Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vua Bahrain tặng đất xây nhà thờ
Đặng Tự Do
14:44 15/10/2016
Vua Hamad bin Isa al Khalifa của Bahrain đã hiến đất cho việc xây dựng một nhà thờ Chính Thống Coptic. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên hôm 13 tháng 10.
Nhà thờ này sẽ được xây dựng ở thủ đô Manama, nhằm phục vụ khoảng 1,500 gia đình Coptic sống ở Bahrain và Ả rập Xê út. Đây sẽ là nhà thờ Kitô Giáo thứ 2 được xây dựng tại Bahrain. Năm 2013, vua đã hiến đất cho Giáo Hội Công Giáo xây dựng một nhà thờ ở Awali.
Theo thống kê hồi tháng 7 năm nay, Bahrain có 1,378,000 dân trong đó 50% là người sang lao động. 70.3% dân số theo Hồi Giáo, 14.5% là các tín hữu Kitô.
Nhà thờ này sẽ được xây dựng ở thủ đô Manama, nhằm phục vụ khoảng 1,500 gia đình Coptic sống ở Bahrain và Ả rập Xê út. Đây sẽ là nhà thờ Kitô Giáo thứ 2 được xây dựng tại Bahrain. Năm 2013, vua đã hiến đất cho Giáo Hội Công Giáo xây dựng một nhà thờ ở Awali.
Theo thống kê hồi tháng 7 năm nay, Bahrain có 1,378,000 dân trong đó 50% là người sang lao động. 70.3% dân số theo Hồi Giáo, 14.5% là các tín hữu Kitô.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney
Khanh Lai
04:29 15/10/2016
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần I
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần II
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần III
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần IV
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần V
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần II
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần III
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần IV
Đại Hội Thánh Mẫu tại Sydney – Phần V
Thiệp Mời tham dự Thánh Lễ - Tiệc Mừng và Văn Nghệ VietCatholic kỷ niệm 20 năm
VietCatholic Network
16:29 15/10/2016
Phiếu Hồi đáp Ghi danh tham dự Tiệc Mừng và Văn Nghệ
Hoặc Liên lạc: info@tvcatholic.com
Nguyễn Lang (714) 514 4627 (714) 907-4830
Thu Hương (714) 595-2768
Đan viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh : Thánh lễ chúc phong Viện Phụ
Người Giồng Trôm
08:52 15/10/2016
ĐAN VIỆN THÁNH MẪU PHƯỚC VĨNH: THÁNH LỄ CHÚC PHONG VIỆN PHỤ
Cửu Long nước chảy từ nguồn
Ruộng đồng tưới mát đơm bông lúa vàng
Tình thương phục vụ chứa chan
Cộng đoàn tươi nở ân ban Chúa Trời.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan, gia đình Cộng Đoàn Hội Dòng Xitô Thánh Gia nhận được tin Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh có Viện phụ Tiên khởi. Vào ngày thứ Tư 18.05.2016, dưới sự chủ tọa của Viện phụ Hội Trưởng Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn, Cộng Đoàn đan viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh đã tiến hành bầu cử và hân hoan báo tin: Cha Phêrô-Khanh Trần Như Hảo đã đắc cử Viện phụ Tiên khởi của đan viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh.
Tân Viện Phụ sinh ngày 12.12.1958
Khấn dòng ngày 01.11.1977
Thụ phong linh mục ngày 22.06.2000.
* Tân Viện Phụ Phêrô-Khanh Trần Như Hảo:
Ý nghĩa Logo của Viện Phụ của Viện phụ Maria Phêrô - Khanh Trần Như Hảo:
Phần hình nền bao gồm: Ruộng lúa, Dòng sông Cửu Long. Và chim bồ câu ngậm cành ô-liu trên nền trời xanh mây trắng.
Ý nghĩa: Đan Viện Phước Vĩnh tọa lạc nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long thanh bình là do Ân Huệ Chúa Thánh Linh.
Viện Phụ Maria Phêrô - Khanh Trần Như Hảo đã chọn cho mình khẩu hiệu “Phục Vụ Trong Yêu Thương”. Nói lên tâm tình ý nguyện sống là để phục vụ và tất cả với mục đích yêu thương như Thầy Chí Thánh Giêsu.
Khẩu hiệu “Phục vụ trong yêu thương” là xác tín cuộc sống của Tân Viện Phụ.
Thầm mong và hiệp nguyện xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ muôn vàn ân sủng để dưới sự chăn dắt của Tân Viện Phụ, Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Vĩnh mãi mãi là nơi phục vụ cho lợi ích thiêng liêng cho Giáo Hội và Thế Giới bằng đời sống cầu nguyện và lao công.
Được biết Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh được thành lập ngày 24 tháng 06 năm 1975. Bổn Mạng ngày 15.08 hằng năm.
Đan Viện Xitô T.M. Phước Vĩnh (Ấp Thôn Rôn, Vĩnh Kim, Cầu Ngang, Trà Vinh) - Giáo Phận Vĩnh Long, thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, do cha Henry Deny Biển Đức Thuận sáng lập tại Phước Sơn - Quảng Trị, năm 1918. Châm ngôn sống của Dòng: "Cầu Nguyện và lao động". Sứ mạng tông đồ: "Cầu nguyện cho lương dân nhận biết Chúa..."
Ngày 24.06.1975 với 13 Đan Sĩ và Linh Mục, Đan Viện Xitô Phước Vĩnh chính thức được khai sinh và định cư tại địa chỉ hiện nay.
Với quyết nghị của Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam ngày 11.06.2001, Phước Vĩnh được nâng lên hàng Đan Viện Tự Trị.
Cha Maria Augustinô Lê Trọng Hồng được bầu làm Viện Trưởng tiên khởi (15.8.2001). Cha Viện trưởng của Đan Viện là cha Gioan Maria Vianney Nguyễn Văn Ngọc, sinh năm 1933, khấn năm 1964, Linh mục năm 1973.
* Thánh Lễ Chúc Phong Viện Phụ
Những ngày qua, Thôn Rôn chộn rộn hơn bao ngày khác bởi lẽ mọi việc chuẩn bị cho ngày hồng phúc hôm nay của Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh. Nơi lặng thầm của đời sống cầu nguyện và làm việc hôm nay trở nên náo nhiệt hơn. Nơi mà bình thường ít người biết đến hôm nay lại nhiều người bước đến hơn.
Chỉ mới tờ mờ sáng, nhiều chiếc xe mang biển số Vũng Tàu, Bến Tre, Sài Gòn và nhiều nơi nữa đã đưa người thương đến dự Lễ tại Thôn rôn. Giản đơn đó là hòa cùng niềm vui và thêm lời cầu nguyện cho Tân Viện Phụ Phêrô-Khanh Trần Như Hảo cũng như cầu nguyện cho Đan Viện nữa. Chính vì tình thân, nghĩa thiết để rồi nhiều và nhiều quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã về với Thôn Rôn trong buổi sáng hôm nay.
9 giờ 30, để bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nghe lời chào mừng của đan sĩ đại diện Đan Viện. Kế đến cộng đoàn cùng hướng về cuối Nguyện Đường để đón đoàn đồng tế. Khi đoàn đồng tế an vị trong Nguyện Đường, sau đó Đức Cha và cộng đoàn an tọa.
Cha Viện Phó có lời chào mừng đến Đức Cha Phêrô, Đức Ông Barnabê – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long, Viện Phụ Hội Trưởng, quý Viện Phụ, Viện Mẫu, quý Cha Viện Trưởng, quý Viện Phụ, Viện Mẫu, Cha bề trên, quý Cha Quản Hạt, quý Cha giáo, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ trong và ngoài Giáo Phận, quý Thầy Chủng Viện Thánh Quý và cộng đoàn thân hữu, Ban Trị Sự tôn giáo bạn, chính quyền các cấp và cộng đoàn dân Chúa.
Cha Viện Phó mời cộng đoàn cùng cầu nguyện cho Tân Viện Phụ cũng như cho cộng đoàn Phước Vĩnh.
Để bắt đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Chúng ta tụ họp nhau nơi đây dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Hôm nay là ngày vui của Đan Viện Phước Vĩnh, hơn 40 năm có mặt tại nơi này Đan Viện có Tân Viện Phụ. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn cho Đan Viện Phụ Maria Phêrô Khanh Trần Như Hảo. Chúng ta cả m ơn Chúa về hồng ân này và xin Chúa ban cho Cha nhiều ơn phần hồn cũng như phần xác để Cha dìu dắt đàn em của mình, cộng tác với Chúa trong việc phần rỗi các linh hồn. Xin Chúa ban cho cộng đoàn và cho tất cả mọi người chúng ta. Giờ đây chúng ta xin Chúa thứ tha tội lỗi. ..”
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng suy nghĩ tâm tình của các tông đồ từng nghe lời Chúa giảng nhưng vẫn còn đòi hỏi quyền lực. .. họ còn tranh tụng về quyền lực xem ai là người lớn nhất ở trong nhóm. .. Chúa thì nói: “Ai lớn nhất trong anh em thì phải là người phục vụ”. Phân biệt giới lãnh đạo thế gian khác với cách của Chúa. Giữa các nhà lãnh đạo thế gian có thể là người quản lý, nói rất hay, có nhiều quan hệ còn tất cả lãnh đạo trong tôn giáo cần phải có trái tim của người phục vụ. .. Đây không phải là chỗ nhất danh dự mà là chỗ thấp hèn để phục vụ. Điều đó không có nghĩa là chúng ta từ chối vị trí, dồn trách nhiệm của mình nhưng điều đó có nghĩa là trong suốt cuộc đời chúng ta ở trong tư thế của người phục vụ. Mọi người phải phục vụ người khác cho dù họ là ai, chúng ta phải phục vụ giúp đỡ họ. Chính như thế mà Chúa Giêsu muốn chúng ta bắt chước Người. Cũng như Con Người đến không phải là phục vụ nhưng hiến thân làm giá chuộc cho muôn người. ..
Để kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi Tân Viện Phụ: “... Hãy noi gương đấng sáng lập, lao động để giúp cho phần xác lẫn tâm hồn. Cầu nguyện để biến đổi những tâm hồn xa cách và xa lánh Thiên Chúa. Cầu nguyện để biến đổi những tâm hồn ngay thẳng biết bước theo tiếng Chúa gọi, theo ơn gọi làm tu sĩ của Chúa. Cầu nguyện để cuộc sống phát sinh cho Cha. .. xin Chúa chúc lành cho Cha”
Sau bài giảng, Đức Cha Phêrô đã chủ sự nghi thức chúc phong Viện Phụ.
Cộng đoàn cùng nghe sơ lược ý nghĩa về việc chúc phong viện phụ và nghi thức chúc phong Viện Phụ được bắt đầu. Nghi thức chúc phong khép lại và là việc chúc bình an. Sau đó, Tân Viện Phụ ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn.
Sau lời nguyện Hiệp Lễ, tâm tình của Tân Viện Phụ được gửi đến cộng đoàn.
Tân Viện Phụ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Phêrô – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, quý Đức Cha, Viện Phụ Hội Trưởng, Đức Ông, quý Viện Phụ, Viện Mẫu, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Một lẵng hoa tươi thắm gói ghém tất cả tấm lòng gửi đến Đức Cha Phêrô.
Cộng đoàn cũng như thân nhân Tân Viện Phụ gửi những bông hoa tươi thắm đến Tân Viện Phụ.
Sau phép lành cuối Lễ, những tấm hình lưu niệm được ghi lại.
Xin chúc mừng Tân Viện Phụ Maria Phêrô - Khanh Trần Như Hảo cùng cộng đoàn Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh. Xin Chúa tuôn đổ muôn phúc lành trên Đan Viện cũng như Tân Viện Phụ để Đan Viện luôn lao động và cầu nguyện cho Giáo Hội.
Cửu Long nước chảy từ nguồn
Ruộng đồng tưới mát đơm bông lúa vàng
Tình thương phục vụ chứa chan
Cộng đoàn tươi nở ân ban Chúa Trời.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan, gia đình Cộng Đoàn Hội Dòng Xitô Thánh Gia nhận được tin Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh có Viện phụ Tiên khởi. Vào ngày thứ Tư 18.05.2016, dưới sự chủ tọa của Viện phụ Hội Trưởng Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn, Cộng Đoàn đan viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh đã tiến hành bầu cử và hân hoan báo tin: Cha Phêrô-Khanh Trần Như Hảo đã đắc cử Viện phụ Tiên khởi của đan viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh.
Tân Viện Phụ sinh ngày 12.12.1958
Khấn dòng ngày 01.11.1977
Thụ phong linh mục ngày 22.06.2000.
* Tân Viện Phụ Phêrô-Khanh Trần Như Hảo:
Ý nghĩa Logo của Viện Phụ của Viện phụ Maria Phêrô - Khanh Trần Như Hảo:
Phần hình nền bao gồm: Ruộng lúa, Dòng sông Cửu Long. Và chim bồ câu ngậm cành ô-liu trên nền trời xanh mây trắng.
Ý nghĩa: Đan Viện Phước Vĩnh tọa lạc nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long thanh bình là do Ân Huệ Chúa Thánh Linh.
Viện Phụ Maria Phêrô - Khanh Trần Như Hảo đã chọn cho mình khẩu hiệu “Phục Vụ Trong Yêu Thương”. Nói lên tâm tình ý nguyện sống là để phục vụ và tất cả với mục đích yêu thương như Thầy Chí Thánh Giêsu.
Khẩu hiệu “Phục vụ trong yêu thương” là xác tín cuộc sống của Tân Viện Phụ.
Thầm mong và hiệp nguyện xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ muôn vàn ân sủng để dưới sự chăn dắt của Tân Viện Phụ, Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Vĩnh mãi mãi là nơi phục vụ cho lợi ích thiêng liêng cho Giáo Hội và Thế Giới bằng đời sống cầu nguyện và lao công.
Được biết Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh được thành lập ngày 24 tháng 06 năm 1975. Bổn Mạng ngày 15.08 hằng năm.
Đan Viện Xitô T.M. Phước Vĩnh (Ấp Thôn Rôn, Vĩnh Kim, Cầu Ngang, Trà Vinh) - Giáo Phận Vĩnh Long, thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, do cha Henry Deny Biển Đức Thuận sáng lập tại Phước Sơn - Quảng Trị, năm 1918. Châm ngôn sống của Dòng: "Cầu Nguyện và lao động". Sứ mạng tông đồ: "Cầu nguyện cho lương dân nhận biết Chúa..."
Ngày 24.06.1975 với 13 Đan Sĩ và Linh Mục, Đan Viện Xitô Phước Vĩnh chính thức được khai sinh và định cư tại địa chỉ hiện nay.
Với quyết nghị của Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam ngày 11.06.2001, Phước Vĩnh được nâng lên hàng Đan Viện Tự Trị.
Cha Maria Augustinô Lê Trọng Hồng được bầu làm Viện Trưởng tiên khởi (15.8.2001). Cha Viện trưởng của Đan Viện là cha Gioan Maria Vianney Nguyễn Văn Ngọc, sinh năm 1933, khấn năm 1964, Linh mục năm 1973.
* Thánh Lễ Chúc Phong Viện Phụ
Những ngày qua, Thôn Rôn chộn rộn hơn bao ngày khác bởi lẽ mọi việc chuẩn bị cho ngày hồng phúc hôm nay của Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh. Nơi lặng thầm của đời sống cầu nguyện và làm việc hôm nay trở nên náo nhiệt hơn. Nơi mà bình thường ít người biết đến hôm nay lại nhiều người bước đến hơn.
Chỉ mới tờ mờ sáng, nhiều chiếc xe mang biển số Vũng Tàu, Bến Tre, Sài Gòn và nhiều nơi nữa đã đưa người thương đến dự Lễ tại Thôn rôn. Giản đơn đó là hòa cùng niềm vui và thêm lời cầu nguyện cho Tân Viện Phụ Phêrô-Khanh Trần Như Hảo cũng như cầu nguyện cho Đan Viện nữa. Chính vì tình thân, nghĩa thiết để rồi nhiều và nhiều quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã về với Thôn Rôn trong buổi sáng hôm nay.
9 giờ 30, để bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nghe lời chào mừng của đan sĩ đại diện Đan Viện. Kế đến cộng đoàn cùng hướng về cuối Nguyện Đường để đón đoàn đồng tế. Khi đoàn đồng tế an vị trong Nguyện Đường, sau đó Đức Cha và cộng đoàn an tọa.
Cha Viện Phó có lời chào mừng đến Đức Cha Phêrô, Đức Ông Barnabê – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long, Viện Phụ Hội Trưởng, quý Viện Phụ, Viện Mẫu, quý Cha Viện Trưởng, quý Viện Phụ, Viện Mẫu, Cha bề trên, quý Cha Quản Hạt, quý Cha giáo, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ trong và ngoài Giáo Phận, quý Thầy Chủng Viện Thánh Quý và cộng đoàn thân hữu, Ban Trị Sự tôn giáo bạn, chính quyền các cấp và cộng đoàn dân Chúa.
Cha Viện Phó mời cộng đoàn cùng cầu nguyện cho Tân Viện Phụ cũng như cho cộng đoàn Phước Vĩnh.
Để bắt đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Chúng ta tụ họp nhau nơi đây dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Hôm nay là ngày vui của Đan Viện Phước Vĩnh, hơn 40 năm có mặt tại nơi này Đan Viện có Tân Viện Phụ. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn cho Đan Viện Phụ Maria Phêrô Khanh Trần Như Hảo. Chúng ta cả m ơn Chúa về hồng ân này và xin Chúa ban cho Cha nhiều ơn phần hồn cũng như phần xác để Cha dìu dắt đàn em của mình, cộng tác với Chúa trong việc phần rỗi các linh hồn. Xin Chúa ban cho cộng đoàn và cho tất cả mọi người chúng ta. Giờ đây chúng ta xin Chúa thứ tha tội lỗi. ..”
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng suy nghĩ tâm tình của các tông đồ từng nghe lời Chúa giảng nhưng vẫn còn đòi hỏi quyền lực. .. họ còn tranh tụng về quyền lực xem ai là người lớn nhất ở trong nhóm. .. Chúa thì nói: “Ai lớn nhất trong anh em thì phải là người phục vụ”. Phân biệt giới lãnh đạo thế gian khác với cách của Chúa. Giữa các nhà lãnh đạo thế gian có thể là người quản lý, nói rất hay, có nhiều quan hệ còn tất cả lãnh đạo trong tôn giáo cần phải có trái tim của người phục vụ. .. Đây không phải là chỗ nhất danh dự mà là chỗ thấp hèn để phục vụ. Điều đó không có nghĩa là chúng ta từ chối vị trí, dồn trách nhiệm của mình nhưng điều đó có nghĩa là trong suốt cuộc đời chúng ta ở trong tư thế của người phục vụ. Mọi người phải phục vụ người khác cho dù họ là ai, chúng ta phải phục vụ giúp đỡ họ. Chính như thế mà Chúa Giêsu muốn chúng ta bắt chước Người. Cũng như Con Người đến không phải là phục vụ nhưng hiến thân làm giá chuộc cho muôn người. ..
Để kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi Tân Viện Phụ: “... Hãy noi gương đấng sáng lập, lao động để giúp cho phần xác lẫn tâm hồn. Cầu nguyện để biến đổi những tâm hồn xa cách và xa lánh Thiên Chúa. Cầu nguyện để biến đổi những tâm hồn ngay thẳng biết bước theo tiếng Chúa gọi, theo ơn gọi làm tu sĩ của Chúa. Cầu nguyện để cuộc sống phát sinh cho Cha. .. xin Chúa chúc lành cho Cha”
Sau bài giảng, Đức Cha Phêrô đã chủ sự nghi thức chúc phong Viện Phụ.
Cộng đoàn cùng nghe sơ lược ý nghĩa về việc chúc phong viện phụ và nghi thức chúc phong Viện Phụ được bắt đầu. Nghi thức chúc phong khép lại và là việc chúc bình an. Sau đó, Tân Viện Phụ ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn.
Sau lời nguyện Hiệp Lễ, tâm tình của Tân Viện Phụ được gửi đến cộng đoàn.
Tân Viện Phụ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Phêrô – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, quý Đức Cha, Viện Phụ Hội Trưởng, Đức Ông, quý Viện Phụ, Viện Mẫu, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Một lẵng hoa tươi thắm gói ghém tất cả tấm lòng gửi đến Đức Cha Phêrô.
Cộng đoàn cũng như thân nhân Tân Viện Phụ gửi những bông hoa tươi thắm đến Tân Viện Phụ.
Sau phép lành cuối Lễ, những tấm hình lưu niệm được ghi lại.
Xin chúc mừng Tân Viện Phụ Maria Phêrô - Khanh Trần Như Hảo cùng cộng đoàn Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh. Xin Chúa tuôn đổ muôn phúc lành trên Đan Viện cũng như Tân Viện Phụ để Đan Viện luôn lao động và cầu nguyện cho Giáo Hội.
Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế mừng lễ thánh Giêrađô
Người Giồng Trôm
08:58 15/10/2016
TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ MỪNG LỄ THÁNH GIÊRAĐÔ
Cùng với Hội Thánh, cùng với Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới, chiều hôm nay, 15 tháng 10 năm 2016, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam mừng lễ thánh Giêrađô.
Xem Hình
Từ hai ngày qua, chương trình Tam Nhật mừng kính Thánh Giêrađô được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Chủ đề ngày hôm nay là “Thánh Giêrađô với lòng yêu mến Đức Trinh Nữ Maria”
16 g 00 chiều nay, cộng đoàn cùng hướng tâm tình lên Chúa trong giờ cầu nguyện với Thánh Giêrađô dưới sự hướng dẫn của Cha Anphongsô Trần Ngọc Hướng.
Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn: “. .. cả cuộc sống của Thánh nhân là một lời ca tụng tình thương của Chúa qua việc hãm mình nhiệm nhặt, đón nhận mọi đau khổ trong bình an và tình yêu với Đức Giêsu Kitô. Sống những điều đó, Thánh Giêrađô muốn dâng lên Thiên Chúa vì tình yêu bao la nhân loại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Thánh Giêrađô có lòng yêu mến đặc biệt với những người đau khổ. Thánh Giêrađô có lòng yêu mến thập giá cách đặc biệt. .. điều đó có nghĩa là sẵn lòng chịu mọi đau khổ vì Người. Tâm hồn Thánh Nhân như vậy cho nên Thánh Nhân yêu mến những người nghèo khổ túng thiếu cách tự nhiên. .. ”
Sau giờ cầu nguyện, Cha Giám Tỉnh chúc lành cho cộng đoàn với xương Thánh Giêrađô. Sau đó, quý Cha cùng chúc lành cho cộng đoàn tại chỗ. Quý Cha đến từng người một trong tâm tình sốt sắng và thật cảm động. Tin rằng với phép lành với xương Thánh Giêrađô sẽ chữa lành các bệnh tật hồn xác của những ai nhận lãnh.
16 g 30, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn mừng kính Thánh Giêrađô. Chủ tế Thánh Lễ chiều nay là Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích. Cùng đồng tế với Cha Giám Tỉnh Giuse có quý Cha của cộng đoàn Sài Gòn cũng như các cộng đoàn lân cận.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn: “Cùng với tất cả quý Cha quý Thầy trong Dòng Chúa Cứu Thế, chúng tôi xin chào tất cả anh chị em đến đây mừng Lễ Thánh Giêrađô.
. .. Anh chị em thân mến ! Ngày mai mới đúng ngày Lễ Thánh Giêrađô. Thánh Giêrađô là một vị thánh trẻ, Ngài qua đời khi mới 29 tuổi. Chỉ có 6 năm 6 tháng sống trong Dòng Chúa Cứu Thế nhưng Ngài để lại bao điều kỳ diệu không phải bởi khả năng thân cá nhân. Ngài đã sống sẵn sàng để Thiên Chúa dùng mình vào trong công việc lớn lao. Chúng ta cảm tạ Chúa. Chúng ta xin Chúa cho ta học hỏi nơi Ngài sự vâng phục. Với tâm tình khiêm tốn nhỏ bé thì Thiên Chúa đã dùng những con người ấy những điều tốt lành cho nhà dòng, cho anh chị em. Và kính thưa anh chị em ! Hôm nay thứ Bảy, chúng ta tôn kính Mẹ Maria. Chúng ta cùng nhau nghe chia sẻ về Thánh Giêrađô với lòng yêu mến Đức Mẹ, để con đường nên thánh của chúng ta nhẹ nhàng. Giờ đây trước khi cử hành Thánh lễ, chúng ta thành tâm xin Chúa tha thứ lỗi lầm thiếu sót yếu hèn của chúng ta”.
Trong bài chia sẻ, Cha Giám Tỉnh Giuse chia sẻ về cuộc đời Thánh Giêrađô đặc biệt với lòng yêu mến Đức Mẹ.
Để kết, Cha Giuse nói: “... Những chiếc bánh làm phép chúng ta nhận lãnh những ơn lành cần thiết nhờ ơn của Thánh Nhân. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa, chúng ta xin Thánh Nhân, làm cho người khác tin vào Chúa, sẵn sàng hiến mình cho ơn cứu độ, làm cho những người khác tin vào Chúa, làm cho những nười khác đón nhận Chúa và cầu nguyện cho người khác. Khi chúng ta tin tưởng như thế, chúng ta trở nên những khí cụ của Chúa như Thánh Giêrađô là khí cụ của Chúa. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Thánh Nhân đã sống một đời sống tốt lành thánh thiện theo gương mẫu của Mẹ Maria. Chúng ta xin Mẹ Maria cho chúng ta sống như người con tốt lành của Mẹ để chúng ta trở nên thánh như Ngài. Xin Thánh Giêrađô chúc lành cho chúng ta.”
Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Cha Giám Tỉnh làm phép ảnh tượng, tràng chuỗi Mân Côi, khăn Thánh Giêrađô và sau cùng là làm phép bánh Thánh Giêrađô.
Sau khi làm phép, Cha Giám Tỉnh ngỏ lời cảm ơn cộng đoàn và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để cho anh em trong nhà dòng sống trọn vẹn đời Thánh Hiến.
Sau phép Lành cuối Lễ, những chiếc bánh Thánh Giêrađô vừa được làm phép trao bánh cho cộng đoàn.
Tin tưởng qua lời chuyển cầu của Thánh Giêrađô, sau Thánh Lễ này, mỗi người trở về trong hân hoan vì được Ơn Lành của Thánh Lễ cũng như chiếc bánh Thánh được làm phép. Xin Thánh Nhân cho mỗi người sống tâm tình khiêm hạ nhỏ bé như Ngài đã sống trọn cả cuộc đời.
Cùng với Hội Thánh, cùng với Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới, chiều hôm nay, 15 tháng 10 năm 2016, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam mừng lễ thánh Giêrađô.
Xem Hình
Từ hai ngày qua, chương trình Tam Nhật mừng kính Thánh Giêrađô được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Chủ đề ngày hôm nay là “Thánh Giêrađô với lòng yêu mến Đức Trinh Nữ Maria”
16 g 00 chiều nay, cộng đoàn cùng hướng tâm tình lên Chúa trong giờ cầu nguyện với Thánh Giêrađô dưới sự hướng dẫn của Cha Anphongsô Trần Ngọc Hướng.
Cha Anphongsô mời gọi cộng đoàn: “. .. cả cuộc sống của Thánh nhân là một lời ca tụng tình thương của Chúa qua việc hãm mình nhiệm nhặt, đón nhận mọi đau khổ trong bình an và tình yêu với Đức Giêsu Kitô. Sống những điều đó, Thánh Giêrađô muốn dâng lên Thiên Chúa vì tình yêu bao la nhân loại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Thánh Giêrađô có lòng yêu mến đặc biệt với những người đau khổ. Thánh Giêrađô có lòng yêu mến thập giá cách đặc biệt. .. điều đó có nghĩa là sẵn lòng chịu mọi đau khổ vì Người. Tâm hồn Thánh Nhân như vậy cho nên Thánh Nhân yêu mến những người nghèo khổ túng thiếu cách tự nhiên. .. ”
Sau giờ cầu nguyện, Cha Giám Tỉnh chúc lành cho cộng đoàn với xương Thánh Giêrađô. Sau đó, quý Cha cùng chúc lành cho cộng đoàn tại chỗ. Quý Cha đến từng người một trong tâm tình sốt sắng và thật cảm động. Tin rằng với phép lành với xương Thánh Giêrađô sẽ chữa lành các bệnh tật hồn xác của những ai nhận lãnh.
16 g 30, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn mừng kính Thánh Giêrađô. Chủ tế Thánh Lễ chiều nay là Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích. Cùng đồng tế với Cha Giám Tỉnh Giuse có quý Cha của cộng đoàn Sài Gòn cũng như các cộng đoàn lân cận.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn: “Cùng với tất cả quý Cha quý Thầy trong Dòng Chúa Cứu Thế, chúng tôi xin chào tất cả anh chị em đến đây mừng Lễ Thánh Giêrađô.
. .. Anh chị em thân mến ! Ngày mai mới đúng ngày Lễ Thánh Giêrađô. Thánh Giêrađô là một vị thánh trẻ, Ngài qua đời khi mới 29 tuổi. Chỉ có 6 năm 6 tháng sống trong Dòng Chúa Cứu Thế nhưng Ngài để lại bao điều kỳ diệu không phải bởi khả năng thân cá nhân. Ngài đã sống sẵn sàng để Thiên Chúa dùng mình vào trong công việc lớn lao. Chúng ta cảm tạ Chúa. Chúng ta xin Chúa cho ta học hỏi nơi Ngài sự vâng phục. Với tâm tình khiêm tốn nhỏ bé thì Thiên Chúa đã dùng những con người ấy những điều tốt lành cho nhà dòng, cho anh chị em. Và kính thưa anh chị em ! Hôm nay thứ Bảy, chúng ta tôn kính Mẹ Maria. Chúng ta cùng nhau nghe chia sẻ về Thánh Giêrađô với lòng yêu mến Đức Mẹ, để con đường nên thánh của chúng ta nhẹ nhàng. Giờ đây trước khi cử hành Thánh lễ, chúng ta thành tâm xin Chúa tha thứ lỗi lầm thiếu sót yếu hèn của chúng ta”.
Trong bài chia sẻ, Cha Giám Tỉnh Giuse chia sẻ về cuộc đời Thánh Giêrađô đặc biệt với lòng yêu mến Đức Mẹ.
Để kết, Cha Giuse nói: “... Những chiếc bánh làm phép chúng ta nhận lãnh những ơn lành cần thiết nhờ ơn của Thánh Nhân. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa, chúng ta xin Thánh Nhân, làm cho người khác tin vào Chúa, sẵn sàng hiến mình cho ơn cứu độ, làm cho những người khác tin vào Chúa, làm cho những nười khác đón nhận Chúa và cầu nguyện cho người khác. Khi chúng ta tin tưởng như thế, chúng ta trở nên những khí cụ của Chúa như Thánh Giêrađô là khí cụ của Chúa. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Thánh Nhân đã sống một đời sống tốt lành thánh thiện theo gương mẫu của Mẹ Maria. Chúng ta xin Mẹ Maria cho chúng ta sống như người con tốt lành của Mẹ để chúng ta trở nên thánh như Ngài. Xin Thánh Giêrađô chúc lành cho chúng ta.”
Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Cha Giám Tỉnh làm phép ảnh tượng, tràng chuỗi Mân Côi, khăn Thánh Giêrađô và sau cùng là làm phép bánh Thánh Giêrađô.
Sau khi làm phép, Cha Giám Tỉnh ngỏ lời cảm ơn cộng đoàn và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để cho anh em trong nhà dòng sống trọn vẹn đời Thánh Hiến.
Sau phép Lành cuối Lễ, những chiếc bánh Thánh Giêrađô vừa được làm phép trao bánh cho cộng đoàn.
Tin tưởng qua lời chuyển cầu của Thánh Giêrađô, sau Thánh Lễ này, mỗi người trở về trong hân hoan vì được Ơn Lành của Thánh Lễ cũng như chiếc bánh Thánh được làm phép. Xin Thánh Nhân cho mỗi người sống tâm tình khiêm hạ nhỏ bé như Ngài đã sống trọn cả cuộc đời.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tôi tin Thiên Chúa, nhưng…
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:39 15/10/2016
Tôi tin Thiên Chúa, nhưng…
Người Công Giáo chúng ta tin nhận Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất vũ trụ và con người.
Chúng ta tin Ngài là khởi thủy nguồn gốc cùng là cùng tận của mọi loài thụ tạo trong vũ trụ.
Chúng ta tin Ngài là tình yêu và là ơn cứu độ của con người.
Chúng ta tin Ngài là người trao tặng ban cho mọi loài sự sống, trí thông hiểu, thần kinh tình cảm, cùng nuôi sống họ trên trần gian.
Dẫu vậy, nhất là con người chúng ta tin mà vẫn luôn bận rộn với những thắc mắc về Thiên Chúa mình yêu mến tôn thờ. Ký giả Peter Seewald đã nêu thắc mắc này với Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.
1. Peter Seewald: Thưa Đức Thánh Cha„ Chúng ta tin Thiên Chúa, nhưng chúng ta luôn thắc mắc Ngài ở đâu? Ngắm nhìn vào không gian bao la như khoa học nói có hằng hà sa số những hành tinh khác nữa, và cả bao nhiêu hệ thống mặt trời khác nữa trong bầu trời không gian, mà người ta vẫn không sao tìm nhận ra nơi Thiên Chúa ngự trị?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.: Phải, không thấy nói đến địa điểm, nơi Thiên Chúa ngự trị. Thiên Chúa chính ngài là nơi chốn ở trên mọi nơi chốn.
Khi Bạn ngắm nhìn vào vũ trụ thế giới, Bạn không nhìn thấy Ngài, nhưng Bạn nhận ra khắp mọi nơi chốn những dấu vết của Thiên Chúa: nơi sự phát triển của sự vật trong trời đất, trong toàn thể sự hợp lý ăn khớp của thực tế. Và cả nơi đời sống con người, Bạn cũng tìm nhận ra dấu vết của Thiên Chúa. Bạn nhìn thấy những bất hạnh đau khổ, những chênh lệch, và Bạn cũng nhìn thấy sự tốt đẹp , tình yêu, lòng nhân lành. Đó là những nơi chốn Thiên Chúa có mặt ngự trị.
Chúng ta phải chuyển hướng đi ra ngoài trí tưởng tượng thu gọn vào một không gian hình thể. Vì duy chỉ trong phạm vi đó không có thể tiếp tục đi xa được. Không gian thật ra không phải không có chu vi giới hạn theo ý nghĩa của ngôn ngữ tiếng nói con người chúng ta. Nhưng nó to lớn bao la, đến nỗi con người chúng ta có thể diễn tả là bao la không cùng tận. Thiên Chúa không thể có mặt ở trong đó hay ở ngoài nơi đó, nhưng sự hiện diện trong hiện tại của Ngài là một toàn thể khác.
Đây là điều thiết thực cần thiết cho chúng ta trong nhiều suy nghĩ phải đổi mới, như thu gọn những sự việc vào không gian hình thể hoàn toàn bỏ đi.
Cũng như ở giữa con người có sự hiện diện tinh thần tâm trí, mà hai người cùng cảm thông dù họ ở hai bờ châu lục địa khác nhau. Vì chiều kích đó khác hơn là địa lý hình thể. Và Thiên Chúa không hiện ở một nơi chốn nào, nhưng ngài là một thực thể. Thực thể bao gồm tất cả mọi thực thể.
Và khi thực thể đã có, ta không cần đến nơi chốn. Vì nơi chốn có giới hạn không còn bao la không giới hạn nữa cho Đấng Tạo Hóa vượt qua tầm mức của mọi không gian, mọi thời gian và chính ngài không là thời gian, nhưng là người tạo dựng nên và luôn luôn có mặt hiện diện trong hiện tại.
Tôi tin rằng, chúng ta phải thay đổi nhiều, như đã nói về toàn thể hình ảnh con người chúng ta thay đổi. Chúng ta không không còn 6000 năm lịch sử, như hình ảnh trong kinh thánh nói đến, tôi không biết đến nhiều. Chúng ta hãy để ngỏ trống những con số phỏng đoán đó. Chắc chắn với sự hiểu biết ngày nay cấu trúc về thời gian lịch sử được trình bày khác.
Nơi đây khoa thần học phải từ nền tảng suy nghĩ lại, và trình bày cho con người những khả thể suy tưởng. Vì sự diễn dịch của môn thần học và đức tin trong ngôn ngữ ngày nay còn nhiều thiếu sót. Điều này phải đạt được một hệ thống suy tưởng giúp con người ngày nay hiểu được, mà không cần phải đi tìm Thiên Chúa ở một nơi đâu. Lãnh vực này còn có nhiều điều phải làm.“.
2. Perter Seewald: „ Vậy phải chăng Thiên Chúa cách nào đó là một tinh thần, một sức lực năng lượng? Đức tin Kitô giáo ngược lại diễn ta Thiên Chúa là một ngôi vị con người?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu BenedicktXVI.: Đúng vậy, như đã nói Thiên Chúa là một ngôi vị con người. Điều này có nghĩa, ngài không có thể diễn tả được trong một nơi chốn chỗ nào.
Nơi con người chúng ta cũng là ngôi vị con người, điều bước vượt qúa khung cảnh hình thề, và đồng thời mở ra cho tôi sự bao la không cùng tận. Tôi có thể hiện ở một nơi chốn khác và đồng thời cũng ở nơi đây. Tôi không chỉ có mặt với thân thể của tôi, nhưng tôi sống trong khoảng không gian xa bao la.
Và như thế, Thiên Chúa là một ngôi vị con con người , nên tôi không có thể xác định ngài vào một nơi chốn hình thể. Vì Ngài là một ngôi vị con người to lớn bao trùm tất cả những sự khác.“ (Benedickt XVI., Letzte Gespräche mit Peter Seewald, 2016 Kroemer Verlag, München, Seite 268-270.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người Công Giáo chúng ta tin nhận Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất vũ trụ và con người.
Chúng ta tin Ngài là khởi thủy nguồn gốc cùng là cùng tận của mọi loài thụ tạo trong vũ trụ.
Chúng ta tin Ngài là tình yêu và là ơn cứu độ của con người.
Chúng ta tin Ngài là người trao tặng ban cho mọi loài sự sống, trí thông hiểu, thần kinh tình cảm, cùng nuôi sống họ trên trần gian.
Dẫu vậy, nhất là con người chúng ta tin mà vẫn luôn bận rộn với những thắc mắc về Thiên Chúa mình yêu mến tôn thờ. Ký giả Peter Seewald đã nêu thắc mắc này với Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.
1. Peter Seewald: Thưa Đức Thánh Cha„ Chúng ta tin Thiên Chúa, nhưng chúng ta luôn thắc mắc Ngài ở đâu? Ngắm nhìn vào không gian bao la như khoa học nói có hằng hà sa số những hành tinh khác nữa, và cả bao nhiêu hệ thống mặt trời khác nữa trong bầu trời không gian, mà người ta vẫn không sao tìm nhận ra nơi Thiên Chúa ngự trị?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.: Phải, không thấy nói đến địa điểm, nơi Thiên Chúa ngự trị. Thiên Chúa chính ngài là nơi chốn ở trên mọi nơi chốn.
Khi Bạn ngắm nhìn vào vũ trụ thế giới, Bạn không nhìn thấy Ngài, nhưng Bạn nhận ra khắp mọi nơi chốn những dấu vết của Thiên Chúa: nơi sự phát triển của sự vật trong trời đất, trong toàn thể sự hợp lý ăn khớp của thực tế. Và cả nơi đời sống con người, Bạn cũng tìm nhận ra dấu vết của Thiên Chúa. Bạn nhìn thấy những bất hạnh đau khổ, những chênh lệch, và Bạn cũng nhìn thấy sự tốt đẹp , tình yêu, lòng nhân lành. Đó là những nơi chốn Thiên Chúa có mặt ngự trị.
Chúng ta phải chuyển hướng đi ra ngoài trí tưởng tượng thu gọn vào một không gian hình thể. Vì duy chỉ trong phạm vi đó không có thể tiếp tục đi xa được. Không gian thật ra không phải không có chu vi giới hạn theo ý nghĩa của ngôn ngữ tiếng nói con người chúng ta. Nhưng nó to lớn bao la, đến nỗi con người chúng ta có thể diễn tả là bao la không cùng tận. Thiên Chúa không thể có mặt ở trong đó hay ở ngoài nơi đó, nhưng sự hiện diện trong hiện tại của Ngài là một toàn thể khác.
Đây là điều thiết thực cần thiết cho chúng ta trong nhiều suy nghĩ phải đổi mới, như thu gọn những sự việc vào không gian hình thể hoàn toàn bỏ đi.
Cũng như ở giữa con người có sự hiện diện tinh thần tâm trí, mà hai người cùng cảm thông dù họ ở hai bờ châu lục địa khác nhau. Vì chiều kích đó khác hơn là địa lý hình thể. Và Thiên Chúa không hiện ở một nơi chốn nào, nhưng ngài là một thực thể. Thực thể bao gồm tất cả mọi thực thể.
Và khi thực thể đã có, ta không cần đến nơi chốn. Vì nơi chốn có giới hạn không còn bao la không giới hạn nữa cho Đấng Tạo Hóa vượt qua tầm mức của mọi không gian, mọi thời gian và chính ngài không là thời gian, nhưng là người tạo dựng nên và luôn luôn có mặt hiện diện trong hiện tại.
Tôi tin rằng, chúng ta phải thay đổi nhiều, như đã nói về toàn thể hình ảnh con người chúng ta thay đổi. Chúng ta không không còn 6000 năm lịch sử, như hình ảnh trong kinh thánh nói đến, tôi không biết đến nhiều. Chúng ta hãy để ngỏ trống những con số phỏng đoán đó. Chắc chắn với sự hiểu biết ngày nay cấu trúc về thời gian lịch sử được trình bày khác.
Nơi đây khoa thần học phải từ nền tảng suy nghĩ lại, và trình bày cho con người những khả thể suy tưởng. Vì sự diễn dịch của môn thần học và đức tin trong ngôn ngữ ngày nay còn nhiều thiếu sót. Điều này phải đạt được một hệ thống suy tưởng giúp con người ngày nay hiểu được, mà không cần phải đi tìm Thiên Chúa ở một nơi đâu. Lãnh vực này còn có nhiều điều phải làm.“.
2. Perter Seewald: „ Vậy phải chăng Thiên Chúa cách nào đó là một tinh thần, một sức lực năng lượng? Đức tin Kitô giáo ngược lại diễn ta Thiên Chúa là một ngôi vị con người?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu BenedicktXVI.: Đúng vậy, như đã nói Thiên Chúa là một ngôi vị con người. Điều này có nghĩa, ngài không có thể diễn tả được trong một nơi chốn chỗ nào.
Nơi con người chúng ta cũng là ngôi vị con người, điều bước vượt qúa khung cảnh hình thề, và đồng thời mở ra cho tôi sự bao la không cùng tận. Tôi có thể hiện ở một nơi chốn khác và đồng thời cũng ở nơi đây. Tôi không chỉ có mặt với thân thể của tôi, nhưng tôi sống trong khoảng không gian xa bao la.
Và như thế, Thiên Chúa là một ngôi vị con con người , nên tôi không có thể xác định ngài vào một nơi chốn hình thể. Vì Ngài là một ngôi vị con người to lớn bao trùm tất cả những sự khác.“ (Benedickt XVI., Letzte Gespräche mit Peter Seewald, 2016 Kroemer Verlag, München, Seite 268-270.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
VietCatholic mừng kỷ niệm 20 năm Truyền thông Công giáo
VietCatholic Network
16:34 15/10/2016
Mừng VietCatholic 20 năm Truyền Thông Công Giáo
Phiếu Hồi đáp Ghi danh tham dự Tiệc Mừng và Văn Nghệ
Hoặc Liên lạc: info@tvcatholic.com
Nguyễn Lang (714) 514 4627 (714) 907-4830
Thu Hương (714) 595-2768