Ngày 08-10-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phải tiến bước trong chiều hướng của sự hòa giải và hiệp thông toàn vẹn
Bùi Hữu Thư
05:42 08/10/2014
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha ngày 8/10/2014

Anh chị em thân mến,

Trong bài giáo lý vừa qua, chúng ta tìm cách giải thích bản chất và sự huy hoàng của Giáo Hội, và tự hỏi mỗi người chúng ta phải làm gì để trở nên thành viên của dân Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng, có biết bao nhiêu anh chị em khác cũng có cùng đức tin nơi Đức Kitô như chúng ta, nhưng thuộc về các tôn giáo và truyền thống khác. Nhiều người đã khứng chịu sự phân cách này, là điều trong lịch sử thường là nguyên nhân của các cuộc tranh chấp và đau khổ. Ngay cả ngày nay, các mối tương quan không luôn luôn được đánh dấu bằng sự tôn kính và thân thiện … Và chúng ta, chúng ta phải làm sao để giải quyết vấn nạn này? Hay chúng ta có tin tưởng mãnh liệt rằng chúng ta có thể, và phải bước đi theo chiều hướng của sự hòa giải và hiệp thông toàn vẹn không?

Những chia rẽ giữa các Kitô hữu, trong khi làm thương tổn đến Giáo Hội, cũng làm cho Chúa Kitô bị thương. Thực vậy, Giáo Hội, Nhiệm Thể của Chúa Kitô là Đầu. Chúng ta biết rõ Chúa Giêsu hết lòng mong muốn các môn đệ của Người luôn hiệp nhất trong tình yêu Người. Chỉ cần nghĩ đến lời Chúa được ghi trong chương 17 của Phúc Âm Thánh Gioan, lời kinh dâng lên Chúa Cha lúc sắp chịu khổ nạn: “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. (Ga 17:11). Sự hiệp nhất này đã bị đe dọa trong khi Chúa Giêsu hãy còn sống giữa họ: thực vậy, trong Phúc Âm chúng ta đã thấy các tông đồ tranh cãi nhau rằng ai sẽ là người cao trọng nhất (Lc 9:46). Tuy nhiên, Chúa Kitô đã nhấn mạnh rất nhiều về việc hiệp nhất nhân danh Chúa Cha, và làm cho chúng ta hiểu rằng lời tuyên xưng và nhân chứng của chúng ta sẽ đáng tin hơn nếu chúng ta có thể sống hiệp thông hơn và yêu mến nhau nhiều hơn. Đó là điều các Tông Đồ đã hiểu thấu nhờ ơn Chúa Thánh Thần, và ghi tạc trong lòng, đến nỗi Thánh Phaolô đã phải cầu khẩn cộng đồng Côrintô bằng những lời này: “Thưa anh em, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận một lòng một ý với nhau.” (1 Cr 1:10).

Trên hành trình trong lịch sử, Giáo Hội bị cám dỗ bởi thần dữ cố gắng làm cho bị chia rẽ, và tiếc thay, Giáo Hội đã bị thương tổn vì những phân cách nặng nề và đau đớn. Đó là những sự chia rẽ đôi khi kéo dài, cho đến ngày nay, khiến cho khó tái thiết được sự thúc đẩy và trên hết là tìm được những giải pháp khả dĩ thực hiện được. Các lý do dẫn tới sự tan vỡ và chia rẽ có thể đa dạng: từ phân hóa về học thuyết và luân lý, đến các quan điểm khác nhau về thần học và mục vụ, đến các mục tiêu chính trị, đến những tranh chấp vì thù ghét và những tham vọng cá nhân. Điều chắc chắn là, một cách nào đó, sau lưng những sâu xé này luôn luôn có sự kiêu ngạo và ích kỷ, là nguyên nhân của tất cả mọi sự bất đồng, và làm cho chúng ta trở nên khó khoan dung, khó lắng nghe và chấp nhận rằng có một lối nhìn hay một lập trường khác biệt với chúng ta.

Bây giờ, trước tình trạng này, có điều gì mỗi người chúng ta, là thành viên của Giáo Hội Mẹ có thể và phải làm? Chắc chắn rằng, việc cầu nguyện không thể thiếu sót, trong cộng đồng và trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu. Và cùng nhau trong kinh nguyện, Chúa Kitô đòi hỏi chúng ta tái thiết sự cởi mở: Người yêu cầu chúng ta không được khép kín cho sự đối thoại và gặp gỡ, mà chấp nhận tất cả những gì có giá trị và tích cực được trao cho chúng ta từ những người suy nghĩ khác chúng ta hay có những lập trường khác với chúng ta. Chúa yêu cầu chúng ta không chú tâm vào những gì gây chia rẽ, nhưng đến những gì hiệp nhất chúng ta, và tìm cách hiểu biết và yêu mến Chúa Giêsu nhiều hơn để có thể san sẻ sự phong phú của tình yêu Người. Và điều này đòi hỏi rõ ràng là phải bám chặt lấy sự thật, cùng với khả năng tha thứ cho nhau, để cảm nhận chúng ta trực thuộc cùng một gia đình, để coi chúng ta là quà tặng cho nhau, và để cùng nhau làm những điều tốt lành, và những công trình bác ái.
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình, phiên họp bốn và năm
Vũ Văn An
23:37 08/10/2014
Chủ đề phiên họp chung thứ bốn là “Chương Trình Mục Vụ Cho Gia Đình: Các Đề Xuất Hiện Nay” (Phần II, chương 1). Trước nhất, mối nối kết giữa cuộc khủng hoảng đức tin và cuộc khủng hoảng gia đình đã được nhấn mạnh: có người cho rằng cuộc khủng hoảng đầu sản sinh ra cuộc khủng hoảng sau. Lý do vì đức tin bị coi như một mớ các tập tục tín lý trong khi, thực ra, nó chủ yếu là một hành vi tự do nhờ đó ta tín thác nơi Thiên Chúa. Điều này nẩy sinh gợi ý muốn soạn thảo một cuốn cẩm nang dành cho việc dạy giáo lý các gia đình, nhằm củng cố sứ mệnh rao truyền Tin Mừng của nó. Hơn nữa, sự yếu kém đức tin của nhiều người đã chịu phép rửa cũng đã được nhấn mạnh; điều này thường dẫn tới cuộc hôn nhân của những cặp vợ chồng không ý thức một cách thích đáng điều họ đang làm.

Thứ hai, thách thức lớn đối với các gia đình ngày nay đã được nhắc tới; đó là thách đố của “nền độc tài tư duy đơn nguyên” (unitary thought) nhằm đưa vào xã hội những phản giá trị làm méo mó viễn kiến về hôn nhân vốn là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Cuộc khủng hoảng giá trị, chủ nghĩa duy tục vô thần, chủ nghĩa hưởng lạc, và tham vọng quyền lực đang tiêu hủy các gia đình ngày nay, làm nó ra méo mó, làm suy yếu con người và do đó biến xã hội thành mỏng dòn. Cho nên điều quan trọng là phục hồi nơi tín hữu một ý thức thuộc về Giáo Hội, vì Giáo Hội lớn mạnh nhờ lôi cuốn và các gia đình của Giáo Hội lôi cuốn các gia đình khác.

Về phần mình, Giáo Hội, vốn chuyên môn về nhân tính, phải nhấn mạnh tới vẻ đẹp của gia đình và nhu cầu cần có gia đình, vì gia đình là điều không thể thiếu được. Ta cần phải làm sao thức tỉnh nhân loại một lần nữa để họ ý thức được rằng họ thuộc về đơn vị gia đình. Ngoài ra, như một phản chiếu tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu không bao giờ biệt lập, gia đình phải mở lòng chúng ta ra chào đón các mối liên hệ và nối kết với người khác, nhờ thế trở thành nền tảng của xã hội.

Mối liên kết giữa các linh mục và các gia đình cũng đã được nhắc tới: các ngài đồng hành với các gia đình trong mọi giai đoạn quan trọng nhất của cuộc sống, chia sẻ các niềm vui và các nỗi khó khăn; ngược lại, các gia đình giúp các linh mục cảm nghiệm việc độc thân như một cuộc sống viên mãn và quân bằng về xúc cảm, hơn là như một hy sinh. Ngoài ra, gia đình còn được định nghĩa là “cái nôi của ơn gọi” vì chính trong bốn bức tường gia đình, nhờ cầu nguyện chung, ơn gọi làm linh mục luôn được nghe thấy.

Một mối nối kết nữa cũng đã được đề cập, đó là mối nối kết giữa phép rửa và hôn nhân: không có việc khai tâm Kitô Giáo một cách nghiêm túc và sâu xa, ý nghĩa của bí tích hôn nhân sẽ giảm thiểu. Cho nên, phiên họp đã nhấn mạnh rằng không thể chỉ nhìn hôn nhân Kitô Giáo như một truyền thống văn hóa hay một nhu cầu xã hội, mà đúng hơn phải hiểu nó như một quyết định có tính ơn gọi, được đảm nhiệm sau khi được chuẩn bị xứng đáng, một việc chuẩn bị không thể qua loa trong một vài buổi học, mà phải diễn tiến trong một khoảng thời gian nhất định.

Phiên họp sau đó đã lưu ý tới khía cạnh việc làm ảnh hưởng ra sao tới năng động tính của gia đình: đây là hai chiều kích cần được dung hòa, qua giờ giấc làm việc càng ngày càng phải mềm dẻo, các mô thức ký kết khế ước mới, và lưu tâm tới khoảng cách địa dư giữa nơi làm việc và gia đình. Ngoài ra, kỹ thuật có thể dẫn tới chỗ đem việc làm về nhà, khiến cho cuộc đối thoại trong gia đình trở nên khó khăn.

Nhiều phát biểu, nhất là liên quan tới Phi Châu, đã khiến các nghị phụ lưu ý tới các thách đố đối với các gia đình trên lục địa này: đa hôn, hôn nhân theo chế độ lêvi (em trai người quá cố phải lấy vợ người quá cố để đẻ con cho anh ta), các giáo phái, chiến tranh, nghèo đói, cuộc khủng hoảng di dân, áp lực quốc tế phải hạn chế sinh đẻ, v.v… Đó là các vấn đề đang phá hoại sự ổn định của gia đình, khiến nó bị khủng hoảng. Đứng trước các thách đố này, điều cần là phải đáp ứng bằng một cuộc phúc âm hóa sâu sắc, có khả năng phát huy các giá trị hòa bình, công lý và tình thương, phát huy thoả đáng vai trò phụ nữ trong xã hội, giáo dục trẻ em cách thấu đáo và bảo vệ quyền lợi của mọi nạn nhân của bạo lực.

Trong giờ dành cho thảo luận công khai, từ 6 tới 7 giờ tối, phiên họp đã chú ý một lần nữa tới nhu cầu phải có một ngôn ngữ mới trong việc công bố Tin Mừng, đặc biệt nhắc tới các kỹ thuật truyền thông mới. Về tính bất khả tiêu của hôn nhân, đã có nhấn mạnh cho rằng hiện nay, xem ra luật lệ đang chống lại thiện ích của con người. Thực vậy, sự thật về dây hôn phối và tính ổn định của nó đã được khắc ghi trong con người, và do đó, không có vấn đề đặt luật lệ và con người vào thế chống chọi nhau, mà đúng hơn vào thế hiểu cách giúp con người không phản bội sự thật của họ.

Phiên họp đề nghị phải suy tư thêm về các gia đình không nhận được hồng ơn con cái bất kể rất muốn có chúng, và các gia đình tại các vùng bị ảnh hưởng vi khuẩn Ebola.

Sau cùng, hình ảnh Giáo Hội như ánh sáng đã được nhắc nhớ, với hy vọng rằng đây không phải chỉ là ánh sáng hải đăng, vốn sáng hoài và chiếu sáng từ xa, mà còn là ngọn đuốc hay đúng hơn “ánh sáng diụ dàng” đồng hành cùng nhân loại dọc hành trình của họ, từng bước một.

Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình tặng các thành viên của THĐ mỗi người một cuốn Tuyển Tập (enchiridion) dầy về gia đình.

Phiên họp thứ năm

Trong phiên họp chung lần thứ năm vào sáng 8 tháng Mười, một phiên họp Đức Thánh Cha không tham dự vì bận triều kiến chung, cuộc tranh luận chung tiếp diễn về các chủ đề trong Tài Liệu Làm Việc: Các Thách Đố của Gia Đình” (Phần II, chương 2). Cuộc Khủng Hoảng Đức Tin và Cuộc Sống Gia Đình / Các Hoàn Cảnh Cấp Thiết bên trong Gia Đình / Các Áp Lực Bên Ngoài đối với Gia Đình / Các Hoàn Cảnh Đặc Biệt.

Trước nhất và trên hết, cuộc tranh luận tập chú vào Giáo Hội tại Trung Đông và tại Bắc Phi. Cả hai đều đang hiện hữu trong các hoàn cảnh khó khăn về chính trị, kinh tế và tôn giáo, với nhiều vang dội nghiêm trọng đối với các gia đình. Nơi nào luật lệ ngăn cản việc đoàn tụ của các gia đình, thì nghèo đói thường khiến người ta phải di cư, nơi nào có chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và các Kitô hữu không được hưởng ngang quyền với các đồng công dân Hồi Giáo, thì nơi đó thường có nhiều vấn đề khó khăn cho các gia đình do hậu quả của hôn nhân hỗn hợp.

Thực thế, trong các bối cảnh trên, các cuộc hôn nhân liên tôn hay còn gọi là “hỗn hợp” đang diễn ra và gia tăng. Phiên họp cho rằng, vì thế, thách đố của Giáo Hội là hiểu được hình thức dạy giáo lý nào cần đưa ra cho các trẻ em sinh ra từ những cuộc kết hợp này và làm thế nào có thể tôn trọng hoàn cảnh chưa ai biết của những người Công Giáo này, những người, vì kết hợp trong các cuộc hôn nhân hỗn hợp, nên muốn tiếp tục được thực thi tôn giáo của mình. Có người cho rằng không được lãng quên những cặp vợ chồng như thế và Giáo Hội phải liên tiếp chăm sóc họ. Một thách đố khác nữa đã được nêu lên liên quan tới các Kitô hữu trở lại Hồi Giáo để kết hôn: phiên họp cho rằng những trường hợp như thế này cần được suy nghĩ thêm.

Vấn đề không chỉ có tính liên tôn, mà đôi khi còn có tính đại kết nữa: có những trường hợp một người Công Giáo kết hôn hợp giáo luật nhưng rồi vì không thể nhận được án tuyên bố vô hiệu nên đã chuyển qua một hệ phái Kitô Giáo khác, và tái hôn hợp pháp trong giáo phái này. Về khía cạnh này, phiên họp nhấn mạnh rằng: dù thế nào, vì không muốn hại tới gia tài đức tin chung, ta cần phải theo con đường thương xót trong các hoàn cảnh khó khăn.

Liên quan tới những người ly dị và tái hôn, phiên họp nhấn mạnh rằng chắc chắn THĐ phải xem sét vấn đề này với sự khôn ngoan cần thiết đối với các vấn đề quan trọng, nhưng cũng phải phối hơp tính khách quan của sự thật với lòng xót thương đối với con người và các đau khổ của họ. Điều cần nhớ là nhiều tín hữu rơi vào hoàn cảnh này không do lỗi của họ.

Phiên họp cũng nhắc tới cam kết của Tòa Thánh, mà tiếng nói luôn được người ta lắng nghe trong việc bảo vệ các gia đình ở mọi bình diện: quốc tế, quốc gia và vùng miền, nhằm mục đích nhấn mạnh phẩm giá của chúng, các quyền lợi và nghĩa vụ của chúng, và được ghi nhận, như lời Đức Bênêđíctô XVI rằng, tiếng “không” của Tòa Thánh thực sự là tiếng “có” đối với sự sống. Cho nên, phiên họp nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải tranh đấu chống lại sự im lặng về giáo dục và tôn giáo trong các gia đình, vì không hề có chỗ cho do dự mà cần phải dấn thân hơn nữa vào việc làm chứng cho Tin Mừng. Tính sáng tạo trong thừa tác mục vụ luôn luôn là điều cần thiết.

Phiên họp sau đó suy nghĩ về sự đóng góp thiết yếu của tín hữu giáo dân vào việc công bố Tin Mừng trong các gia đình: đặc biệt, các giới trẻ, các phong trào trong Giáo Hội và các cộng đồng mới đang cung hiến một việc phục vụ hết sức quan trọng, thi hành sứ mệnh tiên tri đi ngược lại trào lưu của thời đại. Do đó, lắng nghe và tin tưởng giáo dân được chứng tỏ là việc chủ yếu, vì nơi họ và với họ, Giáo Hội có thể tìm thấy các giải đáp cho các vấn nạn của gia đình.

Một đề tài khác cũng đã được xem xét là đề tài nói về tính tạm bợ của việc làm và nạn thất nghiệp. Sự buồn rầu lo lắng do thiếu việc làm chắc chắn gây ra đã tạo nên nhiều khó khăn trong các gia đình, cùng với cảnh nghèo là cảnh thường ngăn cản họ không có được một mái nhà. Hơn nữa, thiếu tiền bạc thường dẫn tới chỗ “thần thánh hóa” tiền bạc và các gia đình bị hy sinh trên bàn thờ lợi nhuận. Điều cần thiết là tái nhấn mạnh rằng tiền bạc phải phục vụ chứ không được cai trị.

Phiên họp cũng suy nghĩ thêm về nhu cầu cần chuẩn bị hôn nhân tốt hơn, nhất là đặc biệt lưu ý tới việc giáo dục về xúc cảm và tính dục, khuyến khích một phương thức thực sự huyền nhiệm và quen thuộc với tính dục. Sau đó, phiên họp nhắc tới sự đóng góp to lớn của ông bà trong việc chuyển giao đức tin trong gia đình. Phiên họp cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia đình chào đón người cao niên bằng tình liên đới, quan tâm và âu yếm. Cũng một quan tâm như thế phải được dành cho người bịnh, phải khắc phục “nền văn hóa vứt bỏ” mà Đức GH Phanxicô thường cảnh giác.
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình, phiên họp toàn thể thứ ba
Vũ Văn An
23:55 08/10/2014
Tòa Thánh vừa cho công bố bản tổng kết phiên họp toàn thể thứ ba của THĐ về Gia Đình, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha và của 184 nghị phụ.

Chủ đề theo thứ tự trong Tài Liệu Làm Việc là “Tin Mừng Gia Đình và Luật Tự Nhiên” (Phần I, chương 3) và “Gia Đình và Ơn Gọi Của Con Người Trong Chúa Kitô” (Phần I, chương 4).

Khởi đầu phiên họp, THĐ được loan báo rằng Mật Nghị Hội Thông Thường, do Đức Thánh Cha triệu tập vào thứ Hai, ngày 20 tháng Mười, sẽ chú tâm vào tình hình ở Trung Đông, dựa trên kết quả một cuộc hội họp của các Đại Diện của Đức Giáo Hoàng và Bề Trên của nhiều Sở Bộ có năng quyền, được tổ chức tại Vatican từ 2 tới 4 tháng Mười. Chủ đề của mật nghị hội sẽ được Đức HY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Pietro Paroli, trình bày. Cuộc hội họp này cũng được sự tham dự của 6 Thượng Phụ Đông Phương và Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem, Đức Fouad Twal.

Cuộc tranh luận chung sau đó đã tiếp diễn liên quan tới các vấn đề đã nêu ở trên. Mọi người đồng ý rằng cần phải có sự chuẩn bị hôn nhân nhiều hơn, để cuộc hôn nhân không những thành sự mà còn sinh hoa trái nữa. Có gợi ý cho rằng không những phải tìm phương thuốc cho sự thất bại của việc kết hợp vợ chồng mà còn phải tập chú vào những điều kiện giúp nó thành sự và sinh hoa trái nữa. Điều cần là truyền tải một viễn kiến về hôn nhân không coi nó như một đích diểm mà đúng hơn như một con đường dẫn tới một mục đích cao hơn, một con đường dẫn tới tăng trưởng con người và cặp vợ chồng, một nguồn sức mạnh và năng lực. Quyết định kết hôn là một ơn gọi đích thực và trong tư cách ấy, đòi có lòng trung thành và gắn bó để trở thành địa điểm thực sự của tăng trưởng và bảo vệ con người nhân bản.

Vì lý do trên, phải đồng hành với các cặp vợ chồng xuyên suốt hành trình đời sống của họ, bằng một nền chăm sóc mục vụ gia đình thâm hậu và mạnh mẽ. Con đường chuẩn bị bí tích hôn phối, do đó, cần phải dài, được bản vị hóa và cũng phải nghiêm khắc nữa, không sợ vì thế mà giảm con số đám cưới cử hành trong Giáo Hội. Nếu không, sẽ có nguy cơ tràn ngập các tòa án bằng nhiều vụ án hôn phối.

Một điểm nữa cũng đã xuất hiện trong cuộc thảo luận là ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, đôi lúc có tính rất xâm phạm, trong việc trình bày những ý thức hệ trái ngược với tín lý Giáo Hội liên quan tới gia đình và hôn nhân. Về phương diện này, có người cho rằng người Công Giáo phải được che chở nhưng cũng phải được chuẩn bị tốt hơn: Giáo Hội phải cung hiến giáo huấn của mình một cách bén nhọn hơn, trình bày tín lý của mình không phải chỉ như bản danh mục các lệnh cấm, mà còn phải xích lại gần hơn với tín hữu, như Chúa Giêsu vốn làm. Với cung cách hành động tương cảm và dịu dàng này, ta sẽ có thể rút ngắn hố phân cách giữa tín lý và thực hành, giữa các giáo huấn của Giáo Hội và cuộc sống hàng ngày của các gia đình.

Điều cần không phải là chọn lựa giữa tín lý và lòng thương xót, mà đúng hơn là bắt đầu một nền chăm sóc mục vụ thông sáng nhằm, trên hết, khuyến khích các gia đình đang gặp khó khăn, đôi lúc có cảm thức không thuộc về Giáo Hội.

Cuộc tranh luận hôm nay, sau đó, đã một lần nữa hướng về các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn và những người ly dị và tái hôn dân sự. Có người cho rằng Giáo Hội không nên đem lại cho những người này sự phê phán mà là sự thật, với một cái nhìn thông cảm, vì con người lúc nào cũng muốn đi theo sự thật, và họ sẽ đi theo Giáo Hội nếu Giáo Hội biết nói sự thật. “Thuốc viên” thương xót cung hiến chấp nhận, chăm sóc và hỗ trợ. Cũng vì có người chứng tỏ rằng các gia đình đang đau khổ không tìm các giải pháp mục vụ chớp nhoáng, và họ không muốn chỉ là những con số thống kê, mà đúng hơn họ cảm thấy nhu cầu được gợi hứng, đựợc cảm nhận là mình được chào đón và yêu thương.

Phải dành nhiều chỗ hơn cho hình thức luận lý bí tích hơn là luận lý pháp chế. Liên quan tới việc cho phép người ly dị và tái hôn rước lễ, đã có sự nhấn mạnh rằng đây không phải là bí tích dành cho người hoàn hảo, mà đúng hơn cho những người đang đi đường.

Giống như buổi chiều hôm qua, cuộc tranh luận tập chú vào nhu cầu đổi mới ngôn ngữ của việc công bố Tin Mừng và việc truyền tải tín lý: Giáo Hội phải cởi mở hơn với đối thoại, và phải lắng nghe trải nghiệm của các cặp vợ chồng cách thường xuyên hơn, vì không thể làm ngơ các cuộc đấu tranh và các thất bại của họ; đàng khác, các đấu tranh và thất bại này có thể là cơ sở cho một nền thần học đích thực và chân thực. Một lần nữa, liên quan tới vấn đề ngôn ngữ, một số bối rối đã được biểu lộ khi đề nghị cần phải đào sâu ý niệm vốn thuộc linh hứng Thánh Kinh là “trật tự tạo dựng” (order of creation), nếu có thể được nên đổi lại là “luật tự nhiên” cho có ý nghĩa hơn: ý kiến cũng thêm rằng thay đổi từ ngữ là điều không đủ nếu cây cầu đối thoại hữu hiệu với giáo dân không được xây dựng trước. Theo chiều hướng này, có người cho rằng nhu cầu thay đổi được tiên đoán rất nhiều và được nhiều người biết đến phải được hiểu như một hồi tâm mục vụ nhằm làm cho việc công bố Tin Mừng hữu hiệu hơn .

Trong Phiên Họp, ba chiều kích chuyên biệt về gia đình đã được trình bày: ơn gọi phục vụ sự sống, khía cạnh truyền giáo hiểu như làm chứng cho Chúa Kitô qua việc hợp nhất gia đình, và chấp nhận người khác, vì gia đình vốn là trường đầu tiên dạy về “sự khác” (otherness), là nơi ta học được lòng kiên nhẫn và sự từ từ (slowness), ngược với cảnh ngược xuôi xô bồ của thế giới đương đại. Một chiều kích khác của đơn vị gia đình là sự thánh thiện, vì gia đình được giáo dục về thánh thiện là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa, là Giáo Hội tiểu gia phục vụ phúc âm hóa, là tương lai của nhân loại.

Các điểm khác được trình bày trong phiên toàn thể thứ ba liên quan tới tầm quan trọng của việc dạy giáo lý cho các gia đình, nhất là cho các trẻ em, và việc cầu nguyện trong bốn bức tường gia đình, để nó phát sinh ra một thế hệ đức tin đích thực, biến việc truyền tải đức tin từ cha mẹ xuống con cái thành khả hữu.

Cuối cùng, nhu cầu đào tạo các linh mục và các giáo lý viên cách thấu đáo hơn cũng đã được nhấn mạnh.

Dẫn nhập của Chủ Tịch Ủy Nhiệm

Hồi 9 giờ sáng ngày 7 tháng Mười, phiên họp chung của THĐ đặc biệt về Gia Đình đã khởi sự với sự hiện diện của Đức Thánh Cha, tại Sảnh Đường của THĐ trong thành Vatican, để tiếp diễn cuộc tranh luận chung, theo trật tự chủ đề của Tài Liệu Làm Việc.
Chủ đề phiên nhóm hôm nay: Tin Mừng Gia Đình và Luật Tự Nhiên (Phần I, chương 3) và Gia Đình Và Ơn Gọi Của Con Người Trong Chúa Kitô (Phần I, chương 4) đã được mở đầu với phần dẫn nhập ngắn của Chủ Tịch Ủy Nhiệm luân phiên, Đức HY Luis Antonio Tagle, TGM Manila, Phi Luật Tân, với nội dung sau đây:

Trong phiên họp này, chúng ta sẽ bàn tới các chương 3 và 4 thuộc phần I của Tài Liệu Làm Việc, tức, Thông Truyền Tin Mừng Gia Đình trong Thế Giới Ngày Nay. Dưới đầu đề này là chương ba tựa là Tin Mừng Gia Đình Và Luật Tự Nhiên. Nó bao gồm các số 20 tới 49. Để qúy vị ôn nhớ, chương này bàn tới các chủ đề sau đây: Mối Liên Hệ của Tin Mừng Gia Đình với Luật Tự Nhiên (số 20); Các Phản Biện Thực Tế đối với Luật Tự Nhiên liên quan tới việc Kết Hợp giữa Một Người Đàn Ông và Một Người Đàn Bà (27-29); và Lời Kêu Gọi Đổi Mới Ngôn Ngữ (số 30). Chương Bốn, dưới cùng đầu đề này, đánh số từ 31 tới 49, có tựa là Gia Đình và Ơn Gọi của Con Người trong Chúa Kitô. Các chủ đề trong chương này là: Gia Đình, Con Người và Xã Hội (số 31-34); Theo Hình Ảnh Sự Sống Ba Ngôi (số 35); Thánh Gia Nadarét và Việc Học Biết Yêu Thương (số 36-38); Các Khác Biệt, Tính Hỗ Tương và Cách Sống Như Gia Đình (39-42); Gia Đình và Việc Phát Triển Toàn Diện Con Người (43-44); Hướng Dẫn Ước Nguyện Kết Hôn Đổi Mới và Tạo Lập Một Gia Đình và Các Khủng Hoảng Liên Hệ (45-48); và Việc Đào Luyện Liên Tục (49).

Các đóng góp sẽ diễn ra trước chứng từ bản thân và đời thực của Ông Bà George Campos. Cặp vợ chồng này xuất thân từ TGP Manila của con ở Phi Luật Tân. Ông Campos là một nhân viên mục vụ toàn thời gian; ông là chủ tịch và giám đốc chấp hành của chương trình Cặp Vợ Chồng Cho Chúa Kitô. Ông có cử nhân khoa học ngành Kỹ Sư Điện và cao học về Quản Trị Kinh Doanh. Vợ ông, bà Cynthia, là một thiện nguyện viên truyền giáo trong cùng một chương trình Cặp Vợ Chồng Cho Chúa Kitô. Bà có cử nhân khoa học ngành Tâm Lý Học.

Cặp Vợ Chồng Cho Chúa Kitô (viết tắt tiếng Anh là CFC) là một phong trào giáo dân Công Giáo quốc tế với mục đích canh tân và củng cổ đời sống cũng như các giá trị của gia đình. Nó là một trong 122 Hiệp Hội Tín Hữu Quốc Tế. Tổ chức này có chi nhánh và được Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình nhìn nhận chính thức. Nó được một Hội Đồng Quốc Tế điều khiển; Hội Đồng này hoạt đông tại Phi Luật Tân dưới thẩm quyền của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Phi Luật Tân. Cộng đồng này bao gồm các thừa tác vụ gia đình, các chi nhánh xã hội và thừa tác vụ phò sự sống.

Cặp Vợ Chồng Cho Chúa Kitô có nguồn gốc từ Manila, Phi Luật Tân. Nó được thành lập năm 1981 bởi cộng đoàn đặc sủng Ang Ligaya ng Panginoon (LNP) (chữ Phi Luật Tân có nghĩa “Niềm Vui Của Chúa”) như là cánh tay vươn xa nhằm phúc âm hóa các cặp vợ chồng. Khởi đầu năm 1993, tổ chức này thiết lập ra các thừa tác vụ gia đình như Trẻ Nhỏ Cho Chúa Kitô, Tuổi Trẻ Cho Chúa Kitô, Người Độc Thân Cho Chúa Kitô, Nữ Tỳ Của Chúa và Đầy Tớ Của Chúa.

Với nhiều năm tháng, Cặp Vợ Chồng Cho Chúa Kitô đã phát triển khắp thế giới. Hiện nay, nó có mặt tại tất cả 81 tỉnh và giáo phận của Phi Luật Tân và được du nhập vào 163 quốc gia, trở thành lực lượng chính của việc canh tân đời sống gia đình Kitô Giáo.

Bản qui định sứ vụ của nó có khoản: Các Gia Đình Trong Chúa Thánh Thần Canh Tân Bộ Mặt Trái Đất. Được Chúa Thánh Thần tác động, hợp nhất với Giáo Hội Công Giáo, được diễm phúc làm chứng cho tình yêu và phụng sự Chúa Kitô, Cặp Vợ Chồng Cho Chúa Kitô là một cộng đồng hoàn cầu thống nhất gồm gia đình rao giảng Tin Mừng nhằm làm thế giới bừng lửa với sự viên mãn của tình yêu biến đổi của Thiên Chúa.

Giờ đây, chúng ta hãy chào đón Ông và Bà Campos.

Chứng từ của Ông Bà George và Cynthia Campos (Phi Luật Tân)

Trọng kính Đức Thánh Cha, Kính thưa qúy Đức Hồng Y, qúy Đức Cha, qúy anh chị em trong Chúa Kitô

Ơn gọi của chúng con

Cynthia và con lấy nhau năm 1987, diễm phúc được 4 người con. Năm 1990, chúng con trở thành hội viên của Cặp Vợ Chồng Cho Chúa Kitô, một Hiệp Hội Giáo Dân được Đức Giáo Hoàng thừa nhận. Chúng con dấn thân trở thành thứ giáo lý sống động cho viễn kiến sống như “Các Gia Đình Trong Chúa Thánh Thần Canh Tân Bộ Mặt Thế Giới” và sứ vụ của của chúng con “Xây Dựng Giáo Hội Của Gia Đình và Của Người Nghèo” tại 107 quốc gia nơi có sự hiện diện của chúng con.

Biện phân ơn gọi

Con (Cynthia) nộp đơn xin làm nữ tu với Dòng Rosas Hermanas (Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần), một hội dòng chiêm niệm. Con được nhận, nhưng được yêu cầu dự một cuộc cấm phòng do một linh mục hướng dẫn từng người. Cuối cuộc cấm phòng này, vị linh mục bảo con: “Con không có ơn gọi sống đời tu trì. Thiên Chúa sẽ ban cho con một người chồng, chàng sẽ giúp con dưỡng dục con cái; chúng sẽ phụng sự Người trong tương lai. Việc làm của con ở bên ngoài”. Sau việc xem ra bị Chúa từ khước này, con trở lại trường để hoàn tất việc học. Tiện thể con cũng xin thưa, George là người giúp lễ tại cùng tu viện nơi con nộp đơn.

Con (George) thì đang có vị thế cao trong một công ty con từng phục vụ suốt 25 năm. Đến tuổi 46, con quyết định từ chức. Con nói với người chủ rằng: “tôi đã dành nửa cuộc đời thanh xuân của tôi phục vụ công ty này, nay, tôi muốn dành nửa còn lại phụng sự Chúa”. Cynthia lúc 47 tuổi cũng từ chức, thành thử chúng con có thể phụng sự như một cặp.

Chúng con trở nên sâu sắc hơn về đức tin và đức mến đối với Chúa nhờ các cuộc đào luyện sư phạm và những buổi gặp gỡ đọc kinh chung gia đình với các cặp vợ chồng khác. Việc gặp gỡ diễm phúc này với Chúa Giêsu dẫn chúng con tới chỗ trở thành các môn đệ truyền giáo toàn thời gian. Các con của chúng con cũng theo chân cha mẹ. Chúng tham gia Các Thừa Tác Vụ Gia Đình của CFC bắt đầu với Trẻ Nhỏ, Tuổi Trẻ và Người Độc Thân Cho Chúa Kitô. Chúng con đã đi truyền giáo tại Việt Nam, Thái Lan và Úc Đại Lợi.

Vụ mang thai nguy hiểm

Lần mang thai thứ 4, con (Cynthia) bị chẩn đoán mang chứng tiểu đường và nhiễm độc máu lúc có thai. Chúng con được cho hay mạng sống con có thể nguy hiểm nếu con tiếp tục mang thai và đứa con có xác xuất cao sinh ra bất thường. Chúng con được khuyên nên chọn lựa giữa phá thai và chấp nhận nguy hiểm. Đấy quả là một thử thách đối với đức tin và đầu hàng. Chúng con quyết định sinh cháu và tuân theo ý Chúa. Nhờ ơn Chúa, chúng con được mẹ tròn con vuông và con gái Christen của con hiện nay mạnh khỏe, đầy sức sống.

Ung thư vú

Năm 1998, con (Cynthia) được chẩn đoán mắc ung thư vú, chỉ còn 3 tới 6 tháng để sống. Thay vì bỏ dở việc phục vụ, chúng con vẫn tiếp tục, nhờ được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của gia đình và cộng đồng CFC. Lời cầu nguyện của con là “Lạy Chúa, chỉ cần một cái búng tay của Chúa, Chúa có thể thay đổi bệnh tình của con. Chúa chỉ cần chịu làm thế”. Chúa đã nghe lời cầu nguyện của chúng con, nhờ vậy, giờ đây, con đang đứng trước mặt qúy vị, lành lặn chỉ nhờ thuốc thang đơn giản và một liều trụ sinh.

Việc đào tạo và hỗ trợ mục vụ của CFC củng cố và nâng đỡ chúng con và gia đình chúng con trong các thách thức hàng ngày chúng con gặp phải. Nhưng còn những người không được diễm phúc có sự hỗ trợ nhóm thì sao? Và như vậy, sứ mệnh của chúng con cứ tiếp diễn một cách càng ngày càng say mê hơn.

CFC có những thừa tác vụ cho nam giới trưởng thành (Đầy Tớ Của Chúa) và nữ giới trưởng thành (Nữ Tỳ Của Chúa) đang ở một mình, vì người phối ngẫu đang làm việc ở ngoại quốc, hay mất người phối ngẫu vì chết hay vì ly thân, ly dị…

Với những cặp đang gặp hoàn cảnh bất thường, thừa tác vụ Giếng Gia Cóp đã được thiết lập. Thừa tác vụ này được gợi hứng từ câu truyện Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria trong Tin Mừng Thánh Gioan (4:1-42). Thừa tác vụ này hiện không xuông xẻ bao nhiêu vì ngại ngùng đối với nhau, thiếu sự sẵn sàng tương tác với những cặp vợ chồng thông thường vì tổ chức của chúng con chỉ nhằm các cặp lấy nhau trong Giáo Hội.

Một đức ái mục vụ thông sáng nhằm mở ra những hình thức “đồng hành” cải tiến, một nền đào tạo linh đạo phu thê và việc mọi người tham dự vào đời sống Giáo Hội dẫn tới việc hiệp thông trọn vẹn cần được các thừa tác viên thụ phong phát huy và cho thi hành.
Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta. Xin Cám ơn!
 
Top Stories
Chine: Le cardinal Zen appelle les étudiants à cesser d’occuper le pavé hongkongais
Eglises d'Asie
08:57 08/10/2014
« Le gouvernement cherche à faire traîner les choses. Nous ne devons pas tomber dans le piège qu’il nous tend. L’opinion publique demeure à nos côtés, mais nous ne souhaitons pas que les gens payent trop longtemps les conséquences [du blocage du centre de Hongkong]. Il est temps que les étudiants et les lycéens regagnent leurs salles de cours. Il faut que les gens ordinaires retournent au bureau. » Telles sont les mots employés par le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong, pour appeler les étudiants à cesser d’occuper le terrain devant les bâtiments qui abritent le siège du gouvernement local à Admiralty, sur l’île de Hongkong.
Alors que la nuit est tombée sur Hongkong et qu’un accord semble avoir été trouvé pour que des pourparlers se tiennent vendredi prochain entre Carrie Lam, secrétaire en chef du gouvernement local, et des représentants des étudiants, la prise de position du cardinal Zen ne rencontre pas l’assentiment de la HKFS (Hong Kong Federation of Students). Celle-ci affirme que les étudiants ne se retireront pas « tant que le dialogue [avec les autorités] n’aura pas produit de résultat ».

Le cardinal Zen a diffusé son appel à cesser l’occupation du pavé hongkongais ce mercredi 8 octobre à la mi-journée, en le postant sur son blog, sa page Facebook et le site Internet du Centre audio-visuel du diocèse de Hongkong. A l’âge de 82 ans, il venait de passer la nuit de mardi à mercredi dehors, avec les étudiants. « Je suis avec eux, dans la rue avec eux, avait-il déclaré à l’agence AsiaNews. J’ai déjà dormi avec eux deux ou trois nuits, mais à partir de ce soir [mardi 7 octobre], je serai là chaque nuit jusqu’à ce que nous soyons dispersés ou arrêtés. »

Pour le cardinal, la promesse du gouvernement d’engager des pourparlers n’est pas crédible. « Le gouvernement n’est pas sincère. D’un côté, il se dit prêt à entamer des pourparlers ; de l’autre, il dit qu’il n’a pas le pouvoir de revenir sur les décisions prises par Pékin [concernant l’octroi du suffrage universel en 2017 sur une base démocratiquement biaisée]. Cela signifie que le résultat des pourparlers est couru d’avance », explique-t-il.

Sur le plan tactique, le cardinal met en garde contre les manœuvres du gouvernement pour diviser le front des leaders de « la révolution des parapluies », ainsi qu’a été surnommée le mouvement de révolte contre la décision de Pékin à propos du suffrage universel. Seule la HKFS a été invitée à prendre part aux pourparlers de vendredi, sans qu’y soit associée l’autre principale organisation étudiante, Scholarism, ni les cadres d’Occupy Central, ce mouvement prônant la désobéissance civile pour lutter contre la mainmise de Pékin sur Hongkong. « Pourquoi les trois principaux responsables d’Occupy Central n’ont-ils pas été conviés aux pourparlers ? Après tout, ce sont eux qui ont tout organisé et ont mobilisé les gens durant des semaines. Il est clair que le gouvernement essaie de nous diviser et, malheureusement, des jeunes tombent dans le piège en pensant qu’ils peuvent tout diriger. Mais ils n’écoutent pas ! », poursuit celui qui est souvent décrit dans la presse comme « la conscience morale de Hongkong ».

Selon le cardinal, après dix jours de sit-in ininterrompu, il est temps de se replier. Dans l’immédiat, le cardinal se montre prêt à dormir auprès du dernier carré des manifestants afin de les protéger de sa stature de toute attaque violente de la part de la police ou de voyous à la solde des triades locales. Mais, pour l’avenir, il est nécessaire de changer de mode d’action, explique-t-il encore. « Nous ne nous retirons pas parce que nous avons essuyé une défaite. En réalité, c’est une victoire. Une double victoire car nous avons obtenu le soutien de la population [de Hongkong] et nous avons contraint Pékin à dévoiler son vrai visage », déclare-t-il.

Dans une interview au quotidien La Croix diffusée le 7 octobre, le cardinal avait précisé sa pensée en ces termes : « Un premier pas vient d’être franchi pour défendre la démocratie et les libertés, mais maintenant il s’agit de se projeter sur le long terme avec une stratégie solide et bien construite. Nous agissons ouvertement, alors que le gouvernement peut agir dans l’ombre. » Il continuait en rejetant la responsabilité de la cécité de Pékin sur le particularisme hongkongais en expliquant que « les autorités de Hongkong étaient coupables d’avoir donné de fausses informations à Pékin [quant à l’état d’esprit pro-démocratique de l’opinion publique hongkongaise] ». Mais il poursuivait aussi en reprochant à Pékin d’avoir renié ses promesses quant à l’introduction d’un système politique démocratique à Hongkong.

A AsiaNews, le cardinal avait confié : « Le grand mérite des catholiques est d’avoir fortement contribué à ce que tout le monde [impliqué dans la révolution des parapluies] soit uni. Avec le référendum [non officiel organisé en juin dernier par Occupy Central], nous avons fait des propositions pour rapprocher les points de vue. Mais aujourd’hui encore, je milite pour que soit créée une coalition démocratique, afin que nous ne nous montrions pas faibles et divisés face au gouvernement. » (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 8 octobre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền chức LM tại giáo phận Lạng Sơn
GP Lạng Sơn
05:37 08/10/2014
Thánh lễ truyền chức Linh mục tại giáo phận Lạng Sơn.

Vào lúc 9g30 ngày 7 tháng 10 năm 2014, tại nhà thờ Chính Tòa giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân-Giám mục giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng đã truyền chức Linh mục cho thầy Phó tế Vinhsơn Vũ Văn Lễ.

Xem Hình

Toàn thể giáo phận LS-CB từ hôm nay hân hoan cảm tạ Thiên Chúa đã ban thêm cho giáo phận một tân Linh mục phục vụ trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận.

Cùng đồng tế với ĐGM giáo phận có cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh và hơn 50 Linh mục trong và ngoài giáo phận.

Hiện diện trong thánh lễ còn có quý thầy Phó tế, quý chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ, quý Ông Bà cố, quý thân nhân, ân nhân của Tân Linh mục và các tín hữu đến từ 12 giáo xứ trong giáo phận. ngoài ra còn có khoảng 30 anh chị em tôn giáo bạn cùng tham dự thánh lễ. Tất cả đã làm cho bầu khí thánh lễ thêm tươi vui long trọng trong một buổi sáng với tiết trời se lạnh cùng ánh nắng chan hòa.

Khởi đầu thánh lễ, ĐGM mời gọi cộng đoàn: “Anh chị em rất thân mến, hôm nay chúng ta hiệp nhất trong ngôi nhà thờ Chính Tòa này để cùng với giáo phận, với gia đình của Tân chức và với mọi người cất tiếng tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn Thiên Chúa đã thương chọn gọi người con, người anh em của chúng ta là người chẳng có công gì, hay gia đình của tân chức có công gì, nhưng chỉ vì tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Thiên Chúa và toàn thể các Thánh cho Tân chức luôn trung thành trong sứ vụ mà Thiên Chúa và Giáo Hội trao phó. Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính mỗi người chúng ta nên những người có đời sống biết hy sinh, biết cầu nguyện và nâng đỡ Tân chức trong việc thi hành sứ vụ”.

Sau bài huấn dụ của ĐGM là nghi thức truyền chức Linh mục. Cha chưởng nghi Gioan Đỗ Khắc Doãn xướng danh tiến chức. Sau đó, cha Tổng Đại diện tiến lên xin ĐGM truyền chức Linh mục cho tiến chức và ĐGM đã chấp thuận việc truyền chức, lúc này cả cộng đoàn cùng vui mừng vỗ tay vang dội.

Nghi thức truyền chức Linh mục diễn ra với lời tuyên hứa của tiến chức, kinh cầu các thánh, việc đặt tay và lời nguyện truyền chức của ĐGM; sau đó là nghi thức diễn nghĩa xức dầu, mặc áo lễ, trao chén thánh và ôm hôn bình an.

Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể sau nghi thức truyền chức kết thúc.

Sau thánh lễ, vị Tân chức đã dâng lời cám tạ Hồng Ân Thiên Chúa, cảm tạ ĐGM, quý Ông Bà cố, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý Chủng Sinh và tất cả cộng đoàn đã hiệp thông cầu nguyện, vất vả hy sinh phục vụ cho thánh lễ hôm nay được diễn ra tốt đẹp.

Như vậy, với thánh lễ truyền chức hôm nay, số Linh mục trong giáo phận LS-CB đã lên tới 19 Linh mục, trong đó có 9 Linh mục Dòng và 10 Linh mục Triều. Quả thực, đây là niềm vui cho giáo phận truyền giáo miền sơn cước này.

Chúng ta tiếp tục tạ ơn và cầu xin cho cánh đồng truyền giáo của giáo phận thêm nhiều Linh mục, cầu nguyện cách riêng cho Tân chức hôm nay mỗi ngày một trở nên như lòng Chúa mong ước.
 
Giáo xứ Cao Xá; khai mạc năm thánh kỷ niệm 60 năm thành lập
Cao Xá
23:21 08/10/2014
Giáo Xứ Cao Xá - Giáo Phận Phú Cường: Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập

WĐM (08-10-2014) – Nhằm đánh dấu một chặng đường lịch sử đối với cộng đoàn Giáo xứ Cao Xá – Giáo phận Phú Cường, vào lúc 09g00’ ngày Chúa Nhật 05-10-2014, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Vị chủ chăn Giáo phận, đã chủ sự Thánh lễ trọng thể kính Đức Maria Mân Côi và nghi thức khai mạc Năm Thánh dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo xứ.

Xem Hình

Lịch sử của Giáo xứ Cao Xá – Giáo phận Phú Cường có thể nói được đánh dấu qua chính biến của xã hội Việt Nam. Ngày 20 tháng 8 năm 1954, Cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Dụ, OP. đã đưa giáo dân Cao Xá – Hưng Yên di cư vào Nam. Sau những tháng ngày lênh đênh trên biển, Cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Dụ, OP., Cha Giuse Nguyễn Văn Thông, OP. cùng 11 làng thuộc Giáo xứ Cao Xá đã tá túc tại sân đua ngựa Phú Thọ, Sài Gòn. Sau những lần “thám thính” đất lành cho dân chúng tại Long Xuyên, Đồng Nai, Tây Ninh, Cha xứ Vinhsơn đã đưa bà con về khu rừng Tầm Long, Trảng Lớn, Tây Ninh; và tại đây, Cha Vinhsơn đã cùng bà con Cao Xá làm nên một vùng đất “linh thánh”. Nói như thế, vì vùng Tây Ninh là cái nôi của đạo Cao Đài, anh em Cao Đài có mặt các nơi ở đây và hoạt động rất mạnh. Hiện tại anh em Cao Đài cũng có một Tòa Thánh Tây Ninh ngay tại trung tâm thành phố Tây Ninh.

Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, dưới sự hướng dẫn và coi sóc của các Cha xứ thuộc Dòng Anh Em Giảng Thuyết (Dòng Đa Minh): Cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Dụ, OP.; Cha Giuse Nguyễn Văn Thông, OP.; Cha Phêrô Trần Văn Huấn, OP.; Cha Micae Nguyễn Văn Bắc, OP. và hiện nay là Cha Gioan Baotixita Trần Quang Hiển, OP.; cùng biết bao sự hy sinh của các bậc tiền nhân đã dày công vun đắp và xây dựng, Giáo xứ đã vượt qua những vất vả khó khăn, những thăng trầm của cuộc sống cả về đức tin lẫn vật chất, để có được như ngày hôm nay.

Một chặng đường lịch sử 60 năm đã qua và còn là một bước tiến mới trong tương lai của cộng đoàn Giáo xứ, đồng thời như là một điểm dừng để cộng đoàn Giáo xứ Cao Xá cất lên lời cảm tạ tri ân với Thiên Chúa và mọi người, Đức Thánh Cha Phanxicô qua Vị Giám mục Giáo phận, đã ưu ái cho phép cộng đoàn Giáo xứ mở Năm Thánh kèm theo phép lành Tòa Thánh ban ơn Toàn Xá; theo đó, Năm Thánh được bắt đầu từ ngày 05-10-2014 và kết thúc ngày 25-12-2015.

Ngày trọng đại của Giáo xứ thêm niềm vui hơn nữa khi Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã về chủ tế Thánh lễ và nghi thức khai mở Năm Thánh. Cùng hiện diện với Đức Cha Giuse, còn có Cha Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP., Phụ tá Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha nguyên Chánh xứ, Quý Cha Bề trên và Quý Cha thuộc Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam cũng như Quý Cha Khách; Ngoài ra, tham dự trong Thánh lễ, còn có Quý Bề trên, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý Ân Nhân, Quý Khách và đông đảo cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Cao Xá.

Trước khi đoàn rước tiến vào Thánh Đường, Đức Cha Giuse đã long trọng cử hành nghi thức khai mở Năm Thánh. Cha phụ tá Giám tỉnh Vinhsơn đã tuyên đọc Thỉnh Nguyện Thư xin phép mở Năm Thánh, và sau đó, Cha nguyên chánh xứ Micae tuyên đọc sắc lệnh của Tòa Thánh cho phép khai mở Năm Thánh.

Trước khi bước vào Thánh lễ, Giáo xứ hân hoan chào mừng Đức Cha Giuse cũng như diễn tả niềm vui khởi đầu Năm Thánh với phần diễn nguyện, đồng thời cất cao lời ca của bài hát mừng 60 năm hồng ân.

Thánh lễ được tiếp nối sau đó cách long trọng và sốt sáng, với phép lành Tòa Thánh ban ơn Toàn Xá cho cộng đoàn phụng vụ qua Đức Cha Giuse chủ tế.

Niềm vui còn được nối tiếp sau Thánh lễ bằng bữa tiệc nhẹ của mọi người trong sự chia sẻ và hiệp nhất.

Xin Chúa tiếp tục ban bình an và tuôn đổ ân sủng của Người cho cộng đoàn Giáo xứ Cao Xá. Xin thánh phụ Đa Minh luôn cầu bầu cùng Chúa cho chúng con luôn trung thành với sứ vụ: “HÃY ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG”.

Ban Biên Tập Giáo Xứ Cao Xá, tháng 10/2014
 
Giáo Xứ Lạc Lâm; Thánh Lễ Mừng 60 Năm Thành Lập Và Kính Đức Mẹ Mân Côi Bổn Mạng
Lạc Lâm
23:21 08/10/2014
Giáo Xứ Lạc Lâm - Giáo Phận Đà Lạt: Thánh Lễ Mừng 60 Năm Thành Lập Và Kính Đức Mẹ Mân Côi Bổn Mạng

Xem Hình

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria Mân Côi, vào lúc 9g30, ngày 07 tháng 10 năm 2014, Giáo xứ Lạc Lâm long trọng tổ chức Mừng Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo xứ và Mừng Bổn Mạng Đức Mẹ Mân Côi. Trong thánh lễ hôm nay có sự hiện diện của Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Giáo Phận Đà lạt, chủ tế Thánh Lễ, cùng đồng tế với ngài có Quý Cha quản hạt, Quý Cha bề trên Dòng Đa Minh, Quý Cha trong Giáo hạt, và Quý Cha quê hương Lạc Lâm.

Trước ngày kỷ niệm đặc biệt này, Cha chánh xứ đã cho tu sửa thánh đường chỉn chu, thoáng đãng hơn. Đến gần ngày mừng lễ, giáo xứ có tổ chức các sinh hoạt thi đấu thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn và đặc biệt là buổi văn nghệ “cây nhà lá vườn” do các giáo họ và các giới trong giáo xứ biểu diễn, ôn lại những kỷ niệm từ ngày hình thành và phát triển Giáo xứ cho đến ngày hôm nay. Tất cả các sinh hoạt diễn ra cách tốt đẹp, nghiêm túc, đem lại nhiều niềm vui, tiếng cười và những tâm tình cảm xúc khác nhau từ các cụ cho đến các em thiếu nhi.

Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tạ ơn Đức Mẹ Mân Côi đã gìn giữ đoàn chiên chúng con suốt 60 năm qua. Xin Đức Mẹ tiếp tục bầu cử và gìn giữ che chở chúng con, như Mẹ đã đồng hành với chúng trong suốt 60 năm qua. Xin ghi ơn quý cha cố đã đồng hành và xây dựng Giáo xứ Lạc Lâm thân yêu này. Xin ghi ơn quý cụ và quý vị ân nhân đã đồng hành và giúp đỡ cho việc tu sửa thánh đường thật khang trang và thoáng mát.

Ban truyền thông Gx Lạc Lâm
 
Tin Đáng Chú Ý
Ký sự của một thiếu nữ gốc Việt tại Hong Kong
Nancy Nguyen
09:06 08/10/2014
“…Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. Chín mươi (90) triệu người VN là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay…”

Day - Ngày 0

Hồng Kông đón tôi thân thiện lạ thường. Trời hừng hực cái nóng miền nhiệt đới, phố xá chật chội chen chúc nhau san sát. Những con đường nhỏ xíu mà tới 2 làn xe chạy. Và người, cứ đan vào dòng xe đi mãi. Hongkong bé tẻo teo nên nhà cửa cứ thi nhau vươn đến tận trời xanh. Giữa ngổn ngang nhà hàng, tiệm thuốc bắc, và cơ man nào là tả phí lù hàng quán, tôi thấy thấp thoáng một Chợ Lớn của Việt Nam mình. Nếu cộng thêm tiếng còi xe inh ỏi và tiếng người mình gọi nhau í ới, thì đúng là Việt Nam mất rồi! Lại nghĩ … giá như …

Taxi đưa tôi vào khu trung tâm rồi … bỏ rơi tôi ở đó. Chẳng cần nhắc, HongKong cũng “tặng” cho tôi một cơn mưa bất chợt, hên, tôi đã kịp “tậu” xong một chiếc dù. Mưa, và tôi, giữa phố mênh mang. Nghe như vùng ký ức nào vẫy gọi. Nhớ một thủa xa xôi, có tôi và những cơn mưa cuối hạ. Giữa lòng đường trống, nhìn những con người hối hả lướt ngang, trong khoảnh khắc tôi đã ngỡ mình đang ở giữa Sài Gòn. Để rồi cay đắng nhận ra, có giống nhau nhiều đấy, nhưng quê hương … sẽ còn lâu lắm …

Ngẫm cũng hay, mọi con đường ở HK đều dùng song ngữ, và người HK nào cũng đều nói được hai thứ tiếng Anh - Hoa. Nên cái đứa ngờ nghệch từ bên kia quả địa cầu này chẳng khó khăn gì để tìm đến được ngay “điểm nóng”.

Phần 1

Dù đã được báo trước là các bạn trẻ ở đây biểu tình. .. trên cả tuyệt vời, tôi vẫn không ngờ được những gì diễn ra trước mắt mình. Các bạn trẻ trong hình, tôi gọi vui là "tổ charge phone". Một đội hoàn toàn tự phát gồm các bạn sinh viên thay phiên nhau lại trực, bất cứ khi nào cũng có ít nhất 6, 7 bạn "có mặt tại hiện trường". Các bạn mang theo đầy đủ thiết bị, dây charge cho các loại phone thông dụng. Có cả một hệ thống sổ sách để ghi lại số phone của những người gửi. Người chụp chung với tôi trong hình là bạn trưởng nhóm, tên Sirius Lee. Sirius nói với tôi, bạn đọc được trên báo rằng mọi người than phiền chuyện phone hết pin nên đã tự nguyện mang đồ ra đây charge free.

Ở đây có nhiều bạn trực xuyên đêm. Ngủ gục ngay tại chỗ. Nhiều bạn đã "đóng đô" ở đây nhiều ngày liên tục. Hôm qua đến nơi, tôi đã ở lại nói chuyện với các bạn ấy đến tận khuya, và cũng gục tại đây một lúc: )

Vô cùng thật thà, trật tự, và hiếu khách, các bạn đón tôi như đón 1 người bạn thân: )

Phần 2

Bước ra khỏi "tổ charge phone" để đến khu biểu tình, tôi tiếp tục bị. .. choáng tập hai. Trên tất cả các "ngõ vào" tự phát giữa các bức ngăn bê tông, là các bậc thang. .. cũng tự phát nốt. Mọi người góp thùng, ghế, bất cứ vật liệu gì, để làm thành các bậc thang cho mọi người tiện bước qua. Tại tất cả các ngõ vô tự phát này, là các bạn sinh viên thay nhau đứng giúp đỡ người khác qua an toàn. Mỗi một ngõ vô luôn có từ 2 đến 3 bạn sinh viên chỉ đứng làm nhiệm vụ nâng, và đỡ người bước qua hàng rào chắn, để đảm bảo không có tai nạn sảy ra.

Bên trong khu vực biểu tình là vô số những lều tiếp tế. Họ dự trữ chủ yếu là nước uống, ruy băng vàng, ít thức ăn nhẹ, các dụng cụ cứu hộ y tế, và nhất là. .. dù, rất nhiều dù. Các bạn chỉ phát không, nhưng tôi không có thói quen nhận miễn phí nên đã đề nghị trả tiền. Các bạn thẳng thắn: tất cả đều là đồ của người dân thành phố, chúng tôi không lấy tiền. Vâng. Tất cả đều là đồ của người dân HK tiếp vận cho các bạn trẻ. Rất nhiều người bảo tôi, mấy ngày nay đóng đường, việc đi lại khó khăn, tôi đi làm rất vất vả, NHƯNG HK CẦN NHƯ THẾ, PHẢI NHƯ THẾ, tôi không phiền.

Các bạn trẻ luôn luôn tự bảo nhau dọn rác và giữ bình tĩnh. Luôn luôn là như thế, trên mọi khẩu hiệu về tự do, dân chủ, phổ thông đầu phiếu, tranh đấu vì tương lai, là những khẩu kêu gọi nhau giữ bình tĩnh, và dọn rác.

HongKong ngày mai sẽ rất khác HK của ngày hôm nay. HK ngày mai, sẽ là 1 thế hệ hệ những con người có ý thức cao bậc nhất thế giới.

Phần 3

HongKong là một miền đất lạ lùng. Những người khởi xướng đầu tiên hết, cho một phong trào đòi dân chủ làm chấn động cả thế giới hôm nay, lại là những người rất rất trẻ. Trẻ đến nỗi theo “cái nhìn VN” thì các bậc phụ huynh có lẽ sẽ bảo các bạn ấy nên về bú cho xong bình sữa. Nói thế để biết rằng, thưa các bạn sinh viên, thanh niên VN, các bạn không hề là quá nhỏ cho cuộc chơi chính trị. ĐỪNG BAO GIỜ cho phép bất cứ ai bảo với bạn rằng “nhãi con biết gì”, hay “đã có người lớn lo!” vì chính các bạn cũng hiểu rằng tất cả những điều đó đều là ngụy biện!

Các bạn nên nhớ, các bạn có quyền bỏ phiếu từ năm 18 tuổi, điều đó đồng nghĩa với việc, mỗi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều đã đủ trưởng thành, trước pháp luật, trong suy nghĩ và nhận thức. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai, cá nhân, hay tổ chức nào bảo các bạn còn quá nhỏ. Nếu ai đó nói các bạn chưa đủ trưởng thành, hay hỏi họ câu này: Tổng bí thư thứ nhất của đảng CSVN tham gia chính trị lúc mấy tuổi, và được bổ nhiệm chức vụ tổng bí thư lúc mấy tuổi? Không ai, không cá nhân hay tổ chức nào được quyền bảo các bạn còn quá trẻ. Và, nên nhớ, các bạn không hề là quá trẻ để thay đổi vận mệnh đất nước này, dân tộc này.

Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. Chín mươi (90) triệu người VN là chúng ta! Là chính chúng ta! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay. Vâng, chính khối óc, chính bàn tay này, sẽ phải là khối óc, và bàn tay làm nên cuộc đổi thay. Không phải là ai khác, không phải là thế hệ nào khác.

Đừng bao giờ để bất cứ ai bảo với bạn rằng, VN nhỏ bé, phải đối đầu với TQ một cách khôn ngoan. Bởi chính các bạn hiểu sâu sắc rằng: Đó cũng là nguỵ biện! HK không có đến 1 người lính của riêng mình. Nhưng chính trong khó khăn đó, HK làm cả thế giới nghiêng mình ngả mũ. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai bảo các bạn hãy bỏ cuộc chỉ vì VN yếu hơn TQ nhiều lần. Vì chính các bạn biết rằng sức mạnh của tập thể còn mạnh mẽ gấp trệu cần súng đạn.

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, vì đó, là phần Người nhất trong mỗi một con người.

Ngày hôm nay HK xuống đường, bao giờ sẽ đến Việt Nam?

Phần 4

Bạn biết không, đôi khi, những điều phi thường nhất lại được diễn tả bằng những điều bình thường nhất trong cuộc sống.

Ngay từ khi tới, HongKong đã nắm lấy tay tôi, đưa tôi đi giữa phố phường chen chúc, thăm cơ man nào là khuôn mặt, những khuôn mặt làm cả thế giới xúc động, có khi nghẹn ngào. Chỉ đến khuya nay, khi ngồi lại bên nhau trong bữa tối, nhìn các bạn và vội vài miếng cơm trong cơn đói mèm. Tôi ngắm họ ăn say sưa đến quên cả trời đất, mới chợt nhớ ra một điều mình đã quên mất từ lâu: các bạn ấy cũng chỉ là những con người.

Thế giới nói về sinh viên HK như những chiên binh, những người hùng. Còn tôi, tôi thấy họ Người lắm, như chính tôi, NHƯ CHÍNH BẠN. Họ bảo với tôi, họ không hề gan dạ, quả cảm như báo chí ca ngợi. Họ cũng hèn nhát, cũng sợ hãi, Đại Lục có tất cả, còn họ, họ có gì? Họ thừa nhận hết, rằng họ cũng sợ bị thanh trừng, sợ từ nay về sau, có thể cuộc sống của họ sẽ không bao giờ còn như trước nữa. Rồi học hành, rồi công việc, rồi cả mẹ cha… Họ nói với tôi, như chưa từng được nói với bất kỳ ai khác, những trăn trở rất con người mà truyền thông không bao giờ thèm đếm xỉa tới. Có vài người đã khóc. Trong giọt nước mắt không đủ nặng để lăn trên gò má, chỉ đủ để làm khoé mắt long lanh dưới ánh đèn siêu thị, tôi thấy được những cuộc đời trần trụi. Rồi họ nhìn tôi, kiên nghị: Nếu bảo chúng tôi không sợ hãi, thì đó là nói láo, nhưng nếu HongKong cần, chúng tôi cũng vẫn sẽ dấn thân, bời vì, HongKong cần chúng tôi.

Ở HK, tôi thấy được sự vĩ đại của những con người bình thường. Và chính sự bình thường đó, làm nên điều vĩ đại.

“Bởi vì HongKong cần chúng tôi!” Tôi nghe khoé mắt mình cay, và ruột gan như có ai đem dao đến cứa. “Bởi vì HongKong cần chúng tôi!” lẽ đơn giản như thế, mà sao với dân tôi nó xa xôi nhường vậy…

Việt Nam ơi! … Hãy tỉnh dậy đi!

(Nguồn: Nancy Nguyen, Security Check Facebook)
 
Văn Hóa
Gia đình
Đinh Văn Tiến Hùng
15:18 08/10/2014
GIA ĐÌNH

Hiệp Thông Cầu Nguyện trong Ánh Sáng Tin Mừng
‘Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình’
Khai mạc ngày 5/10/2014.


Hãy hỏi Gia đình có phải là chốn,
Sau khi bạn không còn có nơi về ?
Nhưng dù bạn đã chối bỏ lời thề,
Vẫn còn bao cánh tay đang chờ đón.

Bạn phải biết hôn nhân là ơn gọi,
Vì yêu thương Thiên Chúa đã lập ra,
Gia đình tiên khởi A-đam E-và,
Là bí tích đầu tiên trao nhân loại.

Luật Chúa truyền ta không được hủy hoại,
Suốt một đời sướng khổ vẫn bên nhau,
Sống trung trinh thắm thiết bạc mái đầu,
Tình yêu gắn bó đến khi vĩnh biệt.

Hoa trái tình yêu chính là con cái,
Là phần thưởng tuyệt hảo của Chúa Trời,
Phải nuôi dưỡng giáo dục cho nên người,
Hữu dụng cho đời, rạng danh Giáo Hội.

Ngày nay cuộc sống hôn nhân tội lỗi,
Bởi đam mê trụy lạc sống cho mình,
Sống buông thả, cho là nét văn minh,
Nhưng đó là văn minh của thần chết.

Không Gia đình nhân loại sẽ tiêu diệt,
Không Gia đình nhân loại sẽ về đâu,
Không Gia đình nhân loại trên địa cầu,
Cũng chỉ là vật vô tri vô giác.

Thảm họa đó được Giáo Hội minh xác :
‘Thượng Hội Đồng Ngoại Thường Về Gia Đình’
Tìm hướng đi cho thế giới hồi sinh,
Trong ơn gọi của Tình Yêu Thiên Chúa.

Gương sáng ngời Gia đình Na-gia-rét,
Thánh Giuse và Trinh Nữ Maria,
Cùng Chúa Giêsu yêu mến chan hòa,
Thánh Gia Thất thật tấm gương cao cả !

Chẳng muộn đâu nếu khi mình sa ngã,
Nhưng thực tâm hối cải muốn quay về,
Như đứa con phung phá trở về quê,
Cha Nhân Từ sẽ thứ tha tất cả.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chợ Đồng Xuân Hànội Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
20:23 08/10/2014
CHỢ ĐỒNG XUÂN HÀNỘI XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hà Nội nay thay áo mỗi ngày
Hà Nội trong anh vẹn nguyên rất thật
Mỗi bận thả trôi giữa dòng tất bật
Anh ngỡ thả hồn trong yêu nhớ mênh mông…
(Trích thơ của Khải Nguyên)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 02-08/10/2014: Câu chuyện về Bài Ca Đức Mến của Thánh Phaolô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:20 08/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các thiên thần là bạn đồng hành của ta trên hành trình dương thế

Sự hiện hữu của các thiên thần hộ thủ không phải là kết quả của một đầu óc giàu trí tưởng tưởng nhưng các ngài thật sự là bạn đồng hành mà Thiên Chúa đặt để trong cuộc hành trình dương thế của chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng như thế trong thánh lễ sáng thứ Năm 02 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta, nhân lễ kính Các Thiên Thần Hộ thủ.

Đức Thánh Cha nói rằng trong bài đọc hôm nay chúng ta thấy hai hình ảnh: thiên thần và trẻ em. Thiên Chúa đặt một thiên thần bên cạnh chúng ta để trông nom chúng ta. Nếu ai tự phụ cho rằng mình có thể độc hành trong cuộc sống thì họ sẽ mắc sai lầm. Họ sẽ rơi vào cái bẫy của sự kiêu ngạo, tự phụ. Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ hãy trở nên như trẻ thơ. Các môn đệ tranh luận về việc ai là người lớn nhất trong số họ và đã xảy ra một sự tranh chấp nội bộ. Nơi các ông có thể đã manh nha sự ham hố quyền bính?

Các tông đồ là những vị giám mục tiên khởi cũng đã bị cám dỗ về quyền lực. “Tôi muốn lớn hơn anh …” Các giám mục đầu tiên đã không làm gương tốt trong chuyện này, đó là một thực tế rõ ràng. Chúa Giêsu dạy họ phải có thái độ của một đứa trẻ: ngoan ngoãn, cậy dựa, cần sự giúp đỡ, bởi vì trẻ em là hình ảnh cho thấy cần sự giúp đỡ, để có thể bước đi. Thái độ của một đứa trẻ là đến gần và chiêm ngưỡng Chúa Cha. Chúng lắng nghe tiếng nói của các thiên thần hộ thủ bằng trái tim rộng mở và ngoan ngoãn.

Theo truyền thống Giáo Hội, mỗi người chúng ta đều có một thiên thần hộ thủ. Các ngài bảo vệ chúng ta, giúp chúng ta nghe tiếng Chúa: Tôi nên làm điều này, tôi không nên làm điều kia, đó là điều không đúng, hãy cẩn thận … Tiếng nói ấy vang lên thường xuyên. Đó là tiếng nói của người bạn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Hãy vững tin rằng thiên thần sẽ dẫn dắt chúng ta đi trọn cuộc hành trình, luôn cố vấn cho chúng ta. Và như vậy, chúng ta lắng nghe tiếng nói của các ngài, đừng nổi loạn chống lại tiếng nói ấy. Vì khi nổi loạn chính là muốn tự quyết, đó là thái độ kiêu ngạo, như chính sự kiêu ngạo của Adam xưa trong vườn địa đàng. Đừng bao giờ nổi loạn nhưng hãy lắng lời khuyên bảo của các thiên thần.

Không ai muốn độc hành trên suốt hành trình. Đồng hành luôn là điều cần thiết. Khi chúng ta không muốn nghe lời khuyên của các thiên thần, giống như là chúng ta xua đuổi ngài “đi đi! Nguy hiểm biết bao nếu ta xua đuổi người bạn đồng hành, bởi vì sẽ không còn ai có thể tư vấn cho ta. Tôi có thể đưa ra lời khuyên cho người khác, nhưng không làm được như thế cho chính mình. Chúa Thánh Thần khuyên tôi, thiên thần khuyên tôi. Đây là lý do tại sao chúng ta cần đến các thiên thần. Sự hiện hữu của các Thiên thần hộ thủ không phải là kết quả của đầu óc giàu trí tưởng tưởng nhưng là bạn đồng hành mà Thiên Chúa đặt để trong cuộc hành trình dương thế của chúng ta.

Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa phán như sau: “Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt con để bảo vệ con, đồng hành cùng con trên hành trình để con khỏi vấp ngã”.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng như sau:

“Hôm nay chúng ta hãy tự chất vấn mình câu hỏi này: Tôi liên hệ ra sao với thiên thần hộ thủ của tôi? Tôi có nghe theo tiếng ngài không? Tôi có nhớ đến ngài vào mỗi mai thức dậy không? Tôi có xin ngài canh chừng giấc ngủ của tôi không? Tôi có thưa chuyện với ngài không? Tôi có xin ngài cho lời khuyên không? Ngài luôn ở bên cạnh tôi. Hôm nay, chúng ta hãy trả lời câu hỏi này: mối liên hệ của chúng ta với các thiên thần như thế nào? Thiên Chúa đã gửi các thiên thần để chăm nom ta, đồng hành với ta trên hành trình dương thế và các ngài luôn luôn chiêm ngưỡng dung nhan Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời.”

2. Chúng ta mở lòng đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa hay đóng chặt con tim với các giới luật do con người đặt ra?

Chúng ta mở lòng đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa, hay chúng ta muốn bám vào sự an toàn nơi các giới luật do con người tạo ra? Đó là câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đặt ra trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu, 03 tháng 10 tại tại nhà nguyện Santa Marta.

Mong ước duy nhất của Thiên Chúa là cứu độ con người nhưng nhiều lần chúng ta thiết đặt những quy luật cho ơn cứu độ của chính chúng ta. Đây là thảm kịch mà Kinh Thánh nói đến rất nhiều. Và hôm nay ta nghe thấy những lời quở trách nặng nề của Chúa Giêsu trong Tin Mừng.

Trình bày những suy tư về bài Tin Mừng trong ngày, Đức Thánh Cha nói về nỗi buồn của Chúa Giêsu khi bị chính dân tộc mình từ chối và khước từ. “Khốn cho ngươi, hỡi Khoradim! Khốn cho ngươi, hỡi Bétxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđon, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro để tỏ lòng sám hối rồi.”

Cũng giống như các ngôn sứ đi trước đã từng bị từ chối và bị giết chết bởi chính dân tộc của mình, Chúa Giêsu cũng chịu một hoàn cảnh tương tự. Và đó chính là những nhà lãnh đạo Do Thái, những người đã kháng cự lại trước ơn cứu độ mà Chúa Giêsu trao ban.

Các giai cấp lãnh đạo Do Thái đã đóng cửa lại trước ơn cứu độ của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dùng những từ rất nặng dành cho họ như vậy. Họ tranh luận, cài bẫy để bắt Ngài vì họ chống lại lời mời gọi đón nhận ơn cứu độ. Chúa Giêsu nói với họ: “Ta không hiểu các ngươi! Các ngươi giống như những đứa trẻ nói với đám trẻ khác “Tại sao chúng tôi thổi sáo mà các bạn không nhảy múa; chúng tôi hát bài đưa đám, mà các bạn không tiếc thương. Các bạn muốn gì?” Họ muốn chính mình tự cứu lấy mình và đóng cửa trước ơn cứu độ của Chúa.

Thái độ này khác xa so với thái độ của những người hiểu và đón nhận ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến cho họ. Các nhà lãnh đạo đã làm suy giảm ơn cứu độ bằng cách thực hiện 613 giới luật mà chính họ đã dùng trí óc và suy tư của mình mà nghĩ ra.

Những nhà lãnh đạo không tin vào lòng thương xót và sự tha thứ nhờ vào cuộc hiến tế của Chúa Giêsu. Họ muốn tất cả mọi thứ được phân loại rõ ràng và đó là thảm kịch chống lại ơn cứu độ. Mỗi người chúng ta, nhìn vào thảm kịch này và tự chất vấn mình: Làm cách nào để tôi được cứu độ? Có phải cậy dựa vào sức tôi không? Có phải cậy dựa vào một nền linh đạo, tuân giữ giới luật cách chặt chẽ, cứng ngắc và như thế là an tâm không? Hay là tôi phải bước theo chân Chúa Giêsu, Đấng luôn luôn làm tôi ngạc nhiên, mở rộng tâm hồn mình trước mầu nhiệm lòng thương xót và tha thứ nơi Thiên Chúa?

Nếu tôi không bước theo Chúa Giêsu mà tự mình đi tìm kiếm nơi các bậc thầy khác và tìm sự bảo đảm nơi các giới luật do con người tạo ra, tôi có thể cảm thấy an toàn nhưng sự thật là tôi đang mua ơn cứu độ, thay vì ơn cứu độ là quà tặng nhưng không từ Thiên Chúa ban cho tôi.

3. Câu chuyện về Bài Ca Đức Mến của Thánh Phaolô:

Thấy ai đói rách thì thương,

Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.

Thương người như thể thương thân,

Người ta phải bước khó khăn đến nhà.

Đồng tiền bát gạo mang ra,

Rằng đây "cần kiệm" gọi là làm duyên.

Đó là những lời trong văn chương bình dân Việt Nam đề cao đức mến là một nhân đức được người Việt Nam quý trọng.

Đức mến còn vươn tới một chiều kích cao cả hơn trong niềm tin Kitô, bởi vì Chúa Giêsu đã từng nói: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi! Ngươi hãy yêu tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”.

Trong chương trình hôm nay, Như Ý xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một trong những áng văn chương tuyệt tác trong Tin Mừng thường được các nhà thần học gọi là Bài Ca Đức Mến của Thánh Phaolô.

Đức mến là từ ngữ thông dụng nhất trong thần học thánh Phaolô. Trong toàn bộ những thư của ngài, thánh Phaolô sử dụng 236 lần từ ngữ “đức mến” trên tổng số 320 lần trong Kinh thánh. Thuật từ này chuyển ngữ từ agapê trong cổ ngữ Hy lạp. Không có thánh thư nào mà thánh Phaolô không nói đến đức mến. Trong thư thứ 1 gửi Hội thánh Thêxalônica, thánh Phaolô viết:

‘‘Còn về tình huynh đệ, anh em không cần ai viết cho anh em, vì chính anh em đã được Thiên Chúa dạy phải thương yêu nhau’’ (1Tx 4,9).

Trong thư gửi tín hữu Philipphê, ngài viết: ‘‘Để có thể đạt được đồng tâm nhất trí, ‘‘trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.’’ (Cl 3,14-15).

Những trích đoạn trên đây là tiền đề đưa đến chung khúc ‘‘Bài ca đức mến’’ diễn tả đầy đủ hai giới răn: yêu Chúa và yêu người. Thánh nhân viết

Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng.

Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.

Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

Ðức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.

Ðức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.

Ðức mến không bao giờ mất được.

Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời.

Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết.

Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn.

Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn.

Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi.

Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con.

Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt.

Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi.

Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.

4. Tôi có hài lòng với những đặc sủng Chúa ban?

Thiên Chúa ban cho Giáo Hội tràn đầy các ơn của Chúa Thánh Thần và các đặc sủng khác nhau để sinh ích lợi cho tất cả mọi người, để cho toàn cộng đoàn Kitô lớn lên hài hòa trong đức tin và tình yêu của Người như một thân thể duy nhất của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 1 tháng 10 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý: “Các đặc sủng: khác biệt trong hiệp nhất”. Ngài nói: Ngay từ đầu Chúa đã làm tràn đầy Giáo Hội với các ơn của Thần Khí Ngài, và như thế khiến cho Giáo Hội luôn sống động và phong phú. Trong các ơn đó có vài ơn đặc biệt quý báu cho việc xây dựng và con đường của cộng đoàn Kitô: đó là các đặc sủng. Vậy trong bài giáo lý hôm nay chúng ta muốn tìm hiểu đặc sủng là gì? Làm sao nhận ra nó và đón nhận nó? Và nhất là sự kiện trong Giáo Hội có nhiều đặc sủng khác nhau và sự khác biệt và đa diện đó của các đặc sủng bị coi là điều tốt đẹp hay là một vấn đề.

Trong ngôn ngữ chung, khi nói tới “đặc sủng” người ta thường hiểu nó là một tài năng, một sự khéo léo tự nhiên. Vì thế, đứng trước một người đặc biệt tài giỏi và hấp dẫn người ta thường nói: “Đó là một người có đặc sủng”. “Nó có nghĩa là gì?”. “Tôi không biết, nhưng họ là người đặc sủng”. Chúng ta nói như vậy. Tuy không biết nhưng chúng ta nói như thế: “Đó là một người đặc sủng”.

Tuy nhiên, trong viễn tượng Kitô, thì đặc sủng cao hơn một đức tính cá nhân, một bẩm tính mà người ta có thể có; đặc sủng là một ơn thánh, một ơn do Thiên Chúa Cha rộng ban, qua hoạt động của Chúa Thánh Thần. Và nó là một ơn được ban cho ai đó không phải vì họ giỏi hơn những người khác hay xứng đáng hơn, nhưng đó là một món qùa Thiên Chúa ban cho, để với chính sự nhưng không và tình yêu thương họ có thể dùng để phục vụ toàn cộng đoàn, cho thiện ích của tất cả mọi người. Một cách nhân loại thì người ta nói như thế này: Thiên Chúa ban cho đặc tính này, đặc sủng kia cho người này nhưng không phải cho cá nhân họ, mà là để phục vụ toàn cộng đoàn.

Hôm nay trước khi ra quảng trường tôi đã tiếp kiến biết bao nhiêu trẻ em tàn tật trong đại thính đường Phaolô VI, đông lắm. Có một hiệp hội tận hiến cho việc săn sóc các trẻ em này: là cái gì vậy? Hiệp hội này, các người nam nữ này có đặc sủng săn sóc các trẻ em tàn tật. Đó là một đặc sủng.

Cần phải nhấn mạnh ngay một điều quan trọng là sự kiện một người không thể tự mình hiểu mình có một đặc sủng hay không và đặc sủng nào. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghe có người nói: “Tôi có phẩm chất này, tôi biết hát hay lắm”, và không ai có can đảm nói với họ: “Tốt hơn là bạn nên im đi, bởi vì bạn hành hạ tất cả chúng tôi khi bạn hát!” Không ai có thể nói tôi có đặc sủng này. Chính bên trong cộng đoàn nảy nở ra các ơn mà Thiên Chúa Cha ban tràn đầy cho chúng ta. Và chính trong lòng cộng đoàn mà người ta học và nhận ra các đặc sủng như là một dấu chỉ tình yêu thương của Người đối với mọi con cái Người. Vì thế thật là tốt, nếu từng người trong chúng ta tự hỏi: “Chúa có khơi dậy nơi tôi đặc sủng nào không, trong ơn thánh của Thần Khí Người, và các anh em tôi trong cộng đoàn Kitô đã nhận biết ra và khích lệ? Và tôi đã có cung cách hành xử như thế nào đối với đặc sủng đó: tôi có sống quảng đại bằng cách dùng nó để phục vụ mọi người hay không, hay tôi lơ là với nó và cuối cùng quên nó? Hay nó lại trở thành cớ cho tôi kiêu ngạo, đến độ luôn luôn than vãn về người khác và yêu sách rằng trong cộng đoàn người ta phải làm theo kiểu của tôi?” Đó là các câu hỏi mà chúng ta phải đưa ra. Nếu có một đặc sủng trong tôi, nếu đặc sủng đó được Giáo Hội thừa nhận, và nếu tôi có bằng lòng với đặc sủng đó hay tôi hơi ghen tương các đặc sủng của người khác và muốn có đặc sủng đó... Không, đặc sủng là một ơn. Chỉ có Thiên Chúa mới ban tặng cho mà thôi.

Tuy nhiên, kinh nghiệm đẹp nhất là khám phá ra biết bao nhiêu đặc sủng khác nhau và biết bao ơn của Thần Khí, mà Thiên Chúa Cha đã ban tràn đầy cho Giáo Hội. Đức Thánh Cha giải thích sự khác biệt của các đặc sủng như sau:

Điều này không được coi như là một lý do của sự lẫn lộn, khó chịu: tất cả là các món qùa Thiên Chúa Cha tặng ban cho cộng đoàn Kitô, dể nó có thể lớn lên hài hoà, trong đức tin và tình yêu của Người, như một thân thể duy nhất, thân mình của Chúa Kitô. Cùng Thần Khí, Đấng ban sự khác biệt của các đặc sủng, làm thành sự hiệp nhất của Giáo Hội: cùng Thần Khí. Do đó, đứng trước sự đa diện này của các đặc sủng, con tim chúng ta phải rộng mở cho niềm vui và phải nghĩ: “Đẹp biết bao! Biết bao nhiêu ơn khác nhau, bởi vì chúng ta tất cả đều là con cái Thiên Chúa và đều được yêu thương một cách duy nhất”.

Vì vậy, khốn cho chúng ta nếu các ơn này trở thành lý do của ghen tương và chia rẽ! Như thánh tông đồ Phaolô nhắc nhớ trong thư thứ I gửi tín hữu Côrintô chương 12, mọi đặc sủng đều quan trọng dưới mắt Thiên Chúa, đồng thời không có ai là không thể thay thế được. Điều này có nghĩa là trong cộng đoàn Kitô chúng ta cần nhau, và mỗi ơn nhận lãnh được thể hiện tràn đầy, khi được chia sẻ với các anh em khác, cho thiện ích của tất cả mọi người. Đó là Giáo Hội! Và khi Giáo Hội, trong sự đa diện của các đặc sủng, được diễn tả ra trong sự hiệp thông, thì không thể sai lầm: đó là vẻ đẹp và sức mạnh của ý thức đức tin, của ý nghĩa siêu nhiên của đức tin, do Chúa Thánh Thần ban để chúng ta tất cả cùng nhau bước vào trọng tâm của Tin Mừng và học đi theo Chúa Giêsu trong cuộc sống.

Hôm nay Giáo Hội mừng nhớ thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu. Chị thánh qua đời năm 24 tuổi và đã rất yêu thương Giáo Hội, muốn làm thừa sai, muốn có mọi đặc sủng và nói: “Không, tôi muốn làm cái này cái nọ”, và muốn có mọi đặc sủng. Chị đã cầu nguyện và cảm thấy đặc sủng của mình là tình yêu và đã nói câu hay đẹp này: “Trong lòng Giáo Hội con sẽ là tình yêu”. Và đặc sủng này tất cả chúng ta đều có: đó là khả năng yêu thương. Hôm nay chúng ta hãy xin thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu khả năng yêu thương Giáo Hội biết bao này, yêu thương Giáo Hội nhiều và chấp nhận mọi đặc sủng với tình yêu thương của con cái Giáo Hội, của Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật.

Các bạn thân mến, đó là điều Chúa xin chúng ta hôm nay: nhận biết các đặc sủng với niềm vui và lòng biết ơn, các đặc sủng mà Chúa phân phát trong cộng đoàn, và dấn thân cho nhau, theo các sứ vụ và phục vụ mà chúng ta được mời gọi. Như thế Giáo Hội lớn lên với ơn thánh của Chúa và trong mọi thời và mọi nơi, trở thành dấu chỉ đáng tin cậy và là chứng tá sống động cho tình yêu của Thiên Chúa.

5. Mỗi gia đình cần có những cuốn Kinh Thánh

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 5 tháng 10, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng mọi gia đình đều cần có những cuốn Kinh Thánh.

Ngài nói:

Lời Chúa hôm nay giới thiệu hình ảnh của vườn nho hệt như biểu tượng của dân mà Thiên Chúa đã tuyển chọn. Như một vườn nho, dân riêng đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm, đòi hỏi một tình yêu tín trung và kiên nhẫn. Các mục tử được kêu gọi để lo lắng cho dân Người, phải quan tâm đến các gia đình như thể một cách thức lao tác cho vườn nho của Thiên Chúa, để dân Chúa có thể sản sinh hoa trái cho Vương quốc Thiên Chúa. (Mt 21, 33-43)

Nhưng để gia đình có thể tự mình bước đi tốt đẹp, cùng với niềm tin và sự hy vọng, họ cần được bổ dưỡng bởi Lời Chúa. Chính vì điều này thật là một sự trùng hợp hạnh phúc trong ngày hôm nay, khi những anh em Dòng thánh Phaolô đã muốn thực hiện việc phân phát sách Kinh Thánh cách rộng rãi, nơi Quảng trường này và tại nhiều nơi khác. Chúng ta cám ơn những anh em Dòng thánh Phaolô của chúng ta. Anh em đã thực thi việc này nhân dịp 100 năm thành lập Dòng, bởi chân phước Giacomo Alberione, một tông đồ vĩ đại về truyền thông. Vì thế, hôm nay, vào lúc khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, cùng với sự trợ giúp của anh em dòng Thánh Phaolô, chúng ta có thể nói rằng: một cuốn Kinh Thánh dành cho mỗi gia đình! Và cuốn Kinh Thánh, không phải là để đặt nó nơi giá sách, nhưng phải giữ và mang chúng nơi đôi tay, để đọc nó thường xuyên, để hiện diện cùng với nó một cách cá vị, vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đều đặn mỗi tối, đặc biệt là ngày Chúa Nhật. Như thế thì gia đình mới tăng trưởng, và vững bước cùng với ánh sáng và sức mạnh của Lời Chúa! Đây là cuốn Kinh Thánh mà anh em dòng Thánh Phao lô trao cho các bạn, mỗi gia đình một cuốn.

Cha mời gọi tất cả mọi người hãy trợ giúp những công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục qua lời cầu nguyện, khẩn khoản nài xin sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Nữ Trinh Maria. Giờ phút này, chúng ta hiệp thông cách thiêng liêng cùng với nhiều người, đang ở Thánh địa Pompei, dâng lên Đức Mẹ Mân Côi lời kinh “Supplica” truyền thống. Lời kinh ban bình an cho tất cả gia đình và toàn thể thế giới.