngọc quý mà dâng cho Vua để xin công chúa làm vợ của mình?. Quả thật đường trần có lắm chông gai!. Nằm chông nếm mật cả đời bấp bênh. Chúng con thiết nghĩ Chúa hiểu được con người ngu xuẩn của chúng con, nên mới tạo dựng Mẹ Maria, để giúp chúng con cách gián tiếp, để cực khổ mới mang chúng con về Trời được. Chứ nếu không có Mẹ và trao vật tùy thân (là Chuỗi Mân Côi) thì chúng con tất cả chẳng tài nào mà không là nô lệ cho chúng quỷ.
Ước ao Mẹ Maria luôn luôn bên cạnh chúng con như từ mẫu. Để chúng con khi bị tan tác Mẹ sẽ tìm chúng con về bên Mẹ. Để chúng con có xô xát nhau thì được Mẹ can gián và khuyên nhủ, như Mẹ vẫn còn đang khuyên nhủ chúng con hãy nghe lời Mẹ mà đọc kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi càng được đọc nhiều thì cơn thịnh nộ của Chúa mới sẽ được nguôi ngoai. Kinh càng được đọc nhiều thì Satan và bè rối của chúng mới không ngóc ra khỏi hỏa ngục. Kinh càng đọc nhiều thì chúng càng la hét nhiều vì chúng không chịu nổi. Có thế thì chúng mới không có đất để tạm dung, mà dụ dỗ con người chúng con được. Đọc kinh Mân Côi thì sẽ được Mẹ ở cùng mà bênh vực, che chở, và an ủi chúng con. Chúng con mới được Mẹ cho hiểu những sự nhiệm mầu của Thiên Chúa và Nước Chúa, phải không thưa Mẹ rất yêu dấu của chúng con!.
Ôi tình Mẹ thật bao la, dạt dào, và ngọt ngào xiết bao! Mẹ chẳng bao giờ bỏ chúng con bơ vơ lạc lõng, chỉ vì chúng con chọn sống xa tránh Mẹ thôi!. Nhưng chúng con là đàn gà con, luôn cần đến sự bảo bọc và bao che của gà Mẹ. Chỉ vì chúng con ngang bướng và luôn ương ngạnh mới trốn bỏ Mẹ mà đi ngao du tứ xứ, không hiểu được rằng thú dữ luôn rình rập và rất thích để ăn thịt chúng con. Nhưng dù gì đi chăng nữa xin Mẹ luôn yêu thương những đứa con ham chơi, đang sống trong sa đọa, và đang trác táng Mẹ nhé!. Vì tất cả chúng con hiện còn đang mê đắm và đang trong tình trạng mê sảng và đã đang bị chúng quỷ chuốc thuốc Mẹ ơi!. Chúng con còn ai thức tỉnh nữa đâu thưa Mẹ!. Xin Mẹ cứu chúng con với!. Amen.
Tuyết Mai
Dấu địa đàng
Jos. Tú Nac, NMS
01:11 04/10/2011
Tự thuở làm người theo Thánh Ý,
Ta vào đời với tiếng khóc hành trang.
Ta say sưa tìm dấu vết địa đàng
Với ý nghĩ và việc làm ao tưởng.
Ta lang thang từng bước chân mòn mỏi,
Ta vu vơ đôi tay héo rã rời,
Mảnh linh hồn vẫn đắm đuối chơi vơi,
Để lần mòn chết dần theo mộng tưởng.
Khi mắt mỏi trông chờ từ xa vắng,
Miệng môi khô bao vị đắng cuộc đời,
Ta nhìn xuống cuộc đời hồn câm lặng,
Ta chợt nhớ chuyện Cựu Ước xa xôi.
Dấu Địa Đàng còn tì vết kiêu căng
Của Quỉ dữ lời ngọt ngào cám dỗ,
Của loài người tham lam cùng ích kỷ,
của tìm về với hoa trái Thiên Đàng.
Jos. Tú Nac, NMS
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Hồ Than Thở
Nguyễn Ngọc Liên
21:29 04/10/2011
BÊN NHAU HỒ THAN THỞ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Anh dìu em đi trong mưa bay
Phất phơ tà áo khẽ lay lay
Nép người em chợt tìm hơi ấm
Anh ủ em bằng một vòng tay.
(Trích thơ của Pearl)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Anh dìu em đi trong mưa bay
Phất phơ tà áo khẽ lay lay
Nép người em chợt tìm hơi ấm
Anh ủ em bằng một vòng tay.
(Trích thơ của Pearl)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền