Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:23 15/10/2013
SINH NHẬT CỦA CHIẾN THẦN
Đại thần Thấp Bà yêu nữ thần Tuyết Sơn, họ ân ân ái ái cùng chung sống với nhau hơn một ngàn năm, các thiên thần rất ngưỡng mộ họ, nhưng rất tiếc là họ không sinh được một đứa con nào, thế là các thiên thần đi tìm đại thần Tì Thấp Nộ giúp đỡ, Tì Thấp Nộ nói:
- “Không nên làm trở ngại họ.”
Ông ta dẫn các thiên thần đi đến núi để cầu phúc cho đại thần Thấp Bà, sau đó thần Thấp Bà làm rơi trên đất một giọt mồ hôi và bị thần hỏa biến thành chim bồ câu ngậm bay mất.
Nữ thần Tuyết San biết được nên giận dữ với các thần và rủa mắng vợ của họ là suốt đời không thể sinh đẻ.
Thần hỏa nghe được bèn đem giọt nước của Thấp Bà đến thánh địa, bỏ vào trong thân thể của sáu vị tiên, sáu ngày sau, họ mang thai con trai của Thấp Bà, đó là chiến thần Sai Kiến Đà, và cũng là Cưu Ma La.
(Truyện huyền thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Các thiên thần trên thiên đàng không dựng vợ gả chồng, cũng không biết đến tình yêu xác thịt như loài người, bởi vì các ngài được dựng nên không có thân xác vật chất như loài người, là để ngày đêm thờ phượng ngợi khen Thiên Chúa và vâng lệnh Chúa giúp đỡ và bảo vệ loài người.
Các thiên thần trên thiên đàng không hề có chuyện cầu phúc để có con cái, nhưng chính các ngài luôn dâng những lời cầu nguyện và những hy sinh của con người lên trước tòa Thiên Chúa.
Sau khi phản thần Lu-xi-phe bị phạt đời đời trong hỏa ngục trở thành ma quỷ, thì nó bắt đầu trở thành tai họa cho loài người là những tạo vật được Thiên Chúa tạo dựng rất mỏng dòn bởi bùn đất, nên đã bị sa ngã bởi ma quỷ cám dỗ. Nhưng tình yêu của Thiên Chúa bao la hải hà, Ngài không muốn con người phải sống trong những tội ác do ma quỷ thống trị, nên đã sai Con Một của mình là Đức Chúa Giê-su –Ngôi Hai Thiên Chúa- xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Đó chính là giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy, bởi vì Giáo Hội là do Đức Chúa Giê-su sáng lập để đem ơn cứu độ cho nhân loại, cho nên giáo lý của Giáo Hội Công Giáo là giáo lý đưa con người đến Chân Thiện Mỹ Thánh là Thiên Chúa toàn năng.
Sức mạnh của Thiên Chúa được thể hiện rõ ràng nhất qua các bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra, chính nơi các bí tích này mà người Ki-tô hữu tìm được cho mình những ơn cần thiết để chiến thắng ma quỷ và để hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đại thần Thấp Bà yêu nữ thần Tuyết Sơn, họ ân ân ái ái cùng chung sống với nhau hơn một ngàn năm, các thiên thần rất ngưỡng mộ họ, nhưng rất tiếc là họ không sinh được một đứa con nào, thế là các thiên thần đi tìm đại thần Tì Thấp Nộ giúp đỡ, Tì Thấp Nộ nói:
- “Không nên làm trở ngại họ.”
Ông ta dẫn các thiên thần đi đến núi để cầu phúc cho đại thần Thấp Bà, sau đó thần Thấp Bà làm rơi trên đất một giọt mồ hôi và bị thần hỏa biến thành chim bồ câu ngậm bay mất.
Nữ thần Tuyết San biết được nên giận dữ với các thần và rủa mắng vợ của họ là suốt đời không thể sinh đẻ.
Thần hỏa nghe được bèn đem giọt nước của Thấp Bà đến thánh địa, bỏ vào trong thân thể của sáu vị tiên, sáu ngày sau, họ mang thai con trai của Thấp Bà, đó là chiến thần Sai Kiến Đà, và cũng là Cưu Ma La.
(Truyện huyền thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Các thiên thần trên thiên đàng không dựng vợ gả chồng, cũng không biết đến tình yêu xác thịt như loài người, bởi vì các ngài được dựng nên không có thân xác vật chất như loài người, là để ngày đêm thờ phượng ngợi khen Thiên Chúa và vâng lệnh Chúa giúp đỡ và bảo vệ loài người.
Các thiên thần trên thiên đàng không hề có chuyện cầu phúc để có con cái, nhưng chính các ngài luôn dâng những lời cầu nguyện và những hy sinh của con người lên trước tòa Thiên Chúa.
Sau khi phản thần Lu-xi-phe bị phạt đời đời trong hỏa ngục trở thành ma quỷ, thì nó bắt đầu trở thành tai họa cho loài người là những tạo vật được Thiên Chúa tạo dựng rất mỏng dòn bởi bùn đất, nên đã bị sa ngã bởi ma quỷ cám dỗ. Nhưng tình yêu của Thiên Chúa bao la hải hà, Ngài không muốn con người phải sống trong những tội ác do ma quỷ thống trị, nên đã sai Con Một của mình là Đức Chúa Giê-su –Ngôi Hai Thiên Chúa- xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Đó chính là giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy, bởi vì Giáo Hội là do Đức Chúa Giê-su sáng lập để đem ơn cứu độ cho nhân loại, cho nên giáo lý của Giáo Hội Công Giáo là giáo lý đưa con người đến Chân Thiện Mỹ Thánh là Thiên Chúa toàn năng.
Sức mạnh của Thiên Chúa được thể hiện rõ ràng nhất qua các bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra, chính nơi các bí tích này mà người Ki-tô hữu tìm được cho mình những ơn cần thiết để chiến thắng ma quỷ và để hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:25 15/10/2013
N2T |
12. Tìm kiếm mỹ vị thì không xứng đáng làm đệ tử của Đấng bị đóng đinh trên thánh giá.
(Thánh Bernard)---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cầu nguyện là sự sống của người Kitô Hữu
Jos. Vinc. Ngọc Biển
20:52 15/10/2013
CẦU NGUYỆN LÀ SỰ SỐNG CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
(Chúa Nhật 29 Thường Niên, C)
Jos. Vic. Ngọc Biển
Bất kể một tôn giáo nào, cầu nguyện là yếu tố sống còn của mình. Cầu nguyện được ví như hơi thở, là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Cầu nguyện đối với người Công Giáo, chính là thể hiện niềm tin, phó thác cho sự an bài quan phòng của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu một lần nữa nhắc lại cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc cầu nguyện, đồng thời Ngài dạy mỗi chúng ta hãy kiên trì, trung thành khi cầu nguyện qua dụ ngôn vị thẩm phán bất lương và bà góa nghèo.
1. Sự cần thiết của lời cầu nguyện
Nếu cá cần nước để sống; cây cối cần ánh sáng mặt trời để quang hợp và sinh trưởng, thì cầu nguyện cũng cần cho đời sống của người kitô hữu như vậy. Cầu nguyện chính là nâng tâm hồn lên với Thiên Chúa để xin Ngài ban ơn, nâng đỡ. Cầu nguyện còn nói lên một sự thật là ta thuộc về Chúa; Chúa thuộc về ta. Tuy nhiên, vẫn là khởi đi từ Thiên Chúa, Ngài luôn thúc đẩy tâm hồn chúng ta khao khát Ngài: “như nai rừng mong mỏi, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa”. Hay nói như thánh Âu Tinh: “Lạy Chúa, tâm hồn con vẫn bồn chồn xao xuyến mãi cho tới khi được nghỉ ngơi trong Chúa”.
Khi nói đến sự cần thiết của cầu nguyện, Đức Giêsu cũng đã nhiều lần khuyên các môn đệ của mình hãy cầu nguyện và, chính Ngài cũng luôn luôn cầu nguyện trước, trong và sau khi làm bất cứ việc gì. Thật vậy, Ngài cầu nguyện trong sa mạc; nơi hội đường; trên triền núi; ngoài bãi biển. Đặc biệt, nơi các giáo huấn của Ngài, chúng ta thấy toát lên tâm tình cầu nguyện. Khi dạy các tông đồ cầu nguyện, Ngài nói: “Phải cầu nguyện luôn mãi không ngừng nghỉ” (Lc 18,1). “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mc 14,38). Rồi khi dạy các ông về sự tín thác, Ngài nói: “Không có Thầy, chúng con không thể làm được gì” (Ga 15,5). Qua câu nói này, Đức Giêsu cho chúng ta thấy sức mạnh vô song của lời cầu nguyện, cũng như quyền năng của Thiên Chúa trên mọi sự.
Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói về sức mạnh của lời cầu nguyện như sau: “Hãy cho tôi một đòn bẩy, một điểm tựa, thì tôi sẽ nâng thế giới lên”.
Như vậy, cầu nguyện là điều quan trọng. Không cầu nguyện, ta đánh mất điều căn bản để làm nên đời sống tinh thần. Tuy nhiên, khi cầu nguyện, Đức Giêsu dạy phải có sự kiên trì và trung thành.
2. Kiên trì trong cầu nguyện
Nói về sự kiên trì trong cầu nguyện, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn bà góa và vị thẩm phán:
Bà góa mà Đức Giêsu nói đến hôm nay chính là một trong những thành phần bị xã hội khinh khi, bỏ rơi; là thành phần thấp cổ bé họng trong xã hội, không có tiếng nói và ít được ai quan tâm. Sở dĩ có sự kỳ thị này là do thói quen, văn hóa và truyền thống của một số nước niềm Cận Đông thời bấy giờ. Thành phần bà góa là một trong ba thành phần không cần quan tâm (quả phụ, cô nhi và di dân). Họ cũng không có quyền đòi xã hội phải công bằng với mình. Chính vì thế, việc ông thẩm phán dửng dưng và không thèm quan tâm tới bà là lẽ đương nhiên, không có gì lạ. Ý thức được điều đó, nên bà đã trai lỳ và hoàn toàn phó thác trong tay vị thẩm phán bất công.
Nói lên tính kiên trì của bà góa này, tưởng cũng nên nhắc lại khuôn mặt của vị thẩm phán trong dụ ngôn hôm nay để thấy được lòng kiên định, trung thành của người đàn bà này.
Vị thẩm phán chính là một người bất lương, tham nhũng, bóc lột. Cuộc đời của ông là tiền và tiền chứ không có ân nghĩa gì hết. Vì thế, ông ta “không có kiêng nể ai” và, cũng “chẳng coi Thiên Chúa ra gì”. Cán cân công lý của ông chính là tiền. Tuy nhiên, ông đã chịu thua bà góa nghèo. Bà này có một thứ vũ khí thần kỳ, khiến vị thẩm phán cứng lòng, vô cảm đến đâu cũng phải khuất phục, đó là: kiên trì để ngồi lỳ, kỳ nèo, năn nỉ. Quả thật, ông thẩm phán này không thể chịu nổi sự phiền hà của bà góa. Cuối cùng, ông ta đã phải mở phiên tòa để minh oan cho bà. Điều mà Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là sự kiên trì của bà góa. Và, đi xa hơn một bước nữa, Đức Giêsu muốn nói về lòng nhân từ của Thiên Chúa qua hình ảnh vị quan tòa.
3. Lòng nhân từ của Thiên Chúa
Nếu người thẩm phán trong bài Tin Mừng hôm nay rất bất lương và bất nhân như thế, mà ông ta còn phải chịu khuất phục trước nỗi thống khổ của bà góa, thì Thiên Chúa là Đấng nhân lành, từ bi, chậm giận và hay thương xót… lại không thương con cái khi chúng chạy đến với mình hay sao? Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho thấy tình thương của Thiên Chúa khi nói: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cửa cho” (Mt 11,9). Tuy nhiên, lời cầu nguyện của chúng ta có khi đẹp lòng Chúa và ích lợi cho phần hồn thì Chúa sẽ ban cho ngay, nhưng đôi khi chúng ta chỉ biết xin mà không biết điều đó có lợi hay có hại, những lúc như thế, Chúa sẽ trì hoãn hoặc ban những ơn khác tốt đẹp hơn cho chúng ta. Vì vậy, hãy tin tưởng, kiên trì và phó thác nơi Thiên Chúa. Hãy trở thành tác phẩm trong bàn tay tuyệt diệu của Thiên Chúa. Vậy, nếu chúng ta đã được Chúa yêu thương, thì chúng ta cũng phải loan truyền về một vị Thiên Chúa giàu tình thương và muốn cho con người được hạnh phúc đến với hết mọi người, mọi nơi...
4. Truyền giáo bằng cầu nguyện
Hôm nay là ngày khánh nhật truyền giáo, ngày cả Giáo Hội cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo, đồng thời cũng là dịp để mỗi chúng ta ý thức vai trò loan báo Tin Mừng của mình.
Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội không truyền giáo thì Giáo Hội đánh mất bản chất của mình, và như thế đặc tính của chúng ta mất. Tuy nhiên, truyền giáo có nhiều cách. Một trong những cách truyền giáo hữu hiệu nhất chính là cầu nguyện.
Đức Giêsu khi xưa cũng vậy, Ngài khởi đầu sứ vụ của mình bằng việc vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện. Ngài cầu nguyện để: nhằm tìm kiếm, đón nhận và thi hành thánh ý của Chúa Cha (x. Mt 4,1-11). Sau khi loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cũng cầu nguyện: “Giải tán họ xong, Ngài lên núi một mình mà cầu nguyện” (Mt 14, 23); “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện” (Mt 26,36); “ sau khi từ biệt các ông, Ngài lên núi cầu nguyện” (Mc 6,46); “Ngài lui vào nơi hoang vắng để cầu nguyện” (Lc 5,16)...
Tại sao khi truyền giáo phải cầu nguyện? Thưa vì chúng ta xác định rất rõ: công trình cứu độ là của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ là người cộng tác vào công trình ấy mà thôi. Thật vậy: “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thờ nề vất vả cũng là uổng công…”. Chính Thiên Chúa mới làm cho công cuộc truyền giáo sinh hoa kết quả (x. 1 Cr 3, 6-7). Thánh Phaolô cũng nói: “ Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin, và tạ ơn mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4,6).
Khi cầu nguyện, chúng ta biết được tính cấp thiết của sứ vụ. Biết mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Sẵn sàng hy sinh, trung thành vì Nước Trời và phần rỗi của các linh hồn.
Nếu không có đời sống cầu nguyện, chúng ta sẽ là những người thợ dại khờ trong cánh đồng của sự chết. Cầu nguyện để xin Chúa biến đổi chính chúng ta, làm cho chúng ta trở nên xứng đáng để trở thành sứ giả của Chúa, những người thợ gặt lành nghề như Chúa muốn trong cánh đồng truyền giáo của Ngài, trở nên những người gieo vãi hạt giống Tin Mừng yêu thương giữa một thế giới đang dần dần muốn xa rời Thiên Chúa, đến với những con người chưa có cơ hội biết Ngài, những con người lầm lạc trong thế giới hôm nay.
Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu mến đời sống cầu nguyện, bởi vì có cầu nguyện, chúng con mới biết Chúa là Đấng yêu thương. Xin cũng cho chúng con biết kiên trì, trung thành trong khi cầu nguyện. Xin Chúa ban cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội có được nhiều thợ gặt lành nghề, để ra đi thu lúa về cho Chúa. Amen.
(Chúa Nhật 29 Thường Niên, C)
Jos. Vic. Ngọc Biển
Bất kể một tôn giáo nào, cầu nguyện là yếu tố sống còn của mình. Cầu nguyện được ví như hơi thở, là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Cầu nguyện đối với người Công Giáo, chính là thể hiện niềm tin, phó thác cho sự an bài quan phòng của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu một lần nữa nhắc lại cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc cầu nguyện, đồng thời Ngài dạy mỗi chúng ta hãy kiên trì, trung thành khi cầu nguyện qua dụ ngôn vị thẩm phán bất lương và bà góa nghèo.
1. Sự cần thiết của lời cầu nguyện
Nếu cá cần nước để sống; cây cối cần ánh sáng mặt trời để quang hợp và sinh trưởng, thì cầu nguyện cũng cần cho đời sống của người kitô hữu như vậy. Cầu nguyện chính là nâng tâm hồn lên với Thiên Chúa để xin Ngài ban ơn, nâng đỡ. Cầu nguyện còn nói lên một sự thật là ta thuộc về Chúa; Chúa thuộc về ta. Tuy nhiên, vẫn là khởi đi từ Thiên Chúa, Ngài luôn thúc đẩy tâm hồn chúng ta khao khát Ngài: “như nai rừng mong mỏi, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa”. Hay nói như thánh Âu Tinh: “Lạy Chúa, tâm hồn con vẫn bồn chồn xao xuyến mãi cho tới khi được nghỉ ngơi trong Chúa”.
Khi nói đến sự cần thiết của cầu nguyện, Đức Giêsu cũng đã nhiều lần khuyên các môn đệ của mình hãy cầu nguyện và, chính Ngài cũng luôn luôn cầu nguyện trước, trong và sau khi làm bất cứ việc gì. Thật vậy, Ngài cầu nguyện trong sa mạc; nơi hội đường; trên triền núi; ngoài bãi biển. Đặc biệt, nơi các giáo huấn của Ngài, chúng ta thấy toát lên tâm tình cầu nguyện. Khi dạy các tông đồ cầu nguyện, Ngài nói: “Phải cầu nguyện luôn mãi không ngừng nghỉ” (Lc 18,1). “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mc 14,38). Rồi khi dạy các ông về sự tín thác, Ngài nói: “Không có Thầy, chúng con không thể làm được gì” (Ga 15,5). Qua câu nói này, Đức Giêsu cho chúng ta thấy sức mạnh vô song của lời cầu nguyện, cũng như quyền năng của Thiên Chúa trên mọi sự.
Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói về sức mạnh của lời cầu nguyện như sau: “Hãy cho tôi một đòn bẩy, một điểm tựa, thì tôi sẽ nâng thế giới lên”.
Như vậy, cầu nguyện là điều quan trọng. Không cầu nguyện, ta đánh mất điều căn bản để làm nên đời sống tinh thần. Tuy nhiên, khi cầu nguyện, Đức Giêsu dạy phải có sự kiên trì và trung thành.
2. Kiên trì trong cầu nguyện
Nói về sự kiên trì trong cầu nguyện, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn bà góa và vị thẩm phán:
Bà góa mà Đức Giêsu nói đến hôm nay chính là một trong những thành phần bị xã hội khinh khi, bỏ rơi; là thành phần thấp cổ bé họng trong xã hội, không có tiếng nói và ít được ai quan tâm. Sở dĩ có sự kỳ thị này là do thói quen, văn hóa và truyền thống của một số nước niềm Cận Đông thời bấy giờ. Thành phần bà góa là một trong ba thành phần không cần quan tâm (quả phụ, cô nhi và di dân). Họ cũng không có quyền đòi xã hội phải công bằng với mình. Chính vì thế, việc ông thẩm phán dửng dưng và không thèm quan tâm tới bà là lẽ đương nhiên, không có gì lạ. Ý thức được điều đó, nên bà đã trai lỳ và hoàn toàn phó thác trong tay vị thẩm phán bất công.
Nói lên tính kiên trì của bà góa này, tưởng cũng nên nhắc lại khuôn mặt của vị thẩm phán trong dụ ngôn hôm nay để thấy được lòng kiên định, trung thành của người đàn bà này.
Vị thẩm phán chính là một người bất lương, tham nhũng, bóc lột. Cuộc đời của ông là tiền và tiền chứ không có ân nghĩa gì hết. Vì thế, ông ta “không có kiêng nể ai” và, cũng “chẳng coi Thiên Chúa ra gì”. Cán cân công lý của ông chính là tiền. Tuy nhiên, ông đã chịu thua bà góa nghèo. Bà này có một thứ vũ khí thần kỳ, khiến vị thẩm phán cứng lòng, vô cảm đến đâu cũng phải khuất phục, đó là: kiên trì để ngồi lỳ, kỳ nèo, năn nỉ. Quả thật, ông thẩm phán này không thể chịu nổi sự phiền hà của bà góa. Cuối cùng, ông ta đã phải mở phiên tòa để minh oan cho bà. Điều mà Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là sự kiên trì của bà góa. Và, đi xa hơn một bước nữa, Đức Giêsu muốn nói về lòng nhân từ của Thiên Chúa qua hình ảnh vị quan tòa.
3. Lòng nhân từ của Thiên Chúa
Nếu người thẩm phán trong bài Tin Mừng hôm nay rất bất lương và bất nhân như thế, mà ông ta còn phải chịu khuất phục trước nỗi thống khổ của bà góa, thì Thiên Chúa là Đấng nhân lành, từ bi, chậm giận và hay thương xót… lại không thương con cái khi chúng chạy đến với mình hay sao? Chính Đức Giêsu đã mạc khải cho thấy tình thương của Thiên Chúa khi nói: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cửa cho” (Mt 11,9). Tuy nhiên, lời cầu nguyện của chúng ta có khi đẹp lòng Chúa và ích lợi cho phần hồn thì Chúa sẽ ban cho ngay, nhưng đôi khi chúng ta chỉ biết xin mà không biết điều đó có lợi hay có hại, những lúc như thế, Chúa sẽ trì hoãn hoặc ban những ơn khác tốt đẹp hơn cho chúng ta. Vì vậy, hãy tin tưởng, kiên trì và phó thác nơi Thiên Chúa. Hãy trở thành tác phẩm trong bàn tay tuyệt diệu của Thiên Chúa. Vậy, nếu chúng ta đã được Chúa yêu thương, thì chúng ta cũng phải loan truyền về một vị Thiên Chúa giàu tình thương và muốn cho con người được hạnh phúc đến với hết mọi người, mọi nơi...
4. Truyền giáo bằng cầu nguyện
Hôm nay là ngày khánh nhật truyền giáo, ngày cả Giáo Hội cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo, đồng thời cũng là dịp để mỗi chúng ta ý thức vai trò loan báo Tin Mừng của mình.
Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội không truyền giáo thì Giáo Hội đánh mất bản chất của mình, và như thế đặc tính của chúng ta mất. Tuy nhiên, truyền giáo có nhiều cách. Một trong những cách truyền giáo hữu hiệu nhất chính là cầu nguyện.
Đức Giêsu khi xưa cũng vậy, Ngài khởi đầu sứ vụ của mình bằng việc vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện. Ngài cầu nguyện để: nhằm tìm kiếm, đón nhận và thi hành thánh ý của Chúa Cha (x. Mt 4,1-11). Sau khi loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cũng cầu nguyện: “Giải tán họ xong, Ngài lên núi một mình mà cầu nguyện” (Mt 14, 23); “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện” (Mt 26,36); “ sau khi từ biệt các ông, Ngài lên núi cầu nguyện” (Mc 6,46); “Ngài lui vào nơi hoang vắng để cầu nguyện” (Lc 5,16)...
Tại sao khi truyền giáo phải cầu nguyện? Thưa vì chúng ta xác định rất rõ: công trình cứu độ là của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ là người cộng tác vào công trình ấy mà thôi. Thật vậy: “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thờ nề vất vả cũng là uổng công…”. Chính Thiên Chúa mới làm cho công cuộc truyền giáo sinh hoa kết quả (x. 1 Cr 3, 6-7). Thánh Phaolô cũng nói: “ Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin, và tạ ơn mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4,6).
Khi cầu nguyện, chúng ta biết được tính cấp thiết của sứ vụ. Biết mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Sẵn sàng hy sinh, trung thành vì Nước Trời và phần rỗi của các linh hồn.
Nếu không có đời sống cầu nguyện, chúng ta sẽ là những người thợ dại khờ trong cánh đồng của sự chết. Cầu nguyện để xin Chúa biến đổi chính chúng ta, làm cho chúng ta trở nên xứng đáng để trở thành sứ giả của Chúa, những người thợ gặt lành nghề như Chúa muốn trong cánh đồng truyền giáo của Ngài, trở nên những người gieo vãi hạt giống Tin Mừng yêu thương giữa một thế giới đang dần dần muốn xa rời Thiên Chúa, đến với những con người chưa có cơ hội biết Ngài, những con người lầm lạc trong thế giới hôm nay.
Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu mến đời sống cầu nguyện, bởi vì có cầu nguyện, chúng con mới biết Chúa là Đấng yêu thương. Xin cũng cho chúng con biết kiên trì, trung thành trong khi cầu nguyện. Xin Chúa ban cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội có được nhiều thợ gặt lành nghề, để ra đi thu lúa về cho Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô và phương thức tân phúc âm hóa
Vũ Văn An
17:52 15/10/2013
Năm Đức Tin sắp tới ngày kết thúc, dù việc phúc âm hóa vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội. Tuần này, Zenit có hai bản tin quan trọng về sứ mệnh phúc âm hóa trong Giáo Hội.
Tiền đình dân ngoại
Không phải đến thời Đức Phanxicô, Giáo Hội Công Giáo mới mạnh dạn nói chuyện với người vô tín ngưỡng. Sáng kiến “Tiền Đình Dân Ngoại” vốn là sáng kiến của vị tiền nhiệm ngài, nhằm khuyến khích người Công Giáo đón mời người vô tín ngưỡng bước vào ‘tiền đình” Đức Tin.
Ngày 14 tháng Mười vừa qua, có tin một hội nghị thuộc sáng kiến này sẽ được tổ chức tại Bá Linh, Đức, từ ngày 26 tới ngày 28 tháng Mười Một, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giám Mục Đức.
Theo Đức TGM Zollititsch, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đây sẽ là diễn đàn đối thoại giữa người tin và người không tin. Ngài cho hay: “Tại đây, người tin, người bất khả tri và người vô thần sẽ gặp nhau tại thủ đô để thảo luận về các vấn đề đã được chọn lựa: họ sẽ thảo luận sâu sắc thuyết nhân bản đạo đức, sự cao cả của niềm tin vào Thiên Chúa, sự tự do của nghệ thuật và thẩm mỹ, tôn trọng thiên nhiên, các khía cạnh và mô thức của con người, và cả các khía cạnh của ơn thánh và phẩm giá con người cùng lòng sùng kính nữa”.
Nhân dịp này, sẽ có cuộc diễn hành tại Viện Bảo Tàng Bode, nơi nổi tiếng trưng bày cả các công trình nghệ thuật thánh lẫn nghệ thuật đời. Theo Đức TGM, đây là “một biểu thức khôn sánh nói lên hành vi và cuộc đời của cả người tin lẫn người không tin”.
Cuộc diễn hành được biên đạo vũ này có chủ đề chính là câu hỏi “Bạn có tin điều bạn biết hay bạn có biết điều bạn tin hay không?”. Chủ đề này cùng với việc phát biểu âm nhạc và nghệ thuật bằng thể lý nhằm nói lên niềm hy vọng vào cuộc đối thoại giữa tín hữu và người vô thần.
Linh mục và là một tiến sĩ Dòng Tên, Hans Langendörfer, Tổng Thư Ký của HĐGM Đức, quả quyết rằng biến cố này nhằm nói lên sự hiện diện trí thức của Giáo Hội, cho phép một cuộc đối thoại cụ thể với người khác. Tiến sĩ Joachim Hake, Giám Đốc Hàn Lâm Viện Công Giáo của TGP Bá Linh, tuyên bố rằng “Tiền Đình Dân Ngoại” không nhằm có đại diện của nhiều xu hướng khác nhau bàn về các niềm tin của họ, nhưng đúng hơn là phương tiện để lên tiếng một cách tôn trọng và hiểu biết qua các kinh nghiệm sống khác nhau của nhiều người khác nhau.
Đức TGM Zollitsch cho rằng cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô dành cho nhà báo vô thần Eugenio Scalfari mới đây là điển hình hoàn hảo cho cuộc đối thoại lần này. “Nó là lời mời gọi tôn trọng ý kiến của người khác”.
Dạy bằng cách đi ra ngoài
Chịu rời nơi thánh của Đền Thờ để bước ra tiền đình dân ngoại nói chuyện với người không cùng chia sẻ niềm tin với mình đã là một bước can đảm rồi, nhưng với Đức Phanxicô, như thế hình như vẫn chưa đủ. Ta cần rời cả phòng áo để bước hẳn ra ngoài phố nữa.
Tiến sĩ Edward Mulholland cho hay: thực ra đó chính là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu 28:19. Phần lớn các bản dịch Thánh Kinh đều cho rằng câu này chứa hai mệnh lệnh: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng trên tường ngôi nhà nguyện ở lầu một của Đại Học Gregoriana tại Rôma, câu ấy vỏn vẹn được thu về một mệnh lệnh viết bằng tiếng Hy Lạp: “πορευθέντες μαθητεύσατε."
Từng chữ, ta có thể dịch câu trên là “hãy dạy dỗ bằng cách đi ra ngoài” vì “đi ra ngoài” đây ở thể phân từ (participle). Tiếng La Tinh, vì ít phân từ hơn, nên đã viết hai động từ ấy ở thể mệnh lệnh. Các bản dịch sau này thường mô phỏng theo bản Phổ Thông.
Thánh Giêrôm không bao giờ muốn làm ta ra thiếu sót, nhưng chắc chắn nguyên bản Hy Lạp có phong phú hơn: chữ đầu mô tả cung cách thực thi việc dạy dỗ. Ta nên làm muôn dân trở thành môn đệ bằng cách đi ra ngoài. Đi ra ngoài là phần thiết yếu của việc làm người ta thành môn đệ Chúa Kitô.
Trong bài diễn văn ngày 14 tháng Mười với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Phanxicô nêu ra ba điểm chính: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài gặp gỡ người khác, và dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Điều cốt yếu đây dĩ nhiên là Chúa Giêsu Kitô. Nhưng đời ta phải phản ảnh Người. Ta phải làm chứng cho Người, và ta phải đi ra ngoài để làm thế. Đức Phanxicô dạy ta: “Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng ‘Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?’ Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái”.
Nhưng nếu muốn làm chứng, muốn biểu lộ đức tin, ta không thể ngồi một chỗ, chờ người ta tới, mà phải dạy bằng cách đi ra ngoài. Linh mục James Schall, Dòng Tên, nhân dịp này, đã lưu ý tới tinh thần truyền giáo của Đức Phanxicô qua chính lời ngài như sau: “Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa”.
Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn ngày 14 tháng Mười của Đức Phanxicô với Hội Nghị Toàn Thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa
Anh chị em thân mến
Tôi xin chào mừng toàn thể anh chị em và cám ơn anh chị em về những gì anh chị em đã làm để phục vụ Tân Phúc Âm Hóa, cũng như công trình của Năm Đức Tin. Tôi xin hết lòng cám ơn! Hôm nay, điều tôi muốn thưa cùng anh chị em có thể tóm tắt ở ba điểm: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ, dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Thời nay, ta thường được chứng kiến một thái độ dửng dưng đối với đức tin, coi nó như không ăn nhằm gì tới đời sống con người nữa. Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng “Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?” Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái. Thời nay, điều ta đặc biệt cần là các chứng tá đáng tin, những người dùng đời và lời mình biến Tin Mừng thành hữu hình, làm bừng lên việc lôi cuốn người ta tới Chúa Giêsu Kitô, tới vẻ đẹp của Thiên Chúa.
Quá nhiều người đã rời xa Giáo Hội. Quả lầm lẫn khi ta đổ lỗi cho bên này hay bên nọ; thực vậy, đây không phải là chuyện lỗi lầm hay không. Có những trách nhiệm trong lịch sử của Giáo Hội và lịch sử những người của Giáo Hội, trong một số ý thức hệ và cả trong các con người cá thể nữa. Là con cái Giáo Hội, ta phải tiếp tục tiến theo con đường của Vatican II, nghĩa là lột bỏ khỏi ta những điều vô ích và có hại, những an toàn giả tạo của thế gian đang đè nặng lên Giáo Hội và làm hại tới khuôn mặt thực sự của Giáo Hội.
Ta cần có những Kitô hữu biết biến lòng thương xót Chúa thành hữu hình đối với con người ngày nay, cả lòng âu yếm của Người dành cho mọi tạo vật nữa. Mọi người chúng ta đều biết rằng cuộc khủng hoảng của nhân loại hiện nay không phải hời hợt mà rất sâu xa. Vì thế, Tân Phúc Âm Hóa, trong khi kêu gọi ta can đảm đi ngược dòng, từ bỏ ngẫu thần để hướng về Thiên Chúa duy nhất chân thực, chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ thương xót, được làm thành bởi cử chỉ và thái độ trước khi bằng lời. Giữa lòng nhân loại hiện nay, Giáo Hội nhủ ta rằng: Hãy đến với Chúa Giêsu, tất cả những ai đang lao nhọc và mang gánh nặng, và các bạn sẽ tìm được an ổn cho linh hồn” (Xem Mt 11:28-30). Hãy đến với Chúa Giêsu. Chỉ có Người mới có lời ban sự sống đời đời.
Mỗi người đã chịu phép rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa quen nói. Bất cứ ai đã gặp Chúa Kitô, như người đàn bà Samaria bên giếng nước, đều không thể giữ trải nghiệm này cho riêng mình được, trái lại đều muốn chia sẻ nó, để đem Chúa Giêsu đến với người khác (xem Ga 4). Với mọi người chúng ta, ai cũng phải tự hỏi mình xem liệu người gặp ta có nhận ra trong đời ta sự ấm áp của đức tin, có thấy trên gương mặt ta niềm vui đã gặp Chúa Kitô chăng!
Ở đây, ta chuyển qua khía cạnh thứ hai: gặp gỡ, đi ra ngoài để gặp gỡ người khác. Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Ta có thể đi ra ngoài để gặp gỡ mọi người, một cách không sợ sệt và không để mất tư cách chi thể của mình.
Không ai bị loại ra khỏi niềm hy vọng được sống, ra khỏi tình yêu Thiên Chúa. Giáo Hội được sai đi để làm bừng lên niềm hy vọng này ở mọi nơi, nhất là ở những nơi đang bị ngột ngạt bởi điều kiện hiện sinh khó khăn, đôi lúc phi nhân, ở những nơi hy vọng không còn hơi thở mà đã chết ngộp. Ta đang cần oxy Tin Mừng, cần hơi thở của Thần Trí Đấng Phục Sinh, để làm nó bừng cháy trở lại trong các tâm hồn. Giáo Hội là nhà có cửa luôn mở rộng không những để mọi người tìm được sự đón mời, được thở bầu khí yêu thương và hy vọng, mà còn để ta có thể ra ngoài đem tình yêu và hy vọng này (cho người khác). Chúa Thánh Thần thúc đẩy ta ra khỏi nơi ta đóng khung và dẫn ta tới các ngoại biên của nhân loại.
Tuy nhiên, trong Giáo Hội, ta không thể phó mặc mọi điều trên cho may rủi hay ứng biến bừa bãi. Chúng đòi một cam kết chung đối với một phương án mục vụ có thể gợi lên điểu chủ chốt nghĩa là đặt trọng tâm vào đấng chủ chốt, tức Chúa Giêsu Kitô. Không nên vô ích phân tán chúng thành quá nhiều những điều phụ thuộc hay phù phiếm, mà phải tập trung vào thực tại nền tảng, là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, với lòng thương xót của Người, với tình yêu của Người, và yêu thương anh chị em như Người đã yêu. Một phương án được sinh động hóa bởi óc sáng tạo và óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng cũng luôn thúc đẩy ta đi theo những con đường mới mẻ, một cách can đảm và không trở thành cứng ngắc! Ta nên tự hỏi: Nền mục vụ của giáo phận và giáo xứ ta hữu hiệu ra sao? Nó có biến được điều chủ chốt thành hữu hình không? Các kinh nghiệm, đặc điểm khác nhau có cùng sánh bước trong một hoà điệu do Chúa Thánh Thần ban tặng không? Hay nền mục vụ của ta tán loạn, rời rạc trong đó, kết cục, mỗi người mỗi đi theo đường lối riêng của mình?
Trong ngữ cảnh này, tôi muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc dạy giáo lý, như một điển hình của việc phúc âm hóa. Đức GH Phaolô VI đã nhấn mạnh như thế trong thông điệp Evangelii nuntiandi (xem số 44). Theo đó, phong trào giáo lý vĩ đại đã đẩy mạnh cuộc canh tân giúp vượt qua được sự tách biệt giữa Phúc Âm và nền văn hóa cũng như sự dốt nát của thời nay đối với các vấn đề thuộc đức tin. Tôi cũng nhiều lần nhắc tới sự kiện từng làm tôi ngỡ ngàng trong thừa tác vụ của mình: là gặp các trẻ em không biết làm cả dấu Thánh Giá! Quí giá thay việc phục vụ của các giáo lý viên đối với Tân Phúc Âm Hóa, và điều quan trọng là các phụ huynh phải là các giáo lý viên đầu hết, là các nhà giáo dục đức tin trước tiên trong chính gia đình họ bằng cả chứng tá lẫn lời nói của mình.
Các bạn thân mến, xin cám ơn các bạn vì cuộc thăm viếng này. Công việc của các bạn thật tốt đẹp! Xin Chúa chúc lành cho các bạn và xin Đức Mẹ che chở các bạn.
Tiền đình dân ngoại
Không phải đến thời Đức Phanxicô, Giáo Hội Công Giáo mới mạnh dạn nói chuyện với người vô tín ngưỡng. Sáng kiến “Tiền Đình Dân Ngoại” vốn là sáng kiến của vị tiền nhiệm ngài, nhằm khuyến khích người Công Giáo đón mời người vô tín ngưỡng bước vào ‘tiền đình” Đức Tin.
Ngày 14 tháng Mười vừa qua, có tin một hội nghị thuộc sáng kiến này sẽ được tổ chức tại Bá Linh, Đức, từ ngày 26 tới ngày 28 tháng Mười Một, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giám Mục Đức.
Theo Đức TGM Zollititsch, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đây sẽ là diễn đàn đối thoại giữa người tin và người không tin. Ngài cho hay: “Tại đây, người tin, người bất khả tri và người vô thần sẽ gặp nhau tại thủ đô để thảo luận về các vấn đề đã được chọn lựa: họ sẽ thảo luận sâu sắc thuyết nhân bản đạo đức, sự cao cả của niềm tin vào Thiên Chúa, sự tự do của nghệ thuật và thẩm mỹ, tôn trọng thiên nhiên, các khía cạnh và mô thức của con người, và cả các khía cạnh của ơn thánh và phẩm giá con người cùng lòng sùng kính nữa”.
Nhân dịp này, sẽ có cuộc diễn hành tại Viện Bảo Tàng Bode, nơi nổi tiếng trưng bày cả các công trình nghệ thuật thánh lẫn nghệ thuật đời. Theo Đức TGM, đây là “một biểu thức khôn sánh nói lên hành vi và cuộc đời của cả người tin lẫn người không tin”.
Cuộc diễn hành được biên đạo vũ này có chủ đề chính là câu hỏi “Bạn có tin điều bạn biết hay bạn có biết điều bạn tin hay không?”. Chủ đề này cùng với việc phát biểu âm nhạc và nghệ thuật bằng thể lý nhằm nói lên niềm hy vọng vào cuộc đối thoại giữa tín hữu và người vô thần.
Linh mục và là một tiến sĩ Dòng Tên, Hans Langendörfer, Tổng Thư Ký của HĐGM Đức, quả quyết rằng biến cố này nhằm nói lên sự hiện diện trí thức của Giáo Hội, cho phép một cuộc đối thoại cụ thể với người khác. Tiến sĩ Joachim Hake, Giám Đốc Hàn Lâm Viện Công Giáo của TGP Bá Linh, tuyên bố rằng “Tiền Đình Dân Ngoại” không nhằm có đại diện của nhiều xu hướng khác nhau bàn về các niềm tin của họ, nhưng đúng hơn là phương tiện để lên tiếng một cách tôn trọng và hiểu biết qua các kinh nghiệm sống khác nhau của nhiều người khác nhau.
Đức TGM Zollitsch cho rằng cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô dành cho nhà báo vô thần Eugenio Scalfari mới đây là điển hình hoàn hảo cho cuộc đối thoại lần này. “Nó là lời mời gọi tôn trọng ý kiến của người khác”.
Dạy bằng cách đi ra ngoài
Chịu rời nơi thánh của Đền Thờ để bước ra tiền đình dân ngoại nói chuyện với người không cùng chia sẻ niềm tin với mình đã là một bước can đảm rồi, nhưng với Đức Phanxicô, như thế hình như vẫn chưa đủ. Ta cần rời cả phòng áo để bước hẳn ra ngoài phố nữa.
Tiến sĩ Edward Mulholland cho hay: thực ra đó chính là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu 28:19. Phần lớn các bản dịch Thánh Kinh đều cho rằng câu này chứa hai mệnh lệnh: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng trên tường ngôi nhà nguyện ở lầu một của Đại Học Gregoriana tại Rôma, câu ấy vỏn vẹn được thu về một mệnh lệnh viết bằng tiếng Hy Lạp: “πορευθέντες μαθητεύσατε."
Từng chữ, ta có thể dịch câu trên là “hãy dạy dỗ bằng cách đi ra ngoài” vì “đi ra ngoài” đây ở thể phân từ (participle). Tiếng La Tinh, vì ít phân từ hơn, nên đã viết hai động từ ấy ở thể mệnh lệnh. Các bản dịch sau này thường mô phỏng theo bản Phổ Thông.
Thánh Giêrôm không bao giờ muốn làm ta ra thiếu sót, nhưng chắc chắn nguyên bản Hy Lạp có phong phú hơn: chữ đầu mô tả cung cách thực thi việc dạy dỗ. Ta nên làm muôn dân trở thành môn đệ bằng cách đi ra ngoài. Đi ra ngoài là phần thiết yếu của việc làm người ta thành môn đệ Chúa Kitô.
Trong bài diễn văn ngày 14 tháng Mười với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Phanxicô nêu ra ba điểm chính: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài gặp gỡ người khác, và dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Điều cốt yếu đây dĩ nhiên là Chúa Giêsu Kitô. Nhưng đời ta phải phản ảnh Người. Ta phải làm chứng cho Người, và ta phải đi ra ngoài để làm thế. Đức Phanxicô dạy ta: “Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng ‘Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?’ Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái”.
Nhưng nếu muốn làm chứng, muốn biểu lộ đức tin, ta không thể ngồi một chỗ, chờ người ta tới, mà phải dạy bằng cách đi ra ngoài. Linh mục James Schall, Dòng Tên, nhân dịp này, đã lưu ý tới tinh thần truyền giáo của Đức Phanxicô qua chính lời ngài như sau: “Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa”.
Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn ngày 14 tháng Mười của Đức Phanxicô với Hội Nghị Toàn Thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa
Anh chị em thân mến
Tôi xin chào mừng toàn thể anh chị em và cám ơn anh chị em về những gì anh chị em đã làm để phục vụ Tân Phúc Âm Hóa, cũng như công trình của Năm Đức Tin. Tôi xin hết lòng cám ơn! Hôm nay, điều tôi muốn thưa cùng anh chị em có thể tóm tắt ở ba điểm: tính tối thượng của việc làm chứng, tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ, dự án mục vụ đặt trọng tâm vào điều cốt yếu.
Thời nay, ta thường được chứng kiến một thái độ dửng dưng đối với đức tin, coi nó như không ăn nhằm gì tới đời sống con người nữa. Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với ta. Đức tin là một ơn phúc của Thiên Chúa, nhưng điều quan trọng là Kitô hữu chúng ta phải biểu lộ cách sống đức tin của ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ, vì điều này khiến người ta đặt câu hỏi, giống như buổi đầu của Giáo Hội, rằng “Tại sao họ lại sống như thế? Điều gì thúc giục họ làm vậy?” Những câu hỏi này đem ta tới tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái. Thời nay, điều ta đặc biệt cần là các chứng tá đáng tin, những người dùng đời và lời mình biến Tin Mừng thành hữu hình, làm bừng lên việc lôi cuốn người ta tới Chúa Giêsu Kitô, tới vẻ đẹp của Thiên Chúa.
Quá nhiều người đã rời xa Giáo Hội. Quả lầm lẫn khi ta đổ lỗi cho bên này hay bên nọ; thực vậy, đây không phải là chuyện lỗi lầm hay không. Có những trách nhiệm trong lịch sử của Giáo Hội và lịch sử những người của Giáo Hội, trong một số ý thức hệ và cả trong các con người cá thể nữa. Là con cái Giáo Hội, ta phải tiếp tục tiến theo con đường của Vatican II, nghĩa là lột bỏ khỏi ta những điều vô ích và có hại, những an toàn giả tạo của thế gian đang đè nặng lên Giáo Hội và làm hại tới khuôn mặt thực sự của Giáo Hội.
Ta cần có những Kitô hữu biết biến lòng thương xót Chúa thành hữu hình đối với con người ngày nay, cả lòng âu yếm của Người dành cho mọi tạo vật nữa. Mọi người chúng ta đều biết rằng cuộc khủng hoảng của nhân loại hiện nay không phải hời hợt mà rất sâu xa. Vì thế, Tân Phúc Âm Hóa, trong khi kêu gọi ta can đảm đi ngược dòng, từ bỏ ngẫu thần để hướng về Thiên Chúa duy nhất chân thực, chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ thương xót, được làm thành bởi cử chỉ và thái độ trước khi bằng lời. Giữa lòng nhân loại hiện nay, Giáo Hội nhủ ta rằng: Hãy đến với Chúa Giêsu, tất cả những ai đang lao nhọc và mang gánh nặng, và các bạn sẽ tìm được an ổn cho linh hồn” (Xem Mt 11:28-30). Hãy đến với Chúa Giêsu. Chỉ có Người mới có lời ban sự sống đời đời.
Mỗi người đã chịu phép rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa quen nói. Bất cứ ai đã gặp Chúa Kitô, như người đàn bà Samaria bên giếng nước, đều không thể giữ trải nghiệm này cho riêng mình được, trái lại đều muốn chia sẻ nó, để đem Chúa Giêsu đến với người khác (xem Ga 4). Với mọi người chúng ta, ai cũng phải tự hỏi mình xem liệu người gặp ta có nhận ra trong đời ta sự ấm áp của đức tin, có thấy trên gương mặt ta niềm vui đã gặp Chúa Kitô chăng!
Ở đây, ta chuyển qua khía cạnh thứ hai: gặp gỡ, đi ra ngoài để gặp gỡ người khác. Tân phúc âm hóa là một chuyển dịch đổi mới hướng về những ai đã mất đức tin và ý nghĩa sâu sắc của đời người. Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Ta có thể đi ra ngoài để gặp gỡ mọi người, một cách không sợ sệt và không để mất tư cách chi thể của mình.
Không ai bị loại ra khỏi niềm hy vọng được sống, ra khỏi tình yêu Thiên Chúa. Giáo Hội được sai đi để làm bừng lên niềm hy vọng này ở mọi nơi, nhất là ở những nơi đang bị ngột ngạt bởi điều kiện hiện sinh khó khăn, đôi lúc phi nhân, ở những nơi hy vọng không còn hơi thở mà đã chết ngộp. Ta đang cần oxy Tin Mừng, cần hơi thở của Thần Trí Đấng Phục Sinh, để làm nó bừng cháy trở lại trong các tâm hồn. Giáo Hội là nhà có cửa luôn mở rộng không những để mọi người tìm được sự đón mời, được thở bầu khí yêu thương và hy vọng, mà còn để ta có thể ra ngoài đem tình yêu và hy vọng này (cho người khác). Chúa Thánh Thần thúc đẩy ta ra khỏi nơi ta đóng khung và dẫn ta tới các ngoại biên của nhân loại.
Tuy nhiên, trong Giáo Hội, ta không thể phó mặc mọi điều trên cho may rủi hay ứng biến bừa bãi. Chúng đòi một cam kết chung đối với một phương án mục vụ có thể gợi lên điểu chủ chốt nghĩa là đặt trọng tâm vào đấng chủ chốt, tức Chúa Giêsu Kitô. Không nên vô ích phân tán chúng thành quá nhiều những điều phụ thuộc hay phù phiếm, mà phải tập trung vào thực tại nền tảng, là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, với lòng thương xót của Người, với tình yêu của Người, và yêu thương anh chị em như Người đã yêu. Một phương án được sinh động hóa bởi óc sáng tạo và óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng cũng luôn thúc đẩy ta đi theo những con đường mới mẻ, một cách can đảm và không trở thành cứng ngắc! Ta nên tự hỏi: Nền mục vụ của giáo phận và giáo xứ ta hữu hiệu ra sao? Nó có biến được điều chủ chốt thành hữu hình không? Các kinh nghiệm, đặc điểm khác nhau có cùng sánh bước trong một hoà điệu do Chúa Thánh Thần ban tặng không? Hay nền mục vụ của ta tán loạn, rời rạc trong đó, kết cục, mỗi người mỗi đi theo đường lối riêng của mình?
Trong ngữ cảnh này, tôi muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc dạy giáo lý, như một điển hình của việc phúc âm hóa. Đức GH Phaolô VI đã nhấn mạnh như thế trong thông điệp Evangelii nuntiandi (xem số 44). Theo đó, phong trào giáo lý vĩ đại đã đẩy mạnh cuộc canh tân giúp vượt qua được sự tách biệt giữa Phúc Âm và nền văn hóa cũng như sự dốt nát của thời nay đối với các vấn đề thuộc đức tin. Tôi cũng nhiều lần nhắc tới sự kiện từng làm tôi ngỡ ngàng trong thừa tác vụ của mình: là gặp các trẻ em không biết làm cả dấu Thánh Giá! Quí giá thay việc phục vụ của các giáo lý viên đối với Tân Phúc Âm Hóa, và điều quan trọng là các phụ huynh phải là các giáo lý viên đầu hết, là các nhà giáo dục đức tin trước tiên trong chính gia đình họ bằng cả chứng tá lẫn lời nói của mình.
Các bạn thân mến, xin cám ơn các bạn vì cuộc thăm viếng này. Công việc của các bạn thật tốt đẹp! Xin Chúa chúc lành cho các bạn và xin Đức Mẹ che chở các bạn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn ĐHY Bertone và chào tân Quốc vụ Khanh Tòa Thánh
Chỉnh Trần, S.J.
20:43 15/10/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn ĐHY Bertone và chào tân Quốc vụ Khanh Tòa Thánh
Buổi họp mặt theo dự kiến được tổ chức để tạm biệt Đức Hồng Y Tarcisio Bertone và nhậm chức Quốc vụ khanh Tòa Thánh của Đức Tổng Giám mục Pietro Parolin đã có những thay đổi bất ngờ và chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo về thay đổi đó.
Xem Video
“Chúng ta quy tụ nơi đây để tri ân Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, hôm nay rời khỏi nhiệm vụ Quốc vụ Khanh và chào đón Đức Tổng Giám mục Parolin. Chúng ta chào mừng ngài dù ngài vắng mặt. Ngài sẽ nhận nhiệm vụ mới trong vài tuần tới vì ngài phải trải qua một cuộc giải phẫu.”
Ngỏ lời trước toàn thể chức sắc và nhân viên tại Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Giáo Hoàng đã cám ơn Đức Hồng Y Bertone vì 7 năm phục vụ của ngài trong tư cách là lãnh đạo của Phủ Quốc Vụ Khanh.
“Lúc này đây, trong tâm tình biết ơn tôi muốn chia sẻ với tất cả anh chị em. Đức Hồng Y Tarcisio quý mến, tôi nghĩ rằng tôi cũng sẽ nói cùng một lời như vì tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Bênêđictô XVI, khi cám ơn ĐHY về việc phục vụ đầy nhiệt thành của ĐHY trong những năm qua.”
ĐHY Bertone sẽ chấm dứt nhiệm vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhưng ngài vẫn tiếp tục giữ nhiệm vụ Hồng Y Nhiếp chính và chủ tịch ủy ban Hồng Y vốn có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Viện Giáo Vụ hay còn gọi là ngân hàng Vatican.
Trong phần đáp từ, ĐHY nói: “Con đã thăm viếng Fatima trong dịp thánh hiến Vương cung thánh đường Chúa Ba Ngôi 1 năm trước khi bắt đầu nhiệm vụ của con. Con ao ước rằng tất cả những năm phục vụ của con được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ.”
Phủ Quốc Vụ Khanh được giao nhiệm vụ liên quan đến những công tác ngoại giao của Tòa Thánh và thi hành những quyết định của Đức Giáo Hoàng. Trong tư cách là người đứng đầu Phủ, vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là cộng sự viên chính yếu của Đức Giáo Hoàng.
Trong khi chờ Đức TGM Parolin phục hồi sau giải phẫu, sẽ có hai người tạm thời điều hành Phủ Quốc Vụ Khanh. Nhân vật số 3 tại Vatican, Đức TGM Angelo Becciu sẽ phụ trách về những công tác đối nội trong khi Đức TGM Dominique Mamberti, Thư kí của Ban đối ngoại Tòa Thánh sẽ phụ trách ngoại giao của Vatican.
Xem Video
“Chúng ta quy tụ nơi đây để tri ân Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, hôm nay rời khỏi nhiệm vụ Quốc vụ Khanh và chào đón Đức Tổng Giám mục Parolin. Chúng ta chào mừng ngài dù ngài vắng mặt. Ngài sẽ nhận nhiệm vụ mới trong vài tuần tới vì ngài phải trải qua một cuộc giải phẫu.”
Ngỏ lời trước toàn thể chức sắc và nhân viên tại Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Giáo Hoàng đã cám ơn Đức Hồng Y Bertone vì 7 năm phục vụ của ngài trong tư cách là lãnh đạo của Phủ Quốc Vụ Khanh.
“Lúc này đây, trong tâm tình biết ơn tôi muốn chia sẻ với tất cả anh chị em. Đức Hồng Y Tarcisio quý mến, tôi nghĩ rằng tôi cũng sẽ nói cùng một lời như vì tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Bênêđictô XVI, khi cám ơn ĐHY về việc phục vụ đầy nhiệt thành của ĐHY trong những năm qua.”
ĐHY Bertone sẽ chấm dứt nhiệm vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhưng ngài vẫn tiếp tục giữ nhiệm vụ Hồng Y Nhiếp chính và chủ tịch ủy ban Hồng Y vốn có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Viện Giáo Vụ hay còn gọi là ngân hàng Vatican.
Trong phần đáp từ, ĐHY nói: “Con đã thăm viếng Fatima trong dịp thánh hiến Vương cung thánh đường Chúa Ba Ngôi 1 năm trước khi bắt đầu nhiệm vụ của con. Con ao ước rằng tất cả những năm phục vụ của con được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ.”
Phủ Quốc Vụ Khanh được giao nhiệm vụ liên quan đến những công tác ngoại giao của Tòa Thánh và thi hành những quyết định của Đức Giáo Hoàng. Trong tư cách là người đứng đầu Phủ, vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là cộng sự viên chính yếu của Đức Giáo Hoàng.
Trong khi chờ Đức TGM Parolin phục hồi sau giải phẫu, sẽ có hai người tạm thời điều hành Phủ Quốc Vụ Khanh. Nhân vật số 3 tại Vatican, Đức TGM Angelo Becciu sẽ phụ trách về những công tác đối nội trong khi Đức TGM Dominique Mamberti, Thư kí của Ban đối ngoại Tòa Thánh sẽ phụ trách ngoại giao của Vatican.
Giáo triều thay đổi Quốc Vụ Khanh, chấm dứt một chương sử sóng gío.
Trần Mạnh Trác
20:44 15/10/2013
Trong một buổi lễ âm thầm, vị Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, đã chính thức từ nhiệm và được thay thế bằng một nhân vật có nhiều kinh nghiệm ngoại giao là Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin.
Buổi 'Tống Cựu Nghinh Tân' đã thiếu sự hiện diện cuả vị tân Quốc Vụ Khanh vì Đức Tổng Giám Mục Parolin vừa mới phải mổ ruột dư và chưa bình phục kịp.
Với sự ra đi cuả Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, một chương sử đầy sóng gío và đau buồn cuả Giáo Triều cũng kết thúc, và có lẽ tổ chức đầy uy quyền này cũng sẽ ra đi theo bước chân cuả vị Hồng Y, bởi vì như Đức Giáo Hoàng đã hé lộ cho biết thì phủ quốc vụ khanh trong tương lai sẽ không còn là một tổ chức cai trị nữa mà sẽ còn chỉ là một văn phòng.
Báo chí vẫn thường đổ lỗi cho Hồng Y Tarcisio Bertone về những sóng gío gây ra cho Giáo Hội, nhưng về lâu về dài, lịch sử có thể sẽ có một cái nhìn thiện cảm hơn với Ngài chăng?
Khởi đầu là một tu sĩ dòng Don Bosco chuyên lo mục vụ cho Thanh Thiếu Niên, Đức Hồng Y Bertone là một nhân vật sáng giá và hợp thời và đã thăng tiến nhanh chóng dưới triều cuả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng là một vị Giáo Hoàng đặc biệt lo lắng cho giới trẻ.
Hồng Y Bertone nổi danh là một nhân vật bình dân và biết gợi chuyện. Người ta kể lại một lần kia, ĐHY với bộ áo đen và mũ đỏ đã đón xe buýt đi tới điện Vatican. Người dân, đặc biệt là một nhóm thanh niên, đã sững sờ ngó trân trân vào Ngài. 'Ngài' đã lập tức 'phá băng' bằng một nụ cười toe toét...Và khi chiếc xe buýt dừng lại ở trạm cuả Toà Thánh thì người ta vẫn còn thấy 'Ngài HY' và đám trẻ say sưa tranh luận về những đề tài như 'tình yêu', 'sinh lý', 'trinh tiết' và 'đức trong sạch'.
Một đức tính khác là Ngài nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi làm một công việc gì. Một thí dụ là khi Ngài nhận chức Tổng Giám Mục ở Vercelli, Ngài đã khoá cửa phòng và đọc sách suốt đêm để học hỏi về cuộc đời cuả Thánh Eusebius, là vị thánh đã làm giám mục ở đấy hồi năm 345, tức là 1650 năm về trước.
Nhưng hình như sự 'hăng hái' tham gia 'tranh luận' với người khác đã không giúp Ngài trong những chức vụ cao.
Chẳng hạn khi còn là Tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin, năm 2005, Ngài đã xuất hiện trên chương trình truyền hình và chỉ trích tác phẩm giả tưởng 'The Da Vinci Code' cuả Dan Brown với ý kiến là những người có đạo cần phải tẩy chay cuốn sách đó. Điều này làm cho Toà Thánh vội vàng đính chính rằng đó chỉ là ý kiến riêng cuả Đức Hồng Y chứ không phải là quan điểm cuả Toà Thánh. Dù sao thì báo chí vẫn lợi dụng mà đăng lên những tin giật gân để quảng cáo khi cuốn phim được phát hành, như: " một viên chức cấp cao cuả Vatican đã kêu gọi tẩy chay cuốn phim này"...
Năm 2007 khi đã là Quốc Vụ Khanh, Ngài hầu như tuyên chiến với báo chí bằng cách đả kích họ là vô đạo đức khi khai thác các vấn đề lạm dụng cuả giáo sĩ mà lại "duy trì một 'sự câm điếc' về những công việc từ thiện được thực hiện bởi hàng ngàn các tổ chức Công Giáo trên toàn thế giới ". Ngài tiếp tục nói," Tôi nhìn thấy có một sự cố tình bởi một số nhà báo về các chủ đề đạo đức, chẳng hạn như về phá thai và đồng tính luyến ái, chắc chắn là những vấn đề quan trọng nhưng hoàn toàn không phải là cách suy nghĩ và làm việc của Giáo Hội. "
Nhưng thê thảm nhất là sự kiện ở Chile, Nam Mỹ, làm cho báo chí phê bình Ngài là 'vô cảm' với các nạn nhân 'ấu dâm'. Trong dịp công du này, Ngài đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng " nhiều nhà tâm lý học và tâm thần học đã chứng minh rằng không có mối quan hệ giữa độc thân và ấu dâm. " Tuy nhiên, họ tin rằng " có một mối quan hệ giữa đồng tính luyến ái và ấu dâm ", Ngài nói tiếp. " Đó là sự thật. ... Đó là vấn đề. "
Nhóm đồng tính ở Chile đã kết án Toà Thánh với những lời lẽ gay gắt như sau: "Đây là một chiến lược ngoan cố của Vatican để trốn tránh trách nhiệm đạo đức và pháp lý của mình bằng cách tạo ra một sự kết nối giả mạo và kinh tởm ".
Sự thực thì Toà Thánh vừa mới tài trợ cho một cuộc nghiên cứu tư để tìm hiểu về lý do tại sao có nạn 'ấu dâm' với mục đích tìm cách ngăn ngừa. Nhưng thời điểm và cách phát biểu cuả HY Bertone đã tạo ra một sự hiểu lầm không nhỏ.
Một loạt những rò rỉ bí mật cuả Vatican vào năm ngoái đã hé lộ ra những cuộc đấu đá nội bộ giữa các nhóm ủng hộ và chống Bertone. Hình ảnh cuả HY Bertone cũng bị hoen ố thêm vì trùng hợp với một giai đoạn đau thương cuả Vatican bởi những lạm dụng và bê bối tài chính.
Tháng vừa qua, HY Bertone cho rằng Ngài cũng là nạn nhân của "những con sâu mọt" trong hệ thống Vatican.
"Tất nhiên là có rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trong hai năm qua, và một số cáo buộc đã được dùng để chống lại tôi," ĐHY Bertone nói.
"Có một hệ thống tổ chức của những bọn sâu mọt. Nhưng dù thế cũng không nên làm hoen ố những gì mà tôi nhìn thấy là kết quả tích cực cuả tổng thể. Chúng tôi đã bỏ lỡ một số điều, vì những điều đó đã bị một số người giấu diếm không cho Quốc Vụ Khanh biết."
Đức Giáo Hoàng cũng đã ghi nhận những 'tích cực' và khó khăn cuả ĐHY, trong bài diễn văn tiễn đưa ĐGH nói:
" Tại thời điểm này, tôi muốn chia sẻ với ĐHY tất cả những cảm xúc và lòng biết ơn của tôi. Tôi nhìn thấy ở Ngài, trên tất cả, là một sĩ tử cuả thánh Don Bosco. Tất cả chúng ta được hình thành bởi lịch sử của chúng ta. Nghĩ đến việc phục vụ lâu dài của Ngài cho Giáo Hội, trong khi giảng dạy cũng như trong sứ vụ giám mục tại giáo phận và trong các công việc tại Giáo triều, kể cả chức vụ Quốc Vụ Khanh, tôi nhận thấy rằng có vẻ như có một sợi dây thống nhất đã được ơn gọi linh mục cuả Ngài thực hiện một cách chính xác. .. đã hướng dẫn Ngài thực hiện tất cả các nhiệm vụ. .. với một tình yêu sâu sắc đối với Giáo Hội, đầy quảng đại, và với một tinh thần Salêdiêng, là sự kết hợp giữa sự vâng phục chân thành với những sáng kiến tuyệt vời và những sáng tạo cá nhân ".
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến một khía cạnh khác của Đức Hồng Y Bertone, " thái độ trung thành vô điều kiện và tuyệt đối với ngôi toà Thánh Phêrô, là một đặc điểm đặc biệt của Ngài khi làm Quốc Vụ Khanh, thể hiện trong mối quan hệ với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và với tôi trong những tháng vừa qua. Tôi nhận thức được điều này nhiều lần và tôi biết ơn Ngài sâu xa ".
" Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn Ngài đã can đảm và kiên nhẫn khi phải đối mặt với nghịch cảnh - và đã có rất nhiều ", Đức Giáo Hoàng trích dẫn một ví dụ về giấc mơ của thánh Don Bosco, trong đó vị thánh và những người trẻ vượt qua một con đường bao phủ bởi một hàng rào hoa hồng. Từ bên ngoài người ta chỉ nhìn thấy hoa nhưng dần dần, họ bắt đầu gặp phải những gai nhọn và bị cám dỗ bỏ cuộc, nhưng Đức Trinh Nữ Maria đã khuyến khích họ kiên trì và cuối cùng họ đã tìm thấy một khu vườn xinh đẹp. " Giấc mơ đại diện cho sự xung đột của các nhà làm giáo dục, nhưng tôi nghĩ rằng nó có thể được áp dụng cho bất kỳ trách nhiệm nào trong Giáo Hội. Thưa Đức Hồng Y Bertone, trong thời điểm này tôi muốn nghĩ rằng, mặc dù đã có nhiều gai nhọn, nhưng Đức Mẹ Hộ Trì đã chắc chắn không thất bại trong việc giúp một tay, và sẽ còn làm như vậy trong tương lai. Chúng ta đều hy vọng rằng Ngài có thể tiếp tục tận hưởng những kho báu từ ơn gọi của Ngài và cũng là ba tinh yêu lớn cuả thánh Don Bosco: sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể, sự giúp đỡ của Đức Mẹ, và tình hữu nghị cuả Giáo Hoàng."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xứ Phú Trung rước kiệu tôn vinh Mẹ Maria tháng Mân Côi
Giuse Đỗ Thế Lân
10:00 15/10/2013
Xứ Phú Trung đã tổ chức rước kiệu tôn vinh Mẹ Maria trong tháng Mân
Lúc 11h00 Chúa Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2013, giáo xứ Phú Trung đã tổ chức rước kiệu tôn vinh Mẹ Maria trong tháng Mân Côi.Cha chánh xứ đã chủ sự cuộc rước, cùng với sự tham dự của cha phụ tá, các hội đoàn và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Xem hình
Nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lần cuối (13.10.1917), vào giờ trưa, cộng đoàn giáo xứ đã cùng tôn cử hành nghi thức kiệu trọng thể để tôn vinh Mẹ và đồng thời dâng lên Mẹ những hy sinh để cầu nguyện cho thế giới, cho quê hương, cho giáo xứ được bình an. Tuy diễn ra vào giữa trưa nhưng rất đông anh chị em giáo dân tham dự, từ các em nhỏ học Giáo lý đến các cụ già, đặc biệt có những cụ ngồi xe lăn, chống gậy tham dự rất sốt sắng.
Cha chánh xứ đã hướng dẫn cộng đoàn tham dự cuộc rước và suy niệm mầu nhiệm Thương trong chuỗi Mân Côi. Với 5 ngắm, tại mỗi chặng, cộng đoàn nhìn lại Đức Giêsu Kitô chịu những khổ hình và đồng thời nhìn lại chính Giáo Hội địa phương là chi thể của Ngài cũng đang chịu đau khổ, chịu bách hại với những đòn roi áp bực của bạo quyền, của sự dữ đang tràn lan đầy xã hội. Cộng đoàn giáo xứ đã khiêm tốn quỳ gối lần chuỗi để khấn xin Mẹ che chở phù hộ cho đoàn con và hằng chuyển cầu trước Tôn Nhan Thiên Chúa để các tín hữu giữ vững Đức Tin, can trường vượt qua đau khổ của thế gian.
Sau khi rước kiệu Đức Mẹ chung quanh nhà thờ, cộng đoàn đã tiến vào Thánh đường để cùng chầu Thánh Thể đúng vào 12h00 trưa cùng với ý nguyện cầu đã nêu trên.
Đây là việc làm đạo đức để tỏ lòng yêu mến Mẹ Maria cũng như vâng lời Mẹ truyền dạy khi xưa tại Fatima: Ăn năn sám hối, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm để xin ơn an bình cho thế giới.
Giuse Đỗ Thế Lân
Lúc 11h00 Chúa Nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2013, giáo xứ Phú Trung đã tổ chức rước kiệu tôn vinh Mẹ Maria trong tháng Mân Côi.Cha chánh xứ đã chủ sự cuộc rước, cùng với sự tham dự của cha phụ tá, các hội đoàn và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Xem hình
Nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lần cuối (13.10.1917), vào giờ trưa, cộng đoàn giáo xứ đã cùng tôn cử hành nghi thức kiệu trọng thể để tôn vinh Mẹ và đồng thời dâng lên Mẹ những hy sinh để cầu nguyện cho thế giới, cho quê hương, cho giáo xứ được bình an. Tuy diễn ra vào giữa trưa nhưng rất đông anh chị em giáo dân tham dự, từ các em nhỏ học Giáo lý đến các cụ già, đặc biệt có những cụ ngồi xe lăn, chống gậy tham dự rất sốt sắng.
Cha chánh xứ đã hướng dẫn cộng đoàn tham dự cuộc rước và suy niệm mầu nhiệm Thương trong chuỗi Mân Côi. Với 5 ngắm, tại mỗi chặng, cộng đoàn nhìn lại Đức Giêsu Kitô chịu những khổ hình và đồng thời nhìn lại chính Giáo Hội địa phương là chi thể của Ngài cũng đang chịu đau khổ, chịu bách hại với những đòn roi áp bực của bạo quyền, của sự dữ đang tràn lan đầy xã hội. Cộng đoàn giáo xứ đã khiêm tốn quỳ gối lần chuỗi để khấn xin Mẹ che chở phù hộ cho đoàn con và hằng chuyển cầu trước Tôn Nhan Thiên Chúa để các tín hữu giữ vững Đức Tin, can trường vượt qua đau khổ của thế gian.
Sau khi rước kiệu Đức Mẹ chung quanh nhà thờ, cộng đoàn đã tiến vào Thánh đường để cùng chầu Thánh Thể đúng vào 12h00 trưa cùng với ý nguyện cầu đã nêu trên.
Đây là việc làm đạo đức để tỏ lòng yêu mến Mẹ Maria cũng như vâng lời Mẹ truyền dạy khi xưa tại Fatima: Ăn năn sám hối, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm để xin ơn an bình cho thế giới.
Giuse Đỗ Thế Lân
Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 33
Trầm Thiên Thu
15:21 15/10/2013
TGP SAIGON – Theo thông lệ tốt đẹp và thánh thiện, 8 giờ sáng thứ Ba ngày 15-10-2013, tại TTMV TGP Saigon đã diễn ra Đại hội Thánh Nhạc toàn quốc lần thứ 33 – những năm trước gọi là Hội thảo Thánh Nhạc.
Vẫn như thường lệ, chủ tọa đoàn là ĐGM Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản (Giám mục GP Ban Mê Thuột, đặc trách Ban Thánh Nhạc) và LM Rôcô Nguyễn Duy (Thư ký BTN). Tham dự đại hội lần này có LM Kim Long, LM Đỗ Xuân Quế, LM Xuân Thảo,… và khoảng 100 hội thảo viên (các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các nhạc sĩ sáng tác, và một số ca trưởng) thuộc các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. MC là Nhà thơ Lê Đình Bảng, thư ký là NS Phanxicô và NS Minh Tâm.
Buổi hội thảo khai mạc lúc 8 giờ 15. Lần này vẫn tiếp tục đào sâu Bản hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc để hoàn thiện thêm. Tiếp theo là LM Giuse Võ Tá Hoàng (Quy Nhơn) thuyết trình về Bình Ca và chia sẻ đôi điều sau thời gian tu nghiệp tại Rôma.
Hiến chế Sacrosanctum Concilium (số 116, chương VI, Công đồng Vatican II, 1963, nói về Phụng vụ Thánh) cho biết: “Giáo Hội nhìn nhận Bình ca là lối hát riêng của Phục vụ Rôma. Vì thế, trong các hoạt động phụng vụ, Bình ca phải chiếm một địa vị chính yếu giữa những loại ca khúc”.
Bình ca coi trọng LỜI, còn nhạc chỉ là phần phụ. Trong Tông huấn “Veterum Sapientia” (1962), Chân phước GH Gioan XXIII viết: “Nhạc bình ca nhất thiết phải là tiếng Latin, bởi vì nó xuất phát từ tính âm nhạc và từ sự cao quý của lời. Thật cần thiết để Giáo Hội sử dụng một ngôn ngữ không chỉ mang tính hoàn vũ mà còn là ngôn ngữ bất biến”.
Các hội thảo viên chia thành 3 nhóm để thảo luận. Sau khi họp nhóm, ghi nhận có mấy điểm cần lưu ý:
– Nên mời các linh mục quản xứ hoặc hội đồng giáo xứ tham dự đại hội thánh nhạc để biết các thông tin mà phổ biến. Nếu không, các nhạc sĩ và các ca trưởng cứ họp xong, về phổ biến cũng chẳng ai nghe, thế nên cứ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
– Các ca trưởng và các ca viên nên được quan tâm nhiều hơn, nhất là những người có công phục vụ lâu dài (10, 20, 30, 40 năm…). Chẳng hạn có dạng “ưu tiên” nào đó để khuyến khích họ.
– Bàn về “hướng dẫn mục vụ thánh nhạc” mãi cũng cảm thấy “mỏi mệt”, vì cũng chẳng thấy hiệu quả, nói mà không làm thì cũng vô ích!
– Nên thay đổi bầu khí thuyết trình sao cho sống động hơn để có sức thu hút, tạo sự chú ý, chứ không chỉ nghe xong rồi “tai này qua tai kia”. Rồi tất cả lại giữ nguyên tên: “Nguyễn Y Vân” (vẫn y nguyên) hoặc “Vũ Như Cẩn” (vẫn như cũ).
Nói chung, vấn đề Thánh nhạc như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở đối với nền Thánh nhạc Việt Nam. Linh mục xứ vẫn là “vua một cõi”, mỗi người mỗi ý, giáo dân vẫn phải “chịu đựng” nhiều. Những cái VÌ, BỞI, TẠI, NẾU, GIẢ SỬ,… tạo nên những hệ quả rất phiền toái mà không dám thay đổi thì… mỏi mệt thật!
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an. Sau đó, mọi người chia tay. Hẹn gặp nhau tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 34 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 29-4-2014.
Buổi hội thảo khai mạc lúc 8 giờ 15. Lần này vẫn tiếp tục đào sâu Bản hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc để hoàn thiện thêm. Tiếp theo là LM Giuse Võ Tá Hoàng (Quy Nhơn) thuyết trình về Bình Ca và chia sẻ đôi điều sau thời gian tu nghiệp tại Rôma.
Hiến chế Sacrosanctum Concilium (số 116, chương VI, Công đồng Vatican II, 1963, nói về Phụng vụ Thánh) cho biết: “Giáo Hội nhìn nhận Bình ca là lối hát riêng của Phục vụ Rôma. Vì thế, trong các hoạt động phụng vụ, Bình ca phải chiếm một địa vị chính yếu giữa những loại ca khúc”.
Bình ca coi trọng LỜI, còn nhạc chỉ là phần phụ. Trong Tông huấn “Veterum Sapientia” (1962), Chân phước GH Gioan XXIII viết: “Nhạc bình ca nhất thiết phải là tiếng Latin, bởi vì nó xuất phát từ tính âm nhạc và từ sự cao quý của lời. Thật cần thiết để Giáo Hội sử dụng một ngôn ngữ không chỉ mang tính hoàn vũ mà còn là ngôn ngữ bất biến”.
Các hội thảo viên chia thành 3 nhóm để thảo luận. Sau khi họp nhóm, ghi nhận có mấy điểm cần lưu ý:
– Nên mời các linh mục quản xứ hoặc hội đồng giáo xứ tham dự đại hội thánh nhạc để biết các thông tin mà phổ biến. Nếu không, các nhạc sĩ và các ca trưởng cứ họp xong, về phổ biến cũng chẳng ai nghe, thế nên cứ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
– Các ca trưởng và các ca viên nên được quan tâm nhiều hơn, nhất là những người có công phục vụ lâu dài (10, 20, 30, 40 năm…). Chẳng hạn có dạng “ưu tiên” nào đó để khuyến khích họ.
– Bàn về “hướng dẫn mục vụ thánh nhạc” mãi cũng cảm thấy “mỏi mệt”, vì cũng chẳng thấy hiệu quả, nói mà không làm thì cũng vô ích!
– Nên thay đổi bầu khí thuyết trình sao cho sống động hơn để có sức thu hút, tạo sự chú ý, chứ không chỉ nghe xong rồi “tai này qua tai kia”. Rồi tất cả lại giữ nguyên tên: “Nguyễn Y Vân” (vẫn y nguyên) hoặc “Vũ Như Cẩn” (vẫn như cũ).
Nói chung, vấn đề Thánh nhạc như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở đối với nền Thánh nhạc Việt Nam. Linh mục xứ vẫn là “vua một cõi”, mỗi người mỗi ý, giáo dân vẫn phải “chịu đựng” nhiều. Những cái VÌ, BỞI, TẠI, NẾU, GIẢ SỬ,… tạo nên những hệ quả rất phiền toái mà không dám thay đổi thì… mỏi mệt thật!
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an. Sau đó, mọi người chia tay. Hẹn gặp nhau tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 34 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 29-4-2014.
Thánh Lễ và nghi thức làm phép cơ sở Tu Hội Tiểu Đệ Tiểu Muội Chúa Thánh Thần
Anna Trịnh
15:37 15/10/2013
Tu Hội Tiểu Đệ Tiểu Muội Chúa Thánh Thần là do Cha Phêrô Maria Bùi Cộng Minh sáng lập. Ngài rất hăng say rao giảng Tin Mừng với mục đích làm cho mọi người nhận biết về Chúa Thánh Thần và các ân sủng của Thiên Chúa. Cùng với Cha Thaddeus Bùi công Hiến Linh là người Anh, hiện là Bề Trên Tu Hội mới này. Trong ngày khai sinh của Tu Hội, Tu Hội có được ba Tiểu Đệ được gia nhập. Thật là một niềm vui và đáng nhớ trong ngày lịch sử trọng đại này.
Thánh Lễ diễn ra thật là cảm động và ý nghĩa với sự có mặt gia đình của Bà Cố, các ân nhân và cùng với hơn 200 giáo dân tham dự. Điều đáng chú ý là giáo dân từ nơi rất xa như từ New York, Georgia, Oregon, North Carolina, Kansas, California ….. Australia và các vùng phụ cận tuôn về điạ điểm của Tu Hội này. Mọi người đều hân hoan và phấn khởi khi được chứng kiến ngày ra đời của Tu Hội Tiểu Đệ Tiểu Muội Chúa Thánh Thần.
Đại hội Emmaus Linh mục Việt Nam ngày thứ hai
Lm Peter Võ Sơn
22:22 15/10/2013
TTCGVN Orange 15/10/2013 - Đại Hội Linh Mục Việt Nam bước sang ngày thứ hai trong bầu khí vui tươi với chương trình bận rôn. Lm Joseph Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Miền Đông Nam Hoa Kỳ, đã chủ sự giờ Kinh Sáng vào lúc 8 giờ sáng. Đức Cha Kevin Vann, Giám Mục Giáo Phận Orange, đã thuyết giảng về chủ đề: Mục Vụ của Linh Mục. Ngài chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ của Ngài; Vai trò Linh mục trong Giáo Hội, và những quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Hội. Sau phần thuyết giảng, Đức Cha dâng Thanh Lễ. Cùng đồng tế chính với Ngài, có Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Đức Cha Alphonsus Tri Bửu Thiên, Đức Ông Chủ Tịch Liên Đoàn, Quý Cha cựu Chủ Tịch Miền. Sau Thánh Lễ, quý Đức Cha và quý Cha chụp hình lưu niệm.
Hình ảnh Thánh lễ và Hội thảo
Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy, Hội Dòng Xuân Bích, đã thuyết giảng “Chúa Giêsu Kitô: Đầng Khai Mở Và Kiện Toàn Đức Tin” lúc 10 giờ 30 sáng. Cha Matthew là Giáo Sư Thần Học tại Chủng Viện và Đại Học ở San Antonio, Texas. Trích từ lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội đặc biệt qua các Công Đồng, Cha Matthew đã trình bày một cách rõ ràng, lập luận vững chắc giúp quý Cha đào sâu chủ đề của Đại Hội Emmaus: Chúa Giêsu: Đấng Khai Mở và Kiện Toàn Đức Tin.”
Lm Joseph Nguyễn Thanh Sơn, Giảng sư tại Đại Học UCI, Orange, California, thuyết giảng “Những Vấn Đề Nóng Bỏng Ngày Nay” vào lúc 3:00 giờ chiều. Ngài đề cập những giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt các tông thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô; những thách đố luân lý ngày nay. Khi đề cập về vấn đề luân lý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Mọi sự phải bắt nguồn từ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô". Cha Giuse nhấn mạnh, luôn lý và mục vụ phải đi đôi.
Lm Joachim Lê Quang Hiền, Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn, thuyết giảng “Đời Sống Nội Tâm và Căn Tính Linh Mục” - Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo cho mỗi Linh mục.
Ngài đề cập những khủng hoảng căn tính về đời sống Linh mục, khuyến khích quý Cha phát triển đờis sống nội tâm để bảo toàn căn tính Linh mục của mình, và đời sống Linh mục như mục tử nhân hiền, xã thân vì đoàn chiên của mình với tâm tình chân thật, khiêm hạ, và tin tưởng vào ơn Thánh Chúa.
Sau giờ Kinh Chiều lúc 6:00 pm được Chủ sự bỡi Đức Ông Francis Xavier Phạm Văn Phương, Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn, là Tiệc Emmaus với quý Đức Giám Mục tại Hội Trường Trung Tâm Công Giáo.
Vào lúc 9:00 giờ tối, Linh mục Joseph Nguyễn Thanh Liêm, cựu Chủ Tịch Liên Đoàn, chủ sự Chầu Thánh Thể và Nghi Thức Hòa Giải cầu nguyện cho Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội và quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hình ảnh Thánh lễ và Hội thảo
Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy, Hội Dòng Xuân Bích, đã thuyết giảng “Chúa Giêsu Kitô: Đầng Khai Mở Và Kiện Toàn Đức Tin” lúc 10 giờ 30 sáng. Cha Matthew là Giáo Sư Thần Học tại Chủng Viện và Đại Học ở San Antonio, Texas. Trích từ lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội đặc biệt qua các Công Đồng, Cha Matthew đã trình bày một cách rõ ràng, lập luận vững chắc giúp quý Cha đào sâu chủ đề của Đại Hội Emmaus: Chúa Giêsu: Đấng Khai Mở và Kiện Toàn Đức Tin.”
Lm Joseph Nguyễn Thanh Sơn, Giảng sư tại Đại Học UCI, Orange, California, thuyết giảng “Những Vấn Đề Nóng Bỏng Ngày Nay” vào lúc 3:00 giờ chiều. Ngài đề cập những giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt các tông thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô; những thách đố luân lý ngày nay. Khi đề cập về vấn đề luân lý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Mọi sự phải bắt nguồn từ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô". Cha Giuse nhấn mạnh, luôn lý và mục vụ phải đi đôi.
Lm Joachim Lê Quang Hiền, Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn, thuyết giảng “Đời Sống Nội Tâm và Căn Tính Linh Mục” - Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo cho mỗi Linh mục.
Ngài đề cập những khủng hoảng căn tính về đời sống Linh mục, khuyến khích quý Cha phát triển đờis sống nội tâm để bảo toàn căn tính Linh mục của mình, và đời sống Linh mục như mục tử nhân hiền, xã thân vì đoàn chiên của mình với tâm tình chân thật, khiêm hạ, và tin tưởng vào ơn Thánh Chúa.
Sau giờ Kinh Chiều lúc 6:00 pm được Chủ sự bỡi Đức Ông Francis Xavier Phạm Văn Phương, Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn, là Tiệc Emmaus với quý Đức Giám Mục tại Hội Trường Trung Tâm Công Giáo.
Vào lúc 9:00 giờ tối, Linh mục Joseph Nguyễn Thanh Liêm, cựu Chủ Tịch Liên Đoàn, chủ sự Chầu Thánh Thể và Nghi Thức Hòa Giải cầu nguyện cho Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội và quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục được phép ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử không?
Nguyễn Trọng Đa
09:16 15/10/2013
Giải đáp phụng vụ: Linh mục được phép ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Người ta luôn nói rằng một linh mục có thể ban phép lành Tòa thánh nhân danh Đức Giáo Hoàng cho một người sắp chết, như thế là ban ơn toàn xá. Điều này có đúng không, thưa cha? - T. T. , Galway, Ireland.
Đáp: Đúng vậy, ông ạ. Điều này được giải thích trong Sách nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, và trong Cẩm nang Ân Xá. Trước hết, chúng ta hãy nói một lời về chính các ân xá.
Theo Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, số 1471: “Giáo lý về ân xá và việc áp dụng các ân xá trong Hội Thánh liên hệ mật thiết với các hiệu quả của bí tích Giao Hòa.
"Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh".
"Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá (ĐTC Phaolô VI, Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung", 1-3). Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời" (bản dịch tiếng Việt do Ban giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn thực hiện).
Sách nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, trong các số 195 và 201, cho biết nghi thức đối với người gần chết.
Số 201 nói về Của ăn đàng ngoài Thánh Lễ, vốn là trường hợp bình thường cho việc ban phép lành Tòa thánh. Chữ đỏ nói:
"Khi kết thúc bí tích giải tội hoặc nghi thức sám hối, vị linh mục có thể ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử, bằng cách sử dụng một trong các công thức như sau:
“Qua các mầu nhiệm thánh thiện của sự cứu độ chúng ta, xin Thiên Chúa toàn năng tha cho con mọi hình phạt ở đời này cũng như đời sau. Xin Chúa mở ra cho con cánh cửa thiên đường, và đón nhận con vào niềm vui vĩnh cửu”.
Hoặc công thức sau:
“Qua thẩm quyền mà Tòa Thánh đã ban cho cha, cha ban cho con sự tha thứ và sự khoan hồng mọi tội lỗi của con. Nhân danh Cha, và Con + và Thánh Thần. Amen”.
Nếu không có linh mục ở đó để ban phép lành Tòa Thánh, Cẩm nang Ân Xá, số 28, cung cấp một cách thức khác.
Xin mời đọc:
"Các linh mục, khi cử hành các bí tích cho các Kitô hữu đang nguy tử, không nên quên ban cho họ phép lành Tòa Thánh, với ân xá kèm theo. Nhưng nếu không có một linh mục ở đó, Mẹ Giáo Hội yêu thương ban cho những người hấp hối được chuẩn bị đúng đắn một ơn toàn xá, vốn được ban in articulo mortis (trong giờ lâm tử), miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ. Cần sử dụng một tượng chịu nạn hoặc cây thánh giá khi nhận ơn toàn xá này .
"Trong tình hình như vậy, ba điều kiện thông thường để hưởng ơn toàn xá được thay thế bằng điều kiện "miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ”.
"Các tín hữu Kitô giáo có thể hưởng ơn toàn xá được đề cập ở đây khi lâm tử (in articulo mortis), ngay cả khi họ đã hưởng một ơn toàn xá khác cùng ngày hôm đó".
Số 28 trên đây được lấy từ Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung” (Indulgentiarum Doctrina), qui định 18, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 1-1-1967.
Không giống như bí tích xức dầu bệnh nhân, phép lành Tòa Thành vào lúc hấp hối, cùng với ơn toàn xá kèm theo, chỉ được ban một lần trong thời bị một căn bệnh. Nên một người phục hồi từ căn bệnh ấy có thể hưởng phép lành Tòa Thánh lần nữa khi hấp hối.
Các phép lành Tòa Thánh và ân xá được ban lần đầu tiên cho các người tham gia Thập tự chinh, hoặc khách hành hương bị chết trong khi đi hành hương để hưởng ơn toàn xá Năm Thánh. Đức Giáo Hoàng Clement IV (1265-1268) và Gregory XI (1370-1378) mở rộng phép lành này cho các nạn nhân của nạn dịch hạch. Việc ban phép lành Tòa thánh trở nên thường xuyên hơn, nhưng vẫn còn hạn chế về thời gian hoặc dành cho các Giám mục, do đó tương đối ít người được hưởng đặc ân này. Do đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XIV (1740-1758) ban hành tông hiến "Pia Mater" năm 1747, trong đó Ngài ban năng quyền này cho tất cả các Giám mục, cùng với khả năng tái ủy quyền cho các linh mục. (Zenit.org 15-10-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Người ta luôn nói rằng một linh mục có thể ban phép lành Tòa thánh nhân danh Đức Giáo Hoàng cho một người sắp chết, như thế là ban ơn toàn xá. Điều này có đúng không, thưa cha? - T. T. , Galway, Ireland.
Theo Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, số 1471: “Giáo lý về ân xá và việc áp dụng các ân xá trong Hội Thánh liên hệ mật thiết với các hiệu quả của bí tích Giao Hòa.
"Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh".
"Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá (ĐTC Phaolô VI, Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung", 1-3). Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời" (bản dịch tiếng Việt do Ban giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn thực hiện).
Sách nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, trong các số 195 và 201, cho biết nghi thức đối với người gần chết.
Số 201 nói về Của ăn đàng ngoài Thánh Lễ, vốn là trường hợp bình thường cho việc ban phép lành Tòa thánh. Chữ đỏ nói:
"Khi kết thúc bí tích giải tội hoặc nghi thức sám hối, vị linh mục có thể ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử, bằng cách sử dụng một trong các công thức như sau:
“Qua các mầu nhiệm thánh thiện của sự cứu độ chúng ta, xin Thiên Chúa toàn năng tha cho con mọi hình phạt ở đời này cũng như đời sau. Xin Chúa mở ra cho con cánh cửa thiên đường, và đón nhận con vào niềm vui vĩnh cửu”.
Hoặc công thức sau:
“Qua thẩm quyền mà Tòa Thánh đã ban cho cha, cha ban cho con sự tha thứ và sự khoan hồng mọi tội lỗi của con. Nhân danh Cha, và Con + và Thánh Thần. Amen”.
Nếu không có linh mục ở đó để ban phép lành Tòa Thánh, Cẩm nang Ân Xá, số 28, cung cấp một cách thức khác.
Xin mời đọc:
"Các linh mục, khi cử hành các bí tích cho các Kitô hữu đang nguy tử, không nên quên ban cho họ phép lành Tòa Thánh, với ân xá kèm theo. Nhưng nếu không có một linh mục ở đó, Mẹ Giáo Hội yêu thương ban cho những người hấp hối được chuẩn bị đúng đắn một ơn toàn xá, vốn được ban in articulo mortis (trong giờ lâm tử), miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ. Cần sử dụng một tượng chịu nạn hoặc cây thánh giá khi nhận ơn toàn xá này .
"Trong tình hình như vậy, ba điều kiện thông thường để hưởng ơn toàn xá được thay thế bằng điều kiện "miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ”.
"Các tín hữu Kitô giáo có thể hưởng ơn toàn xá được đề cập ở đây khi lâm tử (in articulo mortis), ngay cả khi họ đã hưởng một ơn toàn xá khác cùng ngày hôm đó".
Số 28 trên đây được lấy từ Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung” (Indulgentiarum Doctrina), qui định 18, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 1-1-1967.
Không giống như bí tích xức dầu bệnh nhân, phép lành Tòa Thành vào lúc hấp hối, cùng với ơn toàn xá kèm theo, chỉ được ban một lần trong thời bị một căn bệnh. Nên một người phục hồi từ căn bệnh ấy có thể hưởng phép lành Tòa Thánh lần nữa khi hấp hối.
Các phép lành Tòa Thánh và ân xá được ban lần đầu tiên cho các người tham gia Thập tự chinh, hoặc khách hành hương bị chết trong khi đi hành hương để hưởng ơn toàn xá Năm Thánh. Đức Giáo Hoàng Clement IV (1265-1268) và Gregory XI (1370-1378) mở rộng phép lành này cho các nạn nhân của nạn dịch hạch. Việc ban phép lành Tòa thánh trở nên thường xuyên hơn, nhưng vẫn còn hạn chế về thời gian hoặc dành cho các Giám mục, do đó tương đối ít người được hưởng đặc ân này. Do đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XIV (1740-1758) ban hành tông hiến "Pia Mater" năm 1747, trong đó Ngài ban năng quyền này cho tất cả các Giám mục, cùng với khả năng tái ủy quyền cho các linh mục. (Zenit.org 15-10-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ra Khơi
Nguyễn Ngọc Liên
21:07 15/10/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Cánh tay này sức dài vóc lớn
Chí làm trai vượt gió ra khơi
Dẫu xa bờ không sờn lòng sóng lớn
Vững bàn tay sương gió khơi xa.
(Trích ca khúc của The Wall)