Ngày 11-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trên Đường Với Mẹ
Lm. Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng
08:52 11/10/2010
Vào Thánh cung con chăm nhìn ảnh Mẹ
Mẹ nhìn con như muốn nói điều chi
Con chờ đây, xin Mẹ cứ nói đi
Con vui nhận xin nghe lời Mẹ bảo

Lại đây con! Nép mình trong cánh áo
Mở cửa lòng, Mẹ vỗ về yêu thương
Giữ gìn con khi dãi nắng dầm sương
Đời lạnh nhạt, con nhớ về bên Mẹ

Này con nhé ! Chủng sinh đời tươi trẻ
Lần đầu tiên, con mạnh dạn bước vào
Làm Tông đồ là lý tưởng thanh cao
Mang hạt giống gieo trên đồng nhân loại

Mẹ, Mẹ ơi! Lòng con đang ái ngại:
Lo toan nhiều cho cuộc sống ngày mai
Chúa Kitô con mang đến với ai
Họ vui sướng, Mẹ mang cùng con với

Rộn chân bước trên đường con đi tới
Xây ước mơ cao đẹp tuổi thanh xuân
Hành trang con sức mạnh Chúa Thánh Thần
Là vũ khí con mang vào trận chiến

Mẹ thấu chăng lòng con luôn xao xuyến
Lúc thanh bình hay gió táp mưa sa
Cậy nhờ ai ? Con kêu Mẹ thiết tha !
Xin nâng đỡ tâm hồn con đắm đuối

Bãi chiến trường là cõi đời tội lỗi
Ranh mãnh thay, tên lừa dối sa-tan
Mang tình yêu con đi giữa thế gian
Luôn vững bước trên con đường chiến đấu

Càng sục sôi lửa tình yêu nung nấu
Chí can trường, con chẳng ngại gian nguy
Mẹ cùng con, con với Mẹ bước đi
Xây lý tưởng cho ngày mai tươi sáng.

Tháng 8/1990
 
Đời Sống Tâm Linh #33: Phương Pháp Đọc Lời Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:27 11/10/2010
Đời Sống Tâm Linh # 33

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC LỜI CHÚA

Sau đây là 4 cách đọc Lời Chúa hiệu quả nhất cho mọi Tín hữu từ mới bắt đầu đọc trở lên. Nên nhớ đọc Kinh Thánh không như đọc báo chí, tiểu thuyết…; nhưng đọc và nghe chính Lời Ban Sự Sống Hằng Ngày, Lời của Thần Khí Sự Sống, Lời của Thiên Chúa.

1- BÌNH TÂM LẮNG NGHE: Khiêm tốn xin Chúa Thánh Linh dẫn dắt trong đoạn Phúc Âm sắp đọc, để biết ý Chúa muốn nói với bạn: Đọc thong thả, lắng nghe bằng cái tai của con tim (tha thiết với cả tấm lòng), để nhận ra tiếng Chúa đang nói với ta lúc này.

2- LẶP ĐI LẶP LẠI: Khi thấy lời nào hay câu nào được Chúa Thánh Linh thúc đẩy trong lòng, hãy dừng lại đó và lặp lại như khi trâu bò nhai cỏ. Noi gương Đức Maria ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2, 19)

3- CẦU NGUYỆN: Lặp lại câu Kinh Thánh vừa được Chúa đánh động, rồi đối thoại, trò chuyện thân mật với Ngài như người bạn thân thiết, để chia sẻ những khát vọng của mình trong hoàn cảnh vui buồn hiện tại.

4- THỰC HÀNH: Quyết tâm và xin Chúa giúp bạn thực hành những điều vừa được Chúa Thánh Linh thúc đẩy và nhắn nhủ, để áp dụng ngay vào đời sống cá nhân, gia đình, giáo xứ và xã hội hằng ngày.

Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 11/10/2010
VONG ƠN BỘI NGHĨA

N2T


Dãy núi Thái Hành Sơn ở Hà Bắc Bình Sơn bây giờ, vào thời xuân thu chiến quốc gọi là nước Trung Sơn. Có một hồi Triệu Giản Tử đến nước Trung Sơn săn bắn, bắn trúng một con sói, con sói bị thương bỏ chạy, Triệu Giản Tử đuổi theo sau cặp mắt chăm chú nhìn theo con sói, may mắn gặp một người tên là Đông Quách. Con sói chạy đến bên Đông Quách cầu cứu, Đông Quách nhìn thấy con sói tội nghiệp thế là ra tay cứu nó.

Không ngờ sau khi thoát khỏi nguy hiểm thì con sói không những không cám ơn Đông Quách, mà lại còn muốn ăn Đông Quách cho đỡ cơn đói. May thay trong cơn nguy cấp thì Đông Quách bỗng sáng trí, rút cục cứu được mạng sống của mình.

Từ đó về sau, người ta bèn dùng chữ “ đồ vong ơn bội nghĩa” để nói đến những người vong ơn bội nghĩa.

(Vô ơn bội nghĩa truyện)

Suy tư:

“Cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán”, nhưng chỉ có những người lòng dạ xấu xa như lang sói thì mới vô ơn bội nghĩa, chứ thực ra con người ta ai cũng có một tâm hồn biết phân biệt phải trái.

Cuộc sống con người càng phong phú và ý nghĩa hơn, khi mỗi giây mỗi phút biết cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân mà Ngài đã ban cho, chính người Ki-tô hữu biết rõ điều này hơn bất kỳ người nào, bởi vì họ đã được Chúa Giê-su Ki-tô dạy cho biết chính Cha trên trời đã không ngừng chăm sóc nhân loại và vũ trụ này: “Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin !” (Mt 6, 30)

Và hằng ngày trong mỗi thánh lễ, Giáo Hội luôn chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa và coi đó là việc làm “thật là chính đáng và phải đạo”, cho nên người Ki-tô hữu không thể sống vong ơn bội nghĩa, không những với Thiên Chúa mà còn với tha nhân nữa.

Kiêu ngạo là vong ơn bội nghĩa với Thiên Chúa, vì không nhìn nhận những gì mình có là Chúa ban cho.

Tham lam và ghen ghét là vong ơn bội nghĩa với tha nhân, bởi vì khi trong tâm hồn chứa đầy những tham lam và ghen ghét thì con mắt tâm hồn bị mù và cửa tâm hồn đóng lại, nên họ không nhìn thấy tình thương và sự giúp đỡ của người khác đã dành cho mình.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 11/10/2010
N2T


2. Thinh lặng bên ngoài là bằng chứng bên trong tâm hồn kính sợ Thiên Chúa.

(Thánh Bernard)
 
Bí quyết thành công
LM Inhaxiô Trần Ngà
19:47 11/10/2010
Chúa Nhật 29 thường niên (Luca (18, 1-8)

Có chí thì nên

Một nhát rìu chặt vào thân cây cổ thụ chỉ tạo ra một vết chém cạn cợt không hề hấn gì, nhưng nhiều nhát rìu nối tiếp nhau liên tục trong thời gian dài sẽ đốn ngã bất cứ cây cổ thụ cao lớn nào.

Sau một động tác kéo cưa, người thợ rừng chỉ tạo nên một vết xước dài nhỏ xíu vắt ngang thân cây như một sợi chỉ len. Tuy nhiên, nếu người thợ kiên trì lặp lại động tác ấy suốt nhiều giờ liền thì anh ta có thể cắt đôi cả một thân cây to lớn.

Một dòng nước nhỏ rò rỉ từ bên ngoài vào lòng thuyền xem ra không có gì đáng ngại, nhưng nếu cứ để cho dòng nước ấy rò rỉ liên tục suốt ngày thì có thể làm đắm cả một con thuyền lớn.

Những hạt mưa mềm mại rơi xuống suốt một giờ chưa thể làm được gì lớn lao, nhưng nếu mưa cứ kiên trì rơi xuống những rặng núi đá vôi suốt hàng triệu năm thì có thể làm nên những kỳ tích vĩ đại. Đó là trường hợp đã xảy ra tại Phong Nha - Kẻ Bàng, khi nước mưa xói mòn những rặng núi đá vôi và đã tạo nên hơn 300 hang động tuyệt vời, đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh; trong đó có những hang động lớn nhất thế giới như hang Sơn-đoòng, có chiều rộng hai trăm mét, cao hơn trăm rưỡi mét và dài hơn năm cây số. Quần thể hang động nầy là kỳ quan thiên nhiên hết sức hùng vĩ đã được Unesco xếp vào di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.

Những minh họa trên đây chứng tỏ rằng những cố gắng của chúng ta, dù rất nhỏ bé, nhưng nếu được thực hiện cách kiên trì, chắc chắn sẽ đem lại thành quả như lòng ước mong.

Như thế, kiên trì là bí quyết chắc chắn để đạt tới thành công trong mọi lĩnh vực. Vì thế nên người ta thường nói: “có chí thì nên” hoặc: “cố công mài sắt, có ngày nên kim.”

Kiên trì cầu nguyện, chắc sẽ được nhận lời

Trong lĩnh vực tâm linh cũng thế, nếu chúng ta biết kiên trì cầu nguyện, chúng ta sẽ nhận được điều chúng ta nhẫn nại cầu xin.

Để dạy chúng ta kiên trì cầu nguyện không sờn lòng nản chí, Chúa Giê-su kể dụ ngôn sau đây:

Một ông quan toà ngang ngược, chẳng kính sợ Thiên Chúa, coi thường mọi người. Gần nơi ông ở có một bà góa tứ cố vô thân đang gặp nỗi oan khiên nên chạy đến nhờ ông ta xét xử, mà lần nào cũng bị khước từ. Tuy nhiên, vì bà góa cứ kêu nài mãi, nên cuối cùng ông quan tòa nghĩ lại: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc."

Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi sao?” (Lc 18, 2-7)

Thiên Chúa ban điều tốt lành hơn

Vậy thì tại sao có khi chúng ta không nhận được điều chúng ta cầu xin? Có người than thở: Biết bao lần tôi liên lỉ nài xin mà Chúa không ban. Tôi xin được mùa, nhưng lại bị thất mùa liên tiếp. Tôi xin được khỏi bệnh mà cơn bệnh vẫn cứ dai dẳng hoài. Thế rồi tôi cảm thấy nản lòng, thất vọng và có khi phải than van: Sao Chúa thử thách con hoài! Sao Chúa không thương xót con!

Trường hợp nầy cũng giống như khi đứa con nhỏ gào khóc đòi mẹ cho tiền mua kem, mua bánh nhưng mẹ kiên quyết không cho vì những món nầy không tốt cho sức khỏe của người con. Thay vì bánh kẹo, mẹ cho con những lọ thuốc bổ, tuy chẳng làm cho con khoái khẩu, nhưng rất cần thiết cho sức khỏe của con.

Khi cha mẹ trần gian không cho con cái một số điều chúng xin mà lại ban cho điều khác có lợi hơn cho chúng, không phải vì cha mẹ không yêu con, nhưng là vì cha mẹ muốn bảo vệ con, muốn rèn luyện con nên người trưởng thành.

Thiên Chúa cũng như người mẹ trên đây. Nếu xét thấy điều ta cầu xin không có lợi cho ta, Thiên Chúa sẽ không ban cho ta điều đó nhưng Người sẽ ban điều khác mang lại nhiều ích lợi cho đời sống thiêng liêng của chúng ta hơn. Thay vì trao “bánh ngọt’ như ý ta xin, Người có thể ban cho ta “thuốc bổ”.

Thuốc tuy đắng nhưng đem lại lợi ích lâu dài, nhờ đó chúng ta được thánh hoá nên tinh tuyền và tốt đẹp.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công giáo đòi thả tự do cho người vừa đạt giải Nobel Hòa Bình
Tiền Hô
08:22 11/10/2010
UCANews, ngày 8 Tháng Mười 2010 - Các nhóm nhân quyền đã bắt đầu một chiến dịch vận động thả tự do cho nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc vừa đoạt Giải Nobel Hòa bình - Lưu Hiểu Ba.

Ủy Ban Công Giáo Công Lý và Hòa Bình (JPC) đã nhận được sự tham gia của các nhóm khác trong một lá đơn yêu sách đòi trả tự do cho ông Lưu. Họ biểu tình bên ngoài văn phòng Hong Kong của Tùy viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc 5:00 chiều, ngay thời điểm Giải Nobel Hòa Bình công bố người đạt giải tại Na Uy.

Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba đã được trao Giải Nobel hòa bình về nỗ lực đấu tranh lâu dài và bất bạo động của mình cho nhân quyền cơ bản tại Trung Quốc.

"Việc trao giải thưởng hòa bình cho ông Lưu đã truyền cảm hứng cho những người đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc", ông Patrick Poon - thư ký điều hành của Nhóm Luật Gia Hoạt Động Nhân Quyền cho Trung Quốc - trụ sở ở Hồng Kông nói.

Poon - một người Công giáo - tin tưởng rằng những bài viết ông Lưu về dân chủ và Hiến chương 08 sẽ được nhiều người đọc hơn nữa và sẽ cho phép nhiều người biết là chính phủ Trung Quốc đã đàn áp những chiến sĩ dân chủ hòa bình ra sao.

Những người biểu tình cũng bày tỏ sự phản đối của họ trước nỗ lực muốn gây áp lực lên ủy ban Nobel Na Uy của thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng Fu Ying.

"Những việc làm của ông Lưu phù hợp với tinh thần của Giải Nobel Hòa bình và hành động của Fu là một sự xúc phạm đến nó", Poon nói thêm.

"Thật là bất hợp lý và vô lý của chính phủ Trung Quốc để hạn chế tự do ngôn luận", bà Or Yan-Yan - nhân viên dự án của JPC nói.

"Nó cũng cho thấy rằng Trung Quốc đã không bắt kịp với thế giới nhưng họ chỉ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để đàn áp những người khác", bà kết luận.
 
Công giáo Thái Lan vận động bãi bỏ án tử hình
Tiền Hô
08:22 11/10/2010
UCANews, ngày 8 Tháng Mười 2010 - Giáo Hội Thái Lan kết hợp cùng với Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhà hoạt động khác để phản đối việc thực thi lại án tử hình tại nước này sau 6 năm gián đoạn.

"Chúng tôi mở chiến dịch chống lại việc tự tử vì sự sống là quý giá và thiêng liêng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chống thêm án tử hình", Vilaiwan Phokthavi, chủ tịch Hội Thừa sai Dòng Tên Ngoại Quốc cho biết.

Vilaiwan tham gia các hoạt động vào ngày Chúa Nhật 10 Tháng Mười để hỗ trợ cho Ngày Thế Giới Chống Án Tử Hình.

Vào năm 2009, Thái Lan đã áp dụng tiêm độc dược cho người buôn bán ma túy, đó là người đầu tiên bị tử hình kể từ năm 2003. Vilaiwan nói rằng, điều này đã gây ra nỗi khiếp sợ trong số các tù nhân cận kề cái chết.

"Pháp luật Thái Lan cho phép hình phạt tử hình nhưng hầu hết tử tù vẫn còn bị giam giữ vô thời hạn". Vilaiwan nói rằng tòa án Thái Lan chỉ xem xét hành vi phạm tội chứ không phải tình huống đằng sau tội ác. Vilaiwan nói thêm, "Một số người bị xử dùng thuốc vì họ là người nghèo hoặc bị bắt buộc".

Đức Giám mục DCCT Banchong Chaiyara của Giáo phận Ubon Ratchathani cho biết, án tử hình đã đi ngược lại giáo lý Công giáo.

"Giáo hội Thái Lan chống lại án tử hình và xem đó là một hành vi xâm hại sự sống. Luật pháp không có quyền trên sự sống. Tù chung thân là đủ rồi", Đức Giám mục Banchong - Chủ tịch Ủy ban Phát triển Xã hội và Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Thái Lan nói.

Bà Parinya Boonridrerthaikul - Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế Thái Lan cũng ủng hộ các quan điểm của Giáo Hội. "Tử hình là độc ác và vô nhân đạo. Nhiều chính phủ biện minh cho việc này bằng cách tuyên bố rằng đó là để ngăn cản tội phạm, nhưng không có bằng chứng về điều đó".

“Án tử hình thường được sử dụng trên người nghèo, trên các dân tộc và tôn giáo thiểu số, Parinya nói thêm: "Nó thường được áp dụng cách tùy tiện hoặc mang tính áp đặt". Thực hiện xong cũng không thể hồi lại được nếu sau đó bị cáo được chứng minh là vô tội. "Nó là một triệu chứng của nền văn hóa bạo lực và cần được bãi bỏ", bà nói.

Hơn hai phần ba các quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ án tử hình. 58 quốc gia vẫn giữ nó trong luật, nhưng hầu hết đều không thực hiện nó.

Trong năm 2009, có 18 quốc gia thực hiện tử hình 714 người. Ở Á Châu nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại.

Trong khi đại đa số các vụ tử hình đều được thực hiện tại Trung Quốc thì có ít nhất 26 vụ xảy ra ở Bangladesh, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Mã Lai, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Khoảng 819 bản án tử hình đã được thông qua tại các quốc gia Á Châu.
 
Nhà máy rượu của Dòng Tên cung cấp rượu lễ ở Việt Nam.
Tiền Hô
08:23 11/10/2010
UCANews, ngày 11 Tháng Mười 2010 - Rượu dùng để cử hành Thánh Lễ sẽ được chuyển qua Việt Nam sau một thỏa thuận đang được hoàn thiện giữa các vị Bề Trên các dòng tu và một nhà máy rượu của Dòng Tên ở Úc quốc.

Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam đang tìm cách khắc phục chi phí cao và sự khan hiếm rượu lễ cho hơn 3.000 cộng đoàn của mình. Hiện nay, Việt Nam đang có hơn 15.000 thành viên trong tổng số 180 hội dòng được công nhận.

"Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu quan trọng và cấp bách đối với chúng tôi tại Việt Nam", Cha Dòng Tên Tôma Vũ Quang Trung – chủ tịch Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam cho biết.

"Chi phí rượu lễ đã tăng mạnh trong vòng hai năm qua do hai yếu tố: Vatican đã không còn hỗ trợ cho việc mua rượu lễ và chính phủ áp đặt giá thuế mới về rượu so với trước đây”, vị Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam nói. "Một chai rượu lễ được bán lẻ với giá 25 Mỹ Kim", ngài cho biết.

Theo thỏa thuận, Sevenhill Cellars sẽ cung cấp rượu lễ cho tất cả các cộng đoàn tu trì, với điều kiện là các cộng đoàn phải đặt hàng tại một thời điểm duy nhất cùng với số tiền tùy theo nhu cầu hằng năm của họ.

Việc phân phối sẽ được thực hiện liên kết giữa các cộng đoàn để giữ cho chi phí càng thấp càng tốt. "Với sự hợp tác của các vị bề trên giám tỉnh, chúng tôi có thể đưa ra chi phí bán ưu đãi để chúng ta có thể tiết kiệm cho các cộng đoàn", Neville Rowe - Tổng Giám đốc Sevenhill Cellars nói.

"Chúng tôi đã làm những điều tương tự cho các giáo phận và dòng tu trên toàn Á Châu và Thái Bình Dương, chúng tôi vui mừng vì bây giờ đã được cung cấp dịch vụ này cho các dòng tu của Việt Nam".

Sevenhill Cellars đã cung cấp rượu lễ ở Nam Dương, Ấn Độ, Mã Lai, Nhật Bản và các khu vực ở Thái Bình Dương như Papua New Guinea, Fiji và Liên bang đảo quốc Micronesia. Họ cũng sản xuất hàng loạt các loại rượu vang để bán tại Úc quốc, các nước Âu Châu và nhiều cửa hàng thương mại ở Á Châu.

Sevenhill Cellars là nhà máy rượu lâu đời nhất ở Clare Valley (miền nam Úc quốc) – xứ sở một số thương hiệu rượu vang hàng đầu của Úc quốc. Nhà máy đã sản xuất rượu lễ và rượu vang kể từ năm 1851.

Các linh mục Dòng Tên đầu tiên đến Úc quốc là người Áo và họ trồng nho để đáp ứng nhu cầu dùng rượu để dâng Thánh Lễ và để uống. Một số cây nho tại Sevenhill có hơn 140 năm tuổi và còn sống sót sau trận dịch bởi virus phylloxera, vốn đã làm chết các giống nho ở Âu Châu trong thập niên 1880 và 1890.

"Sevenhill là vườn nho cuối cùng của dòng Tên còn sót lại trên thế giới", Rowe cho biết. "Tại các nước Á Châu, nơi sản xuất rất ít rượu vang và thường có các chi phí nhập khẩu rượu vang cao, chúng tôi có thể cung cấp một dịch vụ đặc biệt cho Giáo Hội".
 
Đức Thánh Cha mời gọi cầu xin Đức Mẹ cho Kitô hữu tại Trung Đông
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:24 11/10/2010
ROMA, (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi người Công Giáo cầu nguyện với Trinh Nữ Maria cho các Kitô hữu tại Trung Đông được lớn lên trong sự hiệp thông và được vững mạnh trong việc làm chứng cho Tin Mừng.

Trước giờ đọc Kinh Truyền Tin hôm qua Chúa Nhật ngày 10 tháng 10, Đức Giáo Hoàng đã trở lại với ý nghĩa của công nghị và đã khuyến khích cầu nguyện bằng việc lần chuỗi, một lời cầu nguyện của « Kinh Thánh ».

« Hôm nay, Đức Thánh Cha nói bằng Tiếng Pháp, khai mạc Khóa Họp Đặc Biệt cho vùng Trung Đông với Thượng Hội Đồng Giám Mục. Tôi xin gửi gắm những công việc của các nghị phụ vào lời cầu nguyện của anh chị em. Tôi cũng kêu mời anh chị em cầu nguyện cho các Kitô hữu tại Trung Đông, để Thiên Chúa ban cho họ luôn có được « một lòng và một ý » trong việc can đảm làm chứng cho Tin Mừng Cứu Độ tại nơi mình sống, và để Trinh Nữ Maria, Đức Bà Mân Côi, hướng dẫn họ ! ».

Đức Giáo Hoàng đã giải thích chủ để của công nghị - « Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tá » - khi nói rằng: « Thực vậy, tại các nước này, được lưu ý bởi những sự chia rẽ sâu xa và bị xâu xé bởi những cuộc xung đột lâu nay, Giáo Hội được mời gọi trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất và hòa giải theo mô mẫu của cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem ».

Đức Thánh Cha nhận thấy rằng « nhiệm vụ này thật gay go đối với các Kitô hữu tại Trung Đông vì phải chịu những điều kiện sống thật khó khăn trên bình diện cá nhân cũng như gia đình ».

Đức Giáo Hoàng kêu gọi không được « nản lòng » nhưng hãy cầu cùng Đức Trinh Nữ Maria trong tháng Mân Côi này: « Như vậy, chúng ta được mời gọi hãy để cho Đức Maria dẫn dắt chúng ta trong lời kinh cổ kính nhưng luôn mới mẻ mà Người yêu thích cách đặc biệt, qua đó Mẹ trực tiếp dẫn chúng ta đến với Đức Giêsu, được chiêm ngắm trong những mầu nhiệm cứu độ: Vui, Sự Sáng, Thương, và Mừng ».

Đức Thánh Cha thấy việc lần chuỗi là một « lời nguyện Kinh Thánh, được thêu dệt bằng Thánh Kinh » và « giúp suy niệm Lời Chúa cũng như lãnh nhận việc hiệp lễ theo gương Mẹ Maria ».
 
Top Stories
Vietnam: Inondations désastreuses pour de nombreuses paroisses du diocèse de Vinh
Eglises d'Asie
08:16 11/10/2010
Inondations désastreuses pour de nombreuses paroisses du diocèse de Vinh qui déplorent une trentaine de morts et des dizaines de milliers de sans-abri
En ce début du mois d’octobre, alors que les festivités du millénaire battent leur plein dans la capitale, des pluies torrentielles se sont abattues sur les provinces septentrionales du Centre-Vietnam. Le diocèse de Vinh se trouve au cœur de la région concernée. Déjà durement éprouvé par un typhon le 24 août dernier (1), il a été, une fois de plus, touché de plein fouet, en particulier sur deux des provinces faisant partie de son territoire,. ..

... le Ha Tinh et le Quang Binh, où, selon les rapports des responsables catholiques, de très nombreux paroissiens font partie des victimes. Dans la journée du 5 octobre, les statistiques officielles faisaient état de 27 à 30 morts et de dizaines de milliers de maisons englouties sous les eaux. Ces dernières n’ont commencé à se retirer que dans la matinée du 6 octobre.

Dans la province de Ha Tinh, la région montagneuse du district de Huong Khê (doyenné de Ngan Sao) a subi les dommages les plus importants. Les flots de l’inondation ont recouvert 15 des 22 communes du district. C’est la région où les chrétiens sont les plus nombreux. Au nombre de 29 000, ils sont répartis dans 14 paroisses. Dans la journée du 5 octobre, le curé de l’une d’entre elles, la paroisse de Tri Ban, dans un appel au secours, a signalé que les 160 maisons des fidèles du lieu étaient recouvertes par les eaux, laissant leurs 800 habitants sans abri. La situation est d’autant plus difficile que la région est constituée de vallées profondes où s’engouffrent les eaux. Les personnes sinistrées y sont souvent totalement isolées. Les barques, lorsqu’il y en a, restent les derniers moyens de communication. Dans la matinée du 5 octobre, des curés de paroisses isolées avaient fait savoir par téléphone aux autorités religieuses que les eaux n’avaient pas encore commencé à se retirer, la pluie continuant de tomber (2). La décrue n’est amorcée que depuis le 6 octobre.

Dans l’autre partie du diocèse, la province du Quang Binh, les deux rives du fleuve Gianh (séparation traditionnelle entre le nord et le sud du Vietnam) ont totalement disparu sous les eaux. C’est le long de ce fleuve que résident les catholiques de la région et presque toutes les paroisses établies sur ses rives ont subi les ravages de l’inondation dès les premiers jours du mois. Dans la paroisse de Da Nên, totalement isolée, quatre catholiques ont perdu la vie. Au total, dans la province du Quang Binh, au 5 octobre, les eaux avaient recouvert six des sept districts. A cette même date, selon les comptes-rendus de la presse officielle, la province déplorait déjà onze morts. Dès le 2 octobre, 90 % des familles étaient sans abri, à savoir 35 000 foyers. Les autorités civiles ont dépêché des hélicoptères et des voitures amphibies au secours des sinistrés, mais beaucoup d’endroits n’étaient plus accessibles. C’est l’une des plus terribles inondations connues par la province.

Les pouvoirs publics n’ont envoyé des secours que les derniers jours de l’inondation. Un certain nombre d’organisations privées, parmi lesquelles la Caritas diocésaine, se sont engagées activement dans l’assistance aux sinistrés. Le 5 octobre, le P. Pierre Nguyên Van Vinh, responsable de la Caritas régionale, déclarait à un journaliste de Radio Free Asia (3): « Hier, nous avons transporté un grand nombre de caisses de nouilles instantanées dans le district de Huong Kê. Les prêtres et les responsables locaux se sont chargés de les distribuer à leurs compatriotes encore sur les toits de leurs maisons attendant la décrue. » L’ancien évêque de Vinh, récemment remplacé, Mgr Paul Marie Cao Dinh Thuyên, accompagnait la délégation de secouristes et a participé à la distribution des vivres. L’évêque en titre, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, retenu par l’assemblée de la Conférence épiscopale, suit la situation, heure par heure, depuis Saigon. La délégation diocésaine a dépose des caisses de vivres dans plusieurs paroisses plus accessibles. De là, elles sont acheminées par divers moyens vers les sinistrés des alentours. Cependant, le 5 octobre, les secours du diocèse n’avaient pu encore parvenir jusqu’à Quang Binh, les routes étant coupées.

On apprenait le 9 octobre que le bureau national de Caritas-Vietnam avait décidé (4) de débloquer une somme de plus de 400 millions de dongs pour venir en aide aux sinistrés des provinces du Ha Tinh, du Quang Binh et du Nghe An. En même temps, il invitait le service diocésain de Caritas de Vinh à le tenir informé de la situation des sinistrés afin de prendre les initiatives qui conviennent. Pour sa part, le diocèse de Xuân Lôc vient d’envoyer une somme de 100 millions de dongs au diocèse de Vinh afin de secourir les victimes de l’inondation. Un peu partout, dans la communauté catholique, l’entraide s’organise…

1.Voir EDA 535
2.VietCatholic News, le 6 octobre 2010
3.Reportage de Radio Free Asia: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-relief-work-given-to-flash-flood-victims-in-the-central-provinces-10062010115030.html
4.Communiqué de Caritas Vietnam. Cf VietCatholic News, 9 octobre 2010

(Source: Eglises d'Asie, 11 octobre 2010)
 
L’Eglise catholique de Thaïlande affiche son opposition à la peine de mort
Eglises d'Asie
09:50 11/10/2010
L’Eglise catholique a joint sa voix à celles d'Amnesty International et d’autres associations militant contre la peine de mort pour condamner la reprise des exécutions en Thaïlande après six années d’interruption. Le 10 octobre dernier, l’Eglise catholique de Thaïlande a affiché solennellement...

... sa position abolitionniste en participant à la Journée mondiale contre la peine capitale, avec d’autres mouvements et associations abolitionnistes. « Nous luttons contre le suicide parce que la vie est précieuse et sacrée. Alors d’autant plus lorsqu’il s’agit de la peine de mort, qui est toujours en appliquée ici ! », a expliqué à cette occasion, Phokthavi Vilaiwan, 57 ans, directrice du département de Jesuit Refugee Service (JRS) pour les prisonniers étrangers.

« La loi thaïlandaise autorise la peine de mort, mais la plupart de ceux qui sont dans le couloir de la mort restent emprisonnés à vie », poursuit Phokthavi Vilaiwan. La sentence capitale est prononcée pour les homicides ou le trafic de drogue. Bien que ces peines soient prononcées de plus en plus fréquemment, dans le cadre de la lutte anti-drogue menée par le gouvernement depuis le début des années 2000, elles sont le plus souvent commuées en prison à vie après demande de grâce royale.

Phokthavi Vilaiwan précise que les tribunaux du pays ne statuent que sur la nature du crime et ne prennent pas en compte les éventuelles circonstances atténuantes: « Certaines personnes sont dans des réseaux de drogue parce qu’elles sont trop pauvres ou ont été contraintes par la force. »

En 2009, la Thaïlande a exécuté deux trafiquants de drogue par injection létale, premiers condamnés à subir la peine de mort depuis 2003 (1). Les exécutions avaient déjà été interrompues de 1987 à 1995.

Mgr Chaiyara Banchong, évêque catholique d’Ubon Ratchathani, a rappelé que la peine de mort s’inscrit contre l’enseignement de l’Eglise. « L’Eglise de Thaïlande s’oppose à la peine capitale (...) [et pense que] la loi ne devrait pas avoir le pouvoir de retirer la vie. L’emprisonnement à perpétuité est une peine suffisante », a affirmé le prélat qui est président de la Commission pour le développement social de l’épiscopat thaïlandais ainsi que le directeur de la Commission ‘Justice et Paix’ de l’Eglise catholique.

Un point de vue qui rejoint celui d'Amnesty International-Thaïlande: « La peine capitale est cruelle et inhumaine. Plusieurs gouvernements se justifient de l’utiliser en prétendant qu’elle décourage le crime. Mais il n’y a aucune statistique qui le démontre », plaide Boonridrerthaikul Parinya, qui dirige la section d'Amnesty International pour la Thaïlande. « Elle (la peine capitale) est souvent imposée de façon arbitraire ou comme moyen de répression », ajoute encore la présidente de l’ONG en Thaïlande, qui souligne que cette solution définitive est le plus souvent utilisée avec les pauvres et les membres de minorités ethniques ou religieuses. « C’est le symptôme d’une culture de violence, qui doit être abolie », conclut-elle.

Toutes les associations militant pour les droits de l’homme en Thaïlande soulignent que bien que la peine de mort soit a priori incompatible avec le bouddhisme, religion à laquelle adhère 90 % de la population, la majorité des Thaïlandais se disent favorables à son maintien.

Aujourd’hui, plus des deux tiers des nations ont aboli la peine de mort. Mais la plupart des pays qui ont toujours inscrit la peine capitale dans leur droit, ne l’utilisent plus. En 2009, dix-huit pays, dont une forte majorité se situe en Asie, ont exécuté 714 personnes. En tête de la liste noire d'Amnesty International des pays pratiquant le plus la peine capitale, la Chine détient le record absolu; parmi les autres pays asiatiques où est appliquée la peine de mort, on trouve le Bangladesh, la Corée du Nord, le Japon, la Malaisie, Singapour, la Thaïlande et le Vietnam (2).

(1) Bundit Charoenwanich et Jirawat Phumpruek ont été exécutés le 24 août 2009, à la prison de Bangkwang (Bangkok) où sont internés et exécutés tous les condamnés à mort. Cette reprise des exécutions en Thaïlande a entraîné une réaction de la communauté internationale dont l’Union européenne, qui a demandé dans une déclaration que « le gouvernement royal thaïlandais [abolisse] totalement la peine de mort et, en attendant, [instaure] un moratoire sur les exécutions (...) » (27 août 2009).

(2) Ucanews, 8 octobre 2010; Amnesty International; worldcoalition.org

(Source: Eglises d'Asie, 11 octobre 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Phan Thiết hỗ trợ học sinh nghèo năm học 2010
Hồng Hương
08:13 11/10/2010
Phan thiết - Đầu năm học 2010-2011, Ban Bác Ái Xã Hội Caritas Giáo phận Phan Thiết đã hỗ trợ 220 suất học bổng trị giá 208 triệu đồng cho các em học sinh – sinh viên nghèo không phân biệt lương giáo tại một số địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận. Số tiền học bổng tuy không nhiều nhưng đến kịp thời giúp cho một số em không phải bỏ học, cũng như chia sẻ nỗi lo của những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn về vấn đề chi phí học tập đầu năm cho con cái.

Xem hình ảnh

Ngay khi nhận được thông báo về chương trình hỗ trợ các học sinh nghèo khuyết tật, bệnh tật của Văn phòng Caritas Việt Nam cho một số Giáo phận, trong đó có GP Phan Thiết, Ban BAXH - Caritas GP Phan Thiết đã kết hợp nguồn kinh phí này và quỹ khuyến học của Giáo phận lập tức lên chương trình trao học bổng cho các em học sinh – sinh viên khó khăn của một số địa phương.

Trong đợt này, Caritas Phan Thiết ưu tiên những giáo xứ ở vùng sâu vùng xa chia đều 5 giáo hạt: Hạt Bắc Tuy (Giáo xứ Hòa Thuận và Long Hà), Hạt Phan Thiết (Giáo xứ Thuận Minh, Hồng Liêm, Giáo họ Đảo Phú Quý), Hạt Hàm Thuận Nam (Giáo xứ Ba Bàu và Tà Mon), Hạt Hàm Tân (Giáo xứ Tinh Hoa và Fatima), Hạt Đức Tánh (Giáo xứ Đức Phú và Huy Khiêm). Tổng kinh phí cho đợt phát học bổng này là 208 triệu đồng. Trong đó, nguồn Caritas Việt Nam là 87.500.000đ và quỹ Khuyến học Caritas Phan Thiết là 120.500.000đ.

Với sự nhiệt tình cộng tác của các linh mục và Ban Caritas tại các giáo xứ, các phần học bổng đã được nhanh chóng trao tận tay các em học sinh-sinh viên vào những ngày đầu khai giảng. Một ân nhân cũng đóng góp 5000 cuốn vở trị giá 15 triệu đồng để tặng cho các em.

Cảm kích trước sự quan tâm của quý ân nhân qua Caritas Việt Nam và Caritas Phan Thiết, nhiều phụ huynh và các em học sinh đã viết thư gởi về văn phòng Caritas Phan Thiết bày tỏ lòng tri ân. Sau đây là thư cám ơn của em Nguyễn Thị Hoàng Hoa, lớp 12A2 trường PTTH Hàm Thuận Nam, Phan Thiết.

“Con là Maria Mad Nguyễn Thị Hoàng Hoa, con em của giáo xứ Tà Mon, GP Phan Thiết, hiện con đang học lớp 12A2 trường PTTH Hàm Thuận Nam. Hôm nay, con cùng 17 bạn học sinh trong giáo xứ viết là thư này để bày tỏ sự vui mừng và lời cảm ơn chân thành của chúng con đến Hội Caritas Việt Nam và Caritas Phan Thiết.

Kính thưa quý vị! Mỗi người trên thế giới này có hoàn cảnh khác nhau. Có những người được sống trong sung sướng có đầy đủ về vật chất và tinh thần. Những cũng có những người vừa sinh ra đã gặp bất hạnh và cuộc sống thì đầy khó khăn. Nhưng Thiên Chúa luôn ban tặng cho chúng ta tình yêu thương và hạnh phúc, đó là cái đích lớn nhất của đời người mà mọi giá trị vật chất đều không đổi được. Hạnh phúc chỉ có được khi ta cố gắng phấn đấu sống thật tốt.

Là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu điều kiện để đến trường, chúng con rất hiểu điều đó. Khi nhìn thấy cha mẹ vất vả tần tảo hằng ngày lo cho chúng con cái ăn cái mặc, chắt bóp để chúng con được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa, nhìn từng vết nứt nẻ trên bàn chân cha, từng nếp nhăn hằn sâu trên khóe mắt mẹ là một lần chúng con quyết tâm, ghi nhớ phải học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng và hy vọng tương lai có thể giúp cha mẹ sống tốt hơn. Khi biết tin sẽ nhận được học bổng của Hội Caritas, 17 bạn và con không sao tả hết được nỗi vui mừng. Với chúng con, đó là một số tiền không nhỏ. Với số tiền ấy chúng con có thể đóng học phí và các khoản phụ thu đầu năm, mua sắm đồ dùng học tập, đồng phục, nhất là chia sẻ bớt gánh nặng của cha mẹ chúng con. Nhưng hơn cả giá trị vật chất, quý vị đã tặng chúng con một quà tặng tinh thần vô giá, một sự khích lệ quý báu trong năm học mới này giúp chúng con an tâm học hành mà không phải lo lắng nhiều như những niên học trước.

Con nhớ triết gia Hellen Keller đã nói: “Tôi đã khóc khi không có một đôi giày để đi, cho tới khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Câu nói đó giúp chúng con hiểu rằng, chúng con còn may mắn hơn nhiều so với nhiều bạn gặp bất hạnh khác. Chúng con còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý Ân Nhân qua Hội Caritas.

Vì vậy, chúng con xin hứa, sẽ cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng thương yêu của quý vị, và tương lai có thể dùng tri thức của mình phục vụ cho giáo xứ, xây dựng xã hội và nhất là theo gương Quý Ân Nhân luôn biết lưu tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.

Một lần nữa, con và các bạn học sinh kính gởi đến Hội Caritas Việt Nam và Caritas Phan Thiết lời cảm ơn sâu sắc nhất”
 
Caritas Việt Nam trợ giúp nạn nhân bão lụt giáo phận Huế
VP Caritas Việt Nam
08:26 11/10/2010
SAIGÒN - Sau khi xem xét, Uỷ Ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam cứu trợ khẩn cấp nạn nhân đợt lũ lụt tháng 10/2010 ở Giáo phận Huế số tiền 100 triệu đồng VN, trích từ Quỹ Dự phòng Thiên tai thu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hằng năm của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Kèm theo đó văn phòng cũng gửi thêm quần áo cũ và một số thuốc cho bà con vùng lũ.

Văn phòng Caritas Trung ương cũng xin Văn phòng Caritas Huế theo sát tình hình và báo cáo kịp thời cho Văn phòng Trung ương để kịp thời thông báo cho toàn thể gia đình Caritas Việt Nam.
 
Tổng kết Ủy ban Bác Ái Xã hội - Caritas Vietnam năm 2010
VP Caritas Việt Nam
08:30 11/10/2010
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2010 VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NĂM 2011
CỦA UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI – CARITAS VN


Uỷ ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam chúng con, trong ánh sáng tình yêu và chân lý (Caritas in Veritate), xin trình bày tóm tắt những hoạt động của Văn phòng Trung ương trong 1 năm, từ ngày 01-10-2009 đến 30-9-2010 và định hướng cho thời gian tới qua vài điểm chính sau đây (xin xem phần phụ lục với các chi tiết ở những trang cuối) để tường trình cho Đức Hồng y và Quý Đức cha của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong Đại Hội XI, vào tháng 10-2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Còn những hoạt động bác ái xã hội trực thuộc Văn phòng Caritas giáo phận, chúng con xin để mỗi giáo phận trình bày phần báo cáo của mình.

1. Thiết lập hệ thống và cơ cấu tổ chức Caritas Việt Nam

Kể từ ngày Lễ Ra mắt vào tháng 10-2008 đến nay, Caritas Việt Nam mới tròn 2 tuổi khi được phép hoạt động trở lại. Dù rằng tất cả 26 giáo phận đã báo cáo thiết lập được Văn phòng Caritas giáo phận, nhưng chúng con nhận thấy mình còn nhiều thiếu sót, một số giáo phận chưa hiểu đúng bản chất của Caritas là diễn tả tình yêu Thiên Chúa thành những hành động cụ thể (x. Thông điệp ĐTC Bênêđictô 16, Thiên Chúa là Tình yêu, số 22,25,32) mà chỉ nghĩ đến việc trợ cấp vật chất, còn nhân sự chưa có hoặc chưa được đào tạo kỹ lưỡng nên chưa vận động được tín hữu và quần chúng tham gia xây dựng con người và xã hội. Xin thông cảm, tha thứ cho chúng con và trợ giúp chúng con để hoàn thành nhiệm vụ mà HĐGM đã trao phó, vì Caritas Việt Nam là của HĐGMVN.

Vì thế, chúng con tập trung vào việc thiết lập hệ thống tổ chức, cơ cấu hoạt động, đào tạo nhân sự cho Caritas Việt Nam. Văn phòng Trung ương đã cử người đến các giáo phận: Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Đà Lạt, Phan Thiết, Xuân Lộc, Bà Rịa, Phú Cường, Đà Nẵng, Vinh, Hưng Hoá, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Kontum để giới thiệu về bản chất, sứ mạng, mục đích, mục tiêu của Caritas Việt Nam.

Trong năm qua, Văn phòng Caritas Trung ương đã tổ chức 9 khoá đào tạo nhân sự dài ngày về các lĩnh vực chuyên môn như: phòng chống nghiện ngập, cai nghiện ma tuý, HIV-AIDS, các giá trị sống và kỹ năng sống, bảo vệ sự sống cho 741 tham dự viên gồm giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Để nối kết với Caritas khu vực và thế giới chúng con cũng gửi người đi dự 5 hội nghị quốc tế và cử 5 đoàn đại biểu đến các giáo phận để trợ giúp về các lĩnh vực chuyên môn.

2. Phát triển con người toàn diện để đổi mới xã hội

Rút ra bài học từ kinh nghiệm của các Anh hùng Tử đạo Việt Nam thời trước và người Kitô giáo Hàn Quốc thời nay, chúng con tập trung vào việc giúp các tín hữu Việt Nam phát triển con người toàn diện (x. TĐ. Caritas in Veritate) bằng cách gây ý thức về các giá trị sống, đào tạo kỹ năng sống mới để nhờ các tín hữu Công giáo, GHCGVN đóng góp vào việc đổi mới dân tộc Việt Nam và sự phát triển bền vững cho đất nước Việt Nam.

Để thực hiện công trình này chúng con đã nghiên cứu cấu trúc tâm lý xã hội con người Việt Nam, phân tích ra những đức tính và tật xấu để gây ý thức xã hội, giới thiệu các kỹ năng mới để sửa đổi và đào tạo thành các tính tốt và hy vọng sau 1 vài thế hệ sẽ đổi mới được cả dân tộc. Người Công giáo Việt Nam thời trước đã đổi mới xã hội từ nền quân chủ chuyên chế độc tài, đa thê, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, học theo chữ Hán, chữ Nôm sang 1 xã hội dân chủ, bình đẳng nam nữ, hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, tiến bộ khoa học và học theo chữ Việt trong vòng 200 năm. Chúng con cũng dùng các phương tiện truyền thông như là Internet, sách báo để phổ biến chương trình này. Ngày 25-3-2010, chúng con đã lập trang web Caritas Việt Nam (www.caritasvn.org), dù số người truy cập còn rất khiêm tốn (khoảng 1000 lượt/ngày).

3. Thực hiện các chương trình bác ái xã hội

Do nhân sự còn yếu kém chúng con chỉ dám thực hiện một số chương trình theo khả năng còn giới hạn của mình hoặc theo tính cấp thiết của vấn đề xã hội hoặc theo số đông nạn nhân cần được giúp đỡ. Sau đây là 1 vài chương trình nổi bật:

3.1. Cứu trợ nạn nhân thiên tai

Những nạn nhân này, do tính nghiêm trọng của thiên tai, cần được cứu giúp khẩn cấp để tránh đói khát, dịch bệnh, đồng thời giúp họ phục hồi đời sống. Trong năm nay Caritas Việt Nam giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão số 9, Ketsana (tháng 10-2009), số 11, cơn bão Mirinae (11-2009) và cơn bão số 3-2010.

3.2. Trợ giúp người khuyết tật, bệnh tật và phòng chống nghiện ngập

Ba lĩnh vực này thường liên quan với nhau. Việt Nam hiện nay có 5,4 triệu người khuyết tật thuộc 13 dạng tật khác nhau. Rất nhiều bệnh tật, khuyết tật bắt nguồn từ việc cha mẹ hay chính đương sự nghiện rượu bia (5 triệu người), nghiện thuốc lá (5 triệu người), nghiện trò chơi trực tuyến (5,3 triệu), nghiện phim sex (vài triệu trong số 24 triệu người dùng internet), nghiện ma tuý (khoảng 200.000). Số người mắc bệnh tâm thần (khoảng 8,5 triệu người chiếm 10 % dân số) do phá thai (mỗi năm 2 triệu/ca), do sinh nở (6 % phụ nữ sinh con mắc bệnh tâm thần), do đời sống căng thẳng (cứ 150 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị bệnh tự kỷ), do các chứng nghiện ngập ở trên. Chúng con chưa kể số người mắc bệnh đủ loại vì thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường và thực phẩm độc hại.

Nước Việt Nam hiện nay có khoảng 87 triệu dân, nhưng có đến hơn 30 triệu người bệnh tật, khuyết tật và nghiện ngập là hình ảnh của những con chiên cần được các mục tử quan tâm. Vì thế, chúng con đào tạo cho hội viên Caritas đón nhận và chia sẻ trách nhiệm “Mục tử cộng đồng” của Đức Kitô. Caritas Việt Nam đã tổ chức nhiều khoá và có nhiều hành động trợ giúp các nạn nhân này.

3.3. Chương trình trợ giúp các học sinh, sinh viên nghèo và các người mẹ đơn hành.

Các em học sinh và giới trẻ là tương lai của Giáo Hội và đất nước, nên cần được khuyến khích học hành. Caritas Việt Nam dành 2.600 học bổng cho các học sinh nghèo, khuyết tật và bệnh tật (mỗi giáo phận 100 người) qua các dự án như: Con Đường Sáng, dự án của Caritas Slovakia cho Đồng Bằng Sông Cửu long, chương trình học chữ và học nghề cho các bà mẹ đơn hành.

4. Nguồn lực vật chất và tinh thần

Caritas Việt Nam chúng con hoàn toàn trông cậy vào nguồn lực vật chất và tinh thần là chính Chúa cũng như hy vọng vào nội lực của chính đồng bào Việt Nam để giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Nhờ lòng hảo tâm và quảng đại của các tổ chức, các ân nhân xa gần, chúng con đã thực hiện gần hết các mục trong chương trình 2010.

Năm 2010 chúng con đã chi cho các mục sau đây:
* Nạn nhân thiên tai: 7.140.887.530 đồng
* Người nghèo: 144.355.200 đồng
* Trợ giúp khám bệnh, mổ khuyết tật: 319.960.018 đồng
* Y tế Cộng đồng: 941.333.315 đồng
* Khám sức khoẻ cho các linh mục: 525.434.800 đồng
* Giáo dục đào tạo: 648.973.913 đồng
* Học phí cho học sinh nghèo, tật bệnh: 1.529.500.000 đồng
* Truyền thông và nghiên cứu: 35.742.000 đồng
* Thiết lập Văn phòng Caritas giáo phận: 3.360.014.832 đồng
* Văn phòng Trung ương: 464.698.529 đồng
Tổng cộng: 15.110.900.137 đồng

Ngoài tiền bạc vật chất, các hội viên Caritas Việt Nam đã đón nhận biết bao ân sủng và quyền năng của Chúa để chia sẻ với những người cùng khổ trong xã hội hôm nay. Chúng con xin chân thành cảm tạ và tri ân tất cả mọi người, mọi tổ chức đã giúp đỡ chúng con thực hiện các chương trình và dự án trong năm nay. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả theo lòng từ bi của Ngài.

5. Định hướng hoạt động của Caritas trong tương lai

Đại hội Thường niên 2010 của Caritas Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 2010 đã quyết định đường hướng hoạt động năm 2011 và 1 vài năm tiếp theo.

Theo đó, Caritas Việt Nam tiếp tục thực hiện các chương trình như năm 2010, mỗi chương trình có nhiều dự án, với 1 vài điểm mới thêm như sau:

1. Cứu trợ đồng bào bị thiên tai (CT 01/CTTT)
2. Trợ giúp người khuyết tật (CT 02/TGKT)
3. Phòng chống nghiện ngập (CT 03/PCNN)
4. Y tế cộng đồng (CT 04/YTCĐ)
5. Giáo dục đào tạo (CT 05/GDĐT)
6. Truyền thông và nghiên cứu (CT 06/TTNC)
7. Củng cố các Văn phòng Caritas Giáo phận (CT 07/VPGP)
8. Xây dựng và củng cố Văn phòng Caritas Trung ương (CT 08/VPTU)
9. Bảo vệ sự sống (CT 09/BVSS)
10. Nông nghiệp bền vững (CT 10/NNBV)

+ Trong chương trình trợ giúp người khuyết tật, bệnh tật, Caritas Việt Nam có dự án xây dựng một vài cơ sở để đào tạo chuyên môn cho các hội viên theo chương trình (CBR): Phục hồi Người Khuyết tật dựa vào Cộng đồng.

+ Trong chương trình Y tế cộng đồng: Caritas Việt Nam sẽ có thêm các dự án cứu chữa, chăm sóc các người bị bệnh phong cùi và những bà mẹ đơn hành.

+ Trong chương trình Bảo vệ sự sống: Caritas Việt Nam sẽ cổ vũ đời sống lành mạnh về tình yêu và tình dục cho các bạn trẻ, hô hào các nông dân, ngư dân bán các sản phẩm an toàn, các người làm văn hoá có các sản phẩm lành mạnh, bảo vệ môi trường sống và chôn táng các thai nhi.

+ Trong chương trình nông nghiệp bền vững: Các chuyên viên sẽ giúp đỡ dân chúng bảo vệ môi trường sống, thăng tiến và phát triển ngành nghề của mình theo đề nghị của Caritas Á Châu và Caritas Đông Nam Á.

Kết luận

UBBAXH-Caritas Việt Nam chúng con dâng mọi hoạt động lên Chúa và hoà nhập với các Uỷ ban khác của Hội đồng Giám mục Việt Nam để làm sáng danh Chúa và mang lại hạnh phúc cho đồng bào. Xin Đức Hồng y và Quý Đức cha chúc lành cho chúng con.

+ Gm. Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
Chủ tịch UBBAXH-Caritas VN
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng Thư ký UBBAXH
Giám đốc Caritas Việt Nam



PHẦN PHỤ LỤC
I. TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG


1. Đào tạo nhân sự

UBBAXH-Caritas Việt Nam đã tổ chức 9 khoá đào tạo nhân sự cho các giáo phận về những lĩnh vực chuyên môn như: phòng chống nghiện ngập (rượu bia, thuốc lá, internet, trò chơi trực tuyến, phim ảnh đồi truỵ), cai nghiện ma tuý, HIV-AIDS, bản chất và sứ mạng Caritas cũng như về các giá trị sống cho việc xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới, bảo vệ sự sống.

1.1. Khoá đào tạo Những giá trị sống và kỹ năng cần thiết để xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới (khoá cơ bản 1) cho Giáo tỉnh Hà Nội, từ ngày 5-10 đến 9-10-2009, tại Toà Giám mục Bùi Chu, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định, gồm 31 học viên.

1.2. Khoá đào tạo Những giá trị sống và kỹ năng cần thiết để xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới (khoá cơ bản 1) cho Giáo tỉnh Huế, từ ngày 19-10 đến 23-10-2009, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, 6 Nguyễn Trường Tộ, gồm 41 học viên.

1.3. Khoá đào tạo Xây dựng đội ngũ nhân viên Caritas Việt Nam, tổ chức tại Toà Giám mục Xuân Lộc, từ ngày 2-11-2009 đến 05-11-2009, gồm 18 vị đại biểu, để nhìn lại và đánh giá những hoạt động của Caritas trong một năm qua cũng như định hướng và lập kế hoạch cho năm 2010.

1.4. Khoá đào tạo Ứng phó với thảm hoạ thiên tai, tổ chức tại Dòng Phanxicô, số 42 Đình Phong Phú, xã Tăng Nhân Phú, Q. 9, Sài Gòn, từ ngày 07-12 đến 9-12-2009, gồm 36 học viên. Nội dung hướng dẫn tham dự viên lập kế hoạch ứng phó với thiên tai như: sơ tán, tìm nơi trú ẩn an toàn cho người dân, che chắn nhà cửa, cung cấp nước sạch, lương thực, thuốc men, đánh giá mức độ thiệt hại và cách làm dự án xin trợ cấp.

1.5. Khoá đào tạo về Đường hướng mục vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam và một số kiến thức y khoa cần thiết để dự phòng, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, tổ chức tại Dòng Phanxicô, số 42 Đình Phong Phú, xã Tăng Nhân Phú, Q. 9, Sài Gòn, từ ngày 14-12 đến 16-12-2009, gồm 42 học viên.

1.6. Khoá tập huấn Phòng chống nghiện ngập (rượu bia, thuốc lá, internet, trò chơi trực tuyến, phim ảnh đồi truỵ), tổ chức tại hội trường dòng Thánh Phaolô thành Chartres, tỉnh dòng Sài Gòn, từ ngày 06 đến 09-4-2010. Tổng số tham dự viên gồm 126 người trong đó 12 linh mục, 2 phó tế, 84 tu sĩ nam nữ và 28 giáo dân đến từ 19 giáo phận trên toàn quốc.

1.7. Khoá Phục hồi Chức năng dựa vào cộng đồng, tổ chức tại hội trường dòng Đa Minh, số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, từ 24 đến 27-5-2010 cho 160 linh mục tu sĩ nam nữ và tín hữu giáo dân đến từ 21 giáo phận và 29 dòng tu trong cả nước để học hỏi về cách phục hồi Người Khuyết tật dựa vào Cộng đồng.

1.8. Khoá Lãnh đạo Cộng tác và Tầm nhìn Chiến lược, tổ chức tại Toà Giám mục Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai, từ ngày 29-6 đến 2-7-2010 cho 94 linh mục, tu sĩ và tín hữu giáo dân đến từ 26 giáo phận, 21 dòng tu trong cả nước.

1.9. Khoá Bảo vệ Sự sống để Phát triển Toàn diện Con người. Khoá tập huấn diễn ra tại hội trường Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, tỉnh dòng Sài Gòn, số 4 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, Sài Gòn, từ ngày 26 đến 29-8-2010 cho 193 tham dự viên đến từ 25 giáo phận, 38 dòng tu, 11 tổ chức tín hữu giáo dân và 9 Mái Ấm trong cả nước.

Tổng số tiền: 648.973.913 đồng.

2. Tham dự các hội nghị và hội thảo

2.1. Khoá Hội thảo của Liên tỉnh dòng Thánh Phaolô tại Việt Nam với chủ đề “Học tập và hành động để canh tân sứ mạng và phục vụ những người khuyết tật”, diễn ra tại Tu viện Thánh Phaolô, số 44 Lê Thánh Tôn, Pleiku, từ ngày 26-10 đến 30-10-2009. Thành phần tham dự gồm 49 người, trong đó có 36 nữ tu thuộc ba tỉnh dòng Sài Gòn, Mỹ Tho, Đà Nẵng; 9 chuyên gia, trong đó có Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Caritas Việt Nam đã trình bày đề tài “Xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới để giải quyết một số vấn đề nhân sinh, đặc biệt để giúp đỡ những người khuyết tật ở Việt Nam”.

2.2. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc UBBAXH-Caritas Việt Nam, tham dự cuộc họp mặt của Ban điều hành Catholic Relief Services (CRS) thuộc miền châu Á, từ ngày 3-2 đến 5-2-2010, tại Trung tâm Đào tạo Mục vụ Baan Phu Waan, Bangkok, Thái Lan. Số tham dự viên gồm 43 người, trong đó có 11 giám đốc Caritas quốc gia (Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Cambodia, Việt Nam, Pakistan, Srilanka, Indonesia, Nepal, Australia, Bangladesh). Mục đích cuộc họp mặt là để hiểu biết và chia sẻ những hoạt động, thành công và cả những thách đố cho nhau; định hướng hoạt động cho 5 năm sắp tới và những đường hướng hợp tác chung. Hội nghị cũng mời tiến sĩ Matt Bloom để trình bày về phương cách lãnh đạo và quản lý nhân sự. Cuộc họp mặt tổ chức rất chu đáo và làm việc rất hiệu quả.

2.3. Ông Đỗ Văn Lộc đã tham dự Hội thảo Quốc tế về HIV/AIDS (ICAAP-9) khu vực Châu Á, Thái Bình Dương tại Bali, Indonesia, với chủ đề: Nâng cao năng lực cho người dân và tăng cường sức mạnh cho mạng lưới (Empowering People and Strengthening Networks).

2.4. Ông Đỗ Văn Lộc và Bác sĩ Bùi Duy Luật tham dự cuộc Hội thảo đầu tiên về HIV/AIDS, tổ chức tại Trung tâm Mục vụ tỉnh dòng Camilo Bangkok Thái Lan, từ ngày 15-5 đến 16-5-2010 với chủ đề: “Những thách đố về HIV/AIDS đối với Giáo hội Công giáo tại châu Á, Thái Bình Dương.

2.5. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc UBBAXH-Caritas Việt Nam, tham dự cuộc họp mặt Caritas miền Đông Nam Á, tổ chức tại trụ sở Caritas Singapore vào ngày 20-8-2010, nhằm mục đích: tạo mối liên kết giữa các thành viên của miền Đông Nam Á để trao đổi kinh nghiệm và đối phó với những vấn đề xã hội của miền châu Á và toàn thế giới, khai triển một chương trình nền tảng nhắm đến việc phát triển toàn diện con người. Tham dự khoá họp này có 2 giám mục, 7 linh mục, còn lại là 16 thành viên giáo dân đến từ 8 quốc gia trong miền, trừ Lào và Đông Timor. Về phía Caritas Quốc tế, có tiến sĩ Lesley-Anne Knight, cha Sanny Sanedrin, Caritas Asia có cha Bonnie Mendes. Hai giám mục là Đức cha Kike Figaredo, Chủ tịch Caritas Cambodia và Đức cha Raymond Samlut Gam, Chủ tịch Caritas Myanmar.

- Ngày 5-12 đến 18-12-2010, ông Đỗ Văn Lộc cùng với Bác sĩ Ochel đi thăm các Văn phòng HIV/AIDS và tìm hiểu hoạt động HIV của các giáo phận Xuân Lộc, Cần Thơ, Long Xuyên và Hà Nội.

- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc UBBAXH-Caritas Việt Nam cùng với Đức ông Vitillô và Lm. Phương Đình Toại đến các giáo phận Xuân Lộc, Bà Rịa và Cần Thơ để tìm hiểu về hoạt động mục vụ HIV/AIDS.

- Ngày 16-3 đến 18-03-2010, Caritas Trung ương cử Lm. Nguyễn Quốc Hoàng, phụ trách trang web Caritas Việt Nam; ông Đỗ Văn Lộc, phụ trách dự án; cô Nguyễn Thị Liên Phương; kế toán đi thăm và tìm hiểu hoạt động của 5 giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa và Xuân Lộc.

- Ngày 14-4 đến 23-4-2010, Caritas Trung ương cử Lm. Nguyễn Quốc Hoàng, phụ trách trang web Caritas Việt Nam; ông Đỗ Văn Lộc, phụ trách dự án; cô Nguyễn Thị Liên Phương; kế toán và ông Ngô Xuân Ngọc đi thăm và tìm hiểu hoạt động HIV của 5 giáo phận Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang và Phan Thiết.

- Ngày 24-3-2010, ông Đỗ Văn Lộc được cử đến Giáo phận Bà Rịa để tổ chức khoá đào tạo cơ bản về HIV/AIDS và nghiện ma tuý tại xứ Hải Xuân, hạt Vũng Tàu.

3. Cứu trợ các nạn nhân thiên tai

3.1. Cứu trợ nạn nhân Cơn bão Ketsana (bão số 9) tháng 10-2009

UBBAXH-Caritas Việt Nam cứu trợ phục hồi cho 5 giáo phận: Huế 905.413.000 đồng, Đà Nẵng 438.500.000 đồng, Qui Nhơn 1.138.120.000 đồng, Kontum 1.672.000.000 đồng và Ban Mê Thuột 238.250.000 đồng để mua 111 tấn gạo; 400 thùng mì, mỗi thùng 100 gói; 400 mền; xây 113 căn nhà bị sập; sửa 401 căn nhà bị hư hỏng; 3 nhà thờ và 1 nhà hưu dưỡng của các nữ tu bị hư hại; mua lúa giống cho 700 gia đình; sửa lại ghe thuyền cho 18 gia đình và giúp vốn cho 151 gia đình khác; cấp học bổng cho 146 em và dạy tiếng Việt cho 500 em người dân tộc trong 1 năm để hội nhập với các bạn người Kinh. Tổng số tiền: 4.392,283,000 đồng.

3.2. Cứu trợ nạn nhân Cơn bão Mirinae (bão số 11) tháng 11-2009

UBBAXH-Caritas Việt Nam cứu trợ phục hồi cho 3 giáo phận: Qui Nhơn 773.775.000 đồng, 810.000.000 đồng, Nha Trang 100.000.000 đồng để sửa nhà ở cho 100 gia đình, 57 căn nhà bị sập hoàn toàn cho các gia đình nghèo nhất, phục hồi đàn bò cho 100 gia đình khó khăn nhất (mỗi gia đình 1 con) và cung cấp giống trồng trọt cho các gia đình, phục hồi đồng ruộng cho 368 hộ gồm 2.018 người ở 4 buôn Êa Kmar, Êa Khít, Êa Kmong và Êa Knao. Tổng số tiền: 1.683.775.000 đồng.

- Ngày 9-11-2009, đoàn cứu trợ của UBBAXH-Caritas Việt Nam phối hợp với đoàn của HĐGMVN gồm Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hoá, Phó Chủ tịch HĐGMVN; Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, phụ trách công tác bác ái của Giáo tỉnh Hà Nội; Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng và đoàn cứu trợ của giáo phận Xuân Lộc do cha Giuse Nguyễn Văn Uy, Trưởng ban Caritas Xuân Lộc, đã đến thăm và uỷ lạo các nạn nhân lũ lụt ở xóm Trường và ở xứ Mằng Lăng, Phú Yên, quê hương của Chân phước Anrê Phú Yên. Số tiền gồm: 416.000.000 đồng, 6 tấn gạo, 300 thùng mì mỗi thùng 100 gói, 6 tấn quần áo cũ, mới (100 bao) kèm theo 240 phần quà (mỗi phần gồm: 2 mền, 2 mùng, 2 chiếc chiếu, nồi niêu, xoong, chảo, chén bát, nước mắm, nước tương, tập vở cho các em học sinh và thuốc chữa bệnh).

3.3. Cơn bão số 3 năm 2010

Sau khi nhận được tin từ Caritas Vinh báo tin về tình hình bão lụt tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Văn phòng Trung ương Caritas Việt Nam đã quyết định gửi ngay 200.000.000 đồng vào ngày 29-8-2010 để giúp đỡ khẩn cấp các nạn nhân: các gia đình có người chết, các gia đình nghèo có nhà bị sập đổ và các hộ nghèo cần phục hồi đời sống lao động sản xuất.

4. Cứu trợ người nghèo

UBBAXH-Caritas Việt Nam vẫn tiếp tục giúp đỡ những tổ chức xã hội và những cá nhân trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực để thể hiện lòng bác ái của Đức Giêsu Kitô. Tổng số tiền: 144.355.200 đồng.

- Trợ giúp xây dựng nhà cho 19 gia đình nghèo ở tại hầm rác theo dự án của Giáo phận Phan Thiết, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tổng số tiền: 242.000.000 đồng.

- Trợ giúp nạn nhân động đất vào ngày 12-1-2010 ở Haiti, Caritas Việt Nam gửi thư chia buồn và gửi số tiền 21.500 USD cho Caritas Haiti.

- Trợ giúp Giáo phận Hà Nội xây dựng Con đường Quèn Gianh. Tổng số tiền: 200.000.000 đồng.

5. Trợ giúp người khuyết tật

- Khám sức khoẻ cho 500 người khuyết tật tại Bệnh viện Thánh Mẫu, 118 Bành Văn Trân, Quận Tân Bình, Sài Gòn, từ ngày 12 đến 15-5-2010. Tổng số tiền 50.000.000 đồng.

- Cộng tác với đoàn Hope để thực hiện 88 ca giải phẫu cho người khuyết tật hở hàm ếch, sứt môi, chấn thương chỉnh hình, phỏng, sẹo mặt và tắt nghẽn mạch máu tứ chi, từ ngày 29-5 đến 2-6-2010. Tổng số tiền 269.960.018 đồng.

6. Y tế Cộng đồng

- UBBAXH-Caritas Việt Nam trợ giúp các giáo phận thực hiện Chương trình Hành động Toàn diện của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong việc Phòng chống Đại dịch HIV/AIDS tại 12 giáo phận ở Việt Nam và một vài giáo phận có số bệnh nhân AIDS cao, chương trình này do Caritas Đức và Secours Catholique-Caritas Pháp tài trợ. Tổng số tiền: 1.378.280.285 đồng.

- Khám sức khoẻ tổng quát cho các linh mục

- UBBAXH-Caritas Việt Nam cũng đã tổ chức khám sức khoẻ tổng quát cho 789 linh mục thuộc 18 giáo phận, 15 dòng tu và 19 các cha ở nhà hưu Chí Hoà và nhà hưu Long Xuyên, từ ngày 11-6-2010 đến 31-9-2010, các linh mục được đo điện tâm đồ, siêu âm bụng – tim, chụp X quang tim phổi, làm các xét nghiệm để kiểm soát bệnh ung thư, tiểu đường, cholesterol… tại phòng khám Thiên An, 69 Cao Thắng, Quận 3, Sài Gòn và Bệnh viện Thánh Mẫu, 118 Bành Văn Trân, P.14, Quận Tân Bình, Sài Gòn. Tổng số tiền: 466.141.800 đồng.

7. Dự án

- Dự án Thiết lập Mạng lưới Hoạt động của Caritas Việt Nam do Caritas Đức và Secours Catholique-Caritas Pháp tài trợ cho 26 giáo phận đã thiết lập được văn phòng Caritas. Tổng số tiền: 3.292.382.757 đồng.

- Dự án “Con Đường Sáng” nhằm hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo để các em tiếp tục đi học, không bỏ học nửa chừng. Chương trình này nhằm giúp các em tiền học hàng tháng. Chương trình có tham vọng là sẽ đồng hành cùng các em đến trường một thời gian dài, bao lâu các em còn đi học và hoàn cảnh kinh tế gia đình các em trong thời gian đi học chưa được cải thiện. Trong năm đầu thử nghiệm, UBBAXH-Caritas Việt Nam chọn 4 giáo phận thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long làm thí điểm, mỗi giáo phận 100 em, 1 tháng 100.000 đồng, vì học sinh ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Cửu Long bỏ học nhiều nhất nước, trình độ dân trí của người dân cũng thấp nhất nước. Chúng tôi mới nhận được hồ sơ đầy đủ của 2 giáo phận, Cần Thơ và Vĩnh Long, UBBAXH-Caritas đã hỗ trợ với tổng số tiền: 154.000.000 đồng.

- Dự án hỗ trợ học phí cho học sinh khuyết tật và học sinh nghèo bệnh tật: Chương trình này trợ cấp học bổng cho 1.500 học sinh và 100 sinh viên nghèo bị nhiễm HIV, bệnh phong cùi, và những chứng bênh mãn tính. Chương trình này chỉ phát tiền 01 lần duy nhất và dành cho 22 giáo phận trên toàn quốc, trừ 4 giáo phận thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. UBBAXH-Caritas Việt Nam đã nhận được hồ sơ của 10 giáo phận: Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm, Ban Mê Thuột, Đà Nẵng, Nha Trang, Bà Rịa, Phan Thiết, Sài Gòn. Tổng số tiền: 847.000.000 đồng.

8. Truyền thông và nghiên cứu

- Trang Web của Caritas Việt Nam đã ra mắt độc giả ngày 25-3-2010 với sự đổi mới liên tục. Số người truy cập mỗi ngày từ 500 đến 600 lượt. Đây là phương tiện để nối kết với và thông tin cho các Caritas giáo phận, đồng thời cũng là phương tiện gây ý thức quần chúng về vấn đề xã hội.

- In 1.000 cuốn Cẩm nang Caritas bằng Anh ngữ, với số tiền 11.096.000 đồng.

- In 10.000 tờ bướm giới thiệu Caritas Việt Nam về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, với số tiền 4.400.000 đồng.

- Chi phí các khoản của Văn phòng Trung ương, với số tiền 464.698.529 đồng.
 
Lễ giổ thánh Phêrô Lê Tùy tại Bằng Sở Hà Nội
Gioan Đình Sơn
19:33 11/10/2010
LỄ GIỖ LẦN THỨ 177 THÁNH PHÊRÔ LÊ TÙY

Sáng nay, ngày 11 tháng 10 năm 2010, tại Trung tâm hành hương giáo họ Bằng Sở- Giáo phận Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự Thánh lễ giỗ lần thứ 177 của Thánh Phêrô Lê Tùy. Cùng đồng tế với ngài có gần 60 linh mục, đông đảo nam nữ tu sĩ và hơn hai mươi ngàn khách hành hương lương giáo đến từ khắp các vùng miền.

Xem hình ảnh

Thánh Phêrô Lê Tùy sinh trưởng trong một gia đình nề nếp khá giả tại làng Bằng Sở. Năm 1773, năm cậu mở mắt chào đời cũng là năm hai thánh linh mục Vinh Sơn Liêm và Castanẽda Gia lãnh triều thiên tử đạo tại Hà Nội do án xử của chúa Trịnh Sâm. Cảm kích trước tấm gương hào hùng ấy, khi cậu lớn lên, song thân đã lo liệu gởi cậu theo học tại chủng viện Nam Định. Trong những năm học, cậu tỏ ra rất thông minh, khôn ngoan và đạo đức. Sau khi lãnh chức phó tế, thày Phêrô được cử đi giúp Đức cha De la Mothe Hậu lo việc truyền giáo ở Nghệ An. Ít lâu sau, thày thụ phong linh mục, làm phó xứ Đông Thành, Chân Lộc, rồi làm chính xứ Nam Đường. Trong 30 năm liền, nhà truyền giáo Lê tùy hoạt động công khai đắc lực phục vụ Giáo hội Việt Nam. Đến ngày 6 tháng 1 năm 1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc nên cha phải hoạt động âm thầm trong bóng tối.

Ngày 11 tháng 10 năm 1833, ngày giáo hội thời đó kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, cha Tùy tiến ra pháp trường chợ Quân Ban như đi dự hội, vẻ mặt vui hớn hở, đến nỗi dân đi xem và quân lính đều nói: "Xưa nay chưa thấy ai bị đem đi xử mà lại can đảm như thế". Ngài đã được phúc tử vì Danh Đức Giêsu.

Đến ngày 27 tháng 5 năm 1900, Đức Lêo XIII suy tôn cha Phêrô Lê Tùy lên bậc Chân Phước. Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính ngài vào ngày 11 tháng 10.

Trong thánh lễ hôm nay, mọi người quy tụ để mừng sinh nhật thứ 177 trên trời của Cha Thánh và để tôn vinh người con ưu tú của quê hương Bằng Sở cũng như của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Cũng ngày 11 tháng 10, Giáo Hội nhắc chúng ta kính chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII, vị Giáo hoàng đã khai mạc Công đồng Vatican II và chính ngài đã thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cách đây 50 năm mà chúng ta đang long trọng cử hành Năm Thánh. Vì thế, cuộc hành hương của anh chị em trong và ngoài giáo phận hôm nay cũng mang một ý nghĩa đặc biệt đối với Giáo hội tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã nói trước khi bước vào Thánh lễ.

"Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu". Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Tổng Giám Mục một lần nữa nhấn mạnh đến mẫu gương Thánh Phêrô Lê Tùy qua nhiều gian đoạn cuộc đời ngài:

- Từ thời niên thiếu, thánh nhân được nhận xét là một người "rất thông minh, khôn ngoan và đạo đức"; đó là vốn liếng mà ngài được Chúa cho khi vào chủng viện Nam Định và ngài làm sinh lợi gắp trăm.

- Khi đi làm mục vụ ở nhiều họ đạo khác nhau trong suốt 30 năm, người luôn được đánh giá là "linh mục vui tính, hiền hòa và rất nhiệt thành trong sứ vụ chủ chăn". Đức cha Hậu (De la Motte) đã nhận xét về cha: "Không ai là không hài lòng với cha Tùy".

- Nhân một lần đi xức dầu cho môt bệnh nhân gần chết, ngài bị bắt và bị điệu đến trước mặt quan. Mọi người đều thương và muốn cứu ngài, nên khuyên ngài hãy xưng là y sĩ, đừng xưng là linh mục thì quan có thể cứu được ngai, nhưng ngài từ chối nên bị tống giam vào ngục. Nhiều người đã nhận xét: "Suốt thời gian trong tù, lúc nào cha cũng giữ được nét vui tươi, hồn nhiên, cam đảm trước mọi khổ nhục. Thái độ đó làm nhiều người thán phục."

- Và đứng trước cái chết, ngài rất bình tỉnh và trả lời với người đưa tin: "Bấy lâu nay thật tôi không dám đợi trông ơn lớn lao như vậy". Ngài dùng bữa tối như thường lệ, rồi lặng lẽ một mình, tránh mọi cuộc tiếp xúc để dọn mình lãnh triều thiên tử đạo."

Đức Tổng Giám Mục nói tiếp, là con cháu của thánh Phêrô Lê Tùy, chúng ta hãy nhìn vào gương của ngài để noi theo, và hãy xin ngài cầu bầu cho chúng ta cũng biết sống như ngài để được hưởng phúc chết lành bất cứ cách nào và khi nào như ý định của Chúa.

Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã ban phúc lành cho dân Chúa và hôn xương thánh Phêrô Lê Tùy, sau ngài là quý cha đồng tế và khách hành hương.
 
Thông Báo
Thông báo: Ngày Thánh Mẫu tại trungtâm Hành hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney
MV TGP Sydney
21:09 11/10/2010
Thông Báo:
Ngày Thánh Mẫu Chúa Nhật 17/10/2010
tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney
Chủ đề: Cùng Mẹ Lên Núi Canvê


Trân trọng kính mời Quý Cụ, Quý Ông Bà và Anh Chị Em tham dự Ngày Thánh Mẫu Thánh Mân Côi – Tôn Vinh Thánh Mẫu La Vang – Mừng Kính Mẹ Thánh Mary MacKillop được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 tôn phong lên bậc Hiển Thánh, vị Thánh đầu tiên của Giáo Hội Úc Châu.

Nhân dịp này Đức Giám Mục Julian Porteous sẽ long trọng làm phép 14 Chặng Đàng Thánh Giá và cắt băng khánh thành Lễ Đài.

Chương trình được bắt đầu đúng 11 giờ sáng với nghi thức Làm Phép Chặng Đàng Thánh Giá, cung nghinh Thánh Mẫu La Vang và Mẹ Thánh Mary MacKillop, Thánh Lễ trọng thể.

Sau Thánh lễ xin kính mời Quý Cụ, Quý Ông Bà và Anh Chị Em ở lại dùng bữa trưa nhẹ với phần văn nghệ giúp vui.

Để cho Thánh lễ được trang nghiêm, sốt sắng và trật tự, xin vui lòng tuân theo sự hướng dẫn của Hội Đồng Mục Vụ.

Trân trọng kính mời
Ban Tuyên Uy & Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình Lẻ Loi
Joseph Ngọc Phạm
21:43 11/10/2010
MÔT MÌNH LẺ LOI

Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Con chim nó cũng như mình

Lẻ loi thiếu bạn chung tình bơ vơ..

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n