Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhiệt huyết Tông đồ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:29 17/10/2017
Lễ Truyền Giáo
Truyền giáo là một sứ mạng thiêng liêng cao cả, khởi nguồn từ Thiên Chúa. Qua mọi can dự vào lịch sử loài người, Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm tất cả “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”.
Sứ mạng truyền giáo đã được trao phó cho Giáo Hội. Khi lập Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu cho thấy ý định trao phó sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội sau này (x. Mc 3,13). Trước khi rời các Tông đồ để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã trực tiếp ban mệnh lệnh truyền giáo cho các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), “Anh em hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20).
Chính các Tông đồ và những cộng sự của các ngài đã thừa hành mệnh lệnh này một cách xuất sắc. Trải qua bao khó khăn dọc dài lịch sử, các ngài đã đem Tin Mừng Phục Sinh tới nhiều miền và cho nhiều tâm hồn. Hơn hai ngàn năm qua, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, các thế hệ tông đồ truyền giáo đã nối tiếp nhau mang Tin Mừng đi khắp địa cầu.
Như vậy, truyền giáo xuất phát từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô sứ mạng này đã được trao cho Giáo Hội, nhờ Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trung thành và nhiệt thành chu toàn sứ mạng cho đến ngày tận thế.
Thực thi sứ mạng truyền giáo là chia sẻ cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, yêu thương đến cùng, yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. Truyền giáo là làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống.
1. Nội dung truyền giáo
Trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu ban lệnh truyền; “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Lời Chúa nói với các môn đệ về nội dung truyền giáo có 4 công việc quan trọng.
a. Truyền giáo là Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Rao giảng là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Truyền giáo là “loan báo Tin mừng”.
b. Truyền giáo là “thiết lập cộng đoàn các môn đệ”, cộng đoàn những người tin vào Chúa Kitô, cộng đoàn này chính là Giáo Hội. Chúa Giêsu nói rõ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
c. Truyền giáo là “cử hành Phụng vụ và các Bí tích”. Chúa Giêsu cũng nói rõ: “làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Các Bí tích thuộc về Nhiệm cục Cứu độ của thời đại Tân Ước, được Chúa Giêsu thiết lập, để qua đó ban ơn cứu độ cho con người.
d. Truyền giáo là dạy Giáo lý, là Huấn giáo. Chúa Giêsu đã căn dặn: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Mục tiêu của Huấn giáo là dạy cho người ta biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa, giúp cho người Kitô hữu có thể gặp gỡ Chúa, tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, cũng như trong đời sống thực tế hằng ngày.
2. Truyền Giáo theo gương Chúa Giêsu
“Việc truyền giáo của Hội Thánh hướng tới mọi người thành tâm thiện chí, và dựa trên sức mạnh biến đổi của Tin Mừng. Tin Mừng là Tin Vui chứa đầy niềm vui có sức lan toả, vì nó chứa đựng và cống hiến sự sống mới: sự sống của Đức Kitô Phục Sinh, Đấng là Đường, Sự Thật và Sự Sống (x. Ga 14,6) cho chúng ta, và đổ đầy Thần Khí ban sự sống cho chúng ta. Người là Đường mời gọi chúng ta theo Người với lòng tin tưởng và can đảm. Khi theo Đức Giêsu là Đường, chúng ta trải nghiệm Sự Thật và lãnh nhận Sự Sống của Người, nghĩa là có sự hiệp thông viên mãn với Thiên Chúa Cha trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Sự sống ấy giải thoát chúng ta khỏi mọi ích kỷ, và là nguồn sáng tạo trong tình yêu”. (Sứ điệp TG 2017).
Đức Thánh Cha Phanxicô gợi lên hai câu chuyện Tin Mừng trong sứ vụ truyền giáo của Chúa Giêsu : “Thế giới vô cùng cần Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Thông qua Hội Thánh, Đức Kitô tiếp tục sứ mạng của mình là Người Samari Tốt Lành, săn sóc những vết thương rướm máu của nhân loại, và là Người Mục Tử Tốt Lành, không ngừng tìm kiếm những con chiên lạc trên những con đường ngoằn ngoèo không dẫn tới đâu” (Sứ điệp TG 2017, số 5).
Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu ưu tiên để ý đến những người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Suốt đời, Ngài đã sống gần gũi với 4 hạng người: người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Chúa Giêsu đến với họ, cho họ thấy, Ngài rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người. Chúa Giêsu hiến thân đến tột cùng vì tình yêu.
Chúa Giêsu muốn các môn đệ cũng hãy theo gương Thầy, đem Tin Mừng đến cho 4 hạng người đó.Đây cũng là sứ mạng truyền giáo của mỗi kitô hữu.Nói cách khác, truyền giáo là yêu như Chúa Giêsu yêu. Chúa dành tình yêu đặc biệt cho 4 hạng người: người ngoại, người tội lỗi, người bệnh tật và người nghèo.Yêu người ngoại, yêu người tội lỗi, yêu người nghèo và người bệnh tật như thế là truyền giáo theo gương Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu dạy các Tông đồ về cách thức loan báo Tin Mừng. Đó là, ở lại với dân chúng và giúp họ nghe lời thông truyền Tình Thương và Sự Sống, lời kêu gọi sám hối và mở lòng đón Chúa, lời đem lại ơn giải thoát cho họ (x. Mc 6,11). Như vậy, người tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng không nhất thiết phải giúp người dân có “cơm dư gạo thừa”, nhưng công việc trước tiên là hãy đi vào trong văn hóa của địa phương và nói Lời Chúa cho dân chúng nghe, sau đó mới giúp đỡ họ được khỏe mạnh phần xác như xức dầu, trừ quỷ, chữa lành bệnh tật. Nhờ gặp gỡ Chúa Giêsu, người nghe được ơn biến đổi theo Tin Mừng.Truyền giáo đạt thành quả nhờ sức mạnh biến đổi của Tin Mừng Đức Kitô, là Đường, Sự Thật và Sự Sống (x. Sứ điệp Truyền giáo 2017, số 1-5).
3. Tinh thần truyền giáo và nhiệt huyết tông đồ.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, khi còn là Giám Mục giáo phận Nha Trang, đã viết chỉ dẫn về truyền giáo như sau: “Những nỗ lực hoạt động, cầu nguyện sẽ không mang lại kết qủa nếu chúng ta không được hướng dẫn bằng một tinh thần mới, một bầu nhiệt huyết tông đồ.Bất cứ lúc nào tiếp xúc với lương dân, với một bầu nhiệt huyết tông đồ, anh chị em hãy luôn luôn nhớ rằng:Tinh thần truyền giáo không phải là óc chinh phục mà là lòng yêu thương.Tinh thần truyền giáo không phải là óc cai trị, mà là tinh thần phục vụ mọi người.Tinh thần truyền giáo không phải là đạo binh thánh gía, dùng vũ lực để đánh ngã, nhưng là tinh thần chứng nhân, lấy đời sống mà làm chứng tích.Tinh thần truyền giáo không phải là óc tự cao tự đại, nhưng là thái độ đối thoại, là tinh thần trao đổi và tôn trọng các tôn giáo khác.Tinh thần truyền giáo không phải là mãnh lực của tiền tài, quyền thế mà là tinh thần tương trợ. Tinh thần truyền giáo không phải là thủ đoạn chiến lược, nhưng là tấm lòng chân thành đơn sơ.Tinh thần truyền giáo không bao giờ chán nản, vì trở ngại, vì vô ơn, vì phản bội, vì thất bại, ngược lại luôn luôn tin cậy vào ơn Chúa và nhẫn nại”. (Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư luân lưu: Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta, lễ Thánh Têrêxa năm 1970. Trích trong tập Hôm qua, hôm nay, ngày mai, Thời điểm 1996, tr. 102-103).
Sắc lệnh Ad Gentes đề cao tầm quan trọng của chứng tá đời sống trong việc truyền giáo: “Tất cả các Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải dùng chứng tá và gương mẫu đời sống để thể hiện con người mới của họ đã đón nhận qua bí tích Thanh tẩy, đồng thời biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã cũng cố họ qua bí tích Thêm sức, để những người chung quanh nhìn thấy các việc họ làm mà ngợi khen Chúa Cha” (số 11).
Truyền giáo hôm nay phải là giới thiệu, là trình bày, là minh họa, là thuyết phục. Chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho những anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày nơi môi trường mình sống và làm việc. Đời sống của giáo dân là phương tiện truyền giáo hữu hiệu hàng đầu. Muốn truyền giáo, giáo dân phải có lòng đạo nhất định. Việc tái truyền giáo giúp tẩy xóa hay giảm bớt những cách sống phản Tin Mừng nơi người đã có đức tin. Thực tế, chẳng ai lại đi theo một cái Đạo mà ngay cả tín đồ cũng không thực hành Đạo. Cũng chẳng ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Tái truyền giáo sẽ giúp giáo dân đong đầy hành trang là những giá trị Tin Mừng cho cuộc sống, thay cho những lối sống buông thả và thiếu cố gắng xưa nay. Muốn giới thiệu Chúa cho người chưa biết Chúa, người giáo dân phải thấm nhuần đạo lý, sống trong thế thượng phong về luân lý, về đức bác ái và sự công bằng. Như thế, từng cá nhân, từng nhóm và cộng đoàn có thể dấn thân vào việc truyền giáo.
Thực thi sứ vụ truyền giáo hôm nay bằng nhiều cách :
- Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình. Một cách đặc biệt, những người nam người nữ thánh hiến được mời gọi lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, Đấng kêu gọi họ đi ra các vùng ngoại biên, đến với những người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng….Người truyền giáo đích thực thì say mê Tin Mừng. Tin Mừng là nguồn mạch niềm vui, sự giải phóng và cứu độ cho mọi người. Hội Thánh ý thức được hồng ân này, vì thế Hội Thánh không ngừng công bố cho mọi người "điều đã có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, và chúng tôi đã tận mắt chứng kiến" (1Ga 1,1). Việc truyền giáo của Hội Thánh được sinh động bởi một linh đạo của việc liên tục lên đường. Chúng ta được thách thức “ra khỏi vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng ‘ngoại vi’ đang cần ánh sáng Tin Mừng” (Evangelii Gaudium, 20).
- Giới trẻ là hy vọng của truyền giáo. Con người Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ. Họ tìm cách dấn thân phục vụ loài người với sự can đảm và phấn khởi. “Nhiều người trẻ đang chia sẻ mối quan tâm chung về các vấn đề của thế giới và tham gia các hình thức khác nhau của việc cổ động tích cực và hoạt động tình nguyện… Đẹp biết bao khi chứng kiến cảnh những người trẻ là những “nhà giảng thuyết đường phố,” vui vẻ mang Đức Giêsu đến mọi đường phố, mọi công viên và mọi góc cùng của trái đất!” (Sứ điệp Truyền giáo 2017).
- Mỗi Giáo xứ khởi động phong trào: mỗi thành viên phải làm sao giúp cho một người khác theo Đạo.
- Mỗi giáo dân nên kết thân với một lương dân. Mỗi gia đình kết thân với một gia đình bên Lương. Kết thân để cầu nguyện, nâng đỡ nhau.
- Các hội đoàn đi tìm người tội lỗi và người nghèo trong địa phương của mình. Nên có một danh sách cụ thể. Sau đó sẽ cùng nhau thăm viếng, an ủi và giúp đỡ.
Chúa Thánh Thần hướng dẫn và quyết định thành tựu của việc truyền giáo. Nhưng nỗ lực của mọi thành phần dân Chúa trong việc truyền giáo cũng là yếu tố làm nên sự thành công. Ước mong Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui Tin Mừng qua những thành quả, và cũng giúp chúng ta có thêm động lực để dấn thân cho việc loan báo Tin Mừng.
Truyền giáo là một sứ mạng thiêng liêng cao cả, khởi nguồn từ Thiên Chúa. Qua mọi can dự vào lịch sử loài người, Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm tất cả “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta”.
Sứ mạng truyền giáo đã được trao phó cho Giáo Hội. Khi lập Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu cho thấy ý định trao phó sứ mạng truyền giáo cho Giáo Hội sau này (x. Mc 3,13). Trước khi rời các Tông đồ để về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã trực tiếp ban mệnh lệnh truyền giáo cho các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), “Anh em hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy họ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20).
Chính các Tông đồ và những cộng sự của các ngài đã thừa hành mệnh lệnh này một cách xuất sắc. Trải qua bao khó khăn dọc dài lịch sử, các ngài đã đem Tin Mừng Phục Sinh tới nhiều miền và cho nhiều tâm hồn. Hơn hai ngàn năm qua, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, các thế hệ tông đồ truyền giáo đã nối tiếp nhau mang Tin Mừng đi khắp địa cầu.
Như vậy, truyền giáo xuất phát từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô sứ mạng này đã được trao cho Giáo Hội, nhờ Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trung thành và nhiệt thành chu toàn sứ mạng cho đến ngày tận thế.
Thực thi sứ mạng truyền giáo là chia sẻ cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, yêu thương đến cùng, yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. Truyền giáo là làm chứng cho Chúa Kitô bằng đời sống.
1. Nội dung truyền giáo
Trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu ban lệnh truyền; “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Lời Chúa nói với các môn đệ về nội dung truyền giáo có 4 công việc quan trọng.
a. Truyền giáo là Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Rao giảng là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Truyền giáo là “loan báo Tin mừng”.
b. Truyền giáo là “thiết lập cộng đoàn các môn đệ”, cộng đoàn những người tin vào Chúa Kitô, cộng đoàn này chính là Giáo Hội. Chúa Giêsu nói rõ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
c. Truyền giáo là “cử hành Phụng vụ và các Bí tích”. Chúa Giêsu cũng nói rõ: “làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Các Bí tích thuộc về Nhiệm cục Cứu độ của thời đại Tân Ước, được Chúa Giêsu thiết lập, để qua đó ban ơn cứu độ cho con người.
d. Truyền giáo là dạy Giáo lý, là Huấn giáo. Chúa Giêsu đã căn dặn: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Mục tiêu của Huấn giáo là dạy cho người ta biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa, giúp cho người Kitô hữu có thể gặp gỡ Chúa, tiếp xúc với Chúa trong đời sống cầu nguyện, cũng như trong đời sống thực tế hằng ngày.
2. Truyền Giáo theo gương Chúa Giêsu
“Việc truyền giáo của Hội Thánh hướng tới mọi người thành tâm thiện chí, và dựa trên sức mạnh biến đổi của Tin Mừng. Tin Mừng là Tin Vui chứa đầy niềm vui có sức lan toả, vì nó chứa đựng và cống hiến sự sống mới: sự sống của Đức Kitô Phục Sinh, Đấng là Đường, Sự Thật và Sự Sống (x. Ga 14,6) cho chúng ta, và đổ đầy Thần Khí ban sự sống cho chúng ta. Người là Đường mời gọi chúng ta theo Người với lòng tin tưởng và can đảm. Khi theo Đức Giêsu là Đường, chúng ta trải nghiệm Sự Thật và lãnh nhận Sự Sống của Người, nghĩa là có sự hiệp thông viên mãn với Thiên Chúa Cha trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Sự sống ấy giải thoát chúng ta khỏi mọi ích kỷ, và là nguồn sáng tạo trong tình yêu”. (Sứ điệp TG 2017).
Đức Thánh Cha Phanxicô gợi lên hai câu chuyện Tin Mừng trong sứ vụ truyền giáo của Chúa Giêsu : “Thế giới vô cùng cần Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Thông qua Hội Thánh, Đức Kitô tiếp tục sứ mạng của mình là Người Samari Tốt Lành, săn sóc những vết thương rướm máu của nhân loại, và là Người Mục Tử Tốt Lành, không ngừng tìm kiếm những con chiên lạc trên những con đường ngoằn ngoèo không dẫn tới đâu” (Sứ điệp TG 2017, số 5).
Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu ưu tiên để ý đến những người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Suốt đời, Ngài đã sống gần gũi với 4 hạng người: người nghèo, người tội lỗi, người ngoại và những người bệnh tật. Chúa Giêsu đến với họ, cho họ thấy, Ngài rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người. Chúa Giêsu hiến thân đến tột cùng vì tình yêu.
Chúa Giêsu muốn các môn đệ cũng hãy theo gương Thầy, đem Tin Mừng đến cho 4 hạng người đó.Đây cũng là sứ mạng truyền giáo của mỗi kitô hữu.Nói cách khác, truyền giáo là yêu như Chúa Giêsu yêu. Chúa dành tình yêu đặc biệt cho 4 hạng người: người ngoại, người tội lỗi, người bệnh tật và người nghèo.Yêu người ngoại, yêu người tội lỗi, yêu người nghèo và người bệnh tật như thế là truyền giáo theo gương Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu dạy các Tông đồ về cách thức loan báo Tin Mừng. Đó là, ở lại với dân chúng và giúp họ nghe lời thông truyền Tình Thương và Sự Sống, lời kêu gọi sám hối và mở lòng đón Chúa, lời đem lại ơn giải thoát cho họ (x. Mc 6,11). Như vậy, người tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng không nhất thiết phải giúp người dân có “cơm dư gạo thừa”, nhưng công việc trước tiên là hãy đi vào trong văn hóa của địa phương và nói Lời Chúa cho dân chúng nghe, sau đó mới giúp đỡ họ được khỏe mạnh phần xác như xức dầu, trừ quỷ, chữa lành bệnh tật. Nhờ gặp gỡ Chúa Giêsu, người nghe được ơn biến đổi theo Tin Mừng.Truyền giáo đạt thành quả nhờ sức mạnh biến đổi của Tin Mừng Đức Kitô, là Đường, Sự Thật và Sự Sống (x. Sứ điệp Truyền giáo 2017, số 1-5).
3. Tinh thần truyền giáo và nhiệt huyết tông đồ.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, khi còn là Giám Mục giáo phận Nha Trang, đã viết chỉ dẫn về truyền giáo như sau: “Những nỗ lực hoạt động, cầu nguyện sẽ không mang lại kết qủa nếu chúng ta không được hướng dẫn bằng một tinh thần mới, một bầu nhiệt huyết tông đồ.Bất cứ lúc nào tiếp xúc với lương dân, với một bầu nhiệt huyết tông đồ, anh chị em hãy luôn luôn nhớ rằng:Tinh thần truyền giáo không phải là óc chinh phục mà là lòng yêu thương.Tinh thần truyền giáo không phải là óc cai trị, mà là tinh thần phục vụ mọi người.Tinh thần truyền giáo không phải là đạo binh thánh gía, dùng vũ lực để đánh ngã, nhưng là tinh thần chứng nhân, lấy đời sống mà làm chứng tích.Tinh thần truyền giáo không phải là óc tự cao tự đại, nhưng là thái độ đối thoại, là tinh thần trao đổi và tôn trọng các tôn giáo khác.Tinh thần truyền giáo không phải là mãnh lực của tiền tài, quyền thế mà là tinh thần tương trợ. Tinh thần truyền giáo không phải là thủ đoạn chiến lược, nhưng là tấm lòng chân thành đơn sơ.Tinh thần truyền giáo không bao giờ chán nản, vì trở ngại, vì vô ơn, vì phản bội, vì thất bại, ngược lại luôn luôn tin cậy vào ơn Chúa và nhẫn nại”. (Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư luân lưu: Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta, lễ Thánh Têrêxa năm 1970. Trích trong tập Hôm qua, hôm nay, ngày mai, Thời điểm 1996, tr. 102-103).
Sắc lệnh Ad Gentes đề cao tầm quan trọng của chứng tá đời sống trong việc truyền giáo: “Tất cả các Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải dùng chứng tá và gương mẫu đời sống để thể hiện con người mới của họ đã đón nhận qua bí tích Thanh tẩy, đồng thời biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã cũng cố họ qua bí tích Thêm sức, để những người chung quanh nhìn thấy các việc họ làm mà ngợi khen Chúa Cha” (số 11).
Truyền giáo hôm nay phải là giới thiệu, là trình bày, là minh họa, là thuyết phục. Chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho những anh chị em mà mình gặp gỡ hàng ngày nơi môi trường mình sống và làm việc. Đời sống của giáo dân là phương tiện truyền giáo hữu hiệu hàng đầu. Muốn truyền giáo, giáo dân phải có lòng đạo nhất định. Việc tái truyền giáo giúp tẩy xóa hay giảm bớt những cách sống phản Tin Mừng nơi người đã có đức tin. Thực tế, chẳng ai lại đi theo một cái Đạo mà ngay cả tín đồ cũng không thực hành Đạo. Cũng chẳng ai có thể cho người khác cái mà mình không có. Tái truyền giáo sẽ giúp giáo dân đong đầy hành trang là những giá trị Tin Mừng cho cuộc sống, thay cho những lối sống buông thả và thiếu cố gắng xưa nay. Muốn giới thiệu Chúa cho người chưa biết Chúa, người giáo dân phải thấm nhuần đạo lý, sống trong thế thượng phong về luân lý, về đức bác ái và sự công bằng. Như thế, từng cá nhân, từng nhóm và cộng đoàn có thể dấn thân vào việc truyền giáo.
Thực thi sứ vụ truyền giáo hôm nay bằng nhiều cách :
- Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình. Một cách đặc biệt, những người nam người nữ thánh hiến được mời gọi lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, Đấng kêu gọi họ đi ra các vùng ngoại biên, đến với những người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng….Người truyền giáo đích thực thì say mê Tin Mừng. Tin Mừng là nguồn mạch niềm vui, sự giải phóng và cứu độ cho mọi người. Hội Thánh ý thức được hồng ân này, vì thế Hội Thánh không ngừng công bố cho mọi người "điều đã có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, và chúng tôi đã tận mắt chứng kiến" (1Ga 1,1). Việc truyền giáo của Hội Thánh được sinh động bởi một linh đạo của việc liên tục lên đường. Chúng ta được thách thức “ra khỏi vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng ‘ngoại vi’ đang cần ánh sáng Tin Mừng” (Evangelii Gaudium, 20).
- Giới trẻ là hy vọng của truyền giáo. Con người Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ. Họ tìm cách dấn thân phục vụ loài người với sự can đảm và phấn khởi. “Nhiều người trẻ đang chia sẻ mối quan tâm chung về các vấn đề của thế giới và tham gia các hình thức khác nhau của việc cổ động tích cực và hoạt động tình nguyện… Đẹp biết bao khi chứng kiến cảnh những người trẻ là những “nhà giảng thuyết đường phố,” vui vẻ mang Đức Giêsu đến mọi đường phố, mọi công viên và mọi góc cùng của trái đất!” (Sứ điệp Truyền giáo 2017).
- Mỗi Giáo xứ khởi động phong trào: mỗi thành viên phải làm sao giúp cho một người khác theo Đạo.
- Mỗi giáo dân nên kết thân với một lương dân. Mỗi gia đình kết thân với một gia đình bên Lương. Kết thân để cầu nguyện, nâng đỡ nhau.
- Các hội đoàn đi tìm người tội lỗi và người nghèo trong địa phương của mình. Nên có một danh sách cụ thể. Sau đó sẽ cùng nhau thăm viếng, an ủi và giúp đỡ.
Chúa Thánh Thần hướng dẫn và quyết định thành tựu của việc truyền giáo. Nhưng nỗ lực của mọi thành phần dân Chúa trong việc truyền giáo cũng là yếu tố làm nên sự thành công. Ước mong Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui Tin Mừng qua những thành quả, và cũng giúp chúng ta có thêm động lực để dấn thân cho việc loan báo Tin Mừng.
Đã Là Kitô Hữu Phải Truyền Giáo
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:03 17/10/2017
Suy niệm Khánh nhật Truyền giáo
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mt 28, 16-20)
Tháng 10, tháng truyền giáo
Hàng năm, cứ mỗi khi tháng 10 về, Giáo hội lại cùng với con cái mình sốt sáng lẫn chuỗi Mân Côi và khám phá lại vẻ đẹp của lời Kinh này để cầu cho thế giới được hoà bình. Tháng 10 còn là tháng truyền giáo, Giáo hội cũng kêu gọi con cái mình dấn thân cho việc truyền giáo, nên Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp cho mọi thành phần dân Chúa, khuyến khích họ bước theo Chúa Giêsu “Người rao giảng Tin Mừng đầu tiên và vĩ đại nhất” (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 7), và “lấy nguồn cảm hứng từ Đức Maria, Mẹ của công cuộc Phúc âm hoá” (Sứ điệp Truyền giáo 2017, số 10) để lên đường truyền giáo.
Nhưng truyền giáo để làm gì ?
Để nhắc lại rằng bản chất của Giáo hội là truyền giáo ; mục đích đầu tiên của Giáo hội khi được Chúa Giêsu thiết lập là truyền giáo.
Ai phải truyền giáo?
Là chi thể của Hội Thánh, tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô nói : “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân ” (Mt 28, 19). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Giáo hội tự bản chất là truyền giáo.
Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 2, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo, nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hội, chứng tỏ bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly như sau: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20, 21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp duy nhất phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích dẫn lời Đức Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Ðức Bác Ái là linh hồn của sứ mạng truyền giáo.
Thánh Phaolô viết : “Tình Yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cr 5, 14). Đức Kitô thúc bách những người đã chịu phép Rửa tội nam phụ cũng như lão ấu, kể cả người đau yếu lẫn người nghèo, khi đã đón nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, có sứ mạng rao giảng và mang tình yêu cho hết mọi người, bằng lời nói và chứng tá cụ thể của Đức Ái. Truyền giáo là gì nếu không phải là loan báo Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Người không những đã hăng say loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người, Người còn hy sinh mạng sống để làm chứng cho tình yêu đó.
Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình...nhờ việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”. Ngài cũng khuyến khích mọi thành phần trong Giáo hội can đảm khởi hành “mùa truyền giáo mới”, vì “Giáo hội cần đến với con người, với sự tế nhị và tôn trọng của một người phục vụ. Và Giáo hội tin tưởng rằng công việc phục vụ trước tiên và cao cả nhất là công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô”, ngài kêu gọi: “Anh chị em đừng sợ: hãy mở toang mọi cửa để tiếp đón Chúa Kitô” (Huấn Đức ngày 22 tháng 10/2000, tại Roma).
Cử hành ngày Thế giới Truyền giáo năm nay với chủ đề : “Việc Truyền Giáo ở tâm điểm của Đức Tin Kitô giáo”. Trong lời mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo; nếu không, Hội Thánh không còn là Hội Thánh của Đức Kitô nữa” (Trích Sứ điệp truyền giáo 2017). Ngài gợi lên một số vấn nạn cốt yếu để chúng ta suy nghĩ và hành động như : “Nền tảng việc truyền giáo của chúng ta là gì? Tâm điểm việc truyền giáo của chúng ta là gì? Chúng ta phải có cách tiếp cận cơ bản nào để thi hành công việc truyền giáo?” Ngài trích lời của thánh Iréné : “Vinh quang của Thiên Chúa là chính con người sống” (Irênê, Adversus Haereses IV, 20, 7). Chúa Giêsu đến để cho con người không những được sống mà còn sống dồi dào. Vì thế, “việc truyền giáo của Hội Thánh không thể là quảng bá một ý thức hệ tôn giáo, càng không thể là đề nghị một học thuyết đạo đức cao siêu… Truyền giáo là trình bày cho con người thời nay biết Chúa Giêsu phục sinh đang sống giữa chúng ta, những ai đón nhận Người thì với đức tin và đức mến có thể trải nghiệm sức mạnh biến đổi của Thần Khí Người” (số 3). Ngài viết tiếp : “Thế giới vô cùng cần Tin Mừng Đức Giêsu Kitô” (số 5) ; Ngài nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa “đừng bao giờ quên rằng, là Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một Người, sự gặp gỡ ấy tạo cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định”(Bênêđictô XVI, Deus Caritas Est, 1). Ngài thêm : “Truyền giáo nhắc nhở Hội Thánh rằng mình không phải là một mục đích tự tại, nhưng là một dụng cụ và trung gian khiêm tốn của Nước Trời” (số 7), và Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến người trẻ, ngài viết : “Giới trẻ là hy vọng của truyền giáo. Con người Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ” (số 8) . Cuối cùng ngài khuyên : “Chúng ta hãy lấy nguồn cảm hứng từ Đức Maria, Mẹ của công cuộc Phúc âm hoá. Được Thần Khí thúc đẩy, Mẹ đã đón nhận Lời sự sống trong đức tin khiêm cung thâm sâu của Mẹ”.
Xin Đức Trinh Nữ giúp chúng ta nói lên lời “xin vâng” của mình, khi ý thức nhu cầu cấp bách phải làm cho Tin Mừng của Đức Giêsu vang dội trong thời đại chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mt 28, 16-20)
Tháng 10, tháng truyền giáo
Hàng năm, cứ mỗi khi tháng 10 về, Giáo hội lại cùng với con cái mình sốt sáng lẫn chuỗi Mân Côi và khám phá lại vẻ đẹp của lời Kinh này để cầu cho thế giới được hoà bình. Tháng 10 còn là tháng truyền giáo, Giáo hội cũng kêu gọi con cái mình dấn thân cho việc truyền giáo, nên Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp cho mọi thành phần dân Chúa, khuyến khích họ bước theo Chúa Giêsu “Người rao giảng Tin Mừng đầu tiên và vĩ đại nhất” (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 7), và “lấy nguồn cảm hứng từ Đức Maria, Mẹ của công cuộc Phúc âm hoá” (Sứ điệp Truyền giáo 2017, số 10) để lên đường truyền giáo.
Nhưng truyền giáo để làm gì ?
Để nhắc lại rằng bản chất của Giáo hội là truyền giáo ; mục đích đầu tiên của Giáo hội khi được Chúa Giêsu thiết lập là truyền giáo.
Ai phải truyền giáo?
Là chi thể của Hội Thánh, tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô nói : “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân ” (Mt 28, 19). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Giáo hội tự bản chất là truyền giáo.
Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 2, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo, nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hội, chứng tỏ bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly như sau: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20, 21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp duy nhất phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích dẫn lời Đức Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Ðức Bác Ái là linh hồn của sứ mạng truyền giáo.
Thánh Phaolô viết : “Tình Yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cr 5, 14). Đức Kitô thúc bách những người đã chịu phép Rửa tội nam phụ cũng như lão ấu, kể cả người đau yếu lẫn người nghèo, khi đã đón nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, có sứ mạng rao giảng và mang tình yêu cho hết mọi người, bằng lời nói và chứng tá cụ thể của Đức Ái. Truyền giáo là gì nếu không phải là loan báo Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Người không những đã hăng say loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người, Người còn hy sinh mạng sống để làm chứng cho tình yêu đó.
Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình...nhờ việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”. Ngài cũng khuyến khích mọi thành phần trong Giáo hội can đảm khởi hành “mùa truyền giáo mới”, vì “Giáo hội cần đến với con người, với sự tế nhị và tôn trọng của một người phục vụ. Và Giáo hội tin tưởng rằng công việc phục vụ trước tiên và cao cả nhất là công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô”, ngài kêu gọi: “Anh chị em đừng sợ: hãy mở toang mọi cửa để tiếp đón Chúa Kitô” (Huấn Đức ngày 22 tháng 10/2000, tại Roma).
Cử hành ngày Thế giới Truyền giáo năm nay với chủ đề : “Việc Truyền Giáo ở tâm điểm của Đức Tin Kitô giáo”. Trong lời mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo; nếu không, Hội Thánh không còn là Hội Thánh của Đức Kitô nữa” (Trích Sứ điệp truyền giáo 2017). Ngài gợi lên một số vấn nạn cốt yếu để chúng ta suy nghĩ và hành động như : “Nền tảng việc truyền giáo của chúng ta là gì? Tâm điểm việc truyền giáo của chúng ta là gì? Chúng ta phải có cách tiếp cận cơ bản nào để thi hành công việc truyền giáo?” Ngài trích lời của thánh Iréné : “Vinh quang của Thiên Chúa là chính con người sống” (Irênê, Adversus Haereses IV, 20, 7). Chúa Giêsu đến để cho con người không những được sống mà còn sống dồi dào. Vì thế, “việc truyền giáo của Hội Thánh không thể là quảng bá một ý thức hệ tôn giáo, càng không thể là đề nghị một học thuyết đạo đức cao siêu… Truyền giáo là trình bày cho con người thời nay biết Chúa Giêsu phục sinh đang sống giữa chúng ta, những ai đón nhận Người thì với đức tin và đức mến có thể trải nghiệm sức mạnh biến đổi của Thần Khí Người” (số 3). Ngài viết tiếp : “Thế giới vô cùng cần Tin Mừng Đức Giêsu Kitô” (số 5) ; Ngài nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa “đừng bao giờ quên rằng, là Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một Người, sự gặp gỡ ấy tạo cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định”(Bênêđictô XVI, Deus Caritas Est, 1). Ngài thêm : “Truyền giáo nhắc nhở Hội Thánh rằng mình không phải là một mục đích tự tại, nhưng là một dụng cụ và trung gian khiêm tốn của Nước Trời” (số 7), và Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến người trẻ, ngài viết : “Giới trẻ là hy vọng của truyền giáo. Con người Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ” (số 8) . Cuối cùng ngài khuyên : “Chúng ta hãy lấy nguồn cảm hứng từ Đức Maria, Mẹ của công cuộc Phúc âm hoá. Được Thần Khí thúc đẩy, Mẹ đã đón nhận Lời sự sống trong đức tin khiêm cung thâm sâu của Mẹ”.
Xin Đức Trinh Nữ giúp chúng ta nói lên lời “xin vâng” của mình, khi ý thức nhu cầu cấp bách phải làm cho Tin Mừng của Đức Giêsu vang dội trong thời đại chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
09:05 17/10/2017
Biệt phái là một nhóm tín đồ Do Thái giáo, thông thạo Lề Luật, giữ luật cách nhiệm nhặt theo mặt chữ, tự cho mình là thánh thiện, sống tách biệt với dân nghèo và dân ngoại. Họ tin linh hồn bất tử, tin có đời sau, tin các thiên thần. Nhưng cuộc sống của họ thường đối nghịch với Chúa Giêsu (x. Mc7,5; 8,11; 10,2; 12,13), có óc nệ luật (x. Lc 6,1-5), chi ly (x. Mt 23,23-24), tự cao tự đại (x. Mt 18, 11-12), và nhất là giả hình (x. Mt 23,3-6). Chính vì thế, nhiều lần Đức Giêsu đã tố cáo sự giả hình của họ, Ngài không ngần ngại ví họ như “mồ mả tô vôi” (x. Mt 23). (x. Tiểu ban Từ vựng – UBGLĐT/HĐGMVN)
Bản chất giả hình của những người Biệt phái lại một lần nữa được họ thể hiện một cách rõ nét trong đoạn Tin mừng hôm nay (x. Mt 22,15-21). Thật vậy, Thánh Mathêu cho chúng ta biết, họ dùng những lời ngon ngọt để nịnh hót, tâng bốc, ca ngợi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy bảo đường lối Thiên Chúa. Thầy chẳng cần để ý đến ai, vì Thầy không tây vị người nào.”(Mt 22,16). Nội dung của những lời nói này không có gì sai, thậm chí còn rất đúng với bản chất vốn có của Đức Giêsu. Giá như họ nói những lời đó với một tấm lòng yêu mến, tôn trọng và chân thật trong lòng thì tốt biết mấy. Nhưng thực tế miệng họ nói những lời ngon ngọt như vậy không phải phát xuất từ lòng yêu mến, tôn trọng và chân thật trong lòng mà để che đậy ác ý của họ từ bên trong. Bởi vì, sau khi nịnh hót, tâng bốc, ca ngợi Đức Giêsu, họ đưa ra một câu hỏi hết sức hóc búa để gài bẩy Ngài. Họ hỏi: “Xin Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào: Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?”(Mt 22,7). Đúng là“miệng nam mô bụng bồ dao găm.” Với câu hỏi này, nếu Đức Giêsu trả lời “có” thì đồng nghĩa với việc Ngài ủng hộ chính quyền ngoại bang Rôma đang đô hội Nước Do Thái lúc bấy giờ, mà chính họ được coi là những người ái quốc đang chống lại chính quyền đó. Cho nên, Đức Giêsu sẽ bị chính họ và dân chúng lên án là kẻ phản quốc. Ngài sẽ mất uy tín với dân chúng. Ngược lại, nếu Đức Giêsu trả lời “không” thì Ngài sẽ bị liệt vào kẻ phản động, chống đối chính quyền, bị nhóm Hêrôđê lên án. Bởi vì nhóm Hêrôđê là những kẻ “cọng rắn cắn gà nhà”, họ ủng hộ chính quyền Rôma để trục lợi. Cho nên, chúng ta mới hiểu vì sao bình thường giữa nhóm Biệt phái và nhóm Hêrôđê hay chống đối nhau, thế mà hôm nay họ lại được nhóm Biệt phái mời đến để hợp tác chống lại Đức Giêsu.
Như thế, họ đã đưa Đức Giêsu vào cái thế “lượng đao luận”, nghĩa là trả lời cách nào cũng mắc bẫy của họ. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Sau khi nghe những lời tâng bốc và câu hỏi của họ đặt ra, Đức Giêsu đã tố cáo ý đồ thâm độc của họ và Ngài đưa ra giải pháp của mình, Ngài nói: “Bọn người giả hình, các ngươi gài bẫy Ta làm gì? Hãy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế”. Họ đưa cho Người một đồng bạc. Và Chúa Giêsu hỏi họ: “Hình tượng và danh hiệu này là của ai?” Họ thưa rằng: “Của Cêsarê”. Bấy giờ Người bảo họ rằng: “Vậy, cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.”(Mt 22,18-21).
Câu trả lời của Đức Giêsu khiến họ chưng hửng, nhưng qua câu trả lời này cũng dạy cho họ và chúng ta một bài học: Mỗi người đều có bổn phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa.
1. Bổn phận đối với Thiên Chúa
- Chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa: Người kitô hữu tin Thiên Chúa là Cha, là Đấng dựng nên, cứu chuộc, quan phòng và muốn mọi người được hưởng hạnh phúc Nước Trời. Kinh thánh cũng dạy mọi người phải biết Kính sợ, yêu mến và biết ơn Thiên Chúa: Thật vậy, con người phải biết kính sợ Thiên Chúa: “Hỡi Israel, nào Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, có đòi hỏi anh em điều gì khác đâu, ngoài việc phải kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em.” (x. Đnl 10,12); Con người phải biết yêu mến Thiên Chúa, yêu mến bằng cách tuân giữ các giới răn và lệnh truyền của Ngài: “Anh em phải đi theo mọi đường lối của Người, yêu mến phụng thờ Người hết lòng, hết dạ, giữ các mệnh lệnh của Đức Chúa và các thánh chỉ của Người mà tôi truyền cho anh em hôm nay, để anh em được hạnh phúc.” (x. Đnl 10,12-13); Con người phải biêt tạ ơn Thiên Chúa: “Hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” (Tv 118,1); “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”(1Tx 5,18); “Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa” (x. 1Tx 2,13).
- Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài: Thiên Chúa ban cho con người có tự do, nhưng con người đã lợi dụng tự do để cướp đi quyền làm chủ của Thiên Chúa: Con người cướp đi quyền làm chủ sự sống của Thiên Chúa để giết chết bao nhiêu mạng người: Vụ xả súng mới đây tại bang Las Vegas của Mỹ đã giết chết 59 người; vấn đề phá thai, an tử hằng năm giết chết hàng triệu người vô tội; Con người cướp đi quyền làm chủ thiên nhiên của Thiên Chúa: nạn phá rừng gây ra lũ lụt, dùng thuốc sâu, chất hóa học gây ô nhiễm môi trường; Con người cướp đi quyền làm chủ lương tâm, không còn nghe theo tiếng lương tâm để làm lành lánh dữ nên gây ra biết bao nhiêu tội ác; Con người cướp đi quyền sở hữu của Thiên Chúa qua sự quản lý của Giáo hội về các vấn đề như: đất đai, cơ sở tôn giáo; Người của Thiên Chúa như các giám mục, linh mục, tu sỹ bị hành hung, đánh đập, giết chết nhiều nơi trên thế giới…Đức Giêsu nói: “Hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (x. Mt 22,21).
2. Bổn phận đối với Tổ quốc
Mỗi người đều có một tổ quốc, có quyền công dân. Đi liền với quyền lợi là bổn phận đối với tổ quốc của mình. Bổn phận trên hết và trước hết là nộp những khoản thuế hợp pháp cho nhà nước. Thời Chúa Giêsu, người Do thái bị đế quốc Rôma đô hộ, nên họ đang tiêu dùng tiền Rôma. Vì tiêu dùng tiền của Rôma nên đương nhiên họ phải nộp thuế cho đế quốc Rôma. Đây là một hành động hợp lý mang tính xã hội. Chính gia đình Thánh gia và cụ thể là chính Đức Giêsu cũng đã từng chu toàn nghĩa vụ công dân của mình. Kinh thánh cho biết: Thánh Giuse và Mẹ Maria đã vâng lệnh nhà vua trở về Bêlem để kê khai hộ khẩu (x. Lc 2,4); Đức Giêsu đã sai Phêrô đi câu cả để lấy tiền nộp thuế cho Ngài và cho Phêrô (x. Mt 17,26); dù biết lệnh bất công nhưng Ngài vẫn để cho chính quyền bắt Ngài (x. Lc 23,22). Thánh Phaolô dạy: “Anh em nợ ai cái gì, thì hãy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đòi sưu, trả thuế cho người đòi thuế, sợ người phải sợ, kính người phải kính.” (Rm13,7)
Ngoài ra, nếu chính quyền là hợp pháp và làm đúng với nghĩa vụ của họ thì buộc lòng người dân phải vâng phục và kính nể. Thánh Phêrô đã từng bảo các kitô hữu rằng: “Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua.” (1Pr 2,17). Thánh Phaolô thì bảo các Kitô hữu: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập.” (Rm 13,1). Chính trong bài đọc thứ nhất cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã dùng vua Cyrô để giải phóng dân Ngài, nên việc làm của vua Cyrô chính là đường lối của Thiên Chúa. Vì vậy, dân Chúa phải tùng phục nhà vua.
3. Phải ưu tiên bổn phận đối với Thiên Chúa
Nếu những khi bổn phận đối với Tổ quốc đi ngược lại với bổn phận đối với Thiên Chúa thì phải ưu tiên bổn phận đối với Thiên Chúa hơn. Bởi vì, người kitô hữu không thể làm những điều trái với giáo huấn của Thiên Chúa, của Đức Giêsu và kể cả giáo huấn của Giáo hội. Chính Thánh Phêrô và các Tông đồ đã khẳng định rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29). Câu chuyện của Thánh Thomas More sau đây là mẫu gương cho mỗi người kitô hữu chúng ta:
Vua Henry VIII nước Anh đã kết hôn hợp thức với bà Catherine d’Aragon, nhưng ông nại đến tòa thánh Rôma xin hủy bỏ cuộc hôn nhân đó. Toà thánh đã từ chối. Henry liền tự mình giải quyết vấn đề và tái kết hôn. Thế là ông ta ra lệnh cho bạn bè và các chức sắc ký vào một văn bản tuyên bố đồng ý nhìn nhận hành động của ông là đứng đắn. Nhiều bạn bè của More đã ký vào, nhưng More thì từ chối. Henry yêu cầu More ký vào, nếu không sẽ bị bắt giam và xử tội tạo phản theo luật nhà nước. More vẫn khăng khăng từ chối. Ngài bị giằng co giữa hai bổn phận : một đối với Chúa, một đối với Tổ quốc. Khi chúng xung đột nhau, thì More không còn chọn lựa nào ngoài sự trung tín với luật Chúa. (M. Link, Giảng lễ Chúa Nhật, năm A, tr.305).
Tóm lại, mỗi người kitô hữu có hai bổn phận quan trọng phải chu toàn, đó là bổn phận đối với Thiên Chúa và bổn phận đối với Tổ quốc. Nhưng khi phải lựa chọn một trong hai thì cần ưu tiên bổn phẩn đối với Thiên Chúa hơn. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết tránh thói giả bình của Biệt phái và sự thông đồng ác ý của nhóm Hêrôđê. Đồng thời, xin Chúa giúp chúng ta luôn biết chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa và bổn phận đối với Tổ quốc. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Bản chất giả hình của những người Biệt phái lại một lần nữa được họ thể hiện một cách rõ nét trong đoạn Tin mừng hôm nay (x. Mt 22,15-21). Thật vậy, Thánh Mathêu cho chúng ta biết, họ dùng những lời ngon ngọt để nịnh hót, tâng bốc, ca ngợi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy bảo đường lối Thiên Chúa. Thầy chẳng cần để ý đến ai, vì Thầy không tây vị người nào.”(Mt 22,16). Nội dung của những lời nói này không có gì sai, thậm chí còn rất đúng với bản chất vốn có của Đức Giêsu. Giá như họ nói những lời đó với một tấm lòng yêu mến, tôn trọng và chân thật trong lòng thì tốt biết mấy. Nhưng thực tế miệng họ nói những lời ngon ngọt như vậy không phải phát xuất từ lòng yêu mến, tôn trọng và chân thật trong lòng mà để che đậy ác ý của họ từ bên trong. Bởi vì, sau khi nịnh hót, tâng bốc, ca ngợi Đức Giêsu, họ đưa ra một câu hỏi hết sức hóc búa để gài bẩy Ngài. Họ hỏi: “Xin Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào: Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?”(Mt 22,7). Đúng là“miệng nam mô bụng bồ dao găm.” Với câu hỏi này, nếu Đức Giêsu trả lời “có” thì đồng nghĩa với việc Ngài ủng hộ chính quyền ngoại bang Rôma đang đô hội Nước Do Thái lúc bấy giờ, mà chính họ được coi là những người ái quốc đang chống lại chính quyền đó. Cho nên, Đức Giêsu sẽ bị chính họ và dân chúng lên án là kẻ phản quốc. Ngài sẽ mất uy tín với dân chúng. Ngược lại, nếu Đức Giêsu trả lời “không” thì Ngài sẽ bị liệt vào kẻ phản động, chống đối chính quyền, bị nhóm Hêrôđê lên án. Bởi vì nhóm Hêrôđê là những kẻ “cọng rắn cắn gà nhà”, họ ủng hộ chính quyền Rôma để trục lợi. Cho nên, chúng ta mới hiểu vì sao bình thường giữa nhóm Biệt phái và nhóm Hêrôđê hay chống đối nhau, thế mà hôm nay họ lại được nhóm Biệt phái mời đến để hợp tác chống lại Đức Giêsu.
Như thế, họ đã đưa Đức Giêsu vào cái thế “lượng đao luận”, nghĩa là trả lời cách nào cũng mắc bẫy của họ. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Sau khi nghe những lời tâng bốc và câu hỏi của họ đặt ra, Đức Giêsu đã tố cáo ý đồ thâm độc của họ và Ngài đưa ra giải pháp của mình, Ngài nói: “Bọn người giả hình, các ngươi gài bẫy Ta làm gì? Hãy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế”. Họ đưa cho Người một đồng bạc. Và Chúa Giêsu hỏi họ: “Hình tượng và danh hiệu này là của ai?” Họ thưa rằng: “Của Cêsarê”. Bấy giờ Người bảo họ rằng: “Vậy, cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.”(Mt 22,18-21).
Câu trả lời của Đức Giêsu khiến họ chưng hửng, nhưng qua câu trả lời này cũng dạy cho họ và chúng ta một bài học: Mỗi người đều có bổn phận đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa.
1. Bổn phận đối với Thiên Chúa
- Chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa: Người kitô hữu tin Thiên Chúa là Cha, là Đấng dựng nên, cứu chuộc, quan phòng và muốn mọi người được hưởng hạnh phúc Nước Trời. Kinh thánh cũng dạy mọi người phải biết Kính sợ, yêu mến và biết ơn Thiên Chúa: Thật vậy, con người phải biết kính sợ Thiên Chúa: “Hỡi Israel, nào Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, có đòi hỏi anh em điều gì khác đâu, ngoài việc phải kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em.” (x. Đnl 10,12); Con người phải biết yêu mến Thiên Chúa, yêu mến bằng cách tuân giữ các giới răn và lệnh truyền của Ngài: “Anh em phải đi theo mọi đường lối của Người, yêu mến phụng thờ Người hết lòng, hết dạ, giữ các mệnh lệnh của Đức Chúa và các thánh chỉ của Người mà tôi truyền cho anh em hôm nay, để anh em được hạnh phúc.” (x. Đnl 10,12-13); Con người phải biêt tạ ơn Thiên Chúa: “Hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” (Tv 118,1); “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”(1Tx 5,18); “Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa” (x. 1Tx 2,13).
- Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài: Thiên Chúa ban cho con người có tự do, nhưng con người đã lợi dụng tự do để cướp đi quyền làm chủ của Thiên Chúa: Con người cướp đi quyền làm chủ sự sống của Thiên Chúa để giết chết bao nhiêu mạng người: Vụ xả súng mới đây tại bang Las Vegas của Mỹ đã giết chết 59 người; vấn đề phá thai, an tử hằng năm giết chết hàng triệu người vô tội; Con người cướp đi quyền làm chủ thiên nhiên của Thiên Chúa: nạn phá rừng gây ra lũ lụt, dùng thuốc sâu, chất hóa học gây ô nhiễm môi trường; Con người cướp đi quyền làm chủ lương tâm, không còn nghe theo tiếng lương tâm để làm lành lánh dữ nên gây ra biết bao nhiêu tội ác; Con người cướp đi quyền sở hữu của Thiên Chúa qua sự quản lý của Giáo hội về các vấn đề như: đất đai, cơ sở tôn giáo; Người của Thiên Chúa như các giám mục, linh mục, tu sỹ bị hành hung, đánh đập, giết chết nhiều nơi trên thế giới…Đức Giêsu nói: “Hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (x. Mt 22,21).
2. Bổn phận đối với Tổ quốc
Mỗi người đều có một tổ quốc, có quyền công dân. Đi liền với quyền lợi là bổn phận đối với tổ quốc của mình. Bổn phận trên hết và trước hết là nộp những khoản thuế hợp pháp cho nhà nước. Thời Chúa Giêsu, người Do thái bị đế quốc Rôma đô hộ, nên họ đang tiêu dùng tiền Rôma. Vì tiêu dùng tiền của Rôma nên đương nhiên họ phải nộp thuế cho đế quốc Rôma. Đây là một hành động hợp lý mang tính xã hội. Chính gia đình Thánh gia và cụ thể là chính Đức Giêsu cũng đã từng chu toàn nghĩa vụ công dân của mình. Kinh thánh cho biết: Thánh Giuse và Mẹ Maria đã vâng lệnh nhà vua trở về Bêlem để kê khai hộ khẩu (x. Lc 2,4); Đức Giêsu đã sai Phêrô đi câu cả để lấy tiền nộp thuế cho Ngài và cho Phêrô (x. Mt 17,26); dù biết lệnh bất công nhưng Ngài vẫn để cho chính quyền bắt Ngài (x. Lc 23,22). Thánh Phaolô dạy: “Anh em nợ ai cái gì, thì hãy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đòi sưu, trả thuế cho người đòi thuế, sợ người phải sợ, kính người phải kính.” (Rm13,7)
Ngoài ra, nếu chính quyền là hợp pháp và làm đúng với nghĩa vụ của họ thì buộc lòng người dân phải vâng phục và kính nể. Thánh Phêrô đã từng bảo các kitô hữu rằng: “Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua.” (1Pr 2,17). Thánh Phaolô thì bảo các Kitô hữu: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập.” (Rm 13,1). Chính trong bài đọc thứ nhất cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã dùng vua Cyrô để giải phóng dân Ngài, nên việc làm của vua Cyrô chính là đường lối của Thiên Chúa. Vì vậy, dân Chúa phải tùng phục nhà vua.
3. Phải ưu tiên bổn phận đối với Thiên Chúa
Nếu những khi bổn phận đối với Tổ quốc đi ngược lại với bổn phận đối với Thiên Chúa thì phải ưu tiên bổn phận đối với Thiên Chúa hơn. Bởi vì, người kitô hữu không thể làm những điều trái với giáo huấn của Thiên Chúa, của Đức Giêsu và kể cả giáo huấn của Giáo hội. Chính Thánh Phêrô và các Tông đồ đã khẳng định rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29). Câu chuyện của Thánh Thomas More sau đây là mẫu gương cho mỗi người kitô hữu chúng ta:
Vua Henry VIII nước Anh đã kết hôn hợp thức với bà Catherine d’Aragon, nhưng ông nại đến tòa thánh Rôma xin hủy bỏ cuộc hôn nhân đó. Toà thánh đã từ chối. Henry liền tự mình giải quyết vấn đề và tái kết hôn. Thế là ông ta ra lệnh cho bạn bè và các chức sắc ký vào một văn bản tuyên bố đồng ý nhìn nhận hành động của ông là đứng đắn. Nhiều bạn bè của More đã ký vào, nhưng More thì từ chối. Henry yêu cầu More ký vào, nếu không sẽ bị bắt giam và xử tội tạo phản theo luật nhà nước. More vẫn khăng khăng từ chối. Ngài bị giằng co giữa hai bổn phận : một đối với Chúa, một đối với Tổ quốc. Khi chúng xung đột nhau, thì More không còn chọn lựa nào ngoài sự trung tín với luật Chúa. (M. Link, Giảng lễ Chúa Nhật, năm A, tr.305).
Tóm lại, mỗi người kitô hữu có hai bổn phận quan trọng phải chu toàn, đó là bổn phận đối với Thiên Chúa và bổn phận đối với Tổ quốc. Nhưng khi phải lựa chọn một trong hai thì cần ưu tiên bổn phẩn đối với Thiên Chúa hơn. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết tránh thói giả bình của Biệt phái và sự thông đồng ác ý của nhóm Hêrôđê. Đồng thời, xin Chúa giúp chúng ta luôn biết chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa và bổn phận đối với Tổ quốc. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 29 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:47 17/10/2017
(Mt. 22:15-21)
TRÁCH NHIỆM
Nhóm người Biệt phái họp nhau,
Mưu tìm bắt bẻ, trước sau gây phiền.
Đôi lời nịnh bợ trước tiên,
Khen rằng sự thật, nhân hiền Thầy trao.
Phân minh xét xử đồng bào,
Tâm tình ngay chính, dạt dào mến thương.
Thầy không thiên vị vấn vương,
Ý Thầy chỉ dậy, tìm đường giúp cho.
Có nên nộp thuế vào kho,
Cê-sa-rê đó, để dò phán quan.
Chúa rằng ác ý đa đoan,
Giả hình gài bẫy, mưu toan hại Người.
Khôn ngoan phát biểu đôi lời,
Đồng tiền nộp thuế, hình thời thẩm tra?
Của Cê-da trả Cê-da.
Trả về Thiên Chúa, là Cha muôn đời
Ơn thiêng sự sống cao vời,
Khả năng trí tuệ, gọi mời nghĩ suy.
Loài người muôn vật phụ tùy,
An bài Tạo Hóa, phát huy cuộc đời.
Với đồng xu nhỏ, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta một bài học rất quý báu. Mỗi người chúng ta có hai bổn phận: Một bổn phận với Chúa và bổn phận đối với xã hội. Chúng ta vừa là công dân của quốc gia và là công dân của Nước trời. Chúng ta không thể tách rời cuộc sống ra khỏi xã hội.
Chúng ta sống trong xã hội. Chúng ta làm lụng và sinh sống trao đổi bằng chính đồng tiền với hình biểu tượng của quốc gia. Chúng ta có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ và cùng chung góp khả năng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta có bổn phận đóng thuế cho chính phủ. Chính phủ sẽ lo cho toàn dân trong mọi sinh họat cộng cộng. Chúng ta được thừa hưởng muôn vàn lợi ích qua cuộc sống chung.
Chúng ta cũng còn là công dân nước trời. Chúng ta được sinh ra mang hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta được nhận lãnh Bí tích Rửa tội, trở thành con dân của Chúa. Chúng ta được trao ban sự sống, có trí khôn, có sự hiểu biết, có tự do và tất cả. Con người là quà tặng Chúa ban. Chúng ta có bổn phận đáp trả tình yêu của Thiên Chúa. Chúa nói rằng, “Cái gì của Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa’. Vậy cái gì là của Thiên Chúa. Là tất cả, là sự sống, là con người và tình yêu. Chúa vì yêu đã cho chúng ta tất cả. Chúng ta cũng nên đáp trả bằng tình yêu.
Đáp lại tình yêu của Chúa. Chúng ta hãy mở lòng yêu thương đến mọi người, kể cả kẻ thù. Yêu thương anh em như Chúa đã yêu chúng ta. Chúa đã hy sinh mạng sống để cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy đáp trả lại cho Chúa những gì chúng ta đã lãnh nhận.
THỨ HAI, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 13-21).
GIA TÀI
Có người thưa Chúa xin rằng:
Lạy Thầy xin bảo, công bằng phân chia.
Gia tài cha mẹ đã lìa,
Anh em gây gỗ, của kia dự phần.
Ai nên quan xét nợ nần,
Hồi môn chia cắt, đòi phần hơn thua.
Chúa rằng của cải phân bua,
Coi chừng mọi thứ, tranh đua ở đời.
Tham lam gom góp của hời,
Giầu sang phú quí, cũng rời xa ta.
Một người phú hộ sa đà,
Chất đầy kho lẫm, đường tà vui chơi.
Nghỉ ngơi ăn uống thú đời,
Linh hồn an hưởng, một thời sướng thay.
Hỡi người ngu dại thế này,
Bạc vàng chất đống, đêm nay gọi hồn.
THỨ BA, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 35-38).
TỈNH THỨC
Các con tỉnh thức đợi chờ,
Thắt lưng đứng sẵn, vào giờ không hay,
Cầm đèn cháy sáng trong tay,
Như người đợi chủ, mở ngay cửa chào.
Chủ về gõ cửa bước vào,
Phúc cho đầy tớ, việc trao chu toàn.
Cuộc đời chi phối lo toan,
Trăm công nghìn việc, đa đoan phân trần.
Mỗi người trách nhiệm một phần,
Chu toàn bổn phận, tinh thần tỉnh tao.
Canh ba canh bốn có sao,
Chăm nom săn sóc, việc trao hoàn thành.
Kẻ nào trung tín thi hành,
Vui thay đầy tớ, phúc lành trao ban.
Cuộc đời muôn nỗi gian nan,
Ai mà thức tỉnh, bình an tâm hồn.
THỨ TƯ, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 39-48).
SẮN SÀNG
Các con học biết điều này,
Hãy luôn tỉnh thức, hăng say nhiệt tình.
Tâm thần sáng suốt bình sinh,
Tương lai hiện tại, anh minh rạng ngời.
Sự gì xảy đến trong đời,
Mấy ai dự liệu, mọi nơi sẵn sàng.
Chúa thương dậy bảo dân làng,
Coi chừng kẻ trộm, nó đang khoét tường.
Con Người sẽ đến bất thường,
Ngày giờ không biết, tứ phương ngóng chờ.
Là người quản lý đúng giờ,
Phân chia lúa thóc, trông nhờ gia nhân.
Chủ về quan sát trong dân,
Hoàn thành trách nhiệm, chia phần quản cai.
Phúc thay đầy tớ miệt mài,
Thưởng công thăng chức, hiền tài phát huy.
THỨ NĂM, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 49-53).
LỬA THIÊNG
Thầy đem lửa xuống trần gian,
Mong sao lửa cháy, tràn lan mọi miền.
Lửa thiêng nung nấu triền miên,
Xả thân cứu độ, cửa thiên đón mời.
Hoàn thành phép rửa trong đời,
Biết bao khắc khoải, cao vời hiến thân.
Thầy đem phân rẽ trong dân,
Năm người chia rẽ, thành phần mỗi nơi.
Hai ba chống đối, hỡi ơi,
Con trai chống lại những lời của cha.
Tính tình con gái kiêu sa,
Nàng dâu chống mẹ, chạm va gia đình.
Hy sinh đòi hỏi hiến mình,
Bước đi theo Chúa, tâm linh rạng ngời.
Tu thân cắt bỏ sự đời,
Hãm mình dẹp xác, gọi mời chứng nhân.
THỨ SÁU, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 54-59).
DẤU CHỈ
Phía Tây mây nổi dật dờ,
Cơn dông sắp tới, mây mờ trở mưa.
Gió Nam thổi đến giữa trưa,
Khi trời nóng bức, lại vừa nắng oi.
Các ngươi nhận diện ngắm coi,
Chuyển vần trời đất, rạng soi cận kề.
Giả hình hiểu biết mọi bề,
Tiến trình thời đại, chẳng hề lưu tâm.
Tận tình suy nghĩ trầm ngâm,
Nhận ra dấu chỉ, đường lầm tránh xa.
Nước Trời xuất hiện bên ta,
Quyền uy dấu lạ, mưa sa phúc lành.
Thức thời nhận biết thi hành,
Cảm thông hòa giải, tranh dành bỏ qua.
Khôn ngoan tính toán trước tòa,
Công bằng xá giải, thứ tha lỗi lầm.
THỨ BẢY, TUẦN 29 THƯỜNG NIÊN
(Lc 13, 1-9).
HỐI CẢI
Có người tự thuật truyện này,
Tế sinh các vật, hòa ngay máu đào.
Số người bị giết hôm nao,
Nhục hình khinh dể, khơi mào gớm ghê.
Nghĩ rằng ngược đãi ê chề,
Là người tội lỗi, bội thề xấu xa.
Chúa khuyên nhắc nhủ người ta,
Ăn năn hối cải, xin tha lỗi lầm.
Si-lô đổ xuống chôn ngầm,
Số người mười tám, chết bầm xót xa.
Không phải tội lỗi hơn ta,
Nếu không hối cải, cả nhà suy vong.
Trong vườn cây vả hằng mong,
Sinh hoa kết quả, trong lòng vui thay.
Cây nào không trái năm nay,
Bón phân tưới nước, cơ may sống còn.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 29 Mùa Quanh Năm A. 22.10.2017
Lm Francis Lý văn Ca
16:35 17/10/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đến giáo đường để tôn vinh và tán tụng Thiên Chúa, bởi vì chúng ta là thành phần của cộng đoàn dân Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng không quên nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng chung của nhân loại. Bổn phận của người Kitô hữu, phải có tinh thần liên đới, trách nhiệm, đối với quốc gia chúng ta đang sống và thế giới xung quanh.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta, cuộc sống trần gian không thể tách biệt giữa đạo và đời. Nhưng Thiên Chúa muốn dùng cả hai để mang lại cho chúng ta sự sống thật. Tất cả mọi vấn đề đều phải hòa nhịp, tương quan lẫn nhau tùy khía cạnh để kiện toàn chương trình của Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị vào thánh lễ đặc biệt hôm nay, giờ đây, xin mời Anh Chị Em cùng chung tiếng với Ca Đoàn… bắt đầu thánh lễ bằng bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia, trình bày về ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, thể hiện qua vua Cyriô, qua sự hiểu biết của người phàm không bao giờ thấu hiểu được.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô ca ngợi dân thành Thessalônica, vì họ đã đáp lại lời mời gọi của Chúa sống xứng đáng trong cuộc sống đức tin. Đây là gương mẫu tuyệt hảo cho những cộng đoàn Kitô hữu đó đây.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu nhắc nhở bổn phận những Kitô hữu đối với đất nước. Chúng ta có bổn phận phải trao lại những gì thuộc về Chúa và phải chu toàn trách nhiệm của một công dân trong đất nước đang sinh sống.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chỉ có một con đường chúng ta phục vụ và gắn bó với cộng đoàn đó là sống với tinh thần đùm bọc và cầu nguyện. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa những âu lo, nỗi lòng và nhu cầu cần thiết của chúng ta.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, xin cho Giáo Hội biết trung thành trong nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các quốc gia và Giáo Hội, luôn ý thức địa vị của mình, để dùng khả năng và điều kiện Chúa ban, kiến tạo thế giới được đầy tình thương và công bằng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho mỗi người trong cộng đoàn xứ đạo chúng ta biết sống tương thân tương ái, luôn ý thức bổn phận và trách nhiệm đối với Nước Trời và Nước Thế Gian trong cách sống của một người Kitô hữu đang sống giữa đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Qua tinh thần của các bài đọc và bài chia sẻ, xin cho mỗi người Công Giáo chúng ta luôn sống thành thật và để lại những gương sống đạo tốt cho các thế hệ mai sau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua lời cầu bầu của Hiền Mẫu Maria, xin cho các linh hồn được nghỉ yên đời đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, chúng con biết Cha luôn lo lắng và chăm sóc chúng con. Xin Cha ban muôn ơn lành cho cộng đoàn cúng con qya lời chuyển cầu của hiền mẫu Maria, Mẹ của Con Yêu Dấu Cha là Đức Kitô. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen
Chúng ta đến giáo đường để tôn vinh và tán tụng Thiên Chúa, bởi vì chúng ta là thành phần của cộng đoàn dân Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng không quên nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng chung của nhân loại. Bổn phận của người Kitô hữu, phải có tinh thần liên đới, trách nhiệm, đối với quốc gia chúng ta đang sống và thế giới xung quanh.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta, cuộc sống trần gian không thể tách biệt giữa đạo và đời. Nhưng Thiên Chúa muốn dùng cả hai để mang lại cho chúng ta sự sống thật. Tất cả mọi vấn đề đều phải hòa nhịp, tương quan lẫn nhau tùy khía cạnh để kiện toàn chương trình của Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị vào thánh lễ đặc biệt hôm nay, giờ đây, xin mời Anh Chị Em cùng chung tiếng với Ca Đoàn… bắt đầu thánh lễ bằng bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia, trình bày về ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, thể hiện qua vua Cyriô, qua sự hiểu biết của người phàm không bao giờ thấu hiểu được.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô ca ngợi dân thành Thessalônica, vì họ đã đáp lại lời mời gọi của Chúa sống xứng đáng trong cuộc sống đức tin. Đây là gương mẫu tuyệt hảo cho những cộng đoàn Kitô hữu đó đây.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu nhắc nhở bổn phận những Kitô hữu đối với đất nước. Chúng ta có bổn phận phải trao lại những gì thuộc về Chúa và phải chu toàn trách nhiệm của một công dân trong đất nước đang sinh sống.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chỉ có một con đường chúng ta phục vụ và gắn bó với cộng đoàn đó là sống với tinh thần đùm bọc và cầu nguyện. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa những âu lo, nỗi lòng và nhu cầu cần thiết của chúng ta.
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, xin cho Giáo Hội biết trung thành trong nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các quốc gia và Giáo Hội, luôn ý thức địa vị của mình, để dùng khả năng và điều kiện Chúa ban, kiến tạo thế giới được đầy tình thương và công bằng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho mỗi người trong cộng đoàn xứ đạo chúng ta biết sống tương thân tương ái, luôn ý thức bổn phận và trách nhiệm đối với Nước Trời và Nước Thế Gian trong cách sống của một người Kitô hữu đang sống giữa đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Qua tinh thần của các bài đọc và bài chia sẻ, xin cho mỗi người Công Giáo chúng ta luôn sống thành thật và để lại những gương sống đạo tốt cho các thế hệ mai sau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Qua lời cầu bầu của Hiền Mẫu Maria, xin cho các linh hồn được nghỉ yên đời đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, chúng con biết Cha luôn lo lắng và chăm sóc chúng con. Xin Cha ban muôn ơn lành cho cộng đoàn cúng con qya lời chuyển cầu của hiền mẫu Maria, Mẹ của Con Yêu Dấu Cha là Đức Kitô. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:23 17/10/2017
14. KHÔNG DÁM XUẤT ĐẦU
Chủ nhà nọ đã nhiều lần thúc giục gia sư (thầy giáo dạy kèm) giúp ông ta viết văn tế, nhưng thầy giáo không viết được, kế cùng lời tận, nên thầy giáo ăn cắp ngựa của chủ nhà rồi cuống quýt cỡi ra vùng ngoại ô để trốn, hắn ta tìm được một cái lò gạch, bèn cấp tốc xuống ngựa chạy vào bên trong ấy mà trốn, nhưng con ngựa ấy chỉ loanh quanh phía ngoài không muốn tiến vào, thầy giáo ấy đứng trong lò gạch mà lòng không yên, bèn chửi nó:
- “Mày là con ngựa ngu, nếu mày muốn làm văn tế thì cứ đứng bên ngoài, còn tao thì không dám xuất đầu nữa đâu !”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 14:
Ở đời có người chữ nghĩa không có, đức độ cũng không, nhưng cứ muốn làm thầy thiên hạ, cho nên thiên hạ đại loạn; nhưng thiên hạ sẽ càng loạn hơn khi người có tài có đức có chữ nghĩa đầy mình mà lại không muốn làm thầy thiên hạ.
Có người được cha sở mời vào cộng tác với ngài để giúp đỡ giáo xứ, thì cứ tưởng mình là...cha sở, nên hết “dạy” người này phải làm như thế này, “dạy” người kia phải làm như thế kia, mà chuyện này chuyện kia ấy lại là không phải bổn phận của mình. Đây là những người làm mất đi sự đoàn kết của giáo xứ.
Có người được cha sở mời cộng tác với ngài trong việc điều hành giáo xứ thì lắc đầu nguây nguẩy, bởi vì họ cho rằng làm việc chung với những người học lực thua mình tài trí kém mình thì là một sự nhục nhã. Đây là những người kiêu ngạo cố hữu, coi cái tôi của mình lớn hơn đức ái, họ là những người không những phá đi sự đoàn kết của giáo xứ, mà còn là những tảng đá to bự chảng làm cản trở sự phát triển của giáo xứ trong mọi lãnh vực đạo đời.
Chỉ có Thiên Chúa mới đúng là thầy dạy của chúng ta về mọi phương diện, cho nên cứ khiêm tốn làm việc với hết khả năng của mình, Chúa sẽ thay chúng ta để bảo ban dạy dỗ người anh em chị em, có gì mà phải thế này thế nọ chứ ?
Đôi lúc chúng ta chỉ đứng bên ngoài cửa nhà để rồi đoán mò bên trong nhà có những thứ gì, cũng vậy, có những lúc chúng ta chỉ làm người bàng quan rồi đoán mò công việc tài trí năng lực của người khác, mà không chịu xắn tay áo lên cùng làm với họ...
Thử cùng làm với mọi người thì sẽ thấy người khác không như mình nghĩ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhant ai
http://nhantai.info
Chủ nhà nọ đã nhiều lần thúc giục gia sư (thầy giáo dạy kèm) giúp ông ta viết văn tế, nhưng thầy giáo không viết được, kế cùng lời tận, nên thầy giáo ăn cắp ngựa của chủ nhà rồi cuống quýt cỡi ra vùng ngoại ô để trốn, hắn ta tìm được một cái lò gạch, bèn cấp tốc xuống ngựa chạy vào bên trong ấy mà trốn, nhưng con ngựa ấy chỉ loanh quanh phía ngoài không muốn tiến vào, thầy giáo ấy đứng trong lò gạch mà lòng không yên, bèn chửi nó:
- “Mày là con ngựa ngu, nếu mày muốn làm văn tế thì cứ đứng bên ngoài, còn tao thì không dám xuất đầu nữa đâu !”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 14:
Ở đời có người chữ nghĩa không có, đức độ cũng không, nhưng cứ muốn làm thầy thiên hạ, cho nên thiên hạ đại loạn; nhưng thiên hạ sẽ càng loạn hơn khi người có tài có đức có chữ nghĩa đầy mình mà lại không muốn làm thầy thiên hạ.
Có người được cha sở mời vào cộng tác với ngài để giúp đỡ giáo xứ, thì cứ tưởng mình là...cha sở, nên hết “dạy” người này phải làm như thế này, “dạy” người kia phải làm như thế kia, mà chuyện này chuyện kia ấy lại là không phải bổn phận của mình. Đây là những người làm mất đi sự đoàn kết của giáo xứ.
Có người được cha sở mời cộng tác với ngài trong việc điều hành giáo xứ thì lắc đầu nguây nguẩy, bởi vì họ cho rằng làm việc chung với những người học lực thua mình tài trí kém mình thì là một sự nhục nhã. Đây là những người kiêu ngạo cố hữu, coi cái tôi của mình lớn hơn đức ái, họ là những người không những phá đi sự đoàn kết của giáo xứ, mà còn là những tảng đá to bự chảng làm cản trở sự phát triển của giáo xứ trong mọi lãnh vực đạo đời.
Chỉ có Thiên Chúa mới đúng là thầy dạy của chúng ta về mọi phương diện, cho nên cứ khiêm tốn làm việc với hết khả năng của mình, Chúa sẽ thay chúng ta để bảo ban dạy dỗ người anh em chị em, có gì mà phải thế này thế nọ chứ ?
Đôi lúc chúng ta chỉ đứng bên ngoài cửa nhà để rồi đoán mò bên trong nhà có những thứ gì, cũng vậy, có những lúc chúng ta chỉ làm người bàng quan rồi đoán mò công việc tài trí năng lực của người khác, mà không chịu xắn tay áo lên cùng làm với họ...
Thử cùng làm với mọi người thì sẽ thấy người khác không như mình nghĩ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhant ai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Cá c Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:25 17/10/2017
3. Người không bỏ việc cầu nguyện thì sẽ không thường đắc tội với Thiên Chúa. Nếu họ không bỏ cầu nguyện thì sẽ dừng việc phạm tội.
(Thánh Alphonsus Liguori)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, c sjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhanta i
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những nhận định khác biệt về tự sắc Magnum Principium của hai vị Hồng Y Sarah và Marx
Đặng Tự Do
21:58 17/10/2017
Ngày 9 tháng Chín vừa qua, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố một Tông thư dưới dạng Tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề là Magnum Principium, đã được áp dụng từ ngày 1 tháng Mười. Tự sắc này sửa đổi điều 838 trong Bộ Giáo luật về vấn đề dịch các bản văn phụng vụ sang các ngôn ngữ địa phương.
Về cơ bản, tài liệu của Đức Thánh Cha trao cho các Hội Đồng Giám Mục nhiều tiếng nói hơn trong việc dịch các bản văn phụng vụ. Tuy nhiên, hai vị Hồng Y Robert Sarah và Reinhard Marx đã không đồng ý về ý nghĩa chính xác thẩm quyền được trao cho các Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, hoan nghênh tài liệu này, như là một sự đoạn tuyệt dứt khoát với tài liệu Liturgiam authenticum (Phụng Vụ chân thực), được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 2001, mà Đức Hồng Y gọi là một “con đường cùng”.
Đức Hồng Y Marx nói:
“Rôma được giao nhiệm vụ giải thích tín lý, chứ không phải là những vấn đề về phong cách. Bây giờ, nhờ Magnum Principium, các Hội Đồng Giám Mục được hưởng sự tự do lớn hơn nhiều”.
Đức Hồng Y Marx cũng cho biết rằng các giám mục Đức sẽ bỏ bản dịch Thánh lễ mới, là bản dịch trung thành hơn với bản gốc tiếng Latinh, thay bằng bản dịch cũ với nhiều tranh cãi xung quanh cách dịch cụm từ “pro multis” (cho nhiều người).
Cụm từ này xuất hiện trong lời truyền phép “qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum” (được đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội).
Sách Lễ Rôma, năm 2002, Bản dịch Việt Ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10-05-2005, được Giáo Hội Việt Nam thi hành từ lễ Chúa Phục Sinh ngày 16-04-2006, dịch cụm từ “pro multis” là “cho nhiều người”.
Bản dịch tiếng Anh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng dịch là “for many” (cho nhiều người)
Nhiều bản dịch, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức, ban đầu đã dịch là “cho mọi người”.
Năm 2006, Toà Thánh hướng dẫn rằng tất cả các phiên bản địa phương của Sách Lễ Rôma phải dịch cụm từ “pro multis” là “cho nhiều người”, và chỉ ra rằng đó cũng là bản dịch sát nhất theo đúng nguyên bản tiếng Hy Lạp “περὶ πολλῶν” trong Matthêu 26:28.
Sự thay đổi này đã vấp phải sự phản đối của các giám mục Đức. Tuy nhiên, chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết thư riêng cho các Giám Mục Đức vào năm 2012 giải thích tại sao các vị nên đồng ý với bản dịch mới.
Giờ đây, Đức Hồng Y Marx cho biết các Giám mục Đức sẽ sử dụng Magnum Principium làm cơ hội để bỏ bản dịch mới và dùng lại bản cũ mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã yêu cầu bỏ đi.
Tuy nhiên, Hồng Y Robert Sarah nói rằng quyền bính cuối cùng vẫn nằm ở Vatican. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích vẫn phải chuẩn y tất cả các bản dịch mới và có thể phủ quyết các đề xuất không trung thành với văn bản gốc.
Đức Hồng Y bộ trưởng Bộ Phụng Tự cho biết tự sắc mới không giản lược Bộ Phụng Tự xuống thành một cơ quan ký tên đóng dấu.
Ngài cho biết như trong Bản Hướng dẫn đọc tự sắc do Đức Tổng Giám Mục Thư ký Bộ Phụng tự Arthur Roche viết, tự sắc Magnum Principium nhằm xác định rõ hơn vai trò của Toà Thánh và của các Hội Đồng Giám Mục trong công việc tế nhị và phức tạp này, là một công việc đòi hỏi một “sự hợp tác thường xuyên”, một tinh thần “tin tưởng lẫn nhau”, trong thái độ tôn trọng phần việc riêng của nhau.
Trong tài liệu “Six Questions on the Translation of Pro Multis” – “Sáu câu hỏi liên quan đến việc dịch cụm từ Pro Multis”, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như sau:
1. Ý nghĩa của việc dịch cụm từ “Pro multis”?
Sau khi tham khảo ý kiến của các Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã xác định vào năm 2006 rằng cách dịch câu “qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum” sẽ được thay đổi trong Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ ba, là ““which will be poured out for you and for many for the forgiveness of sins” - “được đổ ra cho các con và cho nhiều người được tha tội” (Xem thư thông báo của Đức Hồng Y Francis Arinze gởi cho các vị Chủ Tịch các Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10, 2006).
2. Tại sao Đức Thánh Cha [Bênêđíctô thứ 16] chọn việc dịch từ “Pro multis” là “cho nhiều người” chứ không phải là “cho tất cả mọi người”?
“Cho nhiều người” là cách dịch chính xác hơn của cụm từ La tinh “pro multis”. Đây cũng là từ ngữ được sử dụng trong trình thuật Kinh Thánh về Bữa Tiệc Ly trong sách Tin Mừng Matthêu và Máccô.
Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho nhiều người được tha tội. (Mt 26:28-29)
Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho nhiều người. (Mc 14:23-24).
3. Như thế chẳng lẽ Chúa Kitô không chết vì mọi người sao?
Không phải như thế. Một trong những tín lý của Giáo hội dạy rằng Chúa Kitô đã chết trên thập giá cho tất cả mọi người (xem Ga 11:52, 2 Côrinhtô 5: 14-15, Tít 2:11, 1 Gioan 2: 2). Thành ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở ra sự bao gồm mỗi một người, cũng phản ánh một thực tế là ơn cứu rỗi không đến một cách máy móc, không cần có sự sẵn sàng hay sự tham gia của người đó; nhưng thay vào đó, người tin Chúa được mời gọi chấp nhận trong đức tin hồng ân được trao ban và đón nhận cuộc sống siêu nhiên được ban cho những ai thông phần vào mầu nhiệm này, và sống cuộc sống mình xứng đáng như những người được văn bản đề cập đến.
4. Ý nghĩa của cụm từ “cho nhiều người” trong bối cảnh này và trong bối cảnh Phúc Âm là gì?
Với những lời này, Chúa Giêsu xác định sứ mệnh của Ngài là mang lại ơn cứu rỗi qua cuộc Thương Khó và Sự chết, như sự trao ban chính Ngài cho những người khác. Đặc biệt, Ngài đã tự nhận mình là Người Tôi Tớ Đau Khổ đã được tiên tri Isaiah đề cập đến, và là Đấng chịu đau khổ để xoá tội lỗi của nhiều người (Is 53:12).
5. Điều này có ý nghĩa gì đối với việc cử hành Phụng vụ Thánh?
Khi sự thay đổi được giới thiệu trong Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ Ba vào cuối năm 2011, sự chuyển đổi cụm từ “cho tất cả” sang “cho nhiều người” có thể bị hiểu nhầm như một sự thu hẹp phạm vi hành động cứu độ của Chúa Giêsu. Điều quan trọng chúng ta phải nhớ đó là bối cảnh của câu chuyện cả trong Tin Mừng và trong nghi thức Phụng Vụ.
Trong bối cảnh Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đang nói với nhóm Mười Hai Tông Đồ, nhưng Chúa muốn mở rộng phạm vi hy tế của Người ra ngoài phạm vi các môn đệ gần nhất của Người.
Trong bối cảnh cử hành Bí Tích Thánh Thể, cụm từ dành cho các con và cho nhiều người kết nối cộng đoàn cụ thể đang quy tụ với một ý nghĩa rộng lớn hơn về Giáo Hội trong mọi thời gian và địa điểm, như thể nói không chỉ có “anh chị em tụ tập ở đây” mà còn nhiều nữa. Theo nghĩa này, cụm từ “cho nhiều người” có một ý nghĩa cánh chung học vượt xa một số giới hạn nhất định.
6. Điều gì đang xảy ra với cụm từ này trong các ngôn ngữ khác?
Thư luân lưu năm 2006 đã được đề cập không chỉ đến Hoa Kỳ hay với thế giới nói tiếng Anh mà còn cho tất cả các Hội Đồng Giám Mục và các nhóm ngôn ngữ khác. Ví dụ: bằng tiếng Tây Ban Nha, những gì đã được dịch là “por todos” (cho tất cả) sẽ được dịch là “por muchos” (cho nhiều người). Thay đổi đó sẽ được thực hiện khi bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Sách Lễ Rôma được phê chuẩn và công bố cho các giáo phận tại Hoa Kỳ.
Source: Catholic Herald Cardinals Marx and Sarah disagree on Magnum Principium:
Về cơ bản, tài liệu của Đức Thánh Cha trao cho các Hội Đồng Giám Mục nhiều tiếng nói hơn trong việc dịch các bản văn phụng vụ. Tuy nhiên, hai vị Hồng Y Robert Sarah và Reinhard Marx đã không đồng ý về ý nghĩa chính xác thẩm quyền được trao cho các Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, hoan nghênh tài liệu này, như là một sự đoạn tuyệt dứt khoát với tài liệu Liturgiam authenticum (Phụng Vụ chân thực), được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 2001, mà Đức Hồng Y gọi là một “con đường cùng”.
Đức Hồng Y Marx nói:
“Rôma được giao nhiệm vụ giải thích tín lý, chứ không phải là những vấn đề về phong cách. Bây giờ, nhờ Magnum Principium, các Hội Đồng Giám Mục được hưởng sự tự do lớn hơn nhiều”.
Đức Hồng Y Marx cũng cho biết rằng các giám mục Đức sẽ bỏ bản dịch Thánh lễ mới, là bản dịch trung thành hơn với bản gốc tiếng Latinh, thay bằng bản dịch cũ với nhiều tranh cãi xung quanh cách dịch cụm từ “pro multis” (cho nhiều người).
Cụm từ này xuất hiện trong lời truyền phép “qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum” (được đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội).
Sách Lễ Rôma, năm 2002, Bản dịch Việt Ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10-05-2005, được Giáo Hội Việt Nam thi hành từ lễ Chúa Phục Sinh ngày 16-04-2006, dịch cụm từ “pro multis” là “cho nhiều người”.
Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống:
Vì này là chén Máu Thầy,
Máu giao ước mới và vĩnh cửu,
sẽ đổ ra cho các con
và nhiều người được tha tội.
Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Vì này là chén Máu Thầy,
Máu giao ước mới và vĩnh cửu,
sẽ đổ ra cho các con
và nhiều người được tha tội.
Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Bản dịch tiếng Anh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng dịch là “for many” (cho nhiều người)
Take this, all of you, and drink from it,
for this is the chalice of my Blood,
the Blood of the new and eternal covenant,
which will be poured out for you and for many
for the forgiveness of sins.
Do this in memory of me.
for this is the chalice of my Blood,
the Blood of the new and eternal covenant,
which will be poured out for you and for many
for the forgiveness of sins.
Do this in memory of me.
Nhiều bản dịch, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức, ban đầu đã dịch là “cho mọi người”.
Năm 2006, Toà Thánh hướng dẫn rằng tất cả các phiên bản địa phương của Sách Lễ Rôma phải dịch cụm từ “pro multis” là “cho nhiều người”, và chỉ ra rằng đó cũng là bản dịch sát nhất theo đúng nguyên bản tiếng Hy Lạp “περὶ πολλῶν” trong Matthêu 26:28.
Sự thay đổi này đã vấp phải sự phản đối của các giám mục Đức. Tuy nhiên, chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết thư riêng cho các Giám Mục Đức vào năm 2012 giải thích tại sao các vị nên đồng ý với bản dịch mới.
Giờ đây, Đức Hồng Y Marx cho biết các Giám mục Đức sẽ sử dụng Magnum Principium làm cơ hội để bỏ bản dịch mới và dùng lại bản cũ mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã yêu cầu bỏ đi.
Tuy nhiên, Hồng Y Robert Sarah nói rằng quyền bính cuối cùng vẫn nằm ở Vatican. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích vẫn phải chuẩn y tất cả các bản dịch mới và có thể phủ quyết các đề xuất không trung thành với văn bản gốc.
Đức Hồng Y bộ trưởng Bộ Phụng Tự cho biết tự sắc mới không giản lược Bộ Phụng Tự xuống thành một cơ quan ký tên đóng dấu.
Ngài cho biết như trong Bản Hướng dẫn đọc tự sắc do Đức Tổng Giám Mục Thư ký Bộ Phụng tự Arthur Roche viết, tự sắc Magnum Principium nhằm xác định rõ hơn vai trò của Toà Thánh và của các Hội Đồng Giám Mục trong công việc tế nhị và phức tạp này, là một công việc đòi hỏi một “sự hợp tác thường xuyên”, một tinh thần “tin tưởng lẫn nhau”, trong thái độ tôn trọng phần việc riêng của nhau.
Trong tài liệu “Six Questions on the Translation of Pro Multis” – “Sáu câu hỏi liên quan đến việc dịch cụm từ Pro Multis”, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như sau:
1. Ý nghĩa của việc dịch cụm từ “Pro multis”?
Sau khi tham khảo ý kiến của các Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã xác định vào năm 2006 rằng cách dịch câu “qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum” sẽ được thay đổi trong Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ ba, là ““which will be poured out for you and for many for the forgiveness of sins” - “được đổ ra cho các con và cho nhiều người được tha tội” (Xem thư thông báo của Đức Hồng Y Francis Arinze gởi cho các vị Chủ Tịch các Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10, 2006).
2. Tại sao Đức Thánh Cha [Bênêđíctô thứ 16] chọn việc dịch từ “Pro multis” là “cho nhiều người” chứ không phải là “cho tất cả mọi người”?
“Cho nhiều người” là cách dịch chính xác hơn của cụm từ La tinh “pro multis”. Đây cũng là từ ngữ được sử dụng trong trình thuật Kinh Thánh về Bữa Tiệc Ly trong sách Tin Mừng Matthêu và Máccô.
Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho nhiều người được tha tội. (Mt 26:28-29)
Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho nhiều người. (Mc 14:23-24).
3. Như thế chẳng lẽ Chúa Kitô không chết vì mọi người sao?
Không phải như thế. Một trong những tín lý của Giáo hội dạy rằng Chúa Kitô đã chết trên thập giá cho tất cả mọi người (xem Ga 11:52, 2 Côrinhtô 5: 14-15, Tít 2:11, 1 Gioan 2: 2). Thành ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở ra sự bao gồm mỗi một người, cũng phản ánh một thực tế là ơn cứu rỗi không đến một cách máy móc, không cần có sự sẵn sàng hay sự tham gia của người đó; nhưng thay vào đó, người tin Chúa được mời gọi chấp nhận trong đức tin hồng ân được trao ban và đón nhận cuộc sống siêu nhiên được ban cho những ai thông phần vào mầu nhiệm này, và sống cuộc sống mình xứng đáng như những người được văn bản đề cập đến.
4. Ý nghĩa của cụm từ “cho nhiều người” trong bối cảnh này và trong bối cảnh Phúc Âm là gì?
Với những lời này, Chúa Giêsu xác định sứ mệnh của Ngài là mang lại ơn cứu rỗi qua cuộc Thương Khó và Sự chết, như sự trao ban chính Ngài cho những người khác. Đặc biệt, Ngài đã tự nhận mình là Người Tôi Tớ Đau Khổ đã được tiên tri Isaiah đề cập đến, và là Đấng chịu đau khổ để xoá tội lỗi của nhiều người (Is 53:12).
5. Điều này có ý nghĩa gì đối với việc cử hành Phụng vụ Thánh?
Khi sự thay đổi được giới thiệu trong Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ Ba vào cuối năm 2011, sự chuyển đổi cụm từ “cho tất cả” sang “cho nhiều người” có thể bị hiểu nhầm như một sự thu hẹp phạm vi hành động cứu độ của Chúa Giêsu. Điều quan trọng chúng ta phải nhớ đó là bối cảnh của câu chuyện cả trong Tin Mừng và trong nghi thức Phụng Vụ.
Trong bối cảnh Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đang nói với nhóm Mười Hai Tông Đồ, nhưng Chúa muốn mở rộng phạm vi hy tế của Người ra ngoài phạm vi các môn đệ gần nhất của Người.
Trong bối cảnh cử hành Bí Tích Thánh Thể, cụm từ dành cho các con và cho nhiều người kết nối cộng đoàn cụ thể đang quy tụ với một ý nghĩa rộng lớn hơn về Giáo Hội trong mọi thời gian và địa điểm, như thể nói không chỉ có “anh chị em tụ tập ở đây” mà còn nhiều nữa. Theo nghĩa này, cụm từ “cho nhiều người” có một ý nghĩa cánh chung học vượt xa một số giới hạn nhất định.
6. Điều gì đang xảy ra với cụm từ này trong các ngôn ngữ khác?
Thư luân lưu năm 2006 đã được đề cập không chỉ đến Hoa Kỳ hay với thế giới nói tiếng Anh mà còn cho tất cả các Hội Đồng Giám Mục và các nhóm ngôn ngữ khác. Ví dụ: bằng tiếng Tây Ban Nha, những gì đã được dịch là “por todos” (cho tất cả) sẽ được dịch là “por muchos” (cho nhiều người). Thay đổi đó sẽ được thực hiện khi bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Sách Lễ Rôma được phê chuẩn và công bố cho các giáo phận tại Hoa Kỳ.
Source: Catholic Herald Cardinals Marx and Sarah disagree on Magnum Principium:
Bác bỏ tin bịa đặt là Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 sắp qua đời
Biển Đức Phan Anh
22:34 17/10/2017
Những tin đồn về Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đang gần kề cái chết đã được loan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội trong vài ngày qua. Các nguồn tin này nói là dựa theo những lời của Đức Tổng Giám Mục Ganswein thì, “Đức Giáo Hoàng danh dự giống như một ngọn đèn sắp tắt. Ngài thanh thản, bình an với Thiên Chúa, với chính Ngài và thế gian. Ngài không còn có thể đi đứng mà không có người giúp đỡ và không còn cử hành Thánh Lễ được nữa.”
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Ganswein phủ nhận không hề nói như thế và những lời này chỉ là “thuần túy thêu dệt ra”.
“Thật sai lầm! Tôi muốn biết ai là tác giả của những điều này” ngài nói.
“Tôi đã nhận được trong hai ngày vừa qua nhiều thông điệp liên quan đến những lời lẽ này, và mọi người đang lo lắng,”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết thêm, tuần trước, Đức Ông Georg Ratzinger đã đến Vatican thăm viếng Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, và đã trở về nhà “Cả hai vị đã có một thời gian vui vẻ.”
Chuyện cười ra nước mắt: Có người không muốn ăn cơm với Đức Giáo Hoàng!
Trần Mạnh Trác
22:57 17/10/2017
Vào ngày 1/10/2017 nhân chuyến tông du tới thành phố Bologna bên Ý, người ta đã tổ chức một bữa cơm với ĐGH cho những người nghèo, người di dân và một số tù nhân nghiện ngập tại vương cung thánh đường San Petronio Basilica.
Hai tên tù đã coi đó là dịp bằng vàng để đào thoát.
Theo tờ báo Il Resto del Carlino thì chúng đã biến mất trong thời gian đó. Tuy nhiên tờ báo không nói rõ là chúng biến đi lúc nào, trước bữa tiệc hay sau khi đã được no bụng?
Tới bây giờ người ta vẫn chưa tìm ra chúng.
Nhắc lại, ĐGH Phanxicô vẫn có thói quen tìm gặp các tù nhân, có khi còn hôn chân họ trong những dịp Thứ Năm Tuần Thánh,
Top Stories
Vietnam: La Conférence épiscopale s’est réunie dans le diocèse de Thanh Hoa, récemment touché par des pluies torrentielles
Eglises d'Asie
11:52 17/10/2017
Un hommage rendu à Mgr Nguyên Van Sang, récemment décédé
La véritable ouverture des travaux de cette deuxième assemblée annuelle a eu lieu mardi 10 octobre. Dans un premier temps, l’état des lieux de la Conférence épiscopale a été brossé par Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, l’archevêque de Huê, également président de la Conférence, mais aussi l’administrateur apostolique du diocèse de Thanh Hoa, dont il était l’évêque avant sa nomination dans l’ancienne capitale impériale du Vietnam. Mgr Linh a commencé par évoquer le décès récent de Mgr Nguyên Van Sang avant de présenter les nouveaux évêques auxiliaires et coadjuteur récemment nommés par le Saint-Siège.
Le compte rendu officiel de l’ensemble de cette deuxième assemblée annuelle a été publié dès le dernier jour, vendredi 13 octobre, une journée pendant laquelle les évêques ont participé à la célébration de l’anniversaire de la création du diocèse par l’ensemble des catholiques de Thanh Hoa. Ce rapport rédigé par le secrétaire général de la Conférence fait preuve d’une relative sobriété. Il s’est surtout attardé sur la recension des évêques présents à cette assemblée. Un seul évêque manquait, celui de Long Xuyên, retenu chez lui pour des raisons de santé.
Le rapport signale la présence de Mgr Leopoldo Girelli, toujours au Vietnam malgré sa nomination à la charge de nonce apostolique en Israël. Hommage lui est rendu pour le travail apostolique qu’il a accompli au Vietnam pendant six ans.
Les nouveaux membres de la Conférence, récemment appelés à l’épiscopat, ont été présentés à l’assemblée. Il s’agit de Mgr Joseph Tran Van Toan devenu évêque coadjuteur du diocèse de Long Xuyên après en avoir été l’évêque auxiliaire, de Mgr Jean Dô Van Ngân, nouvel évêque auxiliaire de Xuên Lôc, de Mgr Louis Nguyen Anh Tuân, nouvel évêque auxiliaire de Saïgon.
En 2018, le 30ème anniversaire de la canonisation des 117 martyrs du Vietnam
Le rapport rappelle lui aussi la mémoire de Mgr François-Xavier Nguyên Van Sang, en soulignant qu’il a été vice-président de la Conférence épiscopale. Il exprime aussi les sentiments de reconnaissance éprouvés par tous à son égard.
En revanche, le rapport du secrétaire de la Conférence contient moins de détails en ce qui concerne le contenu des débats de l’assemblée. Les évêques ont préparé la rédaction de la lettre commune qui n’a pas encore été publiée. Ils se sont aussi préoccupés de la célébration du 30e anniversaire de la canonisation des 117 martyrs du Vietnam, qui aura lieu en 2018 (1988-2018), de leur visite ad limina à Rome qui est prévue pour le début du mois de mars 2018.
Des échanges ont aussi eu lieu concernant la nomination d’un chancelier pour le bureau de la Conférence épiscopale et sur le fonctionnement de celui-ci. Il a aussi été question des corrections à apporter au Rituel Romain.
Quelques jours avant le début de la Conférence, des pluies torrentielles se sont abattues sur la région de Thanh Hoa, provoquant de graves inondations en de nombreux endroits. Les évêques réunis dans ce diocèse ont voulu montrer leur solidarité et, le 12 octobre, ils ont interrompu leurs débats pour aller rendre visite à une annexe de la paroisse principale de du diocèse, particulièrement touché par les inondations. Les évêques se sont entretenus avec les victimes. Le cardinal archevêque d’Hanoï leur a parlé au nom de l’épiscopat. Les évêques ont remis aux sinistrés des colis contenant de l’alimentation ainsi que de l’aide destinée à répondre aux besoins les plus urgents(eda/jm)
Copyright Légende image : La Conférence épiscopale du Vietnam s'est réunie dans le diocèse de Thanh Hoa, du 10 au 13 octobre 2017. (DR)
(Source: Eglises d'Asie, le 17 octobre 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, hành hương Châu Âu
LM. Nguyễn Kim Long
09:19 17/10/2017
Từ ngày 3 đến 11-10, một đoàn hành hương gồm 33 anh chị em từ Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, dưới sự hướng dẫn của cha Quản xứ Nguyễn Kim Long, đã thực hiện cuộc hành hương 11 ngày đi thăm viếng và cầu nguyện tại các địa điểm hành hương nổi tiếng trên thế giới: Fatima (Bồ đào Nha), Avila (Tây ban Nha), Lộ Đức (Pháp) và Vatican (Roma - Ý). Nói về những địa điểm này, đã có một số cha hoặc người giáo dân, có kiến thức về lịch sử, đã viết những bài mô tả thật chi tiết và chính xác về địa dư và sự hình thành. Cá nhân tôi, chỉ xin ghi lại những cảm tưởng khi cùng đoàn hành hương đến viếng thăm những nơi thánh trên.
Xem Hình
Đặt chân đến Trung tâm hành hương Fatima vào chiều tối thứ Tư 04-10 sau chuyến bay dài từ Miami đến London, và sau đó đến Lisbon, cả đoàn cảm thấy đầy hứng khởi vì đã bắt đầu búc vào cuộc hành hương như lòng mong ước. Thời tiết tại Fatima hơi lạnh, phải mặc áo ấm, nhưng không ngăn cản được dòng người (ước chừng 3,000 người) từ khắp nơi tụ về quảng trường lớn để đọc kinh Mân côi và rước nến tôn vinh Đức Mẹ. Tại đây, tôi cảm nhận được niềm tin và sự yêu mến của mọi thành phần với Đức Mẹ. Cũng tại đây, khi được biết cây sồi nơi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn chiên và viếng thăm ngôi nhà của các ngài đã sống, tôi và anh chị em thấm thiá từng lời bài hát: Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi.....
Rời Fatima bằng xe bus, chúng tôi tới thành phố Avila (Tây ban Nha) viếng thăm Đaị thánh đường tôn kính Thánh nữ tiến sĩ Tê-rê-sa Avila. Đại thành đường được xây trong một cổ thành nhìn thật kiên cố và vĩ đại nhằm chống lại quân Hồi giáo xa xưa.
Giã từ Avila, xe bus đưa chúng tôi đến Lộ Đức với hành trình 4 tiếng đồng hồ. Đến nơi mà cách đây hơn 100 năm, vào năm 1958, Đức Mẹ đã hiện ra với cô gái trẻ Bernadette và xác định: Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Khung cảnh Lộ Đức thật thanh bình trong bầu khi se lạnh và sự tấp nập của dòng người đến cầu nguyện, tôn vinh Đức Mẹ và được uống hoặc tắm trong dòng nứơc suối gọi là nước suối Thành Bernadette. Tại đây, đoàn chúng tôi tham dự Thánh Lễ Quốc Tế tại ngôi nhà nhà thở được xây theo kiểu chiếc tàu No-e lật úp. Điểm đáng nói là các chị trong đoàn mặc áo dài màu cam, xanh, đỏ thật nổi bật đã gây được sự chú ý của BTC mọi người, vì vậy một số chị được mờidâng của lễ và sau Thánh Lễ đã có nhiều người xin chụp hình với đoàn.
Sau Lộ Đức, đoàn đáp máy bay đi Roma, viếng thăm Vatican, thủ đô của Giáo hội. Tại đây, đoàn có dịp viếng thăm thành phố Assisi và nơi ở của thánh Phan-xi-cô, và hiểu được sự hình thánh lời kinh Hoà bình của thánh nhân. Ngày hôm sau, đoàn cùng với hàng ngàn anh chị em khắp nơi (khoảng 5,000 người) được dự buổi cầu nguyện vào sáng thứ Tư hàng tuần với Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Nếu nhìn ĐTC trong hình hoặc truyển hình, thì khi nhìn thấy ngài thật sự hoàn toàn khác nhau 100%. Tôi và mọi người thật xúc động khi nhìn ngài đi qua trên xe đặc biệt, vì ngài quá thánh thiện và tràn đầy niềm vui của vị mục tử toàn cầu. Sau buổi cầu nguyện, đoàn có dịp vào viếng thăm nhà nguyện Sistine, Đền thờ Thánh Phê-rô, Đền thờ Đức Bà Cả, Đền thờ Thánh Gio-an Laterano, và Đền thờ Thánh Phao-lô ngoại thành thật đẹp, hùng vĩ, với sự thánh thiêng và nghệ thuật trang trí hoàn hảo với các bức tranh vẽ và tượng điêu khắc thật sống động. Có thể nói đây là kho tàng nghệ thuật của nhân loại.
Trở về Miami, tôi cảm nghiệm cuộc hành hương thật ý nghĩ vì qua 10 ngày viếng thăm có vất vả, mệt nhọc, thiếu ngủ, nhưng đã toả được hương thánh thiện qua những nơi thánh. Tôi hiểu được những lời Chúa đã nói: - Thiên Chúa hiện diện, không phải nơi ồn ào, hoặc với những người quyền thế cao sang, nhưng trong sự êm dịu và với những con người nhỏ bé, bình thường.- và Không có gì là Chúa không làm được. Bên cạnh đó, tình anh chị em trong Giáo xứ cũng được gắn bó vì có thời gian sống bên nhau, vui đùa, chọc phá nhau trên xe bus hoặc những lúc tâm tình bên ly rượu trong những đêm họp mặt. Mọi người cảm nhận được tình Chúa - tình người trong chuyến đi hạnh phúc này.
Xin cảm tạ Chúa, Mẹ La Vang và Thành cả Giu-se đã ban cho chúng con một cuộc hành hương thánh thiện, ý nghĩa và vui tươi. Amen.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long
Xem Hình
Đặt chân đến Trung tâm hành hương Fatima vào chiều tối thứ Tư 04-10 sau chuyến bay dài từ Miami đến London, và sau đó đến Lisbon, cả đoàn cảm thấy đầy hứng khởi vì đã bắt đầu búc vào cuộc hành hương như lòng mong ước. Thời tiết tại Fatima hơi lạnh, phải mặc áo ấm, nhưng không ngăn cản được dòng người (ước chừng 3,000 người) từ khắp nơi tụ về quảng trường lớn để đọc kinh Mân côi và rước nến tôn vinh Đức Mẹ. Tại đây, tôi cảm nhận được niềm tin và sự yêu mến của mọi thành phần với Đức Mẹ. Cũng tại đây, khi được biết cây sồi nơi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ chăn chiên và viếng thăm ngôi nhà của các ngài đã sống, tôi và anh chị em thấm thiá từng lời bài hát: Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi.....
Rời Fatima bằng xe bus, chúng tôi tới thành phố Avila (Tây ban Nha) viếng thăm Đaị thánh đường tôn kính Thánh nữ tiến sĩ Tê-rê-sa Avila. Đại thành đường được xây trong một cổ thành nhìn thật kiên cố và vĩ đại nhằm chống lại quân Hồi giáo xa xưa.
Giã từ Avila, xe bus đưa chúng tôi đến Lộ Đức với hành trình 4 tiếng đồng hồ. Đến nơi mà cách đây hơn 100 năm, vào năm 1958, Đức Mẹ đã hiện ra với cô gái trẻ Bernadette và xác định: Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Khung cảnh Lộ Đức thật thanh bình trong bầu khi se lạnh và sự tấp nập của dòng người đến cầu nguyện, tôn vinh Đức Mẹ và được uống hoặc tắm trong dòng nứơc suối gọi là nước suối Thành Bernadette. Tại đây, đoàn chúng tôi tham dự Thánh Lễ Quốc Tế tại ngôi nhà nhà thở được xây theo kiểu chiếc tàu No-e lật úp. Điểm đáng nói là các chị trong đoàn mặc áo dài màu cam, xanh, đỏ thật nổi bật đã gây được sự chú ý của BTC mọi người, vì vậy một số chị được mờidâng của lễ và sau Thánh Lễ đã có nhiều người xin chụp hình với đoàn.
Sau Lộ Đức, đoàn đáp máy bay đi Roma, viếng thăm Vatican, thủ đô của Giáo hội. Tại đây, đoàn có dịp viếng thăm thành phố Assisi và nơi ở của thánh Phan-xi-cô, và hiểu được sự hình thánh lời kinh Hoà bình của thánh nhân. Ngày hôm sau, đoàn cùng với hàng ngàn anh chị em khắp nơi (khoảng 5,000 người) được dự buổi cầu nguyện vào sáng thứ Tư hàng tuần với Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Nếu nhìn ĐTC trong hình hoặc truyển hình, thì khi nhìn thấy ngài thật sự hoàn toàn khác nhau 100%. Tôi và mọi người thật xúc động khi nhìn ngài đi qua trên xe đặc biệt, vì ngài quá thánh thiện và tràn đầy niềm vui của vị mục tử toàn cầu. Sau buổi cầu nguyện, đoàn có dịp vào viếng thăm nhà nguyện Sistine, Đền thờ Thánh Phê-rô, Đền thờ Đức Bà Cả, Đền thờ Thánh Gio-an Laterano, và Đền thờ Thánh Phao-lô ngoại thành thật đẹp, hùng vĩ, với sự thánh thiêng và nghệ thuật trang trí hoàn hảo với các bức tranh vẽ và tượng điêu khắc thật sống động. Có thể nói đây là kho tàng nghệ thuật của nhân loại.
Trở về Miami, tôi cảm nghiệm cuộc hành hương thật ý nghĩ vì qua 10 ngày viếng thăm có vất vả, mệt nhọc, thiếu ngủ, nhưng đã toả được hương thánh thiện qua những nơi thánh. Tôi hiểu được những lời Chúa đã nói: - Thiên Chúa hiện diện, không phải nơi ồn ào, hoặc với những người quyền thế cao sang, nhưng trong sự êm dịu và với những con người nhỏ bé, bình thường.- và Không có gì là Chúa không làm được. Bên cạnh đó, tình anh chị em trong Giáo xứ cũng được gắn bó vì có thời gian sống bên nhau, vui đùa, chọc phá nhau trên xe bus hoặc những lúc tâm tình bên ly rượu trong những đêm họp mặt. Mọi người cảm nhận được tình Chúa - tình người trong chuyến đi hạnh phúc này.
Xin cảm tạ Chúa, Mẹ La Vang và Thành cả Giu-se đã ban cho chúng con một cuộc hành hương thánh thiện, ý nghĩa và vui tươi. Amen.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long
Hình ảnh chuẩn bị Đại Hội Mẹ Lavang kỳ X tại Las Vegas
Trần Mạnh Trác
16:50 17/10/2017
Mấy ngày qua người ta thấy có nhiều nhộn nhịp tại Đền Thánh Đức Mẹ Lavang ở Las Vegas!
Las Vegas?
Vâng đúng thế, ở Las Vegas-USA, là thành phố Tội Lỗi đấy! Đã từng có một đền thánh cuả người Việt Nam từ lâu rồi, đền thánh Đức Mẹ Lavang. Địa chỉ 4835 S Pearl St, Las Vegas, NV 89121.
Đây là lần thứ 10 cộng đoàn VN ở đây tổ chức một đại hội tôn kính Mẹ Lavang, để xin Mẹ chữa lành cho những đứa con ‘lạc đàng tội lỗi’ trở về ‘đường ngay chính đạo’!
Tuy là thế, nhưng nếu ai thuộc dạng ‘con thảo’, chỉ đi du lịch qua Las Vegas với mục đích ‘giải trí lành mạnh’, thì cũng được ‘Very Welcomed’ như mọi người khác.
Đại hội bắt đầu trong tuần này, từ thứ Sáu ngày 20 cho đến Chuá Nhật ngày 22, tháng 10 – 2017
Xin quí vị coi Flyer sau đây:
.
.
.
.
.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh bổn mạng của nhà thờ
Nguyễn Trọng Đa
09:09 17/10/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Đâu là nguồn gốc của vị thánh bổn mạng của giáo xứ hay của nhà thờ? - D. Z., Bắc Kinh, Trung Quốc.
Hỏi 2: Nếu giáo xứ của con được đặt theo tên của Chúa Thánh Thần, liệu có đúng thần học khi nói Chúa Thánh Thần như là vị bổn mạng của giáo xứ chúng con không? Nói chính xác, trong kinh nguyện giáo xứ của chúng con, một phần đọc: "Lạy Chúa Thánh Thần, Bổn mạng của giáo xứ chúng con...". Nhưng một số linh mục cau mày về điều này, nói rằng Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa, không thể được gọi là "Vị Bổn mạng" được. Nhưng con biết rằng thuật ngữ "vị bổn mạng" bằng cách nào đó ám chỉ "đấng bầu chữa", vốn được sử dụng cho Chúa Thánh Thần. Xin cha vui lòng giúp đỡ, con đang cần cha làm sáng tỏ. - E. I., bang Enugu, Nigeria.
Đáp: Bởi vì hai câu hỏi này liên quan với nhau, tôi sẽ cố gắng giải quyết chung với nhau.
Nguồn gốc của tục lệ đặt tên hoặc cung hiến các nhà thờ với tước hiệu riêng là không rõ ràng, mặc dù nó là phổ quát trong thực tế, và không giới hạn cho Hội Thánh Công Giáo.
Có thể nó gắn liền với sự cung hiến của các nhà thờ vào thời đầu của Hội Thánh. Điều này xảy ra cách đặc biệt sau khi sự tự do thờ phượng được Hoàng đế Constantine ban hành vào năm 313. Nhưng có bằng chứng về các nhà thờ được xây dựng có mục đích, hoặc các tòa nhà lớn được thích nghi cho việc thờ phượng Kitô giáo, từ khoảng năm 230.
Trong một số trường hợp, nhà thờ gắn liền với ngôi mộ hoặc di tích của một vị thánh tử đạo, và nhà thờ này được dâng hiến cho Ngài.
Ở những nơi khác, đặc biệt ở Rôma, nó liên quan đến tên của một vị ân nhân, tức người đã nhượng tài sản cho cộng đoàn vì mục đích thờ phượng, hoặc bằng cách nào đó đã tạo điều kiện dễ dàng cho cuộc tập họp đều đặn của cộng đoàn. Trong Rm 16: 3-5, thánh Phaolô gửi lời thăm chị Pơ-rít-ca (Prisca) và anh A-qui-la (Aquila) và "Hội Thánh vẫn họp tại nhà anh chị ấy". Mặc dù có lời đề cập này, bằng chứng khảo cổ cho việc sử dụng các ngôi nhà tư nhân cho việc thờ phượng ở Rôma cổ là rất ít. Do đó, trong khi các nhà hảo tâm không nhất thiết là chủ của nhà, mà việc thờ phượng Chúa diễn ra ở đó, tên của họ được gắn liền với một số nhà thờ cổ nhất của Rôma để tạo ra cái gọi là các nhà thờ Titulus (tước hiệu) của thành phố, vốn gồm có 28 nhà thờ theo một danh sách trong năm 499. Trong số này, ngoài nhà thờ các thánh Prisca và Aquila, có các nhà thờ thánh Sabina, thánh Praxides và thánh Crisogono.
Tập tục cung hiến long trọng các nhà thờ bằng một hình thức nào đó có lẽ là rất sớm, mặc dù bằng chứng đầu tiên về nghi thức cụ thể được tìm thấy trong nửa đầu của thế kỷ IV. Thánh Eusebius thành Caesarea mô tả nhiều sự cung hiến nhà thờ sớm nhất vào năm 314.
Tập tục cung hiến các nhà thờ với một tước hiệu đặc biệt dường như đã bắt đầu vào cùng thời điểm ấy, mặc dù không có luật nào đòi hỏi.
Do đó, vào năm 435, nhà thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore) trở thành một trong các vương cung thánh đường đầu tiên được dâng hiến trực tiếp cho Đức Maria, mặc dù một số người tuyên bố vinh dự này cho nhà thờ Santa Maria ở Trastevere dưới thời Giáo hoàng Julius I (337-352), người đã dâng hiến nhà thờ cho Đức Maria khi ngài tu sửa một tòa nhà có trước đó.
Nhà thờ Hagia Sophia, hay Nhà thờ Đức Khôn ngoan thánh, ở Constantinople đã được hoàn thành vào năm 537, và là nhà thờ thứ ba có tước hiệu ấy được xây dựng tại chỗ.
Các nghi thức cung hiến đã trở nên phức tạp hơn theo thời gian, và lấy cảm hứng từ các mô tả Kinh thánh về lễ khánh thành Nhà tạm trong chương 40 sách Xuất hành, và về các lần cung hiến và tái cung hiến Đền thờ Solomon ở Giêrusalem. Đến khoảng thế kỷ VIII, các nghi thức đã trở nên rất phức tạp, và việc trao cho mỗi nhà thờ một tước hiệu đã là một tập tục ràng buộc theo luật.
Theo Bộ Giáo luật hiện hành (Điều 1218) và Nghi thức cung hiến một nhà thờ (số 4) và Sách Lễ Nghi Giám mục, số 865:
"Mỗi nhà thờ phải mang một tước hiệu riêng, và một khi đã cung hiến, không thể thay đổi tước hiệu nữa" (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Tước hiệu được ban cho nhà thờ vào thời điểm cung hiến thông qua sắc lệnh của Giám mục.
Để làm rõ thêm các quy chế này và giải quyết một số tình huống mục vụ mới, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích đã ban hành một thông báo, "Omnis ecclesia titulum" vào ngày 10-2-1999, "Liên quan đến việc đặt tên thánh bổn mạng cho các giáo phận và giáo xứ". Tài liệu viết:
"1. Mỗi nhà thờ phải có một tước hiệu được chỉ định trong một buổi phụng vụ, hoặc lễ cung hiến hoặc làm phép.
"2. Trong tước hiệu, các nhà thờ có thể dùng danh thánh Ba Ngôi Cực thánh; Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, được gợi ra dưới một mầu nhiệm cuộc đời Ngài hay dưới thánh danh của Ngài như đã sử dụng trong phụng vụ; Chúa Thánh Thần; Đức Trinh Nữ Maria dưới một tước hiệu đã có trong phụng vụ; các thiên thần, hay một vị Chân phước hay vị Thánh có tên trong Sổ Các Thánh Rôma.
"3. Có lẽ nên chỉ có một tước hiệu cho một nhà thờ, trừ khi nó được bắt nguồn từ các Thánh được ghi tên chung trong một Lịch phụng vụ riêng.
"4. Bất kỳ vị Chân phước nào, mà việc kính nhớ Ngài chưa được ghi trong Lịch giáo phận hợp pháp, thì không thể được chọn làm tước hiệu của một nhà thờ, mà không có đặc miễn của Tòa Thánh.
"5. Một khi tước hiệu đã được đặt trong việc cung hiến một nhà thờ, tước hiệu này không thể được thay đổi (Giáo luật điều 1218), trừ khi, vì các lý do nghiêm trọng, nó được cho phép rõ ràng bởi một đặc miễn của Tòa Thánh.
"6. Tuy nhiên, nếu một tước hiệu đã được chỉ định như một phần của việc làm phép nhà thờ, theo Ordo Benedictionis Ecclesiae (nghi thức làm phép nhà thờ), nó có thể được thay đổi bởi Giám mục giáo phận (xem điều luật 381, 1) vì một lý do nghiêm trọng, và với tất cả các yếu tố được xem xét hợp lệ.
"7. Tên của một giáo xứ thường có thể giống với tước hiệu của nhà thờ giáo xứ.
"8. Là vị trung gian hoặc đấng bầu chữa trước mặt Thiên Chúa, thánh bổn mạng là con người được tạo thành, chẳng hạn Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên thần, một vị Thánh hay Chân phước. Vì cùng một lý do, Ba Ngôi Chí Thánh và mỗi Ngôi luôn bị loại ra như là vị bổn mạng.
"9. Vị bổn mạng phải được chọn lựa bởi hàng giáo sĩ và tín hữu, và sự lựa chọn của họ phải được chấp thuận bởi giáo quyền có thẩm quyền. Để cho việc đặt tên có thể mang lại hiệu quả phụng vụ, sự chọn lựa và tán thành cần phải có sự xác nhận của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, và sự xác nhận được ban hành bởi sắc lệnh của Thánh Bộ này.
"10. Thánh bảo mạng của một địa điểm được phân biệt với tước hiệu của một nhà thờ; hai cái có thể là giống nhau, nhưng không nhất thiết là như vậy.
"11. Khi một giáo xứ mới được xây dựng thay cho một số giáo xứ hủy bỏ, giáo xứ mới có thể có nhà thờ riêng, vốn giữ lại tước hiệu hiện tại, trừ khi đó là một tòa nhà mới xây. Hơn nữa, các nhà thờ của các giáo xứ hủy bỏ, bất cứ khi nào các giáo xứ này được coi là 'đồng giáo xứ' (co-parish), vẫn giữ các tước hiệu riêng của họ.
"12. Nếu một số giáo xứ được kết hợp với nhau để thành một giáo xứ mới, thì vì lý do mục vụ, được phép thiết lập một tước hiệu mới khác với tước hiệu của nhà thờ giáo xứ ".
Tài liệu này cũng làm sáng tỏ một trong các câu hỏi của chúng ta. Chúa Thánh Thần không thể là vị bổn mạng, theo nghĩa riêng của từ ngữ, và lời nguyện nói với Ngài như vậy là không chính xác. Khái niệm của tước hiệu của một nhà thờ và khái niệm vị bổn mạng là khác nhau, mặc dù trong một số trường hợp chúng có thể trùng hợp.
Đôi khi, chúng có thể bị nhầm lẫn trong lòng đạo đức bình dân. Thí dụ, quốc gia El Salvador, có nghĩa là "Đấng Cứu Thế", mừng ngày quốc khánh của họ vào ngày lễ Chúa Biến hình (ngày 6-8) để tôn vinh Chúa Cứu Thế của thế giới. Ngày lễ và các ngày dẫn tới ngày lễ được gọi là "các lễ bổn mạng" theo cách nói bình dân, mặc dù điều này có thể là không chính xác về mặt kỹ thuật. (Zenit.org 17-10-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi 1: Đâu là nguồn gốc của vị thánh bổn mạng của giáo xứ hay của nhà thờ? - D. Z., Bắc Kinh, Trung Quốc.
Hỏi 2: Nếu giáo xứ của con được đặt theo tên của Chúa Thánh Thần, liệu có đúng thần học khi nói Chúa Thánh Thần như là vị bổn mạng của giáo xứ chúng con không? Nói chính xác, trong kinh nguyện giáo xứ của chúng con, một phần đọc: "Lạy Chúa Thánh Thần, Bổn mạng của giáo xứ chúng con...". Nhưng một số linh mục cau mày về điều này, nói rằng Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa, không thể được gọi là "Vị Bổn mạng" được. Nhưng con biết rằng thuật ngữ "vị bổn mạng" bằng cách nào đó ám chỉ "đấng bầu chữa", vốn được sử dụng cho Chúa Thánh Thần. Xin cha vui lòng giúp đỡ, con đang cần cha làm sáng tỏ. - E. I., bang Enugu, Nigeria.
Đáp: Bởi vì hai câu hỏi này liên quan với nhau, tôi sẽ cố gắng giải quyết chung với nhau.
Nguồn gốc của tục lệ đặt tên hoặc cung hiến các nhà thờ với tước hiệu riêng là không rõ ràng, mặc dù nó là phổ quát trong thực tế, và không giới hạn cho Hội Thánh Công Giáo.
Có thể nó gắn liền với sự cung hiến của các nhà thờ vào thời đầu của Hội Thánh. Điều này xảy ra cách đặc biệt sau khi sự tự do thờ phượng được Hoàng đế Constantine ban hành vào năm 313. Nhưng có bằng chứng về các nhà thờ được xây dựng có mục đích, hoặc các tòa nhà lớn được thích nghi cho việc thờ phượng Kitô giáo, từ khoảng năm 230.
Trong một số trường hợp, nhà thờ gắn liền với ngôi mộ hoặc di tích của một vị thánh tử đạo, và nhà thờ này được dâng hiến cho Ngài.
Ở những nơi khác, đặc biệt ở Rôma, nó liên quan đến tên của một vị ân nhân, tức người đã nhượng tài sản cho cộng đoàn vì mục đích thờ phượng, hoặc bằng cách nào đó đã tạo điều kiện dễ dàng cho cuộc tập họp đều đặn của cộng đoàn. Trong Rm 16: 3-5, thánh Phaolô gửi lời thăm chị Pơ-rít-ca (Prisca) và anh A-qui-la (Aquila) và "Hội Thánh vẫn họp tại nhà anh chị ấy". Mặc dù có lời đề cập này, bằng chứng khảo cổ cho việc sử dụng các ngôi nhà tư nhân cho việc thờ phượng ở Rôma cổ là rất ít. Do đó, trong khi các nhà hảo tâm không nhất thiết là chủ của nhà, mà việc thờ phượng Chúa diễn ra ở đó, tên của họ được gắn liền với một số nhà thờ cổ nhất của Rôma để tạo ra cái gọi là các nhà thờ Titulus (tước hiệu) của thành phố, vốn gồm có 28 nhà thờ theo một danh sách trong năm 499. Trong số này, ngoài nhà thờ các thánh Prisca và Aquila, có các nhà thờ thánh Sabina, thánh Praxides và thánh Crisogono.
Tập tục cung hiến long trọng các nhà thờ bằng một hình thức nào đó có lẽ là rất sớm, mặc dù bằng chứng đầu tiên về nghi thức cụ thể được tìm thấy trong nửa đầu của thế kỷ IV. Thánh Eusebius thành Caesarea mô tả nhiều sự cung hiến nhà thờ sớm nhất vào năm 314.
Tập tục cung hiến các nhà thờ với một tước hiệu đặc biệt dường như đã bắt đầu vào cùng thời điểm ấy, mặc dù không có luật nào đòi hỏi.
Do đó, vào năm 435, nhà thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore) trở thành một trong các vương cung thánh đường đầu tiên được dâng hiến trực tiếp cho Đức Maria, mặc dù một số người tuyên bố vinh dự này cho nhà thờ Santa Maria ở Trastevere dưới thời Giáo hoàng Julius I (337-352), người đã dâng hiến nhà thờ cho Đức Maria khi ngài tu sửa một tòa nhà có trước đó.
Nhà thờ Hagia Sophia, hay Nhà thờ Đức Khôn ngoan thánh, ở Constantinople đã được hoàn thành vào năm 537, và là nhà thờ thứ ba có tước hiệu ấy được xây dựng tại chỗ.
Các nghi thức cung hiến đã trở nên phức tạp hơn theo thời gian, và lấy cảm hứng từ các mô tả Kinh thánh về lễ khánh thành Nhà tạm trong chương 40 sách Xuất hành, và về các lần cung hiến và tái cung hiến Đền thờ Solomon ở Giêrusalem. Đến khoảng thế kỷ VIII, các nghi thức đã trở nên rất phức tạp, và việc trao cho mỗi nhà thờ một tước hiệu đã là một tập tục ràng buộc theo luật.
Theo Bộ Giáo luật hiện hành (Điều 1218) và Nghi thức cung hiến một nhà thờ (số 4) và Sách Lễ Nghi Giám mục, số 865:
"Mỗi nhà thờ phải mang một tước hiệu riêng, và một khi đã cung hiến, không thể thay đổi tước hiệu nữa" (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Tước hiệu được ban cho nhà thờ vào thời điểm cung hiến thông qua sắc lệnh của Giám mục.
Để làm rõ thêm các quy chế này và giải quyết một số tình huống mục vụ mới, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích đã ban hành một thông báo, "Omnis ecclesia titulum" vào ngày 10-2-1999, "Liên quan đến việc đặt tên thánh bổn mạng cho các giáo phận và giáo xứ". Tài liệu viết:
"1. Mỗi nhà thờ phải có một tước hiệu được chỉ định trong một buổi phụng vụ, hoặc lễ cung hiến hoặc làm phép.
"2. Trong tước hiệu, các nhà thờ có thể dùng danh thánh Ba Ngôi Cực thánh; Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, được gợi ra dưới một mầu nhiệm cuộc đời Ngài hay dưới thánh danh của Ngài như đã sử dụng trong phụng vụ; Chúa Thánh Thần; Đức Trinh Nữ Maria dưới một tước hiệu đã có trong phụng vụ; các thiên thần, hay một vị Chân phước hay vị Thánh có tên trong Sổ Các Thánh Rôma.
"3. Có lẽ nên chỉ có một tước hiệu cho một nhà thờ, trừ khi nó được bắt nguồn từ các Thánh được ghi tên chung trong một Lịch phụng vụ riêng.
"4. Bất kỳ vị Chân phước nào, mà việc kính nhớ Ngài chưa được ghi trong Lịch giáo phận hợp pháp, thì không thể được chọn làm tước hiệu của một nhà thờ, mà không có đặc miễn của Tòa Thánh.
"5. Một khi tước hiệu đã được đặt trong việc cung hiến một nhà thờ, tước hiệu này không thể được thay đổi (Giáo luật điều 1218), trừ khi, vì các lý do nghiêm trọng, nó được cho phép rõ ràng bởi một đặc miễn của Tòa Thánh.
"6. Tuy nhiên, nếu một tước hiệu đã được chỉ định như một phần của việc làm phép nhà thờ, theo Ordo Benedictionis Ecclesiae (nghi thức làm phép nhà thờ), nó có thể được thay đổi bởi Giám mục giáo phận (xem điều luật 381, 1) vì một lý do nghiêm trọng, và với tất cả các yếu tố được xem xét hợp lệ.
"7. Tên của một giáo xứ thường có thể giống với tước hiệu của nhà thờ giáo xứ.
"8. Là vị trung gian hoặc đấng bầu chữa trước mặt Thiên Chúa, thánh bổn mạng là con người được tạo thành, chẳng hạn Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên thần, một vị Thánh hay Chân phước. Vì cùng một lý do, Ba Ngôi Chí Thánh và mỗi Ngôi luôn bị loại ra như là vị bổn mạng.
"9. Vị bổn mạng phải được chọn lựa bởi hàng giáo sĩ và tín hữu, và sự lựa chọn của họ phải được chấp thuận bởi giáo quyền có thẩm quyền. Để cho việc đặt tên có thể mang lại hiệu quả phụng vụ, sự chọn lựa và tán thành cần phải có sự xác nhận của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, và sự xác nhận được ban hành bởi sắc lệnh của Thánh Bộ này.
"10. Thánh bảo mạng của một địa điểm được phân biệt với tước hiệu của một nhà thờ; hai cái có thể là giống nhau, nhưng không nhất thiết là như vậy.
"11. Khi một giáo xứ mới được xây dựng thay cho một số giáo xứ hủy bỏ, giáo xứ mới có thể có nhà thờ riêng, vốn giữ lại tước hiệu hiện tại, trừ khi đó là một tòa nhà mới xây. Hơn nữa, các nhà thờ của các giáo xứ hủy bỏ, bất cứ khi nào các giáo xứ này được coi là 'đồng giáo xứ' (co-parish), vẫn giữ các tước hiệu riêng của họ.
"12. Nếu một số giáo xứ được kết hợp với nhau để thành một giáo xứ mới, thì vì lý do mục vụ, được phép thiết lập một tước hiệu mới khác với tước hiệu của nhà thờ giáo xứ ".
Tài liệu này cũng làm sáng tỏ một trong các câu hỏi của chúng ta. Chúa Thánh Thần không thể là vị bổn mạng, theo nghĩa riêng của từ ngữ, và lời nguyện nói với Ngài như vậy là không chính xác. Khái niệm của tước hiệu của một nhà thờ và khái niệm vị bổn mạng là khác nhau, mặc dù trong một số trường hợp chúng có thể trùng hợp.
Đôi khi, chúng có thể bị nhầm lẫn trong lòng đạo đức bình dân. Thí dụ, quốc gia El Salvador, có nghĩa là "Đấng Cứu Thế", mừng ngày quốc khánh của họ vào ngày lễ Chúa Biến hình (ngày 6-8) để tôn vinh Chúa Cứu Thế của thế giới. Ngày lễ và các ngày dẫn tới ngày lễ được gọi là "các lễ bổn mạng" theo cách nói bình dân, mặc dù điều này có thể là không chính xác về mặt kỹ thuật. (Zenit.org 17-10-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Tản Mạn Đời Tha Hương: Cao Quý Tình Bạn - Nhu Cầu Vạn Thuở
Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
21:59 17/10/2017
Dân Việt Nam khá quen với câu truyện cổ Trung Hoa về 2 ông Bá Nha và Tử Kỳ. Cổ thuộc thời Xuân Thu Chiến Quốc lận ! Bá Nha tuy làm quan lớn, nhưng say mê âm nhạc nên học chơi khá cao về môn ‘thất huyền cầm’. Có lần vui hứng gảy khúc ‘Cao sơn lưu thủy’, nhưng tả hữu chẳng ai hiểu và khen hay, chỉ có chàng tiều phu tên Tử Kỳ tình cờ đi qua, rồi ngồi xuống tấm tắc khen, và rành mạch phân tích bản nhạc hay ở chỗ nào…Thế là cả hai hoan có dịp hỉ bên nhau đàm đạo, trao đổi tâm tình không muốn dứt, để rồi cả hai cùng xúc động khi phải chia tay. Bá Nha hẹn ngày sớm trở lại đón Tử Kỳ về phủ quan chung hưởng phú quý. Nhưng vì nhà nghèo, lại bất ngờ mắc bạo bệnh, Tử Kỳ đã chết trong cô độc. Ngày hẹn tới, Bá Nha trở về chốn cũ thì biết hung tin, bèn ôm đầu khóc rống, rồi mang đàn ra đập vào đá cho vỡ tan. Ông than khóc mấy ngày liền, tuyên bố từ nay đời sẽ vĩnh viễn không còn ai là kẻ ‘Tri Âm’. Ông đã dõng dạc lên tiếng với tả hữu :”Ta được cha mẹ ta sinh ra, nhưng trong đời, người hiểu rõ về ta thì chỉ có Tử Kỳ”.
Thế là :
“Người đi một nửa hồn tôi chết,
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ”
(Hàn mạc Tử)
Tri âm . Biết tiếng nhau. Biết tâm tình nhau. Biết ruột gan nhau. Từ ‘tri âm’, ta trở thành ‘tri kỷ’. Tình bạn của con người đấy. Nó không thua nét cao quý của tình yêu chồng vợ, tình thương cha mẹ anh em, cũng như niềm cảm thông với kẻ nghèo hèn xấu số.
Nhóm người Việt tỵ nạn chúng ta ở hải ngoại, tuy đã tạm ổn định trong chuyện an cư lạc nghiệp, nhưng ít nhiều vẫn ngơ ngác trước những sinh họat, những biến cố của dân bản xứ. Vẫn thấy cáí mác ‘mũi tẹt da vàng’ của mình cứ mãi lộ ra trước thiên hạ. Đôi khi thấy quá bơ vơ lạc lõng, mỗi khi muốn chen chân vào những chỗ quá khác biệt văn hóa và truyền thống. Thế là cái mặc cảm thiểu số nổi lên. Cơ hồ mình thua kém ? Xem chừng mình là kẻ đứng ngoài lề ?
Đây là lúc chúng ta cần có bạn bè ‘đồng hương’ để đỡ nâng và ủi an. Càng lớn lên, con người càng cần có những ‘tri âm’ để lướt qua những phút giây căng thẳng muộn phiền. Nhất định ta phải coi đây là chuyện ‘sinh tử’, đặc biệt khi thấy mình hầu chắc sẽ mãi phải kéo lê cuộc sống trên xứ người.
Một khao khát từ thời thơ ấu.
Các bậc cha mẹ đều có kinh nghiệm về tâm lý con cái mình. Đa số bọn chúng vừa đến tuổi đi học đã bắt đầu thấm tình bạn (ngoài gia đình). Vào thời tuổi ‘teen’ mười mấy…thì ôi thôi, lúc nào chúng cũng tha thiết mong có bạn bè đồng trang đồng lứa bên mình. Và vì ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã’, chúng cố tìm đến nhau mỗi khi có dịp, nhiều khi chểnh mảng cả việc học bài, ăn uống…Chúng hả hê khi được cùng nhau tâm sự về đủ thứ hầm bà lằng. Chúng lắng nghe chuyện của nhau, cổ vũ nhau, xem chừng muốn đem cả trái tim ra để cảm thông, chia sẻ. Chúng coi nhau như những chở che cần thiết cho đời mình.
Trong những tình bạn chân thành và bền vững, con người thấy hạnh phúc vô cùng. Họ coi đây là món quà quý giá trời ban. Họ thoải mái biểu lộ mọi thứ cảm xúc buồn vui trước mặt nhau. Khi phải tạm xa nhau, họ vẫn thường xuyên liên lạc, thăm hỏi thư từ, nhất là trong những dịp năm mới, hay sinh nhật của nhau. Tất cả để nói lên rằng họ vẫn có nhau trong tâm trí, vẫn có nhau từng ngày. Vẫn gần gũi từng phút giây. Bao kỷ niệm vẫn còn đấy…
Tình bạn quý nhất là khi ta lâm hoàn cảnh chán chường thất vọng. Khi thấy đời mình bế tắc, đi vào ngõ cụt, tối tăm. Nhiều khi cha mẹ anh chị em ruột thịt cũng không thể cảm thông. Thế là chỉ còn biết có bạn trên đời.
Bạn bè luôn cần nói thật với nhau rằng họ luôn quan tâm nhau, và cũng luôn muốn mình được quan tâm. Cần được lắng nghe nhau. Tiên vàn là phải cùng nhau tự nguyện, trợ giúp nhau vô điều kiện, không toan tính hơn thiệt, không đòi hỏi điều chi đặc biệt bất thường. Không trách móc, nhưng tôn trọng sự khác biệt của nhau. Ít ra phải có cái tấm tình rộng mở của ‘ngài quan’ Dương Lễ đối với anh bạn ‘lần khân’ Lưu Bình trong truyện tích Việt Nam. Trong Kinh thánh Cựu Ước, quý độc giả lấy làm thích thú với chi tiết tả tình bạn tuyệt vời giữa David và Jonathan, trước khi David lên làm vua. Họ thề sống chết cho nhau và bảo vệ bênh vực nhau, dù trong cảnh huống hiểm nguy nào đi nữa..
Dân Hòa Lan có câu ngạn ngữ “Đường đi tới nhà bạn bè không bao giờ quá xa”. Người Pháp hay bảo nhau rằng thời gian thường hay làm mờ nhạt tình yêu, nhưng nó lại làm đậm nét cho tình bạn chân thật. Riêng Đức Khổng Tử thì dạy ta nên tìm kiếm bạn (hội hữu), để nhờ có bạn ta mới dễ dàng nhận ra những khuyết điểm của chính mình.
Với bạn bè tri kỷ, chỉ một nụ cười, một cái xiết tay, một ánh mắt đồng cảm cũng đã là quá đủ. Dĩ nhiên càng hiểu nhau, sự trao đổi tâm tình càng đầm ấm. Cái quan trọng không phải lá cái ta nhận được, mà là cái ta cho đi, cái ta đã đóng góp cho bạn mình. Chia sẻ là sẻ chia cả cuộc sống, lúc hiện tại cũng như trong tương lai.
Tình bạn không thể mua, cũng không thể bán. Nó lừng lững đi vào hồn chúng ta, thôi thúc chúng ta có nhau lâu dài.
Tình bạn còn sâu đậm hơn nữa khi cùng đi chung những đoạn đường gian nan nguy hiểm, tỷ như bạn bè cùng chung đơn vị chiến đấu trong quân ngũ : Họ ngày đêm đối diện với bom đạn và chết chóc. Mạng sống họ luôn như treo trên sợi chỉ mỏng manh. Nếu vì định mệnh run rủi, họ sẵng sàng cùng chết bên nhau .
Thời Việt Nam Cộng hòa đã từng có những ca khúc về ‘tình lính’ rất cảm động : Huynh đệ chi binh ! Thương nhau khác chi nhân tình ! Lúc tiến, lúc thoái, lúc sướng, lúc khổ, lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng cận kề nhau…Và rồi, sau cuộc chiến Việt Nam mới nhất, định mệnh nghiệt ngã đã xô đẩy bao ‘kẻ thua cuộc’ vào cảnh lao lý tù đày tập thể. Lúc đó tình bạn mới càng thắm thiết, bền chặt. Cũng như hoàn cảnh đã dẫn bước một số đông ‘cựu tù’ đó qua định cư tại Hoa Kỳ, họ đã tìm đến nhau để thường xuyên ôn lại những kỷ niệm vui buồn đầy vơi bên nhau : cùng cười cùng khóc với nhau bên tách cà phê, nhất là vào những buổi chiều đông lạnh giá trên xứ người.
Mình mong có bạn dài lâu vì mình thấy tình bạn luôn lợi ích và cần thiết. Bây giờ đang sống đời tha hương, bạn và tôi thấy sao ? Có ai không hề cần đến tình bạn để có kẻ tri âm, để có người tri kỷ?
Đời sống ví như ta đi trên một chuyến tàu dài : Lúc vào đời, lên tàu, ta gặp một số bạn bè lần đầu. Kế đến liên tiếp gặp bao thân hữu mới lên tàu, lần lượt đi vào đời chúng ta. Rồi có bao nhiêu đợt chia tay, ly biệt. Có bao nhiêu nước mắt với thở than. Cuối cùng đến phiên chính ta cũng phải ‘xuống tàu’ để từ giã mọi người.
Thành ra, bao lâu còn được ở trên một toa tàu nào đó, hãy trân quý bạn bè, dù họ cũng bất toàn và nhiều khuyết điểm như ta. Hãy chân thành chia sẻ, tâm sự, vì nó giúp ta biết vui sống và yêu đời hơn. Bạn bè nhắc ta chỉ có một thứ quý giá trong đời, đó là tình thương và đồng cảm. Bước chân xuống ga tàu cuối là bỏ lại tất cả, là mất hết mọi sự. Chỉ trừ những kỷ niệm thương mến vơi đầy ngày cũ.
Còn với các vị cao niên thì sao ? Càng về già, tâm sự ngập tràn tâm trí, chúng ta lại càng cần có chỗ ‘trút bầu tâm sự’. Hãy an phận tuổi già. Hãy cảm ơn đất trời vì còn được sống tới hôm nay. Hãy trân trọng tình bạn mình đã dày công xây đắp bao ngày. Chả mấy nữa mà phải vĩnh biệt nhau. Hãy tổ chức những buổi họp mặt thân hữu, dù cho đôi tay đã mỏi, cặp mắt đã mờ.
Tiện đây, xin mượn lời thơ giản dị của một thân hữu để chân thành gửi đến tất cả thế này :
“Có người bạn tôi chưa từng gặp mặt.
Có người bạn chỉ quen mới một lần.
Nhưng đã tạo vững chắc mối tình thân
Ngạc nhiên quá, có phần do duyên số.
Chia tâm sự nhỏ to dù sướng khổ.
Đời hạnh phúc vì có chỗ tri âm.
Đời bể dâu sao tránh khỏi thăng trầm
Nhưng bên bạn, mình đồng tâm vui bước !
Tiến thêm bước nữa
Sau phần tìm bạn để thăng tiến về mặt thể lý cũng như tâm lý, bà con mình, nhất là những vị chọn tôn giáo và lối sống tinh thần như những người ‘con Thiên Chúa’, cũng phải biết đồng hành với bạn bè để làm phong phú thêm đời mình bằng những ân sủng thiêng liêng do bàn tay Chúa ban xuống. Khi vui lúc buồn chúng ta cùng biết nhìn lên, an ủi hay khích lệ nhau luôn tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng của Đấng Tối Cao. Dĩ nhiên cần nhắc nhau cố gắng luôn tìm ‘làm lành lánh dữ’ theo giới răn Chúa đã truyền dạy. Cùng biết đón nhận những thử thách và trái ý theo mẫu gương của chính đấng Cứu chuộc nhân loại, để đền tội và thánh hóa mình và tha nhân. Liên tục bảo nhau làm gương sáng cho mọi người… Thiếu phần thiêng liêng này, tình bạn chân thành keo sơn mấy cũng sẽ không đầy đủ ý nghĩa.
Ngó lại lịch sử các thánh nhân trong Giáo Hội Công Giáo, ta thấy có nhiều vị đã dựa vào tình bạn cao quý để nên thánh. Một Phan-xi-cô thành Assisi đã rủ một nhóm bạn bè học hỏi về lối sống đạo đức qua đời nghèo khó : tất cả đã trở thành những viên gạch vững chắc xây dựng nên một phong trào tu đức mới, nhất là mở đầu cho một dòng tu danh tiếng. Một nữ lưu can đảm thành Avila tên Tê-rê-sa đã cùng bạn đồng hành là Gio-an Thánh giá rủ nhau tiến mạnh trên đường nên thánh, đồng thời ra sức canh cải cho tới thành công đời sống tu của dòng Cát-Minh. Rồi một Phan-xi-cô Xavier đã biết ‘đánh bạn’ cùng người đồng môn Y-Nhã Loyola, để trao đổi những tư tưởng cao sâu tốt đẹp nhất về đời thiêng liêng, đã thực sự nên thánh và còn được tuyên phong là bổn mạng các nhà truyền giáo.
Ráng ‘tiến thêm bước nữa’ đi bạn nhé. Đời sống chúng ta sẽ đầy ắp niềm vui. Ngày tháng sẽ tràn ngập an bình. Để rồi tới ngày phải nhắm mắt lìa đời, chúng ta có thể mỉm cười nắm tay các bạn hữu mà nói lời tạm biệt. Chờ sẽ cùng tái ngộ trên cõi Thiên Đàng mai sau. Lúc đó tâm tư ta sẽ thấy mãn nguyện, khi biết đời mình đã có ý nghĩa và thật đáng sống. Mong lắm thay !
Thế là :
“Người đi một nửa hồn tôi chết,
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ”
(Hàn mạc Tử)
Bá Nha - Tử Kỳ |
Nhóm người Việt tỵ nạn chúng ta ở hải ngoại, tuy đã tạm ổn định trong chuyện an cư lạc nghiệp, nhưng ít nhiều vẫn ngơ ngác trước những sinh họat, những biến cố của dân bản xứ. Vẫn thấy cáí mác ‘mũi tẹt da vàng’ của mình cứ mãi lộ ra trước thiên hạ. Đôi khi thấy quá bơ vơ lạc lõng, mỗi khi muốn chen chân vào những chỗ quá khác biệt văn hóa và truyền thống. Thế là cái mặc cảm thiểu số nổi lên. Cơ hồ mình thua kém ? Xem chừng mình là kẻ đứng ngoài lề ?
Đây là lúc chúng ta cần có bạn bè ‘đồng hương’ để đỡ nâng và ủi an. Càng lớn lên, con người càng cần có những ‘tri âm’ để lướt qua những phút giây căng thẳng muộn phiền. Nhất định ta phải coi đây là chuyện ‘sinh tử’, đặc biệt khi thấy mình hầu chắc sẽ mãi phải kéo lê cuộc sống trên xứ người.
Một khao khát từ thời thơ ấu.
Trong những tình bạn chân thành và bền vững, con người thấy hạnh phúc vô cùng. Họ coi đây là món quà quý giá trời ban. Họ thoải mái biểu lộ mọi thứ cảm xúc buồn vui trước mặt nhau. Khi phải tạm xa nhau, họ vẫn thường xuyên liên lạc, thăm hỏi thư từ, nhất là trong những dịp năm mới, hay sinh nhật của nhau. Tất cả để nói lên rằng họ vẫn có nhau trong tâm trí, vẫn có nhau từng ngày. Vẫn gần gũi từng phút giây. Bao kỷ niệm vẫn còn đấy…
Tình bạn quý nhất là khi ta lâm hoàn cảnh chán chường thất vọng. Khi thấy đời mình bế tắc, đi vào ngõ cụt, tối tăm. Nhiều khi cha mẹ anh chị em ruột thịt cũng không thể cảm thông. Thế là chỉ còn biết có bạn trên đời.
Bạn bè luôn cần nói thật với nhau rằng họ luôn quan tâm nhau, và cũng luôn muốn mình được quan tâm. Cần được lắng nghe nhau. Tiên vàn là phải cùng nhau tự nguyện, trợ giúp nhau vô điều kiện, không toan tính hơn thiệt, không đòi hỏi điều chi đặc biệt bất thường. Không trách móc, nhưng tôn trọng sự khác biệt của nhau. Ít ra phải có cái tấm tình rộng mở của ‘ngài quan’ Dương Lễ đối với anh bạn ‘lần khân’ Lưu Bình trong truyện tích Việt Nam. Trong Kinh thánh Cựu Ước, quý độc giả lấy làm thích thú với chi tiết tả tình bạn tuyệt vời giữa David và Jonathan, trước khi David lên làm vua. Họ thề sống chết cho nhau và bảo vệ bênh vực nhau, dù trong cảnh huống hiểm nguy nào đi nữa..
Dân Hòa Lan có câu ngạn ngữ “Đường đi tới nhà bạn bè không bao giờ quá xa”. Người Pháp hay bảo nhau rằng thời gian thường hay làm mờ nhạt tình yêu, nhưng nó lại làm đậm nét cho tình bạn chân thật. Riêng Đức Khổng Tử thì dạy ta nên tìm kiếm bạn (hội hữu), để nhờ có bạn ta mới dễ dàng nhận ra những khuyết điểm của chính mình.
Với bạn bè tri kỷ, chỉ một nụ cười, một cái xiết tay, một ánh mắt đồng cảm cũng đã là quá đủ. Dĩ nhiên càng hiểu nhau, sự trao đổi tâm tình càng đầm ấm. Cái quan trọng không phải lá cái ta nhận được, mà là cái ta cho đi, cái ta đã đóng góp cho bạn mình. Chia sẻ là sẻ chia cả cuộc sống, lúc hiện tại cũng như trong tương lai.
Tình bạn còn sâu đậm hơn nữa khi cùng đi chung những đoạn đường gian nan nguy hiểm, tỷ như bạn bè cùng chung đơn vị chiến đấu trong quân ngũ : Họ ngày đêm đối diện với bom đạn và chết chóc. Mạng sống họ luôn như treo trên sợi chỉ mỏng manh. Nếu vì định mệnh run rủi, họ sẵng sàng cùng chết bên nhau .
Thời Việt Nam Cộng hòa đã từng có những ca khúc về ‘tình lính’ rất cảm động : Huynh đệ chi binh ! Thương nhau khác chi nhân tình ! Lúc tiến, lúc thoái, lúc sướng, lúc khổ, lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng cận kề nhau…Và rồi, sau cuộc chiến Việt Nam mới nhất, định mệnh nghiệt ngã đã xô đẩy bao ‘kẻ thua cuộc’ vào cảnh lao lý tù đày tập thể. Lúc đó tình bạn mới càng thắm thiết, bền chặt. Cũng như hoàn cảnh đã dẫn bước một số đông ‘cựu tù’ đó qua định cư tại Hoa Kỳ, họ đã tìm đến nhau để thường xuyên ôn lại những kỷ niệm vui buồn đầy vơi bên nhau : cùng cười cùng khóc với nhau bên tách cà phê, nhất là vào những buổi chiều đông lạnh giá trên xứ người.
Đời sống ví như ta đi trên một chuyến tàu dài : Lúc vào đời, lên tàu, ta gặp một số bạn bè lần đầu. Kế đến liên tiếp gặp bao thân hữu mới lên tàu, lần lượt đi vào đời chúng ta. Rồi có bao nhiêu đợt chia tay, ly biệt. Có bao nhiêu nước mắt với thở than. Cuối cùng đến phiên chính ta cũng phải ‘xuống tàu’ để từ giã mọi người.
Thành ra, bao lâu còn được ở trên một toa tàu nào đó, hãy trân quý bạn bè, dù họ cũng bất toàn và nhiều khuyết điểm như ta. Hãy chân thành chia sẻ, tâm sự, vì nó giúp ta biết vui sống và yêu đời hơn. Bạn bè nhắc ta chỉ có một thứ quý giá trong đời, đó là tình thương và đồng cảm. Bước chân xuống ga tàu cuối là bỏ lại tất cả, là mất hết mọi sự. Chỉ trừ những kỷ niệm thương mến vơi đầy ngày cũ.
Còn với các vị cao niên thì sao ? Càng về già, tâm sự ngập tràn tâm trí, chúng ta lại càng cần có chỗ ‘trút bầu tâm sự’. Hãy an phận tuổi già. Hãy cảm ơn đất trời vì còn được sống tới hôm nay. Hãy trân trọng tình bạn mình đã dày công xây đắp bao ngày. Chả mấy nữa mà phải vĩnh biệt nhau. Hãy tổ chức những buổi họp mặt thân hữu, dù cho đôi tay đã mỏi, cặp mắt đã mờ.
Tiện đây, xin mượn lời thơ giản dị của một thân hữu để chân thành gửi đến tất cả thế này :
“Có người bạn tôi chưa từng gặp mặt.
Có người bạn chỉ quen mới một lần.
Nhưng đã tạo vững chắc mối tình thân
Ngạc nhiên quá, có phần do duyên số.
Chia tâm sự nhỏ to dù sướng khổ.
Đời hạnh phúc vì có chỗ tri âm.
Đời bể dâu sao tránh khỏi thăng trầm
Nhưng bên bạn, mình đồng tâm vui bước !
Tiến thêm bước nữa
Ngó lại lịch sử các thánh nhân trong Giáo Hội Công Giáo, ta thấy có nhiều vị đã dựa vào tình bạn cao quý để nên thánh. Một Phan-xi-cô thành Assisi đã rủ một nhóm bạn bè học hỏi về lối sống đạo đức qua đời nghèo khó : tất cả đã trở thành những viên gạch vững chắc xây dựng nên một phong trào tu đức mới, nhất là mở đầu cho một dòng tu danh tiếng. Một nữ lưu can đảm thành Avila tên Tê-rê-sa đã cùng bạn đồng hành là Gio-an Thánh giá rủ nhau tiến mạnh trên đường nên thánh, đồng thời ra sức canh cải cho tới thành công đời sống tu của dòng Cát-Minh. Rồi một Phan-xi-cô Xavier đã biết ‘đánh bạn’ cùng người đồng môn Y-Nhã Loyola, để trao đổi những tư tưởng cao sâu tốt đẹp nhất về đời thiêng liêng, đã thực sự nên thánh và còn được tuyên phong là bổn mạng các nhà truyền giáo.
Ráng ‘tiến thêm bước nữa’ đi bạn nhé. Đời sống chúng ta sẽ đầy ắp niềm vui. Ngày tháng sẽ tràn ngập an bình. Để rồi tới ngày phải nhắm mắt lìa đời, chúng ta có thể mỉm cười nắm tay các bạn hữu mà nói lời tạm biệt. Chờ sẽ cùng tái ngộ trên cõi Thiên Đàng mai sau. Lúc đó tâm tư ta sẽ thấy mãn nguyện, khi biết đời mình đã có ý nghĩa và thật đáng sống. Mong lắm thay !