Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 05/10: Thập Giá – Từ Bỏ - Hòa Đồng – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:26 04/10/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca
Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: “Bình an cho nhà này”. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ.
“Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: “Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi”. Khi vào thành nào mà người ta không tiếp đón các con, thì hãy ra giữa các phố chợ và nói: “Cả đến bụi đất thành các ngươi dính vào chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin phủi trả lại các ngươi. Nhưng các ngươi hãy biết rõ điều này: Nước Thiên Chúa đã đến gần”. Thầy bảo các con, ngày ấy, thành Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành này”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
07:29 04/10/2023
17. Linh hồn thuần khiết là đóa hoa hồng đẹp đẽ, Ba Ngôi từ trên trời hạ xuống ngửi hương thơm của nó.
(Thánh Ioannes Maria Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
07:34 04/10/2023
66. TỰ CHO LÀ TÀI HOA
Tỉnh Châu ở bắc Tề có một tộc lớn rất thế giá, trong tộc có một người nổi tiếng làm thơ, nhưng làm thơ thì khiến cho người ta cười mà ông ta thì lại tự cho là hết sẩy, ngay cả một vài người nổi tiếng cũng coi thường, cuối cùng làm thơ bị giảm sút.
Mỗi lần làm thơ, người bên cạnh cố ý nói thơ của ông ta làm rất hay, có tài nghệ, ông ta liền sung sướng bềnh bồng trong mơ nên giết trâu sát dê mời những người ấy đến ăn.
Vợ biết chồng hoang đường lơ mơ, nhiều lần vừa khóc vừa khuyên ông ta không nên làm như thế. Người ấy than thở nói:
- “Tài hoa của mình mà ngay cả vợ con cũng không thể nào hình dung ra được, thì huống chi là người lạ chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 66:
Tài hoa là báu vật mà Thiên Chúa ban cho mỗi người, nên xét cho cùng, mọi người trên mặt đất này ai cũng có tài hoa, bởi vì Thiên Chúa rất công bằng không ghét người này mà thương người kia, tắt một lời là Thiên Chúa không hề thiên vị ai.
Tài hoa ở thế gian như trăm hoa đua nở: có người biết vẽ, có người biết làm thơ viết văn, có người giỏi khoa học, có người là nghệ nhân, có người thông thiên văn đạt địa lý.v.v… và có rất nhiều tài hoa nơi những con người mà chúng ta không biết đến…
Người khiêm tốn có tài hoa thì biết tài của mình giỏi đến đâu nên biết dừng đúng lúc, người kiêu ngạo có tài hoa nhưng không biết tài của mình ngang cở nào, nên thường trở thành lố bịch và làm trò cười cho thiên hạ.
Có tài làm thơ nhưng bạ đâu làm đó thì ý thơ sẽ mất dần chất và lượng, có tài ăn nói nhưng nói không suy nghĩ thì trở thành kẻ lắm mồm lắm miệng…
Có một vài linh mục có tài giảng mà không cần soạn bài giảng, gặp đâu giảng đó mà không chuẩn bị, thì bài giảng sẽ thiếu đường thiếu muối, lặp đi lặp lại làm cho giáo dân chán ngấy và bài giảng trở thành phản tác dụng khi giáo dân mới nghe ngài mở miệng là biết ngay đoạn kết của bài giảng…
Tài hoa là của Thiên Chúa ban cho mỗi người, nhưng con người phải tập luyện, trau dồi và phát triển, thì tài hoa mới phát sáng giúp cho người chung quanh được nhờ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tỉnh Châu ở bắc Tề có một tộc lớn rất thế giá, trong tộc có một người nổi tiếng làm thơ, nhưng làm thơ thì khiến cho người ta cười mà ông ta thì lại tự cho là hết sẩy, ngay cả một vài người nổi tiếng cũng coi thường, cuối cùng làm thơ bị giảm sút.
Mỗi lần làm thơ, người bên cạnh cố ý nói thơ của ông ta làm rất hay, có tài nghệ, ông ta liền sung sướng bềnh bồng trong mơ nên giết trâu sát dê mời những người ấy đến ăn.
Vợ biết chồng hoang đường lơ mơ, nhiều lần vừa khóc vừa khuyên ông ta không nên làm như thế. Người ấy than thở nói:
- “Tài hoa của mình mà ngay cả vợ con cũng không thể nào hình dung ra được, thì huống chi là người lạ chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 66:
Tài hoa là báu vật mà Thiên Chúa ban cho mỗi người, nên xét cho cùng, mọi người trên mặt đất này ai cũng có tài hoa, bởi vì Thiên Chúa rất công bằng không ghét người này mà thương người kia, tắt một lời là Thiên Chúa không hề thiên vị ai.
Tài hoa ở thế gian như trăm hoa đua nở: có người biết vẽ, có người biết làm thơ viết văn, có người giỏi khoa học, có người là nghệ nhân, có người thông thiên văn đạt địa lý.v.v… và có rất nhiều tài hoa nơi những con người mà chúng ta không biết đến…
Người khiêm tốn có tài hoa thì biết tài của mình giỏi đến đâu nên biết dừng đúng lúc, người kiêu ngạo có tài hoa nhưng không biết tài của mình ngang cở nào, nên thường trở thành lố bịch và làm trò cười cho thiên hạ.
Có tài làm thơ nhưng bạ đâu làm đó thì ý thơ sẽ mất dần chất và lượng, có tài ăn nói nhưng nói không suy nghĩ thì trở thành kẻ lắm mồm lắm miệng…
Có một vài linh mục có tài giảng mà không cần soạn bài giảng, gặp đâu giảng đó mà không chuẩn bị, thì bài giảng sẽ thiếu đường thiếu muối, lặp đi lặp lại làm cho giáo dân chán ngấy và bài giảng trở thành phản tác dụng khi giáo dân mới nghe ngài mở miệng là biết ngay đoạn kết của bài giảng…
Tài hoa là của Thiên Chúa ban cho mỗi người, nhưng con người phải tập luyện, trau dồi và phát triển, thì tài hoa mới phát sáng giúp cho người chung quanh được nhờ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giống nho hảo hạng sao sinh quả dại?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
15:01 04/10/2023
Giống nho hảo hạng sao sinh quả dại?
SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM - A
(Mt 21, 33-43)
Nho trong trong dân Cựu Ước
Tại Hebron miền nam Palestina có loại nho quả to và rất ngọt. Vào thế kỷ XIII trước Chúa Giáng sinh, ông Giôshua cho người vào thám thính Đất Hứa, khi trở về, họ đã đem theo các chùm nho to và nặng đến độ hai người phải xỏ đòn gánh đi. Đây không phải là hình ảnh văn chương, mà là sự thật.
Cựu Ước nhiều lần mô tả dân Israel như một gốc nho quý hay vườn nho ưu tuyển của Thiên Chúa : “Vườn nho của Đức Chúa là nhà Israel”(x. Is 5,1-7). Tiên tri Ôsê nói : “Israel là cây nho tươi tốt”(Os 10,1).
Cây nho, biểu tượng nhà Israel
Cây nho quý được Thiên Chúa trồng chính là Israel, thuộc sở hữu của Chúa, được Chúa yêu thương tuyển lựa, chăm sóc, vun trồng, và những mong nó sinh trái ngọt. Nhưng cây nho hảo hạng Israel ấy đã sinh nho chua, khiến Chúa thất vọng, giận dữ bỏ vườn, heo rừng vào phá phách, giã thú gặm tan hoang.
Đau khổ nhất của người trồng nho là vất vả ngày đêm chăm sóc, đến mùa hái quả lại chỉ thấy nho dại : “Ta đã trồng ngươi như nho đan tử, nhất nhất đều là giống nho chính cống. Nhưng làm sao ngươi đã đổi thành nho dại, một thứ giống lai?” (Gr 2,21).
Nho hảo hạng nay sinh quả chua
Trong cái luận lý của nhà nông, cây nào trái ấy theo lẽ tự nhiên. Nhưng trong cuộc sống con người, là sinh vật có lý trí và sự tự do, thì kết quả không như vậy. Vì thế, việc Thiên Chúa vun trồng, nhặt cỏ, bỏ phân là một chuyện, cần có sự cộng tác của con người nữa. Ở đây, dân Israel không cộng với Chúa, nên giống nho quý đã sinh nho dại, không dùng được vào việc gì cả. Trái nho chua đầu tiên dân Do thái sinh ra là tội bất trung bỏ Thiên Chúa chạy theo các thần ngoại.
Vừa được Thiên Chúa bứng ra khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập, dân đã đúc bò vàng, quỳ thờ lạy và tuyên xưng nó là Chúa của mình. Chưa dừng lại, dân Do thái đã tiếp tục sinh nho chua là tôn thờ thần ngoại. Salomon, vị vua nổi tiếng là khôn ngoan, nhưng do ảnh hưởng của 1.000 thê thiếp, đã chiều theo ý họ mà đi thờ lạy các thần của họ. Đó là trái nho chua chát.
Thứ nho chua thứ hai mà dân Do thái sinh ra trong thời xuất hành là tội lẩm bẩm kêu ca chống lại Thiên Chúa, lãng quên ơn Chúa, đem thần ngoại vào Đền Thờ Giêrusalem, xông hương, bái lạy chúng, khiến cho Thiên Chúa phải bỏ Đền Thờ mà đi”(x.Gr 19,4-5).
Trái chua tiếp theo là phạm đủ mọi thứ tội: tà dâm cả cha và con cùng một gái điếm, nhất là sống bất công, tàn ác, ức hiếp bóc lột dân nghèo, người góa bụa, trẻ mồ côi, người ngoại kiều.
Nhưng ”trái nho chua nhất” mà dân Do thái đã sinh ra là tội khước từ Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, Con độc nhất của Chúa Cha mà họ hằng trông đợi. Chẳng những thế, họ lại còn dùng tay đế quốc Roma để giết chết Người nữa.
Và vườn nho Israel đã bị tan hoang, lần đầu tiên với biến cố vua Nabuchodonosor tàn phá thành thánh và đền thờ Giêrusalem bình địa năm 587 trước công nguyên. Lần thứ hai vào năm 70 sau công nguyên, do Titô, con của hoàng đế Vespasianô. Thế là lời tiên tri của Chúa Giêsu đã được thực hiện: ”Sẽ không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Sau mấy ngàn năm cảnh hoang tàn đó vẫn tiếp tục.
Cây nho là chính chúng ta
Chúa Giê-su cho thấy các nhà lãnh đạo tôn giáo không chỉ lơ là việc phụng sự Thiên Chúa, nhưng họ còn là những kẻ gian ác (x. Mt 21, 33-43). Isai viết : “Vườn nho của Chúa các đạo binh là nhà Israel, và người Giuđa là chồi cây Chúa vui thích. Ta trông mong nó thực hành điều chính trực, nhưng đây toàn sự gian ác” (Is 5,7).
Minh họa của Chúa Giê-su cũng tương tự như thế. Chủ tá điền là Thiên Chúa, còn vườn nho là dân Israel, những người được rào và bảo vệ bởi Lề Luật Chúa. Thiên Chúa đã phái các nhà tiên tri đến để hướng dẫn và giúp dân Israel sinh trái tốt là những việc lành. Tuy nhiên “những người làm vườn nho” bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác” (Mt 21,35). Chúa Giê-su nói thêm: “[Chủ tá điền] chỉ còn lại một người, là con trai yêu dấu của mình. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: 'Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó'. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết” (Mt 21,37-39).
Giờ đây Chúa Giê-su hỏi: “Vậy chủ vườn nho sẽ làm gì?” (Mt 21,40). Các thượng tế và kỳ lão trả lời: "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi" (Mt 21,41).
Như vậy, họ đã vô tình tự tuyên án chính mình, vì họ cũng ở trong số “những người trồng nho” của “vườn nho” Thiên Chúa, tức là dân Israel. Trái mà Thiên Chúa mong muốn thu được từ những người trồng nho này bao gồm đức tin vào Con Thiên Chúa, tức Đấng Mêsia. Chúa Giê-su nhìn thẳng vào các nhà lãnh đạo tôn giáo và nói: “"Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: 'Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!'?” (Mt 21,42). Rồi Chúa Giê-su nói rõ : Bởi vậy, Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái" (Mt 21,43).
Là Kitô hữu, chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, là thành phần dân riêng mới của Thiên Chúa, giống nho được tuyển chọn do chính Chúa Giê-su vun trồng, chúng ta cũng có nguy cơ sinh ra các trái nho dại, chua lè đắng ngắt, nếu chúng ta không sống Tin Mừng và không thực thi các giáo huấn của Chúa, nhất là giới răn yêu thương; nếu chúng ta chạy theo thần tiền, thần quyền, thần mê say nhục dục, lơ là với các bổn phận đối với Chúa, đối với tha nhân, đối với Giáo Hội và xã hội.
Hãy là những cơn mưa
Lm. Minh Anh
15:12 04/10/2023
HÃY LÀ NHỮNG CƠN MƯA!
“Hãy ra đi!”.
Một quản lý nghe nhân viên nói với một khách hàng, “Không, thưa bà, chúng tôi đã không có nó trong một thời gian dài và có vẻ, chúng tôi sẽ sớm có nó!”. Kinh hoàng, anh chạy đến khách hàng và nói, “Tất nhiên, chúng tôi sẽ có sớm. Chúng tôi đã đặt hàng vào tuần trước!”. Sau đó, kéo cô nhân viên sang một bên, anh gầm gừ, “Không bao giờ, không bao giờ nói, chúng tôi không có gì cả. Hãy nói, chúng tôi đã đặt hàng và nó sắp về!”. “Vậy thì bà ấy muốn gì?”; cô nhân viên đáp, “Mưa!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, cô ấy cần “Mưa!”. Lời Chúa hôm nay cho thấy thế giới tựa hồ một cánh đồng ngày hạ chực cháy vì lúa vàng rộ, đâm mộng, đang rất cần ‘những cơn mưa thợ gặt’. Chúa Giêsu nói, “Hãy ra đi!”; nói như thế, khác nào nói, ‘Hãy là những cơn mưa!’.
Mọi Kitô hữu cần ý thức rằng, mỗi người thực sự đang được Thiên Chúa hối thúc đến với những người khác. Thế giới như một đồng lúa đang chờ gặt. Có thể chúng ta thường cảm thấy công cuộc truyền giáo là việc của một ai đó! Thật không khó để nghĩ, “Nào tôi có thể làm được gì?”. Nhưng sẽ dễ dàng hơn khi nhủ lòng rằng, “Hãy hướng sự chú ý của bạn đến Chúa Giêsu và để Ngài sai đi!”. Chỉ Chúa Giêsu mới biết sứ mệnh của mỗi người; cũng chỉ Ngài mới biết Thiên Chúa muốn chúng ta thu hoạch những gì. Trách nhiệm của bạn và tôi là chú ý, lắng nghe, cởi mở, sẵn sàng và sẵn lòng. Hãy nói “Vâng” với những giục giã nhẹ nhàng của ân sủng và “Hãy là những cơn mưa!’.
Công việc đồng áng này chỉ có thể thực hiện tốt, trước hết, nhờ cầu nguyện chứ không nhờ vào tài năng mỗi người, “Hãy xin chủ mùa sai thợ ra gặt lúa về!”. Nói cách khác, cầu nguyện để Chúa sai nhiều tâm hồn hồn quảng đại, kể cả bản thân chúng ta ra khỏi chính mình, đi vào thế giới; ở đó, bao trái tim đang cần sự đỡ nâng. Bài đọc Nơkhemia cho thấy những con người được Thiên Chúa sai đi; đó là thầy cả Esdra, các thầy Lêvi. Họ được Chúa sai đến trấn an dân, bảo ban dân sau những năm tủi nhục lưu đày; đồng thời, củng cố dân bằng các giáo huấn và lề luật Chúa. Nhờ đó, dân Chúa phấn khởi và hân hoan; Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can!”.
Anh Chị em,
“Hãy ra đi!”, ‘Hãy là những cơn mưa!’, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta. Thế giới đang ngắc ngoải hơn bao giờ hết vì chiến tranh, thiên tai, nghèo đói; thế giới đang khô hạn vì đói khát Lời Chúa và chính Ngài. Chớ gì bạn và tôi biết mở lòng ra, lắng nghe chỉ thị của Chúa và sẵn sàng lên đường theo đấng bậc mình. Hãy cho phép bản thân ngạc nhiên về tất cả những gì Thiên Chúa muốn mỗi người thực hiện! Thế giới đang rất cần chúng ta trong mọi môi trường, mọi sinh hoạt. Chúa Giêsu đang sẵn sàng bổ trợ chúng ta bằng sức mạnh ân sủng Ngài, bằng Lời, bằng Thánh Thần, và nhất là bằng Thánh Thể, Máu Thịt Ngài. Liệu rằng, bạn và tôi có đủ quảng đại để đáp lại lời Ngài mời gọi, một lời mời khá lãng mạn nhưng cũng lắm thách thức, ‘Hãy là những cơn mưa!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chần chừ, lưỡng lự để sẵn sàng ra đi, đến một nơi mà thật sự bản thân con không muốn vì xem ra nó quá bấp bênh!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sinh hoa lợi
Lm. Thái Nguyên
22:44 04/10/2023
SINH HOA LỢI
Chúa Nhật 27 Thường Niên, năm A:
Mt 21, 33-43
Suy niệm
Ngôn sứ Isaia đã ví dân Israel như một vườn nho được Thiên Chúa chăm sóc và không ngừng bảo vệ. Ngài hy vọng sẽ nhận được hoa quả ngon ngọt (Is 5,2b.3.4a.5), nhưng Israel đã không cho hoa quả mà còn gây thêm họa. Dụ ngôn Đức Giêsu nói ở đây cũng rút ra từ đó, nhưng với ý hướng mới là vườn nho được giao cho các tá điền canh tác. Các tá điền là những giới chức tôn giáo Do Thái, những người được giao cho trách nhiệm dẵn dắt dân Thiên Chúa, nhưng họ đã tham lam chiếm đoạt, giết chết những người được sai đến, ngay cả “đứa con thừa tự”.
Qua dụ ngôn, Đức Giêsu muốn nói mình chính là Người Con ấy của Thiên Chúa. Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình bởi những tá điền sát nhân, là các nhà lãnh đạo Do Thái giáo đương thời. Thế nhưng cái chết ấy không chấm hết, nhưng lại là cánh cửa mở ra một trang sử mới cho cả nhân loại, vì “viên đá bọn thợ xây loại ra, đã trở nên viên đá góc”. Bị loại bỏ là việc độc ác của con người, còn trở nên viên đá góc là việc kỳ diệu của Thiên Chúa. Trên nền tảng đó, một dân mới được thiết lập chính là Giáo Hội phổ quát mà chúng ta đang thuộc về.
Bài Phúc Âm cho chúng ta cảm thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa và lòng dạ ích kỷ của con người. Một Thiên Chúa nhân hậu đến nỗi dám tin tin tưởng con người bằng cách giao phó vườn nho là tất cả gia sản của mình cho họ. Một Thiên Chúa vô cùng kiên nhẫn khi sự tin tưởng đó liên tục bị phản bội, vì con người chẳng bao giờ bằng lòng với chính mình, cho tới khi con người tự đào huyệt chôn mình trong sự cố chấp tới cùng. Đúng như lời tiên tri Giêrêmia: “Không gì nham hiểm và bất trị như lòng người, ai dò thấu được? (17, 9).
Con người là như vậy: tham lam và ích kỷ, bất trung và vô ơn, kiêu căng và giả hình, ghen ghét và hận thù, chiếm hữu và thống trị, loại trừ và tiêu diệt... là hậu quả của sự ham mê vật chất và quyền hành vô độ. Con người dường như chẳng bao giờ bằng lòng với chính mình, vì ham muốn không ngưng nên cũng tạo nên nghiệp chướng không ngừng. Không lạ gì mà Phật giáo chủ trương diệt dục, vì ngay cả những ham muốn tốt lành cũng giăng đầy những nguy cơ và cạm bẫy.
Dụ ngôn đòi ta phải xét lại chính mình. Con người là hư không, nhưng tình yêu Thiên Chúa đã làm thành hiện hữu. Có được cái gì cũng là do Chúa ban, làm được cái gì cũng là do Chúa giúp. Vì thế, mọi cái phải phù hợp với đường lối và ý định của Ngài. Triết lý Á Đông cũng đã nói:“Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”. Ngoài ra, cuộc đời ta là của Chúa, chẳng có gì là của mình. Biết rằng mình phải làm nên, nhưng nếu Chúa không ban, thì nhọc mình mà chẳng nên công cán gì.
Vườn nho mà Thiên Chúa giao cũng chính là cuộc đời mỗi người, để ta tự do sáng tạo và góp phần vào công trình cứu độ của Chúa, nghĩa là ân ban phải được tiếp tục trao ban. Do đó, mọi hình thức chiếm đoạt và sở hữu cho mình đều là phản bội, phá vỡ quan hệ tình yêu, mà không có tình yêu thì không có sự sống. Sự sống sẽ trở nên phi lý nếu không còn tình yêu. Bởi vậy, Thiên Chúa không là gì khác, mà là Tình Yêu. Tình Yêu là khởi điểm, là động lực, là phương thế, và cũng là cùng đích cho cuộc đời con người. Chẳng có gì thỏa đáng cho khát vọng sâu thẳm của con người ngoài tình yêu.
Chính trong ý nghĩa đó mà bài Tin Mừng hôm nay cũng đặt vấn đề tình yêu phục vụ ở trong Hội Thánh. Có những thứ phục vụ để mong chiếm hữu, để được làm chủ, để lấy điểm, để mong được cất nhắc lên, để được bề trên để ý tới, để được nhiều thứ lợi lộc, để gia tăng thanh thế và danh giá cho mình… Và nếu cứ như thế, phục vụ sẽ biến ta thành kẻ gian ác, vì đi tới chỗ loại trừ và giết chết người khác dưới nhiều hình thức. Chúng ta dễ quên quên vai trò và vị trí phục vụ của mình là một tá điền, một đầy tớ vô dụng, chỉ làm những việc phải làm. Đó là tất cả những gì lớn lao cao cả cho sự hiện hữu của chúng ta trước mặt Chúa rồi, cần gì phải lo thể hiện mình trước mắt người khác.
Mục đích phục vụ của người Kitô hữu là để Chúa được nhận biết và yêu mến. Nhưng nhiều khi ta đi tìm giá trị đời mình ở những lợi lộc trần thế, nhất là tuổi trẻ, muốn săn lùng và chiếm hữu nhiều thứ khác, khiến ước vọng trở thành dục vọng. Sống đời Kitô hữu không phải là làm cho mình thêm nhiều, mà là làm giảm bớt đi: bớt những tham lam và chiếm hữu, bớt quyền hành và danh giá. Cũng vậy con đường nên thánh không phải bước lên mà là bước xuống: bước xuống để đồng hàng và đồng hành với anh em, để nối kết, hòa nhập và hợp nhất với nhau trong tình yêu Đức Kitô, Đấng là Đầu trong thân thể nhiệm mầu.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Qua dụ ngôn những kẻ làm vườn nho,
cho thấy sự độc ác của tá điền,
trước tình thương ông chủ quá nhân hiền,
họ đã biến nghĩa ân thành cuộc chiến,
giết tôi tớ và giết cả ngưởi Con,
để cướp lấy hết vườn nho cho trọn.
Quả thật con không thể nào hiểu được,
sự vô tâm tàn nhẫn của con người,
lại càng không thể nào mà hiểu nổi,
sự kiên trì của Thiên Chúa lạ lùng,
vẫn yêu thương với những kẻ bất trung,
chỉ thi hành công lý lúc cuối cùng.
Có nhiều lúc sự ác như thắng thế,
gây biết bao những thảm cảnh ê chề,
đưa con người đến lầm lạc u mê,
chẳng biết đâu là nẻo chánh đi về.
Chúa vẫn đấy nhưng xem ra bất động,
chỉ vì Ngài nhân từ muốn đợi trông,
để nhân thế biết đổi dạ thay lòng,
để tìm về nguồn sự sống vô biên.
Đến hôm nay thế giới vẫn ngả nghiêng,
vẫn đảo điên theo lối sống gian tà,
không nhận ra Thiên Chúa chính là Cha,
vẫn kiêu căng và xúc phạm đến Ngài.
Xin cho con buông xuống mọi tham lam,
để thấy an vui trong mọi việc con làm,
thấy tình thương và ân sủng Chúa ban,
hơn tất cả những gì con mong ước,
để con biết một đời phụng sự Chúa,
Đấng là Vua muôn thuở của lòng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh lễ Khai mạc Phiên họp Thường lệ lần thứ 16 của Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính đồng nghị
Vũ Văn An
15:45 04/10/2023
Theo tin Tòa Thánh, sáng ngày 4 tháng 10, 2023, tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã long trọng cử hành Thánh Lễ khai mạc Phiên đầu tiên của Phi6n họp Toàn thể lần thứ 16 của Thượng Hội Đồng Giám Mục với sự tham dự của Hồng Y đoàn, trong đó có 20 tân Hồng Y, nhiều giám mục và chừng 500 linh mục. Trong bài giảng Thánh Lễ này, ngài đã nhấn mạnh chúng ta hãy hướng nhìn lên Thiên Chúa vì Chúa Thánh Thần là nhân vật chính của Thượng Hội Đồng. Sau đây là nguyên văn bài giảng của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe được bắt đầu bằng câu chuyện về một thời điểm khó khăn trong sứ vụ của Chúa Giêsu, mà chúng ta có thể gọi là một trong những “sự hoang tàn mục vụ”. Thánh Gioan Tẩy Giả nghi ngờ rằng Chúa Giêsu thực sự là Đấng Mêxia; rất nhiều thành phố Người đã đi qua, bất chấp những điều kỳ diệu Người đã thực hiện, vẫn không hoán cải; người ta buộc tội Người là kẻ háu ăn và say sưa, trong khi họ phàn nàn về vị Tẩy Giả vì ngài quá khắc khổ (x. Mt 11:2-24). Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu không để mình bị nỗi buồn lấn át, nhưng ngước mắt lên trời và chúc tụng Chúa Cha vì Người đã mạc khải những mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa cho những người đơn sơ: “Lạy Cha, lạy Chúa Trời Đất, con tạ ơn Cha đã giấu những điều này với những người khôn ngoan và hiểu biết và mặc khải chúng cho những người bé nhỏ” (Mt 11:25). Vì thế, trong lúc hoang tàn, Chúa Giêsu có một cái nhìn có khả năng nhìn xa hơn: Ngài ca ngợi sự khôn ngoan của Chúa Cha và có thể nhận ra sự tốt lành phát triển một cách không ai thấy, hạt giống Lời được người đơn sơ đón nhận, ánh sáng của Nước Thiên Chúa chỉ đường ngay cả trong đêm tối.
Thưa các Hồng Y, các Giám mục, các anh chị em thân mến, chúng ta đang khai mạc Thượng hội đồng. Ở đây chúng ta không cần một tầm nhìn hoàn toàn tự nhiên, được tạo nên từ những chiến lược của con người, những tính toán chính trị hay những trận chiến ý thức hệ. Nếu Thượng Hội đồng cho phép điều này xảy ra thì “người khác” sẽ mở cửa cho điều đó. Điều này chúng ta không cần. Chúng ta không ở đây để tiến hành một cuộc họp quốc hội hay một kế hoạch cải cách. Thưa anh chị em thân mến, Thượng Hội đồng không phải là một nghị viện. Chúa Thánh Thần là nhân vật chính. Chúng ta ở đây không phải để thành lập một nghị viện nhưng để cùng nhau bước đi trong cái nhìn của Chúa Giêsu, Đấng chúc tụng Chúa Cha và chào đón những người mệt mỏi và bị áp bức. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu từ cái nhìn của Chúa Giêsu, đó là cái nhìn đầy phúc lành và chào đón.
1. Chúng ta hãy nhìn vào khía cạnh đầu tiên: một cái nhìn chúc phúc. Mặc dù đã trải nghiệm vice bác bỏ và thấy xung quanh mình có quá nhiều trái tim chai đá, Chúa Kitô không để mình bị giam cầm bởi sự thất vọng, không trở nên cay đắng, không ngừng ca ngợi; trái tim của Người, xây dựng trên quyền tối thượng của Chúa Cha, vẫn thanh thản ngay cả trong cơn giông bão.
Cái nhìn ban phúc lành này của Chúa cũng mời gọi chúng ta trở thành một Giáo hội biết chiêm ngắm hành động của Thiên Chúa và phân định hiện tại với tấm lòng vui vẻ. Và giữa những làn sóng đôi khi bị kích động của thời đại chúng ta, không ngã lòng, không tìm kiếm những sơ hở ý thức hệ, không tự lập rào cản theo những quan niệm định sẵn, không nhượng bộ trước những giải pháp thuận tiện, không để thế giới ra lệnh cho chương trình nghị sự của mình. Đây là sự khôn ngoan thiêng liêng của Giáo hội, được Thánh Gioan XXIII tóm tắt một cách thanh thản: “Điều cần thiết trước hết là Giáo hội không bao giờ rời xa di sản chân lý thánh thiêng đã nhận được từ các Giáo phụ. Nhưng đồng thời Giáo Hội phải luôn nhìn về hiện tại, những điều kiện mới và những hình thức sống mới được đưa vào thế giới hiện đại đã mở ra những con đường mới cho hoạt động tông đồ Công Giáo” (Diễn văn khai mạc trọng thể Công đồng Vati-can II, ngày 11 tháng 10 năm 1962).
Cái nhìn ban phước của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trở thành một Giáo hội không đối diện với những thách thức và vấn đề ngày nay với tinh thần chia rẽ và tranh chấp, nhưng trái lại, hướng mắt về Thiên Chúa là Đấng hiệp thông và với lòng kính sợ và khiêm tốn, chúc phúc và tôn thờ Người, công nhận Người là Chúa duy nhất của nó. Chúng ta thuộc về Người và – chúng ta hãy nhớ – chúng ta hiện hữu chỉ để đưa Người đến với thế giới. Như Thánh Tông đồ Phaolô đã nói với chúng ta, chúng ta không có “vinh quang nào khác ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Gl 6:14). Điều này là đủ cho chúng ta; Người là đủ cho chúng ta. Chúng ta không muốn vinh quang trần thế; chúng ta không muốn làm cho mình trở nên hấp dẫn trong mắt thế gian, nhưng muốn vươn tới thế giới với sự an ủi của Tin Mừng, để làm chứng cho tình yêu vô hạn của Thiên Chúa, một cách tốt đẹp hơn và cho mọi người. Thật vậy, như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, chính khi phát biểu trước một phiên họp Thượng Hội đồng, “vấn đề dành cho chúng ta là thế này: Thiên Chúa đã lên tiếng, Người đã thực sự phá vỡ sự im lặng lớn lao, Người đã tỏ mình ra, nhưng làm thế nào chúng ta có thể truyền đạt thực tại này cho người của thời nay để nó trở thành sự cứu rỗi?” (Suy niệm, Phiên họp chung đầu tiên của Thượng hội đồng Giám mục lần thứ XIII, ngày 8 tháng 10 năm 2012). Đây là câu hỏi căn bản. Và đây là nhiệm vụ hàng đầu của Thượng Hội đồng: tái tập chú cái nhìn của chúng ta vào Thiên Chúa, trở thành một Giáo hội nhìn nhân loại với lòng thương xót. Một Giáo hội hiệp nhất và huynh đệ – hay ít nhất tìm cách hiệp nhất và huynh đệ – biết lắng nghe và đối thoại; một Giáo hội chúc phúc và khuyến khích, giúp đỡ những người tìm kiếm Chúa, yêu thương khơi dậy những người thờ ơ, mở ra những con đường để lôi kéo mọi người vào vẻ đẹp của đức tin. Một Giáo hội lấy Thiên Chúa làm trung tâm và do đó không chia rẽ bên trong cũng như không bao giờ khắc nghiệt bên ngoài. Một Giáo hội chấp nhận rủi ro khi đi theo Chúa Giêsu. Đây là cách Chúa Giêsu muốn Giáo hội, hiền thê của Người, trở nên.
2. Sau khi suy gẫm về cái nhìn chúc phúc, giờ đây chúng ta nhìn vào cái nhìn chào đón của Chúa Kitô. Trong khi những người tự cho mình là khôn ngoan không nhận ra công việc của Thiên Chúa, Chúa Giêsu vui mừng trong Chúa Cha vì Người tỏ mình ra cho những kẻ bé mọn, những người đơn sơ, những người có tinh thần nghèo khó. Một lần nọ, có một vấn đề xảy ra ở một giáo xứ và nó đã được người dân bàn tán. Đây là những gì họ đã nói với tôi. Một bà rất lớn tuổi, một bà của dân chúng gần như mù chữ, đã can thiệp, như thể bà là một nhà thần học, và với sự hiền lành và khôn ngoan tâm linh sâu sắc, bà đã đưa ra cái nhìn sâu sắc của mình. Tôi vui mừng nhớ lại khoảnh khắc đó như một sự mặc khải từ Chúa. Tôi chợt nghĩ đến việc hỏi bà ấy: “Bà hãy cho tôi biết, bà đã học thần học ở đâu, với Royo Marín, một nhà thần học vĩ đại?” Những người khôn ngoan trong chúng ta có loại đức tin này. Trong suốt cuộc đời của mình, Chúa Giêsu luôn có cái nhìn chào đón đối với những người yếu đuối nhất, những người đau khổ và bị bỏ rơi. Đặc biệt đối với họ, Người nói đến những lời chúng ta đã nghe: “Hãy đến với tôi, tất cả những ai lao nhọc và gánh nặng, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28).
Cái nhìn chào đón này của Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta trở thành một Giáo hội chào đón, chứ không phải một Giáo hội đóng kín cửa. Trong thời điểm phức tạp như của chúng ta, những thách đố về văn hóa và mục vụ mới xuất hiện đòi hỏi thái độ nội tâm ấm áp và tử tế để chúng ta có thể gặp nhau mà không sợ hãi. Trong cuộc đối thoại đồng nghị, trong “cuộc hành trình trong Chúa Thánh Thần” tuyệt đẹp mà chúng ta đang cùng nhau thực hiện như dân Chúa, chúng ta có thể lớn lên trong sự hiệp nhất và tình bạn với Chúa để nhìn những thách thức ngày nay bằng cái nhìn của Người; để trở thành, theo cách diễn đạt tinh tế của Thánh Phaolô VI, một Giáo hội “tự biến mình thành một cuộc trò chuyện” (Thông điệp Ecclesiam suam, 65). Một Giáo hội “với ách nhẹ nhàng” (x. Mt 11:30), không áp đặt gánh nặng và lặp lại với mọi người: “Hỡi những ai mệt mỏi và bị áp bức, hãy đến, hỡi những ai lạc đường hoặc cảm thấy bị cách xa, hãy đến, hỡi những người đã đóng cửa hy vọng: Giáo hội ở đây dành cho các bạn!” Cánh cửa Giáo Hội luôn mở rộng cho tất cả mọi người, mọi người, mọi người!
3. Anh chị em thân mến, Dân thánh của Thiên Chúa, trước những khó khăn và thách thức phía trước, phúc lành và ánh mắt đón tiếp của Chúa Giêsu ngăn cản chúng ta rơi vào một số cám dỗ nguy hiểm: trở thành một Giáo hội cứng ngắc – một đồn hải quan –, tự mình chống lại thế giới và nhìn về phía sau; là một Giáo hội hâm hẩm, đầu hàng trước những thời trang của thế gian; về việc trở thành một Giáo hội mệt mỏi, tự quay lưng lại. Trong Sách Khải Huyền, Chúa nói: “Ta đứng ngoài cửa và gõ để cho nó mở”; nhưng, thưa anh chị em, thường thì Người đứng trước cửa và gõ từ bên trong Giáo hội để chúng ta cho phép Người đi ra ngoài với Giáo hội để loan báo Tin Mừng của Người.
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi: khiêm tốn, nhiệt thành và vui tươi. Chúng ta hãy bước theo bước chân của Thánh Phanxicô Assisi, vị thánh của sự nghèo khó và hòa bình, “kẻ ngu ngốc của Thiên Chúa”, người đã mang trong mình dấu tích của Chúa Giêsu và để mặc lấy Người, ngài đã lột bỏ mọi thứ. Thật khó biết bao cho tất cả chúng ta khi thực hiện việc tự làm trống bên trong và bên ngoài này. Điều này cũng đúng đối với các tổ chức. Thánh Bonaventura kể lại rằng trong khi ngài đang cầu nguyện, Đấng Chịu Đóng Đinh đã nói với ngài: “Hãy đi sửa chữa nhà thờ của Ta” (Legenda maior, II, 1). Thượng Hội đồng nhắc nhở chúng ta về điều này: Mẹ của chúng ta, Giáo hội, luôn cần được thanh tẩy, cần được “sửa chữa”, vì chúng ta là một dân được tạo thành từ những tội nhân được tha thứ – cả hai yếu tố: những tội nhân được tha thứ –, luôn cần quay trở lại với nguồn là Chúa Giêsu và đặt chúng ta trở lại con đường của Chúa Thánh Thần để Tin Mừng của Người đến với mọi người. Thánh Phanxicô Assisi, trong thời kỳ có những đấu tranh và chia rẽ lớn lao, giữa các thế lực thế tục và tôn giáo, giữa Giáo hội định chế và các trào lưu lạc giáo, giữa các Kitô hữu và các tín hữu khác, đã không chỉ trích hay đả kích bất cứ ai. Ngài chỉ sử dụng vũ khí của Tin Mừng: khiêm nhường và hiệp nhất, cầu nguyện và bác ái. Chúng ta hãy làm như vậy: khiêm tốn, hiệp nhất, cầu nguyện và bác ái!
Và nếu dân thánh của Thiên Chúa cùng các mục tử của họ từ khắp nơi trên thế giới có những mong đợi, hy vọng và thậm chí cả một số lo ngại về Thượng Hội Đồng mà chúng ta đang khai mạc, chúng ta hãy tiếp tục nhớ rằng đây không phải là một cuộc tụ họp chính trị, mà là một cuộc triệu tập trong Chúa Thánh Thần; không phải là một nghị viện phân cực, mà là nơi của ân sủng và hiệp thông. Chúa Thánh Thần thường phá vỡ những kỳ vọng của chúng ta để tạo ra điều gì đó mới mẻ vượt qua những dự đoán và sự tiêu cực của chúng ta. Có lẽ tôi có thể nói rằng những khoảnh khắc hữu ích hơn của Thượng Hội đồng là những khoảnh khắc gắn liền với việc cầu nguyện, một bầu không khí cầu nguyện, qua đó Chúa hoạt động trong chúng ta. Chúng ta hãy mở lòng ra với Người và kêu cầu Người, nhân vật chính là Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy để Người trở thành nhân vật chính của Thượng Hội đồng! Và chúng ta hãy bước đi với Người, trong niềm tin tưởng và hân hoan
Hãy Ngợi Khen Chúa đó là Tông huấn mới của Đức Thánh Cha trước cuộc khủng hoảng khí hậu
Thanh Quảng sdb
17:50 04/10/2023
“Hãy Ngợi Khen Chúa” (Laudate Deum) đó là Tông huấn mới của Đức Thánh Cha trước cuộc khủng hoảng khí hậu
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Tông huấn dựa trên Thông điệp năm 2015 của ngài. ĐTC nói, chúng ta chưa phản ứng đủ, chúng ta sắp đạt đến đỉnh điểm… Ngài chỉ trích những người phủ nhận biến đổi khí hậu, cho rằng nguồn gốc của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra hiện không còn nghi ngờ gì nữa. Và ĐTC mô tả việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta xuất phát từ đức tin Kitô giáo như thế nào.
(Tin Vatican)
“'Ngợi khen Chúa' là tiêu đề của Tông huấn này. Vì khi con người tuyên bố chiếm lấy vị trí của Thiên Chúa, họ trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình”.
Đó là cách Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc Tông huấn mới của ngài, được công bố vào ngày 4 tháng 10, Lễ Thánh Phanxicô Assisi.
Đó là một văn bản tiếp nối với Thông huấn Laudato si’ năm 2015 của ngài, có phạm vi rộng hơn.
Trong sáu chương và 73 đoạn, Người kế vị Thánh Phêrô cố gắng làm sáng tỏ và hoàn thiện văn bản trước đó về sinh thái toàn diện, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo và lời kêu gọi đồng trách nhiệm trước tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Đặc biệt, Tông huấn hướng tới Đại Hội Khí Hậu 28 (COP28), sẽ được tổ chức tại Dubai từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 tới.
Đức Thánh Cha viết: “Thời gian trôi qua, tôi nhận ra rằng những nỗ lực của chúng ta chưa thỏa đáng, trong khi thế giới chúng ta sống đang sụp đổ và có thể gần đến điểm tan vỡ. Ngoài khả năng này, không thể nghi ngờ rằng tác động của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gây phương hại đến cuộc sống và gia đình của nhiều người” (2).
Đó là “một trong những thách đố chính mà xã hội và cộng đồng thế giới phải đối diện” và “tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới những người dễ bị tổn thương nhất, tại quốc gia hay bất cứ nơi nào trên toàn thế giới” (3).
Laudate Deum
Dấu hiệu biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng
Chương đầu của Tông huấn nói về cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
Đức Thánh Cha nói: “Bất chấp mọi sự phủ nhận, che giấu, che đậy hoặc tương đối hóa vấn đề, các dấu hiệu của biến đổi khí hậu vẫn ở đây và ngày càng rõ ràng”.
Ngài tiếp tục nhận xét rằng “trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên có những đợt nắng nóng bất thường, hạn hán và những tiếng kêu phản kháng khác trên khắp trái đất”, một “căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng đến mọi người”.
Hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “có thể kiểm chứng được rằng những thay đổi khí hậu cụ thể do con người gây ra đang làm tăng đáng kể khả năng xảy ra các hiện tượng cực đoan ngày càng xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn”.
Giờ đây, Đức Thánh Cha giải thích, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng hơn hai độ, “các chỏm băng ở Greenland và phần lớn Nam Cực sẽ tan chảy hoàn toàn, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho mọi người” (5).
Nói về những người coi thường biến đổi khí hậu, ĐTC trả lời: “những gì chúng ta hiện đang trải qua là sự nóng lên nhanh chóng bất thường, với tốc độ mà chỉ mất một thế hệ – không phải hàng thế kỷ hay thiên niên kỷ – để xác minh điều đó”.
“Có lẽ trong vài năm nữa nhiều người sẽ phải di dời nhà cửa vì những thực tế này” (6).
Cảm lạnh cực độ cũng là “những biểu hiện biến đổi của cùng một nguyên nhân” (7).
Không phải lỗi của người nghèo
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Trong nỗ lực đơn giản hóa thực tế, có những người sẽ đổ trách nhiệm lên người nghèo, vì họ có nhiều con, và thậm chí còn cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách cắt bớt số phụ nữ ở các nước kém phát triển”.
“Như thường lệ, mọi sự đều là lỗi của người nghèo. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ cho hay, người giàu gây ô nhiễm nhiều hơn 50% dân nghèo trong tổng dân số thế giới và lượng khí thải bình quân đầu người của các nước giàu so với các nước nghèo.”
“Làm sao chúng ta có thể quên rằng Châu Phi, nơi sinh sống của hơn một nửa số người nghèo nhất thế giới, lại phải chịu trách nhiệm về một lượng khí thải lịch sử tối thiểu?” (9).
Đức Thánh Cha cũng thách đố những người cho rằng nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giảm xử dụng nhiên liệu hóa thạch “sẽ dẫn đến giảm số lượng việc làm”.
Trên thực tế, điều đang xảy ra là “hàng triệu người đang mất việc do những tác động khác nhau của biến đổi khí hậu: mực nước biển dâng cao, hạn hán và các hiện tượng khác ảnh hưởng đến hành tinh đã khiến nhiều người phải trôi dạt đây kia”.
Đồng thời, “việc chuyển đổi sang các dạng năng lượng tái tạo, được quản lý hợp lý” có khả năng “tạo ra vô số việc làm trong các lĩnh vực khác nhau. Điều này đòi hỏi các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp ngay bây giờ phải quan tâm đến nó” (10).
Nguồn gốc con người không thể nghi ngờ
Đức Thánh Cha nói: “Không còn nghi ngờ về nguồn gốc con người – ‘nhân loại’ – của biến đổi khí hậu”.
“Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển… ổn định cho đến thế kỷ 19… Trong 50 năm qua, sự gia tăng này đã tăng tốc đáng kể” (11).
Đồng thời, nhiệt độ toàn cầu “đã tăng với tốc độ chưa từng thấy, lớn hơn bất kỳ thời điểm nào trong hơn hai nghìn năm qua. Trong giai đoạn này, xu hướng là sự nóng lên 0,15° C mỗi thập kỷ, gấp đôi so với 150 năm qua… Với tốc độ này, có thể chỉ trong 10 năm nữa chúng ta sẽ đạt đến mức nóng toàn cầu tối đa được khuyến nghị là 1,5° C” ( 12).
Điều này đã dẫn đến hiện tượng axit hóa biển và sự tan chảy của các tảng băng.
“Không thể che giấu” được mối tương quan giữa những sự kiện này và sự gia tăng phát thải khí nhà kính. Thật không may, Đức Thánh Cha cay đắng nhận xét, “cuộc khủng hoảng khí hậu không hẳn là vấn đề khiến các cường quốc kinh tế quan tâm, mối quan tâm của họ là đạt được lợi nhuận lớn nhất có thể với chi phí tối thiểu và trong khoảng thời gian ngắn nhất” (13).
Vừa kịp lúc để tránh thiệt hại khủng khiếp hơn
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục: “Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đưa ra những giải thích rõ ràng này, điều này có vẻ hiển nhiên, vì một số ý kiến bác bỏ và hầu như không hợp lý mà tôi gặp phải, ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo”.
Tuy nhiên, “chúng ta không thể nghi ngờ rằng lý do dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng bất thường này là một sự thật không thể che giấu: những điều mới lạ to lớn liên quan đến sự can thiệp không kiểm soát của con người vào thiên nhiên trong hai thế kỷ qua” (14).
Thật không may, một số tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu này đã không thể đảo ngược được, trong ít nhất vài trăm năm, và “sự tan chảy của các băng cực sẽ không thể đảo ngược trong hàng trăm năm” (16).
Trong khi đó, chúng ta hầu như không tránh được thiệt hại thậm chí còn khủng khiếp hơn. Đức Thánh Cha viết rằng “một số chẩn đoán về ngày tận thế có thể dường như không hợp lý hoặc không đủ căn cứ”, nhưng “chúng ta không thể nói chắc chắn” điều gì sẽ xảy ra. (17).
Vì vậy, “cần một tầm nhìn rộng hơn… Điều đòi hỏi chúng ta không gì khác hơn là một trách nhiệm nhất định đối với di sản mà chúng ta sẽ để lại sau khi chúng ta qua đi” (18).
Nhắc lại kinh nghiệm về đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng “Mọi thứ đều được kết nối với nhau và không ai có thể được cứu một mình” (19).
Mô hình kỹ trị: ý tưởng về một con người không có giới hạn
Trong chương thứ hai, Đức Thánh Cha nói về mô hình kỹ trị bao gồm việc suy nghĩ rằng “thực tại, sự tốt lành và sự thật tự động phát sinh từ sức mạnh công nghệ và kinh tế” (20) và “tự nuôi dưỡng chính nó một cách khủng khiếp” (21), lấy cảm hứng từ đó, ý tưởng về một con người không có giới hạn.
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Chưa bao giờ nhân loại có được quyền lực như vậy đối với chính mình, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ được xử dụng một cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta xem xét cách nó hiện đang được xử dụng… Sẽ cực kỳ nguy hiểm cho một bộ phận nhỏ nhân loại nếu chiếm hữu được nó.”(23).
Thật không may – như quả bom nguyên tử cũng đã chứng minh – “sự phát triển công nghệ to lớn của chúng ta đã không đi kèm với sự phát triển về trách nhiệm, giá trị và lương tâm con người” (24).
Đức Thánh Cha tái khẳng định rằng “thế giới xung quanh chúng ta không phải là đối tượng của sự bóc lột, sử dụng bừa bãi và tham vọng vô hạn” (25). Ngài nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng là một phần của thiên nhiên, và điều này “loại trừ ý tưởng cho rằng con người là ngoại trừ, một yếu tố ngoại trừ chỉ có khả năng gây hại cho môi trường. Con người phải được nhìn nhận là một phần của thiên nhiên” (26); “các nhóm người ‘tạo ra’ một môi trường” (27).
Sự suy đồi đạo đức của quyền lực: tiếp thị và tin tức giả mạo
Chúng ta đã đạt được “những tiến bộ công nghệ ấn tượng và đáng kinh ngạc, nhưng chúng ta đã không nhận ra rằng đồng thời chúng ta đã biến thành những sinh vật cực kỳ nguy hiểm, có khả năng đe dọa mạng sống của nhiều sinh vật và sự sống còn của chính chúng ta” (28).
“Sự suy đồi đạo đức của quyền lực thực sự được ngụy trang nhờ tiếp thị và thông tin sai lệch, những công cụ hữu ích trong tay những người có nhiều nguồn lực hơn để xử dụng chúng nhằm định hình dư luận.”
Thông qua các cơ chế này, người dân ở những khu vực thực hiện các dự án gây ô nhiễm bị lừa dối, tin rằng sẽ tạo ra các cơ hội kinh tế và việc làm, nhưng “họ không được thông báo rõ ràng rằng dự án sẽ dẫn đến… một khung cảnh hoang tàn và khó sinh sống hơn” (29) và chất lượng cuộc sống bị suy giảm rõ rệt.
“Não trạng làm thế nào đạt được lợi ích tối đa với chi phí tối thiểu, được ngụy trang dưới dạng tính hợp lý, tiến bộ và những lời hứa hão huyền, khiến không thể có bất kỳ mối quan tâm chân thành nào đối với ngôi nhà chung của chúng ta và bất kỳ mối bận tâm thực sự nào về việc giúp đỡ người nghèo và những người thiếu thốn bị xã hội chúng ta bỏ rơi… khiến chúng ta kinh ngạc và phấn khích trước những lời hứa hẹn của vô số ngôn sứ giả, đôi khi chính người nghèo cũng trở thành nạn nhân của ảo tưởng về một thế giới không được xây dựng cho họ” (31).
Do đó, tồn tại “sự cai trị của những người sinh ra với những khả năng và lợi thế lớn hơn” (32). Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những cá nhân này hãy tự hỏi mình, “để mắt đến những đứa trẻ sẽ phải trả giá cho những tổn hại do hành động của chúng gây ra” (33), ý nghĩa cuộc sống của chúng là gì.
Chính trị quốc tế yếu kém
Trong chương tiếp theo của Tông huấn, Đức Thánh Cha đề cập đến điểm yếu của chính trị quốc tế, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thúc đẩy “các thỏa thuận đa phương giữa các quốc gia” (34).
ĐTC giải thích rằng “khi chúng ta nói về khả năng có một số hình thức quyền lực thế giới được pháp luật điều chỉnh, chúng ta không nhất thiết nghĩ đến quyền lực cá nhân” mà là “các tổ chức thế giới hiệu quả hơn, được trang bị sức mạnh để cung cấp lợi ích chung toàn cầu, xóa bỏ đói nghèo và bảo vệ các quyền cơ bản của con người”.
ĐTC nói, những điều này “phải được ban cho thẩm quyền thực sự, theo cách có thể giúp đạt được những mục tiêu thiết yếu nhất định” (35).
Đức Thánh Cha Phanxicô lấy làm tiếc rằng “các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang bị lãng phí trong khi chúng có thể là cơ hội mang lại những thay đổi có lợi. Đây là những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 và một lần nữa trong cuộc khủng hoảng Covid-19”, dẫn đến “chủ nghĩa cá nhân to lớn hơn, ít hội nhập hơn và tăng cường tự do cho những người thực sự có quyền lực, những người luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm!” (36).
“Hơn cả việc cứu vãn chủ nghĩa đa phương cũ, có vẻ như thách thức hiện nay là tái cấu trúc và tái tạo nó, có tính đến một đình hình mới cho thế giới” (37), thừa nhận rằng nhiều tập hợp và tổ chức xã hội dân sự giúp bù đắp những điểm yếu của cộng đồng quốc tế. Đức Thánh Cha trích dẫn tiến trình Ottawa về vấn đề bom mìn, theo Ngài, cho thấy xã hội dân sự đã tạo ra những động lực hiệu quả như thế nào mà Liên Hiệp Quốc không đạt được.
Những tổ chức vô dụng bảo tồn kẻ mạnh nhất
Điều mà Đức Thánh Cha đề xuất là một “chủ nghĩa đa phương chứ không chỉ đơn giản là một chủ nghĩa được xác định bởi giới tinh hoa quyền lực… Người ta hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra đối với cuộc khủng hoảng khí hậu. Vì lý do này, tôi nhắc lại rằng “trừ khi công dân kiểm soát quyền lực chính trị – quốc gia, khu vực và thành phố – thì sẽ không thể kiểm soát được thiệt hại đối với môi trường” (38).
Sau khi tái khẳng định tính ưu việt của con người, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích – nói về việc bảo vệ phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh – rằng “Vấn đề không phải là thay thế chính trị, mà là thừa nhận rằng các lực lượng mới nổi lên đang ngày càng trở nên hợp lý hơn”.
ĐTC nói: “Thực tế là câu trả lời cho các vấn đề có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào, dù rất ít, cuối cùng cho thấy chủ nghĩa đa phương là một quá trình không thể tránh khỏi” (40).
Vì vậy, “cần có một khuôn khổ khác để hợp tác hiệu quả. Sẽ không đủ nếu chỉ nghĩ đến sự cân bằng quyền lực mà còn đến sự cần thiết phải đưa ra câu trả lời cho những vấn đề mới và phản ứng bằng các cơ chế toàn cầu”; đó là vấn đề “thiết lập các quy tắc toàn cầu và hiệu quả” (42).
“Tất cả điều này giả định trước việc phát triển một quy trình mới để đề ra quyết định”; điều cần thiết là “không gian để đối thoại, tham vấn, phân xử, giải quyết và giám sát xung đột, và cuối cùng là một loại “dân chủ hóa” gia tăng trong bối cảnh toàn cầu, để các tình huống khác nhau có thể được thực hiện và đi vào hệ thống. Việc hỗ trợ các thể chế nhằm bảo vệ quyền của những người có quyền lực hơn mà không quan tâm đến quyền lợi của tất cả mọi người không còn hữu ích nữa” (43).
Hội nghị khí hậu
Trong chương tiếp theo, Đức Phanxicô mô tả các hội nghị về khí hậu khác nhau được tổ chức cho đến nay.
Ngài nhắc lại thỏa thuận ở Paris, thỏa thuận có hiệu lực từ tháng 11 năm 2016. Mặc dù “là một thỏa thuận ràng buộc, nhưng không phải tất cả các điều khoản của nó đều là nghĩa vụ theo nghĩa hẹp, và một số trong số đó có nhiều chỗ để tùy ý quyết định” (47). Hơn nữa, không có biện pháp trừng phạt nào đối với việc không đáp ứng các nghĩa vụ và thiếu các công cụ hiệu quả để thực thi thỏa thuận, cũng như không có biện pháp trừng phạt thực sự và không có công cụ hiệu quả để đảm bảo tuân thủ.
Ngoài ra, “công việc vẫn đang được tiến hành nhằm củng cố các thủ tục cụ thể để giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho các tiêu chí chung để so sánh mục tiêu của các quốc gia khác nhau” (48).
Đức Thánh Cha đề cập đến sự thất vọng của ngài với COP Madrid và nhắc lại rằng COP Glasgow đã phục hồi các mục tiêu của Paris, với nhiều “khuyến nghị”, nhưng “các đề xuất có xu hướng đảm bảo sự chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả sang các dạng năng lượng thay thế và ít gây ô nhiễm hơn đã không có tiến bộ” (49).
COP27, được tổ chức tại Ai Cập vào năm 2022, là “một ví dụ nữa về sự khó khăn của các cuộc đàm phán”, và mặc dù nó “đánh dấu một bước tiến trong việc củng cố hệ thống tài trợ cho 'tổn thất và thiệt hại' ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa khí hậu”, điều này vẫn “không chính xác” (51) ở nhiều điểm.
Đức Thánh Cha kết luận rằng các cuộc đàm phán quốc tế “không thể đạt được tiến bộ đáng kể do quan điểm của các quốc gia đặt lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích chung toàn cầu. Những người sẽ phải gánh chịu hậu quả của những gì chúng ta đang cố che giấu sẽ không quên sự thất bại về lương tâm và trách nhiệm này” (52).
Những mong đợi gì từ Đại Hội Khí Hấu ở Dubai (COP)?
Hướng tới Đại Hội Khí hấu (COP), Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng “nói không có gì để hy vọng sẽ là tự sát, vì điều đó có nghĩa là đẩy toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người nghèo nhất, trước những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu” (53).
Đức Thánh Cha nói, chúng ta phải “tiếp tục hy vọng rằng COP28 sẽ cho phép tăng tốc một cách quyết định quá trình chuyển đổi năng lượng, với những cam kết hiệu quả phải được giám sát liên tục. Hội nghị này có thể đại diện cho một sự thay đổi hướng đi” (54).
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “sự chuyển đổi cần thiết hướng tới các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió và mặt trời, cũng như việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, không tiến triển với tốc độ cần thiết. Do đó, bất cứ điều gì đang được thực hiện đều có nguy cơ bị coi là một mưu đồ nhằm đánh lạc hướng sự chú ý” (55).
Chúng ta không thể chỉ tìm kiếm một giải pháp công nghệ cho các vấn đề của mình: “chúng ta có nguy cơ bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ cố hữu lên các vết nứt, trong khi bên dưới bề mặt vẫn đang có sự suy thoái liên tục mà chúng ta tiếp tục góp phần vào” (57).
Không còn chế giễu các câu hỏi về môi trường
Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chúng ta chấm dứt “sự vô trách nhiệm vốn coi vấn đề này như một điều gì đó thuần túy sinh thái, “xanh”, lãng mạn, thường xuyên bị chế giễu bởi các lợi ích kinh tế”.
“Cuối cùng chúng ta hãy thừa nhận rằng đó là vấn đề của con người và xã hội ở mọi cấp độ. Vì lý do này, nó kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi người.”
Về chủ đề các cuộc biểu tình của các nhóm “được miêu tả một cách tiêu cực là cực đoan”, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng “trên thực tế, họ đang lấp đầy một khoảng trống mà toàn xã hội để lại, nơi phải tạo ra một “áp lực” lành mạnh, vì mọi gia đình phải nhận ra rằng rằng tương lai của con cái họ đang bị đe dọa” (58).
“Ước mong những người tham dự Hội nghị trở thành những nhà chiến lược có khả năng quan tâm đến lợi ích chung và tương lai của con cái họ, hơn là lợi ích ngắn hạn của một số quốc gia hoặc doanh nghiệp. Bằng cách này, ước mong sao họ thể hiện được sự cao quý của chính trị chứ không phải sự nhượng bộ của nó. Đối với những người có quyền lực, tôi chỉ có thể lặp lại câu hỏi này: “Điều gì sẽ khiến bất cứ ai, ở giai đoạn này, nắm giữ quyền lực, bị lên án vì họ không thể hành động khi điều đó là khẩn cấp và cần thiết?” (60).
Một cam kết xuất phát từ đức tin Kitô giáo
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở độc giả rằng động lực cho sự cam kết này xuất phát từ đức tin Kitô giáo, khuyến khích “anh chị em thuộc các tôn giáo khác cũng làm như vậy” (61).
“Tầm nhìn vũ trụ của Do Thái giáo-Kitô giáo bảo vệ giá trị trung tâm và độc đáo của con người giữa sự hòa hợp kỳ diệu của tất cả các tạo vật của Thiên Chúa,” nhưng “là một phần của vũ trụ, tất cả chúng ta được liên kết bởi những mối liên kết vô hình và cùng nhau tạo thành một loại gia đình phổ quát, một sự hiệp thông cao cả làm cho chúng ta tràn đầy lòng kính trọng thiêng liêng, trìu mến và khiêm tốn” (67).
“Đây không phải là sản phẩm theo ý muốn của chúng tôi; nguồn gốc của nó nằm ở nơi khác, trong sâu thẳm con người chúng ta, vì Thiên Chúa đã liên kết chúng ta rất chặt chẽ với thế giới xung quanh chúng ta” (68).
Điều quan trọng, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, là phải nhớ rằng “không có những thay đổi lâu dài nếu không có những thay đổi về văn hóa, không có sự trưởng thành về lối sống và niềm tin trong xã hội, và không có những thay đổi văn hóa nào nếu không có những thay đổi cá nhân” (70).
“Những nỗ lực của các hộ gia đình nhằm giảm thiểu ô nhiễm và rác thải cũng như tiêu dùng thận trọng đang tạo ra một nền văn hóa mới. Chỉ riêng các thói quen cá nhân, gia đình và cộng đồng đang thay đổi, đang góp phần mang lại những tiến trình biến đổi lớn lao nảy sinh từ sâu thẳm bên trong xã hội” (71).
Đức Thánh Cha kết thúc Tông huấn của mình bằng nhắc nhở rằng “lượng khí thải của mỗi cá nhân ở Hoa Kỳ lớn hơn khoảng hai lần so với lượng phát thải của các cá nhân sống ở Trung Quốc và lớn hơn khoảng bảy lần so với mức trung bình của các quốc gia nghèo nhất”.
ĐTC tiếp tục khẳng định rằng “một sự thay đổi lớn trong lối sống vô trách nhiệm gắn liền với mô hình phương Tây sẽ có tác động lâu dài đáng kể. Kết quả là, cùng với những quyết định chính trị không thể thiếu, chúng ta sẽ đạt được tiến bộ trên con đường hướng tới sự quan tâm chân thành dành cho nhau” (72).
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Tông huấn dựa trên Thông điệp năm 2015 của ngài. ĐTC nói, chúng ta chưa phản ứng đủ, chúng ta sắp đạt đến đỉnh điểm… Ngài chỉ trích những người phủ nhận biến đổi khí hậu, cho rằng nguồn gốc của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra hiện không còn nghi ngờ gì nữa. Và ĐTC mô tả việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta xuất phát từ đức tin Kitô giáo như thế nào.
(Tin Vatican)
“'Ngợi khen Chúa' là tiêu đề của Tông huấn này. Vì khi con người tuyên bố chiếm lấy vị trí của Thiên Chúa, họ trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình”.
Đó là cách Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc Tông huấn mới của ngài, được công bố vào ngày 4 tháng 10, Lễ Thánh Phanxicô Assisi.
Đó là một văn bản tiếp nối với Thông huấn Laudato si’ năm 2015 của ngài, có phạm vi rộng hơn.
Trong sáu chương và 73 đoạn, Người kế vị Thánh Phêrô cố gắng làm sáng tỏ và hoàn thiện văn bản trước đó về sinh thái toàn diện, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo và lời kêu gọi đồng trách nhiệm trước tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Đặc biệt, Tông huấn hướng tới Đại Hội Khí Hậu 28 (COP28), sẽ được tổ chức tại Dubai từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 tới.
Đức Thánh Cha viết: “Thời gian trôi qua, tôi nhận ra rằng những nỗ lực của chúng ta chưa thỏa đáng, trong khi thế giới chúng ta sống đang sụp đổ và có thể gần đến điểm tan vỡ. Ngoài khả năng này, không thể nghi ngờ rằng tác động của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gây phương hại đến cuộc sống và gia đình của nhiều người” (2).
Đó là “một trong những thách đố chính mà xã hội và cộng đồng thế giới phải đối diện” và “tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới những người dễ bị tổn thương nhất, tại quốc gia hay bất cứ nơi nào trên toàn thế giới” (3).
Laudate Deum
Dấu hiệu biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng
Chương đầu của Tông huấn nói về cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
Đức Thánh Cha nói: “Bất chấp mọi sự phủ nhận, che giấu, che đậy hoặc tương đối hóa vấn đề, các dấu hiệu của biến đổi khí hậu vẫn ở đây và ngày càng rõ ràng”.
Ngài tiếp tục nhận xét rằng “trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên có những đợt nắng nóng bất thường, hạn hán và những tiếng kêu phản kháng khác trên khắp trái đất”, một “căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng đến mọi người”.
Hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “có thể kiểm chứng được rằng những thay đổi khí hậu cụ thể do con người gây ra đang làm tăng đáng kể khả năng xảy ra các hiện tượng cực đoan ngày càng xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn”.
Giờ đây, Đức Thánh Cha giải thích, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng hơn hai độ, “các chỏm băng ở Greenland và phần lớn Nam Cực sẽ tan chảy hoàn toàn, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho mọi người” (5).
Nói về những người coi thường biến đổi khí hậu, ĐTC trả lời: “những gì chúng ta hiện đang trải qua là sự nóng lên nhanh chóng bất thường, với tốc độ mà chỉ mất một thế hệ – không phải hàng thế kỷ hay thiên niên kỷ – để xác minh điều đó”.
“Có lẽ trong vài năm nữa nhiều người sẽ phải di dời nhà cửa vì những thực tế này” (6).
Cảm lạnh cực độ cũng là “những biểu hiện biến đổi của cùng một nguyên nhân” (7).
Không phải lỗi của người nghèo
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Trong nỗ lực đơn giản hóa thực tế, có những người sẽ đổ trách nhiệm lên người nghèo, vì họ có nhiều con, và thậm chí còn cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách cắt bớt số phụ nữ ở các nước kém phát triển”.
“Như thường lệ, mọi sự đều là lỗi của người nghèo. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ cho hay, người giàu gây ô nhiễm nhiều hơn 50% dân nghèo trong tổng dân số thế giới và lượng khí thải bình quân đầu người của các nước giàu so với các nước nghèo.”
“Làm sao chúng ta có thể quên rằng Châu Phi, nơi sinh sống của hơn một nửa số người nghèo nhất thế giới, lại phải chịu trách nhiệm về một lượng khí thải lịch sử tối thiểu?” (9).
Đức Thánh Cha cũng thách đố những người cho rằng nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giảm xử dụng nhiên liệu hóa thạch “sẽ dẫn đến giảm số lượng việc làm”.
Trên thực tế, điều đang xảy ra là “hàng triệu người đang mất việc do những tác động khác nhau của biến đổi khí hậu: mực nước biển dâng cao, hạn hán và các hiện tượng khác ảnh hưởng đến hành tinh đã khiến nhiều người phải trôi dạt đây kia”.
Đồng thời, “việc chuyển đổi sang các dạng năng lượng tái tạo, được quản lý hợp lý” có khả năng “tạo ra vô số việc làm trong các lĩnh vực khác nhau. Điều này đòi hỏi các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp ngay bây giờ phải quan tâm đến nó” (10).
Nguồn gốc con người không thể nghi ngờ
Đức Thánh Cha nói: “Không còn nghi ngờ về nguồn gốc con người – ‘nhân loại’ – của biến đổi khí hậu”.
“Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển… ổn định cho đến thế kỷ 19… Trong 50 năm qua, sự gia tăng này đã tăng tốc đáng kể” (11).
Đồng thời, nhiệt độ toàn cầu “đã tăng với tốc độ chưa từng thấy, lớn hơn bất kỳ thời điểm nào trong hơn hai nghìn năm qua. Trong giai đoạn này, xu hướng là sự nóng lên 0,15° C mỗi thập kỷ, gấp đôi so với 150 năm qua… Với tốc độ này, có thể chỉ trong 10 năm nữa chúng ta sẽ đạt đến mức nóng toàn cầu tối đa được khuyến nghị là 1,5° C” ( 12).
Điều này đã dẫn đến hiện tượng axit hóa biển và sự tan chảy của các tảng băng.
“Không thể che giấu” được mối tương quan giữa những sự kiện này và sự gia tăng phát thải khí nhà kính. Thật không may, Đức Thánh Cha cay đắng nhận xét, “cuộc khủng hoảng khí hậu không hẳn là vấn đề khiến các cường quốc kinh tế quan tâm, mối quan tâm của họ là đạt được lợi nhuận lớn nhất có thể với chi phí tối thiểu và trong khoảng thời gian ngắn nhất” (13).
Vừa kịp lúc để tránh thiệt hại khủng khiếp hơn
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục: “Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đưa ra những giải thích rõ ràng này, điều này có vẻ hiển nhiên, vì một số ý kiến bác bỏ và hầu như không hợp lý mà tôi gặp phải, ngay cả trong Giáo Hội Công Giáo”.
Tuy nhiên, “chúng ta không thể nghi ngờ rằng lý do dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng bất thường này là một sự thật không thể che giấu: những điều mới lạ to lớn liên quan đến sự can thiệp không kiểm soát của con người vào thiên nhiên trong hai thế kỷ qua” (14).
Thật không may, một số tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu này đã không thể đảo ngược được, trong ít nhất vài trăm năm, và “sự tan chảy của các băng cực sẽ không thể đảo ngược trong hàng trăm năm” (16).
Trong khi đó, chúng ta hầu như không tránh được thiệt hại thậm chí còn khủng khiếp hơn. Đức Thánh Cha viết rằng “một số chẩn đoán về ngày tận thế có thể dường như không hợp lý hoặc không đủ căn cứ”, nhưng “chúng ta không thể nói chắc chắn” điều gì sẽ xảy ra. (17).
Vì vậy, “cần một tầm nhìn rộng hơn… Điều đòi hỏi chúng ta không gì khác hơn là một trách nhiệm nhất định đối với di sản mà chúng ta sẽ để lại sau khi chúng ta qua đi” (18).
Nhắc lại kinh nghiệm về đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng “Mọi thứ đều được kết nối với nhau và không ai có thể được cứu một mình” (19).
Mô hình kỹ trị: ý tưởng về một con người không có giới hạn
Trong chương thứ hai, Đức Thánh Cha nói về mô hình kỹ trị bao gồm việc suy nghĩ rằng “thực tại, sự tốt lành và sự thật tự động phát sinh từ sức mạnh công nghệ và kinh tế” (20) và “tự nuôi dưỡng chính nó một cách khủng khiếp” (21), lấy cảm hứng từ đó, ý tưởng về một con người không có giới hạn.
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Chưa bao giờ nhân loại có được quyền lực như vậy đối với chính mình, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ được xử dụng một cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta xem xét cách nó hiện đang được xử dụng… Sẽ cực kỳ nguy hiểm cho một bộ phận nhỏ nhân loại nếu chiếm hữu được nó.”(23).
Thật không may – như quả bom nguyên tử cũng đã chứng minh – “sự phát triển công nghệ to lớn của chúng ta đã không đi kèm với sự phát triển về trách nhiệm, giá trị và lương tâm con người” (24).
Đức Thánh Cha tái khẳng định rằng “thế giới xung quanh chúng ta không phải là đối tượng của sự bóc lột, sử dụng bừa bãi và tham vọng vô hạn” (25). Ngài nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng là một phần của thiên nhiên, và điều này “loại trừ ý tưởng cho rằng con người là ngoại trừ, một yếu tố ngoại trừ chỉ có khả năng gây hại cho môi trường. Con người phải được nhìn nhận là một phần của thiên nhiên” (26); “các nhóm người ‘tạo ra’ một môi trường” (27).
Sự suy đồi đạo đức của quyền lực: tiếp thị và tin tức giả mạo
Chúng ta đã đạt được “những tiến bộ công nghệ ấn tượng và đáng kinh ngạc, nhưng chúng ta đã không nhận ra rằng đồng thời chúng ta đã biến thành những sinh vật cực kỳ nguy hiểm, có khả năng đe dọa mạng sống của nhiều sinh vật và sự sống còn của chính chúng ta” (28).
“Sự suy đồi đạo đức của quyền lực thực sự được ngụy trang nhờ tiếp thị và thông tin sai lệch, những công cụ hữu ích trong tay những người có nhiều nguồn lực hơn để xử dụng chúng nhằm định hình dư luận.”
Thông qua các cơ chế này, người dân ở những khu vực thực hiện các dự án gây ô nhiễm bị lừa dối, tin rằng sẽ tạo ra các cơ hội kinh tế và việc làm, nhưng “họ không được thông báo rõ ràng rằng dự án sẽ dẫn đến… một khung cảnh hoang tàn và khó sinh sống hơn” (29) và chất lượng cuộc sống bị suy giảm rõ rệt.
“Não trạng làm thế nào đạt được lợi ích tối đa với chi phí tối thiểu, được ngụy trang dưới dạng tính hợp lý, tiến bộ và những lời hứa hão huyền, khiến không thể có bất kỳ mối quan tâm chân thành nào đối với ngôi nhà chung của chúng ta và bất kỳ mối bận tâm thực sự nào về việc giúp đỡ người nghèo và những người thiếu thốn bị xã hội chúng ta bỏ rơi… khiến chúng ta kinh ngạc và phấn khích trước những lời hứa hẹn của vô số ngôn sứ giả, đôi khi chính người nghèo cũng trở thành nạn nhân của ảo tưởng về một thế giới không được xây dựng cho họ” (31).
Do đó, tồn tại “sự cai trị của những người sinh ra với những khả năng và lợi thế lớn hơn” (32). Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những cá nhân này hãy tự hỏi mình, “để mắt đến những đứa trẻ sẽ phải trả giá cho những tổn hại do hành động của chúng gây ra” (33), ý nghĩa cuộc sống của chúng là gì.
Chính trị quốc tế yếu kém
Trong chương tiếp theo của Tông huấn, Đức Thánh Cha đề cập đến điểm yếu của chính trị quốc tế, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thúc đẩy “các thỏa thuận đa phương giữa các quốc gia” (34).
ĐTC giải thích rằng “khi chúng ta nói về khả năng có một số hình thức quyền lực thế giới được pháp luật điều chỉnh, chúng ta không nhất thiết nghĩ đến quyền lực cá nhân” mà là “các tổ chức thế giới hiệu quả hơn, được trang bị sức mạnh để cung cấp lợi ích chung toàn cầu, xóa bỏ đói nghèo và bảo vệ các quyền cơ bản của con người”.
ĐTC nói, những điều này “phải được ban cho thẩm quyền thực sự, theo cách có thể giúp đạt được những mục tiêu thiết yếu nhất định” (35).
Đức Thánh Cha Phanxicô lấy làm tiếc rằng “các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang bị lãng phí trong khi chúng có thể là cơ hội mang lại những thay đổi có lợi. Đây là những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 và một lần nữa trong cuộc khủng hoảng Covid-19”, dẫn đến “chủ nghĩa cá nhân to lớn hơn, ít hội nhập hơn và tăng cường tự do cho những người thực sự có quyền lực, những người luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm!” (36).
“Hơn cả việc cứu vãn chủ nghĩa đa phương cũ, có vẻ như thách thức hiện nay là tái cấu trúc và tái tạo nó, có tính đến một đình hình mới cho thế giới” (37), thừa nhận rằng nhiều tập hợp và tổ chức xã hội dân sự giúp bù đắp những điểm yếu của cộng đồng quốc tế. Đức Thánh Cha trích dẫn tiến trình Ottawa về vấn đề bom mìn, theo Ngài, cho thấy xã hội dân sự đã tạo ra những động lực hiệu quả như thế nào mà Liên Hiệp Quốc không đạt được.
Những tổ chức vô dụng bảo tồn kẻ mạnh nhất
Điều mà Đức Thánh Cha đề xuất là một “chủ nghĩa đa phương chứ không chỉ đơn giản là một chủ nghĩa được xác định bởi giới tinh hoa quyền lực… Người ta hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra đối với cuộc khủng hoảng khí hậu. Vì lý do này, tôi nhắc lại rằng “trừ khi công dân kiểm soát quyền lực chính trị – quốc gia, khu vực và thành phố – thì sẽ không thể kiểm soát được thiệt hại đối với môi trường” (38).
Sau khi tái khẳng định tính ưu việt của con người, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích – nói về việc bảo vệ phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh – rằng “Vấn đề không phải là thay thế chính trị, mà là thừa nhận rằng các lực lượng mới nổi lên đang ngày càng trở nên hợp lý hơn”.
ĐTC nói: “Thực tế là câu trả lời cho các vấn đề có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào, dù rất ít, cuối cùng cho thấy chủ nghĩa đa phương là một quá trình không thể tránh khỏi” (40).
Vì vậy, “cần có một khuôn khổ khác để hợp tác hiệu quả. Sẽ không đủ nếu chỉ nghĩ đến sự cân bằng quyền lực mà còn đến sự cần thiết phải đưa ra câu trả lời cho những vấn đề mới và phản ứng bằng các cơ chế toàn cầu”; đó là vấn đề “thiết lập các quy tắc toàn cầu và hiệu quả” (42).
“Tất cả điều này giả định trước việc phát triển một quy trình mới để đề ra quyết định”; điều cần thiết là “không gian để đối thoại, tham vấn, phân xử, giải quyết và giám sát xung đột, và cuối cùng là một loại “dân chủ hóa” gia tăng trong bối cảnh toàn cầu, để các tình huống khác nhau có thể được thực hiện và đi vào hệ thống. Việc hỗ trợ các thể chế nhằm bảo vệ quyền của những người có quyền lực hơn mà không quan tâm đến quyền lợi của tất cả mọi người không còn hữu ích nữa” (43).
Hội nghị khí hậu
Trong chương tiếp theo, Đức Phanxicô mô tả các hội nghị về khí hậu khác nhau được tổ chức cho đến nay.
Ngài nhắc lại thỏa thuận ở Paris, thỏa thuận có hiệu lực từ tháng 11 năm 2016. Mặc dù “là một thỏa thuận ràng buộc, nhưng không phải tất cả các điều khoản của nó đều là nghĩa vụ theo nghĩa hẹp, và một số trong số đó có nhiều chỗ để tùy ý quyết định” (47). Hơn nữa, không có biện pháp trừng phạt nào đối với việc không đáp ứng các nghĩa vụ và thiếu các công cụ hiệu quả để thực thi thỏa thuận, cũng như không có biện pháp trừng phạt thực sự và không có công cụ hiệu quả để đảm bảo tuân thủ.
Ngoài ra, “công việc vẫn đang được tiến hành nhằm củng cố các thủ tục cụ thể để giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho các tiêu chí chung để so sánh mục tiêu của các quốc gia khác nhau” (48).
Đức Thánh Cha đề cập đến sự thất vọng của ngài với COP Madrid và nhắc lại rằng COP Glasgow đã phục hồi các mục tiêu của Paris, với nhiều “khuyến nghị”, nhưng “các đề xuất có xu hướng đảm bảo sự chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả sang các dạng năng lượng thay thế và ít gây ô nhiễm hơn đã không có tiến bộ” (49).
COP27, được tổ chức tại Ai Cập vào năm 2022, là “một ví dụ nữa về sự khó khăn của các cuộc đàm phán”, và mặc dù nó “đánh dấu một bước tiến trong việc củng cố hệ thống tài trợ cho 'tổn thất và thiệt hại' ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa khí hậu”, điều này vẫn “không chính xác” (51) ở nhiều điểm.
Đức Thánh Cha kết luận rằng các cuộc đàm phán quốc tế “không thể đạt được tiến bộ đáng kể do quan điểm của các quốc gia đặt lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích chung toàn cầu. Những người sẽ phải gánh chịu hậu quả của những gì chúng ta đang cố che giấu sẽ không quên sự thất bại về lương tâm và trách nhiệm này” (52).
Những mong đợi gì từ Đại Hội Khí Hấu ở Dubai (COP)?
Hướng tới Đại Hội Khí hấu (COP), Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng “nói không có gì để hy vọng sẽ là tự sát, vì điều đó có nghĩa là đẩy toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người nghèo nhất, trước những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu” (53).
Đức Thánh Cha nói, chúng ta phải “tiếp tục hy vọng rằng COP28 sẽ cho phép tăng tốc một cách quyết định quá trình chuyển đổi năng lượng, với những cam kết hiệu quả phải được giám sát liên tục. Hội nghị này có thể đại diện cho một sự thay đổi hướng đi” (54).
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “sự chuyển đổi cần thiết hướng tới các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió và mặt trời, cũng như việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, không tiến triển với tốc độ cần thiết. Do đó, bất cứ điều gì đang được thực hiện đều có nguy cơ bị coi là một mưu đồ nhằm đánh lạc hướng sự chú ý” (55).
Chúng ta không thể chỉ tìm kiếm một giải pháp công nghệ cho các vấn đề của mình: “chúng ta có nguy cơ bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ cố hữu lên các vết nứt, trong khi bên dưới bề mặt vẫn đang có sự suy thoái liên tục mà chúng ta tiếp tục góp phần vào” (57).
Không còn chế giễu các câu hỏi về môi trường
Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chúng ta chấm dứt “sự vô trách nhiệm vốn coi vấn đề này như một điều gì đó thuần túy sinh thái, “xanh”, lãng mạn, thường xuyên bị chế giễu bởi các lợi ích kinh tế”.
“Cuối cùng chúng ta hãy thừa nhận rằng đó là vấn đề của con người và xã hội ở mọi cấp độ. Vì lý do này, nó kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi người.”
Về chủ đề các cuộc biểu tình của các nhóm “được miêu tả một cách tiêu cực là cực đoan”, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng “trên thực tế, họ đang lấp đầy một khoảng trống mà toàn xã hội để lại, nơi phải tạo ra một “áp lực” lành mạnh, vì mọi gia đình phải nhận ra rằng rằng tương lai của con cái họ đang bị đe dọa” (58).
“Ước mong những người tham dự Hội nghị trở thành những nhà chiến lược có khả năng quan tâm đến lợi ích chung và tương lai của con cái họ, hơn là lợi ích ngắn hạn của một số quốc gia hoặc doanh nghiệp. Bằng cách này, ước mong sao họ thể hiện được sự cao quý của chính trị chứ không phải sự nhượng bộ của nó. Đối với những người có quyền lực, tôi chỉ có thể lặp lại câu hỏi này: “Điều gì sẽ khiến bất cứ ai, ở giai đoạn này, nắm giữ quyền lực, bị lên án vì họ không thể hành động khi điều đó là khẩn cấp và cần thiết?” (60).
Một cam kết xuất phát từ đức tin Kitô giáo
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở độc giả rằng động lực cho sự cam kết này xuất phát từ đức tin Kitô giáo, khuyến khích “anh chị em thuộc các tôn giáo khác cũng làm như vậy” (61).
“Tầm nhìn vũ trụ của Do Thái giáo-Kitô giáo bảo vệ giá trị trung tâm và độc đáo của con người giữa sự hòa hợp kỳ diệu của tất cả các tạo vật của Thiên Chúa,” nhưng “là một phần của vũ trụ, tất cả chúng ta được liên kết bởi những mối liên kết vô hình và cùng nhau tạo thành một loại gia đình phổ quát, một sự hiệp thông cao cả làm cho chúng ta tràn đầy lòng kính trọng thiêng liêng, trìu mến và khiêm tốn” (67).
“Đây không phải là sản phẩm theo ý muốn của chúng tôi; nguồn gốc của nó nằm ở nơi khác, trong sâu thẳm con người chúng ta, vì Thiên Chúa đã liên kết chúng ta rất chặt chẽ với thế giới xung quanh chúng ta” (68).
Điều quan trọng, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, là phải nhớ rằng “không có những thay đổi lâu dài nếu không có những thay đổi về văn hóa, không có sự trưởng thành về lối sống và niềm tin trong xã hội, và không có những thay đổi văn hóa nào nếu không có những thay đổi cá nhân” (70).
“Những nỗ lực của các hộ gia đình nhằm giảm thiểu ô nhiễm và rác thải cũng như tiêu dùng thận trọng đang tạo ra một nền văn hóa mới. Chỉ riêng các thói quen cá nhân, gia đình và cộng đồng đang thay đổi, đang góp phần mang lại những tiến trình biến đổi lớn lao nảy sinh từ sâu thẳm bên trong xã hội” (71).
Đức Thánh Cha kết thúc Tông huấn của mình bằng nhắc nhở rằng “lượng khí thải của mỗi cá nhân ở Hoa Kỳ lớn hơn khoảng hai lần so với lượng phát thải của các cá nhân sống ở Trung Quốc và lớn hơn khoảng bảy lần so với mức trung bình của các quốc gia nghèo nhất”.
ĐTC tiếp tục khẳng định rằng “một sự thay đổi lớn trong lối sống vô trách nhiệm gắn liền với mô hình phương Tây sẽ có tác động lâu dài đáng kể. Kết quả là, cùng với những quyết định chính trị không thể thiếu, chúng ta sẽ đạt được tiến bộ trên con đường hướng tới sự quan tâm chân thành dành cho nhau” (72).
Tiến Sĩ George Weigel nhận định về Ấn Độ, Trung Quốc và Tương lai
J.B. Đặng Minh An dịch
18:05 04/10/2023
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “INDIA, CHINA, AND THE FUTURE”, nghĩa là “Ấn Độ, Trung Quốc và Tương lai”.
Số ra ngày 2 tháng 9 của The Spectator có tranh biếm họa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Anh Rishi Sunak cưỡi một hỏa tiễn đang bay lên. Bên trong, bài viết hàng đầu – là bản xem trước Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi – có tựa đề “Thế kỷ của Ấn Độ”. Phiếm luận về G-20 sau đó đã được phần lớn các nhà bình luận toàn cầu ca ngợi bằng những thuật ngữ tương tự: Ấn Độ sắp nổi lên với tư cách là một siêu cường của thế kỷ 21, một lực lượng có thể thách thức Trung Quốc với tư cách là người khổng lồ Á Châu trong tương lai.Trong nhiều năm nay, tôi đã nói với bạn bè rằng, nếu bạn cá cược dài hạn, hãy đặt cược “Ấn Độ” thay vì “Trung Quốc”. Lần đầu tiên tôi biết đến sự năng động kinh tế của tiểu lục địa này khoảng 20 năm trước, khi đang cố gắng sửa chữa mọi thứ, từ những sai sót trong biểu mẫu thuế cho đến sai sót trong hóa đơn thẻ tín dụng cho đến trục trặc máy tính, tôi thấy mình đang nói chuyện với mọi người ở Ấn Độ, một quốc gia dường như đã nhận ra rằng thế giới, vì mục đích kinh tế, đã trở thành một múi giờ duy nhất. Sau đó là di sản tích cực của sự cai trị của Anh ở Ấn Độ: một quân đội đứng ngoài chính trị; một nền công vụ chuyên nghiệp; các thể chế dân chủ; và trên hết là nhà nước pháp quyền, điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và trật tự xã hội, đặc biệt trong một xã hội phức tạp như hiện nay, nơi đông dân nhất thế giới.
Ngược lại, tôi nghĩ, chủ nghĩa toàn trị Lênin nằm sâu trong DNA của Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối cùng sẽ tỏ ra quá dễ vỡ để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng (như trường hợp bùng phát của Covid, nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và suy giảm nhân khẩu học của đất nước, bản thân nó là kết quả trực tiếp của chính sách một con hà khắc mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực thi một cách tàn bạo trong nhiều thập kỷ). Nhà nước an ninh quốc gia hoang tưởng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang xây dựng, đã dẫn đến mọi thứ, từ nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đến việc bãi bỏ các quyền tự do dân sự ở Hương Cảng cho đến áp lực ngày càng tăng đối với Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng Kitô giáo khác, cũng khiến tôi cảm thấy như một dấu chỉ của một chế độ đang suy tàn.
Vì vậy, tôi liên tục nói: “Hãy đặt cược vào 'Ấn Độ' thay vì 'Trung Quốc'“. Bây giờ những người khác đã tham gia vào phong trào này. Nhưng trừ một vài trường hợp ngoại lệ, những người theo nhóm “đặt cược Ấn Độ” của tôi dường như không biết gì về một thực tế đáng lo ngại ở Ấn Độ thế kỷ 21, một thực tế mà cuối cùng có thể làm suy yếu, thậm chí đe dọa sự phục hưng của Ấn Độ. Và đó là thực tế rằng Ấn Độ đang ngày càng trở nên không khoan dung, thậm chí bất khoan dung một cách bạo lực đối với những khác biệt tôn giáo.
Đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, của Thủ tướng Modi cổ vũ “Hindutva”, một ý thức hệ của chủ nghĩa dân tộc Hindu, mà đối với một số người Ấn Độ cực đoan có nghĩa là đàn áp những người có tín ngưỡng khác. Hàng trăm nhà thờ Kitô Giáo đã bị đốt cháy trong những tháng gần đây bởi những kẻ cuồng tín có lẽ đã bỏ phiếu cho BJP. Đảng không tích cực thúc đẩy những hành vi xúc phạm này, nhưng dường như nó dung túng chúng và chắc chắn chưa làm đủ để giữ khoảng cách với chúng. Điều đó đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về quyết tâm của ông Modi trong việc thúc đẩy một “mô hình Ấn Độ” cho xã hội thế kỷ 21.
Trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ vẫn là một quốc gia trong đó người theo đạo Hindu chiếm đa số. Nhưng một Ấn Độ không thể sống khoan dung tôn giáo thì không thể là một mô hình phổ quát về ổn định và tiến bộ xã hội. Một Ấn Độ mà trong đó Kitô hữu không tự hào về quốc gia đó vì họ đang gặp nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của mình – bao gồm cả các Kitô Hữu Hoa Kỳ, là quốc gia mà Ấn Độ cần hỗ trợ an ninh để chống lại một Trung Quốc hung hãn. Những người dự đoán và ca ngợi một Ấn Độ vượt lên trước Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh giành vị trí lãnh đạo Á Châu có thể gây áp lực lên Thủ tướng Modi và BJP, thay vì chỉ ăn mừng những thành tựu của ông.
Sẽ rất hữu ích nếu Tòa Thánh quyết đoán công khai hơn trong việc bảo vệ các cộng đồng Công Giáo đang gặp khó khăn ở Ấn Độ, mặc dù việc Vatican tiếp tục cúi đầu trước Trung Quốc không tạo ra nhiều hy vọng về một đường lối mạnh mẽ hơn đối với Ấn Độ. Lời khuyên gần đây của Đức Thánh Cha đối với người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành “Kitô hữu tốt và công dân tốt”, về đại thể, là không có ngoại lệ. Vấn đề là, trong thực tế hiện nay, trở thành một “công dân tốt” ở Trung Quốc có nghĩa là phải thề trung thành với tư tưởng Tập Cận Bình (bao gồm cả việc “Hán hóa” mọi tôn giáo), và điều đó không phù hợp với lòng trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
Trong khi chúng ta đang nói về chủ đề Trung Quốc, hãy để tôi tạm dừng và bày tỏ lòng kính trọng tới người bạn Jimmy Lai của tôi, tù nhân lương tâm Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới. Khi bạn đọc những dòng suy ngẫm này, Jimmy đang đánh dấu ngày thứ 1.000 của mình bị biệt giam tại Nhà tù Stanley ở Hương Cảng. Vợ anh được phép đến thăm hai lần một tháng. Các con của anh đã không gặp anh trong ba năm. Tất cả họ đều chờ đợi một lời công khai từ Rôma này nhằm bảo vệ vị tử đạo tỏ tường này.
Và giống như những người tị nạn ở phần đầu của bộ phim Casablanca tuyệt vời đó, họ chờ đợi. Và chờ đợi. Và chờ đợi...
Source:First Things
Đức Phanxicô kêu gọi im lặng và tạm dừng khi ngỏ lời với phiên đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính đồng nghị
Vũ Văn An
21:57 04/10/2023
Theo hãng tin Aleteia, khi khai mạc Thượng Hội đồng, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe Chúa Thánh Thần và tránh những chuyện ngồi lê đôi mách, tính thế tục và áp lực của dư luận.
“Nếu Chúa Thánh Thần không ở giữa chúng ta, Thượng Hội đồng sẽ không mang lại kết quả tốt,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh cáo như thế tại phiên đầu tiên của Thượng hội đồng về Tương lai của Giáo hội, vào ngày 4 tháng 10 năm 2023. Khi Thượng hội đồng khai mạc, ngài đã ban hành một lời cảnh cáo với các nhà báo, than thở rằng các thượng hội đồng trước đó đã bị ô nhiễm bởi các cuộc tranh luận từ dư luận. Ngài bày tỏ hy vọng rằng sự im lặng và lắng nghe sẽ chiếm ưu thế trong tháng làm việc này.
Tại Hội trường Phaolô VI của Vatican, 365 thành viên của Thượng Hội đồng đã tham dự Phiên họp chung đầu tiên của họ vào chiều nay. Trong một bài phát biểu phi giấy tờ, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “Thượng hội đồng không phải là một quốc hội”, lặp lại một cụm từ đã được ngài sử dụng trong nhiều dịp khác nhau. Gần đây nhất, ngài đã sử dụng cách diễn đạt này vài giờ trước đó tại thánh lễ khai mạc Thượng Hội đồng ở Quảng trường Thánh Phêrô.
Các bàn tròn đã được bố trí tại Hội trường Phaolô VI để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trò chuyện và lắng nghe trong Thượng Hội đồng.
Bác bỏ tính thế tục, chuyện ngồi lê đôi mách và áp lực của dư luận
Khi đưa ra một số lời khuyên cho phiên họp của các giám mục, tu sĩ và giáo dân, ngài mời gọi họ bác bỏ “những tiếng nói không đến từ Chúa Thánh Thần”, “tính trần tục” và “chuyện phiếm”.
“Nếu anh chị em không đồng ý với những gì vị giám mục, nữ tu đó hoặc giáo dân đó đang nói, hãy nói thẳng với họ. Bởi vì đây là một Thượng Hội đồng”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.
Trong một thông điệp gửi trực tiếp tới các nhà báo và nhà truyền thông, ngài đã tố cáo cách mà các thượng hội đồng trước đây, theo quan điểm của ngài, là đối tượng của áp lực truyền thông. Chẳng hạn, ngài đề cập đến vấn đề người ly dị và tái hôn, vấn đề đã trở thành tâm điểm chú ý tại Thượng Hội đồng về Gia đình năm 2014-2015. Ngài cũng đề cập đến Thượng hội đồng đặc biệt về Vùng Toàn-Amazon, trong đó chủ đề phong chức cho những người đàn ông đã lập gia đình đã được đề cao. “Chúng tôi bước vào Thượng Hội đồng dưới áp lực đó,” ngài buồn bã nói như thế.
Về chủ đề của Thượng Hội đồng hiện tại, ngài lưu ý rằng “các giả thuyết” lại nảy sinh từ bên ngoài, chẳng hạn như “chức linh mục dành cho phụ nữ”.
“Giáo hội cần phải tạm dừng lại”
Đối mặt với tất cả những cuộc tranh luận gây chia rẽ này, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi một sự “tạm dừng”.
“Giáo hội đã dừng lại, giống như các tông đồ đã dừng lại sau Thứ Sáu Tuần Thánh. (…) Các ngài làm điều đó vì sợ hãi, nhưng đó không phải là trường hợp của chúng ta”, Đức Giáo Hoàng nói một cách gượng gạo. Người kế vị Thánh Phêrô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “toàn thể Giáo hội tạm dừng để lắng nghe”, điều này tự nó tạo thành “sứ điệp quan trọng nhất”.
Ngài kêu gọi “khổ hạnh”, “kiêng” việc nói trước công chúng trong thời gian có Thượng Hội đồng. Những lời lẽ này tiếp nối những phát biểu của ngài tại buổi cầu nguyện đại kết vào ngày 30 tháng 9. Sau một thời gian dài im lặng trước đám đông tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã cầu xin một bầu không khí “im lặng” để không bị ảnh hưởng bởi “các ý thức hệ” và “sự phân cực”.
Được bao quanh bởi những người đứng đầu các Giáo hội Kitô giáo khác, ngài nói, “Chân lý không cần những tiếng kêu lớn để chạm đến trái tim con người”.
Quy định nghiêm ngặt về truyền thông
Việc Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến bầu không khí im lặng và lắng nghe được phản ảnh trong các quy định do Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đưa ra vài phút sau khi Đức Giáo Hoàng 86 tuổi phát biểu.
“Để bảo đảm quyền tự do bày tỏ suy nghĩ của mỗi người, và để bảo đảm sự thanh thản trong việc phân định chung - nhiệm vụ chính được giao phó cho Phiên Họp - mỗi người tham gia phải giữ bí mật và thận trọng liên quan tới cả những can thiệp của chính mình và của những người tham gia khác”. Nó nêu rõ thêm, “Nhiệm vụ này vẫn có hiệu lực sau khi kết thúc Thượng hội đồng. Tất cả những người tham gia đều bị cấm ghi lại, quay phim hoặc tiết lộ những can thiệp của họ trong các cộng đoàn và các nhóm làm việc”.
Một vài ngày trước khi khai mạc Thượng Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Paolo Ruffini, đã bác bỏ mọi mong muốn áp đặt “bí mật” cho Thượng hội đồng này, thích sử dụng chữ “cẩn mật” [confidenti-ality] hơn.
Trong gần một tháng, hầu hết các buổi họp chung và nhóm chia sẻ sẽ được tổ chức kín. Thủ tục tiến hành Thượng Hội đồng sẽ không được phát sóng để duy trì “một không gian thánh thiêng” cho việc trao đổi giữa các thành viên. Tuy nhiên, sẽ có những cuộc thuyết trình chính thức thường xuyên về tiến độ công việc cũng như các cuộc họp báo.
Liên tục yêu cầu làm sáng tỏ
Lời kêu gọi im lặng này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi xảy ra tình trạng hỗn loạn do việc công bố, hôm Thứ Hai, 5 dubia – tiếng Latinh có nghĩa là “nghi ngờ” – được đưa ra vào tháng 7 bởi các Hồng Y lo ngại về đường hướng có thể có của Thượng hội đồng. Vì câu trả lời của Tòa Thánh không làm họ yên tâm, nên năm vị Hồng Y này đã đặt lại các câu hỏi của họ, đặc biệt liên quan đến việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái và việc truyền chức cho phụ nữ.
Trong Thánh Lễ Khai mạc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Nhiệm vụ hàng đầu của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị là ‘tái tập chú cái nhìn của chúng ta vào Thiên Chúa’
Vũ Văn An
04:31 04/10/2023
Courtney Mares của hãng thông tấn CNA, ngày 4 tháng 10 năm 2023, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị kéo dài ba tuần vào thứ Tư với lời kêu gọi phải nhớ rằng Giáo hội hiện hữu để đưa Chúa Giêsu đến với thế giới và phải đối diện với những thách thức ngày nay bằng cái nhìn hướng về Thiên Chúa hơn là “những tính toán chính trị hay những trận chiến ý thức hệ”.
Phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô trong Thánh lễ khai mạc Thượng Hội đồng vào ngày 4 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng “nhiệm vụ hàng đầu của Thượng hội đồng” là “tái tập chhú cái nhìn của chúng ta vào Thiên Chúa, trở thành một Giáo hội nhìn nhân loại một cách đầy thương xót”.
Ngài nói: “Chúng ta không muốn làm cho mình trở nên hấp dẫn trong mắt thế giới, nhưng muốn vươn tới điều đó với sự an ủi của Tin Mừng, để làm chứng cho tình yêu vô hạn của Thiên Chúa một cách tốt đẹp hơn và với mọi người”.
Đức Giáo Hoàng đã chủ sự Thánh lễ mừng kính Thánh Phanxicô Assisi, với sự đồng tế của gần 500 linh mục, giám mục và Hồng Y, trong đó có 20 Hồng Y mới nhất của Giáo Hội Công Giáo.
Nhắc lại những lời của Chúa Giêsu nói với Thánh Phanxicô: “Hãy đi xây dựng lại Giáo hội của Ta”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng Thượng hội đồng đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng “Giáo hội Mẹ của chúng ta luôn cần được thanh lọc, cần được 'sửa chữa', vì chúng ta là một con người gồm những tội nhân được tha thứ… luôn cần trở về với nguồn là Chúa Giêsu và đặt mình trở lại con đường của Chúa Thánh Thần để đến với mọi người bằng Tin Mừng của Người.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh câu hỏi do Đức Bênêđíctô XVI nêu ra tại Thượng hội đồng Giám mục năm 2012 là “câu hỏi căn bản” mà Thượng hội đồng phải đối diện: “'Vấn đề dành cho chúng ta là thế này: Thiên Chúa đã lên tiếng, Người đã thực sự phá vỡ sự im lặng vĩ đại, Người đã đã tỏ mình ra, nhưng làm thế nào chúng ta có thể truyền đạt thực tại này cho con người ngày nay để nó trở thành ơn cứu độ?'”
Đức Phanxicô nhắc lại rằng Thượng Hội đồng không phải là “một cuộc tụ họp chính trị” hay một “nghị viện bị phân cực”, mà là “nơi của ân sủng và sự hiệp thông”.
Ngài nói, “Thưa các anh em Hồng Y, các anh em giám mục, các anh chị em thân mến, chúng ta đang khai mạc Phiên họp toàn thể Thượng hội đồng. Ở đây chúng ta không cần một tầm nhìn hoàn toàn tự nhiên, được tạo thành từ những chiến lược của con người, những tính toán chính trị hay những cuộc chiến ý thức hệ. Chúng ta không ở đây để tiến hành một cuộc họp quốc hội hay một kế hoạch cải cách. Không. Chúng ta ở đây để cùng bước đi với cái nhìn của Chúa Giêsu, Đấng chúc tụng Chúa Cha và chào đón những ai đang mệt mỏi và bị áp bức”.
Thánh lễ lúc 9 giờ sáng bắt đầu dưới ánh nắng rực rỡ và làn gió nhẹ với cuộc rước qua Quảng trường Thánh Phêrô của các đại biểu trong Thượng Hội đồng Giám mục Thường lệ lần thứ XVI, lần đầu tiên bao gồm cả giáo dân và phụ nữ với tư cách là thành viên bỏ phiếu đầy đủ.
Các đại biểu Thượng Hội đồng sẽ gặp nhau tại Hội trường Phaolô VI của Vatican từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 để tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về chủ đề: “Cho một Giáo hội có tính đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Truyền giáo”. Phiên họp kéo dài ba tuần này là phiên họp đầu tiên trong Thượng hội đồng gồm hai phần sẽ kết thúc vào năm 2024.
Ca đoàn Vatican dẫn đầu đám đông trong bài thánh ca trang trọng “Laudes Regiæ”, với những câu “Chúa Kitô chiến thắng, Chúa Kitô ngự trị, Chúa Kitô ra lệnh” bằng tiếng Latinh với “Kinh cầu các Thánh”.
Lời cầu nguyện của các tín hữu bao gồm một lời cầu nguyện xin Chúa “ban cho những người tham gia vào công việc của Thượng Hội đồng có tấm lòng rộng mở đón nhận sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, sẵn sàng lắng nghe anh chị em mình và quan tâm đến các nhu cầu của Giáo hội. trong thế giới ngày nay."
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã vạch ra tầm nhìn của mình về một Giáo hội đồng nghị, khi nói rằng Chúa Giêsu muốn “một Giáo hội hiệp nhất và huynh đệ… biết lắng nghe và đối thoại… chúc phúc và khuyến khích, giúp đỡ những ai tìm kiếm Chúa, khuấy động một cách yêu thương người thờ ơ, mở ra những con đường để thu hút mọi người đến với vẻ đẹp của đức tin… lấy Thiên Chúa làm trung tâm và do đó, đối nội, không chia rẽ và đối ngoại không bao giờ khắc nghiệt.”
Ngài kêu gọi mọi người noi gương Thánh Phanxicô, người sống vào thời điểm có “những cuộc đấu tranh và chia rẽ lớn… giữa Giáo hội định chế và các trào lưu dị giáo”, nhưng không chỉ trích hay “công kích” bất cứ ai, thay vào đó chọn sử dụng “những vũ khí của Tin Mừng, đó là sự khiêm nhường và hiệp nhất, cầu nguyện và bác ái.”
Đức Giáo Hoàng cảnh cáo về ba cám dỗ nguy hiểm mà Giáo hội ngày nay phải đối diện: “trở thành một Giáo hội cứng ngắc… tự mình chống lại thế giới và nhìn lui về phía sau, trở thành một Giáo hội thờ ơ, đầu hàng trước các thời trang của thế giới, và trở thành một Giáo hội mệt mỏi, tự quay về chính mình.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Cái nhìn phúc lành của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trở thành một Giáo hội không đối diện với những thách thức và vấn đề ngày nay bằng tinh thần chia rẽ và tranh chấp, nhưng trái lại, hướng mắt về Thiên Chúa là Đấng hiệp thông và với lòng kính sợ và khiêm tốn, chúc phúc và tôn thờ Người, công nhận Người là Chúa duy nhất của mình. Chúng ta thuộc về Người và – chúng ta hãy nhớ – chúng ta hiện hữu chỉ để đưa Người đến với thế giới”.
Sau Thánh lễ, các đại biểu Thượng Hội đồng sẽ tham dự Phiên họp chung đầu tiên của Thượng hội đồng Giám mục lần thứ XVI, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Mario Grech và Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich sẽ phát biểu khai mạc.
Tin Giáo Hội Việt Nam
VietCatholic TV
Đường dây gián điệp Nga sa lưới. Hoảng hốt, Nga bắn hạ Su-35 của Nga. Armenia quay lưng với Nga
VietCatholic Media
16:26 04/10/2023
1. 'Răng rồng' ở Đông Crimea phản bội nỗi lo mất bán đảo của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Dragon's Teeth' in Eastern Crimea Betray Russia's Fear of Losing Peninsula”, nghĩa là “'Răng rồng' ở Đông Crimea cho thấy nỗi lo mất bán đảo của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Cảnh quay mới cho thấy, quân đội Nga đã xây dựng hệ thống phòng thủ chống xe tăng ở phía đông Crimea, cách xa tiền tuyến ở miền nam Ukraine nhưng gần lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận, nơi sẽ bị đe dọa nếu quân Ukraine tràn qua bán đảo này.
Các video clip được chia sẻ hôm thứ Hai bởi Atesh, một phong trào quân sự của người Ukraine và người Tatars ở Crimea, cho thấy các tuyến phòng thủ bằng răng rồng gần Feodosia. Thành phố này nằm ở rìa phía đông của bán đảo Crimea sáp nhập, ở phía tây nam eo biển Kerch nối lãnh thổ tranh chấp này với Nga.
Mạc Tư Khoa đã kiểm soát Crimea từ năm 2014 và sử dụng bán đảo này để tấn công đất liền Ukraine trong suốt nhiều tháng kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Kyiv đã nhiều lần tuyên bố sẽ chiếm lại Crimea.
Crimea sẽ là mục tiêu cuối cùng của các lực lượng Ukraine hiện đang dần tiến về phía nam thông qua các khu vực Zaporizhzhia và Kherson, cũng bị Nga sáp nhập nhưng không hoàn toàn do Mạc Tư Khoa kiểm soát.
Răng rồng không phải là một hiện tượng mới và là những khối bê tông được sử dụng để ngăn chặn bước tiến của xe tăng và ngăn chặn bộ binh cơ giới giành giật lãnh thổ. Đây là một chiến thuật quân sự cổ điển và không quá khó để loại bỏ với các nguồn lực phù hợp, nhưng chúng làm chậm lại một cuộc tấn công giống như Ukraine đã tiến hành ở miền nam Ukraine và tập trung các chiến binh của Kyiv vào một khu vực.
Nhiều tháng trước khi cuộc phản công của Ukraine ở những khu vực này bắt đầu vào đầu tháng 6, chính phủ Anh cho biết Nga đã bắt đầu triển khai răng rồng xung quanh thành phố Mariupol của Donetsk đã chiếm được, cũng như khắp các khu vực bị tạm chiếm ở Zaporizhzhia và Kherson.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào tháng 11 năm 2022: “Hoạt động này cho thấy Nga đang nỗ lực đáng kể để chuẩn bị hệ thống phòng thủ có chiều sâu phía sau chiến tuyến hiện tại của họ, có khả năng ngăn chặn bất kỳ bước tiến nhanh chóng nào của Ukraine trong trường hợp có đột phá”.
Hình ảnh vệ tinh chụp vào những tháng đầu năm 2023 cho thấy Nga đã đặt các đường răng rồng trên khắp khu vực phía bắc và phía tây Crimea. Đây là những khu vực gần nhất với lãnh thổ Ukraine lục địa do Nga kiểm soát. Điều này bao gồm các dãy răng rồng ở phía bắc Dzhankoi, một trung tâm hậu cần-quân sự quan trọng của Nga.
“Quân đội Nga dường như hiểu rằng Crimea sẽ phải được bảo vệ trong tương lai gần”, nhà phân tích quân sự Nga Ian Matveev nói với tờ Washington Post vào tháng 4/2023.
Các tài khoản tình báo nguồn mở đã chia sẻ đoạn phim do Atesh công bố, đoạn phim này dường như đã chụp được răng rồng ở phía đông bắc Feodosia.
Theo Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Hague, chúng cách thị trấn khoảng 16 km và nằm ở điểm hẹp nhất của Bán đảo Kerch.
Ông nói với Newsweek rằng nếu Ukraine quét qua Crimea, đây sẽ là một địa điểm tốt để Nga ngăn chặn bước tiến của Ukraine qua Bán đảo Kerch.
Ông nói thêm: “Đây sẽ là vị trí dự phòng hợp lý cho các lực lượng Nga rút lui khỏi miền Bắc”. “Ở đây, họ lại có thể đứng vững và tập hợp sức mạnh để phản công.”
Nhưng thật khó để nói liệu răng rồng ở sườn phía đông Crimea có phải là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ của Nga đã được chuẩn bị tốt trong trường hợp khẩn cấp hay khi xảy ra thái độ “thù địch”, Mertens nói.
Mertens nói thêm: “Bạn chắc chắn không thể hiện sự tự tin nếu chuẩn bị phòng thủ xa đến tận hậu phương của mình, nhưng mặt khác, một vị tướng giỏi sẽ luôn cân nhắc đến vấn đề an ninh và sẽ có kế hoạch cho tình huống xấu nhất”.
Ông nói, phần lớn điều này phụ thuộc vào việc hệ thống phòng thủ phía đông Crimea được xây dựng tốt như thế nào và liệu Nga có nên đầu tư vào việc củng cố vị thế của mình ở nơi khác hay không.
Nhóm Atesh cũng cho biết họ đã bố trí 7 hệ thống phòng không S-300 của Nga và các công sự mới xung quanh căn cứ không quân Gvardeyskoye ở Crimea.
Nga đang chuyển thiết bị phòng không đến thành phố Simferopol trong đất liền của Crimea và củng cố các công trình phòng thủ ở đây, Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine, có liên kết với quân đội Ukraine, cho biết vào đầu tuần này.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.
2. Vòng gián điệp của Putin bị giáng đòn nặng nề
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Spy Ring Suffers a Blow”, nghĩa là “Vòng gián điệp của Putin bị giáng đòn nặng nề.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cơ quan tình báo Ukraine hôm thứ Ba tuyên bố gần đây họ đã “vô hiệu hóa” một mạng lưới gián điệp lớn của Nga nằm ở miền nam Ukraine.
Vladimir Putin từ lâu đã bị cáo buộc sử dụng rộng rãi các điệp viên, và một báo cáo hồi đầu năm nay của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, gọi tắt là RUSI, đã trình bày chi tiết về cách Nga tuyển dụng một mạng lưới điệp viên bí mật lớn bên trong Ukraine dẫn tới cuộc xâm lược đất nước vào tháng 2 năm 2022 của Putin. Theo báo cáo của RUSI, các lực lượng Nga đã sử dụng các điệp viên này để tuyển dụng vào các hoạt động bình phong nhằm xây dựng “mạng lưới lớn” này một cách nhanh chóng.
Một tuyên bố từ Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết lực lượng tình báo Ukraine đã tiến hành chiến dịch “quy mô lớn” gần đây ở tỉnh Mykolaiv, nơi 13 cư dân địa phương được phát hiện đang làm việc cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB.
Theo Kyiv Post, công việc của SBU đã dẫn đến “việc phát hiện ra một trong những mạng lưới tình báo quan trọng nhất do Nga vận hành kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022”.
SBU viết rằng các thành viên của mạng lưới gián điệp bị cáo buộc đã thu thập thông tin tình báo liên quan đến vị trí của các căn cứ Ukraine và các hoạt động di chuyển của quân đội Kyiv trong khu vực Mykolaiv.
Mạng lưới này cũng bị cáo buộc cung cấp thông tin cho Nga và được sử dụng để tấn công dân thường và cơ sở hạ tầng của Ukraine. Một cuộc tấn công của Nga được cho là do thông tin tình báo của những người cung cấp thông tin này đã xảy ra vào mùa thu năm 2022. Theo SBU, quân đội Nga đã sử dụng tọa độ từ các điệp viên để tấn công một tòa nhà cao tầng ở Mykolaiv bằng hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300, dẫn đến việc sát hại bảy thường dân, trong đó có một trẻ em.
Newsweek đã liên hệ với SBU và Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Những cư dân địa phương được cho là làm người cung cấp thông tin cho Nga được cho là đang cung cấp thông tin cho một blogger ủng hộ Điện Cẩm Linh tên là Serhiy Lebedev, người viết dưới bút danh “Lokhmaty” (Shaggy). Lebedev được cho là đang làm trung gian cho FSB của Nga và đã thiết lập mạng lưới riêng của mình ở Mykolaiv, nơi anh ta được cho là đã tuyển dụng các đặc vụ thông qua kênh Telegram của mình.
SBU cho biết các đặc vụ của họ đã xác định và bắt giữ tất cả 13 thành viên trong mạng lưới của Lebedev. Tờ Kyiv Post đưa tin 9 nghi phạm hiện đang bị giam giữ sau khi nhận được thông báo từ các nhà điều tra SBU về cáo buộc “phổ biến trái phép thông tin liên quan đến việc chuyển giao, di chuyển và bố trí vũ khí, và quân trang, quân dụng của quân Ukraine”.
Bốn thành viên bị cáo buộc khác của mạng lưới đã bị kết tội và bị kết án tù từ 8 đến 15 năm.
Lebedev hiện phải đối mặt với cáo buộc phản quốc được công bố vào tháng 6 vì cáo buộc thực hiện các hoạt động chống lại Ukraine. Tờ Kyiv Post cho biết hiện nay người ta tin rằng ông này đang lẩn trốn ở khu vực Donetsk bị Nga tạm chiếm.
3. Nga đã bắn hạ chiến đấu cơ 'tiên tiến nhất' trên Tokmak, Vương Quốc Anh cho biết
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Shot Down Its 'Most Advanced' Fighter Jet Over Tokmak, UK MOD Says”, nghĩa là “Vương Quốc Anh cho biết Nga đã bắn hạ chiến đấu cơ 'tiên tiến nhất' của Nga trên bầu trời Tokmak.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết “rất có khả năng” hỏa lực của Nga đã bắn hạ một trong những chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Mạc Tư Khoa trên bầu trời thành phố Tokmak phía nam Ukraine vào cuối tháng 9.
Đoạn phim được lưu hành vào tháng trước sau vụ việc cho thấy một chiến đấu cơ đa chức năng Su-35S “Flanker M” bị mất tích khoảng 22 km về phía nam của chiến tuyến hiện tại ở vùng Zaporizhzhia, trên thị trấn chiến lược Tokmak vốn là mục tiêu chính trong cuộc phản công đang diễn ra của Kyiv.
Trong bản cập nhật Tình báo Quốc phòng mới nhất được công bố vào sáng thứ Tư, Bộ Quốc phòng Anh cho biết họ có độ tin cậy từ 80 đến 90% rằng một chiếc Su-35S đã bị phá hủy trong vụ này.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 2023, lực lượng phòng không Nga rất có thể đã bắn hạ một trong những chiến đấu cơ đa năng Su-35S FLANKER M của họ trên bầu trời Tokmak, cách chiến tuyến hiện tại khoảng 20 km.
Mặc dù Nga đã mất khoảng 90 máy bay cánh cố định kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công nhưng đây có lẽ chỉ là tổn thất thứ năm của Su-35S, là loại chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Nga được sử dụng rộng rãi.
Vị trí này có liên quan vì Tokmak là một thị trấn được phòng thủ nghiêm ngặt, nơi thường xuyên có sở chỉ huy của Nga điều phối một trong những khu vực bị tranh chấp gay gắt nhất ở tiền tuyến.
Các sở chỉ huy này thường được bảo vệ bằng các hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung chuyên dụng. Những hoạt động này gần như chắc chắn được tổ chức ở mức sẵn sàng rất cao khi Ukraine tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công sâu hiệu quả vào các địa điểm như vậy.
4. Xe lửa 'đâm vào' hệ thống phòng không Strela-10 của Nga ở Donbas
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Three Reported Dead as Train 'Runs Over' Russian Strela-10 System in the Donbas”, nghĩa là “Ba người được báo cáo đã thiệt mạng khi xe lửa 'đâm vào' hệ thống Strela-10 của Nga ở Donbas.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Theo một báo cáo mới, ba binh sĩ Nga đã thiệt mạng ở miền đông Ukraine sau khi một đoàn tàu đâm vào hệ thống phòng không của Nga.
Một đoàn tàu chở hàng đã đâm vào một phần của hệ thống hỏa tiễn phòng không tầm ngắn Strela-10 của Nga ở vùng Donetsk của Ukraine, là một trong 4 khu vực mà Nga tuyên bố đã sáp nhập vào cuối tháng 9 năm 2022. Vụ việc xảy ra vào đêm thứ Hai theo giờ địa phương, theo cơ quan truyền thông độc lập của Nga Astra. Donetsk và tỉnh Luhansk lân cận cùng nhau tạo nên vùng Donbas.
Hai binh sĩ Nga khác bị thương trong vụ va chạm ở phía đông thành phố Horlivka của Donetsk, thông tấn xã này đưa tin. Astra cho biết thêm, người điều khiển một bộ phận của hệ thống phòng không đã lạc tay lái, lao khỏi cầu và sau đó bị xe lửa đâm. Chính quyền Nga chưa bình luận chính thức về báo cáo này. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Strela-10 là hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm ngắn, có tính cơ động cao được thiết kế để hạ gục máy bay đối phương. Theo Bộ Quốc phòng Tiệp, nó sử dụng một bộ truyền động bánh xích hạng nhẹ MT-LB, mang lại cho “toàn bộ hệ thống những phẩm chất lái xe địa hình tuyệt vời” ở tốc độ lên tới 38 dặm một giờ.
Theo cơ quan tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan, Nga đã mất 32 hệ thống phòng không 9K35 Strela-10 được xác nhận ở Ukraine. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn vì con số này chỉ bao gồm những tổn thất đã được xác minh bằng mắt.
Donetsk, cùng với khu vực phía nam Zaporizhzhia, đã trở thành tâm điểm trong cuộc phản công của Kyiv trong những tuần gần đây sau khi Ukraine bắt đầu phối hợp phản công chống lại Nga vào đầu tháng 6.
Hôm thứ Ba, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết Nga đã cố gắng giành lại lãnh thổ xung quanh thành phố Avdiivka, nhưng lực lượng của Mạc Tư Khoa đã không thành công. Đối phương rút lui để lại xác đồng đội.
Quân đội Ukraine cho biết thêm, các chiến binh Ukraine đã ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga ở phía đông Donetsk, bao gồm các cuộc tấn công vào thành phố Marinka, Staromaiorske và Rivnopil.
Vào giữa tháng 8, Ukraine cho biết họ đã chiếm lại làng Urozhaine của Donetsk, ngay phía đông Staromaiorske. Vào giữa tháng 6, chỉ vài tuần sau khi cuộc phản công diễn ra, Ukraine cho biết họ đã chiếm lại một số thị trấn khỏi sự kiểm soát của Nga, bao gồm Blahodatne, Makarivka và Storozheve ngay phía bắc Staromaiorske. Newsweek vẫn chưa xác minh độc lập các tuyên bố trên chiến trường.
Chính quyền Ukraine sau đó cho biết họ đã chiếm được làng Rivnopil, sau đó vài tuần là Staromaiorske.
Lực lượng Nga tiếp tục các hoạt động tấn công ở phía tây Donetsk và phần phía đông của vùng Zaporizhzhia lân cận. Tuy nhiên, họ “không đạt được bất kỳ lợi ích nào được xác nhận vào ngày 2 tháng 10”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ cho biết trong đánh giá mới nhất của mình.
5. Nga mất 40 hệ thống pháo binh, 15 xe tăng trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 40 Artillery Systems, 15 Tanks in One Day: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv báo cáo rằng Nga mất 40 hệ thống pháo binh, 15 xe tăng trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã mất 40 hệ thống pháo binh và 15 xe tăng chỉ trong một ngày, theo thông tin cập nhật hôm thứ Ba từ Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine, trong bối cảnh cuộc phản công khốc liệt của Kyiv.
Bộ Tổng tham mưu cho biết, kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã mất 279.440 quân, 4.732 xe tăng, 9.008 xe thiết giáp, 315 máy bay, 316 máy bay trực thăng và 6.565 hệ thống pháo binh.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine, cho biết lực lượng của Kyiv đã tiến vào khu vực biên giới tỉnh Donetsk-Zaporizhzhia trong bối cảnh các hoạt động phản công vẫn tiếp tục ở phía tây tỉnh Zaporizhzhia và gần Bakhmut vào hôm Thứ Hai 2 tháng 10.
Viện nghiên cứu cho biết đoạn phim định vị địa lý được công bố hôm thứ Hai cho thấy lực lượng Ukraine đã giành được một số lợi ích ở phía tây bắc Novomayorske, một thị trấn ở khu vực phía đông Donetsk của Ukraine.
Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng lực lượng Ukraine tiếp tục các hoạt động tấn công ở các hướng Melitopol, phía tây tỉnh Zaporizhzhia và Bakhmut, nơi đã chứng kiến một số cuộc giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến.
ISW cho biết họ đang cập nhật đánh giá hôm Chúa Nhật rằng các lực lượng Ukraine đã mất vị trí trong hệ thống chiến hào phía tây nam Robotyne, một thị trấn trọng điểm trên mặt trận Zaporizhzhia phía nam Ukraine, trước các cuộc phản công của Nga trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến ngày 30 tháng 9.
Viện nghiên cứu cho biết đoạn phim định vị địa lý được công bố hôm thứ Hai và hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng Ukraine có thể đã chiếm lại các vị trí này vào khoảng thời gian từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 9 và hiện đang nắm giữ chúng.
Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, Mykhailo Fedorov, đã viết trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, hôm thứ Hai rằng “Đội quân máy bay không người lái” của đất nước ông đã tấn công số lượng pháo binh Nga kỷ lục vào tuần trước.
Fedorov nói: “Tuần trước thực sự là một thảm họa đối với pháo binh Nga. “Đội quân Máy bay không người lái đã cố gắng hết sức để biến điều đó thành hiện thực. Tổng số thiết bị bị hư hỏng = 220 chiếc. Các phi công lái máy bay không người lái tiếp tục khuấy động và lập kỷ lục mới.”
Theo thông tấn xã Ukrainska Pravda, chương trình “Đội quân máy bay không người lái” là một sáng kiến của chính phủ Ukraine và chiến dịch gây quỹ để mua máy bay không người lái cho lực lượng quốc phòng Ukraine.
6. Cay đắng vì bị Nga đâm sau lưng, Quốc Hội Armenia tuyên bố sẽ bắt giữ Putin nếu đặt chân đến nước này
Armenia từng là một quốc gia trong khối Liên Xô, và nay trong khối Tổ Chức Hiệp Ước An Ninh Tập Thể, gọi tắt là CSTO, do Nga dẫn đầu bao gồm 6 nước cựu Liên Xô là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russia, và Tajikistan. Tương tự như Điều 5 của NATO, Điều 4 của CSTO quy định nước nào tấn công một trong 6 nước này là tấn công vào tất cả.
Sau khi Nagorno-Karabakh thất thủ, người Armenia cho rằng Nga, đi đêm với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, đâm sau lưng họ. Trong một diễn biến cho thấy họ tức giận như thế nào, Quốc Hội Armenia đã đồng thanh yêu cầu chính quyền nước này phải bắt giữ Putin nếu ông ta đặt chân đến Armenia.
Ký giả GABRIEL GAVIN của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “If Putin goes to Armenia he’d be arrested, as lawmakers back ICC entry”, nghĩa là “Nếu Putin đến Armenia, ông sẽ bị bắt vì các nhà lập pháp ủng hộ lệnh của ICC bắt giam Putin khi vào lãnh thổ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Armenia đã chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế sau khi các nhà lập pháp hôm thứ Ba phê chuẩn các tài liệu thành lập của tổ chức này, trên thực tế buộc nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này phải bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu ông ta léo hánh tới đây.
Các nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ Quy chế Rôma vào hôm thứ Ba, với 60 nghị sĩ ủng hộ việc phê chuẩn và 20 nhà lập pháp đối lập bỏ phiếu chống. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuần trước cho biết ông tin tưởng có đủ sự ủng hộ cho động thái này, bất chấp sự phản đối gay gắt từ Mạc Tư Khoa, quốc gia có truyền thống là đồng minh hay ông chủ của Armenia.
Thứ Năm tuần trước, Thư ký Báo chí Điện Cẩm Linh, ông Dmitry Peskov, nói rằng việc chấp nhận thẩm quyền của tòa án ở The Hague sẽ bị coi là “cực kỳ thù địch”, vì tòa án này đã ban hành lệnh bắt giữ ông Putin với cáo buộc tội ác chiến tranh liên quan đến hành động xâm lược của Nga ở Ukraine.
“Armenia biết rất rõ rằng chúng tôi không phải là thành viên của Quy chế Rôma, và Armenia nhận thức rõ về quyết định khó khăn được thông qua dựa trên quy chế này,” Peskov nói.
Pashinyan khẳng định quyết định này không nhằm vào Nga mà là cần thiết để bảo đảm nước này được luật pháp quốc tế bảo vệ trong tranh chấp gay gắt với nước láng giềng Azerbaijan.
Vào tháng 3, tòa án đã công bố lệnh truy nã đối với cả ông Putin và ủy viên Nga về quyền trẻ em, Maria Lvova-Belova, cáo buộc họ liên quan đến vụ bắt cóc và buộc trục xuất trẻ em khỏi Ukraine kể từ khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc xâm lược toàn diện vào năm ngoái. Ukraine không phải là bên ký kết Quy chế Rôma nhưng đã trao quyền tài phán cho tòa án để điều tra các tội ác chiến tranh xảy ra trên đất nước này.
Bất chấp việc Nga thẳng thừng bác bỏ các lệnh này, chúng đã gây ra nhiều vấn đề cho kế hoạch công du của Putin. Vào tháng 7, Tổng thống Nga đã buộc phải rút khỏi hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo các nền kinh tế đang phát triển ở Nam Phi, là quốc gia đã phê chuẩn Quy chế Rôma.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh nhận định rằng Putin đã rất thành công trong việc dán nhãn “đặc vụ nước ngoài” cho những người chống đối. Tình thế hiện nay gần giống như trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao. Những ai bị dán nhãn “đặc vụ nước ngoài” sợ hãi trước nguy cơ bị quần chúng đánh chết ở ngoài đường. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, gọi tắt là VTsIOM, thuộc sở hữu nhà nước của Nga cho thấy chính quyền đang sử dụng thành công nhãn hiệu 'đặc vụ nước ngoài' như một công cụ để thao túng dư luận đằng sau những câu chuyện chống phương Tây, và ủng hộ chiến tranh của nhà nước.
Vào ngày 26 tháng 9 năm 2023, VTsIOM đã báo cáo kết quả cuộc thăm dò thái độ của người Nga đối với những người và tổ chức bị dán nhãn là 'đặc vụ nước ngoài'.
VTsIOM khẳng định 61% số người được khảo sát nói rằng họ coi 'đặc vụ nước ngoài' là 'những kẻ phản bội', những người 'phổ biến những lời dối trá' về Nga.
Nga đã mở rộng luật về đặc vụ nước ngoài kể từ khi xâm chiếm toàn diện Ukraine.
Các biện pháp này thu hẹp đáng kể không gian thông tin ở Nga, khiến ngày càng khó khăn để đưa ra bất kỳ quan điểm nào, đi chệch khỏi đường lối chính thức, bao gồm cả những quan điểm bất đồng về cuộc chiến.
8. Nhà máy Trung Quốc trên đất Nga bốc cháy
Một đám cháy đã bùng phát tại Nhà máy luyện nhôm Krasnoyarsk thuộc sở hữu của Rusal vào sáng sớm thứ Tư, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga đưa tin, dẫn lời các quan chức Bộ khẩn cấp địa phương.
Cơ quan này dẫn lời các quan chức cho biết: “Vào lúc 08h57 sáng theo giờ địa phương, một vụ hỏa hoạn đã được báo cáo trên lãnh thổ Nhà máy luyện nhôm Krasnoyarsk”. “Một máy biến áp bốc cháy trên diện tích 50 mét vuông.”
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ cháy. Rusal là nhà sản xuất nhôm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.
9. Quân đội phương Tây sắp hết đạn để cấp cho Ukraine
Các quan chức NATO và Vương quốc Anh đã cảnh báo rằng quân đội phương Tây sắp hết đạn để cung cấp cho Ukraine - và do đó, sản lượng cần phải tăng lên.
Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO và là quan chức quân sự cao cấp nhất của NATO, cho biết hôm thứ Ba trong cuộc thảo luận tại Diễn đàn An ninh Warsaw: “Bây giờ đã nhìn thấy đáy thùng”.
Ông nói: “Chúng tôi cần ngành tăng cường sản xuất với nhịp độ cao hơn nhiều”.
Ông nói, các đồng minh đã tăng ngân sách trước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng năng lực sản xuất không tăng, và điều đó dẫn đến giá cả cao hơn ngay cả trước khi chiến tranh bắt đầu.
“Điều đó càng trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế là chúng ta tặng hệ thống vũ khí cho Ukraine, một hệ thống tuyệt vời và đạn dược, nhưng không phải từ kho đầy đủ. Bauer nói: “Chúng tôi bắt đầu tặng quà từ các nhà kho chỉ đầy có một nửa hoặc thấp hơn ở Âu Châu, và do đó giờ đây đã có thể nhìn thấy đáy thùng”.
Bộ trưởng Bộ Lực lượng Vũ trang Vương quốc Anh James Heappey, phát biểu tại cùng một hội thảo với Bauer, cho biết mô hình “đúng lúc” “chắc chắn không hoạt động nếu bạn không sẵn sàng cho cuộc chiến ngày mai” và viện trợ cho Ukraine phải được tiếp tục.
Heappey nói: “Chúng tôi không thể dừng lại chỉ vì kho dự trữ của chúng tôi có vẻ hơi khan hiếm”. “Chúng ta phải giữ Ukraine tiếp tục chiến đấu đêm nay, ngày mai, ngày mốt và ngày kia. Và nếu chúng ta dừng lại, điều đó không có nghĩa là Putin sẽ tự động dừng lại”.
Điều đó có nghĩa là chúng ta phải “tiếp tục viện trợ hàng ngày và xây dựng lại kho dự trữ của riêng mình”, ông nói thêm.
10. Nga cáo buộc chỉ trong một đêm Ukraine tấn công đồng loạt 3 khu vực lớn của Nga
Bộ Quốc phòng Nga cho biết 31 máy bay không người lái đã bị bắn hạ ở Belgorod, Bryansk và Kursk trong đêm
Theo Bộ Quốc phòng Nga, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công ba khu vực của Nga chỉ trong đêm. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã bắn hạ 31 máy bay không người lái trong cái mà họ mô tả là một “cuộc tấn công khủng bố”.
Bộ Quốc Phòng cho biết:
Vào đêm ngày 4 tháng 10, các máy bay không người lái của chế độ Kyiv đã bị áp chế trong các cuộc tấn công khủng bố được thực hiện nhằm vào các vật thể trên lãnh thổ Liên bang Nga.
31 máy bay không người lái Ukraine thuộc loại máy bay này đã bị các đơn vị phòng không đang làm nhiệm vụ chặn và tiêu diệt trên lãnh thổ các vùng Belgorod, Bryansk và Kursk.
The Guardian không thể xác minh độc lập những tuyên bố này.
11. Quan chức Nga cho biết cuộc tấn công của Ukraine làm hư hại các ngôi nhà gần biên giới
Lực lượng Ukraine đã bắn bom chùm vào một thị trấn biên giới phía tây nam nước Nga, làm hư hại một số ngôi nhà và công trình phụ, một quan chức địa phương của Nga cho biết hôm thứ Ba.
Thống đốc Bryansk Alexander Bogomaz cho biết không có thương vong, theo báo cáo sơ bộ.
Bogomaz đã báo cáo các cuộc tấn công thường xuyên của Ukraine vào khu vực trong những tháng gần đây, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc xâm nhập được tường trình của những người Nga chống Putin.
Ukraine đã không bình luận ngay lập tức về các cáo buộc hôm thứ ba; và cáo buộc của Thống đốc Nga xem ra vô lý vì như phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Ukraine không có nhiều bom đạn chùm để phóng bừa bãi.
Mỹ tuyên bố sẽ gửi số vũ khí gây tranh cãi tới Ukraine vào ngày 8 tháng 7 và chúng được giao cho lực lượng nước này khoảng một tuần sau đó. Người Ukraine đã cam kết bằng văn bản chỉ sử dụng bom chùm ở “những nơi thích hợp” chứ không phải ở những khu vực đông dân cư, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin trước đây cho biết.
Bom chùm rải “bom” trên các khu vực rộng lớn, điều này cho phép lực lượng Ukraine tấn công vào các lực lượng và thiết bị tập trung lớn hơn của Nga với ít đạn hơn.
Nhưng những quả bom nhỏ cũng có thể không phát nổ khi va chạm và có thể gây rủi ro lâu dài cho bất kỳ ai gặp phải chúng, tương tự như bom mìn. Vương quốc Anh, Pháp, Đức và các đồng minh quan trọng khác của Hoa Kỳ đã đặt loại vũ khí này ra ngoài vòng pháp luật theo Công ước về Bom, đạn chùm, nhưng Ukraine, Nga và Hoa Kỳ không phải là các bên ký kết hiệp ước quốc tế đó.
Nga đã sử dụng loại đạn này nhiều lần ở Ukraine, kể cả ở những khu vực đông dân cư.
Vào tháng 3, Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã tổng hợp các báo cáo đáng tin cậy rằng lực lượng Nga đã sử dụng bom chùm ở các khu vực đông dân cư ít nhất 24 lần. Một cuộc điều tra của CNN năm ngoái cho thấy Điện Cẩm Linh đã bắn 11 quả rocket vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, trong những ngày đầu chiến tranh.
Tiến Sĩ George Weigel nhận định về Ấn Độ, Trung Quốc và Tương lai của Giáo Hội ở Á Châu
VietCatholic Media
18:03 04/10/2023
1. Caritas Áo góp phần cứu trợ 65.000 người Armenia
Tổ chức bác ái Caritas Áo đang góp phần cứu trợ 65.000 người Armenia, từ vùng Nagorno Karabakh chạy về Cộng hòa Armenia, vì quân đội Azerbaijan tấn công vào vùng này từ ngày 19 tháng Chín vừa qua, sau tám tháng phong tỏa hành lang Lachin tiếp tế nối liền vùng Nagorno với Armenia.
Con số 65.000 là một nửa dân số tại vùng Nagorno. Ông Andreas Knapp, Tổng thư ký chương trình Caritas quốc tế cho biết tình trạng nhân đạo ở Nagorno Karabakh thật là thê thảm: lương thực, thuốc men và xăng dầu rất thiếu thốn, vì bị Azerbaijan phong tỏa.
Ông Knapp cũng cho biết: “Armenia vốn là một ưu tiên đối với Caritas từ nhiều năm nay. Vì thế, chúng tôi luôn liên lạc với các đồng nghiệp thuộc Caritas Armenia. Mục đích hiện thời là cứu trợ dân chúng ở vùng biên giới, đặc biệt là những người tị nạn, đồng thời tăng cường các khả năng cứu trợ ở địa phương. Đứng trước cuộc khủng hoảng đang trở nên trầm trọng hơn, nay chúng tôi cùng với Caritas Armenia chuẩn bị trợ giúp nhân đạo cho những người tị nạn mới tới”.
Caritas Armenia cũng như các tổ chức bác ái khác vẫn đang chờ sự chấp thuận của chính phủ Armenia để hỗ trợ những người tị nạn đang tới. “Hiện thời chưa hoàn toàn rõ khi nào chúng tôi có thể bắt đầu chương trình cứu trợ khẩn cấp và điều này cũng tùy thuộc Bộ lao động và xã hội Armenia, đang thẩm định tình hình vùng biên giới để có thể bảo đảm việc cứu trợ. Dầu sao các toán cứu trợ đã sẵn sàng. Chúng tôi đặc biệt săn sóc những nhóm dễ bị tổn thương, như trẻ em và người già, là những người đặc biệt đau khổ vì các cuộc xung đột và di tản”.
Đứng trước diễn biến ở vùng Nagorno Karabakh, người ta dự đoán sẽ có thêm nhiều người trốn chạy khỏi vùng này. Cuộc chiến tiếp diễn giữa quân đội Azerbaijan với lực lượng Karabakh độc lập là một thảm họa nhân đạo cho dân chúng từ nhiều thập niên qua.
Đức ông Mikael Basselé, Giám quản Tông tòa Giám hạt Công Giáo Armenia Tông truyền tại Đông Âu, cho biết những người tị nạn Armenia thiếu thốn mọi sự và có lẽ họ sẽ không bao giờ có thế trở lại nơi gia cư mà họ phải rời bỏ. Cuộc chiến tranh những ngày qua đã làm cho hơn 200 người chết và 400 người mất tích.
2. Bảo tàng viện Vatican sẽ tăng giờ mở cửa
Từ đầu năm tới, 2024, Bảo tàng viện Vatican sẽ tăng giờ mở cửa vì số du khách viếng thăm quá đông.
Trong thông cáo công bố hôm 28 tháng Chín vừa qua, Ban giám đốc Bảo tàng viện cho biết: biện pháp trên đây cũng nhắm mục đích tránh tình trạng có những kẻ mua vé trước và bán lại cho du khách với giá cao hơn để họ khỏi phải xếp hàng lâu. Ngoài ra, biện pháp tăng giờ mở cửa cũng để kiểm soát kỹ lưỡng hơn căn cước của người viếng thăm, đồng thời sẽ có nhiều máy điều hòa không khí được gắn ở các phòng triển lãm, hầu bảo vệ sức khỏe và tinh thần của du khách.
Hiện nay, Bảo tàng viện Vatican mở cửa mỗi ngày, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, và đợt chót để vào Viện này là 4 giờ chiều. Từ tháng Giêng, giờ mở cửa bắt đầu từ 8 giờ sáng và kéo dài đến 7 giờ tối, đợt chót để vào là 5 giờ chiều.
Vào mùa cao điểm, tức là từ tháng Ba năm tới, Bảo tàng viện sẽ đóng cửa trễ hơn, lúc 8 giờ tối vào những chiều tối thứ Sáu và thứ Bảy, và hạn chót để vào là 6 giờ chiều.
Các bộ sưu tập nghệ thuật của các vị Giáo hoàng tại Vatican thuộc hàng thu hút du khách nhiều nhất tại Roma. Trước thời đại dịch Covid-19, mỗi năm có sáu triệu người đến viếng thăm Bảo tàng viện Vatican và nay mức độ du khách đang trở lại như trước đại dịch.
Về mặt kinh tế, Bảo tàng viện Vatican là một trong những nguồn tài chính quan trọng nhất của Vatican.
3. Tiến Sĩ George Weigel nhận định về Ấn Độ, Trung Quốc và Tương lai
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “INDIA, CHINA, AND THE FUTURE”, nghĩa là “Ấn Độ, Trung Quốc và Tương lai”.
Số ra ngày 2 tháng 9 của The Spectator có tranh biếm họa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Anh Rishi Sunak cưỡi một hỏa tiễn đang bay lên. Bên trong, bài viết hàng đầu – là bản xem trước Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi – có tựa đề “Thế kỷ của Ấn Độ”. Phiếm luận về G-20 sau đó đã được phần lớn các nhà bình luận toàn cầu ca ngợi bằng những thuật ngữ tương tự: Ấn Độ sắp nổi lên với tư cách là một siêu cường của thế kỷ 21, một lực lượng có thể thách thức Trung Quốc với tư cách là người khổng lồ Á Châu trong tương lai.Trong nhiều năm nay, tôi đã nói với bạn bè rằng, nếu bạn cá cược dài hạn, hãy đặt cược “Ấn Độ” thay vì “Trung Quốc”. Lần đầu tiên tôi biết đến sự năng động kinh tế của tiểu lục địa này khoảng 20 năm trước, khi đang cố gắng sửa chữa mọi thứ, từ những sai sót trong biểu mẫu thuế cho đến sai sót trong hóa đơn thẻ tín dụng cho đến trục trặc máy tính, tôi thấy mình đang nói chuyện với mọi người ở Ấn Độ, một quốc gia dường như đã nhận ra rằng thế giới, vì mục đích kinh tế, đã trở thành một múi giờ duy nhất. Sau đó là di sản tích cực của sự cai trị của Anh ở Ấn Độ: một quân đội đứng ngoài chính trị; một nền công vụ chuyên nghiệp; các thể chế dân chủ; và trên hết là nhà nước pháp quyền, điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và trật tự xã hội, đặc biệt trong một xã hội phức tạp như hiện nay, nơi đông dân nhất thế giới.
Ngược lại, tôi nghĩ, chủ nghĩa toàn trị Lênin nằm sâu trong DNA của Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối cùng sẽ tỏ ra quá dễ vỡ để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng (như trường hợp bùng phát của Covid, nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và suy giảm nhân khẩu học của đất nước, bản thân nó là kết quả trực tiếp của chính sách một con hà khắc mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực thi một cách tàn bạo trong nhiều thập kỷ). Nhà nước an ninh quốc gia hoang tưởng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang xây dựng, đã dẫn đến mọi thứ, từ nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đến việc bãi bỏ các quyền tự do dân sự ở Hương Cảng cho đến áp lực ngày càng tăng đối với Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng Kitô giáo khác, cũng khiến tôi cảm thấy như một dấu chỉ của một chế độ đang suy tàn.
Vì vậy, tôi liên tục nói: “Hãy đặt cược vào 'Ấn Độ' thay vì 'Trung Quốc'“. Bây giờ những người khác đã tham gia vào phong trào này. Nhưng trừ một vài trường hợp ngoại lệ, những người theo nhóm “đặt cược Ấn Độ” của tôi dường như không biết gì về một thực tế đáng lo ngại ở Ấn Độ thế kỷ 21, một thực tế mà cuối cùng có thể làm suy yếu, thậm chí đe dọa sự phục hưng của Ấn Độ. Và đó là thực tế rằng Ấn Độ đang ngày càng trở nên không khoan dung, thậm chí bất khoan dung một cách bạo lực đối với những khác biệt tôn giáo.
Đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, của Thủ tướng Modi cổ vũ “Hindutva”, một ý thức hệ của chủ nghĩa dân tộc Hindu, mà đối với một số người Ấn Độ cực đoan có nghĩa là đàn áp những người có tín ngưỡng khác. Hàng trăm nhà thờ Kitô Giáo đã bị đốt cháy trong những tháng gần đây bởi những kẻ cuồng tín có lẽ đã bỏ phiếu cho BJP. Đảng không tích cực thúc đẩy những hành vi xúc phạm này, nhưng dường như nó dung túng chúng và chắc chắn chưa làm đủ để giữ khoảng cách với chúng. Điều đó đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về quyết tâm của ông Modi trong việc thúc đẩy một “mô hình Ấn Độ” cho xã hội thế kỷ 21.
Trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ vẫn là một quốc gia trong đó người theo đạo Hindu chiếm đa số. Nhưng một Ấn Độ không thể sống khoan dung tôn giáo thì không thể là một mô hình phổ quát về ổn định và tiến bộ xã hội. Một Ấn Độ mà trong đó Kitô hữu không tự hào về quốc gia đó vì họ đang gặp nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của mình – bao gồm cả các Kitô Hữu Hoa Kỳ, là quốc gia mà Ấn Độ cần hỗ trợ an ninh để chống lại một Trung Quốc hung hãn. Những người dự đoán và ca ngợi một Ấn Độ vượt lên trước Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh giành vị trí lãnh đạo Á Châu có thể gây áp lực lên Thủ tướng Modi và BJP, thay vì chỉ ăn mừng những thành tựu của ông.
Sẽ rất hữu ích nếu Tòa Thánh quyết đoán công khai hơn trong việc bảo vệ các cộng đồng Công Giáo đang gặp khó khăn ở Ấn Độ, mặc dù việc Vatican tiếp tục cúi đầu trước Trung Quốc không tạo ra nhiều hy vọng về một đường lối mạnh mẽ hơn đối với Ấn Độ. Lời khuyên gần đây của Đức Thánh Cha đối với người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành “Kitô hữu tốt và công dân tốt”, về đại thể, là không có ngoại lệ. Vấn đề là, trong thực tế hiện nay, trở thành một “công dân tốt” ở Trung Quốc có nghĩa là phải thề trung thành với tư tưởng Tập Cận Bình (bao gồm cả việc “Hán hóa” mọi tôn giáo), và điều đó không phù hợp với lòng trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
Trong khi chúng ta đang nói về chủ đề Trung Quốc, hãy để tôi tạm dừng và bày tỏ lòng kính trọng tới người bạn Jimmy Lai của tôi, tù nhân lương tâm Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới. Khi bạn đọc những dòng suy ngẫm này, Jimmy đang đánh dấu ngày thứ 1.000 của mình bị biệt giam tại Nhà tù Stanley ở Hương Cảng. Vợ anh được phép đến thăm hai lần một tháng. Các con của anh đã không gặp anh trong ba năm. Tất cả họ đều chờ đợi một lời công khai từ Rôma này nhằm bảo vệ vị tử đạo tỏ tường này.
Và giống như những người tị nạn ở phần đầu của bộ phim Casablanca tuyệt vời đó, họ chờ đợi. Và chờ đợi. Và chờ đợi...
Source:First Things
UAV Ukraine phá hủy số lượng kỷ lục pháo binh Nga. EU giúp Kyiv 52 tỷ USD. 2 Bộ trưởng TQ biến mất
VietCatholic Media
02:44 04/10/2023
1. Truyền hình Nhà nước Nga ca ngợi Elon Musk là 'Đặc vụ của chúng ta'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Suggests Elon Musk is 'Our Agent'“, nghĩa là “Truyền hình Nhà nước Nga gợi ý Elon Musk là 'Đặc vụ của chúng ta'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã ca ngợi Elon Musk vì đã chế nhạo lời kêu gọi viện trợ quân sự của Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy để chống lại sự xâm lược của Nga.
Ольга Скабеева
Các bình luận được đưa ra trên kênh Russia-1 theo chủ đề mà Musk chia sẻ trên tài khoản X (trước đây là Twitter) của mình về một bức ảnh đã được chỉnh sửa photoshop của Zelenskiy.
Chú thích có nội dung “khi 5 phút đã trôi qua mà bạn vẫn chưa yêu cầu một tỷ đô la viện trợ”, một biến thể của cái thường được gọi là “phong cách khuôn mặt căng thẳng”.
Người dẫn chương trình 60 Minutes, Olga Skabeeva, cho biết bài đăng bày tỏ sự mệt mỏi vì chiến tranh ở Mỹ, trong bối cảnh thúc đẩy cắt giảm viện trợ.
Mỹ đã phê duyệt 4 gói viện trợ cho Ukraine trị giá khoảng 113 tỷ Mỹ Kim, mặc dù tờ Washington Post đưa tin Kyiv chỉ mới nhận được 43 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ quân sự và 23 tỷ Mỹ Kim viện trợ tài chính vĩ mô và nhân đạo.
Trước màn hình hiển thị gương mặt Tổng thống Zelenskiy bị Elon Musk làm biến dạng, Skabeyeva nói với người xem hôm thứ Hai, “Chúng ta không thể không nhận ra rằng phương Tây đang phát ốm không chỉ với Zelenskiy mà còn cả với Ukraine nói chung.”
“Elon Musk thật tuyệt vời, anh ta thật tuyệt vời và có lẽ anh ta thực sự là một đặc vụ của chúng ta,” cô nói thêm trong một đoạn clip được chia sẻ bởi nhà quan sát người Nga Julia Davis.
Đề cập đến thỏa thuận chi tiêu tạm thời được Quốc hội Mỹ thông qua nhằm tránh việc đóng cửa trong đó viện trợ cho Ukraine bị bỏ sót, Skabeyeva khó giấu được niềm vui.
Cô nói: “Chỉ gần đây thôi, thậm chí không thể tưởng tượng được một điều như thế có thể xảy ra”.
Skabeeva nói thêm: “Trừ khi có điều gì đó thay đổi trong 45 ngày tới, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ ngừng giúp đỡ” Kyiv, đồng thời mô tả Ukraine như “một cái xác biết đi”.
Cô còn gọi người sáng lập Tesla là “Elon Moskal”, có nghĩa là “Elon là người Mạc Tư Khoa”.
Phó Duma Quốc gia Andrey Isayev cũng đưa ra ý kiến, nói rằng sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine gần đây đã được “củng cố” nhưng sự ủng hộ đó “tiếp tục giảm dần” và sự chào đón gần đây của Zelenskiy ở Washington khác xa so với sự hoan nghênh nhiệt liệt mà ông nhận được từ các nhà lập pháp vào năm 2022.
Trò chơi mới của Musk đã bị lên án là đã tiếp tay cho Putin. Đồng sáng lập Trung tâm Chiến thắng Ukraine Quốc tế, Olena Halushka, viết trên X rằng vào tối thứ Hai, Nga đã bắn 31 máy bay không người lái và một hỏa tiễn hành trình vào Ukraine, “nhưng Elon Musk sẽ không quan tâm đến vụ khủng bố liên tục này. Thật đáng buồn khi chế nhạo một quốc gia có chủ quyền đang phải vất vả đấu tranh sinh tồn.”
Alexander Vindman, cựu giám đốc phụ trách các vấn đề Âu Châu của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, gốc Ukraine, viết: “Musk đã mất trí. Điều này còn hơn cả việc tìm kiếm sự chú ý.”
“Elon, bạn không có sự đồng cảm à?” Mariana Betsa, đại sứ Ukraine tại Estonia đã viết. “Người Ukraine bị Nga giết hàng ngày. Chúng tôi đang chiến đấu vì cuộc sống của chúng tôi, vì gia đình chúng tôi, vì đất nước và vì tự do của chúng tôi.”
Học giả người Ukraine Roman Sheremeta đã gọi Musk là “phát ngôn nhân” của cơ quan tuyên truyền Nga và là một “con người không đứng đắn”.
Newsweek đã liên hệ với công ty Tesla của Musk qua email.
2. Số lượng kỷ lục pháo binh Nga bị máy bay không người lái Ukraine tấn công
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's 'Army of Drones' Hit Record Number of Russian Artillery: Kyiv”, nghĩa là “'Đội quân máy bay không người lái' của Ukraine tấn công số lượng kỷ lục pháo binh Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
“Tuần trước là một thảm họa thực sự đối với pháo binh Nga,” Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước, Mykhailo Fedorov, cho biết như trên. “Đội quân Máy bay không người lái đã cố gắng hết sức để biến điều đó thành hiện thực. Tổng số thiết bị bị hư hỏng là 220 hệ thống pháo. Các phi công lái máy bay không người lái tiếp tục khuấy động và lập kỷ lục mới.”
Fedorov, phó thủ tướng Ukraine phụ trách đổi mới giáo dục, khoa học và công nghệ, đồng thời là bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số, đã chỉ đạo chương trình máy bay không người lái của Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Theo thông tấn xã Ukrainska Pravda, chương trình “Đội quân máy bay không người lái” là một sáng kiến của chính phủ Ukraine và là sự tiếp nối của chiến dịch gây quỹ để mua máy bay không người lái cho lực lượng quốc phòng Ukraine.
Fedorov công bố trên X một hình ảnh cho thấy từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10, máy bay không người lái của Kyiv đã phá hủy 33 xe tăng; 69 khẩu pháo hoặc đại bác; 142 điểm hỗ trợ; 10 súng cối hoặc hỏa tiễn dẫn đường chống tăng hoặc súng máy; 37 xe thiết giáp chiến đấu; 41 xe tải hoặc xe chuyên dùng; 17 kho đạn dược hoặc nhiên liệu; ba hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt; 17 hệ thống pháo tự hành; 10 đài radar và thiết bị kỹ thuật; và 52 nhân sự.
Trong một bài đăng riêng trên Telegram, Fedorov cho biết: “Pháo bị hư hại nhiều hơn đồng nghĩa với việc ít đạn pháo hơn vào các vị trí quân sự và các thành phố tiền tuyến của chúng tôi”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Fedorov nói với Newsweek vào tháng 8 rằng Ukraine “đang trên đường trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất máy bay không người lái. Trải nghiệm mà chúng tôi đang có hiện nay là độc đáo, xét về cách sử dụng, cải tiến liên tục về công nghệ, quá trình nghiên cứu và phát triển cũng như mở rộng quy mô sản xuất.
Anh nói thêm: “Sau khi chiến tranh kết thúc, Ukraine sẽ có trải nghiệm độc đáo và mọi cơ hội để trở thành nước xuất khẩu máy bay không người lái lớn trên thế giới”. “Xét cho cùng, mỗi chiếc máy bay không người lái này không chỉ được thử nghiệm tại một bãi tập ở đâu đó mà còn được thử nghiệm trong một cuộc chiến thực sự. Tôi chắc chắn rằng kinh nghiệm sử dụng máy bay không người lái của Ukraine trong cuộc chiến này sẽ được các nước khác nghiên cứu trong tương lai.”
Fedorov cũng cho biết chương trình “Đội quân máy bay không người lái” của Ukraine đã chuyển thành “một chương trình lớn của nhà nước nhằm phát triển sản xuất máy bay không người lái quốc gia.
“Chúng tôi đã loại bỏ phần lớn các biện pháp cản trở để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Chúng tôi giúp các nhà sản xuất máy bay không người lái của Ukraine nhận được tất cả các loại phê duyệt cần thiết, chúng tôi ký hợp đồng phát triển với họ và cung cấp trực tiếp cho tiền tuyến.
“Trong một năm, ngành công nghiệp máy bay không người lái của Ukraine sản xuất nhiều loại máy bay không người lái khác nhau: FPV hay góc nhìn thứ nhất, tấn công, máy bay ném bom, máy bay không người lái có bán kính lớn. Trước cuộc xâm lược toàn diện, ngành công nghiệp Ukraine chủ yếu tập trung vào trinh sát trên không. Đó là một sự thay đổi lớn.”
3. Ukraine nhận xe tăng tân trang đầu tiên từ Ba Lan
Ukraine đã nhận được lô xe tăng Leopard tân trang đầu tiên từ Ba Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết như trên hôm Thứ Ba.
Ông cho biết “Những chiếc xe tăng Leopard đầu tiên được tân trang lại tại Tập đoàn Vũ khí Ba Lan ở Bumar-Labędy đã được phía Ukraine tiếp nhận”.
Tập đoàn Vũ khí Ba Lan, gọi tắt là PGZ là “đối tác công nghiệp chính” của Lực lượng Vũ trang Ba Lan. Nhóm này cũng xác nhận họ đang tiến hành sửa chữa một lô xe tăng khác cho Ukraine.
Vào tháng 4 năm 2023, Đức, Ba Lan và Ukraine đã ký thỏa thuận thành lập một trung tâm ở Ba Lan để sửa chữa xe tăng chiến đấu Leopard 2 được Ukraine sử dụng để chiến đấu chống lại lực lượng Nga.
Trung tâm này đã bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 5.
4. Nhà ngoại giao hàng đầu nói rằng sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine không phụ thuộc vào tiến bộ chiến trường trong một ngày
Nhà lãnh đạo bộ phận đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu cho biết sự hỗ trợ của Liên minh Âu Châu dành cho Ukraine không phụ thuộc vào những tiến bộ trên chiến trường trong một ngày.
“Sự hỗ trợ của chúng tôi không phụ thuộc vào tiến bộ của một ngày. Đó là sự hỗ trợ lâu dài, có cấu trúc vì chúng tôi đang đối mặt với mối đe dọa sinh tồn đối với Âu Châu”, ông Josep Borrell nói trong cuộc họp báo sau cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu ở Kyiv, theo hãng thông tấn nhà nước Ukraine Ukrinform.
Ông nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine “không phụ thuộc vào việc chiến tranh diễn ra như thế nào trong những ngày hay tuần tới”, đồng thời nói thêm rằng “các binh sĩ Ukraine đang chiến đấu với rất nhiều lòng dũng cảm trước các công sự phòng thủ kiên cố của Nga”.
Theo Borrell, các hình ảnh vệ tinh cho thấy trong một số trường hợp, các công sự của Nga có “độ sâu đến 25 km”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu cũng nói rằng nếu các đối tác muốn Ukraine thành công hơn, họ phải cung cấp cho nước này “vũ khí tốt hơn và nhanh hơn”.
Borrell đã đến Ukraine vào thứ Bảy, và kể từ đó ông đã đến thăm thành phố Odesa, vinh danh những người lính đã ngã xuống ở Kyiv và có cuộc gặp cá nhân đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov.
5. Ngũ Giác Đài cảnh báo cạn kiệt quỹ hỗ trợ dành cho Ukraine và kêu gọi Quốc hội hành động
Ngũ Giác Đài cảnh báo hôm thứ Ba rằng mặc dù hiện tại có đủ tiền để tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng nguồn tài trợ có thể cạn kiệt nếu không có hành động nào từ Quốc hội.
“Chúng tôi có đủ cơ quan tài trợ để đáp ứng nhu cầu chiến trường của Ukraine trong thời gian ngắn, nhưng chúng tôi cần Quốc hội hành động để bảo đảm không có sự gián đoạn trong hoạt động hỗ trợ của chúng tôi, đặc biệt là khi Bộ Quốc Phòng tìm cách bổ sung kho dự trữ của chúng tôi”. Singh nói.
Cô nói tiếp: “Như Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã nói hôm thứ Bảy, chúng tôi kêu gọi Quốc hội thực hiện cam kết của Mỹ trong việc cung cấp hỗ trợ cần thiết khẩn cấp cho người dân Ukraine khi họ chiến đấu để bảo vệ đất nước của mình trước các thế lực chuyên chế”.
Singh nói thêm rằng không rõ 1,6 tỷ Mỹ Kim còn lại từ quỹ được phân bổ trước đó cho Ukraine sẽ tồn tại được bao lâu, và nói rằng điều đó phụ thuộc vào “cách sử dụng nguồn tài trợ đó để bổ sung vào kho dự trữ của chúng tôi”.
Cô nói: “Nó thực sự phụ thuộc vào những gì Ukraine yêu cầu. Và một lần nữa, chúng tôi biết rằng ưu tiên của họ là phòng không, pháo binh và cả thiết bị rà phá bom mìn. Vì vậy, tất nhiên đó là điều chúng tôi tập trung vào, đó là những gì chúng tôi chắc chắn cũng sẽ phải bổ sung.”
6. Tòa Bạch Ốc tự tin nguồn tài trợ mới cho Ukraine sẽ được phê duyệt - ngay cả khi có thể xảy ra việc thay đổi chủ tịch Hạ viện
Tòa Bạch Ốc nhắc lại sự tin tưởng của mình rằng Quốc hội sẽ phê duyệt viện trợ mới cho Ukraine - dù có hoặc không có Dân biểu Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy làm Chủ tịch Hạ viện.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với các phóng viên rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận về tình hình với các đồng minh toàn cầu trong cuộc gọi vào sáng thứ Ba.
Tướng Kirby nói: “Chúng tôi biết rằng đại đa số thành viên trong Quốc hội ủng hộ sự trợ giúp bổ sung cho Ukraine và chúng tôi biết cũng như đánh giá cao những tuyên bố của họ về điều đó, bao gồm cả những tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện McCarthy”. “Như đã được chứng minh trong cuộc kêu gọi ngày hôm nay, chúng tôi biết rằng thế giới đang theo dõi.”
Tuy nhiên, không lâu nữa McCarthy có thể không còn là chủ tịch Hạ Viện, khiến người ta nghi ngờ bất kỳ sự bảo đảm nào mà ông đưa ra về việc cung cấp viện trợ mới cho Ukraine.
Dân biểu Matt Gaetz hôm thứ Hai đã đề nghị loại McCarthy khỏi vị trí lãnh đạo cao nhất của Hạ viện bằng cách đưa ra đề nghị các Dân biểu rời khỏi ghế trên sàn Hạ viện - một thủ tục hiếm hoi có thể được sử dụng để buộc phải có một cuộc bỏ phiếu loại bỏ chủ tịch Hạ Viện.
Kirby cho biết cuộc chiến lãnh đạo tại Quốc hội không phải là điều mà Biden sẽ can thiệp vào.
Ông nói: “Đó không phải là điều mà tổng thống sẽ tham gia hoặc nhất thiết phải quan tâm quá mức vào lúc này,” đồng thời chỉ ra những tuyên bố ủng hộ Ukraine từ các đảng viên Cộng hòa khác là bằng chứng cho thấy sự ủng hộ trong đảng trong việc tiếp tục tài trợ.
“Có một số ít người có tiếng nói, một số ít thành viên có tiếng nói đang phản đối điều đó nhưng họ không đại diện cho đảng của họ. Họ không đại diện cho hàng lãnh đạo của họ,” Kirby nói.
Ông cảnh báo rằng việc không phê duyệt khoản viện trợ mới của Ukraine có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường.
“Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta không thể cho phép sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị gián đoạn. Thời gian không phải là bạn của chúng ta”, ông nói.
7. Biden nói chuyện với các đồng minh hàng đầu của Mỹ về sự hỗ trợ của Ukraine
Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện qua điện thoại với một nhóm đồng minh hàng đầu của Hoa Kỳ vào sáng thứ Ba khi tương lai tài trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine vẫn chưa chắc chắn.
“Tổng thống Biden đã triệu tập một cuộc gọi sáng nay với các đồng minh và đối tác để phối hợp hỗ trợ liên tục của chúng tôi cho Ukraine,” Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố.
Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu tạm thời của chính phủ, trong đó đáng chú ý là không bao gồm viện trợ cho Ukraine.
Theo Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, Tổng thống Biden đã trấn an các vị sau:
Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel
Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda
Tổng thống Rumani Klaus Iohannis
Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak
Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu, nhân dịp này, đã nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với Ukraine.
Michel nói: “Chúng tôi đoàn kết và sẵn sàng cung cấp thêm thiết bị quân sự, hỗ trợ tài chính và chính trị cho Ukraine”. “Hòa bình và an ninh ở Ukraine tương đương với hòa bình và an ninh ở Âu Châu.”
Von der Leyen cho biết sự hỗ trợ của Âu Châu dành cho Ukraine “là không lay chuyển” thông qua khoản hỗ trợ tài chính vĩ mô trị giá 50 tỷ euro hay khoảng 52 tỷ Mỹ Kim, mới được đề xuất, một triệu viên đạn được giao trước tháng 3 năm 2024, cũng như “hành động của Liên Hiệp Âu Châu nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình đầy đủ đối với tội ác của Nga chống lại người Ukraine.”
Bản ghi âm cuộc gọi của Ý cũng cho biết Biden “muốn trấn an” các đồng minh của Kyiv về việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
8. Nghị viện Âu Châu thông qua hỗ trợ nhiều năm trị giá 52 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine
Nghị viện Âu Châu cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng các nhà lập pháp Liên minh Âu Châu đã thông qua ngân sách 4 năm sẽ cung cấp tới 52,3 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng do chiến tranh ở Nga gây ra.
Tuyên bố cho biết việc sửa đổi ngân sách được đưa ra nhằm thích ứng với “cuộc chiến chống Ukraine đang diễn ra và các vấn đề di cư ngày càng gia tăng”.
Quỹ dành cho Ukraine sẽ cung cấp tới 52 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho Ukraine trong giai đoạn 2024-2027, nhằm hỗ trợ cải cách, tạo môi trường và điều kiện đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào sự phục hồi của Ukraine.
Nguồn tài trợ này sẽ tách biệt với nguồn tài trợ cho hỗ trợ quân sự.
Ông Josep Borrel cho biết “Mục tiêu của chúng tôi là một đề xuất đầy tham vọng nhưng thực tế...và chúng tôi đã cố gắng giữ nó có mục tiêu nhưng toàn diện. Chúng tôi mong muốn ổn định tình hình của Ukraine bằng một quỹ mới mới trị giá 50 tỷ euro đồng thời củng cố nền kinh tế của Liên Hiệp Âu Châu.”
Đồng thời, Ukraine đang nỗ lực đáp ứng các yêu cầu cải cách của Liên minh Âu Châu như một phần của con đường hướng tới tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu, mặc dù các nhà phân tích dự đoán việc này sẽ mất ít nhất vài năm.
Theo Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, Ukraine sẽ làm việc trên một tài liệu có tên là “lộ trình cho kế hoạch cải cách cho đến năm 2027”.
Phần lớn ngân sách hàng năm của Ukraine được tài trợ bởi các khoản tín dụng từ các nguồn bên ngoài trong khi chi tiêu của nước này tập trung vào tài trợ cho cuộc chiến chống lại Nga.
Shmyhal cho biết kế hoạch sẽ có một số tài liệu với các đề xuất cải cách từ các đối tác, bao gồm bảy điều kiện mà Liên Hiệp Âu Châu đã đặt ra để Ukraine có tư cách thành viên. Đáng kể nhất, những điều này bao gồm hành động chống tham nhũng và rửa tiền, cũng như bảo đảm quyền tự do báo chí và bảo vệ các dân tộc thiểu số.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF, cũng đang xem xét hỗ trợ tài chính cho Ukraine, sau thỏa thuận về gói viện trợ trị giá 15,6 tỷ Mỹ Kim vào tháng 3 được thiết kế để giúp Ukraine phục hồi kinh tế sau những tác động tàn khốc của cuộc xâm lược của Nga. Tuần này, một nhóm IMF đã bắt đầu các cuộc thảo luận kỹ thuật ở Kyiv “với mục đích thảo luận về các biện pháp tài chính, ngân sách, tài chính và cơ cấu.”
Thỏa thuận này là một phần trong gói hỗ trợ tổng trị giá 115 tỷ Mỹ Kim của IMF dành cho Ukraine.
Liên minh Âu Châu cũng đang lên kế hoạch đẩy mạnh các khoản tín dụng để tài trợ cho viện trợ quân sự cho Ukraine, chủ yếu là đạn dược và hệ thống vũ khí.
Hôm thứ Hai, nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã đề xuất một “cơ sở hòa bình” trị giá 5 tỷ Mỹ Kim hàng năm cho Ukraine, một quỹ của Liên Hiệp Âu Châu nhằm hoàn trả cho các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine.
9. Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu đã bác bỏ những ý kiến cho rằng tư cách thành viên của Ukraine trong khối có thể được cấp từ từ trong một số năm.
Phát biểu tại Kyiv sau cuộc họp bất ngờ của các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết tư cách thành viên của Liên Hiệp Âu Châu là được tất cả hoặc không có gì, phản ánh một trường phái tư tưởng ngày càng tăng trong giới ngoại giao.
Một số người, bao gồm cả chủ tịch nghị viện Âu Châu, Roberta Metsola, đã gợi ý rằng một lựa chọn là cho phép Ukraine gia nhập thị trường chung trước khi trở thành thành viên đầy đủ, điều này có thể mất nhiều năm để đạt được.
“Cuộc nói chuyện về tư cách thành viên một phần là vô nghĩa. Thành viên 50%, thành viên 25% thành viên à? Tư cách thành viên là thành viên. Chấm hết. Bạn có muốn tôi nhắc lại nó không? Tư cách thành viên là tư cách thành viên, không có chuyện 50% hay 25%” ông nói.
10. 'Xe tăng T-62M cố thủ của Nga bị tiêu diệt bằng hỏa tiễn GMLRS: Video
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Entrenched Russian 'T-62M Tank' Annihilated with GMLRS Rocket: Video”, nghĩa là “Video cho thấy 'Xe tăng T-62M cố thủ của Nga bị tiêu diệt bằng hỏa tiễn GMLRS.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Một đoạn phim mới lan truyền trên mạng cho thấy các lực lượng của Kyiv đã “tấn công trực tiếp” vào thứ được cho là xe tăng T-62M của Nga dọc chiến tuyến ở Ukraine bằng cách sử dụng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt dẫn đường chính xác.
Trong một đoạn clip có vẻ như được quay bởi một máy bay không người lái của Ukraine và được phát tán bởi một tài khoản Telegram chia sẻ cảnh chiến đấu của Ukraine, một hỏa tiễn GLMRS của Ukraine đã tấn công “một chiếc xe tăng T-62M cố thủ của Nga”, theo tài khoản tình báo nguồn mở OSINTTechnical.
Newsweek không thể xác minh độc lập thời điểm và địa điểm đoạn phim được ghi lại hoặc chiếc xe tăng được hiển thị là T-62M của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã được liên hệ để bình luận qua email.
Cuộc chiến hiện đã bước sang tháng thứ 20 và gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên về sinh mạng và trang thiết bị quân sự. Nhưng thật khó để xây dựng một bức tranh chính xác, độc lập về số lượng xe tăng Nga đã mất trong cuộc xung đột cho đến nay.
Hôm thứ Hai, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất 4 xe tăng chiến đấu chủ lực trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số xe tăng Nga thiệt hại ở Kyiv kể từ ngày 24/2/2022 lên 4.691. Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai cho biết Kyiv đã mất 12.266 xe tăng và xe chiến đấu bọc thép kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện. Không có con số nào có thể được xác minh độc lập. Tuy nhiên, 12.266 xe tăng và xe chiến đấu bọc thép được tin là nhiều hơn số chiến xa Ukraine có thể có.
Trở lại vào giữa tháng 6, khi con số thiệt hại về xe tăng Nga của Ukraine lên tới mốc 4.000, các chuyên gia nói với Newsweek rằng con số của Ukraine có thể không khác xa sự thật bao nhiêu và phản ánh mô hình thất bại của các tiểu đoàn xe tăng Nga kể từ những ngày đầu của cuộc xung đột.
Các đội xe tăng của Nga đã gặp khó khăn do thất bại trong tổ chức và lập kế hoạch, đứt gãy trong chuỗi chỉ huy, huấn luyện kém và thiếu động lực sau khi lực lượng tinh nhuệ thiệt mạng trong những tuần và tháng đầu tiên của cuộc chiến, chỉ còn lại rất ít người để huấn luyện thế hệ xe tăng tiếp theo, các nhà phân tích cho biết vào thời điểm đó.
Theo thông tấn xã tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan, Nga đã mất 83 xe tăng T-62 thuộc các biến thể khác nhau ở Ukraine, trong đó có 64 xe tăng T-62M. Tuy nhiên, vì con số này chỉ bao gồm những tổn thất được xác minh bằng mắt nên con số thực tế có thể còn cao hơn.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, vào đầu năm 2023, quân đội Nga có khoảng 1.800 xe tăng chiến đấu chủ lực, bao gồm 150 chiếc T-62M và T-62MV.
Ukraine có 30 chiếc T-62M và T-62MV trong lực lượng xe tăng gồm 953 chiếc, cơ quan tư vấn quốc phòng cho biết trong ấn phẩm “Cân bằng quân sự hàng năm”, chuyên theo dõi các lực lượng vũ trang thế giới.
Oryx chưa ghi nhận bất kỳ tổn thất nào về xe tăng T-62 của Ukraine được xác nhận tính đến hôm thứ Hai.
11. Bí ẩn chung quanh việc cách chức ngôi sao đang lên Tần Cương của Trung Quốc
Tần Cương, 56 tuổi, được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao vào tháng 12, năm ngoái, 2022, sau 17 tháng làm Đại Sứ của Bắc Kinh tại Washington. Sau cuộc họp báo chính thức đầu tiên của ông ta diễn ra bên lề cuộc họp lập pháp hàng năm của Trung Quốc, các cơ quan truyền thông của cộng sản Tầu không tiếc lời ca ngợi trí thông minh, khả năng phân tích và nói tiếng Anh như gió của anh ta. Tần Cương được coi là người thân tín của Tập Cận Bình và được dự đoán sẽ thay Tập cai trị Trung Quốc. Đột nhiên, Tần Cương mất tích và các tin tức chính thức của Bắc Kinh gọi Vương Nghị là Bộ Trưởng Ngoại Giao, thay vì Tần Cương.
Lý Thượng Phúc, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc cũng là một nhân vật đang lên. Ông ta có mặt ở Nga và Belarus trong các cuộc đàm phán cao cấp với Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, và nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko. Lý Thượng Phúc cũng vừa đột nhiên biến mất.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Did a Sex Scandal Derail China's Foreign Minister?”, nghĩa là “Phải chăng tai tiếng về luyến ái làm trật đường ray của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Bí ẩn xung quanh việc cách chức Tần Cương, cựu ngoại trưởng Trung Quốc, càng trở nên âm u hơn khi có những chi tiết mới được công bố trên các phương tiện truyền thông quốc doanh về mối quan hệ ngoài hôn nhân với nhà báo truyền thông nhà nước Phó Hiểu Thiên.
Theo một báo cáo gần đây của The Wall Street Journal, các quan chức cao cấp ở Bắc Kinh được thông báo rằng Tần Cương bị cách chức vì mối quan hệ này, điều này đã bị phát hiện bởi một cuộc điều tra nội bộ của Đảng Cộng sản Tầu. Các quan chức được cho biết rằng lý do chính thức dẫn đến việc cách chức Tần Cương là do “các vấn đề về lối sống”, được coi là ám chỉ đến hành vi sai trái tình dục.
Phó Hiểu Thiên, phóng viên của Đài truyền hình Phượng Hoàng có trụ sở tại Hương Cảng, trước đó đã đăng bài về con trai bà, Er-kin, trên trang mạng xã hội Trung Quốc Vi Bác mà không đề cập đến cha của đứa trẻ, trước khi Tần Cương bị tước chức vụ ngoại trưởng vào tháng 7. Tờ Financial Times và CNN đều đưa tin chi tiết về mối quan hệ của họ, được cho là bắt đầu từ năm 2010.
Theo tờ Financial Times, Phó Hiểu Thiên có một đứa con ở Mỹ vào năm ngoái thông qua người mẹ đẻ thuê. Mang thai hộ là bất hợp pháp ở Trung Quốc, mặc dù tòa án Trung Quốc không đưa ra phán quyết nào về hình phạt đáng kể trong những trường hợp này.
Tần Cương được coi là người được Chủ tịch Tập Cận Bình bảo trợ và được chỉ định kế vị nhà lãnh đạo Trung Quốc bằng cách thăng tiến nhanh chóng trong các cấp bậc trong Bộ Ngoại giao. Chắc chắn rằng, việc Tần Cương bị sa thải vì vụ việc này, nếu đúng, sẽ rất hiếm vì trong thời gian gần đây, không có chính trị gia cấp quốc gia nào của Trung Quốc bị cách chức vì có vợ bé. Tình trạng ngoại tình, thậm chí công khai có vợ bé của các quan chức Trung Quốc tràn lan giống như tệ nạn tham nhũng và ăn hối lộ.
Thành ra, báo cáo gần đây cho rằng mối tình vụng trộm của Tần với Phó đã khiến Tần mất chức, làm cho những người theo dõi Trung Quốc lâu năm tìm kiếm lời giải thích khác cho sự sụp đổ rõ ràng của người đàn ông được nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc lựa chọn trong nhiều thập kỷ.
Tăng Tuấn Hoa, giám đốc Viện SOAS Trung Quốc ở Luân Đôn, tin rằng ông Tập có thể đã không biết về những vấn đề cá nhân liên quan đến Tần và Lý Thượng Phúc, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, cho đến khi những điều này được những người khác trong chính phủ tiết lộ. Số phận của họ cũng có thể liên quan đến việc họ là đồng minh của Tập.
“Bằng cách loại bỏ tất cả các phe phái lâu đời trước Đại hội Đảng lần thứ 20, Tập đã biến toàn bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc thành phe Tập. Nhưng do bản chất của chính trị trong một hệ thống như vậy, các phe phái trong số những người được Tập Cận Bình bảo trợ sẽ xuất hiện. Đấu tranh nội bộ giữa họ có thể và sẽ dẫn đến việc những người khác bị báo cáo lên ông chủ, là người thấy cần phải hành động”, Tăng nói với Newsweek.
Tháng trước, Reuters đưa tin Lý Thượng Phúc, người vẫn chưa rõ tương lai, đang bị điều tra về tội tham nhũng. Cả Lý và Tần vẫn là ủy viên hội đồng nhà nước, chức danh gần tương đương với chức bộ trưởng nội các.
Trong trường hợp không có câu chuyện đáng tin cậy nào từ Trung Quốc, vẫn có suy đoán rằng việc sa thải Tần Cương có thể liên quan đến các hoạt động gián điệp trong thời gian ông ở Hoa Kỳ. Tần Cương từng là Đại Sứ của Bắc Kinh tại Washington trong 17 tháng từ 2021-2023. Các chuyên gia đã bị chia rẽ về mặt lý thuyết.
“Nếu Tập nghi ngờ Tần phạm tội phản quốc, và làm đặc vụ Mỹ là phản quốc thì ông ấy sẽ trừng phạt Tần rất nhanh. Điều này chưa hề xảy ra nên không thể coi đó là lý do”, ông Tăng nói.
James Lewis, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói với Newsweek: “Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu sa thải những người có vấn đề, sẽ không còn ai cả. Đó có thể là tham nhũng, gián điệp hoặc không trung thành với Tập, và hoạt động gián điệp dường như có nhiều khả năng xảy ra nhất.”
Lewis cho biết, một đứa trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ, được thừa nhận cũng là công dân Hoa Kỳ, có thể đã buộc ông Tập phải hành động trong một tình huống có liên quan đến an ninh quốc gia. Ông Tập đã nhiều lần khẳng định an ninh quốc gia là yếu tố quyết định đối với sự thịnh vượng lâu dài của Trung Quốc.
Theo báo chí đưa tin, Tần Cương và Phó Hiểu Thiên gặp nhau lần đầu vào khoảng năm 2010, khi anh ta được bổ nhiệm đến Vương quốc Anh với tư cách là đại biện lâm thời của Trung Quốc, và cô bắt đầu công việc mới tại văn phòng Luân Đôn của Phượng Hoàng TV sau khi hoàn thành bằng cấp tại Đại học Cambridge.
Cambridge đặt tên một khu vườn theo tên Phó Hiểu Thiên tại trường Cao đẳng Churchill, trường cũ của cô, sau một khoản quyên góp đáng kể, mặc dù nguồn gốc tài sản của Phó Hiểu Thiên vẫn chưa được biết. Phó Hiểu Thiên được tường trình đã đi một chiếc máy bay riêng của Gulfstream từ Los Angeles đến Bắc Kinh vào tháng Tư. Cô đăng tin nhắn cuối cùng của mình lên ứng dụng nhắn tin WeChat của Trung Quốc vào tháng sau.