Ngày 24-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thật đáng thương !
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:19 24/10/2013
THẬT ĐÁNG THƯƠNG!

Chúa Nhật XXX TN C

Giêsu Nagiaret quả là một tôn sư không chỉ to gan mà còn quá bạo phổi. Pharisiêu, một nhóm người được xem là đạo hạnh, đáng trọng kính theo cái nhìn của người đương thời, thế mà bị đem ra để đối trọng với thế bại trận trước phường thu thuế đáng khinh, đáng phỉ nhổ. Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (một người thuộc nhóm Pharisiêu và người kia thì làm nghề thu thuế) mà Chúa Giêsu kể chắc hẳn khiến nhiều người lúc bấy giờ tức anh ách.

Người ta thường khuyên nhau rằng viết thì phải lách, dạy thì phải dỗ, nghĩa là nhẹ nhàng, từ tốn thì sẽ đạt hiệu quả, còn cứ nói, cứ viết trực diện theo kiểu thẳng tàu ruột ngựa thì khó mà đạt kết quả như ý mà nhiều khi còn chuốc lấy thất bại. Thế nhưng, tư tưởng của Thiên Chúa thì vượt quá tư tưởng nhân loại chúng ta, đường lối của Người cũng hoàn toàn khác xa đường lối của chúng ta. Bỏ trời cao, xuống thế gian này “để làm chứng cho sự thật”, Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày những chân lý thoặt nghe qua rất đỗi “chối tai”. Một chân lý được tỏ bày khi mà người nói đã sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả xấu xa hay tồi tệ xảy đến cho mình thì chân lý ấy quả là quan trọng và cần thiết biết bao cho người nghe. Và cái chân lý của câu chuyện dụ ngôn “hai người lên đền thờ cầu nguyện” đã được thánh sử Luca nói rõ: “Khi ấy, Chúa Giêsu kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê kẻ khác”(Lc 18,9). Và người số người này sẽ không được nên công chính (x.Lc 18,14). Xin cùng xét xem đôi nét “đáng thương” của ngài biệt phái trong câu chuyện dụ ngôn.

Trước hết chúng ta cần khẳng định rằng “công trạng” hay có thể nói là “đức độ” của vị biệt phái quả là đáng khâm phục, vì vượt xa đức độ cũng như công trạng của nhiều người. Giữ mình khỏi những hành vi xấu xa như trộm cắp, ngoại tình và những việc bất chính cũng đã là một nỗ lực rất đáng khen. Vị biệt phái này còn ăn chay mỗi tuần hai lần trong khi luật Do Thái chỉ buộc ăn chay một ngày trong năm đó là ngày Lễ chuộc tội. Vị này cũng đã dâng một phần mười tất cả các khoản thu nhập để tỏ lòng kính sợ Chúa, tạ ơn Chúa (x.Đnl 14,22-23), để nuôi hàng Tư tế, các thầy Lêvi, những người ngoại kiều, cô nhi quả phụ (x.Đnl 14,28-29; 26,10-11). Và việc thưa trình với Thiên Chúa những gì mình đã làm cũng là chính đáng và hợp luật (x.Đnl 26,12-15). Dù không quá đáng ghét, nhưng vị biệt phái “đạo đức” này vẫn là “kẻ đáng thương” như thánh sử Luca nói từ đầu câu chuyện dụ ngôn.

-“Kẻ đáng thương!”: Với thế dáng đứng thẳng của vị biệt phái mà câu chuyện dụ ngôn kể nói lên sự lầm tưởng của ông ta. Khi vị biệt phái tự hào cho mình là người công chính thì ông lầm tưởng rằng những gì ông đạt được là do bởi công sức và đức độ của mình. Phận bình sành, lọ đất mà dám lên mặt với người thợ gốm sao? Vị Pharisiêu này đứng thẳng mà không nhìn lên Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên ông ta từ cõi hư vô. Ông lại còn nhìn ngang nhìn ngữa, nhìn trước nhìn sau để chứng tỏ công trạng của mình. Ông đã dùng người anh em thu thuế đứng đằng sau làm tấm bình phong để tự tôn mình lên.

Biết bao lần chúng ta đã đặt mình vào tình trạng “kẻ đáng thương” hay “đồ đáng thương” vì lầm tưởng về các khả năng hay công trạng mình đang có. Vì cái lầm này khiến chúng ta quên đi chân lý nền tảng đó là ngay sự hiện hữu của chúng ta ở đời này là do lãnh nhận. Quả thật chẳng có một ai trong nhân loại đã bỏ ra chút công sức hay của tiền để được làm người, để được chào đời. Nếu ý thức và chân nhận sự sống, sự hiện hữu của mình là do lãnh nhận thì chúng ta sẽ chẳng có lý do gì để tự cao, tự đại về những thành quả hay thành công đạt được cách này cách khác, mặt này, mặt kia. Thánh Phaolô khẳng định : “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? (1 Cr4,7). Nếu Chúa không nâng đỡ thì không ai có thể tồn tại và phát triển. Không có ơn Chúa thì chúng ta sẽ chẳng làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5). Sự lầm lẫn khiến người biệt phái đã xa rời sự thật nền tảng này.

-“Người được xót thương”: Dữ kiện người thu thuế không dám tiến gần chính điện, cũng không dám ngước mặt lên trời muốn khẳng định thái độ khiêm nhu nhìn nhận sự bất xứng, bất toàn của anh. Anh lại còn đấm ngực thú nhận thân phận tội lỗi của chính mình. Với thái độ khiêm nhu, người thu thuế đã sống trong sự thật. Và sự thật đã giải thoát anh (x.Ga 8,32). Anh ra về và được nên công chính, nghĩa là đã được Chúa xót thương.

Có phải Thiên Chúa không thương xót người biệt phái chăng? Có thể trả lời cách không sợ sai lầm rằng Thiên Chúa xót thương hết thảy mọi người. Vị biệt phái không nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa chỉ vì ông ta không thấy mình cần được xót thương. Nước mưa từ trời tuôn đổ xuống nhưng cái nắp chai không được mở ra thì chai vẫn mãi rỗng không. Khi khiêm hạ nhìn nhận sự thật của mình, người thu thuế đã mở rộng tấm lòng và ông đã đón nhận được tình xót thương của Thiên Chúa.

Tác giả Thánh Vịnh khẳng định rằng Thiên Chúa nhậm lời kẻ nghèo hèn khẩn xin (x.Tv 33). Những tâm hồn tan nát khiêm cung là những người biết nhìn nhận sự thật. Chẳng phải họ có công trạng gì hơn người khác nhưng hoàn cảnh bi đát đau thương là một điều kiện thuận lợi để họ sống trong sự thật, đó là loài người tuy cao cả nhưng lại mong manh và bất toàn. Trái lại, một khi chúng ta thành công hoặc đạt được những kết quả mặt này mặt kia thì chúng ta dễ bị cám dỗ sinh tự mãn, tự kiêu. Người tự kiêu, tự mãn không chỉ lên mặt coi thường tha nhân mà vô tình hay hữu ý còn bất cần cả Thiên Chúa.

Giúp nhau nhìn nhận sự thật: “chúng ta là loài được dựng nên; sự sống, các khả năng của chúng ta là do lãnh nhận”, và giúp nhau can đảm sống trong sự thật: “chúng ta vốn mỏng manh và bất toàn”, chính là một phương thế tuyệt hảo đưa nhau ra khỏi tình cảnh “kẻ đáng thương” để trở thành “người được xót thương”. Nói như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đó là sống bác ái trong chân lý bằng việc nói lời sự thật trong tình thương. Thiết nghĩa rằng đây là một phương thế truyền giáo đẹp lòng Chúa Kitô, vì chúng ta dõi theo chân Người, Đấng đã từng khẳng định trước Philatô rằng mình bỏ trời xuống thế gian là để làm chứng cho sự thật và chỉ có sự thật mới giải thoát nhân loại chúng ta (x.Ga 18,37).

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi Do thái cùng bênh vực các tôn giáo thiểu số
LM. Trần Đức Anh OP
10:18 24/10/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 24-10-2013 dành cho phái đoàn của Trung Tâm Do thái Simon Wiesenthal, ĐTC Phanxicô cổ võ nỗ lực chung bài trừ mọi cuộc bách hại các nhóm thiểu số tôn giáo cũng như chủng tộc.

Trung tâm Simon Wiesenthal là một tổ chức Do thái quốc tế bênh vực các quyền con người. Trụ sở chính của cơ quan này đặt tại thành phố Los Angeles Hoa Kỳ, và chi nhánh tại 7 thành phố khác, trong đó có Paris, Buenos Aires và Jerusalem.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC tái khẳng định lập trường của Công Giáo bài trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, bất bao dung và các chủ trương bài Do thái. Ngài nói thêm rằng: ”Vấn đề bất bao dung phải được đương đầu một cách toàn diện: nơi nào có một thiểu số bị bách hại và gạt ra ngoài lề vì những xác tín tôn giáo hoặc chủng tộc, thì thiện ích của toàn thể xã hội bị lâm nguy và tất cả chúng ta phải cảm thấy có liên hệ. Tôi đặc biệt đau buồn khi nghĩ đến những đau khổ, tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội và những cuộc bách hại mà nhiều Kitô hữu đang phải chịu ở nhiều nước trên thế giới. Chúng ta hãy hiệp sức với nhau để cổ võ một nền văn hóa gặp gỡ, tôn trọng, cảm thông và tha thứ cho nhau”.

Trong ý hướng đó, ĐTC đề cao tầm quan trọng của việc giáo dục và nói: ”Giáo dục ở đây không phải chỉ là thông truyền kiến thức, nhưng là chuyển giao một chứng tá đã sống thực, điều này giả thiết phải thiết lập một sự hiệp thông trong cuộc sống, mội ”giao ước” với các thế hệ trẻ, luôn luôn cởi mở đối với chân lý.”

Về điểm này, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Chúng ta phải thông truyền không những kiến thức về lịch sử cuộc đối thoại giữa Do thái và Công Giáo, về những khó khăn đã trải qua và về những tiến bộ đã đạt được trong những thập niên gần đây, nhưng nhất là chúng ta phải có khả năng thông truyền sự say mê gặp gỡ và hiểu biết về tha nhân, cổ võ sự can dự tích cực và trách nhiệm của giới trẻ chúng ta. Trong lãnh vực này, sự dấn thân chung để phục vụ xã hội và những thành phần yếu thế nhất có một tầm quan trọng rất lớn” (SD 24-10-2013)
 
Lời khuyên hoàng gia: Hãy cầu nguyện và nói với Hoàng Tử George về Chúa Giêsu
Bùi Hữu Thư
17:20 24/10/2013
LONDON (CNS) – Vị lãnh đạo Anh Giáo Thế Giới nói với cha mẹ của vị vua Anh Quốc tương lai là “hãy đảm bảo cho con mình biết Chúa Giêsu là ai.”

Tổng Giám Mục Anh Giáo Justin Welby tại Canterbury nói: trừ khi Hoàng Tử George, mới ba tháng, được kết hiệp với Chúa Kitô, thì sẽ “chẳng làm gì được.”

Đây là lời ngài nói với cha mẹ của đứa trẻ là Quận Công Cambridge và phu nhân, trong lễ Rửa tội cho Hoàng Tử George, chắt của Nữ Hoàng Elizabeth II và là nhân vật đứng hàng thứ ba có được kế vị ngai vàng.

Tổng Giám Mục Welby, người cử hành phép rửa, nói với Hoàng Tử William và phu nhân là bà Catherine, rằng họ có “một trách nhiệm đơn giản” là giảng dậy cho con trai mình về Chúa Giêsu Kitô.

Ngài nói: "Xin hãy nói về Chúa Kitô, đọc truyện về Người cho George nghe, và giới thiệu Người với em qua kinh nguyện.”

Ngài nói cha mẹ em phải giúp cho George "tăng trưởng và nẩy nở nên con người Thiên Chúa đã tạo dựng và đã mời gọi trở thành."

Tổng Giám Mục Welby nói là khi trở thành môt Kitô hữu, Hoàng Tử George "được chia xẻ đời sống của Chúa Kitô ngay bên trong em, bất kể những người em sẽ gặp gỡ, bất kể đến tín ngưỡng và tập quán của họ, để cho những người khác đều tìm được sự sống."

Ngài tiếp: Giáo Hội “là nơi duy nhất phải tới để tìm được nguồn ân sủng cho những gì George cần thiết, để em trở nên tất cả những gì em có thể, để em trở nên con người toàn vẹn theo như ý Thiên Chúa đã tạo dựng nên."

Tổng Giám Mục Welby nói: "Chúa Giêsu phán: Không có Ta, các con không làm được gì cả.”

Phép rửa được cử hành trong nhà nguyện Thánh Giacôbê của hoàng gia tại Luân Đôn, ba tháng sau khi Hoàng Tử George ra đời ngày 22 tháng 7. Cha của em là Hoàng Tử William, người đứng hàng thứ hai để kế vị ngai vàng.

Nhà nguyện hoàng gia là nơi mẹ của William, là Diana, Công Chúa xứ Wales – được mai táng sau kkhi bà tử thương trong một tai nạn xe hơi tại Ba Lê vào tháng 8, 1997.

Trái tim của Nữ Hoàng Mary I, thuộc thế ký thứ 16, và là Nữ Hoàng Công Giáo cuối cùng của Anh Quốc cũng được chôn trong nhà nguyện này.

Nhà nguyện này cũng có liên hệ với vua James II, là Hoàng Đế Công Giáo cuối cùng của Anh Quốc, thuộc thế kỷ thứ 17, vì khi vị vua này còn là Quận Công York, tại nhà nguyện này không được cử hành các nghi thức Tin Lành, cho nên việc vua James II trở lại đạo Công Giáo mới được tiết lộ với quần chúng.
 
Top Stories
Vinh, Vietnam: Plusieurs mois de prison ferme pour les deux paroissiens de My Yên
Eglises d’Asie
10:16 24/10/2013
Le 23 octobre, les deux catholiques dont l’arrestation arbitraire avait déclenché toute l’affaire dite de My Yên (diocèse de Vinh) ont été condamnés à des peines de prison ferme. Cette condamnation a été prononcée moins de 50 jours après l’agression policière du 4 septembre dernier contre les paroissiens de My Yên, alors que la campagne de la presse gouvernementale contre les autorités religieuses du diocèse se prolonge encore.

Ces deux paroissiens, Ngô Van Khoi, âgé de 53 ans, et Nguyen Van Hai, âgé de 43 ans, ont en effet comparu devant le tribunal populaire de la province du Nghê An, accusés d’avoir troublé l’ordre public.

À l’issue d’un procès éclair bouclé en une matinée, ils ont été condamnés respectivement à sept et six mois de prison ferme. L’entourage catholique des accusés a jugé la sentence profondément injuste, considérant que les deux hommes étaient parfaitement innocents.

L’arrestation des deux catholiques a été à l’origine de toute l’affaire: ils avaient été secrètement appréhendés par la police le 27 juin dernier, le premier alors qu’il se rendait au mariage de l’un de ses proches, le second tandis qu’il amenait son enfant consulter le médecin. Pendant une semaine, les familles s’inquiétèrent de leur disparition sans que les autorités ne leur communiquent d’information. La Sécurité provinciale leur avait transmis finalement un communiqué les avertissant qu’une instruction judiciaire était ouverte contre eux pour « troubles à l’ordre public ».

Cette accusation était en relation avec des faits obscurs survenus le 22 mai précédent. Ce jour-là, une voiture transportant des pèlerins avait été arrêtée par des inconnus en civil qui avaient exigé de fouiller le véhicule. Une querelle s’ensuivit et les deux parties en étaient venues aux mains. On s’aperçut bientôt que les inconnus en civil n’étaient autres que des agents de la Sécurité publique. Il fallut une intervention de l’évêque lui-même pour que les policiers en civil soient relâchés par la foule.

Selon les témoignages de la communauté catholique locale, les deux hommes appréhendés en juin dernier, n’étaient que peu impliqués dans les événements du mois de mai. Leur arrestation avait beaucoup choqué la population catholique. Celle-ci multiplia les demandes de libération et les interventions collectives auprès des différents échelons du pouvoir local.

Dans l’après-midi du 3 septembre, le président du Comité populaire communal s’était engagé à libérer les deux paroissiens le lendemain. Mais le 4 septembre, les nombreux catholiques venus récupérer ce jour-là les deux prisonniers se sont heurtés à une troupe de policiers, de militaires et de mercenaires qui se sont jetés sur eux pour les matraquer, laissant trente d’entre eux à terre, grièvement blessés. Par la suite, les rapports des autorités régionales et les comptes-rendus de la presse officielle ont outrageusement déformé les faits et provoqué de vives réactions de la part de l’évêché et de l’évêque de Vinh.

Comme à l’accoutumée dans ce genre de procès, le quartier du tribunal était dès le petit matin, tout encombré de forces policières. Cependant, pour des raisons pour le moment obscures, peu de personnes sont venues apporter leur soutien aux accusés. Les membres de la famille des deux accusés ont refusé d’assister au procès. Certains commentaires, parus sur les blogs, parlent de boycott volontaire de la procédure. Pour cette raison, le dispositif policier a été considérablement allégé au cours de la matinée (1).



(1) Voir Radio free Asia (23 octobre 2016): http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trial-of-2-catho-i-vinh-10232013055148.html, et site de VRNs (agence des rédempteurs du Vietnam): http://www.chuacuuthe.com/2013/10/tuong-thuat-truc-tiep-phien-toa-xu-giao-dan-xu-my-yen/

(Source: Eglises d’Asie, 24 octobre 2013)
 
Pope Francis: A bishop is to serve, not dominate
Vatican Radio
12:55 24/10/2013
2013-10-24 Vatican - Pope Francis on Thursday afternoon consecrated two new Archbishops in St. Peter’s Basilica. The two new Archbishops are both Papal Nuncios. French Archbishop Jean-Marie Speich was named Apostolic Nuncio to Ghana in August, while Italian Archbishop Giampiero Gloder was in September named the President of the Pontifical Ecclesiastical Academy, which is dedicated to the training of the priests who will serve in the Diplomatic Corps of the Holy See.

In his homily Pope Francis said the bishop is like the head of the family, and should always have the Good Shepherd as an example. He also reminded the new Archbishops that there new position is one of service, not honor. “Always in service,” the Pope repeated. “Keep in mind that you were selected to serve, not to dominate.” He also said a bishop must be a man of prayer, because otherwise he will fall into worldliness.

He told them to love those entrusted to them like a father, to always respond immediately when a priest calls them. He said to do this also with the poor, the helpless, to those in need. He told them to pray also for those outside of the Church, because they are also entrusted to them.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiến pháp mới : Lãng nhách - Giáo điều - Lạc hậu
Phạm Trần
08:46 24/10/2013
HIẾN PHÁP MỚI: LÃNG NHÁCH-GIÁO ĐIỀU-LẠC HẬU

Quôc Hội Cộng sản Việt Nam dự kiến biểu quyết Hiến pháp sửa đổi 1992 vào ngày 28/11, sau 2 đợt “được gọi là lấy ý kiến tòan dân” từ 2/1 đến 30/9/2013, 2 kỳ họp Quốc hội và hàng chục hội nghị, hội thảo, tọa đàm từ trung ương xuống địa phương tốn phí không biết bao nhiêu tiền của dân.

Tuy nhiên tất cả những kỳ vọng vào một thời cơ vàng cho đất nước thăng hoa, dân trí mở mang tiến lên cùng các dân tộc văn minh đã tiêu tan trong chớp mắt, bị chết non ngay khi chưa thành hình bởi một thiểu số lãnh đạo bảo thủ, có quyền sinh sát tuyệt đối và tham vọng quyền bính do Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cầm đầu.

Hiến pháp mới vẫn có 11 chương nhưng chỉ còn lại 120 điều, thay vì 124 so với dự thảo ban đầu.

Về cơ bản, đảng Cộng sản đã thành công “hiến pháp hóa” Cương lĩnh “XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NĂM 2011)”, căn cứ theo báo cáo của ông Nguyễn Sinh Hùng gửi các Đại biểu Quốc hội : “Dự thảo trình Quốc hội lần này đã được chỉnh lý một cách hợp lý, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), nghị quyết của các Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, những quan điểm cơ bản và định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.”

Tuy nhiên ông Chủ tịch Quốc hội đã nói “qúa lời” khi cho rằng những chỉnh sửa đã “phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân”. Đúng ra ông phải thêm cụm từ “theo đảng” sau “nhân dân” thì mới đúng sự thật. Bởi vì ông đã bỏ quên hàng trăm ngàn (nếu không phải là con số triệu) “ý kiến trái chiều” gửi về Ủy ban Sọan thảo hay được trình bầy hàng hà sa số trên các diễn đàn không thuộc nhà nước (hay còn được gọi là các báo Lề Dân) không được ông công bố cho dân biềt.

Ông Hùng cũng quên luôn những “kiến nghị” không chấp nhận quyền lãnh đạo tuyệt đối và vĩnh viễn của của đảng CSVN do hàng triệu người dân là Trí thức (Kiến nghị 72), tín đồ Công Giáo, Phật giáo (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, Tin Lành, các Công dân tự do đã gửi về Ủy ban và Quốc hội.

Hơn nữa, khi Hiến pháp là bộ luật cao nhất của tòan dân mà chỉ nhằm “bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) và các Nghị quyết, kết luận của Trung ương đảng và Bộ Chính trị thì nó là của riêng đảng và để phục vụ cho quyền lợi của các phe nhóm trong đảng, không còn là của dân và vì dân nữa.

Mặt khác, khi Hiến pháp mới vẫn còn “nặng mùi” phân chia giai cấp theo lề lối Cộng sản như viết trong khòan 2 Điều 2 : “

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” là không thành khẩn với 3 thành phần bị “thiệt thòi nhất” trong xã hội.

Từ bao nhiêu năm rồi mà những người sọan thảo Hiến pháp mới vẫn chưa thành tâm nhìn nhận đảng đã lợi dụng và bóc lột sức lao động đến tận xương tủy của công nhân, nông dân và trí thức để nuôi béo một thiểu số lãnh đạo ?

Đã có bao giờ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải chịu bữa no, bữa đói như 3 thành phần bất hạnh này của xã hội chưa mà ông lại bảo rằng : “Quy định như vậy là phù hợp với Cương lĩnh và các văn kiện chính trị khác của Đảng khi xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta” ?

Vậy ra đói, no mặc ai, miễn là ta cứ “kiên định” như thế cho “ăn khớp” với nhau trong chuỗi giây xích cần quyền từ đảng sang Hiến pháp ?

Viết và chủ trương như thế còn là “kỳ thị” vì không phải tất cả ngót 90 triệu người dân Việt Nam đều nằm trong 3 thành phần này. Có bao nhiêu chục triệu người miền Nam “thua trận” đã không tìm được công ăn việc làm và con em họ đã bị lọai ra khỏi tất cả các thang bậc trong xã hội ? Có bao nhiêu triệu nông dân không có ruộng cầy và bao nhiêu triệu người dân không có công ăn việc làm thì sẽ được đảng cho nằm chỗ nào trong Hiến pháp mới ?

TỪ ĐIỀU 4 ĐẾN CƯƠNG LĨNH

Chủ tịch Ủy ban sọan thảo Nguyễn Sinh Hùng cũng báo cáo rằng : “Qua tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho thấy, tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân và các đại biểu Quốc hội tán thành việc khẳng định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Đảng và những nội dung thể hiện tại Điều 4 của Dự thảo.”

(1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”)

Một lần nữa, ông Hùng không nói đúng sự thật vì ông không trưng được bằng cớ bằng con số để chứng minh đã có “tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân” tán thành việc ghi quyền lãnh đạo tuyệt đối và đương nhiên của đảng trong Hiến pháp.

Nếu không phải là “tự biên, tự diễn” thì làm sao người dân nước ngòai không khỏi thắc mắc và nghi vấn : Bằng cách nào mà đảng CSVN được lãnh đạo mà không phải qua bầu cử ?

Nhưng Ông Hùng đã giải thích êm ru như thế này với các Đại biểu : “Ủy ban DTSĐHP nhận thấy rằng, quy định về Đảng trong Dự thảo Hiến pháp lần này đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011). Đó là: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; bản chất giai cấp của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc; trách nhiệm của Đảng là phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự tiếp tục kế thừa các bản Hiến pháp trước đây của nước ta (Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001)); phù hợp với truyền thống lịch sử của cách mạng Việt Nam, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.”

Nói như thế là “rập khuôn như máy nói” phát ra từ nội dung Cương lĩnh “XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NĂM 2011)”.

Hãy đọc trong Cương lĩnh xem có khác gì với nội dung Hiến pháp :

“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo..”

---

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.”

---

“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội…. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

VẪN MUỐN CHỦ ĐẠO KINH TẾ

Về chủ trương kinh tế “giở giăng giở đèn” lập lờ “cáo mặc áo mèo” “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tưởng như đã hy vọng sẽ có cơ hội vươn lên khi hết còn Nhà nước “chủ đạo”. Nào ngờ, sau Kỳ họp thứ 5 và ít nhất 3 lần sửa đổi, ý tưởng ban đầu bị “ai đó” quay ngược cổ “không cho đổi mới” nữa.

Lý do nhiều Đại biểu Quốc hội và giới kinh tế, chuyên gia chống “kinh tế nhà nước chủ đạo” vì thực tế đã chứng minh hầu hết các Doanh nghiệp nhà nước, đấu tầu của kinh tế chính phủ, đều làm ăn thua lỗ, nợ chồng chất và là nguyên nhân kìm hãm phát triển, mặc dù đã được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi của nhà nước để cạnh tranh bất chính với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngòai. Bằng chứng điển hình như hai Tổng công ty Vinashin và Vinalines đã làm thiệt hại nhiều trăm ngàn tỷ bạc đến nay vẫn chưa trả hết nợ.

Đó đó, giới Kinh tế và nhiều Đại biểu Quốc hội đã tán thành nội dung ghi trong Điều 54 của “Dự thảo nguyên thủy” viết rằng : “

1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.”

Nhưng đến kỳ họp 6, khai mạc hôm 21/10 (2013) thì Ban sọan thảo lại “quay ngược kim đồng hồ” để trở lại với tư duy kinh tế “cực kỳ bảo thủ” khi đệ trình Bản sửa đổi với Điều 51 mới viết nguyên văn :

1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.”

Chủ tịch Ủy ban sọan thảo Nguyễn Sinh Hùng giải thích sự thay đổi này : “ Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước và kinh tế nhà nước là rất quan trọng. Quy định như vậy để thể hiện hạ tầng kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, Hiến pháp cần hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.”

Trước đó vào sáng nay 28-9 (2013), theo báo Tuổi Trẻ thì trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ (TP Hà Nội), ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói : “ Tuyệt đại đa số đang tán thành với phương án khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vì chúng ta đang xây dựng CNXH, kinh tế nhà nước đang có yếu kém, đang có “bệnh tật” nhưng không phải là chủ đạo thì sẽ ra sao?”

Không biết ý kiến của ông Trọng đã ảnh hưởng đến Ủy ban sọan thảo Hiến pháp ra sao, nhưng điều 51 (mới) đã phản ảnh đúng ý nghĩ của ông ta !

Điều này cũng đã phản ảnh đúng như nội dung của bản Cương Lĩnh, theo đó : “ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Tuy nhiên, khi quyết định viết trong Hiến pháp rõ ràng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì từ ông Trọng đến ông Hùng và cả 498 Đại biểu Quốc hội còn lại của Quốc hội đã biết là Việt Nam sẽ “không được Mỹ” và các nước khác nhìn nhận có “nền kinh tế thị trường”, như Việt Nam vẫn mong được Hoa Thịnh Đốn và các nước khác công nhận.

Và chừng nào Việt Nam chưa được nhìn nhận có “nền kinh tế thị trường”, tức là chưa hội đủ các điều kiện và tiêu chuẩn có “kinh tế tự do, bình đẳng và công bằng” theo các quy định của Quốc tế thì chừng đó kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trên thị trường cạnh tranh với các nước khác.

Để cho khối Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vai “chủ đạo” nền kinh tế thì hàng hoá Việt Nam còn tiếp tục chịu thiệt về chế độ thuế khoá khi xuất khẩu.

Việt Nam cũng sẽ gặp không ít trở ngại để được cứu xét cho gia nhập Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,TPP) đang thương thuyết với Hoa Kỳ và một số các nước có nền kinh tế tự do vì qúa khứ “làm ăn bất bình đẳng” của các Doanh nghiệp nhà nước, mũi nhọn của nền kinh tế “chủ đạo” của Việt Nam đã chứng minh đi ngược lại các định hướng của TPP.

Nếu chỉ vì “trung thành” với lý tưởng Cộng sản trá hình “xã hội chủ nghĩa” để kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin đến cuối đời cho “đẹp lòng” nhau thì Hiến Pháp mới sẽ rất lãng nhách, giáo điều, lạc hậu và không thể đưa Việt Nam ra khỏi vũng bùn chậm tiến.

Đem cả ba “cái ung” này cộng lại thì sẽ tìm thấy trong lời giải trình của Ủy ban sọan thảo lý do tại sao Quốc hội không muốn thấy sự hình thành của một Hội đồng Hiến pháp bên cạnh cơ quan lập pháp.

Ông Nguyễn Sinh Hùng nói : “Tại Kỳ họp thứ 5, kết quả xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu thì bên cạnh các ý kiến tán thành với phương án 2 thành lập Hội đồng Hiến pháp , đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với phương án 1 là tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành mà không thành lập Hội đồng Hiến pháp.

Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của nhân dân, ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan, Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là vấn đề mới, lại đang còn có nhiều ý kiến khác nhau, nên trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành, trong đó, tăng cường trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nhất là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc bảo vệ Hiến pháp là phù hợp. Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định Hội đồng Hiến pháp vào Dự thảo.”

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành của Việt Nam nằm trong tay Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước.

Trong các cuộc thảo luận, nhiều trí thức và chuyên gia Hiến pháp nhiệt liệt ủng hộ việc thành lập Hội đồng Hiến pháp vì cơ quan này, khi được hoạt động độc lập và có thực quyền với các chuyên viên Luật pháp và Hiến pháp, sẽ giúp cho việc thì hành Hiến pháp hòan chỉnh hơn và ngăn chặn được tình trạng vi phạm và lạm dụng Hiến pháp của các thế lực chính trị.

Giờ đây, theo đề nghị của Ủy ban sọan thảo, Hội đồng Hiến pháp không còn được viết vào Hiến pháp mới để cho Quốc hội và Nhà nước tiếp tục “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong việc chấp hành bộ Luật cao nhất của quốc gia thì tương lai chắc chắn sẽ bi hài hơn nhiều. -/-

Phạm Trần

(10/013)
 
Giáo xứ Thuận Nghĩa cầu nguyện cho ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải
Pv Nghĩa Bình
09:37 24/10/2013
Theo thông tin báo lề phải, ngày 23 tháng 10 năm 2013 vừa qua tại Nghệ An, một phiên toà xử lén lút và kết án hai người dân vô tội thuộc giáo xứ Mỹ Yên là ông Ngô Văn Khởi 7 tháng tù giam và ông Nguyễn Văn Hải 6 tháng tù giam. Đây là một bản án đầy bất công.

Hiệp cùng với Giáo Phận, tối nay cộng đoàn Giáo xứ Thuận Nghĩa đã làm giờ chầu Thánh Thể sốt sắng tiếp tục cầu nguyện cho hai nạn nhân vô tội, đồng thời lên án phiên toà xử “lén lút” trên và tiếp tục yêu cầu Chính quyền Nghệ An trả tự do vô điều kiện cho hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mèo Mun Và Những Trái Bí Ngô
Nguyễn Đức Cung
21:06 24/10/2013
MÈO MUN VÀ NHỮNG TRÁI BÍ NGÔ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Con mèo con mẻo con meo
Nó giỏi leo trèo, cũng giỏi nằm yên
Nằm mà con mắt láo liên !
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 18/10 - 24/10/2013 - Hòa bình giữa Israel và Palestine
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:23 24/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi triều yết chung Thứ Tư 23 tháng 10

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích tại sao Đức Mẹ là mẫu gương cho tất cả người Công Giáo

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư, 23 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về vai trò của Đức Mẹ, như người Mẹ hiền của Giáo Hội. Ngài mô tả Đức Mẹ như là một gương mẫu đức tin, của lòng bác ái, và của sự hiệp nhất với Chúa Kitô. Dựa vào câu chuyện Đức Mẹ đi thăm bà Elizabeth, Đức Thánh Cha nói Giáo Hội phải nên giống Đức Maria nhiều hơn, và mang Chúa Giêsu trong tim mình.

Đức Thánh Cha nói:

“Tiếp tục bài giáo lý về Giáo Hội, hôm nay tôi muốn nhìn lên Đức Mẹ Maria như hình ảnh và mẫu gương của Giáo Hội. Tôi lấy lại một kiểu nói của Công Đồng chung Vatican 2. Hiến Chế Lumen gentium, Ánh sáng muôn dân, khẳng định: ‘Như thánh Ambrosio đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là hình ảnh của Giáo Hội về đức tin, đức mến và sự kết hiệp hoàn hảo với Chúa Kitô” (n.63)

Mẹ Maria là mẫu gương đức tin. Đức tin của Mẹ Maria là sự viên mãn niềm tin của Israel, nơi Mẹ tập trung trọn con đường của dân tộc trong đức tin, mong đợi ơn cứu chuộc, và theo nghĩa đó Mẹ là mẫu gương đức tin của Giáo Hội, có trọng tâm là Chúa Kitô, Đấng thể hiện tình thương vô biên của Thiên Chúa.

Mẹ Maria là mẫu gương đức mến. Chúng ta hãy nghĩ đến thái độ sẵn sàng của Mẹ đối với bà chị họ Elisabeth. Khi viếng thăm bà, Đức Trinh Nữ Maria không những chỉ mang đến một sự trợ giúp vật chất, nhưng còn mang Chúa Giêsu, đang sống trong lòng Mẹ. Mang Chúa Giêsu đến nhà ấy có nghĩa là mang đến niềm vui, niềm vui trọn vẹn. Giáo Hội cũng vậy: Giáo Hội được sai đi mang Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. Giáo Hội không mang chính mình, nhưng mang Chúa Giêsu. Và Giáo Hội phải như Mẹ Maria, khi Mẹ đi viếng bà chị họ Elisabeth. Mẹ mang gì? Thưa mang Chúa Giêsu. Đây là điểm trung tâm của Giáo Hội:mang Chúa Giêsu. Giả sử Giáo Hội không mang Chúa Giêsu nữa, thì đó là một Giáo Hội chết!

Mẹ Maria là mẫu gương sự kết hiệp với Chúa Kitô. Đời sống của Đức Trinh Nữ rất thánh là đời sống của một phụ nữ trong dân của Ngài; cầu nguyện, làm việc, đi đến Hội đường.. Nhưng mỗi hành động luôn được thi hành trong sự kết hiệp hoàn hảo với Chúa Giêsu. Sự kết hiệp này đạt tới tột đỉnh trên đồi Canvê: tại đây Mẹ Maria kết hiệp với Con trong cuộc tử đạo nội tâm, và trong sự dâng hiến cuộc sống cho Chúa Cha để cứu độ nhân loại.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan tâm của ngài với các nạn nhân của vụ cháy rừng đang hoành hành tại tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi.

Trong một thông điệp gửi đến Hội đồng Giám mục của Úc, tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, nói Đức Thánh Cha đang cầu nguyện "đặc biệt cho những người đã chết và cho những người đã mất nhà cửa và nơi làm việc của họ, cũng như cho nhiều nhân viên đang vất vả chống lại các đám cháy và chăm sóc cho những người đau khổ."

Nhân viên cứu hỏa tại Australia đang tập trung vào một ngọn lửa lớn gần thị trấn Lithgow đang làm thành một bức tường lửa đến 300 km.

Các nhà chức trách cảnh báo hôm Chúa Nhật rằng nhiệt độ cao và gió đã có khả năng duy trì nguy cơ cháy cao trong nhiều ngày.

Ngọn lửa đã giết chết một người đàn ông, phá hủy tổng cộng 208 ngôi nhà ở bang New South Wales và làm hư hỏng 122 căn nhà khác kể từ hôm thứ Năm 17 tháng 10.

Thông điệp của Đức Thánh Cha gởi cho Hội Đồng Giám Mục Australia viết như sau

Từ Vatican, ngày 19 tháng 10 năm 2013

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu tôi thể hiện mối quan tâm của ngài đối với người dân của New South Wales và tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá của đám cháy rộng rãi trong vùng. Ngài đặc biệt cầu nguyện cho những người đã chết và cho những người đã bị mất nhà cửa và nơi làm việc, cũng như cho nhiều nhân viên đang vất vả chống lại các đám cháy và chăm sóc cho những người đau khổ.

Trong khi cầu xin ân sủng, tình liên đới và ơn bền đỗ tuôn đổ xuống các cộng đồng đang chịu thiệt hại trước những sự kiện này thử thách này, Đức Thánh Cha ban phép lành của ngài cho anh chị em.

+ Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

3. Trường Đại Học Dòng Tên tại Nhật kỷ niệm 100 năm

Năm nay, Đại học Sophia, trường Đại học Dòng Tên đầu tiên tại Nhật Bản sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của trường vào đúng ngày Lễ Các Thánh 1 tháng 11 tới đây. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Raffaele Farina, người Ý, làm đặc sứ của ngài tham dự lễ kỷ niệm của nhà trường.

Theo lịch sử, cha Joseph Dahlmann, một linh mục Dòng Tên người Đức đã đến Nhật Bản năm 1903. Ngài là tác nhân chính cho việc hình thành Đại học Sophia, một trường đại học nghiên cứu tư nhân đặt trụ sở tại Tokyo. Thực vậy, cha Dahlmann, là một trong 3 vị đồng sáng lập Đại học Sophia.

Khi ở Nhật, cha Dahlmann lưu ý đến nguyện vọng của người Công Giáo điạ phương muốn xây dựng một trường đại học Công Giáo như một cơ sở văn hóa của Giáo Hội Công Giáo tại đây. Ngài đã trình nguyện vọng này đến các phòng ban của Đức Giáo Hoàng và 2 năm sau, vào năm 1905, cha Dahlmann đã được yết kiến Đức Giáo Hoàng Piô thứ 10. Cùng năm đó, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Giám Mục O’Connell của giáo phận Portland, Hoa Kỳ làm khâm sứ của Tòa Thánh tại Nhật Bản.

Đức Cha O’Connell đã yết kiến Minh Trị Thiên Hoàng. Khi nắm được những đường hướng chính sách giáo dục của Bộ Giáo Dục Nhật Bản, ngài đã báo cáo với các viên chức của Tòa Thánh về triển vọng việc xây dựng một trường đại học Công Giáo sẽ được đón nhận nồng nhiệt. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Piô X đã ban hành văn bản chính thức yêu cầu Dòng Tên khởi sự thành lập trường đại học Công Giáo đầu tiên tại Nhật Bản.

Những bước chuẩn bị cho việc thành lập trường đại học thực sự được bắt đầu vào năm 1908. Năm năm sau, vào năm 1913, các tu sĩ Dòng Tên chính thức khánh thành trường đại học Công Giáo đầu tiên tại Nhật với cha Hermann Hofmann làm hiệu trưởng đầu tiên. Trường đại học mới gồm có các khoa triết học, văn chương Đức và thương mại.

Kể từ khi được thành lập từ năm 1913, Đại học Sophia đã mang tính quốc tế và đặt ưu tiên liên kết với các đại học khắp nơi trên thế giới.

4. Đức Thánh Cha cám ơn các nhà truyền giáo trong buổi đọc kinh Truyền Tin Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo

Để làm nổi bật ý nghĩa ngày Thế Giới Truyền Giáo, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 20 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về công việc và di sản của Afra Martinelli, 78 tuổi, là một người phụ nữ Ý vừa bị giết chết ở Nigeria một vài tuần trước, sau khi đã hoạt động truyền giáo trong vùng này hơn 30 năm qua.

Đức Thánh Cha nói:

"Mọi người đã khóc trước cái chết của bà, cả các Kitô hữu và người Hồi giáo. Tất cả mọi người yêu mến bà. Bà rao giảng Tin Mừng bằng chính cuộc sống mình và với công việc của mình. Bà đã mở một trung tâm giáo dục. Đây là cách bà thúc đẩy Tin Mừng. Bà đã chiến đấu quyết liệt. Anh chị em hãy suy nghĩ về bà và chào đón bà với một tràng pháo tay của chúng ta."

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về một vị tử đạo vừa được phong chân phước tại Budapest, là Stefano Sando. Ngài nói thêm rằng gương sáng cuộc sống của hai vị Kitô hữu này, nhấn mạnh rằng đời sống Kitô hữu là một trận chiến. Đó là một cuộc chiến chống lại không những các kẻ thù bên ngoài, mà cả những kẻ thù bên trong nội tâm chúng ta. Đức Giáo Hoàng nói phương thế tốt nhất để chiến thắng trong những cuộc chiến này là cầu nguyện.

Ngài nói:

"Trong cuộc hành trình hàng ngày của chúng ta, đặc biệt khi phải đối mặt với những gian truân, trong cuộc chiến chống lại cái ác bên trong và bên ngoài, Chúa không xa vời. Ngài bên cạnh chúng ta. Chúng ta chiến đấu bên cạnh Ngài và vũ khí tốt nhất của chúng ta là lời cầu nguyện, là điều khiến chúng ta cảm thấy gần gũi với Ngài, với lòng thương xót của Ngài, và sự trợ giúp của Ngài".

Trước gần 100,000 người đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha cũng đã dành thời gian để cổ vũ cho các vận động viên tham gia vào “cuộc chạy 100 mét nước rút vì Đức Tin." Đức Thánh Cha cám ơn các vận động viên đã nhắc nhở mọi người rằng các tín hữu là những vận động viên về tinh thần.

Cuộc chạy 100m này lôi cuốn không chỉ những vận động viên tài tử nhưng cả các vận động viên chuyên nghiệp bao gồm cả Jason Gardener, người Anh, từng là vô địch thế giới về các môn thể thao trong nhà và cầu thủ tennis Mara Santangelo, người Ý.

Jason Gardener cho biết:

"Thể thao có sức mạnh thay đổi cuộc sống"

Mara Santangelo thì nhận định rằng:

"Đức tin mạnh mẽ giúp ta vượt qua tất cả mọi thứ. Nó mang lại cho ta động lực đẩy ta về phía trước, thậm chí vượt quá giới hạn của chính mình."

5. Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón Tổng thống Cameroon và phu nhân

Sáng ngày 18 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Cameroon, là ông Paul Biya. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã chào đón tổng thống và hướng dẫn ông vào điện Tông Toà của Vatican. Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống với một nụ cười thật tươi khi hai vị bắt tay và chào nhau bằng tiếng Pháp.

Hai nhà lãnh đạo sau đó đã gặp gỡ trong khoảng 15 phút. Tuy ngắn ngủi, nhưng đó là 15 phút rất quan trọng vì tổng thống và Đức Thánh Cha đã đi đến những thoả thuận sau cùng cho một hiệp định về tình trạng pháp lý của Giáo Hội Công Giáo tại Cameroon. Hiệp định này sẽ được ký kết trong vài ngày tới.

Thông cáo của Tòa Thánh cho biết thỏa thuận này đảm bảo khả năng của Giáo Hội có thể tiếp tục công việc của mình, không chỉ giới hạn trong phạm vi người Công Giáo, nhưng là trên toàn xã hội, về các lĩnh vực như giáo dục và y tế.

Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến những thách đố mà dân chúng trong vùng Hạ Sa Mạc Sahara đang phải đương đầu, cũng như vai trò của Cameroon trong việc giải quyết những thách đố này.

Sau cuộc họp, tổng thống đã giới thiệu phu nhân của mình, là bà Chantal, người nổi tiếng với những bộ quần áo rất hào nhoáng. Tuy nhiên, trong buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha, phu nhân tổng thống đã xuất hiện lần đầu tiên trong một bộ trang phục màu đen, với một mạng che mặt cũng màu đen. Dù vậy, mạng che mặt vẫn nổi bật vì lấp lánh với những hạt đắt tiền.

Gần một chục bộ trưởng chính phủ đã cùng đi với tổng thống. Đức Giáo Hoàng và người đứng đầu nhà nước châu Phi này trao đổi quà lưu niệm.

Tổng thống đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một chiếc áo choàng thêu có hình Thánh Phanxicô, và một bức tượng nhỏ của Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Đức Giáo Hoàng đã tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài.

6. Đức Giáo Hoàng chúc mừng Thông Tấn Xã Công Giáo AsiaNews

AsiaNews là cơ quan truyền thông đa ngôn ngữ với các phiên bản tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Hoa và ngày 9 tháng 10 vừa qua đã cho ra mắt phiên bản tiếng Tây Ban Nha.

Hôm 11 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một điện văn cho AsiaNews, trong đó, ngài bày tỏ hy vọng rằng phiên bản tiếng Tây Ban Nha mới được AsiaNews cho ra mắt sẽ là một khí cụ giúp nâng cao nhận thức về nghĩa vụ truyền giáo, truyền bá Tin Mừng "đến những vùng ngoại ô của thế giới" trong khi tăng cường tình bác ái trong Giáo Hội. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha của AsiaNews là một cơ hội để các Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh mở ra với mô hình truyền giáo phổ quát của Đức Thánh Cha.

Trong thông điệp do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh ký thay mặt ngài, Đức Thánh Cha mời gọi cơ quan truyền thông Công Giáo này "tăng cường các nỗ lực để nâng cao nhận thức về hoạt động truyền giáo, " truyền bá "thông điệp Tin Mừng cứu độ đến những vùng ngoại vi của thế giới, " tăng cường " sự hiệp thông chặt chẽ giữa các Giáo Hội địa phương, kết hiệp mật thiết với đấng kế vị Thánh Phêrô, " và làm tăng thêm "sự quảng đại trong việc giúp đỡ lẫn nhau. "

Đức Thánh Cha đã ban phép lành Tòa Thánh cho AsiaNews, bạn bè và các cộng tác viên. Ngài cũng "yêu cầu tất cả cầu nguyện cho ngài và cho những thành quả trong sứ vụ phục vụ dân thánh của Thiên Chúa."

Toàn văn điện văn của Đức Thánh Cha:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân ái chào đón ban tổ chức và các tham dự viên Hội nghị chuyên đề, mang tên "10 năm Châu Á, 10 năm câu chuyện của chúng tôi ", được tổ chức tại Rome từ ngày 09 tháng 10, nhân dịp ra mắt phiên bản tiếng Tây Ban Nha của cơ quan AsiaNews thuộc Viện Giáo Hoàng Thừa Sai.

Đức Thánh Cha cũng mời gọi ban tổ chức và các tham dự viên hãy tăng cường các nỗ lực để nâng cao nhận thức truyền giáo và các hoạt động truyền bá Tin Mừng, để Tin Mừng cứu độ đến được những vùng bên lề của thế giới, đồng thời tăng cường sự hiệp thông chặt chẽ giữa các Giáo Hội địa phương, kết hiệp mật thiết với đấng kế vị Thánh Phêrô, và tăng cường sự giúp đỡ quảng đại lẫn nhau.

Với những tâm tình này, kêu cầu sự phù trì của Đức Trinh Nữ Maria, Đức Giáo Hoàng xin anh chị em cầu nguyện cho ngài và cho những thành quả của sứ vụ phục vụ dân thánh của Thiên Chúa, trong khi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em.

+ Đức Hồng Y Tarcisio Bertone

Theo Đức Hồng Y George Pell của tổng giáo phận Sydney, AsiaNews có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Giáo Hội tại Á Châu.

Đức Hồng Y giải thích như sau:

"Tôi nghĩ rằng Á Châu, đặc biệt là ở Trung Quốc có một khoảng trống. Tôi nghĩ đến các Hồng vệ binh với cuộc cách mạng văn hóa, đến Mao Trạch Đông với cuộc Đại Nhảy Vọt đã phá hủy rất nhiều các tín ngưỡng truyền thống. Và một con số đông đảo, có lẽ trong tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đang tìm kiếm điều gì đó để có thể tin một cách mạnh mẽ."

Tin tức của AsiaNews không chỉ tập trung vào Vatican, nhưng thường xuyên đề cập đến các Giáo Hội địa phương, từ Trung Đông đến Bắc Triều Tiên. Với sự gần gũi của mình với vùng đất rộng bao la này Đức Hồng Y George Pell được coi là một nhân chứng cho sự phát triển của Giáo Hội tại lục địa này.

Ngài nói:

"Châu Á là một thế giới mới to lớn với Giáo Hội Công Giáo. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc nói riêng là một cánh đồng truyền giáo rất lớn. Sức sống của Giáo Hội tại Hàn Quốc và tại Phi Luật Tân rất mạnh mẽ."

7. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Palestine

Hôm 17 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas tại điện Tông Toà của Vatican.

Đây là một cuộc họp rất quan trọng vì có liên quan đến an ninh và hoà bình trong toàn vùng Trung Đông. Một số vấn đề nghiêm trọng đã được hai vị thảo luận như sự căng thẳng bạo lực giữa Israel và Palestine và những thách đố mà các Kitô hữu trong khu vực phải đối mặt. Tuy nhiên cũng có những dấu chỉ khích lệ. Tổng thống Palestine đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tặng một cây bút để ký giấy tờ. Bên cạnh đó, trong tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp thủ tướng Do Thái. Do đó, các quan sát viên bày tỏ hy vọng sẽ có những thay đổi ngoạn mục trong thời gian tới.

Tổng thống Mahmoud Abbas nói:

"Tôi rất vui khi được gặp Đức Thánh Cha lần đầu tiên. Tôi rất vinh dự khi được đến đây tại Vatican này. "

Đức Thánh Cha đáp:

"Tôi cảm thấy rất vinh dự. Hy vọng tổng thống cảm thấy như ở nhà."

Cuộc họp của hai vị kéo dài khoảng 30 phút. Một số vấn đề nghiêm trọng đã được hai vị thảo luận như sự căng thẳng bạo lực giữa Israel và Palestine và những thách đố mà các Kitô hữu trong khu vực phải đối mặt.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Israel, Palestine và cộng đồng quốc tế phải đưa ra những quyết định dũng cảm để thực sự đạt được hòa bình. Cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine đã được tái tục trở lại. Đức Thánh Cha đã ám chỉ đến hy vọng hòa bình khi ngài trao đổi quà tặng với ông Abbas.

Đức Thánh Cha nói:

"Đây là món quà dành cho tổng thống, đó là một cây bút. Tôi chắc rằng tổng thống sẽ có rất nhiều tài liệu để ký. "

Tổng thống nói:

"Tôi hy vọng sẽ sử dụng bút này để ký một hiệp ước hòa bình với Israel. Chúng ta hãy hy vọng. "

Đức Thánh Cha khích lệ:

“Vâng, chắc sẽ sớm thôi”

Tổng thống đã tặng Đức Thánh Cha một món quà bao gồm hình ảnh Nhà thờ Giáng Sinh Bethlehem với dòng chữ "Thành phố hòa bình" và cuốn Kinh Thánh đầu tiên được xuất bản ở Palestine.

8. Đức Giáo Hoàng nói với phái đoàn đại biểu Tin Lành Luther: Sẽ có những thách thức phía trước, nhưng đừng hoảng sợ

Năm 2017 sẽ đánh dấu 500 năm sự ra đời của Tin Lành Cải Cách. Hôm 21 tháng 10, ủy ban Quốc tế Tin Lành Luther - Công Giáo về Hiệp Nhất, đã gặp Đức Giáo Hoàng để tăng cường mối quan hệ của họ vào thời điểm gần đến lễ kỷ niệm biến cố quan trọng này.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa Tin Lành Luther và Công Giáo đã phát triển đáng kể trong những thập kỷ gần đây.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi cảm thấy một cảm giác sâu sắc về lòng biết ơn đối với Chúa Giêsu Kitô vì các bước tiến đã được thực hiện để cải thiện mối quan hệ giữa Tin Lành Luther và Công Giáo trong những thập kỷ gần đây. Không chỉ thông qua đối thoại thần học mà còn nơi sự hợp tác huynh đệ trong nhiều lĩnh vực mục vụ, và trên tất cả, là trong cam kết của chúng ta để thăng tiến phong trào đại kết thiêng liêng."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng người Công Giáo và Tin Lành Luther phải xin sự tha thứ lẫn nhau về những thiệt hại mà họ đã gây ra cho anh chị em mình. Ngài nói thêm rằng chắc chắn sẽ có nhiều thách thức ở phía trước, nhưng không cần phải hoảng sợ.

Vào cuối cuộc họp, Tổng thư ký của Liên đoàn Tin Lành Luther Thế giới đã tặng Đức Giáo Hoàng một món quà tượng trưng, để đánh dấu sự kiện gần đây ở Lampedusa, nơi hàng trăm người nhập cư châu Phi bị chết đuối.

Mục Sư Jorge Murgen nói:

"Tôi xin tặng Đức Thánh Cha ấm trà đơn giản này từ một người tị nạn. Tên cô ấy là Fatima. Cô ấy là Kitô hữu từ Somalia. Cô chạy trốn khỏi một trại tị nạn ở Kenya, Dadaab. Nó hiện là trại tị nạn lớn nhất thế giới, với hơn 400.000 người tị nạn."

Đức Thánh Cha đáp:

"Chúng ta đang bị tấn công bởi những người không chấp nhận chúng ta, bất kể chúng ta là Tin Lành, Công Giáo, Chính thống hay Coptic. Chúng ta không thể chia rẽ."

Đức Giáo Hoàng đã rất xúc động khi nhận được món quà. Ngài nói thêm rằng nó mang lại cho một chiều hướng mới cho phong trào đại kết, mà ngài mô tả như một phong trào đại kết trong tình trạng nhiều Kitô hữu phải chịu tử đạo.

9. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 11

Trong tháng 11, ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô như sau,

Ý chung: Cầu nguyện cho các linh mục đang gặp gian truân thử thách. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục đang gặp gian truân thử thách được thêm mạnh mẽ trong đớn đau, vững vàng trong nghi nan và son sắt trung tín cho đến cùng.

Ý truyền giáo: Cầu nguyện cho các Giáo Hội ở Châu Mỹ La Tinh.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh biết sai đi các nhà truyền giáo tới các Giáo Hội khác, như là hoa trái của cuộc truyền giáo toàn lục địa.

10. Đức Giáo Hoàng nói rằng khi niềm tin trở thành một ý thức hệ, nó có thể làm cho Kitô hữu trở nên hung hăng và kiêu ngạo

Trong Thánh Lễ buổi sáng 17 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về khuynh hướng của một số Kitô hữu muốn biến đức tin của họ thành một thứ ý thức hệ. Ngài giải thích rằng điều này làm cho người Kitô hữu trở nên hung hăng và kiêu ngạo, và đẩy họ xa cách anh chị em mình. Gốc rễ của hành vi này, theo Đức Giáo Hoàng là sự thiếu vắng đời sống cầu nguyện.

Ngài nói:

"Khi niềm tin trở thành một ý thức hệ, thì đó là một ý thức hệ đáng sợ. Một ý thức hệ xua đuổi con người. Nó tạo ra những khoảng cách giữa người và người, giữa Giáo Hội và dân chúng. Một ý thức hệ Kitô giáo là một căn bệnh nghiêm trọng."

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng có một sự khác biệt giữa cầu nguyện và những kinh nguyện trên đầu môi chót lưỡi. Người có khuynh hướng biến niềm tin thành ý thức hệ, không cầu nguyện, họ chỉ đơn thuần lặp lại những lời kinh đã ghi nhớ trong trí.

11. Đức Giáo Hoàng nói nếu anh chị em muốn đứng lên chống lại đói nghèo thì phải thay đổi lối sống

Đức Giáo Hoàng tin rằng tình trạng đói kém trên thế giới là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại. Một lần nữa ngài đã lên án cái gọi là "một xã hội loại bỏ” trong đó thực phẩm bị ném đi không chút đắn đo. Trong một bức thư gửi cho Tổng giám đốc của tổ chức Lương Nông Thế Giới gọi tắt là FAO, nhân 'Ngày Lương thực Thế giới " Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một vài khuyến nghị.

Ngài lưu ý rằng một phần ba sản lượng lương thực toàn cầu đang bị lãng phí. Điều đáng báo động là xu hướng này đang ngày càng gia tăng.

Đức Thánh Cha đã đưa ra một đề nghị cụ thể liên quan đến việc thay đổi lối sống, trong đó mỗi người cố gắng hạn chế mức tiêu thụ và loại bỏ ý tưởng “lợi nhuận bằng mọi giá.”

Một giải pháp toàn diện, theo Đức Thánh Cha, phải bao gồm việc có một hệ thống giáo dục tập trung vào tình liên đới và nhân phẩm. Ngài nhấn mạnh rằng mô hình này trước hết phải được diễn ra hàng ngày trong gia đình, trong đó mọi người phải quan tâm đến nhau, với một sự tôn trọng đúng mức.

Mô hình này cần được áp dụng ở quy mô cao hơn, vì gia đình là hạt nhân của xã hội.

12. Đức Thánh Cha ca ngợi Ủy ban Giám Mục phụng vụ Anh Ngữ

Đức Thánh Cha Phanxicô và nhiệt liệt cám ơn Ủy ban Quốc Tế về Anh ngữ trong phụng vụ, gọi tắt là ICEL (International Commission on English in the Liturgy) đã góp phần vào đời sống cầu nguyện của các tín hữu và củng cố sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Ủy ban ICEL được thành lập cách đây 50 năm và qui tụ đại diện của 11 Hội Đồng Giám Mục nói tiếng Anh gồm Úc, Canada, Anh Quốc, Ấn độ, Ailen, New Zealand, Pakistan, Philippines, Scotland, Nam Phi và Hoa Kỳ. Để đánh dấu biến cố này, Ủy ban đang nhóm họp tại Roma trong những ngày này và sáng 18 tháng 10, 25 Giám Mục thành viên và các chuyên gia của Ủy ban đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"ICEL là một dấu chỉ của tinh thần giám mục đoàn, được thể hiện trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội của Công Đồng."

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng, công việc của ủy ban đã giúp vô số người Công Giáo hiểu biết đức tin của họ, và đổi mới khả năng truyền giáo của Giáo Hội.

Ngài kết luận bài phát biểu của mình bằng cách kêu gọi ủy ban tiếp tục phát huy sự đa dạng của Giáo Hội.

13. Đại sứ Hoa Kỳ Ken Hackett trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô

Hôm Thứ Hai 21 tháng 10, Tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh là Ken Hackett đã trình quốc thư của ông lên Đức Thánh Cha. Ông Ken Hackett đã được Hoa Kỳ chỉ định làm đại sứ tại Vatican 3 tháng trước đây.

- "Chào Đức Thánh Cha. "

- "Tôi rất vui khi được gặp anh."

- "Cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Thật là một vinh dự tuyệt vời cho con."

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và đại sứ Ken Hackett đã diễn ra rất thân mật. Hai vị đã đề cập đến một số vấn đề kể cả vấn đề tế nhị là việc các Giám Mục Hoa Kỳ kiên quyết phải được quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách đất nước, và thúc đẩy việc tôn trọng nhân phẩm tại Hoa Kỳ. Những điều này thường dẫn đến những tranh cãi và xung đột giữa các Giám Mục Hoa Kỳ với tổng thống Obama.

Hackett là một gương mặt quen thuộc đối với người Công Giáo Hoa Kỳ và là người hiểu biết rộng rãi về Vatican. Ông là Chủ tịch và Giám đốc điều hành cho Catholic Relief Services, chi nhánh tại Mỹ của một nhóm hoạt động bác ái chính tại Vatican.

Sau cuộc tiếp kiến riêng, ông Hackett đã giới thiệu với Đức Thánh Cha phu nhân ông là Joan, hai đứa con, và người mẹ vợ của mình. Ông cũng giới thiệu các nhân viên Đại sứ quán và các thành viên trong gia đình của họ.

Hoa Kỳ đã không có đại diện chính thức tại Vatican trong gần một năm. Một vài ngày trước khi ông Ken trình quốc thư, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một video giới thiệu ông và phu nhân.

Ông Ken Hackett nói:

"Hoa Kỳ và Vatican hợp tác mạnh mẽ trên một loạt các vấn đề quan trọng toàn cầu, chẳng hạn như việc chống lại nạn buôn người trên thế giới, ngăn ngừa và giảm nhẹ các xung đột, và bảo vệ nhân quyền. "

Đại sứ quán Mỹ cũng đã khai trương một trang web với tiểu sử của vị tân đại sứ, cũng như blog của riêng cá nhân ông Hackett, trong đó ông cho biết ý định sẽ viết về những hoạt động của ông trong tư cách một đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh.

Đại sứ Hackett thay thế nhà thần học người Mỹ gốc Cuba Miguel Diaz, người đã từ chức hồi tháng mười một năm ngoái để trở thành một giáo sư đại học. Hackett là Đại sứ thứ chín của Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đầy đủ vào năm 1984.

14. Đức Thánh Cha Phanxicô: Việc bo thiết với tiền bạc hủy hoại anh chị em và gia đình

Trong thánh lễ sáng thứ Hai ngày 21 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tập trung bài giảng của ngài tại Casa Santa Marta về cách thế sự tham lam phá hủy cá nhân cũng như gia đình. Đức Thánh Cha nói rằng tiền có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp, nhưng chỉ khi người ta không quá bo thiết với nó.

Đức Thánh Cha nói:

"Sự tham lam trong mối quan hệ của ta với tiền bạc gây hại cho ta. Rất nhiều, rất là nhiều... Nó dẫn anh chị em đến tệ sùng bái ngẫu tượng, nó phá hủy mối quan hệ của anh chị em với người khác. Không phải là tiền gây ra những chuyện nhưng thế, nhưng là thái độ của chúng ta, là những gì chúng ta gọi chung là tham lam."

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng lựa chọn nghèo chỉ vì muốn được nghèo củng chẳng tốt gì hơn. Nghèo chỉ tốt nếu như nó giúp chúng ta biết tập trung thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, thay vì sụp lạy "ngẫu tượng bò vàng".

15. Sự hiện diện của trẻ em trong các buổi triều yết với của Đức Giáo Hoàng

Trẻ em ngày càng có một sự hiện diện đáng kể trong các buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô. Các em đi với gia đình hoặc đôi khi với trường học của mình.

"Cháu thực sự thích nhìn thấy Đức Thánh Cha. Cháu vui khi thấy ngài rất vui vẻ và cháu nghĩ rằng ngài rất thân thiện với mọi người! "

"Cháu thích thấy Đức Giáo Hoàng rảo quanh trong chiếc xe popemobile để chào đón tất cả mọi người, đặc biệt là những đứa trẻ. "

Nhóm này du khách cho biết, đi du lịch với trẻ em, không phải là một thách đố cam go. Khi nói đến việc dẫn các em đi cùng, họ tin rằng các em "càng đi đông càng vui."

"Những đứa trẻ này giống như linh vật của chúng tôi. Khi nói đến tính hợp đoàn, điều quan trọng là có được mọi người ở mọi lứa tuổi. Khi đưa trẻ em đến đây chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này với các em để truyền thống đức tin có thể được duy trì. "

Đối với hầu hết trẻ em, thành phố vĩnh cửu là một như một vùng đất phiêu lưu kỳ thú. Nhưng làm thế nào để bạn giải thích cho chúng về những khái niệm phức tạp như nghệ thuật của Michelangelo? Hoặc thậm chí giữ cho chúng vui lên khi xếp hàng chờ đợi trong dòng người lũ lượt tại Vatican ?

"Những gì chúng tôi đang làm là, chúng tôi yêu cầu các em viết mỗi ngày về những câu chuyện phiên lưu kỳ thú và vì vậy các em phải chú ý đến cuối ngày vì các em sẽ phải viết ra tất cả những điều mà chúng nhìn thấy. Chúng bận rộn đếm xe, trong khi chúng tôi quan sát các kiến trúc!"

Nhiều cha mẹ và thầy cô giáo biết rất rõ là đi du lịch với trẻ em thực sự đặt ra một số thách đố. Thiếu ngủ và lịch trình bữa ăn có thể không luôn luôn được tôn trọng. Điều này một gia đình từ Ấn Độ cho biết đó chỉ là một cái gì đó bạn cần học để rút kinh nghiệm.

"Cháu đã lăn ra ngủ. Thành ra, mọi thứ trong lịch trình đảo lộn hết."

"Và chúng tôi không biết sẽ phải đua nước rút như thế này. Chúng tôi thực sự đã không có chuẩn bị. "

16. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Lão hóa là một phần của cuộc sống, không ai tránh khỏi

Trong Thánh lễ buổi sáng 18 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về hành trình cuộc sống từ thời tuổi trẻ cho đến tuổi già. Ngài giải thích rằng kinh nghiệm của ông Môi-se, Thánh Phaolô và Thánh Gioan Tẩy Giả nhắc nhở các Kitô hữu nhớ rằng không ai có thể thoát khỏi sự cô đơn và đau khổ lúc gần kết thúc cuộc đời.

Đức Thánh Cha nói:

"Thánh Tông Đồ Phaolô bắt đầu với niềm vui và nhiệt tình. Một lòng nhiệt thành vì có Chúa. Nhưng dù thế, ngài không thể thoát khỏi sự suy thoái. Điều này làm tôi suy nghĩ về những ngày cuối cùng của Thánh Tông Đồ. .. Ba hình ảnh đến trong tâm trí tôi: Môi-se, Gioan Tẩy Giả và Thánh Phaolô. Ông Môi-se, người lãnh đạo dũng cảm của dân Chúa, người đã chiến đấu chống lại kẻ thù của mình và thậm chí chống lại cả các thần minh, để cứu dân mình. Ông rất mạnh mẽ ! Nhưng về cuối đời, khi phải cô đơn trên núi Nebo, nhìn về miền đất hứa, nhưng không thể vào được vì ông đi không nổi. Rồi tới Thánh Gioan Tẩy Giả: Vào cuối của cuộc đời mình, ngài đã không thể thoát khỏi những muộn phiền và đau khổ".

Đức Giáo Hoàng nói cảnh này làm ngài nhớ đến các linh mục và nữ tu cao niên. Những nhà hưu dưỡng nhắc nhở ngài về những đền thờ thánh thiện. Đức Thánh Cha đã mời gọi các Kitô hữu hãy đi thăm các vị ấy.