Ngày 18-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 18/10/2013
CÂU TRUYỆN CỦA THẦN ĐẦU VOI
N2T

Thần đầu voi Gia Nội Thậm là đứa con mà nữ thần Tuyết Sơn rất yêu thương, bởi vì nó là đứa con của đại thần Tỳ Thấp Bà ban cho.
Nữ thần Tuyết Sơn triệu tập các thiên thần lại cùng nhau ca tụng Gia Nội Thậm, khi các thiên thần đều khen ngợi sắc đẹp của Gia Nội Thâm thì chỉ có thổ tinh vương Sa Ni cúi đầu nhìn trên đất, té ra ông ta bị bà vợ nguyền rủa rằng, nếu ông ta nhìn bất cứ sinh vật nào thì sinh vật ấy cháy thành tro bụi. Nhưng nữ thần Tuyết Sơn lại cho rằng Gia Nội Thậm là đứa con do đại thần ban cho nên không sợ Sa Ni nhìn, kết quả chuyện bi thảm đã xảy ra: khi Sa Ni nhìn Gia Nội Thậm thì trong nháy mắt một đạo quang đốt cháy đầu Gia Nội Thậm thành tro bụi.
Nữ thần Tuyết Sơn rất căm phẫn nguyền rủa Sa Ni suốt đời không bước chân đi được, và từ đó về sau cũng không được tham gia các cuộc hội họp đình đám của các thiên thần.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Kiêu ngạo và tự mãn là khởi đầu cho những tai họa, mà tai họa đầu tiên chính là bản thân phải hứng chịu, bởi vì một khi coi mình trên tất cả người khác thì là tự chuốc lấy tai họa cho mình.
Tuy là thần thoại, nhưng câu chuyện trên đây cũng dạy cho chúng ta một bài học: dù là con của đại đế nhu Gia Nội Thâm, dù là con của vua chúa, dù là được mọi người ca tụng, dù là nữ thần hay thiên thần, nhưng nếu có tâm hồn kiêu ngạo thì sẽ chuốc lấy thảm hại cho mình mà thôi, bởi vì chức tước địa vị càng cao, thì té xuống ắt sẽ rất nguy hiểm.
Nguyên tổ loài người là ông A-dong và bà E-và dù được Thiên Chúa yêu thương và ưu đãi hết mức, được sống hạnh phúc trong vườn địa đàng, không phải chịu đau khổ và không phải chết, nhưng vì muốn được như Thiên Chúa như lời con rắn cám dỗ, nên đã phạm tội và phải chịu đau khổ và phải chết.
Sự kiêu ngạo và tự mãn của nữ thần Tuyết Sơn cũng như thế nên hậu quả khó lường.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Truyền Giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 18/10/2013
Chúa Nhật LỄ TRUYỀN GIÁO

Tin mừng: Mt 28, 19-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.


Anh chị em thân mến,
Mỗi năm một lần, Giáo Hội –trong ngày Truyền Giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.

Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì đó là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà chúng ta cần làm chứng cho Tin Mừng.

1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau, hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...

Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái có bổn phận truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.

2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và rao truyền Lời của Thiên Chúa cho mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của Giáo Hội và của Thiên Chúa !

Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi, nhưng cuộc sống của họ thì không phải là người Công Giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng rất đáng để cho chúng ta quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.

Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào các linh mục để bắt chước các ngài: tốt cũng bắt chước mà xấu cũng bắt chước; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương của mình.

3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.

Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà chúng ta đang làm việc, học hành, buôn bán. Trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su Ki-tô nơi chúng ta rồi vậy.

Anh chị em thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là những người Ki-tô hữu chúng ta.

Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay chúng ta tự hỏi: cuộc đời tôi đã có bao nhiều lần làm chứng nhân cho Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?

Cuối cùng tôi xin nói lại lần nữa với anh chị em: Người truyền giáo chính là sống cuộc sống của Đức Chúa Giê-su ngay trong cuộc sống đời thường của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:38 18/10/2013
Chúa Nhật 29 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc18, 1-8
“Thiên Chúa minh xét cho những kẻ Ngài đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Ngài”


Anh chị em thân mến,
Cầu nguyện là hơi thở của người Ki-tô hữu, không cầu nguyện thì coi như linh hồn đã chết, cầu nguyện không chuyên tâm thì coi như linh hồn bị bệnh, không thích cầu nguyện thì giống như linh hồn không tập thể dục lâu ngày sẽ sinh ra bệnh hoạn.
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta khi cầu nguyện cần phải kiên tâm nhẫn nại và tin tưởng, giống như người đàn bà góa trong dụ ngôn của Ngài mà chúng ta vừa nghe.

Cầu nguyện phải có hy sinh
Ông Môi-sê cầu nguyện khi dân Ít-ra-en đánh nhau với dân A-ma-lec, mỗi lần Môi-sê giơ tay lên thì dân Ít-ra-en thắng, khi nào ông Môi-sê vì mỏi mà bỏ tay xuống thì dân Ít-ra-en bị thua (Xh 17, 8-12). Ông Môi-sê đã cầu nguyện bằng tâm và hy sinh bằng hành động giơ hai tay lên trong tư thế cầu xin, sự thắng trận của dân Ít-ra-en –nói được là- tùy thuộc vào lời cầu nguyện và hy sinh của ông Môi-sê.

Mỗi ngày chúng ta có rất nhiều lời cầu xin với Thiên Chúa, nhưng lời cầu xin của chúng ta –có những lúc- không phù hợp cho linh hồn của mình nên chưa được Thiên Chúa nhậm lời; hoặc lời cầu nguyện của chúng ta không thấm nhuần đức tin, chỉ biết cầu xin mà không có hy sinh, hy sinh và cầu nguyện cần phải đi đôi với nhau.

Cầu nguyện phải kiên tâm nhẫn nại
Bà góa đã nhiều lần cầu xin ông quan “không biết sợ trời sợ đất’’ giải quyết nổi oan cho bà, nhưng không được ông ta giải quyết, bà không bỏ cuộc và cứ gõ cửa nhà quan xin đòi lại sự công bình cho bà, cuối cùng bà ta được mãn nguyện. Không phải ông quan là người mau mắn vì dân mà phục vụ, nhưng vì sợ bà lão quấy rầy nên giải quyết vụ án cho bà.

Chúng ta cầu nguyện nhưng không có kiên tâm bền chí, bởi vì chúng ta chỉ biết có cầu xin vật chất là những thứ mà chúng ta muốn Thiên Chúa phải thực hiện ngay sau khi cầu xin, mà không cầu xin cho được rỗi linh hồn và sống như ý Thiên Chúa muốn. Thiên Chúa là chủ vũ trụ, Ngài sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của chúng ta, nhưng trước hết chúng ta phải tìm thấy ý của Thiên Chúa trong lời cầu xin của mình, đó là lắng nghe Lời Chúa dạy qua sự im lặng của Ngài sau khi chúng ta cầu nguyện, và kiên tâm tìm ý của Ngài muốn chúng ta làm gì ?

Cầu nguyện cho nhau
Môi-sê đã hy sinh để cầu nguyện cho dân Ít-ra-en thắng trận, lời cầu nguyện này có sự đóng góp của ông A-a-ron và ông Khu-a (hai người đỡ hai tay ông Môi-sê) để ông được hoàn thành sứ mệnh cầu nguyện (Xh 17, 12).

Thánh Phao-lô tông đồ xác tín rằng, trong Đức Chúa Giê-su, chúng ta đều là anh em chị em với nhau, do đó lời cầu nguyện của người này dành cho người kia, trước mặt Thiên Chúa vẫn là lời cầu nguyện có thế giá nhất, bởi vì khi chúng ta làm như thế là chúng ta đã noi gương Đức Chúa Giê-su vì Ngài đã cầu nguyện cho các tông đồ được hiệp nhất, cầu nguyện cho những người giết mình, cầu nguyện cho những người vô ơn phụ nghĩa. Do đó, khi chúng ta hy sinh và cầu nguyện cho tha nhân là chúng ta đã sống trong hiệp nhất của Đức Chúa Giê-su đã dạy.

Anh chị em thân mến,
Kiên tâm khi cầu nguyện, hy sinh khi cầu nguyện và cầu nguyện cho nhau là chứng từ mạnh mẽ nhất về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm ấy đang hiện diện sống động trong tâm hồn và trong cuộc sống của người mỗi người Ki-tô hữu.

Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta phải biết kiên nhẫn khi cầu nguyện là để chúng ta biết nhận ra thánh ý của Thiên Chúa, nhưng thực tế là khi chúng ta chỉ mới cầu nguyện mấy phút thì đã than mệt, mới ngồi mấy phút đã kêu là nóng, mới quỳ mấy giây đã rên là mỏi chân…

Với thái độ như thế thì chúng ta chỉ có nhiều “khả năng” thất bại, bởi vì chúng ta không đặt mình vào vị thế mình là loại thụ tạo để cầu nguyện, mà đặt mình vào vị thế của đấng tạo dựng, nên không lạ gì chúng ta trở về tay không sau khi cầu nguyện…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:41 18/10/2013
N2T

14. Phàm là cung kính nhưng lười nhác thì đều là giả tạo, chúng ta nên yêu thích làm việc.


------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Cầu nguyện mở ra chân trời yêu thương
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:20 18/10/2013
Thời gian vừa qua, phụng vụ thánh thể trong tuần nói chung và các Chúa Nhật nói riêng có đọc Tin Mừng của Thánh Sử Luca. Điều mà chúng ta biết về con người Luca là ông chính là một vị thầy thuốc. Do đó, Tin Mừng ông viết làm nổi bật tình thương của Thiên Chúa đối với con người và đặc biệt đối với bệnh nhân và tình thương ấy còn in đậm dấu ấn hơn hẳn cả những vị thầy thuốc.

Ngược trở lại Chúa Nhật tuần trước, Tin Mừng theo thánh Luca kể về trường hợp Chúa Giêsu chữa lành mười người mắc bệnh phong hủi. Chúng ta biết vào thời đó, các thầy thuốc dường như bó tay trước căn bệnh này. Thế mà, Chúa Giêsu đã chữa họ không những khỏi bệnh về phần xác, mà còn chạm đến cả tâm hồn của một người trong số họ vốn dĩ là một người dân ngoại vùng Samaritanô. Anh này được khỏi bệnh và đã quay trở lại phục sát đất trước chân Chúa Giêsu và mở miệng tôn vinh Thiên Chúa.

Qua đó vị thầy thuốc Luca muốn nói cho chúng ta rằng, Đức Giêsu là một Thầy Thuốc tài tình không những chữa lành các vết thương bênh ngoài mà cả trong tâm hồn. Chữa bệnh không có nghĩa là đau đâu chữa đó, mà còn chữa tận căn, tức là nguồn gốc của bệnh tật. Điều này, các thầy thuốc ngày nay vẫn cần học hỏi rất nhiều. Một điều không thể phủ nhận, nơi con người có một mối liên hệ chặt chẽ giữa tâm linh, thể xác và tâm lý. Nếu một trong ba yếu tố đó bị trục trặc sẽ tác động trực tiếp đến các phần còn lại nơi con người. Khi Đức Giêsu chữa lành bệnh phong hủi, chính Người cũng đã khôi phục lại nơi anh bệnh nhân ngoại giáo người Samaria cả về thể xác, tinh thần lẫn tâm linh. Về thể xác, anh ta hết bệnh, về tinh thần, anh ta được tái hòa nhập vào cộng đồng, và về tâm linh, anh ta nhận ra tình yêu Thiên Chúa dành cho mình và đã lớn tiếng ca tụng Người.

Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay, thánh Luca nêu bật tình thương vô biên của Thiên Chúa dành cho con người. Đây là điểm mấu chốt giúp chúng ta có lòng tin tưởng vào Người để chúng ta luôn giữ vững tinh thần cầu nguyện không ngừng và trong mọi hoàn cảnh. Thánh Luca ghi lại dụ ngôn một bà góa gõ cửa quan để theo kiện. Chẳng may cho bà, người mà bà kêu cứu lại là một ông quan tòa bất chính. Ông này không hề kính sợ Thiên Chúa và không mảy may động lòng trắc ẩn đối với dân đen. Trớ trêu thay, một bà góa vô danh thấp hèn làm sao có thể làm cho ông quan bất nhân mủi lòng thương tình. Thế nhưng, vì bà này cứ kiên trì nài nỉ, thành ra ông ta cũng chiều theo, vì sợ bà ta làm phiền mình quá đỗi.

Thế rồi Thánh Luca kết thúc bài Tin Mừng của mình bằng lời khuyên của Chúa Giêsu là hãy cầu liên lỷ cầu nguyện: “Vậy Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

Lời nói trên đây của Chúa Giêsu làm chúng ta phải suy nghĩ và xét lại mối tương giao của chúng ta với Thiên Chúa. Về phía Thiên Chúa, Ngài luôn luôn thứ tha và lắng nghe con cái mình cầu xin. Còn về phía loài người, chúng ta có luôn luôn giữ vững được tâm hồn sốt mến trong cầu nguyện và giữ được đức tin sắt son không gì lay chuyển trong mọi nghịch cảnh của cuộc sống hay không?

Mấu chốt của vấn đề vẫn là chúng ta có bền tâm trong cầu nguyện trong tinh thần tin tưởng của người con thảo đối với Thiên Chúa là Người Cha thay thương xót hay không. Ngài luôn muốn cho chúng ta được hạnh phúc và an vui. Tuy nhiên cần phải bỏ ý riêng để đón nhận thánh ý của Người. Điều này lý giải tại sao đôi khi chúng ta xin Thiên Chúa mà không được. Có thể điều đó không giúp ích gì cho mục đích chính yếu là phần rỗi của chúng ta. Thậm chí nó còn gây trở ngại cho con đường hoàn thiện của chúng ta là đàng khác. Hoặc rất có thể, chúng ta không đủ kiên trì, vì đôi khi Thiên Chúa trì hoãn trong việc thực hiện như Đức Giêsu có đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay.

Điều quan trọng nhất trong cầu nguyện không phải là xin Chúa làm theo ý mình, mà là giúp chúng ta nhận ra thánh ý Chúa. Từ đó, xin Người thêm sức lực và can đảm cũng như niềm hy vọng để thực thi thánh ý đó trong an vui, tin tưởng và nhiệt thành. Chính Đức Giêsu đã để lại cho chúng ta tấm gương này, khi chấp nhận uống cạn chén đắng mà bản thân Ngài thực sự không muốn một chút nào, nhưng là để cho thánh ý Chúa Cha được thể hiện.

Trong tháng Mân Côi, chúng ta được mời gọi cùng với Mẹ Maria suy niệm về mười lăm màu nhiệm nhập thể, giáng trần, khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Chính Mẹ cũng đã để lại tấm gương thi hành triệt để thánh ý Chúa trong bất kỳ từng giây phút trong cuộc đời. Do đó, Thiên Chúa đã tặng ban cho mẹ nhiều đặc ân và tước hiệu. Khi nói về Mẹ Maria mà quên đi phẩm chất của người môn đệ luôn luôn suy đi nghĩ lại thánh ý Chúa trong lòng trước đem ra thực hành thì tất cả những gì chúng ta ca ngợi Mẹ chỉ là trống rỗng và vô nghĩa.

Xin Mẹ Maria Mân Côi và Đức Giêsu, Người Con yêu dấu của Mẹ hướng dẫn chúng ta bước vào trường cầu nguyện liên lỷ với tinh thần tín thác để cho thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện và để cho cuộc sống của chúng ta được triển nở, từ đó “Thiên Chúa được tôn vinh và con người được cứu độ”.
 
Khánh Nhật Truyền Giáo 19/10/2013: Ai Cần Ai?
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:59 18/10/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Khánh Nhật Truyền Giáo 19/10/2013: Ai Cần Ai?



Có một số người vẫn cứ hỏi tại sao tôi đi tu. Một câu hỏi thật thà, mà nếu trả lời thành thực tôi lại hóa ra mắc kẹt. Nói dối thì không dám, nói thật thì ngượng đến chín người. Chẳng lẽ bây giờ lại kể rằng, cái hồi mới lớn, mười ba mười bốn, tôi thấy cha xứ của tôi quyền uy quá. Ngài cao lớn uy nghi, bởi ngài là chánh xứ và còn là hạt trưởng của hạt Chí Hòa rộng lớn mênh mông. Chiều chiều ngài mặc áo chùng đen, chắp tay sau lưng đi trên đường thăm hỏi dân tình. Giáo dân thấy ngài đều lễ phép một niềm. Mấy ông thanh niên bướng bỉnh, trộm xoài bẻ chuối, phá phách nhất nhì trong xứ thấy bóng ngài cũng im re. Hỏi sao thằng bé đang lớn không mê áo chùng đen. Cho nên tôi tuổi mười bẩy mới năn nỉ nhờ Sơ Mến Thánh Giá mang lên gặp Cha Giám Đốc Tiểu Chủng Viện Sài Gòn.

Mà cuộc đời ai chẳng ham quyền lực, bởi thiên hạ, ai chẳng phù thịnh, có ai lại phù suy. Người có danh có phận trong thiên hạ, đi cửa nào mà lại không lọt.

Dòng đời đẩy tới, tôi được cuốn theo chiều gió ân sủng. Năm 2009, tôi bỏ phố đông Melbourne về vùng sa mạc. Cả gần mười năm rồi, từ ngày tôi bước lên bàn thánh vào năm 2002, tôi được biệt phái dậy học và phụ trách chương trình tu đức cho các thầy. Cho tới năm 2009, khi đó tôi mới thôi dậy, về Alice Springs công tác mục vụ, đặc biệt với người thổ dân của vùng sa mạc Úc Châu. Bốn năm liền, tôi thường xuyên lái xe với anh em Ngôi Lời vô thôn làng thổ dân sinh hoạt và công tác. Tôi nhớ, biết tánh tôi ưa nói chuyện tiếu lâm, có lần có người vui miệng nói, người thổ dân chắc vui lắm khi gặp tôi tại thôn làng. Tôi nghĩ, rồi tôi nói, “Tôi không biết người thổ dân nghĩ sao khi gặp tôi trong công tác mục vụ. Nhưng tôi biết tôi vui hơn nhiều, bởi qua mỗi lần tôi công tác với người thổ dân, tôi thấy đời sống truyền giáo của mình càng thêm đậm đà ý nghiã”.

Mà tình thiệt đúng là như vậy, dậy học bảy năm, tôi học hỏi được nhiều điều lắm. Nhưng chỉ mới đây, trong khi làm việc với người thổ dân, tôi mới bắt đầu sờ được, cảm nghiệm sâu sa cơ duyên đã khiến tôi, năm 1991, rời bỏ tất cả, lên đường theo tiếng gọi của trời cao. Nếu phải nói, ai cần ai, tôi nghĩ phải thành thật mà nói, tôi cần người thổ dân hơn nhiều; bởi không có họ, tôi không có cơ hội để cảm nghiem on gọi tu sĩ truyền giáo. Tôi nghĩ bởi tôi nguyên gốc tu sĩ truyền giáo, đời sống truyền giáo với người thổ dân sa mạc Úc Châu đã khiến hồn tôi thăng hoa, cam nghiệm và sống với ơn gọi truyền giáo của mình. Tôi nghĩ tôi mắc một món nợ lớn với người thổ dân Úc Châu. Tôi cần họ và tôi yêu người thổ dân.

Nhìn lại một quãng đường dài, tôi nhận ra mình không còn đi tu bởi áo chùng thâm, nhưng bởi lời mời gọi của thiên đàng: dấn thân và phục vụ. Mà nghĩ cho cùng, cuộc sống vẫn thế, khi ban tặng lại chính là lúc mình được trao ban, trao ban rất nhiều.

The Twenty Nineth Sunday, Year C-Mission Sunday
Who Needs Whom?


Knowing that I had served the inhabitants of the Red Centre for four years, some of my friends react with an expression, “Really?”, which very often triggers a long conversation about the desert life. And at the end of the confabulation, some have asked me, “What makes you most happy living in Central Australia?”

Well! Well! Well!

“What makes you most happy living in Central Australia?”

To be honest or not to be?… Well, let us choose to be honest. The thing that makes me happy ever since I moved to Central Australia is that both my physical and spiritual life have been blossomed and made great strides. Ever since I was ordained in 2002 in Chicago, more than ten years ago, I was preoccupied with teaching and seminarian formation. Towards the end of December 2009, I finished my teaching ministry, and I moved to Alice Springs to begin my new ministry with the Aboriginal people in the Australian desert. Since then, I have taken regular trips with fellow Divine Word Missionaries into the Aboriginal villages. Some of my friends who are aware of my humorous personality often commented that the Aboriginal people would probably be very happy to meet a person like me. I ruminate about these comments for a while, and then respond, “I am not sure about this; however, what I am certain of is that each time I come back from a pastoral trip, I feel that I am happier than they are, because through the Aboriginal people, my missionary life has been profoundly enriched and become deeply meaningful.”

Truly speaking, in the seven years of teaching, I undboutedly learned many things. However, it has only been recently, from working with the Aboriginal people, that the reason why I left everything in 1991 in California to embark on the missionary journey has become real and tangible. If there was a question of who needs whom, I think honestly I have to admit that I need the Aboriginal people much more because without them, I would never have had the opportunity to experience my own missionary vocation... I guess because at heart, I am a missionary, my missionary life with the Aboriginal people of Australia has reenergized my spirit; indeed the unique ministry in the desert with the Aborginal has helped me to live and experience my missionary vocation. I think that I am greatly indebted to the Australian Aboriginal people. I need them and I love them.

Believe it or not, I am strongly convinced that the more I give, the more I receive, actually receive plenty.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương Thực
LM. Trần Đức Anh OP
04:48 18/10/2013
ROMA. ĐTC Phanxicô kêu gọi tăng cường giáo dục về tình liên đới, phá đổ những bức tường ích kỷ, thay đổi lối sống và bài trừ nạn phung phí lương thực, trong nỗ lực xóa bỏ nạn đói trên thế giới.

Trên đây là nội dung sứ điệp của ĐTC được công bố hôm 16-10-2013, tại trụ sở Tổ chức Lương Nông Quốc tế, gọi tắt là Fao, ở Roma, nhân ngày Lương Thực tế giới, năm nay được cử hành với chủ đề ”Những người lành mạnh tùy thuộc các hệ thống lương thực lành mạnh”. Sứ điệp bằng tiếng Tây Ban Nha của ĐTC được Đức Cha Luigi Travaglino, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại tổ chức FAO, tuyên đọc.

Trong Sứ điệp, ĐTC khẳng định rằng ”thật là một gương mù vì còn nạn đói và suy dinh dưỡng trên thế giới. Vấn đề ở đây không phải chỉ đáp ứng tình trạng khẩn cấp trước mắt, nhưng là cùng nhau, ở mọi cấp độ, đương đầu với một vấn đề đang đặt câu hỏi cho lương tâm bản thân và xã hội của chúng ta, để đạt tới một giải pháp chính đáng và lâu bền... Một điều nghịch lý đó là trong một thời đại mà sự hoàn cầu hóa cho biết những tình trạng thiếu thốn trên thế giới và gia tăng những trao đổi cũng như những quan hệ giữa con người với nhau, thì dường như người ta càng có xu hướng cá nhân chủ nghĩa, khép kín vào mình, đưa tới một thái độ dửng dưng trên bình diện bản thân, tổ chức và quốc gia, đối với những người đang chết vì đói hoặc chịu đau khổ vì suy dinh dưỡng, như thể đó là một sự kiện không thể tránh được”.

Trong bối cảnh trên đây, ĐTC kêu gọi gia tăng giáo dục về tình liên đới, tái khám phá giá trị và ý nghĩa của từ này, một từ gây khó chịu và thường bị người ta gạt bỏ, trong những chọn lựa chính trị, kinh tế và tài chánh.
Mặt khác, ĐTC đặc biệt tố giác hiện tượng phung phí lương thực trên thế giới. Các con số do tổ chức Fao công bố cho thấy khoảng 1 phần 3 lương thực được sản xuất trên thế giới không được sử dụng vì bị thất thoát hoặc phung phí. Số lượng thực phẩm này đủ để giảm bớt đáng kể số người đói.

ĐTC nhận xét rằng sự phung phí lương thực chỉ là một trrong những hậu quả của nền văn hóa loại bỏ, thường khiến cho người ta hy sinh con người cho những thần tượng của lợi lộc và tiêu thụ.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi đặt con người và phẩm giá của con người thực sự ở vị trí trung tâm. Điều này phải được bắt đầu từ ngay trong gia đình: trong cộng đồng giáo dục đầu tiên này, ta có thể học cách chăm sóc tha nhân, thiện ích của người khác, yêu mến sự hòa hợp của thiên nhiên, vui hưởng và chia sẻ hoa trái của thiên nhiên, tạo điều kiện cho sự tiêu thụ hợp, quân bình và dài hạn. Cần nâng đỡ và bảo vệ gia đình để gia đình giáo dục con em về tình liên đới và thái độ tôn trọng. Đó là một bước tiến quyết định để tiến về một xã hội công bằng và nhân bản hơn (SD 16-10-2013)
 
Đức Thánh Cha giải thích ”Giáo Hội tông truyền”
LM. Trần Đức Anh OP
04:49 18/10/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 80 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư, 16-10-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích ý nghĩa ”Giáo Hội tông truyền” và nhắn nhủ các tín hữu cầu nguyện và loan báo Tin Mừng.

Như thường lệ, ĐTC đã đi ra Quảng trường Thánh Phêrô hơn nửa giờ trước khi bắt đầu buổi tiếp kiến, để chào thăm các tín hữu dọc theo các lối đi. Cạnh lễ đài có 2 HY và 20 GM tham dự buổi tiếp kiến.

Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha

”Khi chúng ta đọc kinh Tin Kính, chúng ta nói: ”Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền”. Tôi không biết có bao giờ anh chị em suy nghĩ về ý nghĩa của thành ngữ ”Giáo Hội là tông truyền” hay không. Có lẽ vài lần, khi đến Roma, anh chị em đã nghĩ đến tầm quan trọng của thánh Phêrô và Phaolô là những người đã hiến mạng sống để mang đến và làm chứng cho Tin Mừng.

Tuyên xưng rằng Giáo Hội là tông truyền có nghĩa là nhấn mạnh mối liên hệ cấu thành của Giáo Hội với các Tông Đồ, với nhóm nhỏ 12 người mà một hôm Chúa Giêsu đã kêu gọi, ngài gọi đích danh, để họ ở lại với Ngài và để sai họ đi rao giảng (Xc Mc 3,13-19). Thực vậy, ”Tông đồ” là một từ Hy Lạp có nghĩa là ”được sai đi”, ”được phái đi”.

Tông đồ là một người được sai đi, được gửi đi để làm cái gì đó. Đó là một lời mạnh mẽ và các Tông đồ đã được Chúa Giêsu tuyển chọn, được kêu gọi và sai đi, để tiếp tục công việc của Chúa, nghĩa là: cầu nguyện, đó là công việc đầu tiên của một tông đồ. Thứ hai là loan báo Tin Mừng. Đây là điều quan trọng, vì khi nghĩ đến các tông đồ, chúng ta nghĩ các vị chỉ đi loan báo Tin Mừng, làm bao nhiêu công việc.. Nhưng trong thời kỳ đầu tiên của Giáo Hội, đã có một vấn đề, vì các tông đồ làm bao nhiêu là việc, không xuể. Vì thế các vị đã chọn các phó tế để có thể có giờ cầu nguyện và loan báo Lời Chúa. Và khi chúng ta nghĩ đến những người kế vị các tông đồ là các Giám Mục, cả Giáo Hoàng cũng là giám mục, chúng ta phải tự hỏi xem người kế vị Tông đồ này có cầu nguyện hay không, rồi loan báo Tin Mừng. Vì thế, Giáo Hội là tông truyền. Và tất cả chúng ta nếu muốn là tông đồ, thì chúng ta cũng phải tự hỏi: tôi có cầu nguyện cho sự cứu độ thế giới và loan báo Tin Mừng hay không?. Đó là Giáo Hội tông truyền. Đó là một liên hệ cấu thành mà chúng ta đang có với các tông đồ.

Đi từ điều đó, tôi muốn nhấn mạnh vắn tắt 3 ý nghĩa của từ ”tông truyền” được áp dụng cho Giáo Hội.

1. Giáo Hội là tông truyền vì được xây dựng trên lời rao giảng và kinh nguyện của các Tông Đồ, trên quyền bính được chính Chúa Kitô ban cho các vị. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Kitô thành Ephêsô: ”Anh chị em là đồng bào của các thánh và người thân thích của Thiên Chúa, được xây dựng trên nền tảng các tông đồ và ngôn sứ, có đá góc là chính Chúa Giêsu Kitô” (2, 19-20); nghĩa là thánh nhân ví các tín hữu Kitô với những viên đá sống động họp thành tòa nhà là Giáo Hội, và tòa này này được xây dựng trên các Tông Đồ - như những cây cột- và viên đá nâng đỡ tất cả chính là Chúa Giêsu. Nếu không có Chúa Giêsu thì không thể có Giáo Hội. Chúa Giêsu chính là nền tảng của Giáo Hội. Các tông đồ đã sống với Chúa Giêsu, đã lắng nghe lời Ngài, đã chia sẻ cuộc sống, nhất là các vị là chứng nhân về cái chết và sự sống lại của Chúa. Đức tin của chúng ta, Giáo Hội mà Chúa Kitô mong muốn, không dựa trên một ý tưởng, một triết lý, nhưng trên chính Chúa Kitô. Và Giáo Hội giống như một cây, qua các thế kỷ lớn lên, phát triển và mang lại nhiều hoa trái, nhưng các rễ của cây được ăn sâu trong Chúa và kinh nghiệm cơ bản về Chúa Kitô mà các Tông đồ được chọn và sai đi có được, được truyền đến tận chúng ta: từ chiếc cây bé nhỏ cho đến ngày nay. Đó là Giáo Hội cho toàn thế giới.

2. Nhưng chúng ta tự hỏi: làm sao chúng ta có thể liên kết với chứng tá ấy, làm sao chứng từ của các tông đồ, những gì các vị đã sống với Chúa Giêsu, những gì các vị đã nghe được từ Chúa, có thể được truyền đến chúng ta? Đây chính là ý nghĩa thứ của từ ”đặc tính tông đồ”. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo quả quyết rằng Giáo Hội là tông truyền vì Giáo Hội ”gìn giữ và thông truyền” nhờ sự trợ giúp của Thánh Linh ở trong Giáo Hội, giáo huấn, kho tàng tốt đẹp, những lời lành mạnh đã được các Tông Đồ nghe” (n.857). Giáo Hội bảo tồn qua các thế kỷ kho tàng quí giá là Kinh Thánh, đạo lý, các bí tích, sứ vụ của các Mục Tử, nhờ đó chúng ta có thể trung thành với Chúa Kitô và tham gia vào chính đời sống của Chúa. Giống như một giòng sông chảy qua lịch sử, phát triển, tưới gội, nhưng nước chảy trong sông vẫn luôn là nước xuất phát từ nguồn mạch, từ chính Chúa Kitô: Ngài là Đấng Phục Sinh, là Đấng Hằng Sống, và những lời của Ngài không qua đi vì chính Chúa không qua đi, Ngài hằng sống, Ngài ở giữa chúng ta ở đây. Ngài nghe chúng ta khi chúng ta nói với Ngài, Ngài ở trong tâm hồn chúng ta: Chúa Giêsu đang ở với chúng ta! Đó là vẻ đẹp của Giáo Hội: Chúa Giêsu Kitô hiện diện giữa chúng ta. Chúng ta có bao giờ nghĩ rằng hồng ân mà Chúa Kitô ban cho chúng ta quan trọng dường nào, hồng ân Giáo Hội? Chúng ta có bao giờ nghĩ rằng làm sao mà Giáo Hội, trong hành trình dài qua các thế kỷ, mặc dù có những khó khăn, những vấn đề và yếu đuối, tội lỗi, vẫn thông truyền cho chúng ta sứ điệp đích thực của Chúa Kitô? Chúng ta có an tâm về sự kiện này là điều mà chúng ta tin thực sự điều mà Chúa Kitô đã thông truyền cho chúng ta hay không?

3. Tư tưởng sau cùng: Giáo Hội là tông truyền vì được sai đi để mang Tin Mừng cho toàn thế giới. Trong hành trình lịch sử, Giáo Hội tiếp tục sứ mạng mà Chúa Giêsu đã ủy thác cho các Tông Đồ: ”Vậy các con hãy đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ tất cả những gì Thầy đã truyền cho các con. Và này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20). Đó là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta làm. Tôi nhấn mạnh khía cạnh về đặc tính truyền giáo này, vì Chúa Kitô sai tất cả mọi người hãy đi gặp gỡ tha nhân, Ngài gửi chúng ta đi, yêu cầu chúng ta hãy chuyển động để mang niềm vui Phúc Âm! Một lần nữa chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có phải là truyền giáo bằng lời nói và nhất là bằng đời sống Kitô của chúng ta hay không? Hay chúng ta khép mình trong tâm hồn và trong nhà thờ và chúng ta là Kitô hữu phòng thánh? Kitô hữu hữu danh nhưng sống như dân ngoại? Đây không phải là lời trách cứ, cả tôi cũng tự nhủ mình như vậy: tôi là Kitô như thế nào? có phải bằng chứng tá hay không?

Giáo Hội có căn cội nơi giáo huấn của các Tông đồ, là những chứng nhân chân thực của Chúa Kitô, nhưng Giáo Hội nhìn về tương lai, ý thức mạnh mẽ mình được sai đi, là thừa sai. Một Giáo Hội khép kín vào trong mình và trong quá khứ, hoặc một Giáo Hội chỉ tuân giữ những qui luật nhỏ bé vì thói quen, thì phản bội chính căn tính của mình. Như thế, chúng ta tái khám phá vẻ đẹp và trách nhiệm là một Giáo Hội tông truyền! Anh chị em có nhớ không: Giáo Hội là Tông Truyền vì chúng ta cầu nguyện, như một nghĩa vụ thứ I, và vì chúng ta loan báo Tin Mừng chằng cuộc sống cũng như bằng lời nói.

Chào thăm các tín hữu

Sau bài giáo lý trên đây, các giám chức tại Tòa Thánh đã lần lượt tóm tắt ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng như dịch những lời chào của ngài từ tiếng Ý sang các ngôn ngữ chính.

Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC đặc biệt chào thăm các tín hữu đến từ đảo La Reunion xa xăm, tận miền cực nam của Phi châu và ca đoàn ”Son qui” từ Bỉ và đông đảo người trẻ.

Với các tín hữu nói tiếng Anh, ngài nhắc đến những người đến từ các nước như Anh, Ecosse, Đan Mạch, Na Uy, Israel, Australia, Trung Quốc, Hoa kỳ và Canada. Ngài đặc biệt chào thăm Phái đoàn của Học Viện quốc phòng của Khối Nato.

Với các nhóm tín hữu nói tiếng Arập, ĐTC nhắc đến các tín hữu đến từ Irak và Giordani. Ngài mời gọi họ càu nguyện để Giáo Hội là ngọn lửa cháy nồng dẫn đưa mọi người đến cùng Chúa Kitô là Đường, Sự thật và Sự Sống.
Khi chào các tín hữu nói tiếng Ba Lan, ĐTC nói: ”Hôm nay tại thành phố Katowice có một biến cố quan trọng về văn hóa và tôn giáo: một cuộc trình diễn thánh về đời sống và linh đạo của thánh Phanxicô, với sự tham dự của hàng trăm nghệ sĩ và hàng ngàn khán giả. Tôi cầu chúc cho ban tổ chức và các tham dự viên để cuộc gặp gỡ nghệ thuật này với Vị Thánh Nghèo thành Assisi khơi lên trong tâm hồn mọi người lòng yêu mến Thiên Chúa Đấng tạo Hóa, lòng tôn trọng thiên nhiên và có lòng bác ái hữu hiệu đối với những người đang cần trợ giúp về tinh thần và vật chất.

”Tôi phó thác tất cả anh chị em hiện diện nơi đây và những người thân yêu của anh chị em cho sự chuyển cầu nơi thiên quốc của Chân Phước Gioan Phaolô 2 nhân ngày kỷ niệm 35 năm Người được bầu lên Ngai Tòa Thánh Phêrô, và tôi chân thành chúc lành cho anh chị em.

Sau cùng, với các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC nồng nhiệt chào thăm các nhân viên của nhiều đại sứ quán cạnh Tòa Thánh và cám ơn vì công việc quí giá mà họ thực hiện. Tiếp đến là các đại biểu của Phong trào quốc tế Thế giới thứ tư, nhân dịp áp ngày Khước Từ lầm than, và trong ngày Thế giới về lương thực do LHQ đề xướng.”

ĐTC cũng đặc biệt nghĩ đến các bạn trẻ, các bệnh nhân và các cặp tân hôn. Ngài nói: ”Hôm nay chúng ta kính nhớ thánh nữ Margarita Maria Alacoque. Các bạn trẻ thân mến, ước gì lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu dạy các bạn, đặc biệt các bạn trẻ thuộc Học Viện Salesien Borgo di Roma và Học Viện thánh ở Salermo, hãy yêu mến như Chúa; làm cho anh chị em bệnh nhân quí mến trở nên mạnh mẽ can đảm trong khi vác thánh giá đau khổ với lòng kiên nhẫn, và sau cùng ước gì lòng sùng kính Thánh Tâm là trợ lực cho các đôi tân hôn quí mến trong việc xây dựng gia đình của các con trong sự trung thành và tận tụy.
 
Đức Thánh Cha chào mừng Hội nghị tái truyền giảng Tin Mừng ở Philippines
LM. Trần Đức Anh OP
10:24 18/10/2013
VATICAN. ĐTC gửi sứ điệp chào mừng và cầu chúc thành công cho Hội nghị về tái truyền giảng Tin Mừng do Tổng giáo phận Manila, Philippines, tổ chức từ ngày 16 đến 18-10-2013, nhân dịp gần kết thúc Năm Đức Tin.

Hội nghị diễn ra tại Đại học thánh Tôma ở Manila với sự tham dự của khoảng 5 ngàn đại biểu, gồm GM, LM, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân, không những từ các nơi ở Philippines, nhưng còn từ nhiều nước khác như Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Myanmar. Hội nghị đặc biệt để ý tới những thách đố do trào lưu tân tiến hóa tạo nên.

Trong sứ điệp Video, ĐTC gọi Hội nghị đầu tiên tại Philippines về tái loan báo Tin Mừng là một món quà quí giá cho Năm Đức Tin và ngài nói: ”Tôi hy vọng với Hội nghị này, anh chị em một lần nữa có thể biết sự hiện diện yêu thương của Chúa Giêsu trong đời sống của mình, yêu mến Giáo Hội hơn nữa và thông truyền Tin Mừng cho tất cả mọi người, với lòng khiêm tốn và vui tươi. Anh chị em đừng mệt mỏi trong việc mang lòng từ bi của Chúa Cha cho những người nghèo, các bệnh nhân, những người bị bỏ ơi, các bạn trẻ và gia đình. Hãy làm cho thé giới chính trị, xí nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật và truyền thông xã hội được biết Chúa Giêsu. Hãy để Chúa Thánh Linh đổi mới mọi thụ tạo và mang công lý và hòa bình đến Philippines cũng như đại lục Á châu bao la, vốn gần gũi với tâm hồn tôi”.

Hội nghị được khai mạc hôm thứ tư 16-10-2013, với bài thuyết trình của ĐHY Luis Antonio Tagle, nói về ”Chiều kích truyền giáo trong việc loan báo Tin Mừng”. Trong hội nghị có nhiều sinh hoạt: từ các bài huấn giáo dấn, các cuộc thảo luận bàn tròn và chia sẻ. Thánh lễ bế mạc Hội nghị hôm qua (18-10) đã do Đức TGM Giuseppe Pinto, Sứ Thần Tòa Thánh tại Philippines, chủ sự (SD 18-10-2013)
 
Đức Thánh Cha ca ngợi Ủy ban Giám Mục phụng vụ Anh Ngữ
LM. Trần Đức Anh OP
10:25 18/10/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô ca ngợi công trình và nhiệt liệt cám ơn Ủy ban Quốc Tế về Anh ngữ trong phụng vụ, gọi tắt là ICEL (International Commission on English in the Liturgy), đã góp phần vào đời sống cầu nguyện của các tín hữu và củng cố sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Ủy ban ICEL được thành lập cách đây 50 năm và qui tụ đại diện của 11 HĐGM nói tiếng Anh (Úc, Canada, Anh Quốc, Ấn độ, Ailen, New Zealand, Pakistan, Philippines, Scotland, Nam Phi và Hoa Kỳ). Để đánh dấu biến cố này, Ủy ban đang nhóm họp tại Roma trong những ngày này và sáng 18-10-2013, 25 GM thành viên và chuyên gia của Ủy ban đã được ĐTC tiếp kiến.

Ngài ghi nhận rằng trong 50 năm qua, công việc của Ủy ban ICEL không phải chỉ dịch các văn bản phụng vụ ra tiếng Anh, nhưng còn góp phần vào sự tiến bộ trong việc học hỏi, hiểu và hấp thụ truyền thống bí tích của Giáo Hội. Công việc của Ủy ban đã giúp các tín hữu tham gia phụng vụ một cách ý thức, tích cực và sốt sắng, như Công đồng chung Vatican 2 đã yêu cầu.

ĐTC nói: ”Thành quả công việc của anh chị em thật là hữu ích, giúp vô số các tín hữu Công Giáo cầu nguyện và góp phần vào sự hiểu biết đức tin, thực thi chức linh mục chung của các tín hữu và canh tân năng động truyền giáo của Hội Thánh. Tất cả đều là những đề tài chủ yếu trong giáo huấn của Công Đồng”. Trong thực tế, như Đức Chân Phước Gioan Phaolô 2 đã nhấn mạnh, ”Đối với nhiều người, sứ điệp của Công đồng chung Vatican 2 được lãnh hội trước tiên nhờ cuộc cải tổ phụng vụ” (Tông thư Vigesimus quintus annus, n.12) (SD 18-10-2013)
 
Đại học Sophia – trường Dòng Tên đầu tiên tại Nhật Bản kỷ niệm 100 năm thành lập
Chỉnh Trần, S.J.
16:40 18/10/2013
Đại học Sophia – trường Dòng Tên đầu tiên tại Nhật Bản kỷ niệm 100 năm thành lập

Năm nay, Đại học Sophia, trường Đại học Dòng Tên đầu tiên tại Nhật Bản kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của trường. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y người Ý Raffaele Farina làm đặc sứ của ngài để tham dự lễ kỷ niệm của trường dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 01.11 sắp tới.

Cha Joseph Dahlmann, một linh mục Dòng Tên người Đức đến Nhật Bản năm 1903, là tác nhân chính của việc thành lập trường Đại học Sophia, một trường đại học nghiên cứu tư nhân đặt trụ sở tại Tokyo. Cha Dahlmann sau này sẽ trở thành một trong 3 vị sáng lập Đại học Sophia.

Khi ở Nhật, cha Dahlmann được biết về nguyện vọng của người Công Giáo về việc muốn xây dựng một trường đại học Công Giáo để phục vụ như một cơ sở văn hóa cho Giáo Hội Công Giáo tại nơi đây. Ngài đã trình nguyện vọng này đến các phòng ban của Đức Giáo Hoàng và 2 năm sau, vào năm 1905, cha Dahlmann đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Piô X. Cùng năm đó, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Giám Mục (sau làm Hồng Y) O’Connell của giáo phận Portland, Maine làm khâm sứ của Tòa Thánh tại Nhật Bản.

Đức Cha O’Connell đã yết kiến Nhật Hoàng Meiji, được nghe biết về những đường hướng chính sách giáo dục của Bộ Giáo Dục Nhật Bản và đã báo cáo với các viên chức của Tòa Thánh rằng triển vọng xây dựng một trường đại học Công Giáo sẽ được đón nhận nồng nhiệt. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Piô X đã ban hành văn bản chính thức yêu cầu Dòng Tên khởi sự thành lập trường đại học Công Giáo đầu tiên tại Nhật Bản.

Những bước chuẩn bị cho việc thành lập trường đại học thực sự được bắt đầu vào năm 1908. Năm năm sau, vào năm 1913, các tu sĩ Dòng Tên chính thức khánh thành trường đại học Công Giáo đầu tiên tại Nhật với cha Hermann Hofmann làm hiệu trưởng đầu tiên. Trường đại học mới gồm có các khoa triết học, văn chương Đức và thương mại.

Tháng trước, các sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của 2 đại học Georgetown và Sophia đã tham dự 2 ngày hội nghị về quan hệ Nhật Bản – Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm thành lập trường. Mối quan hệ giữa 2 trường bắt đầu từ giữa thập niên 1930 khi các sinh viên từ Đại học Sophia thăm trường Georgetown lần đầu tiên. Năm 1987, 2 trường đã thiết lập một thỏa thuận trao đổi sinh viên chính thức theo đó 90 sinh viên Sophia được học tại Georgetown và 240 sinh viên Georgetown theo học tại Tokyo.

sophia_01bTổng thống Ireland Mary McAleese tiếp kiến 1 nhóm sinh viên của Đại học Sophia do hai linh mục Dòng Tên Donal Doyle và Mike Milward dẫn đầu 2009

“Kể từ khi được thành lập từ năm 1913, Đại học Sophia đã nhấn mạnh đến một trong tâm mang tính quốc tế và đặt ưu tiên liên kết với các đại học từ khắp thế giới vốn được nối kết bằng một mạng lưới Công Giáo,” ông Tadashi Takizawa, hiệu trưởng Đại học Sophia, người tháp tùng cha Toshiaki Koso, hiệu trưởng danh dự của trường tham dự hội nghị Georgetown, cho biết.

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
 
Thủ Tướng Netanyahou sẽ tới Vatican tuần lễ tới
Bùi Hữu Thư
18:01 18/10/2013
Người ta chờ đợi việc xác nhận về một chuyến thắm viếng Đất Thánh

ROME, 18 tháng 10, 2013 (Le Monde vu de Rome) - Thủ Tướng Do Thái, Benjamin Netanyahou, sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến ngày thứ tư tuần tới, 23 tháng 10, theo thông cáo của văn phòng của Ngài, ngày 16 tháng 10.

Về phần Tổng Thống Do Thái Shimon Peres, ông cũng đã mời Đức Thánh Cha đến Do Thái ngay sau khi ngài được bầu làm giáo hoàng, vào ngày 13 tháng 3, 2013, và cũng đã tới viếng thăm ngài vào ngày 30 tháng tư.

Chủ tịch Quốc Hội Knesset, Yuli Edelstein cũng đã mời Đức Thánh Cha phát biểu tại Thượng Viện Do Thái vào ngày 9 tháng 10.

Tại Rome, Thủ Tướng Do Thái sẽ tiếp xúc với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry, về vấn đề nguyên tử lực tại Iran và vấn đề hòa bình giữa Do Thái và Palétin.

Đức Thánh Cha cũng tiếp kiến Vua Abdallah nước Jordan, ngày 29 tháng 8. Và ngày hôm qua, 17 tháng 10, Tổng Thống Palétin, Mahmoud Abbas, cũng đã chính thức mời ngài đến thăm Đất Thánh.

Tuy nhiên Vatican chưa cho biết ngày nào sẽ đáp trả những lời mời này.
 
Tuyên bố chung về Cuộc Họp lần thứ 22 của Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và Do Thái Quốc Tế
Vũ Văn An
21:15 18/10/2013
Cuộc họp lần thứ 22 của Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và Do Thái Quốc Tế (ILC) đã diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha trong các ngày 13-16 tháng Mười, 2013. Đây là một nghị hội đối thoại chính thức giữa Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo của Tòa Thánh với người Do Thái và Ủy Ban Do Thái Quốc Tế về Tham Khảo Liên Tôn (IJCIC). Cuộc họp lần này đặt dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha và Liên Đoàn Các Cộng Đồng Do Thái Tây Ban Nha với sự tham dự của các đại diện Kitô Giáo năm châu. Bà Betty Ehrenberg, chủ tịch IJCIC và Đức HY Kurt Koch, chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái đồng chủ tọa cuộc họp này.

Chủ đề cuộc họp là “Các Thách Đố Đối Với Tôn Giáo Trong Xã Hội Đương Thời”. Các thách đố này được đề cập trong một loạt các bài trình bày, thảo luận và tập huấn về các hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức và tôn giáo trong đó con người nam nữ ngày nay tìm cách phát biểu niềm tin tôn giáo của họ và tuân theo các giáo huấn trong truyền thống tôn giáo của riêng họ. Sau đây là nguyên văn bản tuyền bố.

Di sản chung của chúng ta

Người Do Thái và tín hữu Kitô Giáo có chung di sản là lời chứng Thánh Kinh về liên hệ của Thiên Chúa với gia đình nhân loại suốt trong lịch sử. Thánh Kinh của chúng ta làm chứng cho cả các cá nhân lẫn các dân tộc như một toàn thể được Ơn Quan Phòng của Thiên Chúa kêu gọi, dạy dỗ, hướng dẫn và che chở. Dưới ánh sáng lịch sử thánh thiêng này, các tham dự viên Công Giáo và Do Thái của cuộc họp đã đáp ứng các cơ may và cả các khó khăn đang xuất hiện và thách thức niềm tin cũng như thực hành tôn giáo trên thế giới ngày nay.

Gần năm mươi năm trước đây, Công Đồng Vatican Hai đã công bố Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đặt Giáo Hội Công Giáo vào một con đường mới trong các liên hệ của nó với dân tộc Do Thái. Việc thiết lập ra ILC làm phương tiện liên lạc chính thức giữa Tòa Thánh và cộng đồng Do Thái quốc tế là một trong các hoa trái có ý nghĩa nhất của Nostra Aetate. Cuộc thảo luận cởi mở trong tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đã lên đặc điểm cho cuộc họp mặt của chúng tôi tại Madrid và tiếp diễn sự tiến bộ đã thực hiện được trong giáo huấn và trong việc thực thi các nguyên tắc đã được liệtt kê trong bản Tuyên Ngôn căn bản này. Tại cuộc họp lần thứ 22 này, chúng tôi tái khẳng định mối liên hệ độc đáo giữa người Công Giáo và người Do Thái, đặt căn bản trên di sản tinh thần chung và các trách nhiệm chung của chúng ta trong việc bảo vệ nhân phẩm.

Là người Công Giáo và Do Thái, chúng ta cố gắng xây dựng một thế giới trong đó nhân quyền được thừa nhận và tôn trọng và trong đó, mọi dân tộc và xã hội được triển nở trong hòa bình và tự do. Chúng tôi cam kết củng cố sự hợp tác của chúng ta trong công tác theo đuổi việc phân phối các tài nguyên mỗi ngày một công chính và công bình hơn, để mọi người được hưởng ơn ích của các tiến bộ trong việc phát triển khoa học, y khoa, giáo dục và kinh tế. Chúng tôi coi mình như những người cùng hợp tác vào việc chữa lành thế giới tạo dựng của chúng ta để mỗi ngày nó mỗi phản ảnh sáng lạn hơn viễn kiến nguyên thủy của Thánh Kinh: “Và Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã dựng nên, và quả chúng thật tốt đẹp” (St 1:31).

Trong các thảo luận nhóm, các đại diện đã xem sét việc gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái hiện nay, hiện tượng bách hại gia tăng người Kitô giáo tại nhiều nơi trên thế giới, và các đe dọa đối với tự do tôn giáo trong nhiều xã hội. Dưới ánh sáng các lý tưởng tôn giáo chung của chúng ta, chúng tôi đã khảo sát các khó khăn thực sự đang thách thức các truyền thống tôn giáo của chúng ta hiện nay, trong đó, có bạo hành, khủng bố, cực đoan, kỳ thị và nghèo đói. Chúng tôi rất đau buồn khi thấy danh Thiên Chúa bị xúc phạm bởi tội ác ngụy trang dưới các mỹ từ tôn giáo.

Tự do tôn giáo

Trong việc làm của mình, được khuyến khích bởi việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tỏ ý quan tâm tới an vui phổ quát của mọi người, nhất là người nghèo và người bị áp bức, chúng tôi chia sẻ niềm tin vào phẩm giá Chúa ban cho mọi cá nhân. Điều này đòi phải dành cho mỗi người đầy đủ quyền tự do lương tâm và quyền tự do phát biểu tôn giáo trong tư cách cá nhân và trong tư cách định chế, nơi tư riêng và nơi công cộng. Chúng tôi phản đối việc lạm dụng tôn giáo, việc sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Người Do Thái cũng như người Công Giáo đều lên án việc bách hại dựa trên cơ sở tôn giáo.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và các chính phủ, các cá nhân, và các nhà lãnh đạo và định chế tôn giáo hãy hành động để bảo đảm an ninh thể lý và bảo vệ về luật pháp cho tất cả những ai đang thực thi quyền tự do tôn giáo hết sức căn bản của họ; hãy bảo vệ quyền được thay đổi hay từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình; hãy giáo dục con em mình phù hợp với các niềm tin này. Trong số các chủ trương tôn giáo đang bị tấn công ngày nay, những chủ trương thuộc phạm vi quyền cần được bảo vệ, có các quyền sát sinh (giống vật) theo tôn giáo, cắt da qui đầu nam giới, và việc sử dụng cũng như trưng bày các biểu tượng tôn giáo nơi công cộng.

Bách hại Kitô hữu

ILC khuyến cáo Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái của Vatican và IJCIC làm việc với nhau trong các tình thế liên quan tới việc bách hại các thiểu số Kitô Giáo khắp thế giới khi chúng xuất hiện; lên tiếng kêu gọi sự chú ý tới các vấn đề này và yểm trợ các cố gắng nhằm bảo đảm quyền công dân đầy đủ cho mọi công dân bất kể bản sắc tôn giáo hay sắc tộc của họ tại Trung Đông và các nơi khác. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích các cố gắng nhằm phát huy sự an vui của các cộng đồng thiểu số Kitô Giáo và Do Thái Giáo khắp Trung Đông.

Chủ nghĩa bài Do Thái gia tăng

Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhắc đi nhắc lại, “Kitô hữu không thể là người bài Do Thái”. Chúng tôi khuyến khích mọi nhà lãnh đạo tôn giáo tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ chống lại tội lỗi này. Việc mừng kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate vào năm 2015 là một thời điểm hồng ân để ta tái khẳng định việc nó lên án chủ nghĩa bài Do Thái. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu triệt bỏ các giáo huấn bài Do Thái khỏi việc giảng dạy và các sách giáo khoa khắp trên thế giới. Tương tự như thế, bất cứ phát biểu xúc cảm nào bài Kitô Giáo cũng không thể nào chấp nhận được.

Giáo dục

Chúng tôi khuyến cáo: mọi chủng viện Do Thái và Công Giáo nên bao gồm vào khóa trình của mình việc giảng dạy về Nostra Aetate và các văn kiện tiếp theo của Tòa Thánh nhằm thực thi Tuyên Ngôn của Công Đồng. Vì một thế hệ các nhà lãnh đạo mới của cả Do Thái Giáo lẫn Kitô Giáo đang xuất hiện, chúng tôi xin nhấn mạnh tới các cách thức sâu xa trong việc Nostra Aetate biến đổi mối liên hệ giữa người Do Thái và người Công Giáo. Điều bó buộc là thế hệ sắp đến phải tiếp nhận các giáo huấn này và bảo đảm để chúng vươn tới mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới.

Đứng trước các thách đố trên, người Công Giáo và Do Thái chúng tôi nguyện đổi mới cam kết của mình trong việc giáo dục các cộng đồng liên hệ của chúng tôi về kiến thức và lòng tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi thỏa thuận sẽ cộng tác với nhau để cải thiện cuộc sống của những người đang sống bên lề xã hội, tức người nghèo, người bệnh, người tỵ nạn, nạn nhân của việc buôn bán người, và để bảo vệ công trình sáng thế của Thiên Chúa khỏi các nguy cơ do việc thay đổi khí hậu gây ra. Chúng tôi không thể làm được điều đó một mình; chúng tôi kêu gọi tất cả những ai nắm giữ quyền hành và ảnh hưởng tham gia với chúng tôi trong việc phục vụ ích chung để mọi người được sống trong phẩm giá và an ninh, và để công lý và hòa bình được thống trị.
 
Top Stories
Vietnam: Un pasteur protestant victime de mauvais traitements en prison
Eglises d’Asie
10:11 18/10/2013
Dans un entretien avec Radio Free Asia (RFA), l’épouse du pasteur Nguyên Công Chinh a déploré les mauvais traitements subis en permanence par celui-ci dans la prison où il est incarcéré. Nguyên Công Chinh est un passeur protestant luthérien qui, après avoir été arrêté par la police au mois d’avril 2011, a été condamné par un tribunal populaire à onze ans de prison. Il était accusé d’avoir « porté atteinte à l’unité nationale » et d’avoir « calomnié le pouvoir ».

Le 18 août dernier, lors d’une visite à son époux, Mme Nguyên Thi Hông s’est émue du visage tuméfié de son mari. Celui-ci l’a informé qu’il avait été battu sans raison et que bien qu’il ait adressé une plainte à l’encontre de son agresseur, celle-ci n’avait pas été instruite.

Lors de son procès en première instance, le pasteur avait été condamné à onze ans de prison. Clamant son innocence, il avait fait savoir qu’il considérait les charges retenues contre lui comme des calomnies à son égard. En prison, il avait persévéré dans son attitude et a continué d’affirmer que les accusations qu’on lui reprochait étaient illégitimes. Les autorités se sont alors évertuées à lui faire subir toutes les difficultés possibles, y compris en prison. Son épouse assure que ces mauvais traitements ont commencé dès le début de son incarcération. Le pasteur recevait déjà des coups pendant son séjour dans un premier camp dans la province de Gia Lai ; c’est le cas encore aujourd’hui au camp de An Phuoc, où il se trouve actuellement.

Au cours de la dernière visite, les deux époux se sont entretenus pendant une heure, en présence des gardiens qui les filmaient et enregistraient leurs paroles. Malgré la discrimination dont il est l’objet dans le camp, le pasteur continue de garder le moral et de nier les crimes que l’on veut lui attribuer. Les gardiens n’ont pas interrompu la conversation mais l’ont enregistrée en totalité.

Agé de 44 ans, le pasteur Nguyên Công Chinh est originaire de la province du Quang Nam. Il est aujourd’hui le haut responsable des protestants luthériens du Vietnam, un groupe religieux non reconnu officiellement par le gouvernement. Il avait appartenu auparavant à l’Eglise mennonite qui, elle aussi, a maille à partir avec le pouvoir. Il exerçait son ministère dans la ville de Pleiku, province de Gia Lai, sur les Hauts Plateaux du Centre Vietnam.

Pendant longtemps, le pasteur a été en conflit avec les autorités régionales et en butte aux persécutions policières. En 2003, sa chapelle fut détruite par trois fois et sa propriété confisquée. Au mois de juin 2009, une vingtaine de policiers étaient venus détruire entièrement son domicile, qui était aussi un lieu de culte. A cette époque, il avait déclaré que, depuis vingt ans, il était devenu un exilé au sein de sa propre patrie.

Depuis 1988, il vivait dans la province de Gia Lai sans livret de famille ni papiers d’identité. Ces nombreuses demandes de documents officiels s’étaient heurtées au refus des autorités locales. Il fut finalement arrêté au printemps 2011. Le procès qui le condamna à la prison n’eut lieu que près d’un an plus tard, le 23 mars 2012. L’acte d’accusation déclarait à son sujet que son cas était particulièrement grave car il était responsable de la perte de confiance de la population en son gouvernement et avait porté atteinte à la sécurité publique dans la région.

Il y a déjà un certain temps que les sites Internet indépendants et les blogs mentionnent les mauvais traitements que subit le pasteur ainsi que la sévérité de la détention qui lui est imposée. Longtemps, il a été privé de toute visite de ses proches. (eda/jm)

(Source: Eglises d’Asie, 18 octobre 2013)
 
Thirty Years of the Vatican Television Centre
VIS
11:05 18/10/2013
Vatican City, 18 October 2013 (VIS) – “Your work is a service to the Gospel and to the Church”, writes the Holy Father to Msgr. Dario Edoardo Vigano, director of the Vatican Television Centre (Centro Televisivo Vaticano, CTV) on the occasion of the congress held to commemorate thirty years since its foundation, an anniversary that coincides with another important date – fifty years since the approval of the Conciliar decree “Inter Mirifica”, which “numbers among the marvellous gifts of God the tools of social communication including, indeed, television”.

“During these decades technology has advanced at great speed, creating unexpected and interconnected networks”, continued Pope Francis. “It is necessary to maintain the evangelical perspective in this type of 'global communication highway'”, he added; “in presenting events, your approach must be not worldly, but ecclesial”.

In this regard, the Pontiff recalled how, shortly after being elected as bishop of Rome, in his meeting with the journalists who had covered the Conclave, he stated that the role of the media “has continually grown in recent times, to the extent that they have become indispensable for transmitting to the world the events of contemporary history”. He continued, “All this is also reflected in the life of the Church. But if it is not easy to narrate the events of history, it is even more complex to report the events linked to the Church. … This requires a special responsibility, a great capacity for interpreting reality in a spiritual light. Effectively, the events in the life of the Church have a special character: they are governed by a logic that is not primarily that of, so to say, 'worldly' categories, and precisely for this reason it is not easy to interpret and communicate them to a broad and varied public”.

Finally, the Pope reiterates that the Vatican Television Centre does not fulfil “a merely documentary, 'neutral' function in relation to events, but rather contributes to bringing the Church closer to the world, bridging distances, taking the word of God to millions of Catholics, even to places where often professing one's faith is a courageous choice. Thanks to the images [it transmits], CTV walks alongside the Pope in bringing Christ to the many forms of solitude of contemporary man, even reaching sophisticated technological peripheries. In this, your mission, it is important to remember that the Church is present in the world of communication, in all its variegated expressions, first and foremost to lead people to the encounter with Jesus Christ”.

Francis concluded by asking the Virgin to guide the steps of the “pilgrims of communication”, and invoked the intercession of St. Clare of Assisi, patron of television.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bắc Hải mừng thọ 108 Cụ
Giuse Khổng Hữu Nguồn
03:11 18/10/2013
HỐ NAI - Chiều ngày 17/10/2013 Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc tổ chức lễ thánh Inhaxio Bổn mạng giới Cao Niên trong giáo xứ.

Xem hình ảnh

Thánh lễ chiều nay thật cảm động, bên cạnh gần 700 quý Ông Bà giới Cao Niên trong giáo xứ là các con các cháu sum họp trong Thánh Đường để tham dự thánh lễ tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho ông bà cha mẹ của mình, trong dịp này giáo xứ tổ chức trao bằng chúc mừng thọ cho 108 Cụ từ 80 tuổi trở lên.

Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ ngỏ lời với cộng đoàn: “Giáo phận Xuân Lộc chọn ngày 26/7 lễ hai thánh Gioakim và Anna song thân Đức Maria làm bổn mạng giới Cao Niên trong giáo phận, còn trong giáo xứ thì giới Cao Niên đã chọn thánh Inhaxio làm quan thầy của mình. Trong dịp này, ngài mời gọi mọi người hãy sốt sắng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho quý Ông Bà giới Cao Niên trong Giáo xứ”.

“Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là quy luật ở đời thì “Lão – Già” thực sự là một nỗi khổ mà những ai bước vào tuổi già mới thấm thía sâu sắc, ốm đau bệnh tật chẳng ai muốn nó tự nhiên đến; nhưng người tuổi già có cái quý hơn vàng bạc mà không ai cướp được và có khai thác cũng không hết, đó chính là kinh nghiệm của cuộc sống.

Đất nước, Xã hội, Giáo Hội rất cần sức trẻ, yêu quý người trẻ, đặt nhiều kỳ vọng nơi lớp trẻ; nhưng kinh nghiệm của người già rất cần bổ sung cho người trẻ, để lớp trẻ có thể cống hiến thiết thực nhiều hơn cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Giáo xứ Bắc Hải hiện nay có hơn 9000 giáo dân, thì 674 người thuộc giới Cao Niên, quý ông bà từ 60 tuổi trở lên thuộc giới Cao Niên, và trong số đó có 108 cụ từ 80 tuổi trở lên, còn lại một cụ cao tuổi nhất là 93 thuộc giáo họ Chi Khê.

Giáo xứ Bắc Hải luôn tri ân đến quý Cụ, quý Ông Bà, là những người đã có công lao rất lớn trong việc hy sinh góp phần hình thành xây dựng phát triển giáo xứ.

Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, tuy tuổi cao sức yếu nhưng người tuổi già luôn là nguồn động viên lớn lao quý báu đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm cho lớp trẻ.

Trước khi kết thúc thánh lễ, một lần nữa cha xứ mời gọi tất cả mọi người là những con cháu hãy đứng lên: “Thành tâm nói lời xin lỗi ông bà cha mẹ của mình vì những thiếu sót cách này hay cách khác mà không chu toàn bổn phận đạo hiếu đối với ông bà cha mẹ, xin ông bà cha mẹ tha lỗi và hứa quyết tâm từ nay sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, xin Chúa ban cho ông bà cha mẹ có được những tháng ngày sống an hưởng tuổi già, hạnh phúc bên con cháu và sau hết của cuộc đời được thanh thản ra về với chúa”.

Kết thúc thánh lễ, quý Ông Bà, quý Cụ chụp hình lưu niệm với cha xứ cùng các con cháu trong gia đình.
 
Bế Mạc Đại Hội Thánh Mẫu Melbourne 2013
VietCatholic Network
03:01 18/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự về Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên của người Việt Công Giáo tại tổng giáo phận Melbourne, Australia. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne, đã đồng tế với Đức Cha Hilton Beacon và các linh mục Việt Úc.

Đại Hội Thánh Mẫu này được tổ chức trong hai ngày thứ Sáu 11 và thứ Bẩy 12 tháng 10 năm 2013 tại Trung Tâm Hoan Thiện của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam để đánh dấu 25 năm ngày 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam được tôn phong lên hàng các thánh.

Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đã có những tâm tình chia sẻ như sau:

Đại Hội Thánh Mẫu LaVang tiên khởi của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia, đã diễn ra một cách tốt đẹp, trong không khí sốt sắng nhưng thân mật và có thể nói vượt qúa ước vọng của nhiều người.

Trước hết về tầm vóc tổ chức thì đây có thề nói là một Đại Hội Thánh Mẫu quy mô nhất từ trước đến nay trong khối người Việt Công Giáo tại Úc. Với con số người tham dự ước lượng khoảng gần 4,000 người và một kinh phí lên tới $110,000. Qủa thật, đây là con số không nhỏ cho Ban Tổ Chức. Thêm vào đó, với một hạ tầng cơ sở còn qúa thiếu thốn, những khó khăn tưởng như không thể khắc phục được.

Chúng ta bắt đầu chuẩn bị cho Đại Hội bằng hai bàn tay trắng. Nhưng như chuyện Đức Kitô làm phép lạ cho đám đông ăn no nê chỉ với 2 chiếc bánh và 5 con cá, Ngài cũng đã thực hiện một phép lạ cho Đại Hội khi chúng ta biết phó thác và quảng đại với những gì mình có. Trên mảnh đất khiêm tốn của Trung Tâm Công Giáo Hoan Thiện Keysborough, một phép lạ cũng đã diễn ra như tại sa mạc nơi Chúa cho dân ăn thỏa thuê năm xưa.

Qủa thế, những ai tham dự hay theo dõi Đại Hội cũng đã cảm nghiệm được những phép lạ Chúa làm qua sự cầu bầu của Mẹ LaVang. Phép lạ hiển nhiên nhất là một ngày nắng ấm tuyệt vời trong một tháng thời tiết xấu trước và sau Đại Hội.

Phép lạ thứ hai là sự liên đới hài hòa của một khối người đồng tâm nhất trí trong một đức tin và lòng yêu mến Mẹ. Trong hai ngày Đại Hội với cả hơn 1,000 chiếc xe lớn nhỏ và người lớn cùng trẻ em, người khỏe cùng người yếu, nhưng hoàn toàn không có một điều gì đáng tiếc xảy ra.

Phép lạ thứ ba là sự hy sinh phối kết nhịp nhàng giữa các ban ngành đoàn thể. Mọi người đều làm việc hăng say và quên mình vì lợi ích chung của Đại Hội. Thật khó tìm đâu những hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần phục vụ như các anh Trật Tự túc trực từ sáng sớm tới khuya; các anh chị trong Liên Ca Đoàn, các Đội Dâng Hoa và Ngũ Bái, Ban Diễn Nguyện Chuỗi Mân Côi, Ban Văn Nghệ, Ban Khánh Tiết, Đội Trống Trắc... phải tập dợt thật vất vả. Như một ban nhạc giao hưởng mà các nhạc công phải phối kết hòa nhịp với nhau, người theo dõi có cảm tưởng Đại Hội là một ban nhạc giao hưởng được phối kết tuyệt vời.

Khi bắt đầu khởi sự, Ban Tổ Chức có thể dự liệu và đáp ứng được nhiều nhu cầu tối thiểu. Nhưng có rất nhiều điều vượt quá điều kiện và khả năng của chúng ta. Một điều chắc chắn đó là phản ứng của người tham dự Đại Hội. Thế nhưng, điều chúng ta không thể ngờ là sự trân qúy và nhiệt thành của mọi người dành cho Đại Hội. Hầu như sự khao khát của họ được đáp ứng; sự thao thức cho một sự đoàn kết đại đồng được phần nào mãn nguyện. Có lẽ vì thế, tôi có cảm tưởng là mọi người không muốn ngày Đại Hội kết thúc. Có một sự quyến luyến chi đó khó tả hiện lên trên gương mặt những người tham dự.

Mặc dù luôn có những thiếu xót làm chúng ta, nhất là Ban Tổ Chức phải luôn khiêm tốn nhìn nhận, nhưng thiết nghĩ Đại Hội là một biểu tượng của sự trưởng thành của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne. Nếu có một bài học mà chúng ta rút ra được qua Đại Hội này chính là sự vượt qua hàng rào địa phương cục bộ và sự đoàn kết đại đồng. Đó cũng chính là tinh thần của người Công Giáo luôn thể hiện đức yêu thương, hòa hợp, hỗ tương và đoàn kết trong khác biệt. “Người ta cứ dấu này mà biết các con là môn đệ của Thầy là các con mến thương nhau”. Đại Hội Thánh Mẫu LaVang là dấu chỉ của một Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam sống tinh thần yêu thương và phục vụ.

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ LaVang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã ban cho chúng ta một Đại Hội thành công tốt đẹp. Nguyện xin dư âm và tinh thần của Đại Hội được tiếp tục lan rộng trong đời sống của chúng ta, nơi mỗi cá nhân cũng như cộng đoàn.

Tôi xin nhân danh Ban Tổ Chức xin được gởi lời cám ơn chân thành đến các cộng đoàn, các ban ngành đoàn thể và mọi người đã đóng góp bằng cách này cách khác cho Ngày của Mẹ LaVang của chúng ta. Tôi xin đặc biệt ghi ơn Cha Quản Nhiệm và Ban Mục Vụ của Trung Tâm Công Giáo Hoan Thiện đã cộng tác và quảng đại phó thác cơ sở cho Đại Hội; qúy linh mục, phó tế đã giảng thuyết, giải tội và lo những nhu cầu thiêng liêng; qúy tu sĩ chủng sinh đã hiện diện đóng góp để làm không khí thêm phần thánh thiện; qúy anh chị trong Ban Điều Hợp đã mất ăn mất ngủ để lo cho Đại Hội được thành công, tất cả các ban ngành và đòan thể khác mà tôi không thể nêu tên hết ở đây. Tôi rất vui mừng hãnh diện về tài năng phong phú trong Cộng Đồng. Chúng ta không có Asia hay Paris By Night nhưng “sự biểu dương lực lượng” trong mọi lãnh vực của Đại Hội đã chứng tỏ một Cộng Đồng đầy đủ tài năng, nhiệt huyết và đoàn kết.

Xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho mọi hy sinh đóng góp của qúy ông bà anh chị em cho Đại Hội Thánh Mẫu tiên khởi tại Melbourne. Hẹn gặp lại trong một Đại Hội kế tiếp một ngày không qúa xa.
 
Đại hội thường niên Tuyên Úy Đoàn VN tại Pháp lần thứ 36
Trần Văn Cảnh
08:32 18/10/2013
Đại Hội Thường Niên 2013 Của Tuyên Úy Đoàn VN Tại Pháp

Poitier 07-11/10/2013. -Đại Hội Thường Niên Tuyên Úy Đoàn VN tại Pháp lần thứ 36, được tổ chức từ ngày 07 đến ngày 11 tháng 10 năm 2013, tại tổng giáo phận Poitiers, miền tây-nam nước Pháp.

Cả ngày thứ ba, 08/10/2013 các tuyên úy đã dành cho việc học hỏi về một đề tài mục vụ. Chủ đề của Đại Hội năm nay xoay quanh đề tài : " Đối Thoại Giữa Kitô Giáo và Phật Giáo trên Khía Cạnh Mục Vụ " do Đức Ông Mai Đức Vinh khai triền và trao đổi, trong buổi sáng. Thêm vào đó, sau trưa, là " Những chứng từ sống động " nói và trao đổi về cuộc sống hài hoà của đôi vợ chồng dị giáo; đó là cặp vợ chồng của hai bác sĩ Mai thị The ( Công Giáo ) và chồng là bác sĩ Trần công Chánh ( phật giáo ).

Ngày thứ tư, 09/10/2013, các tuyên úy Việt Nam tiếp đón Đức Cha Pascal Wintzer, Tổng giám mục Poitiers và Cha Gilbert Roux, phụ trách về Ban Mục Vụ Ngoại Kiều của Tổng giáo phận Poitiers.; Rồi Cha Lorenzo Prencipe, Tân giám đốc Mục Vụ Ngoại kiều thuộc Hội Đồng Giám Mục Pháp. Sau đó, vào buổi chiều, các tuyên úy đã nghe Ban Điều Hành đúc kết về các sinh hoạt và về tài chánh trong năm qua, rồi cùng nhau bàn thảo về Đại Hội năm 2014, đặc biệt là đề tài và địa điểm.

Trong dịp này, trước sự đàn áp bất công và vô lý tại giáo xứ Mỹ Yên, thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, các tuyên úy đã cùng nhau thảo một « Thư Hiệp Thông của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp với Giáo Phận Vinh », gửi cho Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., Giám Mục Giáo Phận Vinh, để « Trong tình hiệp thông Kitô-hữu, chia sẻ những đau buồn của Đức Cha và của các giáo dân vì những sự việc đang xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên, thuộc giáo phận Vinh của Đức Cha » và để « hiệp lời cầu nguyện cho các giáo dân bị đàn áp tại giáo xứ Mỹ Yên và cho giáo phận Vinh trong hoàn cảnh hiện tại ».

Ngày thứ năm, 10/10/2013, các tuyên úy đã dành cả ngày để phát triển tình huynh đê, trao đổi kinh nghiệm mục vụ, qua khung cảnh du ngoạn Trung Tâm giải trí khoa học viễn tưởng Futuroscope nổi tiếng tại Âu châu, thuộc ngoại ô thành phố Poitiers. Rồi kết thúc bằng văn nghệ, chung vui mừng Kim khánh, Ngân khánh, thụ phong Linh mục hay Khấn Dòng.

Trong suốt Đại Hội, các giáo dân Việt Nam vùng Poitiers đã có dịp đến gặp gỡ và bày tỏ lòng quý mến và ngưỡng mộ đối với sự hy sinh lớn lao của các vị tuyên úy trong Tuyên Úy Đoàn.

Ngày 13 tháng 10 năm 2013

Đinh Đức Sự và Trần Văn Cảnh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vẫn còn gần 30 triệu nô lệ trên Thế Giới, Việt Nam cũng có chỉ số cao.
Trần Mạnh Trác
15:10 18/10/2013


Vẫn còn có gần 30 triệu nô lệ sống ở nhiều vùng khác nhau trên Thế Giới ngày nay, là kết luận cuả Tổ Chức Walk Free Foundation (Quĩ Bước Chân Tự Do) trong một công bố mới nhất goị là Global Slavery Index (Chỉ số nô lệ toàn thế giới).

Tổ Chức Walk Free Foundation là một tổ chức tư nhân thành lập ở Australia bởi 'ông vua' hầm mỏ Andrew Forrest, nhằm mục đích chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại trong thế hệ của chúng ta, bằng cách phát huy một phong trào lan rộng ra khắp toàn cầu, dùng các nghiên cứu có chất lượng cao nhất, tranh thủ sự ủng hộ cuả các nghiệp vụ kinh doanh và nâng cao mức tài trợ lớn chưa từng có để làm thay đổi chính sách cuả các quốc gia và cuả các ngành công nghiệp đang mang trách nhiệm cho chế độ nô lệ cuả ngày hôm nay.

Bản công bố 'Chỉ Số Nô Lệ' năm 2013 đã được nhiều nhân vật nổi danh tán trợ như Hillary Clinton (cựu ngoại trưởng HK), Tony Blair (cựu thủ tướng Anh) và Bill Gates (cựu chủ tịch Microsoft).

'Chỉ Số Nô Lệ' năm 2013 cho thấy Mauritania, Haiti, Pakistan, India, Nepal, Moldova, Benin, Cote D'Ivoire, Gambia và Gabon là những quốc gia có chỉ số (phần trăm tính theo đầu người) cao nhất thế giới theo thứ tự vừa kể.

Nhưng nếu kể đến nhân số nô lệ trong từng quốc gia, thì thứ tự là India, China, Pakistan, Nigeria, Ethiopia, Russia, Thailand, DR Congo, Myanmar, Bangladesh.



Danh từ 'nô lệ' ở đây được dùng chung cho nhiều trường hợp như cưỡng bức lao động, buôn bán người, buôn bán con trẻ, ép buộc hôn nhân.

Trong số 29.8 triệu nô lệ, gần một nửa sống ở ấn độ (14.7 triệu) đại diện cho 10% dân số.

Nước có nhiều nô lệ kế tiếp là Trung Quốc với số 4 triệu. Tại Trung Quốc, sự nô lệ bao gồm cưỡng bức lao động trong nền kinh tế, làm tôi đòi trong tư gia, ăn mày cho các băng đảng, đĩ điếm, ấu dâm và hôn nhân cưỡng bức.

Tổ Chức Walk Free Foundation cho biết họ bao gồm nhiều trường hợp mà hồi trước không coi như là nô lệ vì, "cho dù nó được gọi là buôn người, lao động cưỡng bức, nô lệ hay nô tì... thì những nạn nhân đều có đặc điểm chung là quyền tự do của họ bị tước đoạt, họ bị sử dụng, kiểm soát và khai thác bởi một người khác để thu lợi, hưởng lạc, hay đơn thuần là đạt đươc sự thoả mãn có quyền thống trị trên kẻ khác."

Cũng có những trường hợp con cái sinh ra bởi một người nô lệ đương nhiên trở thành nô lệ như ở một số nước Tây Phi và Nam Á châu.

Bản 'Chỉ Số Nô Lệ' liệt kê 162 quốc gia, trong đó Mỹ Quốc đứng hàng thứ 134, thua Barbados (135), South Korea (137), Hong Kong (141), Costa Rica (146), và Cuba (149).

Mặc dù Mỹ và Canada là những quốc gia 'khá an toàn', nhưng đây là những điểm đến cuả nhiều tổ chức buôn người vì có nhu cầu lao động cao và biên giới không được kiểm soát chặt chẽ.

Anh Quốc, Ireland và Iceland là những quốc gia an toàn nhất, đứng đồng hạng 160.

Điều này không có nghiã là những quốc gia này không có nô lệ. Bản Công bố cho biết có tới 4600 người coi như là nô lệ đang sống ở Anh Quốc.



Còn Viêt Nam ta?

Việt Nam đứng hạng cao thứ 64 trên Thế Giới.

Kể riêng ở Á Châu thì VN đứng hạng khá cao, đứng thứ 9, có chỉ số nô lệ cao hơn những quốc gia lân cận như Bangladesh, China và Philippines, nhưng khá hơn (đứng sau) Parkistan, India, Nepal, Thailand, Laos, Cambodia, Myanma và Afghanistan.

Tình trạng nô lệ ở VN bao gồm lao động con trẻ, mãi dâm và nạn khai thác những người có gốc nông dân và người thiểu số.

Nhưng đó là chỉ là chỉ số nô lệ ở trong nước mà thôi. Nếu kể đến việc người VN đang làm nô lệ ở các nơi khác trên Thê Giới thì con số sẽ tăng cao hơn nhiều.

Theo bá caó cuả bộ Ngoại Giao HK năm 2009 thì phụ nữ và trẻ em VN bị buôn bán sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Ma Cao để khai thác tình dục.

Nhiều thanh niên thiếu nữ VN đi lao động ở nước ngoài qua nhiều mạng lưới không chính thức cũng như qua nhiều công ty xuất khẩu lao động cuả nhà nước và cuả tư nhân trong các lĩnh vực xây dựng, đánh cá, hoặc sản xuất tại Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Tây Âu, và Trung Đông, nhưng sau đó họ phải đối mặt với những điều kiện lao động cưỡng bức hoặc bị gán nợ không thể trả được như việc các công ty xuất khẩu lao động có thể tính chi phí cho một người lao động xuất khẩu lên đến $ 10.000.

Số thanh niên xuất khẩu lao động trong năm 2009 là trên 200 ngàn người. Theo tài liệu cuả chính quyền thì năm 2011 có 500 ngàn người lao động ở nước ngoài.



Ngoài những báo cáo cuả bộ Ngoại Giao HK kể trên, những năm vừa qua còn có nhiều báo cáo tư nhân (cuả đài BBC) về việc những người VN bị cưỡng bức lao động tại Nga và một số nước Đông Âu, cưỡng bức lao động taị Anh Quốc trong nghề làm móng tay (cuả báo Daily Mail và the Guardian) và nhiều báo caó không chính thức cuả các nhân viên ngoại giao Anh và HK cho thấy nhiều nhóm phụ nữ VN buôn bán tình dục công khai cho khách ngoại quốc ở Thailand và Cambodia (td: điểm K11* gần Phnom Peng) vv..

Tuy thế Việt Nam không bị đặt vào số những quốc gia vô vọng nhất. Đó là những quốc gia có một nền văn hoá, pháp luật hoặc phong tục hưởng ứng chế độ nô lệ, thí dụ như Mauritania, Haiti, Pakistan và Ấn Độ.

*: Một làng VN cách Nam Vang 11 km.
 
Văn Hóa
Vĩnh biệt Tiến sĩ Walter Wallmann, Ân nhân của Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản cuối thập niên 1970
Nguyên Ngọc Phạm Thị Bích Thủy
10:19 18/10/2013
Dr. Walter Wallmann
(24. September 1932; † 21. September 2013)

"Menschen, die wir lieben, bleiben für immer, denn Sie hinterlassen Ihre Spuren in unseren Herzen."
Những người chúng ta yêu mến, khi ra đi luôn để lại những dấu ấn trong trái tim mỗi người!


Những biến cố, khủng hoãng trên Chính trường, những thăng trầm của Quốc Gia Dân Tộc, những Nội Lực, Hoài Bảo mà suốt cuộc đời đã tận tụy dâng hiến cho Quê Hương, đã hũy hoại khối óc của Tiến Sỹ Walter Wallmann qua căn bịnh trầm kha Parkinson.

Sau những năm tháng dài chịu đựng những đớn đau trăn trở trên chiếc xe lăn, Tiến sỹ Luật khoa Walter Wallmann đã giã từ gia đình, bạn bè thân hữu và đồng chí Đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) vĩnh viễn ra đi ngày 21.09.2013, tại Viện Dưỡng Lão Bornheim Frankfurt/Main, hưởng thọ 81 tuổi.

Tang Lễ đã được Hội đồng Quản trị Thành phố Frankfurt/Main và gia đình tổ chức đơn giản, trang nghiêm và công khai (öffenlich) tại Nghĩa trang chính của Thành phố lúc 11 giờ sáng, thứ Bảy 05.10.2013.

Thể theo đề nghị của Ông Boris Rhein, Tổng trưởng Nội Vụ Tiểu Bang Hessen, Thủ phủ Tiểu Bang và nhiều công sở khắp nơi trên nước Đức đã treo Cờ Rũ trong ngày này để tưởng nhớ đến Ông.

Nước Đức đã mất đi một Công dân ưu tú, một Nhà Dân Chủ nhìn xa hiểu rộng và một người Đức đầy lòng nhân ái...

Ông ra đi đã để lại dương trần người vợ thủy chung, người bạn đời đã chia xẽ với Ông những vui buồn, thăng trầm từ lúc hai Ông Bà còn là Sinh Viên Luật Khoa dưới mái trưòng đại học, Bà Magarete Wallmann còn là người cố vấn tối cao của Ông mọi hành xử trong gia đình và ngoài xã hội. ..

Người con trai độc nhất của Ông cũng cùng tên Tiến Sỹ Luật khoa Walter Wallmann, President của Rechnungshof Hessen, dâu và ba cháu nội.

Tiến sỹ Walter Wallmann sinh ngày 24.09.2013 tại thành phố Uelzen Đức Quốc, tốt nghiệp và trình luận án Tiến Sĩ Luật khoa Đại học Marburg, đã từng giữ những chức vụ:

- Chánh án Tòa Án Kassel, Fulda
- Tỉnh bộ trưởng Đảng CDU Frankfurt/Main
- Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main (Oberbürgerbürgermeister von Frankfurt/Main)
- Bộ trưởng Liên Bang đầu tiên của Nước Đức về Môi trường, Bảo vệ Thiên nhiên và An toàn Hạt Nhân (Bundesminister für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit)
- Thống Đốc Tiểu Bang Hessen (Hessischer Ministerpräsident)
- Công Dân Danh Dự của Thành phố Frankfurt am Main
- và rất nhiều chức vụ quan trọng khác...

Ngoài Nhiệt tình và Trí tuệ mà Tiến sỹ Wallmann đã cống hiến cho Tổ Quốc Ông, Nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ông còn là một vị Đại Ân Nhân với tấm lòng Nhân Ái của Người Việt Nam Tỵ Nạn cs tại Tiểu bang Hessen.

Vào khoảng 1978 khi làn sóng người dân Miền Nam Việt Nam liều chết rời nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ Quê Hương Việt Nam, vượt biển, vượt biên ra đi lánh nạn CS, mỗi ngày một gia tăng, hàng trăm ngàn người đã đau đớn nằm xuống trong tủi hờn, tuyệt vọng trên biển cả mênh mông, hoặc trong núi rừng sâu thẵm. Biến cố thương tâm, Hành trình tìm Tự Do đầy kinh hoàng, hiễm nguy này đã làm rúng động lương tâm nhân loạị.

Tiến sỹ Wallmann vào thời đó là Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main đã bộc lộ với báo chí:

" Khi tôi ngồi trước máy truyền hình xem đoạn phim thời sự về lòng cam đảm của những Thuyền nhân Việt Nam, lòng tôi xót xa vô cùng, tôi nghĩ rằng tôi phải làm một việc gì để chia xẻ với những người đáng thương này".

Sau đó Tiến Sỹ Wallmann đã viết thư lên Chính phủ Liên Bang, Chính quyền Tiểu Bang Hessen, ráo riết vận động với bạn bè thân hữu, đảng CDU và kêu gọi quần chúng Đức mở tấm lòng nhân đạo, và có kế hoạch cứu giúp số phận những Thuyền nhân Việt Nam, những người đang sống sau hàng rào kẽm gai trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á với nỗi lo lắng tột cùng về một tương lai mù mịt.

Tấm lòng Từ bi, Bác ái của Tiến Sỹ Wallmann đã thuyết phục được Chính phủ và Dân chúng Đức. Báo chí thời đó cho biết một ngân sách đặc biệt được chính quyền Tiểu bang Hessen dành cho người Tỵ nạn với tên "VN Boatpeople".

Liền sau đó Ông biệt phái một vị đại diện của Văn phòng Tỉnh trưởng Frankfurt/M bay qua tận trại Tỵ Nạn Hồng Kông để an ủi thăm hỏi và lên danh sách cứu vớt nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam.

Trung tuần tháng Hai năm 1979 những Đóa Hoa Nhân Ái đã nở rộ trên vùng trời Frankfurt/Main, dân chúng Đức xúc động trong niềm hân hoan chào đón 200 người Việt tỵ nạn (boat people) đầu tiên đến được Bến Bờ Tự Do.

Tuy không cùng chung huyết thống, nhưng họ đã tận tình chia xẻ với những người xa lạ, gầy còm, ốm yếu xanh xao đến từ một đất nước xa xôi bằng một tấm lòng Yêu Thương trong Tình Nhân Loại.

Từ nhân duyên khởi đầu của Tiến Sỹ Wallmann, vị Tỉnh trưởng giàu lòng nhân ái này, mà Người Việt Tỵ Nạn cuối thập niên 70 ngày nay đã có được một đời sống hạnh phúc, an lành, là những công dân gương mẫu trên Quê Hương mới sau khi trải qua mọi hoàn cảnh gian nan, hiểm nguy, mất mát: Vượt biển, Vượt biên, Đoàn Tụ Gia đình, v...v... và Tiểu Bang Hessen được đề cao là một Tiểu bang nhân đạo nhất đã dành mọi sự dễ dãi cứu giúp cho Người Việt Nam Tỵ Nạn.

Sáng ngày 05.10.2013 bầu trời Frankfurt âm u, những cơn gió thổi qua làn mưa bay bay trong cái lạnh se sắt của một ngày chớm vào Đông.

Trước khi ra đi nhà tôi nhắc rằng: "Nếu thật tình thương và nhớ ơn Dr. Wallmann nên tạm gác những việc đời để cầu nguyện cho Ông được siêu thoát!".

Trên đoạn đường dài trong cơn mưa gió đến Frankfurt am Main chúng tôi yên lặng cầu nguyện và đọc bài Kinh Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn. ..

Khi tôi đến Nghĩa trang Frankfurt/Main khoảng 10 giờ, cứ ngỡ là chưa có ai, nhưng trước cửa nghĩa trang những đoàn xe Cảnh Sát đã đậu kín, lực lượng đông đảo Nhân Viên Công Lực đang làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ khu Nghĩa trang rộng lớn, tôi lo sợ không biết mình có được vào trong Nhà Quàn hay không?

Tôi nhìn quanh hy vọng tìm được một người đồng hương, nhưng không gặp, có lẽ hãy còn sớm nên chưa ai đến.

Tôi hỏi thăm, một viên cảnh sát chỉ dẫn tôi vào.

Trong căn phòng rộng lớn Quan tài của Tiến Sỹ Wallmann đã được trang trọng đặt ngay chính giữa tự bao giờ. Trước quan tài là một bàn nhỏ phủ một khăn nhung màu xanh đậm bên trên gắn 7 Huy chương cao qúy mà Chính phủ Đức đã ân thưởng cho Ông, hai bên Quan tài có 6 Cảnh Sát Viên với đồng phục xanh đậm, mũ trắng đứng gác trong tư thế nghiêm trang bất động, ngồi hai bên cạnh để chờ phiên thay ca gác là 6 viên cảnh sát, chiếc mũ trằng được đặt trên đùi, lưng thẳng hướng về phía trước.

Trước mặt Quan tài là hai vòng hoa của vợ và con cháu Ông với dòng chữ tiếc thương trên giải khăn màu vàng nhạt, bên cạnh cái gíá đặt hình Tiến Sỹ Wallmann là vòng hoa với giải cờ Đức của Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel gởi đến phúng điếu, đàng sau là những vòng hoa của những Chính phủ tiểu bang, mỗi vòng hoa kèm theo huy hiệu, và vòng hoa của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn do gia dình Ông Bà Thái Gia Tuấn, một thuyền nhân trại tỵ nạn Hồng Kông năm xưa, thay mặt đồng hương gởi đến phúng điếu với giòng chữ Thương Tiếc và Tri Ân.

Qua ánh nến lung linh trong căn phòng tĩnh lặng di ảnh của Người Qúa Cố với nét mặt hiền hòa đã làm lòng tôi se thắt, chạnh lòng nhớ về qúa khứ, cứ tường chừng như nghe đâu đây tiếng thét kinh hoàng hiện trên khuôn mặt đau đớn của người thiếu phụ Việt Nam nhỏ bé khi bị bọn hải tặc Thái Lan hãm hiếp và hùng hổ bắt mang đi, hính ảnh người chồng bị đánh ngất đầy máu me vì muốn cứu vợ, nhưng vẫn cố gắng dùng xác thân mình để che chở con con thơ, tôi thấy như trên những hoang đảo cô đơn, trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng, khi người phải ăn thịt người qua dòng nước mắt để được tồn sinh, tôi thấy nụ cười rạng rở trên khuôn mặt gầy còm xanh xao vì kiệt sức của đồng bào tôi khi được vớt lên boong tàu, đến - Miền Đất Hứa-, tôi thấy niềm vui, niềm tự hào của con cháu những thế hệ tiếp nối trong ngày lễ ra trường, đã làm hãnh diện Dân Tộc Việt Nam, thấy những cụ gìa Việt Nam khi tuổi về chiều, sống trên Quê người được chăm sóc bảo trợ trong tình nhân ái.

Trong niềm xúc động lẫn tri ân, không ngần ngại tôi đã qùy xuống lạy Linh cửu Tiến Sỹ Wallmann, mà tưởng chửng như mình đang đảnh lễ một Vị Bồ Tát đã ra đi, sau khi hoàn thành tâm nguyện thị hiện ở cõi Đời này để cứu khổ chúng sinh...

Những khách mời đến dự Tang lễ dần dần ngồi vào ghế, đã được ban tổ chức đặt sẵn tờ chương trình và một thiệp màu trắng có in huy hiệu của thành phố Frankfurt và tên khách mời.

Tôi không phải là khách được mời, đang phân vân, không biết mình ngồi đâu, đứng đâu, định trở ra đứng ngoài sân, đúng lúc đó một nhân viên thành phố chỉ một chiếc nghế duy nhất còn trống, không có bảng tên, ở hàng đầu phía bên hông tay mặt của Quan tài mời tôi ngồi.

Tôi ngồi xuống mà lòng ngạc nhiên trong niềm xúc động khi nghĩ rằng: có phải chăng Tiến Sỹ Wallmann đã sắp đặt và cho phép tôi ngồi đây để tiễn đưa Ông ra đi lần cuối ?.

Khoảng 10 giờ 50 có tiềng còi vang vào Nhà quàn yên tĩnh, sau đó gia đình Tiến Sỹ Wallmann gồm vợ con trai dâu cùng ba cháu nội và các nhân vật cao cấp của chính phủ lặng lẽ bước vào và cúi đầu kính cẩn tưởng niệm trước Linh quan của Người Quá Cố.

Ngồi hàng đầu tôi có dịp nhận ra nhiều quan khách là nhân vật nổi tiếng của Nước Đức về mọi lãnh vực mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy trên TV hoặc đọc trên báo chí.

Đúng 11 giờ tiếng đàn Organ (Orgel) trổi lên tấu khúc Präludium in c-Moll BWV 546 của Nhạc sỹ Đức tài danh Johann Sebastian Bach mà lúc sinh tiền Tiến sỹ Wallmann ưa thích.

Pröpstin Gabriele Scherle thay mặt gia đình cám ơn Quan khách và kể vắn tắt về cơn bịnh và sự ra đi của Tiến Sỹ Wallmann.

Tỉnh trưởng Frankfurt/Main Ông Peter Feldmann, Thống Đốc tiểu bang Hessen Volker Bouffier và cựu Tỉnh trưởng Tiến Sỹ Petra Roth thay phiên nhau lên đọc điếu văn, họ nhắc đến những kỷ niệm một thời gắn bó chính trị qua những thăng trầm của Đất Nước, ca ngợi công đức của Tiến Sỹ Wallmann cả cuộc đời đã cống hiến cho Dân tộc Đức những điều phúc lợi, quang vinh.

Đặc biệt Bà Tiến Sỹ Petra Roth, Cựu Tỉnh trưởng Frankfurt/Main vinh danh Tiến Sỹ Wallmann đã có công lao lớn trong việc xây dựng Viện Bảo Tàng, tái thiết khu nhà Ga Frankfurt/Main, Hý Viện Alter Oper, ngoài ra công lao lớn nhất là Ông Bà Wallmann đã góp phần xóa bỏ những biến cố lịch sử đen tối ngày xưa và đã nối nhịp cầu ngoại giao giữa hai Dân tộc Đức và Do Thái, giúp đở và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của những sắc dân Thổ Nhĩ kỳ, Ý, Tây Ban Nha... và đã nỗ lực vận động trong viêc thâu nhận nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam và những Người Việt Tỵ Nạn sau này…

Bà kể thêm rằng Tiến Sỹ Wallmann đã tình nguyện làm cha đở đầu cho một em bé trai Việt Nam được sanh ra trong những ngày đầu tiên trên Quê hương mới, ông đã đặt tên cháu là Frank …..

Quan khách đã lắng lòng nghe với niềm cảm phục lẫn ngậm ngùi. ..

Sau lời phúng điếu của các Chính khách, tang lễ được cử hành trang nghiêm qua nghi thức Tôn giáo. Cuối cùng toàn thể khách tham dự cùng hòa ca bài Thánh ca "Nun danket all Gott".

Bài hát chấm dứt, quan tài của Tiến Sỹ Wallmann được từ từ đưa ra khỏi phòng đến nơi an nghỉ cuối cùng, theo sau quan tài chỉ có thành viên trong gia đình và vài vị đại diện chính phủ Đức.

Trong phòng căn phòng tĩnh lặng vang lên tiếng khàn khàn trong xúc động của một cụ gìa: "Tschüs Walter", tiếng thì thầm cầu nguyện, có những bàn tay đưa lên từ biệt...

Tôi xúc động cúi đầu chào và hướng về di ảnh của Ông nói lời cảm tạ: "Danke schön, Dr. Wallmann !".

Ngoài trời mưa vẫn rơi, những cơn gió lạnh se thắt thổi về như buồn rầu từ biệt nhà chính khách nhân hậu.

Khoảng hơn 30 phút nghi thức an táng ở mộ phần đã hoàn mãn, đoàn người trở vào, gia đình Tiến Sỹ Wallmann ân cần bắt tay từng người cảm tạ.

Con trai Ông thay mặt gia đình cám ơn Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn đã gởi vòng hoa phúng điếu.

Tôi theo đoàn người ra về trong cơn mưa mà bùi ngùi với cõi lòng nặng trĩu.

Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, người công dân ưu tú của Dân Tộc Đức !
Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, Vị Bồ Tát với tấm lòng nhân ái, từ bi.
 
Những Người Công Giáo “Ðứng Dựa Cột”
Bùi Hữu Thư
15:51 18/10/2013
Vào nhà thờ chúng ta luôn luôn thấy có những người đến sớm nhưng không chịu lên các hàng ghế trên ngồi, mặc dầu các quý vị trong ban trật tự mời mọc mấy cũng không chịu nhúc nhích. Nếu các vị này tỏ ý muốn lôi kéo thì họ sẽ tỏ vẻ khó chịu, và có khi đứng giậy và bỏ đi luôn.

Họ là những người ngồi trong các góc tối ở phía cuối, đứng dựa tường, dựa cột, hay ngồi ngoài hành lang nhà thờ mặc dầu bên trong còn chỗ trống. Có người ngồi cúi đầu úp mặt vào hai tay trông như đang cầu nguyện sốt sắng. Ðôi khi chúng ta thấy có người cầm chuỗi tràng hạt trong tay, miệng lẩm bẩm, dường như không chú ý đến những gì đang xẩy ra chung quanh. Ðôi khi chúng ta thấy có người lên bàn thờ Ðức Mẹ thắp một cây nến, rồi quay trở về chỗ ẩn núp của họ.

Liệu chúng ta có nhường chỗ trong nhà thờ cho những "người Công Giáo đứng dựa cột" không? Ðây là những người không sẵn sàng để tham gia toàn phần vào thánh lễ. Chúng ta có đòi hỏi quá nhiều ở những người đang cần thời gian và không gian trong hành trình đức tin của họ. Họ có thể là những người bị ngăn trở thiêng liêng nên không thể lên chịu lễ, họ cũng có thể là những thanh niên không cảm thấy thỏai mái khi ngồi chung với các bổn đạo khác trên ghế, để phải quỳ với họ và tham dự mọi nghi thức.

Có những người không đi lễ đều đặn mỗi ngày Chúa Nhật, nhưng họ đến nhà thờ khi có người trong gia đình làm đám cưới, hay qua đời, hoặc khi họ gặp khó khăn, và cần đến Chúa trong đời. Họ cũng đến nhà thờ những dịp lễ, những ngày kỷ niệm đặc biệt trong gia đình. Họ cố làm ra vẻ bình thản nhưng thực ra trong lòng cảm thấy đang ở một chỗ xa lạ. Họ có cảm tửơng như có nhiều cặp mắt tò mò đang theo rõi, họ. Thông thường họ không lên chịu lễ, và đến lúc này thì họ lén đi ra. Ðối với những người Công Giáo không thoải mái khi phải tham gia tích cực vào hy lễ Thánh Thể, giờ phút bối rối nhất có lẽ là lúc chịu lễ. Chắc chắn là họ phải cảm thấy lúng túng khi phải co sát đầu gối ngồi yên trên ghế trong khi tất cả mọi người đều sắp hàng đi lên.

Từ Công Ðồng Vatican II, cha chủ tế quay mặt lại cho toàn thể cộng đồng được tham dự tích cực vào nghi thức phụng vụ Thánh Thể. Trong Thánh Lễ thông thường cả nhà thờ hát chung, và sách Phụng Ca được để ngay trên ghế. Liệu những người Công Giáo "dựa cột" có thể tránh không hát theo không? Rồi đến lúc chúc bình an cho nhau, họ không thể ngồi cúi mặt tránh những bàn tay chìa ra chúc lành cho nhau, chung quanh.

Chúng ta đã thấy khá nhiều thanh niên dựa cột và đã tìm đủ mọi cách để mời họ vào ghế ngồi. Cố gắng của mọi người có trách nhiệm thường không có kết qủa. Nhưng chính những thanh niên này lại là những người hăng hái tham dự những buổi picnic, cắm trại, đi biển. Những người này một khi đã tham gia vào một sinh hoạt nào đó trong giáo xứ thì tự nhiên họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi lui tới nhà thờ. Họ là những người cộng sự đắc lực nếu họ cảm thấy trực thuộc một hội đoàn nào trong cộng đồng: Thiếu Nhi Thánh Thể, Thanh Sinh Công, Hướng Ðạo, Hiệp Sĩ Ðoàn, Ca Ðoàn, Liên Minh Thánh Tâm, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Đạo Binh Hồn Nhỏ, Hội Cao Niên, Cursillo, Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình,... Nếu mời được những người này đi một khóa Tĩnh Tâm, họ sẽ được đánh động, sẽ thay đổi và có thể muốn tham gia vào một hội đoàn và muốn dấn thân hơn vào công việc nhà Chúa.

Chúng ta có thể làm gì hơn để động viên những "thành phần lửng lơ con cá vàng" này trở thành những người cùng đồng hành với chúng ta?"
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu
Tấn Đạt
21:10 18/10/2013
THU
Ảnh của Tấn Đạt
Nào phải lên rừng mới có thu
Chiếc lá sau vườn cũng rất thu.
(nđc)