Ngày 21-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Truyền Giáo bằng con đường Mến Yêu
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
12:40 21/10/2011
Chúa Nhật 30 Thường niên

Cách đây không lâu, khi hay tin ban nhạc Westlife đến Việt Nam để biểu diễn, hơn 200 fan hâm mộ không quản ngại mưa bão lặn lội đến tận sân bay từ nhiều giờ trước để đón các thần tượng của mình. Báo chí còn cho biết, một góc sân bay Nội Bài như muốn nổ tung vì bầu không khí náo nhiệt do các fan Westlife tạo nên, với đầy ắp băng rôn, khẩu hiệu, những thông điệp tình cảm...

Ai cũng muốn được đến gần hơn để nhìn rõ hơn, được chạm tay vào thần tượng vốn chỉ được nhìn qua màn hình. Không ít bạn nữ đã khóc nức nở khi lần đầu tiên nhìn thấy bốn chàng trai bằng xương bằng thịt. Thậm chí có em bị ngất xỉu khi la hét cổ vũ. Hơn 20 vệ sĩ được huy động nhưng cũng phải mất gần 20 phút để “giải thoát Westlife” khỏi các fan cuồng nhiệt…

Các bạn trẻ yêu mến thần tượng của mình như thế đấy. Còn chúng ta yêu Thiên Chúa, Thần Tượng của mọi thần tượng như thế nào ? Có hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn; hay ít ra một nửa lòng, một nửa linh hồn và một nửa trí khôn chưa?

“Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi”. Đó là giới luật yêu mến đã được khắc ghi trên bia đá mà hết thảy mọi người Do Thái đều phải thuộc làu. Và tất nhiên đây cũng là giới luật mà tất cả mọi người Công Giáo phải nằm lòng. Thế nhưng, giới luật yêu mến không chỉ dừng lại ở đó. Chúa Giêsu đã liên kết giới luật yêu người và giới luật mến Chúa làm một với nhau, đến độ dường như không thể tách rời được.

Các tín đồ Hồi giáo rất coi trọng luật buộc hành hương thánh địa Mecca vì đây là nơi sinh của đức giáo chủ Mahomet. Họ có một câu chuyện ngụ ngôn rằng :

Ngày xưa Vua các loài mèo cũng đi hành hương thánh địa Mecca. Khi ngài trở về, vị vua các loài chuột nghĩ rằng mình có bổn phận phải đến chúc mừng. Tuy nhiên các bề tôi chuột ái ngại cho tính mạng của vua mình. Họ tâu : "Mèo là kẻ thù của chúng ta. Không thể tin cậy được". Nhưng vua chuột đáp : "Ông ta đã đi hành hương thánh địa, cho nên chắc là tâm tính của ông đã thay đổi".

Thế là vua chuột tìm đến hoàng cung của vua mèo. Mới tới cửa thì vua chuột đã thấy vua mèo đang nằm mọp cầu kinh rất là sốt sắng. Vua mèo thấy an tâm, tiến vào gần hơn chút nữa. Đột nhiên vua mèo chồm lên định vồ lấy vua chuột. Rất may là nhờ nhanh hơn nên vua chuột kịp phóng ra ngoài thoát thân.

Khi vua chuột trở về nhà, các bề tôi hỏi : "Phải chăng là sau khi hành hương thánh địa trở về, vua mèo đã thay tâm đổi tính?" Nhưng vua chuột đáp : "Các ngươi đã đoán đúng, còn ta thì sai".

Câu chuyện tưởng tượng trên muốn giúp ta thấy rằng thật là nguy hiểm nếu tách riêng hai giới răn mến Chúa và yêu người.

Thiên Chúa là tình yêu và là nguồn của mọi tình yêu. Vì thế nếu yêu Chúa thật thì cũng phải yêu người. Chỉ yêu Chúa mà không biết yêu người là không phải Kitô hữu đúng nghĩa.

Trong những ngày qua, hình ảnh bé Yue Yue bị hai chiếc xe tải đâm đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận Trung Quốc. Bên cạnh sự phẫn nộ dành cho các tài xế, cư dân mạng còn phê phán thái độ thờ ơ của 18 người đi đường. Họ đã bước qua vị trí bé Yue Yue nằm trong suốt 7 phút, trước khi một người phụ nữ nhặt rác xuất hiện và cứu bé gái. Tuy nhiên tin tức mới nhất cho biết bé Yue Yue đã tắt thở, dù được các bác sĩ tận tình nỗ lực cứu chữa suốt 7 ngày qua.

Truyền thông và các mạng xã hội ở Trung Quốc đang sục sôi bàn về đạo đức xã hội sau vụ bé Yue Yue, bởi đây không phải là lần đầu tiên có việc người gặp nạn bị những người xung quanh bỏ mặc. Nhiều người đã kết luận : “Chủ nghĩa vật chất lan nhanh sau nhiều thập kỷ phát triển kinh tế thần tốc được cho là góp phần tạo nên một thứ văn hóa lãnh đạm trong đời sống con người. Xã hội đang đi lên, nhưng tình người thì lại đi xuống. 18 người qua đường đã sợ chuốc lấy rắc rối nên bỏ mặc bé Yue Yue. Và chính thái độ thờ ơ của họ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của bé".

Không biết trong số 2 tài xế gây ra tai nạn và 18 người đi qua, bỏ mặc bé Yue Yue nửa sống nửa chết như thế có ai là người Công giáo hay không. Nếu có thì thật là đáng buồn.

Trong cuộc sống, ta thấy rằng sẽ là phản chứng vô cùng nếu chính chúng ta, những người Công Giáo không biết sống yêu thương, trái lại còn gây gương mù gương xấu cho người lương dân.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Sống giữa người công giáo lâu năm ngay trong một giáo xóm hầu hết có đạo, có những người ngoại giáo vẫn không thèm theo đạo với một lý do rất đơn giản: “Bọn người có đạo mà có tốt hơn tí nào đâu. Vợ chồng cứ chửi nhau suốt ngày; con cái cứ trộm cắp như rươi”. Có người còn cấm con cái mình chơi với người có đạo vì sợ con mình hư hỏng do những đứa cùng trang lứa có đạo. Tin đạo chứ không tin người có đạo vẫn là câu nói nơi cửa miệng của họ. Mực thì đen nên làm sao cho người ta sáng lên được?! (x. “Gương xấu: một cản trở cho việc giới thiệu Chúa cho dân ngoại?”, FX. Trần Kim Ngọc).

Hằng năm, cùng với Giáo Hội toàn cầu, Giáo Hội Việt Nam tổ chức ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo và phát động công việc truyền giáo rộng rãi khắp các xứ các miền; tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế là kết quả của việc truyền giáo chưa có là bao, vì người Kitô hữu vẫn chưa triệt để sống giới luật yêu thương.

Truyền giáo bằng việc giảng dạy, bằng sách báo, bằng các lớp giáo lý, bằng các lễ nghi, bằng các hoạt động tôn giáo, thực tế là rất cần. Nhưng cách truyền giáo hữu hiệu nữa là chính nếp sống đạo đức nổi trội của chúng ta về tình yêu thương: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy thương yêu nhau”. Tình yêu thương hiệp nhất giữa mọi người trong gia đình, trong hội đoàn, trong giáo xứ là dấu chỉ loan báo Tin mừng hữu hiệu nhất, giá trị nhất.

Tình yêu thương hiệp nhất ấy được thể hiện qua cách suy nghĩ, cách phán đoán, cách chọn lựa, cách đối xử, cách phản ứng, cách hiện diện, cách nói năng, ăn uống, giải trí, cách dùng thời giờ, sức khoẻ, của cải,… Khi tất cả nếp sống của ta phảng phất hương thơm của tình yêu thương thì dù ở đâu, nếp sống ấy cũng là truyền giáo.

Một linh mục già rất đáng kính kể lại câu chuyện này :

Ở Hàn Quốc đã có lúc có cuộc gia nhập Đạo Công Giáo một cách ồ ạt và tập thể, đến nỗi người Công Giáo không biết phải làm thế nào để giúp những người mới trở lại. Họ đành phải nói với những anh chị em tân tòng rằng: "Anh chị em cứ nhìn chúng tôi sống thế nào thì anh chị em bắt chước mà sống như thế."

Người Công Giáo Hàn Quốc nói được như vậy quả là tuyệt vời! Vì không gì bằng gương sáng của một đời sống đức tin lành thánh, yêu thương, bác ái cụ thể mà người tân tòng cảm nhận được qua tiếp xúc cá nhân với anh chị em cựu tòng! (x. “Tiếp xúc cá nhân là cách truyền giáo đơn sơ và dễ thực hiện nhất”, Giêrônimô Nguyễn Văn Nội).

Ước gì mỗi người chúng ta biết giới thiệu Chúa cho anh chị em mình bằng chính đời sống chứng tá yêu thương trong cuộc sống hằng ngày. Để rồi chính chúng ta cũng có thể nói được, như người Công Giáo Hàn Quốc, với đồng bào lương dân của mình : "Anh chị em cứ nhìn chúng tôi sống thế nào, thì anh chị em bắt chước mà sống như thế". Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 21/10/2011
XIN MỜI SÁNG MAI
N2T

Có một người nghèo, vào cuối năm thì có rất nhiều người đến đòi nợ, bắt anh ta phải đem tiền ra trả bằng không thì sẽ không đi, do đó mà tất cả chủ nợ đều đứng đợi ở trong nhà anh ta, có người ngồi trên ghế dựa, có người ngồi trên ghế dài, lại có người ngồi trên giường.
Chủ nhân bị vây khốn trong nhà không biết phải nói làm sao cho phải, anh ta nhìn chung quanh, ngay cả trên thềm cửa cũng có người đòi nợ ngồi. Lúc bấy giờ anh ta đột nhiên nghĩ ra một cách, bèn đi đến trước cửa ghé tai người đòi nợ ngồi trên thềm cửa nói nhỏ:
- “Hôm nay thực sự là có nhiều người quá, hết cách, sáng mai anh tới sớm một chút”.
Người ngồi trên thềm cửa nghe được thì trong lòng nghĩ: hôm nay người đến đòi nợ thực sự là quá nhiều, đại khái là anh ta không thể có một số tiền lớn như thế, cho nên mới nói mình sáng mai đến sớm, nghĩ đến đây, anh ta còn thay mặt chủ nhân bịa ra nói một hơi dài và mọi người bỏ đi về hết.
Qua hôm sau, khi trời vừa sáng thì người ấy đã đến, lập tức hỏi chủ nhân:
- “Hôm qua người quá đông, hôm nay tôi vội đến sớm, nhân tiện ở đây không có người, anh mau trả tiền nợ cho tôi”.
Chủ nhân nghe xong bèn giải thích với anh ta:
- “E rằng anh nghe nhầm lời của tôi, hôm qua tôi thấy anh ngổi trên thềm cửa không được khỏe cho lắm, nên mời anh hôm nay đến sớm một chút thì có thể chiếm một cái ghế để ngồi”.

Suy tư:
Ở đời có rất nhiều cái nợ mà con người phải trả: nợ tiền bạc, nợ tình yêu, nợ ân nghĩa và nợ…giang hồ.
Nợ tiền bạc thì buộc phải trả bằng tiền bạc, bằng không thì sẽ bị đòi lại bằng dao búa và bị coi là quỵt nợ; nợ tình yêu thì phải trả bằng tình yêu, bằng không thì sẽ bị trả lại bằng tình hận và bị coi là kẻ sở khanh, kẻ bạc tình; nợ ân nghĩa thì phải dùng ân nghĩa mà trả lại, bằng không thì sẽ bị coi như là kẻ vô ơn bội nghĩa; nợ giang hồ thì trả bằng luật giang hồ…
Thánh Phao-lô tông đồ dạy chúng ta đừng mắc nợ ai cả, nhưng hãy luôn cầu nguyện cho nhau.
Xét cho cùng mỗi người chúng ta đều mắc nợ nhau, đó là mắc nợ yêu thương, do đó mà chúng ta phải luôn cầ nguyện cho nhau, và nhớ nhau trong lời cầu nguyện, bởi vì “trong Chúa Giê-su Ki-tô, tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau”.
Bị đòi nợ thì khổ và nhục lắm, nhưng càng khổ và nhục hơn khi chúng ta làm ngơ trước những đau khổ của tha nhân. Ai hiểu thì hiểu !
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 30 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 21/10/2011
CHỦ NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 22, 34-40.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình”.


Anh chị em thân mến,
Đạo công giáo chúng ta được gọi là đạo Yêu Thương, đạo Bác Ái, bởi vì Chúa Giê-su xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại cũng chỉ thực hành điều ấy mà thôi đó là yêu thương, và chính Ngài cũng đã dạy chúng ta hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta vậy.

Kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận là hai giới luật lớn nhất của người Ki-tô hữu, cho nên không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, cũng như không thể nói yêu mến tha nhân nhưng lại chối từ Thiên Chúa, thánh Gioan tông đồ cho như thế là kẻ gian dối , giới luậ ấy tuy là hai nhưng chỉ là một.

Nhưng trong thực tế, có rất nhiều lần chúng ta tách hai giới răn này làm đôi để đối xử với tha nhân, nghĩa là chúng ta chăm chăm chú chú coi ngày coi giờ để đi lễ nhà thờ, nhưng chúng ta chưa bày tỏ được nội dung thánh lễ sau khi trở về nhà đó là yêu thương, nghĩa là chúng ta vẫn cứ hằng ngày đi lễ thờ phượng kính mến Thiên Chúa, nhưng hằng ngày vẫn cứ chửi rủa, ghen ghét, kiêu căng hợm hĩnh với người hàng xóm, vẫn lăm le cái chức vụ quyền cao để đè đầu đè cổ anh em chị em trong cộng đoàn, hoặc trong công ty của mình.

Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta không thấy, nhưng nhờ đức tin mà chúng ta thấy Ngài trong vũ trụ vạn vật nên yêu mến Ngài; còn người anh em chị em thì mỗi ngày chúng ta đều thấy, nhưng chúng ta lại không dùng đức tin để nhìn thấy Thiên Chúa trong họ, đó là một thiếu sót lớn lao của chúng ta, là bức tranh không thuận mắt nơi người Ki-tô hữu khi người khác nhìn vào.

Anh chị em thân mến,
Chúa Giê-su đã kéo giới răn trọng nhất là kính mến Thiên Chúa xuống, và đưa giới răn thứ hai là yêu người lên cho cả hai giới răn bằng nhau, là để cho chúng ta thấy tình liên đới giữa con người với nhau cũng quan trọng như liên kết với Thiên Chúa vậy, cho nên có thể nói rằng, bác ái, yêu thương là cái hồn sống của người Ki-tô hữu, bởi vì sống mà không biết xúc động trước cảnh nghèo khó của tha nhân, thì cũng không thể biết được Thiên Chúa là tình yêu để mà kính mến.

Xin Thiên Chúa chúc lành và ban ơn cho chúng ta, để mỗi người trong chúng ta hiểu rằng, khi làm việc thờ phượng để kính mến Thiên Chúa, thì đồng thời cũng biết yêu thương và phục vụ tha nhân như chính mình vậy, để như lời thánh Phao-lô đã nói, chúng ta là con cái của sự sáng, là những người đi trong ánh sáng, cho nên chúng ta phải trở nên gương sáng cho mọi người bằng cách sống chân thành yêu thương và bằng sự phục vụ khiêm tốn của chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 21/10/2011
N2T

46. Linh hồn con người chỉ có Thiên Chúa, chiếm hữu Thiên Chúa, thì mới biết được hạnh phúc chân chính.

(Thánh Augustinus)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 21/10/2011
ĐÓI
Anh ngồi ăn cơm trong nhà hàng với mấy đứa bạn, bất chợt thấy một bé trai lem luốt cầm cái chén đi nhặt thức ăn thừa của bàn bên cạnh. Anh chợt nhớ đến đứa em út của mình vào những năm đói, cầm đôi đũa xới nồi sắn lát (khoai mì) để tìm cơm, nhưng ngay cả một hột cơm cũng không có.
Bất giác anh nuốt không trôi miếng cơm.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa
Trần Ngọc Mười Hai
22:54 21/10/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa

“Đêm nay, đêm cuối cùng”

“lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau.”

(Phạm Đình Chương – Đêm Cuối Cùng)

(Co 1: 3)

Đêm cuối cùng! Chao ôi đêm nào mà chả thế. Đêm nào, cũng buồn rưng rưng, lệ sầu. Thương đau. Thương và đau, cả khi hai người đều đã biết chuyện xảy đến với mình, nên đành hát:



“Nhịp bước bâng khuâng, ngoài phố lạnh,

giọt sầu rơi rớt hồn phiêu linh.

Nắm tay không rời.

Cố hé run run môi cười.

Lúc chia tay, bên trời. Tiếc thương.”

(Phạm Đình Chương – bđd)



Chính vì lạnh lòng, nên vẫn “hé run môi cười”. Chính vì tiếc thương, nên cứ phải “chia tay bên trời”. Thế mới chết!. Buồn chết một điều, là: em và tôi, hai đứa xưa nay yêu nhau tha thiết là thế. Nay thì, tất cả chỉ còn mỗi kỷ niệm, rất nhớ nhung. Sầu buồn. Đáng tiếc.

Vì đã chia tay, nay nào thương tiếc! Vì có giọt sầu, nên hồn phách vẫn cứ “phiêu linh”. Và, người em yêu lại hát lên nỗi niềm rất nhung nhớ, như ca từ ở bài hát:



“Hãy tin một niềm,

Nỗi nhớ nhung xưa, vẹn tuyền.

Sẽ cho ngày về thắm duyên.

Em ơi, đêm cuối cùng gần nhau.

Sợ rằng một ngày mai, giấc mộng không thành.”

(Phạm Đình Chương – bđd)



À thì ra. Vì nhớ nhung, thương tiếc rất hận sầu, nên người người mới bảo nhau: hãy “tin một niềm”. Và, niềm tin ấy. Nhớ nhung này, “sẽ cho ngày về thắm duyên”. Kẻo, ngày mai “giấc mộng không thành” cũng đành ly tan.

Thế mới biết, thi ca/văn học vẫn có những giòng chảy nói lên tình tự nhung nhớ. Nhớ, “đêm cuối cùng” không bao giờ chấm dứt. Vẫn lẩn quẩn trong tâm tưởng của nhiều người. Chí ít, là những người đã và đang yêu. Hoặc, những người sẽ còn yêu mãi. Rất “thương hoài ngàn năm”.

“Đêm cuối cùng” đầy tràn mối “thương hoài ngàn năm”, vẫn là chuyện dài ở huyện. Huyện dân gian. Huyện nhà Đạo. Vẫn cứ thương hoài ngàn năm, khi duyên tình của hai người đã vỡ đổ. “Đêm cuối cùng” cũng thương hoài ngàn năm, là cảnh tình của người anh/người chị ở trong Đạo, vẫn cứ tiếc cái “đêm cuối cùng” ngồi đó, ngó nhau. Để rồi, sẽ hẹn hò thương hoài ngàn năm, rất suốt đời.

Thương hoài ngàn năm, vì vỡ đổ, lại đã kéo theo nhiều khổ đau, xáo trộn. Xáo trộn, không chỉ mỗi tình tự thân thương giữa hai người thôi, mà cả vật chất tính theo trị giá tiền bạc nữa.

Theo Washington Times trích dẫn số thống kê chính thức của chính phủ Hoa Kỳ cho biết nội trong năm 2008 đã có trên một triệu trường hợp ly dị đổ vỡ xảy ra ở nước này. Đổ vỡ do ly dị, lại đã kéo theo nhiều thiệt hại đáng kể, tính thành tiền. Trên thực tế, các phí tổn mà chính phủ Hoa kỳ đã phải xuất chi trong năm 2008 đã gia tăng từ $20,000 đến $30,000/một năm cho một gia đình của người mẹ đơn chiếc ở Mỹ. Kéo theo đó, là tổn phí tạo cho ngân sách quốc gia đang từ 33 tỷ đô lên đến 112 tỷ đô đánh vào các dịch vụ bao cấp phúc lợi (x. Carolyn Moynihan, MercatorNet 23/8/2011).

Xáo trộn có từ những đổ vỡ do ly dị, còn kéo theo nhiều đổi thay trong đời sống thực tế của gia đình. Thực tế cho thấy: chính con trẻ mới là kẻ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng của ly dị, cả về chuyện kinh tế lẫn tài chánh.

W. Bradford Wilcox, một chuyên gia nghiên cứu có nhắc đến công cuộc khảo sát do Cơ quan từ thiện Pew Charitable Trust thực hiện vào năm 2010 cho biết tình trạng sống của con em gia đình vỡ đổ do ly dị, rằng: “Con em gia đình gặp cảnh ly dị đổ vỡ thường hay yếu kém về mặt kinh tế nên khó có thể mon men vào các chức vụ có mức lương cao hơn. Giả như Hoa kỳ muốn thấy sự ổn định của các gia đình chịu cùng một cảnh ngộ như hồi thập niên ’60, thì sẽ thấy mỗi năm có chừng 750,000 em ở lại lớp ít hơn trước, và có ít nhất 1 triệu 2 trăm ngàn em thôi học và khoảng 500,000 vụ phá phách do trẻ vị thành niên phạm pháp gây ra. Đồng thời cũng có ít là 600,000 em được trị liệu và 70,000 em tìm cách chấm dứt cuộc sống (x. Carolyn Moynihan, bđd).

Xáo trộn vốn có từ các vỡ đổ do ly dị tạo ra, còn kéo theo hậu quả về tuổi thọ của con em các gia đình có đổ vỡ như thế nữa. Một khảo sát do Howard Friedman và Leslie Martin thực hiện cho biết: “Con em các gia đình nào có đổ vỡ do ly dị tạo ra, sẽ không sống thọ --trung bình là 5 năm ít hơn—so với con em các cha mẹ thuộc các gia đình vẹn toàn không ly dị hoặc chẳng đổ vỡ.”

Ông Gersten, một viên chức Bộ Y Tế và Nhân Dụng thuộc chính phủ George W. Bush, Hoa Kỳ cũng có nói: “Các dữ kiện về tuổi thọ vừa được đưa ra, là “một trong những bản phân tách tồi tệ nhất xưa nay chưa từng thấy về tầm mức tệ hại mà việc ly dị của cha mẹ đã gây ra cho con cái. Con em các gia đình chịu cảnh này, khó có thể vượt qua được các khó khăn, trở ngại ấy.”

Và cô Carolyn Moynihan, một tay viết thường xuyên của báo điện MercatorNet cũng đi đến luận ngắn gọn, nhưng chắc nịch khi cố bảo: “Ly dị đổ vỡ không là vẫn đề riêng tư của ai hết. Nó ảnh hưởng lên hết mọi người. Chí ít, là nó từng tác hại lên sự tin tưởng của quần chúng nơi ảnh hình về hôn nhân.” (x. Carolyn Moynihan, bđd)

Nói gì thì nói. “thương hoài ngàn năm” với những ly dị đổ vỡ, còn là thương cho cảnh tượng đau thương/sầu buồn chợt xảy ra ở đâu đó, ngay cả chốn nát đổ thương tâm nhưng rất đáng phục. Thương, là thương cho tình mẫu tử vẫn còn đó ngàn năm, như ở Nhật. Nơi vừa có phát hiện về “thương hoài ngàn năm” tình mẫu tử, ở bên dưới:



“Phát hiện rằng:

Trong trận động đất ở Nhật vừa qua, các nhân viên cứu hộ tìm đến tàn tích ở nơi nhà một phụ nữ trẻ, họ nhìn thấy thi thể của cô qua khe gạch nát vụn. Nhìn thi thể của cô có cái gì đó rất lạ, tựa như người đang quỳ gối nguyện cầu, cơ thể cô nghiêng về phía trước. Và, hai tay của cô như đang ôm ghì vật gì đó. Ngôi nhà đã đổ ập lên lưng và đầu cô, nhưng vẫn không xoá nhoà hình ảnh lạ kỳ đó.



Người đội trưởng đội cứu hộ đã phải khó khăn lắm mới luồn tay qua khoảng cách chật hẹp bên bờ tường để sờ chạm được cơ thể của người nữ phụ xấu số mà tìm xem có vật gì đang được cô ôm ghì đến như thế. Anh hy vọng nữ phụ trẻ này có thể vẫn còn sống. Nhưng, thi thể của cô đã lạnh cứng như muốn nói với anh rằng chắc chắn cô đã qua đời.



Đội cứu hộ rời khỏi ngôi nhà và tiếp tục xục xạo các toà nhà đổ khác. Nhưng không hiểu sao, người đội trưởng như bị một lực hút nào đó kéo anh trở lại căn nhà sụp đổ có người nữ phụ đã chết cứng ở bên kia. Một lần nữa, anh quỳ xuống, lần mò sờ chạm len qua các khe nứt chật hẹp bên dưới thi thể của người đã chết. Đột nhiên, anh hét lên một tiếng kêu nhiều phấn chấn: "Một em bé!! Em bé còn sống!"



Cả đội cứu hộ cùng nhau cẩn thận rỡ từng cái cọc trong đống gạch vữa nát quanh thân xác người nữ phụ vừa chết. Một bé trai trạc 3 tháng tuổi được bọc cẩn thận trong tấm chăn hoa ngay dưới xác mẹ mình. Rõ ràng, nữ phụ này cố thực hiện động tác hy sinh cuối cùng để cứu con mình. Khi căn nhà của cô đổ sụp, cô dùng cơ thể yếu mềm của mình làm tấm chắn bảo vệ đứa con. Cậu bé vẫn ngủ mê yên bình khi anh đội trưởng đội cứu hộ nhấc em lên.



Bác sĩ nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ của cậu bé. Khi mở tấm chăn hoa bọc quấn bé, ông thấy chiếc điện thoại di động còn nằm bên trong hiện rõ một lời nhắn, nói rằng: "Nếu con còn sống, con hãy nhớ rằng: mẹ rất yêu con" ...



Chiếc điện thoại di động đuợc chuyển từ bàn tay này đến bàn tay khác, cho nhiều người đọc. Tất cả mọi người đều khóc khi người đọc giòng nhắn: "Nếu con còn sống sót, con hãy nhớ rằng: mẹ rất yêu con”.. (trích truyện kể từ điện thư hôm 26/9/2011)



Lời nhắn trên điện thoại di động, làm người đọc nhớ về một nhắn nhủ khác, cũng dễ thương:



“Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa,

là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta,

khi cầu nguyện cho anh em.

Thật vậy, chúng tôi đã được nghe nói

về lòng tin của anh em vào Đức Kitô Giêsu,

và về lòng mến của anh em đối với toàn thể dân thánh;

lòng tin và lòng mến đó phát xuất từ niềm trông cậy dành cho anh em trên trời,

niềm trông cậy anh em đã được nghe loan báo

khi lời chân lý là Tin Mừng đến với anh em.”

(Cô 1: 3-6)



Xem thế thì, vào hoàn cảnh tồi tệ như thiên tai động đất hoặc vỡ đổ do ly dị, người người vẫn còn gặp khắp nơi và đây đó những lời khuyên và nhủ được gửi đến dân con mọi người. Nhà Đạo mình, cũng có những lời nhắn rất nhủ khuyên mà nhiều người ít quan tâm hoặc ít biết, như đã hỏi:



“Xin cha giải đáp cho thắc mắc của một người bạn từng hỏi: giả như ai đó từng ly dị với một người và nay lại tái giá sống với người khác, hoặc: một người từ lâu vẫn chung sống cảnh hôn nhân chòng chéo, nay muốn quay về với niềm tin đi Đạo. Trường hợp như thế, có được Hội thánh chuẩn thuận mà đón nhận cho họ về với Đạo mình không?” (Một nữ giáo dân hỏi để mọi người biết mà sống đạo cho phải phép).



Mục đích của nữ giáo dân ở trên muốn đưa ra câu hỏi, là để “mọi người biết mà sống đạo cho phải phép”. Cứ như, nếu không hỏi và không nhận được câu trả lời, chắc chị và nhiều người hẳn sẽ không còn sống đạo cho đúng phép, hay sao?

Thôi thì, chị có đưa ra câu hỏi vì mục đích gì đi nữa, cũng đâu có sao. Miễn, có người để hỏi, thì chắc chắn sẽ có chức sắc trong Đạo rồi cũng đưa ra câu trả lời theo khuôn phép rất đúng lẽ Đạo. Như lời đáp từ đức thày linh mục John Flader ở Úc, rất như sau:



“Cũng may là, cách mà cô diễn tả ở câu hỏi là thắc mắc thông thường của nhiều người. Nhất là, vào thời buổi ta thấy quá nhiều trường hợp ly dị vẫn xảy ra ở xã hội hiện thời.



Trước nhất, tôi xin nói ngay điều này, là: Hội thánh vẫn công nhận hôn nhân giữa người không Công giáo lấy người không Công giáo đều thành sự, miễn là hôn nhân này không chống lại luật lệ Giáo hội và hôn nhân ấy được cử hành theo cung cách dân sự, trước mặt thừa tác viên trong Đạo hoặc trước mặt người chứng hôn nhân bên dân sự.



Theo lẽ đạo, nếu đám cưới đầu gãy đổ mà một trong hai người lại tính chuyện tái giá, Giáo hội vẫn coi là họ đã cưới người phối ngẫu trước đó mà thôi. Bởi Hội thánh không công nhận ly dị lại có thể gây ảnh hưởng lên bí tích hôn phối.



Xem như thế, giả như một người đã ly dị rồi, nay tái giá với người không Công giáo mà lại muốn về với Hội thánh Công giáo, thì cũng chẳng có khó khăn gì. Muốn gia nhập cộng đoàn Hội thánh thì nhất thiết phải được công nhận hiệp thông trọn vẹn, đủ tư cách để nhận lãnh mọi bí tích, kể cả bí tích Mình Máu Chúa. Tuy nhiên, những ai đang sống đời hôn nhân với người nào đó mà hôn nhân của họ không được Giáo hội Công giáo công nhận là thành sự, thì vẫn bị coi như đang ở trong tìng trạng rối tội, vì thế sẽ không được phép rước Chúa vào lòng. Vì lý do đó, cũng không là chuyện phải lẽ để đón nhận họ vào với cộng đoàn Hội thánh.



Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nói rõ về vấn đề này, như sau: “Nhằm mục đích trung thành với Lời của Chúa Giêsu –‘những ai từng rẫy bỏ vợ hay chồng mình và đi lấy người khác, như thế là phạm lỗi ngoại tình; và nếu người vợ cũng ly dị chồng và đi lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình hệt như vậy.” (Mc 10: 11-12) – và Hội thánh chủ trương rằng sự kết hiệp mới không được coi là thành sự, chỉ hôn nhân đầu mới thành sự mà thôi. Giả như người nào từng ly dị vợ hoặc chồng nay làm đám cưới theo tính cách dân sự, thì những người ấy phải biết là mình đang ở vào tình trạng đối nghịch lại luật của Thiên Chúa. Cụ thể là, họ sẽ không được rước Mình Máu Chúa vào lòng bao lâu mà tình trạng này cứ tiếp diễn.” (GLHTCG #1650)



Dù điều luật về chuyện này là dành cho hôn nhân và ly dị giữ người Công giáo với nhau, nhưng cùng một tiêu chuẩn tương tự cũng được áp dụng cho người không Công giáo nay muốn vào Đạo. Thành thử, bao lâu tình trạng ấy còn kéo dài, thì những người như thế không thể được chấp nhận gia nhập Đạo.



Tuy nhiên, cũng có nhiều giải pháp khả thi. Trường hợp đầu, những người như thế yêu cầu đưa vụ việc về hôn nhân đầu tiên của họ theo đúng qui cách người Công giáo ra toà án giáo luật để xem trên thực tế, hôn nhân đầu tiên ấy có thể được huỷ bỏ ngay từ đầu hay không. Toà án Công giáo sẽ xem xét giá trị hiệu lực của hôn nhân giữa các người không Công giáo giống như thế. Nếu Toà án có khuynh hướng huỷ bỏ giá trị hôn nhân đầu, thì hai người nam nữ trong kết hợp hôn nhân lần thứ nhì có thể được miễn chuẩn mà tiến hành hôn phối có giá trị hiệu lực theo nhãn giới của Hội thánh.



Một khả thi thứ hai nữa, là: giả như hai người nam nữ đều già đi, mà họ chỉ muốn sống với nhau không có quan hệ vợ chồng, tức chỉ như “người anh người chị”, thì trong trường hợp này, người ấy vẫn có thể được phép gia nhập cộng đoàn Hội thánh Chúa.



Và dĩ nhiên, giả như người phối ngẫu của hôn nhân đầu nay quá vãng, và người kia muốn lấy người khác thì, người này vẫn được phép gia nhập Hội thánh Chúa.



Tuy nhiên mọi giải pháp khả thi nói ở trên có thể sẽ phải trải qua một thời gian chờ Hội thánh giải quyết. Trong khi chờ đợi, người muốn hồi hướng về với Hội thánh cũng đừng nên quay mặt mà bỏ đi. Vẫn nên khuyến khích những người như thế đến dự Tiệc Thánh, tham gia các buổi giảng dạy về niềm tin, vv.. và đặc biệt cũng nên cầu nguyện để có được giải pháp cho tình trạng mình đang sống, miễn là trong khi đó, họ làm mọi cách cho hợp lẽ ngõ hầu giải quyết vấn đề này.” (x. Lm John Flader, Question Time, Connorcourt 2008, tr. 190-191)



Nói như đấng bậc vị vọng có thẩm quyền trong Đạo, là nói như thế. Không có gì đổi thay. Nhưng hỏi rằng, ngày nay được bao nhiêu người chịu quay về với guồng máy Đạo rất ư là ”Vũ Như Cẫn” (tức: vẫn như cũ) của Hội thánh chưa từng đổi thay là mấy,cũng vẫn vậy.

Hỏi ở đây, không có nghĩa là thắc mắc/vấn nạn về guồng máy có khuôn vàng thước ngọc rất chặt chẽ, vững chắc. Khó làm siêu lòng được mọi người. Hỏi ở đây, còn có ý để bảo: với giới chức bên ngoài nhà Đạo --hoặc Công giáo, hoặc Thệ Phản-- lâu nay rày ra sao?

Đã hỏi một cách nghiêm chỉnh, thì cũng nên tìm câu trả lời cũng rất chỉnh và rất nghiêm, để còn an nhàn mà vui sống. Cuối cùng, thì những câu hỏi và/hoặc nhủ khuyên như thế, cũng chỉ nên để chức sắc/đấng bậc có trọng trách cứ khư khư mà giữ lấy mà sống cho hết cuộc đời quý vị, hoặc cho những vị chẳng màng đến thực tế. Hôm nay, bản thân bần đạo chẳng thể tìm ra giới chức nào khả dĩ đáp trả những câu hỏi nghiêm, chỉnh và chính mạch, đến như thế.

Thôi thúc cho lắm, thì bần đạo như mọi lần cũng chỉ dám thưa với bạn đạo cùng bạn đọc bằng một truyện kể rất nhẹ, để bạn và tôi, ta được thư giãn sau những giây phút “rất căng”, mà rằng:



“Người mẹ nọ thấy anh con trai của mình cứ rắp ranh hỏi ý mẹ xem có nên ly dị người vợ đang sống với mình tuy đẹp nhưng không sang, tuy làng nhàng nhưng không hạp, bèn nhận được lời dạy vững chắc của mẹ như sau:

-Con ạ. Đến giờ này, mà con vẫn không nhận ra bí kíp cuộc sống vợ chồng gồm 10 điểm như thế này ư:



1. Kẻ thù lớn nhất của con, là: vợ con;

2. Ngu dốt lớn nhất đời con, là: không hiểu được nó;

3. Thất bại lớn nhất của đời con, là: không bỏ được nó;

4. Bi ai lớn nhất của đời con, là: phải sống với nó;

5. Sai lầm lớn nhất đời con, là: đã quyết định lấy nó làm vợ;

6. Tội lớn nhất trong đời con, là: nghe lời của nó;

7. Nỗi niềm đáng thương nhất đời con, là: bị nó sai khiến;

8. Điều đáng khâm phục nhất ở nơi con, là: con vẫn chịu đựng được nó;

9. Tài sản lớn nhất trong đời của con, là: những thứ nó đang giữ; và

10. Khiếm khuyết lớn nhất trong đời đi Đạo của con, là: không được phép lấy 2 vợ.



Nghe xong, cậu con quý tử của bà mẹ hiền ở trên bèn hu hu khóc rống. Mẹ hiền lấy làm ngạc nhiên, bèn hỏi:

-Ủa! Sao con lại khóc? Khóc là động thái rất hèn, đó con!

-Sở dĩ con khóc là vì bây giờ con mới thấy tội nghiệp cho bố. Có lẽ chính vì thế mà bố của con mới mất sớm, phải không mẹ?



Cũng là câu hỏi, tuy không “gay” như những câu được gửi đến nhà Đạo, cách chính thức như trên, vì gay như thế, thì bố ai dám trả lời. Thôi thì, ta hãy về tắm ao ta, rồi cũng biết. Hỏi hay không, thắc mắc hoặc bình chân như vại, hạ hồi sẽ rõ. Có rõ hay không, cũng đừng hỏi. Chí ít, là hỏi những câu mà nhà Đạo ít người dám trả lời/trả vốn, bởi nếu hợp tình đời thì sợ nghịch ngạo với lý lẽ của nhà Đạo, mà thôi.



Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn chưa mở mắt cho tròn

để còn nhìn đời.

Theo nhãn giới,

rộng hơn thế.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kỷ niệm 550 năm ngày phong thánh của Thánh Catarina thành Siena
Nguyễn Trọng Đa
08:51 21/10/2011
Kỷ niệm 550 năm ngày phong thánh của Thánh Catarina thành Siena

Hội nghị Quốc tế tại Siena và Roma

ROMA – Nhân dịp mừng 550 năm ngày phong thánh của Thánh Catarina thành Siena, Tiến sĩ Giáo Hội, một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Roma và Siena từ ngày 27 đến ngày 29-10, với chủ đề: "Thánh nữ Catarina và di sản của Ngài".

Hội nghị được giới thiệu tại Vatican ngày 21-10, bởi Linh mục Bernard Ardura, Dòng thánh Norbert (O. Praem), Chủ tịch Ủy ban Toà thánh về Khoa học lịch sử, cùng với ông Umberto Utro, người phụ trách khoa cổ vật Kitô giáo của Viện Bảo Tàng Vatican, và linh mục Bernardino Prell, Dòng Đa Minh (OP).

Thánh Catarina thành Siena (1347-1380) được phong là Tiến sĩ Giáo Hội bởi ĐTC Phaolô VI, cùng lúc với Thánh Têrêsa thành Avila, ngày 4-10-1970. Ngài cũng được ĐTC Gioan Phaolô II tuyên bố là đồng bổn mạng của châu Âu, ngày 1-10-1999, tại lễ khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, cùng lúc với thánh Bridget của Thụy Điển và thánh Edith Stein (Têrêsa Bênêđícta Thánh giá). Thánh nữ an nghỉ tại Roma trong Nhà thờ Minerva. Chính ĐTC Piô II đã phong thánh cho Ngài năm 1461, cách nay 550 năm. (ZENIT.org 20-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Lễ hội Diwali của Ấn giáo: ''Cùng nhau cổ vũ sự tự do tôn giáo''
Phạm Kim An
08:53 21/10/2011
Lễ hội Diwali của Ấn giáo: "Cùng nhau cổ vũ sự tự do tôn giáo"

Thông điệp của Hội Đồng Toà thánh về Đối Thoại Liên Tôn

ROMA - "Kitô hữu và người Ấn giáo: Cùng nhau cổ vũ sự tự do tôn giáo", đó là chủ đề thông điệp của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Toà thánh về Đối Thoại Liên Tôn, và Đức Tổng Giám mục Pier Luigi Celata, Tổng thư ký Hội đồng, trong lễ hội Diwali (Ánh Sáng) của người Ấn giáo. Hội đồng Toà thánh nhắc lại rằng quyền cơ bản về sự tự do tôn giáo bao gồm quyền "chuyển qua tôn giáo khác”.

Một lưu ý của Hội đồng này cho biết rằng Lễ hội Diwali (Ánh sáng) được cử hành bởi tất cả người Ấn giáo, và được biết đến với tên gọi "Deepavali", nghĩa là "bấc đèn dầu". Dựa một cách tượng trưng vào thần thoại cổ xưa, lễ hội trình bày chiến thắng của chân lý trên sự dối trá, của ánh sáng trên tối tăm, của sự sống trên sự chết, của cái thiện trên cái ác. Lễ hội kéo dài ba ngày, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới và nó có đặc tính là sự hòa giải gia đình, đặc biệt là giữa anh chị em với nhau, và việc thờ phượng Thượng Đế. Nó sẽ được cử hành năm nay vào ngày 26-10-2011.

Về sự tự do tôn giáo, thông điệp nhận xét rằng "chủ đề này là trung tâm ở nhiều nơi, thu hút sự chú ý của chúng ta về các thành viên của gia đình nhân loại phải đối mặt với định kiến, thành kiến, sự tuyên truyền thù hận, sự phân biệt đối xử và ngược đãi dựa vào lý lịch là người có tôn giáo”.

Và chính sự bất khoan dung truyền cảm hứng cho ước vọng tự do tôn giáo: "Trong nhiều góc của thế giới, sự tự do tôn giáo là câu trả lời cho các cuộc xung đột bị thúc đẩy bởi tôn giáo. Chính giữa bạo lực do các xung đột gây ra, nhiều người mong muốn có sự chung sống hòa bình và phát triển con người toàn diện".

Đức Hồng y Tauran và Đức Tổng Giám mục Celata nhắc lại rằng, "sự tự do tôn giáo là một trong các quyền con người cơ bản được nêu trong phẩm giá của con người", và rằng "nếu sự tự do này bị thoả hiệp hoặc bị từ chối, tất cả các quyền con người khác sẽ bị suy yếu", bởi vì "sự tự do tôn giáo nhất thiết phải bao gồm loại trừ sự cưỡng bức, cho dù đó là sự việc của cá nhân, nhóm, các cộng đồng hoặc tổ chức".

Vì vậy, nó cũng là trách nhiệm của các chính quyền: “Trong khi sự thực hành quyền này bao gồm sự tự do cho bất cứ ai tuyên xưng, thực hành và truyền bá tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, nơi công cộng hay nơi riêng tư, một mình hoặc trong cộng đồng, thì chính quyền dân sự, cá nhân và các nhóm cần phải tôn trọng sự tự do của người khác. Hơn nữa, quyền này bao gồm quyền thay đổi tôn giáo của mỗi người".

Thông điệp nhấn mạnh, sự tự do này tạo điều kiện dễ dàng cho “việc xây dựng một trật tự xã hội và nhân bản", và trái lại, việc vi phạm sự tự do này đe dọa hòa bình thế giới.

Thông điệp kêu gọi trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc: "Chúng ta hãy tìm kết hợp các nỗ lực của mình, hướng tới một trách nhiệm chia sẻ về cổ vũ sự tự do tôn giáo, bằng cách yêu cầu nhà lãnh đạo của các quốc gia không bao giờ coi thường chiều kích tôn giáo của con người".

Thông điệp kết thúc với lời nhắc đến cuộc gặp gỡ sắp tới tại Átxidi (Assisi, Ý) vào ngày 27-10, “để nhắc lại lời cam kết cách đây 25 năm, bên cạnh Chân phước Gioan Phaolô II , nhằm làm cho các tôn giáo thành nguồn mạch của hòa bình và hòa hợp”. (ZENIT.org 20-10-2011)

Phạm Kim An
 
Toà thánh và Libya sau cái chết của Đại tá Gaddafi
Nguyễn Trọng Đa
08:54 21/10/2011
Toà thánh và Libya sau cái chết của Đại tá Gaddafi

Lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh

ROMA - "Tòa Thánh và Libya sau cái chết của Đại tá Gaddafi": là tiêu đề của một lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh tối thứ năm 20-10, và chúng tôi đưa ra đây bản dịch từ tiếng Ý của bản văn này.

Tòa Thánh nhắc lại sự ủng hộ của mình cho "người dân Libya" và "Hội đồng chuyển tiếp", nhắm đến sự "bình định” và "tái thiết", trong "công lý" và "luật pháp".

Về phần mình, các nhà lãnh đạo của Libya mới đã cảm ơn ĐTC Biển Đức XVI về "các lời kêu gọi nhân đạo" của Ngài và cộng đồng Công giáo đối với các bệnh viện và trung tâm cứu trợ của 13 cộng đoàn tu sĩ.

"Đại tá Muammar Gaddafi đã bị giết chết ngày thứ năm 20-10, trong cuộc tấn công cuối cùng vào khu vực quê hương của ông: thành phố Sirte đã rơi vào tay các lực lượng của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), sau hơn một tháng giao tranh đẫm máu. Thông tin này đã được khẳng định bởi người phát ngôn chính thức của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia. Thế là chấm dứt 42 năm chế độ độc tài ở Libya. Đối mặt với một cuộc nổi dậy chưa từng thấy chống lại chế độ của mình, ông Gaddafi đã đi trốn kể từ khi thành phố Tripoli rơi tay tay phe đối lập hồi tháng Tám", theo Đài phát thanh Vatican.

Đài phát thanh Vatican cũng nhắc đến hai phản ứng của Tòa Thánh, một của Đức Hồng Y Bertone, và một của Sứ thần Tòa Thánh, Tổng Giám mục Tommaso Caputo. Tại một buổi lễ trong một bệnh viện ở Roma, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà thánh Tarcisio Bertone nói rằng cần phải "làm việc cho người dân Libya và tất cả mọi người hợp tác với nhau trong sự tái thiết”.

Đài phát thanh Vatican nhắc lại, từ đầu cuộc chiến ở Libya, ĐTC Biển Đức XVI đã nhiều lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của Ngài, kêu gọi đàm phán để đạt được một giải pháp chính trị.

Lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh

Tin tức về cái chết của đại tá Muammar Gaddafi kết thúc giai đoạn quá dài và bi thảm của cuộc đấu tranh đẫm máu, để đánh bại một chế độ cứng rắn và áp bức.

Sự kiện bi thảm này một lần nữa buộc người ta suy tư về cái giá của sự đau khổ lớn lao của con người, vốn đi kèm sự khẳng định và sự sụp đổ của bất kỳ chế độ nào không dựa trên sự tôn trọng và phẩm giá con người, nhưng dựa vào sự khẳng định thống trị của quyền lực.

Hiện nay người ta phải mong muốn rằng, bằng cách tránh cho người dân Lybia khỏi các bạo lực mới do một tinh thần trả đũa hoặc trả thù, các người cai trị mới cần thực hiện càng nhanh càng tốt công tác cần thiết của bình định và tái thiết, trong một tinh thần bao hàm, trên cơ sở của công lý và pháp luật, và rằng cộng đồng quốc tế cam kết giúp đỡ cách hào phóng việc xây dựng lại đất nước.

Về phần mình, cộng đồng Công Giáo nhỏ bé sẽ tiếp tục đưa ra chứng tá và sự phục vụ vô vị lợi của mình, đặc biệt trong các lĩnh vực từ thiện và y tế, và Tòa Thánh sẽ cam kết vì lợi ích của người dân Libya trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, trong một tinh thần cổ vũ công lý và hòa bình.

Về việc này, thật là thích hợp để nhắc lại rằng một tập quán liên lỉ của Tòa Thánh, để thiết lập các quan hệ ngoại giao, là công nhận Nhà nước chứ không công nhận chính quyền. Vì vậy, Tòa Thánh đã không thực hiện sự công nhận chính thức đối với Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) như là chính phủ của Libya. Nếu Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) được thành lập một cách hiệu quả như là chính phủ tại Tripoli, Tòa Thánh sẽ coi Hội đồng này là đại diện hợp pháp của người dân Libya, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tòa Thánh đã có nhiều liên lạc khác nhau với chính quyền mới của Libya. Trước hết, Phủ Quốc Vụ Khanh Toà thánh, cơ quan chịu trách nhiệm về quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh, đã liên lạc với đại sứ quán Libya bên cạnh Tòa Thánh, sau khi có sự thay đổi chính trị tại Tripoli. Gần đây trong thời gian tham dự các cuộc họp của Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký phụ trách quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Toà thánh), Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, đã có cơ hội hội kiến với Vị Đại diện thường trực của Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Abdurrahman M. Shalgham. Và, gần đây hơn, Sứ thần Tòa Thánh tại Libya, Tổng Giám mục Tommaso Caputo, cư trú ở Malta, đã tới thăm Tripoli ba ngày (từ ngày 2 đến ngày 4-10), trong thời gian đó Ngài đã gặp Thủ tướng của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), ông Mahmoud Jibril. Tổng Giám mục Caputo cũng được Bộ trưởng Ngoại giao tiếp kiến.

Trong các cuộc gặp gỡ khác nhau, cả hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Libya. Tòa Thánh đã có cơ hội nhắc lại sự ủng hộ đối với người dân Libya, và ủng hộ quá trình chuyển tiếp. Tòa Thánh mong muốn chính phủ mới thành công trong việc xây dựng lại đất nước. Về phần mình, các nhà lãnh đạo của Libya mới cho biết họ đánh giá rất cao các lời kêu gọi nhân đạo của ĐTC Biển Đức XVI, và sự cam kết của Giáo Hội ở Libya, đặc biệt nhờ sự phục vụ của các bệnh viện hoặc các trung tâm cứu trợ khác của 13 cộng đoàn tu sĩ (sáu cộng đoàn ở Tripolitania và bảy cộng đoàn ở Cyrenaica). (ZENIT.org 20-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giáo lý có thể miễn dịch cho các cử tri khỏi bị nhiễm trùng vì cơn lốc chính trị
Bùi Hữu Thư
18:33 21/10/2011
Nữu Yước (CNS) – Theo lời thuyết trình đoàn trong một hội nghị ngày 18 tháng 10 về “Gìn giữ Đức Tin trong Mùa Gió Lốc”: Các cử tri Công Giáo tìm kiếm các dữ kiện khách quan, nghiên cứu cẩn thận và xem xét giáo huấn của Giáo Hội, sẽ được chuẩn bị để vượt qua những cơn lốc về những gì tiêu cực và 'bắn sẻ' của đảng phái đang xẩy ra trong cuộc vận động cho cuộc bầu cử sắp tới.

Các diễn giả trong chương trình do Đại Học Dòng Tên Fordham ở Nữu Ước trình bầy những nhận xét về vai trò của đức tin và các nguyên tắc hành xử cho cả các ứng viên lẫn cử tri.

Giáo sư John DiIulio, giáo sư về khoa chính trị học tại Đại Học Pennsylvania và là giám đốc tiên khởi của Văn Phòng Các Dự Án có Nền Tảng nơi Đức Tin và Cộng Đồng (Office of Faith-Based and Community Initiatives) dưới thời chính phủ George W. Bush nói: "Khả năng then chốt của người Công Giáo trong diễn đàn công cộng là lập lại sự nhấn mạnh của Giáo Lý về những bất công và bất bình đẳng tội lỗi."

Giáo sư DiIulio nói: Ngày nay các ứng viên không nói nhiều về sự cách biệt giữa người giầu và người nghèo, nhưng "những ai thấm nhuần giáo huấn Công Giáo về xã hội" cần phải kê khai trong lập trường chính trị của họ.

Ông nói: Những ai tuân theo các nguyên tắc được vạch ra trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đều được miễn dịch khỏi bị nhiễm trùng vì "cơn lốc" của các lời hùng biện về chính trị.

Ông nói: "Theo truyền thống Công Giáo, chúng ta không được phép bị mê hoặc bởi chính phủ mà cũng không được dị ứng với chính quyền." Ông tiếp là chính phủ phải có liên hệ với việc phục vụ cho tiện ích chung.

Tom Perriello, một dân biểu thuộc đảng Dân Chủ đã phục vụ tại Quốc Hội từ năm 2008 đến 2010, nói: tôn giáo và đức tin có một vị trí trong chính trị. "Các động lực thúc đẩy đều đáng chú ý. Ông nói: "Đức tin là một trong những điều nhào nặn các hệ thống giá trị."

 
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc lại tầm quan trọng của “tiếng nói luân lý” của Tòa Thánh
Bùi Hữu Thư
20:47 21/10/2011
Amsterdam - Hòa Lan
Đức Thánh Cha tiếp kiến tân đại sứ Hòa Lan tại Tòa Thánh
Rôma, Thứ Sáu 21 tháng 10, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc lại “ảnh hưởng khá quan trọng” của tiếng nói luân lý của Tòa Thánh trên thế giới, khi tiếp nhận ngày thứ sáu này tại Vatican tân đại sứ Hòa Lan tại Tòa Thánh, khi ông Joseph Weterings, đến trình ủy nhiệm thư.

Đức Thánh Cha đã giải thích: “Các mối quan hệ song phương giữa một quốc gia và Tòa Thánh rõ ràng có một đặc tính khác hẳn giữa các quốc gia với nhau. Tòa Thánh không phải là một cường quốc về kinh tế hay quân sự.

“Luôn luôn, tiếng nói tiếng nói luân lý của Tòa Thánh có ảnh hưởng khá mạnh trên thế giới.” Đức Thánh Cha nhắc lại: “Trong các lý do, có sự kiện là vai trò luân lý của Tòa Thánh không bị ảnh hưởng bởi các các tiện ích chính trị hay kinh tế của một quốc gia, và cũng không bị lay chuyển bởi các mục tiêu để vận động tranh cử hay của một đảng phái chính trị.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Sự đóng góp của Tòa Thánh cho vấn đề ngoại giao quốc tế trên hết nằm ở chỗ trình bầy những nguyên tắc đạo lý phải hỗ trợ cho trật tự xã hội và chính trị, thu hút sự chú ý vào nhu cầu hành động để thanh tẩy những vi phạm các nguyên tắc này. Dĩ nhiên, Tòa Thánh làm như vậy trên phương diện đức tin Kitô."

Như thế, Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: "việc đối thoại ngoại giao trong đó Tòa Thánh tham gia được thực hiện trên một điạ bàn không có tính cách tuyên xưng hay thực dụng, nhưng dựa trên căn bản của những nguyên tắc hoàn vũ có thể áp dụng và cũng trung thực giống như các yếu tố vật chất của môi trường thiên nhiên."

Ngài giải thích tiếp: "Giáo Hội luôn luôn tìm cách cổ võ cho công lý tự nhiên vì đây là bổn phận và quyền thi hành của mình. Trong khi công nhận một cách khiêm tốn là các thành phần của Giáo Hội không luôn luôn đạt tới mức độ cao của các tiêu chuẩn luân lý chính mình đề ra, Giáo Hội chỉ có thể tiếp tục khuyên nhủ tất cả mọi người, kể cả các thành viên của mình, phải tìm cách làm mọi sự theo công lý và lý lẽ công bằng và phải chống lại tất cả những gì trái nghịch."

Đức Thánh Cha cũng gợi đến những "tiện ích chung" giữa Tòa Thánh và vương quốc Hòa Lan, ngài nói: "Việc cổ võ cho nền hòa bình thế giới bằng việc giải quyết các tranh chấp một cách công bằng," chống lại "việc sản xuất hàng loạt những vũ khí tiêu diệt muôn vạn người", và cổ võ "sự phát triển và tự túc tại các quốc gia chậm tiến", và bảo vệ phẩm giá con người.

Ngài đã ngợi khen ý định của chính phủ Hòa Lan là cổ võ tự do tôn giáo. Ngài nhận xét rằng "tự do tôn giáo bị đe dọa không những bởi những hạn chế của pháp luật trong vài quốc gia trên thế giới, nhưng còn bị đe dọa bởi một não trạng phản tôn giáo tại rất nhiều xã hội, ngay cả tại những nơi được hưởng sự bảo vệ của luật pháp." Ngài tiếp: "Do đó tốt hơn là chính phủ của quý vị phải canh chừng sao cho tự do tôn giáo và tự do của các hình thức sùng bái khác được bảo vệ và khuyến khích tại quốc gia quý vị và tại ngoại quốc."

Cuối cùng Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ngợi khen những thành quả chính phủ Hòa Lan đã đạt được "trong việc ngăn ngừa nạn nghiện ngập ma túy và mãi dâm."

Tân Đại sứ của Hòa Lan tại Tòa Thánh, Joseph Weterings, sanh năm 1949. Ông khởi sự gia nhập ngành ngoại giao năm 1977. Ông đã giữ chức Cố Vấn tòa Đại sứ Oslo (1996-2000); Trưởng Phòng Nam Mỹ và Trung Mỹ (2000-2003); Đại sứ tại Tripoli (2003-2006); Đại sứ tại Harare (2006-2010); Tổng Lãnh Sự tại Miami (2010-2011).
 
Top Stories
'Ad limina' change means not all bishops meet privately with pope
John Thavis /CNS
15:20 21/10/2011
VATICAN CITY (CNS) -- In a quiet modification of a traditional format, the Vatican has dropped most of the individual private meetings between Pope Benedict XVI and bishops making their "ad limina" visits to Rome.

The unannounced change was instituted earlier this year, apparently in an effort to reduce the scheduling burden on the 84-year-old pope and to help cut through the backlog of "ad limina" visits, which are supposed to be made every five years by heads of dioceses.

In place of one-on-one meetings, the pope now usually holds more freewheeling sessions with groups of 7-10 bishops at a time, lasting about an hour. That is expected to be the format for U.S. bishops when they begin their "ad limina" visits in early November.

Several bishops who have recently come through Rome on "ad limina" visits had good things to say about the new practice.

"The Holy Father welcomed us, he sat down and made us comfortable, at home and he chatted with us. He said, 'Now tell me,' and he listened very attentively and made a comment here or there. At the end, he summed up beautifully what was said," said Archbishop Felix Machado of Vasai, India, who met the pope with a group of eight others in early September.

"It was very spontaneous, a heart-to-heart talk. And that's what it should be. It was a real sharing between him and us," the archbishop said.

Australians making their "ad limina" visits in October were also pleased with the format, saying it means the pope does not have to cover the same ground with each bishop.

"The response of the bishops has been universally positive. As a matter of fact, they've come back from those meetings really excited by the nature of it and by what's happened. They think it's a terrific initiative. And everyone would agree it's a very good use of the Holy Father's time," said Archbishop Philip Wilson of Adelaide.

Archbishop Wilson, as president of the Australian bishops' conference, did have a one-on-one encounter with Pope Benedict. Some cardinals and archbishops in "ad limina" groups have also met individually with the pope. The new policy has not been spelled out, and officials at the Congregation for Bishops declined comment.

One official involved in setting up papal appointments put it this way: "When the possibility exists, the personal audience is maintained. When instead there are a great number of bishops, they are grouped together in such a way that the pope can see them all."

Traditionally, the bishop's private meeting with the pope has been a key moment of the "ad limina" visit. The Vatican's directory for the pastoral ministry of bishops, for example, emphasizes that while bishops may come to Rome as a group, it is "always the individual bishop" who makes the visit on behalf of his diocese.

"It is the individual bishop who meets the successor of Peter personally and retains the right and the duty to communicate directly with him and the heads of dicasteries (Roman Curia agencies) on all questions concerning his diocesan ministry," the directory states.

Blessed John Paul II intensified interaction with the bishops during the "ad limina" visits. In addition to the group meeting and individual audiences lasting about 15 minutes each, the late pope celebrated Mass with the bishops in his private chapel and hosted them for lunch, a dozen at a time. Toward the end of his pontificate, the ailing pope had to cut back on those activities and the pace of the visits slowed.

Pope Benedict did not continue the practice of working lunches and private Masses with the visiting bishops, but during the first five years of his pontificate he met personally with individual bishops.

Meanwhile, the backlog of "ad limina" appointments kept growing. One reason is that the number of bishops in the world has doubled over the last 50 years; the pope would have to meet about 600 bishops each year to put "ad limina" visits back on a five-year track, and Vatican officials have said that's not going to happen.

As a result, most "ad limina" visits are now made every seven or eight years. U.S. bishops, who will make theirs in 2011-2012, last came in 2004, for example.

This year's visits have featured countries with large episcopates, including the Philippines and India. So far in 2011, Pope Benedict has met with nearly 300 bishops making "ad limina" visits, either individually or in groups.

The name of the visits comes from the Latin phrase "ad limina apostolorum" (to the thresholds of the Apostles), a reference to the pilgrimage to the tombs of Sts. Peter and Paul that the bishops are required to make.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ý nghĩa của một chuyến đi: Thánh lễ nhận chức của cha Tân quản xứ Nghi Sơn
Maria Én Trần
08:37 21/10/2011
Ý nghĩa của một chuyến đi: Thánh lễ nhận chức của cha Tân quản xứ Nghi Sơn

GPTH - Hôm nay, ngày 20 -10, cả nước Việt Nam dành trọn tình cảm mến yêu và trân trọng cho những người phụ nữ - những bông hoa đẹp nhất, những người giữ lửa cho cuộc sống thêm phần thú vị. Nhận được những lời chúc ý nghĩa, tôi lên đường tới xứ đảo Nghi Sơn. Và tôi biết, nơi đây hôm nay cũng là một ngày hạnh phúc. Ngày ghi dấu biến cố lịch sử của giáo xứ Nghi Sơn, ngày Nghi Sơn đón mừng cha tân quản xứ đến ở trực tiếp cùng cộng đoàn – cha Giuse Bùi Quang Tạo.

Tôi thầm cảm ơn ngày 20 -10 này không chỉ vì ý nghĩa thực tế của nó. Mà với tôi giá trị của nó chính là mang lại may mắn. Trên quãng đường dài 75 km, tôi được vinh dự cùng đi xe với Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Người mà tôi vô cùng kính trọng. Gần hai tiếng đồng hồ ngồi trong xe, được nghe Đức Cha nói chuyện, được nghe Ngài trăn trở về giáo hội và giáo phận, tôi như lớn lên rất nhiều. Và đặc biệt hơn là sự thân thiện nơi Ngài. Là Giám mục giáo phận, Người bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn luôn tươi cười, luôn làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ. Vậy mà tôi đây tuổi còn trẻ, sức sống căng tràn, còn chưa phải chịu nhiều những thử thách không biết đã bao lần than trách số phận, oán hận cuộc đời…

Qua Đức Cha và những tâm tình của Người tôi biết thêm rất nhiều về xứ đảo Nghi Sơn – điểm mà hôm nay tôi có dịp được ghé qua.

Nghi Sơn là một bán đảo biệt lập. Nơi đây có biển rộng mênh mông còn mang vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Có những dãy núi kéo nhau chạy theo đường biển để đua vẻ hung vĩ, để tô thêm màu sắc, để chấm phá những gam màu ấn tượng cho mảnh đất đang hồi sinh.

Xem hình ảnh

Tôi đã được tiếp xúc với những người con đất biển. Tôi biết sự thẳng thắn mà chân thành nơi họ. Ẩn sau những khuôn mặt rám nắng, những bàn tay còn nặng mùi cá tươi, những bờ vai vạm vỡ… là những tấm lòng đơn sơ, mộc mạc thật thà. Vì vậy tôi càng háo hức mong cho bánh xe quay nhanh hơn để sớm cho tôi được hít thở trong bầu không khí trong lành ấy. Qua những dãy núi đất đỏ, qua nhà máy xi măng Nghi Sơn, qua vùng đất rộng trải dài sau này sẽ mọc lên nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, xe dừng lại trên một vùng đất cao sát biển. Nơi đó có nhà cửa san sát lối đi, nơi đó vừa mở cửa xe đã thấy mùi biển bốc lên với vị tanh, vị mặn. Nơi đó người đi lại tấp nập, những đôi mắt trông chờ, những tà áo dài bay thướt tha. Nơi đó chính là giáo xứ Nghi Sơn – một giáo xứ trẻ được tách ra từ xứ mẹ Ba Làng cách đây bốn năm.

Đúng như những gì tôi đã cảm nhận trước đó. Cái khí chất của người dân xứ biển thật sự không lẫn vào đâu được. Con đường nhỏ dẫn tới nhà thờ xứ Nghi Sơn vừa đủ chỗ cho hai hàng người đứng đón Đức Cha và một lối nhỏ ở giữa để đi vào. Đức Cha lọt giữa dòng người ấy, lọt giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hát vang dội. Tiếng người nói, và hát nghe như đang trong điệu hò quen thuộc của người Thanh hóa: “Rô ta, rô hò…”…mạnh mẽ và sảng khoái biết bao nhiêu.

Nghi Sơn thật may mắn khi nhận được tình yêu và sự quan tâm của Đức Cha. Người mặc dù rất bận rộn với công việc của cả giáo phận nhưng vẫn dành thời gian đến chủ tế thánh lễ và chia sẻ vui với ngày trọng đại này. Hơn nữa, tới dự và hiệp dâng thánh lễ còn có đông đảo quý cha trong và ngoài giáo phận, đặc biệt hơn trong thánh lễ hôm nay có hai cha Pháp quốc cũng đi với Đức cha đến tham dự thánh lễ.

Thành phần không thể thiếu được đó là giáo dân thân yêu của cha Tân quản xứ Nghi Sơn là cộng đoàn giáo xứ Nghi Sơn, cộng đoàn giáo xứ Tân Hải. Một nơi là hiện tại và tương lai còn một nơi là quá khứ, là kỷ niệm, là ngày hôm qua…

Nghi Sơn là một xứ đảo với gần hai ngàn giáo dân trải dài trên ba xã Nghi Sơn, Hải Thượng, Hải Hà, phần đông tập trung ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia. Đa số giáo dân gắn liền với nghề đi biển, ăn trên biển, ngủ trên biển, nắng gió đã ngấm sâu vào đường gân thớ thịt, quen ăn sóng nói gió nhưng lòng lại ngay thẳng, thật thà. Mặc dù đời sống của mọi người còn khó khăn, bấp bênh, phụ thuộc vào con nước và thời tiết nhưng giáo dân xứ đảo này lại vô cùng kiên cường, tự lập đi lên bằng chính sức của mình. Có lẽ vì nằm trên vị trí địa lý là một bán đảo tách biệt, mọi người dựa vào nhau và dựa vào sức mình là chính nên cái tính đó đã ngấm sâu vào dòng máu của mỗi người. Từ một giáo họ của xứ Ba Làng, Nghi Sơn phát triển nhanh chóng, tự mình xây dựng được cơ sở vật từ nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý đường hoàng và đây cũng là giáo xứ mà theo như lời Đức cha nói “… xây dựng cơ sở vật chất 100% là do giáo dân tự đóng góp, không xin một dự án nào, cũng như không nhận sự giúp đỡ của giáo phận”. Đời sống đức tin cũng chân thành như người dân biển vậy. Họ sống quanh năm bên nhau, thuộc từng khuôn mặt, họ đoàn kết với nhau trong từng biến cố. Sự lớn mạnh ngày hôm nay cũng vì tình thần đoàn kết ấy. Với sức sống đó, năm 2007, Đức Cha Giuse đã chính thức công nhận Nghi Sơn là một giáo xứ. Qua bốn năm tiếp tục phấn đấu, đến ngày hôm nay 20/10/2011, trang sử giáo xứ gắn một mốc vàng son: giáo xứ chính thức có cha quản xứ đầu tiên ở cùng cộng đoàn. Từ nay, mục tử và chiên lành cùng nhau chung chia niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ con cá con tôm, cà kê chuyện trò và chung tay đưa giáo xứ bước những bước tiến xa hơn.

Thánh lễ bổ nhiệm cha Giuse Bùi Quang Tạo làm chính xứ Nghi Sơn diễn ra trọng thể, sốt sắng vào lúc 9 giờ 30. Sự nhiệt thành, những giọng ca đầy năng lượng, tiếng tung hô khỏe khoắn vang lên hòa cùng tiếng kèn, tiếng trống, tiếng nhạc và cả tiếng pháo giấy làm vang vọng cả góc trời. Các cha ngoại quốc thực sự cảm động. Có cha còn nói rằng chưa bao giờ thấy một lễ nhận chức nào long trọng như thế. Với Nghi Sơn, niềm vui là như thế đó.

Trong bài giảng lễ Đức Cha đã kêu gọi người công giáo Nghi Sơn hãy là ngọn hải đăng soi sáng cho những người xung quanh. “Nếu nói theo cách của Chúa Giêsu thì chúng ta phải làm lửa cho khu vực Nghi Sơn này”. Nếu chúng ta không đốt nóng tâm hồn chúng ta bằng lửa yêu thương của Chúa Thánh Thần thì chúng ta sẽ không làm được gì cho xứ Nghi Sơn thân yêu. Chúa Thánh Thần đã dùng ngọn lửa để đốt cháy tất cả những gì tiêu cực trong nhân loại và Ngài sẽ tạo một nếp sống mới. Nghi Sơn đang ngày càng thay da đổi thịt với những dự án phát triển của các khu kỹ nghệ. Nhưng đồng nghĩa với điều đó là một thực trạng đau lòng. Càng ngày càng có nhiều người nghiện hút và đã thấy thấp thoáng hình ảnh những cô gái “mua vui cho đời” ở mảnh đất này. Tuy rằng giáo dân Nghi Sơn vẫn chưa bị ô nhiễm nhưng chắc chắn rằng không ít thì nhiều, không nhanh thì chậm nó sẽ tác động tới cộng đoàn công giáo chúng ta. Vì vậy, Đức Cha mong muốn mọi người hãy can đảm lên, can đảm thật sự và tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để chúng ta “đổi mới chính chúng ta cùng những người xung quanh chúng ta”. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, người Việt Nam có câu đó quả thật là không sai. Hi vọng rằng khi dong duổi ngoài biển xa nhìn thấy thánh giá trên tháp nhà thờ Nghi Sơn thấp thoáng trên ngọn đồi này, mọi người sẽ thấy được dấu hiệu bình an…

Kết lại thánh lễ nhận xứ là những giây phút lắng lòng với tâm tình của đại diện giáo dân giáo xứ Nghi Sơn và của cha Tân quản xứ. Những lời tri ân, cảm tạ, lời chào cùng lời chia tay nghẹn ngào trong nỗi xúc động thiêng liêng. Đời linh mục là thế, cứ gắn bó một thời gian với biết bao tình cảm thì các cha lại phải ra đi đến nhiệm sở mới. Biết làm sao được vì các cha đã “Xin vâng” theo ý Chúa, nghe lời Đức Cha. Nhưng có đi nhiều nơi, có đến nhiều mảnh đất khác nhau mới biết rằng khi nỗi buồn chưa kịp vơi đi thì niềm vui đã đến và sức sống thì luôn luôn tồn tại trên khắp nơi nơi…

Maria Én Trần
 
Xuất phát lại từ Đức Kitô để loan báo Tin Mừng
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
09:58 21/10/2011
ĐẠI HỘI TRUYỀN GIÁO 2011
Xuất phát lại từ Đức Kitô để loan báo Tin Mừng
Tại nhà thờ Tân Định, ngày 22/10/2011


Bảng ghi nhớ

Đại hội Truyền giáo TGP Saigòn 2011. Trong tinh thần “Tân Phúc Âm hoá để truyền bá đức tin Kitô giáo”, 21 đoàn thể và 4 giới của TGP.TPHCM quyết tâm Xuất phát lại từ Đức Kitô để loan báo Tin Mừng bằng các hoạt động cụ thể sau đây:

1. Mỗi tuần dành 30 phút học hỏi về Đức Kitô, để hiểu biết đúng đắn và có hệ thống về Người, như ĐTC Bênêđictô XVI mời gọi.
2. Tăng cường sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô bằng đời sống cầu nguyện và bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
3. Tiếp xúc, gặp gỡ, chia sẻ với một người bạn, hay một gia đình ngoài Công giáo, để giới thiệu những giá trị văn hoá của Tin Mừng theo ý hướng truyền giáo.

Làm tại Giáo xứ Tân Định, ngày 22/10/2011
Các đoàn thể và giới ký tên


XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ
(Bài chia sẻ nhân dịp Đại hội Truyền giáo Á Châu, 18-22/10-2006, tại Chang Mai, Thái Lan. Bài được cập nhật nhân dịp Đại hội Truyền giáo của TGP.TPHCM, ngày 22-10-2011, tại Nhà thờ Giáo xứ Tân Định, Q.3, TP.HCM. Xin chia sẻ cùng bạn đọc trong tinh thần truyền giáo).

Nhập đề

Một câu hỏi khiến lòng tôi trăn trở từ nhiều năm qua đó là: “Ta phải làm gì để có thể loan báo Tin Mừng Đức Kitô cách hiệu quả trên cánh đồng truyền giáo ở Việt Nam và Á Châu?”.

Khi nêu lên nhận xét công cuộc truyền giáo tại nước tôi hình như không mấy hiệu quả từ vài chục năm nay, nhiều vị lãnh đạo trong Giáo Hội cũng như một số anh em linh mục, nam nữ tu sĩ không bằng lòng với nhận xét này và cảm thấy hoạt động tích cực truyền giáo của họ bị xem thường. Tôi không có ý coi nhẹ hoạt động tông đồ của các vị ấy, nhưng những thống kê về số người theo đạo hay bỏ đạo Công giáo ở VN cũng như ở châu Á và toàn thế giới khiến ta phải quan tâm và đặt vấn đề cho việc truyền giáo của mình.

Có người cho rằng những con số thống kê không thể nào nói lên được thực tại nhiệm mầu của đức tin Công giáo, càng không phải là thước đo lòng đạo đức hay sự thành bại của việc truyền giáo. Chúng tôi rất đồng ý về nhận định này. Quả thực, chúng ta có thể dùng những số liệu thống kê như những dấu hiệu nhắc nhở chúng ta về những vấn đề thực tế. Những vấn đề từ việc thiếu hiệu quả trong công cuộc truyền giáo hiện nay đã được thẩm quyền cao cấp nhất của Giáo hội đặt ra trong Bản Đề Cương chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục 2012 (THĐGM 2012) sẽ họp ở Rôma từ ngày 7-28/10/2012 và mời gọi chúng ta tích cực quan tâm tìm hiểu, đóng góp những đề nghị đúng đắn “để mở ra những con đường mới nhằm đáp ứng những hoàn cảnh và điều kiện thay đổi mà Hội Thánh đang đối diện trong việc thực thi ơn gọi loan báo và sống Tin Mừng hôm nay” (Đề Cương THĐGM 2012, số 5).

1. Những con số chất vấn

1.1. Tình trạng Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội toàn cầu

Nhìn vào Giáo hội Việt Nam (GHVN) trong suốt 50 năm qua, tỷ lệ người có đạo ngày càng giảm so với dân số cả nước: vào năm 1960, tỷ lệ đó là 7,17%, cuối năm 2010 vẫn là 7,18%. Chúng ta sống đạo như thế nào mà không làm tăng thêm được 1% dân số Công giáo trong suốt 50 năm qua, thậm chí 125 năm qua kể từ năm 1885 đến nay? Giáo Hội châu Á cũng không phát triển hơn trong suốt 50 năm khi mà dân số Công giáo vẫn chỉ ở mức 3% dù có biết bao nỗ lực của hàng trăm ngàn thừa sai, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đủ loại. Dân số Công giáo hiện nay ở Á Châu có khoảng 140 triệu người trong số hơn 4,024 tỷ dân. Theo thống kê của Toà Thánh, dân số Công giáo toàn cầu tăng từ 757 triệu vào năm 1978 lên 1.146 triệu người vào cuối năm 2008 (x. Catholic Almanac 2010, NXB Our Sunday Visitor, tr.335). Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người lớn và hơn 14 triệu trẻ em được rửa tội trong ít năm gần đây, tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân số, vào năm 1978, người Công giáo chiếm 17,99% dân số thế giới, đến năm 2008 chỉ còn 17,32%.

Tính đến ngày 31-12-2010, GHVN hiện có 4.050 linh mục, 3.946 chủng sinh, 2.281 tu sĩ nam, 15.352 tu sĩ nữ, 56.593 giáo lý viên, gần 1 triệu đoàn viên các hội đoàn Công giáo Tiến hành, 6.400.567 tín hữu giáo dân trên tổng dân số là 89.029.559 (theo thống kê của Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN), trong khi số dân thật sự theo Thống kê Nhà Nước là 86.930.000 người Việt (x. Cục Thống kê TP.HCM, tr.331). Số giáo dân này không chính xác do việc khai báo trùng lắp vì theo số liệu thống kê của Tổng Điều tra Dân số ngày 1-4-2009, số dân Công giáo là 5.677.086 trên tổng số dân là 85.846.997 người, chiếm tỷ lệ 6,61% (x. Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở VN 2009, tr. 281). Số người lớn được rửa tội năm 2010 là 42.272 người, hằng năm khoảng 30.000 đến 40.000 người, nhưng hầu hết là để lập gia đình với người có đạo. Vậy chúng ta tự hỏi ai là người đi loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và truyền giáo có kết quả?

Một thí dụ minh hoạ: năm 2010, giáo phận Huế có 2 giám mục, 140 linh mục, 74 chủng sinh, 108 tu sĩ nam, 588 tu sĩ nữ, 755 giáo lý viên và 68.910 tín hữu, nhưng cả năm 2010 chỉ có 66 người lớn được Rửa tội, năm 2009 có 94 người, năm 2008 có 106 người (x. Thống kê Văn phòng Tổng Thư ký HĐGM VN). Chúng tôi đưa thí dụ này không có ý chê trách hay xem thường hoạt động truyền giáo của người tín hữu Huế vì mỗi hoạt động truyền giáo của ta đều được Chúa ghi nhận và ban thưởng dù nó có vẻ không mang lại hiệu quả bên ngoài. Từ sự kiện này chúng tôi muốn lưu ý rằng những đại hội hành hương lớn lao ở LaVang hay ở bất cứ đâu không luôn luôn đi đôi với kết quả truyền giáo. Hằng trăm ngàn người đổ về La Vang hằng năm vẫn không thu hút được người theo đạo.

Dù những con số không nói lên hoàn toàn sức sống năng động của người Công giáo nhưng việc giảm sút số người tin theo Đức Kitô có thể đã nói lên phần nào công cuộc truyền giáo toàn cầu cũng như ở châu Á và ở Việt Nam không mấy thành công.

1.2. So sánh với một vài Giáo hội khác

Trong khi đó công cuộc truyền giáo của anh em Hội thánh Tin Lành lại đáng cho chúng ta suy nghĩ. Ở Việt Nam từ 400.000 tín hữu vào năm 1999 đã tăng lên 734.168 người, nghĩa là tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm (x. Tổng Điều tra Dân số 1-4-2009, tr.281). Trong Hội nghị Hợp nhất Kitô hữu tổ chức vào tháng 7-2006, tại Seoul Hàn Quốc của Hội đồng Giáo hoàng về hợp nhất Kitô hữu do Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) và Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc tổ chức, các tham dự viên được nghe báo cáo về sự phát triển vượt bậc của phái Ngũ Tuần. Từ một vài người cách đây 100 năm giáo hội Ngũ Tuần đã phát triển tới con số 600 triệu người hiện nay, trong đó có 165 triệu đang sống tại châu Á. Nếu so sánh hơn hai ngàn năm truyền giáo tại châu Á, Giáo hội Công giáo đang có 140 triệu người, trong khi anh em phái Ngũ Tuần chỉ mất 100 năm để có 165 triệu người, thì chúng ta phải tự hỏi về kết quả truyền giáo và động lực truyền giáo của cả đôi bên.

2. Đi tìm câu trả lời cơ bản: xuất phát lại từ Đức Giêsu Kitô

2.1. Đã có rất nhiều những hội nghị, hội thảo thuộc đủ các cấp được tổ chức để tìm hiểu và nghiên cứu sâu xa vấn đề truyền giáo của Giáo hội Công giáo nhưng kết quả chưa thu được là bao. Nhiều tài liệu hướng dẫn cho các thành phần dân Chúa học hỏi về công cuộc truyền giáo đã được soạn thảo và phân phối cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân ưu tuyển nhưng hình như chúng vẫn chưa tạo nên những kết quả thiết thực. Vậy chúng ta phải làm gì? Hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục 2012 được tổ chức ở Rôma với chủ đề “Tân Phúc Âm hoá để truyền bá đức tin Kitô giáo” có thể giới thiệu một đường hướng thiết thực và hiệu quả hơn.

Tông huấn Giáo Hội tại châu Á của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 6-11-1999 là một bản tổng kết những định hướng cơ bản cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội tại lục địa mênh mông này. Tông huấn ấy đã mở ra những chân trời bao la thuộc mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và cả đối thoại với những nền văn hoá và tôn giáo khác nhau tại Á Châu sau khi nhấn mạnh đến việc kết hợp với Chúa Ba Ngôi và hợp nhất với Giáo Hội để phục vụ sự thăng tiến con người.

Tuy nhiên, điểm cơ bản mà chúng tôi muốn nhắc đến là Đức Thánh Cha mời gọi từng người chúng ta phải phát xuất lại từ Đức Giêsu Kitô vì Người là món quà quý giá nhất mà Chúa Cha gửi tặng cho châu Á. ĐTC dành trọn chương 2 của Thông điệp để khai triển điều quả quyết này (x. ĐTC Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội châu Á, số 10-15). Đây chính là câu trả lời và là giải pháp đúng đắn cho các vấn đề chúng ta đang quan tâm.

Bản Đề cương của THĐGM 2012 còn nhắc nhở chúng ta rõ ràng hơn:”Khi nói đến Tin Mừng, chúng ta không được chỉ nghĩ về nó như là một cuốn sách hay một tập hợp các lời giáo huấn. Tin Mừng là một cái gì nhiều hơn nữa; nó là một Lời sống động và linh nghiệm, nói điều gì thì điều đó trở thành hiện thực. Tin Mừng không chỉ là một hệ thống các điều khoản đức tin và giới răn đạo đức, càng không phải là một chương trình chính trị, mà là một con người: Đức Giêsu Kitô, Lời của Thiên Chúa đã làm người. Tin Mừng là Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, Tin Mừng không chỉ lấy Đức Giêsu Kitô làm nội dung, nhưng hơn thế nữa, nhờ Chúa Thánh Thần, Đức Giêsu Kitô cũng là người cổ vũ và là tâm điểm của việc rao giảng và truyền bá Tin Mừng. Do đó, mục tiêu của việc truyền bá đức tin là thể hiện một cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó dẫn đưa chúng ta tới một trải nghiệm về Cha của Người và Cha của chúng ta” (Đề Cương THĐGM 2012, số 11).

2.2. Thực trạng sống đạo như mời gọi ta phải trở lại với Đức Giêsu Kitô và xuất phát lại từ Người.

Nhìn vào đời sống người Kitô hữu hiện nay chúng ta thấy có một khoảng cách khá lớn giữa điều người ta hiểu và điều người ta sống. Đời sống đạo tập trung vào các nghi lễ, hoạt động bên ngoài hơn là vào niềm xác tín, cảm nghiệm bên trong. Nhiều người có trách nhiệm trong cộng đồng như linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân ưu tuyển chưa được đào tạo để suy tư một cách có hệ thống về Đức Giêsu Kitô qua bộ môn Kitô học, chưa có cảm nghiệm sống động và mạnh mẽ về Đức Kitô để dấn thân làm chứng cho Ngài, chưa dám chết đi cho những tham vọng và dục vọng của chính mình để sống hoàn toàn cho Đức Kitô trong một châu Á có nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau.

Dân chúng Thái Lan và nhiều nước theo Phật giáo ở châu Á vẫn dành nhiều thiện cảm cho các nhà sư với chiếc đầu cạo trọc, bộ áo cà sa giản dị và chiếc bình bát mộc mạc, bình thản đón nhận những đồ cúng dường, xem họ như là biểu tượng của tinh thần xả kỷ hy sinh hơn các linh mục, tu sĩ Công giáo. Vậy chúng ta sẽ làm chứng cho mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Ngôi Lời Thiên Chúa như thế nào qua những hoạt động xã hội?

Dân chúng Nam Á và Đông Nam Á với hơn 1 tỷ người theo Hồi giáo lại cảm thấy được trợ lực bởi những giờ kinh đều đặn nhiều lần mỗi ngày của cả cộng đồng dù ở bất cứ nơi nào. Rồi qua lời kinh cầu nguyện, anh em Hồi giáo càng thêm gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc sống. Đây là nét đẹp rất cuốn hút trong một xã hội châu Á đã từng bị các thế lực ngoại xâm áp dụng chính sách “chia để trị” khiến người ta luôn nghi ngờ và đóng kín với nhau, trong khi rất nhiều cộng đồng Công giáo vẫn giữ tinh thần cục bộ bè phái để chỉ biết có phe nhóm, dòng tu, tổ chức, giáo xứ, giáo hạt, giáo phận của mình. Bản Đề cương THĐGM 2012, số 7, nhắc nhở: “Công cuộc Tân Phúc Âm hoá kêu gọi chúng ta đi vào đối thoại với những bối cảnh mới mẻ và thách thức này, không bó gọn trong các cộng đồng và tổ chức của mình”.

Hơn 1 tỷ người Trung Quốc lại cảm thấy những lời dạy của Đức Giêsu chưa đủ mức khôn ngoan và sâu sắc nếu so sánh với lời dạy của Đức Khổng Tử, Lão Tử và nhiều bậc thánh hiền trong văn hoá Đông Phương. Họ chỉ nhận ra lời Người có giá trị tuyệt đối, là lời cứu độ của Thiên Chúa, có sức đưa họ vào cuộc sống vĩnh hằng và chia sẻ cho họ thần tính của Thiên Chúa nếu người tín hữu Kitô rao giảng Lời quyền năng bằng các hành động cụ thể như chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, đem lại bình an, hạnh phúc cho những người mình gặp gỡ như Đức Kitô thúc giục (x. Mc 16,15-20).

Châu Á có rất nhiều người trẻ, hơn 50% dân số dưới tuổi 30. Những người trẻ này đang say mê học hỏi khoa học kỹ thuật để tìm biết sự thật ẩn chứa trong thiên nhiên, con người cũng như xã hội. Nhưng hình như Giáo hội Công giáo, qua trình độ học vấn của các bậc chức sắc, và thái độ ít dấn thân của họ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chưa thuyết phục được người trẻ hiểu rằng Đức Giêsu chính là con đường dẫn tới sự thật và sự sống, là nguồn của sự khôn ngoan và Người sẵn sàng khai mở tâm trí để con người hiểu biết những sự thật mầu nhiệm ẩn chứa trong con người và vạn vật. Hơn nữa, những người trẻ này cũng đang chạy theo cái đẹp qua sự say mê cuồng nhiệt đối với những cầu thủ, diễn viên, người mẫu, văn nghệ sĩ, với thời trang, âm nhạc… Nhưng hình như Giáo hội Công giáo lại chưa giới thiệu cho họ một Thiên Chúa là chủ của cái đẹp mà lại hô hào họ hãy xoá bỏ thần tượng, sống đơn giản, nghèo khó và quên giới thiệu cho họ một Đức Giêsu hoà mình vào đám đông dân chúng, ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, khám phá ra cái đẹp trong từng nhánh cỏ, bông hoa của đồng nội cũng như giới thiệu tinh thần nghèo khó thật sự là gì” (x. Đề Cương THĐGM 2012, số 6).

3. Muốn xuất phát lại từ Đức Kitô chúng ta phải làm gì?

3.1. Xuất phát lại từ Đức Kitô

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong các lời giáo huấn của mình qua những thông điệp, tông huấn, tông thư, diễn văn, bài nói chuyện… luôn mời gọi tín hữu tập trung vào Đức Kitô để xuất phát lại từ Người.

Quả thật trong 2.000 năm qua, sau một hai thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội sơ khai tập trung vào Đức Kitô và lời dạy của Người, nhất là từ năm 313 trở đi, Giáo Hội mất dần sự quan tâm để chú ý vào những điểm khác như tổ chức cộng đồng với giáo phận, giáo xứ, xây cất các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, đền thánh, rồi từ thế kỷ 11,12 vào việc thiết lập các dòng tu và tập trung chú ý noi gương các thánh lập dòng hơn noi gương Chúa Giêsu, thế kỷ 15,16 vào việc lo cho các công tác mục vụ, truyền giáo, thế kỷ 19,20 lo đối phó với những học thuyết sai lạc…

Chỉ từ giữa thế kỷ 20, người ta mới bắt đầu quan tâm đến môn Kitô học nhưng cho tới ngày nay, môn học này vẫn kém phát triển, chưa đạt tới tầm vóc xứng hợp như là môn học nền tảng của Kitô giáo. Công đồng Vaticanô II với các văn kiện của mình như muốn nhắc nhở tín hữu Công giáo tập trung vào Đức Kitô như nền tảng và gương mẫu cho mọi hoạt động Kitô hữu. Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô” của Thánh Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ ban hành ngày 19-5-2002 nhắc nhở tu sĩ nam nữ tìm về nguồn sống là Chúa Kitô thay vì tập trung vào vị Sáng lập dòng.

Nhiều đại học Công giáo hiện nay không có giảng khoá hoàn chỉnh về môn Kitô học do những tranh cãi về quan điểm thần học liên quan tới Đức Kitô nhất là giữa các dòng tu với nhau. Nhiều đại chủng viện vẫn giảng dạy giáo trình Kitô học lỗi thời, thậm chí sai lạc, mà không cập nhật những điểm giáo lý mới mẻ và đúng đắn được trình bày trong các sách như Giáo lý Hội Thánh Công giáo (Bộ Giáo lý Đức tin ban hành ngày 11-10-1992, bản dịch Việt hoàn chỉnh và in năm 2009, NXB Tôn Giáo, Hà Nội), Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo (Hội Đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình công bố năm 2004, bản dịch Việt hoàn chỉnh và in năm 2007, NXB Tôn Giáo, Hà Nội), Đức Giêsu Nazareth tập I và tập II của ĐGH Bênêđictô XVI (Tập I công bố ngày 30-9-2006, bản dịch Việt hoàn chỉnh và in năm 2008, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, tập II công bố ngày 25-4-2010 và chưa có bản dịchViệt ngữ).

Người ta thường nói:”Vô tri bất mộ” (không biết nên không tôn kính). Chính vì chưa hiểu biết rõ ràng, đúng đắn về Đức Kitô nên đời sống đạo của người tín hữu không toả ánh sáng Tin Mừng để có sức thu hút người khác tìm về với Đức Kitô. Vì thế chủ đề của Đại hội Truyền giáo Châu Á 2005 ở Chiang Mai, Thái Lan là “Kể lại câu chuyện Giêsu” như các tông đồ xưa sau khi họ hiểu biết và cùng sống với Người. Chủ đề của Đại hội Truyền giáo Châu Á 2010 ở Seoul, Hàn Quốc cũng lấy lại chủ đề ấy “Công bố câu chuyện Giêsu”, nhưng nâng cao hơn một mức vì “công bố” đòi hỏi ta nói về Đức Giêsu một cách trang trọng, có nghiên cứu, có bài bản mà vẫn dựa trên kinh nghiệm sống động của người làm chứng với Chúa Giêsu Kitô.

3.2. Hiệu quả của việc trở về với Đức Kitô

Trở lại với Đức Kitô là chúng ta sẽ tìm lại được cảm nghiệm sống động của các tông đồ về Đức Giêsu Phục Sinh như là tâm điểm cho mọi hoạt động và suy tư của mình. Đức Giêsu không phải là một mớ thông tin mà ta đã thu thập được trong những giờ học giáo lý hay qua những bài giảng, bài kinh nhưng là một con người đang sống giữa chúng ta và sống trong ta để ta có mối tương quan mật thiết với Người. Để hiểu trọn vẹn về một con người đang sống, ta không phải chỉ cần thông tin mà còn phải gặp gỡ, tiếp xúc, yêu thương và nếu cần, có thể hoà nhập thành một trong nhau “để tôi sống không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (x. Gl 2,20) như thánh Phaolô cảm nghiệm…

ĐTC Bênêđictô đã khẳng định: “Trở thành Kitô hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay của một ý tưởng cao cả, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một con người, nó đem sức sống đến cho một chân trời mới và một hướng đi có tính quyết định… Sự gặp gỡ thân mật này giúp cho các cá nhân chia sẻ mối quan hệ của Chúa Con với Cha của Người và trải nghiệm quyền năng Chúa Thánh Thần… Đây là kinh nghiệm mới mẻ về Thiên Chúa của người Kitô hữu” (x. Đề Cương THĐGM 2012, số 11).

Sống trong một đất nước mà người dân có nhiều tính cách đối nghịch vừa tìm tòi khoa học và coi trọng kỹ thuật, vừa chạy theo những bùa phép với những tác động mê tín dân gian, ta cần phải trở lại với Đức Kitô và hoà nhập thành một với Người để Người chuyển thông quyền năng làm chứng cho Tin Mừng qua các dấu lạ như chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, nói được thứ ngôn ngữ mới lạ của tình thương mà Thánh Thần thúc đẩy trong lòng ta (x. Mc 16,16-20). Đó cũng là một trong những chìa khoá thành công của anh em Giáo hội Ngũ Tuần khi họ gắn bó với Đức Kitô và thở được Thần Khí của Người.

Sống trong một châu lục với nhiều dân tộc có các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, ta cần trở lại với Đức Kitô để thấy Người không phải là của riêng Kitô giáo nhưng là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại và vũ trụ. Cha trên trời muốn cứu độ tất cả con cái mình nên đã ban Người Con Một cho chúng ta và Chúa Thánh Thần vẫn đang chuẩn bị cho việc Đức Kitô đến với mọi người cũng như không ngừng nói trong các tôn giáo (x. Tuyên ngôn của CĐ. Vat. II, Nostra aetate, số 1; Giáo hội tại châu Á, số 15,18). Học lại thái độ khoan dung của Đức Kitô, ta sẽ biết phân biệt những hình thức mê tín dị đoan đồng thời biết đánh giá đúng các nghi thức phụng vụ, lời kinh và cách sống của những người không cùng tôn giáo với mình, thậm chí ngay trong việc trừ ma diệt quỷ của họ (x. Mc 9,39-40).

Trở lại với Đức Kitô ta sẽ khám phá ra mầu nhiệm Nhập Thể luôn gắn liền với mầu nhiệm Nhập Thế để can đảm dấn thân vào xã hội trần thế hôm nay. Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở thành Đức Giêsu Nazareth, đã đi vào dòng lịch sử con người, đã đón nhận những yếu tố của vũ trụ vật chất qua thân xác của mình. Người đã đưa tính cách tuyệt đối, vĩnh hằng, thánh thiện, vô cùng của Thiên Chúa vào trong cái tương đối, nhất thời, tội luỵ, hữu hạn của con người và vũ trụ để từ nay tất cả đều được biến đổi và thần hoá. Từ đấy, mỗi con người đều có giá trị vô song dù họ già nua, tàn tật, xấu xa đến đâu chăng nữa. Từ đấy, mỗi công việc đều có giá trị vĩnh hằng, đem lại ơn cứu độ dù nó chỉ kéo dài một vài giây như một nụ cười, một lời cám ơn, xin lỗi, dù có vẻ tầm thường như các chậu quần áo ta giặt mỗi ngày, dù có vẻ nhơ bẩn như làm vệ sinh, rửa mặt, đánh răng mỗi bữa nhờ được gắn kết với Chúa Giêsu Kitô.

Trở lại với Đức Giêsu Kitô để thấy rằng qua việc Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành con người, thì con người trở thành con đường của Thiên Chúa và cũng là con đường của Giáo Hội để tập trung mọi cố gắng lo cho hàng tỷ con người trong vùng đất châu Á, nhất là những con người nghèo khổ, yếu kém, bị bóc lột và bị gạt ra ngoài lề xã hội, như Đức Giêsu đã tất bật từ sáng sớm đến tối mịt để rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ cho con người.

Trở về với Đức Giêsu cũng có thể là lời kêu gọi các người có trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất trở về với tinh thần nghèo khó thật sự của Người. Những ngôi nhà thờ đồ sộ, những tu viện to lớn với cách bày trí sang trọng, sừng sững giữa các túp lều tranh rách nát, mái tôn han rỉ, cống nước thải lộ thiên trong một số miền ở Việt Nam cũng như ở châu Á có thể trở thành những pháo đài kiên cố khiến người ta ngại ngùng không dám tìm gặp Đức Kitô ở đó. Những buổi lễ phụng vụ dài lê thê, với hàng chục ngàn tín hữu tham dự, ngồi bó gối bất động hay đứng chật như nêm cối giữa trời nắng cháy da hay mưa phùn gió bấc để đón tiếp một vị chức sắc quan trọng nào đó, có thể làm cho người chưa tin đạo cảm thấy sợ hãi trong cách diễn tả lòng sùng kính, tôn thờ.

Đối với những cuộc hành hương có vài trăm ngàn người trong các đại hội Thánh Thể, hay Đại hội Thánh Mẫu ở La Vang, Lộ Đức, Tà Pao, trong đó mỗi người ở xa tiêu hàng triệu đồng, người ở gần tốn vài chục ngàn cho việc đi lại ăn ở và nếu tính tổng cộng có thể lên tới hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ đồng, trong khi học sinh vẫn còn thiếu lớp, thiếu trường, trong khi nhiều bệnh nhân chưa cầm được bát cháo giúp đỡ thì có khi ta phải nhìn lại cách thức bày tỏ lòng đạo của chúng ta đối với Chúa và Đức Mẹ cho âm thầm, khiêm tốn và thật sự bác ái hơn chăng? Nói như thế không phải là chúng tôi có ý bài bác lòng sùng đạo bình dân nhưng chỉ mời gọi để người tín hữu suy nghĩ để tình bác ái được diễn tả theo đúng sự thật của đất nước, của dân tộc và gia đình nhân loại như ĐTC Bênêđictô mời gọi trong thông điệp Caritas in veritate (ngày 29-6-2009) của ngài.

ĐTC Phaolô VI nhắc nhở chúng ta rằng: “Con người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn nghe những thầy dạy và nếu họ có nghe những thầy dạy thì đó là vì những thầy dạy này là những chứng nhân”. Vì vậy Hội thánh sẽ phúc Âm hoá thế giới bằng chính hành vi và đời sống của mình, nói khác đi, bằng việc làm chứng lòng trung thành của Hội Thánh đối với Chúa Giêsu: chứng tá về sự nghèo khó và vô vị lợi, chứng tá về sự tự do trước những quyền lực của thế giới này, tóm lại, chứng tá về sự thánh thiện” (x. Đề Cương THĐGM 2012, số 22).

Lời kết

Có lẽ còn rất nhiều điều, nhiều việc trong nếp sống đạo của người tín hữu ở Việt Nam cũng như ở châu Á cần được nhận định và sửa đổi lại dưới ánh sáng của Đức Giêsu Kitô để biểu lộ được sự thật, sự sống và tình yêu của Người cho các dân tộc đang sống quanh mình. Chúng ta hy vọng sẽ có nhiều người tìm đến với Đức Kitô không phải chỉ qua những nghi lễ trang trọng, việc bác ái từ thiện của người tín hữu nhưng họ gặp được nguồn của tình yêu hạnh phúc, của chân thiện mỹ là chính Đức Kitô khi các Kitô hữu tìm về với Người và xuất phát lại từ Người.

Câu hỏi gợi ý:
1. Bạn nghĩ thế nào về kết quả truyền giáo tại Việt Nam? Bản thân bạn đã loan báo Tin Mừng như thế nào? Kết quả cụ thể ra sao? Bạn muốn chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo nào?
2. Theo bạn, muốn xuất phát lại từ Đức Kitô, người tín hữu chúng ta cần phải làm gì?
3. Bạn nghĩ mình có thể làm gì để tăng thêm sự hiểu biết đúng đắn và có hệ thống về Đức Kitô?
 
Hội nhập văn hóa trong Tông huấn Giáo hội tại Á Châu
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
10:09 21/10/2011
HỘI NHẬP VĂN HOÁ
TRONG TÔNG HUẤN GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á


Nhập đề

Những lời cuối cùng của Đức Giêsu Phục Sinh trước khi lên trời vẫn vang vọng như thúc giục chúng ta là những môn đệ của Người: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,18-20). Sứ mạng ra đi gặp gỡ những con người thuộc đủ mọi dân tộc để chia sẻ cho họ Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô là sứ mạng hàng đầu của các Kitô hữu, đặc biệt là của những người đã tận hiến cho Đức Giêsu vì Nước Trời.

Tuy nhiên, dù châu Á là nơi khai sinh của Đức Giêsu và cũng là nơi Đức Giêsu lập Giáo Hội, số tín hữu Công giáo hiện nay cũng chỉ đạt được 140 triệu trong số 4.024 triệu người trong suốt 2000 năm truyền giảng Tin Mừng (x. Catholic Almanac 2010, NXB. Our Sunday Visitor, tr. 335). Có người đã nói đến sự thất bại, có kẻ nói đến sự bất lực của các môn đệ Đức Giêsu và tính kém hiệu quả của Tin Mừng. Tuy nhiên, những con số thống kê không thể nào nói lên được thực tại nhiệm mầu của Đức tin Công giáo, càng không phải là thước đo lòng đạo đức hay sự thành bại của việc truyền giáo. Chúng chỉ là những dấu chỉ nhắc nhở ta suy nghĩ sâu xa hơn về những vấn đề.

Để cho việc loan báo Tin Mừng có hiệu quả hơn, Đức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II đã nói đến văn hoá và việc hội nhập văn hoá trong toàn bộ chương IV của Tông huấn Giáo Hội tại châu Á (GHCA) từ số 19 đến 23. Ngài nhắc đến từ văn hoá 129 lần ở các số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 9, 14, 17, 20, 21, 22, 23 và 48 (riêng chương IV có 5 số đã nhắc tới 45 lần) và từ hội nhập văn hoá 21 lần ở các số 9, 20, 21, 22, 23, 27 và 48. Điều đó cho ta thấy ĐTC quan tâm đến văn hoá và sự hội nhập văn hoá (HNVH) như thế nào trong tông huấn này.

Thật vậy, một trong những nguyên nhân chính yếu khiến Tin Mừng chưa thể phổ biến rộng rãi cho các dân tộc châu Á đó là những người rao giảng Tin Mừng đã không để ý nhiều đến nền văn hoá của mỗi dân tộc, biến Kitô giáo thành một thứ xa lạ với đời sống thường ngày của con người. Đức Hồng y Ratzinger, nay đang là Đức Thánh cha Bênêđíctô XVI, đã giúp chúng ta hiểu rằng: "Đức tin tự nó là văn hoá. Không có đức tin trần trụi, cũng chẳng có văn hoá thuần tuý" (x. J. Ratzinger, Niềm tin vào Đức Kitô trước sự thách đố của các nền văn hoá, diễn đàn ở HĐGM Á Châu, ngày 3 - 5/3/1993, Documentation Catholique, số ra ngày 16-7-1995; x. BTHT 5/1999, tr 169-206) vì chỉ có con người thực tế, sống trong một nền văn hoá nhất định và chính con người ấy đang tin và sống với niềm tin của mình. Vì thế, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giới thiệu giải pháp cần thiết là phải làm sao cho đức tin Kitô Giáo Hội nhập vào văn hoá và mọi sinh hoạt của con người trong xã hội. Hội nhập văn hoá là công việc khẩn thiết cho mọi thành phần Giáo Hội ở châu Á hiện nay (GHCA, số 21 và 22).

Vì thế, người tín hữu, nhất là các linh mục, tu sĩ đặc biệt quan tâm đến vấn đề hội nhập văn hoá qua việc học hỏi tông huấn GHCA của ĐTC. Đây là một vấn đề cấp bách và quan trọng nhưng chúng ta lại chưa có những chuyên viên nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong khả năng hạn hẹp của mình, chúng tôi xin được bàn về một vài điểm cơ bản sau đây:

1. Xác định ý nghĩa và nội dung của từ "văn hoá, hội nhập văn hoá".
2. Thực tế và các thách đố của Giáo Hội tại châu Á và tại Việt Nam về vấn đề HNVH.
3. Các nguyên tắc của Giáo Hội đặt ra cho việc HNVH.
4. Việc HNVH của Giáo Hội Việt Nam thời đã qua và thời nay.
5. Linh mục, tu sĩ và việc HNVH trong công cuộc truyền giáo.

1. XÁC ĐỊNH Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA TỪ NGỮ

1.1. Văn hoá

Từ văn hoá có nhiều nghĩa. Nó được dùng để chỉ những khái niệm bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, trong văn chương Trung Hoa cổ, người ta thấy có tới 160 nghĩa (x. Phùng Quý Nhâm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, giáo trình trường Đại học Sư phạm TP. HCM., 1996, tr.5). Sách Chu Dịch có viết: “Quan hồ nhân văn, dĩ hoá thành thiên hạ” (xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ); hoặc “Văn hoá nội tập, vũ công ngoại tu” (văn hoá làm cho bên trong hoà thuận, vũ công sửa sang cái bên ngoài). Nói chung, văn là vẻ đẹp do mầu sắc tạo ra, là hình thức đẹp trong lễ, nhạc, trong cách cai trị, trong ngôn ngữ, cách cư xử…; hoá có nghĩa là dạy dỗ, làm cho hình thành.

1.1.1. Trong Từ điển Tiếng Việt 2005 của Viện Ngôn Ngữ Học, ta thấy có 5 ý nghĩa sau đây:

- Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Ví dụ: kho tàng văn hoá dân tộc, văn hoá phương Đông...
- Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát). Vd: phát triển văn hoá, công tác văn hoá...
- Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Vd: học văn hoá, trình độ văn hoá…
- Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Vd: sống có văn hoá, ăn nói thiếu văn hoá,...
- Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa qua các di vật tìm được. Vd: văn hoá Đông Sơn,...

Trong tông huấn GHCA cũng như trong bài này, chúng ta nhấn mạnh nhiều đến ý nghĩa đầu tiên với khái niệm cơ bản Văn hoá là tổng thể các giá trị. Tuy nhiên, 4 ý nghĩa sau cũng được dùng lẫn lộn trong các văn bản, nhất là trong các số 20-23 của Tông huấn.

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, mục từ Văn Hoá được trình bày rất nhiều và được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng. Ta có thể nhắc đến định nghĩa của ông F. Mayor đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá tại Venise năm 1970: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Định nghĩa của ông E. B. Taylor, nhà xã hội học văn hoá Anh, cũng mô tả rõ hơn: “Văn hoá hoặc văn minh là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kỳ năng lục, thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB TĐBKVN, 2005).

Văn hoá của một dân tộc hiểu theo nghĩa căn bản nhất là toàn bộ những cái qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúp các dân tộc khác nhận biết mình. Như thế, văn hoá có thể được hiểu là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB TĐBKVN, 2005).

Theo Đông Phương, "văn" đối với "võ". Văn có nghĩa là "vẻ đẹp". "Văn hoá" có nghĩa là làm cho trở thành đẹp, thành có giá trị. Văn hoá chỉ chứa cái đẹp, cái giá trị. Các giá trị văn hoá theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất thí dụ: nhà ở 3 gian, 2 chái, trầu cau), giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần như đình làng, các lễ hội,...). Các giá trị phải do con người sáng tạo ra (phân biệt với giá trị tự nhiên như các khoáng sản trong lòng đất). Sự sáng tạo đó là cả một quá trình lịch sử liên tục, tích luỹ qua nhiều thế hệ trong các hoạt động thực tiễn của con người (thí dụ: Văn hoá Đông Sơn trong giai đoạn lịch sử cách nay khoảng 2.700 năm ở vịnh Bắc Bộ thời các vua Hùng). Những giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ. Vì thế, người ta có thể định nghĩa văn hoá theo nghĩa chuyên môn như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua các quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (x. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về Bản sắc Văn hoá Việt Nam, NXB Tổng Hợp Tp. HCM, 2004, tr. 20-27).

1.1.2. Công đồng Vatincan II, trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes đã xác định 5 ý nghĩa của từ “văn hoá” như trong Từ điển Tiếng Việt: “Đặc điểm của một nhân vị là chỉ đạt tới nhân tính đích thực và trọn vẹn nhờ văn hoá, nghĩa là nhờ việc trau dồi những ưu phẩm và giá trị của bản tính. Vì vậy, mỗi khi đề cập đến cuộc sống nhân loại, bản tính và văn hoá liên kết với nhau hết sức chặt chẽ”.

“Theo nghĩa tổng quát, từ "văn hoá" bao gồm tất cả những gì con người dùng để trau dồi và phát triển các năng khiếu đa diện của tâm hồn và thể xác; cố gắng chế ngự cả trái đất bằng tri thức và lao động; làm cho đời sống xã hội, đời sống gia đình cũng như đời sống chính trị trở thành nhân đạo hơn, nhờ tiến bộ trong các tập tục và định chế; sau hết, diễn tả, thông truyền và bảo tồn trong các công trình của mình, những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của các thời đại, để giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn”.

“Vì vậy, văn hoá nhân loại thiết yếu mang tính cách lịch sử và xã hội, và từ "văn hoá" thường mặc thêm một ý nghĩa xã hội học cũng như nhân chủng học. Chính vì ý nghĩa này mà người ta nói đến sự đa tạp của các nền văn hoá. Thật vậy, có nhiều cách sử dụng sự vật, nhiều cách làm việc và diễn tả tư tưởng, nhiều cách phụng tự và tạo nên thuần phong mĩ tục, nhiều cách thiết lập luật lệ và định chế pháp lý, nhiều cách phát triển khoa học, nghệ thuật và trau dồi thẩm mĩ, nên mới phát sinh nhiều cách chung sống và nhiều hình thức hoà hợp các giá trị của cuộc sống. Như thế, từ các định chế lưu truyền, hình thành một di sản riêng cho mỗi cộng đoàn nhân loại. Cũng do cách thức ấy mà hình thành một môi trường lịch sử nhất định của con người, bất cứ dân tộc nào hay thời đại nào, để từ môi trường đó con người rút ra những giá trị hầu thăng tiến nền văn minh nhân loại” (số 53).

1.1.3. Trong tông huấn GHCA, ĐTC đã gián tiếp nhắc đến các yếu tố cơ bản về văn hoá để chúng ta nhận thức được nội dung lớn lao của vấn đề.

- Trước hết, ngài xác nhận: "Châu Á có nhiều nền văn hoá", được hiểu như là những hệ thống giá trị. Ngài nói: "Thánh Thần đã cho chúng ta hiểu biết chân lý toàn diện, thì cũng có thể giúp chúng ta đối thoại với các giá trị văn hoá và tôn giáo của các dân tộc được kết quả" (GHCA, số 21).

- “Văn hoá là kết quả xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt của một tập thể nhân loại, thì đối lại những con người thuộc tập thể này lại được khuôn đúc trong một phạm vi rộng bởi chính nền văn hoá, trong đó họ đang sinh sống. Nếu con người và xã hội thay đổi, văn hoá cũng sẽ thay đổi theo. Ngược lại, nếu văn hoá đổi thay thì con người và xã hội cũng được văn hoá ấy biến đổi theo" (GHCA, số 21). Như thế, ĐTC như muốn xác định các giá trị của nền văn hoá là do con người sáng tạo và tích luỹ qua những hoạt động trong môi trường sống của mình giữa xã hội. Ví dụ, trong xã hội phong kiến ở Việt Nam thời trước, quan niệm "trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng" bắt nguồn từ loại hình văn hoá nông nghiệp đã thay đổi thành gia đình "một vợ một chồng" trong nền văn hoá mới, trong đó giá trị người phụ nữ được nâng cao.

1.1.4. Đức hồng y Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, trong bài phát biểu với Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, họp tại Hồng Kông từ ngày 3 đến 5-3-1993, đã định nghĩa: "Văn hoá là hình thức chung, được phát triển qua dòng lịch sử, diễn tả các quan niệm và giá trị chi phối đời sống của một cộng đồng". Nó bao gồm các yếu tố sau đây:

- Trước hết, văn hoá có liên quan với tri thức và các giá trị. Văn hoá là một nỗ lực hiểu biết về thế giới và cuộc sống con người trong thế giới nhằm phục vụ những ích lợi căn bản của đời sống con người. Nhờ sự hiểu biết này, con người biết cách hành xử theo các giá trị tạo nên đạo đức học. Trong sự hiểu biết năng động này, con người luôn đặt vấn đề Thiên Chúa hay thần linh. Các nền văn hoá lớn đều giải thích về thế giới con người sống để bắt thế giới quy phục Đấng thần linh.

- Văn hoá luôn gắn liền với một chủ thể xã hội trong đó mỗi cá nhân vượt qua chính mình để đạt tới một chủ thể mang tính xã hội rộng lớn hơn. Chủ thể này vừa thu thập kinh nghiệm, vừa gọt dũa để hình thành nên các quan niệm nơi cá nhân.

- Văn hoá có tính lịch sử nghĩa là có khả năng biến chuyển theo dòng thời gian vì con người luôn tìm tòi hiểu biết để thích nghi với những biến đổi của môi trường và lịch sử bên ngoài (x. DC, số ra ngày 16-7-1995; BTHT số 5-1999, tr. 169-206).

1. 2. Hội nhập văn hoá

Hội nhập văn hoá là một từ ngữ mới được hình thành trong Giáo Hội Công giáo và được nêu lên trong các văn kiện quan trọng của Giáo Hội như Hiến chế Tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, số 13; Tông huấn Loan báo Tin Mừng, số 20; thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, số 52. Trong tông huấn GHCA, ĐTC nhắc đi nhắc lại từ này nhiều lần, đặc biệt ở số 21 (4 lần) và 22 (10 lần).

1.2.1. Định nghĩa:

Hội nhập là hoà mình vào trong một cộng đồng lớn (nói đến quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia). Ví dụ: Hội nhập vào cộng đồng quốc tế là một yêu cầu tối thiểu của thời đại, Việt Nam hội nhập vào khối ASEAN.

Hội nhập văn hoá là hoà mình vào trong nền văn hoá hay đúng hơn là chấp nhận một hệ thống giá trị mới.

Chủ thể hội nhập ở đây được xác định là một cá nhân hay một tập thể (cộng đồng Giáo Hội) tiếp nhận một phần hay toàn bộ hệ thống giá trị đã có sẵn của một dân tộc nào đó. Ví dụ các thừa sai nước ngoài khi đến Việt Nam giảng đạo đã học tiếng nói của ngưới Việt, ăn mặc như người Việt, trình bày giáo lý theo cách hiểu của người Việt. Như thế là họ đang hội nhập vào nền văn hoá Việt Nam. Do đó khi sống ở Việt Nam, họ đã tự do chọn lựa các giá trị tốt đẹp của nền văn hoá Việt Nam để làm giàu cho các giá trị có sẵn của mình, chứ không đánh mất nền văn hoá của mình để trở thành một người hoàn toàn theo nền văn hoá Việt Nam. ĐHY Ratzinger đề nghị "chúng ta không nên nói hội nhập văn hoá mà phải nói là sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá hay có thể nói là tính giao thoa văn hoá" (Inter - culturality) (x. J. Ratzinger, Niềm tin vào Đức Kitô trước sự thách đố của các nền văn hoá, 5-3-1993, Bản tin Hiệp Thông số 2-1999, tr. 17). Thực ra, ngày nay từ hội nhập văn hoá đã bao gồm việc gặp gỡ và giao lưu giữa các nền văn hoá rồi.

1.2.2. Trong Tông huấn Giáo Hội tại châu Á

Chủ thể hội nhập trước hết hiểu là Giáo Hội. "Nhờ hội nhập văn hoá, về phần mình, Giáo Hội sẽ trở thành một dấu chỉ dễ hiểu hơn giúp người ta hiểu bản chất của mình, đồng thời Giáo Hội cũng trở thành một dụng cụ đắc lực hơn để thi hành sứ mạng (x. Sứ vụ Đấng Cứu Thế, số 52). Sự liên kết với các nền văn hoá luôn luôn là một phần trong cuộc hành trình của Giáo Hội qua lịch sử" (x. GHAC, số 21).

Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc đưa đức tin Kitô Giáo Hội nhập văn hoá vào châu Á (GHAC, số 21). Ngoài tác nhân chính là Chúa Thánh Thần, chủ thể hội nhập chính là Giáo Hội được hiểu như là cộng đồng Kitô hữu. Những con người này, hay Giáo Hội, có một nền văn hoá riêng, nghĩa là có cả một hệ thống giá trị vật chất cũng như tinh thần được sáng tạo và tích luỹ qua dòng lịch sử. Bây giờ Giáo Hội gặp gỡ và đối thoại với một nền văn hoá nào đó, "trong quá trình gặp gỡ các nền văn hoá khác nhau của thế giới, Giáo Hội chẳng những truyền đạt các chân lý và giá trị của mình, cũng như đổi mới các nền văn hoá ấy từ bên trong, mà còn thu dụng nhiều yếu tố tích cực có sẵn từ các nền văn hoá khác nhau ấy" (GHAC, số 21).

Một thí dụ cụ thể, khi Kitô giáo được truyền vào Việt Nam cách đây 3, 4 thế kỷ, dân tộc ta lúc đó đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo và nền quân chủ độc tài, phong kiến. Nho giáo dạy người dân phải trung với vua vì vua là thiên tử thay Trời trị dân, có toàn quyền sinh sát đến độ "quân sử thần tử, thần bất tử bất trung". Người Công giáo lại được dạy chỉ có Chúa Trời làm chủ của sự sống, là Cha hết mọi người và tất cả đều là anh em nên đều bình đẳng với nhau về giá trị làm người, dù vẫn có tôn ti trật tự trong xã hội. Đức Giêsu Kitô là Thiên Tử, là Con Chúa Trời, không bắt ai chết mà lại còn chết thay cho mọi người để hoà giải mọi người với Thiên Chúa. Vì thế, người tín hữu không chống đối, phản loạn đối với vua, nhưng họ không thể tuân lệnh vua bỏ đạo được. Dù có bị bách hại, bị giết chết nhưng người tín hữu vẫn không thù oán kẻ bách hại mình. Trái lại, họ vẫn yêu thương và trung thành với vua, với dân tộc. Như thế, Giáo Hội đã thật sự truyền đạt các chân lý về yêu thương, tự do, về giá trị làm người cho nền văn hoá Việt Nam và cuộc hội nhập văn hoá này đã mang lại nhiều ích lợi cho dân tộc Việt.

Hơn nữa, việc hội nhập văn hoá bao gồm nhiều giá trị trên các lĩnh vực khác nhau, nên chủ thể hội nhập có thể trao đổi, gặp gỡ và đón nhận các giá trị trên nhiều bình diện khác nhau. Vì thế, ĐTC nói đến việc đưa Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, hay đưa những giá trị về đức tin, thần học, phụng vụ, linh đạo, huấn giáo của Kitô Giáo Hội nhập vào một nền văn hoá nhất định (ở đây là đưa vào niềm tin, quan niệm, đời sống của cộng đồng người Việt Nam trong một giai đoạn nhất định) (x. GHCA, số 22). Vấn đề đã được Công đồng Vatican II bàn sâu hơn trong hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes từ số 54 đến 62.

Tóm lại, muốn loan báo về Đức Giêsu và chia sẻ Đức Giêsu như một quà tặng vô cùng quý giá cho đồng bào và anh em trên lục địa châu Á này, chúng ta phải hiểu người đang nghe mình là ai, nghĩa là đang thuộc về nền văn hoá nào. Họ có thể là người Việt Nam với 54 dân tộc khác nhau, hay là người Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Lào, Cambodia… Một khi xác định được nền văn hoá của họ, với những khái niệm và giá trị khác với Kitô giáo, ta lại phải tìm cách đối thoại để giới thiệu nền văn hoá Kitô giáo bằng những loại hình ngôn ngữ thích hợp khiến họ có thể hiểu được, trước khi mở lòng đón nhận những giá trị khác biệt của ta. Quá trình hội nhập văn hoá này “là con đường bắt buộc các nhà truyền giáo phải đi qua khi giới thiệu đức tin Kitô giáo và biến nó thành một phần trong di sản văn hoá của một dân tộc” (GHCA, số 21).

Tuy nhiên, việc tìm hiểu nền văn hoá và việc hội nhập văn hoá không phải là chuyện đơn giản, dễ dàng như thực tế đã chứng tỏ trong lịch sử truyền giáo cho các dân tộc ở châu Á.

2. THỰC TẾ VÀ CÁC THÁCH ĐỐ CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á VÀ TẠI VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ HNVH

2.1. Lịch sử của Giáo Hội tại châu Á cũng lâu đời như chính Giáo Hội vì chính tại châu Á,

Lịch sử của Giáo Hội tại châu Á cũng lâu đời như chính Giáo Hội vì chính tại châu Á, Đức Đức Giêsu đã thổi Thần Khí xuống trên các môn đệ, sai họ ra đi tới tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng và quy tụ các cộng đồng tín hữu. Từ Jêrusalem, Giáo Hội đã phát triển sang Antiokia, Roma và xa hơn nữa, tới Ethiopia, Scythia và Ấn Độ. Truyền thống cho rằng, chính Thánh Tôma Tông đồ đã có mặt ở Ấn Độ vào năm 52. Các thương gia Ba Tư mang Tin Mừng đến Trung Quốc vào thế kỷ V, sau 2 thế kỷ Giáo Hội tại đây sa sút và gần như biến mất. Vào thế kỷ XIII, Tin Mừng lại được loan báo lần nữa cho người Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc nhưng không tồn tại được trước sự bành trướng của Hồi giáo vì thiếu sự thích nghi với các nền văn hoá địa phương khi gặp gỡ các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Phật giáo... Những nỗ lực của Thánh Phanxicô Xaviê và những yêu cầu của Bộ Truyền bá Đức tin xin các nhà truyền giáo tôn trọng các nền văn hoá địa phương đã có những kết quả tích cực hơn vào thế kỷ XVI, XVII. Nhiều dòng tu đã dốc hết tâm lực cho công cuộc truyền giáo ở châu Á (GHCA, số 9). Tuy nhiên, sau tất cả những cố gắng ấy, Giáo Hội đang hiện diện thế nào trong lục địa mênh mông này?

2.2. Một vài số liệu về Giáo Hội tại Á Châu

Chúng ta hãy xem thử một vài số liệu về dân số Công giáo so với dân số quốc gia của một số nước để thấy kết quả truyền giáo 2000 năm qua (tính đến 31-12-2010) theo thống kê Toà Thánh:



Tổng cộng có khoảng hơn 140.894.000 người Công giáo trên tổng số 4.024.970.000 dân, chiếm 3,0% trong đó nếu trừ đi 71 triệu người Philippines thì các nước Châu Á chỉ còn lại khoảng 70 triệu người Công giáo. (x. Catholic Almanac 2010, tr.335). Kết quả này thật nhỏ bé sau 2000 năm truyền đạo với biết bao máu và nước mắt, tiền của và công sức của cả Giáo hội toàn cầu, so với tín đồ Hồi giáo là 1,5 tỷ, Ấn giáo là 900 triệu, Phật giáo là 376 triệu. Ở Nhật chẳng hạn có nhiều trường Công giáo, hằng trăm trường Trung Tiểu học Công giáo với cả ngàn thừa sai, nhưng cả chục năm nay, hầu như số tín hữu chẳng tăng them được là bao, mỗi năm chỉ chừng 1,2 ngàn người theo đạo. Người ta tự hỏi, tại sao người châu Á lại ít theo đạo Công giáo như vậy?

2.3 Một vài số liệu về Giáo hội Việt Nam

Kể từ khi hạt giống Tin Mừng được gieo vào Giáo hội Việt Nam năm 1553, nhất là từ năm 1615 đến 1665 các thừa sai dòng Tên ở cả hai miền Nam-Bắc, cho tới khi Toà Thánh thành lập hai địa phận đầu tiên ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, số tín hữu vào năm 1659 là khoảng 100.000 người. Năm 1793 cả hai miền Nam bắc có 320.000 tín hữu, năm 1855 có 426.000 tín hữu chiếm 4% dân số. Năm 1907, số tín hữu lên đến 872.000 chiếm 7% dân số, năm 1933 có 1.296.178 (7,2%), năm 1963 có 2.389.310 (8,27%). Sau đó tỉ lệ người Công giáo giảm dần: năm 1990 có 4.342.000 người (6,86%), năm 2000 (tính đến 31-12-2000) có 5.303.445 trên tổng số dân 81.176.524 (6,5%). Tính đến ngày 31-12-2010, Giáo hội Việt Nam có 6.400.567 tín hữu giáo dân( theo thống kê điều tra dân số ngày 1-4-2009 là 5.677.086 người trên tổng số 85.846.997 dân số cả nước trên tổng số dân 86.930.000. hơi cao so với thực tế. Số liệu giáo dân của VPTTK HĐGM, tr13). Số linh mục từ 4 người vào năm 1648, 43 (năm 170), 119 (năm 1800) tăng lên 385(năm 1900), 1.914 (năm 1960) 2.408 (năm 2000) và 4.050 (năm 2010). Số nam nữ tu sĩ cũng tăng lên nhanh: năm 1670 có hai nữ tu Mến Thánh Giá, năm 1933 có 3.944 tu sĩ, năm 1960 có 5.789 tu sĩ và năm 2000 có 11.174 tu sĩ và năm 2010 có 17.663 tu sĩ.

Theo các báo cáo của các giáo phận gửi về Văn phòng Thư k‎ý Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong vài chục năm gần đây, cả nước mỗi năm có khoảng 30-40 ngàn người lớn được rửa tội. Riêng Năm Thánh 2000 có 35.096 người. Năm 2010, số người lớn theo đạo là 42.272. Tính chung, đa số rửa tội vì lý do hôn nhân.

Chúng ta tự hỏi với biết bao cố gắng trong đời sống tu trì, cầu nguyện hy sinh, với bao nhiêu hoạt động từ thiện bác ái ở ngoài xã hội, với biết bao vất vả trong môi trường giáo dục, y tế… tại sao số người lớn trở lại đạo ít như vậy?

2.4. Câu trả lời cho thách đố của Giáo Hội tại châu Á

Các nghị phụ trong Hội nghị Đặc biệt của Thượng Hội đồng dành cho châu Á từ 19-4 đến 14-5-1998, cũng như chính ĐTC Gioan Phaolô II, đã dành nhiều thời giờ phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc truyền giáo. ĐTC đã trình bày về những khó khăn và thách đố đối với Giáo Hội tại châu Á trong chương I từ số 5-9 của Tông huấn. Tuy nhiên, tất cả các nghị phụ và ĐTC đều tập trung vào một khó khăn và thách đố lớn nhất: làm sao để trình bày Đức Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, Đấng Cứu Độ thế giới khác hẳn với các đấng cứu độ khác được các tôn giáo lớn giới thiệu ở Á Châu.

Thật vậy, Giáo Hội tại châu Á sống trong một bối cảnh có quá nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau (GHCA, số 20). Các tôn giáo này lại giới thiệu các thần linh của mình như là Đấng cứu độ, do đó thật khó khăn khi người Kitô hữu rao giảng Đức Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ duy nhất, vì rao giảng như thế có nguy cơ xúc phạm đến nền văn hoá và tôn giáo của các dân tộc. Hơn nữa, trong cách rao giảng và sống đạo, các nhà truyền giáo cũng như các tín hữu Á Châu không biết đã trình bày Đức Giêsu thế nào khiến cho người ta lầm tưởng là Ngài là một người Tây phương hơn Đông phương (GHCA, số 20), có thể vì các nhà truyền giáo Tây phương bị ảnh hưởng bởi những nền văn hoá tại nơi xuất xứ của họ. Đằng khác, có thể vì những nhà truyền giáo thiếu hiểu biết về nền văn hoá bản địa của châu Á, chưa giới thiệu Đức Giêsu cho người châu Á theo những hình thức văn hoá và cách tư duy của người Á Châu. Vì thế, cần phải đưa đức tin hội nhập vào nền văn hoá của các dân tộc địa phương để giúp họ “có thể nắm bắt được ý nghĩa cứu độ phổ quát của mầu nhiệm về Đức Giêsu và về Giáo Hội Người” (GHCA, số 20).

Ngoài việc đổi mới cách loan báo Đức Giêsu Kitô, ĐTC cũng nói đến những lĩnh vực then chốt cần hội nhập văn hoá: đó là thần học, nhất là môn Kitô học, phụng vu, Kinh Thánh và việc đào tạo các người rao giảng Tin Mừng (GHCA, số 22). Cuộc hội nhập về các lĩnh vực này đã được thực hiện cả ngàn năm nay nhưng hình như chưa đạt được yêu cầu phải có, nên đời sống người tín hữu chưa hội nhập thật sự với xã hội mình sống. Các môn thần học hầu như sao chép nguyên văn cách suy nghĩ thiên về luận lý và hành động của người phương Tây nên chưa chú ý đến cách suy nghĩ thiên về cái “tâm” và chiêm niệm của người phương Đông. Đặc biệt, môn Kitô học chưa trình bày Đức Giêsu như một người đang sống rất gần gũi với con người, nhất là người châu Á, chứ không phải chỉ là một mớ những tri thức rời rạc, những dữ liệu vô hồn để minh chứng về một con người lịch sử như đang được dạy trong nhiều chủng viện và tu viện hiện nay (x. Ý kiến các nghị phụ Nhật Bản trong Thượng Hội đồng 1998).

Những nghi lễ phụng vụ phương Tây cũng chưa được thích nghi với tâm hồn người châu Á nặng về suy tư, chiêm niệm và cảm nghiệm. Nhất là lối sống đạo của người tín hữu Kitô ngày nay dường như chỉ tập trung vào phụng vụ bí tích mà quên đi sự hội nhập vào xã hội mình đang sống để thăng tiến con người và biến đổi thế giới (x. GHCA, số 23).

Tóm lại, thực trạng khó khăn trong vấn đề sống đạo và truyền đạo của Kitô hữu châu Á phần lớn nằm trong vấn đề HNVH. Đây là một khám phá mới và quan trọng của Thượng Hội đồng 1998 mà nhiều người chúng ta, cho đến nay, vẫn chưa quan tâm đúng mức. Một khi đã hiểu vấn đề, chúng ta nên chú ý đến các nguyên tắc Giáo Hội đề nghị cho việc HNVH.

3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA GIÁO HỘI ĐẶT RA CHO VIỆC HỘI NHẬP VĂN HOÁ

3.1. Nhận định sơ khởi

Vì Giáo Hội là một chủ thể văn hoá, có một nền văn hoá riêng và tác nhân chính yếu hoạt động trong Giáo Hội cũng như tác động đến nền văn hoá của Giáo Hội là Thiên Chúa Ba Ngôi, nên việc HNVH cũng cần phải theo những nguyên tắc chặt chẽ, chứ không phải là từng cá nhân riêng lẻ trong Giáo Hội muốn hội nhập thế nào cũng được theo quan niệm tự do của mỗi người.

Hơn nữa, khi tiếp xúc với những con người có nền văn hoá khác mình “để cống hiến cho họ Tin Mừng Cứu độ, Giáo Hội cố gắng tìm hiểu văn hoá của họ. Giáo Hội tìm cách để nhận biết não trạng và tâm hồn của người nghe, những giá trị và tập quán, những vấn đề và khó khăn, những hy vọng và ước mơ của họ. Một khi biết được và hiểu được những khía cạnh khác nhau này của văn hoá, Giáo Hội có thể bắt đầu cuộc đối thoại cứu độ” (GHCA, số 21). Do đó, HNVH không phải là một chuyện bỏ một nền văn hoá này để nhận một nền văn hoá khác, nhưng là một cuộc đối thoại giữa hai nền văn hoá để tìm ra những giá trị vật chất cũng như tinh thần tốt đẹp hơn, cao cả hơn cho cuộc sống con người.

Đây cũng không phải là cuộc đối thoại thuần tuý giữa những con người có các hệ thống giá trị khác nhau để rồi phải bỏ giá trị này để lấy giá trị kia. Những cuộc “lột bỏ” về văn hoá như thế luôn làm đau đớn con người vì văn hoá hay những giá trị đó đã ăn sâu vào con người hoặc đã gắn chặt với bản chất của một dân tộc. Con người không thể bỏ chúng mà không cảm thấy mất mát và bị xúc phạm. Vì thế rất nhiều cuộc HNVH đã thất bại trong lịch sử của các dân tộc. Người ta có thể nhân danh nền văn hoá và tinh thần dân tộc để từ chối nền văn hoá ngoại lai dù vẫn nhận ra được sự ưu việt của các giá trị mới.

Do đó, ĐTC đã xác định “Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc đưa đức tin Kitô Giáo Hội nhập văn hoá vào châu Á. Chính Thánh Thần sẽ đưa tất cả những ai tham dự cuộc đối thoại văn hoá này vào chân lý toàn diện và bảo đảm cho cuộc đối thoại ấy diễn ra trong sự thật, lương thiện, khiêm tốn và kính trọng” (GHCA, số 21). Người không làm đau hay làm vong thân con người “để những người Á Châu muốn đón nhận niềm tin Kitô giáo cho riêng mình, trong tư cách là người châu Á, có thể an tâm rằng: những hy vọng và ước mơ, những lo âu và đau khổ của họ chẳng những đã được Đức Giêsu ôm ấp lấy, mà chúng còn trở thành chính cái điểm, qua đó, ơn đức tin và quyền năng Chúa Thánh Thần đi vào cốt lõi sâu thẳm nhất của cuộc sống của họ” (GHCA, số 21). Vì thế, những ai muốn tham gia vào cuộc hội nhập này phải gắn bó mật thiết với Chúa Thánh Thần để nhận được ơn soi sáng của Người.

3.2. Giới thiệu những văn bản định hướng cho cuộc HNVH

Để định hướng cho cuộc HNVH này, Giáo Hội toàn cầu đã trình bày một số những nguyên tắc căn bản qua các văn kiện của các Bộ và Hội đồng Giáo hoàng thuộc Giáo Triều Roma. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số văn kiện chính sau đây (x. Bản tin Hiệp thông, số 5-1999 với chủ đề Giáo Hội và văn hoá).

- Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes của Công đồng Vatican II từ số 53-62. Đây là văn kiện căn bản xác định văn hoá là gì (số 53), tình trạng văn hoá trong thế giới ngày nay (54-56), một vài nguyên tắc hướng dẫn việc phát triển văn hoá, mối liên hệ giữa đức tin và văn hoá, giữa Tin Mừng Đức Kitô và văn hoá (57-59), một số bổn phận cấp bách của Kitô hữu đối với văn hoá (60-62).

- Huấn thị của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá ban hành ngày 23-5-1999 với chủ đề “Thử tìm một hướng mục vụ cho vấn đề văn hoá” (BTHT số 5/1999, tr 37-122). Đây là văn kiện khá quan trọng và là huấn thị cuối cùng của Hội đồng trước khi bước vào ngàn năm thứ ba. Huấn thị này mở ra một chân trời mới cho việc đưa tinh thần Phúc Âm thấm nhập vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người hiện nay. Công cuộc Phúc Âm hoá gắn bó mật thiết với nền văn hoá của mỗi dân tộc và ta không thể rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô một cách hiệu quả nếu chưa để ý đến nền văn hoá của mình và quanh mình.

Huấn thị dài hơn 80 trang A5 gồm 39 số chia thành 3 phần. Phần I trình bày về đức tin và văn hoá với một số đường hướng chỉ dẫn để có thể mang Tin Mừng đến các nền văn hoá khác nhau, phân biệt Phúc Âm hoá và hội nhập văn hoá, hướng mục vụ về vấn đề văn hoá. Phần II nói đến những thách thức và vận may như hiện tượng đô thị hoá quá nhanh, tình trạng mất gốc văn hoá của những con người ngày nay, các phương tiện kĩ thuật thông tin đại chúng, bản sắc dân tộc và các dân tộc thiểu số, các tình huống nóng bỏng trong các lĩnh vực văn hoá như nghệ thuật, giải trí, nét đa dạng trong văn hoá và đa nguyên trong tôn giáo, việc xuất hiện các tôn giáo mới. Phần III đưa ra những đề nghị cụ thể cho các hoạt động mục vụ về văn hoá như đổi mới cách trình bày sứ điệp Kitô giáo, đối thoại liên tôn, các sinh hoạt tại các giáo xứ: lễ hội, cuộc hành hương, tại các cơ sở giáo dục, tại các trung tâm đào tạo thần học và văn hoá Công giáo cho các văn nghệ sĩ, giới trẻ, các người du lịch, các người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.

Huấn thị này rất đáng cho chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu cho cuộc hội nhập văn hoá của Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.

- Huấn thị của bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, ra ngày 21-1-1994 với chủ đề “Phụng vụ Roma và việc hội nhập văn hoá” để áp dụng đúng các số 37-40 của Hiến chế Phụng vụ thánh (BTHT số 5/1999, tr 123-168). Đây là văn kiện đặc biệt bàn về việc hội nhập văn hoá trong phụng vụ, giới thiệu những nguyên tắc chung hướng dẫn chúng ta đưa bản sắc dân tộc vào nghi lễ phụng vụ Roma. Văn kiện dài 45 trang A5 với 69 số nhỏ chia làm 4 phần. Phần I từ số 9-20 nói về tiến trình hội nhập văn hoá xuyên qua lịch sử cứu độ. Phần II từ số 21-32 kể ra những nhu cầu và những điều kiện sơ bộ cho việc hội nhập văn hoá trong phụng vụ. Phần III từ số 33-51 giới thiệu những nguyên tắc và thể thức thực hành cho cuộc hội nhập văn hoá của nghi lễ Roma. Phần IV từ số 52-69 xác định những khu vực thích nghi nghi lễ Roma. Văn kiện này đáng được các nhà chuyên môn tham khảo để đổi mới sự tham dự của các tín hữu trong phụng vụ.

- Bài viết của Stephen Bevans, SVD, 25 năm hội nhập văn hoá tại Á Châu của Liên hiệp Hội đồng Giám mục Á Châu, 1970-1995. Bài viết dài 33 trang A5, đăng trong Bản tin Hiệp Thông số 5-1999, tr. 218-251. Đây là những kinh nghiệm quý báu và sống động của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu cho cuộc hội nhập văn hoá. Chúng ta có thể tham khảo để tìm ra những định hướng cho việc hội nhập văn hoá ở Việt Nam.

Trong Tông huấn GHCA, ĐTC cũng tóm tắt những nguyên tắc cơ bản để HNVH trong lĩnh vực Kitô học, phụng vụ, Kinh Thánh cũng như trong lĩnh vực đào tạo nhân sự chuẩn bị cho công cuộc hội nhập này (số 22).

Sau khi điểm qua một vài nhận định và nguyên tắc cơ bản cho cuộc hội nhập văn hoá, chúng ta thử tìm hiểu một vài nét về việc hội nhập văn hoá của Giáo Hội Việt Nam từ trước đến nay.

4. VIỆC HNVH CỦA GHVN THỜI TRƯỚC VÀ THỜI NAY

Trong suốt dòng lịch sử của GHVN, chúng ta thấy sự cố gắng liên tục, tuy dù có lúc mạnh lúc yếu của các Kitô hữu, để hội nhập vào nền văn hoá. Họ bắt chước Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, trong mầu nhiệp nhập thể. Thật vậy “nơi Đức Giêsu, người Nazareth, Thiên Chúa đã nhận lấy những yếu tố đặc thù của bản tính nhân loại, kể cả việc thuộc về một dân tộc nhất định (một nền văn hoá nhất định) … Nét đặc thù vật lý của xứ sở và những yếu tố địa lý của miền đất ấy là điều không thể tách rời được với sự thật là Ngôi Lời đã nhận lấy thân xác con người” (GHCA, số 5).

Họ bắt chước Giáo Hội vì “Giáo Hội sống và thi hành sứ mạng của mình trong những hoàn cảnh cụ thể của thời gian và không gian” (GHCA, số 5). Giáo Hội mang một nền văn hoá mới, văn hoá Tin Mừng, đến với các dân tộc “châu Á là những người rất tự hào về các giá trị tôn giáo và văn hoá của mình”. Trong cuộc gặp gỡ và đối thoại văn hoá, cả hai không phải đối đầu và phản kháng với nhau, nhưng trong tinh thần bổ sung và phối hợp hài hoà, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Giáo Hội sẽ giới thiệu Tin Mừng cho tất cả các dân tộc châu Á để sao cho vừa trung thành với truyền thống của mình, vừa không phản bội với cái hồn của Á Châu (GHCA, số 6). Chính trong tinh thần này, chúng ta tìm hiểu về việc HNVH của GHVN thời đã qua và thời hiện tại.

4.1. HNVH của GHVN thời đã qua

Các nhà truyền giáo đến Việt Nam vào thế kỷ XVI, XVII đã ý thức rất nhiều đến việc HNVH, nhất là các thừa sai dòng Tên trong thời kì khai sinh (1533-1659).

Bản thân và cuộc sống hằng ngày của họ đã nói lên một sự HNVH tuyệt vời. Họ không thể giấu được con người mình với vóc dáng cao lớn, da trắng, mắt xanh, mũi lõ (trừ các nhà truyền giáo Á Châu như Nhật Bản). Tuy nhiên, trong cách ăn mặc và đời sống, họ hoà nhập hoàn toàn với người dân Việt Nam: ăn cơm, cầm bát đũa, mặc áo dài, đội khăn đóng, học và nói tiếng Việt.

Trong việc dạy giáo lý và rao giảng Tin Mừng, các nhà truyền giáo dùng những kiểu nói gần với đời sống người Việt, dễ hiểu đối với người Việt. Thí dụ dù bị ảnh hưởng bởi chữ Hán, chữ Nôm, nhưng họ dùng từ Chúa Trời, Đức Chúa Trời thay vì Thượng Đế, Tạo Hoá Thiên, Thiên Chủ để gọi tên Thiên Chúa như người Trung Quốc đương thời. Cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đã trình bày giáo lý thích hợp với tầm hiểu biết của người Việt Nam qua cuốn Phép Giảng Tám Ngày: “Phương pháp tôi dùng là luận về linh hồn bất tử, và sự sống đời sau, từ đó chứng minh về tính Thiên Chúa, về sự quan phòng của Người, và dần dần mới đề cập tới mầu nhiệm khó hơn” (x. Hành trình truyền giáo, bản dịch của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, 1994, tr.73). Cách trình bày của cha gần gũi với những quan niệm của Khổng giáo đang chi phối dân tộc Việt Nam thời ấy như về tam cương, ngũ thường, như trung với vua, hiếu với cha mẹ. Cha giới thiệu Thiên Chúa như một người cha cao cả nhất với nền thần học về “tam phụ”.

* Trong đời sống phụng vụ và bí tích: các thừa sai nước ngoài luôn biết thích nghi với hoàn cảnh khó khăn và trình độ dân trí ở Việt Nam. Thí dụ: khi dâng lễ, để tránh việc nhàm chán do không hiểu tiếng La Tinh, dẫn tới việc chia trí, tham dự thụ động, các ngài sáng tác ra các bài ngắm lễ. Khi giải tội, để tránh hiểu lầm về việc linh mục ở một mình với hối nhân trong nơi kín đáo, nhất là tôn trọng phép tắc: “nam nữ thụ thụ bất tương thân”, Cha Đắc Lộ cho đục thủng tường bằng đất để người phụ nữ xưng tội ngoài nhà. Trong lễ nghi hôn phối, đôi nam nữ được làm phép chúc hôn ngay trong tiệc cưới và vị linh mục ăn trầu cau cùng với cô dâu chú rể.

Trong đời sống đạo đức thường ngày: biết người Việt chuộng các lễ hội, thơ văn, thích thi đua, đàn hát nên các thừa sai đã tổ chức những buổi trình diễn văn nghệ với các tuồng kịch về Kinh Thánh: Mùa Chay có ngắm đứng, ngắm nhân tài, Tuần Thánh có diễn tuồng Thương Khó, có khi cả làng tham dự vào các vai như: Chúa Giêsu, Mẹ Maria, các Tông đồ, Philatô cưỡi trâu với đoàn quân lýnh theo hầu đi bắt Giêsu, Giuđa, Madalena… Tháng 5, tháng 10 có dâng hoa, vãn hoa kính Đức Mẹ. Mùa hè có thi giáo lý giữa các họ, có múa rối nước, leo cầu ao lấy thưởng. Các thừa sai viết truyện, dịch các kinh ra chữ Nôm, sau này ra chữ Quốc Ngữ khiến giáo dân trở thành người có học thức trong một xã hội chỉ có thiểu số người giàu có mới đủ tiền cho con cái ăn học để ra làm quan. Chỉ riêng giáo sĩ Girolamo Majorica, trong khoảng năm 1632-1656, đã viết 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm, nổi tiếng nhất là cuốn Các Thánh Truyện năm 1646. Dù mất mát nhiều do thời gian, số trang còn lưu giữ hiện nay là 4.200 trang với khoảng 1.200.000 chữ.

Trong cuộc HNVH này, các thừa sai đón nhận những giá trị của văn hoá Việt Nam, nhưng đồng thời cũng giới thiệu những giá trị mới của Kitô giáo để sửa đổi và thăng hoa nền văn hoá ấy như quan niệm về một vợ một chồng trong xã hội chấp nhận chế độ đa thê, quan niệm về sự bình đẳng nam nữ trong xã hội cho rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, giới thiệu cách viết chữ mới thay cho chữ Hán, chữ Nôm mà sau này trở thành chữ Quốc Ngữ. Nhất là trong đời sống hằng ngày, người Việt thời đó không hiểu gì về khoa học, không biết giữ vệ sinh, thường dùng nước ao tù để tắm rửa, ăn uống, nên bị mắc nhiều tật bệnh, trẻ sơ sinh bị chết yểu, sản phụ dễ bị các chứng hậu sản… các giáo sĩ dạy cho biết những giá trị mới của khoa học để biết lọc nước, biết nấu chín nước để dùng… Các giáo sĩ dòng Tên chấp nhận một số phong tục tập quán Việt Nam như cho phép bái hương cúng giỗ ông bà, thờ kính tổ tiên, tế Đức Khổng Tử ở văn miếu như một hành động có tính dân sự và xã hội.

Chính trong tinh thần HNVH cởi mở ấy, các tín hữu Việt Nam thấy rằng theo đạo là được sống đúng địa vị làm người và làm con Thiên Chúa, được học hành, khoẻ mạnh, xinh đẹp, gia đình an vui hạnh phúc, nên dù gặp nhiều bách hại họ vẫn quyết tâm theo đạo. Các lương dân, khi nhìn vào đời sống tốt đẹp của người tín hữu, khi tham dự những lễ hội của người Công giáo, đã bị cuốn hút theo tôn giáo mới, bất kể những đe doạ, thiệt thòi. Vì thế, số tín hữu tăng rất nhanh, nhiều vị thừa sai mỗi năm rửa tội cả ngàn người.

Những thất bại và khó khăn trong việc HNVN: Dù Thánh Bộ Truyền bá Đức tin đã gửi huấn thị năm 1659 để nhắc nhở các Đại diện Tông toà được cử sang Việt Nam và Trung Hoa hãy tôn trọng tập tục của dân tộc bản xứ, nhưng các giáo sĩ người Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris (M.E.P.) không chấp nhận sự dễ dãi của các thừa sai dòng Tên ở VN, cũng như ở Trung Hoa, nên đã xảy ra những vụ tranh cãi đáng tiếc. Toà Thánh đã nghiêng về quan điểm khắt khe của các cha M.E.P., nhất là trong việc thờ kính tổ tiên. Lệnh cấm đầu tiên vào năm 1704 thời ĐTC Clemens XI, năm 1715 tông chiếu Ex illa die nhắc lại những điều cấm và kèm thêm bản tuyên thệ phải từ bỏ lễ nghi Trung Hoa. Tại VN, ở giáo phận Đàng Trong, các cha dòng Tên đã phản đối và vẫn cho phép làm những việc trước đây nên có sự căng thẳng giữa các cha dòng Tên và vị Đại diện Toà Thánh. Cuối cùng, ĐTC Benedictus XIV ra tông chiếu Ex quo singulari năm 1742 giải quyết dứt khoát vấn đề lễ nghi Trung Hoa. Năm 1773 dòng Tên bị giải thể và mãi đến năm 1814 mới được phục hồi.

Sau khi Toà Thánh cấm các lễ nghi tôn kính tổ tiên ở Trung Hoa và ở VN, cuộc hội nhập văn hoá hầu như bị dừng lại. Nhiều người Á Châu đã coi Kitô giáo và nhất là Công giáo là đạo của người phương Tây. Các vua chúa ở châu Á càng có cớ để cấm đạo và bách hại đạo vì cho rằng theo đạo Công giáo là bỏ ông bà tổ tiên, là bất hiếu. Hơn nữa, do xuất hiện phái Duy Tự Do (bị Đức Gregorius XVI lên án năm 1832) và phái Duy Tân (bị Đức Pius IX lên án năm 1864), nhiều nhà thần học châu Âu cũng như châu Á không dám trình bày những quan điểm mới mẻ của mình cho những giá trị mới phù hợp với nền văn hoá mới.

Dù trong giai đoạn hình thành GHVN (1659-1802), các cha M.E.P. có phản đối việc tôn kính tổ tiên, nhưng trong các giai đoạn sau này, cho đến năm 1975, các thừa sai MEP đã đóng góp rất nhiều công sức cho việc hội nhập văn hoá bản địa, nhất là trong công cuộc truyền giáo cho các dân tộc thiểu số ở VN. Các ngài đã hội nhập vào đời sống các dân tộc không thua kém các giáo sĩ dòng Tên thời trước, nhất là đã tích cực tìm hiểu văn hoá các dân tộc thiểu số, giúp họ lập ra chữ viết, sưu tập thành các tự điển cho người Ba Na, Êđê, Xơđăng, M’nông, Xtiêng, Ra Glai…

Phải gần 200 năm sau, trong đường hướng cởi mở đối với các vấn đề về xã hội được ĐTC Leo XIII khởi đầu qua thông điệp Rerum Novarum (1891) và ĐTC Pius XII qua các thông điệp như Mystici Corporis (1943), Divino Afflante Spiritu (1943), Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin mới cho rằng lễ nghi tôn kính tổ tiên và Đức Khổng Tử chỉ có tính cách xã hội. Năm 1939, Thánh Bộ công bố huấn thị Plane Compertum est về vấn đề này. Năm 1965, HĐGMVN mới có thông báo cho phép những hình thức tôn kính tổ tiên mà chúng tôi trích dẫn sau đây:

4.2. Thông cáo của HĐGMVN về việc tôn kính ông bà tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ

“Ngày 20-10-1964, Toà Thánh, qua Bộ Truyền giáo, đã chấp thuận đề nghị của các Giám mục Việt Nam xin áp dụng Huấn thị Plane compertum est, về việc tôn kính tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ cho giáo dân Việt Nam. Để hiểu rõ tinh thần của Giáo Hội trong việc chấp thuận này, và để có những chỉ thị hướng dẫn cho việc áp dụng, Hội đồng Giám mục muốn nêu lên mấy điểm sau đây:

4.2.1. Giáo hội Công giáo đối với nền văn hoá và truyền thống các dân tộc

- Giáo Hội Chúa Kitô bao giờ cũng tha thiết thực hiện mệnh lệnh của Đấng Sáng Lập, để hiện diện khắp nơi và tuyên giảng Phúc Âm cho mọi người. Cố gắng đầu tiên của Giáo Hội là giúp sao cho con người được trở nên hình ảnh đích thực của Thiên Chúa và trung thực với sứ mệnh Kitô hữu của mình, để đạt cứu cánh sau hết là hạnh phúc đời đời. Công trình đó được thực hiện trong nội tâm của mỗi cá nhân. Nhưng nó có âm vang đến toàn diện cuộc đời và trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người.

- Mặt khác, từ nguyên thuỷ cho đến ngày nay, Giáo Hội Công giáo vẫn tuân theo tiêu chuẩn Phúc Âm. Theo đó, Giáo Hội không huỷ bỏ hay dập tắt những giá trị thiện hảo, liêm chính, chân thành của các dân tộc. Có lẽ cũng vì bản tính nhân loại, dù còn mang dấu vết sự sa ngã của tổ tông, song vẫn giữ trong nội tâm một căn bản tự nhiên mà ánh sáng và ân sủng Thiên Chúa có thể soi chiếu, nuôi dưỡng và nâng lên tới một mức độ đức hạnh, một nếp sống siêu nhiên đích thực. Cũng vì vậy, Giáo Hội không bao giờ miệt thị, khinh chê tư tưởng cũng như nghệ thuật hoặc văn hoá của người không Công giáo. Trái lại, Giáo Hội đã từng góp phần thanh luyện hoặc bổ túc để đi đến chỗ hoàn hảo. Trải qua các thế kỷ, Giáo Hội đã thánh hoá những phong tục cũng như những truyền thống chân chính của các dân tộc. Giáo Hội cũng đã nhiều lần đem nghi lễ của miền này xứ nọ sáp nhập vào nền phụng vụ của mình, sau khi đã tu chỉnh cả tinh thần và hình thức, để ghi nhớ Mầu Nhiệm hoặc để tôn vinh các bậc thánh nhân hay các vị tử đạo.

- Đối với các tôn giáo khác, Giáo hội Công giáo cũng chủ trương một lập trường rõ rệt. Dĩ nhiên, Giáo Hội không thể tham dự vào các nghi lễ của các tôn giáo khác, hoặc coi tôn giáo nào cũng như tôn giáo nào, và lãnh đạm để mặc ai muốn hay không muốn tìm xem Thiên Chúa có mạc khải một Đạo không sai lầm, trong đó Thiên Chúa được nhận biết, kính mến và phụng thờ. Tuy nhiên, Giáo Hội không từ chối công nhận một cách kính cẩn những giá trị tinh thần và luân lý của các tôn giáo khác. Giáo Hội không phủ nhận điều gì vốn là chân lý và thánh thiện của bất cứ tôn giáo nào. Giáo Hội luôn luôn rao truyền Đức Kitô “là Đường đi, là Chân Lý và là Nguồn Sống” và, trong Đức Kitô, Thiên Chúa làm hoà với muôn vật. Tuy nhiên, Giáo Hội thành tâm và lưu ý cứu xét những hành động và sinh hoạt, những luật pháp và lý thuyết của các tôn giáo khác, tuy có sai biệt với những điểm Giáo Hội đề ra, song vẫn mang lại một tia sáng nào đó của chính chân lý hằng soi sáng mọi người. Vì thế, Giáo Hội khuyên giục con cái mình tuy vẫn phải giữ đức tin Công giáo toàn vẹn, nhưng phải làm thế nào để nắm giữ và phát triển những của cải thiêng liêng, luân lý và những giá trị xã hội, văn hoá, gặp được trong các tôn giáo khác nhờ những buổi hội thảo, sự học hỏi và sự cộng tác với các tín đồ của các tôn giáo này.

Chính lập trường đó của Giáo Hội được đúc kết trong tư tưởng của các Đức Giáo hoàng và trong Công đồng Vatican II, đã giải thích lý do quyết định của Toà Thánh, khi cho áp dụng huấn thị “Plane compertum est” tại Việt Nam ngày nay.

Và cũng chiếu theo tinh thần đó, các giám mục hội nghị tại Đà Lạt trong những ngày 13 và 14-6-1965 đã cho công bố thông cáo này”.

4.2.2. Thể thức áp dụng huấn thị Plane compertum est

- Nhiều hành vi cử chỉ xưa kia tại Việt Nam, có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì sự tiếp xúc bên ngoài và vì tâm tình, tập quán đã thay đổi nhiều, nên chỉ còn là những phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ có tính cách thế tục, lịch sự và xã giao đó, Giáo hội Công giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho chúng được diễn tả bằng những cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tuỳ theo trường hợp.

Vì thế, những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự chúng hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng, là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn, tổ chức ngày kị giỗ…) thì được thi hành và tham dự cách chủ động.

- Trái lại, vì có nhiệm vụ bảo vệ đức tin Công giáo được tinh tuyền, Giáo Hội không thể chấp nhận cho người giáo hữu có những hành vi cử chỉ, hoặc tự chúng, hoặc do hoàn cảnh có tính cách tôn giáo trái với giáo lý mình dạy.

Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo không phù hợp với giáo lý Công giáo (như bất cứ nghi lễ nào biểu lộ lòng phục tùng và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo nào đó như là đối với Thiên Chúa), hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử hành ở những nơi dành riêng cho việc tế tự … thì giáo hữu không được thi hành và tham dự. Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện diện một cách thụ động như đã ấn định trong Giáo luật, khoản 1.258 (Bộ Giáo luật năm 1917).

- Đối với những việc mà rõ là thế tục hay tôn giáo, thì phải dựa theo nguyên tắc này, là nếu những hành vi đó, theo dư luận dân chúng địa phương, không coi như sự tuyên xưng tín ngưỡng của một tôn giáo (ngoài Kitô giáo), mà chỉ biểu lộ tâm tình tự nhiên, thì được coi như không trái với đức tin Công giáo, nên được thi hành và tham gia. Trong trường hợp chưa hết nghi nan, thì có thể hành động theo tiếng lương tâm lúc ấy: nếu cần, thì phải giải thích chủ ý của mình một cách khéo léo, hợp cảnh, hợp thời. Sự tham dự cũng chỉ được có tính cách thụ động.

Đó là những nguyên tắc chung, giáo hữu cần phải dựa vào mà xét đoán theo lương tâm và hoàn cảnh. Trong trường hợp hồ nghi, mọi người liên hệ không được theo ý riêng mình, mà sẽ phán đoán theo chỉ thị của Toà Thánh và bàn hỏi với các giáo sĩ thành thạo.

Yêu cầu quý cha phổ biến rộng rãi và giải thích tường tận thông cáo này không những trong các nhà thờ mà cả mỗi khi có dịp, không những cho anh em giáo hữu mà cho cả người ngoài Công giáo. Các vị phụ trách Công giáo Tiến hành cũng phải lấy thông cáo này làm đề tài học tập cho các hội đoàn trong các buổi họp và các khoá huấn luyện” (x. Sacerdos Linh Mục nguyệt san, số 43, tháng 7-1965, tr. 489-492).

4.3. Hội nghị Nha Trang

Ngày 14-11-1974, 7 giám mục Việt Nam (Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền, Gm. Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Gm. Phaolô Huỳnh Đông Các, Gm. Giuse Trần Văn Thiện, Gm. Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, Gm. Phêrô Maria Nguyễn Huy Mai) chủ toạ khoá hội thảo về Phúc Âm hoá ở Nha Trang, đã xác định cụ thể hơn về vấn đề thờ cúng tổ tiên trong 6 điểm. Chúng tôi xin trích nguyên văn sau đây:

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan như hồn bạch …
2. Việc đốt hương, nhang, đèn, nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ gia tiên và trước giường thờ tổ tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.
3. Ngày giỗ cũng là ngày “kị nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín như đốt vàng mã… và giảm thiểu, canh cải những lễ vật để biểu dương ý nghĩa thành kính biết ơn ông bà như dâng hoa trái, hương đèn…
4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “lễ tổ, lễ gia tiên trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên” vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với ông bà.
5. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng tôn kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.
6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng quen gọi là “phúc thần” tại đình làng để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử,đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải vì mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.

Trong trường hợp thi hành các việc trên đây sợ có điều gì hiểu lầm nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu, khích lệ, thông cảm… Đối với giáo dân, cần giải thích cho hiểu việc tôn kính tổ tiên và các vị anh hùng liệt sĩ theo phong tục địa phương là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những việc tôn kính có liên quan đến tín ngưỡng, và chính Chúa cũng truyền “phải thảo kính cha mẹ”, đó là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa”.

4.4. HNVH trong thiên niên kỷ mới

Kể từ năm 1975, nhiều hoạt động hội nhập văn hoá của GHVN hầu như dừng lại vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Nhiều tín hữu không còn để ý đến tầm quan trọng của văn hoá và việc hội nhập văn hoá trong đời sống khiến cho đạo và đời mỗi ngày một cách xa nhau, dù ai cũng hiểu rằng cần phải “tốt đạo đẹp đời”.

Một vài năm gần đây, HĐGMVN đã bắt đầu để ý hơn đến vai trò của văn hoá trong đời sống đức tin và đã đề nghị Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ nghiên cứu về vấn đề này, nhất là trong phạm vi phụng vụ. Trong Đại hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang ở Huế năm 1998 và 1999, người ta thấy một số hình thức lễ hội Công giáo với những nét văn hoá dân tộc được chính thức giới thiệu cho quần chúng như các buổi dâng hoa, dâng hương, đêm Diễn Nguyện với vở hát quan họ “10 cô trinh nữ”… Gần đây, từ ngày 26 đến 29-10-1999, Toà tổng giám mục Huế tổ chức buổi Toạ đàm về chữ hiếu với khoảng 150 tham dự viên. Uỷ ban giám mục về giáo dân cũng tổ chức Toạ đàm về một số vấn đề về văn hoá Công giáo Việt Nam từ khởi thuỷ đến đầu thế kỷ XX ở Huế từ ngày 23 đến 27-10-2000, với khoảng 250 tham dự viên. Tại Đại hội tháng 9-2001, HĐGM VN đã chấp thuận đề nghị của Uỷ ban Phụng tự về cách ban bình an trong thánh lễ giữa các vị ở trên cung thánh: từ nay không bắt tay, không áp má nữa, nhưng theo cung cách Á Đông hơn: hai người đứng gần nhau, quay mặt vào nhau, chắp tay lại, cúi đầu chào nhau và cùng nói: Chúa ở cùng cha (hoặc Chúa ở cùng anh, nếu là giáo dân).

Những hoạt động hiếm hoi này thật cần thiết để cho người tín hữu hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc HNVH. Tuy nhiên, chúng mới chỉ là những bước khởi đầu và mới tác động đến một số rất ít tín hữu, trong khi ĐTC Gioan Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng: “Tiến trình HNVH phải thu hút toàn thể dân Chúa vì đời sống Giáo Hội nói chung phải phản ánh niềm tin mà Giáo Hội đang loan báo và đang thủ đắc” (GHAC số 22).

5. LINH MỤC, TU SĨ VÀ VIỆC HỘI NHẬP VĂN HOÁ TRONG CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO

ĐTC đã nhấn mạnh mối liên kết mật thiết giữa đời thánh hiến và công cuộc truyền giáo, đặc biệt trong số 44. Ngài xác định: "Trong thinh lặng, người tu sĩ nêu gương nghèo khó và từ bỏ, thanh khiết và chân thành, quên mình trong vâng phục. Tất cả những điều ấy trở nên một chứng tá hùng hồn có thể đánh động mọi người thiện chí và đưa người thánh hiến tới chỗ đối thoại với các nền văn hoá và tôn giáo chung quanh cũng như với những người nghèo và những người không được ai bênh vực. Điều này làm cho đời thánh hiến đúng là một phương thế đặc biệt cho công cuộc phúc âm hoá được hữu hiệu". Điều xác quyết này đã được minh chứng trong lịch sử các tổ chức tu trì ở Việt Nam thời quá khứ cũng như hiện tại.

5.1. Hội nhập văn hoá thời quá khứ: Chúng ta có một thí dụ cụ thể về cuộc HNVH của các nữ tu Mến Thánh Giá (MTG) trong thời kì Giáo Hội bắt đầu hình thành tại Việt Nam.

Ngày 19-2-1670, Đức cha Lambert de la Motte đã chủ sự lễ khấn cho 2 nữ tu đầu tiên, chị Annê và Paula ở Phố Hiến. Kể từ đó các nữ tu MTG đã thực hiện cuộc HNVH bằng việc cộng tác chặt chẽ với các thừa sai và thầy giảng trong việc loan báo Tin Mừng Đức Giêsu cho đồng bào. Các chị dạy giáo lý cho các dự tòng, tân tòng, dạy kinh, dạy chữ cho các bổn đạo. Các chị là những người đầu tiên học chữ quốc ngữ và truyền lại cho dân chúng. Các chị truyền đạt những bài học về vệ sinh và khoa học thường thức để nâng cao sức khoẻ, kiến thức cho dân chúng. Các chị học về thuốc Bắc, thuốc Nam, cắt lể, bấm huyệt và trở thành như những y tá nông thôn thực thụ. Các chị học nghề hộ sinh giúp các phụ nữ về thai sản và trở thành những bà “mụ” được dân chúng kính trọng.

Thư viện của Hội Thừa sai Paris còn lưu giữ lại nhiều hình ảnh về sinh hoạt của các nữ tu dòng MTG ở tu viện Di Loan (Huế). Tu viện được thành lập vào hậu bán thế kỷ XVIII (1775-1799). Tu viện gồm 96 nữ tu, có một xưởng dệt luạ, 2 nhà thêu với 150 công nhân. Các chị dạy trong 6 trường học ngoài xứ đạo với khoảng 300 học sinh. Các hình ảnh do một hoạ sĩ tên Nguyễn Thứ vẽ tả cho ta thấy cảnh các chị mặc áo dài, cổ đeo áo Đức Bà và làm các việc thường ngày như ươm tơ, quay tơ, xe chỉ, kéo sợi, dệt luạ... Các chị giúp đỡ người nghèo khổ, nhận nuôi những trẻ em nghèo, rửa tội cho các trẻ hấp hối, dạy giáo lý, dạy thêu may cho các thiếu nữ, dạy học, đúc bánh lễ… (x. Nguyễn Ngọc Sơn, Người mục tử cộng đồng hướng về tương lai, NXB TP. HCM, 1996, tr. 194-203). Đây thật sự là cuộc hội nhập văn hoá khá hoàn chỉnh của các nữ tu MTG thời xưa.

Chúng ta cũng không thể không nhắc tới chị Anna Miều, 26 tuổi, dòng MTG Cái Mơn. Năm 1867 cha Bề trên Quý sai chị và một em nữa đi truyền giáo. Ban ngày, hai chị em với chiếc tay nải, đồ dùng cạo gió, ít viên thuốc tễ, đi vào các thôn làng để dạy đạo, dạy chữ, dạy cho người ta sống hợp vệ sinh. Đêm về, cả hai chui vào chiếc thuyền nan con neo bên bờ sông để nghỉ ngơi, cầu nguyện. Kết quả thật lạ lùng: trong vòng 2 năm, các chị đã giúp rửa tội cho hơn 600 người lớn và trẻ nhỏ (x. Kỷ yếu Hội dòng MTG Cái Mơn nhân dịp 150 năm thành lập). Cuộc hội nhập văn hoá thật sự luôn đem lại những kết quả phi thường ngay trong những năm cấm đạo khốc liệt nhất. Những sự kiện tiêu biểu trên đây như đang mời gọi các tu sĩ MTG ngày nay thúc đẩy tiến trình hội nhập văn hoá của mình.

5.2. HNVH của linh mục, tu sĩ ngày nay

Trong phạm vi bài học hỏi về tông huấn GHCA, chúng tôi chỉ xin giới thiệu tóm tắt vài điểm đáng lưu ý sau đây:

- Chúng ta đã biết, việc HNVH là công trình của Chúa Thánh Thần, chính Ngài giúp Giáo Hội hoàn thành sứ mạng do Đức Kitô trao phó. Vì thế, người linh mục, tu sĩ cần phải gắn bó với Chúa Thánh Thần trong việc "tìm gặp Chúa, sống tinh thần hiệp thông huynh đệ và phục vụ người khác.. Trong một thế giới mà ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa thường bị suy giảm, những người sống đời thánh hiến cần phải làm chứng một cách thuyết phục về sự ưu việt của Thiên Chúa và đời sống vĩnh cửu. Khi sống thành cộng đoàn, họ phải làm chứng về các giá trị của tình huynh đệ Kitô giáo và sức mạnh biến đổi của Tin Mừng" (44). Rất nhiều khi chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mạnh của con người trong việc HNVH mà quên mất sức mạnh của Thiên Chúa (x. Cv 2,37; GHCA, số 43).

- Muốn HNVH thật sự và có kết quả, chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng bản sắc văn hoá Việt Nam để tìm ra những giá trị cơ bản, rồi nhận định so sánh với những giá trị của nền văn hoá Kitô giáo, sau đó chọn lựa những giá trị tốt đẹp hơn để thực hiện cuộc hội nhập. Đây là công việc cần nghiên cứu lâu dài và khó khăn chứ không phải là công việc hời hợt bên ngoài như mặc tấm áo thụng, đội khăn đóng, đi hài cong trong một cuộc dâng lễ vật hoặc xây nhà thờ có mái cong theo kiểu chùa hay đình nào đó. Công việc này đòi hỏi sự cộng tác của nhiều thành phần trong cũng như ngoài Giáo Hội, nên một vài cá nhân riêng lẻ, dù hết sức cố gắng cũng khó có thể thành công. Các linh mục, tu sĩ việt Nam hiện nay cónhiều điều kiện để cộng tác với nhau cho công cuộc này.

- ĐTC tha thiết nhắc nhở chúng ta cố gắng tìm hiểu văn hoá của các dân tộc sống quanh ta hay được ta phục vụ (GHCA, số 21). Việt Nam có tới 54 sắc tộc sống chung với nhau và nhiều khi chúng ta quá để ý tới người Kinh mà quên đi các nền văn hoá của các dân tộc thiểu số.

- Trong những lĩnh vực then chốt cần HNVH, ĐTC nhắc đến thần học, nhất là môn Kitô học, phụng vụ, Thánh Kinh, việc đào tạo các người rao giảng Tin Mừng và đào tạo giáo dân biết hoà nhập vào xã hội (GHCA số 22). Điều này thúc đẩy các linh mục cần chú ý đến việc học về Đức Kitô và sống với Ngài để có thể trình bày và giới thiệu Đức Kitô cho người khác một cách trung thực và gần gũi với cuộc sống của đời thường. Các vị linh mục cần phải có kinh nghiệm thật sự về Thiên Chúa và về con người qua đời sống chiêm niệm và hoạt động (GHAC, số 23). Các thất bại hoặc trì trệ trong việc truyền giáo hiện nay đã thúc đẩy các nghị phụ của Thượng Hội đồng Giám mục về châu Á khẩn thiết xin ĐTC kêu gọi các nhà thần học nghiên cứu thêm về Kitô học. Chính ĐTC, trong bất cứ tông huấn, tông thư nào, cũng đều giành một phần để trình bày những điểm mới của Kitô học phù hợp với nền văn hoá của con người thời nay.

- Các nhà truyền giáo xưa kia rất chú ý đến việc tổ chức các lễ hội và văn hoá dân gian để đưa những giá trị của Kitô vào trong đời sống của cộng đồng. Ngày nay, nhiều linh mục dường như quên đi điểm này khiến cho đời sống đạo của người tín hữu quá tập trung vào những lễ nghi phụng vụ, làm cho những giá trị của Kitô giáo không toả rộng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Cuối cùng, trong số 48 của tông huấn, ĐTC nhấn mạnh đặc biệt đến việc truyền thông xã hội vì đây là phương tiện hình thành nên các nền văn hoá và các kiểu cách suy tư. Chúng ta có thể dùng các phương tiện truyền thông xã hội để đưa sứ điệp Tin Mừng vào trong “nền văn hoá mới”. Người linh mục cần hiểu biết và sử dụng các phương tiện này (phim ảnh, sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet…) trong sứ mạng tông đồ của mình.

Kết luận

Suy nghĩ về việc hội nhập văn hoá trong tông huấn Giáo Hội tại châu Á là một dịp để mỗi người chúng ta kiểm điểm lại đời sống thánh hiến của mình về các lĩnh vực thể lý, tri thức, đạo đức và mục vụ tông đồ. Tất cả những lĩnh vực này phản ánh những giá trị mà mỗi người chúng ta chọn lựa từ trong nền văn hoá Kitô giáo hay nền văn hoá dân tộc và thể hiện nét đẹp của chúng ra trong đời sống. Như thế, hội nhập văn hoá khởi đầu từ chính mỗi người chúng ta rồi mới lan toả ra trong xã hội và thế giới. Nếu chúng ta chọn lựa đúng những giá trị cao cả thì đời sống thánh hiến biểu lộ sự hội nhập tốt đẹp. Đời sống đó sẽ có sức thu hút những người khác tìm đến và gặp gỡ Đức Kitô ở trong ta cũng như để ta có thể giới thiệu Người và làm chứng cho Người một hiệu quả.

Như thế, việc hội nhập văn hoá sẽ còn tiếp tục kéo dài trong suốt đời sống của từng con người và của cả Giáo Hội nên chúng ta không thể kết thúc vấn đề ở nơi đây…
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Amen!
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
11:37 21/10/2011
AMEN!

Một bài hát thuở năm 1950 của phong trào Thánh Linh bên Hoa Kỳ do những ca sĩ người da đen hay hát, chỉ có chữ Amen. Toàn bài hát chỉ có một chữ Amen, nhưng được phổ âm điệu rất sống động cùng gây cảm động suy nghĩ.

Khi làm dấu Thánh gía, đọc kinh Lạy Cha, kính mừng Maria, kinh Sáng Danh chúng ta cũng kết thúc lời cầu kinh bằng chữ Amen.

Trong Thánh lễ, câu Amen được mọi người tham dự cả nhà thờ nói hoặc hát to tiếng sau lời nguyện đầu lễ, lúc dâng của lễ và kết lễ.

Cả khi giảng trong thánh lễ, vị chủ tế cũng kết thúc bài giảng bằng câu Amen.

Và còn nhiều kinh đọc cầu nguyện nữa cũng kết thúc bằng lời Amen.

Vậy Amen có ý nghĩa gì ?

Trong đời sống hằng ngày ở ngoài xã hội, không thấy nói đến Amen, nhưng hầu như chỉ trong đời sống đức tin, trong phụng vụ tế tự.

Dẫu vậy khi nói chuyện giữa bạn bè với nhau, nhiều khi chữ Amen cũng được nói tới, nhưng trong một ý nghĩa tiêu cực: chấm hết rồi, không còn gì để nói nữa!

Trong Phụng vụ thì mang ý nghĩa khác.

Amen là chữ dùng trong Kinh Thánh có nguồn gốc ở ngôn ngữ Do Thái với ý nghĩa „ chắc chắn tin tưởng“. Chữ Amen trong phụng vụ lời kinh cầu nguyện bao hàm ẩn chứa ý nghĩa „ xin được như vậy - xin tin như thế“

1. Amen trong Kinh Thánh Cựu ước

Trong Kinh Thánh Cựu ước chữ Amen được nói tới nhiều, nhưng không trong ý nghĩa khẳng định lời riêng của mình nói ra, mà trong sự khẳng định đồng thuận với ý kiến của người khác.

-Với lời chúc dữ

“ Các thầy Lê-vi sẽ cất giọng và lớn tiếng nói với mọi người Ít-ra-en:

Ðáng nguyền rủa thay người tạc tượng đúc tượng - điều ghê tởm đối với Ðức Chúa, đồ vật do tay thợ làm ra - và đặt ở nơi bí mật mà thờ! Toàn dân sẽ thưa: A-men!

Ðáng nguyền rủa thay kẻ khinh dể cha mẹ! Toàn dân sẽ thưa: A-men!(Đệ nhị luật 27.14-26).

- Với lời truyền, lời chúc lành:

“Có lời Ðức Chúa phán với ông Giê-rê-mi-a rằng: Ngươi hãy nói với chúng: "Ðức Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en, phán thế này: Ðáng nguyền rủa thay kẻ nào không nghe các lời giao ước 4 mà Ta đã truyền cho cha ông các ngươi trong ngày Ta đưa họ ra khỏi đất Ai-cập, ra khỏi cái lò nung sắt ấy. Ta đã phán rằng: nếu các ngươi nghe tiếng Ta và làm theo tất cả những điều Ta truyền dạy, thì các ngươi sẽ trở thành dân của Ta, và chính Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi,để giữ trọn lời Ta đã thề hứa với cha ông các ngươi, là ban cho họ đất tràn trề sữa và mật như ngày hôm nay." Tôi đã đáp lời và thưa: "A-men, lạy Ðức Chúa!" ( Sách Tiên tri Goeremia 11, 3-5)

- Trong lời cầu nguyện chúc tụng:

“Chúc tụng ÐỨC CHÚA là Thiên Chúa Ít-ra-en,

từ muôn thuở cho đến muôn đời. Amen. Amen. ( Thánh vịnh 41,14)

“Muôn muôn đời xin chúc tụng danh Chúa hiển vinh,

ước gì vinh quang Chúa chiếu toả khắp hoàn cầu! A-men. A-men. ( Tv 72,19)

2. Amen trong Kinh Thánh Tân ước

Trong Kinh Thánh Tân ước, nhất là trong các sách Phúc âm, chữ Amen được dùng nhiều trong ý nghĩa phải đúng như thế. ( Mt 11,9; Lc 7,26; Lc 11,51). Trong phúc âm theo Thánh Matheo chữ Amen có tới 30 lần. Phúc âm theo Thánh Marcus dùng chữ Amen 15 lần. Phúc âm theo Thánh Luca dùng chữ Amen 6 lần. Và phúc âm theo Thánh Gioan có 25 lần chữ Amen.

Chúa Giêsu khi giảng dậy ngài không chỉ loan truyền Lời Chúa , nhưng chính Ngài là Lời của Chúa. Chính vì thế Ngài nói theo hướng ý nghĩa tích cực vực dậy vươn lên. Nên Ngài dùng chữ Amen ngay từ đầu câu nói, chứ không ở cuối câu: “Amen , Thầy nói cho anh em biết, họ đã nhận được phần hưởng rồi.” ( Mt 6,2).

Và nơi Thánh Gioan ghi chép lại, lời của Chúa Giêsu bắt đầu thường bằng hai lần Amen: “ Amen, Amen, Thầy nói cho anh em hay, anh em sẽ thấy Trời mở ra, và các Thiên Thần của Thiên Chúa lên xuống trên Con Người.” ( Ga 1, 51)

Nơi Thánh Phaolo và Thánh Gioan lấy chữ Amen dùng vào lúc kết thúc lời ca ngợi chúc tụng và cầu nguyện cùng Thiên Chúa

“ Xin Thiên Chúa là nguồn bình an, ở cùng tất cả anh em. Amen” ( thư gửi Roma 15,33).

“Tôi lại nghe mọi loài thụ tạo trên trời, dưới đất, trong lòng đất, ngoài biển khơi và vạn vật ở các nơi đó, tất cả đều tung hô:Xin kính dâng Ðấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng cùng danh dự,vinh quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời!"

Bốn Con Vật thưa: "Amen". Và các Kỳ Mục phủ phục xuống thờ lạy.” (Khải huyền 5, 13-14)

Đức Giáo Hoàng Gregor cả và Đức giáo hoàng Leo cả cách đây 1500 năm đã quyết định cho vào cuối lời kinh nguyện chữ Amen. Lời cầu nguyện của con người yếu đuối không hoàn chỉnh, nhưng cùng với Amen của Chúa Giêsu sẽ được bù đắp đầy đủ tròn đầy nơi Thiên Chúa. Như thế chúng ta đặt lời cầu nguyện của mình trên nền tảng Amen của Chúa Giêsu.

3. Amen trên nền tảng Chúa Giêsu.

Lời Amen nói lên tâm tư: niềm hy vọng, vị thế chỗ của đời sống theo chiều hướng thượng lên cao, nơi đó Thiên Chúa ở trên con người, Thiên Chúa nhìn biết lời con người cầu khẩn khấn xin.

Con người nhận biết mình là tác phẩm do Chúa dựng nên, ban cho thân xác, sự sống, cùng nuôi dưỡng đời sống làm người. Khả năng, nghề nghiệp của mỗi người trong đời sống là ơn kêu gọi Thiên Chúa đặt vào giúp con người sống là hình ảnh Chúa đã dựng nên họ.

Và lời Amen cũng nói lên tâm tư hướng theo chiều ngang chân trời, nơi Thiên Chúa ở trứơc mặt con người, cùng đồng hành với con người.

Mỗi khi tiếp nhận tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu, chúng ta nói lời Amen là muốn biểu lộ đức tin vào giao ước trong tương quan liên đới với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.

**********************

Trong nhà tù Cộng sản 13 năm, Đức cố Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn văn Thuận đã không chỉ nói lên lời xin vâng theo thánh ý Chúa mà vác thanh gía đau khổ tù tội, nhưng ngài đã nói cùng với lời Amen. Chính vì thế ngài đã trong tâm tư biến trại tù thành giáo phận mới của ngài, căn phòng nhà tù thành ngôi thánh đường chính tòa giáo phận, hận thù ghen ghét thành tình yêu tha thứ.

Với lời Amen rất nhiều cha mẹ đã từ thâm tâm tìm ra cùng xây dựng căn cước tính là người mẹ, người cha khi họ đã sống trải vượt qua những giai đọan lên xuống trong đời sống lo cho gia đình con cái. Và từ đó có nền tảng vững chắc cho đời sống.

Amen không là tiêu cực, cùng không duy chỉ là khẳng định, nhưng hàm chứa ý nghĩa luyện tập đặt tin tưởng hy vọng vào ngày mai vươn lên: xin được như vậy, xin tin như thế!

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Mưa Trên Giáo Đường
Nguyễn Bá Khanh
21:29 21/10/2011
MÂY MƯA TRÊN GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mây mưa buồn, vương trên phố cũ
Văng vẳng câu kinh quyện chuông chiều...
(Trích thơ của B.T)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền