Ngày 14-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kiên trì cầu nguyện
Lm. Đan Vinh
09:38 14/10/2013
Chúa Nhật 29 THƯỜNG NIÊN C

Xh 17,8-13 ; 2 Tm 3,14-4,2 ; Lc 18,1-8

KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Lc 18,1-8

(1) Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. (2) Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan tòa. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. (3) Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi”. (4) Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì. (5) Nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc”. (6) Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó ! (7) Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? (8) Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”

2.Ý CHÍNH : Tin mừng Lu-ca kể ra dụ ngôn của Đức Giê-su về bà góa và ông quan tòa nhằm dạy các môn đệ: “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Một người bất lương như ông quan tòa mà còn phải chịu thua lòng kiên trì nài xin của bà góa nghèo. Phương chi Thiên Chúa là Cha nhân lành lại không mau chóng bênh vực những kẻ hằng kêu xin Người đêm ngày hay sao? Tuy nhiên có nhiều kẻ vì thiếu kiên trì khi gặp gian nan thử thách nên đã sớm bị mất đức tin. Vì thế Đức Giê-su đã phải thốt lên lời than phiền như sau: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”.

3.CHÚ THÍCH:

-C 1-3 : +Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn… : Câu dẫn nhập này báo trước ý nghĩa của dụ ngôn : Đức Giê-su muốn nhấn mạnh đến thái độ kiên trì và liên lỉ cầu nguyện để chuẩn bị cho ngày Người tái lâm. +Trong thành kia có một ông quan tòa : Ông này bị coi là bất lương vì ông chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng nể nang người đời. Những quan tòa như thế có nhiều trong dân Ít-ra-en, nhất là trong thời kỳ đất nước bị ngoại bang cai trị. Những quan tòa này nhiều lần đã bị các ngôn sứ lên án (x. Is 1,23; Gr 5,28; Am 5,7). +Trong thành đó cũng có một bà góa : Bà góa là một mẫu người nghèo thường được đề cập tới trong Thánh kinh. Do các bà không có chồng bảo vệ nên dễ bị kẻ xấu chèn ép bóc lột. +“Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi” : Bà góa này xin quan tòa giúp minh oan trước kẻ đang kiện cáo mình.

-C 4-5 : +Một thời gian khá lâu, ông không chịu… : Lúc đầu ông quan tòa hành động vì ích kỷ, nhưng cuối cùng ông cũng đành phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa nghèo để đứng ra bênh vực bà, hầu tránh khỏi bị bà đến quấy rầy mãi.

-C 6-8 : +Rồi Chúa nói : Lu-ca nêu tước hiệu “Chúa” 20 lần trong các bài tường thuật. Tước hiệu “Chúa” ám chỉ Đức Giê-su đã được tôn vinh sau khi phuc sinh (Pl 2,6-11). Khi dùng tước hiệu “Chua” này Lu-ca muốn nhấn mạnh vương quyền mầu nhiệm của Đức Giê-su. +“Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó: Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn…” : Mục đích so sánh Thiên Chúa với quan tòa bất chính là để làm nổi bật sự tương phản giữa lối hành xử bất lương của viên quan tòa với lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Một con người ngang ngược ích kỷ vô tín mà còn biết bênh đỡ người yếu thế để tránh sự quấy rầy như vậy, phương chi Thiên Chúa nhân từ lại có thể nhẫn tâm từ chối lời cầu xin của những kẻ đầy lòng cậy trông phó thác nơi Ngài hay sao? +Dù Người có trì hoãn : Chắc chắn Chúa sẽ can thiệp, nhưng theo cách thức của Người. Mỗi khi cầu xin mà lâu vẫn chưa được như ý, chúng ta hãy nhớ lại trường hợp Đức Giê-su trong vườn cây Dầu: đã cầu xin Chúa Cha cho khỏi uống chén đắng và đã không được Cha ưng thuận, nhưng nhờ đó mà loài người chúng ta mới được hưởng ơn cứu độ nhờ cuộc khổ nạn và phuc sinh của Đức Giê-su. Trong thực tế, có nhiều điều chúng ta cố nài xin Chúa ban cho mình, vì tưởng là điều tốt cho mình, nhưng thực ra lại có hại cho phần rỗi đời đời của ta, nên vì tình thương mà Chúa đã không ban theo ý ta như Đức Giê-su đã nói :”Có ngừoi cha nào đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ?….”. Trật tự thế giới này sẽ ra sao nếu các ước muốn ngông cuồng ấu trĩ của mọi người đều được Chúa chấp nhận ? +Người sẽ mau chóng bênh vực họ : Ở đây cũng như ở nhiều nơi khác (x. Mt 9,1; 13,30). Đức Giê-su báo trước sẽ có một cuộc phán xét để bênh vực những kẻ Người tuyển chọn (x. Lc 17,22-37). +Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? : Trong cơn thử thách, những kẻ được tuyển chọn cũng vẫn có thể trở thành vô tín nếu không kiên trì (x. Mc 13,20-22). Vì thế Đức Giê-su khuyên các môn đệ tránh lối sống buông thả, nhưng phải vững tâm cầu nguyện, giống như bà góa trong dụ ngôn đã luôn kiên trì cầu xin trước thái độ thờ ơ của vị quan tòa bất lương. Trong thời gian dài từ khi Đức Ki-tô về trời đến khi Người lại đến vào ngày tận thế, các tín hữu phải “tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).

4.CÂU HỎI : 1)Câu nào trong Tin mừng cho thấy bài học Đức Giê-su muốn dạy môn đệ về sự tin tưởng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa ? 2)Phải giải thích thế nào nếu Thiên Chúa trì hõan không nhận lời cầu xin xem ra chính đáng của chúng ta ? 3)Câu nào cho thấy vào ngày tận thế nhiều người có thể mất đức tin vì đã không kiên trì cầu nguyện khi gặp gian nan thử thách ? 4)Chúa đã hứa :"Hãy xin sẽ được…", vậy tại sao tôi cầu xin hoài mà vẫn không được Chúa ban như ý của mình ?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1.LỜI CHÚA: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng đến kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?” (Lc 18,7).

2.CÂU CHUYỆN :

-CỨ KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN THÌ CHẮC SẼ ĐƯỢC CHÚA CHẤP NHẬN : Một nhân viên bưu điện phi ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín để phát thư. Ông gõ cửa nhưng không thấy ai ra mở cả. Ông biết trong nhà có người, vì đã thấy bóng họ thấp thóang qua khung cửa sổ. Do đó, ông vừa la lớn vừa đập mạnh vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 5 lần thì một lỗ nhỏ trên cánh cửa được mở ra và có tiếng người trong nhà hỏi: “Ông muốn gì ?”. Ông trả lời: “Muốn gì ư ? Tôi đã kêu cửa mấy phút rồi mà không thấy ai ra mở cửa để lấy thư cả !” Bấy giờ người trong nhà mới vặn chốt mở rộng cửa ra và giải thích như sau : “Xin ông thông cảm cho. Mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng lũ trẻ hàng xóm đến phá quấy : Chúng cứ tới đập cửa ầm ầm, rồi khi chúng tôi ra mở cửa thì lại chẳng thấy ai cả. Khi nãy lúc đầu chúng tôi cứ tưởng là lũ trẻ đến phá rối như mọi khi, nên không ra mở cửa. Nhưng về sau thấy cửa cứ bị đập hòai, nên chúng tôi biết là có khách đến thăm thực sự”.

-CẦU NGUYỆN ĐÃ ỨNG NGHIỆM SAU NHIỀU NĂM : Tạp chí Hướng Đạo có đăng một câu chuyện thú vị về một cô giáo trẻ. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Cô giáo Ma-ry được điều về dạy ở một trường học nọ. Trong lớp cô phụ trách có một học sinh ngỗ nghịch tên là Bill. Em này thường gây cho cô giáo trẻ sự bực bội và biến lớp học thành một nơi bát nháo. Một buổi sáng kia, cô Ma-ry đến lớp sớm hơn và ngồi ở bàn thầy giáo hí hoáy viết tốc ký lên một trang giấy, thì bất ngờ Bill xuất hiện. Cậu bé tiến lại gần bàn cô giáo và nói: “Cô đang viết gì vậy?” Ma-ry đáp: “Cô viết lời cầu nguyện với Chúa đó”. Bill chế giễu: “Chúa có thể đọc được chữ tốc ký hay sao?” Ma-ry đáp: “Người có thể làm được mọi sự. Ngay cả việc nhậm lời cầu xin này của cô!”. Nói xong, cô để mảnh giấy kia vào trong cuốn Kinh thánh, và quay lên viết bài học trên bảng cho cả lớp. Lợi dụng lúc cô giáo loay hoay viết, Bill đã lén lấy cắp mảnh giấy có ghi lời cầu nguyện của cô giáo và bỏ vào trong cuốn tập của cậu. Hai mươi năm sau, Bill đã trở thành giám đốc của một công ty lớn. Một hôm ông ta lục tìm một đồ vật cũ để trên gác xép ngôi nhà xưa của cha mẹ ông. Bill tình cờ cầm lên một cuốn sổ ghi bài học thuở nhỏ và đột nhiên thấy một mảnh giấy vàng ố rơi xuống sàn. Đó là mẩu giấy có ghi chữ tốc ký. Bill không hiểu nội dung những dòng chữ ấy. Ông gấp tờ giấy kia lại, mang đến văn phòng nhờ cô thư ký đọc giúp. Cô ta đã viết lời dịch vào một tờ giấy khác và đưa cho Bill. Ông nhận ra đó là lời cầu nguyện của cô giáo Ma-ry năm xưa, nội dung lời cầu ấy như sau: “Lạy Chúa, xin đừng để con bị thất bại trong nghề giáo của con. Con không thể làm cho lớp con đang dạy vào khuôn khổ kỷ luật được, vì có một cậu học trò tên là Bill hay phá bĩnh. Xin Chúa hãy uốn nắn tâm hồn cậu bé này. Vì theo con nhận xét: Cậu bé ấy có thể trở thành một người hoặc rất tốt hoặc rất xấu sau này”. Câu cuối cùng như một nhát búa nện vào đầu Bill, bắt ông phải suy nghĩ. Thật ra chỉ vài giờ trước đó, Bill có dự tính lao vào một vụ làm ăn buôn lậu, hy vọng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ông cầm tờ giấy kia lên gấp lại cho vào chiếc ví để trong túi quần. Rồi trong suốt một tuần lễ kế tiếp, mỗi khi có dịp là ông lại lôi tờ giấy kia ra đọc đi đọc lại nhiều lần. Cuối cùng thì lời cầu nguyện của cô giáo được viết trước đó hai mươi năm đã phát huy tác dụng và làm thay đổi ý định buôn lậu của Bill. Mấy tuần sau, khi có dịp ngang qua nhà cô giáo cũ, ông đã tìm đến thăm cô và kể cho cô nghe về lời cầu nguyện của cô cách đây 20 năm đã có sức mạnh làm thay đổi cuộc đời hiện tại của ông ra sao.

3.SUY NIỆM:

Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện để sẽ được Chúa ban ơn cứu độ. Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyên và phải cầu nguyện thê nào?

1. Có mấy thái độ cầu nguyện?:

-Trong một vụ động đất lớn khiến nhiều nhà cửa trong thành phố bị sụp đổ. Có ba người bị kẹt trong văn phòng một tòa nhà của một công ty xây dựng. Bấy giờ văn phòng bị tối thui vì cúp điện và một khối bê-tông lớn từ tầng trên rơi xuống đã chắn ngang cửa sổ và cửa ra vào văn phòng. Trước tình huống này, người thứ nhất là trưởng phòng không có đức tin và đã bỏ không đên nhà thờ từ lâu. Ông ta bực tức không ngừng chửi rủa viên kỹ sư thiết kế và là chủ thi công công trình tòa nhà đã không chịu gia cố thêm sắt thép khi xây dựng chân móng và đà cột, khiến tòa nhà dễ dàng sụp đổ khi bị động đất mạnh. Anh thứ hai là nhân viên vệ sinh của công ty có lòng đạo đức bình dân, khi bị kẹt trong văn phòng liền quỳ gối lần chuỗi kinh mân côi thật sốt sắng cầu xin Đức Mẹ thương ra tay cứu giúp. Anh thứ ba là nhân viên bảo trì máy móc của công ty là người có đức tin trưởng thành đã tỏ ra bình tĩnh khi gặp sự cố. Anh ta âm thầm đối thoại cầu xin Chúa như sau: “Lay Chúa, Chúa muốn con làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh này?” Sau đó anh lấy ra búa và đục trong giỏ đồ nghề luôn mang theo và bắt đầu đục phá khối bê-tông bít lối ra vào kia. Cứ sau một lúc làm việc, anh dừng tay nghỉ mệt và lại thầm thĩ thưa chuyện với Chúa: "Lạy Chúa, xin giúp con đủ sức đục bể khối bê-tông này để cả ba người chúng con mau thoát ra ngoài". Cuối cùng anh ta đã phá được một mảng lớn bê-tông và cả ba người đã chui ra ngoài an toàn.

2. Tại sao phải cầu nguyện ?

Câu chuyện trên cho thấy ba thái độ cầu nguyên: người thứ nhất do mất đức tin, cho rằng cầu nguyện vừa mất thời giờ lại vừa vô ích, nên không cầu nguyện khi gặp khó khăn. Anh ta chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh và tha nhân, mà không tích cực giải quyết vấn đề. Người thứ hai có đức tin thụ động: Khi gặp sự cố chỉ biết khoanh tay đọc kinh để cầu xin phép lạ, thay vì chủ động giải quyết vấn đề. Có lẽ đại đa số các tín hữu chúng ta vẫn đang có lối cầu nguyện thụ động này, nhất là khi chúng ta cầu xin Chúa cho người khác. Người thứ ba có đức tin tích cực chủ động: tuy tin vào quyền năng của Chúa, nhưng đồng thời cũng ý thức phải sử dụng các phương tiện Chúa ban để chủ động giải quyết sự cố mà không quên cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp. Đây là cách cầu nguyện đúng đắn đẹp long Chúa mà các tin hữu chúng ta cần phải áp dụng trong cuộc sống đời thường.

3. Chúng ta phải làm gì ?

-Kiên trì cầu nguyện: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta phải kiên trì cầu nguyện noi gương ông Mô-sê quì giang tay suốt cả ngày để cầu xin cho quân Ít-ra-en thắng trận (Bài đọc 1); Hay như bà goá bị kiện cáo oan ức đã kiên trì xin ông quan toà “vốn không tin Chúa mà cũng chẳng kiêng nể người đời” minh oan cho bà. Nhờ biết kiên trì mà cuối cùng bà đã được ông ta minh oan (Bài Tin Mừng). Mỗi người chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện, cả những lúc xem ra Chúa im lặng không đáp ứng các yêu cầu chính đáng của chúng ta với lòng tín thác cậy trông vào quyền năng và tình thương cùa Chúa như lời Đức Giê-su: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ” (Lc 18,7-8a).

-Không nên đòi hiệu quả tức thời: Khi cầu nguyện, chúng ta tin chắc Chúa sẽ đáp lời cầu xin của chúng ta. Nhưng Ngài không ban lập tức theo ý riêng của chúng ta, mà ban vào thời gian và cách thức nào có lợi nhất cho chúng ta. Thời gian Chúa nhậm lời có thể kéo dài lâu hơn chúng ta nghĩ và cách Ngài ban ơn cũng có thể khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng thích hợp nhất và ữu hiệu nhất cho hạnh phúc của chúng ta.

-Hãy cầu xin theo ơn Thánh Thần soi dẫn: Thánh Phao-lô đã dạy: "Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta… theo đúng thánh ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27). Như thế, cầu nguyện không phải là xin ơn theo kiểu vụ lợi của chúng ta, cũng không phải là sự liệt kê những nhu cầu để xin Chúa ban theo ý riêng của ta. Nhưng cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa, xin Ngài giúp chúng ta vâng theo thánh ý Ngài, noi gương Đức Giê-su đã cầu xin Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: “Cha ơi! Nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Tuy nhiên con người vốn yếu đuối dễ nản chí, nên Đức Giê-su đã cảnh báo: "Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?” (Lc 18,8).

4.THẢO LUẬN: 1)Bạn cần đọc kinh dự lễ như thế nào để tránh bị lo ra chia trí và để lời cầu nguyện xứng đáng được Chúa chấp nhận ? 2)Ngoài việc đọc kinh dự lễ, bạn cần làm gì để biến đời bạn trở thành một lời cầu nguyện liên lỉ ?

5.NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA CHA giàu lòng từ bi thương xót. Chúa hằng nhận lời cầu xin của con. Qua dụ ngôn hôm nay, Đức Giê-su đã dạy con rằng: Ông quan tòa dù là kẻ bất chính và ích kỷ mà còn sẵn sàng đáp lại lời cầu xin kiên trì của một bà góa nghèo, phương chi là Chúa, Đấng hằng thương yêu săn sóc con như gà mẹ ấp ủ đàn con dưới cánh. Con tin tưởng vào Chúa và phó thác cuộc đời con trong tay Chúa quan phòng. Xin Chúa thương nâng đỡ và ban ơn giúp con.

-LẠY CHÚA. Điều làm cho Chúa đau lòng là nhiều người đã bị mất đức tin, trong đó có thể có cả con nữa. Nhiều lúc chính con đã không tin vào hiệu lực của lời cầu xin. Khi gặp khổ đau hoạn nạn, con thường hay than thân trách phận, mà không cầu xin Chúa nâng đỡ. Cũng có những lúc con chỉ cậy vào sức riêng mình, dựa vào thế lực của tiền bạc hay của những kẻ nhiều quyền lực… mà không cậy dựa vào ơn của Chúa. Nhiều lúc con chán nản thất vọng vì cầu xin mãi mà không được Chúa ban theo ý con xin. Xin giúp con kiên trì cầu nguyện và không bao giờ nản chí. Xin cho con ý thức rằng: Những ai tin cậy vào Chúa, sẽ không bao giờ phải thất vọng hổ ngươi.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Cầu nguyện với tất cả tâm hồn
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:33 14/10/2013
Chúa Nhật XXIX THƯỜNG NIÊN, năm C .
Chúa Nhật TRUYỀN GIÁO
Lc 18, 1-8

CẦU NGUYỆN VỚI TẤT CẢ TÂM HỒN


Suốt cuộc đời của Chúa Giêsu là lời cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng.Chúa Giêsu bao giờ cũng cầunguyện khi ở riêng một nơi vắng vẻ, khi
làm một việc gì, khi chọn các tông đồ, khi làm phép lạ. Chúa Giêsu đã nhiều lần dạy dỗ các môn đệ cầu nguyện, đặc biệt Chúa đã dạy các môn đệ kinh Lạy Cha. Do đó, Chúa Nhật hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta cầu nguyện với tất cả tấm lòng chân thành…

Tin Mừng thánh Luca hôm nay cho chúng ta thấy bộ mặt của vị thẩm phán sừng xỏ :” Tại thành nọ, có vị thẩm phán kia, Thiên Chúa thì chẳng kính sợ, mà người ta thì cũng chẳng kính nể ..” ( Lc 18, 2 ), một Ông Thẩm Phán ngồi trên tòa cao không phải để xét xử một cách công lý, nhân đạo, nhưng là để kiếm tiền bỏ đầy túi, làm giầu cho bản thân mình và làm giầu cho gia đình của mình. Câu chuyện thuật lại cách dí dỏm, có một bà góa tiền bạc chẳng có, của cải thì không, bà thuộc loại bần cố nông, nhưng bà lại bạo miệng. Bà không có quà cáp, không có tiền đút lót nhưng vì bà bạo phổi, bạo miệng, nên cuối cùng Ông Thấm phán cũng phải xiêu lòng giải quyết, chúng ta nghe Ông Thẩm Phán nói :” Cho dẫu Thiên Chúa, mình không sợ, mà người ta mình cũng chẳng kiêng nể, thì ít ra bởi mụ góa này cứ rầy quấy mình, mình cũng sẽ xử quách cho nó, kẻo nó cứ đến hoài làm bương đầu bương óc mình “ ( Lc 18, 4 ). Chúng ta cũng đọc thấy dụ ngôn người bạn quấy rầy lúc đêm khuya của thánh Luca. Hai dụ ngôn này cũng gợi lên cùng một ý. Chúa Giêsu đưa dụ ngôn như một lời gợi ý, một thể văn gợi ý mà thôi. Dụ ngôn cho thấy vị Thẩm Phán bất lương còn biết hành động để cầu an, để giải quyết cho xong những người cứ lải nhải, quấy rầy, Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn biết xót thương, chạnh lòng tha thứ cho những kẻ kêu xin Ngài. Thiên Chúa quả thực luôn lắng tai nghe lời chúng ta cầu khẩn, van xin Ngài đêm ngày. Lời cầu khẩn van nài của những kẻ kêu cứu Chúa với tấm lòng thành, luôn được Chúa lắng nghe. Có những chúng ta cầu nguyện nhưng không thấy Chúa nhận lời, Chúa bắt chúng ta chờ đợi, không phải vì Chúa khước từ, chối từ lời khẩn nguyện, van xin của chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta kiên nhẫn, thanh lọc tư tưởng của chúng ta. Bởi vì, Chúa nói với chúng ta phải cầu nguyện luôn đừng nản chán, đừng thất vọng vv…Lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta phải liên lỉ, cầu nguyện không ngừng, tất cả cuộc đời chúng ta phải là lời cầu nguyện như Chúa Giêsu. Chúng ta phải ý thức rằng việc cầu nguyện của chúng ta nhằm nối dài hành vi sáng tạo của Thiên Chúa, hành vi cứu chuộc của Chúa Giêsu, nhằm thực hiện những chương trình của Thiên Chúa trên thế giới, trên con người vv…Chính vì thế, mọi việc, mọi tư tưởng, ý nghĩ của chúng ta phải biến thành những việc linh thánh . Đây là ý nghĩa việc cầu nguyện sâu xa của thời đại chúng ta hôm nay. Nhờ hiểu như thế,nhờ cách cầu nguyện này, chúng ta hiểu được lời của Chúa :” Phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng “.

Chúa luôn muốn con người kết hiệp với Chúa, Ngài luômn muốn chúng ta dâng lời cầu nguyện lỉ lỉ bởi vì lúc thức dậy chúng ta dâng mình cho Chúa, xin Chúa chúc lành cho một ngày mới, rồi suốt một ngày với bao công việc, với bao nhọc nhằn, lao động trí óc, lao động chân tay, chúng ta dâng những công việc ấy cho Chúa như một lời cầu nguyện. Tối về chúng ta dâng cho Chúa giấc ngủ như một lời cầu nguyện kéo dài và xin Chúa cho chúng một giấc ngủ bình an, tha thứ những lỗi lầm để ngày hôm sau chúng ta sống tốt hơn, sống đẹp hơn…Thực hiện được điều đó là chúng ta biến đời chúng ta thành lời cầu nguyện không ngừng. Cầu nguyện phải là lẽ sống của mỗi người chúng ta…

Chúa đã nói : “ Ai xin sẽ được.Ai tìm sẽ gặp. Ai gõ sẽ mở “. Chúng ta phải khẩn khoản cầu xin, phải cầu nguyện mãi mãi. Chúa Giêsu trong đoạn Tin mừng này đã kết thúc dụ ngôn bằng một lời thật bí ẩn, một lời huyền diệu :” Khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất này nữa chăng ? “. Có một điều thật an ủi, Chúa nói rằng ai bền đỗ, kiên nhẫn, bền bỉ cầu nguyện sẽ giữ được đức tin của mình.

Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho công việc truyền giáo. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa :” Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt “. Chúng ta hãy xin Chúa sai nhiều thợ gặt đến gặt lúa trong các cánh đồng...Đây là bổn phận loan báo Tin mừng của mọi người.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn yêu thương chúng con, yêu thương mọi người bằng một tình yêu nhưng không :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình “ ( Ga 15, 13 ). Xin ban thêm lòng tin cho chúng con, xin giúp chúng con luôn biết siêng năng cầu nguyện để cuộc đời của chúng con luôn là lời cầu không ngừng, cảm tạ tri ân Thiên Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1. Vị Thẩm Phán trong đoạn Tin Mừng hôm nay là người thế nào ?
2. Bà góa là người thế nào ?
3. Tại sao lại phải cầu nguyện ?
4. Chúa khuyên chúng ta phải cầu nguyện làm sao ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tái truyền giảng Tin Mừng theo Đức Thánh Cha Phanxicô
LM. Trần Đức Anh OP
11:50 14/10/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô đề cao giá trị ưu tiên của việc làm chứng tá, đi gặp gỡ tha nhân và đề ra dự án mục vụ qui trọng tâm vào điều thiết yếu, trong cuộc cuộc tái truyền giảng Tin Mừng.

Trên đây là 3 điểm chính được ngài trình bày trong buổi tiếp kiến sáng 14-10-2013, dành 50 HY, GM, LM và giáo dân tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng dưới sự hướng dẫn của Đức TGM chủ tịch Rino Fisichella.

- Về điểm thứ I, ĐTC nhận định rằng ”thời nay người ta thường thấy thái độ dửng dưng đối với đức tin mà họ cho là không còn quan trọng trong đời sống con người. Tái truyền giảng Tin Mừng, hay cũng gọi là tân Phúc Âm Hóa, có nghĩa là thức tỉnh nơi tâm trí con người thời nay đời sống đức tin. Đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là các tín hữu Kitô chúng ta chứng tỏ mình sống đức tin một cách cụ thể, qua tình thương, sự hòa thuận, vui tươi, đau khổ, vì chứng tá ấy gợi lên những câu hỏi như vào thời kỳ đầu của Giáo Hội: tại sao họ sống như thế? điều gì thúc đẩy họ? Đó là những câu hỏi dẫn tới trọng tâm của việc rao giảng Tin Mừng là làm chứng về đức tin và đức mến. Điều chúng ta cần làm, nhất là ngày nay, đó là trở nên những chứng nhân đáng tin cậy bằng cuộc sống và bằng lời nói, làm cho Tin Mừng trở nên hữu hình, khơi dậy sự thu hút đối với Chúa Giêsu Kitô, và vẻ đẹp của Thiên Chúa.”

ĐTC cũng nhắc nhở các tín hữu Kitô cần cởi bỏ những gì là vô ích và tai hại, những thứ an ninh trần tục làm cho Giáo Hội trở nên nặng nề. Các Kitô hữu cũng cần làm cho lòng từ bi và sự dịu dàng của Thiên Chúa trở nên hữu hình.

- Về điểm thứ hai, ĐTC nhấn mạnh sự cần thiết phải đi gặp tha nhân. Tái truyền giảng Tin Mừng là một phong trào được đổi mới, đi tới những người đã xa lìa đức tin và ý nghĩa sâu xa của cuộc sống. ..

Ngài nói: ”Không ai bị loại trừ khỏi niềm hy vọng sự sống và khỏi tình thương của Thiên Chúa. Giáo Hội được sai đi để khơi dậy khắp nơi niềm hy vọng ấy, nhất là tại những nơi niềm hy vọng này bị bóp nghẹt vì hoàn cảnh sống khó khăn và nhiều khi vô nhân đạo.”

- Yếu tố sau cùng là cần có một sự án mục vụ gợi lại những điều thiết yếu, nghĩa là qui trọng tâm vào Chúa Giêsu. ĐTC nhấn mạnh rằng: ”xả thân vào bao nhiêu việc phụ thuộc và thừa thãi là điều vô ích, cần phải qui trọng tâm vào thực tại cơ bản là gặp gỡ Chúa Kitô, với lòng từ bi, tình thương của Chúa, và yêu thương anh chị em mình như chính Chúa đã yêu thương chúng ta...”

”Chúng ta có thể tự hỏi: đâu là công việc mục vụ trong giáo phận và giáo xứ của chúng ta? Nó có là điều điều thiết yếu trở nên hữu hình hay không? Những kinh nghiệm và đặc tính khác nhau có đồng hành trong sự hòa hợp mà Chúa Thánh Linh ban hay không? Hay là việc mục vụ của chúng ta bị phân tán, rời rạc, và rốt cục mỗi người tự lo cho mình? (SD 14-10-2013)
 
Đức Thánh Cha Phanxicô : Cha mẹ phải là người đầu tiên dạy giáo lý cho con em mình
Đặng Tự Do
15:03 14/10/2013
Sáng thứ Hai, 14 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ mối quan tâm của ngài đứng trước hiện trạng có những người đang rời xa Giáo Hội. Phát biểu trước Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo lý có tính sư phạm đồng thời phải đi kèm với những gương sáng.

Đức Thánh Cha nói:

"Trong thời đại hiện nay, chúng ta thường phải chứng kiến sự thờ ơ đối với đức tin, coi đó không còn là quan trọng trong cuộc đời của con người. Tân Phúc Âm Hóa có nghĩa là gợi lại niềm tin trong trái tim và tâm trí của những người quanh chúng ta. "

Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn thêm rằng Giáo Hội phải chiến đấu chống lại "tình trạng mù chữ về đức tin”. Ngài nhấn mạnh đến vai trò của gia đình trong Tân Phúc Âm Hóa. Cụ thể, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của con trẻ.

Đức Thánh Cha nói:

"Điều quan trọng đối với Kitô hữu là chúng ta phải sống đức tin của chúng ta cụ thể thông qua tình yêu, sự hài hòa, niềm vui và đau khổ. Bởi vì, điều đó nhắc nhở chúng ta phải đặt câu hỏi, như muôn dân đã từng đặt ra vào thời Giáo Hội tiên khởi: Tại sao họ sống như thế? Điều gì đã thúc đẩy họ? Đó là những câu hỏi đưa chúng ta đến trung tâm của việc truyền giáo, là những chứng tá về đức tin và đức ái."

Đức Giáo Hoàng cũng giải thích rằng Tân Phúc Âm Hóa không thể thực hiện theo ngẫu hứng nhưng điều quan trọng là phải có sự phối hợp tốt. Ngài đề nghị đi theo con đường đã được thiết lập bởi Công Đồng Vatican II, tập trung vào sứ điệp quan trọng của Kitô giáo, đó là cuộc gặp gỡ cá vị của mỗi người với Thiên Chúa.
 
Đức Giáo Hoàng tặng chiếc môtô Harley Davidson cho việc từ thiện
Đặng Tự Do
15:12 14/10/2013
Hôm 14 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao tặng một trong hai chiếc xe Harley Davidson cho các công tác từ thiện. Chiếc xe sẽ được bán đấu giá và số tiền này sẽ được dùng cho một nhà tạm trú do Caritas Rôma điều hành.

Mùa hè vừa qua gần 2,000 người lái môtô Harley Davidson đã đến Vatican để đánh dấu kỷ niệm năm thứ 110 của hãng xe môtô Harley Davidson. Họ đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hai chiếc môtô.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định cho đi một chiếc để gây qũy từ thiện. Số tiền thu được sẽ giúp trung tâm 'Don Luigi di Lietro' tại Rôma cung cấp cả chỗ ở và thức ăn cho những người cần. Trong thực tế, trung tâm này đã giúp hơn 1,000 người mỗi ngày.

Đức Giám Mục Enrico Feroci, giám đốc Caritas của giáo phận Rôma, cho biết món quà thể hiện sự nâng đỡ của Đức Giáo Hoàng và gần gũi với người dân của giáo phận Rôma trong tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay.
 
Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng Giám Đốc của Tổ chức Di cư Quốc tế
Đặng Tự Do
15:29 14/10/2013
Sáng thứ Hai 14 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp Tổng Giám Đốc của Tổ chức Di cư Quốc tế là ông William Lacy Swing tại dinh Tông Tòa của Vatican.

Đây là một trong những hoạt động ráo riết của Đức Thánh Cha sau tai nạn đắm tàu mới đây tại Lampedusa khiến trên 200 người thiệt mạng. Hôm 11/10/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện Châu Âu là ông Martin Schulz. Hai vị lãnh đạo đã thảo luận trực tiếp về các biện pháp cụ thể để tránh một thảm kịch Lampedusa trong tương lai.

Chào mừng ông Tổng Giám Đốc, Đức Thánh Cha nói:

"Tôi rất hạnh phúc khi nói chuyện với ông về những công việc quan trọng mà tổ chức của quý vị đang thực hiện."

IOM có 151 nước thành viên. Tổ chức này cung cấp sự hỗ trợ đa dạng cho những người nhập cư ở các miền khác nhau trên thế giới trong rất nhiều trường hợp khác nhau từ các thảm họa nhân đạo với các dịch vụ tái định cư cho đến các cuộc chiến chống lại nạn buôn người.

Ông Tổng Giám Đốc đã trao cho Đức Thánh Cha báo cáo mới nhất của IOM:

"Thưa Đức Thánh Cha, tài liệu này liên quan đến tình trạng của người di cư là một vấn đề rất quan trọng với Đức Thánh Cha."

Đáp lại, Đức Thánh Cha nói:

"Quý vị nên tiếp tục làm việc này. Tôi đánh giá cao tất cả các công việc quý vị đang làm. "

Đức Giáo Hoàng đã tặng cho ông Tổng Giám Đốc một cây bút có hình dạng như những trụ cột chung quanh bàn thờ của Đền thờ Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha cũng tặng cho ông Swing và phu nhân những cỗ tràng hạt .

Trước khi tạm biệt, như thường lệ, Đức Thánh Cha yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài.

"Đức Thánh Cha sẽ luôn luôn hiện diện trong lời cầu nguyện của con và trong trái tim con.", ông Swing và phu nhân đáp.

IOM đang thực hiện khoảng 2,300 dự án hỗ trợ người nhập cư. Tổ chức này có một đội ngũ nhân viên khoảng 7,800 phần lớn làm việc trực tiếp tại hiện trường.
 
Top Stories
Letter of Bishops of The Episcopal Conference of Vietnam after their annual meeting
J.B. An Dang
05:42 14/10/2013
During last week, bishops from 26 dioceses in Vietnam had their annual meeting in the Pastoral Centre of the archdiocese of Saigon. A letter to people of God in Vietnam was released at the end of the gathering to encourage the faithful to deepen their faith, believe in the Gospel message and go forth to proclaim the Gospel with a strong focus on the renewal of family life.

As their meeting this year occurs in the context of the Year of Faith, bishops expressed their joy “to hear about the spiritual fruits of the faithful and parish communities, dioceses, and congregations who had been actively learning, and put forward positive effort for the renewal of their life of faith”.

But at the same time, in a clear reference to clashes with the Vietnamese government in Vinh and other places, Catholic leaders in Vietnam also stated their dismay at “difficulties and challenges that some communities have faced in the understanding that faith is always a challenge, but in any circumstances, the disciples of Jesus are called to witness to the Gospel of God's love, to become a catalyst for building the civilization of love and a culture of life”.

In the last three years (2010-2013), the Church in Vietnam focused on learning and living the meaning of the Church: the mystery - communion - mission. “Orientation and spirit of the Year of Faith should be followed by efforts for ‘The New Evangelization for the Transmission of Christian Faith’, that is the topic of the 2012 Synod of Bishops on the New Evangelisation,” suggested the prelates.

The focus of the New Evangelization calls all Catholics to be evangelized and then go forth to evangelize. Facing with a large scale of corruption the social life in Vietnam today, bishops argued that “to accomplish these goals, your family must be built into a community of prayer, faithful in marriage, and full of zeal in evangelization”.

In a special way, bishops paid a good attention to those who have experienced a crisis of faith due to family difficulties: those who divorced and remarried, and those who involved in the calamity of abortion. They are encouraged in particularly to renew their relationship with Jesus Christ and his Church.

As a concrete action, bishops stated that “Dioceses will pay more attention to the training of clergy, religious, and lay pastoral ministries who are in charge of the family ministry. These people will work with the diocesan bishop in the development and implementation of family relating pastoral programs of the diocese and parish.”

A special appeal was sent at the end of the bishops’ letter to writers, artists and personnel in Catholic media to employ their talents to honour the true beauty of marriage love and family.
 
Vescovi vietnamiti ai fedeli: Siate testimoni di Cristo e difensori della vita umana
Asia-News
05:43 14/10/2013
Nuova evangelizzazione, vita e famiglia sono i temi al centro del messaggio conclusivo dell’incontro annuale della Conferenza episcopale, riunita a Saigon. I prelati apprezzano il lavoro svolto in quest’Anno della fede e anticipano le “nuove sfide”. Essi rilanciano il ruolo della famiglia, del matrimonio cristiano e della lotta contro l’aborto.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Nella lettera finale a conclusione dell'incontro annuale della Conferenza episcopale vietnamita, in programma la settimana scorsa a Saigon, i prelati invitano a "rafforzare la fede, affidarsi al messaggio del Vangelo e farsi annunciatori della Parola di Dio". In particolare, i vescovi delle 26 diocesi del Paese - riunti al Centro pastorale di Ho Chi Minh City - chiedono alla comunità cattolica maggiore attenzione al rinnovamento della vita familiare e ai temi etici quali aborto, matrimonio e cultura della vita. In un periodo contraddistinto da difficoltà e attacchi contro comunità, diocesi (vedi la campagna che ha colpito la diocesi di Vinh e il suo vescovo) e singoli attivisti, i vertici della Chiesa rilanciano il ruolo della presenza cristiana in Vietnam e il contributo allo sviluppo economico, sociale e umano della nazione.

I vescovi hanno espresso gioia per "i frutti spirituali a livello di parrocchie, comunità, diocesi e congregazioni" emersi in questo Anno della Fede, indetto dal papa emerito Benedetto XVI e che si avvia a conclusione. Al tempo stessi, i prelati avvertono anche "le difficoltà e le sfide" che si incontrano nel "capire la fede" e il cammino da seguire per essere veri "discepoli del Signore e testimoni del Vangelo", con l'obiettivo di "costruire una civiltà di amore e una cultura della vita".

Nell'ultimo triennio (2010/2013) la Chiesa del Vietnam ha focalizzato l'attenzione sull'insegnamento e l'applicazione concreta "del mistero, della comunione e della missione" cristiana. Ora l'obiettivo si sposta sulla "Nuova evangelizzazione" per la testimonianza della fede, come emerso dai lavori del Sinodo dei vescovi del 2012.

Essa richiama "tutti i cristiani" a essere annunciatori della Parola di Dio; un compito che tocca anche i vietnamiti, partendo proprio dalle famiglie quale primo e privilegiato nucleo di vita e testimonianza della fede. I vescovi guardano con particolare attenzione a quanti hanno attraversato momenti di crisi familiare: separati e divorziati, risposati, quelli che hanno sperimentato "il flagello dell'aborto". Costoro sono chiamati a rinnovare il loro rapporto con Cristo e la sua Chiesa.

Fra i primi passi concreti da intraprendere, i prelati vietnamiti suggeriscono alle singole diocesi di "prestare più attenzione alla formazione del clero, dei religiosi, dei laici chiamati al ministero pastorale" e soprattutto quanti sono impegnati "nella pastorale familiare". Infine, la Conferenza episcopale lancia un appello agli scrittori, agli artisti e cattolici impegnati nel mondo della comunicazione e dei media, perché "attraverso i loro talenti" possano esaltare "la bellezza del matrimonio e della vita familiare".
 
Pope warns of perfect piety that neglects the poor
Vatican Radio
11:55 14/10/2013
2013-10-14 Vatican - The Pope on Monday warned of " an attitude of perfect piety ," which looks at the doctrine of salvation but do not care for the "poor people " . He was speaking during his Homily at morning Mass at the Casa Santa Martha.

The Pope recalling Monday’s Gospel reading from Luke centred his homily on the “Sign of Jonah” and how Jesus speaks of a “ wicked generation”. The Pope explained that Jesus with these words was not referring to the people who followed him with love but he was pin pointing the doctors of the Church that tried to test him and make him fall into a trap ."

Pope Francis went on the say that the Pharisees asked for signs but Jesus answered by saying that he alone will give the “Sign of Jonah” just like Jonah himself became a sign to the Ninevites. The Holy Father said that these people suffer from, what he called “The Jonah Syndrome” and Jesus calls them hypocrites because they have " an attitude of perfect piety ," which looks at the doctrine of salvation but does not care for "poor people " .

The Pope continued by saying that the “Sign of Jonah” , is the sign of truth that gives us the confidence to be saved by the blood of Christ. How many Christians are there, stressed Pope Francis, that think they will be saved only for the works they perform. The works, added the Pope are necessary, but they are a consequence, a response to the merciful love that saves us. These works without merciful love mean nothing. The “Jonah Syndrome” underlined the Holy Father is work without this love.The Pope concluded by saying that we should take advantage of Monday’s liturgy to ask ourselves and make a choice. What do I prefer? The Sign of Jonah or The Syndrome of Jonah?
 
Vietnamese bishops to the faithful : Be witnesses of Christ and defenders of human life
Asia-News
14:41 14/10/2013
New evangelization , life and family are the central themes of the concluding message of the annual meeting of the Episcopal Conference , meeting in Saigon. The prelates appreciate the work done in this Year of the faith and anticipate the "new challenges" . They revive the role of the family , of Christian marriage and the fight against abortion.

In the final letter at the conclusion of the annual meeting of the Vietnamese bishops' conference , scheduled for the last week in Saigon, the prelates invited faithful to " strengthen the faith , relying on the message of the Gospel and be heralds of the Word of God. " In particular , the bishops of the 26 dioceses in the country - meeting at the pastoral center of Ho Chi Minh City - ask the Catholic community to pay more attention to the renewal of family life and ethical issues such as abortion , marriage and culture of life. In a period marked by difficulties and attacks against community , diocese (see the campaign that struck the Vinh diocese and its bishop) and individual activists , church leaders stress the role of the Christian presence in Vietnam and the contribution to economic, social and human development of the nation.

The bishops have expressed joy for "the spiritual fruits in parishes , communities, dioceses and congregations " that emerged in this Year of Faith , announced by Pope emeritus Benedict XVI and that is about to conclude . At the same time , the bishops also warn " of the difficulties and challenges " encountered in "understanding the faith " and the path to follow to be true " Lord's disciples and witnesses of the Gospel," with the goal of "building a civilization of love and a culture of life. "

In the last three years (2010/2013) the Church in Vietnam has focused attention on teaching and the practical application "of the Christian mystery, communion and mission ". The goal now moves to the "New Evangelization " for the testimony of faith, as emerged from the work of the Synod of Bishops of 2012.

This relies on " all Christians" to be proclaimers of the Word of God, a task that also touches on the Vietnamese , starting from their families as the first and privileged core of life and witness of faith. The bishops look with particular attention to those who have gone through times of family crisis : the separated and divorced and remarried, those who have experienced " the scourge of abortion." These people are called to renew their relationship with Christ and his Church.

One of the first concrete steps to be taken, the Vietnamese prelates suggest to the individual dioceses to "pay more attention to the formation of clergy, religious, lay people are called to pastoral ministry " and especially those engaged "in the pastoral care of families ." Finally , the Episcopal Conference launches an appeal to writers , artists and Catholics involved in the world of communication and media , because " through their talents "they can enhance " the beauty of marriage and family life ."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thắp nến hiệp thông với giáo phận Vinh và giáo xứ Mỹ Yên tại Portland
Phan Hoàng Phú Quý
10:09 14/10/2013
(Portland-Oregon) Trong tinh thần hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và cách riêng cho Giáo Phận Vinh cũng như giáo xứ Mỹ Yên, Cộng Đồng Công Giáo VN tại Giáo Xứ Đức Mẹ La vang thuộc thánh phố Portland, tiểu bang Oregon đã long trọng tổ chức buổi thắp nến cầu nguỵện vào lúc 7 chiêù thứ Bảy ngày 12/10/2013 vừa qua.

Xem hình ảnh

Tôi thâm tín rằng,
Dù khó khăn bão táp
Dù khó nhọc đắng cay
Dù trần truồng đói khát hay hiễm nguy

Tôi thâm tín rằng
Dù mặc ai lên án
Dù mặc ai vu cáo
Dù là cho đến chết, chết khổ đau

Không có gì, không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô

Trên đây là một đoạn thánh ca đã được ca đoàn Hồng Ân và cộng đoàn dân Chúa hát lên để bắt đầu chương trình thắp nến hiệp thông cầu nguyện.

Linh mục Phạm Hữu Đạt đã giới thiệu đến cộng đoàn dân Chúa một số những chức sắc thuộc các tôn giáo bạn cũng như quý vị đại diện các đoàn thể, các ban ngành trong và ngoài giáo xứ đã đến tham dự buồi cầu nguyện hôm nay.

Ông Phạm Hoàng Ân chủ tịch BCH/GX Đức Mẹ La vang đã trình bày tổng quát về các biến cố xãy ra tại giáo xứ Mỹ Yên với những hình ảnh dẫn chứng, để cho mọi người nhìn thấy và hiểu được sự đàn áp đánh đập dã man của chính quyền cọng sản Nghệ An đối với giáo dân, nhất là viếc bắt người vô cớ và xúc phạm đến các ảnh tượng thánh.

Ông Lê Minh Hoàng Chánh Trị Sự Cao Đài đã chia sẽ những tâm tư rất chân thành và xúc động khi nghe và nhìn thấy những hình ảnh đau thương mà người giáo dân phải gánh chịu do nhà cầm quyền cọng sản gây ra đối với dân lành vô tội, đồng thời lên án cọng sản VN đã vi phạm trầm trọng quyèn tự do của con người, nhất là tự do tôn giáo, ông cũng nhắc lại một vài biến cố mà cọng sản VN đã đàn áp Đạo Cao Đài trong những năm vừa qua.

Mục Sư Stephen Nghiêm Hợp thuộc Hội Thánh Tin Lành Cộng Đồng VN cũng chia sẽ những cãm nghĩ của ông với Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Mỹ Yên khi nhin thấy những vu khống, chụp mũ, bôi nhọ, đánh đập và đàn áp dã man của chính qquyền csVN đối với giáo dân Công Giáo, và ông lên án những vụ việc như thế là không công chính, do đó hôm nay chúng ta thắp nên cầu nguyện cho sự công chính được thể hiện không chỉ tại Giáo Phận Vinh, giáo xứ Mỹ Yên mà thôi, nhưng cần phải được thể hiện trên toàn đất nước Việt Nam. Ông cũng trích dẫn một đoạn Phúc Âm của Thánh Matthêu “ Phúc cho những ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được no thỏa”. Ánh sáng công lý thì không thể dập tắt, và đó không phải là lời phán, nhưng đó là một lời hứa.

Ông Trần Quang Đệ chủ tịch BCH/CĐ người Việt Oregon và ông Lê Văn Khương thuộc Ban Cố Vấn của cộng đồng cũng chia sẽ những ưu tư, những trăn trở khi nhìn thấy những hành vi, vi phạm nhân quyền của cs VN đã bùng lên tại Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Mỹ Yên làm cho toàn thế giới phải quan tâm. Hai ông đã cực lực lên án csVN chà đạp nhân quyền và đàn áp những người dân vô tội, đồng thời xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho đất nước sớm phục hồi lại đạo lý, những người bị bắt sớm được trở về, những ai bị thương tích sớm bình phục, quyền làm người được tôn trọng, lãnh thổ, lãnh hải được tòan vẹn.

Một vị đại diện cho Giáo Phận Vinh tại Portland đã ngõ lời cám ơn linh mục chánh xứ cùng toàn thể quý quan khách quý tôn giáo bạn và toàn thể cọng đoàn dân Chúa đã hiệp thong cầu nguyện cho Giáo Phận Vinh và cho giáo xứ Mỹ Yên.

Trong bầu khí linh thiêng của đêm tối, với ánh nến lung linh trên tay của mọi người, và qua những hình ảnh đau thương của giáo dân, Giáo xứ Mỹ Yên, tất cả cùng nhau cất cao lời ca nguyện thật tha thiết thật nồng nàn: Hãy Thắp Sáng Lên

Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên
Thắp sáng lên con tim nồng nàn
Này Bạn hỡi hãy thắp sáng lên
Ngọn lữa yêu thương

Cuộc đời bao tăm tối quanh tôi
Đang cần đến ánh sáng chiếu soi
Này bạn ơi xin chớ lẳng quên
Ánh nến trái tim cho đời đẹp lên

Hãy thắp lên đời ta
Hãy thắp cho trần gian
Thắp sáng lên tình yêu
Sáng lên niềm tin
Niềm tin Giêsu

Hãy thắp lên đời ta
Hãy thắp cho trần gian
Đốt cháy tan niềm đau
Xóa bong đêm từ lâu
Vây kín quanh đời

Này bạn ơi hãy thắp sáng lên
Thắp sáng lên tươi vui đầy tràn
Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên
Ngọn lữa hân hoan

ĐờI hạnh phúc khi sống trao ban
Đem tình Chúa tỏa sáng thế gian
Này bạn hỡi xin chớ hững hờ
Xin chớ ơ thờ Chúa đang đợi chờ.
 
Hành hương Đức Mẹ Tapao
Hồng Hương
10:21 14/10/2013
“Mười ba mỗi tháng, ai ơi! Tàpao ước hẹn, nhớ lời Mẹ khuyên”

Trong ngày 12 và 13/10/2013, kỷ niệm lần thứ 97 Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima, không quản ngại thời tiết bất thường mưa gió, rất đông khách hành hương vẫn nô nức tuôn về Tàpao đáp lại lời hẹn ước với Đức Mẹ. Trong dịp này, Giáo phận Phan Thiết tổ chức chương trình diễn nguyện chủ đề “Kính mừng Maria đầy ơn phúc” và Thánh lễ trọng thể Mừng Mẹ Mân Côi và Kết thúc Năm Đức Tin tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao. Tất cả là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa về những ơn lành hồn xác mà cộng đoàn hành hương nhận được qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tàpao trong Năm Đức Tin.

Xem hình ảnh

Diễn nguyện “Kính mừng Maria đầy ơn phúc” và Chầu Thánh Thể

Ngay từ trưa ngày 12, khu vực linh đài Mẹ Tàpao đã rộn ràng bước chân của con cái từ khắp nơi về bên Mẹ. Tiếng kinh cầu, tiếng hát chúc tụng Chúa và ca khen Mẹ vang vang khắp núi đồi. Ngày hành hương trúng vào thứ bảy và Chúa Nhật là dịp thuận tiện cho con cái tìm về với Mẹ nhiều hơn.

18g30, giữa hoa nến lung linh, tượng Đức Mẹ được cung nghinh lên lễ đài, muôn ngàn con tim thổn thức hướng về Mẹ trong tiếng hát của các nữ tu dòng MTG Phan Thiết hòa với cộng đoàn. Cha GB. Hoàng Văn Khanh, Tổng đại diện GP Phan Thiết long trọng khai mạc đêm diễn nguyện “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”.

Vũ khúc “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc” của giáo xứ Vinh Tân khởi đầu chương trình đưa cộng đoàn vào tâm tình cầu nguyện. 4 mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi được các ca viên –diễn viên đến từ 5 giáo hạt diễn tả sinh động qua các bài thánh ca và hoạt cảnh: Năm sự vui- Hạt Bắc Tuy, Năm sự Sáng - Hạt Phan Thiết, Năm sự Thương - Hạt Hàm Thuận Nam, Năm sự Mừng - Hạt Đức Tánh. Hai nhạc phẩm quen thuộc Sao Em Không Lần Chuỗi (thơ: Lm. Xuân Ly Băng, nhạc: NS Thông Vi Vu) do Đức Hạnh trình bày và Mẹ đầy ơn phúc do Xuân Quỳnh thể hiện cùng với vở cải lương “Mai Hoa Công Chúa” của giáo xứ Thanh Xuân đẹp cả về nội dung và hình thức. Tất cả mang lại cho cộng đoàn nhiều cảm xúc thánh thiện như lời nhắn nhủ mỗi người hãy giục lòng sám hối, đến cùng Đức Mẹ để qua Mẹ đến với Chúa và năng lần chuỗi mân côi.

Giờ Chầu Thánh Thể tiếp ngay sau đó do Đức Cha Giuse chủ sự. Muôn người cùng hợp lòng một ý hướng về thờ lạy Thánh Thể là sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu giữa nhân trần. Hiệp cùng với Đức Cha, cộng đoàn dâng tâm tình ngợi khen, chúc tụng và tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Năm Đức Tin, tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành đã tuôn đổ trên đoàn con trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Qua Mẹ Tàpao, nhiều tâm hồn nguội lạnh đã tìm về với Chúa, những tấm lòng đau thương được xoa dịu, đời sống đức tin được vững vàng hơn và nhiều nhiều ơn khác nữa. Xin Thánh Thể Chúa nuôi dưỡng và thúc đẩy mỗi người sống chứng nhân đức tin của tình yêu Chúa trong từng ngày sống tiếp theo. Giờ chầu kết thúc với phép lành Thánh Thể Chúa.

Thánh lễ Mừng Kính Mẹ Mân Côi – Kết thúc năm Đức Tin tại TTTM Tàpao

Suốt đêm 12 đến rạng sáng 13, những đoàn xe không ngớt nối đuôi nhau từ muốn nẻo đường hướng về Tàpao. Các anh Cảnh Sát Giao Thông và các anh trật tự đã tận tình hướng dẫn, điều tiết các phương tiện di chuyển của khách hành hương không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Từ tờ mờ sáng 13, các đoàn xe phải dừng cách trung tâm 2-3 km để khách hành hương đi bộ đến lễ đài. Các đoàn vừa đi vừa đọc kinh lần chuỗi râm ran. Quảng trường Tàpao rợp trong rừng người, mọi lối lên xuống đều không còn chỗ chen chân. Khách hành hương phải đứng tham dự lễ ra đến tận cổng Trung Tâm, nhiều người ngồi giữa cánh đồng hay lối lên linh đài. Đoàn khấn đã bắt đầu tiến về lễ đài mà dòng người vẫn đổ về không ngớt.

6g30, giờ khấn Đức Mẹ Tàpao do cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng chủ sự. Từ ngày 13.9 – 13.10.2013, đã có các ý khấn sau đây của khách hành hương xin Đức Mẹ chuyển cầu: 9.218 người xin được như ý, 7.432 người xin được khỏi bệnh, 7.419 người xin chừa bỏ tật xấu, 4.061 người xin cho gia đình hạnh phúc, 6.001 người xin đi đường bình an, 1.817 người xin cho con cái chăm học, 879 người xin nên duyên vợ chồng, 6.002 người xin cho tai qua nạn khỏi, và còn nhiều ý khấn khác.

7g00, Thánh lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Cha Tổng đại diện và quý cha trong ngoài giáo phận đồng tế. Trong dịp cử hành lễ Đức Mẹ Mân Côi, cũng là dịp khép lại Năm Đức Tin tại TTTM Tàpao, và trùng vào ngày kỷ niệm lần thứ 97 Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima, trong bài giảng Đức Cha Giuse mời cộng đoàn hành hương ôn lại lời “Xin Vâng” tự khởi nguồn của Đức Mẹ và cùng xem lại trong đời tín hữu, con cái của Mẹ, ta có thể sống lời “Xin Vâng” ấy một cách thiết thực ra sao.

Ngài chia sẻ 3 ý tưởng: Thứ nhất là tâm tình của Đức Mẹ, “Xin Vâng” là lời vắn gọn Đức Mẹ thưa với sứ thần kết thúc buổi Truyền Tin. Lời ý thức trọn vẹn khi đã được nghe giải tỏa thắc mắc; lời hoàn toàn tự do khi đã cân nhắc đắn đo; lời trách nhiệm cả đời một khi đã ưng thuận thì suốt cuộc sống sẽ mạo hiểm và khiêm tốn thực hành, từ niềm vui trong đêm Giáng Sinh đến nỗi sầu giữa cảnh tang thương chiều Tử Nạn. Một lần “Xin Vâng”, một đời “Xin Vâng”.

Thứ hai là tâm tình của những người con, “Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng”. Lời nguyện dâng lên với cả tâm tình, vừa khiêm cung nơi mái trường nhân đức xin Mẹ dạy dỗ, vừa biểu lộ ý chí chọn lựa trên hành trình đức tin bước đi theo Mẹ và từng ngày quyết tâm sống theo gương Mẹ. Yêu Mẹ, ta yêu cả đường đi của Mẹ để an tâm họa lại bước đi ấy trong đời; và mến Mẹ, ta cũng cậy trông phó thác như Mẹ để xin vâng với thánh ý Chúa.

Và thứ ba là tâm tình trong ngày 13/10: Cách riêng trong ngày kỷ niệm Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima với ba huấn lệnh “cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng Trái Tim Mẹ”, ta thưa lên tiếng “Xin Vâng” để đưa vào trong chương trình sống. Sống theo lời Mẹ sẽ được dẫn vào trong tình Mẹ, và một khi ở trong tình Mẹ cũng sẽ được dẫn tới hạnh phúc bên Chúa. Kinh nghiệm cho biết: hãy bắt đầu yêu Mẹ bằng cách lần hạt Mân Côi”.

Để minh chứng cho tình thương của Đức Mẹ, Đức Cha kể câu chuyện tại TTTM Tàpao ngày 2/7/2013 vừa qua đã có một trường hợp sống lời “Xin Vâng” được Đức Mẹ nâng đỡ ủi an, đó là trường hợp của chị Phương Thủy 44 tuổi, giáo xứ Chu Hải, giáo phận Bà Rịa, bịnh nặng không đi lại được đã 15 năm, chỉ muốn đến chào Mẹ để sẵn sàng thưa “Xin Vâng” khi phải lìa đời. Gia đình can ngăn không được. Đành chiều. Nhưng từ chuyến đi ấy về, chị đã đi lại được và tham gia sinh hoạt như mọi người bình thường khác.

Nghi thức thắp nến sai đi sau lời nguyện hiệp lễ khép lại Năm Đức Tin tại TTTM Tàpao nhưng mở ra cho các con cái Đức Mẹ quyết tâm mới sống chứng nhân đức tin qua việc tuân giữ và thực thi lời Chúa dạy bằng chính đời sống hằng ngày của mình. Thánh lễ kết thúc với Phép Lành Toàn Xá. Trong suốt thánh lễ, ca đoàn Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và Ca đoàn Giáo hạt Đức Tánh đưa cộng đoàn vào cầu nguyện sốt sắng, nâng tâm hồn lên cùng với Đức Mẹ tạ ơn Thiên Chúa với những bài thánh ca trầm bổng du dương.

Trong phần tổng kết các hoạt động của TTTM Tàpao trong Năm Đức Tin do Cha GB. Trần Văn Thuyết, trưởng ban điều hành đọc, số thống kê cho biết có trên 1 triệu lượt người gồm nhiều tôn giáo đến hành hương kính viếng Mẹ Tàpao và hơn 70 ngàn giáo dân Công Giáo lãnh nhận bí tích hòa giải. Đây là minh chứng tình thương của Mẹ Maria luôn thu hút và ban chan hòa trên tất cả con cái.

Xin Đức Mẹ Tàpao đồng hành với chúng con trong từng ngày sống, để qua chuỗi mân côi chúng con gắn kết bản thân, gia đình và tất cả mọi người vào trong vòng tròn tình thương của Chúa Giêsu và của Mẹ. Để trong tâm tình phó thác, chúng con thầm thĩ thưa lên Mẹ như vần thơ của Đức Cha Giuse:

Mẹ ơi, hai tiếng “Xin Vâng”,
Theo Mẹ con đáp lời dâng tâm tình.
Niềm tin, một chuyến hành trình,
Cuộc đời có Mẹ, an bình con đi.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam 09/10 - 15/10/2013
VietCatholic Network
21:41 14/10/2013


'>Tin GHVN Tuần 27 - Năm 2013


1. Tin GP Vinh

10.000 giáo dân giáo hạt Nhân Hòa hành hương về linh địa Trại Gáo trong tinh thần hiệp thông chia sẻ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bề Trên giáo phận Vinh, sáng Chúa Nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2013, tất cả các giáo xứ trong toàn giáo phận đã tập trung về giáo hạt của mình, để tham dự thánh lễ mừng kính Mẹ Mân Côi và cầu nguyện đặc biệt cho giáo xứ Mỹ Yên, cho các vị Bề trên giáo phận và cầu nguyện cho công lý, hòa bình sớm được thực hiện trên quê hương.

Riêng giáo hạt Nhân Hòa, các xứ đã tập trung về linh địa Trại Gáo để tham dự thánh lễ và cầu nguyện theo ý của Bề trên giáo phận.

Khi đi đến Trại Gáo, đoàn hành hương đã nhập với đoàn giáo xứ Mỹ Yên đi bộ, xếp thành hai hàng dài, tay cầm tràng hạt Mân Côi vừa đi, vừa lần chuỗi.

Đúng 8 giờ, các cha đồng tế trong hạt đã tiến ra cung thánh trong tiếng nhạc rộn ràng của bài ca nhập lễ.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế Phêrô Trần Phúc Chính đã nêu lên ý cầu nguyện của thánh lễ hôm nay.

Giảng lễ, cha quản hạt đã nhắc lại các biến cố trong lịch sử Giáo Hội. Cha đã nhấn mạnh đến các biến cố mà khi Giáo Hội lâm nguy thì các Đức Giáo Hoàng và giáo dân đều chạy đến với Mẹ Maria qua tràng Mân côi để được Mẹ chở che.

Năm 1917, Cách mạng Tháng 10 Nga thành công. Từ đây một chế độ cộng sản vô thần ra đời, rất nhiều Kitô hữu ở nước Nga và các nước Đông Âu đã rất lo sợ trước sự bách hại của chính quyền cộng sản. Nhưng cũng chính năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima nước Bồ Đào Nha với lời nhắn nhủ các con đừng sợ, hãy tin vào Mẹ. Hãy cầu nguyện và hoán cải tâm hồn. Hãy năng lần hạt Mân côi để được Mẹ chở che. Mẹ tiên báo nước Nga Cộng sản sẽ sụp đổ. Từ đó phong trào lần Chuỗi Mân côi đã được mọi người Kitô hữu hưởng ứng rộng rãi. Chính những Chuỗi Mân côi này mà giúp nhiều linh hồn được cứu rỗi.

Qua bức thư của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh Giám Mục giáo phận Kontum gửi ông Thái Văn Hằng phó chủ tịch tỉnh Nghệ An. Cha Phêrô Trần Phúc Chính đã nêu rõ cho mọi người biết bản chất của chế độ cộng sản, là chỉ biết tuyên truyền sai sự thật và dối trá.

Chính sự dối trá này, đã làm cho mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là những người trẻ ngày càng mất dần tính trung thực và họ trở thành những kẻ dối trá, lọc lừa.

2. Tin GP Vinh

Nghệ An – Chúa Nhật, ngày 06 tháng 10, giáo hạt Đông Tháp, có 15 giáo xứ hành hương về giáo xứ Vĩnh Hòa cầu nguyện, đòi công lý cho giáo xứ Mỹ Yên,

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, giám mục phụ tá giáo phận Vinh, đã đến giáo xứ Vĩnh Hòa cầu nguyện và tiếp nối vòng tay của Giáo Hội, để bảo vệ người con của giáo xứ Vĩnh Hòa là luật sư Giuse Lê Quốc Quân vừa bị tuyên án bất công.

Từ 6 giờ sáng, các biểu ngữ đã được treo lên. Các giáo xứ trong giáo hạt Đông Tháp từ khắp ngã đường đã tiến về nhà thờ xứ Vĩnh Hòa.

Tỉnh lộ 538 bị kẹt đường gần 3 km. Đoạn đường từ cổng làng vào nhà thờ dài khoảng 700 mét, chỉ đi vào, chứ không thể đi ra được.

Giáo dân từ muôn phương kéo về tham dự buổi cầu nguyện, ước chừng hơn 7,000 người.

Cờ Vatican bay phất phới rợp trời và biểu ngữ khẩu hiệu cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên và luật sư Giuse Lê Quốc Quân khắp nơi.

Trong sân thánh đường, các đoàn thể của xứ Vĩnh Hòa và các giáo xứ đã đến vị trí, xếp hàng nghiêm trang, sau đó tiến vào trong thánh đường.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên gửi lời chào tất cả cộng đồng dân Chúa. Đức Cha nhắc cho bà con biết hôm nay là ngày cao điểm của tuần chầu lượt tại giáo xứ Vĩnh Hòa cũng là ngày mừng kính trọng thể Mẹ Mân Côi và cùng hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên cầu nguyện đòi công lý được thực hiện cho quê hương.

Đức Cha nhắc lại: Từ năm 2008, bắt đầu từ các vụ, nhà nước chiếm đất xảy ra tại: Tòa Khâm Sứ toà thánh ở Hà Nội, đến giáo xứ Thái Hà, giáo xứ Tam Tòa năm 2009, Đồng Chiêm 2010, các thanh niên Công Giáo và Tin lành bị bắt cóc năm 2011.

Giáo Hội Công Giáo khắp nơi, đã thắp lên những ngọn nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam được sớm có công lý và hòa bình hiển trị.

Gần đây, với sự kiện nhà cầm quyền Nghệ An tấn công trực tiếp vào giáo dân giáo xứ Mỹ Yên và Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục chính tòa giáo phận Vinh.

Người Việt từ trong nước ra đến hải ngoại, đã thắp nến cầu nguyện liên tục ở nhiều nơi, và nhiều hơn.

Tại giáo phận Vinh, mỗi Chúa Nhật, các giáo xứ đều cùng hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên, cho đến khi công lý và công bằng được lập lại, cho các nạn nhân bị đàn áp được giải thoát, và được đền bù đúng mức.

Ở nhiều nơi, tín hữu các đạo: Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo cũng đã cầu an cho giáo xứ Mỹ Yên.

3. Tin GP SAIGÒN

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã họp Đại hội lần thứ XII từ chiều thứ Hai ngày 07/10/2013 đến trưa thứ Sáu ngày 11/10/2013, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn.

Về tham dự Đại hội có sự hiện diện đông đủ các vị chủ chăn của 26 giáo phận: Đức Hồng Y, các Đức Tổng giám mục, các giám mục và linh mục giám quản giáo phận Vĩnh Long.

Hội Đồng Giám Mục vui mừng chào đón Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; đồng thời chúc mừng Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục giáo phận Mỹ Tho, vừa được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng giám mục phó TGP Sàigòn; Chúc mừng Đức tân giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu; Vui mừng và chào đón các thành viên mới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đó là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên tân giám mục phụ tá giáo phận Vinh, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long tân giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa.

Hội Luận về cơ cấu Tổ chức HĐGM Việt Nam

4. Giáo hạt Xã Đoài GP Vinh: Mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi và cầu nguyện cho Gx Mỹ Yên

Chỉ trong một tháng vừa qua, cái tên Mỹ Yên đã chấn động khắp thế giới, cách riêng trong lòng những người dân GP Vinh

Sáng Chúa Nhật ngày 06/10/2013, toàn thể 20 giáo hạt thuộc GP Vinh cùng hưởng ứng phòng trào cầu nguyện và hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên

8 giáo xứ của giáo hạt Xã Đoài đã cùng cầu nguyện và hiệp thông với giáo Mỹ Yên, với hơn 26 ngàn giáo dân, đã qui tụ về nhà thờ Chính tòa, dâng Thánh lễ mừng kính trọng thể Mẹ Mân Côi và cùng hòa chung nỗi đau với Gx Mỹ Yên, cách riêng hai giáo dân đang bị cầm tù. Thánh lễ do Đức Cha Cao Đình Thuyên chủ tế, cùng đồng tế, có quí cha thuộc đại chủng viện Vinh Thanh, quí cha tiểu chủng viện Xã Đoài, quí cha trong giáo hạt, quí thầy chủng sinh và đông đảo bà con giáo dân tham dự. Thánh lễ diễn ra thật sốt sáng và kết thúc trong hy vọng, với bài hát “Kinh Hòa Bình”.

5. Tin GP Vinh

Caritas Tổng giáo phận Hà Nội cứu trợ các nạn nhân mưa bão, lũ lụt tại giáo phận Vinh

Cha Bruno Phạm Bá Quế, giám đốc Caritas giáo phận Hà Nội, đã đến cứu trợ, thăm hỏi, chia sẻ những mất mát của người dân tại giáo họ Dĩ Lệ, giáo xứ Yên Hòa trong đợt mưa lũ vừa qua.

Cùng đi với cha Quế có các nữ tu và đại diện giáo dân giáo phận Hà Nội.

Cơn bão số 10, đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Quảng Trị.

Đặc biệt huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An không phải là nơi tâm bão đi qua, nhưng do xả nước lũ bất ngờ, không đúng quy trình, khiến mực nước dâng cao, rất nhanh, đến nỗi người dân không kịp ứng phó, chỉ biết: "bỏ của, chạy lấy người".

Yên Hòa thuộc xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Lưu, Nghệ An là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt xả lũ vừa qua, từ hồ Vực Mấu, huyện Quỳnh Lưu.

Theo thống kê của linh mục Đinh Văn Minh, quản xứ Yên Hòa, số thiệt hại lên tới chục tỉ đồng. Nhiều nhất là các gia đình nuôi trồng thủy sản, hầu như bị mất trắng. Một số tài sản, vật dụng trong gia đình bị nhấn chìm trong biển nước.

Sau khi thăm hỏi và an ủi bà con, đại diện Caritas giáo phận Hà Nội đã trao 150 triệu đồng và 70 phần quà cho những gia đình bị thiệt hại.

Linh mục Giuse Nguyễn Viết Nam, Phó giám đốc Caritas giáo phận Vinh, đã thay mặt cho Đức Giám Mục và những gia đình gặp nạn thuộc giáo phận Vinh, đã bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu xa đối với phái đoàn và toàn thể bà con giáo phận Hà Nội,

-Hội bác ái Phanxicô tiếp tục đến cứu trợ, vùng Quảng Trị - miền Trung Việt Nam

Với chương trình CỨU TRỢ BÃO LỤT, Hội Bác Ái Phanxicô đã đến chia sẻ và an ủi những người dân trong vùng bão và lũ lụt tỉnh Quảng Trị.

Nữ tu Nguyễn Thị Bàng của hội bác ái Phanxicô cùng với linh mục Trần Vương Quốc Minh đã tới Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị tham gia cứu trợ.

Hội đã phân phát cho 320 gia đình trong vùng bão lũ: Gạo, mùng, mền.

Mỗi gia đình, nhận được một tặng phẩm gồm: 10kg gạo, 1 cái mền, một thùng mì tôm.

Linh mục Trần Huy Hoàng thành viên của hội, cho biết: Hội đã tiếp tục cứu trợ đồng bào, bị bão ở các vùng thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phái đoàn đã tặng 900 phần quà, cho 900 gia đình bị bão và lũ, lụt.

Tổng số gạo, mà người dân vùng bão, tại Quảng Bình và Quảng Trị, đã nhận được từ Hội Bác Ái Phanxicô là: 12.200kg gạo và 1.220 thùng mì, cùng với chăn mền và những nhu yếu phẩm khác.

Cơn bão số 10 qua đi, song đã gây ra nhiều thiệt hại thật kinh hoàng và nỗi sợ hãi.

Biết bao gia đình phải gánh chịu, tài sản tan nát.

6. Tin GP Sàigòn

Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn: Mừng 80 năm thành lập

Chiều Chúa Nhật, Lễ kính Mẹ Mân Côi, Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, đã long trọng mừng 80 năm thành lập. Lúc 16g30, đoàn kiệu cất bước từ nhà thờ, đi vòng quanh khuôn viên nhà Dòng, trong tâm tình, hân hoan tạ ơn Chúa với Mẹ.

Cuộc rước kiệu kết thúc, sau đó cộng đoàn cùng tập hát, các bài thánh ca phụng vụ trong Thánh lễ tạ ơn kế tiếp.

Lúc 17g30 Thánh Lễ bắt đầu, đoàn đồng tế cất bước, trong lời ca vang của cộng đoàn: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường”. Cha bề trên Giuse Hồ Đắc Tâm chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã ngỏ lời chào mừng Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt - giám mục giáo phận Bắc Ninh đến chủ tế Thánh lễ tạ ơn hôm nay. Cha chánh xứ cũng chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ các dòng tu, với cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ, cũng như ngoài giáo xứ.

Bài chia sẻ trong Thánh Lễ, Đức Cha Cosma cảm ơn Cha Giám tỉnh đã mời Đức Cha về đây để dâng Thánh lễ tạ ơn, nhân dịp mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Đức Cha nhắc đến kỷ niệm của những năm 1963: Khi còn bé, Đức Cha vẫn thường lui tới ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thân thương này. Ngài cũng nhắc thêm một kỷ niệm đẹp là nơi đây, cũng là nơi, mà cách nay 37 năm Đức Cha đã được nhận lãnh sứ vụ linh mục.

Trước khi kết thúc thánh lễ, và nhận ơn toàn xá. Cha Bề trên chánh xứ đại diện cộng đoàn ngỏ lời cảm ơn Đức Cha.

Để kết thúc thánh lễ, Đức Cha mời cộng đoàn cùng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và sau đó Đức Cha nhân danh Thiên Chúa ban phép lành toàn xá cho mọi người tham dự.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đối thoại năm đức tin: Tôn giáo và các chế độ chính trị
Lm. Đan Vinh
09:33 14/10/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN – TÔN GIÁO VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

VẤN ĐỀ 18: Tôn giáo chính là công cụ của bọn phong kiến tư bản dùng để củng cố chế độ và yên tâm bóc lột dân nghèo. Muốn tiêu diệt chế độ, trước hết phải tiêu diệt tôn giáo

TRẢ LỜI

1.Quan hệ giữa tôn giáo và các chế độ chính tri:

Trong các xã hôi phong kiến và tư bản, tôn giáo thường được tôn trọng và tự do phát triển. Đây cũng là điều hợp lý: Các tôn giáo nói chung và Ki-tô giáo nói riêng đều nhằm mục đích giúp con người hướng thiện. Tôn giáo nào cũng dạy tín đồ phải noi gương Đấng giáo chủ để ăn ngay ở lành, cũng dạy tín đồ làm điều tốt và tránh điều xấu, dạy mọi người thực thi công bình bác ái, sông hòa hợp với tha nhân, vâng phục quyền bính hợp pháp, cùng hợp tác xây dựng một xã hội ấm no hạnh phúc ngay từ trần gian để sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng mai sau… Đó là những điều thiện hảo mà tôn giáo mang lại cho nhân loại, nên thường bất cứ chế độ chính trị nào nếu muốn tồn tại và bền vững, cũng đều công nhận tôn giáo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân ghi trong hiến pháp và luật pháp. Vì đây là quyền căn bản của con người hay nhân quyền: Mọi người đều có quyền tin hoặc không tin theo một tôn giáo.

2.Về sứ vụ Thiên Sai của Đức Giê-su:

Ít-ra-en là một dân tộc nhược tiểu nên thường bị các nước lớn xâm lược đô hộ hoặc bị bắt đi lưu đày, nên họ luôn ước mong về một Đấng Thiên Sai sẽ đến để giải thoát họ khỏi ách thống trị của ngoại bang và biến dân Do thái thành một dân tộc hùng cường giống như trong triều đại của Vua Đa-vít và Sa-lô-mon.

Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa hứa ban một Đấng Cứu Thế dòng dõi Đavít, được sinh ra tại Bê-lem do một trinh nữ (x. Mt 1,20-23). Người được trao sứ vụ cứu nhân loại bằng sự hi sinh mạng sống, tình nguyện chết trên cây thập giá để đền tội thay và sống lại để phục hồi sự sống cho loài người (x. Mt 1,21).

Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su đã được xức dầu thiêng liêng để tấn phong làm Đấng Thiên Sai (x. Mt 3,16). Rồi Người đã công bố tại hội đường Na-da-rét chương trình cứu thế của Người theo lời tuyên sấm của ngôn sứ I-sai-a về sứ vụ của Đấng Thiên Sai như sau: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan Tin Mừng cho người nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho những người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4,18-19).

Tuy nhiên các đầu mục là các tư tế Đền Thờ, Kinh sư và Biệt phái đã không công nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Lý do vì nội dung lời dạy của Người mang tính hiếu hòa như: Hãy lấy ơn báo oán, tha thứ luôn luôn (x. Mt 18,22), nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân, yêu thương cả kẻ thù của mình …(x. Mt 5,38-48) là những điều họ không thể chấp nhận. Đức Giê-su cũng nhiều lần vi phạm luật nghỉ việc ngày hưu lễ Sa-bát của Mô-sê (x. Mt 12,1-8), Người đả kích lối sống đạo đức giả dối bề ngoài của các luật sĩ biệt phái (x. Mt 23,13-36). Nhất là Người tự cho mình là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa, điều mà các đầu mục Do Thái cho là phạm thượng ! (x. Mt 26,63-66). Nên cuối cùng các đầu mục Do thái đã liên kết với chính quyền Do thái bắt bớ, kết án tử hình cho Người, và còn áp lực đòi Tổng Trấn Phi-la-tô của đế quốc Rô-ma xử tử Người trên cây thập tự (x. Mt 27,20-26). Nhưng sau khi bị giết chết, đến ngày thứ ba Người đã từ cõi chết sống lại (x. Mt 28,5-8) và đã đổ ơn Thánh Thần xuống trên các Tông đồ và Hội Thánh (x. Cv 2,1-13), làm cho đạo Công Giáo lan truyền đi khắp nơi bắt đầu từ thủ đô Giê-ru-sa-lem, khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất theo lệnh truyền của Chúa Giê-su trước khi lên trời (x. Cv 1,8).

Đức Giê-su thực sự là Vua Thiên Sai, nhưng không như dân Do thái trông mong. Người là Vua hòa bình ngồi trên lừa khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem (x Lc 19,35-40). Người thiết lập một Nước Trời, nhưng Nươc Người không thuộc về thế gian này. Những ai thuộc về chân lý thì nghe tieng của Người (x. Ga 18,33-36). Người chính là Vua Mục Tử yêu thương đoàn chiên và sẵn sàng thí mạng mình vì đoàn chiên (Ga 10,11). Người mời gọi những ai muôn theo Người phải khiêm hạ rửa chân cho nhau, bỏ mình vác thập giá mình mà theo Người (x. Lc 9,23-24).

3. Về việc lợi dụng tôn giáo:

Đọc lịch sử thế giới, dường như trong quá khứ, tại một số nước Âu châu như Nga, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… tôn giáo đặc biệt đạo Công Giáo xem ra đã từng được đề cao và có lúc đã trở thành chỗ dựa vững chắc của chính quyên phong kiến: Các nhà lãnh đạo cao cấp trong tôn giáo như Hồng Y, giám mục… rất được trọng vọng và có một vị trí cao trong triều đình… Do đó khi chế độ phong kiến suy đồi do tham nhũng thối nát, dân chúng dù có bất mãn, vẫn không dám mạnh dạn đứng lên làm cách mạng lật đổ. Vì thế trong cuộc cách mạng vô sản, K. Marx cho rằng tôn giáo chính là công cụ của bọn phong kiến tư bản dùng để củng cố chế độ và yên tâm bóc lột dân nghèo. Muốn tiêu diệt chế độ, trước hết phải tiêu diệt tôn giáo.

Tuy nhiên, cho dù thực sự có bị vua quan lợi dụng đi nữa, tôn giáo cũng không vì thế mà trở nên xấu và cần phải loại trừ. Cũng giống như người ta không thể nại vào lý do: vì lưỡi dao sắc bén đã từng làm đứt tay người sử dụng, nên phải loại bỏ dao sắc; Hay do xe hơi tốc độ quá nhanh đã gây nhiều tai nạn nghiêm trọng làm chết nhiều người, nên cần phải cấm dùng xe hơi… Cũng vậy, tôn giáo có giá trị giúp con người nên tốt trong mọi thời đại và dưới bất kỳ chế độ chính trị nào. Sở dĩ trong quá khứ, đôi khi tôn giáo đã bị lợi dụng, là do đã có sự lẫn lộn giữa thế quyền và giáo quyền.

Ngày nay, để khỏi đi vào vết xe cũ và để khỏi trở thành công cụ phục vụ thế quyền, tôn giáo cần phải được tách biệt khỏi các chế độ chính trị. Vì thế, Giáo Hội Công Giáo tuy luôn khuyến khích giáo dân chu toàn nghĩa vụ công dân và tích cực tham gia các hoạt động đảng phái chính trị để phục vụ đất nước, nhưng lại cấm các giáo sĩ nắm giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyên. Nhờ tách biệt khỏi các chế độ chính trị mà Giáo Hội luôn trong sạch để có thể mạnh dạn lên tiếng bênh vực quyền lợi chính đáng của dân chúng theo Lời Chúa dạy.

TÓM LẠI: Cho dù trong quá khứ, tại một số nước phong kiến, tôn giáo có thể đã bị lợi dụng để bảo vệ chế độ. Nhưng tôn giáo chân chính không bao giờ đồng hóa với cường quyền bạo lực, với nếp sống xa hoa ích kỷ, với chính sách bóc lột bất công của bất cứ chế độ chính trị nào. Ngày nay, ai cũng nhìn nhận: muốn thi hành đúng vai trò của mình, tôn giáo cần phải tách biệt khỏi thế quyền, để không bị đồng hóa với thế quyền, dễ dàng nói lên tiếng nói trung thực của lẽ phải, bênh vực quyền lợi của đại đa số người nghèo theo thánh ý Thiên Chúa.

PHÚT HỒI TÂM :

LỜI CHÚA:

Khi ấy Đức Giê-su mở sách ngôn sứ I-sai-a, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”. (Lc 4,18-22).

LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay mỗi tín hữu chúng con quyết tâm tiếp nối công việc cứu thế của Chúa bằng sự chia sẻ niềm vui và ánh sáng, nâng đỡ những người đau khổ cả về thể xác cũng như tinh thần, loại trừ các nỗi sợ hãi, giải thoát những người đang bị áp bức, xoa dịu các đau khổ, an ủi những kẻ cô đơn, biểu lộ Chúa qua những công việc bác ái của mình. Xin cho chúng con biết thực thi sứ vụ người môn đệ của Chúa, tích cực góp phần để làm cho lời tuyên sấm của ngôn sứ I-sai-a về triều đại Thiên Sai sớm được ứng nghiệm, để công bố một năm hồng ân và làm cho Nước Chúa hiện diện giữa lòng xã hội hôm nay.- AMEN.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Năm đức tin và sự đồng lõa của Kitô hữu
Vũ Văn An
17:04 14/10/2013
Năm 1938, trước những cuộc tấn công thiếu hiểu biết của người vô thần đối với Kitô Giáo, nhà thần học Dòng Tên Henri de Lubac nêu câu hỏi: “nếu một hiểu lầm như thế xuất hiện và tự củng cố, nếu một tố cáo như thế được chấp nhận rộng rãi, thì há đó không do lỗi chúng ta hay sao?” Câu hỏi của de Lubac nói lên sự kiện đáng lo ngại này: nếu các biếm họa về Kitô Giáo đang được phổ biến và xem ra đáng tin, thì các Kitô hữu là những người phải chịu trách nhiệm một phần. Vì dù sao, chủ nghĩa duy tục tại Phương Tây cũng là hiện tượng “xẩy ra ngay trong nhà”; và dù có xét về phương diện hoàn cầu đi chăng nữa, thì hiện tượng vô tín ngưỡng phổ quát hiện nay cũng chủ yếu là một đặc điểm của các xã hội hậu Kitô Giáo. Chính Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay của Vatican II cũng đã nhìn nhận như thế: “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì qua việc sao lãng nền giáo dục đức tin, qua việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc, hoặc qua những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý hay xã hội của mình, có thể nói đúng hơn họ đang che dấu hơn là biểu lộ khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa và của tôn giáo mình”.

Năm mươi năm sau, có lẽ ta vẫn cần lưu tâm đến giáo huấn trên. Người ta thường nghe những nhận định đại loại như nhà văn vô thần này hay nhà văn vô thần kia chỉ đánh vào khoảng trống hay đánh vào những kẻ thù thần học tưởng tượng. Thiên Chúa mà những người như Richard Dawkins hay Sam Harris không tin thực ra không phải là vị Thiên Chúa của người Kitô hữu. Dù những nhận định như thế rất đúng, nhưng ta vẫn không nên tránh né vấn đề sâu xa hơn. Nếu nền thần học Kitô Giáo dễ bị trình bày sai theo kiểu hí họa, hay nếu Kitô hữu bị tai tiếng là những người không biết suy nghĩ hợp lý, thì chắc chắn điều này không tự không mà có được. Há những kẻ thù tưởng tượng kia không phải là những kẻ thù mà chính ta đã góp phần tạo ra đó ư?

Như Công Đồng Vatican II vốn nhắc nhở, sự đồng loã của Kitô hữu trong việc lớn mạnh của hiện tượng vô tín hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi tri thức. Ấy thế nhưng, thiên kiến phổ quát cho rằng Kitô Giáo không những chỉ phi lý, mà thực sự còn phản lý trí nữa đã soi mòn khả năng của ta trong việc làm chứng cho “niềm hy vọng trong ta” (1Pr 3:15) một cách đầy thuyết phục. Do đó, sửa chữa lại thiên kiến này là nhiệm vụ khẩn cấp của công cuộc tân phúc âm hóa. Bài này vì thế sẽ tập chú vào vấn đề đức tin. Ý niệm cốt lõi này của Kitô Giáo nằm ngay tại tâm điểm các phê phán gần đây của người vô thần. Nó cũng là điển hình hàng đầu của điều cả de Lubac lẫn Vatican II muốn nói.

Nhưng trước nhất, có những bài học chủ yếu ta có thể học được từ quá khứ.

‘Người vô tín ngưỡng nhạo cười’

Vấn đề căn bản của ta, tức việc ta không nên gạt bỏ những người vô tín ngưỡng có suy nghĩ, là vấn đề không mới lạ gì. Thánh Augustinô, trong cuốn “Giải thích nghĩa đen Sách Sáng Thế” (khoảng năm 393), vốn đã thúc giục các đồng đạo của ngài không nên khinh xuất “dựa vào Thánh Kinh” để đưa ra các tuyên bố về chủ đề khoa học. Vì biết nhiều người không theo Kitô Giáo nhưng có hiểu biết vốn coi các kiến thức của họ trong các lãnh vực thiên văn học, sinh học, thực vật học và địa chất học là “chắc chắn nhờ lý lẽ và kinh nghiệm”, nên ngài bảo: “Đối với người vô tín ngưỡng, quả là điều đáng xấu hổ và nguy hiểm khi nghe người Kitô hữu dựa vào ý nghĩa của Thánh Kinh để nói những điều vô nghĩa về các chủ đề này; và ta nên dùng mọi phương tiện để ngăn chặn một tình huống đáng xấu hổ như thế, một tình huống khiến người ta chứng minh được sự ngu dốt lớn lao của Kitô hữu và cười khinh nó” (số 39).

Mối lo chính của Thánh Augustinô là những người không phải là Kitô hữu này, khi nghe những quan điểm lầm lẫn bị qui cho Thánh Kinh ấy, sẽ lập tức bác bỏ và cười nhạo chính Kitô Giáo. Ngài nói thêm: “Nếu họ thấy một Kitô hữu lầm lẫn trong lãnh vực họ biết rất rõ và nghe người này duy trì những ý kiến ngây ngô về các sách của ta, thì làm sao họ tin được những sách nói về các vấn đề liên quan tới việc sống lại của người chết, niềm hy vọng được sống đời đời, và nước trời, khi họ cho rằng các sách này chỉ chứa toàn những điều sai lầm về những sự kiện họ vốn học được nhờ kinh nghiệm và ánh sáng lý trí?”.

Ngài nghiêm khắc quở trách “những người trình bày Sách Thánh một cách khinh xuất và thiếu khả năng” vì muốn “bênh vực các tuyên bố hoàn toàn ngây ngô và rõ ràng không đúng của họ” đã trích dẫn những đoạn Thánh Kinh học thuộc lòng “mà họ cho là có thể hỗ trợ cho quan điểm của họ” bất chấp sự kiện này là “họ không hiểu điều họ nói và cũng chẳng hiểu những điều họ quả quyết” (trích 1Tm 1:7).

Mấy thế kỷ sau, Thánh Tôma Aquinô đã lưu ý tới lời cảnh cáo của Thánh Augustinô. Đứng trước hai lối giải thích khác nhau đối với chương 1 Sách Sáng Thế, cả hai lối đều do các nhà chú giải học thức và thánh thiện, Thánh Tôma đã không chọn lối giải thích thông thường hơn và rõ ràng theo nghĩa đen nhiều hơn, chủ yếu vì lối giải thích kia bảo vệ được Thánh Kinh khỏi bị irrisio infidelium “người vô tín ngưỡng nhạo cười” (Sentences, 2.2, d. 12, a. 2).

Điểm bàn ở đây là Thiên Chúa tạo dựng mọi sự qua nhiều giai đoạn khác nhau, mà xem ra trình thuật ngày qua ngày của Sách Sáng Thế muốn nói, hay Người tạo nên chúng ngay lập tức trong một hành động duy nhất? Dù cho rằng cả hai lối giải thích đều có thể chấp nhận được, nhưng Thánh Tôma nghĩ lối giải thích sau “dễ chấp nhận hơn” vì ngài lưu ý tới ý kiến của các triết gia không phải là Kitô hữu.

Lý luận của ngài ở đây khá làm ta ngạc nhiên, nhất là vì ngài nhằm lý do hộ giáo, nghĩa là phát xuất từ ý muốn trình bày học lý Kitô Giáo trong một ánh sáng hấp dẫn nhất, nhằm lôi cuốn người ngoài. Tuy nhiên, đây không hẳn là chủ điểm của Thánh Tôma. Giống Thánh Augustinô, ngài thừa nhận sự khôn ngoan và kiến thức mà nhiều người vô tín ngưỡng vốn có trong các vấn đề khoa học và triết học. Do đó, trừ khi đụng tới một điểm chủ yếu nào đó của đức tin Kitô Giáo, nếu lối giải thích Thánh Kinh đặc thù nào có cơ trở thành trò cười cho họ, thì ta nên coi lối giải thích ấy là không đúng.

Tin không cần chứng cớ?

Điểm được cả thánh Augustinô và thánh Tôma nhấn mạnh không phải chỉ đúng trong trường hợp giải thích Sách Sáng Thế mà thôi, tuy đây là một lãnh vực quan trọng. Ta hãy nhớ câu trích dẫn từ hiến chế mục vụ “Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” nói về “việc sao lãng nền giáo dục đức tin” và “việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc” như là yếu tố góp phần tạo ra sự vô tín ngưỡng thời nay. Cả hai yếu tố ấy đều dễ dàng phát sinh ra “sự nhạo cười của người vô tín ngưỡng”, một nhạo cười mà Thánh Augustinô cho rằng đã nhắm vào Kitô Giáo một cách lầm lẫn.

Hãy xem cái hiểu đức tin của Richard Dawkins trong cuốn The Selfish Gene (1976): “tin tưởng mù quáng, không cần chứng cớ, thậm chí bất chấp cả chứng cớ”. Đây không hẳn là luận điệu của riêng Dawkins. A. C. Grayling, trong cuốn Against All Gods (2007), từng viết rằng: “đức tin là cam kết tin điều trái với chứng cớ và lý lẽ”. Ông ta còn trích dẫn Sam Harris, người từng viết trong cuốn The End of Faith rằng: “nổi tiếng xưa nay cả về những chủ trương vô lý lẫn việc ít ỏi chứng cớ… [niềm tin tôn giáo] tạo ra một thứ đặc trưng văn hóa hết sức hủ bại, một điểm ảo mà qua nó ngôn từ hợp lý không còn nữa”. Cách định nghĩa đức tin này là điều chủ yếu để có thể hiểu được sự nổi giận của những người tân vô thần đối với Kitô Giáo và tôn giáo nói chung. Luận bác chính của họ không hẳn cho rằng các chủ trương của Kitô Giáo sai lầm, mà đúng hơn khi hiển dương đức tin, Kitô Giáo đã cố tình cổ vũ và ca ngợi tính vô lý. Bởi thế, theo Dawkins trong cuốn The God Delusion (2006): “đức tin (tin không cần chứng cớ) là một nhân đức. Các niềm tin của bạn càng bất cần chứng cớ, thì bạn càng nhân đức. Những tín hữu tuyệt diệu nào càng tin những điều thật quái dị, không được hỗ trợ và không thể được hỗ trợ, bất chấp chứng cớ và lý lẽ, càng được đặc biệt tưởng thưởng”.

Vấn đề ở đây là đó không phải là ý nghĩa thực sự của niềm tin, dù là niềm tin tôn giáo hay không. Vì hạn từ tin (faith) do nguyên ngữ Latinh fides mà ra. Mà fides trước nhất có nghĩa là tin tưởng, tín thác (trust). Bởi thế, tin điều gì có nghĩa tin tưởng điều ấy sẽ xẩy ra, và tin vào ai là tin tưởng rằng họ sẽ không bá láp bất cứ điều gì người khác nói với họ. Cũng chính vì thế người ta thích lấy Fido đặt tên cho những con chó trung thành, tín trung và đáng tin cậy. Tin, hiểu như tín thác, có thể vì những lý do xấu hay vì những lý do tốt. Nhưng đó không phải chỉ là những điều người ta nại tới khi không có lý do chính đáng. Nói tới niềm tin trong ngữ cảnh minh nhiên Kitô Giáo cũng thế. Dù đức tin được hiểu là “hồng ân của Thiên Chúa, một nhân đức siêu nhiên” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 153), nhưng nó vẫn là một loại tin tưởng, tín thác. Và người Kitô hữu chúng ta xác tín rằng ta có đầy đủ lý do và chứng cớ để bênh vực cho niềm tín thác ấy.

Bất hạnh thay, chẳng cần cố gắng và thiện cảm trí thức bao nhiêu, người ta cũng thấy lý do tại sao người vô tín ngưỡng vẫn cho rằng đối với Kitô hữu, đức tin là một “niềm tin không chứng cớ”. Vì sự thật là Kitô hữu luôn nói tới đức tin bằng những hạn từ như thế và đã làm việc này hàng bao thế kỷ qua. Ta đã quá thành thạo trong việc tránh né những câu hỏi khó khăn của những trẻ em thích tìm hiểu, của những người đồng sở vô tín ngưỡng hay của cả các dự tòng trong các nhóm khai tâm Kitô Giáo trưởng thành, bằng cách lẩn tránh vấn đề dưới danh nghĩa “đức tin”. Thực tế, việc định nghĩa sai lầm về đức tin này đã trở thành thành phần cố hữu của tập vựng phổ thông. Thậm chí cuốn phim gốc “Miracle on 34th Street” (1947), chẳng hạn, đã đưa vào một dòng nghe như trích thẳng từ The God Delusion: “đức tin có nghĩa tin cả những điều lương tri bảo bạn đừng tin”.

Như thế, Kitô hữu chúng ta đã tự mở cửa cho các nhạo cười của người vô tín ngưỡng được đại biểu bởi các trước tác tân vô thần. Dĩ nhiên, đây không phải chỉ là vấn đề duy nhất ta thực hiện từ trước đến nay. Thực vậy, câu Thánh Augustinô viết trên đây cũng có thể đã được viết đi viết lại từng lời vào lúc này: những người thậm chí chỉ làm quen qua loa với khoa sinh vật học hiện đại cũng có thể, và thực sự đã, đưa ra những tuyên bố nực cười liên quan tới ý nghĩa của Sáng Thế 1. Tuy nhiên, như trên đã nói, đức tin là tâm điểm của việc làm Kitô hữu: nó là viên đá góc của mọi điều ta tuyên xưng.

Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà

Ở đây, chúng ta tập chú vào đức tin và, với sự hỗ trợ của Thánh Augustinô và Thánh Tôma, vào Sách Sáng Thế. Nhưng thực ra điểm căn bản, tức “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì đã sao lãng nền giáo dục đức tin, đã giảng dạy những lý thuyết sai lạc” sâu xa hơn thế. Giải pháp, do đó, là mọi người chúng ta phải thực sự học hỏi hơn nữa về đức tin, và được hỗ trợ và khích lệ cần thiết để làm việc này. Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà. Hay như Đức Phaolô VI từng viết trong “Evangelii Nuntiandi”: “Giáo Hội là người rao giảng Phúc Âm, nhưng Giáo Hội bắt đầu bằng cách tự phúc âm hóa chính mình”.

Có những học lý bị chính cả các Kitô hữu thuần thành, chứ đừng nói người vô tín ngưỡng, coi là sai lầm, hay nói theo kiểu thời thượng “chẳng ăn uống gì” (out of touch). Điều này thực ra không làm ta ngạc nhiên. Ta đừng quên tường trình của Thánh Kinh về phản ứng đầu tiên của “nhiều môn đệ” đối với học lý Thánh Thể: “Lời dạy này khó nghe quá; ai mà chấp nhận cho được?” (Ga 6:60). Ấy thế nhưng, điều này càng nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu học giáo lý được các nhà dẫn đạo tân phúc âm hóa cổ vũ. Đức Gioan Phaolô II, chẳng hạn, từng luận giải trong “Redemptoris Missio” rằng: “không thể xác định rõ các biên giới giữa chăm sóc mục vụ tín hữu, tân phúc âm hóa và hoạt động truyền giáo chuyên biệt, và không thể tưởng tượng được việc tạo ra các rào ngăn giữa chúng với nhau hay đặt chúng vào những ngăn tủ kín bưng”.

Trên đây, ta đã ghi nhận quan điểm của Vatican II trong việc chẩn đoán chủ nghĩa vô thần hiện đại, với việc nhìn nhận rằng người Kitô hữu phải chịu trách nhiệm một phần về sự xuất hiện và tính đáng tin của nó. Công đồng cũng nhìn vào bên trong khi đưa ra phương thuốc như sau: “Phải tìm câu trả lời cho chủ nghĩa vô thần ở việc trình bày học lý cách thích hợp, và ở toàn bộ lối sống của Giáo Hội và các chi thể Giáo Hội”. Hơn nữa, điều chủ yếu “là làm chứng bằng một đức tin sống động và trưởng thành, tức một niềm tin được giáo dục khiến ta có khả năng nhìn rõ các khó khăn và khuất phục chúng”. Hay, như lời Henri de Lubac: “Nếu có quá nhiều quan sát viên, những người vốn không thiếu sắc sảo hay tinh thần tôn giáo, hiểu lầm trầm trọng về yếu tính của Kitô Giáo đến thế, thì há đó không phải là dấu chỉ người Công Giáo nên cố gắng hiểu yếu tính ấy tốt hơn đó sao?”.

Rất có thể Thiên Chúa “chọn những người ngu khờ trên thế gian để làm xấu hổ người khôn ngoan” (1Cor 1:27). Nhưng chắc chắn Người không chọn họ để làm xấu hổ cả Người lẫn chính họ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều
Đặng Đức Cương
21:16 14/10/2013
CHIỀU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chiều buồn, chiều đẹp, chiều mơn trớn
Chiều ru êm ái khúc lòng tê...
(Trích thơ của Xuân Tâm)