Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức Mạnh
Lm Vũđình Tường
06:08 17/10/2013
Dụ ngôn vị quan án bất lương và bà goá kêu gọi chúng ta tránh lối sống một người và học tính kiên trì một người. Cần tránh lối sống, cách hành xử của người quan án nhưng học tính kiên trì của bà goá, kiên trì trong lời cầu xin. Thường chúng ta dễ chán nản, nhụt chí, bỏ cuộc trong việc cầu xin. Cần kiên tâm, bền chí, vững tin trong cầu nguyện. Cầu nguyện bao gồm vừa cầu vừa nguyện. Nguyện cho Danh Cha cả sáng, nguyện cho nước Cha trị đến, nguyện cho í Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Sau khi làm những điều đó chúng ta mới tâm sự cùng Thiên Chúa điều chúng ta muốn tâm sự. Tâm sự bao gồm cả việc dâng lời tạ ơn. Rõ ràng Thiên Chúa biết điều chúng ta cần nhưng Ngài vẫn muốn nghe điều chúng ta nói, cách chúng ta thinh lặng lắng nghe, ngắm nhìn tạo vật Chúa dựng nên.
Kiên tâm cầu nguyện nói lên nhu cầu thực sự trong việc cầu xin. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa tâm tư thầm kín, khắc khoải cuộc sống, bất an tâm hồn và tiếp tục dâng lên lời nguyện xin cho đến khi tâm hồn tìm được bình an trong Chúa. Lời cầu xin chân thành đến tự sâu thẳm trong tâm hồn và đến từ Thiên Chúa vì chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Có thể nói không có ơn Chúa chúng ta không thể bắt đầu cầu nguyện. Như thế cầu nguyện là ơn Chúa ban. Chúng ta nhận ơn Chúa trước khi bắt đầu cầu nguyện nhưng mấy ai nhận ra Chúa ban ơn một cách âm thầm. Càng í thức chúng ta lệ thuộc vào Chúa chúng ta càng cần Chúa nhiều hơn. Vì lệ thuộc về Chúa nên chúng ta cần ước ao mong gặp Ngài trong cầu nguyện. Dấu chỉ rõ ràng nhất trong việc liên kết với Chúa là khi chúng ta cảm thấy cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh.
Sức mạnh trong cầu nguyện không phải là lời cầu văn vẻ, bóng bảy, cũng không phải là cách thức cầu nguyện mà chính là kiên trì trong việc cầu xin. Đức Kitô nhắc nhở chúng ta kiên trì trong cầu nguyện đừng vội vàng, hấp tấp trong việc cầu nguyện. Không phải chúng ta là người quyết định thời gian chờ đợi hay thời gian cầu nguyện mà Chúa là Đấng quyết định khi nào Ngài ban cho và ban cho như thế nào, nhiều ít là quyền của Thiên Chúa. Con người là chi mà đưa ra thời gian hạn định cho Chúa thực hiện trong việc ban ơn.
Dụ ngôn người quan án bất lương và người phụ nữ goá bụa cho thấy con người làm khổ nhau. Quan án bất lương vì ông không kiêng trời, chẳng nể đất, coi thiên hạ như cỏ cây. Điều này cho thấy từ chối Thiên Chúa hiện hữu trong đời đi liền với việc chọn sống trái lương tâm. Người phụ nữ goá bụa bị dồn vào đường cùng, không còn nơi nương tựa, cách duy nhất là đấu lì. Nhờ kiên tâm, bền chí bà nhận được công lí. Quan án bất lương giải quyết để công lí cho chính ông nhờ thế bà goá được công lí. Quan án tự giải thoát mình khỏi phải nghe lời phàn nàn, ngờ đâu ông giải thoát oan ức của bà goá. Chúa hành động ngoài dự đoán của tất cả, kể cả bà goá.
Dụ ngôn dậy chúng ta kiên tâm trong cầu nguyện vì cầu nguyện không mang lại ích lợi gì cho Chúa nhưng mang lợi ích cho ta. Bạn cảm thấy vinh dự được nói chuyện cùng Đức Giáo Hoàng vậy cần cảm thấy hân hạnh hơn khi nói chuyện với thủ lãnh của Đức Giáo Hoàng là Thiên Chúa. Có lẽ ta không cảm thấy điều đó vì quá dễ đến với Chúa. Quá dễ đến gần, rất dễ gặp tạo nên tình trạnh khinh thường, coi thường điều đáng quí. Không kiên tâm trong cầu nguyện dẫn đến tình trạng lơ là trong cầu nguyện, từ lơ là đến lơ luôn, không cầu nữa và coi việc cầu nguyện là dư thừa trong cuộc sống. Coi cầu nguyện là xa xỉ là dấu chỉ sắp trở thành môn đệ của người quan án bất lương.
Cầu nguyện để ơn Chúa thay đổi lối sống của ta, thay đổi cuộc đời, giúp tim ta biết yêu thương, hành xử với tha nhân theo cùng cung cách Đức Kitô đối xử với mọi người.
Lời cầu nguyện chân thành luôn đến từ tim, sâu thẳm trong tâm hồn. Cầu nguyện bao gồm đối thoại và lắng nghe. Thiếu lắng nghe sẽ chẳng nghe được điều Chúa nói với ta. Cầu nguyện mà thiếu lắng nghe biến cầu nguyện thành phàn nàn, càm ràm, than vãn hơn là cầu nguyện chân chính.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Kiên tâm cầu nguyện nói lên nhu cầu thực sự trong việc cầu xin. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa tâm tư thầm kín, khắc khoải cuộc sống, bất an tâm hồn và tiếp tục dâng lên lời nguyện xin cho đến khi tâm hồn tìm được bình an trong Chúa. Lời cầu xin chân thành đến tự sâu thẳm trong tâm hồn và đến từ Thiên Chúa vì chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Có thể nói không có ơn Chúa chúng ta không thể bắt đầu cầu nguyện. Như thế cầu nguyện là ơn Chúa ban. Chúng ta nhận ơn Chúa trước khi bắt đầu cầu nguyện nhưng mấy ai nhận ra Chúa ban ơn một cách âm thầm. Càng í thức chúng ta lệ thuộc vào Chúa chúng ta càng cần Chúa nhiều hơn. Vì lệ thuộc về Chúa nên chúng ta cần ước ao mong gặp Ngài trong cầu nguyện. Dấu chỉ rõ ràng nhất trong việc liên kết với Chúa là khi chúng ta cảm thấy cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh.
Sức mạnh trong cầu nguyện không phải là lời cầu văn vẻ, bóng bảy, cũng không phải là cách thức cầu nguyện mà chính là kiên trì trong việc cầu xin. Đức Kitô nhắc nhở chúng ta kiên trì trong cầu nguyện đừng vội vàng, hấp tấp trong việc cầu nguyện. Không phải chúng ta là người quyết định thời gian chờ đợi hay thời gian cầu nguyện mà Chúa là Đấng quyết định khi nào Ngài ban cho và ban cho như thế nào, nhiều ít là quyền của Thiên Chúa. Con người là chi mà đưa ra thời gian hạn định cho Chúa thực hiện trong việc ban ơn.
Dụ ngôn người quan án bất lương và người phụ nữ goá bụa cho thấy con người làm khổ nhau. Quan án bất lương vì ông không kiêng trời, chẳng nể đất, coi thiên hạ như cỏ cây. Điều này cho thấy từ chối Thiên Chúa hiện hữu trong đời đi liền với việc chọn sống trái lương tâm. Người phụ nữ goá bụa bị dồn vào đường cùng, không còn nơi nương tựa, cách duy nhất là đấu lì. Nhờ kiên tâm, bền chí bà nhận được công lí. Quan án bất lương giải quyết để công lí cho chính ông nhờ thế bà goá được công lí. Quan án tự giải thoát mình khỏi phải nghe lời phàn nàn, ngờ đâu ông giải thoát oan ức của bà goá. Chúa hành động ngoài dự đoán của tất cả, kể cả bà goá.
Dụ ngôn dậy chúng ta kiên tâm trong cầu nguyện vì cầu nguyện không mang lại ích lợi gì cho Chúa nhưng mang lợi ích cho ta. Bạn cảm thấy vinh dự được nói chuyện cùng Đức Giáo Hoàng vậy cần cảm thấy hân hạnh hơn khi nói chuyện với thủ lãnh của Đức Giáo Hoàng là Thiên Chúa. Có lẽ ta không cảm thấy điều đó vì quá dễ đến với Chúa. Quá dễ đến gần, rất dễ gặp tạo nên tình trạnh khinh thường, coi thường điều đáng quí. Không kiên tâm trong cầu nguyện dẫn đến tình trạng lơ là trong cầu nguyện, từ lơ là đến lơ luôn, không cầu nữa và coi việc cầu nguyện là dư thừa trong cuộc sống. Coi cầu nguyện là xa xỉ là dấu chỉ sắp trở thành môn đệ của người quan án bất lương.
Cầu nguyện để ơn Chúa thay đổi lối sống của ta, thay đổi cuộc đời, giúp tim ta biết yêu thương, hành xử với tha nhân theo cùng cung cách Đức Kitô đối xử với mọi người.
Lời cầu nguyện chân thành luôn đến từ tim, sâu thẳm trong tâm hồn. Cầu nguyện bao gồm đối thoại và lắng nghe. Thiếu lắng nghe sẽ chẳng nghe được điều Chúa nói với ta. Cầu nguyện mà thiếu lắng nghe biến cầu nguyện thành phàn nàn, càm ràm, than vãn hơn là cầu nguyện chân chính.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Một nền tảng của đức tin: Sự cầu nguyện
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
12:16 17/10/2013
MỘT NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN: SỰ CẦU NGUYỆN
(Chúa Nhật XXIX TN C)
Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hoả công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Nguỵ. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công Giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chăng làm gì được”(Ga 15,5).
Sách Xuất hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế nhất thiết cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính chính qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn tin mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nên công công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được Giáo Hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXIX TN C)
Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hoả công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Nguỵ. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công Giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chăng làm gì được”(Ga 15,5).
Sách Xuất hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế nhất thiết cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính chính qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn tin mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nên công công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được Giáo Hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Cầu nguyện và truyền giáo
Lm. Vũ Xuân Hạnh
12:18 17/10/2013
CẦU NGUYỆN VÀ TRUYỀN GIÁO
Một câu ngạn ngữ thế này: “Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc, người bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng”.
Dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay, bà góa hết sức kêu cầu, đến cả một thời gian dài chờ đợi vị quan tòa độc ác, vì ông “không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta”, minh oan cho mình là một chiến thắng. Chúa Giêsu dùng hình ảnh này mời gọi ta cầu nguyện là dạy ta bài học của sự kiên trì.
Bạn và tôi hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng. Hãy chiến thắng chính mình, đừng để sự mòn mỏi, sự nản chí lấn chiếm tâm hồn. Ngày nào còn sống, ngày ấy phải là một lời cầu nguyện trong lòng tin, trong niềm trông cậy, với tất cả tâm hồn chứa chan tình mến của một người con thảo.
Chúa Nhật 29 thường niên, cả Giáo Hội đã đi hết ba phần tư của tháng mười. Tháng mười gắn liền với chuỗi Mân côi, vì là tháng tôn vinh Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Chính vì thế, tinh thần cầu nguyện vốn đã được đề cao, nhất là trong các mùa phụng vụ như mùa Chay, mùa Vọng…, lại càng được nhắc nhở thường xuyên trong tháng mười.
Lời nhắc nhở về việc chuyên chăm cầu nguyện của cả Giáo Hội, hay riêng cá nhân của từng vị mục tử trong tháng mười luôn luôn liên kết với niềm tin, lòng mến, sự phó thác vào ơn hiệu nghiệm của chuỗi Mân côi.
Một khía cạnh khác cũng nằm trong chiều hướng của tháng mười, đó là ơn gọi truyền giáo. Vì thế tháng mười còn được gọi là tháng truyền giáo. Trong tháng này, ý nghĩa của sự truyền giáo được nhấn mạnh.
Giáo Hội không quên liên kết tràng chuỗi Mân côi với ý hướng truyền giáo trong Giáo Hội. Nhiều anh chị em, vốn đã yêu mến chuỗi Mân côi, lại càng tha thiết đọc kinh này, gắn liền với ước nguyện “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Trong tháng mười, chúng ta có hai mẫu gương tuyệt vời về truyền giáo và cầu nguyện: Mẹ Maria và thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Bắt đầu tháng kính Đức Mẹ Mân côi, ngay ngày đầu tiên, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ thánh Têrêsa, Bổn mạng các xứ truyền giáo. Bảy ngày sau, Giáo Hội lại mừng kính Đức Mẹ Mân Côi.
Đức Maria là một phụ nữ suy tư. Mẹ âm thầm chấp nhận thánh ý Chúa. Có khi không hiểu hết, nhưng đã nội tâm hóa tất cả bằng cả một đời thầm lặng bên cạnh con mình. Không ồn ào, hay khoa trương, Mẹ đã chiêm ngắm Con Thiên Chúa từ khi Người chưa nhập thể, chỉ mới bắt đầu đón nhận lời truyền tin, đến lúc Người Con ấy về bên Thiên Chúa.
Sự chiêm ngắm ấy đã tác thành đức tin nơi Mẹ ngày một sâu lắng. Đó là một sự sâu lắng phi thường. Đức tin đã tặng Mẹ một lòng yêu mến vốn đã lớn, càng thêm sắc son và mạnh mẽ, nhất là khi phải đối diện với thánh giá, hay lúc ôm thân xác cứng đờ của con vì bị hành hạ đến mức nhục nhã.
Mẹ Maria đã từng một lần nói tiếng “xin vâng”. Nói tiếng :xin vâng” một lần, nhưng cả một đời chấp nhận xin vâng. Nhìn tấm gương tuyệt vời của Mẹ, tác giả Phương Anh reo lên trong bài hát “Calvê mặt trời đã tắt”:
“Khi mặt trời đồi Calvê đã tắt, muôn trăng sao khóc thương Ngài lìa đời. Khi Giêsu dang tay nhìn loài người, khi Giêsu trút hết hơi thở tình yêu. Thì Mẹ Maria vẫn tin vững vàng đó là Thiên Chúa, Đấng Chí tôn toàn năng. Thì Mẹ Maria vẫn tin vững vàng đó là Thiên Chúa, Đấng Cứu tinh trần gian”.
Vì thế, từ những khắc họa của chính Đức Maria, làm cho Mẹ, một phụ nữ suy tư, suốt đời chìm trong cầu nguyện. Dõi theo bước chân truyền giao của Chúa Giêsu trên khắp nẻo đường Palestine, và sau khi Chúa về trời, lại tiếp tục dõi theo bước chân của những người con là môn đệ của Chúa Giêsu, cùng chia sớt niềm vui nỗi buồn của cả Giáo Hội, Đức Maria trở thành tấm gương sáng chói cho những ai yêu thích đời truyền giáo, bắt chước Mẹ hy sinh, cầu nguyện cho việc truyền giáo.
Cũng vậy, thánh Têrêsa có nhiều điểm rất giống Đức Mẹ. Chị xứng đáng là một người con dấu ái của Đức Maria, một đồ đệ rất mực đáng yêu của Chúa Giêsu.
Têrêsa, tâm hồn nhỏ bé nên thánh vĩ đại! Chị đã không làm gì để hậu thế có thể nhìn thấy những công trình vật chất vĩ đại, nhưng đời Chị là cả một chuỗi ngày anh hùng. Chị sống trong cõi đời có hai mươi bốn năm, nhưng đấy là thời gian hình thành con đường nội tâm sâu sắc, bởi Chị đã nếm trải quá nhiều thương đau.
Đặc biệt chín năm cuối đời, ngoài những thử thách nội tâm là những đau khổ phần xác diễn ra hằng ngày. Sống trong dòng Catminh, tuy mặt ngoài rất đơn sơ, nhưng Chị hiểu tình yêu của Chị đối với Chúa Kitô được thực hiện bằng con đường khổ nạn mà chính Người đã đi qua. Trong đêm thứ Sáu tuần Thánh 1896, chị ho ra máu lần đầu tiên, khai mạc cho một cuộc tử đạo kéo dài mười tám tháng cuối đời.
Chịu đựng bao nhiêu, Chị lại đối diện với nội tâm của chính mình nhiều bấy nhiêu. Cứ thế đời sống cầu nguyện và kết hợp với Chúa vốn đã là sức mạnh giúp Chị vượt thắng, lại càng tha thiết, nồng nàn và vững chắc. Quyển Thánh Kinh, với Chị, ngày càng nên sách đọc duy nhất. Từ trong những trang Thánh Kinh, chị nhận ra khuôn mặt yêu thương nhân từ của Thiên Chúa mỗi lúc một lớn dần.
Chị đã đam mê, một đam mê rất thánh thiện, đó là muốn yêu Chúa hơn bất cứ ai trên thế giới và yêu mọi người như Chúa Giêsu yêu. Tình yêu ấy lớn hơn mọi lời rao giảng. Vì thế, chỉ sống trong bốn bức tường đan viện, Chị vẫn là nhà truyền giáo nổi tiếng.
Người ta không thấy Chị đến bất cứ nơi đâu để truyền giáo, nhưng nhờ sự hy sinh và cầu nguyện thầm lặng, Chị đã chấp nhận dùng chính bản thân hướng đến mọi miền đất của thế giới. Chị đúng là người con trung hiếu của Đức Mẹ.
Tình yêu nung nấu cháy lòng, đã giúp Chị hoàn thành ước nguyện: hiến dâng thân mình, dâng tất cả chuỗi ngày sống dù bất hạnh hay hạnh phúc cho lòng nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu. Chúa đã nhận lời người con bé nhỏ của Người. Chị từ giã cuộc đời trong khi miệng vẫn thì thầm: “Lạy Chúa, con yêu Chúa!”.
Từ những suy nghĩ về mối liên hệ giữa việc cầu nguyện, cách riêng cầu nguyện nhờ chuỗi Mân côi với ơn gọi truyền giáo, tôi thấy hai tấm gương sáng chói rực rỡ của Đức Mẹ và của thánh nữ Têrêsa, soi rọi cho chúng ta sống những gì Chúa dạy trong Tin Mừng hôm nay: hãy cầu nguyện kiên trì với tất cả lòng tin và tình mến!
Chúa nói: “Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày mà khoan giãn với họ mãi sao?”.
Tin vào Lời Chúa, bạn và tôi hãy kiên trì cầu nguyện hết mọi ngày trong đời sống của mình, noi theo gương của chính Chúa Giêsu, của Mẹ Người là Đức Maria, của thánh Têrêsa. Hãy hiến dâng mọi hy sinh trong đời sống thường ngày để hướng đến những miền đất truyền giáo trong Giáo Hội.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Một câu ngạn ngữ thế này: “Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc, người bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng”.
Dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay, bà góa hết sức kêu cầu, đến cả một thời gian dài chờ đợi vị quan tòa độc ác, vì ông “không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta”, minh oan cho mình là một chiến thắng. Chúa Giêsu dùng hình ảnh này mời gọi ta cầu nguyện là dạy ta bài học của sự kiên trì.
Bạn và tôi hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng. Hãy chiến thắng chính mình, đừng để sự mòn mỏi, sự nản chí lấn chiếm tâm hồn. Ngày nào còn sống, ngày ấy phải là một lời cầu nguyện trong lòng tin, trong niềm trông cậy, với tất cả tâm hồn chứa chan tình mến của một người con thảo.
Chúa Nhật 29 thường niên, cả Giáo Hội đã đi hết ba phần tư của tháng mười. Tháng mười gắn liền với chuỗi Mân côi, vì là tháng tôn vinh Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Chính vì thế, tinh thần cầu nguyện vốn đã được đề cao, nhất là trong các mùa phụng vụ như mùa Chay, mùa Vọng…, lại càng được nhắc nhở thường xuyên trong tháng mười.
Lời nhắc nhở về việc chuyên chăm cầu nguyện của cả Giáo Hội, hay riêng cá nhân của từng vị mục tử trong tháng mười luôn luôn liên kết với niềm tin, lòng mến, sự phó thác vào ơn hiệu nghiệm của chuỗi Mân côi.
Một khía cạnh khác cũng nằm trong chiều hướng của tháng mười, đó là ơn gọi truyền giáo. Vì thế tháng mười còn được gọi là tháng truyền giáo. Trong tháng này, ý nghĩa của sự truyền giáo được nhấn mạnh.
Giáo Hội không quên liên kết tràng chuỗi Mân côi với ý hướng truyền giáo trong Giáo Hội. Nhiều anh chị em, vốn đã yêu mến chuỗi Mân côi, lại càng tha thiết đọc kinh này, gắn liền với ước nguyện “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Trong tháng mười, chúng ta có hai mẫu gương tuyệt vời về truyền giáo và cầu nguyện: Mẹ Maria và thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Bắt đầu tháng kính Đức Mẹ Mân côi, ngay ngày đầu tiên, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ thánh Têrêsa, Bổn mạng các xứ truyền giáo. Bảy ngày sau, Giáo Hội lại mừng kính Đức Mẹ Mân Côi.
Đức Maria là một phụ nữ suy tư. Mẹ âm thầm chấp nhận thánh ý Chúa. Có khi không hiểu hết, nhưng đã nội tâm hóa tất cả bằng cả một đời thầm lặng bên cạnh con mình. Không ồn ào, hay khoa trương, Mẹ đã chiêm ngắm Con Thiên Chúa từ khi Người chưa nhập thể, chỉ mới bắt đầu đón nhận lời truyền tin, đến lúc Người Con ấy về bên Thiên Chúa.
Sự chiêm ngắm ấy đã tác thành đức tin nơi Mẹ ngày một sâu lắng. Đó là một sự sâu lắng phi thường. Đức tin đã tặng Mẹ một lòng yêu mến vốn đã lớn, càng thêm sắc son và mạnh mẽ, nhất là khi phải đối diện với thánh giá, hay lúc ôm thân xác cứng đờ của con vì bị hành hạ đến mức nhục nhã.
Mẹ Maria đã từng một lần nói tiếng “xin vâng”. Nói tiếng :xin vâng” một lần, nhưng cả một đời chấp nhận xin vâng. Nhìn tấm gương tuyệt vời của Mẹ, tác giả Phương Anh reo lên trong bài hát “Calvê mặt trời đã tắt”:
“Khi mặt trời đồi Calvê đã tắt, muôn trăng sao khóc thương Ngài lìa đời. Khi Giêsu dang tay nhìn loài người, khi Giêsu trút hết hơi thở tình yêu. Thì Mẹ Maria vẫn tin vững vàng đó là Thiên Chúa, Đấng Chí tôn toàn năng. Thì Mẹ Maria vẫn tin vững vàng đó là Thiên Chúa, Đấng Cứu tinh trần gian”.
Vì thế, từ những khắc họa của chính Đức Maria, làm cho Mẹ, một phụ nữ suy tư, suốt đời chìm trong cầu nguyện. Dõi theo bước chân truyền giao của Chúa Giêsu trên khắp nẻo đường Palestine, và sau khi Chúa về trời, lại tiếp tục dõi theo bước chân của những người con là môn đệ của Chúa Giêsu, cùng chia sớt niềm vui nỗi buồn của cả Giáo Hội, Đức Maria trở thành tấm gương sáng chói cho những ai yêu thích đời truyền giáo, bắt chước Mẹ hy sinh, cầu nguyện cho việc truyền giáo.
Cũng vậy, thánh Têrêsa có nhiều điểm rất giống Đức Mẹ. Chị xứng đáng là một người con dấu ái của Đức Maria, một đồ đệ rất mực đáng yêu của Chúa Giêsu.
Têrêsa, tâm hồn nhỏ bé nên thánh vĩ đại! Chị đã không làm gì để hậu thế có thể nhìn thấy những công trình vật chất vĩ đại, nhưng đời Chị là cả một chuỗi ngày anh hùng. Chị sống trong cõi đời có hai mươi bốn năm, nhưng đấy là thời gian hình thành con đường nội tâm sâu sắc, bởi Chị đã nếm trải quá nhiều thương đau.
Đặc biệt chín năm cuối đời, ngoài những thử thách nội tâm là những đau khổ phần xác diễn ra hằng ngày. Sống trong dòng Catminh, tuy mặt ngoài rất đơn sơ, nhưng Chị hiểu tình yêu của Chị đối với Chúa Kitô được thực hiện bằng con đường khổ nạn mà chính Người đã đi qua. Trong đêm thứ Sáu tuần Thánh 1896, chị ho ra máu lần đầu tiên, khai mạc cho một cuộc tử đạo kéo dài mười tám tháng cuối đời.
Chịu đựng bao nhiêu, Chị lại đối diện với nội tâm của chính mình nhiều bấy nhiêu. Cứ thế đời sống cầu nguyện và kết hợp với Chúa vốn đã là sức mạnh giúp Chị vượt thắng, lại càng tha thiết, nồng nàn và vững chắc. Quyển Thánh Kinh, với Chị, ngày càng nên sách đọc duy nhất. Từ trong những trang Thánh Kinh, chị nhận ra khuôn mặt yêu thương nhân từ của Thiên Chúa mỗi lúc một lớn dần.
Chị đã đam mê, một đam mê rất thánh thiện, đó là muốn yêu Chúa hơn bất cứ ai trên thế giới và yêu mọi người như Chúa Giêsu yêu. Tình yêu ấy lớn hơn mọi lời rao giảng. Vì thế, chỉ sống trong bốn bức tường đan viện, Chị vẫn là nhà truyền giáo nổi tiếng.
Người ta không thấy Chị đến bất cứ nơi đâu để truyền giáo, nhưng nhờ sự hy sinh và cầu nguyện thầm lặng, Chị đã chấp nhận dùng chính bản thân hướng đến mọi miền đất của thế giới. Chị đúng là người con trung hiếu của Đức Mẹ.
Tình yêu nung nấu cháy lòng, đã giúp Chị hoàn thành ước nguyện: hiến dâng thân mình, dâng tất cả chuỗi ngày sống dù bất hạnh hay hạnh phúc cho lòng nhân từ của Chúa như của lễ toàn thiêu. Chúa đã nhận lời người con bé nhỏ của Người. Chị từ giã cuộc đời trong khi miệng vẫn thì thầm: “Lạy Chúa, con yêu Chúa!”.
Từ những suy nghĩ về mối liên hệ giữa việc cầu nguyện, cách riêng cầu nguyện nhờ chuỗi Mân côi với ơn gọi truyền giáo, tôi thấy hai tấm gương sáng chói rực rỡ của Đức Mẹ và của thánh nữ Têrêsa, soi rọi cho chúng ta sống những gì Chúa dạy trong Tin Mừng hôm nay: hãy cầu nguyện kiên trì với tất cả lòng tin và tình mến!
Chúa nói: “Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày mà khoan giãn với họ mãi sao?”.
Tin vào Lời Chúa, bạn và tôi hãy kiên trì cầu nguyện hết mọi ngày trong đời sống của mình, noi theo gương của chính Chúa Giêsu, của Mẹ Người là Đức Maria, của thánh Têrêsa. Hãy hiến dâng mọi hy sinh trong đời sống thường ngày để hướng đến những miền đất truyền giáo trong Giáo Hội.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:44 17/10/2013
SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CƯU MA LA
Cửu Ma La mới sinh không được bao lâu thì tỏ ra sức chiến đấu siêu phàm của nó, nó mang vũ khí mà các tiên nhân đã tặng cho nó đi đến núi Gia Lãng Triết, chặt phăng đỉnh núi lớn nhất dũng mãnh nhất, chỉ trong chớp mắt những tảng đá lớn nứt rạn, đất động núi rung chuyển, làm kinh động lũ ma quái A Tu La xông ra giao chiến với nó.
Cưu Ma La anh dũng nghinh chiến, lũ ma quái A Tu La kẻ chết kẻ bị thương nặng nề, lần lượt cả lũ rơi xuống khe núi. Thiên đế Nhân Đà La từ trên thiên giới đã nhìn thấy nên chấn động kinh hãi không cùng, nhanh như chớp giật vội vàng đến núi Gia Lãng Triết cùng giao chiến với Cưu Ma La, ông ta ác độc vung trùy kim cang nhắm Cưu Ma La đánh tới, không ngờ bộ phận mà trùy kim cang đánh trúng lại sinh ra ba em bé mạnh khỏe như trâu, mọc ra bốn cánh tay.
Nhân Đà La kinh hãi vội vàng bay về thiên giới.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Truyền thần thoại thì không biệt đời sống thần tiên trên trời và đời sống con người ở trần gian, cuộc sống của các tiên ông tiên bà cũng có hỷ nộ sân si, cũng có thất tình lục dục như người phàm trần, chỉ có khác là các thần tiên có phép thần thông biến hóa, có khi đánh nhau, có khi đánh ma quỷ, có khi đánh với người phàm.v.v…
Thánh Kinh là quyển sách chứa đựng những mặc khải của Thiên Chúa muốn nói với con người, là sách chứa đựng lời hằng sống của Thiên Chúa, là những giáo huấn mà Thiên Chúa muốn dạy dỗ con người, cho nên sách Thánh Kinh không phải là quyển sách truyện thần thoại để đọc cho vui hoặc giải trí, nhưng là phải cung kính nghiêm trang và khiêm tốn khi đọc nó.
Cưu Ma La đánh lũ ma quái thì thiên đế phải có bổn phận giúp nó đánh bại ma quái mới phải, nhưng vì thấy sức mạnh của nó mà thiên đế Nhân Đà La ghen tức muốn triệt hạ.
Thiên Chúa luôn đứng về phía con người, dù con người phạm tội, để đánh lại sự ác và tội lỗi, Ngài luôn ban ơn cho con người để con người chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã chết để cứu chuộc con người tội lỗi.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Cửu Ma La mới sinh không được bao lâu thì tỏ ra sức chiến đấu siêu phàm của nó, nó mang vũ khí mà các tiên nhân đã tặng cho nó đi đến núi Gia Lãng Triết, chặt phăng đỉnh núi lớn nhất dũng mãnh nhất, chỉ trong chớp mắt những tảng đá lớn nứt rạn, đất động núi rung chuyển, làm kinh động lũ ma quái A Tu La xông ra giao chiến với nó.
Cưu Ma La anh dũng nghinh chiến, lũ ma quái A Tu La kẻ chết kẻ bị thương nặng nề, lần lượt cả lũ rơi xuống khe núi. Thiên đế Nhân Đà La từ trên thiên giới đã nhìn thấy nên chấn động kinh hãi không cùng, nhanh như chớp giật vội vàng đến núi Gia Lãng Triết cùng giao chiến với Cưu Ma La, ông ta ác độc vung trùy kim cang nhắm Cưu Ma La đánh tới, không ngờ bộ phận mà trùy kim cang đánh trúng lại sinh ra ba em bé mạnh khỏe như trâu, mọc ra bốn cánh tay.
Nhân Đà La kinh hãi vội vàng bay về thiên giới.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Truyền thần thoại thì không biệt đời sống thần tiên trên trời và đời sống con người ở trần gian, cuộc sống của các tiên ông tiên bà cũng có hỷ nộ sân si, cũng có thất tình lục dục như người phàm trần, chỉ có khác là các thần tiên có phép thần thông biến hóa, có khi đánh nhau, có khi đánh ma quỷ, có khi đánh với người phàm.v.v…
Thánh Kinh là quyển sách chứa đựng những mặc khải của Thiên Chúa muốn nói với con người, là sách chứa đựng lời hằng sống của Thiên Chúa, là những giáo huấn mà Thiên Chúa muốn dạy dỗ con người, cho nên sách Thánh Kinh không phải là quyển sách truyện thần thoại để đọc cho vui hoặc giải trí, nhưng là phải cung kính nghiêm trang và khiêm tốn khi đọc nó.
Cưu Ma La đánh lũ ma quái thì thiên đế phải có bổn phận giúp nó đánh bại ma quái mới phải, nhưng vì thấy sức mạnh của nó mà thiên đế Nhân Đà La ghen tức muốn triệt hạ.
Thiên Chúa luôn đứng về phía con người, dù con người phạm tội, để đánh lại sự ác và tội lỗi, Ngài luôn ban ơn cho con người để con người chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã chết để cứu chuộc con người tội lỗi.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:48 17/10/2013
N2T |
13. Rượu là vũ khí mà ma quỷ dùng để làm bại hoại các thanh thiếu niên.
(Thánh Hieronimus)-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bề trên Tổng quyền Dòng Tên gặp Hiệp hội các trường Đại học Dòng Tên tại Hoa Kỳ
Chỉnh Trần, S.J.
13:30 17/10/2013
Bề trên Tổng quyền Dòng Tên gặp Hiệp hội các trường Đại học Dòng Tên tại Hoa Kỳ
15-10-2013, Cha Adolfo Nicolás, S.J., Bề trên Tổng quyền Dòng Tên đã có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ kéo dài 2 tuần và đã tham dự một cuộc họp với Hiệp hội các trường Đại học Dòng Tên vào ngày 10-11 tháng 10 năm 2013 tại trường Đại học Loyola Chicago. Đây là cuộc họp lịch sử vì là lần đầu tiên cha Nicolás gặp gỡ các viện trưởng của tất cả 28 trường Đại học Dòng Tên và Hội đồng quản trị của các trường này. Vai trò quan trọng của lãnh đạo giáo dân tại các trường Dòng Tên là một trong những vấn đề đã được thảo luận trong suốt cuộc họp này.
“Tại Hoa Kỳ, giáo dân đã bắt đầu đảm nhận vai trò thực tế đối với các dự án của Giáo Hội,” cha Michael Sheeran, S.J., chủ tịch của AJCU giải thích. “Cha Bề trên Cả rất được ấn tượng vì điều này và đó là một điều mới mẻ đối với ngài. Ngài muốn tìm hiểu về những hội đồng quản trị này và cám ơn họ vì họ đã đảm đương trách nhiệm và hướng dẫn các trường học.”
Ngoài các viện trưởng và hội đồng quản trị, đại diện của Trung ương Dòng tại Rôma, các giám tỉnh và viện trưởng của nhiều cộng đoàn Dòng Tên cũng tham dự cuộc họp này.
“Cha Bề trên Cả cũng muốn nói về việc cân nhắc lại như thế nào để các trường Dòng Tên có thể có ảnh hưởng tối đa trên chất lượng giáo dục khắp thế giới, với trọng tâm là các trường Dòng Tên ở Mỹ giúp đỡ các trường Dòng Tên ở các nước khác và cũng học hỏi kinh nghiệm từ các trường đó, chứ không phải là một mối quan hệ một chiều,’ cha Sheeran nói.
Theo cha Sheeran, cha Nicolás mời gọi mọi người suy nghĩ về việc làm thế nào các trường học có thể cộng tác với nhau tốt hơn cũng như tạo nên ảnh hưởng lớn hơn trong một thế giới rộng lớn hơn.
Ngày đầu tiên của cuộc họp được dành cho các tham dự viên tiếp xúc để hiểu biết lẫn nhau bằng việc so sánh những ghi chú về những gì họ đã đóng góp cho giáo dục Dòng Tên. Các vị viện trưởng và thành viên hội đồng quản trị cùng làm việc trong những nhóm nhỏ để thảo luận về những mục tiêu mà họ đặt ra đối với trường của mình.
Ngày thứ Sáu, ngày cuối cùng của cuộc họp, cha Nicolás đã có bài phát biểu với các hội đồng quản trị, các viện trưởng và các giám tỉnh. Sau đó, đã gặp gỡ các hội đồng quản trị để họ có thể nói chuyện thẳng thắn với ngài về những điều họ mong đợi cho tương lai của các trường của họ và nền giáo dục Dòng Tên tại Hoa Kỳ.
“Ở Mỹ, giáo dân đang dần có nhiều trách nhiệm đối với những dự án của Giáo Hội hơn và cha Bề trên Tổng quyền muốn cám ơn và tiếp xúc với những giáo dân đang làm việc tại các trường Dòng Tên,” cha Sheeran giải thích.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
“Tại Hoa Kỳ, giáo dân đã bắt đầu đảm nhận vai trò thực tế đối với các dự án của Giáo Hội,” cha Michael Sheeran, S.J., chủ tịch của AJCU giải thích. “Cha Bề trên Cả rất được ấn tượng vì điều này và đó là một điều mới mẻ đối với ngài. Ngài muốn tìm hiểu về những hội đồng quản trị này và cám ơn họ vì họ đã đảm đương trách nhiệm và hướng dẫn các trường học.”
Ngoài các viện trưởng và hội đồng quản trị, đại diện của Trung ương Dòng tại Rôma, các giám tỉnh và viện trưởng của nhiều cộng đoàn Dòng Tên cũng tham dự cuộc họp này.
“Cha Bề trên Cả cũng muốn nói về việc cân nhắc lại như thế nào để các trường Dòng Tên có thể có ảnh hưởng tối đa trên chất lượng giáo dục khắp thế giới, với trọng tâm là các trường Dòng Tên ở Mỹ giúp đỡ các trường Dòng Tên ở các nước khác và cũng học hỏi kinh nghiệm từ các trường đó, chứ không phải là một mối quan hệ một chiều,’ cha Sheeran nói.
Theo cha Sheeran, cha Nicolás mời gọi mọi người suy nghĩ về việc làm thế nào các trường học có thể cộng tác với nhau tốt hơn cũng như tạo nên ảnh hưởng lớn hơn trong một thế giới rộng lớn hơn.
Ngày đầu tiên của cuộc họp được dành cho các tham dự viên tiếp xúc để hiểu biết lẫn nhau bằng việc so sánh những ghi chú về những gì họ đã đóng góp cho giáo dục Dòng Tên. Các vị viện trưởng và thành viên hội đồng quản trị cùng làm việc trong những nhóm nhỏ để thảo luận về những mục tiêu mà họ đặt ra đối với trường của mình.
Ngày thứ Sáu, ngày cuối cùng của cuộc họp, cha Nicolás đã có bài phát biểu với các hội đồng quản trị, các viện trưởng và các giám tỉnh. Sau đó, đã gặp gỡ các hội đồng quản trị để họ có thể nói chuyện thẳng thắn với ngài về những điều họ mong đợi cho tương lai của các trường của họ và nền giáo dục Dòng Tên tại Hoa Kỳ.
“Ở Mỹ, giáo dân đang dần có nhiều trách nhiệm đối với những dự án của Giáo Hội hơn và cha Bề trên Tổng quyền muốn cám ơn và tiếp xúc với những giáo dân đang làm việc tại các trường Dòng Tên,” cha Sheeran giải thích.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Cần cầu nguyện để không mất đức tin
Bùi Hữu Thư
16:08 17/10/2013
Bài giảng sáng ngày 17/10/2013
ROME, 17 tháng 10, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích trong Thánh Lễ hôm nay, 17 tháng 10, 2013 tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta: “Cần phải cầu nguyện để không mất đức tin. Những ai không cầu nguyện là bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý, và không có Chúa Giêsu.” Nhưng, cầu nguyện, không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.”
Đức Thánh Cha đã đăng một Tweet trên chương mục @Pontifex_fr để xác định tầm quan trọng ngài dành cho việc cầu nguyện hàng ngày của tất cả mọi người đã chịu phép rửa: "Việc cầu nguyện của chúng ta không thể chỉ gói ghém trong một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật; cần phải có một mối tương quan hàng ngày với Chúa Kitô.”
Trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã bình giải Thánh Kinh trong ngày, khi Chúa Giêsu nói: “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết,” (Lc 11, 47-54), Theo Radio Vatican.
“Hình ảnh của sự đóng cửa, hình ảnh của các Kitô hữu đang nắm chìa khóa trong tay, nhưng lại cất đi và không mở cửa” thể hiện cho “sự thiếu vắng của những chứng tá Kitô giáo.”
Làm sao một Kitô hữu có thể bỏ chìa khóa vào túi và không mở cửa?” Đây là điều xẩy đến cho Kitô hữu khi họ không cầu nguyện.”
“Khi không cầu nguyện là bạn luôn luôn đóng cửa… Chìa khóa mở cửa đức tin chính là việc cầu nguyện.” Một Kitô hữu không cầu nguyện biểu hiệu cho một chứng nhân “kiêu ngạo, cao kỳ, tự tin nơi mình. Người này không khiêm tốn và chỉ tìm cách tự đề cao mình mà thôi.”
Ngược lại, “khi một Kitô hữu cầu nguyện, người này không rời xa đức tin, và luôn luôn đối thoại với Chúa Giêsu.” Nhưng cầu nguyện không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.” Như Chúa Giêsu đã nói: “Khi ngươi cầu nguyện, hãy vào trong phòng kín và cầu xin với Chúa Cha, để nói với Chúa từ con tim.”
Đức Thánh Cha đã lưu ý những ai “không cầu nguyện, thì bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý và không có Chúa Giêsu.” “Đức tin như thế trở thành một ý thức hệ. Và ý thức hệ không liên kết được. Chúa Giêsu không hiện diện trong các ý thức hệ, với sự trìu mến, tình yêu, và sự hiền dịu của Người. Ý thức hệ luôn luôn cứng rắn.”
“Khi một Kitô hữu trở thành môn đệ của một ý thức hệ, người này đã đánh mất đức tin và không còn là một môn đệ của Chúa Giêsu, người ấy đã trở thành môn đệ của lối suy nghĩ này. Sự hiểu biết Chúa Giêsu đã biến thành một kiến thức về một ý thức hệ có tính cách luân lý, và khép kín tất cả các cánh cửa.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Khi đức tin trở thành ý thức hệ thì ý thức hệ làm cho sợ hãi, ý thức hệ xua đuổi con người, và làm cho con người xa lánh Giáo Hội. Đây là một căn bệnh trầm trọng khi một người trở thành một Kitô hữu có ý thức hệ”, một Kitô hữu không có “lòng thiện hảo.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc đóng cửa các thánh đường: “Một nhà thờ đóng cửa không thể chấp nhận được”, vì “mọi người đi ngang không thể bước vào” và “Chúa Kitô đang ngự bên trong, không thể bước ra ngoài.”
Để kết luận, ngài đã mời gọi theo phương cách của Thánh I-Nhã là hãy ”Xin cho có ân sủng để không bao giờ ngưng cầu nguyện, để không mất đức tin, để giữ mình khiêm tốn. Và như vậy, chúng ta sẽ không đóng cửa, chúng ta sẽ không ngăn chặn con đường đi tới Chúa Kitô.”
ROME, 17 tháng 10, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích trong Thánh Lễ hôm nay, 17 tháng 10, 2013 tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta: “Cần phải cầu nguyện để không mất đức tin. Những ai không cầu nguyện là bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý, và không có Chúa Giêsu.” Nhưng, cầu nguyện, không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.”
Đức Thánh Cha đã đăng một Tweet trên chương mục @Pontifex_fr để xác định tầm quan trọng ngài dành cho việc cầu nguyện hàng ngày của tất cả mọi người đã chịu phép rửa: "Việc cầu nguyện của chúng ta không thể chỉ gói ghém trong một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật; cần phải có một mối tương quan hàng ngày với Chúa Kitô.”
Trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã bình giải Thánh Kinh trong ngày, khi Chúa Giêsu nói: “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết,” (Lc 11, 47-54), Theo Radio Vatican.
“Hình ảnh của sự đóng cửa, hình ảnh của các Kitô hữu đang nắm chìa khóa trong tay, nhưng lại cất đi và không mở cửa” thể hiện cho “sự thiếu vắng của những chứng tá Kitô giáo.”
Làm sao một Kitô hữu có thể bỏ chìa khóa vào túi và không mở cửa?” Đây là điều xẩy đến cho Kitô hữu khi họ không cầu nguyện.”
“Khi không cầu nguyện là bạn luôn luôn đóng cửa… Chìa khóa mở cửa đức tin chính là việc cầu nguyện.” Một Kitô hữu không cầu nguyện biểu hiệu cho một chứng nhân “kiêu ngạo, cao kỳ, tự tin nơi mình. Người này không khiêm tốn và chỉ tìm cách tự đề cao mình mà thôi.”
Ngược lại, “khi một Kitô hữu cầu nguyện, người này không rời xa đức tin, và luôn luôn đối thoại với Chúa Giêsu.” Nhưng cầu nguyện không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.” Như Chúa Giêsu đã nói: “Khi ngươi cầu nguyện, hãy vào trong phòng kín và cầu xin với Chúa Cha, để nói với Chúa từ con tim.”
Đức Thánh Cha đã lưu ý những ai “không cầu nguyện, thì bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý và không có Chúa Giêsu.” “Đức tin như thế trở thành một ý thức hệ. Và ý thức hệ không liên kết được. Chúa Giêsu không hiện diện trong các ý thức hệ, với sự trìu mến, tình yêu, và sự hiền dịu của Người. Ý thức hệ luôn luôn cứng rắn.”
“Khi một Kitô hữu trở thành môn đệ của một ý thức hệ, người này đã đánh mất đức tin và không còn là một môn đệ của Chúa Giêsu, người ấy đã trở thành môn đệ của lối suy nghĩ này. Sự hiểu biết Chúa Giêsu đã biến thành một kiến thức về một ý thức hệ có tính cách luân lý, và khép kín tất cả các cánh cửa.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Khi đức tin trở thành ý thức hệ thì ý thức hệ làm cho sợ hãi, ý thức hệ xua đuổi con người, và làm cho con người xa lánh Giáo Hội. Đây là một căn bệnh trầm trọng khi một người trở thành một Kitô hữu có ý thức hệ”, một Kitô hữu không có “lòng thiện hảo.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc đóng cửa các thánh đường: “Một nhà thờ đóng cửa không thể chấp nhận được”, vì “mọi người đi ngang không thể bước vào” và “Chúa Kitô đang ngự bên trong, không thể bước ra ngoài.”
Để kết luận, ngài đã mời gọi theo phương cách của Thánh I-Nhã là hãy ”Xin cho có ân sủng để không bao giờ ngưng cầu nguyện, để không mất đức tin, để giữ mình khiêm tốn. Và như vậy, chúng ta sẽ không đóng cửa, chúng ta sẽ không ngăn chặn con đường đi tới Chúa Kitô.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Hành Trình Emmaus V ngày thứ 3
Lm Peter Võ Sơn
20:15 17/10/2013
NAM CALI 16/10/2013 - Đại Hội Linh mục bước sang ngày Thứ Ba với Kinh Sáng vào lúc 8:30 am, được Chủ Sự bỡi Lm Vincent Nguyễn An Ninh, Chủ Tịch Miền Trung Hoa Kỳ. Tiếp theo Kinh Sáng là Thánh Lễ; Chủ tế: Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Toronto; Đức Cha Stephanus Tri Bửu Thiên thuyết giảng.
Xem hình ảnh sinh hoạt
Lm John B. Nguyễn Quang Trực, Giám Đốc Tòa Án Hôn Nhân của Tổng Giáo Phận Los Angeles, thuyết trình về đề tài: Mục Vụ Hôn Nhân và Gia Đình.
Trong phần trả lời các câu hỏi liên quan về Giáo Luật, Ban Tổ Chức Emmaus mời quý Cha chuyên môn Giáo Luật: Lm John Vianny Nguyễn Ngọc Thụ, Lm Joseph Nguyễn Thanh Sơn, Lm Nguyễn Anh Thư, Lm Lm Trần Thế Tuyên, Lm Nguyễn Bảy và Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu trả lời nhiều câu hỏi của quý Cha rất thiết thực.
Sau giờ cơm trưa, Đức Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Du Ngoạn, hướng dẫn quý Cha 3 tours: Tham quan Nhà Thờ Chính Toà Chúa Kitô, Giáo Phận Orange; Địa điểm truyền giáo Saint Juan Capistrano Mission và Little Saigon; Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng Giáo Phận Los Angeles và Đại Lộ Danh Vọng.
Hình ảnh Tiệc Mừng
Vào lúc 6:00 giờ tối, quý Đức Cha và quý Cha có tiệc Emmaus với chừng 700 quý Chức của các Cộng Đồng và Cộng Đoàn tại Nhà Hàng Seafood Palace tại Thành Phố Westminster.
Xem hình ảnh sinh hoạt
Lm John B. Nguyễn Quang Trực, Giám Đốc Tòa Án Hôn Nhân của Tổng Giáo Phận Los Angeles, thuyết trình về đề tài: Mục Vụ Hôn Nhân và Gia Đình.
Trong phần trả lời các câu hỏi liên quan về Giáo Luật, Ban Tổ Chức Emmaus mời quý Cha chuyên môn Giáo Luật: Lm John Vianny Nguyễn Ngọc Thụ, Lm Joseph Nguyễn Thanh Sơn, Lm Nguyễn Anh Thư, Lm Lm Trần Thế Tuyên, Lm Nguyễn Bảy và Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu trả lời nhiều câu hỏi của quý Cha rất thiết thực.
Sau giờ cơm trưa, Đức Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Du Ngoạn, hướng dẫn quý Cha 3 tours: Tham quan Nhà Thờ Chính Toà Chúa Kitô, Giáo Phận Orange; Địa điểm truyền giáo Saint Juan Capistrano Mission và Little Saigon; Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng Giáo Phận Los Angeles và Đại Lộ Danh Vọng.
Hình ảnh Tiệc Mừng
Vào lúc 6:00 giờ tối, quý Đức Cha và quý Cha có tiệc Emmaus với chừng 700 quý Chức của các Cộng Đồng và Cộng Đoàn tại Nhà Hàng Seafood Palace tại Thành Phố Westminster.
Giáo Xứ Việt Nam Paris ‘hành hương lãnh nhận ơn toàn xá’ kết thúc năm Đức Tin
Trần Văn Cảnh
12:42 17/10/2013
Giáo Xứ Việt Nam Paris ‘hành hương lãnh nhận ơn toàn xá’ kết thúc NĂM ĐỨC TIN
Chúa Nhật 13/10/2013, đáp lời mời của Ban Giám Đốc, qua những thông báo mục vụ từ đầu tháng 09, và thông báo trên Vietcatholic, có đến hơn 2000 tín hữu Công Giáo Việt Nam vùng Paris đã đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu, đồi Montmartre, tham dự cuộc hành hương, nhân dịp kỷ niệm 850 sinh nhật của Vương cung Thánh Đường Đức Bà Paris và để kết thúc Năm Đức Tin.
Trời đã vào thu, nhưng nắng sáng và mát mẻ, Vương cung Thánh Đường Thánh tâm Chúa Giêsu hôm nay đông nghẹt khách hành hương. Bên ngoài, khắp các phố bao quanh Thánh đường, rất nhộn nhịp với các hàng quán thực phẩm đến từ các tỉnh miền quê. Trong Thánh Đường, các khách hành hương ngạc nhiên về sự đông đảo của các khách hành hương Việt Nam, chật kín lòng nhà thờ.
14 giờ trưa, cùng một lúc với nhiều tòa giải tội đang được các cha ngồi chung quanh lòng nhà thờ chờ đón các giáo dân đến lãnh bí tích hòa giải, thầy sáu Phạm Bá Nha đã hướng dẫn cộng đoàn bắt đầu Giờ Chầu Thánh Thể « Lòng Thương Xót Chúa », để 1- Tận hiến cho Lòng Thương Xót Chúa, 2- Cầu cho Linh Mục; 3- Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa; 4- Đọc kinh cầu suy tôn Lòng Thương Xót Chúa; 5- Cầu xin Lòng Thương Xót Chúa; và 6- Cầu xin Lòng Thương Xót Chúa cho các linh hồn tội lỗi.
14 giờ 45, đoàn tế lễ tiến ra bàn thờ, với 6 chú giúp lễ cầm Thánh Giá, nến hương, đi đầu, 3 thầy sáu và 7 linh mục, mà Đức Ông Mai Đức Vinh là chủ tế. Qua lời mở đầu, Đức ông chào mừng tất cả mọi người Công Giáo Việt Nam hiện diện trong Vương Cung Thánh Đường hôm nay; kính chúc mọi người sốt sắng cử hành thánh lễ, sẵn sàng lãnh nhận trọn vẹn ơn toàn xá; Và xin Cộng Đoàn dọn mình thồng hối, xin Lòng Thương Xót Chúa thứ tha mọi lỗi lầm để xứng đáng củ hành Thánh Lễ và đáng được lãnh nhận ơn toàn xá.
Lời Chúa trong Chúa Nhật 28 thường niên, năm C, hôm nay trích đọc sách Các Vua quyển thứ hai (2 V5, 14) thuật truyện « Na-a-man trở lại gặp người của Thiên Chúa và ông tuyên xưng Chúa"; Thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu (2 Tm 2, 8-13) khuyên « Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Ðức Kitô; và Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 17, 11-19) thuật lại việc Chúa chữa lành 10 người phong cùi, và Lời Chúa rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Mai Đức Vinh nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót Chúa đã chữa lành và đến lý do để được chữa lành « Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi ». Rồi áp dụng vào hành hương lãnh ơn toàn xá hôm nay, Đức Ông mời gọi mọi người hãy tha thiết xin Lòng Thương Xót Chúa tha thứ, tha thứ hết, ban ơn toàn xá. Để được ơn toàn xá ta cần phải có lòng tin và lòng biết ơn, lòng cảm tạ, biết đáp trả lại Lòng Thương Xót Chúa.
Kết thúc thánh lễ và cũng để kết thức cuộc Hành Hương lãnh nhận ơn toàn xá kỷ niệm 850 năm sinh nhật Nhà Thờ Đức Bà Paris và kết thúc Năm Đức Tin là Phép Lành Toàn Xá.
Paris, Chúa Nhật 13 tháng 10 năm 2013
Trần Văn Cảnh
Chúa Nhật 13/10/2013, đáp lời mời của Ban Giám Đốc, qua những thông báo mục vụ từ đầu tháng 09, và thông báo trên Vietcatholic, có đến hơn 2000 tín hữu Công Giáo Việt Nam vùng Paris đã đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu, đồi Montmartre, tham dự cuộc hành hương, nhân dịp kỷ niệm 850 sinh nhật của Vương cung Thánh Đường Đức Bà Paris và để kết thúc Năm Đức Tin.
14 giờ trưa, cùng một lúc với nhiều tòa giải tội đang được các cha ngồi chung quanh lòng nhà thờ chờ đón các giáo dân đến lãnh bí tích hòa giải, thầy sáu Phạm Bá Nha đã hướng dẫn cộng đoàn bắt đầu Giờ Chầu Thánh Thể « Lòng Thương Xót Chúa », để 1- Tận hiến cho Lòng Thương Xót Chúa, 2- Cầu cho Linh Mục; 3- Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa; 4- Đọc kinh cầu suy tôn Lòng Thương Xót Chúa; 5- Cầu xin Lòng Thương Xót Chúa; và 6- Cầu xin Lòng Thương Xót Chúa cho các linh hồn tội lỗi.
14 giờ 45, đoàn tế lễ tiến ra bàn thờ, với 6 chú giúp lễ cầm Thánh Giá, nến hương, đi đầu, 3 thầy sáu và 7 linh mục, mà Đức Ông Mai Đức Vinh là chủ tế. Qua lời mở đầu, Đức ông chào mừng tất cả mọi người Công Giáo Việt Nam hiện diện trong Vương Cung Thánh Đường hôm nay; kính chúc mọi người sốt sắng cử hành thánh lễ, sẵn sàng lãnh nhận trọn vẹn ơn toàn xá; Và xin Cộng Đoàn dọn mình thồng hối, xin Lòng Thương Xót Chúa thứ tha mọi lỗi lầm để xứng đáng củ hành Thánh Lễ và đáng được lãnh nhận ơn toàn xá.
Lời Chúa trong Chúa Nhật 28 thường niên, năm C, hôm nay trích đọc sách Các Vua quyển thứ hai (2 V5, 14) thuật truyện « Na-a-man trở lại gặp người của Thiên Chúa và ông tuyên xưng Chúa"; Thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu (2 Tm 2, 8-13) khuyên « Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Ðức Kitô; và Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 17, 11-19) thuật lại việc Chúa chữa lành 10 người phong cùi, và Lời Chúa rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông Mai Đức Vinh nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót Chúa đã chữa lành và đến lý do để được chữa lành « Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi ». Rồi áp dụng vào hành hương lãnh ơn toàn xá hôm nay, Đức Ông mời gọi mọi người hãy tha thiết xin Lòng Thương Xót Chúa tha thứ, tha thứ hết, ban ơn toàn xá. Để được ơn toàn xá ta cần phải có lòng tin và lòng biết ơn, lòng cảm tạ, biết đáp trả lại Lòng Thương Xót Chúa.
Kết thúc thánh lễ và cũng để kết thức cuộc Hành Hương lãnh nhận ơn toàn xá kỷ niệm 850 năm sinh nhật Nhà Thờ Đức Bà Paris và kết thúc Năm Đức Tin là Phép Lành Toàn Xá.
Paris, Chúa Nhật 13 tháng 10 năm 2013
Trần Văn Cảnh
Khánh nhật Truyền giáo tại TGP Huế
Trương Trí
21:23 17/10/2013
Mặc dù vừa phải gánh chịu sự tàn phá nặng nề của cơn bão 11, nhưng vẫn có trên 600 Linh mục, tu sĩ Nam Nữ và giáo dân đại diện cho các giáo xứ từ những miền núi xa xôi, hay những vùng ven biển nhiệt tình tham dự Khánh nhật Truyền giáo tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế trong suốt ngày 17 tháng 10 này.
Xem hình ảnh
Hội nghị bắt đầu lúc 8giờ30, Cộng đoàn hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Ngài vừa được HĐGM Việt Nam bầu vào chức vụ Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam; đặc biệt cộng đoàn rất vui mừng đón chào Đức Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Ngài vừa được bầu vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng thuộc HĐGM Việt Nam; Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh.
Linh mục G.B. Lê Quang Quý, Hạt trưởng hạt Quảng Trị, Quản xứ Trí Bưu, Đặc trách Truyền giáo của Tổng Giáo phận Huế trao logo Khánh nhật Truyền giáo cho Quý Đức Cha và Cha Tổng Đại diện, đại diện Cộng đoàn Dân Chúa lên tặng hoa cho các Ngài.
Tiếp theo, Cha Đặc trách Truyền giáo của Tổng Giáo phận Huế G.B. Lê Quang Quý nói lời khai mạc: Khánh nhật Truyền giáo năm nay lại đặc biệt nằm trong Năm Đức Tin, đây là cơ hội để toàn thể Giáo phận nhận ra hồng ân Đức Tin Chúa ban tặng và ý thức hơn về nhiệm vụ Loan báo Tin mừng, đồng thời cùng nhau chia sẻ, tìm tòi và quyết tâm trong nhiệm vụ truyền giáo có ý thức hơn. Ngài cảm ơn Đức Tổng Giám mục sẵn sàng nhận nhiệm vụ giải thích Sứ điệp Truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài cũng cảm ơn Đức Giám Mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng thuộc HĐGM Việt Nam đã vui lòng từ xa xôi về đây chia sẻ công cuộc truyền giáo. Cha Đặc trách cũng cảm ơn Cha Tổng Đại diện đã nhận lời chủ sự Chầu Thánh Thể để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo phận.
Dọc hai bên hội trường được treo 2 panô lớn để cho cộng đoàn thấy rõ nét về quá trình lãnh nhận Đức Tin gần 500 năm của Giáo Hội Việt Nam và hình ảnh 26 Giáo phận với các vị Chủ chăn.
Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chia sẻ với cộng đoàn về Đại hội HĐGM Việt Nam được tổ chức 3 năm một lần nhằm bầu lại các chức vụ thuộc HĐGM Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2016. Đồng thời Thư chung của HĐGM Việt Nam dịp Đại hội gởi cộng đồng Dân Chúa hoạch định chương trình làm việc của HĐGM theo đúng hướng đi của Giáo Hội toàn cầu. Nhân dịp Khánh nhật Truyền giáo, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hãy rộng tay bỏ tiền oi ngày Chúa Nhật Truyền giáo này để giúp cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám mục giải thích tóm lược về Sứ điệp Truyền giáo 2013 của Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành tại Vatican dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày 19.5.2013: Đón nhận Đức Tin, công bố Đức Tin, thể hiện Đức Tin bằng việc làm và chia sẻ Đức Tin cho mọi người.
Ngài nhấn mạnh Đức Tin là quà tặng của Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu biết và yêu mến Người. Nhưng Đức Tin không phải là món quà dành riêng cho một ai, mà phải chia sẻ cho tất cả mọi người. Thiên Chúa không phải là của riêng dân Do Thái, mà Thiên Chúa tất cả mọi người và muốn mọi người đều được cứu rỗi, tất cả mọi người đều được Chúa yêu thương. Dấn thân truyền giáo là dấu chỉ sự trưởng thành của một cộng đoàn: biết tuyên xưng Đức Tin, hân hoan cử hành đức tin trong phụng vụ, sống bác ái và ra đi rao giảng Tin mừng.
Năm Đức Tin nhắc lại Công đồng Vatican II với sắc lệnh Ad Gentes nhấn mạnh một cách đặc biệt về sứ vụ truyền giáo của người Kitô hữu, ý thức sự hiện diện của mình trong thế giới hôm nay. Tinh thần truyền giáo không chấp nhận ranh giới về địa lý, chủng tộc, văn hóa mà còn phải vượt qua ranh giới tâm hồn con người nữa. Phải trở thành chứng nhân của Đức Kitô trước mặt muôn dân.
Từ ngàn xưa, việc truyền giáo luôn gặp những khó khăn không chỉ từ bên ngoài mà còn cả bên trong Giáo Hội nữa. Bên ngoài thì bị cấm đoán, bị kiểm soát…Bên trong thì thiếu nhiệt tình, lòng can đảm và niềm vui và niềm hy vọng trong việc loan báo Tin mừng. Trong một thế giới đầy dẫy bạo lực, dối trá và sai lầm, việc truyền giáo trở thành cấp bách để loan báo cho con người tình yêu, chân lý và sự tha thứ của Tin mừng.
Đức Thánh Cha khích lệ mỗi người trở thành những nhà truyền giáo: mang Tin mừng của Chúa Kitô cho tha nhân. Ngài đặc biệt cảm ơn những nhà truyền giáo: Linh mục hay tu sĩ nam nữ và giáo dân đã rời bỏ gia đình, quê hương để đi phục vụ Tin mừng tại những vùng đất xa xôi. Ngài cũng kêu gọi đóng góp tài chính cho việc truyền giáo để hổ trợ các nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ, trong đó có Giáo Hội Việt Nam chúng ta. Đức Thánh Cha kết thúc: “Ước gì Năm Đức Tin này ngày càng cũng cố mối tương quan của chúng ta với Chúa Kitô, bởi vì chỉ trong Người, chúng ta mới vững lòng nhìn về tương lai và được bảo đảm về một tình yêu đích thực và lâu bền.”
Một số đại diện cộng đoàn đã chia sẽ về những điển hình truyền giáo mà họ đã nhận biết và chứng kiến tại địa phương mình.
Buổi chiều, Đức Giám Mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng thuộc HĐGM Việt Nam đã chia sẻ về việc truyền giáo với hội nghị. Ngài tự nhận mình là một người con của Tổng Giáo phận Huế, nơi Ngài đã gắn bó trong suốt 14 năm qua. Hôm nay, Ngài hiện diện tại hội nghị để tỏ lòng biết ơn Tổng Giáo phận đã cho Ngài được cộng tác vào công cuộc đào tạo linh mục tại Đại Chủng viện Huế. Đồng thời để học hỏi kinh nghiệm truyền giáo tại Huế, nhằm phục vụ tốt hơn tại Giáo phận Hưng Hóa, cũng như trong vai trò mới dược HHDGM Việt Nam giao phó.
Hưng Hóa: vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc, một vùng đất mà “Sữa và Mật tràn lan đến tận ngoài đường”, Ngài dí dõm. Vì dọc theo những tuyến đường Ba Vì đầy dẫy những bảng quảng cáo bán sữa bò tươi. Còn mật ở đây chẳng phải mật ong là mật gấu nuôi bán. Đời sống vật chất khá dần lên nhưng đời sống tinh thần lại thiếu thốn. Thật vậy, đa phần người dân Tây Bắc với gần 20 dân tộc anh em sống trong vùng rừng núi hiểm trở bị thiệt thòi nhiều mặt, nhất là về mặt tôn giáo. Tên Hưng Hóa ít thấy trên bản đồ, tuy ngày xưa từng là một tỉnh lỵ, nhưng nay chỉ còn là một thị trấn thuộc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
Sinh hoạt tôn giáo của người có đạo từ đồng bằng lên sinh sống ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên rất khó khăn. Người ta quả quyết ở đây không có nhu cầu về tôn giáo. Sau nhiều nỗ lực và kiên trì, đến nay tòa Giám mục đã có thể cử Cha Nguyễn Trung Thoại, Chánh Văn phòng tòa Giám mục, săn sóc mục vụ cho 8.000 giáo dân tại 3 tỉnh Sơn La. Cứ mỗi cuối tuần, Cha đã vượt quảng đường 900 km đi và về để lo cho giáo dân. Có những nơi giáo dân chỉ được tham dự Thánh lễ 2 lần trong năm.
Số Linh mục của giáo mới chỉ có 61 vị cho 235 ngàn giáo dân trong 100 giáo xứ và 500 giáo họ thuộc 9 tỉnh và thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cần phải có thêm ít nhất là 100 Linh mục mới đáp ứng được nhu cầu mục vụ. Ơn gọi không thiếu vì hiện Giáo phận có gần 100 chủng sinh đang theo học tại các Chủng viện và 130 tu sinh.
Hội dòng Mến Thánh giá Hưng Hóa suốt mấy chục năm không được nhận tu sinh. Nay thì dòng đang trên đà phát triển vì ơn gọi nữ còn rất dồi dào. Các nữ tu thật đáng khâm phục vì sự dấn thân đầy nhiệt huyết, chấp nhận mọi gian khổ thiếu thốn.
Đức Cha giới thiệu vài nét độc đáo về truyền giáo tại Hưng Hóa. Đối với các trường hợp xin chuẩn ngăn trở khác đạo, trước đây Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương và nay Đức Cha Vũ Tất, dù bận trăm công nghìn việc, vẫn dành thời giờ để tiếp từng đôi hôn phối khác đạo cùng với cha mẹ hai bên để gải thích về hôn nhân Công Giáo. Kết quả không ngờ là sau đó có nhiều người xin theo đạo thay vì xin chuẩn khác đạo. Nét độc đáo ở Hưng Hóa là Khánh nhật Truyền giáo kéo dài trong một tuần lễ. Ngoài những công việc đạo đức như Chầu Thánh Thể, kinh nguyện, thăm viếng anh em lương dân, các giáo xứ còn tổ chức các cuộc mạn đàm với người lương dân nhằm giải thích những thắc mắc về đạo, đánh tan những ngộ nhận, tạo sự thân thiện lương giáo. Việc này đem lại nhiều lợi ích, bà con lương dân không còn ngần ngại khi gả con cho người Công Giáo, thậm chí còn cho theo đạo
Chia sẻ trực tiếp về đề tài Loan báo Tin Mừng, Đức Cha Anphong gợi lại 3 điểm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ tại cuộc gặp gỡ các thành viên hiệp hội gia đình vào ngày 19.5.2013 vừa qua tại Rôma. Theo đó để công cuộc loan báo Tin mừng đạt kết quả, mỗi Kitô hữu cần phải xác định niềm tin vào Chúa Giêsu, đặt Ngài ở vị trí trung tâm đời mình, gắn bó với Ngài bằng mối thân tình cá nhân qua việc cầu nguyện rồi làm chứng cho Ngài bằng đời sống Kitô hữu tốt lành, bằng sự gặp gỡ anh em lương dân, giới thiệu Chúa Giêsu cho họ.
Cuối cùng, mượn cơ hội hôm nay, Đức Cha Anphong mong ước mọi người cầu nguyện và sẵn sàng cộng tác vào công cuộc truyền giáo tại Hưng Hóa, nơi đang có nhiều nhu cầu.
Kết thúc ngày hội thảo về Truyền giáo, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh đã sự giờ Chầu Thánh Thể. Ngài nhắc nhỡ mọi người rằng: truyền giáo gắn với việc hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể. Tất cả cộng đoàn sốt sắng hướng về Thánh Thể, cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, cách riêng tại Việt Nam.
Xem hình ảnh
Hội nghị bắt đầu lúc 8giờ30, Cộng đoàn hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Ngài vừa được HĐGM Việt Nam bầu vào chức vụ Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam; đặc biệt cộng đoàn rất vui mừng đón chào Đức Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Ngài vừa được bầu vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng thuộc HĐGM Việt Nam; Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh.
Linh mục G.B. Lê Quang Quý, Hạt trưởng hạt Quảng Trị, Quản xứ Trí Bưu, Đặc trách Truyền giáo của Tổng Giáo phận Huế trao logo Khánh nhật Truyền giáo cho Quý Đức Cha và Cha Tổng Đại diện, đại diện Cộng đoàn Dân Chúa lên tặng hoa cho các Ngài.
Tiếp theo, Cha Đặc trách Truyền giáo của Tổng Giáo phận Huế G.B. Lê Quang Quý nói lời khai mạc: Khánh nhật Truyền giáo năm nay lại đặc biệt nằm trong Năm Đức Tin, đây là cơ hội để toàn thể Giáo phận nhận ra hồng ân Đức Tin Chúa ban tặng và ý thức hơn về nhiệm vụ Loan báo Tin mừng, đồng thời cùng nhau chia sẻ, tìm tòi và quyết tâm trong nhiệm vụ truyền giáo có ý thức hơn. Ngài cảm ơn Đức Tổng Giám mục sẵn sàng nhận nhiệm vụ giải thích Sứ điệp Truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài cũng cảm ơn Đức Giám Mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng thuộc HĐGM Việt Nam đã vui lòng từ xa xôi về đây chia sẻ công cuộc truyền giáo. Cha Đặc trách cũng cảm ơn Cha Tổng Đại diện đã nhận lời chủ sự Chầu Thánh Thể để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo phận.
Dọc hai bên hội trường được treo 2 panô lớn để cho cộng đoàn thấy rõ nét về quá trình lãnh nhận Đức Tin gần 500 năm của Giáo Hội Việt Nam và hình ảnh 26 Giáo phận với các vị Chủ chăn.
Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chia sẻ với cộng đoàn về Đại hội HĐGM Việt Nam được tổ chức 3 năm một lần nhằm bầu lại các chức vụ thuộc HĐGM Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2016. Đồng thời Thư chung của HĐGM Việt Nam dịp Đại hội gởi cộng đồng Dân Chúa hoạch định chương trình làm việc của HĐGM theo đúng hướng đi của Giáo Hội toàn cầu. Nhân dịp Khánh nhật Truyền giáo, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hãy rộng tay bỏ tiền oi ngày Chúa Nhật Truyền giáo này để giúp cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám mục giải thích tóm lược về Sứ điệp Truyền giáo 2013 của Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành tại Vatican dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày 19.5.2013: Đón nhận Đức Tin, công bố Đức Tin, thể hiện Đức Tin bằng việc làm và chia sẻ Đức Tin cho mọi người.
Ngài nhấn mạnh Đức Tin là quà tặng của Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu biết và yêu mến Người. Nhưng Đức Tin không phải là món quà dành riêng cho một ai, mà phải chia sẻ cho tất cả mọi người. Thiên Chúa không phải là của riêng dân Do Thái, mà Thiên Chúa tất cả mọi người và muốn mọi người đều được cứu rỗi, tất cả mọi người đều được Chúa yêu thương. Dấn thân truyền giáo là dấu chỉ sự trưởng thành của một cộng đoàn: biết tuyên xưng Đức Tin, hân hoan cử hành đức tin trong phụng vụ, sống bác ái và ra đi rao giảng Tin mừng.
Năm Đức Tin nhắc lại Công đồng Vatican II với sắc lệnh Ad Gentes nhấn mạnh một cách đặc biệt về sứ vụ truyền giáo của người Kitô hữu, ý thức sự hiện diện của mình trong thế giới hôm nay. Tinh thần truyền giáo không chấp nhận ranh giới về địa lý, chủng tộc, văn hóa mà còn phải vượt qua ranh giới tâm hồn con người nữa. Phải trở thành chứng nhân của Đức Kitô trước mặt muôn dân.
Từ ngàn xưa, việc truyền giáo luôn gặp những khó khăn không chỉ từ bên ngoài mà còn cả bên trong Giáo Hội nữa. Bên ngoài thì bị cấm đoán, bị kiểm soát…Bên trong thì thiếu nhiệt tình, lòng can đảm và niềm vui và niềm hy vọng trong việc loan báo Tin mừng. Trong một thế giới đầy dẫy bạo lực, dối trá và sai lầm, việc truyền giáo trở thành cấp bách để loan báo cho con người tình yêu, chân lý và sự tha thứ của Tin mừng.
Đức Thánh Cha khích lệ mỗi người trở thành những nhà truyền giáo: mang Tin mừng của Chúa Kitô cho tha nhân. Ngài đặc biệt cảm ơn những nhà truyền giáo: Linh mục hay tu sĩ nam nữ và giáo dân đã rời bỏ gia đình, quê hương để đi phục vụ Tin mừng tại những vùng đất xa xôi. Ngài cũng kêu gọi đóng góp tài chính cho việc truyền giáo để hổ trợ các nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ, trong đó có Giáo Hội Việt Nam chúng ta. Đức Thánh Cha kết thúc: “Ước gì Năm Đức Tin này ngày càng cũng cố mối tương quan của chúng ta với Chúa Kitô, bởi vì chỉ trong Người, chúng ta mới vững lòng nhìn về tương lai và được bảo đảm về một tình yêu đích thực và lâu bền.”
Một số đại diện cộng đoàn đã chia sẽ về những điển hình truyền giáo mà họ đã nhận biết và chứng kiến tại địa phương mình.
Buổi chiều, Đức Giám Mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng thuộc HĐGM Việt Nam đã chia sẻ về việc truyền giáo với hội nghị. Ngài tự nhận mình là một người con của Tổng Giáo phận Huế, nơi Ngài đã gắn bó trong suốt 14 năm qua. Hôm nay, Ngài hiện diện tại hội nghị để tỏ lòng biết ơn Tổng Giáo phận đã cho Ngài được cộng tác vào công cuộc đào tạo linh mục tại Đại Chủng viện Huế. Đồng thời để học hỏi kinh nghiệm truyền giáo tại Huế, nhằm phục vụ tốt hơn tại Giáo phận Hưng Hóa, cũng như trong vai trò mới dược HHDGM Việt Nam giao phó.
Hưng Hóa: vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc, một vùng đất mà “Sữa và Mật tràn lan đến tận ngoài đường”, Ngài dí dõm. Vì dọc theo những tuyến đường Ba Vì đầy dẫy những bảng quảng cáo bán sữa bò tươi. Còn mật ở đây chẳng phải mật ong là mật gấu nuôi bán. Đời sống vật chất khá dần lên nhưng đời sống tinh thần lại thiếu thốn. Thật vậy, đa phần người dân Tây Bắc với gần 20 dân tộc anh em sống trong vùng rừng núi hiểm trở bị thiệt thòi nhiều mặt, nhất là về mặt tôn giáo. Tên Hưng Hóa ít thấy trên bản đồ, tuy ngày xưa từng là một tỉnh lỵ, nhưng nay chỉ còn là một thị trấn thuộc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
Sinh hoạt tôn giáo của người có đạo từ đồng bằng lên sinh sống ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên rất khó khăn. Người ta quả quyết ở đây không có nhu cầu về tôn giáo. Sau nhiều nỗ lực và kiên trì, đến nay tòa Giám mục đã có thể cử Cha Nguyễn Trung Thoại, Chánh Văn phòng tòa Giám mục, săn sóc mục vụ cho 8.000 giáo dân tại 3 tỉnh Sơn La. Cứ mỗi cuối tuần, Cha đã vượt quảng đường 900 km đi và về để lo cho giáo dân. Có những nơi giáo dân chỉ được tham dự Thánh lễ 2 lần trong năm.
Số Linh mục của giáo mới chỉ có 61 vị cho 235 ngàn giáo dân trong 100 giáo xứ và 500 giáo họ thuộc 9 tỉnh và thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cần phải có thêm ít nhất là 100 Linh mục mới đáp ứng được nhu cầu mục vụ. Ơn gọi không thiếu vì hiện Giáo phận có gần 100 chủng sinh đang theo học tại các Chủng viện và 130 tu sinh.
Hội dòng Mến Thánh giá Hưng Hóa suốt mấy chục năm không được nhận tu sinh. Nay thì dòng đang trên đà phát triển vì ơn gọi nữ còn rất dồi dào. Các nữ tu thật đáng khâm phục vì sự dấn thân đầy nhiệt huyết, chấp nhận mọi gian khổ thiếu thốn.
Đức Cha giới thiệu vài nét độc đáo về truyền giáo tại Hưng Hóa. Đối với các trường hợp xin chuẩn ngăn trở khác đạo, trước đây Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương và nay Đức Cha Vũ Tất, dù bận trăm công nghìn việc, vẫn dành thời giờ để tiếp từng đôi hôn phối khác đạo cùng với cha mẹ hai bên để gải thích về hôn nhân Công Giáo. Kết quả không ngờ là sau đó có nhiều người xin theo đạo thay vì xin chuẩn khác đạo. Nét độc đáo ở Hưng Hóa là Khánh nhật Truyền giáo kéo dài trong một tuần lễ. Ngoài những công việc đạo đức như Chầu Thánh Thể, kinh nguyện, thăm viếng anh em lương dân, các giáo xứ còn tổ chức các cuộc mạn đàm với người lương dân nhằm giải thích những thắc mắc về đạo, đánh tan những ngộ nhận, tạo sự thân thiện lương giáo. Việc này đem lại nhiều lợi ích, bà con lương dân không còn ngần ngại khi gả con cho người Công Giáo, thậm chí còn cho theo đạo
Chia sẻ trực tiếp về đề tài Loan báo Tin Mừng, Đức Cha Anphong gợi lại 3 điểm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ tại cuộc gặp gỡ các thành viên hiệp hội gia đình vào ngày 19.5.2013 vừa qua tại Rôma. Theo đó để công cuộc loan báo Tin mừng đạt kết quả, mỗi Kitô hữu cần phải xác định niềm tin vào Chúa Giêsu, đặt Ngài ở vị trí trung tâm đời mình, gắn bó với Ngài bằng mối thân tình cá nhân qua việc cầu nguyện rồi làm chứng cho Ngài bằng đời sống Kitô hữu tốt lành, bằng sự gặp gỡ anh em lương dân, giới thiệu Chúa Giêsu cho họ.
Cuối cùng, mượn cơ hội hôm nay, Đức Cha Anphong mong ước mọi người cầu nguyện và sẵn sàng cộng tác vào công cuộc truyền giáo tại Hưng Hóa, nơi đang có nhiều nhu cầu.
Kết thúc ngày hội thảo về Truyền giáo, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh đã sự giờ Chầu Thánh Thể. Ngài nhắc nhỡ mọi người rằng: truyền giáo gắn với việc hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể. Tất cả cộng đoàn sốt sắng hướng về Thánh Thể, cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, cách riêng tại Việt Nam.
Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Hành Trình Emmaus V ngày thứ 4 - Cầu nguyện cho quê hương VN và Mỹ Yên
Lm Peter Võ Sơn
19:39 17/10/2013
NAM CALI 17/10/2013 - Hôm nay Thứ Năm, ngày cuối cùng của Đại Hội Linh mục. Từ sáng sớm, quý Cha trả phòng, trở lại Hội Trường dùng điểm tâm, và trò chuyện trong vui tươi. Lm Joseph Đinh Công Huỳnh, Chủ Tịch Miền Trung Hoa Kỳ, Chủ sự giờ Kinh Sáng tại Đền Thánh Trung Tâm Công Giáo rất sốt sắng với tiếng hát của Ca Đoàn Emmaus V.
Đặc biệt trong giờ Kinh Sáng hôm nay, các linh mục Việt Nam hướng lòng về quê hương thân yêu đặc biệt cầu nguyện cho Giáo phận Vinh và các nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên đang chịu những thử thách nặng nề và những thách đố trong việc sống đạo giữa một xã hội không tôn trọng quyền tự do tôn giáo và bị bách hại vì lẽ công chính.
Sau Kinh Sáng là phần thuyết trình của Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy với chủ đề “Mục Vụ Đức Tin và Ơn Gọi Giới Trẻ Ngày Nay”. Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng rất lớn của giới trẻ trong Giáo Hội; đưa ra những khó khăn trong việc mục vụ giới trẻ; giúp giới trẻ thấy, gặp, nghe, hiểu và sống lời Chúa. Ngài cũng mời gọi các Linh mục tạo nhiều điều kiện cho giới trẻ tham gia các sinh hoạt trong Cộng Đoàn, Giáo Xứ.
Trong phần thảo luận, quý Cha chia sẻ về mục vụ cho giới trẻ rất quan trọng trong Cộng Đoàn, Giáo Xứ và trong Giáo Hội. Giảng dạy lời Chúa cho các em, ngôn ngữ, phong tục tập quán người Việt. Quý Cha quan tâm làm sao giúp các em tham gia vào các phong trào như Thiếu Nhi Thánh Thể, phong trào Tông Đồ Fatima, v.v. Tài chánh giúp cho các em sinh hoạt rất quan trọng bỡi vì không có tiền thì cũng khó cho các em tham gia vào các phong trào tại Giáo Xứ hay tham gia vào các trại hại, đại hội, v.v. Nếu được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Cha Quản Nhiệm và Cha Sở, việc sinh hoạt giới trẻ của các em sẻ hiệu quả và phong phú nhiều hơn.
Lm Joseph Nguyễn Thanh Bình, SVD Tổng Tuyên Úy Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cho giới trẻ. Ngài xin quý Cha ủng họ cho các sinh hoạt của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Nhà Dòng Ngôi Lời cho phép Ngài làm việc cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Chúng ta cảm ơn Nhà Dòng và cám ơn Cha Joseph đã thương yêu và làm việc rất nhiệt tâm cho giới trẻ trong Liên Đoàn.
Phần sinh hoạt của Liên Đoàn: Ban Thường Vụ tiếp tục tường trình các sinh hoạt trong 2 năm qua (10/2011-10/2013) và các sinh hoạt trong tương lai. Quý Cha bàn luận cho việc chuẩn bị Đại Hội Linh Mục – Emmaus VI sẻ tổ chức ở đâu? Có thể Emmaus VI sẻ được tổ chức vào Mùa Hè năm 2015.
Thánh Lễ Bế Mạc Trọng Thể lúc 11:00 giờ sáng được chủ sự và thuyết giảng bỡi Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương; cùng đồng tế với Ngài: Đức Cha Stephanô Tri Bửu Thiên, quý Đức Ông và quý Cha. Trong giờ Kinh Sáng và Thánh Lễ, quý Cha tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Hoa Kỳ và Giáo Hội Việt Nam, đặt biệt cho Anh Chị Em trong Giáo Xứ Mỹ Yên và Giáo Phận Vinh.
Đại Hội Linh Mục kết thúc lúc 1:00 giờ chiều rất tốt đẹp. Tạ Ơn Chúa! Chân thành cám ơn quý Ông Bà và Anh Chị Em, Nam Nữ Tu Sĩ, Phó Tế, quý Đài Truyền Hình, Radio, Báo, các ân nhân, quý Ban Ngành Đoàn Thể trong các Cộng Đoàn, Giáo Xứ trong Giáo Phận Orange và của Miền Tây Nam Hoa Kỳ. Quý Cha ra về trong hân hoan và hẹn gặp lại Emmaus VI.
Đặc biệt trong giờ Kinh Sáng hôm nay, các linh mục Việt Nam hướng lòng về quê hương thân yêu đặc biệt cầu nguyện cho Giáo phận Vinh và các nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên đang chịu những thử thách nặng nề và những thách đố trong việc sống đạo giữa một xã hội không tôn trọng quyền tự do tôn giáo và bị bách hại vì lẽ công chính.
Sau Kinh Sáng là phần thuyết trình của Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy với chủ đề “Mục Vụ Đức Tin và Ơn Gọi Giới Trẻ Ngày Nay”. Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng rất lớn của giới trẻ trong Giáo Hội; đưa ra những khó khăn trong việc mục vụ giới trẻ; giúp giới trẻ thấy, gặp, nghe, hiểu và sống lời Chúa. Ngài cũng mời gọi các Linh mục tạo nhiều điều kiện cho giới trẻ tham gia các sinh hoạt trong Cộng Đoàn, Giáo Xứ.
Trong phần thảo luận, quý Cha chia sẻ về mục vụ cho giới trẻ rất quan trọng trong Cộng Đoàn, Giáo Xứ và trong Giáo Hội. Giảng dạy lời Chúa cho các em, ngôn ngữ, phong tục tập quán người Việt. Quý Cha quan tâm làm sao giúp các em tham gia vào các phong trào như Thiếu Nhi Thánh Thể, phong trào Tông Đồ Fatima, v.v. Tài chánh giúp cho các em sinh hoạt rất quan trọng bỡi vì không có tiền thì cũng khó cho các em tham gia vào các phong trào tại Giáo Xứ hay tham gia vào các trại hại, đại hội, v.v. Nếu được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Cha Quản Nhiệm và Cha Sở, việc sinh hoạt giới trẻ của các em sẻ hiệu quả và phong phú nhiều hơn.
Lm Joseph Nguyễn Thanh Bình, SVD Tổng Tuyên Úy Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cho giới trẻ. Ngài xin quý Cha ủng họ cho các sinh hoạt của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Nhà Dòng Ngôi Lời cho phép Ngài làm việc cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Chúng ta cảm ơn Nhà Dòng và cám ơn Cha Joseph đã thương yêu và làm việc rất nhiệt tâm cho giới trẻ trong Liên Đoàn.
Phần sinh hoạt của Liên Đoàn: Ban Thường Vụ tiếp tục tường trình các sinh hoạt trong 2 năm qua (10/2011-10/2013) và các sinh hoạt trong tương lai. Quý Cha bàn luận cho việc chuẩn bị Đại Hội Linh Mục – Emmaus VI sẻ tổ chức ở đâu? Có thể Emmaus VI sẻ được tổ chức vào Mùa Hè năm 2015.
Thánh Lễ Bế Mạc Trọng Thể lúc 11:00 giờ sáng được chủ sự và thuyết giảng bỡi Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương; cùng đồng tế với Ngài: Đức Cha Stephanô Tri Bửu Thiên, quý Đức Ông và quý Cha. Trong giờ Kinh Sáng và Thánh Lễ, quý Cha tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Hoa Kỳ và Giáo Hội Việt Nam, đặt biệt cho Anh Chị Em trong Giáo Xứ Mỹ Yên và Giáo Phận Vinh.
Đại Hội Linh Mục kết thúc lúc 1:00 giờ chiều rất tốt đẹp. Tạ Ơn Chúa! Chân thành cám ơn quý Ông Bà và Anh Chị Em, Nam Nữ Tu Sĩ, Phó Tế, quý Đài Truyền Hình, Radio, Báo, các ân nhân, quý Ban Ngành Đoàn Thể trong các Cộng Đoàn, Giáo Xứ trong Giáo Phận Orange và của Miền Tây Nam Hoa Kỳ. Quý Cha ra về trong hân hoan và hẹn gặp lại Emmaus VI.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam đã mất biển và chủ quyền chưa?
Phạm Trần
12:33 17/10/2013
VIỆT NAM ĐÃ MẤT BIỂN VÀ CHỦ QUYỀN CHƯA ?
Chuyến thăm Việt Nam 2 ngày (13-15/10/2013) của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã đánh dấu Việt nam chính thức đầu hàng áp lực “hợp tác cùng phát triển” ở Biển Đông, phù hợp với chủ trương 12 chữ “chủ quyền vẫn là của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đưa ra từ năm 1979.
Tuyên bố chung của hai nước công bố tại Hà Nội ngày 15/10 “Về hợp tác trên biển” viết : “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ (**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.”
(** Chú thích của Tác gỉả bài viết về cụm từ “ QÚA ĐỘ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999)
Đáng chú ý là có sự “khác biệt quan trọng” giữa “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” hai nước ký kết ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 và bản Tuyên bố ở Hà Nội hômn 15/10/2013.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trường Bộ Ngọai giao Trung Cộng), có sự chứng giám của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểnm (2) viết : “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm Thời” đã bị “xóa đi” trong Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).
Và một khi cụm từ “Tạm Thời” không còn nữa thì phải hiểu “giải pháp mang tính quá độ, sẽ phải chuyển từ trạng thái “tạm thời” sang “vĩnh viễn”, theo đòi hỏi của ông Lý Khắc Cường ?
Không có bất cứ giải thích nào từ phiá Chính phủ Việt Nam về sự thay đổi “rất quan trọng” này.
Nhưng báo chí Trung Cộng, kể cả Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) đều ca ngợi sự thành công của Thủ tướng Lý.
CRI dịch lại tin của Tân Hoa Xã viết rằng : “Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, là láng giềng hữu nghị, duy trì quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh và ổn định phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, phát triển và phồn thịnh của khu vực, hai bên cần phải nắm vững định hướng lớn chiến lược của quan hệ hai nước, kiên trì đi con đường hợp tác cùng có lợi cùng thắng. Nỗ lực sáng tạo đổi mới tư duy, giải quyết vấn đề Nam Hải do vấn đề lịch sử để lại duy nhất trong quan hệ hai nước….. Nhận thức chung và lợi ích chung giữa hai nước Trung-Việt lớn hơn rất nhiều bất đồng”
Tuy nhiên khi hai bên sử dụng nhóm chữ “giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” mà không hề nói đến “số phận” của quần đảo Hòang Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng chiếm năm 1974 và 8 đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Cộng đánh chiếm năm 1978 là “vô tình” hay “cố ý” không đụng chạm đến chủ quyền “tự vẽ ” của Bắc Kinh về hình Lưỡi Bò (còn gọi là Đường 9 Đọan) được Trung Cộng trình cho Liên Hiệp Quốc năm 2009 , chiếm từ 80 đến 85% diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông bao gồm cả 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?
Bản Tuyên bố mơ hồ này cũng không nói gì đến việc Trung Cộng đã biến các vị trí chiếm được của Việt Nam thành các căn cứ phòng thủ quân sự kiên cố trong vùng Trường Sa, không kể đã chiếm thêm đá Vành Khăn từ năm 1994, gần khu Bãi Cỏ Rong có tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Cộng.
Như vậy phải chăng phiá Việt Nam còn mặc nhiên nhìn nhận cái chính quyền hành chính “tự chế” Tam Sa của Trung Cộng thành lập từ ngày 24 tháng 7 năm 2012 gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Trung Cộng tranh chấp với Phi Luật Tân)
KHÔNG CHỈ Ở VỊNH BẮC BỘ
Một điểm khác không kém quan trọng là Thủ tướng Lý Khắc Cường, theo Tân Hoa Xã, còn yêu cầu hai nước thảo luận “hợp tác cùng phát triển” ở những vùng biển khác, ngoài vùng biển của Vịnh Bắc Bộ (Beibu Bay).
Họ Lý nói làm như thế, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới thấy hai nước có khả năng và thiện chí bảo vệ hòa bình ở Nam Hải, tăng cường lợi ích chung của hai nước và giảm thiểu những bất đồng.
(“He also called on the two countries to study the possibilities of joint development of a wider area of the sea.
By doing so, China and Vietnam would demonstrate to the world that they have the capability and the wisdom to safeguard peace in the South China Sea, expand their common interests and reduce divergences”. --Xinhua, 13/10/2013)
Tuy nhiên Tuyên bố chung của hai Chính phủ chỉ tập trung nói về hợp tác ở vịnh Bắc Bộ: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Nội dung này không mới mà chỉ đi vào hành động tiếp theo sau Thỏa hiệp giữa hai nước trong chuhyến thăm Trung Cộng hồi tháng 6 (2013) của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Theo thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 19/6 (2013) thì hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.
Hiệp định vịnh Bắc Bộ giữa hai nước ký kết ngày 25/12/2000 dành cho Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh, nhưng không có bằng chứng gì xác nhận tỷ lệ này vì không có cơ quan quốc tế hay nước thứ 3 nào được làm công việc do đạc.
Theo báo Nhân Dân ngày 02/07/2004 thì diện tích vịnh Bắc Bộ có khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông) chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).
Vì chưa có bất cứ cuộc điều tra quốc tế chuyên nghiệp nào về Hiệp ước vịnh Bắc Bộ năm 2000 nên hòai nghi Việt Nam bị thiệt càng được nhiều người đồng ý vì Trung Cộng không chấp nhận yêu sách của Việt Nam muốn thương thuyết dựa trên Công ước Pháp-Thanh 1887, vì Bắc Kinh sợ Việt Nam sẽ được lợi hơn.
Có một điểm rất rõ là Trung Cộng đã đòi và được là chia Vịnh làm 2, lấy biên giới từ “điểm nhô ra” của đảo Hải Nam đến bờ biển của Việt Nam làm chuẩn đo để chia đôi. Vì vậy các chuyên gia của Qũy nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam khi phân tích đường trung tuyến trong vịnh, đã kết luận sau khi họ “vẽ các đường tròn có tâm là 21 điểm phân định thì bên Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư mở)
Do đó, khi vùng khai thác dầu khí chung hai nước Việt-Trung được ấn định nằm ngay trên đường ranh giới phân chia hai vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, như đã công bố tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013, thì rõ ràng Trung Cộng đã dành được quyền khai thác bên trong phần biển của Việt Nam.
THẮNG LỢI VỀ AI ?
Sau cuộc họp ở Hà Nội ngày 13/10 (2013), Tuyên bố chung cũng cho biết : “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”
Nhưng căn cứ vào “ngôn từ” của bản Tuyên bố chung và những điểm còn “nhiều nghi vấn” về điều được gọi là “hợp tác cùng phát triển” giữa hai nước thì rõ ràng phần thắng đã nằm trong tay Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường sau 2 ngày thăm Việt Nam để gọi là “phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Bởi lẽ khi “tình trạng hiện hữu” ở Biển Đông được “giữ nguyên” và Việt Nam cũng đã cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” thì Hòang Sa không còn là vấn đề “được nhắc đến” như Bắc Kinh vẫn nói với Việt Nam như thế trong các cuộc nói chuyện.
Và nếu Việt Nam vẫn bình chân như vại trước những hoạt động mà Trung Cộng coi như “ao nhà của mình” ở vùng Trường Sa như đánh cá, lập trại nuôi hải sản, xây dựng bến cảng, thao diễn quân sự, kiêm soát an ninh, thám hiểm, khảo cứu khoa học như Trung Cộng đang làm thì cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” như ghi trong Tuyên bố Hà Nội ngày 15/10/2013 có lợi cho Trung Cộng hay Việt Nam ?
Ngỏai vấn đề trên biển, hai bên còn đạt được các thỏa thuận phát triển giao thông nối liền hai nước, một số đường mới huyết mạch ngòai lợi ích kinh tế còn quan trọng về mặt chiến lược.
Nếu chẳng may xẩy ra chiến tranh giữa đôi bên thì chỉ trong vài giờ quân lính Bắc phương đã có mặt ở khắp nước theo các dự án :
-Đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội.
-Đường bộ cao tốc Móng Cái - Hạ Long.
-Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Hai bên còn “ nhất trí thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới”, tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết “Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung” (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước.”
Tuyên bố chung cũng nói : “Phía Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang (tỉnh Kiên Giang) và Khu công nghiệp An Dương (thành phố Hải Phòng).
Nên biết tại khu Công nghiệp Long Giang ( tiếng Trung Hoa :Long Jiang IPD hoặc LJIP) có 12 Nhà đầu tư thì có đến 8 đến từ Trung Cộng chuyên sản xuất : Ống đồng, dầu ăn, bao bì gỗ, mô-tơ, vật liệu xây dựng, túi xách, sợi.
4 Nhà đầu tư còn lại thuộc Nhật sản xuất dây cáp điện; 2 Công ty Hàn Quốc sản xuất đồ gia dụng và thức ăn gia súc và 1 Công ty đến từ Tân Gia Ba sản xuất dầu cám.
Tuyệt nhiên không có công ty nào của Việt Nam.
Theo Bách khoa Tòan thư thì hai người Trung Hoa, Ông Weng Ming Zhao là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Ông Yu Suo làm Tổng giám đốc.
Khu Công nghiệp An Dương là công trình hợp tác và đầu tư của Công ty Liên hợp Thâm Việt đến từ Tỉnh Qủang Đông (Trung Cộng) với số vốn 175 triệu dollars chuyên về lĩnh vực được gọi là “công nghệ cao”.
Khu công nghiệp này, theo Đài Tiếng nói Việt Nam (28/12/2008) đã được khởi công xây dựng trên diện tích 800 mâu đất thuộc huyện An Dương (Hải Phòng), nhưng chậm tiến bộ vì trục trặc trong vấn đề thu hồi đất của dân và bồi thường.
Khu công nghiệp An Dương được Đài này mô tả : “ Là dự án đặc biệt quan trọng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển bền vững cho các khu công nghiệp trong thời kỳ mới. Đây còn là dự án có quy mô lớn đầu tiên mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thành phố Hải Phòng.”
Trước ngày Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Hà Nội (13/10/013), Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung đã đích thân đến Hải Phòng ngày 17/6/2013 để thúc đẩy xúc tiến mau hơn dự án An Dương.
Như vậy, tất cả các dự án về giao thông, biên giới và xây dựng hai Khu Cộng nghiệp Long Giang và An Dương đều có lợi cho các công ty đầu tư và nhà nước Trung Cộng. Cho đến bây giờ, chưa ai biết cái lợi dành cho Việt Nam sẽ được bao nhiêu và liệu có bao nhiêu công nhân người Việt được vào làm cho các dự án kinh tế và xây dựng này ?
Có điều chắc chắn là dù trong tình huống nào, người Việt Nam cũng chỉ “đi làm thuê” (gia công) cho các công ty nước ngòai vì nhà nước đã bị “vướng mắc” với các dự án kinh tế có vốn đầu tư và chủ trương “đã dự thầu thì sẽ thắng” của phiá Trung Cộng !
Ngòai ra hai bên cũng đồng ý : “Nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên. Hai bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.”
Và cuối cùng, hai bên cũng đồng ý : “ Sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt – Trung” và “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội”
Như vậy thì nên hiểu như thế nào về “thành công” của phía Trung Cộng sau chuyến sang thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Lý Khắc Cường ?
Là người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngòai, có ai biết Việt Nam đã mất Biển Đông hay nước Việt Nam đã bị “Tầu hóa” với những đồng ý vô điều kiện của Lãnh đạo Việt Nam ?
Phạm Trần
(10/013)
Chuyến thăm Việt Nam 2 ngày (13-15/10/2013) của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã đánh dấu Việt nam chính thức đầu hàng áp lực “hợp tác cùng phát triển” ở Biển Đông, phù hợp với chủ trương 12 chữ “chủ quyền vẫn là của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đưa ra từ năm 1979.
Tuyên bố chung của hai nước công bố tại Hà Nội ngày 15/10 “Về hợp tác trên biển” viết : “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ (**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.”
(** Chú thích của Tác gỉả bài viết về cụm từ “ QÚA ĐỘ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999)
Đáng chú ý là có sự “khác biệt quan trọng” giữa “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” hai nước ký kết ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 và bản Tuyên bố ở Hà Nội hômn 15/10/2013.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trường Bộ Ngọai giao Trung Cộng), có sự chứng giám của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”
Điểnm (2) viết : “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm Thời” đã bị “xóa đi” trong Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).
Và một khi cụm từ “Tạm Thời” không còn nữa thì phải hiểu “giải pháp mang tính quá độ, sẽ phải chuyển từ trạng thái “tạm thời” sang “vĩnh viễn”, theo đòi hỏi của ông Lý Khắc Cường ?
Không có bất cứ giải thích nào từ phiá Chính phủ Việt Nam về sự thay đổi “rất quan trọng” này.
Nhưng báo chí Trung Cộng, kể cả Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) đều ca ngợi sự thành công của Thủ tướng Lý.
CRI dịch lại tin của Tân Hoa Xã viết rằng : “Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, là láng giềng hữu nghị, duy trì quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh và ổn định phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, phát triển và phồn thịnh của khu vực, hai bên cần phải nắm vững định hướng lớn chiến lược của quan hệ hai nước, kiên trì đi con đường hợp tác cùng có lợi cùng thắng. Nỗ lực sáng tạo đổi mới tư duy, giải quyết vấn đề Nam Hải do vấn đề lịch sử để lại duy nhất trong quan hệ hai nước….. Nhận thức chung và lợi ích chung giữa hai nước Trung-Việt lớn hơn rất nhiều bất đồng”
Tuy nhiên khi hai bên sử dụng nhóm chữ “giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” mà không hề nói đến “số phận” của quần đảo Hòang Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng chiếm năm 1974 và 8 đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Cộng đánh chiếm năm 1978 là “vô tình” hay “cố ý” không đụng chạm đến chủ quyền “tự vẽ ” của Bắc Kinh về hình Lưỡi Bò (còn gọi là Đường 9 Đọan) được Trung Cộng trình cho Liên Hiệp Quốc năm 2009 , chiếm từ 80 đến 85% diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông bao gồm cả 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?
Bản Tuyên bố mơ hồ này cũng không nói gì đến việc Trung Cộng đã biến các vị trí chiếm được của Việt Nam thành các căn cứ phòng thủ quân sự kiên cố trong vùng Trường Sa, không kể đã chiếm thêm đá Vành Khăn từ năm 1994, gần khu Bãi Cỏ Rong có tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Cộng.
Như vậy phải chăng phiá Việt Nam còn mặc nhiên nhìn nhận cái chính quyền hành chính “tự chế” Tam Sa của Trung Cộng thành lập từ ngày 24 tháng 7 năm 2012 gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Trung Cộng tranh chấp với Phi Luật Tân)
KHÔNG CHỈ Ở VỊNH BẮC BỘ
Một điểm khác không kém quan trọng là Thủ tướng Lý Khắc Cường, theo Tân Hoa Xã, còn yêu cầu hai nước thảo luận “hợp tác cùng phát triển” ở những vùng biển khác, ngoài vùng biển của Vịnh Bắc Bộ (Beibu Bay).
Họ Lý nói làm như thế, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới thấy hai nước có khả năng và thiện chí bảo vệ hòa bình ở Nam Hải, tăng cường lợi ích chung của hai nước và giảm thiểu những bất đồng.
(“He also called on the two countries to study the possibilities of joint development of a wider area of the sea.
By doing so, China and Vietnam would demonstrate to the world that they have the capability and the wisdom to safeguard peace in the South China Sea, expand their common interests and reduce divergences”. --Xinhua, 13/10/2013)
Tuy nhiên Tuyên bố chung của hai Chính phủ chỉ tập trung nói về hợp tác ở vịnh Bắc Bộ: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Nội dung này không mới mà chỉ đi vào hành động tiếp theo sau Thỏa hiệp giữa hai nước trong chuhyến thăm Trung Cộng hồi tháng 6 (2013) của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Theo thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 19/6 (2013) thì hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.
Hiệp định vịnh Bắc Bộ giữa hai nước ký kết ngày 25/12/2000 dành cho Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh, nhưng không có bằng chứng gì xác nhận tỷ lệ này vì không có cơ quan quốc tế hay nước thứ 3 nào được làm công việc do đạc.
Theo báo Nhân Dân ngày 02/07/2004 thì diện tích vịnh Bắc Bộ có khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông) chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).
Vì chưa có bất cứ cuộc điều tra quốc tế chuyên nghiệp nào về Hiệp ước vịnh Bắc Bộ năm 2000 nên hòai nghi Việt Nam bị thiệt càng được nhiều người đồng ý vì Trung Cộng không chấp nhận yêu sách của Việt Nam muốn thương thuyết dựa trên Công ước Pháp-Thanh 1887, vì Bắc Kinh sợ Việt Nam sẽ được lợi hơn.
Có một điểm rất rõ là Trung Cộng đã đòi và được là chia Vịnh làm 2, lấy biên giới từ “điểm nhô ra” của đảo Hải Nam đến bờ biển của Việt Nam làm chuẩn đo để chia đôi. Vì vậy các chuyên gia của Qũy nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam khi phân tích đường trung tuyến trong vịnh, đã kết luận sau khi họ “vẽ các đường tròn có tâm là 21 điểm phân định thì bên Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư mở)
Do đó, khi vùng khai thác dầu khí chung hai nước Việt-Trung được ấn định nằm ngay trên đường ranh giới phân chia hai vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, như đã công bố tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013, thì rõ ràng Trung Cộng đã dành được quyền khai thác bên trong phần biển của Việt Nam.
THẮNG LỢI VỀ AI ?
Sau cuộc họp ở Hà Nội ngày 13/10 (2013), Tuyên bố chung cũng cho biết : “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”
Nhưng căn cứ vào “ngôn từ” của bản Tuyên bố chung và những điểm còn “nhiều nghi vấn” về điều được gọi là “hợp tác cùng phát triển” giữa hai nước thì rõ ràng phần thắng đã nằm trong tay Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường sau 2 ngày thăm Việt Nam để gọi là “phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Bởi lẽ khi “tình trạng hiện hữu” ở Biển Đông được “giữ nguyên” và Việt Nam cũng đã cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” thì Hòang Sa không còn là vấn đề “được nhắc đến” như Bắc Kinh vẫn nói với Việt Nam như thế trong các cuộc nói chuyện.
Và nếu Việt Nam vẫn bình chân như vại trước những hoạt động mà Trung Cộng coi như “ao nhà của mình” ở vùng Trường Sa như đánh cá, lập trại nuôi hải sản, xây dựng bến cảng, thao diễn quân sự, kiêm soát an ninh, thám hiểm, khảo cứu khoa học như Trung Cộng đang làm thì cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” như ghi trong Tuyên bố Hà Nội ngày 15/10/2013 có lợi cho Trung Cộng hay Việt Nam ?
Ngỏai vấn đề trên biển, hai bên còn đạt được các thỏa thuận phát triển giao thông nối liền hai nước, một số đường mới huyết mạch ngòai lợi ích kinh tế còn quan trọng về mặt chiến lược.
Nếu chẳng may xẩy ra chiến tranh giữa đôi bên thì chỉ trong vài giờ quân lính Bắc phương đã có mặt ở khắp nước theo các dự án :
-Đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội.
-Đường bộ cao tốc Móng Cái - Hạ Long.
-Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Hai bên còn “ nhất trí thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới”, tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết “Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung” (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước.”
Tuyên bố chung cũng nói : “Phía Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang (tỉnh Kiên Giang) và Khu công nghiệp An Dương (thành phố Hải Phòng).
Nên biết tại khu Công nghiệp Long Giang ( tiếng Trung Hoa :Long Jiang IPD hoặc LJIP) có 12 Nhà đầu tư thì có đến 8 đến từ Trung Cộng chuyên sản xuất : Ống đồng, dầu ăn, bao bì gỗ, mô-tơ, vật liệu xây dựng, túi xách, sợi.
4 Nhà đầu tư còn lại thuộc Nhật sản xuất dây cáp điện; 2 Công ty Hàn Quốc sản xuất đồ gia dụng và thức ăn gia súc và 1 Công ty đến từ Tân Gia Ba sản xuất dầu cám.
Tuyệt nhiên không có công ty nào của Việt Nam.
Theo Bách khoa Tòan thư thì hai người Trung Hoa, Ông Weng Ming Zhao là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Ông Yu Suo làm Tổng giám đốc.
Khu Công nghiệp An Dương là công trình hợp tác và đầu tư của Công ty Liên hợp Thâm Việt đến từ Tỉnh Qủang Đông (Trung Cộng) với số vốn 175 triệu dollars chuyên về lĩnh vực được gọi là “công nghệ cao”.
Khu công nghiệp này, theo Đài Tiếng nói Việt Nam (28/12/2008) đã được khởi công xây dựng trên diện tích 800 mâu đất thuộc huyện An Dương (Hải Phòng), nhưng chậm tiến bộ vì trục trặc trong vấn đề thu hồi đất của dân và bồi thường.
Khu công nghiệp An Dương được Đài này mô tả : “ Là dự án đặc biệt quan trọng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển bền vững cho các khu công nghiệp trong thời kỳ mới. Đây còn là dự án có quy mô lớn đầu tiên mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thành phố Hải Phòng.”
Trước ngày Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Hà Nội (13/10/013), Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung đã đích thân đến Hải Phòng ngày 17/6/2013 để thúc đẩy xúc tiến mau hơn dự án An Dương.
Như vậy, tất cả các dự án về giao thông, biên giới và xây dựng hai Khu Cộng nghiệp Long Giang và An Dương đều có lợi cho các công ty đầu tư và nhà nước Trung Cộng. Cho đến bây giờ, chưa ai biết cái lợi dành cho Việt Nam sẽ được bao nhiêu và liệu có bao nhiêu công nhân người Việt được vào làm cho các dự án kinh tế và xây dựng này ?
Có điều chắc chắn là dù trong tình huống nào, người Việt Nam cũng chỉ “đi làm thuê” (gia công) cho các công ty nước ngòai vì nhà nước đã bị “vướng mắc” với các dự án kinh tế có vốn đầu tư và chủ trương “đã dự thầu thì sẽ thắng” của phiá Trung Cộng !
Ngòai ra hai bên cũng đồng ý : “Nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên. Hai bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.”
Và cuối cùng, hai bên cũng đồng ý : “ Sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt – Trung” và “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội”
Như vậy thì nên hiểu như thế nào về “thành công” của phía Trung Cộng sau chuyến sang thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Lý Khắc Cường ?
Là người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngòai, có ai biết Việt Nam đã mất Biển Đông hay nước Việt Nam đã bị “Tầu hóa” với những đồng ý vô điều kiện của Lãnh đạo Việt Nam ?
Phạm Trần
(10/013)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giầu nghèo trên thế giới
Vũ Văn An
16:03 17/10/2013
Sự giầu có toàn cầu đã đạt tới mức cao chưa từng có: 241 ngàn tỷ đôla, tăng 4.9 phần trăm so với năm ngoái và 68 phần trăm kể từ năm 2003, trong đó, Hoa Kỳ chiếm tới 72 phần trăm sự gia tăng mới nhất này. Đó là tường trình về sự giầu có trên thế giới năm 2013 tựa là Tường Trình Về Sự Giầu Có Toàn Cầu Của Tín Dụng Thụy Sĩ (Credit Suisse Global Wealth Report). Mức giầu có trung bình của một người trưởng thành đạt tới mức cao chưa từng có: 51,600 đôla. Tuy nhiên, mức giầu có trung bình của một người trưởng thành Thụy Sĩ hiện vượt con số 500,000 đôla, đứng thứ nhất lần thứ hai trong ba năm.
Đâu có thấy giầu hơn chút nào? Điều này không ngạc nhiên chi cả. Vì nếu bạn không sở hữu chứng khoán và căn nhà của bạn vẫn dậm chân tại vũng bùn giá cả hậu suy thoái, hay bạn chưa sở hữu căn nhà nào cả, thì có lẽ sự giầu có của bạn chẳng xê xích bao nhiêu, thậm chí có khi còn tụt hậu ít phần trăm hay tệ hơn thế nữa. Tại Hoa Kỳ, nơi phục hồi kinh tế khá èo uột và nạn thất nghiệp vẫn còn cao, thì ít người bên ngoài số 10 phần trăm những kẻ nắm giữ giầu có có thể trải nghiệm bất cứ sự cải thiện nào về giầu có bản thân kể từ lúc cuộc suy thoái vĩ đại của ba năm 2008-2010 chấm dứt về phương diện kỹ thuật.
Thực vậy, phần lớn sự giầu có được tạo ra trong các năm có khủng hoảng kinh tế đã tập trung vào tay một phần trăm nhỏ xíu các cư dân của quả địa cầu. Theo phúc trình này, sự bất quân bình về giầu có vẫn còn khá cao, với 10 phần trăm dân số thế giới sở hữu 86 phần trăm sự giầu có toàn cầu. Riêng 1 phần trăm cao nhất chiếm tới 46 phần trăm tài sản đó. Tín Dụng Thũy Sĩ tường trình rằng 50 phần trăm người trưởng thành toàn cầu ở cuối bậc thang chỉ sở hữu khoảng 1 phần trăm sự giầu có của quả địa cầu này mà thôi.
Một số quốc gia có mức bất quân bình về giầu có đến ngỡ ngàng. Tường trình này cho hay: “Nga có mức bất quân bình về giầu có cao nhất thế giới, trừ các quốc gia vùng Caribê với nhiều cư dân là tỷ phú”. Vì tại Nga, 110 cá nhân của cả nước chiếm tới 35 phần trăm tài sản của đất nước mênh mông.
Trong năm 2013, Tín Dụng Thụy Sĩ ước tính rằng 3.2 tỷ cá nhân, tức hơn 2 phần 3 người lớn trên thế giới, có tài sản dưới 10,000 đôla. Một tỷ người khác, tức 23 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản từ 10,000 tới 100,000 đôla. Số 393 triệu người còn lại, tức 8 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản trên 100,000 đôla. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng con số này bao gồm 32 triệu triệu phú “đôla Mỹ”, tức nhóm người dưới 1 phần trăm dân số trưởng thành thế giới, nhưng lại nắm giữ 41 phần trăm toàn bộ tài sản toàn cầu. Bên trong nhóm này, Tín Dụng Thụy Sĩ ước lượng rằng 98,700 cá nhân có tài sản hơn 50 triệu đôla, và 33,900 người có tài sản trị giá hơn 100 triệu đôla.
Sự tập trung giầu có lớn nhất diễn ra tại 2 vùng phía bắc: Bắc Mỹ và Bắc Âu Châu. Hai vùng ít giầu có nhất thế giới là Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng sự giầu có toàn cầu sẽ tăng gần 40 phần trăm trong vòng 5 năm tới, đạt 334 ngàn tỷ đôla vào năm 2018. Họ ước lượng rằng các thị trường đang xuất hiện sẽ là tác nhân của 29 phần trăm việc gia tăng này, trong đó, riêng Trung Hoa sẽ chiếm gần 50 phần trăm sự gia tăng về giầu có của các nền kinh tế đang vươn lên.
Năm nay, cũng như bốn năm liên tiếp vừa qua, Hoa Kỳ đạt được sự gia tăng về giầu có cá nhân. Được kích thích bởi việc phục hồi về giá nhà cửa và việc thị trường đầu cơ (bull market) đẩy Dow Jones lên cao, Hoa Kỳ đã cộng thêm 8.1 ngàn tỷ đôla vào tổng số giầu có toàn cầu, nhờ thế gia tăng 12.7 phần trăm việc sở hữu giầu có, lên tới 72.1 ngàn tỷ đôla, tức 20 phần trăm cao hơn mức trước cuộc khủng hoảng năm 2006 và 54 phần trăm cao hơn mức năm 2008.
Trị giá trung bình của sự giầu có toàn cầu, dưới 52,000 đôla, cho thấy nhiều dị biệt tùy từng quốc gia và từng vùng. Những quốc gia giầu có nhất, với mức giầu có hơn 100,000 đôla mỗi người lớn, nằm ở Bắc Mỹ, Tây Âu và ở các nước giầu vùng Á Châu Thái Bình Dương và Trung Đông. Đứng đầu các quốc gia này là Thụy Sĩ, quốc gia mà năm 2011 đã trở thành quốc gia đầu tiên có mức giầu có vượt quá 500,000 đôla. Năm 2012, mức này có giảm chút đỉnh, nhưng năm nay sự gia tăng giá cổ phần (equity) đã đem lại mức giầu có rất cao là 513,000 đôla. Úc (403,000 đôla), Na Uy (380,000 đôla) và Lục Xâm Bảo (315,000 đôla) tất cả đều đã đạt được sự gia tăng về giầu có tính theo đầu người lớn và tiếp tục duy trì được địa vị thứ hai, thứ ba và thứ tư từ năm 2012. Hoa Kỳ, Thụy Điển, Pháp, Tân Gia Ba, Bỉ và Đan Mạch xếp hàng tiếp theo đó, với mức giầu có tính theo đầu người lớn từ 250,000 tới 300,000 đôla.
Nhóm “giầu có ở giữa” bao gồm các nước có mức giầu có trung bình từ 25,000 tới 100,000 đôla. Một số nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) như Bồ Đào Nha, Malta và Slovenia đứng đầu các nước này, trong khi các nước vừa mới gia nhập EU như Cộng Hoà Czech, Estonia và Slovekia thì nằm thấp nhất. Nhóm các quốc gia này cũng bao gồm một số quốc gia Trung Đông như Bahrain, Oman, Lebanon và Saudi Arabia, và một số quốc gia Châu Mỹ La Tinh như Chile, Colombia, Costa Rica, Mexico và Uruguay, vốn được coi như các thị trường đang lớn mạnh. Hung Gia Lợi và Ba Lan đã trở lại nhóm này sau một năm vắng bóng. Libya và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trở lại nhóm này sau nhiều năm khuất dạng.
Nhóm được Tín Dụng Thụy Sĩ gọi là nhóm tiền tuyến (frontier waelth) tức có mức giầu có từ 5,000 tới 25,000 đôla mỗi người lớn, bao gồm các quốc gia có diện tích lớn nhất và cũng có dân số đông nhất thế giới, trong đó có Trung Hoa, Nga, Nam Dương, Ba Tây, Phi Luật Tân, Ai Cập và Iran. Nhóm này cũng bao gồm nhiều quốc gia đang chuyển tiếp ở bên ngoài EU (Albania, Armenia, Azerbaijan, Bosnia, Georgia, Serbia, Kazakhstan và Mông Cổ), phần lớn Châu Mỹ La Tinh (Argentina, Ecuador, El Salvador, Panama, Paraguay, Peru và Venezuela), và nhiều quốc gia dọc Địa Trung Hải (Algeria, Jordan, Libya, Morocco, Syria và Tunisia). Nam Phi gần đây vốn thuộc nhóm giầu có ở giữa, nhưng nay đã tuột xuống nhóm này cùng với các quốc gia vùng Hạ Sahara: Botswana, Equatorial Guinea và Namibia. Lào và Tích Lan năm nay vượt lên quá 5,000 nên đã cùng Thái Lan tham gia nhóm này.
Nhóm các quốc gia cuối cùng về giầu có dưới 5,000 đôla phần lớn tập trung ở Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Nhóm này bao gồm trọn Trung Phi ngoại trừ Angola, Equatorial Guinea và Gabon. India cũng thuộc các quốc gia này, cùng với Bangladesh, Cambodia, Myanmar, Nepal, Pakistan và Việt Nam. Lao đao trong nhóm này cũng có 3 quốc gia giáp giới với EU, đó là Belarus, Moldova và Ukraine.
Đâu có thấy giầu hơn chút nào? Điều này không ngạc nhiên chi cả. Vì nếu bạn không sở hữu chứng khoán và căn nhà của bạn vẫn dậm chân tại vũng bùn giá cả hậu suy thoái, hay bạn chưa sở hữu căn nhà nào cả, thì có lẽ sự giầu có của bạn chẳng xê xích bao nhiêu, thậm chí có khi còn tụt hậu ít phần trăm hay tệ hơn thế nữa. Tại Hoa Kỳ, nơi phục hồi kinh tế khá èo uột và nạn thất nghiệp vẫn còn cao, thì ít người bên ngoài số 10 phần trăm những kẻ nắm giữ giầu có có thể trải nghiệm bất cứ sự cải thiện nào về giầu có bản thân kể từ lúc cuộc suy thoái vĩ đại của ba năm 2008-2010 chấm dứt về phương diện kỹ thuật.
Thực vậy, phần lớn sự giầu có được tạo ra trong các năm có khủng hoảng kinh tế đã tập trung vào tay một phần trăm nhỏ xíu các cư dân của quả địa cầu. Theo phúc trình này, sự bất quân bình về giầu có vẫn còn khá cao, với 10 phần trăm dân số thế giới sở hữu 86 phần trăm sự giầu có toàn cầu. Riêng 1 phần trăm cao nhất chiếm tới 46 phần trăm tài sản đó. Tín Dụng Thũy Sĩ tường trình rằng 50 phần trăm người trưởng thành toàn cầu ở cuối bậc thang chỉ sở hữu khoảng 1 phần trăm sự giầu có của quả địa cầu này mà thôi.
Một số quốc gia có mức bất quân bình về giầu có đến ngỡ ngàng. Tường trình này cho hay: “Nga có mức bất quân bình về giầu có cao nhất thế giới, trừ các quốc gia vùng Caribê với nhiều cư dân là tỷ phú”. Vì tại Nga, 110 cá nhân của cả nước chiếm tới 35 phần trăm tài sản của đất nước mênh mông.
Trong năm 2013, Tín Dụng Thụy Sĩ ước tính rằng 3.2 tỷ cá nhân, tức hơn 2 phần 3 người lớn trên thế giới, có tài sản dưới 10,000 đôla. Một tỷ người khác, tức 23 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản từ 10,000 tới 100,000 đôla. Số 393 triệu người còn lại, tức 8 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản trên 100,000 đôla. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng con số này bao gồm 32 triệu triệu phú “đôla Mỹ”, tức nhóm người dưới 1 phần trăm dân số trưởng thành thế giới, nhưng lại nắm giữ 41 phần trăm toàn bộ tài sản toàn cầu. Bên trong nhóm này, Tín Dụng Thụy Sĩ ước lượng rằng 98,700 cá nhân có tài sản hơn 50 triệu đôla, và 33,900 người có tài sản trị giá hơn 100 triệu đôla.
Sự tập trung giầu có lớn nhất diễn ra tại 2 vùng phía bắc: Bắc Mỹ và Bắc Âu Châu. Hai vùng ít giầu có nhất thế giới là Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng sự giầu có toàn cầu sẽ tăng gần 40 phần trăm trong vòng 5 năm tới, đạt 334 ngàn tỷ đôla vào năm 2018. Họ ước lượng rằng các thị trường đang xuất hiện sẽ là tác nhân của 29 phần trăm việc gia tăng này, trong đó, riêng Trung Hoa sẽ chiếm gần 50 phần trăm sự gia tăng về giầu có của các nền kinh tế đang vươn lên.
Năm nay, cũng như bốn năm liên tiếp vừa qua, Hoa Kỳ đạt được sự gia tăng về giầu có cá nhân. Được kích thích bởi việc phục hồi về giá nhà cửa và việc thị trường đầu cơ (bull market) đẩy Dow Jones lên cao, Hoa Kỳ đã cộng thêm 8.1 ngàn tỷ đôla vào tổng số giầu có toàn cầu, nhờ thế gia tăng 12.7 phần trăm việc sở hữu giầu có, lên tới 72.1 ngàn tỷ đôla, tức 20 phần trăm cao hơn mức trước cuộc khủng hoảng năm 2006 và 54 phần trăm cao hơn mức năm 2008.
Trị giá trung bình của sự giầu có toàn cầu, dưới 52,000 đôla, cho thấy nhiều dị biệt tùy từng quốc gia và từng vùng. Những quốc gia giầu có nhất, với mức giầu có hơn 100,000 đôla mỗi người lớn, nằm ở Bắc Mỹ, Tây Âu và ở các nước giầu vùng Á Châu Thái Bình Dương và Trung Đông. Đứng đầu các quốc gia này là Thụy Sĩ, quốc gia mà năm 2011 đã trở thành quốc gia đầu tiên có mức giầu có vượt quá 500,000 đôla. Năm 2012, mức này có giảm chút đỉnh, nhưng năm nay sự gia tăng giá cổ phần (equity) đã đem lại mức giầu có rất cao là 513,000 đôla. Úc (403,000 đôla), Na Uy (380,000 đôla) và Lục Xâm Bảo (315,000 đôla) tất cả đều đã đạt được sự gia tăng về giầu có tính theo đầu người lớn và tiếp tục duy trì được địa vị thứ hai, thứ ba và thứ tư từ năm 2012. Hoa Kỳ, Thụy Điển, Pháp, Tân Gia Ba, Bỉ và Đan Mạch xếp hàng tiếp theo đó, với mức giầu có tính theo đầu người lớn từ 250,000 tới 300,000 đôla.
Nhóm “giầu có ở giữa” bao gồm các nước có mức giầu có trung bình từ 25,000 tới 100,000 đôla. Một số nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) như Bồ Đào Nha, Malta và Slovenia đứng đầu các nước này, trong khi các nước vừa mới gia nhập EU như Cộng Hoà Czech, Estonia và Slovekia thì nằm thấp nhất. Nhóm các quốc gia này cũng bao gồm một số quốc gia Trung Đông như Bahrain, Oman, Lebanon và Saudi Arabia, và một số quốc gia Châu Mỹ La Tinh như Chile, Colombia, Costa Rica, Mexico và Uruguay, vốn được coi như các thị trường đang lớn mạnh. Hung Gia Lợi và Ba Lan đã trở lại nhóm này sau một năm vắng bóng. Libya và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trở lại nhóm này sau nhiều năm khuất dạng.
Nhóm được Tín Dụng Thụy Sĩ gọi là nhóm tiền tuyến (frontier waelth) tức có mức giầu có từ 5,000 tới 25,000 đôla mỗi người lớn, bao gồm các quốc gia có diện tích lớn nhất và cũng có dân số đông nhất thế giới, trong đó có Trung Hoa, Nga, Nam Dương, Ba Tây, Phi Luật Tân, Ai Cập và Iran. Nhóm này cũng bao gồm nhiều quốc gia đang chuyển tiếp ở bên ngoài EU (Albania, Armenia, Azerbaijan, Bosnia, Georgia, Serbia, Kazakhstan và Mông Cổ), phần lớn Châu Mỹ La Tinh (Argentina, Ecuador, El Salvador, Panama, Paraguay, Peru và Venezuela), và nhiều quốc gia dọc Địa Trung Hải (Algeria, Jordan, Libya, Morocco, Syria và Tunisia). Nam Phi gần đây vốn thuộc nhóm giầu có ở giữa, nhưng nay đã tuột xuống nhóm này cùng với các quốc gia vùng Hạ Sahara: Botswana, Equatorial Guinea và Namibia. Lào và Tích Lan năm nay vượt lên quá 5,000 nên đã cùng Thái Lan tham gia nhóm này.
Nhóm các quốc gia cuối cùng về giầu có dưới 5,000 đôla phần lớn tập trung ở Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Nhóm này bao gồm trọn Trung Phi ngoại trừ Angola, Equatorial Guinea và Gabon. India cũng thuộc các quốc gia này, cùng với Bangladesh, Cambodia, Myanmar, Nepal, Pakistan và Việt Nam. Lao đao trong nhóm này cũng có 3 quốc gia giáp giới với EU, đó là Belarus, Moldova và Ukraine.
Tin Đáng Chú Ý
Một nhân chứng lịch sử nữa ra đi
Lữ Giang
18:02 17/10/2013
Hôm 11.10.2013, ông Cao Xuân Vỹ, một nhân chứng lịch sử của VNCH đã qua đời tại tư gia ở Orange County, California, hưởng thọ 93 tuổi.
Trước khi ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh và trong khi ông Diệm cầm quyền, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã tham gia chính quyền của ông Điệm hay Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng. Chúng tôi xin kể tên một số nhân vật cốt cán:
Trong chính quyền: Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đỗ, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Trần Trung Dung, Bùi Văn Thinh, Phạm Xuân Thái, Trần Hữu Phương, Trần Chánh Thành, Nguyễn Hữu Châu, Lương Trọng Tường, Nguyễn Dương Đôn, Trần Ngọc Liễn, Phạm Duy Khiêm, Hồ Thông Minh, Bùi Kiện Tín, Huỳnh Văn Nhiệm, v.v.
Trong ban lãnh đạo Đảng Cần Lao có trụ sở ở số 23 đường Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Sài Gòn: Trần Văn Trai, Phạm Văn Nhu, Lý Trung Dung, Trần Kim Tuyến, Võ Như Nguyện, Lương Như Ủy, Lê Văn Đồng, Thái Mạnh Tiến, Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ, Đỗ La Lam, v.v.
Nhưng sau khi ông Điệm và ông Nhu bị giết, người ta chỉ thấy còn một người duy nhất tự nhận mình là đảng viên Đảng Cần Lao, tiếp tục công khai đứng ra tuyên dương không mệt mỏi những công trạng mà ông Diệm đã làm cho đất nước nhưng bị Mỹ giết vì không đồng ý để cho Mỹ đem quân vào miền Nam Việt Nam, người đó là ông Cao Xuân Vỹ. Vậy ông Cao Xuân Vỹ là ai?
VÀI NÉT VỀ ÔNG CAO XUÂN VỸ
Ông Cao Xuân Vỹ sinh ngày 1.2.1920 tại làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc dòng dõi của ông Cao Xuân Dục (1843 – 1923) vốn là Thượng Thư Bộ Học (1905) dưới thời vua Thành Thái và Cơ Mật Viện Đại Thần - Phụ Chính Đại Thần dưới thời vua Duy Tân. Theo gia phả, ông Cao Xuân Dục sinh ông Cao Xuân Tiếu, ông Tiếu sinh ông Cao Xuân Tảo và ông Tảo sinh ông Cao Xuân Vỹ.
Lúc nhỏ ông Vỹ học trung học tại Nghệ An và đại học tại Hà Nội, nhưng học chưa xong thì năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, ông phải nghỉ học. Năm 1946, khi thương lượng với Pháp bất thành, ngày 18.12.1946 Việt Minh ra lệnh tản cư, rút khỏi thành phố Hà Nội. Ông Cao Xuân Vỹ đã cùng với 36 trí thức, sinh viên và thanh niên tản cư về Liên Khu IV gồm các tỉnh Thanh Hòa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Vỹ cho biết những người cùng đi với ông lúc đó có các ông Trần Chánh Thành, Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, Nguyễn Duy Quang, Phan Huy Xương (anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán), Tôn Thất Trạch v.v...
Đầu năm 1953, theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, Việt Minh bắt đầu thi hành chế độ giảm tô và cải cách ruộng đất, nhiều địa chủ và trí thức bị giết nên ông và nhiều người phải tìm cách trốn khỏi Liên Khu IV. Nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành, ông trốn qua Phú Nhạc, Phát Diệm, nơi có khu an toàn của người Công Giáo. Từ đó ông ra Hà Nội và gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát… là những người đã từng hoạt động chung với ông thời 1945.
Cuối năm 1953 ông vào Sài Gòn gặp lại ông Trần Chánh Thành. Lúc đó ông Thành đang tập sự hành nghề luật sư với Luật Sư Trương Đình Du, làm tờ báo Xã Hội với ông Ngô Đình Nhu và tham gia Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia vì Hòa Bình do ông Nhu thành lập. Ông Thành đã giới thiệu ông với ông Nhu.
Ngày 16.6.1954 Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh cử ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng thay ông Bửu Lộc. Ngày 25.6.1954 ông Diệm về nước chấp chánh. Ngày 6.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ và ngày 7.7.1954 bắt đầu nhận chức.
Tháng 8 năm 1954, Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng được chính thức thành lập. Ông Cao Xuân Vỹ gia nhập tổ chức này. Ban lãnh đạo Đảng có 5 phòng. Ông Vỹ tham gia vào Phòng 4 đặc trách về kinh tài. Phòng 4 có 5 người là các ông Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ và Đỗ La Lam.
Trước năm 1945, ông Cao Xuân Vỹ có dự một khóa huấn luyện về thể dục và thể thao ở Phan Thiết do Tổng Cục Thể Dục, Thể Thao và Thanh Niên tổ chức. Đây là tổ chức thuộc quyền điều hành của Thiếu Tá Maurice Ducoroy, Tổng Ủy Viên Thể Thao và Thanh Niên tại Đông Dương của Pháp. Do đó, năm 1958 ông Diệm đã cử ông Vỹ đi làm Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao trực thuộc Bộ Lao Động và Thanh Niên do ông Nguyễn Tăng Nguyên làm Tổng Trưởng. Khi ông Nhu thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa, ông Nhu làm Thủ Lãnh, còn ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Thủ Lãnh kiêm Trưởng Đoàn. Trong thực tế, việc tổ chức và điều hành Thanh Niên Cộng Hòa đều do ông Vỹ.
MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
Thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, tôi còn là một sinh viên nên không biết được chính xác những chuyện gì đã thật sự xảy ra bên trong chính quyền. Nhưng phương pháp luật học và kinh nghiệm trong ngành luật đã chỉ cho tôi cách thức truy tầm và đánh giá các tài liệu lịch sử.
Bộ “Foreign Relations of the United States” (FRUS) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt ấn hành gồm mấy chục cuốn, công bố hầu hết các văn kiện liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam từ 1945 đến 1967 là những tài liệu chính đã giúp chúng ta nắm vững chính sách từng giai đoạn của Hoa Kỳ và các sự việc đã xảy ra. Hàng chục ngàn trang tài liệu được giải mã tiếp theo đã giúp làm sáng tỏ hơn nhiều bí ấn của lịch sử.
Căn cứ vào các tài liệu này, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn các nhân chứng xem những điều mô tả trong sử liệu có thật sự đúng như vậy không, những chuyện gì sử liệu chưa nói hết hay nói không đúng, v.v. Ông Cao Xuân Vỹ là một trong những người giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu các biến cố dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Ròng rã trong 15 năm, tôi phải lui tới gặp ông nhiều lần để làm sáng tỏ một số vấn đề. Có những vấn đề ông không nắm vững, ông đã giới thiệu các nhân chứng khác cho tôi phỏng vấn.
Từ việc ông Điệm được Bảo Đại đưa về chấp chánh, đến việc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ quyết định Pháp phải rời khỏi miền Nam, truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp, thành lập một chế độ độc đảng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan ở miền Nam Việt Nam để chống Cộng Sản… đến việc giết ông Diệm để đổ quân vào miền Nam, đều được đem ra thảo luận. Rất nhiều sự kiện do sử liệu tiết lộ hoàn hoán khác với những gì thường được viết trên báo chí hay sách vở.
Có hai câu chuyện do ông Vỹ tiết lộ đã gây nhiều tranh luận, đó là việc ông Ngô Đình Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy và việc ông Ngô Đình Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối 1.11.1963. Chúng tôi xin nói qua hai vấn đề này.
CHUYỆN ÔNG NHU GẶP PHẠM HÙNG
Chuyện ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng tại Bình Tuy được Tướng Trần Văn Đôn viết trong cuốn “Việt Nam nhân chứng” xuất bản năm 1989. Nhưng Tướng Đôn viết sai cả ngày tháng lẫn sự kiện vì ông chỉ “nghe nói”. Chuyện này được ông Cao Xuân Vỹ kể lại cho ông Minh Võ nghe trong cuộc phỏng vấn ngày 14.6.2012 khi đầu óc ông không còn minh mẫn vì tuổi già.
Cuối năm 1962, Hà Nội được tin Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nên tìm cách thỏa hiệp với chính phủ Ngô Đình Diệm để ngăn chận sự can thiệp này. Diễn biến của cuộc vận động này đã được nói rất rõ trong cuốn “The War of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli và cuốn “A Death in November. The Struggle for Indochina” của bà Ellen J. Hammer, nhất là trong phúc trình ngày 26.9.1963 của CIA. Căn cứ vào các tài liệu đó, chúng tôi có phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ về việc ông tháp tùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy. Câu chuyện ông kể lại không gióng những gì đang được nhóm Giao Điểm lưu truyền.
Chính ông Mieczyslaw Maneli, Trưởng Đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến là người làm trung gian giữa hai bên. Người đứng ra thúc đẩy chuyện này là Tổng Thống De Gaule qua Đại Sứ Lalouette của Pháp ở Sài Gòn. Nhưng ông Nhu biết rõ âm mưu của Hà Nội, nên cuối cùng ông nói rằng “Người Mỹ là người duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam” (The Americam are the only people on the earth who dare to help South Vietnam) và ông từ chối đề nghị của Tổng Thống De Gaule.
Đại Sứ Lalouette rất thất vọng khi nghe tin này. Vì đoán chắc Mỹ sắp loại bỏ ông Diệm và ông Nhu, ông đã nói với ông Maneli:
“Nếu ông ta (ông Nhu) không từ bỏ những ảo ảnh này, ông ta sẽ mất. Đó là một sai lầm thê thảm.”
(If he does not rid himself of these illusions, he will be lost. It is a tragic mistake.)
Đại Sứ Lalouette đã tiên đoán rất chính xác. Ông Ngô Đình Nhu vì không còn con đường nào khác là bám theo Mỹ nhưng lại muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia nên đã bị giết.
CHUYỆN RỜI KHỎI DINH GIA LONG
Ông Vỹ kể lại khi cuộc giao tranh bắt đầu, ông Nhu khuyên ông Diệm nên rời khỏi Dinh Gia Long một thời gian, nhưng ông Diệm nói: “Tổng Thống không có đi trốn”. Bổng ông Cabot Lodge gọi đến nói với ông Diệm rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng Thống và nói nếu ông có thể làm gì xin cứ gọi ông. Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.
Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!”
Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Đô Trưởng Nội An, bảo đem đến Tòa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vỹ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Trang Khánh Hưng lái một chiếc xe fourgonnette đến. Ông Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long để tránh sự chú ý của các binh sĩ trong dinh.
Ông Diệm bảo ông già Ẩn lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi đi ra xe, ông Diệm còn lầu bầu: “ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đã trở thành một lời tiên tri!
Ông Vỹ bàn với Trung Tá Phước về nơi đầu tiên ông Diệm và ông Nhu sẽ đến là Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5 (khu Đại Thế Giới cũ) ở Chợ Lớn. Trung Tá Phước liền báo tin cho ông Vũ Tiến Tuân, Đô Trưởng Sài Gòn biết. Nhưng ông Tuân thấy ông Diệm không thể ở lâu nơi đó được nên gọi ông Mã Tuyên, Phó Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hoà Quận 5 và đề nghị cho ông Diệm và ông Nhu tạm ở nhà ông Mã Tuyên. Ông Tuyên đồng ý ngay.
Đại Úy Thọ cho biết: Tổng Thống Diệm, ông Nhu, Đại Úy Bằng, ông Cao Xuân Vỹ và anh ta chui ra khỏi hầm. Theo sau còn có Đại Úy Lê Châu Lộc và Đại Úy Lê Công Hoàn. Tất cả đi ra mặt tiền đường Gia Long. Một chiếc xe “deux cheveaux” loại fourgonnette đã đậu sẵn. Đại Úy Thọ lên ngồi ghế cạnh tài xế. Ông Cao Xuân Vỹ mở cửa sau. Tổng Thống Diệm lên xe trước, ngồi xuống sàn phía bên tài xế, ông Nhu lên sau và ngồi xuống sàn phía bên Đại Úy Thọ.
Ông Cao Xuân Vỹ cho biết vì thấy xe không có ghế ngồi, ông đã vội chạy vào Dinh lấy cái nệm, nhưng khi ông trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Như vậy trên xe chỉ có 4 người: Ông Diệm, ông Nhu, tài xế và Đại Úy Thọ.
Xe ra ngả đường Pasteur, nhưng vì đường Pasteur một chiều không thể chạy ngược xuống đường Lê Lợi được, nên những người đi theo sau xe phải đẩy xe ngang qua đường Pasteur để vào Toà Đô Chánh bằng cửa bên hông, rồi từ đó tài xế lái xe ra cửa trước ở đường Lê Thánh Tôn và quẹo vào đường Nguyễn Huệ phía trước rạp Cinéma Rex, sau đó quẹo phải vào đường Lê Lợi. Xe chạy về phía đường Trần Hưng Đạo, đến đường Đồng Khánh rồi vào Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5, nơi đang đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. Theo sau xe Tổng Thống là một chiếc xe Dodge 4x4, chở các dụng cụ truyền tin để Thổng Thông có thể liên lạc với những nơi khác.
Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ kể vào một dịp khác.
NGUYỆN VỌNG CHƯA THÀNH
Ông Vỹ cho biết sau khi ông Diệm bị giết, Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh bắt ông và những người khác có liên hệ đến chế độ Ngô Đình Diêm. Ông bị tra tấn rất dã man, nhưng họ không hỏi gì về những công việc đã làm, mà chỉ hỏi tiền bạc đang được cất giữ ở đâu. Họ cho ông biết muốn được thả ra phải nộp 20 triệu. Ông không có tiền nộp nên bị giam đến năm 1967, khi cuộc bạo loạn của Phật Giáo bị dẹp tan, ông và nhiều người khác mới được thả. Hầu hết những người khác cũng bị như ông, ngoại trừ những người chạy tiến như Nguyễn Cao Thăng, Bùi Kiện Tín, v.v.
Ra hải ngoại, ông Vỹ lập Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại và làm Chủ Tịch cho đến ngày ông qua đời. Năm nào vào đầu tháng 11, ông cũng tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ quốc gia vị quốc vong thân.
Mặc dầu là “cận thần” của nhà Ngô, ông Cao Xuân Vỹ đồng ý với chúng tôi rằng bây giờ những tài liệu lịch sử đã được công bố hết rồi nên những chiến dịch chống Ngô hay bênh Ngô đều trở thành vô nghĩa. Công việc bây giờ là phải làm sáng tỏ lịch sử: Tìm hiểu xem người Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chề độ Ngô Đình Diệm như thế nào để rút kinh nghiệm lịch sử. Ông mong tôi xuất bản một tập sách viết theo đường lối đó. Nhưng rất tiếc tập sách chưa ra mắt thì ông đã ra đi.
“Chân thật nghĩ là chân thật, phi chân biết là phi chân, cứ tư duy một cách đứng đắn, người như thế mau đạt đến chân thật.”
Xin dùng lời kinh Pháp Cú này để tiễn đưa ông.
Ngày 17.10.2013
Trong chính quyền: Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đỗ, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Trần Trung Dung, Bùi Văn Thinh, Phạm Xuân Thái, Trần Hữu Phương, Trần Chánh Thành, Nguyễn Hữu Châu, Lương Trọng Tường, Nguyễn Dương Đôn, Trần Ngọc Liễn, Phạm Duy Khiêm, Hồ Thông Minh, Bùi Kiện Tín, Huỳnh Văn Nhiệm, v.v.
Trong ban lãnh đạo Đảng Cần Lao có trụ sở ở số 23 đường Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Sài Gòn: Trần Văn Trai, Phạm Văn Nhu, Lý Trung Dung, Trần Kim Tuyến, Võ Như Nguyện, Lương Như Ủy, Lê Văn Đồng, Thái Mạnh Tiến, Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ, Đỗ La Lam, v.v.
Nhưng sau khi ông Điệm và ông Nhu bị giết, người ta chỉ thấy còn một người duy nhất tự nhận mình là đảng viên Đảng Cần Lao, tiếp tục công khai đứng ra tuyên dương không mệt mỏi những công trạng mà ông Diệm đã làm cho đất nước nhưng bị Mỹ giết vì không đồng ý để cho Mỹ đem quân vào miền Nam Việt Nam, người đó là ông Cao Xuân Vỹ. Vậy ông Cao Xuân Vỹ là ai?
VÀI NÉT VỀ ÔNG CAO XUÂN VỸ
Ông Cao Xuân Vỹ sinh ngày 1.2.1920 tại làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc dòng dõi của ông Cao Xuân Dục (1843 – 1923) vốn là Thượng Thư Bộ Học (1905) dưới thời vua Thành Thái và Cơ Mật Viện Đại Thần - Phụ Chính Đại Thần dưới thời vua Duy Tân. Theo gia phả, ông Cao Xuân Dục sinh ông Cao Xuân Tiếu, ông Tiếu sinh ông Cao Xuân Tảo và ông Tảo sinh ông Cao Xuân Vỹ.
Lúc nhỏ ông Vỹ học trung học tại Nghệ An và đại học tại Hà Nội, nhưng học chưa xong thì năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, ông phải nghỉ học. Năm 1946, khi thương lượng với Pháp bất thành, ngày 18.12.1946 Việt Minh ra lệnh tản cư, rút khỏi thành phố Hà Nội. Ông Cao Xuân Vỹ đã cùng với 36 trí thức, sinh viên và thanh niên tản cư về Liên Khu IV gồm các tỉnh Thanh Hòa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Vỹ cho biết những người cùng đi với ông lúc đó có các ông Trần Chánh Thành, Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, Nguyễn Duy Quang, Phan Huy Xương (anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán), Tôn Thất Trạch v.v...
Đầu năm 1953, theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, Việt Minh bắt đầu thi hành chế độ giảm tô và cải cách ruộng đất, nhiều địa chủ và trí thức bị giết nên ông và nhiều người phải tìm cách trốn khỏi Liên Khu IV. Nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành, ông trốn qua Phú Nhạc, Phát Diệm, nơi có khu an toàn của người Công Giáo. Từ đó ông ra Hà Nội và gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát… là những người đã từng hoạt động chung với ông thời 1945.
Cuối năm 1953 ông vào Sài Gòn gặp lại ông Trần Chánh Thành. Lúc đó ông Thành đang tập sự hành nghề luật sư với Luật Sư Trương Đình Du, làm tờ báo Xã Hội với ông Ngô Đình Nhu và tham gia Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia vì Hòa Bình do ông Nhu thành lập. Ông Thành đã giới thiệu ông với ông Nhu.
Ngày 16.6.1954 Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh cử ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng thay ông Bửu Lộc. Ngày 25.6.1954 ông Diệm về nước chấp chánh. Ngày 6.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ và ngày 7.7.1954 bắt đầu nhận chức.
Tháng 8 năm 1954, Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng được chính thức thành lập. Ông Cao Xuân Vỹ gia nhập tổ chức này. Ban lãnh đạo Đảng có 5 phòng. Ông Vỹ tham gia vào Phòng 4 đặc trách về kinh tài. Phòng 4 có 5 người là các ông Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ và Đỗ La Lam.
Trước năm 1945, ông Cao Xuân Vỹ có dự một khóa huấn luyện về thể dục và thể thao ở Phan Thiết do Tổng Cục Thể Dục, Thể Thao và Thanh Niên tổ chức. Đây là tổ chức thuộc quyền điều hành của Thiếu Tá Maurice Ducoroy, Tổng Ủy Viên Thể Thao và Thanh Niên tại Đông Dương của Pháp. Do đó, năm 1958 ông Diệm đã cử ông Vỹ đi làm Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao trực thuộc Bộ Lao Động và Thanh Niên do ông Nguyễn Tăng Nguyên làm Tổng Trưởng. Khi ông Nhu thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa, ông Nhu làm Thủ Lãnh, còn ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Thủ Lãnh kiêm Trưởng Đoàn. Trong thực tế, việc tổ chức và điều hành Thanh Niên Cộng Hòa đều do ông Vỹ.
MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
Thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, tôi còn là một sinh viên nên không biết được chính xác những chuyện gì đã thật sự xảy ra bên trong chính quyền. Nhưng phương pháp luật học và kinh nghiệm trong ngành luật đã chỉ cho tôi cách thức truy tầm và đánh giá các tài liệu lịch sử.
Bộ “Foreign Relations of the United States” (FRUS) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt ấn hành gồm mấy chục cuốn, công bố hầu hết các văn kiện liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam từ 1945 đến 1967 là những tài liệu chính đã giúp chúng ta nắm vững chính sách từng giai đoạn của Hoa Kỳ và các sự việc đã xảy ra. Hàng chục ngàn trang tài liệu được giải mã tiếp theo đã giúp làm sáng tỏ hơn nhiều bí ấn của lịch sử.
Căn cứ vào các tài liệu này, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn các nhân chứng xem những điều mô tả trong sử liệu có thật sự đúng như vậy không, những chuyện gì sử liệu chưa nói hết hay nói không đúng, v.v. Ông Cao Xuân Vỹ là một trong những người giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu các biến cố dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Ròng rã trong 15 năm, tôi phải lui tới gặp ông nhiều lần để làm sáng tỏ một số vấn đề. Có những vấn đề ông không nắm vững, ông đã giới thiệu các nhân chứng khác cho tôi phỏng vấn.
Từ việc ông Điệm được Bảo Đại đưa về chấp chánh, đến việc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ quyết định Pháp phải rời khỏi miền Nam, truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp, thành lập một chế độ độc đảng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan ở miền Nam Việt Nam để chống Cộng Sản… đến việc giết ông Diệm để đổ quân vào miền Nam, đều được đem ra thảo luận. Rất nhiều sự kiện do sử liệu tiết lộ hoàn hoán khác với những gì thường được viết trên báo chí hay sách vở.
Có hai câu chuyện do ông Vỹ tiết lộ đã gây nhiều tranh luận, đó là việc ông Ngô Đình Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy và việc ông Ngô Đình Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối 1.11.1963. Chúng tôi xin nói qua hai vấn đề này.
CHUYỆN ÔNG NHU GẶP PHẠM HÙNG
Chuyện ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng tại Bình Tuy được Tướng Trần Văn Đôn viết trong cuốn “Việt Nam nhân chứng” xuất bản năm 1989. Nhưng Tướng Đôn viết sai cả ngày tháng lẫn sự kiện vì ông chỉ “nghe nói”. Chuyện này được ông Cao Xuân Vỹ kể lại cho ông Minh Võ nghe trong cuộc phỏng vấn ngày 14.6.2012 khi đầu óc ông không còn minh mẫn vì tuổi già.
Cuối năm 1962, Hà Nội được tin Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nên tìm cách thỏa hiệp với chính phủ Ngô Đình Diệm để ngăn chận sự can thiệp này. Diễn biến của cuộc vận động này đã được nói rất rõ trong cuốn “The War of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli và cuốn “A Death in November. The Struggle for Indochina” của bà Ellen J. Hammer, nhất là trong phúc trình ngày 26.9.1963 của CIA. Căn cứ vào các tài liệu đó, chúng tôi có phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ về việc ông tháp tùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy. Câu chuyện ông kể lại không gióng những gì đang được nhóm Giao Điểm lưu truyền.
Chính ông Mieczyslaw Maneli, Trưởng Đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến là người làm trung gian giữa hai bên. Người đứng ra thúc đẩy chuyện này là Tổng Thống De Gaule qua Đại Sứ Lalouette của Pháp ở Sài Gòn. Nhưng ông Nhu biết rõ âm mưu của Hà Nội, nên cuối cùng ông nói rằng “Người Mỹ là người duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam” (The Americam are the only people on the earth who dare to help South Vietnam) và ông từ chối đề nghị của Tổng Thống De Gaule.
Đại Sứ Lalouette rất thất vọng khi nghe tin này. Vì đoán chắc Mỹ sắp loại bỏ ông Diệm và ông Nhu, ông đã nói với ông Maneli:
“Nếu ông ta (ông Nhu) không từ bỏ những ảo ảnh này, ông ta sẽ mất. Đó là một sai lầm thê thảm.”
(If he does not rid himself of these illusions, he will be lost. It is a tragic mistake.)
Đại Sứ Lalouette đã tiên đoán rất chính xác. Ông Ngô Đình Nhu vì không còn con đường nào khác là bám theo Mỹ nhưng lại muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia nên đã bị giết.
CHUYỆN RỜI KHỎI DINH GIA LONG
Ông Vỹ kể lại khi cuộc giao tranh bắt đầu, ông Nhu khuyên ông Diệm nên rời khỏi Dinh Gia Long một thời gian, nhưng ông Diệm nói: “Tổng Thống không có đi trốn”. Bổng ông Cabot Lodge gọi đến nói với ông Diệm rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng Thống và nói nếu ông có thể làm gì xin cứ gọi ông. Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.
Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!”
Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Đô Trưởng Nội An, bảo đem đến Tòa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vỹ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Trang Khánh Hưng lái một chiếc xe fourgonnette đến. Ông Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long để tránh sự chú ý của các binh sĩ trong dinh.
Ông Diệm bảo ông già Ẩn lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi đi ra xe, ông Diệm còn lầu bầu: “ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đã trở thành một lời tiên tri!
Ông Vỹ bàn với Trung Tá Phước về nơi đầu tiên ông Diệm và ông Nhu sẽ đến là Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5 (khu Đại Thế Giới cũ) ở Chợ Lớn. Trung Tá Phước liền báo tin cho ông Vũ Tiến Tuân, Đô Trưởng Sài Gòn biết. Nhưng ông Tuân thấy ông Diệm không thể ở lâu nơi đó được nên gọi ông Mã Tuyên, Phó Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hoà Quận 5 và đề nghị cho ông Diệm và ông Nhu tạm ở nhà ông Mã Tuyên. Ông Tuyên đồng ý ngay.
Đại Úy Thọ cho biết: Tổng Thống Diệm, ông Nhu, Đại Úy Bằng, ông Cao Xuân Vỹ và anh ta chui ra khỏi hầm. Theo sau còn có Đại Úy Lê Châu Lộc và Đại Úy Lê Công Hoàn. Tất cả đi ra mặt tiền đường Gia Long. Một chiếc xe “deux cheveaux” loại fourgonnette đã đậu sẵn. Đại Úy Thọ lên ngồi ghế cạnh tài xế. Ông Cao Xuân Vỹ mở cửa sau. Tổng Thống Diệm lên xe trước, ngồi xuống sàn phía bên tài xế, ông Nhu lên sau và ngồi xuống sàn phía bên Đại Úy Thọ.
Ông Cao Xuân Vỹ cho biết vì thấy xe không có ghế ngồi, ông đã vội chạy vào Dinh lấy cái nệm, nhưng khi ông trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Như vậy trên xe chỉ có 4 người: Ông Diệm, ông Nhu, tài xế và Đại Úy Thọ.
Xe ra ngả đường Pasteur, nhưng vì đường Pasteur một chiều không thể chạy ngược xuống đường Lê Lợi được, nên những người đi theo sau xe phải đẩy xe ngang qua đường Pasteur để vào Toà Đô Chánh bằng cửa bên hông, rồi từ đó tài xế lái xe ra cửa trước ở đường Lê Thánh Tôn và quẹo vào đường Nguyễn Huệ phía trước rạp Cinéma Rex, sau đó quẹo phải vào đường Lê Lợi. Xe chạy về phía đường Trần Hưng Đạo, đến đường Đồng Khánh rồi vào Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5, nơi đang đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. Theo sau xe Tổng Thống là một chiếc xe Dodge 4x4, chở các dụng cụ truyền tin để Thổng Thông có thể liên lạc với những nơi khác.
Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ kể vào một dịp khác.
NGUYỆN VỌNG CHƯA THÀNH
Ông Vỹ cho biết sau khi ông Diệm bị giết, Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh bắt ông và những người khác có liên hệ đến chế độ Ngô Đình Diêm. Ông bị tra tấn rất dã man, nhưng họ không hỏi gì về những công việc đã làm, mà chỉ hỏi tiền bạc đang được cất giữ ở đâu. Họ cho ông biết muốn được thả ra phải nộp 20 triệu. Ông không có tiền nộp nên bị giam đến năm 1967, khi cuộc bạo loạn của Phật Giáo bị dẹp tan, ông và nhiều người khác mới được thả. Hầu hết những người khác cũng bị như ông, ngoại trừ những người chạy tiến như Nguyễn Cao Thăng, Bùi Kiện Tín, v.v.
Ra hải ngoại, ông Vỹ lập Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại và làm Chủ Tịch cho đến ngày ông qua đời. Năm nào vào đầu tháng 11, ông cũng tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ quốc gia vị quốc vong thân.
Mặc dầu là “cận thần” của nhà Ngô, ông Cao Xuân Vỹ đồng ý với chúng tôi rằng bây giờ những tài liệu lịch sử đã được công bố hết rồi nên những chiến dịch chống Ngô hay bênh Ngô đều trở thành vô nghĩa. Công việc bây giờ là phải làm sáng tỏ lịch sử: Tìm hiểu xem người Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chề độ Ngô Đình Diệm như thế nào để rút kinh nghiệm lịch sử. Ông mong tôi xuất bản một tập sách viết theo đường lối đó. Nhưng rất tiếc tập sách chưa ra mắt thì ông đã ra đi.
“Chân thật nghĩ là chân thật, phi chân biết là phi chân, cứ tư duy một cách đứng đắn, người như thế mau đạt đến chân thật.”
Xin dùng lời kinh Pháp Cú này để tiễn đưa ông.
Ngày 17.10.2013
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nở Một Nụ Cười
Dominic Đức Nguyễn
21:18 17/10/2013
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại ĐHTM 2013 MO. Hoa Kỳ)
Mỗi khi ta nở nụ cười
Là như quà tặng gửi người tha nhân
Món quà tuyệt diệu, chân tâm.
(nđc phóng ngữ)
Every time you smile at someone, it is an action of love, a gift to that person, a beautiful thing.”
(Mother Teresa Of Calcutta)
VietCatholic TV
Ngày Quốc Tế Người Di Cư
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:17 17/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tuy nhiên, cũng có một thực tế bi đát là từ ngày đầu thiên niên kỷ đến nay thế giới chưa bao giờ im tiếng súng. Những trào lưu khủng bố đang khiến cho thảm họa nhân đạo ngày càng lan rộng trên thế giới.
Cứ mỗi 4 giây lại có thêm một người tị nạn mới hoặc người phải lánh nạn trong nước.
160,000 người Mali chạy trốn sang Niger, hàng chục ngàn người Mauritania chạy sang Burkina Faso, trong khi hàng trăm ngàn Kitô hữu Nam Sudan chạy tán loạn sang các nước lân bang, và bây giờ hơn hai triệu người Syria phải bôn ba sang các nước láng giềng để giữ mạng sống mình.
Bên cạnh đó hàng triệu người tuy không phải bỏ nước ra đi, nhưng phải bỏ nhà cửa, làng mạc, thành phố của họ lánh nạn ở những vùng khác như người dân A Phú Hãn, Somalia, Iraq và Syria.
Chiến tranh là nguyên nhân chính.
Chiến tranh dường như vô tận ở Afghanistan có nghĩa là gần như một phần tư những người tị nạn trên thế giới là người A Phú Hãn. Và hơn một nửa những người tị nạn trên thế giới đến từ bốn quốc gia là Syria, Somalia, Sudan và Iraq.
"Mỗi 4,1 giây có một người tị nạn mới hoặc một người lánh nạn, có nghĩa là mỗi lần bạn nháy mắt, lại có một người hơn buộc phải bỏ nhà bỏ cửa chạy trốn "
Trẻ em dưới 18 tuổi là những nạn nhân đông nhất. Các em chiếm tới 46 phần trăm số người tị nạn. Trong cuộc khủng hoảng tại Syria, khuôn mặt của trẻ em thường nói lên rõ nhất nỗi thống khổ của người tị nạn.
Trong năm ngoái hơn 21,000 trẻ em đã xin tị nạn trên thế giới, nhiều em mất hết gia đình. Đó là một kỷ lục bi thảm.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 11/10 - 17/10/2013 - Tái Thánh Hiến Thế Giới cho Đức Mẹ Fatima
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:51 17/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Diễn biến đáng chú ý trong tuần qua là nghi thức tái thánh hiến cho Trái Tim Đức Mẹ được tổ chức vào chiều ngày thứ Bẩy 12 và sáng Chúa Nhật 13 tháng 10 tại quảng trường Thánh Phêrô. Những buổi cử hành này được diễn ra trong khuôn khổ Ngày Thánh Mẫu trong Năm Đức Tin, và kỷ niệm đúng 96 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima.
Theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, nguyên bản Tượng Đức Mẹ đã được đưa ra khỏi Đền Thánh Fatima và đưa về Roma. Đây là biến cố rất họa hiếm. Lần trước đây vào ngày 8 tháng 10 năm 2000 tượng Đức Mẹ đã được đưa về Vatican vào dịp Đại Năm Thánh 2000, khi Chân phước Gioan Phaolô Đệ Nhị cử hành nghi thức phó thác thế giới và Giáo Hội cho Đức Mẹ tại Quảng trường Thánh Phêrô trước sự hiện diện của 1,500 Giám Mục thế giới. Trong triều thiên của tượng Đức Mẹ Fatima, có gắn viên đạn do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 tặng, đó là viên đạn mà tên Ali Agca đã bắn vào ngài trong cuộc mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Tượng Đức Mẹ Fatima được chở tới phi trường Fiumicino ở Roma chiều 12 tháng 10. Từ đây lúc 1 giờ rưỡi, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa đã đón rước và tháp tùng về Vatican trên một máy bay trực thăng tối tân của không quân Italia.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là lúc máy bay trực thăng từ phi trường Fiumicino đang đáp xuống tu viện Mater Ecclesiae là nơi Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang nghỉ hưu.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón bức tượng và đi cùng với tượng vào nhà nguyện bên trong tu viện.
Ngài cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cùng với Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella và Đức Tổng Giám Mục Octavio Ruiz Arenas, thư ký của Hội đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa.
Bức tượng sau đó được rước đến nhà nguyện Casa Santa Marta, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô cư ngụ. Từ đó, bức tượng đã được đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô, nơi hàng trăm ngàn người đang chờ đợi.
2. Buổi canh thức Ngày Thánh Mẫu
Lúc gần 4 giờ chiều, tượng Đức Mẹ Fatima đã được long trọng rước ra Quảng trường thánh Phêrô. Dẫn đường là Đức Tổng Giám Mục Fisichella và Tượng được 4 Vệ Binh Thụy Sĩ và Hiến Binh Vatican tháp tùng. Các tín hữu đã tụ tập tại đây từ hàng giờ trước đó. Họ đứng tràn ra tới giữa đại lộ Hòa Giải. Hiện diện cạnh lễ đài có hơn 30 Hồng Y và Giám Mục.
Tượng Đức Mẹ được rước qua các khu vực khác nhau ở Quảng trường để các tín hữu chào kính. Họ vẫy khăn tay màu trắng khi Tượng Đức Mẹ đi qua, theo như thói quen tại Fatima, trong khi đó ca đoàn hát bài Ave Maria.
Mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón thánh tượng bằng cách hôn chân Đức Mẹ. Trong bài giáo lý, trình bày suy tư về sức mạnh đức tin của Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã đặt ra trước các Kitô hữu một câu hỏi rất trực tiếp.
Ngài nói:
"Đức tin của chúng ta như thế nào? Chúng ta có giữ ngọn lửa đức tin rực cháy ngay cả trong gian truân và bóng tối như Đức Mẹ hay không? Tôi thực sự có niềm vui đức tin không? "
Đức Thánh Cha nói rằng sự bất tuân phục và sự hoài nghi của chúng ta là những gút mắc giăng mắc đó đây trong linh hồn của mỗi người. Nhưng Đức Thánh Cha nói rằng những gút mắc này có thể được gỡ rối nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói:
"Những gút mắc này lấy đi sự bình an và thanh thản của chúng ta. Chúng nguy hiểm, vì nhiều gút mắc có thể hình thành một mớ càng lúc càng đau đớn và khó khăn để tháo gỡ hơn. "
Đứng cách tượng Đức Mẹ Fatima chỉ vài bước chân, Đức Giáo Hoàng, đã khuyến khích các Kitô hữu đừng xem việc Chúa Giêsu nhập thể như một biến cố đã lùi sâu vào quá khứ.
Đức Thánh Cha đưa ra những lời khích lệ sau:
"Tin vào Chúa Giêsu có nghĩa là dâng hiến cho Chúa trọn thân xác chúng ta với lòng khiêm nhu và can đảm của Đức Maria, để Chúa có thể tiếp tục ngự trong tâm hồn chúng ta."
Buổi canh thức chiều thứ Bẩy đã lôi cuốn khoảng 150,000 người từ 50 quốc gia.
Sau buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, Tượng Đức Mẹ Fatima đã được trực thăng của không quân Italia chở đến Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa, cách trung tâm Roma hơn 10 cây số. Tại đây có buổi đọc kinh Mân Côi được nối qua truyền hình với một số Trung tâm Thánh Mẫu tại 10 nước trên thế giới, trong đó có Lộ Đức, Nazareth, Lujan (Argentina), Guadalupe (Mêhicô), Nairobi (Kenya), Banneux (Bỉ), Czestochowa (Ba Lan), Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm (Washington, USA), Akia (Nhật Bản) và Vailankani (Ấn Độ), Aparecida (Brazil).
Sau đó là buổi canh thức cầu nguyện với sự tham dự của các tín hữu hành hương thuộc giáo phận Roma, cho đến bình minh.
3. Thánh lễ dâng thế giới cho Đức Mẹ
Sáng Chúa Nhật trực thăng lại chở Thánh Tượng Đức Mẹ về Vatican. Tại đây từ lúc 9 giờ sáng. Tượng Đức Mẹ lại được rước qua các khu vực ở quảng trường Thánh Phêrô trước khi Đức Thánh Cha bắt đầu cử hành thánh lễ và nghi thức Phó Thác thế giới cho Đức Mẹ. Hơn một ngàn linh mục đã đồng tế với Đức Thánh Cha.
Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, và cũng là trưởng ban tổ chức Ngày Thánh Mẫu này cho biết có hơn 150 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ đặc biệt sáng Chúa Nhật 13 tháng 10, với Đức Thánh Cha. Phần lớn các tín hữu đến từ Italia, nhưng cũng có các đoàn đại biểu đến từ 48 nước có đăng ký chính thức, trong số này có cả những nước xa xăm như Australia, Ấn độ, Á Căn Đình, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước Nam Mỹ.
Trong bài giảng Thánh Lễ, dựa vào các bài đọc của Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C, Đức Thánh Cha nêu bật tấm gương của Mẹ Maria để cho Chúa làm kinh ngạc, trung thành với Chúa và xác tín Chúa là sức mạnh của chúng ta. Ngài nói:
“Hãy hát mừng Chúa một bài ca mới, vì Ngài đã thực hiện những việc diệu kỳ” (Tv 97,1).
Ngày hôm nay chúng ta đứng trước một trong những điều kỳ diệu của Chúa: đó là Đức Maria! Một thụ tạo khiêm hạ và yếu đuối như chúng ta, được chọn để làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Tạo Hóa.
Chính khi nhìn Mẹ Maria, dưới ánh sáng các bài đọc chúng ta đã nghe, tôi muốn cùng với anh chị em suy tư về 3 thực tại: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành, Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta.
I. Thứ Nhất: Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên. Sự tích Naaman, tư lệnh quân đội của vua Aram, thật là đặc biệt; để được khỏi bệnh phong cùi, ông ngỏ lời với vị Ngôn Sứ của Thiên Chúa là Eliseo, nhưng Người không làm những nghi thức ma thuật, cũng chẳng yêu cầu ông tướng những điều ngoại thường, nhưng chỉ tín thác với Thiên Chúa và dìm mình trong nước sông; nhưng không phải là những sông cả của thành Damasco, mà là dòng sông Giordan bé nhỏ. Đó là một lời yêu cầu làm cho tướng Naaman ngỡ ngàng, kinh ngạc; phải chăng Thiên Chúa có thể là vị yêu cầu những chuyện đơn giản như vậy sao? Ông muốn trở lui, nhưng rồi ông cũng đi dìm mình trong sông Giordan và tức thì ông được lành mạnh. Ta thấy Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên; chính trong sự nghèo hèn, yếu đuối, khiêm hạ mà Chúa tỏ mình ra và ban cho chúng ta tình yêu cứu độ của Ngài, chữa lành và ban sức mạnh cho chúng ta. Chúa chỉ yêu cầu chúng ta nghe lời và tín thác nơi Ngài.
Đó là kinh nghiệm của Đức Trinh Nữ Maria: trước lời loan báo của Thiên Thần, Trinh Nữ không giấu sự ngạc nhiên. Đó là sự ngỡ ngàng khi thấy rằng Thiên Chúa, để làm người, đã chọn một thiếu nữ tầm thường ở Nazareth, không sống trong các dinh thự của những người quyền thế và giàu sang, không thi hành những công trình ngoại thường, nhưng cởi mở đối với Thiên Chúa, biết tín thác nơi Ngài, cho dù không hiểu tất cả: “Này tôi là tôi tớ Chúa: xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ Thần” (Lc 1,38). Đó là câu trả lời của Người. Thiên Chúa luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên, Ngài phá vỡ những khung nền của chúng ta, làm cho những dự phóng của chúng ta bị khủng hoảng, và Chúa nói với chúng ta: con hãy tín thác nơi Cha, đừng sợ, hãy để cho con được ngạc nhiên, hãy ra khỏi chính mình và theo Cha!
Hôm nay tất cả chúng ta cũng hãy tự hỏi xem mình có sợ điều mà Thiên Chúa có thể yêu cầu chúng ta hoặc điều mà chúng ta xin Chúa hay không. Tôi có để cho Chúa làm cho ngạc nhiên, như Chúa đã làm với Mẹ Maria hay không, hoặc tôi khép kín mình trong những điều an toàn của tôi, an toàn vật chất, an toàn trí thức, an toàn ý thức hệ, an toàn các dự phóng của tôi? Tôi có để cho Chúa thực sự đi vào trong cuộc sống của tôi hay không? Tôi trả lời Chúa như thế nào?
II. Thứ Hai: Trong đoạn thư thánh Phaolô chúng ta đã nghe, thánh Tông Đồ ngỏ lời với môn đệ Timôthêo và nói rằng: “Con hãy nhớ Chúa Giêsu Kitô, nếu chúng ta kiên trì với Ngài, chúng ta sẽ được cùng Ngài hiển trị” (Xc 2 Tm 2,8-13). Và đây là điểm thứ hai: hãy luôn nhớ đến Chúa Kitô, kiên trì trong đức tin: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên bằng tình thương của Ngài, nhưng Chúa yêu cầu chúng ta hãy trung thành theo Ngài. Chúng ta có thể “không trung thành”, nhưng Chúa thì không, Chúa là Đấng Trung Thành, và Ngài yêu cầu chúng ta hãy trung thành như vậy. Chúng ta hãy nghĩ đến bao nhiêu lần chúng ta hăng hái phấn khởi vì một điều gì, vì một sáng kiến, một sự dấn thân nào đó, nhưng rồi, trước những vấn đề đầu tiên xảy ra, chúng ta tháo lui. Và rất tiếc là điều này cũng xảy ra trong những chọn lựa cơ bản như hôn phối. Người ta khó kiên trì bền chí, khó trung thành với những quyết định đã đề ra, với những cam kết đã quyết tâm. Nói “xin vâng”, “đồng ý” thì dễ, nhưng rồi người ta không lập lại được quyết tâm đồng thuận như vậy.
Mẹ Maria đã thưa “xin vâng” với Thiên Chúa, một lời “xin vâng” đã đảo lộn cuộc sống khiêm hạ của Mẹ ở Nazareth, nhưng không phải là lời thưa 'xin vâng' duy nhất, nhưng đó là lời đầu tiên trong bao nhiêu lời thưa 'xin vâng' được xướng lên trong tâm hồn những lúc vui tươi, cũng nhưng trong những lúc đau khổ, bao nhiêu lời thưa ”xin vâng đạt tới đột đỉnh trong lời “xin vâng” dưới cây Thập Giá. Hôm nay, ở đây có bao nhiêu bà mẹ; chị em hãy nghĩ đến lòng trungthành của Mẹ Maria với Thiên Chúa tới mức độ nào: khi thấy Con duy nhất của Mẹ trên Thập Giá. Mẹ là phụ nữ trung thành, đứng đó, lòng tan nát, nhưng trung thành và can đảm.
Tôi có phải là một Kitô hữu tùy lúc hay là một Kitô hữu luôn luôn? Nền văn hóa tạm bợ, tương đối, cũng lẻn vào cuộc sống đức tin. Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, mỗi ngày, trong những hoạt động thường nhật và Ngài thêm rằng cả khi chúng ta không trung thành với Chúa, Chúa vẫn luôn trung thành, và với lòng từ bi, Ngài không ngừng giơ tay cho chúng ta để nâng chúng ta dậy, khuyến khích chúng ta hãy tiếp tục hành trình, trở về cùng Ngài và thưa với Ngài về sự yếu đuối để Ngài ban sức mạnh cho chúng ta.
III. Điểm sau cùng: Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta. Tôi nghĩ đến 10 người phong cùi trong Phúc Âm được Chúa Giêsu chữa lành: họ đến gặp Ngài, dừng lại từ xa xa và kêu lên: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng con!” (Lc 17,13). Họ là những người bệnh, đang cần được thương yêu, được sức mạnh và tìm kiếm người chữa trị họ. Và Chúa Giêsu đáp lại, giải thoát tất cả khỏi bệnh tật của họ. Nhưng thật là điều ngạc nhiên khi thấy chỉ có một người trở lại để lớn tiếng chúc tụng Thiên Chúa và cảm tạ Chúa. Chính Chúa Giêsu nhận xét điều đó: 10 người đã kêu lớn tiếng để được chữa lành và chỉ có một người trở lại để kêu lớn tiếng cảm tạ Thiên Chúa và nhìn nhận rằng Chúa là sức mạnh của chúng ta. Biết cảm tạ, chúc tụng vì những gì Chúa làm cho chúng ta.
“Chúng ta hãy nhìn Mẹ Maria: sau khi được truyền tin, cử chỉ đầu tiên Mẹ thực hiện là cử chỉ bác ái đối với bà chị họ cao niên Elisabeth; và những lời đầu tiên Mẹ nói lên là: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”, bài ca chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa, không những vì điều Chúa đã làm nơi Mẹ, nhưng vì hoạt động của Chúa trong toàn thể lịch sử cứu độ. Tất cả là hồng ân; Nếu chúng ta có thể hiểu tất cả là hồng ân của Chúa, thì tâm hồn chúng ta sẽ được hạnh phúc dường nào! Tất cả là hồng ân.
Chúa chính là sức mạnh của chúng ta! Cảm tạ thật là điều dễ dàng, nhưng cũng rất khó khăn! Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn trong gia đình? Đó là một trong những lời chủ yếu của cuộc sống chung. “Xin phép”, “xin lỗi”, “cám ơn”: nếu trong một gia đình, có 3 lời ấy được người ta nói lên, thì gia đình tiếp tục tiến bước. Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn người giúp đỡ chúng ta, người ở gần chúng ta, tháp tùng chúng ta trong cuộc sống. Nhiều khi chúng ta coi đó là điều dĩ nhiên! Và thái độ này cũng xảy ra đối với Thiên Chúa.
Tiếp tục Thánh Lễ, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta để cho mình được Thiên Chúa làm ngạc nhiên, không kháng cự, trung thành với Chúa hằng ngày, chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài là sức mạnh của chúng ta.
4. Nghi thức phó thác
Cuối thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng là trưởng ban tổ chức đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha.
Rồi Đức Thánh Cha tiến đến trước Tượng Đức Mẹ Fatima và đọc kinh phó thác:
“Lạy Đức Trinh Nữ Fatima diễm phúc, với lòng biết ơn được đổi mới vì sự hiện diện từ mẫu của Mẹ, chúng con hợp tiếng với tất cả mọi thế hệ đã chúc tụng Mẹ là người diễm phúc.
Nơi Mẹ chúng con ngợi khen những công trình bao la của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ mệt mỏi, từ bi cúi mình trên nhân loại sầu muộn vì sự ác và tổn thương vì tội lỗi, để chữa lành và cứu vớt loài người!
Xin Mẹ vui lòng đón nhận hành động phó thác mà hôm nay, với lòng tin tưởng chúng con thực hiện trước ảnh tượng này của Mẹ mà chúng con rất quí mến.
Chúng con chắc chắn rằng mỗi người chúng con đều quí giá trước mắt Mẹ và không điều gì trong tâm hồn chúng con xa lạ đối với Mẹ. Chúng con để cái nhìn rất dịu dàng của Mẹ đi tới chúng con và đón nhận sự âu yếm an ủi qua nụ cười của Mẹ.
Xin Mẹ giữ gìn cuộc sống của chúng con trong vòng tay của Mẹ: xin chúc phúc và củng cố mọi ước muốn làm điều thiện; xin khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin, nâng đỡ và soi sáng đức cậy, khích động và linh hoạt đức ái; xin Mẹ hướng dẫn tất cả chúng con trên con đường thánh thiện.
Xin dạy chúng con tình yêu thương của Mẹ ưu tiên dành cho những người bé nhỏ nghèo hèn, những người bị loại trừ và đau khổ, các tội nhân và những người có tâm hồn lạc hướng, xin tập họp tất cả dưới sự che chở của Mẹ và giao phó tất cả cho Con Yêu Dấu của Mẹ là Chúa Giêsu của chúng con. Amen
Sau kinh phó thác Đức Thánh Cha xông hương trước tượng Đức Mẹ. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nhắc mọi người về phong chân phước Chúa Nhật hôm qua 13-10, tại thành Tarragona, Tây Ban Nha cho khoảng 500 vị tử đạo trong thời nội chiến, thập niên 1930. Ngài nói: “Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì những chứng nhân can đảm của Ngài và nhờ lời chuyển cầu của các vị, chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi bạo lực”.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha còn bắt tay chào thăm rất nhiều người, các phái đoàn chính thức, đông đảo các linh mục, trước khi đi xe díp màu trắng mui trần tiến qua các lối đi và đến tận gần cuối đường Hòa Giải để chào thăm các tín hữu.
5. Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin không có mặt trong nghi thức nhậm chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Buổi lễ hôm thứ Ba 15 tháng 10 được dự kiến như buổi lễ chia tay với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, và là lễ tuyên thệ của Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Tân Quốc Vụ Khanh, đã có một sự thay đổi.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích như sau:
"Chúng ta đang tập trung ở đây để cảm ơn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, người sẽ kết thúc nhiệm vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và để chào đón Đức Cha Parolin. Nhưng chúng ta sẽ chào đón ngài cho dù ngài vắng mặt hôm nay. Đức Cha sẽ nhận nhiệm vụ mới này một vài tuần sau, vì một phẫu thuật nhỏ mà ngài phải thực hiện."
Phát biểu trước các nhân viên của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng cám ơn Đức Hồng Y Bertone trong bảy năm phục vụ của ngài.
Ngài nói:
"Tại thời điểm này, với tâm tình biết ơn tôi muốn được chia sẻ với tất cả anh chị em. Thưa Đức Hồng Y Tarcisio, tôi nghĩ rằng tôi cũng nói thay cho người tiền nhiệm yêu quý của tôi, là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, để cám ơn Đức Hồng Y đã nhiệt tình trong công việc của ngài trong những năm gần đây . "
Tuy không còn là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Bertone vẫn giữ chức Nhiếp Chính, và chủ tịch ủy ban các Hồng Y giám sát công việc của Viện Giáo Vụ IOR, tức là ngân hàng Vatican.
Trong lời đáp từ, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone nói:
"Tôi đã tới thăm Fatima nhân dịp cung hiến đền thờ cho Chúa Ba Ngôi chưa đầy một năm sau khi bắt đầu nhiệm kỳ của tôi. Tôi muốn rằng tất cả những năm phục vụ này được đặt dưới sự phù trì đặc biệt của Đức Mẹ."
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh được giao trọng trách đảm nhận các công tác ngoại giao của Tòa Thánh và thực hiện các quyết định của Đức Giáo Hoàng. Là người đứng đầu bộ phận này, Quốc Vụ Khanh là cộng tác viên chính của Đức Giáo Hoàng.
Trong khi chờ Đức Tổng Giám Mục Parolin phục hồi sau giải phẫu, sẽ có hai người tạm thời điều hành Phủ Quốc Vụ Khanh. Nhân vật số 3 tại Vatican, Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu sẽ phụ trách về những công tác đối nội trong khi Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Thư kí của Ban đối ngoại Tòa Thánh sẽ phụ trách ngoại giao của Vatican.
6. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ gia đình người nữ bác sĩ bị giết vì giúp đỡ người bị tai nạn
Đêm Chúa Nhật 8 tháng 9, nữ bác sĩ Eleonora Cantamessa 44 tuổi đang trên đường trở về nhà, đã gặp một tai nạn đụng xe trên xa lộ có người bị thương, một số xe đã dừng lại quanh đó, và vì là một bác sĩ cho nên cô cũng lập tức dừng xe để giúp đỡ kẻ bị nạn.
Nạn nhân là một thanh niên di dân Ấn Độ tên là Baldev Kumar đang nằm uằn oại trên vũng máu vì bị đánh vào đầu bằng nhiều cây gậy sắt. Điều mà bác sĩ Eleonora không ngờ thì đây là một cuộc thanh trừng nội bộ cuả một băng đảng vì sự tranh giành lợi lộc hoặc chức vụ, mà kẻ hành hung lại không ai khác hơn chính là đứa em trai cuả nạn nhân có tên là Vicky.
Trước đó tên Vicky đã chặn xe cuả người anh trai trên xa lộ, và cùng với 4 đồng bọn dùng gậy sắt, lôi anh mình ra và đánh cho đến khi ngã gục.
Trong khi bác sĩ Eleonora còn đang lúi húi tìm cách cầm máu cho Baldev thì tên Vicky đã phóng xe tới với tốc độ thật nhanh và ủi vào cả hai người. Chiếc xe cuả hắn cũng gây thương tích cho 6 người khác.
Bác sĩ Eleonora đã chết ngay lập tức, thanh niên Baldev chết khi xe cấp cứu đến sau đó.
Bác sĩ Eleonora Cantamessa là một bác sĩ sản khoa làm việc tại bệnh viện Sant'Anna di Brescia và đồng thời cũng có một văn phòng tư ở phố Trescore Balneario, tại đó cô rất nổi tiếng là thương người, điều trị miễn phí cho người nghèo, trong đó có cả những người di dân Ấn Độ.
Cái chết cuả cô làm rúng động xã hội Ý, Thị Trưởng Alberto Finazzi đã tuyên bố một ngày để tang cho cô, Tổng Thống Giorgio Napolitano vả Thủ Tướng Enrico Letta cũng đã gửi vòng hoa phúng điếu.
Người ta đi dự đám tang cuả cô rất đông, đứng chật các đường phố chung quanh nhà thờ vì trong nhà thờ không còn chỗ chứa. Cộng đoàn người Ấn Độ cũng mặc quốc phục đến phúng điếu, họ giương cao biểu ngữ: "Cộng đoàn Ấn Độ chúng tôi cùng xin chia xẻ nỗi đau cuả quí vị".
Gia đình của cô cũng chứng tỏ là những Kitô hữu đầy phẩm giá trong nỗi đau, không thịnh nộ và oán giận, thân phụ cô là ông Mino tuyên bố: "Tất cả mọi sự đều nằm ở trong kế hoạch của Thiên Chúa và cộng đồng Ấn Độ cũng đã chia xẻ niềm tin vững chắc của chúng tôi là kế hoạch của Thiên Chúa bây giờ chính là xin ơn cứu chuộc và tái sinh cho các thủ phạm trong lúc và sau khi thụ án".
Để tiếp nối những nghiã cử cuả cô Eleonora đối với trẻ em nghèo, gia đình đã yêu cầu mọi người không mua hoa phúng điếu mà hãy dùng tiền đó để làm việc từ thiện.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một bức thư gửi cho Giám Mục Luciano Monari, địa phận Brescia, được đọc trong đám tang, đã viết: "Cô ấy đã kết thúc cuộc sống nơi trần thế trong lúc thực hiện nghiã cử cuả một người Samaritanô nhân lành".
Ngày thứ Tư vừa qua tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã dừng lại thật lâu để an ủi gia đình cuả cô Eleonora Cantamessa. Ngài không ngớt vỗ về lên má cuả bà mẹ đầy nước mắt.
Sự ân cần cuả Đức Thánh Cha đã gây tác động mạnh mẽ cho gia đình bà và bà Mariella Cantamessa đã tâm sự với tờ báo Osservatore Romano:
"Chúng tôi có cảm tưởng khi được Đức Thánh Cha vỗ về là chính lúc khuôn mặt của Eleonora, tuy đã mất nhưng đang được Ngài vuốt ve vậy. Chúng tôi tuy mang một nỗi buồn lớn lao nhưng cũng tự hào đã chứng kiến một hành động hào hiệp của người Kitô giáo. Chúng tôi không oán trách bất cứ ai về cái chết của Eleonora, Thiên Chúa có kế hoạch riêng cuả Ngài mà Eleonora đã chấp nhận và thực hiện nó, thậm chí hy sinh cả mạng sống cuả mình. Bây giờ, việc quan trọng là truyền đạt thông điệp cuả sự vị tha đó, ngay cả việc phải giúp đỡ các gia đình Ấn Độ đang lâm vào thảm kịch này."
7. Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng Giám Đốc của Tổ chức Di cư Quốc tế
Sáng thứ Hai 14 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp Tổng Giám Đốc William Lacy Swing của Tổ chức Di cư Quốc tế, gọi tắt là IOM, tại dinh Tông Tòa của Vatican.
Đây là một trong những hoạt động ráo riết của Đức Thánh Cha sau tai nạn đắm tàu mới đây tại Lampedusa khiến trên 200 người thiệt mạng. Hôm 11102013, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện Châu Âu là ông Martin Schulz. Hai vị lãnh đạo đã thảo luận trực tiếp về các biện pháp cụ thể để tránh một thảm kịch Lampedusa trong tương lai.
Chào mừng ông Tổng Giám Đốc, Đức Thánh Cha nói:
"Tôi rất hạnh phúc khi nói chuyện với ông về những công việc quan trọng mà tổ chức của quý vị đang thực hiện."
IOM có 151 nước thành viên. Tổ chức này cung cấp sự hỗ trợ đa dạng cho những người nhập cư ở các miền trên thế giới trong rất nhiều trường hợp khác nhau như các dịch vụ tái định cư và các cuộc chiến chống lại nạn buôn người.
Ông Tổng Giám Đốc đã trao cho Đức Thánh Cha báo cáo mới nhất của IOM:
"Thưa Đức Thánh Cha, tài liệu này liên quan đến tình trạng của người di cư là một vấn đề rất Đức Thánh Cha rất quan tâm."
Đáp lại, Đức Thánh Cha nói:
"Quý vị nên tiếp tục làm việc này. Tôi đánh giá cao tất cả các công việc quý vị đang làm. "
Đức Giáo Hoàng đã tặng cho ông Tổng Giám Đốc một cây bút có hình dạng như những trụ cột chung quanh bàn thờ của Đền thờ Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha cũng tặng cho ông Swing và phu nhân những cỗ tràng hạt .
Trước khi tạm biệt, như thường lệ, Đức Thánh Cha yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài.
"Đức Thánh Cha sẽ luôn luôn hiện diện trong lời cầu nguyện của con và trong trái tim con.", ông Swing và phu nhân đáp.
IOM đang thực hiện khoảng 2,300 dự án hỗ trợ người nhập cư. Tổ chức này có một đội ngũ nhân viên khoảng 7,800 phần lớn làm việc trực tiếp tại hiện trường.
8. Đức Giáo Hoàng tặng chiếc môtô Harley Davidson cho việc từ thiện
Hôm 14 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao tặng một trong hai chiếc xe Harley Davidson cho các công tác từ thiện. Chiếc xe sẽ được bán đấu giá và số tiền này sẽ được dùng cho một nhà tạm trú do Caritas Rôma điều hành.
Mùa hè vừa qua gần 2,000 người lái môtô Harley Davidson đã đến Vatican để đánh dấu kỷ niệm năm thứ 110 của hãng xe môtô Harley Davidson. Họ đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hai chiếc môtô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định cho đi một chiếc để gây qũy từ thiện. Số tiền thu được sẽ giúp trung tâm 'Don Luigi di Lietro' tại Rôma cung cấp cả chỗ ở và thức ăn cho những người cần. Trong thực tế, trung tâm này đã giúp hơn 1,000 người mỗi ngày.
Đức Giám Mục Enrico Feroci, giám đốc Caritas của giáo phận Rôma, cho biết món quà thể hiện sự nâng đỡ của Đức Giáo Hoàng và gần gũi với người dân của giáo phận Rôma trong tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay.
9. Đức Thánh Cha Phanxicô nói cha mẹ phải là người đầu tiên dạy giáo lý cho con em mình
Sáng thứ Hai, 14 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ mối quan tâm của ngài đứng trước hiện trạng có những người đang rời xa Giáo Hội. Phát biểu trước Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo lý có tính sư phạm đồng thời phải đi kèm với những gương sáng.
Đức Thánh Cha nói:
"Trong thời đại hiện nay, chúng ta thường phải chứng kiến sự thờ ơ đối với đức tin, coi đó không còn là quan trọng trong cuộc đời của con người. Tân Phúc Âm Hóa có nghĩa là gợi lại niềm tin trong trái tim và tâm trí của những người quanh chúng ta. "
Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn thêm rằng Giáo Hội phải chiến đấu chống lại "tình trạng mù chữ về đức tin”. Ngài nhấn mạnh đến vai trò của gia đình trong Tân Phúc Âm Hóa. Cụ thể, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của con trẻ.
Đức Thánh Cha nói:
"Điều quan trọng đối với Kitô hữu là chúng ta phải sống đức tin của chúng ta cụ thể thông qua tình yêu, sự hài hòa, niềm vui và đau khổ. Bởi vì, điều đó nhắc nhở chúng ta phải đặt câu hỏi, như muôn dân đã từng đặt ra vào thời Giáo Hội tiên khởi: Tại sao họ sống như thế? Điều gì đã thúc đẩy họ? Đó là những câu hỏi đưa chúng ta đến trung tâm của việc truyền giáo, là những chứng tá về đức tin và đức ái."
Đức Giáo Hoàng cũng giải thích rằng Tân Phúc Âm Hóa không thể thực hiện theo ngẫu hứng nhưng điều quan trọng là phải có sự phối hợp tốt. Ngài đề nghị đi theo con đường đã được thiết lập bởi Công Đồng Vatican II, tập trung vào sứ điệp quan trọng của Kitô giáo, đó là cuộc gặp gỡ cá vị của mỗi người với Thiên Chúa.
10. Đức Thánh Cha nói với các vị lãnh đạo Do Thái: ‘Cầu mong cho chủ nghĩa bài Do Thái bị loại khỏi con tim Kitô hữu’
Hôm 11/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ lên án chủ nghĩa bài Do Thái khi tiếp các nhà lãnh đạo cộng đồng Do Thái nhân dịp kỷ niệm 70 năm sự kiện người Do Thái bị trục xuất ra khỏi Rôma trước Thế Chiến thứ hai. Cộng đồng Do Thái tại Thành phố Vĩnh cửu, được xem là cộng đồng Do Thái lâu đời nhất tại Tây Âu, có niên đại từ thời Đế quốc La Mã.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Trong nhiều thế kỷ, cộng đồng người Do Thái và Giáo Hội Rôma đã cùng chung sống trong thành phố này, với một lịch sử mà như chúng ta biết, thường bị hoen ố với những hiểu lầm và bất công thật sự. Tuy nhiên, nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa, giờ đây lịch sử này cũng bao gồm nhiều thập kỷ của sự phát triển các mối quan hệ hữu nghị và huynh đệ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng khi những vụ trục xuất người Do Thái bắt đầu xảy ra, Giáo Hội Công Giáo đã mở cửa nhà thờ, tu viện của mình và thậm chí cả Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để cung cấp nơi trú ẩn cho họ. Đức Thánh Cha nói thêm: "Một Kitô hữu không thể là người bài Do Thái! Cầu mong cho chủ nghĩa bài Do Thái bị loại khỏi con tim và cuộc sống của mỗi người nam và người nữ !"
Trước khi bắt đầu cuộc tiếp kiến với phái đoàn, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Cộng Đồng Do Thái tại Rôma, cũng là chủ tịch của Liên minh các cộng đồng Do Thái tại Ý.
Đức Thánh Cha nói: "Thật hân hạnh được tiếp đón ngài".
Đức Thánh Cha không xa lạ với việc đối thoại và xây dựng mối quan hệ với người Do Thái. Khi còn là Tổng Giám Mục của Buenos Aires, ngài đã thiết thành lập các mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng người Do Thái lớn nhất Mỹ Châu Latin. Ngài cũng đã tham gia vào một chương trình truyền hình và viết một cuốn sách với Giáo sĩ Do Thái giáo Abraham Skorka từ Buenos Aires.
11. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Chủ tịch Nghị viện Châu Âu
Hôm 11/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện Châu Âu là ông Martin Schulz. Hai vị lãnh đạo đã thảo luận làm thế nào để tránh một thảm kịch như Lampedusa, nơi hàng trăm người nhập cư Châu Phi bị chết đuối khi họ cố gắng tìm đường đến Châu Âu.
Sau cuộc hội kiến dài 30 phút, Chủ tịch Schulz nói chuyện với báo chí, nhấn mạnh sự cần thiết là các nước Châu Âu làm việc với nhau về vấn đề này.
Ông Martin Schulz, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu nói: "Chúng ta phải chiến đấu chống lại sự tuyệt vọng, chống lại các cuộc nội chiến, chống lại đói nghèo, với tinh thần liên đới hơn nữa, hợp tác rộng khắp hơn nữa, phát triển hơn nữa".
Chủ tịch Schulz nhắc đến việc Đức Gioan Phaolô II phát biểu trước Nghị viện Châu Âu 25 năm trước. Một trong ba cuốn sách mà ông Schulz tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có liên quan đến chuyến thăm đó.
Ông Martin Schulz nói: "Như thế, ngài có thể chuẩn bị cho chuyến thăm của mình đến Nghị viện Châu Âu".
"Và tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời và một cơ hội lớn để mời ngài một lần nữa, mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô phát biểu trước Nghị viện châu Âu trong tương lai gần và tôi nghĩ rằng lời mời của tôi đã được đón nhận và lắng nghe".
Trong suốt cuộc trò chuyện, Đức Thánh Cha đã nói với vị Chủ tịch về nước Đức. Ngài cũng đưa ra một số lời khuyên của ngài về Tây Ban Nha.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi thực sự đánh giá cao chuyến thăm của ngài".
Chủ tịch Schulz: " Cảm ơn ngài rất nhiều ..."
Đức Thánh Cha Phanxicô: "Đừng bỏ qua âm nhạc mà các chính trị gia trẻ mang lại".
Ông Schulz đi cùng với các cộng sự của mình. Họ cũng đã được gặp Đức Giáo Hoàng. Sau cuộc hội kiến, vị chủ tịch cũng có cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
12. Đức Thánh Cha nói Hãy bảo vệ cảm xúc và suy nghĩ của mình, đừng dính dáng với ma quỷ
Trong Thánh lễ sáng ngày 11/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những nguy hiểm của những cơn cám dỗ. Ngài giải thích rằng Kitô hữu phải bảo vệ con tim và tâm trí của mình. Ngài cũng nói rằng họ phải thận trọng với những sách lược dối trá của ma quỷ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Hãy thận trọng vì chiến lược của ma quỷ là: ‘Anh chị em đã trở thành Kitô hữu. Cứ tiến lên trong đức tin của mình. Ma quỷ sẽ chừa anh chị em ra. Nó sẽ để cho anh chị em được bình an. Nhưng sau đó khi anh chị em mất cảnh giác và cảm thấy an toàn, nó sẽ quay lại’. Tin Mừng hôm nay bắt đầu với việc ma quỷ bị ném ra và kết thúc với việc nó quay trở lại! Thánh Phêrô nói: ‘Nó giống như con sư tử hung tợn vây quanh chúng ta’. Nó giống như thế’. ‘Một số người nói rằng, nhưng thưa Cha, Cha quá lỗi thời. Cha hù doạ chúng con bằng những điều này... "Không, không phải là tôi! Đó là Tin Mừng! Và đây không phải là những điều dối trá: Đó là Lời Chúa! Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn để nắm bắt những điều này một cách nghiêm túc. Ngài đã đến để chiến đấu vì sự cứu chuộc chúng ta. Ngài chiến thắng trước ma quỷ! Hãy đừng dính dấp tới ma quỷ! Nó muốn quay lại, để lấy của cải... Đừng chấp nhận thuyết tương đối, hãy thận trọng! Và hãy luôn ở cùng với Chúa Giêsu!".
Đức Thánh Cha cũng nói rằng con người cần phải liên tục nhắc nhở bản thân rằng Chúa Giêsu đã hoàn toàn chiến thắng tội lỗi.
13. Đức Giáo Hoàng thảo luận với Tổng thống Croatia về cuộc khủng hoảng kinh tế
Sáng thứ Năm 10 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Croatia tại Dinh Tông Toà Vatican. Chuyến viếng thăm Vatican lần này đánh dấu cuộc gặp gỡ ngoại giao đầu tiên của Tổng Thống Ivo Josipovic với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thông qua các thông dịch viên, hai vị lãnh đạo đã thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như truyền thống Công Giáo lâu đời của đất nước Croatia. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 85 phần trăm dân số Croatia là người Công Giáo. Hai vị cũng nói về tình hình của người Croatia đang sinh sống ở Bosnia và Herzegovina.
Về quan hệ song phương, hai vị lãnh đạo đã thảo luận về bốn thỏa thuận gần đây nhằm thúc đẩy sự hợp tác cao hơn nữa giữa Giáo Hội và Nhà nước Croatia. Việc Croatia mới đây gia nhập Liên minh Châu Âu cũng nằm trong nghị trình của cuộc thảo luận.
Kết thúc cuộc gặp, Tổng thống Croatia đã tặng Đức Giáo Hoàng một bức hình, trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô tặngTổng thống một huy hiệu triều đại giáo hoàng của ngài.
14. Đức Thánh Cha nói: Để 'xin và nhận', chúng ta phải cầu nguyện với lòng can đảm
Trong Thánh lễ thường nhật sáng ngày 10 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy niệm về lời dạy nổi tiếng của Chúa Giêsu: "Hãy xin thì sẽ được". Đức Thánh Cha cho hay các Kitô hữu phải trực diện và mạnh dạn trong lời cầu nguyện của mình và Thiên Chúa sẽ giúp những người kêu cầu sự giúp đỡ của Ngài. Đức Thánh Cha cũng cho biết để lời cầu nguyện được nhậm lời, họ phải cầu nguyện với lòng can đảm.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Khi chúng ta can đảm cầu nguyện, Chúa ban ơn cho chúng ta, nhưng Ngài cũng ban chính mình cho chúng ta qua ân sủng của Chúa Thánh Thần! Chúa không bao giờ ban hoặc gởi ân sủng qua thư từ: Không bao giờ! Chính ngài mang ân sủng! Những gì chúng ta cầu xin chỉ là một ít như… phong bì dùng để gói ân sủng trong đó. Nhưng ân sủng thật sự là Ngài, Đấng mang lại những hồng ân cho chúng ta. Chính là Ngài. Nếu những lời cầu nguyện của chúng ta được thốt lên bằng sự can đảm thì chúng sẽ được nhậm lời, nhưng chúng ta cũng sẽ nhận được một điều quan trọng hơn: chính là Chúa".
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các Kitô hữu đừng cầu nguyện theo thói quen mà hãy cầu nguyện với niềm tin, rằng Thiên Chúa đang thực sự lắng nghe.
15. Đức Thánh Cha cám ơn các Hiệp sĩ Columbus vì những lời cầu nguyện và 'sự ủng hộ bền bỉ'
Hôm 10/10, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Ban Điều hành của Hội Hiệp sĩ Columbus tại Sảnh đường Clêmentê của Vatican. Cuộc gặp gỡ sáng thứ Năm được bắt đầu bằng bài phát biểu của Hiệp sĩ tối cao Carl Anderson.
Các Hiệp sĩ Columbus là tổ chức Công Giáo phục vụ mang tính huynh đệ lớn nhất thế giới, Đức Thánh Cha đã cám ơn Hội Hiệp sĩ vì những lời cầu nguyện và sự hỗ trợ cho các công việc bác ái của Tòa Thánh Vatican. Hội Hiệp sĩ Columbus hiện đã có hơn 1,8 triệu thành viên.
16. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi điện cho Tổng thống Cristina Kirchner của Á Căn Đình
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện đến Tổng thống Á Căn Đình, là bà Cristina Fernández de Kirchner. Trong bức điện, ngài đảm bảo với bà Tổng thống rằng ngài đang cầu nguyện cho bà được nhanh chóng hồi phục.
Hôm thứ Ba 08/10, vị tổng thống 60 tuổi đã trải qua cuộc phẫu thuật để cắt một cục máu tụ ở giữa não và hộp sọ.
Trong bức điện của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài "đảm bảo sự hiện diện của ngài qua lời cầu nguyện" và ngài đã cầu xin "Đức Mẹ Maria Luján ban sức mạnh" cho Tổng thống.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cũng cầu nguyện cho gia đình tổng thống và các bác sĩ để "Chúa soi sáng trên những quyết định của họ".
Ngài kết thúc bức điện bằng cách nói rằng ngài hy vọng bà tổng thống có thể sớm "trở về với trách nhiệm hàng ngày của mình".